SlideShare a Scribd company logo
1 of 32
Download to read offline
TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHGĐ
VỆ SINH PHÒNG BỆNH
VÀ DINH DƯỠNG CỘNG ĐỒNG
Họ và tên học viên: Nguyễn Thái Hải Nguyên
Ngày tháng năm sinh: 28/07/1993
Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp
Lớp: Bồi dưỡng Nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số -
Khóa K60 - Đăk Nông
Đăk Nông, năm 2020
CHỈ TIÊU 1
THU THẬP THÔNG TIN, TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP
QUÁN CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỂ LÀM BÁO CÁO VỀ
NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ NÓI CHUNG VÀ SỨC
KHỎE SINH SẢN TẠI CỘNG ĐỒNG, LỰA
CHỌNNHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ CẦN GIẢI QUYẾT.
BÁO CÁO THỰC TẬP
MÔN HỌC:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình
vệ sinh phòng bênh và dinh dưỡng cộng đồng
Tại Trạm Y tế Kiến Đức
Họ và tên học viên: Nguyễn Thái Hải Nguyên
Ngày, tháng, năm sinh: 28/07/1993
Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp
Lớp: Bồi dưỡng Nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số - Khóa
K60 - Đăk Nông
Giảng viên hướng dẫn: Bs.CKII. Bùi Văn Hội
Cán bộ hướng dẫn thực tập: Bs.CKI Sử Tuyết Anh
Địa điểm thực tập: Trạm Y tế Kiến Đức
A. KẾT QUẢ THỰC TẬP
Chỉ tiêu 1: Thu thập thông tin, tìm hiểu phong tục tập quán của cộng
đồng để làm báo cáo về những vấn đề sức khoẻ nói chung và sức khỏe sinh sản
tại cộng đồng, lựa chọnnhững vấn đề sức khoẻ cần giải quyết.
I. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐĂK R’LẤP
1. Đặc điểm tự nhiên
Đắk R’lấp là huyện nằm phía Nam của tỉnh Đắk Nông, trung tâm huyện
cách thị xã Gia Nghĩa 25km về phía Tây theo hướng quốc lộ 14; là cửa ngõ của
Tây Nguyên nối với Thành phố Hồ Chí Minh theo quốc lộ 14, nơi tiếp giáp giữa
Tây Nguyên và Nam Bộ.
Huyện Đắk R’lấp phía Bắc giáp huyện Tuy Đức; phía Tây giáp tỉnh Bình
Phước; phía Đông giáp thị xã Gia Nghĩa; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng.
Đắk R’lấp là cửa ngõ thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng kinh tế, xã
hội của tỉnh Đắk Nông. Thế mạnh của huyện là đất đỏ bazan, rừng và khoáng sản
dưới lòng đất (như vàng sa khoáng, đá saphir và chủ yếu là các mỏ bôxít lộ thiên,
với trữ lượng lớn ở Nhân Cơ, Nhân Đạo, Đăk Wer, Nghĩa Thắng,…).
Huyện có diện tích tự nhiên 63.420 ha, dân số 91.862 người, mật độ dân số
trung bình 144,8 người/km², có 25 dân tộc anh em cùng chung sống trên 11 đơn vị
hành chính cấp xã.
Bản đồ hành chính huyện Đăk R’lấp
Đời sống chủ yếu dựa vào công tác nông nghiệp, trồng cây cà phê, tiêu, điều,
cao su, riêng xã Nhân cơ có khu công nghiệp Alumin Cơ) có diện tích 95ha, vốn
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 261 tỷ đồng tính đến năm 2009. Có nhiều công trình
khác đang thi công như: Nhà máy luyện nhôm Trần Hồng Quân, các khu trung tâm
thương mại, bệnh viện, khu du lịch Phước Sơn đã và đang được đầu tư xây
dựng….
Trung tâm thương mai Kiến Đức - Đăk R’lấp
Huyện Đăk R’lấp có 05 trường THPT, 12 trường THCS, 20 trường tiểu học,
12 trường mầm non, nền giáo dục đang trên đà phát triển cả về chất lượng lẫn số
lượng thu hút học sinh.
Hàng năm tỉ lệ học sinh vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp đạt 98%,
đã phổ cập giáo dục đầy đủ.
Trường THPT Phạm Văn Đồng - Kiến Đức - Đăk R’lấp
Huyện có 25 dân tộc anh em sinh sống với các phong tục tập quán khác
nhau. Tổng số dân tộc trên địa bàn là 10.580 người chiếm 11,5% dân số huyện.
Dân tộc tại chỗ là M’Nông chiếm 2.654 người.
Huyện có 01 Trung tâm Y tế, 11 trạm y tế xã, thị trấn và rất nhiều các cơ sở
y tế tư nhân khác trên địa bàn. Trung tâm Y tế huyện ngày càng được nâng cấp và
hoàn thiện.
Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp
Trung tâm Y tế Y tế huyện Đăk R’lấp là đơn vị y tế hạng III (tuyến huyện),
được thành lập theo quyết định số 1544/QĐ-UBND ngày 28 thàng 9 năm 2018
dựa trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm Y tế huyện và
Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện”. Trung tâm Y tế huyện Đăk
R’lấp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về tổ chức và hoạt động của Sở Y tế. Có
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện Đăk R’lấp và
người dân ở các địa bàn lân cận.
2. Đặc điểm nhân sự:
Toàn đơn vị gồm 309 người, trong đó 218 biên chế, 83 trường hợp Trung
tâm Y tế tự hợp đồng và 08 hợp đồng Nghị định 68 với lao động.
Bộ máy hoạt động gồm:
- Ban lãnh đạo: Ban giám đốc;
- 02 phòng chức năng;
- 14 khoa chuyên môn;
- 11 Trạm Y tế xã, thị trấn.
3. Bộ máy tổ chức Dân số của huyện Đăk R’lấp
Trung tâm Y tế Y tế huyện Đăk R’lấp là đơn vị y tế hạng III (tuyến huyện),
được thành lập theo quyết định số 1544/QĐ-UBND ngày 28 thàng 9 năm 2018
dựa trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm Y tế huyện và
Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện”. Trung tâm Y tế huyện Đăk
R’lấp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về tổ chức và hoạt động của Sở Y tế. Có
nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện Đăk R’lấp và
người dân ở các địa bàn lân cận.
Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp chịu sự quản lý, chỉ đạo về chuyên môn,
kỹ thuật về dịch vụ KHHGĐ, truyền thông giáo dục của Chi cục Dân số - KHHGĐ
tỉnh Đăk Nông.
Chịu sự quản lý nhà nước theo địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện Đăk
R’lấp. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn,
tham mưu Ủy ban nhân dân huyện về các công tác DS-KHHGĐ nhằm thực hiện
các mục tiêu trong nghị quyết 21/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành
Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới.
II. CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN:
1. Kết quả các hoạt động:
- Triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho
các Trạm Y tế xã, thị trấn và thực hiện xét nghiệm tự nguyện cho phụ nữ mang thai
cho xã Đăk Ru vào tháng 6 năm 2020;
- Phối hợp cùng chương trình DS-KHHGĐ tổ chức đợt khám phụ khoa và
cung cấp các dịch vụ tránh thai trên địa bàn huyện, tăng tỷ lệ người sử dụng BPTT,
giảm tỷ lệ sinh trên địa bàn.
- Phối hợp với chương trình DS-KHHGĐ thực hiện tầm soát sàng lọc trước
sinh và sơ sinh. Kết quả tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 53,3%,
tỷ lệ trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh đạt 71,3%.
2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn
Stt Chỉ tiêu
Đơn
vị
Chỉ tiêu
2020
Kết quả
đạt được
Đánh
giá
1
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai
≥ 3 lần trong 3 thời kỳ
% ≥ 83,5% 85,69% Đạt
2
Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai
4 lần trở lên trong 3 thời kỳ
% ≥ 40% 40,97% Đạt
3
Tỷ lệ phụ đẻ được nhân viên y
tế đỡ đẻ
% ≥ 95% 99,78% Đạt
4
Tỷ suất tử vong mẹ trên
100.000 trẻ đẻ ra sống
%000 ≤ 52 0 %000 Đạt
5 Tỷ số phá thai TS ≤ 25 0,02 Đạt
6
Tỷ suất tử vong trẻ em < 5 tuổi
trên 1.000 trẻ đẻ ra sống
%o ≤ 32,23 3,75%0 Đạt
7
Tỷ suất tử vong trẻ em < 1 tuổi
trên 1.000 trẻ đẻ ra sống
%o ≤ 25,28 2,25%0 Đạt
8
Chết sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ ra
sống
%000 ≤ 12 2,25%000 Đạt
9
Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành
niên
% ≤ 4,9 4,65% Đạt
3. Tồn tại:
Bên cạnh những thành tựu đạt được qua đợt tư vấn và khám sức khỏe cho
các đối tượng phụ nữ trên địa bàn, Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp nhận thấy một
số khó khăn sau:
- Tỷ suất mang thai ở tuổi vị thành niên chiếm 7,25‰ (Số trẻ sinh ra là con
của phụ nữ từ 10-19 tuổi là 45 trẻ
- Tỷ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm bị khoa còn khá cao
- Tỷ lệ tử vong trẻ vẫn còn.
- Tỷ lệ phụ nữ chưa có kiến thức về CSSKSS còn hạn chế
- Người dân không chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân.
- Cơ sở vật chất tại các xã, thị trấn đã cũ, hệ thống tiệt khuẩn không đảm bảo
- Các thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người
dân tại các Trạm y tế xã, thị trấn còn hạn chế, đặc biệt là các phương tiện như siêu
âm, máy đo tim thai v.v..
III. NGUYÊN NHÂN:
1. Từ phía đối tượng
- Là 1 huyện miền núi, địa bàn dân cư rộng lớn, đi lại khó khăn, có nơi cách
trung tâm Y tế huyện 40km, cách Trạm Y tế gần 10km nên việc chủ động đi khám
sức khỏe sinh sản định kì còn hạn chế.
- Có nhiều dân tộc thiểu số với phong tục tập quán khác nhau nên công tác
vận động tư vấn còn hạn chế, nhiều gia đình còn sinh con tại nhà theo phong tục,
không đến cơ sở y tế để khám
- Chưa có đầy đủ kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chưa
vệ sinh đúng cách hoặc vệ sinh không đúng cách
- Do tâm lý e ngại, xấu hổ nên không muốn đến các cơ sở khám chữa bệnh
để kiểm tra định kì
- Do các bênh lý đi kèm như mãn kinh, sức khỏe giảm sút….
- Do quan hệ tình dục không an toàn chưa áp dụng các biện pháp tránh thai
- Số trẻ sinh là con của vị thành niên thanh niên do chưa có hiểu biết về các
biện pháp tránh thai dẫn đến mang thai ở tuổi vị thành niên.
2. Từ phía TTYT, TYT, NVYT:
- Nhân lực thiếu thốn, công việc lại quá nhiều, một cán bộ phải ôm nhiều
chương trình nên không chú trọng vào công tác nào được cả.
- Bác sĩ thiếu thốn, hoặc có nhưng chưa được đào tạo siêu âm, hoặc đã được
đào tạo siêu âm thì lại không có trang thiết bị thực hành. Mặt khác kinh phí còn
còn hạn hẹp, chưa đủ để cung ứng, thay thế các thiết bị phục vụ cho người dân
- Tỷ lệ tử vong trẻ do các tai biến sản khoa không mong muốn
III. GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN/ SỨC KHỎE BAN ĐẦU:
- Cung cấp các dịch vụ chăm sóc toàn diện và liên tục từ sơ sinh đến người già
- Thành lập các nhóm chăm sóc sức khỏe đa thành phần
- Tăng cường công tác giám sát hỗ trợ kỹ thuật của tuyến tỉnh về chăm sóc
sức khỏe sinh sản cho tuyến cơ sở; hoạt động truyền thông về làm mẹ an toàn cho
các cấp chính quyền và phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được.
- Tiếp tục duy trì các mô hình liên quan đến SKSS/SKTD trong những năm
tới và đầu tư thêm kinh phí để duy trì và mở rộng hoạt động của các mô hình như
"mô hình tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”. Đồng thời, tăng cường công tác
đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng
cho cán bộ y tế cơ sở; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể và các già làng, trưởng
bản làm công tác truyền thông, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thông tin
giáo dục truyền thông, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ dân số và SKSS thiết yếu ở tất cả các
tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở.
- Tăng cường năng lực mạng lưới cung cấp dịch vụ có trọng tâm, trọng
điểm, phù hợp với thực tế vùng, địa phương và nhu cầu thực tế của các nhóm đối
tượng, ưu tiên vùng khó khăn; kiện toàn và phát triển mạng lưới chăm sóc sơ sinh
- Tuyến huyện tập trung tăng cường các dịch vụ cấp cứu sản khoa, nhi khoa,
hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến xã bằng nhiều hình thức bao gồm cả đội lưu động
- Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện
các quy định chuyên môn, quy trình kỹ thuật các dịch vụ SKSS tại tất cả các tuyến,
các cơ sở cung cấp dịch vụ, kể cả y tế tư nhân
- Bổ sung nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực
hành cho nhân viên cung cấp dịch vụ SKSS theo phân cấp và phân tuyến kỹ thuật
cần phải tăng cường quảng bá cho dịch vụ y tế sẵn có tại cơ sở y tế thông qua
truyền thông, để người dân biết đến dịch vụ tại địa bàn của mình, nhằm tăng sử
dụng, tránh lên tuyến trên đỡ tốn kém. Đồng thời chất lượng dịch vụ tại cơ sở y tế
cũng cần phải được nâng cao tương ứng để khách hàng có thể nhận được dịch vụ
với chất lượng mong muốn, giá cả phù hợp.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông tư vấn cho các đối tượng là vị thành
niên, thanh niên, đối tượng là các cặp vợ chồng chuẩn bị mang thai, đối tượng là
phụ nữ mang thai về các nội dung về chăm sóc sức khỏe vị thành niên, sức khỏe
sinh sản khi mang thai, sau khi sinh, kế hoạch hóa gia đình…
CHỈ TIÊU 2
THAM GIA MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH
Y TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Chỉ tiêu 2: Tham gia một số chương trình y tế tại địa phương
I. Hoạt động 1: CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TẠI NHÀ
1. Gặp gỡ đối tượng:
- Tự giới thiệu về bản thân, và trao đổi với bà mẹ để nắm bắt thông tin cơ bản
- Họ và mẹ: Tăng Thị Mỹ Huyền
- Sinh năm: 1998
- Bé gái - Sinh ngày 23/12/2020 - Cân nặng: 3600gr
2. Sau khi sản phụ đã sinh xong tiếp cận sản phụ.
Xin phép được trao đổi và tư vấn cho sản phụ về cách chăm sóc bà mẹ và trẻ
sơ sinh. Qua quá trình khai thác, đánh giá chung:
- Về mẹ:
+ Tình trạng sức khỏe: Tốt.
+ Ăn uống: Đủ chất.
+ Giấc ngủ: Thiếu ngủ.
+ Đại tiểu tiện: Bình thường
+ Đau bụng: Gò nhẹ theo cơn.
+ Sản dịch: Hồng nhạt.
+ Tình trạng vú: cương, nhiều sữa.
+ Trạng thái tinh thần của bà mẹ: ổn định. Không nhức đầu hoa mắt.
+ Vết mayt ầng sinh môn còn đau ít.
+ Thuốc bổ sung: Viên sắt.
- Về bé:
+ Bé ăn ngủ bình thường.
+ Đại tiểu tiện bình thường
3. Thực hiện chăm sóc bà mẹ và trẻ:
a. Về chăm sóc mẹ:
- Hướng dẫn theo dõi sản dịch. Bình thường sản dịch có màu đỏ như kinh
nguyệt, mùi tanh nồng, kéo dài khoảng 7 ngày, sau đó ít dần, chuyển sang màu
hồng nhạt, sau khoảng 4 tuần thì hết hẳn. Sau 4 tuần thì có thể có kinh nguyệt trở
lại, máu ra như kinh nguyệt thường kỳ.
- Vệ sinh thân thể sau sinh cũng cần phải chú ý, bởi sau sinh sản dịch ra
nhiều, cần vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi
đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Cần thay băng,
giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để
nguội hoặc nước ấm. Có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa.
Sau khi rửa xong thì dùng khăn thấm cho khô.
- Không kiêng tắm và gội đầu. Trong quá trình sinh nở, cơ thể sản phụ tiết ra
nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Tuy nhiên việc tắm gội cần diễn ra
nhanh từ 5-10 phút, không nên tắm trong bồn, chậu (đặc biệt là không nên ngâm
mình trong nước). Phòng tắm phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm dù thời tiết
nóng hay lạnh.
- Đối với vú, ngay những giờ sau sinh đầu tiên, mẹ nên cho bé ti ngay sau
khi lau sạch đầu vú, để kích thích tuyến sữa tiết sữa. Mẹ nên cho bé bú chọn sữa
non và bú nhiều lần trong ngày. Nếu việc tiết sữa bị tắc nên tích cực cho bé bú,
triệu chứng đó sẽ dần dần mất đi.
- Cho trẻ bú mẹ sẽ giúp tử cung người mẹ co bóp tốt, sớm trở lại kích thước
bình thường và tạo trạng thái tinh thần phấn chấn, gắn bó tình cảm giữa mẹ và con.
- Vết khâu sẽ liền sẹo sau khoảng 7 ngày: rửa, vệ sinh bằng Betadine.
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm hàng ngày.Ăn chín uống sôi, ăn đầy đủ các
chất, ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Uống 3 lít nước/ ngày để đảm bảo đủ sữa và tránh táo bón.
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú đến 24 tháng tuổi
hoặc lâu hơn.
- Uống viên sắt và các loại vitamin cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
- Vận động nhẹ nhàng, không cần bất động, không gen bụng sớm trước 1 tháng.
- Đảm bảo thời gian ngủ 7-8 tiếng một ngày.
* Lưu ý:
- Không sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, café, thuốc lá…
- Không nên ăn các loại hoa quả chua trong tháng đầu sau sinh.
- Tránh vắt, bóp sai cách gây vỡ tuyến, tia sữa.
- Thường xuyên massage vú, vắt sữa để tránh tắc sữa và áp xe vú.
- Chú ý dùng biện pháp tránh thai vì rất dễ có thai sớm sau sinh.Tư vấn áp
dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình sau đẻ: Dùng các BPTT tự nhiên gồm biện
pháp tính theo vòng kinh, biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo, cho bú vô kinh hoặc
các biện pháp tránh thai lâm sàng gồm bao cao su, dùng viên thuốc tránh thai chỉ
có progestin, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai.
b. Chăm sóc bé.
- Khi ở trong bụng mẹ, trẻ đã quen với môi trường nhiệt độ ổn định, khi ra
môi trường bên ngoài, nhiệt độ thay đổi khiến trẻ phải tự thích nghi, tuy nhiên cơ
chế thích ứng của bé còn rất kém, và bé cần được giữ ấm ngay lập tức.
- Nhiệt độ phòng thích hợp của bé ở mức 27-32 độ C.
- Vệ sinh rốn cho bé bằng cồn 70 độ và gạc vô trùng. Rốn sẽ rụng sau sinh
khoảng 7-12 ngày (cá biệt có bé lên đến 3 tuần).
- Massage cho bé trước hoặc sau khi tắm giúp bé dễ chịu, ngủ ngon.
- Tắm nắng cho trẻ hàng ngày.
- Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bú theo nhu cầu của trẻ, trẻ
trực tiếp mút vú mẹ là tốt nhất. Nếu bé nôn trớ nhiều, bỏ bú, vàng da tăng lên thì
cho bé khám lại ngay.
- Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ ngay sau sinh, bởi sữa mẹ không những
chứa hỗn hợp hoàn hảo các chất đạm, các vitamin và khoáng chất cho nhu cầu phát
triển của trẻ. Sữa mẹ còn chứa một lượng các lợi khuẩn giúp tăng cường bảo vệ
miễn dịch cho trẻ. Những vi khuẩn này qua sữa mẹ vào cơ thể bé trực tiếp, từ đó
giúp kích hoạt, bảo vệ miễn dịch cho trẻ sau sinh.
- Nếu mẹ thiếu sữa có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức phù hợp theo
tháng tuổi. Nếu trẻ bú kém có thể dùng thìa bón thêm cho trẻ. Chú ý: dụng cụ cho
trẻ ăn cần được luộc sôi trước khi sử dụng. Tay người chăm sóc rửa sạch sẽ.
- Vệ nên vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội
hoặc nước muối sinh lý.
- Bé đi ngoài 6- 8 lần 1 ngày, phân hoa cà hoa cải nếu bú mẹ hoàn toàn.
- Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm 37 độ C. Phòng tránh hăm cho trẻ.
Bởi lẽ da trẻ sơ sinh mỏng, dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Vì vậy không để da trẻ tiếp
xúc lâu với tã ẩm, ướt, nên thay tã thường xuyên cho trẻ, khi trẻ bị hăm cần bôi
thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Rửa vệ sinh cho bé bằng nước ấm khi bé đi ngoài
hoặc 2 lần 1 ngày để tránh hăm tã.
- Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ: Cân nặng tăng trung bình lên 500-600 gr/1
tháng trong 6 tháng đầu (150gr-200gr/ tuần) hoặc theo dõi lượng nước tiểu của trẻ
hàng ngày (6-8 lần/ ngày).
- Nhiệt độ bình thường của trẻ từ 36,5°C- 37,2°C (nhiệt độ cặp nách). Trẻ sơ
sinh có thể bị hạ thân nhiệt cả khi vào mùa hè, từ đó trẻ dễ bị viêm phổi, do vậy mẹ
cần cho trẻ nằm phòng thoáng, nhiệt độ phòng thích hợp, đủ ánh sáng. Không quấn
trẻ quá kỹ dễ làm trẻ sốt, viêm da, viêm phổi …
- Trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường 40-60 lần/phút, trẻ thở đều, nếu thấy
trẻ thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc thở chậm hơn 40 lần/phút, hoặc thở không đều,
khò khè hoặc co kéo lồng ngực là bất thường.
- Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm và khí quản hẹp nên chú ý đến
tư thế bế và đặt trẻ nằm sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Kê gối
dưới vai, giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian, đánh giá tư thế tốt bằng nhịp thở nhẹ
nhàng, đều đặn, trẻ ngủ yên giấc.
- Quan sát màu sắc da của trẻ: Bình thường da trẻ hồng, môi và đầu chi
hồng. Nếu thấy da trẻ tái, nhợt, tím, hoặc vàng da cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm
tra. Khám lại vào ngày thứ 4 sau sinh để phát hiện vàng da sơ sinh cần điều trị.
- Đo thính lực cho bé phát hiện khiếm thính.
- Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để phát hiện 3 bệnh nguy hiểm mà lâm sàng
khó phát hiện (Suy giáp bẩm sinh, Thiếu men G6PD, Tăng sản thượng thận bẩm
sinh). Thời gian xét nghiệm: sớm nhất sau 72 giờ, muộn nhất sau 3 tuần tuổi.
- Cho bé uống vitamin D3 theo đơn của bác sỹ. (nếu cần)
- Tiêm phòng lao (BCG) cho bé
- Thực hiện tiêm chủng đầy đủ (theo lịch tiêm chủng).
* Lưu ý:
- Trẻ sơ sinh dễ nôn trớ khi ăn no do cơ thắt tâm vị đóng chưa tốt.
- Cho trẻ ăn ít một, đổ thìa. Sau khi trẻ ăn no, không đặt trẻ nằm ngay, đỡ trẻ
ở tư thế đầu cao, mặt nghiêng sang một bên, vỗ ợ hơi
Hoạt động 2: THAM GIA CÔNG TÁC TIÊM CHỦNG TẠI TRẠM Y TẾ:
1. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, biểu mẫu tiêm chủng
- Nhiệt kế theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin.
- Bơm kim tiêm (BKT): loại 5ml, loại 0,1 ml, loại tự khóa 0,5ml.
- Bông khô, bông có cồn, cồn 70 độ, panh, khay, cưa lọ vắc xin, khăn sạch
trải bàn tiêm.
- Hộp an toàn, thùng đựng rác, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin.
- Giấy bút, bàn, ghế, biển chỉ dẫn.
- Nhiệt kế đo thân nhiệt, ống nghe.
- Xà phòng, nước rửa tay.
- Hộp chống sốc: Có đầy đủ cơ số thuốc còn hạn sử dụng, dụng cụ cần thiết.
- Sổ tiêm chủng trẻ em, phụ nữ, phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân.
2. Sắp xếp bàn tiêm chủng
- Nguyên tắc: sắp xếp các dụng cụ trong tầm tay và thuận tiện cho cán bộ y
tế khi thao tác.
- Trên bàn tiêm chủng gồm có các thiết bị cần thiết cho việc bảo quản,
tiêm/uống vắc xin như: Phích vắc xin, dung môi, bơm kim tiêm, cưa lọ vắc xin, khay
đựng panh, panh, lọ đựng bông khô và lọ đựng bông có cồn, hộp chống sốc, bút.
- Không để thuốc hoặc dụng cụ đựng bệnh phẩm trên bàn tiêm.
- Hộp an toàn, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin đặt phía dưới bàn.
- Thùng rác đặt phía dưới bàn.
- Ghế ngồi của cán bộ y tế và của người được tiêm chủng.
3. thực hiện khám sàng lọc
Khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng: Khai thác đối tượng.
a. Đối với trẻ em:
- Chống chỉ định:
+ Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước
như: sốt cao trên 390
C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở,
rẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy
tim, suy thận, suy gan, …)
+ Trẻ suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh)
chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.
- Hoãn tiêm:
+ Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
+ Trẻ sốt ≥ 37,5O
C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5O
C (đo nhiệt độ tại nách).
+ Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ
trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B.
+ Trẻđanghoặcmớikếtthúcliềuđiềutrịcorticoid(uống,tiêm)trongvòng14ngày.
+ Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g.
b. Đối với người lớn:
Cần hỏi tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm chủng trước đây, quan
sát toàn trạng, hỏi tình hình sức khỏe hiện tại.
4. Tư vấn tiêm chủng
- Thông báo cho người được tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của
trẻ về loại vắc xin được tiêm chủng lần này để phòng bệnh gì và số liều (mũi) cần
tiêm chủng.
- Tư vấn cho gia đình, người được tiêm chủng về tác dụng, lợi ích của việc
sử dụng vắc xin và những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng.
- Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng:
+ Các phản ứng thông thường: sốt nhẹ (từ >37o
C đến <39ºC), đau tại chỗ
tiêm, sưng nhẹ tại vị trí tiêm…
+ Các tai biến nặng sau tiêm chủng như sốc phản vệ và một số tai biến nặng
khác tuy rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra tùy từng loại vắc xin.
– Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng:
+ Tiếp tục theo dõi người được tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm
chủng về các dấu hiệu sau: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, phản ứng
tại chỗ tiêm…
+ Nếu người được tiêm chủng có biểu hiện sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo
dõi sát, dùng thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế.
+ Không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
+ Cần đưa ngay người được tiêm chủng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế
nếu sau tiêm chủng có các dấu hiệu như sốt cao (≥39o
C), co giật, trẻ khóc thét,
quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện
bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày.
+ Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng
có thể đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn.
5. Thực hiện tiêm vắc xin
Bước 1: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng.
Bước 2: Kiểm tra lọ/ống vắc xin: loại vắc xin/dung môi, tình trạng của
lọ/ống, màu sắc, nhãn, chỉ thị nhiệt độ, hạn sử dụng. Đưa cho người được tiêm
chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vắc xin trước khi tiêm chủng.
Bước 3: Lắc lọ vắc xin. Không chạm vào nút cao su.
Bước 4: Mở lọ/ống vắc xin.
Bước 5: Đâm kim tiêm vào và dốc ngược lọ vắc xin lên để lấy vắc xin.
Bước 6: Lấy đủ liều tiêm đối với từng loại.
Bước 7: Đẩy pít tông đuổi khí trong bơm tiêm.
Bước 8: Tiêm vắc xin thực hiện 5 đúng (Đúng người được chỉ định tiêm
chủng, đúng vắc xin, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời điểm)
- Đề nghị người nhà của người được tiêm chủng hoặc người được tiêm
chủng dùng bông khô sạch ấn vào nơi tiêm một vài giây nếu nơi tiêm chảy máu.
- Không chà mạnh vào chỗ vừa tiêm.
- Đối với vắc xin uống: cho người được tiêm chủng uống đủ liều vắc xin
theo quy định.
* Lưu ý:
- Khi lấy vắc xin vào bơm tiêm không chạm vào nút cao su và/hoặc kim
tiêm, không để kim tiêm chạm vào bất cứ thứ gì.
- Không lấy không khí vào bơm tiêm trước khi hút vắc xin.
- Vắc xin sau khi pha hồi chỉnh bảo quản ở nhiệt độ từ +2ºC đến +8ºC và chỉ
được phép sử dụng trong khoảng thời gian theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Sử dụng một bơm kim tiêm vô trùng cho mỗi lần pha hồi chỉnh.
- Khi dùng bơm tiêm tự khóa không được kéo pít tông lại phía sau để xem
có máu không.
- Không tiêm quá 1 liều của cùng 1 loại vắc xin trong cùng thời gian.
6. Ghi chép
- Ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng và trả lại cho cha
mẹ trẻ, người được tiêm chủng và hẹn lần tiêm chủng sau.
- Nhắc cha mẹ trẻ, người được tiêm chủng giữ phiếu/sổ tiêm chủng cẩn thận
và luôn mang theo khi tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện.
- Ghi ngày tiêm chủng đối với từng loại vắc xin đã tiêm chủng cho đối tượng
vào sổ tiêm chủng của cơ sở y tế.
7. Kết thúc buổi tiêm chủng
a. Bảo quản vắc xin, dung môi chưa sử dụng
Theo các quy định tại “Hướng dẫn bảo quản vắc xin”
b. Hủy dụng cụ tiêm chủng an toàn
- Bỏ bơm tiêm và kim tiêm vào hộp an toàn ngay sau khi tiêm, không đậy nắp kim.
- Những bơm kim tiêm chưa sử dụng bảo quản theo qui định để dùng lần sau.
c. Thống kê, báo cáo: Tổng hợp báo cáo kết quả tiêm chủng, tình hình sử
dụng vắc xin, vật tư, báo cáo giám sát phản ứng sau tiêm chủng theo quy định.
CHỈ TIÊU 4
THỰC HÀNH SƠ CẤP CỨU
TỔN THƯƠNG BỎNG NHIỆT
Chỉ tiêu 4: Thực hành sơ cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt
I. KHÁI NIỆM:
Sơ cấp cứu người bệnh là những công việc vừa mang tính cộng đồng, vừa
mang tính chất chuyên môn, bao gồm những can thiệp được tiến hành trong
khoảng thời gian ngay sau khi bị nạn, trước khi người bệnh tới cơ sở y tế đầu tiên.
Sơ cấp cứu đúng ngay sau bỏng làm giảm diện tích và độ sâu bỏng, làm diễn biến
bệnh nhẹ hơn. Xử trí sai làm tăng diện tích, làm bệnh nặng hơn.
Trong sơ cứu bỏng, ngâm rửa vết bỏng càng sớm càng tốt ngay sau khi bị
bỏng có nhiều lợi ích: Giảm được nhiệt độ tại chỗ ngay lập tức với bỏng nhiệt, hòa
loãng và làm trôi tác nhân gây bỏng, giảm đau, hạn chế rối loạn vi tuần hoàn tại
vùng bỏng, làm giảm phù nề và giảm độ sâu tổn thương bỏng.
Nên nhớ việc sử dụng nước lạnh sạch là rất cần thiết vì hiệu quả cao, có sẵn,
bảo đảm được thời gian sớm nhất. Không nên bôi bất cứ cái gì lên vết bỏng khi
chưa được bác sỹ khám đánh giá và chỉ định.
II. CHỈ ĐỊNH
Bỏng do nhiệt trong vòng 1 giờ đầu sau bỏng, càng sớm càng tốt.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Chống chỉ định tuyệt đối: không có
- Chống chỉ định tương đối: Không cần thiết trong một số trường hợp: bỏng
nhiệt sau nhiều giờ, bỏng đã lâu ngày, người bị bỏng đang có các dấu hiệu nguy
hiểm đe dọa tính mạng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh
Được giải thích mục đích của ngâm rửa và đề nghị hợp tác
2. Dụng cụ, trang bị
- Nước lạnh, sạch: nước lọc, nước máy, nước giếng, nước mưa, trong trường
hợp cần thiết có thể dùng nước hồ, sông
- Chậu, xô, vòi nước, gáo nước
- Khăn, chăn ủ ấm
- Băng gạc sạch
3. Người thực hiện sơ cấp cứu
Tại hiện trường, người tham gia cấp cứu có thể là tình nguyện viên, hội viên
hội chữ thập đỏ…, hoặc chính người bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt
- Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng ra khỏi nạn nhân: nhanh chóng đưa
nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân…
- Để nạn nhân nơi an toàn, thoáng, cao ráo để có thể thực hiện cứu chữa sơ
bộ ban đầu có hiệu quả.
- Cởi hoặc cắt bỏ quần áo cháy, ngấm nước sôi… Nhanh chóng cởi quần áo
chật, nhẫn hoặc đồng hồ trước khi phần bỏng sưng nề.
Bước 2: Đánh giá ban đầu, bảo đảm những chức năng sống còn,
- Kiểm tra đánh giá trạng thái toàn thân, đặc biệt các chức năng sinh tồn:
- Tình trạng ý thức (tỉnh hay không tỉnh)
- Đường thở, tình trạng hô hấp (ngừng thở, khó thở không)
- Tuần hoàn: mạch ngoại vi còn hay không, có ngừng tim hay không
- Phát hiện chấn thương kết hợp, đặc biệt những gãy xương lớn hoặc chấn
thương sọ não, chảy máu lớn…
- Tiến hành cấp cứu tối khẩn cấp khi phát hiện những rối loạn trên.
Bước 3: Nhanh chóng ngâm rửa vùng bỏng vào nước sạch
- Tiến hành ngâm vùng bỏng vào nước sạch càng sớm càng tốt (tốt nhất
trong vòng 30-60 phút đầu).
- Có thể ngâm rửa hoặc dội bằng nước sạch hay hứng dưới vòi nước sạch.
- Vừa ngâm rửa vùng bỏng vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, vừa dùng gạc lau nhẹ
để làm trôi dị vật, bùn đất bám vào vết bỏng.
- Có thể ngâm, rửa, dội hoặc đắp các khăn tẩm nước lên vùng bị bỏng.
- Không sử dụng đá lạnh, nước đá lạnh để ngâm rửa hay chườm lên vết bỏng
- Thời gian ngâm rửa thường từ 15-20 phút đến 30-45 phút. Có thể ngâm
rửa tới khi hết đau rát.
- Kinh nghiệm cho thấy khi thôi không ngâm rửa nữa mà người bệnh vẫn đau
tăng, ngâm trở lại người bệnh lại giảm đau có nghĩa là ngâm rửa vẫn còn tác dụng.
- Sử dụng nước lạnh sạch, nhiệt độ từ 16 đến 20 độ là tốt nhất... Tận dụng
nguồn nước sạch sẵn có ngay tại nơi bị nạn như nước máy, nước mưa, nước
giếng... Nước vô trùng là không cần thiết.
* Lưu ý: Chú ý chỉ ngâm rửa vùng bị bỏng còn những vùng khác của cơ thể
cần được giữ ấm, nhất là mùa đông. Đặc biệt với trẻ em, người già, khi thời tiết
lạnh, khi diện tích bỏng rộng: cần rút bớt thời gian ngâm, đề phòng nhiễm lạnh.
Bước 4: Che phủ tạm thời vết bỏng
- Sau khi ngâm rửa, tiến hành che phủ vết bỏng bằng gạc sạch hoặc vải
sạch,thậm chí khăn mặt, khăn tay, vải màn sạch…
- Băng ép vừa phải vết bỏng
Bước 5: Ủ ấm, bù nước điện giải sau bỏng
- Bù nước điện giải bằng đường uống (uống oréol, nước chè đường ấm, nước
cháo loãng, nước khoáng…
- Ủ ấm
- Giảm đau cho người bệnh (nếu có thể) bằng các thuốc giảm đau toàn thân.
Bước 6: Vận chuyển nạn nhân dến cơ sở y tế gần nhất.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG:
Ngừng thở, ngừng tim:
Do bỏng nặng, đau đớn quá mức nếu không được khám xét đánh giá đầy đủ
mà vẫn tiến hành ngâm rửa thì trong quá trình ngâm rửa người bệnh có thể ngừng
thở, ngừng tim. Do đó cần phải đánh giá chính xác chức năng sống và tình trạng
toàn thân trước khi xử trí, nếu tình trạng nặng phải ưu tiên hồi sức cấp cứu nạn
nhân trước. Nếu xảy ra ngừng thở, ngừng tim cần dừng việc ngâm rửa và tiến hành
hồi sức tổng hợp.
Nhiễm lạnh, viêm phổi do ngâm rửa:
Đây là biến chứng hay gặp, đặc biệt vào mùa lạnh, với trẻ em, người già,
phụ nữ; diện bỏng rộng. Để tránh, cần ngâm rửa vùng bỏng nhưng ủ ấm vùng lành,
không dùng đá lạnh, nước lạnh, với trẻ nhỏ quá không nên ngâm rửa diện rộng,
nên chọn nơi kín gió.
CHỈ TIÊU 5
THAM GIA TƯ VẤN HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÂN
CÁCH KIỂM SOÁT THỰC PHẨM VÀ VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG
Chỉ tiêu 5: Tham gia tư vấn hướng dẫn người dân cách kiểm soát thực
phẩm và vệ sinh môi trường
Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN NGUYÊN TẮN VÀNG CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM AN TOÀN
1. Chọn thực phẩm an toàn:
Trong khi có rất nhiều chủng loại thực phẩm, cần phải biết cách chọn được
các thực phẩm an toàn như biết cách chọn thịt, cá, rau quả, thực phẩm bao gói
sẵn...
2. Nấu kĩ thức ăn:
Rất nhiều thực phẩm sống, ví dụ như thịt gia súc, gia cầm, trứng và sữa chưa
tiệt trùng có thể ô nhiễm các vi khuẩn gây bệnh.
Các thực phẩm cần được đun nấu kĩ trước khi ăn.
Rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng.
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín:
Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận
lợi cho các vi khuẩn phát triển.
Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng
ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.
4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín:
Nếu bạn muốn chế biến trước thực phẩm hoặc muốn giữ lại các thức ăn
thừa, phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc
trên 60 độ C), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 10 độ C). Đây là nguyên tắc quan trọng
nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm qua 4 hoặc 5 tiếng.
Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em nên ăn ngay không nên bảo quản.
Một lỗi thông thường, dẫn đến các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do để
một số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh. Trong một tủ lạnh có quá nhiều thực
phẩm, thực phẩm nấu chín không có đủ độ lạnh nhanh cần thiết. Khi thực phẩm
vẫn giữ được độ ấm lâu (trên 10 độ C) vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh đủ đạt tới
mức độ gây bệnh.
5. Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn:
Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình
bảo quản thực phẩm (bảo quản đúng cách có thể giảm bớt sự phát triển của các vi
khuẩn nhưng không diệt được các sinh vật).
Một lần nữa, đun kĩ nghĩa là thực phẩm phải được đun với nhiệt độ ít nhất là
70 độ C.
6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín:
Thực phẩm nấu chín có thể ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống.
Ví dụ, không nên chế biến thịt sống và sau đó lại dùng chung thớt và dao để
thái thịt đã nấu chín. Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua
đường thực phẩm.
7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ:
Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác
làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các
nguồn dễ gây ô nhiễm khác.
Sau khi chế biến thịt phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt, hoặc thịt gia cầm,
bạn nhớ nên rửa lại tay thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Và
nếu tay bạn có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực
phẩm.
Luôn nhớ chính những con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, chim... thường là
những tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà có thể truyền qua tay của bạn vào thực phẩm.
8. Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo,gọn gàng,
sạch sẽ, hợp vệ sinh:
Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kì bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực
phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẩu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên
nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh.
Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc
thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt
sạch sẽ.
9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài
động vật khác:
Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực
phẩm.
Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng các vật chứa được đóng kín.
10. Sử dụng nguồn nước sạch:
Nước sạch là một yếu tố quan trọng đối với việc chế biến thực phẩm và làm
đồ uống.
Nếu không có nguồn cung cấp nước sạch, bạn có thể đun sôi nước trước khi
sử dụng chế biến thực phẩm hoặc làm đá cho các đồ uống.
Cẩn thận với bất kì loại nước dùng để chế biến bữa ăn cho trẻ em.
Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TRONG CHĂN NUÔI
1. Về lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại hợp lý:
Chuồng trại chăn nuôi cần cần đảm bảo mỹ quan hài hòa với các công trình
khác, cách càng xa khu sinh hoạt với gia đình càng tốt, không bị gió lùa hoặc đầu
gió; mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, thuận tiện cho chăm sóc, thuận
tiện về nguồn nước, thuận lợi cho việc thu gom xử lý chất thải.
Nếu có thể nên xây chuồng trại xa đường giao thông chính, tránh được tiếng
ồn và những hoạt động qua lại của con người nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh và
dễ cách ly khi dịch bệnh xảy ra.
2. Mật độ và diện tích chuồng nuôi
Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất
và sức đề kháng bệnh của vật nuôi, song hầu như ít được nông dân tuân thủ nên đã
làm cho môi trường chuồng trại kém thông thoáng, dễ phát sinh dịch bệnh và khả
năng lây nhiễm bệnh cao.
Đối với từng loại gia súc, gia cầm đều có những khuyến cáo quy định về mật độ
chăn nuôi và diện tích tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả tối ưu.
Đối với đại gia súc mật độ nuôi bà con nên đảm bảo từ 3 -5m2
/con, tiểu gia súc
từ 0,5 -2m2
/con, gia cầm 9-10con/m2
đối với gà thịt và 4-5con/m2
đối với gà giống.
3. Xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi
- Đối với chăn nuôi quy mô lớn và theo phương thức công nghiệp yêu cầu
các hộ chăn nuôi phải xây hầm khí sinh học để tận dụng chất thải chăn nuôi sản
xuất khí gas cho đun nấu và không gây ô nhiễm môi trường, tuyệt đối không xả
thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý ra môi trường.
- Đối với chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ thì trong quy hoạch chuồng nuôi
phải xây dựng bể chứa chất thải lỏng và ủ phân có nắp đậy. Hàng ngày tiến hành
thu gom phân, rác trước khi xịt nước rửa chuồng để đưa vào hố ủ hoai mục làm
phân bón. Bà con có thể dùng vôi bột + đất bột + phân lân + lá phân xanh hoặc trấu
cùng ủ với phân. Phân ủ hoai mục rất tốt vừa không có mùi, hàm lượng hữu cơ và
đạm cao lại vừa không tồn tại mầm bệnh. Để ủ được phân gia súc làm phân bón, bà
con có thể thực hiện theo 2 phương pháp sau:
+ Phương pháp ủ nguội: bà con gom phân chuồng về hố và nén chặt, bổ
sung thêm chất độn chuồng như rác, trấu, rơm rạ và giữ độ ẩm khoảng 70%, dùng
bạt hay nilon che phủ trên miệng hố, bổ sung thêm chế phẩm vi sinh (có bán sẵn
trên thị trường) và chỉ sau 3-6 tháng phân đã hoai mục hoàn toàn, bà con có thể sử
dụng phân này bón cho các cây trồng, làm giá thể trồng rau rất tốt.
+ Phương pháp ủ nóng được chuẩn bị như ủ nguội nhưng không cần nén
chặt đống phân và định kỳ 2 tháng dùng dụng cụ xáo đống phân lại, cứ làm như thế
khoảng 2 lần là phân oai mục, sau 3-4 tháng là phân hoai mục hoàn toàn. Cần làm
ống thoát hơi từ đống phân lên cao để hạn chế mùi hôi phát tán.
+ Phương pháp xử lý bằng chế phẩm vi sinh hiện nay được sử dụng phổ biến
đối với khu vực chăn nuôi có phát sinh chất thải lớn để giảm thời gian ủ phân. Các
bước được thực hiện như sau:
Bước 1.Chuẩn bị nguyên liệu, vật tư:
Phế thải chăn nuôi được tập trung thu gom lại và xử lý trước khi ủ để điều
chỉnh độ ẩm, pH, kích thước nguyên liệu cho phù hợp với quá trình ủ compost: Để
tăng khả năng hoai mục, bà con có thể điều chỉnh độ ẩm bằng cách để khô ráo tự
nhiên hoặc trộn với chất độn như than bùn, mùn cưa, trấu hoặc phế phụ phẩm nông
nghiệp (nếu có) theo tỷ lệ 50:50;
Bước 2. Phối trộn:
Để tăng hiệu lực của đống ủ, bà con nên bổ sung thêm rỉ đường: 5 kg ; 3 kg
đạm; 5 kg lân cho mỗi tấn phân ủ và 0,2kg chế phẩm vi sinh.
Bà con cho chế phẩm vi sinh vật vào nước, khuấy đều cho tan hết sau đó
dùng thiết bị tưới đều lên nguyên liệu ủ đã bổ sung thêm đạm, lân. Độ ẩm của khối
ủ cần đạt 50-55% là tốt nhất.
Bước 3. Ủ và đảo trộn:
Tiến hành đánh đống ủ theo hình khối hoặc hình chóp với kích thước: cao
0,6-1 m; rộng 1,2 m tùy theo lượng phân bà con có. Dùng nilon phủ kín bề mặt
khối ủ để tăng nhiệt độ cho đống ủ, sau một tháng là phân ủ hoai mục hoàn toàn và
có thể sử dụng được.
Nếu có điều kiện về nhân lực, bà con có thể tiến hành đảo đống ủ để tăng
hoạt tính của vi sinh vật để rút ngắn thời gian ủ. Khi đảo thì cần đảo từ trên xuống
dưới, sau khi đảo lại tiến hành ủ như bình thường. Nếu đảo trộn được 1-2 lần, mỗi
lần đảo cách nhau 4-8 ngày thì chỉ sau 21 ngày là đống ủ hoai mục hoàn toàn và có
thể sử dụng làm phân bón bón cho cây trồng.
Ngoài ra, để hạn chế mùi hôi ở chuồng trại bà con nông dân có thể mua các
chế phẩm vi sinh để xử lý.
Các loại chế phẩm này được bán phổ biến trên thị trường hoặc liên hệ với
Viện Môi trường Nông nghiệp để được hỗ trợ kỹ thuật.
Khi sử dụng chế phẩm bà con pha với nước và phun trên bề mặt diện tích
chuồng để giảm mùi hôi.
4. Thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại
Vệ sinh, sát trùng chuồng trại cần phải thực hiện theo đúng quy trình và các
bước sau:
Bước 1: Làm sạch phân và các chất thải hữu cơ
Trước khi rửa cần phải làm sạch các chất hữu cơ trước khi sử dụng các thuốc
sát trùng.
Phân, đất, rơm, máu, trấu... làm cho thuốc sát trùng mất tác dụng hoặc tác
dụng kém. Do vậy trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng, các dụng cụ
chuyên dụng làm sạch các chất hữu cơ, phân bám trên nền, tường, bề mặt dụng cụ
chăn nuôi...
Bước 2: Vệ sinh sạch bằng nước
Sau đã làm sạch phân và các chất thải hữu cơ bằng xẻng, vẹt... thì ta tiến
hành rửa sạch chuồng nuôi, máng ăn... bằng nước.
Những vật dụng, vị trí bám bẩn chặt trên bề mặt lâu ngày cần phải ngâm
nước thật kỹ cho bở (ngâm 1-2 ngày).
Còn các vị trí khó rửa như góc, khe... thì phải dùng vòi xịt có áp lực lớn để
đánh bật các chất bẩn bám trên bề mặt.
Bước 3: Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy:
Sử dụng nước vôi 30%, xà phòng, thuốc tẩy rửa để phun, ngâm, dội rửa nền
và các dụng cụ chăn nuôi sau khi đã vệ sinh bằng nước.
Bước 4: Sát trùng bằng thuốc sát trùng
Sử dụng các thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp, pha loãng theo công
thức khuyến cáo của nhà sản xuất.
Sử dụng nước sạch, có độ pH trung tính để pha loãng thuốc.
Không sử dụng nước cứng (là nước đá vôi) để pha loãng thuốc vì nước cứng
sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng thuốc. Nhiệt độ nước ở điều kiện phòng. Không
nóng quá, cũng không lạnh quá.
Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, thời gian sử dụng sau khi pha loãng. Đọc
kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Từng loại thuốc có tác dụng sát trùng, tiêu độc một nhóm số virut, vi khuẩn
nhất định. Một số loại virut cần thuốc sát trùng riêng nên bà con lưu ý khi phòng
dịch và dập dịch.
Phải sử dụng quần áo bảo hộ khi phun thuốc sát trùng. Có thể dùng máy
chuyên dụng để phun hoặc nếu không có điều kiện sử dụng máy chuyên dụng có
thể sử dụng các loại bình phun thuốc sâu thay thế.
Bước 5: Để khô
Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị.
Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1 - 2
ngày, không được để khô dưới 12 giờ.
5. Trồng cây xanh
Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh nếu có diện tích để
tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp
hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi.
Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng….
Như vậy, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi là một trong những yếu
tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, giữ gìn môi trường sinh
thái. Việc xử lý chất thải chăn nuôi được thực hiện dễ ràng để vừa tạo ra các loại
phân bón hữu cơ có giá trị, hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, lại vừa thể hiện
được vai trò, trách nhiệm của người chăn nuôi đối với công tác bảo vệ môi trường.
B. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC TẬP:
1. Thuận lợi:
- Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ hướng dẫn thực tập và sự tạo điều
kiện của Trung tâm Y tế huyện, Khoa Dân số và Phát triển, Trạm Y tế các xã, thị trấn.
- Được tạo điều kiện đầy đủ về trang thiết bị,môi trường làm việc trong quá
trình thực hiện truyền thông giúp nắm bắt được nhiều kinh nghiệm, rút ra được
nhiều bài học thực tế, biết cách vận dụng lý thuyết vào thực hành cả về chuyên
môn và kinh nghiệm kỹ năng giao tiếp, ứng xử của người nhân viên y tế.
- Được tiếp xúc trực tiếp với công việc: Thực tập căn bản là để vận dụng
những gì đã học vào công việc. Bởi thế đây là quá trình quan trọng bản thân phát
hiện ra nhiều thứ chẳng hạn: điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, những kiến
thức chuyên môn còn thiếu sót, niềm đam mê với công việc…
2. Khó khăn
- Kiến thức và sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế.
- Thời gian thực tập ngắn nên chưa áp dụng được toàn bộ kiến thức được
học vào thực tế.
- Do huyện Đăk R’lấp là địa bàn đông dân, nhiều dân tộc anh em sinh sống,
cộng thêm các phong tục tâp quán khác nhau nên công tác truyền thông vận động
gặp rất nhiều khó khăn.
- Kinh phí đầu tư cho công tác truyền thông còn hạn chế.
- Nhận thức của người dân về các chính sách của nhà nước còn hạn chế.
3. Bài học rút ra trong quá trình thực tập: T
uân thủ thời gian, giờ giấc thực tập; năm vững kiến thức được học áp dụng
vào thực tiễn thực tập; lắng nghe, quan sát và không ngừng học hỏi, không ngại
giao tiếp; ghi chép thông tin thu thập được cũng như bài học qua thực tế một cách
đầy đủ kịp thời...
- Qua thời gian thực tập đã giúp em nâng cao được trình độ chuyên môn về
công tác thực hành xây dựng kế hoạch và thực hiện báo cáo như thế nào để hiệu quả.
- Qua quá trình thực tế tại địa phương, đã giúp em nắm bắt được tình hình
thực tế, những khó khăn, thuận lợi của địa phương mình. Từ đó đưa ra được các
hướng giải quyết để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
C. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
- Tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tổ chức các lớp hướng dẫn vệ sinh môi trường đến các đối tượng chủ đích:
các cơ sở kinh doanh, trang trại, trường học, bệnh viện, chợ, trung tâm thương mại...
- Tiếp tục thực hiện củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế thôn buôn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát hoạt dộng vệ sinh an
toàn thực phẩm, y dược tư nhân.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh, không để
xảy ra dịch, bảo đảm tiến độ thực hiện các chương trình, dự án y tế.
- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, quan tâm đúng mực đến các đối
tượng chính sách bệnh nhân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi
và người cao tuổi...
- Thực hiện tốt quy chế báo cáo, thông tin.
Trên đây là bài báo cáo thực tập môn chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe
sinh sản-kế hoạch hóa gia đình vệ sinh phòng bênh và dinh dưỡng cộng đồng tại
huyện Đăk R’lấp của em. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Bs.CKII. Bùi
Văn Hội trên lớp, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện, cán bộ hướng dẫn Bs. CKI Sử
Tuyết Anh đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Đăk R’lấp, ngày tháng năm 2021
Học viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thái Hải Nguyên
Ý kiến nhận xét, xác nhận của cán bộ hướng dẫn thực tập
..........................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Đăk R’lấp, ngày tháng năm 2021
Cán bộ hướng dẫn thực tập
(Ký và ghi rõ họ tên)
Sử Tuyết Anh

More Related Content

What's hot

Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...
Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...
Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐTS DUOC
 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦUCHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦUSoM
 
Dân số và phát triển
Dân số và phát triểnDân số và phát triển
Dân số và phát triểnYen Luong-Thanh
 
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNHBÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNHnataliej4
 
Tuyên truyền về mất cân bằng giới tính.Transam0964014736mon.95@gmail.com
Tuyên truyền về mất cân bằng giới tính.Transam0964014736mon.95@gmail.comTuyên truyền về mất cân bằng giới tính.Transam0964014736mon.95@gmail.com
Tuyên truyền về mất cân bằng giới tính.Transam0964014736mon.95@gmail.comMon0964014736
 
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩQuản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩTS DUOC
 
Bai 302 dinh duong cho tre em
Bai 302 dinh duong cho tre emBai 302 dinh duong cho tre em
Bai 302 dinh duong cho tre emThanh Liem Vo
 
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xãBáo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xãDucha254
 
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếTài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếĐiều Dưỡng
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
425 cac tinh huong vi du ve lam sang x oa50
425 cac tinh huong vi du ve lam sang x oa50425 cac tinh huong vi du ve lam sang x oa50
425 cac tinh huong vi du ve lam sang x oa50Thanh Liem Vo
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngMa Hoa
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
Thong tu 54 2015 byt
Thong tu 54 2015 bytThong tu 54 2015 byt
Thong tu 54 2015 bytzecky ryu
 
XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH Ở NGƯỜI
XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH Ở NGƯỜIXÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH Ở NGƯỜI
XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH Ở NGƯỜISoM
 
MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN, ĐIỂM 10
MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN, ĐIỂM 10MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN, ĐIỂM 10
MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN, ĐIỂM 10OnTimeVitThu
 
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

What's hot (20)

Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...
Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...
Thuc trang suy dinh duong thap coi va hieu qua cai thien khau phan cho tre du...
 
Cđ gt
Cđ gtCđ gt
Cđ gt
 
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐQuản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
Quản lý và tổ chức y tế - CĐHĐ
 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦUCHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
 
Dân số và phát triển
Dân số và phát triểnDân số và phát triển
Dân số và phát triển
 
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNHBÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
BÁO CÁO THỰC TẬP BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
 
Tuyên truyền về mất cân bằng giới tính.Transam0964014736mon.95@gmail.com
Tuyên truyền về mất cân bằng giới tính.Transam0964014736mon.95@gmail.comTuyên truyền về mất cân bằng giới tính.Transam0964014736mon.95@gmail.com
Tuyên truyền về mất cân bằng giới tính.Transam0964014736mon.95@gmail.com
 
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩQuản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
Quản lý và tổ chức y tế - Y sĩ
 
Bai 302 dinh duong cho tre em
Bai 302 dinh duong cho tre emBai 302 dinh duong cho tre em
Bai 302 dinh duong cho tre em
 
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xãBáo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
Báo cáo tổ chức quản lý và hoạt động Công tác CSSKBM - DSKHHGĐ tại trạm y tế xã
 
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y TếTài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
Tài liệu sức khỏe môi trường - Bộ Y Tế
 
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
425 cac tinh huong vi du ve lam sang x oa50
425 cac tinh huong vi du ve lam sang x oa50425 cac tinh huong vi du ve lam sang x oa50
425 cac tinh huong vi du ve lam sang x oa50
 
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan PhượngTrường cao đẳng y tế hà đông         báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
Trường cao đẳng y tế hà đông báo cáo thực tập tốt nghiệp Đan Phượng
 
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆUMÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
MÔ HỌC HỆ TIẾT NIỆU
 
Thong tu 54 2015 byt
Thong tu 54 2015 bytThong tu 54 2015 byt
Thong tu 54 2015 byt
 
XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH Ở NGƯỜI
XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH Ở NGƯỜIXÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH Ở NGƯỜI
XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH Ở NGƯỜI
 
MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN, ĐIỂM 10
MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN, ĐIỂM 10MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN, ĐIỂM 10
MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN, ĐIỂM 10
 
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docx
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docxTiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docx
Tiểu Luận Chức Danh Nghề Nghiệp Điều Dưỡng Hạng III.docx
 
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...
Thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình và các yếu tố ảnh hưởng tại hai x...
 

Similar to BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHGĐ VỆ SINH PHÒNG BỆNH VÀ DINH DƯỠNG CỘNG ĐỒNG

BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptx
BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptxBÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptx
BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptxThyPhng311166
 
kh pt y tế hà tĩnh.pdf
kh pt y tế hà tĩnh.pdfkh pt y tế hà tĩnh.pdf
kh pt y tế hà tĩnh.pdfcongty5
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhHuyen Thanh
 
Thực-trạng-y-tế-hiện-nay.docx
Thực-trạng-y-tế-hiện-nay.docxThực-trạng-y-tế-hiện-nay.docx
Thực-trạng-y-tế-hiện-nay.docxHNhQunh6
 
Báo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptx
Báo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptxBáo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptx
Báo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptxKhnhNgnh1
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆ...
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH  BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆ...CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH  BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆ...
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...sividocz
 
Danh gia thuc trang cong tac cham soc ba me truoc sinh theo chuan quoc gia ve...
Danh gia thuc trang cong tac cham soc ba me truoc sinh theo chuan quoc gia ve...Danh gia thuc trang cong tac cham soc ba me truoc sinh theo chuan quoc gia ve...
Danh gia thuc trang cong tac cham soc ba me truoc sinh theo chuan quoc gia ve...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020jackjohn45
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...tcoco3199
 
8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vn8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vnGia Hue Dinh
 
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinhDuy Quang
 
Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...
Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...
Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHGĐ VỆ SINH PHÒNG BỆNH VÀ DINH DƯỠNG CỘNG ĐỒNG (20)

BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptx
BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptxBÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptx
BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptx
 
Nhóm 3
Nhóm 3Nhóm 3
Nhóm 3
 
Nhóm 3 end
Nhóm 3 endNhóm 3 end
Nhóm 3 end
 
kh pt y tế hà tĩnh.pdf
kh pt y tế hà tĩnh.pdfkh pt y tế hà tĩnh.pdf
kh pt y tế hà tĩnh.pdf
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnh
 
Thực-trạng-y-tế-hiện-nay.docx
Thực-trạng-y-tế-hiện-nay.docxThực-trạng-y-tế-hiện-nay.docx
Thực-trạng-y-tế-hiện-nay.docx
 
Báo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptx
Báo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptxBáo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptx
Báo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptx
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
I02 1
I02 1I02 1
I02 1
 
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆ...
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH  BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆ...CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH  BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆ...
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG BẢO HIỂM Y TẾ TẠI CÁC BỆNH VIỆ...
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
 
Danh gia thuc trang cong tac cham soc ba me truoc sinh theo chuan quoc gia ve...
Danh gia thuc trang cong tac cham soc ba me truoc sinh theo chuan quoc gia ve...Danh gia thuc trang cong tac cham soc ba me truoc sinh theo chuan quoc gia ve...
Danh gia thuc trang cong tac cham soc ba me truoc sinh theo chuan quoc gia ve...
 
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nơi Thực Tập
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nơi Thực TậpBáo Cáo Thực Tập Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nơi Thực Tập
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nơi Thực Tập
 
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
đề áN phát triển bệnh viện đkkv nam bình thuận giai đoạn 2016 – 2020
 
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Và Hiệu Quả Can Thiệp Y Học Cổ Truyền Tại Tuyến ...
 
8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vn8.1.2014 he thong to chuc y te vn
8.1.2014 he thong to chuc y te vn
 
Đẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.doc
Đẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.docĐẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.doc
Đẩy Mạnh Phát Triển Dịch Vụ Yttn Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định.doc
 
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
15 dan-so-ke-hoach-hoa-gia-dinh
 
Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...
Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...
Nhan thuc, thai do va muc do tham gia cac hoat dong cham soc suc khoe tai nha...
 
Giaiphapctxh2019
Giaiphapctxh2019Giaiphapctxh2019
Giaiphapctxh2019
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHGĐ VỆ SINH PHÒNG BỆNH VÀ DINH DƯỠNG CỘNG ĐỒNG

  • 1. TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU SỨC KHỎE SINH SẢN-KHHGĐ VỆ SINH PHÒNG BỆNH VÀ DINH DƯỠNG CỘNG ĐỒNG Họ và tên học viên: Nguyễn Thái Hải Nguyên Ngày tháng năm sinh: 28/07/1993 Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp Lớp: Bồi dưỡng Nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số - Khóa K60 - Đăk Nông Đăk Nông, năm 2020
  • 2. CHỈ TIÊU 1 THU THẬP THÔNG TIN, TÌM HIỂU PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỂ LÀM BÁO CÁO VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ NÓI CHUNG VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI CỘNG ĐỒNG, LỰA CHỌNNHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ CẦN GIẢI QUYẾT.
  • 3. BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN HỌC: Chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình vệ sinh phòng bênh và dinh dưỡng cộng đồng Tại Trạm Y tế Kiến Đức Họ và tên học viên: Nguyễn Thái Hải Nguyên Ngày, tháng, năm sinh: 28/07/1993 Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp Lớp: Bồi dưỡng Nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số - Khóa K60 - Đăk Nông Giảng viên hướng dẫn: Bs.CKII. Bùi Văn Hội Cán bộ hướng dẫn thực tập: Bs.CKI Sử Tuyết Anh Địa điểm thực tập: Trạm Y tế Kiến Đức A. KẾT QUẢ THỰC TẬP Chỉ tiêu 1: Thu thập thông tin, tìm hiểu phong tục tập quán của cộng đồng để làm báo cáo về những vấn đề sức khoẻ nói chung và sức khỏe sinh sản tại cộng đồng, lựa chọnnhững vấn đề sức khoẻ cần giải quyết. I. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐĂK R’LẤP 1. Đặc điểm tự nhiên Đắk R’lấp là huyện nằm phía Nam của tỉnh Đắk Nông, trung tâm huyện cách thị xã Gia Nghĩa 25km về phía Tây theo hướng quốc lộ 14; là cửa ngõ của Tây Nguyên nối với Thành phố Hồ Chí Minh theo quốc lộ 14, nơi tiếp giáp giữa Tây Nguyên và Nam Bộ. Huyện Đắk R’lấp phía Bắc giáp huyện Tuy Đức; phía Tây giáp tỉnh Bình Phước; phía Đông giáp thị xã Gia Nghĩa; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng. Đắk R’lấp là cửa ngõ thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Nông. Thế mạnh của huyện là đất đỏ bazan, rừng và khoáng sản dưới lòng đất (như vàng sa khoáng, đá saphir và chủ yếu là các mỏ bôxít lộ thiên, với trữ lượng lớn ở Nhân Cơ, Nhân Đạo, Đăk Wer, Nghĩa Thắng,…). Huyện có diện tích tự nhiên 63.420 ha, dân số 91.862 người, mật độ dân số trung bình 144,8 người/km², có 25 dân tộc anh em cùng chung sống trên 11 đơn vị hành chính cấp xã.
  • 4. Bản đồ hành chính huyện Đăk R’lấp Đời sống chủ yếu dựa vào công tác nông nghiệp, trồng cây cà phê, tiêu, điều, cao su, riêng xã Nhân cơ có khu công nghiệp Alumin Cơ) có diện tích 95ha, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 261 tỷ đồng tính đến năm 2009. Có nhiều công trình khác đang thi công như: Nhà máy luyện nhôm Trần Hồng Quân, các khu trung tâm thương mại, bệnh viện, khu du lịch Phước Sơn đã và đang được đầu tư xây dựng….
  • 5. Trung tâm thương mai Kiến Đức - Đăk R’lấp Huyện Đăk R’lấp có 05 trường THPT, 12 trường THCS, 20 trường tiểu học, 12 trường mầm non, nền giáo dục đang trên đà phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng thu hút học sinh. Hàng năm tỉ lệ học sinh vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp đạt 98%, đã phổ cập giáo dục đầy đủ.
  • 6. Trường THPT Phạm Văn Đồng - Kiến Đức - Đăk R’lấp Huyện có 25 dân tộc anh em sinh sống với các phong tục tập quán khác nhau. Tổng số dân tộc trên địa bàn là 10.580 người chiếm 11,5% dân số huyện. Dân tộc tại chỗ là M’Nông chiếm 2.654 người.
  • 7. Huyện có 01 Trung tâm Y tế, 11 trạm y tế xã, thị trấn và rất nhiều các cơ sở y tế tư nhân khác trên địa bàn. Trung tâm Y tế huyện ngày càng được nâng cấp và hoàn thiện. Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp Trung tâm Y tế Y tế huyện Đăk R’lấp là đơn vị y tế hạng III (tuyến huyện), được thành lập theo quyết định số 1544/QĐ-UBND ngày 28 thàng 9 năm 2018 dựa trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm Y tế huyện và Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện”. Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về tổ chức và hoạt động của Sở Y tế. Có
  • 8. nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện Đăk R’lấp và người dân ở các địa bàn lân cận. 2. Đặc điểm nhân sự: Toàn đơn vị gồm 309 người, trong đó 218 biên chế, 83 trường hợp Trung tâm Y tế tự hợp đồng và 08 hợp đồng Nghị định 68 với lao động. Bộ máy hoạt động gồm: - Ban lãnh đạo: Ban giám đốc; - 02 phòng chức năng; - 14 khoa chuyên môn; - 11 Trạm Y tế xã, thị trấn. 3. Bộ máy tổ chức Dân số của huyện Đăk R’lấp Trung tâm Y tế Y tế huyện Đăk R’lấp là đơn vị y tế hạng III (tuyến huyện), được thành lập theo quyết định số 1544/QĐ-UBND ngày 28 thàng 9 năm 2018 dựa trên cơ sở sáp nhập Bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm Y tế huyện và Trung tâm dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện”. Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về tổ chức và hoạt động của Sở Y tế. Có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện Đăk R’lấp và người dân ở các địa bàn lân cận. Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp chịu sự quản lý, chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật về dịch vụ KHHGĐ, truyền thông giáo dục của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Đăk Nông. Chịu sự quản lý nhà nước theo địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện Đăk R’lấp. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện về các công tác DS-KHHGĐ nhằm thực hiện các mục tiêu trong nghị quyết 21/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới. II. CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN: 1. Kết quả các hoạt động: - Triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho các Trạm Y tế xã, thị trấn và thực hiện xét nghiệm tự nguyện cho phụ nữ mang thai cho xã Đăk Ru vào tháng 6 năm 2020; - Phối hợp cùng chương trình DS-KHHGĐ tổ chức đợt khám phụ khoa và cung cấp các dịch vụ tránh thai trên địa bàn huyện, tăng tỷ lệ người sử dụng BPTT, giảm tỷ lệ sinh trên địa bàn. - Phối hợp với chương trình DS-KHHGĐ thực hiện tầm soát sàng lọc trước sinh và sơ sinh. Kết quả tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 53,3%, tỷ lệ trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh đạt 71,3%.
  • 9. 2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn Stt Chỉ tiêu Đơn vị Chỉ tiêu 2020 Kết quả đạt được Đánh giá 1 Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thời kỳ % ≥ 83,5% 85,69% Đạt 2 Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trở lên trong 3 thời kỳ % ≥ 40% 40,97% Đạt 3 Tỷ lệ phụ đẻ được nhân viên y tế đỡ đẻ % ≥ 95% 99,78% Đạt 4 Tỷ suất tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ ra sống %000 ≤ 52 0 %000 Đạt 5 Tỷ số phá thai TS ≤ 25 0,02 Đạt 6 Tỷ suất tử vong trẻ em < 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ ra sống %o ≤ 32,23 3,75%0 Đạt 7 Tỷ suất tử vong trẻ em < 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ ra sống %o ≤ 25,28 2,25%0 Đạt 8 Chết sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ ra sống %000 ≤ 12 2,25%000 Đạt 9 Tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên % ≤ 4,9 4,65% Đạt 3. Tồn tại: Bên cạnh những thành tựu đạt được qua đợt tư vấn và khám sức khỏe cho các đối tượng phụ nữ trên địa bàn, Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp nhận thấy một số khó khăn sau: - Tỷ suất mang thai ở tuổi vị thành niên chiếm 7,25‰ (Số trẻ sinh ra là con của phụ nữ từ 10-19 tuổi là 45 trẻ - Tỷ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm bị khoa còn khá cao - Tỷ lệ tử vong trẻ vẫn còn. - Tỷ lệ phụ nữ chưa có kiến thức về CSSKSS còn hạn chế - Người dân không chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân. - Cơ sở vật chất tại các xã, thị trấn đã cũ, hệ thống tiệt khuẩn không đảm bảo - Các thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại các Trạm y tế xã, thị trấn còn hạn chế, đặc biệt là các phương tiện như siêu âm, máy đo tim thai v.v.. III. NGUYÊN NHÂN: 1. Từ phía đối tượng
  • 10. - Là 1 huyện miền núi, địa bàn dân cư rộng lớn, đi lại khó khăn, có nơi cách trung tâm Y tế huyện 40km, cách Trạm Y tế gần 10km nên việc chủ động đi khám sức khỏe sinh sản định kì còn hạn chế. - Có nhiều dân tộc thiểu số với phong tục tập quán khác nhau nên công tác vận động tư vấn còn hạn chế, nhiều gia đình còn sinh con tại nhà theo phong tục, không đến cơ sở y tế để khám - Chưa có đầy đủ kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chưa vệ sinh đúng cách hoặc vệ sinh không đúng cách - Do tâm lý e ngại, xấu hổ nên không muốn đến các cơ sở khám chữa bệnh để kiểm tra định kì - Do các bênh lý đi kèm như mãn kinh, sức khỏe giảm sút…. - Do quan hệ tình dục không an toàn chưa áp dụng các biện pháp tránh thai - Số trẻ sinh là con của vị thành niên thanh niên do chưa có hiểu biết về các biện pháp tránh thai dẫn đến mang thai ở tuổi vị thành niên. 2. Từ phía TTYT, TYT, NVYT: - Nhân lực thiếu thốn, công việc lại quá nhiều, một cán bộ phải ôm nhiều chương trình nên không chú trọng vào công tác nào được cả. - Bác sĩ thiếu thốn, hoặc có nhưng chưa được đào tạo siêu âm, hoặc đã được đào tạo siêu âm thì lại không có trang thiết bị thực hành. Mặt khác kinh phí còn còn hạn hẹp, chưa đủ để cung ứng, thay thế các thiết bị phục vụ cho người dân - Tỷ lệ tử vong trẻ do các tai biến sản khoa không mong muốn III. GIẢI PHÁP GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN/ SỨC KHỎE BAN ĐẦU: - Cung cấp các dịch vụ chăm sóc toàn diện và liên tục từ sơ sinh đến người già - Thành lập các nhóm chăm sóc sức khỏe đa thành phần - Tăng cường công tác giám sát hỗ trợ kỹ thuật của tuyến tỉnh về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho tuyến cơ sở; hoạt động truyền thông về làm mẹ an toàn cho các cấp chính quyền và phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được. - Tiếp tục duy trì các mô hình liên quan đến SKSS/SKTD trong những năm tới và đầu tư thêm kinh phí để duy trì và mở rộng hoạt động của các mô hình như "mô hình tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”. Đồng thời, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ y tế cơ sở; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể và các già làng, trưởng bản làm công tác truyền thông, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thông tin giáo dục truyền thông, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. - Đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ dân số và SKSS thiết yếu ở tất cả các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở.
  • 11. - Tăng cường năng lực mạng lưới cung cấp dịch vụ có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với thực tế vùng, địa phương và nhu cầu thực tế của các nhóm đối tượng, ưu tiên vùng khó khăn; kiện toàn và phát triển mạng lưới chăm sóc sơ sinh - Tuyến huyện tập trung tăng cường các dịch vụ cấp cứu sản khoa, nhi khoa, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến xã bằng nhiều hình thức bao gồm cả đội lưu động - Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định chuyên môn, quy trình kỹ thuật các dịch vụ SKSS tại tất cả các tuyến, các cơ sở cung cấp dịch vụ, kể cả y tế tư nhân - Bổ sung nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho nhân viên cung cấp dịch vụ SKSS theo phân cấp và phân tuyến kỹ thuật cần phải tăng cường quảng bá cho dịch vụ y tế sẵn có tại cơ sở y tế thông qua truyền thông, để người dân biết đến dịch vụ tại địa bàn của mình, nhằm tăng sử dụng, tránh lên tuyến trên đỡ tốn kém. Đồng thời chất lượng dịch vụ tại cơ sở y tế cũng cần phải được nâng cao tương ứng để khách hàng có thể nhận được dịch vụ với chất lượng mong muốn, giá cả phù hợp. - Tổ chức các hoạt động truyền thông tư vấn cho các đối tượng là vị thành niên, thanh niên, đối tượng là các cặp vợ chồng chuẩn bị mang thai, đối tượng là phụ nữ mang thai về các nội dung về chăm sóc sức khỏe vị thành niên, sức khỏe sinh sản khi mang thai, sau khi sinh, kế hoạch hóa gia đình…
  • 12. CHỈ TIÊU 2 THAM GIA MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
  • 13. Chỉ tiêu 2: Tham gia một số chương trình y tế tại địa phương I. Hoạt động 1: CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH TẠI NHÀ 1. Gặp gỡ đối tượng: - Tự giới thiệu về bản thân, và trao đổi với bà mẹ để nắm bắt thông tin cơ bản - Họ và mẹ: Tăng Thị Mỹ Huyền - Sinh năm: 1998 - Bé gái - Sinh ngày 23/12/2020 - Cân nặng: 3600gr 2. Sau khi sản phụ đã sinh xong tiếp cận sản phụ. Xin phép được trao đổi và tư vấn cho sản phụ về cách chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Qua quá trình khai thác, đánh giá chung: - Về mẹ: + Tình trạng sức khỏe: Tốt. + Ăn uống: Đủ chất. + Giấc ngủ: Thiếu ngủ. + Đại tiểu tiện: Bình thường + Đau bụng: Gò nhẹ theo cơn. + Sản dịch: Hồng nhạt. + Tình trạng vú: cương, nhiều sữa. + Trạng thái tinh thần của bà mẹ: ổn định. Không nhức đầu hoa mắt. + Vết mayt ầng sinh môn còn đau ít. + Thuốc bổ sung: Viên sắt. - Về bé: + Bé ăn ngủ bình thường. + Đại tiểu tiện bình thường 3. Thực hiện chăm sóc bà mẹ và trẻ: a. Về chăm sóc mẹ: - Hướng dẫn theo dõi sản dịch. Bình thường sản dịch có màu đỏ như kinh nguyệt, mùi tanh nồng, kéo dài khoảng 7 ngày, sau đó ít dần, chuyển sang màu hồng nhạt, sau khoảng 4 tuần thì hết hẳn. Sau 4 tuần thì có thể có kinh nguyệt trở lại, máu ra như kinh nguyệt thường kỳ. - Vệ sinh thân thể sau sinh cũng cần phải chú ý, bởi sau sinh sản dịch ra nhiều, cần vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Cần thay băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ, tốt nhất nên dùng nước đun sôi để
  • 14. nguội hoặc nước ấm. Có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa. Sau khi rửa xong thì dùng khăn thấm cho khô. - Không kiêng tắm và gội đầu. Trong quá trình sinh nở, cơ thể sản phụ tiết ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Tuy nhiên việc tắm gội cần diễn ra nhanh từ 5-10 phút, không nên tắm trong bồn, chậu (đặc biệt là không nên ngâm mình trong nước). Phòng tắm phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm dù thời tiết nóng hay lạnh. - Đối với vú, ngay những giờ sau sinh đầu tiên, mẹ nên cho bé ti ngay sau khi lau sạch đầu vú, để kích thích tuyến sữa tiết sữa. Mẹ nên cho bé bú chọn sữa non và bú nhiều lần trong ngày. Nếu việc tiết sữa bị tắc nên tích cực cho bé bú, triệu chứng đó sẽ dần dần mất đi. - Cho trẻ bú mẹ sẽ giúp tử cung người mẹ co bóp tốt, sớm trở lại kích thước bình thường và tạo trạng thái tinh thần phấn chấn, gắn bó tình cảm giữa mẹ và con. - Vết khâu sẽ liền sẹo sau khoảng 7 ngày: rửa, vệ sinh bằng Betadine. - Ăn đa dạng các loại thực phẩm hàng ngày.Ăn chín uống sôi, ăn đầy đủ các chất, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. - Uống 3 lít nước/ ngày để đảm bảo đủ sữa và tránh táo bón. - Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn. - Uống viên sắt và các loại vitamin cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. - Vận động nhẹ nhàng, không cần bất động, không gen bụng sớm trước 1 tháng. - Đảm bảo thời gian ngủ 7-8 tiếng một ngày. * Lưu ý: - Không sử dụng các chất kích thích: Rượu, bia, café, thuốc lá… - Không nên ăn các loại hoa quả chua trong tháng đầu sau sinh. - Tránh vắt, bóp sai cách gây vỡ tuyến, tia sữa. - Thường xuyên massage vú, vắt sữa để tránh tắc sữa và áp xe vú. - Chú ý dùng biện pháp tránh thai vì rất dễ có thai sớm sau sinh.Tư vấn áp dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình sau đẻ: Dùng các BPTT tự nhiên gồm biện pháp tính theo vòng kinh, biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo, cho bú vô kinh hoặc các biện pháp tránh thai lâm sàng gồm bao cao su, dùng viên thuốc tránh thai chỉ có progestin, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai. b. Chăm sóc bé. - Khi ở trong bụng mẹ, trẻ đã quen với môi trường nhiệt độ ổn định, khi ra môi trường bên ngoài, nhiệt độ thay đổi khiến trẻ phải tự thích nghi, tuy nhiên cơ chế thích ứng của bé còn rất kém, và bé cần được giữ ấm ngay lập tức.
  • 15. - Nhiệt độ phòng thích hợp của bé ở mức 27-32 độ C. - Vệ sinh rốn cho bé bằng cồn 70 độ và gạc vô trùng. Rốn sẽ rụng sau sinh khoảng 7-12 ngày (cá biệt có bé lên đến 3 tuần). - Massage cho bé trước hoặc sau khi tắm giúp bé dễ chịu, ngủ ngon. - Tắm nắng cho trẻ hàng ngày. - Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bú theo nhu cầu của trẻ, trẻ trực tiếp mút vú mẹ là tốt nhất. Nếu bé nôn trớ nhiều, bỏ bú, vàng da tăng lên thì cho bé khám lại ngay. - Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ ngay sau sinh, bởi sữa mẹ không những chứa hỗn hợp hoàn hảo các chất đạm, các vitamin và khoáng chất cho nhu cầu phát triển của trẻ. Sữa mẹ còn chứa một lượng các lợi khuẩn giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch cho trẻ. Những vi khuẩn này qua sữa mẹ vào cơ thể bé trực tiếp, từ đó giúp kích hoạt, bảo vệ miễn dịch cho trẻ sau sinh. - Nếu mẹ thiếu sữa có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức phù hợp theo tháng tuổi. Nếu trẻ bú kém có thể dùng thìa bón thêm cho trẻ. Chú ý: dụng cụ cho trẻ ăn cần được luộc sôi trước khi sử dụng. Tay người chăm sóc rửa sạch sẽ. - Vệ nên vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý. - Bé đi ngoài 6- 8 lần 1 ngày, phân hoa cà hoa cải nếu bú mẹ hoàn toàn. - Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm 37 độ C. Phòng tránh hăm cho trẻ. Bởi lẽ da trẻ sơ sinh mỏng, dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Vì vậy không để da trẻ tiếp xúc lâu với tã ẩm, ướt, nên thay tã thường xuyên cho trẻ, khi trẻ bị hăm cần bôi thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Rửa vệ sinh cho bé bằng nước ấm khi bé đi ngoài hoặc 2 lần 1 ngày để tránh hăm tã. - Đánh giá sự tăng trưởng của trẻ: Cân nặng tăng trung bình lên 500-600 gr/1 tháng trong 6 tháng đầu (150gr-200gr/ tuần) hoặc theo dõi lượng nước tiểu của trẻ hàng ngày (6-8 lần/ ngày). - Nhiệt độ bình thường của trẻ từ 36,5°C- 37,2°C (nhiệt độ cặp nách). Trẻ sơ sinh có thể bị hạ thân nhiệt cả khi vào mùa hè, từ đó trẻ dễ bị viêm phổi, do vậy mẹ cần cho trẻ nằm phòng thoáng, nhiệt độ phòng thích hợp, đủ ánh sáng. Không quấn trẻ quá kỹ dễ làm trẻ sốt, viêm da, viêm phổi … - Trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường 40-60 lần/phút, trẻ thở đều, nếu thấy trẻ thở nhanh hơn 60 lần/phút hoặc thở chậm hơn 40 lần/phút, hoặc thở không đều, khò khè hoặc co kéo lồng ngực là bất thường. - Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm và khí quản hẹp nên chú ý đến tư thế bế và đặt trẻ nằm sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Kê gối dưới vai, giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian, đánh giá tư thế tốt bằng nhịp thở nhẹ nhàng, đều đặn, trẻ ngủ yên giấc.
  • 16. - Quan sát màu sắc da của trẻ: Bình thường da trẻ hồng, môi và đầu chi hồng. Nếu thấy da trẻ tái, nhợt, tím, hoặc vàng da cần đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra. Khám lại vào ngày thứ 4 sau sinh để phát hiện vàng da sơ sinh cần điều trị. - Đo thính lực cho bé phát hiện khiếm thính. - Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để phát hiện 3 bệnh nguy hiểm mà lâm sàng khó phát hiện (Suy giáp bẩm sinh, Thiếu men G6PD, Tăng sản thượng thận bẩm sinh). Thời gian xét nghiệm: sớm nhất sau 72 giờ, muộn nhất sau 3 tuần tuổi. - Cho bé uống vitamin D3 theo đơn của bác sỹ. (nếu cần) - Tiêm phòng lao (BCG) cho bé - Thực hiện tiêm chủng đầy đủ (theo lịch tiêm chủng). * Lưu ý: - Trẻ sơ sinh dễ nôn trớ khi ăn no do cơ thắt tâm vị đóng chưa tốt. - Cho trẻ ăn ít một, đổ thìa. Sau khi trẻ ăn no, không đặt trẻ nằm ngay, đỡ trẻ ở tư thế đầu cao, mặt nghiêng sang một bên, vỗ ợ hơi Hoạt động 2: THAM GIA CÔNG TÁC TIÊM CHỦNG TẠI TRẠM Y TẾ: 1. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, biểu mẫu tiêm chủng - Nhiệt kế theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin. - Bơm kim tiêm (BKT): loại 5ml, loại 0,1 ml, loại tự khóa 0,5ml. - Bông khô, bông có cồn, cồn 70 độ, panh, khay, cưa lọ vắc xin, khăn sạch trải bàn tiêm. - Hộp an toàn, thùng đựng rác, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin. - Giấy bút, bàn, ghế, biển chỉ dẫn. - Nhiệt kế đo thân nhiệt, ống nghe. - Xà phòng, nước rửa tay. - Hộp chống sốc: Có đầy đủ cơ số thuốc còn hạn sử dụng, dụng cụ cần thiết. - Sổ tiêm chủng trẻ em, phụ nữ, phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân. 2. Sắp xếp bàn tiêm chủng - Nguyên tắc: sắp xếp các dụng cụ trong tầm tay và thuận tiện cho cán bộ y tế khi thao tác. - Trên bàn tiêm chủng gồm có các thiết bị cần thiết cho việc bảo quản, tiêm/uống vắc xin như: Phích vắc xin, dung môi, bơm kim tiêm, cưa lọ vắc xin, khay đựng panh, panh, lọ đựng bông khô và lọ đựng bông có cồn, hộp chống sốc, bút. - Không để thuốc hoặc dụng cụ đựng bệnh phẩm trên bàn tiêm. - Hộp an toàn, túi hoặc hộp đựng vỏ lọ vắc xin đặt phía dưới bàn. - Thùng rác đặt phía dưới bàn.
  • 17. - Ghế ngồi của cán bộ y tế và của người được tiêm chủng. 3. thực hiện khám sàng lọc Khám sàng lọc và chỉ định tiêm chủng: Khai thác đối tượng. a. Đối với trẻ em: - Chống chỉ định: + Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước như: sốt cao trên 390 C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở, rẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, …) + Trẻ suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống. - Hoãn tiêm: + Trẻ mắc các bệnh cấp tính, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. + Trẻ sốt ≥ 37,5O C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5O C (đo nhiệt độ tại nách). + Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan B. + Trẻđanghoặcmớikếtthúcliềuđiềutrịcorticoid(uống,tiêm)trongvòng14ngày. + Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000g. b. Đối với người lớn: Cần hỏi tiền sử bệnh tật, tiền sử dị ứng, tiền sử tiêm chủng trước đây, quan sát toàn trạng, hỏi tình hình sức khỏe hiện tại. 4. Tư vấn tiêm chủng - Thông báo cho người được tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ về loại vắc xin được tiêm chủng lần này để phòng bệnh gì và số liều (mũi) cần tiêm chủng. - Tư vấn cho gia đình, người được tiêm chủng về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc xin và những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng. - Giải thích những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng: + Các phản ứng thông thường: sốt nhẹ (từ >37o C đến <39ºC), đau tại chỗ tiêm, sưng nhẹ tại vị trí tiêm… + Các tai biến nặng sau tiêm chủng như sốc phản vệ và một số tai biến nặng khác tuy rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra tùy từng loại vắc xin. – Hướng dẫn cách theo dõi, chăm sóc sau khi tiêm chủng: + Tiếp tục theo dõi người được tiêm chủng tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về các dấu hiệu sau: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm…
  • 18. + Nếu người được tiêm chủng có biểu hiện sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. + Không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. + Cần đưa ngay người được tiêm chủng tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu sau tiêm chủng có các dấu hiệu như sốt cao (≥39o C), co giật, trẻ khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, phát ban và các biểu hiện bất thường khác hoặc khi phản ứng thông thường kéo dài trên 1 ngày. + Nếu cha mẹ không yên tâm về sức khỏe của con mình sau khi tiêm chủng có thể đưa trẻ đến gặp cán bộ y tế để được khám và tư vấn. 5. Thực hiện tiêm vắc xin Bước 1: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng. Bước 2: Kiểm tra lọ/ống vắc xin: loại vắc xin/dung môi, tình trạng của lọ/ống, màu sắc, nhãn, chỉ thị nhiệt độ, hạn sử dụng. Đưa cho người được tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vắc xin trước khi tiêm chủng. Bước 3: Lắc lọ vắc xin. Không chạm vào nút cao su. Bước 4: Mở lọ/ống vắc xin. Bước 5: Đâm kim tiêm vào và dốc ngược lọ vắc xin lên để lấy vắc xin. Bước 6: Lấy đủ liều tiêm đối với từng loại. Bước 7: Đẩy pít tông đuổi khí trong bơm tiêm. Bước 8: Tiêm vắc xin thực hiện 5 đúng (Đúng người được chỉ định tiêm chủng, đúng vắc xin, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời điểm) - Đề nghị người nhà của người được tiêm chủng hoặc người được tiêm chủng dùng bông khô sạch ấn vào nơi tiêm một vài giây nếu nơi tiêm chảy máu. - Không chà mạnh vào chỗ vừa tiêm. - Đối với vắc xin uống: cho người được tiêm chủng uống đủ liều vắc xin theo quy định. * Lưu ý: - Khi lấy vắc xin vào bơm tiêm không chạm vào nút cao su và/hoặc kim tiêm, không để kim tiêm chạm vào bất cứ thứ gì. - Không lấy không khí vào bơm tiêm trước khi hút vắc xin. - Vắc xin sau khi pha hồi chỉnh bảo quản ở nhiệt độ từ +2ºC đến +8ºC và chỉ được phép sử dụng trong khoảng thời gian theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Sử dụng một bơm kim tiêm vô trùng cho mỗi lần pha hồi chỉnh. - Khi dùng bơm tiêm tự khóa không được kéo pít tông lại phía sau để xem có máu không. - Không tiêm quá 1 liều của cùng 1 loại vắc xin trong cùng thời gian.
  • 19. 6. Ghi chép - Ghi đầy đủ các thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng và trả lại cho cha mẹ trẻ, người được tiêm chủng và hẹn lần tiêm chủng sau. - Nhắc cha mẹ trẻ, người được tiêm chủng giữ phiếu/sổ tiêm chủng cẩn thận và luôn mang theo khi tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện. - Ghi ngày tiêm chủng đối với từng loại vắc xin đã tiêm chủng cho đối tượng vào sổ tiêm chủng của cơ sở y tế. 7. Kết thúc buổi tiêm chủng a. Bảo quản vắc xin, dung môi chưa sử dụng Theo các quy định tại “Hướng dẫn bảo quản vắc xin” b. Hủy dụng cụ tiêm chủng an toàn - Bỏ bơm tiêm và kim tiêm vào hộp an toàn ngay sau khi tiêm, không đậy nắp kim. - Những bơm kim tiêm chưa sử dụng bảo quản theo qui định để dùng lần sau. c. Thống kê, báo cáo: Tổng hợp báo cáo kết quả tiêm chủng, tình hình sử dụng vắc xin, vật tư, báo cáo giám sát phản ứng sau tiêm chủng theo quy định.
  • 20. CHỈ TIÊU 4 THỰC HÀNH SƠ CẤP CỨU TỔN THƯƠNG BỎNG NHIỆT
  • 21. Chỉ tiêu 4: Thực hành sơ cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt I. KHÁI NIỆM: Sơ cấp cứu người bệnh là những công việc vừa mang tính cộng đồng, vừa mang tính chất chuyên môn, bao gồm những can thiệp được tiến hành trong khoảng thời gian ngay sau khi bị nạn, trước khi người bệnh tới cơ sở y tế đầu tiên. Sơ cấp cứu đúng ngay sau bỏng làm giảm diện tích và độ sâu bỏng, làm diễn biến bệnh nhẹ hơn. Xử trí sai làm tăng diện tích, làm bệnh nặng hơn. Trong sơ cứu bỏng, ngâm rửa vết bỏng càng sớm càng tốt ngay sau khi bị bỏng có nhiều lợi ích: Giảm được nhiệt độ tại chỗ ngay lập tức với bỏng nhiệt, hòa loãng và làm trôi tác nhân gây bỏng, giảm đau, hạn chế rối loạn vi tuần hoàn tại vùng bỏng, làm giảm phù nề và giảm độ sâu tổn thương bỏng. Nên nhớ việc sử dụng nước lạnh sạch là rất cần thiết vì hiệu quả cao, có sẵn, bảo đảm được thời gian sớm nhất. Không nên bôi bất cứ cái gì lên vết bỏng khi chưa được bác sỹ khám đánh giá và chỉ định. II. CHỈ ĐỊNH Bỏng do nhiệt trong vòng 1 giờ đầu sau bỏng, càng sớm càng tốt. III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: - Chống chỉ định tuyệt đối: không có - Chống chỉ định tương đối: Không cần thiết trong một số trường hợp: bỏng nhiệt sau nhiều giờ, bỏng đã lâu ngày, người bị bỏng đang có các dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng. IV. CHUẨN BỊ 1. Người bệnh Được giải thích mục đích của ngâm rửa và đề nghị hợp tác 2. Dụng cụ, trang bị - Nước lạnh, sạch: nước lọc, nước máy, nước giếng, nước mưa, trong trường hợp cần thiết có thể dùng nước hồ, sông - Chậu, xô, vòi nước, gáo nước - Khăn, chăn ủ ấm - Băng gạc sạch 3. Người thực hiện sơ cấp cứu Tại hiện trường, người tham gia cấp cứu có thể là tình nguyện viên, hội viên hội chữ thập đỏ…, hoặc chính người bệnh. V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt
  • 22. - Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng ra khỏi nạn nhân: nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân… - Để nạn nhân nơi an toàn, thoáng, cao ráo để có thể thực hiện cứu chữa sơ bộ ban đầu có hiệu quả. - Cởi hoặc cắt bỏ quần áo cháy, ngấm nước sôi… Nhanh chóng cởi quần áo chật, nhẫn hoặc đồng hồ trước khi phần bỏng sưng nề. Bước 2: Đánh giá ban đầu, bảo đảm những chức năng sống còn, - Kiểm tra đánh giá trạng thái toàn thân, đặc biệt các chức năng sinh tồn: - Tình trạng ý thức (tỉnh hay không tỉnh) - Đường thở, tình trạng hô hấp (ngừng thở, khó thở không) - Tuần hoàn: mạch ngoại vi còn hay không, có ngừng tim hay không - Phát hiện chấn thương kết hợp, đặc biệt những gãy xương lớn hoặc chấn thương sọ não, chảy máu lớn… - Tiến hành cấp cứu tối khẩn cấp khi phát hiện những rối loạn trên. Bước 3: Nhanh chóng ngâm rửa vùng bỏng vào nước sạch - Tiến hành ngâm vùng bỏng vào nước sạch càng sớm càng tốt (tốt nhất trong vòng 30-60 phút đầu). - Có thể ngâm rửa hoặc dội bằng nước sạch hay hứng dưới vòi nước sạch. - Vừa ngâm rửa vùng bỏng vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, vừa dùng gạc lau nhẹ để làm trôi dị vật, bùn đất bám vào vết bỏng. - Có thể ngâm, rửa, dội hoặc đắp các khăn tẩm nước lên vùng bị bỏng. - Không sử dụng đá lạnh, nước đá lạnh để ngâm rửa hay chườm lên vết bỏng - Thời gian ngâm rửa thường từ 15-20 phút đến 30-45 phút. Có thể ngâm rửa tới khi hết đau rát. - Kinh nghiệm cho thấy khi thôi không ngâm rửa nữa mà người bệnh vẫn đau tăng, ngâm trở lại người bệnh lại giảm đau có nghĩa là ngâm rửa vẫn còn tác dụng. - Sử dụng nước lạnh sạch, nhiệt độ từ 16 đến 20 độ là tốt nhất... Tận dụng nguồn nước sạch sẵn có ngay tại nơi bị nạn như nước máy, nước mưa, nước giếng... Nước vô trùng là không cần thiết. * Lưu ý: Chú ý chỉ ngâm rửa vùng bị bỏng còn những vùng khác của cơ thể cần được giữ ấm, nhất là mùa đông. Đặc biệt với trẻ em, người già, khi thời tiết lạnh, khi diện tích bỏng rộng: cần rút bớt thời gian ngâm, đề phòng nhiễm lạnh. Bước 4: Che phủ tạm thời vết bỏng - Sau khi ngâm rửa, tiến hành che phủ vết bỏng bằng gạc sạch hoặc vải sạch,thậm chí khăn mặt, khăn tay, vải màn sạch… - Băng ép vừa phải vết bỏng
  • 23. Bước 5: Ủ ấm, bù nước điện giải sau bỏng - Bù nước điện giải bằng đường uống (uống oréol, nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước khoáng… - Ủ ấm - Giảm đau cho người bệnh (nếu có thể) bằng các thuốc giảm đau toàn thân. Bước 6: Vận chuyển nạn nhân dến cơ sở y tế gần nhất. VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG: Ngừng thở, ngừng tim: Do bỏng nặng, đau đớn quá mức nếu không được khám xét đánh giá đầy đủ mà vẫn tiến hành ngâm rửa thì trong quá trình ngâm rửa người bệnh có thể ngừng thở, ngừng tim. Do đó cần phải đánh giá chính xác chức năng sống và tình trạng toàn thân trước khi xử trí, nếu tình trạng nặng phải ưu tiên hồi sức cấp cứu nạn nhân trước. Nếu xảy ra ngừng thở, ngừng tim cần dừng việc ngâm rửa và tiến hành hồi sức tổng hợp. Nhiễm lạnh, viêm phổi do ngâm rửa: Đây là biến chứng hay gặp, đặc biệt vào mùa lạnh, với trẻ em, người già, phụ nữ; diện bỏng rộng. Để tránh, cần ngâm rửa vùng bỏng nhưng ủ ấm vùng lành, không dùng đá lạnh, nước lạnh, với trẻ nhỏ quá không nên ngâm rửa diện rộng, nên chọn nơi kín gió.
  • 24. CHỈ TIÊU 5 THAM GIA TƯ VẤN HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÂN CÁCH KIỂM SOÁT THỰC PHẨM VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
  • 25. Chỉ tiêu 5: Tham gia tư vấn hướng dẫn người dân cách kiểm soát thực phẩm và vệ sinh môi trường Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN NGUYÊN TẮN VÀNG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM AN TOÀN 1. Chọn thực phẩm an toàn: Trong khi có rất nhiều chủng loại thực phẩm, cần phải biết cách chọn được các thực phẩm an toàn như biết cách chọn thịt, cá, rau quả, thực phẩm bao gói sẵn... 2. Nấu kĩ thức ăn: Rất nhiều thực phẩm sống, ví dụ như thịt gia súc, gia cầm, trứng và sữa chưa tiệt trùng có thể ô nhiễm các vi khuẩn gây bệnh. Các thực phẩm cần được đun nấu kĩ trước khi ăn. Rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng. 3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín: Thực phẩm nấu chín nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín. 4. Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín: Nếu bạn muốn chế biến trước thực phẩm hoặc muốn giữ lại các thức ăn thừa, phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60 độ C), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 10 độ C). Đây là nguyên tắc quan trọng nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm qua 4 hoặc 5 tiếng. Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em nên ăn ngay không nên bảo quản. Một lỗi thông thường, dẫn đến các trường hợp ngộ độc thực phẩm là do để một số lượng lớn thực phẩm trong tủ lạnh. Trong một tủ lạnh có quá nhiều thực phẩm, thực phẩm nấu chín không có đủ độ lạnh nhanh cần thiết. Khi thực phẩm vẫn giữ được độ ấm lâu (trên 10 độ C) vi khuẩn phát triển mạnh, nhanh đủ đạt tới mức độ gây bệnh. 5. Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn: Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm (bảo quản đúng cách có thể giảm bớt sự phát triển của các vi khuẩn nhưng không diệt được các sinh vật). Một lần nữa, đun kĩ nghĩa là thực phẩm phải được đun với nhiệt độ ít nhất là 70 độ C. 6. Không để lẫn thực phẩm sống và chín:
  • 26. Thực phẩm nấu chín có thể ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không nên chế biến thịt sống và sau đó lại dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chín. Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. 7. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ: Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thịt phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt, hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa lại tay thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Và nếu tay bạn có vết thương, phải băng và bọc kín vết thương trước khi chế biến thực phẩm. Luôn nhớ chính những con vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, chim... thường là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm mà có thể truyền qua tay của bạn vào thực phẩm. 8. Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo,gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh: Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kì bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẩu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ. 9. Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác: Động vật thường chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm. Cách tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm bằng các vật chứa được đóng kín. 10. Sử dụng nguồn nước sạch: Nước sạch là một yếu tố quan trọng đối với việc chế biến thực phẩm và làm đồ uống. Nếu không có nguồn cung cấp nước sạch, bạn có thể đun sôi nước trước khi sử dụng chế biến thực phẩm hoặc làm đá cho các đồ uống. Cẩn thận với bất kì loại nước dùng để chế biến bữa ăn cho trẻ em.
  • 27. Hoạt động 2: HƯỚNG DẪN ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI 1. Về lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại hợp lý: Chuồng trại chăn nuôi cần cần đảm bảo mỹ quan hài hòa với các công trình khác, cách càng xa khu sinh hoạt với gia đình càng tốt, không bị gió lùa hoặc đầu gió; mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, thuận tiện cho chăm sóc, thuận tiện về nguồn nước, thuận lợi cho việc thu gom xử lý chất thải. Nếu có thể nên xây chuồng trại xa đường giao thông chính, tránh được tiếng ồn và những hoạt động qua lại của con người nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh và dễ cách ly khi dịch bệnh xảy ra. 2. Mật độ và diện tích chuồng nuôi Mật độ nuôi là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và sức đề kháng bệnh của vật nuôi, song hầu như ít được nông dân tuân thủ nên đã làm cho môi trường chuồng trại kém thông thoáng, dễ phát sinh dịch bệnh và khả năng lây nhiễm bệnh cao. Đối với từng loại gia súc, gia cầm đều có những khuyến cáo quy định về mật độ chăn nuôi và diện tích tối thiểu để đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả tối ưu. Đối với đại gia súc mật độ nuôi bà con nên đảm bảo từ 3 -5m2 /con, tiểu gia súc từ 0,5 -2m2 /con, gia cầm 9-10con/m2 đối với gà thịt và 4-5con/m2 đối với gà giống. 3. Xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi - Đối với chăn nuôi quy mô lớn và theo phương thức công nghiệp yêu cầu các hộ chăn nuôi phải xây hầm khí sinh học để tận dụng chất thải chăn nuôi sản xuất khí gas cho đun nấu và không gây ô nhiễm môi trường, tuyệt đối không xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý ra môi trường. - Đối với chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ thì trong quy hoạch chuồng nuôi phải xây dựng bể chứa chất thải lỏng và ủ phân có nắp đậy. Hàng ngày tiến hành thu gom phân, rác trước khi xịt nước rửa chuồng để đưa vào hố ủ hoai mục làm phân bón. Bà con có thể dùng vôi bột + đất bột + phân lân + lá phân xanh hoặc trấu cùng ủ với phân. Phân ủ hoai mục rất tốt vừa không có mùi, hàm lượng hữu cơ và đạm cao lại vừa không tồn tại mầm bệnh. Để ủ được phân gia súc làm phân bón, bà con có thể thực hiện theo 2 phương pháp sau: + Phương pháp ủ nguội: bà con gom phân chuồng về hố và nén chặt, bổ sung thêm chất độn chuồng như rác, trấu, rơm rạ và giữ độ ẩm khoảng 70%, dùng bạt hay nilon che phủ trên miệng hố, bổ sung thêm chế phẩm vi sinh (có bán sẵn trên thị trường) và chỉ sau 3-6 tháng phân đã hoai mục hoàn toàn, bà con có thể sử dụng phân này bón cho các cây trồng, làm giá thể trồng rau rất tốt. + Phương pháp ủ nóng được chuẩn bị như ủ nguội nhưng không cần nén chặt đống phân và định kỳ 2 tháng dùng dụng cụ xáo đống phân lại, cứ làm như thế
  • 28. khoảng 2 lần là phân oai mục, sau 3-4 tháng là phân hoai mục hoàn toàn. Cần làm ống thoát hơi từ đống phân lên cao để hạn chế mùi hôi phát tán. + Phương pháp xử lý bằng chế phẩm vi sinh hiện nay được sử dụng phổ biến đối với khu vực chăn nuôi có phát sinh chất thải lớn để giảm thời gian ủ phân. Các bước được thực hiện như sau: Bước 1.Chuẩn bị nguyên liệu, vật tư: Phế thải chăn nuôi được tập trung thu gom lại và xử lý trước khi ủ để điều chỉnh độ ẩm, pH, kích thước nguyên liệu cho phù hợp với quá trình ủ compost: Để tăng khả năng hoai mục, bà con có thể điều chỉnh độ ẩm bằng cách để khô ráo tự nhiên hoặc trộn với chất độn như than bùn, mùn cưa, trấu hoặc phế phụ phẩm nông nghiệp (nếu có) theo tỷ lệ 50:50; Bước 2. Phối trộn: Để tăng hiệu lực của đống ủ, bà con nên bổ sung thêm rỉ đường: 5 kg ; 3 kg đạm; 5 kg lân cho mỗi tấn phân ủ và 0,2kg chế phẩm vi sinh. Bà con cho chế phẩm vi sinh vật vào nước, khuấy đều cho tan hết sau đó dùng thiết bị tưới đều lên nguyên liệu ủ đã bổ sung thêm đạm, lân. Độ ẩm của khối ủ cần đạt 50-55% là tốt nhất. Bước 3. Ủ và đảo trộn: Tiến hành đánh đống ủ theo hình khối hoặc hình chóp với kích thước: cao 0,6-1 m; rộng 1,2 m tùy theo lượng phân bà con có. Dùng nilon phủ kín bề mặt khối ủ để tăng nhiệt độ cho đống ủ, sau một tháng là phân ủ hoai mục hoàn toàn và có thể sử dụng được. Nếu có điều kiện về nhân lực, bà con có thể tiến hành đảo đống ủ để tăng hoạt tính của vi sinh vật để rút ngắn thời gian ủ. Khi đảo thì cần đảo từ trên xuống dưới, sau khi đảo lại tiến hành ủ như bình thường. Nếu đảo trộn được 1-2 lần, mỗi lần đảo cách nhau 4-8 ngày thì chỉ sau 21 ngày là đống ủ hoai mục hoàn toàn và có thể sử dụng làm phân bón bón cho cây trồng. Ngoài ra, để hạn chế mùi hôi ở chuồng trại bà con nông dân có thể mua các chế phẩm vi sinh để xử lý. Các loại chế phẩm này được bán phổ biến trên thị trường hoặc liên hệ với Viện Môi trường Nông nghiệp để được hỗ trợ kỹ thuật. Khi sử dụng chế phẩm bà con pha với nước và phun trên bề mặt diện tích chuồng để giảm mùi hôi. 4. Thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại Vệ sinh, sát trùng chuồng trại cần phải thực hiện theo đúng quy trình và các bước sau: Bước 1: Làm sạch phân và các chất thải hữu cơ
  • 29. Trước khi rửa cần phải làm sạch các chất hữu cơ trước khi sử dụng các thuốc sát trùng. Phân, đất, rơm, máu, trấu... làm cho thuốc sát trùng mất tác dụng hoặc tác dụng kém. Do vậy trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng, các dụng cụ chuyên dụng làm sạch các chất hữu cơ, phân bám trên nền, tường, bề mặt dụng cụ chăn nuôi... Bước 2: Vệ sinh sạch bằng nước Sau đã làm sạch phân và các chất thải hữu cơ bằng xẻng, vẹt... thì ta tiến hành rửa sạch chuồng nuôi, máng ăn... bằng nước. Những vật dụng, vị trí bám bẩn chặt trên bề mặt lâu ngày cần phải ngâm nước thật kỹ cho bở (ngâm 1-2 ngày). Còn các vị trí khó rửa như góc, khe... thì phải dùng vòi xịt có áp lực lớn để đánh bật các chất bẩn bám trên bề mặt. Bước 3: Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy: Sử dụng nước vôi 30%, xà phòng, thuốc tẩy rửa để phun, ngâm, dội rửa nền và các dụng cụ chăn nuôi sau khi đã vệ sinh bằng nước. Bước 4: Sát trùng bằng thuốc sát trùng Sử dụng các thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp, pha loãng theo công thức khuyến cáo của nhà sản xuất. Sử dụng nước sạch, có độ pH trung tính để pha loãng thuốc. Không sử dụng nước cứng (là nước đá vôi) để pha loãng thuốc vì nước cứng sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng thuốc. Nhiệt độ nước ở điều kiện phòng. Không nóng quá, cũng không lạnh quá. Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, thời gian sử dụng sau khi pha loãng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Từng loại thuốc có tác dụng sát trùng, tiêu độc một nhóm số virut, vi khuẩn nhất định. Một số loại virut cần thuốc sát trùng riêng nên bà con lưu ý khi phòng dịch và dập dịch. Phải sử dụng quần áo bảo hộ khi phun thuốc sát trùng. Có thể dùng máy chuyên dụng để phun hoặc nếu không có điều kiện sử dụng máy chuyên dụng có thể sử dụng các loại bình phun thuốc sâu thay thế. Bước 5: Để khô Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1 - 2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ. 5. Trồng cây xanh
  • 30. Xung quanh khu vực chăn nuôi tiến hành trồng cây xanh nếu có diện tích để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi. Nên trồng các loại cây như: nhãn, vải, keo dậu, muồng…. Như vậy, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, giữ gìn môi trường sinh thái. Việc xử lý chất thải chăn nuôi được thực hiện dễ ràng để vừa tạo ra các loại phân bón hữu cơ có giá trị, hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, lại vừa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người chăn nuôi đối với công tác bảo vệ môi trường. B. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP: 1. Thuận lợi: - Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ hướng dẫn thực tập và sự tạo điều kiện của Trung tâm Y tế huyện, Khoa Dân số và Phát triển, Trạm Y tế các xã, thị trấn. - Được tạo điều kiện đầy đủ về trang thiết bị,môi trường làm việc trong quá trình thực hiện truyền thông giúp nắm bắt được nhiều kinh nghiệm, rút ra được nhiều bài học thực tế, biết cách vận dụng lý thuyết vào thực hành cả về chuyên môn và kinh nghiệm kỹ năng giao tiếp, ứng xử của người nhân viên y tế. - Được tiếp xúc trực tiếp với công việc: Thực tập căn bản là để vận dụng những gì đã học vào công việc. Bởi thế đây là quá trình quan trọng bản thân phát hiện ra nhiều thứ chẳng hạn: điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, những kiến thức chuyên môn còn thiếu sót, niềm đam mê với công việc… 2. Khó khăn - Kiến thức và sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế. - Thời gian thực tập ngắn nên chưa áp dụng được toàn bộ kiến thức được học vào thực tế. - Do huyện Đăk R’lấp là địa bàn đông dân, nhiều dân tộc anh em sinh sống, cộng thêm các phong tục tâp quán khác nhau nên công tác truyền thông vận động gặp rất nhiều khó khăn. - Kinh phí đầu tư cho công tác truyền thông còn hạn chế. - Nhận thức của người dân về các chính sách của nhà nước còn hạn chế. 3. Bài học rút ra trong quá trình thực tập: T uân thủ thời gian, giờ giấc thực tập; năm vững kiến thức được học áp dụng vào thực tiễn thực tập; lắng nghe, quan sát và không ngừng học hỏi, không ngại giao tiếp; ghi chép thông tin thu thập được cũng như bài học qua thực tế một cách đầy đủ kịp thời...
  • 31. - Qua thời gian thực tập đã giúp em nâng cao được trình độ chuyên môn về công tác thực hành xây dựng kế hoạch và thực hiện báo cáo như thế nào để hiệu quả. - Qua quá trình thực tế tại địa phương, đã giúp em nắm bắt được tình hình thực tế, những khó khăn, thuận lợi của địa phương mình. Từ đó đưa ra được các hướng giải quyết để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. C. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT: - Tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tổ chức các lớp hướng dẫn vệ sinh môi trường đến các đối tượng chủ đích: các cơ sở kinh doanh, trang trại, trường học, bệnh viện, chợ, trung tâm thương mại... - Tiếp tục thực hiện củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế thôn buôn. - Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát hoạt dộng vệ sinh an toàn thực phẩm, y dược tư nhân. - Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch, bảo đảm tiến độ thực hiện các chương trình, dự án y tế. - Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, quan tâm đúng mực đến các đối tượng chính sách bệnh nhân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và người cao tuổi... - Thực hiện tốt quy chế báo cáo, thông tin. Trên đây là bài báo cáo thực tập môn chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình vệ sinh phòng bênh và dinh dưỡng cộng đồng tại huyện Đăk R’lấp của em. Em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Bs.CKII. Bùi Văn Hội trên lớp, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện, cán bộ hướng dẫn Bs. CKI Sử Tuyết Anh đã giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Đăk R’lấp, ngày tháng năm 2021 Học viên (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thái Hải Nguyên Ý kiến nhận xét, xác nhận của cán bộ hướng dẫn thực tập .......................................................................................................................... ....................................................................................................................................
  • 32. .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Đăk R’lấp, ngày tháng năm 2021 Cán bộ hướng dẫn thực tập (Ký và ghi rõ họ tên) Sử Tuyết Anh