SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Ngày soan: 
Ngày dạy : 
TIẾT 1: 
BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống 
giản dị. 
2. Kỹ năng: 
- Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống 
giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi 
người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị 
của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị. 
3. Thái độ: 
- Hình thành ở học sinh thái độ sống giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình 
thức. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Chuẩn bị của thầy: 
- Soạn, nghiên cứu bài giảng. 
- Tranh ảnh, câu chuyện, câu thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống giản dị. 
2. Chuẩn bị của trò: 
- Đọc kĩ bài trong SGK. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 
1. Ổn định tổ chức: 
- KTSS: 7A1: ………… HS vắng: ……. 
7A2:………….. HS vắng:…… 
2. Kiểm tra: 
- Sách vở của học sinh(2’) 
3. Bài mới: 
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp để cho mọi 
người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Chúng 
ta tìm hiểu ở bài học hôm nay. 
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức 
- GV: Phân tích truyện đọc. 
- HS: Đọc diễn cảm. 
? Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác 
phong và lời nói của Bác? 
I. Truyện đọc: 
"Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập" 
1. Cách ăn mặc, tác phong và lời nói 
của Bác: 
- Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã 
ngả màu, đi dép cao su. 
- Bác cười đôn hậu vẫy tay chào. 
- Thái độ: Thân mật như cha với con. 
- Hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ 
không? 
GIÁO ÁN: GDCD 7 1
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức 
? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác 
phong và lời nói của Bác? 
? Thế nào là sống giản dị ? 
- GV chốt lại những nội dung chính. 
? Biểu hiện của lối sống giản dị. 
? Em hãy nêu những tấm gương sống 
giản dị ở lớp, trường, ngoài xã hội hay 
trong SGK mà em biết? 
- GV bổ sung bằng câu chuyện: Bữa ăn 
của vị Chủ tịch nước. 
- GV chốt lại: Trong cuộc sống quanh ta, 
giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. 
Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa 
vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. 
Vậy chúng ta cần học tập những tấm 
gương ấy để trở thành người sống giản 
dị. 
? Biểu hiện trái với giản dị? 
- HS thảo luận Tìm5biểu hiện của lối 
sống giản dị và 5 biểu hiện trái với giản 
dị. 
- HS trình bày ý kiến thảo luận 
- GV chốt vấn đề: Giản dị không có 
nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả tuỳ 
tiện trong nếp sống nếp nghĩ, nói năng 
cụt ngủn, trống không tâm hồn nghèo 
nàn, trống rỗng. Lối sống giản dị phù 
hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản 
thân, xã hội. 
- HS trả lời, GV chốt ý, ghi bảng. 
? Ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc 
sống? 
? Em hãy giải thích nghĩa của câu tục 
2. Nhận xét: 
- Bác ăn mặc đơn giản không cầu kì, phù 
hợp với hoàn cảnh của đất nước. 
- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình 
thức, không lễ nghi. 
- Lời nói gần gũi, dễ hiểu, thân thương với 
mọi người. 
II. Nội dung bài học: 
1. Khái niệm: 
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều 
kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và 
xã hội. 
2. Biểu hiện của lối sống giản dị. 
- Không xa hoa, lãng phí. 
- Không cầu kì, kiểu cách. 
- Không chạy theo những nhu cầu vật 
chất, hình thức bề ngoài. 
- Thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi 
người. 
* Trái với giản dị: 
- Sống xa hoa, lãng phí. 
- Phô trương về hình thức. 
- Học đòi ăn mặc. 
- Cầu kì trong giao tiếp. 
3. Ý nghĩa: 
- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở 
mỗi người. 
- Người sống giản dị sẽ được mọi người 
xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp 
đỡ. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 2
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức 
ngữ và danh ngôn ở sgk. 
Hướng dẫn HS luyện tập. 
- HS đọc yêu cầu BT a. 
- HS nhận xét tranh, trình bày. 
- GV nhận xét ghi đểm. 
- HS đọc yêu cầu BT b 
- HS trình bày, Gv nhận xét. 
- GV nêu bài tập 3. 
- HS trình bày ý kiến. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
III. Bài tập: 
1. Bức tranh nào thể hiện tính giản dị của 
học sinh khi đến trường? 
(Tranh 3) 
2. Biểu hiện nói lên tính giản dị (2),(5) 
3. Hãy nêu ý kiến của em về việc làm sau: 
Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được tổ 
chức rất linh đình. 
4. Củng cố : 
? Thế nào là sống giản dị? Sống giản dị có ý nghĩa gì? 
- GV khái quát nội dung bài học. 
5. Hướng dẩn học ở nhà : 
- Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị. 
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân trở thành người có lối sống giản dị. 
- Nghiên cứu bài 2. 
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY: 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
********************************************************************** 
GIÁO ÁN: GDCD 7 3
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Ngày dạy: 
TIẾT 2 - BÀI 2 : TRUNG THỰC 
I. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải 
có lòng trung thực. 
2. Kỹ năng: 
- Giúp HS biết phân biệt các hành vi biểu hiện tính trung thực và không trung thực 
trong cuộc sống hàng ngày; Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành 
người trung thực. 
3.Thái độ : 
- Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản 
đối những việc làm thiếu trung thực. 
II. Chuẩn bị: 
1. GV: - Soạn, nghiên cứu bài dạy. 
- Tranh, ảnh, câu chuyện thể hiện tính trung thực. 
2. HS: - Xem kĩ bài học ở nhà. 
III. Tiến trình tổ chức dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: 
- KTSS: 7A1: ………… HS vắng: ……. 
7A2:………….. HS vắng:…… 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là sống giản dị? Em đã rèn tính giản dị như thế nào? 
3. Bài mới: 
Vì không học bài ở nhà nên đến tiết kiểm tra Lan đã không làm được bài nhưng 
Lan đã quyết tâm không nhìn bài bạn, không xem vở và xin lỗi cô giáo. Việc làm của 
bạn Lan thể hiện đức tính gì chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay. 
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc 
- HS đọc diển cảm truyện . 
? Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng- 
giơ như thế nào? 
? Vì sao Bran-man-tơ có thái độ như 
vậy? 
? Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế 
nào? 
? Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy? 
? Theo em ông là người như thế nào? 
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế để thấy 
được nhiều biểu hiện khác nhau của tính 
trung thực. 
I. Truyện đọc: 
Sự công minh, chính trực của một nhân 
tài 
- Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm 
giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp. 
- Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nối 
tiếp lấn át mình. 
- Oán hận, tức giận. 
- Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là 
người vĩ đại. 
- Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, 
đánh giá đúng sự việc. 
- Ông là người trung thực, tôn trọng công 
lý, công minh chính trực. 
* Biểu hiện của tính trung thực 
- Trong học tập: Ngay thẳng, không gian 
dối (không quay cóp, chép bài bạn...) 
GIÁO ÁN: GDCD 7 4
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức 
? Tìm VD chứng minh cho tính trung 
thực biểu hiện ở các khía cạnh: Học tập, 
quan hệ với mọi người, trong hành động? 
- GV kể chuyện: “Lòng trung thực của 
các nhà khoa học”. 
- GV: Chúng ta cần học tập những tấm 
gương ấy để trở thành người trung thực. 
Hoạt động 3: 
Tìm các biểu hiện trái với trung thực 
- HS thảo luận theo 4 nhóm. 
N1,2: Biểu hiện của hành vi trái với 
trung thực? 
N3,4: Người trung thực thể hiện hành 
động tế nhị, khôn khéo như thế nào? 
- Nhóm trình bày ý kiến thảo luận 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
GV tổng kết: Người có những hành vi 
thiếu trung thực thường gây ra những 
hậu quả xấu trong đời sống xã hội hiện 
nay: Tham ô, tham nhũng... Tuy nhiên 
không phải điều gì cũng nói ra, chổ nào 
cũng nói. Có những trường hợp có thể 
che dấu sự thật để đem lại những điều tốt 
cho xã hội, mọi người. VD: Nói trước kẻ 
gian, người bị bệnh hiểm nghèo 
Hoạt động 4: 
Rút ra bài học và liên hệ. 
? Thế nào trung thực? 
? ý nghĩa của tính trung thực? 
? Em hiểu câu tục ngữ: “Cây ngay không 
sợ chết đứng như thế nào? 
? Em đã rèn luyện tính trung thực như 
thế nào? 
Hoạt động 5: Luyện tập 
HS làm BT a, b SGK (8) 
- Trong quan hệ với mọi người: Không 
nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người 
khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi 
mình có lỗi. 
- Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu 
tranh, phê phán việc làm sai. 
* Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, 
bóp méo sự thật, ngược lại chân lí 
II. Nội dung bài học: 
1. Khái niệm: 
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật chân 
lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và 
dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết 
điểm. 
2. Ý nghĩa: 
- Trung thực là đức tính cần thiết, quý báu 
của mỗi con người. 
- Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm 
giá. 
- Làm lành mạnh các mối quan hệ XH 
- Được mọi người tin yêu, kính trọng. 
III. Bài tập: 
a. Biểu hiện nào biểu hiện tính trung thực? 
(4,5,6) 
b. Bác sĩ dấu bệnh của bệnh nhân xuất 
phát từ lòng nhân đạo, mong bệnh nhân 
lạc quan, yêu đời. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 5
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
4.Củng cố : 
- GV khái quát nội dung bài học. 
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài, làm bài tập c,d,d. 
- Đọc kĩ bài 3, tìm hiểu các hành vi có tính tự trọng 
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY: 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
********************************************************************* 
Ngày dạy: 
TIẾT 3 - BÀI 3 : TỰ TRỌNG 
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- Giúp học sinh hiểu thế nào là tự trọng và không tự trong; Vì sao cần phải có lòng tự 
trọng. 
2. Kỹ năng: 
- Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu 
hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người 
sống xung quanh. 
3. Thái độ: 
- Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, 
hoàn cảnh nào trong cuộc sống. 
II. Chuẩn bị: 
1. GV: 
- Soạn, nghiên cứu bài dạy. 
- Câu chuyện, tục ngữ, ca dao nói về tính tự trọng. 
- Bút dạ, giấy khổ lớn. 
2. HS: Xem trước bài học 
III. Tiến trình tổ chức dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: 
- KTSS: 7A1: ………… HS vắng: ……. 
7A2:………….. HS vắng:…… 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là trung thực? Ý nghĩa của tính trung thực? 
? Em đã làm gì để rèn luyện tính trung thực? 
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV kể câu chuyện thể hiện tính tự trọng để giới thiệu bài. 
Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc 
- 4 HS đọc truyện trong cách phân vai. 
? Hành động của Rô-be qua câu chuyện 
trên? 
I. Truyện đọc: 
"Một tâm hồn cao thượng" 
- hành động của Rô-be: 
GIÁO ÁN: GDCD 7 6
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức 
? Vì sao Rô-be làm như vậy? 
? Em có nhận xét gì về hành động Rô-be? 
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế HS chơi trò 
chơi 
Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chia 
thành 5 bạn chơi. 
Nội dung: Viết các hành vi thể hiện tính 
tự trọng và không tự trọng. 
Hình thức: Viết vào giấy khổ lớn 
Mỗi ban viết mỗi thể hiện 
- GV nhận xét, đánh giá. 
- GV chốt lại: Lòng tự trọng biểu hiện ở 
mọi nơi, mọi lúc, biểu hiện từ cách ăn 
mặc, cư xử với mọi người. Khi có lòng tự 
trọng con người sẽ sống tốt đẹp hơn, tránh 
được những việc làm xấu cho bản thân, 
gia đình và xã hội 
2.3, Hoạt động 3: Rút ra bài học. 
? Thế nào là tự trọng? 
? Biểu hiện của tự trọng? 
? ý nghĩa của tự trọng? 
? Giải thích câu tục ngữ: 
Chết vinh còn hơn sống nhục. 
Đói cho sạch rất cho thơm 
- GV nhận xét: 
2.4, Luyện tập: 
- GV hướng dẫn HS làm BT a,b (12) 
- HS trình bày bài làm 
+ Là em bé mồ côi nghèo khổ, bán diêm. 
Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền 
lẻ để trả lại tiền thừa cho tác giả. 
+ Bị xe chẹt kông trả tiền thừa được. 
+ Sai em đến trả lại tiền thừa. 
- Muốn giữ đúng lời hứa 
- Không muốn người khác nghĩ mình nói 
dối, lấy cắp. 
- Không muốn người khác coi thường, 
xúc phạm đến danh dự, mất lòng tin ở 
mình. 
- Nhận xét: 
+ Là người có ý thức trách nhiệm cao. 
+ Tôn trọng mình, người khác. 
+ Có một tâm hồn cao thượng. 
* Biểu hiện của tự trọng: 
Không quay cóp, giữ đúng lời hứa, dũng 
cảm nhận lỗi, cư xử đàng hoàng, nói 
năng lịch sự, kính trọng thầy cô, bảo vệ 
danh dự cá nhân, tập thể... 
* Biểu hiện không tự trọng: 
Sai hẹn, sống buông thả, không biết xấu 
hổ, bắt nạt người khác, nịnh bợ, luồn 
cúi, không trung thực, dối trá... 
II. Bài học: 
1. Khái niệm: 
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn 
phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá 
nhân của mình cho phù hợp với các 
chuẩn mực xã hội. 
2. Biểu hiện: 
Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ 
lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ. 
3. Ý nghĩa: 
Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý, 
giúp con người có nghị lực nâng cao 
phẩm giá, uy tín cá nhân, được mọi 
người tôn trọng, quý mến. 
III. Bài tập: 
a. Hành vi thể hiện tính tự trọng (1), (2) 
GIÁO ÁN: GDCD 7 7
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức 
- GV nhận xét, ghi điểm 
4. Củng cố. 
- GV khái quát nội dung bài. 
? Em đã làm gì để rèn luyện tính tự trọng? 
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài, làm bài tập c,d. 
- Nghiên cứu bài 4. 
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY: 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
*********************************************************************5 
Ngày soan: 
Ngày dạy : 
TIẾT 4: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (T1) 
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
Giúp HS hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của việc đó. 
2. Kỹ năng: 
Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có 
tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến mọi người 
xung quanh. 
3. Thái độ: 
Rèn cho HS quan tâm đến mọi người xung quanh, gét thói thờ ơ, lạnh nhạt và lên án 
những hành vi độc ác đối với con người. 
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của GV: 
- Soạn và nghiên cứu bài dạy. 
- Tập tranh GDCD bài 5. 
2. Chuẩn bị của HS: 
- Đọc trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn dịnh tổ chức: 
- KTSS: 7A1: ………… HS vắng: ……. 
7A2:………….. HS vắng:…… 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là đạo đức? Thế nào là kỉ luật? 
? Những biểu hiện nào thể hiện tính đạo đức, hành động nào thể hiện tính kỉ luật? 
1, Đi học đúng giờ. 
2, Trả sách cho bạn đúng hẹn. 
3, Quan tâm đến bạn bè. 
4, Đồ dùng học tập để đúng nơi quy định. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 8
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
5, Không quay cóp trong giờ kiểm tra. 
6, Đá bóng, học tập đúng nơi quy định. 
7, Không đánh nhau, cãi nhau, chửi nhau. 
8, Không đọc truyện trong giờ học. 
- GV nhận xét HS làm BT, ghi điểm. 
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Một truyền thống nhân văn nổi bật của dân tộc ta là: “Thương người như thể thương 
thân”. Thật vậy: Người thầy thuốc hết lòng chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân, thầy giáo, 
cô giáo đêm ngày tận tụy bên trang giáo án để dạy học sinh nên người. Thấy người gặp 
khó khăn hoạn nạn, yếu đuối ta động viên, an ủi, giúp đở... Truyền thống đạo lý đó thể 
hiện lòng yêu thương con người. Đó chính là chủ đề của tiết học hôm nay. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc “ 
Bác Hồ đến thăm người nghèo” 
- 1 HS đọc diễn cảm truyện. 
? Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín 
thời gian nào? 
? Hoàn cảnh gia đình chị ntn? 
? Những lời nói, cử chỉ thể hiện sự quan 
tâm của Bác đối với gia đình chị Chín? 
? Thái độ của chị đối với Bác Hồ ntn? 
? Ngồi trên xe về phủ Chủ tịch, Thái độ 
của Bác ntn? Theo em Bác Hồ nghĩ gì? 
- HS trả lời. 
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS. 
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế HS chơi 
trò chơi. 
? Kể lại mẫu chuyện của bản thân hoặc 
người xung quanh đã thể hiện lòng yêu 
thương con người. 
- HS thi trả lời nhanh. 
- GV tổng kết ghi điểm cho HS. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài 
học. 
HS thảo luận 3 nhóm. 
N1: Thế nào là yêu thương con người? 
I. Truyện đọc: 
Bác Hồ đến thăm người nghèo. 
- Tối 30 tết năm Nhâm Dần (1962). 
- Chồng chị mất, có 3 con nhỏ, con lớn 
vừa đi học, vừa trông em, bán rau, bán lạc 
rang. 
- Âu yếm đến bên các cháu xoa đầu, trao 
quà tết, hỏi thăm việc làm, cuộc sống của 
mẹ con chị. 
- Xúc động rơm rớm nước mắt 
- Bác suy nghĩ: Đề xuất với lãnh đạo 
thành phố quan tâm đến chị và những 
người gặp khó khăn. 
II. Bài học: 
1, Khái niệm: 
- Yêu thương con người là: 
+ Quan tâm giúp đỡ người khác. 
+ Làm những điều tốt đẹp. 
+ Giúp người khác khi họ gặp khó khăn, 
hoạn nạn. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 9
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
N2: Biểu hiện của lòng yêu thương con 
người? 
N3: Vì sao phải yêu thương con người? 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Nhóm khác bổ sung. 
- GV tổng kết ghi điểm. 
2, Biểu hiện: 
- Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ. 
- Biết tha thứ, có lòng vị tha. 
- Biết hi sinh. 
3, Ý nghĩa, phẩm chất của yêu thương 
con người. 
- Là phẩm chất đạo đức tốt đẹp. 
- Được mọi người yêu thương, quý trọng. 
4. Củng cố: 
? Em hiểu câu ca dao sau ntn? 
“ Nhiểu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng” 
- HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm. 
- GV khái quát nội dung bài học. 
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài, xem trước bài tập ở sgk. 
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY: 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
********************************************************************* 
Ngay soan: 
Ngày dạy : 
TIẾT 5 - BÀI 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (T2) 
I. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: 
Giúp HS hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của nó. 
2, Kỹ năng: 
Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có 
tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến mọi người 
xung quanh. 
3, Thái độ: 
Rèn cho HS quan tâm đến mọi người xung quanh, gét thói thờ ơ, lạnh nhạt và lên án 
những hành vi độc ác đối với con người. 
II. Chuẩn bị: 
1. Chuẩn bị của GV: 
- Soạn và nghiên cứu bài dạy, câu ca dao, tục ngữ, bài hát có nội dung yêu thương con 
người. 
- Tập tranh GDCD bài 5. 
2, Chuẩn bị của HS: 
GIÁO ÁN: GDCD 7 10
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
- Xem trước bài tập. 
- Gương tốt về yêu thương con người. 
III. Tiến trình bài dạy: 
1. Ổn định tổ chức: 
- KTSS: 7A1: ………… HS vắng: ……. 
7A2:………….. HS vắng:…… 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là yêu thương con người? Biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người? 
- HS trả lời. GV nhận xét, ghi điểm. 
3. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu và biết được thế nào là yêu thương con người. Hôm 
nay chúng ta luyện tập để khắc sâu về vấn đề này. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng phân tích 
và rèn luyện phương pháp cá nhân. 
- GV hướng dẫn HS làm vào phiếu học 
tập. 
1, Phân biệt lòng yêu thương và thương 
hại. 
2, Trái với yêu thương là gì? Hậu quả của 
nó? 
3, Theo em, hành vi nào sau đây giúp em 
rèn luyện lòng con người? 
a. Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, gần gũi 
những người xung quanh. 
b. Biết ơn người giúp đỡ 
c. Bắt nạt trẻ em. 
d. Chế giễu người tàn tật. 
e. Chia sẽ, thông cảm. 
g. Tham gia hoạt động từ thiện. 
- HS trình bày BT, GV nhận xét ghi 
điểm. 
Hoạt động 5 : luyện tập: 
GV hướng dẫn HS làm BT ở SGK. 
- HS đọc yêu cầu BT a. 
- HS trình bày suy nghĩ của mình. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
- HS làm bài tập b: Nêu các câu ca dao, 
tục ngữ nói về tình yêu thương con 
người. GV bổ sung các câu ca dao, danh 
* Rèn luyện: 
Lòng yêu thương 
- Xuất phát từ 
tấm lòng vô tư 
trong sáng. 
- Nâng cao giá trị 
con người 
Thương hại. 
- Động cơ vụ lợi 
cá nhân 
- Hạ thấp giá trị 
con người 
* Trái với yêu thương là: 
+ Căm ghét, căm thù, gạt bỏ. 
+ Con người sống với nhau mâu thuẩn, 
luôn thù hận 
- Đáp án: a, b, e, g. 
III. Bài tập: 
a. Đáp án: 
- Hành vi của Nam, Long và Hồng là thể 
hiện lòng yêu thương con người. 
- Hành vi của Hạnh là không có lòng yêu 
thương con người. Lòng yêu thương con 
người là không được phân biệt đối xử. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 11
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
ngôn, tục ngữ đã chuẩn bị. 
GV tuyên dương, ghi điểm cho HS. 
- HS làm bài tập d: Kể về những tấm 
gương có lòng yêu thương con người. 
4, Củng cố: 
- GV tổ chức trò chơi sắm vai: Gia đình bạn An gặp khó khăn. Lớp trưởng lớp 7A đã 
cùng các bạn quyên góp giúp đỡ. 
- GV phân vai cho HS. 
- HS: 2 nhóm thể hiện tình huống. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
- HS: Thi hát các bài hát có nội dung yêu thương con người. 
- GV: Nhận xét, ghi điểm. 
- GV: kết thúc bài: Yêu thương con người là đạo đức quý giá. Nó giúp chúng ta sống 
đẹp hơn, tốt hơn. Xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt đi nỗi lo toan, phiền 
muộn. Bởi vậy chúng ta rèn luyện đức tính này. 
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học kỹ bài. 
- Chuẩn bị: Đọc trước truyện bốn mươi năm nghĩa nặng tình sâu. 
IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY: 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................ 
********************************************************************* 
Ngay soan: 25/09/2011 
Ngày dạy : 26-30/09/2011 
GIÁO ÁN: GDCD 7 12
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
TIẾT 6 - BÀI 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO 
A. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: 
Giúp HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và vì sao 
phải tôn sư trọng đạo. 
2, Kỹ năng:- Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có thái độ tôn sư trọng đạo. 
3,Thái độ: - Giúp HS biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy cô 
giáo. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy. 
- Tục ngữ, câu ca dao, bài hát có nội dung nói về tôn sư trọng đạo. 
- Giấy khổ to, đèn chiếu. 
2, HS: - Đọc trước bài ở nhà: Bài hát, câu ca dao, tục ngữ nói về thầy cô. 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn định tổ chức: (1’) 
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
? Thế nào là yêu thương con người? Biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người? 
? Nêu những việc làm cụ thể của em về lòng yêu thương con người. 
- HS trả lời. 
- GV nhận xét ghi điểm. 
III. Bài mới: 
- GV dùng đèn chiếu để giới thiệu về mẫu chuyện tôn sư trọng đạo. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
*Hoạt động 1 (8’) 
Tìm hiểu truyện: “Bốn mươi năm vẫn 
nghĩa nặng tình sâu”. 
? Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong 
truyện có gì đặc biệt về thời gian. 
? Những chi tiết nào trong truyện chứng 
tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy 
Bình. 
? HS kể những kỉ niệm về những ngày 
thầy giáo dạy nói lên điều gì? 
Hoạt động 2 (6’) HS tự liên hệ. 
? Em đã làm gì để biết ơn thầy cô giáo đã 
dạy dỗ em? 
- GV phát biểu học tập: Đámh dấu x vào ô 
những việc em đã làm được. 
- HS trình bày bài làm. 
GV chấm 5 phiếu. 
? Ngoài những việc làm trên em cần làm 
gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô? 
- 3 HS trình bày: GV tuyên dương HS. 
I. Đặt vấn đề: 
Truyện đọc: Bốn mươi năm vẫn nghĩa 
nặng tình sâu. 
- Thời gian: Cách 40 năm sau ngày ra 
trường. 
- Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm 
thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm, 
không khí cảm động, thầy trò tay bắt mặt, 
mừng, kể kỉ niệm, bồi hồi, lưu luyến. 
- Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của 
mình. 
+ Lễ phép với thầy cô giáo 
+ Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp. 
+ Khi trả lời thầy cô luôn lễ phép nói: 
“Em thưa thầy,cô” 
+ Khi mắc lỗi, được thầy cô nhắc nhở, 
biết nhận lỗi và sửa lỗi. 
+ Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau. 
+ Cố gắng học thật giỏi. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 13
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
* Hoạt động3: (10’) Hướng dẩn HS tìm 
hiểu khái niệm. 
- GV giải thích từ Hán Việt 
Sư: Thầy, cô giáo. 
Đạo: Đạo lí. <vi: cũng, là> 
? Tôn sư là gì? 
? Trọng đạo là gì? 
? Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: 
“Không thầy đố mày làm nên”. 
Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên 
có còn đúng nữa không? 
HS trả lời, GV nhận xét, kết luận. 
? Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng 
đạo? HS thảo luận nhóm. 
HS trình bày ý kiến thảo luận. 
GV nhận xét, kết luận. 
? ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? 
*Hoạt động 4. (6’): Luyện tập 
Bài a (19) GV tổ chức TC: 47 HS lên 
bảng thể hiện 4 động tác hành vi. 
HS quan sát hành động của bạn và cho 
biết hành động đó thể hiện ở câu nào? 
- HS giải thích. 
- GV: NX. 
Bài b: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói 
về tôn sư trọng đạo? 
- HS nêu, GV bổ sung. 
+ Tâm sự chân thành với thầy cô. 
+ Vui vẻ khi được thầy cô giao nhiệm vụ. 
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao 
II. Nội dung bài học: 
1, Khái niệm: 
- Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn 
thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc. 
- Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy 
trọng đạo lí làm người. 
2, Biểu hiện: 
- Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô 
giáo. 
- Hành động đền ơn đáp nghĩa. 
- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng 
với thầy cô giáo 
3, ý nghĩa: 
- Là truyền thống quý báu của dân tộc 
Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ. 
- Là nét đẹp trong tâm hồn con người, làm 
cho mối quan hệ người-người gắn bó, 
thân thiết. 
III. Bài tập: 
IV. Củng cố: (5’) 
- HS thi hát về thầy cô giáo. 
- GV khái quát. 
V. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) 
- Làm bài tập c (20) 
- Chuẩn bị: Đọc trước truyện “một buổi lao động” 
GIÁO ÁN: GDCD 7 14
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Ngay soan: 2/10/2011 
Ngày dạy : 3/10/2011 
BÀI 7 - TIẾT 7: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ 
A. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: 
Giúp học sinh hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ; ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ 
trong mối quan hệ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống. 
2,Kỹ năng:Giúp học sinh biết tự đánh giá mình về những biểu hiện đoàn kết, tương trợ. 
3, Thái độ: 
- Rèn thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy. 
- Tục ngữ, câu ca dao, truyện về đoàn kết tương trợ. 
2, HS: - Đọc trước bài ở nhà. 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn dịnh tổ chức: (1’) 
II. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
? Thế nào là tôn sư trọng đạo? Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? (1hs) 
? Cần rèn luyện ntn để có lòng tôn sư trọng đạo? Liên hệ bản thân(1H) 
- GV kiểm tra BT c (20), chữa BT. - GV nhận xét ghi điểm. 
III. Bài mới: Giới thiệu bài: (2’) GV kể chuyện bó đũa. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1 (8’) 
Tìm hiểu truyện đọc: Đoàn kết tương trợ. 
- GV hướng dẫn học sinh phân vai. 
- GV hướng dẫn HS đàm thoại. 
? Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã 
gặp phải khó khăn gì? 
? Khi thấy công việc của lớp 7A chưa 
hoàn thành, Bình lớp trưởng 7B sang gặp 
Hoà lớp trưởng 7A nói gì? 
? Trước câu nói và việc làm của lớp 7B, 
lớp trưởng 7B tỏ thái độ như thế nào? 
? Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể 
hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp. 
Hoạt động 2: HS tự liên hệ. 
? Kể lại một câu chuyện trong lịch sử 
hoặc trong cuộc sống nói về tinh thần 
đoàn kết, tương trợ. 
- HS kể. 
I. Truyện đọc: 
Đoàn kết tương trợ 
- Khó khăn: Khu đất khó làm, có nhiều 
mô đất cao, rễ chằng chịt, lớp có nhiều 
bạn nữ. 
Ngừng tay.... cùng làm. 
Xúc động. 
Các cậu nghĩ một lúc sang bên bọn mình 
ăn cam, ăn mía rồi cùng làm. 7B lấy mía, 
cam cho 7A ăn. 
- Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và 
Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch. 
Không khí vui vẻ, thân mật. 
- Cảm ơn các cậu đã giúp đỡ bọn mình. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 15
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
- GV nhận xét và kết luận: Đoàn kết 
tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành 
công. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra khái 
niệm. 
? Đoàn kết là gì? 
? Tương trợ là gì? 
? Vì sao cần đoàn kết, tương trợ. 
- HS thảo luận nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến. 
- GV nhận xét, kết luận. 
? Cần đoàn kết, tương trợ như thế nào? 
- HS trả lời, GV nhận xét, rút ra bài học 
thực tiễn. 
? Giải thích câu tục ngữ: 
- Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. 
- Dân ta có một chữ đồng. 
Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng 
lòng. 
? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về 
đoàn kết tương trợ. 
? Ngược lại với đoàn kế, tương trợ là gì 
và hậu quả của nó? 
- GV: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm BT. 
- HS trả lời câu hỏi a, b, c. 
- HS chơi TC: Xữ lý các tình huống. 
+ Các tổ bốc thăm tình huống. 
+ Các tổ suy nghĩ (1’) 
+ Đại diện tổ trình bày (2’) 
+ GV nhận xét, ghi điểm. 
II. Bài học. 
1, Khái niệm. 
- Đoàn kết: Hợp lực, chung sức, chung 
lòng thành một khối để cùng làm một việc 
nào đó. 
- Tương trợ: Thông cảm, chia sẽ, giúp đỡ 
( Sức lực, tiền của ) 
Tương trợ hay hổ trợ, trợ giúp. 
2, ý nghĩa: 
- Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác 
với mọi người xung quanh. 
- Được mọi người yêu quý. 
- Là truyền thống quý báu của dân tộc. 
3, Rèn luyện đoàn kết, tương trợ. 
- Tinh thần đoàn kết, tập thể, hợp quần. 
- Sức mạnh, đoàn kết, nhất trí đảm bảo 
mọi thắng lợi thành công. 
- Không chung lòng, chung sức, không 
giúp đỡ nhau làm việc. 
Đoàn kết >< chia rẽ. 
Tương trợ >< ích kỉ 
III. Bài tập: 
a. Nếu em là Thuỷ, em sẻ giúp Trung ghi 
lại bài, thăm hỏi, động viên bạn. 
b. Không đồng tình với việc làm của 
Tuấn. 
c. Hai bạn góp sức cùng làm bài là không 
được. Giờ kiểm tra phải tự làm lấy. 
IV. Củng cố: 
- Học sinh thi hát các bài hát có nội dung về đoàn kết, tương trợ. 
- GV kết luận: Đoàn kết là đức tính cao đẹp. Biết sống đoàn kết tương trợ giúp ta vượt 
qua mọi khó khăn tạo nên sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là truyền thống quý 
báu của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta cần rèn 
luyện mình, biết sống đoàn kết, tương trợ, phê phán sự chia rẽ. 
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học kĩ bài, làm bài tập d (22) . 
GIÁO ÁN: GDCD 7 16
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
- Đọc trước truyện: “ Hãy tha lỗi cho em”. 
Ngay soan: 9/10/2011 
Ngày dạy : 10-14/10/2011 
TIẾT 8 - BÀI 8: KHOAN DUNG 
A. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu thế nào là khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp; 
hiểu ý nghĩa cỉa lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để có lòng khoan 
dung. 
2,Kỹ năng: 
- Rèn cho HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tử tế 
với mọi người, sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn. 
3, Thái độ: 
- Rèn cho HS quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp 
hòi. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: 
- SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ. 
- Phiếu trắc nghiệm Đ- S 
- Tranh ảnh, câu chuyện liên quan 
2, HS: SGK, đọc trước bài ở nhà , sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương . 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn dịnh tổ chức: 
II. Bài cũ (5’) 
- GV trả, chữa bài kiểm tra, nhận xét. 
III. Bài mới: Giới thiệu bài: 
- GV nêu tình huống < Ghi trên bảng phụ >. 
Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi được bạn bè yêu mến. 
Hà ghen tức và thường nói xấu Hoa với mọi người. 
Nếu là Hoa, em sẽ cư xử như thế nào đối với Hà? 
- 3HS trả lời. 
- GV dẫn dắt vào bài mới. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu 
truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em. 
- HS đọc truyện theo lối phân vai. 
- HS thảo luận cá nhân. 
? Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô 
giáo như thế nào? 
? Cô giáo Vân đã có thái độ như thế nào 
trước thái độ của Khôi? 
I. Truyện đọc: 
Hãy tha lỗi cho em. 
1, Thái độ của Khôi: 
- Lúc đầu: Đứng dậy, nói to. 
2, Cô Vân: Đứng lặng người, mắt chớp, 
mặt đỏ ® tái, rơi phấn, xin lỗi HS. 
- Cô tập viết. 
- Tha lỗi cho HS. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 17
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
? Thái độ của Khôi sau đó như thế nào? 
? Vì sao Khôi có sự thay đổi đó? 
? Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ 
của cô Vân? 
? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện 
trên? 
Hoạt động 2: HS thảo luận theo 4 nhóm: 
Nhóm 1: Vì sao cần phải có lắng nghe và 
chấp nhận ý kiến người khác? 
- Tránh hiểu lầm, không gây sự bất hoà, 
không đối xử nghiệt ngã với nhau, tin 
tưởng và thông cảm với nhau, sống chân 
thành, cởi mở. 
Nhóm 2: Làm thế nào đẻ hợp tác nhiều 
hơn với các bạn trong việc thực hiện 
nhiệm vụ ở lớp, trường. 
- Tin bạn, chân thành, cởi mở với bạn, 
lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, 
góp ý chân thành, không ghen ghét, định 
kiến, đoàn kết với ban bè. 
N3: Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu 
lầm, xung đột? 
- Ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải 
thích, tạo điều kiện, giảng hoà. 
N4: Khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự 
như thế nào? 
- Tìm nguyên nhân, giải thích, góp ý, tha 
thứ và thông cảm, không định kiến. 
- Các nhóm trình bày ý kiến. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
- GV kết luận: Bước đầu tiên, quan trọng 
để hướng tới lòng khoan dung là biết lắng 
nghe người khác, chấp nhận điểm khác 
biệt của nhau. Nhờ có lòng khoan dung 
cuộc sống trở nên lành mạnh, dễ chịu. 
Hoạt động 3: 
Tìm hiểu nội dung bài học. 
? Thế nào là lòng khoan dung? 
?ý nghĩa của lòng khoan dung? 
- Sau đó: Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, 
giọng nghèn nghẹn, xin lỗi cô. 
- Chứng kiến cảnh cô tập viết 
- Cô Vân kiên trì, có lòng khoan dung, độ 
lượng. 
=> Bài học: 
Không nên vội vàng, định kiến khi nhận 
xét người khác. 
- Biết chấp nhận và tha thứ cho người 
khác. 
II. Bài học: 
1, Khái niệm: 
- Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha 
thứ. 
- Tôn trọng và thông cảm với người khác. 
2, ý nghĩa: 
- Là một đức tính quý báu của con người. 
- Người có lòng khoan dung luôn được 
GIÁO ÁN: GDCD 7 18
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
? Cần phải làm gì để có lòng khoan dung? 
? Em hiểu câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi 
không ai đánh kẻ chạy lại” như thế nào? 
- HS trình bày. 
- GV nhận xét, kết luận. 
Hoạt động 4: HS làm bài tập cá nhân. 
HS làm bài tập vào phiếu học tập. 
Đánh dấu x vào ô tương ứng: 
a, Nên tha thứ lỗi nhỏ cho bạn. 
b, Khoan dung là nhu nhược. 
c. Cần biết lắng nghe ý kiến của người 
khác. 
d, Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn. 
đ, Khoan dung là cách đối xữ đúng đắn 
khôn ngoan. 
e, Không nên chấp nhận tất cả mọi ý kiến, 
quan điểm của người khác. 
g, Khoan dung là không công bằng. 
- HS trình bày bài làm. 
- GV nhận xét. 
- HS làm bài tập b. 
mọi người yêu mến tin cậy. 
- Quan hệ của mọi người trở nên lành 
mạnh, dể chịu. 
3, Rèn luyện để có lòng khoan dung. 
- Sống cởi mở, gần gũi với mọi người. 
- Cư xử chân thành, cởi mở. 
- Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của 
người khác. 
III. Bài tập: 
Câu đúng: a, c, d, đ, e. 
Hành vi thể hiện lòng khoan dung là: (1), 
(5), (7). 
IV. Củng cố: 
- GV tóm tắt nội dug bài học. 
- HS chơi sắm vai bài tập c, d. 
- GV nhận xét, ghi điểm 
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Làm bài tập: a, đ ( 25, 26). 
- Thường xuyên rèn luyện để có lòng khoan dung. 
- Học kĩ bài. 
- Chẩn bị: Đọc trước bài 9. 
Gia đình văn hoá là gia đình như thế nào? 
Tìm những việc làm góp phần XD gia đình văn hoá. Học sinh tham gia như thế nào? 
GIÁO ÁN: GDCD 7 19
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Ngay soan: 16/10/2011 
Ngày dạy : /10/2011 
TIẾT 9 
KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT 
A. Mục tiêu: 
1, Kiến thức: - HS nắm chắc các kiến thức đã học về sống giản dị, yêu thương con 
người, tôn sư trọng đạo và đoàn kết, tương trợ. 
2,Kỹ năng:- Trình bày nội dung kiến thức rõ ràng, khoa học, chữ viết sạch sẽ. 
3, Thái độ:- Rèn thói quen tự lập, trung thực trong giờ kiểm tra. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: - Đề kiểm tra. 
2, HS: - Học kĩ bài đã học. 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn định tổ chức: 
II. Bài mới: 
1, GV nhắc nhở HS trước lúc làm bài. 
2, GV phát đề cho HS 
3, HS làm bài. 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Nội dung kiến thức cần kiểm tra 
Các cấp độ tư duy Kiểu đề 
Nhậ n 
Thôn 
Vận 
Trắc 
Tự 
điểm 
biết 
g hiểu 
dụng 
nghiệm 
luận 
Sống giản dị X X X 0,5 điểm 
Trung thực X X X X 0.5 điểm 
Tự trọng X X 1,0 điểm 
Đạo dức và kỉ luật X X X 1,0 điểm 
Yêu thương con người. X X X 2,5 điểm 
Tôn sư trọng đạo. X X X 4,5 điểm 
Số câu 5 2 1 5 3 
Số điểm 2,5 3,5 2 3,0 7,0 10điểm 
Tỉ lệ 25% 35% 20% 3,0% 70% 
Đề ra (Đề chẵn) 
I./ Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái trước câu mà em cho trả lời đúng (3,0đ) 
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị? (0,5đ) 
a. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ khó hiểu. 
b. Nói năng cộc lốc, trống không. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 20
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
c. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. 
Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực. (0,5đ) 
a. Quay cóp trong kiểm tra., thi cử. 
b. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. 
c. Nhận lỗi thay cho bạn 
Câu 3: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng tự trọng? (0,5đ) 
a. Chết vinh hơn sống nhục. 
b. Đói cho sạch, rách cho thơm 
c. Cây ngay không sợ chết đứng. 
d. Tất cả đều đúng 
Câu 4:: Hành vi nào sau đây cần phải phê phán? (1,0đ) 
a. Xé bài kiểm tra khi bị điểm kém 
b. Chép bài hộ cho bạn khi bạn bị ốm 
c. Đi xe đạp trong sân trường. 
d. Ý a-c đúng 
Câu5: Hành vi nào sau đây vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật? (0,5đ) 
a. Không nói chuyện riêng trong giờ học. 
b. Quay cóp trong khi kiểm tra 
c. Luôn giúp đỡ bạn khi khó khăn 
d. Ý a và c đúng 
II./ Tự luận (7,0đ) 
Câu 1: Em hiểu thế nào là yêu thương con người? kể ba việc làm cụ thể của em thể 
hiện sự yêu thương giúp đỡ mọi người. 
Câu 2: Thế nào là tôn sư trọng đạo? Tìm bốn câu ca dao-tục ngữ nói về tôn sư trong 
đạo. 
Câu 3 : Nêu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? Tìm 2 biểu hiện thể hiện tôn sư trọng đạo. 
Đáp án và hướng dẫn chấm 
I./ Trắc nghiệm ( 3,0đ) 
1-c 2-b 3-d 4-d 5-d 
II./ Tự luận (7,0đ) 
Câu 1: (2,5đ)- Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp 
cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn (1,0đ ) 
- Nêu ít nhất 3 việc làm (1,5đ) 
Câu 2: (3đ) - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng , kính yêu và biết ơn đối với những 
người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi, 
- Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy đã 
dạy cho mình (1đ) 
- Nêu ít nhất bốn câu ca dao (2,0đ) 
Câu 3: - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần 
phát huy.(5,0đ) 
- Tìm 2 biểu hiện (1đ) 
GIÁO ÁN: GDCD 7 21
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Đề ra (Đề lẽ) 
I./ Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái trước câu mà em cho trả lời đúng (3,0đ) 
Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực. (0,5đ) 
a. Quay cóp trong kiểm tra., thi cử. 
b. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. 
c. Nhận lỗi thay cho bạn 
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị? (0,5đ) 
a. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ khó hiểu. 
b. Nói năng cộc lốc, trống không. 
c. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. 
Câu 3: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng tự trọng? (0,5đ) 
d. Chết vinh hơn sống nhục. 
e. Đói cho sạch, rách cho thơm 
f. Cây ngay không sợ chết đứng. 
d. Tất cả đều đúng 
Câu 4: Hành vi nào sau đây vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật? (0,5đ) 
d. Không nói chuyện riêng trong giờ học. 
e. Quay cóp trong khi kiểm tra 
f. Luôn giúp đỡ bạn khi khó khăn 
g. Ý a và c đúng 
Câu5: Hành vi nào sau đây cần phải phê phán? (0,5đ) 
d. Xé bài kiểm tra khi bị điểm kém 
e. Chép bài hộ cho bạn khi bạn bị ốm 
f. Đi xe đạp trong sân trường. 
d. Ý a-c đúng 
II./ Tự luận (7,0đ) 
Câu 1: Em hiểu thế nào là yêu thương con người? kể ba việc làm cụ thể của em thể 
hiện sự yêu thương giúp đỡ mọi người. 
Câu 2: Thế nào là tôn sư trọng đạo? Tìm 4 câu ca dao-tục ngữ nói về tôn sư trong đạo. 
Câu 3 : Nêu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? Tìm 2 biểu hiện thể hiện tôn sư trọng đạo. 
Đáp án và hướng dẫn chấm (Đề lẽ) 
I./ Trắc nghiệm ( 3,0đ) 
1-b 2-c 3-d 4-d 5-d 
II./ Tự luận (7,0đ) 
Câu 1: (2,5đ) - Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp 
cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn (1,0đ ) 
- Nêu ít nhất 3 việc làm (1,5đ) 
Câu 2: (3đ) - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng , kính yêu và biết ơn đối với những người 
làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi, 
GIÁO ÁN: GDCD 7 22
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
- Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy đã 
dạy cho mình (1đ) 
- Nêu ít nhất bốn câu ca dao (2,0đ) 
Câu 3: - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần 
phát huy.(0,5đ) 
- Tìm 2 biểu hiện (1đ) 
Ngay soan: 16/10/2011 
Ngày dạy : /10/2011 
TIẾT 10 - BÀI 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ(T1) 
A. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: - Giúp HS bước đầu hiểu nội dung của việc xây dựng gia đình văn hoá; 
2, Kỹ năng: - HS phân biệt được các biểu hiện đúng, không đúng của các gia đình 
trong việc XD nếp sống văn hoá. 
3, Thái độ: 
- Quý trọng gia đình, bước đầu thấy được bổn phận của mình trong việc XD gia đình 
văn hoá. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy. 
- Tranh về gia đình, phiếu học tập cá nhân. 
2, HS: - Đọc kĩ bài. 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn định tổ chức: 
II. KT Bài cũ (5’) (2 em) 
1, Thế nào là khoan dung? Vì sao phải khoan dung? 
2, Em đã làm gì để có lòng khoan dung? 
- GV chữa bài tập a, đ. 
III. Bài mới (32’) : Giới thiệu bài (2’) 
- GV nêu tình huống : Tối thứ bảy cả gia đình Mai đang trò chuyện sau bữa cơm tối thì 
bác tổ trưởng tổ dân phố đến chơi. Bố mẹ vui vẻ mời bác ngồi, Mai lễ phép chào bác. 
Sau một hồi trò chuyện, bác đứng lên đưa cho mẹ Mai giấy chứng nhận gia đình văn 
hoá và dặn dò, nhắc nhở gia đình Mai cố gắng giữ vững danh hiệu đó. Khi bác tổ 
trưởng ra về, Mai vội hỏi mẹ: “ Mẹ ơi gia đình văn hoá có nghĩa là gì hả mẹ?” 
Để giúp bạn Mai và các em hiểu như thế nào là gia đình văn hoá, chúng ta cùng tìm 
hiểu bài học hôm nay. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1 (13’) 
Phân tích truyện: Một gia đình văn hoá. 
- HS đọc thầm truyện. 
- HS thảo luận nhóm: 
N1: Gia đình cô Hoà có mấy người? 
Thuộc gia đình như thế nào? 
N2: Đời sống tinh thần của cô Hoà ra sao? 
I. Truyện đọc: 
Một gia đình văn hoá. 
- 3 người. 
Là một gia đình văn hoá tiêu biểu. 
+ Mọi người chia sẻ lẫn nhau. 
+ Đồ đạc sắp xếp ngăn nắp. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 23
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
N3: Gia đình cô Hoà cư xử như thế nào 
đối với bà con hàng xóm láng giềng? 
N4: Gia đình cô Hoà đã làm tốt nhiệm vụ 
công dân như thế nào? 
-> GV chốt lại: 
Gia đình cô Hoà là một gia đình văn hoá 
tiêu biểu, thể hiện qua đời sống gia đình 
cô, qua cư xử và việc làm của gia đình cô. 
? Gia đình em có phải là gia đình văn hoá 
không? 
Hoạt động 2: (17’) 
Phát triển nhận thức của HS về quan hệ 
giữa đời sống vật chất và đời sống tinh 
thần của gia đình. 
? Tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn 
hoá? 
? Em hãy kể về một số gia đình ở địa 
phương em trong việc XD gia đình VH. 
+ Gia đình không giàu nhưng vui vẻ, đầm 
ấm, hạnh phúc. 
+ Gia đình giàu nhưng không hạnh phúc. 
+ Gia đình bất hạnh vì nghèo. 
+ Gia đình bất hoà vì thiếu nền nếp gia 
phong. 
- HS kể và từng loại gia đình. 
- HS nhận xét 
- GV kết luận: Nói đến gia đình văn hoá 
là nói đến đời sống vật chất và tinh thần. 
Đó là sự kết hợp hài hoà tạo nên gia đình 
hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên 
xã hội ổn định, văn minh. 
+ Không khí đầm ấm, vui vẻ. 
+ Mọi người chia sẻ vui buồn với nhau. 
+ Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn. 
+ Tú là học sinh giỏi, cô chú là CSĐT. 
- Quan tâm giúp đỡ lối xóm. 
- Tích cực giúp đỡ người ốm đau, bệnh 
tật. 
- Tích cực xây nếp sống văn hoá ở khu 
dân cư. 
- Vận động bà con làm vệ sinh môi 
trường. 
- Chống các tệ nạn xã hội. 
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo 
luận. 
* Tiêu chuẩn gia đình văn hoá: 
- Thực hiện xây dựng kế hoạch hoá gia 
đình. 
- Xây dựng gia đình hoà thuận tiến bộ, 
hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh. 
- Đoàn kết với cộng đồng. 
- Thực hiện tốt nghiã vụ công dân. 
IV. Củng cố: (5’) 
? Gia đình em thực hiện tiêu chuẩn của gia dình văn hoá như thế nào? 
V. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) 
? Tìm hiểu các tiêu chuẩn cụ thể của gia đình văn hoá tại địa phương. 
?Em cần làm gì để xây dựng gia đình văn hoá? 
? Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì? 
GIÁO ÁN: GDCD 7 24
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
? Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia 
đình văn hoá? 
? Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng 
gia đình và toàn xã hội? 
Ngay soan: 23/10/2011 
Ngày dạy : /10/2011 
Tiết 11 Bài 9: xây dựng gia đình văn hoá (Tiết 2) 
A. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: - Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá; hiểu mối 
quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống gia đình; hiểu bổn phận và 
trách nhịêm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá. 
2, Kỹ năng: - Giúp HS biết giữ gìn danh dự gia đình, biết tránh những thói hư, tật xấu 
có hại, thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần xây dựng gia đình văn hoá. 
3, Thái độ: - Tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, mong muốn tham gia 
xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài. 
2, HS: - Làm BTVN. 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn định tổ chức 
II.KTBC 
Câu 1: Nêu các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá? 
Câu 2: Để có một gia đình văn hoá, theo em tình cảm của các thành viên trong gia 
đình, sinh hoạt văn hoá tinh thần như thế nào ? 
- HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm. 
III. Bài mới : Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu và biết được các tiêu chuẩn của gia 
đình văn hoá. Để hiểu được ý nghĩa của việc XD gia đình VH; bổn phận và trách 
nhiệm của các thành viên trong gđ ra sao trong công tác này, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp 
bài học 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1: HS tự liên hệ 
và rút ra bài học rèn luyện 
- HS thảo luận theo nhóm bàn: 
1. Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng 
gia đình văn hoá ở địa phương em là gì? 
* Tiêu chuẩn cụ thể: 
- Sinh đẻ có kế hoạch. 
- Nuôi con khoa học, ngoan ngoãn. 
- Lao động, xây dựng kinh tế gia đình ổn 
định. 
- Bảo vệ môi trường. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 25
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
Hoạt động 2:Rút ra bài học. 
1. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành 
viên trong gia đình trong việc xây dựng 
gia đình văn hoá? 
2. Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa 
như thế nào đối với mỗi người, đối với 
từng gia đình và toàn xã hội? 
3. Con cái có thể tham gia xây dựng gia 
đình văn hoá không? Nếu có thì tham gia 
như thế nào? 
- HS các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. 
GV nhận xét, kết luận. 
Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân. 
- Mục tiêu: Phát triển thái độ đối với 
KHH gia đình và vai trò của TE trong GĐ 
- GV phát phiếu, HS làm bài tập d (29) 
- GV KL: Sự cần thiết phải thực hiện 
KHHGĐ và phê phán những quan niệm 
lạc hậu: Coi trọng con trai, tính gia 
trưởng, độc đoán, không biết tổ chức quản 
lý trong gia đình. 
Hoạt động 4:Luyện tập 
- HS làm bai tập: e. 
- HS chơi trò chơi: Tự xây dựng tình 
huống và sắm vai. 
TH1: Khi bố mẹ gặp chuyện buồn 
TH2: Khi có sự bất hoà 
TH3: Gia đình bất hạnh vì con cái đông, 
túng thiếu 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
- Thực hiện tốt nghĩa vụ của địa phương, 
nhà nước 
- Hoạt động từ thiện. 
- Tránh xa, bài trừ tệ nạn xã hội. 
II. Nội dung bài học: 
1. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành 
viên: 
- Thực hiện tốt 
- Sống giản dị, lành mạnh. 
- Không sa vào tệ nạn XH 
2. í nghĩa: 
- Gia đình thực sự là tổ ấm -> nuôi 
dưỡng , giáo dục con người. 
- Gia đình bình yên->xã hội ổn định. 
- Góp phần xây dựng xã hội văn minh, 
tiến bộ. 
3. Học sinh tham gia: 
- Chăm ngoan, học giỏi. 
-Kính trọng, giúp đỡ mọi người trong GĐ, 
thương yêu anh chi em 
- Không đua đòi, ăn chơi. 
- Không làm tổn hại danh dự gia đình 
III. Bài tập: 
IV. Củng cố: 
- HS tự liên hệ, đánh giá việc góp phần xây dựng gia đình văn hoá của bản thân. 
? Những việc em đã làm để góp phần xây dựng gia đình văn hoá? 
? Những việc em dự kiến sẽ làm? 
? Tìm các câu ca dao, tục ngữ VN có liên quan đến chủ đề bài học? 
- Thà rằng ăn bát cơm rau - Thuyền không bánh lái thuyền quày 
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời Con không cha mẹ, ai bày con nên 
GIÁO ÁN: GDCD 7 26
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
- Cây xanh thì lá cũng xanh - Con người có bố có ông 
Cha mẹ hiền lành để đức cho con Như cây có cội như sông có nguồn 
* Trên kính, dưới nhường 
- GV tóm tắt nội dung bài học. 
IV. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Làm BT: b (29) Trong gia đình mỗi người đều có những thói quen và sở thích khác 
nhau, làm thế nào để có được sự hoà thuận? 
Ngay soan: 6/11/2011 
Ngày dạy : 8-10/11/2011 
TIẾT 12 
BÀI 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 
TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ(T1) 
A. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, 
dòng họ . 
2, Kỹ năng: 
- Giúp HS biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ cần phát huy và 
những tập tục lạc hậu cần xoá bỏ; phân biệt hành vi đúng sai đối với truyền thống của 
gia đình, dòng họ; biết tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để gìn giữ và 
phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
3, Thái độ: 
- Rèn cho HS biết trân trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng 
họ. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: 
- Tranh ảnh, câu chuyện, tục ngữ về truyền thống gia đình, dòng họ. 
2, HS: - Đọc kĩ bài ở nhà. 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn định tổ chức: 
II.KTBC 
HS1: Thế nào là gia đình văn hoá? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hoá? 
HS2: Trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn 
hoá? Liên hệ bản thân. 
- GV chữa bài tập b. 
III. Bài mới :Giới thiệu bài: (2’) 
GIÁO ÁN: GDCD 7 27
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
- Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài 
của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng 
xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
Vậy trong một gia đình, dòng họ của chúng ta có những TT tốt đệp nào ? Việc 
giữ gìn và phát huy nó ra sao ? ...Chúng ta sẽ làm rõ qua bài học hôm nay. 
- GV giới thiệu ảnh về gia đình, dòng họ. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
Hoạt động 1 
Tỡm hiểu truyện đọc: 
- 1HS đọc diễn cảm câu truyện. 
- HS thảo luận nhóm: 
Câu 1 Sự lao động cần cù và quyết tâm 
vượt khó của 
mọi người trong gia đình trong truyện đọc 
thể hiện qua những tình tiết nào? 
Câu 2: Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đạt 
được là gì? 
Câu 3: Những việc làm nào chứng tỏ nhân 
vật "Tôi" đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp 
của gia đình? 
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. 
- Cả lớp quan sát, nhận xét. 
? Việc làm của gia đình trong truyện thể 
hiện đức tính gì? 
- GV kết luận: Sự lao động mệt mỏi của 
các thành viên trong truyện nói riêng, của 
nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng 
để chúng ta hiểu rằng không bao giờ ỷ lại 
hay chờ vào người khác mà phải đi lên từ 
sức lao động của chính mình. 
Hoạt động 2: HS liờn hệ truyền 
thống của gia đỡnh dũng họ: 
? Em hãy kể lại những truyền thống tốt 
đẹp của gia đình mình? 
- HS phát biểu, GV ghi bảng. 
? Có phải tất cả các truyền thống cần phải 
giữ gìn và phát huy. 
- Giữ gìn, bảo vệ những giá trị trong TT 
của gia đình, dòng họ; Tự hào, biết ơn-> 
thấy được trách nhiệm của mình trước gia 
đình, dòng họ. 
- Tiếp thu cái mới, gạt bỏ cái lạc hậu, bảo 
thủ, không còn phù hợp; 
I. Truyện đọc: 
Truyện kể từ trang trại. 
- Hai bàn tay cha và anh trai tôi 
dày lên, chai sạn vì phải cày, cuốc đất, bất 
kể thời tiết khắc nghiệt không bao giờ rời 
“Trận địa” 
- Biến quả đồi thành trang trại kiểu 
mẫu, có hơn 100 ha đất đai màu mỡ; trồng 
bạch đàn, hoè, mía, cây ăn quả; nuôi bò, 
dê, gà. 
- Sự nghiệp nuôi trồng của tôi bắt đầu từ 
chuồng gà bé nhỏ. 
- 10 gà con đến 10 gà mái đẻ. 
- Tiền có được mua sách vở. 
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp 
của gia đình, dòng họ. 
VD: Nghề đan mây tre, đúc đồng, thuốc 
nam, truyền thống hiếu học, may áo dài, 
quê em là xứ sở của làn điệu dân ca. 
II. Nội dung bài học: 
1. Giữ gìn và phát huy TT tốt đẹp của 
gia đình , dòng họ là: 
- Bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ 
thêm truyền thống. 
- Biết ơn những người đi trước và sống 
xứng đáng với những gì được hưởng ,<=> 
Đạo lý người VN 
IV. Củng cố 
GIÁO ÁN: GDCD 7 28
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
- HS giải thích câu tục ngữ sau: 
+ Cây có cội, nước có nguồn. 
+ Chim có tổ, người có tông. 
+ Giấy rách phải giữ lấy lề 
V. Hướng dẫn HS học ở nhà (3’). 
- Làm bài tập còn lại ở SGK. 
- Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện, tục ngữ, ca dao về truyền thống gia đình, dòng họ. 
Ngay soan: 7/11/2011 
Ngày dạy : 14-15/11/2011 
TIẾT 13 
BÀI 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG 
TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ(T2) 
A. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: 
- ý nghĩa của nó; hiểu bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìnvà 
phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
2, Kỹ năng: 
- Giúp HS biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ cần phát huy và 
những tập tục lạc hậu cần xoá bỏ; phân biệt hành vi đúng sai đối với truyền thống của 
gia đình, dòng họ; biết tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để gìn giữ và 
phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 
3, Thái độ: 
- Rèn cho HS biết trân trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng 
họ. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: 
- Tranh ảnh, câu chuyện, tục ngữ về truyền thống gia đình, dòng họ. 
2, HS: - Đọc kĩ bài ở nhà. 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn định tổ chức: 
II.KTBC 
HS1: Thế nào là gia đình văn hoá? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hoá? 
HS2: Trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn 
hoá? Liên hệ bản thân. 
- GV chữa bài tập b. 
III. Bài mới :Giới thiệu bài: (2’) 
GIÁO ÁN: GDCD 7 29
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
- Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài 
của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng 
xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
Vậy trong một gia đình, dòng họ của chúng ta có những TT tốt đệp nào ? Việc 
giữ gìn và phát huy nó ra sao ? ...Chúng ta sẽ làm rõ qua bài học hôm nay. 
- GV giới thiệu ảnh về gia đình, dòng họ. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
? Khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia 
đình, dòng họ, em có cảm xúc gì? 
- HS tự nêu cảm xúc. 
- GV kết luận: Nhiều gia đình, dòng họ có 
truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và 
phát huy. Muốn phát huy truyền thống đó, 
trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của 
truyền thống đó. 
? Cần phải làm gì và không nên làm gì để 
phát huy truyền thống tốt đẹp của gia 
đình, dòng họ. 
Hoạt động3: Thảo luận: 
- HS thảo luận theo bàn. 
? Giữ gìn và phát huy truyền thống là gì? 
? Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh 
hưởng đến mỗi con người trong gia đình, 
dòng họ như thế nào? 
? Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền 
thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? 
Hoạt động 4: Luyện tập. 
- GV đưa bài tập c(32) 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS làm BT vào phiếu. 
- 1HS trình bày phiếu. GV chấm 5 phiếu. 
II. Nội dung bài học: 
1. Giữ gìn và phát huy TT tốt đẹp của 
gia đình , dòng họ là: 
2. ý nghĩa 
- Tạo ra sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau 
vươn lên tiếp nối 
làm rạng rỡ thêm truyền thống. 
- Tăng thêm sức mạnh, làm phong 
phú TT , bản sắc dân tộc. 
3. Bổn phận, trách nhiệm của mỗi 
người 
- Chúng ta phải trân trọng, tự hào; sống 
trong sạch, lương thiện; - Không bảo thủ, 
lạc hậu, không coi thường hoặc làm tổn 
hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ; 
- Biết làm cho những TT đó được rạng rỡ 
hơn bằng chính sự trưởng thành, thành đạt 
trong học tập, lao động, công tác của mỗi 
người. 
III. Bài tập: 
- Đáp án đúng: 1, 2, 5. 
IV. Củng cố 
- GV tổng kết: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống 
tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ chúng ta hôm hay 
GIÁO ÁN: GDCD 7 30
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
đã và đang kế tiếp truyền thống ông cha ngày trước. Lấp lánh trong trái tim chúng ta là 
hình ảnh “Dân tộc Việt Nam anh hùng”. Chúng ta cần phải ra sức học tập, tiếp bước 
truyền thống của nhà trường, của bao thế hệ học sinh, thầy cô để xây dựng trường 
chúng ta đẹp hơn. 
V. Hướng dẫn HS học ở nhà (3’). 
- Làm bài tập còn lại ở SGK. 
- Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện, tục ngữ, ca dao về truyền thống gia đình, dòng họ. 
Ngay soan: 20/11/2011 
Ngày dạy : 21-22/11/2011 
TIẾT 14 - BÀI 11: TỰ TIN 
A. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu thế nào là tự tin và ý nghĩa thế nào là tự tin trong cuộc sống, hiểu 
cách rèn luyện để trở thành một người có lòng tự tin. 
2,Kỹ năng: - Giúp HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và 
những người xung quanh; biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong 
những công việc của bản thân. 
3, Thái độ: 
- Hình thành ở HS tính tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên, kính trọng những 
người có tính tự tin, ghét thói a dua, ba phải. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: Soạn bài, câu chuyện về tự tin, phiếu học tập. 
2, HS: - Đọc trước bài 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ 
? Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? ý nghĩa? 
III. Bài mới :Giới thiệu bài: 
- GV cho HS giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. 
(Khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn, thử thách, không nản 
lòng, chùn bước.) 
GV: Lòng tự tin sẽ giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm nên sự nghiệp 
lớn. Vậy tự tin là gì? Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 
học hôm nay. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
*Hoạt động 2: (11’) 
Tìm hiểu truyện đọc: “Trịnh Hải Hà và 
I. Truyện đọc: 
Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin - ga - 
GIÁO ÁN: GDCD 7 31
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
chuyến du học Xin - ga - po. 
- 1HS đọc diễn cảm chuyện. 
- HS thảo luận 3 nhóm: 
N1: Bạn Hà đọc tiếng Anh trong điều 
kiện, hoàn cảnh như thế nào? 
N2: Bạn Hà được đi học nước ngoài là do 
đâu? 
N3: Biểu hiện của sự tự tin của bạn Hà? 
- Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. 
GV nx, chốt ý. 
- GV hướng dẫn học sinh liên hệ. 
? Nêu một việc làm mà bạn trong nhóm 
em đã hành động một cách tự tin. 
? Kể một việc làm do thiếu tự tin nên đã 
không hoan thành công việc. 
- HS trình bày. 
- GV nx, KL: 
* Hoạt động 2: (10’) Rút ra bài học. 
? Tự tin là gì? 
? ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? 
? Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? 
*Hoạt động 3: (9’) Luyện tập. 
GV: Chuẩn bị bài ở bảng phụ. 
- HS thảo luận theo phiếu cá nhân. 
- HS thảo luận. 
- HS trình bày. 
- GV nhận xét. 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập b(34). 
po. 
1, Điều kiện, hoàn cảnh. 
- Góc học tập là căn gác nhỏ ỏ ban công, 
giá sach khiêm tốn, máy catset cũ kĩ. 
- Chỉ học ở SGK, sách nâng cao, học theo 
chương trình trên tivi. 
- Cùng anh trai nói chuyện với người 
nước ngoài. 
2, Bạn Hà đựơc du học là do: 
- Bạn Hà là một học sinh giỏi toàn diện. 
- Nói tiếng Anh thành thạo. 
- Vượt qua kì thi tuyển chọn của người 
Xin - ga - po. 
- Là người chủ động, tự tin trong học tập. 
3, Biểu hiện : 
- Tin tưởng vào khả năng của mình. 
- Chủ động trong học tập: Tự học. 
- Là người ham học. 
II. Nội dung bài học: 
1, Tự tin: 
Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ 
động trong mọi việc, dám tự quyết định và 
hành động một cách chắc chăn, không 
hoang mang, dao động. 
- Tự tin bằng cương quyết, dám nghĩ, dám 
làm. 
2, ý nghĩa: 
- Tự tin giúp con người có thêm sức 
mạnh, nghị lực, sáng tạo. 
3, Rèn luyện: 
- Chủ động, tự giác học tập, tham gia các 
hoạt động tập thể. 
- Khắc phục rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. 
III. Bài tập: 
- Đáp án: 1, 3, 4, 5, 6, 8. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 32
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
IV. Củng cố: (5’). 
? Để suy nghỉ và hành động 1 cách tự tin con người cần có phẩm chất và điều kiện gì? 
- HS phát biểu. 
- GV kết luận: Để tự tin con người cần kiên trì, tích cực, chủ động học tập không 
ngừng vươn lên, nâng cao nhận thức và năng lực để có khả năng hành động 1 cách 
chắc chắn. 
V. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) 
- Học thuộc nội dung bài. 
- Làm bài tập: a, c, d. 
- Ôn tập các nội dung đã học. 
- Chuẩn bị: Sưu tầm các loại biển báo giao thông đường bộ. 
Ngay soan: 27/11/2011 
Ngày dạy : 28-29/11/2011 
TIẾT 15 
ÔN TẬP HỌC KÌ I 
A. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: 
- Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học ở học kì I một cách chính xác, rõ ràng. 
2, Kỹ năng: 
- Rèn luyện cho HS cách trình bày các nội dung bài học chính xác, lưu loát. 
- Giúp HS thực hành nhận biết, ứng xử đúng với các chuẩn mực đạo đức. 
3, Thái độ: 
- Giúp HS có hành vi đúng và phê phán những biều hiện, hành vi trái với đạo đức. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: Soạn, nghiên cứu bài. 
- Câu hỏi thảo luận. 
- Tình huống. 
2, HS: - Xem lại các bài đã học. 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS (Bảng tóm tắt các 
bài học Bài 7, 8, 9, 10, 11) 
III. Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính 
*Hoạt động 1: HS chơi trò chơi “Hái 
hoa”. 
- HS hái hoa ( Trong các hoa đã viết các 
vấn đề đạo đức), chọn câu trả lời phù hợp. 
1. Thế nào là sống giản dị? 
- Sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh 
của gia đình, bản thân và xã hội. 
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn 
GIÁO ÁN: GDCD 7 33
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính 
2. Thế nào là trung thực? 
3. ý nghĩa của trung thực? 
4. Thế nào là đạo đức? 
5. Thế nào là kỉ luật? 
6. Thế nào là yêu thương con người? Vì 
sao phải yêu thương con người? 
7. Thế nào là tôn sư, trọng đạo? 
8. Em đã làm gì để thể hiện tinh thần tôn 
sư trọng đạo? 
9. Thế nào là đoàn kết tương trợ? 
10. Thế nào là khoan dung? 
11. Em đã rèn luyện như thế nào để có 
lòng khoan dung? 
12. Gia đình văn hoá là gia đình như thế 
nào? Em cần làm gì để góp phần xây 
dựng gia đình văn hoá? 
13.Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền 
thống tốt đẹp của gia đình? Dòng họ? 
14. Tự tin là gì? 
15. Em đã rèn luyện tính tự tin như thế 
nào? 
- HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV nhận xét 
cho điểm 1 số em. 
*Hoạt động 2: Nhận biết cỏc biểu hiện 
của cỏc chuẩn mực đạo đức. 
- GV nêu các biểu hiện khác nhau của 
các chuẩn mực đạo đức, HS lần lượt trả 
lời 
đó là biểu hiện của chuẩn mực đạo đức 
nào . 
*Hoạt động 3: Bài tập tỡnh huống: 
- SH thi giải quyết tình huống đạo đức. 
trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, 
thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc 
khuyết điểm. 
- Là đức tính cần thiết và quý báu của con 
người. Sống trung thực ® nâng cao phẩm 
giá, làm lành mạnh quan hệ xã hội, được 
mọi người tin yêu, kính trọng. 
- Quy định, chuẩn mực ứng xử giữa con 
người ® người, công việc, môi trường. 
- Quy định chung của cộng đồng, tổ chức 
xã hội buộc mọi người phải thực hiện. 
- Quan tâm, giúp đỡ, làm điều tốt đẹp cho 
người khác. 
-Là truyền thống quý báu của dân tộc. 
- Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô 
giáo, coi trọng và làm theo điều thầy dạy. 
- Thông cảm, chia sẻ, có việc làm cụ thể 
giúp đỡ người khác. 
- Thông cảm, tôn trọng, tha thứ cho người 
khác. 
- Hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện 
kế hoạch hoá gia đình. 
- Tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm 
truyền thống ấy. 
- Tin tưởng vào khả năng của bản thân. 
- Chủ động trong công việc, dám tự quết 
định và hành động một cách chắc chắn. 
- HS giải quyết tình huống. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 34
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính 
1. Tiết kiểm tra Sử hôm ấy, vừa làm xong 
bài thì Hoa phát hiện ra Hải đang xem tài 
liệu. Nếu em là Hoa thì em sẽ làm gì? 
2. Giờ ra chơi. Hà cùng các bạn nữ chơi 
nhảy dây ở sân trường, còn Phi cùng các 
bạn chơi đánh căng. Bỗng căng của Phi 
rơi trúng đầu Hà làm Hà đau điếng. 
Nếu em là Hà em sẽ làm gì? 
IV. Củng cố: 
- GV khái quát các nội dung cần nhớ. 
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Ôn lại các bài đã học. 
- Chuẩn bị kiểm tra học kì I. 
Ngay soan: 4/112/2011 
Ngày dạy : 5-6 /12/2011 TIẾT 16 
KIỂM TRA HỌC KÌ I 
A. Mục tiêu: 
1, Kiến thức: 
- HS nắm được các kiến thức về sống giản dị, tự trọng, trung thực, đạo đức và kỉ 
luật, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo và khoan dung. 
2, Kỹ năng: 
- Nhận biết, nhận xét, đánh giá các vấn đề liên quan các chuẩn mực dạo đức đã học. 
- Giải quyết được một số tình huống đạo đức thường gặp trong cuộc sống. 
3, Thái độ: 
- Tự giác, trung thực khi làm bài. 
- Có thói quen ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: Đề kiểm tra - Đáp án 
2, HS: - Học kĩ bài. 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số lớp. 
II. Kiểm tra: 
- GV nhắc nhở HS trước lúc kiểm tra. 
- GV phát đề kiểm tra. 
- HS làm bài. MA TRẬN ĐỀ:(Đề chẳn) 
Nội dung chủ đề Cấp độ tư duy 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 
Biểu hiện sống giản dị C1-1TN ( 0,5 
GIÁO ÁN: GDCD 7 35
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
điểm) 
Xây dựng gia đình văn 
hoá 
C2.1 TN ( 2 điểm) 
Biểu hiện tự tin C1-2 TN 
( 0,5 điểm) 
Yêu thương con ngưêi C1 TL 
( 1 ®iÓm) 
Đoàn kết tư¬ng trî C2 TL ( 3 ®iÓm) C©u 3 TL 
( 3 ®iÓm) 
Tổng điểm 1 điểm 6 điểm 3 điểm 
Đề ra: (Đề chẳn) 
I.Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) 
Câu1:( 1điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trớc câu trả lời đúng: 
1:Biểu hiện nào dới đây là sống giản dị. 
A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà 
B. Nói năng đơn giản dễ hiểu 
C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài. 
D. Sống hà tiện. 
2:Biểu hiện nào dưới đây là tự tin. 
A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. 
B. Lúc nào cũng giữ nguyên ý kiến riêng của mình. 
C. Tự giải quyết mọi việc, không cần hỏi ý kiến ai. 
D. Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. 
Câu 2:(2 điểm). Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai 
vào ô trống trong bảng sau: 
A. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc 
B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình 
C. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó 
là việc của ngời lớn 
D. Trong gia đình: Mỗi ngời chỉ cần hoàn thành công việc của mình 
là đủ. 
II. Phần tự luận: (7 điểm) 
Câu1:( 1 điểm) 
Em hãy cho biết thế nào là yêu thương con ngời? 
Câu 2: (3 điểm) 
Hiền và Quý là đôi bạn thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền 
lại chép bài của Quý. Quý nể bạn nên không nói gì. Em có tán thành với việc làm của 
Hiền và Quý không? Vì sao? 
Câu 3: (3 điểm) 
Em sẽ xử lý như thế nào trong tình huống sau: 
A. Trong lớp có một bạn nhà nghèo, không có đủ điều kiện học tập. 
B. Có một bạn ở tổ em bị ốm phải nghỉ học. 
GIÁO ÁN: GDCD 7 36
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
C. Có hai bạn ở lớp em cãi nhau và giận nhau. 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. (Đề chẵn) 
I.Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm 
Câu 1: 1.( 0,5 điểm) - Chọn ý B 
2.( 0,5 điểm) - Chọn ý D 
Câu 2: ( 2 điểm - Mỗi ý 0,5 điểm ) 
- Đúng: B, - Sai: A, C, D 
II. Phần tự luận: 7 điểm 
Câu1: (1điểm) 
Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người 
khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. 
Câu2: (3 điểm) 
- Không tán thành việc làm của hai bạn. (1 điểm) 
- Đoàn kết, theo đúng nghĩa của nó thì phải giúp nhau cùng tiến bộ. 
(0,5 điểm) 
- Trong trường hợp này, Hiền lợi dụng tình bạn để làm điều xấu. (0,5 điểm) 
- Quý nể nang, bao che cho bạn, làm bạn không tiến bộ được. (1 điểm) 
Câu 3:(3 điểm) 
A, Em không coi thường bạn, gần gũi bạn hơn, giúp bạn những gì có thể, giúp 
và vận động các bạn cùng làm như mình. (1điểm) 
B, Em sẽ chép bài và giảng lại bài cho bạn (nếu có thể), đến thăm và động viên 
bạn…(1điểm) 
C, Em sẽ khuyên hai bạn gặp nhau để trao đổi, giúp hai bạn hiểu và thông cảm 
cho nhau, không giận nhau nữa. (1điểm) 
MA TRẬN ĐỀ:(Đề lẽ) 
Nội dung chủ đề Cấp độ tư duy 
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 
Biểu hiện sống giản dị C1-1TN ( 0,5 
điểm) 
Xây dựng gia đình văn 
hoá 
C2.1 TN ( 2 điểm) 
Biểu hiện tự tin C1 TL 
( 1 điểm) 
C1-2 TN 
( 0,5 điểm) 
Đoàn kết tư¬ng trî C2 TL ( 3 ®iÓm) C©u 3 TL 
( 3 ®iÓm) 
Tổng điểm 1 điểm 6 điểm 3 điểm 
Đề ra: (Đề lẽ) 
I.Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm 
Câu1:( 1 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trớc câu trả lời đúng: 
1.0,5 điểm). Biểu hiện nào dới đây là sống giản dị. 
A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà 
GIÁO ÁN: GDCD 7 37
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
B. Nói năng đơn giản dễ hiểu 
C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài. 
D. Sống hà tiện. 
2. (0,5 điểm). Biểu hiện nào dưới đây là tự tin? Hãy Khoanh tròn đáp án đúng. 
A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. 
B. Lúc nào cũng giữ nguyên ý kiến riêng của mình. 
C. Tự giải quyết mọi việc, không cần hỏi ý kiến ai. 
D. Tin tởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. 
Câu 2:(2 điểm). Hãy ghi chữ Đ tơng ứng với câu đúng, chữ S tơng ứng với câu sai 
vào ô trống trong bảng sau: 
A. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc 
B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình 
C. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì 
đó là việc của ngời lớn 
D. Trong gia đình. Mỗi ngời chỉ cần hoàn thành công việc của 
mình là đủ. 
II. Phần Tự luận: 7 điểm 
Câu1: ( 1 điểm) ? Thế nào là tự tin? 
Câu 2: ( 3 điểm) 
Hiền và Quý là đôi bạn thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền 
lại chép bài của Quý. Quý nể bạn nên không nói gì. Em có tán thành với việc làm của 
Hiền và Quý không? Vì sao? 
Câu 3: ( 3 điểm) 
Em sẽ xử lý như thế nào trong tình huống sau: 
A. Trong lớp có một bạn nhà nghèo, không có đủ điều kiện học tập. 
B. Có một bạn ở tổ em bị ốm phải nghỉ học. 
C. Có hai bạn ở lớp em cãi nhau và giận nhau. 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. (Đề lẽ) 
I.Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm 
Câu 1: 1.( 0,5 điểm) - Chọn ý B 
2.( 0,5 điểm) - Chọn ý D 
Câu 2: ( 2 điểm - Mỗi ý 0,5 điểm ) 
- Đúng: B, - Sai: A, C, D 
II. Phần tự luận: 7 điểm 
Câu1: (1điểm) 
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự 
quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự 
tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. 
Câu2: (3 điểm) 
- Không tán thành việc làm của hai bạn. (1 điểm) 
- Đoàn kết,theo đúng nghĩa của nó thì phải giúp nhau cùng tiến bộ. 
(0,5 điểm) 
- Trong trờng hợp này, Hiền lợi dụng tình bạn để làm điều xấu. (0,5 điểm) 
- Quý nể nang, bao che cho bạn, làm bạn không tiến bộ đợc. (1 điểm) 
Câu 3:(3 điểm) 
GIÁO ÁN: GDCD 7 38
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
A. Em không coi thường bạn,gần gũi bạn hơn,giúp bạn những gì có thể, giúp và 
vận động các bạn cùng làm như mình. (1điểm) 
B. Em sẽ chép bài và giảng lại bài cho bạn (nếu có thể), đến thăm và động viên 
bạn…(1điểm) 
C. Em sẽ khuyên hai bạn gặp nhau để trao đổi, giúp hai bạn hiểu và thông cảm cho 
nhau, không giận nhau nữa. (1điểm) 
IV- Củng cố: 
- GV nhắc nhở HS viết tên lớp. - Đọc soát lại bài. 
- Thu bài đúng giờ. 
V- Dặn dò: 
- Xem lại bài kiểm tra trên lớp. - Về nhà đọc trước bài mới. 
Ngay soan: 11/12/2011 
Ngày dạy : 12-13 /12/2011 
TIẾT 17 
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG: 
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
A. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: 
- HS nắm được thực trạng, nội dung của BVMT. 
2, Kỹ năng: 
- Giúp HS nhận biết được hiện tượng, tác hại của phá hoại MT. 
3, Thái độ: 
- Giúp HS có ý thức bảo vệ MT bằng chính các hoạt động của mình. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: 
- Soạn GA đ .tử;nghiên cứu : Tài liệu GDBVMT trong môn GDCD 
- Thông tin, số liệu về MT thế giới, VN. 
- Phiếu HT. 
2. HS: - Thu thập thông tin , hình ảnh về MT 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ (5’) 
? Thế nào là tự tin? Ý nghĩa của tự tin? Phải làm gì để có lòng tự tin? 
- GV kiểm tra bài tập: a, b, c, d của 5HS. 
- GV nhận xét bài tập ở nhà, ghi điểm cho HS. 
III. Bài mới : Giới thiệu bài: 
GV nêu tính cấp thiết của vấn đề BVMT -> liên hệ để vào bài học 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
- GV nếu câu hỏi: 
? Theo em, thế nào là môi trường ? 
1. Môi trường là gì ? 
" MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật 
chất nhân tạo bao quanh con người, có 
GIÁO ÁN: GDCD 7 39
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức 
? MT giữ vai trò như thế nào đối với đờì 
sống của con người ? 
- HS trình bày ý kiến, thảo lụân. GV nhận 
xét. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu thực trạng của 
MT Việt Nam hiện nay 
Hoạt động 4: GV cho HS quan sát một số 
hình ảnh,thông tin về MT trên Tg và VN. 
- GV dùng máy chiếu các hình ảnh, số 
liệu choHS quan sát. 
ảnh hưởng đến đời sống, SX, sự tồn tại, 
phát triển của con người và sinh vật" (Đ.3 
Luật BVMT 2005) 
2.Chức năng của MT : 
A, MT là không gian sống cho con người 
và sinh vật 
B, MT chứa đựng các nguồn tài nguyên 
cần thiết cho đời sống và SX của con 
người. 
C, MT là nơi chứa đựng các chất thải của 
đời 
sống và SX. 
D, MT là nơi lưu trữ và cung cấp thong 
tin cho con người. 
3. Thực trạng của MT Việt Nam hiện 
nay 
a,Về đất đai: 
b,Về rừng: 
c, Về nước: 
d,Về không khí 
e,Về đa dạng sin học: 
g, Về chất thải: 
IV. Củng cố: 
? Em hãy cho biết MT là gì ? 
? Tình hình MT tại địa phương (xã, huyện, tỉnh ta) 
V. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Xem lại nội dung các bài học từ Bài 7- Bài 11 
- Tìm các vấn đề liên quan đến bài học nhưng chưa rõ để trao đổi tại lớp 
GIÁO ÁN: GDCD 7 40
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Ngay soan: 18/12/2011 
Ngày dạy : /12/2011 
TIẾT 18 
THỰC HÀNH: 
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG(T2) 
A. Mục tiêu bài học: 
1, Kiến thức: 
- HS hiểu được một số nét khái quát về thực trạng của MT ở Việt Nam và của địa 
phương (Tỉnh, huyện, xã, thôn). 
2, Kỹ năng: 
- Giúp HS biết một số giải pháp chủ yếu BVMT ở cấp độ tổng thể và kỹ năng ứng xử 
của bản thân ở chính gia đình, trường lớp, địa phương. 
3, Thái độ: 
- Nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ MT hiện tại và cuộc sống của bản thân trong 
tương lai. 
B. Chuẩn bị: 
1, GV: 
- Soạn câu hỏi, bài tập phù hợp với HS 
- Phiếu HT. 
2, HS: Sưu tầm thông tin ở trường, lớp, địa phương 
C. Tiến trình bài dạy: 
I. Ổn định tổ chức: (1’). 
II. Kiểm tra bài cũ (2’) HS chuẩn bị vở, thông tin sưu tầm 
III. Bài mới : 
1, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học 
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính 
Hoạt động 1 (2’) - GV đưa câu hỏi, bài tạp lên 
GIÁO ÁN: GDCD 7 41
TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 
Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính 
bảng cho HS quan sát, làm vào vở: 
Câu 1: Em hãy cho nhận xét về môi trường 
Việt Nam hiện nay. 
Câu 2. Hiện tượng đất bị xói mòn, rửa trôi, 
nghèo kiệt dinh dưỡng, ô nhiễm là do những 
nguyên nhân nào ? 
Câu 3: Theo em, rừng có vai trò như thế nào 
đối với con người ? 
Câu 4: Nguồn nước ở ViệtNam nhiều nơi bị ô 
nhiễm là do những nguyên nhân nào ? 
Câu 5: Theo em, các khu đô thị, khu dân cư 
nông thôn của ta bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng 
là do đâu ? 
Câu 6: Ở xã, thôn em ở có tình trạng ô nhiễm 
MT không? Kể tên một số hiện tượng gây ô 
nhiễm đó. 
Câu 7: Để xây dựng trường ta luôn xanh-sạch-đẹp, 
theo em học sinh chúng ta cần thực hiện 
những công việc cụ thể nào ? 
Câu 8: Theo em, thế nào là sống hoà hợp, thân 
thiện với thiên nhiên ? 
Câu 9: Em hãy nêu 5 thói quen xấu hàng ngày 
gây lãng phí tài nguyên hoặc gây ô nhiễm môi 
C©u 1: Xuèng cÊp, nhiÒu n¬i « 
nhiÔm nghiªm träng. 
C©u 2. Tho¸i ho¸, kh« h¹n, sa m¹c 
ho¸, mÆn ho¸, phÌn ho¸, ngËp 
óng, do chÊt th¶i, ph©n ho¸ häc 
vμ ch¸t ®éc ho¸ häc. 
C©u 3: §iÒu hoμ khÝ hËu, b¶o 
vÖ ®Êt, gi÷ níc ngÇm vμ lu gi÷ 
c¸c nguån gen quý 
C©u 4: Níc th¶i CN, thñ CN, níc 
th¶i sinh ho¹t cha xö lý x¶ vμo 
nguån níc mÆt; sö dông ho¸ chÊt 
trong CN, NN-> níc ngÇm bÞ « 
nhiÔm. 
C©u 5: Nhμ m¸y th¶i khãi bôi; c¸c 
ph¬ng tiÖn GT; c¸c c«ng tr×nh 
XD. 
C©u 6: (HS kÓ c¸c hiÖn tîng ë 
®Þa ph¬ng ) VD: Vøt r¸c, chÊt 
th¶i bõa b·i; §æ níc th¶i, chÊt th¶i 
CN vμo nguån níc; sö dông ph©n 
ho¸ häc qu¸ møc; sö dông thuèc 
trõ s©u kh«ng ®óng c¸ch hoÆc 
dïng thuèc ®éc trõ s©u; §èt rõng 
lμm n¬ng; Dïng thuèc næ, chÊt 
ho¸ häc ®¸nh b¾t c¸. 
C©u 7: HS cÇn: - Gi÷ g×n VS tr-êng 
líp s¹ch sÏ; - Trång vμ ch¨m 
sãc c©y bãng m¸t, c©y c¶nh; - 
Tuyªn truyÒn b»ng nhiÒu biÖn 
ph¸p trong trêng (KÞch, vÏ tranh, 
Thi lμm ®å dïng tù chÕ tõ VL 
phÕ th¶i, thi viÕt vÒ chñ ®Ò 
MT...); - Tuyªn d¬ng, khen thëng, 
kû luËt; - Bè trÝ hîp lý c¸c khu vÖ 
sinh; -Trang trÝ lμm ®Ñp c¸c khu 
vÖ sinh,... 
C©u 8: Sèng hoμ hîp, th©n thiÖn 
víi thiªn nhiªn lμ: sèng gÇn gòi, 
th©n thiÖn; t«n träng quy luËt 
thiªn nhiªn, kh«ng lμm ®iÒu cã h¹i 
víi thiªn nhiªn; biÕt khai th¸c hîp 
lý, kh¾c phôc nh÷ng t¸c h¹i cho 
GIÁO ÁN: GDCD 7 42
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7
Giao an gdcd 7

More Related Content

What's hot

Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1Nguyễn Sáu
 
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2Nguyễn Sáu
 
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xiPhát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xiJackson Linh
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 
CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌCNguyễn Sáu
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5dung nguyễn
 
Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văntruonghocso.com
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12   môn ngữ văntruonghocso.comHướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12   môn ngữ văntruonghocso.com
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văntruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Mind map lop 10 (doc thu)
Mind map lop 10 (doc thu)Mind map lop 10 (doc thu)
Mind map lop 10 (doc thu)mcbooksjsc
 
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comGiáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanMây Bay
 
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sựHướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sựThùy Linh
 
Điểm báo Ngày NGVN - 2010
Điểm báo Ngày NGVN - 2010Điểm báo Ngày NGVN - 2010
Điểm báo Ngày NGVN - 2010lechi55
 
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.comđề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Những bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹNhững bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹCuc Nguyen
 
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012tieuhocvn .info
 
Kim chỉ nam của học sinh
Kim chỉ nam của học sinhKim chỉ nam của học sinh
Kim chỉ nam của học sinhLuyến Kiều
 
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018) GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018) nataliej4
 

What's hot (20)

Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 1
 
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2
Chiến Thuật Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Ngữ Văn - Chuyên đề Nghị luận xã hội tập 2
 
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xiPhát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét môn-đô đờ A-mi-xi
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
 
CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
CHIẾN THUẬT ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5
 
Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn 11truonghocso.com
 
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văntruonghocso.com
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12   môn ngữ văntruonghocso.comHướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12   môn ngữ văntruonghocso.com
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn ngữ văntruonghocso.com
 
Mind map lop 10 (doc thu)
Mind map lop 10 (doc thu)Mind map lop 10 (doc thu)
Mind map lop 10 (doc thu)
 
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.comGiáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
Giáo án ngữ văn 12 – chương trình cơ bảntruonghocso.com
 
On thi thptqg
On thi thptqgOn thi thptqg
On thi thptqg
 
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-vanDe cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
De cuong-on-tap-thptqg-nam-2015-mon-van
 
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sựHướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
Hướng dẫn viết bài tập làm văn số 3 – văn tự sự
 
Điểm báo Ngày NGVN - 2010
Điểm báo Ngày NGVN - 2010Điểm báo Ngày NGVN - 2010
Điểm báo Ngày NGVN - 2010
 
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.comđề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
 
Những bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹNhững bài văn tả mẹ
Những bài văn tả mẹ
 
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
 
Kim chỉ nam của học sinh
Kim chỉ nam của học sinhKim chỉ nam của học sinh
Kim chỉ nam của học sinh
 
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018) GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
 

Similar to Giao an gdcd 7

đề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.com
đề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.comđề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.com
đề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.docHHongThu4
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nataliej4
 
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12Maurine Nitzsche
 
NHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptx
NHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptxNHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptx
NHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptxThnhNguyn140331
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 
Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học   học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học   học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học học viện công nghệ b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên
Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên
Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên Bích Phương
 
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả nămGiáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả nămMikayla Reilly
 
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...nataliej4
 
CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7
CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7 CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7
CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7 nataliej4
 
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfGIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfTopSKKN
 
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdfNGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdfHngPhmThanh3
 
so sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hcso sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hcLHng207
 
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1Jada Harber
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 luanvantrust
 

Similar to Giao an gdcd 7 (20)

đề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.com
đề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.comđề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.com
đề Cương ôn tập ngữ văn 12 học kì i năm học 2011 2012truonghocso.com
 
VÂN IN 3.6.doc
VÂN IN  3.6.docVÂN IN  3.6.doc
VÂN IN 3.6.doc
 
Thpt
ThptThpt
Thpt
 
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng viết văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
 
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bài 6 đến 12
 
NHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptx
NHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptxNHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptx
NHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptx
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học   học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học   học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học học viện công nghệ b...
 
3. Đoạn văn NL.pptx
3. Đoạn văn NL.pptx3. Đoạn văn NL.pptx
3. Đoạn văn NL.pptx
 
Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 CNGD tham khảo
Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 CNGD tham khảoGiáo án môn Đạo Đức lớp 4 CNGD tham khảo
Giáo án môn Đạo Đức lớp 4 CNGD tham khảo
 
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3
Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Sống Trong Môn Đạo Đức Lớp 3
 
Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên
Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên
Ảnh hưởng của Ý thức tới nhân cách lứa tuổi thanh thiếu niên
 
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả nămGiáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
Giáo án Giáo dục công dân Lớp 10 (mới nhất) - Chương trình cả năm
 
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
Chuyên Đề Rèn Kỹ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Các Hoạt Động Giáo Dục Ngoà...
 
CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7
CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7 CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7
CHUYÊN ĐỀ: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO – GDCD 7
 
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdfGIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
GIÁO ÁN HĐTNHN 6 KẾT NỐI TRI THỨC demo.pdf
 
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdfNGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
NGHI LUAN XA HOI_Da sua.pdf
 
so sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hcso sanh dgnl-dgtt-hc
so sanh dgnl-dgtt-hc
 
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
 
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3 Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3
 

Recently uploaded

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Giao an gdcd 7

  • 1. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Ngày soan: Ngày dạy : TIẾT 1: BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống giản dị. 2. Kỹ năng: - Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị. 3. Thái độ: - Hình thành ở học sinh thái độ sống giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của thầy: - Soạn, nghiên cứu bài giảng. - Tranh ảnh, câu chuyện, câu thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống giản dị. 2. Chuẩn bị của trò: - Đọc kĩ bài trong SGK. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: - KTSS: 7A1: ………… HS vắng: ……. 7A2:………….. HS vắng:…… 2. Kiểm tra: - Sách vở của học sinh(2’) 3. Bài mới: Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức - GV: Phân tích truyện đọc. - HS: Đọc diễn cảm. ? Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác? I. Truyện đọc: "Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập" 1. Cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác: - Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã ngả màu, đi dép cao su. - Bác cười đôn hậu vẫy tay chào. - Thái độ: Thân mật như cha với con. - Hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ không? GIÁO ÁN: GDCD 7 1
  • 2. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức ? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác? ? Thế nào là sống giản dị ? - GV chốt lại những nội dung chính. ? Biểu hiện của lối sống giản dị. ? Em hãy nêu những tấm gương sống giản dị ở lớp, trường, ngoài xã hội hay trong SGK mà em biết? - GV bổ sung bằng câu chuyện: Bữa ăn của vị Chủ tịch nước. - GV chốt lại: Trong cuộc sống quanh ta, giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người sống giản dị. ? Biểu hiện trái với giản dị? - HS thảo luận Tìm5biểu hiện của lối sống giản dị và 5 biểu hiện trái với giản dị. - HS trình bày ý kiến thảo luận - GV chốt vấn đề: Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả tuỳ tiện trong nếp sống nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Lối sống giản dị phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân, xã hội. - HS trả lời, GV chốt ý, ghi bảng. ? Ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống? ? Em hãy giải thích nghĩa của câu tục 2. Nhận xét: - Bác ăn mặc đơn giản không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. - Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, không lễ nghi. - Lời nói gần gũi, dễ hiểu, thân thương với mọi người. II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. 2. Biểu hiện của lối sống giản dị. - Không xa hoa, lãng phí. - Không cầu kì, kiểu cách. - Không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bề ngoài. - Thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người. * Trái với giản dị: - Sống xa hoa, lãng phí. - Phô trương về hình thức. - Học đòi ăn mặc. - Cầu kì trong giao tiếp. 3. Ý nghĩa: - Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. - Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. GIÁO ÁN: GDCD 7 2
  • 3. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của thầy - trò Nội dung kiến thức ngữ và danh ngôn ở sgk. Hướng dẫn HS luyện tập. - HS đọc yêu cầu BT a. - HS nhận xét tranh, trình bày. - GV nhận xét ghi đểm. - HS đọc yêu cầu BT b - HS trình bày, Gv nhận xét. - GV nêu bài tập 3. - HS trình bày ý kiến. - GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài tập: 1. Bức tranh nào thể hiện tính giản dị của học sinh khi đến trường? (Tranh 3) 2. Biểu hiện nói lên tính giản dị (2),(5) 3. Hãy nêu ý kiến của em về việc làm sau: Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa được tổ chức rất linh đình. 4. Củng cố : ? Thế nào là sống giản dị? Sống giản dị có ý nghĩa gì? - GV khái quát nội dung bài học. 5. Hướng dẩn học ở nhà : - Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị. - Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân trở thành người có lối sống giản dị. - Nghiên cứu bài 2. IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ********************************************************************** GIÁO ÁN: GDCD 7 3
  • 4. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Ngày dạy: TIẾT 2 - BÀI 2 : TRUNG THỰC I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải có lòng trung thực. 2. Kỹ năng: - Giúp HS biết phân biệt các hành vi biểu hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày; Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực. 3.Thái độ : - Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những việc làm thiếu trung thực. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Soạn, nghiên cứu bài dạy. - Tranh, ảnh, câu chuyện thể hiện tính trung thực. 2. HS: - Xem kĩ bài học ở nhà. III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức: - KTSS: 7A1: ………… HS vắng: ……. 7A2:………….. HS vắng:…… 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là sống giản dị? Em đã rèn tính giản dị như thế nào? 3. Bài mới: Vì không học bài ở nhà nên đến tiết kiểm tra Lan đã không làm được bài nhưng Lan đã quyết tâm không nhìn bài bạn, không xem vở và xin lỗi cô giáo. Việc làm của bạn Lan thể hiện đức tính gì chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc - HS đọc diển cảm truyện . ? Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng- giơ như thế nào? ? Vì sao Bran-man-tơ có thái độ như vậy? ? Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào? ? Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy? ? Theo em ông là người như thế nào? Hoạt động 2: Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực. I. Truyện đọc: Sự công minh, chính trực của một nhân tài - Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp. - Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nối tiếp lấn át mình. - Oán hận, tức giận. - Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại. - Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc. - Ông là người trung thực, tôn trọng công lý, công minh chính trực. * Biểu hiện của tính trung thực - Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn...) GIÁO ÁN: GDCD 7 4
  • 5. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức ? Tìm VD chứng minh cho tính trung thực biểu hiện ở các khía cạnh: Học tập, quan hệ với mọi người, trong hành động? - GV kể chuyện: “Lòng trung thực của các nhà khoa học”. - GV: Chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành người trung thực. Hoạt động 3: Tìm các biểu hiện trái với trung thực - HS thảo luận theo 4 nhóm. N1,2: Biểu hiện của hành vi trái với trung thực? N3,4: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào? - Nhóm trình bày ý kiến thảo luận - GV nhận xét, ghi điểm. GV tổng kết: Người có những hành vi thiếu trung thực thường gây ra những hậu quả xấu trong đời sống xã hội hiện nay: Tham ô, tham nhũng... Tuy nhiên không phải điều gì cũng nói ra, chổ nào cũng nói. Có những trường hợp có thể che dấu sự thật để đem lại những điều tốt cho xã hội, mọi người. VD: Nói trước kẻ gian, người bị bệnh hiểm nghèo Hoạt động 4: Rút ra bài học và liên hệ. ? Thế nào trung thực? ? ý nghĩa của tính trung thực? ? Em hiểu câu tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng như thế nào? ? Em đã rèn luyện tính trung thực như thế nào? Hoạt động 5: Luyện tập HS làm BT a, b SGK (8) - Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi. - Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai. * Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: - Trung thực là luôn tôn trọng sự thật chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 2. Ý nghĩa: - Trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi con người. - Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá. - Làm lành mạnh các mối quan hệ XH - Được mọi người tin yêu, kính trọng. III. Bài tập: a. Biểu hiện nào biểu hiện tính trung thực? (4,5,6) b. Bác sĩ dấu bệnh của bệnh nhân xuất phát từ lòng nhân đạo, mong bệnh nhân lạc quan, yêu đời. GIÁO ÁN: GDCD 7 5
  • 6. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 4.Củng cố : - GV khái quát nội dung bài học. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, làm bài tập c,d,d. - Đọc kĩ bài 3, tìm hiểu các hành vi có tính tự trọng IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ********************************************************************* Ngày dạy: TIẾT 3 - BÀI 3 : TỰ TRỌNG I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu thế nào là tự trọng và không tự trong; Vì sao cần phải có lòng tự trọng. 2. Kỹ năng: - Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh. 3. Thái độ: - Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1. GV: - Soạn, nghiên cứu bài dạy. - Câu chuyện, tục ngữ, ca dao nói về tính tự trọng. - Bút dạ, giấy khổ lớn. 2. HS: Xem trước bài học III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức: - KTSS: 7A1: ………… HS vắng: ……. 7A2:………….. HS vắng:…… 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là trung thực? Ý nghĩa của tính trung thực? ? Em đã làm gì để rèn luyện tính trung thực? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: GV kể câu chuyện thể hiện tính tự trọng để giới thiệu bài. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc - 4 HS đọc truyện trong cách phân vai. ? Hành động của Rô-be qua câu chuyện trên? I. Truyện đọc: "Một tâm hồn cao thượng" - hành động của Rô-be: GIÁO ÁN: GDCD 7 6
  • 7. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức ? Vì sao Rô-be làm như vậy? ? Em có nhận xét gì về hành động Rô-be? Hoạt động 2: Liên hệ thực tế HS chơi trò chơi Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chia thành 5 bạn chơi. Nội dung: Viết các hành vi thể hiện tính tự trọng và không tự trọng. Hình thức: Viết vào giấy khổ lớn Mỗi ban viết mỗi thể hiện - GV nhận xét, đánh giá. - GV chốt lại: Lòng tự trọng biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, biểu hiện từ cách ăn mặc, cư xử với mọi người. Khi có lòng tự trọng con người sẽ sống tốt đẹp hơn, tránh được những việc làm xấu cho bản thân, gia đình và xã hội 2.3, Hoạt động 3: Rút ra bài học. ? Thế nào là tự trọng? ? Biểu hiện của tự trọng? ? ý nghĩa của tự trọng? ? Giải thích câu tục ngữ: Chết vinh còn hơn sống nhục. Đói cho sạch rất cho thơm - GV nhận xét: 2.4, Luyện tập: - GV hướng dẫn HS làm BT a,b (12) - HS trình bày bài làm + Là em bé mồ côi nghèo khổ, bán diêm. Cầm một đồng tiền vàng đi đổi lấy tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho tác giả. + Bị xe chẹt kông trả tiền thừa được. + Sai em đến trả lại tiền thừa. - Muốn giữ đúng lời hứa - Không muốn người khác nghĩ mình nói dối, lấy cắp. - Không muốn người khác coi thường, xúc phạm đến danh dự, mất lòng tin ở mình. - Nhận xét: + Là người có ý thức trách nhiệm cao. + Tôn trọng mình, người khác. + Có một tâm hồn cao thượng. * Biểu hiện của tự trọng: Không quay cóp, giữ đúng lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, cư xử đàng hoàng, nói năng lịch sự, kính trọng thầy cô, bảo vệ danh dự cá nhân, tập thể... * Biểu hiện không tự trọng: Sai hẹn, sống buông thả, không biết xấu hổ, bắt nạt người khác, nịnh bợ, luồn cúi, không trung thực, dối trá... II. Bài học: 1. Khái niệm: - Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. 2. Biểu hiện: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ. 3. Ý nghĩa: Tự trọng là phẩm chất đạo đức cao quý, giúp con người có nghị lực nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân, được mọi người tôn trọng, quý mến. III. Bài tập: a. Hành vi thể hiện tính tự trọng (1), (2) GIÁO ÁN: GDCD 7 7
  • 8. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến thức - GV nhận xét, ghi điểm 4. Củng cố. - GV khái quát nội dung bài. ? Em đã làm gì để rèn luyện tính tự trọng? 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, làm bài tập c,d. - Nghiên cứu bài 4. IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ *********************************************************************5 Ngày soan: Ngày dạy : TIẾT 4: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (T1) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của việc đó. 2. Kỹ năng: Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến mọi người xung quanh. 3. Thái độ: Rèn cho HS quan tâm đến mọi người xung quanh, gét thói thờ ơ, lạnh nhạt và lên án những hành vi độc ác đối với con người. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy. - Tập tranh GDCD bài 5. 2. Chuẩn bị của HS: - Đọc trước bài ở nhà. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn dịnh tổ chức: - KTSS: 7A1: ………… HS vắng: ……. 7A2:………….. HS vắng:…… 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là đạo đức? Thế nào là kỉ luật? ? Những biểu hiện nào thể hiện tính đạo đức, hành động nào thể hiện tính kỉ luật? 1, Đi học đúng giờ. 2, Trả sách cho bạn đúng hẹn. 3, Quan tâm đến bạn bè. 4, Đồ dùng học tập để đúng nơi quy định. GIÁO ÁN: GDCD 7 8
  • 9. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. 5, Không quay cóp trong giờ kiểm tra. 6, Đá bóng, học tập đúng nơi quy định. 7, Không đánh nhau, cãi nhau, chửi nhau. 8, Không đọc truyện trong giờ học. - GV nhận xét HS làm BT, ghi điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Một truyền thống nhân văn nổi bật của dân tộc ta là: “Thương người như thể thương thân”. Thật vậy: Người thầy thuốc hết lòng chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân, thầy giáo, cô giáo đêm ngày tận tụy bên trang giáo án để dạy học sinh nên người. Thấy người gặp khó khăn hoạn nạn, yếu đuối ta động viên, an ủi, giúp đở... Truyền thống đạo lý đó thể hiện lòng yêu thương con người. Đó chính là chủ đề của tiết học hôm nay. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc “ Bác Hồ đến thăm người nghèo” - 1 HS đọc diễn cảm truyện. ? Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín thời gian nào? ? Hoàn cảnh gia đình chị ntn? ? Những lời nói, cử chỉ thể hiện sự quan tâm của Bác đối với gia đình chị Chín? ? Thái độ của chị đối với Bác Hồ ntn? ? Ngồi trên xe về phủ Chủ tịch, Thái độ của Bác ntn? Theo em Bác Hồ nghĩ gì? - HS trả lời. - GV nhận xét, ghi điểm cho HS. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế HS chơi trò chơi. ? Kể lại mẫu chuyện của bản thân hoặc người xung quanh đã thể hiện lòng yêu thương con người. - HS thi trả lời nhanh. - GV tổng kết ghi điểm cho HS. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. HS thảo luận 3 nhóm. N1: Thế nào là yêu thương con người? I. Truyện đọc: Bác Hồ đến thăm người nghèo. - Tối 30 tết năm Nhâm Dần (1962). - Chồng chị mất, có 3 con nhỏ, con lớn vừa đi học, vừa trông em, bán rau, bán lạc rang. - Âu yếm đến bên các cháu xoa đầu, trao quà tết, hỏi thăm việc làm, cuộc sống của mẹ con chị. - Xúc động rơm rớm nước mắt - Bác suy nghĩ: Đề xuất với lãnh đạo thành phố quan tâm đến chị và những người gặp khó khăn. II. Bài học: 1, Khái niệm: - Yêu thương con người là: + Quan tâm giúp đỡ người khác. + Làm những điều tốt đẹp. + Giúp người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. GIÁO ÁN: GDCD 7 9
  • 10. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức N2: Biểu hiện của lòng yêu thương con người? N3: Vì sao phải yêu thương con người? - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung. - GV tổng kết ghi điểm. 2, Biểu hiện: - Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ. - Biết tha thứ, có lòng vị tha. - Biết hi sinh. 3, Ý nghĩa, phẩm chất của yêu thương con người. - Là phẩm chất đạo đức tốt đẹp. - Được mọi người yêu thương, quý trọng. 4. Củng cố: ? Em hiểu câu ca dao sau ntn? “ Nhiểu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” - HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm. - GV khái quát nội dung bài học. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài, xem trước bài tập ở sgk. IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ********************************************************************* Ngay soan: Ngày dạy : TIẾT 5 - BÀI 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (T2) I. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là yêu thương con người và ý nghĩa của nó. 2, Kỹ năng: Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có lòng yêu thương con người, sống có tình người. Biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương từ trong gia đình đến mọi người xung quanh. 3, Thái độ: Rèn cho HS quan tâm đến mọi người xung quanh, gét thói thờ ơ, lạnh nhạt và lên án những hành vi độc ác đối với con người. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy, câu ca dao, tục ngữ, bài hát có nội dung yêu thương con người. - Tập tranh GDCD bài 5. 2, Chuẩn bị của HS: GIÁO ÁN: GDCD 7 10
  • 11. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. - Xem trước bài tập. - Gương tốt về yêu thương con người. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: - KTSS: 7A1: ………… HS vắng: ……. 7A2:………….. HS vắng:…… 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là yêu thương con người? Biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người? - HS trả lời. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hôm trước chúng ta đã tìm hiểu và biết được thế nào là yêu thương con người. Hôm nay chúng ta luyện tập để khắc sâu về vấn đề này. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng phân tích và rèn luyện phương pháp cá nhân. - GV hướng dẫn HS làm vào phiếu học tập. 1, Phân biệt lòng yêu thương và thương hại. 2, Trái với yêu thương là gì? Hậu quả của nó? 3, Theo em, hành vi nào sau đây giúp em rèn luyện lòng con người? a. Quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, gần gũi những người xung quanh. b. Biết ơn người giúp đỡ c. Bắt nạt trẻ em. d. Chế giễu người tàn tật. e. Chia sẽ, thông cảm. g. Tham gia hoạt động từ thiện. - HS trình bày BT, GV nhận xét ghi điểm. Hoạt động 5 : luyện tập: GV hướng dẫn HS làm BT ở SGK. - HS đọc yêu cầu BT a. - HS trình bày suy nghĩ của mình. - GV nhận xét, ghi điểm. - HS làm bài tập b: Nêu các câu ca dao, tục ngữ nói về tình yêu thương con người. GV bổ sung các câu ca dao, danh * Rèn luyện: Lòng yêu thương - Xuất phát từ tấm lòng vô tư trong sáng. - Nâng cao giá trị con người Thương hại. - Động cơ vụ lợi cá nhân - Hạ thấp giá trị con người * Trái với yêu thương là: + Căm ghét, căm thù, gạt bỏ. + Con người sống với nhau mâu thuẩn, luôn thù hận - Đáp án: a, b, e, g. III. Bài tập: a. Đáp án: - Hành vi của Nam, Long và Hồng là thể hiện lòng yêu thương con người. - Hành vi của Hạnh là không có lòng yêu thương con người. Lòng yêu thương con người là không được phân biệt đối xử. GIÁO ÁN: GDCD 7 11
  • 12. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức ngôn, tục ngữ đã chuẩn bị. GV tuyên dương, ghi điểm cho HS. - HS làm bài tập d: Kể về những tấm gương có lòng yêu thương con người. 4, Củng cố: - GV tổ chức trò chơi sắm vai: Gia đình bạn An gặp khó khăn. Lớp trưởng lớp 7A đã cùng các bạn quyên góp giúp đỡ. - GV phân vai cho HS. - HS: 2 nhóm thể hiện tình huống. - GV nhận xét, ghi điểm. - HS: Thi hát các bài hát có nội dung yêu thương con người. - GV: Nhận xét, ghi điểm. - GV: kết thúc bài: Yêu thương con người là đạo đức quý giá. Nó giúp chúng ta sống đẹp hơn, tốt hơn. Xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt đi nỗi lo toan, phiền muộn. Bởi vậy chúng ta rèn luyện đức tính này. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học kỹ bài. - Chuẩn bị: Đọc trước truyện bốn mươi năm nghĩa nặng tình sâu. IV. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY: ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ********************************************************************* Ngay soan: 25/09/2011 Ngày dạy : 26-30/09/2011 GIÁO ÁN: GDCD 7 12
  • 13. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. TIẾT 6 - BÀI 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo và vì sao phải tôn sư trọng đạo. 2, Kỹ năng:- Giúp HS rèn luyện mình để trở thành người có thái độ tôn sư trọng đạo. 3,Thái độ: - Giúp HS biết phê phán những thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy. - Tục ngữ, câu ca dao, bài hát có nội dung nói về tôn sư trọng đạo. - Giấy khổ to, đèn chiếu. 2, HS: - Đọc trước bài ở nhà: Bài hát, câu ca dao, tục ngữ nói về thầy cô. C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định tổ chức: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Thế nào là yêu thương con người? Biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người? ? Nêu những việc làm cụ thể của em về lòng yêu thương con người. - HS trả lời. - GV nhận xét ghi điểm. III. Bài mới: - GV dùng đèn chiếu để giới thiệu về mẫu chuyện tôn sư trọng đạo. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức *Hoạt động 1 (8’) Tìm hiểu truyện: “Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”. ? Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian. ? Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy Bình. ? HS kể những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì? Hoạt động 2 (6’) HS tự liên hệ. ? Em đã làm gì để biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ em? - GV phát biểu học tập: Đámh dấu x vào ô những việc em đã làm được. - HS trình bày bài làm. GV chấm 5 phiếu. ? Ngoài những việc làm trên em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô? - 3 HS trình bày: GV tuyên dương HS. I. Đặt vấn đề: Truyện đọc: Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu. - Thời gian: Cách 40 năm sau ngày ra trường. - Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm, không khí cảm động, thầy trò tay bắt mặt, mừng, kể kỉ niệm, bồi hồi, lưu luyến. - Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình. + Lễ phép với thầy cô giáo + Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp. + Khi trả lời thầy cô luôn lễ phép nói: “Em thưa thầy,cô” + Khi mắc lỗi, được thầy cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa lỗi. + Hỏi thăm thầy cô khi ốm đau. + Cố gắng học thật giỏi. GIÁO ÁN: GDCD 7 13
  • 14. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức * Hoạt động3: (10’) Hướng dẩn HS tìm hiểu khái niệm. - GV giải thích từ Hán Việt Sư: Thầy, cô giáo. Đạo: Đạo lí. <vi: cũng, là> ? Tôn sư là gì? ? Trọng đạo là gì? ? Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”. Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên có còn đúng nữa không? HS trả lời, GV nhận xét, kết luận. ? Nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? HS thảo luận nhóm. HS trình bày ý kiến thảo luận. GV nhận xét, kết luận. ? ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? *Hoạt động 4. (6’): Luyện tập Bài a (19) GV tổ chức TC: 47 HS lên bảng thể hiện 4 động tác hành vi. HS quan sát hành động của bạn và cho biết hành động đó thể hiện ở câu nào? - HS giải thích. - GV: NX. Bài b: Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tôn sư trọng đạo? - HS nêu, GV bổ sung. + Tâm sự chân thành với thầy cô. + Vui vẻ khi được thầy cô giao nhiệm vụ. + Hoàn thành nhiệm vụ được giao II. Nội dung bài học: 1, Khái niệm: - Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc. - Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy trọng đạo lí làm người. 2, Biểu hiện: - Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo. - Hành động đền ơn đáp nghĩa. - Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo 3, ý nghĩa: - Là truyền thống quý báu của dân tộc Thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo cũ. - Là nét đẹp trong tâm hồn con người, làm cho mối quan hệ người-người gắn bó, thân thiết. III. Bài tập: IV. Củng cố: (5’) - HS thi hát về thầy cô giáo. - GV khái quát. V. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) - Làm bài tập c (20) - Chuẩn bị: Đọc trước truyện “một buổi lao động” GIÁO ÁN: GDCD 7 14
  • 15. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Ngay soan: 2/10/2011 Ngày dạy : 3/10/2011 BÀI 7 - TIẾT 7: ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ; ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ trong mối quan hệ giữa mọi người với nhau trong cuộc sống. 2,Kỹ năng:Giúp học sinh biết tự đánh giá mình về những biểu hiện đoàn kết, tương trợ. 3, Thái độ: - Rèn thói quen biết đoàn kết, thân ái và giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, láng giềng. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy. - Tục ngữ, câu ca dao, truyện về đoàn kết tương trợ. 2, HS: - Đọc trước bài ở nhà. C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn dịnh tổ chức: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) ? Thế nào là tôn sư trọng đạo? Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? (1hs) ? Cần rèn luyện ntn để có lòng tôn sư trọng đạo? Liên hệ bản thân(1H) - GV kiểm tra BT c (20), chữa BT. - GV nhận xét ghi điểm. III. Bài mới: Giới thiệu bài: (2’) GV kể chuyện bó đũa. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1 (8’) Tìm hiểu truyện đọc: Đoàn kết tương trợ. - GV hướng dẫn học sinh phân vai. - GV hướng dẫn HS đàm thoại. ? Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải khó khăn gì? ? Khi thấy công việc của lớp 7A chưa hoàn thành, Bình lớp trưởng 7B sang gặp Hoà lớp trưởng 7A nói gì? ? Trước câu nói và việc làm của lớp 7B, lớp trưởng 7B tỏ thái độ như thế nào? ? Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp. Hoạt động 2: HS tự liên hệ. ? Kể lại một câu chuyện trong lịch sử hoặc trong cuộc sống nói về tinh thần đoàn kết, tương trợ. - HS kể. I. Truyện đọc: Đoàn kết tương trợ - Khó khăn: Khu đất khó làm, có nhiều mô đất cao, rễ chằng chịt, lớp có nhiều bạn nữ. Ngừng tay.... cùng làm. Xúc động. Các cậu nghĩ một lúc sang bên bọn mình ăn cam, ăn mía rồi cùng làm. 7B lấy mía, cam cho 7A ăn. - Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch. Không khí vui vẻ, thân mật. - Cảm ơn các cậu đã giúp đỡ bọn mình. GIÁO ÁN: GDCD 7 15
  • 16. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức - GV nhận xét và kết luận: Đoàn kết tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra khái niệm. ? Đoàn kết là gì? ? Tương trợ là gì? ? Vì sao cần đoàn kết, tương trợ. - HS thảo luận nhóm. - Đại diện nhóm trình bày ý kiến. - GV nhận xét, kết luận. ? Cần đoàn kết, tương trợ như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét, rút ra bài học thực tiễn. ? Giải thích câu tục ngữ: - Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. - Dân ta có một chữ đồng. Đồng tình, đồng sức, đồng minh, đồng lòng. ? Tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về đoàn kết tương trợ. ? Ngược lại với đoàn kế, tương trợ là gì và hậu quả của nó? - GV: Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm BT. - HS trả lời câu hỏi a, b, c. - HS chơi TC: Xữ lý các tình huống. + Các tổ bốc thăm tình huống. + Các tổ suy nghĩ (1’) + Đại diện tổ trình bày (2’) + GV nhận xét, ghi điểm. II. Bài học. 1, Khái niệm. - Đoàn kết: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để cùng làm một việc nào đó. - Tương trợ: Thông cảm, chia sẽ, giúp đỡ ( Sức lực, tiền của ) Tương trợ hay hổ trợ, trợ giúp. 2, ý nghĩa: - Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập, hợp tác với mọi người xung quanh. - Được mọi người yêu quý. - Là truyền thống quý báu của dân tộc. 3, Rèn luyện đoàn kết, tương trợ. - Tinh thần đoàn kết, tập thể, hợp quần. - Sức mạnh, đoàn kết, nhất trí đảm bảo mọi thắng lợi thành công. - Không chung lòng, chung sức, không giúp đỡ nhau làm việc. Đoàn kết >< chia rẽ. Tương trợ >< ích kỉ III. Bài tập: a. Nếu em là Thuỷ, em sẻ giúp Trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn. b. Không đồng tình với việc làm của Tuấn. c. Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được. Giờ kiểm tra phải tự làm lấy. IV. Củng cố: - Học sinh thi hát các bài hát có nội dung về đoàn kết, tương trợ. - GV kết luận: Đoàn kết là đức tính cao đẹp. Biết sống đoàn kết tương trợ giúp ta vượt qua mọi khó khăn tạo nên sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là truyền thống quý báu của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chúng ta cần rèn luyện mình, biết sống đoàn kết, tương trợ, phê phán sự chia rẽ. V. Hướng dẫn học ở nhà: - Học kĩ bài, làm bài tập d (22) . GIÁO ÁN: GDCD 7 16
  • 17. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. - Đọc trước truyện: “ Hãy tha lỗi cho em”. Ngay soan: 9/10/2011 Ngày dạy : 10-14/10/2011 TIẾT 8 - BÀI 8: KHOAN DUNG A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là khoan dung và thấy đó là một phẩm chất đạo đức cao đẹp; hiểu ý nghĩa cỉa lòng khoan dung trong cuộc sống và cách rèn luyện để có lòng khoan dung. 2,Kỹ năng: - Rèn cho HS biết lắng nghe và hiểu người khác, biết chấp nhận và tha thứ, cư xử tử tế với mọi người, sống cởi mở, thân ái, biết nhường nhịn. 3, Thái độ: - Rèn cho HS quan tâm và tôn trọng mọi người, không mặc cảm, không định kiến hẹp hòi. B. Chuẩn bị: 1, GV: - SGk, SGV , các tình huống, mẩu chuyện có liên quan , các câu ca dao , tục ngữ. - Phiếu trắc nghiệm Đ- S - Tranh ảnh, câu chuyện liên quan 2, HS: SGK, đọc trước bài ở nhà , sưu tầm các mẩu chuyện , tấm gương . C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn dịnh tổ chức: II. Bài cũ (5’) - GV trả, chữa bài kiểm tra, nhận xét. III. Bài mới: Giới thiệu bài: - GV nêu tình huống < Ghi trên bảng phụ >. Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và thường nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa, em sẽ cư xử như thế nào đối với Hà? - 3HS trả lời. - GV dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em. - HS đọc truyện theo lối phân vai. - HS thảo luận cá nhân. ? Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào? ? Cô giáo Vân đã có thái độ như thế nào trước thái độ của Khôi? I. Truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em. 1, Thái độ của Khôi: - Lúc đầu: Đứng dậy, nói to. 2, Cô Vân: Đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ ® tái, rơi phấn, xin lỗi HS. - Cô tập viết. - Tha lỗi cho HS. GIÁO ÁN: GDCD 7 17
  • 18. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức ? Thái độ của Khôi sau đó như thế nào? ? Vì sao Khôi có sự thay đổi đó? ? Em có nhận xét gì về việc làm và thái độ của cô Vân? ? Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên? Hoạt động 2: HS thảo luận theo 4 nhóm: Nhóm 1: Vì sao cần phải có lắng nghe và chấp nhận ý kiến người khác? - Tránh hiểu lầm, không gây sự bất hoà, không đối xử nghiệt ngã với nhau, tin tưởng và thông cảm với nhau, sống chân thành, cởi mở. Nhóm 2: Làm thế nào đẻ hợp tác nhiều hơn với các bạn trong việc thực hiện nhiệm vụ ở lớp, trường. - Tin bạn, chân thành, cởi mở với bạn, lắng nghe ý kiến, chấp nhận ý kiến đúng, góp ý chân thành, không ghen ghét, định kiến, đoàn kết với ban bè. N3: Phải làm gì khi có sự bất đồng, hiểu lầm, xung đột? - Ngăn cản, tìm hiểu nguyên nhân, giải thích, tạo điều kiện, giảng hoà. N4: Khi bạn có khuyết điểm ta nên xử sự như thế nào? - Tìm nguyên nhân, giải thích, góp ý, tha thứ và thông cảm, không định kiến. - Các nhóm trình bày ý kiến. - GV nhận xét, ghi điểm. - GV kết luận: Bước đầu tiên, quan trọng để hướng tới lòng khoan dung là biết lắng nghe người khác, chấp nhận điểm khác biệt của nhau. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống trở nên lành mạnh, dễ chịu. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. ? Thế nào là lòng khoan dung? ?ý nghĩa của lòng khoan dung? - Sau đó: Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin lỗi cô. - Chứng kiến cảnh cô tập viết - Cô Vân kiên trì, có lòng khoan dung, độ lượng. => Bài học: Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác. - Biết chấp nhận và tha thứ cho người khác. II. Bài học: 1, Khái niệm: - Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. - Tôn trọng và thông cảm với người khác. 2, ý nghĩa: - Là một đức tính quý báu của con người. - Người có lòng khoan dung luôn được GIÁO ÁN: GDCD 7 18
  • 19. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức ? Cần phải làm gì để có lòng khoan dung? ? Em hiểu câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại” như thế nào? - HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 4: HS làm bài tập cá nhân. HS làm bài tập vào phiếu học tập. Đánh dấu x vào ô tương ứng: a, Nên tha thứ lỗi nhỏ cho bạn. b, Khoan dung là nhu nhược. c. Cần biết lắng nghe ý kiến của người khác. d, Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn. đ, Khoan dung là cách đối xữ đúng đắn khôn ngoan. e, Không nên chấp nhận tất cả mọi ý kiến, quan điểm của người khác. g, Khoan dung là không công bằng. - HS trình bày bài làm. - GV nhận xét. - HS làm bài tập b. mọi người yêu mến tin cậy. - Quan hệ của mọi người trở nên lành mạnh, dể chịu. 3, Rèn luyện để có lòng khoan dung. - Sống cởi mở, gần gũi với mọi người. - Cư xử chân thành, cởi mở. - Tôn trọng cá tính, thói quen, sở thích của người khác. III. Bài tập: Câu đúng: a, c, d, đ, e. Hành vi thể hiện lòng khoan dung là: (1), (5), (7). IV. Củng cố: - GV tóm tắt nội dug bài học. - HS chơi sắm vai bài tập c, d. - GV nhận xét, ghi điểm V. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm bài tập: a, đ ( 25, 26). - Thường xuyên rèn luyện để có lòng khoan dung. - Học kĩ bài. - Chẩn bị: Đọc trước bài 9. Gia đình văn hoá là gia đình như thế nào? Tìm những việc làm góp phần XD gia đình văn hoá. Học sinh tham gia như thế nào? GIÁO ÁN: GDCD 7 19
  • 20. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Ngay soan: 16/10/2011 Ngày dạy : /10/2011 TIẾT 9 KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT A. Mục tiêu: 1, Kiến thức: - HS nắm chắc các kiến thức đã học về sống giản dị, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo và đoàn kết, tương trợ. 2,Kỹ năng:- Trình bày nội dung kiến thức rõ ràng, khoa học, chữ viết sạch sẽ. 3, Thái độ:- Rèn thói quen tự lập, trung thực trong giờ kiểm tra. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Đề kiểm tra. 2, HS: - Học kĩ bài đã học. C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định tổ chức: II. Bài mới: 1, GV nhắc nhở HS trước lúc làm bài. 2, GV phát đề cho HS 3, HS làm bài. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nội dung kiến thức cần kiểm tra Các cấp độ tư duy Kiểu đề Nhậ n Thôn Vận Trắc Tự điểm biết g hiểu dụng nghiệm luận Sống giản dị X X X 0,5 điểm Trung thực X X X X 0.5 điểm Tự trọng X X 1,0 điểm Đạo dức và kỉ luật X X X 1,0 điểm Yêu thương con người. X X X 2,5 điểm Tôn sư trọng đạo. X X X 4,5 điểm Số câu 5 2 1 5 3 Số điểm 2,5 3,5 2 3,0 7,0 10điểm Tỉ lệ 25% 35% 20% 3,0% 70% Đề ra (Đề chẵn) I./ Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái trước câu mà em cho trả lời đúng (3,0đ) Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị? (0,5đ) a. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ khó hiểu. b. Nói năng cộc lốc, trống không. GIÁO ÁN: GDCD 7 20
  • 21. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. c. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực. (0,5đ) a. Quay cóp trong kiểm tra., thi cử. b. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. c. Nhận lỗi thay cho bạn Câu 3: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng tự trọng? (0,5đ) a. Chết vinh hơn sống nhục. b. Đói cho sạch, rách cho thơm c. Cây ngay không sợ chết đứng. d. Tất cả đều đúng Câu 4:: Hành vi nào sau đây cần phải phê phán? (1,0đ) a. Xé bài kiểm tra khi bị điểm kém b. Chép bài hộ cho bạn khi bạn bị ốm c. Đi xe đạp trong sân trường. d. Ý a-c đúng Câu5: Hành vi nào sau đây vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật? (0,5đ) a. Không nói chuyện riêng trong giờ học. b. Quay cóp trong khi kiểm tra c. Luôn giúp đỡ bạn khi khó khăn d. Ý a và c đúng II./ Tự luận (7,0đ) Câu 1: Em hiểu thế nào là yêu thương con người? kể ba việc làm cụ thể của em thể hiện sự yêu thương giúp đỡ mọi người. Câu 2: Thế nào là tôn sư trọng đạo? Tìm bốn câu ca dao-tục ngữ nói về tôn sư trong đạo. Câu 3 : Nêu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? Tìm 2 biểu hiện thể hiện tôn sư trọng đạo. Đáp án và hướng dẫn chấm I./ Trắc nghiệm ( 3,0đ) 1-c 2-b 3-d 4-d 5-d II./ Tự luận (7,0đ) Câu 1: (2,5đ)- Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn (1,0đ ) - Nêu ít nhất 3 việc làm (1,5đ) Câu 2: (3đ) - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng , kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi, - Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy đã dạy cho mình (1đ) - Nêu ít nhất bốn câu ca dao (2,0đ) Câu 3: - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy.(5,0đ) - Tìm 2 biểu hiện (1đ) GIÁO ÁN: GDCD 7 21
  • 22. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Đề ra (Đề lẽ) I./ Trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái trước câu mà em cho trả lời đúng (3,0đ) Câu 1: Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực. (0,5đ) a. Quay cóp trong kiểm tra., thi cử. b. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm. c. Nhận lỗi thay cho bạn Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị? (0,5đ) a. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ khó hiểu. b. Nói năng cộc lốc, trống không. c. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. Câu 3: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng tự trọng? (0,5đ) d. Chết vinh hơn sống nhục. e. Đói cho sạch, rách cho thơm f. Cây ngay không sợ chết đứng. d. Tất cả đều đúng Câu 4: Hành vi nào sau đây vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện tính kỉ luật? (0,5đ) d. Không nói chuyện riêng trong giờ học. e. Quay cóp trong khi kiểm tra f. Luôn giúp đỡ bạn khi khó khăn g. Ý a và c đúng Câu5: Hành vi nào sau đây cần phải phê phán? (0,5đ) d. Xé bài kiểm tra khi bị điểm kém e. Chép bài hộ cho bạn khi bạn bị ốm f. Đi xe đạp trong sân trường. d. Ý a-c đúng II./ Tự luận (7,0đ) Câu 1: Em hiểu thế nào là yêu thương con người? kể ba việc làm cụ thể của em thể hiện sự yêu thương giúp đỡ mọi người. Câu 2: Thế nào là tôn sư trọng đạo? Tìm 4 câu ca dao-tục ngữ nói về tôn sư trong đạo. Câu 3 : Nêu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo? Tìm 2 biểu hiện thể hiện tôn sư trọng đạo. Đáp án và hướng dẫn chấm (Đề lẽ) I./ Trắc nghiệm ( 3,0đ) 1-b 2-c 3-d 4-d 5-d II./ Tự luận (7,0đ) Câu 1: (2,5đ) - Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn (1,0đ ) - Nêu ít nhất 3 việc làm (1,5đ) Câu 2: (3đ) - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng , kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi, GIÁO ÁN: GDCD 7 22
  • 23. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. - Coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy đã dạy cho mình (1đ) - Nêu ít nhất bốn câu ca dao (2,0đ) Câu 3: - Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy.(0,5đ) - Tìm 2 biểu hiện (1đ) Ngay soan: 16/10/2011 Ngày dạy : /10/2011 TIẾT 10 - BÀI 9: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ(T1) A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - Giúp HS bước đầu hiểu nội dung của việc xây dựng gia đình văn hoá; 2, Kỹ năng: - HS phân biệt được các biểu hiện đúng, không đúng của các gia đình trong việc XD nếp sống văn hoá. 3, Thái độ: - Quý trọng gia đình, bước đầu thấy được bổn phận của mình trong việc XD gia đình văn hoá. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài dạy. - Tranh về gia đình, phiếu học tập cá nhân. 2, HS: - Đọc kĩ bài. C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định tổ chức: II. KT Bài cũ (5’) (2 em) 1, Thế nào là khoan dung? Vì sao phải khoan dung? 2, Em đã làm gì để có lòng khoan dung? - GV chữa bài tập a, đ. III. Bài mới (32’) : Giới thiệu bài (2’) - GV nêu tình huống : Tối thứ bảy cả gia đình Mai đang trò chuyện sau bữa cơm tối thì bác tổ trưởng tổ dân phố đến chơi. Bố mẹ vui vẻ mời bác ngồi, Mai lễ phép chào bác. Sau một hồi trò chuyện, bác đứng lên đưa cho mẹ Mai giấy chứng nhận gia đình văn hoá và dặn dò, nhắc nhở gia đình Mai cố gắng giữ vững danh hiệu đó. Khi bác tổ trưởng ra về, Mai vội hỏi mẹ: “ Mẹ ơi gia đình văn hoá có nghĩa là gì hả mẹ?” Để giúp bạn Mai và các em hiểu như thế nào là gia đình văn hoá, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1 (13’) Phân tích truyện: Một gia đình văn hoá. - HS đọc thầm truyện. - HS thảo luận nhóm: N1: Gia đình cô Hoà có mấy người? Thuộc gia đình như thế nào? N2: Đời sống tinh thần của cô Hoà ra sao? I. Truyện đọc: Một gia đình văn hoá. - 3 người. Là một gia đình văn hoá tiêu biểu. + Mọi người chia sẻ lẫn nhau. + Đồ đạc sắp xếp ngăn nắp. GIÁO ÁN: GDCD 7 23
  • 24. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức N3: Gia đình cô Hoà cư xử như thế nào đối với bà con hàng xóm láng giềng? N4: Gia đình cô Hoà đã làm tốt nhiệm vụ công dân như thế nào? -> GV chốt lại: Gia đình cô Hoà là một gia đình văn hoá tiêu biểu, thể hiện qua đời sống gia đình cô, qua cư xử và việc làm của gia đình cô. ? Gia đình em có phải là gia đình văn hoá không? Hoạt động 2: (17’) Phát triển nhận thức của HS về quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của gia đình. ? Tiêu chuẩn cơ bản của gia đình văn hoá? ? Em hãy kể về một số gia đình ở địa phương em trong việc XD gia đình VH. + Gia đình không giàu nhưng vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. + Gia đình giàu nhưng không hạnh phúc. + Gia đình bất hạnh vì nghèo. + Gia đình bất hoà vì thiếu nền nếp gia phong. - HS kể và từng loại gia đình. - HS nhận xét - GV kết luận: Nói đến gia đình văn hoá là nói đến đời sống vật chất và tinh thần. Đó là sự kết hợp hài hoà tạo nên gia đình hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên xã hội ổn định, văn minh. + Không khí đầm ấm, vui vẻ. + Mọi người chia sẻ vui buồn với nhau. + Đọc sách báo, trao đổi chuyên môn. + Tú là học sinh giỏi, cô chú là CSĐT. - Quan tâm giúp đỡ lối xóm. - Tích cực giúp đỡ người ốm đau, bệnh tật. - Tích cực xây nếp sống văn hoá ở khu dân cư. - Vận động bà con làm vệ sinh môi trường. - Chống các tệ nạn xã hội. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. * Tiêu chuẩn gia đình văn hoá: - Thực hiện xây dựng kế hoạch hoá gia đình. - Xây dựng gia đình hoà thuận tiến bộ, hạnh phúc, sinh hoạt văn hoá lành mạnh. - Đoàn kết với cộng đồng. - Thực hiện tốt nghiã vụ công dân. IV. Củng cố: (5’) ? Gia đình em thực hiện tiêu chuẩn của gia dình văn hoá như thế nào? V. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) ? Tìm hiểu các tiêu chuẩn cụ thể của gia đình văn hoá tại địa phương. ?Em cần làm gì để xây dựng gia đình văn hoá? ? Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì? GIÁO ÁN: GDCD 7 24
  • 25. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. ? Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá? ? Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội? Ngay soan: 23/10/2011 Ngày dạy : /10/2011 Tiết 11 Bài 9: xây dựng gia đình văn hoá (Tiết 2) A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hoá; hiểu mối quan hệ giữa quy mô gia đình và chất lượng cuộc sống gia đình; hiểu bổn phận và trách nhịêm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hoá. 2, Kỹ năng: - Giúp HS biết giữ gìn danh dự gia đình, biết tránh những thói hư, tật xấu có hại, thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần xây dựng gia đình văn hoá. 3, Thái độ: - Tình cảm yêu thương, gắn bó, quý trọng gia đình, mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Soạn và nghiên cứu bài. 2, HS: - Làm BTVN. C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định tổ chức II.KTBC Câu 1: Nêu các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá? Câu 2: Để có một gia đình văn hoá, theo em tình cảm của các thành viên trong gia đình, sinh hoạt văn hoá tinh thần như thế nào ? - HS trả lời, GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới : Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu và biết được các tiêu chuẩn của gia đình văn hoá. Để hiểu được ý nghĩa của việc XD gia đình VH; bổn phận và trách nhiệm của các thành viên trong gđ ra sao trong công tác này, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp bài học Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1: HS tự liên hệ và rút ra bài học rèn luyện - HS thảo luận theo nhóm bàn: 1. Tiêu chuẩn cụ thể của việc xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì? * Tiêu chuẩn cụ thể: - Sinh đẻ có kế hoạch. - Nuôi con khoa học, ngoan ngoãn. - Lao động, xây dựng kinh tế gia đình ổn định. - Bảo vệ môi trường. GIÁO ÁN: GDCD 7 25
  • 26. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 2:Rút ra bài học. 1. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá? 2. Xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, đối với từng gia đình và toàn xã hội? 3. Con cái có thể tham gia xây dựng gia đình văn hoá không? Nếu có thì tham gia như thế nào? - HS các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3: HS làm việc cá nhân. - Mục tiêu: Phát triển thái độ đối với KHH gia đình và vai trò của TE trong GĐ - GV phát phiếu, HS làm bài tập d (29) - GV KL: Sự cần thiết phải thực hiện KHHGĐ và phê phán những quan niệm lạc hậu: Coi trọng con trai, tính gia trưởng, độc đoán, không biết tổ chức quản lý trong gia đình. Hoạt động 4:Luyện tập - HS làm bai tập: e. - HS chơi trò chơi: Tự xây dựng tình huống và sắm vai. TH1: Khi bố mẹ gặp chuyện buồn TH2: Khi có sự bất hoà TH3: Gia đình bất hạnh vì con cái đông, túng thiếu - GV nhận xét, ghi điểm. - Thực hiện tốt nghĩa vụ của địa phương, nhà nước - Hoạt động từ thiện. - Tránh xa, bài trừ tệ nạn xã hội. II. Nội dung bài học: 1. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên: - Thực hiện tốt - Sống giản dị, lành mạnh. - Không sa vào tệ nạn XH 2. í nghĩa: - Gia đình thực sự là tổ ấm -> nuôi dưỡng , giáo dục con người. - Gia đình bình yên->xã hội ổn định. - Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. 3. Học sinh tham gia: - Chăm ngoan, học giỏi. -Kính trọng, giúp đỡ mọi người trong GĐ, thương yêu anh chi em - Không đua đòi, ăn chơi. - Không làm tổn hại danh dự gia đình III. Bài tập: IV. Củng cố: - HS tự liên hệ, đánh giá việc góp phần xây dựng gia đình văn hoá của bản thân. ? Những việc em đã làm để góp phần xây dựng gia đình văn hoá? ? Những việc em dự kiến sẽ làm? ? Tìm các câu ca dao, tục ngữ VN có liên quan đến chủ đề bài học? - Thà rằng ăn bát cơm rau - Thuyền không bánh lái thuyền quày Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời Con không cha mẹ, ai bày con nên GIÁO ÁN: GDCD 7 26
  • 27. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. - Cây xanh thì lá cũng xanh - Con người có bố có ông Cha mẹ hiền lành để đức cho con Như cây có cội như sông có nguồn * Trên kính, dưới nhường - GV tóm tắt nội dung bài học. IV. Hướng dẫn học ở nhà: - Làm BT: b (29) Trong gia đình mỗi người đều có những thói quen và sở thích khác nhau, làm thế nào để có được sự hoà thuận? Ngay soan: 6/11/2011 Ngày dạy : 8-10/11/2011 TIẾT 12 BÀI 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ(T1) A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ . 2, Kỹ năng: - Giúp HS biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ cần phát huy và những tập tục lạc hậu cần xoá bỏ; phân biệt hành vi đúng sai đối với truyền thống của gia đình, dòng họ; biết tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 3, Thái độ: - Rèn cho HS biết trân trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Tranh ảnh, câu chuyện, tục ngữ về truyền thống gia đình, dòng họ. 2, HS: - Đọc kĩ bài ở nhà. C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định tổ chức: II.KTBC HS1: Thế nào là gia đình văn hoá? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hoá? HS2: Trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá? Liên hệ bản thân. - GV chữa bài tập b. III. Bài mới :Giới thiệu bài: (2’) GIÁO ÁN: GDCD 7 27
  • 28. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. - Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy trong một gia đình, dòng họ của chúng ta có những TT tốt đệp nào ? Việc giữ gìn và phát huy nó ra sao ? ...Chúng ta sẽ làm rõ qua bài học hôm nay. - GV giới thiệu ảnh về gia đình, dòng họ. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức Hoạt động 1 Tỡm hiểu truyện đọc: - 1HS đọc diễn cảm câu truyện. - HS thảo luận nhóm: Câu 1 Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình trong truyện đọc thể hiện qua những tình tiết nào? Câu 2: Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đạt được là gì? Câu 3: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật "Tôi" đã giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình? - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - Cả lớp quan sát, nhận xét. ? Việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đức tính gì? - GV kết luận: Sự lao động mệt mỏi của các thành viên trong truyện nói riêng, của nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ ỷ lại hay chờ vào người khác mà phải đi lên từ sức lao động của chính mình. Hoạt động 2: HS liờn hệ truyền thống của gia đỡnh dũng họ: ? Em hãy kể lại những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình? - HS phát biểu, GV ghi bảng. ? Có phải tất cả các truyền thống cần phải giữ gìn và phát huy. - Giữ gìn, bảo vệ những giá trị trong TT của gia đình, dòng họ; Tự hào, biết ơn-> thấy được trách nhiệm của mình trước gia đình, dòng họ. - Tiếp thu cái mới, gạt bỏ cái lạc hậu, bảo thủ, không còn phù hợp; I. Truyện đọc: Truyện kể từ trang trại. - Hai bàn tay cha và anh trai tôi dày lên, chai sạn vì phải cày, cuốc đất, bất kể thời tiết khắc nghiệt không bao giờ rời “Trận địa” - Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu, có hơn 100 ha đất đai màu mỡ; trồng bạch đàn, hoè, mía, cây ăn quả; nuôi bò, dê, gà. - Sự nghiệp nuôi trồng của tôi bắt đầu từ chuồng gà bé nhỏ. - 10 gà con đến 10 gà mái đẻ. - Tiền có được mua sách vở. - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. VD: Nghề đan mây tre, đúc đồng, thuốc nam, truyền thống hiếu học, may áo dài, quê em là xứ sở của làn điệu dân ca. II. Nội dung bài học: 1. Giữ gìn và phát huy TT tốt đẹp của gia đình , dòng họ là: - Bảo vệ, tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống. - Biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì được hưởng ,<=> Đạo lý người VN IV. Củng cố GIÁO ÁN: GDCD 7 28
  • 29. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. - HS giải thích câu tục ngữ sau: + Cây có cội, nước có nguồn. + Chim có tổ, người có tông. + Giấy rách phải giữ lấy lề V. Hướng dẫn HS học ở nhà (3’). - Làm bài tập còn lại ở SGK. - Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện, tục ngữ, ca dao về truyền thống gia đình, dòng họ. Ngay soan: 7/11/2011 Ngày dạy : 14-15/11/2011 TIẾT 13 BÀI 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ(T2) A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - ý nghĩa của nó; hiểu bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìnvà phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2, Kỹ năng: - Giúp HS biết phân biệt truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ cần phát huy và những tập tục lạc hậu cần xoá bỏ; phân biệt hành vi đúng sai đối với truyền thống của gia đình, dòng họ; biết tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 3, Thái độ: - Rèn cho HS biết trân trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Tranh ảnh, câu chuyện, tục ngữ về truyền thống gia đình, dòng họ. 2, HS: - Đọc kĩ bài ở nhà. C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định tổ chức: II.KTBC HS1: Thế nào là gia đình văn hoá? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hoá? HS2: Trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình trong việc xây dựng gia đình văn hoá? Liên hệ bản thân. - GV chữa bài tập b. III. Bài mới :Giới thiệu bài: (2’) GIÁO ÁN: GDCD 7 29
  • 30. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. - Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng. Nó bao gồm những đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống và ứng xử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy trong một gia đình, dòng họ của chúng ta có những TT tốt đệp nào ? Việc giữ gìn và phát huy nó ra sao ? ...Chúng ta sẽ làm rõ qua bài học hôm nay. - GV giới thiệu ảnh về gia đình, dòng họ. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức ? Khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, em có cảm xúc gì? - HS tự nêu cảm xúc. - GV kết luận: Nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy. Muốn phát huy truyền thống đó, trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của truyền thống đó. ? Cần phải làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Hoạt động3: Thảo luận: - HS thảo luận theo bàn. ? Giữ gìn và phát huy truyền thống là gì? ? Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đến mỗi con người trong gia đình, dòng họ như thế nào? ? Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Hoạt động 4: Luyện tập. - GV đưa bài tập c(32) - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS làm BT vào phiếu. - 1HS trình bày phiếu. GV chấm 5 phiếu. II. Nội dung bài học: 1. Giữ gìn và phát huy TT tốt đẹp của gia đình , dòng họ là: 2. ý nghĩa - Tạo ra sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau vươn lên tiếp nối làm rạng rỡ thêm truyền thống. - Tăng thêm sức mạnh, làm phong phú TT , bản sắc dân tộc. 3. Bổn phận, trách nhiệm của mỗi người - Chúng ta phải trân trọng, tự hào; sống trong sạch, lương thiện; - Không bảo thủ, lạc hậu, không coi thường hoặc làm tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ; - Biết làm cho những TT đó được rạng rỡ hơn bằng chính sự trưởng thành, thành đạt trong học tập, lao động, công tác của mỗi người. III. Bài tập: - Đáp án đúng: 1, 2, 5. IV. Củng cố - GV tổng kết: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ chúng ta hôm hay GIÁO ÁN: GDCD 7 30
  • 31. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. đã và đang kế tiếp truyền thống ông cha ngày trước. Lấp lánh trong trái tim chúng ta là hình ảnh “Dân tộc Việt Nam anh hùng”. Chúng ta cần phải ra sức học tập, tiếp bước truyền thống của nhà trường, của bao thế hệ học sinh, thầy cô để xây dựng trường chúng ta đẹp hơn. V. Hướng dẫn HS học ở nhà (3’). - Làm bài tập còn lại ở SGK. - Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện, tục ngữ, ca dao về truyền thống gia đình, dòng họ. Ngay soan: 20/11/2011 Ngày dạy : 21-22/11/2011 TIẾT 14 - BÀI 11: TỰ TIN A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là tự tin và ý nghĩa thế nào là tự tin trong cuộc sống, hiểu cách rèn luyện để trở thành một người có lòng tự tin. 2,Kỹ năng: - Giúp HS nhận biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh; biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong những công việc của bản thân. 3, Thái độ: - Hình thành ở HS tính tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên, kính trọng những người có tính tự tin, ghét thói a dua, ba phải. B. Chuẩn bị: 1, GV: Soạn bài, câu chuyện về tự tin, phiếu học tập. 2, HS: - Đọc trước bài C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? ý nghĩa? III. Bài mới :Giới thiệu bài: - GV cho HS giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. (Khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn, thử thách, không nản lòng, chùn bước.) GV: Lòng tự tin sẽ giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn. Vậy tự tin là gì? Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức *Hoạt động 2: (11’) Tìm hiểu truyện đọc: “Trịnh Hải Hà và I. Truyện đọc: Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin - ga - GIÁO ÁN: GDCD 7 31
  • 32. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức chuyến du học Xin - ga - po. - 1HS đọc diễn cảm chuyện. - HS thảo luận 3 nhóm: N1: Bạn Hà đọc tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào? N2: Bạn Hà được đi học nước ngoài là do đâu? N3: Biểu hiện của sự tự tin của bạn Hà? - Các nhóm trình bày ý kiến thảo luận. GV nx, chốt ý. - GV hướng dẫn học sinh liên hệ. ? Nêu một việc làm mà bạn trong nhóm em đã hành động một cách tự tin. ? Kể một việc làm do thiếu tự tin nên đã không hoan thành công việc. - HS trình bày. - GV nx, KL: * Hoạt động 2: (10’) Rút ra bài học. ? Tự tin là gì? ? ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? ? Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? *Hoạt động 3: (9’) Luyện tập. GV: Chuẩn bị bài ở bảng phụ. - HS thảo luận theo phiếu cá nhân. - HS thảo luận. - HS trình bày. - GV nhận xét. - GV hướng dẫn HS làm bài tập b(34). po. 1, Điều kiện, hoàn cảnh. - Góc học tập là căn gác nhỏ ỏ ban công, giá sach khiêm tốn, máy catset cũ kĩ. - Chỉ học ở SGK, sách nâng cao, học theo chương trình trên tivi. - Cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài. 2, Bạn Hà đựơc du học là do: - Bạn Hà là một học sinh giỏi toàn diện. - Nói tiếng Anh thành thạo. - Vượt qua kì thi tuyển chọn của người Xin - ga - po. - Là người chủ động, tự tin trong học tập. 3, Biểu hiện : - Tin tưởng vào khả năng của mình. - Chủ động trong học tập: Tự học. - Là người ham học. II. Nội dung bài học: 1, Tự tin: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chăn, không hoang mang, dao động. - Tự tin bằng cương quyết, dám nghĩ, dám làm. 2, ý nghĩa: - Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực, sáng tạo. 3, Rèn luyện: - Chủ động, tự giác học tập, tham gia các hoạt động tập thể. - Khắc phục rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. III. Bài tập: - Đáp án: 1, 3, 4, 5, 6, 8. GIÁO ÁN: GDCD 7 32
  • 33. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. IV. Củng cố: (5’). ? Để suy nghỉ và hành động 1 cách tự tin con người cần có phẩm chất và điều kiện gì? - HS phát biểu. - GV kết luận: Để tự tin con người cần kiên trì, tích cực, chủ động học tập không ngừng vươn lên, nâng cao nhận thức và năng lực để có khả năng hành động 1 cách chắc chắn. V. Hướng dẫn học ở nhà: (2’) - Học thuộc nội dung bài. - Làm bài tập: a, c, d. - Ôn tập các nội dung đã học. - Chuẩn bị: Sưu tầm các loại biển báo giao thông đường bộ. Ngay soan: 27/11/2011 Ngày dạy : 28-29/11/2011 TIẾT 15 ÔN TẬP HỌC KÌ I A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học ở học kì I một cách chính xác, rõ ràng. 2, Kỹ năng: - Rèn luyện cho HS cách trình bày các nội dung bài học chính xác, lưu loát. - Giúp HS thực hành nhận biết, ứng xử đúng với các chuẩn mực đạo đức. 3, Thái độ: - Giúp HS có hành vi đúng và phê phán những biều hiện, hành vi trái với đạo đức. B. Chuẩn bị: 1, GV: Soạn, nghiên cứu bài. - Câu hỏi thảo luận. - Tình huống. 2, HS: - Xem lại các bài đã học. C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS (Bảng tóm tắt các bài học Bài 7, 8, 9, 10, 11) III. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính *Hoạt động 1: HS chơi trò chơi “Hái hoa”. - HS hái hoa ( Trong các hoa đã viết các vấn đề đạo đức), chọn câu trả lời phù hợp. 1. Thế nào là sống giản dị? - Sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, bản thân và xã hội. - Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn GIÁO ÁN: GDCD 7 33
  • 34. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính 2. Thế nào là trung thực? 3. ý nghĩa của trung thực? 4. Thế nào là đạo đức? 5. Thế nào là kỉ luật? 6. Thế nào là yêu thương con người? Vì sao phải yêu thương con người? 7. Thế nào là tôn sư, trọng đạo? 8. Em đã làm gì để thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo? 9. Thế nào là đoàn kết tương trợ? 10. Thế nào là khoan dung? 11. Em đã rèn luyện như thế nào để có lòng khoan dung? 12. Gia đình văn hoá là gia đình như thế nào? Em cần làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá? 13.Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình? Dòng họ? 14. Tự tin là gì? 15. Em đã rèn luyện tính tự tin như thế nào? - HS trả lời, cả lớp nhận xét, GV nhận xét cho điểm 1 số em. *Hoạt động 2: Nhận biết cỏc biểu hiện của cỏc chuẩn mực đạo đức. - GV nêu các biểu hiện khác nhau của các chuẩn mực đạo đức, HS lần lượt trả lời đó là biểu hiện của chuẩn mực đạo đức nào . *Hoạt động 3: Bài tập tỡnh huống: - SH thi giải quyết tình huống đạo đức. trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. - Là đức tính cần thiết và quý báu của con người. Sống trung thực ® nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh quan hệ xã hội, được mọi người tin yêu, kính trọng. - Quy định, chuẩn mực ứng xử giữa con người ® người, công việc, môi trường. - Quy định chung của cộng đồng, tổ chức xã hội buộc mọi người phải thực hiện. - Quan tâm, giúp đỡ, làm điều tốt đẹp cho người khác. -Là truyền thống quý báu của dân tộc. - Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo, coi trọng và làm theo điều thầy dạy. - Thông cảm, chia sẻ, có việc làm cụ thể giúp đỡ người khác. - Thông cảm, tôn trọng, tha thứ cho người khác. - Hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình. - Tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. - Tin tưởng vào khả năng của bản thân. - Chủ động trong công việc, dám tự quết định và hành động một cách chắc chắn. - HS giải quyết tình huống. GIÁO ÁN: GDCD 7 34
  • 35. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính 1. Tiết kiểm tra Sử hôm ấy, vừa làm xong bài thì Hoa phát hiện ra Hải đang xem tài liệu. Nếu em là Hoa thì em sẽ làm gì? 2. Giờ ra chơi. Hà cùng các bạn nữ chơi nhảy dây ở sân trường, còn Phi cùng các bạn chơi đánh căng. Bỗng căng của Phi rơi trúng đầu Hà làm Hà đau điếng. Nếu em là Hà em sẽ làm gì? IV. Củng cố: - GV khái quát các nội dung cần nhớ. V. Hướng dẫn học ở nhà: - Ôn lại các bài đã học. - Chuẩn bị kiểm tra học kì I. Ngay soan: 4/112/2011 Ngày dạy : 5-6 /12/2011 TIẾT 16 KIỂM TRA HỌC KÌ I A. Mục tiêu: 1, Kiến thức: - HS nắm được các kiến thức về sống giản dị, tự trọng, trung thực, đạo đức và kỉ luật, yêu thương con người, tôn sư trọng đạo và khoan dung. 2, Kỹ năng: - Nhận biết, nhận xét, đánh giá các vấn đề liên quan các chuẩn mực dạo đức đã học. - Giải quyết được một số tình huống đạo đức thường gặp trong cuộc sống. 3, Thái độ: - Tự giác, trung thực khi làm bài. - Có thói quen ứng xử theo các chuẩn mực đạo đức. B. Chuẩn bị: 1, GV: Đề kiểm tra - Đáp án 2, HS: - Học kĩ bài. C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số lớp. II. Kiểm tra: - GV nhắc nhở HS trước lúc kiểm tra. - GV phát đề kiểm tra. - HS làm bài. MA TRẬN ĐỀ:(Đề chẳn) Nội dung chủ đề Cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Biểu hiện sống giản dị C1-1TN ( 0,5 GIÁO ÁN: GDCD 7 35
  • 36. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. điểm) Xây dựng gia đình văn hoá C2.1 TN ( 2 điểm) Biểu hiện tự tin C1-2 TN ( 0,5 điểm) Yêu thương con ngưêi C1 TL ( 1 ®iÓm) Đoàn kết tư¬ng trî C2 TL ( 3 ®iÓm) C©u 3 TL ( 3 ®iÓm) Tổng điểm 1 điểm 6 điểm 3 điểm Đề ra: (Đề chẳn) I.Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm) Câu1:( 1điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trớc câu trả lời đúng: 1:Biểu hiện nào dới đây là sống giản dị. A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà B. Nói năng đơn giản dễ hiểu C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài. D. Sống hà tiện. 2:Biểu hiện nào dưới đây là tự tin. A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. B. Lúc nào cũng giữ nguyên ý kiến riêng của mình. C. Tự giải quyết mọi việc, không cần hỏi ý kiến ai. D. Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. Câu 2:(2 điểm). Hãy ghi chữ Đ tương ứng với câu đúng, chữ S tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau: A. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình C. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của ngời lớn D. Trong gia đình: Mỗi ngời chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ. II. Phần tự luận: (7 điểm) Câu1:( 1 điểm) Em hãy cho biết thế nào là yêu thương con ngời? Câu 2: (3 điểm) Hiền và Quý là đôi bạn thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền lại chép bài của Quý. Quý nể bạn nên không nói gì. Em có tán thành với việc làm của Hiền và Quý không? Vì sao? Câu 3: (3 điểm) Em sẽ xử lý như thế nào trong tình huống sau: A. Trong lớp có một bạn nhà nghèo, không có đủ điều kiện học tập. B. Có một bạn ở tổ em bị ốm phải nghỉ học. GIÁO ÁN: GDCD 7 36
  • 37. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. C. Có hai bạn ở lớp em cãi nhau và giận nhau. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. (Đề chẵn) I.Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm Câu 1: 1.( 0,5 điểm) - Chọn ý B 2.( 0,5 điểm) - Chọn ý D Câu 2: ( 2 điểm - Mỗi ý 0,5 điểm ) - Đúng: B, - Sai: A, C, D II. Phần tự luận: 7 điểm Câu1: (1điểm) Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. Câu2: (3 điểm) - Không tán thành việc làm của hai bạn. (1 điểm) - Đoàn kết, theo đúng nghĩa của nó thì phải giúp nhau cùng tiến bộ. (0,5 điểm) - Trong trường hợp này, Hiền lợi dụng tình bạn để làm điều xấu. (0,5 điểm) - Quý nể nang, bao che cho bạn, làm bạn không tiến bộ được. (1 điểm) Câu 3:(3 điểm) A, Em không coi thường bạn, gần gũi bạn hơn, giúp bạn những gì có thể, giúp và vận động các bạn cùng làm như mình. (1điểm) B, Em sẽ chép bài và giảng lại bài cho bạn (nếu có thể), đến thăm và động viên bạn…(1điểm) C, Em sẽ khuyên hai bạn gặp nhau để trao đổi, giúp hai bạn hiểu và thông cảm cho nhau, không giận nhau nữa. (1điểm) MA TRẬN ĐỀ:(Đề lẽ) Nội dung chủ đề Cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Biểu hiện sống giản dị C1-1TN ( 0,5 điểm) Xây dựng gia đình văn hoá C2.1 TN ( 2 điểm) Biểu hiện tự tin C1 TL ( 1 điểm) C1-2 TN ( 0,5 điểm) Đoàn kết tư¬ng trî C2 TL ( 3 ®iÓm) C©u 3 TL ( 3 ®iÓm) Tổng điểm 1 điểm 6 điểm 3 điểm Đề ra: (Đề lẽ) I.Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm Câu1:( 1 điểm) Khoanh tròn chỉ một chữ cái trớc câu trả lời đúng: 1.0,5 điểm). Biểu hiện nào dới đây là sống giản dị. A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà GIÁO ÁN: GDCD 7 37
  • 38. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. B. Nói năng đơn giản dễ hiểu C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài. D. Sống hà tiện. 2. (0,5 điểm). Biểu hiện nào dưới đây là tự tin? Hãy Khoanh tròn đáp án đúng. A. Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. B. Lúc nào cũng giữ nguyên ý kiến riêng của mình. C. Tự giải quyết mọi việc, không cần hỏi ý kiến ai. D. Tin tởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. Câu 2:(2 điểm). Hãy ghi chữ Đ tơng ứng với câu đúng, chữ S tơng ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau: A. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình C. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của ngời lớn D. Trong gia đình. Mỗi ngời chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ. II. Phần Tự luận: 7 điểm Câu1: ( 1 điểm) ? Thế nào là tự tin? Câu 2: ( 3 điểm) Hiền và Quý là đôi bạn thân. Hai bạn ngồi cùng bàn nên cứ đến giờ kiểm tra là Hiền lại chép bài của Quý. Quý nể bạn nên không nói gì. Em có tán thành với việc làm của Hiền và Quý không? Vì sao? Câu 3: ( 3 điểm) Em sẽ xử lý như thế nào trong tình huống sau: A. Trong lớp có một bạn nhà nghèo, không có đủ điều kiện học tập. B. Có một bạn ở tổ em bị ốm phải nghỉ học. C. Có hai bạn ở lớp em cãi nhau và giận nhau. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. (Đề lẽ) I.Trắc nghiệm khách quan: 3 điểm Câu 1: 1.( 0,5 điểm) - Chọn ý B 2.( 0,5 điểm) - Chọn ý D Câu 2: ( 2 điểm - Mỗi ý 0,5 điểm ) - Đúng: B, - Sai: A, C, D II. Phần tự luận: 7 điểm Câu1: (1điểm) Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. Câu2: (3 điểm) - Không tán thành việc làm của hai bạn. (1 điểm) - Đoàn kết,theo đúng nghĩa của nó thì phải giúp nhau cùng tiến bộ. (0,5 điểm) - Trong trờng hợp này, Hiền lợi dụng tình bạn để làm điều xấu. (0,5 điểm) - Quý nể nang, bao che cho bạn, làm bạn không tiến bộ đợc. (1 điểm) Câu 3:(3 điểm) GIÁO ÁN: GDCD 7 38
  • 39. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. A. Em không coi thường bạn,gần gũi bạn hơn,giúp bạn những gì có thể, giúp và vận động các bạn cùng làm như mình. (1điểm) B. Em sẽ chép bài và giảng lại bài cho bạn (nếu có thể), đến thăm và động viên bạn…(1điểm) C. Em sẽ khuyên hai bạn gặp nhau để trao đổi, giúp hai bạn hiểu và thông cảm cho nhau, không giận nhau nữa. (1điểm) IV- Củng cố: - GV nhắc nhở HS viết tên lớp. - Đọc soát lại bài. - Thu bài đúng giờ. V- Dặn dò: - Xem lại bài kiểm tra trên lớp. - Về nhà đọc trước bài mới. Ngay soan: 11/12/2011 Ngày dạy : 12-13 /12/2011 TIẾT 17 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG: GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - HS nắm được thực trạng, nội dung của BVMT. 2, Kỹ năng: - Giúp HS nhận biết được hiện tượng, tác hại của phá hoại MT. 3, Thái độ: - Giúp HS có ý thức bảo vệ MT bằng chính các hoạt động của mình. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Soạn GA đ .tử;nghiên cứu : Tài liệu GDBVMT trong môn GDCD - Thông tin, số liệu về MT thế giới, VN. - Phiếu HT. 2. HS: - Thu thập thông tin , hình ảnh về MT C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ (5’) ? Thế nào là tự tin? Ý nghĩa của tự tin? Phải làm gì để có lòng tự tin? - GV kiểm tra bài tập: a, b, c, d của 5HS. - GV nhận xét bài tập ở nhà, ghi điểm cho HS. III. Bài mới : Giới thiệu bài: GV nêu tính cấp thiết của vấn đề BVMT -> liên hệ để vào bài học Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức - GV nếu câu hỏi: ? Theo em, thế nào là môi trường ? 1. Môi trường là gì ? " MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có GIÁO ÁN: GDCD 7 39
  • 40. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của gv-hs Nội dung kiến thức ? MT giữ vai trò như thế nào đối với đờì sống của con người ? - HS trình bày ý kiến, thảo lụân. GV nhận xét. Hoạt động 3: Tìm hiểu thực trạng của MT Việt Nam hiện nay Hoạt động 4: GV cho HS quan sát một số hình ảnh,thông tin về MT trên Tg và VN. - GV dùng máy chiếu các hình ảnh, số liệu choHS quan sát. ảnh hưởng đến đời sống, SX, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật" (Đ.3 Luật BVMT 2005) 2.Chức năng của MT : A, MT là không gian sống cho con người và sinh vật B, MT chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và SX của con người. C, MT là nơi chứa đựng các chất thải của đời sống và SX. D, MT là nơi lưu trữ và cung cấp thong tin cho con người. 3. Thực trạng của MT Việt Nam hiện nay a,Về đất đai: b,Về rừng: c, Về nước: d,Về không khí e,Về đa dạng sin học: g, Về chất thải: IV. Củng cố: ? Em hãy cho biết MT là gì ? ? Tình hình MT tại địa phương (xã, huyện, tỉnh ta) V. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại nội dung các bài học từ Bài 7- Bài 11 - Tìm các vấn đề liên quan đến bài học nhưng chưa rõ để trao đổi tại lớp GIÁO ÁN: GDCD 7 40
  • 41. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Ngay soan: 18/12/2011 Ngày dạy : /12/2011 TIẾT 18 THỰC HÀNH: GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG(T2) A. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - HS hiểu được một số nét khái quát về thực trạng của MT ở Việt Nam và của địa phương (Tỉnh, huyện, xã, thôn). 2, Kỹ năng: - Giúp HS biết một số giải pháp chủ yếu BVMT ở cấp độ tổng thể và kỹ năng ứng xử của bản thân ở chính gia đình, trường lớp, địa phương. 3, Thái độ: - Nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ MT hiện tại và cuộc sống của bản thân trong tương lai. B. Chuẩn bị: 1, GV: - Soạn câu hỏi, bài tập phù hợp với HS - Phiếu HT. 2, HS: Sưu tầm thông tin ở trường, lớp, địa phương C. Tiến trình bài dạy: I. Ổn định tổ chức: (1’). II. Kiểm tra bài cũ (2’) HS chuẩn bị vở, thông tin sưu tầm III. Bài mới : 1, Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu của tiết học Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1 (2’) - GV đưa câu hỏi, bài tạp lên GIÁO ÁN: GDCD 7 41
  • 42. TRƯỜNG THCS SÔNG LÔ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính bảng cho HS quan sát, làm vào vở: Câu 1: Em hãy cho nhận xét về môi trường Việt Nam hiện nay. Câu 2. Hiện tượng đất bị xói mòn, rửa trôi, nghèo kiệt dinh dưỡng, ô nhiễm là do những nguyên nhân nào ? Câu 3: Theo em, rừng có vai trò như thế nào đối với con người ? Câu 4: Nguồn nước ở ViệtNam nhiều nơi bị ô nhiễm là do những nguyên nhân nào ? Câu 5: Theo em, các khu đô thị, khu dân cư nông thôn của ta bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng là do đâu ? Câu 6: Ở xã, thôn em ở có tình trạng ô nhiễm MT không? Kể tên một số hiện tượng gây ô nhiễm đó. Câu 7: Để xây dựng trường ta luôn xanh-sạch-đẹp, theo em học sinh chúng ta cần thực hiện những công việc cụ thể nào ? Câu 8: Theo em, thế nào là sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên ? Câu 9: Em hãy nêu 5 thói quen xấu hàng ngày gây lãng phí tài nguyên hoặc gây ô nhiễm môi C©u 1: Xuèng cÊp, nhiÒu n¬i « nhiÔm nghiªm träng. C©u 2. Tho¸i ho¸, kh« h¹n, sa m¹c ho¸, mÆn ho¸, phÌn ho¸, ngËp óng, do chÊt th¶i, ph©n ho¸ häc vμ ch¸t ®éc ho¸ häc. C©u 3: §iÒu hoμ khÝ hËu, b¶o vÖ ®Êt, gi÷ níc ngÇm vμ lu gi÷ c¸c nguån gen quý C©u 4: Níc th¶i CN, thñ CN, níc th¶i sinh ho¹t cha xö lý x¶ vμo nguån níc mÆt; sö dông ho¸ chÊt trong CN, NN-> níc ngÇm bÞ « nhiÔm. C©u 5: Nhμ m¸y th¶i khãi bôi; c¸c ph¬ng tiÖn GT; c¸c c«ng tr×nh XD. C©u 6: (HS kÓ c¸c hiÖn tîng ë ®Þa ph¬ng ) VD: Vøt r¸c, chÊt th¶i bõa b·i; §æ níc th¶i, chÊt th¶i CN vμo nguån níc; sö dông ph©n ho¸ häc qu¸ møc; sö dông thuèc trõ s©u kh«ng ®óng c¸ch hoÆc dïng thuèc ®éc trõ s©u; §èt rõng lμm n¬ng; Dïng thuèc næ, chÊt ho¸ häc ®¸nh b¾t c¸. C©u 7: HS cÇn: - Gi÷ g×n VS tr-êng líp s¹ch sÏ; - Trång vμ ch¨m sãc c©y bãng m¸t, c©y c¶nh; - Tuyªn truyÒn b»ng nhiÒu biÖn ph¸p trong trêng (KÞch, vÏ tranh, Thi lμm ®å dïng tù chÕ tõ VL phÕ th¶i, thi viÕt vÒ chñ ®Ò MT...); - Tuyªn d¬ng, khen thëng, kû luËt; - Bè trÝ hîp lý c¸c khu vÖ sinh; -Trang trÝ lμm ®Ñp c¸c khu vÖ sinh,... C©u 8: Sèng hoμ hîp, th©n thiÖn víi thiªn nhiªn lμ: sèng gÇn gòi, th©n thiÖn; t«n träng quy luËt thiªn nhiªn, kh«ng lμm ®iÒu cã h¹i víi thiªn nhiªn; biÕt khai th¸c hîp lý, kh¾c phôc nh÷ng t¸c h¹i cho GIÁO ÁN: GDCD 7 42