SlideShare a Scribd company logo
1 of 25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
1.1. An toàn giao thông đường bộ
1.1.1. Khái niệm an toàn giao thông đường bộ
Giao thông hiện nay chia thành nhiều loại hình như đường bộ, đường thuỷ,
đường hàng không,… trong đó giao thông đường bộ là một trong những loại hình
cơ bản của giao thông. “Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến
phà đường bộ” [17]. Do đó, giao thông đường bộ được hiểu là việc đi lại từ chỗ này
qua chỗ khác của người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm
đường bộ, bến phà đường bộ.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về ATGTĐB. Mỗi góc độ tiếp cận
đưa ra những cách hiểu nhất định về ATGTĐB.
Có quan niệm cho rằng: “ATGTĐB là sự bảo đảm cho mọi hoạt động giao
thông được trật tự, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt và mỹ quan môi trường;
hạn chế thấp nhất các vi phạm Luật Giao thông và các quy phạm pháp luật về
ATGTĐB, kiềm chế tai nạn giao thông, ngăn ngừa thiệt hại do tai nạn giao
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thông gây ra”[6]. Theo cách tiếp cận này thì ATGTĐB là việc đảm bảo cho trật tự,
an toàn giao thông và việc tuân thủ các quy định pháp luật về ATGTĐB.
Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân thì “ATGTĐB là hệ thống các
mối quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực giao thông vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân
theo để đảm bảo hoạt động giao thông thông suốt, trật tự an toàn, hạn chế thấp nhất
tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản” [2, tr.30]. Theo cách tiếp cận
này thì ATGTĐB là việc tuân thủ các quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực
ATGTĐB.
Một quan niệm khác cho rằng: “ATGTĐB là việc chấp hành triệt để những
yêu cầu về kỹ thuật, quản lý đối với các công trình giao thông và phương tiện giao
thông, quy định đối với người tham gia giao thông khi hoạt động trên đường bộ, là
cho giao thông được trật tự, an toàn, thông suốt, thuận tiện”[2, tr.6-7]. Cách tiếp cận
này đã chỉ ra 3 nội cơ bản liên quan đến ATGTĐB là công trình giao thông, phương
tiện giao thông và người tham gia giao thông đường bộ. Đối với các công trình giao
thông, phương tiện giao thông đó là việc tuân thủ các quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật
đối với các công trình giao thông. Đối với người tham gia giao thông thì cần tuân
thủ các quy định của pháp luật về ATGTĐB.
Từ các cách tiếp cận nêu trên, luận văn đưa ra cách tiếp cận về ATGTĐB như
sau: ATGTĐB là việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về
ATGTĐB của các chủ thể tham gia giao thông đường bộ nhằm đảm bảo cho giao
thông đường bộ diễn ra trật tự, thông suốt và an toàn.
1.1.2. Đặc điểm của an toàn giao thông bộ
Từ các cách tiếp cận về ATGTĐB, có thể thấy ATGTĐB có các đặc điểm cơ
bản sau đây:
Thứ nhất, ATGTĐB là sự tuân thủ các quy định pháp luật của người
tham gia giao thông
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Để đảm bảo ATGTĐB đòi hỏi những người tham gia giao thông phải tuân thủ
chặt chẽ các quy định của nhà nước về ATGTĐB. Những quy định nhà nước đặt ra
thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau như tiêu chuẩn điều khiển các phương tiện
giao thông, trách nhiệm trong tham gia giao thông đường bộ, quyền và nghĩa vụ của
người tham gia giao thông đường bộ. Những quy định này do các CQNN có thẩm
quyền đặt ra và đòi hỏi người tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ chặt chẽ.
ATGTĐB đòi hỏi các cá nhân tham gia giao thông thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định pháp luật về ATGTĐB do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm GTĐB
được thông suốt; người, hàng hóa, phương tiện tham gia giao thông không bị xâm
hại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân, góp
phần ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên
các tuyến đường và ở từng địa bàn.
Thứ hai, ATGTĐB là một nội dung của ATGT nói riêng và trật tự, an
toàn xã hội nói chung
Nếu ATGTĐB được đảm bảo sẽ góp phần giữ gìn TTATGT một cách ổn
định, vì vậy mọi hoạt động của xã hội nói chung cũng như của từng người dân nói
riêng đều đạt được mục đích nhất định. ATGTĐB cũng là một nội dung quan trọng
cấu thành trật tự an toàn xã hội. Việc đảm bảo trật tự ATGTĐB không chỉ góp phần
đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà nó còn góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã
hội, đảm bảo cho người dân an tâm sinh sống và làm việc, xã hội được ổn định.
Thứ ba, Mục tiêu của ATGTĐB là hướng tới đảm bảo GTĐB được trật tự,
hạn chế các tai nạn, vi phạm giao thông
Trong đảm bảo ATGTĐB thì mục tiêu hướng tới là đảm bảo cho các quy định
của Nhà nước về ATGTĐB được người dân thực hiện một cách đẩy đủ và chính xác.
Đồng thời góp phần hạn chế các vụ tai nạn giao thông xảy ra. Mục tiêu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
của việc đảm bảo ATGTĐB là hướng tới việc bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe,
tài sản của nhân dân, sự ổn định và trật tự xã hội.
1.1.3. Vai trò của an toàn giao thông đường bộ
ATGTĐB có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức cũng
như đối với sự phát triển của xã hội. Vai trò này thể hiện như sau:
Một là, Việc đảm bảo ATGTĐB trước hết góp phần đảm bảo tính mạng và
tài sản cho người tham gia giao thông và phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân,
giúp cho các hoạt động sinh hoạt của con người được thuận tiện, an toàn.
Hai là, ATGTĐB cũng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những
vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc
phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa vùng miền trong nước và
các nước trên thế giới. Đảm bảo ATGTĐB hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển kinh tế
- xã hội.
Ba là, ATGTĐB là vấn đề xã hội gắn liền với cuộc sống con người, bảo đảm
sự tồn tại và phát triển của con người. Xã hội càng hiện đại, văn minh, yêu cầu về
bảo đảm ATGTĐB càng cao. ATGTĐB được bảo đảm thể hiện ở việc người, phương
tiện, hàng hóa tham gia giao thông không bị xâm hại; mọi hoạt động giao thông được
tiến hành nhanh chóng, thuận tiện; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và trật tự an toàn vệ
sinh môi trường, mỹ quan đô thị. Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, khi mà
độ an toàn, chi phí trong lưu thông vận chuyển đã kết tinh thành giá cả hàng hóa thì
ATGTĐB còn được xem là tiêu chí quan trọng để xem xét việc có quyết định đầu tư
kinh doanh và mở rộng sản xuất hay không [10].
1.2. Quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp
tỉnh
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên
địa bàn cấp tỉnh
Nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý xã hội, đảm bảo ổn
định, trật tự và công bằng xã hội. Thuật ngữ “Quản lý nhà nước” là thuật ngữ được
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
sử dụng khá phổ biến trong khoa học pháp lý cũng như khoa học hành chính. Hiện
nay có nhiều quan niệm khác nhau về QLNN.
QLNN hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung,
mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng
của nhà nước. Với cách tiếp cận này thì QLNN là hoạt động thực thi quyền lực nhà
nước, bao gồm 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động QLNN theo
nghĩa rộng được thực hiện bởi tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
QLNN hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do các cơ quan hành chính nhà
nước, còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước nhằm tổ chức thực thi
pháp luật và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với cách tiếp cận này thì
QLNN chỉ là hoạt động thực thi quyền hành pháp – Một trong ba quyền của quyền
lực nhà nước.
Hiện nay QLNN thường được tiếp cận theo nghĩa rộng. Đây là hoạt động do tất
cả các CQNN tiến hành. Theo cách hiểu chung nhất thì QLNN là một dạng quản lý
xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để
điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do
các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự
ổn định và phát triển của xã hội [7].
Nhà nước thực hiện quản lý trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có
lĩnh vực ATGT. QLNN về giao thông vận tải là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giao thông của con người do các cơ
quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện để duy trì và pháp triển các
hoạt động giao thông và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm
vụ của Nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải.
QLNN về ATGTĐB là một trong những nội dung quan trọng trong QLNN về
ATGT. Hiện nay cũng có nhiều quan niệm khác nhau về QLNN về ATGTĐB.
QLNN về ATGTĐB được hiểu là “Hoạt động mang tính chất quyền lực của
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cơ quan hành chính nhà nước, nhằm tạo ra các điều kiện để xác lập, duy trì và ổn
định các quan hệ về giao thông, theo quy định của pháp luật về ATGTĐB. Đây là
một hoạt động có vai trò, vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực an ninh trật tự” [10].
QLNN về ATGTĐB còn được hiểu là “ sự tác động có tổ chức và điều chỉnh
bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động của con người và phương tiện tham
giao giao thông trong lĩnh vực đường bộ nhằm làm cho giao thông đường bộ luôn
được thông suốt, thuận tiện và an toàn” [8]
Từ sự phân tích trên đây, có thể quan niệm: QLNN đối với ATGTĐB là toàn
bộ hoạt động có tổ chức, có định hướng, mang tính quyền lực của các cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập cơ sở pháp lý cho quản lý, tổ chức thực
hiện và xử lý vi phạm các quy định về QLNN trong bảo đảm an toàn giao thông
đường bộ, thiết lập và duy trì an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm giao thông
đường bộ thông suốt, an toàn và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
QLNN về TTATGT đường bộ mang tính quyền lực nhà nước với mục đích
đảm bảo phục vụ hoạt động xã hội và kinh tế, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội. QLNN về ATGTĐB là hành vi quản lý của các CQNN, các CBCC được
pháp luật quy định.
Chủ thể tiến hành hoạt động QLNN về ATGTĐB là các CQNN có thẩm
quyền. Tại Khoản 4 Điều 4 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân”
[17] và được quy định cụ thể tại Điều 85 của luật, là: “Chính phủ, Bộ Giao thông
vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các
cấp”[17]. Ngoài ra theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 18/10/2011 của Thủ tướng
Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ban An toàn
giao thông cấp tỉnh thì Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ban An toàn giao
thông cấp tỉnh cũng là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về TTATGT đường bộ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với an toàn giao thông
đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh
Hiện nay việc phát triển giao thông đường bộ và bảo đảm ATGTĐB có ý
nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo ATGTĐB
thì đòi hỏi các CQNN phải tăng cường QLNN đối với hoạt động này. QLNN về
ATGTĐB có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đối với toàn xã hội mà còn đối
với các CQNN. Tầm quan trọng của QLNN đối với ATGTĐB thể hiện ở các phương
diện sau đây:
Thứ nhất, QLNN về ATGTĐB góp phần phát triển kinh tế - xã hội
QLNN về ATGTĐB là phương thức quản lý hiệu quả nhất nhằm phát huy tối
đa vai trò của ATGTĐB trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. ATGTĐB là yếu
tố hàng đầu góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của nền
kinh tế quốc dân. Giao thông vận tải nói chung, ATGTĐB nói riêng được hình thành
trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
QLNN về ATGTĐB góp phần đảm bảo ATGTĐB, phát triển giao thông, nhất
là phát triển GTĐB và bảo đảm ATGTĐB với phát triển kinh tế - xã hội là hai quá
trình có liên quan chặt chẽ với nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau. QLNN về
ATGTĐB góp phần xây dựng một mạng lưới GTĐB có trật tự và an toàn chính là
tiền đề, điều kiện cho sự phân bổ hợp lý lực lượng sản xuất trên lãnh thổ đất nước,
đảm bảo cho sự phát triển tổng hợp của các vùng kinh tế, nhất là những vùng kinh
tế còn khó khăn và lạc hậu.
Thứ hai, QLNN về ATGTĐB góp phần đảm bảo trật tự, an toàn cho xã
hội
Hoạt động GTĐB diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, liên quan đến mọi tầng lớp dân
cư, mọi chủ thể trong xã hội. ATGTĐB được bảo đảm, tức giao thông được thông
suốt, tài sản, tính mạng, mọi lợi ích chính đáng khác của những chủ thể tham gia
giao thông được bảo vệ, người dân có cuộc sống yên lành, ổn định, nhu cầu đi lại,
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
phát triển kinh tế, v.v.. được thuận lợi là điều kiện góp phần để đảm bảo trật tự an
toàn xã hội.
QLNN về ATGTĐB sẽ đảm bảo cho các quy định pháp luật về ATGTĐB
được thực thi nghiêm chỉnh, duy trì trật tự, kỷ cương trong xã hội. QLNN về
ATGTĐB nhằm hạn chế các vi phạm về ATGTĐB, đảm bảo an toàn, trật tự cho toàn
xã hội.
Thứ ba, QLNN về ATGTĐB góp phần đảm bảo xây dựng chuẩn mực, văn
hóa giao thông
Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo
các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao
thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng
pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con
người khi tham gia giao thông.
Thông qua QLNN về ATGTĐB sẽ góp phần đảm bảo cho người dân hình
thành đúng chuẩn mực, thái độ và hành vi ứng xử khi tham gia giao thông. Việc
QLNN về ATGTĐB sẽ góp phần đảm bảo ý thức tự giác của mọi người khi tham
gia giao thông, nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc
tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực
đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia
giao thông.
QLNN về ATGTĐB nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân,
đảm bảo tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân,
tổ chức.
Có thể nói rằng QLNN về ATGTĐB đóng vai trò hết sức quan trọng, nó góp
phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng của người dân cũng
như đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ và thực hiện một cách đầy đủ.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trách nhiệm đảm bảo ATGTĐB là trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong xã hội,
bao gồm nhà nước và công dân.
1.2.3. Các quy định pháp lý về an toàn giao thông đường bộ trên địa
bàn cấp tỉnh
Để phục vụ cho việc QLNN về ATGTĐB, các CQNN đã ban hành nhiều văn
bản. Quốc hội đã ban hành Luật Giao thông đường bộ quy định nội dung liên quan
đến QLNN về giao thông đường bộ trong đó có lĩnh vực ATGTĐB. Luật Giao thông
đường bộ đã quy định thẩm quyền, nguyên tắc các nội dung QLNN về Giao thông
đường bộ nói chung và ATGTĐB nói riêng. Từng nội dung QLNN về ATGTĐB
cũng đã được quy định ở các văn bản khác.
Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATGTĐB cũng
đã được xây dựng như: Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Thông tư 05/2014/TT-
BGTVT về mẫu biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ, đường sắt,…
Quy định về kiểm tra, thanh tra ATGTĐB như: Thông tư 01/2016/TT-BCA
quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông
đường bộ của Cảnh sát giao thông; Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy
động các lực lượng cảnh sát khác và CA xã phối hợp CSGT tham gia tuần tra, kiểm
soát trật tự, an toàn GTĐB.
Các quy định về tổ chức bộ máy như: Quyết định 57/2011/QĐ-TTg kiện toàn
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố
Trung ương; Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Quyết định 60/2013/QĐ-TTg quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt
Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Các văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian qua đã quy định nhiều nội
dung của QLNNN về ATGTĐB. Từ những quy định pháp lý có thể khái quát một
số nội dung sau đây:
Thứ nhất, về chính sách đảm bảo ATGTĐB
Nhà nước tập trung các nguồn lực phát triển giao thông đường bộ, ưu tiên đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở vùng kinh tế trọng điểm, các
thành phố, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; có
chính sách huy động các nguồn lực để quản lý, bảo trì đường bộ, đảm bảo ATGTĐB.
Thứ hai, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và người dân
Đảm bảo ATGTĐB là trách nhiệm của mọi cá nhân tổ chức trong xã hội. Đối
với các CQNN, CBCC làm công tác QLNN về ATGTĐB cần thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của nhà nước, tăng cường công tác QLNN về ATGTĐB. Đối với
người dân cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước về đảm bảo ATGTĐB,
có ý thức chấp hành các quy định của nhà nước.
Thứ ba, về thẩm quyền QLNN về ATGTĐB
Thẩm quyền QLNN về ATGTĐB được pháp luật quy định cho nhiều chủ thể
khác nhau. Trong đó, Chính phủ thống nhất QLNN về ATGTĐB. Bộ Giao thông
vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về ATGTĐB. Bộ Công
an thực hiện các nhiệm vụ QLNN về giao thông đường bộ theo các quy định của
pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bộ,
cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối
hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện QLNN về ATGTĐB. UBND các cấp trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện QLNN về ATGTĐB theo
quy định của các quy định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương
Thứ tư, về nội dung QLNN về ATGTĐB
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Từ những quy định pháp luật này, có thể khái quát nội dung QLNN về
ATGTĐB tập trung vào các vấn đề sau đây:
Một là: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông
đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao
thông đường bộ.
Hai là: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về ATGTĐB
Ba là: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGTĐB
Bốn là: Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng GTĐB
Năm là: Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp
luật về ATGTĐB
1.2.4. Nội dung của quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ
trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.4.1. Ban hành các văn bản, chính sách về an toàn giao thông đường
bộ
Để QLNN về ATGTĐB đòi hỏi các CQNN phải ban hành hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực
ATGTĐB. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB là quá
trình tạo lập hành lang pháp lý phục vụ cho công tác QLNN về ATGTĐB. Đó là kết
quả của quá trình nhận thức sự vận động, phát triển các quan hệ ATGTĐB trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
ATGTĐB thuộc thẩm quyền thẩm quyền lập quy của các CQHCNN, nhằm cụ thể
hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và các chính sách, pháp luật của Nhà nước
cho phù hợp với địa phương mình.
Các CQNN sẽ tiến hành xây dựng các thể chế quản lý phù hợp, tạo lập hành
lang pháp lý cho những quan hệ ấy phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước.
Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB là hoạt động
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
không thể thiếu trong cơ chế lãnh đạo, quản lý lĩnh vực ATGTĐB, đây là sự nối tiếp
hoạt động lãnh đạo của Đảng, đồng thời nó là khâu đầu tiên của quy trình QLNN về
ATGTĐB. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB là khâu
quan trọng, có tính chất quyết định đối với hai khâu còn lại của quy trình QLNN về
ATGTĐB, đó là tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB và xử
lý vi phạm pháp luật về ATGTĐB. Bởi lẽ, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm
pháp luật về ATGTĐB sẽ tạo lập cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện pháp luật
về ATGTĐB và xử lý vi phạm pháp luật về ATGTĐB.
Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB là hoạt động
lập quy của các CQNN có thẩm quyền. Nhà nước quy định thẩm quyền cho từng cơ
quan trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ATGTĐB. Nhà nước quy định quy tắc
ATGTĐB, các điều kiện bảo đảm ATGTĐB liên quan đến kết cấu hạ tầng, phương
tiện và người tham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ; quy định cơ chế giám
sát, thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp
Luật GTĐB; quy định về khiếu nại; khởi kiện với những quyết định, biện pháp xử
lý, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật GTĐB.
Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tập trung vào việc xác định
các nguyên tắc QLNN đối với ATGTĐB, nội dung QLNN về ATGTĐB, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong quá trình QLNN về ATGTĐB,
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATGTĐB, phân cấp QLNN về
ATGTĐB giữa UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện,…
Các CQNN trên địa bàn cấp tỉnh sẽ tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật
của Trung ương về QLNN đối với ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh. Đồng thời UBND
các cấp trên địa bàn cấp tỉnh cũng sẽ ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định
của các cơ quan trung ương về QLNN về ATGTĐB trên các lĩnh vực.
1.2.4.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về giao thông đường bộ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Để thực hiện hoạt động QLNN và để cho các cá nhân, tổ chức hoạt động đúng
mục tiêu thì đòi hỏi các CQNN ban hành các quy hoạch, kế hoạch, đề án, chiến lược
nhằm định hướng cho hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong hoạt
động QLNN về ATGTĐB thì các CQNN cũng tiến hành xây dựng các quy hoạch,
kế hoạch, đề án. Dựa trên các đề án, quy hoạch của Trung ương, các CQNN
ở địa phương sẽ cụ thể hóa và ban hành các quy hoạch, kế hoạch cho địa bàn mình
quản lý.
Quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực ATGTĐB nhằm xác định những mục tiêu
trước mắt, lâu dài và triển khai các giải pháp thích hợp, tập trung nỗ lực của cơ quan
QLNN vào việc hoàn thành mục tiêu đề ra, tiết kiệm các nguồn lực của cơ quan
QLNN; là cơ sở để thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm tra kết quả mức độ đạt được
những mục tiêu đề ra. Quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch về ATGTĐB, bao
gồm các giai đoạn cơ bản như: xác định mục tiêu về ATGTĐB đường bộ trong từng
giai đoạn; xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu, thực chất là xây
dựng các bước đi cụ thể của từng giai đoạn; tổng kết, đánh giá mức độ hoàn thành
quy hoạch, kế hoạch về ATGT đường bộ.
Nội dung quy hoạch, kế hoạch thể hiện ở nhiều phương diện như quy hoạch
phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông đường
bộ, quy hoạch sử đất phát triển giao thông đường bộ… Quy hoạch ATGTĐB được
lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và
hội nhập quốc tế, đồng bộ với quy hoạch ngành, lĩnh vực; gắn kết chặt chẽ với quy
hoạch các chuyên ngành giao thông vận tải khác.
Bộ Giao thông vận tải lập quy hoạch GTĐB trong phạm vi cả nước, liên kết
vùng, vùng; quy hoạch quốc lộ, đường cao tốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
sau khi có ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên
quan.
UBND cấp tỉnh tổ chức lập, trình HĐND cùng cấp quyết định quy hoạch GTĐB
do địa phương quản lý, trước khi trình HĐND cùng cấp quyết định phải có ý kiến
của Bộ Giao thông vận tải. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch về
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ATGTĐB phải kết hợp đồng bộ với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội khác trên địa bàn cấp tỉnh.
Cùng với công tác xây dựng quy hoạch thì UBND cấp tỉnh cũng tiến hành xây
dựng các kế hoạch về phát triển GTĐB. Kế hoạch này sẽ định hướng cho hoạt động
QLNN cũng như việc đảm bảo ATGTĐB.
1.2.4.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về an toàn giao
thông đường bộ
` Chủ thể thực hiện hoạt động QLNN về ATGTĐB là các CQNN, CBCC. Các
chủ thể này chịu trách nhiệm ban hành các văn bản, tổ chức thực hiện và thanh tra
kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật. Chất lượng của các chủ thể này sẽ
ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả QLNN về ATGTĐB.
Trên địa bàn cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh thực hiện thống nhất QLNN về
ATGTĐB. Sở Giao thông vận tải là chủ thể tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực
hiện QLNN về ATGTĐB. Ngoài ra còn có Ban ATGT cấp tỉnh cũng tham mưu giúp
UBND cấp tỉnh. Bên cạnh đó UBND cấp tỉnh cũng tiến hành phân cấp cho UBND
cấp huyện trong công tác QLNN này. Có thể nói việc thực hiện QLNN về ATGTĐB
trên địa bàn cấp tỉnh do nhiều chủ thể khác nhau, mỗi cơ quan thực hiện theo chức
năng, nhiệm vụ theo pháp luật quy định hoặc được phân công, phân cấp.
Ngoài tổ chức bộ máy thì đội ngũ nhân sự cũng là một yếu tố cấu thành hoạt
động QLNN về ATGTĐB. Đội ngũ nhân sự sẽ trực tiếp triển khai thực hiện các quy
định pháp luật. Các CQNN phải xây dựng đội ngũ nhân sự để thực hiện chức năng
QLNN về ATGTĐB. Đội ngũ nhân sự này bao gồm lực lượng công chức của sở
Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh
sát trật tự, lực lượng công chức của các huyện.
1.2.4.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách trong lĩnh vực an
toàn giao thông đường bộ
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách là một hoạt động thường xuyên,
cơ bản của Nhà nước đối với công dân. Tuyên truyền phổ biến là hoạt động
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhằm làm cho các CQNN, CBCC và các cá nhân tổ chức trong xã hội hiểu biết đầy
đủ và chính xác về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên
quan đến lĩnh vực ATGTĐB. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
ATGTĐB cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành
là biện pháp quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cả các CQNN, chính quyền các cấp,
các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc
biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGTĐB là sự tác động một cách có hệ
thống, mục đích và thường xuyên tới nhận thức của người dân cùng đội ngũ cán bộ,
công chức QLNN nhằm trang bị cho họ những kiến thức pháp luật nhất định, những
thông tin cần thiết để từ đó họ có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác
xử sự theo pháp luật.
Nội dung tuyên truyền về ATGTĐB thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuỳ
thuộc vào từng đối tượng mà nội dung tuyên truyền, phổ biến có thể khác nhau. Một
số nội dung tuyên truyền, phổ biến chủ yếu như tuyên truyền các quy định pháp luật
về ATGTĐB, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, lợi ích và trách nhiệm của các chủ
thể trong việc đảm bảo ATGTĐB,…
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGTĐB sẽ được tiến hành dưới
nhiều hình thức khác nhau như in ấn, phát hành tờ rơi, tập san để tuyên truyền pháp
luật; phổ biến pháp luật thông qua các cuộc họp tổ dân phố, các phương tiện thông
tin đại chúng.
UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGTĐB tại địa phương, có
hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.
1.2.4.5. Xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
Để đảm bảo an toàn và phát triển giao thông đường bộ thì UBND cấp tỉnh
cũng chú trọng việc đầu tư xây dựng kết cấu, hạ tầng giao thông. Kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ phục vụ cho việc đảm bảo ATGTĐB. Xây dựng kết cấu hạ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tầng giao thông đường bộ cũng góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng
giao thông đường bộ thể hiện khá đa dạng như hệ thống đường xá, bến xe, các
phương tiện vận tải, các phương tiện hỗ trợ quản lý giao thông đường bộ.
Cùng với việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ thì các CQNN
cũng phải tiến hành quản lý hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ. Việc quản lý hệ
thống cơ sở hạ tầng này nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định pháp luật
của nhà nước.
1.2.4.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ
Việc QLNN đối với ATGTĐB không thể tách rời cơ chế thanh tra, kiểm tra
việc chấp hành các quy định về ATGTĐB nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các
vi phạm trong ATGTĐB; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách,
pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc
phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động
QLNN đối với ATGTĐB; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của người dân.
Kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập kỷ cương pháp luật đối với ATGTĐB, ngăn
ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của
người dân.
Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm việc thực hiện các quy định của pháp
luật về ATGTĐB, việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến
ATGTĐB. Đồng thời, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật khi phát hiện những
hành vi vi phạm pháp luật trong đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
Chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATGTĐB bao gồm nhiều
cơ quan khác nhau, trong đó có Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông đường
bộ, UBND cấp huyện.
Về hình thức thanh tra, kiểm tra: Việc thanh tra, kiểm tra về ATGTĐB được
thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc thanh tra, kiểm tra phải đặt ra theo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thời gian hoặc định kỳ. Nội dung theo chuyên đề, theo vụ việc và gắn với việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng được yêu
cầu của công tác quản lý.
Thanh tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính về ATGTĐB chủ yếu là áp
dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về ATGTĐB để
xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân và tổ chức có hành vi cố
ý hoặc vô ý vi phạm quy định về ATGTĐB, các điều kiện đảm bảo ATGT của kết
cấu hạ tầng GTĐB, phương tiện và người tham gia GTĐB, hoạt động vận tải
đường bộ và các hành vi vi phạm khác về TTATGT đường bộ mà không phải là tội
phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trong quá trình QLNN các CQNN trên địa bàn cấp tỉnh cũng cần tiếp nhận
các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại tố cáo của người dân. Các khiếu nại, tố cáo này
liên quan đến những bất cập, hạn chế trong công tác QLNN về ATGTĐB.
1.3. Kinh nghiệm của các địa phương về quản lý nhà nước về an toàn giao
thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh
1.3.1. Kinh nghiệm của các địa phương
1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là một trong những địa phương trong thời gian qua đã có nhiều
chuyển biến tích cực trong đảm bảo ATGTĐB. Có được những kết quả như vậy là
do tỉnh đã quan tâm và chú trọng công tác QLNN đối với ATGTĐB.
Trong công tác QLNN về ATGTĐB, trong thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã áp
dụng các biện pháp sau:
Thứ nhất, Đối với công tác cụ thể hóa các văn bản pháp luật của trung
ương và xây dựng văn bản quản lý của địa phương
Để thực hiện việc QLNN về ATGTĐB, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kịp thời các
văn quy định liên quan đến ATGTĐB. Các văn bản này đã góp phần cụ thể hóa các
quy định của Luật giao thông đường bộ, các Nghị định của Chính phủ và
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thông tư của Bộ Giao thông vận tải. Ngoài việc ban hành các văn bản cụ thể hóa
tỉnh cũng đã ban hành các văn bản gắn với đặc thù địa phương của tỉnh. Sở Giao
thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh đã tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh
ban hành các văn bản QLNN về ATGTĐB
Thứ hai, Đối với công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án
Cùng với công tác xây dựng pháp luật thì tỉnh Đắk Lắk cũng đã chú trọng
công tác xây dựng các quy hoạch, kế hoạch đề án để định hướng cho việc đảm bảo
ATGTĐB. Để xây dựng các đề án, quy hoạch thì UBND tỉnh đã thuê các công ty tư
vấn quy hoạch giao thông đường bộ. Ngoài ra UBND tỉnh cũng đã học hỏi kinh
nghiệm của các địa phương như Bình Dương, Đà Nẵng để xây dựng các quy hoạch,
kế hoạch và đề án. Các quy hoạch đề án được xây dựng phù hợp với tình hình
ATGTĐB thực tế của địa phương. Xây dựng quy hoạch về kết cấu hạ tầng giao thông
cũng được chú trọng thực hiện.
Thứ ba, Về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và thực hiện pháp
luật
UBND tỉnh đã chú trọng các biện pháp nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ
biến pháp luật tại địa phương. Để việc tuyên truyền, phổ biến đạt hiệu quả thì UBND
tỉnh đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng nội dung chương trình tuyên
truyền để tập huấn. Nội dung tập trung vào việc tuyên truyền các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến ATGTĐB và ý thực thực hiện ATGTĐB của người dân. Ban
An toàn giao thông tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã, đài truyền hình tỉnh,
sở Giáo dục và đào tạo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến. Ngoài ra còn phối
hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền phổ biến với các hội
viên của họ. Việc tuyên truyền phổ biến đã được tỉnh tiến hành thường xuyên, với
nhiều hình thức đa dạng phong phú. ATGTĐB đã được UBND tỉnh, các ngành, các
cấp quan tâm, có mục tiêu thống nhất, đa dạng, phong phú, từng bước phát huy hiệu
quả, tạo được sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến thì tỉnh cũng chú trọng việc tổ chức
thực hiện các quy định pháp luật. UBND tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng
cường tổ chức hiện việc cấp phép đối với các phương tiện tham gia giao thông đường
bộ. Đồng thời cũng tăng cường kiểm soát đối với các phương tiện giao thông đường
bộ và người tham gia giao thông. UBND tỉnh đã chú trọng kiện toàn bộ máy và đội
ngũ cán bộ công chức làm công tác QLNN về ATGTĐB
Thứ tư, Công tác thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế
Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cam kết thực
hiện các qui định của pháp luật về giao thông trong các cơ quan, tổ chức và công
dân; các lực lượng chức năng đã đẩy mạnh công tác cưỡng chế thi hành luật đối với
các đối tượng không có ý thức tự giác chấp hành. Công tác cưỡng chế thi hành luật
của các lực lượng chức năng đã góp phần tăng cường kỷ cương pháp luật trong hoạt
động giao thông đuờng bộ, nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành luật lệ giao
thông của nhân dân; góp phần đắc lực kiềm chế TNGT, hạn chế ùn tắc giao thông
trong điều kiện phương tiện giao thông tăng nhanh.
Hai lực lượng chính trong cưỡng chế giao thông là Cảnh sát giao thông và
Thanh tra giao thông. Ngoài ra còn có lực lượng hỗ trợ là lực lượng cảnh sát khác
và công an xã phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, ATGTĐB trong trường
hợp cần thiết.
Các lực lượng chức năng đã duy trì thường xuyên hoạt động tuần tra, kiểm
soát, mở các chiến dịch cao điểm gắn với chủ đề trọng tâm, trọng điểm: Tổng kiểm
tra, xử lý vi phạm đối với các phương tiện vận tải khách, kiểm tra xử lý xe chở khổ,
quá tải, lái xe uống rượu bia, người đi xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm;
giải toả hành lang giao thông, các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất
ATGTĐB…
1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai
Cùng với Đắk Lắk thì Gia Lai cũng là một địa phương ở khu vực Tây Nguyên
có nhiều mô hình, cách làm hay trong QLNN về ATGTĐB. Trong thời
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
gian qua, việc chấp hành pháp luật về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng,
ý thức hành của người dân ngày càng tăng lên. Số vụ tai nạn giao thông đã giảm đi
đáng kể. Có được những kết quả nêu trên là do tỉnh Gia Lai đã áp dụng các biện
pháp sau đây:
Thứ nhất, Đối với công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật
UBND tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định
của luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn kịp thời. Sở Giao
thông vận tải đã tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật. Dựa trên cơ sở văn bản của UBND tỉnh thì UBND các huyện, thị xã cũng
đã cụ thể hóa kịp thời. Công tác xây dựng văn bản đã thực hiện đúng quy trình, thủ
tục theo quy định của pháp luật. Việc thẩm định đã được chú trọng. Sở Giao thông
vận tải tỉnh đã phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt các Dự thảo trình
UBND tỉnh ban hành.
Trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn, UBND tỉnh đã phối hợp
chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc
trong các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời lấy ý kiến của Bộ GTVT về những
vấn đề có liên quan.
Thứ hai, Về công tác xây dựng quy hoạch về AT|GTĐB
Công tác quy hoạch về ATGTĐB là một vấn đề được UBND tỉnh Gia Lai đặc
biệt quan tâm, coi đây là một trong những nội dung và giải pháp trong tâm trong
QLNN về ATGTĐB. Việc xây dựng quy hoạch đã thu hút được các nhà tư vấn tham
gia. Bên cạnh đó các quy hoạch này cũng được công khai rộng rãi để các nhà tư vấn
và người dân tham gia phản biện.
Công tác quy hoạch đã bám sát vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, chú trọng đến tính khả thi và đồng bộ trong các quy hoạch về ATGTĐB.
UBND tỉnh xây dựng quy hoạch ATGTĐB trên cơ sở quy hoạch về phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, cũng như các quy hoạch khác có liên quan.
Thứ ba, Về công tác tuyên truyền, phổ biến
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Để đảm bảo người dân và các cơ quan nhà nước chấp hành nghiêm chỉnh các
quy định về ATGTĐB thì UBND tỉnh đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về ATGTĐB. Việc tuyên truyền đã được chú trọng và thực hiện thường
xuyên
Về nội dung tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền các quy định của nhà nước
về ATGTĐB, quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong tham gia giao thông
đường bộ. Khi các văn bản pháp luật nhà nước có sự thay đổi thì các cơ quan nhà
nước đã tiến hành tiến hành tuyên truyền, phổ biến kịp thời.
Về hình thức tuyên truyền: Việc tuyên truyền đã được thực hiện với nhiều
hình thức hết sức đa dạng phong phú. Ngoài việc in các pano để phát trực tiếp cho
người dân và treo trên các trục đường thì cũng tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về
ATGTĐB. Ngoài ra việc đưa các bản tin về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh cũng được
thực hiện
Về chủ thể thực hiện tuyên truyền, phổ biến: UBND tỉnh đã chỉ đạo kịp thời
các cơ quan có liên quan phối hợp với nhau trong công tác tuyên truyền, phổ biến.
Ban ATGT tỉnh phối hợp với Sở Giao thông vận tại, Sở Thông tin truyền thông, Sở
Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện thị xã tăng cường tổ chức tuyên truyền.
Ngoài ra việc tuyên truyền phổ biến còn có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã
hội, các trường học đóng trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới tuyên truyền phổ biến đã được
hình thành từ cấp tỉnh đến cơ sở.
Về đối tượng tuyên truyền: Đối tượng thực hiện tuyên truyền, phổ biến được
xác định hết sức đa dạng phong phú. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và đào tạo
tăng cường tuyên truyền đối với học sinh, sinh viên. Phối hợp với các tổ chức chính
trị xã hội tuyên truyền phổ biến đối với các hội viên của mình. Ngoài ra cũng chỉ
đạo công đoàn các khu công nghiệp tăng cường tuyên truyền phổ biến đối với công
nhân.
Thứ tư, Về công tác thanh tra, kiểm tra
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATGTĐB. Đối tượng thanh tra, kiểm tra
được xác định là các cá nhân tham gia giao thông, những cá nhân, tổ chức kinh doanh
và hoạt động trong lĩnh vực giao thông, các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức làm
công tác QLNN về ATGTĐB. Đối tượng thanh tra, kiểm tra được xác định một cách
toàn diện nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hoạt động thanh tra, kiểm
tra. Hình thức thanh tra, kiểm tra được xác định với nhiều hình thức khác nhau.
Trong quá trình thanh tra, các cơ quan nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với nhau. Kế
hoạch thanh tra, kiểm tra đều được tiến hành công khai minh bạch một cách đầy đủ
và kịp thời nhằm hạn chế những tiêu cực xảy ra. Cùng với việc thanh tra, kiểm tra
thì UBND tỉnh cũng chú trọng tiếp nhận các ý kiến phản ánh kiến nghị của người
dân. Việc tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân được thực hiện một cách kịp
thời và nhanh chóng. Bên cạnh đó UBND tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan, cá nhân có
liên quan đôn đốc, theo dõi việc xử lý các phản ánh kiến nghị của người dân. Điều
này đã tạo sự tin tưởng cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đúc kết
Từ kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai trong công tác QLNN về
ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản sau
đây:
Một là, về nhận thức
Trước hết phải nâng cao nhận thức của CQNN, CBCC về tầm quan trọng của
công tác QLNN đối với ATGTĐB. Đồng thời nhận thức được trách nhiệm của mình
trong việc QLNN về ATGTĐB. Bên cạnh đó cần chú trọng nâng cao nhận thức của
người dân vì đây là một yêu cầu quan trọng để các thể chế, chính sách về ATGTĐB
được triển khai thực hiện tốt.
Hai là, về xây dựng thể chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Việc xây dựng thể chế, chính sách và quy hoạch về ATGTĐB phải đảm bảo
được hoàn thiện, phù hợp với khoa học và thực tiễn của địa phương; trong quá trình
xây dựng cần chú trọng sự đóng góp ý kiến từ phía người dân, các nhà khoa học. Tổ
chức thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định nhưng cũng linh hoạt khi áp
dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương.
Ba là, về phân công, phối hợp
Các cơ quan QLNN đối với ATGTĐB cấp trên phải phân công cụ thể nhiệm
vụ, quyền hạn cho cơ quan cấp dưới, thiết lập các quy định phối hợp đảm bảo hoạt
động quản lý được thực hiện tốt, tránh đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm hay chồng
chéo, trùng lắp khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Bốn là, về công tác tuyên truyền, phổ biến
Các CQNN cần tổ chức tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng đến nhân dân nhiều
nội dung về ATGTĐB bằng nhiều hình thức. Quan tâm tuyên truyền nâng cao nhận
thức đối với các đối tượng bằng các hình thức phù hợp. Cần xây dựng mạng lưới
tuyên truyền phổ biến đã được hình thành từ cấp tỉnh đến cơ sở. Để tuyên truyền
hiệu quả cần huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị.
Năm là: Về tổ chức bộ máy và nhân sự
Để thực hiện việc QLNN về ATGTĐB đảm bảo tính hiệu lực, hiểu quả thì cần
chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự. Trong đó đặc biệt chú trọng xác
định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và tăng cường phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý. Đối với đội ngũ nhân sự thì cần tăng
cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức đặc biệt là đội ngũ làm công
tác tuần tra, kiểm soát giao thông.
Sáu là, Về công tác thanh tra, kiểm tra
Phải luôn luôn chú trọng hàng đầu và kịp thời chỉ đạo các cơ quan thanh tra,
kiểm tra phối hợp nhịp nhàng nhằm đảm bảo công tác QLNN đối với ATGTĐB
được thực hiện tốt.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Những bài học kinh nghiệm nêu trên của Đắk Lắk và Gia Lai đều cần thiết
cho các địa phương, tuy nhiên các địa phương cần căn cứ vào thực tiễn của địa
phương mình để vận dụng các giải pháp, biện pháp này cho phù hợp, nhằm phát huy
hiệu quả cao nhất trong thực tiễn QLNN về ATGTĐB tại địa phương mình.
Tiểu kết chương 1
ATGTĐB là một nội dung quan trọng trong đảm bảo trât tự an toàn xã hội.
ATGTĐB góp phần vào việc đảm bảo an toàn, trật tự xã hội cũng như đảm bảo phát
triển kinh tế xã hội và bảo vệ an toàn tính mạng sức khỏe của người. Vì vậy trách
nhiệm của các CQNN là đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Để thực hiện được
điều này đòi hỏi các CQNN phải chú trọng công tác QLNN về ATGTĐB.
Trong chương 1 luận văn đã tiếp cận và hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý
về QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh. Đặc biệt trong chương 1, luận văn đã
khái quát và phân tích các nội dung QLNN về ATGTĐB, cũng như khái quát
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
những quy định pháp luật về QLNN về ATGTĐB. Bên cạnh đó tác giả cũng đã giới
thiệu kinh nghiệm QLNN về ATGTĐB của các địa phương từ đó rút ra những bài
học kinh nghiệm.
Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 là tiền đề để luận văn tiến hành
đánh giá thực trạng QLNN về ATGTĐB trong chương 2.

More Related Content

Similar to Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh.docx

Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà...Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội  LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội hai tran
 
Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...
Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...
Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộLuật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộThVinBnhThnh
 
Luatgtdb23 2008-qh12
Luatgtdb23 2008-qh12Luatgtdb23 2008-qh12
Luatgtdb23 2008-qh12Ho Crisis
 
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12khanh-itims
 
Giao thongduongbo
Giao thongduongboGiao thongduongbo
Giao thongduongboTom Jerry
 

Similar to Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh.docx (20)

Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà...Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà...
Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô trên địa bàn thành phố Đà...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Viễn Thông Trên Địa Bà...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Viễn Thông Trên Địa Bà...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Viễn Thông Trên Địa Bà...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Dịch Vụ Viễn Thông Trên Địa Bà...
 
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, HAY
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, HAYQuản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, HAY
Quản lý của Bộ giao thông vận tải về trật tự an toàn giao thông, HAY
 
Luận văn: Xử phạt hành chính về giao thông đường bộ, HAY
Luận văn: Xử phạt hành chính về giao thông đường bộ, HAYLuận văn: Xử phạt hành chính về giao thông đường bộ, HAY
Luận văn: Xử phạt hành chính về giao thông đường bộ, HAY
 
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
 
ình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, 9đ
ình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, 9đình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, 9đ
ình hình vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông, 9đ
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docxCơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docx
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền tự do kinh doanh trong pháp luật Việt Nam.docx
 
Luận án: Trật tự xã hội giao thông đường bộ tại Viêng Chăn, HAY
Luận án: Trật tự xã hội giao thông đường bộ tại Viêng Chăn, HAYLuận án: Trật tự xã hội giao thông đường bộ tại Viêng Chăn, HAY
Luận án: Trật tự xã hội giao thông đường bộ tại Viêng Chăn, HAY
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp.docx
 
Luận án: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại Hà Nội, HAY
Luận án: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại Hà Nội, HAYLuận án: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại Hà Nội, HAY
Luận án: Pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại Hà Nội, HAY
 
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội  LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - Luật số 232008QH12 của Quốc hội
 
Cơ sở lý luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và pháp luật về quy hoạch, k...
Cơ sở lý luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và pháp luật về quy hoạch, k...Cơ sở lý luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và pháp luật về quy hoạch, k...
Cơ sở lý luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và pháp luật về quy hoạch, k...
 
Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...
Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...
Tiểu luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học về nhận thức và hành vi chấp hành l...
 
Luat giao thong duong bo 2019
Luat giao thong duong bo 2019Luat giao thong duong bo 2019
Luat giao thong duong bo 2019
 
Luật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộLuật giao thông đường bộ
Luật giao thông đường bộ
 
Cơ Sở Lý Luận Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận  Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Theo Pháp Luật Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận  Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Bảo Vệ Quyền Tự Do Kinh Doanh Theo Pháp Luật Việt Nam.
 
Luatgtdb23 2008-qh12
Luatgtdb23 2008-qh12Luatgtdb23 2008-qh12
Luatgtdb23 2008-qh12
 
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ số: 23/2008/QH12
 
Giao thongduongbo
Giao thongduongboGiao thongduongbo
Giao thongduongbo
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị.docx
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docxCơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
Cơ sở lý luận về quản trị hàng tồn kho.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docxCơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về công tác quản trị nhân sự.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docxCơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
Cơ sở lý luận về công tác lưu trữ.docx
 
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docxCơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
Cơ sở lý luận về động lực làm việc của người lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với tài sản công trong các doan...
 
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
Cơ sở lý luận về an toàn vệ sinh lao động và pháp luật điều chỉnh an toàn vệ ...
 
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docxCơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
Cơ sở lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền của lao động nữ và pháp luật về bảo vệ quyền củ...
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
Cơ sở lý luận về kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của vi...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí.docx
 
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docxCơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
Cơ sở lý luận về cơ chế “một cửa” của ủy ban nhân dân quận.docx
 
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docxCơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
Cơ sở lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở.docx
 
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
Cơ sở lí luận về quản lí thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội cấp...
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính.docx
 
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
Cơ sở lý luận của vấn đề thực hiện pháp luật và thực hiện pháp luật về giáo d...
 
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
Cơ sở lý thuyết về tài sản ngắn hạn, sử dụng tài sản ngắn hạn và quản lý tài ...
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường và phát triển thị trường.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docxCơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Chất Lượng Tiệc Buffet.docx
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1. An toàn giao thông đường bộ 1.1.1. Khái niệm an toàn giao thông đường bộ Giao thông hiện nay chia thành nhiều loại hình như đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không,… trong đó giao thông đường bộ là một trong những loại hình cơ bản của giao thông. “Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ” [17]. Do đó, giao thông đường bộ được hiểu là việc đi lại từ chỗ này qua chỗ khác của người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về ATGTĐB. Mỗi góc độ tiếp cận đưa ra những cách hiểu nhất định về ATGTĐB. Có quan niệm cho rằng: “ATGTĐB là sự bảo đảm cho mọi hoạt động giao thông được trật tự, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt và mỹ quan môi trường; hạn chế thấp nhất các vi phạm Luật Giao thông và các quy phạm pháp luật về ATGTĐB, kiềm chế tai nạn giao thông, ngăn ngừa thiệt hại do tai nạn giao
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thông gây ra”[6]. Theo cách tiếp cận này thì ATGTĐB là việc đảm bảo cho trật tự, an toàn giao thông và việc tuân thủ các quy định pháp luật về ATGTĐB. Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân thì “ATGTĐB là hệ thống các mối quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo để đảm bảo hoạt động giao thông thông suốt, trật tự an toàn, hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản” [2, tr.30]. Theo cách tiếp cận này thì ATGTĐB là việc tuân thủ các quy phạm pháp luật quy định trong lĩnh vực ATGTĐB. Một quan niệm khác cho rằng: “ATGTĐB là việc chấp hành triệt để những yêu cầu về kỹ thuật, quản lý đối với các công trình giao thông và phương tiện giao thông, quy định đối với người tham gia giao thông khi hoạt động trên đường bộ, là cho giao thông được trật tự, an toàn, thông suốt, thuận tiện”[2, tr.6-7]. Cách tiếp cận này đã chỉ ra 3 nội cơ bản liên quan đến ATGTĐB là công trình giao thông, phương tiện giao thông và người tham gia giao thông đường bộ. Đối với các công trình giao thông, phương tiện giao thông đó là việc tuân thủ các quy chuẩn, yêu cầu kỹ thuật đối với các công trình giao thông. Đối với người tham gia giao thông thì cần tuân thủ các quy định của pháp luật về ATGTĐB. Từ các cách tiếp cận nêu trên, luận văn đưa ra cách tiếp cận về ATGTĐB như sau: ATGTĐB là việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về ATGTĐB của các chủ thể tham gia giao thông đường bộ nhằm đảm bảo cho giao thông đường bộ diễn ra trật tự, thông suốt và an toàn. 1.1.2. Đặc điểm của an toàn giao thông bộ Từ các cách tiếp cận về ATGTĐB, có thể thấy ATGTĐB có các đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, ATGTĐB là sự tuân thủ các quy định pháp luật của người tham gia giao thông
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Để đảm bảo ATGTĐB đòi hỏi những người tham gia giao thông phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước về ATGTĐB. Những quy định nhà nước đặt ra thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau như tiêu chuẩn điều khiển các phương tiện giao thông, trách nhiệm trong tham gia giao thông đường bộ, quyền và nghĩa vụ của người tham gia giao thông đường bộ. Những quy định này do các CQNN có thẩm quyền đặt ra và đòi hỏi người tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ chặt chẽ. ATGTĐB đòi hỏi các cá nhân tham gia giao thông thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về ATGTĐB do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm GTĐB được thông suốt; người, hàng hóa, phương tiện tham gia giao thông không bị xâm hại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các tuyến đường và ở từng địa bàn. Thứ hai, ATGTĐB là một nội dung của ATGT nói riêng và trật tự, an toàn xã hội nói chung Nếu ATGTĐB được đảm bảo sẽ góp phần giữ gìn TTATGT một cách ổn định, vì vậy mọi hoạt động của xã hội nói chung cũng như của từng người dân nói riêng đều đạt được mục đích nhất định. ATGTĐB cũng là một nội dung quan trọng cấu thành trật tự an toàn xã hội. Việc đảm bảo trật tự ATGTĐB không chỉ góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà nó còn góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đảm bảo cho người dân an tâm sinh sống và làm việc, xã hội được ổn định. Thứ ba, Mục tiêu của ATGTĐB là hướng tới đảm bảo GTĐB được trật tự, hạn chế các tai nạn, vi phạm giao thông Trong đảm bảo ATGTĐB thì mục tiêu hướng tới là đảm bảo cho các quy định của Nhà nước về ATGTĐB được người dân thực hiện một cách đẩy đủ và chính xác. Đồng thời góp phần hạn chế các vụ tai nạn giao thông xảy ra. Mục tiêu
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 của việc đảm bảo ATGTĐB là hướng tới việc bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, sự ổn định và trật tự xã hội. 1.1.3. Vai trò của an toàn giao thông đường bộ ATGTĐB có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi cá nhân, tổ chức cũng như đối với sự phát triển của xã hội. Vai trò này thể hiện như sau: Một là, Việc đảm bảo ATGTĐB trước hết góp phần đảm bảo tính mạng và tài sản cho người tham gia giao thông và phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt của con người được thuận tiện, an toàn. Hai là, ATGTĐB cũng góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa vùng miền trong nước và các nước trên thế giới. Đảm bảo ATGTĐB hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Ba là, ATGTĐB là vấn đề xã hội gắn liền với cuộc sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. Xã hội càng hiện đại, văn minh, yêu cầu về bảo đảm ATGTĐB càng cao. ATGTĐB được bảo đảm thể hiện ở việc người, phương tiện, hàng hóa tham gia giao thông không bị xâm hại; mọi hoạt động giao thông được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và trật tự an toàn vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, khi mà độ an toàn, chi phí trong lưu thông vận chuyển đã kết tinh thành giá cả hàng hóa thì ATGTĐB còn được xem là tiêu chí quan trọng để xem xét việc có quyết định đầu tư kinh doanh và mở rộng sản xuất hay không [10]. 1.2. Quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh Nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý xã hội, đảm bảo ổn định, trật tự và công bằng xã hội. Thuật ngữ “Quản lý nhà nước” là thuật ngữ được
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 sử dụng khá phổ biến trong khoa học pháp lý cũng như khoa học hành chính. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về QLNN. QLNN hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Với cách tiếp cận này thì QLNN là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, bao gồm 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động QLNN theo nghĩa rộng được thực hiện bởi tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước. QLNN hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do các cơ quan hành chính nhà nước, còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước nhằm tổ chức thực thi pháp luật và quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với cách tiếp cận này thì QLNN chỉ là hoạt động thực thi quyền hành pháp – Một trong ba quyền của quyền lực nhà nước. Hiện nay QLNN thường được tiếp cận theo nghĩa rộng. Đây là hoạt động do tất cả các CQNN tiến hành. Theo cách hiểu chung nhất thì QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [7]. Nhà nước thực hiện quản lý trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực ATGT. QLNN về giao thông vận tải là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giao thông của con người do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện để duy trì và pháp triển các hoạt động giao thông và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải. QLNN về ATGTĐB là một trong những nội dung quan trọng trong QLNN về ATGT. Hiện nay cũng có nhiều quan niệm khác nhau về QLNN về ATGTĐB. QLNN về ATGTĐB được hiểu là “Hoạt động mang tính chất quyền lực của
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cơ quan hành chính nhà nước, nhằm tạo ra các điều kiện để xác lập, duy trì và ổn định các quan hệ về giao thông, theo quy định của pháp luật về ATGTĐB. Đây là một hoạt động có vai trò, vị trí rất quan trọng trong lĩnh vực an ninh trật tự” [10]. QLNN về ATGTĐB còn được hiểu là “ sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động của con người và phương tiện tham giao giao thông trong lĩnh vực đường bộ nhằm làm cho giao thông đường bộ luôn được thông suốt, thuận tiện và an toàn” [8] Từ sự phân tích trên đây, có thể quan niệm: QLNN đối với ATGTĐB là toàn bộ hoạt động có tổ chức, có định hướng, mang tính quyền lực của các cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập cơ sở pháp lý cho quản lý, tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm các quy định về QLNN trong bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, thiết lập và duy trì an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, an toàn và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội QLNN về TTATGT đường bộ mang tính quyền lực nhà nước với mục đích đảm bảo phục vụ hoạt động xã hội và kinh tế, đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. QLNN về ATGTĐB là hành vi quản lý của các CQNN, các CBCC được pháp luật quy định. Chủ thể tiến hành hoạt động QLNN về ATGTĐB là các CQNN có thẩm quyền. Tại Khoản 4 Điều 4 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [17] và được quy định cụ thể tại Điều 85 của luật, là: “Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp”[17]. Ngoài ra theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 18/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ban An toàn giao thông cấp tỉnh thì Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ban An toàn giao thông cấp tỉnh cũng là cơ quan thực hiện chức năng QLNN về TTATGT đường bộ.
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh Hiện nay việc phát triển giao thông đường bộ và bảo đảm ATGTĐB có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để đảm bảo ATGTĐB thì đòi hỏi các CQNN phải tăng cường QLNN đối với hoạt động này. QLNN về ATGTĐB có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đối với toàn xã hội mà còn đối với các CQNN. Tầm quan trọng của QLNN đối với ATGTĐB thể hiện ở các phương diện sau đây: Thứ nhất, QLNN về ATGTĐB góp phần phát triển kinh tế - xã hội QLNN về ATGTĐB là phương thức quản lý hiệu quả nhất nhằm phát huy tối đa vai trò của ATGTĐB trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. ATGTĐB là yếu tố hàng đầu góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Giao thông vận tải nói chung, ATGTĐB nói riêng được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. QLNN về ATGTĐB góp phần đảm bảo ATGTĐB, phát triển giao thông, nhất là phát triển GTĐB và bảo đảm ATGTĐB với phát triển kinh tế - xã hội là hai quá trình có liên quan chặt chẽ với nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau. QLNN về ATGTĐB góp phần xây dựng một mạng lưới GTĐB có trật tự và an toàn chính là tiền đề, điều kiện cho sự phân bổ hợp lý lực lượng sản xuất trên lãnh thổ đất nước, đảm bảo cho sự phát triển tổng hợp của các vùng kinh tế, nhất là những vùng kinh tế còn khó khăn và lạc hậu. Thứ hai, QLNN về ATGTĐB góp phần đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội Hoạt động GTĐB diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, liên quan đến mọi tầng lớp dân cư, mọi chủ thể trong xã hội. ATGTĐB được bảo đảm, tức giao thông được thông suốt, tài sản, tính mạng, mọi lợi ích chính đáng khác của những chủ thể tham gia giao thông được bảo vệ, người dân có cuộc sống yên lành, ổn định, nhu cầu đi lại,
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 phát triển kinh tế, v.v.. được thuận lợi là điều kiện góp phần để đảm bảo trật tự an toàn xã hội. QLNN về ATGTĐB sẽ đảm bảo cho các quy định pháp luật về ATGTĐB được thực thi nghiêm chỉnh, duy trì trật tự, kỷ cương trong xã hội. QLNN về ATGTĐB nhằm hạn chế các vi phạm về ATGTĐB, đảm bảo an toàn, trật tự cho toàn xã hội. Thứ ba, QLNN về ATGTĐB góp phần đảm bảo xây dựng chuẩn mực, văn hóa giao thông Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông. Thông qua QLNN về ATGTĐB sẽ góp phần đảm bảo cho người dân hình thành đúng chuẩn mực, thái độ và hành vi ứng xử khi tham gia giao thông. Việc QLNN về ATGTĐB sẽ góp phần đảm bảo ý thức tự giác của mọi người khi tham gia giao thông, nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông. QLNN về ATGTĐB nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, đảm bảo tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo vệ quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức. Có thể nói rằng QLNN về ATGTĐB đóng vai trò hết sức quan trọng, nó góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng của người dân cũng như đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ và thực hiện một cách đầy đủ.
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trách nhiệm đảm bảo ATGTĐB là trách nhiệm của tất cả các chủ thể trong xã hội, bao gồm nhà nước và công dân. 1.2.3. Các quy định pháp lý về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh Để phục vụ cho việc QLNN về ATGTĐB, các CQNN đã ban hành nhiều văn bản. Quốc hội đã ban hành Luật Giao thông đường bộ quy định nội dung liên quan đến QLNN về giao thông đường bộ trong đó có lĩnh vực ATGTĐB. Luật Giao thông đường bộ đã quy định thẩm quyền, nguyên tắc các nội dung QLNN về Giao thông đường bộ nói chung và ATGTĐB nói riêng. Từng nội dung QLNN về ATGTĐB cũng đã được quy định ở các văn bản khác. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATGTĐB cũng đã được xây dựng như: Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Thông tư 05/2014/TT- BGTVT về mẫu biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt,… Quy định về kiểm tra, thanh tra ATGTĐB như: Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và CA xã phối hợp CSGT tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn GTĐB. Các quy định về tổ chức bộ máy như: Quyết định 57/2011/QĐ-TTg kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố Trung ương; Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Quyết định 60/2013/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Các văn bản quy phạm pháp luật trong thời gian qua đã quy định nhiều nội dung của QLNNN về ATGTĐB. Từ những quy định pháp lý có thể khái quát một số nội dung sau đây: Thứ nhất, về chính sách đảm bảo ATGTĐB Nhà nước tập trung các nguồn lực phát triển giao thông đường bộ, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; có chính sách huy động các nguồn lực để quản lý, bảo trì đường bộ, đảm bảo ATGTĐB. Thứ hai, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và người dân Đảm bảo ATGTĐB là trách nhiệm của mọi cá nhân tổ chức trong xã hội. Đối với các CQNN, CBCC làm công tác QLNN về ATGTĐB cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước, tăng cường công tác QLNN về ATGTĐB. Đối với người dân cần tuân thủ chặt chẽ các quy định của nhà nước về đảm bảo ATGTĐB, có ý thức chấp hành các quy định của nhà nước. Thứ ba, về thẩm quyền QLNN về ATGTĐB Thẩm quyền QLNN về ATGTĐB được pháp luật quy định cho nhiều chủ thể khác nhau. Trong đó, Chính phủ thống nhất QLNN về ATGTĐB. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về ATGTĐB. Bộ Công an thực hiện các nhiệm vụ QLNN về giao thông đường bộ theo các quy định của pháp luật có liên quan; thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện QLNN về ATGTĐB. UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện QLNN về ATGTĐB theo quy định của các quy định của pháp luật có liên quan trong phạm vi địa phương Thứ tư, về nội dung QLNN về ATGTĐB
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Từ những quy định pháp luật này, có thể khái quát nội dung QLNN về ATGTĐB tập trung vào các vấn đề sau đây: Một là: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ. Hai là: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ; quy chuẩn, tiêu chuẩn về ATGTĐB Ba là: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGTĐB Bốn là: Xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng GTĐB Năm là: Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về ATGTĐB 1.2.4. Nội dung của quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh 1.2.4.1. Ban hành các văn bản, chính sách về an toàn giao thông đường bộ Để QLNN về ATGTĐB đòi hỏi các CQNN phải ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ATGTĐB. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB là quá trình tạo lập hành lang pháp lý phục vụ cho công tác QLNN về ATGTĐB. Đó là kết quả của quá trình nhận thức sự vận động, phát triển các quan hệ ATGTĐB trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB thuộc thẩm quyền thẩm quyền lập quy của các CQHCNN, nhằm cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và các chính sách, pháp luật của Nhà nước cho phù hợp với địa phương mình. Các CQNN sẽ tiến hành xây dựng các thể chế quản lý phù hợp, tạo lập hành lang pháp lý cho những quan hệ ấy phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước. Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB là hoạt động
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 không thể thiếu trong cơ chế lãnh đạo, quản lý lĩnh vực ATGTĐB, đây là sự nối tiếp hoạt động lãnh đạo của Đảng, đồng thời nó là khâu đầu tiên của quy trình QLNN về ATGTĐB. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB là khâu quan trọng, có tính chất quyết định đối với hai khâu còn lại của quy trình QLNN về ATGTĐB, đó là tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB và xử lý vi phạm pháp luật về ATGTĐB. Bởi lẽ, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB sẽ tạo lập cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về ATGTĐB và xử lý vi phạm pháp luật về ATGTĐB. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về ATGTĐB là hoạt động lập quy của các CQNN có thẩm quyền. Nhà nước quy định thẩm quyền cho từng cơ quan trong việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ATGTĐB. Nhà nước quy định quy tắc ATGTĐB, các điều kiện bảo đảm ATGTĐB liên quan đến kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ; quy định cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong việc chấp hành pháp Luật GTĐB; quy định về khiếu nại; khởi kiện với những quyết định, biện pháp xử lý, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật GTĐB. Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tập trung vào việc xác định các nguyên tắc QLNN đối với ATGTĐB, nội dung QLNN về ATGTĐB, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong quá trình QLNN về ATGTĐB, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATGTĐB, phân cấp QLNN về ATGTĐB giữa UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện,… Các CQNN trên địa bàn cấp tỉnh sẽ tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật của Trung ương về QLNN đối với ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh. Đồng thời UBND các cấp trên địa bàn cấp tỉnh cũng sẽ ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của các cơ quan trung ương về QLNN về ATGTĐB trên các lĩnh vực. 1.2.4.2. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về giao thông đường bộ
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Để thực hiện hoạt động QLNN và để cho các cá nhân, tổ chức hoạt động đúng mục tiêu thì đòi hỏi các CQNN ban hành các quy hoạch, kế hoạch, đề án, chiến lược nhằm định hướng cho hoạt động của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong hoạt động QLNN về ATGTĐB thì các CQNN cũng tiến hành xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, đề án. Dựa trên các đề án, quy hoạch của Trung ương, các CQNN ở địa phương sẽ cụ thể hóa và ban hành các quy hoạch, kế hoạch cho địa bàn mình quản lý. Quy hoạch, kế hoạch trong lĩnh vực ATGTĐB nhằm xác định những mục tiêu trước mắt, lâu dài và triển khai các giải pháp thích hợp, tập trung nỗ lực của cơ quan QLNN vào việc hoàn thành mục tiêu đề ra, tiết kiệm các nguồn lực của cơ quan QLNN; là cơ sở để thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm tra kết quả mức độ đạt được những mục tiêu đề ra. Quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch về ATGTĐB, bao gồm các giai đoạn cơ bản như: xác định mục tiêu về ATGTĐB đường bộ trong từng giai đoạn; xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện mục tiêu, thực chất là xây dựng các bước đi cụ thể của từng giai đoạn; tổng kết, đánh giá mức độ hoàn thành quy hoạch, kế hoạch về ATGT đường bộ. Nội dung quy hoạch, kế hoạch thể hiện ở nhiều phương diện như quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch sử đất phát triển giao thông đường bộ… Quy hoạch ATGTĐB được lập trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, đồng bộ với quy hoạch ngành, lĩnh vực; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch các chuyên ngành giao thông vận tải khác. Bộ Giao thông vận tải lập quy hoạch GTĐB trong phạm vi cả nước, liên kết vùng, vùng; quy hoạch quốc lộ, đường cao tốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan. UBND cấp tỉnh tổ chức lập, trình HĐND cùng cấp quyết định quy hoạch GTĐB do địa phương quản lý, trước khi trình HĐND cùng cấp quyết định phải có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch về
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ATGTĐB phải kết hợp đồng bộ với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn cấp tỉnh. Cùng với công tác xây dựng quy hoạch thì UBND cấp tỉnh cũng tiến hành xây dựng các kế hoạch về phát triển GTĐB. Kế hoạch này sẽ định hướng cho hoạt động QLNN cũng như việc đảm bảo ATGTĐB. 1.2.4.3. Tổ chức bộ máy và nhân sự quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ ` Chủ thể thực hiện hoạt động QLNN về ATGTĐB là các CQNN, CBCC. Các chủ thể này chịu trách nhiệm ban hành các văn bản, tổ chức thực hiện và thanh tra kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật. Chất lượng của các chủ thể này sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả QLNN về ATGTĐB. Trên địa bàn cấp tỉnh thì UBND cấp tỉnh thực hiện thống nhất QLNN về ATGTĐB. Sở Giao thông vận tải là chủ thể tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện QLNN về ATGTĐB. Ngoài ra còn có Ban ATGT cấp tỉnh cũng tham mưu giúp UBND cấp tỉnh. Bên cạnh đó UBND cấp tỉnh cũng tiến hành phân cấp cho UBND cấp huyện trong công tác QLNN này. Có thể nói việc thực hiện QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh do nhiều chủ thể khác nhau, mỗi cơ quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ theo pháp luật quy định hoặc được phân công, phân cấp. Ngoài tổ chức bộ máy thì đội ngũ nhân sự cũng là một yếu tố cấu thành hoạt động QLNN về ATGTĐB. Đội ngũ nhân sự sẽ trực tiếp triển khai thực hiện các quy định pháp luật. Các CQNN phải xây dựng đội ngũ nhân sự để thực hiện chức năng QLNN về ATGTĐB. Đội ngũ nhân sự này bao gồm lực lượng công chức của sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh, lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, lực lượng công chức của các huyện. 1.2.4.4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách là một hoạt động thường xuyên, cơ bản của Nhà nước đối với công dân. Tuyên truyền phổ biến là hoạt động
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhằm làm cho các CQNN, CBCC và các cá nhân tổ chức trong xã hội hiểu biết đầy đủ và chính xác về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực ATGTĐB. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGTĐB cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cả các CQNN, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGTĐB là sự tác động một cách có hệ thống, mục đích và thường xuyên tới nhận thức của người dân cùng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN nhằm trang bị cho họ những kiến thức pháp luật nhất định, những thông tin cần thiết để từ đó họ có ý thức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo pháp luật. Nội dung tuyên truyền về ATGTĐB thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng mà nội dung tuyên truyền, phổ biến có thể khác nhau. Một số nội dung tuyên truyền, phổ biến chủ yếu như tuyên truyền các quy định pháp luật về ATGTĐB, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, lợi ích và trách nhiệm của các chủ thể trong việc đảm bảo ATGTĐB,… Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGTĐB sẽ được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau như in ấn, phát hành tờ rơi, tập san để tuyên truyền pháp luật; phổ biến pháp luật thông qua các cuộc họp tổ dân phố, các phương tiện thông tin đại chúng. UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGTĐB tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số. 1.2.4.5. Xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Để đảm bảo an toàn và phát triển giao thông đường bộ thì UBND cấp tỉnh cũng chú trọng việc đầu tư xây dựng kết cấu, hạ tầng giao thông. Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ cho việc đảm bảo ATGTĐB. Xây dựng kết cấu hạ
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tầng giao thông đường bộ cũng góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng giao thông đường bộ thể hiện khá đa dạng như hệ thống đường xá, bến xe, các phương tiện vận tải, các phương tiện hỗ trợ quản lý giao thông đường bộ. Cùng với việc xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ thì các CQNN cũng phải tiến hành quản lý hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ. Việc quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng này nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định pháp luật của nhà nước. 1.2.4.6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ Việc QLNN đối với ATGTĐB không thể tách rời cơ chế thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATGTĐB nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vi phạm trong ATGTĐB; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN đối với ATGTĐB; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập kỷ cương pháp luật đối với ATGTĐB, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người dân. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATGTĐB, việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến ATGTĐB. Đồng thời, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật trong đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATGTĐB bao gồm nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có Thanh tra giao thông và Cảnh sát giao thông đường bộ, UBND cấp huyện. Về hình thức thanh tra, kiểm tra: Việc thanh tra, kiểm tra về ATGTĐB được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc thanh tra, kiểm tra phải đặt ra theo
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thời gian hoặc định kỳ. Nội dung theo chuyên đề, theo vụ việc và gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Thanh tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm hành chính về ATGTĐB chủ yếu là áp dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện các hành vi vi phạm về ATGTĐB để xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân và tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định về ATGTĐB, các điều kiện đảm bảo ATGT của kết cấu hạ tầng GTĐB, phương tiện và người tham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ và các hành vi vi phạm khác về TTATGT đường bộ mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong quá trình QLNN các CQNN trên địa bàn cấp tỉnh cũng cần tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại tố cáo của người dân. Các khiếu nại, tố cáo này liên quan đến những bất cập, hạn chế trong công tác QLNN về ATGTĐB. 1.3. Kinh nghiệm của các địa phương về quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn cấp tỉnh 1.3.1. Kinh nghiệm của các địa phương 1.3.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk Đắk Lắk là một trong những địa phương trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực trong đảm bảo ATGTĐB. Có được những kết quả như vậy là do tỉnh đã quan tâm và chú trọng công tác QLNN đối với ATGTĐB. Trong công tác QLNN về ATGTĐB, trong thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk đã áp dụng các biện pháp sau: Thứ nhất, Đối với công tác cụ thể hóa các văn bản pháp luật của trung ương và xây dựng văn bản quản lý của địa phương Để thực hiện việc QLNN về ATGTĐB, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành kịp thời các văn quy định liên quan đến ATGTĐB. Các văn bản này đã góp phần cụ thể hóa các quy định của Luật giao thông đường bộ, các Nghị định của Chính phủ và
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thông tư của Bộ Giao thông vận tải. Ngoài việc ban hành các văn bản cụ thể hóa tỉnh cũng đã ban hành các văn bản gắn với đặc thù địa phương của tỉnh. Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh đã tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh ban hành các văn bản QLNN về ATGTĐB Thứ hai, Đối với công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án Cùng với công tác xây dựng pháp luật thì tỉnh Đắk Lắk cũng đã chú trọng công tác xây dựng các quy hoạch, kế hoạch đề án để định hướng cho việc đảm bảo ATGTĐB. Để xây dựng các đề án, quy hoạch thì UBND tỉnh đã thuê các công ty tư vấn quy hoạch giao thông đường bộ. Ngoài ra UBND tỉnh cũng đã học hỏi kinh nghiệm của các địa phương như Bình Dương, Đà Nẵng để xây dựng các quy hoạch, kế hoạch và đề án. Các quy hoạch đề án được xây dựng phù hợp với tình hình ATGTĐB thực tế của địa phương. Xây dựng quy hoạch về kết cấu hạ tầng giao thông cũng được chú trọng thực hiện. Thứ ba, Về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và thực hiện pháp luật UBND tỉnh đã chú trọng các biện pháp nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương. Để việc tuyên truyền, phổ biến đạt hiệu quả thì UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng nội dung chương trình tuyên truyền để tập huấn. Nội dung tập trung vào việc tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ATGTĐB và ý thực thực hiện ATGTĐB của người dân. Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã, đài truyền hình tỉnh, sở Giáo dục và đào tạo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến. Ngoài ra còn phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền phổ biến với các hội viên của họ. Việc tuyên truyền phổ biến đã được tỉnh tiến hành thường xuyên, với nhiều hình thức đa dạng phong phú. ATGTĐB đã được UBND tỉnh, các ngành, các cấp quan tâm, có mục tiêu thống nhất, đa dạng, phong phú, từng bước phát huy hiệu quả, tạo được sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến thì tỉnh cũng chú trọng việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật. UBND tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường tổ chức hiện việc cấp phép đối với các phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Đồng thời cũng tăng cường kiểm soát đối với các phương tiện giao thông đường bộ và người tham gia giao thông. UBND tỉnh đã chú trọng kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức làm công tác QLNN về ATGTĐB Thứ tư, Công tác thanh tra, kiểm tra và cưỡng chế Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cam kết thực hiện các qui định của pháp luật về giao thông trong các cơ quan, tổ chức và công dân; các lực lượng chức năng đã đẩy mạnh công tác cưỡng chế thi hành luật đối với các đối tượng không có ý thức tự giác chấp hành. Công tác cưỡng chế thi hành luật của các lực lượng chức năng đã góp phần tăng cường kỷ cương pháp luật trong hoạt động giao thông đuờng bộ, nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của nhân dân; góp phần đắc lực kiềm chế TNGT, hạn chế ùn tắc giao thông trong điều kiện phương tiện giao thông tăng nhanh. Hai lực lượng chính trong cưỡng chế giao thông là Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông. Ngoài ra còn có lực lượng hỗ trợ là lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, ATGTĐB trong trường hợp cần thiết. Các lực lượng chức năng đã duy trì thường xuyên hoạt động tuần tra, kiểm soát, mở các chiến dịch cao điểm gắn với chủ đề trọng tâm, trọng điểm: Tổng kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các phương tiện vận tải khách, kiểm tra xử lý xe chở khổ, quá tải, lái xe uống rượu bia, người đi xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; giải toả hành lang giao thông, các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất ATGTĐB… 1.3.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Gia Lai Cùng với Đắk Lắk thì Gia Lai cũng là một địa phương ở khu vực Tây Nguyên có nhiều mô hình, cách làm hay trong QLNN về ATGTĐB. Trong thời
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 gian qua, việc chấp hành pháp luật về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng, ý thức hành của người dân ngày càng tăng lên. Số vụ tai nạn giao thông đã giảm đi đáng kể. Có được những kết quả nêu trên là do tỉnh Gia Lai đã áp dụng các biện pháp sau đây: Thứ nhất, Đối với công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật UBND tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định của luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn kịp thời. Sở Giao thông vận tải đã tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Dựa trên cơ sở văn bản của UBND tỉnh thì UBND các huyện, thị xã cũng đã cụ thể hóa kịp thời. Công tác xây dựng văn bản đã thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật. Việc thẩm định đã được chú trọng. Sở Giao thông vận tải tỉnh đã phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tốt các Dự thảo trình UBND tỉnh ban hành. Trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn, UBND tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc trong các văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời lấy ý kiến của Bộ GTVT về những vấn đề có liên quan. Thứ hai, Về công tác xây dựng quy hoạch về AT|GTĐB Công tác quy hoạch về ATGTĐB là một vấn đề được UBND tỉnh Gia Lai đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những nội dung và giải pháp trong tâm trong QLNN về ATGTĐB. Việc xây dựng quy hoạch đã thu hút được các nhà tư vấn tham gia. Bên cạnh đó các quy hoạch này cũng được công khai rộng rãi để các nhà tư vấn và người dân tham gia phản biện. Công tác quy hoạch đã bám sát vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chú trọng đến tính khả thi và đồng bộ trong các quy hoạch về ATGTĐB. UBND tỉnh xây dựng quy hoạch ATGTĐB trên cơ sở quy hoạch về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như các quy hoạch khác có liên quan. Thứ ba, Về công tác tuyên truyền, phổ biến
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Để đảm bảo người dân và các cơ quan nhà nước chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về ATGTĐB thì UBND tỉnh đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATGTĐB. Việc tuyên truyền đã được chú trọng và thực hiện thường xuyên Về nội dung tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền các quy định của nhà nước về ATGTĐB, quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong tham gia giao thông đường bộ. Khi các văn bản pháp luật nhà nước có sự thay đổi thì các cơ quan nhà nước đã tiến hành tiến hành tuyên truyền, phổ biến kịp thời. Về hình thức tuyên truyền: Việc tuyên truyền đã được thực hiện với nhiều hình thức hết sức đa dạng phong phú. Ngoài việc in các pano để phát trực tiếp cho người dân và treo trên các trục đường thì cũng tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu về ATGTĐB. Ngoài ra việc đưa các bản tin về ATGTĐB trên địa bàn tỉnh cũng được thực hiện Về chủ thể thực hiện tuyên truyền, phổ biến: UBND tỉnh đã chỉ đạo kịp thời các cơ quan có liên quan phối hợp với nhau trong công tác tuyên truyền, phổ biến. Ban ATGT tỉnh phối hợp với Sở Giao thông vận tại, Sở Thông tin truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện thị xã tăng cường tổ chức tuyên truyền. Ngoài ra việc tuyên truyền phổ biến còn có sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, các trường học đóng trên địa bàn tỉnh. Mạng lưới tuyên truyền phổ biến đã được hình thành từ cấp tỉnh đến cơ sở. Về đối tượng tuyên truyền: Đối tượng thực hiện tuyên truyền, phổ biến được xác định hết sức đa dạng phong phú. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và đào tạo tăng cường tuyên truyền đối với học sinh, sinh viên. Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền phổ biến đối với các hội viên của mình. Ngoài ra cũng chỉ đạo công đoàn các khu công nghiệp tăng cường tuyên truyền phổ biến đối với công nhân. Thứ tư, Về công tác thanh tra, kiểm tra
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về ATGTĐB. Đối tượng thanh tra, kiểm tra được xác định là các cá nhân tham gia giao thông, những cá nhân, tổ chức kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực giao thông, các cơ quan nhà nước, cán bộ công chức làm công tác QLNN về ATGTĐB. Đối tượng thanh tra, kiểm tra được xác định một cách toàn diện nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Hình thức thanh tra, kiểm tra được xác định với nhiều hình thức khác nhau. Trong quá trình thanh tra, các cơ quan nhà nước đã phối hợp chặt chẽ với nhau. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đều được tiến hành công khai minh bạch một cách đầy đủ và kịp thời nhằm hạn chế những tiêu cực xảy ra. Cùng với việc thanh tra, kiểm tra thì UBND tỉnh cũng chú trọng tiếp nhận các ý kiến phản ánh kiến nghị của người dân. Việc tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân được thực hiện một cách kịp thời và nhanh chóng. Bên cạnh đó UBND tỉnh cũng chỉ đạo các cơ quan, cá nhân có liên quan đôn đốc, theo dõi việc xử lý các phản ánh kiến nghị của người dân. Điều này đã tạo sự tin tưởng cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đúc kết Từ kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai trong công tác QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản sau đây: Một là, về nhận thức Trước hết phải nâng cao nhận thức của CQNN, CBCC về tầm quan trọng của công tác QLNN đối với ATGTĐB. Đồng thời nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc QLNN về ATGTĐB. Bên cạnh đó cần chú trọng nâng cao nhận thức của người dân vì đây là một yêu cầu quan trọng để các thể chế, chính sách về ATGTĐB được triển khai thực hiện tốt. Hai là, về xây dựng thể chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Việc xây dựng thể chế, chính sách và quy hoạch về ATGTĐB phải đảm bảo được hoàn thiện, phù hợp với khoa học và thực tiễn của địa phương; trong quá trình xây dựng cần chú trọng sự đóng góp ý kiến từ phía người dân, các nhà khoa học. Tổ chức thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định nhưng cũng linh hoạt khi áp dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương. Ba là, về phân công, phối hợp Các cơ quan QLNN đối với ATGTĐB cấp trên phải phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn cho cơ quan cấp dưới, thiết lập các quy định phối hợp đảm bảo hoạt động quản lý được thực hiện tốt, tránh đùn đẩy, trốn tránh trách nhiệm hay chồng chéo, trùng lắp khi tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Bốn là, về công tác tuyên truyền, phổ biến Các CQNN cần tổ chức tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng đến nhân dân nhiều nội dung về ATGTĐB bằng nhiều hình thức. Quan tâm tuyên truyền nâng cao nhận thức đối với các đối tượng bằng các hình thức phù hợp. Cần xây dựng mạng lưới tuyên truyền phổ biến đã được hình thành từ cấp tỉnh đến cơ sở. Để tuyên truyền hiệu quả cần huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Năm là: Về tổ chức bộ máy và nhân sự Để thực hiện việc QLNN về ATGTĐB đảm bảo tính hiệu lực, hiểu quả thì cần chú trọng hoàn thiện tổ chức bộ máy và nhân sự. Trong đó đặc biệt chú trọng xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý. Đối với đội ngũ nhân sự thì cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức đặc biệt là đội ngũ làm công tác tuần tra, kiểm soát giao thông. Sáu là, Về công tác thanh tra, kiểm tra Phải luôn luôn chú trọng hàng đầu và kịp thời chỉ đạo các cơ quan thanh tra, kiểm tra phối hợp nhịp nhàng nhằm đảm bảo công tác QLNN đối với ATGTĐB được thực hiện tốt.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Những bài học kinh nghiệm nêu trên của Đắk Lắk và Gia Lai đều cần thiết cho các địa phương, tuy nhiên các địa phương cần căn cứ vào thực tiễn của địa phương mình để vận dụng các giải pháp, biện pháp này cho phù hợp, nhằm phát huy hiệu quả cao nhất trong thực tiễn QLNN về ATGTĐB tại địa phương mình. Tiểu kết chương 1 ATGTĐB là một nội dung quan trọng trong đảm bảo trât tự an toàn xã hội. ATGTĐB góp phần vào việc đảm bảo an toàn, trật tự xã hội cũng như đảm bảo phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an toàn tính mạng sức khỏe của người. Vì vậy trách nhiệm của các CQNN là đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Để thực hiện được điều này đòi hỏi các CQNN phải chú trọng công tác QLNN về ATGTĐB. Trong chương 1 luận văn đã tiếp cận và hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về QLNN về ATGTĐB trên địa bàn cấp tỉnh. Đặc biệt trong chương 1, luận văn đã khái quát và phân tích các nội dung QLNN về ATGTĐB, cũng như khái quát
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 những quy định pháp luật về QLNN về ATGTĐB. Bên cạnh đó tác giả cũng đã giới thiệu kinh nghiệm QLNN về ATGTĐB của các địa phương từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm. Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 là tiền đề để luận văn tiến hành đánh giá thực trạng QLNN về ATGTĐB trong chương 2.