SlideShare a Scribd company logo
1 of 7
Ngẫm nghĩ về chuẩn mực trong giáo dục tri thức
qua đề thi quốc gia môn Văn
PHẠM QUANG ÁI
04/07/15 07:36
THẢO LUẬN (2)
(GDVN) - Từ lâu, sau mỗi mùa thi, các loại đề thi môn Ngữ văn bậc học PTTH (bao gồm THCS và THPT) đã trở
thành tâm điểm chú ý của công luận.
Giảng viên đại học bình luận đề thi Ngữ văn kỳ thi Quốc gia năm 2015Để vượt qua các môn khối xã hội thật dễ
dàngGiám thị coi thi nghiêm túc, hãy coi chừng!Thi Quốc gia: Thầy giáo bày cách làm tốt bài thi môn Ngữ văn
LTS: Ngay sau khi môn thi Ngữ văn trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2015 kết thúc thì có nhiều
ý kiến bình – bàn về đề thi.
Là cán bộ hoạt động trong ngành giáo dục, Nhà giáo Phạm Quang Ái đã ngẫm nghĩ về
chuẩn mực trong giáo dục tri thức và tư duy hiện nay của ngành giáo dục – đào tạo qua đề
thi môn Văn.
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả các nhận định này.
Sở dĩ môn Ngữ văn trở thành tâm điểm vì nó có sự phức tạp do tính đặc thù của nó, rắn nếu
không cẩn thận thì rất dễ sai lầm, vấp váp khi ra đề cũng như làm đáp án.
Tuy đã từng bị phê phán nhiều lần bởi nhiều người và trên nhiều bình diện nhưng đến nay, hễ cứ
ra đề thi, dù là cấp Bộ hay cấp Sở, Phòng, trường (kể cả trường Đại học) lại cứ vấp váp đến mức
bị phê phán.
Mấy năm gần đây, để tránh sự lặp lại, nhàm chán của những mô hình đề thi đã cũ kỹ, người ta tìm
đến những cách ra đề mới với những nội dung, yêu cầu mới.
Điều đó, có làm học sinh, phụ huynh, giáo viên và dư luận xã hội “nóng” lên, phấn khởi hơn về
việc dạy – học, thi cử môn Ngữ văn nhưng vẫn không tránh khỏi vết xe đổ của một tình trạng lưu
cữu trong ngành GD & ĐT: trước sau vẫn trì trệ, kém cõi, vấn đề chỉ là đi từ cực đoan này đến
cực đoan khác.
Năm học 2014 - 2015, với chủ trương nhất nguyên hoá hai kỳ thi, công chúng trong và ngoài
ngành GD & ĐT nghển cổ trông mong luồng sáng mới.
Nhưng khi tiếp cận đề thi minh hoạ môn Ngữ văn THPT thì chúng tôi đã hoàn toàn thất vọng mà
bảo nhau rằng: Bộ GD&ĐT lại “cà lăm” vì vội vàng và vì “khớp” trước sức nóng của dư luận về
nhiều mặt của ngành.
Quả nhiên, sau ngày thi môn Ngữ văn trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2015, qua báo chí, tuy
các chuyên gia bộ môn này ở các trường Đại học khen lấy khen để đề thi, nhưng khi mới đọc qua
đề, chúng tôi đã giật mình vì những sai phạm không thể châm chước được.
Có thể nói, cả hai phần của đề thi, phần nào cũng có vấn đề. Phần “Đọc hiểu” có 8 yêu cầu được
phân bố cho việc đọc hiểu mỗi trích đoạn văn bản 4 yêu cầu, theo thứ tự từ 1 đến 8.
Riêng đoạn trích bài thơ Hát về một hòn đảo của Trần Đăng Khoa không thật đặc sắc về nghệ
thuật, tuy nó đáp ứng được yêu cầu cập nhật thời sự về nội dung.
Song 4 yêu cầu mà người ra đề buộc thí sinh phải thực hiện thì quá tầm thường nếu không muốn
nói là dở, là không đúng trọng tâm lại có phần cứng nhắc, thô thiển và quá đơn giản.
Ví dụ, sau câu hỏi 1, nếu người ra đề thêm một vế yêu cầu thí sinh nhận xét về dạng thức trình
bày của đoạn thơ (phù hợp với ý tưởng về giai điệu bài ca của tác giả) thì sẽ là một gợi ý tốt cho
các em thực hiện các yêu cầu tiếp theo.
Điều này sẽ có ý nghĩa hơn là việc bắt thí sinh phải chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ trong
câu thơ “Những quần đảo long lanh như ngọc dát”, một kiểu kiểm tra kiến thức máy móc và cổ lổ
sĩ.
Nhưng điều đáng nói nhất là ở câu hỏi 2 và 4, những câu hỏi thiên về nội dung đoạn thơ.
Một thí sinh có kiến thức và kỹ năng đạt chuẩn về môn Ngữ văn, nếu bình tĩnh, khi đọc kỹ đoạn
thơ sẽ cảm nhận được rằng, cái quan trọng mà nhà thơ muốn biểu đạt trong đoạn thơ này không
hẳn là sự gian khổ, nguy hiểm.
Những “bão dữ tợn” và “miệng cá mập” nào có phải là những tình huống hiểm nguy có thể thường
xuyên đe doạ người lính đảo như đối với người dân chài bể Đông đâu?
Điều mà tác giả muốn nói về người lính đảo trong đoạn thơ này là những tâm tình sâu kín cần
được sẻ chia, những ưu tư về trách nhiệm, thậm chí là nỗi cô đơn mà họ phải vượt qua để đưa lại
sinh khí cho biển đảo hoang vắng của Tổ quốc.
Bởi sự ám thị máy móc từ câu 2 nên chắc chắn thí sinh sẽ không tránh khỏi lệch lạc, hồ đồ khi trả
lời câu 4. Chợt bật cười khi nghĩ: nếu nhà thơ Trần Đăng Khoa đọc được đề thi này, chắc phải
“nhăn nhó” vì người ta đã buộc giới trẻ phải hiểu thơ ông như một bài văn tả cảnh sinh hoạt.
Những câu hỏi gợi ý đọc hiểu đoạn thơ của Trần Đăng Khoa mới chỉ là vấn đề, còn cái đoạn trích
bài văn nghị luận Nguồn gốc sâu xa của hiểm hoạ (sách Bài tập Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo
dục Việt Nam, 2014), để thực hiện 4 yêu cầu đọc hiểu tiếp theo, mới thực sự là vấn nạn.
Chúng tôi cũng không hiểu tại sao, những người biên soạn sách Bài tập Ngữ văn 12 lại chọn một
đoạn văn nghị luận thể hiện một tư duy tối và rối như vậy.
Phải nói ngay rằng, người ra đề đã chọn một chủ đề hay, vấn đề vô cảm đang là câu chuyện thời
sự được nhiều người quan tâm.
Vì thế, báo giới mới xôn xao khen đề thi đến thế. Tuy đạt được cái đích là đưa ra một vấn đề
“nóng” để thí sinh tìm hiểu, và qua đó, xới sâu vấn đề để xã hội thêm phần rốt ráo trăn trở. Nhưng
sự diễn đạt tù mù, phi logic, phi khoa học của đoạn văn đã làm hỏng ý đồ tốt đẹp của người ra
đề.
Ngay từ câu văn mở đầu đoạn trích, ta đã thấy được sự hồ đồ của người viết. Sự mù mờ trước
hết là ở cách dùng từ, lối thay thế khái niệm.
Trong Từ điển Y học cũng như Từ điển tiếng Việt phổ thông, hai từ “căn bệnh” và “hội chứng” biểu
đạt hai khái niệm khác nhau.
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do GS. Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển
học và NXB Đà Nẵng hợp tác xuất bản, bản in lần thứ 9, 2003, từ “căn bệnh” có những nghĩa như
sau: “Căn bệnh d. 1. Nguyên nhân của bệnh.Thầy thuốc đã tìm ra căn bệnh . 2. Tình trạng hư
hỏng, ví như bệnh tật. Nghiện ngập ma tuý là một căn bệnh của xã hội hiện đại” (tr.118).
Trong khi đó, cũng theo cuốn từ điển này, từ “hội chứng” được chú giải rằng: “Hội chứng d. Tập
hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. Hội chứng viêm màng não.” (tr.460).
Rõ ràng, hai từ này có chỉ có cùng một tiền giả định là “bệnh”, còn lại nội hàm và ngoại diên của
hai khái niệm mà chúng biểu đạt đều khác nhau, không thể thay thế cho nhau được.
Khi hai từ này đã khác nhau về khái niệm thì dẫu từ “vô cảm” và ngữ “trơ cảm xúc” có cùng nghĩa,
hai ngữ thể “hội chứng vô cảm” và “căn bệnh trơ cảm xúc” cũng không thể thay thế nhau.
Nhưng sự hồ đồ trầm trọng nhất trong ngữ nghĩa câu văn nằm vế sau mới là điều đáng bàn.
Theo lẽ thường và lý thuyết tâm sinh học, không ai có thể chấp nhận cái nhận định hàm hồ: “Hội
chứng vô cảm…vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi
sinh thể người”.
Bỏ qua lối dùng từ thiếu chính xác, cách cấu tạo câu nửa Tàu nửa ta lủng cà lủng củng của những
“một mặt” với “hai phương diện cấu trúc”, chỉ quan tâm đến nghĩa mệnh đề, ta sẽ thấy sự phi lý,
phi khoa học của nhận định này.
Trong “hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người” (không ai nói “phương diện cấu trúc” mà
chỉ nói là “yếu tố cấu trúc”, “phần tử cấu trúc”; còn “phương diện” thuộc về “bố cục”) thì “hội chứng
vô cảm” thuộc về “phương diện” nào?
Đúng ra, chỉ có con người sống trong một môi trường xã hội, một trạng thái xã hội phi nhân, phi
luân đến mức nào đó mới xuất hiện “hội chứng vô cảm”, chứ con vật, dù là động vật bậc thấp như
loài chim, loài kiến, chúng đều có những khả năng cảm nhận đối với môi trường và đồng loại còn
siêu việt hơn con người nhiều.
Nói cách khác, con người trong quá trình đứng thẳng mà đi, càng về sau càng tách khỏi thế giới
tự nhiên, nên đã đánh mất nhiều năng lực cảm nhận đáng quý của loài vật.
Sự nhầm lẫn, hồ đồ trong câu văn mở đầu đoạn đã dắt dây khiến những câu văn tiếp theo trở nên
càng rắc rối về cấu tạo, mơ hồ về nghĩa, làm đoạn văn mất cả tính mạch lạc tự nhiên vốn có trong
lời nói của người bản ngữ. Đọc lên, nghe cứ y như một ông Tây mới học nói tiếng ta!
Tác giả cứ trượt dài trong lối diễn đạt mơ hồ, phi logic cho đến câu cuối cùng thì lập thêm một
“thành tích” mới về sự sai nhầm đến mức lẩm cẩm, thảm hại. “Sự xuống cấp nghiêm trọng về
nhân văn” thì đúng là “nguồn gốc sâu xa” của “bạo lực” đang xuất hiện “dữ dằn”, chứ “sự xuống
cấp nghiêm trọng… về bệnh vô cảm” thì là một điều phúc đức cho xã hội chứ làm sao lại khiến
“bạo lực xuất hiện dữ dằn” được?!
Đọc câu văn trên, bất cứ ai có kiến thức ngữ pháp phổ thông cũng hiểu rằng hai ngữ thể “về nhân
văn” và “về bệnh vô cảm” là hai bổ ngữ gián tiếp chỉ đối tượng của cùng một ngữ động từ “báo
hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng” .
Câu văn này, về cấu tạo hình thức tuy có vẻ “ngọng nghịu” nhưng không sai, cái sai đến mức
buồn cười của nó là về mặt logic ngữ nghĩa. Nó giống như cái mẫu câu mà các nhà Việt ngữ học
hay đưa ra làm ví dụ điển hình cho sự ăn nói, viết lách ngô nghê ran, rằng: “Trong kháng chiến
chống Pháp, ông X bị thương hai chổ, một chổ ở vai và một chổ ở Đèo Khế”.
Khi đoạn văn được đưa ra làm dữ liệu cho việc đọc hiểu đã “hỏng” về logic ngữ nghĩa như vậy thì
cái đúng sai, hay dở của các câu hỏi khỏi cần phải bàn, vì chúng sẽ “hỏng” theo.
Điều buộc chúng ta phải lưu tâm trăn trở là một đoạn văn như vậy đã được chọn đưa vào sách
Bài tập Ngữ văn 12, một trong bốn tài liệu quan trọng của bộ sách Ngữ văn của lớp học cuối cùng
bậc THPT, và đều do cùng một nhóm chuyên gia kỳ cựu biên soạn, thì tình trạng dạy và học bộ
môn Ngữ văn trong Nhà trường sẽ “thê thảm” biết chừng nào?
Càng “thê thảm” hơn, khi đoạn văn “quái gở” đó xuất hiện trong đề thi Ngữ văn của kỳ thi THPT
năm nay, một kỳ thi gánh hai trách nhiệm trọng đại trước thế hệ trẻ của tương lai đất nước: vừa
đánh giá kết quả đầu ra của bậc học này vừa đánh giá kết quả đầu vào của bậc học kia.
Từ lối viết đầu Ngô mình Sở của một đoạn văn mẫu như vậy, học sinh sẽ hiểu lệch lạc về một vấn
đề quan trọng của đạo đức con người đã và đang trở thành nguyên nhân sâu xa gây nên nhiều
hành vi đồi bại, tàn ác trong cuộc sống xã hội hôm nay.
Hệ luỵ kéo theo không chỉ vậy. Với lối viết ngô nghê như thế mà được chọn làm mẫu thì rồi đây nó
sẽ tác động xấu đến hành vi nói viết trong giao tiếp của thế hệ trẻ như thế nào, chúng ta khó mà
lường hết được.
Tại sao, sau nhiều công kích của dư luận báo chí về những sai phạm, những biểu hiện thiếu
chuẩn mực về tư duy, kiến thức trong chương trình giáo dục Ngữ văn, trong sách giáo khoa và
các loại sách tham khảo khác trong luồng, trong đề thi và đáp án mỗi kỳ thi, và Bộ GD&ĐT đã
nhiều lần ra tay chấn chỉnh, mà đến nay sai vẫn hoàn sai, sai đến mức trở thành “căn bệnh” trầm
kha.
Phải chăng tình trạng này cũng là một biểu hiện của “hội chứng” vô cảm của không ít cá nhân và
tổ chức trong ngành giáo dục – đào tạo? Tình trạng này có liên quan gì đến sự mất dân chủ trong
giáo dục hay không? Hay vì lợi ích nhóm mà người ta đã vội vàng làm ẩu để ngăn chặn “sách
giáo dục ngoài luồng” nên đã xảy ra cơ sự đáng tiếc như vậy? Bao nhiêu câu hỏi đã nẩy sinh và
câu nào cũng ít nhiều liên quan đến cách làm giáo dục “có vấn đề nghiêm trọng” hiện nay.
Trở lại với đề thi, sau phần “Đọc hiểu” là phần “Làm văn”. Đây là phần chiếm nhiều điểm nhất,
hơn 2/3 số điểm.
Phần này có 2 câu. Câu 1 (3,0đ) yêu cầu thi sinh viết một đoạn văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ
suy nghĩ của mình về nhận định: “Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích luỹ
kiến thức”.
“Việc rèn luyện kỹ năng sống” đang là vấn đề thời thượng hiện nay mà lớp trẻ phải quan tâm khi
vào đời. Nêu ra vấn đề này để các em bàn luận là rất đúng đắn.
Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi, câu hỏi này vẫn có những điều chưa ổn thoả.
Thứ nhất, nếu không trích được một câu nói/viết thích hợp của người khác, thì bản thân người ra
đề cứ theo ý mình mà đàng hoàng đưa ra nhận định, việc gì phải phiếm chỉ thác lời, tạo cho học
sinh thói quen nói dựa.
Thứ hai, đưa ra hai mệnh đề để so sánh theo một tương quan đồng đẳng như vậy tuy để nhấn
mạnh vế thứ nhất nhưng lại không làm cho thí sinh hình dung được mối quan hệ nhân – quả của
hai mệnh đề, một khía cạnh giúp soi chiếu để làm nổi bật tính biện chứng của vấn đề hơn là nhằm
nhấn mạnh một vế.
Câu 2 (4,0đ) không có vấn đề gì về dữ liệu nhưng lại có vấn đề về yêu cầu. Với trích đoạn khá dài
từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, có thể yêu cầu thí sinh phát biểu
cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn văn đó nhưng không thể đưa ra một
yêu cầu kèm theo: “Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của
nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa”.
Trước khi bàn luận về tính khoa học của yêu cầu này, thiết tưởng cần nói thêm về cách diễn đạt
nội dung yêu cầu của người ra đề.
Người ra đề dùng giới ngữ “từ đó” đặt ở câu văn thứ hai vừa để nối câu này với câu trước, nhưng
giới ngữ này lại còn đảm nhiệm chức năng hồi chỉ, hướng yêu cầu hành động của thí sinh ở nội
dung câu thứ hai vào các sự thể ở nội dung câu thứ nhất.
Ở đây, người làm văn sẽ lúng túng vì không rõ người ra đề yêu cầu mình bình luận “về cách nhìn
nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu” dựa trên những dữ liệu “cảm nhận
về người đàn bà hàng chài” mà mình đã thực hiện từ đoạn trích hay “bình luận… về người đàn bà
hàng chài” qua đoạn trích đó.
Sự điều kiện hoá về nhận thức có thể gây ra việc hiểu lầm đó là do học sinh biết rõ rằng, về đặc
trưng, thao tác “cảm nhận” và thao tác “bình luận” vốn xuất phát từ hai kiểu nghị luận khác nhau.
Tuy nhiên, khó khăn mà thí sinh vấp phải khi phân tích diễn ngôn của người ra đề chưa thấm vào
đâu so với cái khó mà họ bị đòi hỏi phải thực hiện ở vế yêu cầu kèm theo.
Rõ ràng, không thể từ một đoạn trích ngắn trong một truyện ngắn có dung lượng khá lớn
như Chiếc thuyền ngoài xa, để bắt thí sinh làm cái việc nhìn cây để thấy rừng.
Nếu mặc định rằng thí sinh đã học, đã nhớ nội dung cốt truyện, tình tiết, chi tiết câu chuyện thì
không cần phải trích, hoặc trích theo kiểu đánh dấu câu đầu câu cuối đoạn trích, rồi yêu cầu họ
“bình luận”.
Xét về nguyên tắc tiếp cận tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại, người ra đề có quyền làm
như thế. Còn như đã tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh bằng một trích đoạn đầy đủ, chính xác
như vậy, tại sao không yêu cầu họ thực hiện cùng một lúc hai thao tác nghị luận trên cùng một đối
tượng?
Trong tình huống giả định và mặc định của người ra đề cũng như của người làm bài mà đặt ra yêu
cầu: “Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn
Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa” là đã buộc thí sinh phải làm cái việc “thầy bói
sờ voi”.
Từ đề thi tốt nghiệp THPT kiêm tuyển sinh Đại học, chưa phải là chẻ sợi tóc làm tư, ta cũng thấy
khá nhiều bất cập của ngành trong chương trình, phương pháp dạy – học, giáo tài và cách thức
kiểm tra đánh giá không chỉ của một bộ môn Ngữ văn.
Tất cả, đã thể hiện một trình độ tư duy, một cái tâm và tầm của những người có chức trách trong
ngành giáo dục.
Tình trạng này không chỉ liên quan đến một ngành mà liên quan đến cả xã hội, không chỉ liên quan
đến một hình thái ý thức xã hội mà liên quan đến nền tảng văn hoá của cả dân tộc, vốn đã bị đứt
gãy ở không ít yếu tố căn bản.
Những bất cập nói trên của bộ môn Ngữ văn trên tất cả các khâu của quá trình dạy và học, nếu
không được điều chỉnh kịp thời, triệt để thì sẽ phương hại không nhỏ đến những quá trình văn hoá
– xã hội của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Phạm Quang Ái
Phạm Quang Ái

More Related Content

What's hot

110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tietonthi360
 
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả nămGiáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả nămLớp 7 Gia sư
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 4Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 4Dân Phạm Việt
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 3Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 3Dân Phạm Việt
 
đề Văn kj` 1 2011
đề Văn kj` 1 2011đề Văn kj` 1 2011
đề Văn kj` 1 2011Duy Duy
 
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 121kmn;l'
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 4Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 4Dân Phạm Việt
 
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.comđề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Ngữ văn kì i thanh xuân
Ngữ văn kì i  thanh xuânNgữ văn kì i  thanh xuân
Ngữ văn kì i thanh xuânAnnh Quỳnh
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhNguyen Cuong
 
De cuong on dh cd day du
De cuong on dh cd day duDe cuong on dh cd day du
De cuong on dh cd day duQuangduy22
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanMây Bay
 

What's hot (19)

110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
110 de nghi luan xa hoi chon loc co loi giai chi tiet
 
46 ĐỀ TRẮC NGHIỆM VĂN LỚP 4 CÓ ĐÁP ÁN
46 ĐỀ TRẮC NGHIỆM VĂN LỚP 4 CÓ ĐÁP ÁN46 ĐỀ TRẮC NGHIỆM VĂN LỚP 4 CÓ ĐÁP ÁN
46 ĐỀ TRẮC NGHIỆM VĂN LỚP 4 CÓ ĐÁP ÁN
 
Lẽ được mất
Lẽ được mất  Lẽ được mất
Lẽ được mất
 
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả nămGiáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 7 cả năm
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 4Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 4
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 3Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 7  hoc ki 2 de 3
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 7 hoc ki 2 de 3
 
đề Văn kj` 1 2011
đề Văn kj` 1 2011đề Văn kj` 1 2011
đề Văn kj` 1 2011
 
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
Kế hoạc ôn tập học kì i lớp 12
 
Tailieuontap
TailieuontapTailieuontap
Tailieuontap
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 4Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 4
 
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.comđề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
 
ngữ văn 7
ngữ văn 7ngữ văn 7
ngữ văn 7
 
Ngữ văn kì i thanh xuân
Ngữ văn kì i  thanh xuânNgữ văn kì i  thanh xuân
Ngữ văn kì i thanh xuân
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
 
De thi thu thpt qg lan 2
De thi thu thpt qg lan 2De thi thu thpt qg lan 2
De thi thu thpt qg lan 2
 
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
 
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hànhCâu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
Câu hỏi và bài tập tiếng việt thực hành
 
De cuong on dh cd day du
De cuong on dh cd day duDe cuong on dh cd day du
De cuong on dh cd day du
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
 

Similar to Ngam nghi tu de thi van qgthpt 2015

Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdfThể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdfMan_Ebook
 
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 111kmn;l'
 
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdfNGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdfHngPhmThanh3
 
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)nataliej4
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...nataliej4
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Dịch thuật và tự do - Hồ Đắc Túc
Dịch thuật và tự do - Hồ Đắc TúcDịch thuật và tự do - Hồ Đắc Túc
Dịch thuật và tự do - Hồ Đắc TúcKim Sang Translation
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tips đọc hiểu 2.pptx
Tips đọc hiểu 2.pptxTips đọc hiểu 2.pptx
Tips đọc hiểu 2.pptxHongNgn81
 
ky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu van
ky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu vanky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu van
ky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu vanAnhTng21
 
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...Hưng Phạm
 
De thi-van10-hai-phong-2015
De thi-van10-hai-phong-2015De thi-van10-hai-phong-2015
De thi-van10-hai-phong-2015onthitot .com
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân DiệuViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)Richie Zboncak
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 có giải - hay
Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 có giải - hayĐề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 có giải - hay
Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 có giải - hayYenPhuong16
 

Similar to Ngam nghi tu de thi van qgthpt 2015 (20)

Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdfThể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
 
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
Kế hoạch ôn tập học kì i lớp 11
 
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdfNGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
 
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
 
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
Dạy học các tác phẩm thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở trung học phổ thông theo h...
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Dịch thuật và tự do - Hồ Đắc Túc
Dịch thuật và tự do - Hồ Đắc TúcDịch thuật và tự do - Hồ Đắc Túc
Dịch thuật và tự do - Hồ Đắc Túc
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Tips đọc hiểu 2.pptx
Tips đọc hiểu 2.pptxTips đọc hiểu 2.pptx
Tips đọc hiểu 2.pptx
 
ky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu van
ky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu vanky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu van
ky nang lam bai doc hieu chuong trinh ngu van
 
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
Ngữ Văn Ôn thi Tốt nghiệp & Tuyển sinh Quốc gia Lê Huy Bắc, Phan Huy Dũng, Ng...
 
De thi-van10-hai-phong-2015
De thi-van10-hai-phong-2015De thi-van10-hai-phong-2015
De thi-van10-hai-phong-2015
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
 
Cảm Thức Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Đỗ Phấn.doc
Cảm Thức Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Đỗ Phấn.docCảm Thức Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Đỗ Phấn.doc
Cảm Thức Phi Lý Trong Tiểu Thuyết Đỗ Phấn.doc
 
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 (Có đáp án chi tiết)
 
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
Dạy học các trích đoạn truyện kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại cho học s...
 
Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 có giải - hay
Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 có giải - hayĐề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 có giải - hay
Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 có giải - hay
 

More from kennyback209

On phan con lac lo xo
On phan con lac lo xoOn phan con lac lo xo
On phan con lac lo xokennyback209
 
Cong thuc ly ran khong lo can nho
Cong thuc ly ran khong lo can nhoCong thuc ly ran khong lo can nho
Cong thuc ly ran khong lo can nhokennyback209
 
Bai tap ran ve song am p3
Bai tap ran ve song am p3Bai tap ran ve song am p3
Bai tap ran ve song am p3kennyback209
 
Dong dien khong doi
Dong dien khong doiDong dien khong doi
Dong dien khong doikennyback209
 
Phuong phap toan do trong mat phang 10
Phuong phap toan do trong mat phang 10Phuong phap toan do trong mat phang 10
Phuong phap toan do trong mat phang 10kennyback209
 
Meo giai phuong chua can thuc
Meo giai phuong chua can thucMeo giai phuong chua can thuc
Meo giai phuong chua can thuckennyback209
 
Dap an chuan toan thptqg2015 bgd
Dap an chuan toan thptqg2015 bgdDap an chuan toan thptqg2015 bgd
Dap an chuan toan thptqg2015 bgdkennyback209
 
23 de thi thu tuyen sinh quoc gia mon toan
23 de thi thu tuyen sinh quoc gia mon toan23 de thi thu tuyen sinh quoc gia mon toan
23 de thi thu tuyen sinh quoc gia mon toankennyback209
 

More from kennyback209 (9)

On phan con lac lo xo
On phan con lac lo xoOn phan con lac lo xo
On phan con lac lo xo
 
Cong thuc ly ran khong lo can nho
Cong thuc ly ran khong lo can nhoCong thuc ly ran khong lo can nho
Cong thuc ly ran khong lo can nho
 
Bai tap ran ve song am p3
Bai tap ran ve song am p3Bai tap ran ve song am p3
Bai tap ran ve song am p3
 
On thi thptqg
On thi thptqgOn thi thptqg
On thi thptqg
 
Dong dien khong doi
Dong dien khong doiDong dien khong doi
Dong dien khong doi
 
Phuong phap toan do trong mat phang 10
Phuong phap toan do trong mat phang 10Phuong phap toan do trong mat phang 10
Phuong phap toan do trong mat phang 10
 
Meo giai phuong chua can thuc
Meo giai phuong chua can thucMeo giai phuong chua can thuc
Meo giai phuong chua can thuc
 
Dap an chuan toan thptqg2015 bgd
Dap an chuan toan thptqg2015 bgdDap an chuan toan thptqg2015 bgd
Dap an chuan toan thptqg2015 bgd
 
23 de thi thu tuyen sinh quoc gia mon toan
23 de thi thu tuyen sinh quoc gia mon toan23 de thi thu tuyen sinh quoc gia mon toan
23 de thi thu tuyen sinh quoc gia mon toan
 

Recently uploaded

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Ngam nghi tu de thi van qgthpt 2015

  • 1. Ngẫm nghĩ về chuẩn mực trong giáo dục tri thức qua đề thi quốc gia môn Văn PHẠM QUANG ÁI 04/07/15 07:36 THẢO LUẬN (2) (GDVN) - Từ lâu, sau mỗi mùa thi, các loại đề thi môn Ngữ văn bậc học PTTH (bao gồm THCS và THPT) đã trở thành tâm điểm chú ý của công luận. Giảng viên đại học bình luận đề thi Ngữ văn kỳ thi Quốc gia năm 2015Để vượt qua các môn khối xã hội thật dễ dàngGiám thị coi thi nghiêm túc, hãy coi chừng!Thi Quốc gia: Thầy giáo bày cách làm tốt bài thi môn Ngữ văn LTS: Ngay sau khi môn thi Ngữ văn trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2015 kết thúc thì có nhiều ý kiến bình – bàn về đề thi. Là cán bộ hoạt động trong ngành giáo dục, Nhà giáo Phạm Quang Ái đã ngẫm nghĩ về chuẩn mực trong giáo dục tri thức và tư duy hiện nay của ngành giáo dục – đào tạo qua đề thi môn Văn. Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả các nhận định này. Sở dĩ môn Ngữ văn trở thành tâm điểm vì nó có sự phức tạp do tính đặc thù của nó, rắn nếu không cẩn thận thì rất dễ sai lầm, vấp váp khi ra đề cũng như làm đáp án. Tuy đã từng bị phê phán nhiều lần bởi nhiều người và trên nhiều bình diện nhưng đến nay, hễ cứ ra đề thi, dù là cấp Bộ hay cấp Sở, Phòng, trường (kể cả trường Đại học) lại cứ vấp váp đến mức bị phê phán. Mấy năm gần đây, để tránh sự lặp lại, nhàm chán của những mô hình đề thi đã cũ kỹ, người ta tìm đến những cách ra đề mới với những nội dung, yêu cầu mới. Điều đó, có làm học sinh, phụ huynh, giáo viên và dư luận xã hội “nóng” lên, phấn khởi hơn về việc dạy – học, thi cử môn Ngữ văn nhưng vẫn không tránh khỏi vết xe đổ của một tình trạng lưu cữu trong ngành GD & ĐT: trước sau vẫn trì trệ, kém cõi, vấn đề chỉ là đi từ cực đoan này đến cực đoan khác. Năm học 2014 - 2015, với chủ trương nhất nguyên hoá hai kỳ thi, công chúng trong và ngoài ngành GD & ĐT nghển cổ trông mong luồng sáng mới. Nhưng khi tiếp cận đề thi minh hoạ môn Ngữ văn THPT thì chúng tôi đã hoàn toàn thất vọng mà bảo nhau rằng: Bộ GD&ĐT lại “cà lăm” vì vội vàng và vì “khớp” trước sức nóng của dư luận về nhiều mặt của ngành. Quả nhiên, sau ngày thi môn Ngữ văn trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2015, qua báo chí, tuy các chuyên gia bộ môn này ở các trường Đại học khen lấy khen để đề thi, nhưng khi mới đọc qua đề, chúng tôi đã giật mình vì những sai phạm không thể châm chước được. Có thể nói, cả hai phần của đề thi, phần nào cũng có vấn đề. Phần “Đọc hiểu” có 8 yêu cầu được phân bố cho việc đọc hiểu mỗi trích đoạn văn bản 4 yêu cầu, theo thứ tự từ 1 đến 8. Riêng đoạn trích bài thơ Hát về một hòn đảo của Trần Đăng Khoa không thật đặc sắc về nghệ thuật, tuy nó đáp ứng được yêu cầu cập nhật thời sự về nội dung.
  • 2. Song 4 yêu cầu mà người ra đề buộc thí sinh phải thực hiện thì quá tầm thường nếu không muốn nói là dở, là không đúng trọng tâm lại có phần cứng nhắc, thô thiển và quá đơn giản. Ví dụ, sau câu hỏi 1, nếu người ra đề thêm một vế yêu cầu thí sinh nhận xét về dạng thức trình bày của đoạn thơ (phù hợp với ý tưởng về giai điệu bài ca của tác giả) thì sẽ là một gợi ý tốt cho các em thực hiện các yêu cầu tiếp theo. Điều này sẽ có ý nghĩa hơn là việc bắt thí sinh phải chỉ ra và nêu hiệu quả của phép tu từ trong câu thơ “Những quần đảo long lanh như ngọc dát”, một kiểu kiểm tra kiến thức máy móc và cổ lổ sĩ. Nhưng điều đáng nói nhất là ở câu hỏi 2 và 4, những câu hỏi thiên về nội dung đoạn thơ. Một thí sinh có kiến thức và kỹ năng đạt chuẩn về môn Ngữ văn, nếu bình tĩnh, khi đọc kỹ đoạn thơ sẽ cảm nhận được rằng, cái quan trọng mà nhà thơ muốn biểu đạt trong đoạn thơ này không hẳn là sự gian khổ, nguy hiểm. Những “bão dữ tợn” và “miệng cá mập” nào có phải là những tình huống hiểm nguy có thể thường xuyên đe doạ người lính đảo như đối với người dân chài bể Đông đâu? Điều mà tác giả muốn nói về người lính đảo trong đoạn thơ này là những tâm tình sâu kín cần được sẻ chia, những ưu tư về trách nhiệm, thậm chí là nỗi cô đơn mà họ phải vượt qua để đưa lại sinh khí cho biển đảo hoang vắng của Tổ quốc. Bởi sự ám thị máy móc từ câu 2 nên chắc chắn thí sinh sẽ không tránh khỏi lệch lạc, hồ đồ khi trả lời câu 4. Chợt bật cười khi nghĩ: nếu nhà thơ Trần Đăng Khoa đọc được đề thi này, chắc phải “nhăn nhó” vì người ta đã buộc giới trẻ phải hiểu thơ ông như một bài văn tả cảnh sinh hoạt. Những câu hỏi gợi ý đọc hiểu đoạn thơ của Trần Đăng Khoa mới chỉ là vấn đề, còn cái đoạn trích bài văn nghị luận Nguồn gốc sâu xa của hiểm hoạ (sách Bài tập Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014), để thực hiện 4 yêu cầu đọc hiểu tiếp theo, mới thực sự là vấn nạn. Chúng tôi cũng không hiểu tại sao, những người biên soạn sách Bài tập Ngữ văn 12 lại chọn một đoạn văn nghị luận thể hiện một tư duy tối và rối như vậy. Phải nói ngay rằng, người ra đề đã chọn một chủ đề hay, vấn đề vô cảm đang là câu chuyện thời sự được nhiều người quan tâm. Vì thế, báo giới mới xôn xao khen đề thi đến thế. Tuy đạt được cái đích là đưa ra một vấn đề “nóng” để thí sinh tìm hiểu, và qua đó, xới sâu vấn đề để xã hội thêm phần rốt ráo trăn trở. Nhưng sự diễn đạt tù mù, phi logic, phi khoa học của đoạn văn đã làm hỏng ý đồ tốt đẹp của người ra đề. Ngay từ câu văn mở đầu đoạn trích, ta đã thấy được sự hồ đồ của người viết. Sự mù mờ trước hết là ở cách dùng từ, lối thay thế khái niệm. Trong Từ điển Y học cũng như Từ điển tiếng Việt phổ thông, hai từ “căn bệnh” và “hội chứng” biểu đạt hai khái niệm khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do GS. Hoàng Phê chủ biên, Trung tâm Từ điển học và NXB Đà Nẵng hợp tác xuất bản, bản in lần thứ 9, 2003, từ “căn bệnh” có những nghĩa như sau: “Căn bệnh d. 1. Nguyên nhân của bệnh.Thầy thuốc đã tìm ra căn bệnh . 2. Tình trạng hư hỏng, ví như bệnh tật. Nghiện ngập ma tuý là một căn bệnh của xã hội hiện đại” (tr.118).
  • 3. Trong khi đó, cũng theo cuốn từ điển này, từ “hội chứng” được chú giải rằng: “Hội chứng d. Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. Hội chứng viêm màng não.” (tr.460). Rõ ràng, hai từ này có chỉ có cùng một tiền giả định là “bệnh”, còn lại nội hàm và ngoại diên của hai khái niệm mà chúng biểu đạt đều khác nhau, không thể thay thế cho nhau được. Khi hai từ này đã khác nhau về khái niệm thì dẫu từ “vô cảm” và ngữ “trơ cảm xúc” có cùng nghĩa, hai ngữ thể “hội chứng vô cảm” và “căn bệnh trơ cảm xúc” cũng không thể thay thế nhau. Nhưng sự hồ đồ trầm trọng nhất trong ngữ nghĩa câu văn nằm vế sau mới là điều đáng bàn. Theo lẽ thường và lý thuyết tâm sinh học, không ai có thể chấp nhận cái nhận định hàm hồ: “Hội chứng vô cảm…vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người của mỗi sinh thể người”. Bỏ qua lối dùng từ thiếu chính xác, cách cấu tạo câu nửa Tàu nửa ta lủng cà lủng củng của những “một mặt” với “hai phương diện cấu trúc”, chỉ quan tâm đến nghĩa mệnh đề, ta sẽ thấy sự phi lý, phi khoa học của nhận định này. Trong “hai phương diện cấu trúc bản chất Con – Người” (không ai nói “phương diện cấu trúc” mà chỉ nói là “yếu tố cấu trúc”, “phần tử cấu trúc”; còn “phương diện” thuộc về “bố cục”) thì “hội chứng vô cảm” thuộc về “phương diện” nào? Đúng ra, chỉ có con người sống trong một môi trường xã hội, một trạng thái xã hội phi nhân, phi luân đến mức nào đó mới xuất hiện “hội chứng vô cảm”, chứ con vật, dù là động vật bậc thấp như loài chim, loài kiến, chúng đều có những khả năng cảm nhận đối với môi trường và đồng loại còn siêu việt hơn con người nhiều. Nói cách khác, con người trong quá trình đứng thẳng mà đi, càng về sau càng tách khỏi thế giới tự nhiên, nên đã đánh mất nhiều năng lực cảm nhận đáng quý của loài vật. Sự nhầm lẫn, hồ đồ trong câu văn mở đầu đoạn đã dắt dây khiến những câu văn tiếp theo trở nên càng rắc rối về cấu tạo, mơ hồ về nghĩa, làm đoạn văn mất cả tính mạch lạc tự nhiên vốn có trong lời nói của người bản ngữ. Đọc lên, nghe cứ y như một ông Tây mới học nói tiếng ta! Tác giả cứ trượt dài trong lối diễn đạt mơ hồ, phi logic cho đến câu cuối cùng thì lập thêm một “thành tích” mới về sự sai nhầm đến mức lẩm cẩm, thảm hại. “Sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn” thì đúng là “nguồn gốc sâu xa” của “bạo lực” đang xuất hiện “dữ dằn”, chứ “sự xuống cấp nghiêm trọng… về bệnh vô cảm” thì là một điều phúc đức cho xã hội chứ làm sao lại khiến “bạo lực xuất hiện dữ dằn” được?! Đọc câu văn trên, bất cứ ai có kiến thức ngữ pháp phổ thông cũng hiểu rằng hai ngữ thể “về nhân văn” và “về bệnh vô cảm” là hai bổ ngữ gián tiếp chỉ đối tượng của cùng một ngữ động từ “báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng” . Câu văn này, về cấu tạo hình thức tuy có vẻ “ngọng nghịu” nhưng không sai, cái sai đến mức buồn cười của nó là về mặt logic ngữ nghĩa. Nó giống như cái mẫu câu mà các nhà Việt ngữ học hay đưa ra làm ví dụ điển hình cho sự ăn nói, viết lách ngô nghê ran, rằng: “Trong kháng chiến chống Pháp, ông X bị thương hai chổ, một chổ ở vai và một chổ ở Đèo Khế”. Khi đoạn văn được đưa ra làm dữ liệu cho việc đọc hiểu đã “hỏng” về logic ngữ nghĩa như vậy thì cái đúng sai, hay dở của các câu hỏi khỏi cần phải bàn, vì chúng sẽ “hỏng” theo. Điều buộc chúng ta phải lưu tâm trăn trở là một đoạn văn như vậy đã được chọn đưa vào sách
  • 4. Bài tập Ngữ văn 12, một trong bốn tài liệu quan trọng của bộ sách Ngữ văn của lớp học cuối cùng bậc THPT, và đều do cùng một nhóm chuyên gia kỳ cựu biên soạn, thì tình trạng dạy và học bộ môn Ngữ văn trong Nhà trường sẽ “thê thảm” biết chừng nào? Càng “thê thảm” hơn, khi đoạn văn “quái gở” đó xuất hiện trong đề thi Ngữ văn của kỳ thi THPT năm nay, một kỳ thi gánh hai trách nhiệm trọng đại trước thế hệ trẻ của tương lai đất nước: vừa đánh giá kết quả đầu ra của bậc học này vừa đánh giá kết quả đầu vào của bậc học kia. Từ lối viết đầu Ngô mình Sở của một đoạn văn mẫu như vậy, học sinh sẽ hiểu lệch lạc về một vấn đề quan trọng của đạo đức con người đã và đang trở thành nguyên nhân sâu xa gây nên nhiều hành vi đồi bại, tàn ác trong cuộc sống xã hội hôm nay. Hệ luỵ kéo theo không chỉ vậy. Với lối viết ngô nghê như thế mà được chọn làm mẫu thì rồi đây nó sẽ tác động xấu đến hành vi nói viết trong giao tiếp của thế hệ trẻ như thế nào, chúng ta khó mà lường hết được. Tại sao, sau nhiều công kích của dư luận báo chí về những sai phạm, những biểu hiện thiếu chuẩn mực về tư duy, kiến thức trong chương trình giáo dục Ngữ văn, trong sách giáo khoa và các loại sách tham khảo khác trong luồng, trong đề thi và đáp án mỗi kỳ thi, và Bộ GD&ĐT đã nhiều lần ra tay chấn chỉnh, mà đến nay sai vẫn hoàn sai, sai đến mức trở thành “căn bệnh” trầm kha. Phải chăng tình trạng này cũng là một biểu hiện của “hội chứng” vô cảm của không ít cá nhân và tổ chức trong ngành giáo dục – đào tạo? Tình trạng này có liên quan gì đến sự mất dân chủ trong giáo dục hay không? Hay vì lợi ích nhóm mà người ta đã vội vàng làm ẩu để ngăn chặn “sách giáo dục ngoài luồng” nên đã xảy ra cơ sự đáng tiếc như vậy? Bao nhiêu câu hỏi đã nẩy sinh và câu nào cũng ít nhiều liên quan đến cách làm giáo dục “có vấn đề nghiêm trọng” hiện nay. Trở lại với đề thi, sau phần “Đọc hiểu” là phần “Làm văn”. Đây là phần chiếm nhiều điểm nhất, hơn 2/3 số điểm. Phần này có 2 câu. Câu 1 (3,0đ) yêu cầu thi sinh viết một đoạn văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của mình về nhận định: “Việc rèn luyện kỹ năng sống cũng cần thiết như việc tích luỹ kiến thức”. “Việc rèn luyện kỹ năng sống” đang là vấn đề thời thượng hiện nay mà lớp trẻ phải quan tâm khi vào đời. Nêu ra vấn đề này để các em bàn luận là rất đúng đắn. Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi, câu hỏi này vẫn có những điều chưa ổn thoả. Thứ nhất, nếu không trích được một câu nói/viết thích hợp của người khác, thì bản thân người ra đề cứ theo ý mình mà đàng hoàng đưa ra nhận định, việc gì phải phiếm chỉ thác lời, tạo cho học sinh thói quen nói dựa. Thứ hai, đưa ra hai mệnh đề để so sánh theo một tương quan đồng đẳng như vậy tuy để nhấn mạnh vế thứ nhất nhưng lại không làm cho thí sinh hình dung được mối quan hệ nhân – quả của hai mệnh đề, một khía cạnh giúp soi chiếu để làm nổi bật tính biện chứng của vấn đề hơn là nhằm nhấn mạnh một vế. Câu 2 (4,0đ) không có vấn đề gì về dữ liệu nhưng lại có vấn đề về yêu cầu. Với trích đoạn khá dài từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, có thể yêu cầu thí sinh phát biểu cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn văn đó nhưng không thể đưa ra một yêu cầu kèm theo: “Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của
  • 5. nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa”. Trước khi bàn luận về tính khoa học của yêu cầu này, thiết tưởng cần nói thêm về cách diễn đạt nội dung yêu cầu của người ra đề. Người ra đề dùng giới ngữ “từ đó” đặt ở câu văn thứ hai vừa để nối câu này với câu trước, nhưng giới ngữ này lại còn đảm nhiệm chức năng hồi chỉ, hướng yêu cầu hành động của thí sinh ở nội dung câu thứ hai vào các sự thể ở nội dung câu thứ nhất. Ở đây, người làm văn sẽ lúng túng vì không rõ người ra đề yêu cầu mình bình luận “về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu” dựa trên những dữ liệu “cảm nhận về người đàn bà hàng chài” mà mình đã thực hiện từ đoạn trích hay “bình luận… về người đàn bà hàng chài” qua đoạn trích đó. Sự điều kiện hoá về nhận thức có thể gây ra việc hiểu lầm đó là do học sinh biết rõ rằng, về đặc trưng, thao tác “cảm nhận” và thao tác “bình luận” vốn xuất phát từ hai kiểu nghị luận khác nhau. Tuy nhiên, khó khăn mà thí sinh vấp phải khi phân tích diễn ngôn của người ra đề chưa thấm vào đâu so với cái khó mà họ bị đòi hỏi phải thực hiện ở vế yêu cầu kèm theo. Rõ ràng, không thể từ một đoạn trích ngắn trong một truyện ngắn có dung lượng khá lớn như Chiếc thuyền ngoài xa, để bắt thí sinh làm cái việc nhìn cây để thấy rừng. Nếu mặc định rằng thí sinh đã học, đã nhớ nội dung cốt truyện, tình tiết, chi tiết câu chuyện thì không cần phải trích, hoặc trích theo kiểu đánh dấu câu đầu câu cuối đoạn trích, rồi yêu cầu họ “bình luận”. Xét về nguyên tắc tiếp cận tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại, người ra đề có quyền làm như thế. Còn như đã tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh bằng một trích đoạn đầy đủ, chính xác như vậy, tại sao không yêu cầu họ thực hiện cùng một lúc hai thao tác nghị luận trên cùng một đối tượng? Trong tình huống giả định và mặc định của người ra đề cũng như của người làm bài mà đặt ra yêu cầu: “Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa” là đã buộc thí sinh phải làm cái việc “thầy bói sờ voi”. Từ đề thi tốt nghiệp THPT kiêm tuyển sinh Đại học, chưa phải là chẻ sợi tóc làm tư, ta cũng thấy khá nhiều bất cập của ngành trong chương trình, phương pháp dạy – học, giáo tài và cách thức kiểm tra đánh giá không chỉ của một bộ môn Ngữ văn. Tất cả, đã thể hiện một trình độ tư duy, một cái tâm và tầm của những người có chức trách trong ngành giáo dục. Tình trạng này không chỉ liên quan đến một ngành mà liên quan đến cả xã hội, không chỉ liên quan đến một hình thái ý thức xã hội mà liên quan đến nền tảng văn hoá của cả dân tộc, vốn đã bị đứt gãy ở không ít yếu tố căn bản. Những bất cập nói trên của bộ môn Ngữ văn trên tất cả các khâu của quá trình dạy và học, nếu không được điều chỉnh kịp thời, triệt để thì sẽ phương hại không nhỏ đến những quá trình văn hoá – xã hội của dân tộc trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.