SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là những điều kiện, yếu tố kĩ thuật vật chất, kiến trúc được
hình thành theo một cấu trúc nhất định và đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động
kinh tế - xã hội diễn ra một cách bình thường.
1.1.1.2 Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là những loại công trình kết cấu hạ tầng mang
tính chất kỹ thuật và phục vụ cho nhu cầu giao thông của xã hội loài người được gọi là
kết cấu hạ tầng giao thông vận tải như các đường sá, sân bay, cảng sông, biển.[4]
1.1.1.3 Giao thông vận tải
GTVT như C. Mác đã khẳng định, là ngành sản xuất quan trọng của xã hội và
đứng hàng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông
nghiệp
Là một ngành thuộc khu vực dịch vụ ,bản thân ngành GTVT không tạo ra của
cải vật chất cũng không làm tăng khối lượng hay thay đổi tính chất của sản phẩm mà
chỉ chuyển dịch vị trí của nó từ nơi này đến nơi khác bằng cách đó GTVT đã làm tăng
thêm giá trị của các sản phẩm được sản xuất ra.[19]
1.1.2. Vai trò của giao thông vận tải
1.1.2.1. Đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân
GTVT trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ
tầng có vai trò quyết định để nâng cao năng lực, hiệu quả đối với toàn bộ các hoạt
động kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó GTVT còn là cầu nối để các nước hòa nhập với
cộng đồng quốc tế, là cơ hội cho phát triển một nền kinh tế mở, theo kịp với tốc độ
phát triển chung của nền kinh tế thế giới hiện nay đang diễn ra sôi động với mọi
quốc gia trên thế giới không ngoại trừ nước ta, GTVT luôn giữ vai trò rất quan trọng
trong sự phát triển vững chắc và sônbgs còn của nền kinh tế. Không phải ngẫu nhiên
mà hệ thông giao thông được ví như là hệ thống mạch máu trong cơ thể. Nếu hệ
thống này không thông suốt thì tổn thất cho nền kinh tế khó có thể đánh giá được.
Chính vì ý nghĩa to lớn của ngành giao thông vận tải mà trên thế
9
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
giới hiện nay, ngành giao thông vận tải quản lý hơn 9/10 công suất ổn định của tất
cả các động cơ. Vốn cơ bản của ngành giao thông vận tải chiếm từ 1/10 đến 1/5 tài
sản quốc gia ở những nước khác nhau.
- Đối với công nghiệp, không có giao thông vận tải thì công nghiệp không thể
hoạt động được. Nguyên liệu không thể đến đƣợc nhà máy, nhiên liệu, năng lượng
cạn, các công đoạn không liên hệ được với nhau, sản phẩm làm ra bị ứ đọng.
Trong trường hợp giao thông vận tải hoạt động kém, điều tất yếu sẽ dẫn đến
một nền công nghiệp kém hiệu quả, ngưng trệ trong quá trình sản xuất. Giao thông
vận tải có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm công nghiệp. Chỉ tính riêng các
công việc vận chuyển trong nội bộ xí nghiệp đã chiếm tới 22% giá thành sản phẩm.
Đối với một số ngành công nghiệp nhất là công nghiệp luyện kim, sản xuất vật liệu
xây dựng chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng chiếm phần lớn giá
thành sản phẩm.
- Đối với nông nghiệp, nếu không có ngành giao thông vận tải phát triển tốt
thì không thể nói gì đến nền nông nghiệp thâm canh và chuyên môn hóa vì trong
trường hợp ấy, nông nghiệp có thể không được cung cấp kịp thời phân bón, thuốc
trừ sâu và các máy móc thiết bị hiện đại, sản phẩm nông nghiệp không được chuyên
chở kịp thời, bị hư thối, chất lượng sẽ không đảm bảo trước khi đưa tới các cơ sở
chế biến và nơi tiêu thụ.
- Đối với thương mại - du lịch, sự phân bố hợp lí các điểm bán buôn sẽ làm
giảm khối lượng luân chuyển hàng hóa tới mức tối ưu. Còn việc tăng số lượng các
điểm bán lẻ lại làm tăng sự luân chuyển hàng hóa bán lẻ. Ở các thành phố lớn, hầu
hết các nhu cầu tiêu dùng của dân cư là do mạng lưới thương mại cung cấp, do vậy
vấn đề chuyên chở hàng hóa phục vụ sinh hoạt càng quan trọng.
Hiện nay đời sống của dân cư ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi lại, nghỉ
ngơi, nghỉ cuối tuần, giải trí ngày càng cao, do vậy, nơi có càng nhiều tiềm năng
phát triển du lịch sẽ làm tăng sự luân chuyển hành khách và cả hàng hóa để phục vụ
du lịch. Ngoài tiềm năng về du lịch tự nhiên thì hiện nay du lịch nhân văn thu hút
rất nhiều du khách, với các di tích lịch sử, cách mạng, các lễ hội, du lịch tâm linh,..
1.1.2.2. Giao thông vận tải giữ vai trò to lớn trong phân bố sản xuất
Một nguyên tắc căn bản trong phân bố sản xuất là làm sao cho tổng chi phí về chuyên
chở sản phẩm đầu vào và đầu ra phải nhỏ nhất. Khi GTVT phát triển sẽ giảm được chi phí
vận tải, tăng tốc độ vận chuyển và độ an toàn trong vận chuyển, các ngành
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sản xuất có cơ hội để mở rộng cự ly cung cấp nguyên liệu, năng lượng, mở rộng
vùng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất.
GTVT có ý nghĩa to lớn đối với sự phân bố lãnh thổ, lực lượng sản xuất và
phát triển vùng. GTVT nếu được tổ chức và phát triển hợp lí sẽ kết nối các trung
tâm tăng trưởng, hình thành các vùng kinh tế mới, hình thành các “dải”, các “ hành
lang ” kinh tế.
Tóm lại, mối quan hệ giữa GTVT với nền kinh tế quốc dân là mối quan hệ
biện chứng, cái này tạo điều kiện và là tiền đề phát triển cho cái kia và ngược lại.
GTVT là đòn bẩy, tạo điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế.
1.1.2.3. Đối với quần cư, đời sống văn hoá, xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng
Giao thông vận tải giúp cho các hoạt động sinh hoạt của dân cư được thuận
tiện nên ngay từ thời kỳ xa xƣa nó đã có ý nghĩa trong việc chọn địa bàn cư trú. Các
đầu mối giao thông vận tải, các trục đường giao thông có sức hút rất lớn đối với dân
cư.
Giao thông vận tải có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của các thành phố lớn
đến mức đã hình thành một loại hình tổ chức vận tải đặc biệt là giao thông vận tải
thành phố làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá trên lãnh thổ và vùng
ngoại ô trong phạm vi các chùm đô thị và thực hiện các công việc liên quan đến vệ
sinh môi trường, an toàn đô thị. Chính sự phát triển của giao thông vận tải thành phố
đã cho phép giãn dân ở trung tâm các thành phố lớn ra các đô thị vệ tinh và vùng
ngoại ô. Ở những vùng thành phố mới xây dựng, nó cho phép đƣa các nhà máy, các
khu công nghiệp ra cách xa thành phố, cách xa các khu dân cư. Giao thông vận tải
thành phố đã là một điều kiện quan trọng để thay đổi quy hoạch không gian đô thị.
Giao thông vận tải làm cho sự giao thương giữa các địa phương trong nước
được mật thiết, dễ dàng hơn, sự quản lí của chính quyền các cấp được chặt chẽ hơn.
Như vậy, hoạt động của ngành giao thông vận tải góp phần tăng cường tính thống
nhất mọi mặt của đất nước. Giao thông vận tải phát triển và hoạt động tốt cho phép
xây dựng tập trung các công trình y tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ công cộng đồng
thời khai thác có hiệu quả hơn công suất các công trình này.
Ý nghĩa của giao thông vận tải đối với quốc phòng thật rõ ràng vì mọi hoạt
động tác chiến, hậu cần đều không tách rời hoạt động vận tải.
11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Với những điều đã trình bày ở trên, trình độ phát triển của ngành giao thông
vận tải có thể làm một thước đo về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
và được coi là nền tảng, là cơ sở hạ tầng quan trọng. Trong quá trình thực hiện CNH-
HĐH đất nước, GTVT cần phải đi trước một bước. [16], [18], [19], [27]
1.1.3 Đặc điểm của ngành giao thông vận tải
1.1.3.1 Sự chuyên chở là sản phẩm đặc thù của ngành giao thông vận tải
GTVT, như K.Mác khẳng định, là ngành sản xuất quan trọng của xã hội và
đứng hàng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông
nghiệp. Bản thân ngành này không tạo ra của cải vật chất, cũng không làm tăng khối
lượng hay thay đổi tính chất của sản phẩm, mà chỉ chuyển dịch vị trí của nó từ nơi
này sang nơi khác. Bằng cách đó, GTVT đã làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm
được sản xuất ra. Mỗi ngành sản xuất đều có những sản phẩm nhất định. Vậy sản
phẩm được tạo ra từ ngành GTVT là gì?
Đối với các ngành sản xuất vật chất như nông nghiệp và công nghiệp, sản
phẩm được tạo ra là rất cụ thể, là hữu hình mà chúng ta có thể nhìn thấy được, cầm
nắm được, sử dụng được cho đời sống hoặc cho sản xuất. GTVT là ngành dịch vụ.
Đặc điểm của khu vực dịch vụ nói chung và GTVT nói riêng là không trực tiếp sản
xuất ra của cải vật chất. Thông qua vận tải từ nơi này sang nơi khác, sản phẩm với
tƣ cách hàng hoá đã tăng thêm giá trị. Khác với các sản phẩm công nghiệp hay nông
nghiệp, đây là các sản phẩm vô hình. Chẳng hạn, hạt muối được làm từ nước biển
khi có mặt ở sâu trong nội địa được bán với giá cao hơn nhiều so với ở nơi sản xuất.
Điều đó được lí giải ở chỗ ngoài giá thành để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm và
tiền lãi của doanh nghiệp còn phải cộng thêm giá trị của sự vận chuyển từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ. Như vậy, công lao động vận tải tính trong hạt muối là vô hình.
Sản phẩm này tuy vô hình, nhưng lại làm tăng giá trị của hàng hoá, thậm chí lên rất
nhiều lần.
Qua phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng sản phẩm của GTVT là sự
chuyên chở người và hàng hoá từ nơi này sang nơi khác. Chất lượng của sản phẩm
này được tính bằng một số tiêu chí như tốc độ chuyên chở, mức độ tiện nghi, an
toàn… cho hành khách và hàng hoá.
1.1.3.2. Sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu từ các ngành khác
GTVT là ngành tiêu thụ rất nhiều sản phẩm của các ngành kinh tế khác với
nguồn lao động đông đảo và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
GTVT cần nhiều nhiên liệu. Phần lớn các phương tiện vận tải đều cần đến
nguồn nhiên liệu như xăng, dầu... Có thể nói gần 1/4 lượng nhiên liệu khai thác được
của thế giới là phục vụ cho ngành vận tải. Tương tự như thế, ngành này còn cần
nhiều nguyên vật liệu như sắt, thép để sản xuất phương tiện vận chuyển cũng như
hình thành mạng lưới đường ray, cảng hàng không, cảng biển, kho tàng, bến bãi...
Đây là ngành tiêu thụ gần 1/3 sản lượng của ngành luyện kim đen và khoảng 70%
sản lượng cao su của thế giới. Vì thế, GTVT có mối quan hệ qua lại mật thiết với
nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ngành này phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành
kinh tế khác cùng phát triển. Ngược lại, sự phát triển của các ngành kinh tế lại trở
thành tiền đề để phát triển GTVT.
GTVT là ngành thu hút nhiều lao động. Bên cạnh số lao động trực tiếp tham
gia hoạt động vận tải còn có một bộ phận đông đảo lao động gián tiếp. Nguồn lao
động của ngành nhìn chung là có tay nghề, nhất là đội ngũ lao động trực tiếp.
1.1.3.3. Giao thông vận tải được phân bố thành mạng lưới với các tuyến và đầu mối
giao thông
GTVT có kiểu phân bố rất đặc biệt, khác hẳn các ngành kinh tế khác.
Đối với nông nghiệp, sự phân bố của ngành (chủ yếu nói đến trồng trọt) là
phân tán theo không gian và được lí giải liên quan đến đặc điểm quan trọng hàng
đầu của nông nghiệp do đất trồng được coi như tư liệu sản xuất chủ yếu và không
thể thay thế được. Một khi tư liệu sản xuất chính là đất trồng thì sự phân bố của
ngành trồng trọt phải trải rộng theo không gian.
Đối với công nghiệp lại khác hẳn. Sản xuất công nghiệp phân bố rất tập trung
(trừ các ngành công nghiệp khai thác ).Tính chất này thể hiện ở việc tập trung vốn
đầu tư, tư liệu sản xuất, tập trung nhân công cũng như sản phẩm.
Sự phân bố của GTVT không giống với hai ngành trên. Hoạt động của ngành
diễn ra theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối (hay là nút) cụ thể. Trên phạm vi
cả nước hình thành một mạng lưới bao gồm nhiều tuyến khác nhau và một số đầu
mối giao thông quan trọng có ý nghĩa quốc gia (hoặc địa phương)
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố giao thông vận tải
1.1.4.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Vị trí địa lí là yếu tố rất quan trọng quy định sự có mặt và vai trò của một số
loại hình vận tải. Vị trí ở miền núi, sông ngòi ngắn dốc thì khó có thể nói đến sự
phát triển của ngành giao thông vận tải đường sông. Vị trí ở đồng bằng, có thể phát
triển đầy đủ các loại hình vận tải. Vị trí giáp biển như nước ta thì ngành vận tải
13
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đường biển có vai trò rất quan trọng. Ở những vùng gần cực, hầu như quanh năm
tuyết phủ, bên cạnh các phương tiện vận tải thô sơ như chiếc xe quệt thì máy bay là
phương tiện hiện đại duy nhất.
Nước ta có vị trí địa lí rất đặc biệt, nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương,
ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây
giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Với vị trí đó,
nước ta có điều kiện phát triển đầy đủ các loại hình giao thông, đặc biệt giao thông
đường biển, với hệ thống các cảng và cụm cảng được xây dựng nối liền các đảo với
đất liền và với các quốc gia khác...góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước.
Lãnh thổ đất nước rộng hay hẹp, hình thể lãnh thổ (kéo dài hoặc hình khối)
có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT.
1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới các khía
cạnh kinh tế - kĩ thuật, sự phân bố và hoạt động của các loại hình GTVT.
a. Địa hình, địa chất
Đây là nhân tố tự nhiên rất quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển
và phân bố GTVT. Ở những vùng địa hình khác nhau sẽ hình thành các loại hình
GTVT khác nhau.Ở vùng núi với địa hình cao và dốc nên chủ yếu phát triển GTVT
đường bộ và các tuyến đường bộ thường quanh co để giảm bớt độ dốc của tuyến
đường. Đối với GTVT đường sắt, do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên phải xây
dựng các đường hầm xuyên núi.
Ở những nơi địa hình khá bằng phẳng mật độ đường giao thông dày đặc hơn,
tập trung nhiều phương tiện GTVT hơn.Địa hình đồi núi xen kẽ các khe sâu gây khó
khăn cho việc làm đường, ngoài ra hiện tượng trượt đất, sạt lở đường về mùa mưa
làm cho giao thông ở miền núi dễ bị ách tắc và việc duy tu, bảo dưỡng rất tốn kém,
khó khăn.
b. Khí hậu
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất rõ rệt đến hoạt động vận tải tạo ra tính
“địa đới” và tính “mùa” trong hoạt động GTVT.
Nếu ở các nước thuộc vùng ôn đới, hàn đới, hoạt động vận tải về mùa đông
bị trở ngại do băng tuyết thì ở các nước nhiệt đới như nước ta hoạt động vận tải có
thể diễn ra quanh năm.
14
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tuy nhiên, điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta cũng gây
không ít khó khăn cho sự phát triển của ngành GTVT : các phương tiện vận tải bị rỉ,
ăn mòn nhanh, đòi hỏi phải có công nghệ nhiệt đới hóa máy móc.Về mùa mưa bão,
giao thông dễ bị tắc nghẽn do mưa ngập ở đồng bằng, sạt lở đường ở miền núi.Ngoài
ra, trong quá trình xây dựng đường phải thiết kế, thi công thoát nước tốt nếu không
nền đường rất nhanh bị hỏng.Sự phân mùa của khí hậu có ảnh hưởng lớn đến tính
mùa vụ của hoạt động GTVT ( đặc biệt giao thông đường thủy )
c. Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi và chế độ dòng chảy có ảnh hưởng lớn tới vận tải đường
thủy nội địa.Nơi có địa hình bằng phẳng, mật độ sông ngòi dày đặc thì có hệ thống
giao thông đường thủy phát triển mạnh mẽ. Từ xa xưa, các điểm đầu mối giao thông
thủy đã trở thành những nơi diễn ra hoạt động thương mại sôi động đồng thời đó
cũng là điểm mút cho tuyến giao thông đường bộ. Như vậy, mạng lưới sông ngòi
dày đặc với chế độ thủy văn ổn định thực sự là thế mạnh cho ngành giao thông đường
thủy. Chế độ dòng chảy của sông ngòi có tác động mạnh mẽ đến hệ thống giao thông
đường sông, tới việc xây dựng các công trình trị dòng chảy và các cảng sông.
Đối với giao thông đường biển thì địa hình bờ biển, chế độ hải văn, các dòng
biển cũng như các thiên tai từ biển có tầm ảnh hưởng rất lớn, gần như quyết định.
Sự phân bố các cảng biển hay các tuyến giao thông trên biển đều được xác định dựa
trên các yếu tố đã nêu ở trên. Thông thường các cảng biển lớn trên thế giới được xây
dựng ở những vùng biển kín gió, có các đảo tự nhiên chắn gió hoặc
ở các cửa sông, các bán đảo,...
d. Tài nguyên khoáng sản
Sự phân bố các mỏ khoáng sản tạo điều kiện hình thành các tuyến giao thông
đặc thù.Trữ lượng, qui mô, sự phân bố tập trung nhiều khoáng sản trên một lãnh thổ
sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng vận chuyển, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển
mạng lưới GTVT.
Như vậy, các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lựa chọn cơ cấu
loại hình vận tải, công tác thiết kế, thi công, chi phí đầu tư, hoạt động … của
GTVT.Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, những khó
15
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khăn của điều kiện tự nhiên có thể khắc phục được. Vì vậy nhân tố kinh tế xã hội sẽ
đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT.
1.1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội
a. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế
Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự
phát triển và phân bố cũng như sự hoạt động của GTVT. Đó là vì các ngành kinh tế
là khách hàng của ngành GTVT. Mặt khác, các ngành công nghiệp và dịch vụ khác
cũng góp phần trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành GTVT.
Như đã nói ở trên, các ngành kinh tế là khách hàng của ngành GTVT. Các
ngành kinh tế phát triển sẽ góp phần nâng cao KLVC, KLLC của ngành GTVT.
Chính vì vậy, sự thịnh vượng hay thăng trầm của các ngành kinh tế được phản ánh
rất rõ ở một số chỉ tiêu chính về vận tải là khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân
chuyển, số lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển, cự li vận chuyển…
Sự phân bố của các ngành kinh tế có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển, phân
bố và hoạt động của các loại hình vận tải. Công nghiệp có đặc điểm là phân bố tập
trung các xí nghiệp thành các khu công nghiệp, các cụm, các trung tâm công
nghiệp.Do đó làm tăng cường các luồng vận chuyển. Sự tập trung hóa lãnh thổ công
nghiệp và sự mở rộng quy mô sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp đều làm mở
rộng vùng cung cấp nguyên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm, tức là tăng thêm cả khối
lượng vận chuyển và cự ly vận chuyển của ngành GTVT.
b. Tổ chức lãnh thổ nền kinh tế quốc dân hay một địa phương
Tổ chức lãnh thổ GTVT là một bộ phận của tổ chức lãnh thổ nền kinh tế quốc
dân. Do vậy, GTVT có tác động lớn đến tổ chức lãnh thổ nền kinh tế. Đến lượt mình,
tổ chức lãnh thổ kinh tế lại có tác động nhất định đến GTVT. Sự phân bố các cơ sở
kinh tế quy định hướng của các mối liên hệ vận tải, cường độ vận chuyển và cơ cấu
của các luồng hàng vận chuyển. Sự chuyên môn hóa của các vùng kinh tế càng trở
nên sâu sắc thì càng làm mở rộng mối liên hệ vùng và như vậy càng đòi hỏi mạng
lưới GTVT trong vùng phát triển tương ứng.
c. Sự phân bố dân cư, các thành phố lớn và đô thị
Dân cư đóng vai trò là khách hàng của ngành giao thông nhờ nhu cầu đi lại
hàng ngày, do đó tác động trực tiếp tới ngành vận tải hành khách.Số lượng dân cư
càng lớn thì nhu cầu đi lại càng nhiều. Điều đó lý giải tại sao ở những khu vực dân
cư tập trung đông đúc như trong các đô thị lớn, mật độ giao thông dày đặc với sự
16
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
xuất hiện của hầu hết các loại hình vận tải và hoạt động gần như hết công suất.Sự
phân bố dân cư đặc biệt dày đặc trong các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh
hưởng sâu sắc tới mạng lưới GTVT, tạo ra hình thái đặc biệt là giao thông đô thị.
d. Chính sách đầu tư
Chính sách của Nhà nước là yếu tố giữ vai trò quyết định đến sự phân bố
mạng lưới giao thông hay đúng hơn là tổ chức lãnh thổ GTVT. Sự phân công lao
động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở các vùng, miền, tạo điều kiện phát
triển các hoạt động dịch vụ khác như văn hóa, giáo dục, y tế...do đó GTVT luôn phải
đi trước một bước, đặc biệt trong quá trình CNH-HĐH giao thông là một trong nhiều
ngành được chú trọng đầu tư phát triển.
e. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và công nghệ
Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và công nghệ giúp ngành GTVT hạn chế
được những tác động xấu từ các nhân tố tự nhiên. Ngoài ra, khoa học công nghệ còn
giúp cho ngành GTVT đáp ứng nhu cầu càng ngày càng cao của con người về tốc
độ vận tải, sự an toàn, sự tiện nghi và khả năng chuyên chở… khi nền kinh tế đang
trên đà phát triển rất nhanh, giúp giải quyết vấn đề quá tải trong lưu thông.Sự phát
triển khoa học, công nghệ còn có vai trò quan trọng trong thiết kế, thi công, xây
dựng các công trình giao thông, giúp làm giảm chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian thi
công, đảm bảo chất lượng công trình giao thông…
1.1.5. Các tiêu chí đánh giá
Để đánh giá mạng lưới GTVT của một quốc gia, vùng lãnh thổ, người ta
thường dùng hai nhóm chỉ tiêu cơ bản là chỉ tiêu kĩ thuật của mạng lưới giao thông
và chỉ tiêu của hệ thống vận tải. Mỗi nhóm chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của
mạng lưới GTVT.
1.1.5.1. Các tiêu chí về mạng lưới đường giao thông
a. Mạng lưới đường
- Tổng chiều dài hệ thống đường (đơn vị tính là km)
- Mạng lưới đường các loại:
+ Đường bộ : Quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường giao thông nông thôn
(hay đường liên huyện, xã )
+ Đường sắt : tuyến đường, nhà ga…
+ Đường thủy : các luồng - tuyến, hệ thống cảng.
+ Đường hàng không : các tuyến đường bay, sân bay…
17
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
b. Mật độ mạng lưới
- Mật độ mạng lưới đường so với diện tích: Chỉ tiêu này được xác định bằng
tương quan giữa tổng chiều dài của đường so với diện tích và dân số tương ứng của
vùng.
Đơn vị tính đối với:
+ Đường bộ là: Số km đường/1000 km2
; Số km đường/1000 dân.
+ Đường sông là: Số km sông/1000 km2
; Số km sông/1000 dân.
Mật độ đường nói chung (không kể đường xã và đường chuyên dùng) so với
diện tích và dân số ở nước ta lần lượt là: xấp xỉ 22km/1000km2
và 0,96km/1000 dân.
Mật độ đường quốc lộ của cả nước đạt 4,45km/1000km2
và 0,19km/1000 dân.
c. Quy mô, chất lượng đường
- Đường bộ: tỉ lệ kết cấu mặt đường bộ phân theo: mặt đường nhựa, BTXM,
đá dăm- cấp phối, đất; tỉ lệ đường tốt, trung bình, xấu.
- Đường sắt: khổ đường, cấp đường, độ dốc hạn chế, nền đường, cấu trúc
tầng trên, thông tin tín hiệu…
- Đường thủy: Chiều dài, chiều rộng, chiều sâu tuyến luồng, phân loại cảng…
1.1.5.2. Các tiêu chí về vận tải
Chất lượng và khối lượng phục vụ của hoạt động vận tải được đo bằng ba
nhóm chỉ tiêu: doanh thu vận tải và bốc xếp; năng lực vận tải; phương tiện vận tải.
a. Năng lực vận tải
Khối lượng vận chuyển và luân chuyển (bao gồm hàng hóa và hành khách)
là những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động vận tải do các đơn vị vận tải thực hiện
trong một thời gian nhất định.
- Khối lượng vận chuyển: là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách do ngành
giao thông vận tải đã vận chuyển, không phân biệt độ dài quãng đường. Đơn vị tính
đối với:
+ Hàng hoá (tấn, nghìn tấn, triệu tấn)
+ Hành khách (người, nghìn người, triệu người)
- Khối lượng luân chuyển: là khối lượng hàng hóa hay hành khách được vận
chuyển tính theo chiều dài của quãng đường vận chuyển.
18
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Khối lượng hàng hoá luân chuyển bằng khối lượng hàng hóa vận chuyển
nhân với độ dài quãng đường đã vận chuyển. Đơn vị tính là tấn.km (hoặc nghìn
tấn.km; triệu tấn.km).
+ Khối lượng hành khách luân chuyển bằng số lượng hành khách vận chuyển
nhân với độ dài quãng đường đã vận chuyển. Đơn vị tính là người.km (hoặc nghìn
người.km; triệu người.km).
- Cự li vận chuyển trung bình: là quãng đường thực tế đã vận chuyển hàng hóa
từ nơi đi đến nơi nhận, hoặc hành khách từ nơi đi đến nơi đến. Đơn vị tính là km. Cự li
vận chuyển trung bình dùng làm căn cứ để tính giá cước vận tải và giá vé.
b. Doanh thu vận tải và bốc xếp
- Tổng doanh thu (triệu đồng).
- Phân theo ngành hoạt động
+ Đường bộ (triệu đồng).
+ Đường thủy (triệu đồng).
c. Phương tiện vận tải
- Đường bộ: + Ô tô chở hàng (cái và trọng tải)
+ Ô tô chở khách, xe con, xe tải, xe khác (cái và số ghế)
+ Xe có động cơ 2 bánh ( cái )
- Đường thủy:+ Tàu, canô chở hàng (cái và trọng
tải). + Tàu, canô chở khách (cái và số ghế).
+ Thuyền, xuồng máy (cái và số ghế).
Như vậy, có rất nhiều tiêu chí khác nhau đánh giá ngành hoạt động của ngành
GTVT của một quốc gia, vùng lãnh thổ.Trong khuôn khổ của luận văn nghiên cứu
về địa lí GTVT cấp tỉnh, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu chính sau: chiều dài và mật
độ đường, chất lượng đường; doanh thu vận tải; khối lượng hàng hóa và hành khách
vận chuyển và luân chuyển, cự li vận chuyển.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan hiện trạng ngành giao thông vận tải nước ta
Nhìn chung Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống GTVT
với đầy đủ các loại hình vận tải, bao gồm: vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông,
đường biển, đường hàng không và đường ống. Trong đó, nổi bật là vai
19
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trò to lớn của mạng lưới đường bộ đối với sự phát triển KT-XH của đất nước, đời
sống dân cư và an ninh quốc phòng quốc gia.
1.2.1.1. Giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô)
a. Khái quát chung
Mạng lưới đường bộ có tầm quan trọng đặc biệt với việc phát triển KT-XH
của đất nước. Mạng lưới đường bộ ở Việt Nam có thể coi là được hình thành dưới
thời Pháp thuộc thông qua việc nâng cấp các tuyến đường cũ (nhất là tuyến đường
Thiên lí xuyên Bắc Nam thời Nguyễn) và xây dựng một số đường mới.Chiều dài các
tuyến đường ngày càng tăng, từ khoảng 3000 km năm 1913 lên 20.000 km năm 1925
và 33.600km đường nhựa cùng với 15.300km đường đá năm 1934. Sau năm 1939,
việc giao thông bằng ô tô trở nên phổ biến và có thể đi lại dễ dàng từ nơi này sang
nơi khác.
Toàn bộ hệ thống đường bộ nước ta sau khi thống nhất đất nước dài khoảng
48.000 km, quốc lộ 10.629 km, trong đó có trên 3000 km đường bê tông nhựa, 3445
km láng nhựa, còn lại là mặt đường đá dăm cấp phối.
Những năm gần đây thực hiện chính sách đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã
tập trung đầu tư mạnh mẽ cho KCHT GTVT đường bộ. Nhiều tuyến đường đã xây
dựng mới hoặc nâng cấp theo hướng CNH-HĐH, với tiêu chuẩn kĩ thuật cao, với
công nghệ tiên tiến. KCHT GTVT được coi kà khâu trọng tâm nên cần phải đi trước
một bước tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế.
Cho đến nay, tổng chiều dài đường bộ của cả nước là 256.458 km, bao gồm:
quốc lộ: 17.385 km chiếm 6,78 %; đường tỉnh: 23.137 km chiếm 9 %; đường giao
thông nông thôn 49.823 km chiếm 19,4 %; đường đô thị: 8.492km chiếm 3.31 %;
đường chuyên dùng: 157.621 km chiếm 61,51%. [26]
b. Hệ thống các tuyến đường chính
* Quốc lộ: Hiện tại nước ta có 91 quốc lộ. Theo đặc điểm địa hình trải dài từ
Bắc vào Nam, hệ thống quốc lộ nước ta được hình thành theo các trục dọc, trục
ngang và các hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm.[23]
- Trục xuyên quốc gia: Gồm có 2 tuyến quốc lộ là QL1 và đường Hồ Chí
Minh với tổng chiều dài khoảng 3.784 km. Hai trục này là trục xương sống xuyên
suốt quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển KT-XH chung của đất
nước, tạo điều kiện kết nối 3 vùng Bắc – Trung – Nam.
20
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ QL1 (còn gọi là quốc lộ 1A) trải dọc theo chiều dài đất nước từ cửa khẩu
Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau), dài 2.300 km, là tuyến đường
xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta. Đây là tuyến đường nối 6/7 vùng
kinh tế của cả nước (trừ Tây Nguyên), nối hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của đất
nước.Đây là tuyến đường dài nhất, quan trọng nhất, có ý nghĩa đặc biệt đối với việc
phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng ra
cả các nước trong khu vực.Nhờ việc xây dựng đoạn đường cao tốc dài 80 km từ TP
Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) đã giúp nối liền với tuyến đường
xuyên Á, gắn kết các vùng lãnh thổ trong nước với nhau và với quốc tế, đi qua các
khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, các đồng bằng phì nhiêu và hàng loạt thành
phố, trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ 2. Ngày
2/3/2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch chung xây dựng
tuyến đường hồ Chí Minh giai đoạn 1 (đến năm 2020), chiều dài tuyến là
2.186km.Giai đoạn 1 làm đường từ Hòa Lạc đến Bến Cát (ngã tư Bình Phước), dài
1700km, trên cơ sở cải tạo quốc lộ 21, 15, 14B, 13. Dự án đường Hồ Chí Minh sẽ là
nhân tố thúc đẩy sự phát triển KT-XH của các tỉnh phía Tây của đất nước. Dự kiến
đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 sẽ kéo dài ở phía Bắc từ Hòa Lạc đến Cao Bằng và
ở phía Nam từ Bến Cát qua Tân Thanh - Tam Nông gặp quốc lộ 80 ở Hòn Đất (Kiên
Giang).
Khu vực phía Bắc: Hệ thống nan quạt gồm các quốc lộ 1B, 2, 3, 5, 6, 18, 32,
32B, 32C, 70, Nội Bài - Bắc Ninh…tổng chiều dài khoảng 2.739km. Hệ thống
đường vành đai 1 gồm các QL 4A, 4B, 4C, 4D, 4E, 4G, vành đai 2 gồm Ql 279.
vành đai 3 gồm QL 37.
Khu vực miền Trung – Tây Nguyên: Hệ thống phía Bắc Trung Bộ có dạng xương
cá với các tuyến QL 7, 8, 9 kết nối đường QL1 với miền núi phía Tây và Lào. Khu vực
Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, hệ thống đường có dạng hình thang với 2 trục dọc và
ngang QL 19, 25, 26, 27, 28…kết nối ven biển với phía Tây.
Khu vực Nam Bộ: Hệ thống đường có dạng hướng tâm kết nối vào đầu mối
giao thông TP Hồ Chí Minh với các QL quan trọng tỏa đi các hướng gồm QL 20,
51, 22 , 30 , 60… và trục ngang kết nối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như
QL 61, 63, 91.
Hệ thống các đường ô tô đối ngoại như đường Xuyên Á, đường ô tô ASEAN,
các đường ô tô cao tốc cũng đang được đầu tư .
21
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Hệ thống đường cao tốc hiện nay của Việt Nam: Tính đến nay đã hoàn thành,
đưa vào khai thác 746 km đường cao tốc gồm 12 tuyến, tập trung ở phía Bắc: Đại lộ
Thăng Long (30km); Pháp Vân - Cầu Giẽ (30km); Cầu Giẽ - Ninh Bình (50km);
đường vành đai 3 Hà Nội đoạn Phù Đổng - Mai Dịch (28km); Hà Nội - Lào Cai
(264km); Hà Nội - Thái Nguyên (62km); Hà Nội - Hải Phòng (105km); Hà Nội -
Bắc Giang (46km); TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương (40km); TP. Hồ Chí Minh -
Long Thành - Dầu Giây (51km) và tuyến nối Nội Bài - Nhật Tân (21km), Liên
Khương - Đà Lạt (19km); Thái Nguyên - Bắc Kạn (40km).
Các dự án đang thi công có tổng chiều dài 525 km gồm 9 tuyến: La Sơn - Túy
Loan (66km); Đà Nẵng - Quảng Ngãi (127km); Bến Lức - Long Thành (57,8 km);
Hòa Lạc - Hòa Bình (26km); Trung Lương - Mỹ Thuận (51km); Bắc Giang - Lạng
Sơn (64km); Hạ Long - Vân Đồn (59km); Hải Phòng - Quảng Ninh (25km).
Bên cạnh các dự án đang thi công, hiện tại Bộ GTVT đã xác định được nguồn
vốn để đầu tư 5 dự án với tổng chiều dài 160 km, gồm: Vành đai 3 Hà Nội đoạn Mai
Dịch - Nam Thăng Long; cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đoạn thành phố Lạng Sơn đến
cửa khẩu Hữu Nghị; cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết; cao tốc Vân Đồn
- Móng Cái; và đường vành đai 3, TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch.
* Những tồn tại của mạng lưới giao thông đường bộ nước ta
Nhìn chung, mạng lưới đường bộ nước ta đã được hình thành và phân bố khá
hợp lý so với địa hình, nhưng chưa hoàn chỉnh, còn tồn tại một số vấn đề sau:
Đường cao tốc, đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (đường cấp I,II) chiếm tỷ
lệ thấp. Còn nhiều tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, ở một số vùng đặc biệt
là vùng núi đường chưa thông được xe 4 mùa.
Hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hai bên
đường quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều nhà dân ở. Việc giải phóng mặt bằng để cải tạo, mở
rộng đường gặp nhiều khó khăn, khối lượng đền bù lớn.
Trong mùa mưa lũ, nhiều đoạn đường bị ngập và sụt lở đặc biệt là khu vực
miền Trung đường bộ bị phá hại nghiêm trọng sau những đợt lũ.
Ở biên giới miền Trung, miền Nam chưa có đường bộ chạy dọc biên giới,
khu vực phía Bắc hệ thống quốc lộ 4 (4A, 4B, 4C, 4D, 4E) chưa được nối liền, đi lại
còn gặp nhiều khó khăn.
Hệ thống giao thông đối ngoại còn có một số đường chưa được khai thông
với các nước láng giềng. Giao thông đô thị còn nhiều ách tắc, các đường vành đai
còn thiếu, chất lượng chưa đảm bảo, thường xuyên gây ùn tắc giao thông.
22
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.2.1.2. Giao thông vận tải đường sắt
Lịch sử ngành đường sắt nước ta đánh dấu từ sự kiện thông tàu tuyến Sài Gòn
– Mĩ Tho (20-7-1885).Thực dân Pháp sau khi đô hộ nước ta đã sớm có kế hoạch
phát triển các tuyến đường sắt. Để đạt mục đích cai trị và bóc lột tài nguyên nhiều
tuyến đường sắt được xây dựng là:
1889 - 1904 : Đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn.
1889 - 1905 : Đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội -
Vinh. 1901 - 1908: Đường sắt Huế - Đông Hà, Huế - Đà Nẵng.
1906 - 1913 : Đường sắt Sài Gòn - Nha Trang. 1922 - 1927 : Đường sắt Vinh
- Đông Hà.
1931- 1936: Đường sắt Đà Nẵng - Nha Trang.
Như vậy tuyến đường sắt xuyên Việt đã hoàn thành vào năm 1936.Ở miền Bắc:
thời kì 1954-1975, đã xây dựng thêm các tuyến đường sắt mới. Đầu tiên là tuyến Đông
Anh - Quán Triều, nối Hà Nội với trung tâm gang thép Thái Nguyên.Sau đó, mở thêm
tuyến Lưu Xá - Kép, Kép - Uông Bí hoàn thành năm 1979.
Tính đến thời điểm hiện nay, đường sắt nước ta có tổng chiều dài là 3.142,69
km gồm 2.632 km đường sắt chính tuyến, 402,69 km đường ga (trên toàn mạng lưới
có 281 ga các loại) và 107,95 km đường nhánh, với ba loại khổ đường: khổ đường
1m, 1m435 và đường lồng (cả 1m và 1m435). Bề rộng nền đường phần lớn là 4,4m.
Đặc biệt toàn mạng lưới còn hơn 300 km đường ray nhỏ (riêng tuyến Thống Nhất
còn 206 km).[23]
Do ảnh hưởng của địa hình, nên trên bình diện của các tuyến đường sắt có
nhiều khúc cong. Nhiều nhất là trên tuyến đường sắt Thống Nhất, có 1711 đoạn
đường cong, với tổng chiều dài các đoạn đường cong là 373,7 km. Do mạng lưới
sông suối dày đặc, nên trên các tuyến đường sắt phải làm nhiều cầu. Tổng số có
1.813 cầu (năm 2003) với tổng chiều dài 57.044 m, trong đó có 33 cầu/11.899 m đi
chung với đường bộ. Ngoài ra, ở những nơi địa hình cao, bắt buộc phải xây dựng
các đường hầm dành cho đường sắt, hiện tại chúng ta có 39 hầm với tổng chiều dài
11.513 m đã được xây dựng từ lâu, bị xuống cấp dẫn đến hạn chế tốc độ chạy tàu.
* Phân bố mạng lưới đường sắt
Mạng lưới đường sắt nước ta có 2632 km đường đơn tuyến với 6 tuyến chính
và 2 tuyến nhánh:
- Thống Nhất ( Hà Nội -TP Hồ Chí Minh) dài 1726km, đường khổ rộng 1m.
23
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Hà Nội - Hải Phòng dài 102 km, đường khổ rộng 1m.
- Hà Nội -Lào Cai dài 293km, đường khổ rộng 1m.
- Hà Nội - Thái Nguyên dài 75 km, đoạn Yên Viên - Lưu Xá là đường
sắt lồng (cả 1m và 1,435m)
- Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy dài 175 km, đường khổ rộng 1,435m.
- Hà Nội - Đồng Đăng dài 162,5km, đoạn từ Yên Viên đi Đồng Đăng là
đường sắt lồng (cả 1m và 1,435m).
Mạng lưới đường sắt tập trung chủ yếu ở phía Bắc với 1.120 km (từ Tây
- Đông) và chạy dọc đất nước theo hướng Bắc - Nam với tổng chiều dài (bao gồm
cả tuyến nhánh) khoảng 2.010 km từ Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Trong số 63 tỉnh
thành của cả nước thì mạng lưới đường sắt đi qua 34 tỉnh, thành phố, trong đó đi qua
hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Việt Trì, Hạ Long,
Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang,
Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh. Mạng lưới đường sắt đi qua các vùng dân cư, khu kinh tế,
các trung tâm văn hóa : 57% tổng dân cư, 47% về tổng diện tích đất.
* Những tồn tại trong mạng lưới đường sắt hiện nay
Nhìn chung, mạng lưới đường sắt hiện nay có một số tuyến phân bố chưa hợp
lí. Toàn bộ là đường đơn, chưa vào cấp kĩ thuật, chưa có đường đôi và đường điện
khí hóa nên năng lực vận tải, tốc độ chạy tàu còn thấp. Trong khi, một số nước trong
khu vực như Malaysia, Trung Quốc đã có đường sắt cao tốc, điện khí hóa. Điều này
có thể dễ hiểu khi thực tế hiện nay, do thiếu vốn cộng với chiến tranh tàn phá, thiên
nhiên khắc nghiệt đã dẫn tới chất lượng đường sắt xuống cấp một cách nghiêm trọng,
đe dọa thường xuyên đến an toàn chạy tàu và làm tăng chi phí khai thác.
1.2.1.3. Giao thông vận tải thủy nội địa
Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc
hình thành mạng lưới giao thông đường sông giúp vận tải đường sông hoạt động dễ
dàng.Cả nước có 2360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài 41.900 km, mật
độ sông, kênh trung bình cả nước đạt 0,60km/km2. Nơi có mật độ sông thấp nhất là
vùng núi đá, vùng cực Nam Trung Bộ. Trên các châu thổ, ngoài các sông suối tự
nhiên còn có nhiều sông đào, mương máng làm cho mật độ kênh mương rất cao.
Khu vực Đồng bằng sông Hồng có mật độ 0,45km/km2, khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long có mật độ 0,68 km/km2. Dọc bờ biển, khoảng 23 km có một cửa sông và
theo thống kê có 112 cửa sông đổ ra biển. Tuy nhiên, hiện nay
24
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chúng ta mới chỉ khai thác vận tải được 17.139 km đường sông (chiếm khoảng 41%),
trong đó đường sông TW là 6.314 km và đường sông địa phương là 10.825 km,
nhưng mới chỉ quản lý được 8.500km. Hạn chế lớn trong hoạt động GTVT đường
sông là do luồng lạch thường xuyên bị phù sa bồi, khối lượng nạo vét rất lớn, thiếu
thiết bị dẫn luồng, các cảng sông nhỏ, năng lực thấp, trang thiết bị bốc xếp lạc hậu,
sức chứa kho bãi không đủ. Đa số các cảng chưa có nối kết liên hoàn với mạng giao
thông quốc gia. Thêm vào đó, một số cửa sông quan trọng chưa được cải tạo, chỉnh
trị để kết nối giữa đường sông và đường biển (như cửa Định An, sông Hậu, Đáy,
Lạch Giang,...). Tổng số có khoảng 50 cảng sông các loại, phân bố chưa hợp lý, quy
mô nhỏ bé..
1.2.1.4. Giao thông vận tải đường biển
Trong giao thông đường biển, cảng biển là mắt xích quan trọng nhất, là đầu
mối chính trong việc lưu thông hàng hóa, hành khách giữa Việt Nam và trên thế giới.
Hiện nay, với xu hướng nền kinh tế thế giới đang tiến ra biển thì cảng biển càng có
cơ hội khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hoạt động kinh tế nói chung và
hoạt động GTVT biển nói riêng. Cùng với sự phát triển của đất nước, qua nhiều thời
kỳ, các cảng biển Việt Nam được hình thành và phát triển đáng kể.
Trong những năm qua, hệ thống cảng biển Việt Nam đã góp phần quan trọng
cho tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng
hóa. Hệ thống cảng biển nước ta đã góp phần không nhỏ trong quá trình hội nhập và
phát triển ngang bằng với các quốc gia trong khu vực cũng như các quốc gia trên thế
giới.
Hiện nay nước ta có trên 90 cảng biển lớn nhỏ với tổng số chiều dài 22.000
m cầu tầu, hàng triệu mét vuông kho bãi.
Hệ thống cảng biển Việt Nam được chia thành 8 nhóm:
- Nhóm 1: nhóm cảng biển phía Bắc
- Nhóm 2: nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ
- Nhóm 3: nhóm cảng biển Trung Trung Bộ
- Nhóm 4: nhóm cảng biển Nam Trung Bộ
- Nhóm 5: nhóm cảng biển khu vực TP.Hồ Chí Minh - Vũng Tàu Thị Vải
- Nhóm 6: nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long
- Nhóm 7: nhóm cảng biển các đảo Tây Nam Bộ
- Nhóm 8: nhóm cảng biển vùng Côn Đảo
25
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Một số cảng biển quan trọng: cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng (phía Bắc), cảng Cửa
Lò, cụm cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn, cụm cảng Nha Trang - Đầm Môn - Ba Ngòi (miền
Trung), cảng Sài Gòn, cụm cảng nước sâu Thị Vải - Vũng Tàu, cảng Sao Mai
- Bến Đình, cảng Cần Thơ (phía Nam).
1.2.1.5. Giao thông vận tải đường hàng không
Ngành hàng không ta là một ngành non trẻ, nhung có những buoc tiến rất
nhanh, nhất là từ sau ngày đất nước thống nhất. Việc phát triển ngành hàng không
dân dụng đạt kết quả nhờ một chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại
hóa cơ sở vật chất của mình. Đội máy bay không ngừng được đổi mới, chuyển loại
thay thế thế hệ máy bay của Liên Xô cũ trước đây. Hiện nay, cả nước có 23 sân bay
dân dụng đang hoạt động, trong đó có 10 sân bay quốc tế là: Nội Bài (Hà Nội), Tân
Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Cát Bi (Hải Phòng), Phú Bài
(Huế), Liên Khương (Lâm Đồng), Phú Quốc (Kiên Giang), Cần Thơ (Cần Thơ),
Cam Ranh (Khánh Hòa), và Chu Lai (Quảng Nam). Các sân bay còn lại là: Điện
Biên Phủ (Điện Biên), Nà Sản (Sơn La), Vinh ( Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình),
Phù Cát (Bình Định), Plâyku (Gia Lai), Buôn Mê Thuật (Đắk Lắk), Đông Tác (Phú
Yên), Rạch Giá (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Vũng Tàu (Bà Rịa -
Vũng Tàu), Cà Mau (Cà Mau). [23].
Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, hết năm 2016, ước
khoảng 52,2 triệu hành khách đã chọn đường hàng không, tăng hơn 29% so với năm
2015, riêng lượng hành khách bay nội địa tăng cao, đạt 28 triệu lượt, tăng 30% so
năm 2015. Hiện tại, phân khúc thị trường nội địa được chia sẻ bởi 4 hãng hàng không
(Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Vasco), trong đó 87% thị phần thuộc
về Vietnam Airlines và Vietjet Air.
Còn trên các đường bay quốc tế, năm 2016 cũng chứng kiến sự bùng nổ mở
đường bay của cả các hãng hàng không trong nước lẫn nước ngoài. Tính chung, có
hơn 52 hãng hàng không nước ngoài thuộc 28 quốc gia và vùng lãnh thổ khai thác 78
đường bay đi và đến Việt Nam.
1.2.1.6. Giao thông vận tải đuờng ống
Vận chuyển bằng đường ống ở nước ta đang phát triển gắn với sự phát triển
của ngành dầu khí. Vận chuyển bằng đường ống là phương pháp chủ yếu để vận
chuyển dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, là phương pháp duy nhất có hiệu quả kinh
tế cao để chuyên chở khí nhất là khí hóa lỏng. Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ
26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
thống đường ống ngầm dưới biển là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có công
nghệ cao và đầu tư lớn.
1.2.2. Vài nét về giao thông vận tải vùng Đông Bắc
1.2.2.1. Giao thông vận tải đường bộ
Hàng hóa và hành khách từ các tỉnh trong vùng đi đến các vùng khác hoặc về
thủ đô và ngược lại chủ yếu được vận chuyển trên các trục hướng tâm (còn gọi là
các tuyến dọc - tuyến nan quạt). Từ Tây sang Đông có thể thấy 4 trục hướng tâm
trong vùng với những đặc điểm cơ bản sau:
+ Trục Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội: trên đoạn này có
các đoạn của quốc lộ 32, quốc lộ 70 và quốc lộ 2. Tuyến trục Hà Nội - Lào Cai là
hành lang quan trọng vận chuyển hàng xuất nhập khẩu từ khu vực cảng biển Hải
Phòng, Quảng Ninh vào vùng. Trên trục này vận tải hàng hóa và hành khách chủ
yếu do đường bộ đảm nhận.
+ Trục Hà Giang - Tuyên Quang - Vĩnh Phúc - Hà Nội: tuyến trục này nằm
hoàn toàn trên quốc lộ 2. Chiều dài toàn tuyến nằm trong vùng là 257,6km.
Hiện nay đoạn Việt Trì - Tuyên Quang đã được nâng cấp đạt cấp 3, đoạn Tuyên
Quang - Hà Giang đã được nâng cấp đạt cấp 4. Các đoạn chạy qua thành thành phố,
thị xã, thị trấn được nâng cấp đạt cấp 2 với 4 làn đường.
+ Trục Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội: tuyến đường này được
hình thành trên cơ sở của quốc lộ 3. Chiều dài toàn tuyến là 343,4 km, đoạn chạy
trong vùng là 310,1 km.
+ Trục Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội: tuyến trục này nằm hoàn
toàn trên tuyến quốc lộ 1. Chiều dài tuyến quốc lộ 1 đi qua vùng là 136,6 km, hiện
nay đã được cải tạo đạt cấp 3.
- Các tuyến đường bộ khác trong vùng
+ Quốc lộ 3B: tổng chiều dài trong vùng là 120 km, điểm đầu từ ngã ba
Xuất Hóa ở Bắc Kạn tới điểm cuối biên giới Việt Trung ở Cao Bằng.
+ Quốc lộ 2C: toàn tuyến kéo dài từ ngã ba Tam Dương (Vĩnh Phúc) đến ngã
ba Ông Việt (Tuyên Quang). Chiều dài tuyến chạy qua vùng là 60,4 km (từ dốc địa
phận Bình Man đến ngã ba Ông Việt).
+ Quốc lộ 1B: tổng chiều dài 148,5 km, điểm đầu ở thị trấn Đồng Đăng
(Lạng Sơn) điểm cuối ở cầu Gia Bẩy (Thái Nguyên).
27
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
+ Quốc lộ 31: tổng chiều dài 163 km, điểm đầu ở ngã ba Quán Thành (Bắc
Giang) điểm cuối ở Bản Chắt (Lạng Sơn).
+ Quốc lộ 18C: tổng chiều dài 50 km, điểm đầu ở thị trấn Tiên Yên (Quảng
Ninh), điểm cuối ở cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh).
+ Đường Hồ Chí Minh: đoạn đi qua vùng dài khoảng 450 km. Điểm xuất phát
từ biên giới Việt Trung ở Cao Bằng, theo quốc lộ 3 đi hết tỉnh Bắc Kạn, cắt qua Thái
Nguyên nối vào quốc lộ 2 ở thị xã Tuyên Quang, đi theo quốc lộ 2 đến Đoan Hùng
và cắt qua tỉnh Phú Thọ sang Hòa Bình. [28]
1.2.2.2. Giao thông vận tải đường sắt
Mạng lưới đường sắt trong vùng có tổng chiều dài là 672 km. Trong đó đường
khổ 1,435m có 161 km, đường khổ 1m có 296 m, đường lồng (cả 2 khổ 1m và
1,435m) có 215 m. Mạng lưới đường sắt gồm: tuyến Hà Nội - Lào Cai (285 km)
- Côn Minh (Trung Quốc), tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (163 km) - Nam Ninh (Trung
Quốc). Đây là 2 tuyến tạo cơ sở để xây dựng dự án “hai hành lang, một vành đai”
(hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang Nam Ninh - Lạng
Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai vịnh Bắc Bộ) giữa nước ta với Trung Quốc.
Ngoài ra trong vùng còn có tuyến khác như Lưu Xá - Kép - Uông Bí (155 km) nối
Thái Nguyên với vùng than Quảng Ninh và khu du lịch Vịnh Hạ Long,...Tuy vậy,
mạng lưới đường sắt của vùng còn bị hạn chế về chất lượng, một số tuyến do kém
hiệu quả đã ngừng hoạt động. [28]
1.2.2.3. Giao thông vận tải đường sông
Các tuyến đường sông trong vùng chủ yếu khai thác trên sông Hồng, sông Lô,
sông Cầu, sông Thương...với các tuyến chính là Hà Nội - Việt Trì (sông Hồng) dài
118 km, Hà Nội - Đáp Cầu (sông Hồng, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Lục
Nam) dài 118 km, Hà Nội - Tuyên Quang (sông Hồng, sông Lô) dài 181 km. Ngoài
ra còn có một số tuyến khác như Hải Phòng - Đáp Cầu (113 km), Hải Phòng - A
Lữ (125 km),...Hệ thống đường sông này kết hợp với mạng lưới đường bộ tạo cơ
sở hình thành nên bộ khung lãnh thổ của vùng.
1.2.2.4. Giao thông vận tải đường biển
Hệ thống cảng biển của vùng bao gồm các cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng:
Cảng Quảng Ninh năng lực thiết kế 719 nghìn tấn/năm, năng lực thông qua 260 nghìn
tấn/năm, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 1 nghìn tấn. Cảng Cái Lân là một cảng
nước sâu đang được đầu tư xây dựng để trở thành cảng lớn nhất khu vực Đông Bắc. Cảng
này gồm 8 cầu tầu, 2 bến bốc xếp côngtennơ và 2 bến nghiêng; cho
28
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
phép tàu từ 1 đến 5 vạn tấn có thể cập bến; khả năng xếp dỡ từ 5 đến 8 triệu
tấn/năm.
Ngoài ra còn có cảng Hòn Gai, Cửa Ông,...và cảng B12 là cảng chuyên dụng
chở dầu với chiều dài luồng là 16 hải lí, độ sâu luồng là 8 - 13 m, năng lực thiết kế
3 triệu tấn/năm, năng lực thông qua 1,5 - 30 triệu tấn/năm. [21], [28]
Đánh giá chung: Nhìn chung, mạng lưới kết cấu hạ tầng GTVT vùng Đông
Bắc tương đối hợp lí. Trên các hành lang vận tải quan trọng của vùng đều có mặt
đầy đủ các phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông chạy song song.
Tuy nhiên, mạng lưới chỉ có quy mô nhỏ bé, trang thiết bị lạc hậu, tiêu chuẩn kĩ
thuật chưa cao.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đề cập đến các nội dung lí luận về giao thông vận tải: khái niệm, đặc
điểm ngành giao thông vận tải; các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành
giao thông vận tải; các tiêu chí đánh giá phát triển và phân bố giao thông vận tải;
những vấn đề thực tiễn phát triển ngành giao thông vận tải nước ta và vùng Đông Bắc
Bắc bộ trong những năm gần đây. Các nội dung nói trên làm cơ sở cho việc phân tích
sâu nội dung phát triển và phân bố giao thông vận tải tỉnh Hà Giang ở chương 2.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận và thực tiễn về địa lí giao thông vận tải.docx

Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến năm 20...
Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến năm 20...Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến năm 20...
Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến năm 20...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdfHuy Tuong
 
đề Cương ôn thi quy hoạch
đề Cương ôn thi quy hoạchđề Cương ôn thi quy hoạch
đề Cương ôn thi quy hoạchTruong Chinh Do
 
Vai tro đặc điểm gtvt an
Vai tro đặc điểm gtvt anVai tro đặc điểm gtvt an
Vai tro đặc điểm gtvt antrungpvd
 
Văn hóa giao thông Việt Nam – Cái nhìn toàn cảnh
Văn hóa giao thông Việt Nam – Cái nhìn toàn cảnh Văn hóa giao thông Việt Nam – Cái nhìn toàn cảnh
Văn hóa giao thông Việt Nam – Cái nhìn toàn cảnh nataliej4
 
Thiết kế tuyến đường qua hai điểm E - F.pdf
Thiết kế tuyến đường qua hai điểm E - F.pdfThiết kế tuyến đường qua hai điểm E - F.pdf
Thiết kế tuyến đường qua hai điểm E - F.pdfMan_Ebook
 
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Bình Định.docHoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Bình Định.docDịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Đất Nền KDL Giang Điền , Đât Nền Giang Điền , Dat Nen Giang Dien, Dat Nen Gre...
Đất Nền KDL Giang Điền , Đât Nền Giang Điền , Dat Nen Giang Dien, Dat Nen Gre...Đất Nền KDL Giang Điền , Đât Nền Giang Điền , Dat Nen Giang Dien, Dat Nen Gre...
Đất Nền KDL Giang Điền , Đât Nền Giang Điền , Dat Nen Giang Dien, Dat Nen Gre...Thanh Vị
 
Hoàn thiện-công-tác-quản-lý-nhà-nước-về-vận-tải-hành-khách-công-cộng-bằng-xe-...
Hoàn thiện-công-tác-quản-lý-nhà-nước-về-vận-tải-hành-khách-công-cộng-bằng-xe-...Hoàn thiện-công-tác-quản-lý-nhà-nước-về-vận-tải-hành-khách-công-cộng-bằng-xe-...
Hoàn thiện-công-tác-quản-lý-nhà-nước-về-vận-tải-hành-khách-công-cộng-bằng-xe-...Cao Duan Le
 

Similar to Cơ sở lý luận và thực tiễn về địa lí giao thông vận tải.docx (20)

Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến năm 20...
Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến năm 20...Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến năm 20...
Quy hoạch vận tải công cộng và các công trình dân dụng của Đà Nẵng đến năm 20...
 
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
[123doc] - tieu-luan-van-nan-ket-xe-tai-tp-hcm-thuc-trang-va-giai-phap.pdf
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty cảng biển
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty cảng biểnPhân tích môi trường kinh doanh của công ty cảng biển
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty cảng biển
 
đề Cương ôn thi quy hoạch
đề Cương ôn thi quy hoạchđề Cương ôn thi quy hoạch
đề Cương ôn thi quy hoạch
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Vấn nạn kẹt xe tại TP.HCM, HAY
 
Vai tro đặc điểm gtvt an
Vai tro đặc điểm gtvt anVai tro đặc điểm gtvt an
Vai tro đặc điểm gtvt an
 
Văn hóa giao thông Việt Nam – Cái nhìn toàn cảnh
Văn hóa giao thông Việt Nam – Cái nhìn toàn cảnh Văn hóa giao thông Việt Nam – Cái nhìn toàn cảnh
Văn hóa giao thông Việt Nam – Cái nhìn toàn cảnh
 
Thiết kế tuyến đường qua hai điểm E - F.pdf
Thiết kế tuyến đường qua hai điểm E - F.pdfThiết kế tuyến đường qua hai điểm E - F.pdf
Thiết kế tuyến đường qua hai điểm E - F.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
Khóa luận tốt nghiệp Kỹ thuật xây dựng công trình Thiết kế kỹ thuật tuyến đườ...
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, HAY
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, HAYLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, HAY
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không, HAY
 
Tiểu luận về xuất nhập khẩu bằng đường hàng không.docx
Tiểu luận về xuất nhập khẩu bằng đường hàng không.docxTiểu luận về xuất nhập khẩu bằng đường hàng không.docx
Tiểu luận về xuất nhập khẩu bằng đường hàng không.docx
 
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Bình Định.docHoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Bình Định.doc
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh Bình Định.doc
 
Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docx
Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docxCơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docx
Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị.docx
 
Khóa luận: Thiết kế kỹ thuật tuyến đường đoạn từ Km 0 + 0 đến Km 3 + 00
Khóa luận: Thiết kế kỹ thuật tuyến đường đoạn từ Km 0 + 0 đến Km 3 + 00Khóa luận: Thiết kế kỹ thuật tuyến đường đoạn từ Km 0 + 0 đến Km 3 + 00
Khóa luận: Thiết kế kỹ thuật tuyến đường đoạn từ Km 0 + 0 đến Km 3 + 00
 
Bài mẫu chuyên chở hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu của Vietnam Airlines
Bài mẫu chuyên chở hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu của Vietnam AirlinesBài mẫu chuyên chở hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu của Vietnam Airlines
Bài mẫu chuyên chở hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu của Vietnam Airlines
 
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.docQuy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
Quy Hoạch Chi Tiết Đơn Vị Ở Phƣờng Đông Khê.doc
 
Đất Nền KDL Giang Điền , Đât Nền Giang Điền , Dat Nen Giang Dien, Dat Nen Gre...
Đất Nền KDL Giang Điền , Đât Nền Giang Điền , Dat Nen Giang Dien, Dat Nen Gre...Đất Nền KDL Giang Điền , Đât Nền Giang Điền , Dat Nen Giang Dien, Dat Nen Gre...
Đất Nền KDL Giang Điền , Đât Nền Giang Điền , Dat Nen Giang Dien, Dat Nen Gre...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty du lịch vận tải Tiến Oanh.docx
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty du lịch vận tải Tiến Oanh.docxPhân tích báo cáo tài chính tại công ty du lịch vận tải Tiến Oanh.docx
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty du lịch vận tải Tiến Oanh.docx
 
Hoàn thiện-công-tác-quản-lý-nhà-nước-về-vận-tải-hành-khách-công-cộng-bằng-xe-...
Hoàn thiện-công-tác-quản-lý-nhà-nước-về-vận-tải-hành-khách-công-cộng-bằng-xe-...Hoàn thiện-công-tác-quản-lý-nhà-nước-về-vận-tải-hành-khách-công-cộng-bằng-xe-...
Hoàn thiện-công-tác-quản-lý-nhà-nước-về-vận-tải-hành-khách-công-cộng-bằng-xe-...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Cơ sở lý luận và thực tiễn về địa lí giao thông vận tải.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỊA LÍ GIAO THÔNG VẬN TẢI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng là những điều kiện, yếu tố kĩ thuật vật chất, kiến trúc được hình thành theo một cấu trúc nhất định và đóng vai trò nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra một cách bình thường. 1.1.1.2 Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là những loại công trình kết cấu hạ tầng mang tính chất kỹ thuật và phục vụ cho nhu cầu giao thông của xã hội loài người được gọi là kết cấu hạ tầng giao thông vận tải như các đường sá, sân bay, cảng sông, biển.[4] 1.1.1.3 Giao thông vận tải GTVT như C. Mác đã khẳng định, là ngành sản xuất quan trọng của xã hội và đứng hàng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp Là một ngành thuộc khu vực dịch vụ ,bản thân ngành GTVT không tạo ra của cải vật chất cũng không làm tăng khối lượng hay thay đổi tính chất của sản phẩm mà chỉ chuyển dịch vị trí của nó từ nơi này đến nơi khác bằng cách đó GTVT đã làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm được sản xuất ra.[19] 1.1.2. Vai trò của giao thông vận tải 1.1.2.1. Đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân GTVT trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định để nâng cao năng lực, hiệu quả đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó GTVT còn là cầu nối để các nước hòa nhập với cộng đồng quốc tế, là cơ hội cho phát triển một nền kinh tế mở, theo kịp với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thế giới hiện nay đang diễn ra sôi động với mọi quốc gia trên thế giới không ngoại trừ nước ta, GTVT luôn giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển vững chắc và sônbgs còn của nền kinh tế. Không phải ngẫu nhiên mà hệ thông giao thông được ví như là hệ thống mạch máu trong cơ thể. Nếu hệ thống này không thông suốt thì tổn thất cho nền kinh tế khó có thể đánh giá được. Chính vì ý nghĩa to lớn của ngành giao thông vận tải mà trên thế 9
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 giới hiện nay, ngành giao thông vận tải quản lý hơn 9/10 công suất ổn định của tất cả các động cơ. Vốn cơ bản của ngành giao thông vận tải chiếm từ 1/10 đến 1/5 tài sản quốc gia ở những nước khác nhau. - Đối với công nghiệp, không có giao thông vận tải thì công nghiệp không thể hoạt động được. Nguyên liệu không thể đến đƣợc nhà máy, nhiên liệu, năng lượng cạn, các công đoạn không liên hệ được với nhau, sản phẩm làm ra bị ứ đọng. Trong trường hợp giao thông vận tải hoạt động kém, điều tất yếu sẽ dẫn đến một nền công nghiệp kém hiệu quả, ngưng trệ trong quá trình sản xuất. Giao thông vận tải có ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm công nghiệp. Chỉ tính riêng các công việc vận chuyển trong nội bộ xí nghiệp đã chiếm tới 22% giá thành sản phẩm. Đối với một số ngành công nghiệp nhất là công nghiệp luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng chiếm phần lớn giá thành sản phẩm. - Đối với nông nghiệp, nếu không có ngành giao thông vận tải phát triển tốt thì không thể nói gì đến nền nông nghiệp thâm canh và chuyên môn hóa vì trong trường hợp ấy, nông nghiệp có thể không được cung cấp kịp thời phân bón, thuốc trừ sâu và các máy móc thiết bị hiện đại, sản phẩm nông nghiệp không được chuyên chở kịp thời, bị hư thối, chất lượng sẽ không đảm bảo trước khi đưa tới các cơ sở chế biến và nơi tiêu thụ. - Đối với thương mại - du lịch, sự phân bố hợp lí các điểm bán buôn sẽ làm giảm khối lượng luân chuyển hàng hóa tới mức tối ưu. Còn việc tăng số lượng các điểm bán lẻ lại làm tăng sự luân chuyển hàng hóa bán lẻ. Ở các thành phố lớn, hầu hết các nhu cầu tiêu dùng của dân cư là do mạng lưới thương mại cung cấp, do vậy vấn đề chuyên chở hàng hóa phục vụ sinh hoạt càng quan trọng. Hiện nay đời sống của dân cư ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi lại, nghỉ ngơi, nghỉ cuối tuần, giải trí ngày càng cao, do vậy, nơi có càng nhiều tiềm năng phát triển du lịch sẽ làm tăng sự luân chuyển hành khách và cả hàng hóa để phục vụ du lịch. Ngoài tiềm năng về du lịch tự nhiên thì hiện nay du lịch nhân văn thu hút rất nhiều du khách, với các di tích lịch sử, cách mạng, các lễ hội, du lịch tâm linh,.. 1.1.2.2. Giao thông vận tải giữ vai trò to lớn trong phân bố sản xuất Một nguyên tắc căn bản trong phân bố sản xuất là làm sao cho tổng chi phí về chuyên chở sản phẩm đầu vào và đầu ra phải nhỏ nhất. Khi GTVT phát triển sẽ giảm được chi phí vận tải, tăng tốc độ vận chuyển và độ an toàn trong vận chuyển, các ngành 10
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sản xuất có cơ hội để mở rộng cự ly cung cấp nguyên liệu, năng lượng, mở rộng vùng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất. GTVT có ý nghĩa to lớn đối với sự phân bố lãnh thổ, lực lượng sản xuất và phát triển vùng. GTVT nếu được tổ chức và phát triển hợp lí sẽ kết nối các trung tâm tăng trưởng, hình thành các vùng kinh tế mới, hình thành các “dải”, các “ hành lang ” kinh tế. Tóm lại, mối quan hệ giữa GTVT với nền kinh tế quốc dân là mối quan hệ biện chứng, cái này tạo điều kiện và là tiền đề phát triển cho cái kia và ngược lại. GTVT là đòn bẩy, tạo điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. 1.1.2.3. Đối với quần cư, đời sống văn hoá, xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng Giao thông vận tải giúp cho các hoạt động sinh hoạt của dân cư được thuận tiện nên ngay từ thời kỳ xa xƣa nó đã có ý nghĩa trong việc chọn địa bàn cư trú. Các đầu mối giao thông vận tải, các trục đường giao thông có sức hút rất lớn đối với dân cư. Giao thông vận tải có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của các thành phố lớn đến mức đã hình thành một loại hình tổ chức vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá trên lãnh thổ và vùng ngoại ô trong phạm vi các chùm đô thị và thực hiện các công việc liên quan đến vệ sinh môi trường, an toàn đô thị. Chính sự phát triển của giao thông vận tải thành phố đã cho phép giãn dân ở trung tâm các thành phố lớn ra các đô thị vệ tinh và vùng ngoại ô. Ở những vùng thành phố mới xây dựng, nó cho phép đƣa các nhà máy, các khu công nghiệp ra cách xa thành phố, cách xa các khu dân cư. Giao thông vận tải thành phố đã là một điều kiện quan trọng để thay đổi quy hoạch không gian đô thị. Giao thông vận tải làm cho sự giao thương giữa các địa phương trong nước được mật thiết, dễ dàng hơn, sự quản lí của chính quyền các cấp được chặt chẽ hơn. Như vậy, hoạt động của ngành giao thông vận tải góp phần tăng cường tính thống nhất mọi mặt của đất nước. Giao thông vận tải phát triển và hoạt động tốt cho phép xây dựng tập trung các công trình y tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ công cộng đồng thời khai thác có hiệu quả hơn công suất các công trình này. Ý nghĩa của giao thông vận tải đối với quốc phòng thật rõ ràng vì mọi hoạt động tác chiến, hậu cần đều không tách rời hoạt động vận tải. 11
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Với những điều đã trình bày ở trên, trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải có thể làm một thước đo về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. và được coi là nền tảng, là cơ sở hạ tầng quan trọng. Trong quá trình thực hiện CNH- HĐH đất nước, GTVT cần phải đi trước một bước. [16], [18], [19], [27] 1.1.3 Đặc điểm của ngành giao thông vận tải 1.1.3.1 Sự chuyên chở là sản phẩm đặc thù của ngành giao thông vận tải GTVT, như K.Mác khẳng định, là ngành sản xuất quan trọng của xã hội và đứng hàng thứ tư sau công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và sản xuất nông nghiệp. Bản thân ngành này không tạo ra của cải vật chất, cũng không làm tăng khối lượng hay thay đổi tính chất của sản phẩm, mà chỉ chuyển dịch vị trí của nó từ nơi này sang nơi khác. Bằng cách đó, GTVT đã làm tăng thêm giá trị của các sản phẩm được sản xuất ra. Mỗi ngành sản xuất đều có những sản phẩm nhất định. Vậy sản phẩm được tạo ra từ ngành GTVT là gì? Đối với các ngành sản xuất vật chất như nông nghiệp và công nghiệp, sản phẩm được tạo ra là rất cụ thể, là hữu hình mà chúng ta có thể nhìn thấy được, cầm nắm được, sử dụng được cho đời sống hoặc cho sản xuất. GTVT là ngành dịch vụ. Đặc điểm của khu vực dịch vụ nói chung và GTVT nói riêng là không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất. Thông qua vận tải từ nơi này sang nơi khác, sản phẩm với tƣ cách hàng hoá đã tăng thêm giá trị. Khác với các sản phẩm công nghiệp hay nông nghiệp, đây là các sản phẩm vô hình. Chẳng hạn, hạt muối được làm từ nước biển khi có mặt ở sâu trong nội địa được bán với giá cao hơn nhiều so với ở nơi sản xuất. Điều đó được lí giải ở chỗ ngoài giá thành để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm và tiền lãi của doanh nghiệp còn phải cộng thêm giá trị của sự vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Như vậy, công lao động vận tải tính trong hạt muối là vô hình. Sản phẩm này tuy vô hình, nhưng lại làm tăng giá trị của hàng hoá, thậm chí lên rất nhiều lần. Qua phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng sản phẩm của GTVT là sự chuyên chở người và hàng hoá từ nơi này sang nơi khác. Chất lượng của sản phẩm này được tính bằng một số tiêu chí như tốc độ chuyên chở, mức độ tiện nghi, an toàn… cho hành khách và hàng hoá. 1.1.3.2. Sử dụng nhiều nguyên, nhiên, vật liệu từ các ngành khác GTVT là ngành tiêu thụ rất nhiều sản phẩm của các ngành kinh tế khác với nguồn lao động đông đảo và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 12
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 GTVT cần nhiều nhiên liệu. Phần lớn các phương tiện vận tải đều cần đến nguồn nhiên liệu như xăng, dầu... Có thể nói gần 1/4 lượng nhiên liệu khai thác được của thế giới là phục vụ cho ngành vận tải. Tương tự như thế, ngành này còn cần nhiều nguyên vật liệu như sắt, thép để sản xuất phương tiện vận chuyển cũng như hình thành mạng lưới đường ray, cảng hàng không, cảng biển, kho tàng, bến bãi... Đây là ngành tiêu thụ gần 1/3 sản lượng của ngành luyện kim đen và khoảng 70% sản lượng cao su của thế giới. Vì thế, GTVT có mối quan hệ qua lại mật thiết với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ngành này phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Ngược lại, sự phát triển của các ngành kinh tế lại trở thành tiền đề để phát triển GTVT. GTVT là ngành thu hút nhiều lao động. Bên cạnh số lao động trực tiếp tham gia hoạt động vận tải còn có một bộ phận đông đảo lao động gián tiếp. Nguồn lao động của ngành nhìn chung là có tay nghề, nhất là đội ngũ lao động trực tiếp. 1.1.3.3. Giao thông vận tải được phân bố thành mạng lưới với các tuyến và đầu mối giao thông GTVT có kiểu phân bố rất đặc biệt, khác hẳn các ngành kinh tế khác. Đối với nông nghiệp, sự phân bố của ngành (chủ yếu nói đến trồng trọt) là phân tán theo không gian và được lí giải liên quan đến đặc điểm quan trọng hàng đầu của nông nghiệp do đất trồng được coi như tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được. Một khi tư liệu sản xuất chính là đất trồng thì sự phân bố của ngành trồng trọt phải trải rộng theo không gian. Đối với công nghiệp lại khác hẳn. Sản xuất công nghiệp phân bố rất tập trung (trừ các ngành công nghiệp khai thác ).Tính chất này thể hiện ở việc tập trung vốn đầu tư, tư liệu sản xuất, tập trung nhân công cũng như sản phẩm. Sự phân bố của GTVT không giống với hai ngành trên. Hoạt động của ngành diễn ra theo mạng lưới với các tuyến và đầu mối (hay là nút) cụ thể. Trên phạm vi cả nước hình thành một mạng lưới bao gồm nhiều tuyến khác nhau và một số đầu mối giao thông quan trọng có ý nghĩa quốc gia (hoặc địa phương) 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố giao thông vận tải 1.1.4.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Vị trí địa lí là yếu tố rất quan trọng quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải. Vị trí ở miền núi, sông ngòi ngắn dốc thì khó có thể nói đến sự phát triển của ngành giao thông vận tải đường sông. Vị trí ở đồng bằng, có thể phát triển đầy đủ các loại hình vận tải. Vị trí giáp biển như nước ta thì ngành vận tải 13
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đường biển có vai trò rất quan trọng. Ở những vùng gần cực, hầu như quanh năm tuyết phủ, bên cạnh các phương tiện vận tải thô sơ như chiếc xe quệt thì máy bay là phương tiện hiện đại duy nhất. Nước ta có vị trí địa lí rất đặc biệt, nằm ở rìa đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Với vị trí đó, nước ta có điều kiện phát triển đầy đủ các loại hình giao thông, đặc biệt giao thông đường biển, với hệ thống các cảng và cụm cảng được xây dựng nối liền các đảo với đất liền và với các quốc gia khác...góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Lãnh thổ đất nước rộng hay hẹp, hình thể lãnh thổ (kéo dài hoặc hình khối) có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT. 1.1.4.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới các khía cạnh kinh tế - kĩ thuật, sự phân bố và hoạt động của các loại hình GTVT. a. Địa hình, địa chất Đây là nhân tố tự nhiên rất quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển và phân bố GTVT. Ở những vùng địa hình khác nhau sẽ hình thành các loại hình GTVT khác nhau.Ở vùng núi với địa hình cao và dốc nên chủ yếu phát triển GTVT đường bộ và các tuyến đường bộ thường quanh co để giảm bớt độ dốc của tuyến đường. Đối với GTVT đường sắt, do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên phải xây dựng các đường hầm xuyên núi. Ở những nơi địa hình khá bằng phẳng mật độ đường giao thông dày đặc hơn, tập trung nhiều phương tiện GTVT hơn.Địa hình đồi núi xen kẽ các khe sâu gây khó khăn cho việc làm đường, ngoài ra hiện tượng trượt đất, sạt lở đường về mùa mưa làm cho giao thông ở miền núi dễ bị ách tắc và việc duy tu, bảo dưỡng rất tốn kém, khó khăn. b. Khí hậu Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất rõ rệt đến hoạt động vận tải tạo ra tính “địa đới” và tính “mùa” trong hoạt động GTVT. Nếu ở các nước thuộc vùng ôn đới, hàn đới, hoạt động vận tải về mùa đông bị trở ngại do băng tuyết thì ở các nước nhiệt đới như nước ta hoạt động vận tải có thể diễn ra quanh năm. 14
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tuy nhiên, điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta cũng gây không ít khó khăn cho sự phát triển của ngành GTVT : các phương tiện vận tải bị rỉ, ăn mòn nhanh, đòi hỏi phải có công nghệ nhiệt đới hóa máy móc.Về mùa mưa bão, giao thông dễ bị tắc nghẽn do mưa ngập ở đồng bằng, sạt lở đường ở miền núi.Ngoài ra, trong quá trình xây dựng đường phải thiết kế, thi công thoát nước tốt nếu không nền đường rất nhanh bị hỏng.Sự phân mùa của khí hậu có ảnh hưởng lớn đến tính mùa vụ của hoạt động GTVT ( đặc biệt giao thông đường thủy ) c. Thủy văn Mạng lưới sông ngòi và chế độ dòng chảy có ảnh hưởng lớn tới vận tải đường thủy nội địa.Nơi có địa hình bằng phẳng, mật độ sông ngòi dày đặc thì có hệ thống giao thông đường thủy phát triển mạnh mẽ. Từ xa xưa, các điểm đầu mối giao thông thủy đã trở thành những nơi diễn ra hoạt động thương mại sôi động đồng thời đó cũng là điểm mút cho tuyến giao thông đường bộ. Như vậy, mạng lưới sông ngòi dày đặc với chế độ thủy văn ổn định thực sự là thế mạnh cho ngành giao thông đường thủy. Chế độ dòng chảy của sông ngòi có tác động mạnh mẽ đến hệ thống giao thông đường sông, tới việc xây dựng các công trình trị dòng chảy và các cảng sông. Đối với giao thông đường biển thì địa hình bờ biển, chế độ hải văn, các dòng biển cũng như các thiên tai từ biển có tầm ảnh hưởng rất lớn, gần như quyết định. Sự phân bố các cảng biển hay các tuyến giao thông trên biển đều được xác định dựa trên các yếu tố đã nêu ở trên. Thông thường các cảng biển lớn trên thế giới được xây dựng ở những vùng biển kín gió, có các đảo tự nhiên chắn gió hoặc ở các cửa sông, các bán đảo,... d. Tài nguyên khoáng sản Sự phân bố các mỏ khoáng sản tạo điều kiện hình thành các tuyến giao thông đặc thù.Trữ lượng, qui mô, sự phân bố tập trung nhiều khoáng sản trên một lãnh thổ sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng vận chuyển, từ đó ảnh hưởng đến khả năng phát triển mạng lưới GTVT. Như vậy, các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lựa chọn cơ cấu loại hình vận tải, công tác thiết kế, thi công, chi phí đầu tư, hoạt động … của GTVT.Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, những khó 15
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khăn của điều kiện tự nhiên có thể khắc phục được. Vì vậy nhân tố kinh tế xã hội sẽ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành GTVT. 1.1.4.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội a. Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố cũng như sự hoạt động của GTVT. Đó là vì các ngành kinh tế là khách hàng của ngành GTVT. Mặt khác, các ngành công nghiệp và dịch vụ khác cũng góp phần trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành GTVT. Như đã nói ở trên, các ngành kinh tế là khách hàng của ngành GTVT. Các ngành kinh tế phát triển sẽ góp phần nâng cao KLVC, KLLC của ngành GTVT. Chính vì vậy, sự thịnh vượng hay thăng trầm của các ngành kinh tế được phản ánh rất rõ ở một số chỉ tiêu chính về vận tải là khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển, số lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển, cự li vận chuyển… Sự phân bố của các ngành kinh tế có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển, phân bố và hoạt động của các loại hình vận tải. Công nghiệp có đặc điểm là phân bố tập trung các xí nghiệp thành các khu công nghiệp, các cụm, các trung tâm công nghiệp.Do đó làm tăng cường các luồng vận chuyển. Sự tập trung hóa lãnh thổ công nghiệp và sự mở rộng quy mô sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp đều làm mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm, tức là tăng thêm cả khối lượng vận chuyển và cự ly vận chuyển của ngành GTVT. b. Tổ chức lãnh thổ nền kinh tế quốc dân hay một địa phương Tổ chức lãnh thổ GTVT là một bộ phận của tổ chức lãnh thổ nền kinh tế quốc dân. Do vậy, GTVT có tác động lớn đến tổ chức lãnh thổ nền kinh tế. Đến lượt mình, tổ chức lãnh thổ kinh tế lại có tác động nhất định đến GTVT. Sự phân bố các cơ sở kinh tế quy định hướng của các mối liên hệ vận tải, cường độ vận chuyển và cơ cấu của các luồng hàng vận chuyển. Sự chuyên môn hóa của các vùng kinh tế càng trở nên sâu sắc thì càng làm mở rộng mối liên hệ vùng và như vậy càng đòi hỏi mạng lưới GTVT trong vùng phát triển tương ứng. c. Sự phân bố dân cư, các thành phố lớn và đô thị Dân cư đóng vai trò là khách hàng của ngành giao thông nhờ nhu cầu đi lại hàng ngày, do đó tác động trực tiếp tới ngành vận tải hành khách.Số lượng dân cư càng lớn thì nhu cầu đi lại càng nhiều. Điều đó lý giải tại sao ở những khu vực dân cư tập trung đông đúc như trong các đô thị lớn, mật độ giao thông dày đặc với sự 16
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 xuất hiện của hầu hết các loại hình vận tải và hoạt động gần như hết công suất.Sự phân bố dân cư đặc biệt dày đặc trong các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới mạng lưới GTVT, tạo ra hình thái đặc biệt là giao thông đô thị. d. Chính sách đầu tư Chính sách của Nhà nước là yếu tố giữ vai trò quyết định đến sự phân bố mạng lưới giao thông hay đúng hơn là tổ chức lãnh thổ GTVT. Sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở các vùng, miền, tạo điều kiện phát triển các hoạt động dịch vụ khác như văn hóa, giáo dục, y tế...do đó GTVT luôn phải đi trước một bước, đặc biệt trong quá trình CNH-HĐH giao thông là một trong nhiều ngành được chú trọng đầu tư phát triển. e. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và công nghệ Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và công nghệ giúp ngành GTVT hạn chế được những tác động xấu từ các nhân tố tự nhiên. Ngoài ra, khoa học công nghệ còn giúp cho ngành GTVT đáp ứng nhu cầu càng ngày càng cao của con người về tốc độ vận tải, sự an toàn, sự tiện nghi và khả năng chuyên chở… khi nền kinh tế đang trên đà phát triển rất nhanh, giúp giải quyết vấn đề quá tải trong lưu thông.Sự phát triển khoa học, công nghệ còn có vai trò quan trọng trong thiết kế, thi công, xây dựng các công trình giao thông, giúp làm giảm chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian thi công, đảm bảo chất lượng công trình giao thông… 1.1.5. Các tiêu chí đánh giá Để đánh giá mạng lưới GTVT của một quốc gia, vùng lãnh thổ, người ta thường dùng hai nhóm chỉ tiêu cơ bản là chỉ tiêu kĩ thuật của mạng lưới giao thông và chỉ tiêu của hệ thống vận tải. Mỗi nhóm chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh của mạng lưới GTVT. 1.1.5.1. Các tiêu chí về mạng lưới đường giao thông a. Mạng lưới đường - Tổng chiều dài hệ thống đường (đơn vị tính là km) - Mạng lưới đường các loại: + Đường bộ : Quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị, đường giao thông nông thôn (hay đường liên huyện, xã ) + Đường sắt : tuyến đường, nhà ga… + Đường thủy : các luồng - tuyến, hệ thống cảng. + Đường hàng không : các tuyến đường bay, sân bay… 17
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 b. Mật độ mạng lưới - Mật độ mạng lưới đường so với diện tích: Chỉ tiêu này được xác định bằng tương quan giữa tổng chiều dài của đường so với diện tích và dân số tương ứng của vùng. Đơn vị tính đối với: + Đường bộ là: Số km đường/1000 km2 ; Số km đường/1000 dân. + Đường sông là: Số km sông/1000 km2 ; Số km sông/1000 dân. Mật độ đường nói chung (không kể đường xã và đường chuyên dùng) so với diện tích và dân số ở nước ta lần lượt là: xấp xỉ 22km/1000km2 và 0,96km/1000 dân. Mật độ đường quốc lộ của cả nước đạt 4,45km/1000km2 và 0,19km/1000 dân. c. Quy mô, chất lượng đường - Đường bộ: tỉ lệ kết cấu mặt đường bộ phân theo: mặt đường nhựa, BTXM, đá dăm- cấp phối, đất; tỉ lệ đường tốt, trung bình, xấu. - Đường sắt: khổ đường, cấp đường, độ dốc hạn chế, nền đường, cấu trúc tầng trên, thông tin tín hiệu… - Đường thủy: Chiều dài, chiều rộng, chiều sâu tuyến luồng, phân loại cảng… 1.1.5.2. Các tiêu chí về vận tải Chất lượng và khối lượng phục vụ của hoạt động vận tải được đo bằng ba nhóm chỉ tiêu: doanh thu vận tải và bốc xếp; năng lực vận tải; phương tiện vận tải. a. Năng lực vận tải Khối lượng vận chuyển và luân chuyển (bao gồm hàng hóa và hành khách) là những chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động vận tải do các đơn vị vận tải thực hiện trong một thời gian nhất định. - Khối lượng vận chuyển: là khối lượng hàng hóa hoặc hành khách do ngành giao thông vận tải đã vận chuyển, không phân biệt độ dài quãng đường. Đơn vị tính đối với: + Hàng hoá (tấn, nghìn tấn, triệu tấn) + Hành khách (người, nghìn người, triệu người) - Khối lượng luân chuyển: là khối lượng hàng hóa hay hành khách được vận chuyển tính theo chiều dài của quãng đường vận chuyển. 18
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Khối lượng hàng hoá luân chuyển bằng khối lượng hàng hóa vận chuyển nhân với độ dài quãng đường đã vận chuyển. Đơn vị tính là tấn.km (hoặc nghìn tấn.km; triệu tấn.km). + Khối lượng hành khách luân chuyển bằng số lượng hành khách vận chuyển nhân với độ dài quãng đường đã vận chuyển. Đơn vị tính là người.km (hoặc nghìn người.km; triệu người.km). - Cự li vận chuyển trung bình: là quãng đường thực tế đã vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi nhận, hoặc hành khách từ nơi đi đến nơi đến. Đơn vị tính là km. Cự li vận chuyển trung bình dùng làm căn cứ để tính giá cước vận tải và giá vé. b. Doanh thu vận tải và bốc xếp - Tổng doanh thu (triệu đồng). - Phân theo ngành hoạt động + Đường bộ (triệu đồng). + Đường thủy (triệu đồng). c. Phương tiện vận tải - Đường bộ: + Ô tô chở hàng (cái và trọng tải) + Ô tô chở khách, xe con, xe tải, xe khác (cái và số ghế) + Xe có động cơ 2 bánh ( cái ) - Đường thủy:+ Tàu, canô chở hàng (cái và trọng tải). + Tàu, canô chở khách (cái và số ghế). + Thuyền, xuồng máy (cái và số ghế). Như vậy, có rất nhiều tiêu chí khác nhau đánh giá ngành hoạt động của ngành GTVT của một quốc gia, vùng lãnh thổ.Trong khuôn khổ của luận văn nghiên cứu về địa lí GTVT cấp tỉnh, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu chính sau: chiều dài và mật độ đường, chất lượng đường; doanh thu vận tải; khối lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển và luân chuyển, cự li vận chuyển. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tổng quan hiện trạng ngành giao thông vận tải nước ta Nhìn chung Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống GTVT với đầy đủ các loại hình vận tải, bao gồm: vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường ống. Trong đó, nổi bật là vai 19
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trò to lớn của mạng lưới đường bộ đối với sự phát triển KT-XH của đất nước, đời sống dân cư và an ninh quốc phòng quốc gia. 1.2.1.1. Giao thông vận tải đường bộ (đường ô tô) a. Khái quát chung Mạng lưới đường bộ có tầm quan trọng đặc biệt với việc phát triển KT-XH của đất nước. Mạng lưới đường bộ ở Việt Nam có thể coi là được hình thành dưới thời Pháp thuộc thông qua việc nâng cấp các tuyến đường cũ (nhất là tuyến đường Thiên lí xuyên Bắc Nam thời Nguyễn) và xây dựng một số đường mới.Chiều dài các tuyến đường ngày càng tăng, từ khoảng 3000 km năm 1913 lên 20.000 km năm 1925 và 33.600km đường nhựa cùng với 15.300km đường đá năm 1934. Sau năm 1939, việc giao thông bằng ô tô trở nên phổ biến và có thể đi lại dễ dàng từ nơi này sang nơi khác. Toàn bộ hệ thống đường bộ nước ta sau khi thống nhất đất nước dài khoảng 48.000 km, quốc lộ 10.629 km, trong đó có trên 3000 km đường bê tông nhựa, 3445 km láng nhựa, còn lại là mặt đường đá dăm cấp phối. Những năm gần đây thực hiện chính sách đổi mới, Chính phủ Việt Nam đã tập trung đầu tư mạnh mẽ cho KCHT GTVT đường bộ. Nhiều tuyến đường đã xây dựng mới hoặc nâng cấp theo hướng CNH-HĐH, với tiêu chuẩn kĩ thuật cao, với công nghệ tiên tiến. KCHT GTVT được coi kà khâu trọng tâm nên cần phải đi trước một bước tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Cho đến nay, tổng chiều dài đường bộ của cả nước là 256.458 km, bao gồm: quốc lộ: 17.385 km chiếm 6,78 %; đường tỉnh: 23.137 km chiếm 9 %; đường giao thông nông thôn 49.823 km chiếm 19,4 %; đường đô thị: 8.492km chiếm 3.31 %; đường chuyên dùng: 157.621 km chiếm 61,51%. [26] b. Hệ thống các tuyến đường chính * Quốc lộ: Hiện tại nước ta có 91 quốc lộ. Theo đặc điểm địa hình trải dài từ Bắc vào Nam, hệ thống quốc lộ nước ta được hình thành theo các trục dọc, trục ngang và các hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm.[23] - Trục xuyên quốc gia: Gồm có 2 tuyến quốc lộ là QL1 và đường Hồ Chí Minh với tổng chiều dài khoảng 3.784 km. Hai trục này là trục xương sống xuyên suốt quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển KT-XH chung của đất nước, tạo điều kiện kết nối 3 vùng Bắc – Trung – Nam. 20
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + QL1 (còn gọi là quốc lộ 1A) trải dọc theo chiều dài đất nước từ cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau), dài 2.300 km, là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta. Đây là tuyến đường nối 6/7 vùng kinh tế của cả nước (trừ Tây Nguyên), nối hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của đất nước.Đây là tuyến đường dài nhất, quan trọng nhất, có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng không chỉ ở trong nước mà còn mở rộng ra cả các nước trong khu vực.Nhờ việc xây dựng đoạn đường cao tốc dài 80 km từ TP Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) đã giúp nối liền với tuyến đường xuyên Á, gắn kết các vùng lãnh thổ trong nước với nhau và với quốc tế, đi qua các khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, các đồng bằng phì nhiêu và hàng loạt thành phố, trung tâm kinh tế lớn của cả nước. + Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ 2. Ngày 2/3/2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạch chung xây dựng tuyến đường hồ Chí Minh giai đoạn 1 (đến năm 2020), chiều dài tuyến là 2.186km.Giai đoạn 1 làm đường từ Hòa Lạc đến Bến Cát (ngã tư Bình Phước), dài 1700km, trên cơ sở cải tạo quốc lộ 21, 15, 14B, 13. Dự án đường Hồ Chí Minh sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển KT-XH của các tỉnh phía Tây của đất nước. Dự kiến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2 sẽ kéo dài ở phía Bắc từ Hòa Lạc đến Cao Bằng và ở phía Nam từ Bến Cát qua Tân Thanh - Tam Nông gặp quốc lộ 80 ở Hòn Đất (Kiên Giang). Khu vực phía Bắc: Hệ thống nan quạt gồm các quốc lộ 1B, 2, 3, 5, 6, 18, 32, 32B, 32C, 70, Nội Bài - Bắc Ninh…tổng chiều dài khoảng 2.739km. Hệ thống đường vành đai 1 gồm các QL 4A, 4B, 4C, 4D, 4E, 4G, vành đai 2 gồm Ql 279. vành đai 3 gồm QL 37. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên: Hệ thống phía Bắc Trung Bộ có dạng xương cá với các tuyến QL 7, 8, 9 kết nối đường QL1 với miền núi phía Tây và Lào. Khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nguyên, hệ thống đường có dạng hình thang với 2 trục dọc và ngang QL 19, 25, 26, 27, 28…kết nối ven biển với phía Tây. Khu vực Nam Bộ: Hệ thống đường có dạng hướng tâm kết nối vào đầu mối giao thông TP Hồ Chí Minh với các QL quan trọng tỏa đi các hướng gồm QL 20, 51, 22 , 30 , 60… và trục ngang kết nối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như QL 61, 63, 91. Hệ thống các đường ô tô đối ngoại như đường Xuyên Á, đường ô tô ASEAN, các đường ô tô cao tốc cũng đang được đầu tư . 21
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Hệ thống đường cao tốc hiện nay của Việt Nam: Tính đến nay đã hoàn thành, đưa vào khai thác 746 km đường cao tốc gồm 12 tuyến, tập trung ở phía Bắc: Đại lộ Thăng Long (30km); Pháp Vân - Cầu Giẽ (30km); Cầu Giẽ - Ninh Bình (50km); đường vành đai 3 Hà Nội đoạn Phù Đổng - Mai Dịch (28km); Hà Nội - Lào Cai (264km); Hà Nội - Thái Nguyên (62km); Hà Nội - Hải Phòng (105km); Hà Nội - Bắc Giang (46km); TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương (40km); TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (51km) và tuyến nối Nội Bài - Nhật Tân (21km), Liên Khương - Đà Lạt (19km); Thái Nguyên - Bắc Kạn (40km). Các dự án đang thi công có tổng chiều dài 525 km gồm 9 tuyến: La Sơn - Túy Loan (66km); Đà Nẵng - Quảng Ngãi (127km); Bến Lức - Long Thành (57,8 km); Hòa Lạc - Hòa Bình (26km); Trung Lương - Mỹ Thuận (51km); Bắc Giang - Lạng Sơn (64km); Hạ Long - Vân Đồn (59km); Hải Phòng - Quảng Ninh (25km). Bên cạnh các dự án đang thi công, hiện tại Bộ GTVT đã xác định được nguồn vốn để đầu tư 5 dự án với tổng chiều dài 160 km, gồm: Vành đai 3 Hà Nội đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn đoạn thành phố Lạng Sơn đến cửa khẩu Hữu Nghị; cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết; cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; và đường vành đai 3, TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch. * Những tồn tại của mạng lưới giao thông đường bộ nước ta Nhìn chung, mạng lưới đường bộ nước ta đã được hình thành và phân bố khá hợp lý so với địa hình, nhưng chưa hoàn chỉnh, còn tồn tại một số vấn đề sau: Đường cao tốc, đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (đường cấp I,II) chiếm tỷ lệ thấp. Còn nhiều tuyến chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, ở một số vùng đặc biệt là vùng núi đường chưa thông được xe 4 mùa. Hành lang bảo vệ an toàn giao thông chưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn, hai bên đường quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều nhà dân ở. Việc giải phóng mặt bằng để cải tạo, mở rộng đường gặp nhiều khó khăn, khối lượng đền bù lớn. Trong mùa mưa lũ, nhiều đoạn đường bị ngập và sụt lở đặc biệt là khu vực miền Trung đường bộ bị phá hại nghiêm trọng sau những đợt lũ. Ở biên giới miền Trung, miền Nam chưa có đường bộ chạy dọc biên giới, khu vực phía Bắc hệ thống quốc lộ 4 (4A, 4B, 4C, 4D, 4E) chưa được nối liền, đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống giao thông đối ngoại còn có một số đường chưa được khai thông với các nước láng giềng. Giao thông đô thị còn nhiều ách tắc, các đường vành đai còn thiếu, chất lượng chưa đảm bảo, thường xuyên gây ùn tắc giao thông. 22
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.2.1.2. Giao thông vận tải đường sắt Lịch sử ngành đường sắt nước ta đánh dấu từ sự kiện thông tàu tuyến Sài Gòn – Mĩ Tho (20-7-1885).Thực dân Pháp sau khi đô hộ nước ta đã sớm có kế hoạch phát triển các tuyến đường sắt. Để đạt mục đích cai trị và bóc lột tài nguyên nhiều tuyến đường sắt được xây dựng là: 1889 - 1904 : Đường sắt Hà Nội-Lạng Sơn. 1889 - 1905 : Đường sắt Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội - Vinh. 1901 - 1908: Đường sắt Huế - Đông Hà, Huế - Đà Nẵng. 1906 - 1913 : Đường sắt Sài Gòn - Nha Trang. 1922 - 1927 : Đường sắt Vinh - Đông Hà. 1931- 1936: Đường sắt Đà Nẵng - Nha Trang. Như vậy tuyến đường sắt xuyên Việt đã hoàn thành vào năm 1936.Ở miền Bắc: thời kì 1954-1975, đã xây dựng thêm các tuyến đường sắt mới. Đầu tiên là tuyến Đông Anh - Quán Triều, nối Hà Nội với trung tâm gang thép Thái Nguyên.Sau đó, mở thêm tuyến Lưu Xá - Kép, Kép - Uông Bí hoàn thành năm 1979. Tính đến thời điểm hiện nay, đường sắt nước ta có tổng chiều dài là 3.142,69 km gồm 2.632 km đường sắt chính tuyến, 402,69 km đường ga (trên toàn mạng lưới có 281 ga các loại) và 107,95 km đường nhánh, với ba loại khổ đường: khổ đường 1m, 1m435 và đường lồng (cả 1m và 1m435). Bề rộng nền đường phần lớn là 4,4m. Đặc biệt toàn mạng lưới còn hơn 300 km đường ray nhỏ (riêng tuyến Thống Nhất còn 206 km).[23] Do ảnh hưởng của địa hình, nên trên bình diện của các tuyến đường sắt có nhiều khúc cong. Nhiều nhất là trên tuyến đường sắt Thống Nhất, có 1711 đoạn đường cong, với tổng chiều dài các đoạn đường cong là 373,7 km. Do mạng lưới sông suối dày đặc, nên trên các tuyến đường sắt phải làm nhiều cầu. Tổng số có 1.813 cầu (năm 2003) với tổng chiều dài 57.044 m, trong đó có 33 cầu/11.899 m đi chung với đường bộ. Ngoài ra, ở những nơi địa hình cao, bắt buộc phải xây dựng các đường hầm dành cho đường sắt, hiện tại chúng ta có 39 hầm với tổng chiều dài 11.513 m đã được xây dựng từ lâu, bị xuống cấp dẫn đến hạn chế tốc độ chạy tàu. * Phân bố mạng lưới đường sắt Mạng lưới đường sắt nước ta có 2632 km đường đơn tuyến với 6 tuyến chính và 2 tuyến nhánh: - Thống Nhất ( Hà Nội -TP Hồ Chí Minh) dài 1726km, đường khổ rộng 1m. 23
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Hà Nội - Hải Phòng dài 102 km, đường khổ rộng 1m. - Hà Nội -Lào Cai dài 293km, đường khổ rộng 1m. - Hà Nội - Thái Nguyên dài 75 km, đoạn Yên Viên - Lưu Xá là đường sắt lồng (cả 1m và 1,435m) - Lưu Xá - Kép - Uông Bí - Bãi Cháy dài 175 km, đường khổ rộng 1,435m. - Hà Nội - Đồng Đăng dài 162,5km, đoạn từ Yên Viên đi Đồng Đăng là đường sắt lồng (cả 1m và 1,435m). Mạng lưới đường sắt tập trung chủ yếu ở phía Bắc với 1.120 km (từ Tây - Đông) và chạy dọc đất nước theo hướng Bắc - Nam với tổng chiều dài (bao gồm cả tuyến nhánh) khoảng 2.010 km từ Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Trong số 63 tỉnh thành của cả nước thì mạng lưới đường sắt đi qua 34 tỉnh, thành phố, trong đó đi qua hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Việt Trì, Hạ Long, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh. Mạng lưới đường sắt đi qua các vùng dân cư, khu kinh tế, các trung tâm văn hóa : 57% tổng dân cư, 47% về tổng diện tích đất. * Những tồn tại trong mạng lưới đường sắt hiện nay Nhìn chung, mạng lưới đường sắt hiện nay có một số tuyến phân bố chưa hợp lí. Toàn bộ là đường đơn, chưa vào cấp kĩ thuật, chưa có đường đôi và đường điện khí hóa nên năng lực vận tải, tốc độ chạy tàu còn thấp. Trong khi, một số nước trong khu vực như Malaysia, Trung Quốc đã có đường sắt cao tốc, điện khí hóa. Điều này có thể dễ hiểu khi thực tế hiện nay, do thiếu vốn cộng với chiến tranh tàn phá, thiên nhiên khắc nghiệt đã dẫn tới chất lượng đường sắt xuống cấp một cách nghiêm trọng, đe dọa thường xuyên đến an toàn chạy tàu và làm tăng chi phí khai thác. 1.2.1.3. Giao thông vận tải thủy nội địa Nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành mạng lưới giao thông đường sông giúp vận tải đường sông hoạt động dễ dàng.Cả nước có 2360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài 41.900 km, mật độ sông, kênh trung bình cả nước đạt 0,60km/km2. Nơi có mật độ sông thấp nhất là vùng núi đá, vùng cực Nam Trung Bộ. Trên các châu thổ, ngoài các sông suối tự nhiên còn có nhiều sông đào, mương máng làm cho mật độ kênh mương rất cao. Khu vực Đồng bằng sông Hồng có mật độ 0,45km/km2, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ 0,68 km/km2. Dọc bờ biển, khoảng 23 km có một cửa sông và theo thống kê có 112 cửa sông đổ ra biển. Tuy nhiên, hiện nay 24
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chúng ta mới chỉ khai thác vận tải được 17.139 km đường sông (chiếm khoảng 41%), trong đó đường sông TW là 6.314 km và đường sông địa phương là 10.825 km, nhưng mới chỉ quản lý được 8.500km. Hạn chế lớn trong hoạt động GTVT đường sông là do luồng lạch thường xuyên bị phù sa bồi, khối lượng nạo vét rất lớn, thiếu thiết bị dẫn luồng, các cảng sông nhỏ, năng lực thấp, trang thiết bị bốc xếp lạc hậu, sức chứa kho bãi không đủ. Đa số các cảng chưa có nối kết liên hoàn với mạng giao thông quốc gia. Thêm vào đó, một số cửa sông quan trọng chưa được cải tạo, chỉnh trị để kết nối giữa đường sông và đường biển (như cửa Định An, sông Hậu, Đáy, Lạch Giang,...). Tổng số có khoảng 50 cảng sông các loại, phân bố chưa hợp lý, quy mô nhỏ bé.. 1.2.1.4. Giao thông vận tải đường biển Trong giao thông đường biển, cảng biển là mắt xích quan trọng nhất, là đầu mối chính trong việc lưu thông hàng hóa, hành khách giữa Việt Nam và trên thế giới. Hiện nay, với xu hướng nền kinh tế thế giới đang tiến ra biển thì cảng biển càng có cơ hội khẳng định vai trò quan trọng của mình trong hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động GTVT biển nói riêng. Cùng với sự phát triển của đất nước, qua nhiều thời kỳ, các cảng biển Việt Nam được hình thành và phát triển đáng kể. Trong những năm qua, hệ thống cảng biển Việt Nam đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa. Hệ thống cảng biển nước ta đã góp phần không nhỏ trong quá trình hội nhập và phát triển ngang bằng với các quốc gia trong khu vực cũng như các quốc gia trên thế giới. Hiện nay nước ta có trên 90 cảng biển lớn nhỏ với tổng số chiều dài 22.000 m cầu tầu, hàng triệu mét vuông kho bãi. Hệ thống cảng biển Việt Nam được chia thành 8 nhóm: - Nhóm 1: nhóm cảng biển phía Bắc - Nhóm 2: nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ - Nhóm 3: nhóm cảng biển Trung Trung Bộ - Nhóm 4: nhóm cảng biển Nam Trung Bộ - Nhóm 5: nhóm cảng biển khu vực TP.Hồ Chí Minh - Vũng Tàu Thị Vải - Nhóm 6: nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long - Nhóm 7: nhóm cảng biển các đảo Tây Nam Bộ - Nhóm 8: nhóm cảng biển vùng Côn Đảo 25
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Một số cảng biển quan trọng: cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng (phía Bắc), cảng Cửa Lò, cụm cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn, cụm cảng Nha Trang - Đầm Môn - Ba Ngòi (miền Trung), cảng Sài Gòn, cụm cảng nước sâu Thị Vải - Vũng Tàu, cảng Sao Mai - Bến Đình, cảng Cần Thơ (phía Nam). 1.2.1.5. Giao thông vận tải đường hàng không Ngành hàng không ta là một ngành non trẻ, nhung có những buoc tiến rất nhanh, nhất là từ sau ngày đất nước thống nhất. Việc phát triển ngành hàng không dân dụng đạt kết quả nhờ một chiến lược phát triển táo bạo, nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất của mình. Đội máy bay không ngừng được đổi mới, chuyển loại thay thế thế hệ máy bay của Liên Xô cũ trước đây. Hiện nay, cả nước có 23 sân bay dân dụng đang hoạt động, trong đó có 10 sân bay quốc tế là: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), Đà Nẵng (Đà Nẵng), Cát Bi (Hải Phòng), Phú Bài (Huế), Liên Khương (Lâm Đồng), Phú Quốc (Kiên Giang), Cần Thơ (Cần Thơ), Cam Ranh (Khánh Hòa), và Chu Lai (Quảng Nam). Các sân bay còn lại là: Điện Biên Phủ (Điện Biên), Nà Sản (Sơn La), Vinh ( Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Bình), Phù Cát (Bình Định), Plâyku (Gia Lai), Buôn Mê Thuật (Đắk Lắk), Đông Tác (Phú Yên), Rạch Giá (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), Cà Mau (Cà Mau). [23]. Theo số liệu thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, hết năm 2016, ước khoảng 52,2 triệu hành khách đã chọn đường hàng không, tăng hơn 29% so với năm 2015, riêng lượng hành khách bay nội địa tăng cao, đạt 28 triệu lượt, tăng 30% so năm 2015. Hiện tại, phân khúc thị trường nội địa được chia sẻ bởi 4 hãng hàng không (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Vasco), trong đó 87% thị phần thuộc về Vietnam Airlines và Vietjet Air. Còn trên các đường bay quốc tế, năm 2016 cũng chứng kiến sự bùng nổ mở đường bay của cả các hãng hàng không trong nước lẫn nước ngoài. Tính chung, có hơn 52 hãng hàng không nước ngoài thuộc 28 quốc gia và vùng lãnh thổ khai thác 78 đường bay đi và đến Việt Nam. 1.2.1.6. Giao thông vận tải đuờng ống Vận chuyển bằng đường ống ở nước ta đang phát triển gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Vận chuyển bằng đường ống là phương pháp chủ yếu để vận chuyển dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, là phương pháp duy nhất có hiệu quả kinh tế cao để chuyên chở khí nhất là khí hóa lỏng. Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ 26
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 thống đường ống ngầm dưới biển là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải có công nghệ cao và đầu tư lớn. 1.2.2. Vài nét về giao thông vận tải vùng Đông Bắc 1.2.2.1. Giao thông vận tải đường bộ Hàng hóa và hành khách từ các tỉnh trong vùng đi đến các vùng khác hoặc về thủ đô và ngược lại chủ yếu được vận chuyển trên các trục hướng tâm (còn gọi là các tuyến dọc - tuyến nan quạt). Từ Tây sang Đông có thể thấy 4 trục hướng tâm trong vùng với những đặc điểm cơ bản sau: + Trục Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội: trên đoạn này có các đoạn của quốc lộ 32, quốc lộ 70 và quốc lộ 2. Tuyến trục Hà Nội - Lào Cai là hành lang quan trọng vận chuyển hàng xuất nhập khẩu từ khu vực cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh vào vùng. Trên trục này vận tải hàng hóa và hành khách chủ yếu do đường bộ đảm nhận. + Trục Hà Giang - Tuyên Quang - Vĩnh Phúc - Hà Nội: tuyến trục này nằm hoàn toàn trên quốc lộ 2. Chiều dài toàn tuyến nằm trong vùng là 257,6km. Hiện nay đoạn Việt Trì - Tuyên Quang đã được nâng cấp đạt cấp 3, đoạn Tuyên Quang - Hà Giang đã được nâng cấp đạt cấp 4. Các đoạn chạy qua thành thành phố, thị xã, thị trấn được nâng cấp đạt cấp 2 với 4 làn đường. + Trục Cao Bằng - Bắc Kạn - Thái Nguyên - Hà Nội: tuyến đường này được hình thành trên cơ sở của quốc lộ 3. Chiều dài toàn tuyến là 343,4 km, đoạn chạy trong vùng là 310,1 km. + Trục Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội: tuyến trục này nằm hoàn toàn trên tuyến quốc lộ 1. Chiều dài tuyến quốc lộ 1 đi qua vùng là 136,6 km, hiện nay đã được cải tạo đạt cấp 3. - Các tuyến đường bộ khác trong vùng + Quốc lộ 3B: tổng chiều dài trong vùng là 120 km, điểm đầu từ ngã ba Xuất Hóa ở Bắc Kạn tới điểm cuối biên giới Việt Trung ở Cao Bằng. + Quốc lộ 2C: toàn tuyến kéo dài từ ngã ba Tam Dương (Vĩnh Phúc) đến ngã ba Ông Việt (Tuyên Quang). Chiều dài tuyến chạy qua vùng là 60,4 km (từ dốc địa phận Bình Man đến ngã ba Ông Việt). + Quốc lộ 1B: tổng chiều dài 148,5 km, điểm đầu ở thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn) điểm cuối ở cầu Gia Bẩy (Thái Nguyên). 27
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 + Quốc lộ 31: tổng chiều dài 163 km, điểm đầu ở ngã ba Quán Thành (Bắc Giang) điểm cuối ở Bản Chắt (Lạng Sơn). + Quốc lộ 18C: tổng chiều dài 50 km, điểm đầu ở thị trấn Tiên Yên (Quảng Ninh), điểm cuối ở cửa khẩu Hoành Mô (Quảng Ninh). + Đường Hồ Chí Minh: đoạn đi qua vùng dài khoảng 450 km. Điểm xuất phát từ biên giới Việt Trung ở Cao Bằng, theo quốc lộ 3 đi hết tỉnh Bắc Kạn, cắt qua Thái Nguyên nối vào quốc lộ 2 ở thị xã Tuyên Quang, đi theo quốc lộ 2 đến Đoan Hùng và cắt qua tỉnh Phú Thọ sang Hòa Bình. [28] 1.2.2.2. Giao thông vận tải đường sắt Mạng lưới đường sắt trong vùng có tổng chiều dài là 672 km. Trong đó đường khổ 1,435m có 161 km, đường khổ 1m có 296 m, đường lồng (cả 2 khổ 1m và 1,435m) có 215 m. Mạng lưới đường sắt gồm: tuyến Hà Nội - Lào Cai (285 km) - Côn Minh (Trung Quốc), tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (163 km) - Nam Ninh (Trung Quốc). Đây là 2 tuyến tạo cơ sở để xây dựng dự án “hai hành lang, một vành đai” (hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai vịnh Bắc Bộ) giữa nước ta với Trung Quốc. Ngoài ra trong vùng còn có tuyến khác như Lưu Xá - Kép - Uông Bí (155 km) nối Thái Nguyên với vùng than Quảng Ninh và khu du lịch Vịnh Hạ Long,...Tuy vậy, mạng lưới đường sắt của vùng còn bị hạn chế về chất lượng, một số tuyến do kém hiệu quả đã ngừng hoạt động. [28] 1.2.2.3. Giao thông vận tải đường sông Các tuyến đường sông trong vùng chủ yếu khai thác trên sông Hồng, sông Lô, sông Cầu, sông Thương...với các tuyến chính là Hà Nội - Việt Trì (sông Hồng) dài 118 km, Hà Nội - Đáp Cầu (sông Hồng, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Lục Nam) dài 118 km, Hà Nội - Tuyên Quang (sông Hồng, sông Lô) dài 181 km. Ngoài ra còn có một số tuyến khác như Hải Phòng - Đáp Cầu (113 km), Hải Phòng - A Lữ (125 km),...Hệ thống đường sông này kết hợp với mạng lưới đường bộ tạo cơ sở hình thành nên bộ khung lãnh thổ của vùng. 1.2.2.4. Giao thông vận tải đường biển Hệ thống cảng biển của vùng bao gồm các cảng tổng hợp và cảng chuyên dùng: Cảng Quảng Ninh năng lực thiết kế 719 nghìn tấn/năm, năng lực thông qua 260 nghìn tấn/năm, có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 1 nghìn tấn. Cảng Cái Lân là một cảng nước sâu đang được đầu tư xây dựng để trở thành cảng lớn nhất khu vực Đông Bắc. Cảng này gồm 8 cầu tầu, 2 bến bốc xếp côngtennơ và 2 bến nghiêng; cho 28
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 phép tàu từ 1 đến 5 vạn tấn có thể cập bến; khả năng xếp dỡ từ 5 đến 8 triệu tấn/năm. Ngoài ra còn có cảng Hòn Gai, Cửa Ông,...và cảng B12 là cảng chuyên dụng chở dầu với chiều dài luồng là 16 hải lí, độ sâu luồng là 8 - 13 m, năng lực thiết kế 3 triệu tấn/năm, năng lực thông qua 1,5 - 30 triệu tấn/năm. [21], [28] Đánh giá chung: Nhìn chung, mạng lưới kết cấu hạ tầng GTVT vùng Đông Bắc tương đối hợp lí. Trên các hành lang vận tải quan trọng của vùng đều có mặt đầy đủ các phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông chạy song song. Tuy nhiên, mạng lưới chỉ có quy mô nhỏ bé, trang thiết bị lạc hậu, tiêu chuẩn kĩ thuật chưa cao. Tiểu kết chương 1 Chương 1 đề cập đến các nội dung lí luận về giao thông vận tải: khái niệm, đặc điểm ngành giao thông vận tải; các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải; các tiêu chí đánh giá phát triển và phân bố giao thông vận tải; những vấn đề thực tiễn phát triển ngành giao thông vận tải nước ta và vùng Đông Bắc Bắc bộ trong những năm gần đây. Các nội dung nói trên làm cơ sở cho việc phân tích sâu nội dung phát triển và phân bố giao thông vận tải tỉnh Hà Giang ở chương 2.