SlideShare a Scribd company logo
1 of 124
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
-----  -----
NGUYỄN HỒNG HẠNH
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
-----  -----
NGUYỄN HỒNG HẠNH
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế Toán
Mã số: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN MINH TIẾN
CẦN THƠ, 2019
i
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này với tựa đề là “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban
quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ”, do học viên Nguyễn Hồng Hạnh thực
hiện theo sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Minh Tiến. Luận văn đã được báo cáo
và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 02/ 06 /2019.
Ủy viên Ủy viên-Thư ký
----------------------- ------------------------
Phản biện 1 Phản biện 2
-------------------------- -------------------------
Chủ tịch Hội đồng
-----------------------------
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo trường Đại học Tây Đô, tập
thể lãnh đạo và các thầy cô giáo của Khoa sau đại học của trường.
Tác giả đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Nguyễn
Minh Tiến đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tác giả trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Ban
quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ đã giúp tác giả trả lời các phiếu điều tra,
cung cấp các thông tin hữu ích giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Sau cùng, tác giả xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên,
chia sẻ với tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Hạnh
iii
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế
toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ, kết quả nghiên cứu là tìm
ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA
thành phố Cần Thơ để đưa ra các kiến nghị cần thiết và phù hợp nhất nhằm hoàn
thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp điều tra, phỏng vấn; phương pháp
thu thập tài liệu; phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu. Từ những dữ liệu
thứ cấp như các văn bản quy định pháp luật, các tài liệu từ các giáo trình, các
luận văn tiến sĩ, thạc sĩ liên quan, các báo cáo đã được kiểm toán của Ban quản
lý dự án ODA,...kết hợp với việc thu thập thông tin thông qua phỏng vấn trực
tiếp 20 chuyên gia cùng trong lĩnh vực, từ đó tổng hợp các dữ liệu qua các công
cụ phân tích để đưa ra các đánh giá về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại
Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. Dựa trên cơ sở lý thuyết và phân
tích số liệu thu thập được, nghiên cứu nêu ra được thực trạng tổ chức công tác
kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ, phản ánh khách quan
những kết quả đạt được và những hạn chế cần tiếp tục được hoàn thiện, nâng
cao trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nguyên nhân của hạn chế đó. Với những kết
quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cho quá trình hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ
thực hiện ở một khía cạnh của Ban quản lý dự án, chưa đại diện hết cho tất cả
các đơn vị HCSN, ngoài ra do hạn chế về khả năng và thời gian thực hiện nên
nghiên cứu chưa mang tính toàn diện cao.
iv
ABSTRACT
The purpose of the research is to look at and evaluate the Organization of
accounting at the ODA Management Department of Can Tho City, the results
detected solutions to improve the Organization of accounting at the ODA
Management Department of Can Tho City in order to give out necessary and
suitable recommendations to improve the organization of accounting at the ODA
Management Department of Can Tho City. Researching methods include
investigation, interview, data collection, data generalization and analysis. From
secondary documents such as legal documentations, course materials, doctor and
master’s thesis, approved reports from the ODA Management Department of
Can Tho city, … along with data collecting through direct interviews with 20
experts in the same field; generalize data by using analyzing tools along with all
the information to give out evaluations for the organization of accounting at the
ODA Management Department of Can Tho City. According to collected
theoretical and analyzed evidences, the research was able to detect the status of
the organization of accounting at the ODA Management Department of Can Tho
City, reflecting the positive results that have been accomplished as well as the
cons that need improvement and advancement according to the theoretical and
practical fundamentals, as well as the causes of the cons. With all the results
from the mentioned research, the author suggested some solutions for the
improvement of the organization of accounting at the Project Management
Department. However, this research was only done by part of the Project
Management Department, it doesn’t fully represent the Administrative Agency,
moreover, because of the limited capability and time limitation the research does
not have high efficiency.
v
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Nguyễn Hồng Hạnh, học viên cao học ngành Thạc sĩ Kế toán khóa
5A, Đại học Tây Đô, là người thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức
kế toán tại Ban quản lý dự án ODA Thành phố Cần Thơ”.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng
với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồng Hạnh
vi
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài ...............................2
2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài......................................................................2
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước:.....................................................................6
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................9
3.1 Mục tiêu chung..........................................................................................................9
3.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................9
4. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.............................................................10
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................10
8. Bố cục của luận văn.................................................................................................11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP............................................................................12
1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp
công lập.........................................................................................................................12
1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ..............................................12
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.............................................14
1.1.3 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.............................................15
1.2 Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập..................................................................................................................................20
1.2.1 Khái niệm, vai trò của tổ chức công tác kế toán ..................................................20
1.2.2 Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập .....22
1.2.3 Những nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập.........23
1.3 Nội dung tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập ................25
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................................25
1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ......................................................................28
1.3.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán......................................................................33
1.3.4 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán.........................................................................35
1.3.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán........................................................................38
1.3.6 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán........................................................................40
Tóm tắt chương 1.........................................................................................................42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BAN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA THÀNH PHỐ CẦN THƠ................................................43
2.1 Khái quát về ban quản lý dự án ODA .................................................................43
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án ODA ............................43
vii
2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ..............43
2.1.3 Tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ......................44
2.1.4 Đặc điểm quản lý tài chính của Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ..45
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại ban quản lý dự án ODA thành phố
Cần Thơ........................................................................................................................50
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA........................................50
2.2.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ
............................................................................................................................54
2.2.3 Tổ chức vận hành kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ......56
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành
phố Cần Thơ ..................................................................................................................69
2.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành
phố Cần Thơ ..................................................................................................................74
2.2.6 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành
phố Cần Thơ ..................................................................................................................76
2.2.7 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần
Thơ ............................................................................................................................80
2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại ban quản lý dự án ODA
thành phố Cần Thơ .....................................................................................................81
2.3.1 Ưu điểm ..............................................................................................................81
2.3.2 Hạn chế...............................................................................................................83
2.3.3 Nguyên nhân.......................................................................................................86
Tóm tắt chương 2.........................................................................................................87
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..............................88
3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại ban quản lý dự
án ODA thành phố Cần Thơ ......................................................................................88
3.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại ban quản lý dự
án ODA thành phố Cần Thơ ......................................................................................89
3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành
phố Cần Thơ ..................................................................................................................89
3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA
thành phố Cần Thơ ........................................................................................................90
3.3 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại ban quản lý dự án ODA
thành phố Cần Thơ. ....................................................................................................91
3.3.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán ....................................................................91
3.3.2 Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán...................................................91
3.3.3 Hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ..................................................93
3.3.4 Hoàn thiện tổ chức hệ thống sổ sách kế toán .....................................................93
3.3.5 Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.....................................................94
viii
3.3.6 Hoàn thiện tổ chức kiểm tra công tác kế toán ....................................................95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................96
1. Kết luận ....................................................................................................................96
2. Kiến nghị với cơ quan chức năng...........................................................................97
3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...............................................98
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................99
PHỤ LỤC 01 ..............................................................................................................102
PHỤ LỤC 02 ..............................................................................................................104
ix
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung ..................................................26
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán...................................................27
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán......................28
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án ODA...........................................45
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Ban quản lý dự án ODA..............................51
Sơ đồ 2.3: Quy trình thu tiền mặt ..................................................................................59
Sơ đồ 2.4: Quy trình chi tiền mặt ..................................................................................60
Sơ đồ 2.5: Mô hình tăng TSCĐ.....................................................................................64
Sơ đồ 2.6: Mô hình thanh lý, điều chuyển tài sản cố định ............................................65
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NSNN Ngân sách nhà nước
HCSN Hành chính sự nghiệp
BCTC Báo cáo tài chính
KBNN Kho bạc nhà nước
BHYT Bảo hiểm y tế
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ Kinh phí công đoàn
TSCĐ Tài sản cố định
TK Tài khoản
TKCĐ Tài khoản chỉ định
XDCB Xây dựng cơ bản
1
PHẦN MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế- tài
chính của một tổ chức để phục vụ cho nhu cầu quản lý của các đối tượng bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay – giai
đoạn toàn cầu hoá nền kinh tế, sự cạnh tranh mang tính chất phức tạp, khốc liệt.
Có thể nói, chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến
chất luợng, hiệu quả quản lý, điều hành tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề
ra. Kế toán có thể phát huy đầy đủ các chức năng của mình chỉ khi công tác kế
toán của các đơn vị được tổ chức một cách khoa học, hợp lý và có một hệ thống
kế toán hoàn chỉnh.
Nền kinh tế nước ta những năm gần đây đang trong quá trình hội nhập ngày
càng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế và khu vực, trong xu thế đó tất yếu phải
từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp với các nước trên thế giới. Theo
đó, hệ thống pháp lý kế toán Việt Nam không ngừng được đổi mới và phát triển
từng bước đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu hướng mở
cửa, hội nhập kinh tế-tiếp cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Trên cơ sở hệ
thống pháp lý về kế toán của Nhà nước, các đơn vị tiến hành tổ chức công tác kế
toán phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình. Tổ chức công tác kế toán trong các
đơn vị là một khâu của công tác tổ chức, quản lý và điều kiện để thực thi các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh phục vụ công tác quản lý; những nội dung tổ chức
công tác kế toán là trọng tâm xuyên suốt trong quá trình xây dựng và vận dụng
hệ thống pháp lý về kế toán vào từng đơn vị cụ thể. Tổ chức công tác kế toán tốt
sẽ tạo điều kiện cho đơn vị có cơ hội phát huy tốt hơn thế mạnh và giảm thiểu
tối đa những yếu kém trong quá trình hoạt động và phát triển của đơn vị.
Trong tình hình phát triển và hội nhập như hiện nay, thành phố Cần Thơ
trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, là một trong năm thành phố trực thuộc
trung ương cũng đang từng bước đổi mới nâng cấp cơ sở hạ tầng phấn đấu xây
dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc
2
gia văn minh hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Thành phố đã nhận được nhiều sự quan
tâm từ các tổ chức tài chính trên thế giới với mong muốn hỗ trợ thành phố Cần
Thơ xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mêkong, là đầu
mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn
trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long và cả nước. Từ những nhu cầu trên Ban Quản lý dự án ODA
thành phố Cần Thơ tiền thân là Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng
bằng sông Cửu Long –Tiểu dự án thành phố Cần Thơ được thành lập nhằm quản
lý các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Do tính đặc thù của công việc mà Ban
Quản lý dự án ODA phải dần dần từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt
động để nhằm đáp ứng được nhu cầu mới.
Với tư cách là một bộ phận của hệ thống các công cụ quản lý, kế toán cũng
cần có sự đổi mới và hoàn thiện liên tục cho phù hợp. Chính vì vậy, việc hoàn
thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ là
một yêu cầu cấp bách và hết sức cần thiết. Luận văn với đề tài: “Hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ” được
nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc giải quyết các vấn
đề nêu trên.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Trong các nghiên cứu trước đây về tổ chức hạch toán kế toán các tác giả
chủ yếu đề cập đến nguyên lý và nguyên tắc chung về tổ chức hạch toán kế toán
và đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán trong một số loại hình doanh nghiệp đặc
thù. Riêng lĩnh vực tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị HCSN, trên thế
giới chỉ có một số ít tác giả nghiên cứu. Trong số các tác giả đó là Earl
R.Wilson, Leon E.Hay, Susan C.Kattelus đã cùng tham gia viết cuốn sách nổi
tiếng tiêu đề là “Kế toán Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận” (Accounting
for Governmental and Nonprofit Entities) được xuất bản năm 2013. Đây có thể
coi là một công trình nghiên cứu khá công phu về các khía cạnh hoạt động khác
3
nhau trong các tổ chức thuộc chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận. Các nội dung
nghiên cứu trong cuốn sách bao gồm: các nguyên tắc kế toán được chấp nhận
chung, hướng dẫn cách ghi nhận các sự kiện, cách thức lập các báo cáo tài chính
cuối kỳ. Nghiên cứu cũng đi sâu vào phân tích tổ chức hạch toán kế toán của
một số lĩnh vực đặc thù như giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc
phòng….
Gần đây, trên thế giới có công trình nghiên cứu của các chuyên gia về kế
toán lĩnh vực công như : GS.TS Jess W.Hughes – Trường đại học Old
Dominition, Paul Sutcliffe – Chuyên gia tư vấn cao cấp thuộc liên đoàn kế toán
quốc tế, Gillian Fawcett – Giám đốc lĩnh vực công ACCA toàn cầu, Reza Ali –
Giám đốc phát triển kinh doanh ACCA khu vực Asean và Úc … trong các công
trình nghiên cứu về thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, tình
hình xây dựng và áp dụng trong các quốc gia phát triển và đang phát triển trên
thế giới như Anh, Ấn Độ, Úc, Mỹ. Các công trình nghiên cứu này có điểm
chung là nghiên cứu các mô hình áp dụng và xây dựng chuẩn mực kế toán lĩnh
vực công, trên cơ sở đó đã làm rõ nội dung tổ chức công tác kế toán từ khâu
chứng từ cho đến lập các BCTC trên cơ sở dồn tích và cơ sở kế toán tiền mặt
cũng như tác dụng của mô hình trong việc công khai và minh bạch hệ thống tài
chính của chính phủ, đặc biệt các nghiên cứu này cũng chỉ ra các lợi ích từ việc
vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế và cơ sở kế toán dồn tích.
Trong bài viết “Accruals accounting in the public sector: A road not always
taken” (tạm dịch là: “ Kế toán dồn tích trong khu vực công: Một con đường
không phải lúc nào cũng đi”) trên tạp chí Management Accounting Research tập
22 số 1 tháng 3 năm 2011, trang 36-45 của các tác giả Noel Hyndman và Ciaran
Connolly đã đề cập đến một vấn đề trong tổ chức công tác kế toán, đó là hai
nguyên tắc kế toán sử dụng trong vực công là kế toán dồn tích và kế toán tiền
mặt, trong đó nghiên cứu tình hình thực tế của việc lựa chọn hai nguyên tắc này
trong kế toán công ở Anh và Công hòa Ireland. Ban đầu, nhiều người tin tưởng
rằng thực hiện kế toán dồn tích sẽ là cơ sở cung cấp thông tin thích hợp hơn cho
việc đưa ra các quyết định trong hoạt động ở khu vực công. Tuy nhiên nghiên
4
cứu này cho thấy trong khi việc sử dụng kế toán dồn tích mang lại hiệu quả tích
cực ở Anh thì ở Cộng hòa Ireland, nguyên tắc này không được lựa chọn bởi sự
không thích hợp của nó, mặc dù tình hình thực tế ở Cộng hóa Ireland được cho
rằng tương tự Anh. Nghiên cứu này đặt ra cho các nhà quản lý kế toán công câu
hỏi về lựa chọn nguyên tắc kế toán sử dụng trong tổ chức của mình một cách
phù hợp. Nguyên nhân dẫn tới sự lựa chọn nguyên tắc kế toán sử dụng trong khu
vực công của hai quốc gia trên cũng được đề cập trong nghiên cứu này.
Nghiên cứu của các tác giả Nur Barizah, Abu Bakar và Saleh, Zakiah năm
2011 với tiêu đề “Public Sector Accounting Research in Malaysia: Identifying
Gaps and Opportunities” (tạm dịch là: Nghiên cứu kế toán công ở Malaysia: Xác
định khoảng cách và cơ hội). Nghiên cứu này rất hữu ích cho những người hành
nghề cần xác định xu hướng nghiên cứu kế toán khu vực công trong bối cảnh
của một quốc gia đang phát triển, đặc biệt là về các vấn đề được đề cập và loại
thực thể khu vực công đang được nghiên cứu. Biết điều này sẽ giúp họ có cái
nhìn sâu sắc và hiểu biết hơn về sự phát triển của các nghiên cứu trong khu vực
và quan trọng hơn là có thể đề xuất các lĩnh vực nghiên cứu trong tương lai sẽ
giúp họ quản lý các cơ quan hành chính công một cách hiệu quả và hiệu quả.
Các tác giả này cho rằng có nhiều nghiên cứu về kế toán trong lĩnh vực công
mặc dù mang ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các quốc gia nhưng hầu như nó
chỉ được thực hiện chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển cao như Anh,
Mỹ, Úc và các nước Châu Âu. Những nghiên cứu về các quốc gia khác trên thế
giới chỉ đại diện cho một tỷ lệ nhỏ nghiên cứu về kế toán trong lĩnh vực công
trong bối cảnh các nước đang phát triển.
Nghiên cứu về kế toán công của bốn tác giả Ehsan Rayegan, Mehdi
Parveizi, Kamran Nazari và Mostafa Emami được đăng trên “Interdisciplinary
Journal of Contemporary Business Research” số 3, số 9 năm 2012 với tiêu đề
“Government Accounting: An Assessment of Theory, Purposes and Standards” (
tạm dịch “Kế toán công: Đánh giá về lý thuyết, mục tiêu và các tiêu chuẩn”) đã
đưa ra sự tổng hợp các vấn đề trong thực hiện kế toán của các đơn vị công lập,
trong đó bao gồm công tác tổ chức kế toán dựa trên hai nguyên tắc là kế toán
5
tiền mặt và kế toán dồn tích. Bài viết cũng đề cập đến vai trò, trách nhiệm của
Chính phủ đối với công tác kế toán: chương trình đổi mới công tác quản lý tài
chính công và các vấn đề liên quan đến NSNN. Đề xuất một số nguyên tắc kế
toán mở rộng để thúc đẩy trách nhiệm trong việc giải trình thực hiện công tác kế
toán liên quan đến nghĩa vụ kinh tế và chính trị cũng được đưa ra trong nghiên
cứu này.
Một nghiên cứu khác trong lĩnh vực tổ chức công tác kế toán công là
nghiên cứu của Lasse Oulasvirta trường đại học Tampere ở Phần Lan được đăng
năm 2014 với tiêu đề “ The reluctance of a developed country to choose
International Puplic Sector Accounting Standards of the IFAC. A critical case
study” (tạm dịch là: Sự thờ ơ của các nước phát triển trong việc lựa chọn áp
dụng tiêu chuẩn kế toán công quốc tế của Liên đoàn kế toán quốc tế - Nghiên
cứu trường hợp điều chỉnh). Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra
nguyên nhân một nước phát triển điển hình như Phần Lan từ chối áp dụng tiêu
chuẩn kế toán công quốc tế của Liên đoàn kế toán Quốc tế - Nghiên cứu trường
hợp điều chỉnh). Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân một
nước phát triển điển hình như Phần Lan từ chối áp dụng tiêu chuẩn kế toán công
quốc tế trong hoạt động tổ chức công tác kế toán của mình. Bài viết cũng đề cập
đến tình hình áp dụng tiêu chuẩn kế toán công quốc tế trong hoạt động tổ chức
công tác kế toán ở các nước Châu Âu và đặc biệt khu vực Bắc Âu. Qua nghiên
cứu này, vấn đề được đặt ra đối với công tác tổ chức kế toán công là ứng dụng
một cách linh hoạt, hợp lý các tiêu chuẩn kế toán công quốc tế đối với từng quốc
gia.
Trên đây, luận văn đã trình bày một số nghiên cứu của các tác giả nước
ngoài liên quan đến tổ chức công tác kế toán công. Các nghiên cứu này rất đa
dạng và phong phú. Những vấn đề nghiên cứu thường xoay quanh hiệu quả thực
hiện các nguyên tắc kế toán, việc áp dụng CMKT trong thực hiện công tác kế
toán hay nêu ra khung lý thuyết trong tổ chức công tác kế toán,… Tuy nhiên hầu
hết các nghiên cứu này được thực hiện ở những nước có nền kinh tế phát triển
cao và là nghiên cứu chung về lĩnh vực kế toán công. Chính vì vậy, khoảng
6
trống nghiên cứu cho các trường hợp cụ thể và vận dụng các nguyên tắc trong tổ
chức công tác kế toán là lớn, đặc biệt ở những nước đang phát triển và cũng
chưa nghiên cứu cụ thể cho tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc lĩnh vực XDCB.
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước:
Tổ chức kế toán là công việc tổ chức bộ máy kế toán, vận dụng các
phương pháp kế toán để thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin trên cơ sở chấp
hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ tài chính hiện hành nhằm phát huy
hết vai trò của hạch toán kế toán góp phần quản lý, điều hành đơn vị có hiệu
quả. Chính vì vậy trong những năm qua, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu các góc độ, lĩnh vực, khía cạnh nghiên cứu khác nhau, nhưng chủ yếu tập
trung vào một số lĩnh vực sự nghiệp công lập có ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống xã hội như y tế, văn hóa, giáo dục, tài nguyên môi trường, thông tin truyền
thông. Đối với các sự nghiệp thuộc lĩnh vực khác thường có ít đề tài nghiên cứu.
Dưới đây là một số công trình đã nghiên cứu về tổ chức kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp:
Tác giả Nguyễn Thị Minh Hường năm 2004 nghiên cứu đề tài “Tổ chức
kế toán ở các trường Đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo”.Đề tài đã
nghiên cứu lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán nói chung áp dụng cho
mọi đơn vị kế toán mà không đi vào tìm hiểu tổ chức công tác kế toán trong các
đơn vị sự nghiệp. Các kiến nghị và giải pháp chủ yếu đề cập đến vấn đề quản lý
tài chính chứ không đi sâu vào việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở trường
đại học.
Tác giả Ngô Thị Hồng Hạnh năm 2007 nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán tại các Ban quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa
bàn Hà Nội”. Đề tài đã nghiên cứu lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các
đơn vị sự nghiệp, trên cơ sở đó làm rõ thực trạng các nội dung tổ chức công tác
kế toán tại các Ban quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa bàn Hà Nội như:
tổ chức vận dụng chứng từ, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức vận
dụng hệ thống sổ kế toán và tổ chức báo cáo kế toán, từ đó luận văn đưa ra
7
những giải pháp cho việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các Ban quản
lý đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, các giải pháp luận
văn đưa ra còn chung chung, chưa mang tính cụ thể, tính sát thực.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương năm 2011 nghiên cứu đề tài “Tổ chức
công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án cầu Rồng”. Trên
cơ sở phân tích những lý luận về kế toán xây dựng cơ bản và tổ chức công tác kế
toán đầu tư xây dựng cơ bản, tác giả đã khái quát được những ưu, nhược điểm
của tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án cầu Rồng, từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm tổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý
dự án cầu Rồng với mục tiêu đảm bảo cho công tác kế toán tại đơn vị đi vào
hoạt động một cách có hiệu quả và nề nếp. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng tới
việc nghiên cứu nội dung kế toán xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án cầu
Rồng, chưa nghiên cứu nội dung kế toán tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng cơ
bản, chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống việc tổ chức công tác kế toán
dự án.
Tác giả Trần Thị Quỳnh năm 2013 nghiên cứu đề “Hoàn thiện tổ chức kế
toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại”. Đề tài đã
đưa ra những lý luận, khái niệm cơ bản về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh
vực văn hóa thông tin nói chung và thông tin thương mại nói riêng. Thực trạng
tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin
thương mại, đề tài cũng đưa ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán tại đó. Tuy nhiên những vấn đề được nêu lên trong đề tài là
toàn bộ hoạt động kế toán chứ không đi phân tích sâu về kế toán hoạt động thu,
chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại. Do đó chưa thể
cung cấp đầy đủ cơ sở lý luận và giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi
tại các đơn vị sự nghiệp có thu khác.
Tác giả Nguyễn Đức Dương Luận năm 2014 nghiên cứu đề tài “Hoàn
thiện tổ chức hạch toán kế toán tại bệnh viện sản Nhi tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài
đã đưa ra được các lý luận cơ bản về cơ chế tài chính, quản lý nhà nước đối với
các đơn vị sự nghiệp có thu. Về công tác kế toán, đề tài đã nghiên cứu thực trạng
8
công tác kế toán tại đơn vị này, trong đó có các hoạt động tổ chức kế toán và
đưa ra các phương hướng, biện pháp hoàn thiện công tác kế toán trong các đơn
vị sự nghiệp thuộc ngành y. Tuy nhiên đề tài chưa phản ánh hết các nội dung tổ
chức kế toán, chưa bám sát được vào các cơ chế quản lý của Nhà nước hiện
hành, rất nhiều các chính sách, chế độ được ban hành mới, chưa nêu ra được
những giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán hợp lý.
Tác giả Trần Phương Linh năm 2016 “Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật”. Đề tài đã khái quát được
những vấn đề cơ bản trong tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu, chỉ ra
thực trạng cơ chế quản lý tài chính, các nội dung trong tổ chức công tác kế toán
tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật. Về cơ sở lý thuyết, luận văn chưa
đi sâu vào phân tích trong tổ chức bộ máy kế toán đặc biệt về đặc điểm lao động
kế toán, xây dựng quy chế hoạt động của bộ máy kế toán, chưa chỉ ra những yêu
cầu của tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý.
Luận văn đã chỉ ra những tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính, tuy nhiên chưa
chỉ ra được những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại ấy.
Các luận văn này hầu hết tập trung vào hệ thống kê lý thuyết về tổ chức
công tác kế toán, nghiên cứu thực trang tổ chức công tác kế toán và đưa ra giải
pháp đối với việc hoàn thiện tổ chức kế toán. Mỗi luận văn nghiên cứu về một
loại đơn vị sự nghiệp riêng biệt với các đặc thù khác nhau trong các lĩnh vực.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước về tổ chức công
tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, trong lĩnh vực
XDCB có yếu tố vốn nước ngoài, các công trình nghiên cứu còn hạn chế. Do đó,
các công trình nghiên cứu trên được coi là cơ sở để tác giả kế thừa những ưu,
nhược điểm và kết quả nghiên cứu đã đạt được đồng thời khắc phục những hạn
chế của các công trình nghiên cứu, vận dụng vào nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ”.
9
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu chung
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tổ chức công tác kế toán
trong các đơn vị sự nghiệp công lập và đánh giá tổ chức công tác kế toán tại Ban
quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. Từ đó tìm ra các giải pháp hoàn thiện tổ
chức công tác kế toán cũng như đưa ra các kiến nghị cần thiết và phù hợp nhằm
hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần
Thơ.
3.2 Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá cơ bản thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý
dự án ODA thành phố Cần Thơ.
+ Xác định những vấn đề còn tồn tại có trong tổ chức công tác kế toán tại
Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.
+ Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán
tại đơn vị để có thể nâng cao vai trò của công tác kế toán trong việc quản lý tài
chính tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành
phố Cần Thơ như thế nào?
Những vấn đề còn tồn tại trong tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý
dự án ODA thành phố Cần Thơ là gì?
Có những giải pháp nào nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban
quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ?
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán
trong đơn vị sự nghiệp công lập từ năm 2016-2018
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức công tác kế
toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.
10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn trình bày khái quát, hệ thống hóa và làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp
công lập nói chung và tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn phân tích và đánh giá về thực trạng tổ chức
công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở đó,
luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại
Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ nói riêng. Từ đó có thể vận dụng
cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành
phố Cần Thơ, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để thu
thập dữ liệu, nghiên cứu tài liệu và đánh giá vấn đề, cụ thể là:
Phương pháp điều tra, phỏng vấn: là phương pháp được tác giả điều tra
thông tin qua Bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan.
Bước 1: Tác giả xác định nguồn thông tin cần thu thập phục vụ cho đề tài
của luận văn và các đối tượng điều tra, phỏng vấn. Nguồn thông tin được thu
thập từ các cán bộ cấp quản lý, chuyên viên kế toán trong Ban quản lý dự án
ODA thành phố Cần Thơ và các Ban quản lý dự án trên địa bàn thành phố Cần
Thơ.
Bước 2: Thiết lập bảng hỏi và thiết kế các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến
vấn đề cần nghiên cứu để thu thập dữ liệu sơ cấp.
Bước 3: Thực hiện điều tra, phỏng vấn với các đối tượng đã xác định và thu
thập dữ liệu thứ cấp.
Trong quá trình điều tra, phỏng vấn tác giả thực hiện phát bảng câu hỏi trực
tiếp hoặc qua hình thức gửi mail. Sau khi nhận được kết quả khảo sát thực tế, tác
giả tổng hợp dữ liệu từ các bảng hỏi đã được trả lời làm tài liệu thực hiện nghiên
cứu cho luận văn
11
Phương pháp thu thập tài liệu: tác giả thu thập thông tin từ các báo cáo tài
chính đã được kiểm toán, các báo cáo có liên quan đến hoạt động của phòng Kế
toán và từ các nguồn thông tin khác như sách tham khảo, các website, báo,...
Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: tác giả tổng hợp các dữ liệu đã
thu thập được qua các công cụ phân tích để đưa ra các đánh giá về thực trạng tổ
chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận văn gồm 3 chương sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự
nghiệp công lập.
- Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án
ODA thành phố Cần Thơ.
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý
dự án ODA thành phố Cần Thơ.
Tóm tắt Phần mở đầu:
Trong phần này tác giả đã xác định được tính cấp thiết của việc chọn đề tài,
xác định được các mục tiêu cần nghiên cứu của đề tài. Dựa trên các câu hỏi
nghiên cứu để xác định hướng nghiên cứu của đề tài, xác định được phương
pháp nghiên cứu áp dụng cho đề tài cũng như xác định được ý nghĩa thực tiễn
của đề tài.
12
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính tại các đơn vị sự
nghiệp công lập
1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
* Khái niệm
Theo khoản 1 điều 9 của Luật viên chức “đơn vị sự nghiệp công lập là tổ
chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung
cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”. Như vậy, đơn vị sư nghiệp công
lập được thành lập với mục tiêu đáp ứng và hỗ trợ hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước. Do vậy các đơn vị này thường có nguồn thu từ ngân sách
nhà nước. Điều này khiến cho hoạt động quản lý tài chính nói chung và công tác
tổ chức kế toán nói riêng phải được tuân thủ theo các quy định và chuẩn mực
của Nhà nước.
* Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu quản lý nhà nước
mà các đơn vị sự nghiệp công lập được phân chia theo các tiêu thức khác nhau.
Theo tính chất công cộng hay cá nhân của dịch vụ cung cấp thì đơn vị sự
nghiệp công lập bao gồm đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng thuần
túy và đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng có tính chất cá nhân.
Theo chủ thể quản lý thì đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành:
- Đơn vị sự nghiệp công lập do trung ương quản lý, bao gồm: Đài truyền
hình Việt Nam, các bệnh viện, trường trung học do trung ương quản lý…
- Đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý, bao gồm: Đài truyền
hình tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý…
Theo quan điểm về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định 16/2015/CP ngày
14/02/2015 của Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
13
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị
có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi
tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động) là các đơn vị có nguồn thu
từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt
động thường xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường
xuyên của đơn vị.
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động
thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị tự đảm bảo một
phần chi phí hoạt động) là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
nhưng chưa tự trang trải toàn bộ các chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN
phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn
thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN đảm
bảo toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo
toàn bộ kinh phí hoạt động).
Theo lĩnh vực hoạt động thì đơn vị sự nghiệp công lập được chia thành:
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy
nghề bao gồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
như các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường
trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học, học viện …
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thông tin
nghệ thuật bao gồm các đoàn nghệ thuật, nhà văn hóa thông tin, bảo tang, trung
tâm thông tin triển lãm, thư viện công cộng, đài phát thanh truyền hình …
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao bao
gồm: Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể thao …
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế bao gồm các cơ
sở khám chữa bệnh như các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các
bộ, ngành, địa phương; cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, các
trường đào tạo y dược; các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, các trung tâm
truyền thông giáo dục sức khỏe …
14
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực
khác bao gồm các viện tư vấn, thiết kế, quy hoạch đô thị nông thôn, các trạm
kiến nông …
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
Đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập rất đa dạng, bắt
nguồn từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của Nhà nước trong nền
kinh tế thị trường. Tuy các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động ở các lĩnh vực
khác nhau như đều mang những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là không
vì lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng. Nhà nước tổ chức, duy trì và tài
trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho thị
trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại
thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị
trường. Nhờ đó sẽ hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội hoạt động
bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực,
thuc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn,
đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa, tinh thần của
nhân dân.
Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lại
lợi ích chung có tính bền vững, lâu dài cho xã hội. Sản phẩm, dịch vụ do hoạt
động sự nghiệp công lập tạo ra chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về
sức khỏe, tri thức, văn hóa, đạo đức, xã hội… Đây là những sản phẩm vô hình
và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng.
Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền với các
chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Tóm lại, đặc điểm, lĩnh vực hoạt động và mục đích hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tổ
chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập.
15
1.1.3 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các đơn vị
sự nghiệp công lập, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực
hiện các dự án sản xuất kinh doanh và theo dõi tình hình thu chi, tình hình quyết
toán ngân sách để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo … do đó, việc
quản lý tài chính có hiệu quả hay không là nguyên nhân dẫn đến sự thành công
hay thất bại của các đơn vị, tổ chức không kể đó là đơn vị lớn hay nhỏ. Chính vì
vậy, công tác quản lý tài chính sẽ chi phối và tác động rất lớn đến tổ chức công
tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
1.1.3.1 Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quyết định đến việc hình thành, tạo lập
và sử dụng nguồn tài chính, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Bên
cạnh đó, việc tổ chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập phải
đảm bảo tuân thủ cơ chế tài chính do Nhà nước quy định.
Hiện nay, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được tuân thủ theo
quy định của Nghị định 16/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 về việc
“quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”. Theo Nghị định
16/2015/NĐ-CP thì đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ trong việc thực hiện
nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để
hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp
dịch vụ chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết
thu thập cho người lao động. Nhà nước thực hiện chủ trương xã hội hóa trong
việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội
để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN.
Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải
tuân thủ theo nguyên tắc:
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.
16
- Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với chịu trách nhiệm trước cơ quan quản
lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời
chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo
quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đơn vị sự nghiệp công lập được
tự chủ trên các mặt sau:
1.1.3.2 Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập
Muốn duy trì được hoạt động bình thường và phát triển, các đơn vị sự
nghiệp công lập cần được huy động các nguồn tài chính để đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất, mua sắm thiết bị chuyên môn, trả lương cho viên chức và đội ngũ
cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ…Vì vậy, việc huy động, khai thác, quản lý và
sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp tác động đến tổ
chức công tác kế toán ở các khâu huy động, quản lý và sử dụng nguồn tài chính
của đơn vị. Cụ thể:
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây là
nguồn thu mang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
nguồn tài chính cho các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự
nghiệp công lập khi sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo sử dụng đúng mục
đích, nội dung dự toán được giao, đúng tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.
Đây là một trong những đặc điểm nổi bật nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị
sự nghiệp công lập có tác động và chi phối đáng kể đến tổ chức công tác kế toán
trên một số nội dung cụ thể như tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài
khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, công tác kiểm tra kế
toán…
- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn ngân
sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi
phí; nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định và
nguồn thu khác. Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng
nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp công lập có xu hướng ngày càng tăng.
17
Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thu này hợp pháp
nhằm tăng cường nguồn lực tài chính cho đơn vị.
- Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật. Đây là các
khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước được nhưng có tác dụng hỗ
trợ đơn vị trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
1.1.3.3 Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại
các đơn vị sự nghiệp công lập
Công việc quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các
công việc: lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách.
Cụ thể:
-Lập dự toán ngân sách:
Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và
nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi ngân sách hàng
năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn.
Khi lập dự toán ngân sách, các đơn vị sự nghiệp công lập phải phản ánh
đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có
thẩm quyền ban hành, kể cả các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ và các khoản
vay. Trong quá trình lập dự toán ngân sách phải lập đúng mẫu biểu, thời gian
theo đúng quy định và lập chi tiết theo mục lục NSNN. Dự toán ngân sách của
các đơn vị sự nghiệp công lập được gửi đúng thời hạn đến các cơ quan chức
năng theo quy định của pháp luật.
- Chấp hành dự toán ngân sách:
Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài
chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị
thành hiện thực. Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp
công lập chủ động tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết
đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu – chi được giao, đồng thời phải có kế
hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và
có hiệu quả. Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán ngân sách, các đơn vị sự
nghiệp công lập cần tiến hành tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài
18
khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn
thu, từng khoản chi, quản lý quỹ lương, các quỹ và quản lý tài sản của đơn vị.
+ Quá trình chấp hành dự toán thu: Các đơn vị sự nghiệp công lập thực
hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu. Đối với các đơn
vị được sử dụng nhiều nguồn thu đồng thời, cần có biện pháp quản lý thống nhất
nhằm sử dụng các nguồn thu đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm. Chính vì
vậy, để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp công lập phải sử
dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó phải tổ chức hệ thống thông tin để ghi
nhận đầy đủ, kịp thời và liên tục quá trình chấp hành dự toán đã được xây dựng.
Muốn vậy các đơn vị phải tổ chức công tác kế toán khoa học từ việc tổ chức hệ
thống chứng từ ghi nhận các khoản thu, trên cơ sở đó tiến hành phân loại các
khoản thu, ghi chép trên hệ thống sổ kế toán và định kỳ thiết lập các báo cáo
tình hình huy động các nguồn thu.
+ Quá trình chấp hành dự toán chi: Các đơn vị sự nghiệp công lập phải có
kế hoạch theo dõi việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích để hoàn thành
nhiệm vụ được giao trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả. Trong cơ chế tự
chủ tài chính, thước đo các khoản chi của đơn vị có chấp hành đúng dự toán hay
không chính là quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để thủ
trưởng đơn vị điều hành việc sử dụng và quyết toán kinh phí từ nguồn NSNN
cấp cho hoạt động thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở
pháp lý để KBNN kiểm soát chi. Những nội dung chi trong quy chế chi tiêu nội
bộ đã có tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì phải thực
hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Những nội dung chi cần thiết phục vụ
cho hoạt động của đơn vị trong quy chế chi tiêu nội bộ nhưng Nhà nước chưa
ban hành chế độ thì thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm
vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.
Việc phải tính toán sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả
cao nhất là vấn đề quan tâm hàng đầu của quản lý tài chính. Muốn vậy các đơn
vị sự nghiệp công lập phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau, trong
đó có tổ chức vận dụng hệ thống phương pháp kế toán để thu thập, ghi nhận, xử
19
lý và cung cấp thông tin kịp thời các khoản chi theo từng nội dung chi, từng
nhóm chi, mục chi và thường xuyên tổ chức phân tích, đánh giá, tổng kết rút
kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra biện pháp tăng cường quản lý chi.
+ Quản lý quỹ lương.
Các đơn vị sự nghiệp công lập phải chấp hành đúng quỹ tiền lương được
duyệt tương ứng với số công chức, viên chức được giao theo chỉ tiêu biên chế
hàng năm. Nghiêm cấm việc sử dụng quỹ lương cho các mục đích khác và
ngược lại. Bên cạnh đó, việc chi trả quỹ tiền lương thực hiện đồng thời với việc
trích nộp BHXH, BHYT, BHTN và các khoản trích nộp khác theo quy định.
Việc lập dự toán, cấp phát và hạch toán quỹ tiền lương phải đúng mục lục
NSNN. Việc cấp phát, thanh toán quỹ tiền lương ở các đơn vị sự nghiệp công
lập phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và
cơ quan KBNN.
+ Quản lý tài sản nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo
các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho đơn vị quản
lý, sử dụng.
Thứ hai, tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục
đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng, hiệu quả, tiết kiệm.
Thứ ba, tài sản nhà nước phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị
theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua,
bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch
khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác. Việc hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị tài sản nhà nước đảm bảo
cho các đơn vị sự nghiệp công lập nắm được số lượng, giá trị và tình trạng tài
sản, từ đó đề ra các biện pháp quản lý phù hợp và phục vụ tốt công tác hoạch
định chính sách, chế độ.
Thứ tư, tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy
định.
20
Thứ năm, việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai,
minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải
đươc xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, về mặt quản lý và tổ chức thì những nguyên tắc quản lý tài sản
nhà nước có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức công tác kế toán của các đơn vị sự
nghiệp công lập từ khâu bắt đầu hình thành tài sản đến quản lý, sử dụng tài sản.
- Quyết toán thu-chi ngân sách.
Quyết toán thu-chi ngân sách là công việc cuối cùng của chu trình quản lý
tài chính. Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự
toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Để có thể tiến hành quyết
toán thu – chi, các đơn vị phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo
quyết toán ngân sách.
Nội dung chính của hệ thống BCTC và báo cáo quyết toán là trình bày một
cách tổng quát, toàn diện về tình hình thu, chi và cân đối ngân sách; tình hình
tiếp nhận, huy động, sử dụng các nguồn tài chính và sự vận động của các tài sản
sau một kỳ kế toán. Báo cáo quyết toán NSNN được lập trên cơ sở số liệu phải
chính xác, trung thực, nội dung phải theo đúng các nội dung ghi dự toán được
duyệt và phải báo cáo quyết toán chi mục lục NSNN. Báo cáo quyết toán năm
trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt hoặc tổng hợp phải có xác
nhận của KBNN đồng cấp.
Ngoài các nhân tố trên, khi tiến hành tổ chức công tác kế toán cũng cần
quan tâm đến các nhân tố khác như nhu cầu thông tin kế toán, yêu cầu quản ly
đơn vị, yêu cầu kiểm soát trong đơn vị…
1.2 Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp
công lập
1.2.1 Khái niệm, vai trò của tổ chức công tác kế toán
*Khái niệm
Thực chất quan điểm về tổ chức kế toán được hình thành và định hình
thông qua các định nghĩa về kế toán. Thực tế, do có nhiều cách tiếp cận về kế
21
toán nên tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán. Tuy có nhiều điểm khác
nhau nhưng các định nghĩa này đều thống nhất với nhau rằng: kế toán là một hệ
thống của những khái niệm và phương pháp, hướng dẫn chúng ta thu thập, đo
lường, xử lý và cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra những quyết định tài
chính hợp lý.
Do vậy, tổ chức công tác kế toán được hiểu là một hệ thống các phương
pháp cách thức phối hợp sử dụng phương tiện và kỹ thuật cũng như nguồn lực
của bộ máy kế toán thể hiện các chức năng và nhiệm vụ của kế toán đó là: Phản
ánh, đo lường, giám sát và thông tin bằng số liệu một cách trung thực, chính xác,
kịp thời đối tượng kế toán trong mối liên hệ mật thiết với các lĩnh vực quản lý
khác.
Tổ chức công tác kế toán là tổ chức vận dụng một cách khoa học các
phương pháp hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế
toán, các phương pháp tính giá và hệ thống báo cáo tài chính, tổ chức kiểm tra
kế toán. Quan điểm toàn diện và thống nhất này đảm bảo cho việc phân công
thực hiện các nhiệm vụ kế toán được tiến hành một cách khoa học và hiệu quả.
* Vai trò của tổ chức kế toán
Trong quá trình hoạt động, mục tiêu của các đơn vị sự nghiệp công lập là
tối đa hóa lợi ích. Việc tổ chức kế toán một cách hợp lý và khoa học sẽ giúp đơn
vị đạt được hiệu quả lớn nhất với chi phí thấp nhất. Vai trò quan trọng của tổ
chức công tác kế toán trong quản lý được thể hiện qua một số nội dung cơ bản
sau:
Thứ nhất, giúp kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng tài sản, nguồn kinh
phí và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị.
Thứ hai, cung cấp thông tin, tài liệu tổng hợp và chi tiết phục vụ cho việc
điều hành quản lý các hoạt động của đơn vị. Các thông tin này không chỉ đơn
thuần là các thông tin hiện tại mà còn bao gồm những thông tin quá khứ. Việc
cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động
quản lý và ra quyết định trong đơn vị.
22
Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp phát từ NSNN cũng
khiến cho tổ chức công tác kế toán phải tuân theo các chuẩn mực của kế toán
ngân sách nhà nước. Công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập phải cân đối
giữa các hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ chính trị được giao.
1.2.2 Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập
Kế toán là một trong các công cụ quản lý quan trọng của đơn vị sự nghiệp
công lập. Do vậy, tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là điều kiện cần
thiết để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán, đảm bảo được
chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp công lập.
Những nhiệm vụ chính của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp
công lập là:
Một là, tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị phù hợp với đặc điểm, điều
kiện tổ chức hoạt động, tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tài chính ở đơn vị,
đảm bảo đủ số lượng, có chất lượng, đảm bảo hoàn thành mọi nội dung công
việc kế toán của đơn vị với chi phí tiết kiệm nhất. Thực hiện kế hoạch hóa công
tác kế toán, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng nhân viên kế toán.
Xác định được mối quan hệ công việc giữa bộ phận kế toán với các bộ phận
quản lý khác trong đơn vị.
Hai là, xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với
các bộ phận quản lý khác trong đơn vị về các công việc liên quan đến công tác
kế toán và thu nhận, cung cấp thông tin kinh tế tài chính liên quan cho các nhà
quản lý.
Thực tế, để cung cấp thông tin phục vụ đáp ứng yêu cầu các ngành quản lý,
quản trị trong đơn vị, đòi hỏi sự liên quan và phối kết hợp giữa các bộ phận chức
năng trong toàn đơn vị. Mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng nhưng lại có mối quan
hệ mật thiết với nhau, tạo thành bộ máy quản lý toàn đơn vị. Do vậy, khi tổ chức
bộ máy kế toán cần xác định rõ nhiệm vụ và mối quan hệ về cung cấp thông tin
giữa bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng liên quan trong toàn đơn vị.
23
Ba là, tổ chức vận dụng chế độ kế toán, Luật kế toán đã ban hành với việc
lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị. Tổ
chức công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp công lập có nhiệm vụ tổ chức thực
hiện các phương pháp kế toán, tổ chức thực hiện và vận dụng các nguyên tắc kế
toán, Luật kế toán, chế độ kế toán theo quy định vào đơn vị cho đúng và phù
hợp để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý
đơn vị, đảm bảo kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Việc lựa chọn một
hình thức kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị cũng là một trong các
nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán, nhằm giúp đơn vị tổ chức thu nhận, xử
lý và cung cấp thông tin phù hợp và hiệu quả nhất.
Bốn là, tổ chức áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, khoa học quản
lý; từng bước trang bị và sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại. Tổ
chức bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kế
toán. Tổ chức phổ biến hướng dẫn các chế độ thể lệ về tài chính kế toán cho
công chức viên chức trong đơn vị. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ.
Trong điều kiện hiện nay, khoa học kỹ thuật thông tin phát triển rất nhanh
và tin học đã xâm nhập sâu vào khoa học quản lý, trở thành một yếu tố và
phương tiện quan trọng, không thể thiếu. Do đó, khi tổ chức công tác kế toán ở
đơn vị sự nghiệp công lập cần quán triệt nhiệm vụ ứng dụng những thành tựu
khoa học tiên tiến, hiện đại, sử dụng các chương trình phần mềm, trang thiết bị
kỹ thuật hỗ trợ tính toán, thiết lập hệ thống thông tin, khai thác và lưu trữ thông
tin cho hiệu quả.
Để phát huy tốt nhất các nội dung của tổ chức công tác kế toán thì các
nhiệm vụ cần phải được triển khai đồng bộ.
1.2.3 Những nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập
Tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập một cách khoa học và
hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của công tác kế
toán mà còn là nhân tố quan trọng thực hiện tốt quản lý kinh phí và bảo vệ tài
sản, tiền vốn của đơn vị, thực hiện tốt vai trò của kế toán là công cụ quản lý tài
chính trong đơn vị.
24
Muốn vậy trong hoạt động thực tiễn tổ chức công tác kế toán cần phải
tuân theo những nguyên tắc nhất định, dựa trên những nguyên tắc của bản thân
hoạt động kế toán và quan hệ giữa kế toán với các bộ phận khác trong hệ thống
quản lý. Bao gồm những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức công tác kế toán
phải phù hợp với đặc điểm cụ thể của đơn vị về: quy mô hoạt động, loại hình
hoạt động, đặc thù về quản lý của đơn vị, phù hợp với năng lực của cán bộ kế
toán ở đơn vị, phù hợp với thiết bị trang bị cho công tác tổ chức kế toán. Không
dập khuôn, cứng nhắc trong công tác tổ chức kế toán.
Nguyên tắc thống nhất: Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo mối liên
hệ với các bộ phận trong bộ máy quản lý trên các mặt về nhận và cung cấp
thông tin, thống nhất các bộ phận về nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu
kinh tế, thống nhất về đơn vị hạch toán và ký hạch toán, bảo đảm tính so sánh
được của các tài liệu kế toán với các tài liệu quản lý khác.
Nguyên tắc tuân thủ: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức công tác kế toán
phải tuân theo các văn bản pháp luật liên quan, tuân thủ điều lệ tổ chức kế toán
Nhà nước.
Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức công
tác kế toán phải thực sự khoa học, hiệu quả: nghiệp vụ đơn giản, dễ làm, dễ đối
chiếu và đảm bảo nhiệm vụ cung cấp thông tin cho nhà quản lý.
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức công tác kế
toán phải thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng, một số công việc cần được
phân công cho nhiều người, tránh phân công cho một người kiêm nhiệm như kế
toán tiền mặt không được kiêm thủ quỹ...
Những nguyên tắc trên phải được triển khai đồng bộ mới có thể phát huy
được tốt các nội dung của tổ chức công tác kế toán. Tổ chức công tác kế toán
chính là liên kết một cách có định hướng, mang tính hệ thống thông qua yếu tố
con người với mục đích tạo điều kiện cho công tác kế toán thực hiện tốt chức
năng và phát huy được vai trò của nó trong quản lý kinh tế.
25
1.3 Nội dung tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán trên góc độ tổ chức lao động kế toán là tập hợp đồng bộ
các nhân viên kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán với đầy
đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị. Các nhân viên kế
toán trong một bộ máy kế toán có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự
phân công lao động trong bộ máy kế toán. Mỗi cán bộ, nhân viên đều được quy
định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính
vị trí, lệ thuộc,chế ước lẫn nhau. Công tác kế toán hoạt động có hiệu quả là do
sự phân công, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các lao động kế toán theo tính
chất khác nhau của khối lượng công tác kế toán. Quan hệ giữa các lao động kế
toán trong bộ máy kế toán có thể được thể hiện theo các cách sau:
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Theo hình thức này, cả đơn
vị chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc kế toán
của đơn vị. Ở các bộ phận kinh doanh, dịch vụ,…không có tổ chức kế toán
riêng, chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch
toán ban đầu về các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh, chuyển chứng từ
hạch toán ban đầu về phòng kế toán theo định kỳ để phòng kế toán kiểm tra, ghi
chép sổ kế toán.
Ưu điểm: tập trung được thông tin phục vụ cho ghi chép các nghiệp vụ,
thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hóa công tác kế toán, thuận tiện
cho việc cơ giới hóa công tác kế toán, giảm nhẹ biên chế bộ máy kế toán của
đơn vị.
Nhược điểm: hạn chế việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với
mọi hoạt động của đơn vị; không cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho lãnh
đạo và quản lý ở từng đơn vị, bộ phận phụ thuộc.
26
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán:Theo hình thức này, ở đơn vị
có phòng kế toán trung tâm, các đơn vị phụ thuộc, các bộ phận đều có tổ chức kế
toán riêng (viện nghiên cứu có trạm, trại thí nghiệm, cơ quan hành chính có tổ
chức bộ phận kinh doanh dịch vụ…). Tổ chức kế toán ở các đơn vị, các bộ phận
phụ thuộc là đơn vị kế toán phụ thuộc chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công
việc kế toán ở bộ phận mình, kể cả phần kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết,
định kỳ phải lập các báo cáo tài chính gửi về phòng kế toán trung tâm. Phòng kế
toán trung tâm chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các phần hành công việc kế
toán phát sinh tại đơn vị, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở bộ phận phụ
thuộc, thu nhận, kiểm tra các báo cáo kế toán của bộ phận phụ thuộc gửi lên và
tổng hợp số liệu của đơn vị, bộ phận phụ thuộc cùng với báo cáo của đơn vị
chính để lập báo cáo kế toán toàn đơn vị.
Ưu điểm: tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với
hoạt động sản xuất sự nghiệp, kinh doanh dịch vụ,.. ở từng đơn vị, bộ phận phụ
thuộc, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho lãnh đạo và quản lý ở từng đơn
vị, bộ phận phù hợp với việc mở rộng phân cấp quản lý cho từng đơn vị,
Các nhân viên hạch toán ban
đầu ở các đơn vị phụ thuộc
Bộ phận kế
toán tập
hợp chi phí
Bộ phận kế
toán vật tư,
nguyên liệu,
tài sản cố
định
Bộ phận kế
toán tổng
hợp và kiểm
tra kế toán
Bộ phận kế
toán
…
Bộ phận kế
toán vốn
đầu tư xây
dựng cơ bản
Bộ phận
kế toán
các khoản
thuế
Kế toán tiền
lương và các
khoản trích
theo lương
Kế toán trưởng
Bộ phận tài
chính, kế
toán vốn
bằng tiền và
thanh toán
27
Nhược điểm: không cung cấp thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo
nghiệp vụ, biên chế bộ máy kế toán chung toàn đơn vị nhiều hơn hình thức tổ
chức công tác kế toán tập trung.
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán: hình thức
này là kết hợp hai hình thức nói trên nhằm phù hợp với đặc điểm, tính chất của
từng đơn vị. Theo mô hình này, các phần hành kế toán gắn với đơn vị thành viên
có thể được thực hiện trực tiếp tại các bộ phận, còn các phần hành khác được
thực hiện tại phòng kế toán trung tâm. Các đơn vị thành viên được giao một số
phần việc như lập các chứng từ và hạch toán chi tiết, còn phòng kế toán trung
tâm thực hiện hạch toán tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các đơn vị thành viên.
Ưu điểm: Đây là mô hình tổ chức bộ máy kế toán linh hoạt, phù hợp với
đặc điểm và điều kiện của mỗi đơn vị, nhờ vậy khắc phục được các nhược điểm
của hai mô hình trên như tạo điều kiện cho kế toán gắn liền với các hoạt động
của đơn vị, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động một cách có hiệu quả.
Kế toán trưởng
Bộ phận kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương
Bộ phận kế
toán chung
Bộ phận
kiểm tra kế
toán
Bộ phận kế
toán tổng
hợp
Bộ phận kế toán Tài sản cố
định, vật tư, công cụ dụng cụ
Bộ phận kế toán vốn bằng tiền
và thanh toán
Bộ phận tài
chính
Kế toán trưởng
Bộ phận kế toán tập hợp chi
phí
Bộ phận kế toán các khoản
thuế
Bộ phận kế toán tổng hợp và
kiểm tra kế toán
28
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Thông tin kế toán ban đầu là những thông tin về sự vận động của các đối
tượng kế toán. Đây là thông tin được hình thành từ các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính đã phát sinh và thật sự hoàn thành trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Do đó, thu thập thông tin kế toán ban đầu là thu thập thông tin ban đầu về các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị nhằm phục vụ cho quản lý kinh
tế, tài chính ở đơn vị.
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán là công việc khởi đầu của toàn bộ quy
trình kế toán và có ý nghĩa quyết định đối với tính trung thực, khách quan của số
liệu kế toán và báo cáo kế toán. Đồng thời thông tin kế toán ban đầu là căn cứ
Kế toán trưởng
(Trưởng phòng kế toán)
Bộ phận kế toán
tập hợp chi phí
Bộ phận kế
toán vật tư,
nguyên liệu,
tài sản cố định
Bộ phận kế
toán tổng
hợp và kiểm
tra kế toán
Bộ phận kế toán vốn bằng tiền
và thanh toán
Bộ phận tài
chính, kế toán
vốn bằng tiền
và thanh toán
Bộ phận kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương
Bộ phận kế toán các khoản
thuế
Bộ phận kế
toán các
khoản thuế
Bộ phận kế toán
tiền lương và
các khoản trích
theo lương
Bộ phận kế toán
vốn đầu tư xây
dựng cơ bản
Bộ phận kế
toán
…
Kế toán trưởng
(Trưởng phòng kế toán ở các đơn vị phụ thuộc)
Bộ phận kế toán vốn bằng tiền
và thanh toán
Bộ phận kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương
Bộ phận kế toán các khoản
thuế
29
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Như vậy, tổ chức
hệ thống chứng từ kế toán chính là công việc tổ chức thu nhân thông tin về nội
dung các nghiệp vụ, giao dịch kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị và kiểm tra
tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ và giao dịch đó.
Xét theo nội dung, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán là tổ chức ban hành,
ghi chép chứng từ, kiểm tra, luân chuyển chứng từ, lưu trữ các loại chứng từ
nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin, kiểm tra thông tin đó phục vụ cho
việc ghi sổ kế toán.
Xét theo mục đích thì tổ chức chứng từ kế toán chính là thiết kế hệ thống
thông tin ban đầu trên hệ thống các loại chứng từ được luân chuyển theo một trật
tự xác định nhằm các mục đích quản lý và thực hiện các giai đoạn tiếp theo của
quá trình hạch toán.
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập
bao gồm những công việc sau:
Thứ nhất, xác định danh mục chứng từ kế toán áp dụng ở đơn vị sự
nghiệp. Chứng từ kế toán là căn cứ để phân loại, tổng hợp các thông tin về các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến đối tượng kế toán. Tổ chức hệ thống
chứng từ kế toán thực chất là tổ chức hạch toán ban đầu có vai trò quan trọng
ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán. Tất cả các đơn vị sự nghiệp công
lập đều căn cứ vào hệ thống chứng từ kế toán theo quy định tại Chế độ kế toán
Sự nghiệp công lập ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế
độ kế toán hành chính sự nghiệp. Việc vận dụng hệ thống chứng từ do Bộ Tài
chính ban hành phải thực hiện đúng nguyên tắc, căn cứ, quy trình lập và mẫu
biểu theo quy định đối với chứng từ bắt buộc; còn các chứng từ hướng dẫn thì
các đơn vị có thể vận dụng linh hoạt cho phù hợp và thuận lợi cho công tác kế
toán.
Trong mỗi đơn vị có rất nhiều nghiệp vụ phát sinh một cách thường
xuyên. Do đó, để có thể ghi lại tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh,
các đơn vị khác nhau cần phải sử dụng các chứng từ kế toán khác nhau.
30
*Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán
Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến
đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm
tra toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý
của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân
chuyển chứng từ kế toán bao gồm những bước sau:
Bước 1: Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính
phát sinh.
- Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị đều
phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ
kinh tế tài chính phát sinh.
- Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh.
- Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt.
- Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng chữ số.
- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng
từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo
cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than.
Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các
liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng nội dung tất cả các liên chứng từ phải
giống nhau.
- Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung
quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm
căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán.
Bước 2: Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc
trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ.
- Kiểm tra chứng từ
+ Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi
chép trên chứng từ kế toán.
31
+ Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã ghi
trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu có liên quan.
+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
+ Khi kiểm tra chứng từ kế toán, nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính
sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước thì phải từ
chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho…) đồng thời báo cáo ngay bằng
văn bản cho thủ trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện
hành.
+ Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và
chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả
lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới căn cứ ghi sổ.
- Ký chứng từ:
+ Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên
chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử
theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký
bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì hoặc dấu
khắc sẵn chữ ký, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo
từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải
giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký
thì chữ ký lần sau phải giống với chữ ký các lần trước.
+ Không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội
dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký. Việc phân cấp ký trên chứng từ
kế toán do Thủ trưởng đơn vị quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý,
đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.
Bước 3: Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
- Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và các
chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả
lại, yêu cầu thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
- Sau khi kiểm tra, nhân viên kế toán thực hiện việc tính giá trên chứng từ
và ghi chép định khoản để hoàn thiện chứng từ.
32
- Khi nào chứng từ kế toán đã được kiểm tra và hoàn chỉnh mới được sử
dụng để làm căn cứ ghi sổ.
Bước 4: Lưu trữ, bảo quản và hủy chứng từ kế toán.
- Chứng từ kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn
trong quá trình sử dụng và lưu trữ.
- Chứng từ kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời han mười hai tháng kể
từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.
- Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ
chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo thời hạn sau đây:
+ Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành
của đơn vị kế toán, gồm cả những chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để
ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
+ Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ
kế toán và lập BCTC, sổ kế toán và BCTC năm, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
+ Lưu trữ vĩnh viễn đối với chứng từ kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa
quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.
*Kế hoạch luân chuyển chứng từ:
Kế hoạch luân chuyển chứng từ là con đường được thiết lập trước cho quá
trình vận động của chứng từ nhằm phát huy đầy đủ chức năng thông tin và kiểm
tra của chứng từ.
Khi xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ cần phải nắm rõ đặc điểm
của đơn vị hạch toán về quy mô, tổ chức sản xuất và quản lý; tình hình tổ chức
hệ thống thông tin; vị trí và đặc điểm luân chuyển của từng loại chứng từ.
Nội dung bắt buộc của một kế hoạch luân chuyển chứng từ là phải phản
ánh được từng khâu vận động của chứng từ như lập, kiểm tra, sử dụng, lưu trữ;
cần xác định rõ tên, địa chỉ, đối tượng chịu trách nhiệm trong từng khâu, xác
định nội dung công việc ở từng khâu, thời gian cần thiết từng khâu của quá trình
vận động.
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf

More Related Content

What's hot

Bàn về nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ và các loại hình Bảo hiểm nhân thọ đang đư...
Bàn về nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ và các loại hình Bảo hiểm nhân thọ đang đư...Bàn về nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ và các loại hình Bảo hiểm nhân thọ đang đư...
Bàn về nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ và các loại hình Bảo hiểm nhân thọ đang đư...
Luanvan84
 

What's hot (20)

Giới thiệu về Bảo hiểm Nhân thọ
Giới thiệu về Bảo hiểm Nhân thọGiới thiệu về Bảo hiểm Nhân thọ
Giới thiệu về Bảo hiểm Nhân thọ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư công TP Hà Nội, HAY
 
Bài tập quản trị tài chính doanh nghiệp
Bài tập quản trị tài chính doanh nghiệpBài tập quản trị tài chính doanh nghiệp
Bài tập quản trị tài chính doanh nghiệp
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Đồ án luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Đồ án luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhĐồ án luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Đồ án luận văn kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
 
Bài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-côngBài tập-kế-toán-công
Bài tập-kế-toán-công
 
Dự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đập
Dự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đậpDự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đập
Dự án khu du lịch văn hóa thể thao hồ đập
 
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
Bàn về nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ và các loại hình Bảo hiểm nhân thọ đang đư...
Bàn về nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ và các loại hình Bảo hiểm nhân thọ đang đư...Bàn về nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ và các loại hình Bảo hiểm nhân thọ đang đư...
Bàn về nghiệp vụ Bảo hiểm nhân thọ và các loại hình Bảo hiểm nhân thọ đang đư...
 
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGTBáo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
Báo cáo tốt nghiệp kế toán thuế GTGT
 
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựngTài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
 
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giảiBài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
Bài tập thuế xuất nhập khẩu có lời giải
 
Dự toán sản xuất kinh doanh
Dự toán sản xuất kinh doanhDự toán sản xuất kinh doanh
Dự toán sản xuất kinh doanh
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Tại...
 
giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2giáo trình kế toán quản trị P2
giáo trình kế toán quản trị P2
 
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt NamTiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
Tiểu luận: Thực trạng của thị trường bảo hiểm tài sản tại Việt Nam
 

Similar to Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Man_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Man_Ebook
 
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Man_Ebook
 
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Man_Ebook
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Man_Ebook
 
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Man_Ebook
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Man_Ebook
 

Similar to Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf (20)

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAYĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAY
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty Mai Hương, HAY
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Gi...
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình hành chính ...
 
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
Hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại Chi Cục Thuế Q...
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của kho bạc nhà nước, HAY!
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệ...
 
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
Các nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh ...
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần sản xuất
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần sản xuấtĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần sản xuất
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần sản xuất
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán thiết bị điện, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán thiết bị điện, 9đĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán thiết bị điện, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty buôn bán thiết bị điện, 9đ
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xây dựng, 9đĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xây dựng, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xây dựn...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xây dựn...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xây dựn...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần xây dựn...
 
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng số 1 - Gửi miễn p...
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng số 1 - Gửi miễn p...Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng số 1 - Gửi miễn p...
Đề tài: Công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng số 1 - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng số 1, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng số 1, HAYĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng số 1, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty xây dựng số 1, HAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdfHoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi Cục an toàn vệ sinh thực phầm Cần Thơ.pdf
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nạo vét và xây dựng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nạo vét và xây dựngĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nạo vét và xây dựng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nạo vét và xây dựng
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủyĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
 
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
Các yếu tố tác động đến lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị công lập tại th...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ -----  ----- NGUYỄN HỒNG HẠNH HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ -----  ----- NGUYỄN HỒNG HẠNH HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC TS. NGUYỄN MINH TIẾN CẦN THƠ, 2019
  • 3. i CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn này với tựa đề là “ Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ”, do học viên Nguyễn Hồng Hạnh thực hiện theo sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Minh Tiến. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 02/ 06 /2019. Ủy viên Ủy viên-Thư ký ----------------------- ------------------------ Phản biện 1 Phản biện 2 -------------------------- ------------------------- Chủ tịch Hội đồng -----------------------------
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo trường Đại học Tây Đô, tập thể lãnh đạo và các thầy cô giáo của Khoa sau đại học của trường. Tác giả đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo TS. Nguyễn Minh Tiến đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ đã giúp tác giả trả lời các phiếu điều tra, cung cấp các thông tin hữu ích giúp tác giả hoàn thành luận văn. Sau cùng, tác giả xin cảm ơn bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã động viên, chia sẻ với tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn. Cần Thơ, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Hạnh
  • 5. iii TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ, kết quả nghiên cứu là tìm ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ để đưa ra các kiến nghị cần thiết và phù hợp nhất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp điều tra, phỏng vấn; phương pháp thu thập tài liệu; phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu. Từ những dữ liệu thứ cấp như các văn bản quy định pháp luật, các tài liệu từ các giáo trình, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ liên quan, các báo cáo đã được kiểm toán của Ban quản lý dự án ODA,...kết hợp với việc thu thập thông tin thông qua phỏng vấn trực tiếp 20 chuyên gia cùng trong lĩnh vực, từ đó tổng hợp các dữ liệu qua các công cụ phân tích để đưa ra các đánh giá về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. Dựa trên cơ sở lý thuyết và phân tích số liệu thu thập được, nghiên cứu nêu ra được thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ, phản ánh khách quan những kết quả đạt được và những hạn chế cần tiếp tục được hoàn thiện, nâng cao trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nguyên nhân của hạn chế đó. Với những kết quả nghiên cứu trên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cho quá trình hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một khía cạnh của Ban quản lý dự án, chưa đại diện hết cho tất cả các đơn vị HCSN, ngoài ra do hạn chế về khả năng và thời gian thực hiện nên nghiên cứu chưa mang tính toàn diện cao.
  • 6. iv ABSTRACT The purpose of the research is to look at and evaluate the Organization of accounting at the ODA Management Department of Can Tho City, the results detected solutions to improve the Organization of accounting at the ODA Management Department of Can Tho City in order to give out necessary and suitable recommendations to improve the organization of accounting at the ODA Management Department of Can Tho City. Researching methods include investigation, interview, data collection, data generalization and analysis. From secondary documents such as legal documentations, course materials, doctor and master’s thesis, approved reports from the ODA Management Department of Can Tho city, … along with data collecting through direct interviews with 20 experts in the same field; generalize data by using analyzing tools along with all the information to give out evaluations for the organization of accounting at the ODA Management Department of Can Tho City. According to collected theoretical and analyzed evidences, the research was able to detect the status of the organization of accounting at the ODA Management Department of Can Tho City, reflecting the positive results that have been accomplished as well as the cons that need improvement and advancement according to the theoretical and practical fundamentals, as well as the causes of the cons. With all the results from the mentioned research, the author suggested some solutions for the improvement of the organization of accounting at the Project Management Department. However, this research was only done by part of the Project Management Department, it doesn’t fully represent the Administrative Agency, moreover, because of the limited capability and time limitation the research does not have high efficiency.
  • 7. v LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Hồng Hạnh, học viên cao học ngành Thạc sĩ Kế toán khóa 5A, Đại học Tây Đô, là người thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Ban quản lý dự án ODA Thành phố Cần Thơ”. Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích được trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Hạnh
  • 8. vi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài ...............................2 2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài......................................................................2 2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước:.....................................................................6 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................9 3.1 Mục tiêu chung..........................................................................................................9 3.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................9 4. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................9 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................9 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.............................................................10 7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................10 8. Bố cục của luận văn.................................................................................................11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP............................................................................12 1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.........................................................................................................................12 1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập ..............................................12 1.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.............................................14 1.1.3 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.............................................15 1.2 Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập..................................................................................................................................20 1.2.1 Khái niệm, vai trò của tổ chức công tác kế toán ..................................................20 1.2.2 Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập .....22 1.2.3 Những nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập.........23 1.3 Nội dung tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập ................25 1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................................25 1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán ......................................................................28 1.3.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán......................................................................33 1.3.4 Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán.........................................................................35 1.3.5 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán........................................................................38 1.3.6 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán........................................................................40 Tóm tắt chương 1.........................................................................................................42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA THÀNH PHỐ CẦN THƠ................................................43 2.1 Khái quát về ban quản lý dự án ODA .................................................................43 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án ODA ............................43
  • 9. vii 2.1.2 Đặc điểm hoạt động của Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ..............43 2.1.3 Tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ......................44 2.1.4 Đặc điểm quản lý tài chính của Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ..45 2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ........................................................................................................................50 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA........................................50 2.2.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ............................................................................................................................54 2.2.3 Tổ chức vận hành kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ......56 2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ..................................................................................................................69 2.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ..................................................................................................................74 2.2.6 Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ..................................................................................................................76 2.2.7 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ............................................................................................................................80 2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ .....................................................................................................81 2.3.1 Ưu điểm ..............................................................................................................81 2.3.2 Hạn chế...............................................................................................................83 2.3.3 Nguyên nhân.......................................................................................................86 Tóm tắt chương 2.........................................................................................................87 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..............................88 3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ......................................................................................88 3.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ......................................................................................89 3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ..................................................................................................................89 3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ ........................................................................................................90 3.3 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. ....................................................................................................91 3.3.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán ....................................................................91 3.3.2 Hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán...................................................91 3.3.3 Hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán ..................................................93 3.3.4 Hoàn thiện tổ chức hệ thống sổ sách kế toán .....................................................93 3.3.5 Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.....................................................94
  • 10. viii 3.3.6 Hoàn thiện tổ chức kiểm tra công tác kế toán ....................................................95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................96 1. Kết luận ....................................................................................................................96 2. Kiến nghị với cơ quan chức năng...........................................................................97 3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo...............................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................99 PHỤ LỤC 01 ..............................................................................................................102 PHỤ LỤC 02 ..............................................................................................................104
  • 11. ix DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung ..................................................26 Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán...................................................27 Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán......................28 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án ODA...........................................45 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Ban quản lý dự án ODA..............................51 Sơ đồ 2.3: Quy trình thu tiền mặt ..................................................................................59 Sơ đồ 2.4: Quy trình chi tiền mặt ..................................................................................60 Sơ đồ 2.5: Mô hình tăng TSCĐ.....................................................................................64 Sơ đồ 2.6: Mô hình thanh lý, điều chuyển tài sản cố định ............................................65
  • 12. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NSNN Ngân sách nhà nước HCSN Hành chính sự nghiệp BCTC Báo cáo tài chính KBNN Kho bạc nhà nước BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn TSCĐ Tài sản cố định TK Tài khoản TKCĐ Tài khoản chỉ định XDCB Xây dựng cơ bản
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế- tài chính của một tổ chức để phục vụ cho nhu cầu quản lý của các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn toàn cầu hoá nền kinh tế, sự cạnh tranh mang tính chất phức tạp, khốc liệt. Có thể nói, chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất luợng, hiệu quả quản lý, điều hành tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Kế toán có thể phát huy đầy đủ các chức năng của mình chỉ khi công tác kế toán của các đơn vị được tổ chức một cách khoa học, hợp lý và có một hệ thống kế toán hoàn chỉnh. Nền kinh tế nước ta những năm gần đây đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế và khu vực, trong xu thế đó tất yếu phải từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp với các nước trên thế giới. Theo đó, hệ thống pháp lý kế toán Việt Nam không ngừng được đổi mới và phát triển từng bước đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế-tiếp cận với các chuẩn mực kế toán quốc tế. Trên cơ sở hệ thống pháp lý về kế toán của Nhà nước, các đơn vị tiến hành tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình. Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị là một khâu của công tác tổ chức, quản lý và điều kiện để thực thi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phục vụ công tác quản lý; những nội dung tổ chức công tác kế toán là trọng tâm xuyên suốt trong quá trình xây dựng và vận dụng hệ thống pháp lý về kế toán vào từng đơn vị cụ thể. Tổ chức công tác kế toán tốt sẽ tạo điều kiện cho đơn vị có cơ hội phát huy tốt hơn thế mạnh và giảm thiểu tối đa những yếu kém trong quá trình hoạt động và phát triển của đơn vị. Trong tình hình phát triển và hội nhập như hiện nay, thành phố Cần Thơ trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương cũng đang từng bước đổi mới nâng cấp cơ sở hạ tầng phấn đấu xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc
  • 14. 2 gia văn minh hiện đại, xanh, sạch, đẹp. Thành phố đã nhận được nhiều sự quan tâm từ các tổ chức tài chính trên thế giới với mong muốn hỗ trợ thành phố Cần Thơ xứng đáng là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mêkong, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Từ những nhu cầu trên Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ tiền thân là Ban Quản lý dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long –Tiểu dự án thành phố Cần Thơ được thành lập nhằm quản lý các dự án đầu tư xây dựng có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Do tính đặc thù của công việc mà Ban Quản lý dự án ODA phải dần dần từng bước kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động để nhằm đáp ứng được nhu cầu mới. Với tư cách là một bộ phận của hệ thống các công cụ quản lý, kế toán cũng cần có sự đổi mới và hoàn thiện liên tục cho phù hợp. Chính vì vậy, việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ là một yêu cầu cấp bách và hết sức cần thiết. Luận văn với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ” được nghiên cứu với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề nêu trên. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài 2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài Trong các nghiên cứu trước đây về tổ chức hạch toán kế toán các tác giả chủ yếu đề cập đến nguyên lý và nguyên tắc chung về tổ chức hạch toán kế toán và đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán trong một số loại hình doanh nghiệp đặc thù. Riêng lĩnh vực tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị HCSN, trên thế giới chỉ có một số ít tác giả nghiên cứu. Trong số các tác giả đó là Earl R.Wilson, Leon E.Hay, Susan C.Kattelus đã cùng tham gia viết cuốn sách nổi tiếng tiêu đề là “Kế toán Nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận” (Accounting for Governmental and Nonprofit Entities) được xuất bản năm 2013. Đây có thể coi là một công trình nghiên cứu khá công phu về các khía cạnh hoạt động khác
  • 15. 3 nhau trong các tổ chức thuộc chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận. Các nội dung nghiên cứu trong cuốn sách bao gồm: các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung, hướng dẫn cách ghi nhận các sự kiện, cách thức lập các báo cáo tài chính cuối kỳ. Nghiên cứu cũng đi sâu vào phân tích tổ chức hạch toán kế toán của một số lĩnh vực đặc thù như giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…. Gần đây, trên thế giới có công trình nghiên cứu của các chuyên gia về kế toán lĩnh vực công như : GS.TS Jess W.Hughes – Trường đại học Old Dominition, Paul Sutcliffe – Chuyên gia tư vấn cao cấp thuộc liên đoàn kế toán quốc tế, Gillian Fawcett – Giám đốc lĩnh vực công ACCA toàn cầu, Reza Ali – Giám đốc phát triển kinh doanh ACCA khu vực Asean và Úc … trong các công trình nghiên cứu về thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, tình hình xây dựng và áp dụng trong các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới như Anh, Ấn Độ, Úc, Mỹ. Các công trình nghiên cứu này có điểm chung là nghiên cứu các mô hình áp dụng và xây dựng chuẩn mực kế toán lĩnh vực công, trên cơ sở đó đã làm rõ nội dung tổ chức công tác kế toán từ khâu chứng từ cho đến lập các BCTC trên cơ sở dồn tích và cơ sở kế toán tiền mặt cũng như tác dụng của mô hình trong việc công khai và minh bạch hệ thống tài chính của chính phủ, đặc biệt các nghiên cứu này cũng chỉ ra các lợi ích từ việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế và cơ sở kế toán dồn tích. Trong bài viết “Accruals accounting in the public sector: A road not always taken” (tạm dịch là: “ Kế toán dồn tích trong khu vực công: Một con đường không phải lúc nào cũng đi”) trên tạp chí Management Accounting Research tập 22 số 1 tháng 3 năm 2011, trang 36-45 của các tác giả Noel Hyndman và Ciaran Connolly đã đề cập đến một vấn đề trong tổ chức công tác kế toán, đó là hai nguyên tắc kế toán sử dụng trong vực công là kế toán dồn tích và kế toán tiền mặt, trong đó nghiên cứu tình hình thực tế của việc lựa chọn hai nguyên tắc này trong kế toán công ở Anh và Công hòa Ireland. Ban đầu, nhiều người tin tưởng rằng thực hiện kế toán dồn tích sẽ là cơ sở cung cấp thông tin thích hợp hơn cho việc đưa ra các quyết định trong hoạt động ở khu vực công. Tuy nhiên nghiên
  • 16. 4 cứu này cho thấy trong khi việc sử dụng kế toán dồn tích mang lại hiệu quả tích cực ở Anh thì ở Cộng hòa Ireland, nguyên tắc này không được lựa chọn bởi sự không thích hợp của nó, mặc dù tình hình thực tế ở Cộng hóa Ireland được cho rằng tương tự Anh. Nghiên cứu này đặt ra cho các nhà quản lý kế toán công câu hỏi về lựa chọn nguyên tắc kế toán sử dụng trong tổ chức của mình một cách phù hợp. Nguyên nhân dẫn tới sự lựa chọn nguyên tắc kế toán sử dụng trong khu vực công của hai quốc gia trên cũng được đề cập trong nghiên cứu này. Nghiên cứu của các tác giả Nur Barizah, Abu Bakar và Saleh, Zakiah năm 2011 với tiêu đề “Public Sector Accounting Research in Malaysia: Identifying Gaps and Opportunities” (tạm dịch là: Nghiên cứu kế toán công ở Malaysia: Xác định khoảng cách và cơ hội). Nghiên cứu này rất hữu ích cho những người hành nghề cần xác định xu hướng nghiên cứu kế toán khu vực công trong bối cảnh của một quốc gia đang phát triển, đặc biệt là về các vấn đề được đề cập và loại thực thể khu vực công đang được nghiên cứu. Biết điều này sẽ giúp họ có cái nhìn sâu sắc và hiểu biết hơn về sự phát triển của các nghiên cứu trong khu vực và quan trọng hơn là có thể đề xuất các lĩnh vực nghiên cứu trong tương lai sẽ giúp họ quản lý các cơ quan hành chính công một cách hiệu quả và hiệu quả. Các tác giả này cho rằng có nhiều nghiên cứu về kế toán trong lĩnh vực công mặc dù mang ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các quốc gia nhưng hầu như nó chỉ được thực hiện chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển cao như Anh, Mỹ, Úc và các nước Châu Âu. Những nghiên cứu về các quốc gia khác trên thế giới chỉ đại diện cho một tỷ lệ nhỏ nghiên cứu về kế toán trong lĩnh vực công trong bối cảnh các nước đang phát triển. Nghiên cứu về kế toán công của bốn tác giả Ehsan Rayegan, Mehdi Parveizi, Kamran Nazari và Mostafa Emami được đăng trên “Interdisciplinary Journal of Contemporary Business Research” số 3, số 9 năm 2012 với tiêu đề “Government Accounting: An Assessment of Theory, Purposes and Standards” ( tạm dịch “Kế toán công: Đánh giá về lý thuyết, mục tiêu và các tiêu chuẩn”) đã đưa ra sự tổng hợp các vấn đề trong thực hiện kế toán của các đơn vị công lập, trong đó bao gồm công tác tổ chức kế toán dựa trên hai nguyên tắc là kế toán
  • 17. 5 tiền mặt và kế toán dồn tích. Bài viết cũng đề cập đến vai trò, trách nhiệm của Chính phủ đối với công tác kế toán: chương trình đổi mới công tác quản lý tài chính công và các vấn đề liên quan đến NSNN. Đề xuất một số nguyên tắc kế toán mở rộng để thúc đẩy trách nhiệm trong việc giải trình thực hiện công tác kế toán liên quan đến nghĩa vụ kinh tế và chính trị cũng được đưa ra trong nghiên cứu này. Một nghiên cứu khác trong lĩnh vực tổ chức công tác kế toán công là nghiên cứu của Lasse Oulasvirta trường đại học Tampere ở Phần Lan được đăng năm 2014 với tiêu đề “ The reluctance of a developed country to choose International Puplic Sector Accounting Standards of the IFAC. A critical case study” (tạm dịch là: Sự thờ ơ của các nước phát triển trong việc lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn kế toán công quốc tế của Liên đoàn kế toán quốc tế - Nghiên cứu trường hợp điều chỉnh). Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân một nước phát triển điển hình như Phần Lan từ chối áp dụng tiêu chuẩn kế toán công quốc tế của Liên đoàn kế toán Quốc tế - Nghiên cứu trường hợp điều chỉnh). Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân một nước phát triển điển hình như Phần Lan từ chối áp dụng tiêu chuẩn kế toán công quốc tế trong hoạt động tổ chức công tác kế toán của mình. Bài viết cũng đề cập đến tình hình áp dụng tiêu chuẩn kế toán công quốc tế trong hoạt động tổ chức công tác kế toán ở các nước Châu Âu và đặc biệt khu vực Bắc Âu. Qua nghiên cứu này, vấn đề được đặt ra đối với công tác tổ chức kế toán công là ứng dụng một cách linh hoạt, hợp lý các tiêu chuẩn kế toán công quốc tế đối với từng quốc gia. Trên đây, luận văn đã trình bày một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài liên quan đến tổ chức công tác kế toán công. Các nghiên cứu này rất đa dạng và phong phú. Những vấn đề nghiên cứu thường xoay quanh hiệu quả thực hiện các nguyên tắc kế toán, việc áp dụng CMKT trong thực hiện công tác kế toán hay nêu ra khung lý thuyết trong tổ chức công tác kế toán,… Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện ở những nước có nền kinh tế phát triển cao và là nghiên cứu chung về lĩnh vực kế toán công. Chính vì vậy, khoảng
  • 18. 6 trống nghiên cứu cho các trường hợp cụ thể và vận dụng các nguyên tắc trong tổ chức công tác kế toán là lớn, đặc biệt ở những nước đang phát triển và cũng chưa nghiên cứu cụ thể cho tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực XDCB. 2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước: Tổ chức kế toán là công việc tổ chức bộ máy kế toán, vận dụng các phương pháp kế toán để thu thập, xử lý, và cung cấp thông tin trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ tài chính hiện hành nhằm phát huy hết vai trò của hạch toán kế toán góp phần quản lý, điều hành đơn vị có hiệu quả. Chính vì vậy trong những năm qua, đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu các góc độ, lĩnh vực, khía cạnh nghiên cứu khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực sự nghiệp công lập có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội như y tế, văn hóa, giáo dục, tài nguyên môi trường, thông tin truyền thông. Đối với các sự nghiệp thuộc lĩnh vực khác thường có ít đề tài nghiên cứu. Dưới đây là một số công trình đã nghiên cứu về tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp: Tác giả Nguyễn Thị Minh Hường năm 2004 nghiên cứu đề tài “Tổ chức kế toán ở các trường Đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo”.Đề tài đã nghiên cứu lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán nói chung áp dụng cho mọi đơn vị kế toán mà không đi vào tìm hiểu tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp. Các kiến nghị và giải pháp chủ yếu đề cập đến vấn đề quản lý tài chính chứ không đi sâu vào việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ở trường đại học. Tác giả Ngô Thị Hồng Hạnh năm 2007 nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các Ban quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa bàn Hà Nội”. Đề tài đã nghiên cứu lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp, trên cơ sở đó làm rõ thực trạng các nội dung tổ chức công tác kế toán tại các Ban quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa bàn Hà Nội như: tổ chức vận dụng chứng từ, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và tổ chức báo cáo kế toán, từ đó luận văn đưa ra
  • 19. 7 những giải pháp cho việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các Ban quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, các giải pháp luận văn đưa ra còn chung chung, chưa mang tính cụ thể, tính sát thực. Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương năm 2011 nghiên cứu đề tài “Tổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án cầu Rồng”. Trên cơ sở phân tích những lý luận về kế toán xây dựng cơ bản và tổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản, tác giả đã khái quát được những ưu, nhược điểm của tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án cầu Rồng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức công tác kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án cầu Rồng với mục tiêu đảm bảo cho công tác kế toán tại đơn vị đi vào hoạt động một cách có hiệu quả và nề nếp. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng tới việc nghiên cứu nội dung kế toán xây dựng cơ bản tại Ban quản lý dự án cầu Rồng, chưa nghiên cứu nội dung kế toán tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống việc tổ chức công tác kế toán dự án. Tác giả Trần Thị Quỳnh năm 2013 nghiên cứu đề “Hoàn thiện tổ chức kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại”. Đề tài đã đưa ra những lý luận, khái niệm cơ bản về đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin nói chung và thông tin thương mại nói riêng. Thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại, đề tài cũng đưa ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đó. Tuy nhiên những vấn đề được nêu lên trong đề tài là toàn bộ hoạt động kế toán chứ không đi phân tích sâu về kế toán hoạt động thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu ngành thông tin thương mại. Do đó chưa thể cung cấp đầy đủ cơ sở lý luận và giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu khác. Tác giả Nguyễn Đức Dương Luận năm 2014 nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại bệnh viện sản Nhi tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài đã đưa ra được các lý luận cơ bản về cơ chế tài chính, quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Về công tác kế toán, đề tài đã nghiên cứu thực trạng
  • 20. 8 công tác kế toán tại đơn vị này, trong đó có các hoạt động tổ chức kế toán và đưa ra các phương hướng, biện pháp hoàn thiện công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y. Tuy nhiên đề tài chưa phản ánh hết các nội dung tổ chức kế toán, chưa bám sát được vào các cơ chế quản lý của Nhà nước hiện hành, rất nhiều các chính sách, chế độ được ban hành mới, chưa nêu ra được những giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán hợp lý. Tác giả Trần Phương Linh năm 2016 “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật”. Đề tài đã khái quát được những vấn đề cơ bản trong tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp có thu, chỉ ra thực trạng cơ chế quản lý tài chính, các nội dung trong tổ chức công tác kế toán tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật. Về cơ sở lý thuyết, luận văn chưa đi sâu vào phân tích trong tổ chức bộ máy kế toán đặc biệt về đặc điểm lao động kế toán, xây dựng quy chế hoạt động của bộ máy kế toán, chưa chỉ ra những yêu cầu của tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý. Luận văn đã chỉ ra những tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính, tuy nhiên chưa chỉ ra được những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại ấy. Các luận văn này hầu hết tập trung vào hệ thống kê lý thuyết về tổ chức công tác kế toán, nghiên cứu thực trang tổ chức công tác kế toán và đưa ra giải pháp đối với việc hoàn thiện tổ chức kế toán. Mỗi luận văn nghiên cứu về một loại đơn vị sự nghiệp riêng biệt với các đặc thù khác nhau trong các lĩnh vực. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước về tổ chức công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, trong lĩnh vực XDCB có yếu tố vốn nước ngoài, các công trình nghiên cứu còn hạn chế. Do đó, các công trình nghiên cứu trên được coi là cơ sở để tác giả kế thừa những ưu, nhược điểm và kết quả nghiên cứu đã đạt được đồng thời khắc phục những hạn chế của các công trình nghiên cứu, vận dụng vào nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ”.
  • 21. 9 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục tiêu chung Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập và đánh giá tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. Từ đó tìm ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán cũng như đưa ra các kiến nghị cần thiết và phù hợp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. 3.2 Mục tiêu cụ thể + Đánh giá cơ bản thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. + Xác định những vấn đề còn tồn tại có trong tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. + Đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị để có thể nâng cao vai trò của công tác kế toán trong việc quản lý tài chính tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. 4. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ như thế nào? Những vấn đề còn tồn tại trong tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ là gì? Có những giải pháp nào nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: luận văn nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập từ năm 2016-2018 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ.
  • 22. 10 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn trình bày khái quát, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn phân tích và đánh giá về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ nói riêng. Từ đó có thể vận dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung. 7. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu tổ chức công tác kế toán tại Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ, tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu, nghiên cứu tài liệu và đánh giá vấn đề, cụ thể là: Phương pháp điều tra, phỏng vấn: là phương pháp được tác giả điều tra thông tin qua Bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan. Bước 1: Tác giả xác định nguồn thông tin cần thu thập phục vụ cho đề tài của luận văn và các đối tượng điều tra, phỏng vấn. Nguồn thông tin được thu thập từ các cán bộ cấp quản lý, chuyên viên kế toán trong Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ và các Ban quản lý dự án trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Bước 2: Thiết lập bảng hỏi và thiết kế các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để thu thập dữ liệu sơ cấp. Bước 3: Thực hiện điều tra, phỏng vấn với các đối tượng đã xác định và thu thập dữ liệu thứ cấp. Trong quá trình điều tra, phỏng vấn tác giả thực hiện phát bảng câu hỏi trực tiếp hoặc qua hình thức gửi mail. Sau khi nhận được kết quả khảo sát thực tế, tác giả tổng hợp dữ liệu từ các bảng hỏi đã được trả lời làm tài liệu thực hiện nghiên cứu cho luận văn
  • 23. 11 Phương pháp thu thập tài liệu: tác giả thu thập thông tin từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các báo cáo có liên quan đến hoạt động của phòng Kế toán và từ các nguồn thông tin khác như sách tham khảo, các website, báo,... Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: tác giả tổng hợp các dữ liệu đã thu thập được qua các công cụ phân tích để đưa ra các đánh giá về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập. - Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Ban quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ. Tóm tắt Phần mở đầu: Trong phần này tác giả đã xác định được tính cấp thiết của việc chọn đề tài, xác định được các mục tiêu cần nghiên cứu của đề tài. Dựa trên các câu hỏi nghiên cứu để xác định hướng nghiên cứu của đề tài, xác định được phương pháp nghiên cứu áp dụng cho đề tài cũng như xác định được ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
  • 24. 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.1 Khái niệm, đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập 1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập * Khái niệm Theo khoản 1 điều 9 của Luật viên chức “đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước”. Như vậy, đơn vị sư nghiệp công lập được thành lập với mục tiêu đáp ứng và hỗ trợ hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Do vậy các đơn vị này thường có nguồn thu từ ngân sách nhà nước. Điều này khiến cho hoạt động quản lý tài chính nói chung và công tác tổ chức kế toán nói riêng phải được tuân thủ theo các quy định và chuẩn mực của Nhà nước. * Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập Tùy thuộc quan điểm, cách tiếp cận hoặc do các yêu cầu quản lý nhà nước mà các đơn vị sự nghiệp công lập được phân chia theo các tiêu thức khác nhau. Theo tính chất công cộng hay cá nhân của dịch vụ cung cấp thì đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công cộng thuần túy và đơn vị sự nghiệp cung cấp các dịch vụ công cộng có tính chất cá nhân. Theo chủ thể quản lý thì đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành: - Đơn vị sự nghiệp công lập do trung ương quản lý, bao gồm: Đài truyền hình Việt Nam, các bệnh viện, trường trung học do trung ương quản lý… - Đơn vị sự nghiệp công lập do địa phương quản lý, bao gồm: Đài truyền hình tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường học do địa phương quản lý… Theo quan điểm về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định 16/2015/CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
  • 25. 13 - Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động) là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị. - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được NSNN cấp (gọi tắt là đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động) là các đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trải toàn bộ các chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị. - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động). Theo lĩnh vực hoạt động thì đơn vị sự nghiệp công lập được chia thành: - Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề bao gồm các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, đại học, học viện … - Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thông tin nghệ thuật bao gồm các đoàn nghệ thuật, nhà văn hóa thông tin, bảo tang, trung tâm thông tin triển lãm, thư viện công cộng, đài phát thanh truyền hình … - Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao bao gồm: Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao, các câu lạc bộ thể dục thể thao … - Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh như các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các bộ, ngành, địa phương; cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, các trường đào tạo y dược; các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, các trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe …
  • 26. 14 - Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực khác bao gồm các viện tư vấn, thiết kế, quy hoạch đô thị nông thôn, các trạm kiến nông … 1.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập Đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập rất đa dạng, bắt nguồn từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Tuy các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau như đều mang những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập là không vì lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng. Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường. Nhờ đó sẽ hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực, thuc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa, tinh thần của nhân dân. Thứ hai, sản phẩm của các đơn vị sự nghiệp công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững, lâu dài cho xã hội. Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp công lập tạo ra chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về sức khỏe, tri thức, văn hóa, đạo đức, xã hội… Đây là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiều người, cho nhiều đối tượng trên phạm vi rộng. Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Tóm lại, đặc điểm, lĩnh vực hoạt động và mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được xem là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập.
  • 27. 15 1.1.3 Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh và theo dõi tình hình thu chi, tình hình quyết toán ngân sách để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo … do đó, việc quản lý tài chính có hiệu quả hay không là nguyên nhân dẫn đến sự thành công hay thất bại của các đơn vị, tổ chức không kể đó là đơn vị lớn hay nhỏ. Chính vì vậy, công tác quản lý tài chính sẽ chi phối và tác động rất lớn đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập. 1.1.3.1 Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập Cơ chế quản lý tài chính có vai trò quyết định đến việc hình thành, tạo lập và sử dụng nguồn tài chính, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó, việc tổ chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo tuân thủ cơ chế tài chính do Nhà nước quy định. Hiện nay, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập được tuân thủ theo quy định của Nghị định 16/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 về việc “quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập”. Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ, tự chủ về tổ chức bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu thập cho người lao động. Nhà nước thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN. Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm phải tuân thủ theo nguyên tắc: - Hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật.
  • 28. 16 - Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết định của mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đơn vị sự nghiệp công lập được tự chủ trên các mặt sau: 1.1.3.2 Nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập Muốn duy trì được hoạt động bình thường và phát triển, các đơn vị sự nghiệp công lập cần được huy động các nguồn tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị chuyên môn, trả lương cho viên chức và đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ…Vì vậy, việc huy động, khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp tác động đến tổ chức công tác kế toán ở các khâu huy động, quản lý và sử dụng nguồn tài chính của đơn vị. Cụ thể: - Nguồn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây là nguồn thu mang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập khi sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích, nội dung dự toán được giao, đúng tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật nguồn tài chính đầu tư cho các đơn vị sự nghiệp công lập có tác động và chi phối đáng kể đến tổ chức công tác kế toán trên một số nội dung cụ thể như tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo kế toán, công tác kiểm tra kế toán… - Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí; nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định và nguồn thu khác. Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp công lập có xu hướng ngày càng tăng.
  • 29. 17 Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thu này hợp pháp nhằm tăng cường nguồn lực tài chính cho đơn vị. - Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật. Đây là các khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước được nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực thi nhiệm vụ. 1.1.3.3 Quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại các đơn vị sự nghiệp công lập Công việc quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm các công việc: lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách. Cụ thể: -Lập dự toán ngân sách: Lập dự toán ngân sách là quá trình phân tích, đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu thu, chi ngân sách hàng năm một cách đúng đắn, có căn cứ khoa học và thực tiễn. Khi lập dự toán ngân sách, các đơn vị sự nghiệp công lập phải phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, kể cả các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ và các khoản vay. Trong quá trình lập dự toán ngân sách phải lập đúng mẫu biểu, thời gian theo đúng quy định và lập chi tiết theo mục lục NSNN. Dự toán ngân sách của các đơn vị sự nghiệp công lập được gửi đúng thời hạn đến các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật. - Chấp hành dự toán ngân sách: Chấp hành dự toán là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực. Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu – chi được giao, đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán ngân sách, các đơn vị sự nghiệp công lập cần tiến hành tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài
  • 30. 18 khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán để theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu, từng khoản chi, quản lý quỹ lương, các quỹ và quản lý tài sản của đơn vị. + Quá trình chấp hành dự toán thu: Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu. Đối với các đơn vị được sử dụng nhiều nguồn thu đồng thời, cần có biện pháp quản lý thống nhất nhằm sử dụng các nguồn thu đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm. Chính vì vậy, để đạt được các yêu cầu trên đòi hỏi các đơn vị sự nghiệp công lập phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó phải tổ chức hệ thống thông tin để ghi nhận đầy đủ, kịp thời và liên tục quá trình chấp hành dự toán đã được xây dựng. Muốn vậy các đơn vị phải tổ chức công tác kế toán khoa học từ việc tổ chức hệ thống chứng từ ghi nhận các khoản thu, trên cơ sở đó tiến hành phân loại các khoản thu, ghi chép trên hệ thống sổ kế toán và định kỳ thiết lập các báo cáo tình hình huy động các nguồn thu. + Quá trình chấp hành dự toán chi: Các đơn vị sự nghiệp công lập phải có kế hoạch theo dõi việc sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm và hiệu quả. Trong cơ chế tự chủ tài chính, thước đo các khoản chi của đơn vị có chấp hành đúng dự toán hay không chính là quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để thủ trưởng đơn vị điều hành việc sử dụng và quyết toán kinh phí từ nguồn NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở pháp lý để KBNN kiểm soát chi. Những nội dung chi trong quy chế chi tiêu nội bộ đã có tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị trong quy chế chi tiêu nội bộ nhưng Nhà nước chưa ban hành chế độ thì thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị. Việc phải tính toán sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt hiệu quả cao nhất là vấn đề quan tâm hàng đầu của quản lý tài chính. Muốn vậy các đơn vị sự nghiệp công lập phải sử dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có tổ chức vận dụng hệ thống phương pháp kế toán để thu thập, ghi nhận, xử
  • 31. 19 lý và cung cấp thông tin kịp thời các khoản chi theo từng nội dung chi, từng nhóm chi, mục chi và thường xuyên tổ chức phân tích, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra biện pháp tăng cường quản lý chi. + Quản lý quỹ lương. Các đơn vị sự nghiệp công lập phải chấp hành đúng quỹ tiền lương được duyệt tương ứng với số công chức, viên chức được giao theo chỉ tiêu biên chế hàng năm. Nghiêm cấm việc sử dụng quỹ lương cho các mục đích khác và ngược lại. Bên cạnh đó, việc chi trả quỹ tiền lương thực hiện đồng thời với việc trích nộp BHXH, BHYT, BHTN và các khoản trích nộp khác theo quy định. Việc lập dự toán, cấp phát và hạch toán quỹ tiền lương phải đúng mục lục NSNN. Việc cấp phát, thanh toán quỹ tiền lương ở các đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản và cơ quan KBNN. + Quản lý tài sản nhà nước trong đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Thứ nhất, mọi tài sản nhà nước đều được Nhà nước giao cho đơn vị quản lý, sử dụng. Thứ hai, tài sản nhà nước phải được đầu tư, trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, đảm bảo công bằng, hiệu quả, tiết kiệm. Thứ ba, tài sản nhà nước phải được hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị theo quy định của pháp luật. Việc xác định giá trị tài sản trong quan hệ mua, bán, thuê, cho thuê, liên doanh, liên kết, thanh lý tài sản hoặc trong các giao dịch khác được thực hiện theo cơ chế thị trường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc hạch toán đầy đủ về hiện vật và giá trị tài sản nhà nước đảm bảo cho các đơn vị sự nghiệp công lập nắm được số lượng, giá trị và tình trạng tài sản, từ đó đề ra các biện pháp quản lý phù hợp và phục vụ tốt công tác hoạch định chính sách, chế độ. Thứ tư, tài sản nhà nước được bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ theo chế độ quy định.
  • 32. 20 Thứ năm, việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước phải đươc xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Như vậy, về mặt quản lý và tổ chức thì những nguyên tắc quản lý tài sản nhà nước có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức công tác kế toán của các đơn vị sự nghiệp công lập từ khâu bắt đầu hình thành tài sản đến quản lý, sử dụng tài sản. - Quyết toán thu-chi ngân sách. Quyết toán thu-chi ngân sách là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính. Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo. Để có thể tiến hành quyết toán thu – chi, các đơn vị phải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách. Nội dung chính của hệ thống BCTC và báo cáo quyết toán là trình bày một cách tổng quát, toàn diện về tình hình thu, chi và cân đối ngân sách; tình hình tiếp nhận, huy động, sử dụng các nguồn tài chính và sự vận động của các tài sản sau một kỳ kế toán. Báo cáo quyết toán NSNN được lập trên cơ sở số liệu phải chính xác, trung thực, nội dung phải theo đúng các nội dung ghi dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán chi mục lục NSNN. Báo cáo quyết toán năm trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt hoặc tổng hợp phải có xác nhận của KBNN đồng cấp. Ngoài các nhân tố trên, khi tiến hành tổ chức công tác kế toán cũng cần quan tâm đến các nhân tố khác như nhu cầu thông tin kế toán, yêu cầu quản ly đơn vị, yêu cầu kiểm soát trong đơn vị… 1.2 Khái quát chung về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập 1.2.1 Khái niệm, vai trò của tổ chức công tác kế toán *Khái niệm Thực chất quan điểm về tổ chức kế toán được hình thành và định hình thông qua các định nghĩa về kế toán. Thực tế, do có nhiều cách tiếp cận về kế
  • 33. 21 toán nên tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán. Tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng các định nghĩa này đều thống nhất với nhau rằng: kế toán là một hệ thống của những khái niệm và phương pháp, hướng dẫn chúng ta thu thập, đo lường, xử lý và cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra những quyết định tài chính hợp lý. Do vậy, tổ chức công tác kế toán được hiểu là một hệ thống các phương pháp cách thức phối hợp sử dụng phương tiện và kỹ thuật cũng như nguồn lực của bộ máy kế toán thể hiện các chức năng và nhiệm vụ của kế toán đó là: Phản ánh, đo lường, giám sát và thông tin bằng số liệu một cách trung thực, chính xác, kịp thời đối tượng kế toán trong mối liên hệ mật thiết với các lĩnh vực quản lý khác. Tổ chức công tác kế toán là tổ chức vận dụng một cách khoa học các phương pháp hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, các phương pháp tính giá và hệ thống báo cáo tài chính, tổ chức kiểm tra kế toán. Quan điểm toàn diện và thống nhất này đảm bảo cho việc phân công thực hiện các nhiệm vụ kế toán được tiến hành một cách khoa học và hiệu quả. * Vai trò của tổ chức kế toán Trong quá trình hoạt động, mục tiêu của các đơn vị sự nghiệp công lập là tối đa hóa lợi ích. Việc tổ chức kế toán một cách hợp lý và khoa học sẽ giúp đơn vị đạt được hiệu quả lớn nhất với chi phí thấp nhất. Vai trò quan trọng của tổ chức công tác kế toán trong quản lý được thể hiện qua một số nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, giúp kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng tài sản, nguồn kinh phí và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Thứ hai, cung cấp thông tin, tài liệu tổng hợp và chi tiết phục vụ cho việc điều hành quản lý các hoạt động của đơn vị. Các thông tin này không chỉ đơn thuần là các thông tin hiện tại mà còn bao gồm những thông tin quá khứ. Việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý và ra quyết định trong đơn vị.
  • 34. 22 Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp phát từ NSNN cũng khiến cho tổ chức công tác kế toán phải tuân theo các chuẩn mực của kế toán ngân sách nhà nước. Công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập phải cân đối giữa các hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ chính trị được giao. 1.2.2 Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập Kế toán là một trong các công cụ quản lý quan trọng của đơn vị sự nghiệp công lập. Do vậy, tổ chức công tác kế toán khoa học và hợp lý là điều kiện cần thiết để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và vai trò của kế toán, đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp công lập. Những nhiệm vụ chính của tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập là: Một là, tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị phù hợp với đặc điểm, điều kiện tổ chức hoạt động, tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tài chính ở đơn vị, đảm bảo đủ số lượng, có chất lượng, đảm bảo hoàn thành mọi nội dung công việc kế toán của đơn vị với chi phí tiết kiệm nhất. Thực hiện kế hoạch hóa công tác kế toán, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng nhân viên kế toán. Xác định được mối quan hệ công việc giữa bộ phận kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị. Hai là, xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị về các công việc liên quan đến công tác kế toán và thu nhận, cung cấp thông tin kinh tế tài chính liên quan cho các nhà quản lý. Thực tế, để cung cấp thông tin phục vụ đáp ứng yêu cầu các ngành quản lý, quản trị trong đơn vị, đòi hỏi sự liên quan và phối kết hợp giữa các bộ phận chức năng trong toàn đơn vị. Mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành bộ máy quản lý toàn đơn vị. Do vậy, khi tổ chức bộ máy kế toán cần xác định rõ nhiệm vụ và mối quan hệ về cung cấp thông tin giữa bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng liên quan trong toàn đơn vị.
  • 35. 23 Ba là, tổ chức vận dụng chế độ kế toán, Luật kế toán đã ban hành với việc lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị. Tổ chức công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp công lập có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, tổ chức thực hiện và vận dụng các nguyên tắc kế toán, Luật kế toán, chế độ kế toán theo quy định vào đơn vị cho đúng và phù hợp để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý đơn vị, đảm bảo kế toán thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Việc lựa chọn một hình thức kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị cũng là một trong các nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán, nhằm giúp đơn vị tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phù hợp và hiệu quả nhất. Bốn là, tổ chức áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý; từng bước trang bị và sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ kế toán. Tổ chức phổ biến hướng dẫn các chế độ thể lệ về tài chính kế toán cho công chức viên chức trong đơn vị. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ. Trong điều kiện hiện nay, khoa học kỹ thuật thông tin phát triển rất nhanh và tin học đã xâm nhập sâu vào khoa học quản lý, trở thành một yếu tố và phương tiện quan trọng, không thể thiếu. Do đó, khi tổ chức công tác kế toán ở đơn vị sự nghiệp công lập cần quán triệt nhiệm vụ ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến, hiện đại, sử dụng các chương trình phần mềm, trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ tính toán, thiết lập hệ thống thông tin, khai thác và lưu trữ thông tin cho hiệu quả. Để phát huy tốt nhất các nội dung của tổ chức công tác kế toán thì các nhiệm vụ cần phải được triển khai đồng bộ. 1.2.3 Những nguyên tắc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị sự nghiệp công lập Tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập một cách khoa học và hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng của công tác kế toán mà còn là nhân tố quan trọng thực hiện tốt quản lý kinh phí và bảo vệ tài sản, tiền vốn của đơn vị, thực hiện tốt vai trò của kế toán là công cụ quản lý tài chính trong đơn vị.
  • 36. 24 Muốn vậy trong hoạt động thực tiễn tổ chức công tác kế toán cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, dựa trên những nguyên tắc của bản thân hoạt động kế toán và quan hệ giữa kế toán với các bộ phận khác trong hệ thống quản lý. Bao gồm những nguyên tắc sau: Nguyên tắc phù hợp: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức công tác kế toán phải phù hợp với đặc điểm cụ thể của đơn vị về: quy mô hoạt động, loại hình hoạt động, đặc thù về quản lý của đơn vị, phù hợp với năng lực của cán bộ kế toán ở đơn vị, phù hợp với thiết bị trang bị cho công tác tổ chức kế toán. Không dập khuôn, cứng nhắc trong công tác tổ chức kế toán. Nguyên tắc thống nhất: Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo mối liên hệ với các bộ phận trong bộ máy quản lý trên các mặt về nhận và cung cấp thông tin, thống nhất các bộ phận về nội dung, phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế, thống nhất về đơn vị hạch toán và ký hạch toán, bảo đảm tính so sánh được của các tài liệu kế toán với các tài liệu quản lý khác. Nguyên tắc tuân thủ: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức công tác kế toán phải tuân theo các văn bản pháp luật liên quan, tuân thủ điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức công tác kế toán phải thực sự khoa học, hiệu quả: nghiệp vụ đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu và đảm bảo nhiệm vụ cung cấp thông tin cho nhà quản lý. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức công tác kế toán phải thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng, một số công việc cần được phân công cho nhiều người, tránh phân công cho một người kiêm nhiệm như kế toán tiền mặt không được kiêm thủ quỹ... Những nguyên tắc trên phải được triển khai đồng bộ mới có thể phát huy được tốt các nội dung của tổ chức công tác kế toán. Tổ chức công tác kế toán chính là liên kết một cách có định hướng, mang tính hệ thống thông qua yếu tố con người với mục đích tạo điều kiện cho công tác kế toán thực hiện tốt chức năng và phát huy được vai trò của nó trong quản lý kinh tế.
  • 37. 25 1.3 Nội dung tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập 1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán trên góc độ tổ chức lao động kế toán là tập hợp đồng bộ các nhân viên kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán với đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị. Các nhân viên kế toán trong một bộ máy kế toán có mối liên hệ chặt chẽ qua lại xuất phát từ sự phân công lao động trong bộ máy kế toán. Mỗi cán bộ, nhân viên đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, để từ đó tạo thành mối liên hệ có tính vị trí, lệ thuộc,chế ước lẫn nhau. Công tác kế toán hoạt động có hiệu quả là do sự phân công, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các lao động kế toán theo tính chất khác nhau của khối lượng công tác kế toán. Quan hệ giữa các lao động kế toán trong bộ máy kế toán có thể được thể hiện theo các cách sau: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Theo hình thức này, cả đơn vị chỉ lập một phòng kế toán duy nhất để thực hiện toàn bộ công việc kế toán của đơn vị. Ở các bộ phận kinh doanh, dịch vụ,…không có tổ chức kế toán riêng, chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu về các nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh, chuyển chứng từ hạch toán ban đầu về phòng kế toán theo định kỳ để phòng kế toán kiểm tra, ghi chép sổ kế toán. Ưu điểm: tập trung được thông tin phục vụ cho ghi chép các nghiệp vụ, thuận tiện cho việc phân công và chuyên môn hóa công tác kế toán, thuận tiện cho việc cơ giới hóa công tác kế toán, giảm nhẹ biên chế bộ máy kế toán của đơn vị. Nhược điểm: hạn chế việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với mọi hoạt động của đơn vị; không cung cấp kịp thời thông tin phục vụ cho lãnh đạo và quản lý ở từng đơn vị, bộ phận phụ thuộc.
  • 38. 26 Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán:Theo hình thức này, ở đơn vị có phòng kế toán trung tâm, các đơn vị phụ thuộc, các bộ phận đều có tổ chức kế toán riêng (viện nghiên cứu có trạm, trại thí nghiệm, cơ quan hành chính có tổ chức bộ phận kinh doanh dịch vụ…). Tổ chức kế toán ở các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc là đơn vị kế toán phụ thuộc chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công việc kế toán ở bộ phận mình, kể cả phần kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, định kỳ phải lập các báo cáo tài chính gửi về phòng kế toán trung tâm. Phòng kế toán trung tâm chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các phần hành công việc kế toán phát sinh tại đơn vị, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở bộ phận phụ thuộc, thu nhận, kiểm tra các báo cáo kế toán của bộ phận phụ thuộc gửi lên và tổng hợp số liệu của đơn vị, bộ phận phụ thuộc cùng với báo cáo của đơn vị chính để lập báo cáo kế toán toàn đơn vị. Ưu điểm: tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát tại chỗ của kế toán đối với hoạt động sản xuất sự nghiệp, kinh doanh dịch vụ,.. ở từng đơn vị, bộ phận phụ thuộc, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho lãnh đạo và quản lý ở từng đơn vị, bộ phận phù hợp với việc mở rộng phân cấp quản lý cho từng đơn vị, Các nhân viên hạch toán ban đầu ở các đơn vị phụ thuộc Bộ phận kế toán tập hợp chi phí Bộ phận kế toán vật tư, nguyên liệu, tài sản cố định Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán Bộ phận kế toán … Bộ phận kế toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản Bộ phận kế toán các khoản thuế Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Kế toán trưởng Bộ phận tài chính, kế toán vốn bằng tiền và thanh toán
  • 39. 27 Nhược điểm: không cung cấp thông tin kinh tế kịp thời cho lãnh đạo nghiệp vụ, biên chế bộ máy kế toán chung toàn đơn vị nhiều hơn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán: hình thức này là kết hợp hai hình thức nói trên nhằm phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng đơn vị. Theo mô hình này, các phần hành kế toán gắn với đơn vị thành viên có thể được thực hiện trực tiếp tại các bộ phận, còn các phần hành khác được thực hiện tại phòng kế toán trung tâm. Các đơn vị thành viên được giao một số phần việc như lập các chứng từ và hạch toán chi tiết, còn phòng kế toán trung tâm thực hiện hạch toán tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các đơn vị thành viên. Ưu điểm: Đây là mô hình tổ chức bộ máy kế toán linh hoạt, phù hợp với đặc điểm và điều kiện của mỗi đơn vị, nhờ vậy khắc phục được các nhược điểm của hai mô hình trên như tạo điều kiện cho kế toán gắn liền với các hoạt động của đơn vị, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động một cách có hiệu quả. Kế toán trưởng Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Bộ phận kế toán chung Bộ phận kiểm tra kế toán Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận kế toán Tài sản cố định, vật tư, công cụ dụng cụ Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Bộ phận tài chính Kế toán trưởng Bộ phận kế toán tập hợp chi phí Bộ phận kế toán các khoản thuế Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán
  • 40. 28 Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán 1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Thông tin kế toán ban đầu là những thông tin về sự vận động của các đối tượng kế toán. Đây là thông tin được hình thành từ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và thật sự hoàn thành trong quá trình hoạt động của đơn vị. Do đó, thu thập thông tin kế toán ban đầu là thu thập thông tin ban đầu về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại đơn vị nhằm phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính ở đơn vị. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán là công việc khởi đầu của toàn bộ quy trình kế toán và có ý nghĩa quyết định đối với tính trung thực, khách quan của số liệu kế toán và báo cáo kế toán. Đồng thời thông tin kế toán ban đầu là căn cứ Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán) Bộ phận kế toán tập hợp chi phí Bộ phận kế toán vật tư, nguyên liệu, tài sản cố định Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra kế toán Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Bộ phận tài chính, kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Bộ phận kế toán các khoản thuế Bộ phận kế toán các khoản thuế Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Bộ phận kế toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản Bộ phận kế toán … Kế toán trưởng (Trưởng phòng kế toán ở các đơn vị phụ thuộc) Bộ phận kế toán vốn bằng tiền và thanh toán Bộ phận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Bộ phận kế toán các khoản thuế
  • 41. 29 kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị. Như vậy, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán chính là công việc tổ chức thu nhân thông tin về nội dung các nghiệp vụ, giao dịch kinh tế tài chính phát sinh ở đơn vị và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ và giao dịch đó. Xét theo nội dung, tổ chức hệ thống chứng từ kế toán là tổ chức ban hành, ghi chép chứng từ, kiểm tra, luân chuyển chứng từ, lưu trữ các loại chứng từ nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin, kiểm tra thông tin đó phục vụ cho việc ghi sổ kế toán. Xét theo mục đích thì tổ chức chứng từ kế toán chính là thiết kế hệ thống thông tin ban đầu trên hệ thống các loại chứng từ được luân chuyển theo một trật tự xác định nhằm các mục đích quản lý và thực hiện các giai đoạn tiếp theo của quá trình hạch toán. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm những công việc sau: Thứ nhất, xác định danh mục chứng từ kế toán áp dụng ở đơn vị sự nghiệp. Chứng từ kế toán là căn cứ để phân loại, tổng hợp các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến đối tượng kế toán. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán thực chất là tổ chức hạch toán ban đầu có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán. Tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập đều căn cứ vào hệ thống chứng từ kế toán theo quy định tại Chế độ kế toán Sự nghiệp công lập ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Việc vận dụng hệ thống chứng từ do Bộ Tài chính ban hành phải thực hiện đúng nguyên tắc, căn cứ, quy trình lập và mẫu biểu theo quy định đối với chứng từ bắt buộc; còn các chứng từ hướng dẫn thì các đơn vị có thể vận dụng linh hoạt cho phù hợp và thuận lợi cho công tác kế toán. Trong mỗi đơn vị có rất nhiều nghiệp vụ phát sinh một cách thường xuyên. Do đó, để có thể ghi lại tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, các đơn vị khác nhau cần phải sử dụng các chứng từ kế toán khác nhau.
  • 42. 30 *Tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm những bước sau: Bước 1: Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. - Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. - Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. - Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt. - Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng chữ số. - Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng nội dung tất cả các liên chứng từ phải giống nhau. - Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định và tính pháp lý cho chứng từ kế toán. Các chứng từ kế toán dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán. Bước 2: Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mẫu chứng từ. - Kiểm tra chứng từ + Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán.
  • 43. 31 + Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu có liên quan. + Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. + Khi kiểm tra chứng từ kế toán, nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước thì phải từ chối thực hiện (xuất quỹ, thanh toán, xuất kho…) đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng đơn vị biết để xử lý kịp thời theo đúng pháp luật hiện hành. + Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới căn cứ ghi sổ. - Ký chứng từ: + Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì hoặc dấu khắc sẵn chữ ký, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải giống với chữ ký các lần trước. + Không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký. Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Thủ trưởng đơn vị quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản. Bước 3: Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán. - Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và các chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ. - Sau khi kiểm tra, nhân viên kế toán thực hiện việc tính giá trên chứng từ và ghi chép định khoản để hoàn thiện chứng từ.
  • 44. 32 - Khi nào chứng từ kế toán đã được kiểm tra và hoàn chỉnh mới được sử dụng để làm căn cứ ghi sổ. Bước 4: Lưu trữ, bảo quản và hủy chứng từ kế toán. - Chứng từ kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ. - Chứng từ kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời han mười hai tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán. - Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán theo thời hạn sau đây: + Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả những chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. + Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập BCTC, sổ kế toán và BCTC năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. + Lưu trữ vĩnh viễn đối với chứng từ kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. *Kế hoạch luân chuyển chứng từ: Kế hoạch luân chuyển chứng từ là con đường được thiết lập trước cho quá trình vận động của chứng từ nhằm phát huy đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra của chứng từ. Khi xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ cần phải nắm rõ đặc điểm của đơn vị hạch toán về quy mô, tổ chức sản xuất và quản lý; tình hình tổ chức hệ thống thông tin; vị trí và đặc điểm luân chuyển của từng loại chứng từ. Nội dung bắt buộc của một kế hoạch luân chuyển chứng từ là phải phản ánh được từng khâu vận động của chứng từ như lập, kiểm tra, sử dụng, lưu trữ; cần xác định rõ tên, địa chỉ, đối tượng chịu trách nhiệm trong từng khâu, xác định nội dung công việc ở từng khâu, thời gian cần thiết từng khâu của quá trình vận động.