SlideShare a Scribd company logo
1 of 53
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 1
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
CHO CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM
MÃ TÀI LIỆU: 80836
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 2
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi ra đời cho đến nay, Marketing đã tự khẳng định mình như là một
khoa học quản lý hiện đại. Với lý luận cơ bản là nhấn mạnh vào nhu cầu của khách
hàng, Marketing đã theo sát sự biến động của thị trường để đề ra các chính sách thỏa
mãn tối đa nhu cầu của khách hàng đồng thời thoả mãn mục tiêu của doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược Marketing là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanh
nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu: lợi nhuận, vị thế và an toàn.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại
và phát triển thì doanh nghiệp đó phải tiến hành huy động mọi nguồn lực, phải biết
điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn. Thông qua chiến
lược Marketing, doanh nghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp
dẫn trên thị trường và vì thế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng
cường khả năng cạnh tranh trong quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế. Vai trò
của chiến lược Marketing nói chung đã không còn mới mẻ nữa nhưng thực hiện các
hoạt động chiến lược đó như thế nào để có hiệu quả nhất lại là mối trăn trở quan tâm
của các nhà quản trị kinh doanh
Với đề tài: “Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam”.
Nhóm chúng tôi cố gắng đưa ra những giải pháp để hoàn thiện thêm chiến lược của
công ty.
Nội dung của phần xây dựng truyền thông gồm 3 phần:
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC
MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP
Phần 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
Phần 3: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING
Với trình độ và kiến thức có hạn nên chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn.
Cuối cùng, nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận
tình của Thầy Phan Hồng Tuấn đã hướng dẫn, giúp chúng tôi hoàn thành chuyên đề
này.
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 3
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Biểu tượng pepsico........................................................................................25
Hình 2.2. Logo Pepsico qua các thời kỳ........................................................................26
Hình 2.3. Các sản phẩm hiện nay của pepsico ..............................................................36
Hình 2.4 Hoạt động phân phối rộng khắp của Pepsi.....................................................38
Hình 2.5. Phân phối cùng các sản phẩm fast food ........................................................39
Hình 2.6. Hình ảnh quảng cáo của pepsico ...................................................................41
Hình 3.1. Dối thủ cạnh tranh của pepsico .....................................................................29
Hình 3.2. Hoạt động quảng cáo bằng thể thao của pepsi ..............................................49
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 4
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................3
MỤC LỤC ......................................................................................................................4
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
TRONG DOANH NGHIỆP..........................................................................................6
1.1. Khái niệm Marketing và vai trò của Marketing trong hoạt động của doanh
nghiệp..............................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm Marketing........................................................................................6
1.1.2. Vai trò của Marketing ......................................................................................7
1.2 Chiến lược Marketing .............................................................................................9
1.2.1. Các cấp chiến lược trong công ty.....................................................................9
1.2.2. Khái niệm chiến lược Marketing...................................................................11
1.2.3. Vai trò của chiến lược Marketing..................................................................13
1.3. Qui trình hoạch định chiến lược Marketing......................................................14
Sơ đồ 2: Qui trình hoạch định chiến lược Marketing ................................................14
1.3.1. Phân tích môi trường marketing ...................................................................14
1.3.2. Mục tiêu chiến lược marketing......................................................................15
1.3.3. Xây dựng chiến lược Marketing ....................................................................15
Phần 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING........................................25
2.1. Giới thiệu về công ty nước giải khát Pepsio Việt Nam......................................25
2.1.1. Giới thiệu chung.............................................................................................25
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................26
2.1.3. Viễn cảnh, sứ mệnh........................................................................................27
2.1.4. Phân tích môi trường Marketing...................................................................27
2.1. Phân tích môi trường bên trong..........................................................................31
2.2.1 Mô hình Swot..................................................................................................31
2.2.2 Phân tích mô hình Swot. .................................................................................32
2.3. Chiến lược kinh doanh của công ty.....................................................................33
2.4. Chiến lược Marketing hiện tại của công ty........................................................36
2.4.1. Chiến lược sản phẩm......................................................................................36
2.4.2. Chiến lược phân phối.....................................................................................38
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 5
2.4.3 Chiến lược giá..................................................................................................39
2.4.4. Chiến sách truyền thông ................................................................................40
2.5. Đánh gía chính sách Marketing của công ty......................................................42
2.5.1. Ưu điểm:..........................................................................................................42
2.5.2 Nhược điểm......................................................................................................43
Phần 3: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING .........................................45
3.1. Hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty..................................................45
3.1.1 Chiến lược về sản phẩm..................................................................................45
3.1.2. Chiến lược về giâ............................................................................................47
3.1.3. Chiến lược về phân phối. ...............................................................................48
3.1.4. Chiến lược về truyền thông cổ động..............................................................48
KẾT LUẬN ..................................................................................................................52
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ......................................................................53
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 6
Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC
MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm Marketing và vai trò của Marketing trong hoạt động của
doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm Marketing
Trong thập niên qua, nền kinh tế thế giới đã thay đổi một cách mạnh mẽ dưới
sức ép của tòan cầu hóa, sự phát triển vũ bão của công nghệ và sự mở cửa của các thị
trường mới. Toàn cầu hóa là một cơ hội phát triển kinh doanh mà các tập đoàn lớn trên
thế giới không thể bỏ qua, bởi họ có lợi thế về nguồn lực và là người đi trước họ có lợi
thế thông qua việc đặt ra luật chơi. Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin, đã xóa đi mọi rào cản về không gian và địa lý. Khách hàng giờ đây có nhiều
quyền hơn trước đây. Nhờ vào công nghệ họ có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm tốt
hơn, từ đó họ có nhiều sự lựa chọn hơn. Công nghệ cũng đã giúp rút ngắn thời gian mà
một ý tưởng cần có để thể trở thành một sản phẩm sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng.
Mặt khác, công nghệ cũng đã đặt ra một thách thức cho các doanh nghiệp: tuổi thọ của
sản phẩm trên thị trường bị rút ngắn.
Từ chỗ sân ai nấy đá thành sân chung mà mọi người ai muốn đá cũng vào đá
được, tòan cầu hóa đã thay đổi bản chất của họat động kinh doanh, từ chỗ tập trung sản
xuất ra sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất có thể được, doanh nghiệp đã phải dịch chuyển sự
chú tâm của mình ra thị trường. Đơn giản là vì họ muốn khách hàng tin dùng và mua
sản phẩm của họ hơn là của đối thủ cạnh tranh. Và để làm được việc đó doanh nghiệp
cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng tốt hơn, họ cần truyền thông tốt hơn về sản
phẩm của họ, và họ cần xây dựng quan hệ gắn bó lâu dài giữa thương hiệu với nhóm
đối tượng khách hàng mục tiêu. Chính vì những lý do trên, Marketing ngày càng trở
nên một chức năng quan trọng trong các doanh nghiệp.
Nhưng marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó
là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp
ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng. Có rất nhiều định nghĩa về
Marketing:
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 7
• Theo hiệp hội Marketing của Mỹ: “Marketing là thực hiện các hoạt động
kinh doanh nhằm hướng vào dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất
tới người tiêu thụ hoặc người sử dụng”.
• Theo Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người
nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”.
• Theo Chartered Institute of Marketing: “Marketing là 1 tiến trình quản trị
để nhận diện, đoán trước và thỏa mãn những nhu cầu có ích của khách hàng”. Định
nghĩa của CIM đưa ra không chỉ ở nhận diện được nhu cầu của khách hàng mà còn
phải thỏa mãn được chúng ( ngắn hạn) và đoán trước được những nhu cầu này trong
tương lai. ( dài hạn)
• Theo Adcock “Đúng sản phẩm, ở đúng nơi, đúng thời điểm và đúng
giá”. Đây là định nghĩa gọn gàng và thực tế được sử dụng theo 4P của McCarthy
• Theo Palmer: “Marketing thực chất là sự sắp xếp những nguồn lực của tổ
chức để họ đáp ứng được những nhu cầu thay đổi của khách hàng những người mà phụ
thược vào tổ chức” Đây là định nghĩa hiện đại hơn và rất thức tế nhìn thấy được sự kết
nối giữa năng lực tiềm tàng của tổ chức và nhu cầu
Thực chất Marketing là những phân tích về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh,
về công ty, kết hợp những hiểu biết này vào toàn bộ những hiểu biết về phân đoạn hiện
tại là gì, quyết định mục tiêu vào những phân đoạn có lợi nhất, định vị sản phẩm, và
sau đó làm những gì cần thiết để thực hiện được định vị đó.
Tóm lại, sự khác nhau giữa các định nghĩa này chỉ ở quan điểm, góc độ nhìn
nhận về marketing nhưng tất cả đều đúng. Tất cả những định nghĩa trên đều cố thể
hiện bản chất của Marketing:
• Marketing đề cập đến đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng
• Marketing là một chức năng kinh doanh, nó không phải là một cái gì đó
hoạt động riêng lẻ tách ra khỏi những hoạt động khác của doanh nghiệp
• Marketing đề cập đến việc thấu hiểu khách hàng và tìm cách cung cấp
những sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng yêu cầu của họ.
1.1.2. Vai trò của Marketing
Ta có thể thấy việc tiêu thụ và kích thích tiêu thụ là một trong những bộ phận
của hoạt động Marketing. Do vậy việc thực hiện tốt các khâu khác của hoạt động
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 8
Marketing sẽ hỗ trợ phối hợp và thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm và kích thích tiêu
thụ.
Một trong những mục tiêu của của hoạt động Marketing là tiêu thụ được nhiều
sản phẩm với doanh thu cao và chi phí thấp thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng. Từ duy trì được sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm của doanh
nghiệp càng ngày càng có chỗ đứng trong lòng khách hàng do vậy sản phẩm của
doanh nghiệp được khách hàng ưu tiên lựa chọn, kết quả là số lượng sản phẩm dịch vụ
mà công ty cung cấp tieu thụ ngày càng nhiều, lợi nhuận doanh nghiệp thu được càng
lớn.
Theo ông Peter Drucker một trong những nhà lý luận chủ chốt về các vấn đề
quản lý đã nhận xét rằng : “Mục đích của Marketing không cần thiết là đẩy mạnh tiêu
thụ. Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức độ hàng hóa và dịch
vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu và tự nó tiêu thụ được”. Điều này không có nghĩa việc
kích thích tiêu thụ không còn ý nghĩa nữa mà nói đúng hơn nó trở thành bộ phận của
Marketing Mix. Và nhận xét trên đã cho thấy vai trò to lớn của hoạt động Marketing,
cho thấy vị trí của nó và ảnh hưởng quyết định đến quá trình tiêu thụ.
Trong nền kinh tế, doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế nó được ví như một cơ
thể sống của đời sống kinh tế. Để tồn tại và phát triển cơ thể ấy cần phải trao đổi chất
với môi trường bên ngoài - thị trường. Quá trình này diễn ra càng nhanh với quy mô
càng lớn thì cơ thể đó càng khỏe mạnh. Ngược lại nếu quá trình trao đổi đó diễn ra yếu
ớt thì cơ thể đó què quặt yếu ớt. Hoạt động Marketing chính là cầu nối giữa doanh
nghiệp với thị trường đồng thời nó cũng kết nối các hoạt động khác của doanh nghiệp
theo thị trường, lấy nhu cầu thị trường và ước muốn của khách hàng là chỗ dựa vững
chắc cho mọi quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu cơ bản thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp đó là lợi nhuân, để
thực hiện được điều này doanh nghiệp cần tiêu thụ sản phẩm do vậy tất yếu phải
hướng ra thị trường. Điều này không chỉ đơn thuần như lâu nay các nhà quản trị doanh
nghiệp cần nghĩ là chỉ giao vài hoạt động hướng ra thị trường như: tạo ra sản phẩm có
chất lượng cao hơn, hoặc giao việc chế tạo bao bì thật đẹp cho phòng kế hoạch hoặc
phòng kỹ thuật thực hiện, phong tiêu thụ áp dụng những biện pháp bán hàng mới,
phòng kinh doanh quy định giá bán và quảng cáo sản phẩm thì đã bao hàm đầy đủ các
nội dung của hoạt động Marketing. Tuy nhiên mục tiêu lớn nhất của hoạt động
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 9
Marketing là đảm bảo sản xuất và cung cấp những mặt hàng hấp dẫn cho thị trường
mục tiêu. Nhưng sự thành công của chiến lược và chính sách Markeing còn phụ thuộc
vào sự vận hành của các chức năng khác trong cong ty. Và các hoạt động khác trong
công ty không vì mục tiêu của hoạt động Marketing thông qua các chiến lược cụ thể để
nhắm vào khách hàng - thị trường cụ thể thì những hoạt động đó cũng trở nên mò mẫm
mất phương hướng.
Tóm lại, Marketing đã tác động đến đời sống của mỗi con người trong xã hội,
nó được áp dụng rất nhiều trong các lĩnh vực ngoài kinh tế. Nó không chỉ thu hút được
sự quan tâm của các nhà hoạt động kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực phi thương mại.
Nó trở thành chìa khóa dẫn đến thành công của nhiều doanh nghiệp trong việc tăng
khả năng tiêu thụ và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.2 Chiến lược Marketing
1.2.1. Các cấp chiến lược trong công ty
Chiến lược có thể phân chia theo ba cấp độ: cấp công ty, cấp đơn vị kinh doanh
và cấp chức năng.
1.2.1.1. Chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp doanh nghiệp liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của
doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của các cổ đông. Chiến lược cấp doanh
nghiệp là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của tổ chức.
Công ty đã đang và sẽ hoạt động trong ngành kinh doanh hoặc những ngành kinh
doanh nào? Và công ty sẽ quản lý các hoạt động kinh doanh đó ra sao?
- Chiến lược tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh riêng lẻ: giúp công ty
có thể tập trung vào các nguồn lực vật chất, công nghệ, tài chính, quản trị tổng quát và
các năng lực cạnh tranh của mình để cạnh tranh thắng lợi trên một lĩnh vực. Tập trung
vào một hoạt động kinh doanh riêng lẻ có một lợi thế khác là công ty sẽ gắn chặt hơn
vào công việc của mình. Tuy nhiên, theo đuổi chiến lược này công ty có thể bỏ mất
các cơ hội tạo giá trị và sinh ra lợi nhuận cao hơn nhờ đưa các nguồn lực và năng lực
của công ty sang các hoạt động khác.
- Chiến lược hội nhập dọc nghĩa là công ty đang sản xuất các đầu vao cho
chính mình ( hội nhập về phía sau, hay ngược chiều ) hoặc phát tán các đầu ra cho
chính mình( hội nhập về phía trước, hat cuôi chiều). Hội nhập dọc cho phép một công
ty để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc giúp tạo ra các rào cản nhập cuộc, thúc đẩy
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 10
đầu tư vào các tài sản chuyên môn hóa, bảo vệ chất lượng sản phẩm, và giúp cải thiện
việc hoạch định giữa các giai đoạn riêng lẻ trong chuỗi giá trị. Bất lợi của hội nhập dọc
bao gồm các bất lợi chi phí khi các nguồn cung cấp nội bộ của công ty có chi phí cao,
và thiếu tính mềm dẻo khi công nghệ đang thay đổi nhanh hơn khi nhu cầu không chắc
chắn.
- Chiến lược đa dạng hóa:Chiến lược này thường hướng đến mục tiêu gia
tăng giá trị, làm tăng sức mạnh thị trường tương đối so với đối thủ. Đa dạng hóa cũng
là để mở rộng phạm vi của tổ hợp các đơn vị kinh doanh, phần nào giảm bớt rủi ro. Đa
dạng hóa có thể tạo ra giá trị thông qua việc theo đuổi một chiến lược tái cấu trúc,
chuyển giao năng lực và thể hiện tính kinh tế về phạm vi.
Chi phí quản lý của đa dạng hóa là một hàm số của số lượng các đơn vị kinh
doanh độc lập trong công ty và phạm vi kết hợp giữa các đơn vị kinh doanh này.
1.2.1.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh ( SBU)
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành động giúp
doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của họ
vào những thị trường ( đoạn thị trường) cụ thể. Vấn đề cơ bản mà mỗi doanh nghiệp
cẩn giải quyết khi lựa chọn chiến lược cấp đơn vị kinh doanh đó là; họ sẽ cung cấp cho
khách hàng sản phẩm và dịch vụ nào; cách thức tạo ra các sản phẩm và dịch vụ ấy; và
làm cách nào đưa các sản phẩm và dịch vụ đó đến với khách hàng. Chiến lược kinh
doanh phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành kinh doanh
khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ các
nguồn lực hiệu quả.
Tâm điểm của sự phát triển một chiến lược cạnh tranh chung là các lựa chọn
liên quan đến sự phân biệt sản phẩm, phân đoạn thị trường và khả năng khác biệt hóa.
Sự kết hợp của ba lựa chọn này tạo ra dạng cụ thể của chiến lược kinh doanh chung
được công ty sử dụng. Đó là:
- Chiến lược dẫn đạo chi phí là tổng thể các hành động nhằm cung cấp các
sản phẩm hay dịch vụ có các đặc tính được khách hàng chấp nhận với chi phí thấp nhất
trong mối quan hệ với tất cả các đối thủ cạnh tranh. Tù đó giành được một lợi thế chi
phí đáng kể so với đối thủ cạnh tranh khác để cuối cùng chuyển thành các công cụ hấp
dẫn khách hàng giành thị phần lớn hơn.Với sự thành công của chiến lược này, người
dẫn đạo chi phí sẽ có được 2 lợi thế cạnh tranh: có thể đòi hỏi mức giá thấp hơn so với
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 11
đối thủ cạnh tranh mà vẫn có được cũng mức lợi nhuận, bởi vì chi phí thấp hơn; và lợi
thế thứ hai là người dẫn đạo có thể trụ vững hơn xo với đối thủ cạnh tranh khi số các
đối thủ trong ngành tăng và buộc các công ty cạnh tranh giá.
- Chiến lược tạo sự khác biệt: mục tiêu của chiến lược này là để đạt được
lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách tạo ra các sản phẩm ( hàng hóa hay dịch vụ)
mà đuợc khách hàng nhận thấy là độc đáo về một vài đặc tính quan trọng. Công ty tạo
sự khác biệt cố thõa mãn nhu cầu khách hàng theo cách thức mà các đối thủ cạnh tranh
không thể làm với ý định sẽ đòi hỏi mức giá tăng thêm
- Chiến lược tập trung: Chiến lược này hướng đến trực tiếp phục vụ nhu
cầu của nhóm hay phân đoạn khách hàng hạn chế. Một chiến lược tạp trung sẽ hướng
vào ke hỡ thị trường cụ thể mà nó xác định về phương diện địa lý, loại khách hàng hay
bởi phân đoạn của tuyến sản phẩm. Có hai dạng của chiến lược tập trung: chiến lược
chi phí thấp tập trung và chiến lược khác biệt tập trung.
1.2.1.3. Chiến lược chức năng.
Chiến lược chức năng liên quan tới việc từng bộ phận chức năng trong tổ chức
(R&D, Hậu cần, Sản xuất, Marketing, Tài chính, ...) được tổ chức như thế nào để thực
hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp và từng SBU trong doanh
nghiệp
Chiến lược chức năng là một lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương
thức hành động ngắn hạn được các lĩnh vực chức năng sử dụng nhằm đạt được các
mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của tổ chức.
1.2.2. Khái niệm chiến lược Marketing
1.2.2.1. Khái niệm
Để tiến hành kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và tối ưu hóa lợi
nhuận. Công ty cần tiến hành khai thác thông tin về nhu cầu người tiêu dùng đối với
sản phẩm mình đang kinh doanh và các đối thủ hiện có và tiềm năng trên thị trường.
Căn cứ vào lượng thông tin thu thập ở trên công ty tiến hành phân đoạn thị trường, lựa
chọn thị trường trọng điểm và sử dụng phối hợp các công cụ Marketing. Bằng việc
thiết lập chiến lược Marketing, các hoạt động Marketing của công ty được thực hiện
theo một quy trình có hướng đích cụ thể phù hợp với những đặc điểm thị trường của
công ty.
Chiến lược Marketing của công ty được hiểu như sau:
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 12
Theo Philip Kotler “Chiến lược là hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ
chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của
mình. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với
Marketing-mix, và chi phí cho Marketing”
Chiến lược marketing được xem là một chiến lược chức năng, nó được phát
triển ở cấp đơn vị kinh doanh. Chiến lược marketing là sự lý luận (logic) marketing
nhờ đó một đơn vị kinh doanh hi vọng đạt được các mục tiêu của mình. Chiến lược
marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trường mục
tiêu, marketing – mix và ngân sách marketing.
1.2.2.2. Những căn cứ để xây dựng chiến lược Marketing
Do chịu tác động của nhiều yếu tố, nên khi xây dựng chiến lược Marketing phải
xuất phát từ nhiều căn cứ. Có ba căn cứ chủ yếu mà người ta gọi là tam giác chiến lược
đó là: căn cứ vào khách hàng, căn cứ vào khả năng của doang nghiệp, căn cứ vào đối
thủ cạnh tranh. Hay còn gọi là chiến lược ba C vì ba chủ thể này trong tiếng Anh bắt
đầu bằng chữ C (Company, Customer, Competitor). Ý nghĩa cơ bản ở đây là: khi xây
dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp phải quan tâm đến việc dùng thực lực của
mình để thoả mãn tốt nhu cầu thị trường, đồng thời vừa phải hết sức làm cho bản thân
mình có sự khác biệt một cách hữu hiệu với đối thủ cạnh tranh. Khách hàng là cơ sở
cho mọi chiến lược.
Căn cứ vào khách hàng: Để tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh,
mỗi doanh nghiệp phải chiếm được một số lượng khách hàng nhất định, một phần nào
đó của thị trường. Không chiếm được khách hàng thì doanh nghiệp không có đối
tượng để phục vụ và do đó không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến không thể tiếp tục
hoạt động kinh doanh. Do đó khách hàng là mọi cơ sở cho mọi chiến lược, là yếu tố
xuyên suốt quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược Marketing của bất cứ
doanh nghiệp nào.
Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp: khai thác các nguồn lực của
doanh nghiệp là một trong các yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có điểm mạnh điểm yếu. Do đó
doanh nghiệp phải nghiên cứu những điểm mạnh và điểm yếu của mình đồng thời
nghiên cứu những điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để phát huy được điểm
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 13
mạnh của mình, khắc phục những điểm yếu và đưa ra những kế hoạch chính sách phù
hợp.
Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh: cơ sở của căn cứ này là so sánh khả năng
của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế. Lợi thế của doanh ghiệp thể
hiện ở 2 góc độ: lợi thế hữu hình có thể định lượng được là: tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ
thuật, công nghệ,...;lợi thế vô hình là lợi thế không định lượng được như uy tín của
doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm nổi tiếng, tài năng quản trị của ban lãnh đạo, bầu
không khí trong nội bộ công ty...thông qua phân tích điểm mạnh điểm yếu của đối thủ
cạnh tranh và của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược
Marketing phù hợp.
1.2.3. Vai trò của chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing và Marketing hỗn hợp là hoạt động hết sức quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược Marketing giúp doanh
nghiệp tìm kiếm những thông tin hữu ích về thị trường, có điều kiện mở rộng thị
trường và tăng quy mô kinh doanh. Các công cụ Marketing giúp doanh nghiệp chiếm
lĩnh thị trường tăng thị phần, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ bằng cách nâng cao khả năng
cạnh tranh và làm thõa mãn nhu cầu khách hàng. Nhờ có chiến lược Marketing các
hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách đồng bộ, doanh nghiệp sẽ tiếp
cận với thị trường tiềm năng, chinh phục và lôi kéo khách hàng và có thể nói rằng
chiến lược Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp gần hơn với thị trường
Quản trị chiến lược Marketing sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục đích và hướng
đi cụ thể là việc xây dựng các chiến lược Marketing Mix cho thị trường mục tiêu.
Hoạch định chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp nắm vững cơ hội, nguy cơ, hiểu
rõ những điểm mạnh điểm yếu của mình trên cơ sở đó có thể đối phó với những biến
động của thị trường và có được những chiến lược thích hợp.
Vai trò của chiến lược Marketing chỉ có thể đạt được nếu doanh nghiệp xây
dựng một kế hoạch Marketing hợp lý, tức là có dự gắn kết chặt chẽ của chiến lược
Marketing mix, của mọi bộ phận cá nhân hướng về thị trường mục tiêu đã lựa chọn.
Xây dựng một chiến lược Marketing đúng hướng tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt
nhiệm vụ.
Hoạch định chiến lược marketing là một tiến trình quản trị, nhằm phát triển và
duy trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của doanh
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 14
nghiệp, và bên kia là các cơ hội marketing đầy biến động. Nó dựa vào triển khai một ý
định kinh doanh vững chắc, mục tiêu marketing phù hợp, trên cơ sở phân tích môi
trường marketing (sản phẩm, thị trường và cạnh tranh), thiết lập những chiến lược hoạt
động có tính chất liên kết.
1.3. Qui trình hoạch định chiến lược Marketing
Sơ đồ 2: Qui trình hoạch định chiến lược Marketing
1.3.1. Phân tích môi trường marketing
Sự thành công về marketing tùy thuộc vào việc xây dựng chiến lược và các
chính sách marketing đúng đắn phù hợp với những thay đổi của môi trường marketing.
Môi trường marketing tiêu biểu cho một loạt các thế lực không thể kiểm soát được mà
doanh nghiệp phải dựa vào đó để xây dựng chiến lược và chính sách marketing thích
hợp.
Theo Philip Kotler, môi trường marketing của một doanh nghiệp bao gồm
những tác nhân và những lực lượng nằm ngoài chức năng quản trị marketing của
doanh nghiệp và tác động đến khả năng quản trị marketing của doanh nghiệp và tác
Nhu cầu và
hành vi
khách hàng
Mục tiêu,
nguồn lực
công ty
Đối thủ cạnh
tranh hiện
tại, tương lai
s
swot
S
W
O
T
Thị
trường
mục tiêu
Sản phẩm Giá
Truyền thông
Phân đoạn
thị trường
Vị trí và sự
khác biệt
của công ty
Mục tiêu
Marketing
Phân phối
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 15
động đến khả năng quản trị marketing, trong việc phát triển cũng như duy trì các trao
đổi có lợi đối với khách hàng mục tiêu.môi trường marketing được phân chia thành hai
nhóm: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.
1.3.2. Mục tiêu chiến lược marketing
Mục tiêu của chiến lược marketing thể hiện ở các chỉ tiêu cơ bản : sản lượng
tiêu thụ, doanh thu, thị phần, …mà chiến lược marketing đó cần đạt được,và được xác
định căn cứ vào:
• Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
• Các kết quả từ phân tích môi trường
• Các khả năng và nguồn lực hoạt động marketing .
1.3.3. Xây dựng chiến lược Marketing
1.3.3.1 Lựa chọn các thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm
a. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Các doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng của mình là ai? họ có nhu cầu và
mong muốn gì cần được thỏa mãn? chiến lược marketing cần được xây dựng cho từng
nhóm khách hàng hay là chung cho tất cả khách hàng ? điều đó chỉ được trả lời thông
qua việc phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. Công việc này được
tiến hành qua các bước sau:
- Đo lường và dự báo nhu cầu
Doanh nghiệp cần tiến hành ước lượng nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai
của sản phẩm, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó. Vấn đề này có
ý nghiã đặc biệt quan trọng đối với quyết định về quy mô và cách thức thâm nhập thị
trường .
- Phân đoạn thị trường
Các nhà marketing đều thừa nhận rằng người tiêu thụ trong thị trường đều mang
tính không đồng nhất, có thể phân nhóm theo nhiều cách khác nhau. Nhóm người tiêu
thụ có thể lập ra bằng cách dựa trên thông số địa lý, dân số học, thông số tâm lý đồ học
và thông số hành vi học. Tiến trình phân khách hàng thành các nhóm để làm nổi rõ sự
khác biệt về nhu cầu, tính cách, hoặc hành vi được gọi là sự phân khúc thị trường. Mỗi
thị trường đều được tạo ra từ những khúc tuyến thị trường.
- Lựa chọn thị trường mục tiêu
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 16
Một doanh nghiệp có thể chọn lựa để tiến nhập vào một hoặc nhiều khúc tuyến
của một thị trường nhất định nào đó. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều thâm
nhập vào một thị trường mới bằng cách phục vụ một khúc tuyến duy nhất, và nếu việc
làm này cho thấy thành công, họ tiến nhập thêm vào các khúc tuyến khác, rồi bao trải
theo hàng dọc hoặc hàng ngang. Sự thâm nhập không mang tính chất ngẫu nhiên mà đi
theo một kế hoạch chủ động. Các doanh nghiệp nhỏ thành công thường xác định rằng,
chỉ một lượng nhỏ khách hàng sẽ mua sản phẩm hay dịch vụ của họ. Vì thế, nhiệm vụ
của họ là xác định, càng chính xác càng tốt, những khách hàng tiềm năng đó đồng thời
“xoáy ” các chiến dịch marketing cũng như đầu tư nghiêm túc tiền bạc và công sức tới
mạng lưới khách hàng tiềm năng đó.
Việc lựa chọn một phân đoạn để thâm nhập phải xem xét ba yếu tố: quy mô và
mức tăng trưởng của từng phân đoạn, tính hấp dẫn về quy mô, cơ cấu và phù hợp với
khả năng marketing của doanh nghiệp.
b. Định vị sản phẩm
Định vị trí sản phẩm trên thị trường mục tiêu là thiết kế sản phẩm và hình ảnh
của doanh nghiệp sao cho nó có thể chiếm được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong
tâm trí khách hàng mục tiêu.
Doanh nghiệp cần phải tiến hành định vị để xác định các lợi thế cạnh tranh về
sản phẩm so với đối thủ, nhằm xây dựng chiến lược marketing có khả năng tạo ra
nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp, trong việc thõa mãn nhu cầu và mong muốn của
khách hàng , cũng như góp phần thành đạt các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp
một cách hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp cần xác định vị trí nhãn hiệu sản phẩm so với các nhãn hiệu cạnh
tranh, có nghĩa là tạo ra sự đánh giá, nhìn nhận và phân biệt rõ ràng của khách hàng về
nhãn hiệu của doanh nghiệp, những lợi thế của sản phẩm trong việc thỏa mãn nhu cầu
khách hàng so với các sản phẩm cạnh tranh .
Vì vậy doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng sản phẩm
của mình chiếm một vị trí đặc biệt về một hoặc một số thuộc tính nào đó trong tâm trí
khách hàng ở phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
1.3.3.2. Chiến lược Marketing
Marketing Mix (4P) thường được dùng để triển khai cụ thể chiến lược
marketing vào từng (phân khúc) thị trường thông qua sản phẩm, kênh, truyền thông và
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 17
giá. Chìa khóa thành công của các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược
marketing dựa trên bộ khung 4Ps là họ phải nhận ra rằng khách hàng là trọng tâm, thị
trường mục tiêu (Target market) là trọng tâm trong khi 4Ps xoay quanh nó
a. Chiến lược sản phẩm
Một chiến lược marketing được xây dựng trên bộ khung 4Ps sẽ bắt đầu từ chính
sách về sản phẩm. Đây là một điều hợp lý vì điều thiết yếu nhất của một doanh nghiệp
là phải có một sản phẩm hoặc dịch vụ để đưa ra thị trường.
Sản phẩm là tất cả những cái gì có thể đưa ra thị trường để tạo ra sự chú ý ,
mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn một chu cầu hay mong muốn. Sản
phẩm có thể là những vật thể hữu hình, những dịch vụ mang tính vô hình , những địa
điểm (cho thuê địa điểm, thuê mặt bằng hoạt động kinh doanh), những phát minh, sáng
chế, những tổ chức hay nhưng ý nghĩ. Khi tạo ra sản phẩm, các doanh nghiệp cần nhận
thức đầy đủ về 3 mức độ của nó nhằm thoả mãn những mong đợi của người tiêu
dùng.
Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược Marketing, là yếu tố cơ bản
đầu tiên mà doanh nghiệp quyết định tung ra thị trường mục tiêu để phù hợp với khách
hàng tiềm năng có khả năng tiêu thụ. Chỉ khi hình thành chính sách sản phẩm, doanh
nghiệp mới có phương hướng đảm bảo đáp ứng những sản phẩm mà thị trường yêu
cầu. Nếu chính sách sản phẩm không đảm bảo một sự tiêu thụ chắc chắn hay không
đảm bảo một thị trường chắc chắn thì hoạt động tiêu thụ sẽ rất mạo hiểm và có thể dẫn
đến thất bại. Chính sách sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp thự hiện mục tiêu chiến
lược kinh doanh như lợi nhuận, vị thế và an toàn.
Nội dung cụ thể của chiến lược sản phẩm bao gồm:
- Xác định khối lượng, danh mục những sản phẩm đưa vào tiêu thụ trên thị
trường.
- Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới
b. Chiến lược giá cả
Giá cả là một trong bốn tham số Marketing hỗn hợp cơ bản. Trong kinh doanh
giá cả là một công cụ có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp cần sử dụng một cách
khoa học để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh. Giá cả có tầm quan trọng rất
lớn.
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 18
- Đối với khách hàng: là cơ sở để quyết định mua sản phẩm này hay sản
phẩm khác, giá cả là đòn bẩy kích thích tiêu dùng
- Đối với doanh nghiệp: giá cả là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết
định doanh số và lợi nhuận; gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến
chương trình marketing chung.
- Tầm vĩ mô: giá cả là người chỉ đạo hệ thống kinh tế, có ảnh hưởng đến
sự phân phối các yếu tố sản xuất; lạm phát, lãi suất ngân hàng
HIện nay trên thị trường, ngoài cạnh tranh bằng giá cả còn có cạnh tranh dựa
vào chất lượng, bằng dịch vụ... nhưng giá cả vẫn đóng một vai trò quan trọng. Hàng
hóa sẽ không tiêu thụ được nếu giá cả không được người tiêu dùng chấp nhận. Người
tiêu dùng luôn luôn quan tâm đến giá cả hàng hóa, do vậy các định một chính sách giá
đúng có vai trò sống còn đối với bât kỳ doanh nghiệp nào. Các quyết định về giá cả có
ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động tiêu
thụ, doanh nghiệp phải xác định giá cả đáp ứng các mục tiêu chiến lược Marketing, do
đó các mức giá phải được định ra trên cơ sỏ các mục tiêu đã được xác định rõ ràng tùy
theo các giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm, các nguồn lực của doanh nghiệp, vị thế
của doanh nghiệp, tính chất cạnh tranh trên thị trường để đưa ra các mục tiêu định giá
phù hợp.
Sau khi lựa chọn mục tiêu cho chiến lược giá doanh nghiệp phải lựa chọn chính
sách giá phù hợp.
Tóm lại, chiến lược giá đối với doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng, nó vừa là khoa học nghệ thuật vữa là kỹ thuật có tính tiểu xảo. Tùy theo từng
điều kiện hoàn cảnh của thị trường cũng như của doanh nghiệp mà có các chính sách
định giá khác nhau
c. Chiến lược phân phối
Phân phối là toàn bộ công việc để đưa một sản phẩm/dịch vụ từ nơi sản xuất
đến tận tay người tiêu dùng có nhu cầu, bảo đảm về thời gian, số lượng, chủng loại,
kiểu dáng, màu sắc, chất lượng… mà người tiêu dùng mong muốn. Phân phối là cầu
nối giúp nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho khách hàng: đúng sản phẩm, thời điểm,
địa điểm, đúng kênh, luồng hàng. Doanh nghiệp tập trung sản phẩm, tổ chức điều hành
vận chuyển tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro thiệt hại. Hiện nay, ngày càng có nhiều
doanh nghiệp quan tâm đến phân phối như là một trong những biến số Marketing tạo
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 19
nên lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp tổ
chức và hoạt động phân phối thông qua các kênh phân phối
• Các loại kênh phân phối
Trong chiến lược Marketing, việc lựa chọn phương thức phân phối nào được
coi là vấn đề có tính chất trọng tâm, bởi vì đây là lúc chuyển giao quyền sở hữu từ
người sản xuất sang người tiêu dùng. Có nhiều phương thức tiêu thụ phân phối sản
phẩm. Tuy nhiên việc áp dụng phương thức này hay phương thức khác là do đặc tính
sản phẩm, mục đích sử dụng chúng, khối lượng mua bán nhiều hay ít, điều kiện giao
nhận, vận chuyển hàng hóa giữa người mua và người bán quyết định
• Kênh phân phối trực tiếp: là hình thức doanh nghiệp bán thẳng hàng hóa
sản phẩm cho người tiêu thụ cuối cùng không qua các khâu trung gian
Sơ đồ 4: Kênh phân phối trực tiếp
- Ưu điểm : + Tăng cường quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, kịp
thời chuẩn xác thu được thông tin thị trường
+ Nhà sản xuất trực tiếp giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng,
phục vụ sau bán hàng gây được tín nhiệm xây dựng quần thể thị trường ổn định
+ Rút ngắn thời gian chu chuyển sản phẩm, giảm tiêu hao
+ Giảm phí trung chuyển
+ Có lợi cho nhà sản xuất khống chế giá cả và phương thức xúc
tiến bán hàng, thích ứng linh hoạt với biến đổi thị trường, kịp thời ra quyết sách, điều
chỉnh phương thức và giá cả, nắm bắt cơ hội thị trường.
- Nhược điểm: hoạt động bán hàng diễn ra tốc độ chậm, chi phí bán hàng trực
tiếp cao, cần một đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên bàn hàng lớn, phải đầu tư cho
hệ thống cửa hàng lớn.
Kênh phân phối gián tiếp: là hình thức doanh nghiệp bán hàng của mình
cho người tiêu dùng cuối cùng qua các khâu trung gian bao gồm: người môi giới, đại
lý, người bán buôn, người bán lẻ.
Doanh nghiệp
sản xuất
Người tiêu
dùng cuối cùng
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 20
Sơ đồ 5: Kênh phân phối gián tiếp
- Ưu điểm: + Với hình thức này doanh nghiệp có thể tập trung sức lực làm tốt
sản xuất, tăng cường sáng tạo mới, nâng cao chất lượng sản phẩm
+ Có lợi cho việc tiết kiệm, giảm bớt mức chiếm dụng vốn lưu động do
doanh nghiệp không cần mất vốn xúc tiến tiêu thụ
+ Có lợi cho việc giúp đỡ cửa hàng trung tâm mở rộng thị trường,
khuếch trương tiêu thụ, điều phối quan hệ sản xuất tiêu thụ, giải quyết mâu thuẫn giữa
số lượng và yêu cầu, chủng loại sản phẩm và khoảng cách thời gian.
- Nhược điểm: thời gian lưu thông hàng hóa dài, doanh nghiệp khó kiểm soát
được ở khâu trung gian, thiếu thông tin từ người tiêu dùng về nhu cầu, các thông tin
phản hồi về giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ sản phẩm.
d. Chiến lược về truyền thông cổ động
Ngoài việc phát triển sản phẩm thích hợp, đặt giá hấp dẫn, thông qua kênh tiêu
thụ thông suốt để đến khách hàng mục tiêu, các doanh nghiệp phải tạo được thương
hiệu trên thị trường, thiết kế và truyền bá hình ảnh tạo được hình ảnh đặc sắc về điều
kiện mua bán và có thể đưa đến cho khách hàng những thông tin lợi ích khác, giúp cho
hoạt động tiêu thụ đảm bảo thành công. Trong quá trình xúc tiến tiêu thụ trên thị
trường, ngày càng có tác dụng quan trọng, bởi vì chiến lược Marketing thành công hay
thất bại cuối cùng phải thể hiện qua tiêu thụ đồng thời thương hiệu doanh nghiệp xây
dựng dược có tốt hay không cũng quyết định thành công của sách lược xúc tiến. Trong
cơ chế thị trường hiện nay, việc tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Trên thị thị trường có rất nhiều sản phẩm hàng hóa cùng loại với sản phẩm của doanh
nghiệp làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy phải có các
hoạt động xúc tiến hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ như vậy doanh nghiệp sẽ tiêu thụ sản
phẩm dễ dàng hơn.
Doanh nghiệp
sản xuất
Đại lý
Bán buôn
Môi giới
Bán lẻ
Khách hàng tiêu
dùng cuối cùng
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 21
Những công cụ cơ bản được sử dụng nhằm hoàn thành những mục tiêu truyền
thông của tổ chức thường được đề cập là hệ thống cổ động. Mỗi công cụ trong phối
thức chiêu thị được xem như là một công cụ truyền thông marketing tích hợp
Sơ đồ 6: Hệ thống cổ động
* Quảng cáo
Quảng cáo được định nghĩa như là bất cứ hình thức truyền thông phi cá nhân
nào để giới thiệu về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ, ý kiến hay cách suy nghĩ thông qua sự
trợ giúp và có trả tiền. Quảng cáo được biết đến như là công cụ tốt nhất và phổ biến
nhất trong các hình thức của chiêu thị bởi vì tính lan rộng khắp nơi của nó. Nó cũng là
công cụ quan trọng nhất. Nhưng trong quản lý tiêu thụ quảng cáo đảm trách không chỉ
nhiệm vụ truyền bá. Mục đích của quảng cáo là để tăng cường khả năng tiêu thụ, thu
hút sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, thúc đẩy nhanh chóng quá trình bán
sản phẩm, giới thiệu sản phẩm mới đưa ra thị trường, tác động một cách có ý thức tới
người tiêu dùng để họ mua những sản phẩm hoặc dịch vụ đã được quảng cáo.
Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp đó là khi tiến hành quảng cáo cần định hướng
vào ai, cần tác động đến ai, nhóm đối tượng nào, mục tiêu đón nhận quảng cáo?...
phương tiện quảng cáo nào, thời điểm quảng cáo nào để thu hút được nhiều khách
hàng mục tiêu nhất.
Quảng cáo phải có tính nghệ thuật, phải kích thích nhu cầu. Điều quan trọng là
quảng cáo phải thiết thức và phù hợp với mọi người. Các doanh nghiệp phải tính toán
chi phí quảng cáo, đồng thời dự đoán được hiệu quả của quảng cáo đem lại.
* Marketing trực tiếp _ chào hàng cá nhân
Hệ thống cổ động
Quảng
cáo
Marketing
trực tiếp
Marketing
tương tác
Khuyến
mãi
Quan hệ
công
chúng
Bán
hàng
trực tiếp
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 22
Chào hàng trực tiếp cá nhân là sự thông đạt riêng lẻ. Hình thức này đòi hỏi tốn
nhân lực, nhân viên cần phải có kỹ năng chuyên nghiệp, chi phí và thời gian nhiều.
Tuy nhiên, cháo hàng trực tiếp cá nhân rất thuận lợi và linh hoạt, thuyết phục trực tiếp
và hiệu quả . Những công cụ chào hàng chủ yếu
- Marketing bằng Catalog qua bưu điện tiếp cận khách hàng triển vọng.
- Marketing bằng thư trực tiếp: thư chào hàng, tờ bướm quảng cáo, băng ghi
âm, ghi hình và cả đĩa mềm quảng cáo, hướng dẫn sử dụng ( thỏa mãn có chọn lọc thị
trường mục tiêu
- Marketing qua điện thoại: có hệ thống máy quay số tự động, phát thông điệp
đã ghi hay chuyển cho tổng đài để giải đáp (có số điện thoại miễn phí cho khách hàng
đặt mua hàng, làm giảm bớt số nhân viên bán hàng, lập danh sách người mua để theo
dõi, phục vụ các khách hàng ở xa)
- Marketing đáp ứng trực tiếp trên TV, radio, tạp chí báo chí: có kênh truyền
hình riêng để giới thiệu sản phẩm, bán hàng và dịch vụ cho tất cả các loại sản phẩm.
* Khuyến mãi
Khuyến mãi được định nghĩa như là những hoạt động Marketing nhằm cung
cấp giá trị thêm và khuyến khích đến lực lượng bán hàng, các nhà phân phối ha khách
hàng khách hàng và kích thích ngay đến sản lượng bán ra. Các hoạt động thúc đẩy bán
hàng được phân ra thành 3 loại, nhắm tác động vào 3 đối tượng khác nhau, các hoạt
động này sẽ thu hút khách hàng, khích lệ việc mua hàng, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ
của doanh nghiệp.
- Khuyến mại (consumer promotion) - nhằm tác động vào người tiêu dùng như
là tặng hàng mẫu, phiếu thưởng, trả lại tiền, bán hàng đaih hạ giá, phần thưởng, thi thố,
phiếu tặng hàng, biểu diễn
- Khuyến mãi (trade promotion) - nhằm tác động vào các thành phần tham gia
trong dây chuyền phân phối ( các nhà bán buôn, các đại lý, các nhà bán lẻ) như là trợ
cấp mua, quà miễn phí, trợ cấp bằng hàng, quảng cáo hợp tác, thi đua doanh số tiệm
buôn
- Lực lượng bán hàng (sales force) - Nhằm tác động vào lực lược nhân viên bán
hàng của chính doanh nghiệp như là tiền thưởng, thi đua, so sánh doanh số.
* Tuyên truyền/ quan hệ công chúng
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 23
Công chúng là các nhóm người có quan tâm ảnh hưởng thực tại hay tiềm ẩn
đến khả năng doanh nghiệp đạt được những mục tiêu của mình. Doanh nghiệp cần làm
tốt công tác tuyên truyền và quan hệ để thông đạt và thu phục khách hàng. Tuyên
truyền là các hoạt động để thông tin cho công chúng biết về những ưu điểm của sản
phẩm và doanh nghiệp, có tính chất thuyết phục cao vì các mẫu tin thời sự mang tính
khách quan hơn đối với khách hàng
Các công cụ tuyên truyền chủ yếu
- Xuất bản phẩm hay các tư liệu truyền thông: báo cáo năm, bài báo, phim tư
liệu, bản tin và các tạp chí đăng tải các thông đạt từ công ty
- Các sự kiện: hội nghị, họp báo, hội thảo chuyên đề, triển lãm, lễ kỹ niệm, bảo
trợ cho các hoạt động văn hóa xã hội
- Tin tức mang tính chất tuyên truyền cho công ty một cách khách quan (giám
đốc giỏi, công nhân trình độ tay nghề cao, được công nhận tiêu chuẩn chất lượng trong
sản xuất)
- Bài nói chuyện trước đám đông, hội nghị khách hàng, nhà phân phối
- Hoạt động công ích: ủng hộ giúp đỡ, cứu tế, xây dựng công trình phúc lợi
công cộng
- Phương tiện nhận dạng để thu hút sự chú ý: logo in trên sách, văn phòng
phẩm, bảng hiệu, quần áo đồng phục
* Bán hàng cá nhân
Đây là hình thức truyền thông người đến người, người bán cố gắng thúc đẩy và
thuyết phục khách hàng tương lai mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty hay thực hiện
các ý tưởng. Không giống như quảng cáo, bán hàng cá nhân đòi hỏi phải có sự tiếp xúc
giữa người mua và người bán thậm chí là cả mặt đối mặt hay thông qua các phương
tiện giao tiếp như điện thoại
Mục đích của việc bán hàng cá nhân không chỉ đơn thuần nhằm bán được món
hàng mà còn bao hàm nhiều mục đích khác. Chẳng hạn như thu thập thông tin về nhu
cầu, giúp khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm, quan hệ, phục vụ tốt để lưu giữ
khách hàng. Nhân viên bán hàng là người trực tiếp giới thiệu với khách hàng về sản
phẩm của doanh nghiệp, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, thuyết phục khách hàng
mua sản phẩm, đồng thời xúc tiến và mở rộng phạm vi tiêu thụ, Là cầu nối trung gian
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 24
nên họ có tác dụng lớn trong việc khai thác, thuyết phục khách hàng và thu thập thông
tin về sản phẩm trên thị trường.
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 25
Phần 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING
2.1. Giới thiệu về công ty nước giải khát Pepsio Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu chung.
Hình 2.1. Biểu tượng pepsico
Tập đoàn Pepsi thành lập năm 1898, trụ sở chính tại thành phố Purchase bang
New York, Mỹ.Năm 1965, Pepsi sáp nhập với tập đoàn Frito-Lay thành tập PepsiCo(
viết tắt: pep)Là một trong số các công ty sản xuất thức ăn và đồ uống lớn nhất thế
giới,với thu nhập trong năm 2006 trên 35 tỉ đô la .PepsiCo có hệ thống phân phối và
mạng lưới bán hàng đại lý dày đặc ở gần 200 quốc gia,và thuê hơn 185,000 nhân viên
trên toàn thế giới Tại thị trường Việt Nam công ty Pepsi gia nhập thị trường Việt Nam
vào những năm 90 của thế kỉ trước và với lợi thế hùng hậu của mình Pepsi đã tung ra
chiến lược “khuyến mãi đại hạ giá” và các hãng nước ngọt nhỏ lẻ khác ở Việt Nam lập
tức lâm vào khủng hoảng.Với giá rẻ cộng thêm uy tín hàng đầu thế giới
Pepsi đã đè bẹp các hãng nước giải khát nội địa chỉ trong vòng 1 tháng.
Công ty Nước Giải khát Quốc tế Pepsico Việt Nam được thành lập theo quyết
định số 291/GP ngày 24/12 năm 1991 của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu
tư.Tiền thân là một công ty liên doanh giữa SP.Co và Công ty Macondray -
Singapore.Sản phẩm của PepsiCo Vietnam với các nhãn hiệu Pepsi, 7-up, Mirinda,
Evervest, Sting, Aquafina, Twister đạt tiêu chuẩn quốc tế và thỏa mãn nhu cầu nội địa
và xuất khẩu.
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 26
Công ty nằm ở địa chỉ: tầng 5,cao ốc Sheraton Saigon,88 Đồng Khởi,Quận
1,TP HCM,Việt Nam.
Chi nhánh tại Hà Nội:
Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Tel:(84-4)577 1100 - Fax: (84-4)576 4443.
Số khẩn cấp:(84)5 741 111.
Website: http://www.pepsicocareer.com.vn
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Hình 2.2. Logo Pepsico qua các thời kỳ
24/12/1991 – Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên
doanh giữa SP.Co và Marcondray-Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%.
1994 – Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam.
* PCI được thành lập với 2 nhãn hiệu: Pepsi và 7Up.
* Liên doanh với số vốn góp của PI là 30%.
1998 – PI mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla.
2003 – PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công ty
Nước giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm các nhãn hiệu: Aquafina, Sting,
Twister, Lipton Ice Tea.
2005 – Chính thức trở thành công ty có thị phần về nước giải khát lớn nhất
Việt Nam.
2006 – Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên (Snack Poca)
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 27
2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành.
2.1.3. Viễn cảnh, sứ mệnh.
2.1.3.1. Viễn cảnh:
Tại Pepsico chúng tôi tin tưởng rằng: Mỗi nhân viên như một cá nhân, chúng
tôi có trách nhiệm đóng góp cho chất lượng cuộc sống cộng đồng. Triết lý này được
biểu thị: “Trách nhiệm của PepsiCo không ngừng hoàn thiện hình ảnh trên tất cả mọi
nơi chúng tôi hoạt động, môi trường- kinh tế- xã hội…tạo ra một ngày mai tốt đẹp hơn
hôm nay.”
a. Tư tưởng cốt lõi:
Về giá trị cốt lõi của công ty, Steven Reinemund (cựu giám đốc điều hành công
ty PepsiCo) hy vọng rằng cộng đồng của Pepsico có thể phản ánh được những giá trị
của công ty là : sự trung thực, sự công bằng và sự hoàn hảo.
b. Mục đích cốt lõi:
Đem lại sự tiện lợi cho tất cả mọi người.
c. Hình dung về tương lai:
Pepsi sẽ trở nên trẻ trung hơn, khác lạ hơn và phù hợp hơn với các khách hàng
của mình.
2.1.3.2. Sứ mệnh:
Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào
thực phẩm tiện dụng và nước giải khát. Chúng tôi không ngừng tìm kiếm và tạo ra các
hiệu quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại nhiều
lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt
động. Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực, công bằng và chính
trực trong mọi hành động của mình.
2.1.4. Phân tích môi trường Marketing
2.1.4.1 Các yếu tố vĩ mô:
a. Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế trên toàn thế có xu hướng phục hồi và khu vực Châu Á được dự
đoán là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.Theo Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB)thì nền kinh tế châu Á (không bao gồm Nhật) tăng trưởng 3,4% trong
năm 2009 và Năm 2010, kinh tế các nước châu Á sẽ tăng trưởng khoảng 6%.Việt Nam
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 28
trong quí I-2009 nền kinh tế tăng trưởng 3.1% và theo dự đoán của các nhà kinh tế thì
GDP của nước ta năm nay sẽ là 4.6%
b. Môi trường công nghệ:
Công nghệ ngày càng trở thành nhân tố then chốt quyết định sự thành bại của
công ty. Pepsi luôn tìm kiếm những cách thức để cung cấp dịch vụ và thông tin với
chất lượng và hiệu quả cao, sự phát triển công nghệ toàn cầu đem lại những khả năng
và giải pháp cho sự phát triển của Pepsi, luôn luôn tìm kiếm bất cứ giải pháp nào mà
có thể giảm bớt chi phí của việc đưa những sản phẩm tới khách hàng và cải thiện dịch
vụ cùng lúc là một trong những mục tiêu hàng đầu của công ty.
c. Môi trường văn hoá-xã hội :
Nước ta là một tronng những nước an bình trên thế giới,với những tư tưởng văn
hoá phải nói là “thoáng”. Với lại thị trường nước giải khát thì với nước ta sẽ không
yêu cầu quá nhiều khi mà những văn hoá Việt Nam không kị thị với dòng sản phẩm
này,và với Pepsi cũng thế.
d. Môi trường nhân khẩu:
Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam hiện là
nước đông dân thứ 3 Asean và thứ 13 trên thế giới, cụ thể là 85,789,573 người.Nắm
bắt được nhu cầu cùng với đối tượng phục vụ chính của Pepsi là giới trẻ, Pepsi đã chủ
động dịch đầu tư khai thác thị trường lao động dồi dào,giá rẻ nhằm giải quyết công ăn
việc làm cho đội ngũ trẻ và cũng là thị trường tiêu thụ tiềm năng hiện đang còn bỏ ngõ.
Tuy nhiên vấn đề chiêu mộ, huấn luyện và nắm giữ những con người đòi hỏi công ty
phải mất 1 chi phí lớn kết hợp với hình thức quản lý đa dạng nhằm đáp ứng sự thay đổi
của nguồn lao động.
e. Môi trường chính trị pháp luật:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì hệ thống pháp luật của Việt
Nam ngày càng hoàn thiện hơn,với ngày càng nhiều các rào cản với những nguyên tắc
ngày càng gắt gao hơn.Điều đó đặt ra cho các nhà lãnh đạo của Pepsico Việt Nam
những thách thức lớn hơn,phải làm sao cho phù hợp với pháp luật và với tiêu chi phat
triển của công ty. Hơn nữa môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng được thuận
lợi hơn, do có một nền chính trị rất là bình yên hơn so với các nước trong khu vực.
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 29
f. Môi truờng toàn cầu:
Xu hướng toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế ngày càng được quốc tế
hoá mạnh mẽ, những thị trường toàn cầu về nhân lực, công nghệ, tư bản, hàng hoá
nguyên vật liệu, dịch vụ…ngày càng được mở rộng. Chính vì thế mà Pepsi Việt ngày
càng thực hiện việc xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Theo trào lưu toàn cầu
hoá ,thức ăn nhanh,đồ uống kiểu Mỹ đã và đang nhanh chóng được mở rộng không
ngừng trở thành một phong cách, một giải pháp hữu hiệu,mà công ty đang mở.
2.1.4.2 Các yếu tố vi mô:
a. Đối thủ hiện tại:
Hình 3.1. Dối thủ cạnh tranh của pepsico
Việc xác định đúng vị trí của mình đề ra các mục tiêu và thực hiện chúng bằng
mọi giá là một trong những việc mà Pepsi luôn làm. Và đôi thủ truyền kiếp của Pepsi
phải kể đến chính là Cocacola.
Trên thị trường thế giới thì Pepsi vẫn là kể theo đuổi Cocacola nhưng ở thị
trường Việt Nam Pepsi lại là người đi đầu và luôn là kẻ đi tiên phong.Vì thế định
hướng tập trung cao độ chính là điều mà PepsiCo cần phải có được để có thể tập trung
sức mạnh tài chính của mình hơn nữa mà đối đầu với Coca-Cola trên các thị trường.Để
thực hiện được việc này không thể là dễ dàng, PepsiCo cần phải tập trung sức mạnh
của mình hơn nữa. Rõ ràng là PepsiCo đã có được những chiến lược tuyệt vời để đối
đầu với Coca-Cola, đó chính là ý tưởng marketing “thế hệ Pepsi” đã được giới thiệu từ
những năm đầu thập niên 1960
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 30
b. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng:
Cung cấp thức ăn và đồ uống tiện lợi đang dần trở nên là một ngành hấp dẫn,vì
đây là lĩnh vực dễ đầu tư và lợi nhuận lớn.Tuy nhiên các đối thủ này gặp phải 1 số khó
khăn, đó là phải có nguồn vốn lớn và lòng trung thành của khách hàng. Để xây dựng
thương hiệu, nhiều công ty đã tập trung chi phí lớn vào quảng cáo.Bởi vì Pepsi là
người đến Việt Nam đầu tiên và cũng là có mặt từ lâu đời trên thị thị trường và dành
được lợi thế cạnh tranh lớn từ các yếu tố chủ yếu cho quá trình sản xuất sản phẩm đến
các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất :nguyên vật liệu ,lao động ,thiết bị và các kỹ
năng …nên Pepsi hoàn toàn có thể tin tưởng vào lợi thế của mình.Tuy nhiên cải tiến
những dịch vụ của mình để giữ chân khách hànglà những việc mà Pepsi luôn quan
tâm.
c. Năng lực thương lượng của khách hàng:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,cuộc sống của mọi nguời được nâng cao,
khách hàng ngày càng quan tâm đến nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp“ nhưng phải đảm bảo
sức khoẻ của chính họ .Thị truờng đồ uống và thức ăn tiện lợi đang ngày càng phát
triển,các đối thủ cung ứng sản phẩm ngày càng đa dạng hơn theo xu hướng gia tăng
khối lượng và chất lượng của sản phẩm,chất lượng cuộc sống được nâng cao làm gia
tăng sự ảnh hưởng của người mua và khách hàng ngày càng dễ dàng hơn trong việc
lựa chọn và so sánh sản phẩm giữa các đói thủ cạnh tranh để lựa chọn cho mình một
sản phẩm tốt nhất và phù hợp nhất.
d. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp:
Pepsico Việt Nam là thành viên của Pepsico toàn cầu nên đều có những nhà
cung cấp lớn nhất định.Các nhà cung cấp liên kết với nhau theo xu hướng cùng có lợi
cho toàn ngành, mối quan hệ tốt với nhà cung cấp sẻ được duy trì tạo điều kiện thuận
lợi trong quá trình hoạt động.Tuy nhiên thì khi mà trong thị trường có quá nhiều đối
thủ cạnh tranh thì năng lực của nhà cung cấp sẽ manh hơn.
e. Sản phẩm thay thế:
Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế như trà, cà phê, các hình thức giải khát
khác đang làm mối đe doạ cho công ty làm hạn chế khả năng đặt giá cao và tính sinh
lời của sản phẩm do cạnh tranh cao.Điều đó đồng nghĩa với việc Pepsi phải phân chia
thị phần với các đối thủ, khó khăn hơn trong việc tiếp cận khách hàng hơn.
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 31
2.1 Phân tích môi trường bên trong.
2.2.1 Mô hình Swot
1. Điểm mạnh:
• Nước ngọt có gas Pepsi là sản phẩm có
thương hiệu lâu đời, uy tín và nổi tiếng trên
toàn thế giới.
• Pepsi có thị phần và chỗ đứng khá vững
chắc trên thị trường.
• Sản phẩm có chất lượng hoàn hảo, giá cả
hợp lý, bao bì đẹp-bắt mắt, đa dạng về chủng
loại và mẫu mã.
• Pepsi được khách hàng đánh giá cao về sự
tiện lợi, tính năng động.
• Pepsi gắn liền với phong cách trẻ trung,
luôn bứt phá-là sản phẩm dành cho giới trẻ.
• Khẩu vị, hương vị phù hợp với phần đông
người tiêu dùng Việt.
2. Điểm yếu:
• Sức mạnh có được từ nhãn hiệu chưa cao.
• Chi phí dành cho quảng cáo sản phẩm rất
lớn.
• Kẻ thù chính yếu là rất mạnh.
• Thị phần của Pepsi trên thị trường là khá
đơn điệu,hầu hết người dùng cuối cùng là
người trẻ,hiện vẫn có một số ít người không
thích hương vị của Pepsi.
• Việc thiết kế gói sản phẩm của Pepsi vẫn
còn kém hấp dẫn.
3. Cơ hội:
• Đả phục hồi của nền kinh tế sau suy thoái
nhờ vào gói kích thích kinh tế của chính phủ.
• Việt Nam gia nhập WTO.
• Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng hiện đại
ngày càng lớn
• Quy mô và cơ cấu dân số trẻ.
• Thị trường rộng lớn xét về cả hiện tại và thị
trường tiềm năng trong tương lai.
• Khí hậu Việt Nam rất phù hợp với việc phát
triển các sản phẩm nước uống giải khát.
• Công nghệ phát triển nhanh và dễ dàng tiếp
cận hơn so với các đối thủ khác.
• Có những nhà cung ứng lớn, có uy tín
• Nguyên vật liệu đảm bảo.
4. Đe dọa.
• Sự gia tăng về lạm phát.
• Sản phẩm thay thế đa dạng.
• Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất
lượng và mẫu mã sản phẩm.
• Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh là rất lớn.
• Sự nhạy cảm về giá.
• Cạnh tranh không lành mạnh.
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 32
2.2.2 Phân tích mô hình Swot.
a. S - O:
Nền kinh tế phục hồi sau suy thoái, nhu cầu tiêu dùng tăng cao sẽ là động lực
lớn cho pepsi phát triển bởi vì pepsi đã có thị phần lớn và chỗ đứng vững chắc trên thị
trường
Việc gia nhập WTO sẽ là lợi thế cho việc pepsi tiếp cận dễ dàng với công nghệ
chế biến, nguyên vật liệu và các nhà cung ứng của mình
Thị trường mở rộng, thị hiếu tiêu dùng hiện đại tất cả sẽ là cơ hội khái thác triệt
để các lợi thế về uy tín và khả năng phù hợp với người tiêu dùng Việt của pepsi
Việc nắm bắt nhanh các biến đổi về công nghệ luôn là hướng đi nhanh nhất để
thành công
Dân số Việt Nam ngày càng trẻ hoá là tất cả những gì mà pepsi mong đợi bởi vì
sản phẩm pepsi luôn dành cho giới trẻ.
b. S – T:
Giá cả gia tăng nhưng với sự uy tín và lượng khách hàng lớn sẽ không tác động
lớn tới nhu cầu về sản phẩm
Giá cả một số nguyên vật liệu có thể gia tăng nhưng với những nhà cung cấp uy
tín lâu đời thì việc chèn ép giá sẽ khó xảy ra và sẽ tác động không đáng kể đến giá
thành sản phẩm
Sự gia tăng nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được nắm bắt kịp thời
Đối thủ cạnh tranh khó có thể chèn ép pepsi đến đường cùng bởi những thành
công và tầm ảnh hưởng của của pepsi đến người tiêu dùng không dễ bị lật đổ và thay
thế
c. W – O:
Những điểm yếu này khó có thể hạn chế được trên thị trường hiện tại.
Công nghệ phát triển, có thể cải thiện được việc thiết kế nhiều gói sản phẩm
khác nhau.
Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng hiện đại ngày càng lớn là cơ hội để pepsi mở
rộng thị phần.
Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội để pepsi quảng bá nhãn hiệu của mình trên
nhiều thị trường khác nhau.
d. Kết hợp W – T:
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 33
Cần phải gia tăng sức mạnh từ nhãn hiệu để đề phòng sự tấn công của các đối
thủ cạnh tranh.
Cố gắng cải thiện chi phí quảng cáo.
Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm nên việc
thiết kế sản phẩm và gia tăng chất lượng sản phẩm cần phải được cải thiện và nâng
cao.
2.3. Chiến lược kinh doanh của công ty
2.3.1. Chiến lược hiện tại.
Với mục tiêu là trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập
trung chủ yếu vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khát, không ngừng tìm kiếm và
tạo ra các hiệu quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và
đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi
chúng tôi hoạt động. Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực, công
bằng và chính trực trong mọi hành động của mình.
Hiện nay mục tiêu của pepsico việt Nam là đa dang hóa sản phẩm và da dạng
hóa thị trường, theo đúng chính sách của công ty mẹ.
Pepsico là hãng sản xuất nước ngọt lớn đứng thứ 2 trên thế giới,với nguồn lực
tài chính vững mạnh.Thông báo lợi nhuận của hãng trong quí 2 năm 2009 là 1,19 tỉ
USD, tăng lên từ mức 1,06 tỉ USD năm ngoái.
Pepsico Việt Nam có thị phần lớn nhất trong lĩnh vực nước giải khát,với các
nhà máy sản xuất lớn ,dây chuyền hiện đại.
Pepsi luôn có những sáng kiến mới để tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu
cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.
Pepsi sở hữu đội ngũ nhân viên có năng lực , làm việc hiệu quả. Hệ thống phân
phối và bán hàng rộng khắp trên toàn quốc
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 34
2.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động king doanh của công ty Pepsico VN năm
2009 – 2010
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009
Tổng tài sản 12.262.629.274.378 11.628.389.386.621
Tổng nguồn vốn chủ sở
hữu
6,753,852,780,375 5,289,278,816,728
Doanh thu bán hàng 373.264.085.885 318.360.902.308
Các khoảng giảm trừ - 68.963.736
Doanh thu thuần 373.264.085.885 31.291.938.572
Giá vốn hàng bán 316.054.798.659 279.672.763.131
Lợi nhuận gộp 57.209.287.226 38.619.175.441
Doanh thu từ hoạt động tài
chính
1 .556.290.773 18.866.658.032
Chi phí tài chính 10.873.151.286 12.485.632.130
+ Trong đó : Lãi vay 10.873.151.286 12.485.632.130
Chi phí bán hàng - -
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
23.139.675.434 16.885.151.747
Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
24.752.751.279 28.115.049.596
Thu nhập khác 1 92.628.194 45.695.485.765
Chi phí khác 1.281.152.715 44.296.334.405
Lợi nhuận khác (1.088.524.521) 1.399.151.360
Tổng lợi nhuận trước thuế 23.664.226.758 29.514.200.956
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp
7.613.149.230 417.350.598
Lợi nhuận sau thuế TNDN 16.051.077.528 29.096.850.358
Lợi nhuận gộp biên : Thể hiện khả năng sinh lợi trên doanh số của công ty
Pepsico VN. Thông số này đo lường hiệu quả của các hoạt động sản xuất và
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 35
Marketing. Đặt biệt thông số này còn phản ánh tính hợp lý trong chính sách định giá
của công ty.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV
Lợi nhuận gộp biên =
Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV
- Năm 2009 :
Lợi nhuận gộp = 38.619.175.441 / 31.291.938.572 = 123,4%
- Năm 2010 :
Lợi nhuận gộp = 57.209.287.226 / 373.264.085.885 = 15,32%
Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) :
Lợi nhuận sau thuế TNDN
ROA =
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
- Năm 2009 :
ROA = 29.096.850.358 / 11.628.389.386.621 = 0,002%
- Năm 2010 :
ROA = 16.051.077.528 / 12.262.629.274.378= 0,001%
Những con số trên cho thấy mức sinh lợi của công ty Pepsico VN là chưa cao,
năm 2010 so với năm 2009 tăng nhẹ. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng tài sản
chưa hợp lý trong quá trình tạo ra doanh số
Thu nhập trên vốn chủ (ROE) :
Lợi nhuận sau thuế TNDN
ROE =
Tổng vốn chủ sở hữu bình quân
- Năm 2009:
ROE = 29.096.850.358 / 5.289.278.816.728= 0,55%
- Năm 2010 :
ROE = 16.051.077.528 / 6.753.852.780.375= 0,23%
Thông số này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho
các cổ đông, nó cho biết khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty. Con
số này cho thấy các cổ đông có lợi một phần nhỏ trong các hoạt động của công ty.
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 36
2.4. Chiến lược Marketing hiện tại của công ty
2.4.1. Chiến lược sản phẩm
2.4.1.1. Phát triển sản phẩm mới:
Hiện nay pepsico - VN tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của con người.
7 up Revive: Là nước uống Isotonic có khả năng cung cấp và cân bằng kịp thời
các loại muối, khoáng chất, vitamin và nước mà cơ thể cần sau mỗi khi họat động,
giúp tinh thần luôn thoải mái, sảng khoái. Trong Isotonic có chứa đầy đủ thành phần
electrolytes (muối, khoáng chất như Natri, Ma-giê, Kali, Canxi và Clo), các loại
vitamin B (B3, B6, B12) và nước và giống như thành phần thường bị mất đi qua mồ
hôi khi cơ thể vận động.
Hình 2.3. Các sản phẩm hiện nay của pepsico
Diet Pepsi: danh cho người ăn kiêng.
Sting: giúp tăng cường sinh lực trong mọi hoạt động.
2.4.1.2. Các chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm:
Hầu hết các sản phẩm nước giải khát của Pepsi đều là những sản phẩm quốc tế
nên thì chu kỳ sống của sản phẩm nó sẽ hướng dẫn chương trình phát triển sản
phẩm,khi hoạch định một sản phẩm nên có ngay từ đầu kế hoạch mở rộng chu kỳ sống
của sản phẩm, ngay cả sản phẩm đó được giới thiệu lần đầu trên thị trường.
a. Giai đoạn giơí thiệu:
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 37
Trong suốt giai đoạn giới thiệu, việc định giá có thể là một công việc hơi khó
khăn. Công ty sử dụng giá sản phẩm thay thế của các đối thủ cạnh tranh gián tiếp làm
điểm khởi đầu để ra quyết định về giá.
Giá của phương án tốt nhất được nhận biết nhưng giá trị chênh lệch hiệu suất
của sản phẩm mới lại không được nhận biết. Khách hàng có thể gặp khó khăn trong
việc ước lượng giá trị một sản phẩm mới mẻ và khác biệt. Các quyết định về giá trong
giai đoạn giới thiệu không chỉ khó khăn mà còn rất quan trọng.
Đặt giá quá cao cho một sản phẩm mới giới thiệu có thể giết chết sản phẩm đó,
làm tổn hại đến công việc của nhiều nhân viên trong một thời kỳ phát triển dài. Vì vậy
cần vừa tham khoảng giá của đối thủ cạnh tranh tiếp của mình là Coca- cola vừa xem
xét các vấn đề bên trong.
b. Giai đoạn phát triển:
Trong giai đoạn này, PepsiCo-VN nên định giá như thế nào?Trong giai đoạn
này pepsi cải tiến thêm chất lượng tăng cường thêm hương vị lẫn màu sắc đến mong
muống thị trường và doanh số tăng lên nhanh chóng.
Pepsico Việt Nam có được vị trí hàng đầu về đường cong kinh nghiệm cũng sẽ
muốn giảm giá dần trong giai đoạn này. Chiến lược này sẽ duy trì lợi nhuận doanh số
bán theo đơn vị sản phẩm và ngăn cản các đối thủ nhập cuộc sau.
Một số đối thủ sẽ bị lỗ hoặc thua cuộc.
c. Giai đoạn chín muồi
Vào giai đoạn chín muồi, sự tăng trưởng doanh số bán theo đơn vị sản phẩm
đang chững lại và các đối thủ cạnh tranh còn lại đang cố tìm cách làm cho sản phẩm
của họ trở nên khác biệt nhất là với Coca-cola lại càng có những sản phẩm nước giải
khát tương đương. Trong suốt giai đoạn này, Pepsi cung cấp những phiên bản khác
nhau của sản phẩm tăng cường them tính năng,chất lượng và cải tiến kiểu dáng của
mẫu chai cũng những như nhãn để mỗi phiên bản đều cố chiếm giữ một phân khúc thị
trường được nhắm đến.
d. Giai đoạn suy tàn:
Giai đoạn này thể hiện sự cạnh tranh rõ nét nhất. Trong giai đoạn này vừa phải
giảm cho phù hợp và đồng thời cũng giảm chi phí quảng cáo và bán hang đến mức
thấp nhất.Với nước uống như Pepsi-cola thì giai đoạn này là thường không xảy ra,
trong giai đoạn này thì công ty tăng cường hơn nữa việc phát triển những sản phẩm
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 38
mới, đồng thời phải cải tiến sản phẩm để cho chất lượng ngày càng phù hợp hơn với
người tiêu dùng.
2.4.2. Chiến lược phân phối
Hình 2.4 Hoạt động phân phối rộng khắp của Pepsi
Ngày nay hầu hết những người sản xuất đều cung cấp sản phẩm của mình cho
thị trường thông qua các trung gian phân phối vì nhiều lí do như hạn chế về mặt tài
chính, tiết kiệm chi phí ….Những trung gian phân phối hợp thành một hệ trống kênh
phân phối-là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau
liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến
tay người tiêu dùng.
Với pepsi cũng vậy, mặt dù pepsi là một đại gia lớn trong ngành nước giải khát
với tiềm lực lớn mạnh về tài chính nhưng pepsi không “tự tay” mang sản phẩm của
mình đến tay người tiêu dùng mà đã xây dựng cho mình một hệ thống phân phối trên
toàn cõi Việt Nam . Ngoài các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn “tiếp cận” hầu hết các
quán cà phê (nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt của Pepsi.
Thành viên trong kênh phân phối của pepsi là không quá phức tạp vì do đặc
tính của sản phẩm là sản phẩm tiện dụng .
Những nhà quản lí của pepsi cũng luôn quan tâm đến việc khích lệ động viên
các trung gian phân phối để họ làm tốt công việc được giao thông qua nhiều phương
pháp khác nhau như chiết khấu,thưởng theo doanh số……
Hiện nay Pepsi còn tổ chức kênh phân phối theo hệ thống marketing ngang.
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 39
Pepsi hiện đã và đang hợp tác với nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh KFC-nơi
người ta ăn fast food và chỉ được uống pepsi.ngoài ra pepsi còn có hợp tác với phở 24h
trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Hình 2.5. Phân phối cùng các sản phẩm fast food
Sáng 7/9/2009, Công ty Pepsico Việt Nam đã cùng Công ty cổ phần Kinh Đô
ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh, mở đầu cho sự hợp tác kinh doanh giữa công ty
nước giải khát thuộc tập đoàn đa quốc gia (Pepsico) và công ty thực phẩm bánh kẹo có
uy tín tại nội địa.
Đây là hình thức hợp tác dựa vào kênh phân phối của nhau để mở rộng mạng
lưới bán hàng, phát triển thị trường.
2.4.3 Chiến lược giá
a. Định giá sản phẩm mới:
Nước giải khát là mặt hàng khá quen thuộc người tiêu dùng,vì thế khi có một
sản phẩm mới ra đời thì nó cũng chỉ được xem là một sản phẩm thay thế chứ nó không
thể nào mở ra một phân khúc thật hấp dẫn được.Chính vì thế mà khi các sản phẩm mới
của Pepsi ra đời thì nó đều được định giá với mức giá thâm nhập.khi sting hay Twister
được tung ra thị trường vào những năm 2005-2006 thì 2 sản phẩm này được định giá
thâm nhập với mức giá xoay quanh những sản phẩm đã có của mình hay của đối thủ
cạnh tranh.
Đầu năm 2008 Pepsi lại tiếp tục cho ra sản phẩm Sting sport nước tăng lực
giành cho những người chơi thể thao với 2 vị cam và chanh,vì đây được cho là một
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 40
phân đoạn tìm năng mà trước đây còn bỏ ngỏ,vì thế Pepsi định giá có phần cao hơn,khi
trước đó họ đã tung ra sản phẩm 7-up.
b. Định giá sản phẩm cải tiến mới, hiện có đưa vào thị trường mới:
Khi Pepsi ký được hợp đồng xâm nhập thị trường Việt Nam, lập tức với thế lực
hùng hậu của mình, Pepsi ngay lập tức thống lĩnh thị trường Việt Nam từ Nam ra
Bắc.Tất cả những “hãng” nước ngọt “linh tinh” ở Việt Nam lập tức “sập tiệm” (chỉ cần
với một chiêu thức đơn giản là “khuyến mãi đại hạ giá”). Với giá quá rẻ, cộng thêm uy
tín chất lượng “hàng đầu thế giới”, Pepsi “đè bẹp” các đối thủ Việt Nam trong vòng
không quá... một tháng.
Thị trường của Pepsi ngày càng mở rộng từ nam ra bắc từ thành thị đến nông
thôn,trên tất cả lãnh thổ việt nam.Nhưng hãng vẫn thực hiện chiến lược giá thống nhất
trên mọi thị trường.
2.4.4. Chiến sách truyền thông
2.4.4.1 Chiến lược PR
Ở điểm này thì Pepsi Việt Nam luôn thực hiện rất tốt, công ty thường xuyên tài
trợ cho các các hoạt đông văn hoá thể thao và ca nhạc.Những lần tổ chức seagame,hay
các hoạt động bóng chuyền trong các giải đấu tại TP HCM…thì công ty đều có tài trợ
để quảng bá hình ảnh của công ty đến với công chúng. Đặc biệt công ty còn thực hiện
việc tổ chức sân khấu âm nhạc riêng cho mình ngay trên diễn đàn forum của công ty.
Những chương trình từ thiện, hoạt động cộng đồng như “Giải Golf Hữu Nghị
Từ thiện Pepsi”, tham gia hỗ trợ “Ngày hội ca sĩ”, Tài trợ các cuộc thi dành cho tài
năng trẻ như Dynamic, Đường tới thành công, các chương trình học bổng dành cho các
sinh viên tài năng, vượt khó v.v.. Cũng chính là lời cam kết cống hiến sức trẻ cho
cộng đồng của PepsiCo Việt Nam.
2.4.4.2 Chiến lược quảng cáo
Pepsi-co là một công ty lớn và đa dạng với doanh số trên 8 tỷ đô la. PepsiCo đã
phát triển một chuỗi sâu rộng những công cụ truyền thông đại chúng để đến với giới
quần chúng của nó. PepsiCo dùng quảng cáo liều lượng cao để xây dựng và duy trì tỷ
lệ chiếm lĩnh thị trường cho các nhãn hiệu của nó. Năm1983, PepsiCo đã chi hơn 472
triệu đôla tiền quảng cáo trên khắp thế giới, và trở thành nhà quảng cáo mạnh thứ 12
trong nước. Sản phẩm nước ngọt Pepsico năm1983 chiếm 26%thị trường (đứng sau
CocaCola với tỷ lệ 35%), phí quảng cáo cho mặt hàng này hơn 65 triệu đôla.
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 41
Hình 2.6. Hình ảnh quảng cáo của pepsico
Năm 1984, Pepsico dự định chi hơn 40 triệu đôla cho riêng nhãn hiệu Pepsico
thôi. Năm 1983, Công ty chi 47 triệu đôla quảng cáo cho PizzaHut và trích them 19
triệu đôla nữa cho TacoBell. Những sản phẩm khác cũng được chi quảng cáo từ một
vài tới
nhiều triệu đôla. Nhưng Pepsico không chỉ dùng quảng cáo để đến với quần chúng và
khách hàng. Hơn 1/3 chi phí quảng cáo của nó năm 1983, khoảng 133 triệu đôla được
chi vào những phương tiện truyền thông “không đo lường được” như phiếu thưởng, kỳ
thi có thưởng, đánh cá, những sự kiện đặc biệt, những cuộc triển lãm thương mại, và
các hoạt động khuyến mại khác. Trong nhiều năm, pepsi đã tiến hành “Lời mời của
Pepsi”, một kiểu quảng cáo về khẩu vị mời gọi khách hàng dùng thử Pepsi để so sánh
với cola. Khách hàng dần dần bị thu hút vì những trò phiếu thưởng, xổ số của Pesico,
người bán thì bị cám dỗ bởi các món trợ cấp và trưng bày của nó. Những sản phẩm
mới và những chiến dịch quảng cáo mới được nhắm tới những nhà đóng chai và báo
chí mỗi khi có những sự kiện nổi bật nào đó diễn ra.
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 42
2.5. Đánh gía chính sách Marketing của công ty.
2.5.1. Ưu điểm:
2.5.1.1. Quảng cáo
• Đem lại lợi nhuận cao trong việc bán hàng
• Thu hút khách hàng, khẳng định sự có mặt của sản phẩm mình trên thị
trường
• Đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng
• Tạo được lợi thế cạnh tranh với những sản phâm khác trên thị trường
• Khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường
2.5.1.2. Sản phẩm
• Sản phẩm đã định vị trong lòng khách hàng vì nó đã có mặt lâu trên thị
trường
• Pepsi có ga đã có thương hiệu lâu trên thị trường ,có uy tín và nổi tiếng
thuận lợi cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm
• Có chất lượng hoàn hảo bao bì đẹp bắt mắt đa dạng về chủng loại
• Hương vị phù hợp với đông đảo mọi người
• Màu sắc năng động trẻ trung phù hợp với khách hàng mục tiêu mà doanh
nghiệp muốn hướng tới
2.5.1.3. Giá
• Tạo sự ổn định cho thị trường, sự trung thành và ủng hộ của các nhà
phân phối.
• Việc định giá thấp hoặc giảm giá làm cho lương bán tăng lên, tạo ra tổng
doanh thu cao hơn.
• Hạn chế sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và sự sụt giảm lượng cầu
đối với sản phẩm mới, nếu những sản phẩm cũ của hãng phần lớn đang ở giai đoạn bão
hòa thì áp dụng phương thức này rất phù hợp.
• Việc công ty định giá sản phẩm trước khi đưa ra những quyết định dựa
trên cơ sở mức giá mình mình muốn cho sản phẩm sẽ thuận lợi cho việc định vị sản
phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing
Nhóm thực hiện: 5 Trang: 43
• Định giá thấp dựa trên sự cạnh tranh của thị trường để tạo điều kiện cho
người tiêu dùng có khả năng lựa chọn sản phẩm của mình với mức đáp ứng nhu cầu
cho khách hàng là tối đa.
2.5.1.4. Phân phối
• Những nhà quản lý của Pepsico luôn quan tâm đến các trung gian phân
phối nên thu hút được sự chú ý của nhiều nhà phân phối trung gian.
• Sự hợp tác với các nhà hàng phục vụ ăn uống làm cho sản phẩm đến tay
khách hàng 1 cách nhanh chóng.
• Tiến hành hợp tác kinh doanh với công ty cổ phần Kinh Đô nhằm mở
rộng mạng lưới bán hàng, phát triển thị trường.
2.5.2 Nhược điểm
2.5.2.1. Quảng cáo
• Chi phí cho quảng cáo khá cao
• Việc sử dụng người nổi tiếng làm quảng cáo còn đem lại nhiều bất lợi
trong quảng cáo nếu không cân nhắc kỹ lưỡng
• Mục tiêu quảng cáo chủ yếu nhắm vào giới trẻ là chính
• Không đáp ứng kiệp thời theo xu hướng của giới trẻ hiện nay
• Các phương tiện quảng cáo còn nhiều bất cập và sai sót
2.5.2.2. Sản phẩm
• Việc thiết kế gói sản phẩm pepsi vẫn còn kém hấp dẫn
• Sản phẩm pepsi chủ yếu dành cho giới trẻ
• Khách hàng ngày nay đòi hỏi cao về mẫu mã chất lượng của sản phẩm
• Ít có sự thay đổi về hương vị sản phẩm
2.5.1.3. Giá
• Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, với các hàng sản xuất nước
uống “đại gia” như Cocacola, Tân Hiệp Phát, Tribeco…
• Thị trường nước giải khát là thị trường cạnh tranh có độc quyền, mà ở đó
có những sản phẩm phân biệt trong khoảng giá nhất định, đây là một điểm hạn chế cho
việc định giá của Pepsico.
• Việc công ty sử dụng phương pháp định giá theo mức cạnh tranh hiện
hành – giá theo đối thủ, đây là phương pháp định giá hợp lý song nếu sử dụng phương
Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam
Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam
Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam
Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam
Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam
Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam
Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam
Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam
Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam
Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam

More Related Content

Similar to Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam

Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...
Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...
Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích chiến lược chiêu thị của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
Phân tích chiến lược chiêu thị của Công ty Cổ phần Dược phẩm PharmacityPhân tích chiến lược chiêu thị của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
Phân tích chiến lược chiêu thị của Công ty Cổ phần Dược phẩm PharmacityCong Thanh Phan
 
giai_phap_thuc_day_ban_cac_mat_hang-cua-masan.pdf
giai_phap_thuc_day_ban_cac_mat_hang-cua-masan.pdfgiai_phap_thuc_day_ban_cac_mat_hang-cua-masan.pdf
giai_phap_thuc_day_ban_cac_mat_hang-cua-masan.pdfBoNgc584731
 
Thực Trạng Xây Dựng Thương Hiệu Của Các Dnvvn Ở Nước Ta (Ứng Dụng Trong Phát ...
Thực Trạng Xây Dựng Thương Hiệu Của Các Dnvvn Ở Nước Ta (Ứng Dụng Trong Phát ...Thực Trạng Xây Dựng Thương Hiệu Của Các Dnvvn Ở Nước Ta (Ứng Dụng Trong Phát ...
Thực Trạng Xây Dựng Thương Hiệu Của Các Dnvvn Ở Nước Ta (Ứng Dụng Trong Phát ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đồ án Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing cho ...
Đồ án Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing cho ...Đồ án Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing cho ...
Đồ án Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing cho ...nataliej4
 
Tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể Nivea
Tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể NiveaTiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể Nivea
Tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể NiveaDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...luanvantrust
 
N3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docx
N3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docxN3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docx
N3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docxssuser8422fb
 
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt Xuân
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt XuânHoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt Xuân
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt XuânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm trong nước tại xí nghiệp dược ph...
Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm trong nước tại xí nghiệp dược ph...Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm trong nước tại xí nghiệp dược ph...
Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm trong nước tại xí nghiệp dược ph...hieu anh
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam.Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam (20)

Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...
Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...
Chiến lược marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bá...
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tảiĐề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
 
Phân tích chiến lược chiêu thị của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
Phân tích chiến lược chiêu thị của Công ty Cổ phần Dược phẩm PharmacityPhân tích chiến lược chiêu thị của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
Phân tích chiến lược chiêu thị của Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
 
giai_phap_thuc_day_ban_cac_mat_hang-cua-masan.pdf
giai_phap_thuc_day_ban_cac_mat_hang-cua-masan.pdfgiai_phap_thuc_day_ban_cac_mat_hang-cua-masan.pdf
giai_phap_thuc_day_ban_cac_mat_hang-cua-masan.pdf
 
Đề tài: Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm, HAY, 8 điểm!
Đề tài: Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm, HAY, 8 điểm!Đề tài: Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm, HAY, 8 điểm!
Đề tài: Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm, HAY, 8 điểm!
 
Thực Trạng Xây Dựng Thương Hiệu Của Các Dnvvn Ở Nước Ta (Ứng Dụng Trong Phát ...
Thực Trạng Xây Dựng Thương Hiệu Của Các Dnvvn Ở Nước Ta (Ứng Dụng Trong Phát ...Thực Trạng Xây Dựng Thương Hiệu Của Các Dnvvn Ở Nước Ta (Ứng Dụng Trong Phát ...
Thực Trạng Xây Dựng Thương Hiệu Của Các Dnvvn Ở Nước Ta (Ứng Dụng Trong Phát ...
 
Đồ án Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing cho ...
Đồ án Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing cho ...Đồ án Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing cho ...
Đồ án Quản trị Marketing Phân tích việc thực hiện chương trình marketing cho ...
 
Tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể Nivea
Tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể NiveaTiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể Nivea
Tiểu luận xây dựng kế hoạch kinh doanh cho sữa dưỡng thể Nivea
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà...
 
N3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docx
N3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docxN3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docx
N3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docx
 
Đề tài: Chiến lược Marketing của Công ty CP Hoá dầu Petrolimex
Đề tài: Chiến lược Marketing của Công ty CP Hoá dầu PetrolimexĐề tài: Chiến lược Marketing của Công ty CP Hoá dầu Petrolimex
Đề tài: Chiến lược Marketing của Công ty CP Hoá dầu Petrolimex
 
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt Xuân
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt XuânHoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt Xuân
Hoàn thiện công tác quản trị marketing tại công ty Việt Xuân
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác marketing mix tại công ty ...
 
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kênh phân phối của Công ty TNHH Vĩnh...
 
Đề tài: Phân tích chiến lược Marketing tại công ty cổ phần điện thọại di động...
Đề tài: Phân tích chiến lược Marketing tại công ty cổ phần điện thọại di động...Đề tài: Phân tích chiến lược Marketing tại công ty cổ phần điện thọại di động...
Đề tài: Phân tích chiến lược Marketing tại công ty cổ phần điện thọại di động...
 
Khoá Luận Hoàn Thiện Hệ Thống Kênh Phân Phối Nông Sản Tại Công Ty Sản Xuấ...
Khoá Luận Hoàn Thiện Hệ Thống Kênh Phân Phối Nông Sản Tại Công Ty Sản Xuấ...Khoá Luận Hoàn Thiện Hệ Thống Kênh Phân Phối Nông Sản Tại Công Ty Sản Xuấ...
Khoá Luận Hoàn Thiện Hệ Thống Kênh Phân Phối Nông Sản Tại Công Ty Sản Xuấ...
 
Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm trong nước tại xí nghiệp dược ph...
Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm trong nước tại xí nghiệp dược ph...Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm trong nước tại xí nghiệp dược ph...
Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dược phẩm trong nước tại xí nghiệp dược ph...
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa NamBáo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam
 
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam.Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Tin Học Khoa Nam.
 
Đề tài tốt nghiệp: Chiến lược MAKETING công ty bất động sản Gia Nguyễn
Đề tài tốt nghiệp: Chiến lược MAKETING công ty bất động sản Gia NguyễnĐề tài tốt nghiệp: Chiến lược MAKETING công ty bất động sản Gia Nguyễn
Đề tài tốt nghiệp: Chiến lược MAKETING công ty bất động sản Gia Nguyễn
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chileluanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Namluanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMluanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửluanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdomluanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viênluanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conandoluanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Langluanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffeeluanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam

  • 1. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 1 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY PEPSICO VIỆT NAM MÃ TÀI LIỆU: 80836 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com
  • 2. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 2 LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi ra đời cho đến nay, Marketing đã tự khẳng định mình như là một khoa học quản lý hiện đại. Với lý luận cơ bản là nhấn mạnh vào nhu cầu của khách hàng, Marketing đã theo sát sự biến động của thị trường để đề ra các chính sách thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng đồng thời thoả mãn mục tiêu của doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược Marketing là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả nhất ba mục tiêu: lợi nhuận, vị thế và an toàn. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp đó phải tiến hành huy động mọi nguồn lực, phải biết điều hành tổng hợp mọi yếu tố nhằm đạt được mục tiêu đã định sẵn. Thông qua chiến lược Marketing, doanh nghiệp có thể phát huy hết nội lực hướng vào những cơ hội hấp dẫn trên thị trường và vì thế sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh trong quá trình mở cửa và tự do hóa nền kinh tế. Vai trò của chiến lược Marketing nói chung đã không còn mới mẻ nữa nhưng thực hiện các hoạt động chiến lược đó như thế nào để có hiệu quả nhất lại là mối trăn trở quan tâm của các nhà quản trị kinh doanh Với đề tài: “Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty Pepsico Việt Nam”. Nhóm chúng tôi cố gắng đưa ra những giải pháp để hoàn thiện thêm chiến lược của công ty. Nội dung của phần xây dựng truyền thông gồm 3 phần: Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP Phần 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING Phần 3: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING Với trình độ và kiến thức có hạn nên chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn. Cuối cùng, nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Thầy Phan Hồng Tuấn đã hướng dẫn, giúp chúng tôi hoàn thành chuyên đề này.
  • 3. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 3 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Biểu tượng pepsico........................................................................................25 Hình 2.2. Logo Pepsico qua các thời kỳ........................................................................26 Hình 2.3. Các sản phẩm hiện nay của pepsico ..............................................................36 Hình 2.4 Hoạt động phân phối rộng khắp của Pepsi.....................................................38 Hình 2.5. Phân phối cùng các sản phẩm fast food ........................................................39 Hình 2.6. Hình ảnh quảng cáo của pepsico ...................................................................41 Hình 3.1. Dối thủ cạnh tranh của pepsico .....................................................................29 Hình 3.2. Hoạt động quảng cáo bằng thể thao của pepsi ..............................................49
  • 4. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 4 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 DANH MỤC HÌNH VẼ.................................................................................................3 MỤC LỤC ......................................................................................................................4 Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP..........................................................................................6 1.1. Khái niệm Marketing và vai trò của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp..............................................................................................................................6 1.1.1. Khái niệm Marketing........................................................................................6 1.1.2. Vai trò của Marketing ......................................................................................7 1.2 Chiến lược Marketing .............................................................................................9 1.2.1. Các cấp chiến lược trong công ty.....................................................................9 1.2.2. Khái niệm chiến lược Marketing...................................................................11 1.2.3. Vai trò của chiến lược Marketing..................................................................13 1.3. Qui trình hoạch định chiến lược Marketing......................................................14 Sơ đồ 2: Qui trình hoạch định chiến lược Marketing ................................................14 1.3.1. Phân tích môi trường marketing ...................................................................14 1.3.2. Mục tiêu chiến lược marketing......................................................................15 1.3.3. Xây dựng chiến lược Marketing ....................................................................15 Phần 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING........................................25 2.1. Giới thiệu về công ty nước giải khát Pepsio Việt Nam......................................25 2.1.1. Giới thiệu chung.............................................................................................25 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................26 2.1.3. Viễn cảnh, sứ mệnh........................................................................................27 2.1.4. Phân tích môi trường Marketing...................................................................27 2.1. Phân tích môi trường bên trong..........................................................................31 2.2.1 Mô hình Swot..................................................................................................31 2.2.2 Phân tích mô hình Swot. .................................................................................32 2.3. Chiến lược kinh doanh của công ty.....................................................................33 2.4. Chiến lược Marketing hiện tại của công ty........................................................36 2.4.1. Chiến lược sản phẩm......................................................................................36 2.4.2. Chiến lược phân phối.....................................................................................38
  • 5. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 5 2.4.3 Chiến lược giá..................................................................................................39 2.4.4. Chiến sách truyền thông ................................................................................40 2.5. Đánh gía chính sách Marketing của công ty......................................................42 2.5.1. Ưu điểm:..........................................................................................................42 2.5.2 Nhược điểm......................................................................................................43 Phần 3: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING .........................................45 3.1. Hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty..................................................45 3.1.1 Chiến lược về sản phẩm..................................................................................45 3.1.2. Chiến lược về giâ............................................................................................47 3.1.3. Chiến lược về phân phối. ...............................................................................48 3.1.4. Chiến lược về truyền thông cổ động..............................................................48 KẾT LUẬN ..................................................................................................................52 LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ......................................................................53
  • 6. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 6 Phần 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm Marketing và vai trò của Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Marketing Trong thập niên qua, nền kinh tế thế giới đã thay đổi một cách mạnh mẽ dưới sức ép của tòan cầu hóa, sự phát triển vũ bão của công nghệ và sự mở cửa của các thị trường mới. Toàn cầu hóa là một cơ hội phát triển kinh doanh mà các tập đoàn lớn trên thế giới không thể bỏ qua, bởi họ có lợi thế về nguồn lực và là người đi trước họ có lợi thế thông qua việc đặt ra luật chơi. Sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã xóa đi mọi rào cản về không gian và địa lý. Khách hàng giờ đây có nhiều quyền hơn trước đây. Nhờ vào công nghệ họ có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm tốt hơn, từ đó họ có nhiều sự lựa chọn hơn. Công nghệ cũng đã giúp rút ngắn thời gian mà một ý tưởng cần có để thể trở thành một sản phẩm sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Mặt khác, công nghệ cũng đã đặt ra một thách thức cho các doanh nghiệp: tuổi thọ của sản phẩm trên thị trường bị rút ngắn. Từ chỗ sân ai nấy đá thành sân chung mà mọi người ai muốn đá cũng vào đá được, tòan cầu hóa đã thay đổi bản chất của họat động kinh doanh, từ chỗ tập trung sản xuất ra sản phẩm tốt nhất, rẻ nhất có thể được, doanh nghiệp đã phải dịch chuyển sự chú tâm của mình ra thị trường. Đơn giản là vì họ muốn khách hàng tin dùng và mua sản phẩm của họ hơn là của đối thủ cạnh tranh. Và để làm được việc đó doanh nghiệp cần phải hiểu nhu cầu của khách hàng tốt hơn, họ cần truyền thông tốt hơn về sản phẩm của họ, và họ cần xây dựng quan hệ gắn bó lâu dài giữa thương hiệu với nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Chính vì những lý do trên, Marketing ngày càng trở nên một chức năng quan trọng trong các doanh nghiệp. Nhưng marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng. Có rất nhiều định nghĩa về Marketing:
  • 7. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 7 • Theo hiệp hội Marketing của Mỹ: “Marketing là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm hướng vào dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu thụ hoặc người sử dụng”. • Theo Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”. • Theo Chartered Institute of Marketing: “Marketing là 1 tiến trình quản trị để nhận diện, đoán trước và thỏa mãn những nhu cầu có ích của khách hàng”. Định nghĩa của CIM đưa ra không chỉ ở nhận diện được nhu cầu của khách hàng mà còn phải thỏa mãn được chúng ( ngắn hạn) và đoán trước được những nhu cầu này trong tương lai. ( dài hạn) • Theo Adcock “Đúng sản phẩm, ở đúng nơi, đúng thời điểm và đúng giá”. Đây là định nghĩa gọn gàng và thực tế được sử dụng theo 4P của McCarthy • Theo Palmer: “Marketing thực chất là sự sắp xếp những nguồn lực của tổ chức để họ đáp ứng được những nhu cầu thay đổi của khách hàng những người mà phụ thược vào tổ chức” Đây là định nghĩa hiện đại hơn và rất thức tế nhìn thấy được sự kết nối giữa năng lực tiềm tàng của tổ chức và nhu cầu Thực chất Marketing là những phân tích về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về công ty, kết hợp những hiểu biết này vào toàn bộ những hiểu biết về phân đoạn hiện tại là gì, quyết định mục tiêu vào những phân đoạn có lợi nhất, định vị sản phẩm, và sau đó làm những gì cần thiết để thực hiện được định vị đó. Tóm lại, sự khác nhau giữa các định nghĩa này chỉ ở quan điểm, góc độ nhìn nhận về marketing nhưng tất cả đều đúng. Tất cả những định nghĩa trên đều cố thể hiện bản chất của Marketing: • Marketing đề cập đến đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng • Marketing là một chức năng kinh doanh, nó không phải là một cái gì đó hoạt động riêng lẻ tách ra khỏi những hoạt động khác của doanh nghiệp • Marketing đề cập đến việc thấu hiểu khách hàng và tìm cách cung cấp những sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng yêu cầu của họ. 1.1.2. Vai trò của Marketing Ta có thể thấy việc tiêu thụ và kích thích tiêu thụ là một trong những bộ phận của hoạt động Marketing. Do vậy việc thực hiện tốt các khâu khác của hoạt động
  • 8. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 8 Marketing sẽ hỗ trợ phối hợp và thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm và kích thích tiêu thụ. Một trong những mục tiêu của của hoạt động Marketing là tiêu thụ được nhiều sản phẩm với doanh thu cao và chi phí thấp thông qua việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Từ duy trì được sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp càng ngày càng có chỗ đứng trong lòng khách hàng do vậy sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng ưu tiên lựa chọn, kết quả là số lượng sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp tieu thụ ngày càng nhiều, lợi nhuận doanh nghiệp thu được càng lớn. Theo ông Peter Drucker một trong những nhà lý luận chủ chốt về các vấn đề quản lý đã nhận xét rằng : “Mục đích của Marketing không cần thiết là đẩy mạnh tiêu thụ. Mục đích của nó là nhận biết và hiểu khách hàng kỹ đến mức độ hàng hóa và dịch vụ sẽ đáp ứng đúng thị hiếu và tự nó tiêu thụ được”. Điều này không có nghĩa việc kích thích tiêu thụ không còn ý nghĩa nữa mà nói đúng hơn nó trở thành bộ phận của Marketing Mix. Và nhận xét trên đã cho thấy vai trò to lớn của hoạt động Marketing, cho thấy vị trí của nó và ảnh hưởng quyết định đến quá trình tiêu thụ. Trong nền kinh tế, doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế nó được ví như một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Để tồn tại và phát triển cơ thể ấy cần phải trao đổi chất với môi trường bên ngoài - thị trường. Quá trình này diễn ra càng nhanh với quy mô càng lớn thì cơ thể đó càng khỏe mạnh. Ngược lại nếu quá trình trao đổi đó diễn ra yếu ớt thì cơ thể đó què quặt yếu ớt. Hoạt động Marketing chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường đồng thời nó cũng kết nối các hoạt động khác của doanh nghiệp theo thị trường, lấy nhu cầu thị trường và ước muốn của khách hàng là chỗ dựa vững chắc cho mọi quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu cơ bản thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp đó là lợi nhuân, để thực hiện được điều này doanh nghiệp cần tiêu thụ sản phẩm do vậy tất yếu phải hướng ra thị trường. Điều này không chỉ đơn thuần như lâu nay các nhà quản trị doanh nghiệp cần nghĩ là chỉ giao vài hoạt động hướng ra thị trường như: tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, hoặc giao việc chế tạo bao bì thật đẹp cho phòng kế hoạch hoặc phòng kỹ thuật thực hiện, phong tiêu thụ áp dụng những biện pháp bán hàng mới, phòng kinh doanh quy định giá bán và quảng cáo sản phẩm thì đã bao hàm đầy đủ các nội dung của hoạt động Marketing. Tuy nhiên mục tiêu lớn nhất của hoạt động
  • 9. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 9 Marketing là đảm bảo sản xuất và cung cấp những mặt hàng hấp dẫn cho thị trường mục tiêu. Nhưng sự thành công của chiến lược và chính sách Markeing còn phụ thuộc vào sự vận hành của các chức năng khác trong cong ty. Và các hoạt động khác trong công ty không vì mục tiêu của hoạt động Marketing thông qua các chiến lược cụ thể để nhắm vào khách hàng - thị trường cụ thể thì những hoạt động đó cũng trở nên mò mẫm mất phương hướng. Tóm lại, Marketing đã tác động đến đời sống của mỗi con người trong xã hội, nó được áp dụng rất nhiều trong các lĩnh vực ngoài kinh tế. Nó không chỉ thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạt động kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực phi thương mại. Nó trở thành chìa khóa dẫn đến thành công của nhiều doanh nghiệp trong việc tăng khả năng tiêu thụ và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp 1.2 Chiến lược Marketing 1.2.1. Các cấp chiến lược trong công ty Chiến lược có thể phân chia theo ba cấp độ: cấp công ty, cấp đơn vị kinh doanh và cấp chức năng. 1.2.1.1. Chiến lược cấp công ty Chiến lược cấp doanh nghiệp liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp ứng được những kỳ vọng của các cổ đông. Chiến lược cấp doanh nghiệp là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của tổ chức. Công ty đã đang và sẽ hoạt động trong ngành kinh doanh hoặc những ngành kinh doanh nào? Và công ty sẽ quản lý các hoạt động kinh doanh đó ra sao? - Chiến lược tập trung vào một lĩnh vực kinh doanh riêng lẻ: giúp công ty có thể tập trung vào các nguồn lực vật chất, công nghệ, tài chính, quản trị tổng quát và các năng lực cạnh tranh của mình để cạnh tranh thắng lợi trên một lĩnh vực. Tập trung vào một hoạt động kinh doanh riêng lẻ có một lợi thế khác là công ty sẽ gắn chặt hơn vào công việc của mình. Tuy nhiên, theo đuổi chiến lược này công ty có thể bỏ mất các cơ hội tạo giá trị và sinh ra lợi nhuận cao hơn nhờ đưa các nguồn lực và năng lực của công ty sang các hoạt động khác. - Chiến lược hội nhập dọc nghĩa là công ty đang sản xuất các đầu vao cho chính mình ( hội nhập về phía sau, hay ngược chiều ) hoặc phát tán các đầu ra cho chính mình( hội nhập về phía trước, hat cuôi chiều). Hội nhập dọc cho phép một công ty để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc giúp tạo ra các rào cản nhập cuộc, thúc đẩy
  • 10. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 10 đầu tư vào các tài sản chuyên môn hóa, bảo vệ chất lượng sản phẩm, và giúp cải thiện việc hoạch định giữa các giai đoạn riêng lẻ trong chuỗi giá trị. Bất lợi của hội nhập dọc bao gồm các bất lợi chi phí khi các nguồn cung cấp nội bộ của công ty có chi phí cao, và thiếu tính mềm dẻo khi công nghệ đang thay đổi nhanh hơn khi nhu cầu không chắc chắn. - Chiến lược đa dạng hóa:Chiến lược này thường hướng đến mục tiêu gia tăng giá trị, làm tăng sức mạnh thị trường tương đối so với đối thủ. Đa dạng hóa cũng là để mở rộng phạm vi của tổ hợp các đơn vị kinh doanh, phần nào giảm bớt rủi ro. Đa dạng hóa có thể tạo ra giá trị thông qua việc theo đuổi một chiến lược tái cấu trúc, chuyển giao năng lực và thể hiện tính kinh tế về phạm vi. Chi phí quản lý của đa dạng hóa là một hàm số của số lượng các đơn vị kinh doanh độc lập trong công ty và phạm vi kết hợp giữa các đơn vị kinh doanh này. 1.2.1.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh ( SBU) Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành động giúp doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của họ vào những thị trường ( đoạn thị trường) cụ thể. Vấn đề cơ bản mà mỗi doanh nghiệp cẩn giải quyết khi lựa chọn chiến lược cấp đơn vị kinh doanh đó là; họ sẽ cung cấp cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ nào; cách thức tạo ra các sản phẩm và dịch vụ ấy; và làm cách nào đưa các sản phẩm và dịch vụ đó đến với khách hàng. Chiến lược kinh doanh phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngành kinh doanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ các nguồn lực hiệu quả. Tâm điểm của sự phát triển một chiến lược cạnh tranh chung là các lựa chọn liên quan đến sự phân biệt sản phẩm, phân đoạn thị trường và khả năng khác biệt hóa. Sự kết hợp của ba lựa chọn này tạo ra dạng cụ thể của chiến lược kinh doanh chung được công ty sử dụng. Đó là: - Chiến lược dẫn đạo chi phí là tổng thể các hành động nhằm cung cấp các sản phẩm hay dịch vụ có các đặc tính được khách hàng chấp nhận với chi phí thấp nhất trong mối quan hệ với tất cả các đối thủ cạnh tranh. Tù đó giành được một lợi thế chi phí đáng kể so với đối thủ cạnh tranh khác để cuối cùng chuyển thành các công cụ hấp dẫn khách hàng giành thị phần lớn hơn.Với sự thành công của chiến lược này, người dẫn đạo chi phí sẽ có được 2 lợi thế cạnh tranh: có thể đòi hỏi mức giá thấp hơn so với
  • 11. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 11 đối thủ cạnh tranh mà vẫn có được cũng mức lợi nhuận, bởi vì chi phí thấp hơn; và lợi thế thứ hai là người dẫn đạo có thể trụ vững hơn xo với đối thủ cạnh tranh khi số các đối thủ trong ngành tăng và buộc các công ty cạnh tranh giá. - Chiến lược tạo sự khác biệt: mục tiêu của chiến lược này là để đạt được lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách tạo ra các sản phẩm ( hàng hóa hay dịch vụ) mà đuợc khách hàng nhận thấy là độc đáo về một vài đặc tính quan trọng. Công ty tạo sự khác biệt cố thõa mãn nhu cầu khách hàng theo cách thức mà các đối thủ cạnh tranh không thể làm với ý định sẽ đòi hỏi mức giá tăng thêm - Chiến lược tập trung: Chiến lược này hướng đến trực tiếp phục vụ nhu cầu của nhóm hay phân đoạn khách hàng hạn chế. Một chiến lược tạp trung sẽ hướng vào ke hỡ thị trường cụ thể mà nó xác định về phương diện địa lý, loại khách hàng hay bởi phân đoạn của tuyến sản phẩm. Có hai dạng của chiến lược tập trung: chiến lược chi phí thấp tập trung và chiến lược khác biệt tập trung. 1.2.1.3. Chiến lược chức năng. Chiến lược chức năng liên quan tới việc từng bộ phận chức năng trong tổ chức (R&D, Hậu cần, Sản xuất, Marketing, Tài chính, ...) được tổ chức như thế nào để thực hiện được phương hướng chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp và từng SBU trong doanh nghiệp Chiến lược chức năng là một lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương thức hành động ngắn hạn được các lĩnh vực chức năng sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của tổ chức. 1.2.2. Khái niệm chiến lược Marketing 1.2.2.1. Khái niệm Để tiến hành kinh doanh có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh và tối ưu hóa lợi nhuận. Công ty cần tiến hành khai thác thông tin về nhu cầu người tiêu dùng đối với sản phẩm mình đang kinh doanh và các đối thủ hiện có và tiềm năng trên thị trường. Căn cứ vào lượng thông tin thu thập ở trên công ty tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường trọng điểm và sử dụng phối hợp các công cụ Marketing. Bằng việc thiết lập chiến lược Marketing, các hoạt động Marketing của công ty được thực hiện theo một quy trình có hướng đích cụ thể phù hợp với những đặc điểm thị trường của công ty. Chiến lược Marketing của công ty được hiểu như sau:
  • 12. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 12 Theo Philip Kotler “Chiến lược là hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình. Nó bao gồm các chiến lược cụ thể đối với các thị trường mục tiêu, đối với Marketing-mix, và chi phí cho Marketing” Chiến lược marketing được xem là một chiến lược chức năng, nó được phát triển ở cấp đơn vị kinh doanh. Chiến lược marketing là sự lý luận (logic) marketing nhờ đó một đơn vị kinh doanh hi vọng đạt được các mục tiêu của mình. Chiến lược marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trường mục tiêu, marketing – mix và ngân sách marketing. 1.2.2.2. Những căn cứ để xây dựng chiến lược Marketing Do chịu tác động của nhiều yếu tố, nên khi xây dựng chiến lược Marketing phải xuất phát từ nhiều căn cứ. Có ba căn cứ chủ yếu mà người ta gọi là tam giác chiến lược đó là: căn cứ vào khách hàng, căn cứ vào khả năng của doang nghiệp, căn cứ vào đối thủ cạnh tranh. Hay còn gọi là chiến lược ba C vì ba chủ thể này trong tiếng Anh bắt đầu bằng chữ C (Company, Customer, Competitor). Ý nghĩa cơ bản ở đây là: khi xây dựng chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp phải quan tâm đến việc dùng thực lực của mình để thoả mãn tốt nhu cầu thị trường, đồng thời vừa phải hết sức làm cho bản thân mình có sự khác biệt một cách hữu hiệu với đối thủ cạnh tranh. Khách hàng là cơ sở cho mọi chiến lược. Căn cứ vào khách hàng: Để tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải chiếm được một số lượng khách hàng nhất định, một phần nào đó của thị trường. Không chiếm được khách hàng thì doanh nghiệp không có đối tượng để phục vụ và do đó không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh. Do đó khách hàng là mọi cơ sở cho mọi chiến lược, là yếu tố xuyên suốt quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược Marketing của bất cứ doanh nghiệp nào. Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp: khai thác các nguồn lực của doanh nghiệp là một trong các yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có điểm mạnh điểm yếu. Do đó doanh nghiệp phải nghiên cứu những điểm mạnh và điểm yếu của mình đồng thời nghiên cứu những điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để phát huy được điểm
  • 13. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 13 mạnh của mình, khắc phục những điểm yếu và đưa ra những kế hoạch chính sách phù hợp. Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh: cơ sở của căn cứ này là so sánh khả năng của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế. Lợi thế của doanh ghiệp thể hiện ở 2 góc độ: lợi thế hữu hình có thể định lượng được là: tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ,...;lợi thế vô hình là lợi thế không định lượng được như uy tín của doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm nổi tiếng, tài năng quản trị của ban lãnh đạo, bầu không khí trong nội bộ công ty...thông qua phân tích điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh và của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược Marketing phù hợp. 1.2.3. Vai trò của chiến lược Marketing Chiến lược Marketing và Marketing hỗn hợp là hoạt động hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm những thông tin hữu ích về thị trường, có điều kiện mở rộng thị trường và tăng quy mô kinh doanh. Các công cụ Marketing giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường tăng thị phần, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ bằng cách nâng cao khả năng cạnh tranh và làm thõa mãn nhu cầu khách hàng. Nhờ có chiến lược Marketing các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện một cách đồng bộ, doanh nghiệp sẽ tiếp cận với thị trường tiềm năng, chinh phục và lôi kéo khách hàng và có thể nói rằng chiến lược Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp gần hơn với thị trường Quản trị chiến lược Marketing sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục đích và hướng đi cụ thể là việc xây dựng các chiến lược Marketing Mix cho thị trường mục tiêu. Hoạch định chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp nắm vững cơ hội, nguy cơ, hiểu rõ những điểm mạnh điểm yếu của mình trên cơ sở đó có thể đối phó với những biến động của thị trường và có được những chiến lược thích hợp. Vai trò của chiến lược Marketing chỉ có thể đạt được nếu doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch Marketing hợp lý, tức là có dự gắn kết chặt chẽ của chiến lược Marketing mix, của mọi bộ phận cá nhân hướng về thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Xây dựng một chiến lược Marketing đúng hướng tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt nhiệm vụ. Hoạch định chiến lược marketing là một tiến trình quản trị, nhằm phát triển và duy trì sự thích nghi chiến lược giữa một bên là các mục tiêu và khả năng của doanh
  • 14. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 14 nghiệp, và bên kia là các cơ hội marketing đầy biến động. Nó dựa vào triển khai một ý định kinh doanh vững chắc, mục tiêu marketing phù hợp, trên cơ sở phân tích môi trường marketing (sản phẩm, thị trường và cạnh tranh), thiết lập những chiến lược hoạt động có tính chất liên kết. 1.3. Qui trình hoạch định chiến lược Marketing Sơ đồ 2: Qui trình hoạch định chiến lược Marketing 1.3.1. Phân tích môi trường marketing Sự thành công về marketing tùy thuộc vào việc xây dựng chiến lược và các chính sách marketing đúng đắn phù hợp với những thay đổi của môi trường marketing. Môi trường marketing tiêu biểu cho một loạt các thế lực không thể kiểm soát được mà doanh nghiệp phải dựa vào đó để xây dựng chiến lược và chính sách marketing thích hợp. Theo Philip Kotler, môi trường marketing của một doanh nghiệp bao gồm những tác nhân và những lực lượng nằm ngoài chức năng quản trị marketing của doanh nghiệp và tác động đến khả năng quản trị marketing của doanh nghiệp và tác Nhu cầu và hành vi khách hàng Mục tiêu, nguồn lực công ty Đối thủ cạnh tranh hiện tại, tương lai s swot S W O T Thị trường mục tiêu Sản phẩm Giá Truyền thông Phân đoạn thị trường Vị trí và sự khác biệt của công ty Mục tiêu Marketing Phân phối
  • 15. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 15 động đến khả năng quản trị marketing, trong việc phát triển cũng như duy trì các trao đổi có lợi đối với khách hàng mục tiêu.môi trường marketing được phân chia thành hai nhóm: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. 1.3.2. Mục tiêu chiến lược marketing Mục tiêu của chiến lược marketing thể hiện ở các chỉ tiêu cơ bản : sản lượng tiêu thụ, doanh thu, thị phần, …mà chiến lược marketing đó cần đạt được,và được xác định căn cứ vào: • Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. • Các kết quả từ phân tích môi trường • Các khả năng và nguồn lực hoạt động marketing . 1.3.3. Xây dựng chiến lược Marketing 1.3.3.1 Lựa chọn các thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm a. Lựa chọn thị trường mục tiêu Các doanh nghiệp cần xác định rõ khách hàng của mình là ai? họ có nhu cầu và mong muốn gì cần được thỏa mãn? chiến lược marketing cần được xây dựng cho từng nhóm khách hàng hay là chung cho tất cả khách hàng ? điều đó chỉ được trả lời thông qua việc phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. Công việc này được tiến hành qua các bước sau: - Đo lường và dự báo nhu cầu Doanh nghiệp cần tiến hành ước lượng nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai của sản phẩm, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đó. Vấn đề này có ý nghiã đặc biệt quan trọng đối với quyết định về quy mô và cách thức thâm nhập thị trường . - Phân đoạn thị trường Các nhà marketing đều thừa nhận rằng người tiêu thụ trong thị trường đều mang tính không đồng nhất, có thể phân nhóm theo nhiều cách khác nhau. Nhóm người tiêu thụ có thể lập ra bằng cách dựa trên thông số địa lý, dân số học, thông số tâm lý đồ học và thông số hành vi học. Tiến trình phân khách hàng thành các nhóm để làm nổi rõ sự khác biệt về nhu cầu, tính cách, hoặc hành vi được gọi là sự phân khúc thị trường. Mỗi thị trường đều được tạo ra từ những khúc tuyến thị trường. - Lựa chọn thị trường mục tiêu
  • 16. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 16 Một doanh nghiệp có thể chọn lựa để tiến nhập vào một hoặc nhiều khúc tuyến của một thị trường nhất định nào đó. Tuy nhiên hầu hết các doanh nghiệp đều thâm nhập vào một thị trường mới bằng cách phục vụ một khúc tuyến duy nhất, và nếu việc làm này cho thấy thành công, họ tiến nhập thêm vào các khúc tuyến khác, rồi bao trải theo hàng dọc hoặc hàng ngang. Sự thâm nhập không mang tính chất ngẫu nhiên mà đi theo một kế hoạch chủ động. Các doanh nghiệp nhỏ thành công thường xác định rằng, chỉ một lượng nhỏ khách hàng sẽ mua sản phẩm hay dịch vụ của họ. Vì thế, nhiệm vụ của họ là xác định, càng chính xác càng tốt, những khách hàng tiềm năng đó đồng thời “xoáy ” các chiến dịch marketing cũng như đầu tư nghiêm túc tiền bạc và công sức tới mạng lưới khách hàng tiềm năng đó. Việc lựa chọn một phân đoạn để thâm nhập phải xem xét ba yếu tố: quy mô và mức tăng trưởng của từng phân đoạn, tính hấp dẫn về quy mô, cơ cấu và phù hợp với khả năng marketing của doanh nghiệp. b. Định vị sản phẩm Định vị trí sản phẩm trên thị trường mục tiêu là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp sao cho nó có thể chiếm được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần phải tiến hành định vị để xác định các lợi thế cạnh tranh về sản phẩm so với đối thủ, nhằm xây dựng chiến lược marketing có khả năng tạo ra nhiều lợi thế hơn cho doanh nghiệp, trong việc thõa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng , cũng như góp phần thành đạt các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần xác định vị trí nhãn hiệu sản phẩm so với các nhãn hiệu cạnh tranh, có nghĩa là tạo ra sự đánh giá, nhìn nhận và phân biệt rõ ràng của khách hàng về nhãn hiệu của doanh nghiệp, những lợi thế của sản phẩm trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng so với các sản phẩm cạnh tranh . Vì vậy doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng sản phẩm của mình chiếm một vị trí đặc biệt về một hoặc một số thuộc tính nào đó trong tâm trí khách hàng ở phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp muốn hướng đến. 1.3.3.2. Chiến lược Marketing Marketing Mix (4P) thường được dùng để triển khai cụ thể chiến lược marketing vào từng (phân khúc) thị trường thông qua sản phẩm, kênh, truyền thông và
  • 17. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 17 giá. Chìa khóa thành công của các doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược marketing dựa trên bộ khung 4Ps là họ phải nhận ra rằng khách hàng là trọng tâm, thị trường mục tiêu (Target market) là trọng tâm trong khi 4Ps xoay quanh nó a. Chiến lược sản phẩm Một chiến lược marketing được xây dựng trên bộ khung 4Ps sẽ bắt đầu từ chính sách về sản phẩm. Đây là một điều hợp lý vì điều thiết yếu nhất của một doanh nghiệp là phải có một sản phẩm hoặc dịch vụ để đưa ra thị trường. Sản phẩm là tất cả những cái gì có thể đưa ra thị trường để tạo ra sự chú ý , mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn một chu cầu hay mong muốn. Sản phẩm có thể là những vật thể hữu hình, những dịch vụ mang tính vô hình , những địa điểm (cho thuê địa điểm, thuê mặt bằng hoạt động kinh doanh), những phát minh, sáng chế, những tổ chức hay nhưng ý nghĩ. Khi tạo ra sản phẩm, các doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ về 3 mức độ của nó nhằm thoả mãn những mong đợi của người tiêu dùng. Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược Marketing, là yếu tố cơ bản đầu tiên mà doanh nghiệp quyết định tung ra thị trường mục tiêu để phù hợp với khách hàng tiềm năng có khả năng tiêu thụ. Chỉ khi hình thành chính sách sản phẩm, doanh nghiệp mới có phương hướng đảm bảo đáp ứng những sản phẩm mà thị trường yêu cầu. Nếu chính sách sản phẩm không đảm bảo một sự tiêu thụ chắc chắn hay không đảm bảo một thị trường chắc chắn thì hoạt động tiêu thụ sẽ rất mạo hiểm và có thể dẫn đến thất bại. Chính sách sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp thự hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh như lợi nhuận, vị thế và an toàn. Nội dung cụ thể của chiến lược sản phẩm bao gồm: - Xác định khối lượng, danh mục những sản phẩm đưa vào tiêu thụ trên thị trường. - Nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới b. Chiến lược giá cả Giá cả là một trong bốn tham số Marketing hỗn hợp cơ bản. Trong kinh doanh giá cả là một công cụ có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp cần sử dụng một cách khoa học để thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh. Giá cả có tầm quan trọng rất lớn.
  • 18. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 18 - Đối với khách hàng: là cơ sở để quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác, giá cả là đòn bẩy kích thích tiêu dùng - Đối với doanh nghiệp: giá cả là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định doanh số và lợi nhuận; gián tiếp thể hiện chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng đến chương trình marketing chung. - Tầm vĩ mô: giá cả là người chỉ đạo hệ thống kinh tế, có ảnh hưởng đến sự phân phối các yếu tố sản xuất; lạm phát, lãi suất ngân hàng HIện nay trên thị trường, ngoài cạnh tranh bằng giá cả còn có cạnh tranh dựa vào chất lượng, bằng dịch vụ... nhưng giá cả vẫn đóng một vai trò quan trọng. Hàng hóa sẽ không tiêu thụ được nếu giá cả không được người tiêu dùng chấp nhận. Người tiêu dùng luôn luôn quan tâm đến giá cả hàng hóa, do vậy các định một chính sách giá đúng có vai trò sống còn đối với bât kỳ doanh nghiệp nào. Các quyết định về giá cả có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động tiêu thụ, doanh nghiệp phải xác định giá cả đáp ứng các mục tiêu chiến lược Marketing, do đó các mức giá phải được định ra trên cơ sỏ các mục tiêu đã được xác định rõ ràng tùy theo các giai đoạn trong chu kỳ sống sản phẩm, các nguồn lực của doanh nghiệp, vị thế của doanh nghiệp, tính chất cạnh tranh trên thị trường để đưa ra các mục tiêu định giá phù hợp. Sau khi lựa chọn mục tiêu cho chiến lược giá doanh nghiệp phải lựa chọn chính sách giá phù hợp. Tóm lại, chiến lược giá đối với doanh nghiệp là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nó vừa là khoa học nghệ thuật vữa là kỹ thuật có tính tiểu xảo. Tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh của thị trường cũng như của doanh nghiệp mà có các chính sách định giá khác nhau c. Chiến lược phân phối Phân phối là toàn bộ công việc để đưa một sản phẩm/dịch vụ từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng có nhu cầu, bảo đảm về thời gian, số lượng, chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, chất lượng… mà người tiêu dùng mong muốn. Phân phối là cầu nối giúp nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho khách hàng: đúng sản phẩm, thời điểm, địa điểm, đúng kênh, luồng hàng. Doanh nghiệp tập trung sản phẩm, tổ chức điều hành vận chuyển tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro thiệt hại. Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phối như là một trong những biến số Marketing tạo
  • 19. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 19 nên lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp tổ chức và hoạt động phân phối thông qua các kênh phân phối • Các loại kênh phân phối Trong chiến lược Marketing, việc lựa chọn phương thức phân phối nào được coi là vấn đề có tính chất trọng tâm, bởi vì đây là lúc chuyển giao quyền sở hữu từ người sản xuất sang người tiêu dùng. Có nhiều phương thức tiêu thụ phân phối sản phẩm. Tuy nhiên việc áp dụng phương thức này hay phương thức khác là do đặc tính sản phẩm, mục đích sử dụng chúng, khối lượng mua bán nhiều hay ít, điều kiện giao nhận, vận chuyển hàng hóa giữa người mua và người bán quyết định • Kênh phân phối trực tiếp: là hình thức doanh nghiệp bán thẳng hàng hóa sản phẩm cho người tiêu thụ cuối cùng không qua các khâu trung gian Sơ đồ 4: Kênh phân phối trực tiếp - Ưu điểm : + Tăng cường quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, kịp thời chuẩn xác thu được thông tin thị trường + Nhà sản xuất trực tiếp giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng, phục vụ sau bán hàng gây được tín nhiệm xây dựng quần thể thị trường ổn định + Rút ngắn thời gian chu chuyển sản phẩm, giảm tiêu hao + Giảm phí trung chuyển + Có lợi cho nhà sản xuất khống chế giá cả và phương thức xúc tiến bán hàng, thích ứng linh hoạt với biến đổi thị trường, kịp thời ra quyết sách, điều chỉnh phương thức và giá cả, nắm bắt cơ hội thị trường. - Nhược điểm: hoạt động bán hàng diễn ra tốc độ chậm, chi phí bán hàng trực tiếp cao, cần một đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên bàn hàng lớn, phải đầu tư cho hệ thống cửa hàng lớn. Kênh phân phối gián tiếp: là hình thức doanh nghiệp bán hàng của mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua các khâu trung gian bao gồm: người môi giới, đại lý, người bán buôn, người bán lẻ. Doanh nghiệp sản xuất Người tiêu dùng cuối cùng
  • 20. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 20 Sơ đồ 5: Kênh phân phối gián tiếp - Ưu điểm: + Với hình thức này doanh nghiệp có thể tập trung sức lực làm tốt sản xuất, tăng cường sáng tạo mới, nâng cao chất lượng sản phẩm + Có lợi cho việc tiết kiệm, giảm bớt mức chiếm dụng vốn lưu động do doanh nghiệp không cần mất vốn xúc tiến tiêu thụ + Có lợi cho việc giúp đỡ cửa hàng trung tâm mở rộng thị trường, khuếch trương tiêu thụ, điều phối quan hệ sản xuất tiêu thụ, giải quyết mâu thuẫn giữa số lượng và yêu cầu, chủng loại sản phẩm và khoảng cách thời gian. - Nhược điểm: thời gian lưu thông hàng hóa dài, doanh nghiệp khó kiểm soát được ở khâu trung gian, thiếu thông tin từ người tiêu dùng về nhu cầu, các thông tin phản hồi về giá cả, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ sản phẩm. d. Chiến lược về truyền thông cổ động Ngoài việc phát triển sản phẩm thích hợp, đặt giá hấp dẫn, thông qua kênh tiêu thụ thông suốt để đến khách hàng mục tiêu, các doanh nghiệp phải tạo được thương hiệu trên thị trường, thiết kế và truyền bá hình ảnh tạo được hình ảnh đặc sắc về điều kiện mua bán và có thể đưa đến cho khách hàng những thông tin lợi ích khác, giúp cho hoạt động tiêu thụ đảm bảo thành công. Trong quá trình xúc tiến tiêu thụ trên thị trường, ngày càng có tác dụng quan trọng, bởi vì chiến lược Marketing thành công hay thất bại cuối cùng phải thể hiện qua tiêu thụ đồng thời thương hiệu doanh nghiệp xây dựng dược có tốt hay không cũng quyết định thành công của sách lược xúc tiến. Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trên thị thị trường có rất nhiều sản phẩm hàng hóa cùng loại với sản phẩm của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy phải có các hoạt động xúc tiến hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ như vậy doanh nghiệp sẽ tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn. Doanh nghiệp sản xuất Đại lý Bán buôn Môi giới Bán lẻ Khách hàng tiêu dùng cuối cùng
  • 21. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 21 Những công cụ cơ bản được sử dụng nhằm hoàn thành những mục tiêu truyền thông của tổ chức thường được đề cập là hệ thống cổ động. Mỗi công cụ trong phối thức chiêu thị được xem như là một công cụ truyền thông marketing tích hợp Sơ đồ 6: Hệ thống cổ động * Quảng cáo Quảng cáo được định nghĩa như là bất cứ hình thức truyền thông phi cá nhân nào để giới thiệu về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ, ý kiến hay cách suy nghĩ thông qua sự trợ giúp và có trả tiền. Quảng cáo được biết đến như là công cụ tốt nhất và phổ biến nhất trong các hình thức của chiêu thị bởi vì tính lan rộng khắp nơi của nó. Nó cũng là công cụ quan trọng nhất. Nhưng trong quản lý tiêu thụ quảng cáo đảm trách không chỉ nhiệm vụ truyền bá. Mục đích của quảng cáo là để tăng cường khả năng tiêu thụ, thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm, thúc đẩy nhanh chóng quá trình bán sản phẩm, giới thiệu sản phẩm mới đưa ra thị trường, tác động một cách có ý thức tới người tiêu dùng để họ mua những sản phẩm hoặc dịch vụ đã được quảng cáo. Vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp đó là khi tiến hành quảng cáo cần định hướng vào ai, cần tác động đến ai, nhóm đối tượng nào, mục tiêu đón nhận quảng cáo?... phương tiện quảng cáo nào, thời điểm quảng cáo nào để thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu nhất. Quảng cáo phải có tính nghệ thuật, phải kích thích nhu cầu. Điều quan trọng là quảng cáo phải thiết thức và phù hợp với mọi người. Các doanh nghiệp phải tính toán chi phí quảng cáo, đồng thời dự đoán được hiệu quả của quảng cáo đem lại. * Marketing trực tiếp _ chào hàng cá nhân Hệ thống cổ động Quảng cáo Marketing trực tiếp Marketing tương tác Khuyến mãi Quan hệ công chúng Bán hàng trực tiếp
  • 22. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 22 Chào hàng trực tiếp cá nhân là sự thông đạt riêng lẻ. Hình thức này đòi hỏi tốn nhân lực, nhân viên cần phải có kỹ năng chuyên nghiệp, chi phí và thời gian nhiều. Tuy nhiên, cháo hàng trực tiếp cá nhân rất thuận lợi và linh hoạt, thuyết phục trực tiếp và hiệu quả . Những công cụ chào hàng chủ yếu - Marketing bằng Catalog qua bưu điện tiếp cận khách hàng triển vọng. - Marketing bằng thư trực tiếp: thư chào hàng, tờ bướm quảng cáo, băng ghi âm, ghi hình và cả đĩa mềm quảng cáo, hướng dẫn sử dụng ( thỏa mãn có chọn lọc thị trường mục tiêu - Marketing qua điện thoại: có hệ thống máy quay số tự động, phát thông điệp đã ghi hay chuyển cho tổng đài để giải đáp (có số điện thoại miễn phí cho khách hàng đặt mua hàng, làm giảm bớt số nhân viên bán hàng, lập danh sách người mua để theo dõi, phục vụ các khách hàng ở xa) - Marketing đáp ứng trực tiếp trên TV, radio, tạp chí báo chí: có kênh truyền hình riêng để giới thiệu sản phẩm, bán hàng và dịch vụ cho tất cả các loại sản phẩm. * Khuyến mãi Khuyến mãi được định nghĩa như là những hoạt động Marketing nhằm cung cấp giá trị thêm và khuyến khích đến lực lượng bán hàng, các nhà phân phối ha khách hàng khách hàng và kích thích ngay đến sản lượng bán ra. Các hoạt động thúc đẩy bán hàng được phân ra thành 3 loại, nhắm tác động vào 3 đối tượng khác nhau, các hoạt động này sẽ thu hút khách hàng, khích lệ việc mua hàng, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. - Khuyến mại (consumer promotion) - nhằm tác động vào người tiêu dùng như là tặng hàng mẫu, phiếu thưởng, trả lại tiền, bán hàng đaih hạ giá, phần thưởng, thi thố, phiếu tặng hàng, biểu diễn - Khuyến mãi (trade promotion) - nhằm tác động vào các thành phần tham gia trong dây chuyền phân phối ( các nhà bán buôn, các đại lý, các nhà bán lẻ) như là trợ cấp mua, quà miễn phí, trợ cấp bằng hàng, quảng cáo hợp tác, thi đua doanh số tiệm buôn - Lực lượng bán hàng (sales force) - Nhằm tác động vào lực lược nhân viên bán hàng của chính doanh nghiệp như là tiền thưởng, thi đua, so sánh doanh số. * Tuyên truyền/ quan hệ công chúng
  • 23. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 23 Công chúng là các nhóm người có quan tâm ảnh hưởng thực tại hay tiềm ẩn đến khả năng doanh nghiệp đạt được những mục tiêu của mình. Doanh nghiệp cần làm tốt công tác tuyên truyền và quan hệ để thông đạt và thu phục khách hàng. Tuyên truyền là các hoạt động để thông tin cho công chúng biết về những ưu điểm của sản phẩm và doanh nghiệp, có tính chất thuyết phục cao vì các mẫu tin thời sự mang tính khách quan hơn đối với khách hàng Các công cụ tuyên truyền chủ yếu - Xuất bản phẩm hay các tư liệu truyền thông: báo cáo năm, bài báo, phim tư liệu, bản tin và các tạp chí đăng tải các thông đạt từ công ty - Các sự kiện: hội nghị, họp báo, hội thảo chuyên đề, triển lãm, lễ kỹ niệm, bảo trợ cho các hoạt động văn hóa xã hội - Tin tức mang tính chất tuyên truyền cho công ty một cách khách quan (giám đốc giỏi, công nhân trình độ tay nghề cao, được công nhận tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất) - Bài nói chuyện trước đám đông, hội nghị khách hàng, nhà phân phối - Hoạt động công ích: ủng hộ giúp đỡ, cứu tế, xây dựng công trình phúc lợi công cộng - Phương tiện nhận dạng để thu hút sự chú ý: logo in trên sách, văn phòng phẩm, bảng hiệu, quần áo đồng phục * Bán hàng cá nhân Đây là hình thức truyền thông người đến người, người bán cố gắng thúc đẩy và thuyết phục khách hàng tương lai mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty hay thực hiện các ý tưởng. Không giống như quảng cáo, bán hàng cá nhân đòi hỏi phải có sự tiếp xúc giữa người mua và người bán thậm chí là cả mặt đối mặt hay thông qua các phương tiện giao tiếp như điện thoại Mục đích của việc bán hàng cá nhân không chỉ đơn thuần nhằm bán được món hàng mà còn bao hàm nhiều mục đích khác. Chẳng hạn như thu thập thông tin về nhu cầu, giúp khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm, quan hệ, phục vụ tốt để lưu giữ khách hàng. Nhân viên bán hàng là người trực tiếp giới thiệu với khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp, thể hiện tính ưu việt của sản phẩm, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, đồng thời xúc tiến và mở rộng phạm vi tiêu thụ, Là cầu nối trung gian
  • 24. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 24 nên họ có tác dụng lớn trong việc khai thác, thuyết phục khách hàng và thu thập thông tin về sản phẩm trên thị trường.
  • 25. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 25 Phần 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING 2.1. Giới thiệu về công ty nước giải khát Pepsio Việt Nam 2.1.1. Giới thiệu chung. Hình 2.1. Biểu tượng pepsico Tập đoàn Pepsi thành lập năm 1898, trụ sở chính tại thành phố Purchase bang New York, Mỹ.Năm 1965, Pepsi sáp nhập với tập đoàn Frito-Lay thành tập PepsiCo( viết tắt: pep)Là một trong số các công ty sản xuất thức ăn và đồ uống lớn nhất thế giới,với thu nhập trong năm 2006 trên 35 tỉ đô la .PepsiCo có hệ thống phân phối và mạng lưới bán hàng đại lý dày đặc ở gần 200 quốc gia,và thuê hơn 185,000 nhân viên trên toàn thế giới Tại thị trường Việt Nam công ty Pepsi gia nhập thị trường Việt Nam vào những năm 90 của thế kỉ trước và với lợi thế hùng hậu của mình Pepsi đã tung ra chiến lược “khuyến mãi đại hạ giá” và các hãng nước ngọt nhỏ lẻ khác ở Việt Nam lập tức lâm vào khủng hoảng.Với giá rẻ cộng thêm uy tín hàng đầu thế giới Pepsi đã đè bẹp các hãng nước giải khát nội địa chỉ trong vòng 1 tháng. Công ty Nước Giải khát Quốc tế Pepsico Việt Nam được thành lập theo quyết định số 291/GP ngày 24/12 năm 1991 của Ủy Ban Nhà Nước về hợp tác và đầu tư.Tiền thân là một công ty liên doanh giữa SP.Co và Công ty Macondray - Singapore.Sản phẩm của PepsiCo Vietnam với các nhãn hiệu Pepsi, 7-up, Mirinda, Evervest, Sting, Aquafina, Twister đạt tiêu chuẩn quốc tế và thỏa mãn nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
  • 26. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 26 Công ty nằm ở địa chỉ: tầng 5,cao ốc Sheraton Saigon,88 Đồng Khởi,Quận 1,TP HCM,Việt Nam. Chi nhánh tại Hà Nội: Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Tel:(84-4)577 1100 - Fax: (84-4)576 4443. Số khẩn cấp:(84)5 741 111. Website: http://www.pepsicocareer.com.vn 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Hình 2.2. Logo Pepsico qua các thời kỳ 24/12/1991 – Công ty Nước giải khát Quốc tế (IBC) được thành lập do liên doanh giữa SP.Co và Marcondray-Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%. 1994 – Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam. * PCI được thành lập với 2 nhãn hiệu: Pepsi và 7Up. * Liên doanh với số vốn góp của PI là 30%. 1998 – PI mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu đôla. 2003 – PepsiCola Global Investment mua 3% còn lại, đổi tên thành Công ty Nước giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm các nhãn hiệu: Aquafina, Sting, Twister, Lipton Ice Tea. 2005 – Chính thức trở thành công ty có thị phần về nước giải khát lớn nhất Việt Nam. 2006 – Tung ra sản phẩm Foods đầu tiên (Snack Poca)
  • 27. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 27 2007 – Phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành. 2.1.3. Viễn cảnh, sứ mệnh. 2.1.3.1. Viễn cảnh: Tại Pepsico chúng tôi tin tưởng rằng: Mỗi nhân viên như một cá nhân, chúng tôi có trách nhiệm đóng góp cho chất lượng cuộc sống cộng đồng. Triết lý này được biểu thị: “Trách nhiệm của PepsiCo không ngừng hoàn thiện hình ảnh trên tất cả mọi nơi chúng tôi hoạt động, môi trường- kinh tế- xã hội…tạo ra một ngày mai tốt đẹp hơn hôm nay.” a. Tư tưởng cốt lõi: Về giá trị cốt lõi của công ty, Steven Reinemund (cựu giám đốc điều hành công ty PepsiCo) hy vọng rằng cộng đồng của Pepsico có thể phản ánh được những giá trị của công ty là : sự trung thực, sự công bằng và sự hoàn hảo. b. Mục đích cốt lõi: Đem lại sự tiện lợi cho tất cả mọi người. c. Hình dung về tương lai: Pepsi sẽ trở nên trẻ trung hơn, khác lạ hơn và phù hợp hơn với các khách hàng của mình. 2.1.3.2. Sứ mệnh: Trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khát. Chúng tôi không ngừng tìm kiếm và tạo ra các hiệu quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động. Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực, công bằng và chính trực trong mọi hành động của mình. 2.1.4. Phân tích môi trường Marketing 2.1.4.1 Các yếu tố vĩ mô: a. Môi trường kinh tế: Nền kinh tế trên toàn thế có xu hướng phục hồi và khu vực Châu Á được dự đoán là khu vực tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)thì nền kinh tế châu Á (không bao gồm Nhật) tăng trưởng 3,4% trong năm 2009 và Năm 2010, kinh tế các nước châu Á sẽ tăng trưởng khoảng 6%.Việt Nam
  • 28. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 28 trong quí I-2009 nền kinh tế tăng trưởng 3.1% và theo dự đoán của các nhà kinh tế thì GDP của nước ta năm nay sẽ là 4.6% b. Môi trường công nghệ: Công nghệ ngày càng trở thành nhân tố then chốt quyết định sự thành bại của công ty. Pepsi luôn tìm kiếm những cách thức để cung cấp dịch vụ và thông tin với chất lượng và hiệu quả cao, sự phát triển công nghệ toàn cầu đem lại những khả năng và giải pháp cho sự phát triển của Pepsi, luôn luôn tìm kiếm bất cứ giải pháp nào mà có thể giảm bớt chi phí của việc đưa những sản phẩm tới khách hàng và cải thiện dịch vụ cùng lúc là một trong những mục tiêu hàng đầu của công ty. c. Môi trường văn hoá-xã hội : Nước ta là một tronng những nước an bình trên thế giới,với những tư tưởng văn hoá phải nói là “thoáng”. Với lại thị trường nước giải khát thì với nước ta sẽ không yêu cầu quá nhiều khi mà những văn hoá Việt Nam không kị thị với dòng sản phẩm này,và với Pepsi cũng thế. d. Môi trường nhân khẩu: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 3 Asean và thứ 13 trên thế giới, cụ thể là 85,789,573 người.Nắm bắt được nhu cầu cùng với đối tượng phục vụ chính của Pepsi là giới trẻ, Pepsi đã chủ động dịch đầu tư khai thác thị trường lao động dồi dào,giá rẻ nhằm giải quyết công ăn việc làm cho đội ngũ trẻ và cũng là thị trường tiêu thụ tiềm năng hiện đang còn bỏ ngõ. Tuy nhiên vấn đề chiêu mộ, huấn luyện và nắm giữ những con người đòi hỏi công ty phải mất 1 chi phí lớn kết hợp với hình thức quản lý đa dạng nhằm đáp ứng sự thay đổi của nguồn lao động. e. Môi trường chính trị pháp luật: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thì hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn,với ngày càng nhiều các rào cản với những nguyên tắc ngày càng gắt gao hơn.Điều đó đặt ra cho các nhà lãnh đạo của Pepsico Việt Nam những thách thức lớn hơn,phải làm sao cho phù hợp với pháp luật và với tiêu chi phat triển của công ty. Hơn nữa môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng được thuận lợi hơn, do có một nền chính trị rất là bình yên hơn so với các nước trong khu vực.
  • 29. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 29 f. Môi truờng toàn cầu: Xu hướng toàn cầu hoá phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế ngày càng được quốc tế hoá mạnh mẽ, những thị trường toàn cầu về nhân lực, công nghệ, tư bản, hàng hoá nguyên vật liệu, dịch vụ…ngày càng được mở rộng. Chính vì thế mà Pepsi Việt ngày càng thực hiện việc xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Theo trào lưu toàn cầu hoá ,thức ăn nhanh,đồ uống kiểu Mỹ đã và đang nhanh chóng được mở rộng không ngừng trở thành một phong cách, một giải pháp hữu hiệu,mà công ty đang mở. 2.1.4.2 Các yếu tố vi mô: a. Đối thủ hiện tại: Hình 3.1. Dối thủ cạnh tranh của pepsico Việc xác định đúng vị trí của mình đề ra các mục tiêu và thực hiện chúng bằng mọi giá là một trong những việc mà Pepsi luôn làm. Và đôi thủ truyền kiếp của Pepsi phải kể đến chính là Cocacola. Trên thị trường thế giới thì Pepsi vẫn là kể theo đuổi Cocacola nhưng ở thị trường Việt Nam Pepsi lại là người đi đầu và luôn là kẻ đi tiên phong.Vì thế định hướng tập trung cao độ chính là điều mà PepsiCo cần phải có được để có thể tập trung sức mạnh tài chính của mình hơn nữa mà đối đầu với Coca-Cola trên các thị trường.Để thực hiện được việc này không thể là dễ dàng, PepsiCo cần phải tập trung sức mạnh của mình hơn nữa. Rõ ràng là PepsiCo đã có được những chiến lược tuyệt vời để đối đầu với Coca-Cola, đó chính là ý tưởng marketing “thế hệ Pepsi” đã được giới thiệu từ những năm đầu thập niên 1960
  • 30. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 30 b. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Cung cấp thức ăn và đồ uống tiện lợi đang dần trở nên là một ngành hấp dẫn,vì đây là lĩnh vực dễ đầu tư và lợi nhuận lớn.Tuy nhiên các đối thủ này gặp phải 1 số khó khăn, đó là phải có nguồn vốn lớn và lòng trung thành của khách hàng. Để xây dựng thương hiệu, nhiều công ty đã tập trung chi phí lớn vào quảng cáo.Bởi vì Pepsi là người đến Việt Nam đầu tiên và cũng là có mặt từ lâu đời trên thị thị trường và dành được lợi thế cạnh tranh lớn từ các yếu tố chủ yếu cho quá trình sản xuất sản phẩm đến các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất :nguyên vật liệu ,lao động ,thiết bị và các kỹ năng …nên Pepsi hoàn toàn có thể tin tưởng vào lợi thế của mình.Tuy nhiên cải tiến những dịch vụ của mình để giữ chân khách hànglà những việc mà Pepsi luôn quan tâm. c. Năng lực thương lượng của khách hàng: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,cuộc sống của mọi nguời được nâng cao, khách hàng ngày càng quan tâm đến nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp“ nhưng phải đảm bảo sức khoẻ của chính họ .Thị truờng đồ uống và thức ăn tiện lợi đang ngày càng phát triển,các đối thủ cung ứng sản phẩm ngày càng đa dạng hơn theo xu hướng gia tăng khối lượng và chất lượng của sản phẩm,chất lượng cuộc sống được nâng cao làm gia tăng sự ảnh hưởng của người mua và khách hàng ngày càng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và so sánh sản phẩm giữa các đói thủ cạnh tranh để lựa chọn cho mình một sản phẩm tốt nhất và phù hợp nhất. d. Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: Pepsico Việt Nam là thành viên của Pepsico toàn cầu nên đều có những nhà cung cấp lớn nhất định.Các nhà cung cấp liên kết với nhau theo xu hướng cùng có lợi cho toàn ngành, mối quan hệ tốt với nhà cung cấp sẻ được duy trì tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động.Tuy nhiên thì khi mà trong thị trường có quá nhiều đối thủ cạnh tranh thì năng lực của nhà cung cấp sẽ manh hơn. e. Sản phẩm thay thế: Sự tồn tại của các sản phẩm thay thế như trà, cà phê, các hình thức giải khát khác đang làm mối đe doạ cho công ty làm hạn chế khả năng đặt giá cao và tính sinh lời của sản phẩm do cạnh tranh cao.Điều đó đồng nghĩa với việc Pepsi phải phân chia thị phần với các đối thủ, khó khăn hơn trong việc tiếp cận khách hàng hơn.
  • 31. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 31 2.1 Phân tích môi trường bên trong. 2.2.1 Mô hình Swot 1. Điểm mạnh: • Nước ngọt có gas Pepsi là sản phẩm có thương hiệu lâu đời, uy tín và nổi tiếng trên toàn thế giới. • Pepsi có thị phần và chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường. • Sản phẩm có chất lượng hoàn hảo, giá cả hợp lý, bao bì đẹp-bắt mắt, đa dạng về chủng loại và mẫu mã. • Pepsi được khách hàng đánh giá cao về sự tiện lợi, tính năng động. • Pepsi gắn liền với phong cách trẻ trung, luôn bứt phá-là sản phẩm dành cho giới trẻ. • Khẩu vị, hương vị phù hợp với phần đông người tiêu dùng Việt. 2. Điểm yếu: • Sức mạnh có được từ nhãn hiệu chưa cao. • Chi phí dành cho quảng cáo sản phẩm rất lớn. • Kẻ thù chính yếu là rất mạnh. • Thị phần của Pepsi trên thị trường là khá đơn điệu,hầu hết người dùng cuối cùng là người trẻ,hiện vẫn có một số ít người không thích hương vị của Pepsi. • Việc thiết kế gói sản phẩm của Pepsi vẫn còn kém hấp dẫn. 3. Cơ hội: • Đả phục hồi của nền kinh tế sau suy thoái nhờ vào gói kích thích kinh tế của chính phủ. • Việt Nam gia nhập WTO. • Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng hiện đại ngày càng lớn • Quy mô và cơ cấu dân số trẻ. • Thị trường rộng lớn xét về cả hiện tại và thị trường tiềm năng trong tương lai. • Khí hậu Việt Nam rất phù hợp với việc phát triển các sản phẩm nước uống giải khát. • Công nghệ phát triển nhanh và dễ dàng tiếp cận hơn so với các đối thủ khác. • Có những nhà cung ứng lớn, có uy tín • Nguyên vật liệu đảm bảo. 4. Đe dọa. • Sự gia tăng về lạm phát. • Sản phẩm thay thế đa dạng. • Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. • Áp lực từ các đối thủ cạnh tranh là rất lớn. • Sự nhạy cảm về giá. • Cạnh tranh không lành mạnh.
  • 32. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 32 2.2.2 Phân tích mô hình Swot. a. S - O: Nền kinh tế phục hồi sau suy thoái, nhu cầu tiêu dùng tăng cao sẽ là động lực lớn cho pepsi phát triển bởi vì pepsi đã có thị phần lớn và chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việc gia nhập WTO sẽ là lợi thế cho việc pepsi tiếp cận dễ dàng với công nghệ chế biến, nguyên vật liệu và các nhà cung ứng của mình Thị trường mở rộng, thị hiếu tiêu dùng hiện đại tất cả sẽ là cơ hội khái thác triệt để các lợi thế về uy tín và khả năng phù hợp với người tiêu dùng Việt của pepsi Việc nắm bắt nhanh các biến đổi về công nghệ luôn là hướng đi nhanh nhất để thành công Dân số Việt Nam ngày càng trẻ hoá là tất cả những gì mà pepsi mong đợi bởi vì sản phẩm pepsi luôn dành cho giới trẻ. b. S – T: Giá cả gia tăng nhưng với sự uy tín và lượng khách hàng lớn sẽ không tác động lớn tới nhu cầu về sản phẩm Giá cả một số nguyên vật liệu có thể gia tăng nhưng với những nhà cung cấp uy tín lâu đời thì việc chèn ép giá sẽ khó xảy ra và sẽ tác động không đáng kể đến giá thành sản phẩm Sự gia tăng nhu cầu của khách hàng sẽ luôn được nắm bắt kịp thời Đối thủ cạnh tranh khó có thể chèn ép pepsi đến đường cùng bởi những thành công và tầm ảnh hưởng của của pepsi đến người tiêu dùng không dễ bị lật đổ và thay thế c. W – O: Những điểm yếu này khó có thể hạn chế được trên thị trường hiện tại. Công nghệ phát triển, có thể cải thiện được việc thiết kế nhiều gói sản phẩm khác nhau. Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng hiện đại ngày càng lớn là cơ hội để pepsi mở rộng thị phần. Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội để pepsi quảng bá nhãn hiệu của mình trên nhiều thị trường khác nhau. d. Kết hợp W – T:
  • 33. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 33 Cần phải gia tăng sức mạnh từ nhãn hiệu để đề phòng sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh. Cố gắng cải thiện chi phí quảng cáo. Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và mẫu mã sản phẩm nên việc thiết kế sản phẩm và gia tăng chất lượng sản phẩm cần phải được cải thiện và nâng cao. 2.3. Chiến lược kinh doanh của công ty 2.3.1. Chiến lược hiện tại. Với mục tiêu là trở thành công ty hàng đầu về sản xuất hàng tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào thực phẩm tiện dụng và nước giải khát, không ngừng tìm kiếm và tạo ra các hiệu quả tài chính lành mạnh cho các nhà đầu tư, tạo cơ hội phát triển và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho nhân viên, các đối tác kinh doanh và cộng đồng nơi chúng tôi hoạt động. Chúng tôi luôn phấn đấu hoạt động trên cơ sở trung thực, công bằng và chính trực trong mọi hành động của mình. Hiện nay mục tiêu của pepsico việt Nam là đa dang hóa sản phẩm và da dạng hóa thị trường, theo đúng chính sách của công ty mẹ. Pepsico là hãng sản xuất nước ngọt lớn đứng thứ 2 trên thế giới,với nguồn lực tài chính vững mạnh.Thông báo lợi nhuận của hãng trong quí 2 năm 2009 là 1,19 tỉ USD, tăng lên từ mức 1,06 tỉ USD năm ngoái. Pepsico Việt Nam có thị phần lớn nhất trong lĩnh vực nước giải khát,với các nhà máy sản xuất lớn ,dây chuyền hiện đại. Pepsi luôn có những sáng kiến mới để tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Pepsi sở hữu đội ngũ nhân viên có năng lực , làm việc hiệu quả. Hệ thống phân phối và bán hàng rộng khắp trên toàn quốc
  • 34. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 34 2.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động king doanh của công ty Pepsico VN năm 2009 – 2010 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Tổng tài sản 12.262.629.274.378 11.628.389.386.621 Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 6,753,852,780,375 5,289,278,816,728 Doanh thu bán hàng 373.264.085.885 318.360.902.308 Các khoảng giảm trừ - 68.963.736 Doanh thu thuần 373.264.085.885 31.291.938.572 Giá vốn hàng bán 316.054.798.659 279.672.763.131 Lợi nhuận gộp 57.209.287.226 38.619.175.441 Doanh thu từ hoạt động tài chính 1 .556.290.773 18.866.658.032 Chi phí tài chính 10.873.151.286 12.485.632.130 + Trong đó : Lãi vay 10.873.151.286 12.485.632.130 Chi phí bán hàng - - Chi phí quản lý doanh nghiệp 23.139.675.434 16.885.151.747 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 24.752.751.279 28.115.049.596 Thu nhập khác 1 92.628.194 45.695.485.765 Chi phí khác 1.281.152.715 44.296.334.405 Lợi nhuận khác (1.088.524.521) 1.399.151.360 Tổng lợi nhuận trước thuế 23.664.226.758 29.514.200.956 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 7.613.149.230 417.350.598 Lợi nhuận sau thuế TNDN 16.051.077.528 29.096.850.358 Lợi nhuận gộp biên : Thể hiện khả năng sinh lợi trên doanh số của công ty Pepsico VN. Thông số này đo lường hiệu quả của các hoạt động sản xuất và
  • 35. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 35 Marketing. Đặt biệt thông số này còn phản ánh tính hợp lý trong chính sách định giá của công ty. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV Lợi nhuận gộp biên = Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV - Năm 2009 : Lợi nhuận gộp = 38.619.175.441 / 31.291.938.572 = 123,4% - Năm 2010 : Lợi nhuận gộp = 57.209.287.226 / 373.264.085.885 = 15,32% Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) : Lợi nhuận sau thuế TNDN ROA = Tổng tài sản bình quân trong kỳ - Năm 2009 : ROA = 29.096.850.358 / 11.628.389.386.621 = 0,002% - Năm 2010 : ROA = 16.051.077.528 / 12.262.629.274.378= 0,001% Những con số trên cho thấy mức sinh lợi của công ty Pepsico VN là chưa cao, năm 2010 so với năm 2009 tăng nhẹ. Điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng tài sản chưa hợp lý trong quá trình tạo ra doanh số Thu nhập trên vốn chủ (ROE) : Lợi nhuận sau thuế TNDN ROE = Tổng vốn chủ sở hữu bình quân - Năm 2009: ROE = 29.096.850.358 / 5.289.278.816.728= 0,55% - Năm 2010 : ROE = 16.051.077.528 / 6.753.852.780.375= 0,23% Thông số này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông, nó cho biết khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty. Con số này cho thấy các cổ đông có lợi một phần nhỏ trong các hoạt động của công ty.
  • 36. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 36 2.4. Chiến lược Marketing hiện tại của công ty 2.4.1. Chiến lược sản phẩm 2.4.1.1. Phát triển sản phẩm mới: Hiện nay pepsico - VN tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. 7 up Revive: Là nước uống Isotonic có khả năng cung cấp và cân bằng kịp thời các loại muối, khoáng chất, vitamin và nước mà cơ thể cần sau mỗi khi họat động, giúp tinh thần luôn thoải mái, sảng khoái. Trong Isotonic có chứa đầy đủ thành phần electrolytes (muối, khoáng chất như Natri, Ma-giê, Kali, Canxi và Clo), các loại vitamin B (B3, B6, B12) và nước và giống như thành phần thường bị mất đi qua mồ hôi khi cơ thể vận động. Hình 2.3. Các sản phẩm hiện nay của pepsico Diet Pepsi: danh cho người ăn kiêng. Sting: giúp tăng cường sinh lực trong mọi hoạt động. 2.4.1.2. Các chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm: Hầu hết các sản phẩm nước giải khát của Pepsi đều là những sản phẩm quốc tế nên thì chu kỳ sống của sản phẩm nó sẽ hướng dẫn chương trình phát triển sản phẩm,khi hoạch định một sản phẩm nên có ngay từ đầu kế hoạch mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm, ngay cả sản phẩm đó được giới thiệu lần đầu trên thị trường. a. Giai đoạn giơí thiệu:
  • 37. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 37 Trong suốt giai đoạn giới thiệu, việc định giá có thể là một công việc hơi khó khăn. Công ty sử dụng giá sản phẩm thay thế của các đối thủ cạnh tranh gián tiếp làm điểm khởi đầu để ra quyết định về giá. Giá của phương án tốt nhất được nhận biết nhưng giá trị chênh lệch hiệu suất của sản phẩm mới lại không được nhận biết. Khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc ước lượng giá trị một sản phẩm mới mẻ và khác biệt. Các quyết định về giá trong giai đoạn giới thiệu không chỉ khó khăn mà còn rất quan trọng. Đặt giá quá cao cho một sản phẩm mới giới thiệu có thể giết chết sản phẩm đó, làm tổn hại đến công việc của nhiều nhân viên trong một thời kỳ phát triển dài. Vì vậy cần vừa tham khoảng giá của đối thủ cạnh tranh tiếp của mình là Coca- cola vừa xem xét các vấn đề bên trong. b. Giai đoạn phát triển: Trong giai đoạn này, PepsiCo-VN nên định giá như thế nào?Trong giai đoạn này pepsi cải tiến thêm chất lượng tăng cường thêm hương vị lẫn màu sắc đến mong muống thị trường và doanh số tăng lên nhanh chóng. Pepsico Việt Nam có được vị trí hàng đầu về đường cong kinh nghiệm cũng sẽ muốn giảm giá dần trong giai đoạn này. Chiến lược này sẽ duy trì lợi nhuận doanh số bán theo đơn vị sản phẩm và ngăn cản các đối thủ nhập cuộc sau. Một số đối thủ sẽ bị lỗ hoặc thua cuộc. c. Giai đoạn chín muồi Vào giai đoạn chín muồi, sự tăng trưởng doanh số bán theo đơn vị sản phẩm đang chững lại và các đối thủ cạnh tranh còn lại đang cố tìm cách làm cho sản phẩm của họ trở nên khác biệt nhất là với Coca-cola lại càng có những sản phẩm nước giải khát tương đương. Trong suốt giai đoạn này, Pepsi cung cấp những phiên bản khác nhau của sản phẩm tăng cường them tính năng,chất lượng và cải tiến kiểu dáng của mẫu chai cũng những như nhãn để mỗi phiên bản đều cố chiếm giữ một phân khúc thị trường được nhắm đến. d. Giai đoạn suy tàn: Giai đoạn này thể hiện sự cạnh tranh rõ nét nhất. Trong giai đoạn này vừa phải giảm cho phù hợp và đồng thời cũng giảm chi phí quảng cáo và bán hang đến mức thấp nhất.Với nước uống như Pepsi-cola thì giai đoạn này là thường không xảy ra, trong giai đoạn này thì công ty tăng cường hơn nữa việc phát triển những sản phẩm
  • 38. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 38 mới, đồng thời phải cải tiến sản phẩm để cho chất lượng ngày càng phù hợp hơn với người tiêu dùng. 2.4.2. Chiến lược phân phối Hình 2.4 Hoạt động phân phối rộng khắp của Pepsi Ngày nay hầu hết những người sản xuất đều cung cấp sản phẩm của mình cho thị trường thông qua các trung gian phân phối vì nhiều lí do như hạn chế về mặt tài chính, tiết kiệm chi phí ….Những trung gian phân phối hợp thành một hệ trống kênh phân phối-là tập hợp những cá nhân hay những cơ sở kinh doanh phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng. Với pepsi cũng vậy, mặt dù pepsi là một đại gia lớn trong ngành nước giải khát với tiềm lực lớn mạnh về tài chính nhưng pepsi không “tự tay” mang sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng mà đã xây dựng cho mình một hệ thống phân phối trên toàn cõi Việt Nam . Ngoài các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn “tiếp cận” hầu hết các quán cà phê (nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt của Pepsi. Thành viên trong kênh phân phối của pepsi là không quá phức tạp vì do đặc tính của sản phẩm là sản phẩm tiện dụng . Những nhà quản lí của pepsi cũng luôn quan tâm đến việc khích lệ động viên các trung gian phân phối để họ làm tốt công việc được giao thông qua nhiều phương pháp khác nhau như chiết khấu,thưởng theo doanh số…… Hiện nay Pepsi còn tổ chức kênh phân phối theo hệ thống marketing ngang.
  • 39. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 39 Pepsi hiện đã và đang hợp tác với nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh KFC-nơi người ta ăn fast food và chỉ được uống pepsi.ngoài ra pepsi còn có hợp tác với phở 24h trong việc tiêu thụ sản phẩm. Hình 2.5. Phân phối cùng các sản phẩm fast food Sáng 7/9/2009, Công ty Pepsico Việt Nam đã cùng Công ty cổ phần Kinh Đô ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh, mở đầu cho sự hợp tác kinh doanh giữa công ty nước giải khát thuộc tập đoàn đa quốc gia (Pepsico) và công ty thực phẩm bánh kẹo có uy tín tại nội địa. Đây là hình thức hợp tác dựa vào kênh phân phối của nhau để mở rộng mạng lưới bán hàng, phát triển thị trường. 2.4.3 Chiến lược giá a. Định giá sản phẩm mới: Nước giải khát là mặt hàng khá quen thuộc người tiêu dùng,vì thế khi có một sản phẩm mới ra đời thì nó cũng chỉ được xem là một sản phẩm thay thế chứ nó không thể nào mở ra một phân khúc thật hấp dẫn được.Chính vì thế mà khi các sản phẩm mới của Pepsi ra đời thì nó đều được định giá với mức giá thâm nhập.khi sting hay Twister được tung ra thị trường vào những năm 2005-2006 thì 2 sản phẩm này được định giá thâm nhập với mức giá xoay quanh những sản phẩm đã có của mình hay của đối thủ cạnh tranh. Đầu năm 2008 Pepsi lại tiếp tục cho ra sản phẩm Sting sport nước tăng lực giành cho những người chơi thể thao với 2 vị cam và chanh,vì đây được cho là một
  • 40. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 40 phân đoạn tìm năng mà trước đây còn bỏ ngỏ,vì thế Pepsi định giá có phần cao hơn,khi trước đó họ đã tung ra sản phẩm 7-up. b. Định giá sản phẩm cải tiến mới, hiện có đưa vào thị trường mới: Khi Pepsi ký được hợp đồng xâm nhập thị trường Việt Nam, lập tức với thế lực hùng hậu của mình, Pepsi ngay lập tức thống lĩnh thị trường Việt Nam từ Nam ra Bắc.Tất cả những “hãng” nước ngọt “linh tinh” ở Việt Nam lập tức “sập tiệm” (chỉ cần với một chiêu thức đơn giản là “khuyến mãi đại hạ giá”). Với giá quá rẻ, cộng thêm uy tín chất lượng “hàng đầu thế giới”, Pepsi “đè bẹp” các đối thủ Việt Nam trong vòng không quá... một tháng. Thị trường của Pepsi ngày càng mở rộng từ nam ra bắc từ thành thị đến nông thôn,trên tất cả lãnh thổ việt nam.Nhưng hãng vẫn thực hiện chiến lược giá thống nhất trên mọi thị trường. 2.4.4. Chiến sách truyền thông 2.4.4.1 Chiến lược PR Ở điểm này thì Pepsi Việt Nam luôn thực hiện rất tốt, công ty thường xuyên tài trợ cho các các hoạt đông văn hoá thể thao và ca nhạc.Những lần tổ chức seagame,hay các hoạt động bóng chuyền trong các giải đấu tại TP HCM…thì công ty đều có tài trợ để quảng bá hình ảnh của công ty đến với công chúng. Đặc biệt công ty còn thực hiện việc tổ chức sân khấu âm nhạc riêng cho mình ngay trên diễn đàn forum của công ty. Những chương trình từ thiện, hoạt động cộng đồng như “Giải Golf Hữu Nghị Từ thiện Pepsi”, tham gia hỗ trợ “Ngày hội ca sĩ”, Tài trợ các cuộc thi dành cho tài năng trẻ như Dynamic, Đường tới thành công, các chương trình học bổng dành cho các sinh viên tài năng, vượt khó v.v.. Cũng chính là lời cam kết cống hiến sức trẻ cho cộng đồng của PepsiCo Việt Nam. 2.4.4.2 Chiến lược quảng cáo Pepsi-co là một công ty lớn và đa dạng với doanh số trên 8 tỷ đô la. PepsiCo đã phát triển một chuỗi sâu rộng những công cụ truyền thông đại chúng để đến với giới quần chúng của nó. PepsiCo dùng quảng cáo liều lượng cao để xây dựng và duy trì tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường cho các nhãn hiệu của nó. Năm1983, PepsiCo đã chi hơn 472 triệu đôla tiền quảng cáo trên khắp thế giới, và trở thành nhà quảng cáo mạnh thứ 12 trong nước. Sản phẩm nước ngọt Pepsico năm1983 chiếm 26%thị trường (đứng sau CocaCola với tỷ lệ 35%), phí quảng cáo cho mặt hàng này hơn 65 triệu đôla.
  • 41. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 41 Hình 2.6. Hình ảnh quảng cáo của pepsico Năm 1984, Pepsico dự định chi hơn 40 triệu đôla cho riêng nhãn hiệu Pepsico thôi. Năm 1983, Công ty chi 47 triệu đôla quảng cáo cho PizzaHut và trích them 19 triệu đôla nữa cho TacoBell. Những sản phẩm khác cũng được chi quảng cáo từ một vài tới nhiều triệu đôla. Nhưng Pepsico không chỉ dùng quảng cáo để đến với quần chúng và khách hàng. Hơn 1/3 chi phí quảng cáo của nó năm 1983, khoảng 133 triệu đôla được chi vào những phương tiện truyền thông “không đo lường được” như phiếu thưởng, kỳ thi có thưởng, đánh cá, những sự kiện đặc biệt, những cuộc triển lãm thương mại, và các hoạt động khuyến mại khác. Trong nhiều năm, pepsi đã tiến hành “Lời mời của Pepsi”, một kiểu quảng cáo về khẩu vị mời gọi khách hàng dùng thử Pepsi để so sánh với cola. Khách hàng dần dần bị thu hút vì những trò phiếu thưởng, xổ số của Pesico, người bán thì bị cám dỗ bởi các món trợ cấp và trưng bày của nó. Những sản phẩm mới và những chiến dịch quảng cáo mới được nhắm tới những nhà đóng chai và báo chí mỗi khi có những sự kiện nổi bật nào đó diễn ra.
  • 42. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 42 2.5. Đánh gía chính sách Marketing của công ty. 2.5.1. Ưu điểm: 2.5.1.1. Quảng cáo • Đem lại lợi nhuận cao trong việc bán hàng • Thu hút khách hàng, khẳng định sự có mặt của sản phẩm mình trên thị trường • Đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng • Tạo được lợi thế cạnh tranh với những sản phâm khác trên thị trường • Khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường 2.5.1.2. Sản phẩm • Sản phẩm đã định vị trong lòng khách hàng vì nó đã có mặt lâu trên thị trường • Pepsi có ga đã có thương hiệu lâu trên thị trường ,có uy tín và nổi tiếng thuận lợi cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm • Có chất lượng hoàn hảo bao bì đẹp bắt mắt đa dạng về chủng loại • Hương vị phù hợp với đông đảo mọi người • Màu sắc năng động trẻ trung phù hợp với khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới 2.5.1.3. Giá • Tạo sự ổn định cho thị trường, sự trung thành và ủng hộ của các nhà phân phối. • Việc định giá thấp hoặc giảm giá làm cho lương bán tăng lên, tạo ra tổng doanh thu cao hơn. • Hạn chế sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và sự sụt giảm lượng cầu đối với sản phẩm mới, nếu những sản phẩm cũ của hãng phần lớn đang ở giai đoạn bão hòa thì áp dụng phương thức này rất phù hợp. • Việc công ty định giá sản phẩm trước khi đưa ra những quyết định dựa trên cơ sở mức giá mình mình muốn cho sản phẩm sẽ thuận lợi cho việc định vị sản phẩm, thị trường và đối thủ cạnh tranh.
  • 43. Viethanit Đồ án hoạch định chiến lược marketing Nhóm thực hiện: 5 Trang: 43 • Định giá thấp dựa trên sự cạnh tranh của thị trường để tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng lựa chọn sản phẩm của mình với mức đáp ứng nhu cầu cho khách hàng là tối đa. 2.5.1.4. Phân phối • Những nhà quản lý của Pepsico luôn quan tâm đến các trung gian phân phối nên thu hút được sự chú ý của nhiều nhà phân phối trung gian. • Sự hợp tác với các nhà hàng phục vụ ăn uống làm cho sản phẩm đến tay khách hàng 1 cách nhanh chóng. • Tiến hành hợp tác kinh doanh với công ty cổ phần Kinh Đô nhằm mở rộng mạng lưới bán hàng, phát triển thị trường. 2.5.2 Nhược điểm 2.5.2.1. Quảng cáo • Chi phí cho quảng cáo khá cao • Việc sử dụng người nổi tiếng làm quảng cáo còn đem lại nhiều bất lợi trong quảng cáo nếu không cân nhắc kỹ lưỡng • Mục tiêu quảng cáo chủ yếu nhắm vào giới trẻ là chính • Không đáp ứng kiệp thời theo xu hướng của giới trẻ hiện nay • Các phương tiện quảng cáo còn nhiều bất cập và sai sót 2.5.2.2. Sản phẩm • Việc thiết kế gói sản phẩm pepsi vẫn còn kém hấp dẫn • Sản phẩm pepsi chủ yếu dành cho giới trẻ • Khách hàng ngày nay đòi hỏi cao về mẫu mã chất lượng của sản phẩm • Ít có sự thay đổi về hương vị sản phẩm 2.5.1.3. Giá • Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, với các hàng sản xuất nước uống “đại gia” như Cocacola, Tân Hiệp Phát, Tribeco… • Thị trường nước giải khát là thị trường cạnh tranh có độc quyền, mà ở đó có những sản phẩm phân biệt trong khoảng giá nhất định, đây là một điểm hạn chế cho việc định giá của Pepsico. • Việc công ty sử dụng phương pháp định giá theo mức cạnh tranh hiện hành – giá theo đối thủ, đây là phương pháp định giá hợp lý song nếu sử dụng phương