SlideShare a Scribd company logo
1 of 9
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại ?
Hồ Chí Minh là nhà ngoại giao kiệt xuất, người sáng lập nền ngoại giao hiện đại Việt Nam.
Người luôn quan tâm chỉ đạo công tác đối ngoại nhằm xây dựng khối đoàn kết quốc tế,
tranh thủ sự ủng hộ của các nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới với sự
nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam.
Thực tiễn hoạt động cách mạng cùng nền tảng tri thức và vốn văn hóa đã kết tinh ở Hồ Chí
Minh hệ thống tư tưởng toàn diện, sâu sắc. Trong đó, tư tưởng của Người về đối ngoại
chứa đựng nhiều nội dung không chỉ bền vững qua thời gian, mà còn có những tư duy đi
trước thời đại; thể hiện ở những điểm sau:
Một là, phải độc lập, tự chủ trong đối ngoại và hợp tác quốc tế
Độc lập, tự chủ là tư duy nổi bật, nhất quán trong toàn bộ hoạt động chính trị của Hồ Chí
Minh, nguyên lý chủ yếu của tư tưởng đó là “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải
tự giúp lấy mình đã”. Giữ vững độc lập, tự chủ vừa là đường lối, vừa là nguyên tắc bất biến
để bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia - dân tộc. Đường lối và nguyên tắc đó cũng được kết
tinh trong tư tưởng và thực tiễn hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh.
Theo Người, độc lập là không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi, giáo điều; tự chủ là
chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước
đất nước, biết làm chủ bản thân và công việc. Trong quan hệ quốc tế, Người khẳng định:
“Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can
thiệp ở ngoài vào”; và nhấn mạnh: “Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng,
kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy”
Như vậy, dân tộc Việt Nam độc lập, tự chủ, thống nhất không chỉ là toàn vẹn về lãnh thổ
mà ngoại giao, đối ngoại của dân tộc cũng phải độc lập, không bị bất kỳ thế lực, lực lượng
nào chi phối. Trong quan hệ giữa các đảng thuộc phong trào cộng sản, công nhân quốc tế,
Người xác định: “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết
nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”.
Người cũng đã thể hiện rất cụ thể và sâu sắc mối quan hệ biện chứng, sự gắn kết giữa độc
lập, tự chủ với mở rộng và tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế; giữa tự lực, tự cường với
hợp tác và phát triển. Trong mối quan hệ biện chứng đó, “độc lập, tự chủ” luôn giữ vai trò
quyết định, là nền tảng vững chắc để đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của
nhân dân thế giới.
Hai là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công tác đối ngoại
Đây là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là quy luật, bài học kinh
nghiệm lớn của cách mạng Việt Nam. Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức
mạnh thời đại, Hồ Chí Minh coi nguồn lực bên trong giữ vai trò quyết định, nguồn lực bên
ngoài là quan trọng và chỉ được phát huy sức mạnh thông qua nguồn lực bên trong. Người
nhấn mạnh: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì
không xứng đáng được độc lập”.
Muốn tranh thủ sức mạnh của thời đại phải có đường lối đúng đắn, phát huy độc lập tự chủ,
kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập, thống nhất của dân tộc mình với mục tiêu
của thời đại. Thể hiện giản dị, dễ hiểu về mối quan hệ này, Người đưa ra ví dụ: “Thực lực
mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có
to, tiếng mới lớn”.
Trên cơ sở xác định vị trí, vai trò của từng nguồn sức mạnh, Người chỉ rõ sự cần thiết phải
chú trọng xây dựng và phát huy sức mạnh của công tác đối ngoại nhân dân nhằm vận động
được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước của Đảng và nhân dân Việt Nam. Bởi như Người khẳng định:
“Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân
dân Việt Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế giới...”.
Ba là, luôn yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh xâm lược
Tư tưởng yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh xâm lược được thể hiện từ rất sớm và
luôn nhất quán trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người. Ngay sau Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh viết Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương (tháng
10-1945), thể hiện sự kính trọng đối với nhân dân Pháp, nêu lên những điểm tương đồng
giữa hai dân tộc Việt - Pháp là khát vọng độc lập, tự do và kêu gọi: “Hỡi những người Pháp
ở Đông Dương! Các bạn không nghĩ rằng máu nhân loại đã chảy nhiều, rằng hòa bình -
một nền hòa bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân chủ - phải thay cho chiến
tranh, rằng tự do, bình đẳng, bác ái phải thực hiện trên khắp các nước không phân biệt
chủng tộc và màu da ư?”.
Ngay cả khi phải tiến hành cuộc chiến tranh một mất một còn với đế quốc thực dân để
giành độc lập dân tộc, Người cũng luôn tìm kiếm những cơ hội đối thoại, đàm phán để
tránh một cuộc chiến bạo lực phi nghĩa.
Bốn là, luôn có tinh thần hòa hiếu, “thêm bạn, bớt thù”
Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ giữa bạn và thù, tìm
cách giảm bớt kẻ thù, tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, xác định kẻ thù chính
để tập trung mũi nhọn đấu tranh. Người khẳng định: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì
phải phân biệt rõ ai là bạn ai là thù, phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”. Để “thêm
bạn, bớt thù”, Người chủ trương phân biệt giữa nhân dân yêu chuộng hòa bình với lực
lượng phản động, hiếu chiến trong chính phủ của nước đối phương. Trả lời phỏng vấn của
nhà báo Ôxtrâylia W.Bớcsét tháng 8-1963 và tháng 4-1964, Hồ Chí Minh khẳng định:
“Trước đây, chúng tôi đã chú ý phân biệt thực dân Pháp với nhân dân Pháp yêu chuộng
hòa bình, thì ngày nay chúng tôi cũng chú ý phân biệt nhân dân Mỹ vĩ đại có truyền thống
tự do, với bọn can thiệp Mỹ và bọn quân phiệt ở Hoa Thịnh Đốn đang nâng đỡ chúng”(10)
;
“... chúng tôi phân biệt nhân dân Mỹ với đế quốc Mỹ. Chúng tôi muốn có những quan hệ
hữu nghị và anh em với nhân dân Mỹ mà chúng tôi rất kính trọng vì nhân dân Mỹ là một
dân tộc tài năng, đã có nhiều cống hiến cho khoa học, và nhất là gần đây đã lên tiếng phản
đối cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam”(11)
.
Như vậy, trong lực lượng của đối phương thì “thêm bạn” chính là “bớt thù”, khi đó nhân
dân Việt Nam chỉ phải chống chính phủ hiếu chiến của Pháp và Mỹ chứ không phải chống
toàn bộ nước Pháp và nước Mỹ. Tương quan lực lượng vì thế đã xoay chuyển theo chiều
hướng có lợi cho ta. Trong khi kẻ thù bị cô lập trên thế giới và ngay trong nội bộ đất nước
mình thì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng và nhân dân Việt Nam lại được
cả nhân loại, kể cả nhân dân nước đi xâm lược - vượt lên tình cảm dân tộc - hết mình ủng
hộ.
Năm là, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Trong hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng sống, làm việc, hoạt động ở
nhiều nước; bằng uy tín và những hành động cụ thể, Hồ Chí Minh là người đầu tiên đặt cơ
sở cho tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người
nhiều lần tuyên bố, Việt Nam “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán
với một ai”(12)
. “Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện
với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình”(13)
. “Bất kỳ nước nào... thật
thà muốn đưa tư bản đến kinh doanh ở Việt Nam, với mục đích làm lợi cho cả hai bên, thì
Việt Nam sẽ rất hoan nghênh... Bất kỳ nước nào... mong đưa tư bản đến để ràng buộc áp
chế Việt Nam thì, Việt Nam sẽ cương quyết cự tuyệt”(14)
. Có thể xem những lời tuyên bố
đó là tư tưởng đặt nền móng cho phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa công tác đối
ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay.
Sáu là, nhất quán phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong hoạt động đối ngoại
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” là câu nói được Hồ Chí Minh nêu lên lần đầu tiên vào ngày 31-
5-1946, khi Người trao nhiệm vụ thiêng liêng giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc vừa giành
lại được cho cụ Huỳnh Thúc Kháng; Người căn dặn: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó
phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho, mong
Cụ “Dĩ bất biến ứng vạn biến”(15)
.
“Dĩ bất biến ứng vạn biến” là lấy cái không thể thay đổi (bất biến) để ứng phó với muôn
sự thay đổi (vạn biến). Theo đó, cái “bất biến” là lợi ích của quốc gia, dân tộc, độc lập dân
tộc, chủ quyền... là cốt lõi; cái “vạn biến” là cách ứng phó tài tình, khéo léo, linh hoạt, kết
hợp hài hòa giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa cương và nhu,
giữa chủ động và sáng tạo trong những tình huống cụ thể. Để thực hiện “ứng vạn biến”,
điều quan trọng là phải đánh giá đúng tình hình quốc tế và sự tác động đối với nước ta, cả
mặt thuận và khó khăn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược
của ta thì linh hoạt”(16)
.
Đảng ta đã kế thừa tư tưởng đối ngoại của Bác trong hội nhập quốc tế giai đoạn 1986-
2018 như thế nào? Kết quả và nguyên nhân ?
Giai đoạn 1986 đến nay: Với Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986), Việt
Nam đã khởi đầu công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đường lối, chính sách
đối ngoại và hoạt động ngoại giao. Lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn
này là "giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế-xã hội". Đó cũng
là mục tiêu bao trùm của chính sách đối ngoại Việt Nam. Nghị quyết 13 của Bộ chính trị
(5/19988) đã tạo ra bước ngoặt trong đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam. Các Đại
hội tiếp theo từ Đại hội VII(1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) đến Đại hội X
(2006) đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới đã từng bước đước bổ sung, hoàn
chỉnh. Đó là đưòng lối đối ngoại "độc lập tự chủ, hoà bình , hợp tác và phát triển; chính
sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các
lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,
tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực" ( Văn kiện Đại hội X). Đại
hội XI đã phát triển và bổ sung chính sách đối ngoại, không chỉ là “độc lập, tự chủ, hòa
bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế;” (Văn kiện Đại hội XI) mà còn phải “nâng cao vị thế của đất nước;
vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn,
đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào
sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác
bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của
Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế” (Văn kiện Đại hội XI), năm 2011.
Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại trên đã và đang gặt hái được những thành
công quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Với việc rút hoàn toàn quân đội khỏi Cămpuchia, vấn
đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam đã phá được bao vây, cấm vận và không ngừng
mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá; bình thường hoá và
từng bước xác lập khuôn khổ quan hệ ổn định lâu dài với tất cả các nước lớn, các nước
công nghiệp phát triển (cho đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 192 nước, trong
đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường nước ngoài và là thành
viên của nhiều tổ chúc và diến đàn quốc tế như Liên hợp quốc (1977), Phong trào Không
liên kết (1976), Tổ chức Pháp ngữ (1986), ASEAN (1995). Diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM
(1996), Diền đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương APEC ,1998...); giải
quyết ổn thoả nhiều tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, giữ vững môi trường hoà
bình; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tranh thủ nhiều ODA, FDI, mở rộng
thị trường ngoài nước; tăng cường ngoại giao đa phương. Các sự kiện lớn của ngoại giao
Việt Nam trong những năm gần đây là : Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao
VII tổ chức Pháp ngữ 1997), Hội nghị cấp cao ASEAN VII (1998), Hội nghị cấp cao Diễn
đàn Hợp tác Á-ÂU V ( 2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC 14 (2006) … Việt Nam trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương Thế giới WTO (11/2006) , Hoa Kỳ dành cho
Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (11/2006). Vào ngày 16 tháng 10
năm 2007 Việt Nam đã được bầu làm một trong các thành viên không thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2008-2009. Năm 2010 Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tựu đối ngoại nổi bật: (1) Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch
ASEAN: Với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”. (2) Chủ
trì thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đông Á. (3) Hoàng thành Thăng Long
được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. (4) Tổ chức thành công Hội thảo
quốc tế Việt Nam – châu Phi lần thứ hai. Năm 2012, Việt Nam tổ chức thành công Diễn
đàn Việt Nam – Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư.
Nguyên nhân cơ bản của những thành tựu đối ngoại là Việt Nam có đường lối đối ngoại
độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương
hoá và đa dạng hoá quan hệ. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam là
bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến
trình hợp tác quốc tế và khu vực.
Bạn nghĩ gì về quan điểm “ngoại giao cây tre” của đảng ta trong công tác đối ngoại
hiện nay?
Cây tre là hiện thân của dân tộc Việt Nam
Có thể nói, cây tre rất thân thuộc với đời sống của người Việt Nam, là một trong những
biểu tượng của văn hóa dân tộc, in đậm trong nhiều tác phẩm nghệ thuật. Trong bài thơ
“Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.
Đặc điểm nổi trội của cây tre là dẻo dai, giàu sức sống, dễ thích nghi với môi trường. Tre
thường sống kết thành bụi, thành lũy, thậm chí thành rừng, rễ tre bám sâu vào lòng
đất. Trong mỗi bụi tre, lũy tre, rừng tre, cây to khỏe ở ngoài che đỡ cho cây non, tre già
măng mọc. Gốc tre vững chắc, cành uyển chuyển, mềm dẻo nhưng rất kiên cường, không
gió bão nào quật ngã được.
Hình ảnh cây tre trong bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy chính là hiện thân
của dân tộc Việt Nam, một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng luôn biết phát huy sức mạnh đoàn
kết, linh hoạt, kiên cường. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dân tộc Việt Nam vô cùng
khéo léo và mạnh mẽ trong thích ứng với thiên nhiên và đấu tranh với kẻ thù để tồn tại và
không ngừng phát triển. Đó cũng chính là phẩm chất và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam!
Trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”
Đảng Cộng sản Việt Nam có sự vận dụng thú vị biểu tượng cây tre vào lãnh đạo công
tác ngoại giao của nước ta. Biểu tượng cây tre “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”
chính là triết lý, phương pháp luận và phương châm chỉ đạo của ngoại giao Việt
Nam. Chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và
độc đáo “Cây tre Việt Nam” thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt
Nam.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc sắc của trường phái ngoại giao “Cây tre Việt
Nam”chính là: Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo
nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc,
vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi
ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương, biết thời, biết thế, biết mình, biết người, biết
tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”.
Với đường lối, chính sách ngoại giao đúng đắn, Việt Nam luôn bảo đảm cao nhất lợi ích
quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật
pháp quốc tế. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 192 trong tổng số 200 quốc
gia trên thế giới; trong đó 6 nước có quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”, 17 nước “đối
tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện". Trên bình diện đa phương, Việt Nam là
thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng. Đó
chính là thành công của trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”!
Đây là một phương pháp ngoại giao đầy linh hoạt và nhân ái, nhưng cũng rất kiên quyết và
kiên trì trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Trường phái ngoại giao này này thể
hiện tính mềm mại, khôn khéo, linh hoạt và sáng tạo, nhưng vẫn giữ được sự can trường
và kiên định trước mọi thử thách. Điều này giúp Việt Nam xây dựng quan hệ ngoại giao
tích cực với các quốc gia khác và tham gia vào các tổ chức quốc tế một cách hiệu quả.
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại có bao nhiêu nội dung?
ĐA: 6
Câu 2: Có bao nhiêu nước là đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam
ĐA: 6
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. ....là cái
chiêng mà ....là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”.
ĐA: Thực lực; ngoại giao
Câu 4: “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là câu nói được Hồ Chí Minh nêu lên lần đầu tiên khi
nào?
ĐA: Ngày 31-5-1946, khi Người trao nhiệm vụ thiêng liêng giữ gìn nền độc lập của Tổ
quốc vừa giành lại được cho cụ Huỳnh Thúc Kháng;
Câu 5: Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam bao gồm các nước nào?
ĐA:
Câu hỏi: Chứng minh thành công trong trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam
Câu hỏi: Theo nhóm bạn thì đặc sắc trong trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam là gì?
Câu hỏi: Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam bao gồm những nước nào?

More Related Content

Similar to Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại.docx

Tu tuong ho chi minh
Tu tuong ho chi minhTu tuong ho chi minh
Tu tuong ho chi minh
Vely Hanni
 
Hồ Chí Minh với cách mang Việt Nam cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức.pdf
Hồ Chí Minh với cách mang Việt Nam cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức.pdfHồ Chí Minh với cách mang Việt Nam cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức.pdf
Hồ Chí Minh với cách mang Việt Nam cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức.pdf
style tshirt
 
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành côngĐoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
Trung Nguyễn
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Anh Dũng Phan
 
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minhNguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
Vũ Thanh
 

Similar to Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại.docx (20)

PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
PHÂN TÍCH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GẮN VỚI VIỆC XÂY DỰNG ...
 
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
Tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc (1)
 
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.docVận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
Vận Dụng Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Độc Lập Dân Tộc Trong Chủ Động.doc
 
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.pptmot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
mot_so_noi_dung_tt_dd_pc_hcm_sua.ppt
 
Tu tuong ho chi minh
Tu tuong ho chi minhTu tuong ho chi minh
Tu tuong ho chi minh
 
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢN...
 
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộcSự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
 
Hồ Chí Minh với cách mang Việt Nam cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức.pdf
Hồ Chí Minh với cách mang Việt Nam cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức.pdfHồ Chí Minh với cách mang Việt Nam cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức.pdf
Hồ Chí Minh với cách mang Việt Nam cuộc đời, sự nghiệp và đạo đức.pdf
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành côngĐoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công
 
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mớiTiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
Tiểu Luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docxCâu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
Câu hỏi ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộcTư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
Tư tưởng hồ chí minh về vấn đề dân tộc
 
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minhNguồn gốc tu tuong ho chi minh
Nguồn gốc tu tuong ho chi minh
 
Tư tưởng HCM
Tư tưởng HCMTư tưởng HCM
Tư tưởng HCM
 
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptxNHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
NHÓM 3-CPQT-PPT.pptx
 
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCMGiá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
Giá trị tư tương Hồ Chí Minh & áp dụng tư tưởng HCM
 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại.docx

  • 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại ? Hồ Chí Minh là nhà ngoại giao kiệt xuất, người sáng lập nền ngoại giao hiện đại Việt Nam. Người luôn quan tâm chỉ đạo công tác đối ngoại nhằm xây dựng khối đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân Việt Nam. Thực tiễn hoạt động cách mạng cùng nền tảng tri thức và vốn văn hóa đã kết tinh ở Hồ Chí Minh hệ thống tư tưởng toàn diện, sâu sắc. Trong đó, tư tưởng của Người về đối ngoại chứa đựng nhiều nội dung không chỉ bền vững qua thời gian, mà còn có những tư duy đi trước thời đại; thể hiện ở những điểm sau: Một là, phải độc lập, tự chủ trong đối ngoại và hợp tác quốc tế Độc lập, tự chủ là tư duy nổi bật, nhất quán trong toàn bộ hoạt động chính trị của Hồ Chí Minh, nguyên lý chủ yếu của tư tưởng đó là “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”. Giữ vững độc lập, tự chủ vừa là đường lối, vừa là nguyên tắc bất biến để bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia - dân tộc. Đường lối và nguyên tắc đó cũng được kết tinh trong tư tưởng và thực tiễn hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh. Theo Người, độc lập là không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi, giáo điều; tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước đất nước, biết làm chủ bản thân và công việc. Trong quan hệ quốc tế, Người khẳng định: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào”; và nhấn mạnh: “Độc lập mà không có quân đội riêng, ngoại giao riêng, kinh tế riêng. Nhân dân Việt Nam quyết không thèm thứ thống nhất và độc lập giả hiệu ấy” Như vậy, dân tộc Việt Nam độc lập, tự chủ, thống nhất không chỉ là toàn vẹn về lãnh thổ mà ngoại giao, đối ngoại của dân tộc cũng phải độc lập, không bị bất kỳ thế lực, lực lượng nào chi phối. Trong quan hệ giữa các đảng thuộc phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, Người xác định: “Các đảng dù lớn dù nhỏ đều độc lập và bình đẳng, đồng thời đoàn kết nhất trí giúp đỡ lẫn nhau”.
  • 2. Người cũng đã thể hiện rất cụ thể và sâu sắc mối quan hệ biện chứng, sự gắn kết giữa độc lập, tự chủ với mở rộng và tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế; giữa tự lực, tự cường với hợp tác và phát triển. Trong mối quan hệ biện chứng đó, “độc lập, tự chủ” luôn giữ vai trò quyết định, là nền tảng vững chắc để đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới. Hai là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong công tác đối ngoại Đây là một nội dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là quy luật, bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng Việt Nam. Trong mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Hồ Chí Minh coi nguồn lực bên trong giữ vai trò quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và chỉ được phát huy sức mạnh thông qua nguồn lực bên trong. Người nhấn mạnh: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Muốn tranh thủ sức mạnh của thời đại phải có đường lối đúng đắn, phát huy độc lập tự chủ, kết hợp chặt chẽ mục tiêu đấu tranh cho độc lập, thống nhất của dân tộc mình với mục tiêu của thời đại. Thể hiện giản dị, dễ hiểu về mối quan hệ này, Người đưa ra ví dụ: “Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”. Trên cơ sở xác định vị trí, vai trò của từng nguồn sức mạnh, Người chỉ rõ sự cần thiết phải chú trọng xây dựng và phát huy sức mạnh của công tác đối ngoại nhân dân nhằm vận động được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Đảng và nhân dân Việt Nam. Bởi như Người khẳng định: “Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và sự ủng hộ của nhân dân thế giới...”. Ba là, luôn yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh xâm lược Tư tưởng yêu chuộng hòa bình, chống chiến tranh xâm lược được thể hiện từ rất sớm và luôn nhất quán trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Người. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ Chí Minh viết Thư gửi những người Pháp ở Đông Dương (tháng 10-1945), thể hiện sự kính trọng đối với nhân dân Pháp, nêu lên những điểm tương đồng
  • 3. giữa hai dân tộc Việt - Pháp là khát vọng độc lập, tự do và kêu gọi: “Hỡi những người Pháp ở Đông Dương! Các bạn không nghĩ rằng máu nhân loại đã chảy nhiều, rằng hòa bình - một nền hòa bình chân chính xây trên công bình và lý tưởng dân chủ - phải thay cho chiến tranh, rằng tự do, bình đẳng, bác ái phải thực hiện trên khắp các nước không phân biệt chủng tộc và màu da ư?”. Ngay cả khi phải tiến hành cuộc chiến tranh một mất một còn với đế quốc thực dân để giành độc lập dân tộc, Người cũng luôn tìm kiếm những cơ hội đối thoại, đàm phán để tránh một cuộc chiến bạo lực phi nghĩa. Bốn là, luôn có tinh thần hòa hiếu, “thêm bạn, bớt thù” Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ giữa bạn và thù, tìm cách giảm bớt kẻ thù, tránh đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, xác định kẻ thù chính để tập trung mũi nhọn đấu tranh. Người khẳng định: “Muốn làm cách mạng thắng lợi thì phải phân biệt rõ ai là bạn ai là thù, phải thực hiện thêm bầu bạn, bớt kẻ thù”. Để “thêm bạn, bớt thù”, Người chủ trương phân biệt giữa nhân dân yêu chuộng hòa bình với lực lượng phản động, hiếu chiến trong chính phủ của nước đối phương. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Ôxtrâylia W.Bớcsét tháng 8-1963 và tháng 4-1964, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước đây, chúng tôi đã chú ý phân biệt thực dân Pháp với nhân dân Pháp yêu chuộng hòa bình, thì ngày nay chúng tôi cũng chú ý phân biệt nhân dân Mỹ vĩ đại có truyền thống tự do, với bọn can thiệp Mỹ và bọn quân phiệt ở Hoa Thịnh Đốn đang nâng đỡ chúng”(10) ; “... chúng tôi phân biệt nhân dân Mỹ với đế quốc Mỹ. Chúng tôi muốn có những quan hệ hữu nghị và anh em với nhân dân Mỹ mà chúng tôi rất kính trọng vì nhân dân Mỹ là một dân tộc tài năng, đã có nhiều cống hiến cho khoa học, và nhất là gần đây đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam”(11) . Như vậy, trong lực lượng của đối phương thì “thêm bạn” chính là “bớt thù”, khi đó nhân dân Việt Nam chỉ phải chống chính phủ hiếu chiến của Pháp và Mỹ chứ không phải chống toàn bộ nước Pháp và nước Mỹ. Tương quan lực lượng vì thế đã xoay chuyển theo chiều hướng có lợi cho ta. Trong khi kẻ thù bị cô lập trên thế giới và ngay trong nội bộ đất nước mình thì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Đảng và nhân dân Việt Nam lại được
  • 4. cả nhân loại, kể cả nhân dân nước đi xâm lược - vượt lên tình cảm dân tộc - hết mình ủng hộ. Năm là, xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trong hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng sống, làm việc, hoạt động ở nhiều nước; bằng uy tín và những hành động cụ thể, Hồ Chí Minh là người đầu tiên đặt cơ sở cho tình hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Người nhiều lần tuyên bố, Việt Nam “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”(12) . “Chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình”(13) . “Bất kỳ nước nào... thật thà muốn đưa tư bản đến kinh doanh ở Việt Nam, với mục đích làm lợi cho cả hai bên, thì Việt Nam sẽ rất hoan nghênh... Bất kỳ nước nào... mong đưa tư bản đến để ràng buộc áp chế Việt Nam thì, Việt Nam sẽ cương quyết cự tuyệt”(14) . Có thể xem những lời tuyên bố đó là tư tưởng đặt nền móng cho phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Sáu là, nhất quán phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong hoạt động đối ngoại “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là câu nói được Hồ Chí Minh nêu lên lần đầu tiên vào ngày 31- 5-1946, khi Người trao nhiệm vụ thiêng liêng giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc vừa giành lại được cho cụ Huỳnh Thúc Kháng; Người căn dặn: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho, mong Cụ “Dĩ bất biến ứng vạn biến”(15) . “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là lấy cái không thể thay đổi (bất biến) để ứng phó với muôn sự thay đổi (vạn biến). Theo đó, cái “bất biến” là lợi ích của quốc gia, dân tộc, độc lập dân tộc, chủ quyền... là cốt lõi; cái “vạn biến” là cách ứng phó tài tình, khéo léo, linh hoạt, kết hợp hài hòa giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa chiến lược và sách lược, giữa cương và nhu, giữa chủ động và sáng tạo trong những tình huống cụ thể. Để thực hiện “ứng vạn biến”, điều quan trọng là phải đánh giá đúng tình hình quốc tế và sự tác động đối với nước ta, cả
  • 5. mặt thuận và khó khăn. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”(16) . Đảng ta đã kế thừa tư tưởng đối ngoại của Bác trong hội nhập quốc tế giai đoạn 1986- 2018 như thế nào? Kết quả và nguyên nhân ? Giai đoạn 1986 đến nay: Với Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986), Việt Nam đã khởi đầu công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đường lối, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao. Lợi ích cao nhất của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn này là "giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế-xã hội". Đó cũng là mục tiêu bao trùm của chính sách đối ngoại Việt Nam. Nghị quyết 13 của Bộ chính trị (5/19988) đã tạo ra bước ngoặt trong đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam. Các Đại hội tiếp theo từ Đại hội VII(1991), Đại hội VIII (1996), Đại hội IX (2001) đến Đại hội X (2006) đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới đã từng bước đước bổ sung, hoàn chỉnh. Đó là đưòng lối đối ngoại "độc lập tự chủ, hoà bình , hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực" ( Văn kiện Đại hội X). Đại hội XI đã phát triển và bổ sung chính sách đối ngoại, không chỉ là “độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;” (Văn kiện Đại hội XI) mà còn phải “nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế” (Văn kiện Đại hội XI), năm 2011. Việc thực hiện đường lối chính sách đối ngoại trên đã và đang gặt hái được những thành công quan trọng có ý nghĩa lịch sử. Với việc rút hoàn toàn quân đội khỏi Cămpuchia, vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam đã phá được bao vây, cấm vận và không ngừng
  • 6. mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá; bình thường hoá và từng bước xác lập khuôn khổ quan hệ ổn định lâu dài với tất cả các nước lớn, các nước công nghiệp phát triển (cho đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 192 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chúc và diến đàn quốc tế như Liên hợp quốc (1977), Phong trào Không liên kết (1976), Tổ chức Pháp ngữ (1986), ASEAN (1995). Diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM (1996), Diền đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương APEC ,1998...); giải quyết ổn thoả nhiều tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo, giữ vững môi trường hoà bình; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tranh thủ nhiều ODA, FDI, mở rộng thị trường ngoài nước; tăng cường ngoại giao đa phương. Các sự kiện lớn của ngoại giao Việt Nam trong những năm gần đây là : Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao VII tổ chức Pháp ngữ 1997), Hội nghị cấp cao ASEAN VII (1998), Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á-ÂU V ( 2004), Hội nghị thượng đỉnh APEC 14 (2006) … Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương Thế giới WTO (11/2006) , Hoa Kỳ dành cho Việt Nam quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (11/2006). Vào ngày 16 tháng 10 năm 2007 Việt Nam đã được bầu làm một trong các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho nhiệm kỳ 2008-2009. Năm 2010 Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đối ngoại nổi bật: (1) Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN: Với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động”. (2) Chủ trì thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đông Á. (3) Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. (4) Tổ chức thành công Hội thảo quốc tế Việt Nam – châu Phi lần thứ hai. Năm 2012, Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn Việt Nam – Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư. Nguyên nhân cơ bản của những thành tựu đối ngoại là Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.
  • 7. Bạn nghĩ gì về quan điểm “ngoại giao cây tre” của đảng ta trong công tác đối ngoại hiện nay? Cây tre là hiện thân của dân tộc Việt Nam Có thể nói, cây tre rất thân thuộc với đời sống của người Việt Nam, là một trong những biểu tượng của văn hóa dân tộc, in đậm trong nhiều tác phẩm nghệ thuật. Trong bài thơ “Tre Việt Nam”, nhà thơ Nguyễn Duy viết: Thân gầy guộc, lá mong manh, Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi, Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu. Đặc điểm nổi trội của cây tre là dẻo dai, giàu sức sống, dễ thích nghi với môi trường. Tre thường sống kết thành bụi, thành lũy, thậm chí thành rừng, rễ tre bám sâu vào lòng đất. Trong mỗi bụi tre, lũy tre, rừng tre, cây to khỏe ở ngoài che đỡ cho cây non, tre già măng mọc. Gốc tre vững chắc, cành uyển chuyển, mềm dẻo nhưng rất kiên cường, không gió bão nào quật ngã được. Hình ảnh cây tre trong bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy chính là hiện thân của dân tộc Việt Nam, một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng luôn biết phát huy sức mạnh đoàn kết, linh hoạt, kiên cường. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, dân tộc Việt Nam vô cùng khéo léo và mạnh mẽ trong thích ứng với thiên nhiên và đấu tranh với kẻ thù để tồn tại và không ngừng phát triển. Đó cũng chính là phẩm chất và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam! Trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” Đảng Cộng sản Việt Nam có sự vận dụng thú vị biểu tượng cây tre vào lãnh đạo công tác ngoại giao của nước ta. Biểu tượng cây tre “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” chính là triết lý, phương pháp luận và phương châm chỉ đạo của ngoại giao Việt Nam. Chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo “Cây tre Việt Nam” thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc sắc của trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”chính là: Mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo
  • 8. nhưng rất bản lĩnh, kiên định, can trường trước mọi thử thách, khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đoàn kết, nhân ái, nhưng kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Biết nhu, biết cương, biết thời, biết thế, biết mình, biết người, biết tiến, biết thoái, “tùy cơ ứng biến”, “lạt mềm buộc chặt”. Với đường lối, chính sách ngoại giao đúng đắn, Việt Nam luôn bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 192 trong tổng số 200 quốc gia trên thế giới; trong đó 6 nước có quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện”, 17 nước “đối tác chiến lược” và 13 nước “đối tác toàn diện". Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng. Đó chính là thành công của trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”! Đây là một phương pháp ngoại giao đầy linh hoạt và nhân ái, nhưng cũng rất kiên quyết và kiên trì trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc. Trường phái ngoại giao này này thể hiện tính mềm mại, khôn khéo, linh hoạt và sáng tạo, nhưng vẫn giữ được sự can trường và kiên định trước mọi thử thách. Điều này giúp Việt Nam xây dựng quan hệ ngoại giao tích cực với các quốc gia khác và tham gia vào các tổ chức quốc tế một cách hiệu quả. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác đối ngoại có bao nhiêu nội dung? ĐA: 6 Câu 2: Có bao nhiêu nước là đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam ĐA: 6 Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi. ....là cái chiêng mà ....là cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn”. ĐA: Thực lực; ngoại giao
  • 9. Câu 4: “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là câu nói được Hồ Chí Minh nêu lên lần đầu tiên khi nào? ĐA: Ngày 31-5-1946, khi Người trao nhiệm vụ thiêng liêng giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc vừa giành lại được cho cụ Huỳnh Thúc Kháng; Câu 5: Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam bao gồm các nước nào? ĐA: Câu hỏi: Chứng minh thành công trong trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam Câu hỏi: Theo nhóm bạn thì đặc sắc trong trường phái ngoại giao cây tre Việt Nam là gì? Câu hỏi: Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam bao gồm những nước nào?