SlideShare a Scribd company logo
1 of 140
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
ĐỖ THỊ MỸ NƯƠNG
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ
MEKONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CẦN THƠ, 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
ĐỖ THỊ MỸ NƯƠNG
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ
MEKONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN MINH TIẾN
CẦN THƠ, 2019
i
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này với tựa đề là “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ
phần Dầu khí Mekong”, do học viên Đỗ Thị Mỹ Nương thực hiện theo sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Minh Tiến. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận
văn thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2019.
Ủy viên Ủy viên – Thư ký
Phản biện 1 Phản biện 2
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện cho tôi có
môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường, tôi xin
chân thành cảm ơn tập thể giáo viên cũng như các thầy cô đang cộng tác với trường đã
tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin chân
thành cảm ơn quý thầy cô khoa sau Đại học - Trường Đại Học Tây Đô và đặc biệt là bày
tỏ lòng biết ơn chân thành đối với thầy Tiến sĩ Nguyễn Minh Tiến, người thầy đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, Ban Lãnh đạo và tập thể các anh chị em
trong Công ty cổ phần Dầu khí Mekong đã tạo mọi điều kiện giúp tôi có được những số
liệu, dữ liệu để thực hiện nghiên cứu hoàn thành luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2019
Học viên thực hiện
Đỗ Thị Mỹ Nương
iii
TÓM TẮT
Luận văn nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí
Mekong. Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại công ty, Tác giả đã đạt được những nội
dung cơ bản sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về HTKSNB, phân tích
các yếu tố cấu thành của HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong gồm: Nội dung
(chính sách kiểm soát, thủ tục kiểm soát); Các yếu tố cấu thành (Môi trường kiểm soát; Hệ
thống thông tin; Thủ tục kiểm soát); Mục tiêu của HTKSNB (bảo vệ tài sản của đơn vị,
đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo việc thực hiện chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả
hoạt động). Thứ hai, đã đi sâu phân tích thực trạng HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu
khí Mekong, đánh giá mặt mạnh cũng như điểm còn hạn chế của HTKSNB tại công ty.
Thứ ba, Luận văn đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện HTKSNB tại Công ty cổ phần
Dầu khí Mekong.
Các giải pháp đưa ra giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả. Đồng
thời, Tác giả cũng đưa ra một số các kiến nghị liên quan đến hoàn thiện HTKSNB tại
công ty. Các giải pháp chỉ có tính hạn chế các rủi ro, gian lận và sai sót trong hoạt động
của công ty, không thể bao quát hết tất cả các rủi ro mà công ty sẽ gặp phải.
iv
ABSTRACT
Dissertation studying internal control system at Mekong Petroleum Joint Stock
Company. Through the actual research process at the company, the author has achieved
the following basic contents: Firstly, systematize the common theoretical basis of
internal control systems, analyze the constituent elements of internal control systems of
joint-stock companies. Mekong Petroleum includes: Content (control policies, control
procedures); Components (Control environment; Information system; Control
procedure); Objectives of the Internal Control System (protecting assets of the unit,
ensuring the reliability of information, ensuring the implementation of the legal regime,
ensuring operational efficiency). Secondly, in-depth analysis of the current situation of
internal control systems at Mekong Petroleum Joint Stock Company, assessing the
strengths and limitations of the internal control systems at the company. Thirdly, the
thesis has proposed solutions to perfect the internal control system at Mekong Petroleum
Joint Stock Company.
The solutions provided for the company's business operations are effective. At the
same time, the author also made a number of recommendations related to perfecting
internal control systems of the company. Solutions that limit the risks, frauds and errors
in the company's operations cannot cover all the risks that the company will face.
v
LỜI CAM KẾT QUẢ
Tôi xin cam đoan luận văn“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty
Cổ phần Dầu Khí Mekong” được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của riêng
tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ
bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu
(nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Mỹ Nương
vi
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lí do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2
4.1. Thu thập dữ liệu........................................................................................ 2
4.2.Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3
5. Đóng góp mới của Luận văn .......................................................................... 7
6. Kết cấu của luận văn...................................................................................... 8
7. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan ............................................... 8
7.1. Lược khảo các tài liệu nghiên cứu trên thế giới .......................................... 8
7.2. Lược khảo các nghiên cứu tại Việt Nam..................................................... 9
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ.................................................................................................12
1.1. Kiểm soát .................................................................................................. 12
1.1.1. Khái niệm kiểm soát............................................................................. 12
1.1.2. Phân loại kiểm soát .............................................................................. 13
1.2. Kiểm soát nội bộ........................................................................................ 14
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến kiểm soát nội bộ ....................................... 14
1.2.2.Các thành phần của kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu của COSO ........... 16
1.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp......................................... 21
1.3.1. Cơ sở lý luận về công ty cổ phần ......................................................... 21
1.3.2. Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp................... 22
1.3.3. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ..................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DẦU KHÍ MEKONG...............................................................................34
2.1. Tổng quan về ngành xăng dầu và Công ty cổ phần Dầu khí Mekong....... 34
2.1.1. Đặc điểm chung của ngành xăng dầu .................................................... 34
vii
2.1.2. Giới thiệu về Công ty cổ phần Dầu Khí Mekong ................................... 35
2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soátnội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong
............................................................................................................................. 39
2.2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.. 39
2.2.2. Thực trạng hệ thống thông tin tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong ...... 54
2.2.3. Thực trạng thủ tục kiểm soát tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong ........ 59
2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí
Mekong................................................................................................................ 71
2.3.1 Những ưu điểm hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.... 71
2.3.2. Một số tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công cổ phần Dầu khí
Mekong................................................................................................................. 73
2.4. Nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công
ty cổ phần Dầu khí Mekong................................................................................. 79
2.4.1. Nguyên nhân khách quan...................................................................... 79
2.4.2. Nguyên nhân chủ quan ......................................................................... 80
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................82
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MEKONG...........................................................83
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp............................................................................. 83
3.1.1. Cơ sở pháp lý....................................................................................... 83
3.1.2. Cơ sở khoa học .................................................................................... 84
3.1.3. Cơ sở thực tiễn tại đơn vị...................................................................... 85
3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thốngkiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu
khí Mekong.......................................................................................................... 86
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát ........................................... 86
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin ................................................ 91
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát.................................................. 95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................106
1. Kết luận ..................................................................................................... 106
2. Kiến nghị.................................................................................................... 107
viii
3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................109
PHỤLỤC 1 .................................................................................................................111
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................113
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................127
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê đối tượng được phỏng vấn..............................................................4
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn điều lệ ........................................................................................35
Bảng 2.2: Hệ thống chi nhánh, CHXD, sản lượng bình quân.......................................36
Bảng 2.3: Bảng kết quả khảo sát về đặc thù quản lý.....................................................39
Bảng 2.4: Bảng kết quả khảo sát về cơ cấu tổ chức. .....................................................43
Bảng 2.5: Bảng kết quả khảo sát về chính sách nhân sự...............................................44
Bảng 2.6: Bảng kết quả khảo sát về công tác kế hoạch.................................................48
Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017........................................................49
Bảng 2.8: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy kiểm soát ....................................51
Bảng 2.9: Bảng kết quả khảo sát về kiểm toán nội bộ ..................................................53
Bảng 2.10: Bảng kết quả khảo sát về hệ thống thông tin kế toán .................................56
Bảng 3.1: Bảng theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng tại CHXD ...............90
Bảng 3.2: Báo cáo bán hàng ngày 01/01/2019tại CHXD số 02....................................95
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu.......................................................................................6
Hình 1.2: Khung nghiên cứu ...........................................................................................7
Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu kiểm soát nộ bộ theo COSO ....................................................21
Hình 1.4: Mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ..................................................32
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty..................................................................42
Hình 2.2: Quy trình tuyển dụng tại công ty cổ phần dầu khí Mekong..........................45
Hình 2.3: Xây dựng kế hoạch đào tạo tại công ty cổ phần dầu khí Mekong. ...............46
Hình 2.4: Quy trình đánh giá nhân viên tại công ty cổ phần dầu khí Mekong .............47
Hình 2.5: Quy trình lập kế hoạch tại công ty cổ phần dầu khí Mekong .......................48
Hình 2.6: Ban kiểm soát trong công ty cổ phần dầu khí Mekong.................................52
Hình 2.7: Kết quả khảo sát về hệ thống thông tin ........................................................54
Hình 2.8: Quy trình luân chuyển chứng từ khi sử dụng phần mềm ..............................58
Hình 2.9: Kết quả khảo sát về thủ tục kiểm soát..........................................................60
Hình 2.10: Kết quả khảo sát về kiểm soát mua hàng ...................................................65
Hình 2.11: Kết quả khảo sát về kiểm soát bán hàng, tiền hàng và công nợ.................67
Hình 2.12: Kết quả khảo sát về kiểm soát hàng tồn kho..............................................69
Hình 2.13: Kết quả khảo sát về kiểm soát tài sản cố định............................................70
Hình 3.1: Đơn đề nghị mua hàng ..................................................................................98
Hình 3.2: Chu trình mua hàng .......................................................................................99
Hình 3.3: Quy trình bán hàng và kiểm soát tiền hàng, công nợ tại CHXD.................101
Hình 3.4: Quy trình bảo trì máy móc, thiết bị, TSCĐ.................................................104
xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BKS Ban kiểm soát
CHXD Cửa hàng xăng dầu
CN Chi nhánh
COSO Committee of Sponsoring Organizations
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
HĐQT Hội đồng quản trị
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
KSNB Kiểm soát nội bộ
MTV Một thànhviên
P. KHĐT Phòng Kế hoạch đầu tư
P. TCKT Phòng Tài chính kế toán
P.KD Phòng Kinh doanh
P.KDTH Phòng Kinh doanh tổng hợp
P.TCHC Phòng Tổ chức hành chính
TKXD Tổng Kho xăng dầu
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Trước đây, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh độc quyền của
nhà nước. Tuy nhiên, theo xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới, thế độc quyền
trong kinh doanh xăng dầu dần được xóa bỏ và chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị
trường, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trong cùng lĩnh vực kinh
doanh này.
Các lãnh đạo cấp cao của công ty muốn quản lý để công ty có thể hoạt động hiệu
quả nhất thì phải cần đến sự hỗ trợ của hệ thống kiểm soát nội bộ. Một hệ thống kiểm
soát nội bộ hữu hiệu giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát quản lý và phát triển kinh
doanh của công ty. Do đó, các công ty không ngừng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ của mình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, quản trị rủi ro có hiệu quả.
Năm 1996 với định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí về phía hạ nguồn,
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký hợp tác toàn diện với UBND các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long (Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Cà Mau, Bạc
Liêu, Kiên Giang) về phát triển hệ thống tồn chứa, phân phối, kinh doanh các sản phẩm
dầu khí tại Đồng bằng Sông Cửu Long, và ngày 15/05/1998 Công ty Liên doanh Mekong
(Petromekong) đã được hình thành. Mặc dù đã được thành lập từ lâu, nhưng do xuất phát
điểm là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động dưới sự bao cấp từ phía nhà nước nên
Công ty cổ phần Dầu khí Mekong không tránh khỏi những rủi ro khi tham gia vào cơ
chế thị trường có nhiều sự cạnh tranh và cạm bẫy. Hệ thống kiểm soát nội bộ của công
ty trước đây đã bị lạc hậu, chưa được hoàn thiện. Trong bối cảnh nền kinh tế như trên,
việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm quản trị rủi ro, đảm bảo đạt được mục
tiêu đề ra của công ty là rất cần thiết. Vì vậy, việc chọn đề tài "Hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong" của tác giả là khách quan và
cần thiết trong thời điểm hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung:
Nghiên cứu này được thực hiện để hoàn thiện HTKSNB tại đơn vị nghiên cứu là
Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.
- Xác định những nguyên nhân của những bất cập hiện nay của hệ thống kiểm soát
nội bộ tại Công ty cổ phần dầu khí Mekong.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí
Mekong.
Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu, trọng tâm của Luận văn trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
(1) Thực trạng HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong được thực hiện như
2
thế nào?
(2) Những nguyên nhân của những bất cập hiện nay của hệ thống kiểm soát nội bộ
tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong là gì?
(3) Giải pháp nào để hoàn thiện HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xác định đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là rất quan trọng khi thực
hiện đề tài nghiên cứu, Luận văn đã cụ thể đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
như sau:
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài
Luận văn nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí
Mekong. Với đối tượng này, Luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về
kiểm soát nội bộ và hệ thống KSNB, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB. Tác giả tiến
hành khảo sát, phỏng vấn thực trạng HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong, từ
đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại công ty này hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
- Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn tập trung vào nghiên cứu hệ
thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.
- Thời gian thực hiện khảo sát, phỏng vấn như sau:
Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Thu thập thông qua các tài liệu sẵn có trong đơn vị (Báo cáo thường niên năm
2016-2018, các quy chế chi tiêu nội bộ công ty năm 2016-2018, các tài liệu kế toán có
liên quan).
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thời gian thực hiện khảo sát phỏng vấn dự kiến từ tháng
03/2019 đến tháng 6/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu của đề tài và đạt mục tiêu nghiên cứu,
Luận văn sử dụng các phương pháp như sau:
4.1. Thu thập dữ liệu
+ Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu này được thu thập từ tìm hiểu các báo cáo tổng kết, báo
cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra, thanh tra trong 3 năm từ năm 2016-
2018, quy chế chi tiêu nội bộ, các tài liệu kế toán có liên quan. Trong mỗi báo cáo đều
có phần đánh giá về hệ thống KSNB của công ty. Tác giả nghiên cứu thiết kế hệ thống
KSNB tại công ty, toàn bộ hệ thống các văn bản, quy chế, quy định của công ty ban hành
để vận hành hệ thống KSNB, từ đó phân tích, đánh giá xem còn điều gì bất cập, chưa
phát huy hiệu quả.
+ Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập thông qua thực hiện khảo sát bằng Bảng
câu hỏi khảo sát kết hợp với phỏng vấn đối tượng điều tra. Ngoài ra, tác giả cũng tiến
hành quan sát các hoạt động của công ty này để có cái nhìn sát thực về các nội dung
(thành phần) cấu thành hệ thống KSNB. Đối tượng khảo sát là Ban lãnh đạo, Ban kiểm
soát, phòng tài chính kế toán, phòng KDTH, phòng KD.
3
4.2.Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp nghiên cứu định
tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau,
không chỉ trong các ngành khoa học truyền thống mà còn trong nghiên cứu thị trường
và các bối cảnh khác. Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết
sâu sắc về hành vi con người và lý do ảnh hưởng đến hành vi này. Các phương pháp
định tính điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra quyết định, không chỉ trả lời
các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào. Do đó, các mẫu nhỏ tập trung thường được sử dụng
nhiều hơn hàng loạt mẫu lớn.
(1) Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin
Nghiên cứu tài liệu là phương pháp được sử dụng để tổng hợp cơ sở lý luận, phương
pháp nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu trước. Cơ sở lý luận cụ thể để tác giả tổng
hợp, phân tích từ việc nghiên cứu gồm:
a) Cơ sở lý luận về KSNB và hệ thống KSNB.
b) Hệ thống hóa và định vị các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB.
Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tác giả xác định được các yếu tố cấu thành
hệ thống KSNB. Ngoài ra, để phân tích rõ hơn, cụ thể hơn đặc điểm của từng yếu tố cấu
thành hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong, tác giả cũng thực hiện
nghiên cứu tài liệu báo cáo thường niên, các tài liệu kế toán liên quan.
(2) Phương pháp điều tra, khảo sát:
Tác giả tiến hành theo phương thức sau :
Thực hiện thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công
ty cổ phần Dầu khí Mekong. Đối tượng khảo sát là Ban lãnh đạo, Ban kiểm soát, phòng
tài chính kế toán, phòng KDTH, phòng KD, phòng TCHC. Các dữ liệu này, ngoài những
thông tin về chức vụ, bộ phận công tác tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong, thì tác giả
tập trung sâu vào các vấn đề, nội dung trực tiếp liên quan đến các yếu tố cấu thành hệ
thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong theo quan điểm của Liên đoàn kế
toán quốc tế IFAC, theo đó các yếu tố cấu thành bao gồm: Môi trường kiểm soát, hệ
thống thông tin (trong đó có hệ thống kế toán) và thủ tục kiểm soát. Bên cạnh đó tác giả
kết hợp quan sát các hoạt động và các nghiệp vụ của đơn vị. Tất cả nhằm mục đích làm
rõ thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần dầu khí Mekong.
(3) Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (theo phương pháp chọn mẫu lý thuyết):
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia là phương pháp điều tra đánh giá của các
chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Thực chất đây là phương pháp sử
dụng trí tuệ, khai thác ý kiến chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn
đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. Ở đây, tác
giả trực tiếp phỏng vấn, thảo luận với một số nhà quản lý, Ban kiểm soát và lãnh đạo
các phòng ban trong Công ty cổ phần Dầu khí Mekong: Cụ thể căn cứ vào phân cấp
quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, tác giả đã thực hiện những cuộc trao
đổi ngắn phỏng vấn với những cá nhân có liên quan bằng phương pháp phỏng vấn trực
4
tiếp một – một, phỏng vấn qua điện thoại. Thời gian tối thiểu cho một cuộc phỏng vấn
là 30 phút. Trước khi phỏng vấn trực tiếp, tác giả có cuộc trao đổi trước bằng điện thoại
về thời gian và địa điểm với đối tượng được phỏng vấn để đảm bảo sự thuận lợi và thoải
mái cho đối tượng được phỏng vấn. Khi phỏng vấn qua điện thoại, tác giả cũng lựa chọn
thời gian phù hợp (ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ) để cuộc phỏng vấn hiệu quả hơn.
Những người được phỏng vấn có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu về kế toán
hoặc kiểm toán hoặc về lĩnh vực xăng dầu, kết hợp với số năm làm việc trung bình từ 6
đến 11 năm được thống kê ở Bảng 1.1. Những đối tượng được phỏng vấn có am hiểu về
kiểm soát nội bộ. Như vậy, mẫu phỏng vấn có tính đại diện. Trong quá trình phỏng vấn,
tác giả ghi chép lại cụ thể các câu trả lời. Phương pháp chuyên gia được tiến hành theo
phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, sử dụng câu hỏi mở nhằm thu thập nhiều ý kiến
khác nhau. Các câu hỏi đóng cũng được sử dụng nhằm hướng dẫn người trả lời phỏng
vấn vào một vấn đề cụ thể. Với các câu hỏi về môi trường kiểm soát, đối tượng phỏng
vấn là lãnh đạo công ty, giám đốc chi nhánh, thành viên ban kiểm soát. Với các câu hỏi
về hệ thống thông tin, đối tượng phỏng vấn là các cán bộ phòng kế toán, kế toán tại các
chi nhánh, cửa hàng xăng dầu. Với các câu hỏi thuộc về thủ tục kiểm soát, tác giả tự
thực hiện phỏng vấn các cán bộ thuộc phòng kế toán, cán bộ thuộc phòng kế hoạch và
cán bộ thuộc phòng kỹ thuật.
Bảng hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc được tác giả trao đổi, thảo luận với giáo
viên hướng dẫn; Sau khi thực hiện sửa đổi, bổ sung theo ý kiến đóng góp của giáo viên
hướng dẫn. Bảng hướng dẫn phỏng vấn này được sử dụng như một bộ các câu hỏi định
sẵn chỉ việc đưa ra phỏng vấn, nó được sử dụng như một công cụ trợ giúp cho tác giả về
phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, với những câu hỏi mang tính định hướng về những
vấn đề cần phải tập trung khi tiến hành phỏng vấn.
Bảng hướng dẫn phỏng vấn gồm 2 phần chính: Phần 1: Thông tin chung về người
được phỏng vấn; Phần 2: Một số câu hỏi liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại
Công ty cổ phần dầu khí Mekong.
Bảng 1.1: Thống kê đối tượng được phỏng vấn
Số
TT
Vị trí công tác
Số
lượng
Số năm công tác bình quân
1 Ban giám đốc 4 9
2 Ban kiểm soát 1 6
3 Kế toán trưởng 1 11
4 Kế toán viên 3 9,5
5 Nhân viên kinh doanh 1 10,5
Nguồn: Công ty cổ phần Dầu khí Mekong
5
Nội dung câu hỏi khi thực hiện phỏng vấn:
1. Theo Ông/bà hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị hoạt động có hiệu quả không?
Ông/bà hãy cho biết đặc điểm các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB tại đơn vị gồm môi
trường kiểm soát (đặc thù sự quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế
hoạch, ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ, môi trường kiểm soát bên ngoài), hệ
thống thông tin (hệ thống thông tin kế toán), các thủ tục kiểm soát và chúng được thực
hiện vận hành như thế nào tại đơn vị?
2. Các thành viên trong Ban kiểm soát có tham gia chức vụ quản lý tại công ty
không? Ban kiểm soát có am hiểu về kế toán tài chính không? Ban kiểm soát hoạt động
như thế nào? Theo Ông/bà Ban kiểm soát tại công ty có phát huy được hiệu quả chưa?
3. Công ty thu thập thông tin từ những nguồn nào? Những thông tin được thu thập
như thế nào? Hệ thống thông tin trong công ty có giúp ích cho nhà quản lý nhận diện và
đối phó với những rủi ro và tận dụng được tối đa các cơ hội trong kinh doanh hay không?
Khi có nhu cầu ra quyết định, nhà quản lý có được những thông tin kịp thời và đầy đủ
không?
4. Quy trình sửa qui chế nội bộ của công ty như thế nào? Việc ban hành các quyết
định quản lý hoạt động kinh doanh chủ yếu (qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế hoạt động...)
được thực hiện như thế nào? Việc xây dựng quy chế hoạt động và qui chế tài chính cần
có yêu cầu nào? Nhà quản lý chỉ đạo để các thành viên, bộ phận trong công ty tuân thủ
các qui định về tài chính cũng như các hoạt động khác hay không?
5. Công ty truyền tải các quy định, các văn bản và các thông tin cần thiết cho cấp
dưới và cho nhân viên bằng cách nào?
6. Việc quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận được quy định thực hiện
như thế nào? Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện như thế nào tại đơn vị?
Ngoài những câu hỏi trên, nội dung các cuộc phỏng vấn, trao đổi xoay quanh các
vấn đề về rủi ro trong kinh doanh của công ty và các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro
mà đơn vị đang áp dụng và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty, để làm
rõ hơn những thông tin thu thập từ phiếu khảo sát.
Phỏng vấn bằng cách sử dụng các câu hỏi đóng nhằm hướng dẫn người trả lời
phỏng vấn vào một vấn đề cụ thể.
(Tác giả gửi bảng câu hỏi trắc nghiệm thông qua phương tiện là hộp thư mail
điệntử).
(4) Phương pháp quy nạp, diễn dịch:
Tổng hợp và phân tích các báo cáo về những sai phạm, những vụ gian lận liên quan
đến hoạt động kinh doanh của ngành xăng dầu mà nguyên nhân chủ quan do sự yếu kém
của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Phân tích dữ liệu định tính: Dựa trên kết quả phỏng vấn, tác giả kiểm tra thêm một
vài thống kê, vẽ sơ đồ, kiểm tra sự khác biệt... phân tích theo nhiều chiều liên quan đến
ý kiến chuyên gia.
6
Qua việc nghiên cứu tài liệu, tác giả xác định cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu,
dựa trên cơ sở lý thuyết đó tác giả vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn tại công ty.
Qua việc khảo sát, phỏng vấn. Tác giả:
* Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.
* Đánh giá các ưu điểm và những mặt còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ
của công ty, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
của Công ty cổ phần Dầu khí Mekong tại Chương 3.
Từ kết quả điều tra, quan sát (khảo sát) và phỏng vấn sâu, tác giả tiến hành tổng
hợp kết quả để từ đó mô tả, đánh giá, phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm đưa ra những
thông tin định lượng thu được từ kết quả điều tra nhằm đánh giá thực trạng HTKSNB
tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong để qua đó đề xuất đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện HTKSNB.
Để làm rõ các dữ liệu được thu thập và xử lý cũng như để làm rõ các giải pháp,
kiến nghị được đưa ra quy trình nghiên cứu được khái quát theo sơ đồ sau:
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu
(Cơ sở lý luận, khoa học)
Thu thập dữ liệu
(Phỏng vấn, khảo sát)
Xử lý dữ liệu
(Thống kê mô tả)
Đánh giá thực trạng
Đưa ra giải pháp,
kiến nghị
Nguồn: đề xuất của tác giả.
7
Dựa vào mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài nghiên
cứu. Khung nghiên cứu của Luận văn được đề xuất như sau:
Hình 1.2: Khung nghiên cứu
5. Đóng góp mới của Luận văn
Những đóng góp của luận văn cụ thể như sau:
- Về lý luận: Phân tích các quan điểm khác nhau về Hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó
tổng quát đưa ra mô hình tổ chức HTKSNB làm khung lý thuyết nghiên cứu HTKSNB tại
Công ty cổ phần dầu khí Mekong gồm: Nội dung (chính sách kiểm soát, thủ tục kiểm soát);
Các yếu tố cấu thành (Môi trường kiểm soát; Hệ thống thông tin; Thủ tục kiểm soát);
Mục tiêu của HTKSNB (bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm
bảo việc thực hiện chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động).
Về thực tiễn: Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng HTKSNB tại Công ty cổ
phần Dầu khí Mekong; Kết quả đánh giá chỉ ra những ưu điểm, đạt được và những hạn
Chương 1:
Lý luận chung về kiểm soát nội bộ và hệ
thống kiểm soát nội bộ.
Khung lý thuyết:
-Kiểm soát, kiểm soát nội
bộ.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ.
Câu hỏi nghiên cứu (1):
Những nguyên nhân của
những bất cập hiện nay của
hệ thống kiểm soát nội bộ tại
Công ty cổ phần Dầu khí
Mekong là gì?
Câu hỏi nghiên cứu (2):
Thực trạng HTKSNB tại
công ty Cổ phần Dầu khí
Mekong được thực hiện như
thế nào?
Câu hỏi nghiên cứu (3):
Giải pháp nào để hoàn thiện
HTKSNB tại Công ty cổ
phần Dầu khí Mekong?
Chương 2:
Thực trạng HTKSNB tại Công ty cổ phần
Dầu khí Mekong
Chương 3:
Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội
bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.
Nguồn: đề xuất của tác giả.
8
chế, nguyên nhân của tồn tại, từ đó Luận văn đề xuất đưa ra các giải pháp để hoàn thiện
HTKSNB tại công ty này.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu; Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục. Luận
văn được thiết kế gồm 3 Chương để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí
Mekong.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần
Dầu khí Mekong.
7. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan
7.1. Lược khảo các tài liệu nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, giai đoạn từ năm 1980 đến 1988, các cơ quan của Hoa Kỳ ban hành
một loạt hướng dẫn có liên quan đến KSNB. Năm 1985, Ủy ban Quốc gia Phòng chống
gian lận trong BCTC đã ban hành nhiều quy tắc đạo đức và làm rõ chức năng của KSNB.
Đến năm 1988, ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán Hoa kỳ (ASB) đã ban hành Bảng điều
chỉnh Chuẩn mực kiểm toán về đánh giá HTKSNB, trong đó có SAS 55 (tháng 4,1988),
SAS 55 “Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính”. Tuy nhiên, các
văn bản trên có nhiều điểm chưa thực sự đồng nhất. Vì vậy đặt ra yêu cầu là phải thống
nhất giữa các tổ chức kể trên với nhau, để ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn có
tính khoa học, tính hiệu lực và mang tính chuẩn mực về KSNB.
Năm1992, tại Hoa Kỳ, Uỷ ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian
lận về BCTC đã cho ra đời báo cáo COSO đầu tiên về HTKSNB, tạo nên một khởi đầu và
tiếng nói chung cho các doanh nghiệp và tổ chức. Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên
trên thế giới đã đưa ra Khuôn mẫu lý thuyết về kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có
hệ thống. Đặc điểm nổi bật của báo cáo này là cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính
quản trị, trong đó kiểm soát nội bộ không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến báo cáo
tài chính mà được mở rộng cho cả các phương diện hoạt động và tuân thủ. Báo cáo
COSO đưa ra năm bộ phận của kiểm soát nội bộ bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh
giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, và các hoạt động
giám sát.
Năm 1996, Kiểm soát các vấn đề đối với quản lý công nghệ thông tin và kỹ thuật
liên quan (COBIT) do Hiệp hội ISACA và ITGI ban hành nhấn mạnh đến KSNB trong
môi trường tin học, xoay quanh lĩnh vực lập kế hoạch và tổ chức, xây dựng và thực hiện,
giám sát, chuyển giao và hỗ trợ. Giống như các chuẩn mực của AICPA (SAS55; SAS78;
SAS94) COBIT đã phát triển định nghĩa kiểm soát nội bộ từ COSO: Bao gồm các chính
sách, các thủ tục, thực hành, và cấu trúc tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp một sự
đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu kinh doanh và các sự kiện không mong
muốn ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu sẽ được ngăn chặn, phát hiện hoặc sửa
9
chữa. Năm 1998, Uỷ ban Basel cho ra đời Báo cáo Basel 1998 về vận dụng KSNB của
Uỷ ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận về BCTC vào hệ thống ngân
hàng và các Tổ chức tín dụng.
Năm 2002, Chính phủ Hoa Kỳ ban hành Luật SARBANES-OXLEY quy định triển
khai HTKSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, làm mở
màn cho giai đoạn phát triển HTKSNB tại quốc gia này và lan truyền trên thế giới. Từ nền
tảng lý luận cơ bản, đã có nhiều công trình nghiên cứu về KSNB được mở rộng và phát
triển trên nhiều lĩnh vực.
7.2. Lược khảo các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, tháng 1/1994, Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập. Năm
1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành “Quy chế về kiểm tra, kiểm
toán nội bộ của các tổ chức tín dụng” theo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN ngày
03/01/1998. Theo nội dung văn bản này được hiểu là công cụ hỗ trợ cho Kiểm toán viên
thực hiện kiểm toán. Tháng 9/1999, Bộ Tài chính ban hành 4 chuẩn mực kiểm toán Việt
Nam (VSA) đầu tiên, tiếp theo từ năm 2000 đến năm 2005 ban hành 26 chuẩn mực kiểm
toán và ban hành Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005 về ban hành công
bố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Năm 2012 Bộ Tài chính đã ban
hành và chuẩn hóa lại 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo quan điểm quốc tế.
Trên cơ sở nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của HTKSNB đối với
hoạt động của các công ty cổ phần, đến nay đã có nhiều đề tài về vấn đề này. Các đề tài
đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HTKSNB trong các doanh nghiệp. Một
số đề tài nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến là:
Bùi Thị Minh Hải (2012), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh
nghiệp may mặc Việt Nam”. Dữ liệu dựa trên những tài liệu, tư liệu nghiên cứu về doanh
nghiệp may mặc Việt Nam và quá trình điều tra, khảo sát thực tiễn của tác giả. Tác giả
vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của của nghĩa Mác Lênin vào nghiên
cứu xã hội học, sử dụng các phương pháp kỹ thuật cụ thể như quan sát, phỏng vấn để
thu thập thông tin sơ cấp kết hợp với sưu tầm thông tin thứ cấp, phân tích và tổng hợp.
Trong các phương pháp, phương pháp được sử dụng chủ yếu là điều tra trên cơ sở lập
phiếu điều tra và thực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu điều tra. Trong quá trình
phỏng vấn tác giả Hải đã kết hợp với quan sát thực địa, thực tế hoạt động của doanh
nghiệp để việc phân tích, đánh giá khách quan hơn. Kết quả điều tra được sử dụng để
phân tích, tổng hợp và đánh giá nhằm đưa ra những nhận định về thực trạng hệ thống
KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Kết quả chỉ ra được những ưu điểm
và hạn chế của hệ thống KSNB, từ đó luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu hoàn
thiện HTKSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, cụ thể là hoàn thiện các yếu
tố cấu thành HTKSNB gồm: Môi trường kiểm soát (đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức,
chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, bộ máy kiểm soát), hệ thống thông tin (hệ thống
thông tin kế toán, việc áp dụng công nghệ thông tin), thủ tục kiểm soát (các nguyên tắc,
các hoạt động cơ bản). Luận án đã khái quát được lý luận chung về hệ thống KSNB và
10
cũng đúc rút được một số kinh nghiệm quốc tế về tổ chức hệ thống KSNB trong các
doanh nghiệp may mặc. Tác giả cũng đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB trong
các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, đã lập được mẫu bảng câu hỏi điều tra các doanh
nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Luận án đã đưa ra được sự cần thiết và
các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, luận án chưa
nghiên cứu rõ hệ thống KSNB trên quan điểm được thiết kế và vận hành giúp doanh
nghiệp ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro.
Nguyễn Thị Lan Anh (2013), “Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại tại Tập
đoàn Hoá chất Việt Nam”. Để tổng quan được toàn bộ hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa
chất Việt Nam tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp (tìm hiểu các báo cáo tổng kết, báo
cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của tập đoàn, các báo cáo thanh tra, kiểm tra của các
cấp trong 3 năm gần nhất). Tác giả nghiên cứu thiết kế hệ thống KSNB tại Tập đoàn, đi
theo nó là toàn bộ các văn bản, qui chế, qui định của tập đoàn ban hành để vận hành
HTKSNB, từ đó tìm hiểu, phân tích, đánh giá xem còn điều gì bất cấp, chưa phát huy
hiệu quả thậm chí còn kìm hãm sự phát triển của Tập đoàn. Để tìm hiểu sâu hơn về
HTKSNB tại Tập đoàn. Tác giả đã thực hiện điều tra bằng Bảng câu hỏi điều tra kết hợp
với phỏng vấn và quan sát với công ty mẹ và các công ty thành viên thuộc tập đoàn, số
lượng các công ty thành viên được điều tra là 30. Kết quả chỉ ra được những ưu điểm và
một số tồn tại của hệ thống KSNB (về môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin kế toán,
thủ tục kiểm soát), từ đó luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu hoàn thiện HTKSNB
tại Tập đoàn hóa chất Việt Nam, cụ thể là: Các giải pháp thuộc về môi trường kiểm soát
(đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, bộ máy kiểm
soát), giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin (hệ thống thông tin kế toán, việc áp dụng
công nghệ thông tin), thủ tục kiểm soát (các nguyên tắc, các hoạt động cơ bản), hoàn
thiện qui chế quản lý người đại diện tại công ty mẹ, hoàn thiện kiểm soát vốn. Luận án
đã nêu ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi để tổ chức HTKSNB
tại các Tập đoàn kinh tế cũng như tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam cụ thể: Môi trường
kiểm soát cần phải có Uỷ ban Kiểm toán; Cần phải có bộ phận KTNB trực thuộc BKS
tại các cấp của tập đoàn; Phân định, tách biệt rõ ràng chức năng quản lý kinh doanh và
chức năng quản lý hành chính, giữa mục tiêu hiệu quả kinh doanh và mục tiêu quản lý
nhà nước tại Tập đoàn Nhà nước; Chính sách nhân sự áp dụng linh hoạt nhằm thúc đẩy
mọi thành viên luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao trong vị trí của mình. Tuy nhiên,
luận án chưa làm rõ được đặc điểm về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, về mối quan hệ
giữa công ty mẹ với các công ty thành viên trong Tập đoàn đã ảnh hưởng đến hệ thống
KSNB, để trên cơ sở đó có đề xuất những giải pháp hoàn thiện phù hợp và khả thi hơn.
Nguyễn Thanh Trang (2015), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các
doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam”. Luận án đã nghiên cứu,
khảo sát và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện với các bộ phận cấu
thành hệ thống KSNB được mở rộng gồm 05 bộ phận là: môi trường kiểm soát; quy
trình đánh giá rủi ro của đơn vị; hệ thống thông tin và truyền thông; các hoạt động kiểm
11
soát; và giám sát các kiểm soát. Luận án cũng sử dụng các phương pháp kỹ thuật cụ thể
như: quan sát, phỏng vấn, điều tra để thu thập thông tin trực tiếp từ các đơn vị, kết hợp
với phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để hệ thống hóa thông tin và xác định xu
hướng. Cụ thể như sau: thông tin sơ cấp sẽ được thu thập thông qua phương pháp điều
tra, quan sát, phỏng vấn gồm lập các phiếu điều tra (Nội dung: Thông tin chung về doanh
nghiệp, Môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền
thông, các chính sách và thủ tục kiểm soát, giám sát kiểm soát). Thông tin thứ cấp: Các
thông tin tổng hợp được từ báo cáo tổng kết của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam,
số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, số liệu trên trang Web của Tổng cục Thuế...Tác
giả sử dụng phương pháp phân tích thông tin và suy luận để đưa ra kết luận. Luận án có
những nghiên cứu sâu về kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB của doanh nghiệp
ngành năng lượng và dầu khí tại nhiều nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm
cho các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận
án cũng đã trình bày khá đầy đủ đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt
Nam có ảnh hưởng tới hệ thống KSNB và đề cập đến một số rủi ro mà các doanh nghiệp
ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam phải đối mặt. Tuy nhiên, các giải pháp hoàn
thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt
Nam mà tác giả đề xuất trong luận án trải rộng trên 05 bộ phận cấu thành hệ thống KSNB
nêu trên nên còn mang tính định hướng, khái quát cao và các giải pháp này chưa hướng
đến ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro đã được tác giả nhận diện, phân tích trước đó. Tuy
nhiên, phạm vi nghiên cứu và khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB trong các
luận án trên chỉ dừng lại ở một lĩnh vực, một quá trình, quy trình cụ thể.
12
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ
HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1.1. Kiểm soát
1.1.1. Khái niệm kiểm soát
Theo Simon (1995) “Kiểm soát hàm ý rằng quản lý vốn là sự mâu thuẫn giữa một
mặt là việc không ngừng đổi mới với mặt khác là đạt được các mục tiêu dự tính, để cả
hai mặt này đều được biến đổi tạo ra sự tăng tưởng lợi nhuận của tổ chức”.
Anthony và Govindarajan (2004) đã định nghĩa kiểm soát là “Là quá trình các nhà
quản lý tác động tới các thành viên khác trong tổ chức để thực hiện mục tiêu của tổ
chức”.
Theo Nguyễn Quang Quynh (2011):“kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương
sách để hiểu và điều hành các đối tượng hoặc khách thể quản lý”. Nguyễn Thị Phương
Hoa (2011) cho rằng: “kiểm soát là quá trình đo lường, đánh giá và tác động lên đối
tượng kiểm soát nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức được thực hiện một cách
có hiệu quả”.
Cũng theo Nguyễn Quang Quynh và Nguyễn Thị Phương Hoa (2011):
Trong mọi trường hợp để bảo đảm hiệu quả hoạt động, tất yếu mỗi đơn vị cơ sở
đều tự kiểm tra mọi hoạt động của mình trong tất cả các khâu: rà soát các tiềm năng,
xem xét lại các dự báo, các mục tiêu và định mức, đối chiếu và truy tìm các thông số về
sự kết hợp, soát xét lại các thông tin thực hiện để điều chỉnh kịp thời trên quan điểm bảo
đảm hiệu năng của mọi nguồn lực và hiệu quả kinh tế cuối cùng của các hoạt động.
Tương tự, cấp trên cũng phải rà soát lại chính sách, mục tiêu và hoạt động trong phạm
vi quản lý của mình. Công việc rà soát này gọi chung là kiểm soát; Một cách chung nhất,
kiểm soát được hiểu là tổng hợp những phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng
hoặc khách thể quản lý. Với ý nghĩa đó kiểm soát có thể hiểu theo nhiều chiều; Cấp trên
kiểm soát cấp dưới thông qua chính sách hoặc biện pháp cụ thể; Đơn vị này kiểm soát
đơn vị khác thông qua việc chi phối đáng kể về quyền sở hữu và lợi ích tương ứng; Nội
bộ đơn vị kiểm soát lẫn nhau thông qua quy chế và thủ tục quản lý v.v…
Kiểm soát được thực hiện khác nhau đối với các đơn vị và cá nhân tùy thuộc vào
kinh phí, quan hệ quản lý, vào loại hình hoạt động, vào truyền thống văn hóa, kinh tế,
xã hội của từng nước: Với cấp quản lý, kiểm soát ở cấp vĩ mô do Nhà nước thực hiện
trực tiếp hoặc gián tiếp với cấp dưới, khác với kiểm soát cấp vi mô; Với loại hình hoạt
động kiểm soát đối với các hoạt động sự nghiệp hướng tới hiệu năng quản lý khác với
hoạt động kinh doanh hướng tới hiệu quả của vốn, lao động, tài nguyên; Trong quan hệ
với truyền thống kinh tế, văn hóa, xã hội thì kiểm soát cũng khác nhau về trình độ dân
trí, trình độ quản lý, tính kỷ cương và truyền thống pháp luật.
Kiểm soát là cần thiết đối với bất kì tổ chức nào để giúp cho các hoạt động được
triển khai theo đúng các mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra. Kiểm soát được sử dụng như một
13
phương thức để đảm bảo các thành phần tham gia tổ chức sẽ thực hiện những công việc
mà tổ chức mong muốn. Theo Merchant (1985) thì “Kiểm soát được coi như là một chức
năng của quản lý, ảnh hưởng liên quan đến hành vi của con người tạo ra mọi thứ trong
tổ chức. Hay nói cách khác, kiểm soát liên quan đến các nhà quản lý thực hiện một loạt
các bước để đảm bảo rằng những người trong tổ chức sẽ làm việc tốt nhất cho tổ chức”.
Kiểm soát lỏng lẻo có thể đưa lại nhiều bất lợi đối với tổ chức như: Sự thiếu hụt sản
phẩm, nhân viên; Khách hàng không hài lòng, không có khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Việc kết hợp yếu kém ở phạm vi các cấp độ trong tổ chức, cũng có thể do việc
kiểm soát nghèo nàn. Có nhiều kiểm soát có thể có hại đối với tính hữu hiệu trong hoạt
động của tổ chức. Ví dụ: kiểm soát quá chặt có thể làm giảm mất sự linh động và động
cơ của tổ chức, có thể làm tăng chi phí hoạt động và áp lực đối với nhân viên. Theo đó
việc duy trì một cân bằng tối ưu giữa tính nhất quán và sự linh hoạt trong quá trình kiểm
soát là rất quan trọng và luôn là một nhiệm vụ chính khó khăn nhất đối với tổ chức.
Quá trình kiểm soát về cơ bản bao gồm các bước sau: (1) Định rõ các kết quả mong
muốn; (2) Thiết lập các dự báo kết quả; (3) Thiết lập các tiêu chuẩn của các kết quả và
dự báo; (4) Thiết lập mạng lưới thông tin và mạng lưới phản hồi; (5) Đánh giá thông tin
và thực hiện các hoạt động sửa chữa (Stonerb và Wankei, 1986). Mỗi một quá trình kiểm
soát đều yêu cầu một loạt các bước gồm các mục tiêu cụ thể và các mục tiêu chung và
đánh giá làm thế nào để có thể đạt được các mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất.
Như vậy, trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về kiểm soát và nhận diện
vai trò của nó trong quản lý. Có thể đút kết khái niệm về kiểm soát như sau: “Kiểm soát
là một tiến trình gồm các hoạt động giám sát nhằm đảm bảo rằng các hoạt động đó được
thực hiện theo đúng như kế hoạch và điều chỉnh những sai sót quan trọng”.
1.1.2. Phân loại kiểm soát
Hoạt động kiểm soát của một tổ chức rất đa dạng có thể phân loại theo nhiều tiêu
thức khác nhau. Theo Nguyễn Thị Phương Hoa (2011) thì có thể phân biệt kiểm soát
theo các tiêu thức sau:
Thứ nhất, Theo mức độ ảnh hưởng: Kiểm soát trực tiếp và kiểm soát tổng quát.
Kiểm soát trực tiếp được xây dựng trên cơ sở đánh giá các yếu tố các bộ phận cấu thành
hệ thống quản lý. Kiểm soát tổng quát là sự kiểm soát tổng thể đối với nhiều hệ thống,
nhiều công việc khác nhau.
Thứ hai, Theo nội dung: Kiểm soát tổ chức và kiểm soát kế toán. Trong đó, kiểm
soát tổ chức được thiết lập nhằm đảm bảo sự tuân thủ và hữu hiệu của tổ chức đối với
các chính sách, các kế hoạch và các quy định pháp luật hiện hành, bảo đảm các hoạt
động được diễn ra theo các mục tiêu quản lý; bảo đảm việc sử dụng nguồn lực một cách
hợp lý. Kiểm soát kế toán được thiết lập nhằm tập trung vào việc kiểm tra thông tin cung
cấp cho việc ra quyết định. Kiểm soát kế toán giúp cho việc đảm bảo độ tin cậy, xác thực
và đầy đủ của thông tin tài chính, thông tin nghiệp vụ và là những biện pháp bảo vệ tài
sản của đơn vị.
14
Thứ ba, Theo thời điểm kiểm soát và thời điểm xảy ra nghiệp vụ có ba loại: Kiểm
soát trước thực hiện, kiểm soát trong thực hiện và kiểm soát sau thực hiện. Trong đó,
kiểm soát trước thực hiện diễn ra trước khi đối tượng kiểm soát thực hiện hoạt động, có
mục tiêu ngăn ngừa sai phạm xảy ra. Kiểm soát trong thực hiện khi đối tượng kiểm soát
đang hoạt động, nhằm mục tiêu thu thập thông tin phản hồi để có các biện pháp can thiệp
kịp thời. Kiểm soát sau thực hiện khi đối tượng kiểm soát đã kết thúc hoạt động, nhằm
mục đích đánh giá kết quả và đút rút kinh nghiệm.
Thứ tư, Theo quan hệ giữa các chủ thể với khách thể: Kiểm soát bao gồm kiểm
soát từ bên ngoài và kiểm soát nội bộ. Trong đó, kiểm soát bên ngoài được thực hiện bởi
các chủ thể bên ngoài còn kiểm soát nội bộ được thực hiện bởi các chủ thể bên trong
doanh nghiệp. Tuy nhiên cách phân loại theo tiêu chí này chỉ có tính chất tương đối vì
một đối tượng có thể vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tượng bị quản lý.
1.2. Kiểm soát nội bộ
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến kiểm soát nội bộ
Trong chuẩn mực kiểm toán (SAS-Statement on auditig standard) do AICPA ban
hành phần thực hành kiểm toán (2009) có định nghĩa như sau “Kiểm soát nội bộ gồm kế
hoạch tổ chức và tất cả những phương pháp, biện pháp phối hợp được thừa nhận dùng
trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của tổ chức, kiểm tra sự chính xác và độ tin cậy của
thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ bám sát những chủ trương
quản lý đề ra”. Với khái niệm này kiểm soát nội bộ thiên về kiểm soát kế toán, tài chính,
kiểm soát sự tuân thủ các chế độ kế toán và kiểm toán. Quan điểm cho rằng kiểm soát
kế toán nằm trong phạm vi nghiên cứu và đánh giá của kiểm soát nội bộ, có vai trò chủ
yếu trong ngăn ngừa sai phạm, thất thoát tài sản, đảm bảo việc thực thi pháp luật của
đơn vị.
Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (2009), KSNB được hiểu là “một quá trình được
thiết kế và chịu sự chi phối của các nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức
nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ tin
cậy của BCTC, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý và tuân thủ các quy định,
luậtlệ”.
Cũng theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315 (ISA 315), KSNB bao gồm: Môi
trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, các hoạt động
kiểm soát và giám sát. ISA 315 đã có những thay đổi tích cực nhằm nâng cao chất lượng
kiểm toán thông qua thay đổi quan điểm cũng như cách thức tiếp cận HTKSNB, mở
rộng quan điểm về môi trường kinh doanh và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thủ tục
phân tích trong quá trình thu thập thông tin, để sớm phát hiện ra những rủi ro có khả
năng tồn tại trong BCTC.
Theo văn bản hướng dẫn kiểm toán quốc tế số 6 của Hội đồng liên hiệp các nhà kế
toán Malaysia (MACPA), “hệ thống KSNB là cơ cấu tổ chức cộng với những biện pháp,
thủ tục do Ban quản trị của một tổ chức thực thể chấp nhận, nhằm hỗ trợ thực thi mục
tiêu của Ban quản trị đảm bảo tăng khả năng thực tiễn tiến hành kinh doanh trong trật
15
tự và có hiệu quả, bao gồm tuyệt đối tuân thủ đường lối của Ban quản trị, bảo vệ tài
sản, ngăn chặn và phát hiện gian lận, sai lầm, đảm bảo tính chính xác, toàn diện số liệu
hạch toán xử lý kịp thời và đáng tin cậy số liệu thông tin tài chính”.
Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS- Basel committee on Banking
Supervision) đưa ra định nghĩa: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi HĐQT, các nhà
quản lý cao cấp và nhân viên. Nó không chỉ là thủ tục hay chính sách được thực hiện tại
một thời điểm cụ thể mà là một hoạt động liên tục ở mọi cấp trong ngân hàng. HĐQT
và các nhà quản lý cấp cao có trách nhiệm thiết lập một nền văn hóa thích hợp để trợ
giúp cho quá trình KSNB cũng như liên tục giám sát sự hữu hiệu của nó, tuy nhiên mỗi
cá nhân trong đơn vị phải tham gia quá trình này”.
Năm 1992, COSO (Committee of Sponsoring of the treadway Commission - Ủy
ban của các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway về việc chống gian lận trên BCTC) đã
phát hành báo cáo chính thức. Báo cáo COSO năm 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới
đã đưa ra khuôn mẫu lý thuyết về kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hệ thống.
COSO đã định nghĩa đầy đủ về kiểm soát nội bộ và dùng từ kiểm soát nội bộ thay vì
kiểm soát nội bộ về kế toán. Đặc điểm nổi bật của báo cáo này là cung cấp một tầm nhìn
rộng và mang tính quản trị, trong đó kiểm soát nội bộ không chỉ còn là một vấn đề liên
quan đến báo cáo tài chính mà mở rộng ra cho cả các phương diện hoạt động và tuân
thủ.
Theo quan điểm COSO nhìn nhận kiểm soát nội bộ khá toàn diện, đây cũng là khái
niệm được chấp nhận rộng rãi trên thế giới “Kiểm soát nội bộ là quá trình do người quản
lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp
một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: Đảm bảo sự tin cậy của báo cáo
tài chính; Đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ; Đảm bảo các hoạt động được
thực hiện hiệu quả”.
Với khái niệm này COSO nhấn mạnh vào bốn nội dung căn bản đó là: quá trình,
con người, đảm bảo hợp lý và đạt được các mục tiêu cụ thể:
Kiểm soát nội bộ là quá trình, bởi các hoạt động của đơn vị được thực hiện thông
qua quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Để đạt được mục tiêu mong muốn,
đơn vị cần kiểm soát hoạt động của mình, kiểm soát nội bộ chính là quá trình này. Các
hoạt động này được diễn ra hằng ngày và được hiện diện trong mọi bộ phận, gắn chặt
vào hoạt động của mỗi đơn vị và là một nội dung cơ bản trong các hoạt động của đơn
vị. Kiểm soát nội bộ hữu hiệu khi nó là một bộ phận không thể tách rời chứ không phải
là một chức năng bổ sung cho các hoạt động của đơn vị.
Kiếm soát nội bộ bị chi phối bởi con người, được thiết kế và vận hành bởi con
người bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên trong
đơn vị. Kiểm soát nội bộ là một công cụ được nhà quản lý sử dụng chứ không thay thế
nhà quản lý. Chính con người sẽ vạch ra mục tiêu, đưa ra biện pháp kiểm soát để đạt
được mục tiêu và vận hành các biện pháp này. Tuy nhiên, không phải lúc nào con người
cũng hiểu rõ bản chất của vấn đề này, cách thức lựa chọn để giải quyết chúng, cũng như
16
truyền đạt chúng một cách hữu hiệu hay hành động một cách nhất quán. Mỗi thành viên
trong đơn vị có khả năng, kiến thức, kinh nghiệm khác nhau. Việc hiểu rõ, trao đổi, hành
động nhiều khi không nhất quán. Một hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có thể hữu hiệu khi
từng thành viên trong đơn vị hiểu rõ về trách nhiệm và quyền hạn của mình, chúng cần
được giới hạn ở một mức độ nhất định. Từng thành viên cần hiểu rõ mối liên kết chặt
chẽ giữa nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân với nhiệm vụ, trách nhiệm của thành viên
khác trong đơn vị, và bằng cách nào các nhiệm vụ này được truyền đạt, thực hiện và
hướng tới các mục tiêu của đơn vị.
Kiểm soát nội bộ cung cấp sự đảm bảo hợp lý, điều này khẳng định KSNB chỉ đảm
bảo tính hợp lý của việc thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý chứ không thể mang
đến sự đảm bảo tuyệt đối. Điều này xuất phát từ những hạn chế tiềm tàng trong quá trình
xây dựng và vận hành hệ thống KSNB. Chẳng hạn như những sai lầm của con người khi
đưa ra các quyết định, sự thông đồng của các cá nhân, hay sự lạm quyền của nhà quản
lý…Ngoài ra, một nguyên tắc cơ bản trong quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát
không thể vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Vì vậy, dù đơn vị
đã đầu tư rất nhiều cho việc thiết kế và vận hành hệ thống nhưng vẫn không thể có hệ
thống kiểm soát nội bộ hoàn hảo, mang đến sự đảm bảo tuyệt đối.
Kiểm soát nội bộ giúp đạt được các mục tiêu, báo cáo COSO xác định ba nhóm
mục tiêu mà đơn vị hướng tới: Nhóm mục tiêu về hoạt động (nhấn mạnh đến sự hữu
hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực); Nhóm mục tiêu về báo cáo, gồm báo
cáo tài chính và phi tài chính cho người bên ngoài và bên trong (nhấn mạnh đến tính
trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính và phi tài chính mà đơn vị cung cấp cho
cả bên trong và bên ngoài); Nhóm mục tiêu về tuân thủ (nhấn mạnh đến việc tuân thủ
pháp luật và các quy định). Các mục tiêu có thể tách biệt nhưng cũng có thể trùng lắp.
Sự phân loại các mục tiêu chỉ nhằm giúp đơn vị kiểm soát các phương diện khác nhau,
không bỏ sót.
1.2.2.Các thành phần của kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu của COSO
Báo cáo COSO đưa ra năm bộ phận của KSNB: Môi trường kiểm soát; Đánh giá
rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát.
a. Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát là văn hóa của một tổ chức, nó tác động đến ý thức kiểm
soát của toàn bộ thành viên trong một đơn vị, làm nền tảng quan trọng cho các bộ phận
còn lại. Các nhân tố chính của môi trường kiểm soát bao gồm:
Tính chính trực và giá trị đạo đức
Tính chính trực và các giá trị đạo đức là nhân tố cơ bản của môi trường kiểm soát,
ảnh hưởng bởi việc thiết kế, quản trị và giám sát các thành phần khác của kiểm soát nội
bộ. Tính chính trực và giá trị đạo đức thể hiện ở việc nhà quản lý phải làm gương cho
cấp dưới về việc tuân thủ các chuẩn mực, đạo đức, lối sống, cư xử đúng đắn, phải xây
dựng được văn hóa trong đơn vị lành mạnh, chuẩn mực và tuyên truyền phổ biến đến
mọi thành viên bằng các thể thức thích hợp.
17
Đảm bảo về năng lực
Năng lực là kiến thức và các kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thuộc phạm
vi công việc của từng cá nhân. Tri thức và kỹ năng lại phụ thuộc vào các yếu tố như sự
thông minh, quá trình đào tạo và kinh nghiệm của các cá nhân. Nhà quản lý cần phải
tuyển dụng những nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được
giao, từ đó các nhân viên mới phát huy được hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm
vụ.
Sự tham gia của Hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán
Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về kiểm soát nội bộ, có vai
trò thực hiện các mục tiêu giám sát việc tuân thủ, giám sát việc lập báo cáo tài chính,
giữa sự độc lập của kiểm toán nội bộ (tại Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp và các văn
bản dưới luật có quy định một số loại hình công ty phải có ban kiểm soát trực thuộc Đại
hội đồng cổ đông có vai trò như ủy ban kiểm toán).
Cơ cấu tổ chức
Việc thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp gồm việc xem xét, cân nhắc các vấn đề
chính về quyền hạn, trách nhiệm và các cấp bậc báo cáo cho phù hợp. Mỗi một doanh
nghiệp có quy mô và đặc điểm hoạt động khác nhau nên cơ cấu tổ chức cũng khác nhau,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mối quan hệ giữa các bộ phận cũng khác nhau.
Phân công quyền hạn và trách nhiệm
Sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị, cơ cấu tổ
chức thể hiện qua sơ đồ tổ chức. Việc phân công quyền hạn và trách nhiệm có thể bao
gồm các chính sách liên quan đến thông lệ phổ biến, hiểu biết về kinh nghiệm của các
nhân sự chủ chốt, và các nguồn lực được cung cấp để thực hiện nhiệm vụ. Do đó, mỗi
đơn vị cần phải cụ thể hóa bằng văn bản về những quyền hạn và trách nhiệm cũng như
mối quan hệ giữa các bộ phận trong một tổ chức. Ngoài ra, việc phân công có thể bao
gồm các chính sách và trao đổi thông tin để đảm bảo rằng tất cả các nhân viên cần phải
nỗ lực hết mình trong mối quan hệ thống nhất để đạt được mục tiêu chung của đơn vị.
Các chính sách nhân sự
Các chính sách và thông lệ về nhân sự thường cho thấy các vấn đề quan trọng liên
quan đến nhận thức về kiểm soát của đơn vị. Chính sách nhân sự thể hiện ở việc nhà
quản lý phải có một quy trình tuyển dụng chặt chẽ (quy chế tuyển dụng, chính sách đào
tạo huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, đãi ngộ…) đảm bảo được nhà quản lý lựa chọn được
những nhân viên có đủ năng lực, kinh nghiệm và đạo đức tốt làm tiền đề cho việc xây
dựng một môi trường kiểm soát hiệu quả.
Một môi trường kiểm soát hữu hiệu cần đáp ứng năm nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức.
Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm
nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn
vị.
18
Nguyên tắc 3: Dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, nhà quản lý xây dựng cơ
cấu, các cấp bậc báo cáo, cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn phù hợp cho
việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 4: Đơn vị thể hiện cam kết sử dụng nhân lực thông qua thu hút, phát
triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 5: Đơn vị chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến
trách nhiệm kiểm soát của họ để đạt được mục tiêu thiết lập.
b. Đánh giá rủi ro
Mỗi đơn vị luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro bên trong lẫn bên ngoài. Rủi ro
được định nghĩa là khả năng một sự kiện sẽ xảy ra có thể tác động tiêu cự đến việc đạt
được mục tiêu. Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh
hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Khi đánh giá rủi ro
đe dọa mục tiêu của doanh nghiệp cần xem xét trong mối liên hệ với các ngưỡng chịu
đựng rủi ro đã thiết lập. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu. Mục
tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán. Nhà quản lý cũng
cần xem xét sự phù hợp của các mục tiêu đối với đơn vị. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm
và hoạt động kinh doanh, những quy định pháp lý luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng
và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này.
Coso (1994) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu cho một
doanh nghiệp và việc đánh giá rủi ro được coi như là điều kiện tiên quyết. Do đó, việc
quản lý phải làm rõ việc thiết lập các mục tiêu trước khi nhận biết rủi ro cũng như các
hoạt động cần thiết để quản lý các loại rủi ro này. Việc thiết lập các mục tiêu được coi
như một phần của quá trình quản lý, nó không giống như quy trình của kiểm soát nội bộ
mà phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp và chủ sở hữu. Mục tiêu của doanh nghiệp
có thể phân làm 03 nhóm: (1) Mục tiêu hoạt động; (2) Mục tiêu cho việc lập và trình bày
báo cáo tài chính; (3) Mục tiêu tuân thủ.
Mọi đơn vị không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc loại hình hay vị trí địa lý. Bất kỳ
tổ chức nào khi hoạt động đều phải đối mặt với các rủi ro, để hạn chế những thiệt hại do
rủi ro gây ra, các nhà quản lý cần tuân thủ quy trình đánh giá rủi ro. Với quy trình này
đầu tiên nhà quản lý cần phải xác định mục tiêu. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro
là thiết lập mục tiêu, xác định rủi ro làm cho mục tiêu đó khó thực hiện được. Bước tiếp
theo cần phải nhận dạng rủi ro, rủi ro xuất hiện trong kinh doanh (liên quan đến lĩnh vực
kinh tế, kỹ thuật hay đối thủ cạnh tranh như thông tin bị giả mạo, thông tin sai hoặc
chậm…), rủi ro điều hành (thiếu vắng những nhân lực chủ chốt, thị trường, độ tin cậy
về sản phẩm, khách hàng…). Để nhận dạng rủi ro cần phải sử dụng các phương pháp
khác nhau (dự báo, phân tích dữ liệu, rà soát thường xuyên, họp, trao đổi ...). Cuối cùng
là phân tích và đánh giá rủi ro, đây là một công việc phức tạp vì rủi ro rất khó định lượng,
cần phải tiến hành theo một quy trình bao gồm các bước (ước lượng tầm cỡ của rủi ro
ảnh hưởng đến mục tiêu, xem xét khả năng xảy ra và những biện pháp có thể sử dụng
nhằm đối phó rủi ro).
19
Đánh giá rủi ro cần tuân thủ bốn nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 6: Đơn vị xác định mục tiêu một cách cụ thể, tạo điều kiện cho việc
nhận dạng và đánh giá rủi ro liên quan đến việc đạt được mục tiêu.
Nguyên tắc 7: Đơn vị nhận dạng các rủi ro đe dọa mục tiêu của đơn vị và phân tích
rủi ro để quản trị các rủi ro này.
Nguyên tắc 8: Đơn vị cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đe dọa đạt
được mục tiêu.
Nguyên tắc 9: Đơn vị nhận dạng và đánh giá các thay đổi có thể ảnh hưởng đáng
kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ.
c. Các hoạt động kiểm soát
Theo Coso (2004) thì hoạt động kiểm soát là các chính sách và các thủ tục trợ giúp
đảm bảo thực hiện các chỉ đạo của nhà quản lý để giảm thiểu rủi ro đe dọa đến việc đạt
được mục tiêu của đơn vị. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mỗi cấp độ tổ chức trong đơn
vị, ở các giai đoạn khác nhau của quy trình kinh doanh và bao gồm cả các kiểm soát đối
với công nghệ.
Hoạt động kiểm soát xuất hiện trong khắp tổ chức, ở tất cả các cấp độ và trong tất
cả các chức năng. Hoạt động kiểm soát bao gồm nhiều hoạt động như sau (VAS 315):
Đánh giá tình hình hoạt động: Các hoạt động kiểm soát này bao gồm việc đánh giá
và phân tích tình hình hoạt động thực tế so với kế hoạch, so với dự báo hay so với tình
hình hoạt động của kỳ trước; Đánh giá và phân tích mối liên hệ giữa các dữ liệu khác
nhau có liên quan, như dữ liệu về hoạt động và dữ liệu về tài chính, đồng thời thực hiện
việc phát hiện và sửa chữa; So sánh các số liệu nội bộ với các nguồn thông tin bên ngoài
và đánh giá tình hình thực hiện chức năng hay hoạt động.
Xử lý thông tin: Hai nhóm hoạt động kiểm soát hệ thống thông tin được sử dụng
phổ biến là kiểm soát chương trình ứng dụng và kiểm soát chung về công nghệ thông
tin. Kiểm soát chương trình ứng dụng được áp dụng cho việc xử lý từng ứng dụng riêng
lẻ. Kiểm soát chung về công nghệ thông tin là những chính sách và thủ tục liên quan tới
nhiều ứng dụng và hỗ trợ cho khả năng hoạt động hiệu quả của các kiểm soát chương
trình ứng dụng bằng cách giúp đảm bảo khả năng hoạt động bình thường của hệ thống
thông tin.
Kiểm soát về mặt vật chất: Là các kiểm soát bao gồm: bảo đảm an toàn vật chất
của tài sản, bao gồm thuê nhân viên bảo vệ và sử dụng các phương tiện bảo đảm an toàn
cho việc tiếp cận tài sản và hồ sơ tài liệu; Thẩm quyền truy cập vào chương trình máy
tính và tệp dữ liệu; Định kỳ kiểm đếm và so sánh số liệu thực tế với số liệu được ghi
chép trong sổ sách. Mức độ, phạm vi mà các kiểm soát về mặt vật chất nhằm ngăn ngừa
việc trộm cắp tài sản có liên quan tới mức độ tin cậy của việc lập báo cáo tài chính, và
do đó, liên quan đến cả chất lượng kiểm toán, phụ thuộc vào việc tài sản có dễ bị mất
cắp hay không.
Phân công trách nhiệm: Giao cho những người khác nhau chịu các trách nhiệm về
phê duyệt giao dịch, ghi chép giao dịch và trông coi, bảo quản tài sản. Việc phân nhiệm
20
nhằm giảm cơ hội cho bất cứ cá nhân nào có thể vừa vi phạm và vừa che giấu sai phạm
hoặc gian lận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thông thường của mình.
Một số hoạt động kiểm soát nhất định có thể phụ thuộc vào sự tồn tại của các chính
sách phù hợp ở cấp độ cao hơn do Ban giám đốc hoặc Ban quản trị thiết lập.
Các hoạt động kiểm soát liên quan tới ba nguyên tắc của kiểm soát nội bộ sau đây:
Nguyên tắc 10: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát để giảm
thiểu rủi ro (đe dọa đến việc đạt được mục tiêu) xuống mức thấp có thể chấp nhận được.
Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát chung đối
với công nghệ nhằm hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị.
Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai các hoạt động kiểm soát thông qua chính sách và
thủ tục kiểm soát.
d. Thông tin truyền thông
Thông tin rất cần thiết cho việc thực thi trách nhiệm kiểm soát trong đơn vị nhằm
hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhà quản lý thu thập, tạo lập và sử dụng các
thông tin thích hợp và có chất lượng từ các nguồn bên trong lẫn bên ngoài. Truyền thông
là quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông tin. Truyền thông bên trong đóng vai trò
là phương tiện giúp truyền tải thông tin khắp trong đơn vị. Truyền thông bên ngoài giúp
truyền tải thông tin thích hợp từ bên ngoài vào trong đơn vị đồng thời cung cấp thông
tin cho các đối tượng bên ngoài theo yêu cầu của họ.
Các đơn vị dù sử dụng bằng máy tính cũng như thủ công thì thông tin cung cấp
phải đảm bảo được độ chính xác, thích hợp và cập nhật, truy cập thuận tiện. Sự thu nhận
và truyền đạt thông tin đảm bảo mọi thành viên trong doanh nghiệp đều phải hiểu rõ
công việc của mình, tiếp nhận đầy đủ và chính xác các chỉ thị của cấp trên, hiểu rõ mối
quan hệ của các thành viên. Với mỗi một đơn vị thì hệ thống thông tin kế toán là quan
trọng nhất bao gồm hệ thống thông tin về kế toán tài chính, hệ thống thông tin kế toán
quản trị.
Thông tin và truyền thông liên quan đến ba nguyên tắc sau đây của kiểm soát nội
bộ:
Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có
chất lượng nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của kiểm soát nội bộ.
Nguyên tắc 14: Đơn vị truyền thông trong nội bộ các thông tin cần thiết nhằm hỗ
trợ cho sự vận hành của kiểm soát nội bộ.
Nguyên tắc 15: Đơn vị truyền thông với bên ngoài các vấn đề có tác động tới việc
vận hành của kiểm soát nội bộ.
e. Giám sát
Hoạt động giám sát là quá trình mà nhà quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống
kiểm soát, xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế hay không, cần phải sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế. Cần phải tiến hành giám sát thường xuyên
đối với những góp ý từ khách hàng, nhà cung cấp, các biến động bất thường…và giám
sát định kì đối với báo cáo tài chính thông qua các cuộc kiểm toán định kỳ. Phạm vi và
21
mức độ thường xuyên của các hoạt động giám sát định kỳ phụ thuộc chủ yếu vào việc
đánh giá rủi ro, sự hữu hiệu của các hoạt động giám sát thường xuyên và các cân nhắc
khác của nhà quản lý. Qua giám sát, các khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần được
báo cáo lên cấp trên và nếu là những vấn đề quan trọng hơn sẽ báo cáo cho Ban giám
đốc hay Hội đồng quản trị. Giám sát là các phương pháp của nhà quản lý cho việc liên
tục và kiểm tra hiệu quả để đảm bảo các thủ tục kiểm soát được tuân thủ. Với thành phần
giám sát kiểm soát nội bộ như một vòng tuần hoàn giám sát để trợ giúp cho việc cải thiện
hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và môi trường kiểm soát.
Giám sát hữu hiệu cần thỏa mãn 2 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 16: Đơn vị lựa chọn, triển khai và thực hiện việc giám sát thường xuyên
và định kỳ để đảm bảo rằng các bộ phận của kiểm soát nội bộ hiện hữu và hoạt động
hữu hiệu.
Nguyên tắc 17: Đơn vị đánh giá và truyền đạt các khiếm khuyết về kiểm soát nội
bộ kịp thời cho các cá nhân có trách nhiệm để họ thực hiện các hành động sửa chữa, bao
gồm các nhà quản lý cấp cao và Hội đồng quản trị, khi cần thiết.
Cơ cấu kiểm soát nội bộ của COSO có thể được khái quát theo sơ đồ sau:
Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu kiểm soát nộ bộ theo COSO
Như vậy, các yếu tố hợp thành của KSNB có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó
nhấn mạnh tới việc nhà quản lý cần đánh giá rủi ro có thể đe dọa đến việc thực hiện các
mục tiêu, hoạt động kiểm soát sẽ tiến hành xử lý các rủi ro trên thực tế. Trong khi đó các
thông tin thích hợp cần phải được thu thập và quá trình trao đổi thông tin phải diễn ra
trong suốt toàn bộ tổ chức. Quá trình trên cần phải được giám sát để điều chỉnh lại hệ
thống kiểm soát nội bộ khi cần thiết để đạt được mục tiêu của tổ chức.
1.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
1.3.1. Cơ sở lý luận về công ty cổ phần
Theo Điều 110 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, quy định:
Nguồn: COSO
22
“ Điều 110. Công ty cổ phần
1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không
hạn chế số lượng tối đa;
c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.
2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.”
1.3.2. Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp
Khi qui mô của một đơn vị càng lớn dần thì chức năng quản lý và kiểm soát càng
trở nên cấp thiết, các nhà quản lý phải gắn vào đó sự kiểm soát của mình về mọi phương
diện thông qua các chính sách, thủ tục quy định về tổ chức và hoạt động. Hệ thống chính
sách và thủ tục đó chính là hệ thống KSNB của một đơn vị. Theo Đại từ điển Tiếng việt,
hệ thống, xét theo một cách chung nhất là “thể thống nhất được tạo lập bởi các yếu tố
cùng loại, cùng chức năng, có liên hệ chặt chẽ với nhau” hoặc “thể thống nhất bao gồm
những tư tưởng, những nguyên tắc, những qui tắc liên kết nhau một cách chặt chẽ và
logic”. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “hệ thống được hiểu là tập hợp các phần
tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động và chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định
để trở thành một chỉnh thể”. Với Luận văn, Tác giả tiếp cận trên quan điểm là HTKSNB
mà không phải là KSNB. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng được đề cập trên
nhiều góc độ.
Theo Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kì (AICPA), thì hệ thống kiểm soát
nội bộ được định nghĩa là: “Hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối
hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của các tổ chức, kiểm tra
độ chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ,
bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra”.
Định nghĩa này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của HTKSNB đối với công việc
của các kiểm toán viên trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, tổ chức thực hiện công
việc kiểm toán đến lập báo cáo kiểm toán.
Tại Việt Nam theo chuẩn mực kiểm toán (VSA) 400 trước đây – Đánh giá rủi ro
và kiểm soát nội bộ có đưa ra khái niệm: “Hệ thống kiểm soát nội bộ được hiểu là các
qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm
bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa,
phát hiện các gian lận, sai sót để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo
vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”.
23
Với khái niệm này chuẩn mực kiểm toán đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của
HTKSNB tại một đơn vị trong công việc kiểm toán của các kiểm toán viên, kiểm toán
viên cần phải tiến hành đánh giá HTKSNB một cách kỹ lưỡng từ đó thiết lập các thủ tục
kiểm toán thích hợp. Nghiên cứu trên quan điểm của kiểm toán nên thứ tự các mục tiêu
của HTKSNB cũng được sắp xếp như sau:
- Một là, Đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định để kiểm tra, kiểm
soát, ngăn ngừa, phát hiện các gian lận, sai sót.
- Hai là, Lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý.
- Ba là, Nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị.
Theo chuẩn mực kiểm toán (VSA) 315 hiện nay thay thế cho (VSA) 400 trước đây
ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012- Xác định và đánh giá
rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường
của đơn vị có đưa ra định nghĩa về KSNB mà không phải là HTKSNB như trước đây
nữa.
Theo Alvin A.Arens và James K.Loebbecke để đạt được mục tiêu cần phải xây
dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ, theo đó hệ thống bao gồm các chính sách, thủ tục
đặc thù được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý sự đảm bảo hợp lý để thực hiện
các mục tiêu đã định. Mục tiêu đó bao gồm: Đảm bảo độ tin cậy của thông tin; bảo vệ
tài sản và sổ sách; Đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động; Tăng cường sự gắn bó với
các chính sách và thủ tục đề ra.
Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004), đã tổng hợp các quan điểm khác nhau về hệ
thống KSNB và đưa ra khái niệm một cách khái quát nhất: “Hệ thống kiểm soát nội bộ
là hệ thống các chính sách và các thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ
bản: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực
hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả hoạt động”.
Để đạt được mục tiêu của tổ chức, nhà quản lý phải thiết lập được một “hệ thống”
các chính sách và thủ tục có tác động và chi phối lẫn nhau theo một quy luật nhất định
để trở thành một chỉnh thể, các chính sách và thủ tục này không chồng chéo, không va
nhau, phải thống nhất từ trên xuống dưới, thiết kế ở tất cả các hoạt động của đơn vị. Đây
cũng là điểm mới trong khái niệm này.
Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), đã đưa ra định nghĩa: “Hệ thống kiểm
soát nội bộ là một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục
tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc
thựchiện các chế độ pháp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động”.
Với định nghĩa này đề cập tương đối đầy đủ các khía cạnh của HTKSNB và nhấn
mạnh đến các mục tiêu đảm bảo hiệu quả hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật và đảm
bảo độ tin cậy của thông tin và độ an toàn của tài sản. Khái niệm này cũng trùng với
quan điểm của Alvin Arens. Nó có tính khái quát cao và có thể sử dụng làm nghiên cứu
HTKSNB trong các lĩnh vực khác nhau. Khái niệm này phù hợp với nghĩa của từ “hệ
thống” theo Đại từ Tiếng việt là một thể thống nhất, bao gồm những tư tưởng, nguyên
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf

More Related Content

Similar to Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...
Man_Ebook
 

Similar to Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf (20)

La0321
La0321La0321
La0321
 
Kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng
Kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măngKế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng
Kế toán chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂMLuận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂM
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, 9 ĐIỂM
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Thái Thinh, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Thái Thinh,  2018Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Thái Thinh,  2018
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty Thái Thinh, 2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động 9 Điểm.
Khoá Luận Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động 9 Điểm.Khoá Luận Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động 9 Điểm.
Khoá Luận Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động 9 Điểm.
 
Luận Văn Thực Thi Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công Nghiệp
Luận Văn Thực Thi Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công NghiệpLuận Văn Thực Thi Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công Nghiệp
Luận Văn Thực Thi Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường Trong Các Khu Công Nghiệp
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Cấp thoát nước – Côn...
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
Đề tài: Hoạt động tạo động lực cho nhân viên tại công ty TNHH sản xuất thương...
Đề tài: Hoạt động tạo động lực cho nhân viên tại công ty TNHH sản xuất thương...Đề tài: Hoạt động tạo động lực cho nhân viên tại công ty TNHH sản xuất thương...
Đề tài: Hoạt động tạo động lực cho nhân viên tại công ty TNHH sản xuất thương...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty công nghiệp xây dựng, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty công nghiệp xây dựng, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty công nghiệp xây dựng, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty công nghiệp xây dựng, ĐIỂM CAO
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần công nghiệp xây dựng to...
 
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đĐề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đ
Đề tài: Sử dụng vốn kinh doanh tại công ty vật tư y tế, HAY, 9đ
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần xây dựng nền móng việt
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần xây dựng nền móng việtNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần xây dựng nền móng việt
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần xây dựng nền móng việt
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng nền móng,ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng nền móng,ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng nền móng,ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng nền móng,ĐIỂM 8
 
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
Báo cáo thục tập Mô tả công việc, Nhật ký TT, Bài học kinh Nghiệm!
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty TNHH, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn đạ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn đạ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn đạ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn đạ...
 

More from Man_Ebook

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 

Recently uploaded (20)

Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ĐỖ THỊ MỸ NƯƠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MEKONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CẦN THƠ, 2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ ĐỖ THỊ MỸ NƯƠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MEKONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN MINH TIẾN CẦN THƠ, 2019
  • 3. i CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG Luận văn này với tựa đề là “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong”, do học viên Đỗ Thị Mỹ Nương thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Minh Tiến. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2019. Ủy viên Ủy viên – Thư ký Phản biện 1 Phản biện 2 Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài luận văn và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện cho tôi có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên cũng như các thầy cô đang cộng tác với trường đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa sau Đại học - Trường Đại Học Tây Đô và đặc biệt là bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với thầy Tiến sĩ Nguyễn Minh Tiến, người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, Ban Lãnh đạo và tập thể các anh chị em trong Công ty cổ phần Dầu khí Mekong đã tạo mọi điều kiện giúp tôi có được những số liệu, dữ liệu để thực hiện nghiên cứu hoàn thành luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2019 Học viên thực hiện Đỗ Thị Mỹ Nương
  • 5. iii TÓM TẮT Luận văn nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong. Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại công ty, Tác giả đã đạt được những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về HTKSNB, phân tích các yếu tố cấu thành của HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong gồm: Nội dung (chính sách kiểm soát, thủ tục kiểm soát); Các yếu tố cấu thành (Môi trường kiểm soát; Hệ thống thông tin; Thủ tục kiểm soát); Mục tiêu của HTKSNB (bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo việc thực hiện chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động). Thứ hai, đã đi sâu phân tích thực trạng HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong, đánh giá mặt mạnh cũng như điểm còn hạn chế của HTKSNB tại công ty. Thứ ba, Luận văn đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong. Các giải pháp đưa ra giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả. Đồng thời, Tác giả cũng đưa ra một số các kiến nghị liên quan đến hoàn thiện HTKSNB tại công ty. Các giải pháp chỉ có tính hạn chế các rủi ro, gian lận và sai sót trong hoạt động của công ty, không thể bao quát hết tất cả các rủi ro mà công ty sẽ gặp phải.
  • 6. iv ABSTRACT Dissertation studying internal control system at Mekong Petroleum Joint Stock Company. Through the actual research process at the company, the author has achieved the following basic contents: Firstly, systematize the common theoretical basis of internal control systems, analyze the constituent elements of internal control systems of joint-stock companies. Mekong Petroleum includes: Content (control policies, control procedures); Components (Control environment; Information system; Control procedure); Objectives of the Internal Control System (protecting assets of the unit, ensuring the reliability of information, ensuring the implementation of the legal regime, ensuring operational efficiency). Secondly, in-depth analysis of the current situation of internal control systems at Mekong Petroleum Joint Stock Company, assessing the strengths and limitations of the internal control systems at the company. Thirdly, the thesis has proposed solutions to perfect the internal control system at Mekong Petroleum Joint Stock Company. The solutions provided for the company's business operations are effective. At the same time, the author also made a number of recommendations related to perfecting internal control systems of the company. Solutions that limit the risks, frauds and errors in the company's operations cannot cover all the risks that the company will face.
  • 7. v LỜI CAM KẾT QUẢ Tôi xin cam đoan luận văn“Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần Dầu Khí Mekong” được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của riêng tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Đỗ Thị Mỹ Nương
  • 8. vi MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Lí do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 2 4.1. Thu thập dữ liệu........................................................................................ 2 4.2.Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3 5. Đóng góp mới của Luận văn .......................................................................... 7 6. Kết cấu của luận văn...................................................................................... 8 7. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan ............................................... 8 7.1. Lược khảo các tài liệu nghiên cứu trên thế giới .......................................... 8 7.2. Lược khảo các nghiên cứu tại Việt Nam..................................................... 9 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ.................................................................................................12 1.1. Kiểm soát .................................................................................................. 12 1.1.1. Khái niệm kiểm soát............................................................................. 12 1.1.2. Phân loại kiểm soát .............................................................................. 13 1.2. Kiểm soát nội bộ........................................................................................ 14 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến kiểm soát nội bộ ....................................... 14 1.2.2.Các thành phần của kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu của COSO ........... 16 1.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp......................................... 21 1.3.1. Cơ sở lý luận về công ty cổ phần ......................................................... 21 1.3.2. Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp................... 22 1.3.3. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ..................................... 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MEKONG...............................................................................34 2.1. Tổng quan về ngành xăng dầu và Công ty cổ phần Dầu khí Mekong....... 34 2.1.1. Đặc điểm chung của ngành xăng dầu .................................................... 34
  • 9. vii 2.1.2. Giới thiệu về Công ty cổ phần Dầu Khí Mekong ................................... 35 2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soátnội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong ............................................................................................................................. 39 2.2.1. Thực trạng môi trường kiểm soát tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.. 39 2.2.2. Thực trạng hệ thống thông tin tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong ...... 54 2.2.3. Thực trạng thủ tục kiểm soát tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong ........ 59 2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong................................................................................................................ 71 2.3.1 Những ưu điểm hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.... 71 2.3.2. Một số tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công cổ phần Dầu khí Mekong................................................................................................................. 73 2.4. Nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong................................................................................. 79 2.4.1. Nguyên nhân khách quan...................................................................... 79 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan ......................................................................... 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................................82 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MEKONG...........................................................83 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp............................................................................. 83 3.1.1. Cơ sở pháp lý....................................................................................... 83 3.1.2. Cơ sở khoa học .................................................................................... 84 3.1.3. Cơ sở thực tiễn tại đơn vị...................................................................... 85 3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thốngkiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.......................................................................................................... 86 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát ........................................... 86 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin ................................................ 91 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát.................................................. 95 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................105 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................106 1. Kết luận ..................................................................................................... 106 2. Kiến nghị.................................................................................................... 107
  • 10. viii 3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................... 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................109 PHỤLỤC 1 .................................................................................................................111 PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................113 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................127
  • 11. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thống kê đối tượng được phỏng vấn..............................................................4 Bảng 2.1: Cơ cấu vốn điều lệ ........................................................................................35 Bảng 2.2: Hệ thống chi nhánh, CHXD, sản lượng bình quân.......................................36 Bảng 2.3: Bảng kết quả khảo sát về đặc thù quản lý.....................................................39 Bảng 2.4: Bảng kết quả khảo sát về cơ cấu tổ chức. .....................................................43 Bảng 2.5: Bảng kết quả khảo sát về chính sách nhân sự...............................................44 Bảng 2.6: Bảng kết quả khảo sát về công tác kế hoạch.................................................48 Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2017........................................................49 Bảng 2.8: Bảng kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy kiểm soát ....................................51 Bảng 2.9: Bảng kết quả khảo sát về kiểm toán nội bộ ..................................................53 Bảng 2.10: Bảng kết quả khảo sát về hệ thống thông tin kế toán .................................56 Bảng 3.1: Bảng theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng tại CHXD ...............90 Bảng 3.2: Báo cáo bán hàng ngày 01/01/2019tại CHXD số 02....................................95
  • 12. x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu.......................................................................................6 Hình 1.2: Khung nghiên cứu ...........................................................................................7 Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu kiểm soát nộ bộ theo COSO ....................................................21 Hình 1.4: Mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ..................................................32 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty..................................................................42 Hình 2.2: Quy trình tuyển dụng tại công ty cổ phần dầu khí Mekong..........................45 Hình 2.3: Xây dựng kế hoạch đào tạo tại công ty cổ phần dầu khí Mekong. ...............46 Hình 2.4: Quy trình đánh giá nhân viên tại công ty cổ phần dầu khí Mekong .............47 Hình 2.5: Quy trình lập kế hoạch tại công ty cổ phần dầu khí Mekong .......................48 Hình 2.6: Ban kiểm soát trong công ty cổ phần dầu khí Mekong.................................52 Hình 2.7: Kết quả khảo sát về hệ thống thông tin ........................................................54 Hình 2.8: Quy trình luân chuyển chứng từ khi sử dụng phần mềm ..............................58 Hình 2.9: Kết quả khảo sát về thủ tục kiểm soát..........................................................60 Hình 2.10: Kết quả khảo sát về kiểm soát mua hàng ...................................................65 Hình 2.11: Kết quả khảo sát về kiểm soát bán hàng, tiền hàng và công nợ.................67 Hình 2.12: Kết quả khảo sát về kiểm soát hàng tồn kho..............................................69 Hình 2.13: Kết quả khảo sát về kiểm soát tài sản cố định............................................70 Hình 3.1: Đơn đề nghị mua hàng ..................................................................................98 Hình 3.2: Chu trình mua hàng .......................................................................................99 Hình 3.3: Quy trình bán hàng và kiểm soát tiền hàng, công nợ tại CHXD.................101 Hình 3.4: Quy trình bảo trì máy móc, thiết bị, TSCĐ.................................................104
  • 13. xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BKS Ban kiểm soát CHXD Cửa hàng xăng dầu CN Chi nhánh COSO Committee of Sponsoring Organizations ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long HĐQT Hội đồng quản trị HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB Kiểm soát nội bộ MTV Một thànhviên P. KHĐT Phòng Kế hoạch đầu tư P. TCKT Phòng Tài chính kế toán P.KD Phòng Kinh doanh P.KDTH Phòng Kinh doanh tổng hợp P.TCHC Phòng Tổ chức hành chính TKXD Tổng Kho xăng dầu TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Trước đây, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh độc quyền của nhà nước. Tuy nhiên, theo xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới, thế độc quyền trong kinh doanh xăng dầu dần được xóa bỏ và chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trong cùng lĩnh vực kinh doanh này. Các lãnh đạo cấp cao của công ty muốn quản lý để công ty có thể hoạt động hiệu quả nhất thì phải cần đến sự hỗ trợ của hệ thống kiểm soát nội bộ. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát quản lý và phát triển kinh doanh của công ty. Do đó, các công ty không ngừng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, quản trị rủi ro có hiệu quả. Năm 1996 với định hướng chiến lược phát triển ngành Dầu khí về phía hạ nguồn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký hợp tác toàn diện với UBND các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang) về phát triển hệ thống tồn chứa, phân phối, kinh doanh các sản phẩm dầu khí tại Đồng bằng Sông Cửu Long, và ngày 15/05/1998 Công ty Liên doanh Mekong (Petromekong) đã được hình thành. Mặc dù đã được thành lập từ lâu, nhưng do xuất phát điểm là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động dưới sự bao cấp từ phía nhà nước nên Công ty cổ phần Dầu khí Mekong không tránh khỏi những rủi ro khi tham gia vào cơ chế thị trường có nhiều sự cạnh tranh và cạm bẫy. Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty trước đây đã bị lạc hậu, chưa được hoàn thiện. Trong bối cảnh nền kinh tế như trên, việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm quản trị rủi ro, đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra của công ty là rất cần thiết. Vì vậy, việc chọn đề tài "Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong" của tác giả là khách quan và cần thiết trong thời điểm hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu chung: Nghiên cứu này được thực hiện để hoàn thiện HTKSNB tại đơn vị nghiên cứu là Công ty cổ phần Dầu khí Mekong. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong. - Xác định những nguyên nhân của những bất cập hiện nay của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần dầu khí Mekong. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong. Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu, trọng tâm của Luận văn trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Thực trạng HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong được thực hiện như
  • 15. 2 thế nào? (2) Những nguyên nhân của những bất cập hiện nay của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong là gì? (3) Giải pháp nào để hoàn thiện HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Xác định đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu là rất quan trọng khi thực hiện đề tài nghiên cứu, Luận văn đã cụ thể đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu như sau: Đối tượng nghiên cứu của Đề tài Luận văn nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong. Với đối tượng này, Luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát nội bộ và hệ thống KSNB, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB. Tác giả tiến hành khảo sát, phỏng vấn thực trạng HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại công ty này hiện nay. Phạm vi nghiên cứu - Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, Luận văn tập trung vào nghiên cứu hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong. - Thời gian thực hiện khảo sát, phỏng vấn như sau: Nguồn dữ liệu thứ cấp: Thu thập thông qua các tài liệu sẵn có trong đơn vị (Báo cáo thường niên năm 2016-2018, các quy chế chi tiêu nội bộ công ty năm 2016-2018, các tài liệu kế toán có liên quan). Nguồn dữ liệu sơ cấp: Thời gian thực hiện khảo sát phỏng vấn dự kiến từ tháng 03/2019 đến tháng 6/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu của đề tài và đạt mục tiêu nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp như sau: 4.1. Thu thập dữ liệu + Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu này được thu thập từ tìm hiểu các báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra, thanh tra trong 3 năm từ năm 2016- 2018, quy chế chi tiêu nội bộ, các tài liệu kế toán có liên quan. Trong mỗi báo cáo đều có phần đánh giá về hệ thống KSNB của công ty. Tác giả nghiên cứu thiết kế hệ thống KSNB tại công ty, toàn bộ hệ thống các văn bản, quy chế, quy định của công ty ban hành để vận hành hệ thống KSNB, từ đó phân tích, đánh giá xem còn điều gì bất cập, chưa phát huy hiệu quả. + Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập thông qua thực hiện khảo sát bằng Bảng câu hỏi khảo sát kết hợp với phỏng vấn đối tượng điều tra. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành quan sát các hoạt động của công ty này để có cái nhìn sát thực về các nội dung (thành phần) cấu thành hệ thống KSNB. Đối tượng khảo sát là Ban lãnh đạo, Ban kiểm soát, phòng tài chính kế toán, phòng KDTH, phòng KD.
  • 16. 3 4.2.Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, không chỉ trong các ngành khoa học truyền thống mà còn trong nghiên cứu thị trường và các bối cảnh khác. Nghiên cứu định tính nhằm mục đích thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lý do ảnh hưởng đến hành vi này. Các phương pháp định tính điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra quyết định, không chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào. Do đó, các mẫu nhỏ tập trung thường được sử dụng nhiều hơn hàng loạt mẫu lớn. (1) Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin Nghiên cứu tài liệu là phương pháp được sử dụng để tổng hợp cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu trước. Cơ sở lý luận cụ thể để tác giả tổng hợp, phân tích từ việc nghiên cứu gồm: a) Cơ sở lý luận về KSNB và hệ thống KSNB. b) Hệ thống hóa và định vị các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tác giả xác định được các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB. Ngoài ra, để phân tích rõ hơn, cụ thể hơn đặc điểm của từng yếu tố cấu thành hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong, tác giả cũng thực hiện nghiên cứu tài liệu báo cáo thường niên, các tài liệu kế toán liên quan. (2) Phương pháp điều tra, khảo sát: Tác giả tiến hành theo phương thức sau : Thực hiện thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát về hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong. Đối tượng khảo sát là Ban lãnh đạo, Ban kiểm soát, phòng tài chính kế toán, phòng KDTH, phòng KD, phòng TCHC. Các dữ liệu này, ngoài những thông tin về chức vụ, bộ phận công tác tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong, thì tác giả tập trung sâu vào các vấn đề, nội dung trực tiếp liên quan đến các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong theo quan điểm của Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC, theo đó các yếu tố cấu thành bao gồm: Môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin (trong đó có hệ thống kế toán) và thủ tục kiểm soát. Bên cạnh đó tác giả kết hợp quan sát các hoạt động và các nghiệp vụ của đơn vị. Tất cả nhằm mục đích làm rõ thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần dầu khí Mekong. (3) Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (theo phương pháp chọn mẫu lý thuyết): Phương pháp phỏng vấn chuyên gia là phương pháp điều tra đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. Ở đây, tác giả trực tiếp phỏng vấn, thảo luận với một số nhà quản lý, Ban kiểm soát và lãnh đạo các phòng ban trong Công ty cổ phần Dầu khí Mekong: Cụ thể căn cứ vào phân cấp quản lý, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, tác giả đã thực hiện những cuộc trao đổi ngắn phỏng vấn với những cá nhân có liên quan bằng phương pháp phỏng vấn trực
  • 17. 4 tiếp một – một, phỏng vấn qua điện thoại. Thời gian tối thiểu cho một cuộc phỏng vấn là 30 phút. Trước khi phỏng vấn trực tiếp, tác giả có cuộc trao đổi trước bằng điện thoại về thời gian và địa điểm với đối tượng được phỏng vấn để đảm bảo sự thuận lợi và thoải mái cho đối tượng được phỏng vấn. Khi phỏng vấn qua điện thoại, tác giả cũng lựa chọn thời gian phù hợp (ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ) để cuộc phỏng vấn hiệu quả hơn. Những người được phỏng vấn có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu về kế toán hoặc kiểm toán hoặc về lĩnh vực xăng dầu, kết hợp với số năm làm việc trung bình từ 6 đến 11 năm được thống kê ở Bảng 1.1. Những đối tượng được phỏng vấn có am hiểu về kiểm soát nội bộ. Như vậy, mẫu phỏng vấn có tính đại diện. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả ghi chép lại cụ thể các câu trả lời. Phương pháp chuyên gia được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, sử dụng câu hỏi mở nhằm thu thập nhiều ý kiến khác nhau. Các câu hỏi đóng cũng được sử dụng nhằm hướng dẫn người trả lời phỏng vấn vào một vấn đề cụ thể. Với các câu hỏi về môi trường kiểm soát, đối tượng phỏng vấn là lãnh đạo công ty, giám đốc chi nhánh, thành viên ban kiểm soát. Với các câu hỏi về hệ thống thông tin, đối tượng phỏng vấn là các cán bộ phòng kế toán, kế toán tại các chi nhánh, cửa hàng xăng dầu. Với các câu hỏi thuộc về thủ tục kiểm soát, tác giả tự thực hiện phỏng vấn các cán bộ thuộc phòng kế toán, cán bộ thuộc phòng kế hoạch và cán bộ thuộc phòng kỹ thuật. Bảng hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc được tác giả trao đổi, thảo luận với giáo viên hướng dẫn; Sau khi thực hiện sửa đổi, bổ sung theo ý kiến đóng góp của giáo viên hướng dẫn. Bảng hướng dẫn phỏng vấn này được sử dụng như một bộ các câu hỏi định sẵn chỉ việc đưa ra phỏng vấn, nó được sử dụng như một công cụ trợ giúp cho tác giả về phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc, với những câu hỏi mang tính định hướng về những vấn đề cần phải tập trung khi tiến hành phỏng vấn. Bảng hướng dẫn phỏng vấn gồm 2 phần chính: Phần 1: Thông tin chung về người được phỏng vấn; Phần 2: Một số câu hỏi liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần dầu khí Mekong. Bảng 1.1: Thống kê đối tượng được phỏng vấn Số TT Vị trí công tác Số lượng Số năm công tác bình quân 1 Ban giám đốc 4 9 2 Ban kiểm soát 1 6 3 Kế toán trưởng 1 11 4 Kế toán viên 3 9,5 5 Nhân viên kinh doanh 1 10,5 Nguồn: Công ty cổ phần Dầu khí Mekong
  • 18. 5 Nội dung câu hỏi khi thực hiện phỏng vấn: 1. Theo Ông/bà hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị hoạt động có hiệu quả không? Ông/bà hãy cho biết đặc điểm các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB tại đơn vị gồm môi trường kiểm soát (đặc thù sự quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán nội bộ, môi trường kiểm soát bên ngoài), hệ thống thông tin (hệ thống thông tin kế toán), các thủ tục kiểm soát và chúng được thực hiện vận hành như thế nào tại đơn vị? 2. Các thành viên trong Ban kiểm soát có tham gia chức vụ quản lý tại công ty không? Ban kiểm soát có am hiểu về kế toán tài chính không? Ban kiểm soát hoạt động như thế nào? Theo Ông/bà Ban kiểm soát tại công ty có phát huy được hiệu quả chưa? 3. Công ty thu thập thông tin từ những nguồn nào? Những thông tin được thu thập như thế nào? Hệ thống thông tin trong công ty có giúp ích cho nhà quản lý nhận diện và đối phó với những rủi ro và tận dụng được tối đa các cơ hội trong kinh doanh hay không? Khi có nhu cầu ra quyết định, nhà quản lý có được những thông tin kịp thời và đầy đủ không? 4. Quy trình sửa qui chế nội bộ của công ty như thế nào? Việc ban hành các quyết định quản lý hoạt động kinh doanh chủ yếu (qui chế chi tiêu nội bộ, qui chế hoạt động...) được thực hiện như thế nào? Việc xây dựng quy chế hoạt động và qui chế tài chính cần có yêu cầu nào? Nhà quản lý chỉ đạo để các thành viên, bộ phận trong công ty tuân thủ các qui định về tài chính cũng như các hoạt động khác hay không? 5. Công ty truyền tải các quy định, các văn bản và các thông tin cần thiết cho cấp dưới và cho nhân viên bằng cách nào? 6. Việc quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận được quy định thực hiện như thế nào? Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện như thế nào tại đơn vị? Ngoài những câu hỏi trên, nội dung các cuộc phỏng vấn, trao đổi xoay quanh các vấn đề về rủi ro trong kinh doanh của công ty và các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro mà đơn vị đang áp dụng và hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty, để làm rõ hơn những thông tin thu thập từ phiếu khảo sát. Phỏng vấn bằng cách sử dụng các câu hỏi đóng nhằm hướng dẫn người trả lời phỏng vấn vào một vấn đề cụ thể. (Tác giả gửi bảng câu hỏi trắc nghiệm thông qua phương tiện là hộp thư mail điệntử). (4) Phương pháp quy nạp, diễn dịch: Tổng hợp và phân tích các báo cáo về những sai phạm, những vụ gian lận liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngành xăng dầu mà nguyên nhân chủ quan do sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ. Phân tích dữ liệu định tính: Dựa trên kết quả phỏng vấn, tác giả kiểm tra thêm một vài thống kê, vẽ sơ đồ, kiểm tra sự khác biệt... phân tích theo nhiều chiều liên quan đến ý kiến chuyên gia.
  • 19. 6 Qua việc nghiên cứu tài liệu, tác giả xác định cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu, dựa trên cơ sở lý thuyết đó tác giả vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn tại công ty. Qua việc khảo sát, phỏng vấn. Tác giả: * Đánh giá thực trạng hệ thống KSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong. * Đánh giá các ưu điểm và những mặt còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty cổ phần Dầu khí Mekong tại Chương 3. Từ kết quả điều tra, quan sát (khảo sát) và phỏng vấn sâu, tác giả tiến hành tổng hợp kết quả để từ đó mô tả, đánh giá, phân tích, tổng hợp, so sánh nhằm đưa ra những thông tin định lượng thu được từ kết quả điều tra nhằm đánh giá thực trạng HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong để qua đó đề xuất đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB. Để làm rõ các dữ liệu được thu thập và xử lý cũng như để làm rõ các giải pháp, kiến nghị được đưa ra quy trình nghiên cứu được khái quát theo sơ đồ sau: Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu tài liệu (Cơ sở lý luận, khoa học) Thu thập dữ liệu (Phỏng vấn, khảo sát) Xử lý dữ liệu (Thống kê mô tả) Đánh giá thực trạng Đưa ra giải pháp, kiến nghị Nguồn: đề xuất của tác giả.
  • 20. 7 Dựa vào mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài nghiên cứu. Khung nghiên cứu của Luận văn được đề xuất như sau: Hình 1.2: Khung nghiên cứu 5. Đóng góp mới của Luận văn Những đóng góp của luận văn cụ thể như sau: - Về lý luận: Phân tích các quan điểm khác nhau về Hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó tổng quát đưa ra mô hình tổ chức HTKSNB làm khung lý thuyết nghiên cứu HTKSNB tại Công ty cổ phần dầu khí Mekong gồm: Nội dung (chính sách kiểm soát, thủ tục kiểm soát); Các yếu tố cấu thành (Môi trường kiểm soát; Hệ thống thông tin; Thủ tục kiểm soát); Mục tiêu của HTKSNB (bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin, đảm bảo việc thực hiện chế độ pháp lý, bảo đảm hiệu quả hoạt động). Về thực tiễn: Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong; Kết quả đánh giá chỉ ra những ưu điểm, đạt được và những hạn Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ. Khung lý thuyết: -Kiểm soát, kiểm soát nội bộ. - Hệ thống kiểm soát nội bộ. Câu hỏi nghiên cứu (1): Những nguyên nhân của những bất cập hiện nay của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong là gì? Câu hỏi nghiên cứu (2): Thực trạng HTKSNB tại công ty Cổ phần Dầu khí Mekong được thực hiện như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu (3): Giải pháp nào để hoàn thiện HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong? Chương 2: Thực trạng HTKSNB tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong. Nguồn: đề xuất của tác giả.
  • 21. 8 chế, nguyên nhân của tồn tại, từ đó Luận văn đề xuất đưa ra các giải pháp để hoàn thiện HTKSNB tại công ty này. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu; Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ lục. Luận văn được thiết kế gồm 3 Chương để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ. Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong. 7. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan 7.1. Lược khảo các tài liệu nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, giai đoạn từ năm 1980 đến 1988, các cơ quan của Hoa Kỳ ban hành một loạt hướng dẫn có liên quan đến KSNB. Năm 1985, Ủy ban Quốc gia Phòng chống gian lận trong BCTC đã ban hành nhiều quy tắc đạo đức và làm rõ chức năng của KSNB. Đến năm 1988, ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán Hoa kỳ (ASB) đã ban hành Bảng điều chỉnh Chuẩn mực kiểm toán về đánh giá HTKSNB, trong đó có SAS 55 (tháng 4,1988), SAS 55 “Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính”. Tuy nhiên, các văn bản trên có nhiều điểm chưa thực sự đồng nhất. Vì vậy đặt ra yêu cầu là phải thống nhất giữa các tổ chức kể trên với nhau, để ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn có tính khoa học, tính hiệu lực và mang tính chuẩn mực về KSNB. Năm1992, tại Hoa Kỳ, Uỷ ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về BCTC đã cho ra đời báo cáo COSO đầu tiên về HTKSNB, tạo nên một khởi đầu và tiếng nói chung cho các doanh nghiệp và tổ chức. Báo cáo COSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đã đưa ra Khuôn mẫu lý thuyết về kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật của báo cáo này là cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó kiểm soát nội bộ không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà được mở rộng cho cả các phương diện hoạt động và tuân thủ. Báo cáo COSO đưa ra năm bộ phận của kiểm soát nội bộ bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, và các hoạt động giám sát. Năm 1996, Kiểm soát các vấn đề đối với quản lý công nghệ thông tin và kỹ thuật liên quan (COBIT) do Hiệp hội ISACA và ITGI ban hành nhấn mạnh đến KSNB trong môi trường tin học, xoay quanh lĩnh vực lập kế hoạch và tổ chức, xây dựng và thực hiện, giám sát, chuyển giao và hỗ trợ. Giống như các chuẩn mực của AICPA (SAS55; SAS78; SAS94) COBIT đã phát triển định nghĩa kiểm soát nội bộ từ COSO: Bao gồm các chính sách, các thủ tục, thực hành, và cấu trúc tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu kinh doanh và các sự kiện không mong muốn ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu sẽ được ngăn chặn, phát hiện hoặc sửa
  • 22. 9 chữa. Năm 1998, Uỷ ban Basel cho ra đời Báo cáo Basel 1998 về vận dụng KSNB của Uỷ ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận về BCTC vào hệ thống ngân hàng và các Tổ chức tín dụng. Năm 2002, Chính phủ Hoa Kỳ ban hành Luật SARBANES-OXLEY quy định triển khai HTKSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, làm mở màn cho giai đoạn phát triển HTKSNB tại quốc gia này và lan truyền trên thế giới. Từ nền tảng lý luận cơ bản, đã có nhiều công trình nghiên cứu về KSNB được mở rộng và phát triển trên nhiều lĩnh vực. 7.2. Lược khảo các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, tháng 1/1994, Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập. Năm 1998, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành “Quy chế về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng” theo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN ngày 03/01/1998. Theo nội dung văn bản này được hiểu là công cụ hỗ trợ cho Kiểm toán viên thực hiện kiểm toán. Tháng 9/1999, Bộ Tài chính ban hành 4 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) đầu tiên, tiếp theo từ năm 2000 đến năm 2005 ban hành 26 chuẩn mực kiểm toán và ban hành Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005 về ban hành công bố chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Năm 2012 Bộ Tài chính đã ban hành và chuẩn hóa lại 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo quan điểm quốc tế. Trên cơ sở nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của HTKSNB đối với hoạt động của các công ty cổ phần, đến nay đã có nhiều đề tài về vấn đề này. Các đề tài đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HTKSNB trong các doanh nghiệp. Một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến là: Bùi Thị Minh Hải (2012), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam”. Dữ liệu dựa trên những tài liệu, tư liệu nghiên cứu về doanh nghiệp may mặc Việt Nam và quá trình điều tra, khảo sát thực tiễn của tác giả. Tác giả vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của của nghĩa Mác Lênin vào nghiên cứu xã hội học, sử dụng các phương pháp kỹ thuật cụ thể như quan sát, phỏng vấn để thu thập thông tin sơ cấp kết hợp với sưu tầm thông tin thứ cấp, phân tích và tổng hợp. Trong các phương pháp, phương pháp được sử dụng chủ yếu là điều tra trên cơ sở lập phiếu điều tra và thực hiện phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu điều tra. Trong quá trình phỏng vấn tác giả Hải đã kết hợp với quan sát thực địa, thực tế hoạt động của doanh nghiệp để việc phân tích, đánh giá khách quan hơn. Kết quả điều tra được sử dụng để phân tích, tổng hợp và đánh giá nhằm đưa ra những nhận định về thực trạng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Kết quả chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế của hệ thống KSNB, từ đó luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu hoàn thiện HTKSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, cụ thể là hoàn thiện các yếu tố cấu thành HTKSNB gồm: Môi trường kiểm soát (đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, bộ máy kiểm soát), hệ thống thông tin (hệ thống thông tin kế toán, việc áp dụng công nghệ thông tin), thủ tục kiểm soát (các nguyên tắc, các hoạt động cơ bản). Luận án đã khái quát được lý luận chung về hệ thống KSNB và
  • 23. 10 cũng đúc rút được một số kinh nghiệm quốc tế về tổ chức hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc. Tác giả cũng đánh giá được thực trạng hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam, đã lập được mẫu bảng câu hỏi điều tra các doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Luận án đã đưa ra được sự cần thiết và các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, luận án chưa nghiên cứu rõ hệ thống KSNB trên quan điểm được thiết kế và vận hành giúp doanh nghiệp ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro. Nguyễn Thị Lan Anh (2013), “Hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam”. Để tổng quan được toàn bộ hệ thống KSNB tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp (tìm hiểu các báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của tập đoàn, các báo cáo thanh tra, kiểm tra của các cấp trong 3 năm gần nhất). Tác giả nghiên cứu thiết kế hệ thống KSNB tại Tập đoàn, đi theo nó là toàn bộ các văn bản, qui chế, qui định của tập đoàn ban hành để vận hành HTKSNB, từ đó tìm hiểu, phân tích, đánh giá xem còn điều gì bất cấp, chưa phát huy hiệu quả thậm chí còn kìm hãm sự phát triển của Tập đoàn. Để tìm hiểu sâu hơn về HTKSNB tại Tập đoàn. Tác giả đã thực hiện điều tra bằng Bảng câu hỏi điều tra kết hợp với phỏng vấn và quan sát với công ty mẹ và các công ty thành viên thuộc tập đoàn, số lượng các công ty thành viên được điều tra là 30. Kết quả chỉ ra được những ưu điểm và một số tồn tại của hệ thống KSNB (về môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin kế toán, thủ tục kiểm soát), từ đó luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu hoàn thiện HTKSNB tại Tập đoàn hóa chất Việt Nam, cụ thể là: Các giải pháp thuộc về môi trường kiểm soát (đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế hoạch, bộ máy kiểm soát), giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin (hệ thống thông tin kế toán, việc áp dụng công nghệ thông tin), thủ tục kiểm soát (các nguyên tắc, các hoạt động cơ bản), hoàn thiện qui chế quản lý người đại diện tại công ty mẹ, hoàn thiện kiểm soát vốn. Luận án đã nêu ra một số bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học hỏi để tổ chức HTKSNB tại các Tập đoàn kinh tế cũng như tại Tập đoàn Hoá chất Việt Nam cụ thể: Môi trường kiểm soát cần phải có Uỷ ban Kiểm toán; Cần phải có bộ phận KTNB trực thuộc BKS tại các cấp của tập đoàn; Phân định, tách biệt rõ ràng chức năng quản lý kinh doanh và chức năng quản lý hành chính, giữa mục tiêu hiệu quả kinh doanh và mục tiêu quản lý nhà nước tại Tập đoàn Nhà nước; Chính sách nhân sự áp dụng linh hoạt nhằm thúc đẩy mọi thành viên luôn phấn đấu để đạt được kết quả cao trong vị trí của mình. Tuy nhiên, luận án chưa làm rõ được đặc điểm về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, về mối quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty thành viên trong Tập đoàn đã ảnh hưởng đến hệ thống KSNB, để trên cơ sở đó có đề xuất những giải pháp hoàn thiện phù hợp và khả thi hơn. Nguyễn Thanh Trang (2015), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam”. Luận án đã nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp hoàn thiện với các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB được mở rộng gồm 05 bộ phận là: môi trường kiểm soát; quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị; hệ thống thông tin và truyền thông; các hoạt động kiểm
  • 24. 11 soát; và giám sát các kiểm soát. Luận án cũng sử dụng các phương pháp kỹ thuật cụ thể như: quan sát, phỏng vấn, điều tra để thu thập thông tin trực tiếp từ các đơn vị, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để hệ thống hóa thông tin và xác định xu hướng. Cụ thể như sau: thông tin sơ cấp sẽ được thu thập thông qua phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn gồm lập các phiếu điều tra (Nội dung: Thông tin chung về doanh nghiệp, Môi trường kiểm soát, quy trình đánh giá rủi ro, hệ thống thông tin và truyền thông, các chính sách và thủ tục kiểm soát, giám sát kiểm soát). Thông tin thứ cấp: Các thông tin tổng hợp được từ báo cáo tổng kết của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, số liệu trên trang Web của Tổng cục Thuế...Tác giả sử dụng phương pháp phân tích thông tin và suy luận để đưa ra kết luận. Luận án có những nghiên cứu sâu về kinh nghiệm xây dựng hệ thống KSNB của doanh nghiệp ngành năng lượng và dầu khí tại nhiều nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng đã trình bày khá đầy đủ đặc điểm của ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam có ảnh hưởng tới hệ thống KSNB và đề cập đến một số rủi ro mà các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam phải đối mặt. Tuy nhiên, các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp ngành dịch vụ kỹ thuật dầu khí tại Việt Nam mà tác giả đề xuất trong luận án trải rộng trên 05 bộ phận cấu thành hệ thống KSNB nêu trên nên còn mang tính định hướng, khái quát cao và các giải pháp này chưa hướng đến ngăn ngừa, giảm thiểu các rủi ro đã được tác giả nhận diện, phân tích trước đó. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu và khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống KSNB trong các luận án trên chỉ dừng lại ở một lĩnh vực, một quá trình, quy trình cụ thể.
  • 25. 12 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1. Kiểm soát 1.1.1. Khái niệm kiểm soát Theo Simon (1995) “Kiểm soát hàm ý rằng quản lý vốn là sự mâu thuẫn giữa một mặt là việc không ngừng đổi mới với mặt khác là đạt được các mục tiêu dự tính, để cả hai mặt này đều được biến đổi tạo ra sự tăng tưởng lợi nhuận của tổ chức”. Anthony và Govindarajan (2004) đã định nghĩa kiểm soát là “Là quá trình các nhà quản lý tác động tới các thành viên khác trong tổ chức để thực hiện mục tiêu của tổ chức”. Theo Nguyễn Quang Quynh (2011):“kiểm soát được hiểu là tổng hợp các phương sách để hiểu và điều hành các đối tượng hoặc khách thể quản lý”. Nguyễn Thị Phương Hoa (2011) cho rằng: “kiểm soát là quá trình đo lường, đánh giá và tác động lên đối tượng kiểm soát nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch của tổ chức được thực hiện một cách có hiệu quả”. Cũng theo Nguyễn Quang Quynh và Nguyễn Thị Phương Hoa (2011): Trong mọi trường hợp để bảo đảm hiệu quả hoạt động, tất yếu mỗi đơn vị cơ sở đều tự kiểm tra mọi hoạt động của mình trong tất cả các khâu: rà soát các tiềm năng, xem xét lại các dự báo, các mục tiêu và định mức, đối chiếu và truy tìm các thông số về sự kết hợp, soát xét lại các thông tin thực hiện để điều chỉnh kịp thời trên quan điểm bảo đảm hiệu năng của mọi nguồn lực và hiệu quả kinh tế cuối cùng của các hoạt động. Tương tự, cấp trên cũng phải rà soát lại chính sách, mục tiêu và hoạt động trong phạm vi quản lý của mình. Công việc rà soát này gọi chung là kiểm soát; Một cách chung nhất, kiểm soát được hiểu là tổng hợp những phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý. Với ý nghĩa đó kiểm soát có thể hiểu theo nhiều chiều; Cấp trên kiểm soát cấp dưới thông qua chính sách hoặc biện pháp cụ thể; Đơn vị này kiểm soát đơn vị khác thông qua việc chi phối đáng kể về quyền sở hữu và lợi ích tương ứng; Nội bộ đơn vị kiểm soát lẫn nhau thông qua quy chế và thủ tục quản lý v.v… Kiểm soát được thực hiện khác nhau đối với các đơn vị và cá nhân tùy thuộc vào kinh phí, quan hệ quản lý, vào loại hình hoạt động, vào truyền thống văn hóa, kinh tế, xã hội của từng nước: Với cấp quản lý, kiểm soát ở cấp vĩ mô do Nhà nước thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp với cấp dưới, khác với kiểm soát cấp vi mô; Với loại hình hoạt động kiểm soát đối với các hoạt động sự nghiệp hướng tới hiệu năng quản lý khác với hoạt động kinh doanh hướng tới hiệu quả của vốn, lao động, tài nguyên; Trong quan hệ với truyền thống kinh tế, văn hóa, xã hội thì kiểm soát cũng khác nhau về trình độ dân trí, trình độ quản lý, tính kỷ cương và truyền thống pháp luật. Kiểm soát là cần thiết đối với bất kì tổ chức nào để giúp cho các hoạt động được triển khai theo đúng các mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra. Kiểm soát được sử dụng như một
  • 26. 13 phương thức để đảm bảo các thành phần tham gia tổ chức sẽ thực hiện những công việc mà tổ chức mong muốn. Theo Merchant (1985) thì “Kiểm soát được coi như là một chức năng của quản lý, ảnh hưởng liên quan đến hành vi của con người tạo ra mọi thứ trong tổ chức. Hay nói cách khác, kiểm soát liên quan đến các nhà quản lý thực hiện một loạt các bước để đảm bảo rằng những người trong tổ chức sẽ làm việc tốt nhất cho tổ chức”. Kiểm soát lỏng lẻo có thể đưa lại nhiều bất lợi đối với tổ chức như: Sự thiếu hụt sản phẩm, nhân viên; Khách hàng không hài lòng, không có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc kết hợp yếu kém ở phạm vi các cấp độ trong tổ chức, cũng có thể do việc kiểm soát nghèo nàn. Có nhiều kiểm soát có thể có hại đối với tính hữu hiệu trong hoạt động của tổ chức. Ví dụ: kiểm soát quá chặt có thể làm giảm mất sự linh động và động cơ của tổ chức, có thể làm tăng chi phí hoạt động và áp lực đối với nhân viên. Theo đó việc duy trì một cân bằng tối ưu giữa tính nhất quán và sự linh hoạt trong quá trình kiểm soát là rất quan trọng và luôn là một nhiệm vụ chính khó khăn nhất đối với tổ chức. Quá trình kiểm soát về cơ bản bao gồm các bước sau: (1) Định rõ các kết quả mong muốn; (2) Thiết lập các dự báo kết quả; (3) Thiết lập các tiêu chuẩn của các kết quả và dự báo; (4) Thiết lập mạng lưới thông tin và mạng lưới phản hồi; (5) Đánh giá thông tin và thực hiện các hoạt động sửa chữa (Stonerb và Wankei, 1986). Mỗi một quá trình kiểm soát đều yêu cầu một loạt các bước gồm các mục tiêu cụ thể và các mục tiêu chung và đánh giá làm thế nào để có thể đạt được các mục tiêu đó một cách hiệu quả nhất. Như vậy, trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về kiểm soát và nhận diện vai trò của nó trong quản lý. Có thể đút kết khái niệm về kiểm soát như sau: “Kiểm soát là một tiến trình gồm các hoạt động giám sát nhằm đảm bảo rằng các hoạt động đó được thực hiện theo đúng như kế hoạch và điều chỉnh những sai sót quan trọng”. 1.1.2. Phân loại kiểm soát Hoạt động kiểm soát của một tổ chức rất đa dạng có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo Nguyễn Thị Phương Hoa (2011) thì có thể phân biệt kiểm soát theo các tiêu thức sau: Thứ nhất, Theo mức độ ảnh hưởng: Kiểm soát trực tiếp và kiểm soát tổng quát. Kiểm soát trực tiếp được xây dựng trên cơ sở đánh giá các yếu tố các bộ phận cấu thành hệ thống quản lý. Kiểm soát tổng quát là sự kiểm soát tổng thể đối với nhiều hệ thống, nhiều công việc khác nhau. Thứ hai, Theo nội dung: Kiểm soát tổ chức và kiểm soát kế toán. Trong đó, kiểm soát tổ chức được thiết lập nhằm đảm bảo sự tuân thủ và hữu hiệu của tổ chức đối với các chính sách, các kế hoạch và các quy định pháp luật hiện hành, bảo đảm các hoạt động được diễn ra theo các mục tiêu quản lý; bảo đảm việc sử dụng nguồn lực một cách hợp lý. Kiểm soát kế toán được thiết lập nhằm tập trung vào việc kiểm tra thông tin cung cấp cho việc ra quyết định. Kiểm soát kế toán giúp cho việc đảm bảo độ tin cậy, xác thực và đầy đủ của thông tin tài chính, thông tin nghiệp vụ và là những biện pháp bảo vệ tài sản của đơn vị.
  • 27. 14 Thứ ba, Theo thời điểm kiểm soát và thời điểm xảy ra nghiệp vụ có ba loại: Kiểm soát trước thực hiện, kiểm soát trong thực hiện và kiểm soát sau thực hiện. Trong đó, kiểm soát trước thực hiện diễn ra trước khi đối tượng kiểm soát thực hiện hoạt động, có mục tiêu ngăn ngừa sai phạm xảy ra. Kiểm soát trong thực hiện khi đối tượng kiểm soát đang hoạt động, nhằm mục tiêu thu thập thông tin phản hồi để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Kiểm soát sau thực hiện khi đối tượng kiểm soát đã kết thúc hoạt động, nhằm mục đích đánh giá kết quả và đút rút kinh nghiệm. Thứ tư, Theo quan hệ giữa các chủ thể với khách thể: Kiểm soát bao gồm kiểm soát từ bên ngoài và kiểm soát nội bộ. Trong đó, kiểm soát bên ngoài được thực hiện bởi các chủ thể bên ngoài còn kiểm soát nội bộ được thực hiện bởi các chủ thể bên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên cách phân loại theo tiêu chí này chỉ có tính chất tương đối vì một đối tượng có thể vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tượng bị quản lý. 1.2. Kiểm soát nội bộ 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến kiểm soát nội bộ Trong chuẩn mực kiểm toán (SAS-Statement on auditig standard) do AICPA ban hành phần thực hành kiểm toán (2009) có định nghĩa như sau “Kiểm soát nội bộ gồm kế hoạch tổ chức và tất cả những phương pháp, biện pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của tổ chức, kiểm tra sự chính xác và độ tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ bám sát những chủ trương quản lý đề ra”. Với khái niệm này kiểm soát nội bộ thiên về kiểm soát kế toán, tài chính, kiểm soát sự tuân thủ các chế độ kế toán và kiểm toán. Quan điểm cho rằng kiểm soát kế toán nằm trong phạm vi nghiên cứu và đánh giá của kiểm soát nội bộ, có vai trò chủ yếu trong ngăn ngừa sai phạm, thất thoát tài sản, đảm bảo việc thực thi pháp luật của đơn vị. Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (2009), KSNB được hiểu là “một quá trình được thiết kế và chịu sự chi phối của các nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ tin cậy của BCTC, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý và tuân thủ các quy định, luậtlệ”. Cũng theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315 (ISA 315), KSNB bao gồm: Môi trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, các hoạt động kiểm soát và giám sát. ISA 315 đã có những thay đổi tích cực nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán thông qua thay đổi quan điểm cũng như cách thức tiếp cận HTKSNB, mở rộng quan điểm về môi trường kinh doanh và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thủ tục phân tích trong quá trình thu thập thông tin, để sớm phát hiện ra những rủi ro có khả năng tồn tại trong BCTC. Theo văn bản hướng dẫn kiểm toán quốc tế số 6 của Hội đồng liên hiệp các nhà kế toán Malaysia (MACPA), “hệ thống KSNB là cơ cấu tổ chức cộng với những biện pháp, thủ tục do Ban quản trị của một tổ chức thực thể chấp nhận, nhằm hỗ trợ thực thi mục tiêu của Ban quản trị đảm bảo tăng khả năng thực tiễn tiến hành kinh doanh trong trật
  • 28. 15 tự và có hiệu quả, bao gồm tuyệt đối tuân thủ đường lối của Ban quản trị, bảo vệ tài sản, ngăn chặn và phát hiện gian lận, sai lầm, đảm bảo tính chính xác, toàn diện số liệu hạch toán xử lý kịp thời và đáng tin cậy số liệu thông tin tài chính”. Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS- Basel committee on Banking Supervision) đưa ra định nghĩa: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi HĐQT, các nhà quản lý cao cấp và nhân viên. Nó không chỉ là thủ tục hay chính sách được thực hiện tại một thời điểm cụ thể mà là một hoạt động liên tục ở mọi cấp trong ngân hàng. HĐQT và các nhà quản lý cấp cao có trách nhiệm thiết lập một nền văn hóa thích hợp để trợ giúp cho quá trình KSNB cũng như liên tục giám sát sự hữu hiệu của nó, tuy nhiên mỗi cá nhân trong đơn vị phải tham gia quá trình này”. Năm 1992, COSO (Committee of Sponsoring of the treadway Commission - Ủy ban của các tổ chức tài trợ của Ủy ban Treadway về việc chống gian lận trên BCTC) đã phát hành báo cáo chính thức. Báo cáo COSO năm 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đã đưa ra khuôn mẫu lý thuyết về kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ và có hệ thống. COSO đã định nghĩa đầy đủ về kiểm soát nội bộ và dùng từ kiểm soát nội bộ thay vì kiểm soát nội bộ về kế toán. Đặc điểm nổi bật của báo cáo này là cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó kiểm soát nội bộ không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính mà mở rộng ra cho cả các phương diện hoạt động và tuân thủ. Theo quan điểm COSO nhìn nhận kiểm soát nội bộ khá toàn diện, đây cũng là khái niệm được chấp nhận rộng rãi trên thế giới “Kiểm soát nội bộ là quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: Đảm bảo sự tin cậy của báo cáo tài chính; Đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ; Đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả”. Với khái niệm này COSO nhấn mạnh vào bốn nội dung căn bản đó là: quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và đạt được các mục tiêu cụ thể: Kiểm soát nội bộ là quá trình, bởi các hoạt động của đơn vị được thực hiện thông qua quá trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát. Để đạt được mục tiêu mong muốn, đơn vị cần kiểm soát hoạt động của mình, kiểm soát nội bộ chính là quá trình này. Các hoạt động này được diễn ra hằng ngày và được hiện diện trong mọi bộ phận, gắn chặt vào hoạt động của mỗi đơn vị và là một nội dung cơ bản trong các hoạt động của đơn vị. Kiểm soát nội bộ hữu hiệu khi nó là một bộ phận không thể tách rời chứ không phải là một chức năng bổ sung cho các hoạt động của đơn vị. Kiếm soát nội bộ bị chi phối bởi con người, được thiết kế và vận hành bởi con người bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên trong đơn vị. Kiểm soát nội bộ là một công cụ được nhà quản lý sử dụng chứ không thay thế nhà quản lý. Chính con người sẽ vạch ra mục tiêu, đưa ra biện pháp kiểm soát để đạt được mục tiêu và vận hành các biện pháp này. Tuy nhiên, không phải lúc nào con người cũng hiểu rõ bản chất của vấn đề này, cách thức lựa chọn để giải quyết chúng, cũng như
  • 29. 16 truyền đạt chúng một cách hữu hiệu hay hành động một cách nhất quán. Mỗi thành viên trong đơn vị có khả năng, kiến thức, kinh nghiệm khác nhau. Việc hiểu rõ, trao đổi, hành động nhiều khi không nhất quán. Một hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ có thể hữu hiệu khi từng thành viên trong đơn vị hiểu rõ về trách nhiệm và quyền hạn của mình, chúng cần được giới hạn ở một mức độ nhất định. Từng thành viên cần hiểu rõ mối liên kết chặt chẽ giữa nhiệm vụ, trách nhiệm của bản thân với nhiệm vụ, trách nhiệm của thành viên khác trong đơn vị, và bằng cách nào các nhiệm vụ này được truyền đạt, thực hiện và hướng tới các mục tiêu của đơn vị. Kiểm soát nội bộ cung cấp sự đảm bảo hợp lý, điều này khẳng định KSNB chỉ đảm bảo tính hợp lý của việc thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý chứ không thể mang đến sự đảm bảo tuyệt đối. Điều này xuất phát từ những hạn chế tiềm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống KSNB. Chẳng hạn như những sai lầm của con người khi đưa ra các quyết định, sự thông đồng của các cá nhân, hay sự lạm quyền của nhà quản lý…Ngoài ra, một nguyên tắc cơ bản trong quản lý là chi phí cho quá trình kiểm soát không thể vượt quá lợi ích được mong đợi từ quá trình kiểm soát đó. Vì vậy, dù đơn vị đã đầu tư rất nhiều cho việc thiết kế và vận hành hệ thống nhưng vẫn không thể có hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn hảo, mang đến sự đảm bảo tuyệt đối. Kiểm soát nội bộ giúp đạt được các mục tiêu, báo cáo COSO xác định ba nhóm mục tiêu mà đơn vị hướng tới: Nhóm mục tiêu về hoạt động (nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực); Nhóm mục tiêu về báo cáo, gồm báo cáo tài chính và phi tài chính cho người bên ngoài và bên trong (nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng tin cậy của báo cáo tài chính và phi tài chính mà đơn vị cung cấp cho cả bên trong và bên ngoài); Nhóm mục tiêu về tuân thủ (nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định). Các mục tiêu có thể tách biệt nhưng cũng có thể trùng lắp. Sự phân loại các mục tiêu chỉ nhằm giúp đơn vị kiểm soát các phương diện khác nhau, không bỏ sót. 1.2.2.Các thành phần của kiểm soát nội bộ theo khuôn mẫu của COSO Báo cáo COSO đưa ra năm bộ phận của KSNB: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động kiểm soát; Thông tin và truyền thông; Giám sát. a. Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát là văn hóa của một tổ chức, nó tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong một đơn vị, làm nền tảng quan trọng cho các bộ phận còn lại. Các nhân tố chính của môi trường kiểm soát bao gồm: Tính chính trực và giá trị đạo đức Tính chính trực và các giá trị đạo đức là nhân tố cơ bản của môi trường kiểm soát, ảnh hưởng bởi việc thiết kế, quản trị và giám sát các thành phần khác của kiểm soát nội bộ. Tính chính trực và giá trị đạo đức thể hiện ở việc nhà quản lý phải làm gương cho cấp dưới về việc tuân thủ các chuẩn mực, đạo đức, lối sống, cư xử đúng đắn, phải xây dựng được văn hóa trong đơn vị lành mạnh, chuẩn mực và tuyên truyền phổ biến đến mọi thành viên bằng các thể thức thích hợp.
  • 30. 17 Đảm bảo về năng lực Năng lực là kiến thức và các kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc của từng cá nhân. Tri thức và kỹ năng lại phụ thuộc vào các yếu tố như sự thông minh, quá trình đào tạo và kinh nghiệm của các cá nhân. Nhà quản lý cần phải tuyển dụng những nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao, từ đó các nhân viên mới phát huy được hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ. Sự tham gia của Hội đồng quản trị và ủy ban kiểm toán Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về kiểm soát nội bộ, có vai trò thực hiện các mục tiêu giám sát việc tuân thủ, giám sát việc lập báo cáo tài chính, giữa sự độc lập của kiểm toán nội bộ (tại Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới luật có quy định một số loại hình công ty phải có ban kiểm soát trực thuộc Đại hội đồng cổ đông có vai trò như ủy ban kiểm toán). Cơ cấu tổ chức Việc thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp gồm việc xem xét, cân nhắc các vấn đề chính về quyền hạn, trách nhiệm và các cấp bậc báo cáo cho phù hợp. Mỗi một doanh nghiệp có quy mô và đặc điểm hoạt động khác nhau nên cơ cấu tổ chức cũng khác nhau, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mối quan hệ giữa các bộ phận cũng khác nhau. Phân công quyền hạn và trách nhiệm Sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị, cơ cấu tổ chức thể hiện qua sơ đồ tổ chức. Việc phân công quyền hạn và trách nhiệm có thể bao gồm các chính sách liên quan đến thông lệ phổ biến, hiểu biết về kinh nghiệm của các nhân sự chủ chốt, và các nguồn lực được cung cấp để thực hiện nhiệm vụ. Do đó, mỗi đơn vị cần phải cụ thể hóa bằng văn bản về những quyền hạn và trách nhiệm cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận trong một tổ chức. Ngoài ra, việc phân công có thể bao gồm các chính sách và trao đổi thông tin để đảm bảo rằng tất cả các nhân viên cần phải nỗ lực hết mình trong mối quan hệ thống nhất để đạt được mục tiêu chung của đơn vị. Các chính sách nhân sự Các chính sách và thông lệ về nhân sự thường cho thấy các vấn đề quan trọng liên quan đến nhận thức về kiểm soát của đơn vị. Chính sách nhân sự thể hiện ở việc nhà quản lý phải có một quy trình tuyển dụng chặt chẽ (quy chế tuyển dụng, chính sách đào tạo huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, đãi ngộ…) đảm bảo được nhà quản lý lựa chọn được những nhân viên có đủ năng lực, kinh nghiệm và đạo đức tốt làm tiền đề cho việc xây dựng một môi trường kiểm soát hiệu quả. Một môi trường kiểm soát hữu hiệu cần đáp ứng năm nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức. Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị.
  • 31. 18 Nguyên tắc 3: Dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị, nhà quản lý xây dựng cơ cấu, các cấp bậc báo cáo, cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn phù hợp cho việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Nguyên tắc 4: Đơn vị thể hiện cam kết sử dụng nhân lực thông qua thu hút, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị. Nguyên tắc 5: Đơn vị chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến trách nhiệm kiểm soát của họ để đạt được mục tiêu thiết lập. b. Đánh giá rủi ro Mỗi đơn vị luôn phải đối phó với hàng loạt rủi ro bên trong lẫn bên ngoài. Rủi ro được định nghĩa là khả năng một sự kiện sẽ xảy ra có thể tác động tiêu cự đến việc đạt được mục tiêu. Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Khi đánh giá rủi ro đe dọa mục tiêu của doanh nghiệp cần xem xét trong mối liên hệ với các ngưỡng chịu đựng rủi ro đã thiết lập. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán. Nhà quản lý cũng cần xem xét sự phù hợp của các mục tiêu đối với đơn vị. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những quy định pháp lý luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này. Coso (1994) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu cho một doanh nghiệp và việc đánh giá rủi ro được coi như là điều kiện tiên quyết. Do đó, việc quản lý phải làm rõ việc thiết lập các mục tiêu trước khi nhận biết rủi ro cũng như các hoạt động cần thiết để quản lý các loại rủi ro này. Việc thiết lập các mục tiêu được coi như một phần của quá trình quản lý, nó không giống như quy trình của kiểm soát nội bộ mà phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp và chủ sở hữu. Mục tiêu của doanh nghiệp có thể phân làm 03 nhóm: (1) Mục tiêu hoạt động; (2) Mục tiêu cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính; (3) Mục tiêu tuân thủ. Mọi đơn vị không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc loại hình hay vị trí địa lý. Bất kỳ tổ chức nào khi hoạt động đều phải đối mặt với các rủi ro, để hạn chế những thiệt hại do rủi ro gây ra, các nhà quản lý cần tuân thủ quy trình đánh giá rủi ro. Với quy trình này đầu tiên nhà quản lý cần phải xác định mục tiêu. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu, xác định rủi ro làm cho mục tiêu đó khó thực hiện được. Bước tiếp theo cần phải nhận dạng rủi ro, rủi ro xuất hiện trong kinh doanh (liên quan đến lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật hay đối thủ cạnh tranh như thông tin bị giả mạo, thông tin sai hoặc chậm…), rủi ro điều hành (thiếu vắng những nhân lực chủ chốt, thị trường, độ tin cậy về sản phẩm, khách hàng…). Để nhận dạng rủi ro cần phải sử dụng các phương pháp khác nhau (dự báo, phân tích dữ liệu, rà soát thường xuyên, họp, trao đổi ...). Cuối cùng là phân tích và đánh giá rủi ro, đây là một công việc phức tạp vì rủi ro rất khó định lượng, cần phải tiến hành theo một quy trình bao gồm các bước (ước lượng tầm cỡ của rủi ro ảnh hưởng đến mục tiêu, xem xét khả năng xảy ra và những biện pháp có thể sử dụng nhằm đối phó rủi ro).
  • 32. 19 Đánh giá rủi ro cần tuân thủ bốn nguyên tắc sau: Nguyên tắc 6: Đơn vị xác định mục tiêu một cách cụ thể, tạo điều kiện cho việc nhận dạng và đánh giá rủi ro liên quan đến việc đạt được mục tiêu. Nguyên tắc 7: Đơn vị nhận dạng các rủi ro đe dọa mục tiêu của đơn vị và phân tích rủi ro để quản trị các rủi ro này. Nguyên tắc 8: Đơn vị cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đe dọa đạt được mục tiêu. Nguyên tắc 9: Đơn vị nhận dạng và đánh giá các thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kiểm soát nội bộ. c. Các hoạt động kiểm soát Theo Coso (2004) thì hoạt động kiểm soát là các chính sách và các thủ tục trợ giúp đảm bảo thực hiện các chỉ đạo của nhà quản lý để giảm thiểu rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mỗi cấp độ tổ chức trong đơn vị, ở các giai đoạn khác nhau của quy trình kinh doanh và bao gồm cả các kiểm soát đối với công nghệ. Hoạt động kiểm soát xuất hiện trong khắp tổ chức, ở tất cả các cấp độ và trong tất cả các chức năng. Hoạt động kiểm soát bao gồm nhiều hoạt động như sau (VAS 315): Đánh giá tình hình hoạt động: Các hoạt động kiểm soát này bao gồm việc đánh giá và phân tích tình hình hoạt động thực tế so với kế hoạch, so với dự báo hay so với tình hình hoạt động của kỳ trước; Đánh giá và phân tích mối liên hệ giữa các dữ liệu khác nhau có liên quan, như dữ liệu về hoạt động và dữ liệu về tài chính, đồng thời thực hiện việc phát hiện và sửa chữa; So sánh các số liệu nội bộ với các nguồn thông tin bên ngoài và đánh giá tình hình thực hiện chức năng hay hoạt động. Xử lý thông tin: Hai nhóm hoạt động kiểm soát hệ thống thông tin được sử dụng phổ biến là kiểm soát chương trình ứng dụng và kiểm soát chung về công nghệ thông tin. Kiểm soát chương trình ứng dụng được áp dụng cho việc xử lý từng ứng dụng riêng lẻ. Kiểm soát chung về công nghệ thông tin là những chính sách và thủ tục liên quan tới nhiều ứng dụng và hỗ trợ cho khả năng hoạt động hiệu quả của các kiểm soát chương trình ứng dụng bằng cách giúp đảm bảo khả năng hoạt động bình thường của hệ thống thông tin. Kiểm soát về mặt vật chất: Là các kiểm soát bao gồm: bảo đảm an toàn vật chất của tài sản, bao gồm thuê nhân viên bảo vệ và sử dụng các phương tiện bảo đảm an toàn cho việc tiếp cận tài sản và hồ sơ tài liệu; Thẩm quyền truy cập vào chương trình máy tính và tệp dữ liệu; Định kỳ kiểm đếm và so sánh số liệu thực tế với số liệu được ghi chép trong sổ sách. Mức độ, phạm vi mà các kiểm soát về mặt vật chất nhằm ngăn ngừa việc trộm cắp tài sản có liên quan tới mức độ tin cậy của việc lập báo cáo tài chính, và do đó, liên quan đến cả chất lượng kiểm toán, phụ thuộc vào việc tài sản có dễ bị mất cắp hay không. Phân công trách nhiệm: Giao cho những người khác nhau chịu các trách nhiệm về phê duyệt giao dịch, ghi chép giao dịch và trông coi, bảo quản tài sản. Việc phân nhiệm
  • 33. 20 nhằm giảm cơ hội cho bất cứ cá nhân nào có thể vừa vi phạm và vừa che giấu sai phạm hoặc gian lận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thông thường của mình. Một số hoạt động kiểm soát nhất định có thể phụ thuộc vào sự tồn tại của các chính sách phù hợp ở cấp độ cao hơn do Ban giám đốc hoặc Ban quản trị thiết lập. Các hoạt động kiểm soát liên quan tới ba nguyên tắc của kiểm soát nội bộ sau đây: Nguyên tắc 10: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro (đe dọa đến việc đạt được mục tiêu) xuống mức thấp có thể chấp nhận được. Nguyên tắc 11: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát chung đối với công nghệ nhằm hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Nguyên tắc 12: Đơn vị triển khai các hoạt động kiểm soát thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát. d. Thông tin truyền thông Thông tin rất cần thiết cho việc thực thi trách nhiệm kiểm soát trong đơn vị nhằm hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu đã đề ra. Nhà quản lý thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có chất lượng từ các nguồn bên trong lẫn bên ngoài. Truyền thông là quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông tin. Truyền thông bên trong đóng vai trò là phương tiện giúp truyền tải thông tin khắp trong đơn vị. Truyền thông bên ngoài giúp truyền tải thông tin thích hợp từ bên ngoài vào trong đơn vị đồng thời cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài theo yêu cầu của họ. Các đơn vị dù sử dụng bằng máy tính cũng như thủ công thì thông tin cung cấp phải đảm bảo được độ chính xác, thích hợp và cập nhật, truy cập thuận tiện. Sự thu nhận và truyền đạt thông tin đảm bảo mọi thành viên trong doanh nghiệp đều phải hiểu rõ công việc của mình, tiếp nhận đầy đủ và chính xác các chỉ thị của cấp trên, hiểu rõ mối quan hệ của các thành viên. Với mỗi một đơn vị thì hệ thống thông tin kế toán là quan trọng nhất bao gồm hệ thống thông tin về kế toán tài chính, hệ thống thông tin kế toán quản trị. Thông tin và truyền thông liên quan đến ba nguyên tắc sau đây của kiểm soát nội bộ: Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có chất lượng nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của kiểm soát nội bộ. Nguyên tắc 14: Đơn vị truyền thông trong nội bộ các thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của kiểm soát nội bộ. Nguyên tắc 15: Đơn vị truyền thông với bên ngoài các vấn đề có tác động tới việc vận hành của kiểm soát nội bộ. e. Giám sát Hoạt động giám sát là quá trình mà nhà quản lý đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát, xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế hay không, cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế. Cần phải tiến hành giám sát thường xuyên đối với những góp ý từ khách hàng, nhà cung cấp, các biến động bất thường…và giám sát định kì đối với báo cáo tài chính thông qua các cuộc kiểm toán định kỳ. Phạm vi và
  • 34. 21 mức độ thường xuyên của các hoạt động giám sát định kỳ phụ thuộc chủ yếu vào việc đánh giá rủi ro, sự hữu hiệu của các hoạt động giám sát thường xuyên và các cân nhắc khác của nhà quản lý. Qua giám sát, các khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần được báo cáo lên cấp trên và nếu là những vấn đề quan trọng hơn sẽ báo cáo cho Ban giám đốc hay Hội đồng quản trị. Giám sát là các phương pháp của nhà quản lý cho việc liên tục và kiểm tra hiệu quả để đảm bảo các thủ tục kiểm soát được tuân thủ. Với thành phần giám sát kiểm soát nội bộ như một vòng tuần hoàn giám sát để trợ giúp cho việc cải thiện hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và môi trường kiểm soát. Giám sát hữu hiệu cần thỏa mãn 2 nguyên tắc sau: Nguyên tắc 16: Đơn vị lựa chọn, triển khai và thực hiện việc giám sát thường xuyên và định kỳ để đảm bảo rằng các bộ phận của kiểm soát nội bộ hiện hữu và hoạt động hữu hiệu. Nguyên tắc 17: Đơn vị đánh giá và truyền đạt các khiếm khuyết về kiểm soát nội bộ kịp thời cho các cá nhân có trách nhiệm để họ thực hiện các hành động sửa chữa, bao gồm các nhà quản lý cấp cao và Hội đồng quản trị, khi cần thiết. Cơ cấu kiểm soát nội bộ của COSO có thể được khái quát theo sơ đồ sau: Hình 1.3: Sơ đồ cơ cấu kiểm soát nộ bộ theo COSO Như vậy, các yếu tố hợp thành của KSNB có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó nhấn mạnh tới việc nhà quản lý cần đánh giá rủi ro có thể đe dọa đến việc thực hiện các mục tiêu, hoạt động kiểm soát sẽ tiến hành xử lý các rủi ro trên thực tế. Trong khi đó các thông tin thích hợp cần phải được thu thập và quá trình trao đổi thông tin phải diễn ra trong suốt toàn bộ tổ chức. Quá trình trên cần phải được giám sát để điều chỉnh lại hệ thống kiểm soát nội bộ khi cần thiết để đạt được mục tiêu của tổ chức. 1.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 1.3.1. Cơ sở lý luận về công ty cổ phần Theo Điều 110 Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13, quy định: Nguồn: COSO
  • 35. 22 “ Điều 110. Công ty cổ phần 1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này. 2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.” 1.3.2. Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Khi qui mô của một đơn vị càng lớn dần thì chức năng quản lý và kiểm soát càng trở nên cấp thiết, các nhà quản lý phải gắn vào đó sự kiểm soát của mình về mọi phương diện thông qua các chính sách, thủ tục quy định về tổ chức và hoạt động. Hệ thống chính sách và thủ tục đó chính là hệ thống KSNB của một đơn vị. Theo Đại từ điển Tiếng việt, hệ thống, xét theo một cách chung nhất là “thể thống nhất được tạo lập bởi các yếu tố cùng loại, cùng chức năng, có liên hệ chặt chẽ với nhau” hoặc “thể thống nhất bao gồm những tư tưởng, những nguyên tắc, những qui tắc liên kết nhau một cách chặt chẽ và logic”. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia “hệ thống được hiểu là tập hợp các phần tử có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động và chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể”. Với Luận văn, Tác giả tiếp cận trên quan điểm là HTKSNB mà không phải là KSNB. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng được đề cập trên nhiều góc độ. Theo Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa kì (AICPA), thì hệ thống kiểm soát nội bộ được định nghĩa là: “Hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của các tổ chức, kiểm tra độ chính xác và tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đặt ra”. Định nghĩa này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của HTKSNB đối với công việc của các kiểm toán viên trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, tổ chức thực hiện công việc kiểm toán đến lập báo cáo kiểm toán. Tại Việt Nam theo chuẩn mực kiểm toán (VSA) 400 trước đây – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ có đưa ra khái niệm: “Hệ thống kiểm soát nội bộ được hiểu là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện các gian lận, sai sót để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”.
  • 36. 23 Với khái niệm này chuẩn mực kiểm toán đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của HTKSNB tại một đơn vị trong công việc kiểm toán của các kiểm toán viên, kiểm toán viên cần phải tiến hành đánh giá HTKSNB một cách kỹ lưỡng từ đó thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp. Nghiên cứu trên quan điểm của kiểm toán nên thứ tự các mục tiêu của HTKSNB cũng được sắp xếp như sau: - Một là, Đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa, phát hiện các gian lận, sai sót. - Hai là, Lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý. - Ba là, Nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Theo chuẩn mực kiểm toán (VSA) 315 hiện nay thay thế cho (VSA) 400 trước đây ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị có đưa ra định nghĩa về KSNB mà không phải là HTKSNB như trước đây nữa. Theo Alvin A.Arens và James K.Loebbecke để đạt được mục tiêu cần phải xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ, theo đó hệ thống bao gồm các chính sách, thủ tục đặc thù được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý sự đảm bảo hợp lý để thực hiện các mục tiêu đã định. Mục tiêu đó bao gồm: Đảm bảo độ tin cậy của thông tin; bảo vệ tài sản và sổ sách; Đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động; Tăng cường sự gắn bó với các chính sách và thủ tục đề ra. Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004), đã tổng hợp các quan điểm khác nhau về hệ thống KSNB và đưa ra khái niệm một cách khái quát nhất: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là hệ thống các chính sách và các thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả hoạt động”. Để đạt được mục tiêu của tổ chức, nhà quản lý phải thiết lập được một “hệ thống” các chính sách và thủ tục có tác động và chi phối lẫn nhau theo một quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể, các chính sách và thủ tục này không chồng chéo, không va nhau, phải thống nhất từ trên xuống dưới, thiết kế ở tất cả các hoạt động của đơn vị. Đây cũng là điểm mới trong khái niệm này. Theo Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), đã đưa ra định nghĩa: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách, thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thựchiện các chế độ pháp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động”. Với định nghĩa này đề cập tương đối đầy đủ các khía cạnh của HTKSNB và nhấn mạnh đến các mục tiêu đảm bảo hiệu quả hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật và đảm bảo độ tin cậy của thông tin và độ an toàn của tài sản. Khái niệm này cũng trùng với quan điểm của Alvin Arens. Nó có tính khái quát cao và có thể sử dụng làm nghiên cứu HTKSNB trong các lĩnh vực khác nhau. Khái niệm này phù hợp với nghĩa của từ “hệ thống” theo Đại từ Tiếng việt là một thể thống nhất, bao gồm những tư tưởng, nguyên