SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
Download to read offline
PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong mấy chục năm qua, khoa học kĩ thuật “bùng nổ”. Nhiều vấn đề cần
trang bị cho người lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và nâng
cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Có những tri thức không còn thích hợp,
thậm chí đã lỗi thời cần được loại bỏ. Nội dung và phương pháp giáo dục
trong nhà trường, trong đó bậc THCS cần được xem xét, điều chỉnh. Từ
năm 1997, những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng lại
chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa các môn học theo tư tưởng tích
cực hoá hoạt động của học sinh đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới
phương pháp giáo dục. Cùng với các bộ sách giáo khoa của các khối lớp
khác, sách giáo khoa Ngữ văn 8 được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp ba
phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn theo định hướng tích cực hoá
hoạt động học tập của người học. Sự tuân thủ hai nguyên tắc trên này đã tạo
nên những tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng định hướng đổi mới phương
pháp dạy học.
Một điểm dễ nhận thấy ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 8 là sự
cố gắng vừa tiếp thu những nội dung ổn định, hợp lí của bộ sách giáo khoa cũ mà
có những thay đổi phù hợp với tinh thần tích hợp và những yêu cầu mới
hiện đại hoá thể hiện rõ nhất việc tránh xu hướng hàn lâm, quá tải, nặng nề,
thiếu thiết thực, tăng cường tính ứng dụng thực hành. Theo tinh thần này,
nội dung phần Tập làm văn đã chú ý cân đối nội dung, hướng tới tính toàn
diện và gắn với thực tiễn đời sống nhằm đào tạo năng lực đọc, viết cho học
sinh. Việc đưa kiểu văn bản thuyết minh vào giảng dạy là một minh chứng.
văn bản thuyết minh góp phần đáp ứng yêu cầu đời sống, đào tạo một năng lực
cần thiết mà học sinh xưa nay vốn thiếu và yếu. Để giảng dạy có hiệu quả kiểu
văn bản này, đòi hỏi người giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới
phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của chương trình về kiến thức và kĩ
Trang 1
năng. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Các phương pháp dạy kiểu bài văn
thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài thuyết minh.
- Cụ thể hoá lí thuyết qua các bài tập thực hành, giúp học sinh nắm bài
nhanh và dễ dàng hơn.
- Học sinh biết vận dụng văn thuyết minh vào học tập và thực tế cuộc sống.
III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Với nội dung đề tài Giảng dạy kiểu bài thuyết minh trong chương trình
Ngữ văn 8, giúp học sinh đạt được những yêu cầu sau:
1. Chuẩn:
* Kiến thức: HS nắm được
- Những đặc điểm cơ bản của kiểu bài thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh.
- Một số dạng bài thuyết minh cơ bản, cần thiết trong cuộc sống.
* Kĩ năng:
- Kĩ năng phân tích mẫu, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, hình thành kiến thức.
- Kĩ năng vận dụng lí thuyết để sáng tạo văn bản thuyết minh.
- Kĩ năng diễn đạt rõ ràng, lưu loát, có sức cuốn hút.
* Thái độ:
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, tư duy, sáng tạo.
- Yêu thích môn học.
Trang 2
- Có ý thức vận dụng lí thuyết vào thực hành: sản sinh văn bản phù hợp với
hoạt động thực tiễn.
2. Nâng cao: HS biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng từ kiểu bài thuyết minh
đem lại vào học tập và thực tiễn.
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Các tiết học về kiểu bài thuyết minh trong chương trình sách giáo khoa
Ngữ văn 8.
- Học sinh lớp 8
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu lí luận kiểu bài thuyết minh, lí luận dạy -
học kiểu bài thuyết minh.
- Nghiên cứu thực tiễn: Dự giờ đồng nghiệp để đánh giá tình hình đổi mới
phương pháp, vận dụng phương pháp mới trong giảng dạy kiểu bài thuyết minh.
3. Kế hoạch nghiên cứu: Đã nghiên cứu và vận dụng giảng dạy trong các năm
học.
Trang 3
PHẦN B - NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vai trò của văn bản thuyết minh trong đời sống
Văn bản thuyết minh là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng
phổ biến trong đời sống. Từ lâu nhiều nước trên thế giới đã đưa vào chương
trình học cho học sinh. Tuy nhiên trong chương trình Ngữ văn THCS, văn
thuyết minh còn hạn chế so với các kiểu văn bản khác.
Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, lí
do phát minh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật, nhằm cung cấp tri thức,
hướng dẫn cách sử dụng cho con người.Văn bản thuyết minh được sử dụng
rộng rãi, phổ biến. Mua một thứ đồ dùng sinh hoạt (Ti vi, máy bơm, quạt
điện, xe máy…) đều phải kèm theo những thuyết minh về tính năng, cấu tạo,
cách sử dụng, bảo quản để nắm vững; mua một loại thực phẩm ( hộp bánh,
chai rượu…) trên đó cũng có ghi xuất xứ, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử
dụng, trọng lượng…Ra ngoài phố gặp có thể gặp ngay các biển quảng cáo
giới thiệu sản phẩm ; cầm quyển sách bìa sau có thể có lời giới thiệu tác giả,
tóm tắt nội dung ; trước một danh lam thắng cảnh có bảng ghi lời giới thiệu,
lai lịch, sơ đồ thắng cảnh…Trong sách giáo khoa, có bài trình bày một sự
kiện lịch sử, tiểu sử một nhà văn, tác phẩm được trích, một thí nghiệm…Tất
cả đều dùng văn bản thuyết minh. Loại văn bản này được ứng dụng nhiều
trong văn bản giáo khoa, khoa học, nhật dụng. Như vậy, hai chữ “thuyết
minh” ở đây đã bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu. Khác với các
loại văn bản tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, điều hành, văn bản thuyết
minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, khoa học về đối
tượng nhằm cung cấp những tri thức xác thực, hữu ích về đặc trưng, tính
chất của sự vật, hiện tượng và sử dụng chúng vào mục đích có lợi.
Trang 4
Tóm lại, dù ngắn hay dài, dù đơn giản hay phức tạp, văn bản thuyết minh
đều đóng vai trò cung cấp thông tin để giúp người đọc, người nghe hiểu đối
tượng, sự việc. Đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là cung cấp cho học
sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kĩ năng trình bày các tri thức, nâng
cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh , giúp các em làm quen với lối làm
văn có tính khoa học, chính xác.
2. Những điểm của đặc văn bản thuyết minh
2.1. Văn bản thuyết minh có tính tri thức, khách quan
Văn bản thuyết minh không sử dụng khả năng quan sát và trí tưởng
tượng phong phú để tạo dựng hình ảnh, diễn biến, cốt truyện như trong văn bản
tự sự, đồng thời cũng không phụ thuộc vào cảm xúc như văn biểu cảm, không
bày tỏ ý định, nguyện vọng hay thông báo tin tức như trong văn bản hành chính.
Với mục đích cung cấp tri thức và nâng cao hiểu biết cho con người, văn bản
thuyết minh sử dụng lối tư duy khoa học, đòi hỏi sự chính xác, rạch ròi. Muốn
làm văn bản thuyết minh thì phải tiến hành quan sát, tìm hiểu, điều tra, nghiên
cứu, tích luỹ kiến thức. Không có sự hiểu biết để có lượng tri thức thì khó có thể
trình bày, giải thích được một cách sâu sắc, chặt chẽ, chính xác, rạch ròi đặc
trưng, tính chất của sự vật hiện tượng.
Mặt khác, dù có sử dụng thao tác giải thích nhưng nó không phụ thuộc
phương thức nghị luận, bởi hình thức giải thích ở đây không phải là dùng lí lẽ và
dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề hay bày tỏ một quan niệm nào đó. Nói cách khác
người làm văn thuyết minh không cần bộc lộ những nhận xét, đánh giá chủ quan
của mình trong quá trình cung cấp tri thức, cũng không tự hư cấu, bịa đặt, tưởng
tượng…Tất cả những gì được giới thiệu, trình bày đều phải phù hợp với quy luật
khách quan, đúng như đặc trưng bản chất của nó ; tức là đúng như hiện trạng vốn
có, đúng như trình tự đã hoặc đang diễn ra…Tóm lại, người viết văn thuyết minh
Trang 5
phải tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét mà thuyết minh sai sự thật, không
dùng cảm quan cá nhân để thay đổi thông tin về đối tượng được thuyết minh.
2.2. Văn bản thuyết minh có tính thực dụng
Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong đời sống, không lĩnh
vực nào trong đời sống lại không cần đến kiểu văn bản này. Với mục đích cung
cấp tri thức, hướng dẫn con người tiếp cận và nắm bắt sự vật, hiện tượng, văn bản
thuyết minh ngày càng trở nên phổ biến. Người hướng dẫn du lịch dùng văn bản
thuyết minh để giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Nhà sản xuất dùng
văn bản thuyết minh để giới thiệu quảng cáo về xuất xứ, thành phần, cấu tạo, tính
năng, cách bảo quản sử dụng sản phẩm…Như vậy, văn bản thuyết minh có khả
năng cung cấp tri thức xác thực cho con người giúp con người có hành động, thái
độ, cách sử dụng, bảo quản đúng đắn với sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
2.3. Ngôn ngữ và cách diễn đạt trong văn bản thuyết minh
Văn bản thuyết minh phải có cách trình bày rõ ràng, ngôn ngữ chính
xác, cô đọng. Ở loại văn bản này không chú trọng sử dụng ngôn ngữ giàu hình
ảnh, giàu sức gợi như trong miêu tả hay biểu cảm. Văn bản thuyết minh thuộc
lĩnh vực nào, liên quan đến ngành nghề nào thì phải sử dụng những thuật ngữ,
khái niệm có tính chất chuyên ngành của lĩnh vực, ngành nghề đó. Các thông tin
trong văn bản thuyết minh ngắn gọn, hàm súc, các số liệu được nêu phải chính
xác. Ví dụ : “ Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lạp lục.
Một milimet lá chứa bốn mươi vạn lạp lục. Trong các lạp lục này có chứa một
chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá”.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
- Đây là một kiểu văn bản mới, lần đầu tiên được đưa vào chương trình Tập
làm văn THCS, cũng là kiểu bài lạ đối với học sinh lớp 8 nên việc học có phần
lúng túng.
Trang 6
- Các bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 ít có yếu tố nghệ
thuật nên bài dạy dễ rơi vào tình trạng rời rạc, ít hấp dẫn.
- Muốn sản sinh văn bản thuyết minh đòi hỏi học sinh cần nhiều kiến thức
thực tế, chính xác, khoa học. Thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh có phần lúng
túng trong vấn đề này.
Vậy, làm thế nào để giảng dạy kiểu bài thuyết minh có hiệu quả nhất ?
Đây là vấn đề tôi luôn băn khoăn. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với
hy vọng được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp.
III. GIẢI PHÁP:
Nhìn khái quát có thể nói việc dạy học làm văn bao gồm hai việc chính :
dạy lí thuyết và dạy thực hành. Khi giảng dạy, giáo viên có thể áp dụng nhiều
phương pháp khác nhau. Song phương pháp phân tích mẫu, luyện tập theo
mẫu ; phương pháp dạy thực hành ; phương pháp giao tiếp có thể xem là
phương pháp cơ bản, phổ biến trong khoa học – kĩ thuật dạy học hiện đại.
Để áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy kiểu bài thuyết minh có
hiệu quả, người giáo viên cần có sự đầu tư thời gian, đào sâu suy nghĩ, tìm
tòi, sáng tạo nhằm giúp các em học sinh nắm vững bản chất của kiểu bài với
những đặc trưng mang tính khu biệt với kiểu bài khác trong chương trình,
đồng thời có những kỹ năng cơ bản để có thể tạo lập được những văn bản
thuyết minh đơn giản, gần gũi.
Sau đây tôi xin trình bày 3 phương pháp cơ bản trên mà tôi đã áp dụng
trong quá trình giảng dạy.
1. Vận dụng phương pháp phân tích mẫu trong giảng dạy kiến thức lí thuyết
kiểu bài thuyết minh .
Có thể nói phương thức đi từ mẫu chuẩn là một phương thức phổ biến
trong khoa học kĩ thuật ngày nay. Phân tích mẫu để hình thành tri thức là con
Trang 7
đường quy nạp giúp học sinh nắm kiến thức lí thuyết. Đây là một phương pháp
quen thuộc, không mới trong giáo dục và khoa học. Cái mới chính là ở chỗ nhấn
mạnh đến việc chỉ cho học sinh cách rút ra những kết luận cần thiết từ việc phân
tích các mẫu rồi căn cứ trên các mẫu đã có để học sinh có thể học và sáng tạo
một cách chủ động tích cực.
1.1. Khi vận dụng phương pháp phân tích mẫu cần chú ý lựa chọn, trình
bày ngữ liệu, từ đó giúp học sinh quan sát, phân tích để tìm ra kết luận về
đặc trưng cơ bản của kiểu bài.
* Ví dụ : Dạy tiết “ Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” ( Sách
giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 ), giáo viên sử dụng các mẫu trong sách giáo khoa
là các văn bản “ Cây dừa Bình Định”, “ Tại sao lá cây có màu xanh lục”, “
Huế”. Cho các em đọc từng văn bản và phân tích các mẫu bằng câu hỏi :
( ? ) : Mỗi văn bản trình bày, giới thiệu, giải thích vấn đề gì ? Em thường
gặp các loại văn bản như trên ở đâu ? Kể thêm một số văn bản cùng loại mà em
biết ?
Trả lời câu hỏi này là các em đã bước đầu tìm ra đặc điểm nội dung và hình
thức biểu hiện của văn bản thuyết minh :
-Văn bản 1 “ Cây dừa Bình Định” : Trình bày lợi ích của cây dừa, lợi ích
này gắn với đặc điểm của cây dừa mà các loài cây khác không có và gắn với đời
sống của người dân Bình Định.
-Văn bản 2 “ Tại sao lá cây có màu xanh lục” : Giải thích về tác dụng của
chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh.
-Văn bản 3 “ Huế” : Giới thiệu Huế như một trung tâm văn hoá nghệ thuật
lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu và riêng biệt.
Các loại văn bản này rất phổ biến trong đời sống nhất là trong lĩnh vực giáo
khoa, khoa học, nhật dụng.
Trang 8
Để học sinh hiểu đúng tính chất, đặc điểm của văn bản thuyết minh, giáo
viên tiếp tục hướng dẫn học sinh phân tích mẫu bằng câu hỏi thảo luận nhóm :
( ? ) : Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự hoặc miêu tả, biểu cảm,
nghị luận, điều hành được không ? Vì sao ?
Trả lời câu hỏi này sẽ giúp cho học sinh phân biệt văn bản thuyết minh với
các kiểu văn bản khác trong chương trình.
Yêu cầu :
- Nhớ, nêu lại những đặc điểm của các loại văn bản tự sự, biểu cảm, nghị luận,
miêu tả.
- Đối chiếu đặc điểm các văn bản mẫu với những đặc điểm đó xem tương đồng
hay khác biệt ( về cơ bản ).
Sau khi thảo luận, giáo viên cần giúp các em rút ra những kết luận về sự
khác biệt của những văn bản mẫu với các loại văn bản khác. Cụ thể :
- Các văn bản trên không nhằm mục đích trình bày diễn biến sự việc xoay quanh
các nhân vật từ đó thể hiện một ý nghĩa nào đó như trong văn bản tự sự.
- Nếu văn bản miêu tả nhằm tái hiện chi tiết, cụ thể về đối tượng giúp người đọc,
người nghe cảm tháy hình ảnh, chân dung về đối tượng thì các văn bản trên chủ
yếu làm cho người ta hiểu về đối tượng.
- Nếu văn bản nghị luận trình bày ý kiến, luận điểm ( trình bày cách hiểu thể hiện
quan điểm tư tưởng của cá nhân về vấn đề theo suy luận chủ quan ) thì các văn
bản mẫu không nhằm mục đích trên mà cung cấp những hiểu biết về đối tượng
dựa trên những tri thức và dữ liệu khách quan, khoa học.
- Khi trình bày tri thức về đối tượng đối với các văn bản trên không phụ thuộc
vào cảm xúc chủ quan của cá nhân như trong văn bản biểu cảm, mà đúng như đặc
trưng bản chất của nó ( tức là đúng sự thật ). Và cũng không nhằm bày tỏ ý định,
nguyện vọng, hay thông báo tin tức như trong văn bản điều hành….
Trang 9
4131578
Từ những lí do trên có thể khẳng định đây là kiểu văn bản khác mà các văn
bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm không thay thế được.
Thấy được sự khác biệt trên, giáo viên hướng dẫn tìm ra đặc trưng khu biệt
của các văn bản trên với các văn bản khác bằng câu hỏi :
( ? ) : Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành
một kiểu riêng ( thuyết minh ) ?
 Các văn bản trên cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con
người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn đầy đủ.
Giáo viên cần nhấn mạnh :
- Đã là tri thức thì không thể hư cấu, bịa đặt hay tưởng tượng, suy luận.
- Nói là tri thức khách quan nghĩa là thực dụng, cung cấp kiến thức khách quan là
chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái
đẹp như tác phẩm văn học. Tuy nhiên, nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú
cho người đọc thì vẫn tốt.
Để tiếp tục tìm hiểu đặc điểm, tính chất của kiểu bài thuyết minh, giáo viên
cho học sinh phân tích mẫu bằng câu hỏi :
( ? ) : Các văn bản trên chủ yếu thuyết minh về đối tượng bằng những
phương thức nào ? Ngôn ngữ, cách diễn đạt của cả 3 văn bản có những đặc điểm
gì ?
 Phương thức thuyết minh : Giới thiệu, trình bày, giải thích cần lưu ý
cho học sinh về bản chất của hai chữ “ giải thích” trong văn bản thuyết
minh. Giải thích trong nội dung đã học là một thao tác trong văn nghị luận,
thực chất là trình bày cách hiểu của cá nhân về một vấn đề nghị luận. Cách
giải thích trong văn nghị luận có thể theo suy luận chủ quan nhằm phát biểu
quan điểm. Còn “giải thích” trong thuyết minh là trình bày lai lịch, cấu tạo,
hoạt động hay tác dụng để người đọc, người nghe có được hiểu biết về sự
vật, hiện tượng một cách đúng đắn và biết cách sử dụng chúng vào mục đích
Trang 10
- Tải bản FULL (FILE WORD 24 trang): https://bit.ly/3iPxWf5
- Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
có lợi. Như vậy, thuyết minh là một kiểu văn bản còn giải thích trong văn
nghị luận chỉ là một phép lập luận.
 Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh ( thể hiện ở 3 văn bản mẫu ) :
chính xác, gãy gọn, mạch lạc.
Từ những phân tích trên, giáo viên hướng dẫn cho học sinh rút ra
những kết luận chung trong nội dung phần ghi nhớ ( sách giáo khoa Ngữ văn 8
tập 1 / 117 ) và vận dụng vào làm các bài tập phần luyện tập.
1.2. Bên cạnh những kiến thức mang tính lý thuyết cơ bản về kiểu văn bản,
chương trình còn bố trí một số tiết cung cấp cho học sinh những hiểu biết về
một số dạng bài thuyết minh cơ bản. Như : Thuyết minh về một thứ đồ
dùng; Thuyết minh về một thể loại văn học, Thuyết minh về một phương
pháp ( cách làm ); Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Các mẫu được chọn là văn bản : “Chiếc xe đạp”, “ Vào nhà ngục Quảng
Đông cảm tác”, “Đập đá ở Côn Lôn”, “ Cách làm đồ chơi em bé đá bóng
bằng quả khô”, “ Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”.
Qua tiết học “ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”, giáo
viên đã giúp học sinh rút ra bố cục chung của một bài văn thuyết minh là :
- Mở bài : Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
- Thân bài : Trình bày, giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
- Kết bài : Bày tỏ thái độ với đối tượng thuyết minh.
Đến đây, giáo viên cần tiến hành cho học sinh quan sát văn bản mẫu, tìm ra
đặc điểm và cách làm của từng dạng bài cụ thể.
a. Dạng bài : Thuyết minh về một thứ đồ dùng.
Cần quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo, cơ chế hoạt động, tính năng, tác dụng của
đồ dùng đó. Bố cục chung của dạng bài này là :
- Mở bài : Giới thiệu đồ dùng.
Trang 11
- Tải bản FULL (FILE WORD 24 trang): https://bit.ly/3iPxWf5
- Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
- Thân bài : Trình bày đặc điểm cấu tạo, cơ chế hoạt động, tính năng, tác
dụng, cách sử dụng, bảo quản đồ dùng.
- Kết bài : ích lợi của đồ dùng trong cuộc sống.
 Phương pháp chủ yếu : Định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, sử dụng số
liệu.
b. Dạng bài : Thuyết minh về một thể loại văn học.
Cần quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm ( tiêu biểu
và quan trọng ). Bố cục chung của bài văn này là :
- Mở bài : Giới thiệu khái quát về thể loại.
- Thân bài :
+ Trình bày những đặc điểm hình thức của thể loại ( Thơ : thể thơ, vần,
nhịp, thanh điệu, cấu trúc…Truyện : thể loại, dung lượng, cốt truyện, tình huống,
nhân vât…Tác phẩm chính luận : bố cục, luận điểm, phương pháp lập luận…)
+ Tác dụng của thể loại trong việc thể hiện chủ đề.
-Kết bài : Vai trò của thể loại trong nền văn học.
Giáo viên lưu ý mở rộng cho học sinh, dạng bài này có thể gồm cả thuyết
minh về một tác giả, một tác phẩm.
 Phương pháp chủ yếu : định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, phân tích.
c. Dạng bài: Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm ) :
Đối tượng thuyết minh của dạng bài này không phải là sự vật, hiện tượng
mà là quá trình hoạt động đề làm ra một sản phẩm hoặc đạt một kết quả nào đó
nên bố cục bài viết khá linh hoạt. Song bài cũng cần theo một trình tự :
- Mở bài : Giới thiệu sản phẩm.
- Thân bài : Giới thiệu lần lượt :
+ Điều kiện ( nguyên vật liệu, dụng cụ ),
Trang 12
4131578

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự nhiên v...
 
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, HAY
 
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
Nghiên cứu về từ loại danh từ động từ tính từ đại từ quan hệ từ trong chương ...
 
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinhHệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
Hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh
 
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
Đề Cương Chuyên Đề Phát Triển Chương Trình Dạy Học Ở Tiểu Học
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Luận văn: Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan
Luận văn: Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoanLuận văn: Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan
Luận văn: Căng thẳng tâm lý của công nhân làm việc tại giàn khoan
 
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
BÀI GIẢNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 
Đề tài: Tổ chức hoạt động đưa dân ca đến với trẻ Mẫu Giáo, HOT
Đề tài: Tổ chức hoạt động đưa dân ca đến với trẻ Mẫu Giáo, HOTĐề tài: Tổ chức hoạt động đưa dân ca đến với trẻ Mẫu Giáo, HOT
Đề tài: Tổ chức hoạt động đưa dân ca đến với trẻ Mẫu Giáo, HOT
 
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luậnPhong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu sốLuận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người ViệtLuận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
Luận án: Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ trong ca dao tình yêu người Việt
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCOLuận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn Học
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn HọcLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn Học
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn Học
 
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đLuận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
Luận văn: Phát triển năng lực tiếng Việt cho HS dân tộc Ê Đê, 9đ
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
 
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đLuận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
Luận văn: Các từ ngữ chỉ màu sắc phụ của màu đỏ và xanh, 9đ
 

Similar to SKKN Các phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8

.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
thoa051989
 
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
xuandongpro
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
Min Ku
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuu
Hoai Bao
 

Similar to SKKN Các phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 (20)

Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đạiĐề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
Đề tài: Tích hợp liên môn trong dạy học tác phẩm chính luận hiện đại
 
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
Sử Dụng Bản Đồ Tư Duy Trong Dạy Tiết Ôn Tập Môn Ngữ Văn Lớp 8 - 9 Ở Trường THCS
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Top 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac Nhat
Top 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac NhatTop 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac Nhat
Top 9 Mau Sang Kien Kinh Nghiem Lich Su 7 Xuat Sac Nhat
 
Đề tài sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính, HAY
Đề tài  sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính, HAYĐề tài  sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính, HAY
Đề tài sự tương đồng và khác biệt trong cách nói tôn kính, HAY
 
Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8 9 ở trườ...
Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8   9 ở trườ...Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8   9 ở trườ...
Skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy tiết ôn tập môn ngữ văn lớp 8 9 ở trườ...
 
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
Tạo hứng thú và phát triển năng lựchọc sinh thông qua các phương pháp và kỹ t...
 
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm vănSkkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
Skkn phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn
 
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...Skkn   nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach  giai thich cac hien tuo...
Skkn nang cao hieu giang day mon hoa hoc bang cach giai thich cac hien tuo...
 
Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12Chuyên đề tđ 11-12
Chuyên đề tđ 11-12
 
Noi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuuNoi dungtunghiencuu
Noi dungtunghiencuu
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh tron...
 
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinhLuận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
Luận văn: Sử dụng sách giáo khoa theo hướng phát triển năng lực học sinh
 
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệmĐề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
Đề tài: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm
 
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
Sáng kiến kinh nghiệm sử 7: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ...
 
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinhĐề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đề tài: Đổi mới soạn giảng theo định hướng phát triển năng lực học sinh
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học hiểu học đọc hiểu văn bản “ C...
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 

More from nataliej4

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

SKKN Các phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8

  • 1. PHẦN A - ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong mấy chục năm qua, khoa học kĩ thuật “bùng nổ”. Nhiều vấn đề cần trang bị cho người lao động để đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân. Có những tri thức không còn thích hợp, thậm chí đã lỗi thời cần được loại bỏ. Nội dung và phương pháp giáo dục trong nhà trường, trong đó bậc THCS cần được xem xét, điều chỉnh. Từ năm 1997, những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng lại chương trình, biên soạn lại sách giáo khoa các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động của học sinh đã đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp giáo dục. Cùng với các bộ sách giáo khoa của các khối lớp khác, sách giáo khoa Ngữ văn 8 được biên soạn theo nguyên tắc tích hợp ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học. Sự tuân thủ hai nguyên tắc trên này đã tạo nên những tiền đề thuận lợi cho việc vận dụng định hướng đổi mới phương pháp dạy học. Một điểm dễ nhận thấy ở chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 8 là sự cố gắng vừa tiếp thu những nội dung ổn định, hợp lí của bộ sách giáo khoa cũ mà có những thay đổi phù hợp với tinh thần tích hợp và những yêu cầu mới hiện đại hoá thể hiện rõ nhất việc tránh xu hướng hàn lâm, quá tải, nặng nề, thiếu thiết thực, tăng cường tính ứng dụng thực hành. Theo tinh thần này, nội dung phần Tập làm văn đã chú ý cân đối nội dung, hướng tới tính toàn diện và gắn với thực tiễn đời sống nhằm đào tạo năng lực đọc, viết cho học sinh. Việc đưa kiểu văn bản thuyết minh vào giảng dạy là một minh chứng. văn bản thuyết minh góp phần đáp ứng yêu cầu đời sống, đào tạo một năng lực cần thiết mà học sinh xưa nay vốn thiếu và yếu. Để giảng dạy có hiệu quả kiểu văn bản này, đòi hỏi người giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới phương pháp nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của chương trình về kiến thức và kĩ Trang 1
  • 2. năng. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Các phương pháp dạy kiểu bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nâng cao hiệu quả giảng dạy kiểu bài thuyết minh. - Cụ thể hoá lí thuyết qua các bài tập thực hành, giúp học sinh nắm bài nhanh và dễ dàng hơn. - Học sinh biết vận dụng văn thuyết minh vào học tập và thực tế cuộc sống. III. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT Với nội dung đề tài Giảng dạy kiểu bài thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8, giúp học sinh đạt được những yêu cầu sau: 1. Chuẩn: * Kiến thức: HS nắm được - Những đặc điểm cơ bản của kiểu bài thuyết minh. - Các phương pháp thuyết minh. - Một số dạng bài thuyết minh cơ bản, cần thiết trong cuộc sống. * Kĩ năng: - Kĩ năng phân tích mẫu, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, hình thành kiến thức. - Kĩ năng vận dụng lí thuyết để sáng tạo văn bản thuyết minh. - Kĩ năng diễn đạt rõ ràng, lưu loát, có sức cuốn hút. * Thái độ: - HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, tư duy, sáng tạo. - Yêu thích môn học. Trang 2
  • 3. - Có ý thức vận dụng lí thuyết vào thực hành: sản sinh văn bản phù hợp với hoạt động thực tiễn. 2. Nâng cao: HS biết vận dụng các kiến thức và kĩ năng từ kiểu bài thuyết minh đem lại vào học tập và thực tiễn. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: - Các tiết học về kiểu bài thuyết minh trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 8. - Học sinh lớp 8 2. Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu lí luận kiểu bài thuyết minh, lí luận dạy - học kiểu bài thuyết minh. - Nghiên cứu thực tiễn: Dự giờ đồng nghiệp để đánh giá tình hình đổi mới phương pháp, vận dụng phương pháp mới trong giảng dạy kiểu bài thuyết minh. 3. Kế hoạch nghiên cứu: Đã nghiên cứu và vận dụng giảng dạy trong các năm học. Trang 3
  • 4. PHẦN B - NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Vai trò của văn bản thuyết minh trong đời sống Văn bản thuyết minh là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng phổ biến trong đời sống. Từ lâu nhiều nước trên thế giới đã đưa vào chương trình học cho học sinh. Tuy nhiên trong chương trình Ngữ văn THCS, văn thuyết minh còn hạn chế so với các kiểu văn bản khác. Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, lí do phát minh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho con người.Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi, phổ biến. Mua một thứ đồ dùng sinh hoạt (Ti vi, máy bơm, quạt điện, xe máy…) đều phải kèm theo những thuyết minh về tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản để nắm vững; mua một loại thực phẩm ( hộp bánh, chai rượu…) trên đó cũng có ghi xuất xứ, thành phần, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng…Ra ngoài phố gặp có thể gặp ngay các biển quảng cáo giới thiệu sản phẩm ; cầm quyển sách bìa sau có thể có lời giới thiệu tác giả, tóm tắt nội dung ; trước một danh lam thắng cảnh có bảng ghi lời giới thiệu, lai lịch, sơ đồ thắng cảnh…Trong sách giáo khoa, có bài trình bày một sự kiện lịch sử, tiểu sử một nhà văn, tác phẩm được trích, một thí nghiệm…Tất cả đều dùng văn bản thuyết minh. Loại văn bản này được ứng dụng nhiều trong văn bản giáo khoa, khoa học, nhật dụng. Như vậy, hai chữ “thuyết minh” ở đây đã bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu. Khác với các loại văn bản tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, điều hành, văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, khoa học về đối tượng nhằm cung cấp những tri thức xác thực, hữu ích về đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và sử dụng chúng vào mục đích có lợi. Trang 4
  • 5. Tóm lại, dù ngắn hay dài, dù đơn giản hay phức tạp, văn bản thuyết minh đều đóng vai trò cung cấp thông tin để giúp người đọc, người nghe hiểu đối tượng, sự việc. Đưa văn bản thuyết minh vào nhà trường là cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kĩ năng trình bày các tri thức, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh , giúp các em làm quen với lối làm văn có tính khoa học, chính xác. 2. Những điểm của đặc văn bản thuyết minh 2.1. Văn bản thuyết minh có tính tri thức, khách quan Văn bản thuyết minh không sử dụng khả năng quan sát và trí tưởng tượng phong phú để tạo dựng hình ảnh, diễn biến, cốt truyện như trong văn bản tự sự, đồng thời cũng không phụ thuộc vào cảm xúc như văn biểu cảm, không bày tỏ ý định, nguyện vọng hay thông báo tin tức như trong văn bản hành chính. Với mục đích cung cấp tri thức và nâng cao hiểu biết cho con người, văn bản thuyết minh sử dụng lối tư duy khoa học, đòi hỏi sự chính xác, rạch ròi. Muốn làm văn bản thuyết minh thì phải tiến hành quan sát, tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu, tích luỹ kiến thức. Không có sự hiểu biết để có lượng tri thức thì khó có thể trình bày, giải thích được một cách sâu sắc, chặt chẽ, chính xác, rạch ròi đặc trưng, tính chất của sự vật hiện tượng. Mặt khác, dù có sử dụng thao tác giải thích nhưng nó không phụ thuộc phương thức nghị luận, bởi hình thức giải thích ở đây không phải là dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề hay bày tỏ một quan niệm nào đó. Nói cách khác người làm văn thuyết minh không cần bộc lộ những nhận xét, đánh giá chủ quan của mình trong quá trình cung cấp tri thức, cũng không tự hư cấu, bịa đặt, tưởng tượng…Tất cả những gì được giới thiệu, trình bày đều phải phù hợp với quy luật khách quan, đúng như đặc trưng bản chất của nó ; tức là đúng như hiện trạng vốn có, đúng như trình tự đã hoặc đang diễn ra…Tóm lại, người viết văn thuyết minh Trang 5
  • 6. phải tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét mà thuyết minh sai sự thật, không dùng cảm quan cá nhân để thay đổi thông tin về đối tượng được thuyết minh. 2.2. Văn bản thuyết minh có tính thực dụng Văn bản thuyết minh được sử dụng rộng rãi trong đời sống, không lĩnh vực nào trong đời sống lại không cần đến kiểu văn bản này. Với mục đích cung cấp tri thức, hướng dẫn con người tiếp cận và nắm bắt sự vật, hiện tượng, văn bản thuyết minh ngày càng trở nên phổ biến. Người hướng dẫn du lịch dùng văn bản thuyết minh để giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. Nhà sản xuất dùng văn bản thuyết minh để giới thiệu quảng cáo về xuất xứ, thành phần, cấu tạo, tính năng, cách bảo quản sử dụng sản phẩm…Như vậy, văn bản thuyết minh có khả năng cung cấp tri thức xác thực cho con người giúp con người có hành động, thái độ, cách sử dụng, bảo quản đúng đắn với sự vật, hiện tượng xung quanh mình. 2.3. Ngôn ngữ và cách diễn đạt trong văn bản thuyết minh Văn bản thuyết minh phải có cách trình bày rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng. Ở loại văn bản này không chú trọng sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi như trong miêu tả hay biểu cảm. Văn bản thuyết minh thuộc lĩnh vực nào, liên quan đến ngành nghề nào thì phải sử dụng những thuật ngữ, khái niệm có tính chất chuyên ngành của lĩnh vực, ngành nghề đó. Các thông tin trong văn bản thuyết minh ngắn gọn, hàm súc, các số liệu được nêu phải chính xác. Ví dụ : “ Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào của lá chứa nhiều lạp lục. Một milimet lá chứa bốn mươi vạn lạp lục. Trong các lạp lục này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá”. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ - Đây là một kiểu văn bản mới, lần đầu tiên được đưa vào chương trình Tập làm văn THCS, cũng là kiểu bài lạ đối với học sinh lớp 8 nên việc học có phần lúng túng. Trang 6
  • 7. - Các bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 ít có yếu tố nghệ thuật nên bài dạy dễ rơi vào tình trạng rời rạc, ít hấp dẫn. - Muốn sản sinh văn bản thuyết minh đòi hỏi học sinh cần nhiều kiến thức thực tế, chính xác, khoa học. Thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh có phần lúng túng trong vấn đề này. Vậy, làm thế nào để giảng dạy kiểu bài thuyết minh có hiệu quả nhất ? Đây là vấn đề tôi luôn băn khoăn. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với hy vọng được sự trao đổi, đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp. III. GIẢI PHÁP: Nhìn khái quát có thể nói việc dạy học làm văn bao gồm hai việc chính : dạy lí thuyết và dạy thực hành. Khi giảng dạy, giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Song phương pháp phân tích mẫu, luyện tập theo mẫu ; phương pháp dạy thực hành ; phương pháp giao tiếp có thể xem là phương pháp cơ bản, phổ biến trong khoa học – kĩ thuật dạy học hiện đại. Để áp dụng các phương pháp trên vào giảng dạy kiểu bài thuyết minh có hiệu quả, người giáo viên cần có sự đầu tư thời gian, đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo nhằm giúp các em học sinh nắm vững bản chất của kiểu bài với những đặc trưng mang tính khu biệt với kiểu bài khác trong chương trình, đồng thời có những kỹ năng cơ bản để có thể tạo lập được những văn bản thuyết minh đơn giản, gần gũi. Sau đây tôi xin trình bày 3 phương pháp cơ bản trên mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy. 1. Vận dụng phương pháp phân tích mẫu trong giảng dạy kiến thức lí thuyết kiểu bài thuyết minh . Có thể nói phương thức đi từ mẫu chuẩn là một phương thức phổ biến trong khoa học kĩ thuật ngày nay. Phân tích mẫu để hình thành tri thức là con Trang 7
  • 8. đường quy nạp giúp học sinh nắm kiến thức lí thuyết. Đây là một phương pháp quen thuộc, không mới trong giáo dục và khoa học. Cái mới chính là ở chỗ nhấn mạnh đến việc chỉ cho học sinh cách rút ra những kết luận cần thiết từ việc phân tích các mẫu rồi căn cứ trên các mẫu đã có để học sinh có thể học và sáng tạo một cách chủ động tích cực. 1.1. Khi vận dụng phương pháp phân tích mẫu cần chú ý lựa chọn, trình bày ngữ liệu, từ đó giúp học sinh quan sát, phân tích để tìm ra kết luận về đặc trưng cơ bản của kiểu bài. * Ví dụ : Dạy tiết “ Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” ( Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 ), giáo viên sử dụng các mẫu trong sách giáo khoa là các văn bản “ Cây dừa Bình Định”, “ Tại sao lá cây có màu xanh lục”, “ Huế”. Cho các em đọc từng văn bản và phân tích các mẫu bằng câu hỏi : ( ? ) : Mỗi văn bản trình bày, giới thiệu, giải thích vấn đề gì ? Em thường gặp các loại văn bản như trên ở đâu ? Kể thêm một số văn bản cùng loại mà em biết ? Trả lời câu hỏi này là các em đã bước đầu tìm ra đặc điểm nội dung và hình thức biểu hiện của văn bản thuyết minh : -Văn bản 1 “ Cây dừa Bình Định” : Trình bày lợi ích của cây dừa, lợi ích này gắn với đặc điểm của cây dừa mà các loài cây khác không có và gắn với đời sống của người dân Bình Định. -Văn bản 2 “ Tại sao lá cây có màu xanh lục” : Giải thích về tác dụng của chất diệp lục làm cho người ta thấy lá cây có màu xanh. -Văn bản 3 “ Huế” : Giới thiệu Huế như một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam với những đặc điểm tiêu biểu và riêng biệt. Các loại văn bản này rất phổ biến trong đời sống nhất là trong lĩnh vực giáo khoa, khoa học, nhật dụng. Trang 8
  • 9. Để học sinh hiểu đúng tính chất, đặc điểm của văn bản thuyết minh, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh phân tích mẫu bằng câu hỏi thảo luận nhóm : ( ? ) : Các văn bản trên có thể xem là văn bản tự sự hoặc miêu tả, biểu cảm, nghị luận, điều hành được không ? Vì sao ? Trả lời câu hỏi này sẽ giúp cho học sinh phân biệt văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản khác trong chương trình. Yêu cầu : - Nhớ, nêu lại những đặc điểm của các loại văn bản tự sự, biểu cảm, nghị luận, miêu tả. - Đối chiếu đặc điểm các văn bản mẫu với những đặc điểm đó xem tương đồng hay khác biệt ( về cơ bản ). Sau khi thảo luận, giáo viên cần giúp các em rút ra những kết luận về sự khác biệt của những văn bản mẫu với các loại văn bản khác. Cụ thể : - Các văn bản trên không nhằm mục đích trình bày diễn biến sự việc xoay quanh các nhân vật từ đó thể hiện một ý nghĩa nào đó như trong văn bản tự sự. - Nếu văn bản miêu tả nhằm tái hiện chi tiết, cụ thể về đối tượng giúp người đọc, người nghe cảm tháy hình ảnh, chân dung về đối tượng thì các văn bản trên chủ yếu làm cho người ta hiểu về đối tượng. - Nếu văn bản nghị luận trình bày ý kiến, luận điểm ( trình bày cách hiểu thể hiện quan điểm tư tưởng của cá nhân về vấn đề theo suy luận chủ quan ) thì các văn bản mẫu không nhằm mục đích trên mà cung cấp những hiểu biết về đối tượng dựa trên những tri thức và dữ liệu khách quan, khoa học. - Khi trình bày tri thức về đối tượng đối với các văn bản trên không phụ thuộc vào cảm xúc chủ quan của cá nhân như trong văn bản biểu cảm, mà đúng như đặc trưng bản chất của nó ( tức là đúng sự thật ). Và cũng không nhằm bày tỏ ý định, nguyện vọng, hay thông báo tin tức như trong văn bản điều hành…. Trang 9 4131578
  • 10. Từ những lí do trên có thể khẳng định đây là kiểu văn bản khác mà các văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận, biểu cảm không thay thế được. Thấy được sự khác biệt trên, giáo viên hướng dẫn tìm ra đặc trưng khu biệt của các văn bản trên với các văn bản khác bằng câu hỏi : ( ? ) : Các văn bản trên có những đặc điểm chung nào làm chúng trở thành một kiểu riêng ( thuyết minh ) ?  Các văn bản trên cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn đầy đủ. Giáo viên cần nhấn mạnh : - Đã là tri thức thì không thể hư cấu, bịa đặt hay tưởng tượng, suy luận. - Nói là tri thức khách quan nghĩa là thực dụng, cung cấp kiến thức khách quan là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái đẹp như tác phẩm văn học. Tuy nhiên, nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc thì vẫn tốt. Để tiếp tục tìm hiểu đặc điểm, tính chất của kiểu bài thuyết minh, giáo viên cho học sinh phân tích mẫu bằng câu hỏi : ( ? ) : Các văn bản trên chủ yếu thuyết minh về đối tượng bằng những phương thức nào ? Ngôn ngữ, cách diễn đạt của cả 3 văn bản có những đặc điểm gì ?  Phương thức thuyết minh : Giới thiệu, trình bày, giải thích cần lưu ý cho học sinh về bản chất của hai chữ “ giải thích” trong văn bản thuyết minh. Giải thích trong nội dung đã học là một thao tác trong văn nghị luận, thực chất là trình bày cách hiểu của cá nhân về một vấn đề nghị luận. Cách giải thích trong văn nghị luận có thể theo suy luận chủ quan nhằm phát biểu quan điểm. Còn “giải thích” trong thuyết minh là trình bày lai lịch, cấu tạo, hoạt động hay tác dụng để người đọc, người nghe có được hiểu biết về sự vật, hiện tượng một cách đúng đắn và biết cách sử dụng chúng vào mục đích Trang 10 - Tải bản FULL (FILE WORD 24 trang): https://bit.ly/3iPxWf5 - Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
  • 11. có lợi. Như vậy, thuyết minh là một kiểu văn bản còn giải thích trong văn nghị luận chỉ là một phép lập luận.  Ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh ( thể hiện ở 3 văn bản mẫu ) : chính xác, gãy gọn, mạch lạc. Từ những phân tích trên, giáo viên hướng dẫn cho học sinh rút ra những kết luận chung trong nội dung phần ghi nhớ ( sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1 / 117 ) và vận dụng vào làm các bài tập phần luyện tập. 1.2. Bên cạnh những kiến thức mang tính lý thuyết cơ bản về kiểu văn bản, chương trình còn bố trí một số tiết cung cấp cho học sinh những hiểu biết về một số dạng bài thuyết minh cơ bản. Như : Thuyết minh về một thứ đồ dùng; Thuyết minh về một thể loại văn học, Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm ); Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Các mẫu được chọn là văn bản : “Chiếc xe đạp”, “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, “Đập đá ở Côn Lôn”, “ Cách làm đồ chơi em bé đá bóng bằng quả khô”, “ Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”. Qua tiết học “ Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh”, giáo viên đã giúp học sinh rút ra bố cục chung của một bài văn thuyết minh là : - Mở bài : Giới thiệu về đối tượng thuyết minh. - Thân bài : Trình bày, giới thiệu về đối tượng thuyết minh. - Kết bài : Bày tỏ thái độ với đối tượng thuyết minh. Đến đây, giáo viên cần tiến hành cho học sinh quan sát văn bản mẫu, tìm ra đặc điểm và cách làm của từng dạng bài cụ thể. a. Dạng bài : Thuyết minh về một thứ đồ dùng. Cần quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo, cơ chế hoạt động, tính năng, tác dụng của đồ dùng đó. Bố cục chung của dạng bài này là : - Mở bài : Giới thiệu đồ dùng. Trang 11 - Tải bản FULL (FILE WORD 24 trang): https://bit.ly/3iPxWf5 - Dự phòng: https://bit.ly/3l68gwc
  • 12. - Thân bài : Trình bày đặc điểm cấu tạo, cơ chế hoạt động, tính năng, tác dụng, cách sử dụng, bảo quản đồ dùng. - Kết bài : ích lợi của đồ dùng trong cuộc sống.  Phương pháp chủ yếu : Định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, sử dụng số liệu. b. Dạng bài : Thuyết minh về một thể loại văn học. Cần quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm ( tiêu biểu và quan trọng ). Bố cục chung của bài văn này là : - Mở bài : Giới thiệu khái quát về thể loại. - Thân bài : + Trình bày những đặc điểm hình thức của thể loại ( Thơ : thể thơ, vần, nhịp, thanh điệu, cấu trúc…Truyện : thể loại, dung lượng, cốt truyện, tình huống, nhân vât…Tác phẩm chính luận : bố cục, luận điểm, phương pháp lập luận…) + Tác dụng của thể loại trong việc thể hiện chủ đề. -Kết bài : Vai trò của thể loại trong nền văn học. Giáo viên lưu ý mở rộng cho học sinh, dạng bài này có thể gồm cả thuyết minh về một tác giả, một tác phẩm.  Phương pháp chủ yếu : định nghĩa, giải thích, nêu ví dụ, phân tích. c. Dạng bài: Thuyết minh về một phương pháp ( cách làm ) : Đối tượng thuyết minh của dạng bài này không phải là sự vật, hiện tượng mà là quá trình hoạt động đề làm ra một sản phẩm hoặc đạt một kết quả nào đó nên bố cục bài viết khá linh hoạt. Song bài cũng cần theo một trình tự : - Mở bài : Giới thiệu sản phẩm. - Thân bài : Giới thiệu lần lượt : + Điều kiện ( nguyên vật liệu, dụng cụ ), Trang 12 4131578