SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
8 CÂU HỎI TỰ LUẬN THI CUỐI KÌ
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và ý nghĩa của vấn
đề nghiên cứu?
Độc lập dân tộc là tư tưởng chủ đạo, chi phối toàn bộ sự nghiệp cách mạng
của Hồ Chí Minh:“Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đó là tất cả
những gì tôi muốn, đólà tất cả những gì tôi hiểu”. Trong bản Tuyên ngôn độc
lập khai sinhra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minhđã đanhthép
khẳng định:“Tấtcả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
- Năm 1919, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, với tên
gọi Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi bản Yêu sách 8 điểm đến Hội nghị
Vecxai đòitự do dân chủ cho nhân dân An Nam.
- Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh vạch rõ
nhiệm vụ đầu tiên của cáchmạng Việt Nam là: "Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập".
- Đến năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, khi chủ trì Hội nghị Trung ương 8
của Đảng, Người đã chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao
hơn hết thảy”. Trong bài Mười chính sách của Việt Minh, Hồ Chí Minh một
lần nữa khẳng định mục tiêu đầu tiên của cách mạng là “Cờ treo độc lập, nền
xây bình quyền”.
- Hồ Chí Minh khẳng định, độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm
phạm của tất cả các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, tất cả các dân tộc trên thế
giới, dù dân tộc đó là "thượng đẳng" hay "hạ đẳng", "văn minh" hay "lạc
hậu" đều có quyền được hưởng độc lập, đều có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do.
- Độc lập, tự do dân tộc, theo Hồ Chí Minh, phải thực sự, hoàn toàn, chứ
không phải là thứ độc lập, tự do giả hiệu giống như "cái bánh vẽ" mà chủ
nghĩa đế quốc nêu ra.
- Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do của nhân dân.
Người chỉ rõ: "Nước độc lập mà dân không được tự do thì độc lập ấy chẳng
có nghĩa lý gì". Độc lập, tự do phải gắn liền với hoà bình chân chính. Muốn
có độc lập, tự do phải đấu tranh chống lại ách áp bức dân tộc của chủ nghĩa
đế quốc.
 Ý nghĩa:
- Khẳng dịnh quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
- Bảo đảm quyền tự do của công dân Việt Nam.
- Như bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ qyền của Việt Nam.
- Thể hiện lòng tự tôn của dân tộc.
- Nêu rõ vai trò và vị trí của độc lập đối với một quốc gia.
- Tìm hướng đi mới cho cuộc cáchmạng giải phóng dân tộc Viêt Nam.
Câu 2: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH ở
nước ta trong thời kỳ quá độ? Ý nghĩa?
Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng
và thời kỳ quá độ lên CNXH. Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, Hồ
Chí Minh đã khẳng định: Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên
CNXH. Ở Việt Nam là hình thái quá độ gián tiếp với: “Đặc điểm to nhất là từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đặc điểm này chi phối tác động đến mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, nhằm từng bước xóa bỏ triệt để các tàn tíchcủa chế độ thực dân,
phong kiến, đồng thời từng bước gây dựng các mầm mống cho CNXH phát triển,
đó là một tất yếu.
 Trong lĩnh vực chính trị:
- Giưc vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Củng cố và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước.
- Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.
 Trong lĩnh vực kinh tế:
- Lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.
- Phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.
- Nguyên tắc phân phối theo lao động làm nhiều hưởng nhiều, làm ít
hưởng ít, không làm không hưởng.
 Trong lĩnh vực văn hóa xã hội:
- Nhấn mạnh tới vấn đề xây dựng conngười mới con người xã hội chủ
nghĩa.
- Đề cao vai trò của văn hóa-giáo dục và khoa học kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội.
- Coi trọng việc nâng cao dân trí đào tạo và sử dụng nhân tài.
 Ý nghĩa:
- Xác định mục tiêu và vai trò cơ bản của CNXH trong thời kì quá độ.
- Nâng cao, phát triển quan điểm về CNXH trong thời kì quá độ phát
triển, văn minh.
- Phân chia rõ ràng nhiệm vụ, chức trách cả từng ngành, từng nghê,
từng vai trò của mỗi người công dân trong công cuộc phát triển CNXH trong
thời kì quá độ.
Câu 3: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng cộng sản
Việt Nam? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?
 Vai trò của Đảng cộng sảnViệt Nam
Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy được khi
được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò chủ yếu sau:
- Lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc
- Xác định đường lối chiến lược, sáchlược cáchmạng đúng đắn
- Xác định phương pháp cáchmạng đúng đắn, sáng tạo.
- Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng trong nước; đoàn kết
các lực lượng cách mạng quốc tế tranh thủ sức mạnh thời đại.
- Vai trò tiên phong gương mẫu của các cán bộ, Đảng viên.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình cách
mạng đã được thực tế lịch sử chứng minh, không có một tổ chức chính trị
nào có thể thay thế được. Trong quá trình lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn luôn được nhân dân tín nhiệm và tỏ rõ vai trò là một tổ chức chính trị
tiên phong trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, dân chủ, của đất nước, góp
phần vào sự tiến bộ chung của nhân loại.
Tóm lại, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển chính là do
nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam từ đầu năm 1930 trở đi. Đảng đã được
toàn dân tộc trao cho sứ mệnh lãnh đạo đất nước trong sự nghiệp giải phóng
dân tộc và đi lên CNXH.
Câu 4: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về lực lượng đại đoàn kết dân tộc?
• Chủ thể của khối đại đoàn kếttoàn dân tộc
- Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc, theo Hồ Chí Minh bao gồm
toàn thể nhân dân. Khái niệm “ dân”, “ nhân dân” được HCM tiếp cận ở hai
phương diện vừa với ý nghĩa cộng đồng “ mọi con dân nước Việt”, vừa với
ý nghĩa cá thể “ mõi một người conRồng cháu Tiên”. “ Dân” tức là không
phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, già trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện, ở trong
nước hay ngoài nước. Như vậy dân, nhân dân vừa là một tập hợp đông đảo
quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người VN cụ thể, và cả hai đều là chủ
thể của đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Đại đoàn kết dân tộc tức là phải tập hợp được mọi người dân vào một
khối thống nhất trong cuộc đấu tranh chung.
- Đại đoàn kết bao hàm nhiều cấp độ các quan hệ liên kết các lực lượng
xã hội từ thấp đến cao bao gồm: lực lượng đoàn kết, đại bàn đoàn kết, phạm
vi đoàn kết
• Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Theo Hồ Chí Minh, lực lượng làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân
tộc là liên minh công – nông – lao động trí óc, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo. Nền tảng liên minh công – nông – lao động trí óc càng được củng cố vững
chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực
nào có thể làn suy yếu khối đại đoànkết dân tộc.
- Trong khối đại đoàn kết dân tộc phải đặc biệt chú trọng yếu tố “ hạt nhân” là
sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng vì đó là điều kiện cho sự đoàn kết ngoài xã
hội. Sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đoàn kết toàn dân càng được
tăng cường.
Câu 5: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đoàn kết quốc tế?
• Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cáchmạng.
- Nhận thức của HCM về sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại:
+ Sức mạnh dân tộc: là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước
hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh
dũng, bất khuất cho độc lập tự do, ý thức tự lực, tự cường,...
+ Sức mạnh thời đại: là sức mạnh của giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản; sức mạnh
của lý luận khoa học Mác – Leenin; kinh nghiệm Cách mạng tháng Mười Nga; hệ
thống XHCN trên thế giới; khoa học và công nghệ.
- Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế. Đoàn kết
dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế để kết hợp sức mạnh toàn dân tộc và sức mạnh
thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.
- Nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi
của cáchmạng Việt Nam thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố thường xuyên và
hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn.
• Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giớithực
hiện thắng lợi các mục tiêu cáchmạng của thời đại
- Thực hiện đoàn kết quốc tế không chỉ vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước
mà còn là sự nghiệp chung của nhân loại trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ và các
thế lực phản động quốc tế, từ đó xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Thực hiện đoàn kết quốc tế không những vì lợi íchcủa mỗi dân tộc mà còn
vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình.
- Muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung,
phải kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ,
chống lại chủ nghĩa sô- vanh và mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác.
Câu 6: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề Nhà nước của dân,
do dân và vì dân? Ý nghĩa của việc nghiên cứu?
Nhà nước của dân là Nhà nước trong đó dân là chủ; dân là người có địa vị
cao nhất, có quyền quyết địnhnhững vấn đề quan trọng nhất của đất nước.
Nước ta là nước dân chủ; bao nhiêu quyền hạn là của dân;quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân. Trong Nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực thì
người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được uỷ quyền, được
nhân dân trao quyền để gánhvác, giải quyếtnhững công việc chung của đất
nước. Cán bộ, công chức nhà nước là "đầytớ", "công bộc" của dân, phải gần
dân, sát dân, hiểu dân, thương dân, tin dân và biếtsử dụng sức mạnhcủa dân.
 Nhà nước của dân:
- Hồ Chí Minh khẳng định nhà nước của dân là nhà nước mà tất cả quyền
lực đều thuộc về tay nhân dân.
 Nhà nước do dân:
- Nhà nước do dân lập nên, dân ủng hộ, dân làm chủ. Hồ Chí Minh khẳng
định việc nước là việc chung. Mọi người đều phải có trách nhiệm ghé vai
gánh vác một phần vì thế nhân dân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp,
xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
 Nhà nước vì dân:
- Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân
dân, không có đặc quyền, đặc lợi. Việc gì có lợi cho dân dù nmấy ta cũng
phải hết sức, việc gì có hại cho dân nhỏ mấy ta sẽ phải hết sức tránh. Nhà
nước biết chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân, trước hết là thoả mãn
các nhu cầu thiết yếu nhất: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm
cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành, làm cho dân có điều kiện
khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Nhà nước chăm lo cho dân không
phải làm thay dân mà là hướng dẫn dân tự chăm lo đời sống của chính
mình.
 Ý nghĩa:
- Xây dựng nhà nước pháp qyền của dân do dân và vì dân.
- Thực hiện đúng mục tiêu cách mạng cũng như chủ trương, chính sách
của Đảng về vấn đề xây dựng Đất nước.
Câu 7: Theo Hồ Chí Minh để xây dựng một Nhà nước trong sạch, hoạtđộng
có hiệu quả cần phải đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động
của Nhà nước. Hãy phân tích quan điểm trên? Ý nghĩa của vấn đề nghiên
cứu?
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minhvề: đề phòng và khắc phục những tiêu
cực trong hoạt động của Nhà nước có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, sâu sắc
địnhhướng cho việcxây dựng và hoàn thiện nền dân chủ nhà nước kiểu mới ở
Việt Nam. Học tập và vận dụng tư tưởng nàyđể xâydựng nhà nước ngangtầm
nhiệm vụ của giai đoạn mới là rấtcần thiết.
- Sức mạnh, hiệu quả của Nhà nước được một mặt dựa vào tính liên minh
của việc thực hiện pháp luật. Mặt khác dựa vào sự gương mẫu sự trong
sạch của đạo đức của người cầm quyền.
- Một tháng ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
Người gửi thư cho ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng nêu rõ 6
căn bệnh cần đề phòng: Trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu
ngạo.
- Trong quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước Hồ Chí Minh thường đề cập
những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người cần đề phòng và khắc
phục.
 Thứ nhất là đặc quyền, đặc lợi.
 Thứ hai là tham ô lãng phí quan liêu: Tội này dù có cố ý hay
không cũng là bạn đồng minh của thực dân phong kiến, tội lỗi ấy
cũng nặng như tội Việt gian, mật thám. Phê bình những người : “
Lấy của công dung vào việc tư, quên cả thanh liêm, đao đức”
 Thứ ba là “ Tư túng”, “ chia rẽ”, “ kiêu ngạo”.
Thấy được vấn đề đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoat động của
Nhà nước là vấn đề cốt lõi trong công cuộc xây dựng Nhà nước trong sạch, vững
mạnh tại Việt Nam. Hồ Chủ tịch đã nêu ra những quan điểm “sắt đá” nhưng cũng
đầy tình người. Vừa phê phán, lên án những hành động sai trái nhưng cũng động
viên khắc phục những sai lầm lớn đã mắc phải. Như vậy Hồ Chí Minh đã có cái
nhìn rất bao quát về vấn đề đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động
Nhà nước, mang tính chủ động cao, đúng chất “ Phòng bênh hơn chữa bệnh”, giải
quyết hài hòa, nhưng lai mag tính răn đe và giáo dục cao cho mọi tầng lớp, mọi
người thuộc mọi địa vị xã hội, từ người dân đến những cán bộ chủ chốt trong hoạt
động vận hành Nhà nước.
 Ý nghĩa:
- Thấy rõ những cái đúng, cái sai trong hoạt động quản lý và phát triển
Nhà nước.
- Mang tính giáo dục cao, giúp mọi người tránh xa những căn bệnh tiêu
cực làm thụt lùi sự phát triển, sự tiến bộ của đất nước.
- Có những biện pháp xử lý những hành động sai trái, đi ngược lai với đạo
lý, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Trở thành chuẩn mực của xã hội.
Câu 8: Theo HCM, trong chuẩn mực đạo đức của người Cáchmạng, chuẩn
mực đạo đức nào là quan trọng nhất và bao trùm nhất? Hãy phân tích chuẩn
mực đạo đức đó? Ý nghĩa với bản thân?
Người cách mạng phải có đạođức cách mạngthì có đạođức công nghệ mới
có quyết tâm học cách mạngvà có thể biểu quyết tâm thành lập được thực tiễn
để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. HồChí Minhluôn coi đạo đức là gốc, là
nền tảng của người Cách mạng nhưng không tuyệt đối hóa đạođức mà luôn đặt
nó trong mối quan hệ biện chứng với tài năng. Đức là “gốc” nhưng đức và tài,
hồng và chuyên giải kếthợp, phẩm chất và năng lựcphải đi đôi, không thể có
mặtnàythiếu mặtkia. Trong chuẩn mựcđạo đức của người Cách mạng, chuẩn
mực đạođức: Trung với nước, hiếu với dân là quan trọng nhất và bao trùm
nhất.
- Theo quan niệm truyền thống “Trung” và “Hiếu” chứa đựng nội dung hạn:
“Trung với vua hiếu với cha mẹ”.
- Kế thừa quan niệm truyền thống, HCM đưa vào nội dung mới mang tính
chất cách mạng.
- Trung với nước là: trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đặt lợi
íchcủa Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết. Quyết tâm phấn đấu
thực hiện mục tiêu của cáchmạng thực hiện tốt chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước.
- Hiếu với dân là: phải dần dân, gắn bó với dân, lấy dân làm gốc. Khẳng định
vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân, tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ
chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng
và Nhà nước chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
 Ý nghĩa:
- Xây dựng chuẩn mực đạo đức cho bản thân.
- Hỗ trợ bản thân rèn luyện đức tài khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
- Góp phần xây dựng Nhà nước phát triển.
- Tạo bước tiến phát triển đạo đức cho thế hệ trẻ.
- Có kiến thức, có đức, có tài để phục vụ cống hiến cho Tổ quốc.
- Xây dựng, phát triển chuẩn mực đạo đức đúng đắn và những truyền
thống quý báu của dân tộc.

More Related Content

What's hot

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếHoa PN Thaycacac
 
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930wormblack
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhSương Tuyết
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuongmai_mai_yb
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcanhpb635
 
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)marlsn
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
Ky nang giai quyet van de
Ky nang giai quyet van deKy nang giai quyet van de
Ky nang giai quyet van deHoàng Rù
 
Lịch sử Đảng
Lịch sử ĐảngLịch sử Đảng
Lịch sử Đảngmyduyen2820
 
Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namHoang Nguyen
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninSơn Bùi
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngDzaigia1988
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5thuyettrinh
 
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1Trong Quang
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhMyLan2014
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuongmai_mai_yb
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Jenny Hương
 

What's hot (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tếTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết quốc tế
 
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
Tu tuonghcm tu tuong hcm 1921 1930
 
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuong
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
 
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)Tam ly hoc qtkd (ns lam)
Tam ly hoc qtkd (ns lam)
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Ky nang giai quyet van de
Ky nang giai quyet van deKy nang giai quyet van de
Ky nang giai quyet van de
 
Lịch sử Đảng
Lịch sử ĐảngLịch sử Đảng
Lịch sử Đảng
 
Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt nam
 
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - LeninKinh tế chính trị Mac - Lenin
Kinh tế chính trị Mac - Lenin
 
Đạo đức HCM
Đạo đức HCMĐạo đức HCM
Đạo đức HCM
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạngTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng
 
Tthcm chương 5
Tthcm chương 5Tthcm chương 5
Tthcm chương 5
 
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
Tư tưởng hcm về đạo đức v2.1
 
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí MinhCâu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi tự luận - tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Chuong 6 phan hoi
Chuong 6 phan hoiChuong 6 phan hoi
Chuong 6 phan hoi
 
Chương 3,ttuong
Chương 3,ttuongChương 3,ttuong
Chương 3,ttuong
 
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
Đề tài thảo luận:phân tích 2 thuộc tính của hàng hóa và vận dụng lý luận về 2...
 

Similar to 8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm

PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...Thảo Nguyễn
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh Nhân Hoàng Trường
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxHuyDng48
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘIBee Bee
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxHVNhHoa
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcCloud2127
 
Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh
Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkhAf210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh
Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkhTerryTran17
 
ch5-TTHCM.pdf
ch5-TTHCM.pdfch5-TTHCM.pdf
ch5-TTHCM.pdfPhiLong80
 
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh đại học ngân hàng tp. hcm
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh  đại học ngân hàng tp. hcmGiáo trình tư tưởng hồ chí minh  đại học ngân hàng tp. hcm
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh đại học ngân hàng tp. hcmNam Cengroup
 
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Thảo Nguyễn
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptVITCNGUYN16
 
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộcPhú Quốc Nguyễn
 
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docxCâu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docxSongHL
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCMLinh Thuc
 
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCMGiá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCMJenny Hương
 

Similar to 8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm (20)

PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
 
BAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptx
BAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptxBAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptx
BAI 3 ĐOÀN KẾT PP.pptx
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
Đề cương môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn chỉnh
 
Bai tieu luan_7408_8644
Bai tieu luan_7408_8644Bai tieu luan_7408_8644
Bai tieu luan_7408_8644
 
Tư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docxTư tưởng HCM.docx
Tư tưởng HCM.docx
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘITƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
 
Chương 3.pptx
Chương 3.pptxChương 3.pptx
Chương 3.pptx
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
 
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hcm về đại đoàn kết dân tộc
 
Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh
Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkhAf210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh
Af210265 nguyen huyen my - tieu luan mon cnxhkh
 
ch5-TTHCM.pdf
ch5-TTHCM.pdfch5-TTHCM.pdf
ch5-TTHCM.pdf
 
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh đại học ngân hàng tp. hcm
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh  đại học ngân hàng tp. hcmGiáo trình tư tưởng hồ chí minh  đại học ngân hàng tp. hcm
Giáo trình tư tưởng hồ chí minh đại học ngân hàng tp. hcm
 
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
 
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộcTư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc
 
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docxCâu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mớiTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCMGiá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
 

8 câu-hỏi-tự-luận-thi-cuối-kì tư tưởng hcm

  • 1. 8 CÂU HỎI TỰ LUẬN THI CUỐI KÌ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Câu 1: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu? Độc lập dân tộc là tư tưởng chủ đạo, chi phối toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh:“Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đólà tất cả những gì tôi hiểu”. Trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinhra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minhđã đanhthép khẳng định:“Tấtcả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. - Năm 1919, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, với tên gọi Nguyễn Ái Quốc, Người đã gửi bản Yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Vecxai đòitự do dân chủ cho nhân dân An Nam. - Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh vạch rõ nhiệm vụ đầu tiên của cáchmạng Việt Nam là: "Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập". - Đến năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, khi chủ trì Hội nghị Trung ương 8 của Đảng, Người đã chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”. Trong bài Mười chính sách của Việt Minh, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định mục tiêu đầu tiên của cách mạng là “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền”. - Hồ Chí Minh khẳng định, độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, tất cả các dân tộc trên thế giới, dù dân tộc đó là "thượng đẳng" hay "hạ đẳng", "văn minh" hay "lạc hậu" đều có quyền được hưởng độc lập, đều có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. - Độc lập, tự do dân tộc, theo Hồ Chí Minh, phải thực sự, hoàn toàn, chứ không phải là thứ độc lập, tự do giả hiệu giống như "cái bánh vẽ" mà chủ nghĩa đế quốc nêu ra. - Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do của nhân dân. Người chỉ rõ: "Nước độc lập mà dân không được tự do thì độc lập ấy chẳng có nghĩa lý gì". Độc lập, tự do phải gắn liền với hoà bình chân chính. Muốn có độc lập, tự do phải đấu tranh chống lại ách áp bức dân tộc của chủ nghĩa đế quốc.
  • 2.  Ý nghĩa: - Khẳng dịnh quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. - Bảo đảm quyền tự do của công dân Việt Nam. - Như bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ qyền của Việt Nam. - Thể hiện lòng tự tôn của dân tộc. - Nêu rõ vai trò và vị trí của độc lập đối với một quốc gia. - Tìm hướng đi mới cho cuộc cáchmạng giải phóng dân tộc Viêt Nam. Câu 2: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ? Ý nghĩa? Kế thừa những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng và thời kỳ quá độ lên CNXH. Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên CNXH. Ở Việt Nam là hình thái quá độ gián tiếp với: “Đặc điểm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. Đặc điểm này chi phối tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm từng bước xóa bỏ triệt để các tàn tíchcủa chế độ thực dân, phong kiến, đồng thời từng bước gây dựng các mầm mống cho CNXH phát triển, đó là một tất yếu.  Trong lĩnh vực chính trị: - Giưc vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng. - Củng cố và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước. - Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất.  Trong lĩnh vực kinh tế: - Lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. - Phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. - Nguyên tắc phân phối theo lao động làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng.  Trong lĩnh vực văn hóa xã hội: - Nhấn mạnh tới vấn đề xây dựng conngười mới con người xã hội chủ nghĩa.
  • 3. - Đề cao vai trò của văn hóa-giáo dục và khoa học kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. - Coi trọng việc nâng cao dân trí đào tạo và sử dụng nhân tài.  Ý nghĩa: - Xác định mục tiêu và vai trò cơ bản của CNXH trong thời kì quá độ. - Nâng cao, phát triển quan điểm về CNXH trong thời kì quá độ phát triển, văn minh. - Phân chia rõ ràng nhiệm vụ, chức trách cả từng ngành, từng nghê, từng vai trò của mỗi người công dân trong công cuộc phát triển CNXH trong thời kì quá độ. Câu 3: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu?  Vai trò của Đảng cộng sảnViệt Nam Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy được khi được tập hợp, đoàn kết và được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò chủ yếu sau: - Lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc - Xác định đường lối chiến lược, sáchlược cáchmạng đúng đắn - Xác định phương pháp cáchmạng đúng đắn, sáng tạo. - Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng trong nước; đoàn kết các lực lượng cách mạng quốc tế tranh thủ sức mạnh thời đại. - Vai trò tiên phong gương mẫu của các cán bộ, Đảng viên. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình cách mạng đã được thực tế lịch sử chứng minh, không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được. Trong quá trình lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn được nhân dân tín nhiệm và tỏ rõ vai trò là một tổ chức chính trị tiên phong trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, dân chủ, của đất nước, góp phần vào sự tiến bộ chung của nhân loại.
  • 4. Tóm lại, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển chính là do nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam từ đầu năm 1930 trở đi. Đảng đã được toàn dân tộc trao cho sứ mệnh lãnh đạo đất nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đi lên CNXH. Câu 4: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về lực lượng đại đoàn kết dân tộc? • Chủ thể của khối đại đoàn kếttoàn dân tộc - Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc, theo Hồ Chí Minh bao gồm toàn thể nhân dân. Khái niệm “ dân”, “ nhân dân” được HCM tiếp cận ở hai phương diện vừa với ý nghĩa cộng đồng “ mọi con dân nước Việt”, vừa với ý nghĩa cá thể “ mõi một người conRồng cháu Tiên”. “ Dân” tức là không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, già trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện, ở trong nước hay ngoài nước. Như vậy dân, nhân dân vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi con người VN cụ thể, và cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết toàn dân tộc. - Đại đoàn kết dân tộc tức là phải tập hợp được mọi người dân vào một khối thống nhất trong cuộc đấu tranh chung. - Đại đoàn kết bao hàm nhiều cấp độ các quan hệ liên kết các lực lượng xã hội từ thấp đến cao bao gồm: lực lượng đoàn kết, đại bàn đoàn kết, phạm vi đoàn kết • Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc - Theo Hồ Chí Minh, lực lượng làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh công – nông – lao động trí óc, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nền tảng liên minh công – nông – lao động trí óc càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làn suy yếu khối đại đoànkết dân tộc. - Trong khối đại đoàn kết dân tộc phải đặc biệt chú trọng yếu tố “ hạt nhân” là sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng vì đó là điều kiện cho sự đoàn kết ngoài xã hội. Sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đoàn kết toàn dân càng được tăng cường. Câu 5: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của đoàn kết quốc tế? • Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cáchmạng.
  • 5. - Nhận thức của HCM về sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại: + Sức mạnh dân tộc: là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tự do, ý thức tự lực, tự cường,... + Sức mạnh thời đại: là sức mạnh của giai cấp vô sản và Đảng Cộng sản; sức mạnh của lý luận khoa học Mác – Leenin; kinh nghiệm Cách mạng tháng Mười Nga; hệ thống XHCN trên thế giới; khoa học và công nghệ. - Thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc phải gắn với đoàn kết quốc tế. Đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế để kết hợp sức mạnh toàn dân tộc và sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng. - Nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cáchmạng Việt Nam thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn. • Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giớithực hiện thắng lợi các mục tiêu cáchmạng của thời đại - Thực hiện đoàn kết quốc tế không chỉ vì thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà còn là sự nghiệp chung của nhân loại trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ và các thế lực phản động quốc tế, từ đó xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Thực hiện đoàn kết quốc tế không những vì lợi íchcủa mỗi dân tộc mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình. - Muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, phải kiên quyết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chống lại chủ nghĩa sô- vanh và mọi thứ chủ nghĩa cơ hội khác. Câu 6: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề Nhà nước của dân, do dân và vì dân? Ý nghĩa của việc nghiên cứu? Nhà nước của dân là Nhà nước trong đó dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết địnhnhững vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Nước ta là nước dân chủ; bao nhiêu quyền hạn là của dân;quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Trong Nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực thì người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được uỷ quyền, được nhân dân trao quyền để gánhvác, giải quyếtnhững công việc chung của đất
  • 6. nước. Cán bộ, công chức nhà nước là "đầytớ", "công bộc" của dân, phải gần dân, sát dân, hiểu dân, thương dân, tin dân và biếtsử dụng sức mạnhcủa dân.  Nhà nước của dân: - Hồ Chí Minh khẳng định nhà nước của dân là nhà nước mà tất cả quyền lực đều thuộc về tay nhân dân.  Nhà nước do dân: - Nhà nước do dân lập nên, dân ủng hộ, dân làm chủ. Hồ Chí Minh khẳng định việc nước là việc chung. Mọi người đều phải có trách nhiệm ghé vai gánh vác một phần vì thế nhân dân có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng góp, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.  Nhà nước vì dân: - Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền, đặc lợi. Việc gì có lợi cho dân dù nmấy ta cũng phải hết sức, việc gì có hại cho dân nhỏ mấy ta sẽ phải hết sức tránh. Nhà nước biết chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân, trước hết là thoả mãn các nhu cầu thiết yếu nhất: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành, làm cho dân có điều kiện khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Nhà nước chăm lo cho dân không phải làm thay dân mà là hướng dẫn dân tự chăm lo đời sống của chính mình.  Ý nghĩa: - Xây dựng nhà nước pháp qyền của dân do dân và vì dân. - Thực hiện đúng mục tiêu cách mạng cũng như chủ trương, chính sách của Đảng về vấn đề xây dựng Đất nước. Câu 7: Theo Hồ Chí Minh để xây dựng một Nhà nước trong sạch, hoạtđộng có hiệu quả cần phải đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước. Hãy phân tích quan điểm trên? Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu? Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minhvề: đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, sâu sắc địnhhướng cho việcxây dựng và hoàn thiện nền dân chủ nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Học tập và vận dụng tư tưởng nàyđể xâydựng nhà nước ngangtầm nhiệm vụ của giai đoạn mới là rấtcần thiết.
  • 7. - Sức mạnh, hiệu quả của Nhà nước được một mặt dựa vào tính liên minh của việc thực hiện pháp luật. Mặt khác dựa vào sự gương mẫu sự trong sạch của đạo đức của người cầm quyền. - Một tháng ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Người gửi thư cho ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng nêu rõ 6 căn bệnh cần đề phòng: Trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. - Trong quá trình lãnh đạo xây dựng nhà nước Hồ Chí Minh thường đề cập những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người cần đề phòng và khắc phục.  Thứ nhất là đặc quyền, đặc lợi.  Thứ hai là tham ô lãng phí quan liêu: Tội này dù có cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của thực dân phong kiến, tội lỗi ấy cũng nặng như tội Việt gian, mật thám. Phê bình những người : “ Lấy của công dung vào việc tư, quên cả thanh liêm, đao đức”  Thứ ba là “ Tư túng”, “ chia rẽ”, “ kiêu ngạo”. Thấy được vấn đề đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoat động của Nhà nước là vấn đề cốt lõi trong công cuộc xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh tại Việt Nam. Hồ Chủ tịch đã nêu ra những quan điểm “sắt đá” nhưng cũng đầy tình người. Vừa phê phán, lên án những hành động sai trái nhưng cũng động viên khắc phục những sai lầm lớn đã mắc phải. Như vậy Hồ Chí Minh đã có cái nhìn rất bao quát về vấn đề đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động Nhà nước, mang tính chủ động cao, đúng chất “ Phòng bênh hơn chữa bệnh”, giải quyết hài hòa, nhưng lai mag tính răn đe và giáo dục cao cho mọi tầng lớp, mọi người thuộc mọi địa vị xã hội, từ người dân đến những cán bộ chủ chốt trong hoạt động vận hành Nhà nước.  Ý nghĩa: - Thấy rõ những cái đúng, cái sai trong hoạt động quản lý và phát triển Nhà nước. - Mang tính giáo dục cao, giúp mọi người tránh xa những căn bệnh tiêu cực làm thụt lùi sự phát triển, sự tiến bộ của đất nước. - Có những biện pháp xử lý những hành động sai trái, đi ngược lai với đạo lý, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Trở thành chuẩn mực của xã hội.
  • 8. Câu 8: Theo HCM, trong chuẩn mực đạo đức của người Cáchmạng, chuẩn mực đạo đức nào là quan trọng nhất và bao trùm nhất? Hãy phân tích chuẩn mực đạo đức đó? Ý nghĩa với bản thân? Người cách mạng phải có đạođức cách mạngthì có đạođức công nghệ mới có quyết tâm học cách mạngvà có thể biểu quyết tâm thành lập được thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. HồChí Minhluôn coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người Cách mạng nhưng không tuyệt đối hóa đạođức mà luôn đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với tài năng. Đức là “gốc” nhưng đức và tài, hồng và chuyên giải kếthợp, phẩm chất và năng lựcphải đi đôi, không thể có mặtnàythiếu mặtkia. Trong chuẩn mựcđạo đức của người Cách mạng, chuẩn mực đạođức: Trung với nước, hiếu với dân là quan trọng nhất và bao trùm nhất. - Theo quan niệm truyền thống “Trung” và “Hiếu” chứa đựng nội dung hạn: “Trung với vua hiếu với cha mẹ”. - Kế thừa quan niệm truyền thống, HCM đưa vào nội dung mới mang tính chất cách mạng. - Trung với nước là: trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đặt lợi íchcủa Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết. Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cáchmạng thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. - Hiếu với dân là: phải dần dân, gắn bó với dân, lấy dân làm gốc. Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân, tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.  Ý nghĩa: - Xây dựng chuẩn mực đạo đức cho bản thân. - Hỗ trợ bản thân rèn luyện đức tài khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. - Góp phần xây dựng Nhà nước phát triển. - Tạo bước tiến phát triển đạo đức cho thế hệ trẻ. - Có kiến thức, có đức, có tài để phục vụ cống hiến cho Tổ quốc. - Xây dựng, phát triển chuẩn mực đạo đức đúng đắn và những truyền thống quý báu của dân tộc.