SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Download to read offline
I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

      Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta suốt trong quá trình
đấu tranh dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn luôn coi trọng củng cố và không ngừng mở rộng
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp lãnh đạo nhân dân ta
giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.

      1. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân
tộc
       1.1.Cơ sở lý luận
      Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở kế
thừa, phát triển:
                •    Truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại.
                •    Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
          1.1.1. Truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam
      Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là sự kế thừa và phát triển ở
trình độ mới của chủ nghĩa yêu nước và truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt
Nam. Tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc đã
được hình thành và củng cố trong mấy nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và
giữ nước của dân tôc. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh của cả dân tộc, làm cho
đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Đối với mỗi người
Việt Nam, yêu nước –nhân nghĩa – đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên lẽ
sống và tư duy chính trị. Chúng là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần
dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam. Truyền thống trên
đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và phát huy trong giai đoạn cách mạng mới của dân
tộc, giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc và từng bước quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội.
      Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chuyển hóa
những mặt tích cực những giá trị nhân bản của văn hóa phương Đông, tiêu biểu là:
            •   Tư tưởng đại đồng của Nho giáo.
•   Tư tưởng tích cực của Phật giáo.
     Bên cạnh đó, tư tưởng này còn được hình thành trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc
những tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của các trào lưu dân chủ phương Tây.
        1.1.2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
     Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử
và những khẩu hiệu chiến lược: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, “Vô sản tất
cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”.
     Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhận được sự cần thiết phải tập
hợp, đoàn kết lực lượng dân tộc, đoàn kết quốc tế để đấu tranh chống chủ nghĩa tư
bản, chủ nghĩa đế quốc.
      1.2. Cơ sở thực tiễn
     Tư tưởng HCM được hình thành trên sự tổng kết những kinh nghiệm của:
              • Phong trào cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
          •   Phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở
              các nước thuộc địa.
        1.2.1. Thực tiễn phong trào CM Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

     Từ các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế cuối thế kỷ XIX, đến các
phong trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ XX, là các thế hệ người Việt
Nam đã liên tiếp đoàn kết cùng nhau đứng dậy chống ngoại xâm, mặc dù thất bại
(do nhiều nguyên nhân chúng ta không đề cập ở đây) song đều nói lên truyền thống
yêu nước quật cường của dân tộc.

     Thực trạng bế tắc khủng hoảng của phong trào yêu nước chống Pháp, Người
đã nhận thấy những nhà cách mạng tiền bối còn có nhầm lẫn, mơ hồ trong việc
phân biệt bạn thù, trong việc tập hợp lực lượng…Vì vậy, đây chính là điểm xuất
phát để HCM xác định: “Tôi muốn đi ra ngoài xem nước Pháp và các nước khác.
Sau khi xem họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng chúng ta”.
1.2.2. Thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
      Từ năm 1911 đến năm 1941, Hồ Chí Minh đã đi hầu hết các châu lục, Người
đã nhận thức được một sự thật:
      Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của
họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì họ chưa biết tập hơp lại, chưa có sự liên kết chặt
chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản đế quốc, chưa có tổ chức và chưa
biết …

      Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cùng với Lênin – người lãnh dạo
thắng lợi cuộc cách mạng đó, đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặc quyết định
trong việc tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu một cách thấu đáo con
đường cuộc cách mạng Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu mà
cuộc cách mạng này đã đem lại cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là bài
học về huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông đông đảo để
giành và giữ chính quyền cách mạng.

      Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý kinh nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ là hai
nước đem lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học bổ ích về tập hợp lực lượng.
Đó là đoàn kết các dân tộc, các giai cấp, các đảng phái, các tôn giáo … nhằm thực
hiện mục tiêu của từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng như chủ trương " Liên
Nga, thân cộng, ủng hộ công nông "; " Hợp tác Quốc - Cộng " của Tôn Trung Sơn...

     Từ đó Hồ Chí Minh đã làm tất cả từ tuyên truyền đến vận động, tổ chức nhằm
xây dựng một chiến lược đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế để chống chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa thực dân.
     2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
     Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện tập trung trên
những quan điểm sau:
     Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc là động lực chủ yếu là sức mạnh vĩ đại quyết
định sự thành công của cách mạng.
     Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân
ta. Người cho rằng: “ Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động
phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, bằng cách mạng vô
sản”.
     Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng ,có thể và cần thiết phải điều
chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối
tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhân thức là
vấn đề sống còn của cách mạng.
     Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc
biệt đến đại đoàn kết dân tộc. Trong các bài viết, bài nói Người đã sử dụng khoảng
2000 lần cụm từ “đoàn kết”,”đại đoàn kết”. Người luôn luôn nhận thức đại đoàn
kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn quyết định thành công của cách mạng. Người
thường khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là
điểm mẹ,điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”.
                           “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
                        Thành công, thành công, đại thành công.”
     Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu,một nhiệm vụ hàng đầu của
cách mạng.
     Tư tưởng đại đoàn kết của dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng. Năm 1951, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng tuyên bố
trước toàn thể dân tộc nhân buổi ra mắt Đảng Lao Động Việt Nam: mục đích của
Đảng Lao Động Việt Nam có thể gồm tám chữ là: “Đoàn kết toàn dân phụng sự Tổ
quốc”.
     Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục đích,nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà
còn là mục đích nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc chính là
đòi hỏi khách quan của bản tân quần chúng nhân dân trong đấu tranh để tự giải
phóng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi
khách quan, tự phát của quần chúng thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, giải phóng con người.
     Thứ ba, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
     Dân tộc Việt Nam được hiểu là tất cả mọi người dân Việt Nam đang sinh sống
và làm ăn ở cả trong và ngoài nước, không phân biệt tôn giáo, già, trẻ, giàu, nghèo…
Đại đoàn kết dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được mọi người dân vào một mục
tiêu chung.
     Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước
– nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Phải có lòng khoan dung độ lượng với con
người. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có
những ưu khuyết điểm, mặt tốt mặt xấu, cho nên cần phải có lòng khoan dung độ
lượng, trân trọng phần thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp,
quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người đã lấy hình tượng một bàn tay có ngón ngắn
ngón dài, nhưng tất cả đều thuộc một bàn tay để nói lên sự cần thiết của đại đoàn
kết. Lòng khoan dung độ lượng không phải là một sách lược nhất thời, một thủ
đoạn chính trị. Đó là tư tưởng nhất quán được thể hiện trong đường lối, chính sách
của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời
lầm lạc biết hối cải. Người tuyên bố: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây
giờ chúng ta cũng thật thà mà đoàn kết với họ”.

     Thứ tư , đoàn kết phải thể hiện bằng hành động.

     Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết không chỉ là chương trình kế hoạch, là chiến
lược mà còn là hành động tích cực trong tổ chức, trong thái độ, trong chính sách cụ
thể. Đoàn kết không phân biệt tôn giáo, không chia rẽ dân tộc, không phân cách giai
cấp, tầng lớp. Phải có cách làm cho mỗi người dân ở những tầng lớp khác nhau ấy
hiểu biết, tin yêu, quý mến nhau mà đem hết tài năng, công sức, tiền của cống hiến
cho sự nghiệp chung. Đoàn kết phải vì lợi ích lâu dài, phải vì tình thân ái của dân
tộc, vì lợi ích của quốc gia, vì sự tiến bộ của mỗi thành viên và của cả cộng đồng.
     Thứ năm, đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức
là: Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
     Tổ chức thể hiện khối đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất.
Mặt trận là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân
nước Việt phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và tự
do, hạnh phúc của nhân dân.
Tùy theo từng giai đoạn cách mạng, Đảng chủ trương thành lập mặt trận dân
tộc thống nhất với tên gọi khác nhau. Đảng lãnh đạo mặt trận trước hết bằng việc
xác định chính sách mặt trận đúng đắn cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn
kết và yêu nước của dân tộc ta. Muốn lãnh đạo mặt trận lãnh đạo xây dựng khối
đoàn kết dân tộc, trong Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí. Sự đoàn kết của Đảng
là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết của toàn dân.
     Thứ sáu, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế.
     Hồ Chí Minh khẳng định: “Yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa
Quốc Tế trong sáng của giai cấp công nhân lãnh đạo”. Người luôn luôn khẳng định
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam
chỉ giành được thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới.
Người đã vận dụng sáng tạo, thành công tư tưởng này trong quá trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. Ngay thời kỳ cách mạng gặp khó khăn nhất cũng như khi chống
thực dân Pháp, đánh đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã tranh thủ được sự đồng tình ủng
hộ của anh em bầu bạn, của loài người tiến bộ khắp thế giới. Theo Người, vì cách
mạng Việt Nam muốn thành công phải kết hợp với phong trào cách mạng thế giới
như hai cánh của con chim đều vỗ cùng một nhịp.
 II . Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại
     1. Hồ Chí Minh với nhận thức về sức mạnh dân tộc
     Sức mạnh dân tộc (nội lực) Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh là đỉnh
cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến lâu dài
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng ta, quân đội ta và nhân dân ta
đoàn kết một lòng, muôn người như một từ đó đã huy động tới mức cao nhất sức
người, sức của phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Cả nước cùng ra trận với khí
thế hào hùng của lịch sử bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước trên nền tảng văn hóa
nhân nghĩa, khoan hòa, trí dũng, với ý chí không có gì quí hơn độc lập tự do.
     Tất cả mọi giới, mọi tầng lớp, mọi lực lượng từ bộ đội chủ lực, bộ đội địa
phương, dân quân du kích đến gái, trai, già, trẻ; từ nông thôn, thành thị đến miền
xuôi, miền ngược đều tham gia giết giặc cứu nước; từ hai bàn tay không của bà mẹ,
tầm vông vạt nhọn, cuốc thuổng, giáo mác, chông tre, súng kíp, bom 3 càng đến con
ong, con rắn cũng trở thành vũ khí tiêu diệt kẻ thù; từ mặt đất nóng bỏng đạn
bom cày xới, dưới địa đạo khắc nghiệt trong lòng đất, trên mặt nước bưng biền đến
bầu trời của đất nước ta, đâu đâu cũng là trận địa vùi xác quân thù.
     Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh dân tộc chính là sức mạnh của: chủ nghĩa yêu
nước, tinh thần đoàn kết cao, ý chí đấu tranh anh hùng, bất khuất cho độc lập tự do
và ý thức tự lực tự cường. Đây chính là đỉnh cao cuả chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Điều này được thể hiện như sau:
     • Truyền thống yêu nước là hạt nhân của truyền thống dân tộc, nó không phải
chỉ là một tình cảm tự nhiên bẩm sinh mà được hình thành và phát triển trong quá
trình dựng nước và giữ nước.Với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước trở thành sức
mạnh và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, một thứ đạo lý, một lẽ sống cho mọi người
dân, cũng trở thành tiêu chí cao nhất để đánh giá một con người. Hồ Chí Minh đã
nâng lòng yêu nước lên trở thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa yêu nước gắn liền
với đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa là
sự kết hợp nhuần nhuyễn của việc yêu quý độc lập dân tộc, tự do dân chủ và chủ
nghĩa xã hội. Do đó, lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành sức mạnh to lớn
của dân tộc ta.
     • Sức mạnh của dân tộc còn được thể hiện ở tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực
tự cường. Bằng chứng là nó làm cho dân tộc Việt Nam không bị đồng hoá trong 1000
năm Bắc thuộc, không bị diệt vong dưới ách thống trị của thực dân phương Tây.
     • Tinh thần, ý chí độc lập tự chủ, tự cường và lòng yêu nước sở dĩ phát huy
được sức mạnh to lớn của nó vì đã kết liền nhân dân thành 1 khối vững chắc không
gì lay chuyển được. Đó là đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân.
     Tổng hợp các điều trên, Hồ Chí Minh làm nổi bật sức mạnh của con người
Việt Nam. Đó là sức mạnh của thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và
hiện tại, sức mạnh của sự thông minh và lòng dũng cảm. Đó là sức mạnh dân tộc.
     2. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh của thời đại
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế
giới, mở đầu là chiến thắng của cách mạng tháng Mười Ngai vĩ đại. Hồ Chí Minh
nhận thức về sức mạnh thời đại và tính tất yếu của việc kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại. Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại được
hình thành từng bước từ cảm tính đến lý tính với mục tiêu giải phóng dân tộc, phát
triển đất nước trong dòng thác chung của thời đại. Sức mạnh thời đại thể hiện ở
những điều sau:
     • Sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa trong phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc, sức mạnh này được nhân lên nhiều lần vì nó gắn liền với cuộc cách
mạng vô sản trên toàn thế giới trong thời đại mới.
     • Sức mạnh của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh “muốn
cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách
mạng vô sản”.
     • Lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.

     • Kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười Nga.

     • Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoa học kĩ thuật –
một động lực phát triển xã hội.
     3.Tính tât yếu và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại.
     a) Tính tất yếu:
     Về mặt lý luận
      Lịch sử phát triển của nhân loại chỉ ra rằng,qúa trình phát triển của mình, các
cộng đồng, các nhóm, các dân tộc có cùng lợi ích bao giờ cũng có sự kết hợp lại với
nhau. Sự kết hợp này ngày càng tăng.
       Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, cách mạng muốn thắng lợi phải biết kết hợp
các yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, dân tộc và thời đại.
       CNTB nhất là trong giai đoạn ĐQCN đã tạo ra những mâu thuẫn và cơ sở cho
sự liên kết quốc tế.
     Về mặt thực tiễn:
- Người khảo sát thực tiễn của chế độ thuộc địa, sự cai trị và bóc lột tàn bạo,
độc ác của Pháp tại Việt Nam, tại Đông Dương.
       -Người còn khảo sát ở cả bốn châu lục và nhận ra muốn giải phóng dân tộc

mình cần đoàn kết các dân tộc có cùn - Các nước đế quốc liên kết chặt chẽ với
nhau để đàn áp thuộc địa, chia để trị.
       - Các nước đế quốc liên kết chặt chẽ với nhau để đàn áp thuộc địa, chia để trị.
       - Sự hình thành hệ thống CNXH làm nên sức mạnh thời đại từ nửa cuối TK
XX.
       Sau chiến tranh thế giới thứ hai cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ phát
triển mạnh mẽ. Đây là yếu tố sức mạnh thời đại cần tận dụng.
       Như vậy, sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong tiến trình
cách mạng Việt Nam là một tất yếu khách quan.
       b) Nội dung của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời
đại.
       -Đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong sự gắn bó với cách mạng vô sản
trên thế giới
       Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đã làm thay đổi trật tự thế giới theo
chiều hướng tiến bộ của lịch sử, mở ra con đường phát triển mới cho các quốc gia,
dân tộc theo xu hướng độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Những biến cố
ở Liên Xô và Đông Âu trong thập niên cuối của thế kỷ XX tuy đã làm cho phong trào
xã hội chủ nghĩa thế giới lâm vào thoái trào, song Cách mạng Tháng Mười vẫn giữ
nguyên giá trị "vạch thời đại", vẫn là niềm cổ vũ cho tất cả mọi người có lương tri
và khát vọng vì một thế giới tốt đẹp hơn.Cách mạng Tháng Mười khẳng định trong
hiện thực sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới: đấu tranh xóa bỏ chủ
nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
       Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc đã
phát huy lòng yêu nước truyền thống và nâng thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa.
Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường và lòng yêu nước phát huy được sức
mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh
đã làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam, đó là sức mạnh thể lực và trí
tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và trong cuộc đấu tranh hiện tại, sức mạnh của sự
thông minh và dũng cảm, của lòng tin chân chính không gì lay chuyển. Sức mạnh ấy
bền vững và được nhân lên nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam.
     Thời đại của chúng ta mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Cuộc
cách mạng này đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở
đầu thời đại mới trong lịch sử. Theo Hồ Chí Minh sức mạnh thời đại là sức mạnh
của giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế giới. Trong quá trình nhận
thức và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy phải dựa vào sức mạnh của dân tộc là chủ yếu, đồng
thời phải khai thác sức mạnh của thời đại. Những nội dung, nguyên tắc về kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một bộ phận quan trọng của tư tưởng
Hồ Chí Minh.
     -Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa quốc tế yêu nước với chủ nghĩa quốc tế yêu
nước
     “Bốn phương vô sản đều là anh em” - đó là nhận định của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về tinh thần quốc tế vô sản. Tinh thần này bao gồm tinh thần đoàn kết của
nhân dân Việt Nam với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, với
những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Tinh thần
này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp bằng các hoạt động cách
mạng thực tiễn của bản thân và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.
     Theo Bác Hồ, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Nếu
tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể
dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành
trướng, bá quyền. Tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến sự đổ
vỡ của một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn
kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung.
     Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối
quan hệ rộng lớn. Không phải đối với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng thấy được
tinh thần quốc tế có hay không, trong sáng hay không trong sáng. Nhưng việc giáo
dục của Đảng và việc rèn luyện của cá nhân mỗi người về tinh thần quốc tế lại
không thể coi nhẹ.
     Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập tự do là
quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, Hồ Chí Minh không
chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc
của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Người, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn gắn
liền với chủ nghĩa quốc tế cao cả, trong sáng. Người nói: “Chúng ta phải tranh đấu
cho tự do độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy”. Chủ
trương “ giúp bạn là tự giúp mình”, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần dân tộc tự
quyết song không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Với Người, phải thông
qua thắng lợi của Cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của Cách
mạng thế giới. Về quan hệ quốc tế, Người tuyên bố với thế giới: “ Căn cứ trên
quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sắn sàng đặt quan hệ
ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và
chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp
dân chủ thế giới”.
     Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết vừa mang tính khoa học đúng đắn,
vừa có tính chất cách mạng, mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ
nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc cho mình đồng thời độc lập cho tất cả các
dân tộc.
     -Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ
nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả
của mình
     Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh
coi nguồn lực bên trong giữ vai trò quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, nó
chỉ phát huy sức mạnh thông qua nguồn lực bên trong. Người nêu cao khẩu
hiệu “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh là chính”; “Muốn người ta giúp cho thì
trước hết mình phải tự giúp lấy mình”; “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ
ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Muốn tranh thủ
sức mạnh của thời đại phải có đường lối đúng đắn, phát huy độc lập tự chủ, kết
hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập, thống nhất của dân tộc mình với mục
tiêu của thời đại: hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
     Trên dọc hành trình tìm lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm no cho
đồng bào, dù ở nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh cũng luôn tranh
thủ sự ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt của nhân dân thế giới cho cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Chính sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về vật
vất lẫn tinh thần của bè bạn quốc tế là một nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần
làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh đã thực
hiện nhất quán đường lối độc lập tự chủ, vì vậy mà đã tranh thủ được sự giúp đỡ
của cả Liên Xô và Trung Quốc, khi hai nước có bất đồng sâu sắc, góp phần vào sự
hàn gắn sự rạn nứt trong phong trào cộng sản quốc tế. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước
với chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn là tích cực thực hiện nghĩa
vụ quốc tế cao cả của mình, “Phải coi cuộc đấu tranh của bạn cũng như cuộc đấu
tranh của ta..., giúp bạn là tự giúp mình”.
     Rời Tổ quốc với chí hướng “… muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các
nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào tôi sẽ trở về cứu giúp đồng bào ta”,
Nguyễn Tất Thành đã thực hiện cuộc hành trình qua nhiều châu lục khác nhau, và
trên quãng đường dài đó, Người đã chứng kiến cảnh áp bức, bóc lột của thực dân,
đế quốc và tận mắt thấy những lầm than cơ cực mà người dân lao động nghèo khổ
gặp phải, từ đó Người đi đến kết luận: “Dù màu da có khác nhau trên đời này chỉ
có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có
một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Kết luận này là sự khởi đầu tư
tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh, để từ đó về sau, trong mọi hoạt động của
mình, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh luôn kêu gọi nhân dân thế giới hãy đoàn kết
lại để đấu tranh cho bình đẳng, tự do, bác ái; ủng hộ, giúp đỡ cuộc đấu tranh của
các dân tộc thuộc địa trong đó có nhân dân Việt Nam. Ngoài việc kêu gọi toàn dân
đoàn kết, nêu cao ý chí tự lực tự cường, “hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng
cho ta”, Hồ Chí Minh đã thực hiện chiến lược tranh thủ đồng minh, thêm bạn cho
cách mạng Việt Nam để giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
Và thực tế lịch sử đã chứng minh, chính sự ủng hộ về tinh thần của lực lượng dân
chủ thế giới chống phát xít đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa
tháng 8 năm 1945.
     Bằng những lời lẽ có lý có tình, thông qua nhiều phương tiện khác nhau, những
thiện chí của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã đến được với nhân dân yêu
chuộng hòa bình Pháp, qua đó họ hiểu được dã tâm của những kẻ xâm lược trên đất
Việt Nam và họ đứng lên đấu tranh ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa mà nhân
dân Việt Nam đang tiến hành. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Hồ Chí Minh đã
nhiệt liệt hoan nghênh phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ở Pháp và chúc
nhân dân Pháp thắng lợi.
     Trong chiến lược tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới cho cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến các nước
châu Á, Người khẳng định: “…thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á châu
là một thái độ anh em…”. Xuất phát từ tư tưởng đó, tháng 1 năm 1947, Hồ Chí Minh
đã gửi điện cho các vị lãnh đạo châu Á, kêu gọi họ ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam, Người viết: “Các anh em châu Á hãy giúp anh em
Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho độc lập và thống nhất”. Tại hội nghị Liên Á và
ở nhiều hội nghị khác, các nước trong khu vực đã bày tỏ tình cảm nồng nhiệt đối
với Việt Nam. Đặc biệt, thanh niên và nhân dân Ấn Độ, Miến Điện đã có phong trào
rầm rộ quyên góp tiền, thuốc men và đồ dùng y tế ủng hộ Việt Nam, thậm chí họ
còn xin tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu vì tình đoàn kết quốc tế.
     Là những người đồng chí, người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc, sau
khi Trung Quốc giành lại sự thống nhất đất nước, ngày 15 tháng 1 năm 1950, Chính
phủ Việt Nam dân cộng hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công nhận Chính
phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và tỏ ý sẵn sàng thiết lập đặt quan hệ ngoại giao
và trao đổi đại sứ. Đáp lại tình cảm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ngày 18
tháng 1 năm 1950, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại
giao ở cấp đại sứ với Việt Nam. Cũng trong năm này, Liên Xô và các nước dân chủ
khác như Triều Tiên, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Rumani, Ba Lan, Hunggari,
Bunggari, Anbani và Mông Cổ lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với
nước ta. Thắng lợi ngoại giao trên đây đã nâng cao uy tín của nước ta trên trường
quốc tế, phá thế bao vây của bọn đế quốc đối với nước ta. Đánh giá vấn đề này, Hồ
Chí Minh khẳng định: “Mấy năm kháng chiến đã đưa lại cho nước ta một cuộc
thắng lợi to nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là hai nước lớn nhất thế giới Liên Xô
và Trung Quốc dân chủ, và các nước dân chủ mới đã thừa nhận nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa là một nước ngang bằng trong đại gia đình dân chủ thế giới. Nghĩa là
ta đã đứng hẳn về phe dân chủ và nhập vào khối 800 triệu nhân dân chống đế quốc.
Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau
này”.
        Với nhân dân Mỹ, Hồ Chí Minh có nhiều sách lược quan trọng. Thực hiện
phương châm đánh vào lòng người, Hồ Chí Minh đã tích cực thúc đẩy phong trào
quần chúng Mỹ chống chiến tranh ở Việt Nam. Trong thư gửi nhân dân Mỹ tháng 1
năm 1962, Hồ Chí Minh nói rõ: “Nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam không thù oán
gì nhau… nhân dân Việt Nam kính trọng các bạn là một nước đầu tiên phất cờ
chống chủ nghĩa thực dân và chúng tôi mong muốn có quan hệ hữu nghị với các
bạn”. “Nhân dân Việt Nam biết ơn những tổ chức công nhân, thanh niên, sinh viên,
phụ nữ và những nhân sĩ trí thức, nghị sĩ, linh mục tiến bộ ở Mỹ đã và đang dũng
cảm lên tiếng, biểu tình vạch trần chính sách xâm lược đầy tội ác của Chính phủ
Mỹ và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các lực lượng yêu nước ở miền Nam
Việt Nam… ”.
     Song song với việc tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ,
Hồ Chí Minh còn tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc
biệt là Liên Xô, Trung Quốc. Trên tinh thần anh em vô sản, những năm kháng chiến
chống Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã cử nhiều đoàn
chuyên gia, cố vấn sang giúp cách mạng Việt Nam. Để tỏ lòng đoàn kết chiến đấu
với nhân dân Việt Nam, lãnh tụ Cu Ba – Phiđen Caxtơrô từng phát biểu, “vì nhân dân
Việt Nam nhân dân Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Những hành động
ngoại giao trên đây của Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn và tài năng xuất chúng
của Hồ Chí Minh trong chiến lược tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn thế giới
cho cách mạng Việt Nam. Đối tượng mà Hồ Chí Minh hướng tới là tất cả những ai
có thiện chí với cách mạng Việt Nam, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Đó là chính sách
ngoại giao mềm dẻo, thêm bạn- bớt thù, một nét đặc sắc trong tư tưởng đoàn kết
của Hồ Chí Minh.
     Đối với các dân tộc Đông Dương, vốn cùng uống chung một dòng nước Mê
Kông, lại có nhiều điểm tương đồng về địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã
hội, đặc biệt là cùng có chung một kẻ thù xâm lược nên Hồ Chí Minh đặc biệt coi
trọng tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định trong Diễn
văn khai mạc Đại hội Đảng III Đảng Lao động Việt Nam tháng 9 năm 1960: “Trong
cuộc đấu tranh ở Đông Dương, nhân dân Việt Nam ta kiên quyết ủng hộ cuộc đấu
tranh anh dũng của nhân dân Lào hiện nay nhằm chống đế quốc Mỹ, đưa nước Lào
lên con đường hòa hợp dân tộc, độc lập thống nhất và hòa bình trung lập. Chúng ta
thành tâm mong rằng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước láng giềng, trước
hết là Campuchia và Lào được xây dựng và phát triển tốt”. Tỏ lòng biết ơn sâu sắc
sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Việt Nam, trong khả năng của mình, nhân dân Lào
và Campuchia cũng luôn làm hết sức mình ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân
Việt Nam. Khi con đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh bị đế quốc Mỹ đánh
phá, cô lập ở phía Đông, Đảng, Nhà nước Lào đã đồng ý cho Việt Nam lật cánh sang
phía Tây chạy trên đất Lào. Nhờ sự ủng hộ chí tình, chí nghĩa của nhân dân Lào và
nhân dân Campuchia, đường Trường Sơn đã nhanh chóng vươn dài tới các chiến
trường, cung cấp nhân tài, vật lực cho miền Nam đánh Mỹ, góp phần vào thắng lợi
chung của cách mạng Việt Nam.
     -Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả
các nước dân chủ”
     Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc, sẽ khiếm khuyết nếu
chúng ta chỉ đề cập đến đoàn kết trong khái niệm dân tộc – tộc người (ethnic) trong
phạm vi nội bộ quốc gia mà không đề cập đến tư tưởng của người là đoàn kết dân
tộc - quốc gia (nation) với các quốc gia khác trên thế giới và với các Việt kiều,
những người có dòng máu Việt Nam nhưng do hoàn cảnh cụ thể nên sinh sống ở
nước ngoài, mang quốc tịch của một nước cụ thể trên thế giới.
Đoàn kết dân tộc trên tầm quốc tế của Hồ Chí Minh được người xuất phát từ
luận điểm coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Người
ý thức sâu sắc rằng, cách mạng trong nước sẽ khó thành công nếu không có sự đồng
tình, ủng hộ của cách mạng và nhân dân các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế
giới. Đó cũng chính là điểm mạnh và khác biệt giữa Hồ Chí Minh với các chí sĩ yêu
nước tiền bối. Người đã khẳng định: “Chính vì biết kết hợp phong trào cách mạng
nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân
tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn đưa giai cấp công nhân
và nhân dân nước ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay”.
     Shingo Shibata, nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nhận xét: “Cống hiến nổi tiếng
của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người đã phát hiện quyền lợi của con người thành
quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy
vận mệnh của mình và tất cả mọi dân tộc đều có thể và cần phải thực hiện nền
độc lập tự chủ”.
     Khi nghiên cứu về tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng:
“Suy đến cùng, có đại đoàn kết được hay không, đại đoàn kết đến mức nào tuỳ
thuộc vào việc nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích phức tạp,
chằng chéo giữa: cá nhân - tập thể; gia đình - xã hội; bộ phận - toàn thể; giai cấp -
dân tộc; quốc gia - quốc tế”. Trong các “cặp quan hệ” trên của tư tưởng đại đoàn
kết Hồ Chí Minh chúng ta thấy không thể thiếu cặp “quốc gia - quốc tế”. Đó không
chỉ là nội hàm trong tư tưởng đại đoàn kết nói chung của Hồ Chí Minh mà còn là
trong tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Người.
     Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc trên phạm vi quốc tế thể hiện rất
rõ phạm vi mức độ, quy mô. Với từng đối tượng quốc tế, Hồ Chí Minh vừa có thái
độ chung, vừa có thái độ phân biệt riêng theo “cấp độ ngoại giao”, theo giá trị thiết
thực vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam và quyền lợi của các dân tộc trên thế giới vì
hoà bình, hữu nghị và phát triển của các dân tộc; vì quyền sống, quyền mưu cầu
hạnh phúc của con người và của các quốc gia. Từ giác độ đó, chúng ta thấy tư tưởng
Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc trên phạm vi quốc tế có những biểu hiện trên
những khía cạnh sau:
• Đoàn kết với các quốc gia, dân tộc láng giềng:

Người Việt Nam ta có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”, đó là một thái độ
sống, một triết lý nhân văn trong văn hoá ứng xử có truyền thống lâu đời của dân
tộc. Hồ Chí Minh trên bình diện văn hoá và tầm nhìn chính trị đã ý thức sâu sắc và
thực hiện có hiệu quả tốt truyền thống đó trong đặt nền móng và xây dựng mối
quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với nhân dân Lào, Campuchia, Trung Quốc, tạo
nên thế trận đặc biệt và làm nên hiệu quả cao trong kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta.
                           Thương nhau mấy núi cũng trèo,
                        Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
                            Việt – Lào hai nước chúng ta,
                       Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.

      (Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chính khách quốc tế – NXB Thông tấn, 2006).

     • Đoàn kết với các quốc gia Đông Nam Á, châu Á:
     Đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Hồ Chí Minh luôn luôn quý trọng
tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, bày tỏ
tình hữu nghị và biết ơn sâu sắc, chân thành. Chính vì lẽ đó mà các nước Đông Nam
Á luôn bên cạnh nhân dân và chính phủ Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống
Pháp cũng như chống Mỹ, tạo nên hậu thuẫn, sức mạnh tinh thần và vật chất quan
trọng góp phần làm nên thắng lợi chống ngoại xâm của dân tộc ta.
     Người phát biểu: “Hoà bình trở lại Việt Nam, chúng tôi sẽ thắt chặt tình hữu
nghị giữa hai dân tộc Việt - Pháp, chúng tôi sẽ đoàn kết chặt chẽ với hai nước
Khơme, Lào và các nước Đông - Nam Á để góp phần vào sự nghiệp giữ gìn hoà
bình châu Á và hoà bình thế giới”.
     Trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh kêu gọi “anh em dân tộc châu Á”
thấu rõ sự hy sinh của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh, để ủng hộ nhân dân
Việt Nam kháng chiến. Trong Lời kêu gọi gửi nhân dân thế giới, Hồ Chí Minh viết:
“Hỡi anh em dân tộc châu Á! Gần hai mươi năm trường, thực dân Pháp đang dày
xéo nhân dân Việt Nam, gần hai mươi năm trường nhân dân Việt Nam đang hy sinh
tranh đấu.Việt Nam là một bộ phận trong đại gia đình châu Á. Tranh đấu cho tự do
độc lập của Việt Nam tức là tranh đấu cho tự do độc lập của đại gia đình châu Á.
Trước kia, anh em đã đồng tình với chúng tôi. Từ đây mong anh em càng ủng hộ
nữa. Với sự đồng tình và ủng hộ của anh em, cuộc kháng chiến cứu quốc của Việt
Nam nhất định thắng lợi”.
     Hồ Chí Minh dùng thuật ngữ “anh em dân tộc châu Á”, “đại gia đình châu Á”
và kêu gọi “sự đồng tình” nhằm thực hiên mục tiêu đoàn kết với các nước gần gũi
địa lý và văn hoá tạo nên sức mạnh tổng hợp của công cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Và cuối Lời kêu gọi trên, Người viết:
“Các dân tộc châu Á đoàn kết muôn năm!”.
     • Đoàn kết với các tổ chức, quốc gia trên thế giới

     Đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế phải gắn liền với độc lập, tự chủ tự
cường. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ
mật thiết với các trào lưu và lực lượng tiến bộ trên thế giới, việc tăng cường các
mối liên hệ và hợp tác quốc tế là một yếu tố giúp ta thành công trong kháng chiến
cũng như trong xây dựng đất nước. Sự đoàn kết ấy nhằm những mục tiêu lớn của
thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị
với tất cả các nước, các dân tộc. Sự đoàn kết ấy dựa trên cơ sở bình đẳng và kết
hợp giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.
     Việt Nam đang ngày càng mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế đồng thời với phát
huy bản sắc dân tộc. Với chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã mở rộng hợp tác giao lưu
nhiều mặt với các nước, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
     Trong đoàn kết hợp tác quốc tế luôn chú trọng lợi ích của nhau. Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ rõ: “Mình đã hưởng cái hay của người thì phải có cái hay cho người
ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả”.
     Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nêu ra ý tưởng hợp tác cùng có lợi với tất cả các
nước.Ngay những năm đầu khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời,
Người đã khẳng định Việt Nam mong muốn thực thi chính sách mở cửa và hợp tác
trong mọi lĩnh vực, đón nhận đầu tư nước ngoài; mở rộng các cảng, sân bay và
đường sá giao thông cho buôn bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ
chức hợp tác kinh tế quốc tế; hoan nghênh đầu tư nước ngoài để xây dựng lại Việt
Nam và để tham gia “điều hòa kinh tế thế giới”.
     Kế thừa và phát huy tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
trong thời kỳ mới của cách mạng, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục tăng cường tình
đoàn kết quốc tế, quan hệ hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập, thực
hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hóa đa
dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và
thế giới.
     • Đoàn kết với kiều bào:

     Sinh thời Bác Hồ luôn dành cho kiều bào sự quan tâm đặc biệt. Đặc biệt vì,
kiều bào - những người con yêu của dân tộc đang phải sống xa quê hương, đất
nước đều là con Hồng cháu Lạc, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt.
Đặc biệt vì, dù xa cách bao lâu, dù ở đâu, làm gì, dù khó khăn, gian khổ đến đâu...
kiều bào vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc, mong được trở về, góp phần tham gia
xây dựng đất nước. Chính vì đặc biệt nên sự quan tâm của Bác Hồ đối với kiều bào
đã đặt cơ sở cho việc hình thành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta
đối với kiều bào nửa thế kỷ qua.
     Trong những năm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
"nhớ đến kiều bào ở hải ngoại đã ra sức hy sinh phấn đấu, dù cực khổ bao nhiêu
cũng một lòng trung thành với Tổ quốc". Người thường xuyên gửi thư, điện thăm
hỏi và động viên kiều bào ở nước ngoài phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp
đỡ nhau, thi đua học hỏi và giúp nhau tiến bộ, luôn một lòng ủng hộ Tổ quốc, đồng
thời mở rộng tình thân thiện giữa nhân dân ta và nhân dân thế giới...Để giúp đỡ
kiều bào, Người nhắc nhở các cán bộ làm công tác ngoại giao ở nước ngoài: từ lời
nói đến việc làm, bất kỳ việc to hay nhỏ đều phải “đem tình thân ái của Tổ quốc
cho kiều bào, để giúp đỡ họ, để tuyên truyền cho thanh niên và cho cả dân tộc Việt
Nam".
     Một trong những mong muốn của kiều bào là được trở về quê hương, tham gia
xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng và Chính phủ tạo mọi
điều kiện thuận lợi để đón tiếp kiều bào về nước. Những năm sau đó, Người đã
dành nhiều thời gian đến thăm các gia đình kiều bào mới về nước, động viên họ cố
gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại, nhanh chóng ổn định cuộc sống mới.
Người theo dõi sát sao từng bước đi, từng sự cố gắng và mỗi thành tích của kiều
bào, kịp thời khen thưởng những gương "người tốt, việc tốt".
     Sự gần gũi, thân mật trong những lần gặp gỡ, sự ân cần, chu đáo trong những
lời chỉ bảo, dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm xúc động lòng người, làm cho
kiều bào càng nhận rõ và ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với quê
hương, đất nước, cổ vũ kiều bào thi đua phấn đấu, cùng nhau góp sức vào sự
nghiệp chung của cả dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, kế thừa
và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và thực hiện lời dạy của Bác Hồ:
                           Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
                     Con Hồng cháu Lạc phải thương nhau cùng.
Đảng và Nhà nước ta luôn coi kiều bào là bộ phận không tách rời và là một nguồn
lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường
quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước; đồng thời, mong muốn,
khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào
dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết
thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương,
góp phần xây dựng đất nước...
Như vậy, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa quốc tế, từ niềm tin vào sức mạnh
của dân tộc đi đến nhận thức đầy đủ về sức mạnh của thời đại, kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của nhân
dân Việt Nam mà còn là chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản quốc tế, lãnh tụ
của phong trào giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.
Theo độ lùi của thời gian, nhiều thứ có thể bị phai mờ, nhưng tư tưởng đoàn kết
quốc tế, đặc biệt là chiến lược tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới
cho cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh vẫn nguyên giá trị, mang tính lý luận và
thực tiễn sâu sắc. Quán triệt và thực hiện tư tưởng của Người, những năm qua,
Đảng, Nhà nước ta luôn tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với
gần 170 nước, là thành viên của hàng trăm tổ chức quốc tế, có quan hệ thương mại
với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới… Thành tựu đó là kết quả của
việc thực hiện chiến lược đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng,
Nhà nước và nhân dân ta đã thực hiện.

 III. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức
mạnh thời đại trong bối cảnh hiện nay

     1. Đặt cách mạng Việt Nam, cách mạng mỗi nước trong tiến trình chung
của cách mạng thế giới
     Trong thế giới hiện đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập là một nhân tố , một
thành viên của cộng đồng quốc tế. giữa bộ phận với toàn bộ có mối quan hệ biên
chứng với nhau, tác động qua lại…Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Hồ Chí
Minh đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới là:
“ một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”. Hồ Chí Minh chỉ rõ tình hình
trên thế giới liên quan mật thiết đến Việt Nam và hoạt động của Việt Nam có muôn
ngàn sợi dây liên hệ với bên ngoài.
     Từ đây, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải gắn cách mạng mỗi nước, cách mạng Việt
Nam với cách mạng thế giới. Theo Hồ Chí Minh, việc kết hợp sức mạnh của dân
tộc với sức mạnh thời đại, không chỉ vì lợi ích của dân tộc chân chính mà còn là vì
lợi ích quốc tế chân chính. Chúng ta không chỉ tranh thủ sức mạnh của các dân tộc
khác để thực hiện nhiêm vụ của dân tộc mình mà còn chủ động kết hợp sức mạnh
của dân tộc mình với sức mạnh dân tộc khác thực hiện những mục tiêu của thời đại
là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh chỉ rõ sự phối
hợp, kết hợp như “ hai cái cánh của một con chim” là để cùng nhau giết “ con đỉa
hai vòi”. Với Hồ Chí Minh, góp phần vào cách mạng thế cũng là một cách một cách
giúp mình. Hồ Chí Minh viết: giúp bạn chính là tự giúp mình, vì vậy phải giúp cho
tích cực.
     2. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhưng phải dựa vào
sức mạnh mình là chính
     Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhân tố chủ quan và khách quan,
bên trong bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều là những nhân tố
không thể thiếu để tạo nên thắng lợi nhưng trong hai nhân tố ấy, nhân tố bên trong,
chủ quan luôn luôn giữ vị trí thứ nhất. Tư tương Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại cũng tuân theo nguyên lý ấy.Hồ Chí Minh luôn tâm
niệm sâu sắc lời căn dặn của Mác viết trong Điều lệ tạm thời của Hội liên hiệp
công nhân quốc tế năm 1864: ”Sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải
do chính bản thân giai cấp công nhân tự giành lấy”. Tương tự đó trong Tuyên ngôn
của Hội liên hiệp thuộc địa, Người kêu gọi:”Hỡi anh em ở các nước thuộc địa!...
Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của Các Mác,
chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực
hiện được bằng sự nổ lực của bản thân anh em”. Vận dụng quan điểm của Mác,
Hồ Chí Minh khẳng định phải “ đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, vì vậy trong
công cuộc giành độc lập thì yếu tố tự lực cánh sinh luôn được Hồ Chí Minh đề cập
tới. Sự giúp của bên ngoài là quan trọng nhưng “ muốn người giúp ta thì trước hết
ta phải tự giúp mình đã”. Theo Hồ Chí Minh, ta phải có thế có lực thì bên ngoài giúp
đỡ và mới sử dụng sự giúp đỡ một cách có hiệu quả. Hồ Chí Minh đã chỉ ra toàn
cầu chỉ chú ý đến chúng ta khi chúng ta mạnh. Chúng ta lo tìm kiếm bạn bè nhưng
trước hết phải lo tổ chức lượng lực của mình đã. Người kết luận:” Phải trông ở
thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng và ngoại
giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”.
     3. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại
     Trong hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi phải có tình
người, tình bác ái. Từ cách tiếp cận khác, Hồ Chí Minh cho rằng: Dù màu da có khác
nhau, trên đời chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột.
Trên quả đất có muôn ngàn triệu người thì có thể chia vào hai hạng người: người
thiện và người ác. Đây chính là cơ sở để Hồ Chí Minh đề ra chủ trương xây dựng
tình hữu nghị đoàn kết, hợp tác giữa các dân tộc. Vận dụng tư tưởng của Người,
trong bối cảnh hiện nay là xu thế hợp tác quốc tế đang chiếm thế thượng phong so
với xu thế khác, Đảng ta đã đưa ra khẩu hiệu ngoại giao là:” Việt Nam muốn làm
bạn với tất cả các nước trên thế giới” , đây chính là điểm sáng tạo của Đảng cho
phù hợp với nhu cầu cũng như xu thế hiện nay. Hiện nay chúng ta không chỉ hợp tác
với các nước dân chủ như thời kỳ trước mà mở rộng quan hệ với tất cả các nước
trên nhưng nguyên tắc đã được quy định sẵn như : tôn trọng chủ quyền lẫn nhau,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau hay hợp tác trên cơ sở hai bên cùng
có lợi…
 IV. Kết luận
       Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng được Hồ Chí Minh đề ra từ
rất sớm, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến trình chách mạng Việt Nam, là
cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là một đóng
góp quan trọng vào kho tàng kinh nghiệm cách mạng thế giới, làm phong phú lý luận
chủ nghĩa Mác- Lênin về công tác vận động và tổ chức quần chúng của Đảng cộng
sản.
       Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang chứng minh sức sống kỳ diệu của
tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Trung thành và kiên định đi theo ngọn cờ đại
đoàn kết Hồ Chí Minh, nghiên cứu để kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư
tưởng đại đoàn kết của Người là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta
vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành nhiệm vụ, góp phân xây dựng thành
công một nước Việt Nam độc lập, dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng,
văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://khodetai.com,
Bộ GD-ĐT, 2010, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
PHỤ LỤC


     Ngày 12/6/1987, tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ”
do Thành ủy Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày Bác Hồ về thăm Đồng
Hới - Quảng Bình, lúc đó thuộc tỉnh Bình - Trị - Thiên, linh mục Nguyễn Văn Ngọc
đã kể một kỷ niệm không bao giờ quên của đồng bào Công giáo xứ Huế về đức bác
ái bao la của Bác Hồ:
     Năm 1949, Việt Minh bao vây kinh tế thành phố Huế. Linh mục Nguyễn Văn
Ngọc, khi đó, đảm đương công việc ruộng đất của Nhà Chung tại giáo xứ Lương
Văn, có trách nhiệm cung cấp lương thực để đài thọ cho 600 linh mục, chúng sinh
dòng tu nam, nữ của thành phố. Trong điều kiện Huế bị bao vây, linh mục không có
cách nào chở được số lúa gạo vào thành phố cho Nhà Chung ăn tiêu.




     Linh mục rất lo lắng, đem chuyện này thưa lại với đồng chí Quế, lúc đó là cán
bộ Việt Minh của mặt trận Thừa - Thiên - Huế, vẫn có liên lạc với giáo xứ Lương
Văn. Sau một hồi suy nghĩ, đồng chí Quế khuyên linh mục Ngọc nên viết thư xin
phép Bác Hồ, đồng chí sẽ cố gắng tìm cách chuyển giúp.
     Không còn cách nào khác, linh mục Ngọc đánh bạo viết thư lên Cụ Chủ tịch,
thực lòng cũng không dám hi vọng sẽ đến được với Bác Hồ trong hoàn cảnh chiến
tranh, Người lại ở quá xa và bận rộn trăm công nghìn việc lớn lao của đất nước.
     Thật bất ngờ, một tháng sau, đồng chí Quế chuyển đến cho linh mục Ngọc
một cái thiếp có chữ ký và dấu của Cụ Chủ tịch. Nội dung gồm hai điểm:
1. Cho phép linh mục Nguyễn Văn Ngọc được phép chở 9000 thúng lúa lên
thành phố Huế trong vòng một tháng để trợ cấp cho Nhà Chung.
        2. Linh mục Ngọc được tự do đi lại trong tỉnh Thừa Thiên để coi sóc ruộng
đất của Nhà Chung, tiếp tục trồng cấy, không được để ruộng đất bỏ hoang.
     Nhờ có giấy phép đặc biệt của Bác Hồ, linh mục Ngọc đã hoàn thành được

     nhiệm vụ, chở được lương thực lên thành phố, cứu nguy cho hơn 600 con
người đang trong cảnh nguy ngập. Ai cũng mừng rỡ và hết lòng ca tụng Bác Hồ, vị
Chủ tịch có lòng bác ái mênh mông của Chúa, tất cả vì lợi ích và cuộc sống của con
người, không phân biệt lương hay giáo. Bác Hồ đúng là hiện thân của chính sách đại
đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết tôn giáo.
     Để kỷ niệm và ghi ơn Bác Hồ, vị giám mục người Pháp địa phận Huế đã gửi
tấm thiếp của Người về Pa-ri và hiện nay tấm thiếp đó vẫn đang được trang trọng
lưu trữ tại Hội Thừa Sai Pa-ri.
     (Theo “117 CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”
– Ban Tuyên giáo Trung ương)
Bai tieu luan_7408_8644

More Related Content

What's hot

Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtSusutryoh
 
Slide bài giảng
Slide bài giảngSlide bài giảng
Slide bài giảngKun Linh
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Gt. tthcm 2019
Gt. tthcm   2019Gt. tthcm   2019
Gt. tthcm 2019TrnKhnhH1
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhDat Namikaze
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcmNguynKimNgn31
 
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...Phan Minh Trí
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...akirahitachi
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcanhpb635
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng và phương pháp tập hợp cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng và phương pháp tập hợp cách mạngTư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng và phương pháp tập hợp cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng và phương pháp tập hợp cách mạngthaojip
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuongmai_mai_yb
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtTư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtBích Phương
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcFørgët Løvë
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcAnh Dũng Phan
 

What's hot (20)

Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdtC2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
C2.tthcm về vấn đề dân tộc và cmgpdt
 
Slide bài giảng
Slide bài giảngSlide bài giảng
Slide bài giảng
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Gt. tthcm 2019
Gt. tthcm   2019Gt. tthcm   2019
Gt. tthcm 2019
 
Tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minhTư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng hồ chí minh
 
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
Đề tài: Vấn đề con đường cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng gi...
 
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm
 
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT HỒ CHÍ MINH - CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐOÀN KẾT TRONG ĐỘI NGŨ ...
 
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
Sự sáng tạo của hồ chí minh về sự ra đời của nhà nước sau cách mạng tháng 8 n...
 
tư tưởng HCM
tư tưởng HCMtư tưởng HCM
tư tưởng HCM
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng và phương pháp tập hợp cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng và phương pháp tập hợp cách mạngTư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng và phương pháp tập hợp cách mạng
Tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng và phương pháp tập hợp cách mạng
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuong
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn KếtTư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
Tư tưởng Hồ Chí Chí Minh về Đoàn Kết
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 

Similar to Bai tieu luan_7408_8644

Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcSự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc.docx
Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc.docxNguyên tắc đại đoàn kết dân tộc.docx
Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc.docxPhngMai926921
 
nhom7_PP_mon_tutuongHCM.pptx
nhom7_PP_mon_tutuongHCM.pptxnhom7_PP_mon_tutuongHCM.pptx
nhom7_PP_mon_tutuongHCM.pptxShdwMinaft
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptVITCNGUYN16
 
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptxHọc tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptxThuTrang908914
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhHuynh Loc
 
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCMGiá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCMJenny Hương
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxHVNhHoa
 
ch5-TTHCM.pdf
ch5-TTHCM.pdfch5-TTHCM.pdf
ch5-TTHCM.pdfPhiLong80
 
phân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kết
phân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kếtphân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kết
phân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kếtdinhtrongtran39
 
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docxCâu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docxSongHL
 
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptxNHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptxnhinh66
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại.docx
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại.docxTư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại.docx
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại.docxLcHuy25
 
ttHCM-2919 (1).docx
ttHCM-2919 (1).docxttHCM-2919 (1).docx
ttHCM-2919 (1).docxQuinnAn
 

Similar to Bai tieu luan_7408_8644 (20)

Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcSự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
 
1
11
1
 
Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc.docx
Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc.docxNguyên tắc đại đoàn kết dân tộc.docx
Nguyên tắc đại đoàn kết dân tộc.docx
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mớiTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
 
nhom7_PP_mon_tutuongHCM.pptx
nhom7_PP_mon_tutuongHCM.pptxnhom7_PP_mon_tutuongHCM.pptx
nhom7_PP_mon_tutuongHCM.pptx
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
 
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptxHọc tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
Học tập chuyên đề năm 2020 (dang web).pptx
 
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minhBài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
Bài tiểu luận tư tưởng hồ chí minh
 
BAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptx
BAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptxBAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptx
BAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptx
 
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCMGiá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
 
ch5-TTHCM.pdf
ch5-TTHCM.pdfch5-TTHCM.pdf
ch5-TTHCM.pdf
 
phân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kết
phân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kếtphân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kết
phân tích quan điểm HCM về giữ gìn sự đoàn kết
 
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docxCâu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
 
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.docVận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
 
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptxNHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
 
Chương 3.pptx
Chương 3.pptxChương 3.pptx
Chương 3.pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại.docx
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại.docxTư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại.docx
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại.docx
 
ttHCM-2919 (1).docx
ttHCM-2919 (1).docxttHCM-2919 (1).docx
ttHCM-2919 (1).docx
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Bai tieu luan_7408_8644

  • 1. I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của dân tộc ta suốt trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã luôn luôn coi trọng củng cố và không ngừng mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp lãnh đạo nhân dân ta giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. 1. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 1.1.Cơ sở lý luận Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển: • Truyền thống văn hóa dân tộc và nhân loại. • Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. 1.1.1. Truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là sự kế thừa và phát triển ở trình độ mới của chủ nghĩa yêu nước và truyền thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong mấy nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tôc. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh của cả dân tộc, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước –nhân nghĩa – đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên lẽ sống và tư duy chính trị. Chúng là cơ sở của ý chí kiên cường, bất khuất, tinh thần dũng cảm hy sinh vì dân, vì nước của mỗi con người Việt Nam. Truyền thống trên đã được Hồ Chí Minh tiếp thu và phát huy trong giai đoạn cách mạng mới của dân tộc, giai đoạn đấu tranh giành độc lập dân tộc và từng bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh đã tiếp thu và chuyển hóa những mặt tích cực những giá trị nhân bản của văn hóa phương Đông, tiêu biểu là: • Tư tưởng đại đồng của Nho giáo.
  • 2. Tư tưởng tích cực của Phật giáo. Bên cạnh đó, tư tưởng này còn được hình thành trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của các trào lưu dân chủ phương Tây. 1.1.2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử và những khẩu hiệu chiến lược: “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại”, “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại”. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Hồ Chí Minh nhận được sự cần thiết phải tập hợp, đoàn kết lực lượng dân tộc, đoàn kết quốc tế để đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. 1.2. Cơ sở thực tiễn Tư tưởng HCM được hình thành trên sự tổng kết những kinh nghiệm của: • Phong trào cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. • Phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. 1.2.1. Thực tiễn phong trào CM Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Từ các phong trào Cần Vương, Văn Thân, Yên Thế cuối thế kỷ XIX, đến các phong trào Đông Du, Duy Tân, chống thuế đầu thế kỷ XX, là các thế hệ người Việt Nam đã liên tiếp đoàn kết cùng nhau đứng dậy chống ngoại xâm, mặc dù thất bại (do nhiều nguyên nhân chúng ta không đề cập ở đây) song đều nói lên truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc. Thực trạng bế tắc khủng hoảng của phong trào yêu nước chống Pháp, Người đã nhận thấy những nhà cách mạng tiền bối còn có nhầm lẫn, mơ hồ trong việc phân biệt bạn thù, trong việc tập hợp lực lượng…Vì vậy, đây chính là điểm xuất phát để HCM xác định: “Tôi muốn đi ra ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng chúng ta”.
  • 3. 1.2.2. Thực tiễn phong trào cách mạng thế giới Từ năm 1911 đến năm 1941, Hồ Chí Minh đã đi hầu hết các châu lục, Người đã nhận thức được một sự thật: Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì họ chưa biết tập hơp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết … Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 cùng với Lênin – người lãnh dạo thắng lợi cuộc cách mạng đó, đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặc quyết định trong việc tìm đường cứu nước. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu một cách thấu đáo con đường cuộc cách mạng Tháng Mười và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã đem lại cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là bài học về huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng. Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý kinh nghiệm của Trung Quốc, Ấn Độ là hai nước đem lại cho cách mạng Việt Nam nhiều bài học bổ ích về tập hợp lực lượng. Đó là đoàn kết các dân tộc, các giai cấp, các đảng phái, các tôn giáo … nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng như chủ trương " Liên Nga, thân cộng, ủng hộ công nông "; " Hợp tác Quốc - Cộng " của Tôn Trung Sơn... Từ đó Hồ Chí Minh đã làm tất cả từ tuyên truyền đến vận động, tổ chức nhằm xây dựng một chiến lược đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế để chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. 2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện tập trung trên những quan điểm sau: Thứ nhất, đại đoàn kết dân tộc là động lực chủ yếu là sức mạnh vĩ đại quyết định sự thành công của cách mạng. Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta. Người cho rằng: “ Muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động
  • 4. phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, bằng cách mạng vô sản”. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng ,có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhân thức là vấn đề sống còn của cách mạng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến đại đoàn kết dân tộc. Trong các bài viết, bài nói Người đã sử dụng khoảng 2000 lần cụm từ “đoàn kết”,”đại đoàn kết”. Người luôn luôn nhận thức đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn quyết định thành công của cách mạng. Người thường khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là điểm mẹ,điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt”. “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.” Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu,một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Tư tưởng đại đoàn kết của dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Năm 1951, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc nhân buổi ra mắt Đảng Lao Động Việt Nam: mục đích của Đảng Lao Động Việt Nam có thể gồm tám chữ là: “Đoàn kết toàn dân phụng sự Tổ quốc”. Đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục đích,nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục đích nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản tân quần chúng nhân dân trong đấu tranh để tự giải phóng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Thứ ba, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Dân tộc Việt Nam được hiểu là tất cả mọi người dân Việt Nam đang sinh sống và làm ăn ở cả trong và ngoài nước, không phân biệt tôn giáo, già, trẻ, giàu, nghèo…
  • 5. Đại đoàn kết dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được mọi người dân vào một mục tiêu chung. Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Phải có lòng khoan dung độ lượng với con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu khuyết điểm, mặt tốt mặt xấu, cho nên cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù là nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng. Người đã lấy hình tượng một bàn tay có ngón ngắn ngón dài, nhưng tất cả đều thuộc một bàn tay để nói lên sự cần thiết của đại đoàn kết. Lòng khoan dung độ lượng không phải là một sách lược nhất thời, một thủ đoạn chính trị. Đó là tư tưởng nhất quán được thể hiện trong đường lối, chính sách của Đảng đối với những người làm việc dưới chế độ cũ và những người nhất thời lầm lạc biết hối cải. Người tuyên bố: “Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà mà đoàn kết với họ”. Thứ tư , đoàn kết phải thể hiện bằng hành động. Hồ Chí Minh cho rằng, đoàn kết không chỉ là chương trình kế hoạch, là chiến lược mà còn là hành động tích cực trong tổ chức, trong thái độ, trong chính sách cụ thể. Đoàn kết không phân biệt tôn giáo, không chia rẽ dân tộc, không phân cách giai cấp, tầng lớp. Phải có cách làm cho mỗi người dân ở những tầng lớp khác nhau ấy hiểu biết, tin yêu, quý mến nhau mà đem hết tài năng, công sức, tiền của cống hiến cho sự nghiệp chung. Đoàn kết phải vì lợi ích lâu dài, phải vì tình thân ái của dân tộc, vì lợi ích của quốc gia, vì sự tiến bộ của mỗi thành viên và của cả cộng đồng. Thứ năm, đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất có tổ chức là: Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tổ chức thể hiện khối đoàn kết dân tộc chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Mặt trận là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.
  • 6. Tùy theo từng giai đoạn cách mạng, Đảng chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất với tên gọi khác nhau. Đảng lãnh đạo mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách mặt trận đúng đắn cho nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước của dân tộc ta. Muốn lãnh đạo mặt trận lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết dân tộc, trong Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí. Sự đoàn kết của Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết của toàn dân. Thứ sáu, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế. Hồ Chí Minh khẳng định: “Yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa Quốc Tế trong sáng của giai cấp công nhân lãnh đạo”. Người luôn luôn khẳng định Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ giành được thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Người đã vận dụng sáng tạo, thành công tư tưởng này trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngay thời kỳ cách mạng gặp khó khăn nhất cũng như khi chống thực dân Pháp, đánh đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của anh em bầu bạn, của loài người tiến bộ khắp thế giới. Theo Người, vì cách mạng Việt Nam muốn thành công phải kết hợp với phong trào cách mạng thế giới như hai cánh của con chim đều vỗ cùng một nhịp. II . Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại 1. Hồ Chí Minh với nhận thức về sức mạnh dân tộc Sức mạnh dân tộc (nội lực) Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Đảng ta, quân đội ta và nhân dân ta đoàn kết một lòng, muôn người như một từ đó đã huy động tới mức cao nhất sức người, sức của phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Cả nước cùng ra trận với khí thế hào hùng của lịch sử bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước trên nền tảng văn hóa nhân nghĩa, khoan hòa, trí dũng, với ý chí không có gì quí hơn độc lập tự do. Tất cả mọi giới, mọi tầng lớp, mọi lực lượng từ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đến gái, trai, già, trẻ; từ nông thôn, thành thị đến miền
  • 7. xuôi, miền ngược đều tham gia giết giặc cứu nước; từ hai bàn tay không của bà mẹ, tầm vông vạt nhọn, cuốc thuổng, giáo mác, chông tre, súng kíp, bom 3 càng đến con ong, con rắn cũng trở thành vũ khí tiêu diệt kẻ thù; từ mặt đất nóng bỏng đạn bom cày xới, dưới địa đạo khắc nghiệt trong lòng đất, trên mặt nước bưng biền đến bầu trời của đất nước ta, đâu đâu cũng là trận địa vùi xác quân thù. Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh dân tộc chính là sức mạnh của: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết cao, ý chí đấu tranh anh hùng, bất khuất cho độc lập tự do và ý thức tự lực tự cường. Đây chính là đỉnh cao cuả chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Điều này được thể hiện như sau: • Truyền thống yêu nước là hạt nhân của truyền thống dân tộc, nó không phải chỉ là một tình cảm tự nhiên bẩm sinh mà được hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước và giữ nước.Với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước trở thành sức mạnh và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, một thứ đạo lý, một lẽ sống cho mọi người dân, cũng trở thành tiêu chí cao nhất để đánh giá một con người. Hồ Chí Minh đã nâng lòng yêu nước lên trở thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa yêu nước gắn liền với đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa là sự kết hợp nhuần nhuyễn của việc yêu quý độc lập dân tộc, tự do dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Do đó, lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành sức mạnh to lớn của dân tộc ta. • Sức mạnh của dân tộc còn được thể hiện ở tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực tự cường. Bằng chứng là nó làm cho dân tộc Việt Nam không bị đồng hoá trong 1000 năm Bắc thuộc, không bị diệt vong dưới ách thống trị của thực dân phương Tây. • Tinh thần, ý chí độc lập tự chủ, tự cường và lòng yêu nước sở dĩ phát huy được sức mạnh to lớn của nó vì đã kết liền nhân dân thành 1 khối vững chắc không gì lay chuyển được. Đó là đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Tổng hợp các điều trên, Hồ Chí Minh làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam. Đó là sức mạnh của thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và hiện tại, sức mạnh của sự thông minh và lòng dũng cảm. Đó là sức mạnh dân tộc. 2. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh của thời đại
  • 8. Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu là chiến thắng của cách mạng tháng Mười Ngai vĩ đại. Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh thời đại và tính tất yếu của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại được hình thành từng bước từ cảm tính đến lý tính với mục tiêu giải phóng dân tộc, phát triển đất nước trong dòng thác chung của thời đại. Sức mạnh thời đại thể hiện ở những điều sau: • Sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, sức mạnh này được nhân lên nhiều lần vì nó gắn liền với cuộc cách mạng vô sản trên toàn thế giới trong thời đại mới. • Sức mạnh của giai cấp vô sản và cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. • Lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. • Kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười Nga. • Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cách mạng khoa học kĩ thuật – một động lực phát triển xã hội. 3.Tính tât yếu và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. a) Tính tất yếu: Về mặt lý luận Lịch sử phát triển của nhân loại chỉ ra rằng,qúa trình phát triển của mình, các cộng đồng, các nhóm, các dân tộc có cùng lợi ích bao giờ cũng có sự kết hợp lại với nhau. Sự kết hợp này ngày càng tăng. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ, cách mạng muốn thắng lợi phải biết kết hợp các yếu tố khách quan và chủ quan, trong nước và ngoài nước, dân tộc và thời đại. CNTB nhất là trong giai đoạn ĐQCN đã tạo ra những mâu thuẫn và cơ sở cho sự liên kết quốc tế. Về mặt thực tiễn:
  • 9. - Người khảo sát thực tiễn của chế độ thuộc địa, sự cai trị và bóc lột tàn bạo, độc ác của Pháp tại Việt Nam, tại Đông Dương. -Người còn khảo sát ở cả bốn châu lục và nhận ra muốn giải phóng dân tộc mình cần đoàn kết các dân tộc có cùn - Các nước đế quốc liên kết chặt chẽ với nhau để đàn áp thuộc địa, chia để trị. - Các nước đế quốc liên kết chặt chẽ với nhau để đàn áp thuộc địa, chia để trị. - Sự hình thành hệ thống CNXH làm nên sức mạnh thời đại từ nửa cuối TK XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ. Đây là yếu tố sức mạnh thời đại cần tận dụng. Như vậy, sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong tiến trình cách mạng Việt Nam là một tất yếu khách quan. b) Nội dung của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại. -Đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong sự gắn bó với cách mạng vô sản trên thế giới Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đã làm thay đổi trật tự thế giới theo chiều hướng tiến bộ của lịch sử, mở ra con đường phát triển mới cho các quốc gia, dân tộc theo xu hướng độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Những biến cố ở Liên Xô và Đông Âu trong thập niên cuối của thế kỷ XX tuy đã làm cho phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới lâm vào thoái trào, song Cách mạng Tháng Mười vẫn giữ nguyên giá trị "vạch thời đại", vẫn là niềm cổ vũ cho tất cả mọi người có lương tri và khát vọng vì một thế giới tốt đẹp hơn.Cách mạng Tháng Mười khẳng định trong hiện thực sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới: đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh xác định con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc đã phát huy lòng yêu nước truyền thống và nâng thành lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa. Tinh thần, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường và lòng yêu nước phát huy được sức mạnh to lớn, tạo nên truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân. Hồ Chí Minh
  • 10. đã làm nổi bật sức mạnh của con người Việt Nam, đó là sức mạnh thể lực và trí tuệ, sức mạnh của bề dày lịch sử và trong cuộc đấu tranh hiện tại, sức mạnh của sự thông minh và dũng cảm, của lòng tin chân chính không gì lay chuyển. Sức mạnh ấy bền vững và được nhân lên nhiều lần dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Thời đại của chúng ta mở đầu bằng Cách mạng tháng Mười Nga 1917. Cuộc cách mạng này đã mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu thời đại mới trong lịch sử. Theo Hồ Chí Minh sức mạnh thời đại là sức mạnh của giai cấp vô sản thế giới, của nhân dân lao động thế giới. Trong quá trình nhận thức và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh nhận thấy phải dựa vào sức mạnh của dân tộc là chủ yếu, đồng thời phải khai thác sức mạnh của thời đại. Những nội dung, nguyên tắc về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một bộ phận quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh. -Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa quốc tế yêu nước với chủ nghĩa quốc tế yêu nước “Bốn phương vô sản đều là anh em” - đó là nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần quốc tế vô sản. Tinh thần này bao gồm tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, với những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội. Tinh thần này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun đắp bằng các hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Theo Bác Hồ, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng, bá quyền. Tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến sự đổ vỡ của một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung. Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn. Không phải đối với bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào cũng thấy được
  • 11. tinh thần quốc tế có hay không, trong sáng hay không trong sáng. Nhưng việc giáo dục của Đảng và việc rèn luyện của cá nhân mỗi người về tinh thần quốc tế lại không thể coi nhẹ. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Người, chủ nghĩa yêu nước chân chính luôn gắn liền với chủ nghĩa quốc tế cao cả, trong sáng. Người nói: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do độc lập của các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy”. Chủ trương “ giúp bạn là tự giúp mình”, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết song không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Với Người, phải thông qua thắng lợi của Cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của Cách mạng thế giới. Về quan hệ quốc tế, Người tuyên bố với thế giới: “ Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sắn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ thế giới”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết vừa mang tính khoa học đúng đắn, vừa có tính chất cách mạng, mang đậm tính nhân văn sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc cho mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc. -Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh coi nguồn lực bên trong giữ vai trò quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng, nó chỉ phát huy sức mạnh thông qua nguồn lực bên trong. Người nêu cao khẩu hiệu “Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh là chính”; “Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự giúp lấy mình”; “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ
  • 12. ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Muốn tranh thủ sức mạnh của thời đại phải có đường lối đúng đắn, phát huy độc lập tự chủ, kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập, thống nhất của dân tộc mình với mục tiêu của thời đại: hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Trên dọc hành trình tìm lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc, ấm no cho đồng bào, dù ở nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh cũng luôn tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ về mọi mặt của nhân dân thế giới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. Chính sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn cả về vật vất lẫn tinh thần của bè bạn quốc tế là một nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh đã thực hiện nhất quán đường lối độc lập tự chủ, vì vậy mà đã tranh thủ được sự giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc, khi hai nước có bất đồng sâu sắc, góp phần vào sự hàn gắn sự rạn nứt trong phong trào cộng sản quốc tế. Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn là tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình, “Phải coi cuộc đấu tranh của bạn cũng như cuộc đấu tranh của ta..., giúp bạn là tự giúp mình”. Rời Tổ quốc với chí hướng “… muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào tôi sẽ trở về cứu giúp đồng bào ta”, Nguyễn Tất Thành đã thực hiện cuộc hành trình qua nhiều châu lục khác nhau, và trên quãng đường dài đó, Người đã chứng kiến cảnh áp bức, bóc lột của thực dân, đế quốc và tận mắt thấy những lầm than cơ cực mà người dân lao động nghèo khổ gặp phải, từ đó Người đi đến kết luận: “Dù màu da có khác nhau trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Kết luận này là sự khởi đầu tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh, để từ đó về sau, trong mọi hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh luôn kêu gọi nhân dân thế giới hãy đoàn kết lại để đấu tranh cho bình đẳng, tự do, bác ái; ủng hộ, giúp đỡ cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa trong đó có nhân dân Việt Nam. Ngoài việc kêu gọi toàn dân đoàn kết, nêu cao ý chí tự lực tự cường, “hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, Hồ Chí Minh đã thực hiện chiến lược tranh thủ đồng minh, thêm bạn cho
  • 13. cách mạng Việt Nam để giành thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Và thực tế lịch sử đã chứng minh, chính sự ủng hộ về tinh thần của lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Bằng những lời lẽ có lý có tình, thông qua nhiều phương tiện khác nhau, những thiện chí của Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam đã đến được với nhân dân yêu chuộng hòa bình Pháp, qua đó họ hiểu được dã tâm của những kẻ xâm lược trên đất Việt Nam và họ đứng lên đấu tranh ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang tiến hành. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí, Hồ Chí Minh đã nhiệt liệt hoan nghênh phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ở Pháp và chúc nhân dân Pháp thắng lợi. Trong chiến lược tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến các nước châu Á, Người khẳng định: “…thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á châu là một thái độ anh em…”. Xuất phát từ tư tưởng đó, tháng 1 năm 1947, Hồ Chí Minh đã gửi điện cho các vị lãnh đạo châu Á, kêu gọi họ ủng hộ và giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Người viết: “Các anh em châu Á hãy giúp anh em Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho độc lập và thống nhất”. Tại hội nghị Liên Á và ở nhiều hội nghị khác, các nước trong khu vực đã bày tỏ tình cảm nồng nhiệt đối với Việt Nam. Đặc biệt, thanh niên và nhân dân Ấn Độ, Miến Điện đã có phong trào rầm rộ quyên góp tiền, thuốc men và đồ dùng y tế ủng hộ Việt Nam, thậm chí họ còn xin tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu vì tình đoàn kết quốc tế. Là những người đồng chí, người bạn thân thiết của nhân dân Trung Quốc, sau khi Trung Quốc giành lại sự thống nhất đất nước, ngày 15 tháng 1 năm 1950, Chính phủ Việt Nam dân cộng hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công nhận Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và tỏ ý sẵn sàng thiết lập đặt quan hệ ngoại giao và trao đổi đại sứ. Đáp lại tình cảm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ngày 18 tháng 1 năm 1950, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ với Việt Nam. Cũng trong năm này, Liên Xô và các nước dân chủ khác như Triều Tiên, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Rumani, Ba Lan, Hunggari,
  • 14. Bunggari, Anbani và Mông Cổ lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Thắng lợi ngoại giao trên đây đã nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế, phá thế bao vây của bọn đế quốc đối với nước ta. Đánh giá vấn đề này, Hồ Chí Minh khẳng định: “Mấy năm kháng chiến đã đưa lại cho nước ta một cuộc thắng lợi to nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là hai nước lớn nhất thế giới Liên Xô và Trung Quốc dân chủ, và các nước dân chủ mới đã thừa nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một nước ngang bằng trong đại gia đình dân chủ thế giới. Nghĩa là ta đã đứng hẳn về phe dân chủ và nhập vào khối 800 triệu nhân dân chống đế quốc. Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho những thắng lợi quân sự sau này”. Với nhân dân Mỹ, Hồ Chí Minh có nhiều sách lược quan trọng. Thực hiện phương châm đánh vào lòng người, Hồ Chí Minh đã tích cực thúc đẩy phong trào quần chúng Mỹ chống chiến tranh ở Việt Nam. Trong thư gửi nhân dân Mỹ tháng 1 năm 1962, Hồ Chí Minh nói rõ: “Nhân dân Mỹ và nhân dân Việt Nam không thù oán gì nhau… nhân dân Việt Nam kính trọng các bạn là một nước đầu tiên phất cờ chống chủ nghĩa thực dân và chúng tôi mong muốn có quan hệ hữu nghị với các bạn”. “Nhân dân Việt Nam biết ơn những tổ chức công nhân, thanh niên, sinh viên, phụ nữ và những nhân sĩ trí thức, nghị sĩ, linh mục tiến bộ ở Mỹ đã và đang dũng cảm lên tiếng, biểu tình vạch trần chính sách xâm lược đầy tội ác của Chính phủ Mỹ và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các lực lượng yêu nước ở miền Nam Việt Nam… ”. Song song với việc tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ, Hồ Chí Minh còn tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc. Trên tinh thần anh em vô sản, những năm kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã cử nhiều đoàn chuyên gia, cố vấn sang giúp cách mạng Việt Nam. Để tỏ lòng đoàn kết chiến đấu với nhân dân Việt Nam, lãnh tụ Cu Ba – Phiđen Caxtơrô từng phát biểu, “vì nhân dân Việt Nam nhân dân Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”. Những hành động ngoại giao trên đây của Hồ Chí Minh đã thể hiện tầm nhìn và tài năng xuất chúng của Hồ Chí Minh trong chiến lược tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn thế giới
  • 15. cho cách mạng Việt Nam. Đối tượng mà Hồ Chí Minh hướng tới là tất cả những ai có thiện chí với cách mạng Việt Nam, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Đó là chính sách ngoại giao mềm dẻo, thêm bạn- bớt thù, một nét đặc sắc trong tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh. Đối với các dân tộc Đông Dương, vốn cùng uống chung một dòng nước Mê Kông, lại có nhiều điểm tương đồng về địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là cùng có chung một kẻ thù xâm lược nên Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc. Hồ Chí Minh khẳng định trong Diễn văn khai mạc Đại hội Đảng III Đảng Lao động Việt Nam tháng 9 năm 1960: “Trong cuộc đấu tranh ở Đông Dương, nhân dân Việt Nam ta kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Lào hiện nay nhằm chống đế quốc Mỹ, đưa nước Lào lên con đường hòa hợp dân tộc, độc lập thống nhất và hòa bình trung lập. Chúng ta thành tâm mong rằng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước láng giềng, trước hết là Campuchia và Lào được xây dựng và phát triển tốt”. Tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Việt Nam, trong khả năng của mình, nhân dân Lào và Campuchia cũng luôn làm hết sức mình ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Khi con đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh bị đế quốc Mỹ đánh phá, cô lập ở phía Đông, Đảng, Nhà nước Lào đã đồng ý cho Việt Nam lật cánh sang phía Tây chạy trên đất Lào. Nhờ sự ủng hộ chí tình, chí nghĩa của nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, đường Trường Sơn đã nhanh chóng vươn dài tới các chiến trường, cung cấp nhân tài, vật lực cho miền Nam đánh Mỹ, góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. -Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng “làm bạn với tất cả các nước dân chủ” Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết các dân tộc, sẽ khiếm khuyết nếu chúng ta chỉ đề cập đến đoàn kết trong khái niệm dân tộc – tộc người (ethnic) trong phạm vi nội bộ quốc gia mà không đề cập đến tư tưởng của người là đoàn kết dân tộc - quốc gia (nation) với các quốc gia khác trên thế giới và với các Việt kiều, những người có dòng máu Việt Nam nhưng do hoàn cảnh cụ thể nên sinh sống ở nước ngoài, mang quốc tịch của một nước cụ thể trên thế giới.
  • 16. Đoàn kết dân tộc trên tầm quốc tế của Hồ Chí Minh được người xuất phát từ luận điểm coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Người ý thức sâu sắc rằng, cách mạng trong nước sẽ khó thành công nếu không có sự đồng tình, ủng hộ của cách mạng và nhân dân các dân tộc yêu chuộng hoà bình trên thế giới. Đó cũng chính là điểm mạnh và khác biệt giữa Hồ Chí Minh với các chí sĩ yêu nước tiền bối. Người đã khẳng định: “Chính vì biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế và của các dân tộc bị áp bức mà Đảng ta đã vượt qua được mọi khó khăn đưa giai cấp công nhân và nhân dân nước ta đến những thắng lợi vẻ vang ngày nay”. Shingo Shibata, nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nhận xét: “Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ, Người đã phát hiện quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình và tất cả mọi dân tộc đều có thể và cần phải thực hiện nền độc lập tự chủ”. Khi nghiên cứu về tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Suy đến cùng, có đại đoàn kết được hay không, đại đoàn kết đến mức nào tuỳ thuộc vào việc nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích phức tạp, chằng chéo giữa: cá nhân - tập thể; gia đình - xã hội; bộ phận - toàn thể; giai cấp - dân tộc; quốc gia - quốc tế”. Trong các “cặp quan hệ” trên của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh chúng ta thấy không thể thiếu cặp “quốc gia - quốc tế”. Đó không chỉ là nội hàm trong tư tưởng đại đoàn kết nói chung của Hồ Chí Minh mà còn là trong tư tưởng đoàn kết các dân tộc của Người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc trên phạm vi quốc tế thể hiện rất rõ phạm vi mức độ, quy mô. Với từng đối tượng quốc tế, Hồ Chí Minh vừa có thái độ chung, vừa có thái độ phân biệt riêng theo “cấp độ ngoại giao”, theo giá trị thiết thực vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam và quyền lợi của các dân tộc trên thế giới vì hoà bình, hữu nghị và phát triển của các dân tộc; vì quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và của các quốc gia. Từ giác độ đó, chúng ta thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc trên phạm vi quốc tế có những biểu hiện trên những khía cạnh sau:
  • 17. • Đoàn kết với các quốc gia, dân tộc láng giềng: Người Việt Nam ta có câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”, đó là một thái độ sống, một triết lý nhân văn trong văn hoá ứng xử có truyền thống lâu đời của dân tộc. Hồ Chí Minh trên bình diện văn hoá và tầm nhìn chính trị đã ý thức sâu sắc và thực hiện có hiệu quả tốt truyền thống đó trong đặt nền móng và xây dựng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt với nhân dân Lào, Campuchia, Trung Quốc, tạo nên thế trận đặc biệt và làm nên hiệu quả cao trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta. Thương nhau mấy núi cũng trèo, Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Việt – Lào hai nước chúng ta, Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long. (Chủ tịch Hồ Chí Minh với các chính khách quốc tế – NXB Thông tấn, 2006). • Đoàn kết với các quốc gia Đông Nam Á, châu Á: Đối với các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Hồ Chí Minh luôn luôn quý trọng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhân dân ta trong kháng chiến chống ngoại xâm, bày tỏ tình hữu nghị và biết ơn sâu sắc, chân thành. Chính vì lẽ đó mà các nước Đông Nam Á luôn bên cạnh nhân dân và chính phủ Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Pháp cũng như chống Mỹ, tạo nên hậu thuẫn, sức mạnh tinh thần và vật chất quan trọng góp phần làm nên thắng lợi chống ngoại xâm của dân tộc ta. Người phát biểu: “Hoà bình trở lại Việt Nam, chúng tôi sẽ thắt chặt tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Pháp, chúng tôi sẽ đoàn kết chặt chẽ với hai nước Khơme, Lào và các nước Đông - Nam Á để góp phần vào sự nghiệp giữ gìn hoà bình châu Á và hoà bình thế giới”. Trong kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh kêu gọi “anh em dân tộc châu Á” thấu rõ sự hy sinh của nhân dân Việt Nam trong chiến tranh, để ủng hộ nhân dân Việt Nam kháng chiến. Trong Lời kêu gọi gửi nhân dân thế giới, Hồ Chí Minh viết: “Hỡi anh em dân tộc châu Á! Gần hai mươi năm trường, thực dân Pháp đang dày xéo nhân dân Việt Nam, gần hai mươi năm trường nhân dân Việt Nam đang hy sinh
  • 18. tranh đấu.Việt Nam là một bộ phận trong đại gia đình châu Á. Tranh đấu cho tự do độc lập của Việt Nam tức là tranh đấu cho tự do độc lập của đại gia đình châu Á. Trước kia, anh em đã đồng tình với chúng tôi. Từ đây mong anh em càng ủng hộ nữa. Với sự đồng tình và ủng hộ của anh em, cuộc kháng chiến cứu quốc của Việt Nam nhất định thắng lợi”. Hồ Chí Minh dùng thuật ngữ “anh em dân tộc châu Á”, “đại gia đình châu Á” và kêu gọi “sự đồng tình” nhằm thực hiên mục tiêu đoàn kết với các nước gần gũi địa lý và văn hoá tạo nên sức mạnh tổng hợp của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Và cuối Lời kêu gọi trên, Người viết: “Các dân tộc châu Á đoàn kết muôn năm!”. • Đoàn kết với các tổ chức, quốc gia trên thế giới Đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế phải gắn liền với độc lập, tự chủ tự cường. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với các trào lưu và lực lượng tiến bộ trên thế giới, việc tăng cường các mối liên hệ và hợp tác quốc tế là một yếu tố giúp ta thành công trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước. Sự đoàn kết ấy nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. Sự đoàn kết ấy dựa trên cơ sở bình đẳng và kết hợp giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế. Việt Nam đang ngày càng mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế đồng thời với phát huy bản sắc dân tộc. Với chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã mở rộng hợp tác giao lưu nhiều mặt với các nước, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đoàn kết hợp tác quốc tế luôn chú trọng lợi ích của nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mình đã hưởng cái hay của người thì phải có cái hay cho người ta hưởng. Mình đừng chịu vay mà không trả”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nêu ra ý tưởng hợp tác cùng có lợi với tất cả các nước.Ngay những năm đầu khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, Người đã khẳng định Việt Nam mong muốn thực thi chính sách mở cửa và hợp tác
  • 19. trong mọi lĩnh vực, đón nhận đầu tư nước ngoài; mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho buôn bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế; hoan nghênh đầu tư nước ngoài để xây dựng lại Việt Nam và để tham gia “điều hòa kinh tế thế giới”. Kế thừa và phát huy tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thời kỳ mới của cách mạng, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục tăng cường tình đoàn kết quốc tế, quan hệ hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và thế giới. • Đoàn kết với kiều bào: Sinh thời Bác Hồ luôn dành cho kiều bào sự quan tâm đặc biệt. Đặc biệt vì, kiều bào - những người con yêu của dân tộc đang phải sống xa quê hương, đất nước đều là con Hồng cháu Lạc, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Đặc biệt vì, dù xa cách bao lâu, dù ở đâu, làm gì, dù khó khăn, gian khổ đến đâu... kiều bào vẫn luôn luôn hướng về Tổ quốc, mong được trở về, góp phần tham gia xây dựng đất nước. Chính vì đặc biệt nên sự quan tâm của Bác Hồ đối với kiều bào đã đặt cơ sở cho việc hình thành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với kiều bào nửa thế kỷ qua. Trong những năm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn "nhớ đến kiều bào ở hải ngoại đã ra sức hy sinh phấn đấu, dù cực khổ bao nhiêu cũng một lòng trung thành với Tổ quốc". Người thường xuyên gửi thư, điện thăm hỏi và động viên kiều bào ở nước ngoài phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau, thi đua học hỏi và giúp nhau tiến bộ, luôn một lòng ủng hộ Tổ quốc, đồng thời mở rộng tình thân thiện giữa nhân dân ta và nhân dân thế giới...Để giúp đỡ kiều bào, Người nhắc nhở các cán bộ làm công tác ngoại giao ở nước ngoài: từ lời nói đến việc làm, bất kỳ việc to hay nhỏ đều phải “đem tình thân ái của Tổ quốc
  • 20. cho kiều bào, để giúp đỡ họ, để tuyên truyền cho thanh niên và cho cả dân tộc Việt Nam". Một trong những mong muốn của kiều bào là được trở về quê hương, tham gia xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng và Chính phủ tạo mọi điều kiện thuận lợi để đón tiếp kiều bào về nước. Những năm sau đó, Người đã dành nhiều thời gian đến thăm các gia đình kiều bào mới về nước, động viên họ cố gắng vượt qua những khó khăn, trở ngại, nhanh chóng ổn định cuộc sống mới. Người theo dõi sát sao từng bước đi, từng sự cố gắng và mỗi thành tích của kiều bào, kịp thời khen thưởng những gương "người tốt, việc tốt". Sự gần gũi, thân mật trong những lần gặp gỡ, sự ân cần, chu đáo trong những lời chỉ bảo, dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm xúc động lòng người, làm cho kiều bào càng nhận rõ và ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, cổ vũ kiều bào thi đua phấn đấu, cùng nhau góp sức vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, kế thừa và phát triển tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và thực hiện lời dạy của Bác Hồ: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Con Hồng cháu Lạc phải thương nhau cùng. Đảng và Nhà nước ta luôn coi kiều bào là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước; đồng thời, mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng đất nước... Như vậy, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa quốc tế, từ niềm tin vào sức mạnh của dân tộc đi đến nhận thức đầy đủ về sức mạnh của thời đại, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam mà còn là chiến sĩ lỗi lạc trong phong trào cộng sản quốc tế, lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới.
  • 21. Theo độ lùi của thời gian, nhiều thứ có thể bị phai mờ, nhưng tư tưởng đoàn kết quốc tế, đặc biệt là chiến lược tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới cho cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh vẫn nguyên giá trị, mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Quán triệt và thực hiện tư tưởng của Người, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 170 nước, là thành viên của hàng trăm tổ chức quốc tế, có quan hệ thương mại với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới… Thành tựu đó là kết quả của việc thực hiện chiến lược đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thực hiện. III. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại trong bối cảnh hiện nay 1. Đặt cách mạng Việt Nam, cách mạng mỗi nước trong tiến trình chung của cách mạng thế giới Trong thế giới hiện đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập là một nhân tố , một thành viên của cộng đồng quốc tế. giữa bộ phận với toàn bộ có mối quan hệ biên chứng với nhau, tác động qua lại…Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới là: “ một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”. Hồ Chí Minh chỉ rõ tình hình trên thế giới liên quan mật thiết đến Việt Nam và hoạt động của Việt Nam có muôn ngàn sợi dây liên hệ với bên ngoài. Từ đây, Hồ Chí Minh đòi hỏi phải gắn cách mạng mỗi nước, cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Theo Hồ Chí Minh, việc kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, không chỉ vì lợi ích của dân tộc chân chính mà còn là vì lợi ích quốc tế chân chính. Chúng ta không chỉ tranh thủ sức mạnh của các dân tộc khác để thực hiện nhiêm vụ của dân tộc mình mà còn chủ động kết hợp sức mạnh của dân tộc mình với sức mạnh dân tộc khác thực hiện những mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh chỉ rõ sự phối
  • 22. hợp, kết hợp như “ hai cái cánh của một con chim” là để cùng nhau giết “ con đỉa hai vòi”. Với Hồ Chí Minh, góp phần vào cách mạng thế cũng là một cách một cách giúp mình. Hồ Chí Minh viết: giúp bạn chính là tự giúp mình, vì vậy phải giúp cho tích cực. 2. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhưng phải dựa vào sức mạnh mình là chính Theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhân tố chủ quan và khách quan, bên trong bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều là những nhân tố không thể thiếu để tạo nên thắng lợi nhưng trong hai nhân tố ấy, nhân tố bên trong, chủ quan luôn luôn giữ vị trí thứ nhất. Tư tương Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cũng tuân theo nguyên lý ấy.Hồ Chí Minh luôn tâm niệm sâu sắc lời căn dặn của Mác viết trong Điều lệ tạm thời của Hội liên hiệp công nhân quốc tế năm 1864: ”Sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải do chính bản thân giai cấp công nhân tự giành lấy”. Tương tự đó trong Tuyên ngôn của Hội liên hiệp thuộc địa, Người kêu gọi:”Hỡi anh em ở các nước thuộc địa!... Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nổ lực của bản thân anh em”. Vận dụng quan điểm của Mác, Hồ Chí Minh khẳng định phải “ đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, vì vậy trong công cuộc giành độc lập thì yếu tố tự lực cánh sinh luôn được Hồ Chí Minh đề cập tới. Sự giúp của bên ngoài là quan trọng nhưng “ muốn người giúp ta thì trước hết ta phải tự giúp mình đã”. Theo Hồ Chí Minh, ta phải có thế có lực thì bên ngoài giúp đỡ và mới sử dụng sự giúp đỡ một cách có hiệu quả. Hồ Chí Minh đã chỉ ra toàn cầu chỉ chú ý đến chúng ta khi chúng ta mạnh. Chúng ta lo tìm kiếm bạn bè nhưng trước hết phải lo tổ chức lượng lực của mình đã. Người kết luận:” Phải trông ở thực lực. Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng và ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn”. 3. Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại Trong hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi phải có tình người, tình bác ái. Từ cách tiếp cận khác, Hồ Chí Minh cho rằng: Dù màu da có khác
  • 23. nhau, trên đời chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Trên quả đất có muôn ngàn triệu người thì có thể chia vào hai hạng người: người thiện và người ác. Đây chính là cơ sở để Hồ Chí Minh đề ra chủ trương xây dựng tình hữu nghị đoàn kết, hợp tác giữa các dân tộc. Vận dụng tư tưởng của Người, trong bối cảnh hiện nay là xu thế hợp tác quốc tế đang chiếm thế thượng phong so với xu thế khác, Đảng ta đã đưa ra khẩu hiệu ngoại giao là:” Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” , đây chính là điểm sáng tạo của Đảng cho phù hợp với nhu cầu cũng như xu thế hiện nay. Hiện nay chúng ta không chỉ hợp tác với các nước dân chủ như thời kỳ trước mà mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nhưng nguyên tắc đã được quy định sẵn như : tôn trọng chủ quyền lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau hay hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi… IV. Kết luận Đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cách mạng được Hồ Chí Minh đề ra từ rất sớm, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt tiến trình chách mạng Việt Nam, là cội nguồn sức mạnh làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, là một đóng góp quan trọng vào kho tàng kinh nghiệm cách mạng thế giới, làm phong phú lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin về công tác vận động và tổ chức quần chúng của Đảng cộng sản. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã và đang chứng minh sức sống kỳ diệu của tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Trung thành và kiên định đi theo ngọn cờ đại đoàn kết Hồ Chí Minh, nghiên cứu để kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đại đoàn kết của Người là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành nhiệm vụ, góp phân xây dựng thành công một nước Việt Nam độc lập, dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng, văn minh.
  • 24. TÀI LIỆU THAM KHẢO http://khodetai.com, Bộ GD-ĐT, 2010, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  • 25. PHỤ LỤC Ngày 12/6/1987, tại Hội thảo khoa học “Bác Hồ với Huế - Huế với Bác Hồ” do Thành ủy Huế tổ chức nhân dịp kỷ niệm lần thứ 30 ngày Bác Hồ về thăm Đồng Hới - Quảng Bình, lúc đó thuộc tỉnh Bình - Trị - Thiên, linh mục Nguyễn Văn Ngọc đã kể một kỷ niệm không bao giờ quên của đồng bào Công giáo xứ Huế về đức bác ái bao la của Bác Hồ: Năm 1949, Việt Minh bao vây kinh tế thành phố Huế. Linh mục Nguyễn Văn Ngọc, khi đó, đảm đương công việc ruộng đất của Nhà Chung tại giáo xứ Lương Văn, có trách nhiệm cung cấp lương thực để đài thọ cho 600 linh mục, chúng sinh dòng tu nam, nữ của thành phố. Trong điều kiện Huế bị bao vây, linh mục không có cách nào chở được số lúa gạo vào thành phố cho Nhà Chung ăn tiêu. Linh mục rất lo lắng, đem chuyện này thưa lại với đồng chí Quế, lúc đó là cán bộ Việt Minh của mặt trận Thừa - Thiên - Huế, vẫn có liên lạc với giáo xứ Lương Văn. Sau một hồi suy nghĩ, đồng chí Quế khuyên linh mục Ngọc nên viết thư xin phép Bác Hồ, đồng chí sẽ cố gắng tìm cách chuyển giúp. Không còn cách nào khác, linh mục Ngọc đánh bạo viết thư lên Cụ Chủ tịch, thực lòng cũng không dám hi vọng sẽ đến được với Bác Hồ trong hoàn cảnh chiến tranh, Người lại ở quá xa và bận rộn trăm công nghìn việc lớn lao của đất nước. Thật bất ngờ, một tháng sau, đồng chí Quế chuyển đến cho linh mục Ngọc một cái thiếp có chữ ký và dấu của Cụ Chủ tịch. Nội dung gồm hai điểm:
  • 26. 1. Cho phép linh mục Nguyễn Văn Ngọc được phép chở 9000 thúng lúa lên thành phố Huế trong vòng một tháng để trợ cấp cho Nhà Chung. 2. Linh mục Ngọc được tự do đi lại trong tỉnh Thừa Thiên để coi sóc ruộng đất của Nhà Chung, tiếp tục trồng cấy, không được để ruộng đất bỏ hoang. Nhờ có giấy phép đặc biệt của Bác Hồ, linh mục Ngọc đã hoàn thành được nhiệm vụ, chở được lương thực lên thành phố, cứu nguy cho hơn 600 con người đang trong cảnh nguy ngập. Ai cũng mừng rỡ và hết lòng ca tụng Bác Hồ, vị Chủ tịch có lòng bác ái mênh mông của Chúa, tất cả vì lợi ích và cuộc sống của con người, không phân biệt lương hay giáo. Bác Hồ đúng là hiện thân của chính sách đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết tôn giáo. Để kỷ niệm và ghi ơn Bác Hồ, vị giám mục người Pháp địa phận Huế đã gửi tấm thiếp của Người về Pa-ri và hiện nay tấm thiếp đó vẫn đang được trang trọng lưu trữ tại Hội Thừa Sai Pa-ri. (Theo “117 CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” – Ban Tuyên giáo Trung ương)