SlideShare a Scribd company logo
1 of 108
1
TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
Họ và tên học viên: Nguyễn Thái Hải Nguyên
Ngày tháng năm sinh: 28/07/1993
Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp
Lớp: Bồi dưỡng Nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số -
Khóa K60 - Đăk Nông
Đăk Nông, năm 2020
2
CHỈ TIÊU 1
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC
DS-KHHGĐ NĂM 2020 CỦA TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
ĐĂK R’LẤP
3
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP
MÔN HỌC:
QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN: ĐĂK R’LẤP
Họ và tên học viên: Nguyễn Thái Hải Nguyên
Ngày, tháng, năm sinh: 28/07/1993
Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp
Lớp: Bồi dưỡng Nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số - Khóa
K60 - Đăk Nông
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Tân
Cán bộ hướng dẫn thực tập: Nguyễn Văn Dũng
Địa điểm thực tập: Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp
A. CÁC NỘI DỤNG THỰC TẬP ĐÃ HOÀN THÀNH
Chỉ tiêu 1: Báo cáo tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ năm 2020
của Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp
SỞ Y TẾ TỈNH ĐĂK NÔNG
TRUNGTÂMYTẾ HUYỆNĐĂKR’LẤP
Số: /BC-TTYT
CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đăk R’Lấp, ngày tháng 12 năm 2020
BÁO CÁO TỔNG KẾT
CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NĂM 2020
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2021
Phần 1
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ -
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NĂM 2020
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA
GIA ĐÌNH NĂM 2020
1. Khái quát tình hình chung:
- Đăk R’lấp là huyện nằm về phía Tây Nam của tỉnh Đăk Nông, có 10 xã và
01 thị trấn, 105 thôn/bon. Cách thị xã Gia Nghĩa 24 km, cách thành phố Hồ Chí
Minh 230 km theo quốc lộ 14. Phía Đông Bắc giáp với thị xã Gia Nghĩa, phía0 Tây
giáp với huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía
Bắc giáp với huyện Tuy Đức. Với diện tích tự nhiên 634 km2
.
- Tổng dân số 90.425 người, mật độ dân số trung bình 142 người/km2, có 25
dân tộc anh em cùng chung sống. Nhận thức người dân về công tác y tế còn nhiều
hạn chế, đặc biệt đối với người dân sống ở những vùng sâu vùng xa, dân di cư tự
4
do, đời sống kinh tế người dân còn nhiều khó khăn, địa bàn rộng khó tiếp cận với
công tác y tế.
2. Bộ máy hoạt động
- Khoa Dân số hiện tại có 4 đồng chí: (02 cử nhân kế toán, 02 nữ hộ sinh)
+ 01 đồng chí phụ trách quản lý điều hành các hoạt động chung của khoa
+ 01 đồng chí phụ trách xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động Đề án,
mô hình DS-KHHGĐ chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-
KHHGĐ), báo cáo thống kê các số liệu DS-KHHGĐ và phần mềm dữ liệu dân cư.
+ 01 đồng chí phụ trách xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động Đề án,
mô hình DS-KHHGĐ chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-
KHHGĐ), báo cáo hoạt động chương trình Dân số tháng, quý, năm và mảng truyền
thông DS-KHHGĐ.
+ 01 đồng chí phụ trách mảng phương tiện tránh thai và thanh quyết toán
kinh phí chương trình.
3. Kết quả thưc hiện các chỉ tiêu kế hoạch
Stt Mục tiêu Đơn vị tính
Chỉ
tiêu
2020
Thực
hiện
Đánh
giá
I Chỉ tiêu cơ bản
1 Mức giảm sinh ‰ 0,3 Tăng 2
Không
đạt
2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ 11 12,4
Không
đạt
3 Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên % 17 15 Đạt
4 Tỷ số giới tính khi sinh Bétrai/bé gái 110/100 116/100
Không
đạt
II Chỉ tiêu chuyên môn
5
Tỷ lệ người sử dụng biện
pháp tránh thai hiện đại
% 62 63,4 Đạt
6
Tỷ lệ bà mẹ mang thai được
sàng lọc trước sinh
% 37 53,5 Đạt
7
Tỷ lệ trẻ sinh ra được sàng
lọc sơ sinh
% 57,9 71,3 Đạt
8
Tỷ lệ nam, nữ thanh niên
được tư vấn và khám sức
khỏe trước khi kết hôn
% 31 55,2 Đạt
III Chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình
9 Số người đình sản mới Người 16 20 125%
5
Stt Mục tiêu Đơn vị tính
Chỉ
tiêu
2020
Thực
hiện
Đánh
giá
10
Số người sử dụng dụng cụ
tử cung mới
Người 650 657 101,3%
11
Số người sử dụng thuốc cấy
tránh thai mới
Người 75 19 25,4%
12
Tổng số người đang sử
dụng thuốc tiêm tránh thai
Người 680 771 113,4%
13
Tổng số người đang sử
dụng bao cao su
Người 1.660 1.664 100,2%
14
Tổng số người đang sử
dụng viên uống tránh thai
Người 1.980 2.042 103,1%
4. Tình hình triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn:
4.1. Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ
a. Phương tiện tránh thai miễn phí
- Các phương tiện tránh thai nhận từ Chi cục DS-KHHGĐ đã được cấp kịp
thời cho các xã, thị trấn để đáp ứng cho đối tượng sử dụng. Đảm bảo phương tiện
tránh thai được cấp đúng đối tượng theo quy định là người nghèo, cận nghèo, các
đối tượng được quy định theo Thông tư 26/2018/TT-BYT, tránh lãng phí để hết
hạn phương tiện tránh thai.
- Kết quả cung cấp các PTTT năm 2020 như sau:
Stt Nội dung
Đơn
vị
tính
Tồn
đầu
kỳ
2020
Nhập
trong
kỳ
2020
Tổng
cộng
Xuất
trong
kỳ
2020
Tồn
cuối
kỳ
2020
A B C 1 2 3=1+2 4 5=3-4
01 Dụng cụ tử cung Chiếc 300 450 750 700 50
02 Thuốc tiêm tránh thai Lọ 15 800 815 790 25
03 Thuốc uống tránh thai Vỉ 1.009 6.400 7.409 7.055 354
04 Thuốc cấy tránh thai Que 0 0 0 0 0
05 Bao cao su Chiếc 584 29.560 30.144 29.280 864
b. Triển khai đề án xã hội hóa và tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai
- Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đáp ứng nhu cầu sử dụng
phương tiện tránh thai đối với người dân không được miễn phí. Đề án xã hội hóa
và tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai với mục tiêu từng bước người dân tự chi
trả kinh phí mua phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng
các phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ/SKSS chất lượng cho người dân
6
nhằm giảm tỷ lệ sinh, đảm bảo sự công bằng xã hội và tính bền vững của chương
trình DS-KHHGĐ.
- Tuy nhiên , công tác xã hội hóa bước đầu gặp nhiều khó khăn vì lý do
người dân đã quen với việc được nhà nước bao cấp, công tác truyền thông, quảng
bá, giới thiệu sản phẩm xã hội hóa còn hạn chế do thiếu nguồn kinh phí, giá các
sản phẩm khá cao, một số sản phẩm giá cao hơn ngoài thị trường.
- Trong năm 2020, Trung tâm Y tế huyện đăk R’lấp đã nhận và cấp phát :
Stt Nội dung
Đơn
vị
tính
Tồn
đầu kỳ
2020
Nhập
trong
kỳ
2020
Tổng
cộng
Xuất
trong
kỳ
2020
Tồn
cuối kỳ
2020
A B C 1 2 3=1+2 4 5=3-4
01 VUTT Happy Vỉ 20 100 120 110 10
02 VUTT Anna Vỉ 0 45 45 45 0
03 BCS Hello Chiếc 0 68 68 56 12
04 BCS Yes Chiếc 0 70 70 55 15
05 DD ViGas Chai 05 0 05 05 0
06 Vòng tránh thai Chiếc 17 0 17 17 0
07 Bột Canxi Hộp 0 02 02 01 01
c. Công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn:
Đã tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do
cấp trên tổ chức, cụ thể như sau:
- Cử viên chức tham dự tập huấn về Hội thảo an ninh hàng hóa phương tiện
tránh thai tại Thành phố Vũng Tàu.
- Phối hợp với Ban Quản lý đề án tổ chức hội thảo về Hàng hóa phương tiện
tránh thai tại hội trường Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp. Với sự tham gia của 116
các đối tượng là 11 Trạm trưởng các Trạm Y tế xã, thị trấn và 105 cộng tác viên y
tế - Dân số.
4.2. Triển khai các mô hình đề án nâng cao chất lượng dân số:
Nhằm nâng cao chất lượng dân số, Trung tâm Y tế triển khai các Mô hình,
Đề án trên địa bàn toàn huyện như sau:
a. Mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh
- Đến nay Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai tại 11 xã, thị
trấn. Hàng năm Trung tâm Y tế tiếp nhận mẫu sàng lọc và vật tư tiêu hao từ Chi
cục DS-KHHGĐ, giao khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản hệ điều trị để thực hiện
kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
7
- Trong năm 2020, Trung tâm Y tế đã nhận 110 mẫu sàng lọc sơ sinh và 60
mẫu sàng lọc trước sinh từ Chi cục DS-KHHGĐ, đồng thời bảo quản và lập kế
hoạch cấp cho Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản hệ điều trị thực hiện theo chỉ tiêu.
Quá trình sử dụng không có tình trạng mẫu sàng lọc bị hư hỏng mất mát.
- Tổ chức Hội nghị triển khai hoạt động về sàng lọc trước sinh và sơ sinh
cho 60 cộng tác viên Y tế - Dân số các xã, thị trấn.
- Thông qua các kênh thông tin đại chúng, công tác tuyên truyền, tư vấn
được lồng ghép trong các lớp cung cấp kiến thức, các buổi hội thảo chuyên đề, tư
vấn trực tiếp tại địa bàn, qua đó nhận thức của người dân về chương trình sàng lọc
trước sinh và sơ sinh được nâng lên.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông như viết tin bài trên trang Facebook
của Trung tâm y tế huyện và treo 11 băng rôn truyền thông tại các trục đường
chính của 11 xã, thị trấn nhằm hưởng ứng ngày Thalassemia nhằm tuyên truyền,
giáo dục cho người dân về nguy cơ của việc kết hôn cận huyết thống với bệnh
Thalassemia cũng như về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, tầm soát, chẩn
đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng
dân số góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội
nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số
trong tình hình mới.
- Thực hiện điều tra toàn huyện và kết hợp với Khoa CSSKSS của Trung
tâm Y tế huyện Đăk R’lấp. Kết quả thực hiện như sau:
+ Sàng lọc sơ sinh:
Đơn vị
Số trẻ sinh
ra trong
năm
(trẻ)
Số trẻ sàng
lọc được hỗ
trợ kinh phí
CTMT
(trẻ)
Số trẻ sàng
lọc hỗ trợ từ
nguồn khác,
xã hội hóa
(trẻ)
Tỷ lệ được
sàng lọc sơ
sinh
(%)
Toàn huyện 1.035 110 628 71,3
Kết quả thực hiện các tầm soát sàng lọc sơ sinh phát hiện 02 trường hợp trẻ
có nguy cơ cao thiếu men G6PD và mắc suy giáp trạng bẩm sinh. Đã được tư vấn
khám và điều trị tại tuyến cao hơn.
+ Sàng lọc trước sinh
Đơn vị
Số phụ nữ
mang thai
trong năm
(người)
Số phụ nữ
được khám
sàng lọc bằng
siêu âm
(người)
Số phụ nữ
được sàng
lọc bằng
mẫu máu
khô
(người)
Tỷ lệ được
sàng lọc
trước sinh
(%)
Toàn huyện 1.254 611 60 53,5
8
Kết quả thực hiện các tầm soát sàng lọc trước sinh không phát hiện trường
hợp nào có nguy cơ cao về các bệnh lý di truyền.
b. Mô hình tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân:
- Tiếp tục duy trì các hoạt động Mô hình Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn
nhân địa bàn huyện tại 6/11 xã, thị trấn.
- Duy trì sinh hoạt 24 câu lạc bộ tiền hôn nhân tại các trường THCS và
THPT trên địa bàn 6 xã: Quảng Tín, Nhân Cơ, Đăk Wer, Nghĩa Thắng, Hung Bình,
Đăk Ru.
- Trung bình mỗi câu lạc bộ sinh hoạt 01 lần/tháng, mỗi câu lạc bộ có từ 24
thành viên là các em học sinh tham gia. Trong đó Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp
mỗi tháng trực tiếp xuống tổ chức sinh hoạt 1 câu lạc bộ của các xã triển khai đề án.
- Truyền thông trên Đài phát thanh cấp xã 2 tháng/lần nhằm cung cấp thông
tin chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thanh niên, thanh niên, trong đó chú trọng đối
tượng tiền hôn nhân.
- Trung tâm đã tổ chức 01 hội nghị triển khai hoạt động Tư vấn và Khám
sức khỏe tiền hôn nhân cho 60 cộng tác viên Y tế - Dân số.
- Tổ chức 02 hội nghị về Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cho 02 xã
Hưng Bình và Nghĩa Thắng. Có 226 đối tượng là vị thành niên, thanh niên, các đối
tượng chuẩn bị kết hôn tham dự
- Trung tâm Y tế đã tổ chức Tư vấn và Khám sức khỏe miễn phí tại 6 xã
triển khai Mô hình: Có 200 lượt vị thành niên tham gia khám sàng lọc và 200 lượt
xét nghiệm viêm gan B, HIV và xét nghiệm nước tiểu cho các đối tượng là vị
thành niên, thanh niên khối lớp 10,11,12 của 06 xã triển khai đề án. Kết quả thực
hiện như sau:
+ 199/200 đối tượng có sức khỏe hiện tại trong giới hạn bình thường
+ Có 01 đối tượng bị nhiễm virut viêm gan B, được hướng dẫn lên tuyến
huyện thực hiện xét nghiệm lại và điều trị nếu tiếp tục có kết quả dương tính với
virus VGB
- Ngoài việc được khám và xét nghiệm viêm gan B, các đối tượng còn được
tư vấn về sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, tâm sinh lý, tình bạn, tình yêu,
tình dục an toàn, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn và phá thai an toàn, phòng
chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây lan qua đường tình dục
và HIV/AIDS…
c. Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh:
- Năm 2020, Đề án được triển khai tại các xã, thị trấn thông qua các hoạt
động: Tuyên truyền, Hội nghị, Hội thảo cùng với lãnh đạo Đảng, chính quyền, ban
ngành, đoàn thể, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; Truyền thông lồng ghép,
tư vấn trực tiếp và vận động tại các địa bàn khu dân cư về thực trạng, nguyên nhân
9
và những hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, quy định việc nghiêm cấm
các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi...
- Trung tâm Y tế tổ chức 02 lớp tập huấn cung cấp những thông tin, kiến
thức cơ bản về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, các yếu tố ảnh huởng và
hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, về bình đẳng giới, định kiến giới cho
cộng tác viên Dân số - Y tế các xã, thị trấn thu hút 120 học viên tham dự.
- Trung tâm Y tế huyện đã tổ chức 01 Hội nghị phổ biến kiến thức về Đề án
cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện với sự tham
gia của 60 đối tượng.
- Tổ chức 02 đợt Chiến dịch truyền thông về kiểm soát mất cân bằng giới
tính khi sinh tại 2 trường Dân tộc Nội trú và THPT Phạm Văn Đồng với sự tham
dự của lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, lãnh đạo UBND huyện, thị trấn, Công
an huyện, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Phòng văn hóa thông tin huyện, các khối
ban ngành đoàn thể và thu hút 1.300 học sinh và 95 giáo viên 02 trường tham gia.
Nội dung đợt chiến dịch cung cấp thực trạng, hậu quả, hệ lụy và các biện pháp
nhằm giảm thiểu chênh lệch giới tính khi sinh, phổ biến các quy định về việc
nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.
- Tổ chức hoạt động truyền thông, treo 11 băng rôn với các khẩu hiệu về
bình đẳng giới nhằm hưởng ứng ngày Trẻ em gái.
- Tiếp tục duy trì hoạt động của 11 câu lạc bộ không sinh con thứ 3 tại các
xã, thị trấn.
d. Hoạt động nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người
- Nội dung hoạt động chủ yếu: Tổ chức hoạt động, truyền thông tư vấn
nhằm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các đối tượng ưu
tiên đồng bào dân tộc ít người (dưới 10.000 người) tại xã Quảng Tín. Hội nghị
thu hút hơn 80 đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia. Qua hội nghị các
đối tượng đã có hiểu biết về tác hại, hệ lụy của tình trạng tảo hôn và kết hôn cận
huyết thống.
4.3. Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị
thành niên và thanh niên.
- Nhằm nâng cao kiến thức cho cho vị thành niên thanh niên về sức khỏe
sinh sản giảm tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Trung tâm Y tế đã tổ
chức 01 Hội nghị phổ biến kiến thức về Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch
vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/ thanh niên cho 55 cộng tác
viên Dân sô - Y tế trên địa bàn huyện.
10
- Trung tâm Y tế cũng đã tổ chức 2 lượt nói chuyện chuyên đề sinh hoạt
ngoại khóa tại 2 trường THPT về Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh
niên với hơn 488 người tham gia trong đó có 1 học sinh người dân tộc thiểu số.
- Trung tâm Y tế huyện, thị xã đã tổ chức 01 lớp tập huấn, hội thảo chuyên
môn về bồi dưỡng kiến thức Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế
hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/ thanh niên cho các đối tượng là Viên chức
Dân số, y tế, giáo viên trên địa bàn tổng số người tham dự là 100 người
- Xây dựng 02 góc thân thiện trong 02 trường trung học phổ thông Phạm
Văn Đồng và Trường Dân tộc Nội trú trên địa bàn.
4.4. Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là
dân tộc thiểu số khi sinh con đúng Chính sách dân số theo Nghị định
39/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ.
- Tổng số đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ trên địa bàn đã nhận kinh
phí hỗ trợ từ năm 2015 đến năm 2020 là 76 người.
- Tổng số tiền hỗ trợ: 152.000.000 đ (Bằng chữ): Một trăm năm mươi hai
triệu đồng chẵn.
Trong đó: Ngân sách Trung ương là 0 đồng, ngân sách địa phương là
152.000.000 đ (Bằng chữ): Một trăm năm mươi hai triệu đồng chẵn.
- Tổng số đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đã nhận tiền nhưng vi
phạm cam kết không sinh thêm con trái với chính sách dân số: 03 người.
- Tổng số tiền thu hồi: 6.000.000 đ (Bằng chữ): Sáu triệu đồng chẵn. Lý do
phải thu hồi: Do vi phạm cam kết sinh thêm con thứ 3.
4.5. Triển khai Chiến dịch truyền thông về DS-KHHGĐ.
Trung tâm Y tế đã xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Chiến dịch
Truyền thông về dân số KHHGĐ tại các xã đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu,
vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện chỉ tiêu DS- KHHGĐ
năm 2020. Qua đợt Chiến dịch truyền thông các tại các xã, thị trấn đã đạt được
một số kết quả như sau:
- Tổng số người đã thực hiện các biện pháp tránh thai đặt đụng cụ tử cung, tiêm
tránh thai, uống thuốc tránh thai, sử dụng bao cao su trong đợt chiến dịch truyền thông
lồng ghép cung cấp dịch vụ: 317/560 người đạt 81,2%.
- Tổ chức 01 lễ ra quân chiến truyền thông chiến dịch CSSKSS.
- Tổ chức 3 buổi mít tinh, cổ động Chiến dịch tại 3 xã
- Treo 8 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại 3 xã triển khai Chiến dịch.
- Cấp, phát 250 tài liệu (tờ rơi) trong Chiến dịch.
- Tổ chức 3 buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi truyền thông theo nhóm, tổ,
sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn…cho các nhóm đối tượng.
11
- Tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình các đối tượng trong diện vận
động thực hiện KHHGĐ.
4.6. Đề án Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi
Triển khai các hoạt động về Tư vấn và chăm sóc NCT tại các xã, thị trấn với
các hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết, nhận thức, hành vi
của người dân về chính sách, pháp luật liên quan đến NCT; vai trò, sự cống hiến
của người cao tuổi trong mọi mặt của cuộc sống, đề cao trách nhiệm của cá nhân,
gia đình và xã hội trong việc chăm sóc NCT tại gia đình và cộng đồng.
4.7. Nâng cao chất lượng thông tin chuyên ngành DS-KHHGĐ
- Tăng cường các hoạt động giám sát, thẩm định chất lượng thông tin dữ liệu
ban đầu về chế độ ghi chép, lập báo cáo của cán bộ chuyên trách, cộng tác viên
Dân số - KHHGĐ. Tuy nhiên, năm 2020 hầu hết các CTV đều là CTV mới nên
việc thu thập thông tin chưa đạt được hiệu quả cao
- Triển khai rà soát, bổ sung thông tin trên phần mềm quản lý dữ liệu dân cư,
triển khai công tác khóa sổ A0 và chuẩn bị in sổ mới năm 2021.
4.8. Hoạt động hỗ trợ cho người thực hiện đình sản, vượt chỉ tiêu đình
sản và xử lý tai biến:
Các hoạt động hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng thực hiện đình sản, người
tư vấn, tiền chăm sóc, bồi dưỡng xăng xe bằng nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ.
Tổng số tiền hỗ trợ là: 9.660.000đ (Bằng chữ: Chín triệu sáu trăm sáu mươi
nghìn đồng chẵn)
4.9. Hoạt động chi phụ cấp cho cộng tác viên
Phụ cấp cho cộng tác viên được Trung tâm Y tế huyện chi hàng tháng với
mức hỗ trợ 70.000đ/CTV. Nguồn kinh phí phụ cấp được địa phương hỗ trợ.
Tổng số kinh phí địa phương hỗ trợ là: 88.200.000đ (Bằng chữ: Tám mươi
tám triệu hai trăm nghìn đồng chẵn)
4.10. Kết quả triển khai Dự án 8: Truyền thông giáo dục chuyển đổi
hành vi.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Dân số Thế
giới 11/7/2020 Treo 17 băng rôn tuyên tuyền về chủ đề Ngày Dân số Thế giới
11/7 trên các trục đường tại huyện.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ngày Tránh thai Thế giới 26/9,
ngày Quốc tế Người cao tuổi 01/10, Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/ Truyền thông
với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính
khi sinh” .
- Tổ chức lễ ra quân chiến dịch CSSKSS cho các đối tượng vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2020.
12
- Tổ chức 01 đợt Truyền thông hưởng ứng Chiến dịch về kiểm soát
MCBGTKT. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày tránh thai Thế giới, Ngày
quốc tế Người cao tuổi và Ngày quốc tế Trẻ em gái trên Đài truyền hình, Báo Đăk
Nông, Website Ngành Y tế..).
- Thực hiện tuyên truyền chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người
dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số (Nghị định số 39/2015/NĐ-
CP, ngày 27/4/2015).
- Triển khai kế hoạch truyền thông hưởng Tháng hành động Quốc gia về
Dân số (tháng 12) và ngày Dân số Việt Nam 26/12/2020. Viết 01 bài truyền thông
trên facebook của Trung tâm Y tế huyện.
II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC DS-
KHHGĐ
1. Thuận lợi
Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời về chuyên môn của Chi cục DS-KHHGĐ. Sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Trung tâm Y tế cùng với các cơ quan ban ngành trong việc tổ
chức thực hiện và đầu tư nguồn lực cho hoạt động chương trình DS-KHHGĐ.
Các Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định, Luật về lĩnh vực DS-KHHGĐ, Chiến
lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2020-2025 đã tạo điều kiện
thuận lợi để công tác DS-KHHGĐ thực sự đi vào cuộc sống nhất là ở vùng sâu,
vùng xa.
Công tác tuyên truyền, vận động và cung ứng dịch vụ DS-KHHGĐ trên địa
bàn toàn tỉnh được chú trọng với các hình thức truyền thông trực tiếp và tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy trình độ nhận thức của
người dân đối với công tác DS-KHHGĐ ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Kết quả đạt được về DS-KHHGĐ đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã
hội, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao
mức sống của người dân, nâng cao chất lượng dân số của huyện nhà nói riêng và
tỉnh nhà nói chung.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn tồn tại một số hạn chế cụ thể:
a. Về công tác tổ chức.
- Cấp huyện: Khoa Dân số và phát triển mỗi huyện biên chế theo quy định 5
người nhưng một số Trung tâm thường xuyên điều động thay đổi vị trí làm có lúc
chỉ còn 3 đồng chí làm việc nên công việc còn chậm trể. Ngoài ra dịch Covid bùng
phát và Bạch hầu, buộc nhân lực khoa phải phân chia đi trực, gác, điều tra cộng
đồng nên ảnh hưởng nhiều đến công tác dân số trên địa bàn huyện.
- Cấp xã: Sau khi sáp nhập vào Trạm Y tế một số viên chức dân số xã đã
điều chuyển sang làm công việc khác, chuyển viên chức khác đến làm công tác dân
số, do chưa quen với công việc chuyên môn về dân số, một số cán bộ dân số cũ thì
lại kiêm nhiệm quá nhiều công việc của trạm nên hiệu quả không cao, không tập
trung hoàn toàn vào công tác dân số tại địa bàn.
13
- Đối với Cộng tác viên dân số: Cộng tác viên dân số trước đây đã nghỉ nay
bàn giao lại cho cộng tác viên Y tế, đa số là Cộng tác viên mới chưa quen với công
việc dân số, việc nhiều, phụ cấp thấp (70.000đồng/người/tháng) nên không nhiệt
tình trong công tác.
+ Khối lượng công việc, số liệu điều tra báo cáo nhiều, tuy nhiên ưu đãi, phụ
cấp thấp, địa bàn lại quá rộng lớn, không được đào tạo cập nhật chuyên môn
nghiệp vụ kịp thời dẫn đến hiệu quả công tác truyền thông, vận động và thu thập số
liệu chưa đạt hiệu quả như mong đợi.
b. Về công tác chuyên môn
Mức sinh tăng do tỷ lệ mang thai trên địa bàn tăng nhiều hơn năm 2019, tỷ
lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn 15%, muốn sinh con trai nên dẫn đến chênh lệch
giới tính khi sinh.
Việc triển khai xã hội hóa các phương tiện tránh thai trên địa bàn còn yếu
nguyên nhân do đời sống người dân còn thấp, các sản phẩm xã hội hóa và tiếp thị
xã hội có giá thành cao và phương tiện tránh thai miễn phí vẫn đang cung ứng song
hành trên địa bàn nên rất khó triển khai đề án một cách có hiệu quả.
Việc triển khai thực hiện tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trên địa bàn
còn hạn chế do kinh phí không đủ để thực hiện khám cho các đối tượng trên địa bàn.
Chưa có văn bản hướng dẫn của Chi cục DS-KHHGĐ về quy định đối tượng
thuộc vùng có nguy cơ cao nên các đối tượng được hưởng dịch vụ DS-KHHGĐ
miễn phí còn rất hạn chế.
Tỷ lệ người sử dụng que cấy tránh thai thấp do Chi cục giao chỉ tiêu quá cao
nhưng không cung ứng que cấy miễn phí mà que cấy dịch vụ trên thị trường lại có
giá thành khá mắc, người dân không có khả năng chi trả.
Việc nhập thông tin hộ gia đình cá nhân vào kho dữ liệu điện tử đến thời
điểm hiện tại số liệu vẫn còn chênh lệch so với số liệu của huyện, do việc thu thập
số liệu chưa cập nhật thường xuyên kịp thời biến động về dân số như sinh, chết, di
dân chuyển đi, di dân chuyển đến.
Phần 2
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC DS-KHHGĐ NĂM 2021
I. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ:
1. Mục tiêu:
Tăng cường nỗ lực huy động sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các
ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy
mạnh hơn nữa sự chuyển biến cả về nhận thức và thực hiện, đạt được mục tiêu
giảm sinh vững chắc, chú trọng vùng có mức sinh cao, giảm thiểu tỉ lệ mất cân
bằng giới tính khi sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên nhằm đạt mức giảm sinh
góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần đáp ứng nguồn
nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước
nâng cao chất lượng dân số góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Đăk Nông nói
chung và của Đăk R’lấp nói riêng.
14
2. Nội dung thực hiện
- Tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền
vận động giáo dục đến mọi người dân về Pháp lệnh Dân số, Nghị quyết 21/NQ-
TW của Bộ chính trị về công tác dân số trong tình hình mới. Chương trình hành
động số 29-CTr/TU ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Ban Thường vụ tỉnh Đắk
Nông về thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Kế
hoạch số 448/KH-UBND ngày 28/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác
dân số trong tình hình mới.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua, các cuộc vận động về công tác dân
số, đặc biệt là cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, không lựa chọn giới
tính trước sinh và nâng cao chất lượng dân số; các hoạt động truyền thông về DS-
KHHGĐ từ huyện đến cơ sở nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ hành vi về DS-
KHHGĐ của các nhóm đối tượng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề
ra. Gắn tuyên truyền, vận động, tư vấn với việc cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ
có chất lượng nhằm đáp ứng phương tiện tránh thai, chăm sóc SKSS của người
dân. Đảm bảo hậu cần và đẩy mạnh tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện
tránh thai.
- Tiếp tục thực hiện và phối hợp với Trạm Y tế xã, thị trấn triển khai các
hoạt động: Cung ứng dịch vụ KHHGĐ; Hoạt động can thiệp thuộc các Đề án, mô
hình về nâng cao chất lượng dân số như: Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Tư vấn và
khám sức khỏe tiền hôn nhân; Tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa
vào cộng đồng; Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Tiếp tục duy trì, ổn định bộ máy hoạt động cơ quan, nâng cao hiệu quả
công tác tham mưu, công tác báo cáo, thống kê, xử lý văn bản kịp thời, hiệu quả.
- Duy trì hoạt động quản lý chương trình DS-KHHGĐ xã, thị trấn.
- Thực hiện tốt các chính sách, chế độ khuyến khích trong công tác DS-
KHHGĐ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, thực hiện chương trình.
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch Truyền thông - Giáo dục tuyên truyền, vận
động thực hiện Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
- Tiếp tục duy trì hoạt động của các câu lạc bộ và đảm bảo thực hiện tốt Dự
án tầm soát các dị dạng bệnh, tật bẩm sinh.
- Tiếp tục củng cố hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ tại
huyện, xã, thị trấn đảm bảo cho việc thu thập, lập báo cáo thống kê về các thông tin
số liệu DS-KHHGĐ đầy đủ, chính xác theo đúng quy định. Tiếp tục cập nhật và
hoàn thiện kho dữ liệu tại huyện, đảm bảo thiết bị, trình độ cán bộ và các điều kiện
cần thiết để vận hành kho dữ liệu điện tử. Tăng cường giám sát, kiểm tra tình hình
thực hiện các hoạt động và thẩm định số liệu.
3. Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2021:
- Chỉ tiêu về dân số:
15
STT Mục tiêu Đơn vị tính Năm 2021
1 Dân số trung bình Người 91.384
2 Tỷ suất sinh thô ‰ 12,1
3 Tỷ suất chết thô ‰ 1,8
4 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 10,3
7 Mức giảm tỷ lệ sinh ‰ 0,3
8 Tỷ lệ sinh con thứ 3 % 15
9 Tỷ số giới tính khi sinh Bé trai/ bé gái 106/100
- Chỉ tiêu sử dụng biện pháp tránh thai:
- Đình sản: 16 ca;
- Đặt vòng tránh thai: tổng số 1.939 ca, trong đó miễn phí 1.813 ca;
- Cấy tránh thai: tổng số 27 ca
- Thuốc tiêm tránh thai: tổng số 680 ca, trong đó miễn phí 250 ca;
- Viên uống tránh thai: tổng số 1.890 người, trong đó miễn phí 1.770 người;
- Bao cao su: tổng số 1.750 người, trong đó miễn phí 1.500 người;
- Tỷ lệ sàng lọc trước sinh: 37%;
- Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh: 57,9%.
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
- Đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn
nữa đến công tác dân số, đặc biệt sớm đưa Nghị quyết 21/NQ-TW ngày 25 tháng
10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương (khóa XII) về “Công tác dân số trong
tình mới” vào cuộc sống.
- Đề nghị Chi cục Dân số tham mưu Phân bổ kinh phí Trung ương và địa
phương ngay từ đầu năm để phát huy hết các nguồn lực thực hiện đạt kết quả các
chỉ tiêu kế hoạch năm 2021.
- Trên đây là báo cáo tổng kết công tác DS-KHHGĐ năm 2020 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2021./.
Nơi nhận:
- Chi cục DS-KHHGĐ;
- Ban Lãnh đạo TTYT;
- Lưu: VT, Khoa DS&PT (Ng_4b).
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
16
CHỈ TIÊU 2
LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC DS-KHHGĐ NĂM TẠI
HUYỆN ĐĂK R’LẤP
17
Chỉ tiêu 2. Lập kế hoạch công tác DS-KHHGĐ năm tại huyện Đăk R’lấp
SỞ Y TẾ TỈNH ĐĂK NÔNG
TRUNGTÂM YTẾHUYỆNĐĂKR’LẤP
Số: / KH-TTYT
CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đăk R’lấp, ngày tháng năm 2020
KẾ HOẠCH
Triển khai Dự án 3 - Dân số và phát triển
chương trình Dân số - KHHGĐ năm 2020
A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA
GIA ĐÌNH NĂM 2019
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ -
KHHGĐ NĂM 2019
1. Đánh giá tình hình thực hiện
Trong năm 2019, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn lực tài chính,
sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy bước đầu còn một số hạn chế tồn tại về cơ chế
chính sách song việc thực hiện công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-
KHHGĐ) toàn huyện đạt được những kết quả quan trọng.
Các văn bản quy phạm pháp luật về Dân Số - KHHGĐ được triển khai kịp
thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp với nhiều
nội dung, hình thức phong phú, kết hợp với công tác thông tin tuyên truyền về DS-
KHHGĐ đa dạng, đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động
trong công tác DS-KHHGĐ từ huyện đến xã, thị trấn .
Trong năm đã triển khai các hoạt động trọng tâm của công tác Dân số -
KHHGĐ như : Triển khai Chiến dịch Chăm sóc sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa
gia đình (KHHGĐ); kỷ niệm ngày Dân số thế giới; tháng hành động quốc gia về
Dân số Việt Nam.
Triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dân số như: Mô hình Sàng lọc
trước sinh và sơ sinh, Mô hình Tư vấn và Khám sức khỏe tiền hôn nhân; giảm
thiểu chênh lệch giới tính khi sinh; thực hiện tăng tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ cho
người cao tuổi.
Người dân có chuyển biến tích cực về nhận thức và thay đổi hành vi cũng
góp phần đạt được các chỉ tiêu về công tác DS-KHHGĐ trong năm qua.
Năng lực quản lý, điều hành, triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn
về Dân Số và phát triển có sự tiến bộ đáng kể.
2. Kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ năm 2019
2.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch
* Hoạt động Dân số
Trong năm 2019, Khoa Dân số đã thực hiện công tác Dân số đạt được những
kết quả như sau:
18
Stt Nội dung thực hiện ĐVT Năm 2019
01 Dân số trung bình Người 89.528
02 Tổng số nữ trên địa bàn Người 43.059
03 Phụ nữ 15-49 tuổi Người 27.630
04 Phụ nữ 15-49 tuổi có chồng Người 14.462
05 Trẻ em sinh mới Người 911
06 Số trẻ sinh ra là con thứ 3 Người 239
07 Tỷ suất sinh thô ‰ 10,17
08 Tỷ suất chết thô ‰ 1,57
09 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ 11.6
10 Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên % 26,2
11 Tỷ số giới tính khi sinh bé trai/bé gái 113/100
12 Mức giảm sinh ‰ 0,5
Nhận xét:
- Tổng số nữ trên địa bàn chiếm 48% so với dân số toàn huyện. Số phụ nữ
trong độ tuổi 15-49 tuổi chiếm 64% so với tổng số phụ nữ có trên địa bàn, trong đó
phụ nữ 15-49 tuổi có chồng chiếm 34%.
- Tỷ lệ gia tăng dân số ở mức thấp.
- Mức giảm sinh đã đạt so với chỉ tiêu đề ra là 0.4‰.
- Số trẻ sinh ra là còn thứ 3 chiếm 26,2% tổng số trẻ sinh ra, cao hơn so với
số liệu cùng thời điểm năm ngoái ( 18%) và cao hơn so với mức quy định trong bộ
tiêu chí (17%).
- Tỷ số giới tính khi sinh là 113 bé trai/100 bé gái. Cao hơn so với chỉ tiêu
đề ra là 110 bé trai/100 bé gái
* Hoạt động Kế hoạch hóa gia đình
Stt Nội dung thực hiện ĐVT Chỉ tiêu
Kết quả
đạt được
năm 2019
01 Số người triệt sản mới Người 16 16
02 Số người sử dụng dụng cụ tử cung mới Người 650 650
03 Số người cấy tránh thai mới Người 60 7
04 Số người sử dụng thuốc tiêm tránh thai Người 245 307
05 Số người sử dụng thuốc uống tránh thai Người 1.880 1.889
06 Số người sử dụng bao cao su Người 900 1.514
Nhận xét:
- Số người tham gia triệt sản đạt 100% so với chỉ tiêu.
19
- Số người đặt dụng cụ tử cung chỉ đạt 100% so với chỉ tiêu.
- Số người sử dụng thuốc cấy đạt 8.5% so với chỉ tiêu do chi cục không cung
ứng đủ số lượng que cấy, giá thành que cấy dịch vụ lại quá cao, người dân không
đủ khả năng chi trả.
- Các biện pháp tiêm, uống, bao cao su đều vượt so với chỉ tiêu.
- Tổng số người sử dụng các biện pháp tránh thai đạt 30,3% so với tổng số
phụ nữ 15-49 tuổi có chồng.
2.2. Đảm bảo hậu cần phương tiện tránh thai và nâng cao chất lượng
dịch vụ KHHGĐ:
- Các phương tiện tránh thai nhận từ Chi cục DS-KHHGĐ đã được cấp kịp
thời cho các xã, thị trấn để đáp ứng cho đối tượng sử dụng. Đảm bảo phương tiện
tránh thai được cấp đúng đối tượng theo quy định là người nghèo, cận nghèo,
người dân sống tại các xã, tránh lãng phí để hết hạn phương tiện tránh thai.
Kết quả xuất, nhập, tồn năm 2019 như sau:
Stt Nội dung
Tồn
đầu kỳ
2019
Nhập
trong
kỳ 2019
Tổng
cộng
Xuất
trong
kỳ 2019
Tồn
cuối kỳ
2019
A B 1 2 3=1+2 4 5=3-4
01 Dụng cụ tử cung 355 400 755 663 92
02 Thuốc tiêm tránh thai 950 0 950 903 47
03 Thuốc uống tránh thai 4.470 4.100 8.570 7.055 1.515
04 Thuốc cấy tránh thai 0 0 0 0 0
2.3. Tiếp tục triển khai các mô hình, đề án nâng cao chất lượng Dân số
a. Mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh
- Triển khai tại 11/11 xã, thị trấn thông qua các kênh thông tin đại chúng,
công tác tuyên truyền, tư vấn được lồng ghép trong các lớp tập huấn bồi dưỡng
cung cấp kiến thức, các buổi hội thảo chuyên đề, tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình,
qua đó nhận thức của người dân về chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh
được nâng lên.
- Tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng bộ dụng cụ lấy mẫu máu xét
nghiệm trong sàng lọc trước sinh và sơ sinh:Trong năm 2019 Trung tâm Y tế
huyện đã tiếp nhận 20 bộ dụng cụ lấy máu sàng lọc trước sinh và 90 bộ dụng cụ
lấy máu sàng lọc sơ sinh đồng thời bảo quản và lập kế hoạch cấp cho Khoa Chăm
sóc sức khỏe sinh sản hệ điều trị thực hiện theo chỉ tiêu. Quá trình sử dụng không
có tình trạng mẫu sàng lọc bị hư hỏng mất mát.
- Đã triển khai, điều tra toàn huyện và kết hợp với Khoa CSSKSS của Trung
tâm Y tế huyện Đăk R’lấp. Kết quả thực hiện như sau:
+ Sàng lọc trước sinh: Có 232 bà mẹ được sàng lọc trước sinh bằng hình
thức siêu âm và lấy mẫu máu khô trong tổng số 1.750 bà mẹ mang thai, trong đó
có 20 bà mẹ được hỗ trợ bằng kinh phí chương trình mục tiêu, 212 bà mẹ tự chi trả
20
kinh phí thực hiện. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 13.2% so với kế hoạch đề ra 25%
nguyên nhân do bộ sàng lọc cấp về không đủ so với chỉ tiêu giao, số phụ nữ đến
sàng lọc vượt quá tuổi thai quy định, chi phí thực hiện sàng lọc còn cao. Kết quả
thực hiện các tầm soát sàng lọc trước sinh không phát hiện trường hợp nào có nguy
cơ về bệnh Down, dị tật ống thần kinh.
+ Sàng lọc sơ sinh: Có 340 trẻ sinh ra được sàng lọc trong tổn số 911 trẻ
sinh ra sống, trong đó có 90 trẻ được hỗ trợ bằng kinh phí chương trình mục tiêu,
250 trẻ tự chi trả kinh phí thực hiện. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 37% so với kế
hoạch đề ra 40% nguyên nhân do không cung ứng đủ bộ sàng lọc sơ sinh để thực
hiện, chi phí thực hiện sàng lọc sơ sinh cao, đơn vị chưa đủ khả năng thực hiện các
sàng lọc, các ca sàng lọc phải gửi ra Trung tâm Chẩn đoán sàng lọc trước sinh và
sơ sinh Đại học Y dược Huế để thực hiện. Kết quả thực hiện các tầm soát sàng lọc
sơ sinh không phát hiện trường hợp nào có nguy cơ thiếu men G6PD và mắc suy
giáp trạng bẩm sinh.
- Tổ chức Hội nghị triển khai hoạt động về sàng lọc trước sinh và sơ sinh
cho CTV Dân số - Y tế với sự tham gia của 39 CTV của 11 xã, thị trấn.
b. Mô hình tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân
- Tiếp tục triển khai các hoạt động Mô hình Tư vấn và khám sức khoẻ tiền
hôn nhân. Duy trì sinh hoạt 24 câu lạc bộ tiền hôn nhân. Trung bình mỗi câu lạc bộ
sinh hoạt 01 lần/ tháng.
- Tổ chức Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân tại 6 xã, thị trấn triển
khai mô hình cho vị thành niên và thanh niên (Nhân Cơ, Đăk Wer, Quảng Tín,
Hưng Bình, Đăk Ru, Nghĩa Thắng). Kết quả có 637 lượt vị thành niên tham gia
khám và 300 lượt xét nghiệm viêm gan B. Phát hiện nghi viêm gan B 05 trường
hợp, đề nghị đi kiểm tra lại tại các cớ ở y tế cao hơn.
- Có 17 cộng tác viên Y tế-Dân số tham gia 02 hội nghị triển khai hoạt động
Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân do Chi cục Dân số - KHHGĐ tổ chức.
- Mở rộng mô hình Góc truyền thông, tư vấn về chăm sóc SKSS/KHHGĐ
dành cho đối tượng tiền hôn nhân tại cơ sở.
c. Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh
- Triển khai thông qua các hoạt động: Tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề
các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; Truyền thông lồng ghép, tư vấn trực tiếp
và vận động tại các địa bàn khu dân cư về thực trạng, nguyên nhân và những hệ
lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, quy định việc nghiêm cấm các hành vi lựa
chọn giới tính thai nhi...
- Tổ chức 02 lớp tập huấn cung cấp những thông tin , kiến thức cơ bản về
tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, các yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của
mất cân bằng giới tính khi sinh, về bình đẳng giới, định kiến giới cho cộng tác viên
Dân số - Y tế các xã, thị trấn thu hút 125 học viên tham dự.
- Tổ chức đợt chiến dịch về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh cho 2
trường: THCS Nguyễn Du (Kiến Đức) và THPT Nguyễn Đình Chiểu (Đăk Ru) với
sự tham gia của 200 học sinh và 100 giáo viên.
21
d. Triển khai đề án xã hội hóa phương tiện tránh thai
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đáp ứng nhu cầu sử dụng
phương tiện tránh thai đối với người dân không được miễn phí. Đề án xã hội hóa
phương tiện tránh thai với mục tiêu từng bước người dân tự chi trả kinh phí mua
phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng các phương tiện
tránh thai, dịch vụ KHHGĐ/SKSS chất lượng cho người dân nhằm giảm tỷ lệ sinh,
đảm bảo sự công bằng xã hội và tính bền vững của chương trình DS-KHHGĐ.
Tuy nhiên , công tác xã hội hóa bước đầu gặp nhiều khó khăn vì lý do người
dân đã quen với việc được nhà nước bao cấp, công tác truyền thông, quảng bá, giới
thiệu sản phẩm xã hội hóa còn hạn chế do thiếu nguồn kinh phí, giá các sản phẩm
khá cao, một số sản phẩm giá cao hơn ngoài thị trường.
Trong năm 2019, Khoa Dân số và Phát triển đã nhận và cấp phát :
Stt Nội dung
Tồn
đầu kỳ
2019
Nhập
trong
kỳ 2019
Tổng
cộng
Xuất
trong
kỳ 2019
Tồn
cuối kỳ
2019
A B 1 2 3=1+2 4 5=3-4
01 BCS Hello Plus 0 166 166 90 76
02 DD ViGas 0 28 28 15 13
03 VUTT Anna 0 110 110 50 60
04 Bột Canxi 0 02 02 01 01
e. Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị
thành niên và thanh niên
- Tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức về Đề án Tăng cường tư vấn và cung
cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên thanh niên cho CTV
Dân số - Y tế với sự tham gia của 55 CTV.
- Tổ chức 02 lượt nói chuyện chuyên đề sinh hoạt ngoại khóa tại trường
THPT Nguyễn Tất Thành (Nghĩa Thắng) và trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
(Đăk Ru) về chủ đề Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên với 1100
lượt tham gia của học sinh 2 trường.
- Tổ chức lớp hội thảo chuyên môn về bồi dưỡng kiến thức Tăng cường tư
vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh
niên. Đối tượng tham dự là 100 viên chức dân số - y tế và giáo viên trên địa bàn.
- Xây dựng 02 góc thân thiện cho trường THPT Trường Chinh (Đăk Wer) và
THPT Nguyễn Đình Chiểu (Đăk Ru).
f. Đề án Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi
Triển khai các hoạt động về Tư vấn và chăm sóc NCT tại các xã, thị trấn với
các hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết, nhận thức, hành vi
của người dân về chính sách, pháp luật liên quan đến NCT; vai trò, sự cống hiến
của người cao tuổi trong mọi mặt của cuộc sống, đề cao trách nhiệm của cá nhân,
gia đình và xã hội trong việc chăm sóc NCT tại gia đình và cộng đồng.
22
2.4. Triển khai Chiến dịch truyền thông về DS-KHHGĐ
- Khoa Dân số và phát triển đã xây dựng kế hoạch triển khai Chiến dịch
truyền thông lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản/ KHHGĐ tại các xã đặc biệt
khó khăn, các xã vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực
hiện chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2019 tại 2 xã Quảng Tín và Đăk Sin. Qua đợt chiến
dịch truyền thông đã đạt được một số kết quả như sau:
- Tổng số người thực hiện BPTT là 181 người/191 người, đạt 95% kế hoạch.
- Tuyên truyền vận động trên các kênh truyền thông hiện có của xã: Đài phát
thanh xã, thị trấn, loa phát thanh tại trạm Y tế: 24 lượt .
- Treo 4 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại 2 xã triển khai chiến dịch.
- Cấp, phát 400 tài liệu (tờ rơi).
- Tổ chức 2 buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi truyền thông theo nhóm,
sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn… cho các nhóm đối tượng.
- Tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình các đối tượng trong diện vận
động thực hiện KHHGĐ.
- Duy trì tổ chức sinh hoạt các nhóm, câu lạc bộ không sinh con thứ 3, chăm
sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.
2.5. Nâng cao chất lượng thông tin chuyên ngành DS-KHHGĐ
Tăng cường các hoạt động giám sát, thẩm định chất lượng thông tin dữ liệu
ban đầu về chế độ ghi chép, lập báo cáo của cán bộ chuyên trách, cộng tác viên
Dân số - KHHGĐ. Tuy nhiên, năm 2019 hầu hết các CTV đều là CTV mới nên
việc thu thập thông tin chưa đạt được hiệu quả cao.
2.6 Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là
dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách theo Nghị định 39/2015/NĐ-CP
ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ:
- Tổng số đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ trên địa bàn đã nhận kinh
phí hỗ trờ từ 2015 đến năm 2019 là : 77 người
- Tổng số tiền hỗ trợ : 144.000.000 đ (Bằng chữ: Một trăm bốn mươi bốn
triệu đồng chẵn).
Trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ là: 0đ, ngân sách địa phương hỗ trợ
là: 144.000.000đ.
- Tổng số đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đã nhận tiền nhưng vi
phạm cam kết không sinh thêm con: 03 người thuộc xã Quảng Tín
- Tổng số tiền thu hồi lại: 6.000.000đ (Bằng chữ: Sáu triệu đồng chẵn).
II. NHỮNG HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN
- Cấp huyện: Sau khi sát nhập vào Trung tâm Y tế số biên chế làm việc tại
khoa Dân số và Phát triển giảm xuống ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
- Cấp xã: Sau khi sát nhập vào Trạm y tế hầu hết viên chức dân số xã đã điều
chuyển sang làm công việc khác, chuyển công việc cho viên chức khác đảm nhận,
do chưa quen với công việc chuyên môn về dân số nên hiệu quả không được cao.
23
- Đối với cộng tác viên dân số: Cộng tác viên dân số trước đây đã nghỉ nay
bàn giao lại cộng tác viên Y tế, đa số Cộng tác viên mới chưa quen với công việc
dân số, việc nhiều, phụ cấp thấp (70.000 đồng/ người/ tháng) nên không nhiệt tình
trong công tác.
- Địa bàn rộng, dân cư sống không tập trung, nhiều thành phần dân cư khắp
nơi trong cả nước đến lập nghiệp, đời sống nhiều nơi gặp khó khăn, trình độ dân trí
không đồng đều, đồng bào theo đạo chiếm tỷ lệ cao, phong tục tập quán rảng buộc
ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn các biện pháo tránh thai cũng như nhận thức
về công tác DS-KHHGĐ trong toàn huyện.
- Nội dung hoạt động lớn, yêu cầu nhiệm vụ cao, chỉ tiêu kế hoạch cả năm
cao. Nguồn ngân sách nhìn chung chưa dáp ứng được với yêu cầu triển khai các
hoạt động.
- Cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ chưa thông thạo tiếng đồng bào nên khó
khăn trong việc tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ.
- Số cơ số phương tiện tránh thai và sàng lọc miễn phí chưa đáp ứng được
nhu cầu của địa phương.
- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa thật sự quan tâm trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành chương trình DS-KHHGĐ dẫn đến kết quả hoạt
động không đồng đều ở các địa phương.
B. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN 3 NĂM 2020
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Thông tư 109/TT-BTC ngày 30 tháng 06 năm 2016 của bộ Tài chính Quy
định lập dự toán ,quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều
tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia;
- Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 2017 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020;
- Thông tư 26/2018/TT-BTC ngày 21 tháng 03 năm 2018 của Bộ Tài chính
Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu
Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020;
- Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 31 tháng 07 năm 2017 của Bộ Tài chính
quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
- Nghị quyết 24/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2017 Ban hành quy
định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân
sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đăk Nông;
- Thông tư 37/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của bộ trưởng Bộ
Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc
phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bênh, chữa bệnh
trong một số trường hợp;
- Nghị quyết số 32/2019/NQ-HĐND ngày 30 tháng 9 năm 2019 của hội
đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông về quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
24
không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm Y tế trong các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh Đăk Nông;
- Thông tư 14/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 07 năm 2019 của Bộ Y tế về
sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 37/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm
2018 của bộ trưởng Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí
khám bênh, chữa bệnh trong một số trường hợp;
- Căn cứ công văn số 626/BYT-TCDS của Tổng cục Dân số ngày 05 tháng
07 năm 2019 về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch công tác dân số năm 2020;
- Căn cứ Kế hoạch số 86/KH-SYT ngày 26 tháng 05 năm 2020 của Sở Y tế
tỉnh Đak Nông về việc triển khai Dự án 3 - Dân số và phát triển năm 2020;
- Căn cứ công văn số 102/CCDS ngày 01 tháng 06 năm 2020 của Chi cục
Dân số - KHHGĐ tỉnh Đak Nông về việc hướng dẫn triển khai dự án 3- Dân số và
phát triển năm 2020.
II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2020.
1. Mục tiêu
Duy trì mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng;
giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
2. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2020:
a. Chỉ tiêu cơ bản:
- Mức giảm sinh: 0.3‰
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 11%
- Tỷ số giới tính khi sinh (Bé trai/bé gái): 110/100
b. Chỉ tiêu chuyên môn:
- Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại: 5.151 người
- Tỷ lệ người sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại: 67%
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 17%
- Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh (bao gồm tất cả các hình
thức được nhà nước hỗ trợ, xã hội hóa và tự chi trả) : 37 % bà mẹ mang thai
- Tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh (bao gồm tất cả các hình thức
được nhà nước hỗ trợ, xã hội hóa và tự chi trả): 57.9 % trẻ sinh ra.
- Tỷ lệ nam, nữ được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn: 31%
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH NĂM 2020
1. Hoạt động 1:Tầm soát các dị dạng bệnh, tật bẩm sinh và nâng cao
chất lượng dân số.
1.1. Các hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
- Hoạt động tầm soát, sàng lọc trước sinh và sơ sinh thực hiện Thông tư số
34/2017/TT-BYT ngày 18/8/2017 của Bộ Y tế về hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn
25
đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh và Thông tư 30/2019/TT-BYT ngày 03/12/2019
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 34/2017/TT-BYT ;Quyết định số
573/QĐ-BYT ngày 11/02/2010 của Bộ Y tế về ban hành Quy trình Sàng lọc, chẩn
đoán trước sinh và sơ sinh.
- Đối tượng được nhà nước hỗ trợ và định mức chi hoạt động sàng lọc trước
sinh và sơ sinh thực hiện theo thông tư 26/2018/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm
2018 của Bộ tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện
Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020. Cụ thể:
* Hỗ trợ chi sàng lọc, chẩn đoán trước sinh:
+ Định mức phân bổ 60.000 đồng/lần/thai phụ thực hiện sàng lọc trước sinh
(mỗi thai phụ thực hiện 2 lần), bao gồm siêu âm sàng lọc chẩn đoán trước sinh; tư
vấn trước và sau sàng lọc.
+ Định mức phân bổ 31.000 đồng/mẫu/thai phụ đối với kỹ thuật lấy mẫu
máu khô ngón tay thai phụ bao gồm công lấy mẫu máu khô đầu ngón tay thai phụ,
tư vấn trước và sau sàng lọc, gửi mẫu và thông báo kết quả.
* Hỗ trợ chi sàng lọc sơ sinh: Định mức phân bổ 31.000 đồng/mẫu/trẻ sơ
sinh, bao gồm công lấy mẫu máu khô gót chân trẻ sơ sinh, tư vấn trước và sau sàng
lọc, gửi mẫu và thông báo kết quả.
- Hoạt động tổ chức Hội nghị chuyên môn về sàng lọc trước sinh, sàng
lọc sơ sinh.
a) Nội dung 1: Thực hiện kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
- Đối tượng thực hiện:
+ Đối tượng được nhà nước hỗ trợ thực hiện dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán
trước sinh thực hiện theo Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2018
của Bộ tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương
trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 bao gồm: Người thuộc hộ nghèo,
hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại các vùng có nguy cơ
cao, vùng nhiễm chất độc đioxin và chưa có thẻ BHYT.
+ Các trường hợp thực hiện dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh
và sơ sinh không thuộc diện được nhà nước hỗ trợ (xã hội hóa, tự chi trả…): thực
hiện theo Thông tư số 37/2018/TT-BYT.
- Phương thức hoạt động:
+ Khoa chuẩn đoán hình ảnh chịu trách nhiệm siêu âm độ mờ da gáy của
thai nhi đối với phụ nữ mang thai 03 tháng đầu (từ 11 tuần đến 14 tuần) và 03
tháng giữa (từ 20 tuần đến 24 tuần). Tổng hợp danh sách thai phụ thực hiện sàng
lọc về Khoa CSSKSS hệ điều trị.
+ Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản thuộc hệ điều trị chịu trách nhiệm lấy
máu gót chân trẻ sơ sinh ngay sau sinh 24 giờ (tốt nhất 48h giờ sau sinh), lấy máu
đầu ngón tay phụ nữ mang thai trong trong 2 thời kì từ 11-14 tuần và 14-21 tuần.
Sau đó, Khoa CSSKSS gửi mẫu máu chuyển phát nhanh đến Trung tâm sàng lọc
chẩn đoán trước sinh và sơ sinh Huế trong vòng 24 giờ. Thực hiện theo dõi kết quả
sau sàng lọc để thông báo cho đối tượng sàng lọc. Thực hiện báo cáo số trẻ em sinh
26
ra được sàng lọc sơ sinh và số phụ nữ mang thai được sàng lọc định kì 06 tháng/lần
(05/07 và 05/12), lập và tổng hợp danh sách sàng lọc trước sinh và sơ sinh gửi về
khoa Dân số và Phát triển để thanh quyết toán.
+ Khoa Dân số và Phát triển chịu trách nhiệm thanh toán tiền gửi ra tổng
hợp chứng từ và thanh quyết toán.
+ Các TYT xã, thị trấn lập danh sách theo dõi các đối tượng được sàng lọc
trước sinh và sơ sinh lưu tại trạm y tế để báo cáo số liệu (thực hiện thu thập số liệu
từ khoa CSSKSS và thu thập tại địa phương của mình).
- Thời gian thực hiện: Năm 2020.
- Địa điểm thực hiện: Khoa CSSKSS hệ điều trị
- Kinh phí thực hiện: 11.230.000VNĐ (Bằng chữ: Mười một triệu hai trăm
ba mươi nghìn đồng).
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT
Số
ca
Định
mức
Thành tiền
1 Chi phí Sàng lọc trước sinh
1.1 Chi lấy máu đầu ngón tay cho thai phụ Ca 120 31.000 3.720.000
-
Chi hỗ trợ cho người trực tiếp thực hiện
lấy máu đầu ngón tay (Đã bao gồm công
lấy máu, tư vấ trước và sau sàng lọc,
thông báo kết quả)
Ca 120 13.000 1.560.000
- Các chi phí trực tiếp (*) Ca 120 18.000 2.160.000
1.2 Chi phí siêu âm Ca 58 60.000 3.480.000
- Phụ cấp thủ thuật cho bác sĩ siêu âm Ca 58 15.000 870.000
- Các chi phí trực tiếp (*) Ca 58 45.000 2.610.000
2 Chi phí sàng lọc sơ sinh
2.1 Chi lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh Ca 130 31.000 4.030.000
-
Chi hỗ trợ cho người trực tiếp thực hiện
lấy máu gót chân
Ca 130 13.000 1.690.000
- Chi phí trực tiếp (*) Ca 130 18.000 2.340.000
Tổng cộng 11.230.000
Ghi chú: (*): Chi phí về quần, áo, mũ, khẩu trang, ga, gối đệm, chiếu, văn
phòng phẩm, găng tay, bông, cồn, gạc, nước muối rửa và các vật tư tiêu hao khác.
Chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế (rắn,
lỏng), giặt, là, hấp, sấy, tiệt trùng đồ vải, dụng cụ thăm khám, chi phí vệ sinh môi
trường, vật tư, hóa chất khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn. Chi phí duy tu, bảo dưỡng
nhà cửa, trang thiết bị, mua sắm thay thế tài sản, công cụ, dụng cụ như: điều hòa,
máy tính, máy in, máy hút ẩm, quạt, bàn, ghế, giường tủ, đèn chiếu sáng, các bộ
27
dụng cụ, công cụ cần thiết khác trong quá trình khám bệnh và thực hiện các dịch
vụ kỹ thuật y tế.
b) Nội dung 2: Tổ chức hội nghị chuyên môn về sàng lọc trước sinh và
sơ sinh
- Tổ chức thực hiện:
+ Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức.
+ Khoa CSSKSS hệ điều trị phối hợp, thực hiện.
+ Các Trạm Y tế phối hợp thực hiện. Rà soát, thông báo, vận động các đối
tượng tham gia, theo dõi và báo cáo.
- Đối tượng tham dự: 60 cộng tác viên, phụ nữ có chồng trong khoảng 15-49
tuổi không sử dụng biện pháp tránh thai và phụ nữ đang mang thai.
- Thời gian thực hiện: Tháng 05/ 2020.
- Địa điểm: Hội trường Ủy ban xã Đăk Ru
- Kinh phí thực hiện: 6.000.000VNĐ (Bằng chữ: Sáu triệu đồng chẵn)
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT Số lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
01 Báo cáo viên Người/Ngày
01 người
x 01 ngày
500.000 500.000
02 Công tác phí Người/Ngày
02 người
x 01 ngày
200.000 400.000
03 Xăng xe Km/xe/lượt
40 km
x 01 xe
x 02 lượt
1.000 80.000
04 Thuê hội trường, âm thanh Lớp 01 520.000 520.000
05
Market hội nghị
(KT: 1m2 x1m5, chất liệu:
Hiflex)
Cái 01 510.000 510.000
06
Nước uống đóng chai (Chai
500ml)
Chai 60 7.000 420.000
07 Tài liệu (Bộ 40 tờ 2 mặt) Bộ 60 40.500 2.430.000
08 Bút bi Cái 60 7.000 420.000
09 Bìa A4 nút nhựa Cái 60 5.000 300.000
10 Vở ô li 96 trang Quyển 60 7.000 420.000
Tổng cộng 6.000.000
28
1.2. Các hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân:
Các hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân thực hiện theo quyết
định số 25/QĐ-BYT ngày 07/01/2011 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn
chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Tiếp tục Mở rộng Mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” nhằm
nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ
thông qua tư vấn và khám sức khỏe cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, đặc biệt là vị
thành niên, thanh niên để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý
có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, các nguy cơ
sinh con bị bệnh tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao
chất lượng giống nòi.
Duy trì triển khai mô hình tại 06/11 xã trên địa bàn toàn huyện : Đak Wer,
Nghĩa Thắng, Đak Ru, Nhân Cơ, Quảng Tín, Hưng Bình.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng; truyền
thông qua hệ thống truyền thanh xã, đài phát thanh truyền hình huyện; tư vấn trực
tiếp tại các Trạm Y tế; Trung tâm Y tế các huyện, cung cấp các sản phẩm, tài liệu
tuyên truyền về các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành
niên, thanh niên; phòng chống, điều trị vô sinh; làm mẹ an toàn; trách nhiệm làm
cha mẹ; nuôi con khỏe, dạy con ngoan.
a) Nội dung 1: Duy trì Mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”.
- Nội dung hoạt động: Xây dựng góc truyền thông cung cấp kiến thức về dân
số sức khỏe sinh sản/KHHGĐ nói chung, nhấn mạnh sức khỏe sinh sản thanh niên,
vị thành niên tại các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học; cung cấp
thông tin cho nam nữ thanh niên tại nơi đăng ký kết hôn. Tổ chức sinh hoạt ngoại
khóa lồng ghép sinh hoạt câu lạc bộ tại các trường.
- Đối tượng thực hiện: Khối lớp 10,11,12 Trường THPT: Trường Chinh
(Đăk Wer), Nguyễn Tất Thành (Nghĩa Thắng), Nguyễn Đình Chiểu (Đak Ru).
Khối lớp 9 Trường THCS: Nguyễn Công Trứ (Nhân Cơ), Lương Thế Vinh (Quảng
Tín), Quang Trung (Hưng Bình).
- Tổ chức thực hiện:
+ Khoa Dân số và Phát triển chủ trì, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ.
+ Các Trạm Y tế xã, thị trấn phối hợp, thực hiện. Lập danh sách các câu lạc bộ
tại địa phương để theo dõi và báo cáo. Mỗi trường thành lập 4 câu lạc bộ (Trong đó
các trường THPT thành lập 1 câu lạc bộ lớp 10, 1 câu lạc bộ lớp 11, 2 câu lạc bộ lớp
12. Các trường THCS thành lập 4 câu lạc bộ lớp 9). Mỗi câu lạc bộ 25 người.
- Thời gian thực hiện:
+ Đợt 1: Tháng 04 - năm 2020
+ Đợt 2: Tháng 06 - năm 2020
- Địa điểm thực hiện: 03 Trường THPT: Trường Chinh (Đăk Wer), Nguyễn Tất
Thành (Nghĩa Thắng), Nguyễn Đình Chiểu (Đak Ru) và 03 Trường THCS: Nguyễn
Công Trứ (Nhân Cơ), Lương Thế Vinh (Quảng Tín), Quang Trung (Hưng Bình)
29
- Kinh phí chi tiền nước uống sinh hoạt câu lạc bộ: 14.400.000VNĐ (Bằng
chữ: Mười bốn triệu bốn trăm nghìn đồng chẵn)
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT
Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Đợt 1: Tháng 04/2020: Nhân Cơ, Đăk Wer, Quảng Tín
01 Báo cáo viên Ngày 03 500.000 1.500.000
02 Xăng xe Km 158 1.000 158.000
03
Tài liệu
(In màu, 2 mặt)
Tờ 1.200 1.500 1.800.000
04
Nước uống đóng chai
(Chai 500ml)
Chai 300 7.000 2.100.000
Tổng cộng: (1+2+3+4) 5.558.000
Đợt 2: Tháng 06/2020: Nghĩa Thắng, Hưng Bình, Đăk Ru
01 Báo cáo viên Ngày 03 ngày 500.000 1.500.000
02 Công tác phí Ngày 03 ngày 200.000 1.800.000
03 Xăng xe Km 292 1.000 292.000
04
Tài liệu
(In màu, 2 mặt)
Tờ 2.100 1.500 3.150.000
05
Nước uống đóng chai
(Chai 500ml)
Chai 300 7.000 2.100.000
Tổng cộng: (1+2+3+4+5) 8.842.000
b) Nội dung 2: Tổ chức đợt Tư vấn và Khám sức khỏe tiền hôn nhân tại
6 xã, thị trấn triển khai mô hình
Mức chi theo giá dịch vụ khám chữa bệnh theo Nghị quyết 32/2019/NQ-
HĐND ngày 30/09/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông, giá khám bệnh
viện hạng IV và Trạm Y tế xã là 27.500 đồng, giá khám bệnh viện hạng III là
30.500 đồng. Chi xét nghiệm viêm gan B theo giá quy định hiện hành.
- Tổ chức thực hiện:
+ Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức đợt Tư vấn và Khám sức khỏe
tiền hôn nhân.
+ Báo cáo kết quả hoạt động mô hình.
+ Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản hệ điều trị, khoa Xét nghiệm và Chẩn
đoán hình ảnh phối hợp thực hiện.
+ Các Trạm Y tế xã, thị trấn phối hợp thực hiện, theo dõi và báo cáo.
- Đối tượng được nhà nước hỗ trợ khám sức khỏe tiền hôn nhân: Người
thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại các vùng
có nguy cơ cao, vùng nhiễm chất độc dioxin.
- Thời gian thực hiện: Tháng 09/2020.
- Địa điểm thực hiện: Trường Chinh (Đăk Wer), Nguyễn Tất Thành (Nghĩa
Thắng), Nguyễn Đình Chiểu( Đak Ru), Nguyễn Công Trứ (Nhân Cơ), Lương Thế
Vinh (Quảng Tín), Quang Trung (Hưng Bình)
30
- Tổng kinh phí thực hiện: 20.000.000 (Bằng chữ: Hai mươi triệu đồng chẵn)
Trong đó:
+ Kinh phí thực hiện khám và tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân:
5.500.000VNĐ (Bằng chữ: Năm triệu năm trăm nghìn đồng chẵn).
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT
Số
lượng
Đơn
giá
Thành tiền
1
Chi gói tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn
nhân
Ca 200 27.500 5.500.000
-
Chi hỗ trợ cho y, bác sĩ trực tiếp thực hiện
dịch vụ tư vấn và khám
Ca 200 13.500 2.700.000
- Các chi phí trực tiếp (*) Ca 200 14.000 2.800.000
Tổng cộng 5.500.000
+ Kinh phí thực hiện xét nghiệm viêm gan B, công tác phí, xăng xe:
14.500.000VNĐ (Bằng chữ: Mười bốn triệu năm trăm nghìn đồng chẵn)
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá
Thành
tiền
1 Công tác phí Người/ ngày
04 người
ngày
200.000 2.400.000
2 Xăng xe Km/Xe/Lượt
84km x 2 xe
x 2 lượt
1.000 336.000
3
Chi gói xét nghiệm
viêm gan B
Ca 100 53.600 5.360.000
-
Phụ cấp thủ thuật cho
người trực tiếp thực hiện
xét nghiệm
Ca 100 15.000 1.500.000
- Chi phí trực tiếp (*) Ca 100 38.600 3.860.000
4 Chi gói xét nghiệm HIV Ca 100 53.600 5.360.000
-
Phụ cấp thủ thuật cho
người trực tiếp thực hiện
xét nghiệm
Ca 100 15.000 1.500.000
- Chi phí trực tiếp (*) Ca 100 38.600 3.860.000
5
Chi gói xét nghiệm
nước tiểu
Ca 60 17.400 1.044.000
-
Chi hỗ trợ cho KTV trực
tiếp thực hiện kỹ thuật
Ca 60 3.400 204.000
- Chi phí trực tiếp (*) Ca 60 14.000 840.000
Tổng cộng: (1+2+3+4+5) 14.500.000
c) Nội dung 3: Tổ chức Hội nghị chuyên môn về Mô hình Tư vấn và
khám sức khỏe tiền hôn nhân
31
- Tổ chức thực hiện:
+ Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức
+ Khoa CSSKSS hệ điều trị phối hợp, thực hiện
+ Các Trạm Y tế thực hiện rà soát, thông báo, vận động các đối tượng tham
gia, phối hợp thực hiện, theo dõi và báo cáo.
- Đối tượng tham dự: 180 cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số, vị
thành niên, thanh niên và nam nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa kết hôn thuộc 3 xã
Nghĩa Thắng, Đăk Ru, Hưng Bình. Mỗi xã 60 đối tượng
- Thời gian thực hiện: Tháng 10/2020.
- Địa điểm: Trường Nguyễn Tất Thành (Nghĩa Thắng), Nguyễn Đình Chiểu
(Đak Ru), Quang Trung (Hưng Bình)
- Kinh phí thực hiện: 15.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười lăm triệu đồng chẵn)
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT
Số
lượng
Định
mức
Thành
tiền
01 Báo cáo viên Người/Ngày
01 người
x 03
ngày
500.000 1.500.000
02 Công tác phí Người 06 200.000 1.200.000
03 Xăng xe Km 270 1.000 270.000
04
Market hội nghị
(KT: 1m3 x1m5, chất liệu:
Hiflex)
Cái 03 500.000 1.500.000
05
Nước uống đóng chai
(Chai 500ml)
Chai 180 7.000 1.260.000
06 Tài liệu (In màu, 25 trang/bộ) Bộ 180 32.500 5.850.000
07 Bút bi Cái 180 7.000 1.260.000
08 Bìa A4 nút nhựa Cái 180 5.000 900.000
09 Vở ô li 96 trang Quyển 180 7.000 1.260.000
Tổng cộng 15.000.000
1.3. Hoạt động nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người
- Nội dung hoạt động chủ yếu: Tổ chức hoạt động tư vấn nhằm giảm tình
trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các đối tượng ưu tiên đồng bào dân
tộc ít người (dưới 10.000 người) tại xã Quảng Tín.
- Tổ chức thực hiện:
+ Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức
+ Các Trạm Y tế thực hiện rà soát, thông báo, vận động các đối tượng tham
gia, phối hợp thực hiện, theo dõi và báo cáo.
- Đối tượng tham dự: 60 người đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung vào
đồng bào dân tộc ít người trong độ tuổi sinh đẻ tại địa bàn xã Quảng Tín.
- Thời gian thực hiện: Tháng 3/2020
32
- Địa điểm thực hiện: UNBD xã Quảng Tín
- Kinh phí thực hiện: 5.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm triệu đồng chẵn)
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT
Số
lượng
Định mức
Thành
tiền
01 Xăng xe Km 50 1.000 50.000
02
Thuê hội trường, âm thanh, đèn
chiếu
Ngày 01 1.000.000 1.000.000
03
Market hội nghị
(KT: 1m2 x1m5, chất liệu: Hiflex)
Cái 01 500.000 500.000
04
Nước uống đóng chai
(Chai 500ml)
Chai 60 7.000 420.000
05 Tài liệu (In màu) Bộ 60 31.500 1.890.000
06 Bút bi Cái 60 7.000 420.000
07 Bìa A4 nút nhựa Cái 60 5.000 300.000
08 Vở ô li 96 trang Quyển 60 7.000 420.000
Tổng cộng 5.000.000
2. Hoạt động 2: Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ
cho vị thành niên, thanh niên.
- Triển khai đồng bộ các giải pháp về truyền thông giáo dục, mở rộng và đa
dạng hóa các kênh cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/sức khỏe tình dục và sử dụng
BPTT nhằm cải thiện rõ rệt tình trạng SKSS/KHHGĐ của vị thành niên, thanh
niên, đặc biệt là thanh niên công nhân các khu công nghiệp thông qua chương trình
can thiệp giảm thiểu tình trạng có thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn.
- Tập trung tổ chức truyền thông, tư vấn chuyên biệt cho vị thành niên, thanh
niên; tổ chức cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ thân thiện với vị thành niên, thanh
niên; tạo môi trường gia đình, xã hội thân thiện.
2.1. Tổ chức hoạt động truyền thông chuyên biệt, nói chuyện chuyên đề
với giáo viên và học sinh:
Mức chi hoạt động truyền thông chuyên biệt, nói chuyện chuyên đề nói áp
dụng theo khoản 18 điều 4 Thông tư 26/2018/TT-BYT ngày 21/3/2018.
- Tổ chức thực hiện:
+ Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức truyền thông chuyên biệt, nói
chuyện chuyên đề với giáo viên và học sinh.
+ Các Trạm Y tế phối hợp thực hiện, theo dõi và báo cáo.
- Thời gian thực hiện: Tháng 11/2020
- Đối tượng tham dự: Học sinh và giáo viên 04 Trường THPT: Trường
Chinh - Đăk Wer, Nguyễn Tất Thành - Nghĩa Thắng, Nguyễn Đình Chiểu - Đăk
Ru, Phạm Văn Đồng - Kiến Đức. Mỗi trường 140 giáo viên và học sinh.
- Địa điểm thực hiện:
+ Trường THPT Trường Chinh - Đăk Wer.
33
+ Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Đăk Ru.
+ Trường THPT Nguyễn Tất Thành - Nghĩa Thắng
+ Trường THPT Phạm Văn Đồng - Kiến Đức
- Kinh phí thực hiện: 10.000.000 (Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn)
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT
Số
lượng
Định
mức
Thành
tiền
01 Công tác phí Ngày 04 200.000 800.000
02 Xăng xe Km 80 1.000 80.000
03
Thuê máy chiếu, hội trường âm
thanh
Lớp 04 800.000 3.200.000
04
Market hội nghị
(KT: 1m2 x1m5, chất liệu: Hiflex)
Lớp 04 500.000 2.000.000
05
Nước uống đóng chai
(Chai 500ml)
Chai 560 7.000 3.920.000
Cộng 10.000.000
2.2. Xây dựng góc thân thiện trong nhà trường:
- Tổ chức thực hiện:
+ Khoa Dân số và Phát triển chủ trì, xây dựng 2 góc thân thiện cho 2 trường
trên địa bàn huyện
+ Theo dõi báo cáo kết quả hoạt động
+ Trạm Y tế xã phối hợp thực hiện, theo dõi và báo cáo.
- Thời gian thực hiện: Tháng 10/2020.
- Đối tượng: 02 trường THPT: Trường THPT Dân tộc Nội trú và THPT
Phạm Văn Đồng - Thị trấn Kiến Đức.
- Kinh phí thực hiện: 5.000.000VNĐ (Bằng chữ: Năm triệu đồng chẵn)
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT
Số
lượng
Đơn giá
Thành
tiền
01 Bảng Mica 1m5 x 1m2 Cái 02 1.000.000 2.000.000
02
Tài liệu truyền thông
(Sách, tờ rơi)
Góc 02 500.000 1.000.000
03
Giá để sách
(Chất liệu: Khung thép không gỉ
kết hợp nhựa PP cao cấp. KT:
120cm cao x 40cm dài x30cm cao)
Cái 02 300.000 600.000
04
Trang trí góc
(Decan, hoa, ghim, bìa cứng,
keo dán…)
Góc 02 700.000 1.400.000
Tổng cộng 5.000.000
34
2.3. Tổ chức hội nghị triển khai hoặc hội nghị phổ biến kiến thức về Đề
án cho cán bộ công chức, vị thành niên, thanh niên, CTV dân số:
- Mục đích: Nhằm nâng cao hiểu biết về kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư
vấn và đặc điểm phát triển tâm, sinh lý, thể chất của lứa tuổi VTN/TN; kỹ năng
làm việc với VTN/TN.
- Tổ chức thực hiện:
+ Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức
+ Các Trạm Y tế thực hiện rà soát, thông báo, vận động các đối tượng tham
gia, phối hợp thực hiện, theo dõi và báo cáo.
- Đối tượng tham dự: 72 giáo viên, học sinh khối 11, 12 trường Dân tộc Nội
trú và 08 CTV Dân số thị trấn Kiến Đức.
- Thời gian thực hiện: Tháng 9/2020.
- Địa điểm thực hiện: Trường THPT Dân tộc Nội trú - Đăk R’lấp
- Kinh phí thực hiện: 5.000.000VNĐ (Bằng chữ: Năm triệu đồng chẵn)
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT
Số
lượng
Định
mức
Thành
tiền
01 Thuê hội trường, âm thanh Ngày 01 500.000 500.000
02
Market hội nghị
(KT: 1m2 x1m5, chất liệu: Hiflex)
Cái 01 500.000 500.000
03
Nước uống đóng chai
(Chai 500ml)
Chai 80 7.000 560.000
04 In tài liệu (In màu, 2 mặt) Tờ 1.280 1.500 1.920.000
05 Bút bi Cái 80 7.000 560.000
06 Bìa A4 nút nhựa Cái 80 5.000 400.000
07 Vở ô li 96 trang Quyển 80 7.000 560.000
Tổng cộng 5.000.000
3. Hoạt động 3: Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh.
Triển khai, tổ chức các hoạt động phù hợp theo Đề án 468 Kiểm soát mất
cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025. Tập trung tại các xã có tình trạng
mất cân bằng giới tính khi sinh cao ngăn chặn có hiệu quả đà gia tăng tỷ số giới
tính khi sinh ở các xã này.
Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân từng bước làm thay đổi nhận
thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái. Tổ chức Chiến dịch truyền thông
nhân ngày Trẻ em gái (ngày 11 tháng 10).
Không phân biệt vai trò con trai/con gái trong chăm sóc bố mẹ già, trong
công việc gia đình/họ tộc; không lựa chọn giới tính thai nhi.
Tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người
dân về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh.
* Tổ chức hội nghị triển khai, hội nghị phổ biến kiến thức về mất cân
bằng giới tính khi sinh.
35
- Tổ chức thực hiện:
+ Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức
+ Các Trạm Y tế phối hợp thực hiện, rà soát, thông báo, vận động các đối
tượng tham gia, theo dõi và báo cáo.
- Đối tượng: 120 người dân trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn xã Hưng Bình
và Nhân Cơ. Mỗi xã 60 đối tượng.
- Thời gian thực hiện: Tháng 7/2020
- Địa điểm thực hiện: UBND Hưng Bình và Nhân Cơ
- Kinh phí thực hiện: 10.000.000VNĐ (Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn)
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT
Số
lượng
Định
mức
Thành
tiền
01 Công tác phí Người 02 200.000 400.000
02 Xăng xe Km 170 km 1.000 170.000
03
Thuê hội trường, âm thanh,
đèn chiếu
Ngày 02 1.000.000 2.000.000
04
Market hội nghị
(KT: 1m3 x1m5, chất liệu:
Hiflex)
Cái 02 535.000 1.070.000
05
Nước uống đóng chai
(Chai 500ml)
Chai 120 7.000 840.000
06 In tài liệu (In màu) Tờ 2.160 1.500 3.240.000
07 Bút bi Cái 120 7.000 840.000
08 Bìa A4 nút nhựa Cái 120 5.000 600.000
09 Vở ô li 96 trang Quyển 120 7.000 840.000
Tổng cộng 10.000.000
4. Hoạt động 4: Hỗ trợ thực hiện công tác Dân Số - KHHGĐ:
4.1. Tổ chức Hội nghị về Dân Số - KHHGĐ với đối tượng khó tiếp cận
tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn:
- Mục đích:
Nhằm nâng cao nhận thức người dân về DS - KHHGĐ tại các xã vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cho các đối tượng người đồng bào dân tộc thiểu
số, người sinh đông con, người nghèo.
- Đơn vị thực hiện:
+ Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức hội nghị.
+ Các Trạm Y tế phối hợp thực hiện, rà soát, thông báo, vận động các đối
tượng tham gia, theo dõi và báo cáo.
- Đối tượng: 120 người dân sống tại 2 xã Hưng Bình và Đăk Sin. Mỗi xã 60
người tham dự. Ưu tiên người đồng bào dân tộc thiểu số, người sinh đông con và
người nghèo.
- Thời gian: Tháng 8/2020
36
- Địa điểm thực hiện: UBND xã Hưng Bình và UBND xã Đăk Sin
- Kinh phí thực hiện:10.000.000VNĐ (Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn)
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT
Số
lượng
Định
mức
Thành
tiền
01 Công tác phí Người 04 200.000 800.000
02 Xăng xe Km 120 1.000 120.000
03
Thuê hội trường, âm thanh,
đèn chiếu
Ngày 02 1.000.000 2.000.000
04
Market hội nghị
(KT: 1m3 x1m5, chất liệu:
Hiflex)
Cái 02 540.000 1.080.000
05 Nước uống đóng chai Chai 120 7.000 840.000
06 In tài liệu (In màu) Tờ 1.920 1.500 2.880.000
07 Bút bi Cái 120 7.000 840.000
08 Bìa A4 nút nhựa Cái 120 5.000 600.000
09 Vở ô li 96 trang Quyển 120 7.000 840.000
Tổng cộng: 10.000.000
4.2. Tham dự các hội nghị, hội thảo, tập huấn do cấp trên tổ chức
- Tổ chức thực hiện: Khoa Dân số và Phát triển - Trung tâm Y tế huyện tham
dự hội nghị, hội thảo do cấp trên tổ chức.
- Đối tượng tham gia: Lãnh đạo TTYT huyện, Khoa DSPT.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020
- Kinh phí thực hiện: 13.210.000VNĐ (Bằng chữ: Mười ba triệu hai trăm
mười nghìn đồng chẵn)
5. Hoạt động 5: Cung ứng phương tiện tránh thai:
Mục đích: Cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai và dịch vụ
KHHGĐ an toàn, hiệu quả, đa dạng, thuận tiện với chất lượng ngày càng tốt hơn
cho các đối tượng, đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2020. Thúc đẩy
cung ứng phương tiện tránh thai chuyển dần từ bao cấp miễn phí sang tiếp thị xã
hội, xã hội hóa và thị trường thương mại. Mở rộng các kênh cung ứng các phương
tiện tránh thai, tiến tới các phương tiện tránh thai phi lâm sàng được đối tượng
chấp nhận thông qua các kênh tiếp thị xã hội (TTXH), xã hội hóa hoặc thị trường
thương mại.
5.1. Cung ứng PTTT miễn phí:
- Tổ chức thực hiện:
+ Chi cục DS-KHHGĐ chịu trách nhiệm cung ứng các PTTT miễn phí.
+ Khoa Dân số chịu trách nhiệm lập bảng phân bổ các phương tiện tránh thai
về cho các Trạm Y tế xã, thị trấn dựa trên chỉ tiêu. Theo dõi và cáo báo định kì.
37
+ Khoa Dược chịu trách nhiệm nhận và bảo quản các PTTT, thuốc, vật tư y
tế từ Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh và cấp cho Trạm y tế xã, thị trấn theo bảng
phân, kế hoạch.
+ Các Trạm Y tế xã, thị trấn và Khoa CSSKSS hệ điều trị triển khai thực
hiện cung cấp dịch vụ. Hướng dẫn viên chức dân số xã và cộng tác viên dân số lập
danh sách người đăng ký sử dụng BPTT thuộc đối tượng được cấp miễn phí
phương tiện tránh thai (PTTT) để trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và thực
hiện việc cấp PTTT miễn phí cho đối tượng. Việc ghi chép, thống kê danh sách đối
tượng được cấp PTTT miễn phí thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số
132/TCDS-QMDS ngày 25 tháng 03 năm 2019 của Tổng cục Dân số. Theo dõi và
thực hiện báo cáo định kì.
- Đối tượng: Đặt dụng cụ tử cung ngân sách tỉnh chỉ đảm bảo miễn phí 38%.
Thực hiện Quyết định số 2169/QĐ-BYT ngày 27/6/2011 của Bộ Y tế về Kế hoạch
hoạt động thị trường tổng thể phương tiện tránh thai trong Chương trình Dân Số -
KHHGĐ các phương tiện tránh thai cấp miễn phí theo phạm vi hướng dẫn của
Trung ương như sau:
+ Đối tượng ưu tiên cấp miễn phí phương tiện tránh thai là người có đăng ký
sử dụng và thuộc một trong các trường hợp sau: (theo Thông tư 26/2018/TT-BYT)
Người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo; đối tượng chính sách; người dân tộc
thiểu số sống tại xã đặc biệt khó khăn; người dân sống tại các xã thuộc tỉnh có mức
sinh trên 2,3 con (Đăk Nông là tỉnh có mức sinh trên 2,3 con), người làm việc trên
biển trước khi đi biển dài ngày (từ 15 ngày trở lên) và khi cập bờ vào các âu thuyền
tại các xã ven biển có từ 200 người trở lên làm việc trên biển.
+ Địa bàn triển khai xã hội hóa và tiếp thị xã hội PTTT: (triển khai theo
Quyết định số 2151/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Đăk Nông) là các khu vực thành thị (gồm các phường/xã của thị xã Gia Nghĩa,
và các thị trấn thuộc huyện) và khu vực nông thôn phát triển gồm các xã có khu đô
thị, khu công nghiệp, xã có điều kiện kinh tế phát triển.
Như vậy, đối với các xã, thị trấn thực hiện xã hội hóa phương tiện tránh thai
(bao gồm Kiến Đức, Nhân Cơ, Quảng Tín) thì chỉ có những đối tượng thuộc các
trường hợp quy định theo Thông tư 26/2018/TT-BYT mới được hưởng miễn phí
PTTT. Các xã còn lại miễn phí toàn bộ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng.
+ Đối tượng không thuộc diện miễn phí thực hiện thu phí theo Nghị quyết số
32/2019/NQ-HĐND ngày 30 tháng 9 năm 2019 của hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông.
- Thời gian thực hiện: Hàng quý/2020
5.2. Cung ứng kênh phương tiện tránh thai tiếp thị xã hội
- Tổ chức thực hiện:
+ Chi cục DS-KHHGĐ chịu trách nhiệm cung ứng các PTTT tiếp thị xã hội.
+ Khoa Dân số chịu trách nhiệm lập bảng phân bổ các phương tiện tránh thai
về cho các Trạm Y tế xã, thị trấn dựa trên chỉ tiêu. Theo dõi và cáo báo định kì.
38
+ Khoa Dược chịu trách nhiệm nhận và bảo quản các PTTT, thuốc, vật tư y
tế từ Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh và cấp cho Trạm y tế xã, thị trấn theo bảng
phân, kế hoạch.
+ Các Trạm Y tế xã, thị trấn và Khoa CSSKSS hệ điều trị triển khai thực hiện
cung cấp dịch vụ. Cán bộ dân số cấp xã, CTV dân số tham gia bán lẻ các sản phẩm
PTTT. Các chi phí phân phối sản phẩm, hoa hồng bán lẻ cho mỗi nhãn sản phẩm TTXH
theo hướng dẫn của Khoa Dân số và Phát triển - Trung tâm Y tế huyện Đak R’lấp.
+ Chế độ quản lý tài chính đối với hoạt động tiếp thị xã hội các PTTT thực
hiện theo Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 04/9/2013.
- Đối tượng: Các đối tượng có nhu cầu sử dụng để tránh thai và phòng,
chống HIV/AIDS
- Địa bàn triển khai thực hiện: 11/11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện
- Thời gian thực hiện: Năm 2020
5.3. Cung ứng kênh phương tiện tránh thai xã hội hóa
Tiếp tục bán PTTT theo cơ chế xã hội hóa cho các đối tượng có nhu cầu
sử dụng để tránh thai và phòng, chống HIV/AIDS thông qua mạng lưới của
Đề án 818 tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển.
- Tổ chức thực hiện:
+ Chi cục DS-KHHGĐ chịu trách nhiệm cung ứng các PTTT xã hội hóa.
+ Khoa Dân số chịu trách nhiệm lập bảng phân bổ các phương tiện tránh thai
về cho các Trạm Y tế xã, thị trấn dựa trên chỉ tiêu. Theo dõi và cáo báo định kì.
+ Khoa Dược chịu trách nhiệm nhận và bảo quản các PTTT, thuốc, vật tư y
tế từ Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh và cấp cho Trạm y tế xã, thị trấn theo bảng
phân, kế hoạch.
+ Các Trạm Y tế xã, thị trấn và Khoa CSSKSS hệ điều trị triển khai thực
hiện cung cấp dịch vụ. Cán bộ dân số cấp xã, CTV dân số tham gia bán lẻ các sản
phẩm PTTT. Các chi phí phân phối sản phẩm, hoa hồng bán lẻ cho mỗi nhãn sản
phẩm XHH theo hướng dẫn của Khoa Dân số và Phát triển - Trung tâm Y tế huyện
Đak R’lấp.
+ Để chủ động mở rộng các chủng loại và nâng cao chất lượng các
PTTT đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, khuyến khích các xã, thị trấn
triển khai đề án, mô hình cung ứng các PTTT thông qua cơ chế xã hội hóa tại
địa bàn trên cơ sở hợp tác với các tổ chức, tư nhân sản xuất hoặc kinh doanh
các PTTT.
- Đối tượng: Các đối tượng có nhu cầu sử dụng để tránh thai và phòng,
chống HIV/AIDS
- Địa bàn triển khai thực hiện: Triển khai theo Quyết định số 2151/QĐ-
UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Nông) là các
khu vực thành thị (gồm các phường/xã của thị xã Gia Nghĩa, và các thị trấn thuộc
huyện) và khu vực nông thôn phát triển gồm các xã có khu đô thị, khu công nghiệp,
xã có điều kiện kinh tế phát. Bao gồm 3 xã: Kiến Đức, Nhân Cơ, Quảng Tín.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020
39
6. Hoạt động 6: Chi tổ chức cung cấp dịch vụ KHHGĐ:
6.1. Chi hỗ trợ chính sách triệt sản:
- Tổ chức thực hiện:
+ Khoa Dân số và Phát triển chủ trì chi trả
+ Trạm Y tế xã, thị trấn thực hiện thu thập chứng từ thanh quyết toán, nhận
tiền và chi trả cho đối tượng thực hiện từ Khoa Dân số và Phát triển, hoàn tất các
thủ tục lưu tại trạm.
- Định mức phân bổ 420.000đ/ca. Bao gồm:
+ Chi bồi dưỡng người tự nguyện triệt sản: 300.000 đồng/ca;
+ Chi hỗ trợ đưa đón đối tượng đi thực hiện triệt sản: 70.000 đồng/ca;
+ Chi bồi dưỡng chăm sóc người đình sản tại nhà sau phẫu thuật: 50.000
đồng/ca.
- Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng
bảo trợ xã hội, người dân sống tại các xã thuộc địa bàn huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020
- Kinh phí dự kiến thực hiện: 6.720.000 VNĐ (Bằng chữ: Sáu triệu bảy
trăm hai mươi nghìn đồng chẵn).
ĐVT: Đồng
Stt Nội dung ĐVT
Số
ca
Định
mức
Thành
tiền
01
Chi bồi dưỡng cho người tự nguyện triệt
sản
Ca 16 300.000 4.800.000
02
Hỗ trợ đưa đón đối tượng đi thực hiện triệt
sản
Ca 16 70.000 1.120.000
03
Chi bồi dưỡng chăm sóc người đình sản
tại nhà sau phẫu thuật
Ca 16 50.000 800.000
Tổng cộng 6.720.000
6.2. Chi mua bao cao su thực hiện KHHGĐ cấp cho đối tượng được
miễn phí
- Tổ chức thực hiện: Chi cục DS-KHHGĐ chủ trì tổ chức thực hiện
- Thời gian thực hiện: Năm 2020
6.3. Chi thực hiện kế hoạch hóa gia đình vượt chỉ tiêu và xử lý tai biến
- Tổ chức thực hiện:
+ Khoa Dân số và Phát triển chủ trì chi trả
+ Trạm Y tế xã, thị trấn thực hiện thu thập chứng từ thanh quyết toán, nhận
tiền và chi trả cho đối tượng thực hiện từ Khoa Dân số và Phát triển, hoàn tất các
thủ tục lưu tại trạm.
- Định mức phân bổ tương đương chi hỗ trợ chính sách triệt sản
- Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng
bảo trợ xã hội, người dân sống tại các xã thuộc địa bàn huyện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ

More Related Content

What's hot

Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Nguyen Khue
 
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)SoM
 
Bài giảng ths. giang 2016-rác thải y tế
Bài giảng ths. giang 2016-rác thải y tếBài giảng ths. giang 2016-rác thải y tế
Bài giảng ths. giang 2016-rác thải y tếvinhvd12
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCTRAN Bach
 
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeTrắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeThịnh NguyễnHuỳnh
 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦUCHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦUSoM
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tếGia Hue Dinh
 
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.pptBài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.pptSoM
 
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019hieupham236
 
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảncâu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảnnataliej4
 
Y học cổ truyền
Y học cổ truyềnY học cổ truyền
Y học cổ truyềnTS DUOC
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênbongbien
 

What's hot (20)

Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015 Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
Báo cáo đánh giá thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia (CTMTYTQG) 2015
 
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH (QUẢN LÝ Y TẾ)
 
Bài giảng ths. giang 2016-rác thải y tế
Bài giảng ths. giang 2016-rác thải y tếBài giảng ths. giang 2016-rác thải y tế
Bài giảng ths. giang 2016-rác thải y tế
 
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌCBài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bài giảng THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Y HỌC
 
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM! Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng ThápĐề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
 
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
 
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeTrắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
 
Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!
Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!
Báo cáo thực tập thu hoạch tại bệnh viện Trưng Vương, HAY!
 
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦUCHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU
 
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế21.1.2014 lập kế hoạch y tế
21.1.2014 lập kế hoạch y tế
 
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.pptBài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
Bài 23_PP_Thụt tháo_Ths Trang.ppt
 
Đề Tài cong tac tiem chung
Đề Tài cong tac tiem chungĐề Tài cong tac tiem chung
Đề Tài cong tac tiem chung
 
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
BÁO CÁO CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG SAU KHẢO SÁT HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH_10451512092019
 
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bảncâu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
câu hỏi trắc nghiệm sức khỏe môi trường cơ bản
 
Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm KIỂM NGHIỆM, 2020!
Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm KIỂM NGHIỆM, 2020!Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm KIỂM NGHIỆM, 2020!
Báo cáo thực tập, thực tế tại Trung tâm KIỂM NGHIỆM, 2020!
 
Ly thuyet bao hiem y te
Ly thuyet bao hiem y teLy thuyet bao hiem y te
Ly thuyet bao hiem y te
 
Y học cổ truyền
Y học cổ truyềnY học cổ truyền
Y học cổ truyền
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
 
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổiĐề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
 

Similar to BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ

kh pt y tế hà tĩnh.pdf
kh pt y tế hà tĩnh.pdfkh pt y tế hà tĩnh.pdf
kh pt y tế hà tĩnh.pdfcongty5
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...Nguyen Khue
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptx
BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptxBÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptx
BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptxThyPhng311166
 
Luận Văn Quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk G...
Luận Văn Quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk G...Luận Văn Quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk G...
Luận Văn Quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk G...sividocz
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...sividocz
 
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺKHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺTinHunh196069
 
Báo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptx
Báo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptxBáo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptx
Báo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptxKhnhNgnh1
 
Báo Cáo Đổi Mới Phong Cách, Thái Độ Phục Vụ Của Cán Bộ Y Tế Hướng Tới Sự Hài ...
Báo Cáo Đổi Mới Phong Cách, Thái Độ Phục Vụ Của Cán Bộ Y Tế Hướng Tới Sự Hài ...Báo Cáo Đổi Mới Phong Cách, Thái Độ Phục Vụ Của Cán Bộ Y Tế Hướng Tới Sự Hài ...
Báo Cáo Đổi Mới Phong Cách, Thái Độ Phục Vụ Của Cán Bộ Y Tế Hướng Tới Sự Hài ...TieuNgocLy
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SVLuận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SVLuanvan84
 
12. (2018) Tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em.ppt
12. (2018) Tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em.ppt12. (2018) Tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em.ppt
12. (2018) Tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em.pptSoM
 
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...sividocz
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhHuyen Thanh
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...hieupham236
 

Similar to BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ (20)

kh pt y tế hà tĩnh.pdf
kh pt y tế hà tĩnh.pdfkh pt y tế hà tĩnh.pdf
kh pt y tế hà tĩnh.pdf
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptx
BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptxBÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptx
BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TỔ 4 NHÓM 4 LỚP C2K1 YHCT slide.pptx
 
Giaiphapctxh2018
Giaiphapctxh2018Giaiphapctxh2018
Giaiphapctxh2018
 
Luận Văn Quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk G...
Luận Văn Quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk G...Luận Văn Quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk G...
Luận Văn Quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện Đăk G...
 
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nơi Thực Tập
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nơi Thực TậpBáo Cáo Thực Tập Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nơi Thực Tập
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Chăm Sóc Bệnh Nhân Tại Nơi Thực Tập
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
Luận Văn Quản lý nhà nước về y tế cấp xã trên địa bàn huyện Sa Thầy– tỉnh Kon...
 
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺKHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ
KHÁI NIỆM VỀ CHƯƠNG TRÌNH SỨC KHOẺ
 
Báo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptx
Báo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptxBáo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptx
Báo cáo nghiên cứu đằelko210321905901283478421312.pptx
 
Báo Cáo Đổi Mới Phong Cách, Thái Độ Phục Vụ Của Cán Bộ Y Tế Hướng Tới Sự Hài ...
Báo Cáo Đổi Mới Phong Cách, Thái Độ Phục Vụ Của Cán Bộ Y Tế Hướng Tới Sự Hài ...Báo Cáo Đổi Mới Phong Cách, Thái Độ Phục Vụ Của Cán Bộ Y Tế Hướng Tới Sự Hài ...
Báo Cáo Đổi Mới Phong Cách, Thái Độ Phục Vụ Của Cán Bộ Y Tế Hướng Tới Sự Hài ...
 
Nhóm 3 end
Nhóm 3 endNhóm 3 end
Nhóm 3 end
 
Giaiphapctxh2019
Giaiphapctxh2019Giaiphapctxh2019
Giaiphapctxh2019
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SVLuận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
Luận văn: Đánh giá thực trạng triển khai BHYT HS - SV
 
12. (2018) Tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em.ppt
12. (2018) Tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em.ppt12. (2018) Tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em.ppt
12. (2018) Tổ chức chăm sóc sức khỏe trẻ em.ppt
 
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
Luận Văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn Thành Phố Đồng Hới, T...
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
Nhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnhNhóm 3 hoàn chỉnh
Nhóm 3 hoàn chỉnh
 
Nhóm 3
Nhóm 3Nhóm 3
Nhóm 3
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SỨC KHỎE & KẾ HOẠCH BẢO VỆ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG CHO D...
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAYLuận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
Luận văn: Phát triển dịch vụ Y tế chăm sóc người HIV/AIDS, HAY
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ

  • 1. 1 TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ Họ và tên học viên: Nguyễn Thái Hải Nguyên Ngày tháng năm sinh: 28/07/1993 Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp Lớp: Bồi dưỡng Nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số - Khóa K60 - Đăk Nông Đăk Nông, năm 2020
  • 2. 2 CHỈ TIÊU 1 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DS-KHHGĐ NĂM 2020 CỦA TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN ĐĂK R’LẤP
  • 3. 3 BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN HỌC: QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN: ĐĂK R’LẤP Họ và tên học viên: Nguyễn Thái Hải Nguyên Ngày, tháng, năm sinh: 28/07/1993 Đơn vị công tác: Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp Lớp: Bồi dưỡng Nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số - Khóa K60 - Đăk Nông Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Tân Cán bộ hướng dẫn thực tập: Nguyễn Văn Dũng Địa điểm thực tập: Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp A. CÁC NỘI DỤNG THỰC TẬP ĐÃ HOÀN THÀNH Chỉ tiêu 1: Báo cáo tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ năm 2020 của Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp SỞ Y TẾ TỈNH ĐĂK NÔNG TRUNGTÂMYTẾ HUYỆNĐĂKR’LẤP Số: /BC-TTYT CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đăk R’Lấp, ngày tháng 12 năm 2020 BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NĂM 2020 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2021 Phần 1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NĂM 2020 I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NĂM 2020 1. Khái quát tình hình chung: - Đăk R’lấp là huyện nằm về phía Tây Nam của tỉnh Đăk Nông, có 10 xã và 01 thị trấn, 105 thôn/bon. Cách thị xã Gia Nghĩa 24 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 230 km theo quốc lộ 14. Phía Đông Bắc giáp với thị xã Gia Nghĩa, phía0 Tây giáp với huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Bắc giáp với huyện Tuy Đức. Với diện tích tự nhiên 634 km2 . - Tổng dân số 90.425 người, mật độ dân số trung bình 142 người/km2, có 25 dân tộc anh em cùng chung sống. Nhận thức người dân về công tác y tế còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với người dân sống ở những vùng sâu vùng xa, dân di cư tự
  • 4. 4 do, đời sống kinh tế người dân còn nhiều khó khăn, địa bàn rộng khó tiếp cận với công tác y tế. 2. Bộ máy hoạt động - Khoa Dân số hiện tại có 4 đồng chí: (02 cử nhân kế toán, 02 nữ hộ sinh) + 01 đồng chí phụ trách quản lý điều hành các hoạt động chung của khoa + 01 đồng chí phụ trách xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động Đề án, mô hình DS-KHHGĐ chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ), báo cáo thống kê các số liệu DS-KHHGĐ và phần mềm dữ liệu dân cư. + 01 đồng chí phụ trách xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động Đề án, mô hình DS-KHHGĐ chương trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ), báo cáo hoạt động chương trình Dân số tháng, quý, năm và mảng truyền thông DS-KHHGĐ. + 01 đồng chí phụ trách mảng phương tiện tránh thai và thanh quyết toán kinh phí chương trình. 3. Kết quả thưc hiện các chỉ tiêu kế hoạch Stt Mục tiêu Đơn vị tính Chỉ tiêu 2020 Thực hiện Đánh giá I Chỉ tiêu cơ bản 1 Mức giảm sinh ‰ 0,3 Tăng 2 Không đạt 2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ 11 12,4 Không đạt 3 Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên % 17 15 Đạt 4 Tỷ số giới tính khi sinh Bétrai/bé gái 110/100 116/100 Không đạt II Chỉ tiêu chuyên môn 5 Tỷ lệ người sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại % 62 63,4 Đạt 6 Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh % 37 53,5 Đạt 7 Tỷ lệ trẻ sinh ra được sàng lọc sơ sinh % 57,9 71,3 Đạt 8 Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn % 31 55,2 Đạt III Chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình 9 Số người đình sản mới Người 16 20 125%
  • 5. 5 Stt Mục tiêu Đơn vị tính Chỉ tiêu 2020 Thực hiện Đánh giá 10 Số người sử dụng dụng cụ tử cung mới Người 650 657 101,3% 11 Số người sử dụng thuốc cấy tránh thai mới Người 75 19 25,4% 12 Tổng số người đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai Người 680 771 113,4% 13 Tổng số người đang sử dụng bao cao su Người 1.660 1.664 100,2% 14 Tổng số người đang sử dụng viên uống tránh thai Người 1.980 2.042 103,1% 4. Tình hình triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn: 4.1. Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ a. Phương tiện tránh thai miễn phí - Các phương tiện tránh thai nhận từ Chi cục DS-KHHGĐ đã được cấp kịp thời cho các xã, thị trấn để đáp ứng cho đối tượng sử dụng. Đảm bảo phương tiện tránh thai được cấp đúng đối tượng theo quy định là người nghèo, cận nghèo, các đối tượng được quy định theo Thông tư 26/2018/TT-BYT, tránh lãng phí để hết hạn phương tiện tránh thai. - Kết quả cung cấp các PTTT năm 2020 như sau: Stt Nội dung Đơn vị tính Tồn đầu kỳ 2020 Nhập trong kỳ 2020 Tổng cộng Xuất trong kỳ 2020 Tồn cuối kỳ 2020 A B C 1 2 3=1+2 4 5=3-4 01 Dụng cụ tử cung Chiếc 300 450 750 700 50 02 Thuốc tiêm tránh thai Lọ 15 800 815 790 25 03 Thuốc uống tránh thai Vỉ 1.009 6.400 7.409 7.055 354 04 Thuốc cấy tránh thai Que 0 0 0 0 0 05 Bao cao su Chiếc 584 29.560 30.144 29.280 864 b. Triển khai đề án xã hội hóa và tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai - Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đáp ứng nhu cầu sử dụng phương tiện tránh thai đối với người dân không được miễn phí. Đề án xã hội hóa và tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai với mục tiêu từng bước người dân tự chi trả kinh phí mua phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng các phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ/SKSS chất lượng cho người dân
  • 6. 6 nhằm giảm tỷ lệ sinh, đảm bảo sự công bằng xã hội và tính bền vững của chương trình DS-KHHGĐ. - Tuy nhiên , công tác xã hội hóa bước đầu gặp nhiều khó khăn vì lý do người dân đã quen với việc được nhà nước bao cấp, công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm xã hội hóa còn hạn chế do thiếu nguồn kinh phí, giá các sản phẩm khá cao, một số sản phẩm giá cao hơn ngoài thị trường. - Trong năm 2020, Trung tâm Y tế huyện đăk R’lấp đã nhận và cấp phát : Stt Nội dung Đơn vị tính Tồn đầu kỳ 2020 Nhập trong kỳ 2020 Tổng cộng Xuất trong kỳ 2020 Tồn cuối kỳ 2020 A B C 1 2 3=1+2 4 5=3-4 01 VUTT Happy Vỉ 20 100 120 110 10 02 VUTT Anna Vỉ 0 45 45 45 0 03 BCS Hello Chiếc 0 68 68 56 12 04 BCS Yes Chiếc 0 70 70 55 15 05 DD ViGas Chai 05 0 05 05 0 06 Vòng tránh thai Chiếc 17 0 17 17 0 07 Bột Canxi Hộp 0 02 02 01 01 c. Công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn: Đã tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ do cấp trên tổ chức, cụ thể như sau: - Cử viên chức tham dự tập huấn về Hội thảo an ninh hàng hóa phương tiện tránh thai tại Thành phố Vũng Tàu. - Phối hợp với Ban Quản lý đề án tổ chức hội thảo về Hàng hóa phương tiện tránh thai tại hội trường Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp. Với sự tham gia của 116 các đối tượng là 11 Trạm trưởng các Trạm Y tế xã, thị trấn và 105 cộng tác viên y tế - Dân số. 4.2. Triển khai các mô hình đề án nâng cao chất lượng dân số: Nhằm nâng cao chất lượng dân số, Trung tâm Y tế triển khai các Mô hình, Đề án trên địa bàn toàn huyện như sau: a. Mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh - Đến nay Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh được triển khai tại 11 xã, thị trấn. Hàng năm Trung tâm Y tế tiếp nhận mẫu sàng lọc và vật tư tiêu hao từ Chi cục DS-KHHGĐ, giao khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản hệ điều trị để thực hiện kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh.
  • 7. 7 - Trong năm 2020, Trung tâm Y tế đã nhận 110 mẫu sàng lọc sơ sinh và 60 mẫu sàng lọc trước sinh từ Chi cục DS-KHHGĐ, đồng thời bảo quản và lập kế hoạch cấp cho Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản hệ điều trị thực hiện theo chỉ tiêu. Quá trình sử dụng không có tình trạng mẫu sàng lọc bị hư hỏng mất mát. - Tổ chức Hội nghị triển khai hoạt động về sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho 60 cộng tác viên Y tế - Dân số các xã, thị trấn. - Thông qua các kênh thông tin đại chúng, công tác tuyên truyền, tư vấn được lồng ghép trong các lớp cung cấp kiến thức, các buổi hội thảo chuyên đề, tư vấn trực tiếp tại địa bàn, qua đó nhận thức của người dân về chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh được nâng lên. - Tổ chức các hoạt động truyền thông như viết tin bài trên trang Facebook của Trung tâm y tế huyện và treo 11 băng rôn truyền thông tại các trục đường chính của 11 xã, thị trấn nhằm hưởng ứng ngày Thalassemia nhằm tuyên truyền, giáo dục cho người dân về nguy cơ của việc kết hôn cận huyết thống với bệnh Thalassemia cũng như về tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dân số góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của Nghị quyết số 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới. - Thực hiện điều tra toàn huyện và kết hợp với Khoa CSSKSS của Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp. Kết quả thực hiện như sau: + Sàng lọc sơ sinh: Đơn vị Số trẻ sinh ra trong năm (trẻ) Số trẻ sàng lọc được hỗ trợ kinh phí CTMT (trẻ) Số trẻ sàng lọc hỗ trợ từ nguồn khác, xã hội hóa (trẻ) Tỷ lệ được sàng lọc sơ sinh (%) Toàn huyện 1.035 110 628 71,3 Kết quả thực hiện các tầm soát sàng lọc sơ sinh phát hiện 02 trường hợp trẻ có nguy cơ cao thiếu men G6PD và mắc suy giáp trạng bẩm sinh. Đã được tư vấn khám và điều trị tại tuyến cao hơn. + Sàng lọc trước sinh Đơn vị Số phụ nữ mang thai trong năm (người) Số phụ nữ được khám sàng lọc bằng siêu âm (người) Số phụ nữ được sàng lọc bằng mẫu máu khô (người) Tỷ lệ được sàng lọc trước sinh (%) Toàn huyện 1.254 611 60 53,5
  • 8. 8 Kết quả thực hiện các tầm soát sàng lọc trước sinh không phát hiện trường hợp nào có nguy cơ cao về các bệnh lý di truyền. b. Mô hình tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân: - Tiếp tục duy trì các hoạt động Mô hình Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân địa bàn huyện tại 6/11 xã, thị trấn. - Duy trì sinh hoạt 24 câu lạc bộ tiền hôn nhân tại các trường THCS và THPT trên địa bàn 6 xã: Quảng Tín, Nhân Cơ, Đăk Wer, Nghĩa Thắng, Hung Bình, Đăk Ru. - Trung bình mỗi câu lạc bộ sinh hoạt 01 lần/tháng, mỗi câu lạc bộ có từ 24 thành viên là các em học sinh tham gia. Trong đó Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp mỗi tháng trực tiếp xuống tổ chức sinh hoạt 1 câu lạc bộ của các xã triển khai đề án. - Truyền thông trên Đài phát thanh cấp xã 2 tháng/lần nhằm cung cấp thông tin chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho vị thanh niên, thanh niên, trong đó chú trọng đối tượng tiền hôn nhân. - Trung tâm đã tổ chức 01 hội nghị triển khai hoạt động Tư vấn và Khám sức khỏe tiền hôn nhân cho 60 cộng tác viên Y tế - Dân số. - Tổ chức 02 hội nghị về Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân cho 02 xã Hưng Bình và Nghĩa Thắng. Có 226 đối tượng là vị thành niên, thanh niên, các đối tượng chuẩn bị kết hôn tham dự - Trung tâm Y tế đã tổ chức Tư vấn và Khám sức khỏe miễn phí tại 6 xã triển khai Mô hình: Có 200 lượt vị thành niên tham gia khám sàng lọc và 200 lượt xét nghiệm viêm gan B, HIV và xét nghiệm nước tiểu cho các đối tượng là vị thành niên, thanh niên khối lớp 10,11,12 của 06 xã triển khai đề án. Kết quả thực hiện như sau: + 199/200 đối tượng có sức khỏe hiện tại trong giới hạn bình thường + Có 01 đối tượng bị nhiễm virut viêm gan B, được hướng dẫn lên tuyến huyện thực hiện xét nghiệm lại và điều trị nếu tiếp tục có kết quả dương tính với virus VGB - Ngoài việc được khám và xét nghiệm viêm gan B, các đối tượng còn được tư vấn về sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, tâm sinh lý, tình bạn, tình yêu, tình dục an toàn, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn và phá thai an toàn, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây lan qua đường tình dục và HIV/AIDS… c. Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh: - Năm 2020, Đề án được triển khai tại các xã, thị trấn thông qua các hoạt động: Tuyên truyền, Hội nghị, Hội thảo cùng với lãnh đạo Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; Truyền thông lồng ghép, tư vấn trực tiếp và vận động tại các địa bàn khu dân cư về thực trạng, nguyên nhân
  • 9. 9 và những hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, quy định việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi... - Trung tâm Y tế tổ chức 02 lớp tập huấn cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, các yếu tố ảnh huởng và hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, về bình đẳng giới, định kiến giới cho cộng tác viên Dân số - Y tế các xã, thị trấn thu hút 120 học viên tham dự. - Trung tâm Y tế huyện đã tổ chức 01 Hội nghị phổ biến kiến thức về Đề án cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện với sự tham gia của 60 đối tượng. - Tổ chức 02 đợt Chiến dịch truyền thông về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tại 2 trường Dân tộc Nội trú và THPT Phạm Văn Đồng với sự tham dự của lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, lãnh đạo UBND huyện, thị trấn, Công an huyện, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Phòng văn hóa thông tin huyện, các khối ban ngành đoàn thể và thu hút 1.300 học sinh và 95 giáo viên 02 trường tham gia. Nội dung đợt chiến dịch cung cấp thực trạng, hậu quả, hệ lụy và các biện pháp nhằm giảm thiểu chênh lệch giới tính khi sinh, phổ biến các quy định về việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. - Tổ chức hoạt động truyền thông, treo 11 băng rôn với các khẩu hiệu về bình đẳng giới nhằm hưởng ứng ngày Trẻ em gái. - Tiếp tục duy trì hoạt động của 11 câu lạc bộ không sinh con thứ 3 tại các xã, thị trấn. d. Hoạt động nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người - Nội dung hoạt động chủ yếu: Tổ chức hoạt động, truyền thông tư vấn nhằm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các đối tượng ưu tiên đồng bào dân tộc ít người (dưới 10.000 người) tại xã Quảng Tín. Hội nghị thu hút hơn 80 đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia. Qua hội nghị các đối tượng đã có hiểu biết về tác hại, hệ lụy của tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. 4.3. Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị thành niên và thanh niên. - Nhằm nâng cao kiến thức cho cho vị thành niên thanh niên về sức khỏe sinh sản giảm tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Trung tâm Y tế đã tổ chức 01 Hội nghị phổ biến kiến thức về Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/ thanh niên cho 55 cộng tác viên Dân sô - Y tế trên địa bàn huyện.
  • 10. 10 - Trung tâm Y tế cũng đã tổ chức 2 lượt nói chuyện chuyên đề sinh hoạt ngoại khóa tại 2 trường THPT về Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên với hơn 488 người tham gia trong đó có 1 học sinh người dân tộc thiểu số. - Trung tâm Y tế huyện, thị xã đã tổ chức 01 lớp tập huấn, hội thảo chuyên môn về bồi dưỡng kiến thức Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/ thanh niên cho các đối tượng là Viên chức Dân số, y tế, giáo viên trên địa bàn tổng số người tham dự là 100 người - Xây dựng 02 góc thân thiện trong 02 trường trung học phổ thông Phạm Văn Đồng và Trường Dân tộc Nội trú trên địa bàn. 4.4. Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là dân tộc thiểu số khi sinh con đúng Chính sách dân số theo Nghị định 39/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ. - Tổng số đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ trên địa bàn đã nhận kinh phí hỗ trợ từ năm 2015 đến năm 2020 là 76 người. - Tổng số tiền hỗ trợ: 152.000.000 đ (Bằng chữ): Một trăm năm mươi hai triệu đồng chẵn. Trong đó: Ngân sách Trung ương là 0 đồng, ngân sách địa phương là 152.000.000 đ (Bằng chữ): Một trăm năm mươi hai triệu đồng chẵn. - Tổng số đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đã nhận tiền nhưng vi phạm cam kết không sinh thêm con trái với chính sách dân số: 03 người. - Tổng số tiền thu hồi: 6.000.000 đ (Bằng chữ): Sáu triệu đồng chẵn. Lý do phải thu hồi: Do vi phạm cam kết sinh thêm con thứ 3. 4.5. Triển khai Chiến dịch truyền thông về DS-KHHGĐ. Trung tâm Y tế đã xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Chiến dịch Truyền thông về dân số KHHGĐ tại các xã đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện chỉ tiêu DS- KHHGĐ năm 2020. Qua đợt Chiến dịch truyền thông các tại các xã, thị trấn đã đạt được một số kết quả như sau: - Tổng số người đã thực hiện các biện pháp tránh thai đặt đụng cụ tử cung, tiêm tránh thai, uống thuốc tránh thai, sử dụng bao cao su trong đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ: 317/560 người đạt 81,2%. - Tổ chức 01 lễ ra quân chiến truyền thông chiến dịch CSSKSS. - Tổ chức 3 buổi mít tinh, cổ động Chiến dịch tại 3 xã - Treo 8 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại 3 xã triển khai Chiến dịch. - Cấp, phát 250 tài liệu (tờ rơi) trong Chiến dịch. - Tổ chức 3 buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi truyền thông theo nhóm, tổ, sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn…cho các nhóm đối tượng.
  • 11. 11 - Tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình các đối tượng trong diện vận động thực hiện KHHGĐ. 4.6. Đề án Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi Triển khai các hoạt động về Tư vấn và chăm sóc NCT tại các xã, thị trấn với các hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết, nhận thức, hành vi của người dân về chính sách, pháp luật liên quan đến NCT; vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi trong mọi mặt của cuộc sống, đề cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc NCT tại gia đình và cộng đồng. 4.7. Nâng cao chất lượng thông tin chuyên ngành DS-KHHGĐ - Tăng cường các hoạt động giám sát, thẩm định chất lượng thông tin dữ liệu ban đầu về chế độ ghi chép, lập báo cáo của cán bộ chuyên trách, cộng tác viên Dân số - KHHGĐ. Tuy nhiên, năm 2020 hầu hết các CTV đều là CTV mới nên việc thu thập thông tin chưa đạt được hiệu quả cao - Triển khai rà soát, bổ sung thông tin trên phần mềm quản lý dữ liệu dân cư, triển khai công tác khóa sổ A0 và chuẩn bị in sổ mới năm 2021. 4.8. Hoạt động hỗ trợ cho người thực hiện đình sản, vượt chỉ tiêu đình sản và xử lý tai biến: Các hoạt động hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng thực hiện đình sản, người tư vấn, tiền chăm sóc, bồi dưỡng xăng xe bằng nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ. Tổng số tiền hỗ trợ là: 9.660.000đ (Bằng chữ: Chín triệu sáu trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn) 4.9. Hoạt động chi phụ cấp cho cộng tác viên Phụ cấp cho cộng tác viên được Trung tâm Y tế huyện chi hàng tháng với mức hỗ trợ 70.000đ/CTV. Nguồn kinh phí phụ cấp được địa phương hỗ trợ. Tổng số kinh phí địa phương hỗ trợ là: 88.200.000đ (Bằng chữ: Tám mươi tám triệu hai trăm nghìn đồng chẵn) 4.10. Kết quả triển khai Dự án 8: Truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày Dân số Thế giới 11/7/2020 Treo 17 băng rôn tuyên tuyền về chủ đề Ngày Dân số Thế giới 11/7 trên các trục đường tại huyện. - Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ngày Tránh thai Thế giới 26/9, ngày Quốc tế Người cao tuổi 01/10, Ngày Quốc tế Trẻ em gái 11/ Truyền thông với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” . - Tổ chức lễ ra quân chiến dịch CSSKSS cho các đối tượng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2020.
  • 12. 12 - Tổ chức 01 đợt Truyền thông hưởng ứng Chiến dịch về kiểm soát MCBGTKT. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày tránh thai Thế giới, Ngày quốc tế Người cao tuổi và Ngày quốc tế Trẻ em gái trên Đài truyền hình, Báo Đăk Nông, Website Ngành Y tế..). - Thực hiện tuyên truyền chính sách hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số (Nghị định số 39/2015/NĐ- CP, ngày 27/4/2015). - Triển khai kế hoạch truyền thông hưởng Tháng hành động Quốc gia về Dân số (tháng 12) và ngày Dân số Việt Nam 26/12/2020. Viết 01 bài truyền thông trên facebook của Trung tâm Y tế huyện. II. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC DS- KHHGĐ 1. Thuận lợi Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời về chuyên môn của Chi cục DS-KHHGĐ. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung tâm Y tế cùng với các cơ quan ban ngành trong việc tổ chức thực hiện và đầu tư nguồn lực cho hoạt động chương trình DS-KHHGĐ. Các Nghị quyết, Chỉ thị, Nghị định, Luật về lĩnh vực DS-KHHGĐ, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2020-2025 đã tạo điều kiện thuận lợi để công tác DS-KHHGĐ thực sự đi vào cuộc sống nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Công tác tuyên truyền, vận động và cung ứng dịch vụ DS-KHHGĐ trên địa bàn toàn tỉnh được chú trọng với các hình thức truyền thông trực tiếp và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy trình độ nhận thức của người dân đối với công tác DS-KHHGĐ ngày càng được nâng lên rõ rệt. Kết quả đạt được về DS-KHHGĐ đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân, nâng cao chất lượng dân số của huyện nhà nói riêng và tỉnh nhà nói chung. 2. Khó khăn: Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn tồn tại một số hạn chế cụ thể: a. Về công tác tổ chức. - Cấp huyện: Khoa Dân số và phát triển mỗi huyện biên chế theo quy định 5 người nhưng một số Trung tâm thường xuyên điều động thay đổi vị trí làm có lúc chỉ còn 3 đồng chí làm việc nên công việc còn chậm trể. Ngoài ra dịch Covid bùng phát và Bạch hầu, buộc nhân lực khoa phải phân chia đi trực, gác, điều tra cộng đồng nên ảnh hưởng nhiều đến công tác dân số trên địa bàn huyện. - Cấp xã: Sau khi sáp nhập vào Trạm Y tế một số viên chức dân số xã đã điều chuyển sang làm công việc khác, chuyển viên chức khác đến làm công tác dân số, do chưa quen với công việc chuyên môn về dân số, một số cán bộ dân số cũ thì lại kiêm nhiệm quá nhiều công việc của trạm nên hiệu quả không cao, không tập trung hoàn toàn vào công tác dân số tại địa bàn.
  • 13. 13 - Đối với Cộng tác viên dân số: Cộng tác viên dân số trước đây đã nghỉ nay bàn giao lại cho cộng tác viên Y tế, đa số là Cộng tác viên mới chưa quen với công việc dân số, việc nhiều, phụ cấp thấp (70.000đồng/người/tháng) nên không nhiệt tình trong công tác. + Khối lượng công việc, số liệu điều tra báo cáo nhiều, tuy nhiên ưu đãi, phụ cấp thấp, địa bàn lại quá rộng lớn, không được đào tạo cập nhật chuyên môn nghiệp vụ kịp thời dẫn đến hiệu quả công tác truyền thông, vận động và thu thập số liệu chưa đạt hiệu quả như mong đợi. b. Về công tác chuyên môn Mức sinh tăng do tỷ lệ mang thai trên địa bàn tăng nhiều hơn năm 2019, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn 15%, muốn sinh con trai nên dẫn đến chênh lệch giới tính khi sinh. Việc triển khai xã hội hóa các phương tiện tránh thai trên địa bàn còn yếu nguyên nhân do đời sống người dân còn thấp, các sản phẩm xã hội hóa và tiếp thị xã hội có giá thành cao và phương tiện tránh thai miễn phí vẫn đang cung ứng song hành trên địa bàn nên rất khó triển khai đề án một cách có hiệu quả. Việc triển khai thực hiện tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân trên địa bàn còn hạn chế do kinh phí không đủ để thực hiện khám cho các đối tượng trên địa bàn. Chưa có văn bản hướng dẫn của Chi cục DS-KHHGĐ về quy định đối tượng thuộc vùng có nguy cơ cao nên các đối tượng được hưởng dịch vụ DS-KHHGĐ miễn phí còn rất hạn chế. Tỷ lệ người sử dụng que cấy tránh thai thấp do Chi cục giao chỉ tiêu quá cao nhưng không cung ứng que cấy miễn phí mà que cấy dịch vụ trên thị trường lại có giá thành khá mắc, người dân không có khả năng chi trả. Việc nhập thông tin hộ gia đình cá nhân vào kho dữ liệu điện tử đến thời điểm hiện tại số liệu vẫn còn chênh lệch so với số liệu của huyện, do việc thu thập số liệu chưa cập nhật thường xuyên kịp thời biến động về dân số như sinh, chết, di dân chuyển đi, di dân chuyển đến. Phần 2 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC DS-KHHGĐ NĂM 2021 I. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ: 1. Mục tiêu: Tăng cường nỗ lực huy động sự tham gia tích cực và có hiệu quả của các ngành, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, triển khai đồng bộ các giải pháp, đẩy mạnh hơn nữa sự chuyển biến cả về nhận thức và thực hiện, đạt được mục tiêu giảm sinh vững chắc, chú trọng vùng có mức sinh cao, giảm thiểu tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên nhằm đạt mức giảm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước nâng cao chất lượng dân số góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Đăk Nông nói chung và của Đăk R’lấp nói riêng.
  • 14. 14 2. Nội dung thực hiện - Tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động giáo dục đến mọi người dân về Pháp lệnh Dân số, Nghị quyết 21/NQ- TW của Bộ chính trị về công tác dân số trong tình hình mới. Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Ban Thường vụ tỉnh Đắk Nông về thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới. Kế hoạch số 448/KH-UBND ngày 28/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác dân số trong tình hình mới. - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua, các cuộc vận động về công tác dân số, đặc biệt là cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, không lựa chọn giới tính trước sinh và nâng cao chất lượng dân số; các hoạt động truyền thông về DS- KHHGĐ từ huyện đến cơ sở nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ hành vi về DS- KHHGĐ của các nhóm đối tượng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Gắn tuyên truyền, vận động, tư vấn với việc cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ có chất lượng nhằm đáp ứng phương tiện tránh thai, chăm sóc SKSS của người dân. Đảm bảo hậu cần và đẩy mạnh tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện tránh thai. - Tiếp tục thực hiện và phối hợp với Trạm Y tế xã, thị trấn triển khai các hoạt động: Cung ứng dịch vụ KHHGĐ; Hoạt động can thiệp thuộc các Đề án, mô hình về nâng cao chất lượng dân số như: Sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng; Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. - Tiếp tục duy trì, ổn định bộ máy hoạt động cơ quan, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu, công tác báo cáo, thống kê, xử lý văn bản kịp thời, hiệu quả. - Duy trì hoạt động quản lý chương trình DS-KHHGĐ xã, thị trấn. - Thực hiện tốt các chính sách, chế độ khuyến khích trong công tác DS- KHHGĐ. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, thực hiện chương trình. - Tiếp tục triển khai Kế hoạch Truyền thông - Giáo dục tuyên truyền, vận động thực hiện Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. - Tiếp tục duy trì hoạt động của các câu lạc bộ và đảm bảo thực hiện tốt Dự án tầm soát các dị dạng bệnh, tật bẩm sinh. - Tiếp tục củng cố hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ tại huyện, xã, thị trấn đảm bảo cho việc thu thập, lập báo cáo thống kê về các thông tin số liệu DS-KHHGĐ đầy đủ, chính xác theo đúng quy định. Tiếp tục cập nhật và hoàn thiện kho dữ liệu tại huyện, đảm bảo thiết bị, trình độ cán bộ và các điều kiện cần thiết để vận hành kho dữ liệu điện tử. Tăng cường giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các hoạt động và thẩm định số liệu. 3. Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2021: - Chỉ tiêu về dân số:
  • 15. 15 STT Mục tiêu Đơn vị tính Năm 2021 1 Dân số trung bình Người 91.384 2 Tỷ suất sinh thô ‰ 12,1 3 Tỷ suất chết thô ‰ 1,8 4 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 10,3 7 Mức giảm tỷ lệ sinh ‰ 0,3 8 Tỷ lệ sinh con thứ 3 % 15 9 Tỷ số giới tính khi sinh Bé trai/ bé gái 106/100 - Chỉ tiêu sử dụng biện pháp tránh thai: - Đình sản: 16 ca; - Đặt vòng tránh thai: tổng số 1.939 ca, trong đó miễn phí 1.813 ca; - Cấy tránh thai: tổng số 27 ca - Thuốc tiêm tránh thai: tổng số 680 ca, trong đó miễn phí 250 ca; - Viên uống tránh thai: tổng số 1.890 người, trong đó miễn phí 1.770 người; - Bao cao su: tổng số 1.750 người, trong đó miễn phí 1.500 người; - Tỷ lệ sàng lọc trước sinh: 37%; - Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh: 57,9%. II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ: - Đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác dân số, đặc biệt sớm đưa Nghị quyết 21/NQ-TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương (khóa XII) về “Công tác dân số trong tình mới” vào cuộc sống. - Đề nghị Chi cục Dân số tham mưu Phân bổ kinh phí Trung ương và địa phương ngay từ đầu năm để phát huy hết các nguồn lực thực hiện đạt kết quả các chỉ tiêu kế hoạch năm 2021. - Trên đây là báo cáo tổng kết công tác DS-KHHGĐ năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021./. Nơi nhận: - Chi cục DS-KHHGĐ; - Ban Lãnh đạo TTYT; - Lưu: VT, Khoa DS&PT (Ng_4b). KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
  • 16. 16 CHỈ TIÊU 2 LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC DS-KHHGĐ NĂM TẠI HUYỆN ĐĂK R’LẤP
  • 17. 17 Chỉ tiêu 2. Lập kế hoạch công tác DS-KHHGĐ năm tại huyện Đăk R’lấp SỞ Y TẾ TỈNH ĐĂK NÔNG TRUNGTÂM YTẾHUYỆNĐĂKR’LẤP Số: / KH-TTYT CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đăk R’lấp, ngày tháng năm 2020 KẾ HOẠCH Triển khai Dự án 3 - Dân số và phát triển chương trình Dân số - KHHGĐ năm 2020 A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH NĂM 2019 I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ - KHHGĐ NĂM 2019 1. Đánh giá tình hình thực hiện Trong năm 2019, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn lực tài chính, sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy bước đầu còn một số hạn chế tồn tại về cơ chế chính sách song việc thực hiện công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ) toàn huyện đạt được những kết quả quan trọng. Các văn bản quy phạm pháp luật về Dân Số - KHHGĐ được triển khai kịp thời đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp với nhiều nội dung, hình thức phong phú, kết hợp với công tác thông tin tuyên truyền về DS- KHHGĐ đa dạng, đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong công tác DS-KHHGĐ từ huyện đến xã, thị trấn . Trong năm đã triển khai các hoạt động trọng tâm của công tác Dân số - KHHGĐ như : Triển khai Chiến dịch Chăm sóc sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ); kỷ niệm ngày Dân số thế giới; tháng hành động quốc gia về Dân số Việt Nam. Triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dân số như: Mô hình Sàng lọc trước sinh và sơ sinh, Mô hình Tư vấn và Khám sức khỏe tiền hôn nhân; giảm thiểu chênh lệch giới tính khi sinh; thực hiện tăng tỷ lệ khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi. Người dân có chuyển biến tích cực về nhận thức và thay đổi hành vi cũng góp phần đạt được các chỉ tiêu về công tác DS-KHHGĐ trong năm qua. Năng lực quản lý, điều hành, triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn về Dân Số và phát triển có sự tiến bộ đáng kể. 2. Kết quả thực hiện công tác DS-KHHGĐ năm 2019 2.1. Kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch * Hoạt động Dân số Trong năm 2019, Khoa Dân số đã thực hiện công tác Dân số đạt được những kết quả như sau:
  • 18. 18 Stt Nội dung thực hiện ĐVT Năm 2019 01 Dân số trung bình Người 89.528 02 Tổng số nữ trên địa bàn Người 43.059 03 Phụ nữ 15-49 tuổi Người 27.630 04 Phụ nữ 15-49 tuổi có chồng Người 14.462 05 Trẻ em sinh mới Người 911 06 Số trẻ sinh ra là con thứ 3 Người 239 07 Tỷ suất sinh thô ‰ 10,17 08 Tỷ suất chết thô ‰ 1,57 09 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ 11.6 10 Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên % 26,2 11 Tỷ số giới tính khi sinh bé trai/bé gái 113/100 12 Mức giảm sinh ‰ 0,5 Nhận xét: - Tổng số nữ trên địa bàn chiếm 48% so với dân số toàn huyện. Số phụ nữ trong độ tuổi 15-49 tuổi chiếm 64% so với tổng số phụ nữ có trên địa bàn, trong đó phụ nữ 15-49 tuổi có chồng chiếm 34%. - Tỷ lệ gia tăng dân số ở mức thấp. - Mức giảm sinh đã đạt so với chỉ tiêu đề ra là 0.4‰. - Số trẻ sinh ra là còn thứ 3 chiếm 26,2% tổng số trẻ sinh ra, cao hơn so với số liệu cùng thời điểm năm ngoái ( 18%) và cao hơn so với mức quy định trong bộ tiêu chí (17%). - Tỷ số giới tính khi sinh là 113 bé trai/100 bé gái. Cao hơn so với chỉ tiêu đề ra là 110 bé trai/100 bé gái * Hoạt động Kế hoạch hóa gia đình Stt Nội dung thực hiện ĐVT Chỉ tiêu Kết quả đạt được năm 2019 01 Số người triệt sản mới Người 16 16 02 Số người sử dụng dụng cụ tử cung mới Người 650 650 03 Số người cấy tránh thai mới Người 60 7 04 Số người sử dụng thuốc tiêm tránh thai Người 245 307 05 Số người sử dụng thuốc uống tránh thai Người 1.880 1.889 06 Số người sử dụng bao cao su Người 900 1.514 Nhận xét: - Số người tham gia triệt sản đạt 100% so với chỉ tiêu.
  • 19. 19 - Số người đặt dụng cụ tử cung chỉ đạt 100% so với chỉ tiêu. - Số người sử dụng thuốc cấy đạt 8.5% so với chỉ tiêu do chi cục không cung ứng đủ số lượng que cấy, giá thành que cấy dịch vụ lại quá cao, người dân không đủ khả năng chi trả. - Các biện pháp tiêm, uống, bao cao su đều vượt so với chỉ tiêu. - Tổng số người sử dụng các biện pháp tránh thai đạt 30,3% so với tổng số phụ nữ 15-49 tuổi có chồng. 2.2. Đảm bảo hậu cần phương tiện tránh thai và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ: - Các phương tiện tránh thai nhận từ Chi cục DS-KHHGĐ đã được cấp kịp thời cho các xã, thị trấn để đáp ứng cho đối tượng sử dụng. Đảm bảo phương tiện tránh thai được cấp đúng đối tượng theo quy định là người nghèo, cận nghèo, người dân sống tại các xã, tránh lãng phí để hết hạn phương tiện tránh thai. Kết quả xuất, nhập, tồn năm 2019 như sau: Stt Nội dung Tồn đầu kỳ 2019 Nhập trong kỳ 2019 Tổng cộng Xuất trong kỳ 2019 Tồn cuối kỳ 2019 A B 1 2 3=1+2 4 5=3-4 01 Dụng cụ tử cung 355 400 755 663 92 02 Thuốc tiêm tránh thai 950 0 950 903 47 03 Thuốc uống tránh thai 4.470 4.100 8.570 7.055 1.515 04 Thuốc cấy tránh thai 0 0 0 0 0 2.3. Tiếp tục triển khai các mô hình, đề án nâng cao chất lượng Dân số a. Mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh - Triển khai tại 11/11 xã, thị trấn thông qua các kênh thông tin đại chúng, công tác tuyên truyền, tư vấn được lồng ghép trong các lớp tập huấn bồi dưỡng cung cấp kiến thức, các buổi hội thảo chuyên đề, tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình, qua đó nhận thức của người dân về chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh được nâng lên. - Tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng bộ dụng cụ lấy mẫu máu xét nghiệm trong sàng lọc trước sinh và sơ sinh:Trong năm 2019 Trung tâm Y tế huyện đã tiếp nhận 20 bộ dụng cụ lấy máu sàng lọc trước sinh và 90 bộ dụng cụ lấy máu sàng lọc sơ sinh đồng thời bảo quản và lập kế hoạch cấp cho Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản hệ điều trị thực hiện theo chỉ tiêu. Quá trình sử dụng không có tình trạng mẫu sàng lọc bị hư hỏng mất mát. - Đã triển khai, điều tra toàn huyện và kết hợp với Khoa CSSKSS của Trung tâm Y tế huyện Đăk R’lấp. Kết quả thực hiện như sau: + Sàng lọc trước sinh: Có 232 bà mẹ được sàng lọc trước sinh bằng hình thức siêu âm và lấy mẫu máu khô trong tổng số 1.750 bà mẹ mang thai, trong đó có 20 bà mẹ được hỗ trợ bằng kinh phí chương trình mục tiêu, 212 bà mẹ tự chi trả
  • 20. 20 kinh phí thực hiện. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 13.2% so với kế hoạch đề ra 25% nguyên nhân do bộ sàng lọc cấp về không đủ so với chỉ tiêu giao, số phụ nữ đến sàng lọc vượt quá tuổi thai quy định, chi phí thực hiện sàng lọc còn cao. Kết quả thực hiện các tầm soát sàng lọc trước sinh không phát hiện trường hợp nào có nguy cơ về bệnh Down, dị tật ống thần kinh. + Sàng lọc sơ sinh: Có 340 trẻ sinh ra được sàng lọc trong tổn số 911 trẻ sinh ra sống, trong đó có 90 trẻ được hỗ trợ bằng kinh phí chương trình mục tiêu, 250 trẻ tự chi trả kinh phí thực hiện. Tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 37% so với kế hoạch đề ra 40% nguyên nhân do không cung ứng đủ bộ sàng lọc sơ sinh để thực hiện, chi phí thực hiện sàng lọc sơ sinh cao, đơn vị chưa đủ khả năng thực hiện các sàng lọc, các ca sàng lọc phải gửi ra Trung tâm Chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sơ sinh Đại học Y dược Huế để thực hiện. Kết quả thực hiện các tầm soát sàng lọc sơ sinh không phát hiện trường hợp nào có nguy cơ thiếu men G6PD và mắc suy giáp trạng bẩm sinh. - Tổ chức Hội nghị triển khai hoạt động về sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho CTV Dân số - Y tế với sự tham gia của 39 CTV của 11 xã, thị trấn. b. Mô hình tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân - Tiếp tục triển khai các hoạt động Mô hình Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân. Duy trì sinh hoạt 24 câu lạc bộ tiền hôn nhân. Trung bình mỗi câu lạc bộ sinh hoạt 01 lần/ tháng. - Tổ chức Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân tại 6 xã, thị trấn triển khai mô hình cho vị thành niên và thanh niên (Nhân Cơ, Đăk Wer, Quảng Tín, Hưng Bình, Đăk Ru, Nghĩa Thắng). Kết quả có 637 lượt vị thành niên tham gia khám và 300 lượt xét nghiệm viêm gan B. Phát hiện nghi viêm gan B 05 trường hợp, đề nghị đi kiểm tra lại tại các cớ ở y tế cao hơn. - Có 17 cộng tác viên Y tế-Dân số tham gia 02 hội nghị triển khai hoạt động Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân do Chi cục Dân số - KHHGĐ tổ chức. - Mở rộng mô hình Góc truyền thông, tư vấn về chăm sóc SKSS/KHHGĐ dành cho đối tượng tiền hôn nhân tại cơ sở. c. Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh - Triển khai thông qua các hoạt động: Tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; Truyền thông lồng ghép, tư vấn trực tiếp và vận động tại các địa bàn khu dân cư về thực trạng, nguyên nhân và những hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh, quy định việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi... - Tổ chức 02 lớp tập huấn cung cấp những thông tin , kiến thức cơ bản về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, các yếu tố ảnh hưởng và hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, về bình đẳng giới, định kiến giới cho cộng tác viên Dân số - Y tế các xã, thị trấn thu hút 125 học viên tham dự. - Tổ chức đợt chiến dịch về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh cho 2 trường: THCS Nguyễn Du (Kiến Đức) và THPT Nguyễn Đình Chiểu (Đăk Ru) với sự tham gia của 200 học sinh và 100 giáo viên.
  • 21. 21 d. Triển khai đề án xã hội hóa phương tiện tránh thai Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đáp ứng nhu cầu sử dụng phương tiện tránh thai đối với người dân không được miễn phí. Đề án xã hội hóa phương tiện tránh thai với mục tiêu từng bước người dân tự chi trả kinh phí mua phương tiện tránh thai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng các phương tiện tránh thai, dịch vụ KHHGĐ/SKSS chất lượng cho người dân nhằm giảm tỷ lệ sinh, đảm bảo sự công bằng xã hội và tính bền vững của chương trình DS-KHHGĐ. Tuy nhiên , công tác xã hội hóa bước đầu gặp nhiều khó khăn vì lý do người dân đã quen với việc được nhà nước bao cấp, công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm xã hội hóa còn hạn chế do thiếu nguồn kinh phí, giá các sản phẩm khá cao, một số sản phẩm giá cao hơn ngoài thị trường. Trong năm 2019, Khoa Dân số và Phát triển đã nhận và cấp phát : Stt Nội dung Tồn đầu kỳ 2019 Nhập trong kỳ 2019 Tổng cộng Xuất trong kỳ 2019 Tồn cuối kỳ 2019 A B 1 2 3=1+2 4 5=3-4 01 BCS Hello Plus 0 166 166 90 76 02 DD ViGas 0 28 28 15 13 03 VUTT Anna 0 110 110 50 60 04 Bột Canxi 0 02 02 01 01 e. Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị thành niên và thanh niên - Tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức về Đề án Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên thanh niên cho CTV Dân số - Y tế với sự tham gia của 55 CTV. - Tổ chức 02 lượt nói chuyện chuyên đề sinh hoạt ngoại khóa tại trường THPT Nguyễn Tất Thành (Nghĩa Thắng) và trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Đăk Ru) về chủ đề Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên với 1100 lượt tham gia của học sinh 2 trường. - Tổ chức lớp hội thảo chuyên môn về bồi dưỡng kiến thức Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên. Đối tượng tham dự là 100 viên chức dân số - y tế và giáo viên trên địa bàn. - Xây dựng 02 góc thân thiện cho trường THPT Trường Chinh (Đăk Wer) và THPT Nguyễn Đình Chiểu (Đăk Ru). f. Đề án Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi Triển khai các hoạt động về Tư vấn và chăm sóc NCT tại các xã, thị trấn với các hoạt động truyền thông, tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết, nhận thức, hành vi của người dân về chính sách, pháp luật liên quan đến NCT; vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi trong mọi mặt của cuộc sống, đề cao trách nhiệm của cá nhân, gia đình và xã hội trong việc chăm sóc NCT tại gia đình và cộng đồng.
  • 22. 22 2.4. Triển khai Chiến dịch truyền thông về DS-KHHGĐ - Khoa Dân số và phát triển đã xây dựng kế hoạch triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản/ KHHGĐ tại các xã đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thực hiện chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2019 tại 2 xã Quảng Tín và Đăk Sin. Qua đợt chiến dịch truyền thông đã đạt được một số kết quả như sau: - Tổng số người thực hiện BPTT là 181 người/191 người, đạt 95% kế hoạch. - Tuyên truyền vận động trên các kênh truyền thông hiện có của xã: Đài phát thanh xã, thị trấn, loa phát thanh tại trạm Y tế: 24 lượt . - Treo 4 băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại 2 xã triển khai chiến dịch. - Cấp, phát 400 tài liệu (tờ rơi). - Tổ chức 2 buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi truyền thông theo nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn… cho các nhóm đối tượng. - Tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình các đối tượng trong diện vận động thực hiện KHHGĐ. - Duy trì tổ chức sinh hoạt các nhóm, câu lạc bộ không sinh con thứ 3, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, câu lạc bộ chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân. 2.5. Nâng cao chất lượng thông tin chuyên ngành DS-KHHGĐ Tăng cường các hoạt động giám sát, thẩm định chất lượng thông tin dữ liệu ban đầu về chế độ ghi chép, lập báo cáo của cán bộ chuyên trách, cộng tác viên Dân số - KHHGĐ. Tuy nhiên, năm 2019 hầu hết các CTV đều là CTV mới nên việc thu thập thông tin chưa đạt được hiệu quả cao. 2.6 Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách theo Nghị định 39/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ: - Tổng số đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ trên địa bàn đã nhận kinh phí hỗ trờ từ 2015 đến năm 2019 là : 77 người - Tổng số tiền hỗ trợ : 144.000.000 đ (Bằng chữ: Một trăm bốn mươi bốn triệu đồng chẵn). Trong đó: Ngân sách Trung ương hỗ trợ là: 0đ, ngân sách địa phương hỗ trợ là: 144.000.000đ. - Tổng số đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đã nhận tiền nhưng vi phạm cam kết không sinh thêm con: 03 người thuộc xã Quảng Tín - Tổng số tiền thu hồi lại: 6.000.000đ (Bằng chữ: Sáu triệu đồng chẵn). II. NHỮNG HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN - Cấp huyện: Sau khi sát nhập vào Trung tâm Y tế số biên chế làm việc tại khoa Dân số và Phát triển giảm xuống ảnh hưởng đến tiến độ công việc. - Cấp xã: Sau khi sát nhập vào Trạm y tế hầu hết viên chức dân số xã đã điều chuyển sang làm công việc khác, chuyển công việc cho viên chức khác đảm nhận, do chưa quen với công việc chuyên môn về dân số nên hiệu quả không được cao.
  • 23. 23 - Đối với cộng tác viên dân số: Cộng tác viên dân số trước đây đã nghỉ nay bàn giao lại cộng tác viên Y tế, đa số Cộng tác viên mới chưa quen với công việc dân số, việc nhiều, phụ cấp thấp (70.000 đồng/ người/ tháng) nên không nhiệt tình trong công tác. - Địa bàn rộng, dân cư sống không tập trung, nhiều thành phần dân cư khắp nơi trong cả nước đến lập nghiệp, đời sống nhiều nơi gặp khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, đồng bào theo đạo chiếm tỷ lệ cao, phong tục tập quán rảng buộc ảnh hưởng không nhỏ đến sự lựa chọn các biện pháo tránh thai cũng như nhận thức về công tác DS-KHHGĐ trong toàn huyện. - Nội dung hoạt động lớn, yêu cầu nhiệm vụ cao, chỉ tiêu kế hoạch cả năm cao. Nguồn ngân sách nhìn chung chưa dáp ứng được với yêu cầu triển khai các hoạt động. - Cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ chưa thông thạo tiếng đồng bào nên khó khăn trong việc tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ. - Số cơ số phương tiện tránh thai và sàng lọc miễn phí chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương. - Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa thật sự quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành chương trình DS-KHHGĐ dẫn đến kết quả hoạt động không đồng đều ở các địa phương. B. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN 3 NĂM 2020 I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH - Thông tư 109/TT-BTC ngày 30 tháng 06 năm 2016 của bộ Tài chính Quy định lập dự toán ,quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia; - Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31 tháng 07 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020; - Thông tư 26/2018/TT-BTC ngày 21 tháng 03 năm 2018 của Bộ Tài chính Quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020; - Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 31 tháng 07 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; - Nghị quyết 24/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2017 Ban hành quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đăk Nông; - Thông tư 37/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của bộ trưởng Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bênh, chữa bệnh trong một số trường hợp; - Nghị quyết số 32/2019/NQ-HĐND ngày 30 tháng 9 năm 2019 của hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông về quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
  • 24. 24 không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm Y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước thuộc tỉnh Đăk Nông; - Thông tư 14/2019/TT-BYT ngày 05 tháng 07 năm 2019 của Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 37/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2018 của bộ trưởng Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bênh, chữa bệnh trong một số trường hợp; - Căn cứ công văn số 626/BYT-TCDS của Tổng cục Dân số ngày 05 tháng 07 năm 2019 về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch công tác dân số năm 2020; - Căn cứ Kế hoạch số 86/KH-SYT ngày 26 tháng 05 năm 2020 của Sở Y tế tỉnh Đak Nông về việc triển khai Dự án 3 - Dân số và phát triển năm 2020; - Căn cứ công văn số 102/CCDS ngày 01 tháng 06 năm 2020 của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Đak Nông về việc hướng dẫn triển khai dự án 3- Dân số và phát triển năm 2020. II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2020. 1. Mục tiêu Duy trì mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn. 2. Chỉ tiêu kế hoạch năm 2020: a. Chỉ tiêu cơ bản: - Mức giảm sinh: 0.3‰ - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 11% - Tỷ số giới tính khi sinh (Bé trai/bé gái): 110/100 b. Chỉ tiêu chuyên môn: - Tổng số người mới sử dụng BPTT hiện đại: 5.151 người - Tỷ lệ người sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại: 67% - Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 17% - Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh (bao gồm tất cả các hình thức được nhà nước hỗ trợ, xã hội hóa và tự chi trả) : 37 % bà mẹ mang thai - Tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh (bao gồm tất cả các hình thức được nhà nước hỗ trợ, xã hội hóa và tự chi trả): 57.9 % trẻ sinh ra. - Tỷ lệ nam, nữ được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn: 31% III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH NĂM 2020 1. Hoạt động 1:Tầm soát các dị dạng bệnh, tật bẩm sinh và nâng cao chất lượng dân số. 1.1. Các hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh. - Hoạt động tầm soát, sàng lọc trước sinh và sơ sinh thực hiện Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18/8/2017 của Bộ Y tế về hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn
  • 25. 25 đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh và Thông tư 30/2019/TT-BYT ngày 03/12/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 34/2017/TT-BYT ;Quyết định số 573/QĐ-BYT ngày 11/02/2010 của Bộ Y tế về ban hành Quy trình Sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. - Đối tượng được nhà nước hỗ trợ và định mức chi hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh thực hiện theo thông tư 26/2018/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Bộ tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020. Cụ thể: * Hỗ trợ chi sàng lọc, chẩn đoán trước sinh: + Định mức phân bổ 60.000 đồng/lần/thai phụ thực hiện sàng lọc trước sinh (mỗi thai phụ thực hiện 2 lần), bao gồm siêu âm sàng lọc chẩn đoán trước sinh; tư vấn trước và sau sàng lọc. + Định mức phân bổ 31.000 đồng/mẫu/thai phụ đối với kỹ thuật lấy mẫu máu khô ngón tay thai phụ bao gồm công lấy mẫu máu khô đầu ngón tay thai phụ, tư vấn trước và sau sàng lọc, gửi mẫu và thông báo kết quả. * Hỗ trợ chi sàng lọc sơ sinh: Định mức phân bổ 31.000 đồng/mẫu/trẻ sơ sinh, bao gồm công lấy mẫu máu khô gót chân trẻ sơ sinh, tư vấn trước và sau sàng lọc, gửi mẫu và thông báo kết quả. - Hoạt động tổ chức Hội nghị chuyên môn về sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh. a) Nội dung 1: Thực hiện kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh. - Đối tượng thực hiện: + Đối tượng được nhà nước hỗ trợ thực hiện dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh thực hiện theo Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Bộ tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 bao gồm: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại các vùng có nguy cơ cao, vùng nhiễm chất độc đioxin và chưa có thẻ BHYT. + Các trường hợp thực hiện dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh không thuộc diện được nhà nước hỗ trợ (xã hội hóa, tự chi trả…): thực hiện theo Thông tư số 37/2018/TT-BYT. - Phương thức hoạt động: + Khoa chuẩn đoán hình ảnh chịu trách nhiệm siêu âm độ mờ da gáy của thai nhi đối với phụ nữ mang thai 03 tháng đầu (từ 11 tuần đến 14 tuần) và 03 tháng giữa (từ 20 tuần đến 24 tuần). Tổng hợp danh sách thai phụ thực hiện sàng lọc về Khoa CSSKSS hệ điều trị. + Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản thuộc hệ điều trị chịu trách nhiệm lấy máu gót chân trẻ sơ sinh ngay sau sinh 24 giờ (tốt nhất 48h giờ sau sinh), lấy máu đầu ngón tay phụ nữ mang thai trong trong 2 thời kì từ 11-14 tuần và 14-21 tuần. Sau đó, Khoa CSSKSS gửi mẫu máu chuyển phát nhanh đến Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh Huế trong vòng 24 giờ. Thực hiện theo dõi kết quả sau sàng lọc để thông báo cho đối tượng sàng lọc. Thực hiện báo cáo số trẻ em sinh
  • 26. 26 ra được sàng lọc sơ sinh và số phụ nữ mang thai được sàng lọc định kì 06 tháng/lần (05/07 và 05/12), lập và tổng hợp danh sách sàng lọc trước sinh và sơ sinh gửi về khoa Dân số và Phát triển để thanh quyết toán. + Khoa Dân số và Phát triển chịu trách nhiệm thanh toán tiền gửi ra tổng hợp chứng từ và thanh quyết toán. + Các TYT xã, thị trấn lập danh sách theo dõi các đối tượng được sàng lọc trước sinh và sơ sinh lưu tại trạm y tế để báo cáo số liệu (thực hiện thu thập số liệu từ khoa CSSKSS và thu thập tại địa phương của mình). - Thời gian thực hiện: Năm 2020. - Địa điểm thực hiện: Khoa CSSKSS hệ điều trị - Kinh phí thực hiện: 11.230.000VNĐ (Bằng chữ: Mười một triệu hai trăm ba mươi nghìn đồng). ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số ca Định mức Thành tiền 1 Chi phí Sàng lọc trước sinh 1.1 Chi lấy máu đầu ngón tay cho thai phụ Ca 120 31.000 3.720.000 - Chi hỗ trợ cho người trực tiếp thực hiện lấy máu đầu ngón tay (Đã bao gồm công lấy máu, tư vấ trước và sau sàng lọc, thông báo kết quả) Ca 120 13.000 1.560.000 - Các chi phí trực tiếp (*) Ca 120 18.000 2.160.000 1.2 Chi phí siêu âm Ca 58 60.000 3.480.000 - Phụ cấp thủ thuật cho bác sĩ siêu âm Ca 58 15.000 870.000 - Các chi phí trực tiếp (*) Ca 58 45.000 2.610.000 2 Chi phí sàng lọc sơ sinh 2.1 Chi lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh Ca 130 31.000 4.030.000 - Chi hỗ trợ cho người trực tiếp thực hiện lấy máu gót chân Ca 130 13.000 1.690.000 - Chi phí trực tiếp (*) Ca 130 18.000 2.340.000 Tổng cộng 11.230.000 Ghi chú: (*): Chi phí về quần, áo, mũ, khẩu trang, ga, gối đệm, chiếu, văn phòng phẩm, găng tay, bông, cồn, gạc, nước muối rửa và các vật tư tiêu hao khác. Chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải y tế (rắn, lỏng), giặt, là, hấp, sấy, tiệt trùng đồ vải, dụng cụ thăm khám, chi phí vệ sinh môi trường, vật tư, hóa chất khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn. Chi phí duy tu, bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị, mua sắm thay thế tài sản, công cụ, dụng cụ như: điều hòa, máy tính, máy in, máy hút ẩm, quạt, bàn, ghế, giường tủ, đèn chiếu sáng, các bộ
  • 27. 27 dụng cụ, công cụ cần thiết khác trong quá trình khám bệnh và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế. b) Nội dung 2: Tổ chức hội nghị chuyên môn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh - Tổ chức thực hiện: + Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức. + Khoa CSSKSS hệ điều trị phối hợp, thực hiện. + Các Trạm Y tế phối hợp thực hiện. Rà soát, thông báo, vận động các đối tượng tham gia, theo dõi và báo cáo. - Đối tượng tham dự: 60 cộng tác viên, phụ nữ có chồng trong khoảng 15-49 tuổi không sử dụng biện pháp tránh thai và phụ nữ đang mang thai. - Thời gian thực hiện: Tháng 05/ 2020. - Địa điểm: Hội trường Ủy ban xã Đăk Ru - Kinh phí thực hiện: 6.000.000VNĐ (Bằng chữ: Sáu triệu đồng chẵn) ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 01 Báo cáo viên Người/Ngày 01 người x 01 ngày 500.000 500.000 02 Công tác phí Người/Ngày 02 người x 01 ngày 200.000 400.000 03 Xăng xe Km/xe/lượt 40 km x 01 xe x 02 lượt 1.000 80.000 04 Thuê hội trường, âm thanh Lớp 01 520.000 520.000 05 Market hội nghị (KT: 1m2 x1m5, chất liệu: Hiflex) Cái 01 510.000 510.000 06 Nước uống đóng chai (Chai 500ml) Chai 60 7.000 420.000 07 Tài liệu (Bộ 40 tờ 2 mặt) Bộ 60 40.500 2.430.000 08 Bút bi Cái 60 7.000 420.000 09 Bìa A4 nút nhựa Cái 60 5.000 300.000 10 Vở ô li 96 trang Quyển 60 7.000 420.000 Tổng cộng 6.000.000
  • 28. 28 1.2. Các hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân: Các hoạt động tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân thực hiện theo quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07/01/2011 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân. Tiếp tục Mở rộng Mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ thông qua tư vấn và khám sức khỏe cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn, đặc biệt là vị thành niên, thanh niên để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, các nguy cơ sinh con bị bệnh tật bẩm sinh, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi. Duy trì triển khai mô hình tại 06/11 xã trên địa bàn toàn huyện : Đak Wer, Nghĩa Thắng, Đak Ru, Nhân Cơ, Quảng Tín, Hưng Bình. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn trực tiếp tại cộng đồng; truyền thông qua hệ thống truyền thanh xã, đài phát thanh truyền hình huyện; tư vấn trực tiếp tại các Trạm Y tế; Trung tâm Y tế các huyện, cung cấp các sản phẩm, tài liệu tuyên truyền về các biện pháp tránh thai, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên; phòng chống, điều trị vô sinh; làm mẹ an toàn; trách nhiệm làm cha mẹ; nuôi con khỏe, dạy con ngoan. a) Nội dung 1: Duy trì Mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”. - Nội dung hoạt động: Xây dựng góc truyền thông cung cấp kiến thức về dân số sức khỏe sinh sản/KHHGĐ nói chung, nhấn mạnh sức khỏe sinh sản thanh niên, vị thành niên tại các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học; cung cấp thông tin cho nam nữ thanh niên tại nơi đăng ký kết hôn. Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa lồng ghép sinh hoạt câu lạc bộ tại các trường. - Đối tượng thực hiện: Khối lớp 10,11,12 Trường THPT: Trường Chinh (Đăk Wer), Nguyễn Tất Thành (Nghĩa Thắng), Nguyễn Đình Chiểu (Đak Ru). Khối lớp 9 Trường THCS: Nguyễn Công Trứ (Nhân Cơ), Lương Thế Vinh (Quảng Tín), Quang Trung (Hưng Bình). - Tổ chức thực hiện: + Khoa Dân số và Phát triển chủ trì, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ. + Các Trạm Y tế xã, thị trấn phối hợp, thực hiện. Lập danh sách các câu lạc bộ tại địa phương để theo dõi và báo cáo. Mỗi trường thành lập 4 câu lạc bộ (Trong đó các trường THPT thành lập 1 câu lạc bộ lớp 10, 1 câu lạc bộ lớp 11, 2 câu lạc bộ lớp 12. Các trường THCS thành lập 4 câu lạc bộ lớp 9). Mỗi câu lạc bộ 25 người. - Thời gian thực hiện: + Đợt 1: Tháng 04 - năm 2020 + Đợt 2: Tháng 06 - năm 2020 - Địa điểm thực hiện: 03 Trường THPT: Trường Chinh (Đăk Wer), Nguyễn Tất Thành (Nghĩa Thắng), Nguyễn Đình Chiểu (Đak Ru) và 03 Trường THCS: Nguyễn Công Trứ (Nhân Cơ), Lương Thế Vinh (Quảng Tín), Quang Trung (Hưng Bình)
  • 29. 29 - Kinh phí chi tiền nước uống sinh hoạt câu lạc bộ: 14.400.000VNĐ (Bằng chữ: Mười bốn triệu bốn trăm nghìn đồng chẵn) ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Đợt 1: Tháng 04/2020: Nhân Cơ, Đăk Wer, Quảng Tín 01 Báo cáo viên Ngày 03 500.000 1.500.000 02 Xăng xe Km 158 1.000 158.000 03 Tài liệu (In màu, 2 mặt) Tờ 1.200 1.500 1.800.000 04 Nước uống đóng chai (Chai 500ml) Chai 300 7.000 2.100.000 Tổng cộng: (1+2+3+4) 5.558.000 Đợt 2: Tháng 06/2020: Nghĩa Thắng, Hưng Bình, Đăk Ru 01 Báo cáo viên Ngày 03 ngày 500.000 1.500.000 02 Công tác phí Ngày 03 ngày 200.000 1.800.000 03 Xăng xe Km 292 1.000 292.000 04 Tài liệu (In màu, 2 mặt) Tờ 2.100 1.500 3.150.000 05 Nước uống đóng chai (Chai 500ml) Chai 300 7.000 2.100.000 Tổng cộng: (1+2+3+4+5) 8.842.000 b) Nội dung 2: Tổ chức đợt Tư vấn và Khám sức khỏe tiền hôn nhân tại 6 xã, thị trấn triển khai mô hình Mức chi theo giá dịch vụ khám chữa bệnh theo Nghị quyết 32/2019/NQ- HĐND ngày 30/09/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông, giá khám bệnh viện hạng IV và Trạm Y tế xã là 27.500 đồng, giá khám bệnh viện hạng III là 30.500 đồng. Chi xét nghiệm viêm gan B theo giá quy định hiện hành. - Tổ chức thực hiện: + Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức đợt Tư vấn và Khám sức khỏe tiền hôn nhân. + Báo cáo kết quả hoạt động mô hình. + Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản hệ điều trị, khoa Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh phối hợp thực hiện. + Các Trạm Y tế xã, thị trấn phối hợp thực hiện, theo dõi và báo cáo. - Đối tượng được nhà nước hỗ trợ khám sức khỏe tiền hôn nhân: Người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại các vùng có nguy cơ cao, vùng nhiễm chất độc dioxin. - Thời gian thực hiện: Tháng 09/2020. - Địa điểm thực hiện: Trường Chinh (Đăk Wer), Nguyễn Tất Thành (Nghĩa Thắng), Nguyễn Đình Chiểu( Đak Ru), Nguyễn Công Trứ (Nhân Cơ), Lương Thế Vinh (Quảng Tín), Quang Trung (Hưng Bình)
  • 30. 30 - Tổng kinh phí thực hiện: 20.000.000 (Bằng chữ: Hai mươi triệu đồng chẵn) Trong đó: + Kinh phí thực hiện khám và tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân: 5.500.000VNĐ (Bằng chữ: Năm triệu năm trăm nghìn đồng chẵn). ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Chi gói tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân Ca 200 27.500 5.500.000 - Chi hỗ trợ cho y, bác sĩ trực tiếp thực hiện dịch vụ tư vấn và khám Ca 200 13.500 2.700.000 - Các chi phí trực tiếp (*) Ca 200 14.000 2.800.000 Tổng cộng 5.500.000 + Kinh phí thực hiện xét nghiệm viêm gan B, công tác phí, xăng xe: 14.500.000VNĐ (Bằng chữ: Mười bốn triệu năm trăm nghìn đồng chẵn) ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Công tác phí Người/ ngày 04 người ngày 200.000 2.400.000 2 Xăng xe Km/Xe/Lượt 84km x 2 xe x 2 lượt 1.000 336.000 3 Chi gói xét nghiệm viêm gan B Ca 100 53.600 5.360.000 - Phụ cấp thủ thuật cho người trực tiếp thực hiện xét nghiệm Ca 100 15.000 1.500.000 - Chi phí trực tiếp (*) Ca 100 38.600 3.860.000 4 Chi gói xét nghiệm HIV Ca 100 53.600 5.360.000 - Phụ cấp thủ thuật cho người trực tiếp thực hiện xét nghiệm Ca 100 15.000 1.500.000 - Chi phí trực tiếp (*) Ca 100 38.600 3.860.000 5 Chi gói xét nghiệm nước tiểu Ca 60 17.400 1.044.000 - Chi hỗ trợ cho KTV trực tiếp thực hiện kỹ thuật Ca 60 3.400 204.000 - Chi phí trực tiếp (*) Ca 60 14.000 840.000 Tổng cộng: (1+2+3+4+5) 14.500.000 c) Nội dung 3: Tổ chức Hội nghị chuyên môn về Mô hình Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân
  • 31. 31 - Tổ chức thực hiện: + Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức + Khoa CSSKSS hệ điều trị phối hợp, thực hiện + Các Trạm Y tế thực hiện rà soát, thông báo, vận động các đối tượng tham gia, phối hợp thực hiện, theo dõi và báo cáo. - Đối tượng tham dự: 180 cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số, vị thành niên, thanh niên và nam nữ trong độ tuổi sinh đẻ chưa kết hôn thuộc 3 xã Nghĩa Thắng, Đăk Ru, Hưng Bình. Mỗi xã 60 đối tượng - Thời gian thực hiện: Tháng 10/2020. - Địa điểm: Trường Nguyễn Tất Thành (Nghĩa Thắng), Nguyễn Đình Chiểu (Đak Ru), Quang Trung (Hưng Bình) - Kinh phí thực hiện: 15.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười lăm triệu đồng chẵn) ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số lượng Định mức Thành tiền 01 Báo cáo viên Người/Ngày 01 người x 03 ngày 500.000 1.500.000 02 Công tác phí Người 06 200.000 1.200.000 03 Xăng xe Km 270 1.000 270.000 04 Market hội nghị (KT: 1m3 x1m5, chất liệu: Hiflex) Cái 03 500.000 1.500.000 05 Nước uống đóng chai (Chai 500ml) Chai 180 7.000 1.260.000 06 Tài liệu (In màu, 25 trang/bộ) Bộ 180 32.500 5.850.000 07 Bút bi Cái 180 7.000 1.260.000 08 Bìa A4 nút nhựa Cái 180 5.000 900.000 09 Vở ô li 96 trang Quyển 180 7.000 1.260.000 Tổng cộng 15.000.000 1.3. Hoạt động nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người - Nội dung hoạt động chủ yếu: Tổ chức hoạt động tư vấn nhằm giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các đối tượng ưu tiên đồng bào dân tộc ít người (dưới 10.000 người) tại xã Quảng Tín. - Tổ chức thực hiện: + Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức + Các Trạm Y tế thực hiện rà soát, thông báo, vận động các đối tượng tham gia, phối hợp thực hiện, theo dõi và báo cáo. - Đối tượng tham dự: 60 người đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung vào đồng bào dân tộc ít người trong độ tuổi sinh đẻ tại địa bàn xã Quảng Tín. - Thời gian thực hiện: Tháng 3/2020
  • 32. 32 - Địa điểm thực hiện: UNBD xã Quảng Tín - Kinh phí thực hiện: 5.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm triệu đồng chẵn) ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số lượng Định mức Thành tiền 01 Xăng xe Km 50 1.000 50.000 02 Thuê hội trường, âm thanh, đèn chiếu Ngày 01 1.000.000 1.000.000 03 Market hội nghị (KT: 1m2 x1m5, chất liệu: Hiflex) Cái 01 500.000 500.000 04 Nước uống đóng chai (Chai 500ml) Chai 60 7.000 420.000 05 Tài liệu (In màu) Bộ 60 31.500 1.890.000 06 Bút bi Cái 60 7.000 420.000 07 Bìa A4 nút nhựa Cái 60 5.000 300.000 08 Vở ô li 96 trang Quyển 60 7.000 420.000 Tổng cộng 5.000.000 2. Hoạt động 2: Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên. - Triển khai đồng bộ các giải pháp về truyền thông giáo dục, mở rộng và đa dạng hóa các kênh cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/sức khỏe tình dục và sử dụng BPTT nhằm cải thiện rõ rệt tình trạng SKSS/KHHGĐ của vị thành niên, thanh niên, đặc biệt là thanh niên công nhân các khu công nghiệp thông qua chương trình can thiệp giảm thiểu tình trạng có thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn. - Tập trung tổ chức truyền thông, tư vấn chuyên biệt cho vị thành niên, thanh niên; tổ chức cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ thân thiện với vị thành niên, thanh niên; tạo môi trường gia đình, xã hội thân thiện. 2.1. Tổ chức hoạt động truyền thông chuyên biệt, nói chuyện chuyên đề với giáo viên và học sinh: Mức chi hoạt động truyền thông chuyên biệt, nói chuyện chuyên đề nói áp dụng theo khoản 18 điều 4 Thông tư 26/2018/TT-BYT ngày 21/3/2018. - Tổ chức thực hiện: + Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức truyền thông chuyên biệt, nói chuyện chuyên đề với giáo viên và học sinh. + Các Trạm Y tế phối hợp thực hiện, theo dõi và báo cáo. - Thời gian thực hiện: Tháng 11/2020 - Đối tượng tham dự: Học sinh và giáo viên 04 Trường THPT: Trường Chinh - Đăk Wer, Nguyễn Tất Thành - Nghĩa Thắng, Nguyễn Đình Chiểu - Đăk Ru, Phạm Văn Đồng - Kiến Đức. Mỗi trường 140 giáo viên và học sinh. - Địa điểm thực hiện: + Trường THPT Trường Chinh - Đăk Wer.
  • 33. 33 + Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu - Đăk Ru. + Trường THPT Nguyễn Tất Thành - Nghĩa Thắng + Trường THPT Phạm Văn Đồng - Kiến Đức - Kinh phí thực hiện: 10.000.000 (Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn) ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số lượng Định mức Thành tiền 01 Công tác phí Ngày 04 200.000 800.000 02 Xăng xe Km 80 1.000 80.000 03 Thuê máy chiếu, hội trường âm thanh Lớp 04 800.000 3.200.000 04 Market hội nghị (KT: 1m2 x1m5, chất liệu: Hiflex) Lớp 04 500.000 2.000.000 05 Nước uống đóng chai (Chai 500ml) Chai 560 7.000 3.920.000 Cộng 10.000.000 2.2. Xây dựng góc thân thiện trong nhà trường: - Tổ chức thực hiện: + Khoa Dân số và Phát triển chủ trì, xây dựng 2 góc thân thiện cho 2 trường trên địa bàn huyện + Theo dõi báo cáo kết quả hoạt động + Trạm Y tế xã phối hợp thực hiện, theo dõi và báo cáo. - Thời gian thực hiện: Tháng 10/2020. - Đối tượng: 02 trường THPT: Trường THPT Dân tộc Nội trú và THPT Phạm Văn Đồng - Thị trấn Kiến Đức. - Kinh phí thực hiện: 5.000.000VNĐ (Bằng chữ: Năm triệu đồng chẵn) ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 01 Bảng Mica 1m5 x 1m2 Cái 02 1.000.000 2.000.000 02 Tài liệu truyền thông (Sách, tờ rơi) Góc 02 500.000 1.000.000 03 Giá để sách (Chất liệu: Khung thép không gỉ kết hợp nhựa PP cao cấp. KT: 120cm cao x 40cm dài x30cm cao) Cái 02 300.000 600.000 04 Trang trí góc (Decan, hoa, ghim, bìa cứng, keo dán…) Góc 02 700.000 1.400.000 Tổng cộng 5.000.000
  • 34. 34 2.3. Tổ chức hội nghị triển khai hoặc hội nghị phổ biến kiến thức về Đề án cho cán bộ công chức, vị thành niên, thanh niên, CTV dân số: - Mục đích: Nhằm nâng cao hiểu biết về kiến thức, kỹ năng truyền thông, tư vấn và đặc điểm phát triển tâm, sinh lý, thể chất của lứa tuổi VTN/TN; kỹ năng làm việc với VTN/TN. - Tổ chức thực hiện: + Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức + Các Trạm Y tế thực hiện rà soát, thông báo, vận động các đối tượng tham gia, phối hợp thực hiện, theo dõi và báo cáo. - Đối tượng tham dự: 72 giáo viên, học sinh khối 11, 12 trường Dân tộc Nội trú và 08 CTV Dân số thị trấn Kiến Đức. - Thời gian thực hiện: Tháng 9/2020. - Địa điểm thực hiện: Trường THPT Dân tộc Nội trú - Đăk R’lấp - Kinh phí thực hiện: 5.000.000VNĐ (Bằng chữ: Năm triệu đồng chẵn) ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số lượng Định mức Thành tiền 01 Thuê hội trường, âm thanh Ngày 01 500.000 500.000 02 Market hội nghị (KT: 1m2 x1m5, chất liệu: Hiflex) Cái 01 500.000 500.000 03 Nước uống đóng chai (Chai 500ml) Chai 80 7.000 560.000 04 In tài liệu (In màu, 2 mặt) Tờ 1.280 1.500 1.920.000 05 Bút bi Cái 80 7.000 560.000 06 Bìa A4 nút nhựa Cái 80 5.000 400.000 07 Vở ô li 96 trang Quyển 80 7.000 560.000 Tổng cộng 5.000.000 3. Hoạt động 3: Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh. Triển khai, tổ chức các hoạt động phù hợp theo Đề án 468 Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025. Tập trung tại các xã có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cao ngăn chặn có hiệu quả đà gia tăng tỷ số giới tính khi sinh ở các xã này. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân từng bước làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái. Tổ chức Chiến dịch truyền thông nhân ngày Trẻ em gái (ngày 11 tháng 10). Không phân biệt vai trò con trai/con gái trong chăm sóc bố mẹ già, trong công việc gia đình/họ tộc; không lựa chọn giới tính thai nhi. Tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh. * Tổ chức hội nghị triển khai, hội nghị phổ biến kiến thức về mất cân bằng giới tính khi sinh.
  • 35. 35 - Tổ chức thực hiện: + Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức + Các Trạm Y tế phối hợp thực hiện, rà soát, thông báo, vận động các đối tượng tham gia, theo dõi và báo cáo. - Đối tượng: 120 người dân trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn xã Hưng Bình và Nhân Cơ. Mỗi xã 60 đối tượng. - Thời gian thực hiện: Tháng 7/2020 - Địa điểm thực hiện: UBND Hưng Bình và Nhân Cơ - Kinh phí thực hiện: 10.000.000VNĐ (Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn) ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số lượng Định mức Thành tiền 01 Công tác phí Người 02 200.000 400.000 02 Xăng xe Km 170 km 1.000 170.000 03 Thuê hội trường, âm thanh, đèn chiếu Ngày 02 1.000.000 2.000.000 04 Market hội nghị (KT: 1m3 x1m5, chất liệu: Hiflex) Cái 02 535.000 1.070.000 05 Nước uống đóng chai (Chai 500ml) Chai 120 7.000 840.000 06 In tài liệu (In màu) Tờ 2.160 1.500 3.240.000 07 Bút bi Cái 120 7.000 840.000 08 Bìa A4 nút nhựa Cái 120 5.000 600.000 09 Vở ô li 96 trang Quyển 120 7.000 840.000 Tổng cộng 10.000.000 4. Hoạt động 4: Hỗ trợ thực hiện công tác Dân Số - KHHGĐ: 4.1. Tổ chức Hội nghị về Dân Số - KHHGĐ với đối tượng khó tiếp cận tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn: - Mục đích: Nhằm nâng cao nhận thức người dân về DS - KHHGĐ tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cho các đối tượng người đồng bào dân tộc thiểu số, người sinh đông con, người nghèo. - Đơn vị thực hiện: + Khoa Dân số và Phát triển chủ trì tổ chức hội nghị. + Các Trạm Y tế phối hợp thực hiện, rà soát, thông báo, vận động các đối tượng tham gia, theo dõi và báo cáo. - Đối tượng: 120 người dân sống tại 2 xã Hưng Bình và Đăk Sin. Mỗi xã 60 người tham dự. Ưu tiên người đồng bào dân tộc thiểu số, người sinh đông con và người nghèo. - Thời gian: Tháng 8/2020
  • 36. 36 - Địa điểm thực hiện: UBND xã Hưng Bình và UBND xã Đăk Sin - Kinh phí thực hiện:10.000.000VNĐ (Bằng chữ: Mười triệu đồng chẵn) ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số lượng Định mức Thành tiền 01 Công tác phí Người 04 200.000 800.000 02 Xăng xe Km 120 1.000 120.000 03 Thuê hội trường, âm thanh, đèn chiếu Ngày 02 1.000.000 2.000.000 04 Market hội nghị (KT: 1m3 x1m5, chất liệu: Hiflex) Cái 02 540.000 1.080.000 05 Nước uống đóng chai Chai 120 7.000 840.000 06 In tài liệu (In màu) Tờ 1.920 1.500 2.880.000 07 Bút bi Cái 120 7.000 840.000 08 Bìa A4 nút nhựa Cái 120 5.000 600.000 09 Vở ô li 96 trang Quyển 120 7.000 840.000 Tổng cộng: 10.000.000 4.2. Tham dự các hội nghị, hội thảo, tập huấn do cấp trên tổ chức - Tổ chức thực hiện: Khoa Dân số và Phát triển - Trung tâm Y tế huyện tham dự hội nghị, hội thảo do cấp trên tổ chức. - Đối tượng tham gia: Lãnh đạo TTYT huyện, Khoa DSPT. - Thời gian thực hiện: Năm 2020 - Kinh phí thực hiện: 13.210.000VNĐ (Bằng chữ: Mười ba triệu hai trăm mười nghìn đồng chẵn) 5. Hoạt động 5: Cung ứng phương tiện tránh thai: Mục đích: Cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ an toàn, hiệu quả, đa dạng, thuận tiện với chất lượng ngày càng tốt hơn cho các đối tượng, đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2020. Thúc đẩy cung ứng phương tiện tránh thai chuyển dần từ bao cấp miễn phí sang tiếp thị xã hội, xã hội hóa và thị trường thương mại. Mở rộng các kênh cung ứng các phương tiện tránh thai, tiến tới các phương tiện tránh thai phi lâm sàng được đối tượng chấp nhận thông qua các kênh tiếp thị xã hội (TTXH), xã hội hóa hoặc thị trường thương mại. 5.1. Cung ứng PTTT miễn phí: - Tổ chức thực hiện: + Chi cục DS-KHHGĐ chịu trách nhiệm cung ứng các PTTT miễn phí. + Khoa Dân số chịu trách nhiệm lập bảng phân bổ các phương tiện tránh thai về cho các Trạm Y tế xã, thị trấn dựa trên chỉ tiêu. Theo dõi và cáo báo định kì.
  • 37. 37 + Khoa Dược chịu trách nhiệm nhận và bảo quản các PTTT, thuốc, vật tư y tế từ Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh và cấp cho Trạm y tế xã, thị trấn theo bảng phân, kế hoạch. + Các Trạm Y tế xã, thị trấn và Khoa CSSKSS hệ điều trị triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ. Hướng dẫn viên chức dân số xã và cộng tác viên dân số lập danh sách người đăng ký sử dụng BPTT thuộc đối tượng được cấp miễn phí phương tiện tránh thai (PTTT) để trình Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt và thực hiện việc cấp PTTT miễn phí cho đối tượng. Việc ghi chép, thống kê danh sách đối tượng được cấp PTTT miễn phí thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 132/TCDS-QMDS ngày 25 tháng 03 năm 2019 của Tổng cục Dân số. Theo dõi và thực hiện báo cáo định kì. - Đối tượng: Đặt dụng cụ tử cung ngân sách tỉnh chỉ đảm bảo miễn phí 38%. Thực hiện Quyết định số 2169/QĐ-BYT ngày 27/6/2011 của Bộ Y tế về Kế hoạch hoạt động thị trường tổng thể phương tiện tránh thai trong Chương trình Dân Số - KHHGĐ các phương tiện tránh thai cấp miễn phí theo phạm vi hướng dẫn của Trung ương như sau: + Đối tượng ưu tiên cấp miễn phí phương tiện tránh thai là người có đăng ký sử dụng và thuộc một trong các trường hợp sau: (theo Thông tư 26/2018/TT-BYT) Người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo; đối tượng chính sách; người dân tộc thiểu số sống tại xã đặc biệt khó khăn; người dân sống tại các xã thuộc tỉnh có mức sinh trên 2,3 con (Đăk Nông là tỉnh có mức sinh trên 2,3 con), người làm việc trên biển trước khi đi biển dài ngày (từ 15 ngày trở lên) và khi cập bờ vào các âu thuyền tại các xã ven biển có từ 200 người trở lên làm việc trên biển. + Địa bàn triển khai xã hội hóa và tiếp thị xã hội PTTT: (triển khai theo Quyết định số 2151/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Nông) là các khu vực thành thị (gồm các phường/xã của thị xã Gia Nghĩa, và các thị trấn thuộc huyện) và khu vực nông thôn phát triển gồm các xã có khu đô thị, khu công nghiệp, xã có điều kiện kinh tế phát triển. Như vậy, đối với các xã, thị trấn thực hiện xã hội hóa phương tiện tránh thai (bao gồm Kiến Đức, Nhân Cơ, Quảng Tín) thì chỉ có những đối tượng thuộc các trường hợp quy định theo Thông tư 26/2018/TT-BYT mới được hưởng miễn phí PTTT. Các xã còn lại miễn phí toàn bộ cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng. + Đối tượng không thuộc diện miễn phí thực hiện thu phí theo Nghị quyết số 32/2019/NQ-HĐND ngày 30 tháng 9 năm 2019 của hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông. - Thời gian thực hiện: Hàng quý/2020 5.2. Cung ứng kênh phương tiện tránh thai tiếp thị xã hội - Tổ chức thực hiện: + Chi cục DS-KHHGĐ chịu trách nhiệm cung ứng các PTTT tiếp thị xã hội. + Khoa Dân số chịu trách nhiệm lập bảng phân bổ các phương tiện tránh thai về cho các Trạm Y tế xã, thị trấn dựa trên chỉ tiêu. Theo dõi và cáo báo định kì.
  • 38. 38 + Khoa Dược chịu trách nhiệm nhận và bảo quản các PTTT, thuốc, vật tư y tế từ Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh và cấp cho Trạm y tế xã, thị trấn theo bảng phân, kế hoạch. + Các Trạm Y tế xã, thị trấn và Khoa CSSKSS hệ điều trị triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ. Cán bộ dân số cấp xã, CTV dân số tham gia bán lẻ các sản phẩm PTTT. Các chi phí phân phối sản phẩm, hoa hồng bán lẻ cho mỗi nhãn sản phẩm TTXH theo hướng dẫn của Khoa Dân số và Phát triển - Trung tâm Y tế huyện Đak R’lấp. + Chế độ quản lý tài chính đối với hoạt động tiếp thị xã hội các PTTT thực hiện theo Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 04/9/2013. - Đối tượng: Các đối tượng có nhu cầu sử dụng để tránh thai và phòng, chống HIV/AIDS - Địa bàn triển khai thực hiện: 11/11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện - Thời gian thực hiện: Năm 2020 5.3. Cung ứng kênh phương tiện tránh thai xã hội hóa Tiếp tục bán PTTT theo cơ chế xã hội hóa cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng để tránh thai và phòng, chống HIV/AIDS thông qua mạng lưới của Đề án 818 tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển. - Tổ chức thực hiện: + Chi cục DS-KHHGĐ chịu trách nhiệm cung ứng các PTTT xã hội hóa. + Khoa Dân số chịu trách nhiệm lập bảng phân bổ các phương tiện tránh thai về cho các Trạm Y tế xã, thị trấn dựa trên chỉ tiêu. Theo dõi và cáo báo định kì. + Khoa Dược chịu trách nhiệm nhận và bảo quản các PTTT, thuốc, vật tư y tế từ Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh và cấp cho Trạm y tế xã, thị trấn theo bảng phân, kế hoạch. + Các Trạm Y tế xã, thị trấn và Khoa CSSKSS hệ điều trị triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ. Cán bộ dân số cấp xã, CTV dân số tham gia bán lẻ các sản phẩm PTTT. Các chi phí phân phối sản phẩm, hoa hồng bán lẻ cho mỗi nhãn sản phẩm XHH theo hướng dẫn của Khoa Dân số và Phát triển - Trung tâm Y tế huyện Đak R’lấp. + Để chủ động mở rộng các chủng loại và nâng cao chất lượng các PTTT đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân, khuyến khích các xã, thị trấn triển khai đề án, mô hình cung ứng các PTTT thông qua cơ chế xã hội hóa tại địa bàn trên cơ sở hợp tác với các tổ chức, tư nhân sản xuất hoặc kinh doanh các PTTT. - Đối tượng: Các đối tượng có nhu cầu sử dụng để tránh thai và phòng, chống HIV/AIDS - Địa bàn triển khai thực hiện: Triển khai theo Quyết định số 2151/QĐ- UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Nông) là các khu vực thành thị (gồm các phường/xã của thị xã Gia Nghĩa, và các thị trấn thuộc huyện) và khu vực nông thôn phát triển gồm các xã có khu đô thị, khu công nghiệp, xã có điều kiện kinh tế phát. Bao gồm 3 xã: Kiến Đức, Nhân Cơ, Quảng Tín. - Thời gian thực hiện: Năm 2020
  • 39. 39 6. Hoạt động 6: Chi tổ chức cung cấp dịch vụ KHHGĐ: 6.1. Chi hỗ trợ chính sách triệt sản: - Tổ chức thực hiện: + Khoa Dân số và Phát triển chủ trì chi trả + Trạm Y tế xã, thị trấn thực hiện thu thập chứng từ thanh quyết toán, nhận tiền và chi trả cho đối tượng thực hiện từ Khoa Dân số và Phát triển, hoàn tất các thủ tục lưu tại trạm. - Định mức phân bổ 420.000đ/ca. Bao gồm: + Chi bồi dưỡng người tự nguyện triệt sản: 300.000 đồng/ca; + Chi hỗ trợ đưa đón đối tượng đi thực hiện triệt sản: 70.000 đồng/ca; + Chi bồi dưỡng chăm sóc người đình sản tại nhà sau phẫu thuật: 50.000 đồng/ca. - Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại các xã thuộc địa bàn huyện. - Thời gian thực hiện: Năm 2020 - Kinh phí dự kiến thực hiện: 6.720.000 VNĐ (Bằng chữ: Sáu triệu bảy trăm hai mươi nghìn đồng chẵn). ĐVT: Đồng Stt Nội dung ĐVT Số ca Định mức Thành tiền 01 Chi bồi dưỡng cho người tự nguyện triệt sản Ca 16 300.000 4.800.000 02 Hỗ trợ đưa đón đối tượng đi thực hiện triệt sản Ca 16 70.000 1.120.000 03 Chi bồi dưỡng chăm sóc người đình sản tại nhà sau phẫu thuật Ca 16 50.000 800.000 Tổng cộng 6.720.000 6.2. Chi mua bao cao su thực hiện KHHGĐ cấp cho đối tượng được miễn phí - Tổ chức thực hiện: Chi cục DS-KHHGĐ chủ trì tổ chức thực hiện - Thời gian thực hiện: Năm 2020 6.3. Chi thực hiện kế hoạch hóa gia đình vượt chỉ tiêu và xử lý tai biến - Tổ chức thực hiện: + Khoa Dân số và Phát triển chủ trì chi trả + Trạm Y tế xã, thị trấn thực hiện thu thập chứng từ thanh quyết toán, nhận tiền và chi trả cho đối tượng thực hiện từ Khoa Dân số và Phát triển, hoàn tất các thủ tục lưu tại trạm. - Định mức phân bổ tương đương chi hỗ trợ chính sách triệt sản - Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người dân sống tại các xã thuộc địa bàn huyện. - Thời gian thực hiện: Năm 2020