SlideShare a Scribd company logo
1 of 21
Download to read offline
Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy
giáo - thạc sĩ Đinh Ngọc Ruẫn, người đã tận tình hưỡng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ
em trong thời gian làm khóa luận.
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của thư viện trường ĐHTB đã
giúp đỡ em trong việc tìm kiếm, sưu tầm tư liệu. Em xin chân thành cảm ơn các
thầy, cô giáo trong khoa Sử - Địa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình
làm khóa luận.
Tôi xin cảm ơn tới tập thể lớp K51 ĐHSP Lịch Sử, cùng các cơ quan, các
phòng - ban - khoa đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận cùng với những hạn chế cá nhân,
khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến xây dựng, bổ sung cho đề tài được đầy đủ, hoàn thiện hơn.
Sơn La, ngày 14 tháng 5 năm 2014
Tác giả
Bùi Thị Quý
CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
CNTB : Chủ nghĩa tƣ bản
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
CHDC : Cộng hòa dân chủ
NATO : Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................. 1
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ và đóng góp của đề tài.................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .....................................................................3
3.3. Nhiệm vụ của đề tài..................................................................................... 3
3.4. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3
5. Nguồn tư liệu .................................................................................................3
6. Bố cục của đề tài ............................................................................................ 4
NỘI DUNG……………………………………………………….……………..5
CHƢƠNG 1 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẬT TỰ HAI
CỰC IANTA SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.......................... 5
1.1. Sự hình thành trật tự hai cực Ianta ............................................................... 5
1.1.1. Hội nghị Ianta và sự hình thành của trật tự hai cực sau chiến tranh thế giới
thứ hai................................................................................................................ 5
1.1.2. Khái quát về tình hình thế giới sau chiến tranh...........................................8
1.1.3. Quá trình phát triển của trật tự hai cực Xô - Mĩ sau chiến tranh.............. 11
1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử dẫn tới Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh............... 11
1.1.1.2. Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh lạnh................................ 17
CHƢƠNG 2 : SỰ ĐỐI ĐẦU XÔ - MĨ Ở TRUNG CẬN ĐÔNG TRONG
THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH (1947-1989)............................................ 22
2.1. Khái quát về khu vực Trung Cận Đông từ sau chiến tranh thế giới thứ hai ...... 22
2.1.1 Vị trí của Trung Cận Đông đối với Liên Xô và Mĩ .................................. 22
2.1.1.1. Đối với Liên Xô................................................................................... 22
2.1.1.2. Đối với Mĩ........................................................................................... 23
2.2. Những biểu hiện của sự đối đầu Xô - Mĩ ở Trung Cận Đông giai đoạn
(1947-1989) ..................................................................................................... 27
2.2.1 Đối đầu Xô - Mĩ trong cuộc chiến tranh giữa Ixraen với các nước Ảrập.. 27
2.2.2. Đối đầu Xô - Mĩ tại Iran. ........................................................................ 34
2.2.3. Thảm kịch ở Libang dưới sự tác động của trật tự hai cực Ianta............... 38
2.2.4. Đối đầu Xô - Mĩ trong cuộc chiến tranh Iran - Irac................................. 41
KẾT LUẬN..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 45
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là mảng kiến thức phong
phú và đa dạng của lịch sử thế giới hiện đại. Trong đó, sự ra đời của trật tự thế
giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ quốc
tế. Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc dù là trực tiếp hay gián tiếp
đều đứng về bên này hay bên kia của hai siêu cường quốc Xô - Mĩ trong thời kì
chiến tranh lạnh.
Trung Cận Đông là một trong những nơi diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa
hai cực. Cả Liên Xô và Mĩ đều coi khu vực Trung Cận Đông trong thời kì chiến
tranh lạnh là khu vực có lợi ích sống còn. Theo Eisennhower, không có vùng
nào trên thế giới quan trọng hơn Trung Đông về mặt chiến lược. Thực chất là
hai cường quốc phân chia ảnh hưởng của mình trên thế giới, một bên là Mĩ,
một bên là Liên Xô, một sự đối đầu mang tính thời đại. Khu vực Trung Cận
Đông phản ánh một phần bức tranh dưới tác động của trật tự hai cực Ianta ở
nhiều mặt.
Việc nghiên cứu đề tài "Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến
khu vực Trung Cận Đông trong thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989)" là một
đề tài rộng lớn, được nhiều nhà nghiên cứu và học giả quan tâm. Hơn nữa,
nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, vì vậy tôi đã chọn đề tài
này làm khóa luận tốt nghiệp Đại học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Tìm hiểu về sự đối đầu hai cực Xô - Mĩ tại khu vực Trung Đông trong
thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989), là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu. Thực tế đã có nhiều cuốn sách đề cập đến vấn đề này :
1. Cuốn "Quan hệ quốc tế từ 1945 đến 1995" của nhóm tác giả Hoàng
Văn Hiển ( Đại học khoa học Huế) và Nguyễn Viết Thảo ( Học viện Chính trị
Quốc gia HCM) biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998. Cuốn sách đề cập
khá sâu sắc về vấn đề quan hệ quốc tế giai đoạn 1945-1995, đặc biệt là sự đối
đầu giữa hai cực Xô - Mĩ. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu của cuốn sách không
theo hướng nghiên cứu của đề tài.
2
2. Cuốn "Trật tự thế giới thời kì chiến tranh lạnh" của Nguyễn Xuân Sơn,
Nxb chính trị Quốc gia, 1997. Đây là cuốn sách có tính chất hệ thống, khái quát
các vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế gới thứ hai với nội
dung phong phú và khá đầy đủ về quan hệ quốc tế trong thời kì chiến tranh lạnh.
3. Cuốn "Lịch sử ngoại giao (từ 1919 đến ngày nay)" của Jean- Bapptiste
Durosele, Học viện quốc tế, 1994. Đây là cuốn sách của tác giả nước ngoài đã
đề cập đến một số sự kiện liên quan đến quan hệ quốc tế trước và sau chiến
tranh thế giới thứ hai.
4. Cuốn "Lịch sử thế giới hiện đại" của Nguyễn Anh Thái, Nxb Giáo dục,
2008. Đây là cuốn giáo trình đề cập đến nhiều vấn đề của lịch sử thế giới hiện
đại một cách hệ thống, các tác giả cũng đã đề cập đến quan hệ quốc tế sau chiến
tranh thế giới thứ hai.
5. Hay các bài viết như "cuộc chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới
thứ hai (1947-1989" của GS. Nguyễn Anh Thái - ĐHSP Hà Nội và "trật tự thế
giới thế kỉ XX lịch sử và vấn đề" của PGS Nguyễn Quốc Hùng - Đại học Quốc
gia Hà Nội được in trong cuốn "Một số chuyên đề lịch sử thế giới" do Vũ Dương
Ninh chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia, 2000. Hai tác giả đã khai thác và đi sâu
vào sự đối đầu hai cực Xô-Mĩ.
6. Cuốn "Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000)" của tác giả Trần
Nam Tiến, Nxb Giáo dục, năm 2008 đã đi sâu nghiên cứu về Hội nghị Ianta và
cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô - Mĩ, từ đó đã đề cập đến sự ảnh hưởng
của trật tự hai cực Ianta đối vơi thế giới.
7. Cuốn "Lịch sử thế giới hiện đại" của tác giả Trần Thị Vinh, Lê Văn
Anh, Nxb Đại học Sư phạm, cung cấp cho chúng ta biết được về sự ra đời của
trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến toàn bộ thế giới.
8. Cuốn "Lịch sử Trung Cận Đông", của tác giả Nguyễn Hồng Bích,
Nguyễn Văn Sơn, Nxb Giáo dục, phần nào khái quát về lịch sử Trung Cận Đông
đặc biệt là Trung Đông từ sau chiến tranh thế giới thứ hai dưới tác động của trật
tự hai cực Xô - Mĩ.
3
Đây là những công trình nghiên cứu khái quát về các khía cạnh của đề tài.
Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và
chi tiết nhất về trật tự hai cực Ianta vàm sự đối đầu giữu hai cực Xô - Mĩ ở khu
vực Trung Cận Đông trong thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989).
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ và đóng góp của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực
Trung Cận Đông trong thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989).
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chủ yếu nghiên cứu về trật tự hai cực Ianta và sự đối đầu giữa Liên
Xô và Mĩ trong giai đoạn 1947-1989 ở Trung Đông.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu làm sáng tỏ về sự hình thành trật tự hai cực Ianta và sự tranh
chấp giữa Liên Xô và Mĩ ở Trung Đông trong thời kì chiến tranh lạnh.
3.4. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu đề tài này giúp cho những ai quan tâm có cái nhìn sâu xắc
hơn về quan hệ quốc tế thời kì này đặc biệt là sự đối đầu căng thẳng giữa Liên
Xô và Mĩ ở Trung Đông trong thời kì chiến tranh lạnh.
Hiện nay thế giới đang sống trong thời kì hòa bình, nhưng ở một số nước
lớn có thế và lực vẫn đang ở tình trạng căng thẳng, những cuộc xung đột vũ
trang vẫn thường xuyên xảy ra như ở Iran, Irac có sự hậu thuẫn của những nước
lớn. Vì vậy chúng ta cần kêu gọi hòa bình, đoàn kết quốc tế.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lôgic và phương pháp
lịch sử, ngoài ra còn kết hợp với phương pháp như thống kê, so sánh, tổng hợp,
phân tích.....để thấy đực diễn biến thực chất của vấn đề nghiên cứu.
5. Nguồn tƣ liệu
Khóa luận sử dụng các nguồn tư liệu : các sách giáo trình tài liệu tham
khảo, các tài liệu tham khảo, các tạp chí nghiên cứu lịch sử và nguồn tư liệu trên
các phương tiện thông tin đại chúng.
4
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có hai chương :
Chương 1: Sự hình thành và phát triển của trật tự hai cực Ianta sau
chiến tranh thế giới thứ hai
Chương 2 : Sự đối đầu Xô - Mĩ ở Trung Cận Đông trong thời kì chiến
tranh lạnh (1947-1989).
5
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẬT TỰ HAI
CỰC IANTA SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
1.1. Sự hình thành trật tự hai cực Ianta
1.1.1. Hội nghị Ianta và sự hình thành của trật tự hai cực sau chiến tranh thế
giới thứ hai
Bước vào những năm 1943-1944 với những chiến thắng vang dội của
Hồng quân Liên Xô ( ở Stalingrat, vòng cung Cuoocsxcơ) và các lực lượng đồng
minh (ở Bắc Phi, Xixin, Noomăngđi, Tulông...) một vấn đề đã sáng tỏ, đó là :
Chiến tranh thế giới không xa nữa sẽ kết thúc bằng thắng lợi của khối đồng
minh và thảm hại của phe phát xít. Tình hình đó đã dặt ra yêu cầu cho các nước
đồng minh, trước hết và chủ yếu là Liên Xô, Mỹ ,Anh ngoài việc đẩy mạnh hợp
đồng tác chiến để sớm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít với việc mở rộng mặt trận thứ
hai ở Tây Âu tháng 6/1944, cần phải chuẩn bị để thiết lập một trật tự thế giới
mới sau khi chiến tranh kết thúc.
Chính vì vậy trong giai đoạn này nhiều hội nghị quốc tế đã được tiến hành
như Hội nghị Matscơva (Moscow) (10/1943), Têhêran (Teheran) (11/1943),
Ianta (Yalta) (2/1945), Hội nghị San-phranxixcô (San-Francisco) ( từ tháng 4
đến tháng 6/1945), Pốtxđam (Pốtđam) (từ giữa tháng tháng 7 đến đầu tháng
8/1945) giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh và Hòa hội Pari (Paris)
(2/1947).... của các nước đồng minh thắng trận. Trong đó quan trọng nhất vẫn là
các hội nghị cao cấp của Liên Xô, Mĩ, Anh ( hoặc do ba nước này đóng vai trò
chính) như Hội nghị Xan - Fanxixcô với việc thông qua Hiến chương Liên Hợp
Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc, Hội nghị Pốtđam với việc giải quyết
vấn đề các nước phát xít chiến bại sau chiến tranh... Đặc biệt là Hội nghị Ianta
với việc hình thành trật tự hai cực Xô - Mĩ sau chiến tranh.
Hội nghị Ianta diễn ra từ ngày 4 đến 12 tháng 2 năm 1945 tại lâu đài
Livadia, gần thành phố Ianta trên bán đảo Crưm ( Liên Xô). Tham gia Hội nghị
có ba vị nguyên thủ quốc gia là Stalin ( Chủ tịch Hội đồng Liên Xô), Franklin
Delano Roosevelt ( Tổng thống Mĩ) và Winston Churchill ( Thủ tướng Anh).
Hội nghị diễn ra gay go, quyết liệt vì thực chất nội dung Hội nghị là sự tranh
6
giành và phân chia thành quả thắng lợi của chiến tranh giưa các lực lượng tham
chiến, có tác động quyết định đến trật tự thế giới sau chiến tranh. Sau những
thảo luận và tranh cãi, Hội nghị đã đi đến quyết định quan trọng sau:
- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và
chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
- Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng
sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á.
- Thống nhất việc thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc và thông qua Hiến
Chương Liên Hợp Quốc trong Hội nghị San-Franxixô sắp tới dựa trên nền tảng
và nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí giữa 5 cường quốc lớn đó là Liên Xô, Mĩ,
Anh, Pháp, Trung Quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới và trật tự thế
giới mới sau chiến tranh. [1, Tr.15-16].
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là việc tam cường Liên Xô - Mĩ - Anh đã đi
đến thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước bại trận để giải giáp quân đội
phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh.
Ở châu Âu, Liên Xô sẽ đóng quân và kiểm soát vùng lãnh thổ phía Đông
nước Đức, Đông Becslin, các nước Đông Âu thuộc Liên Xô giải phóng. Quân
đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Becslin, Ý và một số nước
Tây Âu khác. Như vậy, vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô
và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Khái niệm địa-chính trị Đông Âu-
Tây Âu đã xuất hiện trong thời gian này và nếp quen phân chia ấy vẫn tồn tại
đến ngày nay dù tình hình thế giới đã có nhiều biến đổi.
Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham gia chiến
tranh tiêu diệt quân phiệt Nhật Bản, bao gồm : Bảo vệ nguyên trạng và công
nhận nền độc lập của Mông Cổ; trả lại cho Liên Xô những quyền lợi của Đế chế
Nga ở vùng Viễn Đông trước cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905); trả lại
cho Liên Xô miền nam đảo Xakhalin, Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo
Curin, quốc tế hóa cảng Đại Liên (Trung Quốc), cho Liên Xô thuê cảng Lữ
Thuận (Trung Quốc) làm căn cứ hải quân, trả cho Liên Xô tuyến đường sắt
Xibia - Trường Xuân, Liên Xô được cùng khai thác tuyến đương sắt Hoa Đông
và Nam Mãn Châu......
7
Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, sau chiến tranh ở Nhật Bản có hai cơ quan
được thành lập : Hội đồng Đồng minh với Nhật Bản, có trụ sở ở Tokyo, bao
gồm Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, một đại diện của Anh và các thành viên của
Thái Bình Dương của Khối Thịnh vượng Chung và Ủy ban Viễn Đông, có trụ sở
tại Washington, với 11 thành viên. Nhưng trên thực tế Nhật Bản được đặt dưới
quyền cai quản của một sĩ quan tối cao người Mĩ. Còn ở bán đảo Triều Tiên,
Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng Miền
Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc sẽ thu hồi lại Đài Loan, quần
đảo Bành Hồ và Mãn Châu bị Nhật chiếm đóng trước đó. Quốc Dân Đảng và
Đảng Cộng Sản sẽ tiến hành hiệp thương để thành lập chính phủ liên hiệp. Liên
Xô và Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc. Riêng ở các khu vực khác như Đông Nam
Á, Tây Á, Nam Á....vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước
phương tây
Như vậy thực chất của Hội nghị Ianta là cuộc đấu tranh phân chia những
thành quả thắng lợi giữa các nước đồng minh chống phát xít, điều này có quan
hệ rất lớn đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới về sau. Chính vì thế Hội nghị
đã diễn ra trong không khí căng thẳng, gay go, quyết liệt nhất là vấn đề thành
lập tổ chức Liên Hợp Quốc và thông qua Hiến Chương Liên Hợp Quốc trong
tương lai, vấn đề Liên Xô tham chiến ở châu Á - Thái Bình Dương. Quan trọng
nhất vấn là việc giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa
các cường quốc, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mĩ ở châu Âu và châu Á. Có thể
thấy rằng, những quyết định của Hội nghị Ianta cuối cùng đã được thực hiện đầy
đủ nhưng dưới sự thỏa thuận và chi phối giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ với
những ý đồ chiến lược riêng. Các nước khác đứng ngoài lề, hoặc chỉ đóng vai
trò quan sát viên (trừ nước Anh).
Những quyết định của Hội nghị Ianta về những vấn đề quan trọng nhất
của thế giới sau chiến tranh đã trở thành nền tảng, cơ sở cho việc thiết lập một
trật tự thế giới mới, thường được gọi là "trật tự hai cực Ianta". Hai nước đứng
đầu hai cực Liên Xô và Mĩ về cơ bản đã đạt được mục tiêu riêng của mình. Đối
với Liên Xô, lúc này là thời điểm mà vị thế quốc tế của Liên Xô đạt tới đỉnh cao
nhất kể từ sau Cách mạng tháng Mười. Liên Xô là nước duy nhất tạo ra thế cân
bằng với Mĩ, đồng thời là lực lượng có khả năng đưa chủ nghĩa xã hội vượt ra
8
khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Tổng thống Mĩ cũng
cũng nhận thức rõ điều đó và chấp nhận những thỏa thuận với Liên Xô để cùng
sắp xếp trật tự thế gới mới sau chiến tranh. Chính vì vậy, trật tự hai cực Ianta là
sự phản ánh một hiện thực mới của thế giới sau chiến tranh : Sự cân bằng quyền
lực giữa hai nước lớn - Liên Xô và Mĩ trong quan hệ quốc tế.
Trật tự hai cực Ianta cũng trải qua một cuộc chiến tranh quyết liệt, đẫm
máu và được thiết lập trước kết là để phục vụ cho lợi ích cao nhất của các cường
quốc thắng trận chủ yếu. Ở trật tự này, Liên Xô không những bảo vệ sự vững
chắc sự tồn tại, phát triển của nhà nước XHCN Xô viết, thu hồi lại những đất đai
của đế chế Nga trước đây bị chiếm đoạt trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật
(1904-1905) và trong thời kì chống sự can thiệp của tập đoàn đế quốc quốc tế và
nội phản đối với nước Nga Xô viết (1918-1920) mà quan trọng hơn còn mở rộng
được phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á, qua đó thiết lập một vành đai an
toàn bao quanh phía tây, phía đông và nam của đất nước. Về phía Mĩ, ở trật tự
mới này, Mĩ đã lấn át, khuynh đảo các cường quốc Tây Âu, Nhật Bản, chi phối
cục diện quốc tế mới, thực hiện từng bước tham vọng bá chủ toàn cầu của Mĩ.
Mặt khác, những thỏa thuận của ba cừng quốc Liên Xô, Mĩ, Anh ở Hội nghị
Ianta đã xâm phạm đến vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như lợi ích
dân tộc của một số quốc gia.
1.1.2. Khái quát về tình hình thế giới sau chiến tranh
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới đã có
những chuyển biến to lớn, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quan hệ quốc tế và
trật tự thế giới vừa mới được thiết lập.
Trước tiên, từ chỗ là đồng minh, hợp tác với nhau để cùng đối phó và đánh
bại chủ nghĩa phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đã
nhanh chóng chuyển sang đối đầu. Hệ quả là, trên thế giới đã dần hình thành
hai phe đối lập – phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc chủ nghĩa – và mỗi phe
đều tập hợp chung quanh một cực siêu cường của mình. Sự đối đầu đó bắt
nguồn từ rất nhiều nguyên nhân (sự khác biệt về hệ tư tưởng, sự khác nhau về
bản chất chế độ, tham vọng của mỗi cường quốc, những mục tiêu và lợi ích
căn bản mà mỗi phe theo đuổi…). Thực trạng đó đã đưa đến sự ra đời của
Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ và giữa hai phe. Mặc dù vậy, xuất phát
9
từ nguyên nhân chủ quan và khách quan, Liên Xô và Mỹ tuy đối đầu và cạnh
tranh quyết liệt với nhau song vẫn phải chung sống hòa bình, tránh nguy cơ
đụng đầu trực tiếp giữa hai siêu cường, tránh một cuộc đối đầu mang tình hủy
diệt. Đúng như Thomas L. Friedman trong tác phẩm của mình có nhan đề
“Chiếc Lexus và cây ô liu” đã nhận xét khá chính xác về mối quan hệ giữa hai
cường quốc vốn là bạn bè và liên minh với nhau trong chiến tranh, giờ lại là
những đối thủ cạnh tranh của nhau : “Khi Mỹ trổi lên từ sau Chiến tranh Thế
giới thứ hai, cưỡi trên lưng thế giới như một siêu cường vô địch, có trọng
trách toàn cầu và tham gia tranh giành quyền lực với Liên Xô…Bỗng nhiên,
cả thế giới trở thành sân chơi của Hoa Kỳ, và cả thế giới chỗ nào cũng quan
trọng, vì mọi ngõ ngách trên thế giới đều có sự tranh giành với Liên Xô”[12,
Tr.40-41]. Có thể nói, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại của trật tự hai cực Ianta,
một đặc điểm lớn của tình hình thế giới là giữa Liên Xô và Mỹ, giữa hai phe
vừa đấu tranh gay gắt với nhau lại vừa chung sống hòa bình và hợp tác với
nhau thông qua diễn đàn của tổ chức quốc tế Liên Hợp Quốc. Việc Giáo sư
Michael Mandelbau, môn Quan hệ đối ngoại, Đại học Hopkins ví Chiến tranh
Lạnh giống như môn vật Sumo của Nhật Bản đã khắc họa chính xác mối quan
hệ giữa hai siêu cường Xô – Mỹ : “Sẽ có hai anh béo đứng trên đài, múa may
lễ bái đủ đường, giậm chân huỳnh huỵch, nhưng rất ít khi chạm vào nhau…
cho tới cuối trận thì có chút ít xô đẩy và có một tay bị thua do bị đẩy ra khỏi
đài, nhưng rốt cuộc chẳng có anh nào chết cả”[12, Tr.5].
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước (Liên Xô trước trước
Chiến tranh thế giới thứ hai) trở thành một hệ thống thế giới với hơn 10 quốc
gia trải rộng từ châu Âu qua châu Á tới khu vực Mỹ latinh. Trong thập niên
50, 60 của thế kỷ XX, với sự tăng trưởng nhanh chóng về mọi mặt, hệ thống
xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã trở thành một lực lượng chính trị, quân sự, kinh
tế hùng hậu, và là một nhân tố tác động có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiều
hướng phát triển của tình hình thế giới. Hệ thống XHCN đã trở thành chỗ dựa
tin cậy đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập dân tộc, hòa bình,
dân chủ và tiến bộ xã hội. Một thực tế là, trong các kế hoạch của mình, Mỹ và
chủ nghĩa tư bản không thể không tính đến nhân tố Liên Xô và hệ thống
XHCN thế giới.
10
Thứ ba, cuộc Chiến tranh lạnh (hình thành năm 1947 và kéo dài đến 1989) đã
có tác động mạnh mẽ tới chính sách đối nội, quan hệ đối ngoại và mậu dịch của
hầu hết mọi nước trên thế giới. Chiến tranh lạnh “không tạo lập tất cả nhưng lại
định hình rất nhiều thứ”[12, Tr.44]. Nhà nghiên cứu Mỹ,Thomas L. Friedman,
đã chỉ ra rằng: “Với vai trò là một hệ thống quốc tế, Chiến tranh lạnh có cấu
trúc quyền lực riêng: cán cân lực lượng giữa Hoa Kỳ và Liên bang Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Xô Viết. Chiến tranh lạnh có những luật lệ riêng: trong quan hệ
đối ngoại, không một siêu cường nào muốn xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của
một siêu cường khác; trong kinh tế, những nước kém phát triển chú tâm vào việc
phát triển những ngành công nghiệp quốc gia của riêng họ, các nước đang phát
triển chú tâm tăng trưởng trên cơ sở xuất khẩu, các nước xã hội chủ nghĩa tập
trung thắt lưng buộc bụng và phương Tây thì chăm chăm vào việc buôn bán có
điều tiết. Chiến tranh lạnh có hệ tư tưởng riêng của nó: cuộc chạm chán giữa
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giai đoạn hòa hoãn, không liên kết hay
cải tổ (perestroika). Chiến tranh lạnh có khuynh hướng về dân số riêng: di cư từ
Đông sang Tây bị bức màn sắt ngăn trở, nhưng di cư từ miền Nam lên phía Bắc
thì đều đặn hơn. Chiến tranh lạnh có cái nhìn toàn cầu riêng: thế giới được chia
thành phe XHCN, phe TBCN và phe trung lập; nước nào cũng thuộc về một
trong những phe này. Chiến tranh lạnh sinh ra những công nghệ định hình
riêng: chủ đạo là vũ khí hạt nhân và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai,
nhưng đối với dân chúng ở các nước đang phát triển thì búa liềm vẫn là công cụ
gần gũi. Chiến tranh lạnh có thước đo riêng: số lượng tên lửa hạt nhân của mỗi
bên. Và sau cùng, Chiến tranh lạnh tạo ra mối lo riêng: sự hủy diệt hạt
nhân”[12, Tr.44]. Không chỉ có vậy, Thomas L. Friedman đã đúng khi khẳng
định: “Trước hết, nói về Chiến tranh lạnh là nói đến sự chia cắt. Thế giới bị
chia cắt ngang dọc thành nhiều cánh đồng vụn vặt manh mún”[12, Tr.44].
Thứ tư, những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong lúc hầu hết
các nước tư bản dù thắng trận hay thua trận đều bị suy sụp, kiệt quệ thì Mỹ là
nước duy nhất được hưởng lợi từ chiến tranh, vươn lên trở thành đế quốc giàu
mạnh nhất trong phe tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy, tình hình này chỉ kéo dài trong
11
hơn một thập niên. Kể từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, sức mạnh và địa vị
của Mỹ bắt đầu bị giảm sút, các nước tư bản bại trận như Tây Đức, Nhật Bản đã
vươn lên, tìm lại vị thế của mình, cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ. Sau cuộc khủng
hoảng năng lượng đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, các nước tư bản đều tiến
hành tự điều chỉnh để thích ứng với bối cảnh mới của thế giới, đặc biệt là sự tác
động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.
Thứ năm, ngay vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai sắp sửa kết thúc,
cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở hầu hết các châu
lục. Chính điều này đã giáng những đòn tấn công mạnh mẽ vào hệ thống thuộc
địa của chủ nghĩa thực dân, làm tan rã từng mảng lớn trong thập niên 50 của thế
kỷ XX và tới giữa thập niên tiếp theo thì sụp đổ về cơ bản. Sự xuất hiện trở lại
trên bản đồ chính trị quốc tế của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã có ảnh
hưởng to lớn tới trật tự hai cực Ianta, khiến cho cả Mỹ lẫn Liên Xô không thể bỏ
qua vai trò của họ trong các tính toán chiến lược của mình.
Thứ sáu, từ sau năm 1945, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã diễn ra ngày
càng mạnh mẽ trên khắp thế giới. Với quy mô to lớn, nội dung toàn diện và sâu
sắc, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi bộ mặt thế giới, đưa lại
nhiều tác động đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh
những tiến bộ và thành tựu kỳ diệu, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng
đem lại những hạn chế mà hậu quả lâu dài của nó không dễ gì giải quyết ngày
một ngày hai.
Chiến tranh lạnh gần như là một hệ quả tất yếu của tình hình đối đầu,
căng thẳng giữa hai phe thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, là kết quả tất
yếu của trật tự hai cực Ianta.
1.1.3. Quá trình phát triển của trật tự hai cực Xô - Mĩ sau chiến tranh.
1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử dẫn tới Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những rạn nứt chính trị trong
quan hệ Xô - Mĩ ngày càng lớn, đặc biệt là về vấn đề Đông Âu. Với ảnh hưởng
và sự giúp đỡ của Liên Xô hàng loạt các nước Đông Âu như Rumani, Bungari,
Hungari, Nam Tư, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức....đã thực hiện những cải cách
12
tiến bộ và trở thành những nước dân chủ nhân dân. Ở Thổ Nhĩ Kì, Hi Lạp phong
trào đấu tranh vũ tranh do Đảng Cộng Sản lãnh đạo dâng lên mạnh mẽ. Ở Pháp,
Bỉ, Italia - Đảng Cộng Sản đã tham gia chính phủ, thực hiện những cải cách về
kinh tế - xã hội tiến bộ. Ở châu Á, quân giải phóng Trung Quốc đã giáng cho
quân Tưởng Giới Thạch những đòn chí mạng. Có thể nói ở hầu khắp các nước
đã giành được độc lập hoặc đang trong quá trình đấu tranh giành độc lập đều
chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội dưới sự giúp đỡ của Liên Xô và một
loạt các đảng cộng sản ở các nước ra đời và tham gia vào nền chính tri quốc gia.
Trong khi đó Mĩ tìm mọi cách ngăn cản quá trình cách mạng ở Đông Âu, ngăn
chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới
và thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Sau khi Tổng thống Rudơven qua đời
(4/1945), H.Truman lên làm Tổng thống và bắt đầu thực hiện chính sách cứng
rắn với Liên Xô.
Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên
cuộc chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại quốc hội Mĩ
ngày 12/3/1947, thực chất là công bố chính sách đối ngoại mới của Mĩ, được gọi
là học thuyết Truman nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô và chủ nghĩa
cộng sản. Theo học thuyết này thì các nước Đông Âu vừa mới bị cộng sản thôn
tính và những đe dọa tương tự diễn ra trên nhiều nước khác. Ở châu Âu, ở Italia,
Pháp và cả ở Đức nữa. Vì vậy Mĩ phải đứng ra "đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo
thế giới tự do", phải giúp đỡ các dân tộc trên thế giới chống lại "sự đe dọa của
chủ nghĩa cộng sản", chống lại sự bành chướng của nước Nga giúp đỡ bằng mọi
biện pháp kinh tế và quân sự. Truman yêu cầu Quốc hội Mĩ viên trợ khẩn cấp
cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì để chống lại "sự đe dọa" của Liên Xô, thiết lập sự
thống trị của Mĩ ở khu vực Địa Trung Hải, một khu vực có tầm quan trọng ngay
sát Liên Xô. Với học thuyết Truman, Mĩ công khai từ bỏ hợp tác với Liên Xô
trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như đã từng diễn ra trong chiến tranh
thế giới thứ hai và bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa.
13
Như thế có thể nói học thuyết Truman đã mở đầu cho cuộc chiến tranh
lạnh và cuộc chiến tranh lạnh đã diễn ra hoàn toàn theo những tư tưởng và mục
tiêu mà học thuyết Truman đã vạch ra. Cũng vì thế có người cho rằng nguồn gốc
của chiến tranh lạnh là bắt nguồn từ học thuyết Truman và âm mưu thống trị thế
giới của Mĩ sau chiến tranh. Nhưng không phải hoàn toàn chỉ như thế. Cuộc đối
đầu giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa đã nảy sinh
ngay từ khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 với sự ra
đời của nhà nước xã hội đầu tiên trên thế giới. Các nước tư bản đã luôn tìm cách
tiêu diệt nhà nước xã hội chủ nghĩa còn non trẻ này. Sau chiến tranh thế giới thứ
hai, tuy rằng Liên Xô và các nước Mĩ, Anh, Pháp đã liên minh với nhau để
chống lại phe phát xít Đức, Italia, Nhật Bản nhưng mâu thuẫn giữa Liên Xô và
Mĩ, Anh, Pháp.... vẫn luôn luôn tồn tại. Khi chiến tranh chấm dứt, mâu thuẫn
giữa các nước đồng minh với chủ nghĩa phát xít đã kết thúc, thì mâu thuẫn giữa
Liên Xô và các nước đông minh Mĩ, Anh, Pháp lai nổi lên thành mâu thuẫn chủ
yếu. Đó cũng là một trong những nguồn gốc sâu xa của cuộc chiến tranh lạnh.
Mặt khác nữa, từ Hội nghi Ianta (2/1945) các nước Liên Xô, Mĩ, Anh đã thỏa
thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước chiến thắng với chủ nghĩa
phát xít, trong đó chủ yếu là phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ trên phạm vi
toàn thế giới. Cũng vì thế, chiến tranh lạnh cũng là kết quả của cuộc tranh giành
và mở rộng phạm vi thế lực giữa Liên Xô và Mĩ mà người ta thường gọi là hai
cực trong "trật tự thế giới hai cực Ianta".
Mâu thuẫn và tranh chấp giữa Liên Xô và Mĩ còn phản ánh mâu thuẫn
tranh chấp về lợi ích dân tộc của mỗi cường quốc sau chiến tranh. Chiến tranh
lạnh nổ ra cũng từ lợi ích riêng biệt của mỗi cương quốc Liên Xô và Mĩ sau
chiến tranh, hay nói một cách khác chiến tranh lạnh cũng có nguồn gốc từ chủ
nghĩa dân tộc nước lớn với những quyền lợi riêng biệt của từng nước Liên Xô và
Mĩ. Vì vậy, chỉ nói nguồn gốc của chiến tranh lạnh là về phía Mĩ, về học thuyết
Truman thì sẽ thiếu khách quan và không công bằng trước các sự thật lịch sử.
Với sự ra đời của học thuyết Truman, mối quan hệ đồng minh giữa Liên
Xô - Mĩ và các nước Phương Tây trong thời kì chiến tranh chống phát xít đã tan
14
vỡ, thay vào đó là cuộc chiến tranh lạnh. Để phát động chiến tranh lạnh, Mĩ tìm
cách lôi kéo các nước đồng minh vào các liên minh kinh tế, chính tri, quân sự do
Mĩ khống chế để tăng cường lực lượng chống Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa. Ngày 5/6/1947, ngoại trưởng Mĩ G.Mácsan đọc bài diễn văn tại trường
Đại học Havớt, công bố "Kế hoạch phục hưng châu Âu" bằng viện trợ của Mĩ.
Đến ngày 12/7/1947, các nước Anh, Pháp triệu tập ở Paris 16 nước tư bản châu
Âu vui lòng nhận viện trợ của Mĩ, thành lập ủy ban hợp tác kinh tế châu Âu và
yêu cầu Mĩ viện trợ 29 tỉ đôla trong 4 năm (sau giảm xuống 22 tỉ). Đến tháng
4/1948, Quốc hội Mĩ thông qua đạo luật nước ngoài Mĩ đã chi trả khoảng 12,5
tỉ đôla cho kế hoạch này với những quy định : Các nước nhận viện trợ buộc phải
kí với Mĩ những hiệp định tay đôi; phải thi hành nhanh chóng các chính sách
kinh tế, tài chính mà Mĩ yêu cầu; phải đảm bảo cho tư nhân Mĩ đầu tư kinh
doanh; phải cung cấp nguyên liệu chiến lược cho Mĩ, phải thiết lập tài khoản đặc
biệt, sử dụng tài khoản này phải được Mĩ đồng ý...
Ngoài ra đạo luật dùng những lời lẽ kín đáo buộc các nước nhận viện trợ
phải thủ tiêu việc buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa, hủy bỏ kế hoạch
quốc hữu hóa và gạt các lực lượng tiến bộ ra ngoài chính phủ (Đảng Cộng sản
Pháp và Đảng Cộng sản Italia bị gạt ra khỏi chính phủ vào thời kì này). Kế
hoạch Mácsan bắt đầu thực hiện từ ngày 9/4/1948 đến 31/12/1951 thì kết thúc.
Kết quả là nền kinh tế của các nước nhận viện trợ được phục hồi sau đó phát
triển nhanh chóng nhưng mặt khác nền kinh tế và chính trị của các nước này bị
phụ thuộc chặt chẽ vào Mĩ.
Để đối phó, chống lại học thuyết Truman và kế hoạch Mácsan, tháng
9/1947, theo sáng kiến của Đảng Cộng Sản Liên Xô, tại Vacsava đã tiến hành
hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản Liên xô, Nam Tư, Pháp và Italia. Hội nghị
đã thông qua một bản tuyên bố, trong đó đã phân tích tình hình thế giới lúc này
đã chia thành hai phe : Phe đế quốc, và tư bản do Mĩ đứng đầu và phe chống đế
quốc, chống tư bản do Liên Xô đứng đầu. Hội nghị quyết định thành lập cơ quan
thông tin một số Đảng Cộng sản và công nhân gọi là Cục thông tin Quốc tế, trao
đổi kinh nghiệm và phối hợp hành động và đấu tranh cách mạng giữa các Đảng
15
một cách tự nguyện. Để trao đổi thông tin và liên lạc, hội nghị đã quyết định
xuất bản tạp chí vì một nền hòa bình vững chắc, vì một nền dân chủ nhân dân.
Tiếp theo, sau khi các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã hoàn thành
cách mạng dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đến ngày
8/1/1949 Liên Xô cùng với các nước Đông Âu quyết định thành lập Hội đồng
tương trợ kinh tế (SEV-viết tắt theo tiếng Nga), một tổ chức liên minh kinh tế
của các nước xã hội chủ nghĩa. Như thế trên thế giới đã hình thành hai khối kinh
tế đối lập nhau và đi kèm đó là hai khu vực thị trường riêng rẽ : Khối kinh tế của
các nước xã hội chủ nghĩa và khối kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Sau khi tuyên bố học thuyết Truman và thực hiện kế hoạch Mácsan, Mĩ
xúc tiến âm mưu chi cắt nước Đức, biến Tây Đức thành con đập ngăn làn sóng
chủ nghĩa cộng sản tràn vào châu Âu. Vấn đề Đức trở thành tiêu điểm của cuộc
đấu tranh giữa hai phe ở châu Âu. Mĩ đề nghị thống nhất khu vực chiếm đóng
của ba nước Anh, Pháp, Mĩ ở Tây Đức, thực hiện những cải cách kinh tế, tiền tệ
riêng rẽ và bác bỏ những đề nghị của Liên Xô về việc thành lập một chính phủ
chung cho toàn nước Đức theo nghị quyết Pốtđam. Tháng 8/1949, ở Tây Đức đã
diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội riêng rẽ và sau đó một tháng, ngày 12/9/1949,
nước Cộng hòa Liên bang Đức tuyên bố thành lập. Để đối phó lại hành động của
Mĩ, Liên Xô đã giúp đỡ các lực lượng cách mạng ở Đông Đức thành lập nước
CHDC Đức (7/10/1949). Như vậy những quy định của Hội nghị Pốtđam về vấn
đề nước Đức đã không được thực hiện. Sự kiện nước Đức bị chia cắt thành hai
quốc gia Đông - Tây là sản phẩm của chiến tranh lạnh, đồng thời đánh dấu sự
đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ngày càng trở nên sâu sắc.
Để tiến thêm một bước nữa trong việc âm mưu thống trị thế giới và chống
lại các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, Mĩ đã tiến hành
thành lập các khối quân sự xâm lược nhằm tập hợp các lực lượng phản cách
mạng đặt dưới sự chỉ huy của Mĩ để bao vây Liên Xô, các nước dân chủ nhân
dân Đông Âu và các nước có cao trào giải phóng dân tộc.Bước đầu tiên trên con
đường xây dựng các khối quân sự xâm lược là "Hiệp định phòng thủ Tây bán
cầu" kí giữa Mĩ và các nước chư hầu của Mĩ ở Hội nghị Riô đơ Giannêrô tháng
16
9/1947. Tiếp theo hiệp định trên Anh, Pháp và các nước phương Tây bắt đầu xây
dựng liên minh chính trị quân sự giữa các nước phương Tây vì Anh, Pháp sau
khi bị lệ thuộc vào Mĩ bằng kế hoạch Mácsan muốn tập hợp một lực lượng thứ
ba mà trung tâm là Anh, Pháp để chống cộng sản và sự chèn ép của Mĩ. Ngày
17/3/1948 Hiệp ước Liên hiệp Tây Âu đã được kí kết giữa năm nước (Anh, Pháp,
Hà Lan, Bỉ, Lúcxămbua) ở Bruyxen. Mĩ hoan nghênh việc thành lập liên minh
quân sự phương Tây, nhưng không thỏa mãn vì liên minh này không có tác dụng
lớn về mặt quân sự mà Anh lại chiếm địa vị lãnh đạo trong khối này. Hơn nữa,
Mĩ không thể tham gia vào khối Liên hiệp Tây Âu được cho nên Mĩ cố gắng
nắm lấy khối này và dựa vào khối này làm nòng cốt cho việc xây dựng Khối Bắc
Đại Tây Dương rộng lớn hơn trong đó Mĩ sẽ giữ vai trò lãnh đạo. Để thúc tiến
thành lập, Mĩ đã tiến hành những cuộc vận động trong Quốc hội Mĩ và thương
lượng giữa Mĩ và khối liên hiệp Tây Âu. Kết quả ngày 11/6/1948, Quốc hội Mĩ
đã thông qua nghị quyết Vanđenbơ cho phép chính phủ Mĩ lần đầu tiên trong
lịch sử có quyền được kí kết liên minh quân sự với các nước ngoài châu Mĩ
trong thời bình. Sau đó ở Oasinhtơn bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán giữa
chính phủ Mĩ, Canađa và các nước tham gia Hiệp ước Brucyxen về việc thành
lập khối Bắc Đại Tây Dương. Các cuộc đàm phán diễn ra trong bầu không khí
bất đồng ý kiến gay gắt, cuối cùng hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã được 12
nước kí kết tại Oasinhtơn ngày 4/4/1949. Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực tực từ
ngày 4/8/1949, thời hạn hiệu lực 20 năm (có thể ra hạn thêm). Tháng 9/1949,
khóa họp đầu tiên của hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã họp ở hòa bình nhưng
thực chất là sự thao túng của Mĩ với các nước thành viên về quân sự, nhằm chĩa
mũi nhọn vào Liên Xô và các nước XHCN. Việc thành lập khối NATO làm cho
tình hình thế giới ngày càng phức tạp, căng thẳng đồng thời cũng làm nảy sinh
những mâu thuẫn trong nội bộ các nước tư bản chủ nghĩa đặc biệt là mâu thuẫn
Anh, Pháp với âm mưu giành quyền lãnh đạo của Mĩ trong tổ chức này.
Oasinhtơn lập ra ủy ban phòng thủ và ủy ban quân sự nghĩa là đã thành lập được
tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO. Mặc dù nội dung hiệp
ước nói về mục đích bảo vệ hòa bình nhưng thực chất là sự thao túng của Mĩ đối
với các thành viên về quân sự, nhằm chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các nước xã
hội chủ nghĩa. Việc thành lập khối quân sự NATO làm cho tình hình thế giới
Mã tài liệu : 600253
Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách :
- Link tải dưới bình luận .
- Nhắn tin zalo 0932091562

More Related Content

What's hot

Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Mediatranbinhkb
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI nataliej4
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfHanaTiti
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa họcCác nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa họcDieu Dang
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcTuấn Nguyễn Văn
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTa Li
 
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂNMinh Chanh
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếtuongnm
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfMan_Ebook
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...PinkHandmade
 

What's hot (20)

Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
 
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong MediaMột số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí - Hoàng Anh - Boong Media
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 
Phương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhómPhương pháp dạy học theo nhóm
Phương pháp dạy học theo nhóm
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa họcCác nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
Các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học nghiên cứu khoa học
 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa họcPhương pháp luận nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
 
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
Luận án: Ứng phó với hành vi bạo lực học đường của học sinh - Gửi miễn phí qu...
 
B2b
B2bB2b
B2b
 
Tham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học ĐườngTham Vấn Học Đường
Tham Vấn Học Đường
 
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
Luận văn, Đề tài: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Tự...
 
Bài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tếBài tập Toán kinh tế
Bài tập Toán kinh tế
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa học lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 

Similar to Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989)

Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Man_Ebook
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...KhoTi1
 
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...nataliej4
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989) (20)

Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
 
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữuTh s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
Th s33.008 giá trị và vị trí tập thơ việt bắc trong hành trình thơ tố hữu
 
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
Th s33.003 truyện ngắn việt nam giai đoạn 1975-1985
 
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
Quá trình phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1952 – 1973)
 
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
 
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhân Vật Lịch Sử Hoàng Hoa Thám Trong Các Sáng Tác Văn H...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhân Vật Lịch Sử Hoàng Hoa Thám Trong Các Sáng Tác Văn H...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhân Vật Lịch Sử Hoàng Hoa Thám Trong Các Sáng Tác Văn H...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nhân Vật Lịch Sử Hoàng Hoa Thám Trong Các Sáng Tác Văn H...
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
 
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
Ảnh Hưởng Phương Tây Đối Với Văn Hóa Nhật Bản Thời Kỳ Minh Trị, Kinh Nghiệm C...
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đLuận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
 
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
 
Lich su the gioi 12
Lich su the gioi 12Lich su the gioi 12
Lich su the gioi 12
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào công nhân ở miền nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 

More from hieu anh

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namhieu anh
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...hieu anh
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...hieu anh
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tâyhieu anh
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENhieu anh
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...hieu anh
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phònghieu anh
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...hieu anh
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...hieu anh
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...hieu anh
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...hieu anh
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...hieu anh
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlabhieu anh
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...hieu anh
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạnghieu anh
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội hieu anh
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...hieu anh
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...hieu anh
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...hieu anh
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội hieu anh
 

More from hieu anh (20)

xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Namxây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh kệ gỗ trang trí trên thị trường Việt Nam
 
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Á Châu chi ...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự căng thẳng (stress) trong công việc của nhân viên...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEENXÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CAFÉ SỨC KHỎE CHO CÔNG TY TNHH B.QUEEN
 
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph... Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
Phân tích công tác tuyển dụng nhân sự khối vận hành tại Công ty TNHH Minh Ph...
 
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải PhòngXây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
Xây dựng phần mềm quản lý thông tin nhân sự trường Đại học Dân lập Hải Phòng
 
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH....MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
.MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY KINH DOANH XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU NHÂN TẠI CÔNG TY TNH...
 
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
Hoạt động Marketing nhằm mở rộng hệ thống phân phối của Công ty TNHH Angelyn ...
 
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
Quản trị hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần đại ...
 
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
Đánh giá mức độ hài lòng của hành khách tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn N...
 
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô... Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
Phân tích chiến lược marketing – mix với dòng sản phẩm collagen ADIVA của cô...
 
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên MatlabNhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
Nhận dạng mặt người bằng thuật toán PCA trên Matlab
 
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
xây dựng kế hoạch kinh doanh thực phẩm cho công ty tnhh phương thanh đến năm ...
 
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạngphân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
phân tích và thiết kế quản lý website bán hàng thiết bị máy tính qua mạng
 
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
Chất lượng dịch vụ lưu trú tại khách sạn Công Đoàn Hà Nội
 
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ... Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
Thực trạng công tác quản lí chấm công hiện nay của Công ty Cổ phần Thương mạ...
 
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t... mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
mô hình quản lý công trình thể thao câu lạc bộ bóng đá - trung tâm thể dục t...
 
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư, từ thực ...
 
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội  Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Hà Nội
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989)

  • 1. Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo - thạc sĩ Đinh Ngọc Ruẫn, người đã tận tình hưỡng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian làm khóa luận. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của thư viện trường ĐHTB đã giúp đỡ em trong việc tìm kiếm, sưu tầm tư liệu. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Sử - Địa đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận. Tôi xin cảm ơn tới tập thể lớp K51 ĐHSP Lịch Sử, cùng các cơ quan, các phòng - ban - khoa đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện khóa luận cùng với những hạn chế cá nhân, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng, bổ sung cho đề tài được đầy đủ, hoàn thiện hơn. Sơn La, ngày 14 tháng 5 năm 2014 Tác giả Bùi Thị Quý
  • 2. CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN CNTB : Chủ nghĩa tƣ bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa CHDC : Cộng hòa dân chủ NATO : Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................. 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ và đóng góp của đề tài.................. 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .....................................................................3 3.3. Nhiệm vụ của đề tài..................................................................................... 3 3.4. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 3 5. Nguồn tư liệu .................................................................................................3 6. Bố cục của đề tài ............................................................................................ 4 NỘI DUNG……………………………………………………….……………..5 CHƢƠNG 1 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.......................... 5 1.1. Sự hình thành trật tự hai cực Ianta ............................................................... 5 1.1.1. Hội nghị Ianta và sự hình thành của trật tự hai cực sau chiến tranh thế giới thứ hai................................................................................................................ 5 1.1.2. Khái quát về tình hình thế giới sau chiến tranh...........................................8 1.1.3. Quá trình phát triển của trật tự hai cực Xô - Mĩ sau chiến tranh.............. 11 1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử dẫn tới Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh............... 11 1.1.1.2. Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh lạnh................................ 17 CHƢƠNG 2 : SỰ ĐỐI ĐẦU XÔ - MĨ Ở TRUNG CẬN ĐÔNG TRONG THỜI KÌ CHIẾN TRANH LẠNH (1947-1989)............................................ 22 2.1. Khái quát về khu vực Trung Cận Đông từ sau chiến tranh thế giới thứ hai ...... 22 2.1.1 Vị trí của Trung Cận Đông đối với Liên Xô và Mĩ .................................. 22 2.1.1.1. Đối với Liên Xô................................................................................... 22 2.1.1.2. Đối với Mĩ........................................................................................... 23
  • 4. 2.2. Những biểu hiện của sự đối đầu Xô - Mĩ ở Trung Cận Đông giai đoạn (1947-1989) ..................................................................................................... 27 2.2.1 Đối đầu Xô - Mĩ trong cuộc chiến tranh giữa Ixraen với các nước Ảrập.. 27 2.2.2. Đối đầu Xô - Mĩ tại Iran. ........................................................................ 34 2.2.3. Thảm kịch ở Libang dưới sự tác động của trật tự hai cực Ianta............... 38 2.2.4. Đối đầu Xô - Mĩ trong cuộc chiến tranh Iran - Irac................................. 41 KẾT LUẬN..................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 45
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là mảng kiến thức phong phú và đa dạng của lịch sử thế giới hiện đại. Trong đó, sự ra đời của trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ quốc tế. Không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc dù là trực tiếp hay gián tiếp đều đứng về bên này hay bên kia của hai siêu cường quốc Xô - Mĩ trong thời kì chiến tranh lạnh. Trung Cận Đông là một trong những nơi diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa hai cực. Cả Liên Xô và Mĩ đều coi khu vực Trung Cận Đông trong thời kì chiến tranh lạnh là khu vực có lợi ích sống còn. Theo Eisennhower, không có vùng nào trên thế giới quan trọng hơn Trung Đông về mặt chiến lược. Thực chất là hai cường quốc phân chia ảnh hưởng của mình trên thế giới, một bên là Mĩ, một bên là Liên Xô, một sự đối đầu mang tính thời đại. Khu vực Trung Cận Đông phản ánh một phần bức tranh dưới tác động của trật tự hai cực Ianta ở nhiều mặt. Việc nghiên cứu đề tài "Trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989)" là một đề tài rộng lớn, được nhiều nhà nghiên cứu và học giả quan tâm. Hơn nữa, nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, vì vậy tôi đã chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp Đại học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Tìm hiểu về sự đối đầu hai cực Xô - Mĩ tại khu vực Trung Đông trong thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989), là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Thực tế đã có nhiều cuốn sách đề cập đến vấn đề này : 1. Cuốn "Quan hệ quốc tế từ 1945 đến 1995" của nhóm tác giả Hoàng Văn Hiển ( Đại học khoa học Huế) và Nguyễn Viết Thảo ( Học viện Chính trị Quốc gia HCM) biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998. Cuốn sách đề cập khá sâu sắc về vấn đề quan hệ quốc tế giai đoạn 1945-1995, đặc biệt là sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu của cuốn sách không theo hướng nghiên cứu của đề tài.
  • 6. 2 2. Cuốn "Trật tự thế giới thời kì chiến tranh lạnh" của Nguyễn Xuân Sơn, Nxb chính trị Quốc gia, 1997. Đây là cuốn sách có tính chất hệ thống, khái quát các vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế gới thứ hai với nội dung phong phú và khá đầy đủ về quan hệ quốc tế trong thời kì chiến tranh lạnh. 3. Cuốn "Lịch sử ngoại giao (từ 1919 đến ngày nay)" của Jean- Bapptiste Durosele, Học viện quốc tế, 1994. Đây là cuốn sách của tác giả nước ngoài đã đề cập đến một số sự kiện liên quan đến quan hệ quốc tế trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai. 4. Cuốn "Lịch sử thế giới hiện đại" của Nguyễn Anh Thái, Nxb Giáo dục, 2008. Đây là cuốn giáo trình đề cập đến nhiều vấn đề của lịch sử thế giới hiện đại một cách hệ thống, các tác giả cũng đã đề cập đến quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. 5. Hay các bài viết như "cuộc chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai (1947-1989" của GS. Nguyễn Anh Thái - ĐHSP Hà Nội và "trật tự thế giới thế kỉ XX lịch sử và vấn đề" của PGS Nguyễn Quốc Hùng - Đại học Quốc gia Hà Nội được in trong cuốn "Một số chuyên đề lịch sử thế giới" do Vũ Dương Ninh chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia, 2000. Hai tác giả đã khai thác và đi sâu vào sự đối đầu hai cực Xô-Mĩ. 6. Cuốn "Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000)" của tác giả Trần Nam Tiến, Nxb Giáo dục, năm 2008 đã đi sâu nghiên cứu về Hội nghị Ianta và cuộc chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô - Mĩ, từ đó đã đề cập đến sự ảnh hưởng của trật tự hai cực Ianta đối vơi thế giới. 7. Cuốn "Lịch sử thế giới hiện đại" của tác giả Trần Thị Vinh, Lê Văn Anh, Nxb Đại học Sư phạm, cung cấp cho chúng ta biết được về sự ra đời của trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến toàn bộ thế giới. 8. Cuốn "Lịch sử Trung Cận Đông", của tác giả Nguyễn Hồng Bích, Nguyễn Văn Sơn, Nxb Giáo dục, phần nào khái quát về lịch sử Trung Cận Đông đặc biệt là Trung Đông từ sau chiến tranh thế giới thứ hai dưới tác động của trật tự hai cực Xô - Mĩ.
  • 7. 3 Đây là những công trình nghiên cứu khái quát về các khía cạnh của đề tài. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và chi tiết nhất về trật tự hai cực Ianta vàm sự đối đầu giữu hai cực Xô - Mĩ ở khu vực Trung Cận Đông trong thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989). 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ và đóng góp của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về trật tự hai cực Ianta và tác động của nó đến khu vực Trung Cận Đông trong thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989). 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài chủ yếu nghiên cứu về trật tự hai cực Ianta và sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ trong giai đoạn 1947-1989 ở Trung Đông. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu làm sáng tỏ về sự hình thành trật tự hai cực Ianta và sự tranh chấp giữa Liên Xô và Mĩ ở Trung Đông trong thời kì chiến tranh lạnh. 3.4. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu đề tài này giúp cho những ai quan tâm có cái nhìn sâu xắc hơn về quan hệ quốc tế thời kì này đặc biệt là sự đối đầu căng thẳng giữa Liên Xô và Mĩ ở Trung Đông trong thời kì chiến tranh lạnh. Hiện nay thế giới đang sống trong thời kì hòa bình, nhưng ở một số nước lớn có thế và lực vẫn đang ở tình trạng căng thẳng, những cuộc xung đột vũ trang vẫn thường xuyên xảy ra như ở Iran, Irac có sự hậu thuẫn của những nước lớn. Vì vậy chúng ta cần kêu gọi hòa bình, đoàn kết quốc tế. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử, ngoài ra còn kết hợp với phương pháp như thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích.....để thấy đực diễn biến thực chất của vấn đề nghiên cứu. 5. Nguồn tƣ liệu Khóa luận sử dụng các nguồn tư liệu : các sách giáo trình tài liệu tham khảo, các tài liệu tham khảo, các tạp chí nghiên cứu lịch sử và nguồn tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  • 8. 4 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có hai chương : Chương 1: Sự hình thành và phát triển của trật tự hai cực Ianta sau chiến tranh thế giới thứ hai Chương 2 : Sự đối đầu Xô - Mĩ ở Trung Cận Đông trong thời kì chiến tranh lạnh (1947-1989).
  • 9. 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẬT TỰ HAI CỰC IANTA SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 1.1. Sự hình thành trật tự hai cực Ianta 1.1.1. Hội nghị Ianta và sự hình thành của trật tự hai cực sau chiến tranh thế giới thứ hai Bước vào những năm 1943-1944 với những chiến thắng vang dội của Hồng quân Liên Xô ( ở Stalingrat, vòng cung Cuoocsxcơ) và các lực lượng đồng minh (ở Bắc Phi, Xixin, Noomăngđi, Tulông...) một vấn đề đã sáng tỏ, đó là : Chiến tranh thế giới không xa nữa sẽ kết thúc bằng thắng lợi của khối đồng minh và thảm hại của phe phát xít. Tình hình đó đã dặt ra yêu cầu cho các nước đồng minh, trước hết và chủ yếu là Liên Xô, Mỹ ,Anh ngoài việc đẩy mạnh hợp đồng tác chiến để sớm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít với việc mở rộng mặt trận thứ hai ở Tây Âu tháng 6/1944, cần phải chuẩn bị để thiết lập một trật tự thế giới mới sau khi chiến tranh kết thúc. Chính vì vậy trong giai đoạn này nhiều hội nghị quốc tế đã được tiến hành như Hội nghị Matscơva (Moscow) (10/1943), Têhêran (Teheran) (11/1943), Ianta (Yalta) (2/1945), Hội nghị San-phranxixcô (San-Francisco) ( từ tháng 4 đến tháng 6/1945), Pốtxđam (Pốtđam) (từ giữa tháng tháng 7 đến đầu tháng 8/1945) giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh và Hòa hội Pari (Paris) (2/1947).... của các nước đồng minh thắng trận. Trong đó quan trọng nhất vẫn là các hội nghị cao cấp của Liên Xô, Mĩ, Anh ( hoặc do ba nước này đóng vai trò chính) như Hội nghị Xan - Fanxixcô với việc thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc và thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc, Hội nghị Pốtđam với việc giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại sau chiến tranh... Đặc biệt là Hội nghị Ianta với việc hình thành trật tự hai cực Xô - Mĩ sau chiến tranh. Hội nghị Ianta diễn ra từ ngày 4 đến 12 tháng 2 năm 1945 tại lâu đài Livadia, gần thành phố Ianta trên bán đảo Crưm ( Liên Xô). Tham gia Hội nghị có ba vị nguyên thủ quốc gia là Stalin ( Chủ tịch Hội đồng Liên Xô), Franklin Delano Roosevelt ( Tổng thống Mĩ) và Winston Churchill ( Thủ tướng Anh). Hội nghị diễn ra gay go, quyết liệt vì thực chất nội dung Hội nghị là sự tranh
  • 10. 6 giành và phân chia thành quả thắng lợi của chiến tranh giưa các lực lượng tham chiến, có tác động quyết định đến trật tự thế giới sau chiến tranh. Sau những thảo luận và tranh cãi, Hội nghị đã đi đến quyết định quan trọng sau: - Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. - Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật ở châu Á. - Thống nhất việc thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc và thông qua Hiến Chương Liên Hợp Quốc trong Hội nghị San-Franxixô sắp tới dựa trên nền tảng và nguyên tắc cơ bản là sự nhất trí giữa 5 cường quốc lớn đó là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới và trật tự thế giới mới sau chiến tranh. [1, Tr.15-16]. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là việc tam cường Liên Xô - Mĩ - Anh đã đi đến thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước bại trận để giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh. Ở châu Âu, Liên Xô sẽ đóng quân và kiểm soát vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức, Đông Becslin, các nước Đông Âu thuộc Liên Xô giải phóng. Quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây Đức, Tây Becslin, Ý và một số nước Tây Âu khác. Như vậy, vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ. Khái niệm địa-chính trị Đông Âu- Tây Âu đã xuất hiện trong thời gian này và nếp quen phân chia ấy vẫn tồn tại đến ngày nay dù tình hình thế giới đã có nhiều biến đổi. Ở châu Á, Hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham gia chiến tranh tiêu diệt quân phiệt Nhật Bản, bao gồm : Bảo vệ nguyên trạng và công nhận nền độc lập của Mông Cổ; trả lại cho Liên Xô những quyền lợi của Đế chế Nga ở vùng Viễn Đông trước cuộc chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905); trả lại cho Liên Xô miền nam đảo Xakhalin, Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin, quốc tế hóa cảng Đại Liên (Trung Quốc), cho Liên Xô thuê cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) làm căn cứ hải quân, trả cho Liên Xô tuyến đường sắt Xibia - Trường Xuân, Liên Xô được cùng khai thác tuyến đương sắt Hoa Đông và Nam Mãn Châu......
  • 11. 7 Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản, sau chiến tranh ở Nhật Bản có hai cơ quan được thành lập : Hội đồng Đồng minh với Nhật Bản, có trụ sở ở Tokyo, bao gồm Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, một đại diện của Anh và các thành viên của Thái Bình Dương của Khối Thịnh vượng Chung và Ủy ban Viễn Đông, có trụ sở tại Washington, với 11 thành viên. Nhưng trên thực tế Nhật Bản được đặt dưới quyền cai quản của một sĩ quan tối cao người Mĩ. Còn ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân đội Mĩ chiếm đóng Miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Trung Quốc sẽ thu hồi lại Đài Loan, quần đảo Bành Hồ và Mãn Châu bị Nhật chiếm đóng trước đó. Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản sẽ tiến hành hiệp thương để thành lập chính phủ liên hiệp. Liên Xô và Mĩ có quyền lợi ở Trung Quốc. Riêng ở các khu vực khác như Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á....vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của các nước phương tây Như vậy thực chất của Hội nghị Ianta là cuộc đấu tranh phân chia những thành quả thắng lợi giữa các nước đồng minh chống phát xít, điều này có quan hệ rất lớn đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới về sau. Chính vì thế Hội nghị đã diễn ra trong không khí căng thẳng, gay go, quyết liệt nhất là vấn đề thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc và thông qua Hiến Chương Liên Hợp Quốc trong tương lai, vấn đề Liên Xô tham chiến ở châu Á - Thái Bình Dương. Quan trọng nhất vấn là việc giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mĩ ở châu Âu và châu Á. Có thể thấy rằng, những quyết định của Hội nghị Ianta cuối cùng đã được thực hiện đầy đủ nhưng dưới sự thỏa thuận và chi phối giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ với những ý đồ chiến lược riêng. Các nước khác đứng ngoài lề, hoặc chỉ đóng vai trò quan sát viên (trừ nước Anh). Những quyết định của Hội nghị Ianta về những vấn đề quan trọng nhất của thế giới sau chiến tranh đã trở thành nền tảng, cơ sở cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới, thường được gọi là "trật tự hai cực Ianta". Hai nước đứng đầu hai cực Liên Xô và Mĩ về cơ bản đã đạt được mục tiêu riêng của mình. Đối với Liên Xô, lúc này là thời điểm mà vị thế quốc tế của Liên Xô đạt tới đỉnh cao nhất kể từ sau Cách mạng tháng Mười. Liên Xô là nước duy nhất tạo ra thế cân bằng với Mĩ, đồng thời là lực lượng có khả năng đưa chủ nghĩa xã hội vượt ra
  • 12. 8 khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới. Tổng thống Mĩ cũng cũng nhận thức rõ điều đó và chấp nhận những thỏa thuận với Liên Xô để cùng sắp xếp trật tự thế gới mới sau chiến tranh. Chính vì vậy, trật tự hai cực Ianta là sự phản ánh một hiện thực mới của thế giới sau chiến tranh : Sự cân bằng quyền lực giữa hai nước lớn - Liên Xô và Mĩ trong quan hệ quốc tế. Trật tự hai cực Ianta cũng trải qua một cuộc chiến tranh quyết liệt, đẫm máu và được thiết lập trước kết là để phục vụ cho lợi ích cao nhất của các cường quốc thắng trận chủ yếu. Ở trật tự này, Liên Xô không những bảo vệ sự vững chắc sự tồn tại, phát triển của nhà nước XHCN Xô viết, thu hồi lại những đất đai của đế chế Nga trước đây bị chiếm đoạt trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) và trong thời kì chống sự can thiệp của tập đoàn đế quốc quốc tế và nội phản đối với nước Nga Xô viết (1918-1920) mà quan trọng hơn còn mở rộng được phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á, qua đó thiết lập một vành đai an toàn bao quanh phía tây, phía đông và nam của đất nước. Về phía Mĩ, ở trật tự mới này, Mĩ đã lấn át, khuynh đảo các cường quốc Tây Âu, Nhật Bản, chi phối cục diện quốc tế mới, thực hiện từng bước tham vọng bá chủ toàn cầu của Mĩ. Mặt khác, những thỏa thuận của ba cừng quốc Liên Xô, Mĩ, Anh ở Hội nghị Ianta đã xâm phạm đến vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ cũng như lợi ích dân tộc của một số quốc gia. 1.1.2. Khái quát về tình hình thế giới sau chiến tranh Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới đã có những chuyển biến to lớn, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quan hệ quốc tế và trật tự thế giới vừa mới được thiết lập. Trước tiên, từ chỗ là đồng minh, hợp tác với nhau để cùng đối phó và đánh bại chủ nghĩa phát xít, sau chiến tranh, hai cường quốc Liên Xô và Mỹ đã nhanh chóng chuyển sang đối đầu. Hệ quả là, trên thế giới đã dần hình thành hai phe đối lập – phe xã hội chủ nghĩa và phe đế quốc chủ nghĩa – và mỗi phe đều tập hợp chung quanh một cực siêu cường của mình. Sự đối đầu đó bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân (sự khác biệt về hệ tư tưởng, sự khác nhau về bản chất chế độ, tham vọng của mỗi cường quốc, những mục tiêu và lợi ích căn bản mà mỗi phe theo đuổi…). Thực trạng đó đã đưa đến sự ra đời của Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ và giữa hai phe. Mặc dù vậy, xuất phát
  • 13. 9 từ nguyên nhân chủ quan và khách quan, Liên Xô và Mỹ tuy đối đầu và cạnh tranh quyết liệt với nhau song vẫn phải chung sống hòa bình, tránh nguy cơ đụng đầu trực tiếp giữa hai siêu cường, tránh một cuộc đối đầu mang tình hủy diệt. Đúng như Thomas L. Friedman trong tác phẩm của mình có nhan đề “Chiếc Lexus và cây ô liu” đã nhận xét khá chính xác về mối quan hệ giữa hai cường quốc vốn là bạn bè và liên minh với nhau trong chiến tranh, giờ lại là những đối thủ cạnh tranh của nhau : “Khi Mỹ trổi lên từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cưỡi trên lưng thế giới như một siêu cường vô địch, có trọng trách toàn cầu và tham gia tranh giành quyền lực với Liên Xô…Bỗng nhiên, cả thế giới trở thành sân chơi của Hoa Kỳ, và cả thế giới chỗ nào cũng quan trọng, vì mọi ngõ ngách trên thế giới đều có sự tranh giành với Liên Xô”[12, Tr.40-41]. Có thể nói, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại của trật tự hai cực Ianta, một đặc điểm lớn của tình hình thế giới là giữa Liên Xô và Mỹ, giữa hai phe vừa đấu tranh gay gắt với nhau lại vừa chung sống hòa bình và hợp tác với nhau thông qua diễn đàn của tổ chức quốc tế Liên Hợp Quốc. Việc Giáo sư Michael Mandelbau, môn Quan hệ đối ngoại, Đại học Hopkins ví Chiến tranh Lạnh giống như môn vật Sumo của Nhật Bản đã khắc họa chính xác mối quan hệ giữa hai siêu cường Xô – Mỹ : “Sẽ có hai anh béo đứng trên đài, múa may lễ bái đủ đường, giậm chân huỳnh huỵch, nhưng rất ít khi chạm vào nhau… cho tới cuối trận thì có chút ít xô đẩy và có một tay bị thua do bị đẩy ra khỏi đài, nhưng rốt cuộc chẳng có anh nào chết cả”[12, Tr.5]. Thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước (Liên Xô trước trước Chiến tranh thế giới thứ hai) trở thành một hệ thống thế giới với hơn 10 quốc gia trải rộng từ châu Âu qua châu Á tới khu vực Mỹ latinh. Trong thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, với sự tăng trưởng nhanh chóng về mọi mặt, hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã trở thành một lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế hùng hậu, và là một nhân tố tác động có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chiều hướng phát triển của tình hình thế giới. Hệ thống XHCN đã trở thành chỗ dựa tin cậy đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập dân tộc, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một thực tế là, trong các kế hoạch của mình, Mỹ và chủ nghĩa tư bản không thể không tính đến nhân tố Liên Xô và hệ thống XHCN thế giới.
  • 14. 10 Thứ ba, cuộc Chiến tranh lạnh (hình thành năm 1947 và kéo dài đến 1989) đã có tác động mạnh mẽ tới chính sách đối nội, quan hệ đối ngoại và mậu dịch của hầu hết mọi nước trên thế giới. Chiến tranh lạnh “không tạo lập tất cả nhưng lại định hình rất nhiều thứ”[12, Tr.44]. Nhà nghiên cứu Mỹ,Thomas L. Friedman, đã chỉ ra rằng: “Với vai trò là một hệ thống quốc tế, Chiến tranh lạnh có cấu trúc quyền lực riêng: cán cân lực lượng giữa Hoa Kỳ và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết. Chiến tranh lạnh có những luật lệ riêng: trong quan hệ đối ngoại, không một siêu cường nào muốn xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của một siêu cường khác; trong kinh tế, những nước kém phát triển chú tâm vào việc phát triển những ngành công nghiệp quốc gia của riêng họ, các nước đang phát triển chú tâm tăng trưởng trên cơ sở xuất khẩu, các nước xã hội chủ nghĩa tập trung thắt lưng buộc bụng và phương Tây thì chăm chăm vào việc buôn bán có điều tiết. Chiến tranh lạnh có hệ tư tưởng riêng của nó: cuộc chạm chán giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giai đoạn hòa hoãn, không liên kết hay cải tổ (perestroika). Chiến tranh lạnh có khuynh hướng về dân số riêng: di cư từ Đông sang Tây bị bức màn sắt ngăn trở, nhưng di cư từ miền Nam lên phía Bắc thì đều đặn hơn. Chiến tranh lạnh có cái nhìn toàn cầu riêng: thế giới được chia thành phe XHCN, phe TBCN và phe trung lập; nước nào cũng thuộc về một trong những phe này. Chiến tranh lạnh sinh ra những công nghệ định hình riêng: chủ đạo là vũ khí hạt nhân và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai, nhưng đối với dân chúng ở các nước đang phát triển thì búa liềm vẫn là công cụ gần gũi. Chiến tranh lạnh có thước đo riêng: số lượng tên lửa hạt nhân của mỗi bên. Và sau cùng, Chiến tranh lạnh tạo ra mối lo riêng: sự hủy diệt hạt nhân”[12, Tr.44]. Không chỉ có vậy, Thomas L. Friedman đã đúng khi khẳng định: “Trước hết, nói về Chiến tranh lạnh là nói đến sự chia cắt. Thế giới bị chia cắt ngang dọc thành nhiều cánh đồng vụn vặt manh mún”[12, Tr.44]. Thứ tư, những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong lúc hầu hết các nước tư bản dù thắng trận hay thua trận đều bị suy sụp, kiệt quệ thì Mỹ là nước duy nhất được hưởng lợi từ chiến tranh, vươn lên trở thành đế quốc giàu mạnh nhất trong phe tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy, tình hình này chỉ kéo dài trong
  • 15. 11 hơn một thập niên. Kể từ đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, sức mạnh và địa vị của Mỹ bắt đầu bị giảm sút, các nước tư bản bại trận như Tây Đức, Nhật Bản đã vươn lên, tìm lại vị thế của mình, cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ. Sau cuộc khủng hoảng năng lượng đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, các nước tư bản đều tiến hành tự điều chỉnh để thích ứng với bối cảnh mới của thế giới, đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Thứ năm, ngay vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai sắp sửa kết thúc, cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở hầu hết các châu lục. Chính điều này đã giáng những đòn tấn công mạnh mẽ vào hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, làm tan rã từng mảng lớn trong thập niên 50 của thế kỷ XX và tới giữa thập niên tiếp theo thì sụp đổ về cơ bản. Sự xuất hiện trở lại trên bản đồ chính trị quốc tế của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã có ảnh hưởng to lớn tới trật tự hai cực Ianta, khiến cho cả Mỹ lẫn Liên Xô không thể bỏ qua vai trò của họ trong các tính toán chiến lược của mình. Thứ sáu, từ sau năm 1945, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên khắp thế giới. Với quy mô to lớn, nội dung toàn diện và sâu sắc, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi bộ mặt thế giới, đưa lại nhiều tác động đối với sự phát triển của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ và thành tựu kỳ diệu, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cũng đem lại những hạn chế mà hậu quả lâu dài của nó không dễ gì giải quyết ngày một ngày hai. Chiến tranh lạnh gần như là một hệ quả tất yếu của tình hình đối đầu, căng thẳng giữa hai phe thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, là kết quả tất yếu của trật tự hai cực Ianta. 1.1.3. Quá trình phát triển của trật tự hai cực Xô - Mĩ sau chiến tranh. 1.1.1.1. Bối cảnh lịch sử dẫn tới Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những rạn nứt chính trị trong quan hệ Xô - Mĩ ngày càng lớn, đặc biệt là về vấn đề Đông Âu. Với ảnh hưởng và sự giúp đỡ của Liên Xô hàng loạt các nước Đông Âu như Rumani, Bungari, Hungari, Nam Tư, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức....đã thực hiện những cải cách
  • 16. 12 tiến bộ và trở thành những nước dân chủ nhân dân. Ở Thổ Nhĩ Kì, Hi Lạp phong trào đấu tranh vũ tranh do Đảng Cộng Sản lãnh đạo dâng lên mạnh mẽ. Ở Pháp, Bỉ, Italia - Đảng Cộng Sản đã tham gia chính phủ, thực hiện những cải cách về kinh tế - xã hội tiến bộ. Ở châu Á, quân giải phóng Trung Quốc đã giáng cho quân Tưởng Giới Thạch những đòn chí mạng. Có thể nói ở hầu khắp các nước đã giành được độc lập hoặc đang trong quá trình đấu tranh giành độc lập đều chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội dưới sự giúp đỡ của Liên Xô và một loạt các đảng cộng sản ở các nước ra đời và tham gia vào nền chính tri quốc gia. Trong khi đó Mĩ tìm mọi cách ngăn cản quá trình cách mạng ở Đông Âu, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đẩy lùi phong trào cách mạng thế giới và thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới. Sau khi Tổng thống Rudơven qua đời (4/1945), H.Truman lên làm Tổng thống và bắt đầu thực hiện chính sách cứng rắn với Liên Xô. Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947, thực chất là công bố chính sách đối ngoại mới của Mĩ, được gọi là học thuyết Truman nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản. Theo học thuyết này thì các nước Đông Âu vừa mới bị cộng sản thôn tính và những đe dọa tương tự diễn ra trên nhiều nước khác. Ở châu Âu, ở Italia, Pháp và cả ở Đức nữa. Vì vậy Mĩ phải đứng ra "đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do", phải giúp đỡ các dân tộc trên thế giới chống lại "sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản", chống lại sự bành chướng của nước Nga giúp đỡ bằng mọi biện pháp kinh tế và quân sự. Truman yêu cầu Quốc hội Mĩ viên trợ khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì để chống lại "sự đe dọa" của Liên Xô, thiết lập sự thống trị của Mĩ ở khu vực Địa Trung Hải, một khu vực có tầm quan trọng ngay sát Liên Xô. Với học thuyết Truman, Mĩ công khai từ bỏ hợp tác với Liên Xô trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như đã từng diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ hai và bắt đầu cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  • 17. 13 Như thế có thể nói học thuyết Truman đã mở đầu cho cuộc chiến tranh lạnh và cuộc chiến tranh lạnh đã diễn ra hoàn toàn theo những tư tưởng và mục tiêu mà học thuyết Truman đã vạch ra. Cũng vì thế có người cho rằng nguồn gốc của chiến tranh lạnh là bắt nguồn từ học thuyết Truman và âm mưu thống trị thế giới của Mĩ sau chiến tranh. Nhưng không phải hoàn toàn chỉ như thế. Cuộc đối đầu giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa đã nảy sinh ngay từ khi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 với sự ra đời của nhà nước xã hội đầu tiên trên thế giới. Các nước tư bản đã luôn tìm cách tiêu diệt nhà nước xã hội chủ nghĩa còn non trẻ này. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy rằng Liên Xô và các nước Mĩ, Anh, Pháp đã liên minh với nhau để chống lại phe phát xít Đức, Italia, Nhật Bản nhưng mâu thuẫn giữa Liên Xô và Mĩ, Anh, Pháp.... vẫn luôn luôn tồn tại. Khi chiến tranh chấm dứt, mâu thuẫn giữa các nước đồng minh với chủ nghĩa phát xít đã kết thúc, thì mâu thuẫn giữa Liên Xô và các nước đông minh Mĩ, Anh, Pháp lai nổi lên thành mâu thuẫn chủ yếu. Đó cũng là một trong những nguồn gốc sâu xa của cuộc chiến tranh lạnh. Mặt khác nữa, từ Hội nghi Ianta (2/1945) các nước Liên Xô, Mĩ, Anh đã thỏa thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước chiến thắng với chủ nghĩa phát xít, trong đó chủ yếu là phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ trên phạm vi toàn thế giới. Cũng vì thế, chiến tranh lạnh cũng là kết quả của cuộc tranh giành và mở rộng phạm vi thế lực giữa Liên Xô và Mĩ mà người ta thường gọi là hai cực trong "trật tự thế giới hai cực Ianta". Mâu thuẫn và tranh chấp giữa Liên Xô và Mĩ còn phản ánh mâu thuẫn tranh chấp về lợi ích dân tộc của mỗi cường quốc sau chiến tranh. Chiến tranh lạnh nổ ra cũng từ lợi ích riêng biệt của mỗi cương quốc Liên Xô và Mĩ sau chiến tranh, hay nói một cách khác chiến tranh lạnh cũng có nguồn gốc từ chủ nghĩa dân tộc nước lớn với những quyền lợi riêng biệt của từng nước Liên Xô và Mĩ. Vì vậy, chỉ nói nguồn gốc của chiến tranh lạnh là về phía Mĩ, về học thuyết Truman thì sẽ thiếu khách quan và không công bằng trước các sự thật lịch sử. Với sự ra đời của học thuyết Truman, mối quan hệ đồng minh giữa Liên Xô - Mĩ và các nước Phương Tây trong thời kì chiến tranh chống phát xít đã tan
  • 18. 14 vỡ, thay vào đó là cuộc chiến tranh lạnh. Để phát động chiến tranh lạnh, Mĩ tìm cách lôi kéo các nước đồng minh vào các liên minh kinh tế, chính tri, quân sự do Mĩ khống chế để tăng cường lực lượng chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Ngày 5/6/1947, ngoại trưởng Mĩ G.Mácsan đọc bài diễn văn tại trường Đại học Havớt, công bố "Kế hoạch phục hưng châu Âu" bằng viện trợ của Mĩ. Đến ngày 12/7/1947, các nước Anh, Pháp triệu tập ở Paris 16 nước tư bản châu Âu vui lòng nhận viện trợ của Mĩ, thành lập ủy ban hợp tác kinh tế châu Âu và yêu cầu Mĩ viện trợ 29 tỉ đôla trong 4 năm (sau giảm xuống 22 tỉ). Đến tháng 4/1948, Quốc hội Mĩ thông qua đạo luật nước ngoài Mĩ đã chi trả khoảng 12,5 tỉ đôla cho kế hoạch này với những quy định : Các nước nhận viện trợ buộc phải kí với Mĩ những hiệp định tay đôi; phải thi hành nhanh chóng các chính sách kinh tế, tài chính mà Mĩ yêu cầu; phải đảm bảo cho tư nhân Mĩ đầu tư kinh doanh; phải cung cấp nguyên liệu chiến lược cho Mĩ, phải thiết lập tài khoản đặc biệt, sử dụng tài khoản này phải được Mĩ đồng ý... Ngoài ra đạo luật dùng những lời lẽ kín đáo buộc các nước nhận viện trợ phải thủ tiêu việc buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa, hủy bỏ kế hoạch quốc hữu hóa và gạt các lực lượng tiến bộ ra ngoài chính phủ (Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Italia bị gạt ra khỏi chính phủ vào thời kì này). Kế hoạch Mácsan bắt đầu thực hiện từ ngày 9/4/1948 đến 31/12/1951 thì kết thúc. Kết quả là nền kinh tế của các nước nhận viện trợ được phục hồi sau đó phát triển nhanh chóng nhưng mặt khác nền kinh tế và chính trị của các nước này bị phụ thuộc chặt chẽ vào Mĩ. Để đối phó, chống lại học thuyết Truman và kế hoạch Mácsan, tháng 9/1947, theo sáng kiến của Đảng Cộng Sản Liên Xô, tại Vacsava đã tiến hành hội nghị đại biểu các Đảng cộng sản Liên xô, Nam Tư, Pháp và Italia. Hội nghị đã thông qua một bản tuyên bố, trong đó đã phân tích tình hình thế giới lúc này đã chia thành hai phe : Phe đế quốc, và tư bản do Mĩ đứng đầu và phe chống đế quốc, chống tư bản do Liên Xô đứng đầu. Hội nghị quyết định thành lập cơ quan thông tin một số Đảng Cộng sản và công nhân gọi là Cục thông tin Quốc tế, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hành động và đấu tranh cách mạng giữa các Đảng
  • 19. 15 một cách tự nguyện. Để trao đổi thông tin và liên lạc, hội nghị đã quyết định xuất bản tạp chí vì một nền hòa bình vững chắc, vì một nền dân chủ nhân dân. Tiếp theo, sau khi các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đến ngày 8/1/1949 Liên Xô cùng với các nước Đông Âu quyết định thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV-viết tắt theo tiếng Nga), một tổ chức liên minh kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Như thế trên thế giới đã hình thành hai khối kinh tế đối lập nhau và đi kèm đó là hai khu vực thị trường riêng rẽ : Khối kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa và khối kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sau khi tuyên bố học thuyết Truman và thực hiện kế hoạch Mácsan, Mĩ xúc tiến âm mưu chi cắt nước Đức, biến Tây Đức thành con đập ngăn làn sóng chủ nghĩa cộng sản tràn vào châu Âu. Vấn đề Đức trở thành tiêu điểm của cuộc đấu tranh giữa hai phe ở châu Âu. Mĩ đề nghị thống nhất khu vực chiếm đóng của ba nước Anh, Pháp, Mĩ ở Tây Đức, thực hiện những cải cách kinh tế, tiền tệ riêng rẽ và bác bỏ những đề nghị của Liên Xô về việc thành lập một chính phủ chung cho toàn nước Đức theo nghị quyết Pốtđam. Tháng 8/1949, ở Tây Đức đã diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội riêng rẽ và sau đó một tháng, ngày 12/9/1949, nước Cộng hòa Liên bang Đức tuyên bố thành lập. Để đối phó lại hành động của Mĩ, Liên Xô đã giúp đỡ các lực lượng cách mạng ở Đông Đức thành lập nước CHDC Đức (7/10/1949). Như vậy những quy định của Hội nghị Pốtđam về vấn đề nước Đức đã không được thực hiện. Sự kiện nước Đức bị chia cắt thành hai quốc gia Đông - Tây là sản phẩm của chiến tranh lạnh, đồng thời đánh dấu sự đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ ngày càng trở nên sâu sắc. Để tiến thêm một bước nữa trong việc âm mưu thống trị thế giới và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc, Mĩ đã tiến hành thành lập các khối quân sự xâm lược nhằm tập hợp các lực lượng phản cách mạng đặt dưới sự chỉ huy của Mĩ để bao vây Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và các nước có cao trào giải phóng dân tộc.Bước đầu tiên trên con đường xây dựng các khối quân sự xâm lược là "Hiệp định phòng thủ Tây bán cầu" kí giữa Mĩ và các nước chư hầu của Mĩ ở Hội nghị Riô đơ Giannêrô tháng
  • 20. 16 9/1947. Tiếp theo hiệp định trên Anh, Pháp và các nước phương Tây bắt đầu xây dựng liên minh chính trị quân sự giữa các nước phương Tây vì Anh, Pháp sau khi bị lệ thuộc vào Mĩ bằng kế hoạch Mácsan muốn tập hợp một lực lượng thứ ba mà trung tâm là Anh, Pháp để chống cộng sản và sự chèn ép của Mĩ. Ngày 17/3/1948 Hiệp ước Liên hiệp Tây Âu đã được kí kết giữa năm nước (Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Lúcxămbua) ở Bruyxen. Mĩ hoan nghênh việc thành lập liên minh quân sự phương Tây, nhưng không thỏa mãn vì liên minh này không có tác dụng lớn về mặt quân sự mà Anh lại chiếm địa vị lãnh đạo trong khối này. Hơn nữa, Mĩ không thể tham gia vào khối Liên hiệp Tây Âu được cho nên Mĩ cố gắng nắm lấy khối này và dựa vào khối này làm nòng cốt cho việc xây dựng Khối Bắc Đại Tây Dương rộng lớn hơn trong đó Mĩ sẽ giữ vai trò lãnh đạo. Để thúc tiến thành lập, Mĩ đã tiến hành những cuộc vận động trong Quốc hội Mĩ và thương lượng giữa Mĩ và khối liên hiệp Tây Âu. Kết quả ngày 11/6/1948, Quốc hội Mĩ đã thông qua nghị quyết Vanđenbơ cho phép chính phủ Mĩ lần đầu tiên trong lịch sử có quyền được kí kết liên minh quân sự với các nước ngoài châu Mĩ trong thời bình. Sau đó ở Oasinhtơn bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán giữa chính phủ Mĩ, Canađa và các nước tham gia Hiệp ước Brucyxen về việc thành lập khối Bắc Đại Tây Dương. Các cuộc đàm phán diễn ra trong bầu không khí bất đồng ý kiến gay gắt, cuối cùng hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã được 12 nước kí kết tại Oasinhtơn ngày 4/4/1949. Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực tực từ ngày 4/8/1949, thời hạn hiệu lực 20 năm (có thể ra hạn thêm). Tháng 9/1949, khóa họp đầu tiên của hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã họp ở hòa bình nhưng thực chất là sự thao túng của Mĩ với các nước thành viên về quân sự, nhằm chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các nước XHCN. Việc thành lập khối NATO làm cho tình hình thế giới ngày càng phức tạp, căng thẳng đồng thời cũng làm nảy sinh những mâu thuẫn trong nội bộ các nước tư bản chủ nghĩa đặc biệt là mâu thuẫn Anh, Pháp với âm mưu giành quyền lãnh đạo của Mĩ trong tổ chức này. Oasinhtơn lập ra ủy ban phòng thủ và ủy ban quân sự nghĩa là đã thành lập được tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO. Mặc dù nội dung hiệp ước nói về mục đích bảo vệ hòa bình nhưng thực chất là sự thao túng của Mĩ đối với các thành viên về quân sự, nhằm chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Việc thành lập khối quân sự NATO làm cho tình hình thế giới
  • 21. Mã tài liệu : 600253 Tải đầy đủ luận văn theo 2 cách : - Link tải dưới bình luận . - Nhắn tin zalo 0932091562