SlideShare a Scribd company logo
1 of 62
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ THANH TRÀ
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
TẠI KHU VỰC KHU CÔNG NGHIỆP
DỊCH VỤ THỦY SẢN THỌ QUANG - ĐÀ NẴNG
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường
Mã số : 60.52.03.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ PHƯỚC CƯỜNG
Đà Nẵng - Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Trà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................3
5. Bố cục đề tài..........................................................................................4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..............................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...........................................................................6
1.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN VIỆT NAM.................6
1.1.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN............................................7
1.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí do khí thải KCN...........................8
1.1.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn của KCN .........................10
1.2. TÁC HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KCN ...........................................11
1.2.1. Tổn thất hệ sinh thái......................................................................11
1.2.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.............................................14
1.3. TỔNG QUAN VỀ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG....................................17
1.3.1. Khái niệm sức khoẻ môi trường ...................................................17
1.3.2. Lịch sử phát triển của thực hành SKMT.......................................18
1.3.3. Quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người...........21
1.4. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ MBBR .......................................................23
1.5. KHU CÔNG NGHIỆP DVTS THỌ QUANG - ĐÀ NẴNG...................27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...............................................................................................29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................29
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................29
2.2.1. Điều kiện tự nhiên tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng..........29
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
.................................................................................................................30
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................31
2.3.1. Khảo sát, đánh giá HTMT tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang -
Đà Nẵng ..................................................................................................31
2.3.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý SKMT tại khu vực KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng .................................................................31
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................31
2.4.1. Phương pháp thống kê ..................................................................31
2.4.2. Phương pháp khảo sát bằng phiếu câu hỏi....................................32
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích...................................................32
2.4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất bằng kỹ thuật
ảnh điện 2D .............................................................................................35
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................45
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KCN DVTS THỌ QUANG - ĐÀ
NẴNG .............................................................................................................45
3.1.1. HTMT không khí tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ...........45
3.1.2. HTMT nước thải tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ............50
3.1.3. HTMT nước mặt tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ............52
3.1.4. HTMT đất tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ........54
3.2. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KCN DVTS THỌ
QUANG - ĐÀ NẴNG.....................................................................................59
3.2.1. Dựa vào phiếu điều tra khảo sát....................................................59
3.2.2. Kết quả phân tích kim loại nặng trong mẫu tóc............................62
3.2.3. Ứng dụng phần mềm STATISTICA 12.0 trong khoanh vùng ô
nhiễm tại ranh giới hai khu vực: Khu dân cư KCN - âu thuyền Thọ
quang và âu thuyền Thọ Quang - khu dân cư Vũng Thùng....................66
3.3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SKMT TẠI KCN DVTS THỌ
QUANG - ĐÀ NẴNG.....................................................................................73
3.3.1. Lập kế hoạch quản lý SKMT tại địa phương................................73
3.3.2. Đề xuất ứng dụng công nghệ MBBR trong XLNT thủy sản.......77
3.3.3. Đề xuất thực hiện vệt cây xanh cách ly ........................................82
3.3.4. Một số biện pháp giảm thiểu hàm lượng Pb trong cơ thể.............85
3.3.5. Giám sát môi trường tại KCN DVTS Thọ Quang – Đà Nẵng......86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
COD Nhu cầu oxy hoá học
BOD Nhu cầu oxy sinh hoá
CSSX Cơ sở sản xuất
DVTS Dịch vụ thủy sản
HTMT Hiện trạng môi trường
KCN Khu công nghiệp
MBBR Moving Bed Biofilm Reactor
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SKMT Sức khỏe môi trường
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
XLNT Xử lý nước thải
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
Bảng 1.1
Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành
công nghiệp (trước xử lý)
7
Bảng 1.2
Phân loại các nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô
nhiễm
9
Bảng 1.3 Thông số các loại giá thể Anox Kaldnes 25
Bảng 1.4
So sánh thông số thiết kế của MBBR với các công
nghệ khác
27
Bảng 2.1
Các công ty đang hoạt động tại KCN DVTS Thọ
Quang - Đà Nẵng
30
Bảng 2.2
Điện trở suất một số đất, đá, khoáng vật và hóa chất
phổ biến
36
Bảng 3.1
Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí đợt 1
tại KCN
46
Bảng 3.2
Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí đợt 2
tại KCN
47
Bảng 3.3
Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước thải tại
KCN
51
Bảng 3.4 Kết quả quan trắc nước âu thuyền Thọ Quang 52
Bảng 3.5
Kết quả hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, Hg) trong
mẫu tóc của người dân tại khu dân cư KCN - âu
thuyền Thọ Quang
64
Bảng 3.6
Kết quả hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, Hg) trong
mẫu tóc của người dân tại âu thuyền Thọ Quang - khu
65
dân cư Vũng Thùng
Bảng 3.7
Dữ liệu hàm lượng hoá chất trong tóc người dân
(µg/g)
67
Bảng 3.8
Kết quả phân tích thống kê mối liên hệ giữa độ tuổi và
hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, Hg)
68
Bảng 3.9
Kết quả phân tích thống kê mối liên hệ giữa khu vực
sống và hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, Hg)
71
Bảng 3.10
Thành phần và tính chất nước thải của trạm XLNT
KCN DVTS
77
Bảng 3.11
Số lượng khí độc trong môi trường không khí được
tán cây giữ lại
84
Bảng 3.12 Chương trình giám sát môi trượng tại KCN 86
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hình Tên hình Trang
Hình 1.1
Cá chết và ao nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm do
sông Thị Vải
14
Hình 1.2
Nước ruộng bị ô nhiễm gây lở loét, ghẻ ngứa cho
người nông dân sống gần KCN
16
Hình 1.3
Sơ đồ quan hệ ô nhiễm môi trường và sức khỏe con
người
23
Hình 1.4 Mô tả quá trình xử lý của bể MBBR 24
Hình 1.5
Các loại giá thể K1, K2, K3, Biofilm Chip M và
Natrix- O.
25
Hình 1.6
Bản đồ thể hiện 06 KCN trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng
28
Hình 2.1
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở KCN DVTS Thọ
Quang - Đà Nẵng
29
Hình 2.2
Khảo sát phỏng vấn về HTMT và sức khỏe của
người dân.
32
Hình 2.3 Lấy mẫu nước tại trạm XLNT tập trung của KCN 33
Hình 2.4 Lấy mẫu không khí xung quanh tại khu vực KCN 33
Hình 2.5 Lấy mẫu tóc của người dân 35
Hình 2.6 Cấu hình thiết bị Wennerb - Schlumberger 40
Hình 2.7
Cách bố trí điện cực và quy trình thực hiện các phép
đo dể xây mặt cắt ảnh điện 2D cho hệ thiết bị
Wenner- Schlumberger
42
Hình 2.8 Đo đạc thực địa 43
Hình 3.1 Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh 45
Hình 3.2
Biểu đồ so sánh nồng độ NH3 điểm K1 và K4 tại hai
đợt lấy mẫu
49
Hình 3.3
Biểu đồ đánh giá môi trường không khí của người
dân
50
Hình 3.4 Vị trí lấy mẫu nước thải 50
Hình 3.5
Vị trí tuyến đo tại hai khu vực ranh giới cơ bản giữa
KCN - âu thuyền Thọ Quang và âu thuyền Thọ
Quang - khu dân cư Vũng Thùng
54
Hình 3.6
Kết quả ảnh điện 2D tại khu vực ranh giới giữa KCN
- âu thuyền Thọ Quang
55
Hình 3.7
Kết quả ảnh điện 2D tại ranh giới âu thuyền Thọ
Quang - khu dân cư Vũng Thùng
55
Hình 3.8 Biểu diễn kết quả hai tuyến đo trên cùng một hệ trục 56
Hình 3.9
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người bị mắc các bệnh của
công nhân
60
Hình 3.10
Vị trí khảo sát người dân tại KCN DVTS Thọ Quang
- Đà Nẵng
60
Hình 3.11
Biểu đồ tỷ lệ người mắc các triệu chứng của người
dân
61
Hình 3.12 Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh của người dân 62
Hình 3.13 Vị trí lấy mẫu tóc của người dân 63
Hình 3.14
Sơ đồ Box & Wisker thể hiện sự khác biệt trong
phân bố giữa độ tuổi và hàm lượng kim loại nặng
1
Hình 3.15
Sơ đồ Box & Wisker thể hiện sự khác biệt trong
phân bố giữa khu vực sống và hàm lượng kim loại
nặng
73
Hình 3.16 Sơ đồ kế hoạch quản lý SKMT 75
Hình 3.17 Biểu đồ lưu lượng nước thải tháng 8/2013 78
Hình 3.18 Biểu đồ nồng độ COD sau xử lý 78
Hình 3.19
Sơ đồ dây chuyền công nghệ trạm XLNT tập trung
của KCN
79
Hình 3.20 Nồng độ nước thải đầu ra ngày 02/04/2015 81
Hình 3.21 Quá trình hoạt động bể Aerotank 81
Hình 3.22 Quá trình hoạt động bể MBBR 82
Hình 3.23
Cây xanh trồng tại trạm XLNT KCN DVTS Thọ
Quang - Đà Nẵng
83
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh của nền kinh tế - xã hội
đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường. Ô nhiễm môi trường đang diễn
biến ngày càng trầm trọng, đặc biệt là những thành phố lớn với nhiều KCN,
CSSX nằm trong khu dân cư. Tình trạng xả chất thải ra môi trường chưa qua
xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu đã tác động tiêu cực đến môi trường và sức
khỏe người dân. Vì vậy, việc đánh giá HTMT và đặc biệt là HTMT ở các khu
chế xuất công nghiệp là việc hết sức cần thiết.
Đà Nẵng là một trong số 28 thành phố ven biển của cả nước và là một
trong số 14 tỉnh, thành phố có bờ biển của khu vực miền Trung, có 6/8 quận,
huyện của thành phố tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa.
Thành phố có hơn 92 km bờ biển, với 80% dân số đang sinh sống tại các
quận, huyện ven biển. Đà Nẵng có trữ lượng thủy sản khoảng 1.140.000 tấn,
chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước, gồm trên 670 giống, loài, trong đó hải
sản có giá trị kinh tế cao là 110 loài. Vì vậy, thành phố Đà Nẵng đã xác định
biển đã và sẽ tạo ra vị thế phát triển lĩnh vực công nghiệp khai thác và chế
biến thủy sản.
Tuy nhiên, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển được Đà
Nẵng tập trung đầu tư như: KCN dịch vụ thủy sản, cảng cá, âu thuyền Thọ
Quang trú bão, chợ đầu mối thủy sản đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân phường Thọ Quang
xung quanh tại địa bàn xây dựng.
Với mục tiêu phát triển Thành phố Đà Nẵng theo định hướng “Thành
phố môi trường”, tạo sự an toàn cho sức khỏe của người dân và môi trường,
đồng thời để ngăn ngừa, từng bước giảm dần và loại trừ ô nhiễm và suy thoái
môi trường tại khu dân cư, KCN thì vấn đề đánh giá HTMT và đưa ra biện
2
pháp SKMT là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm giải quyết. Từ những vấn
đề thực tế nêu trên, tôi đề xuất đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường tại
khu vực khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang - Đà Nẵng và đề xuất
biện pháp quản lý sức khỏe môi trường”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá HTMT và đề xuất biện pháp quản lý SKMT tại khu vực KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát nguồn phát sinh, thành phần chất gây ô nhiễm tại khu vực
KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng.
- Khảo sát hiện trạng sức khỏe người dân tại khu dân cư lân cận.
- Đánh giá và chẩn đoán tình trạng sức khỏe của người dân tại khu vực.
- Đề xuất biện pháp nâng cao và bảo vệ sức khỏe của người dân tại khu
vực khỏi những yếu tố nguy cơ từ môi trường.
- Đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm tại khu
vực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Môi trường không khí, đất, nước tại khu vực KCN.
- Sức khoẻ người dân tại khu vực KCN.
- Các giải pháp quản lý sức khỏe người dân tại khu vực KCN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng, phường Thọ Quang, quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
3
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê
Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan từ các đề tài nghiên
cứu, báo cáo khoa học của sở, ban, ngành và các phương tiện truyền thông về:
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực KCN, HTMT tại KCN.
4.2. Phương pháp khảo sát bằng phiếu câu hỏi
Lập phiếu điều tra, phỏng vấn người dân tại khu vực KCN về tình hình
sức khỏe và đánh giá của họ về môi trường nơi họ đang sống.
Tiến hành phỏng vấn 60 cá nhân tại ba phường (phường Mân Thái,
phường Nại Hiên Đông, phường Thọ Quang) tiếp giáp xung quanh khu vực
KCN và 20 phiếu công nhân làm việc tại KCN.
4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích
a. Lấy mẫu và phân tích mẫu nước một số điểm tại khu vực KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
Tiến hành lấy mẫu nước thải tại một số nhà máy trong KCN và trạm
XLNT tập trung của KCN.
b. Lấy mẫu và phân tích mẫu khí một số điểm tại khu vực KCN DVTS
Thọ Quang - Đà Nẵng
Tiến hành lấy mẫu không khí xung quanh tại một số điểm xung quanh
KCN.
c. Lấy mẫu và phân tích mẫu tóc của người dân tại khu vực KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
Tiến hành lấy mẫu tóc của một số người dân ba phường (phường Mân
Thái, phường Nại Hiện Đông, phường Thọ Quang) ranh giới khu vực KCN
DVTS Thọ Quang Đà Nẵng - âu thuyền Thọ Quang và âu thuyền Thọ Quang
- khu dân cư Vũng Thùng.
4
4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất bằng kỹ thuật
ảnh điện 2D
Khảo sát chất lượng môi trường đất bằng phương pháp ảnh điện 2D:
- Nghiên cứu thuyết ảnh điện 2D.
- Nghiên cứu cấu hình thiết bị Wenner - Schlumberger đo điện trở suất
biểu kiến.
- Nghiên cứu quy trình đo ngoài thực địa của cấu hình thiết bị Wenner -
Schlumberger tại các vị trí cơ bản ranh giới khu vực KCN - âu thuyền Thọ
Quang và âu thuyền Thọ Quang - khu dân cư Vũng Thùng.
4.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Để đánh giá các thông số theo dõi được cần so sánh với các quy chuẩn
Việt Nam (QVCN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN
40:2011/BTNMT, QCVN 11:2008/BTNMT, QCVN 10:2008/BTNMT, quy
chuẩn WHO).
- Kết quả phỏng vấn người dân được thống kê bằng phần mềm
Microsoft Excel, các ý kiến riêng lẻ được ghi lại và tổng hợp từ đó được dùng
một phần để đánh giá và đề xuất các giải pháp.
- Kết quả phân tích mẫu nước, mẫu không khí được thống kê bằng phần
mềm Microsoft Excel.
- Tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu hàm lượng kim loại nặng trong tóc
người dân tại khu vực KCN trên phần mềm STATISTICA 12.0 nhằm mục
đích xác định tình hình ô nhiễm môi trường và đánh giá tình trạng sức khỏe
của người dân theo khu vực sống và theo độ tuổi.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có 3 chương sau:
Chương 1: Tổng quan
5
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia 2011.
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014
của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Lê Thành Tài (2009), Sức khỏe môi trường, NXB Lao động - Xã hội.
- Các tài liệu khác.
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN VIỆT NAM
Tính đến tháng 9 năm 2012, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
cả nước đã có 283 KCN (bao gồm cả khu chế xuất) được thành lập với tổng
diện tích đất tự nhiên khoảng 80.000 ha trên phạm vi 58 tỉnh, thành phố, trong
đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 52.000 ha, chiếm khoảng
65% tổng diện tích đất tự nhiên. Kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 là giai đoạn đầu
và thí điểm phát triển KCN, số lượng các KCN được thành lập trong giai đoạn
này là 12 KCN với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha. Sau giai đoạn này, việc
thành lập các KCN được đẩy nhanh. Bên cạnh đó, còn có khoảng 878 Cụm
công nghiệp do địa phương thành lập, trong đó 614 Cụm công nghiệp đang
hoạt động. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua,
việc phát triển các KCN cũng diễn ra mạnh mẽ.
Các KCN phân bố rải rác khắp các tỉnh thành trên cả nước và tập trung
nhiều nhất tại khu kinh tế trọng điểm Phía Nam.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch phát triển các KCN hiện tại không tuân
theo một quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học [1]; chưa
được giải quyết đồng bộ với việc đầu tư cơ sở hạ tầng về môi trường. Nhiều
khu, cụm công nghiệp vừa thu hút đầu tư, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng,
không tuân thủ thiết kế dự án đầu tư, dẫn đến không xây dựng nhà máy xử
lý nước thải tập trung, việc đầu tư cho hệ thống thoát nước còn manh mún,
chắp vá, không hiệu quả. Hầu hết các địa phương đều có KCN riêng với các
chức năng giống nhau, tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết. Nhiều KCN đã
giảm mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN bao gồm cả hệ thống thu
gom và xử lý nước thải tập trung. Việc lựa chọn địa điểm cho KCN thường
không tuân thủ theo những quy định liên quan. Quá trình thiết kế và thực
7
hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp có nhiều đơn vị cùng tham gia,
nhưng còn thiếu sự điều phối chung và chịu trách nhiệm đến cuối cùng.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức
ép không nhỏ đối với môi trường, đặc biệt gây ra ô nhiễm môi trường nước,
môi trường không khí, ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn.
1.1.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN
a. Đặc trưng nước thải KCN
Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các
CSSX trong KCN. Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm các
chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất
dinh dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốtpho) và kim
loại nặng.
Bảng 1.1. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp
(trước xử lý)
Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính
Chất ô nhiễm
(có thể có)
Chế biến đồ hộp, thủy
sản, rau quả, đông lạnh
BOD, COD, pH, SS Màu, P tổng, N tổng
Chế biến nước uống có
cồn, bia, rượu
BOD, pH, SS, N, P TDS, màu, độ đục
Chế biến thịt BOD, pH, SS, độ đục NH4
+
, P, màu
Sản xuất bột ngọt BOD, SS, pH, NH4
+
Độ đục, NO3
-
, PO4
3+
Cơ khí
COD, dầu mỡ, SS, CN+
, Cr,
Ni
SS, Zn, Pb, Cd
Thuộc da
BOD5, COD, SS, Cr,
NH4
+
, dầu mỡ, phenol,
sunfua
N, P, tổng Coliform
Phân hóa học
pH, độ axit, F, kim loại
nặng
Màu, SS, dầu mỡ, N,
P
8
Sản xuất phân hóa học NH4
+
, NO3
-
, ure pH, hợp chất hữu cơ
Sản xuất hóa chất hữu
cơ, vô cơ
pH, tổng chất rắn, SS, Cl-
,
SO4
2-
COD, phenol, F,
Silicat, kim loại nặng
Sản xuất giấy SS, BOD, COD, phenol pH, độ đục, độ màu
Nguồn [3]
b. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN
Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm
cho tình trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn.
Những nơi tiếp nhận nước thải của KCN bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nguồn
nước không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào.
Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu con sông mà lan lên tới
cả phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN.
Tại một số khu vực, do việc đầu tư hàng loạt các KCN không đi kèm hoặc
chậm triển khai các biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chất lượng nước mặt
của nguồn tiếp nhận đã diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Theo báo cáo giám
sát của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỷ lệ các KCN
có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ
đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu có xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung, nhưng hầu như không vận hành để giảm chi phí.
Đến tháng 9/2011, mới có 107 khu có trạm XLNT tập trung, chiếm khoảng 62%
số KCN đang hoạt động; 34 khu khác đang xây dựng trạm xử lý. Vẫn còn nhiều
KCN xả thải thẳng vào môi trường không qua xử lý [1].
Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả
thải ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia.
1.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí do khí thải KCN
a. Đặc trưng khí thải của các KCN
9
Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng
theo từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại khí gây ô
nhiễm, nhưng có thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất tại các KCN.
Bảng 1.2. Phân loại các nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm
Loại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải
Tất cả các ngành lò hơi, lò sấy hay máy
phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp
hơi, điện, nhiệt cho quá trình sản xuất
Bụi, CO, SO2, NO2, muội
khói, …
Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ công
đoạn cắt may, giặt tẩy, sấy
Bụi, Clo, SO2
Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ
uống
Bụi, H2S
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ kim
loại
Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb
trong công đoạn hàn chì, hơi
hóa chất đặc thù, hơi dung môi
hữu cơ đặc thù, SO2, NO2
Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm nhựa,
cao su
SO2, hơi hữu cơ, dung môi
cồn,…
Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh
dưỡng động vật
Bụi, H2S, CH4, NH3
Chế biến thủy sản đông lạnh Bụi, NH3, H2S
Nhóm ngành sản xuất hóa chất như:
- Ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng sơn
- Ngành cơ khí (công đoạn làm sạch bề
mặt kim loại)
- Ngành sản xuất hóa nông dược, hóa chất
bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón
- Dung môi hữu cơ bay hơi,
bụi sơn
- Hơi axit
- H2S, NH3, lân hữu cơ, clo
hữu cơ
Các phương tiện vận tải ra vào các công ty
trong các KCN
SO2, CO, NO2,, bụi,…
(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp,
2009, Đại học Bách khoa Hà Nội).
10
b. Ô nhiễm môi trường không khí do khí thải KCN
Chất lượng môi trường không khí tại các KCN, đặc biệt là các KCN cũ,
tập trung các nhà máy có công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư
hệ thống xử lý khí thải, đã và đang bị suy giảm. Ô nhiễm không khí tại các
KCN chủ yếu bởi bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm CO, SO2 và tiếng
ồn. Các KCN mới với các cơ sở có đầu tư công nghệ hiện đại và hệ thống
quản lý thường có hệ thống xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường nên
thường ít gặp các vấn đề về ô nhiễm không khí hơn.
Tình trạng ô nhiễm bụi ở các KCN diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào
mùa khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng. Hàm lượng bụi
lơ lửng trong không khí xung quanh của các KCN qua các năm đều vượt
QCVN.
Tại các KCN, bên cạnh những ô nhiễm thông thường như SO2, NO2, CO,
còn phải quan tâm và kiểm soát đến một số khí ô nhiễm đặc thù do loại hình
sản xuất sinh ra như hơi axit, hơi kiềm, NH3, H2S...
Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm không khí bên trong CSSX của các KCN
lại đang là vấn đề cần quan tâm. Một số loại hình sản xuất trong KCN (chế
biến thủy sản, sản xuất hóa chất,...) đang gây ô nhiễm không khí tại chính các
CSSX và tác động không nhỏ đến sức khỏe của người lao động bên trong và
dân cư gần các CSSX.
1.1.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn của KCN
Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ
chất thải rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn
phát sinh tại mỗi KCN tùy thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô
đầu tư và công suất của của các cơ sở công nghiệp trong KCN. Theo số liệu
tính toán, chất thải rắn phát sinh từ các KCN phía Nam chiếm tỷ trọng lớn
nhất so với các vùng khác trong toàn quốc, lên tới gần 3.000 tấn/ngày.
11
Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
nhiều gấp 3 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ và nhiều gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh
ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung [1].
Do hầu hết các KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn
nên các doanh nghiệp trong KCN thường ký hợp đồng với các Công ty môi
trường đô thị tại địa phương hoặc một số doanh nghiệp có giấy phép hành
nghề để thu gom và xử lý. Việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
cũng do các doanh nghiệp chủ động đăng ký với các Sở Tài nguyên và Môi
trường.
1.2. TÁC HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KCN
Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và
KCN nói riêng đã gây tác động xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên. Mặt khác, ô
nhiễm môi trường còn làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, tăng tỷ lệ người mắc
bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư sống gần đó. Đáng
báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và gây
ra những tổn thất kinh tế không nhỏ.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam có thể
phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm. Như
vậy, nền kinh tế mất khoảng 3,9 tỉ USD trong 71 tỉ USD của GDP trong năm
2007 và khoảng 4,2 tỉ USD trong ước tính 76 tỉ USD của GDP trong năm
2008 và ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng
đồng vì ô nhiễm môi trường [2].
1.2.1. Tổn thất hệ sinh thái
Sông suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong
nước thải từ các KCN và các CSSX kinh doanh. Nước thải chứa chất hữu cơ
vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng
12
ôxy trong nước, các loài thủy sinh bị thiếu ôxy dẫn đến một số loài chết hàng
loạt. Sự xuất hiện các độc chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hóa chất
trong nước sẽ tác động đến động thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thức ăn
trong hệ thống sinh tồn của các loài động vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sức
khỏe con người [1]. Dưới đây là một số minh họa tại một số khu vực
trong nước.
KCN Phố Nối A, Hưng Yên có diện tích 390 ha, đến năm 2009 đã có
77% diện tích được lấp đầy và đi vào hoạt động nhưng việc xử lý thải vẫn bị
xem nhẹ. Công suất của hệ thống XLNT tập trung không được đáp ứng được
nhu cầu thực tế. Một số doanh nghiệp trong KCN chưa đấu nối hệ thống thoát
nước thải của nhà máy XLNT tập trung mà xả trực tiếp ra môi trường. Nguồn
nước thải từ KCN Phố Nối A đã gây ô nhiễm nặng tới các dòng sông: sông
Bần và sông Bắc Hưng Hải. Theo đánh giá, nguồn nước trên hai sông này và
hệ thống kênh mương, sông hồ trong khu vực không đạt tiêu chuẩn B1
(QCVN 08:2008/BTNMT), không thể dùng tưới tiêu nông nghiệp. Hàng chục
kênh mương đã biến thành dòng nước chết, bốc mùi hôi tanh khó chịu. Nước
chảy đến đâu, cá tôm chết nổi đến đó, cây trồng cũng héo rũ. Trên địa bàn
Văn Lâm, Mỹ Hào do hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm không thể tưới tiêu phục
vụ sản xuất, hàng chục ha đất canh tác phải bỏ hoang [1].
Lưu vực hệ thống sông Đồng nai là khu vực tập trung nhiều KCN của
cả nước. Các hoạt động sản xuất từ KCN này đã thải vào môi trường nước
một lượng nước thải với nồng độ ô nhiễm cao, gây hiện tượng các “ đoạn
sông chết”.
KCN Điện Nam - Điện Ngọc (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) với
hơn 34 nhà máy đã và đang đưa vào hoạt động, là KCN lớn nhất của tỉnh.
Trong những năm trước đây (2006 - 2007), KCN này cũng đã nổi lên như một
điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở miền Trung. Cũng như nhiều KCN khác
13
ở miền Trung, trong giai đoạn đó, KCN vẫn chưa xây dựng hệ thống XLNT
tập trung. Toàn bộ nước thải của KCN thải trực tiếp ra môi trường đã khiến
người dân tại khu vực xung quanh phải gánh chịu. Sông Hoài (chảy qua thành
phố du lịch Hội An) và sông Ngân Hà cùng một số con suối khác trong khu
vực đã biến thành màu đen do tiếp nhận nước thải của KCN Điện Nam - Điện
Ngọc. Trạm bơm Tứ Câu gần như ngừng hoạt động vì nguồn nước bị ô nhiễm
không thể tưới tiêu cho gần 200 ha ruộng của Điện Ngọc 1 và Điện Ngọc 2.
Từ năm 2008, với việc đưa vào sử dụng nhà máy XLNT giai đoạn 1 của
KCN, vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực này đã bước đầu được khắc
phục [1].
Ô nhiễm nước sông Thị Vải là một trong những ví dụ điển hình về ô
nhiễm môi trường công nghiệp tác động trực tiếp tới hệ sinh thái trong nước
sông, gây những tổn hại đáng kể đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp và
thủy sản. Điển hình là hoạt động xả nước thải trái pháp luât kéo dài của Công
ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam, đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Cả đoạn sông dài khoảng 12km (từ sau hợp lưu suối Cả - sông Thị Vải
khoảng 2 km đến khu vực cảng Phú Mỹ, phía sau KCN Mỹ Xuân), các loài
tôm, cá, thủy sản hầu như không thể tồn tại và phát triển. Hệ sinh thái khu vực
này chỉ còn tồn tại một ít loài động thực vật phù du. Các loài tảo phát triển
chủ yếu cũng là những loài thích nghi với môi trường dinh dưỡng cao và
chính sự phát triển của chúng cũng làm tăng nguy cơ gây độc cho môi trường
nước.Theo ước tính ban đầu, tổng diện tích nông nghiệp bị thiệt hại là 1.438,5
ha, phần lớn là ao nuôi thủy sản 29,5ha [1].
14
Hình 1.1. Cá chết và ao nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm do sông Thị Vải
1.2.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
a. Ô nhiễm nguồn nước, đất và những tác hại đến sức khỏe
Nước thải từ các KCN không được xử lý gây ô nhiễm nước mặt và nước
ngầm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn cấp nước và có thể thông qua
chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Các bệnh chủ yếu
liên quan đến chất lượng nước là bệnh đường ruột, các bệnh do ký sinh trùng, vi
khuẩn, virus, nấm mốc…, các bệnh do côn trùng trung gian và các bệnh do vi
yếu tố và các chất khác trong nước (bệnh bướu cổ địa phương, bệnh về răng do
thiếu hoặc thừa flour, bệnh do nitrat cao trong nước, bệnh do nhiễm độc vởi các
độc chất hóa học có trong nước như bệnh Minamata ở Nhật Bản do nước bị
nhiễm dimetyl thủy ngân, bệnh Itai - Itai ở Nhật Bản do trong nước có quá nhiều
Cadimi,…) [1].
Một nghiên cứu đánh giả ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất tại khu
chế biến kim loại màu Thái Nguyên đến sức khỏe dân cư sống xung quanh đã
cho thấy hàm lượng chì trong nước thải tại ao thải vượt TCCP nhiều lần; hàm
lượng chì và asen trong đất ở vùng nghiên cứu cao hơn 1,2 - 1,5 lần, trong
nước sinh hoạt cao hơn 1,5 - 6 lần và thực phẩm từ 6 - 12 lần so với vùng đối
chứng. Các xét nghiệm máu của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sống liên tục ở
15
khu vực nghiên cứu từ 5 năm trở lên đã cho thấy hàm lượng chì và asen trong
máu cũng cao hơn cùng đối chứng 3 - 80 lần (Nguồn: Báo cáo tóm tắt Hội
nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vê sinh môi trường lần thứ I, 2003,
Hà Nội).
Một nghiên cứu khác đánh giá ảnh hưởng của kim loại chì (xuất phát từ
nước thải công nghiệp dệt nhuộm, sản xuất pin - ác quy, tẩy - mạ, nấu luyện
kim loại…) trong nước kênh Thành phố Hồ Chí Minh đến chất lượng rau thủy
sinh (rau muống, rau rút, rau ngổ, cần nước, ngó sen,…) cung cấp cho thành
phố đã cho thấy: hàm lượng chì trong rau muống tại một số vùng chuyên
canh, trồng trên kênh rạch tương đối cao (so sánh với các tiêu chuẩn trong
Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 và Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1994
thì có 16/25 mẫu rau có hàm lượng chì cao hơn quy định). Nước trong các
ruộng được dẫn từ kênh vào có mức độ ô nhiễm chì cao hơn nước trong kênh
rạch và cao hơn so với TCVN 5942: 1995. Việc nước thải thẳng ra kênh rạch
đã làm tăng thêm việc nhiễm kim loại nặng, trong đó có chì và các độc tố
khác trong rau và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là
trẻ em (Nguồn: Báo cáo tóm tắt" Hội thảo khoa học kỷ niệm 30 năm thực hiện
công tác An Toàn Vệ sinh Lao động và Phân viện Bảo hộ Lao động”, 2007,
thành phố Hồ Chí Minh).
Vào năm 2007, Đà Nẵng đã có sáu KCN đi vào hoạt động, trong đó chỉ
có KCN Hòa Khánh có nhà máy XLNT tập trung nhưng đang trong giai đoạn
vận hành thử. Do đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải từ KCN này
khá trầm trọng. Trong vụ đông xuân năm 2007, hơn 120 ha ruộng của phường
Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu) không thể gieo cấy vì ô nhiễm do nước thải
của KCN Hòa Khánh tràn ra các thửa ruộng. Từ ngày KCN hòa Khánh hình
thành, toàn bộ đất trên cánh đồng Gia Tròn, đồng Phở, đồng Cửa nằm sát hồ
Bàu Tràm bị nước thải nhà máy sản xuất giấy Wei Sen Xin làm ô nhiễm.
16
Nước thải chảy tràn lâu ngày thấm sâu vào đất khiến đất chuyển sang màu
đen đục, môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm mùi nghiêm trọng.
Nước thải từ KCN tràn ra đồng còn gây hiện tượng gia cầm và thủy sản nuôi
trồng trong khu vực chết hàng loạt. Người dân làm nông nghiệp cũng bị ảnh
hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Điển hình bệnh lở loét tay chân và một số
bệnh da liễu [1].
Hình 1.2. Nước ruộng bị ô nhiễm gây lở loét, ghẻ ngứa cho người nông dân
sống gần KCN
b. Ô nhiễm không khí và những tác hại đến sức khỏe
Ô nhiễm không khí từ các KCN không chỉ ảnh hưởng đến người lao
động mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư sống ở các khu vực xung
quanh, với các bệnh thường gặp như các bệnh về đường hô hấp, rối loạn tiêu
hóa, các bệnh về mắt, các bệnh ngoài da.
Theo nghiên cứu tại KCN Thượng Đình - Hà Nội, dân cư vùng ô nhiễm
không khí (phường Thượng Đình và phường Khương Đình) có tỷ lệ mắc triệu
chứng hô hấp cao gấp 6,4 - 9,1 lần; tỷ lệ trẻ em mắc triệu chứng hô hấp cao
gấp 4,9 - 5,5 lần; tỷ lệ dân cư mắc rối loạn thông khí phổi cao nhất, gấp 17,7 -
30,8 lần (trong đó có đến 57,1- 64,7% là rối loạn thông khí tắc nghẽn), tỷ lệ
mắc các triệu chứng như kích thích mắt, mũi, da, rối loạn thần kinh thực vật
cao hơn 9 lần so với vùng đối chứng là xã Định Công, huyện Thanh Trì [8].
17
Năm 2007, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đã khảo sát tình hình sức khỏe
người dân tại phường Thọ Sơn (chịu tác động của các nhà máy như Công ty
cổ phần hóa chất Việt Trì, Công ty giấy Việt Trì, Công ty TNHH Miwon Việt
Nam, Công ty nhôm sông Hồng…) và phường Gia Cầm (đối chứng) cho thấy:
tỉ lệ biểu hiện các triệu chứng hô hấp cấp tính (ho, sổ mũi, khạc đờm) tại
phường Thọ Sơn cao gần gấp 3 lần so với phường Gia Cầm, tỉ lệ mắc bệnh hô
hấp mãn tính (lao phổi, ho có đờm kéo dài hơn 3 tháng & các bệnh hô hấp
khác) cao gấp 1,5 - 3,5 lần (Nguồn: Chương trình điều tra, đánh giá tác động
sức khỏe môi trường tại thành phố Việt Trì - Phú Thọ, Cục Bảo vệ môi
trường, 2007).
1.3. TỔNG QUAN VỀ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG
1.3.1. Khái niệm sức khoẻ môi trường
Môi trường: là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [6].
Sức khỏe: là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ
không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay thương tật (Nguồn: WHO). Mỗi
điều kiện và hiện tượng của môi trường bên trong hay bên ngoài đều có tác
động nhất định đến sức khỏe. Có sức khỏe là sự thích ứng cơ thể với môi
trường, ngược lại bệnh tật là biểu thị sự không thích ứng. Như vậy, sức khỏe
là một tiêu chuẩn của sự thích ứng của cơ thể con người và cũng là một tiêu
chuẩn của môi trường.
Chất lượng môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người
và nó bị chi phối không những bởi điều kiện tự nhiên mà còn bởi điều kiện
kinh tế xã hội. Ở nông thôn, chất thải chăn nuôi, dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật, phân bón là nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng môi trường
sống. Tại thành phố và các KCN với mật độ dân số cao, tập trung nhiều loại
18
hình sản xuất công nghiệp nên chất lượng môi trường có nguy cơ bị suy giảm
do tác động của bụi, khí thải và nước bị ô nhiễm.
SKMT bao gồm tất cả những khía cạnh liên quan tới sức khỏe, tình trạng
ốm, bị bệnh, bị thương tật của con người do phải chịu tác động từ các yếu tố
môi trường vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và tâm lý. Thuật ngữ này đồng
thời cũng được dung để gọi chung cho các lý thuyết và thực tiễn về đánh giá,
điều chỉnh, kiểm soát, phòng ngừa những yếu tố, thành phần môi trường có
khả năng gây nên những tác động có hại cho sức khỏe con người, cả thế hệ
hiện tại và các thế hệ trong tương lai (Nguồn: WHO).
SKMT là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi trường có
tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người [6].
1.3.2. Lịch sử phát triển của thực hành SKMT
Mỗi sinh vật trên trái đất đều có môi trường sống của riêng mình, nếu
thoát ra khỏi môi trường tự nhiên đó hoặc sự biến đổi quá mức cho phép của
môi trường mà chúng đang sống thì chúng sẽ bị chết và bị tiêu diệt. Do đó,
đảm bảo sự ổn định môi trường sống là điều cơ bản để duy trì sự sống của
mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường và sức khỏe con người có mối liên quan
mật thiết với nhau. Không phải đến bây giờ con người mới biết đến mối quan
hệ này, mà từ hàng ngàn năm trước người Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ai
Cập cổ đại đã biết áp dụng các biện pháp thanh khiết môi trường để ngăn
ngừa và phòng chống dịch cho cộng đồng. Các tư liệu lịch sử cho thấy từ
những năm trước công nguyên, ở thành Athens (Hy Lạp) con người đã xây
dựng hệ thống cống ngầm để thải nước bẩn, đã biết dung các chất thơm, diêm
sinh để tẩy uế không khí trong và ngoài nhà để phòng các bệnh truyền nhiễm.
Người La Mã còn tiến bộ hơn đó là khi xây dựng thành La Mã, người ta
đã xây dựng một hệ thống cống ngầm dẫn tới mọi điểm trong thành phố để
19
thu gom nước thải, nước mưa dẫn ra sông Tibre, đồng thời xây dựng một hệ
thống cung cấp nước sạch cho dân chúng trong thành phố.
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, dân số, ô nhiễm môi
trường và phòng chống môi trường càng được tăng cường và phát triển. Như
chúng ta đã biết, các nhân tố sinh học, các hóa chất tồn tại một cách tự nhiên
và các nguy cơ vật lý đã tồn tại trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loài
người. Đồng thời các chất ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người
sinh ra cũng có quá trình phát triển từ từ và lâu dài.
Cuộc khủng hoảng môi trường lần thứ nhất xuất hiện ở Châu Âu lần đầu
tiên vào thế kỷ 19, nguyên nhân là do thực phẩm kém chất lượng, nước bị ô
nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Cuộc cách mạng công nghiệp ở
Anh đã làm cho nước Anh trở thành xứ sở sương mù do ô nhiễm không khí,
thời gian này vấn đề ô nhiễm công nghiệp là một vấn đề hết sức nghiêm
trọng. Trong quá trình phát triển công nghiệp, ô nhiễm kéo dài cho đến thế kỷ
20 và hàng loạt những ô nhiễm mới song song với ô nhiễm công nghiệp là ô
nhiễm hóa học, hóa chất tổng hợp, nhất là trước và sau chiến tranh thế giới
thứ 2. Những tiến bộ của kỹ thuật, lĩnh vực hóa học, đăc biệt là ngành công
nghiệp hóa chất đã tạo ra các hóa chất tổng hợp như cao su tổng hợp, nhựa,
các dung môi, thuốc trừ sâu v.v… đã tạo ra nhiều chất khó phân hủy và tồn dư
lâu dài trong môi trường như DDT, 666, dioxin v.v… gây ra ô nhiễm môi
trường nặng nề, dẫn tới sự phản đối kịch liệt của cộng đồng nhiều nước trên
thế giới trong suốt thời kỳ những năm 60 và 70 của thế kỷ 20 [9].
Làn sóng thứ hai về các vấn đề môi trường xảy ra vào những năm giữa
của thế kỷ 20 với hai phong trào lớn là môi trường và sinh thái. Phong trào
môi trường là việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là những tài nguyên
không tái tạo. Kết quả là động vật trên đất liền ở nhiều vùng thiên nhiên
hoang dã, các vùng đất, biển quý hiếm khác, cảnh quan thiên nhiên được bảo
20
tồn và tôn tạo. Về phong trào sinh thái tập trung vào các chất có thể gây độc
cho con người hoặc có khả năng gây hủy hoại môi trường. Kết quả của những
phong trào này cùng với Hội nghị của Liên hợp quốc tế về môi trường và con
người đã được tổ chức vào năm 1972 đã thuyết phục chính phủ các nước
thông qua luật lệ hạn chế ô nhiễm công nghiệp và phát thải rác, phòng chống
ô nhiễm hóa học, đảm bảo chất lượng và vệ sinh thực phẩm, thuốc, v.v…
Làn sóng lần thứ ba về các vấn đề SKMT là từ những năm 80, 90 đến
nay, ngoài những vấn đề ô nhiễm công nghiệp, hóa chất còn có các vấn đề về
dioxyd carbon, clorofluocarbon gây thủng tầng ozon, vấn đề cân bằng môi
trường, phát triển bền vững, môi trường toàn cầu thay đổi, khí hậu toàn cầu
nóng lên v.v…sẽ còn phải giải quyết trong nhiều thập kỷ tới.
Tại Việt Nam vấn đề về SKMT được ngành y tế đề cập đầu tiên vào
những ngày đầu sau cách mạng Tháng Tám. Lúc này Đảng và Chính phủ đã
phát động các phong trào vệ sinh phòng chống ô nhiễm môi trường mà nội
dung chủ yếu là giữ gìn vệ sinh môi trường sinh hoạt và gia đình. Hoạt động
quản lý và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ do ngành y tế đảm nhiệm với vai
trò chính mãi tới tận thập kỷ 70. Sau đó, ngành công nghệ và môi trường
được thành lập và gánh vác với vai trò ngày càng tăng không chỉ ở cấp quốc
gia mà còn cả ở các địa phương.
Những điểm mốc quan trọng Việt Nam tham gia về vấn đề SKMT toàn
cầu [9]:
- Năm 1972, Hội nghị liên hợp quốc về môi trường và con người tại
Stockholm, Thụy Điển với 113 nước tham gia đã cùng nhau đưa ra tuyên bố
chung, trong đó khẳng định:
+ Hoạt động của con người vừa là nhân tố tích cực song cũng chính là
tác nhân phá hủy môi trường sống.
21
+ Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người là các yếu tố tác
động trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển kinh tế - xã hội của con
người.
- Năm 1997, WHO cam kết thực hiện các mục tiêu toàn cầu về sức khỏe,
trong đó có 8 mục tiêu tập trung cho các vấn đề SKMT.
- Năm 1991, Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Môi trường và sức khỏe tổ
chức tại Thụy Điển có sự tham gia của 81 quốc gia, với mục tiêu kêu gọi toàn
thể thế giới chủ động khởi xướng và tham gia các hoạt động vì một môi
trường trong lành và có lợi cho sức khỏe con người.
- Năm 1992, Chương trình nghị sự 21 được thông qua tại Hội nghị
thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển, trong đó xác định “giảm
thiểu rủi ro về sức khỏe gây bở ô nhiễm và những ảnh hưởng có hại từ môi
trường” là một trong 5 chương trình ưu tiên nhằm bảo vệ SKMT ở cấp toàn
cầu.
- Tháng 8/1999, UNEP và WHO ký biên bản ghi nhớ về hợp tác để đẩy
mạnh các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực SKMT.
1.3.3. Quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người
Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và
tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh. Con người và
môi trường luôn thống nhất với nhau.
Cơ thể đáp ứng trước các tác động của môi trường sống bằng các biểu
hiện khác nhau: phản xạ, thích ứng, không thích ứng, rối loạn thích ứng v.v…
Mặt khác con người can thiệp vào môi trường có mục đích trước hết để
cải tạo môi trường. Ví dụ như các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên
thiên nhiên, các hoạt động y tế, điều trị v.v… gây nên sự thay đổi mối tương
tác giữa cơ thể và môi trường.
22
Đầu thập kỷ 70, nhà địa hóa người Anh Hamilton đã đưa ra kế hoạch
thực nghiệm là xác định hàm lượng nguyên tố hóa học trong đá, bụi, đất, giấy,
cá, lương thực, máu và não để xem hàm lượng các nguyên tố hóa học trong cơ
thể con người và vật chất trong môi trường có quan hệ gì với nhau không. Kết
quả giám định 60 loại nguyên tố hóa học cho thấy tỉ lệ hàm lượng các nguyên
tố hóa học tương ứng trong vỏ Trái Đất và một số bệnh tật có liên quan tới sự
thiếu hụt và dư thừa nguyên tố hóa học trong đất đá tại khu vực nghiên cứu.
Tại Nhật Bản vào năm 1955, ở huyện Phusan phát hiện loại bệnh về xương do
thừa Cd. Bệnh diễn ra trong thời gian hơn 20 năm, riêng trong giai đoạn từ
1963 - 1967 làm chết 207 người. Nguyên nhân của loại bệnh trên là do nồng
độ Cd cao có trong nước thải của hoạt động khai thác một số mỏ Pb, Zn nằm
ở đầu nguồn một con sông cung cấp nước tưới cho các cánh đồng lúa của
huyện Phusan [10].
Tóm lại, môi trường và con người phải thống nhất với nhau, sự thay đổi
của môi trường trong một giới hạn nhất định kéo theo sự thay đổi thích nghi
của cơ thể sống, nhưng sự thay đổi đột ngột hoặc vượt quá giới hạn thích nghi
sẽ dẫn đến những hậu quả xấu. Mỗi yếu tố môi trường tác động ở mức độ
nhất định đến sức khỏe. Sức khỏe tốt là sự thích ứng tốt của cơ thể với môi
trường, ngược lại bệnh tật là biểu thị sự không thích ứng. Như vậy, sức khỏe
là một tiêu chuẩn về sự thích ứng của cơ thể con người đối với điều kiện môi
trường và cũng là một tiêu chuẩn đánh giá môi trường.
Con người luôn chịu tác động của ô nhiễm môi trường. Các chất ô nhiễm
từ môi trường có thể xâm nhiễm vào cơ thể đặc biệt là các chất lạ độc hại.
Quá trình xâm nhiễm của các chất ô nhiễm được mô tả theo sơ đồ sau [14]:
23
Hình 1.3. Sơ đồ quan hệ ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người
1.4. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ MBBR
MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, công nghệ
này được phát triển bởi công ty Kaldnes Miljoteknologi.
MBBR có thể được thiết kế cho các cơ sở mới để loại bỏ BOD/COD
hoặc loại bỏ nitrogen từ các dòng nước thải. Hiện tại các nhà máy áp dụng
công nghệ bùn hoạt tính có thể được nâng cấp để có thể khử nitrogen và
phosphorus hoặc BOD/COD ở lưu lượng lớn. Các vi khuẩn nuôi cấy tiêu hóa
các chất hữu cơ hòa tan, từng bước trưởng thành trong môi trường đó. MBBR
là một dạng của quá trình XLNT bằng bùn hoạt tính bởi lớp màng sinh học
(biofilm). Trong quá trình MBBR, lớp màng biofilm phát triển trên giá thể lơ
lửng trong lớp chất lỏng của bể phản ứng. Những giá thể này chuyển động
được trong chất lỏng là nhờ hệ thống sục khí cung cấp oxy cho nước thải [7].
Áp lực thúc đẩy:
- Gia tăng dân số
- Công nghiệp
hóa
- Chất thải bỏ
Ô nhiễm
môi trường
Các nguồn gây ô
nhiễm môi trường
Các yếu tố
gây ô
nhiễm môi
trường
Ô nhiễm
cơ thể
Xây dựng chỉ số sức
khỏe - môi trường
Sức Bệnh
khỏe tật
24
Hình 1.4. Mô tả quá trình xử lý của bể MBBR
Công nghệ MBBR là công nghệ kết hợp giữa các điều kiện thuận lợi của
quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và bể lọc sinh học. Bể MBBR hoạt động
giống như quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí trong toàn bộ thể tích bể.
Đây là quá trình xử lý bằng lớp màng biofilm với sinh khối phát triển trên giá
mang mà những giá mang này lại di chuyển tự do trong bể phản ứng và được
giữ bên trong bể phản ứng được đặt ở cửa ra của bể. Bể MBBR không cần
quá trình tuần hoàn bùn giống như các phương pháp xử lý bằng màng biofilm
khác, vì vậy nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý bằng phương pháp
bùn hoạt tính trong bể, bởi vì sinh khối ngày càng được tạo ra trong quá trình
xử lý. Bể MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí.
Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự
khuyếch tán của những bọt khí có kích thước trung bình thu được từ máy thổi.
Trong khi đó ở bể thiếu khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của
các giá thể trong bể bằng cánh khuấy. Hầu hết các bể MBBR được thiết kế ở
dạng hiếu khí có lớp lưới chắn ở cửa ra, ngày nay người ta thường thiết kế lớp
lưới chắn có dạng hình trụ đặt thẳng đứng hay nằm ngang.
Giá thể di động
Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp
màng biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế sao cho
25
diện tích bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của
giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể
này lơ lửng trong nước.
Kaldnes Miljoteknologi đã phát triển những giá thể động có hình dạng và
kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào đặc tính quá trình tiền xử lý, tiêu chuẩn
xả thải và thể tích thiết kế bể thì mỗi loại giá thể có hiệu quả xử lý khác nhau.
Hiện tại có 5 loại giá thể khác nhau: K1, K2, K3, Natrix và Biofin Chip M.
Bảng 1.3. Thông số các loại giá thể Anox Kaldnes
(Nguồn: Kaldnes Miljoteknologi, 2001)
Hình 1.5. Các loại giá thể K1, K2, K3, Biofilm Chip M và Natrix- O.
STT Loại Chất liệu D x L (mm) Diện tích bề mặt
(m2
/m3)
1 K1 Polyetylen 10 x 7 500
2 K2 Polyetylen 15 x 15 350
3 K3 Polyetylen 25 x 10 350
4 Natrix Polyetylen 60 x 50 310
5 Biofilm
Chip M
Polyetylen 45 x 3 900
26
Điều kiện quan trọng nhất của quá trình xử lý này là mật độ giá thể trong
bể, để giá thể có thể chuyển động lơ lửng ở trong bể thì mật độ giá thể chiếm
từ 25 ÷ 50% thể tích bể và tối đa trong bể MBBR phải nhỏ hơn 67%. Trong
mỗi quá trình xử lý bằng màng sinh học thì sự khuyếch tán của chất dinh
dưỡng (chất ô nhiễm) ở trong và ngoài lớp màng là yếu tố đóng vai trò quan
trọng trong quá trình xử lý, vì vậy chiều dày hiệu quả của lớp màng cũng là
một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
Ưu nhược điểm công nghệ MBBR
Ưu điểm:
- Giảm chi phí hoạt động, tự động, dễ vận hành và bảo trì.
- Đáp ứng nhiều mức độ công suất:
+ Công trình lớn từ 10.000 m3
/ngày – 150.000 m3
/ngày
+ Công trình nhỏ từ 40 m3
/ngày - 600 m3
/ngày
- Có thể hoạt động ở nhiệt độ môi trường hạ thấp.
- Vật liệu làm giá thể: bền, nhỏ gọn, dễ sử dụng.
- Cách vận hành đơn giản, gần giống như quá trình bùn hoạt tính thông
thường.
- Dễ dàng nâng cấp, thích hợp cho việc cải tạo hệ thống cũ.
- Nâng cao hiệu quả xử lý dinh dưỡng (N, P).
- Ổn định theo biến tải.
- Phát sinh bùn ít.
- Hiệu quả xử lý cao.
27
Bảng 1.4. So sánh thông số thiết kế của MBBR với các công nghệ khác
Thông số Thổi khí
kéo dài
Bùn hoạt
tính
SBR MBBR
Tải trọng thể tích
(kg BOD/m3
/ngày)
0,16 - 0,4 0,31 - 0,64 0,08 - 0,24 0,91
Thời gian lưu (giờ) 18 - 36 4 - 8 8 - 36 1 - 2
F/M ngày - 1
0,05 - 0,15 0,2 - 0,5 0,05 - 0,3 1,1
Lượng khí cung
cấp (m3
/kg BOD
khử)
90 - 125 45 - 90 45 - 90 60
(Nguồn: Christopher Goode, Understanding Biosolids Dynamics in a Moving
Bed Biofilm Reactor, Doctor of Philosophy, University of Toronto, 2010)
Nhược điểm
- Còn khá mới mẻ tại Việt Nam, đòi hỏi người vận hành phải có kinh
nghiệm.
- Có thể xảy ra quá trình nổi bùn phía sau hệ MBBR theo chu kỳ thay
màng sinh học dẫn đến hiệu quả lắng giảm.
1.5. KHU CÔNG NGHIỆP DVTS THỌ QUANG - ĐÀ NẴNG
Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đã có 06 KCN tập trung, bao gồm: KCN
Hòa Khánh, KCN Đà Nẵng, KCN Liên Chiểu, KCN Hòa Khánh mở rộng,
KCN Hòa Cầm và KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng.
Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn trong chiến lược phát triền kinh tế biển của Đà Nẵng. Thành phố đã đầu
tư cơ sở hạ tầng nghề cá theo hướng Trung tâm nghề cá của khu vực miền
Trung với hạ tầng kỹ thuật hậu cần nghề cá tương đối hoàn chỉnh. Chính vì
vậy KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng thành lập theo Quyết định số
5210/QĐ - UB ngày 04/9/2001 trên cơ sở gộp các cụm công nghiệp thủy sản
28
hiện có trên địa bàn thành phố và do Sở Thủy sản - Nông lâm làm chủ đầu tư.
Đến tháng 12/2002 chuyển giao cho Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng
KCN Đà Nẵng làm chủ đầu tư.
Hình 1.6. Bản đồ thể hiện 06 KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tính đến ngày 20/01/2015, KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng có tổng
diện tích đất theo quy hoạch là 50.63 ha và tỷ lệ lấp đầy là 100%.
KCN
DVTS
Thọ
Quang
Đà
Nẵng
29
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Môi trường không khí, đất, nước tại khu vực KCN.
- Sức khoẻ người dân tại khu vực KCN.
- Các giải pháp quản lý sức khỏe tại khu vực KCN.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tập trung triển khai tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Đà Nẵng)
Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
2.2.1. Điều kiện tự nhiên tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
a. Vị trí địa lý
KCN DVTS Đà Nẵng thuộc địa phận hành chính của phường Thọ
Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Nằm về phía đông bắc thành phố
Đà Nẵng.
- Phía Bắc : giáp với khu dân cư và nhà máy X50 Hải quân
- Phía Nam : giáp với khu quy hoạch tái định cư An Hòa, Nại Hiên 2,
- Phía Đông : giáp với khu tái định cư Thọ Quang, Mân Thái
30
- Phía Tây : giáp với khu âu thuyền Thọ Quang
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà
Nẵng
a. Cơ cấu ngành nghề đầu tư vào KCN
Bảng 2.1. Các công ty đang hoạt động tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
TT Tên Công Ty
1 Công ty TNHH TM Minh Nghĩa
2 Công ty CP thủy sản Nhật Hoàng
3 Công ty CP thủy sản và TM Thuận phước
4 Công ty TNHH CBTP Danifoods
5 Công ty CP Procimex Việt Nam
6 Công ty TNHH Hải Thanh
7 Công ty TNHH Bắc Đẩu
8 Công ty TNHH Đại Phúc
9 Công ty CP Đại Thuận
10 Công ty CB và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang
11 Công ty TNHH Thái An
12 Công ty TNHH MTV đồ hộp Hạ Long ĐN
13 Công ty TNHH TM TS Hải Dương Thịnh
14 Công ty TNHH Thiên An Long
15 Công ty TNHH XNK TMDV Phước Tấn Phát
16 Công ty CP thủy sản Đà Nẵng
17 Công ty TNHH TM và DV P.U.F.O.N.G
18 Công ty cổ phần Khang Thông
19 Công ty TNHH SeaProdex Đà Nẵng
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Đà Nẵng)
31
b. Lao động
Tính đến 30/6/2012 KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng đã thu hút 4.432
người (Trong đó, lao động nữ: 2.546 người).
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Khảo sát, đánh giá HTMT tại khu vực KCN DVTS Thọ
Quang - Đà Nẵng
- Khảo sát, thu thập tài liệu, các thông tin về hoạt động sản xuất, xã hội
KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng.
- Thu thập số liệu quan trắc có liên quan đến khu vực KCN.
- Tiến hành quan trắc chất lượng môi trường không khí, nước, đất tại khu
vực KCN.
- Khảo sát, điều tra tình hình sức khỏe người dân.
- Đánh giá HTMT, ảnh hưởng môi trường đến sức khỏe người dân tại
khu vực KCN.
2.3.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý SKMT tại khu vực KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
- Lập kế hoạch quản lý SKMT tại KCN.
- Đề xuất ứng dụng công nghệ MBBR vào xử lý nước thải chế biến thủy
sản.
- Đề xuất thực hiện vệt cách ly cây xanh để ngừa mùi hôi, ô nhiễm không
khí tại KCN.
- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu hàm lượng Pb trong cơ thể người
dân.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp thống kê
Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan từ các đề tài nghiên cứu,
báo cáo khoa học của sở, ban, ngành và các phương tiện truyền thông về: điều
32
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng,
HTMT KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng.
2.4.2. Phương pháp khảo sát bằng phiếu câu hỏi
Lập phiếu điều tra, phỏng vấn người dân tại khu vực KCN DVTS Thọ
Quang - Đà Nẵng về tình hình sức khỏe và đánh giá của họ về môi trường nơi
họ đang sống.
Tiến hành phỏng vấn 60 cá nhân tại ba phường (phường Mân Thái,
phường Nại Hiên Đông, phường Thọ Quang) tiếp giáp xung quanh khu vực
KCN DVTS Thọ Quang Đà Nẵng và 20 công nhân đang làm việc tại KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng.
Hình 2.2. Khảo sát phỏng vấn về HTMT và sức khỏe của người dân.
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích
a. Lấy mẫu và phân tích mẫu nước một số điểm tại khu vực KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
Tiến hành lấy mẫu nước thải tại một số nhà máy trong KCN và trạm
XLNT tập trung của KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng.
Chỉ tiêu phân tích mẫu nước thải: TSS (mg/l), BOD5 (mg/l), Cod (mg/l),
tổng N (mg/l), tổng P (mg/l), Hg (mg/l), Pb (mg/l), Cd (mg/l), dầu mỡ (mg/l),
coliform (MPN/100mL).
33
Hình 2.3. Lấy mẫu nước tại trạm XLNT tập trung của KCN
b. Lấy mẫu và phân tích mẫu khí một số điểm tại khu vực KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
Tiến hành lấy mẫu không khí xung quanh tại một số điểm xung quanh
dân cư xung quanh KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng.
Chỉ tiêu phân tích mẫu không khí xung quanh: Bụi lơ lửng (mg/m3
),
NO2 (mg/m3
), SO2 (mg/m3
), CO (mg/m3
), NH3 (mg/m3
), H2S (mg/m3
), tiếng
ồn (dBA).
Hình 2.4. Lấy mẫu không khí xung quanh tại khu vực KCN
34
c. Lấy mẫu và phân tích mẫu tóc của người dân tại khu vực KCN
DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
Tiến hành lấy mẫu tóc của một số người dân ba phường (phường Mân
Thái, phường Nại Hiện Đông, phường Thọ Quang) là tương ứng ranh giới
khu dân cư KCN Thọ Quang - âu thuyền Thọ Quang và âu thuyền Thọ Quang
- khu dân cư Vũng Thùng.
- Cách lấy mẫu: các mẫu tóc được cắt từ phần sau gáy, sát với phần gốc
có độ dài 3 cm (nam) và 10 cm (nữ). Sau đấy các mẫu tóc được cắt nhỏ và rửa
sạch theo phương pháp khuyến cáo của Society of Hair Testing (SoHT). Các
mẫu tóc được cất giữ và bảo quản trong phong bì giấy sạch.
- Cách phá mẫu: 200 mg mẫu tóc được rửa sạch bằng 20 ml acetone
được đặt trong đĩa petri, sau đó rửa thêm 2 lần bằng 40 ml nước cất và sau
cùng mẫu tóc được rửa sạch với 20 ml acetone. Sau khi rửa, mẫu tóc được
đem đi sấy khô ở 800
C cho đến khi khối lượng đạt giá trị hằng số. Tiếp theo,
200 mg mẫu tóc được đưa vào bình phá mẫu áp suất cao DAP-60+
(BERGHOF) làm từ nhựa TFM. 50 ml HNO3 65%và đậy kín bằng nắp sứ đặc
biệt, sau đó được đưa vào hệ thống phá mẫu speedwave MWS-3.
Việc phân tích hàm lượng kim loại nặng Pb, Cd, Hg tích tụ trên tóc
người dân tại được tiến hành bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ASS800
của hang Perkin Elmer (Mỹ sản xuất), có thể phân tích được hầu hết các kim
loại với hàm lượng rất nhỏ (lượng, vết) trong các mẫu nước, sông, hồ, quặng,
đất, đá, các mẫu của y học, sinh học, tóc người, các sản phẩm nông nghiệp,
rau quả, thực phẩm v.v….Máy này được hoạt động dựa trên cở sở của phương
pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử đó là: khi nguyên tử ở trạng thái hơi, nếu
chiếu chùm tia sáng có những bước sóng xác định vào đám hơi nguyên tử thì
các nguyên tử tự do sẽ hấp thụ các bức xạ có bước sóng nhất định đúng với
những tia bức xạ mà nó có thể phát ra được trong quá trình bức xạ, quá trình
35
hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi tạo ra phổ nguyên tử
của nguyên tố đó, phổ sinh ra trong quá trình này được gọi là phổ hấp thụ
nguyên tử.
Hình 2.5. Lấy mẫu tóc của người dân
2.4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất bằng kỹ
thuật ảnh điện 2D
Sử dụng phương pháp ảnh điện 2D để đánh giá chất lượng môi trường
đất tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang Đà Nẵng.
a. Cơ sở lựa chọn phương pháp
Về trường điện không đổi của nền địa chất, thì các đặc điểm của môi
trường địa chất bên dưới sẽ biểu hiện trên bề mặt của nó một trường điện
không đổi gồm tập hợp các tham số cơ bản của đối tượng nghiên cứu. Tham
số quan trọng nhất trong thăm dò trường điện không đổi của đất đá là giá trị
điện trở suất của nó (trong hệ đo lường SI, điện trở suất được ký hiệu là ρ, thứ
nguyên là Ohm.m). Tham số điện trở suất đặc trưng về tính chất dẫn điện của
môi trường và tính chất này phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, thạch học,
cấu trúc, điều kiện lịch sử tạo thành và thế nằm của đất đá.
36
Bảng 2.2. Điện trở suất một số đất, đá, khoáng vật và hóa chất phổ biến [18]
Vật liệu Điện trở suất (Ωm) Độ dẫn điện (1/Ωm)
Nham thạch và đá biến chất:
- Granite (đá granit)
- Basalt (đá bazan)
- Slate (đá phiến)
- Marble (đá cẩm thạch)
- Quartzite (thạch anh)
5.103
÷106
103
÷106
6.102
÷4.107
102
÷2,5.108
102
÷2.108
10- 6
÷2.10- 4
10- 6
÷10- 3
2,5.10-8
÷1,7.10-3
4.10- 9
÷10- 2
5.10- 9
÷10- 2
Trầm tích:
- Sandstone (sa thạch) 8÷4.103
2,5.10- 4
÷0,125
- Shale (đá phiến sét)
- Limestone (đá vôi)
20÷2.103
50÷4.102
5.10- 4
÷0,05
2,5.10- 3
÷0,02
Đất và nước:
- Clay (đất sét)
- Alluvium (đất phù sa)
- Goundwater (nước ngầm)
- Sea water (nước biển)
1÷100
10÷800
10÷100
0,2
0,01÷1
1,25.10- 3
÷0,1
0,01÷0,1
5
Hóa chất:
- Iron (sắt)
- 0,01 phân tử gam KCl
- 0,01 phân tử gam NaCl
- 0,01M axit Axetic
- Xylene
9,074.10-8
0,708
0,843
6,13
6,998.1016
1,102.107
1,413
1,185
0,163
1,429.10- 17
Điện trở suất của các đá xâm nhập và biến chất thường có giá trị rất cao,
giá trị điện trở suất của các loại đá này phụ thuộc nhiều vào độ nứt nẻ và mức
độ chứa nước trong các đới nứt nẻ đó. Giá trị của điện trở suất ứng với mỗi
37
loại đất đá có thể thay đổi trong một giới hạn khá rộng, từ hàng triệu Ω.m đến
nhỏ hơn một Ω.m. Các đá trầm tích thường có độ xốp và độ chứa nước cao
hơn nên có giá trị điện trở suất thấp hơn so với các đá thâm nhập và đá biến
chất, giá trị điện trở suất của các đá này thường thay đổi trong khoảng từ 10
Ω.m đến 10000 Ω.m, hầu hết đều có giá trị nhỏ hơn 1000 Ω.m, giá trị của
điện trở suất phụ thuộc rất lớn vào độ xốp, độ chứa nước của đá và đặc biệt là
độ khoáng hóa của nước chứa trong các lỗ rỗng. Các trầm tích bở rời không
gắn kết thường có giá trị điện trở suất thấp hơn các đá trầm tích với giá trị
thay đổi từ vài Ω.m đến nhỏ hơn 1000 Ω.m. Giá trị điện trở suất của chúng
phụ thuộc vào độ xốp (các trầm tích chứa nước bão hòa) và hàm lượng các
khoáng vật sét, đất sét thường có giá trị điện trở suất thấp hơn đất cát. Giá trị
điện trở suất của nước dưới đất dao động trong khoảng từ 10 đến 100 Ω.m,
phụ thuộc vào hàm lượng các muối hoà tan có trong đất [11].
Giá trị điện trở suất của một số loại vật liệu hoặc hóa chất ô nhiễm công
nghiệp như một số kim loại như sắt có giá trị điện trở suất rất thấp. Các hoá
chất điện phân mạnh như KCl và NaCl có thể làm giảm một cách đáng kể
điện trở suất của nước dưới đất đến một giá trị nhỏ hơn 1 Ω.m ngay cả khi các
hóa chất này có hàm lượng tương đối thấp, đó là những đặc tính giúp ta có thể
khảo sát khả tích tụ và sự dịch chuyển ô nhiễm về các hóa chất công nghiệp
trong nền địa chất trong khảo sát về môi trường [15].
b. Nghiên cứu thuyết ảnh điện 2D
Trong thăm dò ảnh điện 2D, định luật Ohm chi phối sự truyền dẫn trong
dòng điện môi trường địa chất. Dạng vi phân của định luật Ohm trong môi
trường liên tục: E
U
J σ
σ =
∇
−
= )
( (1)
Trong phương pháp thăm dò điện, người ta thường dùng 0
1
>
=
ρ
σ là
điện dẫn suất (hay độ dẫn điện) của môi trường, J là mật độ dòng diện dẫn tại
38
một điểm đang xét trong môi trường, E là cường độ điện trường tại một điểm
đang quan sát trong môi trường.
Trong hầu hết các phương pháp thăm dò điện, nguồn điện thường có
dạng nguồn điểm. Trong trường hợp này, xét một phần tử có thể tích V
∆ bao
quanh một nguồn dòng điện I tại vị trí ( )
I
I
I z
y
x ,
, , khi đó phương trình mô tả
quan hệ giữa cường độ dòng và mật độ dòng có dạng:
)
(
)
(
)
(
. I
I
I z
z
y
y
x
x
V
I
J −
−
−
∆
=
∇ δ
δ
δ (2)
(2) là công thức mà Dey và Morrison sử dụng trong thăm dò ảnh điện
2D năm 1979, trong đó, δ là hàm Delta Dirac với các tính chất sau:
∫
∫ ∫
∞
+
∞
−
∞
+
∞
−
∞
+
∞
−
∀
=
−
•
∀
=
=
=
−



≠
=
∞
+
=
•
).
(
),
(
)
(
)
(
).
(
),
0
(
)
(
)
(
;
1
)
(
).
(
)
(
;
0
,
0
0
,
)
(
x
U
x
U
dx
x
x
x
U
x
U
U
dx
x
x
U
dx
x
x
x
x
x
x
I
I
δ
δ
δ
δ
δ
δ
Từ (1) và (2) ta viết lại:
( ) ( )
[ ]
( ) ( ) ( )
I
I
I z
z
y
y
x
x
V
I
z
y
x
U
z
y
x
−
−
−
∆
=
=
∇
∇
−
δ
δ
δ
σ ,
,
,
,
.
(3)
Phương trình (3) là phương trình cơ bản mô tả sự phân bố điện thế trong
môi trường do một nguồn dòng điểm gây ra. Có nhiều kỹ thuật phát triển để
giải phương trình này cho bài toán thuận và bài toán ngược trong thăm dò
trường điện không đổi.
c. Nghiên cứu cấu hình thiết bị Wenner - Schlumberger đo điện trở
suất biểu kiến
Sự phân bố điện trở suất cũng như đặc điểm và cấu trúc địa chất của môi
trường bên dưới mặt đất sẽ tạo ra một dáng điệu hay trường điện riêng bên
39
trên bề mặt của nó. Do đó trong phương pháp thăm dò ảnh điện 2D của
trường điện không đổi, muốn biết được thông tin về môi trường địa chất bên
dưới ta phải tiến hành các phép đo điện trở suất biểu kiến trên bề mặt của nó.
Phép đo được thực hiện bằng cách phát dòng điện không đổi có cường độ I
vào môi trường địa chất cần khảo sát thông qua điện cực. Đối với cấu hình
thiết bị Wenner - Schlumberger bốn cực đối xứng (theo hình 3.4), hiệu điện
thế giữa hai điện cực thu thế P1, P2 được tính như sau:








+
−
−
=
=
−
=
∆
2
2
2
1
1
2
1
2
1
1
1
1
1
2
)
(
)
(
1 P
C
P
C
P
C
P
C r
r
r
r
I
P
U
P
U
U
π
ρ (4)
Trong đó, 2
2
1
2
2
1
1
1
,
,
, P
C
P
C
P
C
P
C
r
r
r
r là khoảng Cách từ các điện cực thu thế P1, P2, đến
các điện cực dòng C1, C2.
Từ công thức (4), ta có thể xác định được điện trở suất biểu kiến của môi
trường địa chất bên dưới:
I
U
k
a
∆
=
ρ (5)
Trong đó:








+
−
−
=
2
2
2
1
1
2
1
1
1
1
1
1
2
P
C
P
C
P
C
P
C
r
r
r
r
k
π
(là tham số hình học phụ thuộc vào sự sắp xếp của 4 điện cực).
Điện trở suất biểu kiến không phải là điện trở suất thật của môi trường
địa chất bên dưới. Liên hệ giữa giá trị điện trở suất biểu kiến và giá trị điện
trở suất thật bên dưới của môi trường địa chất là mối liên hệ phức tạp. Việc
xác định điện trở suất thật từ giá trị điện trở suất biểu kiến quan sát được là
40
vấn đề của bài toán ngược trong thăm dò ảnh điện 2D, dựa vào thuật toán sai
phân hữu hạn.
Hình 2.6. Cấu hình thiết bị Wennerb - Schlumberger
d. Nghiên cứu quy trình đo ngoài thực địa của cấu hình thiết bị
Wenner - Schlumberger tại các vị trí cơ bản
Tại ranh giới giữa KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng và âu thuyền Thọ
Quang: Quy trình đo đạc thực nghiệm của cấu hình thiết bị này được trình
bày theo sơ đồ ở hình 3.6, cách bố trí các điện cực hệ thiết bị này giống như
hệ thiết bị Wenner - alpha, nhưng hai cực thu P1, P2 nằm giữa hai cực phát C1,
C2 và được giữ ở khoảng cách “a” không đổi trong suốt quá trình đo và mỗi
mức đo. Số phép đo (số điểm đo) của mỗi mức đo được tính theo biểu thức
tổng quát là [m- (2n+1)] ứng với bước dịch chuyển của điểm dữ liệu theo
khoảng cách điện cực đơn vị. Trước tiên, tiến hành cắm 34 điện cực dọc theo
tuyến đo với chiều dài 165m, khoảng cách điện cực đơn vị a = 5m.
Từ mức đo sâu thứ nhất đến thứ sáu, khoảng cách điện cực a1 = 5m và
thừa số n thay đổi từ 1 đến 6: Tại mức đo sâu thứ nhất ứng với thiết bị thứ
nhất (n = 1), khoảng cách giữa các điện cực (C1P1 = P1P2 = P2C2 = a = 5m)
được giữ không đổi trong suốt quá trình đo. Các điện cực phát C1, C2 và thu
P1, P2 sẽ được kết nối với nguồn và máy đo thông qua các cuộn cáp, dữ liệu sẽ
được thu thập từ đầu cho đến cuối tuyến đo, tổng số điểm dữ liệu được ghi ở
mức đo thứ nhất là 31 điểm. Ở mức đo sâu thứ hai (thừa số n = 2), khoảng
41
cách giữa các điện cực (C1P1 = C2P2 = 2a = 10m, P1P2 = a = 5m) được giữ
không đổi trong suốt quá trình đo. Các điểm dữ liệu sẽ được thu thập từ đầu
cho đến cuối tuyến với tổng số điểm dữ liệu được ghi là 29. Tương tự, thực
hiện thu thập dữ liệu đến mức dữ liệu thứ sáu (n = 6).
Đối với mức đo sâu thứ bảy và tám, khoảng cách điện cực của thiết bị sẽ
tăng lên a2 = 10m và thừa số độ sâu n thay đổi từ 3 đến 4: ở mức đo sâu thứ
bảy (a2 = 10m, n = 3), khoảng cách các điện cực C1P1 = C2P2 = 3a2 = 30m và
P1P2 = a2 = 10m, ở mức này số điểm dữ liệu sẽ được thu thập từ đầu tuyến cho
đến cuối tuyến là 20 điểm. Ở mức đo sâu thứ tám (a2 = 10m, n = 4), khoảng
cách các điện cực C1P1 = C2P2 = 4a2 = 40m và P1P2 = a2 = 10m, số điểm dữ
liệu sẽ được thu thập từ đầu tuyến cho đến cuối tuyến là 16 điểm.
Đối với các mức đo sâu cuối cùng, khoảng cách của thiết bị là a3 = 15m
và thừa số n = 3, ứng với khoảng cách (C1P1 = C2P2 = 3a3 = 45m, P1P2 = a3 =
15m) và số điểm dữ liệu ghi được từ đầu cho đến cuối tuyến là 13 điểm.
Thiết bị này có độ nhạy khá đều cho cả hai cấu trúc: phân bố ngang ứng với
thừa số
“n” thấp và phân bố thẳng đứng ứng với “n” cao, cường độ tín hiệu yếu
hơn thiết bị Wenner, nhưng lớn hơn thiết bị lưỡng cực và gấp hai lần thiết bị
Pole - dipole, mức độ bao phủ ngang hơi rộng hơn so với thiết bị Wenner,
nhưng hẹp hơn so với thiết bị lưỡng cực.
42
Hình 2.7. Cách bố trí điện cực và quy trình thực hiện các phép đo dể xây mặt
cắt ảnh điện 2D cho hệ thiết bị Wenner- Schlumberger
Tại khu vực ranh giới giữa âu thuyền và khu dân cư: Sơ đồ bố trí đo đạc
cũng theo hình 3.6, nhưng ở đây số điện cực được cắm là m = 29 (điện cực)
cách đều nhau với khoảng cách đơn vị là a = 5m trên chiều dài tuyến đo là
145m:
Từ mức dữ liệu thứ nhất đến thứ sáu (ứng với a1 = 5m và n = 1,..,6):
mức thứ nhất có 27 điểm dữ liệu được ghi, mức thứ hai là 25,…, mức thứ sáu
là 17 điểm.
Mức dữ liệu thứ bảy và tám (ứng với a2 = 10m và n = 3, 4): mức bảy có
16 và mức tám có 12 điểm dữ liệu được ghi. Mức dữ liệu thứ chín (ứng với a3
= 15m và n = 3) có 9 điểm dữ liệu được ghi, mức thứ mười (ứng với a4 = 25m
và n = 2) ta ghi được 5 điểm dữ liệu.
43
Hình 2.8. Đo đạc thực địa
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Để đánh giá các thông số theo dõi được cần so sánh với các quy chuẩn
Việt Nam (QVCN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN
40:2011/BTNMT, QCVN 11:2008/BTNMT, QCVN 10:2008/BTNMT, quy
chuẩn WHO).
- Kết quả phỏng vấn người dân được thống kê bằng phần mềm
Microsoft Excel, các ý kiến riêng lẻ được ghi lại và tổng hợp từ đó được dùng
một phần để đánh giá và đề xuất các giải pháp.
- Kết quả phân tích mẫu nước thải, không khí được thống kê bằng phần
mềm Microsoft Excel.
- Tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu hàm lượng kim loại nặng trong tóc người
dân tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang Đà Nẵng trên phần mềm STATISTICA
12.0 nhằm mục đích xác định tình hình ô nhiễm môi trường và đánh giá tình trạng
sức khỏe của người dân theo khu vực sinh sống và theo độ tuổi.
+ Phần mềm thống kê STATISTICA 12.0, đây là phần mềm thống kê
được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu, phân tích dữ liệu của
nhiều ngành khác nhau về xã hội, tự nhiên. Ứng dụng mạnh của phần mềm
này là phân tích các mô hình hồi quy đa biến dạng tuyến tính hay phi tuyến
44
tính với các cách phân tích đa dạng như hồi quy lọc, hồi quy từng bước, tổ
hợp biến, mã hóa tự động các biến định tính,…
+ Statistica cung cấp các mảng toàn diện nhất về phân tích dữ liệu, quản
lý dữ liệu, dữ liệu trực quan, và thủ tục khai thác dữ liệu. Kỹ thuật của nó bao
gồm các lựa chọn rộng nhất của mô hình dự báo, phân nhóm, phân loại và các
kỹ thuật thăm dò trong một nền tảng phần mềm.
+ Statistica ban đầu xuất phát từ một tập hợp các gói phần mềm và tiện
ích được phát triển ban đầu trong những năm giữa năm 1980 bởi StatSoft. Sau
khi phát hành năm 1986 của CSS (Hoàn thành hệ thống thống kê) và phát
hành năm 1988 của MacSS (Hệ thống thống kê Macintosh), phiên bản đầu
tiên của hệ điều hành Dos Statistica (đăng ký nhãn hiệu ở thủ đô như
Statistica) đã được phát hành vào năm 1991. Năm 1992 , phiên bản Macintosh
của Statistica là phát hành.
+ Phân tích thành phần chính (Principal component analysis - PCA) là
phương pháp phân tích dữ liệu đa biến, một công cụ mạnh mẽ trong tìm kiếm
các mô hình, quy luật và các mối tương quan trong một hệ thống đa thành
phần phức tạp.
+ Trong phương pháp PCA tồn tại một thuật toán cụ thể cho phép làm
giảm kích thước của ma trận dữ liệu. Ma trận dữ liệu được nén lại là nhờ sự
hiện diện của mối tương quan giữa các biến (nhân tố) và trong trường hợp này
các biến ban đầu được thay thế bằng các biến mới, các biến mới này chính là
sự kết hợp tuyến tính của các biến ban đầu. Chúng thường được gọi là biến ẩn
vì ngay lập tức ta không thể nhận thấy được. Việc nghiên cứu trong không
gian của các biến mới (thành phần chính) rất thuận tiện vì các biến này ít,
mang tính đại diện và nó bao gồm tất cả các mối liên hệ trong hệ thống dữ
liệu, trên bề mặt phẳng hay trong không gian ba chiều. Đây là vấn đề mà
trước đây chúng ta khó có thể thực hiện được trong nghiên cứu các mối liên
quan ở hệ thống dữ liệu đa biến số [3].
45
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KCN DVTS THỌ QUANG - ĐÀ
NẴNG
3.1.1. HTMT không khí tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
Hình 3.1. Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh
Tải bản FULL (128 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
46
Bảng 3.1. Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí đợt 1 tại KCN
Kết quả
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7
QCVN
05:
2013
/BTN
MT
QCVN
06:
2009
/BTN
MT
QCVN
26:
2010
/BTN
MT
Nhiệt độ 0
C 28,1 27,3 27,0 26,1 31,9 32,4 32,9 - -
Bụi mg/m3
0,26 0,21 0,19 0,26 0,29 0,25 0,28 0,3 -
NO2 mg/m3
0,039 0,028 0,033 0,029 0,036 0,032 0,035 0,2 -
SO2 mg/m3
0,045 0,026 0,029 0,038 0,042 0,027 0,031 0,35 -
CO mg/m3
6,478 3,542 3,757 5,473 5,618 4,745 4,926 30 -
NH3 mg/m3
0,142 0,029 0,042 0,105 0,033 0,035 0,024 - 0,2 -
H2S mg/m3
0,035 0,012 0,016 0,032 0,017 0,021 0,015 - 0,042 -
Tiếng ồn dBA 65,0 58,0 67,0 59,0 57,0 67,7 63,7 - 70
47
Bảng 3.2. Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí đợt 2 tại KCN
Kết quả
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7
QCVN 05:
2013
/BTNMT
QCVN 06:
2009
/BTNMT
QCVN 26:
2010
/BTNMT
Nhiệt độ 0
C 34,9 35,9 37,0 37,1 34,1 32,8 31,6 - -
Bụi mg/m3
0,28 0,22 0,24 0,29 0,30 0,38 0,33 0,3 -
NO2 mg/m3
0,042 0,033 0,037 0,033 0,035 0,029 0,031 0,2 -
SO2 mg/m3
0,053 0,028 0,031 0,045 0,039 0,025 0,028 0,35 -
CO mg/m3
5,928 3,324 4,372 5,262 5,771 4,568 4,693 30 -
NH3 mg/m3
0,236 0,035 0,051 0,223 0,045 0,031 0,029 - 0,2 -
H2S mg/m3
0,039 0,015 0,019 0,036 0,022 0,018 0,012 - 0,042 -
Tiếng ồn dBA 61,8 50,9 62,3 60,7 51,7 62,7 55,5 - 70
48
Ghi chú:
Ngày lấy mẫu: Đợt 1( 02/04/2015), đợt 2 (22/05/2015).
Thời gian lấy mẫu: lúc 9 giờ trong ngày, thời tiết nắng nóng.
Dấu “- “: Không có trong tiêu chuẩn.
QCVN 05: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
QCVN 06: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất
độc hại không khí xung quanh.
QCVN 26 :2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
K1: Mẫu không khí gần trạm XLNT tập trung của KCN, có tọa độ
(108°14'12.0"E; 16°05'38.1"N).
K2: Mẫu không khí tại khu vực khu dân cư nằm trên đường Trần Nhân
Tông có tọa độ (108°14'36.8"E; 16°05'45.9"N).
K3: Mẫu không khí lấy tại khu vực dân cư gần Công ty SeaProdex Đà
Nẵng có tọa độ (108°14'27.4"E; 16°06'9.2"N).
K4: Mẫu không khí lấy tại khu vực bến cá đường Vân Đồn (gần công ty
Bắc Đẩu và Procimex) có tọa độ (108°14'19.2"E; 16° 05'55.2"N).
K5: Mẫu không khí lấy tại khu vực khu dân cư Vũng Thùng (Đường
Ngô Thì Hương) có tọa độ (108°13'52.8"E; 16° 05'50.8"N).
K6: Mẫu không khí lấy tại khu vực khu dân cư Vũng Thùng (Đường
Vũng Thùng 1) có tọa độ (108°13'55.2"E; 16° 06'01.1"N).
K7: Mẫu không khí lấy tại khu vực khu dân cư Vũng Thùng (Đường Lý
Nhật Quang - Chu Huy Mân) có tọa độ (108°13'48.3"E; 16° 05'52.9"N).
49
Nhận xét:
So sánh với các QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT,
QCVN 26:2010/BTNMT:
Đợt 1: Cho thấy các chất trong không khí và tiếng ồn đều nằm trong
ngưỡng cho phép.
Đợt 2: Nồng độ các chất trong không khí xung quanh và tiếng ồn đều
nằm trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, tại điểm K1 và K4 NH3 vượt quy
chuẩn cho phép là 1,1 - 1,2 lần.
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh nồng độ NH3 điểm K1 và K4 tại hai đợt lấy mẫu
Dựa vào biểu đồ ta thấy NH3 tại hai đợt có sự thay đổi, đợt 2 vào cuối
tháng 5 (tháng sản xuất cao điểm tháng 5 đến tháng 11) vượt quy chuẩn cho
phép và có xu hướng tăng lên so với đợt 1 (đầu tháng tư).
Theo phiếu điều tra khảo sát 60 hộ dân đang sinh sống tại khu vực KCN
về tình trạng môi trường không khí tại khu vực: có (58/60) tại KCN có mùi
hôi trong đó mùi hôi nặng hơn vào khoảng 23h - 4h.
Tải bản FULL (128 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
50
Hình 3.3. Biểu đồ đánh giá môi trường không khí của người dân
3.1.2. HTMT nước thải tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng
Hình 3.4. Vị trí lấy mẫu nước thải
51
Bảng 3.3. Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước thải tại KCN
Kết quả
Tên chỉ
tiêu
Đơn vị
N1 N2 N3
QCVN 11:
2008/BTNMT
Cột B
QCVN 40:
2011/BTNMT
Cột B
TSS mg/L 85,0 146,0 59,6 100 100
BOD5 mg/L 81,5 336 25,0 50 50
COD mg/L 159 644 49 80 150
Tổng N mg/L 20,641 95,062 4,512 60 40
N- NH4
+
mg/L 1,564 27,743 0,143 20 -
Tổng P mg/L 3,272 9,735 0,528 - 6
Hg mg/L <0,0005 <0,0005 <0,0005 - 0,01
Pb mg/L 0,0075 0,0092 0,0064 - 0,5
Cd mg/L 0,0024 0,0031 0,0026 - 0,1
Clo dư mg/L <0,10 <0,10 <0,10 2 2
Dầu mỡ mg/L 3,72 12,68 1,05 - 10
Coliror
m
MPN/
100mL
19.103
24.105
11.103
5.000 5.000
Ghi chú:
Ngày lấy mẫu: 02/04/2015
Thời gian lấy mẫu: lúc 9 giờ trong ngày, thời tiết nắng nóng
Dấu “- “: Không có trong tiêu chuẩn
QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp chế biến thủy sản
QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp
7655066

More Related Content

What's hot

NGHIÊN CỨU THỂ TÍCH VÀ CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM 3D REAL T...
NGHIÊN CỨU THỂ TÍCH VÀ CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM 3D REAL T...NGHIÊN CỨU THỂ TÍCH VÀ CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM 3D REAL T...
NGHIÊN CỨU THỂ TÍCH VÀ CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM 3D REAL T...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNKỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNSoM
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quảnMartin Dr
 
Dị vật đường thở - PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Dung
Dị vật đường thở - PGS TS Nguyễn Thị Ngọc DungDị vật đường thở - PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Dung
Dị vật đường thở - PGS TS Nguyễn Thị Ngọc DungBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lanCOPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lanSoM
 
OXY LIỆU PHÁP, HFNC VÀ NỘI KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHÂN COVID 19
OXY LIỆU PHÁP, HFNC VÀ NỘI KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHÂN COVID 19OXY LIỆU PHÁP, HFNC VÀ NỘI KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHÂN COVID 19
OXY LIỆU PHÁP, HFNC VÀ NỘI KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHÂN COVID 19SoM
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSoM
 
Tiêu chuẩn Sgarbossa
Tiêu chuẩn SgarbossaTiêu chuẩn Sgarbossa
Tiêu chuẩn SgarbossaCuong Nguyen
 
thuoc khang vitamin K
thuoc khang vitamin Kthuoc khang vitamin K
thuoc khang vitamin KThanh Liem Vo
 
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP SoM
 
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnMất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
CÁC MŨI KHÂU DA THƯỜNG DÙNG
CÁC MŨI KHÂU DA THƯỜNG DÙNGCÁC MŨI KHÂU DA THƯỜNG DÙNG
CÁC MŨI KHÂU DA THƯỜNG DÙNGSoM
 
SÔT XUẤT HUYẾT
SÔT XUẤT HUYẾTSÔT XUẤT HUYẾT
SÔT XUẤT HUYẾTSoM
 
GIẢI PHẪU HỌC MẮT
GIẢI PHẪU HỌC MẮTGIẢI PHẪU HỌC MẮT
GIẢI PHẪU HỌC MẮTSoM
 

What's hot (20)

NGHIÊN CỨU THỂ TÍCH VÀ CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM 3D REAL T...
NGHIÊN CỨU THỂ TÍCH VÀ CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM 3D REAL T...NGHIÊN CỨU THỂ TÍCH VÀ CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM 3D REAL T...
NGHIÊN CỨU THỂ TÍCH VÀ CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT TRÁI BẰNG SIÊU ÂM TIM 3D REAL T...
 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNKỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
 
Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quản
 
Dị vật đường thở - PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Dung
Dị vật đường thở - PGS TS Nguyễn Thị Ngọc DungDị vật đường thở - PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Dung
Dị vật đường thở - PGS TS Nguyễn Thị Ngọc Dung
 
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lanCOPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
 
OXY LIỆU PHÁP, HFNC VÀ NỘI KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHÂN COVID 19
OXY LIỆU PHÁP, HFNC VÀ NỘI KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHÂN COVID 19OXY LIỆU PHÁP, HFNC VÀ NỘI KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHÂN COVID 19
OXY LIỆU PHÁP, HFNC VÀ NỘI KHÍ QUẢN Ở BỆNH NHÂN COVID 19
 
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNGSINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
SINH LÝ HỆ VẬN ĐỘNG
 
Ct scan ngực
Ct scan ngựcCt scan ngực
Ct scan ngực
 
Tiêu chuẩn Sgarbossa
Tiêu chuẩn SgarbossaTiêu chuẩn Sgarbossa
Tiêu chuẩn Sgarbossa
 
thuoc khang vitamin K
thuoc khang vitamin Kthuoc khang vitamin K
thuoc khang vitamin K
 
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP
 
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnMất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
 
Phù phổi cấp
Phù phổi cấpPhù phổi cấp
Phù phổi cấp
 
Giãn phế quản
Giãn phế quản Giãn phế quản
Giãn phế quản
 
An toàn bức xạ của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa
An toàn bức xạ của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóaAn toàn bức xạ của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa
An toàn bức xạ của nhân viên y tế tiếp xúc với bức xạ ion hóa
 
CÁC MŨI KHÂU DA THƯỜNG DÙNG
CÁC MŨI KHÂU DA THƯỜNG DÙNGCÁC MŨI KHÂU DA THƯỜNG DÙNG
CÁC MŨI KHÂU DA THƯỜNG DÙNG
 
ĐạI cương ECG
ĐạI cương ECGĐạI cương ECG
ĐạI cương ECG
 
CT Chấn thương sọ não
CT Chấn thương sọ nãoCT Chấn thương sọ não
CT Chấn thương sọ não
 
SÔT XUẤT HUYẾT
SÔT XUẤT HUYẾTSÔT XUẤT HUYẾT
SÔT XUẤT HUYẾT
 
GIẢI PHẪU HỌC MẮT
GIẢI PHẪU HỌC MẮTGIẢI PHẪU HỌC MẮT
GIẢI PHẪU HỌC MẮT
 

Similar to đáNh giá hiện trạng môi trường tại khu vực khu công nghiệp dv thủy sản thọ quang đà nẵng và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe môi trường. luận văn thạc sĩ 7655066

Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.ssuser499fca
 
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quangđáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quangTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY XÂY DỰNG...
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY XÂY DỰNG...ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY XÂY DỰNG...
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY XÂY DỰNG...nataliej4
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...
Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...
Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...nataliej4
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to đáNh giá hiện trạng môi trường tại khu vực khu công nghiệp dv thủy sản thọ quang đà nẵng và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe môi trường. luận văn thạc sĩ 7655066 (20)

Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.Luận văn thạc sĩ khmt.
Luận văn thạc sĩ khmt.
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật môi trường.
 
Ảnh hưởng của cấu trúc điện cực đến đáp ứng của sensor oxy, 9đ
Ảnh hưởng của cấu trúc điện cực đến đáp ứng của sensor oxy, 9đẢnh hưởng của cấu trúc điện cực đến đáp ứng của sensor oxy, 9đ
Ảnh hưởng của cấu trúc điện cực đến đáp ứng của sensor oxy, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ điện phân kết h...
Luận án: Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ điện phân kết h...Luận án: Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ điện phân kết h...
Luận án: Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ điện phân kết h...
 
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
 
Luận văn: Thiết bị quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường, 9đ
Luận văn: Thiết bị quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường, 9đLuận văn: Thiết bị quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường, 9đ
Luận văn: Thiết bị quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường, 9đ
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất RượuKhoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Xử Lý Dịch Hèm Sản Xuất Rượu
 
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
đáNh giá hiện trạng công tác quản lý rác thải sinh hoạt và đề xuất một số biệ...
 
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quangđáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
 
Đặc trưng tương tác plasmonic giữa hạt nano kim loại với quantum dot
Đặc trưng tương tác plasmonic giữa hạt nano kim loại với quantum dotĐặc trưng tương tác plasmonic giữa hạt nano kim loại với quantum dot
Đặc trưng tương tác plasmonic giữa hạt nano kim loại với quantum dot
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đLuận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
 
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
đáNh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý bụi,khí t...
 
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY XÂY DỰNG...
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY XÂY DỰNG...ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY XÂY DỰNG...
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HỒI QUY XÂY DỰNG...
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường sau khai thác qu...
 
Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...
Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...
Nghiên Cứu Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học MBR Để Xử Lý Nước Thải Đô Thị...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
 
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn MônĐề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
Đề tài: Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế kim loại Văn Môn
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

đáNh giá hiện trạng môi trường tại khu vực khu công nghiệp dv thủy sản thọ quang đà nẵng và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe môi trường. luận văn thạc sĩ 7655066

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ THANH TRÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC KHU CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ THỦY SẢN THỌ QUANG - ĐÀ NẴNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành : Kỹ thuật môi trường Mã số : 60.52.03.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ PHƯỚC CƯỜNG Đà Nẵng - Năm 2015
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Trà
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................3 5. Bố cục đề tài..........................................................................................4 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu..............................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...........................................................................6 1.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN VIỆT NAM.................6 1.1.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN............................................7 1.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí do khí thải KCN...........................8 1.1.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn của KCN .........................10 1.2. TÁC HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KCN ...........................................11 1.2.1. Tổn thất hệ sinh thái......................................................................11 1.2.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người.............................................14 1.3. TỔNG QUAN VỀ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG....................................17 1.3.1. Khái niệm sức khoẻ môi trường ...................................................17 1.3.2. Lịch sử phát triển của thực hành SKMT.......................................18 1.3.3. Quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người...........21 1.4. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ MBBR .......................................................23 1.5. KHU CÔNG NGHIỆP DVTS THỌ QUANG - ĐÀ NẴNG...................27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................29 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................29
  • 4. 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................................29 2.2.1. Điều kiện tự nhiên tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng..........29 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng .................................................................................................................30 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................................31 2.3.1. Khảo sát, đánh giá HTMT tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ..................................................................................................31 2.3.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý SKMT tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng .................................................................31 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................31 2.4.1. Phương pháp thống kê ..................................................................31 2.4.2. Phương pháp khảo sát bằng phiếu câu hỏi....................................32 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích...................................................32 2.4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất bằng kỹ thuật ảnh điện 2D .............................................................................................35 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................43 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................45 3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KCN DVTS THỌ QUANG - ĐÀ NẴNG .............................................................................................................45 3.1.1. HTMT không khí tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ...........45 3.1.2. HTMT nước thải tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ............50 3.1.3. HTMT nước mặt tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ............52 3.1.4. HTMT đất tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng ........54 3.2. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TẠI KCN DVTS THỌ QUANG - ĐÀ NẴNG.....................................................................................59 3.2.1. Dựa vào phiếu điều tra khảo sát....................................................59 3.2.2. Kết quả phân tích kim loại nặng trong mẫu tóc............................62
  • 5. 3.2.3. Ứng dụng phần mềm STATISTICA 12.0 trong khoanh vùng ô nhiễm tại ranh giới hai khu vực: Khu dân cư KCN - âu thuyền Thọ quang và âu thuyền Thọ Quang - khu dân cư Vũng Thùng....................66 3.3. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SKMT TẠI KCN DVTS THỌ QUANG - ĐÀ NẴNG.....................................................................................73 3.3.1. Lập kế hoạch quản lý SKMT tại địa phương................................73 3.3.2. Đề xuất ứng dụng công nghệ MBBR trong XLNT thủy sản.......77 3.3.3. Đề xuất thực hiện vệt cây xanh cách ly ........................................82 3.3.4. Một số biện pháp giảm thiểu hàm lượng Pb trong cơ thể.............85 3.3.5. Giám sát môi trường tại KCN DVTS Thọ Quang – Đà Nẵng......86 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) PHỤ LỤC
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường COD Nhu cầu oxy hoá học BOD Nhu cầu oxy sinh hoá CSSX Cơ sở sản xuất DVTS Dịch vụ thủy sản HTMT Hiện trạng môi trường KCN Khu công nghiệp MBBR Moving Bed Biofilm Reactor QCVN Quy chuẩn Việt Nam SKMT Sức khỏe môi trường TCCP Tiêu chuẩn cho phép XLNT Xử lý nước thải
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử lý) 7 Bảng 1.2 Phân loại các nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm 9 Bảng 1.3 Thông số các loại giá thể Anox Kaldnes 25 Bảng 1.4 So sánh thông số thiết kế của MBBR với các công nghệ khác 27 Bảng 2.1 Các công ty đang hoạt động tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng 30 Bảng 2.2 Điện trở suất một số đất, đá, khoáng vật và hóa chất phổ biến 36 Bảng 3.1 Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí đợt 1 tại KCN 46 Bảng 3.2 Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí đợt 2 tại KCN 47 Bảng 3.3 Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước thải tại KCN 51 Bảng 3.4 Kết quả quan trắc nước âu thuyền Thọ Quang 52 Bảng 3.5 Kết quả hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, Hg) trong mẫu tóc của người dân tại khu dân cư KCN - âu thuyền Thọ Quang 64 Bảng 3.6 Kết quả hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, Hg) trong mẫu tóc của người dân tại âu thuyền Thọ Quang - khu 65
  • 8. dân cư Vũng Thùng Bảng 3.7 Dữ liệu hàm lượng hoá chất trong tóc người dân (µg/g) 67 Bảng 3.8 Kết quả phân tích thống kê mối liên hệ giữa độ tuổi và hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, Hg) 68 Bảng 3.9 Kết quả phân tích thống kê mối liên hệ giữa khu vực sống và hàm lượng kim loại nặng (Cd, Pb, Hg) 71 Bảng 3.10 Thành phần và tính chất nước thải của trạm XLNT KCN DVTS 77 Bảng 3.11 Số lượng khí độc trong môi trường không khí được tán cây giữ lại 84 Bảng 3.12 Chương trình giám sát môi trượng tại KCN 86
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hình Tên hình Trang Hình 1.1 Cá chết và ao nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm do sông Thị Vải 14 Hình 1.2 Nước ruộng bị ô nhiễm gây lở loét, ghẻ ngứa cho người nông dân sống gần KCN 16 Hình 1.3 Sơ đồ quan hệ ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người 23 Hình 1.4 Mô tả quá trình xử lý của bể MBBR 24 Hình 1.5 Các loại giá thể K1, K2, K3, Biofilm Chip M và Natrix- O. 25 Hình 1.6 Bản đồ thể hiện 06 KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 28 Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng 29 Hình 2.2 Khảo sát phỏng vấn về HTMT và sức khỏe của người dân. 32 Hình 2.3 Lấy mẫu nước tại trạm XLNT tập trung của KCN 33 Hình 2.4 Lấy mẫu không khí xung quanh tại khu vực KCN 33 Hình 2.5 Lấy mẫu tóc của người dân 35 Hình 2.6 Cấu hình thiết bị Wennerb - Schlumberger 40 Hình 2.7 Cách bố trí điện cực và quy trình thực hiện các phép đo dể xây mặt cắt ảnh điện 2D cho hệ thiết bị Wenner- Schlumberger 42 Hình 2.8 Đo đạc thực địa 43 Hình 3.1 Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh 45
  • 10. Hình 3.2 Biểu đồ so sánh nồng độ NH3 điểm K1 và K4 tại hai đợt lấy mẫu 49 Hình 3.3 Biểu đồ đánh giá môi trường không khí của người dân 50 Hình 3.4 Vị trí lấy mẫu nước thải 50 Hình 3.5 Vị trí tuyến đo tại hai khu vực ranh giới cơ bản giữa KCN - âu thuyền Thọ Quang và âu thuyền Thọ Quang - khu dân cư Vũng Thùng 54 Hình 3.6 Kết quả ảnh điện 2D tại khu vực ranh giới giữa KCN - âu thuyền Thọ Quang 55 Hình 3.7 Kết quả ảnh điện 2D tại ranh giới âu thuyền Thọ Quang - khu dân cư Vũng Thùng 55 Hình 3.8 Biểu diễn kết quả hai tuyến đo trên cùng một hệ trục 56 Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người bị mắc các bệnh của công nhân 60 Hình 3.10 Vị trí khảo sát người dân tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng 60 Hình 3.11 Biểu đồ tỷ lệ người mắc các triệu chứng của người dân 61 Hình 3.12 Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh của người dân 62 Hình 3.13 Vị trí lấy mẫu tóc của người dân 63 Hình 3.14 Sơ đồ Box & Wisker thể hiện sự khác biệt trong phân bố giữa độ tuổi và hàm lượng kim loại nặng 1 Hình 3.15 Sơ đồ Box & Wisker thể hiện sự khác biệt trong phân bố giữa khu vực sống và hàm lượng kim loại nặng 73
  • 11. Hình 3.16 Sơ đồ kế hoạch quản lý SKMT 75 Hình 3.17 Biểu đồ lưu lượng nước thải tháng 8/2013 78 Hình 3.18 Biểu đồ nồng độ COD sau xử lý 78 Hình 3.19 Sơ đồ dây chuyền công nghệ trạm XLNT tập trung của KCN 79 Hình 3.20 Nồng độ nước thải đầu ra ngày 02/04/2015 81 Hình 3.21 Quá trình hoạt động bể Aerotank 81 Hình 3.22 Quá trình hoạt động bể MBBR 82 Hình 3.23 Cây xanh trồng tại trạm XLNT KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng 83
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh của nền kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường. Ô nhiễm môi trường đang diễn biến ngày càng trầm trọng, đặc biệt là những thành phố lớn với nhiều KCN, CSSX nằm trong khu dân cư. Tình trạng xả chất thải ra môi trường chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu đã tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe người dân. Vì vậy, việc đánh giá HTMT và đặc biệt là HTMT ở các khu chế xuất công nghiệp là việc hết sức cần thiết. Đà Nẵng là một trong số 28 thành phố ven biển của cả nước và là một trong số 14 tỉnh, thành phố có bờ biển của khu vực miền Trung, có 6/8 quận, huyện của thành phố tiếp giáp với biển, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa. Thành phố có hơn 92 km bờ biển, với 80% dân số đang sinh sống tại các quận, huyện ven biển. Đà Nẵng có trữ lượng thủy sản khoảng 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lượng của cả nước, gồm trên 670 giống, loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao là 110 loài. Vì vậy, thành phố Đà Nẵng đã xác định biển đã và sẽ tạo ra vị thế phát triển lĩnh vực công nghiệp khai thác và chế biến thủy sản. Tuy nhiên, các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ kinh tế biển được Đà Nẵng tập trung đầu tư như: KCN dịch vụ thủy sản, cảng cá, âu thuyền Thọ Quang trú bão, chợ đầu mối thủy sản đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân phường Thọ Quang xung quanh tại địa bàn xây dựng. Với mục tiêu phát triển Thành phố Đà Nẵng theo định hướng “Thành phố môi trường”, tạo sự an toàn cho sức khỏe của người dân và môi trường, đồng thời để ngăn ngừa, từng bước giảm dần và loại trừ ô nhiễm và suy thoái môi trường tại khu dân cư, KCN thì vấn đề đánh giá HTMT và đưa ra biện
  • 13. 2 pháp SKMT là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm giải quyết. Từ những vấn đề thực tế nêu trên, tôi đề xuất đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang - Đà Nẵng và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe môi trường”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá HTMT và đề xuất biện pháp quản lý SKMT tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Khảo sát nguồn phát sinh, thành phần chất gây ô nhiễm tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng. - Khảo sát hiện trạng sức khỏe người dân tại khu dân cư lân cận. - Đánh giá và chẩn đoán tình trạng sức khỏe của người dân tại khu vực. - Đề xuất biện pháp nâng cao và bảo vệ sức khỏe của người dân tại khu vực khỏi những yếu tố nguy cơ từ môi trường. - Đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm tại khu vực. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Môi trường không khí, đất, nước tại khu vực KCN. - Sức khoẻ người dân tại khu vực KCN. - Các giải pháp quản lý sức khỏe người dân tại khu vực KCN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
  • 14. 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thống kê Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học của sở, ban, ngành và các phương tiện truyền thông về: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực KCN, HTMT tại KCN. 4.2. Phương pháp khảo sát bằng phiếu câu hỏi Lập phiếu điều tra, phỏng vấn người dân tại khu vực KCN về tình hình sức khỏe và đánh giá của họ về môi trường nơi họ đang sống. Tiến hành phỏng vấn 60 cá nhân tại ba phường (phường Mân Thái, phường Nại Hiên Đông, phường Thọ Quang) tiếp giáp xung quanh khu vực KCN và 20 phiếu công nhân làm việc tại KCN. 4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích a. Lấy mẫu và phân tích mẫu nước một số điểm tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng Tiến hành lấy mẫu nước thải tại một số nhà máy trong KCN và trạm XLNT tập trung của KCN. b. Lấy mẫu và phân tích mẫu khí một số điểm tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng Tiến hành lấy mẫu không khí xung quanh tại một số điểm xung quanh KCN. c. Lấy mẫu và phân tích mẫu tóc của người dân tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng Tiến hành lấy mẫu tóc của một số người dân ba phường (phường Mân Thái, phường Nại Hiện Đông, phường Thọ Quang) ranh giới khu vực KCN DVTS Thọ Quang Đà Nẵng - âu thuyền Thọ Quang và âu thuyền Thọ Quang - khu dân cư Vũng Thùng.
  • 15. 4 4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất bằng kỹ thuật ảnh điện 2D Khảo sát chất lượng môi trường đất bằng phương pháp ảnh điện 2D: - Nghiên cứu thuyết ảnh điện 2D. - Nghiên cứu cấu hình thiết bị Wenner - Schlumberger đo điện trở suất biểu kiến. - Nghiên cứu quy trình đo ngoài thực địa của cấu hình thiết bị Wenner - Schlumberger tại các vị trí cơ bản ranh giới khu vực KCN - âu thuyền Thọ Quang và âu thuyền Thọ Quang - khu dân cư Vũng Thùng. 4.5. Phương pháp xử lý số liệu - Để đánh giá các thông số theo dõi được cần so sánh với các quy chuẩn Việt Nam (QVCN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 11:2008/BTNMT, QCVN 10:2008/BTNMT, quy chuẩn WHO). - Kết quả phỏng vấn người dân được thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel, các ý kiến riêng lẻ được ghi lại và tổng hợp từ đó được dùng một phần để đánh giá và đề xuất các giải pháp. - Kết quả phân tích mẫu nước, mẫu không khí được thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel. - Tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu hàm lượng kim loại nặng trong tóc người dân tại khu vực KCN trên phần mềm STATISTICA 12.0 nhằm mục đích xác định tình hình ô nhiễm môi trường và đánh giá tình trạng sức khỏe của người dân theo khu vực sống và theo độ tuổi. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương sau: Chương 1: Tổng quan
  • 16. 5 Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu: - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia 2011. - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. - Lê Thành Tài (2009), Sức khỏe môi trường, NXB Lao động - Xã hội. - Các tài liệu khác.
  • 17. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KCN VIỆT NAM Tính đến tháng 9 năm 2012, theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước đã có 283 KCN (bao gồm cả khu chế xuất) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 80.000 ha trên phạm vi 58 tỉnh, thành phố, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 52.000 ha, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 là giai đoạn đầu và thí điểm phát triển KCN, số lượng các KCN được thành lập trong giai đoạn này là 12 KCN với tổng diện tích tự nhiên 2.360 ha. Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN được đẩy nhanh. Bên cạnh đó, còn có khoảng 878 Cụm công nghiệp do địa phương thành lập, trong đó 614 Cụm công nghiệp đang hoạt động. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian qua, việc phát triển các KCN cũng diễn ra mạnh mẽ. Các KCN phân bố rải rác khắp các tỉnh thành trên cả nước và tập trung nhiều nhất tại khu kinh tế trọng điểm Phía Nam. Tuy nhiên, công tác quy hoạch phát triển các KCN hiện tại không tuân theo một quy hoạch thống nhất, một số nơi thiếu cơ sở khoa học [1]; chưa được giải quyết đồng bộ với việc đầu tư cơ sở hạ tầng về môi trường. Nhiều khu, cụm công nghiệp vừa thu hút đầu tư, vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, không tuân thủ thiết kế dự án đầu tư, dẫn đến không xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, việc đầu tư cho hệ thống thoát nước còn manh mún, chắp vá, không hiệu quả. Hầu hết các địa phương đều có KCN riêng với các chức năng giống nhau, tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết. Nhiều KCN đã giảm mức đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN bao gồm cả hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung. Việc lựa chọn địa điểm cho KCN thường không tuân thủ theo những quy định liên quan. Quá trình thiết kế và thực
  • 18. 7 hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp có nhiều đơn vị cùng tham gia, nhưng còn thiếu sự điều phối chung và chịu trách nhiệm đến cuối cùng. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường, đặc biệt gây ra ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn. 1.1.1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN a. Đặc trưng nước thải KCN Thành phần nước thải các KCN phụ thuộc vào ngành nghề của các CSSX trong KCN. Thành phần nước thải của các KCN chủ yếu bao gồm các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (thể hiện qua hàm lượng BOD, COD), các chất dinh dưỡng (biểu hiện bằng hàm lượng tổng Nitơ và tổng Phốtpho) và kim loại nặng. Bảng 1.1. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp (trước xử lý) Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm (có thể có) Chế biến đồ hộp, thủy sản, rau quả, đông lạnh BOD, COD, pH, SS Màu, P tổng, N tổng Chế biến nước uống có cồn, bia, rượu BOD, pH, SS, N, P TDS, màu, độ đục Chế biến thịt BOD, pH, SS, độ đục NH4 + , P, màu Sản xuất bột ngọt BOD, SS, pH, NH4 + Độ đục, NO3 - , PO4 3+ Cơ khí COD, dầu mỡ, SS, CN+ , Cr, Ni SS, Zn, Pb, Cd Thuộc da BOD5, COD, SS, Cr, NH4 + , dầu mỡ, phenol, sunfua N, P, tổng Coliform Phân hóa học pH, độ axit, F, kim loại nặng Màu, SS, dầu mỡ, N, P
  • 19. 8 Sản xuất phân hóa học NH4 + , NO3 - , ure pH, hợp chất hữu cơ Sản xuất hóa chất hữu cơ, vô cơ pH, tổng chất rắn, SS, Cl- , SO4 2- COD, phenol, F, Silicat, kim loại nặng Sản xuất giấy SS, BOD, COD, phenol pH, độ đục, độ màu Nguồn [3] b. Ô nhiễm nước mặt do nước thải KCN Cùng với nước thải sinh hoạt, nước thải từ các KCN đã góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm tại các sông, hồ, kênh, rạch trở nên trầm trọng hơn. Những nơi tiếp nhận nước thải của KCN bị ô nhiễm nặng nề, nhiều nguồn nước không thể sử dụng được cho bất kỳ mục đích nào. Tình trạng ô nhiễm không chỉ dừng lại ở hạ lưu con sông mà lan lên tới cả phần thượng lưu theo sự phát triển của các KCN. Tại một số khu vực, do việc đầu tư hàng loạt các KCN không đi kèm hoặc chậm triển khai các biện pháp kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chất lượng nước mặt của nguồn tiếp nhận đã diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỷ lệ các KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng hầu như không vận hành để giảm chi phí. Đến tháng 9/2011, mới có 107 khu có trạm XLNT tập trung, chiếm khoảng 62% số KCN đang hoạt động; 34 khu khác đang xây dựng trạm xử lý. Vẫn còn nhiều KCN xả thải thẳng vào môi trường không qua xử lý [1]. Thực trạng trên đã dẫn đến việc phần lớn nước thải của các KCN khi xả thải ra môi trường đều có các thông số ô nhiễm cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. 1.1.2. Ô nhiễm môi trường không khí do khí thải KCN a. Đặc trưng khí thải của các KCN
  • 20. 9 Mỗi ngành sản xuất phát sinh các chất gây ô nhiễm không khí đặc trưng theo từng loại hình công nghệ. Rất khó xác định tất cả các loại khí gây ô nhiễm, nhưng có thể phân loại theo từng nhóm ngành sản xuất tại các KCN. Bảng 1.2. Phân loại các nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm Loại hình sản xuất công nghiệp Thành phần khí thải Tất cả các ngành lò hơi, lò sấy hay máy phát điện đốt nhiên liệu nhằm cung cấp hơi, điện, nhiệt cho quá trình sản xuất Bụi, CO, SO2, NO2, muội khói, … Nhóm ngành may mặc: phát sinh từ công đoạn cắt may, giặt tẩy, sấy Bụi, Clo, SO2 Nhóm ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống Bụi, H2S Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại Bụi kim loại đặc thù, bụi Pb trong công đoạn hàn chì, hơi hóa chất đặc thù, hơi dung môi hữu cơ đặc thù, SO2, NO2 Nhóm ngành sản xuất các sản phẩm nhựa, cao su SO2, hơi hữu cơ, dung môi cồn,… Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, dinh dưỡng động vật Bụi, H2S, CH4, NH3 Chế biến thủy sản đông lạnh Bụi, NH3, H2S Nhóm ngành sản xuất hóa chất như: - Ngành sản xuất sơn hoặc có sử dụng sơn - Ngành cơ khí (công đoạn làm sạch bề mặt kim loại) - Ngành sản xuất hóa nông dược, hóa chất bảo vệ thực vật, sản xuất phân bón - Dung môi hữu cơ bay hơi, bụi sơn - Hơi axit - H2S, NH3, lân hữu cơ, clo hữu cơ Các phương tiện vận tải ra vào các công ty trong các KCN SO2, CO, NO2,, bụi,… (Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, 2009, Đại học Bách khoa Hà Nội).
  • 21. 10 b. Ô nhiễm môi trường không khí do khí thải KCN Chất lượng môi trường không khí tại các KCN, đặc biệt là các KCN cũ, tập trung các nhà máy có công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý khí thải, đã và đang bị suy giảm. Ô nhiễm không khí tại các KCN chủ yếu bởi bụi, một số KCN có biểu hiện ô nhiễm CO, SO2 và tiếng ồn. Các KCN mới với các cơ sở có đầu tư công nghệ hiện đại và hệ thống quản lý thường có hệ thống xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường nên thường ít gặp các vấn đề về ô nhiễm không khí hơn. Tình trạng ô nhiễm bụi ở các KCN diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa khô và đối với các KCN đang trong quá trình xây dựng. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh của các KCN qua các năm đều vượt QCVN. Tại các KCN, bên cạnh những ô nhiễm thông thường như SO2, NO2, CO, còn phải quan tâm và kiểm soát đến một số khí ô nhiễm đặc thù do loại hình sản xuất sinh ra như hơi axit, hơi kiềm, NH3, H2S... Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm không khí bên trong CSSX của các KCN lại đang là vấn đề cần quan tâm. Một số loại hình sản xuất trong KCN (chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất,...) đang gây ô nhiễm không khí tại chính các CSSX và tác động không nhỏ đến sức khỏe của người lao động bên trong và dân cư gần các CSSX. 1.1.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn của KCN Hoạt động sản xuất tại các KCN đã phát sinh một lượng không nhỏ chất thải rắn và chất thải nguy hại. Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi KCN tùy thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công suất của của các cơ sở công nghiệp trong KCN. Theo số liệu tính toán, chất thải rắn phát sinh từ các KCN phía Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các vùng khác trong toàn quốc, lên tới gần 3.000 tấn/ngày.
  • 22. 11 Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhiều gấp 3 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nhiều gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung [1]. Do hầu hết các KCN chưa có điểm tập trung thu gom chất thải rắn nên các doanh nghiệp trong KCN thường ký hợp đồng với các Công ty môi trường đô thị tại địa phương hoặc một số doanh nghiệp có giấy phép hành nghề để thu gom và xử lý. Việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cũng do các doanh nghiệp chủ động đăng ký với các Sở Tài nguyên và Môi trường. 1.2. TÁC HẠI Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KCN Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và KCN nói riêng đã gây tác động xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên. Mặt khác, ô nhiễm môi trường còn làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính KCN và cộng đồng dân cư sống gần đó. Đáng báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Việt Nam có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP hàng năm. Như vậy, nền kinh tế mất khoảng 3,9 tỉ USD trong 71 tỉ USD của GDP trong năm 2007 và khoảng 4,2 tỉ USD trong ước tính 76 tỉ USD của GDP trong năm 2008 và ở Việt Nam thiệt hại 780 triệu USD trong các lĩnh vực sức khỏe cộng đồng vì ô nhiễm môi trường [2]. 1.2.1. Tổn thất hệ sinh thái Sông suối là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN và các CSSX kinh doanh. Nước thải chứa chất hữu cơ vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng
  • 23. 12 ôxy trong nước, các loài thủy sinh bị thiếu ôxy dẫn đến một số loài chết hàng loạt. Sự xuất hiện các độc chất như dầu mỡ, kim loại nặng, các loại hóa chất trong nước sẽ tác động đến động thực vật thủy sinh và đi vào chuỗi thức ăn trong hệ thống sinh tồn của các loài động vật, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người [1]. Dưới đây là một số minh họa tại một số khu vực trong nước. KCN Phố Nối A, Hưng Yên có diện tích 390 ha, đến năm 2009 đã có 77% diện tích được lấp đầy và đi vào hoạt động nhưng việc xử lý thải vẫn bị xem nhẹ. Công suất của hệ thống XLNT tập trung không được đáp ứng được nhu cầu thực tế. Một số doanh nghiệp trong KCN chưa đấu nối hệ thống thoát nước thải của nhà máy XLNT tập trung mà xả trực tiếp ra môi trường. Nguồn nước thải từ KCN Phố Nối A đã gây ô nhiễm nặng tới các dòng sông: sông Bần và sông Bắc Hưng Hải. Theo đánh giá, nguồn nước trên hai sông này và hệ thống kênh mương, sông hồ trong khu vực không đạt tiêu chuẩn B1 (QCVN 08:2008/BTNMT), không thể dùng tưới tiêu nông nghiệp. Hàng chục kênh mương đã biến thành dòng nước chết, bốc mùi hôi tanh khó chịu. Nước chảy đến đâu, cá tôm chết nổi đến đó, cây trồng cũng héo rũ. Trên địa bàn Văn Lâm, Mỹ Hào do hệ thống thủy lợi bị ô nhiễm không thể tưới tiêu phục vụ sản xuất, hàng chục ha đất canh tác phải bỏ hoang [1]. Lưu vực hệ thống sông Đồng nai là khu vực tập trung nhiều KCN của cả nước. Các hoạt động sản xuất từ KCN này đã thải vào môi trường nước một lượng nước thải với nồng độ ô nhiễm cao, gây hiện tượng các “ đoạn sông chết”. KCN Điện Nam - Điện Ngọc (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) với hơn 34 nhà máy đã và đang đưa vào hoạt động, là KCN lớn nhất của tỉnh. Trong những năm trước đây (2006 - 2007), KCN này cũng đã nổi lên như một điểm nóng về ô nhiễm môi trường ở miền Trung. Cũng như nhiều KCN khác
  • 24. 13 ở miền Trung, trong giai đoạn đó, KCN vẫn chưa xây dựng hệ thống XLNT tập trung. Toàn bộ nước thải của KCN thải trực tiếp ra môi trường đã khiến người dân tại khu vực xung quanh phải gánh chịu. Sông Hoài (chảy qua thành phố du lịch Hội An) và sông Ngân Hà cùng một số con suối khác trong khu vực đã biến thành màu đen do tiếp nhận nước thải của KCN Điện Nam - Điện Ngọc. Trạm bơm Tứ Câu gần như ngừng hoạt động vì nguồn nước bị ô nhiễm không thể tưới tiêu cho gần 200 ha ruộng của Điện Ngọc 1 và Điện Ngọc 2. Từ năm 2008, với việc đưa vào sử dụng nhà máy XLNT giai đoạn 1 của KCN, vấn đề ô nhiễm môi trường ở khu vực này đã bước đầu được khắc phục [1]. Ô nhiễm nước sông Thị Vải là một trong những ví dụ điển hình về ô nhiễm môi trường công nghiệp tác động trực tiếp tới hệ sinh thái trong nước sông, gây những tổn hại đáng kể đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Điển hình là hoạt động xả nước thải trái pháp luât kéo dài của Công ty Cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam, đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cả đoạn sông dài khoảng 12km (từ sau hợp lưu suối Cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu vực cảng Phú Mỹ, phía sau KCN Mỹ Xuân), các loài tôm, cá, thủy sản hầu như không thể tồn tại và phát triển. Hệ sinh thái khu vực này chỉ còn tồn tại một ít loài động thực vật phù du. Các loài tảo phát triển chủ yếu cũng là những loài thích nghi với môi trường dinh dưỡng cao và chính sự phát triển của chúng cũng làm tăng nguy cơ gây độc cho môi trường nước.Theo ước tính ban đầu, tổng diện tích nông nghiệp bị thiệt hại là 1.438,5 ha, phần lớn là ao nuôi thủy sản 29,5ha [1].
  • 25. 14 Hình 1.1. Cá chết và ao nuôi trồng thủy sản bị ô nhiễm do sông Thị Vải 1.2.2. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người a. Ô nhiễm nguồn nước, đất và những tác hại đến sức khỏe Nước thải từ các KCN không được xử lý gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn cấp nước và có thể thông qua chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Các bệnh chủ yếu liên quan đến chất lượng nước là bệnh đường ruột, các bệnh do ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, nấm mốc…, các bệnh do côn trùng trung gian và các bệnh do vi yếu tố và các chất khác trong nước (bệnh bướu cổ địa phương, bệnh về răng do thiếu hoặc thừa flour, bệnh do nitrat cao trong nước, bệnh do nhiễm độc vởi các độc chất hóa học có trong nước như bệnh Minamata ở Nhật Bản do nước bị nhiễm dimetyl thủy ngân, bệnh Itai - Itai ở Nhật Bản do trong nước có quá nhiều Cadimi,…) [1]. Một nghiên cứu đánh giả ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất tại khu chế biến kim loại màu Thái Nguyên đến sức khỏe dân cư sống xung quanh đã cho thấy hàm lượng chì trong nước thải tại ao thải vượt TCCP nhiều lần; hàm lượng chì và asen trong đất ở vùng nghiên cứu cao hơn 1,2 - 1,5 lần, trong nước sinh hoạt cao hơn 1,5 - 6 lần và thực phẩm từ 6 - 12 lần so với vùng đối chứng. Các xét nghiệm máu của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sống liên tục ở
  • 26. 15 khu vực nghiên cứu từ 5 năm trở lên đã cho thấy hàm lượng chì và asen trong máu cũng cao hơn cùng đối chứng 3 - 80 lần (Nguồn: Báo cáo tóm tắt Hội nghị khoa học quốc tế Y học lao động và Vê sinh môi trường lần thứ I, 2003, Hà Nội). Một nghiên cứu khác đánh giá ảnh hưởng của kim loại chì (xuất phát từ nước thải công nghiệp dệt nhuộm, sản xuất pin - ác quy, tẩy - mạ, nấu luyện kim loại…) trong nước kênh Thành phố Hồ Chí Minh đến chất lượng rau thủy sinh (rau muống, rau rút, rau ngổ, cần nước, ngó sen,…) cung cấp cho thành phố đã cho thấy: hàm lượng chì trong rau muống tại một số vùng chuyên canh, trồng trên kênh rạch tương đối cao (so sánh với các tiêu chuẩn trong Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 và Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1994 thì có 16/25 mẫu rau có hàm lượng chì cao hơn quy định). Nước trong các ruộng được dẫn từ kênh vào có mức độ ô nhiễm chì cao hơn nước trong kênh rạch và cao hơn so với TCVN 5942: 1995. Việc nước thải thẳng ra kênh rạch đã làm tăng thêm việc nhiễm kim loại nặng, trong đó có chì và các độc tố khác trong rau và từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em (Nguồn: Báo cáo tóm tắt" Hội thảo khoa học kỷ niệm 30 năm thực hiện công tác An Toàn Vệ sinh Lao động và Phân viện Bảo hộ Lao động”, 2007, thành phố Hồ Chí Minh). Vào năm 2007, Đà Nẵng đã có sáu KCN đi vào hoạt động, trong đó chỉ có KCN Hòa Khánh có nhà máy XLNT tập trung nhưng đang trong giai đoạn vận hành thử. Do đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải từ KCN này khá trầm trọng. Trong vụ đông xuân năm 2007, hơn 120 ha ruộng của phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu) không thể gieo cấy vì ô nhiễm do nước thải của KCN Hòa Khánh tràn ra các thửa ruộng. Từ ngày KCN hòa Khánh hình thành, toàn bộ đất trên cánh đồng Gia Tròn, đồng Phở, đồng Cửa nằm sát hồ Bàu Tràm bị nước thải nhà máy sản xuất giấy Wei Sen Xin làm ô nhiễm.
  • 27. 16 Nước thải chảy tràn lâu ngày thấm sâu vào đất khiến đất chuyển sang màu đen đục, môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm mùi nghiêm trọng. Nước thải từ KCN tràn ra đồng còn gây hiện tượng gia cầm và thủy sản nuôi trồng trong khu vực chết hàng loạt. Người dân làm nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Điển hình bệnh lở loét tay chân và một số bệnh da liễu [1]. Hình 1.2. Nước ruộng bị ô nhiễm gây lở loét, ghẻ ngứa cho người nông dân sống gần KCN b. Ô nhiễm không khí và những tác hại đến sức khỏe Ô nhiễm không khí từ các KCN không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư sống ở các khu vực xung quanh, với các bệnh thường gặp như các bệnh về đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, các bệnh về mắt, các bệnh ngoài da. Theo nghiên cứu tại KCN Thượng Đình - Hà Nội, dân cư vùng ô nhiễm không khí (phường Thượng Đình và phường Khương Đình) có tỷ lệ mắc triệu chứng hô hấp cao gấp 6,4 - 9,1 lần; tỷ lệ trẻ em mắc triệu chứng hô hấp cao gấp 4,9 - 5,5 lần; tỷ lệ dân cư mắc rối loạn thông khí phổi cao nhất, gấp 17,7 - 30,8 lần (trong đó có đến 57,1- 64,7% là rối loạn thông khí tắc nghẽn), tỷ lệ mắc các triệu chứng như kích thích mắt, mũi, da, rối loạn thần kinh thực vật cao hơn 9 lần so với vùng đối chứng là xã Định Công, huyện Thanh Trì [8].
  • 28. 17 Năm 2007, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) đã khảo sát tình hình sức khỏe người dân tại phường Thọ Sơn (chịu tác động của các nhà máy như Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì, Công ty giấy Việt Trì, Công ty TNHH Miwon Việt Nam, Công ty nhôm sông Hồng…) và phường Gia Cầm (đối chứng) cho thấy: tỉ lệ biểu hiện các triệu chứng hô hấp cấp tính (ho, sổ mũi, khạc đờm) tại phường Thọ Sơn cao gần gấp 3 lần so với phường Gia Cầm, tỉ lệ mắc bệnh hô hấp mãn tính (lao phổi, ho có đờm kéo dài hơn 3 tháng & các bệnh hô hấp khác) cao gấp 1,5 - 3,5 lần (Nguồn: Chương trình điều tra, đánh giá tác động sức khỏe môi trường tại thành phố Việt Trì - Phú Thọ, Cục Bảo vệ môi trường, 2007). 1.3. TỔNG QUAN VỀ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG 1.3.1. Khái niệm sức khoẻ môi trường Môi trường: là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật [6]. Sức khỏe: là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay thương tật (Nguồn: WHO). Mỗi điều kiện và hiện tượng của môi trường bên trong hay bên ngoài đều có tác động nhất định đến sức khỏe. Có sức khỏe là sự thích ứng cơ thể với môi trường, ngược lại bệnh tật là biểu thị sự không thích ứng. Như vậy, sức khỏe là một tiêu chuẩn của sự thích ứng của cơ thể con người và cũng là một tiêu chuẩn của môi trường. Chất lượng môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người và nó bị chi phối không những bởi điều kiện tự nhiên mà còn bởi điều kiện kinh tế xã hội. Ở nông thôn, chất thải chăn nuôi, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón là nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng môi trường sống. Tại thành phố và các KCN với mật độ dân số cao, tập trung nhiều loại
  • 29. 18 hình sản xuất công nghiệp nên chất lượng môi trường có nguy cơ bị suy giảm do tác động của bụi, khí thải và nước bị ô nhiễm. SKMT bao gồm tất cả những khía cạnh liên quan tới sức khỏe, tình trạng ốm, bị bệnh, bị thương tật của con người do phải chịu tác động từ các yếu tố môi trường vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và tâm lý. Thuật ngữ này đồng thời cũng được dung để gọi chung cho các lý thuyết và thực tiễn về đánh giá, điều chỉnh, kiểm soát, phòng ngừa những yếu tố, thành phần môi trường có khả năng gây nên những tác động có hại cho sức khỏe con người, cả thế hệ hiện tại và các thế hệ trong tương lai (Nguồn: WHO). SKMT là trạng thái của những yếu tố vật chất tạo thành môi trường có tác động đến sức khỏe và bệnh tật của con người [6]. 1.3.2. Lịch sử phát triển của thực hành SKMT Mỗi sinh vật trên trái đất đều có môi trường sống của riêng mình, nếu thoát ra khỏi môi trường tự nhiên đó hoặc sự biến đổi quá mức cho phép của môi trường mà chúng đang sống thì chúng sẽ bị chết và bị tiêu diệt. Do đó, đảm bảo sự ổn định môi trường sống là điều cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường và sức khỏe con người có mối liên quan mật thiết với nhau. Không phải đến bây giờ con người mới biết đến mối quan hệ này, mà từ hàng ngàn năm trước người Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ai Cập cổ đại đã biết áp dụng các biện pháp thanh khiết môi trường để ngăn ngừa và phòng chống dịch cho cộng đồng. Các tư liệu lịch sử cho thấy từ những năm trước công nguyên, ở thành Athens (Hy Lạp) con người đã xây dựng hệ thống cống ngầm để thải nước bẩn, đã biết dung các chất thơm, diêm sinh để tẩy uế không khí trong và ngoài nhà để phòng các bệnh truyền nhiễm. Người La Mã còn tiến bộ hơn đó là khi xây dựng thành La Mã, người ta đã xây dựng một hệ thống cống ngầm dẫn tới mọi điểm trong thành phố để
  • 30. 19 thu gom nước thải, nước mưa dẫn ra sông Tibre, đồng thời xây dựng một hệ thống cung cấp nước sạch cho dân chúng trong thành phố. Theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội, dân số, ô nhiễm môi trường và phòng chống môi trường càng được tăng cường và phát triển. Như chúng ta đã biết, các nhân tố sinh học, các hóa chất tồn tại một cách tự nhiên và các nguy cơ vật lý đã tồn tại trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người. Đồng thời các chất ô nhiễm môi trường do hoạt động của con người sinh ra cũng có quá trình phát triển từ từ và lâu dài. Cuộc khủng hoảng môi trường lần thứ nhất xuất hiện ở Châu Âu lần đầu tiên vào thế kỷ 19, nguyên nhân là do thực phẩm kém chất lượng, nước bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã làm cho nước Anh trở thành xứ sở sương mù do ô nhiễm không khí, thời gian này vấn đề ô nhiễm công nghiệp là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Trong quá trình phát triển công nghiệp, ô nhiễm kéo dài cho đến thế kỷ 20 và hàng loạt những ô nhiễm mới song song với ô nhiễm công nghiệp là ô nhiễm hóa học, hóa chất tổng hợp, nhất là trước và sau chiến tranh thế giới thứ 2. Những tiến bộ của kỹ thuật, lĩnh vực hóa học, đăc biệt là ngành công nghiệp hóa chất đã tạo ra các hóa chất tổng hợp như cao su tổng hợp, nhựa, các dung môi, thuốc trừ sâu v.v… đã tạo ra nhiều chất khó phân hủy và tồn dư lâu dài trong môi trường như DDT, 666, dioxin v.v… gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề, dẫn tới sự phản đối kịch liệt của cộng đồng nhiều nước trên thế giới trong suốt thời kỳ những năm 60 và 70 của thế kỷ 20 [9]. Làn sóng thứ hai về các vấn đề môi trường xảy ra vào những năm giữa của thế kỷ 20 với hai phong trào lớn là môi trường và sinh thái. Phong trào môi trường là việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là những tài nguyên không tái tạo. Kết quả là động vật trên đất liền ở nhiều vùng thiên nhiên hoang dã, các vùng đất, biển quý hiếm khác, cảnh quan thiên nhiên được bảo
  • 31. 20 tồn và tôn tạo. Về phong trào sinh thái tập trung vào các chất có thể gây độc cho con người hoặc có khả năng gây hủy hoại môi trường. Kết quả của những phong trào này cùng với Hội nghị của Liên hợp quốc tế về môi trường và con người đã được tổ chức vào năm 1972 đã thuyết phục chính phủ các nước thông qua luật lệ hạn chế ô nhiễm công nghiệp và phát thải rác, phòng chống ô nhiễm hóa học, đảm bảo chất lượng và vệ sinh thực phẩm, thuốc, v.v… Làn sóng lần thứ ba về các vấn đề SKMT là từ những năm 80, 90 đến nay, ngoài những vấn đề ô nhiễm công nghiệp, hóa chất còn có các vấn đề về dioxyd carbon, clorofluocarbon gây thủng tầng ozon, vấn đề cân bằng môi trường, phát triển bền vững, môi trường toàn cầu thay đổi, khí hậu toàn cầu nóng lên v.v…sẽ còn phải giải quyết trong nhiều thập kỷ tới. Tại Việt Nam vấn đề về SKMT được ngành y tế đề cập đầu tiên vào những ngày đầu sau cách mạng Tháng Tám. Lúc này Đảng và Chính phủ đã phát động các phong trào vệ sinh phòng chống ô nhiễm môi trường mà nội dung chủ yếu là giữ gìn vệ sinh môi trường sinh hoạt và gia đình. Hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ do ngành y tế đảm nhiệm với vai trò chính mãi tới tận thập kỷ 70. Sau đó, ngành công nghệ và môi trường được thành lập và gánh vác với vai trò ngày càng tăng không chỉ ở cấp quốc gia mà còn cả ở các địa phương. Những điểm mốc quan trọng Việt Nam tham gia về vấn đề SKMT toàn cầu [9]: - Năm 1972, Hội nghị liên hợp quốc về môi trường và con người tại Stockholm, Thụy Điển với 113 nước tham gia đã cùng nhau đưa ra tuyên bố chung, trong đó khẳng định: + Hoạt động của con người vừa là nhân tố tích cực song cũng chính là tác nhân phá hủy môi trường sống.
  • 32. 21 + Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người là các yếu tố tác động trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển kinh tế - xã hội của con người. - Năm 1997, WHO cam kết thực hiện các mục tiêu toàn cầu về sức khỏe, trong đó có 8 mục tiêu tập trung cho các vấn đề SKMT. - Năm 1991, Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Môi trường và sức khỏe tổ chức tại Thụy Điển có sự tham gia của 81 quốc gia, với mục tiêu kêu gọi toàn thể thế giới chủ động khởi xướng và tham gia các hoạt động vì một môi trường trong lành và có lợi cho sức khỏe con người. - Năm 1992, Chương trình nghị sự 21 được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển, trong đó xác định “giảm thiểu rủi ro về sức khỏe gây bở ô nhiễm và những ảnh hưởng có hại từ môi trường” là một trong 5 chương trình ưu tiên nhằm bảo vệ SKMT ở cấp toàn cầu. - Tháng 8/1999, UNEP và WHO ký biên bản ghi nhớ về hợp tác để đẩy mạnh các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực SKMT. 1.3.3. Quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người Khoa học môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người và môi trường xung quanh. Con người và môi trường luôn thống nhất với nhau. Cơ thể đáp ứng trước các tác động của môi trường sống bằng các biểu hiện khác nhau: phản xạ, thích ứng, không thích ứng, rối loạn thích ứng v.v… Mặt khác con người can thiệp vào môi trường có mục đích trước hết để cải tạo môi trường. Ví dụ như các hoạt động sản xuất, khai thác tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động y tế, điều trị v.v… gây nên sự thay đổi mối tương tác giữa cơ thể và môi trường.
  • 33. 22 Đầu thập kỷ 70, nhà địa hóa người Anh Hamilton đã đưa ra kế hoạch thực nghiệm là xác định hàm lượng nguyên tố hóa học trong đá, bụi, đất, giấy, cá, lương thực, máu và não để xem hàm lượng các nguyên tố hóa học trong cơ thể con người và vật chất trong môi trường có quan hệ gì với nhau không. Kết quả giám định 60 loại nguyên tố hóa học cho thấy tỉ lệ hàm lượng các nguyên tố hóa học tương ứng trong vỏ Trái Đất và một số bệnh tật có liên quan tới sự thiếu hụt và dư thừa nguyên tố hóa học trong đất đá tại khu vực nghiên cứu. Tại Nhật Bản vào năm 1955, ở huyện Phusan phát hiện loại bệnh về xương do thừa Cd. Bệnh diễn ra trong thời gian hơn 20 năm, riêng trong giai đoạn từ 1963 - 1967 làm chết 207 người. Nguyên nhân của loại bệnh trên là do nồng độ Cd cao có trong nước thải của hoạt động khai thác một số mỏ Pb, Zn nằm ở đầu nguồn một con sông cung cấp nước tưới cho các cánh đồng lúa của huyện Phusan [10]. Tóm lại, môi trường và con người phải thống nhất với nhau, sự thay đổi của môi trường trong một giới hạn nhất định kéo theo sự thay đổi thích nghi của cơ thể sống, nhưng sự thay đổi đột ngột hoặc vượt quá giới hạn thích nghi sẽ dẫn đến những hậu quả xấu. Mỗi yếu tố môi trường tác động ở mức độ nhất định đến sức khỏe. Sức khỏe tốt là sự thích ứng tốt của cơ thể với môi trường, ngược lại bệnh tật là biểu thị sự không thích ứng. Như vậy, sức khỏe là một tiêu chuẩn về sự thích ứng của cơ thể con người đối với điều kiện môi trường và cũng là một tiêu chuẩn đánh giá môi trường. Con người luôn chịu tác động của ô nhiễm môi trường. Các chất ô nhiễm từ môi trường có thể xâm nhiễm vào cơ thể đặc biệt là các chất lạ độc hại. Quá trình xâm nhiễm của các chất ô nhiễm được mô tả theo sơ đồ sau [14]:
  • 34. 23 Hình 1.3. Sơ đồ quan hệ ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người 1.4. GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ MBBR MBBR là từ viết tắt của cụm Moving Bed Biofilm Reactor, công nghệ này được phát triển bởi công ty Kaldnes Miljoteknologi. MBBR có thể được thiết kế cho các cơ sở mới để loại bỏ BOD/COD hoặc loại bỏ nitrogen từ các dòng nước thải. Hiện tại các nhà máy áp dụng công nghệ bùn hoạt tính có thể được nâng cấp để có thể khử nitrogen và phosphorus hoặc BOD/COD ở lưu lượng lớn. Các vi khuẩn nuôi cấy tiêu hóa các chất hữu cơ hòa tan, từng bước trưởng thành trong môi trường đó. MBBR là một dạng của quá trình XLNT bằng bùn hoạt tính bởi lớp màng sinh học (biofilm). Trong quá trình MBBR, lớp màng biofilm phát triển trên giá thể lơ lửng trong lớp chất lỏng của bể phản ứng. Những giá thể này chuyển động được trong chất lỏng là nhờ hệ thống sục khí cung cấp oxy cho nước thải [7]. Áp lực thúc đẩy: - Gia tăng dân số - Công nghiệp hóa - Chất thải bỏ Ô nhiễm môi trường Các nguồn gây ô nhiễm môi trường Các yếu tố gây ô nhiễm môi trường Ô nhiễm cơ thể Xây dựng chỉ số sức khỏe - môi trường Sức Bệnh khỏe tật
  • 35. 24 Hình 1.4. Mô tả quá trình xử lý của bể MBBR Công nghệ MBBR là công nghệ kết hợp giữa các điều kiện thuận lợi của quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và bể lọc sinh học. Bể MBBR hoạt động giống như quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí trong toàn bộ thể tích bể. Đây là quá trình xử lý bằng lớp màng biofilm với sinh khối phát triển trên giá mang mà những giá mang này lại di chuyển tự do trong bể phản ứng và được giữ bên trong bể phản ứng được đặt ở cửa ra của bể. Bể MBBR không cần quá trình tuần hoàn bùn giống như các phương pháp xử lý bằng màng biofilm khác, vì vậy nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính trong bể, bởi vì sinh khối ngày càng được tạo ra trong quá trình xử lý. Bể MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí. Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự khuyếch tán của những bọt khí có kích thước trung bình thu được từ máy thổi. Trong khi đó ở bể thiếu khí thì quá trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể trong bể bằng cánh khuấy. Hầu hết các bể MBBR được thiết kế ở dạng hiếu khí có lớp lưới chắn ở cửa ra, ngày nay người ta thường thiết kế lớp lưới chắn có dạng hình trụ đặt thẳng đứng hay nằm ngang. Giá thể di động Nhân tố quan trọng của quá trình xử lý này là các giá thể động có lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt. Những giá thể này được thiết kế sao cho
  • 36. 25 diện tích bề mặt hiệu dụng lớn để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt của giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của vi sinh vật khi những giá thể này lơ lửng trong nước. Kaldnes Miljoteknologi đã phát triển những giá thể động có hình dạng và kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào đặc tính quá trình tiền xử lý, tiêu chuẩn xả thải và thể tích thiết kế bể thì mỗi loại giá thể có hiệu quả xử lý khác nhau. Hiện tại có 5 loại giá thể khác nhau: K1, K2, K3, Natrix và Biofin Chip M. Bảng 1.3. Thông số các loại giá thể Anox Kaldnes (Nguồn: Kaldnes Miljoteknologi, 2001) Hình 1.5. Các loại giá thể K1, K2, K3, Biofilm Chip M và Natrix- O. STT Loại Chất liệu D x L (mm) Diện tích bề mặt (m2 /m3) 1 K1 Polyetylen 10 x 7 500 2 K2 Polyetylen 15 x 15 350 3 K3 Polyetylen 25 x 10 350 4 Natrix Polyetylen 60 x 50 310 5 Biofilm Chip M Polyetylen 45 x 3 900
  • 37. 26 Điều kiện quan trọng nhất của quá trình xử lý này là mật độ giá thể trong bể, để giá thể có thể chuyển động lơ lửng ở trong bể thì mật độ giá thể chiếm từ 25 ÷ 50% thể tích bể và tối đa trong bể MBBR phải nhỏ hơn 67%. Trong mỗi quá trình xử lý bằng màng sinh học thì sự khuyếch tán của chất dinh dưỡng (chất ô nhiễm) ở trong và ngoài lớp màng là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý, vì vậy chiều dày hiệu quả của lớp màng cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý. Ưu nhược điểm công nghệ MBBR Ưu điểm: - Giảm chi phí hoạt động, tự động, dễ vận hành và bảo trì. - Đáp ứng nhiều mức độ công suất: + Công trình lớn từ 10.000 m3 /ngày – 150.000 m3 /ngày + Công trình nhỏ từ 40 m3 /ngày - 600 m3 /ngày - Có thể hoạt động ở nhiệt độ môi trường hạ thấp. - Vật liệu làm giá thể: bền, nhỏ gọn, dễ sử dụng. - Cách vận hành đơn giản, gần giống như quá trình bùn hoạt tính thông thường. - Dễ dàng nâng cấp, thích hợp cho việc cải tạo hệ thống cũ. - Nâng cao hiệu quả xử lý dinh dưỡng (N, P). - Ổn định theo biến tải. - Phát sinh bùn ít. - Hiệu quả xử lý cao.
  • 38. 27 Bảng 1.4. So sánh thông số thiết kế của MBBR với các công nghệ khác Thông số Thổi khí kéo dài Bùn hoạt tính SBR MBBR Tải trọng thể tích (kg BOD/m3 /ngày) 0,16 - 0,4 0,31 - 0,64 0,08 - 0,24 0,91 Thời gian lưu (giờ) 18 - 36 4 - 8 8 - 36 1 - 2 F/M ngày - 1 0,05 - 0,15 0,2 - 0,5 0,05 - 0,3 1,1 Lượng khí cung cấp (m3 /kg BOD khử) 90 - 125 45 - 90 45 - 90 60 (Nguồn: Christopher Goode, Understanding Biosolids Dynamics in a Moving Bed Biofilm Reactor, Doctor of Philosophy, University of Toronto, 2010) Nhược điểm - Còn khá mới mẻ tại Việt Nam, đòi hỏi người vận hành phải có kinh nghiệm. - Có thể xảy ra quá trình nổi bùn phía sau hệ MBBR theo chu kỳ thay màng sinh học dẫn đến hiệu quả lắng giảm. 1.5. KHU CÔNG NGHIỆP DVTS THỌ QUANG - ĐÀ NẴNG Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đã có 06 KCN tập trung, bao gồm: KCN Hòa Khánh, KCN Đà Nẵng, KCN Liên Chiểu, KCN Hòa Khánh mở rộng, KCN Hòa Cầm và KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng. Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triền kinh tế biển của Đà Nẵng. Thành phố đã đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá theo hướng Trung tâm nghề cá của khu vực miền Trung với hạ tầng kỹ thuật hậu cần nghề cá tương đối hoàn chỉnh. Chính vì vậy KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng thành lập theo Quyết định số 5210/QĐ - UB ngày 04/9/2001 trên cơ sở gộp các cụm công nghiệp thủy sản
  • 39. 28 hiện có trên địa bàn thành phố và do Sở Thủy sản - Nông lâm làm chủ đầu tư. Đến tháng 12/2002 chuyển giao cho Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Hình 1.6. Bản đồ thể hiện 06 KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Tính đến ngày 20/01/2015, KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng có tổng diện tích đất theo quy hoạch là 50.63 ha và tỷ lệ lấp đầy là 100%. KCN DVTS Thọ Quang Đà Nẵng
  • 40. 29 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Môi trường không khí, đất, nước tại khu vực KCN. - Sức khoẻ người dân tại khu vực KCN. - Các giải pháp quản lý sức khỏe tại khu vực KCN. 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tập trung triển khai tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng (Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Đà Nẵng) Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất ở KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng 2.2.1. Điều kiện tự nhiên tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng a. Vị trí địa lý KCN DVTS Đà Nẵng thuộc địa phận hành chính của phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Nằm về phía đông bắc thành phố Đà Nẵng. - Phía Bắc : giáp với khu dân cư và nhà máy X50 Hải quân - Phía Nam : giáp với khu quy hoạch tái định cư An Hòa, Nại Hiên 2, - Phía Đông : giáp với khu tái định cư Thọ Quang, Mân Thái
  • 41. 30 - Phía Tây : giáp với khu âu thuyền Thọ Quang 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng a. Cơ cấu ngành nghề đầu tư vào KCN Bảng 2.1. Các công ty đang hoạt động tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng TT Tên Công Ty 1 Công ty TNHH TM Minh Nghĩa 2 Công ty CP thủy sản Nhật Hoàng 3 Công ty CP thủy sản và TM Thuận phước 4 Công ty TNHH CBTP Danifoods 5 Công ty CP Procimex Việt Nam 6 Công ty TNHH Hải Thanh 7 Công ty TNHH Bắc Đẩu 8 Công ty TNHH Đại Phúc 9 Công ty CP Đại Thuận 10 Công ty CB và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang 11 Công ty TNHH Thái An 12 Công ty TNHH MTV đồ hộp Hạ Long ĐN 13 Công ty TNHH TM TS Hải Dương Thịnh 14 Công ty TNHH Thiên An Long 15 Công ty TNHH XNK TMDV Phước Tấn Phát 16 Công ty CP thủy sản Đà Nẵng 17 Công ty TNHH TM và DV P.U.F.O.N.G 18 Công ty cổ phần Khang Thông 19 Công ty TNHH SeaProdex Đà Nẵng (Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường Đà Nẵng)
  • 42. 31 b. Lao động Tính đến 30/6/2012 KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng đã thu hút 4.432 người (Trong đó, lao động nữ: 2.546 người). 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1. Khảo sát, đánh giá HTMT tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng - Khảo sát, thu thập tài liệu, các thông tin về hoạt động sản xuất, xã hội KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng. - Thu thập số liệu quan trắc có liên quan đến khu vực KCN. - Tiến hành quan trắc chất lượng môi trường không khí, nước, đất tại khu vực KCN. - Khảo sát, điều tra tình hình sức khỏe người dân. - Đánh giá HTMT, ảnh hưởng môi trường đến sức khỏe người dân tại khu vực KCN. 2.3.2. Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý SKMT tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng - Lập kế hoạch quản lý SKMT tại KCN. - Đề xuất ứng dụng công nghệ MBBR vào xử lý nước thải chế biến thủy sản. - Đề xuất thực hiện vệt cách ly cây xanh để ngừa mùi hôi, ô nhiễm không khí tại KCN. - Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu hàm lượng Pb trong cơ thể người dân. 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phương pháp thống kê Thống kê, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học của sở, ban, ngành và các phương tiện truyền thông về: điều
  • 43. 32 kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng, HTMT KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng. 2.4.2. Phương pháp khảo sát bằng phiếu câu hỏi Lập phiếu điều tra, phỏng vấn người dân tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng về tình hình sức khỏe và đánh giá của họ về môi trường nơi họ đang sống. Tiến hành phỏng vấn 60 cá nhân tại ba phường (phường Mân Thái, phường Nại Hiên Đông, phường Thọ Quang) tiếp giáp xung quanh khu vực KCN DVTS Thọ Quang Đà Nẵng và 20 công nhân đang làm việc tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng. Hình 2.2. Khảo sát phỏng vấn về HTMT và sức khỏe của người dân. 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích a. Lấy mẫu và phân tích mẫu nước một số điểm tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng Tiến hành lấy mẫu nước thải tại một số nhà máy trong KCN và trạm XLNT tập trung của KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng. Chỉ tiêu phân tích mẫu nước thải: TSS (mg/l), BOD5 (mg/l), Cod (mg/l), tổng N (mg/l), tổng P (mg/l), Hg (mg/l), Pb (mg/l), Cd (mg/l), dầu mỡ (mg/l), coliform (MPN/100mL).
  • 44. 33 Hình 2.3. Lấy mẫu nước tại trạm XLNT tập trung của KCN b. Lấy mẫu và phân tích mẫu khí một số điểm tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng Tiến hành lấy mẫu không khí xung quanh tại một số điểm xung quanh dân cư xung quanh KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng. Chỉ tiêu phân tích mẫu không khí xung quanh: Bụi lơ lửng (mg/m3 ), NO2 (mg/m3 ), SO2 (mg/m3 ), CO (mg/m3 ), NH3 (mg/m3 ), H2S (mg/m3 ), tiếng ồn (dBA). Hình 2.4. Lấy mẫu không khí xung quanh tại khu vực KCN
  • 45. 34 c. Lấy mẫu và phân tích mẫu tóc của người dân tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng Tiến hành lấy mẫu tóc của một số người dân ba phường (phường Mân Thái, phường Nại Hiện Đông, phường Thọ Quang) là tương ứng ranh giới khu dân cư KCN Thọ Quang - âu thuyền Thọ Quang và âu thuyền Thọ Quang - khu dân cư Vũng Thùng. - Cách lấy mẫu: các mẫu tóc được cắt từ phần sau gáy, sát với phần gốc có độ dài 3 cm (nam) và 10 cm (nữ). Sau đấy các mẫu tóc được cắt nhỏ và rửa sạch theo phương pháp khuyến cáo của Society of Hair Testing (SoHT). Các mẫu tóc được cất giữ và bảo quản trong phong bì giấy sạch. - Cách phá mẫu: 200 mg mẫu tóc được rửa sạch bằng 20 ml acetone được đặt trong đĩa petri, sau đó rửa thêm 2 lần bằng 40 ml nước cất và sau cùng mẫu tóc được rửa sạch với 20 ml acetone. Sau khi rửa, mẫu tóc được đem đi sấy khô ở 800 C cho đến khi khối lượng đạt giá trị hằng số. Tiếp theo, 200 mg mẫu tóc được đưa vào bình phá mẫu áp suất cao DAP-60+ (BERGHOF) làm từ nhựa TFM. 50 ml HNO3 65%và đậy kín bằng nắp sứ đặc biệt, sau đó được đưa vào hệ thống phá mẫu speedwave MWS-3. Việc phân tích hàm lượng kim loại nặng Pb, Cd, Hg tích tụ trên tóc người dân tại được tiến hành bằng máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ASS800 của hang Perkin Elmer (Mỹ sản xuất), có thể phân tích được hầu hết các kim loại với hàm lượng rất nhỏ (lượng, vết) trong các mẫu nước, sông, hồ, quặng, đất, đá, các mẫu của y học, sinh học, tóc người, các sản phẩm nông nghiệp, rau quả, thực phẩm v.v….Máy này được hoạt động dựa trên cở sở của phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử đó là: khi nguyên tử ở trạng thái hơi, nếu chiếu chùm tia sáng có những bước sóng xác định vào đám hơi nguyên tử thì các nguyên tử tự do sẽ hấp thụ các bức xạ có bước sóng nhất định đúng với những tia bức xạ mà nó có thể phát ra được trong quá trình bức xạ, quá trình
  • 46. 35 hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi tạo ra phổ nguyên tử của nguyên tố đó, phổ sinh ra trong quá trình này được gọi là phổ hấp thụ nguyên tử. Hình 2.5. Lấy mẫu tóc của người dân 2.4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường đất bằng kỹ thuật ảnh điện 2D Sử dụng phương pháp ảnh điện 2D để đánh giá chất lượng môi trường đất tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang Đà Nẵng. a. Cơ sở lựa chọn phương pháp Về trường điện không đổi của nền địa chất, thì các đặc điểm của môi trường địa chất bên dưới sẽ biểu hiện trên bề mặt của nó một trường điện không đổi gồm tập hợp các tham số cơ bản của đối tượng nghiên cứu. Tham số quan trọng nhất trong thăm dò trường điện không đổi của đất đá là giá trị điện trở suất của nó (trong hệ đo lường SI, điện trở suất được ký hiệu là ρ, thứ nguyên là Ohm.m). Tham số điện trở suất đặc trưng về tính chất dẫn điện của môi trường và tính chất này phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, thạch học, cấu trúc, điều kiện lịch sử tạo thành và thế nằm của đất đá.
  • 47. 36 Bảng 2.2. Điện trở suất một số đất, đá, khoáng vật và hóa chất phổ biến [18] Vật liệu Điện trở suất (Ωm) Độ dẫn điện (1/Ωm) Nham thạch và đá biến chất: - Granite (đá granit) - Basalt (đá bazan) - Slate (đá phiến) - Marble (đá cẩm thạch) - Quartzite (thạch anh) 5.103 ÷106 103 ÷106 6.102 ÷4.107 102 ÷2,5.108 102 ÷2.108 10- 6 ÷2.10- 4 10- 6 ÷10- 3 2,5.10-8 ÷1,7.10-3 4.10- 9 ÷10- 2 5.10- 9 ÷10- 2 Trầm tích: - Sandstone (sa thạch) 8÷4.103 2,5.10- 4 ÷0,125 - Shale (đá phiến sét) - Limestone (đá vôi) 20÷2.103 50÷4.102 5.10- 4 ÷0,05 2,5.10- 3 ÷0,02 Đất và nước: - Clay (đất sét) - Alluvium (đất phù sa) - Goundwater (nước ngầm) - Sea water (nước biển) 1÷100 10÷800 10÷100 0,2 0,01÷1 1,25.10- 3 ÷0,1 0,01÷0,1 5 Hóa chất: - Iron (sắt) - 0,01 phân tử gam KCl - 0,01 phân tử gam NaCl - 0,01M axit Axetic - Xylene 9,074.10-8 0,708 0,843 6,13 6,998.1016 1,102.107 1,413 1,185 0,163 1,429.10- 17 Điện trở suất của các đá xâm nhập và biến chất thường có giá trị rất cao, giá trị điện trở suất của các loại đá này phụ thuộc nhiều vào độ nứt nẻ và mức độ chứa nước trong các đới nứt nẻ đó. Giá trị của điện trở suất ứng với mỗi
  • 48. 37 loại đất đá có thể thay đổi trong một giới hạn khá rộng, từ hàng triệu Ω.m đến nhỏ hơn một Ω.m. Các đá trầm tích thường có độ xốp và độ chứa nước cao hơn nên có giá trị điện trở suất thấp hơn so với các đá thâm nhập và đá biến chất, giá trị điện trở suất của các đá này thường thay đổi trong khoảng từ 10 Ω.m đến 10000 Ω.m, hầu hết đều có giá trị nhỏ hơn 1000 Ω.m, giá trị của điện trở suất phụ thuộc rất lớn vào độ xốp, độ chứa nước của đá và đặc biệt là độ khoáng hóa của nước chứa trong các lỗ rỗng. Các trầm tích bở rời không gắn kết thường có giá trị điện trở suất thấp hơn các đá trầm tích với giá trị thay đổi từ vài Ω.m đến nhỏ hơn 1000 Ω.m. Giá trị điện trở suất của chúng phụ thuộc vào độ xốp (các trầm tích chứa nước bão hòa) và hàm lượng các khoáng vật sét, đất sét thường có giá trị điện trở suất thấp hơn đất cát. Giá trị điện trở suất của nước dưới đất dao động trong khoảng từ 10 đến 100 Ω.m, phụ thuộc vào hàm lượng các muối hoà tan có trong đất [11]. Giá trị điện trở suất của một số loại vật liệu hoặc hóa chất ô nhiễm công nghiệp như một số kim loại như sắt có giá trị điện trở suất rất thấp. Các hoá chất điện phân mạnh như KCl và NaCl có thể làm giảm một cách đáng kể điện trở suất của nước dưới đất đến một giá trị nhỏ hơn 1 Ω.m ngay cả khi các hóa chất này có hàm lượng tương đối thấp, đó là những đặc tính giúp ta có thể khảo sát khả tích tụ và sự dịch chuyển ô nhiễm về các hóa chất công nghiệp trong nền địa chất trong khảo sát về môi trường [15]. b. Nghiên cứu thuyết ảnh điện 2D Trong thăm dò ảnh điện 2D, định luật Ohm chi phối sự truyền dẫn trong dòng điện môi trường địa chất. Dạng vi phân của định luật Ohm trong môi trường liên tục: E U J σ σ = ∇ − = ) ( (1) Trong phương pháp thăm dò điện, người ta thường dùng 0 1 > = ρ σ là điện dẫn suất (hay độ dẫn điện) của môi trường, J là mật độ dòng diện dẫn tại
  • 49. 38 một điểm đang xét trong môi trường, E là cường độ điện trường tại một điểm đang quan sát trong môi trường. Trong hầu hết các phương pháp thăm dò điện, nguồn điện thường có dạng nguồn điểm. Trong trường hợp này, xét một phần tử có thể tích V ∆ bao quanh một nguồn dòng điện I tại vị trí ( ) I I I z y x , , , khi đó phương trình mô tả quan hệ giữa cường độ dòng và mật độ dòng có dạng: ) ( ) ( ) ( . I I I z z y y x x V I J − − − ∆ = ∇ δ δ δ (2) (2) là công thức mà Dey và Morrison sử dụng trong thăm dò ảnh điện 2D năm 1979, trong đó, δ là hàm Delta Dirac với các tính chất sau: ∫ ∫ ∫ ∞ + ∞ − ∞ + ∞ − ∞ + ∞ − ∀ = − • ∀ = = = −    ≠ = ∞ + = • ). ( ), ( ) ( ) ( ). ( ), 0 ( ) ( ) ( ; 1 ) ( ). ( ) ( ; 0 , 0 0 , ) ( x U x U dx x x x U x U U dx x x U dx x x x x x x I I δ δ δ δ δ δ Từ (1) và (2) ta viết lại: ( ) ( ) [ ] ( ) ( ) ( ) I I I z z y y x x V I z y x U z y x − − − ∆ = = ∇ ∇ − δ δ δ σ , , , , . (3) Phương trình (3) là phương trình cơ bản mô tả sự phân bố điện thế trong môi trường do một nguồn dòng điểm gây ra. Có nhiều kỹ thuật phát triển để giải phương trình này cho bài toán thuận và bài toán ngược trong thăm dò trường điện không đổi. c. Nghiên cứu cấu hình thiết bị Wenner - Schlumberger đo điện trở suất biểu kiến Sự phân bố điện trở suất cũng như đặc điểm và cấu trúc địa chất của môi trường bên dưới mặt đất sẽ tạo ra một dáng điệu hay trường điện riêng bên
  • 50. 39 trên bề mặt của nó. Do đó trong phương pháp thăm dò ảnh điện 2D của trường điện không đổi, muốn biết được thông tin về môi trường địa chất bên dưới ta phải tiến hành các phép đo điện trở suất biểu kiến trên bề mặt của nó. Phép đo được thực hiện bằng cách phát dòng điện không đổi có cường độ I vào môi trường địa chất cần khảo sát thông qua điện cực. Đối với cấu hình thiết bị Wenner - Schlumberger bốn cực đối xứng (theo hình 3.4), hiệu điện thế giữa hai điện cực thu thế P1, P2 được tính như sau:         + − − = = − = ∆ 2 2 2 1 1 2 1 2 1 1 1 1 1 2 ) ( ) ( 1 P C P C P C P C r r r r I P U P U U π ρ (4) Trong đó, 2 2 1 2 2 1 1 1 , , , P C P C P C P C r r r r là khoảng Cách từ các điện cực thu thế P1, P2, đến các điện cực dòng C1, C2. Từ công thức (4), ta có thể xác định được điện trở suất biểu kiến của môi trường địa chất bên dưới: I U k a ∆ = ρ (5) Trong đó:         + − − = 2 2 2 1 1 2 1 1 1 1 1 1 2 P C P C P C P C r r r r k π (là tham số hình học phụ thuộc vào sự sắp xếp của 4 điện cực). Điện trở suất biểu kiến không phải là điện trở suất thật của môi trường địa chất bên dưới. Liên hệ giữa giá trị điện trở suất biểu kiến và giá trị điện trở suất thật bên dưới của môi trường địa chất là mối liên hệ phức tạp. Việc xác định điện trở suất thật từ giá trị điện trở suất biểu kiến quan sát được là
  • 51. 40 vấn đề của bài toán ngược trong thăm dò ảnh điện 2D, dựa vào thuật toán sai phân hữu hạn. Hình 2.6. Cấu hình thiết bị Wennerb - Schlumberger d. Nghiên cứu quy trình đo ngoài thực địa của cấu hình thiết bị Wenner - Schlumberger tại các vị trí cơ bản Tại ranh giới giữa KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng và âu thuyền Thọ Quang: Quy trình đo đạc thực nghiệm của cấu hình thiết bị này được trình bày theo sơ đồ ở hình 3.6, cách bố trí các điện cực hệ thiết bị này giống như hệ thiết bị Wenner - alpha, nhưng hai cực thu P1, P2 nằm giữa hai cực phát C1, C2 và được giữ ở khoảng cách “a” không đổi trong suốt quá trình đo và mỗi mức đo. Số phép đo (số điểm đo) của mỗi mức đo được tính theo biểu thức tổng quát là [m- (2n+1)] ứng với bước dịch chuyển của điểm dữ liệu theo khoảng cách điện cực đơn vị. Trước tiên, tiến hành cắm 34 điện cực dọc theo tuyến đo với chiều dài 165m, khoảng cách điện cực đơn vị a = 5m. Từ mức đo sâu thứ nhất đến thứ sáu, khoảng cách điện cực a1 = 5m và thừa số n thay đổi từ 1 đến 6: Tại mức đo sâu thứ nhất ứng với thiết bị thứ nhất (n = 1), khoảng cách giữa các điện cực (C1P1 = P1P2 = P2C2 = a = 5m) được giữ không đổi trong suốt quá trình đo. Các điện cực phát C1, C2 và thu P1, P2 sẽ được kết nối với nguồn và máy đo thông qua các cuộn cáp, dữ liệu sẽ được thu thập từ đầu cho đến cuối tuyến đo, tổng số điểm dữ liệu được ghi ở mức đo thứ nhất là 31 điểm. Ở mức đo sâu thứ hai (thừa số n = 2), khoảng
  • 52. 41 cách giữa các điện cực (C1P1 = C2P2 = 2a = 10m, P1P2 = a = 5m) được giữ không đổi trong suốt quá trình đo. Các điểm dữ liệu sẽ được thu thập từ đầu cho đến cuối tuyến với tổng số điểm dữ liệu được ghi là 29. Tương tự, thực hiện thu thập dữ liệu đến mức dữ liệu thứ sáu (n = 6). Đối với mức đo sâu thứ bảy và tám, khoảng cách điện cực của thiết bị sẽ tăng lên a2 = 10m và thừa số độ sâu n thay đổi từ 3 đến 4: ở mức đo sâu thứ bảy (a2 = 10m, n = 3), khoảng cách các điện cực C1P1 = C2P2 = 3a2 = 30m và P1P2 = a2 = 10m, ở mức này số điểm dữ liệu sẽ được thu thập từ đầu tuyến cho đến cuối tuyến là 20 điểm. Ở mức đo sâu thứ tám (a2 = 10m, n = 4), khoảng cách các điện cực C1P1 = C2P2 = 4a2 = 40m và P1P2 = a2 = 10m, số điểm dữ liệu sẽ được thu thập từ đầu tuyến cho đến cuối tuyến là 16 điểm. Đối với các mức đo sâu cuối cùng, khoảng cách của thiết bị là a3 = 15m và thừa số n = 3, ứng với khoảng cách (C1P1 = C2P2 = 3a3 = 45m, P1P2 = a3 = 15m) và số điểm dữ liệu ghi được từ đầu cho đến cuối tuyến là 13 điểm. Thiết bị này có độ nhạy khá đều cho cả hai cấu trúc: phân bố ngang ứng với thừa số “n” thấp và phân bố thẳng đứng ứng với “n” cao, cường độ tín hiệu yếu hơn thiết bị Wenner, nhưng lớn hơn thiết bị lưỡng cực và gấp hai lần thiết bị Pole - dipole, mức độ bao phủ ngang hơi rộng hơn so với thiết bị Wenner, nhưng hẹp hơn so với thiết bị lưỡng cực.
  • 53. 42 Hình 2.7. Cách bố trí điện cực và quy trình thực hiện các phép đo dể xây mặt cắt ảnh điện 2D cho hệ thiết bị Wenner- Schlumberger Tại khu vực ranh giới giữa âu thuyền và khu dân cư: Sơ đồ bố trí đo đạc cũng theo hình 3.6, nhưng ở đây số điện cực được cắm là m = 29 (điện cực) cách đều nhau với khoảng cách đơn vị là a = 5m trên chiều dài tuyến đo là 145m: Từ mức dữ liệu thứ nhất đến thứ sáu (ứng với a1 = 5m và n = 1,..,6): mức thứ nhất có 27 điểm dữ liệu được ghi, mức thứ hai là 25,…, mức thứ sáu là 17 điểm. Mức dữ liệu thứ bảy và tám (ứng với a2 = 10m và n = 3, 4): mức bảy có 16 và mức tám có 12 điểm dữ liệu được ghi. Mức dữ liệu thứ chín (ứng với a3 = 15m và n = 3) có 9 điểm dữ liệu được ghi, mức thứ mười (ứng với a4 = 25m và n = 2) ta ghi được 5 điểm dữ liệu.
  • 54. 43 Hình 2.8. Đo đạc thực địa 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu - Để đánh giá các thông số theo dõi được cần so sánh với các quy chuẩn Việt Nam (QVCN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 40:2011/BTNMT, QCVN 11:2008/BTNMT, QCVN 10:2008/BTNMT, quy chuẩn WHO). - Kết quả phỏng vấn người dân được thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel, các ý kiến riêng lẻ được ghi lại và tổng hợp từ đó được dùng một phần để đánh giá và đề xuất các giải pháp. - Kết quả phân tích mẫu nước thải, không khí được thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel. - Tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu hàm lượng kim loại nặng trong tóc người dân tại khu vực KCN DVTS Thọ Quang Đà Nẵng trên phần mềm STATISTICA 12.0 nhằm mục đích xác định tình hình ô nhiễm môi trường và đánh giá tình trạng sức khỏe của người dân theo khu vực sinh sống và theo độ tuổi. + Phần mềm thống kê STATISTICA 12.0, đây là phần mềm thống kê được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu, phân tích dữ liệu của nhiều ngành khác nhau về xã hội, tự nhiên. Ứng dụng mạnh của phần mềm này là phân tích các mô hình hồi quy đa biến dạng tuyến tính hay phi tuyến
  • 55. 44 tính với các cách phân tích đa dạng như hồi quy lọc, hồi quy từng bước, tổ hợp biến, mã hóa tự động các biến định tính,… + Statistica cung cấp các mảng toàn diện nhất về phân tích dữ liệu, quản lý dữ liệu, dữ liệu trực quan, và thủ tục khai thác dữ liệu. Kỹ thuật của nó bao gồm các lựa chọn rộng nhất của mô hình dự báo, phân nhóm, phân loại và các kỹ thuật thăm dò trong một nền tảng phần mềm. + Statistica ban đầu xuất phát từ một tập hợp các gói phần mềm và tiện ích được phát triển ban đầu trong những năm giữa năm 1980 bởi StatSoft. Sau khi phát hành năm 1986 của CSS (Hoàn thành hệ thống thống kê) và phát hành năm 1988 của MacSS (Hệ thống thống kê Macintosh), phiên bản đầu tiên của hệ điều hành Dos Statistica (đăng ký nhãn hiệu ở thủ đô như Statistica) đã được phát hành vào năm 1991. Năm 1992 , phiên bản Macintosh của Statistica là phát hành. + Phân tích thành phần chính (Principal component analysis - PCA) là phương pháp phân tích dữ liệu đa biến, một công cụ mạnh mẽ trong tìm kiếm các mô hình, quy luật và các mối tương quan trong một hệ thống đa thành phần phức tạp. + Trong phương pháp PCA tồn tại một thuật toán cụ thể cho phép làm giảm kích thước của ma trận dữ liệu. Ma trận dữ liệu được nén lại là nhờ sự hiện diện của mối tương quan giữa các biến (nhân tố) và trong trường hợp này các biến ban đầu được thay thế bằng các biến mới, các biến mới này chính là sự kết hợp tuyến tính của các biến ban đầu. Chúng thường được gọi là biến ẩn vì ngay lập tức ta không thể nhận thấy được. Việc nghiên cứu trong không gian của các biến mới (thành phần chính) rất thuận tiện vì các biến này ít, mang tính đại diện và nó bao gồm tất cả các mối liên hệ trong hệ thống dữ liệu, trên bề mặt phẳng hay trong không gian ba chiều. Đây là vấn đề mà trước đây chúng ta khó có thể thực hiện được trong nghiên cứu các mối liên quan ở hệ thống dữ liệu đa biến số [3].
  • 56. 45 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KCN DVTS THỌ QUANG - ĐÀ NẴNG 3.1.1. HTMT không khí tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng Hình 3.1. Vị trí lấy mẫu không khí xung quanh Tải bản FULL (128 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 57. 46 Bảng 3.1. Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí đợt 1 tại KCN Kết quả Tên chỉ tiêu Đơn vị tính K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 QCVN 05: 2013 /BTN MT QCVN 06: 2009 /BTN MT QCVN 26: 2010 /BTN MT Nhiệt độ 0 C 28,1 27,3 27,0 26,1 31,9 32,4 32,9 - - Bụi mg/m3 0,26 0,21 0,19 0,26 0,29 0,25 0,28 0,3 - NO2 mg/m3 0,039 0,028 0,033 0,029 0,036 0,032 0,035 0,2 - SO2 mg/m3 0,045 0,026 0,029 0,038 0,042 0,027 0,031 0,35 - CO mg/m3 6,478 3,542 3,757 5,473 5,618 4,745 4,926 30 - NH3 mg/m3 0,142 0,029 0,042 0,105 0,033 0,035 0,024 - 0,2 - H2S mg/m3 0,035 0,012 0,016 0,032 0,017 0,021 0,015 - 0,042 - Tiếng ồn dBA 65,0 58,0 67,0 59,0 57,0 67,7 63,7 - 70
  • 58. 47 Bảng 3.2. Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí đợt 2 tại KCN Kết quả Tên chỉ tiêu Đơn vị tính K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 QCVN 05: 2013 /BTNMT QCVN 06: 2009 /BTNMT QCVN 26: 2010 /BTNMT Nhiệt độ 0 C 34,9 35,9 37,0 37,1 34,1 32,8 31,6 - - Bụi mg/m3 0,28 0,22 0,24 0,29 0,30 0,38 0,33 0,3 - NO2 mg/m3 0,042 0,033 0,037 0,033 0,035 0,029 0,031 0,2 - SO2 mg/m3 0,053 0,028 0,031 0,045 0,039 0,025 0,028 0,35 - CO mg/m3 5,928 3,324 4,372 5,262 5,771 4,568 4,693 30 - NH3 mg/m3 0,236 0,035 0,051 0,223 0,045 0,031 0,029 - 0,2 - H2S mg/m3 0,039 0,015 0,019 0,036 0,022 0,018 0,012 - 0,042 - Tiếng ồn dBA 61,8 50,9 62,3 60,7 51,7 62,7 55,5 - 70
  • 59. 48 Ghi chú: Ngày lấy mẫu: Đợt 1( 02/04/2015), đợt 2 (22/05/2015). Thời gian lấy mẫu: lúc 9 giờ trong ngày, thời tiết nắng nóng. Dấu “- “: Không có trong tiêu chuẩn. QCVN 05: 2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. QCVN 06: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại không khí xung quanh. QCVN 26 :2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. K1: Mẫu không khí gần trạm XLNT tập trung của KCN, có tọa độ (108°14'12.0"E; 16°05'38.1"N). K2: Mẫu không khí tại khu vực khu dân cư nằm trên đường Trần Nhân Tông có tọa độ (108°14'36.8"E; 16°05'45.9"N). K3: Mẫu không khí lấy tại khu vực dân cư gần Công ty SeaProdex Đà Nẵng có tọa độ (108°14'27.4"E; 16°06'9.2"N). K4: Mẫu không khí lấy tại khu vực bến cá đường Vân Đồn (gần công ty Bắc Đẩu và Procimex) có tọa độ (108°14'19.2"E; 16° 05'55.2"N). K5: Mẫu không khí lấy tại khu vực khu dân cư Vũng Thùng (Đường Ngô Thì Hương) có tọa độ (108°13'52.8"E; 16° 05'50.8"N). K6: Mẫu không khí lấy tại khu vực khu dân cư Vũng Thùng (Đường Vũng Thùng 1) có tọa độ (108°13'55.2"E; 16° 06'01.1"N). K7: Mẫu không khí lấy tại khu vực khu dân cư Vũng Thùng (Đường Lý Nhật Quang - Chu Huy Mân) có tọa độ (108°13'48.3"E; 16° 05'52.9"N).
  • 60. 49 Nhận xét: So sánh với các QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT: Đợt 1: Cho thấy các chất trong không khí và tiếng ồn đều nằm trong ngưỡng cho phép. Đợt 2: Nồng độ các chất trong không khí xung quanh và tiếng ồn đều nằm trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, tại điểm K1 và K4 NH3 vượt quy chuẩn cho phép là 1,1 - 1,2 lần. Hình 3.2. Biểu đồ so sánh nồng độ NH3 điểm K1 và K4 tại hai đợt lấy mẫu Dựa vào biểu đồ ta thấy NH3 tại hai đợt có sự thay đổi, đợt 2 vào cuối tháng 5 (tháng sản xuất cao điểm tháng 5 đến tháng 11) vượt quy chuẩn cho phép và có xu hướng tăng lên so với đợt 1 (đầu tháng tư). Theo phiếu điều tra khảo sát 60 hộ dân đang sinh sống tại khu vực KCN về tình trạng môi trường không khí tại khu vực: có (58/60) tại KCN có mùi hôi trong đó mùi hôi nặng hơn vào khoảng 23h - 4h. Tải bản FULL (128 trang): https://bit.ly/3fQM1u2 Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
  • 61. 50 Hình 3.3. Biểu đồ đánh giá môi trường không khí của người dân 3.1.2. HTMT nước thải tại KCN DVTS Thọ Quang - Đà Nẵng Hình 3.4. Vị trí lấy mẫu nước thải
  • 62. 51 Bảng 3.3. Kết quả đo đạc chất lượng môi trường nước thải tại KCN Kết quả Tên chỉ tiêu Đơn vị N1 N2 N3 QCVN 11: 2008/BTNMT Cột B QCVN 40: 2011/BTNMT Cột B TSS mg/L 85,0 146,0 59,6 100 100 BOD5 mg/L 81,5 336 25,0 50 50 COD mg/L 159 644 49 80 150 Tổng N mg/L 20,641 95,062 4,512 60 40 N- NH4 + mg/L 1,564 27,743 0,143 20 - Tổng P mg/L 3,272 9,735 0,528 - 6 Hg mg/L <0,0005 <0,0005 <0,0005 - 0,01 Pb mg/L 0,0075 0,0092 0,0064 - 0,5 Cd mg/L 0,0024 0,0031 0,0026 - 0,1 Clo dư mg/L <0,10 <0,10 <0,10 2 2 Dầu mỡ mg/L 3,72 12,68 1,05 - 10 Coliror m MPN/ 100mL 19.103 24.105 11.103 5.000 5.000 Ghi chú: Ngày lấy mẫu: 02/04/2015 Thời gian lấy mẫu: lúc 9 giờ trong ngày, thời tiết nắng nóng Dấu “- “: Không có trong tiêu chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp 7655066