SlideShare a Scribd company logo
1 of 47
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0917 193 864
TẢI FLIE TÀI LIỆU – VIETKHOALUAN.COM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
NGUYỄN MINH KHOA
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY CP CHIẾU SÁNG CÔNG
CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT VÀ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0917 193 864
TẢI FLIE TÀI LIỆU – VIETKHOALUAN.COM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
NGUYỄN MINH KHOA
ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
TỪ THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY CP CHIẾU SÁNG CÔNG
CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT & QTĐP – MÃ SỐ 132016203
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
i
LỜI CÁM ƠN

Luận văn này được thực hiện tại trường Đại học Đại học Kinh tế.
Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động
viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Vân
Long đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể thầy cô giáo của
trường Đại học Kinh tế đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có
ích trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, khoa Luật của
trường Đại học Kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi cũng cảm ơn những lời động viên từ gia đình, bạn bè và
những người đã luôn bên tôi, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
ii
LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc”
Tác giả khóa luận
(Ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)
Nguyễn Minh Khoa
iii
BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT

ATVSLĐ: An toàn, vệ sinh lao động
ATVSV: An toàn vệ sinh viên
BHLĐ: Bảo hộ lao động
TNLĐ: Tai nạn lao động
TBNN: Thiết bị nghiêm ngặt
NLĐ: Người lao động
ATLĐ: An toàn lao động
BNN: Bệnh nghề nghiệp
NCKH: Nghiên cứu khoa học
NNĐHNH: Nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
NSDLĐ: Người sử dụng lao động
SXKD: Sản xuất kinh doanh
VSLĐ: Vệ sinh lao động
YTCH: Yếu tố có hại
YTNH: Yếu tố nguy hiểm
Cty CP CSCC: Công ty Cổ phần Chiếu sáng Công cộng
iv
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
---   ---
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: NGUYỄN MINH KHOA MSSV: 132016203
Lớp: Luật & QTĐP Khóa: 2016 Hệ: Vừa làm vừ học
Đơn vị thực tập: Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng Thành phố Hồ Chí
Minh
Đề tài nghiên cứu:
Áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động từ thực tiễn tại Công ty
CP Chiếu Sáng Công Cộng Thành phố Hồ Chí Minh
v
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ & KẾT LUẬN
Tiêu chí đánh giá Nhận xét Đánh giá
(Đạt/không
đạt)
A Ghi nhận kết quả thực tập tốt nghiệp
1 Điềm thực tập …….…/100
B Nhận xét đánh giá về quá trình viết khóa luận
2 Tinh thần thái độ
3 Thực hiện kế hoạch làm việc do
GVHD quy định
Nộp khóa luận về khoa
C Nhận xét đánh giá về hình thức và nội dung khóa luận
4 Hình thức khóa luận đã thực hiện
5 Nội dung khóa luận đã thực hiện
Kết luận của GVHD
(Cho phép/Không cho phép chấm
KL)
Tp.HCM, ngày …… tháng ….. năm……
Người hướng dẫn viết khóa luận
Tiến sĩ Trần Vân Long
vi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
---   ---
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM KHÓA LUẬN
Sinh viên thực tập: NGUYỄN MINH KHOA MSSV: 132016203
Lớp: Luật &QTĐP Khóa: 2016. Hệ: Vừa làm vừ học
Đơn vị thực tập: Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng Thành phố Hồ Chí
Minh
Đề tài nghiên cứu:
Áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động từ thực tiễn tại Công ty
CP Chiếu Sáng Công Cộng Thành phố Hồ Chí Minh
vii
PHẦN ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN
Tiêu chí đánh giá Điểm
(Tối
đa)
Điểm
chấm (1)
Điểm
chấm
(2)
A Điểm quá trình
1 Quá trình (GVHD) 2 2 2
B Điểm hình thức khóa luận và tài liệu tham khảo
2 Hình thức khóa luận 0,5
3 Tài liệu tham khảo 0,5
C Điểm nội dung khóa luận
4 Tên đề tài - lý do chọn đề tài – Tình hình nghiên
cứu
0,5
5 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu – kết cấu khóa luận 0,5
6 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 0,5
7 Cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu 1
8 Thực trạng pháp luật 1
9 Thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật 2
10 Nhận xét – Đánh giá – Đề xuất 1
11 Phần kết luận 0,5
Tổng điểm 10
ĐIỂM KHÓA LUẬN (Trung bình cộng điểm 1 & 2)
Tp.HCM, ngày…… tháng…..năm….….
Người chấm phản biện
 ………………………………  …………………………………..
viii
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài – tình hình nghiên cứu..........Error! Bookmark not defined.
2. Câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu.........Error! Bookmark not defined.
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................Error! Bookmark not defined.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................Error! Bookmark not defined.
3. Phương pháp nghiên cứu...................................Error! Bookmark not defined.
4. Phạm vi nghiên cứu...........................................Error! Bookmark not defined.
5. Kết cấu khóa luận ..............................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT
ĐIỀU CHỈNH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG ....................................................1
1.1. Tổng quan về ATVSL Đ ..................................................................................1
1.1.1. Khái niệm an toàn, vệ sinh lao động.........................................................1
1.1.2. Bảo hộ lao động ........................................................................................1
1.1.3. Điều kiện lao động ....................................................................................2
1.2. Các quy định pháp luật về ATVSLĐ ...............................................................3
1.2.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh về an toàn, vệ sinh lao động ...............3
1.2.2. Các quy định thực hiện về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở
sản xuất, kinh doanh............................................................................................6
1.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao
động(Điều 6 Luật ATVSLĐ năm 2015) ..........................................................6
1.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng
lao động(Điều 7, Luật ATVSLĐ năm 2015) ...................................................7
1.2.2.3. Quy định về an toàn,vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh................................................................................................................9
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CP CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .....................................................................15
2.1.Tổng quan về Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng TP.HCM.........................15
ix
2.1.1. Thông tin chung ......................................................................................15
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.......................................................15
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty .......................................16
2.2. Áp dụng pháp luật ATVSLĐ tại Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng
TP.HCM. ...............................................................................................................17
2.2.1. Thực hiện pháp luật về tuân thủ ATVSLĐ.............................................17
2.2.2. Thực hiện các quy định về pháp luậtATVSLĐ......................................19
2.2.2.1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người
lao động..........................................................................................................19
2.2.2.2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người
sử dụng lao động ............................................................................................21
2.2.2.3. Thực hiện quy định an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty CP chiếu
sáng công cộng thành phố Hồ Chí Minh .......................................................21
2.2.2.4.Phân tích các vụ việc vi phạm, sai sót thực tế tại Công ty CP CSCC
TP.HCM qua quá trình kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng...............28
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động...............31
2.3.1. Hoàn thiện quy định về an toàn vệ sinh lao động...................................31
2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về an toàn vệ sinh lao động ......32
KẾT LUẬN...............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................36
1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH AN TOÀN VỆ SINH LAO
ĐỘNG
1.1. Tổng quan về ATVSL Đ
1.1.1. Khái niệm an toàn, vệ sinh lao động
Trong hoạt động sản xuất thì vì những lý do khách quan và chủ quan có thể
dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Do đó, yêu cầu
về ATLĐ và VSLĐ trong lao động được đặt lên hàng đầu. Hiện nay,, An toàn,
vệ sinh lao động là những quy định của luật lao động bao gồm những quy phạm
pháp luật về việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức
khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của
người lao động.
Theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động thì khái niệm an toàn, vệ
sinh lao động được tách bạch thành hai khái niệm riêng biệt. Cụ thể, “An toàn
lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố gây hại nhằm bảo
đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao
động”1
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố gây
bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động”2
.
Trên cơ sở đó thì người viết tổng hợp và đưa ra một khái niệm chung nhất
về an toàn, vệ sinh lao động là tổng hợp các biện pháp được thiết lập thiết lập
điều kiện làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người lao động, mục đích
hướng đến là hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị tai nạn lao động, người lao
động bị mắc bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc.
1.1.2. Bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động chính là các hoạt động trên tất cả các mặt luật pháp, đời
sống và xã hội nhằm đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, phòng
chống TNLĐ và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
1
Xem khoản 2 Điều 3 Luật ATVSLĐ 2015
2
Khoản 3 điều 3 LuậtATVSLĐ 2015
2
Theo từ điển luật học ghi nhận: Theo nghĩa rộng thì BHLĐ là tổng hợp các
biện pháp, pháp lý, kỹ thuật, tổ chức, bảo vệ môi trường...các các biện pháp
khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong
quá trình lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động. Theo nghĩa hẹp: BHLĐ là
điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và vảo vệ sức khỏe cho người lao động trong
quá trình lao động3
.
Đối với khái niệm pháp lý thì hiện nay BLLĐ 2019 và các văn bản hướng
dẫn thi hành không sử dụng thuật ngữ về BHLĐ. Trước khi có Bộ luật lao động
1994, thuật ngữ bảo hộ lao động được sử dụng để chỉ các quy định về đảm bảo
an toàn lao động, vệ sinh lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo vệ
sức khoẻ người lao động, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong bảo
hộ lao động và khi xảy ra tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, các quy định
riêng đối với lao động đặc thù (lao động nữ, lao động tàn tật, lao động chưa
thành niên)... Từ Bộ luật lao động năm 1994, các văn bản pháp luật thường sử
dụng thuật ngữ an toàn lao động, vệ sinh lao động để chỉ các quy định về các nội
dung trên.
Tóm lại, BHLĐ là nghiên cứu các nguyên nhân, các giải pháp phòng ngừa
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây hại trong lao động, sự cố
cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tính
mạng cho người lao động.
1.1.3. Điều kiện lao động
Hiện chưa có một thuật ngữ về điều kiện lao động trong thực tế. Tuy nhiên,
theo từ điển luật học thì: Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về: tự nhiên,
xã hội, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế được thể hiện thông qua quá trình công cụ
lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, người lao động và sự tác
động qua lại giữa chúng trong không gian và thời gian nhất định tạo nên những
điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất4
. Có
thể nói rằng ĐKLĐ được quy định tỏng các văn bản quy phạm pháp luật khác
3
Xem từ điển Luật học (2006) Nhà xuất bản tư pháp
4
Xem từ điển Luật học (2006) Nhà xuất bản tư pháp
3
nhau và có sự phù hợp với các đối tượng lao động khác nhau, như điều kiện lao
động đối với người lao động chưa thành niên, lao động người cao tuổi...5
Các nhóm yếu tố của điều kiện lao động thường được xét đến bao gồm:
* Các nhóm yếu tố về vệ sinh môi trường
- Các nhóm yếu tố về vật lí như: bụi, tiếng ồn, rung động...
- Các nhóm yếu tố về hoá học như: hơi, khí độc, bụi độc...
- Các nhóm yếu tố về sinh học như: virut, vi khuẩn, kí sinh trùng...
* Các nhóm yếu tố về tâm - sinh lí: Các yếu tố có liên quan đến các yếu tố
làm căng thẳng tâm lí người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công
việc. Từ đó, ảnh hưởng đến năng suất cũng như hiệu quả làm việc.
* Các nhóm yếu tố về thẩm mỹ, economy: Yếu tố thẩm mĩ, egonomi là
một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự hăng hái, say mê cũng như sự thuận
tiện, yên tâm làm việc cho người lao động. Nó bao gồm các yếu tố như:
- Điều kiện cơ sở vật chất:nhà xưởng, kho tàng...có khang trang, rộng rãi
hay không.
- Sự bố trí, sắp xếp máy móc, thiết bị, dụng cụ khoa học và hợp lí, tạo nơi
làm việc gọn gàng và ngăn nắp cũng như tạo không gian làm việc tối ưu cho
NLĐ.
- Một số yếu tố khác như: hình dáng, kích thước và màu sắc của các máy
móc, thiết bị,
* Các nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội
- Sự đầu tư cho dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, kho bãi...
- Tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
- Nguồn lực hiện có của doanh nghiệp: “lực lượng lao động và quản lí; tuổi
đời, tuổi nghề, trình độ khoa học - công nghệ; phúc lợi xã hội...”
1.2. Các quy định pháp luật về ATVSLĐ
1.2.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh về an toàn, vệ sinh lao động
Vấn đề điều chỉnh an toàn, vệ sinh lao động đã và đang được nhà nước ta
quan tâm, chú trọng trong giai đoạn xây dựng và phát triển hiện nay. Hiện nay,
hầu hết quốc gia trên thế giới đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về
5
Xem từ điển Luật học (2006) Nhà xuất bản tư pháp
4
lĩnh vực này một cách hoàn chỉnh nhất. Các văn bản chính có quy định hoặc có
liên quan đến công tác bảo hộ lao động, ATVSLĐ gồm:
- Hiến pháp 2013
- Bộ luật lao động 2019
- Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
Ngoài ra, các bộ - ngành đã ban hành các văn bản dưới luật về ATVSLĐ
để hướng dẫn thực hiện Luật ATVSLĐ, cụ thể như:
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ
hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ
hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an
toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao
động
- Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ
hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm
xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt
Nam
- Nghị định 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ
hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp bắt buộc
- Nghị định 58/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy
định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp
- Nghị định 44/2017/NĐ-CP Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20/8/2020 về Danh mục công
việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội ban hành có hiệu lực vào ngày 05 tháng 10 năm 2020
- Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 về Danh
mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
5
- Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 về hướng dẫn
Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ
trưởng Bộ Y tế ban hành
- Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 9 năm 2017 về quy định
và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt
buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Thông tư 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn quản lý
vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 Danh mục
nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Thông tư 20/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 về Danh
mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội ban hành
- Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 6 năm 2016 Danh mục
công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 Quy định
nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 hướng dẫn
việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn
lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng do
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Trên cơ sở tuân thủ quy định của sự vận động khách quan của đất nước
trong tình hình mới, Việt Nam đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm
điều chỉnh vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với hoàn cảnh
thực tiễn ở nước ta. Hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp
luật về ATVSLĐ ở Việt Nam, góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng và
phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Như vậy, có thể thấy
6
pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về vấn đề này trong thực tế.
Điều này tạo điều kiện để công tác quản lý về ngân sách nhà nước đã thể hiện sự
quan tâm thường xuyên và ý nghĩa của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này
ở nước ta khi khẳng định vai trò quan trọng của ATVSLĐ khi xây dựng đất
nước. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên
đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về ATVSLĐ ở Việt
Nam thực hiện một cách hoàn thiện hơn.
1.2.2. Các quy định thực hiện về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong
cơ sở sản xuất, kinh doanh
1.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao
động(Điều 6 Luật ATVSLĐ năm 2015)
Kể từ ngày 1/7/2016, Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị định số
44/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn,
vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện
an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thi hành.
NLĐ theo HĐLĐ có các quyền sau:
“(i) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao
động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm
việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
(ii) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về
an toàn, vệ sinh lao động;
(iii) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát
hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy
giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết
quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp;
7
(iv) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều
trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(v) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền
lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra
tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng
phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục
làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh
lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
(vi) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật”6
Bên cạnh quyền của NLĐ làm việc theo HĐLĐ thì NLĐ phải chịu các
nghĩa vụ sau đây:
(i) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong
hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
(ii) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang
cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
(iii) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra
sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo
phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng
lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền”7
1.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử
dụng lao động(Điều 7, Luật ATVSLĐ năm 2015)
Người sử dụng lao động bảo đảm quyền của người lao động được làm việc
trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn,
vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa,
loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động;
tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động,
6
Xem khoản 1 Điều 6 Luật ATVSLĐ 2015
7
Xem khoản2 Điều 6 Luật ATVSLĐ 2015
8
Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính
sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
(i) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện
pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
(ii) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi
phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;
(iii) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;
(iv) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố,
tai nạn lao động.
Đồng thời, Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
(i) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ
chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm
vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng
bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
(ii) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện
pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ
lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe,
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
(iii) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại
nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính
mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
(iv) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện
pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp
luật;
(v) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối
hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh
viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao
động;
9
(vi) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm
trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động;
chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
(vii) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội
quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ được quy định rất rõ ràng và
đầy đủ trong luật ATVSLĐ năm 2015, giữa quyền và nghĩa vụ của người sừ
dụng lao động thì nghĩa vụ của người sử dụng nhiều hơn và quan trọng hơn, nó
thể hiện được tầm quan trọng của người sử dụng lao động trong ATVSLĐ.
Người sử dụng lao động có vai trò quyết định trong việc thực hiện pháp luật về
an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở, nó giúp cho việc thực hiện và áp dụng pháp
luật về ATLĐ được đầy đủ và chính xác.
1.2.2.3. Quy định về an toàn,vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh
1.2.2.3.1. Quy định về an toàn, vệ sinh lao động
Luật ATVSLĐ quy định các phương pháp, cách thức phòng, chống tất cả
các nguyên nhân có thể gây ra nguy hiểm, có hại cho người lao động; các biện
pháp xử lý sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao động dẫn đến tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh
doanh nhằm đạt tới mục tiêu đảm bảo môi trường làm việc không còn các yếu tố
nguy hiểm, có hại ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người lao động.
Các quy định cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất kinh
doanh thường bao gồm những vấn đề sau:
Thứ nhất, thành lập Hội đồng ATVSLĐ tại cơ sở8
Việc thành lập Hội đồng ATVSĐ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm mục
đích phối hợp với NSDLĐ xây dựng nội quy, quy định, kế hoạch và các biện
pháp bảo đảm ATVSLĐ, đồng thời Hội đồng ATVSLĐ có quyền yêu cầu
NSDLĐ áp dụng các quy định xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy yếu tố gây
8
Khoản 1, Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động
10
mất ATVSLĐ tại cơ sở. Tổ chức của Hội đồng ATVSLĐ cơ sở bao gồm đại
diện NSDLĐ (Giám đốc hoặc người được ủy quyền) làm Chủ tịch Hội đồng, đại
diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở làm Phó Chủ tịch Hội đồng, người làm
công tác ATVSLĐ ở cơ sở sản xuất là ủy viên Hội đồng, người phụ trách công
tác y tế và các thành viên có liên quan khác nếu thấy cần thiết. Điều 38 (Nghị
định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016)quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật an toàn, vệ sinh lao động, quy định chi tiết việc tổ chức hội đồng an toàn, vệ
sinh lao động cơ sở, và Khoản 1, Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
là căn cứ quan trọng để áp dụng quy định này trong thực tế.
Thứ hai, thành lập bộ phận y tế9
. Mục tiêu là nhằm thực hiện việc chăm lo
sức khỏe cho người lao động, thực hiện các bước như chuẩn bị phương án, kế
hoạch sơ cấp cứu, khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở, tổ chức khám sức
khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, thực hiện công tác quản lý sức khỏe
NLĐ... Điều 73(Luật ATVSLĐ) và Điều 37(Nghị định 39/2016/NĐ-CP)quy
định thành lập bộ phận y tế tại cơ sở.
Ba là thành lập bộ phận an toàn, vệ sinh lao động10
. Tùy thuộc vào quy
mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện
lao động, NSDLĐ phải bố trí người làm công tác ATVSLĐ hoặc thành lập bộ
phận quản lý công tác ATVSLĐ tại cơ sở11
.
Thứ tư thành lập mạng lưới An toàn, vệ sinh viên12
. Có thể nói rằng An
toàn vệ sinh viên là một chức danh của người lao động trực tiếp tham gia vào
công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở. ATVSV là người có am hiểu về
ATVSLĐ, am hiểu chuyên môn, tự nguyện tuân thủ quy trình, quy định
ATVSLĐ. Theo điều 74 (Luật ATVSLĐ 2015): nhằm hỗ trợ bộ phận phụ trách
công tác ATVSLĐ của cơ sở, NSDLĐ đến trực tiếp nơi sản xuất như đôn đốc,
nhắc nhở mọi người trong chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ, giám
9
Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động
“10
Điều 72 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động”
11
khoản 1, Điều 72, Luật ATVSLĐ 2015
“12
Điều 74 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động”
11
sát việc thực hiện quy định toàn, kiến nghị thực hiện chế độ BHLĐ…), NSDLĐ
ra quyết định thành lập mạng lưới ATVSV sau khi thống nhất với Ban chấp
hành công đoàn cơ sở và ban hành quy chế hoạt động cho mạng lưới ATVSV).
Theo khoản 3, điều 74(Luật ATVSLĐ 2015):“An toàn, vệ sinh viên hoạt động
dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở
quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên
môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với
người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an
toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở”.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, mạng lưới ATVSV được
thành lập ở hầu hết tại các cơ sở, tuy nhiên trình tự đề cử ATVSV chưa được
đầy đủ như chưa có biên bản họp bình bầu, chưa thông qua bộ phận công đoàn;
hoạt động của bộ máy ATVSV chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Thứ năm, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ATVSLĐ. Việc xây
dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ATVSLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc
đảm bảo ATVSLĐ cho người trực tiếp sản xuất trong quá trình lao động. Vì vậy
kế hoạch ATVSLĐ (hay còn gọi là kế hoạch BHLĐ) cần phải được thực hiện
một cách đồng loạt và tương ứng với yêu cầu đề ra và tổng thểcủa kế hoạch sản
xuất, phải dung hòa về vấn đề tài chính và thực hiện đồng bộ với kế hoạch sản
xuất kinh doanh”(Điều 76, Luật ATVSLĐ 2015), do NSDLĐ xây dựng và tổ
chức thực hiện tốt kế hoạch ATVSLĐ. Kế hoạch an toàn,vệ sinh lao động phải
được xây dựng từ tổ sản xuất(đơn vị nhỏ nhất) trở lên, đồng thời phải được phổ
biến rộng rãi để mọi người lao động tham gia ý kiến.
Thứ sáu, tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động13
: Việc tự kiểm tra an toàn,
vệ sinh lao động của cơ sở nhằm giúp cho NSDLĐ, bộ phận làm công tác an
toàn rà soát, nhận định các mặt làm được, các mặt còn thiếu sót, không đảm bảo
quy định để khắc phục kịp thời. Do đó, NSDLĐ phải lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện việc tự kiểm tra định kỳ, đột xuất về ATVSLĐ tại cơ sở14
và được cụ
“13
Điều 80 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động và Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định
việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động”
14
Xem Điều 80 Luật ATVSLĐ 2015
12
thể hóa về nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do NSDLĐ quyết
định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo15
”(Thông tư 07/2016/TT-
BLĐTBXH).
Thứ bảy, sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo16
. NSDLĐ phải tạo sổ thống
kê các nội dung phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các số liệu
thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi,
phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao
động; NSDLĐ phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng
năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng
fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm
theo Thông tư này. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau”. Cơ
sở thực hiện sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động, với các nội dung
sau: phân tích kết quả, hạn chế, tồn tại và bài học kinh nghiệm; tổ chức khen
thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động
tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; phát động các cuộc thi đua bảo đảm ATVSLĐ.
“Việc sơ kết, tổng kết phải được thực hiện từ cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất
lên đến cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tạiĐiều 11, Thông tư
07/2016/TT-BLĐTBXH”.
Thứ tám, các chế độ về bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe NLĐ. Người
lao động trong quá trình làm việc phải được trang bị BHLĐ để đề phòng tai nạn,
bệnh nghề nghiệp. Đây là biện pháp để bảo vệ người lao động cũng như làm
giảm tổn thất về vật chất cho cơ sở.
Thứ chín, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao
động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Khi NLĐ xảy ra tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp17
, NSDLĐ phải thực hiện: “Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, tạm ứng
chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho; thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp
cứu; trả đủ tiền lương cho NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề và phải bồi
thường cho NLĐ bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người
15
Xem Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
“16
Điều 10, Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định Thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao
động”
“17
Điều 38 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động”
13
này gây ra và cho NLĐ bị bệnh nghề nghiệp với mức đã được quy định tại Điều
38 Luật an toàn vệ sinh lao động18
. Đồng thời, phải bồi thường, trợ cấp trong
những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động19
1.2.2.3.2. Các vấn đề khác liên quan đến an toàn vệ sinh lao động
Một là, điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động20
NLĐ tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, BNN được hưởng chế độ tai nạn
lao động khi bị tai nạn nếurơi vào trong các trường hợp sau:
Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu
cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao
động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao,
ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú,
đi vệ sinh.
Hai là, điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp21
Luật ATVSLĐ quy định điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành theo quy định tại “khoản 1 Điều 37 của Luật ATVSLĐ2015”.
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại “điểm
a khoản 1, Điều 46 Luật ATVSLĐ2015”.
Ba là, các mức trợ cấp TNLĐ và hồ sơ thực hiện
Trợ cấp một lần: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì
được hưởng trợ cấp một lần
Trợ cấp hằng tháng22
: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên
thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
18
Điều 38 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động”
“19
Điều 39 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động”
“20
Điều 45 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động”
“21
Điều 47 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động”
14
Bốn là, vấn đề thông tin, tuyên truyền, giáo dục an toàn, vệ sinh lao
động. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục ATVSLĐ là một trong những
nội dung của kế hoạch ATVSLĐ, NSDLĐ phải tổ chức thực hiện theo Điều 75,
Luật ATVSLĐ. Việc thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ có mục
đích truyền tải đến tất cả NLĐ những thông tin, hiểu biết cần thiết, hướng dẫn
cho họ những kỹ năng, nghiệp vụ, những kiến thức về khoa học kỹ thuật, về
pháp luật để mọi đối tượng, đều phải biết chăm lo cải thiện điều kiện làm việc,
phòng tránh TNLĐ, BNN.
“22
Điều 49 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động”
15
CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CP CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
2.1.Tổng quan về Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng TP.HCM
2.1.1. Thông tin chung
Tên công ty: Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng TP.HCM
Lĩnh vực kinh doanh: Xây lắp và phân phối đèn chiếu sáng
Địa chỉ: 121 Châu Văn Liêm, Phường 14, Quận 5, TP Hồ Chí Minh (Tìm vị trí)
Mã số thuế: 0300423479
Người ĐDPL: Huỳnh Trí Dũng
Ngày hoạt động: 01/10/1992
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
 Chức năng
Xây lắp các công trình điện công cộng như đèn đường, sân khấu, khu
resort,..v.v… à doanh nghiệp loại 1 và là công ty duy nhất được lựa chọn, giao
quản lý vận hành, duy tu, sửa chữa hệ thống chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu
giao thông, camera quan sát giao thông, bảng thông tin giao thông điện tử, bộ
lập trình PLC, cáp quang, thiết bị thu nhận truyền dẫn thông tin hình ảnh bằng
kỹ thuật số về trung tâm điều khiển trên toàn thành phố Hồ Chí Minh. Công ty
đồng thời đang thi công xây lắp các công trình lớn chuyên ngành trong phạm vi
Thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước. Công ty có năng lực về thiết kế, thi
công xây lắp, quản lý vận hành và duy tu, sửa chữa các hệ thống chuyên
ngành23
.
Phân phối các dòng sản phẩm của công ty: các thiết bị, điện nước, chiếu
sáng công cộng và dân dụng
Thực hiện bán hàng theo các kênh phân phối của Công ty như bán cho đại
lý, bán hàng theo dự án, bán hàng theo kênh hiện đại và bán lẻ.
Đáp ứng những đơn hàng với kiểu dáng theo yêu cầu của khách hàng
 Nhiệm vụ
23
http://chieusang.com/vi/about/gioi-thieu-ve-congty.html
16
Nghiên cứu thực hiện các công cụ quản lý, biện pháp kỹ thuật, chiến lược
kinh doanh, tổ chức phân công sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất, năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận, mở rộng
thị trường, từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới bằng chính nhãn hiệu
của công ty.
Tạo điều kiện cho công nhân viên nâng cao trình độ tay nghề, có thu nhập
cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: phòng hành chính – bảo vệ)
Phòng Giám đốc :
Ban Giám đốc gồm một Giám đốc và một Phó Giám Đốc có nhiệm vụ phụ
trách chung toàn bộ công ty về các hoạt động: đối ngoại, kinh doanh, tiêu thụ
sản phẩm, trực tiêp chỉ đạo các bộ phận chuyên môn: tài chính, kế toán, kế
hoạch vật tư, hành chính, kỹ thuật.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Bao gồm cả thủ kho và bộ phận bán hàng có chức năng tham mưu có giám
đốc tất cả các công tác kế hoạch, điều độ sản xuất, mua sắm dự trữ vật tư hàng
hoá, tổ chức kinh doanh và phân phối.
Phòng còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quá trình thực hiện kế hoạch sản
xuất, tiến độ sản xuất, hướng dẫn các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch,
phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
Khảo sát thị trường để nắm được các thông tin về nhu cầu thị trường, thực
hiện công tác quản lý bán hàng và chiến lược về sản phẩm.
GIÁM ĐỐC
Phòng hành
chính – bảo vệ
Phòng kỹ thuật cơ
điện, KCS
Phòng kế hoạch
KD
Phòng tài chính kế
toán
Phân xưởng cơ khí
Phân xưởng nhựa
17
Phòng tài chính kế toán :
Gồm 3 nhân viên thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc tất cả các
công tác quản lý tài chính, hình thức sử dụng vốn hiệu quả nhất với nhiệm vụ cụ
thể như sau:
Ghi chép, phản ánh 1 cách chính xác, kịp thời và liên tục và có hệ thống tình
hình biến động về vốn, vật tư hàng hoá của công ty, tính toán chính xác hao phí
sản xuất và hiệu quả sản xuất đạt được đồng thời phản ánh đúng các khoản thuế,
theo dõi cập nhật chế độ tài chính kế toán hiện hành.
Cung cấp số liệu tình hình sản xuất kinh doanh cho việc điều hành sản xuất,
phục vụ công tác hạch toán kinh tế, phân tích kinh tế và lập báo cáo kế toán theo
quy định.
Kiểm tra chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty,
kiểm tra việc sử dụng và bảo quản vật tư, tài sản, phát hiện và ngăn ngừa kịp
thời tình hình vi phạm các chính sách chế độ kỹ thuật tài chính kế toán của nhà
nước.
Phòng kỹ thuật, cơ điện:
Phòng có nhiệm vụ quản lý toàn bộ kỹ thuật sản xuất, máy móc thiết bị,
kiểm tra chất lượng sản phẩm, xây dựng các định mức tiêu hao nguyên liệu,
nhiên liệu, năng lượng trong sản xuất.
Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ, lập qui trình sản xuất đối với
những sản phẩm mới, hướng dẫn phân xưởng thực hiện các qui trình sản xuất
Tổ chức sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị.
Phòng hành chính, bảo vệ:
Có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức quản lý nhân sự toàn công
ty, tổ chức tuyển dụng nhân sự, soạn thảo các văn bản, hợp đồng kinh tế.
Luân chuyển chứng từ, thông tin một cách nhanh chóng và chặt chẽ.
2.2. Áp dụng pháp luật ATVSLĐ tại Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng
TP.HCM.
2.2.1. Thực hiện pháp luật về tuân thủ ATVSLĐ
Nội dung áp dụng pháp luật ATVSLĐ được cụ thể hóa từ quy định của
pháp luật ATVSLĐ, có thể kể đến như sau:
18
Thứ nhất là xây dựng chương trình, phương án, đề xuất các biện pháp an
toàn, bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị; tổ chức
triển khai hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của đơn vị đơn vị.
Thứ hai là phổ biến, hướng dẫn, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp
luật, các tiêu chuẩn, quy trình, quy định về công tác an toàn đến các đơn vị.
Thứ ba là kiểm tra việc lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện kế hoạch
bảo hộ lao động hàng năm của các đơn vị.
Thứ tư là đề xuất và tham gia việc tổ chức bồi huấn, huấn luyện, sát hạch
định kỳ, độ xuất về công tác an toàn; đề xuất các chương trình đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ về công tác an toàn cho người lao động
của Tổng công ty.
Thứ năm là đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức tuyên truyền của đơn vị về công
tác an toàn.
Thứ sáu là tổ chức điều tra, phúc tra các vụ sự cố gây thương tích cho
người lao động và tai nạn lao động trongCông ty; thống kê, phân tích, báo cáo,
phổ biến, rút kinh nghiệm tai nạn lao động.
Thứ bảy là tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc chấp hành các quy
phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy trình, quy định (định kỳ hoặc đột xuất) về
công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Thứ tám là triển khai, hướng dẫn, thực hiện đánh giá rủi ro công tác an
toàn, bao gồm xác định mối nguy hiểm, đánh giá mức độ rủi ro, đề xuất các giải
pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro.
Thứ chín là kiểm tra giám sát việc xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
quản lý an toàn của đơn vị phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ của Công ty CP CSCC TPHCM thực hiện các công việc về quản
lý vận hành, duy tu, sửa chữa hệ thống chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu giao
thông, camera quan sát giao thông, bảng thông tin giao thông điện tử, bộ lập
trình PLC, cáp quang, thiết bị thu nhận truyền dẫn thông tin hình ảnh bằng kỹ
thuật số về trung tâm điều khiển trên toàn thành phố Hồ Chí Minh, đây là công
việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do đó theo Thông tư
19
13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội.
Công ty CP CSCC TPHCM là doanh nghiệp, có sử dụng lao động thực
hiện công việc thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện trên
địa bàn Thành phố, do đó cũng là đối tượng áp dụng của quy định pháp luật về
an toàn, vệ sinh lao động.
2.2.2. Thực hiện các quy định về pháp luậtATVSLĐ
2.2.2.1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của
người lao động
Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của Người
Lao động, Người sử dụng lao động trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động như
sau: Điều 6, Luật ATVSLĐ quy định Người lao động làm việc theo hợp đồng
lao động: có quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ
sinh lao động, yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều
kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động tại nơi làm việc;
Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi
làm việc và những biện pháp phòng, chống, được đào tạo, huấn luyện về an
toàn, vệ sinh lao động; Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức
khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với
người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám, giám định
thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, được chủ động đi
khám, giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám, giám
định trong trường hợp kết quả khám, giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng
mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Yêu cầu người sử dụng
lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được
trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy
cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của
mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý,
chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an
20
toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động; Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật24
.
Bên cạnh đó, Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ
chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc, tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng
lao động, thỏa ước lao động tập thể; Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo
vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc; Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ
xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc
bệnh nghề nghiệp, chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động
theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử
dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền25
.
Đối với Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: có quyền
được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, được Nhà nước, xã hội
và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động;
Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao
động, được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu
cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; Tham gia và hưởng bảo hiểm tai
nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định; Khiếu nại, tố cáo
hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. Người lao động làm việc không
theo hợp đồng lao động có nghĩa chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động
đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật; Bảo đảm an
toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao
động; Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp
thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động26
.
24
http://congdoankcndxdp.org.vn/Cong-doan-KCN-khu-vuc-Dong-Xoai---Dong-
Phu/520/16778/18131/74455/Doi-voi-nguoi-lao-dong/Quyen-va-nghia-vu-cua-Nguoi-lao-dong--Nguoi-su-dung-
lao-dong-trong-linh-vuc-an-toan-ve-sinh-lao-dong.aspx
25
http://congdoankcndxdp.org.vn/Cong-doan-KCN-khu-vuc-Dong-Xoai---Dong-
Phu/520/16778/18131/74455/Doi-voi-nguoi-lao-dong/Quyen-va-nghia-vu-cua-Nguoi-lao-dong--Nguoi-su-dung-
lao-dong-trong-linh-vuc-an-toan-ve-sinh-lao-dong.aspx
26
http://congdoankcndxdp.org.vn/Cong-doan-KCN-khu-vuc-Dong-Xoai---Dong-
Phu/520/16778/18131/74455/Doi-voi-nguoi-lao-dong/Quyen-va-nghia-vu-cua-Nguoi-lao-dong--Nguoi-su-dung-
lao-dong-trong-linh-vuc-an-toan-ve-sinh-lao-dong.aspx
21
2.2.2.2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của
người sử dụng lao động
Đối với người sử dụng lao động: quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao
động được quy định tại Điều 7 Luật vệ sịnh an toàn lao động năm 2015
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ và quyền rất lớn trong việc phòng
chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải huấn luyện, thông tin, tuyên
truyền, giáo dục về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao
động. Đây là sự trang bị kiến thức cho người lao động về những nguy cơ gây
mất an toàn vệ sinh tác động đến sức khỏe cũng như công bố các biện pháp
doanh nghiệp sẽ triển khai để hạn chế nguy cơ này trong suốt quá trình hoạt
động; giúp cho người lao động hiểu, thực hiện các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe
và tham gia giám sát việc triển khai các giải pháp an toàn của người sử dụng lao
động.
Khi xảy ra các sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ, người sử dụng lao động
phải có trách nhiệm ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, việc sử
dụng vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, hoạt động lao động tại
nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ.
Cùng với những trách nhiệm trên, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu
người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm
ATVSLĐ tại nơi làm việc; khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật
người lao động vi phạm trong việc thực hiện ATVSLĐ; khiếu nại, tố cáo hoặc
khởi kiện theo quy định của pháp luật và huy động người lao động tham gia ứng
cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động27
.
2.2.2.3. Thực hiện quy định an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty CP
chiếu sáng công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Bộ phận an toàn trong Công ty CP CSCC TP.HCM
27
http://congdoankcndxdp.org.vn/Cong-doan-KCN-khu-vuc-Dong-Xoai---Dong-
Phu/520/16778/18131/74455/Doi-voi-nguoi-lao-dong/Quyen-va-nghia-vu-cua-Nguoi-lao-dong--Nguoi-su-dung-
lao-dong-trong-linh-vuc-an-toan-ve-sinh-lao-dong.aspx
22
Hội đồng ATVSLĐ được NSDLĐ ra quyết định thành lập hoặc các chức
danh đề cử đều có quyết định đề bạt chức danh.
- Tại các Đơn vị khác: bố trí Cán bộ an toàn bán chuyên trách.
KT 6 tháng/lần KT 6 tháng/lần
Kt hằngKt hằng
ngàyngày
hằng ngày hằng ngày
Kt hằng ngày
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ và quy trình kiểm tra
* Thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hằng năm
Thực hiện trách nhiệm của NSDLĐ, hằng năm Công ty CSCC đều triển
khai việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch ATVSLĐ theo quy định tại Điều 76.
Luật ATVSLĐ và Quyết định số 128/QĐ-CTCSCC ngày 19/03/2019 về quy
định công tác An toàn trong Công ty CSCC TP.HCMgồm 5 nội dung sau:
- Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ.
- Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải
thiện điều kiện lao động
- Mua sắm, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, trang cụ an toàn cho
người lao động.
- Chăm sóc sức khỏe người lao động.
HỘI ĐỒNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
CSKV/XN
……..
PHÒNG AN TOÀN CSKV/XN
……..
TỔ CÔNG
TÁC
AN TOÀN
VIÊN
TỔ CÔNG
TÁC
CÔNG NHÂN
LAO ĐỘNG
Kt: Kiểm tra
23
- Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về ATVSLĐ.
Thực hiện chế độ tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động
Thực hiện theo quy định tự kiểm tra ATVSLĐ của Thông tư 07/2016/TT-
BLĐTBXH, CTY CP CSCC TP.HCM tổ chức tự kiểm tra ATVSLĐ hàng năm.
CTY CP CSCC TP.HCM là đơn vị hoạt động trong ngành nghề có yếu tố
nghiêm ngặt về ATVSLĐ, nên tổ chức kiểm tra toàn diện ATVSLĐ ít nhất 01
lần trong 06 tháng ở cấp Công ty và 01 lần trong 03 tháng ở cấp đơn vị trực tiếp
thi côngthuộc Công ty.
Năm 2019, CTY CP CSCC TP.HCM đã tổ chức kiểm tra việc triển khai
các kế hoạch, chương trình, chỉ đạo về công tác ATVSLĐ tại Công ty và các
đơn vị trực thuộc nhằm đánh giá, củng cố công tác quản lý ATVSLĐ, ngăn ngừa
TNLĐ.
Nhận xét: đối chiếu quy định pháp luật, xem xét hồ sơ của Công ty, nhận
thấy Công ty CP CSCC TP.HCM có thực hiện việc tự kiểm tra công tác
ATVSLĐ nhưng chưa phù hợp và đầy đủ về nội dung kiểm tra và tần suất kiểm
tra theo quy định, cụ thể Công ty chỉ kiểm tra mỗi năm 01 lần, nội dung kiểm tra
chưa đề cập đến tình trạng an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, kho tàng…, chưa
kiểm tra cấp tổ, đội; tiếp đến đó là việc tổ chức tự kiểm tra chưa thực hiện đảm
bảo theo các bước quy định tại mục III – Phụ lục I, Thông tư 07/2016/TT-
BLĐTBXH.
* Công tác sơ, tổng kết
Hằng năm, việc thực hiện sơ, tổng kết công tác ATVSLĐ được Công ty CP
CSCC TP.HCM thực hiện như sau:
- Thực hiện sơ kết vào tháng 07 hàng năm, tổng kết vào tháng 12 hàng
năm.
Nội dung thực hiện sơ, tổng kết:kết quả thực hiện, phân tích hạn chế, tồn
tại và bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân
làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; phát
động phong trào thi đua bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Nhận xét: Công ty CP CSCC TP.HCM thực hiện đảm bảo quy định về sơ,
tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động.
24
Các chế độ BHLĐ, công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ; Bồi
dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm
ngặt về ATVSLĐ
* Công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe, khám bệnh nghiệp cho NLĐ
Tuân thủ Luật ATVSLĐ, Luật Lao động, Thông tư 19/2016/TT-BYT,
Công ty đã ban hành quy định thực hiện công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe
cho NLĐ. Nội dung thực hiện như sau:
- Tổ chức kiểm tra sức khỏe cho toàn thể người lao động theo quy định
hàng năm/1 lần.
- Tổ chức khám BNN cho NLĐ có sức khỏe loại 4, 5 làm công việc có yêu
cầu nghiêm ngặt, nặng nhọc, độc hại; cập nhật hồ sơ quản lý sức khỏe người lao
động sau từng đợt khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định.
- Thực hiện báo cáo quản lý sức khỏe hàng 6 tháng/01 lần về Sở Y tế theo
quy định pháp luật.
Bảng 2.2.Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động năm 2019
Kết quả phân loại sức khỏe của người
lao động
+ Loại I Người 68
+ Loại II Người 205
+ Loại III Người 195
+ Loại IV Người 75
+ Loại V Người 26
Nhận xét: đơn vị chưa báo cáo quản lý sức khỏe hàng 6 tháng/01 lần về
Trung tâm Y tế quận/ huyện theo theo quy định pháp luật.
* Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm công việc có yêu cầu
nghiêm ngặt về ATVSLĐ
Công ty thực hiện việc bồi dưỡng hiện vật cho người làm công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH.
Mức bồi dưỡng theo quy định của Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH. Cụ
thể, mức bồi dưỡng gồm 04 mức: mức 1: 10.000 đồng; mức 2: 15.000 nghìn;
mức 3: 20.000 nghìn; mức 4: 25.000 nghìn.
25
Việc bồi dưỡng bằng hiện vật, gồm: sữa, mì, bánh… và phân phối đến công
nhân hàng tháng/ 1 lần.
Bảng 2.3.Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật
Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật
- Tổng số người Người 478
- Tổng chi phí (Chi phí này nằm trong
Chi phí chăm sóc sức khỏe)
Triệu đồng 525
(Nguồn: Báo cáo công tác ATVSLĐ năm 2019 của Cty CP CSCC TP.HCM)
Nhận xét:
Thứ nhất, Công ty có thực hiện việc bồi dưỡng bằng hiện vật, tuy nhiên
chưa đảm bảo cơ sở để thực hiện, cụ thể: người được bồi dưỡng là người làm
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và tiếp xúc với một trong những yếu tố
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đó. Việc xác định yếu tố nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm qua việc quan trắc môi trường lao động nhưng đơn vị chưa đánh giá
gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm lý lao động ec-gô-nô-my đối với
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Điều 33, 35 – Nghị định
44/2016/NĐ-CP.
Thứ hai, một số đối tượng có tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm theo danh mục
công việc quy định tại Thông tư 32/2012/TT-BLĐTBXH tại Tổ lắp đặt công tơ,
Tổ cắt điện, tài xế vận hành xe cẩu (tiếp xúc trực tiếp với điện hạ thế, làm việc
trên cao, ngoài trời, nặng nhọc) nhưng chưa được xem xét việc thực hiện bồi
dưỡng bằng hiện vật cho các đối tượng làm công việc này.
Thứ ba, việc bồi dưỡng bằng hiện vật, đơn vị phát tập trung theo hàng
tháng một lần, chưa thực hiện hàng ngày, theo ca làm việc, do đó chưa đảm bảo
theo quy định của Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.
* Thực hiện chế độ bảo hộ lao động cho NLĐ, thiết bị an toàn
Công ty giao cho phòng An toàn chủ động lập kế hoạch trang bị, tổ chức
mua sắm BHLĐ, thiết bị an toàn cho người lao động phục vụ công tác sản xuất
kinh doanh theo đúng quy định của Luật ATVSLĐ, Thông tư 04/2014/TT-
BLĐTBXH.
26
Trong năm 2019, chi phí mua sắm BHLĐ trong toàn Công ty CP CSCC
TP.HCM khoảng 1.000 triệu đồng.
Kế hoạch trang bị BHLĐ gồm các nội dung:
- Quần áo BHLĐ, găng tay vải bảo hộ, giầy bảo hộ, kính bảo hộ.
- Các trang bị an toàn: găng tay cách điện hạ thế, trung thế; bút thử điện...
- Các dụng cụ đồ nghề phục vụ công tác: dây da an toàn, thang nhôm...
Nhận xét: Công ty thực tốt việc trang bị BHLĐ cho người lao động, tuy nhiên
tại một số đơn vị chưa lập bản theo dõi cấp phát theo Thông tư 04/2014/TT-
BLĐTBXH.
* Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Huấn luyện ATVSLĐ theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Công ty CP CSCC
TP.HCM đã triển khai và tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động theo
đúng quy định pháp luật. Kết quả thực hiện cụ thể như sau:
- Năm 2017: tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho nhóm 1, 2, 5. Trong đó:
nhóm 1 là 311 người, nhóm 2 là 69 người, nhóm 5 là 20 người), huấn luyện
nhóm 6 năm 2018 là 324 người. Thời hạn huấn luyện định kỳ cho nhóm 1, 2, 3
là 02 năm, nhóm 5 là 05 năm.
- Năm 2019: tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho nhóm 1, 5. Trong đó: nhóm
1 là 368 người, nhóm 5 là 20 người), huấn luyện nhóm 6 năm 2019 là 380
người, huấn luyện cho Nhóm 2 là 90 người.
- Các đơn vị trực thuộc triển khai huấn luyện định kỳ nhóm 3, 4 cho người
lao động.
Bảng 2.6.Kết quả huấn luyện vềan toàn - vệ sinh lao động năm 2019
Huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động 569
a) Tổng số người nhóm 1 được huấn luyện/ tổng
số người nhóm 1 hiện có
Người/ người 368
b) Tổng số người nhóm 2 được huấn luyện/ tổng
số người nhóm 2 hiện có
Người/ người 90
c) Tổng số người nhóm 3 được huấn luyện/ tổng
số người nhóm 3 hiện có
Người/ người 111
27
Trong đó:
- Tự huấn luyện
Người 0
- Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện Người 569
d) Tổng số người nhóm 4 được huấn luyện/ tổng
số người nhóm 4 hiện có
Người/ người 169
đ) Tổng số người nhóm 5 được huấn luyện/ tổng
số người nhóm 5 hiện có
Người/ người 20
e) Tổng số người nhóm 6 được huấn luyện/tổng
số người nhóm 6 hiện có
Người/ người 380
g) Tổng chi phí huấn luyện Triệu đồng 854
(Nguồn: báo cáo công tác ATVSLĐ năm 2019 của Công ty CP CSCC TP.HCM)
Nhận xét: việc huấn luyện ATVSLĐ được Công ty thực hiện theo Nghị
định 44/2016/NĐ-CP, ngoài nội dung thực hiện khá tốt, cần xem xét các nội
dung quy định pháp luật như sau:
Thứ nhất, thời hạn huấn luyện của một số nhóm đối tượng chưa đảm bảo.
Thứ hai, việc lập các sổ theo dõi huấn luyện cho các nhóm đối tượng cần
đầy đủ theo quy định.
* Hướng dẫn các quy định, quy trình, nội dung, biện pháp an toàn, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc
Nguyên nhân gây TNLĐ trong Công ty từ các nguyên nhân do ngã cao,
điện hạ thế giật.
Các nguyên nhân nêu trên thường xuyên xuất hiện trong các vụ TNLĐ mà
bắt nguồn đều từ không tuân thủ quy trình quy định an toàn điện, chủ quan,
thiếu kiến thức về đảm bảo an toàn điện, áp lực công việc tăng cao gây căng
thẳng tâm lý người lao động mà ra.
Từ các thống kê TNLĐ và rút kinh nghiệm trong công tác quản lý an toàn,
Công ty
28
2.2.2.4.Phân tích các vụ việc vi phạm, sai sót thực tế tại Công ty CP
CSCC TP.HCM qua quá trình kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng
Trong quá trình hoạt động của Công ty và đơn vị đơn vị trực thuộc đã
được cơ quan quản lý nhà nước (Sở TĐTB&XH TP.HCM, Trung tâm ATLĐ &
sức khỏe nghề nghiệp) thực hiện việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy
định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.
Qua các đợt kiểm tra, cũng đã chỉ ra một số vấn đề về an toàn, vệ sinh lao
động mà Công ty cần xem xét, khắc phục, bổ sung để phù hợp với quy định
pháp luật. Xem xét một số trường hợp cụ thể trong giai đoạn 2018-2019 như
sau:
1. Kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại
Công ty CSCC TP.HCM ngày 14/9/2019 của Sở Lao động Thương binh và Xã
hội TP.HCM.
Kết quả kiểm tra ghi nhận Công ty thực hiện đầy đủcác nội dung về công
tác an toàn, vệ sinh lao động, tuy nhiên Đoàn kiểm tra kiến nghị xem xét 02 nội
dung liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể:
Thứ nhất, rà soát lực lượng người lao động thi công trên cao có xe nâng có
phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không để thực hiện các chế
đảm bảo quyền lợi của người lao động theo đúng quy định.
Thứ hai, tăng cường tổ chức định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, kho
bãi theo quy định tại Điều 80 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và
hướng dẫn tại Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016.
Liên quan đến hai kiến nghị nêu trên, sau khi nghiên cứu cứu các quy định
pháp luật liên quan, cụ thể là Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày
28/12/2012 của Bộ Lao động TB&XH về ban hành bổ sung danh mục nghề,
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm, quy định đối với người lao động làm công việc “Quản lý, vận hành lưới
điện trung, hạ thế” với đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc là
“Làm việc trên cao, ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện” là điều kiện
lao động loại IV thì được thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật theo Thông tư
25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 ít nhất ở mức 1 là 10.000 đồng/ca làm
29
việc. Như vậy, đối với người lao động thuộc tổ treo tháo công tơ, đặc điểm công
việc là có tiếp xúc trực tiếp với điện hạ áp, có leo cao, làm việc ngoài trời,
nhưng thực tế đơn vị chưa xem xét bồi dưỡng bằng hiện vật cho đối tượng lào
động này, do đó việc đề xuất của Đoàn kiểm tra là có cơ sở.
Đối với công tác kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị, Điều 80 –
Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định người sử dụng lao động phảo lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn, vệ sinh
lao động. Nội dung, hình thức, thời hạn kiểm tra được quy định tại Điều 9,
Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, trong đó quy định, đối với các đơn vị phân
phối điện phải tổ chức kiểm tra toàn diện công tác an toàn, vệ sinh lao động ít
nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở và 01 lần trong 03 tháng đối với cấp phân
xưởng, tổ, đội sản xuất. Qua nghiên cứu quy định pháp luật, xem xét hồ sơ của
Công ty, nhận thấy Công ty có thực hiện việc tự kiểm tra công tác ATVSLĐ
nhưng chưa phù hợp và đầy đủ về nội dung kiểm tra và tần suất kiểm tra theo
quy định, cụ thể Công ty chỉ kiểm tra mỗi năm 01 lần, nội dung kiểm tra chưa đề
cập đến tình trạng an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, kho bãi… do đó đối với
kiến nghị của Đoàn kiểm tra là cần xem xét, Công ty cần rà soát công tác kiểm
tra, cần có hướng dẫn, nhắc nhở chung cho các đơn vị trực thuộc.
2. Kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về vệ sinh lao động tại Công
ty CP CSCC TP.HCM ngày 27/03/2020 của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao
động và Môi trường – Sở Y tế TP.HCM
Kết quả kiểm tra ghi nhận Công tyCP CSCC TP.HCM thực hiện đầy đủcác
nội dung về công tác an toàn, vệ sinh lao động, tuy nhiên Đoàn kiểm tra kiến
nghị xem xét 03 nội dung liên quan đến công tác vệ sinh lao động, cụ thể:
Thứ nhất, thực hiện báo cáo hoạt động y tế cơ sở định kỳ cho Trung tâm Y
tế Quận theo quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT; báo cáo công tác an toàn,
vệ sinh lao động định kỳ hàng năm cho Sở Y tế theo Thông tư 07/2016/TT-
BLĐTBXH.
Thứ hai, thực hiện hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quan
trắc môi trường lao động có đánh giá thêm yếu tố ec-gô-nô-my cho các vị trí lao
động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
30
Thứ ba, thực hiện hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc tổ chức khám bố trí
công việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho đối tượng người lao động làm
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư
28/2016/TT-BYT.
Đối với các kiến nghị nêu trên, sau khi nghiên cứu cứu các quy định pháp
luật liên quan, cụ thể tại Điều 10, Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định cơ sở lao
động phải thực hiện chế độ báo cáo hàng 6 tháng (báo cáo trước ngày 05 tháng 7
hằng năm) và hàng năm (báo cáo trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với
báo cáo năm), cho Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi
đặt trụ sở chính của cơ sở lao động; Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định
người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định
kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc
bằng fax, bưu điện, thư điện tử), báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của
năm sau. Do đó kiến nghị thứ nhất của đoàn kiểm tra là phù hợp.
Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động đối với nghề, công việc nặng
nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm phải thực hiện
đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-
my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như: đánh giá
gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec-
gô-nô-my vị trí lao động. Hiện nay một số đơn vị trực thuộc Tổng công ty thực
hiện việc quan trắc môi trường lao động chỉ tập trung vào đo kiểm các thông số
môi trường lao động như nhiệt độ, khí CO2, ánh sáng… tại cơ quan, văn phòng
làm việc mà chưa đánh giá tại vị trí làm việc ngoài hiện trường. Do đó, việc đề
nghị đánh giá ec-gô-nô-my cho các vị trí lao động là đúng quy định và phù hợp
pháp luật.
Ngoài ra, Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định khám bệnh nghề nghiệp cho
đối tượng người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh
nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề. Công ty CP
CSCC TP.HCM có sử dụng người lao động tại các tổ, đội sản xuất làm công
việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên việc xem xét khám phát hiện bệnh nghề
31
nghiệp để tránh bỏ sót nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động một cách
đầy đủ là vấn đề cần quan tâm.
2.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
2.3.1. Hoàn thiện quy định về an toàn vệ sinh lao động
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật lao động về an toàn vệ sinh lao động được
Luật an toàn vệ sinh lao động nhằm tạo ra môi trường và điều kiện bảo vệ tốt
nhất về vấn đề này. Có nghĩa là bên cạnh các quy định về nghĩa vụ an toàn vệ
sinh lao động thì cần có văn bản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoàn
thiện về điều kiện an toàn vệ sinh lao động được hướng dẫn thi hành một cách
cụ thể. Đồng thời, cần có sự hướng dẫn cụ thể các bước về trình tự, thủ tục về
ATVSLĐ với sự ghi nhận và bảo đảm về an toàn vệ sinh lao động nói chung từ
đó tạo ra cơ chế pháp lý hữu hiệu cho các chủ thể trong quá trình giải quyết các
tranh chấp về vấn đề này. Đồng thời, LATVSLĐ cần ban hành các quy định
riêng biệt về an toàn vệ sinh lao động trong thực tế để từ đó làm nền tảng cho
hoạt động thực hiện các quy định về đảm bảo quyền và lợi ích NLĐ nói chung.
Do đó, ngay từ thời điểm này, việc triển khai thi hành, xây dựng văn bản pháp
luật quy định chi tiết, hướng dẫn những điểm mới, điểm còn chưa rõ của Luật
ATVSLĐ 2015 là nhiệm vụ cấp bách, bảo đảm Bộ luật được thi hành đồng bộ,
hiệu lực và hiệu quả.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động nói chung. Từ
các quy định của Luật ATVSLĐ 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng
trên cơ sở đó phải sửa đổi bổ sung theo hướng ghi nhận trách nhiệm khai báo tai
nạn lao động do người NSDLĐ nói chung. Do đó, cần thiết phải đặt ra vấn đề
hoàn thiện pháp luật an toàn vệ sinh lao động để bảo vệ tốt nhất nhóm quyền lợi
của các chủ thể trong quan hệ pháp luật lao động trong thực tế.
Thứ ba, không nên quy định việc yêu cầu cung cấp chứng cứ hành vi vi
phạm của người bi phạm. Tác giả cho rằng nghĩa vụ chứng minh cần được thực
hiện theo quy định của tại điểm a khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 quy định. Có
nghĩa là người khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người bi phạm.
Người vi phạm, người bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra
32
thiệt hại theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ, việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá
nhân có an toàn vệ sinh lao động gặp phải một số khó khăn sau: khó chứng minh
được có trách nhiệm nhất là đối với các loại an toàn vệ sinh lao động nếu người
khởi kiện đã chết.
Thứ năm, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy phạm pháp luật về an toàn
vệ sinh lao động nói chung. Cụ thể, trong việc hoàn thiện quy định pháp luật
cũng như công tác thực hiện thì chủ thể bị xâm phạm cần phải xác nhận và đảm
bảo các điều kiện về an toàn cũng như cung cấp đầy đủ các quy định về trách
nhiệm khi TNLĐ xảy ra.
2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về vai trò của cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành đối với an toàn vệ sinh lao động trong thực tế. Trong
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì vai trò quản lý của các cơ quan trong thực hiện
quyền của người lao động là điều vô cùng quan trọng. Các cơ quan nhà nước
thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn
vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước, trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh, cơ sở lao động nói chung. Vì vậy, để
bảo vệ tốt hơn điều kiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan
này cần phải được không ngừng tăng cường, nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà
nước về quản lý trong hoạt động lao động, phát hiện các hành vi sai phạm trong
hoạt động quản lý nhà nước nói chung và thực hiện quyền lợi của các chủ thể
nói riêng. Từ đó cũng kịp thời tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền
hoàn thiện những “khoảng trống” của pháp luật trong công tác quản lý trong
thực tế. Mặt khác, pháp luật hiện hành không quy định việc Nhà nước về điều
kiện an toàn vệ sinh lao động cần mang tính thống nhất, cần hoàn thiện các quy
định về quy trình và cơ chế “hậu kiểm” của cơ quan quản lý nhà nước để kịp
thời phát hiện và xử lý hành vi vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
các tổ chức, cá nhân nói chung nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan,
33
người đại diện, người giám hộ trong hoạt động quản lý NLĐ và NSDLĐ đảm
bảo quyền và lợi ích của chủ thể trong thực tế.
Thứ hai, về cơ chế phối hợp giải quyết yêu cầu an toàn vệ sinh lao động
trong quá trình làm việc. Nhằm thực hiện tốt, có hiệu quả bảo vệ quyền lợi và
nâng cao an toàn vệ sinh lao động nên quy định trách nhiệm của người giám hộ,
người đại diện theo pháp luật là nghĩa vụ bắt buộc và nếu trường hợp cá nhân, tổ
chức nếu có hành vi vi phạm pháp luật về nghĩa vụ bảo hành cần thiết phải bị xử
phạt về hành vi này, nhằm ràng buộc trách nhiệm đối với an toàn vệ sinh lao
động và bảo vệ tốt hơn cho người gây thiệt hại.
Thứ ba, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của mọi chủ thể trong việc bảo
vệ quyền lợi của các chủ thể và an toàn vệ sinh lao động:
Một là, vấn đề nâng cao nhận thức và ý thức thực thi các quy định pháp
luật về an toàn vệ sinh lao động nói chung là vấn đề trọng tâm và cần thường
xuyên quan tâm. Trong quá trình thực thi pháp luật, các công việc liên quan đến
tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải được tăng cường với nhiều hình thức
phong phú, đa dạng để nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp
luật của công chúng nói chung, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan nói
riêng. Ngày nay, với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nhà
nước ta đang tiến hành, việc tạo lập và tuân thủ các điều kiện về an toàn vệ sinh
lao động sẽ hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực này hiện nay.
Hai là, thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng
cao vai trò quyền và nghĩa vụ của người NSDLĐ, NLĐ. Qua đó, khắc phục tâm
lý e ngại vẫn đè nặng trở thành rào cản để họ thực thi những quyền lợi được
hưởng. Đặc biệt, các chủ thể cần thiết phải tăng cường hoạt động giáo dục và bắt
buộc chủ thể cam kết nhằm thực hiện quyền an toàn của NLĐ trong hoạt động
sản xuất. Bên cạnh đó, phải khắc phục và chủ động khiếu nại đến chủ thể có
trách nhiệm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện ra các hành vi
vi phạm, dỡ bỏ tâm lý e ngại đối với vấn đề này trên thực tế.
Ba là, Luật ATVSLĐ 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành phải tạo
tính minh bạch của các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
34
kể cả trong các quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao
dịch với các chủ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể. Nhằm tạo
điều kiện thuận lợi và bảo vệ tối đa lợi ích của người NLĐ và với thực trạng
xâm phạm quyền lợi ở nước ta hiện nay, pháp luật Việt Nam nên quy định theo
hướng phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc và bắt buộc có hành vi phạm thật
nặng thì quyền lợi của họ không thể được bảo vệ; trong trường hợp chủ thể phải
bồi thường trách nhiệm có thể khởi kiện tiếp theo yêu cầu bên có lỗi bồi hoàn.
Bốn là, các tổ chức, cá nhân cần có những hoạt động thiết thực trong hoạt
động bảo vệ quyền lợi người NLĐ bị xâm phạm. Song song với việc cải tiến
công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, thì nhiều tổ chức trường học, bệnh viện
chủ động thành lập bộ phận giải quyết khiếu nại của có liên quan đến người
NLĐ và chủ động xây dựng các kênh thông tin để tiếp nhận những phản ánh, ý
kiến của về vấn đề người NLĐ. Các tổ chức nên tích cực tham gia tuyên truyền,
phổ biến Luật ATVSLĐ 2015 và văn bản về an toàn vệ sinh lao động và các văn
bản khác có liên quan.
Qua những kết quả vừa phân tích trên, có thể khẳng định trách nhiệm
BTTH do TNLĐ gây ra là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật lao
động Việt Nam. Với mục tiêu là bảo vệ quyền và lợi ích của người người NLĐ,
các chủ thể nói chung trước việc xử lý các hành vi vi phạm do người NLĐ gây
ra, cũng như quy định về quyền hạn của các chủ thể quản lý đóng một vai trò
quan trọng không thể thiếu trong hoạt động dân sự ở nước ta. Tuy nhiên, do
những nguyên nhân khách quan và chủ quan, pháp luật về vấn đề này còn rất
nhiều tồn tại, thiếu sót như việc quy định chưa chi tiết. Vì vậy, thiết nghĩ các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải xây dựng và ban hành hệ thống văn bản
quy định về vấn đề này chi tiết, hợp lý và có hiệu quả hơn, giúp cho các quy
định về trách nhiệm BTTH do TNLĐ thực sự được phát huy hết chức năng của
nó xứng đáng với vị trí, vai trò và tầm quan trọng ở nước ta hiện tại và trong
tương lai.
35
KẾT LUẬN
Thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có vai trò quan trọng trong
việc góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật lao động là một nội dung nhỏ trong
hệ thống pháp luật Nhà nước Việt Nam. An toàn vệ sinh lao động thì bên vi
phạm có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đó. Các quy định về ATVSLĐ
góp phần bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật lao
động. Việc nghiên cứu đề tài “An toàn vệ sinh lao động” nhằm mục đích làm
sáng tỏ một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về an toàn vệ sinh lao động
trong thực tế gây ra, hướng tới việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật, tăng cường
tính hiệu quả và tính khả thi khi áp dụng các quy định về an toàn vệ sinh lao
động gây ra.
Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai
nạn lao động” có ý nghĩa góp phần làm sáng tỏ những quy định pháp luật còn
thiếu, còn hổng trong quy định về an toàn vệ sinh lao động gây ra; từ đó tác giả
đưa ra các kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật an toàn vệ
sinh lao động gây ra, tạo hành lang pháp lý cũng như sự hài hòa trong việc bao
vệ quyền và lợi ích của các chủ trong quan hệ pháp luật này. Việc nghiên cứu đề
tài này đã mang lại ý nghĩa, góp phần trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp
luật về an toàn vệ sinh lao động gây ra và giúp đánh giá được thực tiễn thi hành
pháp luật về an toàn lao động đang còn nhiều bất cập và vướng mắc. Đây là một
tư liệu có thể dùng để tham khảo đối với các cơ quan có thẩm quyền thi hành
pháp luật về vấn đề này để tiếp tục phát huy những kết quả tốt và cải thiện được
những khó khăn, hạn chế hiện tại trong việc thi hành quy định pháp luật về an
toàn vệ sinh lao động gây ra ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
36
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp 2013 ngày 28/11/2013.
2. Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
B. Tài liệu tham khảo
Các sách tham khảo, chuyên khảo, giáo trình, bình luận khoa học
7. Đỗ Văn Đại (2014), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, TP.
Hồ Chí Minh.
8. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật
lao động năm 2015, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội.
9. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật lao
động năm 2005, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật lao
động Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. .
12. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật lao động Việt
Nam, tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội.
13. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình
Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động, Nxb. Hồng
Đức-Hội Ư

More Related Content

Similar to Khoá Luận Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động 9 Điểm.

Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...hieu anh
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdfHoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdfMan_Ebook
 
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên HòaXây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên HòaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T...
 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T... Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóaKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương công ty Kondo...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương công ty Kondo...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương công ty Kondo...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương công ty Kondo...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ...
Luận văn: Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ...Luận văn: Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ...
Luận văn: Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 

Similar to Khoá Luận Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động 9 Điểm. (20)

Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
Khóa Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Đưa Người Lao Động Làm Việc Có Thời Hạn Tại Nư...
 
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...
CHẤT LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VÀ KHÁCH HÀNG: NGHIÊN CỨU TR...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý đối với kinh tế tập thể tại TPHCM, HOT
 
Ảnh Hưởng Của Pháp Luật Đến Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chu...
Ảnh Hưởng Của Pháp Luật Đến Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chu...Ảnh Hưởng Của Pháp Luật Đến Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chu...
Ảnh Hưởng Của Pháp Luật Đến Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Mua Căn Hộ Chu...
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdfHoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty cổ phần Dầu khí Mekong.pdf
 
Khóa luận về quản lý trật tự xây dựng tại ubnd phường 13, 9 ĐIỂM.docx
Khóa luận về quản lý trật tự xây dựng tại ubnd phường 13, 9 ĐIỂM.docxKhóa luận về quản lý trật tự xây dựng tại ubnd phường 13, 9 ĐIỂM.docx
Khóa luận về quản lý trật tự xây dựng tại ubnd phường 13, 9 ĐIỂM.docx
 
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên HòaXây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
Xây Dựng Chiến Lược Kinh Doanh Cho Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T...
 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T... Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty T...
 
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại cô...
 
Bài mẫu Luận văn quản lý nhà nước về khu chế xuất, HAY
Bài mẫu Luận văn quản lý nhà nước về khu chế xuất, HAYBài mẫu Luận văn quản lý nhà nước về khu chế xuất, HAY
Bài mẫu Luận văn quản lý nhà nước về khu chế xuất, HAY
 
Đề tài: Kiểm soát Thủ tục hành chính tại tp Đồng Hới – Quảng Bình
Đề tài: Kiểm soát Thủ tục hành chính tại tp Đồng Hới – Quảng BìnhĐề tài: Kiểm soát Thủ tục hành chính tại tp Đồng Hới – Quảng Bình
Đề tài: Kiểm soát Thủ tục hành chính tại tp Đồng Hới – Quảng Bình
 
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng Bình
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng BìnhLuận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng Bình
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng Bình
 
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóaKhóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp: Tuyển dụng nhân sự tại công ty giao nhận hàng hóa
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương công ty Kondo...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương công ty Kondo...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương công ty Kondo...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và trả lương công ty Kondo...
 
Luận văn: Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ...
Luận văn: Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ...Luận văn: Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ...
Luận văn: Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên ...
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ng...Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ng...
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của ng...
 
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý kê khai thuế qua mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864 (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
 
Khoá Luận Phân Tích Hoạt Động Marketing Của Công Ty.
Khoá Luận Phân Tích Hoạt Động Marketing Của Công Ty.Khoá Luận Phân Tích Hoạt Động Marketing Của Công Ty.
Khoá Luận Phân Tích Hoạt Động Marketing Của Công Ty.
 
Khoá Luận Nghiên Cứu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
Khoá Luận Nghiên Cứu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công TyKhoá Luận Nghiên Cứu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
Khoá Luận Nghiên Cứu Công Tác Quản Trị Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công Ty
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công TyHoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công Ty
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Hàng Tồn Kho Tại Công Ty
 
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Abbank
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại AbbankGiải Pháp Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Abbank
Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Abbank
 
Hoạch Định Chiến Lược Marketing Cho Going2saigon Trong Giai Đoạn 2020 - 2021
Hoạch Định Chiến Lược Marketing Cho Going2saigon Trong Giai Đoạn 2020 - 2021Hoạch Định Chiến Lược Marketing Cho Going2saigon Trong Giai Đoạn 2020 - 2021
Hoạch Định Chiến Lược Marketing Cho Going2saigon Trong Giai Đoạn 2020 - 2021
 
Khoá Luận Hoạch Định Chiến Lược Marketing Sản Phẩm Hapacol Của Công Ty.
Khoá Luận Hoạch Định Chiến Lược Marketing Sản Phẩm Hapacol Của Công Ty.Khoá Luận Hoạch Định Chiến Lược Marketing Sản Phẩm Hapacol Của Công Ty.
Khoá Luận Hoạch Định Chiến Lược Marketing Sản Phẩm Hapacol Của Công Ty.
 
Khoá Luận Nghiệp Vụ Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng.
Khoá Luận Nghiệp Vụ Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng.Khoá Luận Nghiệp Vụ Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng.
Khoá Luận Nghiệp Vụ Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng.
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng.
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng.Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng.
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng.
 
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công TyKhoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty
Khoá Luận Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty
 
Khoá Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng AB Bank.
Khoá Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng AB Bank.Khoá Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng AB Bank.
Khoá Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng AB Bank.
 
Khoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty In Ấn
Khoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty In ẤnKhoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty In Ấn
Khoá Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty In Ấn
 
Đặc Điểm Lâm Sàng, Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Vỡ Túi P...
Đặc Điểm Lâm Sàng, Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Vỡ Túi P...Đặc Điểm Lâm Sàng, Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Vỡ Túi P...
Đặc Điểm Lâm Sàng, Chẩn Đoán Hình Ảnh Và Kết Quả Điều Trị Phẫu Thuật Vỡ Túi P...
 
Khoá Luận Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Khoá Luận Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng.Khoá Luận Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
Khoá Luận Giải Pháp Phòng Ngừa Và Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng.
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu.
Giải Pháp Hoàn Thiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu.Giải Pháp Hoàn Thiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu.
Giải Pháp Hoàn Thiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu.
 
Học Thuyết Giá Trị Của Các Mác Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Nền Kinh Tế Thị Trườ...
Học Thuyết Giá Trị Của Các Mác Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Nền Kinh Tế Thị Trườ...Học Thuyết Giá Trị Của Các Mác Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Nền Kinh Tế Thị Trườ...
Học Thuyết Giá Trị Của Các Mác Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Nền Kinh Tế Thị Trườ...
 
Khảo Sát Sự Hiểu Biết Và Thói Quen Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Của Người Dân.
Khảo Sát Sự Hiểu Biết Và Thói Quen Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Của Người Dân.Khảo Sát Sự Hiểu Biết Và Thói Quen Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Của Người Dân.
Khảo Sát Sự Hiểu Biết Và Thói Quen Sử Dụng Thuốc Kháng Sinh Của Người Dân.
 
Khoá Luận Chiến Lược Phân Tích Sản Phẩm Cờ In Sao Tại Công Ty
Khoá Luận Chiến Lược Phân Tích Sản Phẩm Cờ In Sao Tại Công TyKhoá Luận Chiến Lược Phân Tích Sản Phẩm Cờ In Sao Tại Công Ty
Khoá Luận Chiến Lược Phân Tích Sản Phẩm Cờ In Sao Tại Công Ty
 
Khoá Luận Hướng Dẫn Thực Tập Và Viết Khoá Luận.
Khoá Luận Hướng Dẫn Thực Tập Và Viết Khoá Luận.Khoá Luận Hướng Dẫn Thực Tập Và Viết Khoá Luận.
Khoá Luận Hướng Dẫn Thực Tập Và Viết Khoá Luận.
 
Đánh Giá Kết Quả Phục Hồi Chức Năng Vận Động Của Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu ...
Đánh Giá Kết Quả Phục Hồi Chức Năng Vận Động Của Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu ...Đánh Giá Kết Quả Phục Hồi Chức Năng Vận Động Của Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu ...
Đánh Giá Kết Quả Phục Hồi Chức Năng Vận Động Của Bệnh Nhân Tai Biến Mạch Máu ...
 

Recently uploaded

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Khoá Luận Pháp Luật Về An Toàn Vệ Sinh Lao Động 9 Điểm.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0917 193 864 TẢI FLIE TÀI LIỆU – VIETKHOALUAN.COM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT NGUYỄN MINH KHOA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY CP CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT CHUYÊN NGÀNH LUẬT VÀ QUẢN TRỊ ĐỊA PHƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0917 193 864 TẢI FLIE TÀI LIỆU – VIETKHOALUAN.COM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT NGUYỄN MINH KHOA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TỪ THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY CP CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT CHUYÊN NGÀNH LUẬT & QTĐP – MÃ SỐ 132016203 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
  • 3. i LỜI CÁM ƠN  Luận văn này được thực hiện tại trường Đại học Đại học Kinh tế. Để hoàn thành được luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Vân Long đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình. Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể thầy cô giáo của trường Đại học Kinh tế đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ vô cùng có ích trong suốt thời gian học tập vừa qua. Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, khoa Luật của trường Đại học Kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi cũng cảm ơn những lời động viên từ gia đình, bạn bè và những người đã luôn bên tôi, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn!
  • 4. ii LỜI CAM ĐOAN  “Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc” Tác giả khóa luận (Ký và ghi rõ họ tên người cam đoan) Nguyễn Minh Khoa
  • 5. iii BẢNG QUY ĐỊNH VIẾT TẮT  ATVSLĐ: An toàn, vệ sinh lao động ATVSV: An toàn vệ sinh viên BHLĐ: Bảo hộ lao động TNLĐ: Tai nạn lao động TBNN: Thiết bị nghiêm ngặt NLĐ: Người lao động ATLĐ: An toàn lao động BNN: Bệnh nghề nghiệp NCKH: Nghiên cứu khoa học NNĐHNH: Nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm NSDLĐ: Người sử dụng lao động SXKD: Sản xuất kinh doanh VSLĐ: Vệ sinh lao động YTCH: Yếu tố có hại YTNH: Yếu tố nguy hiểm Cty CP CSCC: Công ty Cổ phần Chiếu sáng Công cộng
  • 6. iv TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT ---   --- PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Sinh viên thực tập: NGUYỄN MINH KHOA MSSV: 132016203 Lớp: Luật & QTĐP Khóa: 2016 Hệ: Vừa làm vừ học Đơn vị thực tập: Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng Thành phố Hồ Chí Minh Đề tài nghiên cứu: Áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động từ thực tiễn tại Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng Thành phố Hồ Chí Minh
  • 7. v PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ & KẾT LUẬN Tiêu chí đánh giá Nhận xét Đánh giá (Đạt/không đạt) A Ghi nhận kết quả thực tập tốt nghiệp 1 Điềm thực tập …….…/100 B Nhận xét đánh giá về quá trình viết khóa luận 2 Tinh thần thái độ 3 Thực hiện kế hoạch làm việc do GVHD quy định Nộp khóa luận về khoa C Nhận xét đánh giá về hình thức và nội dung khóa luận 4 Hình thức khóa luận đã thực hiện 5 Nội dung khóa luận đã thực hiện Kết luận của GVHD (Cho phép/Không cho phép chấm KL) Tp.HCM, ngày …… tháng ….. năm…… Người hướng dẫn viết khóa luận Tiến sĩ Trần Vân Long
  • 8. vi TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT ---   --- PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM KHÓA LUẬN Sinh viên thực tập: NGUYỄN MINH KHOA MSSV: 132016203 Lớp: Luật &QTĐP Khóa: 2016. Hệ: Vừa làm vừ học Đơn vị thực tập: Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng Thành phố Hồ Chí Minh Đề tài nghiên cứu: Áp dụng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động từ thực tiễn tại Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng Thành phố Hồ Chí Minh
  • 9. vii PHẦN ĐÁNH GIÁ KHÓA LUẬN Tiêu chí đánh giá Điểm (Tối đa) Điểm chấm (1) Điểm chấm (2) A Điểm quá trình 1 Quá trình (GVHD) 2 2 2 B Điểm hình thức khóa luận và tài liệu tham khảo 2 Hình thức khóa luận 0,5 3 Tài liệu tham khảo 0,5 C Điểm nội dung khóa luận 4 Tên đề tài - lý do chọn đề tài – Tình hình nghiên cứu 0,5 5 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu – kết cấu khóa luận 0,5 6 Phương pháp và phạm vi nghiên cứu 0,5 7 Cơ sở lý luận và lý thuyết nghiên cứu 1 8 Thực trạng pháp luật 1 9 Thực trạng và thực tiễn thực hiện pháp luật 2 10 Nhận xét – Đánh giá – Đề xuất 1 11 Phần kết luận 0,5 Tổng điểm 10 ĐIỂM KHÓA LUẬN (Trung bình cộng điểm 1 & 2) Tp.HCM, ngày…… tháng…..năm….…. Người chấm phản biện  ………………………………  …………………………………..
  • 10. viii MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..........................................................Error! Bookmark not defined. 1. Lý do chọn đề tài – tình hình nghiên cứu..........Error! Bookmark not defined. 2. Câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu.........Error! Bookmark not defined. 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................Error! Bookmark not defined. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................Error! Bookmark not defined. 3. Phương pháp nghiên cứu...................................Error! Bookmark not defined. 4. Phạm vi nghiên cứu...........................................Error! Bookmark not defined. 5. Kết cấu khóa luận ..............................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG ....................................................1 1.1. Tổng quan về ATVSL Đ ..................................................................................1 1.1.1. Khái niệm an toàn, vệ sinh lao động.........................................................1 1.1.2. Bảo hộ lao động ........................................................................................1 1.1.3. Điều kiện lao động ....................................................................................2 1.2. Các quy định pháp luật về ATVSLĐ ...............................................................3 1.2.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh về an toàn, vệ sinh lao động ...............3 1.2.2. Các quy định thực hiện về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh............................................................................................6 1.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động(Điều 6 Luật ATVSLĐ năm 2015) ..........................................................6 1.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động(Điều 7, Luật ATVSLĐ năm 2015) ...................................................7 1.2.2.3. Quy định về an toàn,vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh................................................................................................................9 CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .....................................................................15 2.1.Tổng quan về Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng TP.HCM.........................15
  • 11. ix 2.1.1. Thông tin chung ......................................................................................15 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.......................................................15 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty .......................................16 2.2. Áp dụng pháp luật ATVSLĐ tại Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng TP.HCM. ...............................................................................................................17 2.2.1. Thực hiện pháp luật về tuân thủ ATVSLĐ.............................................17 2.2.2. Thực hiện các quy định về pháp luậtATVSLĐ......................................19 2.2.2.1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động..........................................................................................................19 2.2.2.2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động ............................................................................................21 2.2.2.3. Thực hiện quy định an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty CP chiếu sáng công cộng thành phố Hồ Chí Minh .......................................................21 2.2.2.4.Phân tích các vụ việc vi phạm, sai sót thực tế tại Công ty CP CSCC TP.HCM qua quá trình kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng...............28 2.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động...............31 2.3.1. Hoàn thiện quy định về an toàn vệ sinh lao động...................................31 2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về an toàn vệ sinh lao động ......32 KẾT LUẬN...............................................................................................................35 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................36
  • 12. 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 1.1. Tổng quan về ATVSL Đ 1.1.1. Khái niệm an toàn, vệ sinh lao động Trong hoạt động sản xuất thì vì những lý do khách quan và chủ quan có thể dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Do đó, yêu cầu về ATLĐ và VSLĐ trong lao động được đặt lên hàng đầu. Hiện nay,, An toàn, vệ sinh lao động là những quy định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật về việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động. Theo quy định của Luật an toàn, vệ sinh lao động thì khái niệm an toàn, vệ sinh lao động được tách bạch thành hai khái niệm riêng biệt. Cụ thể, “An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố gây hại nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động”1 Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động”2 . Trên cơ sở đó thì người viết tổng hợp và đưa ra một khái niệm chung nhất về an toàn, vệ sinh lao động là tổng hợp các biện pháp được thiết lập thiết lập điều kiện làm việc đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người lao động, mục đích hướng đến là hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị tai nạn lao động, người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc. 1.1.2. Bảo hộ lao động Bảo hộ lao động chính là các hoạt động trên tất cả các mặt luật pháp, đời sống và xã hội nhằm đảm bảo ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống TNLĐ và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 1 Xem khoản 2 Điều 3 Luật ATVSLĐ 2015 2 Khoản 3 điều 3 LuậtATVSLĐ 2015
  • 13. 2 Theo từ điển luật học ghi nhận: Theo nghĩa rộng thì BHLĐ là tổng hợp các biện pháp, pháp lý, kỹ thuật, tổ chức, bảo vệ môi trường...các các biện pháp khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động. Theo nghĩa hẹp: BHLĐ là điều kiện an toàn, vệ sinh lao động và vảo vệ sức khỏe cho người lao động trong quá trình lao động3 . Đối với khái niệm pháp lý thì hiện nay BLLĐ 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành không sử dụng thuật ngữ về BHLĐ. Trước khi có Bộ luật lao động 1994, thuật ngữ bảo hộ lao động được sử dụng để chỉ các quy định về đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, bảo vệ sức khoẻ người lao động, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong bảo hộ lao động và khi xảy ra tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, các quy định riêng đối với lao động đặc thù (lao động nữ, lao động tàn tật, lao động chưa thành niên)... Từ Bộ luật lao động năm 1994, các văn bản pháp luật thường sử dụng thuật ngữ an toàn lao động, vệ sinh lao động để chỉ các quy định về các nội dung trên. Tóm lại, BHLĐ là nghiên cứu các nguyên nhân, các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các yếu tố gây hại trong lao động, sự cố cháy nổ trong sản xuất; đồng thời tìm giải pháp bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tính mạng cho người lao động. 1.1.3. Điều kiện lao động Hiện chưa có một thuật ngữ về điều kiện lao động trong thực tế. Tuy nhiên, theo từ điển luật học thì: Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về: tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế được thể hiện thông qua quá trình công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng trong không gian và thời gian nhất định tạo nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất4 . Có thể nói rằng ĐKLĐ được quy định tỏng các văn bản quy phạm pháp luật khác 3 Xem từ điển Luật học (2006) Nhà xuất bản tư pháp 4 Xem từ điển Luật học (2006) Nhà xuất bản tư pháp
  • 14. 3 nhau và có sự phù hợp với các đối tượng lao động khác nhau, như điều kiện lao động đối với người lao động chưa thành niên, lao động người cao tuổi...5 Các nhóm yếu tố của điều kiện lao động thường được xét đến bao gồm: * Các nhóm yếu tố về vệ sinh môi trường - Các nhóm yếu tố về vật lí như: bụi, tiếng ồn, rung động... - Các nhóm yếu tố về hoá học như: hơi, khí độc, bụi độc... - Các nhóm yếu tố về sinh học như: virut, vi khuẩn, kí sinh trùng... * Các nhóm yếu tố về tâm - sinh lí: Các yếu tố có liên quan đến các yếu tố làm căng thẳng tâm lí người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công việc. Từ đó, ảnh hưởng đến năng suất cũng như hiệu quả làm việc. * Các nhóm yếu tố về thẩm mỹ, economy: Yếu tố thẩm mĩ, egonomi là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự hăng hái, say mê cũng như sự thuận tiện, yên tâm làm việc cho người lao động. Nó bao gồm các yếu tố như: - Điều kiện cơ sở vật chất:nhà xưởng, kho tàng...có khang trang, rộng rãi hay không. - Sự bố trí, sắp xếp máy móc, thiết bị, dụng cụ khoa học và hợp lí, tạo nơi làm việc gọn gàng và ngăn nắp cũng như tạo không gian làm việc tối ưu cho NLĐ. - Một số yếu tố khác như: hình dáng, kích thước và màu sắc của các máy móc, thiết bị, * Các nhóm yếu tố về kinh tế - xã hội - Sự đầu tư cho dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, kho bãi... - Tình hình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp - Nguồn lực hiện có của doanh nghiệp: “lực lượng lao động và quản lí; tuổi đời, tuổi nghề, trình độ khoa học - công nghệ; phúc lợi xã hội...” 1.2. Các quy định pháp luật về ATVSLĐ 1.2.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh về an toàn, vệ sinh lao động Vấn đề điều chỉnh an toàn, vệ sinh lao động đã và đang được nhà nước ta quan tâm, chú trọng trong giai đoạn xây dựng và phát triển hiện nay. Hiện nay, hầu hết quốc gia trên thế giới đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về 5 Xem từ điển Luật học (2006) Nhà xuất bản tư pháp
  • 15. 4 lĩnh vực này một cách hoàn chỉnh nhất. Các văn bản chính có quy định hoặc có liên quan đến công tác bảo hộ lao động, ATVSLĐ gồm: - Hiến pháp 2013 - Bộ luật lao động 2019 - Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 Ngoài ra, các bộ - ngành đã ban hành các văn bản dưới luật về ATVSLĐ để hướng dẫn thực hiện Luật ATVSLĐ, cụ thể như: - Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động - Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động - Nghị định 143/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam - Nghị định 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc - Nghị định 58/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Nghị định 44/2017/NĐ-CP Quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20/8/2020 về Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có hiệu lực vào ngày 05 tháng 10 năm 2020 - Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 12 năm 2019 về Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
  • 16. 5 - Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành - Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 9 năm 2017 về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành - Thông tư 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành - Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành - Thông tư 20/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Quân đội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành - Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 6 năm 2016 Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành - Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 Quy định nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành - Thông tư 08/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Trên cơ sở tuân thủ quy định của sự vận động khách quan của đất nước trong tình hình mới, Việt Nam đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm điều chỉnh vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật về ATVSLĐ ở Việt Nam, góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Như vậy, có thể thấy
  • 17. 6 pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về vấn đề này trong thực tế. Điều này tạo điều kiện để công tác quản lý về ngân sách nhà nước đã thể hiện sự quan tâm thường xuyên và ý nghĩa của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này ở nước ta khi khẳng định vai trò quan trọng của ATVSLĐ khi xây dựng đất nước. Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về ATVSLĐ ở Việt Nam thực hiện một cách hoàn thiện hơn. 1.2.2. Các quy định thực hiện về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh 1.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động(Điều 6 Luật ATVSLĐ năm 2015) Kể từ ngày 1/7/2016, Luật An toàn, vệ sinh lao động và Nghị định số 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thi hành. NLĐ theo HĐLĐ có các quyền sau: “(i) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc; (ii) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; (iii) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • 18. 7 (iv) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (v) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; (vi) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật”6 Bên cạnh quyền của NLĐ làm việc theo HĐLĐ thì NLĐ phải chịu các nghĩa vụ sau đây: (i) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; (ii) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; (iii) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền”7 1.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động(Điều 7, Luật ATVSLĐ năm 2015) Người sử dụng lao động bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động; tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, 6 Xem khoản 1 Điều 6 Luật ATVSLĐ 2015 7 Xem khoản2 Điều 6 Luật ATVSLĐ 2015
  • 19. 8 Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động. Người sử dụng lao động có quyền sau đây: (i) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; (ii) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động; (iii) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật; (iv) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động. Đồng thời, Người sử dụng lao động có nghĩa vụ: (i) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; (ii) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; (iii) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động; (iv) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật; (v) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
  • 20. 9 (vi) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động; (vii) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ được quy định rất rõ ràng và đầy đủ trong luật ATVSLĐ năm 2015, giữa quyền và nghĩa vụ của người sừ dụng lao động thì nghĩa vụ của người sử dụng nhiều hơn và quan trọng hơn, nó thể hiện được tầm quan trọng của người sử dụng lao động trong ATVSLĐ. Người sử dụng lao động có vai trò quyết định trong việc thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở, nó giúp cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật về ATLĐ được đầy đủ và chính xác. 1.2.2.3. Quy định về an toàn,vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh 1.2.2.3.1. Quy định về an toàn, vệ sinh lao động Luật ATVSLĐ quy định các phương pháp, cách thức phòng, chống tất cả các nguyên nhân có thể gây ra nguy hiểm, có hại cho người lao động; các biện pháp xử lý sự cố gây mất an toàn, vệ sinh lao động dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm đạt tới mục tiêu đảm bảo môi trường làm việc không còn các yếu tố nguy hiểm, có hại ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của người lao động. Các quy định cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh thường bao gồm những vấn đề sau: Thứ nhất, thành lập Hội đồng ATVSLĐ tại cơ sở8 Việc thành lập Hội đồng ATVSĐ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích phối hợp với NSDLĐ xây dựng nội quy, quy định, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, đồng thời Hội đồng ATVSLĐ có quyền yêu cầu NSDLĐ áp dụng các quy định xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy yếu tố gây 8 Khoản 1, Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động
  • 21. 10 mất ATVSLĐ tại cơ sở. Tổ chức của Hội đồng ATVSLĐ cơ sở bao gồm đại diện NSDLĐ (Giám đốc hoặc người được ủy quyền) làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở làm Phó Chủ tịch Hội đồng, người làm công tác ATVSLĐ ở cơ sở sản xuất là ủy viên Hội đồng, người phụ trách công tác y tế và các thành viên có liên quan khác nếu thấy cần thiết. Điều 38 (Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016)quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động, quy định chi tiết việc tổ chức hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở, và Khoản 1, Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 là căn cứ quan trọng để áp dụng quy định này trong thực tế. Thứ hai, thành lập bộ phận y tế9 . Mục tiêu là nhằm thực hiện việc chăm lo sức khỏe cho người lao động, thực hiện các bước như chuẩn bị phương án, kế hoạch sơ cấp cứu, khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở, tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, thực hiện công tác quản lý sức khỏe NLĐ... Điều 73(Luật ATVSLĐ) và Điều 37(Nghị định 39/2016/NĐ-CP)quy định thành lập bộ phận y tế tại cơ sở. Ba là thành lập bộ phận an toàn, vệ sinh lao động10 . Tùy thuộc vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động, NSDLĐ phải bố trí người làm công tác ATVSLĐ hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác ATVSLĐ tại cơ sở11 . Thứ tư thành lập mạng lưới An toàn, vệ sinh viên12 . Có thể nói rằng An toàn vệ sinh viên là một chức danh của người lao động trực tiếp tham gia vào công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở. ATVSV là người có am hiểu về ATVSLĐ, am hiểu chuyên môn, tự nguyện tuân thủ quy trình, quy định ATVSLĐ. Theo điều 74 (Luật ATVSLĐ 2015): nhằm hỗ trợ bộ phận phụ trách công tác ATVSLĐ của cơ sở, NSDLĐ đến trực tiếp nơi sản xuất như đôn đốc, nhắc nhở mọi người trong chấp hành nghiêm chỉnh quy định về ATVSLĐ, giám 9 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động “10 Điều 72 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động” 11 khoản 1, Điều 72, Luật ATVSLĐ 2015 “12 Điều 74 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động”
  • 22. 11 sát việc thực hiện quy định toàn, kiến nghị thực hiện chế độ BHLĐ…), NSDLĐ ra quyết định thành lập mạng lưới ATVSV sau khi thống nhất với Ban chấp hành công đoàn cơ sở và ban hành quy chế hoạt động cho mạng lưới ATVSV). Theo khoản 3, điều 74(Luật ATVSLĐ 2015):“An toàn, vệ sinh viên hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở”. Trên cơ sở các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, mạng lưới ATVSV được thành lập ở hầu hết tại các cơ sở, tuy nhiên trình tự đề cử ATVSV chưa được đầy đủ như chưa có biên bản họp bình bầu, chưa thông qua bộ phận công đoàn; hoạt động của bộ máy ATVSV chưa thực sự phát huy hiệu quả. Thứ năm, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ATVSLĐ. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ATVSLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đảm bảo ATVSLĐ cho người trực tiếp sản xuất trong quá trình lao động. Vì vậy kế hoạch ATVSLĐ (hay còn gọi là kế hoạch BHLĐ) cần phải được thực hiện một cách đồng loạt và tương ứng với yêu cầu đề ra và tổng thểcủa kế hoạch sản xuất, phải dung hòa về vấn đề tài chính và thực hiện đồng bộ với kế hoạch sản xuất kinh doanh”(Điều 76, Luật ATVSLĐ 2015), do NSDLĐ xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch ATVSLĐ. Kế hoạch an toàn,vệ sinh lao động phải được xây dựng từ tổ sản xuất(đơn vị nhỏ nhất) trở lên, đồng thời phải được phổ biến rộng rãi để mọi người lao động tham gia ý kiến. Thứ sáu, tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động13 : Việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở nhằm giúp cho NSDLĐ, bộ phận làm công tác an toàn rà soát, nhận định các mặt làm được, các mặt còn thiếu sót, không đảm bảo quy định để khắc phục kịp thời. Do đó, NSDLĐ phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra định kỳ, đột xuất về ATVSLĐ tại cơ sở14 và được cụ “13 Điều 80 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động và Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động” 14 Xem Điều 80 Luật ATVSLĐ 2015
  • 23. 12 thể hóa về nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do NSDLĐ quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo15 ”(Thông tư 07/2016/TT- BLĐTBXH). Thứ bảy, sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo16 . NSDLĐ phải tạo sổ thống kê các nội dung phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động; NSDLĐ phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau”. Cơ sở thực hiện sơ kết, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động, với các nội dung sau: phân tích kết quả, hạn chế, tồn tại và bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; phát động các cuộc thi đua bảo đảm ATVSLĐ. “Việc sơ kết, tổng kết phải được thực hiện từ cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất lên đến cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định tạiĐiều 11, Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH”. Thứ tám, các chế độ về bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe NLĐ. Người lao động trong quá trình làm việc phải được trang bị BHLĐ để đề phòng tai nạn, bệnh nghề nghiệp. Đây là biện pháp để bảo vệ người lao động cũng như làm giảm tổn thất về vật chất cho cơ sở. Thứ chín, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Khi NLĐ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp17 , NSDLĐ phải thực hiện: “Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho; thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu; trả đủ tiền lương cho NLĐ bị tai nạn lao động, bệnh nghề và phải bồi thường cho NLĐ bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người 15 Xem Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động “16 Điều 10, Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định Thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động” “17 Điều 38 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động”
  • 24. 13 này gây ra và cho NLĐ bị bệnh nghề nghiệp với mức đã được quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động18 . Đồng thời, phải bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động19 1.2.2.3.2. Các vấn đề khác liên quan đến an toàn vệ sinh lao động Một là, điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động20 NLĐ tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, BNN được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn nếurơi vào trong các trường hợp sau: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh. Hai là, điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp21 Luật ATVSLĐ quy định điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây: - Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại “khoản 1 Điều 37 của Luật ATVSLĐ2015”. - Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại “điểm a khoản 1, Điều 46 Luật ATVSLĐ2015”. Ba là, các mức trợ cấp TNLĐ và hồ sơ thực hiện Trợ cấp một lần: NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần Trợ cấp hằng tháng22 : NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. 18 Điều 38 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động” “19 Điều 39 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động” “20 Điều 45 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động” “21 Điều 47 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động”
  • 25. 14 Bốn là, vấn đề thông tin, tuyên truyền, giáo dục an toàn, vệ sinh lao động. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục ATVSLĐ là một trong những nội dung của kế hoạch ATVSLĐ, NSDLĐ phải tổ chức thực hiện theo Điều 75, Luật ATVSLĐ. Việc thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ có mục đích truyền tải đến tất cả NLĐ những thông tin, hiểu biết cần thiết, hướng dẫn cho họ những kỹ năng, nghiệp vụ, những kiến thức về khoa học kỹ thuật, về pháp luật để mọi đối tượng, đều phải biết chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, phòng tránh TNLĐ, BNN. “22 Điều 49 - Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động”
  • 26. 15 CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG PHÁP LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 2.1.Tổng quan về Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng TP.HCM 2.1.1. Thông tin chung Tên công ty: Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng TP.HCM Lĩnh vực kinh doanh: Xây lắp và phân phối đèn chiếu sáng Địa chỉ: 121 Châu Văn Liêm, Phường 14, Quận 5, TP Hồ Chí Minh (Tìm vị trí) Mã số thuế: 0300423479 Người ĐDPL: Huỳnh Trí Dũng Ngày hoạt động: 01/10/1992 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty  Chức năng Xây lắp các công trình điện công cộng như đèn đường, sân khấu, khu resort,..v.v… à doanh nghiệp loại 1 và là công ty duy nhất được lựa chọn, giao quản lý vận hành, duy tu, sửa chữa hệ thống chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu giao thông, camera quan sát giao thông, bảng thông tin giao thông điện tử, bộ lập trình PLC, cáp quang, thiết bị thu nhận truyền dẫn thông tin hình ảnh bằng kỹ thuật số về trung tâm điều khiển trên toàn thành phố Hồ Chí Minh. Công ty đồng thời đang thi công xây lắp các công trình lớn chuyên ngành trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh và trên cả nước. Công ty có năng lực về thiết kế, thi công xây lắp, quản lý vận hành và duy tu, sửa chữa các hệ thống chuyên ngành23 . Phân phối các dòng sản phẩm của công ty: các thiết bị, điện nước, chiếu sáng công cộng và dân dụng Thực hiện bán hàng theo các kênh phân phối của Công ty như bán cho đại lý, bán hàng theo dự án, bán hàng theo kênh hiện đại và bán lẻ. Đáp ứng những đơn hàng với kiểu dáng theo yêu cầu của khách hàng  Nhiệm vụ 23 http://chieusang.com/vi/about/gioi-thieu-ve-congty.html
  • 27. 16 Nghiên cứu thực hiện các công cụ quản lý, biện pháp kỹ thuật, chiến lược kinh doanh, tổ chức phân công sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí, tăng cao lợi nhuận, mở rộng thị trường, từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới bằng chính nhãn hiệu của công ty. Tạo điều kiện cho công nhân viên nâng cao trình độ tay nghề, có thu nhập cao, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức (Nguồn: phòng hành chính – bảo vệ) Phòng Giám đốc : Ban Giám đốc gồm một Giám đốc và một Phó Giám Đốc có nhiệm vụ phụ trách chung toàn bộ công ty về các hoạt động: đối ngoại, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, trực tiêp chỉ đạo các bộ phận chuyên môn: tài chính, kế toán, kế hoạch vật tư, hành chính, kỹ thuật. Phòng kế hoạch kinh doanh: Bao gồm cả thủ kho và bộ phận bán hàng có chức năng tham mưu có giám đốc tất cả các công tác kế hoạch, điều độ sản xuất, mua sắm dự trữ vật tư hàng hoá, tổ chức kinh doanh và phân phối. Phòng còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất, tiến độ sản xuất, hướng dẫn các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Khảo sát thị trường để nắm được các thông tin về nhu cầu thị trường, thực hiện công tác quản lý bán hàng và chiến lược về sản phẩm. GIÁM ĐỐC Phòng hành chính – bảo vệ Phòng kỹ thuật cơ điện, KCS Phòng kế hoạch KD Phòng tài chính kế toán Phân xưởng cơ khí Phân xưởng nhựa
  • 28. 17 Phòng tài chính kế toán : Gồm 3 nhân viên thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc tất cả các công tác quản lý tài chính, hình thức sử dụng vốn hiệu quả nhất với nhiệm vụ cụ thể như sau: Ghi chép, phản ánh 1 cách chính xác, kịp thời và liên tục và có hệ thống tình hình biến động về vốn, vật tư hàng hoá của công ty, tính toán chính xác hao phí sản xuất và hiệu quả sản xuất đạt được đồng thời phản ánh đúng các khoản thuế, theo dõi cập nhật chế độ tài chính kế toán hiện hành. Cung cấp số liệu tình hình sản xuất kinh doanh cho việc điều hành sản xuất, phục vụ công tác hạch toán kinh tế, phân tích kinh tế và lập báo cáo kế toán theo quy định. Kiểm tra chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty, kiểm tra việc sử dụng và bảo quản vật tư, tài sản, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời tình hình vi phạm các chính sách chế độ kỹ thuật tài chính kế toán của nhà nước. Phòng kỹ thuật, cơ điện: Phòng có nhiệm vụ quản lý toàn bộ kỹ thuật sản xuất, máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng sản phẩm, xây dựng các định mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng trong sản xuất. Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ, lập qui trình sản xuất đối với những sản phẩm mới, hướng dẫn phân xưởng thực hiện các qui trình sản xuất Tổ chức sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị. Phòng hành chính, bảo vệ: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức quản lý nhân sự toàn công ty, tổ chức tuyển dụng nhân sự, soạn thảo các văn bản, hợp đồng kinh tế. Luân chuyển chứng từ, thông tin một cách nhanh chóng và chặt chẽ. 2.2. Áp dụng pháp luật ATVSLĐ tại Công ty CP Chiếu Sáng Công Cộng TP.HCM. 2.2.1. Thực hiện pháp luật về tuân thủ ATVSLĐ Nội dung áp dụng pháp luật ATVSLĐ được cụ thể hóa từ quy định của pháp luật ATVSLĐ, có thể kể đến như sau:
  • 29. 18 Thứ nhất là xây dựng chương trình, phương án, đề xuất các biện pháp an toàn, bảo hộ lao động để đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị; tổ chức triển khai hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của đơn vị đơn vị. Thứ hai là phổ biến, hướng dẫn, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy trình, quy định về công tác an toàn đến các đơn vị. Thứ ba là kiểm tra việc lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm của các đơn vị. Thứ tư là đề xuất và tham gia việc tổ chức bồi huấn, huấn luyện, sát hạch định kỳ, độ xuất về công tác an toàn; đề xuất các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ về công tác an toàn cho người lao động của Tổng công ty. Thứ năm là đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức tuyên truyền của đơn vị về công tác an toàn. Thứ sáu là tổ chức điều tra, phúc tra các vụ sự cố gây thương tích cho người lao động và tai nạn lao động trongCông ty; thống kê, phân tích, báo cáo, phổ biến, rút kinh nghiệm tai nạn lao động. Thứ bảy là tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc chấp hành các quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy trình, quy định (định kỳ hoặc đột xuất) về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Thứ tám là triển khai, hướng dẫn, thực hiện đánh giá rủi ro công tác an toàn, bao gồm xác định mối nguy hiểm, đánh giá mức độ rủi ro, đề xuất các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro. Thứ chín là kiểm tra giám sát việc xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp quản lý an toàn của đơn vị phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của Công ty CP CSCC TPHCM thực hiện các công việc về quản lý vận hành, duy tu, sửa chữa hệ thống chiếu sáng công cộng, đèn tín hiệu giao thông, camera quan sát giao thông, bảng thông tin giao thông điện tử, bộ lập trình PLC, cáp quang, thiết bị thu nhận truyền dẫn thông tin hình ảnh bằng kỹ thuật số về trung tâm điều khiển trên toàn thành phố Hồ Chí Minh, đây là công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do đó theo Thông tư
  • 30. 19 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16/6/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Công ty CP CSCC TPHCM là doanh nghiệp, có sử dụng lao động thực hiện công việc thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện trên địa bàn Thành phố, do đó cũng là đối tượng áp dụng của quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. 2.2.2. Thực hiện các quy định về pháp luậtATVSLĐ 2.2.2.1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động Luật ATVSLĐ năm 2015 quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của Người Lao động, Người sử dụng lao động trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động như sau: Điều 6, Luật ATVSLĐ quy định Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: có quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động, yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động tại nơi làm việc; Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống, được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám, giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, được chủ động đi khám, giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám, giám định trong trường hợp kết quả khám, giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý, chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an
  • 31. 20 toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật24 . Bên cạnh đó, Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc, tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể; Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền25 . Đối với Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: có quyền được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động, được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động; Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động, được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định; Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật; Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động; Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động26 . 24 http://congdoankcndxdp.org.vn/Cong-doan-KCN-khu-vuc-Dong-Xoai---Dong- Phu/520/16778/18131/74455/Doi-voi-nguoi-lao-dong/Quyen-va-nghia-vu-cua-Nguoi-lao-dong--Nguoi-su-dung- lao-dong-trong-linh-vuc-an-toan-ve-sinh-lao-dong.aspx 25 http://congdoankcndxdp.org.vn/Cong-doan-KCN-khu-vuc-Dong-Xoai---Dong- Phu/520/16778/18131/74455/Doi-voi-nguoi-lao-dong/Quyen-va-nghia-vu-cua-Nguoi-lao-dong--Nguoi-su-dung- lao-dong-trong-linh-vuc-an-toan-ve-sinh-lao-dong.aspx 26 http://congdoankcndxdp.org.vn/Cong-doan-KCN-khu-vuc-Dong-Xoai---Dong- Phu/520/16778/18131/74455/Doi-voi-nguoi-lao-dong/Quyen-va-nghia-vu-cua-Nguoi-lao-dong--Nguoi-su-dung- lao-dong-trong-linh-vuc-an-toan-ve-sinh-lao-dong.aspx
  • 32. 21 2.2.2.2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động Đối với người sử dụng lao động: quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 7 Luật vệ sịnh an toàn lao động năm 2015 Người sử dụng lao động có nghĩa vụ và quyền rất lớn trong việc phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải huấn luyện, thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động. Đây là sự trang bị kiến thức cho người lao động về những nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh tác động đến sức khỏe cũng như công bố các biện pháp doanh nghiệp sẽ triển khai để hạn chế nguy cơ này trong suốt quá trình hoạt động; giúp cho người lao động hiểu, thực hiện các biện pháp tự bảo vệ sức khỏe và tham gia giám sát việc triển khai các giải pháp an toàn của người sử dụng lao động. Khi xảy ra các sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm ra lệnh ngừng ngay hoạt động của máy, thiết bị, việc sử dụng vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, hoạt động lao động tại nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ. Cùng với những trách nhiệm trên, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện ATVSLĐ; khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật và huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động27 . 2.2.2.3. Thực hiện quy định an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty CP chiếu sáng công cộng thành phố Hồ Chí Minh Bộ phận an toàn trong Công ty CP CSCC TP.HCM 27 http://congdoankcndxdp.org.vn/Cong-doan-KCN-khu-vuc-Dong-Xoai---Dong- Phu/520/16778/18131/74455/Doi-voi-nguoi-lao-dong/Quyen-va-nghia-vu-cua-Nguoi-lao-dong--Nguoi-su-dung- lao-dong-trong-linh-vuc-an-toan-ve-sinh-lao-dong.aspx
  • 33. 22 Hội đồng ATVSLĐ được NSDLĐ ra quyết định thành lập hoặc các chức danh đề cử đều có quyết định đề bạt chức danh. - Tại các Đơn vị khác: bố trí Cán bộ an toàn bán chuyên trách. KT 6 tháng/lần KT 6 tháng/lần Kt hằngKt hằng ngàyngày hằng ngày hằng ngày Kt hằng ngày Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ và quy trình kiểm tra * Thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hằng năm Thực hiện trách nhiệm của NSDLĐ, hằng năm Công ty CSCC đều triển khai việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch ATVSLĐ theo quy định tại Điều 76. Luật ATVSLĐ và Quyết định số 128/QĐ-CTCSCC ngày 19/03/2019 về quy định công tác An toàn trong Công ty CSCC TP.HCMgồm 5 nội dung sau: - Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ. - Biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng, chống yếu tố có hại và cải thiện điều kiện lao động - Mua sắm, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân, trang cụ an toàn cho người lao động. - Chăm sóc sức khỏe người lao động. HỘI ĐỒNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CSKV/XN …….. PHÒNG AN TOÀN CSKV/XN …….. TỔ CÔNG TÁC AN TOÀN VIÊN TỔ CÔNG TÁC CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG Kt: Kiểm tra
  • 34. 23 - Thông tin, tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về ATVSLĐ. Thực hiện chế độ tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động Thực hiện theo quy định tự kiểm tra ATVSLĐ của Thông tư 07/2016/TT- BLĐTBXH, CTY CP CSCC TP.HCM tổ chức tự kiểm tra ATVSLĐ hàng năm. CTY CP CSCC TP.HCM là đơn vị hoạt động trong ngành nghề có yếu tố nghiêm ngặt về ATVSLĐ, nên tổ chức kiểm tra toàn diện ATVSLĐ ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp Công ty và 01 lần trong 03 tháng ở cấp đơn vị trực tiếp thi côngthuộc Công ty. Năm 2019, CTY CP CSCC TP.HCM đã tổ chức kiểm tra việc triển khai các kế hoạch, chương trình, chỉ đạo về công tác ATVSLĐ tại Công ty và các đơn vị trực thuộc nhằm đánh giá, củng cố công tác quản lý ATVSLĐ, ngăn ngừa TNLĐ. Nhận xét: đối chiếu quy định pháp luật, xem xét hồ sơ của Công ty, nhận thấy Công ty CP CSCC TP.HCM có thực hiện việc tự kiểm tra công tác ATVSLĐ nhưng chưa phù hợp và đầy đủ về nội dung kiểm tra và tần suất kiểm tra theo quy định, cụ thể Công ty chỉ kiểm tra mỗi năm 01 lần, nội dung kiểm tra chưa đề cập đến tình trạng an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, kho tàng…, chưa kiểm tra cấp tổ, đội; tiếp đến đó là việc tổ chức tự kiểm tra chưa thực hiện đảm bảo theo các bước quy định tại mục III – Phụ lục I, Thông tư 07/2016/TT- BLĐTBXH. * Công tác sơ, tổng kết Hằng năm, việc thực hiện sơ, tổng kết công tác ATVSLĐ được Công ty CP CSCC TP.HCM thực hiện như sau: - Thực hiện sơ kết vào tháng 07 hàng năm, tổng kết vào tháng 12 hàng năm. Nội dung thực hiện sơ, tổng kết:kết quả thực hiện, phân tích hạn chế, tồn tại và bài học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; phát động phong trào thi đua bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Nhận xét: Công ty CP CSCC TP.HCM thực hiện đảm bảo quy định về sơ, tổng kết công tác an toàn, vệ sinh lao động.
  • 35. 24 Các chế độ BHLĐ, công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ; Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ * Công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe, khám bệnh nghiệp cho NLĐ Tuân thủ Luật ATVSLĐ, Luật Lao động, Thông tư 19/2016/TT-BYT, Công ty đã ban hành quy định thực hiện công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe cho NLĐ. Nội dung thực hiện như sau: - Tổ chức kiểm tra sức khỏe cho toàn thể người lao động theo quy định hàng năm/1 lần. - Tổ chức khám BNN cho NLĐ có sức khỏe loại 4, 5 làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt, nặng nhọc, độc hại; cập nhật hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động sau từng đợt khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định. - Thực hiện báo cáo quản lý sức khỏe hàng 6 tháng/01 lần về Sở Y tế theo quy định pháp luật. Bảng 2.2.Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động năm 2019 Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động + Loại I Người 68 + Loại II Người 205 + Loại III Người 195 + Loại IV Người 75 + Loại V Người 26 Nhận xét: đơn vị chưa báo cáo quản lý sức khỏe hàng 6 tháng/01 lần về Trung tâm Y tế quận/ huyện theo theo quy định pháp luật. * Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ Công ty thực hiện việc bồi dưỡng hiện vật cho người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH. Mức bồi dưỡng theo quy định của Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH. Cụ thể, mức bồi dưỡng gồm 04 mức: mức 1: 10.000 đồng; mức 2: 15.000 nghìn; mức 3: 20.000 nghìn; mức 4: 25.000 nghìn.
  • 36. 25 Việc bồi dưỡng bằng hiện vật, gồm: sữa, mì, bánh… và phân phối đến công nhân hàng tháng/ 1 lần. Bảng 2.3.Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật - Tổng số người Người 478 - Tổng chi phí (Chi phí này nằm trong Chi phí chăm sóc sức khỏe) Triệu đồng 525 (Nguồn: Báo cáo công tác ATVSLĐ năm 2019 của Cty CP CSCC TP.HCM) Nhận xét: Thứ nhất, Công ty có thực hiện việc bồi dưỡng bằng hiện vật, tuy nhiên chưa đảm bảo cơ sở để thực hiện, cụ thể: người được bồi dưỡng là người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và tiếp xúc với một trong những yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đó. Việc xác định yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm qua việc quan trắc môi trường lao động nhưng đơn vị chưa đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm lý lao động ec-gô-nô-my đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Điều 33, 35 – Nghị định 44/2016/NĐ-CP. Thứ hai, một số đối tượng có tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm theo danh mục công việc quy định tại Thông tư 32/2012/TT-BLĐTBXH tại Tổ lắp đặt công tơ, Tổ cắt điện, tài xế vận hành xe cẩu (tiếp xúc trực tiếp với điện hạ thế, làm việc trên cao, ngoài trời, nặng nhọc) nhưng chưa được xem xét việc thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật cho các đối tượng làm công việc này. Thứ ba, việc bồi dưỡng bằng hiện vật, đơn vị phát tập trung theo hàng tháng một lần, chưa thực hiện hàng ngày, theo ca làm việc, do đó chưa đảm bảo theo quy định của Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH. * Thực hiện chế độ bảo hộ lao động cho NLĐ, thiết bị an toàn Công ty giao cho phòng An toàn chủ động lập kế hoạch trang bị, tổ chức mua sắm BHLĐ, thiết bị an toàn cho người lao động phục vụ công tác sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của Luật ATVSLĐ, Thông tư 04/2014/TT- BLĐTBXH.
  • 37. 26 Trong năm 2019, chi phí mua sắm BHLĐ trong toàn Công ty CP CSCC TP.HCM khoảng 1.000 triệu đồng. Kế hoạch trang bị BHLĐ gồm các nội dung: - Quần áo BHLĐ, găng tay vải bảo hộ, giầy bảo hộ, kính bảo hộ. - Các trang bị an toàn: găng tay cách điện hạ thế, trung thế; bút thử điện... - Các dụng cụ đồ nghề phục vụ công tác: dây da an toàn, thang nhôm... Nhận xét: Công ty thực tốt việc trang bị BHLĐ cho người lao động, tuy nhiên tại một số đơn vị chưa lập bản theo dõi cấp phát theo Thông tư 04/2014/TT- BLĐTBXH. * Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động Huấn luyện ATVSLĐ theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Công ty CP CSCC TP.HCM đã triển khai và tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động theo đúng quy định pháp luật. Kết quả thực hiện cụ thể như sau: - Năm 2017: tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho nhóm 1, 2, 5. Trong đó: nhóm 1 là 311 người, nhóm 2 là 69 người, nhóm 5 là 20 người), huấn luyện nhóm 6 năm 2018 là 324 người. Thời hạn huấn luyện định kỳ cho nhóm 1, 2, 3 là 02 năm, nhóm 5 là 05 năm. - Năm 2019: tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho nhóm 1, 5. Trong đó: nhóm 1 là 368 người, nhóm 5 là 20 người), huấn luyện nhóm 6 năm 2019 là 380 người, huấn luyện cho Nhóm 2 là 90 người. - Các đơn vị trực thuộc triển khai huấn luyện định kỳ nhóm 3, 4 cho người lao động. Bảng 2.6.Kết quả huấn luyện vềan toàn - vệ sinh lao động năm 2019 Huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động 569 a) Tổng số người nhóm 1 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 1 hiện có Người/ người 368 b) Tổng số người nhóm 2 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 2 hiện có Người/ người 90 c) Tổng số người nhóm 3 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 3 hiện có Người/ người 111
  • 38. 27 Trong đó: - Tự huấn luyện Người 0 - Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện Người 569 d) Tổng số người nhóm 4 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 4 hiện có Người/ người 169 đ) Tổng số người nhóm 5 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 5 hiện có Người/ người 20 e) Tổng số người nhóm 6 được huấn luyện/tổng số người nhóm 6 hiện có Người/ người 380 g) Tổng chi phí huấn luyện Triệu đồng 854 (Nguồn: báo cáo công tác ATVSLĐ năm 2019 của Công ty CP CSCC TP.HCM) Nhận xét: việc huấn luyện ATVSLĐ được Công ty thực hiện theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, ngoài nội dung thực hiện khá tốt, cần xem xét các nội dung quy định pháp luật như sau: Thứ nhất, thời hạn huấn luyện của một số nhóm đối tượng chưa đảm bảo. Thứ hai, việc lập các sổ theo dõi huấn luyện cho các nhóm đối tượng cần đầy đủ theo quy định. * Hướng dẫn các quy định, quy trình, nội dung, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc Nguyên nhân gây TNLĐ trong Công ty từ các nguyên nhân do ngã cao, điện hạ thế giật. Các nguyên nhân nêu trên thường xuyên xuất hiện trong các vụ TNLĐ mà bắt nguồn đều từ không tuân thủ quy trình quy định an toàn điện, chủ quan, thiếu kiến thức về đảm bảo an toàn điện, áp lực công việc tăng cao gây căng thẳng tâm lý người lao động mà ra. Từ các thống kê TNLĐ và rút kinh nghiệm trong công tác quản lý an toàn, Công ty
  • 39. 28 2.2.2.4.Phân tích các vụ việc vi phạm, sai sót thực tế tại Công ty CP CSCC TP.HCM qua quá trình kiểm tra, thanh tra của cơ quan chức năng Trong quá trình hoạt động của Công ty và đơn vị đơn vị trực thuộc đã được cơ quan quản lý nhà nước (Sở TĐTB&XH TP.HCM, Trung tâm ATLĐ & sức khỏe nghề nghiệp) thực hiện việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động. Qua các đợt kiểm tra, cũng đã chỉ ra một số vấn đề về an toàn, vệ sinh lao động mà Công ty cần xem xét, khắc phục, bổ sung để phù hợp với quy định pháp luật. Xem xét một số trường hợp cụ thể trong giai đoạn 2018-2019 như sau: 1. Kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty CSCC TP.HCM ngày 14/9/2019 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM. Kết quả kiểm tra ghi nhận Công ty thực hiện đầy đủcác nội dung về công tác an toàn, vệ sinh lao động, tuy nhiên Đoàn kiểm tra kiến nghị xem xét 02 nội dung liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động, cụ thể: Thứ nhất, rà soát lực lượng người lao động thi công trên cao có xe nâng có phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không để thực hiện các chế đảm bảo quyền lợi của người lao động theo đúng quy định. Thứ hai, tăng cường tổ chức định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, kho bãi theo quy định tại Điều 80 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và hướng dẫn tại Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016. Liên quan đến hai kiến nghị nêu trên, sau khi nghiên cứu cứu các quy định pháp luật liên quan, cụ thể là Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động TB&XH về ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, quy định đối với người lao động làm công việc “Quản lý, vận hành lưới điện trung, hạ thế” với đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc là “Làm việc trên cao, ngoài trời, tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện” là điều kiện lao động loại IV thì được thực hiện bồi dưỡng bằng hiện vật theo Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 ít nhất ở mức 1 là 10.000 đồng/ca làm
  • 40. 29 việc. Như vậy, đối với người lao động thuộc tổ treo tháo công tơ, đặc điểm công việc là có tiếp xúc trực tiếp với điện hạ áp, có leo cao, làm việc ngoài trời, nhưng thực tế đơn vị chưa xem xét bồi dưỡng bằng hiện vật cho đối tượng lào động này, do đó việc đề xuất của Đoàn kiểm tra là có cơ sở. Đối với công tác kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị, Điều 80 – Luật An toàn, vệ sinh lao động quy định người sử dụng lao động phảo lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kỳ, đột xuất về an toàn, vệ sinh lao động. Nội dung, hình thức, thời hạn kiểm tra được quy định tại Điều 9, Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, trong đó quy định, đối với các đơn vị phân phối điện phải tổ chức kiểm tra toàn diện công tác an toàn, vệ sinh lao động ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở và 01 lần trong 03 tháng đối với cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Qua nghiên cứu quy định pháp luật, xem xét hồ sơ của Công ty, nhận thấy Công ty có thực hiện việc tự kiểm tra công tác ATVSLĐ nhưng chưa phù hợp và đầy đủ về nội dung kiểm tra và tần suất kiểm tra theo quy định, cụ thể Công ty chỉ kiểm tra mỗi năm 01 lần, nội dung kiểm tra chưa đề cập đến tình trạng an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, kho bãi… do đó đối với kiến nghị của Đoàn kiểm tra là cần xem xét, Công ty cần rà soát công tác kiểm tra, cần có hướng dẫn, nhắc nhở chung cho các đơn vị trực thuộc. 2. Kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về vệ sinh lao động tại Công ty CP CSCC TP.HCM ngày 27/03/2020 của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường – Sở Y tế TP.HCM Kết quả kiểm tra ghi nhận Công tyCP CSCC TP.HCM thực hiện đầy đủcác nội dung về công tác an toàn, vệ sinh lao động, tuy nhiên Đoàn kiểm tra kiến nghị xem xét 03 nội dung liên quan đến công tác vệ sinh lao động, cụ thể: Thứ nhất, thực hiện báo cáo hoạt động y tế cơ sở định kỳ cho Trung tâm Y tế Quận theo quy định tại Thông tư 19/2016/TT-BYT; báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hàng năm cho Sở Y tế theo Thông tư 07/2016/TT- BLĐTBXH. Thứ hai, thực hiện hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động có đánh giá thêm yếu tố ec-gô-nô-my cho các vị trí lao động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
  • 41. 30 Thứ ba, thực hiện hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc tổ chức khám bố trí công việc, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho đối tượng người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BYT. Đối với các kiến nghị nêu trên, sau khi nghiên cứu cứu các quy định pháp luật liên quan, cụ thể tại Điều 10, Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định cơ sở lao động phải thực hiện chế độ báo cáo hàng 6 tháng (báo cáo trước ngày 05 tháng 7 hằng năm) và hàng năm (báo cáo trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm), cho Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động; Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử), báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau. Do đó kiến nghị thứ nhất của đoàn kiểm tra là phù hợp. Việc thực hiện quan trắc môi trường lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô- my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như: đánh giá gánh nặng lao động thể lực; đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý; đánh giá Ec- gô-nô-my vị trí lao động. Hiện nay một số đơn vị trực thuộc Tổng công ty thực hiện việc quan trắc môi trường lao động chỉ tập trung vào đo kiểm các thông số môi trường lao động như nhiệt độ, khí CO2, ánh sáng… tại cơ quan, văn phòng làm việc mà chưa đánh giá tại vị trí làm việc ngoài hiện trường. Do đó, việc đề nghị đánh giá ec-gô-nô-my cho các vị trí lao động là đúng quy định và phù hợp pháp luật. Ngoài ra, Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định khám bệnh nghề nghiệp cho đối tượng người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề. Công ty CP CSCC TP.HCM có sử dụng người lao động tại các tổ, đội sản xuất làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên việc xem xét khám phát hiện bệnh nghề
  • 42. 31 nghiệp để tránh bỏ sót nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động một cách đầy đủ là vấn đề cần quan tâm. 2.3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động 2.3.1. Hoàn thiện quy định về an toàn vệ sinh lao động Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật lao động về an toàn vệ sinh lao động được Luật an toàn vệ sinh lao động nhằm tạo ra môi trường và điều kiện bảo vệ tốt nhất về vấn đề này. Có nghĩa là bên cạnh các quy định về nghĩa vụ an toàn vệ sinh lao động thì cần có văn bản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoàn thiện về điều kiện an toàn vệ sinh lao động được hướng dẫn thi hành một cách cụ thể. Đồng thời, cần có sự hướng dẫn cụ thể các bước về trình tự, thủ tục về ATVSLĐ với sự ghi nhận và bảo đảm về an toàn vệ sinh lao động nói chung từ đó tạo ra cơ chế pháp lý hữu hiệu cho các chủ thể trong quá trình giải quyết các tranh chấp về vấn đề này. Đồng thời, LATVSLĐ cần ban hành các quy định riêng biệt về an toàn vệ sinh lao động trong thực tế để từ đó làm nền tảng cho hoạt động thực hiện các quy định về đảm bảo quyền và lợi ích NLĐ nói chung. Do đó, ngay từ thời điểm này, việc triển khai thi hành, xây dựng văn bản pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn những điểm mới, điểm còn chưa rõ của Luật ATVSLĐ 2015 là nhiệm vụ cấp bách, bảo đảm Bộ luật được thi hành đồng bộ, hiệu lực và hiệu quả. Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động nói chung. Từ các quy định của Luật ATVSLĐ 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng trên cơ sở đó phải sửa đổi bổ sung theo hướng ghi nhận trách nhiệm khai báo tai nạn lao động do người NSDLĐ nói chung. Do đó, cần thiết phải đặt ra vấn đề hoàn thiện pháp luật an toàn vệ sinh lao động để bảo vệ tốt nhất nhóm quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ pháp luật lao động trong thực tế. Thứ ba, không nên quy định việc yêu cầu cung cấp chứng cứ hành vi vi phạm của người bi phạm. Tác giả cho rằng nghĩa vụ chứng minh cần được thực hiện theo quy định của tại điểm a khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 quy định. Có nghĩa là người khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người bi phạm. Người vi phạm, người bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra
  • 43. 32 thiệt hại theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ, việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân có an toàn vệ sinh lao động gặp phải một số khó khăn sau: khó chứng minh được có trách nhiệm nhất là đối với các loại an toàn vệ sinh lao động nếu người khởi kiện đã chết. Thứ năm, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động nói chung. Cụ thể, trong việc hoàn thiện quy định pháp luật cũng như công tác thực hiện thì chủ thể bị xâm phạm cần phải xác nhận và đảm bảo các điều kiện về an toàn cũng như cung cấp đầy đủ các quy định về trách nhiệm khi TNLĐ xảy ra. 2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả pháp luật về an toàn vệ sinh lao động Thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với an toàn vệ sinh lao động trong thực tế. Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thì vai trò quản lý của các cơ quan trong thực hiện quyền của người lao động là điều vô cùng quan trọng. Các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước, trong đó có hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh, cơ sở lao động nói chung. Vì vậy, để bảo vệ tốt hơn điều kiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này cần phải được không ngừng tăng cường, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, bảo đảm hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước về quản lý trong hoạt động lao động, phát hiện các hành vi sai phạm trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và thực hiện quyền lợi của các chủ thể nói riêng. Từ đó cũng kịp thời tham mưu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện những “khoảng trống” của pháp luật trong công tác quản lý trong thực tế. Mặt khác, pháp luật hiện hành không quy định việc Nhà nước về điều kiện an toàn vệ sinh lao động cần mang tính thống nhất, cần hoàn thiện các quy định về quy trình và cơ chế “hậu kiểm” của cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời phát hiện và xử lý hành vi vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân nói chung nhằm đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan,
  • 44. 33 người đại diện, người giám hộ trong hoạt động quản lý NLĐ và NSDLĐ đảm bảo quyền và lợi ích của chủ thể trong thực tế. Thứ hai, về cơ chế phối hợp giải quyết yêu cầu an toàn vệ sinh lao động trong quá trình làm việc. Nhằm thực hiện tốt, có hiệu quả bảo vệ quyền lợi và nâng cao an toàn vệ sinh lao động nên quy định trách nhiệm của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật là nghĩa vụ bắt buộc và nếu trường hợp cá nhân, tổ chức nếu có hành vi vi phạm pháp luật về nghĩa vụ bảo hành cần thiết phải bị xử phạt về hành vi này, nhằm ràng buộc trách nhiệm đối với an toàn vệ sinh lao động và bảo vệ tốt hơn cho người gây thiệt hại. Thứ ba, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của mọi chủ thể trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể và an toàn vệ sinh lao động: Một là, vấn đề nâng cao nhận thức và ý thức thực thi các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động nói chung là vấn đề trọng tâm và cần thường xuyên quan tâm. Trong quá trình thực thi pháp luật, các công việc liên quan đến tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải được tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng để nâng cao nhận thức, hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của công chúng nói chung, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan nói riêng. Ngày nay, với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Nhà nước ta đang tiến hành, việc tạo lập và tuân thủ các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động sẽ hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực này hiện nay. Hai là, thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao vai trò quyền và nghĩa vụ của người NSDLĐ, NLĐ. Qua đó, khắc phục tâm lý e ngại vẫn đè nặng trở thành rào cản để họ thực thi những quyền lợi được hưởng. Đặc biệt, các chủ thể cần thiết phải tăng cường hoạt động giáo dục và bắt buộc chủ thể cam kết nhằm thực hiện quyền an toàn của NLĐ trong hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, phải khắc phục và chủ động khiếu nại đến chủ thể có trách nhiệm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện ra các hành vi vi phạm, dỡ bỏ tâm lý e ngại đối với vấn đề này trên thực tế. Ba là, Luật ATVSLĐ 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành phải tạo tính minh bạch của các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động
  • 45. 34 kể cả trong các quy định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch với các chủ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ tối đa lợi ích của người NLĐ và với thực trạng xâm phạm quyền lợi ở nước ta hiện nay, pháp luật Việt Nam nên quy định theo hướng phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc và bắt buộc có hành vi phạm thật nặng thì quyền lợi của họ không thể được bảo vệ; trong trường hợp chủ thể phải bồi thường trách nhiệm có thể khởi kiện tiếp theo yêu cầu bên có lỗi bồi hoàn. Bốn là, các tổ chức, cá nhân cần có những hoạt động thiết thực trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người NLĐ bị xâm phạm. Song song với việc cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, thì nhiều tổ chức trường học, bệnh viện chủ động thành lập bộ phận giải quyết khiếu nại của có liên quan đến người NLĐ và chủ động xây dựng các kênh thông tin để tiếp nhận những phản ánh, ý kiến của về vấn đề người NLĐ. Các tổ chức nên tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến Luật ATVSLĐ 2015 và văn bản về an toàn vệ sinh lao động và các văn bản khác có liên quan. Qua những kết quả vừa phân tích trên, có thể khẳng định trách nhiệm BTTH do TNLĐ gây ra là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam. Với mục tiêu là bảo vệ quyền và lợi ích của người người NLĐ, các chủ thể nói chung trước việc xử lý các hành vi vi phạm do người NLĐ gây ra, cũng như quy định về quyền hạn của các chủ thể quản lý đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong hoạt động dân sự ở nước ta. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, pháp luật về vấn đề này còn rất nhiều tồn tại, thiếu sót như việc quy định chưa chi tiết. Vì vậy, thiết nghĩ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy định về vấn đề này chi tiết, hợp lý và có hiệu quả hơn, giúp cho các quy định về trách nhiệm BTTH do TNLĐ thực sự được phát huy hết chức năng của nó xứng đáng với vị trí, vai trò và tầm quan trọng ở nước ta hiện tại và trong tương lai.
  • 46. 35 KẾT LUẬN Thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có vai trò quan trọng trong việc góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật lao động là một nội dung nhỏ trong hệ thống pháp luật Nhà nước Việt Nam. An toàn vệ sinh lao động thì bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại đó. Các quy định về ATVSLĐ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật lao động. Việc nghiên cứu đề tài “An toàn vệ sinh lao động” nhằm mục đích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về an toàn vệ sinh lao động trong thực tế gây ra, hướng tới việc bổ sung, hoàn thiện pháp luật, tăng cường tính hiệu quả và tính khả thi khi áp dụng các quy định về an toàn vệ sinh lao động gây ra. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động” có ý nghĩa góp phần làm sáng tỏ những quy định pháp luật còn thiếu, còn hổng trong quy định về an toàn vệ sinh lao động gây ra; từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật an toàn vệ sinh lao động gây ra, tạo hành lang pháp lý cũng như sự hài hòa trong việc bao vệ quyền và lợi ích của các chủ trong quan hệ pháp luật này. Việc nghiên cứu đề tài này đã mang lại ý nghĩa, góp phần trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh lao động gây ra và giúp đánh giá được thực tiễn thi hành pháp luật về an toàn lao động đang còn nhiều bất cập và vướng mắc. Đây là một tư liệu có thể dùng để tham khảo đối với các cơ quan có thẩm quyền thi hành pháp luật về vấn đề này để tiếp tục phát huy những kết quả tốt và cải thiện được những khó khăn, hạn chế hiện tại trong việc thi hành quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động gây ra ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
  • 47. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiến pháp 2013 ngày 28/11/2013. 2. Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 B. Tài liệu tham khảo Các sách tham khảo, chuyên khảo, giáo trình, bình luận khoa học 7. Đỗ Văn Đại (2014), Luật nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh. 8. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật lao động năm 2015, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam, Hà Nội. 9. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học Bộ luật lao động năm 2005, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật lao động Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. . 12. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, tập 2, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 13. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động, Nxb. Hồng Đức-Hội Ư