SlideShare a Scribd company logo
1 of 109
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
---------------
NGUYỄN BẠCH THÙY GIANG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI VĂN PHÕNG ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
---------------
NGUYỄN BẠCH THÙY GIANG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI VĂN PHÕNG ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Ngô Quang Huy
CẦN THƠ, 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự khuyến khích và tạo điều kiện của Văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân
tỉnh Hậu Giang trong việc học tập và nâng cao trình độ, tác giả đã theo học khoá
đào tạo chƣơng trình cao học chuyên ngành kế toán khoá 5B, niên khoá 2017-
2019 tại Trƣờng Đại Học Tây Đô.
Để có đƣợc luận văn này, tác giả xin đƣợc gởi lời cảm ơn chân thành đến
Thầy TS.Ngô Quang Huy, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện. Xin cảm ơn sự nhiệt tình của Thầy, nhờ đó mà luận văn của tôi đƣợc
hoàn thành.
Cảm ơn quý Thầy, Cô, Ban giám hiệu trƣờng Đại Học Tây Đô, Lãnh đạo
Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang, các bạn học viên lớp KT5B đã truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm, giúp đỡ nhiệt tình và đồng hành cùng tác giả trong suốt
quá trình học tập và làm luận văn cuối khoá.
Sau cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến gia đình đã
giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể theo học và hoàn tất chƣơng trình này.
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Bạch Thùy Giang
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài để đánh giá thực trạng về tổ chức công tác
kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang có những ƣu và nhƣợc điểm nào
và đâu là nguyên nhân của nó trong 03 năm từ năm 2016 đến năm 2018. Trên cơ
sở đó đƣa ra các giải pháp nhằm để hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Văn
phòng UBND tỉnh Hậu Giang.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên tác giả tiến hành khảo sát phỏng vấn, trao
đổi, tham khảo ý kiến với nhiều đồng nghiệp là những Lãnh đạo phục trách lĩnh
vực tài chính cùng một số chuyên viên tại Phòng Hành chính – Quản trị về tình
hình thực tế công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang. Kết hợp
với nghiên cứu tài liệu, tạp chí và các nghiên cứu trƣớc tác giả mạnh dạn xác
định có 07 yếu tố để đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Văn phòng UBND
tỉnh Hậu Giang đó là:
+ Tổ chức bộ máy kế toán
+ Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
+ Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
+ Tổ chức vận dụng sổ kế toán
+ Tổ chức vận dụng Báo cáo kế toán
+ Tổ chức vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin
+ Tổ chức vận dụng kiểm tra kế toán
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp để
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, phòng ngừa những tổn thất, tiếp tục hoàn
thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang. Tăng
cƣờng vai trò quản lý của Lãnh đạo văn phòng trong tham mƣu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh, giám sát việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực tài chính kế toán.
iii
ABTRACT
This paper aims to evaluate present organizing accounting affairs at Hau
Giang People Committee’s Office to indicate strengths, weaknesses remained as
well as identify alleged reasons behind during the whole time scale,
commencing from 2016 to 2018 so that some possibly effective measures are
suggested to tackle such issues.
To implement the thesis, a great number of surveys, in-person interviews,
discussions with the head and officials currently working at Office and
Administration Division, Hau Giang People Committee’s Office have been
carried out. Meanwhile, many articles, journals and project-related papers of
previous authors are also utilized to underpin a deeper study. As a result, 07 key
factors which are more likely to be relevant have been identified, including:
1. Accounting Structure
2. Accounting Voucher
3. Accounting Account
4. Accounting Bookwork
5. Accounting Report
6. Accounting-associated Applied Technology
7. Checking Accounting Task
From the research results, a number of solutions have been proactively
proposed to operate accounting task more efficiently, and prevent loss.
Simultaneously, the most prominent approach is to enhance the leadership role
of office leaders in advising Hau Giang People's Committee, and supervising the
implementation of regulations in the field of finance and accounting.
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số
liệu, nội dung đƣợc trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo
tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn
Nguyễn Bạch Thùy Giang
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................ii
ABTRACT .......................................................................................................iii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ..............................................................................ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của đề tài luận văn..................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài............................................................................ 2
2.1 Mục tiêu tổng quát: ..................................................................................... 2
2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài..................................................................... 3
4.1 Thiết kế nghiên cứu..................................................................................... 3
4.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn để đạt đƣợc những mục tiêu
nêu trên............................................................................................................... 4
5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................... 5
6. Đóng góp mới của luận văn về khoa học và thực tiễn.................................. 7
7. Kết cấu luận văn............................................................................................ 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC ............................................. 8
1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nƣớc...................................................... 8
2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nƣớc ................................................ 8
2.1. Những đặc điểm chung............................................................................ 8
2.2. Những đặc điểm riêng ............................................................................. 9
3. Phân loại cơ quan hành chính nhà nƣớc ..................................................... 10
3.1. Căn cứ vào địa giới hoạt động............................................................... 10
3.2. Căn cứ theo cơ sở pháp lý của việc thành lập....................................... 10
3.3. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền.......................................................... 10
3.4. Căn cứ theo chế độ lãnh đạo ................................................................. 11
4. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp .................... 11
4.1 Khái niệm về tổ chức công tác kế toán .................................................. 11
vi
4.2 Vai trò của tổ chức công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ....... 12
4.3 Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ..... 12
5. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong cơ quan hành chính nhà nƣớc.... 13
5.1 Tổ chức bộ máy kế toán ......................................................................... 13
5.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán....................................... 18
5.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ...................................... 18
5.4. Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán ................................................ 19
5.5. Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán.................. 23
6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán................................... 24
6.1 Yếu tố bên ngoài..................................................................................... 25
6.2 Yếu tố bên trong..................................................................................... 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG I ................................................................................ 29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI VĂN
PHÕNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG .................................. 30
2.1. Khái quát chung về Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang.......................... 30
2.1.1 Vị trí, chức năng Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh............................ 30
2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh .................... 30
2.1.3 Về cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế................................................ 31
2.2. Các chính sách tài chính- kế toán áp dụng tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu
Giang................................................................................................................ 34
2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND
tỉnh Hậu Giang................................................................................................. 35
2.3.1 Yếu tố bên ngoài.................................................................................. 35
2.3.2 Yếu tố bên trong.................................................................................. 35
2.4. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu
Giang................................................................................................................ 37
2.4.1 Giới thiệu về quá trình thu thập dữ liệu: ............................................. 37
2.4.2. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán.................................................... 38
2.4.3. Đặc điểm quản lý tài chính................................................................ 39
2.4.4. Thực trạng tổ chức vận dụng chứng từ kế toán.................................. 44
2.4.5. Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán .................. 50
2.4.6. Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán ............................. 52
2.4.7. Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống BCTC và BCQT................... 56
2.4.8. Thực trạng tổ chức vận dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức công tác kế toán ................................................................................... 59
vii
2.4.9. Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán .................................................. 59
2.5. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh
Hậu Giang........................................................................................................ 60
2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc ..................................................................... 60
2.5.2. Những tồn tại, hạn chế ....................................................................... 61
2.5.3. Nguyên nhân....................................................................................... 63
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 64
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI VĂN PHÕNG UBND TỈNH HẬU GIANG............................... 65
3.1. Quan điểm và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tại Văn phòng
UBND tỉnh Hậu Giang: ................................................................................... 65
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện ........................................................................ 65
3.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện ................................................................ 65
3.1.3 Định hƣớng hoàn thiện........................................................................ 65
3.2. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh
Hậu Giang:....................................................................................................... 66
3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng
UBND tỉnh Hậu Giang: ................................................................................... 66
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán.................................... 66
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức chứng từ kế toán.................................. 67
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán............................... 69
3.3.4. Giải pháp hoàn thiện hệ thống sổ kế toán .......................................... 70
3.3.5. Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính, và báo cáo quyết
toán ............................................................................................................... 72
3.3.6. Giải pháp hoàn thiện tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác kế toán..................................................................................................... 74
3.3.7. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán................................... 74
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp .................................................................. 76
3.4.1. Về phía nhà nƣớc, cơ quan chủ quản ................................................. 76
3.4.2. Về phía Văn phòng UBND tỉnh......................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ ........................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 79
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Đối tƣợng khảo sát ............................................................................. 4
Bảng 2.1: Tình hình tài chính của Văn phòng UBND tỉnh................................. 39
Bảng 2.2: Danh mục hê thống sổ Văn phòng UBND đang áp dụng .................. 50
ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung ....................................... 14
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ má kế toán phân tán......................................... 15
Sơ đồ 1.3: Mô hình Tổ chức bộ máy vừa tập trung vừa phân tán...................... 18
Sơ đồ 1.4: Hình thức kế toán Nhật ký chung...................................................... 21
Sơ đồ 1.5: Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái...................................................... 22
Sơ đồ 1.6: Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ..................................................... 24
Sơ đồ 1.7: Hình thức kế toán trên máy vi tính.................................................... 25
Sơ đổ 2.1: So đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Văn phòng UBND tỉnh...............................31
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kê toán tại Văn phòng UBND tỉnh...................................35
Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ tại Văn phòng UBND tỉnh......................42
Sơ đồ 3.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.......................70
x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT CHỮ VIẾT TẮT DỊCH NGHĨA
01 BC Báo cáo kế toán
02 CNTT Công nghệ thông tin
03 CQNN Cơ quan hành chính nhà nƣớc
04 CT Chứng từ
05 ĐVQHNS Đơn vị quan hệ Ngân Sách
06 HCSN Hành chính sự nghiệp
07 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc
08 SS Sổ sách kế toán
09 TK Tài khoản kế toán
10 TSCĐ Tài sản cố định
11 UBND Uỷ Ban Nhân Dân
12 VP Văn phòng
13 VP.UBT Văn phòng UBND tỉnh
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài luận văn
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ngày càng
phát triển, để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thị trƣờng
thì phải có phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển phù hợp. Thực hiện đƣợc vai
trò chủ đạo của mình, kinh tế nhà nƣớc luôn cần đƣợc đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả. Trong những năm qua, Nhà nƣớc ban hành nhiều chủ trƣơng,
chính sách mới đã tạo ra hành lang pháp lý cho các cơ quan hành chính trong
việc phát huy quyền tự chủ để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho công chức,
viên chức. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính, sự nghiệp dƣới sự
quản lý của Đảng và Nhà nƣớc phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh Luật
ngân sách nhà nƣớc, các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về chế độ kế toán
hành chính, sự nghiệp do Nhà nƣớc ban hành. Điều này, nhằm đáp ứng yêu cầu
về quản lý kinh tế - tài chính, tăng cƣờng quản lý kiểm soát Ngân sách Nhà
nƣớc, quản lý tài sản công, nâng cao chất lƣợng công tác và hiệu quả quản lý các
đơn vị hành chính, sự nghiệp.
Để làm đƣợc điều đó, trƣớc tiên cần phải làm tốt vai trò của từng bộ phận
trong nền kinh tế nhà nƣớc. Việc hiểu r về đặc điểm của bộ máy kế toán trong
các đơn vị hành chính sự nghiệp s giúp các nhà quản lý thiết lập đƣợc một bộ
phận kế toán khoa học, tiết kiệm và chặt ch . Một trong những biện pháp đƣợc
quan tâm đó là tổ chức công tác kế toán, một hoạt động đóng vai trò quyết định
đến tính hiệu quả, chất lƣợng làm việc của bộ phận kế toán.
Với vai trò đó, công tác kế toán trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp
phải có kế hoạch tổ chức công tác bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn
kinh phí; Tình hình sử dụng quyết toán kinh phí; Tình hình quản lý và sử dụng
các loại vật tƣ tài sản công; Tình hình chấp hành dự toán thu chi, và thực hiện
các tiêu chuẩn định mức của Nhà nƣớc ở đơn vị hành chính, sự nghiệp. Đồng
thời, kế toán hành chính, sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh
tế phát sinh trong quá trình chấp hành ngân sách Nhà nƣớc đƣợc Nhà nƣớc sử
dụng nhƣ một công cụ sắc bén trong việc quản lý ngân sách Nhà nƣớc góp phần
đắc lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả cao.
Do đó, công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp cần đƣợc
hoàn chỉnh theo những yêu cầu tiêu chuẩn mới và Văn phòng UBND tỉnh Hậu
Giang với vai trò là một đơn vị hành chính cũng nằm trong xu thế đó. Nhằm
đƣa ra những sản phẩm kế toán có chất lƣợng và đáp ứng nhu cầu thông tin
quản lý. Thực tế cho thấy tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang, mặc dù đang
2
từng bƣớc hoàn thiện nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, còn bị động khi chuyển đổi
sang cơ chế tài chính mới, chƣa xây dựng đƣợc đội ngủ nhân viên chuyên
nghiệp để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Do đó, thông tin do kế toán mang lại chủ
yếu chỉ mang tính chất báo cáo hành chính, ít có tác dụng thiết thực trong việc
phân tích tình hình tài chính của đơn vị, tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí
của Nhà nƣớc. Với yêu cầu phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các
nguồn lực từ ngân sách Nhà nƣớc đòi hỏi công tác kế toán phải khoa học và
phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị.
Qua công tác thực tế và nghiên cứu lý luận về tổ chức hạch toán công tác
kế toán tại đơn vị còn bộc lộ nhiều hạn chế, chƣa phát huy một cách tốt nhất
chức năng thông tin và kiểm tra, dẫn đến việc cung cấp thông tin cho yêu cầu
quản lý chƣa thực sự hiệu quả. Nhằm đóng góp cơ sở khoa học và thực tiễn
hoàn thiện công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang tác giả quyết
định chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Uỷ Ban
Nhân Dân tỉnh Hậu Giang” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn cao học
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu này nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng
Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong
các cơ quan hành chính.
Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Uỷ Ban
Nhân Dân tỉnh Hậu Giang, từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại hiện có trong tổ
chức công tác kế toán tại Văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang.
Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tổ
chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính tại Văn phòng UBND tỉnh
Hậu Giang trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là công tác tổ chức tại Văn phòng UBND tỉnh
Hậu Giang.
Phạm vi nghiên cứu:
3
Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu trong năm 3 năm từ 2016 đến 2018.
Về không gian, luận văn nghiên cứu tại UBND tỉnh Hậu Giang.
Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức công tác kế toán theo
Thông tƣ 107/2017/TT-BTC về Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
4.1 Thiết kế nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này dùng phƣơng pháp “định tính” chứ không phải
nghiên cứu “định lƣợng” nên không thể có xác suất nhƣ mong đợi. Đây chỉ là
nghiên cứu mô tả nhỏ và nhân lực rất hạn hẹp. Trong tƣơng lai có thể tác giả s
làm những nghiên cứu so sánh và s áp dụng những phƣơng pháp nghiên cứu
định lƣợng hay nghiên cứu hỗn hợp.
Vì vậy, tác giả tiến hành thu thập thông tin từ các nhà quản trị nhƣ Lãnh
đạo VP UBND, các Trƣởng, Phó phòng và các nhân viên trong phòng Hành
chính – Quản trị... Căn cứ tình hình thực tế của VP UBND tỉnh tác giả gửi 10
phiếu cho Lãnh đạo và các nhân viên trong phòng Hành chính – Quản trị của
VP. Đặc điểm của đối tƣợng khảo sát đƣợc thể hiện qua bảng 1.1:
Bảng 1.1: Đặc điểm đối tƣợng khảo sát
Đối tƣợng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Lãnh đạo Văn phòng 3 30
Trƣởng phòng HC-TC 1 10
Phó trƣởng phòng HC-TC 1 10
Chuyên viên 5 50
Tổng cộng 10 100
Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Nam 6 60
Nữ 4 40
Tổng cộng 10 100
4
Bảng 1.1 thể hiện đặc điểm đối tƣợng khảo sát. Đối tƣợng khảo sát là
Lãnh đạo VP và toàn bộ cán bộ nhân viên trong phòng Hành chính – Quản trị.
Tổng có 10 ngƣời trong đó có 5 ngƣời là Lãnh đạo, 5 ngƣời là Cán bộ chuyên
viên trong phòng Hành chính – Quản trị.
Phiếu câu hỏi đƣợc xây dựng nhằm thu thập thông tin chính xác hơn về
thực trạng công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang qua các câu
hỏi bao gồm:
- Tổ chức bộ máy kế toán tại VP nhƣ thế nào?
- Tổ chức chứng từ kế toán tại VP nhƣ thế nào?
- Hệ thống tài khoản đƣợc mở có khoa học không?
- Tổ chức sổ kế toán đƣợc thực hiện tốt không?
- Hệ thống báo cáo của các bộ phận nhƣ thế nào?
4.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn để đạt đƣợc những
mục tiêu nêu trên
Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả sử
dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:
+ Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ
giáo trình, các nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố. Thu thập các dữ liệu
thứ cấp là các quyết định, các chứng từ và sổ kế toán, báo cáo kế toán có liên
quan đến tổ chức công tác kế toán từ năm 2016 tại Phòng Hành chính – Quản trị
thuộc Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang giúp tác giả có những nhận định và
đánh giá thực tiễn.
Trên cơ sở các dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả đã lựa chọn những dữ liệu
cần thiết, phù hợp để kế thừa và đƣa vào sử dụng.
+ Phƣơng pháp thu thập số liệu
* Dữ liệu thứ cấp
Tác giả tìm kiếm cơ sở lý thuyết về tổ chức công tác kế toán từ các văn
bản luật, nghị định, thông tƣ…của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành về kế
toán hành chính; các tài liệu về tổ chức kế toán tham khảo từ giáo trình, báo,
tạp chí, mạng internet. Từ đó tạo ra hệ thống lý luận góp phần vào vấn đề đang
nghiên cứu.
5
* Dữ liệu sơ cấp
- Để tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả lấy danh sách Lãnh đạo
Văn phòng thuộc UBND tỉnh đƣợc phân công phụ trách về tài chính của đơn
vị. Sau đó, tác giả tiến hành thực hiện thu thập thông tin bằng phƣơng pháp đặt
các câu hỏi thông qua giao tiếp trực tiếp.
- Tác giả thực hiện phiếu khảo sát tại Văn phòng, gửi khoảng 10 phiếu
tới Lãnh đạo Văn phòng… Các phiếu khảo sát đƣợc tiến hành phỏng vấn trực
tiếp. Căn cứ vào các thông tin thu thập đƣợc tác giả tiến hành phân tích thực
trạng về tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng. Từ đó đƣa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu
Giang.
* Xử lý dữ liệu
Sau khi có dữ liệu từ phiếu khảo sát, tác giả thực hiện phân tích bằng
cách sau: phân loại thông tin theo nhóm, theo yếu tố ảnh hƣởng của tổ chức
công tác kế toán. Sau đó nhập liệu thủ công trên phần mềm Excel để tiến hành
phân tích tổng hợp thông tin tính tỷ lệ phiếu sau đó thống kê với kết quả.
(Mẫu phiếu phỏng vấn được minh họa ở phụ lục 1.1)
5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam, vấn đề tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành
chính sự nghiệp, Vụ Chế độ kế toán - Bộ Tài chính đã ban hành chế độ cụ thể
hƣớng dẫn thực hành kế toán ở các cơ quan hành chính sự nghiệp nói chung.
Tuy nhiên cho đến nay, các quy định này đƣợc dùng chung cho mọi cơ quan
hành chính sự nghiệp, không phân biệt lĩnh vực, không tính đến đặc thù của
từng ngành khác nhau. Trên thực tế, nhận thức đƣợc sự khác biệt trong tổ chức
hoạt động của các ngành, lĩnh vực mà đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tổ chức
công tác kế toán ở từng loại hình đơn vị cụ thể.
Một trong số đó là nghiên cứu của tác giả Lê Nguyên Sinh năm 2017 về
hoàn thiện công tác kế toán tại Sở Công thƣơng tỉnh Đăk Nông. Đã nêu ra thực
trạng về các nội dung trong tổ chức công tác kế toán nhƣ: tổ chức bộ máy kế
toán, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán, và tổ
chức kiểm tra kế toán tại Sở Công thƣơng, đề ra các giải pháp hoàn thiện. Tuy
nhiên, luận văn chƣa phản ánh hết các nội dung tổ chức kế toán, chƣa bám sát
đƣợc vào các cơ chế quản lý của Nhà nƣớc hiện hành, rất nhiều các chính sách,
6
chế độ mới đƣợc ban hành, chƣa nêu ra đƣợc những giải pháp hoàn thiện tổ
chức kế toán hợp lý.
Tác giả Đặng Huỳnh Trinh năm 2016 nghiên cứu về hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán tài sản cố định tại Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh
doanh đã nhận thức r tầm quan trọng của kế toán hành chính sự nghiệp hoạt
động dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc, các đề tài nghiên cứu đã nâng cao hiểu biết
về vị trí vai trò của công tác quản lý tài chính – kế toán trong các đơn vị hành
chính sự nghiệp, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng quản
lý tài chính tại các trƣờng.
Hay nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thành năm 2014 tổ chức công
tác kế toán tại Sở Văn hóa tình Hải Dƣơng đã phân tích đƣợc công tác kế toán
tốt s cung cấp thông tin phù hợp hữu ích cho từng đối tƣợng sử dụng thông tin.
Đề tài đi sâu vào việc phân tích tình hình thực tế chƣa nêu lên đƣợc những thành
tựu và những hạn chế trong việc tổ chức công tác kế toán.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân (2007) đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận
cơ bản về tổ chức kế toán thu, chi hoạt động trong các cơ quan hành chính sự
nghiệp công lập và đánh giá tình hình thực tế về cơ chế quản lý tài chính cũng
như công tác kế toán thu, chi hoạt động tại các cơ quan hành chính sự nghiệp tại
tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó, đưa ra những giải pháp hoàn thiện khoa học, hợp lý và
khả thi nhằm nâng cao công tác kế toán thu, chi hoạt động tại các cơ quan hành
chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo tác giả V Minh Nhật Phương (2012), hệ thống chứng từ kế toán
trong kế toán ngân sách xã, phường cần bổ sung thêm mục lục ngân sách và tài
khoản 332 và TK 333, đồng thời tăng cường quản lý chi đầu tư ngân sách xã,
đáp ứng được nhu cầu quản lý ngân sách và tham mƣu cho cấp lãnh đạo ra
quyết định đúng đắn hơn, góp phần định hướng công tác kế toán ngân sách xã
theo đúng luật Ngân sách, làm lành mạnh hoá thu, chi ngân sách nhà nước tại cơ
sở xã, phường trên địa bàn Thành phố Hội An.
Nhìn chung, các nghiên cứu trên trƣớc hết đều đƣợc thực hiện trƣớc 2017
là năm có sự ra đời của thông tƣ 107/2017 về Chế độ kế toán hành chính, sự
nghiệp. Với sự ra đời này, một lần nữa chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thay
đổi. Chính vì vậy, rất cần có nghiên cứu để vừa kế thừa các nghiên cứu trên và
sử dụng cập nhật thông tƣ mới. Đó chính là k hở trong nghiên cứu về tổ chức
công tác kế toán tại đơn vị hành chính, sự nghiệp.
7
6. Đóng góp mới của luận văn về khoa học và thực tiễn
Đề tài đƣợc nghiên cứu tại một đơn vị cụ thể, thông qua nghiên cứu các lý
thuyết, lý luận về kế toán hoạt động thu chi tại đơn vị hành chính, sự nghiệp. Ta
có thể nhận ra đƣợc những bất cập khi áp dụng lý thuyết vào thực tế để từ đó có
những điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó còn giúp đơn vị nhận ra những thiếu sót
của tổ chức và hoạt động kế toán tại đơn vị so với các quy định, các chuẩn mực,
và đề xuất các giải pháp hợp lý để khắc phục.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn bao gồm ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND
tỉnh Hậu Giang
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng
UBND tỉnh Hậu Giang
8
CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC
1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nƣớc
Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, cơ quan hành chính Nhà
nƣớc (CQHCNN) là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nƣớc trực thuộc cơ
quan quyền lực nhà nƣớc cùng cấp, có phƣơng diện hoạt động chủ yếu là hoạt
động quản lý nhà nƣớc, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật
quy định.
Địa vị pháp lý của CQHCNN là tổng thể các quyền và pháp lý của những
cơ quan này.
2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nƣớc
2.1. Những đặc điểm chung
Cơ quan hành chính nhà nƣớc có quyền nhân danh Nhà nƣớc khi tham
gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với
mục đích hƣớng tới lợi ích công. Biểu hiện của tính quyền lực nhà nƣớc đó là:
Cơ quan hành chính nhà nƣớc có quyền ban hành các văn bản pháp luật nhƣ
nghị định, quyết định, chỉ thị và có thể đƣợc áp dụng những biện pháp cƣỡng
chế hành chính nhà nƣớc nhất định.
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc có cơ cấu tổ chức phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Nói cách khác, cơ quan
hành chính nhà nƣớc có tính độc lập tƣơng đối về cơ cấu – tổ chức (có cơ cấu bộ
máy, và quan hệ công tác bên trong của cơ quan đƣợc quy định trƣớc hết quy
định trƣớc hết nhiệm vụ, chức năng, thể hiện vai trò độc lập)…
Các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc thành lập và hoạt động dựa trên
quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những
mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc đƣợc giao với các cơ quan khác
trong bộ máy nhà nƣớc mà quan hệ đó đƣợc quy định bởi thẩm quyền nhất định
do pháp luật quy định – đó là tổng thể những quyền, nghĩa vụ chung và những
quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực – pháp lý mà nhà nƣớc trao cho để thực
hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nƣớc.
9
Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt cơ quan nhà nƣớc với cơ quan không
phải của nhà nƣớc, vì những cơ quan, tổ chức không phải của nhà nƣớc, tổ chức
đó không có thẩm quyền đƣợc quy định trong pháp luật.
Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nƣớc là đội ngũ cán bộ,
công chức, đƣợc hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định
của pháp lệnh cán bộ, công chức.
2.2. Những đặc điểm riêng
Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nƣớc là cơ quan quản lý hành chính
nhà nƣớc. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện hoạt động chấp hành –
điều hành (đó là những hoạt động đƣợc tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành
luật) nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản
lý hành chính nhà nƣớc là phƣơng diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành
chính nhà nƣớc. Các cơ quan nhà nƣớc khác cũng thực hiện những hoạt động
quản lý hành chính nhà nƣớc nhƣng đó không phải là phƣơng diện hoạt động
chủ yếu mà chỉ là hoạt động đƣợc thực hiện nhằm hƣớng tới hoàn thành chức
năng cơ bản của cơ quan nhà nƣớc đó nhƣ: Chức năng lập pháp của Quốc hội,
chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát
nhân dân.
Chỉ có cơ quan hành chính nhà nƣớc mới thực hiện hoạt động quản lý
hành chính nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực nhƣ kinh tế, văn hóa, xã hội…Việc
thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nƣớc là nhằm hoàn thành chức năng
quản lý hành chính nhà nƣớc.
Thứ hai, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc thành lập từ
Trung ƣơng đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống
nhất, đƣợc tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc
nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nƣớc.
Thứ ba, các cơ quan hành chính nhà nƣớc đều trực tiếp hay gián tiếp trực
thuộc cơ quan quyền lực nhà nƣớc cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công
tác trƣớc cơ quan quyền lực nhà nƣớc.
Thứ tƣ, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc pháp luật
quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng
10
hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm
vi hoạt động chấp hành – điều hành.
Thứ năm, các cơ quan hành chính nhà nƣớc có hệ thống đơn vị cơ sở trực
thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nƣớc là nơi trực tiếp tạo ra
của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản
lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc.
3. Phân loại cơ quan hành chính nhà nƣớc
3.1. Căn cứ vào địa giới hoạt động
Có thể phân thành:
Các cơ quan hành chính nhà nƣớc trung ƣơng gồm chính phủ, các bộ, các
cơ quan ngang bộ quản lý nhà nƣớc về ngành hay lĩnh vực công tác. Hoạt động
quản lý của các cơ quan này bao trùm trong phạm vi toàn quốc.
Các cơ quan hành chính nhà nƣớc địa phƣơng gồm uỷ ban nhân dân, các
sở, phòng, ban thuộc uỷ ban nhân dân hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ
địa phƣơng.
3.2. Căn cứ theo cơ sở pháp lý của việc thành lập
Các cơ quan hành chính bao gồm:
Các cơ quan hành chính mà việc thành lập nó đƣợc hiến pháp quy định
(cơ quan hiến định):
+ Chính phủ.
+ Uỷ ban nhân dân các địa phƣơng.
Các cơ quan hành chính Nhà nƣớc đƣợc thành lập trên cơ sở các đạo luật
các văn bản dƣới luật:
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ.
+ Các tổng cục, cục, vụ, các sở, ban thuộc các cơ quan hiến định.
+ Các đơn vị hành chính sự nghiệp cơ sở trong các lĩnh vực văn hoá y tế
giáo dục quốc phòng trật tự trị an…
3.3. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền
Các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc chia thành:
Cơ quan có thẩm quyền chung: gồm chính phủ và uỷ ban nhân các cấp.
Những cơ quan này, theo quy định của hiến pháp, có thẩm quyền giải quyết mọi
11
vấn đề thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc hoặc trên từng
địa phƣơng.
Cơ quan có thẩm quyền riêng: gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, là những cơ
quan quản lý theo ngành hoặc theo chức năng, trực tiếp quản lý một ngành, một
lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực trên phạm vi cả nƣớc.
3.4. Căn cứ theo chế độ lãnh đạo
Các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc chia thành:
Các cơ quan đƣợc tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể.
Các cơ quan đƣợc tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo một thủ trƣởng.
4. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp
4.1 Khái niệm về tổ chức công tác kế toán
Theo Luật Kế toán (2015), "Tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực
hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế
độ bảo quản lƣu giữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các
nhiệm vụ khác của kế toán".
Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán (2012), Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh thì “Tổ chức công tác kế toán là việc xác định những công
việc, những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mƣu cho các bộ
phận phòng ban khác thực hiện, nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng
đƣợc các yêu cầu của đơn vị”.
Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán (2011), Học viện Tài chính thì
“Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp
thông tin về hoạt động của đơn vị”. Theo Giáo trình Nguyên lý kế toán, Học
viện Tài chính (2014) thì “Tổ chức công tác kế toán cần đƣợc hiểu nhƣ một hệ
thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các
phƣơng pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ, thể lệ kế
toán… mối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó với mục đích đảm bảo các
điều kiện cho việc phát huy tối đa chức năng của hệ thống các yếu tố đó”.
Nhƣ vậy, tổ chức công tác kế toán đƣợc coi nhƣ là một hệ thống các yếu
tố cấu thành, bao gồm tổ chức vận dụng các phƣơng pháp kế toán để thu nhận,
xử lý, phân tích, kiểm tra và cung cấp các thông tin; tổ chức vận dụng chính
sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính, kế toán vào đơn vị; tổ chức các nhân sự để
thực hiện công việc kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán phát huy hết vai
12
trò, nhiệm vụ của mình, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn
vị có hiệu quả.Do đó, tổ chức công tác kế toán thực chất là tổ chức thu nhận, xử
lý và cung cấp thông tin kế toán trên cơ sở hiểu biết về kế toán, các qui định của
pháp luật kế toán, pháp luật khác có liên quan, qui mô, đặc điểm và yêu cầu
quản lý của đơn vị kế toán.
4.2 Vai trò của tổ chức công tác kế toán đơn vị hành chính sự
nghiệp
Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán (2011), Học viện Tài chính thì:
Trong quản lý, tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan
trọng.Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế- tài
chính nên công tác kế toán ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quảvà chất lƣợng của
công tác quản lý. Thêm vào đó, nó còn ảnh hƣởng đến việc đáp ứng các yêu cầu
quản lý khác nhau của các đối tƣợng có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp liên
quan đến hoạt động cơ quan chức năng của nhà nƣớc.
Để tổ chức công tác kế toán trong một đơn vị cần căn cứ vào qui mô hoạt
động, đặc điểm của ngành và lĩnh vực hoạt động; đặc điểm về quản lý đồng thời
phải căn cứ vào các chính sách, chế độ nhà nƣớc ban hành. Tổ chức công tác kế
toán phù hợp với tình hình hoạt động không chỉ tiết kiệm đƣợc chi phí mà còn
đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, có chất lƣợng phù hợp với các
yêu cầu quản lý khác nhau.
Tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN một cách khoa học và hợp lý không
những có ý nghĩa quyết định đối với chất lƣợng của công tác kế toán mà còn là
nhân tố quan trọng thực hiện tốt quản lý kinh phí và bảo vệ tài sản, tiền vốn của
đơn vị, thực hiện tốt vai trò của kế toán là công cụ quản lý tài chính trong đơn vị.
Tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN cần đáp ứng nhu cầu sau:
+ Phù hợp với chế độ kế toán hiện hành;
+ Phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị; Phù hợp với khả năng và
trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có;
+ Đảm bảo thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ và yêu cầu của công tác kế
toán và tiết kiệm đƣợc chi phí hạch toán.
4.3 Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán đơn vị hành chính sự
nghiệp
Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán (2011), Học viện Tài chính,việc
tổ chức công tác kế toán trong một cơ quan, đơn vị phải đảm bảo những yêu cầu sau:
13
Yêu cầu về pháp lý: Khi tổ chức công tác kế toán phải xem xét đến việc
tuân thủ Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, các qui định, thông tƣ hƣớng
dẫn thực hiện chế độ kế toán và các văn bản pháp quy khác có liên quan đến lĩnh
vực hoạt động của đơn vị.
Yêu cầu về quản lý: Yêu cầu quản lý thƣờng rất đa dạng và không giống
nhau. Do đó khi tổ chức công tác kế toán cần nắm bắt đầy đủ các yêu cầu về
quản lý để xây dựng hệ thống kế toán cho phù hợp. Các yêu cầu về quản lý có
thể là nội dung, tính chất, thời điểm cung cấp thông tin kế toán; các yêu cầu
quản lý hoạt động trong nội bộ, quản lý tài sản hay quản lý nguồn nhân lực…
5. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong cơ quan hành chính nhà
nƣớc
5.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC
hƣớng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp (HC-SN). Đây là bƣớc thay đổi
lớn trong chế độ kế toán HC-SN để phù hợp với Luật Ngân sách nhà nƣớc
(NSNN) năm 2015 và cơ chế tự chủ ngày càng cao của các đơn vị HC-SN theo
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP
Hiện nay, các đơn vị HCSN có thể tổ chức bộ máy kế toán theo các hình
thức sau:
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Còn gọi là mô hình một cấp.
Đơn vị kế toán độc lập chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm để thực hiện
toàn bộ công tác kế toán từ việc xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, kế toán
chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích kinh tế các hoạt động. Trƣờng hợp đơn vị
kế toán có các đơn vị trực thuộc thì không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có
nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, hƣớng dẫn và thực hiện hạch
toán ban đầu các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thuộc phạm vi đơn vị
mình, kiểm tra các chứng từ thu nhận đƣợc và định kỳ gửi toàn bộ chứng từ về
phòng kế toán trung tâm.
14
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
(nguồn Nguyễn Đức Quý (2017))
Ưu điểm: Mô hình s đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với
công tác kế toán, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời
tình hình hoạt động của đơn vị thông qua thông tin kế toán cung cấp; tạo điều
kiện trang bị và ứng dụng phƣơng tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán và thông tin
hiện đại trong công tác kế toán, bồi dƣỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của
cán bộ, nhân viên kế toán và nâng cao hiệu suất công tác kế toán.
Nhược điểm: Mô hình này không phù hợp với những đơn vị có phạm vi
hoạt động rộng, các cơ sở của đơn vị phụ thuộc đặt ở xa đơn vị trung tâm. Ngoài
ra, công việc kế toán dồn vào cuối kỳ có thể ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra,
đối chiếu số liệu kế toán và lập báo cáo tài chính.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán: Còn gọi là mô hình hai cấp.
Bộ máy kế toán đƣợc phân chia thành hai cấp riêng biệt là cấp trung tâm và cấp
trực thuộc. Kế toán ở cả hai cấp đều tổ chức sổ kế toán và bộ máy nhân sự tƣơng
ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp.
Kế toán trƣởng
Kế
toán
phần
hành
Kế
toán
phần
hành
Kế
toán
phần
hành
Kế
toán
phần
hành
Các nhân viên kế toán ở đơn
vị phụ thuộc
15
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán
(nguồn Nguyễn Đức Quý (2017))
Trong mô hình này, toàn bộ công việc kế toán, tài chính, thống kê trong
toàn bộ doanh nghiệp đƣợc phân công, phân cấp nhƣ sau:
Ở ph ng ế toán trung t c nhiệ vụ
- Thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính và
lập báo cáo kế toán phần hành công việc thực hiện.
- Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và hƣớng dẫn,
thực hiện công tác thống kê các chỉ tiêu cần thiết.
- Hƣớng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị phụ thuộc.
- Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán ở các đơn vị phụ thuộc gửi lên để
tổng hợp lập báo cáo kế toán toàn doanh nghiệp.
Ở các đơn vị phụ thuộc c nhiệ vụ
- Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở đơn vị phụ thuộc để định
kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm.
KẾ TOÁN TRƢỞNG
Kế
toán
phần
hành
Kế
toán
phần
hành
Kế
toán
phần
hành
Kế
toán
phần
hành
Kế
toán
phần
hành
Kế
toán
phần
hành
Kế
toán
phần
hành
Kế
toán
phần
hành
Bộ phận kế toán ở đơn vị phụ thuộc
KẾ TOÁN TRƢỞNG
16
- Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của đơn vị.
- Thống kê các chỉ tiêu cần thiết trong phạm vi đơn vị thực hiện.
Ưu điểm: Công tác kế toán gắn liền với các hoạt động ở các đơn vị trực
thuộc, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán kiểm tra, kiểm soát trực tiếp các hoạt
động kinh tế tài chính, phục vụ kịp thời cho lãnh đạo ở các bộ phận trực thuộc
trong việc điều hành và quản lý hiệu quả các hoạt động ở bộ phận phụ thuộc đó,
tạo điều kiện cho tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ.
Nhược điểm: Hạn chế sự lãnh đạo tập trung, thống nhất công tác kế toán
trong toàn đơn vị, thông tin kinh tế về các hoạt động trong phạm vi toàn đơn vị
không đƣợc xử lý và cung cấp kịp thời phục vụ toàn đơn vị không đƣợc xử lý và
cung cấp kịp thời phục vụ sự lãnh đạo, điều hành và quản lý chung toàn đơn vị,
không thuận tiện cho việc phân công lao động và chuyên môn hóa cán bộ kế
toán.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán áp dụng thích hợp với những
đơn vị có quy mô lớn, địa bàn hoạt động phân tán, chƣa trang bị và ứng dụng
phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại trong công tác kế toán.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán: Còn gọi là
mô hình hỗn hợp. Mô hình này kết hợp đặc trƣng của cả hai mô hình tổ chức bộ
máy kế toán tập trung và tổ chức bộ máy kế toán phân tán. Theo mô hình tổ
chức bộ máy kế toán này, ở đơn vị chính thành lập phòng kế toán trung tâm, làm
nhiệm vụ hƣớng dẫn kiểm tra kế toán đơn vị, ở các đơn vị trực thuộc lớn, đủ
trình độ quản lý đƣợc phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ ở mức độ cao thì
cho tổ chức kế toán riêng. Còn ở các đơn vị trực thuộc nhỏ hoặc chƣa đủ trình
độ quản lý, chƣa đƣợc phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ ở mức độ cao
thì không cho tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm
vụ hƣớng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định
kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm.
17
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
(nguồn Nguyễn Đức Quý (2017))
Ƣu điể : Khắc phục đƣợc một số nhƣợc điểm của 2 mô hình trên. Khối
lƣợng công tác nhiều, không cập nhật thông tin kịp thời...Cho nên, trong thực tế
hình thức này rất đƣợc sử dụng nhiều. Công tác kế toán đƣợc phân công hợp lý
cho các đơn vị trực thuộc.
Nhƣợc điể : Bộ máy kế toán cồng kềnh
KẾ TOÁN TRƢỞNG
Kế
Toán
Phần
Hành
Kế
Toán
Phần
Hành
Kế
Toán
Phần
Hành
Kế
Toán
Phần
Hành
Kế
Toán
Phần
Hành
Kế
Toán
Phần
Hành
Kế
Toán
Phần
Hành
Bộ phận kế toán ở các
đơn vị trực thuộc không
có tổ chức kế toán riêng
Bộ phận kế toán ở các
đơn vị trực thuộc có tổ
chức kế toán riêng
KẾ TOÁN TRƢỞNG
18
5.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Để thu thập thông tin đầy đủ, có độ chính xác cao về tình hình tiếp nhận
và sử dụng kinh phí, phục vụ kịp thời cho kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành
các định mức chi tiêu và làm căn cứ để ghi sổ kế toán, cần thiết phải sử dụng
chứng từ kế toán.
Để thu thập thông tin đầy đủ, có độ chính xác cao về tình hình tiếp nhận
và sử dụng kinh phí, phục vụ kịp thời cho kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành
các định mức chi tiêu và làm căn cứ để ghi sổ kế toán, cần thiết phải sử dụng
chứng từ. Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ
kinh tế - tài chính phát sinh trong việc sử dụng kinh phí và tình hình thu, chi
Ngân sách của các đơn vị HCSN đã phát sinh và thực sự đã hoàn thành. Mọi
nghiệp vụ phát sinh trong các đơn vị HCSN đều đƣợc phản ánh vào chứng từ
theo đúng mẫu quy định, trong đó phải đƣợc ghi chép đầy đủ, kịp thời các yếu
tố, các tiêu thức và theo đúng quy định về phƣơng pháp lập của từng loại chứng
từ. Tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất hoạt động của từng đơn vị HCSN, trên cơ
sở hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hƣớng dẫn mà Nhà nƣớc
ban hành, kế toán s xác định những chứng từ cần thiết mà đơn vị phải sử dụng.
Từ đó, hƣớng dẫn các cá nhân và bộ phận liên quan nắm đƣợc cách thức lập (hoặc
tiếp nhận), kiểm tra và luân chuyển chứng từ.
5.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay đều áp dụng theo Thông tƣ
107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hƣớng dẫn chế độ kế toán hành chính sự
nghiệp để chọn hệ thống tài khoản áp dụng cho đơn vị và đƣợc xây dựng hệ
thống tài khoản chi tiết nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp
đã phản ánh trong các tài khoản cấp 1 phục vụ cho yêu cầu quản lý.
Phân loại hệ thống tài khoản kế toán:
a) Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, đƣợc
hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong
bảng dùng để kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng
cho tất cả các đơn vị, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu,
chi phí, thặng dƣ (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.
b) Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, đƣợc hạch toán đơn
(không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Các tài khoản ngoài bảng
liên quan đến ngân sách nhà nƣớc hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nƣớc (TK
004, 006, 008, 009, 012, 013, 014, 018) phải đƣợc phản ánh theo mục lục ngân
19
sách nhà nƣớc, theo niên độ (năm trƣớc, năm nay, năm sau (nếu có)) và theo các
yêu cầu quản lý khác của ngân sách nhà nƣớc.
c) Trƣờng hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp
nhận, sử dụng: nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nƣớc
ngoài; nguồn phí đƣợc khấu trừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán
theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng, chi
tiết theo mục lục ngân sách nhà nƣớc và niên độ phù hợp.
5.4. Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán
Hiện nay,các đơn vị đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản,
lƣu trữ sổ kế toán theo quy định của Luật kế toán, Nghị định 174/2016/NĐ-CP
ngày 30/12/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật kế
toán, Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hƣớng dẫn chế độ kế toán hành
chính sự nghiệp.
Hệ thống sổ kế toán áp dụng ở từng đơn vị đƣợc quy định gắn liền với
hình thức kế toán mà đơn vị đó lựa chọn áp dụng trong thực tiễn:
Hình thức kế toán Nhật ký chung
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn
cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn
cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc
ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ kế toán
chi tiết liên quan.
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng
cân đối số phát sinh.
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng
cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có
trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau
khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
20
Sơ đồ 1.4 Hình thức kế toán nhật ký chung
(nguồn: Bộ tài chính (2017))
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế
toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đƣợc kết hợp
ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán)
trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ
để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại.
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra và đƣợc dùng làm căn cứ ghi
sổ, trƣớc hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký
– Sổ Cái.
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh
trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến
hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của
từng tài khoản ở phần Sổ Cáiđể ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ
vào số phát sinh các tháng trƣớc và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh
luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dƣ đầu tháng (đầu quý) và
21
số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dƣ cuối tháng (cuối quý) của từng tài
khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.
Sơ đồ 1.5 Hình thức Nhật ký sổ cái
(nguồn: Bộ tài chính (2017))
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế
toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ
ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký
Chứng từ ghi sổ, sau đó đƣợc dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau
khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ đƣợc dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi
tiết có liên quan.
(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế,
tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số
22
phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dƣ của từng tài khoản trên Sổ Cái.
Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh.
(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp
chi tiết (đƣợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập Báo cáo tài chính.
Sơ đồ 1.6 Hình thức Chứng từ ghi sổ
(nguồn: Bộ tài chính (2017))
Hình thức kế toán trên máy vi tính :
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ,
xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính
theo các bảng, biểu đƣợc thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
23
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin đƣợc tự động nhập
vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết
liên quan.
(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực
hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa
số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết đƣợc thực hiện tự động và luôn đảm bảo
chính xác, trung thực theo thông tin đã đƣợc nhập trong kỳ. Ngƣời làm kế toán
có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã
in ra giấy.
Sơ đồ 1.7 kế toán trên máy vi tính
(nguồn: Bộ tài chính (2017))
5.5. Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
* Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết
quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho
những ngƣời có liên quan để xem xét và đƣa ra các quyết định về các hoạt động
tài chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng
cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực
theo quy định của pháp luật.
Thông tin báo cáo tài chính của đơn vị hành chính, sự nghiệp là thông tin cơ
sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên.
24
* Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nƣớc dùng để tổng hợp tình hình tiếp
nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc của đơn vị hành chính, sự
nghiệp, đƣợc trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nƣớc để cung cấp cho
cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin
trên Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nƣớc phục vụ cho việc đánh giá tình hình
tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về ngân sách nhà nƣớc và các cơ chế
tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúp
cơ quan nhà nƣớc, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám
sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị.
Báo cáo quyết toán nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác
(ngoài nguồn ngân sách nhà nƣớc) của đơn vị hành chính, sự nghiệp, theo quy
định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài
chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán nguồn
khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị
áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan
có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính
sách áp dụng cho đơn vị.
5.6. Tổ chức vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác kế toán
Thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 (gọi tắt là TT200) có thể coi
là bƣớc tiến mới trong quá trình hội nhập tài chính - kế toán của Việt Nam với
quốc tế và khu vực với nhiều nội dung thay đổi và hƣớng dẫn chi tiết. Trong đó,
tại chƣơng V “Sổ kế toán và hình thức kế toán”
Hiện tại, ngoài TT 200 còn có 4 văn bản pháp luật cơ bản có ảnh hƣởng đến
việc ứng dụng CNTT trong công tác kế toán tại Việt Nam, đó là: Luật Kế toán
(2015); Nghị định số: 174/2016/NĐ-CP; Chế độ kế toán theo Thông
tƣ 107/2017/TT-BTC.
6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán
Trong quá trình hoạt động, đơn vị HCSN, hệ thống kế toán có thể bị ảnh
hƣởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, khi những yếu tố này thay dổi, hệ thống kế
toán có thể bị ảnh hƣởng lớn đến tổ chức công tác kế toán.
Tổ chức công tác kế toán để đạt đƣợc các mục tiêu và thoả mãn các yêu cầu
trên, các đơn vị HCSN cần quan tâm đến các yếu tố sau:
25
6.1 Yếu tố bên ngoài
* Môi trƣờng pháp lý: đƣợc tạo lập bởi những có chế chính sách của Nhà
nƣớc và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về bộ máy quản lý của
các đơn vị hành chính, sự nghiệp.
Tại Việt Nam, việc tổ chức công tác kế toán của đơn vị hành chính, sự
nghiệp phải tuân thủ theo hệ thống các quy định do Nhà nƣớc ban hành bao gồm
Luật ngân sách nhà nƣớc, Luật kế toán, Chế độ kế toán HCSN, cơ chế quản lý
tài chính, mục lục NSNN và các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn có liên quan.
Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 83/2015/QH13 đƣợc Quốc hội ban hành ngày
25/6/2015, quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán
NSNN và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nƣớc các cấp trong lĩnh vực
NSNN. Luật ngân sách nhà nƣớc mới quy định về lập, chấp hành, kiểm toán,
quyết toán, giám sát NSNN; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nƣớc, tổ
chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực NSNN. Đơn vị HCSN là
những đơn vị sử dụng kinh đƣợc cấp phát từ NSNN. Vì vậy, các hoạt động kế
toán có liên quan đến kinh phí NSNN tại đơn vị cũng phải chịu sự điều chỉnh,
chế tài bởi các quy định trong Luật này.
Luật kế toán số 88/2015/QH13 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015
và có hiệu lực ngày 01/01/2017 quy định những nội dung về công tác kế toán áp
dụng các đối tƣợng sau: đối tƣợng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách
nhà nƣớc, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân
sách nhà nƣớc; Đối tƣợng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử
dụng ngân sách nhà nƣớc; Đối tƣợng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh; Đối
tƣợng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu
tƣ tài chính. Đến ngày 30/12/2016 đƣợc Chính phủ ban hành Nghị định
174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán về nội dung
công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và ngƣời làm kế toán, hoạt động kinh
doanh dịch vụ kế toán, cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới và tổ chức nghề
nghiệp về kế toán.
Chế độ kế toán HCSN: đƣợc áp dụng cho các đơn vị HCNS, trong đó áp
dụng cho cả cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập..., ban hành theo
Thông tƣ 107/2017/QQ-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính căn
cứ theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 83/2015/QH13, Luật kế toán số
88/2015/QH13 và Nghị định 174/2016/NĐ-CP. Chế độ kế toán HCSN bao gồm
các quy định, hƣớng dẫn cụ thể về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống
tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và hệ thống BCTC của đơn vị HCSN.
26
Trong đó, BCTC là sản phẩm đầu ra của kế toán, phản ánh chất lƣợng tổ chức
công tác kế toán của đơn vị. Cung cấp thông tin về tình hình tài sản, tình hình
tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động
của đơn vị trong kỳ kế toán. Ngoài ra, nó còn cung cấp một số thông tin bổ sung
để ngƣời sử dụng có thể nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động, các chính sách quản
lý và những vấn đề phát sinh trong đơn vị, từ đó có cái nhìn tổng thể về đơn vị.
Theo chế độ kế toán HCSN, hệ thống BCTC của đơn vị HCSN bao gồm: bảng
cân đối tài khoản; báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã
sử dụng; báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ; báo cáo kinh phí chƣa sử dụng đã
quyết toán năm trƣớc chuyển sang; thuyết minh BCTC.
6.2 Yếu tố bên trong
* Quản lý tài chính
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các cơ quan
nhà nƣớc bao gồm lên kế hoạch sử dụng cac nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các
dự án đầu tƣ công và theo d i tình hình thu – chi, tình hình quyết toán ngân sách
để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo,.... Do đó, việc quản lý tài chính
có hiệu quả hay không là nguyên nhân dẫn đến sự minh bạch về tài chính đối
với cơ quan nhà nƣớc. Chính vì vậy, công tác quản lý tài chính s chi phối và tác
động rất lớn đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN. Do đó, cần
thiết phải nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính, khai thác, quản lý các nguồn tài
chính cũng nhƣ quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân
sách tại các đơn vị này.
Cơ chế tài chính có vai trò quyết định đến việc hình thành, tạo lập và sử
dụng nguồn lực tài chính, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Bên
cạnh đó, việc tổ chức công tác kế toán của đơn vị HCSN phải đảm bảo tuân thủ
cơ chế tài chính do Nhà nƣớc quy định.
* Nhu cầu thông tin kế toán
Kế toán là công cụ rất cần thiết cho hoạt động quản trị trong mọi loại hình
đơn vị, dù là công hay tƣ. Trong ĐVHCNS nhà quản lý ( hay còn gọi là thủ
trƣởng đơn vị) chịu trách nhiệm quản lý; điều hành các hoạt động của đơn vị
theo cơ chế, chính sách và quy định pháp lý; đồng thời chịu trách nhiệm tiếp
nhận, phân bổ và sử dụng các nguồn lực do Nhà nƣớc ủy thác theo dự toán đƣợc
duyệt. Vì vậy, TTKT trƣớc hết phải đƣợc cung cấp cho Thủ trƣởng để họ thực
hiện các thủ tục phân tích, đánh giá và dự báo, từ đó đƣa ra các quyết định quản
lý, điều hành thích hợp cũng nhƣ thực hiện trách nhiệm giải trình trƣớc Nhà
nƣớc và xã hội.
27
Thông tin kế toán đƣợc thu nhận thông qua hệ thống chứng từ kế toán và
đƣợc hệ thống hóa qua việc sử dụng các TKKT của hệ thống tài khoản và các
thông tin này đƣợc cung cấp cho nhà quản lý thông qua việc trình bày trên các
BCTC và báo cáo quyết toán. Từ các thông tin này, kế toán phân tích và cung
cấp cho các đối tƣợng sử dụng.
Các chỉ tiêu trên BCTC phải thịch hợp với yêu cầu của các đối tƣợng sử
dung thông tin nhằm đạt đƣợc mục đích sử dụng thông tin của họ, nội dung các
chỉ tiêu trong BCTC phải đảm bảo sự nhất quán nhằm thực hiện đƣợc yêu cầu so
sánh.
* Nguồn nhân lực
Đối tƣợng trực tiếp tham gia vào việc vận hành công tác kế toán đó chính là
nhân viên kế toán. Họ là những ngƣời thực hiện thuần túy công việc kế tón, chịu
trách nhiệm trong việc thu thập, lƣu trữ, xử lý dữ liệu và lập các báo cáo kế toán.
Do đó, để có thể thực hiện tốt công việc này, đòi hỏi các nhân viên kế toán phải
có kỹ năng và hiểu biết về kế toán ( Nguyễn Bích Liên 2012). Khi nhân viên kế
toán có trình độ chuyên môn cao s giúp giảm thiểu đƣợc các sai sót trong việc
ghi chép và xử lý các nghiệp vụ kinh tế khi phát sinh, cũng nhƣ giúp cho công
tác kế toán vận hành một cách suôn sẻ hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các bút
toán liên quan đến ƣớc tính vì lúc này độ tin cậy của thông tin bị ảnh hƣởng
đáng kể bởi sự xét đoán của kế toán. Ngày nay vai trò của kế toán không chỉ
dừng lại ở việc ghi chép lập BCTC mà chuyển sang vai trò phân tích dữ liệu,
giám sát, điều này s giúp gia tăng sự hữu ích, phù hợp, chất lƣợng, tính hữu
hiệu và hiệu quả của thông tin tạo ra để hỗ trợ ngƣời quản lý đơn vị ( ( Nguyễn
Bích Liên 2012).
Đầu tƣ thích hợp vào lực lƣợng lao động thông qua việc trao quyền, huấn
luyện cũng s khuyến khích nhân viên tham gia vào việc nâng cao chiến lƣợc
chất lƣợng. Chẳng hạn nhƣ khi đơn vị triển khai hệ thống PMKT mới, hay các
quy định pháp lý liên quan thay đổi thì việc huấn luyện, cập nhật kiến thức cho
nhân viên kế toán hết sức cần thiết. Sự hiểu biết của mọi ngƣời về hệ thống và
tầm quan trọng của chất lƣợng dữ liệu trong hệ thống là một yếu tố quan trọng
để nâng cao chất lƣợng dữ liệu. Bên cạnh đó, chính sách phát triển nhân lực hợp
lý cũng giúp nâng cao sự hợp tác, lòng trung thành và sự thỏa mãn của nhân
viên. Những đặc tính của con ngƣời nhƣ sự cởi mở, sự hợp tác, sự tận tâm (
trcacsh nhiệm nghề nghiệp), bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp, là những đặc tính
quan trọng cần có đối với nhân viên kế toán. Đặc tính này cũng đã đƣợc quy
28
định trong luật kế toán. Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc cũng ảnh hƣởng đáng kể
đến tính hữu hiệu của HTTTKT.
* Ứng dụng công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) làm thay đổi cơ bản công việc của nhân viên
kế toán nhƣ: giảm khối lƣợng công việc ghi chép, tìm kiếm, xử lý, giảm các hạn
chế liên quan đến khối lƣợng nghiệp vụ, hạn chế về không gian, thời gian...
Nhân viên kế toán có thể chuyển từ việc ghi sổ, nhập các dữ liệu kế toán sang
việc kiểm soát, phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin. Theo xu hƣớng hiện đại
hóa, ứng dụng CNTT khi tổ chức công tác kế toán, đơn vị cần lƣu ý các vấn đề
sau:
- Đặc điểm hệ thống trang thiết bị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có của đơn
vị: máy chủ, máy trạm, mạng máy tính, internet...
- Định hƣớng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý: các đơn vị HCSN s
ứng dụng phần mềm kế toán hay hệ thống ERP. Nếu ứng dụng phần mềm hệ
thống ERP, một phần lớn dữ liệu đầu vào s do các bộ phận phòng ban khác
nhập liệu, nhân viên kế toán chỉ kiểm tra, kiểm soát dữ liệu, xử lý và cung cấp
thông tin. Nếu định hƣớng sử dụng phần mềm kế toán thì việc nhập liệu ban đầu
do nhân viên kế toán đảm nhiệm. Đây cũng là căn cứ để đƣa ra các yêu cầu về
năng lực của nhân viên kế toán khi tuyển dụng hay đào tạo.
Công nghệ thông tin có ảnh hƣởng rất lớn đối với công tác kế toán trong đơn
vị, nếu biết ứng dụng CNTT thì đơn vị s thu đƣợc những lợi ích sau:
- Giảm khối lƣợng công việc tổng hợp, tính toán, xử lý số liệu kế toán nhƣng
vẫn đảm bảo thu đƣợc kết quả nhanh chóng và chính xác.
- Giảm khối lƣợng nhân sự cần dùng để làm những công việc tổng hợp, tính
toán, số liệu vì đã có máy vi tính làm thay.
- Giảm khối lƣợng ghi chép thông tin và không gian lƣu trữ dữ liệu vì chúng
ta có thể sử dụng đĩa cứng của máy để lƣu trữ.
- Có thể đem dữ liệu từ nơi này sang nơi khác dễ dàng nhờ chép dữ liệu vào
ổ đĩa di động.
- Có thể lƣu trữ dữ liệu an toàn nhờ sử dụng mật khẩu, khi đó chỉ ngƣời nào
biết mật khẩu mới có thể tiếp cận đƣợc dữ liệu trong máy.
- Giúp cho việc tìm kiếm dữ liệu đƣợc nhanh chóng, chính xác nhờ vào các
công cụ hỗ trợ của máy. Việc điều chỉnh, thay đổi số liệu cũng đƣợc thực hiện
dễ dàng mà không phải mất nhiều thời gian và cũng không phải tẩy xóa dữ liệu
cũ.
29
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Nội dung chƣơng 1 giúp ngƣời đọc nắm đƣợc lý luận chung về tổ chức công
tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Một đơn vị tổ chức công tác kế
toán hiệu quả là phải thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, tổ chức một
cách khoa học, hợp lý, chuyên môn hóa, đảm bảo sự tập trung, thống nhất và
trực tiếp. Trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành, cùng với những lý luận nêu trên
s là cơ sở cho việc vận dụng đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại
Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang, để đƣa ra các phƣơng hƣớng, giải pháp phù
hợp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị.
30
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI VĂN PHÕNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
2.1. Khái quát chung về Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang
2.1.1 Vị trí, chức năng Văn ph ng Ủy ban nh n d n tỉnh
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chuyên môn, ngang sở, là
bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (bao
gồm cả Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh).
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mƣu tổng hợp,
giúp ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân
tỉnh, tham mƣu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành các hoạt
động chung của bộ máy hành chính ở địa phƣơng; bảo đảm cung cấp thông tin
phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh và thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo
đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy
ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Văn phòng; Chính phủ.
2.1.2 Nhiệ vụ, quyền hạn Văn ph ng Ủy ban nh n d n tỉnh
1. Tham mƣu tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
2. Tham mƣu tổng hợp, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
3. Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban
nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Xây dựng, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức việc phát hành và quản lý các văn bản của Ủy ban nhân dân
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
31
7. Tổng kết, hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng
đối với Văn phòng các sở, ngành, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện.
8. Tổ chức nghiên cứu, thực hiện và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lƣơng và các
chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên
môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh.
10. Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân và Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
2.1.3 Về cơ cấu tổ chức bộ áy và biên chế
1. Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có Chánh Văn phòng và các Phó
Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ
luật theo quy định của pháp luật.
b) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là ngƣời đứng đầu, chịu
trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trƣớc
pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng; đồng thời, là chủ tài khoản cơ
quan Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đƣợc Chánh Văn
phòng phân công theo d i từng khối công việc và chịu trách nhiệm trƣớc Chánh
Văn phòng, trƣớc pháp luật về các lĩnh vực công việc đƣợc phân công phụ trách.
Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng đƣợc Chánh Văn
phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
a) Tổ chức đƣợc thành lập thống nhất ở Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Phòng Hành chính - Tổ chức;
- Phòng Quản trị - Tài vụ;
- Phòng Tiếp công dân.
b) Các phòng nghiên cứu, tổng hợp:
32
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Kinh tế;
- Phòng Văn - Xã;
- Phòng Ngoại vụ;
- Phòng Nội chính;
- Phòng Tin học.
c) Các đơn vị sự nghiệp:
- Trung tâm hành chính công;
- Nhà khách Bông Sen.
3. Về biên chế
a) Biên chế hành chính của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh do Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính của tỉnh đƣợc Trung
ƣơng giao.
b) Biên chế sự nghiệp của các đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo định mức biên chế và theo quy
định của pháp luật.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy VPUBNDT
( nguồn Phòng Hành chính – Quản trị VPUBT)
Phòng
Nội
chính
Phòng
Hành
chính-
Quản trị
Chánh Văn phòng
Phó Chánh Văn
phòng
Phó Chánh Văn
phòng
Phó Chánh Văn
phòng
Ban
tiếp
công
dân
Phòng
NC -
tổng
hợp
33
Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận tại VPUBNDT:
Văn phòng UBND tỉnh làm việc theo chế độ thủ trƣởng (cấp dƣới
phải chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cấp trên); theo nguyên tắc tập trung
dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ
động phối hợp, thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ.
Chánh Văn phòng là ngƣời đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trƣớc
UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của
Văn phòng theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã đƣợc quy định; chủ tài
khoản cơ quan; giúp việc cho Chánh Văn phòng có các Phó Chánh Văn phòng.
Phó Chánh Văn phòng đƣợc Chánh Văn phòng phân công theo d i từng
khối công việc và các sở, ban, ngành; chịu trách nhiệm trƣớc Chánh Văn phòng,
trƣớc pháp luật về các lĩnh vực công việc đƣợc phân công. Các Phó Chánh Văn
phòng giúp Chánh Văn phòng chỉ đạo việc xây dựng, đôn đốc, kiểm tra và đánh
giá kết quả thực hiện phần chƣơng trình công tác thuộc lĩnh vực, đơn vị mình
phụ trách.
Trƣởng phòng đƣợc Chánh Văn phòng phân công đảm nhiệm một số công
việc cụ thể về chuyên môn thuộc nhiệm vụ của phòng. Trƣởng phòng có trách
nhiệm thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung công việc, nghiệp vụ của cán
bộ, công chức trực thuộc trƣớc Lãnh đạo Văn phòng. Chịu trách nhiệm trong
việc chuẩn bị các nội dung và chủ trì sinh hoạt giao ban của phòng định kỳ hàng
tuần, hàng tháng hoặc đột xuất để đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện
chƣơng trình công tác, việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, đôn
đốc giải quyết công việc thuộc phạm vi phòng phụ trách, trao đổi chuyên môn,
nghiệp vụ; chủ trì đánh giá thi đua khen thƣởng hàng tháng, năm đối với cán bộ,
công chức, viên chức của phòng.
Phó Trƣởng phòng là ngƣời trực tiếp giúp Trƣởng phòng chỉ đạo, thực
hiện một số công việc của phòng và chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng phòng về
nhiệm vụ đƣợc phân công. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công
của Trƣởng phòng; tham gia xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, nội dung công
tác của phòng; điều hành và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực công tác đƣợc
phân công; báo cáo kết quả công tác với Trƣởng phòng. Phối hợp công tác với
các đơn vị khác trong Văn phòng, các cơ quan, tổ chức liên quan; dự và phục vụ
các cuộc họp hoặc tham gia các đoàn công tác về nội dung có liên quan đến
nhiệm vụ đƣợc phân công phụ trách. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh
đạo Văn phòng giao. Cấp Phó Trƣởng phòng đƣợc Trƣởng phòng uỷ quyền giải
quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trƣởng phòng khi Trƣởng phòng đi
vắng và báo cáo lại các công việc đã giải quyết khi Trƣởng phòng trở lại làm việc.
34
Nhiệ vụ của chuyên viên đƣợc ph n công:
Ngoài việc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc quy định tại Quy
chế làm việc của Văn phòng, chuyên viên hoặc lãnh đạo phòng đƣợc phân công
làm Thƣ ký/Giúp việc cho Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách
nhiệm tham mƣu, phục vụ toàn diện quá trình chỉ đạo, điều hành của Thƣờng
trực UBND tỉnh, trong đó đặc biệt chú ý các nội dung sau:
Giúp Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chỉ đạo xây dựng, đôn đốc thực hiện các
chƣơng trình công tác thuộc các lĩnh vực phụ trách; phối hợp với Phòng Hành
chính – Tổ chức đề xuất, xây dựng Lịch công tác tuần theo Chƣơng trình công
tác tháng của UBND tỉnh; phối hợp với phòng Quản trị - Tài vụ làm công tác
hậu cần, tiếp khách…
Độc lập nghiên cứu chuẩn bị hoặc chủ động phối hợp với chuyên viên,
lãnh đạo phòng theo d i ngành, lĩnh vực hoặc sở, ngành, địa phƣơng chuẩn bị
các bài phát biểu, kết luận, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; chuẩn
bị hồ sơ, tài liệu, các văn kiện liên quan đến nội dung hội nghị và hoàn chỉnh các
ý kiến kết luận hội nghị của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch bằng văn bản;
2.2. Các chính sách tài chính- kế toán áp dụng tại Văn phòng UBND
tỉnh Hậu Giang
Chính sách tài chính:
- Luật ngân sách nhà nƣớc số: 83/2015/QH13 ban hành ngày 25/06/2015 có
hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017;
- Nghị đinh 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ hƣớng dẫn
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nƣớc;
- Thông tƣ 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định chi tiết và hƣớng
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12
năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân
sách nhà nƣớc;
- Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm
2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc,
Chính sách kế toán:
- Luật kế toán số 88/2015QH13 của Quốc hội khóa 13 thông qua ngày
20/11/2015;
35
- Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ về quy định
chi tiết một số điều của Luật kế toán;
- Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hƣớng dẫn chế độ kế toán
hành chính sự nghiệp.
Hình thức kế toán áp dụng:
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND). Niên độ kế
toán năm: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến 31/12 của năm dƣơng lịch. Kỳ kế
toán quý là 3 tháng.
Hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính kết hợp
hình thức sổ Kế toán Chứng từ ghi sổ.
Phần mềm đơn vị sử dụng là phần mềm kế toán Misa Mimosa.Net 2019 do
Công ty CP Misa cung cấp.
2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng
UBND tỉnh Hậu Giang
2.3.1 Yếu tố bên ngoài
* Môi trƣờng pháp lý:
Công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang chịu sự chi phối bởi
hệ thống pháp lý: Luật kế toán, chế độ kế toán TT107/2017/TT-BTC, Luật
NSNN và một số nghị định, thông tƣ khác có liên quan. Một trong những yêu
cầu quan trọng đối với các quy định pháp lý là tính chặc ch , ổn định trong thời
gian nhất định. Mặc khác, Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang là đơn vị thuộc
khu vực công sử dụng NSNN và tài sản công để đảm bảo việc sử dụng NSNN
và tài sản nhà nƣớc tiết kiệm và hiệu quả, các quy định pháp lý có liên quan đến
hoạt động quản lý, và sử dụng NSNN và tài sản nhà nƣớc phải đƣợc ban hành
phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
2.3.2 Yếu tố bên trong
* Ứng dụng CNTT:
Hiện nay phần lớn các đơn vị HCSN trong đó có Văn phòng UBND tỉnh
Hậu Giang đã nhận ra rằng ứng dụng PMKT s ảnh hƣởng tích cực đến chất
lƣợng của công tác kế toán nhƣ giúp giảm thiểu sai sót, tra cứu đƣợc dễ dàng
hơn và tạo ra các báo cáo theo yêu cầu. Phần mềm kế toán đƣợc lựa chọn sử
dụng cần đáp ứng đƣợc các tiêu chí nhƣ: đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời sử
dụng; có khả năng kiểm soát ( kiểm soát đƣợc quá trình nhập liệu, có khả năng
kiểm soát đƣợc truy cập dữ liệu và hệ thống), phần mềm có giao diện thuận tiện
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf

More Related Content

Similar to Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Man_Ebook
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty truyền tải điện 4.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty truyền tải điện 4.pdfHoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty truyền tải điện 4.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty truyền tải điện 4.pdf
Man_Ebook
 

Similar to Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf (20)

Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu công ty xây dựng đường th...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nạo vét và xây dựng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nạo vét và xây dựngĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nạo vét và xây dựng
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty nạo vét và xây dựng
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủyĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng đường thủy
 
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trườ...
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trườ...Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trườ...
Luận văn: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư năng lượng Trườ...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây lắp, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây lắp, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây lắp, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây lắp, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp Phú Thành, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp Phú Thành, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp Phú Thành, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp Phú Thành, HOT
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp, HAY
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp, HAYĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp, HAY
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây lắp, HAY
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp và thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp và thương mạiĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp và thương mại
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty xây lắp và thương mại
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Đài Phát thanh và Truyền hình thành p...
 
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty truyền tải điện 4.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty truyền tải điện 4.pdfHoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty truyền tải điện 4.pdf
Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Công ty truyền tải điện 4.pdf
 
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃIKẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU - CHI TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG NGÃI
 
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lv: Quản lý nguồn nhân lực tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdfBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty TNHH DV và TM Hồng Phong.pdf
 
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty kinh doanh Vận Tải, HOT
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty kinh doanh Vận Tải, HOTĐề tài: Kế toán thanh toán tại công ty kinh doanh Vận Tải, HOT
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty kinh doanh Vận Tải, HOT
 
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải dịch vụ Xuân Trường
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải dịch vụ Xuân TrườngĐề tài: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải dịch vụ Xuân Trường
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải dịch vụ Xuân Trường
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây lắp Phú Thành
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây lắp Phú ThànhĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây lắp Phú Thành
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây lắp Phú Thành
 
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty xây lắp, HAY
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty xây lắp, HAYĐề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty xây lắp, HAY
Đề tài: Kế toán kết quả kinh doanh tại Công ty xây lắp, HAY
 
Đề tài: Kế toán thanh toán tại Công ty sản xuất nhựa, HOT, 9đ
Đề tài: Kế toán thanh toán tại Công ty sản xuất nhựa, HOT, 9đĐề tài: Kế toán thanh toán tại Công ty sản xuất nhựa, HOT, 9đ
Đề tài: Kế toán thanh toán tại Công ty sản xuất nhựa, HOT, 9đ
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác thanh toán với người mua, người bán
Đề tài: Hoàn thiện công tác thanh toán với người mua, người bánĐề tài: Hoàn thiện công tác thanh toán với người mua, người bán
Đề tài: Hoàn thiện công tác thanh toán với người mua, người bán
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty in, HAY, 9đ
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Recently uploaded (20)

Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ --------------- NGUYỄN BẠCH THÙY GIANG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI VĂN PHÕNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ --------------- NGUYỄN BẠCH THÙY GIANG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI VĂN PHÕNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Ngô Quang Huy CẦN THƠ, 2020
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự khuyến khích và tạo điều kiện của Văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang trong việc học tập và nâng cao trình độ, tác giả đã theo học khoá đào tạo chƣơng trình cao học chuyên ngành kế toán khoá 5B, niên khoá 2017- 2019 tại Trƣờng Đại Học Tây Đô. Để có đƣợc luận văn này, tác giả xin đƣợc gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy TS.Ngô Quang Huy, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Xin cảm ơn sự nhiệt tình của Thầy, nhờ đó mà luận văn của tôi đƣợc hoàn thành. Cảm ơn quý Thầy, Cô, Ban giám hiệu trƣờng Đại Học Tây Đô, Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang, các bạn học viên lớp KT5B đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, giúp đỡ nhiệt tình và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình học tập và làm luận văn cuối khoá. Sau cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến gia đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể theo học và hoàn tất chƣơng trình này. Xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Nguyễn Bạch Thùy Giang
  • 4. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục tiêu nghiên cứu của đề tài để đánh giá thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang có những ƣu và nhƣợc điểm nào và đâu là nguyên nhân của nó trong 03 năm từ năm 2016 đến năm 2018. Trên cơ sở đó đƣa ra các giải pháp nhằm để hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang. Để thực hiện đƣợc mục tiêu trên tác giả tiến hành khảo sát phỏng vấn, trao đổi, tham khảo ý kiến với nhiều đồng nghiệp là những Lãnh đạo phục trách lĩnh vực tài chính cùng một số chuyên viên tại Phòng Hành chính – Quản trị về tình hình thực tế công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang. Kết hợp với nghiên cứu tài liệu, tạp chí và các nghiên cứu trƣớc tác giả mạnh dạn xác định có 07 yếu tố để đánh giá thực trạng công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang đó là: + Tổ chức bộ máy kế toán + Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán + Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán + Tổ chức vận dụng sổ kế toán + Tổ chức vận dụng Báo cáo kế toán + Tổ chức vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin + Tổ chức vận dụng kiểm tra kế toán Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, phòng ngừa những tổn thất, tiếp tục hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang. Tăng cƣờng vai trò quản lý của Lãnh đạo văn phòng trong tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, giám sát việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực tài chính kế toán.
  • 5. iii ABTRACT This paper aims to evaluate present organizing accounting affairs at Hau Giang People Committee’s Office to indicate strengths, weaknesses remained as well as identify alleged reasons behind during the whole time scale, commencing from 2016 to 2018 so that some possibly effective measures are suggested to tackle such issues. To implement the thesis, a great number of surveys, in-person interviews, discussions with the head and officials currently working at Office and Administration Division, Hau Giang People Committee’s Office have been carried out. Meanwhile, many articles, journals and project-related papers of previous authors are also utilized to underpin a deeper study. As a result, 07 key factors which are more likely to be relevant have been identified, including: 1. Accounting Structure 2. Accounting Voucher 3. Accounting Account 4. Accounting Bookwork 5. Accounting Report 6. Accounting-associated Applied Technology 7. Checking Accounting Task From the research results, a number of solutions have been proactively proposed to operate accounting task more efficiently, and prevent loss. Simultaneously, the most prominent approach is to enhance the leadership role of office leaders in advising Hau Giang People's Committee, and supervising the implementation of regulations in the field of finance and accounting.
  • 6. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, chƣa đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung đƣợc trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Bạch Thùy Giang
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i TÓM TẮT LUẬN VĂN ...................................................................................ii ABTRACT .......................................................................................................iii LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ..............................................................................ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài luận văn..................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài............................................................................ 2 2.1 Mục tiêu tổng quát: ..................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài..................................................................... 3 4.1 Thiết kế nghiên cứu..................................................................................... 3 4.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn để đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên............................................................................................................... 4 5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................................... 5 6. Đóng góp mới của luận văn về khoa học và thực tiễn.................................. 7 7. Kết cấu luận văn............................................................................................ 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC ............................................. 8 1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nƣớc...................................................... 8 2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nƣớc ................................................ 8 2.1. Những đặc điểm chung............................................................................ 8 2.2. Những đặc điểm riêng ............................................................................. 9 3. Phân loại cơ quan hành chính nhà nƣớc ..................................................... 10 3.1. Căn cứ vào địa giới hoạt động............................................................... 10 3.2. Căn cứ theo cơ sở pháp lý của việc thành lập....................................... 10 3.3. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền.......................................................... 10 3.4. Căn cứ theo chế độ lãnh đạo ................................................................. 11 4. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp .................... 11 4.1 Khái niệm về tổ chức công tác kế toán .................................................. 11
  • 8. vi 4.2 Vai trò của tổ chức công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ....... 12 4.3 Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp ..... 12 5. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong cơ quan hành chính nhà nƣớc.... 13 5.1 Tổ chức bộ máy kế toán ......................................................................... 13 5.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán....................................... 18 5.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ...................................... 18 5.4. Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán ................................................ 19 5.5. Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán.................. 23 6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán................................... 24 6.1 Yếu tố bên ngoài..................................................................................... 25 6.2 Yếu tố bên trong..................................................................................... 26 KẾT LUẬN CHƢƠNG I ................................................................................ 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI VĂN PHÕNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG .................................. 30 2.1. Khái quát chung về Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang.......................... 30 2.1.1 Vị trí, chức năng Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh............................ 30 2.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh .................... 30 2.1.3 Về cơ cấu tổ chức bộ máy và biên chế................................................ 31 2.2. Các chính sách tài chính- kế toán áp dụng tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang................................................................................................................ 34 2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang................................................................................................. 35 2.3.1 Yếu tố bên ngoài.................................................................................. 35 2.3.2 Yếu tố bên trong.................................................................................. 35 2.4. Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang................................................................................................................ 37 2.4.1 Giới thiệu về quá trình thu thập dữ liệu: ............................................. 37 2.4.2. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán.................................................... 38 2.4.3. Đặc điểm quản lý tài chính................................................................ 39 2.4.4. Thực trạng tổ chức vận dụng chứng từ kế toán.................................. 44 2.4.5. Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán .................. 50 2.4.6. Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán ............................. 52 2.4.7. Thực trạng tổ chức vận dụng hệ thống BCTC và BCQT................... 56 2.4.8. Thực trạng tổ chức vận dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức công tác kế toán ................................................................................... 59
  • 9. vii 2.4.9. Thực trạng tổ chức kiểm tra kế toán .................................................. 59 2.5. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang........................................................................................................ 60 2.5.1. Những kết quả đạt đƣợc ..................................................................... 60 2.5.2. Những tồn tại, hạn chế ....................................................................... 61 2.5.3. Nguyên nhân....................................................................................... 63 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 64 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI VĂN PHÕNG UBND TỈNH HẬU GIANG............................... 65 3.1. Quan điểm và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang: ................................................................................... 65 3.1.1. Quan điểm hoàn thiện ........................................................................ 65 3.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện ................................................................ 65 3.1.3 Định hƣớng hoàn thiện........................................................................ 65 3.2. Yêu cầu hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang:....................................................................................................... 66 3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang: ................................................................................... 66 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán.................................... 66 3.3.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức chứng từ kế toán.................................. 67 3.3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán............................... 69 3.3.4. Giải pháp hoàn thiện hệ thống sổ kế toán .......................................... 70 3.3.5. Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính, và báo cáo quyết toán ............................................................................................................... 72 3.3.6. Giải pháp hoàn thiện tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán..................................................................................................... 74 3.3.7. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm tra kế toán................................... 74 3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp .................................................................. 76 3.4.1. Về phía nhà nƣớc, cơ quan chủ quản ................................................. 76 3.4.2. Về phía Văn phòng UBND tỉnh......................................................... 77 KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ ........................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 79
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Đối tƣợng khảo sát ............................................................................. 4 Bảng 2.1: Tình hình tài chính của Văn phòng UBND tỉnh................................. 39 Bảng 2.2: Danh mục hê thống sổ Văn phòng UBND đang áp dụng .................. 50
  • 11. ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung ....................................... 14 Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ má kế toán phân tán......................................... 15 Sơ đồ 1.3: Mô hình Tổ chức bộ máy vừa tập trung vừa phân tán...................... 18 Sơ đồ 1.4: Hình thức kế toán Nhật ký chung...................................................... 21 Sơ đồ 1.5: Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái...................................................... 22 Sơ đồ 1.6: Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ..................................................... 24 Sơ đồ 1.7: Hình thức kế toán trên máy vi tính.................................................... 25 Sơ đổ 2.1: So đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Văn phòng UBND tỉnh...............................31 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kê toán tại Văn phòng UBND tỉnh...................................35 Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ tại Văn phòng UBND tỉnh......................42 Sơ đồ 3.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.......................70
  • 12. x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT DỊCH NGHĨA 01 BC Báo cáo kế toán 02 CNTT Công nghệ thông tin 03 CQNN Cơ quan hành chính nhà nƣớc 04 CT Chứng từ 05 ĐVQHNS Đơn vị quan hệ Ngân Sách 06 HCSN Hành chính sự nghiệp 07 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 08 SS Sổ sách kế toán 09 TK Tài khoản kế toán 10 TSCĐ Tài sản cố định 11 UBND Uỷ Ban Nhân Dân 12 VP Văn phòng 13 VP.UBT Văn phòng UBND tỉnh
  • 13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài luận văn Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thị trƣờng thì phải có phƣơng hƣớng và giải pháp phát triển phù hợp. Thực hiện đƣợc vai trò chủ đạo của mình, kinh tế nhà nƣớc luôn cần đƣợc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả. Trong những năm qua, Nhà nƣớc ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách mới đã tạo ra hành lang pháp lý cho các cơ quan hành chính trong việc phát huy quyền tự chủ để phát triển đơn vị, tăng thu nhập cho công chức, viên chức. Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính, sự nghiệp dƣới sự quản lý của Đảng và Nhà nƣớc phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh Luật ngân sách nhà nƣớc, các tiêu chuẩn, định mức, các quy định về chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp do Nhà nƣớc ban hành. Điều này, nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế - tài chính, tăng cƣờng quản lý kiểm soát Ngân sách Nhà nƣớc, quản lý tài sản công, nâng cao chất lƣợng công tác và hiệu quả quản lý các đơn vị hành chính, sự nghiệp. Để làm đƣợc điều đó, trƣớc tiên cần phải làm tốt vai trò của từng bộ phận trong nền kinh tế nhà nƣớc. Việc hiểu r về đặc điểm của bộ máy kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp s giúp các nhà quản lý thiết lập đƣợc một bộ phận kế toán khoa học, tiết kiệm và chặt ch . Một trong những biện pháp đƣợc quan tâm đó là tổ chức công tác kế toán, một hoạt động đóng vai trò quyết định đến tính hiệu quả, chất lƣợng làm việc của bộ phận kế toán. Với vai trò đó, công tác kế toán trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải có kế hoạch tổ chức công tác bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí; Tình hình sử dụng quyết toán kinh phí; Tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tƣ tài sản công; Tình hình chấp hành dự toán thu chi, và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của Nhà nƣớc ở đơn vị hành chính, sự nghiệp. Đồng thời, kế toán hành chính, sự nghiệp với chức năng thông tin mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành ngân sách Nhà nƣớc đƣợc Nhà nƣớc sử dụng nhƣ một công cụ sắc bén trong việc quản lý ngân sách Nhà nƣớc góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả cao. Do đó, công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp cần đƣợc hoàn chỉnh theo những yêu cầu tiêu chuẩn mới và Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang với vai trò là một đơn vị hành chính cũng nằm trong xu thế đó. Nhằm đƣa ra những sản phẩm kế toán có chất lƣợng và đáp ứng nhu cầu thông tin quản lý. Thực tế cho thấy tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang, mặc dù đang
  • 14. 2 từng bƣớc hoàn thiện nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, còn bị động khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới, chƣa xây dựng đƣợc đội ngủ nhân viên chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Do đó, thông tin do kế toán mang lại chủ yếu chỉ mang tính chất báo cáo hành chính, ít có tác dụng thiết thực trong việc phân tích tình hình tài chính của đơn vị, tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí của Nhà nƣớc. Với yêu cầu phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách Nhà nƣớc đòi hỏi công tác kế toán phải khoa học và phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị. Qua công tác thực tế và nghiên cứu lý luận về tổ chức hạch toán công tác kế toán tại đơn vị còn bộc lộ nhiều hạn chế, chƣa phát huy một cách tốt nhất chức năng thông tin và kiểm tra, dẫn đến việc cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lý chƣa thực sự hiệu quả. Nhằm đóng góp cơ sở khoa học và thực tiễn hoàn thiện công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1 Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu này nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang. 2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính. Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang, từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại hiện có trong tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hậu Giang. Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là công tác tổ chức tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang. Phạm vi nghiên cứu:
  • 15. 3 Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu trong năm 3 năm từ 2016 đến 2018. Về không gian, luận văn nghiên cứu tại UBND tỉnh Hậu Giang. Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức công tác kế toán theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC về Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 4.1 Thiết kế nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này dùng phƣơng pháp “định tính” chứ không phải nghiên cứu “định lƣợng” nên không thể có xác suất nhƣ mong đợi. Đây chỉ là nghiên cứu mô tả nhỏ và nhân lực rất hạn hẹp. Trong tƣơng lai có thể tác giả s làm những nghiên cứu so sánh và s áp dụng những phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng hay nghiên cứu hỗn hợp. Vì vậy, tác giả tiến hành thu thập thông tin từ các nhà quản trị nhƣ Lãnh đạo VP UBND, các Trƣởng, Phó phòng và các nhân viên trong phòng Hành chính – Quản trị... Căn cứ tình hình thực tế của VP UBND tỉnh tác giả gửi 10 phiếu cho Lãnh đạo và các nhân viên trong phòng Hành chính – Quản trị của VP. Đặc điểm của đối tƣợng khảo sát đƣợc thể hiện qua bảng 1.1: Bảng 1.1: Đặc điểm đối tƣợng khảo sát Đối tƣợng Số lƣợng Tỷ lệ (%) Lãnh đạo Văn phòng 3 30 Trƣởng phòng HC-TC 1 10 Phó trƣởng phòng HC-TC 1 10 Chuyên viên 5 50 Tổng cộng 10 100 Giới tính Số lƣợng Tỷ lệ (%) Nam 6 60 Nữ 4 40 Tổng cộng 10 100
  • 16. 4 Bảng 1.1 thể hiện đặc điểm đối tƣợng khảo sát. Đối tƣợng khảo sát là Lãnh đạo VP và toàn bộ cán bộ nhân viên trong phòng Hành chính – Quản trị. Tổng có 10 ngƣời trong đó có 5 ngƣời là Lãnh đạo, 5 ngƣời là Cán bộ chuyên viên trong phòng Hành chính – Quản trị. Phiếu câu hỏi đƣợc xây dựng nhằm thu thập thông tin chính xác hơn về thực trạng công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang qua các câu hỏi bao gồm: - Tổ chức bộ máy kế toán tại VP nhƣ thế nào? - Tổ chức chứng từ kế toán tại VP nhƣ thế nào? - Hệ thống tài khoản đƣợc mở có khoa học không? - Tổ chức sổ kế toán đƣợc thực hiện tốt không? - Hệ thống báo cáo của các bộ phận nhƣ thế nào? 4.2 Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn để đạt đƣợc những mục tiêu nêu trên Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, tác giả sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: + Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu và tổng hợp tài liệu từ giáo trình, các nghiên cứu có liên quan đã đƣợc công bố. Thu thập các dữ liệu thứ cấp là các quyết định, các chứng từ và sổ kế toán, báo cáo kế toán có liên quan đến tổ chức công tác kế toán từ năm 2016 tại Phòng Hành chính – Quản trị thuộc Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang giúp tác giả có những nhận định và đánh giá thực tiễn. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả đã lựa chọn những dữ liệu cần thiết, phù hợp để kế thừa và đƣa vào sử dụng. + Phƣơng pháp thu thập số liệu * Dữ liệu thứ cấp Tác giả tìm kiếm cơ sở lý thuyết về tổ chức công tác kế toán từ các văn bản luật, nghị định, thông tƣ…của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành về kế toán hành chính; các tài liệu về tổ chức kế toán tham khảo từ giáo trình, báo, tạp chí, mạng internet. Từ đó tạo ra hệ thống lý luận góp phần vào vấn đề đang nghiên cứu.
  • 17. 5 * Dữ liệu sơ cấp - Để tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả lấy danh sách Lãnh đạo Văn phòng thuộc UBND tỉnh đƣợc phân công phụ trách về tài chính của đơn vị. Sau đó, tác giả tiến hành thực hiện thu thập thông tin bằng phƣơng pháp đặt các câu hỏi thông qua giao tiếp trực tiếp. - Tác giả thực hiện phiếu khảo sát tại Văn phòng, gửi khoảng 10 phiếu tới Lãnh đạo Văn phòng… Các phiếu khảo sát đƣợc tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Căn cứ vào các thông tin thu thập đƣợc tác giả tiến hành phân tích thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng. Từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang. * Xử lý dữ liệu Sau khi có dữ liệu từ phiếu khảo sát, tác giả thực hiện phân tích bằng cách sau: phân loại thông tin theo nhóm, theo yếu tố ảnh hƣởng của tổ chức công tác kế toán. Sau đó nhập liệu thủ công trên phần mềm Excel để tiến hành phân tích tổng hợp thông tin tính tỷ lệ phiếu sau đó thống kê với kết quả. (Mẫu phiếu phỏng vấn được minh họa ở phụ lục 1.1) 5. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ở Việt Nam, vấn đề tổ chức công tác kế toán trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Vụ Chế độ kế toán - Bộ Tài chính đã ban hành chế độ cụ thể hƣớng dẫn thực hành kế toán ở các cơ quan hành chính sự nghiệp nói chung. Tuy nhiên cho đến nay, các quy định này đƣợc dùng chung cho mọi cơ quan hành chính sự nghiệp, không phân biệt lĩnh vực, không tính đến đặc thù của từng ngành khác nhau. Trên thực tế, nhận thức đƣợc sự khác biệt trong tổ chức hoạt động của các ngành, lĩnh vực mà đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán ở từng loại hình đơn vị cụ thể. Một trong số đó là nghiên cứu của tác giả Lê Nguyên Sinh năm 2017 về hoàn thiện công tác kế toán tại Sở Công thƣơng tỉnh Đăk Nông. Đã nêu ra thực trạng về các nội dung trong tổ chức công tác kế toán nhƣ: tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán, hệ thống báo cáo kế toán, và tổ chức kiểm tra kế toán tại Sở Công thƣơng, đề ra các giải pháp hoàn thiện. Tuy nhiên, luận văn chƣa phản ánh hết các nội dung tổ chức kế toán, chƣa bám sát đƣợc vào các cơ chế quản lý của Nhà nƣớc hiện hành, rất nhiều các chính sách,
  • 18. 6 chế độ mới đƣợc ban hành, chƣa nêu ra đƣợc những giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán hợp lý. Tác giả Đặng Huỳnh Trinh năm 2016 nghiên cứu về hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tài sản cố định tại Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã nhận thức r tầm quan trọng của kế toán hành chính sự nghiệp hoạt động dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc, các đề tài nghiên cứu đã nâng cao hiểu biết về vị trí vai trò của công tác quản lý tài chính – kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý tài chính tại các trƣờng. Hay nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Thành năm 2014 tổ chức công tác kế toán tại Sở Văn hóa tình Hải Dƣơng đã phân tích đƣợc công tác kế toán tốt s cung cấp thông tin phù hợp hữu ích cho từng đối tƣợng sử dụng thông tin. Đề tài đi sâu vào việc phân tích tình hình thực tế chƣa nêu lên đƣợc những thành tựu và những hạn chế trong việc tổ chức công tác kế toán. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân (2007) đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức kế toán thu, chi hoạt động trong các cơ quan hành chính sự nghiệp công lập và đánh giá tình hình thực tế về cơ chế quản lý tài chính cũng như công tác kế toán thu, chi hoạt động tại các cơ quan hành chính sự nghiệp tại tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó, đưa ra những giải pháp hoàn thiện khoa học, hợp lý và khả thi nhằm nâng cao công tác kế toán thu, chi hoạt động tại các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo tác giả V Minh Nhật Phương (2012), hệ thống chứng từ kế toán trong kế toán ngân sách xã, phường cần bổ sung thêm mục lục ngân sách và tài khoản 332 và TK 333, đồng thời tăng cường quản lý chi đầu tư ngân sách xã, đáp ứng được nhu cầu quản lý ngân sách và tham mƣu cho cấp lãnh đạo ra quyết định đúng đắn hơn, góp phần định hướng công tác kế toán ngân sách xã theo đúng luật Ngân sách, làm lành mạnh hoá thu, chi ngân sách nhà nước tại cơ sở xã, phường trên địa bàn Thành phố Hội An. Nhìn chung, các nghiên cứu trên trƣớc hết đều đƣợc thực hiện trƣớc 2017 là năm có sự ra đời của thông tƣ 107/2017 về Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp. Với sự ra đời này, một lần nữa chế độ kế toán hành chính sự nghiệp thay đổi. Chính vì vậy, rất cần có nghiên cứu để vừa kế thừa các nghiên cứu trên và sử dụng cập nhật thông tƣ mới. Đó chính là k hở trong nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại đơn vị hành chính, sự nghiệp.
  • 19. 7 6. Đóng góp mới của luận văn về khoa học và thực tiễn Đề tài đƣợc nghiên cứu tại một đơn vị cụ thể, thông qua nghiên cứu các lý thuyết, lý luận về kế toán hoạt động thu chi tại đơn vị hành chính, sự nghiệp. Ta có thể nhận ra đƣợc những bất cập khi áp dụng lý thuyết vào thực tế để từ đó có những điều chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó còn giúp đơn vị nhận ra những thiếu sót của tổ chức và hoạt động kế toán tại đơn vị so với các quy định, các chuẩn mực, và đề xuất các giải pháp hợp lý để khắc phục. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu luận văn bao gồm ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang
  • 20. 8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC 1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nƣớc Trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, cơ quan hành chính Nhà nƣớc (CQHCNN) là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nƣớc trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nƣớc cùng cấp, có phƣơng diện hoạt động chủ yếu là hoạt động quản lý nhà nƣớc, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. Địa vị pháp lý của CQHCNN là tổng thể các quyền và pháp lý của những cơ quan này. 2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nƣớc 2.1. Những đặc điểm chung Cơ quan hành chính nhà nƣớc có quyền nhân danh Nhà nƣớc khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hƣớng tới lợi ích công. Biểu hiện của tính quyền lực nhà nƣớc đó là: Cơ quan hành chính nhà nƣớc có quyền ban hành các văn bản pháp luật nhƣ nghị định, quyết định, chỉ thị và có thể đƣợc áp dụng những biện pháp cƣỡng chế hành chính nhà nƣớc nhất định. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Nói cách khác, cơ quan hành chính nhà nƣớc có tính độc lập tƣơng đối về cơ cấu – tổ chức (có cơ cấu bộ máy, và quan hệ công tác bên trong của cơ quan đƣợc quy định trƣớc hết quy định trƣớc hết nhiệm vụ, chức năng, thể hiện vai trò độc lập)… Các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc thành lập và hoạt động dựa trên quy định của pháp luật, có chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền riêng và có những mối quan hệ phối hợp trong thực thi công việc đƣợc giao với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nƣớc mà quan hệ đó đƣợc quy định bởi thẩm quyền nhất định do pháp luật quy định – đó là tổng thể những quyền, nghĩa vụ chung và những quyền hạn cụ thể mang tính quyền lực – pháp lý mà nhà nƣớc trao cho để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nƣớc.
  • 21. 9 Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt cơ quan nhà nƣớc với cơ quan không phải của nhà nƣớc, vì những cơ quan, tổ chức không phải của nhà nƣớc, tổ chức đó không có thẩm quyền đƣợc quy định trong pháp luật. Nguồn nhân sự chính của cơ quan hành chính nhà nƣớc là đội ngũ cán bộ, công chức, đƣợc hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức. 2.2. Những đặc điểm riêng Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nƣớc là cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành (đó là những hoạt động đƣợc tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật) nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc. Nhƣ vậy, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc là phƣơng diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nƣớc. Các cơ quan nhà nƣớc khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc nhƣng đó không phải là phƣơng diện hoạt động chủ yếu mà chỉ là hoạt động đƣợc thực hiện nhằm hƣớng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nƣớc đó nhƣ: Chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng xét xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nƣớc mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực nhƣ kinh tế, văn hóa, xã hội…Việc thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nƣớc là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc. Thứ hai, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc thành lập từ Trung ƣơng đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đƣợc tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nƣớc. Thứ ba, các cơ quan hành chính nhà nƣớc đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nƣớc cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trƣớc cơ quan quyền lực nhà nƣớc. Thứ tƣ, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng
  • 22. 10 hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành. Thứ năm, các cơ quan hành chính nhà nƣớc có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nƣớc là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc. 3. Phân loại cơ quan hành chính nhà nƣớc 3.1. Căn cứ vào địa giới hoạt động Có thể phân thành: Các cơ quan hành chính nhà nƣớc trung ƣơng gồm chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ quản lý nhà nƣớc về ngành hay lĩnh vực công tác. Hoạt động quản lý của các cơ quan này bao trùm trong phạm vi toàn quốc. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc địa phƣơng gồm uỷ ban nhân dân, các sở, phòng, ban thuộc uỷ ban nhân dân hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ địa phƣơng. 3.2. Căn cứ theo cơ sở pháp lý của việc thành lập Các cơ quan hành chính bao gồm: Các cơ quan hành chính mà việc thành lập nó đƣợc hiến pháp quy định (cơ quan hiến định): + Chính phủ. + Uỷ ban nhân dân các địa phƣơng. Các cơ quan hành chính Nhà nƣớc đƣợc thành lập trên cơ sở các đạo luật các văn bản dƣới luật: + Các bộ, cơ quan ngang bộ. + Các tổng cục, cục, vụ, các sở, ban thuộc các cơ quan hiến định. + Các đơn vị hành chính sự nghiệp cơ sở trong các lĩnh vực văn hoá y tế giáo dục quốc phòng trật tự trị an… 3.3. Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền Các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc chia thành: Cơ quan có thẩm quyền chung: gồm chính phủ và uỷ ban nhân các cấp. Những cơ quan này, theo quy định của hiến pháp, có thẩm quyền giải quyết mọi
  • 23. 11 vấn đề thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc hoặc trên từng địa phƣơng. Cơ quan có thẩm quyền riêng: gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, là những cơ quan quản lý theo ngành hoặc theo chức năng, trực tiếp quản lý một ngành, một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực trên phạm vi cả nƣớc. 3.4. Căn cứ theo chế độ lãnh đạo Các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợc chia thành: Các cơ quan đƣợc tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể. Các cơ quan đƣợc tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo một thủ trƣởng. 4. Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp 4.1 Khái niệm về tổ chức công tác kế toán Theo Luật Kế toán (2015), "Tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lƣu giữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán". Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán (2012), Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thì “Tổ chức công tác kế toán là việc xác định những công việc, những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mƣu cho các bộ phận phòng ban khác thực hiện, nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng đƣợc các yêu cầu của đơn vị”. Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán (2011), Học viện Tài chính thì “Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp thông tin về hoạt động của đơn vị”. Theo Giáo trình Nguyên lý kế toán, Học viện Tài chính (2014) thì “Tổ chức công tác kế toán cần đƣợc hiểu nhƣ một hệ thống các yếu tố cấu thành gồm: tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phƣơng pháp kế toán, kỹ thuật hạch toán, tổ chức vận dụng các chế độ, thể lệ kế toán… mối liên hệ và sự tác động giữa các yếu tố đó với mục đích đảm bảo các điều kiện cho việc phát huy tối đa chức năng của hệ thống các yếu tố đó”. Nhƣ vậy, tổ chức công tác kế toán đƣợc coi nhƣ là một hệ thống các yếu tố cấu thành, bao gồm tổ chức vận dụng các phƣơng pháp kế toán để thu nhận, xử lý, phân tích, kiểm tra và cung cấp các thông tin; tổ chức vận dụng chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế tài chính, kế toán vào đơn vị; tổ chức các nhân sự để thực hiện công việc kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán phát huy hết vai
  • 24. 12 trò, nhiệm vụ của mình, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị có hiệu quả.Do đó, tổ chức công tác kế toán thực chất là tổ chức thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin kế toán trên cơ sở hiểu biết về kế toán, các qui định của pháp luật kế toán, pháp luật khác có liên quan, qui mô, đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn vị kế toán. 4.2 Vai trò của tổ chức công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán (2011), Học viện Tài chính thì: Trong quản lý, tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung quan trọng.Với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế- tài chính nên công tác kế toán ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quảvà chất lƣợng của công tác quản lý. Thêm vào đó, nó còn ảnh hƣởng đến việc đáp ứng các yêu cầu quản lý khác nhau của các đối tƣợng có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động cơ quan chức năng của nhà nƣớc. Để tổ chức công tác kế toán trong một đơn vị cần căn cứ vào qui mô hoạt động, đặc điểm của ngành và lĩnh vực hoạt động; đặc điểm về quản lý đồng thời phải căn cứ vào các chính sách, chế độ nhà nƣớc ban hành. Tổ chức công tác kế toán phù hợp với tình hình hoạt động không chỉ tiết kiệm đƣợc chi phí mà còn đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, đầy đủ, có chất lƣợng phù hợp với các yêu cầu quản lý khác nhau. Tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN một cách khoa học và hợp lý không những có ý nghĩa quyết định đối với chất lƣợng của công tác kế toán mà còn là nhân tố quan trọng thực hiện tốt quản lý kinh phí và bảo vệ tài sản, tiền vốn của đơn vị, thực hiện tốt vai trò của kế toán là công cụ quản lý tài chính trong đơn vị. Tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN cần đáp ứng nhu cầu sau: + Phù hợp với chế độ kế toán hiện hành; + Phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị; Phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán hiện có; + Đảm bảo thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ và yêu cầu của công tác kế toán và tiết kiệm đƣợc chi phí hạch toán. 4.3 Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp Theo Giáo trình Tổ chức công tác kế toán (2011), Học viện Tài chính,việc tổ chức công tác kế toán trong một cơ quan, đơn vị phải đảm bảo những yêu cầu sau:
  • 25. 13 Yêu cầu về pháp lý: Khi tổ chức công tác kế toán phải xem xét đến việc tuân thủ Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, các qui định, thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện chế độ kế toán và các văn bản pháp quy khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị. Yêu cầu về quản lý: Yêu cầu quản lý thƣờng rất đa dạng và không giống nhau. Do đó khi tổ chức công tác kế toán cần nắm bắt đầy đủ các yêu cầu về quản lý để xây dựng hệ thống kế toán cho phù hợp. Các yêu cầu về quản lý có thể là nội dung, tính chất, thời điểm cung cấp thông tin kế toán; các yêu cầu quản lý hoạt động trong nội bộ, quản lý tài sản hay quản lý nguồn nhân lực… 5. Nội dung tổ chức công tác kế toán trong cơ quan hành chính nhà nƣớc 5.1 Tổ chức bộ máy kế toán Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC hƣớng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp (HC-SN). Đây là bƣớc thay đổi lớn trong chế độ kế toán HC-SN để phù hợp với Luật Ngân sách nhà nƣớc (NSNN) năm 2015 và cơ chế tự chủ ngày càng cao của các đơn vị HC-SN theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP Hiện nay, các đơn vị HCSN có thể tổ chức bộ máy kế toán theo các hình thức sau: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Còn gọi là mô hình một cấp. Đơn vị kế toán độc lập chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm để thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ việc xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích kinh tế các hoạt động. Trƣờng hợp đơn vị kế toán có các đơn vị trực thuộc thì không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, hƣớng dẫn và thực hiện hạch toán ban đầu các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thuộc phạm vi đơn vị mình, kiểm tra các chứng từ thu nhận đƣợc và định kỳ gửi toàn bộ chứng từ về phòng kế toán trung tâm.
  • 26. 14 Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung (nguồn Nguyễn Đức Quý (2017)) Ưu điểm: Mô hình s đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời tình hình hoạt động của đơn vị thông qua thông tin kế toán cung cấp; tạo điều kiện trang bị và ứng dụng phƣơng tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán và thông tin hiện đại trong công tác kế toán, bồi dƣỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên kế toán và nâng cao hiệu suất công tác kế toán. Nhược điểm: Mô hình này không phù hợp với những đơn vị có phạm vi hoạt động rộng, các cơ sở của đơn vị phụ thuộc đặt ở xa đơn vị trung tâm. Ngoài ra, công việc kế toán dồn vào cuối kỳ có thể ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán và lập báo cáo tài chính. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán: Còn gọi là mô hình hai cấp. Bộ máy kế toán đƣợc phân chia thành hai cấp riêng biệt là cấp trung tâm và cấp trực thuộc. Kế toán ở cả hai cấp đều tổ chức sổ kế toán và bộ máy nhân sự tƣơng ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp. Kế toán trƣởng Kế toán phần hành Kế toán phần hành Kế toán phần hành Kế toán phần hành Các nhân viên kế toán ở đơn vị phụ thuộc
  • 27. 15 Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán (nguồn Nguyễn Đức Quý (2017)) Trong mô hình này, toàn bộ công việc kế toán, tài chính, thống kê trong toàn bộ doanh nghiệp đƣợc phân công, phân cấp nhƣ sau: Ở ph ng ế toán trung t c nhiệ vụ - Thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính và lập báo cáo kế toán phần hành công việc thực hiện. - Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và hƣớng dẫn, thực hiện công tác thống kê các chỉ tiêu cần thiết. - Hƣớng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị phụ thuộc. - Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán ở các đơn vị phụ thuộc gửi lên để tổng hợp lập báo cáo kế toán toàn doanh nghiệp. Ở các đơn vị phụ thuộc c nhiệ vụ - Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở đơn vị phụ thuộc để định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm. KẾ TOÁN TRƢỞNG Kế toán phần hành Kế toán phần hành Kế toán phần hành Kế toán phần hành Kế toán phần hành Kế toán phần hành Kế toán phần hành Kế toán phần hành Bộ phận kế toán ở đơn vị phụ thuộc KẾ TOÁN TRƢỞNG
  • 28. 16 - Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của đơn vị. - Thống kê các chỉ tiêu cần thiết trong phạm vi đơn vị thực hiện. Ưu điểm: Công tác kế toán gắn liền với các hoạt động ở các đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán kiểm tra, kiểm soát trực tiếp các hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ kịp thời cho lãnh đạo ở các bộ phận trực thuộc trong việc điều hành và quản lý hiệu quả các hoạt động ở bộ phận phụ thuộc đó, tạo điều kiện cho tiến hành hạch toán kinh tế nội bộ. Nhược điểm: Hạn chế sự lãnh đạo tập trung, thống nhất công tác kế toán trong toàn đơn vị, thông tin kinh tế về các hoạt động trong phạm vi toàn đơn vị không đƣợc xử lý và cung cấp kịp thời phục vụ toàn đơn vị không đƣợc xử lý và cung cấp kịp thời phục vụ sự lãnh đạo, điều hành và quản lý chung toàn đơn vị, không thuận tiện cho việc phân công lao động và chuyên môn hóa cán bộ kế toán. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán áp dụng thích hợp với những đơn vị có quy mô lớn, địa bàn hoạt động phân tán, chƣa trang bị và ứng dụng phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại trong công tác kế toán. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán: Còn gọi là mô hình hỗn hợp. Mô hình này kết hợp đặc trƣng của cả hai mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung và tổ chức bộ máy kế toán phân tán. Theo mô hình tổ chức bộ máy kế toán này, ở đơn vị chính thành lập phòng kế toán trung tâm, làm nhiệm vụ hƣớng dẫn kiểm tra kế toán đơn vị, ở các đơn vị trực thuộc lớn, đủ trình độ quản lý đƣợc phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ ở mức độ cao thì cho tổ chức kế toán riêng. Còn ở các đơn vị trực thuộc nhỏ hoặc chƣa đủ trình độ quản lý, chƣa đƣợc phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ ở mức độ cao thì không cho tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên hạch toán làm nhiệm vụ hƣớng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm.
  • 29. 17 Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán (nguồn Nguyễn Đức Quý (2017)) Ƣu điể : Khắc phục đƣợc một số nhƣợc điểm của 2 mô hình trên. Khối lƣợng công tác nhiều, không cập nhật thông tin kịp thời...Cho nên, trong thực tế hình thức này rất đƣợc sử dụng nhiều. Công tác kế toán đƣợc phân công hợp lý cho các đơn vị trực thuộc. Nhƣợc điể : Bộ máy kế toán cồng kềnh KẾ TOÁN TRƢỞNG Kế Toán Phần Hành Kế Toán Phần Hành Kế Toán Phần Hành Kế Toán Phần Hành Kế Toán Phần Hành Kế Toán Phần Hành Kế Toán Phần Hành Bộ phận kế toán ở các đơn vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng Bộ phận kế toán ở các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế toán riêng KẾ TOÁN TRƢỞNG
  • 30. 18 5.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Để thu thập thông tin đầy đủ, có độ chính xác cao về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí, phục vụ kịp thời cho kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các định mức chi tiêu và làm căn cứ để ghi sổ kế toán, cần thiết phải sử dụng chứng từ kế toán. Để thu thập thông tin đầy đủ, có độ chính xác cao về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí, phục vụ kịp thời cho kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các định mức chi tiêu và làm căn cứ để ghi sổ kế toán, cần thiết phải sử dụng chứng từ. Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh trong việc sử dụng kinh phí và tình hình thu, chi Ngân sách của các đơn vị HCSN đã phát sinh và thực sự đã hoàn thành. Mọi nghiệp vụ phát sinh trong các đơn vị HCSN đều đƣợc phản ánh vào chứng từ theo đúng mẫu quy định, trong đó phải đƣợc ghi chép đầy đủ, kịp thời các yếu tố, các tiêu thức và theo đúng quy định về phƣơng pháp lập của từng loại chứng từ. Tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất hoạt động của từng đơn vị HCSN, trên cơ sở hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hƣớng dẫn mà Nhà nƣớc ban hành, kế toán s xác định những chứng từ cần thiết mà đơn vị phải sử dụng. Từ đó, hƣớng dẫn các cá nhân và bộ phận liên quan nắm đƣợc cách thức lập (hoặc tiếp nhận), kiểm tra và luân chuyển chứng từ. 5.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Các đơn vị hành chính sự nghiệp hiện nay đều áp dụng theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hƣớng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp để chọn hệ thống tài khoản áp dụng cho đơn vị và đƣợc xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết nhằm cụ thể hóa các chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp đã phản ánh trong các tài khoản cấp 1 phục vụ cho yêu cầu quản lý. Phân loại hệ thống tài khoản kế toán: a) Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, đƣợc hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng dùng để kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng cho tất cả các đơn vị, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dƣ (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán. b) Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, đƣợc hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Các tài khoản ngoài bảng liên quan đến ngân sách nhà nƣớc hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nƣớc (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013, 014, 018) phải đƣợc phản ánh theo mục lục ngân
  • 31. 19 sách nhà nƣớc, theo niên độ (năm trƣớc, năm nay, năm sau (nếu có)) và theo các yêu cầu quản lý khác của ngân sách nhà nƣớc. c) Trƣờng hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng: nguồn ngân sách nhà nƣớc cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nƣớc ngoài; nguồn phí đƣợc khấu trừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nƣớc và niên độ phù hợp. 5.4. Tổ chức vận dụng hình thức sổ kế toán Hiện nay,các đơn vị đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản, lƣu trữ sổ kế toán theo quy định của Luật kế toán, Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán, Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hƣớng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Hệ thống sổ kế toán áp dụng ở từng đơn vị đƣợc quy định gắn liền với hình thức kế toán mà đơn vị đó lựa chọn áp dụng trong thực tiễn: Hình thức kế toán Nhật ký chung (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh đƣợc ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
  • 32. 20 Sơ đồ 1.4 Hình thức kế toán nhật ký chung (nguồn: Bộ tài chính (2017)) Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đƣợc kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra và đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cáiđể ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trƣớc và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối tháng này. Căn cứ vào số dƣ đầu tháng (đầu quý) và
  • 33. 21 số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dƣ cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái. Sơ đồ 1.5 Hình thức Nhật ký sổ cái (nguồn: Bộ tài chính (2017)) Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Đặc trƣng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: + Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. + Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái. (1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó đƣợc dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ đƣợc dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số
  • 34. 22 phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dƣ của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh. (3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (đƣợc lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) đƣợc dùng để lập Báo cáo tài chính. Sơ đồ 1.6 Hình thức Chứng từ ghi sổ (nguồn: Bộ tài chính (2017)) Hình thức kế toán trên máy vi tính : (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã đƣợc kiểm tra, đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đƣợc thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
  • 35. 23 Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin đƣợc tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết đƣợc thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã đƣợc nhập trong kỳ. Ngƣời làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Sơ đồ 1.7 kế toán trên máy vi tính (nguồn: Bộ tài chính (2017)) 5.5. Tổ chức vận dụng báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán * Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp cho những ngƣời có liên quan để xem xét và đƣa ra các quyết định về các hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình của đơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật. Thông tin báo cáo tài chính của đơn vị hành chính, sự nghiệp là thông tin cơ sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên.
  • 36. 24 * Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nƣớc dùng để tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nƣớc của đơn vị hành chính, sự nghiệp, đƣợc trình bày chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nƣớc để cung cấp cho cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nƣớc phục vụ cho việc đánh giá tình hình tuân thủ, chấp hành quy định của pháp luật về ngân sách nhà nƣớc và các cơ chế tài chính khác mà đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nƣớc, đơn vị cấp trên và lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá, giám sát và điều hành hoạt động tài chính, ngân sách của đơn vị. Báo cáo quyết toán nguồn khác phản ánh tình hình thu - chi các nguồn khác (ngoài nguồn ngân sách nhà nƣớc) của đơn vị hành chính, sự nghiệp, theo quy định của pháp luật phải thực hiện quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác. Thông tin trên Báo cáo quyết toán nguồn khác phục vụ cho việc đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính mà đơn vị áp dụng, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan có thẩm quyền khác và lãnh đạo đơn vị đánh giá hiệu quả của các cơ chế, chính sách áp dụng cho đơn vị. 5.6. Tổ chức vận dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán Thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 (gọi tắt là TT200) có thể coi là bƣớc tiến mới trong quá trình hội nhập tài chính - kế toán của Việt Nam với quốc tế và khu vực với nhiều nội dung thay đổi và hƣớng dẫn chi tiết. Trong đó, tại chƣơng V “Sổ kế toán và hình thức kế toán” Hiện tại, ngoài TT 200 còn có 4 văn bản pháp luật cơ bản có ảnh hƣởng đến việc ứng dụng CNTT trong công tác kế toán tại Việt Nam, đó là: Luật Kế toán (2015); Nghị định số: 174/2016/NĐ-CP; Chế độ kế toán theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC. 6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán Trong quá trình hoạt động, đơn vị HCSN, hệ thống kế toán có thể bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, khi những yếu tố này thay dổi, hệ thống kế toán có thể bị ảnh hƣởng lớn đến tổ chức công tác kế toán. Tổ chức công tác kế toán để đạt đƣợc các mục tiêu và thoả mãn các yêu cầu trên, các đơn vị HCSN cần quan tâm đến các yếu tố sau:
  • 37. 25 6.1 Yếu tố bên ngoài * Môi trƣờng pháp lý: đƣợc tạo lập bởi những có chế chính sách của Nhà nƣớc và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về bộ máy quản lý của các đơn vị hành chính, sự nghiệp. Tại Việt Nam, việc tổ chức công tác kế toán của đơn vị hành chính, sự nghiệp phải tuân thủ theo hệ thống các quy định do Nhà nƣớc ban hành bao gồm Luật ngân sách nhà nƣớc, Luật kế toán, Chế độ kế toán HCSN, cơ chế quản lý tài chính, mục lục NSNN và các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn có liên quan. Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 83/2015/QH13 đƣợc Quốc hội ban hành ngày 25/6/2015, quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán NSNN và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nƣớc các cấp trong lĩnh vực NSNN. Luật ngân sách nhà nƣớc mới quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát NSNN; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực NSNN. Đơn vị HCSN là những đơn vị sử dụng kinh đƣợc cấp phát từ NSNN. Vì vậy, các hoạt động kế toán có liên quan đến kinh phí NSNN tại đơn vị cũng phải chịu sự điều chỉnh, chế tài bởi các quy định trong Luật này. Luật kế toán số 88/2015/QH13 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015 và có hiệu lực ngày 01/01/2017 quy định những nội dung về công tác kế toán áp dụng các đối tƣợng sau: đối tƣợng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nƣớc, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nƣớc; Đối tƣợng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nƣớc; Đối tƣợng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh; Đối tƣợng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tƣ tài chính. Đến ngày 30/12/2016 đƣợc Chính phủ ban hành Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và ngƣời làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, cung cấp dịch vụ kế toán qua biên giới và tổ chức nghề nghiệp về kế toán. Chế độ kế toán HCSN: đƣợc áp dụng cho các đơn vị HCNS, trong đó áp dụng cho cả cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập..., ban hành theo Thông tƣ 107/2017/QQ-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính căn cứ theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 83/2015/QH13, Luật kế toán số 88/2015/QH13 và Nghị định 174/2016/NĐ-CP. Chế độ kế toán HCSN bao gồm các quy định, hƣớng dẫn cụ thể về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán và hệ thống BCTC của đơn vị HCSN.
  • 38. 26 Trong đó, BCTC là sản phẩm đầu ra của kế toán, phản ánh chất lƣợng tổ chức công tác kế toán của đơn vị. Cung cấp thông tin về tình hình tài sản, tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN; tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị trong kỳ kế toán. Ngoài ra, nó còn cung cấp một số thông tin bổ sung để ngƣời sử dụng có thể nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động, các chính sách quản lý và những vấn đề phát sinh trong đơn vị, từ đó có cái nhìn tổng thể về đơn vị. Theo chế độ kế toán HCSN, hệ thống BCTC của đơn vị HCSN bao gồm: bảng cân đối tài khoản; báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ; báo cáo kinh phí chƣa sử dụng đã quyết toán năm trƣớc chuyển sang; thuyết minh BCTC. 6.2 Yếu tố bên trong * Quản lý tài chính Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nƣớc bao gồm lên kế hoạch sử dụng cac nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án đầu tƣ công và theo d i tình hình thu – chi, tình hình quyết toán ngân sách để từ đó thực hiện báo cáo cho các cấp lãnh đạo,.... Do đó, việc quản lý tài chính có hiệu quả hay không là nguyên nhân dẫn đến sự minh bạch về tài chính đối với cơ quan nhà nƣớc. Chính vì vậy, công tác quản lý tài chính s chi phối và tác động rất lớn đến tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị HCSN. Do đó, cần thiết phải nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính, khai thác, quản lý các nguồn tài chính cũng nhƣ quy trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách tại các đơn vị này. Cơ chế tài chính có vai trò quyết định đến việc hình thành, tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính, nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị. Bên cạnh đó, việc tổ chức công tác kế toán của đơn vị HCSN phải đảm bảo tuân thủ cơ chế tài chính do Nhà nƣớc quy định. * Nhu cầu thông tin kế toán Kế toán là công cụ rất cần thiết cho hoạt động quản trị trong mọi loại hình đơn vị, dù là công hay tƣ. Trong ĐVHCNS nhà quản lý ( hay còn gọi là thủ trƣởng đơn vị) chịu trách nhiệm quản lý; điều hành các hoạt động của đơn vị theo cơ chế, chính sách và quy định pháp lý; đồng thời chịu trách nhiệm tiếp nhận, phân bổ và sử dụng các nguồn lực do Nhà nƣớc ủy thác theo dự toán đƣợc duyệt. Vì vậy, TTKT trƣớc hết phải đƣợc cung cấp cho Thủ trƣởng để họ thực hiện các thủ tục phân tích, đánh giá và dự báo, từ đó đƣa ra các quyết định quản lý, điều hành thích hợp cũng nhƣ thực hiện trách nhiệm giải trình trƣớc Nhà nƣớc và xã hội.
  • 39. 27 Thông tin kế toán đƣợc thu nhận thông qua hệ thống chứng từ kế toán và đƣợc hệ thống hóa qua việc sử dụng các TKKT của hệ thống tài khoản và các thông tin này đƣợc cung cấp cho nhà quản lý thông qua việc trình bày trên các BCTC và báo cáo quyết toán. Từ các thông tin này, kế toán phân tích và cung cấp cho các đối tƣợng sử dụng. Các chỉ tiêu trên BCTC phải thịch hợp với yêu cầu của các đối tƣợng sử dung thông tin nhằm đạt đƣợc mục đích sử dụng thông tin của họ, nội dung các chỉ tiêu trong BCTC phải đảm bảo sự nhất quán nhằm thực hiện đƣợc yêu cầu so sánh. * Nguồn nhân lực Đối tƣợng trực tiếp tham gia vào việc vận hành công tác kế toán đó chính là nhân viên kế toán. Họ là những ngƣời thực hiện thuần túy công việc kế tón, chịu trách nhiệm trong việc thu thập, lƣu trữ, xử lý dữ liệu và lập các báo cáo kế toán. Do đó, để có thể thực hiện tốt công việc này, đòi hỏi các nhân viên kế toán phải có kỹ năng và hiểu biết về kế toán ( Nguyễn Bích Liên 2012). Khi nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao s giúp giảm thiểu đƣợc các sai sót trong việc ghi chép và xử lý các nghiệp vụ kinh tế khi phát sinh, cũng nhƣ giúp cho công tác kế toán vận hành một cách suôn sẻ hơn. Đặc biệt là khi thực hiện các bút toán liên quan đến ƣớc tính vì lúc này độ tin cậy của thông tin bị ảnh hƣởng đáng kể bởi sự xét đoán của kế toán. Ngày nay vai trò của kế toán không chỉ dừng lại ở việc ghi chép lập BCTC mà chuyển sang vai trò phân tích dữ liệu, giám sát, điều này s giúp gia tăng sự hữu ích, phù hợp, chất lƣợng, tính hữu hiệu và hiệu quả của thông tin tạo ra để hỗ trợ ngƣời quản lý đơn vị ( ( Nguyễn Bích Liên 2012). Đầu tƣ thích hợp vào lực lƣợng lao động thông qua việc trao quyền, huấn luyện cũng s khuyến khích nhân viên tham gia vào việc nâng cao chiến lƣợc chất lƣợng. Chẳng hạn nhƣ khi đơn vị triển khai hệ thống PMKT mới, hay các quy định pháp lý liên quan thay đổi thì việc huấn luyện, cập nhật kiến thức cho nhân viên kế toán hết sức cần thiết. Sự hiểu biết của mọi ngƣời về hệ thống và tầm quan trọng của chất lƣợng dữ liệu trong hệ thống là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lƣợng dữ liệu. Bên cạnh đó, chính sách phát triển nhân lực hợp lý cũng giúp nâng cao sự hợp tác, lòng trung thành và sự thỏa mãn của nhân viên. Những đặc tính của con ngƣời nhƣ sự cởi mở, sự hợp tác, sự tận tâm ( trcacsh nhiệm nghề nghiệp), bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp, là những đặc tính quan trọng cần có đối với nhân viên kế toán. Đặc tính này cũng đã đƣợc quy
  • 40. 28 định trong luật kế toán. Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc cũng ảnh hƣởng đáng kể đến tính hữu hiệu của HTTTKT. * Ứng dụng công nghệ thông tin Công nghệ thông tin (CNTT) làm thay đổi cơ bản công việc của nhân viên kế toán nhƣ: giảm khối lƣợng công việc ghi chép, tìm kiếm, xử lý, giảm các hạn chế liên quan đến khối lƣợng nghiệp vụ, hạn chế về không gian, thời gian... Nhân viên kế toán có thể chuyển từ việc ghi sổ, nhập các dữ liệu kế toán sang việc kiểm soát, phân tích dữ liệu và cung cấp thông tin. Theo xu hƣớng hiện đại hóa, ứng dụng CNTT khi tổ chức công tác kế toán, đơn vị cần lƣu ý các vấn đề sau: - Đặc điểm hệ thống trang thiết bị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có của đơn vị: máy chủ, máy trạm, mạng máy tính, internet... - Định hƣớng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý: các đơn vị HCSN s ứng dụng phần mềm kế toán hay hệ thống ERP. Nếu ứng dụng phần mềm hệ thống ERP, một phần lớn dữ liệu đầu vào s do các bộ phận phòng ban khác nhập liệu, nhân viên kế toán chỉ kiểm tra, kiểm soát dữ liệu, xử lý và cung cấp thông tin. Nếu định hƣớng sử dụng phần mềm kế toán thì việc nhập liệu ban đầu do nhân viên kế toán đảm nhiệm. Đây cũng là căn cứ để đƣa ra các yêu cầu về năng lực của nhân viên kế toán khi tuyển dụng hay đào tạo. Công nghệ thông tin có ảnh hƣởng rất lớn đối với công tác kế toán trong đơn vị, nếu biết ứng dụng CNTT thì đơn vị s thu đƣợc những lợi ích sau: - Giảm khối lƣợng công việc tổng hợp, tính toán, xử lý số liệu kế toán nhƣng vẫn đảm bảo thu đƣợc kết quả nhanh chóng và chính xác. - Giảm khối lƣợng nhân sự cần dùng để làm những công việc tổng hợp, tính toán, số liệu vì đã có máy vi tính làm thay. - Giảm khối lƣợng ghi chép thông tin và không gian lƣu trữ dữ liệu vì chúng ta có thể sử dụng đĩa cứng của máy để lƣu trữ. - Có thể đem dữ liệu từ nơi này sang nơi khác dễ dàng nhờ chép dữ liệu vào ổ đĩa di động. - Có thể lƣu trữ dữ liệu an toàn nhờ sử dụng mật khẩu, khi đó chỉ ngƣời nào biết mật khẩu mới có thể tiếp cận đƣợc dữ liệu trong máy. - Giúp cho việc tìm kiếm dữ liệu đƣợc nhanh chóng, chính xác nhờ vào các công cụ hỗ trợ của máy. Việc điều chỉnh, thay đổi số liệu cũng đƣợc thực hiện dễ dàng mà không phải mất nhiều thời gian và cũng không phải tẩy xóa dữ liệu cũ.
  • 41. 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG I Nội dung chƣơng 1 giúp ngƣời đọc nắm đƣợc lý luận chung về tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Một đơn vị tổ chức công tác kế toán hiệu quả là phải thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, tổ chức một cách khoa học, hợp lý, chuyên môn hóa, đảm bảo sự tập trung, thống nhất và trực tiếp. Trên cơ sở chế độ kế toán hiện hành, cùng với những lý luận nêu trên s là cơ sở cho việc vận dụng đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang, để đƣa ra các phƣơng hƣớng, giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị.
  • 42. 30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI VĂN PHÕNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG 2.1. Khái quát chung về Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang 2.1.1 Vị trí, chức năng Văn ph ng Ủy ban nh n d n tỉnh 1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chuyên môn, ngang sở, là bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (bao gồm cả Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh). 2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mƣu tổng hợp, giúp ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mƣu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính ở địa phƣơng; bảo đảm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng; Chính phủ. 2.1.2 Nhiệ vụ, quyền hạn Văn ph ng Ủy ban nh n d n tỉnh 1. Tham mƣu tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh 2. Tham mƣu tổng hợp, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 3. Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 4. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 5. Xây dựng, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật. 6. Tổ chức việc phát hành và quản lý các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
  • 43. 31 7. Tổng kết, hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với Văn phòng các sở, ngành, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện. 8. Tổ chức nghiên cứu, thực hiện và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học. 9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lƣơng và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thƣởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. 10. Quản lý tài chính, tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. 11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật. 2.1.3 Về cơ cấu tổ chức bộ áy và biên chế 1. Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh a) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật. b) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là ngƣời đứng đầu, chịu trách nhiệm trƣớc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng; đồng thời, là chủ tài khoản cơ quan Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh đƣợc Chánh Văn phòng phân công theo d i từng khối công việc và chịu trách nhiệm trƣớc Chánh Văn phòng, trƣớc pháp luật về các lĩnh vực công việc đƣợc phân công phụ trách. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, một Phó Chánh Văn phòng đƣợc Chánh Văn phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy a) Tổ chức đƣợc thành lập thống nhất ở Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: - Phòng Hành chính - Tổ chức; - Phòng Quản trị - Tài vụ; - Phòng Tiếp công dân. b) Các phòng nghiên cứu, tổng hợp:
  • 44. 32 - Phòng Tổng hợp; - Phòng Kinh tế; - Phòng Văn - Xã; - Phòng Ngoại vụ; - Phòng Nội chính; - Phòng Tin học. c) Các đơn vị sự nghiệp: - Trung tâm hành chính công; - Nhà khách Bông Sen. 3. Về biên chế a) Biên chế hành chính của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính của tỉnh đƣợc Trung ƣơng giao. b) Biên chế sự nghiệp của các đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo định mức biên chế và theo quy định của pháp luật. Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy VPUBNDT ( nguồn Phòng Hành chính – Quản trị VPUBT) Phòng Nội chính Phòng Hành chính- Quản trị Chánh Văn phòng Phó Chánh Văn phòng Phó Chánh Văn phòng Phó Chánh Văn phòng Ban tiếp công dân Phòng NC - tổng hợp
  • 45. 33 Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận tại VPUBNDT: Văn phòng UBND tỉnh làm việc theo chế độ thủ trƣởng (cấp dƣới phải chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của cấp trên); theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động phối hợp, thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ. Chánh Văn phòng là ngƣời đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trƣớc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trƣớc pháp luật về toàn bộ hoạt động của Văn phòng theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã đƣợc quy định; chủ tài khoản cơ quan; giúp việc cho Chánh Văn phòng có các Phó Chánh Văn phòng. Phó Chánh Văn phòng đƣợc Chánh Văn phòng phân công theo d i từng khối công việc và các sở, ban, ngành; chịu trách nhiệm trƣớc Chánh Văn phòng, trƣớc pháp luật về các lĩnh vực công việc đƣợc phân công. Các Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng chỉ đạo việc xây dựng, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện phần chƣơng trình công tác thuộc lĩnh vực, đơn vị mình phụ trách. Trƣởng phòng đƣợc Chánh Văn phòng phân công đảm nhiệm một số công việc cụ thể về chuyên môn thuộc nhiệm vụ của phòng. Trƣởng phòng có trách nhiệm thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung công việc, nghiệp vụ của cán bộ, công chức trực thuộc trƣớc Lãnh đạo Văn phòng. Chịu trách nhiệm trong việc chuẩn bị các nội dung và chủ trì sinh hoạt giao ban của phòng định kỳ hàng tuần, hàng tháng hoặc đột xuất để đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chƣơng trình công tác, việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, đôn đốc giải quyết công việc thuộc phạm vi phòng phụ trách, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ; chủ trì đánh giá thi đua khen thƣởng hàng tháng, năm đối với cán bộ, công chức, viên chức của phòng. Phó Trƣởng phòng là ngƣời trực tiếp giúp Trƣởng phòng chỉ đạo, thực hiện một số công việc của phòng và chịu trách nhiệm trƣớc Trƣởng phòng về nhiệm vụ đƣợc phân công. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Trƣởng phòng; tham gia xây dựng chƣơng trình, kế hoạch, nội dung công tác của phòng; điều hành và giải quyết công việc thuộc lĩnh vực công tác đƣợc phân công; báo cáo kết quả công tác với Trƣởng phòng. Phối hợp công tác với các đơn vị khác trong Văn phòng, các cơ quan, tổ chức liên quan; dự và phục vụ các cuộc họp hoặc tham gia các đoàn công tác về nội dung có liên quan đến nhiệm vụ đƣợc phân công phụ trách. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Văn phòng giao. Cấp Phó Trƣởng phòng đƣợc Trƣởng phòng uỷ quyền giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trƣởng phòng khi Trƣởng phòng đi vắng và báo cáo lại các công việc đã giải quyết khi Trƣởng phòng trở lại làm việc.
  • 46. 34 Nhiệ vụ của chuyên viên đƣợc ph n công: Ngoài việc thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc quy định tại Quy chế làm việc của Văn phòng, chuyên viên hoặc lãnh đạo phòng đƣợc phân công làm Thƣ ký/Giúp việc cho Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm tham mƣu, phục vụ toàn diện quá trình chỉ đạo, điều hành của Thƣờng trực UBND tỉnh, trong đó đặc biệt chú ý các nội dung sau: Giúp Chủ tịch, các Phó Chủ tịch chỉ đạo xây dựng, đôn đốc thực hiện các chƣơng trình công tác thuộc các lĩnh vực phụ trách; phối hợp với Phòng Hành chính – Tổ chức đề xuất, xây dựng Lịch công tác tuần theo Chƣơng trình công tác tháng của UBND tỉnh; phối hợp với phòng Quản trị - Tài vụ làm công tác hậu cần, tiếp khách… Độc lập nghiên cứu chuẩn bị hoặc chủ động phối hợp với chuyên viên, lãnh đạo phòng theo d i ngành, lĩnh vực hoặc sở, ngành, địa phƣơng chuẩn bị các bài phát biểu, kết luận, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch; chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, các văn kiện liên quan đến nội dung hội nghị và hoàn chỉnh các ý kiến kết luận hội nghị của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch bằng văn bản; 2.2. Các chính sách tài chính- kế toán áp dụng tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang Chính sách tài chính: - Luật ngân sách nhà nƣớc số: 83/2015/QH13 ban hành ngày 25/06/2015 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017; - Nghị đinh 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ hƣớng dẫn quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nƣớc; - Thông tƣ 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nƣớc; - Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc, Chính sách kế toán: - Luật kế toán số 88/2015QH13 của Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 20/11/2015;
  • 47. 35 - Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán; - Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hƣớng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Hình thức kế toán áp dụng: Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND). Niên độ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến 31/12 của năm dƣơng lịch. Kỳ kế toán quý là 3 tháng. Hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính kết hợp hình thức sổ Kế toán Chứng từ ghi sổ. Phần mềm đơn vị sử dụng là phần mềm kế toán Misa Mimosa.Net 2019 do Công ty CP Misa cung cấp. 2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang 2.3.1 Yếu tố bên ngoài * Môi trƣờng pháp lý: Công tác kế toán tại Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang chịu sự chi phối bởi hệ thống pháp lý: Luật kế toán, chế độ kế toán TT107/2017/TT-BTC, Luật NSNN và một số nghị định, thông tƣ khác có liên quan. Một trong những yêu cầu quan trọng đối với các quy định pháp lý là tính chặc ch , ổn định trong thời gian nhất định. Mặc khác, Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang là đơn vị thuộc khu vực công sử dụng NSNN và tài sản công để đảm bảo việc sử dụng NSNN và tài sản nhà nƣớc tiết kiệm và hiệu quả, các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động quản lý, và sử dụng NSNN và tài sản nhà nƣớc phải đƣợc ban hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 2.3.2 Yếu tố bên trong * Ứng dụng CNTT: Hiện nay phần lớn các đơn vị HCSN trong đó có Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang đã nhận ra rằng ứng dụng PMKT s ảnh hƣởng tích cực đến chất lƣợng của công tác kế toán nhƣ giúp giảm thiểu sai sót, tra cứu đƣợc dễ dàng hơn và tạo ra các báo cáo theo yêu cầu. Phần mềm kế toán đƣợc lựa chọn sử dụng cần đáp ứng đƣợc các tiêu chí nhƣ: đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời sử dụng; có khả năng kiểm soát ( kiểm soát đƣợc quá trình nhập liệu, có khả năng kiểm soát đƣợc truy cập dữ liệu và hệ thống), phần mềm có giao diện thuận tiện