SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI : Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
TPHCM - 2023
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
LỜI CẢM ƠN
Trải qua khóa học Tài chính ngân hàng tại giảng đường trường………………., là
thời gian để em cùng với các ban sinh viên khác chuẩn bị hành trang kiến thức để bước
vào đời giúp ích cho xã hội, bốn năm được sự dìu dắt chỉ bảo tận tình của quý thầy cô
cùng sự giúp đỡ của bạn bè. Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô của trường
……………………. bốn năm qua đã không ngần ngại truyền đạt những kiến thức quý
báu cho chúng em, đồng thời em xin chân thành cám ơn giáo viên trực tiếp hướng dẫn của
em, thầy ………………. đã đóng góp ý kiến giúp cho bài báo cáo thực tập của em được
hoàn thiện hơn.
Mặc dù đã cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi những sai sót trong bài báo cáo. Kính mong nhận được những lời
nhận xét, đóng góp của quý thầy cô để bài báo cáo thực tập của em được tốt hơn.
Em xin chân thành cám ơn
TP.HCM, Ngày 20 tháng 12 năm 2023
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149
TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GDP Tổng sản phẩm trong nước
IIP Chỉ số sản xuất công nghiệp
DN Doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTGDCK Thị trường giao dịch chứng khoán
LN Lợi Nhuận
DT Doanh thu
TSCĐ Tài sản cố định
XD Xây dựng
CP Cổ phần
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 4
MỤC LỤC
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ ............................................................7
1. Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2011 – 2015 ............................................................ 7
1.1. Tổng quan.................................................................................................................. 7
1.2. Thực trạng.................................................................................................................. 7
1.3. Triển vọng kinh tế thế giới giai đoạn 2016 – 2020 ................................................. 12
2. Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015........................................................ 14
2.1. Tổng quan................................................................................................................ 14
2.2. Thực trạng................................................................................................................ 14
2.3. Những thách thức trong giai đoạn 2016 – 2020...................................................... 18
2.4. Triển vọng và định hướng giai đoạn 2016 - 2020................................................... 20
II. PHÂN TÍCH NGÀNH MÍA ĐƯỜNG ....................................................................21
1. Ngành mía đường thế giới............................................................................................. 21
1.1. Lịch sử phát triển của ngành đường ....................................................................... 21
1.2. Diễn biến của giá đường trong thời gian gần đây ................................................... 22
1.3. Dự báo nguồn cung và tình hình tiêu thụ tại một số thị trường chủ chốt............... 23
2. Ngành mía đường tại Việt Nam...................................................................................... 25
2.1. Cấu trúc vốn của ngành mía đường......................................................................... 26
2.2. Năng lực sản xuất của ngành mía đường................................................................. 26
2.3. Giá mía đường trong nước....................................................................................... 29
2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong ngành mía đường............................................ 30
2.5. Phân tích cạnh tranh ................................................................................................ 33
2.6. Phân tích rủi ro ........................................................................................................ 35
2.7. Định hướng phát triển của ngành mía đường Việt Nam ......................................... 36
2.8. Triển vọng phát triển ngành mía đường Việt Nam ................................................. 37
III. Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa ....................................38
1. Giới thiệu chung ............................................................................................................. 38
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................. 38
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 5
1.2. Các thành tựu đạt được............................................................................................ 40
1.4. Trách nhiệm xã hội đối với CBNV, đối tác và cộng đồng...................................... 43
1.5. Định hướng phát triển của BHS .............................................................................. 44
1.6. Mục tiêu chiến lược phát triển giai đoạn 2016 – 2020............................................ 45
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................................................................... 45
2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của BHS...................................................... 45
2.2. Hệ thống phân phối ................................................................................................. 46
2.3. Vị thế BHS trong ngành .......................................................................................... 46
3. Phân tích SWOT............................................................................................................. 47
3.1. Điểm mạnh .............................................................................................................. 47
3.2. Điểm yếu.................................................................................................................. 48
3.3. Cơ hội ...................................................................................................................... 48
3.4. Thách thức ............................................................................................................... 48
4. Phân tích các tỷ số tài chính giai đoạn 2011 – 2015.............................................48
4.1. So sánh tỷ số tài chính của Công ty CP CP Mía đường Biên Hòa và của Ngành thực
phẩm ....................................................................................................................................... 48
4.2. So sánh tỷ số tài chính của Công ty CP CP Mía đường Biên Hòa và hai Cty CP Mía
Đường Thành Thành Công Tây Ninh và Cty CP Mía Đường Nhiệt Điện Gia Lai................ 55
4.3. Dự phóng báo cáo tài chính trong 5 năm tới.........................................................64
4.4. Định giá .................................................................................................................73
4.4.1. Cách thức:...........................................................................................................73
4.4.2. Định giá: .............................................................................................................74
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Tăng trưởng toàn nền kinh tế qua các giai đoạn của kỳ kế hoạch 5 năm… ……….13
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của Việt nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á………14
Bảng 3. Cơ cấu GDP và đóng góp của các lĩnh vực vào tăng trưởng chung giai đoạn 2011-
2015………………………………………………………………………………………….15
Biểu đồ 1.giá đường thế giới năm 2010 – 2015 …………………………………………….20
Biểu đồ 2. sản lượng sản xuất và tiêu thụ đường những năm gần đây, sản lượng sản xuất (cột
xanh), mức tiêu thụ (đường màu đỏ)………………………………………………………..21
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………………..38
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 7
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ
1. Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2011 – 2015
1.1. Tổng quan
- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008, tình hình kinh tế thế
giới giai đoạn 2011 - 2015 biến động đầy bất ổn, trong đó có các điểm đáng chú ý như sau:
- Tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp ở mức báo động.
- GDP tụt giảm không riêng quốc gia nào.
- Thương mại toàn cầu cũng giảm mạnh, thường xuyên ở mức dưới 5%.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp toàn cầu diễn biến không ổn định và có xu hướng bị thu
hẹp lại.
- Dòng vốn đầu tư toàn cầu cũng đi xuống, dòng vốn này giảm liên tục so với giai đoạn
trước khủng hoảng.
- Thâm hụt ngân sách dẫn đến nợ công tăng cao ở cả các nước phát triển và đang phát triển,
thậm chí cao hơn 100% GDP đặc biệt là ở các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.
- Tình hình lạm phát giảm đan xem nguy cơ giảm phát ở một số nước phát triển. Tỷ lệ thất
nghiệp vẫn tăng cao ở tất cả các nước.
- Giá vàng tăng giảm biến động thất thường, giá dầu giảm mạnh.
- Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.
1.2. Thực trạng
Như chúng ta đã biết, năm 2008-2009 là hai năm khó khăn nhất của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế thế giới sau khi bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng đạt mức 5,1%
trong năm 2010 đã nhanh chóng giảm sâu xuống còn 3,9% vào năm 2011. Đà sụt giảm này
tiếp tục kéo dài sang hai năm tiếp theo với mức tăng trưởng rơi xuống còn 3,2% trong 2 năm
2012 – 2013. Và tăng trưởng chỉ bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại với mức tăng nhẹ ước
đạt khoảng 3,4% vào năm 2014, và dự báo đạt khoảng 3,9% vào năm 2015. Như vậy, có thể
thấy đến thời điểm hiện tại tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện vẫn đang ở mức thấp hơn nhiều
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 8
so với mức tăng trưởng trung bình đạt xấp xỉ 5% giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn
cầu.
1.2.1. GDP
Trong tiến trình phục hồi chung của nền kinh tế toàn cầu, có sự tương phản rõ rệt giữa sự
tăng trưởng mạnh của các nước đang phát triển (thậm chí tăng trưởng nóng tại một số nước
châu Á như Trung Quốc) với sự chững lại của các nước phát triển (Mỹ, EU và Nhật).
Tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới giai đoạn 2010 – 2015 (%)
GDP 2010 2011 2012 2013 2014 2015
1 Thế giới 5,1 3,9 3,2 3,3 3,4 3,2
2 Các nền kinh tế phát triển 3,1 1,7 1,3 1,1 1,9 2,1
3 Mỹ 3,0 1,8 2,8 1,5 2,4 2,6
4 Liên Minh Châu Âu (European Union) 1,8 1,7 -0,3 0,2 1,6 2,3
5 Nhật Bản 4,0 -0,6 1,4 1,6 0,0 0,5
6 Các nền kinh tế phát triển và mới nổi 7,3 6,2 5,0 5,0 4,6 4,0
7 Trung quốc 10,3 9,3 7,7 7,7 7,3 6,9
8 Ấn Độ 10,1 6,3 3,2 6,9 7,2 7,6
9 ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia, Philipines, Thailand
and Vietnam)
6,9 4,5 6,2 5,1 4,6 4,8
10 Khu vực Châu Mỹ La Tinh Caribe 6,1 4,6 2,9 2,9 1,3 0,0
Nguồn: World Economic Outlook, http://www.imf.org
1.2.2. Thâm hụt ngân sách, nợ công
Thâm hụt ngân sách tại các nước đang phát triển ngày càng trầm trọng hơn sau khủng hoảng
tài chính toàn cầu khi các nước đồng loạt phải thực hiện các gói kích thích kinh tế để làm gia
tăng chi tiêu của chính phủ, cắt giảm thuế hay cứu trợ cho khu vực tài chính. Tính đến năm
2011, tỷ lệ nợ công bình quân của các nước đang phát triển đã lớn hơn 100%/GDP, trong đó
đặc biệt là các nước tại khu vực Châu Âu. Đỉnh điểm là sự nổ tung của nợ công Hy Lạp.
Ngoài ra, Mỹ và Nhật bản cũng không thoát khỏi vòng xoáy này. Những khoản chi tiêu
khổng lồ trong các gói kích thích được triển khai để vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng đã
khiến vấn đề nợ công của Mỹ ngày càng trở nên trầm trọng. Tính đến thời điểm hiện tại tỷ lệ
nợ công tại Mỹ đã xấp xỉ 110% GDP, gấp 3 lần so với thời điểm cách đây 10 năm.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 9
Nhật Bản hiện đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ nợ công với mức nợ công trên 200% GDP.
Sau khi nền kinh tế bong bóng bị vỡ, Nhật Bản phải đối mặt với một giai đoạn giảm phát
triền miên, chi phí phúc lợi xã hội không ngừng gia tăng làm xói mòn nguồn thu từ thuế dẫn
tới hậu quả tất yếu là tỷ lệ nợ công ngày càng cao. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ và những nỗ lực khôi phục kinh tế sau thảm họa động đất và sóng thần đã tiếp tục làm
gia tăng số nợ công của Nhật Bản. Năm 2011, tổng số nợ công của Chính phủ đã gấp đôi
GDP. Số nợ công ngày càng gia tăng trong năm 2012 khi Chính phủ Nhật Bản tiếp tục chi
các khoản đầu tư lớn để tái thiết những khu vực bị tàn phá bởi thảm họa động đất, sóng thần
tháng 3/2011; và vào năm 2013 khi Chính phủ của thủ tướng Abe mạnh tay đưa ra các khoản
kích thích kinh tế mới.
1.2.3. Lạm phát và thất nghiệp
Giai đoạn 2011 – 2015 cũng ghi nhận những xu thế chuyển biến mang tính tích cực. Trước
hết, trái với những giai đoạn trước đây khi kinh tế thế giới tăng trưởng nóng, lạm phát luôn
là một thách thức đối với việc duy trì sự ổn định của kinh tế toàn cầu, giai đoạn 2011 – 2015
vừa qua, sức ép lạm phát không quá lớn, thậm chí lạm phát có xu hướng giảm ở mức thấp
hơn mục tiêu đặt ra ở các nước phát triển, đặt các quốc gia này vào tình trạng phải đối mặt
với rủi ro giảm phát trên diện rộng. Lạm phát chỉ có xu hướng gia tăng trong năm 2011 với
mức tăng đạt đỉnh 5,2% trước các áp lực biến động từ các yếu tố nguồn cung, tuy nhiên lại
duy trì xu hướng giảm liên tục trong suốt những năm còn lại, và hiện chỉ dao động ở mức
3,8%.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 10
Tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài từ những năm 2007 – 2008, khoảng 27,6 triệu người đã mất
việc từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra, nâng tổng số người thất nghiệp trên toàn thế giới lên
tới 205 triệu người.
1.2.4. Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới giảm mạnh từ sau cuộc đại khủng năm 2008 và tăng chậm đến đầu năm
2011, do sự suy yếu của đồng USD, khủng hoảng tài chính châu Âu, bất ổn chính trị tại
Trung Đông và Bắc Phi, lạm phát có xu hướng tăng nên giá vàng thế giới tăng đạt mức kỷ
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 11
lục. Năm 2011 là năm mà cả thế giới chứng kiến sự biến động đầy hồi hộp của giá vàng, giá
vàng thế giới đạt đỉnh cao lịch sử 1.900 USD/oz. Khép lại một năm biến động đầy kịch tính,
giá vàng cuối năm 2011 dao động nhẹ quanh mốc 1.600 USD/ounce trên thị trường vàng thế
giới và giảm dần cho đến hiện nay. Các biến động giá vàng không còn mạnh và biên độ tăng
giảm thấp.
1.2.5. Giá dầu thế giới
Giá dầu và giá nguyên liệu giảm sâu tác động tiêu cực tới các nước xuất khẩu dầu và nguyên
liệu lớn. Năm 2015, thế giới đã chứng kiến việc giá nguyên liệu và dầu thô tiếp tục giảm
xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Chỉ số giá của 22 mặt hàng nguyên liệu (chỉ số
Bloomberg) đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999. Trong khi giá dầu thế giới tháng
12 -2015 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua, chạm mức 35 USD/thùng. Việc
dầu thô giảm giá kéo dài đã tác động hết sức tiêu cực tới những hãng sản xuất dầu và các
lĩnh vực liên quan đến dầu. Hàng trăm ngàn lao động trong ngành khai thác dầu toàn cầu đã
phải nghỉ việc, nhiều hoạt động sản xuất và khai thác cũng bị ngừng trệ. Đối với những quốc
gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, như Vê-nê-xu-ê-la, Bra-xin, Ê-cu-a-đo, Ni-giê-ri-a, Nga,...
sự sụt giảm giá dầu đang tác động tiêu cực toàn diện tới nguồn thu và tăng trưởng kinh tế
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 12
của những nước này. Các nước vùng Vịnh cũng phải cắt giảm đầu tư trên toàn cầu cũng như
giảm bớt các dự án phát triển xã hội lớn của mình… Không chỉ có vậy, giá dầu thô xuống
thấp còn tác động mạnh tới các sản phẩm phát sinh từ dầu và giá của những sản phẩm này
cũng đang bị giảm mạnh. Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh khác, giá dầu sụt giảm cũng làm
tăng sức mua từ các hộ gia đình và làm chậm lại lạm phát ở một số quốc gia, đặc biệt là ở
châu Âu và Mỹ.
Nguồnhttps://www.statista.com/statistics/262858/change-in-opec-crude-
oil-prices-since-1960/
1.3. Triển vọng kinh tế thế giới giai đoạn 2016 – 2020
Bước sang một giai đoạn chuyển đổi mới, bức tranh kinh tế thế giới năm 2015 đã trở nên
sáng sủa hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia
phần nào đạt được kết quả mong muốn.
Đây là bước tạo đà cho nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạn 2016-2020
với sự phục hồi tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế
thế giới (bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản,…) và của các lĩnh vực chủ yếu kinh tế thế giới như
thương mại, đầu tư.
Theo dự báo của World Bank (6/2015), tỉ lệ dòng vốn quốc tế đổ vào các quốc gia đang phát
triển/GDP sẽ giảm từ 5,4% năm 2014 xuống 5,1% GDP vào năm 2015, 5,0% vào năm 2016
và 4,8% vào năm 2017. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự báo sẽ tiếp tục xu hướng
hồi phục sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù mức độ hồi phục chưa thực sự bền
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 13
vững. UNCTAD (7/2015) dự báo dòng vốn FDI toàn cầu sẽ phục hồi lên 1,4 nghìn tỷ USD
năm 2015, 1,5 nghìn tỷ USD vào năm và 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2017.
Lĩnh vực tài chính tiền tệ dự báo sẽ còn biến động mạnh trong trung hạn. Thâm hụt ngân
sách của các nền kinh tế trên thế giới sẽ nhiều cải thiện hơn, nhưng nợ công sẽ vẫn ở mức
cao.
Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ thế giới sẽ vẫn đối mặt với tình trạng biến động không ngừng.
Giá cả các đồng tiền chính sẽ tiếp tục thay đổi kèm theo xu hướng can thiệp trực tiếp vào thị
trường ngoại hối của các quốc gia đang không ngừng gia tăng. Rủi ro về chiến tranh tiền tệ
đã được cảnh báo và sẽ tiếp tục có nguy cơ lớn hơn trong giai đoạn tới.
Giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng giảm so với năm 2014 bởi giá dầu giảm mạnh. Trong trung
hạn giá dầu thế giới biến động theo cung cầu thị trường về dầu, tác động của khủng hoảng
địa chính trị thế giới, sự phát triển của công nghệ khai thác dầu, sự phát triển của năng lượng
tái tạo. Bên cạnh đó, sự trở lại thị trường dầu mỏ thế giới của Iran cũng sẽ là nhân tố quan
trọng tác động tới giá dầu thế giới trong trung hạn.
Theo đó, giá dầu thế giới trong trung hạn có thể ở 3 kịch bản sau: (1) Giảm xuống mức 50
USD/thùng -- ngưỡng hòa vốn trung bình của việc khai thác dầu đá phiến vào năm 2015; (2)
Giảm xuống 40 mức USD/thùng -- gần mức giá để tránh tình trạng đạt mức tích trữ tối đa;
và (3) Giảm xuống mức 30 USD/thùng -- mức giá hòa vốn khai thác của Trung Đông, Bắc
Irắc và Kenya và Ảrập Xêút và nhằm giành lại thị phần trước các đối thủ cạnh tranh là các
nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ,…
Giá dầu thế giới thậm chí có thể giảm sâu hơn dưới mức 30 USD/thùng khi Quốc hội Mỹ
cho phép các công ty Mỹ xuất khẩu dầu thô và khi công nghệ khai thác dầu đá phiến Mỹ
được cải thiện, theo đó chi phí khai thác giảm thì giá dầu sẽ giảm theo.
Bên cạnh đó, do giá USD liên tục tăng giá đã gây áp lực lên giá kim loại quý trong suốt thời
gian qua, làm vàng mất vị trí trú an toàn. Giá vàng được dự báo sẽ giảm dần đều xuống còn
1100 USD/oz năm 2025 từ mức 1163 USD/oz của năm 2020 và 1250 USD/oz vào năm
2014.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 14
2. Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
2.1. Tổng quan
Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình quân toàn nền kinh tế ước đạt 5,91%,
thấp hơn so với mức 6,32% của giai đoạn 2006-2010, đồng thời cũng không đạt được kế
hoạch tăng trưởng 6,5-7% như mục tiêu kế hoạch.
Nếu so với tình hình kinh tế - xã hội 5 năm trước, thì năm 2015 bức tranh kinh tế của nước
ta diễn biến khá tích cực, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững trong những năm tới. Các
chỉ báo về kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tỷ giá, thanh khoản của ngân
hàng thương mại; xuất-nhập khẩu… tiếp tục được cải thiện so với các năm trước.
Kinh tế vĩ mô ổn định, thể chế kinh tế được cải thiện
Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu
Tăng trưởng kinh tế phục hồi chậm so với một số nước trong khu vực trong giai đoạn hậu
khủng hoảng
Cơ cấu ngành kinh tế dịch chuyển tương đối chậm
2.2. Thực trạng
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Bình quân giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 5,91%, mặc dù
thấp hơn so với mức 6,32% của giai đoạn 2006 - 2010, nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới thường xuyên xuất hiện
nhiều nhân tố bất lợi thì đây vẫn là mức tăng tương đối tốt. Hơn thế nữa, xu hướng phục hồi
kinh tế ngày càng rõ nét kể từ năm 2013, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước.
Tăng trưởng năm 2015 đạt 6,68%, vượt mục tiêu đề ra là 6,2% và là mức cao nhất trong cả
giai đoạn 2011-2015; trong đó, công nghiệp và xây dựng với tốc độ tăng 9,64% là ngành
đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng năm 2015. Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người
cũng tăng hơn 40%, từ 1.532 USD/người năm 2011 lên 2.171 USD/người năm 2015, trong
bối cảnh lạm phát được duy trì ở mức thấp đã góp phần nâng cao mức sống thực tế của
người dân.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 15
2.2.2. Kinh tế vĩ mô ổn định, thể chế kinh tế cải thiện
Một trong 3 đột phá chiến lược thực hiện trong 5 năm qua (Chiến lược của 10 năm 2011-
2020) là hoàn thiện thể chế kinh tế, với sự ra đời của Hiến pháp 2013, ban hành nhiều bộ
luật và đạo luật nhằm cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng như Bộ luật Dân sự, Bộ luật
Hình sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản,
Luật Phá sản, Luật Kế toán, Luật Thống kê…
Nhìn chung trong 5 năm qua sự hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính hệ thống và liên
quan đến hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự đổi mới hệ thống pháp luật trong lĩnh vực
kinh tế đều hướng đến 2 mục tiêu: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước và hội
nhập với khu vực và thế giới.
Từ năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19 và nâng cấp Nghị quyết này trong
năm 2015 trong nỗ lực cải cách hành chính công, với mục tiêu giảm thời gian khai thuế, thủ
tục hải quan và thông quan hàng hóa ở các cửa khẩu đạt trình độ các nước ASEAN - 6 và
tiến tới ASEAN-4.
Trong 5 năm qua, với tinh thần “chủ động và tích cực” hội nhập, nước ta đã ký kết hàng
chục Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới, chính thức
thực hiện theo lộ trình những cam kết của khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ
đầu năm 2016, đặc biệt là kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) với kỳ vọng các nước thành viên sẽ hoàn tất thủ tục để đi vào hoạt động từ đầu
năm 2018. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm quan hệ ngoại thương, tín dụng và đầu
tư tiếp tục phát triển tích cực, vị thế kinh tế của nước ta ngày càng được nâng cao trên thị
trường khu vực và thế giới.
Trong 5 năm qua các chính sách và giải pháp Chính phủ thực thi đều kiên trì với 3 mục tiêu
ưu tiên đề ra từ năm 2011: Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường để có tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bảo đảm an sinh
xã hội.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 16
Bên cạnh đó đã thực hiện thành công bước đầu tái cơ cấu 3 lĩnh vực ưu tiên: Đầu tư công, hệ
thống ngân hàng thương mại và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tức là vừa ứng phó
các vấn đề ngắn hạn vừa giải quyết các vấn đề trung, dài hạn đang đặt ra tương đối đồng bộ.
Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức trước mắt, nhưng rõ ràng bức tranh kinh tế Việt Nam
bước vào năm 2016 có nhiều tín hiệu tích cực và lạc quan hơn thời kỳ chuyển tiếp từ 2010
sang 2011.
2.2.3. Tác động của suy thoái toàn cầu
Giai đoạn 2011-2015, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những vấn đề nội tại
của nền kinh tế và chịu tác động không nhỏ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu.
Trong hai năm 2011-2012, tăng trưởng kinh tế liên tiếp sụt giảm, từ mức 6,42% năm 2010
xuống còn 6,24% trong năm 2011 và 5,25% trong năm 2012.
Từ năm 2013 cho đến nay, với nỗ lực điều hành chính sách, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh
tế đồng thời nhờ những tác động tích cực của sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước
bắt đầu có sự cải thiện đặc biệt ghi nhận mức tăng trưởng đột phá trong năm 2015, ước đạt
6,68%, vượt 0.48 điểm phần trăm so với kế hoạch đề ra.
Mặc dù vậy, mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2015 cũng không đủ để kéo tăng trưởng
cả giai đoạn 2011-2016 lên mức cao hơn giai đoạn trước đó (2006-2010).
Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình toàn nền kinh tế ước đạt 5,91%, thấp
hơn so với mức 6,32% của giai đoạn 2006-2010, đồng thời cũng không đạt được kế hoạch
tăng trưởng 6,5-7% như mục tiêu kế hoạch.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 17
Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2015 không đạt được mục tiêu như kế hoạch đề ra chủ
yếu bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế,
suy thoái tài chính toàn cầu, và những cải cách trong nước chưa mang lại nhiều kết quả đồng
thời những yếu kém nội tại của nền kinh tế trở nên trầm trọng hơn.
2.2.4. Tốc độ tăng trưởng chậm so với các nước trong khu vực
Một vấn đề đáng lo ngại khác là so sánh với nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam có tốc
độ phục hồi kinh tế chậm hơn trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2011-2013).
Tốc độ tăng trưởng của các nước như Myanmar, Campuchia, Philipin, Lào đã liên tục ở mức
cao hơn so với cùng kỳ. Indonesia giảm tốc độ tăng trưởng trong năm 2012 cũng giống như
Việt Nam nhưng mức độ sụt giảm của nước này thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam (tăng
trưởng của Indonesia ở mức 6,03% trong năm 2012, thấp hơn gần 0,2 điểm % so với cùng
kỳ năm 2011, trong khi đó tăng trưởng Việt Nam cũng trong năm này đã giảm gần 1 điểm %
so với cùng kỳ).
Trong giai đoạn gần đây (2014-2015), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dần cải thiện nhưng
mức tăng vẫn còn thấp hơn một số nước như Campuchia, Lào, Philipine.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 18
2.2.5. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế
Về tỷ trọng giữa các khu vực kinh tế, sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn
vừa qua đặc trưng bởi sự thu hẹp GDP của khu vực NLTS và sự tăng lên tương ứng của 2
lĩnh vực còn lại, nhưng quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế diễn ra tương đối chậm.
Với tỷ trọng cao trong tổng GDP, khu vực dịch vụ là khu vực có đóng góp lớn vào tăng
trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011-2014. Tuy nhiên, đến năm 2015, với sự tăng trưởng bứt
phá của khu vực CN-XD (đạt mức 9,64% so với cùng kỳ), khu vực này đã dẫn đầu nền kinh
tế và có mức đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung.
2.3. Những thách thức trong giai đoạn 2016 – 2020
Bên cạnh các kết quả đạt được, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế giai đoạn 2011-2015 nói
chung và năm 2015 nói riêng cũng còn một số tồn tại, hạn chế, đặt ra những thách thức cho
giai đoạn 5 năm tiếp theo 20162020, đó là:
Các cân đối lớn về kinh tế vĩ mô ổn định hơn nhưng chưa thực sự bền vững. Bội chi ngân
sách của Việt Nam có xu hướng tăng đặt ra một số thách thức lớn đối với yêu cầu đảm bảo
bền vững tài khóa trong trung và dài hạn, nhất là khi áp lực phải tăng chi NSNN đang lớn.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 19
Về cán cân thương mại, xuất khẩu vẫn đang dựa vào lợi thế về giá nhân công; hàm lượng giá
trị gia tăng của xuất khẩu còn thấp; tỷ trọng nhập khẩu từ các nước có trình độ công nghệ
thấp như Trung Quốc có xu hướng tăng.
Hiệu quả sử dụng các nguồn lực chậm cải thiện, chưa thực sự gắn với các định hướng ưu
tiên về phát triển. Cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân còn chưa có sự đột phá mạnh
nên sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư, phát triển hạ tầng còn hạn chế. Vốn đầu tư
cho nền kinh tế chủ yếu dựa vào tín dụng từ khu vực ngân hàng, trong khi đó việc xử lý nợ
xấu của hệ thống ngân hàng còn gặp khó khăn.
Tăng trưởng kinh tế còn thấp so với tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm so với
yêu cầu. Sự chậm lại về tăng trưởng của nền kinh tế trong 5 năm qua đang đặt ra một số
thách thức về khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực. Đến
nay, cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa so với yêu cầu của một nước
công nghiệp. Các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức, khoa học và công nghệ phát triển còn
chậm, tỷ trọng trong GDP của các ngành dịch vụ mang tính chất “động lực” hay “huyết
mạch” của nền kinh tế như tài chính - tín dụng còn thấp.
Quá trình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn
chậm, tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa đạt tiến độ đề ra. Trong tái cơ cấu đầu
tư công, thời gian qua chủ mới yếu tập trung vào việc cắt giảm, giãn, hoãn tiến độ các dự án
công, nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng vẫn chủ yếu là đầu tư công.
Nguồn lực để tái cơ cấu ngân hàng chủ yếu từ nguồn trích dự phòng rủi ro của các tổ chức
tín dụng và thông qua hoạt động của Công ty quản lý tài sản. Tuy nhiên, hoạt động của Công
ty quản lý tài sản còn gặp một số vướng mắc do những bất cập trong quy định pháp luật về
xử lý tài sản bảo đảm dẫn đến khó xử lý nhanh và hiệu quả các khoản nợ xấu. Trong khi đó,
thị trường tín dụng chưa thực hiện được đầy đủ chức năng trung gian tài chính trong việc
phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng của nền kinh tế.
Tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp mới ở trên giác độ sắp xếp, cơ cấu lại nội bộ doanh nghiệp
mà chưa thực sự chú trọng vào nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nâng
cao chất lượng quản trị nội bộ. Bên cạnh đó, tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 20
doanh của các tập đoàn, tổng công ty chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ (quy mô vốn,
tài sản).
2.4. Triển vọng và định hướng giai đoạn 2016 - 2020
Để tháo gỡ các khó khăn, rào cản đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn
qua, giai đoạn 2016 - 2020 cần chú trọng, tập trung vào những định hướng sau:
Tập trung hoàn thiện thể chế; thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng với một lộ trình và
bước đi phù hợp.
Nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các
ngành, lĩnh vực, địa bàn; tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp xây dựng và triển khai quy
hoạch, kế hoạch giữa các địa phương, khắc phục triệt để tình trạng cắt khúc của quy hoạch.
Tăng cường sự liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế, có chính sách khuyến khích
hình thành các cụm liên kết ngành.
Tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, các NHTM để thực hiện huy động và
phân bổ các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội... Đẩy mạnh hoàn thiện hệ
thống pháp luật đối với thị trường tài chính, thị trường bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển của
hệ thống các thị trường tài chính. Quyết liệt thực hiện tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty
nhà nước, qua đó định vị lại vai trò của khu vực này trong nền kinh tế.
Tăng cường hiệu quả huy động nguồn lực, tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thu đi đôi
với cơ cấu lại NSNN. Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong
đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân.
Thúc đẩy phát triển các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là về hạ tầng cơ
sở, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; phát triển nông nghiệp, nông thôn theo
các mục tiêu, yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện có kết quả chương trình
xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội thông qua
việc tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước; nâng cao chất lượng công tác
xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả trong quản lý kinh tế vĩ mô; tiếp tục thực
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 21
hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, linh hoạt. Tăng cường tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình, thúc đẩy cải cách hành chính.
II. PHÂN TÍCH NGÀNH MÍA ĐƯỜNG
1. Ngành mía đường thế giới
1.1. Lịch sử phát triển của ngành đường
Đường được coi là sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là thành phần
chính tạo ra các sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát và gia vị. Ngoài ra, phế phẩm của
ngành đường cũng được sử dụng như mùn để sản xuất phân bón và cây mía còn được dùng
làm nguyên liệu để sản xuất ethanol - sản phẩm có thể dùng để thay thế cho xăng.
Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ thứ 16, khi
sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba, nguyên liệu sản xuất
đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đường thu được không cao. Cho đến thế
kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường từ cây củ cải đường, đã mở ra một ngành công
nghiệp sản xuất đường ở Châu Âu. Từ đó, sản xuất đường đạt được nhiều đột phá: từ khoảng
820.000 tấn vào đầu những năm đầu cách mạng công nghiệp đến 18 triệu tấn trước chiến
tranh thế giới lần I (1914-1918).
Hiện nay trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 175 triệu tấn/năm. Các nước sản
xuất đường lớn trên thế giới là Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc chiếm 50% sản lượng
và 56% xuất khẩu của thế giới.
Top 10 nước sản xuất đường lớn nhất thế giới
2010 2011 2012 2013
Brazil 36.4 38.3 36.2 38.6
India 20.6 26.6 28.6 27.2
EU 16.9 15.9 18.3 16.6
China 11.4 11.2 12.3 14
Thailand 6.9 9.7 10.2 10
United States 7.2 7.1 7.7 8.14
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 22
Mexico 5.1 5.5 5.4 7.4
Pakistan 3.4 3.9 4.5 4.8
Russia 3.4 3.0 5.5 5
Australia 4.7 3.7 3.68 4.25
1.2. Diễn biến của giá đường trong thời gian gần đây
Hiện nay, đường trên thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu hụt và việc Brazil – quốc
gia xuất khẩu đường lớn nhất thế giới – đang gặp những bất ổn chính trị, giúp giá đường kéo
dài đợt phục hồi. Đường được nhận định là một trong những mặt hàng tăng trưởng tốt nhất
cho tới thời điểm này của năm 2016 nhờ nguồn cung thiếu hụt trầm trọng.
Nhà phân tích Tom McNeill của Green Pool Commodities cho biết thị trường đường đang
rơi vào tình trạng thiếu hụt sau 5 năm thặng dư. Sản lượng 8,6 triệu tấn/ngày đang không đủ
để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo nhiều dự báo quốc tế, tình trạng thâm hụt nguồn
cung này sẽ kéo dài cho tới đầu năm 2017.
Từ tháng 10-2015 đến nay, giá đường thế giới có xu hướng cải thiện. Sau nhiều năm nhận lại
lợi nhuận tương đối thấp, các nhà sản xuất tại Australia đã chờ đợi một sự phục hồi từ thị
trường. Và giờ đây, điều đó đã thành hiện thực. Giá thu mua tại vườn trong năm 2016 hiện
đang rơi vào mức 520 USD/tấn, tăng mạnh so với mức 383 USD/tấn của năm 2015. Bên
cạnh đó, giá đồng Đô la Úc giảm trong tháng 4 cũng đã giúp đẩy giá đường lên cao hơn
tại thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới này. Chúng ta đã không được thấy mức tăng
trưởng này trong 5-7 năm qua. Cũng theo ông McNeill, điều này sẽ thực sự thúc đẩy tiềm
năng của ngành công nghiệp đường nhằm kiếm thêm lợi nhuận.
Trên thị trường thế giới, trong nửa đầu tháng 11, giá đường thế giới biến động tăng, giảm
liên tục. Tuy nhiên, so với cùng kỳ tháng trước, giá đường thế giới giảm do lượng bán ra
tăng mạnh từ cuối tháng 10/2016. Cụ thể, tại New York, giá đường thô giao tháng 3/2017 ở
mức khoảng 21,67 - 22,42 Uscent/Lb, giảm 1 Uscent/Lb. Tại Luân Đôn, giá đường trắng
giao tháng 12/2016 ở mức khoảng 565 - 582,2 USD/ tấn, giảm 16,5 - 23,3 USD/tấn.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 23
Nhìn chung, giá đường thô kỳ hạn trên sàn ICE Futures đã tăng 30% trong năm nay và đã
gần tới mức kỷ lục vào tháng 10/2012. Thậm chí, nếu tính bằng đồng Reais (tiền Brazil), giá
đường đã đạt tới mức cao nhất từ trước tới nay.
Biểu đồ 1.giá đường thế giới năm 2010 – 2015
1.3. Dự báo nguồn cung và tình hình tiêu thụ tại một số thị trường chủ chốt
Lượng đường tiêu thụ toàn cầu trong mùa 2016-2017 được dự báo sẽ tăng lên mức kỷ lục
174 triệu tấn (giá trị nguyên), vượt qua sản lượng sản xuất và khiến lượng đường tồn kho
giảm xuống mức thấp nhất kể từ giai đoạn 2010/2011.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy sản lượng tại Brazil và Liên minh Châu Âu
(EU) được dự báo sẽ tăng, bù đắp vào sản lượng sụt giảm tại Ấn Độ. Qua đó, sản lượng toàn
cầu sẽ tăng 4% lên mức 169 triệu tấn. Với nhu cầu đang tăng cao hiện nay, thị trường dự báo
rằng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này sẽ tăng 1,2 triệu tấn.
Mức tồn kho đường giảm liên tục trong những năm gần đây cho thấy tốc độ tiêu thụ toàn cầu
đang tăng ổn định. Kết quả là lượng đường tồn kho đang có nhiều khả năng rơi xuống mức
thấp kỷ lục.
Biểu đồ 2. sản lượng sản xuất và tiêu thụ đường những năm gần đây, sản lượng sản xuất
(cột xanh), mức tiêu thụ (đường màu đỏ)
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 24
Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt hiện nay, sản lượng đường của Việt Nam dự báo sẽ giữ
nguyên ở mức 1,65 triệu tấn trong mùa thu hoạch 2016/2017. Tuy nhiên, lượng đường tiêu
thụ lại có xu hướng tăng và có khả năng sẽ đạt mức kỷ lục 2 triệu tấn, khiến lượng đường
tồn kho giảm trong thời gian tới.
Tại Brazil – quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới, sản lượng được dự báo sẽ tăng 2,4
triệu tấn nếu thời tiết thuận lợi. Trong số 37,1 triệu tấn có thể thu hoạch trong mùa
2016/2017, tỷ trọng của đường ethanol có khả năng tăng từ 57% lên 59% để bù đắp cho sản
lượng đường mía sụt giảm. Bên cạnh đó, Brazil vẫn sẽ giữ vị thế là nhà xuất khẩu đường lớn
nhất thế giới khi sản lượng xuất khẩu được dự báo sẽ tăng 1,8 triệu tấn lên mức 26,1 triệu
tấn.
Sản lượng tiêu thụ của Ấn Độ được dự báo sẽ tăng nhẹ lên mức kỷ lục 27,2 triệu tấn trong
khi sản lượng lại giảm 2,2 triệu tấn do diện tích thu hoạch và sản lượng giảm. Điều kiện thời
tiết hạn hán hiện nay sẽ hạn chế người nông dân trong việc trồng mới cây mía. Tiêu thụ tăng
và sản lượng giảm sẽ khiến lượng đường trong kho của các doanh nghiệp Ấn Độ giảm
khoảng 18%.
Cũng bị ảnh hưởng bởi hạn hán như Ấn Độ nhưng sản lượng đường của Thái Lan dự báo
vẫn sẽ tăng lên mức 10,1 triệu tấn nhờ diện tích thu hoạch tăng. Nhu cầu toàn cầu tăng sẽ
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 25
khiến xuất khẩu của Thái Lan tăng 2% lên mức kỷ lục 9 triệu tấn. Bên cạnh đó, lượng tiêu
thụ của các khu công nghiệp và các hộ gia đình tăng mạnh cũng là một nguyên nhân khiến
lượng hàng tồn kho của nước này giảm.
Một khu vực hiếm hoi cho thấy những tín hiệu tích cực là EU. Sản lượng tại đây được dự
báo sẽ phục hồi 2,5 triệu tấn lên mức 16,5 triệu tấn. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ (18,8
triệu tấn), nhập khẩu (3,5 triệu tấn) và xuất khẩu (1,5 triệu tấn) nhiều khả năng không thay
đổi so với cùng kỳ năm trước.
Tại Trung Quốc, lượng đường tiêu thụ được dự báo tăng lên mức kỷ lục 17,8 triệu tấn, qua
đó khiến lượng đường tồn kho giảm 3,2 triệu tấn do sản lượng sản xuất nhiều khả năng giảm
8,2 triệu tấn tại vùng đồng bằng. Mức nhập khẩu tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới được dự
báo sẽ tăng lên mức kỷ lục 7,9 triệu tấn.
Sản lượng thu hoạch của Mỹ trong mùa 2016/2017 dự báo sẽ giảm 200,000 tấn do sản lượng
mía thấp hơn dự kiến. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này được dự báo sẽ tăng
8% lên mức 3,2 triệu tấn do nhu cầu tiêu thụ tăng nhẹ. Lượng đường tồn kho nhiều khả năng
cũng giảm 5% xuống mức 1,5 triệu tấn.
2. Ngành mía đường tại Việt Nam
Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi người dân chúng ta biết
làm nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp mía đường tại Viêt Nam chỉ mới bắt
đầu phát triển vào đầu những năm 1990, nên vẫn còn rất non trẻ và khá lạc hậu. Cho đến giai
đoạn hiện nay ngành mía đường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh để có thể trở thành
ngành chủ lực cho nền kinh tế.
Nước ta sản xuất 3 loại đường chính:
 Đường tinh luyện RE hay còn gọi là đường cát trắng
 Đường vàng RS
 Đường xay (hay đường thô)
Đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủ yếu thu
hoạch, vận chuyển và sản xuất. Có 4 vùng chính sản xuất đường tại Việt Nam: Bắc trung bộ,
Tây Nguyên, Duyên hải miền trung và Đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Vụ ép
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 26
mía thường kéo dài từ tháng 10 hoặc 11 đến tháng 4 năm sau, sau đó tồn kho thành phẩm để
bán cho các tháng còn lại trong năm. Vì vậy nên chi phí tồn trữ hàng hóa này rất cao và giá
thành sản phẩm khá cao.
2.1. Cấu trúc vốn của ngành mía đường
Cấu trúc phức tạp của ngành đường Việt Nam chủ yếu là do sự sở hữu chéo của
Thành Thành Công (TTC) và các công ty liên quan. TTC, một công ty kinh doanh đường
hàng đầu thuộc sở hữu của bà Huỳnh Bích Ngọc, vợ của nguyên chủ tịch Sacombank và gia
đình. TTC trước đây là công ty kinh doanh đường và mật rỉ đến khi TTC gia nhập lĩnh vực
sản xuất đường bằng việc mua lại 68,4% cổ phần của SBT từ Tập đoàn Societe De Bourbon
của Pháp vào năm 2010. Kể từ đó, TTC và các công ty liên quan đã tăng cường sự hiện diện
trong ngành đường bằng cách mua lại cổ phần của nhiều công ty mía đường khác.
2.2. Năng lực sản xuất của ngành mía đường
Ngành sản xuất mía đường không được nhà nước quan tâm đúng mức. Nếu như các
ngành khác như: lúa, cao su, ngô….được nhà nước khuyến khích phát triển thì ngành mía
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 27
đường hầu như không được hỗ trợ. Việc trồng mía là sự thỏa thuận giữa hai bên: người trồng
mía và các chủ doanh nghiệp sản xuất đường. Chính vì yếu tố này nên diện tích trồng mía
không được ổn định và năng suất mía chưa thực sự cao.
Nhìn vào số liệu ta thấy rằng diện tích mía và sản lượng đường không ổn định. Vào
năm 2003 diện tích trồng mía lên đến 315,000 ha, nhưng cho đến nay diện tích trồng mía đã
giảm, năm 2010 diện tích chỉ còn 265,136 ha, nhưng tăng lại từ năm 2011 đến 2014 lên
289,018 ha. Vì vậy mà lượng cung cầu mía đường trong nước không được ổn định, điều này
xuất phát từ 2 nguyên nhân:
 Thứ nhất, cây mía không thể cạnh tranh nổi với một số loại cây trồng khác, điển hình
nhất có lẽ là cây sắn.
 Thứ hai, không thể không kể đến những cam kết không ổn định giữa người nông dân
trồng mía và các chủ nhà máy. Khi những năm năng suất mía cao thì các doanh
nghiệp lại chèn ép giá của người dân, đẩy giá mía xuống thấp. Còn vào những năm
mất mùa thì ngược lại. Vì mục đích lợi nhuận, người dân đã tự ý phá vỡ hợp đồng để
bán với giá cao hơn, làm thiệt hại cho các chủ sản xuất mía.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 28
Vụ mùa 2015-2016, Việt Nam sản xuất hơn 12 triệu tấn mía ép, giảm 11% so với vụ mùa
2014-2015. Sản lượng đường sản xuất được trong vụ mùa năm nay là 1,3 triệu tấn, giảm
100.000 tấn so với vụ mùa trước.
Hiện nay cả nước có khoảng 37 nhà máy sản xuất mía đường đa số là nhà máy quốc
doanh. Các nhà máy lớn như: nhà máy đường Nghệ An Tatte &Lyle , nhà máy đường Sơn
La, nhà máy đường Biên Hòa, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Bourbon Tây
Ninh….Nhưng hiện nay đã có nhiều công ty mía đường niêm yết trên sàn HOSE là CTCP
đường BHS , CTCP mía đường Lam Sơn LSS, CTCP Bourbon Tây Ninh SBT, CTCP đường
KomTum KTS, NHS, CTCP mía đường nhiệt điện Gia Lai SEC….
Giống mía trồng tại Việt Nam có nguồn gốc khoảng 90% là từ nước ngoài, tuy nhiên
do chế độ canh tác chưa khoa học và kỹ thuật còn lạc hậu nên năng suất chưa đạt được so
với tiềm năng thật sự của giống mía có thể mang lại. Trong niên vụ mía 2012/2013 vừa qua
năng suất mía trung bình của việt Nam là 64 tấn/hecta. Nếu so sánh với Thái Lan khoảng
100 tấn/ha. Về năng suất đường thì Brazil hiện sản xuất 10 tấn đường/ha mía còn Việt Nam
chỉ 4-5 tấn đường/ha mía. Phần lớn các nhà máy ép mía của Việt Nam đều đầu tư công nghệ
của Trung Quốc nên hiệu suất thu hồi đường thấp hơn. Cụ thể, một tấn mía nguyên liệu các
nhà máy trong nước chỉ sản xuất được 90kg đường, thấp hơn 10% so với công nghệ của các
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 29
nước. Từ năng suất, chất lượng mía thấp, cộng thêm hiệu suất thu hồi đường cũng thấp nên
đẩy giá thành lên cao.
Về kỹ thuật canh tác, ở nước ngoài trong canh tác mía tỷ lệ cơ giới hóa 80-90%, trong
khi của Việt Nam chỉ có khoảng 10-20%, chủ yếu ở khâu làm đất trồng, còn lại chủ yếu làm
bằng tay. Hiện giá bán mía nguyên liệu chỉ ở 850 đồng/kg cho mía 10 CCS, nhưng thực tế
chỉ được 9 CCS (trữ đường CCS của Việt Nam bình quân khoảng 10, trong khi các nước
CCS 12-16), tức là được khoảng 760-770 đồng/kg sau khi trừ đi công chặt 150 đồng/kg thì
người nông dân chỉ thu về 600 đồng/kg.
Nếu tính theo lãi trên một ha, nông dân thu khoảng 15-20 triệu đồng một ha trong
vòng một năm, cao hơn có thể đạt tới 30 triệu đồng và rất ít nơi mang về 50 triệu đồng một
ha. Nếu đem chia cho thời gian 10 tháng mỗi vụ, nông dân trồng mía chỉ thu vào chưa tới 2
triệu đồng/ha/tháng, thấp hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Do nguồn thu quá ít nên
nông dân không thể đầu tư máy móc thủy lợi để nâng cao năng suất được.Giống mía trồng
tại Việt Nam có nguồn gốc khoảng 90% là từ nước ngoài, tuy nhiên do chế độ canh tác chưa
khoa học và kỹ thuật còn lạc hậu nên năng suất chưa đạt được so với tiềm năng thật sự của
giống mía có thể mang lại. Trong niên vụ mía 2014/2015 năng suất mía trung bình của việt
Nam là 64 tấn/hecta. Nếu so sánh với Thái Lan khoảng 100 tấn/ha. Về năng suất đường thì
Brazil hiện sản xuất 10 tấn đường/ha mía còn Việt Nam chỉ trên dưới 5 tấn đường/ha mía.
Phần lớn các nhà máy ép mía của Việt Nam đều đầu tư công nghệ của Trung Quốc nên hiệu
suất thu hồi đường thấp hơn. Cụ thể, một tấn mía nguyên liệu các nhà máy trong nước chỉ
sản xuất được 90kg đường, thấp hơn 10% so với công nghệ của các nước. Từ năng suất, chất
lượng mía thấp, cộng thêm hiệu suất thu hồi đường cũng thấp nên đẩy giá thành lên cao.
2.3. Giá mía đường trong nước
Hiện tại đã có một số nhà máy đường bắt đầu vào vụ mía 2016/2017 và mía nguyên liệu
được các nhà máy mua với giá 1,1 triệu đồng/tấn, cao hơn 240.000 đồng/tấn so với đầu niên
vụ 2015/2016.
Hiện tại giá đường trắng trên thị trường thế giới tăng, kéo giá đường nội địa tăng
theo, và do đó giá mía nguyên liệu cũng tăng. Cụ thể, giá đường trắng tại London, Anh giao
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 30
kỳ hạn trong tháng 8-2016 là hơn 551 đô la Mỹ/tấn, còn thời điểm tháng 8-2015 là chỉ ở
quanh mức 450 đô la Mỹ/tấn.
Trong khi đó, giá đường bán trên thị trường nội địa hiện nay dao động ở mức 15.800-16.200
đồng/kg, so với mức cùng kỳ năm trước là 13.000-13.600 đồng/kg.
Giá đường thế giới tăng so với cùng thời điểm này năm trước, theo VSSA, là do ảnh hưởng
của hạn hán nên các quốc gia sản xuất đường như Brazil, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ đều
giảm sản lượng.
Ngành mía đường trong nước cũng gặp vấn đề tương tự. Cụ thể, theo thống kê của Cục chế
biến nông lâm thủy sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng
đường sản xuất trong vụ vừa qua chỉ đạt gần 1,24 triệu tấn, giảm 180.500 tấn so với vụ trước
đó.
Vì thế, sau khi cân đối cung-cầu, Bộ Công Thương đã kiến nghị Chính phủ cho nhập thêm
200.000 tấn đường để đảm bảo nguồn cung cho tiêu thụ nội địa trong năm nay.
Tại hội nghị tổng kết niên vụ mía đường 2015/2016 vừa qua tại TPHCM, Hiệp hội mía
đường Việt Nam đưa ra dự báo sản xuất đường trong niêm vụ 20166/2017 không có gì đột
phá và tương đương niên vụ trước, điều này đồng nghĩa là Việt Nam phải nhập đường để
tiếp tục cân đối cung cầu. Tuy nhiên, việc phải nhập khẩu bao nhiêu vẫn chưa được công bố.
Trong năm 2017, Việt Nam dự kiến phải nhập khẩu 89.000 tấn đường theo hạn ngạch WTO
và 30.000 tấn đường từ Lào. Đây là những thông tin đã được công bố trong báo cáo của
VSSA tại hội nghị tổng kết nói trên.
2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong ngành mía đường
2.4.1. Thuận lợi
- Mía là loại cây công nghiệp có thời hạn canh tác đến khi thu hoạch bình quân từ 10 đến 12
tháng (một số giống sử dụng tại các khu vực đất thấp, hàng năm phải né lũ ở đồng bằng sông
Cửu Long có thể cho thu hoạch sau 8 tháng), đặc điểm sinh học của cây mía phù hợp với
điều kiện đất đai và thời tiết ở trên cả ba miền của nước ta.
- Đường là sản phẩm thiết yếu trong nền kinh tế nên ngành mía đường luôn được đặt dưới sự
bảo hộ của nhà nước. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp khi xuất khẩu đường phải
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 31
được phép của Bộ Công Thương, còn nhập khẩu thì theo hạn ngạch hàng năm (quota). Nếu
doanh nghiệp nhập khẩu trong hạn ngạch thì được hưởng thuế suất 5% (từ năm 2013 sẽ là
0%), nhưng lượng đường nhập theo hạn ngạch được kiểm soát chặt chẽ với mục tiêu ưu tiên
cân đối nhu cầu trong nước, tránh gây tồn kho lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn được phép
nhập khẩu ngoài hạn ngạch, nhưng thuế nhập khẩu sẽ được áp đến 80% tính trên giá trị
đường thô và 85% trên giá trị đường tinh luyện. Những mức thuế này khiến giá nhập khẩu
đội lên rất cao so với giá trong nước, do đó có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế nhập khẩu
ngoài hạn ngạch.
- Niên vụ 2015/2016, bình quân giá thu mua mía được giữ ở mức 860/tấn. Giá thu mua mía
hiện chiếm khoảng 70 - 75% giá thành sản xuất đường và theo BCTC của các công ty đường
đang niêm yết, giá thành sản xuất đường chiếm khoảng 70 - 80% doanh thu. Như vậy giá thu
mua mía chiếm khoảng 50-60% doanh thu. Phạm vi 40 - 50% còn lại là tỷ suất lợi nhuận rất
lớn nếu nhà máy đường tiết kiệm được các chi phí vận chuyển, cân đong, ép mía, chi cố định
(khấu hao, quản lý) và gia tăng sản lượng bán.
- Nhiều công ty mía đường không phát triển kênh bán lẻ mà chủ yếu tập trung vào kênh bán
sỉ cho các công ty công nghiệp và thương mại. Trong tình hình cung cầu thường xuyên cân
bằng hàng năm, việc bán sỉ này giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí marketing, bán
hàng và quản lý doanh nghiệp (các chi phí này chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 8% doanh thu),
nhờ đó tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2011 đạt bình quân trên 20%, ROE
bình quân trên 30%. Đây là mức tỷ suất lợi nhuận rất lớn nếu so sánh với các ngành SXKD
khác.
- Đầu năm 2012, một số nhà máy đường đã tăng công suất ép mía như hai nhà máy đường
Biên Hòa – Trị An và Biên Hòa – Tây Ninh của công ty Đường Biên Hòa, nhà máy đường
Buorbon Tây Ninh, nhà máy đường An Khê của công ty Đường Quảng Ngãi, nhà máy
đường Cần Thơ... Tuy nhiên, những công ty này vốn có những lợi thế nhất định có vị trí gần
vùng tiêu thụ và vùng trồng mía thuận lợi để mở rộng... nên việc gia tăng công suất không
gây ra tình trạng tranh mua nguyên liệu như ở nơi khác.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 32
- Tuy giá đường nội địa cao hơn so với giá thế giới, nhưng đường Việt Nam dự báo vẫn có
thể được xuất khẩu sang Trung Quốc chừng nào nhu cầu của nước này còn quá lớn so với
cung. Theo Quyết định 26/2007/QĐ-TTg, một trong những điểm quan trọng trong chính
sách phát triển ngành mía đường là không xây dựng thêm nhà máy mới trong nước. Điều
này ngăn chặn ý định tham gia thị trường của những doanh nghiệp mới
2.4.2. Khó khăn
- Khó khăn lớn nhất của ngành mía đường Việt Nam là bài toán xây dựng và phát triển vùng
nguyên liệu mía. Công tác giống mía, kỹ thuật canh tác, công tác thủy lợi chưa đáp ứng yêu
cầu thực tiễn nên chữ đường nhìn chung còn thấp (chữ đường bình quân của Thái Lan
thường xuyên trên 11 ccs, trong khi chữ đường Việt Nam chỉ khoảng 8-9 ccs).
- Việc nhập lậu đường không ngăn chặn được đã tác động lớn đến điều hành cung cầu và giá
đường lậu không chịu thuế nên có thường xuyên gây khó khăn cho các công ty đường trong
nước.
- Chênh lệch giá đường tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty trong ngành, nhưng lại làm
gia tăng chi phí cho các ngành khác sử dụng đường làm nguyên liệu. Ngay từ đầu năm 2012,
khi nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát, sức tiêu dùng chững lại... thì việc duy trì mức chênh
lệch giá sỉ trong nước cao hơn khoảng 2 ngàn đồng/kg so với giá nhập khẩu đã gây ra phản
ứng từ các công ty lớn như Vinamilk, URC, Pepsi...
- Phần lớn các nhà máy đường đều bán sỉ cho các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp
khác như bánh kẹo, sữa, nước giải khát..., cho các công ty thương mại có chức năng phân
phối hay bán cho các nhà máy đường của công ty khác trong ngành, còn thị trường bán lẻ lại
do các công ty phân phối “đảm trách”. Chỉ có một vài doanh nghiệp đang phát triển mạng
lưới bán lẻ đến người tiêu dùng như Đường Biên Hòa, Bourbon Tây Ninh... Như vậy, trong
những thời điểm nhất định khi có dấu hiệu tồn kho gia tăng, các nhà máy đường buộc phải
chấp nhận hạ giá bán sỉ chứ không có khả năng tác động đến giá bán lẻ trong nước.
- Tuy giá đường trong nước vẫn luôn duy trì ở mức cao hơn giá thế giới, nhưng đối với
nhiều công ty trong ngành, tỷ suất lợi nhuận lại đang có dấu hiệu suy giảm. Lý do chính đến
từ cả hai phía đầu vào và đầu ra. Giá thu mua mía không thể giảm nhiều, thậm chí một số
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 33
nơi tuy giảm nhưng công ty mía lại phải hỗ trợ những khoản chi phí khác cho người nông
dân để người dân không chặt bỏ mía chuyển sang cây trồng khác, vì thế giá thành 1 kg
đường không giảm mà lại tăng. Ngoài ra, tuy ngành đường trong nước được bảo hộ, giá
đường trong nước cao hơn giá thế giới nhưng do tình trạng nhập lậu nên các công ty đường
cũng buộc phải hạ giá để “cạnh tranh”.
- Không có nhiều công ty đường mạnh dạn hỗ trợ vốn cho người dân như trường hợp của
công ty đường Bourbon Tây Ninh (công ty tiếp tục hỗ trợ 9 triệu đồng/ha, chưa kể hỗ trợ lãi
suất vay ngân hàng, máy móc và giống mía), do đó nhiều công ty đường đang lo người dân
chuyển đổi từ trồng mía sang những loại cây công nghiệp khác như cao su, sắn lát,..
- Một số nơi ở Miền Trung – Tây Nguyên, ĐBS Cửu Long mặc dù đã được quy hoạch
nhưng một số vùng mía của các nhà máy khá gần nhau hoặc bị trùng lắp, hoặc quy mô vùng
trồng lại quá nhỏ so với công suất nhà máy, việc tổ chức thu mua mía lại tương đối phức tạp
nên khi giá đường lên cao, việc tranh mua mía thường diễn ra.
- Đường tuy vẫn xuất khẩu được nhưng hơn 90% là xuất sang Trung Quốc. Đây đang là lợi
thế nhưng cũng trở thành khó khăn nếu Trung Quốc tự cân đối được cung cầu hoặc gia tăng
nhập khẩu từ các nước khác. Giá thành cao luôn là điểm yếu của ngành đường nước ta và
chưa có dấu hiệu cho thấy có thể sớm khắc phục.
- Một số doanh nghiệp đang triển khai các dự án cụm nhà máy đường ở Lào và Campuchia
như Hoàng Anh Gia Lai, Buorbon Tây Ninh..., lượng cung đường về Việt Nam tăng từ cuối
năm 2012, điều này sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước.
2.5. Phân tích cạnh tranh
2.5.1. Chịu nhiều sức ép từ các nước trong khu vực
Bước sang năm 2010, theo lộ trình hội nhập AFTA, Việt Nam áp dụng thuế suất nhập
khẩu đường là 5% và vào năm 2013 là 0%. Cùng với việc gia nhập WTO, thuế nhập khẩu
đường ngày càng một giảm xuống, nước ta phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch với thuế
suất là 25%, ngoài hạn ngạch là 65% đối với đường thô; khối lượng nhập khẩu trong hạn
ngạch còn tăng 5% mỗi năm. Đây là cơ hội để đường nhập khẩu từ Thái Lan có điều kiện
thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường. Với mức thuế ưu đãi trong hạn ngạch, đường nhập
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 34
khẩu về Việt Nam thấp hơn đường trong nước 4000-5000đ/kg. Ngoài ra, một lượng lớn
đường nhập lậu từ Thái Lan (theo ước tính của một số công ty phân phối lên đến 300000-
400000 tấn/năm) cho thấy các doanh nghiệp sản xuất đường nội địa chịu khá nhiều sức ép từ
các doanh nghiệp đường khác trong khu vực trên cả thị trường chính thức và phi chính thức.
2.5.2. Sản phẩm thay thế
Một số các nguyên liệu khác hiện đang được thử nghiệm để có thể thay thế mía làm
đường trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo và đồ uống như lõi dứa, ngô…Nhược điểm của
các loại đường này nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến 1 số bệnh như bị béo phì, tiểu đường, tim mạch
nên khả năng được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp là không cao…Mặc khác chi phí
sản xuất cao hơn so với từ mía thông thường nên chúng ta đánh giá hiện tại chưa thể là sản
phẩm có thể cạnh tranh với đường làm từ mía được. Hơn nữa tại Việt Nam cũng chưa xuất
hiện nhà máy nào chế biến đường từ các nguyên liệu kể trên.
2.5.3. Khách hàng và kênh phân phối
Ngành cung cấp nguyên liệu quan trọng cho một sô ngành sản xuất như bánh kẹo, đồ
uống…Sản phẩm của ngành còn phục vụ trực tiếp nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng.
Do đó, nguồn khách hàng của ngành là tương đối ổn định. Nhu cầu tiêu thụ đường của các
nhà máy giải khát, bánh kẹo và tiêu thụ đường trực tiếp năm 2015 khoảng hơn 1 triệu
tấn/năm và liên tục gia tăng trong 10 năm qua (trung bình khoảng 3%/năm).
Đa phần các công ty trong ngành không tự xây dựng được một hệ thống phân phối
sản phẩm cho riêng mình mà phải thông qua hệ thống đại lý phân phối cấp 1, cấp 2…để sản
phẩm có thể đưa đến tay người tiêu dung. Tình trạng các nhà máy không có vùng nguyên
liệu đảm bảo của mình mà phải thu mua từ các thương lái đã tạo nên sự cạnh tranh không
lành mạnh, phá giá mua giữa các thương lái. Do đó nhiều đại lý phân phối thao túng giá
đường trong nước.
2.5.4. Áp lực giữa các doanh nghiệp trong ngành
Bên cạnh vấn đề về áp lực nguyên vật liệu đầu vào giữa các nhà máy, nội bộ ngành
mía đường cũng có sự cạnh tranh lớn về thị phần đầu ra. Với nhu cầu tiêu thụ đường trên thị
trường trung bình hơn 1 triệu tấn/năm; hơn 37 nhà máy sản xuất mía đường lớn nhỏ tại Việt
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 35
Nam cung cấp hàng năm 70%-80% nhu cầu. Tuy thặng dư, nhưng Việt Nam vẫn phải nhập
khẩu đường theo cam kết WTO, cộng với lượng cung từ nạn nhập lậu đường làm các doanh
nghiệp trong ngành vẫn phải cạnh tranh nhau gay gắt thị phần còn lại.
Hiện nay chỉ có 6 công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX. Ngoại trừ KTS và SEC
có quy mô tương đối nhỏ, 4 công ty còn lại đều có vị thế đáng kể (chiếm hơn 21,4% thị phần
tiêu thụ). Vị thế của một công ty được đánh giá và xếp hạng theo yêu tố chính là quy mô nhà
máy, sau đó đến các yếu tố sản lượng đường thức tế….Công suất thiết kế của nhà máy giữa
các công ty cũng có sự khác biệt, các công ty thành lập sau thường có dây chuyền sản xuất
hiện đại và công suất lớn hơn. Do đó, để cạnh tranh các công ty phải liên tục nâng cao năng
suất nhà máy của mình.
2.6. Phân tích rủi ro
2.6.1. Rủi ro về nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu mía đang còn rất khó khăn, đa số các nhà máy đều hoạt động dưới
công suất. Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nguyên vật liệu gồm:
 Công tác quản lý kế hoạch phát triển ngành chưa tốt, tổng công suất thiết kế của tất cả
các nhà máy đường cấp phép thành lập vượt xa so với nguồn cung ứng nguyên liệu
mía ở tại các địa phương.
 Chưa có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung, diện tích trồng mía nhỏ lẻ.
 Sản lượng mía phụ thuộc nhiều vào chính sách cũng như tập quán canh tác của người
nông dân và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (thiên tai, hạn hán, bão lụt có thể
dẫn đến rủi ro mất mùa, úng, phèn, mặn…)
 Diện tích trồng mía có nguy cơ bị thu hẹp do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các
loại cây trồng khác như cây cao su, cây sắn, cây điều….
2.6.2. Rủi ro từ diễn biến giá đường thế giới
Giá đường trong nước chịu ảnh hưởng lớn bởi quan hệ cung cầu và giá đường thế
giới. Trong khi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa còn thấp, do vậy giá đường trong
nước bị tác động lớn bởi giá đường thế giới.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 36
2.6.3. Rủi ro quản lý thị trường
Do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa còn kém, năng suất thấp, công
nghệ lạc hậu, nên giá thành đường các nước trong khu vực thường thấp hơn Việt Nam. Điều
này dẫn đến rủi ro đầu ra cho các nhà máy mía đường do việc nhập khẩu và quản lý thị
trường của Hải Quan chưa cao nên đường nhập lậu vào Việt Nam nhiều. Một phần nguyên
nhân cũng do giá thành thấp hơn, nên ngoài việc được phép nhập khẩu đường, đường nhập
lậu theo đường biên giới được bán với mức giá rất cạnh tranh, góp phần làm thao túng thị
trường đường trong nước.
2.7. Định hướng phát triển của ngành mía đường Việt Nam
Theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 26/2007/QĐ-TTg đã phê duyệt quy hoạch
mía đường và định hướng đến năm 2020
- Phát triển sản xuất mía đường trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội
và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông
nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Phát triển sản xuất mía đường trên cơ sở phát triển đồng bộ từ sản xuất mía nguyên liệu,
nhà máy chế biến, sản xuất các sản phẩm sau đường đến lưu thông và tiêu thụ sản phẩm;
Từng bước mở rộng công suất các nhà máy đường hiện có theo hướng công nghệ hiện đại,
thiết bị tiên tiến.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mía đường, gắn lợi ích giữa nhà
chế biến và người sản xuất nguyên liệu, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.
- Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi vùng mía
tập trung; nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao năng suất,
chất lượng, hiệu quả sản xuất mía đường.
- Đến năm 2020 sản xuất đường đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mức
sản xuất khoảng 2,1 triệu tấn, trong đó: đường luyện là 1,5 triệu tấn, đường trắng 500.000
tấn, đường thủ công 100.000 tấn.
- Đầu tư thâm canh diện tích mía hiện có, mở rộng diện tích ở nơi có điều kiện theo
hướng: trồng giống mía mới, áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến và đầu tư có tưới. Đến
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 37
năm 2020 tổng diện tích trồng mía khoảng 300.000 ha, năng suất mía bình quân đạt 80
tấn/ha, chữ đường bình quân 12 CCS, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn; tổng công suất thiết kế
của các nhà máy khoảng 120.000 tấn mía ngày.
2.8. Triển vọng phát triển ngành mía đường Việt Nam
Sau nhiều năm là quốc gia phải nhập khẩu đường do lượng đường sản xuất trong
nước mới chỉ đáp ứng được 70-80% và việc nhập khẩu đường theo quy định của WTO, thì
vụ mùa từ năm 2014 đến 2015 có dư thừa, tuy nhiêm đến cuối năm 2015 đầu 2016 thì tình
hình sản xuất vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước do ảnh hưởng của hạn hán
lên năng suất mía nguyên liệu. Chúng ta có thể nghĩ tới phương án xuất khẩu đường cho
Trung Quốc, một thị trường tiêu thụ rất lớn và là một trong 8 quốc gia và khu vực nhập khẩu
đường lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, giá thành đường nội địa đang cao hơn với các nước khác trong khu vực,
do đó tiếp cận thị trường này là vấn đề dài hạn trong tương lai; các doanh nghiệp trong nước
đang cải thiện công nghệ và nâng cao năng suất đồng thời nâng cao chất lượng vùng mía
nguyên liệu theo định hướng của Chính Phủ thì sẽ càng có nhiều cơ hội cạnh tranh và tham
gia vào thị trường xuất khẩu đường ra quốc tế.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 38
III. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN
HÒA
1. Giới thiệu chung
- Tên Công ty đại chúng: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
- Địa chỉ trụ sở chính: KCN Biên Hòa 1, Phường An Bình, Tp.Biên Hòa, Tỉnh Đồng
Nai.
- Điện thoại: 061.3836.199 - Fax: 061.3836.213
- Email: bhs@bhs.vn
- Website: www.bhs.vn
- Vốn điều lệ: 1.233.439.980.000 đồng
- Mã chứng khoán: BHS được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM
(HOSE)
- Giấy phép niêm yết 79/UBCK-GPNY do Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp
ngày 21/11/2006
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 129,511,198
- Giá sổ sách/cổ phiếu: 16.090 đồng
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Năm 1969, nhà máy đường Biên Hòa được thành lập với công suất 400 tấn với các
sản phẩm chính là đường ngà, rượu mùi và bao đay. Công ty đặt trụ sở chính tại
đường số 1 KCN Biên Hòa 1. Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 198.245,9m2.
- Giai đọan 1969 – 1971, không ngừng mở rộng quy mô, đầu tư nâng cấp thành nhà
máy đường tinh luyện.
- Năm 1994, nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên Hòa.
- Năm 1995 nâng công suất nhà máy đường luyện Biên Hòa từ 200 tấn/ngày lên 300
tấn/ngày, đồng thời khởi công xây dựng Nhà máy đường Tây Ninh.
- Năm 1997 thành lập nông trại mía Thành Long với diện tích 960 ha.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 39
- Năm 1998 nhà máy đường Tây Ninh (nay là nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh)
chính thức đi vào hoạt động với công suất chế biến là 2.500 tấn mía/ngày.
- Năm 2001 nhà máy đường Tây Ninh nâng công suất lên 3.500 tấn mía/ngày. Đến
nay, công suất của Nhà máy đạt 4.000 tấn mía/ngày. Chuyển đổi sang mô hình công
ty cổ phần. Ngày 16/05/2001, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa ra đời với vốn điều
lệ ban đầu 81 tỷ đồng.
- Năm 2006 công ty phát hành bổ sung cổ phần để huy động vốn. Vốn điều lệ từ 81 tỷ
đồng lên 162 tỷ đồng. Ngày 20/12/2006, Công ty chính thức được niêm yết cổ phiếu
tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM với mã chứng khoán BHS. Chia cổ tức đợt
cuối năm 2006 mức 4% vốn điều lệ bằng cổ phiếu.
- Năm 2007 công ty Cổ phần Đường Biên Hòa mua lại Công ty mía đường Trị An,
thành lập Nhà máy đường Biên Hòa – Trị An. Qua nhiều lần nâng cấp, công suất nhà
máy đường Biên Hòa – Trị An hiện đạt 2.500 tấn mía/ngày. Chia cổ tức cuối năm
2007 mức 10% vốn điều lệ bằng cổ phiếu.
- Năm 2012 phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 61,88%. Phát hành
cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động với giá trị phát hành
14.998.790.000 đồng. Qua 4 lần tăng vốn điều lệ trên, vốn điều lệ của Công ty đạt
314.974.590.000 đồng.
- Ngày 09/9/2013: Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký
chào bán cổ phiếu ra công chúng số 42/GCN-UBCK cho Công ty. Theo đó, Công ty
đã phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ từ
314.974.590.000 đồng lên 629.949.180.000 đồng.
- Tháng 8/2014: Thành lập văn phòng đại diện tại TP.HCM.
- Ngày 26/6/2015: Tổ chức ĐHCĐ bất thường niên độ 2014 – 2015 thông qua phương
án sáp nhập Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa (NHS) với tỉ lệ hoán đổi 1:1. Ngày
06/02/2016: thông qua phương án sáp nhập Công ty cổ phần mía đường Phan Rang
(PRS) và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa Phan Rang (BHS Phan
Rang)
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 40
- Tháng 01/2016: Công ty nâng vốn điều lệ lên 1.233.439.980.000 đồng. Thành lập đơn
vị trực thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Biên Hòa, vốn điều lệ
120 tỉ đồng.
1.2. Các thành tựu đạt được
Qua quá trình hoạt động hơn 40 năm, công ty đã đạt được nhiều thành quả cao: được
tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000.
- Được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi
mới”.
- Lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
- BHS đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2015 được tổ chức bởi: Hội doanh nhân trẻ
Việt Nam đồng hành chương trình có Cục Xúc tiến thương mại, Cục Sở hữu Trí tuệ,
công ty tư vấn APAVE Việt Nam & Đông Nam Á.
- BHS đạt giải "Thương hiệu hàng đầu 2015" được chứng nhận bởi: Viện nghiên cứu
kinh tế Việt Nam tổ chức Global GTA (Vương Quốc Anh, tổ chức Inter Comformity.
- Chứng nhận 20 năm Đường Biên Hoà liên tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất
lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Chứng nhận được Hội doanh nghiệp hàng
Việt Nam chất lượng cao trao tặng.
- BHS được đánh giá, chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận độc lập BETA
SECURITIES INCORPORATION (BSI).
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm: Trụ sở công ty đặt tại KCN Biên Hòa 1; Ngoài ra
còn có các chi nhánh Hà Nội, TpHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và các công ty thành viên sau:
- Công ty TNNH MTV Đường Biên Hòa – Ninh Hòa
 Địa chỉ: Thôn Phước Lâm, xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa
 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất mía đường.
 Vốn điều lệ: 607.500.000.000 đồng
 Tỷ lệ sở hữu: 100%
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 41
- Công ty cổ phần Đường Biên Hòa - Phan Rang.
 Địa chỉ: Số 160 Bác Ái, Phường Đô Vinh – TP Phan Rang – Tháp Chàm – Ninh
Thuận.
 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất mía đường.
 Vốn điều lệ: 45.000.000.000 đồng
 Tỷ lệ sở hữu: 95%
- Công ty TNHH MTV Hải Vi
 Địa chỉ: ấp Thành Tân, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Trồng mía, sản xuất và kinh doanh phân bón, vật tư
ngành nông nghiệp.
 Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng
 Tỷ lệ sở hữu: 100%
- Công ty TNHH MTV Biên Hòa – Thành Long
Địa chỉ: ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 42
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 43
1.4. Trách nhiệm xã hội đối với CBNV, đối tác và cộng đồng
- Với cán bộ công nhân viên: công ty luôn Xác định con người là "nền tảng mạnh và
gắn liền cho những thành công" vì vậy BHS luôn chú trọng tới việc đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực thông qua các khóa học bổ sung kiến thức về kỹ năng quản lý và
chương trình thi đua khen thưởng, giao lưu trao đổi kinh nghiệm và học tập ở trong
và ngoài nước. Công ty cũng tổ chức thăm hỏi hiếu hỷ cho CBNV và thân nhân
CBNV, tổ chức tham quan nghỉ mát cho người lao động định kỳ hàng năm. Tổ chức
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 44
thăm hỏi, tặng hiện vật cho CBNV có hoàn cảnh khó khăn và đồng thời kêu gọi,
quyên góp ủng hộ cho CBNV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi gặp bệnh nan y để
chữa trị.
- Với đối tác BHS và các công ty thành viên đối với khách hàng, đối tác, người tiêu
dùng thể hiện ở những điểm: Cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi;
Tính trung thực trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm; Sự bảo đảm an toàn sức khỏe
cho cộng đồng. BHS và các đơn vị thành viên cam kết thực hiện:
 Hỗ trợ vào tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho người nông dân trồng mía.
 Tuân thủ Luật Cạnh Tranh.
 Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng.
 Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu
dung.
 Giữ gìn uy tín trong giao thương, kinh doanh với đối tác, nhà cung ứng.
 Không ngừng đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong tất cả các
hoạt động, lĩnh vực kinh doanh.
- Với cộng động xã hội: Trong suốt nhiều năm qua, BHS và các công ty thành viên
(CTTV) luôn ý thức việc xây dựng và phát triển các chương trình hướng đến cộng
đồng không chỉ là trách nhiệm mà còn là văn hóa của công ty. Thông qua các hoạt
động này, các đối tác khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng xã hội sẽ có cái nhìn sâu
sắc và toàn diện hơn về tầm nhìn, sứ mệnh cũng như định hướng phát triển vì cộng
đồng của BHS và các CTTV.
1.5. Định hướng phát triển của BHS
Với mục tiêu hướng tới phát triển bền vững và phương châm “Chất lượng làm nên
thương hiệu, sản phẩm sạch vì sức khỏe cộng đồng”, Công ty Cổ phần Đường Biên
Hòa (BHS) luôn nỗ lực hết mình để mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng và
đối tác, cũng như tích cực đóng góp cho nền kinh tế, cộng đồng và xã hội.” Định
hướng phát triển của công ty đến năm 2020.
- Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng;
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 45
- Đầu tư mở rộng để khai thác thêm các sản phẩm thuộc chuỗi giá trị ngành đường;
- Tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo sự phát triển bền vững và
lâu dài;
- Nâng cao năng lực của hệ thống phân phối;
- Khai thác và phát huy tối đa thế mạnh của thương hiệu Đường Biên Hòa;
- Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu;
- Tối đa hóa giá trị gia tăng cho cổ đông;
- Bảo đảm môi trường làm việc, cơ hội cho mọi nhân viên.
1.6. Mục tiêu chiến lược phát triển giai đoạn 2016 – 2020
- Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa: mục tiêu chiến lược từ năm 2016 đến năm 2020
là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đầu tư mở rộng khai
thác thêm các sản phẩm thuộc chuỗi giá trị ngành đường. Phát triển vùng nguyên liệu
để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài. Nâng cao năng lực của hệ thống phân
phối. Khai thác và phát huy tối đa thế mạnh của thương hiệu Đường Biên Hòa. Tiếp
tục mở rộng thị trường xuất khẩu. Tối đa hóa giá trị gia tăng cho cổ đông. Bảo đảm
môi trường làm việc, cơ hội cho mọi nhân viên.
- Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa – Ninh Hòa: mục tiêu chiến lược từ năm 2016
đến năm 2018 là nâng công suất chế biến của Nhà máy lên đến 6.000TMN và công
suất chế biến 600 tấn đường RE, kết hợp với việc phát triển mở rộng vùng nguyên
liệu, đáp ứng đủ nguyên liệu cho Nhà máy chế biến hàng năm.
- Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa - Phan Rang: mục tiêu chiến lược từ năm 2016
đến năm 2020 là phát triển vùng nguyên liệu mía hơn 4.000 ha, đẩy mạnh phát triển
cơ giới vào sản xuất, trồng rải vụ,…và nhiều chính sách tối ưu khác nhằm khẳng định
vị thế cạnh tranh của Công ty trong thời kỳ khó khăn và cạnh tranh khốc liệt của
ngành mía đường hiện nay.
2. Hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của BHS
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty bao gồm:
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 46
- Sản xuất đường;
- Trồng cây mía;
- Sản xuất và bán buôn thực phẩm khác có sử dụng đường, sản phẩm từ phụ phẩm, phế
phẩm của ngành mía đường;
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy ngành mía đường;
- Sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị ngành mía đường;
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê kho bãi;
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp;
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Mua bán, đại lý, ký gửi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư
ngành mía đường;
- Dịch vụ ăn uống;
- Sản xuất, mua bán sản phẩm rượu các loại;
- Dịch vụ canh tác cơ giới nông nghiệp.
2.2. Hệ thống phân phối
Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh: tại Thủ
đô Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố HCM và Thành phố Cần Thơ, các sản
phẩm cuả Công Ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin
dùng.
2.3. Vị thế BHS trong ngành
Công ty đường Biên Hòa đã được thành lập 47 năm, có thể nói là một trong những
công ty đường được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm đường Biên Hòa trở
thành một thương hiệu quen thuộc đối với người dân Việt Nam và các doanh nghiệp trong
nước. Cùng với cơ cấu sản phẩm đa dạng và hơn 200 đại lý, thị phần BHS chiếm một vị trí
không nhỏ trong ngành sản xuất đường cả nước. BHS còn xuất sản phẩm đi các thị trường
khối Asean, Trung Quốc.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 47
Đến nay, BHS chiếm 10% tổng thị phần đường cả nước, riêng kênh tiêu thụ dùng trực
tiếp (đường túi) thì công ty chiếm 70% thị phần. Ngoài ra, BHS là đơn vị duy nhất có nhà
máy luyện đường chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ
thuộc vào mùa vụ. Đồng thời, BHS có đủ năng lực cung ứng kịp thời sản phẩm chất lượng
cao cho thị trường trong và ngoài nước.Trong ngành mía đường Việt Nam, BHS là đơn vị
duy nhất được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục 17 năm.
Trên thị trường tiêu dùng đường, duy nhất chỉ có BHS là đơn vị cung ứng sản phẩm phong
phú, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng cho mọi đối tượng. Do vậy, có thể nói BHS là một
thương hiệu mạnh trong ngành đường Việt Nam.
3. Phân tích SWOT
3.1. Điểm mạnh
- Một trong những DN sản xuất đường đầu tiên tại Việt Nam với gần 50 năm kinh nghiệm.
Cty có nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ ổn định với nhiều khác hàng truyền thống.
- Nhiều dự án mở rộng hoạt động nguồn nguyên liệu và sản phẩm mới đã và sẽ mang lại
những động lực cho sự phát triển của Công ty.
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 48
3.2. Điểm yếu
- Công nghệ cũ kỹ lạc hâu, khấu hao tài sản lớn.
- Nguồn nguyên liệu và giá đường thường xuyên biến động gây ảnh hưởng lớn tới hoạt
động kinh doanh của Công ty
- Chi phí lãi vay cũng gây áp lực lớn tới lợi nhuận của Công ty.
- Hoạt động đầu tư tài chính sử dụng vốn lớn nhưng không hiệu quả đang là gánh nặng cho
Công ty.
3.3. Cơ hội
- Kinh tế VN trên đà phục hồi phát triển, nhu cầu thị trường và già đường tăng.
- Chính phủ tiếp tục có chính sách quản lý vĩ mô tiếp theo để hỗ trợ sản xuất kinh doanh
(giảm lãi suất, cho vay ưu đãi, bổ sung kích cầu cho khu vực nông nghiệp..).
- Giá các loại cây trồng cạnh tranh gay gắt với cây mía đang giảm mạnh là cơ hội tốt cho
việc phục hồi nhanh vùng mía tại Đông Nam Bộ và Đồng Nai, Tây Ninh.
3.4. Thách thức
- Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng.
- Cạnh tranh gay gắt tới từ các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt từ Thái Lan khi các hàng
rào thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu giảm.
- Gánh nặng để lại từ nhà máy Mía đường Trị An cũ vẫn chưa khắc phục hết.
4. Phân tích các tỷ số tài chính giai đoạn 2011 – 2015
4.1. So sánh tỷ số tài chính của Công ty CP CP Mía đường Biên Hòa và của Ngành
thực phẩm
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 49
CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 2015 2014 2013 2012 2011 2015 2014 2013 2012 2011
1 TỶ SỐ THANH TOÁN
1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành Rc 1.08 1.08 1.12 1.02 1.20 1.59 1.76 1.59 1.81 2.38
1.2 Tỷ số thanh toán hiện nhanh Rq 0.81 0.63 0.84 0.44 0.67 1.22 1.41 1.27 1.33 1.81
2 TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG
2.1 Vòng quay các khoản phải thu 2.12 4.84 4.19 10.68 10.93
2.2 Kỳ thu tiền bình quân 169.60 74.42 85.87 33.72 32.95
2.3 Vòng quay hàng tồn kho 5.35 4.07 8.52 3.71 7.70 6.18 6.38 6.26 5.81 6.06
2.4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 3.08 4.62 5.54 9.53 12.02
2.5 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0.77 1.11 1.33 1.44 2.00
2.55 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 1.87 3.06 3.47 5.32 4.68
2.7 Vòng quay tài sản 1.03 1.15 1.36 1.80 4.00 0.84 0.81 0.83 0.89 0.98
2.8 Vòng quay tài sản ngắn hạn 1.31 1.68 2.10 2.09 3.41 1.97 1.86 2.05 2.03 2.17
3 TỶ SỐ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH
3.1 Tỷ số nợ trên tài sản 0.59 0.64 0.61 0.73 0.57 0.50 0.45 0.41 0.41 0.34
3.2 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 1.44 1.75 1.60 2.68 1.34 0.99 0.82 0.70 0.70 0.51
3.3 Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần 2.44 2.75 2.60 3.68 2.34
3.4 Khả năng thanh toán lãi vay 3.15 1.31 0.46 3.27 2.22
4 TỶ SỐ SINH LỢI
4.1 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu 0.04 0.03 0.01 0.04 0.06 0.17 0.12 0.13 0.14 0.15
4.2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản - ROA 3.32 3.49 1.70 5.66 11.49 14.00 10.00 11.00 12.00 15.00
4.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần - ROE 8.10 9.61 4.42 20.81 26.84 27.00 17.00 18.00 20.00 23.00
5 TỶ SỐ GIÁ THỊ TRƯỜNG
5.1 Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 1,229.50 631.40 300.00 920.50 1,136.80
5.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức 1.67 1.41 2.20
5.3 Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) 15.1 8.6 8.9 2.9 2.1
5.4 Cổ tức chi trả bằng tiền (DPS) 500 1300 2500
Mía đường Biên Hòa (BHS) Chỉ số ngành Thực phẩm
4.1.1. Tỷ số thanh toán
4.1.1.1. Tỷ số thanh toán hiện hành Rc
Biểu đồ so sánh Tỷ số thanh toán hiện hành Rc của BHS và Ngành thực phẩm
2011 2012 2013 2014 2015
BHS
Nganh
Tỷ số này đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ của Công ty. So với chỉ số
Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 50
ngành thì chỉ số này của BHS đều thấp hơn ở tất cả các năm.
4.1.1.2. Tỷ số thanh toán hiện hành Rq
Biểu đồ so sánh Tỷ số thanh toán nhanh Rq của BHS và Ngành thực phẩm
Tỷ số thanh toán nhanh nghĩa là tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển thành tiền để
thanh toán các khoản nợ. So với chỉ số ngành thì chỉ số này của BHS đều thấp hơn nhiều,
tuy nhiên có dấu hiệu cải thiện dần và khoảng cách với chỉ số ngành ngày một rút ngắn.
4.1.2. Tỷ số hoạt động
4.1.2.1. Vòng quay hàng tồn kho
Biểu đồ so sánh vòng quay hàng tồn kho của BHS và Ngành thực phẩm
Vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng hàng tồn kho của mình
hiệu quả như thế nào. Nhìn vào biểu đồ ta thấy vòng quay hàng tồn kho của BHS và Ngành
không có chênh lệch nhưng không nhiều. Và sản phẩm của BHS là đường, thì khả năng lưu
kho dù sao vẫn cao hơn các sản phẩm khác trong ngành thực phẩm như bánh kẹo, sữa…
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.

More Related Content

Similar to Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.

Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungPhong Olympia
 
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...luanvantrust
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Duc M. Pham
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảiPhân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảiPhân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docxCác Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa. (20)

Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
 
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đBài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
Bài Mẫu Khóa Luận Tốt Nghiệp ngành Marketing, 9đ
 
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-Trung
 
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...Quy trình xuất khẩu trái thanh long  tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
Quy trình xuất khẩu trái thanh long tại công ty TNHH một thành viên Việt Hỉ:...
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
 
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAYPhương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân DânLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
 
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảiPhân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
 
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảiPhân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuấ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuấ...Luận văn: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuấ...
Luận văn: Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuấ...
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docxCác Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại.docx
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
 
Đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài  các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAYĐề tài  các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
 
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
Luận Văn Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân Của Ngườ...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149

More from Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149 (20)

Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Sử Dụn...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Kế Toán Thành Phẩm , Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho H...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho H...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho H...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Phát Triển Một Số Yếu Tố Của Tư Duy Sáng Tạo Cho H...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các D...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các D...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Chống Thất Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Các D...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Tài Chính Và Biện Phá...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Tài Chính Và Biện Phá...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Tài Chính Và Biện Phá...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đánh Giá Thực Trạng Tài Chính Và Biện Phá...
 
Cơ Sở Lý Luận Đồ Án Thiết Kế Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh Sử Dụng Ardu...
Cơ Sở Lý Luận Đồ Án Thiết Kế Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh Sử Dụng Ardu...Cơ Sở Lý Luận Đồ Án Thiết Kế Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh Sử Dụng Ardu...
Cơ Sở Lý Luận Đồ Án Thiết Kế Chế Tạo Mô Hình Nhà Thông Minh Sử Dụng Ardu...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình DươngCơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nguồn Lao Động Và Sử Dụng Lao Động Ở Tỉnh Bình Dương
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Điều Tra Vụ Án Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Phá...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Điều Tra Vụ Án Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Phá...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Điều Tra Vụ Án Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Phá...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Điều Tra Vụ Án Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản Theo Phá...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Một Số Giải Pháp Về Việc Hoàn Thiện Chất Lượng P...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Một Số Giải Pháp Về Việc Hoàn Thiện Chất Lượng P...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Một Số Giải Pháp Về Việc Hoàn Thiện Chất Lượng P...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Một Số Giải Pháp Về Việc Hoàn Thiện Chất Lượng P...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ C...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ C...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ C...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Biện Pháp Nâng Cao Năng Lực Chuyên Môn Nghiệp Vụ C...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tiền Lương Và Các Kho...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tiền Lương Và Các Kho...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tiền Lương Và Các Kho...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Tiền Lương Và Các Kho...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lí Đào Tạo Liên Kết Ở Trường Trung Cấp Với Do...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Hoạt Động Du Lịch ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Hoạt Động Du Lịch ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Hoạt Động Du Lịch ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trong Hoạt Động Du Lịch ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Địa Vị Pháp Lý Của Người Bị Buộc Tội Theo Pháp Luậ...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Về Xúc Tiến Thương Mại Tr...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Về Xúc Tiến Thương Mại Tr...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Về Xúc Tiến Thương Mại Tr...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Đẩy Mạnh Hoạt Động Về Xúc Tiến Thương Mại Tr...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụn...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụn...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụn...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Giải Pháp Đảm Bảo Thực Thi Quyền Trưng Cầu Dân Ý...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Giải Pháp Đảm Bảo Thực Thi Quyền Trưng Cầu Dân Ý...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Giải Pháp Đảm Bảo Thực Thi Quyền Trưng Cầu Dân Ý...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Giải Pháp Đảm Bảo Thực Thi Quyền Trưng Cầu Dân Ý...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người La...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người La...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người La...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Của Người La...
 
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoạt Động Marketing Cho Nhóm Sản Phẩm Bất Động S...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoạt Động Marketing Cho Nhóm Sản Phẩm Bất Động S...Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoạt Động Marketing Cho Nhóm Sản Phẩm Bất Động S...
Cơ Sở Lý Luận Khoá Luận Hoạt Động Marketing Cho Nhóm Sản Phẩm Bất Động S...
 
Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...
Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...
Cơ Sở Lý Luận Thực Trang Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại...
 

Recently uploaded

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 

Recently uploaded (20)

C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 

Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa.

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI : Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TPHCM - 2023
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM LỜI CẢM ƠN Trải qua khóa học Tài chính ngân hàng tại giảng đường trường………………., là thời gian để em cùng với các ban sinh viên khác chuẩn bị hành trang kiến thức để bước vào đời giúp ích cho xã hội, bốn năm được sự dìu dắt chỉ bảo tận tình của quý thầy cô cùng sự giúp đỡ của bạn bè. Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô của trường ……………………. bốn năm qua đã không ngần ngại truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em, đồng thời em xin chân thành cám ơn giáo viên trực tiếp hướng dẫn của em, thầy ………………. đã đóng góp ý kiến giúp cho bài báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn. Mặc dù đã cố gắng, nhưng do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót trong bài báo cáo. Kính mong nhận được những lời nhận xét, đóng góp của quý thầy cô để bài báo cáo thực tập của em được tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn TP.HCM, Ngày 20 tháng 12 năm 2023
  • 3. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO TELEGRAM : 0934.536.149 TẢI FLIE TÀI LIỆU – TRANGLUANVAN.COM DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GDP Tổng sản phẩm trong nước IIP Chỉ số sản xuất công nghiệp DN Doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTGDCK Thị trường giao dịch chứng khoán LN Lợi Nhuận DT Doanh thu TSCĐ Tài sản cố định XD Xây dựng CP Cổ phần
  • 4. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 4 MỤC LỤC I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ ............................................................7 1. Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2011 – 2015 ............................................................ 7 1.1. Tổng quan.................................................................................................................. 7 1.2. Thực trạng.................................................................................................................. 7 1.3. Triển vọng kinh tế thế giới giai đoạn 2016 – 2020 ................................................. 12 2. Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015........................................................ 14 2.1. Tổng quan................................................................................................................ 14 2.2. Thực trạng................................................................................................................ 14 2.3. Những thách thức trong giai đoạn 2016 – 2020...................................................... 18 2.4. Triển vọng và định hướng giai đoạn 2016 - 2020................................................... 20 II. PHÂN TÍCH NGÀNH MÍA ĐƯỜNG ....................................................................21 1. Ngành mía đường thế giới............................................................................................. 21 1.1. Lịch sử phát triển của ngành đường ....................................................................... 21 1.2. Diễn biến của giá đường trong thời gian gần đây ................................................... 22 1.3. Dự báo nguồn cung và tình hình tiêu thụ tại một số thị trường chủ chốt............... 23 2. Ngành mía đường tại Việt Nam...................................................................................... 25 2.1. Cấu trúc vốn của ngành mía đường......................................................................... 26 2.2. Năng lực sản xuất của ngành mía đường................................................................. 26 2.3. Giá mía đường trong nước....................................................................................... 29 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong ngành mía đường............................................ 30 2.5. Phân tích cạnh tranh ................................................................................................ 33 2.6. Phân tích rủi ro ........................................................................................................ 35 2.7. Định hướng phát triển của ngành mía đường Việt Nam ......................................... 36 2.8. Triển vọng phát triển ngành mía đường Việt Nam ................................................. 37 III. Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần Đường Biên Hòa ....................................38 1. Giới thiệu chung ............................................................................................................. 38 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................................. 38
  • 5. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 5 1.2. Các thành tựu đạt được............................................................................................ 40 1.4. Trách nhiệm xã hội đối với CBNV, đối tác và cộng đồng...................................... 43 1.5. Định hướng phát triển của BHS .............................................................................. 44 1.6. Mục tiêu chiến lược phát triển giai đoạn 2016 – 2020............................................ 45 2. Hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................................................................... 45 2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của BHS...................................................... 45 2.2. Hệ thống phân phối ................................................................................................. 46 2.3. Vị thế BHS trong ngành .......................................................................................... 46 3. Phân tích SWOT............................................................................................................. 47 3.1. Điểm mạnh .............................................................................................................. 47 3.2. Điểm yếu.................................................................................................................. 48 3.3. Cơ hội ...................................................................................................................... 48 3.4. Thách thức ............................................................................................................... 48 4. Phân tích các tỷ số tài chính giai đoạn 2011 – 2015.............................................48 4.1. So sánh tỷ số tài chính của Công ty CP CP Mía đường Biên Hòa và của Ngành thực phẩm ....................................................................................................................................... 48 4.2. So sánh tỷ số tài chính của Công ty CP CP Mía đường Biên Hòa và hai Cty CP Mía Đường Thành Thành Công Tây Ninh và Cty CP Mía Đường Nhiệt Điện Gia Lai................ 55 4.3. Dự phóng báo cáo tài chính trong 5 năm tới.........................................................64 4.4. Định giá .................................................................................................................73 4.4.1. Cách thức:...........................................................................................................73 4.4.2. Định giá: .............................................................................................................74
  • 6. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Tăng trưởng toàn nền kinh tế qua các giai đoạn của kỳ kế hoạch 5 năm… ……….13 Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng của Việt nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á………14 Bảng 3. Cơ cấu GDP và đóng góp của các lĩnh vực vào tăng trưởng chung giai đoạn 2011- 2015………………………………………………………………………………………….15 Biểu đồ 1.giá đường thế giới năm 2010 – 2015 …………………………………………….20 Biểu đồ 2. sản lượng sản xuất và tiêu thụ đường những năm gần đây, sản lượng sản xuất (cột xanh), mức tiêu thụ (đường màu đỏ)………………………………………………………..21 Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………………..38
  • 7. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 7 I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ 1. Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2011 – 2015 1.1. Tổng quan - Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008, tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2011 - 2015 biến động đầy bất ổn, trong đó có các điểm đáng chú ý như sau: - Tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp ở mức báo động. - GDP tụt giảm không riêng quốc gia nào. - Thương mại toàn cầu cũng giảm mạnh, thường xuyên ở mức dưới 5%. - Hoạt động sản xuất công nghiệp toàn cầu diễn biến không ổn định và có xu hướng bị thu hẹp lại. - Dòng vốn đầu tư toàn cầu cũng đi xuống, dòng vốn này giảm liên tục so với giai đoạn trước khủng hoảng. - Thâm hụt ngân sách dẫn đến nợ công tăng cao ở cả các nước phát triển và đang phát triển, thậm chí cao hơn 100% GDP đặc biệt là ở các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. - Tình hình lạm phát giảm đan xem nguy cơ giảm phát ở một số nước phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn tăng cao ở tất cả các nước. - Giá vàng tăng giảm biến động thất thường, giá dầu giảm mạnh. - Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới. 1.2. Thực trạng Như chúng ta đã biết, năm 2008-2009 là hai năm khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế thế giới sau khi bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng đạt mức 5,1% trong năm 2010 đã nhanh chóng giảm sâu xuống còn 3,9% vào năm 2011. Đà sụt giảm này tiếp tục kéo dài sang hai năm tiếp theo với mức tăng trưởng rơi xuống còn 3,2% trong 2 năm 2012 – 2013. Và tăng trưởng chỉ bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại với mức tăng nhẹ ước đạt khoảng 3,4% vào năm 2014, và dự báo đạt khoảng 3,9% vào năm 2015. Như vậy, có thể thấy đến thời điểm hiện tại tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện vẫn đang ở mức thấp hơn nhiều
  • 8. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 8 so với mức tăng trưởng trung bình đạt xấp xỉ 5% giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu. 1.2.1. GDP Trong tiến trình phục hồi chung của nền kinh tế toàn cầu, có sự tương phản rõ rệt giữa sự tăng trưởng mạnh của các nước đang phát triển (thậm chí tăng trưởng nóng tại một số nước châu Á như Trung Quốc) với sự chững lại của các nước phát triển (Mỹ, EU và Nhật). Tăng trưởng GDP của kinh tế thế giới giai đoạn 2010 – 2015 (%) GDP 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1 Thế giới 5,1 3,9 3,2 3,3 3,4 3,2 2 Các nền kinh tế phát triển 3,1 1,7 1,3 1,1 1,9 2,1 3 Mỹ 3,0 1,8 2,8 1,5 2,4 2,6 4 Liên Minh Châu Âu (European Union) 1,8 1,7 -0,3 0,2 1,6 2,3 5 Nhật Bản 4,0 -0,6 1,4 1,6 0,0 0,5 6 Các nền kinh tế phát triển và mới nổi 7,3 6,2 5,0 5,0 4,6 4,0 7 Trung quốc 10,3 9,3 7,7 7,7 7,3 6,9 8 Ấn Độ 10,1 6,3 3,2 6,9 7,2 7,6 9 ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia, Philipines, Thailand and Vietnam) 6,9 4,5 6,2 5,1 4,6 4,8 10 Khu vực Châu Mỹ La Tinh Caribe 6,1 4,6 2,9 2,9 1,3 0,0 Nguồn: World Economic Outlook, http://www.imf.org 1.2.2. Thâm hụt ngân sách, nợ công Thâm hụt ngân sách tại các nước đang phát triển ngày càng trầm trọng hơn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu khi các nước đồng loạt phải thực hiện các gói kích thích kinh tế để làm gia tăng chi tiêu của chính phủ, cắt giảm thuế hay cứu trợ cho khu vực tài chính. Tính đến năm 2011, tỷ lệ nợ công bình quân của các nước đang phát triển đã lớn hơn 100%/GDP, trong đó đặc biệt là các nước tại khu vực Châu Âu. Đỉnh điểm là sự nổ tung của nợ công Hy Lạp. Ngoài ra, Mỹ và Nhật bản cũng không thoát khỏi vòng xoáy này. Những khoản chi tiêu khổng lồ trong các gói kích thích được triển khai để vực dậy nền kinh tế sau khủng hoảng đã khiến vấn đề nợ công của Mỹ ngày càng trở nên trầm trọng. Tính đến thời điểm hiện tại tỷ lệ nợ công tại Mỹ đã xấp xỉ 110% GDP, gấp 3 lần so với thời điểm cách đây 10 năm.
  • 9. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 9 Nhật Bản hiện đang đứng đầu thế giới về tỷ lệ nợ công với mức nợ công trên 200% GDP. Sau khi nền kinh tế bong bóng bị vỡ, Nhật Bản phải đối mặt với một giai đoạn giảm phát triền miên, chi phí phúc lợi xã hội không ngừng gia tăng làm xói mòn nguồn thu từ thuế dẫn tới hậu quả tất yếu là tỷ lệ nợ công ngày càng cao. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và những nỗ lực khôi phục kinh tế sau thảm họa động đất và sóng thần đã tiếp tục làm gia tăng số nợ công của Nhật Bản. Năm 2011, tổng số nợ công của Chính phủ đã gấp đôi GDP. Số nợ công ngày càng gia tăng trong năm 2012 khi Chính phủ Nhật Bản tiếp tục chi các khoản đầu tư lớn để tái thiết những khu vực bị tàn phá bởi thảm họa động đất, sóng thần tháng 3/2011; và vào năm 2013 khi Chính phủ của thủ tướng Abe mạnh tay đưa ra các khoản kích thích kinh tế mới. 1.2.3. Lạm phát và thất nghiệp Giai đoạn 2011 – 2015 cũng ghi nhận những xu thế chuyển biến mang tính tích cực. Trước hết, trái với những giai đoạn trước đây khi kinh tế thế giới tăng trưởng nóng, lạm phát luôn là một thách thức đối với việc duy trì sự ổn định của kinh tế toàn cầu, giai đoạn 2011 – 2015 vừa qua, sức ép lạm phát không quá lớn, thậm chí lạm phát có xu hướng giảm ở mức thấp hơn mục tiêu đặt ra ở các nước phát triển, đặt các quốc gia này vào tình trạng phải đối mặt với rủi ro giảm phát trên diện rộng. Lạm phát chỉ có xu hướng gia tăng trong năm 2011 với mức tăng đạt đỉnh 5,2% trước các áp lực biến động từ các yếu tố nguồn cung, tuy nhiên lại duy trì xu hướng giảm liên tục trong suốt những năm còn lại, và hiện chỉ dao động ở mức 3,8%.
  • 10. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 10 Tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài từ những năm 2007 – 2008, khoảng 27,6 triệu người đã mất việc từ khi cuộc khủng hoảng xảy ra, nâng tổng số người thất nghiệp trên toàn thế giới lên tới 205 triệu người. 1.2.4. Giá vàng thế giới Giá vàng thế giới giảm mạnh từ sau cuộc đại khủng năm 2008 và tăng chậm đến đầu năm 2011, do sự suy yếu của đồng USD, khủng hoảng tài chính châu Âu, bất ổn chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, lạm phát có xu hướng tăng nên giá vàng thế giới tăng đạt mức kỷ
  • 11. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 11 lục. Năm 2011 là năm mà cả thế giới chứng kiến sự biến động đầy hồi hộp của giá vàng, giá vàng thế giới đạt đỉnh cao lịch sử 1.900 USD/oz. Khép lại một năm biến động đầy kịch tính, giá vàng cuối năm 2011 dao động nhẹ quanh mốc 1.600 USD/ounce trên thị trường vàng thế giới và giảm dần cho đến hiện nay. Các biến động giá vàng không còn mạnh và biên độ tăng giảm thấp. 1.2.5. Giá dầu thế giới Giá dầu và giá nguyên liệu giảm sâu tác động tiêu cực tới các nước xuất khẩu dầu và nguyên liệu lớn. Năm 2015, thế giới đã chứng kiến việc giá nguyên liệu và dầu thô tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Chỉ số giá của 22 mặt hàng nguyên liệu (chỉ số Bloomberg) đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1999. Trong khi giá dầu thế giới tháng 12 -2015 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua, chạm mức 35 USD/thùng. Việc dầu thô giảm giá kéo dài đã tác động hết sức tiêu cực tới những hãng sản xuất dầu và các lĩnh vực liên quan đến dầu. Hàng trăm ngàn lao động trong ngành khai thác dầu toàn cầu đã phải nghỉ việc, nhiều hoạt động sản xuất và khai thác cũng bị ngừng trệ. Đối với những quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, như Vê-nê-xu-ê-la, Bra-xin, Ê-cu-a-đo, Ni-giê-ri-a, Nga,... sự sụt giảm giá dầu đang tác động tiêu cực toàn diện tới nguồn thu và tăng trưởng kinh tế
  • 12. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 12 của những nước này. Các nước vùng Vịnh cũng phải cắt giảm đầu tư trên toàn cầu cũng như giảm bớt các dự án phát triển xã hội lớn của mình… Không chỉ có vậy, giá dầu thô xuống thấp còn tác động mạnh tới các sản phẩm phát sinh từ dầu và giá của những sản phẩm này cũng đang bị giảm mạnh. Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh khác, giá dầu sụt giảm cũng làm tăng sức mua từ các hộ gia đình và làm chậm lại lạm phát ở một số quốc gia, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ. Nguồnhttps://www.statista.com/statistics/262858/change-in-opec-crude- oil-prices-since-1960/ 1.3. Triển vọng kinh tế thế giới giai đoạn 2016 – 2020 Bước sang một giai đoạn chuyển đổi mới, bức tranh kinh tế thế giới năm 2015 đã trở nên sáng sủa hơn khi những nỗ lực trong việc điều hành chính sách kinh tế của các quốc gia phần nào đạt được kết quả mong muốn. Đây là bước tạo đà cho nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng cho giai đoạn 2016-2020 với sự phục hồi tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế dẫn dắt đà tăng trưởng của kinh tế thế giới (bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản,…) và của các lĩnh vực chủ yếu kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư. Theo dự báo của World Bank (6/2015), tỉ lệ dòng vốn quốc tế đổ vào các quốc gia đang phát triển/GDP sẽ giảm từ 5,4% năm 2014 xuống 5,1% GDP vào năm 2015, 5,0% vào năm 2016 và 4,8% vào năm 2017. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự báo sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù mức độ hồi phục chưa thực sự bền
  • 13. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 13 vững. UNCTAD (7/2015) dự báo dòng vốn FDI toàn cầu sẽ phục hồi lên 1,4 nghìn tỷ USD năm 2015, 1,5 nghìn tỷ USD vào năm và 1,7 nghìn tỷ USD vào năm 2017. Lĩnh vực tài chính tiền tệ dự báo sẽ còn biến động mạnh trong trung hạn. Thâm hụt ngân sách của các nền kinh tế trên thế giới sẽ nhiều cải thiện hơn, nhưng nợ công sẽ vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ thế giới sẽ vẫn đối mặt với tình trạng biến động không ngừng. Giá cả các đồng tiền chính sẽ tiếp tục thay đổi kèm theo xu hướng can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối của các quốc gia đang không ngừng gia tăng. Rủi ro về chiến tranh tiền tệ đã được cảnh báo và sẽ tiếp tục có nguy cơ lớn hơn trong giai đoạn tới. Giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng giảm so với năm 2014 bởi giá dầu giảm mạnh. Trong trung hạn giá dầu thế giới biến động theo cung cầu thị trường về dầu, tác động của khủng hoảng địa chính trị thế giới, sự phát triển của công nghệ khai thác dầu, sự phát triển của năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, sự trở lại thị trường dầu mỏ thế giới của Iran cũng sẽ là nhân tố quan trọng tác động tới giá dầu thế giới trong trung hạn. Theo đó, giá dầu thế giới trong trung hạn có thể ở 3 kịch bản sau: (1) Giảm xuống mức 50 USD/thùng -- ngưỡng hòa vốn trung bình của việc khai thác dầu đá phiến vào năm 2015; (2) Giảm xuống 40 mức USD/thùng -- gần mức giá để tránh tình trạng đạt mức tích trữ tối đa; và (3) Giảm xuống mức 30 USD/thùng -- mức giá hòa vốn khai thác của Trung Đông, Bắc Irắc và Kenya và Ảrập Xêút và nhằm giành lại thị phần trước các đối thủ cạnh tranh là các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ,… Giá dầu thế giới thậm chí có thể giảm sâu hơn dưới mức 30 USD/thùng khi Quốc hội Mỹ cho phép các công ty Mỹ xuất khẩu dầu thô và khi công nghệ khai thác dầu đá phiến Mỹ được cải thiện, theo đó chi phí khai thác giảm thì giá dầu sẽ giảm theo. Bên cạnh đó, do giá USD liên tục tăng giá đã gây áp lực lên giá kim loại quý trong suốt thời gian qua, làm vàng mất vị trí trú an toàn. Giá vàng được dự báo sẽ giảm dần đều xuống còn 1100 USD/oz năm 2025 từ mức 1163 USD/oz của năm 2020 và 1250 USD/oz vào năm 2014.
  • 14. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 14 2. Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 2.1. Tổng quan Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình quân toàn nền kinh tế ước đạt 5,91%, thấp hơn so với mức 6,32% của giai đoạn 2006-2010, đồng thời cũng không đạt được kế hoạch tăng trưởng 6,5-7% như mục tiêu kế hoạch. Nếu so với tình hình kinh tế - xã hội 5 năm trước, thì năm 2015 bức tranh kinh tế của nước ta diễn biến khá tích cực, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững trong những năm tới. Các chỉ báo về kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tỷ giá, thanh khoản của ngân hàng thương mại; xuất-nhập khẩu… tiếp tục được cải thiện so với các năm trước. Kinh tế vĩ mô ổn định, thể chế kinh tế được cải thiện Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu Tăng trưởng kinh tế phục hồi chậm so với một số nước trong khu vực trong giai đoạn hậu khủng hoảng Cơ cấu ngành kinh tế dịch chuyển tương đối chậm 2.2. Thực trạng 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế Bình quân giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt khoảng 5,91%, mặc dù thấp hơn so với mức 6,32% của giai đoạn 2006 - 2010, nhưng đặt trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới thường xuyên xuất hiện nhiều nhân tố bất lợi thì đây vẫn là mức tăng tương đối tốt. Hơn thế nữa, xu hướng phục hồi kinh tế ngày càng rõ nét kể từ năm 2013, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tăng trưởng năm 2015 đạt 6,68%, vượt mục tiêu đề ra là 6,2% và là mức cao nhất trong cả giai đoạn 2011-2015; trong đó, công nghiệp và xây dựng với tốc độ tăng 9,64% là ngành đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng năm 2015. Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người cũng tăng hơn 40%, từ 1.532 USD/người năm 2011 lên 2.171 USD/người năm 2015, trong bối cảnh lạm phát được duy trì ở mức thấp đã góp phần nâng cao mức sống thực tế của người dân.
  • 15. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 15 2.2.2. Kinh tế vĩ mô ổn định, thể chế kinh tế cải thiện Một trong 3 đột phá chiến lược thực hiện trong 5 năm qua (Chiến lược của 10 năm 2011- 2020) là hoàn thiện thể chế kinh tế, với sự ra đời của Hiến pháp 2013, ban hành nhiều bộ luật và đạo luật nhằm cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Phá sản, Luật Kế toán, Luật Thống kê… Nhìn chung trong 5 năm qua sự hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính hệ thống và liên quan đến hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự đổi mới hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh tế đều hướng đến 2 mục tiêu: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước và hội nhập với khu vực và thế giới. Từ năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19 và nâng cấp Nghị quyết này trong năm 2015 trong nỗ lực cải cách hành chính công, với mục tiêu giảm thời gian khai thuế, thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa ở các cửa khẩu đạt trình độ các nước ASEAN - 6 và tiến tới ASEAN-4. Trong 5 năm qua, với tinh thần “chủ động và tích cực” hội nhập, nước ta đã ký kết hàng chục Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương thế hệ mới, chính thức thực hiện theo lộ trình những cam kết của khu vực Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ đầu năm 2016, đặc biệt là kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với kỳ vọng các nước thành viên sẽ hoàn tất thủ tục để đi vào hoạt động từ đầu năm 2018. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm quan hệ ngoại thương, tín dụng và đầu tư tiếp tục phát triển tích cực, vị thế kinh tế của nước ta ngày càng được nâng cao trên thị trường khu vực và thế giới. Trong 5 năm qua các chính sách và giải pháp Chính phủ thực thi đều kiên trì với 3 mục tiêu ưu tiên đề ra từ năm 2011: Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường để có tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội.
  • 16. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 16 Bên cạnh đó đã thực hiện thành công bước đầu tái cơ cấu 3 lĩnh vực ưu tiên: Đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Tức là vừa ứng phó các vấn đề ngắn hạn vừa giải quyết các vấn đề trung, dài hạn đang đặt ra tương đối đồng bộ. Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức trước mắt, nhưng rõ ràng bức tranh kinh tế Việt Nam bước vào năm 2016 có nhiều tín hiệu tích cực và lạc quan hơn thời kỳ chuyển tiếp từ 2010 sang 2011. 2.2.3. Tác động của suy thoái toàn cầu Giai đoạn 2011-2015, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế và chịu tác động không nhỏ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong hai năm 2011-2012, tăng trưởng kinh tế liên tiếp sụt giảm, từ mức 6,42% năm 2010 xuống còn 6,24% trong năm 2011 và 5,25% trong năm 2012. Từ năm 2013 cho đến nay, với nỗ lực điều hành chính sách, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đồng thời nhờ những tác động tích cực của sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước bắt đầu có sự cải thiện đặc biệt ghi nhận mức tăng trưởng đột phá trong năm 2015, ước đạt 6,68%, vượt 0.48 điểm phần trăm so với kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy, mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2015 cũng không đủ để kéo tăng trưởng cả giai đoạn 2011-2016 lên mức cao hơn giai đoạn trước đó (2006-2010). Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình toàn nền kinh tế ước đạt 5,91%, thấp hơn so với mức 6,32% của giai đoạn 2006-2010, đồng thời cũng không đạt được kế hoạch tăng trưởng 6,5-7% như mục tiêu kế hoạch.
  • 17. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 17 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2015 không đạt được mục tiêu như kế hoạch đề ra chủ yếu bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái tài chính toàn cầu, và những cải cách trong nước chưa mang lại nhiều kết quả đồng thời những yếu kém nội tại của nền kinh tế trở nên trầm trọng hơn. 2.2.4. Tốc độ tăng trưởng chậm so với các nước trong khu vực Một vấn đề đáng lo ngại khác là so sánh với nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam có tốc độ phục hồi kinh tế chậm hơn trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2011-2013). Tốc độ tăng trưởng của các nước như Myanmar, Campuchia, Philipin, Lào đã liên tục ở mức cao hơn so với cùng kỳ. Indonesia giảm tốc độ tăng trưởng trong năm 2012 cũng giống như Việt Nam nhưng mức độ sụt giảm của nước này thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam (tăng trưởng của Indonesia ở mức 6,03% trong năm 2012, thấp hơn gần 0,2 điểm % so với cùng kỳ năm 2011, trong khi đó tăng trưởng Việt Nam cũng trong năm này đã giảm gần 1 điểm % so với cùng kỳ). Trong giai đoạn gần đây (2014-2015), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dần cải thiện nhưng mức tăng vẫn còn thấp hơn một số nước như Campuchia, Lào, Philipine.
  • 18. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 18 2.2.5. Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế Về tỷ trọng giữa các khu vực kinh tế, sự thay đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đặc trưng bởi sự thu hẹp GDP của khu vực NLTS và sự tăng lên tương ứng của 2 lĩnh vực còn lại, nhưng quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế diễn ra tương đối chậm. Với tỷ trọng cao trong tổng GDP, khu vực dịch vụ là khu vực có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2011-2014. Tuy nhiên, đến năm 2015, với sự tăng trưởng bứt phá của khu vực CN-XD (đạt mức 9,64% so với cùng kỳ), khu vực này đã dẫn đầu nền kinh tế và có mức đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung. 2.3. Những thách thức trong giai đoạn 2016 – 2020 Bên cạnh các kết quả đạt được, thực hiện các nhiệm vụ kinh tế giai đoạn 2011-2015 nói chung và năm 2015 nói riêng cũng còn một số tồn tại, hạn chế, đặt ra những thách thức cho giai đoạn 5 năm tiếp theo 20162020, đó là: Các cân đối lớn về kinh tế vĩ mô ổn định hơn nhưng chưa thực sự bền vững. Bội chi ngân sách của Việt Nam có xu hướng tăng đặt ra một số thách thức lớn đối với yêu cầu đảm bảo bền vững tài khóa trong trung và dài hạn, nhất là khi áp lực phải tăng chi NSNN đang lớn.
  • 19. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 19 Về cán cân thương mại, xuất khẩu vẫn đang dựa vào lợi thế về giá nhân công; hàm lượng giá trị gia tăng của xuất khẩu còn thấp; tỷ trọng nhập khẩu từ các nước có trình độ công nghệ thấp như Trung Quốc có xu hướng tăng. Hiệu quả sử dụng các nguồn lực chậm cải thiện, chưa thực sự gắn với các định hướng ưu tiên về phát triển. Cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân còn chưa có sự đột phá mạnh nên sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư, phát triển hạ tầng còn hạn chế. Vốn đầu tư cho nền kinh tế chủ yếu dựa vào tín dụng từ khu vực ngân hàng, trong khi đó việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng còn gặp khó khăn. Tăng trưởng kinh tế còn thấp so với tiềm năng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm so với yêu cầu. Sự chậm lại về tăng trưởng của nền kinh tế trong 5 năm qua đang đặt ra một số thách thức về khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực. Đến nay, cơ cấu kinh tế Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa so với yêu cầu của một nước công nghiệp. Các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức, khoa học và công nghệ phát triển còn chậm, tỷ trọng trong GDP của các ngành dịch vụ mang tính chất “động lực” hay “huyết mạch” của nền kinh tế như tài chính - tín dụng còn thấp. Quá trình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm, tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa đạt tiến độ đề ra. Trong tái cơ cấu đầu tư công, thời gian qua chủ mới yếu tập trung vào việc cắt giảm, giãn, hoãn tiến độ các dự án công, nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng vẫn chủ yếu là đầu tư công. Nguồn lực để tái cơ cấu ngân hàng chủ yếu từ nguồn trích dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng và thông qua hoạt động của Công ty quản lý tài sản. Tuy nhiên, hoạt động của Công ty quản lý tài sản còn gặp một số vướng mắc do những bất cập trong quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm dẫn đến khó xử lý nhanh và hiệu quả các khoản nợ xấu. Trong khi đó, thị trường tín dụng chưa thực hiện được đầy đủ chức năng trung gian tài chính trong việc phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng của nền kinh tế. Tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp mới ở trên giác độ sắp xếp, cơ cấu lại nội bộ doanh nghiệp mà chưa thực sự chú trọng vào nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng quản trị nội bộ. Bên cạnh đó, tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh
  • 20. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 20 doanh của các tập đoàn, tổng công ty chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ (quy mô vốn, tài sản). 2.4. Triển vọng và định hướng giai đoạn 2016 - 2020 Để tháo gỡ các khó khăn, rào cản đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn qua, giai đoạn 2016 - 2020 cần chú trọng, tập trung vào những định hướng sau: Tập trung hoàn thiện thể chế; thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng với một lộ trình và bước đi phù hợp. Nâng cao hiệu quả và chất lượng của công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn; tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch giữa các địa phương, khắc phục triệt để tình trạng cắt khúc của quy hoạch. Tăng cường sự liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế, có chính sách khuyến khích hình thành các cụm liên kết ngành. Tiếp tục củng cố và tái cấu trúc hệ thống tài chính, các NHTM để thực hiện huy động và phân bổ các nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội... Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính, thị trường bảo hiểm, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các thị trường tài chính. Quyết liệt thực hiện tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, qua đó định vị lại vai trò của khu vực này trong nền kinh tế. Tăng cường hiệu quả huy động nguồn lực, tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thu đi đôi với cơ cấu lại NSNN. Nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân. Thúc đẩy phát triển các yếu tố tiền đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là về hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; phát triển nông nghiệp, nông thôn theo các mục tiêu, yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện có kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước; nâng cao chất lượng công tác xây dựng chính sách, thực hiện phối hợp hiệu quả trong quản lý kinh tế vĩ mô; tiếp tục thực
  • 21. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 21 hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, linh hoạt. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, thúc đẩy cải cách hành chính. II. PHÂN TÍCH NGÀNH MÍA ĐƯỜNG 1. Ngành mía đường thế giới 1.1. Lịch sử phát triển của ngành đường Đường được coi là sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là thành phần chính tạo ra các sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát và gia vị. Ngoài ra, phế phẩm của ngành đường cũng được sử dụng như mùn để sản xuất phân bón và cây mía còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ethanol - sản phẩm có thể dùng để thay thế cho xăng. Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ thứ 16, khi sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba, nguyên liệu sản xuất đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đường thu được không cao. Cho đến thế kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường từ cây củ cải đường, đã mở ra một ngành công nghiệp sản xuất đường ở Châu Âu. Từ đó, sản xuất đường đạt được nhiều đột phá: từ khoảng 820.000 tấn vào đầu những năm đầu cách mạng công nghiệp đến 18 triệu tấn trước chiến tranh thế giới lần I (1914-1918). Hiện nay trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 175 triệu tấn/năm. Các nước sản xuất đường lớn trên thế giới là Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc chiếm 50% sản lượng và 56% xuất khẩu của thế giới. Top 10 nước sản xuất đường lớn nhất thế giới 2010 2011 2012 2013 Brazil 36.4 38.3 36.2 38.6 India 20.6 26.6 28.6 27.2 EU 16.9 15.9 18.3 16.6 China 11.4 11.2 12.3 14 Thailand 6.9 9.7 10.2 10 United States 7.2 7.1 7.7 8.14
  • 22. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 22 Mexico 5.1 5.5 5.4 7.4 Pakistan 3.4 3.9 4.5 4.8 Russia 3.4 3.0 5.5 5 Australia 4.7 3.7 3.68 4.25 1.2. Diễn biến của giá đường trong thời gian gần đây Hiện nay, đường trên thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu hụt và việc Brazil – quốc gia xuất khẩu đường lớn nhất thế giới – đang gặp những bất ổn chính trị, giúp giá đường kéo dài đợt phục hồi. Đường được nhận định là một trong những mặt hàng tăng trưởng tốt nhất cho tới thời điểm này của năm 2016 nhờ nguồn cung thiếu hụt trầm trọng. Nhà phân tích Tom McNeill của Green Pool Commodities cho biết thị trường đường đang rơi vào tình trạng thiếu hụt sau 5 năm thặng dư. Sản lượng 8,6 triệu tấn/ngày đang không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo nhiều dự báo quốc tế, tình trạng thâm hụt nguồn cung này sẽ kéo dài cho tới đầu năm 2017. Từ tháng 10-2015 đến nay, giá đường thế giới có xu hướng cải thiện. Sau nhiều năm nhận lại lợi nhuận tương đối thấp, các nhà sản xuất tại Australia đã chờ đợi một sự phục hồi từ thị trường. Và giờ đây, điều đó đã thành hiện thực. Giá thu mua tại vườn trong năm 2016 hiện đang rơi vào mức 520 USD/tấn, tăng mạnh so với mức 383 USD/tấn của năm 2015. Bên cạnh đó, giá đồng Đô la Úc giảm trong tháng 4 cũng đã giúp đẩy giá đường lên cao hơn tại thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới này. Chúng ta đã không được thấy mức tăng trưởng này trong 5-7 năm qua. Cũng theo ông McNeill, điều này sẽ thực sự thúc đẩy tiềm năng của ngành công nghiệp đường nhằm kiếm thêm lợi nhuận. Trên thị trường thế giới, trong nửa đầu tháng 11, giá đường thế giới biến động tăng, giảm liên tục. Tuy nhiên, so với cùng kỳ tháng trước, giá đường thế giới giảm do lượng bán ra tăng mạnh từ cuối tháng 10/2016. Cụ thể, tại New York, giá đường thô giao tháng 3/2017 ở mức khoảng 21,67 - 22,42 Uscent/Lb, giảm 1 Uscent/Lb. Tại Luân Đôn, giá đường trắng giao tháng 12/2016 ở mức khoảng 565 - 582,2 USD/ tấn, giảm 16,5 - 23,3 USD/tấn.
  • 23. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 23 Nhìn chung, giá đường thô kỳ hạn trên sàn ICE Futures đã tăng 30% trong năm nay và đã gần tới mức kỷ lục vào tháng 10/2012. Thậm chí, nếu tính bằng đồng Reais (tiền Brazil), giá đường đã đạt tới mức cao nhất từ trước tới nay. Biểu đồ 1.giá đường thế giới năm 2010 – 2015 1.3. Dự báo nguồn cung và tình hình tiêu thụ tại một số thị trường chủ chốt Lượng đường tiêu thụ toàn cầu trong mùa 2016-2017 được dự báo sẽ tăng lên mức kỷ lục 174 triệu tấn (giá trị nguyên), vượt qua sản lượng sản xuất và khiến lượng đường tồn kho giảm xuống mức thấp nhất kể từ giai đoạn 2010/2011. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho thấy sản lượng tại Brazil và Liên minh Châu Âu (EU) được dự báo sẽ tăng, bù đắp vào sản lượng sụt giảm tại Ấn Độ. Qua đó, sản lượng toàn cầu sẽ tăng 4% lên mức 169 triệu tấn. Với nhu cầu đang tăng cao hiện nay, thị trường dự báo rằng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này sẽ tăng 1,2 triệu tấn. Mức tồn kho đường giảm liên tục trong những năm gần đây cho thấy tốc độ tiêu thụ toàn cầu đang tăng ổn định. Kết quả là lượng đường tồn kho đang có nhiều khả năng rơi xuống mức thấp kỷ lục. Biểu đồ 2. sản lượng sản xuất và tiêu thụ đường những năm gần đây, sản lượng sản xuất (cột xanh), mức tiêu thụ (đường màu đỏ)
  • 24. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 24 Với điều kiện thời tiết khắc nghiệt hiện nay, sản lượng đường của Việt Nam dự báo sẽ giữ nguyên ở mức 1,65 triệu tấn trong mùa thu hoạch 2016/2017. Tuy nhiên, lượng đường tiêu thụ lại có xu hướng tăng và có khả năng sẽ đạt mức kỷ lục 2 triệu tấn, khiến lượng đường tồn kho giảm trong thời gian tới. Tại Brazil – quốc gia sản xuất đường lớn nhất thế giới, sản lượng được dự báo sẽ tăng 2,4 triệu tấn nếu thời tiết thuận lợi. Trong số 37,1 triệu tấn có thể thu hoạch trong mùa 2016/2017, tỷ trọng của đường ethanol có khả năng tăng từ 57% lên 59% để bù đắp cho sản lượng đường mía sụt giảm. Bên cạnh đó, Brazil vẫn sẽ giữ vị thế là nhà xuất khẩu đường lớn nhất thế giới khi sản lượng xuất khẩu được dự báo sẽ tăng 1,8 triệu tấn lên mức 26,1 triệu tấn. Sản lượng tiêu thụ của Ấn Độ được dự báo sẽ tăng nhẹ lên mức kỷ lục 27,2 triệu tấn trong khi sản lượng lại giảm 2,2 triệu tấn do diện tích thu hoạch và sản lượng giảm. Điều kiện thời tiết hạn hán hiện nay sẽ hạn chế người nông dân trong việc trồng mới cây mía. Tiêu thụ tăng và sản lượng giảm sẽ khiến lượng đường trong kho của các doanh nghiệp Ấn Độ giảm khoảng 18%. Cũng bị ảnh hưởng bởi hạn hán như Ấn Độ nhưng sản lượng đường của Thái Lan dự báo vẫn sẽ tăng lên mức 10,1 triệu tấn nhờ diện tích thu hoạch tăng. Nhu cầu toàn cầu tăng sẽ
  • 25. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 25 khiến xuất khẩu của Thái Lan tăng 2% lên mức kỷ lục 9 triệu tấn. Bên cạnh đó, lượng tiêu thụ của các khu công nghiệp và các hộ gia đình tăng mạnh cũng là một nguyên nhân khiến lượng hàng tồn kho của nước này giảm. Một khu vực hiếm hoi cho thấy những tín hiệu tích cực là EU. Sản lượng tại đây được dự báo sẽ phục hồi 2,5 triệu tấn lên mức 16,5 triệu tấn. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ (18,8 triệu tấn), nhập khẩu (3,5 triệu tấn) và xuất khẩu (1,5 triệu tấn) nhiều khả năng không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Tại Trung Quốc, lượng đường tiêu thụ được dự báo tăng lên mức kỷ lục 17,8 triệu tấn, qua đó khiến lượng đường tồn kho giảm 3,2 triệu tấn do sản lượng sản xuất nhiều khả năng giảm 8,2 triệu tấn tại vùng đồng bằng. Mức nhập khẩu tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới được dự báo sẽ tăng lên mức kỷ lục 7,9 triệu tấn. Sản lượng thu hoạch của Mỹ trong mùa 2016/2017 dự báo sẽ giảm 200,000 tấn do sản lượng mía thấp hơn dự kiến. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này được dự báo sẽ tăng 8% lên mức 3,2 triệu tấn do nhu cầu tiêu thụ tăng nhẹ. Lượng đường tồn kho nhiều khả năng cũng giảm 5% xuống mức 1,5 triệu tấn. 2. Ngành mía đường tại Việt Nam Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi người dân chúng ta biết làm nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp mía đường tại Viêt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển vào đầu những năm 1990, nên vẫn còn rất non trẻ và khá lạc hậu. Cho đến giai đoạn hiện nay ngành mía đường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh để có thể trở thành ngành chủ lực cho nền kinh tế. Nước ta sản xuất 3 loại đường chính:  Đường tinh luyện RE hay còn gọi là đường cát trắng  Đường vàng RS  Đường xay (hay đường thô) Đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủ yếu thu hoạch, vận chuyển và sản xuất. Có 4 vùng chính sản xuất đường tại Việt Nam: Bắc trung bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền trung và Đông nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Vụ ép
  • 26. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 26 mía thường kéo dài từ tháng 10 hoặc 11 đến tháng 4 năm sau, sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lại trong năm. Vì vậy nên chi phí tồn trữ hàng hóa này rất cao và giá thành sản phẩm khá cao. 2.1. Cấu trúc vốn của ngành mía đường Cấu trúc phức tạp của ngành đường Việt Nam chủ yếu là do sự sở hữu chéo của Thành Thành Công (TTC) và các công ty liên quan. TTC, một công ty kinh doanh đường hàng đầu thuộc sở hữu của bà Huỳnh Bích Ngọc, vợ của nguyên chủ tịch Sacombank và gia đình. TTC trước đây là công ty kinh doanh đường và mật rỉ đến khi TTC gia nhập lĩnh vực sản xuất đường bằng việc mua lại 68,4% cổ phần của SBT từ Tập đoàn Societe De Bourbon của Pháp vào năm 2010. Kể từ đó, TTC và các công ty liên quan đã tăng cường sự hiện diện trong ngành đường bằng cách mua lại cổ phần của nhiều công ty mía đường khác. 2.2. Năng lực sản xuất của ngành mía đường Ngành sản xuất mía đường không được nhà nước quan tâm đúng mức. Nếu như các ngành khác như: lúa, cao su, ngô….được nhà nước khuyến khích phát triển thì ngành mía
  • 27. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 27 đường hầu như không được hỗ trợ. Việc trồng mía là sự thỏa thuận giữa hai bên: người trồng mía và các chủ doanh nghiệp sản xuất đường. Chính vì yếu tố này nên diện tích trồng mía không được ổn định và năng suất mía chưa thực sự cao. Nhìn vào số liệu ta thấy rằng diện tích mía và sản lượng đường không ổn định. Vào năm 2003 diện tích trồng mía lên đến 315,000 ha, nhưng cho đến nay diện tích trồng mía đã giảm, năm 2010 diện tích chỉ còn 265,136 ha, nhưng tăng lại từ năm 2011 đến 2014 lên 289,018 ha. Vì vậy mà lượng cung cầu mía đường trong nước không được ổn định, điều này xuất phát từ 2 nguyên nhân:  Thứ nhất, cây mía không thể cạnh tranh nổi với một số loại cây trồng khác, điển hình nhất có lẽ là cây sắn.  Thứ hai, không thể không kể đến những cam kết không ổn định giữa người nông dân trồng mía và các chủ nhà máy. Khi những năm năng suất mía cao thì các doanh nghiệp lại chèn ép giá của người dân, đẩy giá mía xuống thấp. Còn vào những năm mất mùa thì ngược lại. Vì mục đích lợi nhuận, người dân đã tự ý phá vỡ hợp đồng để bán với giá cao hơn, làm thiệt hại cho các chủ sản xuất mía.
  • 28. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 28 Vụ mùa 2015-2016, Việt Nam sản xuất hơn 12 triệu tấn mía ép, giảm 11% so với vụ mùa 2014-2015. Sản lượng đường sản xuất được trong vụ mùa năm nay là 1,3 triệu tấn, giảm 100.000 tấn so với vụ mùa trước. Hiện nay cả nước có khoảng 37 nhà máy sản xuất mía đường đa số là nhà máy quốc doanh. Các nhà máy lớn như: nhà máy đường Nghệ An Tatte &Lyle , nhà máy đường Sơn La, nhà máy đường Biên Hòa, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy đường Bourbon Tây Ninh….Nhưng hiện nay đã có nhiều công ty mía đường niêm yết trên sàn HOSE là CTCP đường BHS , CTCP mía đường Lam Sơn LSS, CTCP Bourbon Tây Ninh SBT, CTCP đường KomTum KTS, NHS, CTCP mía đường nhiệt điện Gia Lai SEC…. Giống mía trồng tại Việt Nam có nguồn gốc khoảng 90% là từ nước ngoài, tuy nhiên do chế độ canh tác chưa khoa học và kỹ thuật còn lạc hậu nên năng suất chưa đạt được so với tiềm năng thật sự của giống mía có thể mang lại. Trong niên vụ mía 2012/2013 vừa qua năng suất mía trung bình của việt Nam là 64 tấn/hecta. Nếu so sánh với Thái Lan khoảng 100 tấn/ha. Về năng suất đường thì Brazil hiện sản xuất 10 tấn đường/ha mía còn Việt Nam chỉ 4-5 tấn đường/ha mía. Phần lớn các nhà máy ép mía của Việt Nam đều đầu tư công nghệ của Trung Quốc nên hiệu suất thu hồi đường thấp hơn. Cụ thể, một tấn mía nguyên liệu các nhà máy trong nước chỉ sản xuất được 90kg đường, thấp hơn 10% so với công nghệ của các
  • 29. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 29 nước. Từ năng suất, chất lượng mía thấp, cộng thêm hiệu suất thu hồi đường cũng thấp nên đẩy giá thành lên cao. Về kỹ thuật canh tác, ở nước ngoài trong canh tác mía tỷ lệ cơ giới hóa 80-90%, trong khi của Việt Nam chỉ có khoảng 10-20%, chủ yếu ở khâu làm đất trồng, còn lại chủ yếu làm bằng tay. Hiện giá bán mía nguyên liệu chỉ ở 850 đồng/kg cho mía 10 CCS, nhưng thực tế chỉ được 9 CCS (trữ đường CCS của Việt Nam bình quân khoảng 10, trong khi các nước CCS 12-16), tức là được khoảng 760-770 đồng/kg sau khi trừ đi công chặt 150 đồng/kg thì người nông dân chỉ thu về 600 đồng/kg. Nếu tính theo lãi trên một ha, nông dân thu khoảng 15-20 triệu đồng một ha trong vòng một năm, cao hơn có thể đạt tới 30 triệu đồng và rất ít nơi mang về 50 triệu đồng một ha. Nếu đem chia cho thời gian 10 tháng mỗi vụ, nông dân trồng mía chỉ thu vào chưa tới 2 triệu đồng/ha/tháng, thấp hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Do nguồn thu quá ít nên nông dân không thể đầu tư máy móc thủy lợi để nâng cao năng suất được.Giống mía trồng tại Việt Nam có nguồn gốc khoảng 90% là từ nước ngoài, tuy nhiên do chế độ canh tác chưa khoa học và kỹ thuật còn lạc hậu nên năng suất chưa đạt được so với tiềm năng thật sự của giống mía có thể mang lại. Trong niên vụ mía 2014/2015 năng suất mía trung bình của việt Nam là 64 tấn/hecta. Nếu so sánh với Thái Lan khoảng 100 tấn/ha. Về năng suất đường thì Brazil hiện sản xuất 10 tấn đường/ha mía còn Việt Nam chỉ trên dưới 5 tấn đường/ha mía. Phần lớn các nhà máy ép mía của Việt Nam đều đầu tư công nghệ của Trung Quốc nên hiệu suất thu hồi đường thấp hơn. Cụ thể, một tấn mía nguyên liệu các nhà máy trong nước chỉ sản xuất được 90kg đường, thấp hơn 10% so với công nghệ của các nước. Từ năng suất, chất lượng mía thấp, cộng thêm hiệu suất thu hồi đường cũng thấp nên đẩy giá thành lên cao. 2.3. Giá mía đường trong nước Hiện tại đã có một số nhà máy đường bắt đầu vào vụ mía 2016/2017 và mía nguyên liệu được các nhà máy mua với giá 1,1 triệu đồng/tấn, cao hơn 240.000 đồng/tấn so với đầu niên vụ 2015/2016. Hiện tại giá đường trắng trên thị trường thế giới tăng, kéo giá đường nội địa tăng theo, và do đó giá mía nguyên liệu cũng tăng. Cụ thể, giá đường trắng tại London, Anh giao
  • 30. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 30 kỳ hạn trong tháng 8-2016 là hơn 551 đô la Mỹ/tấn, còn thời điểm tháng 8-2015 là chỉ ở quanh mức 450 đô la Mỹ/tấn. Trong khi đó, giá đường bán trên thị trường nội địa hiện nay dao động ở mức 15.800-16.200 đồng/kg, so với mức cùng kỳ năm trước là 13.000-13.600 đồng/kg. Giá đường thế giới tăng so với cùng thời điểm này năm trước, theo VSSA, là do ảnh hưởng của hạn hán nên các quốc gia sản xuất đường như Brazil, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ đều giảm sản lượng. Ngành mía đường trong nước cũng gặp vấn đề tương tự. Cụ thể, theo thống kê của Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng đường sản xuất trong vụ vừa qua chỉ đạt gần 1,24 triệu tấn, giảm 180.500 tấn so với vụ trước đó. Vì thế, sau khi cân đối cung-cầu, Bộ Công Thương đã kiến nghị Chính phủ cho nhập thêm 200.000 tấn đường để đảm bảo nguồn cung cho tiêu thụ nội địa trong năm nay. Tại hội nghị tổng kết niên vụ mía đường 2015/2016 vừa qua tại TPHCM, Hiệp hội mía đường Việt Nam đưa ra dự báo sản xuất đường trong niêm vụ 20166/2017 không có gì đột phá và tương đương niên vụ trước, điều này đồng nghĩa là Việt Nam phải nhập đường để tiếp tục cân đối cung cầu. Tuy nhiên, việc phải nhập khẩu bao nhiêu vẫn chưa được công bố. Trong năm 2017, Việt Nam dự kiến phải nhập khẩu 89.000 tấn đường theo hạn ngạch WTO và 30.000 tấn đường từ Lào. Đây là những thông tin đã được công bố trong báo cáo của VSSA tại hội nghị tổng kết nói trên. 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong ngành mía đường 2.4.1. Thuận lợi - Mía là loại cây công nghiệp có thời hạn canh tác đến khi thu hoạch bình quân từ 10 đến 12 tháng (một số giống sử dụng tại các khu vực đất thấp, hàng năm phải né lũ ở đồng bằng sông Cửu Long có thể cho thu hoạch sau 8 tháng), đặc điểm sinh học của cây mía phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết ở trên cả ba miền của nước ta. - Đường là sản phẩm thiết yếu trong nền kinh tế nên ngành mía đường luôn được đặt dưới sự bảo hộ của nhà nước. Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp khi xuất khẩu đường phải
  • 31. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 31 được phép của Bộ Công Thương, còn nhập khẩu thì theo hạn ngạch hàng năm (quota). Nếu doanh nghiệp nhập khẩu trong hạn ngạch thì được hưởng thuế suất 5% (từ năm 2013 sẽ là 0%), nhưng lượng đường nhập theo hạn ngạch được kiểm soát chặt chẽ với mục tiêu ưu tiên cân đối nhu cầu trong nước, tránh gây tồn kho lớn. Ngoài ra, doanh nghiệp vẫn được phép nhập khẩu ngoài hạn ngạch, nhưng thuế nhập khẩu sẽ được áp đến 80% tính trên giá trị đường thô và 85% trên giá trị đường tinh luyện. Những mức thuế này khiến giá nhập khẩu đội lên rất cao so với giá trong nước, do đó có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế nhập khẩu ngoài hạn ngạch. - Niên vụ 2015/2016, bình quân giá thu mua mía được giữ ở mức 860/tấn. Giá thu mua mía hiện chiếm khoảng 70 - 75% giá thành sản xuất đường và theo BCTC của các công ty đường đang niêm yết, giá thành sản xuất đường chiếm khoảng 70 - 80% doanh thu. Như vậy giá thu mua mía chiếm khoảng 50-60% doanh thu. Phạm vi 40 - 50% còn lại là tỷ suất lợi nhuận rất lớn nếu nhà máy đường tiết kiệm được các chi phí vận chuyển, cân đong, ép mía, chi cố định (khấu hao, quản lý) và gia tăng sản lượng bán. - Nhiều công ty mía đường không phát triển kênh bán lẻ mà chủ yếu tập trung vào kênh bán sỉ cho các công ty công nghiệp và thương mại. Trong tình hình cung cầu thường xuyên cân bằng hàng năm, việc bán sỉ này giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí marketing, bán hàng và quản lý doanh nghiệp (các chi phí này chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5 - 8% doanh thu), nhờ đó tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2011 đạt bình quân trên 20%, ROE bình quân trên 30%. Đây là mức tỷ suất lợi nhuận rất lớn nếu so sánh với các ngành SXKD khác. - Đầu năm 2012, một số nhà máy đường đã tăng công suất ép mía như hai nhà máy đường Biên Hòa – Trị An và Biên Hòa – Tây Ninh của công ty Đường Biên Hòa, nhà máy đường Buorbon Tây Ninh, nhà máy đường An Khê của công ty Đường Quảng Ngãi, nhà máy đường Cần Thơ... Tuy nhiên, những công ty này vốn có những lợi thế nhất định có vị trí gần vùng tiêu thụ và vùng trồng mía thuận lợi để mở rộng... nên việc gia tăng công suất không gây ra tình trạng tranh mua nguyên liệu như ở nơi khác.
  • 32. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 32 - Tuy giá đường nội địa cao hơn so với giá thế giới, nhưng đường Việt Nam dự báo vẫn có thể được xuất khẩu sang Trung Quốc chừng nào nhu cầu của nước này còn quá lớn so với cung. Theo Quyết định 26/2007/QĐ-TTg, một trong những điểm quan trọng trong chính sách phát triển ngành mía đường là không xây dựng thêm nhà máy mới trong nước. Điều này ngăn chặn ý định tham gia thị trường của những doanh nghiệp mới 2.4.2. Khó khăn - Khó khăn lớn nhất của ngành mía đường Việt Nam là bài toán xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía. Công tác giống mía, kỹ thuật canh tác, công tác thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn nên chữ đường nhìn chung còn thấp (chữ đường bình quân của Thái Lan thường xuyên trên 11 ccs, trong khi chữ đường Việt Nam chỉ khoảng 8-9 ccs). - Việc nhập lậu đường không ngăn chặn được đã tác động lớn đến điều hành cung cầu và giá đường lậu không chịu thuế nên có thường xuyên gây khó khăn cho các công ty đường trong nước. - Chênh lệch giá đường tuy mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty trong ngành, nhưng lại làm gia tăng chi phí cho các ngành khác sử dụng đường làm nguyên liệu. Ngay từ đầu năm 2012, khi nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát, sức tiêu dùng chững lại... thì việc duy trì mức chênh lệch giá sỉ trong nước cao hơn khoảng 2 ngàn đồng/kg so với giá nhập khẩu đã gây ra phản ứng từ các công ty lớn như Vinamilk, URC, Pepsi... - Phần lớn các nhà máy đường đều bán sỉ cho các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khác như bánh kẹo, sữa, nước giải khát..., cho các công ty thương mại có chức năng phân phối hay bán cho các nhà máy đường của công ty khác trong ngành, còn thị trường bán lẻ lại do các công ty phân phối “đảm trách”. Chỉ có một vài doanh nghiệp đang phát triển mạng lưới bán lẻ đến người tiêu dùng như Đường Biên Hòa, Bourbon Tây Ninh... Như vậy, trong những thời điểm nhất định khi có dấu hiệu tồn kho gia tăng, các nhà máy đường buộc phải chấp nhận hạ giá bán sỉ chứ không có khả năng tác động đến giá bán lẻ trong nước. - Tuy giá đường trong nước vẫn luôn duy trì ở mức cao hơn giá thế giới, nhưng đối với nhiều công ty trong ngành, tỷ suất lợi nhuận lại đang có dấu hiệu suy giảm. Lý do chính đến từ cả hai phía đầu vào và đầu ra. Giá thu mua mía không thể giảm nhiều, thậm chí một số
  • 33. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 33 nơi tuy giảm nhưng công ty mía lại phải hỗ trợ những khoản chi phí khác cho người nông dân để người dân không chặt bỏ mía chuyển sang cây trồng khác, vì thế giá thành 1 kg đường không giảm mà lại tăng. Ngoài ra, tuy ngành đường trong nước được bảo hộ, giá đường trong nước cao hơn giá thế giới nhưng do tình trạng nhập lậu nên các công ty đường cũng buộc phải hạ giá để “cạnh tranh”. - Không có nhiều công ty đường mạnh dạn hỗ trợ vốn cho người dân như trường hợp của công ty đường Bourbon Tây Ninh (công ty tiếp tục hỗ trợ 9 triệu đồng/ha, chưa kể hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng, máy móc và giống mía), do đó nhiều công ty đường đang lo người dân chuyển đổi từ trồng mía sang những loại cây công nghiệp khác như cao su, sắn lát,.. - Một số nơi ở Miền Trung – Tây Nguyên, ĐBS Cửu Long mặc dù đã được quy hoạch nhưng một số vùng mía của các nhà máy khá gần nhau hoặc bị trùng lắp, hoặc quy mô vùng trồng lại quá nhỏ so với công suất nhà máy, việc tổ chức thu mua mía lại tương đối phức tạp nên khi giá đường lên cao, việc tranh mua mía thường diễn ra. - Đường tuy vẫn xuất khẩu được nhưng hơn 90% là xuất sang Trung Quốc. Đây đang là lợi thế nhưng cũng trở thành khó khăn nếu Trung Quốc tự cân đối được cung cầu hoặc gia tăng nhập khẩu từ các nước khác. Giá thành cao luôn là điểm yếu của ngành đường nước ta và chưa có dấu hiệu cho thấy có thể sớm khắc phục. - Một số doanh nghiệp đang triển khai các dự án cụm nhà máy đường ở Lào và Campuchia như Hoàng Anh Gia Lai, Buorbon Tây Ninh..., lượng cung đường về Việt Nam tăng từ cuối năm 2012, điều này sẽ gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. 2.5. Phân tích cạnh tranh 2.5.1. Chịu nhiều sức ép từ các nước trong khu vực Bước sang năm 2010, theo lộ trình hội nhập AFTA, Việt Nam áp dụng thuế suất nhập khẩu đường là 5% và vào năm 2013 là 0%. Cùng với việc gia nhập WTO, thuế nhập khẩu đường ngày càng một giảm xuống, nước ta phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch với thuế suất là 25%, ngoài hạn ngạch là 65% đối với đường thô; khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. Đây là cơ hội để đường nhập khẩu từ Thái Lan có điều kiện thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường. Với mức thuế ưu đãi trong hạn ngạch, đường nhập
  • 34. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 34 khẩu về Việt Nam thấp hơn đường trong nước 4000-5000đ/kg. Ngoài ra, một lượng lớn đường nhập lậu từ Thái Lan (theo ước tính của một số công ty phân phối lên đến 300000- 400000 tấn/năm) cho thấy các doanh nghiệp sản xuất đường nội địa chịu khá nhiều sức ép từ các doanh nghiệp đường khác trong khu vực trên cả thị trường chính thức và phi chính thức. 2.5.2. Sản phẩm thay thế Một số các nguyên liệu khác hiện đang được thử nghiệm để có thể thay thế mía làm đường trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo và đồ uống như lõi dứa, ngô…Nhược điểm của các loại đường này nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến 1 số bệnh như bị béo phì, tiểu đường, tim mạch nên khả năng được ứng dụng trong sản xuất công nghiệp là không cao…Mặc khác chi phí sản xuất cao hơn so với từ mía thông thường nên chúng ta đánh giá hiện tại chưa thể là sản phẩm có thể cạnh tranh với đường làm từ mía được. Hơn nữa tại Việt Nam cũng chưa xuất hiện nhà máy nào chế biến đường từ các nguyên liệu kể trên. 2.5.3. Khách hàng và kênh phân phối Ngành cung cấp nguyên liệu quan trọng cho một sô ngành sản xuất như bánh kẹo, đồ uống…Sản phẩm của ngành còn phục vụ trực tiếp nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. Do đó, nguồn khách hàng của ngành là tương đối ổn định. Nhu cầu tiêu thụ đường của các nhà máy giải khát, bánh kẹo và tiêu thụ đường trực tiếp năm 2015 khoảng hơn 1 triệu tấn/năm và liên tục gia tăng trong 10 năm qua (trung bình khoảng 3%/năm). Đa phần các công ty trong ngành không tự xây dựng được một hệ thống phân phối sản phẩm cho riêng mình mà phải thông qua hệ thống đại lý phân phối cấp 1, cấp 2…để sản phẩm có thể đưa đến tay người tiêu dung. Tình trạng các nhà máy không có vùng nguyên liệu đảm bảo của mình mà phải thu mua từ các thương lái đã tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh, phá giá mua giữa các thương lái. Do đó nhiều đại lý phân phối thao túng giá đường trong nước. 2.5.4. Áp lực giữa các doanh nghiệp trong ngành Bên cạnh vấn đề về áp lực nguyên vật liệu đầu vào giữa các nhà máy, nội bộ ngành mía đường cũng có sự cạnh tranh lớn về thị phần đầu ra. Với nhu cầu tiêu thụ đường trên thị trường trung bình hơn 1 triệu tấn/năm; hơn 37 nhà máy sản xuất mía đường lớn nhỏ tại Việt
  • 35. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 35 Nam cung cấp hàng năm 70%-80% nhu cầu. Tuy thặng dư, nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu đường theo cam kết WTO, cộng với lượng cung từ nạn nhập lậu đường làm các doanh nghiệp trong ngành vẫn phải cạnh tranh nhau gay gắt thị phần còn lại. Hiện nay chỉ có 6 công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX. Ngoại trừ KTS và SEC có quy mô tương đối nhỏ, 4 công ty còn lại đều có vị thế đáng kể (chiếm hơn 21,4% thị phần tiêu thụ). Vị thế của một công ty được đánh giá và xếp hạng theo yêu tố chính là quy mô nhà máy, sau đó đến các yếu tố sản lượng đường thức tế….Công suất thiết kế của nhà máy giữa các công ty cũng có sự khác biệt, các công ty thành lập sau thường có dây chuyền sản xuất hiện đại và công suất lớn hơn. Do đó, để cạnh tranh các công ty phải liên tục nâng cao năng suất nhà máy của mình. 2.6. Phân tích rủi ro 2.6.1. Rủi ro về nguồn nguyên liệu Nguồn nguyên liệu mía đang còn rất khó khăn, đa số các nhà máy đều hoạt động dưới công suất. Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nguyên vật liệu gồm:  Công tác quản lý kế hoạch phát triển ngành chưa tốt, tổng công suất thiết kế của tất cả các nhà máy đường cấp phép thành lập vượt xa so với nguồn cung ứng nguyên liệu mía ở tại các địa phương.  Chưa có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung, diện tích trồng mía nhỏ lẻ.  Sản lượng mía phụ thuộc nhiều vào chính sách cũng như tập quán canh tác của người nông dân và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên (thiên tai, hạn hán, bão lụt có thể dẫn đến rủi ro mất mùa, úng, phèn, mặn…)  Diện tích trồng mía có nguy cơ bị thu hẹp do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các loại cây trồng khác như cây cao su, cây sắn, cây điều…. 2.6.2. Rủi ro từ diễn biến giá đường thế giới Giá đường trong nước chịu ảnh hưởng lớn bởi quan hệ cung cầu và giá đường thế giới. Trong khi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa còn thấp, do vậy giá đường trong nước bị tác động lớn bởi giá đường thế giới.
  • 36. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 36 2.6.3. Rủi ro quản lý thị trường Do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa còn kém, năng suất thấp, công nghệ lạc hậu, nên giá thành đường các nước trong khu vực thường thấp hơn Việt Nam. Điều này dẫn đến rủi ro đầu ra cho các nhà máy mía đường do việc nhập khẩu và quản lý thị trường của Hải Quan chưa cao nên đường nhập lậu vào Việt Nam nhiều. Một phần nguyên nhân cũng do giá thành thấp hơn, nên ngoài việc được phép nhập khẩu đường, đường nhập lậu theo đường biên giới được bán với mức giá rất cạnh tranh, góp phần làm thao túng thị trường đường trong nước. 2.7. Định hướng phát triển của ngành mía đường Việt Nam Theo quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 26/2007/QĐ-TTg đã phê duyệt quy hoạch mía đường và định hướng đến năm 2020 - Phát triển sản xuất mía đường trong thời gian tới phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phát triển sản xuất mía đường trên cơ sở phát triển đồng bộ từ sản xuất mía nguyên liệu, nhà máy chế biến, sản xuất các sản phẩm sau đường đến lưu thông và tiêu thụ sản phẩm; Từng bước mở rộng công suất các nhà máy đường hiện có theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến. - Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển mía đường, gắn lợi ích giữa nhà chế biến và người sản xuất nguyên liệu, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. - Nhà nước hỗ trợ một phần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi vùng mía tập trung; nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mía đường. - Đến năm 2020 sản xuất đường đáp ứng đủ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mức sản xuất khoảng 2,1 triệu tấn, trong đó: đường luyện là 1,5 triệu tấn, đường trắng 500.000 tấn, đường thủ công 100.000 tấn. - Đầu tư thâm canh diện tích mía hiện có, mở rộng diện tích ở nơi có điều kiện theo hướng: trồng giống mía mới, áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến và đầu tư có tưới. Đến
  • 37. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 37 năm 2020 tổng diện tích trồng mía khoảng 300.000 ha, năng suất mía bình quân đạt 80 tấn/ha, chữ đường bình quân 12 CCS, sản lượng mía đạt 24 triệu tấn; tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 120.000 tấn mía ngày. 2.8. Triển vọng phát triển ngành mía đường Việt Nam Sau nhiều năm là quốc gia phải nhập khẩu đường do lượng đường sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 70-80% và việc nhập khẩu đường theo quy định của WTO, thì vụ mùa từ năm 2014 đến 2015 có dư thừa, tuy nhiêm đến cuối năm 2015 đầu 2016 thì tình hình sản xuất vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước do ảnh hưởng của hạn hán lên năng suất mía nguyên liệu. Chúng ta có thể nghĩ tới phương án xuất khẩu đường cho Trung Quốc, một thị trường tiêu thụ rất lớn và là một trong 8 quốc gia và khu vực nhập khẩu đường lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, giá thành đường nội địa đang cao hơn với các nước khác trong khu vực, do đó tiếp cận thị trường này là vấn đề dài hạn trong tương lai; các doanh nghiệp trong nước đang cải thiện công nghệ và nâng cao năng suất đồng thời nâng cao chất lượng vùng mía nguyên liệu theo định hướng của Chính Phủ thì sẽ càng có nhiều cơ hội cạnh tranh và tham gia vào thị trường xuất khẩu đường ra quốc tế.
  • 38. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 38 III. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA 1. Giới thiệu chung - Tên Công ty đại chúng: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA - Địa chỉ trụ sở chính: KCN Biên Hòa 1, Phường An Bình, Tp.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. - Điện thoại: 061.3836.199 - Fax: 061.3836.213 - Email: bhs@bhs.vn - Website: www.bhs.vn - Vốn điều lệ: 1.233.439.980.000 đồng - Mã chứng khoán: BHS được niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) - Giấy phép niêm yết 79/UBCK-GPNY do Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước cấp ngày 21/11/2006 - Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 129,511,198 - Giá sổ sách/cổ phiếu: 16.090 đồng 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển - Năm 1969, nhà máy đường Biên Hòa được thành lập với công suất 400 tấn với các sản phẩm chính là đường ngà, rượu mùi và bao đay. Công ty đặt trụ sở chính tại đường số 1 KCN Biên Hòa 1. Tổng diện tích mặt bằng của công ty là 198.245,9m2. - Giai đọan 1969 – 1971, không ngừng mở rộng quy mô, đầu tư nâng cấp thành nhà máy đường tinh luyện. - Năm 1994, nhà máy Đường Biên Hòa đổi tên thành Công ty Đường Biên Hòa. - Năm 1995 nâng công suất nhà máy đường luyện Biên Hòa từ 200 tấn/ngày lên 300 tấn/ngày, đồng thời khởi công xây dựng Nhà máy đường Tây Ninh. - Năm 1997 thành lập nông trại mía Thành Long với diện tích 960 ha.
  • 39. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 39 - Năm 1998 nhà máy đường Tây Ninh (nay là nhà máy đường Biên Hòa – Tây Ninh) chính thức đi vào hoạt động với công suất chế biến là 2.500 tấn mía/ngày. - Năm 2001 nhà máy đường Tây Ninh nâng công suất lên 3.500 tấn mía/ngày. Đến nay, công suất của Nhà máy đạt 4.000 tấn mía/ngày. Chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần. Ngày 16/05/2001, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa ra đời với vốn điều lệ ban đầu 81 tỷ đồng. - Năm 2006 công ty phát hành bổ sung cổ phần để huy động vốn. Vốn điều lệ từ 81 tỷ đồng lên 162 tỷ đồng. Ngày 20/12/2006, Công ty chính thức được niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM với mã chứng khoán BHS. Chia cổ tức đợt cuối năm 2006 mức 4% vốn điều lệ bằng cổ phiếu. - Năm 2007 công ty Cổ phần Đường Biên Hòa mua lại Công ty mía đường Trị An, thành lập Nhà máy đường Biên Hòa – Trị An. Qua nhiều lần nâng cấp, công suất nhà máy đường Biên Hòa – Trị An hiện đạt 2.500 tấn mía/ngày. Chia cổ tức cuối năm 2007 mức 10% vốn điều lệ bằng cổ phiếu. - Năm 2012 phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 61,88%. Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động với giá trị phát hành 14.998.790.000 đồng. Qua 4 lần tăng vốn điều lệ trên, vốn điều lệ của Công ty đạt 314.974.590.000 đồng. - Ngày 09/9/2013: Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng số 42/GCN-UBCK cho Công ty. Theo đó, Công ty đã phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ từ 314.974.590.000 đồng lên 629.949.180.000 đồng. - Tháng 8/2014: Thành lập văn phòng đại diện tại TP.HCM. - Ngày 26/6/2015: Tổ chức ĐHCĐ bất thường niên độ 2014 – 2015 thông qua phương án sáp nhập Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa (NHS) với tỉ lệ hoán đổi 1:1. Ngày 06/02/2016: thông qua phương án sáp nhập Công ty cổ phần mía đường Phan Rang (PRS) và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Đường Biên Hòa Phan Rang (BHS Phan Rang)
  • 40. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 40 - Tháng 01/2016: Công ty nâng vốn điều lệ lên 1.233.439.980.000 đồng. Thành lập đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Biên Hòa, vốn điều lệ 120 tỉ đồng. 1.2. Các thành tựu đạt được Qua quá trình hoạt động hơn 40 năm, công ty đã đạt được nhiều thành quả cao: được tổ chức BVQi cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. - Được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”. - Lọt vào top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. - BHS đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2015 được tổ chức bởi: Hội doanh nhân trẻ Việt Nam đồng hành chương trình có Cục Xúc tiến thương mại, Cục Sở hữu Trí tuệ, công ty tư vấn APAVE Việt Nam & Đông Nam Á. - BHS đạt giải "Thương hiệu hàng đầu 2015" được chứng nhận bởi: Viện nghiên cứu kinh tế Việt Nam tổ chức Global GTA (Vương Quốc Anh, tổ chức Inter Comformity. - Chứng nhận 20 năm Đường Biên Hoà liên tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Chứng nhận được Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao trao tặng. - BHS được đánh giá, chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận độc lập BETA SECURITIES INCORPORATION (BSI). 1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm: Trụ sở công ty đặt tại KCN Biên Hòa 1; Ngoài ra còn có các chi nhánh Hà Nội, TpHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và các công ty thành viên sau: - Công ty TNNH MTV Đường Biên Hòa – Ninh Hòa  Địa chỉ: Thôn Phước Lâm, xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa  Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất mía đường.  Vốn điều lệ: 607.500.000.000 đồng  Tỷ lệ sở hữu: 100%
  • 41. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 41 - Công ty cổ phần Đường Biên Hòa - Phan Rang.  Địa chỉ: Số 160 Bác Ái, Phường Đô Vinh – TP Phan Rang – Tháp Chàm – Ninh Thuận.  Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất mía đường.  Vốn điều lệ: 45.000.000.000 đồng  Tỷ lệ sở hữu: 95% - Công ty TNHH MTV Hải Vi  Địa chỉ: ấp Thành Tân, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh  Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Trồng mía, sản xuất và kinh doanh phân bón, vật tư ngành nông nghiệp.  Vốn điều lệ: 1.500.000.000 đồng  Tỷ lệ sở hữu: 100% - Công ty TNHH MTV Biên Hòa – Thành Long Địa chỉ: ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức
  • 42. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 42
  • 43. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 43 1.4. Trách nhiệm xã hội đối với CBNV, đối tác và cộng đồng - Với cán bộ công nhân viên: công ty luôn Xác định con người là "nền tảng mạnh và gắn liền cho những thành công" vì vậy BHS luôn chú trọng tới việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua các khóa học bổ sung kiến thức về kỹ năng quản lý và chương trình thi đua khen thưởng, giao lưu trao đổi kinh nghiệm và học tập ở trong và ngoài nước. Công ty cũng tổ chức thăm hỏi hiếu hỷ cho CBNV và thân nhân CBNV, tổ chức tham quan nghỉ mát cho người lao động định kỳ hàng năm. Tổ chức
  • 44. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 44 thăm hỏi, tặng hiện vật cho CBNV có hoàn cảnh khó khăn và đồng thời kêu gọi, quyên góp ủng hộ cho CBNV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi gặp bệnh nan y để chữa trị. - Với đối tác BHS và các công ty thành viên đối với khách hàng, đối tác, người tiêu dùng thể hiện ở những điểm: Cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi; Tính trung thực trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm; Sự bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng. BHS và các đơn vị thành viên cam kết thực hiện:  Hỗ trợ vào tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho người nông dân trồng mía.  Tuân thủ Luật Cạnh Tranh.  Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng.  Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dung.  Giữ gìn uy tín trong giao thương, kinh doanh với đối tác, nhà cung ứng.  Không ngừng đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong tất cả các hoạt động, lĩnh vực kinh doanh. - Với cộng động xã hội: Trong suốt nhiều năm qua, BHS và các công ty thành viên (CTTV) luôn ý thức việc xây dựng và phát triển các chương trình hướng đến cộng đồng không chỉ là trách nhiệm mà còn là văn hóa của công ty. Thông qua các hoạt động này, các đối tác khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng xã hội sẽ có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về tầm nhìn, sứ mệnh cũng như định hướng phát triển vì cộng đồng của BHS và các CTTV. 1.5. Định hướng phát triển của BHS Với mục tiêu hướng tới phát triển bền vững và phương châm “Chất lượng làm nên thương hiệu, sản phẩm sạch vì sức khỏe cộng đồng”, Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (BHS) luôn nỗ lực hết mình để mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng và đối tác, cũng như tích cực đóng góp cho nền kinh tế, cộng đồng và xã hội.” Định hướng phát triển của công ty đến năm 2020. - Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng;
  • 45. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 45 - Đầu tư mở rộng để khai thác thêm các sản phẩm thuộc chuỗi giá trị ngành đường; - Tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài; - Nâng cao năng lực của hệ thống phân phối; - Khai thác và phát huy tối đa thế mạnh của thương hiệu Đường Biên Hòa; - Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu; - Tối đa hóa giá trị gia tăng cho cổ đông; - Bảo đảm môi trường làm việc, cơ hội cho mọi nhân viên. 1.6. Mục tiêu chiến lược phát triển giai đoạn 2016 – 2020 - Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa: mục tiêu chiến lược từ năm 2016 đến năm 2020 là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đầu tư mở rộng khai thác thêm các sản phẩm thuộc chuỗi giá trị ngành đường. Phát triển vùng nguyên liệu để đảm bảo sự phát triển bền vững và lâu dài. Nâng cao năng lực của hệ thống phân phối. Khai thác và phát huy tối đa thế mạnh của thương hiệu Đường Biên Hòa. Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu. Tối đa hóa giá trị gia tăng cho cổ đông. Bảo đảm môi trường làm việc, cơ hội cho mọi nhân viên. - Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa – Ninh Hòa: mục tiêu chiến lược từ năm 2016 đến năm 2018 là nâng công suất chế biến của Nhà máy lên đến 6.000TMN và công suất chế biến 600 tấn đường RE, kết hợp với việc phát triển mở rộng vùng nguyên liệu, đáp ứng đủ nguyên liệu cho Nhà máy chế biến hàng năm. - Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa - Phan Rang: mục tiêu chiến lược từ năm 2016 đến năm 2020 là phát triển vùng nguyên liệu mía hơn 4.000 ha, đẩy mạnh phát triển cơ giới vào sản xuất, trồng rải vụ,…và nhiều chính sách tối ưu khác nhằm khẳng định vị thế cạnh tranh của Công ty trong thời kỳ khó khăn và cạnh tranh khốc liệt của ngành mía đường hiện nay. 2. Hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của BHS Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty bao gồm:
  • 46. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 46 - Sản xuất đường; - Trồng cây mía; - Sản xuất và bán buôn thực phẩm khác có sử dụng đường, sản phẩm từ phụ phẩm, phế phẩm của ngành mía đường; - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy ngành mía đường; - Sửa chữa, lắp đặt, bảo dưỡng thiết bị ngành mía đường; - Kinh doanh bất động sản, cho thuê kho bãi; - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp; - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; - Mua bán, đại lý, ký gửi hàng nông sản, thực phẩm công nghệ, nguyên liệu, vật tư ngành mía đường; - Dịch vụ ăn uống; - Sản xuất, mua bán sản phẩm rượu các loại; - Dịch vụ canh tác cơ giới nông nghiệp. 2.2. Hệ thống phân phối Với hệ thống hơn 200 đại lý trải dài từ Bắc đến Nam và 4 chi nhánh: tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố HCM và Thành phố Cần Thơ, các sản phẩm cuả Công Ty đã được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến và tin dùng. 2.3. Vị thế BHS trong ngành Công ty đường Biên Hòa đã được thành lập 47 năm, có thể nói là một trong những công ty đường được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Vì vậy, sản phẩm đường Biên Hòa trở thành một thương hiệu quen thuộc đối với người dân Việt Nam và các doanh nghiệp trong nước. Cùng với cơ cấu sản phẩm đa dạng và hơn 200 đại lý, thị phần BHS chiếm một vị trí không nhỏ trong ngành sản xuất đường cả nước. BHS còn xuất sản phẩm đi các thị trường khối Asean, Trung Quốc.
  • 47. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 47 Đến nay, BHS chiếm 10% tổng thị phần đường cả nước, riêng kênh tiêu thụ dùng trực tiếp (đường túi) thì công ty chiếm 70% thị phần. Ngoài ra, BHS là đơn vị duy nhất có nhà máy luyện đường chuyên biệt, có khả năng sản xuất đường luyện quanh năm, không phụ thuộc vào mùa vụ. Đồng thời, BHS có đủ năng lực cung ứng kịp thời sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài nước.Trong ngành mía đường Việt Nam, BHS là đơn vị duy nhất được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” liên tục 17 năm. Trên thị trường tiêu dùng đường, duy nhất chỉ có BHS là đơn vị cung ứng sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng cho mọi đối tượng. Do vậy, có thể nói BHS là một thương hiệu mạnh trong ngành đường Việt Nam. 3. Phân tích SWOT 3.1. Điểm mạnh - Một trong những DN sản xuất đường đầu tiên tại Việt Nam với gần 50 năm kinh nghiệm. Cty có nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ ổn định với nhiều khác hàng truyền thống. - Nhiều dự án mở rộng hoạt động nguồn nguyên liệu và sản phẩm mới đã và sẽ mang lại những động lực cho sự phát triển của Công ty.
  • 48. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 48 3.2. Điểm yếu - Công nghệ cũ kỹ lạc hâu, khấu hao tài sản lớn. - Nguồn nguyên liệu và giá đường thường xuyên biến động gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của Công ty - Chi phí lãi vay cũng gây áp lực lớn tới lợi nhuận của Công ty. - Hoạt động đầu tư tài chính sử dụng vốn lớn nhưng không hiệu quả đang là gánh nặng cho Công ty. 3.3. Cơ hội - Kinh tế VN trên đà phục hồi phát triển, nhu cầu thị trường và già đường tăng. - Chính phủ tiếp tục có chính sách quản lý vĩ mô tiếp theo để hỗ trợ sản xuất kinh doanh (giảm lãi suất, cho vay ưu đãi, bổ sung kích cầu cho khu vực nông nghiệp..). - Giá các loại cây trồng cạnh tranh gay gắt với cây mía đang giảm mạnh là cơ hội tốt cho việc phục hồi nhanh vùng mía tại Đông Nam Bộ và Đồng Nai, Tây Ninh. 3.4. Thách thức - Chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng. - Cạnh tranh gay gắt tới từ các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt từ Thái Lan khi các hàng rào thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu giảm. - Gánh nặng để lại từ nhà máy Mía đường Trị An cũ vẫn chưa khắc phục hết. 4. Phân tích các tỷ số tài chính giai đoạn 2011 – 2015 4.1. So sánh tỷ số tài chính của Công ty CP CP Mía đường Biên Hòa và của Ngành thực phẩm
  • 49. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 49 CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 2015 2014 2013 2012 2011 2015 2014 2013 2012 2011 1 TỶ SỐ THANH TOÁN 1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành Rc 1.08 1.08 1.12 1.02 1.20 1.59 1.76 1.59 1.81 2.38 1.2 Tỷ số thanh toán hiện nhanh Rq 0.81 0.63 0.84 0.44 0.67 1.22 1.41 1.27 1.33 1.81 2 TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG 2.1 Vòng quay các khoản phải thu 2.12 4.84 4.19 10.68 10.93 2.2 Kỳ thu tiền bình quân 169.60 74.42 85.87 33.72 32.95 2.3 Vòng quay hàng tồn kho 5.35 4.07 8.52 3.71 7.70 6.18 6.38 6.26 5.81 6.06 2.4 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 3.08 4.62 5.54 9.53 12.02 2.5 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0.77 1.11 1.33 1.44 2.00 2.55 Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần 1.87 3.06 3.47 5.32 4.68 2.7 Vòng quay tài sản 1.03 1.15 1.36 1.80 4.00 0.84 0.81 0.83 0.89 0.98 2.8 Vòng quay tài sản ngắn hạn 1.31 1.68 2.10 2.09 3.41 1.97 1.86 2.05 2.03 2.17 3 TỶ SỐ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH 3.1 Tỷ số nợ trên tài sản 0.59 0.64 0.61 0.73 0.57 0.50 0.45 0.41 0.41 0.34 3.2 Tỷ số nợ trên vốn cổ phần 1.44 1.75 1.60 2.68 1.34 0.99 0.82 0.70 0.70 0.51 3.3 Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần 2.44 2.75 2.60 3.68 2.34 3.4 Khả năng thanh toán lãi vay 3.15 1.31 0.46 3.27 2.22 4 TỶ SỐ SINH LỢI 4.1 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu 0.04 0.03 0.01 0.04 0.06 0.17 0.12 0.13 0.14 0.15 4.2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản - ROA 3.32 3.49 1.70 5.66 11.49 14.00 10.00 11.00 12.00 15.00 4.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần - ROE 8.10 9.61 4.42 20.81 26.84 27.00 17.00 18.00 20.00 23.00 5 TỶ SỐ GIÁ THỊ TRƯỜNG 5.1 Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) 1,229.50 631.40 300.00 920.50 1,136.80 5.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức 1.67 1.41 2.20 5.3 Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E) 15.1 8.6 8.9 2.9 2.1 5.4 Cổ tức chi trả bằng tiền (DPS) 500 1300 2500 Mía đường Biên Hòa (BHS) Chỉ số ngành Thực phẩm 4.1.1. Tỷ số thanh toán 4.1.1.1. Tỷ số thanh toán hiện hành Rc Biểu đồ so sánh Tỷ số thanh toán hiện hành Rc của BHS và Ngành thực phẩm 2011 2012 2013 2014 2015 BHS Nganh Tỷ số này đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ của Công ty. So với chỉ số
  • 50. Lê Thị Mỹ Nhung – Lớp TCDN 2012 TP2 50 ngành thì chỉ số này của BHS đều thấp hơn ở tất cả các năm. 4.1.1.2. Tỷ số thanh toán hiện hành Rq Biểu đồ so sánh Tỷ số thanh toán nhanh Rq của BHS và Ngành thực phẩm Tỷ số thanh toán nhanh nghĩa là tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển thành tiền để thanh toán các khoản nợ. So với chỉ số ngành thì chỉ số này của BHS đều thấp hơn nhiều, tuy nhiên có dấu hiệu cải thiện dần và khoảng cách với chỉ số ngành ngày một rút ngắn. 4.1.2. Tỷ số hoạt động 4.1.2.1. Vòng quay hàng tồn kho Biểu đồ so sánh vòng quay hàng tồn kho của BHS và Ngành thực phẩm Vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá Công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào. Nhìn vào biểu đồ ta thấy vòng quay hàng tồn kho của BHS và Ngành không có chênh lệch nhưng không nhiều. Và sản phẩm của BHS là đường, thì khả năng lưu kho dù sao vẫn cao hơn các sản phẩm khác trong ngành thực phẩm như bánh kẹo, sữa…