SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
ĐẠ Ọ
Ƣ ĐẠ Ọ Ọ
ĐẶNG THỊ THẢO
Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y
TÂN CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX
LUẬ Ạ SĨTRIẾT HỌC
– 2019
ĐẠ Ọ
Ƣ ĐẠ Ọ Ọ
ĐẶNG THỊ THẢO
Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y
TÂN CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX
LUẬ Ạ SĨ
Y TRIẾT HỌC
60.22.03.01
Ƣ Ƣ D Ọ
TS. NGUYỄN THỊ LAN
– 2019
L Đ
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Lan. Những
nghiên cứu và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn
toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Đặng Thị Thảo
L I CẢ Ơ
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy
tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX” là kết quả của quá trình học tập và nghiên
cứu một cách nghiêm túc của tác giả trong chương trình đào tạo cao học Triết
học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà
Nội.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Triết học -
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận
lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực
hiện đề tài luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.
guyễn hị Lan - người đã hết lòng giúp đỡ, định hướng, trực tiếp dẫn dắt
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các
bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu,
song luận văn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự góp
ý của của thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Đặng Thị Thảo
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
N I DUNG..................................................................................................... 14
ƢƠ 1. NHỮ Đ ỀU KIỆN VÀ TIỀ ĐỀ CHO SỰ HÌNH
Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y
CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX ................................................. 14
1.1. B i cảnh thế giới và Việt Nam cu i thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX... 14
1.1.1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX........................ 14
1.1.2. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX...................... 19
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự hình thành tƣ tƣởng chính trị - xã hội của
nho sỹ duy Tân cu i thế kỷ XIX– đầu thế kỷ XX ...................................... 28
1.2.1. Sự khủng hoảng của nho giáo Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ
XIX – đầu thế kỷ XX ...................................................................................... 29
1.2.2. Tư tưởng cải cách, duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc cuối thế kỷ XIX
– đầu thế kỷ XX .............................................................................................. 32
ƢƠ 2. Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y
TÂN CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX – NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ
HẠN CHẾ ...................................................................................................... 40
2.1. Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn
rƣờng Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ..................................... 40
2.1.1.Tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trường Tộ........................... 41
2.1.2. Tư tưởng chính trị - xã hội của Phan Bội Châu................................ 52
2.2. Những giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của nho ĩ
duy tân cu i thế kỷ XIX – đầu thế kỷXX.................................................... 75
2.2.1. Những giá trị trong tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân
cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ................................................................... 75
2
2.2.2. Những hạn chế trong tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân
cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ................................................................... 82
KẾT LUẬN.................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 92
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng chính trị - xã hội là hệ thống những quan điểm, tư tưởng mối
quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cũng như vấn đề giành, giữ và
xây dựng chính quyền cũng như thực thi quyền lực nhà nước. Tư tưởng chính
trị - xã hội được nảy sinh từ những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa – tư
tưởng, được chính bối cảnh lịch sử, văn hóa đó quy định. Ngược lại, tư tưởng
chính trị - xã hội sẽ phản ánh trực tiếp, rõ ràng và chính xác thực trạng của xã
hội thông qua mối quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử sẽ có những hệ tư tưởng đóng
vai trò dẫn đường gắn liền với sự thay đổi, phát triển xã hội, đặc biệt là trước
những sự kiện ảnh hưởng đến tình hình chính trị – xã hội lớn của dân tộc.
Trong bối cảnh đó, tư tưởng chính trị giữ vai trò rất quan trọng, chi phối, định
hướng con đường phát triển của dân tộc.
Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị, kinh tế - văn hóa
thế giới có nhiều biến động. Các nước châu Á, Phi và Mỹ La tinh trở thành
miếng mồi ngon cho các nước tư bản đang trong giai đoạn chuyển sang chủ
nghĩa đế quốc xâu xé. Nhiều nước bị biến thành thuộc địa, nửa thuộc địa, nửa
phong kiến. Việt Nam cũng không nằm ngoài luồng mở rộng thuộc địa của
các nước đế quốc phương Tây. Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược
nước ta, năm 1883 Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Sự biến chuyển về tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước tất
yếu sẽ dẫn đến sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng nhằm giải quyết các vấn
đề bức thiết của dân tộc, của thời đại. Lịch sửViệt Nam giai đoạn cuối thế kỷ
XIX – đầu thế kỷ XX là minh chứng rõ nhất cho điều đó.
Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX từ một quốc gia
độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Lúc này, hệ tư tưởng
4
nắm vai trò thống trị là Nho giáo đã bất lực trước sự thay đổi của thời đại.
Nho giáo dần mất đi vai trò thống trị trong hệ hệ thống chính trị bởi những
hạn chế về mặt thời đại của mình. Những biến đổi về mặt lịch sử cùng với sự
xuất hiện của phương thức sản xuất mới đã dẫn đến sự biến đổi trong tư tưởng
chính trị - xã hội giai đoạn này. Đó là sự xuất hiện của tư tưởng canh tân vào
cuối thế kỷ XIX với những đề xuất canh tân của các trí thức Nho học như
Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch... Các nho sĩ đề xuất
những chủ trương canh tân trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là những tư tưởng
chính trị: cải cách bộ máy chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội... Nhưng
những đề xuất canh tân này vẫn chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến,
chưa có sự chuyển biến triệt để theo hệ tư tưởng mới.
Sang đầu thế kỷ XX, tiếp thu tư tưởng Tân thư và trên cơ sở tư tưởng
canh tân các nhà tư tưởng Việt Nam tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng đã đưa ra, đề xuất những tư
tưởng chính trị - xã hội mới, đánh dấu sự chuyển biến quan trọng về mặt ý
thức hệ tư tưởng dân tộc giai đoạn này, từ hệ tư tưởng phong kiến sang tư
tưởng dân chủ tư sản và tiến gần đến chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng chính
trị theo khuynh hướng dân chủ tư sản những năm đầu thế kỷ XX đã tác động
không nhỏ đời sống xã hội nói chung và tiến trình cách mạng dân tộc giai
đoạn này nói riêng.
Nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn này vẫn còn nhiều khía
cạnh mới mẻ, cần được nghiên cứu. Tư tưởng Việt Nam giai đoạn này là sự
phản ánh của tồn tại xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ
XX. Những chuyển biến về mặt lịch sử tạo nên những chuyển biết về mặt tư
tưởng để phù hợp với sự thay đổi của thời đại, phù hợp với yêu cầu của tiến
trình lịch sử dân tộc. Đây là kết quả tất yếu của sự phát triển của lịch sử nói
chung và lịch sử tư tưởng nói riêng. Đồng thời, là kết quả của logic phát triển
5
lịch sử tư tưởng giai đoạn trước đó cũng như là động lực phát triển cho lịch sử
tư tưởng giai đoạn tiếp theo.
Bên cạnh đó, những tư tưởng chính trị - xã hội của các nhà tư tưởng giai
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vừa thể hiện sự phát triển của tư tưởng
dân tộc vừa phản ánh sự nhạy cảm chính trị của các nhà tư tưởng. Những ảnh
hưởng mạnh mẽ của những cải cách ở Nhật Bản cũng như những ảnh hưởng
của Tân thư Tân văn ở Trung Quốc đối với các nhà tư tưởng Việt Nam giai
đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã cho thấy sự chuyển biến trong hệ tư
tưởng dân tộc nhằm tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, nhận
thấy được những hạn chế mà hệ tư tưởng Nho giáo không giải quyết được,
mở ra hướng đi mới trong con đường cách mạng dân tộc.
Chính vì vậy, việc lựa chọn và tiếp thu những tư tưởng cách mạng
đương thời của Trung Hoa, Nhật Bản cũng như những tư tưởng dân chủ tư
sản phương Tây giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng,
giải quyết nhu cầu về việc tìm ra một hệ tư tưởng mới dẫn đường cho cách
mạng. Mặc dù những tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ giai đoạn này
thất bại, song những tư tưởng chính trị đó của đã tạo nên sự thay đổi mạnh
mẽ, mang tính căn bản cho lối tư duy bảo thủ, lạc hậu trong tư tưởng chính trị
phong kiến.
Trong tư tưởng chính trị - xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ
XX, thì tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh đã thể hiện được rõ nhất những sự chuyển biến, chuyển mình của
các ông trong việc xác định đường lối lý luận cho cách mạng Việt Nam nói
riêng và lĩnh vực tư tưởng nói chung. Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu
của luận văn, tác giả sẽ lựa chọn Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan
Châu trinh để phân tích.
6
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là giai đoạn quan trọng
trong tiến trình lịch sử Việt Nam nói chung và cả trong tiến trình lịch sử tư
tưởng dân tộc. Đánh dấu sự chuyển biến của xã hội Việt Nam cũng như sự
chuyển biến về mặt tư tưởng, thể hiện logic tất yếu của lịch sử tư tưởng Việt
Nam, đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đây là minh chứng quan trọng nhất cho
tính biện chứng của tư tưởng Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với bối
cảnh thời đại có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế
và vấn đề hội nhập quốc tế trở thành xu thế tất yếu mà các quốc gia đều phải
đối mặt. Trong bối cảnh đó, vấn đề quan trọng nhất, mang tính xuyên suốt
cho con đường xây dựng và phát triển đất nước được đặt ra đó chính là việc
lựa chọn con đường để vừa hội nhập vừa giữ vững được độc lập chủ quyền;
vừa tiếp thu được sự tiến bộ của nhân loại nhưng vừa phát huy được những
giá trị truyền thống của dân tộc để theo kịp thời đại? Bối cảnh lịch sử cũng
như vị thế xã hội Việt Nam giai đoạn này mặc dù khác giai đoạn cuối thế kỷ
XIX – đầu thế kỷ XX nhưng cả hai giai đoạn đều có điểm chung nằm trong sự
giao thời của lịch sử nên có những yêu cầu, đặc điểm giống nhau, đó là: cần
có trí tuệ, bản lĩnh vững vàng và sự nhạy cảm chính trị để đổi mới, lựa chọn
con đường hội nhập, độc lập tự chủ trước những thách thức lớn của thời đại,
v.v..
Cho nên chúng ta cần nghiên cứu những bài học lịch sử của giai đoạn
trước để tránh bớt những sai lầm cũng như biết phát huy những giá trị truyền
thống đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài Tư tưởng chính trị - xã hội của nho
sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
7
Nghiên cứu về tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối
XIX đầu thế kỷ XX đã có khá nhiều công trình không chỉ của triết học mà còn
của các khoa học khác như văn học, lịch sử. Trong đó, liên quan đến đề tài, có
một số công trình đã được nghiên cứu:
Hướng công trình nghiên cứu thứ nhất: Những công trình nghiên cứu
về lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
Công trình Đại cương lịch sử Việt Nam (3 tập, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2006) của Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên).
Trong tác phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày toàn diện đời sống
xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,… của các giai đoạn lịch sử dân
tộc, trong đó có giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Về lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung không thể không nói đến hai
cuốn sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam(1993) của Viện Triết học và Viện Khoa
học xã hội. Tập thể tác giả đã đi sâu nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam
trong các giai đoạn lịch sử cụ thể, từ thời nguyên thủy đến thế kỷ XIX với
những đặc điểm, đặc trưng cho từng giai đoạn.
Các tác giả cũng đưa ra nhận định rằng, dù mỗi giai đoạn, lịch sử tư
tưởng sẽ có những đặc điểm, đặc trưng riêng nhưng khuynh hướng chung của
tư duy triết học Việt Nam là chú trọng đến các vấn đề xã hội và nhân sinh,
vềchính trị - xã hội và luân lý, những vấn đề liên quan đến giáo dục đạo làm
người.Liên quan đến đề tài, các tác giả cho rằng, tư tưởng Việt Nam nói
chung, tư tưởng triết học Việt Nam nói riêng có quá trình tiếp biến mạnh mẽ
để tạo nên nhiềunét mới trong đặc điểm, phương pháp tư duy và hành động.
Tuy nhiên, kết quả của sự tiếp biến ấy đã làm xuất hiện các trào lưu tư
tưởng, những vấn đề mới cần được tiếp tục giải quyết như thế nào lại chưa rõ.
Tác giả Trần Văn Giàu với công trình Sự phát triển của tư tưởng Việt
Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám(1993) gồm 3 tập. Trong tập 2
8
của bộ sách này, tác giả đã đi vào nghiên cứu hệ ý thức của giai cấp tư sản
Việt Nam với tư cách là vấn đề triết học, chính trị và sự bất lực của nó trước
thực tiễn xã hội nửa đầu thế kỷ XX. Liên quan đến lịch sử tư tưởng, tác giả
cũng bàn đến những vấn đề về đường lối tư tưởng và chính trị được các nhà
tư tưởng lựa chọn nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: cầu viện, bạo động,
cải lương… Tác giả cho rằng, con đường canh tân, đổi mới hay những hình
thức đấu tranh trên thực chất là tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây,
mà lực lượng tiếp thu và truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản là những nho sĩ
nên tư tưởng mang nhiều sắc thái và khía cạnh đặc biệt biểu hiện đặc trưng
của xã hội Việt Nam.
Tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam (Nxb. Khoa học xã hội, tập 2, Hà
Nội, 1997) của Lê Sỹ Thắng cũng đã trình bày tư tưởng của một số nhà tư
tưởng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ,
Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Bên cạnh đó, còn có công trình nghiên
cứu Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) của tập thể tác giả, do Trương Văn Chung,
Doãn Chính đồng chủ biên. Các tác giả đã nghiên cứu những tiền đề của bước
chuyển, nội dung quan điểm, tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân
cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Hội thảo khoa họcTư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập
các tư tưởng Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX (2005) đã tập hợp những báo cáo
từ rất nhiều công trình nghiên cứu về triết học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ
XX của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau do trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Trong phần thứ hai và thứ ba
của cuốn kỷ yếu với nội dung Sự du nhập của các trào lưu tư tưởng phương
Đông và phương Tây vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng triết
học Việt Nam đã đi sâu vào nội dung và ảnh hưởng của các trào lưu triết học
9
phương Đông, phương Tây khi du nhập vào nước ta. Đặc biệt, trong những
báo cáo đó đã đưa ra quan điểm về vận mệnh của Nho giáo trong xã hội Việt
Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX và những sự chuyển biến về
mặt tư tưởng của các Nho sĩ – những người xuất thân từ Nho giáo. Họ đã tiếp
biến những tư tưởng bên ngoài đó nhưng đồng thời cũng không lãng quên
những giá trị tiến bộ của Nho gia.
Đề tài khoa học đặc biệt của GS.TS Nguyễn Hữu Vui và Lương Gia
Tĩnh về Tư tưởng triết học Việt Nam từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (2003)đi
sâu vào tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược
với nội dung chính là quá trình chuyển biến tư tưởng của các nhà tư tưởng
giai đoạn này và những hệ tư tưởng chủ yếu của họ đề ra trong quá trình tìm
ra con đường chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.
Tóm lại, tổng quan lại những công trình nghiên cứu về lịch sử tư tưởng
Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, chúng tôi thấy được
rằng việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn này khá toàn diện.
Tuy nhiên, ở phương diện nội dung, hệ thống nội dung tư tưởng của các nhà
tư tưởng vẫn chưa được đề cập sâu trong các công trình này.
Hướng nghiên cứu thứ hai, các công trình nghiên cứu về Nho giáo và
nho sĩViệt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chúng tôi nhận thấy cần
phải khảo cứu những công trình này bởi những công trình này liên quan trực
tiếp đến nhiều nội dung trong đề tài. Đồng thời, chủ thể của những tư tưởng
chính trị - xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là tầng lớp nho sĩ
duy tân.
Tác giả Phan Đại Doãn có tác phẩm Một số vấn đề Nho giáo Việt
Nam(1998),trong tác phẩmnày tác giả tập trung vào những vấn đề của Nho
giáo thời Lê – Nguyễn; Tư tưởng dân chủ của các nhà nho duy tân đầu thế kỷ
XX; Nho giáo với phong trào Đông kinh Nghĩa thục… Trong đó, nho sĩ duy
10
tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là những người tiên phong, đi
đầu trong việc truyền bé tư tưởng dân chủ. Điều này chứng tỏ các nho sĩ duy
tân đã có những bước chuyển về mặt tư tưởng để phù hợp với sự phát triển
của tiến trình lịch sử xã hội cũng như lịch sử tư tưởng.
Công trình Góp phần tìm hiểu Nho giáo, nho sĩ, trí thức Việt Nam trước
1945 (1998) của Chương Thâu cũng đã đưa ra những nhận xét, đánh giá của
những tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX –
đầu thế kỷ XX cũng như vị trí, vai trò của họ trong tiến trình cách mạng Việt
Nam. Những tư tưởng chính trị của họ, cụ thể là khuynh hướng dân chủ tư sản
được đánh giá là tiến bộ nhưng chưa đủ sức giành thắng lợi trước thực dân
Pháp. Nhưng điều quan trọng là các nho sĩ duy tân đã dần thoát khỏi ý thức hệ
tư tưởng phong kiến bảo thủ để đi đến với ý thức hệ mới tiến bộ hơn.
Khi nghiên cứu về nho sĩ duy tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX không thể không nhắc đến những công trình tiêu biểu như: Nguyễn
Trường Tộ con người và di thảo (1988) của Trương Bá Cần; Tìm hiểu tư
tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh (1996) của tác giả Đỗ Thị Hòa Hới; Tư
tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu (2005) của tác giả Nguyễn
Văn Hòa.
Về tác phẩm Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo của tác giả Trương
Bá Cần, tác phẩm trình bày những di thảo của Nguyễn Trường Tộ, đặc biệt là
những bản điều trần của ông gửi cho triều đình nhà Nguyễn và vua Tự Đức.
Trong số những di thảo đó, ông đã đưa ra rất nhiều những tư tưởng, đề nghị
canh tân đất nước, đặc biệt những đề nghị liên quan đến lĩnh vực chính trị - xã
hội,
Công trình Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh (1996), tác
giả Đỗ Thị Hòa Hới đã chỉ ra được những bối cảnh của sự ra đời tư tưởng dân
chủ của Phan Châu Trinh và giai đoạn phát triển trong tư tưởng dân chủ của
11
Phan Châu Trinh. Theo đó, tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh được chia
ra làm hai thời kì: thời kì tiếp nhận và truyền bá tư tưởng dân chủ ở Việt Nam
những năm 1902 – 1911 và thời kỳ Phan Châu Trinh hoạt động ở Pháp và
những năm cuối đời ở Việt Nam 1911-1925.
Trong mỗi giai đoạn, tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh được phát
triển theo sự biến động của lịch sử để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. Nếu như
giai đoạn trước 1911 là thời kỳ vận động trong tư tưởng Duy tân của ông với
những tư tưởng nổi bật như đề cao con người, vai trò của người dân, của quần
chúng nhân dân trong xã hội hay việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản nhất của
xã hội Việt Nam lúc bấy giờ… Sang giai đoạn sau 1911, ông đã phát triển
hơn nữa những tư tưởng dân chủ đó của mình. Cụ thể thông qua việc ông
công khai đấu tranh đòi quyền dân chủ cho nhân dân Việt Nam, yêu cầu chính
quyền thực dân thực thi dan chủ như như ở “chính quốc”; ông cũng đưa ra mô
hình nhà nước phù hợp với xã hội Việt Nam… Như vậy, trong mỗi giai đoạn,
Phan Châu Trinh đề xuất những tư tưởng cải cách phù họp với hoàn cảnh xã
hội. Nhưng mục đích cao nhất trong tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh
đó chính là việc thực thi dân chủ mà theo ông thực dân Pháp đã đi ngược lại
với tinh thần “Tự do – Bình đẳng – Bác ai” như cách mạng tư sản Pháp đã
làm được.
Trong số những nho sĩ duy tân tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỷ XIX –
đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu được coi là đại diện xuất sắc nhất trong trào
lưu canh tân, đổi mới đất nước những năm đầu thế kỷ XX. Đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu cũng như cuộc đời, sự nghiệp
cách mạng của ông. Nhưng nghiên cứu về tư tưởng của Phan Bội Châu
phải kể đến tác phẩm Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu
(2005) của tác giả Nguyễn Văn Hòa.
12
Tác phẩm đã trình bày những tư tưởng triết học cũng như chính trị của
Phan Bội Châu. Đặc biệt những tư tưởng về chính trị của ông có ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam giai đoạn này. Trong tư
tưởng chính trị của Phan Bội Châu giai đoạn này, giải phóng dân tộc được coi
là mục đích tối cao, xuyên suốt trong quá trình hoạt động cách mạng của ông.
Như vậy, ởcác trình nghiên cứu về nho giáo và nho sĩ duy tân, các tác
giả đã khái quát nên bức tranh về lịch sử nho giáo nói chung và tư tưởng của
nho sĩ duy tân Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Các
công trình đã trình bày được những đặc điểm nổi bật nhất về những tư tưởng
của các nho sĩ giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Nhưng bên cạnh
đó, các công trình cũng chưa đề cập được một cách sâu sắctư tưởng chính trị -
xã hội của nho sĩ duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
Tóm lại, việc nghiên cứu tư tưởng nho sĩ duy tân giai đoạn cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX được nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với
các phương diện khác nhau. Đặc biệt trên phương diện tư tưởng chính trị - xã
hội. Đây là nội dung có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử tư
tưởng của các nho sĩ duy tân nói riêng và toàn bộ tiến trình lịch sử tư tưởng
Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Với ý nghĩa đó, tác giả
đã lựa chọn đề tài làm luận văn thạc sĩ.
3. ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Luận văn phân tích làm rõ tư tưởng chính trị - xã hội của các
nho sĩ duy tân, cụ thể là Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh. Từ đó, chỉ ra những giá trị, hạn chế của những tư tưởng này trong giai
đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX và trong thời đại ngày nay.
Nhiệm vụ:
13
- Phân tích những điều kiện và tiền đề dẫn đến sự hình thành tư tưởng
chính trị - xã hội của Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu
Trinh.
- Phân tích một số nội dung tư tưởng chính trị - xã hội của ba nhà tư
tưởng Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.
- Phân tích giá trị, hạn chế trong tư tưởng chính – trị xã hội của Nguyễn
Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong bối cảnh giai
đoạn cuối thể kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
4. Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân
giai đoạn cuối thế kỷ XIX (từ năm 1868) đến đầu thế kỷ XX (1925) qua
tư tưởng của các nho sĩ tiêu biểu: Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như: thống nhất logic và
lịch sử, phân tích và tổng hợp…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu tư
tưởng chính trị - xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX nói riêng
và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung.
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu học
tập, nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn thế kỷ XIX – XX.
7. ết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
bao gồm 2 chương, 4 tiết.
14
N I DUNG
ƢƠ 1
NHỮ Đ ỀU KIỆN VÀ TIỀ ĐỀ CHO SỰ Ì Ƣ
ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y CU I THẾ
KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. B i cảnh thế giới và Việt Nam cu i thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
1.1.1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều chuyển
biến to lớn. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai
đoạn độc quyền. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của của nền kinh tế các
nước TBCNngày càng làm gia tăng nhu cầu tìm kiếm thuộc địa để cung cấp
nguồn tài nguyên và thị trường tiêu thụ hàng hóa. Để mở rộng thị trường, chủ
nghĩa tư bản tiến hành xâm lược các nước Á, Phi, Mỹ La tinh – nơi có đẩy đủ
điều kiện đáp ứng nhu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Trong quá trình xâm lược thuộc địa, Đông Á và Đông Nam Á được xem
là mục tiêuxâm lược mà của các nước đế quốc. Cũng giống như quá trình xâm
lược thuộc địa ở các châu lục khác, thủ đoạn nham hiểm nhất mà các nước đế
quốc sử dụng chính là trực tiếp đe dọa đến chủ quyền và sự tồn vong của các
quốc gia, dân tộc. Lúc này, những người đứng đầu nhà nước của các quốc gia
này tỏ ra lúng túng, bị động bởi họ không thể đánh giá đúng bản chất sức mạnh
và dã tâm xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Mặt khác, những bất ổn trong chính
bộ máy nhà nước và đời sống xã hội càng tạo cơ hội cho các nước đế quốc thành
công trong công cuộc biến các nước Á Đông thành thuộc địa.
Đến đầu thế kỷ XX, miếng bánh thuộc địa phương Đông về cơ bản
đã phân chia xong. Sự xâm lược của các nước đế quốc phương Tây một
mặt đã làm phá vỡ xã hội cổ truyền đã tồn tại hàng nghìn năm ở các nước
phương Đông. Nhưng mặt khác, với công cuộc khai thác thuộc địa, một
15
mầm mống của một cơ cấu xã hội mới cũng dần được hình thành - mầm
mống sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Nhìn lại lịch sử xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây và quá
trình đấu tranh chống xâm lược của các dân tộc Á Đông trong những năm
cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, có thể thấy rằng, mỗi quốc gia, dân tộc đã
có những sự thay đổi, chuyển biến để thích nghi với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy
giờ. Theo đó, các quốc gia, dân tộc sẽ lựa chọn những phương thức ứng phó
khác nhau, trong đó nổi lên ba phương thức tiêu biểu:
Phương thức thứ nhất: đầu hàng, chấp nhận ách chiếm đóng của thực
dân Phương Tây [32, tr.42].
Đây là phương thức ứng phó đã được các quốc gia Campuchia,
Philippin, Inđônêxia lựa chọn. Trong đó, trường hợp của Campuchia là một ví
dụ điển hình nhất. Vốn nằm trong địa bàn tranh chấp quyền lực giữa Xiêm và
Việt Nam, nhưng khi thực dân Pháp xâm lược thì quốc vương Nôrôđôm đã tự
nguyện thần phục nhằm thoát khỏi sức ép của hai nước láng giềng.
Phương thức ứng phó thứ hai: kiên quyết đứng lên đấu tranh chống lại
cuộc xâm lược của thực dân phương Tây bằng biện pháp kháng chiến [32,
tr.42]. Đây là phương thức ứng phó được nhiều dân tộc Đông Á lựa chọn
nhất. Các quốc gia lựa chọn phương thức đối đầu này đều được sự ủng hộ
mạnh mẽ của đông đảo dân chúng.
Chính nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúngnhân dân càng làm cho
các phong trào phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những phong trào đấu tranh
của các quốc gia, dân tộc ở khu vực Đông Á giai đoạn này đều gặp thất bại.
Nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào này chứa đựng cả yếu tố
khách quan và chủ quan. Điều đó chứng tỏ trong bối cảnh thế kỷ XIX,
phương thức kháng chiến theo kiểu truyền thống không phải là sự lựachọn
phù hợp để đối phó với chủ nghĩa thực dân Phương Tây.
16
Phương thức ứng phó thứ ba: tiến hành cải cách, duy tân theo mô hình
phát triển của các nước phương Tây.
Phương thức ứng phó này được lựa chọn một mặt đối phó với nguy cơ
xâm lược của chủ nghĩa tư bản, nhưng đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình
các quốc gia Đông Á tự thay đổi mô hình phát triển, tự lực giải thoát khỏi sự
trì trệ và bế tắc của lịch sử.
Mặc dù công cuộc duy tân, cải cách được thực hiện và thể hiện dưới
nhiều hình thức và sắc thái khác nhau, song đã thể hiện ý chí, nỗ lực tự thân
vận động của các dân tộc Đông Á trong việc mô phỏng mô hình phát triển tư
bản chủ nghĩa của phương Tây nhằm chỉnh sửa mô hình phát triển truyền
thống của mình, mở ra con đường phát triển mới của dân tộc mình thoát khỏi
tình trạng lạc hậu, thoát khỏi họa xâm lăng của chủ nghĩa thực dân phương
Tây.Tiêu biểu cho phương thức ứng phó này là Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhật Bản trước năm 1868 là một nước phong kiến. Từ giữa thế kỷ
XIX, Nhật Bản cũng như các quốc gia phương Đông khác, đều trở thành
miếng mồi cho các nước thực dân phương Tây xâu xé. Trước áp lực của các
nước phương Tây đòi mở cửa, Nhật Bản đứng trước hai lựa chọn: tăng cường
hệ thống phòng thủ để chống lại sự xâm lược và yêu sách đòi mở cửa của
thực dân phương Tây. Thứ hai, chấp nhận mở cửa giao thương với các nước
phương Tây, tránh được họa xâm lăng.
Trong bối cảnh đó, chính quyền Nhật đã lựa chọn mở cửa giao thương
với phương Tây. Quyết định này của chính phủ Nhật Bản cho thấy nỗ lực của
chính quyền trong việc giữ thế chủ động ngoại giao và hy vọng vào khả năng
duy trì độc lập. Sau cuộc đấu tranh quyết liệt và thắng lợi chống lại các thế
lực thủ cựu, Nhật Bản đã bắt đầu công cuộc duy tân trên tất cả mọi mặt của
đời sống xã hội. Và thực chất của công cuộc cải cách của Nhật bản chính là
tuân theo những yêu cầu phát triển theo phương thức sản xuất tư bản chủ
17
nghĩa tuyvẫn còn giữ nhiều tàn tích phong kiến trọng yếu trong chính trị.
Nhờphát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa mà Nhật Bản giữ được độc
lập tự do cho dân tộc, sớm trở thành quốc gia cường thịnh trong khu vực và đi
theo con đường mà chủ nghĩa thực dân phương Tây đã đi: bành trướng chính
sách thực dân, tiến hành xâm lược thuộc địa.
Trung Quốc là quốc gia phong kiến điển hình nhất ở phương Đông.
Các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam… đều chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của văn minh Trung Hoa. Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, cũng giống
như Việt Nam, Trung Quốc từ một quốc gia quân chủ phong kiến tập quyền
trở thành quốc gia nửa thuộc địa nửa phong kiến sau các cuộc xâm lược thực
dân phương Tây. Sau khi trở thành thuộc địa, mầm mống kinh tế tư bản chủ
nghĩa cũng dần xuất hiện. Chính sách bế quan tỏa cảng dần bị phá bỏ, mầm
mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dần được hình thành. Bên cạnh đó, việc mở
cửa giao thương với bên ngoài cùng với những ảnh hưởng từ duy tân Nhật
Bản cũng tạo điều kiện cho sự thay đổi trong thế giới quan của giới trí thức
Trung Quốc, đồng thời là nguồn gốc của những trào lưu tư tưởng, cải cách kỷ
cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
Những năm đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc
không ngừng phát triển; các sĩ phu tiến bộ và trí thức tư sản đã mạnh dạn đòi
cải cách, sáng lập ra nhiềuhọc hội, học đường, nhà xuất bản. Tiêu biểu là chủ
trương “Biến pháp duy tân” do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đứng đầu,
tồn tại dưới tổ chức mang tên “Cường học hội”, với chủ trương chính duy trì
và cải tiến chế độ phong kiến nhà Thanh. Họ tiến hành công cuộc duy tân vào
năm 1898 học tập theo mô hình Nhật Bản. Nhưng sau đó phong trào thất bại,
biến pháp không thể thi hành do sự đàn áp của phe thủ cựu trong triều đình.
Bên cạnh đó, phong trào chưa có sự tham gia của quần chúng nhân dân, đây
có thể coi là lực lượng cơ bản nhưng biến pháp duy tân lại thiếu hụt điều này.
18
Biến pháp duy tân thất bại nhưng để lại những ý nghĩa to lớn trong việc
thức tỉnh ý thức của quần chúng nhân dân lao động trong việc chống ngoại xâm.
Bên cạnh tổ chức “Cường học hội” còn có “Đồng minh hội” (1905)
được thành lập dựa trên lực lượng chính là những trí thức Tây học do Tôn
Trung Sơn đứng đầu, lực lượng chính là giai cấp tư sản, hoạt động với chủ
trương đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập chính phủ liên
hiệp. Đồng minh hội là đại diện tiêu biểu nhất của phong trào cách mạng tư
sản Trung Quốc đầu thế kỷ XX, lãnh đạo cách mạng Tân Hợi (1911) thành
công, lập ra Trung Hoa dân quốc. Từ đây, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật
đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Nhưng trên thực tế, cách mạng Tân Hợi vẫn chưa
giải quyết được vấn đề cơ bản nhất trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ là
đánh đuổi đế quốc, cũng chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở
thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây. Đến những năm
90 của thế kỷ XIX, về cơ bản, miếng bánh thuộc địa Đông Nam Á đã được
phân chia xong. Thực dân Anh chiếm Malaixia, Mianma; Pháp chiếm Việt
Nam, Lào, Campuchia; Tây Ban Nha sau đó là Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan
chiếm Indonesia. Ở Đông Nam Á chỉ có duy nhất Thái Lan thoát khỏi tình
trạng thuộc địa nhưng về cơ bản vẫn là nước phụ thuộc. Sau khi quá trình
xâm lược hoàn thành, các quốc gia phương Tây bắt đầu vào quá trình khai
thác thuộc địa. Cùng với đó là phong trào yêu nước, phong trào đấu tranh tại
các nước thuộc địa bùng lên mạnh mẽ. Nhưng hầu hết các phong trào này đều
thất bại. Phải đến khi cách mạng tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á mới có những
chuyển biến, dấu hiệu tích cực.
Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư
bản ngày càng phát triển và có sự chuyển hóa, từ giai đoạn tự do cạnh tranh
19
sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế của
nó. Chính trong bối cảnh đó, cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra và
giành thắng lợi, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời.
Thắng lợi này đã mở ra một đường lối cứu nước mới cho các dân tộc bị
áp bức: con đường giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới dưới ánh sáng
của chủ nghĩa Mác -Lênin.
Những chuyển biến về tình hình thế giới những năm cuối thế kỷ XIX –
đầu thế kỷ XX đã có những ảnh hưởng, tác động đến tình hình chính trị, kinh
tế xã hội nước ta giai đoạn này. Từ sự biến đổi về mặt xã hội, tạo nên sự hình
thành, phát triển tất yếu của kiến trúc thượng tầng tương ứng trong xã hội.
Hay nói cách khác, đây là điều kiện cần cho quá trình hình thành, chuyển biến
tư tưởng của các nho sĩ yêu nước ở Việt Nam giai đoạn này.
1.1.2. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Nửa cuối thế kỷ XIX, Pháp tiến hành xâm lược Đông Dương, trong đó
có Việt Nam. Từ khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược nước ta vào năm 1858
đến năm 1883 sau Hiệp ước Harman, chỉ 24 năm thực dân Pháp đã biến nước
ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong
kiến và cuốn vào vòng xoáy của chủ nghĩa tư bản.
Sau khi biến nước ta thành thuộc địa, thực dân Pháp bắt tay thiết lập bộ
máy thống trị thực dân và tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt
tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ năm 1897,
thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Dưới tác động của khai thác thuộc địa, tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội như chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục đều có sự chuyển biến mạnh mẽ.
* Về kinh tế:
Khi tiến hành xâm lược Việt Nam, mục đích của thực dân Pháp muốn
biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm để bóc lột sức lao động với nguồn
20
nhân công rẻ mạt cùng với nguồn nguyên liệu phong phú giá rẻ, nhằm thu lợi
nhuận tối đa, phục vụ lợi lích của “mẫu quốc”. Để làm được điều đó, thực dân
Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa với việc du nhập các phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nước ta. Nhưng đồng thời thực dân Pháp
vẫn duy trì các phương thức sản xuất phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Điều này dẫn đến nền tảng và cơ cấu kinh tế - xã hội của nước ta có sự
chuyển biến.
Dưới sự tác động của hai phương thức sản xuất này, nền tảngcơ cấu
kinh tế - xã hội của nước ta dần chuyển theo tư bản chủ nghĩa nhưng là thứ tư
bản chủ nghĩa phụ thuộc vào chính quốc.
Đầu tiên, những đô thị mới mọc lên với những trung tâm kinh tế và
tụđiểm cư dân mới. Cùng với đó, quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ để
nhường chỗ cho sự hình thành của những đô thị mới.
Cơ cấu kinh tế truyền thống bị thay đổi, nền sản xuất nông nghiệp
không còn giữ vai trò độc tôn như trước. Các công trường, xí nghiệp, thương
điếm, nhà máy, hầm mỏ lần lượt ra đời.
Nhưng với việc vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến kinh tế
nước ta không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được,
nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề
vào kinh tế Pháp. Nhưng sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế, đã tạo điều kiện
thuận lợi để các luồng tư tưởng bên ngoài có thể du nhập vào nước ta.
Mặt khác, những chuyển biến trong lĩnh vực kinh tế đã làm phá sản
chính sách bế quan tỏa cảnh của nhà Nguyễn, tạo điều kiện để Việt Nam tiếp
xúc với thế giới. Mặc dù trước đó, việc trở thành thuộc địa của thực dân Pháp
phần nào mở ra cơ hội cho việc tiếp xúc với thế giới nhưng lại trong tâm thế
của một nước thuộc địa, phụ thuộc và “chỉ có quan hệ với riêng một nước Pháp
mà thôi”.
21
Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX về cơ
bản vẫn là nền kinh tế tự cung tự cấp. “Trên thực tế, các lực lượng sản xuất xã
hội cũ vẫn giữ một vai trò quan trọng” [29, tr.11].
Dưới những điều kiện kinh tế này, đã làm thay đổi tính chất của xã hội
Việt Nam. Cái cũ, cái truyền thống bị phá vỡ, cùng với đó là sự xuất hiện của
phương thức sản xuất mới. Đây là nguyên nhân quyết định đến sự thay đổi
của toàn bộ nội dung trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam giai đoạn
này nói chung và các nhà tư tưởng giai đoạn này nói riêng.
* Về chính trị:
Nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, ngay sau
khi hoàn thành xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy cai trị từ
trung ương đến địa phương. Song song với sự tồn tại với chính quyền thực
dân đóng vai trò thống trị, thực dân Pháp đồng thời duy trì bộ máy chính
quyền phong kiến bù nhìn, biến thành công cụ tay sai đắc lực cho chính quyền
thực dân trong công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa.
Những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, những phong trào đấu
tranh của nhân dân ta chống lại sự đô hộ của chính quyền thực dân bùng lên
mạnh mẽ nhưng thực dân Pháp đã dùng vũ lực để đàn áp những phong trào
đó. Chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố, các cuộc đấu tranh của dân Việt Nam
trong biển máu.
Cùng với việc đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, chính
quyền thực dân còn thực hiện những chính sách cai trị hết sức thâm độc, như
chia để trị, áp đặt những chế độ cai trị khác nhau tại Bắc kì, Trung kì và Nam kì..
Chưa dừng lại ở đó, thực dân Pháp còn nhập ba kì của nước ta với Lào và
Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta khỏi
bản đồ thế giới.
22
Bên cạnh thi hành những chính sách cai trị đó, thực dân Pháp còn
chuyển mọi quyền hành tập trung trong tay các viên quan cai trị người Pháp,
từ Toàn quyền Đông Dương, vị trí đứng đầu các kì, công sứ các tỉnh, đến các
bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án...
Thực dân Pháp còn thực hiện chính sách dùng người Việt trị người Việt
gây chia rẽ, hận thù dân tộc giữa ba miền. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa
Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là
giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông
Dương, giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số. Hoặc thâm độc hơn dùng
chính những phần tử phong kiến đã đầu hàng thực dân để cai trị chính quyền
làng xã, làm công cụ bóc lột nhân dân ta, biến vua quan Nam triều thành bù
nhìn, tay sai…
Với những chính sách cai trị đó đã làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc
Việt Nam với thực dân Pháp càng thêm gay gắt. Để giải quyết được mâu
thuẫn đó cần có sự đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của toàn thể dân tộc, của mọi
giai tầng yêu nước trong xã hội. Nhưng để có được sự đoàn kết của toàn thể
dân tộc cần có một hệ tư tưởng đúng đắn soi đường. Chính yêu cầu này đã
ảnh hưởng và phản ánh rõ nét trong tiến trình phát triển tư tưởng của các nhà
yêu nước, cách mạng giai đoạn này.
* Về xã hội:
Sự tác động đồng thời của hai phương thức sản xuất cùng với việc thực
hiện những chính sách cai trị của chính quyền thực dân đã làm cho cơ cấu, vai
trò của các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự phân hóa, biến đổi. Tạo ra bộ
mặt xã hội mới cho xã hội Việt Nam giai đoạn này.
Bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại mấy trăm năm, việc
thực dân sự du nhập của chủ nghĩa tư bản thực dân đã tạo ra sự biến đổi trong
cơ cấu và nền tảng xã hội thể hiện rõ qua sự xuất hiện thêm những giai tầng
23
mới trong xã hội. Như vậy, “xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu
thế kỷ XX là sự bảo tồn và duy trì giai cấp cũ trong xã hội để làm cơ sở cho
chế độ thuộc địa cùng với sự xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới –
hệ quả của chương trình khai thác thuộc địa”.
Giai cấp địa chủ
Đây được xem là giai cấp có lịch sử lâu đời nhất trong xã hội Việt
Nam. Do chính sách cai trị của chính quyền thực dân, giai cấp địa chủ Việt
Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã có sự phân hóa
mạnh mẽ, thành ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung và đại địa chủ.
Đại bộ phận của giai cấp này đã lựa chọn con đường thỏa hiệp, đầu
hàng chính quyền thực dân để bảo vệ “quyền lợi” của mình. Họ liên minh,
cấu kết với chính quyền thực dân để đàn áp, bóc lột nhân ta.
Ở một khía cạnh nào đó, hành động này của đại bộ phận giai cấp địa
chủ đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội nói chung và lịch sử
tư tưởng cũng như con đường truyền bá hệ tư tưởng mới của các nhà yêu
nước nói riêng, “nó kìm hãm các yếu tố mới” từ bên ngoài khi được du
nhập vào nước ta.
Bộ phận còn lại có lập trường thái độ đối nghịch với chính quyền thực
dân. Họ chỉ là những địa chủ vừa và nhỏ, non yếu về mọi mặt, cả kinh tế lẫn
địa vị chính trị nhưng một mặt vẫn ủng hộ các phong trào cách mạng khi có
đủ điều kiện.
Tầng lớp trung và tiểu địa chủ vốn sinh ra và lớn lên trong một quốc
gia dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, lại bị chính sách
thống trị tàn bạo về chính trị, chèn ép về kinh tế, nên bộ phận này không
chịu nỗi nhục mất nước. Họ cũng có mâu thuẫn với chính những người
cùng tầng lớp là bộ phận đại địa chủ trên phương diện quyền lợi khi bị
chính những đại địa chủ chèn ép vì không lựa chọn đứng về phía chính
24
quyền thực dân. Chính điều này là điều kiện đủ để họ cùng tham gia đấu
tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai.
Nông dân
Là thành phần chiếm đại đa số trong xã hội, chiếm khoảng 90% dân số.
Quá trình khai thác thuộc địa với những chính sách cai trị hà khắc trên mọi
lĩnh vực đã khiến họ bị bần cùng hóa. Đời sống của người dân Việt Nam
trong hai cuộc khai thác thuộc địa hết bi đát, họ bị dồn vào đường cùng, đứng
giữa ách kìm cặp của thực dân và địa chủ. Chính điều này đã tạo nên động lực
cho họ tham gia cách mạng khi các phong trào nổ ra.
Chính sách độc quyền kinh tế, tô cao, thuế nặng, chế độ cho vay nặng
lãi... của đế quốc và phong kiến đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa
không lối thoát. Dưới ách kìm kẹp của thực dân Pháp cùng đội ngũ tay sai
quan lại bù nhìn, đời sống nhân dân ngày càng điêu đứng. Nông dân sống
trong cảnh lầm than, “một cổ hai tròng”.
Để duy trì cuộc sống, họ buộc phải bán sức lao động, làm thuê trong
các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền hoặc bị bắt đi làm phu dịch tại các thuộc địa
khác của đế quốc Pháp. Vì những áp bức bóc lột nặng nề mà họ phải gánh
chịu cùng nỗi đau mất nước nên mâu thuẫn với chính quyền thực dân và đội
ngũ tay sai ngày càng gay gắt. Họ mang trong mình truyền thống yêu nước
bất khuất với lực lượng hùng hậu. Nhưng điều đó chưa đủ để họ trở thành
tầng lớp lãnh đạo cách mạng. Giai cấp nông dân chỉ trở thành lực lượng nòng
cốt trong của cách mạng khi có lý luận cách mạng đúng đắn soi đường.
Bên cạnh hai giai cấp cơ bản, cốt lõi trong xã hội giai đoạn nửa cuối thế
kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là địa chủ và nông dân, xã hội Việt Nam giai đoạn
này còn có sự tồn tại của một tầng lớp khác, đóng vai trò quan trọng trong
tiến trình lịch sử Việt Nam giai đoạn này. Đó là tầng lớp sĩ phu yêu nước.
25
Đây là tầng lớp đứng đầu trong số những giai cấp, tầng lớp của xã hội
Việt Nam giai đoạn này. Cùng với sự phân hóa của các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội, tầng lớp sĩ phu giai đoạn này cũng có sự phân hóa nhất định.
Một bộ phận tỏ ra bế tắc, chán nản và chọn con đường lui về ở ẩn để
giữ trọn “đạo trung”, giữ gìn chữ “danh”. Một số khác lại chọn con đường
“ôm chân đế quốc”, luồn cúi “liếm gót thực dân”.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn có những sĩ phu yêu nước tiến bộ, luôn nêu
cao tinh thần yêu nước, kiên quyết chống ngoại xâm. Đứng trước cảnh nước
mất nhà tan, họ ra sức thức tỉnh tinh thần yêu nước dân tộc trong mọi tầng lớp
xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn và những điều học hỏi được từ bên
ngoài, họ đã nhận thấy được những hạn chế, bất lực của hệ tư tưởng phong
kiến trong con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Sẵn sàng gạt bỏ, phê
phán những cái lỗi thời, nhưng cũng không phủ định sạch trơn những giá trị,
tinh hoa truyền thống của dân tộc, sẵn sàng tiếp nhận, học hỏi những luồng tư
tưởng mới mà các nước “đồng chủng đồng văn” đã thực hiện.
Tuy có những hạn chế nhất định bởi hoàn cảnh lịch sử “nhưng họ thực
sự là những cầu nối cho sự chuyển hướng đi lên của dân tộc” [36, tr.34].
Bên cạnh các giai cấp đại diện cho xã hội Việt Nam truyền thống,
những giai cấp, tầng lớp mới được sinh ra từ phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa cũng dần được hình thành. Qua thời gian, đến những năm 20 của thế kỷ
XX, những giai cấp này mới đủ trưởng thành, trình độ để bước lên vũ đài
chính trị, tham gia, lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Giai cấp tư sản
Được hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là
một tầng lớp nhỏ bé. Bởi vì ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép,
26
cạnh tranh rất gay gắt, nên thế lực kinh tế nhỏ bé, số lượng các nhà tư sản
cũng không nhiều.
Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam từ một tầng lớp xã hội mới họ chuyển
thành một giai cấp xã hội và bắt đầu bước vào vũ đài chính trị. Nhưng cũng từ
đây, trong lòng giai cấp tư sản có sự phân hóa rõ rệt thành hai bộ phận: tư sản
mại bản và tư sản dân tộc.
Bộ phận tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tế
độc lập, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến,
nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp, cải lương.
Còn với Tư sản mại bản mại bản, tầng lớp này một mặt cấu kết chặt chẽ với
tư bản nước ngoài, mặt khác cấu kết chặt chẽ với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai
trong nước để bóc lột nhân dân lao động để duy trì địa vị và lợi ích của mình.
Dưới tác động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tầng lớp tiểu
tư sản cũng bắt đầu xuất hiện. Tầng lớp này này sinh và phát triển theo sự
hình thành và phát triển của các đô thị.
Tầng lớp tiểu tư sản:
Bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ
công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự
do. Giữa những bộ phận đó có sự khác nhau về kinh tế và cách sinh hoạt
nhưng nhìn chung, địa vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bịđe dọa
phá sản, thất nghiệp.
Cùng với sự phát triển mở rộng của phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa, tầng lớp tiểu tư sản ngày càng đông và bắt đầu có sự phân hóa. Một bộ
phận trở nên giàu có và trở thành tầng lớp đại tư sản, có địa vị xã hội. Một bộ
phận khác bị bần cũng hóa, thất nghiệp, phá sản và có xu hướng gia nhập đội
ngũ công nhân lao động. Trong tầng lớp tiểu tư sản, bộ phận trí thức, học
sinh, sinh viên là bộ phận năng động nhất.
27
Đặc biệt bộ phận trí thức là tầng lớp rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp
xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất nước, tha thiết bảo vệ những
giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Khi phong trào cách mạng có lý
luận soi đường, họ bước vào trận chiến đấu tranh giải phóng dân tộc và đóng
một vai trò quan trọng. Họ chính là những người tiếp thu, truyền bá những tư
tưởng tiến bộ đến sâu rộng quần chúng nhân dân.
Giai cấp công nhân:
Sản phẩm đặc trưng nhất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
sản sinh ra ở tất cả các quốc gia đó chính là sự ra đời của giai cấp công nhân.
Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, giai cấp công nhân là sản phẩm của cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp trên đất Đông Dương. Nó
là sản phẩm của nền kinh tế tư bản thuộc địa và nằm trong những mạch máu
kinh tế quan trọng của thực dân Pháp.
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, những năm đầu thế kỷ XX, giai cấp công
nhân Việt Nam còn hết sức non yếu, “chưa đủ độ trưởng thành để đảm nhận
nhiệm vụ lịch sử được giao phó” [29, tr.19].
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), dưới sự tác động của
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, đặc biệt dưới ảnh hưởng của Cách mạng
Tháng Mười Nga, phong trào công nhân đã có những bước phát triển mới.
Cuộc bãi công của công nhân nhà máy Ba Son (1925) là điểm khởi đầu
cho quá trình phát triển về chất của giai cấp công nhân Việt Nam. “Từ đây, cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác…”
[29, tr.20]. Bước ngoặt chứng minh cho sự trưởng thành của giai cấp công nhân
Việt Nam đó chính là sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1930). Từ đây,
giai cấp công nhân Việt Nam từ giai cấp “tự nó” đã phát triển thành giai cấp tiên
phong, nắm vững ngọn cờ lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
Như vậy, dưới sự tác động của công cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu
giai cấp của xã hội Việt Nam đã có sự chuyển biển căn bản. Việt Nam từ một
xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc địa. Nhưng tính
28
chất xã hội cổ truyền không hoàn toàn mất, thực dân Pháp vẫn duy trì một
phần tính chất phong kiến của xã hội truyền thống, song khi đã thành thuộc
địa thì tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt Nam
đều bịđặt trong quỹđạo chuyển động của xã hội đó.
Chính điều này đã làm cho mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và nhân dân
Việt Nam vốn đã sâu sắc lại càng sâu sắc hơn. Nhưng đồng thời đây cũng là
động lực thúc đẩy quá trình cách mạng hóa diễn ra sâu rộng trong xã hội Việt
Nam giai đoạn này diễn ra nhanh hơn.
Mặt khác, vào cuối thế kỷ XIX, các phong trào yêu nước lần lượt
thất bại. Đặc biệt, sau sự thất bại của phong trào Cần Vương, cùng lúc đó
thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cho công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt
Nam. Khó khăn chồng chất họ nhận thức được rằng đấu tranh theo phương
thức cũ chỉ là con đường chết nhưng lúc này họ chưa thể tìm ra một con
đường khác đúng đắn hơn.
Sang đầu thế kỷ XX, khi công cuộc bình định nước ta đã hoàn thành,
chính thức đi vào giai đoạn khai thác, thực dân Pháp càng có cơ sở vững chắc
để tăng cường bộ máy cai trị. Như vậy,cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc Việt
Nam càng khó khăn.
Một xã hội với cơ cấu giai cấp phức tạp như thế đã kéo theo sự phức tạp
trong kiến trúc thượng tầng của xã hội, khi mà các hệ tư tưởng khác nhau cùng
tồn tại, nhưng lại chưa tìm ra một hệ tư tưởng đúng đắn, phù hợp soi đường.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu về cải cách, canh tân để đưa đất nước thoát
khỏi ách xâm lược là điều tất yếu, phù hợp với yêu cầu của lịch sử, của thời
đại. Những tư tưởng về chính trị - xã hội của các tầng lớp yêu nước trong xã
hội cũng từ đây được hình thành, phát triển, phù hợp với khách quan phát
triển lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử tư tưởng nói riêng.
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự hình thành tƣ tƣởng chính trị - xã hội của
nho sỹ duy Tân cu i thế kỷ XIX– đầu thế kỷ XX
29
1.2.1. Sự khủng hoảng của nho giáo Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX
– đầu thế kỷ XX
Nho giáo đã du nhập vào nước ta từ rất lâu, ngay từ thế kỷ I TCN. Nho
giáo vào nước ta chủ yếu thông qua con đường xâm lược của phong kiến
phương Bắc cùng với quá trình giao lưu văn hóa. Trong quá trình du nhập vào
nước ta, nho giáo với những tư tưởng hết sức hà khắc về Tam cương, Ngũ
thường, Thiên mệnh đã được phong kiến phương Bắc sử dụng như một công
cụ để thống trị nhân dân ta.
Đến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê những ảnh hưởng của Nho giáo trong xã
hội nước ta giai đoạn này cũng chưa thực sự sâu sắc. Nhưng sang thế kỷ 11,
từ thời nhà Lý trở đi, Nho giáo dần có sức ảnh hưởng lớn hơn trong bộ máy
nhà nước phong kiến tập quyền bởi những điều mà nó làm được trong việc
duy trì trật tự, ổn định xã hội, trong việc quản lý, xây dựng và phát triển đất
nước. Nho giáo được đề cao và được sử dụng như một công cụ trong việc cai
trị và quản lý xã hội.
Sang đến thế kỷ XV, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính, hệ tư tưởng
thống trị trong xã hội Việt Nam. Từ bộ máy chính quyền đến đời sống nhân
dân đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo. Đặc biệt dưới thời nhà Nguyễn
vai trò của Nho giáo càng được đẩy lên cao, triều đình nhà Nguyễn độc tôn
nho giáo. Vai trò của nho sĩ càng được đề cao, đặc biệt trong đời sống nhân
dân. Chính vì vậy, không có gì lạ khi trong tư tưởng của các sĩ phu yêu nước
tiến bộ sau này đều chịu ảnh hưởng của nho giáo.
Nhưng từ khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam 1858 đến khi
triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Pháp sau Hiệp ước Hác – măng
1883, nho giáo đã không thể phát huy những vai trò của mình trong việc
hoạch định đường lối để ứng phó với sự thay đổi của thời đại. Chế độ phong
kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước
30
yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm. Nho giáo chính thức bước vào thời
kì suy “vong trên vũ đài tư tưởng”. Theo đó, tầng lớp nho sĩ đã phải phải
đứng trước sự lựa chọn trong cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng giữa “duy tân và
thủ cựu” hay đường lối “chủ chiến và chủ hòa”. Nhưng nho sĩ nhà Nguyễn
cũng chưa thể giải quyết được những vấn đề mang tính thời đại đó, dẫn đến
nho giáo ngày càng bất lực trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc.
Trong bối cảnh đó, một số nhà tư tưởng tiêu biểu như Phạm Phú Thứ,
Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đến Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh,… đã thực hiện một bước chuyển tư
tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Các nhà tư tưởng này phần lớn đều xuất thân từ nho sĩ, chính vì xuất
thân từ nho sĩ nên họ đã hiểu được và nhận thấy được nho giáo đã không còn
phù hợp với bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại, họ nhận thấy nho giáo đã đi
vào con đường suy tàn, bất lực trước yêu cầu của lịch sử. Từ sự phê phán hệ
tư tưởng phong kiến đó, các ông đã đề xuất tư tưởng canh tân vào cuối thế kỷ
XIX và sau đó, khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX, tạo
nên ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam.
Trong trào lưu tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX, Đặng Huy Trứ
(1825 – 1874), Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871)… là những nhà tư tưởng
tiêu biểu nhất. Cả hai ông đều là những người am hiểu nho học, chính vì
vậy, dù là tư tưởng canh tân, cải cách nhưng đâu đó vẫn còn bong dáng của
những tư tưởng nho giáo xưa.
Cụ thể, Nguyễn Trường Tộ coi “ngôi vua là quý”, “chức quan là
trọng”, không muốn thay đổi chế độ quân chủ mà muốn có một người cầm
quyền đủ khả năng dẫn dắt toàn dân tiến hành canh tân đất nước. Tuy
nhiên, bên cạnh việc đề cao chế độ quân chủ, kêu gọi thực hiện “chính
danh”, Nguyễn Trường Tộ cũng nhận thấy vai trò của pháp luật và cho
31
rằng, vua cũng nên tự hạ mình để ghép vào vòng pháp luật. Đây chính là
điểm duy tân trong tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ trong việc xây dựng
nhà nước theo mô hình quân chủ mà ông vẫn muốn lưu giữ.
Ông viết: “Bề trên lo giữ pháp độ, lo việc nước thì chỉ dùng người hiền,
đã theo công lý giữ pháp luật thì trên sẽ hợp điển chế không ai dị nghị, sự
nghiệp không suy đốn” [2, tr.204].
Như vậy, trong quan điểm của Nguyễn Trường Tộ, những yếu tố của tư
tưởng dân chủ đã xuất hiện, nhưng vẫn đan xen tồn tại với quan điểm nho
giáo khi ông vẫn muốn giữ lại chế độ quân chủ chuyên chế, người đứng đầu
nhà nước vẫn là vua… Qua đó phản ánh sự dao động tư tưởng của các nho sĩ
yêu nước khi “hệ tư tưởng cũ lung lay, hệ tư tưởng mới chưa được xác lập”.
Quan điểm về “dân” là quan điểm khá nổi bật trong tư tưởng chính trị
Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Trong đó nổi bật là quan điểm của Đặng Huy Trứ.
Ông coi “dân là gốc của nước, là chủ của thần”; “Khí mạnh của nước là lấy
dân làm gốc. Bồi bổ cái gốc đó mới là thầy thuốc giỏi” [48, tr.284].
Những quan niệm về vai trò của “dân” trong sự phát triển của xã hội đã
có từ lâu và trở thành một đạo lý. Thời Lý – Trần, những tư tưởng về thân
dân, khoan dân, huệ dân, v.v. đã xuất hiện và đã góp phần tích cực vào việc
làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh. Đến Nguyễn Trãi, quan điểm về “an
dân” đã được ông tiếp thu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ
hoạt động của mình. Như vậy, những quan niệm của Nguyễn Công Trứ về
“dân” như đã đưa ra ở trên đều xuất phát, kế thừa những quan niệm về dân
của nho giáo. Trên cơ sở kế thừa đó, ông mở rộng ra hơn nữa vai trò của
“dân” trong sự ổn định và phát triển xã hội. Đây chình là biểu hiện của việc
đánh dấu sự đổi mới trong tư duy của dân tộc ta cuối thế kỷ XIX.
Sang đến đầu thế kỷ XX, một số nhà tư tưởng đầu thế kỷ XX, như
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh…
32
đã tiếp thu tư tưởng của các nhà canh tân cuối thế kỷ XIX trong khu vực
như Nhật Bản, Trung Quốc, tiếp tục phát triển tư tưởng đó lên trình độ
mới, cao hơn về chất. Các ông đã từ bỏ dần hệ tư tưởng phong kiến, mạnh
dạn đi tìm hệ tư tưởng mới cho dân tộc.
1.2.2. Tư tưởng cải cách, duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc cuối thế kỷ XIX –
đầu thế kỷ XX
* Tư tưởng cải cách, duy tân của Nhật Bản
Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX khi các nước phương Đông đều chịu
sự thống trị, phụ thuộc của các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản lại thoát
khỏi được tình trạng đó. Nhờ vào công cuộc cải cách, duy tân được thực hiện
vào những năm cuối thế kỷ XIX đã đưa Nhật Bản thoát khỏi họa xâm lăng.
Chính “phong cách tư duy độc lập, tự chủ, duy lý” của người Nhật đã góp
phần không nhỏ vào thành công của công cuộc cải cách, đưa đất nước thoát
khỏi tình trạng bị xâm lược, phát triển ngang hàng với tư bản phương Tây.
Nhật Bản cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh
Trung Hoa, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo, nhưng trong xã hội Nhật Bản lại
không xuất hiện hiện tượng độc tôn về mặt tư tưởng. Đây là điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của các học thuyết, trường phái khác. Bên cạnh tầng lớp
nho sĩ trong xã hội góp phần định hình, phát triển xã hội, xã hội Nhật Bản còn
một tầng lớp khác đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý xã hội, đó là
tầng lớp võ sĩ. Hai tầng lớp này khác nhau về địa vị xã hội, nhưng họ đều đặt
lợi ích dân tộc lên trên lợi lích giai cấp mình. Do vậy, trong công cuộc cải
cách, duy tân Nhật Bản cuối thế lỷ XIX, tầng lớp võ sĩ nắm giữ vai trò quyết
định, nhưng sang đầu thế kỷ XX, vai trò này được chuyển giao sang cho tầng
lớp trí thức Tây học.
Tư tưởng cải cách, duy tân Nhật Bản xuất phát điểm với những nguồn
gốc khác nhau, với những phương thức khác nhau, lực lượng xã hội khác
33
nhau nhưng tất cả đều chung môt mục tiêu xây dựng xã hội mới, đưa đất nước
thoát khỏi họa xâm lăng.
Một số nội dung tiêu biểu trong công cuộc duy tân Minh Trị của Nhật Bản:
Về chính trị: thực hiện cải cách cơ bản hệ thống chính trị, tầng lớp võ sĩ
nắm giữ các vị trí chủ chốt. Chế độ trung ương tập quyền được thiết lập.
Về kinh tế: Cải cách nền tài chính, tập trung phát triển nội thương,
ngoại thương, tích lũy tư bản. Sức mạnh kinh tế và quyền lực chính trị nằm
dưới sự kiểm soát của chính quyền.
Về xã hội: tiến hành đổi mới xã hội theo kiểu phương Tây.Tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội: kiến trúc, phong cách sinh hoạt… đều học tập
theo phương Tây.
Về giáo dục: Đây là lĩnh vực được chính quyền hết sức coi trọng, coi đây
là cơ sở để thay đổi đất nước, chính vì vậy, chính quyền lựa chọn học hỏi theo
mô hình phương Tây, cụ thể là Pháp với những hình thức như cử người đi du
học, thuê các chuyên gia giáo dục ở các quốc gia tiến bộ về Nhật giảng dạy.
Cải cách Minh Trị diễn ra đã đạt được kết quả to lớn, không chỉ giữ
vững được nền độc lập mà còn trở thành quốc gia tư bản phát triển hùng
mạnh. Trong số những nhà tư tưởng đóng vai trò cho sự thành công đó của
duy tân Minh Trị, Fukuzawa Yukichi là một trong những nhà tư tưởng tiêu
biểu nhất.
Fukuzawa Yukichi là một nho sĩ có xuất thân từ tầng lớp võ sĩ. Là một
nho sĩ, ông nhận thấy được những hạn chế của Nho giáo như sự phân chia
đẳng cấp xã hội. Cùng với việc được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của
các nước phương Tây, ông đã có những sự chuyển biến quan trọng trong tư
tưởng để đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc vào đầu thế kỷ XX, điều
mà những nho sĩ tiến bộ ở Trung Quốc hay Việt Nam chưa làm được.
34
Tư tưởng cải cách, duy tân của Fukuzawa Yukichi hướng đến tinh thần
học tập văn minh phương Tây nhưng trên cơ sở vẫn giữ gìn bản sắc và độc
lập, tự chủ dân tộc. Một trong những tư tưởng có tính then chốt trong hệ
thống tư tưởng của ông có ảnh hưởng đến các nho sĩ duy tân Việt Nam cuối
thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đó chính là những quan điểm về con người.
Ông đề xuất tư tưởng “con người bình đẳng”. Ông cho rằng, khi sinh
ra, mọi người đều bình đẳng, có tư cách địa vị như nhau, không phân biệt
trai gái, thấp hèn, không cho mình quyền đứng trên người khác. Trời sinh
ra con người nhưng không tạo ra cuộc sống của họ, cuộc sống của mỗi
người là do chính bàn tay họ tạo dựng nên. Tư tưởng này khắc phục hạn
chế của Nho giáo về “Thiên mệnh”.
Ngoài ra, quan điểm về nhà nước là đại diện của dân, điều hành mọi
hoạt động của nhân dân. Nhà nước phải làm ra luật để bảo vệ dân. Đây là
những tư tưởng chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính trị phương Tây mà ông
đã tiếp thu được. Chưa dừng lại ở đó, ông cho rằng, cần khuyến khích học
tập phương pháp tư duy của phương Tây trong lĩnh vực tư tưởng, đồng thời
phê phán lối tư duy của người phương Đông, phá bỏ những tư tưởng lạc
hậu, khắc nghiệt của nho giáo…
Tóm lại, những tư tưởng cải cách, duy tân ở Nhật bản cuối thế kỷ
XIX – đầu thế kỷ XX đã đưa Nhật Bản từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu
trở thành một cường quốc ở phương Đông. Những tư tưởng cải cách đó có
ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với xã hội Nhật Bản nói riêng mà cả
lịch sử tư tưởng các nước phương Đông nói chung. Những thành tựu mà
Nhật Bản đạt được tác động vào trí óc của những người Việt Nam yêu
nước cũng các dân tộc khác. Họ thực sự coi Nhật Bản là tấm gương noi
theo. Các sĩ phu yêu nước, tiến bộ lúc bấy giờ thực sự đã bị thu hút mạnh
mẽ bởi những thành tựu mà Nhật Bản đã đạt được.
35
Các nhà tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX đã coi Nhật Bản như một tấm
gương trong việc duy tân, đổi mới đất nước để duy trì độc lập, cố gắng đưa đất
nước phát triển ngang hàng với phương Tây. Các phong trào yêu nước cũng từ
đây bùng nổ và phát triển. Các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông kinh nghĩa
thục… đã tạo nên sự thay đổi trong Việt Nam nói chung và lịch sử tư tưởng Việt
Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX nói riêng.
Như vậy, dưới ảnh hưởng của Duy tân Nhật Bản mà bắt đầu từ cải
cách Minh Trị “nhiều nhân vật ưu tú của các phong trào dân tộc, dân chủ
của nhiều nước Châu Áđã có những hoạt động thực tế riêng ở từng đất
nước hoặc hoạt động chung trên đất nước Nhật Bản vào giai đoạn cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” [26, tr.275].
* Tư tưởng cải cách, duy tân và cách mạng ở Trung Quốc
Trung Quốc cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX rơi vào khủng hoảng
trầm trọng, chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ, đời sống người dân hết sức bần
cùng. Lúc này, luồng gió cải cách, duy tân Nhật Bản dần ảnh hưởng đến tầng
lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ nhận thức được rằng, muốn thoát khỏi khủng
hoảng cẩn phải tiến hành cải cách.
Mở đầu cho công cuộc cải cách ở Trung Quốc chính là phong trào Biến
pháp duy tân 1898. Lúc này, các nhà tư tưởng duy tân Trung Quốc nhận thức
được rằng, hệ tư tưởng nho giáo đã thực sự lỗi thời, không thể đảm nhận
nhiệm vụ lịch sử và thay vào đó là ý thức hệ tư sản. Họ coi đây là vũ khí lý
luận dẫn đường cho phong trào cải cách và cách mạng dân chủ lúc bấy giờ.
Đại diện tiêu biểu cho phong trào duy tân giai đoạn này là những nhà tư
tưởng tiến bộ: Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Đàm Tự Đồng… Nhưng tư
tưởng duy tân ở Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX chia làm 2 phái: phái
cách mạng và phái cải lương.
36
Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu là hai đại diện tiêu biểu nhất của phái
cải lương. Họ đề ra chủ trương duy trì và cải tiến chế độ phong kiến nhà
Thanh. Thông qua “Biến pháp duy tân” (1898) mà Lương Khải Siêu đề
xướng, vua Quang Tự lúc bấy giờ đã cho thi hành một loạt cải cách trên tất cả
các lĩnh vực của xã hội. Trong đó, một số nội dung tiêu biểu có thể kể đến
như: thay đổi hệ thống pháp luật; sửa đổi chế độ khoa cử, khuyến khích
nghiên cứu, phát minh mới… Nhưng biến pháp duy tân chỉ duy trì được một
thời gian ngắn rồi thất bại do vấp phải sự phản đối của phe thủ cựu trong triều
đình Mãn Thanh.
Sau khi biến pháp thất bại, Lương Khải Siêu có sự chuyển biến về mặt
tư tưởng. Trong thời gian ở Nhật Bản, ông tuyên truyền tư tưởng bình đẳng,
tự do, dân chủ. Ông ủng hộ giai cấp tư sản Trung Quốc thực hiện cách mạng
dân chủ giống như các nước phương Tây. Nhưng sau đó, khi trực tiếp nhìn
thấy những mặt trái của chế độ dân chủ phương Tây, ông nhận thấy mô hình
đó không phù hợp với xã hội Trung Hoa. Lúc này những thành tựu từ công
cuộc cải cách ở Nhật Bản càng hấp dẫn ông. Ông ủng hộ chế độ quân chủ
chuyên chế, cũng từ đây ông phản đối con đường bạo lực cách mạng mà Tôn
Trung Sơn khởi xướng.
Nhìn chung, trong lĩnh vực tư tưởng, Lương Khải Siêu không ngừng
có sự chuyển biến. Ông sẵn sàng thử nghiệm, học tập những cái gì tiến bộ để
đưa đất nước thoát khỏi ngoại bang, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc.
Tôn Trung Sơn là đại diện tiêu biểu cho các nhà tư tưởng phái cách
mạng đầu thế kỷ XX. Được tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ nhỏ, nên
tư tưởng của Tôn Trung Sơn chịu ảnh hưởng rõ rệt của tư tưởng dân chủ tư
sản. Ông thành lập các các tổ chức cách mạng trong và ngoài nước. Năm
1905 Trung Quốc đồng minh hội ra đời với cương lĩnh “Tam dân chủ
nghĩa”: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Với cương
37
lĩnh đó, Tôn Trung Sơn cho rằng, các dân tộc trên thế giới này đầu bình
đẳng, không có dân tộc nào có quyền áp chế dân tộc nào, con người trong
xã hội đều bình đẳng, tự do, những người giàu có không thể áp chế những
người nghèo khó. Trong chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn, dân quyền
là là mục đích cuối cùng của cách mạng, là vấn đề quan trọng, cấp bách
nhất lúc này.
Mô hình nhà nước mà Tôn Trung Sơn hướng đến để thực hiện dân
quyền chính là một nước dân chủ cộng hòa tư sản nhưng mang màu sắc
Trung Quốc. Chính quyền của nhà nước đó là chính quyền của dân, dân trở
thành người làm chủ.
Những tư tưởng này về dân quyền của Tôn Trung Sơn ảnh hưởng rất
lớn đến các nhà tư tưởng Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Phan Bội
Châu cũng đã đưa ra những tư tưởng về dân quyền. Nhưng dân quyền của
Phan Bội Châu mới chỉ được khai thác ở khía cạnh về quyền bình đẳng tự
do, quyền làm người.
Những kết quả từ “Biến pháp duy tân” , “Cách mạng Tân Hợi” ở Trung
Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX có ý nghĩa vô cùng to lớn
đối với tầng lớp sĩ phu yêu nước Việt Nam giai đoạn này.
“Vụ Mậu Tuất chính biến 1898 đó đã ảnh hưởng đến các nhà Nho yêu
nước và tiến bộ ở Việt Nam và từ đó nhà Nho Việt Nam rủ nhau đi nếm mùi
“Tân thư”, “Tân văn” và tư tưởng tư sản Tây phương qua sách báo Trung
Quốc đặt biệt là những tác phẩm của Lương Khải Siêu” [10, tr.24].
Mặt khác, sự thắng lợi của cách mạng Tân Hợi (1911) với sự ra đời của
nhà nước Trung Hoa dân quốc đã làm cho “Châu Á thức tỉnh”. “Sự kiện này
đã có tác động tích cực đối với sự tiến triển mạnh mẽ hơn trong tư tưởng, tình
cảm của Phan Bội Châu trên con đường dân chủ tư sản và tạo điều kiện thuận
lợi cho sự ra đời của Việt Nam Quang phục hội (1912)” [13, tr.23].
38
Bên cạnh tư tưởng, cải cách duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc giai
đoạn này, sự kiện cách mạng tháng Mười Nga (1917) cũng đóng vai trò
quan trọng trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ
XIX – đầu thế kỷ XX.
Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư
bản ngày càng phát triển và có sự chuyển hóa, từ giai đoạntự do cạnh tranh
sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế của
nó. Chính trong bối cảnh đó, cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra và
giành thắng lợi. Thắng lợi này đã mở ra một đường lối cứu nước mới cho các
dân tộc bị áp bức: con đường giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới dưới
ánh sáng của chủ nghĩa Mác -Lênin.
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lênin
đã không ngừng được tuyên truyền vào các nước thuộc địa, trong đó có Việt
Nam, đây là tiền đề tư tưởng quan trọng cho việc hình thành tư tưởng cách
mạng tiến bộ của các nhân sỹ, trí thức giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã làm cho “Cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc ở Châu Á mặc dù còn phải trải qua một thời kỳ đầy khó khăn nhưng
tiền đề lịch sử cho sự thắng lợi đã trở thành khả năng hiện thực” [17, tr.12].
Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đã tạo nên sự chuyển
biến mới trong tư tưởng của các nhà yêu nước giai đoạn đầu thế kỷ XX
theo hướng ngày càng tiệm cận đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin. Không ít
nhà tư tưởng giai đoạn này đã hướng theo cách mạng Tháng Mười với một
niềm hy vọng tìm thấy trong đó lối thoát cho sự bế tắc về tư tưởng của
mình vào con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
39
iểu kết chƣơng 1
Những biến động của lịch sử thế giới những năm cuối thế kỳ XIX – đầu
thế kỷ XX nói chung và sự thay đổi của thể chế chính trị cùng với sự biến đổi
của cơ cấu xã hội Việt Nam nói riêng đã tạo nên những điều kiện, nền tảng
căn bản cho các luồng tư tưởng mới thế giới truyền vào Việt Nam. Đặc biệt là
trước những thay đổi mạnh mẽ của các quốc gia trong phạm vi Đông Á, như
sự thành công của Duy tân Nhật Bản (1868), biến Nhật Bản từ một quốc gia
nghèo nàn, lạc hậu, đứng trước nguy cơ xâm lược trở thành một cường quốc,
một đế quốc trẻ; Biến pháp Duy Tân (1898) và thành công của Cách mạng
Tân hợi (1911) ở Trung Quốc; Sự thành công của cách mạng Tháng Mười
Nga... đều tác động rất lớn đến quá trình chuyển biến tư tưởng yêu nước ở
Việt Nam trong giai đoạn này, góp phần quyết định nội dung nhảy vọt về chất
của tư tưởng yêu nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc ý thức hệ phong kiến rơi vào khủng hoảng, bất lực
trước hoàn cảnh lịch sử đã tạo điều kiện cho những luồng tư tưởng bên
ngoài truyền vào nước ta. Trong bối cảnh đó, tầng lớp nho sĩ yêu nước, tiến
bộ đã chủ động tiếp nhận những luồng tư tưởng mới đó để áp dụng vào
thực tiễn lịch sử.
Từ việc phê phán chế độ phong kiến và tiếp nhận những tư tưởng từ
bên ngoài, các nho sĩ Việt Nam đã tạo ra cuộc đấu tranh rất quyết liệt giữa hai
luồng tư tưởng mới và cũ, giữa ý thức hệ phong kiến với Nho giáo làm đại
diện và ý thức hệ mới mang khuynh hướng dân chủ tư sản, bắt đầu xây dựng
những phạm trù dân chủ tư sản ở Việt Nam.
Việc các nho sĩ giai đoạn này lựa chọn khuynh hướng dân chủ tư sản
làm kim chỉ nam xuất phát từ lợi ích của dân tộc, đồng thời phản ánh sự vận
động và phát triển tất yếu của lịch sử tư tưởng.
40
ƢƠ 2
Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦA SĨ D Y I
THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX – NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ
2.1. Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn
Trƣờng Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn đầy biến động
của lịch sử Việt Nam. Thực dân Pháp xâm lược, các phong trào giải phóng
dân tộc lần lượt thất bại.Xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa, nửa
phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo
ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm vì nền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đó, những nhà nho yêu nước như
Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đến Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh,… đã thực hiện một bước chuyển tư
tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn.
Từ sự phê phán hệ tư tưởng phong kiến cũng như những hạn chế của Nho
giáo đương thời, các ông đã đề xuất tư tưởng canh tân để đưa đất nước thoát
khỏi ách xâm lược, đô hộ của thực dân. Mở đầu trào lưu canh tân là những đề
xuất cải cách, canh tân đất nước vào cuối thế kỷ XIX và sau đó, khởi xướng tư
tưởng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX, tạo nên ảnh hưởng lớn đối với xã hội
Việt Nam.
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy, Nguyễn Trường
Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những đại diện tiêu biểu nhất cho
tư tưởng duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Do đó, trong
phạm vi của luận văn, dưới góc độ nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội của
nho sĩ duy tân, tác giả lựa chọn 3 nhà tư tưởng đó để phân tích.
41
2.1.1.Tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trường Tộ
Trong khi cục diện thế giới cuối thế kỷ XIX thay đổi mạnh mẽ, là thời
đại chủ nghĩa thực dân, khuôn khổ tư duy chính trị Nho giáo đã hạn chế sự
phát triển mọi mặt của xã hội Việt Nam gia đoạn này. Đặc biệt, dưới triều
Nguyễn, “cách nhìn lấy Trung Quốc làm trung tâm đã khiến họ trở nên bất
cập trong phân tích thời thế, đánh giá tương quan lực lượng địch - ta, bản chất
của kẻ thù mới, từ đó không hoạch định được một chiến lược phù hợp chống
lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp” [. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự
thất bại của triều đình nhà Nguyễn trong công cuộc chống thực dân Pháp
những năm cuối thế kỷ XIX.
Sự phân hóa trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn giữa phái chủ chiến
và chủ hoà kéo dài gần 20 năm không chỉ thể hiện lối tư duy chính trị lạc
hậu của tầng lớp lãnh đạo, phản ánh sự bất lực của hệ tư tưởng Nho giáo
trong đường lối trị nước mà còn làm phân tán ý chí và sức mạnh chống
giặc ngoại xâm của toàn dân tộc.
Trong bối cảnh đó, nhiều đề xuất tiến hành cải cách, canh tân đất nước
được đề xuất lên triều đình. Trong đó phải kể đến tư tưởng canh tân của Nguyễn
Trường Tộ - nhà nho tiêu biểu nhất cho trào lưu canh tân giai đoạn này.
Tư tưởng canh tân là một trào lưu tư tưởng của tầng lớp trí thức yêu
nước, tiến bộ, xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX, với chủ trương vận dụng
những tri thức mới của văn minh nhân loại nhằm đổi mới toàn diện, phát
triển kinh tế – xã hội đất nước theo kịp sự phát triển thời đại. Đối lập với tư
tưởng canh tân là tư tưởng thủ cựu của một bộ phận quan lại triều đình nhà
Nguyễn, không chịu đổi mới, tiếp thu tư tưởng tiến bộ của phương Tây văn
minh, của nhân loại.
* Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ
Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

More Related Content

What's hot

Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hươngcuonganh247
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfHanaTiti
 
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nayLuận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nayViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019PinkHandmade
 

What's hot (20)

Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt HươngBài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
Bài giảng: Con người chính trị - TS Bùi Việt Hương
 
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAYLuận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
Luận văn: Vai trò nhân thân người phạm tội theo pháp luật, HAY
 
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAYLuận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
Luận án: Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đạiLuận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
Luận văn: Pháp gia trong tư tưởng chính trị - xã hội Trung Quốc cổ đại
 
Luận văn: Bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí, HAY
Luận văn: Bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí, HAYLuận văn: Bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí, HAY
Luận văn: Bảo vệ quyền nhân thân trong lĩnh vực báo chí, HAY
 
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo LuậtLuận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
 
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tộiLuận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
Luận văn: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội
 
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễnLỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Luận án: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc
Luận án: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn QuốcLuận án: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc
Luận án: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc
 
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAYLuận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
 
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nayLuận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAYLuận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
Luận văn: Năng lực cán bộ UBND cấp xã huyện U Minh Thượng, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Chế định án treo trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAYĐề tài: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
Đề tài: Tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, HAY
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt NamLuận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Luận văn: Hỏi cung bị can trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Chủ thể của tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ THỜI THỊNH TRẦN_10241812052019
 

Similar to Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp nataliej4
 
Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt Nam
Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt NamQuá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt Nam
Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Luận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật BảnLuận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Luận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật BảnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Garment Space Blog0
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX (20)

Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiLuận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAYLuận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đLuận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
Luận văn: Tư tưởng nhân sinh của Minh Mạng, HAY, 9đ
 
Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt Nam
Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt NamQuá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt Nam
Quá trình du nhập khoa học, kỹ thuật Phương Tây vào Việt Nam
 
Luận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Luận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật BảnLuận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Luận văn: Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản
 
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
Vai tro cua_fukuzawa_yukichi_doi_voi_lich_su_nhat_ban_can_dai_1968
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít BêcơnTiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
Tiểu Luận Tư Tưởng Triết Học Của Phơrăngxít Bêcơn
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều NguyễnLuận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn
 
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
Luận văn: Giáo dục và khoa cử Nho học ở Quảng Trị dưới triều Nguyễn từ 1802 đ...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX

  • 1. ĐẠ Ọ Ƣ ĐẠ Ọ Ọ ĐẶNG THỊ THẢO Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y TÂN CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬ Ạ SĨTRIẾT HỌC – 2019
  • 2. ĐẠ Ọ Ƣ ĐẠ Ọ Ọ ĐẶNG THỊ THẢO Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y TÂN CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX LUẬ Ạ SĨ Y TRIẾT HỌC 60.22.03.01 Ƣ Ƣ D Ọ TS. NGUYỄN THỊ LAN – 2019
  • 3. L Đ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Lan. Những nghiên cứu và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Đặng Thị Thảo
  • 4. L I CẢ Ơ Luận văn thạc sĩ với đề tài “Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu một cách nghiêm túc của tác giả trong chương trình đào tạo cao học Triết học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Triết học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. guyễn hị Lan - người đã hết lòng giúp đỡ, định hướng, trực tiếp dẫn dắt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của của thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả Đặng Thị Thảo
  • 5. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 N I DUNG..................................................................................................... 14 ƢƠ 1. NHỮ Đ ỀU KIỆN VÀ TIỀ ĐỀ CHO SỰ HÌNH Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX ................................................. 14 1.1. B i cảnh thế giới và Việt Nam cu i thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX... 14 1.1.1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX........................ 14 1.1.2. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX...................... 19 1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự hình thành tƣ tƣởng chính trị - xã hội của nho sỹ duy Tân cu i thế kỷ XIX– đầu thế kỷ XX ...................................... 28 1.2.1. Sự khủng hoảng của nho giáo Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ...................................................................................... 29 1.2.2. Tư tưởng cải cách, duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX .............................................................................................. 32 ƢƠ 2. Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y TÂN CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX – NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ ...................................................................................................... 40 2.1. Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn rƣờng Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ..................................... 40 2.1.1.Tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trường Tộ........................... 41 2.1.2. Tư tưởng chính trị - xã hội của Phan Bội Châu................................ 52 2.2. Những giá trị và hạn chế trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của nho ĩ duy tân cu i thế kỷ XIX – đầu thế kỷXX.................................................... 75 2.2.1. Những giá trị trong tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ................................................................... 75
  • 6. 2 2.2.2. Những hạn chế trong tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ................................................................... 82 KẾT LUẬN.................................................................................................... 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 92
  • 7. 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng chính trị - xã hội là hệ thống những quan điểm, tư tưởng mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cũng như vấn đề giành, giữ và xây dựng chính quyền cũng như thực thi quyền lực nhà nước. Tư tưởng chính trị - xã hội được nảy sinh từ những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa – tư tưởng, được chính bối cảnh lịch sử, văn hóa đó quy định. Ngược lại, tư tưởng chính trị - xã hội sẽ phản ánh trực tiếp, rõ ràng và chính xác thực trạng của xã hội thông qua mối quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử sẽ có những hệ tư tưởng đóng vai trò dẫn đường gắn liền với sự thay đổi, phát triển xã hội, đặc biệt là trước những sự kiện ảnh hưởng đến tình hình chính trị – xã hội lớn của dân tộc. Trong bối cảnh đó, tư tưởng chính trị giữ vai trò rất quan trọng, chi phối, định hướng con đường phát triển của dân tộc. Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, tình hình chính trị, kinh tế - văn hóa thế giới có nhiều biến động. Các nước châu Á, Phi và Mỹ La tinh trở thành miếng mồi ngon cho các nước tư bản đang trong giai đoạn chuyển sang chủ nghĩa đế quốc xâu xé. Nhiều nước bị biến thành thuộc địa, nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Việt Nam cũng không nằm ngoài luồng mở rộng thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây. Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, năm 1883 Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Sự biến chuyển về tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển biến về nhận thức tư tưởng nhằm giải quyết các vấn đề bức thiết của dân tộc, của thời đại. Lịch sửViệt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là minh chứng rõ nhất cho điều đó. Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX từ một quốc gia độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Lúc này, hệ tư tưởng
  • 8. 4 nắm vai trò thống trị là Nho giáo đã bất lực trước sự thay đổi của thời đại. Nho giáo dần mất đi vai trò thống trị trong hệ hệ thống chính trị bởi những hạn chế về mặt thời đại của mình. Những biến đổi về mặt lịch sử cùng với sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới đã dẫn đến sự biến đổi trong tư tưởng chính trị - xã hội giai đoạn này. Đó là sự xuất hiện của tư tưởng canh tân vào cuối thế kỷ XIX với những đề xuất canh tân của các trí thức Nho học như Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch... Các nho sĩ đề xuất những chủ trương canh tân trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là những tư tưởng chính trị: cải cách bộ máy chính quyền, phát triển kinh tế - xã hội... Nhưng những đề xuất canh tân này vẫn chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến, chưa có sự chuyển biến triệt để theo hệ tư tưởng mới. Sang đầu thế kỷ XX, tiếp thu tư tưởng Tân thư và trên cơ sở tư tưởng canh tân các nhà tư tưởng Việt Nam tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng đã đưa ra, đề xuất những tư tưởng chính trị - xã hội mới, đánh dấu sự chuyển biến quan trọng về mặt ý thức hệ tư tưởng dân tộc giai đoạn này, từ hệ tư tưởng phong kiến sang tư tưởng dân chủ tư sản và tiến gần đến chủ nghĩa Mác – Lênin. Tư tưởng chính trị theo khuynh hướng dân chủ tư sản những năm đầu thế kỷ XX đã tác động không nhỏ đời sống xã hội nói chung và tiến trình cách mạng dân tộc giai đoạn này nói riêng. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn này vẫn còn nhiều khía cạnh mới mẻ, cần được nghiên cứu. Tư tưởng Việt Nam giai đoạn này là sự phản ánh của tồn tại xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Những chuyển biến về mặt lịch sử tạo nên những chuyển biết về mặt tư tưởng để phù hợp với sự thay đổi của thời đại, phù hợp với yêu cầu của tiến trình lịch sử dân tộc. Đây là kết quả tất yếu của sự phát triển của lịch sử nói chung và lịch sử tư tưởng nói riêng. Đồng thời, là kết quả của logic phát triển
  • 9. 5 lịch sử tư tưởng giai đoạn trước đó cũng như là động lực phát triển cho lịch sử tư tưởng giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, những tư tưởng chính trị - xã hội của các nhà tư tưởng giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX vừa thể hiện sự phát triển của tư tưởng dân tộc vừa phản ánh sự nhạy cảm chính trị của các nhà tư tưởng. Những ảnh hưởng mạnh mẽ của những cải cách ở Nhật Bản cũng như những ảnh hưởng của Tân thư Tân văn ở Trung Quốc đối với các nhà tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã cho thấy sự chuyển biến trong hệ tư tưởng dân tộc nhằm tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, nhận thấy được những hạn chế mà hệ tư tưởng Nho giáo không giải quyết được, mở ra hướng đi mới trong con đường cách mạng dân tộc. Chính vì vậy, việc lựa chọn và tiếp thu những tư tưởng cách mạng đương thời của Trung Hoa, Nhật Bản cũng như những tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng, giải quyết nhu cầu về việc tìm ra một hệ tư tưởng mới dẫn đường cho cách mạng. Mặc dù những tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ giai đoạn này thất bại, song những tư tưởng chính trị đó của đã tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ, mang tính căn bản cho lối tư duy bảo thủ, lạc hậu trong tư tưởng chính trị phong kiến. Trong tư tưởng chính trị - xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, thì tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã thể hiện được rõ nhất những sự chuyển biến, chuyển mình của các ông trong việc xác định đường lối lý luận cho cách mạng Việt Nam nói riêng và lĩnh vực tư tưởng nói chung. Chính vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ lựa chọn Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu trinh để phân tích.
  • 10. 6 Giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là giai đoạn quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam nói chung và cả trong tiến trình lịch sử tư tưởng dân tộc. Đánh dấu sự chuyển biến của xã hội Việt Nam cũng như sự chuyển biến về mặt tư tưởng, thể hiện logic tất yếu của lịch sử tư tưởng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đây là minh chứng quan trọng nhất cho tính biện chứng của tư tưởng Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với bối cảnh thời đại có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề hội nhập quốc tế trở thành xu thế tất yếu mà các quốc gia đều phải đối mặt. Trong bối cảnh đó, vấn đề quan trọng nhất, mang tính xuyên suốt cho con đường xây dựng và phát triển đất nước được đặt ra đó chính là việc lựa chọn con đường để vừa hội nhập vừa giữ vững được độc lập chủ quyền; vừa tiếp thu được sự tiến bộ của nhân loại nhưng vừa phát huy được những giá trị truyền thống của dân tộc để theo kịp thời đại? Bối cảnh lịch sử cũng như vị thế xã hội Việt Nam giai đoạn này mặc dù khác giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX nhưng cả hai giai đoạn đều có điểm chung nằm trong sự giao thời của lịch sử nên có những yêu cầu, đặc điểm giống nhau, đó là: cần có trí tuệ, bản lĩnh vững vàng và sự nhạy cảm chính trị để đổi mới, lựa chọn con đường hội nhập, độc lập tự chủ trước những thách thức lớn của thời đại, v.v.. Cho nên chúng ta cần nghiên cứu những bài học lịch sử của giai đoạn trước để tránh bớt những sai lầm cũng như biết phát huy những giá trị truyền thống đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Vì những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài Tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu
  • 11. 7 Nghiên cứu về tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối XIX đầu thế kỷ XX đã có khá nhiều công trình không chỉ của triết học mà còn của các khoa học khác như văn học, lịch sử. Trong đó, liên quan đến đề tài, có một số công trình đã được nghiên cứu: Hướng công trình nghiên cứu thứ nhất: Những công trình nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Công trình Đại cương lịch sử Việt Nam (3 tập, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006) của Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên). Trong tác phẩm này, các tác giả đã nghiên cứu và trình bày toàn diện đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,… của các giai đoạn lịch sử dân tộc, trong đó có giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Về lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung không thể không nói đến hai cuốn sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam(1993) của Viện Triết học và Viện Khoa học xã hội. Tập thể tác giả đã đi sâu nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử cụ thể, từ thời nguyên thủy đến thế kỷ XIX với những đặc điểm, đặc trưng cho từng giai đoạn. Các tác giả cũng đưa ra nhận định rằng, dù mỗi giai đoạn, lịch sử tư tưởng sẽ có những đặc điểm, đặc trưng riêng nhưng khuynh hướng chung của tư duy triết học Việt Nam là chú trọng đến các vấn đề xã hội và nhân sinh, vềchính trị - xã hội và luân lý, những vấn đề liên quan đến giáo dục đạo làm người.Liên quan đến đề tài, các tác giả cho rằng, tư tưởng Việt Nam nói chung, tư tưởng triết học Việt Nam nói riêng có quá trình tiếp biến mạnh mẽ để tạo nên nhiềunét mới trong đặc điểm, phương pháp tư duy và hành động. Tuy nhiên, kết quả của sự tiếp biến ấy đã làm xuất hiện các trào lưu tư tưởng, những vấn đề mới cần được tiếp tục giải quyết như thế nào lại chưa rõ. Tác giả Trần Văn Giàu với công trình Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám(1993) gồm 3 tập. Trong tập 2
  • 12. 8 của bộ sách này, tác giả đã đi vào nghiên cứu hệ ý thức của giai cấp tư sản Việt Nam với tư cách là vấn đề triết học, chính trị và sự bất lực của nó trước thực tiễn xã hội nửa đầu thế kỷ XX. Liên quan đến lịch sử tư tưởng, tác giả cũng bàn đến những vấn đề về đường lối tư tưởng và chính trị được các nhà tư tưởng lựa chọn nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: cầu viện, bạo động, cải lương… Tác giả cho rằng, con đường canh tân, đổi mới hay những hình thức đấu tranh trên thực chất là tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, mà lực lượng tiếp thu và truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản là những nho sĩ nên tư tưởng mang nhiều sắc thái và khía cạnh đặc biệt biểu hiện đặc trưng của xã hội Việt Nam. Tác phẩm Lịch sử tư tưởng Việt Nam (Nxb. Khoa học xã hội, tập 2, Hà Nội, 1997) của Lê Sỹ Thắng cũng đã trình bày tư tưởng của một số nhà tư tưởng canh tân nửa cuối thế kỷ XIX như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch. Bên cạnh đó, còn có công trình nghiên cứu Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) của tập thể tác giả, do Trương Văn Chung, Doãn Chính đồng chủ biên. Các tác giả đã nghiên cứu những tiền đề của bước chuyển, nội dung quan điểm, tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Hội thảo khoa họcTư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX (2005) đã tập hợp những báo cáo từ rất nhiều công trình nghiên cứu về triết học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Trong phần thứ hai và thứ ba của cuốn kỷ yếu với nội dung Sự du nhập của các trào lưu tư tưởng phương Đông và phương Tây vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng triết học Việt Nam đã đi sâu vào nội dung và ảnh hưởng của các trào lưu triết học
  • 13. 9 phương Đông, phương Tây khi du nhập vào nước ta. Đặc biệt, trong những báo cáo đó đã đưa ra quan điểm về vận mệnh của Nho giáo trong xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX và những sự chuyển biến về mặt tư tưởng của các Nho sĩ – những người xuất thân từ Nho giáo. Họ đã tiếp biến những tư tưởng bên ngoài đó nhưng đồng thời cũng không lãng quên những giá trị tiến bộ của Nho gia. Đề tài khoa học đặc biệt của GS.TS Nguyễn Hữu Vui và Lương Gia Tĩnh về Tư tưởng triết học Việt Nam từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (2003)đi sâu vào tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh thực dân Pháp xâm lược với nội dung chính là quá trình chuyển biến tư tưởng của các nhà tư tưởng giai đoạn này và những hệ tư tưởng chủ yếu của họ đề ra trong quá trình tìm ra con đường chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp. Tóm lại, tổng quan lại những công trình nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, chúng tôi thấy được rằng việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn này khá toàn diện. Tuy nhiên, ở phương diện nội dung, hệ thống nội dung tư tưởng của các nhà tư tưởng vẫn chưa được đề cập sâu trong các công trình này. Hướng nghiên cứu thứ hai, các công trình nghiên cứu về Nho giáo và nho sĩViệt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Chúng tôi nhận thấy cần phải khảo cứu những công trình này bởi những công trình này liên quan trực tiếp đến nhiều nội dung trong đề tài. Đồng thời, chủ thể của những tư tưởng chính trị - xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là tầng lớp nho sĩ duy tân. Tác giả Phan Đại Doãn có tác phẩm Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam(1998),trong tác phẩmnày tác giả tập trung vào những vấn đề của Nho giáo thời Lê – Nguyễn; Tư tưởng dân chủ của các nhà nho duy tân đầu thế kỷ XX; Nho giáo với phong trào Đông kinh Nghĩa thục… Trong đó, nho sĩ duy
  • 14. 10 tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là những người tiên phong, đi đầu trong việc truyền bé tư tưởng dân chủ. Điều này chứng tỏ các nho sĩ duy tân đã có những bước chuyển về mặt tư tưởng để phù hợp với sự phát triển của tiến trình lịch sử xã hội cũng như lịch sử tư tưởng. Công trình Góp phần tìm hiểu Nho giáo, nho sĩ, trí thức Việt Nam trước 1945 (1998) của Chương Thâu cũng đã đưa ra những nhận xét, đánh giá của những tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX cũng như vị trí, vai trò của họ trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Những tư tưởng chính trị của họ, cụ thể là khuynh hướng dân chủ tư sản được đánh giá là tiến bộ nhưng chưa đủ sức giành thắng lợi trước thực dân Pháp. Nhưng điều quan trọng là các nho sĩ duy tân đã dần thoát khỏi ý thức hệ tư tưởng phong kiến bảo thủ để đi đến với ý thức hệ mới tiến bộ hơn. Khi nghiên cứu về nho sĩ duy tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không thể không nhắc đến những công trình tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo (1988) của Trương Bá Cần; Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh (1996) của tác giả Đỗ Thị Hòa Hới; Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu (2005) của tác giả Nguyễn Văn Hòa. Về tác phẩm Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo của tác giả Trương Bá Cần, tác phẩm trình bày những di thảo của Nguyễn Trường Tộ, đặc biệt là những bản điều trần của ông gửi cho triều đình nhà Nguyễn và vua Tự Đức. Trong số những di thảo đó, ông đã đưa ra rất nhiều những tư tưởng, đề nghị canh tân đất nước, đặc biệt những đề nghị liên quan đến lĩnh vực chính trị - xã hội, Công trình Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh (1996), tác giả Đỗ Thị Hòa Hới đã chỉ ra được những bối cảnh của sự ra đời tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh và giai đoạn phát triển trong tư tưởng dân chủ của
  • 15. 11 Phan Châu Trinh. Theo đó, tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh được chia ra làm hai thời kì: thời kì tiếp nhận và truyền bá tư tưởng dân chủ ở Việt Nam những năm 1902 – 1911 và thời kỳ Phan Châu Trinh hoạt động ở Pháp và những năm cuối đời ở Việt Nam 1911-1925. Trong mỗi giai đoạn, tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh được phát triển theo sự biến động của lịch sử để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. Nếu như giai đoạn trước 1911 là thời kỳ vận động trong tư tưởng Duy tân của ông với những tư tưởng nổi bật như đề cao con người, vai trò của người dân, của quần chúng nhân dân trong xã hội hay việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ… Sang giai đoạn sau 1911, ông đã phát triển hơn nữa những tư tưởng dân chủ đó của mình. Cụ thể thông qua việc ông công khai đấu tranh đòi quyền dân chủ cho nhân dân Việt Nam, yêu cầu chính quyền thực dân thực thi dan chủ như như ở “chính quốc”; ông cũng đưa ra mô hình nhà nước phù hợp với xã hội Việt Nam… Như vậy, trong mỗi giai đoạn, Phan Châu Trinh đề xuất những tư tưởng cải cách phù họp với hoàn cảnh xã hội. Nhưng mục đích cao nhất trong tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh đó chính là việc thực thi dân chủ mà theo ông thực dân Pháp đã đi ngược lại với tinh thần “Tự do – Bình đẳng – Bác ai” như cách mạng tư sản Pháp đã làm được. Trong số những nho sĩ duy tân tiêu biểu giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu được coi là đại diện xuất sắc nhất trong trào lưu canh tân, đổi mới đất nước những năm đầu thế kỷ XX. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Phan Bội Châu cũng như cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của ông. Nhưng nghiên cứu về tư tưởng của Phan Bội Châu phải kể đến tác phẩm Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu (2005) của tác giả Nguyễn Văn Hòa.
  • 16. 12 Tác phẩm đã trình bày những tư tưởng triết học cũng như chính trị của Phan Bội Châu. Đặc biệt những tư tưởng về chính trị của ông có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam giai đoạn này. Trong tư tưởng chính trị của Phan Bội Châu giai đoạn này, giải phóng dân tộc được coi là mục đích tối cao, xuyên suốt trong quá trình hoạt động cách mạng của ông. Như vậy, ởcác trình nghiên cứu về nho giáo và nho sĩ duy tân, các tác giả đã khái quát nên bức tranh về lịch sử nho giáo nói chung và tư tưởng của nho sĩ duy tân Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Các công trình đã trình bày được những đặc điểm nổi bật nhất về những tư tưởng của các nho sĩ giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Nhưng bên cạnh đó, các công trình cũng chưa đề cập được một cách sâu sắctư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Tóm lại, việc nghiên cứu tư tưởng nho sĩ duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với các phương diện khác nhau. Đặc biệt trên phương diện tư tưởng chính trị - xã hội. Đây là nội dung có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tiến trình lịch sử tư tưởng của các nho sĩ duy tân nói riêng và toàn bộ tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Với ý nghĩa đó, tác giả đã lựa chọn đề tài làm luận văn thạc sĩ. 3. ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Luận văn phân tích làm rõ tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân, cụ thể là Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Từ đó, chỉ ra những giá trị, hạn chế của những tư tưởng này trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX và trong thời đại ngày nay. Nhiệm vụ:
  • 17. 13 - Phân tích những điều kiện và tiền đề dẫn đến sự hình thành tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. - Phân tích một số nội dung tư tưởng chính trị - xã hội của ba nhà tư tưởng Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. - Phân tích giá trị, hạn chế trong tư tưởng chính – trị xã hội của Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong bối cảnh giai đoạn cuối thể kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. 4. Đ i tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng chính trị - xã hội của các nho sĩ duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX (từ năm 1868) đến đầu thế kỷ XX (1925) qua tư tưởng của các nho sĩ tiêu biểu: Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX nói riêng và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung. Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu học tập, nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn thế kỷ XIX – XX. 7. ết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 2 chương, 4 tiết.
  • 18. 14 N I DUNG ƢƠ 1 NHỮ Đ ỀU KIỆN VÀ TIỀ ĐỀ CHO SỰ Ì Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦ SĨ D Y CU I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1. B i cảnh thế giới và Việt Nam cu i thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX 1.1.1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến to lớn. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của của nền kinh tế các nước TBCNngày càng làm gia tăng nhu cầu tìm kiếm thuộc địa để cung cấp nguồn tài nguyên và thị trường tiêu thụ hàng hóa. Để mở rộng thị trường, chủ nghĩa tư bản tiến hành xâm lược các nước Á, Phi, Mỹ La tinh – nơi có đẩy đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trong quá trình xâm lược thuộc địa, Đông Á và Đông Nam Á được xem là mục tiêuxâm lược mà của các nước đế quốc. Cũng giống như quá trình xâm lược thuộc địa ở các châu lục khác, thủ đoạn nham hiểm nhất mà các nước đế quốc sử dụng chính là trực tiếp đe dọa đến chủ quyền và sự tồn vong của các quốc gia, dân tộc. Lúc này, những người đứng đầu nhà nước của các quốc gia này tỏ ra lúng túng, bị động bởi họ không thể đánh giá đúng bản chất sức mạnh và dã tâm xâm lược của chủ nghĩa thực dân. Mặt khác, những bất ổn trong chính bộ máy nhà nước và đời sống xã hội càng tạo cơ hội cho các nước đế quốc thành công trong công cuộc biến các nước Á Đông thành thuộc địa. Đến đầu thế kỷ XX, miếng bánh thuộc địa phương Đông về cơ bản đã phân chia xong. Sự xâm lược của các nước đế quốc phương Tây một mặt đã làm phá vỡ xã hội cổ truyền đã tồn tại hàng nghìn năm ở các nước phương Đông. Nhưng mặt khác, với công cuộc khai thác thuộc địa, một
  • 19. 15 mầm mống của một cơ cấu xã hội mới cũng dần được hình thành - mầm mống sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhìn lại lịch sử xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây và quá trình đấu tranh chống xâm lược của các dân tộc Á Đông trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, có thể thấy rằng, mỗi quốc gia, dân tộc đã có những sự thay đổi, chuyển biến để thích nghi với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Theo đó, các quốc gia, dân tộc sẽ lựa chọn những phương thức ứng phó khác nhau, trong đó nổi lên ba phương thức tiêu biểu: Phương thức thứ nhất: đầu hàng, chấp nhận ách chiếm đóng của thực dân Phương Tây [32, tr.42]. Đây là phương thức ứng phó đã được các quốc gia Campuchia, Philippin, Inđônêxia lựa chọn. Trong đó, trường hợp của Campuchia là một ví dụ điển hình nhất. Vốn nằm trong địa bàn tranh chấp quyền lực giữa Xiêm và Việt Nam, nhưng khi thực dân Pháp xâm lược thì quốc vương Nôrôđôm đã tự nguyện thần phục nhằm thoát khỏi sức ép của hai nước láng giềng. Phương thức ứng phó thứ hai: kiên quyết đứng lên đấu tranh chống lại cuộc xâm lược của thực dân phương Tây bằng biện pháp kháng chiến [32, tr.42]. Đây là phương thức ứng phó được nhiều dân tộc Đông Á lựa chọn nhất. Các quốc gia lựa chọn phương thức đối đầu này đều được sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo dân chúng. Chính nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúngnhân dân càng làm cho các phong trào phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, những phong trào đấu tranh của các quốc gia, dân tộc ở khu vực Đông Á giai đoạn này đều gặp thất bại. Nguyên nhân dẫn đến thất bại của các phong trào này chứa đựng cả yếu tố khách quan và chủ quan. Điều đó chứng tỏ trong bối cảnh thế kỷ XIX, phương thức kháng chiến theo kiểu truyền thống không phải là sự lựachọn phù hợp để đối phó với chủ nghĩa thực dân Phương Tây.
  • 20. 16 Phương thức ứng phó thứ ba: tiến hành cải cách, duy tân theo mô hình phát triển của các nước phương Tây. Phương thức ứng phó này được lựa chọn một mặt đối phó với nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản, nhưng đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình các quốc gia Đông Á tự thay đổi mô hình phát triển, tự lực giải thoát khỏi sự trì trệ và bế tắc của lịch sử. Mặc dù công cuộc duy tân, cải cách được thực hiện và thể hiện dưới nhiều hình thức và sắc thái khác nhau, song đã thể hiện ý chí, nỗ lực tự thân vận động của các dân tộc Đông Á trong việc mô phỏng mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa của phương Tây nhằm chỉnh sửa mô hình phát triển truyền thống của mình, mở ra con đường phát triển mới của dân tộc mình thoát khỏi tình trạng lạc hậu, thoát khỏi họa xâm lăng của chủ nghĩa thực dân phương Tây.Tiêu biểu cho phương thức ứng phó này là Nhật Bản và Trung Quốc. Nhật Bản trước năm 1868 là một nước phong kiến. Từ giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản cũng như các quốc gia phương Đông khác, đều trở thành miếng mồi cho các nước thực dân phương Tây xâu xé. Trước áp lực của các nước phương Tây đòi mở cửa, Nhật Bản đứng trước hai lựa chọn: tăng cường hệ thống phòng thủ để chống lại sự xâm lược và yêu sách đòi mở cửa của thực dân phương Tây. Thứ hai, chấp nhận mở cửa giao thương với các nước phương Tây, tránh được họa xâm lăng. Trong bối cảnh đó, chính quyền Nhật đã lựa chọn mở cửa giao thương với phương Tây. Quyết định này của chính phủ Nhật Bản cho thấy nỗ lực của chính quyền trong việc giữ thế chủ động ngoại giao và hy vọng vào khả năng duy trì độc lập. Sau cuộc đấu tranh quyết liệt và thắng lợi chống lại các thế lực thủ cựu, Nhật Bản đã bắt đầu công cuộc duy tân trên tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Và thực chất của công cuộc cải cách của Nhật bản chính là tuân theo những yêu cầu phát triển theo phương thức sản xuất tư bản chủ
  • 21. 17 nghĩa tuyvẫn còn giữ nhiều tàn tích phong kiến trọng yếu trong chính trị. Nhờphát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa mà Nhật Bản giữ được độc lập tự do cho dân tộc, sớm trở thành quốc gia cường thịnh trong khu vực và đi theo con đường mà chủ nghĩa thực dân phương Tây đã đi: bành trướng chính sách thực dân, tiến hành xâm lược thuộc địa. Trung Quốc là quốc gia phong kiến điển hình nhất ở phương Đông. Các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam… đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Trung Hoa. Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc từ một quốc gia quân chủ phong kiến tập quyền trở thành quốc gia nửa thuộc địa nửa phong kiến sau các cuộc xâm lược thực dân phương Tây. Sau khi trở thành thuộc địa, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng dần xuất hiện. Chính sách bế quan tỏa cảng dần bị phá bỏ, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dần được hình thành. Bên cạnh đó, việc mở cửa giao thương với bên ngoài cùng với những ảnh hưởng từ duy tân Nhật Bản cũng tạo điều kiện cho sự thay đổi trong thế giới quan của giới trí thức Trung Quốc, đồng thời là nguồn gốc của những trào lưu tư tưởng, cải cách kỷ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Những năm đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc không ngừng phát triển; các sĩ phu tiến bộ và trí thức tư sản đã mạnh dạn đòi cải cách, sáng lập ra nhiềuhọc hội, học đường, nhà xuất bản. Tiêu biểu là chủ trương “Biến pháp duy tân” do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đứng đầu, tồn tại dưới tổ chức mang tên “Cường học hội”, với chủ trương chính duy trì và cải tiến chế độ phong kiến nhà Thanh. Họ tiến hành công cuộc duy tân vào năm 1898 học tập theo mô hình Nhật Bản. Nhưng sau đó phong trào thất bại, biến pháp không thể thi hành do sự đàn áp của phe thủ cựu trong triều đình. Bên cạnh đó, phong trào chưa có sự tham gia của quần chúng nhân dân, đây có thể coi là lực lượng cơ bản nhưng biến pháp duy tân lại thiếu hụt điều này.
  • 22. 18 Biến pháp duy tân thất bại nhưng để lại những ý nghĩa to lớn trong việc thức tỉnh ý thức của quần chúng nhân dân lao động trong việc chống ngoại xâm. Bên cạnh tổ chức “Cường học hội” còn có “Đồng minh hội” (1905) được thành lập dựa trên lực lượng chính là những trí thức Tây học do Tôn Trung Sơn đứng đầu, lực lượng chính là giai cấp tư sản, hoạt động với chủ trương đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập chính phủ liên hiệp. Đồng minh hội là đại diện tiêu biểu nhất của phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỷ XX, lãnh đạo cách mạng Tân Hợi (1911) thành công, lập ra Trung Hoa dân quốc. Từ đây, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời. Nhưng trên thực tế, cách mạng Tân Hợi vẫn chưa giải quyết được vấn đề cơ bản nhất trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ là đánh đuổi đế quốc, cũng chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân. Từ nửa sau thế kỷ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây. Đến những năm 90 của thế kỷ XIX, về cơ bản, miếng bánh thuộc địa Đông Nam Á đã được phân chia xong. Thực dân Anh chiếm Malaixia, Mianma; Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia; Tây Ban Nha sau đó là Mỹ chiếm Philippin; Hà Lan chiếm Indonesia. Ở Đông Nam Á chỉ có duy nhất Thái Lan thoát khỏi tình trạng thuộc địa nhưng về cơ bản vẫn là nước phụ thuộc. Sau khi quá trình xâm lược hoàn thành, các quốc gia phương Tây bắt đầu vào quá trình khai thác thuộc địa. Cùng với đó là phong trào yêu nước, phong trào đấu tranh tại các nước thuộc địa bùng lên mạnh mẽ. Nhưng hầu hết các phong trào này đều thất bại. Phải đến khi cách mạng tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á mới có những chuyển biến, dấu hiệu tích cực. Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển và có sự chuyển hóa, từ giai đoạn tự do cạnh tranh
  • 23. 19 sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế của nó. Chính trong bối cảnh đó, cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra và giành thắng lợi, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời. Thắng lợi này đã mở ra một đường lối cứu nước mới cho các dân tộc bị áp bức: con đường giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác -Lênin. Những chuyển biến về tình hình thế giới những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã có những ảnh hưởng, tác động đến tình hình chính trị, kinh tế xã hội nước ta giai đoạn này. Từ sự biến đổi về mặt xã hội, tạo nên sự hình thành, phát triển tất yếu của kiến trúc thượng tầng tương ứng trong xã hội. Hay nói cách khác, đây là điều kiện cần cho quá trình hình thành, chuyển biến tư tưởng của các nho sĩ yêu nước ở Việt Nam giai đoạn này. 1.1.2. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX Nửa cuối thế kỷ XIX, Pháp tiến hành xâm lược Đông Dương, trong đó có Việt Nam. Từ khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược nước ta vào năm 1858 đến năm 1883 sau Hiệp ước Harman, chỉ 24 năm thực dân Pháp đã biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến và cuốn vào vòng xoáy của chủ nghĩa tư bản. Sau khi biến nước ta thành thuộc địa, thực dân Pháp bắt tay thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành các cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Dưới tác động của khai thác thuộc địa, tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục đều có sự chuyển biến mạnh mẽ. * Về kinh tế: Khi tiến hành xâm lược Việt Nam, mục đích của thực dân Pháp muốn biến Việt Nam thành thị trường độc chiếm để bóc lột sức lao động với nguồn
  • 24. 20 nhân công rẻ mạt cùng với nguồn nguyên liệu phong phú giá rẻ, nhằm thu lợi nhuận tối đa, phục vụ lợi lích của “mẫu quốc”. Để làm được điều đó, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa với việc du nhập các phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nước ta. Nhưng đồng thời thực dân Pháp vẫn duy trì các phương thức sản xuất phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Điều này dẫn đến nền tảng và cơ cấu kinh tế - xã hội của nước ta có sự chuyển biến. Dưới sự tác động của hai phương thức sản xuất này, nền tảngcơ cấu kinh tế - xã hội của nước ta dần chuyển theo tư bản chủ nghĩa nhưng là thứ tư bản chủ nghĩa phụ thuộc vào chính quốc. Đầu tiên, những đô thị mới mọc lên với những trung tâm kinh tế và tụđiểm cư dân mới. Cùng với đó, quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ để nhường chỗ cho sự hình thành của những đô thị mới. Cơ cấu kinh tế truyền thống bị thay đổi, nền sản xuất nông nghiệp không còn giữ vai trò độc tôn như trước. Các công trường, xí nghiệp, thương điếm, nhà máy, hầm mỏ lần lượt ra đời. Nhưng với việc vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến kinh tế nước ta không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. Nhưng sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế, đã tạo điều kiện thuận lợi để các luồng tư tưởng bên ngoài có thể du nhập vào nước ta. Mặt khác, những chuyển biến trong lĩnh vực kinh tế đã làm phá sản chính sách bế quan tỏa cảnh của nhà Nguyễn, tạo điều kiện để Việt Nam tiếp xúc với thế giới. Mặc dù trước đó, việc trở thành thuộc địa của thực dân Pháp phần nào mở ra cơ hội cho việc tiếp xúc với thế giới nhưng lại trong tâm thế của một nước thuộc địa, phụ thuộc và “chỉ có quan hệ với riêng một nước Pháp mà thôi”.
  • 25. 21 Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX về cơ bản vẫn là nền kinh tế tự cung tự cấp. “Trên thực tế, các lực lượng sản xuất xã hội cũ vẫn giữ một vai trò quan trọng” [29, tr.11]. Dưới những điều kiện kinh tế này, đã làm thay đổi tính chất của xã hội Việt Nam. Cái cũ, cái truyền thống bị phá vỡ, cùng với đó là sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới. Đây là nguyên nhân quyết định đến sự thay đổi của toàn bộ nội dung trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam giai đoạn này nói chung và các nhà tư tưởng giai đoạn này nói riêng. * Về chính trị: Nhằm mục đích phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, ngay sau khi hoàn thành xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Song song với sự tồn tại với chính quyền thực dân đóng vai trò thống trị, thực dân Pháp đồng thời duy trì bộ máy chính quyền phong kiến bù nhìn, biến thành công cụ tay sai đắc lực cho chính quyền thực dân trong công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa. Những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, những phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống lại sự đô hộ của chính quyền thực dân bùng lên mạnh mẽ nhưng thực dân Pháp đã dùng vũ lực để đàn áp những phong trào đó. Chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố, các cuộc đấu tranh của dân Việt Nam trong biển máu. Cùng với việc đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, chính quyền thực dân còn thực hiện những chính sách cai trị hết sức thâm độc, như chia để trị, áp đặt những chế độ cai trị khác nhau tại Bắc kì, Trung kì và Nam kì.. Chưa dừng lại ở đó, thực dân Pháp còn nhập ba kì của nước ta với Lào và Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta khỏi bản đồ thế giới.
  • 26. 22 Bên cạnh thi hành những chính sách cai trị đó, thực dân Pháp còn chuyển mọi quyền hành tập trung trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ Toàn quyền Đông Dương, vị trí đứng đầu các kì, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án... Thực dân Pháp còn thực hiện chính sách dùng người Việt trị người Việt gây chia rẽ, hận thù dân tộc giữa ba miền. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương, giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số. Hoặc thâm độc hơn dùng chính những phần tử phong kiến đã đầu hàng thực dân để cai trị chính quyền làng xã, làm công cụ bóc lột nhân dân ta, biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai… Với những chính sách cai trị đó đã làm cho mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp càng thêm gay gắt. Để giải quyết được mâu thuẫn đó cần có sự đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của toàn thể dân tộc, của mọi giai tầng yêu nước trong xã hội. Nhưng để có được sự đoàn kết của toàn thể dân tộc cần có một hệ tư tưởng đúng đắn soi đường. Chính yêu cầu này đã ảnh hưởng và phản ánh rõ nét trong tiến trình phát triển tư tưởng của các nhà yêu nước, cách mạng giai đoạn này. * Về xã hội: Sự tác động đồng thời của hai phương thức sản xuất cùng với việc thực hiện những chính sách cai trị của chính quyền thực dân đã làm cho cơ cấu, vai trò của các giai cấp trong xã hội Việt Nam có sự phân hóa, biến đổi. Tạo ra bộ mặt xã hội mới cho xã hội Việt Nam giai đoạn này. Bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại mấy trăm năm, việc thực dân sự du nhập của chủ nghĩa tư bản thực dân đã tạo ra sự biến đổi trong cơ cấu và nền tảng xã hội thể hiện rõ qua sự xuất hiện thêm những giai tầng
  • 27. 23 mới trong xã hội. Như vậy, “xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là sự bảo tồn và duy trì giai cấp cũ trong xã hội để làm cơ sở cho chế độ thuộc địa cùng với sự xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới – hệ quả của chương trình khai thác thuộc địa”. Giai cấp địa chủ Đây được xem là giai cấp có lịch sử lâu đời nhất trong xã hội Việt Nam. Do chính sách cai trị của chính quyền thực dân, giai cấp địa chủ Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã có sự phân hóa mạnh mẽ, thành ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung và đại địa chủ. Đại bộ phận của giai cấp này đã lựa chọn con đường thỏa hiệp, đầu hàng chính quyền thực dân để bảo vệ “quyền lợi” của mình. Họ liên minh, cấu kết với chính quyền thực dân để đàn áp, bóc lột nhân ta. Ở một khía cạnh nào đó, hành động này của đại bộ phận giai cấp địa chủ đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội nói chung và lịch sử tư tưởng cũng như con đường truyền bá hệ tư tưởng mới của các nhà yêu nước nói riêng, “nó kìm hãm các yếu tố mới” từ bên ngoài khi được du nhập vào nước ta. Bộ phận còn lại có lập trường thái độ đối nghịch với chính quyền thực dân. Họ chỉ là những địa chủ vừa và nhỏ, non yếu về mọi mặt, cả kinh tế lẫn địa vị chính trị nhưng một mặt vẫn ủng hộ các phong trào cách mạng khi có đủ điều kiện. Tầng lớp trung và tiểu địa chủ vốn sinh ra và lớn lên trong một quốc gia dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, lại bị chính sách thống trị tàn bạo về chính trị, chèn ép về kinh tế, nên bộ phận này không chịu nỗi nhục mất nước. Họ cũng có mâu thuẫn với chính những người cùng tầng lớp là bộ phận đại địa chủ trên phương diện quyền lợi khi bị chính những đại địa chủ chèn ép vì không lựa chọn đứng về phía chính
  • 28. 24 quyền thực dân. Chính điều này là điều kiện đủ để họ cùng tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai. Nông dân Là thành phần chiếm đại đa số trong xã hội, chiếm khoảng 90% dân số. Quá trình khai thác thuộc địa với những chính sách cai trị hà khắc trên mọi lĩnh vực đã khiến họ bị bần cùng hóa. Đời sống của người dân Việt Nam trong hai cuộc khai thác thuộc địa hết bi đát, họ bị dồn vào đường cùng, đứng giữa ách kìm cặp của thực dân và địa chủ. Chính điều này đã tạo nên động lực cho họ tham gia cách mạng khi các phong trào nổ ra. Chính sách độc quyền kinh tế, tô cao, thuế nặng, chế độ cho vay nặng lãi... của đế quốc và phong kiến đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa không lối thoát. Dưới ách kìm kẹp của thực dân Pháp cùng đội ngũ tay sai quan lại bù nhìn, đời sống nhân dân ngày càng điêu đứng. Nông dân sống trong cảnh lầm than, “một cổ hai tròng”. Để duy trì cuộc sống, họ buộc phải bán sức lao động, làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền hoặc bị bắt đi làm phu dịch tại các thuộc địa khác của đế quốc Pháp. Vì những áp bức bóc lột nặng nề mà họ phải gánh chịu cùng nỗi đau mất nước nên mâu thuẫn với chính quyền thực dân và đội ngũ tay sai ngày càng gay gắt. Họ mang trong mình truyền thống yêu nước bất khuất với lực lượng hùng hậu. Nhưng điều đó chưa đủ để họ trở thành tầng lớp lãnh đạo cách mạng. Giai cấp nông dân chỉ trở thành lực lượng nòng cốt trong của cách mạng khi có lý luận cách mạng đúng đắn soi đường. Bên cạnh hai giai cấp cơ bản, cốt lõi trong xã hội giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là địa chủ và nông dân, xã hội Việt Nam giai đoạn này còn có sự tồn tại của một tầng lớp khác, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam giai đoạn này. Đó là tầng lớp sĩ phu yêu nước.
  • 29. 25 Đây là tầng lớp đứng đầu trong số những giai cấp, tầng lớp của xã hội Việt Nam giai đoạn này. Cùng với sự phân hóa của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, tầng lớp sĩ phu giai đoạn này cũng có sự phân hóa nhất định. Một bộ phận tỏ ra bế tắc, chán nản và chọn con đường lui về ở ẩn để giữ trọn “đạo trung”, giữ gìn chữ “danh”. Một số khác lại chọn con đường “ôm chân đế quốc”, luồn cúi “liếm gót thực dân”. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có những sĩ phu yêu nước tiến bộ, luôn nêu cao tinh thần yêu nước, kiên quyết chống ngoại xâm. Đứng trước cảnh nước mất nhà tan, họ ra sức thức tỉnh tinh thần yêu nước dân tộc trong mọi tầng lớp xã hội. Thông qua hoạt động thực tiễn và những điều học hỏi được từ bên ngoài, họ đã nhận thấy được những hạn chế, bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Sẵn sàng gạt bỏ, phê phán những cái lỗi thời, nhưng cũng không phủ định sạch trơn những giá trị, tinh hoa truyền thống của dân tộc, sẵn sàng tiếp nhận, học hỏi những luồng tư tưởng mới mà các nước “đồng chủng đồng văn” đã thực hiện. Tuy có những hạn chế nhất định bởi hoàn cảnh lịch sử “nhưng họ thực sự là những cầu nối cho sự chuyển hướng đi lên của dân tộc” [36, tr.34]. Bên cạnh các giai cấp đại diện cho xã hội Việt Nam truyền thống, những giai cấp, tầng lớp mới được sinh ra từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng dần được hình thành. Qua thời gian, đến những năm 20 của thế kỷ XX, những giai cấp này mới đủ trưởng thành, trình độ để bước lên vũ đài chính trị, tham gia, lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Giai cấp tư sản Được hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé. Bởi vì ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép,
  • 30. 26 cạnh tranh rất gay gắt, nên thế lực kinh tế nhỏ bé, số lượng các nhà tư sản cũng không nhiều. Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam từ một tầng lớp xã hội mới họ chuyển thành một giai cấp xã hội và bắt đầu bước vào vũ đài chính trị. Nhưng cũng từ đây, trong lòng giai cấp tư sản có sự phân hóa rõ rệt thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh, phát triển kinh tế độc lập, nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, phong kiến, nhưng lập trường của họ không kiên định, dễ dàng thỏa hiệp, cải lương. Còn với Tư sản mại bản mại bản, tầng lớp này một mặt cấu kết chặt chẽ với tư bản nước ngoài, mặt khác cấu kết chặt chẽ với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai trong nước để bóc lột nhân dân lao động để duy trì địa vị và lợi ích của mình. Dưới tác động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tầng lớp tiểu tư sản cũng bắt đầu xuất hiện. Tầng lớp này này sinh và phát triển theo sự hình thành và phát triển của các đô thị. Tầng lớp tiểu tư sản: Bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự do. Giữa những bộ phận đó có sự khác nhau về kinh tế và cách sinh hoạt nhưng nhìn chung, địa vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bịđe dọa phá sản, thất nghiệp. Cùng với sự phát triển mở rộng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tầng lớp tiểu tư sản ngày càng đông và bắt đầu có sự phân hóa. Một bộ phận trở nên giàu có và trở thành tầng lớp đại tư sản, có địa vị xã hội. Một bộ phận khác bị bần cũng hóa, thất nghiệp, phá sản và có xu hướng gia nhập đội ngũ công nhân lao động. Trong tầng lớp tiểu tư sản, bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên là bộ phận năng động nhất.
  • 31. 27 Đặc biệt bộ phận trí thức là tầng lớp rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất nước, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Khi phong trào cách mạng có lý luận soi đường, họ bước vào trận chiến đấu tranh giải phóng dân tộc và đóng một vai trò quan trọng. Họ chính là những người tiếp thu, truyền bá những tư tưởng tiến bộ đến sâu rộng quần chúng nhân dân. Giai cấp công nhân: Sản phẩm đặc trưng nhất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sản sinh ra ở tất cả các quốc gia đó chính là sự ra đời của giai cấp công nhân. Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, giai cấp công nhân là sản phẩm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp trên đất Đông Dương. Nó là sản phẩm của nền kinh tế tư bản thuộc địa và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng của thực dân Pháp. Giai đoạn cuối thế kỷ XIX, những năm đầu thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam còn hết sức non yếu, “chưa đủ độ trưởng thành để đảm nhận nhiệm vụ lịch sử được giao phó” [29, tr.19]. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, đặc biệt dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào công nhân đã có những bước phát triển mới. Cuộc bãi công của công nhân nhà máy Ba Son (1925) là điểm khởi đầu cho quá trình phát triển về chất của giai cấp công nhân Việt Nam. “Từ đây, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác…” [29, tr.20]. Bước ngoặt chứng minh cho sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam đó chính là sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam (1930). Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam từ giai cấp “tự nó” đã phát triển thành giai cấp tiên phong, nắm vững ngọn cờ lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Như vậy, dưới sự tác động của công cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu giai cấp của xã hội Việt Nam đã có sự chuyển biển căn bản. Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc địa. Nhưng tính
  • 32. 28 chất xã hội cổ truyền không hoàn toàn mất, thực dân Pháp vẫn duy trì một phần tính chất phong kiến của xã hội truyền thống, song khi đã thành thuộc địa thì tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều bịđặt trong quỹđạo chuyển động của xã hội đó. Chính điều này đã làm cho mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam vốn đã sâu sắc lại càng sâu sắc hơn. Nhưng đồng thời đây cũng là động lực thúc đẩy quá trình cách mạng hóa diễn ra sâu rộng trong xã hội Việt Nam giai đoạn này diễn ra nhanh hơn. Mặt khác, vào cuối thế kỷ XIX, các phong trào yêu nước lần lượt thất bại. Đặc biệt, sau sự thất bại của phong trào Cần Vương, cùng lúc đó thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị cho công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Khó khăn chồng chất họ nhận thức được rằng đấu tranh theo phương thức cũ chỉ là con đường chết nhưng lúc này họ chưa thể tìm ra một con đường khác đúng đắn hơn. Sang đầu thế kỷ XX, khi công cuộc bình định nước ta đã hoàn thành, chính thức đi vào giai đoạn khai thác, thực dân Pháp càng có cơ sở vững chắc để tăng cường bộ máy cai trị. Như vậy,cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc Việt Nam càng khó khăn. Một xã hội với cơ cấu giai cấp phức tạp như thế đã kéo theo sự phức tạp trong kiến trúc thượng tầng của xã hội, khi mà các hệ tư tưởng khác nhau cùng tồn tại, nhưng lại chưa tìm ra một hệ tư tưởng đúng đắn, phù hợp soi đường. Trong bối cảnh đó, yêu cầu về cải cách, canh tân để đưa đất nước thoát khỏi ách xâm lược là điều tất yếu, phù hợp với yêu cầu của lịch sử, của thời đại. Những tư tưởng về chính trị - xã hội của các tầng lớp yêu nước trong xã hội cũng từ đây được hình thành, phát triển, phù hợp với khách quan phát triển lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử tư tưởng nói riêng. 1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự hình thành tƣ tƣởng chính trị - xã hội của nho sỹ duy Tân cu i thế kỷ XIX– đầu thế kỷ XX
  • 33. 29 1.2.1. Sự khủng hoảng của nho giáo Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX Nho giáo đã du nhập vào nước ta từ rất lâu, ngay từ thế kỷ I TCN. Nho giáo vào nước ta chủ yếu thông qua con đường xâm lược của phong kiến phương Bắc cùng với quá trình giao lưu văn hóa. Trong quá trình du nhập vào nước ta, nho giáo với những tư tưởng hết sức hà khắc về Tam cương, Ngũ thường, Thiên mệnh đã được phong kiến phương Bắc sử dụng như một công cụ để thống trị nhân dân ta. Đến thời Ngô, Đinh, Tiền Lê những ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội nước ta giai đoạn này cũng chưa thực sự sâu sắc. Nhưng sang thế kỷ 11, từ thời nhà Lý trở đi, Nho giáo dần có sức ảnh hưởng lớn hơn trong bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền bởi những điều mà nó làm được trong việc duy trì trật tự, ổn định xã hội, trong việc quản lý, xây dựng và phát triển đất nước. Nho giáo được đề cao và được sử dụng như một công cụ trong việc cai trị và quản lý xã hội. Sang đến thế kỷ XV, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính, hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Việt Nam. Từ bộ máy chính quyền đến đời sống nhân dân đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của nho giáo. Đặc biệt dưới thời nhà Nguyễn vai trò của Nho giáo càng được đẩy lên cao, triều đình nhà Nguyễn độc tôn nho giáo. Vai trò của nho sĩ càng được đề cao, đặc biệt trong đời sống nhân dân. Chính vì vậy, không có gì lạ khi trong tư tưởng của các sĩ phu yêu nước tiến bộ sau này đều chịu ảnh hưởng của nho giáo. Nhưng từ khi thực dân Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam 1858 đến khi triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng Pháp sau Hiệp ước Hác – măng 1883, nho giáo đã không thể phát huy những vai trò của mình trong việc hoạch định đường lối để ứng phó với sự thay đổi của thời đại. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước
  • 34. 30 yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm. Nho giáo chính thức bước vào thời kì suy “vong trên vũ đài tư tưởng”. Theo đó, tầng lớp nho sĩ đã phải phải đứng trước sự lựa chọn trong cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng giữa “duy tân và thủ cựu” hay đường lối “chủ chiến và chủ hòa”. Nhưng nho sĩ nhà Nguyễn cũng chưa thể giải quyết được những vấn đề mang tính thời đại đó, dẫn đến nho giáo ngày càng bất lực trước nhiệm vụ lịch sử của dân tộc. Trong bối cảnh đó, một số nhà tư tưởng tiêu biểu như Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh,… đã thực hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn. Các nhà tư tưởng này phần lớn đều xuất thân từ nho sĩ, chính vì xuất thân từ nho sĩ nên họ đã hiểu được và nhận thấy được nho giáo đã không còn phù hợp với bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại, họ nhận thấy nho giáo đã đi vào con đường suy tàn, bất lực trước yêu cầu của lịch sử. Từ sự phê phán hệ tư tưởng phong kiến đó, các ông đã đề xuất tư tưởng canh tân vào cuối thế kỷ XIX và sau đó, khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX, tạo nên ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam. Trong trào lưu tư tưởng canh tân cuối thế kỷ XIX, Đặng Huy Trứ (1825 – 1874), Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871)… là những nhà tư tưởng tiêu biểu nhất. Cả hai ông đều là những người am hiểu nho học, chính vì vậy, dù là tư tưởng canh tân, cải cách nhưng đâu đó vẫn còn bong dáng của những tư tưởng nho giáo xưa. Cụ thể, Nguyễn Trường Tộ coi “ngôi vua là quý”, “chức quan là trọng”, không muốn thay đổi chế độ quân chủ mà muốn có một người cầm quyền đủ khả năng dẫn dắt toàn dân tiến hành canh tân đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh việc đề cao chế độ quân chủ, kêu gọi thực hiện “chính danh”, Nguyễn Trường Tộ cũng nhận thấy vai trò của pháp luật và cho
  • 35. 31 rằng, vua cũng nên tự hạ mình để ghép vào vòng pháp luật. Đây chính là điểm duy tân trong tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ trong việc xây dựng nhà nước theo mô hình quân chủ mà ông vẫn muốn lưu giữ. Ông viết: “Bề trên lo giữ pháp độ, lo việc nước thì chỉ dùng người hiền, đã theo công lý giữ pháp luật thì trên sẽ hợp điển chế không ai dị nghị, sự nghiệp không suy đốn” [2, tr.204]. Như vậy, trong quan điểm của Nguyễn Trường Tộ, những yếu tố của tư tưởng dân chủ đã xuất hiện, nhưng vẫn đan xen tồn tại với quan điểm nho giáo khi ông vẫn muốn giữ lại chế độ quân chủ chuyên chế, người đứng đầu nhà nước vẫn là vua… Qua đó phản ánh sự dao động tư tưởng của các nho sĩ yêu nước khi “hệ tư tưởng cũ lung lay, hệ tư tưởng mới chưa được xác lập”. Quan điểm về “dân” là quan điểm khá nổi bật trong tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Trong đó nổi bật là quan điểm của Đặng Huy Trứ. Ông coi “dân là gốc của nước, là chủ của thần”; “Khí mạnh của nước là lấy dân làm gốc. Bồi bổ cái gốc đó mới là thầy thuốc giỏi” [48, tr.284]. Những quan niệm về vai trò của “dân” trong sự phát triển của xã hội đã có từ lâu và trở thành một đạo lý. Thời Lý – Trần, những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệ dân, v.v. đã xuất hiện và đã góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh. Đến Nguyễn Trãi, quan điểm về “an dân” đã được ông tiếp thu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ hoạt động của mình. Như vậy, những quan niệm của Nguyễn Công Trứ về “dân” như đã đưa ra ở trên đều xuất phát, kế thừa những quan niệm về dân của nho giáo. Trên cơ sở kế thừa đó, ông mở rộng ra hơn nữa vai trò của “dân” trong sự ổn định và phát triển xã hội. Đây chình là biểu hiện của việc đánh dấu sự đổi mới trong tư duy của dân tộc ta cuối thế kỷ XIX. Sang đến đầu thế kỷ XX, một số nhà tư tưởng đầu thế kỷ XX, như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh…
  • 36. 32 đã tiếp thu tư tưởng của các nhà canh tân cuối thế kỷ XIX trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, tiếp tục phát triển tư tưởng đó lên trình độ mới, cao hơn về chất. Các ông đã từ bỏ dần hệ tư tưởng phong kiến, mạnh dạn đi tìm hệ tư tưởng mới cho dân tộc. 1.2.2. Tư tưởng cải cách, duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX * Tư tưởng cải cách, duy tân của Nhật Bản Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX khi các nước phương Đông đều chịu sự thống trị, phụ thuộc của các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản lại thoát khỏi được tình trạng đó. Nhờ vào công cuộc cải cách, duy tân được thực hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX đã đưa Nhật Bản thoát khỏi họa xâm lăng. Chính “phong cách tư duy độc lập, tự chủ, duy lý” của người Nhật đã góp phần không nhỏ vào thành công của công cuộc cải cách, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị xâm lược, phát triển ngang hàng với tư bản phương Tây. Nhật Bản cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Trung Hoa, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo, nhưng trong xã hội Nhật Bản lại không xuất hiện hiện tượng độc tôn về mặt tư tưởng. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các học thuyết, trường phái khác. Bên cạnh tầng lớp nho sĩ trong xã hội góp phần định hình, phát triển xã hội, xã hội Nhật Bản còn một tầng lớp khác đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý xã hội, đó là tầng lớp võ sĩ. Hai tầng lớp này khác nhau về địa vị xã hội, nhưng họ đều đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi lích giai cấp mình. Do vậy, trong công cuộc cải cách, duy tân Nhật Bản cuối thế lỷ XIX, tầng lớp võ sĩ nắm giữ vai trò quyết định, nhưng sang đầu thế kỷ XX, vai trò này được chuyển giao sang cho tầng lớp trí thức Tây học. Tư tưởng cải cách, duy tân Nhật Bản xuất phát điểm với những nguồn gốc khác nhau, với những phương thức khác nhau, lực lượng xã hội khác
  • 37. 33 nhau nhưng tất cả đều chung môt mục tiêu xây dựng xã hội mới, đưa đất nước thoát khỏi họa xâm lăng. Một số nội dung tiêu biểu trong công cuộc duy tân Minh Trị của Nhật Bản: Về chính trị: thực hiện cải cách cơ bản hệ thống chính trị, tầng lớp võ sĩ nắm giữ các vị trí chủ chốt. Chế độ trung ương tập quyền được thiết lập. Về kinh tế: Cải cách nền tài chính, tập trung phát triển nội thương, ngoại thương, tích lũy tư bản. Sức mạnh kinh tế và quyền lực chính trị nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền. Về xã hội: tiến hành đổi mới xã hội theo kiểu phương Tây.Tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kiến trúc, phong cách sinh hoạt… đều học tập theo phương Tây. Về giáo dục: Đây là lĩnh vực được chính quyền hết sức coi trọng, coi đây là cơ sở để thay đổi đất nước, chính vì vậy, chính quyền lựa chọn học hỏi theo mô hình phương Tây, cụ thể là Pháp với những hình thức như cử người đi du học, thuê các chuyên gia giáo dục ở các quốc gia tiến bộ về Nhật giảng dạy. Cải cách Minh Trị diễn ra đã đạt được kết quả to lớn, không chỉ giữ vững được nền độc lập mà còn trở thành quốc gia tư bản phát triển hùng mạnh. Trong số những nhà tư tưởng đóng vai trò cho sự thành công đó của duy tân Minh Trị, Fukuzawa Yukichi là một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu nhất. Fukuzawa Yukichi là một nho sĩ có xuất thân từ tầng lớp võ sĩ. Là một nho sĩ, ông nhận thấy được những hạn chế của Nho giáo như sự phân chia đẳng cấp xã hội. Cùng với việc được chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các nước phương Tây, ông đã có những sự chuyển biến quan trọng trong tư tưởng để đưa Nhật Bản trở thành một cường quốc vào đầu thế kỷ XX, điều mà những nho sĩ tiến bộ ở Trung Quốc hay Việt Nam chưa làm được.
  • 38. 34 Tư tưởng cải cách, duy tân của Fukuzawa Yukichi hướng đến tinh thần học tập văn minh phương Tây nhưng trên cơ sở vẫn giữ gìn bản sắc và độc lập, tự chủ dân tộc. Một trong những tư tưởng có tính then chốt trong hệ thống tư tưởng của ông có ảnh hưởng đến các nho sĩ duy tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đó chính là những quan điểm về con người. Ông đề xuất tư tưởng “con người bình đẳng”. Ông cho rằng, khi sinh ra, mọi người đều bình đẳng, có tư cách địa vị như nhau, không phân biệt trai gái, thấp hèn, không cho mình quyền đứng trên người khác. Trời sinh ra con người nhưng không tạo ra cuộc sống của họ, cuộc sống của mỗi người là do chính bàn tay họ tạo dựng nên. Tư tưởng này khắc phục hạn chế của Nho giáo về “Thiên mệnh”. Ngoài ra, quan điểm về nhà nước là đại diện của dân, điều hành mọi hoạt động của nhân dân. Nhà nước phải làm ra luật để bảo vệ dân. Đây là những tư tưởng chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính trị phương Tây mà ông đã tiếp thu được. Chưa dừng lại ở đó, ông cho rằng, cần khuyến khích học tập phương pháp tư duy của phương Tây trong lĩnh vực tư tưởng, đồng thời phê phán lối tư duy của người phương Đông, phá bỏ những tư tưởng lạc hậu, khắc nghiệt của nho giáo… Tóm lại, những tư tưởng cải cách, duy tân ở Nhật bản cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đã đưa Nhật Bản từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu trở thành một cường quốc ở phương Đông. Những tư tưởng cải cách đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ với xã hội Nhật Bản nói riêng mà cả lịch sử tư tưởng các nước phương Đông nói chung. Những thành tựu mà Nhật Bản đạt được tác động vào trí óc của những người Việt Nam yêu nước cũng các dân tộc khác. Họ thực sự coi Nhật Bản là tấm gương noi theo. Các sĩ phu yêu nước, tiến bộ lúc bấy giờ thực sự đã bị thu hút mạnh mẽ bởi những thành tựu mà Nhật Bản đã đạt được.
  • 39. 35 Các nhà tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX đã coi Nhật Bản như một tấm gương trong việc duy tân, đổi mới đất nước để duy trì độc lập, cố gắng đưa đất nước phát triển ngang hàng với phương Tây. Các phong trào yêu nước cũng từ đây bùng nổ và phát triển. Các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông kinh nghĩa thục… đã tạo nên sự thay đổi trong Việt Nam nói chung và lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX nói riêng. Như vậy, dưới ảnh hưởng của Duy tân Nhật Bản mà bắt đầu từ cải cách Minh Trị “nhiều nhân vật ưu tú của các phong trào dân tộc, dân chủ của nhiều nước Châu Áđã có những hoạt động thực tế riêng ở từng đất nước hoặc hoạt động chung trên đất nước Nhật Bản vào giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX” [26, tr.275]. * Tư tưởng cải cách, duy tân và cách mạng ở Trung Quốc Trung Quốc cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX rơi vào khủng hoảng trầm trọng, chế độ phong kiến bảo thủ, trì trệ, đời sống người dân hết sức bần cùng. Lúc này, luồng gió cải cách, duy tân Nhật Bản dần ảnh hưởng đến tầng lớp sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ nhận thức được rằng, muốn thoát khỏi khủng hoảng cẩn phải tiến hành cải cách. Mở đầu cho công cuộc cải cách ở Trung Quốc chính là phong trào Biến pháp duy tân 1898. Lúc này, các nhà tư tưởng duy tân Trung Quốc nhận thức được rằng, hệ tư tưởng nho giáo đã thực sự lỗi thời, không thể đảm nhận nhiệm vụ lịch sử và thay vào đó là ý thức hệ tư sản. Họ coi đây là vũ khí lý luận dẫn đường cho phong trào cải cách và cách mạng dân chủ lúc bấy giờ. Đại diện tiêu biểu cho phong trào duy tân giai đoạn này là những nhà tư tưởng tiến bộ: Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Đàm Tự Đồng… Nhưng tư tưởng duy tân ở Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX chia làm 2 phái: phái cách mạng và phái cải lương.
  • 40. 36 Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu là hai đại diện tiêu biểu nhất của phái cải lương. Họ đề ra chủ trương duy trì và cải tiến chế độ phong kiến nhà Thanh. Thông qua “Biến pháp duy tân” (1898) mà Lương Khải Siêu đề xướng, vua Quang Tự lúc bấy giờ đã cho thi hành một loạt cải cách trên tất cả các lĩnh vực của xã hội. Trong đó, một số nội dung tiêu biểu có thể kể đến như: thay đổi hệ thống pháp luật; sửa đổi chế độ khoa cử, khuyến khích nghiên cứu, phát minh mới… Nhưng biến pháp duy tân chỉ duy trì được một thời gian ngắn rồi thất bại do vấp phải sự phản đối của phe thủ cựu trong triều đình Mãn Thanh. Sau khi biến pháp thất bại, Lương Khải Siêu có sự chuyển biến về mặt tư tưởng. Trong thời gian ở Nhật Bản, ông tuyên truyền tư tưởng bình đẳng, tự do, dân chủ. Ông ủng hộ giai cấp tư sản Trung Quốc thực hiện cách mạng dân chủ giống như các nước phương Tây. Nhưng sau đó, khi trực tiếp nhìn thấy những mặt trái của chế độ dân chủ phương Tây, ông nhận thấy mô hình đó không phù hợp với xã hội Trung Hoa. Lúc này những thành tựu từ công cuộc cải cách ở Nhật Bản càng hấp dẫn ông. Ông ủng hộ chế độ quân chủ chuyên chế, cũng từ đây ông phản đối con đường bạo lực cách mạng mà Tôn Trung Sơn khởi xướng. Nhìn chung, trong lĩnh vực tư tưởng, Lương Khải Siêu không ngừng có sự chuyển biến. Ông sẵn sàng thử nghiệm, học tập những cái gì tiến bộ để đưa đất nước thoát khỏi ngoại bang, đưa Trung Quốc trở thành cường quốc. Tôn Trung Sơn là đại diện tiêu biểu cho các nhà tư tưởng phái cách mạng đầu thế kỷ XX. Được tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ nhỏ, nên tư tưởng của Tôn Trung Sơn chịu ảnh hưởng rõ rệt của tư tưởng dân chủ tư sản. Ông thành lập các các tổ chức cách mạng trong và ngoài nước. Năm 1905 Trung Quốc đồng minh hội ra đời với cương lĩnh “Tam dân chủ nghĩa”: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Với cương
  • 41. 37 lĩnh đó, Tôn Trung Sơn cho rằng, các dân tộc trên thế giới này đầu bình đẳng, không có dân tộc nào có quyền áp chế dân tộc nào, con người trong xã hội đều bình đẳng, tự do, những người giàu có không thể áp chế những người nghèo khó. Trong chủ nghĩa dân tộc của Tôn Trung Sơn, dân quyền là là mục đích cuối cùng của cách mạng, là vấn đề quan trọng, cấp bách nhất lúc này. Mô hình nhà nước mà Tôn Trung Sơn hướng đến để thực hiện dân quyền chính là một nước dân chủ cộng hòa tư sản nhưng mang màu sắc Trung Quốc. Chính quyền của nhà nước đó là chính quyền của dân, dân trở thành người làm chủ. Những tư tưởng này về dân quyền của Tôn Trung Sơn ảnh hưởng rất lớn đến các nhà tư tưởng Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX. Phan Bội Châu cũng đã đưa ra những tư tưởng về dân quyền. Nhưng dân quyền của Phan Bội Châu mới chỉ được khai thác ở khía cạnh về quyền bình đẳng tự do, quyền làm người. Những kết quả từ “Biến pháp duy tân” , “Cách mạng Tân Hợi” ở Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tầng lớp sĩ phu yêu nước Việt Nam giai đoạn này. “Vụ Mậu Tuất chính biến 1898 đó đã ảnh hưởng đến các nhà Nho yêu nước và tiến bộ ở Việt Nam và từ đó nhà Nho Việt Nam rủ nhau đi nếm mùi “Tân thư”, “Tân văn” và tư tưởng tư sản Tây phương qua sách báo Trung Quốc đặt biệt là những tác phẩm của Lương Khải Siêu” [10, tr.24]. Mặt khác, sự thắng lợi của cách mạng Tân Hợi (1911) với sự ra đời của nhà nước Trung Hoa dân quốc đã làm cho “Châu Á thức tỉnh”. “Sự kiện này đã có tác động tích cực đối với sự tiến triển mạnh mẽ hơn trong tư tưởng, tình cảm của Phan Bội Châu trên con đường dân chủ tư sản và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của Việt Nam Quang phục hội (1912)” [13, tr.23].
  • 42. 38 Bên cạnh tư tưởng, cải cách duy tân ở Nhật Bản, Trung Quốc giai đoạn này, sự kiện cách mạng tháng Mười Nga (1917) cũng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển và có sự chuyển hóa, từ giai đoạntự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và bắt đầu bộc lộ những mặt hạn chế của nó. Chính trong bối cảnh đó, cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra và giành thắng lợi. Thắng lợi này đã mở ra một đường lối cứu nước mới cho các dân tộc bị áp bức: con đường giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác -Lênin. Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lênin đã không ngừng được tuyên truyền vào các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam, đây là tiền đề tư tưởng quan trọng cho việc hình thành tư tưởng cách mạng tiến bộ của các nhân sỹ, trí thức giai đoạn đầu thế kỷ XX. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã làm cho “Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á mặc dù còn phải trải qua một thời kỳ đầy khó khăn nhưng tiền đề lịch sử cho sự thắng lợi đã trở thành khả năng hiện thực” [17, tr.12]. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đã tạo nên sự chuyển biến mới trong tư tưởng của các nhà yêu nước giai đoạn đầu thế kỷ XX theo hướng ngày càng tiệm cận đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin. Không ít nhà tư tưởng giai đoạn này đã hướng theo cách mạng Tháng Mười với một niềm hy vọng tìm thấy trong đó lối thoát cho sự bế tắc về tư tưởng của mình vào con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
  • 43. 39 iểu kết chƣơng 1 Những biến động của lịch sử thế giới những năm cuối thế kỳ XIX – đầu thế kỷ XX nói chung và sự thay đổi của thể chế chính trị cùng với sự biến đổi của cơ cấu xã hội Việt Nam nói riêng đã tạo nên những điều kiện, nền tảng căn bản cho các luồng tư tưởng mới thế giới truyền vào Việt Nam. Đặc biệt là trước những thay đổi mạnh mẽ của các quốc gia trong phạm vi Đông Á, như sự thành công của Duy tân Nhật Bản (1868), biến Nhật Bản từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, đứng trước nguy cơ xâm lược trở thành một cường quốc, một đế quốc trẻ; Biến pháp Duy Tân (1898) và thành công của Cách mạng Tân hợi (1911) ở Trung Quốc; Sự thành công của cách mạng Tháng Mười Nga... đều tác động rất lớn đến quá trình chuyển biến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam trong giai đoạn này, góp phần quyết định nội dung nhảy vọt về chất của tư tưởng yêu nước Việt Nam. Bên cạnh đó, việc ý thức hệ phong kiến rơi vào khủng hoảng, bất lực trước hoàn cảnh lịch sử đã tạo điều kiện cho những luồng tư tưởng bên ngoài truyền vào nước ta. Trong bối cảnh đó, tầng lớp nho sĩ yêu nước, tiến bộ đã chủ động tiếp nhận những luồng tư tưởng mới đó để áp dụng vào thực tiễn lịch sử. Từ việc phê phán chế độ phong kiến và tiếp nhận những tư tưởng từ bên ngoài, các nho sĩ Việt Nam đã tạo ra cuộc đấu tranh rất quyết liệt giữa hai luồng tư tưởng mới và cũ, giữa ý thức hệ phong kiến với Nho giáo làm đại diện và ý thức hệ mới mang khuynh hướng dân chủ tư sản, bắt đầu xây dựng những phạm trù dân chủ tư sản ở Việt Nam. Việc các nho sĩ giai đoạn này lựa chọn khuynh hướng dân chủ tư sản làm kim chỉ nam xuất phát từ lợi ích của dân tộc, đồng thời phản ánh sự vận động và phát triển tất yếu của lịch sử tư tưởng.
  • 44. 40 ƢƠ 2 Ƣ ƢỞNG CHÍNH TRỊ - XÃ H I CỦA SĨ D Y I THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX – NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ 2.1. Những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trƣờng Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn đầy biến động của lịch sử Việt Nam. Thực dân Pháp xâm lược, các phong trào giải phóng dân tộc lần lượt thất bại.Xã hội Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đó, những nhà nho yêu nước như Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch… đến Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh,… đã thực hiện một bước chuyển tư tưởng chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn. Từ sự phê phán hệ tư tưởng phong kiến cũng như những hạn chế của Nho giáo đương thời, các ông đã đề xuất tư tưởng canh tân để đưa đất nước thoát khỏi ách xâm lược, đô hộ của thực dân. Mở đầu trào lưu canh tân là những đề xuất cải cách, canh tân đất nước vào cuối thế kỷ XIX và sau đó, khởi xướng tư tưởng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX, tạo nên ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những đại diện tiêu biểu nhất cho tư tưởng duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Do đó, trong phạm vi của luận văn, dưới góc độ nghiên cứu tư tưởng chính trị - xã hội của nho sĩ duy tân, tác giả lựa chọn 3 nhà tư tưởng đó để phân tích.
  • 45. 41 2.1.1.Tư tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trường Tộ Trong khi cục diện thế giới cuối thế kỷ XIX thay đổi mạnh mẽ, là thời đại chủ nghĩa thực dân, khuôn khổ tư duy chính trị Nho giáo đã hạn chế sự phát triển mọi mặt của xã hội Việt Nam gia đoạn này. Đặc biệt, dưới triều Nguyễn, “cách nhìn lấy Trung Quốc làm trung tâm đã khiến họ trở nên bất cập trong phân tích thời thế, đánh giá tương quan lực lượng địch - ta, bản chất của kẻ thù mới, từ đó không hoạch định được một chiến lược phù hợp chống lại cuộc xâm lược của thực dân Pháp” [. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của triều đình nhà Nguyễn trong công cuộc chống thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX. Sự phân hóa trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn giữa phái chủ chiến và chủ hoà kéo dài gần 20 năm không chỉ thể hiện lối tư duy chính trị lạc hậu của tầng lớp lãnh đạo, phản ánh sự bất lực của hệ tư tưởng Nho giáo trong đường lối trị nước mà còn làm phân tán ý chí và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Trong bối cảnh đó, nhiều đề xuất tiến hành cải cách, canh tân đất nước được đề xuất lên triều đình. Trong đó phải kể đến tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ - nhà nho tiêu biểu nhất cho trào lưu canh tân giai đoạn này. Tư tưởng canh tân là một trào lưu tư tưởng của tầng lớp trí thức yêu nước, tiến bộ, xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ XIX, với chủ trương vận dụng những tri thức mới của văn minh nhân loại nhằm đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế – xã hội đất nước theo kịp sự phát triển thời đại. Đối lập với tư tưởng canh tân là tư tưởng thủ cựu của một bộ phận quan lại triều đình nhà Nguyễn, không chịu đổi mới, tiếp thu tư tưởng tiến bộ của phương Tây văn minh, của nhân loại. * Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ