SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
Download to read offline
LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM - TẬP 3
LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
TẬP III
VĂN HỌC VIẾT
(Thời kỳ I:
- Giai đoạn IV: Giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
- Giai đoạn V: Đầu thế kỷ XIX – 1858)
(In lần thứ năm)
(Sách dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm)
Tác giả:
Lê Trí Viễn – Phan Côn – Đặng Thanh Lê
– Phạm Văn Luận – Lê Hoài Nam
THỜI KỲ THỨ NHẤT
Giai đoạn 4. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ GIỮA THẾ KỶ XVIII ĐẾN ĐẦU
THẾ KỶ XIX
Chương 1. VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII, THẾ KỶ
NÔNG DÂN KHỞI NGHĨA VÀ GIAI ĐOẠN VĂN HỌC CỔ ĐIỂN
VIỆT NAM
A. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
I. CHIẾC NGAI VÀNG MỤC RUỖNG VÀ SẤM SÉT CỦA PHONG TRÀO
NÔNG DÂN KHỞI NGHĨA
Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ
thứ XVI đến thế kỷ XVIII đã bước sang giai đoạn trầm trọng cùng cực, chuẩn
bị cho sự sụp đổ ở thế kỷ thứ XIX. Cuộc khủng hoảng trầm trọng biểu hiện ở
bộ mặt thối nát suy tàn trong toàn bộ cơ cấu xã hội phong kiến và ở sức trỗi
dậy với một khí thế chưa từng có trong phong trào nông dân khởi nghĩa.
1. Bộ mặt giai cấp phong kiến Việt Nam thế kỷ thứ XVIII.
Chưa bao giờ, chế độ phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến Việt
Nam lại bộc lộ bản chất tiêu cực, phản động của nó một cách trắng trợn, lộ
liễu và toàn diện như lúc này. Không những bất lực, nó còn đi vào con đường
phản động trên mọi vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao… đặt ra trước mắt.
Trong lĩnh vực kinh tế, nền nông nghiệp lạc hậu càng bị đình trệ trầm
trọng và nền sản xuất hàng hóa vốn đã nảy nở từ trước đến nay cũng bị kìm
hãm vì tình trạng chiến tranh liên miên, vì hoàn cảnh chia cắt Bắc Nam, và vì
những chính sách kìm hãm công nghiệp, thương nghiệp của giai cấp thống
trị. Sử sách phong kiến đã xác nhận khá rõ rệt tình hình đó:
“Những dân phiêu lưu, ruộng đất phải bỏ hoang phần nhiều bị bọn thế
gia và các làng lận cận chiếm cày, lập văn khế giả để làm bằng cử. Thậm chí
có khi ruộng đã cày cấy hết mà vẫn khai là hoang phế. Dân lưu vong muốn
trở về cũng không có ruộng cày cấy, mà kiện cáo thì khổ nỗi không đủ sức”.
(Ngô Thời Sĩ - Ngô gia văn phái)
“… Vào khoảng năm Giáp thìn (1724) xét biên, trong dân gian, ai có
nghề nghiệp gì là chiếu bổ thuế thổ sản. Vì sự trưng thu quá mức, vật lực kiệt
không thể nộp nổi đến nỗi người ta thành ra bần cùng mà phải bỏ nghề
nghiệp. Có người vì thuế sơn sống mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế vải
lụa mà phải phá khung cửi. Cũng có kẻ vì nộp gỗ cây mà bỏ rìu, búa, vì phải
bắt cá tôm mà xé lưới chài, vì phải nộp mật mía mà không trồng mía nữa, vì
phải nộp bông chè mà bỏ hoang vườn. Làng xóm náo động…”.
Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, giai cấp phong kiến lại càng trở nên
phản động. Thời đại của những anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lê
Lợi… đã qua rồi. Ở đây sẽ xuất hiện Lê Chiêu Thống (1787-1789) “cõng rắn
cắn gà nhà” mở đường cho Nguyễn Ánh ở đầu thế kỷ XIX. Chưa bao giờ bọn
cầm quyền phong kiến lại vô sĩ như thời kỳ này. Hoàng Lê nhất thống chí nói
về mối quan hệ giữa Lê Chiêu Thống và tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị như
sau: “Tuy là hoàng thượng được phong vương nhưng giấy má đưa đi các nơi
vẫn viết niên hiệu Càn Long, vì Nghị còn ở đấy nên không dám dùng niên
hiệu Chiêu Thống”.
“Ngày ngày tan buổi chầu, ngài tự đến dinh Nghị chờ nghe việc quân
quốc… Nghị cũng ngông nghênh tự đắc, hoàng thượng đến dinh có khi Nghị
không buồn tiếp, chỉ cho người đứng trên linh các truyền rằng: “Nay không có
việc quân quốc, hãy về cung nghỉ”.
Trong sinh hoạt đạo đức, đây là lúc xuất hiện những bạo chúa khét
tiếng tàn ác, dâm ô, lộng quyền như Trịnh Giang (1728 - 1740), Trịnh Sâm
(1767 - 1782), những quyền thần chuyên vơ vét của dân như Trương Phúc
Loan ở Đàng trong, những hoàng thân quý thích đáng ghê sợ như Đặng Mậu
Lân ở Đàng ngoài. Tất cả đều được lưu danh sử sách không phải vì đức lớn
hay công to, mà chính là vì những hành động xấu sa, tàn ác…
Nổi bật nhất là một tình trạng rối ren hỗn loạn về chính trị nảy sinh trên
cơ sở đấu tranh giai cấp quyết liệt và tình trạng phân liệt dữ dội trong hàng
ngữ nội bộ giai cấp phong kiến. Chung quanh chiếc ngai vàng là cả một mớ
bòng bong của những tập đoàn, bè phái như Trịnh Nguyễn, Lê Trịnh, … tranh
chấp, chém giết lẫn nhau để giành cái cương vị bá chủ thiên hạ. Tình trạng
chúa Nguyễn Đàng trong, chúa Trịnh Đàng ngoài, vua Lê chúa Trịnh, cung
vua, phủ chúa tồn tại song song rõ ràng là một thực trạng trái ngược hẳn lại
nguyên tắc tổ chức của chế độ phong kiến tập quyền, nhưng thực trạng ấy đã
tồn tại 200 năm bắt đầu từ cuộc Lê Mạc phân tranh ở thế kỷ thứ XVI. Ở đây
không chỉ là sự bất lực của một tập đoàn phong kiến họ Lê như lời Alécdăng
đờ Rốt: “… cái xứ này thực là một nước quân chủ thực sự, hơn nữa lại có hai
vua nhưng một gọi là vua thì chỉ có tên mà thôi. Còn ông chúa kia thì có đủ
quyền hành. Vua chỉ ra mẳt vào những ngày nhất định, như những ngày đại
lễ đầu năm. Ngoài ra nhà vua chỉ du dú trong một ngôi điện cổ kính, kéo dài
cuộc đời nhàn tản vô vị, trong khi ông chúa coi sóc tất cả công việc chiến
tranh và hòa bình”. Sự việc đó còn chứng tỏ họ Trịnh cũng không có khả năng
độc quyền thống trị vì khác với thời kỳ phong kiến đang lên thường có sự
hưng thịnh của một triều đại mới thay thế một triều đại suy tàn, lúc này họ
Trịnh cũng không có đủ sức mạnh tinh thần (chính nghĩa) để có thể tập họp
quần chúng tạo nên sức mạnh quân sự đặng lật đổ hoàn toàn tập đoàn nhà
Lê.
Tuy nhiên, trận tuyến hàng đầu vẫn là cuộc đấu tranh giữa những
người nông dân chống lại giai cấp phong kiến với một khí thế quyết liệt chưa
từng có trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
2. Thế kỷ nông dân khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa Tây sơn với chiến
công quét sạch một lúc ba tập đoàn phong kiến trong nước và cuộc
chiến tranh vệ quốc vĩ đại
Đến thế kỷ thứ XVIII, một phong trào nông dân khởi nghĩa liên tục, phổ
biến và quyết liệt đã bùng nổ trên khắp dải đất Việt Nam. Ở đây tập trung
những cuộc khởi nghĩa lớn mạnh nhất, với những lãnh tụ kiệt xuất một thời đã
làm điêu đứng các tập đoàn phong kiến như cuộc khởi nghĩa Nguyễn Danh
Phương (1740 - 1750), cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751), cuộc
khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1736 - 1769). Ngoài ra lớn nhỏ còn có không
biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa khác. Tất cả khí thế, sức mạnh của thế kỷ
nông dân khởi nghĩa ấy kết tình vào cuộc khởi nghĩa Tây sơn bùng nổ năm
1771, đánh dấu vẻ vang bằng những chiến thắng của lãnh tụ áo vải Nguyễn
Huệ, mở đầu cho triều đại Tây sơn. Đây là một cuộc nông dân khởi nghĩa có
tính chất quy mô toàn quốc đập tan một lúc ba tập đoàn phong kiến trong
nước. Chiến thắng đó còn gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc oanh liệt phá
tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh năm 1789. Tất nhiên, phong trào Tây
sơn rút cục cũng chỉ có thể thành lập một triều đại hoàng đế mới, nhưng đây
là lần đầu tiên trong lịch sử, chí khí quật khởi và tinh thần đoàn kết của lực
lượng quần chúng đã được biểu hiện hết sức đẹp đẽ, khá trọn vẹn trong sức
mạnh chiến đấu chống giai cấp phong kiến gắn liền với việc thực hiện sứ
mệnh lịch sử bảo vệ đất nước chống ngoại xâm, đem lại sự thất bại khá nhục
nhã cho tập đoàn phong kiến bán nước và bọn can thiệp nước ngoài. “Lê
Chiêu Thống chạy đến cửa ải, Nghị cũng ở đó. Vua vào ra mắt Nghị. Các
quan lục tục kéo đến, ai nấy trông nhau, nước mắt chứa chan. Sĩ Nghị cũng
phải xấu hổ”.
3. Bên cạnh lực lượng nông dân, sự hình thành và phát triển của tầng
lớp thị dân, thợ thủ công và thương nhân đông đảo tập trung đô thị cũng là
một hiện tượng đáng lưu ý. Lớp người này, do sinh hoạt kinh tế của họ, đã ly
khai phần nào với quan hệ sản xuất phong kiến. Cuộc sống của họ là cuộc
sống đi đây đi đó, tiếp xúc nhiều kể cả người ngoại quốc nên tương đối tự do
phóng túng hơn cuộc sống người nông dân bị trói buộc vào mảnh ruộng lĩnh
canh hay cuộc sống của nho sĩ cột chặt vào trăm nghìn tín điều cứng nhắc.
Mặt khác, do cũng có mâu thuẫn với giai cấp phong kiến trên lĩnh vực kinh tế
nên đã có nhiều người trong họ đứng vào hàng ngũ các cuộc khởi nghĩa nông
dân.
Sau những biến động liên miên, xã hội Việt Nam rút cục vẫn loanh
quanh trong “đêm trường trung cổ”, nhưng với thế kỷ XVIII, quần chúng lao
động Việt Nam đã viết nên những trang sử oanh liệt trên nhiều phương diện
và cuộc sống, tư tưởng con người đã có những biến chuyển, những đảo lộn
khá mạnh mẽ vì đây là một thời kỳ đau thương nhưng quật khởi, có bi kịch
nhưng có anh hùng ca.
II. “NHỮNG CUỘC BỂ DÂU” VỚI SỰ PHÁ SẢN CỦA Ý THỨC HỆ PHONG
KIẾN VÀ SỰ TRỔI DẬY CỦA TRAO LƯU TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO CHỦ
NGHĨA
Những biến cố lịch sử kinh thiên động địa đối với quan niệm phong kiến
(chúa Trịnh lộng quyền, Tây sơn chiến thắng, vua Lê thất bại v.v...) ấy đã làm
rung chuyển đảo lộn cả một nền nếp tư tưởng ao tù nước đọng phong kiến. Ý
thức hệ phong kiến vẫn ở địa vị chính thống, nhưng như Mác đã vạch ra trong
Hệ tư tưởng Đức: “Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính là đời
sống quyết định ý thức”. Với thế kỷ XVIII, ý thức hệ chính thống đang đi vào
con đường khủng hoảng và bên cạnh đó, đã hình thành một trào lưu tư tưởng
chứa chan yếu tố nhân đạo chủ nghĩa đẹp đẽ.
1. Sự phá sản của ý thức hệ phong kiến
Cùng với sự khủng hoảng của toàn bộ cơ cấu xã hội phong kiến, nho
giáo, rường cột tinh thần của chế độ ấy, cũng bị phá sản nghiêm trọng. Sự
phá sản ấy chủ yếu nảy nở từ sức công phá của trào lưu tư tưởng xuất hiện
trong phong trào quần chúng đấu tranh muốn vạch ra một lối đi sáng tươi
hạnh phúc, từ thái độ quay về tìm nguồn an ủi trong tư tưởng “cứu độ chúng
sinh” nhân từ của đạo Phật, trong tâm hồn phiêu diêu thanh thoát của Lão
Trang, hay trong ảo tưởng duy tâm mê tín của Đạo giáo… Và Thiên Chúa
giáo được truyền sang từ những thế kỷ trước đến nay cũng có cơ hội xúc
phạm nghiêm trọng hơn đến địa vị độc tôn của Nho giáo… Điều đáng lưu ý ở
đây là sự phá sản ấy nảy nở ngay từ hàng ngũ những con người thuộc giai
cấp đã khai sinh và nuôi dưỡng nó.
Bao nhiêu tín điều, nguyên tắc, bao nhiêu “Tử viết”, “Thư văn”… đều bị
vi phạm trắng trợn, mạnh mẽ, và trước hết từ trong cung vua, phủ chúa nơi
ngự trị những khuôn vàng thước ngọc của chính quyền phong kiến… Những
“quân thần”, “phụ tử”, “phu phụ”, “bằng hữu”, “huynh đệ”… tóm lại là “tam
cương, ngũ thường” của Nho giáo đều bị sụp đổ một cách thảm hại. Những
yếu tố tiến bộ ít nhiều khả thủ của hệ tư tưởng Nho giáo bị tiêu tan, những lớp
son giả tạo bề ngoài cũng rơi rụng… và còn lại chỉ là những tôi giết vua, con
hại cha, em phản anh… vì một chiếc ngai vàng, một tước công hầu hay thậm
chí một hòm châu báu… Khi Vũ Văn Nhậm ra Bắc năm 1789, Lê Chiêu Thống
bỏ chạy qua sông Như Nguyệt, vua phải nhờ trấn thủ Nguyễn Cảnh Thước
cho đò chở qua và phải để cho Cảnh Thước mở hòm lấy 40 lạng vàng còn lại
của vua. Khỏi bến, Cảnh Thước lại cho người đuổi theo “lột chiếc ngự bào
vua đang mặc, vua ứa nước mắt cởi chiếc ngự bào trao cho chúng…” (Hoàng
Lê nhất thống chí).
Lý tưởng tôn quân, nguyên tắc hàng đầu của đạo đức giáo lý phong
kiến còn bị xúc phạm đến như vậy, nói gì đến hiếu, đến tiết, đến nghĩa…
Phạm Đình Hỗ nói “Đời suy thói tệ”, “thế đạo ngày một sút kém”, “danh phận
lung tung” không ai còn biết đâu mà phân biệt thuận với nghịch nữa”.
Bao nhiêu rường mối kỷ cương mà những ông vua sáng nghiệp triều Lê
ra công xây dựng trong hơn 300 năm đến nay cơ hồ bị đe dọa tiêu vong. Bao
nhiêu mũ cao áo dài nơi lầu son gác tía hầu như không còn được một bộ mặt
đạo đức nào ngoài một người phụ nữ tiết liệt họ Phan:
… Khả liên tam bách dư niên quốc
Thiên lý dân di nhất phụ nhân
… Đáng thương đất nước ba trăm lẻ
Đạo nghĩa thu về một nữ nhân
Qua lời khái quát ấy, Nguyễn Hành cuối thế kỷ thứ XVIII, đã phải kêu
lên là “nhục quốc thể”!
Trên thực trạng suy đồi của luân lý đạo đức ấy đã nảy sinh một hiện
tượng khá đặc biệt trong tầng lớp nho sĩ phong kiến: sự khủng hoảng về lý
tưởng. Giáo lý phong kiến đã vạch con đường đi khá rõ ràng cho thanh niên
quý tộc: con đường “tu tề trị bình” để thực hiện mục đích “thượng trí quân, hạ
trạch dân”. Trong những thời kỳ đang lên của chế độ phong kiến như Lý,
Trần, Lê sơ, con đường ấy đã góp phần tạo ra một chủ nghĩa anh hùng
phong kiến ít nhiều có yếu tố tiến bộ và lôi cuốn được những chàng trai có chí
khí phò vua, giúp nước, lập công danh… Nhưng thời đại hoàng kim đã thuộc
về dĩ vãng. Đến thế kỷ thứ XVIII, trừ một vài nhân vật “cuồng tín” lỗi thời kiểu
Lý Trần Quán, còn hầu hết các nho sĩ quý tộc có tài năng, đạo đức chân
chính đều mang một tâm trạng bế tắc, đều nói lên một sự khủng hoảng về
đường đi:
Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên
Xuân lan thu cúc thành hư sự
Hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên
(Nguyễn Du tạp thi)
(Tráng sĩ đầu bạc đau xót ngẩng nhìn trời,
Hoài bão cao xa và sinh kế đều cùng mờ mịt
(Cái thú) lan mùa xuân, cúc mùa thu thành chuyện hão,
Mùa đông giá lạnh, mùa hè oi bức, lần lữa làm tiêu ma (chí khí) tuổi
trẻ).
… Tìm đường về Hán chưa xong
Sang Tần thì việc đã không nên rồi
Bể hồ trôi giạt đôi nơi,
Cho người tráng chí ra người cuồng ngông.
(Lê Hữu Trác)
Không còn minh quân để tôn thờ, có những danh sĩ như Nguyễn Thiếp
(1723 - 1804), Lê Hữu Trác (1724 - 1791) đã đi vào con đường xa lánh công
danh phú quý mặc dầu họ đều là dòng dõi trâm anh thế phiệt, có thể nói thái
độ xa lánh công danh phú quý là một tâm trạng khá phổ biến của nho sĩ
đương thời, vì ngoài lý do trên, có những kẻ tuy không có lý tưởng gì cao đẹp
nhưng cũng trốn tránh công danh vì họ đã nhận thấy bão táp của thời đại
khiến cho địa vị công hầu cũng thường bị ngã nghiêng. Chính vì thế cũng cần
có sự phân biệt giữa tíai độ của Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Nguyễn Thiếp…
nói trên với tâm trạng chán chường công danh phú quý của Nguyễn Gia
Thiều:
Mùi phú quý dử làng xa mã
Bả vinh hoa lừa gã công khanh
Giấc nam kha khéo bất tình
Bừng con mắt dậy thấy mình tay không!
(Cung oán ngâm khúc)
tuy rằng đứng về một phương diện nào mà nói thì những thái độ phủ định
công danh phú quý đều ít nhiều có ý nghĩa tố cáo sự khủng hoảng của ý thức
hệ nho giáo.
Tóm lại có thể nói những tín điều thiêng liêng của Nho giáo đến nay đã
bị chà đạp, coi khinh… Điều đó có mặt nói lên tâm trạng bế tắc bi quan của
nho sĩ phong kiến, có điều trước kia, người ta sẽ quay về với con đường ở ẩn
“độc thiện kỳ thân” để ít nhất giữ gìn được cái tôi trong sạch trong khi “đời
đục”, bạn bầu với gió trăng mây nước, thì ở thời đại này, có những lúc, có
những con người đã đi vào những con đường tưởng như xa lạ (đối với lý
tưởng nhà nho) nhưng thực chất là những con đường đầy ý vị nhân văn và
tinh thần dân tộc tiếp thu luồng tư tưởng của phong trào quần chúng.
2. Sự nảy nở của trào lưu tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa và tác
động của nó đối với nho sĩ tiến bộ
Những cuộc nông dân khởi nghĩa liên tiếp bùng nổ chính là sự thể hiện
của tâm trạng bất mãn phẫn nộ đối với hiện thực đen tối, với giai cấp thống
trị, của ước mơ được sống một cuộc đời hạnh phúc tự do hơn. Mặc dầu năm
1751, tập đoàn Lê Trịnh cho diễn ra quốc âm 47 điều giáo hóa của Trịnh Tạc
(1657 1682) trong đó có điều “Làm bày tôi phải hết lòng trung với vua” để cứ
ngày đầu năm và ngày xã điền đem giáo điều đọc cho dân nghe…” “… nhưng
nhân dân có ý lơ là, coi như việc không đáng để ý đến”.
Vấn đề cần nghiên cứu ở đây là tư tưởng, tinh thần ấy đã tác động đến
nho sĩ phong kiến như thế nào. Có thể nói rằng trong thế giới quan của họ đã
có những lay chuyển khá quan trọng. Trái với nguyên tắc tối cao “trung thần
bất sự nhị quân” (tôi trung không thờ hai chúa), đã có những người trong
hàng ngũ phong kiến đi về với triều đại của Quang Trung. Tất nhiên, cũng
không ít kẻ vì cầu an bảo mạng, hoặc ham danh vụ lợi, có mặt trong cả ba
triều: Lê, Tây sơn, Nguyễn, khiến có người đã phải làm thơ chê giễu, như
trường hợp Bùi Dương Lịch:
… Cảnh Hưng cử tiến sĩ
Tây ngụy nhập Hàn lâm
Bản triều vi dốc học
Dữ thế cộng phù trầm.
… Đời Cảnh Hưng được lấy đỗ tiến sĩ
Triều giặc Tây sơn vào làm ở Hàn lâm
Đến triều ta (triều Nguyễn) làm đốc học
(Ông ta) thật đúng là cùng đời chìm nổi.
Nhưng chắc chắn rằng cũng phải có những người đi theo Quang Trung
vì đã phần nào nhận thức được chính nghĩa của triều đại mới nhất là ở
phương diện bảo vệ độc lập dân tộc. Những nhân cách cứng cỏi như La Sơn
phu tử Nguyễn Thiếp, những tài năng như Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhiệm,
Nguyễn Huy Lượng không thể là những con người chỉ hành động vì một chữ
“tùy thời” tầm thường. Hoàng Lê nhất thống chí và Việt sử thông giám cương
mục “điểm diện” những người không ra làm với vua Quang Trung vỏn vẹn chỉ
còn 7, 8 người!
Bên cạnh thái độ chính trị ấy là khuynh hướng yêu cầu phát triển của
cuộc sống cá nhân, ở đây trong những yêu cầu phát triển ấy nổi bật lên là
khao khát giải phóng đời sống tình cảm. Tình yêu trai gái không phải chỉ đến
thời đại này mới nảy nở, nhưng chỉ đến thời đại này mới có những biểu hiện
mới và mới tiến đến một mức độ sâu sắc mới. Nhà nho Nguyễn Huy Tự khi
về già đã từng dặn con cái trong lời di chúc: “Xưa ta đã đọc lầm, loại sách ấy
có thể di hoạn tính tình, mày cùng con cháu thì chớ nên, chớ nên…”. “Loại
sách ấy” tức là loại tiểu thuyết ái tình. Có lẽ đấy là lời “phản tỉnh” của một môn
đệ thánh hiền nhưng rồi con cháu các danh gia quý tộc như Phạm Thái,
Trương Quỳnh Như vẫn chuyền nhau đọc quyển Phan Trần như thường!
Yêu cầu giải phóng đời sống bản năng cũng là một hiện tượng phổ
biến. Nhà nho Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút đã lên án nghiêm khắc
cái cảnh “trên Bộc trong dâu”. Điều đó có ý nghĩa. Có thể những sự việc gọi là
“trên Bộc trong dâu” đã xảy ra khá nhiều ở thời ấy. Nhưng điều quan trọng
hơn là nhân dân đã nhìn việc này một cách khác. Trong hoàn cảnh xã hội
phong kiến, tiếng nói của bản năng kia vẫn có giá trị chống đối lại những quan
niệm đạo đức của giai cấp thống trị đè nén, tỏa chiết hạnh phúc con người.
Tiếng nói ấy cũng chỉ có thể phát triển mạnh trong hoàn cảnh suy tàn của giai
cấp phong kiến. Vì thế không lấy gì làm lạ khi thấy cùng một thời đại, đã đồng
thời xuất hiện những câu thơ trắng trợn của Chiêu Hổ (?), táo bạo của Hồ
Xuân Hương và cả những câu thơ đầy khao khát của Phạm Tải Ngọc Hoa
cũng có thể thuộc giai đoạn này:
Có đêm giấc quế hồn mai
Thấy chàng quân tử xa chơi động đào
Càng trông càng lắm chiêm bao
Rõ ràng quân tử đã vào phòng hương.
Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, ý thức chống đối, đòi hỏi của nhân dân đã
mạnh mẽ hơn trước vì đây là lúc những mâu thuẫn chính của xã hội phong
kiến bộc lộ một cách rõ ràng, những vấn đề của cuộc sống đặt ra buộc tư
tưởng con người phải có một chiều hướng nào đấy. Ta không loại bỏ yếu tố
tư tưởng thống trị vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ trong xã hội, nhưng luồng tư
tưởng chống đối, đòi hỏi nói trên là một thực tế quan trọng của thời đại. Căn
cứ vào diễn biến của tình hình chính trị, căn cứ vào những sử liệu và qua các
tác phẩm văn học, có thể nói những ý thức tư tưởng trên đã cuộn lên thành
một cái gì như là một tư trào, có ảnh hưởng đến nho sĩ quý tộc.
Luồng tư tưởng ẩy có những yếu tố tiến bộ hết sức đẹp đẽ vì nó dựa
trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của quần chúng để đòi hỏi những quyền lợi
chính đáng của con người và chống lại những thế lực nào chà đạp lên quyền
lợi ấy. Tất nhiên, nó chưa toàn diện, hệ thống, tự giác, và có tổ chức như tư
tưởng của giai cấp tư sản, và nhất là như hệ thống tư tưởng của giai cấp vô
sản dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng nó có giá trị chống lại một giai cấp
thống trị đã đi vào mạt vận. Nó đã có tác dụng đối với lịch sử và đặc biệt là
đối với sự phát triển của văn học bấy giờ.
Luồng tư tưởng đó là của lớp người nào trong xã hội? Vấn đề này
không giản đơn. Phải có một sự nghiên cứu dày công và sự đóng góp của
nhiều ngành khoa học mới có thể giải quyết thỏa đáng. Ở đây, chúng tôi xin
đưa ra một vài ý kiến. Tất nhiên luồng tư tưởng ấy không thể là của giai cấp
phong kiến thống trị mà phải nảy nở từ quần chúng bị áp bức và là kết quả
hòa hợp của tư tưởng nhiều tầng lớp. Xét hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam
lúc này, có thể nói yếu tố tư tuỏng của nông dân là chủ yếu, có tính cách
quyết định. Lực lượng thị dân lúc này chưa phải là lực lượng lớn mạnh. Trong
khi đó, giai cấp nông dân Việt Nam, cho đến nửa cuối thế kỷ thứ XVIII, đã có
một quá trình lao động, chiến đấu lâu dài. Trên đồng ruộng và trên những
chiến trường chống giai cấp thống trị trong và ngoài nước, tư tưởng, tình cảm
của họ đã được rèn giũa qua bao cuộc đời, bao thế hệ, bao sự kiện. Lê-nin
khi phân tích văn hóa dân tộc thời quá khứ có câu: “Trong mỗi dân tộc có khối
quần chúng lao động và bị bóc lột, và điều kiện sinh sống của họ làm nảy sinh
ra một hệ thống tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa”. Áp dụng một chừng
mực nào đó câu nói trên vào thực trạng xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ thứ
XVIII, ta có thể nói trào lưu tư tưởng tiến bộ nói trên chủ yếu là của giai cấp
nông dân, có sự kết hợp với tư tưởng của tầng lớp thị dân và cả những tư
tưởng tiến bộ xuất phát từ những yếu tố tích cực trong Nho giáo của các nho
sĩ phong kiến. Trong một thời đại có nhiều biến cố quan trọng như thời đại
bấy giờ, sự giao lưu về mọi mặt của các tầng lớp trở nên rộng rãi, hiện tượng
ảnh hưởng qua lại giữa hệ tư tưởng của mọi giai cấp lấy những tư tưởng tiến
bộ của nông dân làm trung tâm như vậy là một điều có thể hiểu được.
III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA
Trong tình hình xã hội suy đốn như trên mà nói sinh hoạt văn hóa phát
triển thì hình như có mâu thuẫn, nhưng đó là sự thật. Tất nhiên cũng phải
đứng trên quan điểm nào mà nhận định.
Sự thật thì những điều kiện vật chất cần thiết cho sự nảy nở của các
ngành văn nghệ, học thuật ở giai đoạn này cũng chưa có gì gọi là hơn hẳn
các giai đoạn trước. Nghề in phát đạt chút ít nhờ việc chúa Trịnh cấm nhập
các sách học Trung quốc để dùng sách in trong nước, nhưng cũng chưa hề
chuyển sang phương pháp dùng chữ rời, và việc xuất bản sách không hề trở
thành một công việc dễ dàng mà mọi tác giả muốn in sách có thể làm được
với túi tiền thường mong manh của mình. Phương tiện lưu thông cũng không
phải là thuận tiện. Sách vẫn phải chép tay chuyền cho nhau là một việc phổ
biến. Chưa tác giả nào nghĩ đến tiền nhuận bút chứ đừng nói đến sinh sống
bằng nghề viết văn. Tuy nhiên, thói quen đẻ ra từ lối học cử tử là họp nhau lại
ngâm vịnh và xướng họa. Cho nên nhiều văn đàn thi xã vẫn có những sinh
hoạt văn học nghệ thuật. Xướng họa, bình thơ, có cô đào đàn hát ngâm thơ là
hình thức hội họp của các tổ chức ấy. Một số văn thi xã như vậy còn để tiếng
về sau. Đây không nói đến sinh hoạt văn nghệ trong nhân dân mà đời nào
cũng có những hình thức phong phú.
Nối liền văn học với nghệ thuật một cách găn gũi nhất là lối hát ả đào,
hình thức nghệ thuật này bắt đầu thịnh hành từ giai đoạn lịch sử này.
Âm nhạc Đàng ngoài, Đàng trong đều nổi tiếng. Ca nhạc ở Bắc, ca Huế
ở Nam, không chỉ là món tiêu khiển của cung đình, liêu thất mà còn trở thành
nhu cầu thưởng thức của nhân dân. Nhạc công ca kỹ chuyên về âm nhạc.
Nhiều nhà trí thức sành nghề thẩm âm cũng tham gia soạn khúc. Do yêu cầu
xây dựng, các ngành điêu khắc, kiến trúc cũng phát triển, một số chùa có
cách kiến trúc mỹ lệ và có những công trình điêu khắc tài tình xây dựng từ
thời này vẫn còn là niềm tự hào của dân tộc ta ngày nay. Nghệ thuật sân
khấu như chèo ở Đàng ngoài, tuồng ở Đàng trong lại càng làm rõ thêm trình
độ của các ngành văn nghệ phục vụ cho những nghệ thuật tổng hợp đó. Cả
hai hình thức sân khấu đều được mọi tầng lớp trong xã hội ham thích. Tình
hình trên đây không thể nào không có ảnh hưởng đến văn học.
Bên cạnh các ngành nghệ thuật, các ngành học thuật cũng có những
bước tiến đáng kể. Không kể những chủ trương về giáo dục, về dịch thuật, về
văn hóa nói chung đã đề ra dưới thời Tây Sơn nhưng rồi không đưa đến
thành tựu gì to lớn, các ngành nghiên cứu văn học, lịch sử, đia lý, xã hội học,
y học… đều có những đại biểu xứng đáng. Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là một
nhà thơ đồng thời là một nhà nghiên cứu phê hình văn học, một nhà nghiên
cứu lịch sử, địa lý. Y dược học có bộ Lãn Ông y tập của Lê Hữu Trác gồm
một trăm quyển là một pho sách thuốc hết sức quý giá. Về khoa học tự nhiên,
ngoài y dược học thì chưa rõ gì thêm, nhưng sự có mặt của những công trình
kiến trúc ưu tú, những sự việc như cách ướp xác người ở các ngôi mộ đời Lê
đã phát hiện, những điều như vậy đòi hỏi phải tìm hiểu thêm nữa.
Điều đáng quý là nền văn hóa giai đoạn này không những tỏ ra rực rỡ ở
nhiều mặt mà còn biểu thị một tinh thần nhất trí đáng lấy làm tự hào.
Văn hóa giai đoạn này biểu hiện một trình độ nhất định của tinh thần
khoa học, tinh thần duy lý. Trong kiến trúc và điêu khắc giai đoạn này “tính
chất chế hóa và khuynh hướng kỷ hà học đã đạt đến trình độ cao”. Trong lãnh
vực học thuật thì có những biểu hiện rõ hơn. Các tác phẩm nghiên cứu khoa
học đều thể hiện sự quan tâm rõ rệt đến tính chính xác, chứng tỏ một tình
thần phê phán khá mạnh dạn. Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ là một tác phẩm
khảo sát và phê bình các bản sử cũ rất có giá tri. Điều đặc sắc ở Lê Quý Đôn
là tinh thần phán đoán, tinh thần trọng thực tiễn và phương pháp suy luận khá
chặt chẽ. Trong văn học, nội dung hiện thực của các tác phẩm giai đoạn này
cũng chứng tỏ các tác giả đã đi sâu vào việc quan sát và nhận xét thực tế
cuộc sống. Trong nghệ thuật viết truyện tuy chưa có lý luận sáng tác, có tác
giả như Nguyễn Du đã có một cách bố cục, kết cấu chặt chẽ, trong đó sự
phân lượng có tính chất khoa học đã kết hợp một cách tài tình với cảm hứng
nghệ thuật.
Điểm nổi bật nhất trong lĩnh vực văn hóa là một tinh thần dân tộc sâu
sắc biểu hiện ở thái độ nhìn nhận, đánh giá lịch sử dân tộc, văn hóa dân tộc.
Tinh thần dân tộc biểu hiện ở nguyện vọng muốn “dựng lên một lá cờ
cho y giới nước nhà” (Lê Hữu Trác); ở một “nền nghệ thuật rực rỡ mang
nhiều yếu tố nhân dân ấy, đến cuối thế kỷ thứ XVIII lại nảy nở thành một số
công trình kỳ diệu để rồi sang các đời vua đầu triều Nguyễn lại bị bóp nghẹt”.
Tất nhiên, tinh thần dân tộc ấy đã được xây dựng hình thành trải qua
một trường kỳ lịch sử nhưng chỉ đến giai đoạn này mới trở thành một truyền
thống rõ rệt, sâu sắc, sinh động, nhất trí, kết tinh vào hình ảnh những vị La
Hán chùa Tây phương từ pho tượng Tuyết sơn trầm tư mặc tưởng gày gò
đau khổ đến pho tượng Phật đà nan đề vui vẻ khể khà thông minh linh hoạt
gợi lên phong thái của những ông già Việt Nam sau lũy tre xanh xa xưa; kết
tinh vào thành tựu đặc sắc của Hoàng Lê nhất thống chí, bộ tiểu thuyết lịch sử
bằng văn xuôi đầu tiên; kết tinh vào thể song thất lục bát giàu sức biểu hiện
trữ tình, vào kiệt tác lục bát Truyện Kiều… tóm lại là cả một khuynh hướng
tìm về dân tộc biểu hiện trong hầu hết các lĩnh vực sinh hoạt văn hóa, nghệ
thuật, văn học.
B. TÌNH HÌNH VĂN HỌC
Đây là giai đoạn rực rỡ nhất trong văn học dân tộc dưới chế độ phong
kiến. Những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội nêu lên ở trên chính là
nguồn gốc sâu xa quyết định sự phát triển của nền văn học Việt Nam thế kỷ
thứ XVIII. Nhưng trực tiếp tác động đến văn học chính là trạng thái tư tưởng
rất đặc biệt của thế kỷ XVIII là đời sống văn hóa chứa đựng tính dân tộc sâu
sắc và ít nhiều mầm mống của tính duy lý khoa học.
Đứng về phạm vi văn học sử mà xét, văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đã
thừa hưởng một di sản văn học quý báu của những thế kỷ trước.
Chúng tôi đã từng nói đến dòng văn học dân gian rất lành mạnh với nội
dung chiến đấu, nội dung trữ tình tiến bộ, với những phong cách biểu hiện
phong phú, sinh động mà thời đại này sẽ kế thừa một cách xứng đáng. Mặt
khác, văn học của bộ phận nho sĩ (kể cả nôm lẫn Hán) trong các thời đại
trước cũng đã để lại nhiều yếu tố tiến bộ. Tinh thần dân tộc trong thơ văn yêu
nước đời Trần, đời Lê, tinh thần nhân đạo trong Lâm tuyền kỳ ngộ, “Hương
miết hành”… cái nhìn phê phán trong văn thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Nguyễn Dữ đều là những yếu tố ưu tú của văn học dân tộc. Hoặc
đứng về mặt hình thức mà nói, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đã
đi trước Nguyễn Du trong cách sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian và những
Truyện Vương Tường, Lâm tuyền kỳ ngộ… ở một phương diện nào đều có
thể là tiền thân của loại truyện nôm thế kỷ thứ XVIII. Trong lời nói đầu của bản
phiên âm Thiên nam ngữ lục hai ông Nguyễn Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh
có nêu ý kiến: Thiên nam ngữ lục có thể là tác phẩm bắc cầu giữa các tác giả
thế kỷ XVI, XVII với bản dịch Chinh phụ ngâm, tác phẩm có một bước tiến
khá dài về mặt nghệ thuật so với các tác phẩm trước kia. Trong lĩnh vực học
tập văn học Trung quốc, từ cách du nhập chữ Hán, cách Việt hóa hình ảnh,
điển cố của văn học Trung quốc biến thành cách phô diễn Việt Nam, đến cách
vay mượn thể tài, chọn lựa đề tài, những thế kỷ trước vẫn để lại nhiều kinh
nghiệm quý báu. Ngay việc diễn ca hoặc sáng tác dựa vào những tác phẩm
Trung quốc là công việc đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn này, cũng không
tách rời việc học tập văn học Trung quốc trải qua các thế kỷ và sự trưởng
thành từng bước của văn học tiếng Việt. Chưa có sự nghiên cứu để tìm hiểu
thật rõ cách đem chữ Hán vào thơ Việt Nam từ Nguyễn Trãi đến Đoàn Thị
Điểm có những tiến bộ gì, nhưng điều đó có thể khẳng định được là không có
người đi trước như Nguyễn Trãi thì không làm gì có cách dùng chữ Hán trong
tiếng Việt thuần thục như trong Chinh phụ ngâm.
Như vậy, có thể nói qua quá trình xây dựng một nền văn học dân tộc,
các nhà văn đi trước đã để lại cho thời đại văn học của Đoàn Thị Điểm, của
Hồ Xuân Hương, của Nguyễn Du một vốn liếng đáng kể. Tất nhiên, văn học
nửa cuối thế kỷ thứ XVIII đầu thế kỷ thứ XIX phải có “mồ hôi nước mắt” của
mình mới đặt được những bước tiến mạnh mẽ, nhưng không thể cắt đứt
bước tiến ấy với các thời kỳ trước.
I. CÁC KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRONG VĂN HỌC
Thế kỷ của nông dân khởi nghĩa làm nảy nở hàng loạt tác giả và tác
phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả các tác phẩm, tác giả đều có giá trị cũng
như trong một tác giả, một tác phẩm, mọi khía cạnh đều có giá trị tiến bộ. Có
khi một tác giả lại có nhiều mặt tiêu biểu cho nhiều khuynh hướng khác nhau.
Sự sắp xếp các tác giả, tác phẩm vì thế, là một việc khó khăn. Ở đây tạm
Thời Chía văn học giai đoạn này thành ba khuynh hướng, ba bộ phận chính
và đối với từng tác giả, sẽ căn cứ vào phần căn bản của tác phẩm để sắp
xếp.
1. Khuynh hướng đấu tranh và tố cáo hiện thực
Khuynh hướng này bao gồm bộ phận văn học dân gian, bộ phận truyện
nôm khuyết danh, một số tác phẩm của các phong trào nông dân khởi nghĩa
và của các nho sĩ phong kiến. Nội dung chủ yếu của khuynh hướng văn học
này là tố cáo, phê phán những thực tế đen tối của xã hội và phản ánh những
ước mơ, những yêu cầu giải phóng của con người.
Về văn học dân gian, do nhiều nguyên nhân phức tạp, cho đến nay
cũng chưa sưu tầm được nhiều tác phẩm. Cũng chỉ mới có thể khẳng định sự
xuất hiện của một số tác phẩm cụ thể nào đó như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn.
Ngoài ra, chỉ có thể ước đoán, mặc dầu cũng có căn cứ, rằng thời đại này
nhất định phải xuất hiện nhiều ca dao, tục ngữ, nhiều thơ ca quần chúng có
giá trị. Đại bộ phận truyện tiếu lâm cũng có thể thuộc giai đoạn này. Đả kích
vào quan lại, cường hào, sư sãi, thầy đồ…, những kẻ thuộc giai cấp thống trị,
đến mức độ quyết liệt như vậy thì không thể xuất hiện nhiều ở một thời kỳ
phong kiến toàn thịnh được.
Bộ phận truyện nôm khuyết danh là một hiện tượmg văn học đặc biệt.
Sưu tầm được đầy đủ những tác phẩm, giải quyết được một số vấn đề mắc
miu, chúng ta có thể bổ sung thêm nhiều nhận định cho nền văn học dân tộc.
Ở đây, chỉ nói đến các tác phẩm trong phong trào nông dân khởi nghĩa
thế kỷ thứ XVIII và của các tác giả là nho sĩ phong kiến.
Phong trào nông dân khởi nghĩa của thế kỷ thứ XVIII còn để lại một số
thơ ca trong đó có những tác phẩm tuy ngắn nhưng rất có giá trị như bài thơ
“Chim trong lồng” tương truyền là của Nguyễn Hữu Cầu, người đã đương đầu
với chúa Trịnh những mười năm (1741 - 1751). Bài hịch Lê Duy Mật xuất hiện
trong cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật (1738 - 1770) đã nêu được đời sống
cực khổ của nhân dân dưới ách thống trị của họ Trịnh, tuy nội dung chủ yếu
vẫn là vạch tội lấn át vua Lê của họ Trịnh. Năm 1786, khi tiến công ra Bắc lần
thứ nhất, Nguyễn Huệ có sai làm một bài hịch bằng chữ nôm. Bài hịch Tây
sơn, với lời văn rắn rỏi, mạnh mẽ, đã vạch rõ tội lỗi của tập đoàn họ Trịnh
cũng như bè lũ Trương Phúc Loan và nêu lên sức mạnh của quân đội Tây
sơn.
Sự phân hóa trong tư tưởng tình cảm giai cấp thống trị đã làm cho một
số nho sĩ phong kiến, tuy không đứng hẳn trong phong trào nông dân khởi
nghĩa như những người nói trên, song đã có những cách nhìn nhận các vấn
đề xã hội ít hay nhiều gần gũi với cách nhìn của quần chúng. Đó là thái độ
oán ghét chiến tranh trong Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn và
Chinh phụ ngâm khúc của Hồng Liệt Bá. Bản dịch Chinh phục ngâm, với
những bước tiến dài về ngôn ngữ nghệ thuật và với sự sáng tạo của người
dịch, đã nâng cao giá trị nội dung của nguyên tác lên rất nhiều. Sau bản dịch
Chinh phụ ngâm là hàng loạt tác phẩm nôm tố cáo tội ác của giai cấp thống trị
và nói lên những ước mơ giải phóng của con người. Nguyễn Gia Thiều nói
lên tiếng nói thông cảm của mình với người cung nữ bị giam cầm nơi cung
cấm trong Cung oán ngâm khúc. Cùng với Nguyễn Gia Thiều, ngoài Ngôn ẩn
thi tập và một số bài phú, bài văn tế, Nguyễn Hữu Chỉnh (? - 1787) có tập
Cung oán thì nay đã thất truyền, Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790) đề cao đạo
đức lễ giáo phong kiến trong tác phẩm Hoa tiên nhưng cũng không che giấu
sự lung lay của nó ngay trong hàng ngũ giai cấp phong kiến khi bị sức tấn
công của tình cảm cá nhân, của tình yêu. Phạm Thái (1777 - 1814) viết Sơ
kính tân trang cũng để nói lên nỗi lòng khát khao tình yêu tự do. Cuối cùng,
hai nhà thơ nôm tiêu biểu của khuynh hướng này là Hồ Xuân Hương và
Nguyễn Du. Là một người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn đả kích vào
những thế lực thống trị: vua chúa, quan lại, nho sĩ, sư sãi… và vũ khí tinh
thần của chúng: đạo đức phong kiến. Nguyễn Du (1765 - 1820) tác giả
Truyện Kiều, thành tựu rực rỡ nhất của văn nôm dân tộc, là người đã tập đại
thành văn học dân tộc và văn học Trung quốc. Ngoài Truyện Kiều là tác phẩm
chính, Nguyễn Du còn viết Văn chiêu hồn và một số thơ văn khác. Về chữ
Hán, Nguyễn Du có Thanh thiên thi tập, Bắc hành tạp lục và Nam trung tạp
ngâm. Văn thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng mang một tư tưởng tính khá
cao. Ngoài phần phản ánh cuộc đời long đong khổ sở của bản thân, Nguyễn
Du còn nói lên kiếp người đau khổ, đặc biệt là cái kiếp của những người trung
nghĩa, những người phụ nữ và những người nghèo đói. Truyền kỳ tân phả,
tác phẩm chữ Hán của Đoàn Thị Điểm, gồm nhiều truyện ngắn có nội dung
trữ tình sâu sắc bên cạnh yếu tố thần linh, duy tâm. Kế đó là những tác phẩm
bộc bạch tâm trạng tác giả và mô tả bộ mặt giai cấp thống trị của một số nho
sĩ, quan lại phong kiến: Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (1721 - ?),
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Vũ trung tùy bút của Phạm
Đình Hổ (1768 - 1840), Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn
Án (1770 - 1815), Minh quyên thi phả của Nguyễn Hành (1763 - 1823)…
Về thơ, phú và tạp văn, ngoài Đặng Trần Côn và Hồng Liệt Bá còn có
Ngô Thời Sĩ (1726 - 1780), Phạm Nguyễn Du (1740 - 1786). Đề tài của họ
không còn thuần túy công thức nữa mà đã đi sâu vào cuộc sống tình cảm cá
nhân. Khuê ai lục của Ngô Thời Sĩ và Đoạn trường lục của Phạm Nguyễn Du
là những thí dụ. Nguyễn Thiếp (1723 - 1840) có Hạnh am thi cảo và Ngô Thế
Lân có Phong trúc tập, cả hai tác phẩm đều có giá trị hiện thực phê phán khá
sâu sắc.
2. Khuynh hướng lạc quan của một số nhà nho thời Tây sơn
Triều đại Tây sơn ngắn ngủi. Những năm thực sự tiến bộ của triều đại
ấy lại càng ít. Tuy vậy bao nhiêu chính sách tích cực, nhất là chiến công
chống ngoại xâm oanh liệt có một không hai trong lịch sử của đời Quang
Trung cũng đã đẩy lên được một luồng không khí cởi mở, vui tươi trong đời
sống nhân dân và đời sống dân tộc. Điều đó còn để dấu vết trong văn học. Có
thể kể Ninh Tốn (1744 - ?) tác giả Chuyết sơn thi tập, Vũ Huy Tấn (1749 -
1800) tác giả Hoa trinh thi tập, Phan Huy Ích (1750 - 1822) tác giả Dụ am
ngâm lục và Dụ am văn tập, Lê Ngọc Hân (?) tác giả bài “Ai tư văn”, Nguyễn
Huy Lượng (?) tác giả Cung oán thi (thất truyền) và Tụng Tây hồ phú, Ngô
Ngọc Du với bài Long thành quang phục kỷ thực. Nếu kể luôn văn học chính
trị thì những văn kiện ngoại giao, nội trị do Ngô Thời Nhiệm viết ra dưới sự chỉ
dẫn của Quang Trung không những có tính chất hùng biện mà còn đại diện
xứng đáng cho tinh thần tự tôn dân tộc cao độ là đặc trưng của đời vua anh
hùng này.
Cũng tạm xếp bên cạnh những người này Lê Quý Đôn (1726 - 1784).
Nhà học giả ấy đồng thời cũng là tác giả các tập Quế Đường thi tập, Quế
Đường văn tập, Liên Châu thi tập. Thơ văn Lê Quý Đôn mang tình cảm trong
sáng của một người yêu thiên nhiên, yêu con người của đất nước.
3. Khuynh hướng bi quan tiêu cực và bảo thủ phản động
Như trên đã nói, các tác giả thuộc tầng lớp nho sĩ phong kiến thời đại
này có rất nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng tình cảm. Vì vậy, ở khuynh hướng
này ta đều có thể nhắc đến Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án v.v…
Ngoài ra chúng ta có thể nói đến Hoàng Quang (?) tác giả Hoài nam khúc,
Phạm Thái tác giả Chiến tụng Tây hồ phú là những người đứng trên lập
trường phong kiến, hoặc là phong kiến Đàng trong (như Hoàng Quang), hoặc
là phong kiến Đàng ngoài (như Phạm Thái) để mạt sát phong trào Tây sơn.
Những tác phẩm này có tính cách phản động rõ rệt.
Ở cuối thế kỷ XVIII còn có Trần Danh Án (? - 1796) với Liễu Am tán ông
thi tập, Phạm Quý Thích (1760 - 1825) với Thảo Đường thi nguyên tập và Tân
truyền kỳ lục, Nguyễn Hành (1761 - 1823) với Quan hải thi tập, Minh quyên thi
tập, và Thiên địa nhân vật sự thi. Tiếng nói của những tác giả này là tiếng nói
của giai cấp suy tàn mang một tâm trạng đau buồn, hoang mang khi thấy vận
mệnh giai cấp nghẽn vào chỗ đen tối và do đó sinh ra luyến tiếc quá khứ một
cách sâu xa. Tiếng nói của họ là tiếng nói của giai cấp phong kiến nói chung
nhưng trước hết là của phân số quan liêu quý tộc đời Lê Trịnh. Tiếng thở than
rên rĩ này làm cho văn học có lắm giọng bi ai và nhiều chất tiêu cực. Nó sẽ
còn kéo dài sang giai đoạn văn học sau trong văn thơ bà Thanh Quan, và còn
sẽ kéo dài mãi sang đầu thế kỷ XX.
II. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA VĂN HỌC CUỐI THẾ KỶ XVIII, ĐẦU THẾ KỶ
XIX
Sự phân chia trên đây không phải là dựa trên phương pháp nghệ thuật
mà bằng cứ vào nội dung. Sau khi đã làm việc liệt kê cần thiết các tác giả tác
phẩm, xin đi sâu ít nhiều vào nội dung các bộ phận văn học đó. Đây chỉ đề
cập đến văn học viết.
1. Bộ mặt đen tối của xã hội phong kiến - Nỗi đau khổ và sự quật
khởi của quần chúng.
Dưới ảnh hưởng lớn lao của phong trào đấu tranh đương thời, một số
lớn tác giả giai đoạn này đã đứng về phía quần chúng để tố cáo bộ mặt đen
tối của xã hội, và nỗi khổ đau, sự vùng dậy của quần chúng.
Trong hầu hết các tác phẩm, tội ác của giai cấp thống trị bị vạch trần. Ở
đâu có sự xuất hiện của cường quyền là ở đó có đau thương và tang tóc. Bản
chất của tên Trang vương trong Phạm Tải Ngọc Hoa, của “đấng chí tôn” trong
Cung oán ngâm khúc cũng như của Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều, của các
bậc “hiền nhân quân tử” trong thơ Hồ Xuân Hương đều là một: lừa lọc, tàn
bạo, dâm ô. Tang thương ngẫu lục, Thượng kinh ký sự, Vũ trung tùy bút,
Hoàng Lê nhất thống chí đều là những sử liệu chân xác về những điển hình
thối tha tàn bạo trong giai cấp thống trị. Tất nhiên chưa có những điển hình
văn học hoàn chỉnh. Nhưng còn ai quên được những cảnh ăn chơi cực kỳ xa
hoa của bè lũ họ Trịnh, những cảnh cướp giật ban ngày của bọn sai nha của
các nhà quyền quý? Cũng như những hình ảnh như hình ảnh tên dâm thần
Đặng Mậu Lân, tên quan bỉ ổi Đinh Tích Nhưỡng, tên vua thảm hại Lê Chiêu
Thống…, có khi nào phai mờ được trong trí người đọc!
Đồng tiền cũng bị lên án. Nếu như ở thời Nguyễn Bỉnh Khiêm nó chỉ
mới chà đạp lên đạo đức lễ giáo thì đến nay, nó trở thành một lực lượng hắc
ám hơn nhiều. Nó có thể chà đạp lên công lý để gây ra sự án oan uổng của
gia đình họ Vương trong Truyện Kiều. Nó có thể chà đạp lên nhân phẩm con
người để biến nàng Kiều tài hoa, trong trắng thành một nạn nhân của chế độ
mãi dâm.
Cuộc sống của con người dưới sự khống chế của những thế lực hắc
ám như vậy tất nhiên không thể nào yên ổn được. Không phải chỉ Phạm Đình
Hổ nói đến cảnh nhân dân đói khổ, mẹ ăn thịt con ở Đàng ngoài mà Phạm
Nguyễn Du cũng nói đến những cảnh tương tự ở Đàng trong. Không phải chỉ
hịch Tây sơn nói cuộc sống dưới ách chúa Trịnh là ngột ngạt mà Phong trúc
tập của Ngô Thế Lân cũng nói đến cuộc sống tương tự dưới ách chúa
Nguyễn. Hạnh phúc gia đình (Chinh phụ ngâm), hạnh phúc tình yêu (Truyện
Kiều) bị chà đạp đã đành, thậm chí đến yêu cầu tối thiếu là sống lương thiện
cũng không được. Nàng Kiều đã cố gắng vươn lên chí để khỏi phải làm đĩ mà
rồi cũng vẫn phải rơi vào lầu xanh! Phạm Tải Ngọc Hoa đã khái quát cuộc
sống đó bằng một câu mộc mạc nhưng rất có trọng lượng:
Ngọc hoàng xem trạng mới hay
Làm điều ác nghiệt gớm thay cỗi trần!
Quần chúng đã không chia nổi cuộc sống nghẹt thở đó. Họ đã vùng dậy
đấu tranh đòi quyền sống. Văn học đã phản ánh được sự quật khởi ấy. Ở một
số tác phẩm của các tác giả phong kiến như Cung oán ngâm, Chinh phụ
ngâm…, những con người thuộc tầng lớp trên chiến đấu thật lẻ loi. Người
cung nữ cô đơn đến khủng khiếp. Chinh phụ chỉ biết than thở một mình và kể
lể với chồng trong tưởng tượng. Phạm Kim, Quỳnh Thư trong Sơ kính tân
trang, một người ôm mối tình hận mà chết, một người ôm mối sầu thiên cổ
mà sống vất vưởng trên cõi đời. Họ chưa có chỗ dựa trong đau khổ của quần
chúng nên họ cũng chưa có sức chiến đấu nhiều. Nhưng ở một số tác phẩm
khác, thấp thoáng đã thấy bóng dáng của tập thể quần chúng, đã bắt đầu có
một sự tạm gọi là tập hợp của những người bị áp bức. Thông thường thì
quần chúng chỉ đến mức thông cảm, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Trong các
truyện nôm đều vậy. Đâu cũng thấy những người bị áp bức thương yêu nhau,
xếp thành một phe, phe chính nghĩa, để chống lại bè lũ thống trị gian ác. Thần
linh cũng đứng vào hàng ngũ họ. Nhưng có lúc gần như đã có sự tập hợp thật
sự, có ý thức và ít nhiều có tổ chức. Nàng Kiều có lúc cũng đã được sự đồng
tình của quần chúng binh lính Từ Hải, điểm này ở Nguyễn Du rõ hơn ở Thanh
Tâm tài nhân; vợ chồng Phạm Tải Ngọc Hoa được dư luận khắp nơi ủng hộ.
Rõ nhất là trường hợp Nhị độ mai. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà tác giả
Nhị độ mai đã diễn ca cuốn Nhị độ mai của Trung quốc, một tác phẩm đã nêu
lên vai trò của quần chúng sĩ tử và cả quần chúng ngư dân. Như trên đã nói,
khí thế đấu tranh của quần chúng trong thế kỷ thứ XVIII, không ít thì nhiều, đã
tác động đến tư tưởng thời đại, tư tưởng nhà văn. Hình tượng quần chúng
trong các tác phẩm văn học được đề cao là do những cơ sở thực tế đó.
Bên cạnh hình tượng quần chúng là hình tượng người anh hùng. Đến
thế kỷ thứ XIX, khi giai cấp phong kiến tạm thời khôi phục lại địa vị, Nguyễn
Công Trứ sẽ biểu dương người anh hùng theo quan điểm phong kiến. Ở nửa
cuối thế kỷ XVIII, tuy rất lẻ tẻ, nhưng ta đã thấy văn học biểu dương người
anh hùng đứng về phía chính nghĩa, người anh hùng có những hành động
phần nào đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng. Ai tư vãn nói rõ rằng
Nguyễn Huệ xuất thân từ quần chúng bình thường nhưng là người đã làm
nên những kỳ công ích quốc lợi dân:
Mà nay áo vải, cờ đào
Giúp dân dựng nước biết bao công trình.
Người anh hùng đã được tác giả, một vị công chúa nhà Lê, xếp ngang
hàng với những ông “vua phong kiến” nổi tiếng là hiền đức như Thang, Võ,
Thuấn, Nghiêu. Rồi hình ảnh Từ Hải với ý chí hào hùng khảng khái, đối lập
hẳn với những tên Trang Vương “bất chính”, những tên Hồ Tôn Hiến dâm ô,
tráo trở.
Người phụ nữ đã từng lên tiếng trong những câu ca dao ý vị đến nay
cũng xuất hiện với địa vị nhân vật chính trong hầu hết các tác phẩm văn học.
Người phụ nữ trong đó là những người có phẩm chất cao quý, biết tôn trọng
đạo đức, thiết tha với hạnh phúc và biết chiến đấu bảo vệ hạnh phúc đó. Điều
nổi bật nhất là thái độ của họ đứng trước tình yêu, quyền lợi chính đáng của
tuổi trẻ đã hàng nghìn năm bị bọn thống trị xâm phạm. Bao nhiêu lực lượng
tàn bạo đã không tiêu diệt nổi tình yêu đẹp để của họ. Hình ảnh Ngọc Hoa
mắng tên Trang vương cũng chính là hình ảnh của những người phụ nữ Việt
Nam trong văn học và ngoài cuộc đời, dịu dàng đẳm thắm rất mực nhưng khi
cần thiết, lại cũng rất sắc sảo kiên cường.
Phản ánh mối mâu thuẫn về bản chất giữa cuộc sống của giai cấp
thống trị và quần chúng, văn học nửa cuối thế kỷ thứ XVIII đã tố cáo cái xã
hội đen tối dưới ách thống trị của cường quyền, bạo lực và đồng tình ủng hộ
quần chúng vùng lên chống lại giai cấp thống trị đề giành lấy quyền sống cho
mình. Nền văn học ấy có nội dung hiện thực sâu sắc chính là vì thế.
2. Những nguyện vọng về tự do, hạnh phúc, những ước mơ giải
phóng của con người bị áp bức
Khi phản ánh xã hội đen tối, đau thương ấy, các tác phẩm còn nói lên
những ước mơ, những nguyện vọng của quần chúng nhân dân.
Một số tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm liên quan đến các phong trào
nông dân khởi nghĩa, thường nêu lên lòng khát khao sống tự do, phóng
khoáng. Người ta thường ca ngợi lòng ham chuộng tự do của Từ Hải trong
Truyện Kiều nhưng chính cửa miệng những người lãnh tụ nông dân như
Nguyễn Hữu Cầu mới nói ra được hết cái khát vọng đến đau xót và phẫn uất
của con người bị giam hãm trong kìm cặp phong kiến như con chim bị nhốt
trong lòng (Chim trong lòng).
Qua các truyện nôm khuyết danh, quần chúng nhân dân còn nói lên
lòng ước mơ một xã hội công bằng tốt đẹp hơn hiện thực trước mắt. Nếu như
Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm gắn liền viễn ảnh tươi đẹp của cuộc đời
tương lai với vua chúa, nếu như ở Truyện Kiều, Sơ kính tân trang, cuộc đời
kết thúc khá chua chát, thì ở một số truyện nôm, một cuộc sống tươi đẹp cuối
cùng sẽ đến với những kẻ bị chà đạp, áp bức. Ước mơ lãng mạn ấy phản ánh
tinh thần lạc quan nhưng cũng phản ánh nguyện vọng sống yên ổn, hạnh
phúc của nhân dân.
Cùng với sự đòi hỏi được sống tự do, hạnh phúc, văn học giai đoạn
này còn nói lên ước muốn giải phóng lý tính của con người thoát khỏi uy lực
của thần quyền và mọi thứ uy lực tinh thần khác, những uy lực vô lý nhưng
tồn tại với tất cả địa vị hợp pháp của chúng. Không kể những ngọn đòn sâu
cay của Trạng Quỳnh đã đánh vào thần quyền, cường quyền một cách táo
bạo, Hồ Xuân Hương và tác giả Nữ tú tài đã chống lại tư tưởng nam tôn, nữ ti
bằng cách khẳng định khả năng và hoài bão của phụ nữ.
Nhưng nguyện vọng cấp thiết được phản ánh trong các tác phẩm vẫn
là nguyện vọng giải phóng tình cảm. Tình yêu trở nên một đề tài, một nội
dung chủ yếu trong các tác phẩm. Nói lên ước mơ tự do yêu đương, văn học
giai đoạn này đã sáng tạo nên một thế hệ nam nữ thanh niên bước vào lĩnh
vực tình cảm với tất cả tấm lòng tha thiết bảo vệ quyền lợi chính đáng của
tuổi trẻ. Trong những giai đoạn văn học trước, lẻ tẻ đã xuất hiện những chàng
Lý Quốc Hoa (Hương miết hành), những chàng Tôn Các (Lâm tuyền kỳ ngộ)
nhưng chỉ đến cuối thế kỷ thứ XVIII, tầng lớp “thanh niên si tình” mới đông
đảo đến như vậy và mỗi người một nét độc đáo.
Mỗi người một nét nhưng họ đều giống nhau ở một điểm: lãng quên
trách nhiệm làm trai của chế độ phong kiến để chạy theo tình cảm cá nhân.
Đặc biệt hơn vẫn là những vai thiếu nữ. Kẻ thì khăng khăng đòi lấy
những người… ăn mày. Kẻ thì tự mình đính ước với người yêu. Ngay cả
Đoàn Thị Điểm, một phụ nữ dòng dõi nho gia, cũng để nhân vật mình bào
chữa thái độ bất chấp lễ giáo bằng cách trách người đàn ông: “Người trượng
phu không cần câu chấp lễ nghi lặt vặt” (Vân Cát thần nữ).
Tình yêu của họ hầu hết là thứ tình yêu cao quý không phụ thuộc vào
tiền tài, địa vị, là thứ tình yêu tự do vượt khỏi lễ giáo phong kiến và rất mực
say đắm, chung thủy. Nó chứa chan tinh thần nhân đạo vì nó bênh vực quyền
lợi tuổi trẻ, nó chiến đấu chống lại lễ giáo khắc nghiệt, chống lại áp bức của
cường quyền và thói dâm đãng của bọn thống trị phong kiến. Nó đã khơi hẳn
một nguồn sống thao thao không bao giờ cạn. Cho nên người ta không lấy
làm lạ rằng, sau này, khi bọn thống trị cố tình khôi phục lễ giáo phong kiến,
một mặt Lý Văn Phức viết “Phụ châm tiện lãm” nhưng mặt khác cứ tham gia
diễn ca Tây sương truyện như thường.
Văn học giai đoạn này còn đề cập đến yêu cầu giải phóng đời sống bản
năng. Ở Hồ Xuân Hương, đó là một tiếng nói hết sức táo bạo. Ở Cung oán
tiếng nói đó hơi sỗ sàng. Nhưng ở một mức độ kín đáo hơn, một số tác giả
cũng bắt đầu nói đến tình cảm riêng tư giữa vợ chồng một cách tỉ mỉ. Đoạn
trường lục của Phạm Nguyễn Du và Khuê ai lục của Ngô Thời Sĩ là những
thiên tự tình đi vào khuynh hướng ấy. Rồi cả đến người chinh phụ quý tộc
trong Chinh phụ ngâm cũng không hề giấu giếm những phút sôi nổi, rạo rực
của lòng mình.
Tóm lại, các tác phẩm nửa cuối thế kỷ thứ XVIII đã lớn tiếng tố cáo xã
hội đen tối với những bộ mặt thống trị xấu xa, nói lên khát vọng được giải
phóng của quần chúng về mặt tinh thần, tình cảm, vật chất. Đặt vấn dề tự do,
hạnh phúc, vấn đề giải phóng, vấn đề quyền sống con người thành một vấn
đề xã hội như vậy, văn học giai đoạn này đã tiếp thu, phát huy được tinh thần
nhân đạo của quần chúng, kết hợp với những yếu tố tích cực trong nho giáo
và những yếu tố lành mạnh của tư tưởng thị dân, tức là đã chịu sự tác động
của trào lưu tư tưởng tiến bộ của thời đại bấy giờ. Chính vì vậy mà văn học
giai đoạn này có tính nhân dân sâu sắc.
3. Những mặt bị hạn chế
Bên cạnh nội dung tiến bộ trên đây, văn học viết giai đoạn này còn
những nhược điểm cần nhận định và những nhân tố tiêu cực phải phê phán.
Nhiều mặt hiện thực đã được phản ánh, hiện thực trung tâm cũng đã
được phanh phui, ngay một mặt chính của hiện thực trung tâm là mặt áp bức
về kinh tế không phải là không nói đến, nhưng hãy còn rất lẻ tẻ. Một vài trang
Vũ trung tùy bút, một vài bài thơ, bài văn của Nam hành ký đắc tập, một vài
bài, mặc dù nổi tiếng của Nguyễn Du cũng chưa đủ nói lên cái áp bức bóc lột
về kinh tế nặng nề của giai cấp thống trị trong thời đại loạn ly bấy giờ. Tội ác
của vua quan, đau khổ của nhân dân về mặt ấy chưa được khái quát đầy đủ.
Phản ánh nguyện vọng, ước mơ của quần chúng nhân dân có những
thành công căn bản khẳng định ảnh hưởng to lớn không thể không có được
của phong trào đấu tranh rộng rãi bấy giờ. Nhưng ghi chép lại được hình ảnh
của những cuộc đấu tranh ấy thì chỉ mới rải rác và phiến diện (tất nhiên không
nói đến những tài liệu có thể đã mất). Nguyên một phong trào Tây sơn to
rộng, vĩ đại là thế mà phản ánh trong văn học mới yếu ớt làm sao! Nguyện
vọng, mơ ước của nhân dân mà có cái nhất thời đã thành hiện thực rồi, vẫn
chưa được bao quát một cách đầy đủ. Yêu cầu cơ bản của nhân dân là sống
yên ổn tự do, có công lý thì có được nói đến, nhưng yêu cầu cơm áo thì hãy
còn mờ nhạt. Vấn đề hạnh phúc phần nhiều xoáy vào tình yêu và có khi lại
hướng lệch sang lãnh vực đời sống bản năng làm cho giá trị của tác phẩm bị
hạn chế không ít. Ở điểm này vẫn không nên giản đơn trong khi nhận xét,
nhưng khách quan thì đối với đương thời vẫn là một điều thiên lệch và đối với
ngày nay vẫn còn gây tác dụng không hay.
Thế giới quan đầy mâu thuẫn của các tác giả cũng đem lại nhiều chất
tiêu cực. Nếu phản ánh hiện thực có những ưu điểm nhất định thì giải thích
hiện tượng xã hội thường rơi vào duy tâm, phản tiến bộ. Những thế lực siêu
hình như Trời, mệnh, nghiệp… hầu như không khi nào vắng mặt trong cuộc
đời, một mặt thì kìm chế nếu không là tỏa chiết sức chiến đấu của con người
bị áp bức, mặt khác lại là những cái mộc đỡ tên cho bọn phong kiến thống trị.
Mà giải thích cuộc đời bằng những nguyên nhân siêu hình thì cũng như
không giải thích gì cả. Thêm vào đó, đối với các tác giả thuộc tầng lớp trên
của xã hội thì những thế lực bạo tàn trong cuộc đời là những cái khó mà xâm
phạm được, cho nên thái độ của họ không phải là không có lúc bi quan, tiêu
cực.
Cũng cần nhắc đến những tác phẩm thuộc khuynh hướng thứ ba theo
sự sắp xếp trên kia. Nội dung chủ yếu của bộ phận văn học này là bi quan,
tiêu cực hoặc bảo thủ, phản động. Đó là nỗi buồn thương luyến tiếc một địa vị
xã hội đã sụp đổ theo một triều đại đã sụp đổ, đó là tiếng thở than tủi nhục
hoặc tiếng kêu rên hoảng sợ trước thực tại phũ phàng, đó là nỗi thất vọng
đến ngông nghênh hoặc chán chường đến thoát ly trốn tránh, thậm chí có khi
đó cũng là nỗi thù hằn giai cấp.
Tuy nhiên, hoặc vì không thoát khỏi ảnh hưởng và tác động của trào
lưu tư tưởng tiến bộ đương thời, hoặc vì do một chỗ đứng thuận lợi phần nào
cho việc nhìn nhận hiện thực, chỗ đứng ấy như ở trường hợp Phạm Thái,
cũng có thể kể trường hợp Phạm Nguyễn Du, chưa phải là chính nghĩa, càng
không phải là lợi ích nhân dân các tác giả này cũng có chỗ tỏ ra nắm được
khía cạnh nào đó của hiện thực và lời nói của họ khi ấy cũng góp vào tiếng
nói tố cáo chung.
III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
1. Sự phát triển của loại hình văn học.
Ở giai đoạn này, loại hình văn học, đặc biệt là về văn vần, đã phát triển
phong phú, theo hướng dân tộc và đạt trình độ nghệ thuật cao.
Loại truyện nôm phát triển mạnh mẽ. Ở các giai đoạn trước, chỉ mới có
một số ít như Truyện Vương Tường, Lâm tuyền kỳ ngộ nhưng đó chưa hẳn là
những truyện hoàn chỉnh, trình độ ngôn ngữ còn chưa được nhuần nhị. Đến
thế kỷ thứ XVIII, cuộc sống trở nên phong phú, phức tạp hơn, người ta cần có
một loại thể nào có thể phản ánh được cuộc sống chung quanh và nội dung
cảm xúc của mình. Hàng loạt truyện nôm xuất hiện để đáp ứng yêu cầu đó.
Có những truyện còn thô sơ, vụng về, có những truyện gọt giũa hơn, có
truyện đã đạt đến mức tiêu chuẩn mẫu mực như Truyện Kiều.
Truyện nôm là tiểu thuyết bằng văn vần. Một số tác phẩm chữ Hán
cũng liệt vào tiểu thuyết. Hoàng Lê nhất thống chí là lịch sử ký sự tiểu thuyết,
Truyền kỳ tân phả là một tập truyện ngắn.
Loại văn ký sự đã xuất hiện bằng chữ Hán với những cuốn bút ký như
Thượng kinh ký sự, bút ký, tùy bút như Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùy
bút. Nói chung, sự phân biệt giữa các thể loại này không được rõ ràng và
phương pháp của người viết chủ yếu vẫn là ghi chép những sử liệu nhưng
cũng đã chọn được những sự việc tiêu biểu, sinh động nên đó là những tác
phẩm có giá trị về hiện thực.
Do yêu cầu của tư tưởng, tình cảm, thị hiếu của thời đại, văn trữ tình
thời kỳ này cũng phát triển mạnh. Tiếng nói của cảm xúc cá nhân trước cuộc
sống vang lên mạnh mẽ. Các tác giả không chỉ còn là người phát ngôn cho
những quan niệm chính thống, cho triết lý, đạo đức phong kiến, mà họ đã nói
lên tiếng nói của trái tim trước mọi vấn đề, đặc biệt là trước tình yêu. Tác
phẩm trữ tình thời kỳ này đã đi vào từng trường hợp cụ thể của cuộc sống.
Tâm hồn con người phức tạp phong phú hơn trước. Người cung nữ trong
Cung oán ngâm không đơn giản như Ban tiệp dư trong bài Chiếc quạt tròn.
Thúy Kiều của Nguyễn Du cũng sống dằn vặt nhiều hơn Thúy Kiều của Thanh
Tâm tài nhân. Các nhà thơ trữ tình cũng đã biết sử dụng nhiều thể tài thích
hợp với nội dung. Bài Khóc Trương Quỳnh Như với phong cách tương đối tự
do đã biểu hiện khá thành công nỗi đau buồn của Phạm Thái khi người tình bị
chết một cách oan khuất. Song thất lục bát âm điệu đều đều, triền miên, dùng
đề phục vụ nội dung Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc, khá đắc
lực.
Loại văn trào phúng, lợi khí đắc lực để tố cáo, đả kích vốn đã nảy nở
nhiều trong văn học dân gian, đến thời kỳ này càng được phát huy. Ngoài
truyện Trạng Quỳnh, truyện tiếu lâm, Hồ Xuân Hương đã sử dụng tài tình các
thủ pháp đặc biệt của trào phúng, khiến cho thơ bài có tác dụng tố cáo, đả
kích rất mạnh.
Các thể thơ dân tộc thời kỳ này đã có những bước tiến vọt đáng kể.
Thể lục bát trước kia chỉ xuất hiện nhiều trong ca dao. Thế kỷ XVII, XVIII đã
có một số tác phẩm dài của văn học viết dùng đến. Thiên nam ngữ lục, Song
tình bất dạ là một vài thí dụ. Sang đến giai đoạn này, khi lục bát vừa thành
một thể tài phổ biến trong văn học viết thì cũng là lúc nó bước ngay đến một
trình độ nghệ thuật vững vàng, điêu luyện với Phan Trần, Truyện Kiều. Các
tác giả có tài năng đã đưa trình độ diễn đạt của lục bát lên mức đa dạng, sinh
động. Lục bát trở nên phù hợp với cả nội dung hiện thực lẫn bút pháp trữ tình.
Ca dao đã vận dụng lục bát rất tài tình, điêu luyện, nhưng đó mới chỉ là những
đoạn thơ, những mẫu thơ. Bây giờ, những tác phẩm lục bát trường thiên như
Truyện Kiều có thể nói đã đạt đến mức thành công trong hầu hết các đoạn,
các câu thơ.
Cũng như lục bát, song thất lực bát cũng đã đạt đến trình độ nghệ thuật
hoàn chỉnh với Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm và Ai tư vãn.
Trong loại hình văn học, việc học tập, mô phỏng Trung quốc cũng đã
tiến bộ nhiều, trước hết là với tình cách dân tộc rõ rệt. Đường luật của Hồ
Xuân Hương đã mang màu sắc dân tộc. Khuynh hướng dân tộc hóa Đường
luật này mở đầu cho thơ Tú Xương, Nguyễn Khuyến sau này. Rồi trong
những tác phẩm gọi là “diễn ca” những tác phẩm của văn học Trung quốc,
những tác phẩm dịch hay mô phỏng các truyện Trung quốc, đều có tính sáng
tạo rõ rệt.
Ngoài văn vần, văn xuôi bằng tiếng Việt tuy chưa nhiều, nhưng với một
số bài văn có giá trị như bài Khóc Trương Quỳnh Như của Phạm Thái, bài
văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh, với những bài văn sách, kinh nghĩa rất gần
văn xuôi của Lê Quý Đôn, không kể đến bao nhiêu văn kiện hành chính, quân
sự thời bấy giờ, có thể nói rằng khả năng cho văn xuôi tiếng Việt hình thành
và phát triển không phải là không có.
2. Ngôn ngữ văn học trong văn vần đạt đến mức tiêu chuẩn mẫu
mực
Tất nhiên đây chỉ nói đến tiếng Việt. Văn học tiếng Việt xuất hiện đã
hàng mấy trăm năm trong lãnh vực thơ ca nhưng đến giai đoạn này ngôn ngữ
văn học mới thật sự trưởng thành.
Nổi bật lên trước hết là khuynh hướng học tập ngôn ngữ nhân dân và
phong cách biểu hiện của văn học dân tộc, đặc biệt là văn học dân gian, ở thế
kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dựng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ dân
gian nhưng ngôn ngữ dân gian trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa
“nhuyễn”, nhiều câu cục kịch thô sơ. Đến giai đoạn này những từ ngữ nôm na
bình thường nhất được dùng đúng chỗ trong tác phẩm, trở thành những từ vị
nghệ thuật rất đích đáng, chính xác. Có tài nhất trong việc dùng ngôn ngữ
thông thường nà6y là Hồ Xuân Hương và nhất là Nguyễn Du. Thành ngữ, tục
ngữ, lối ví von của văn học dân gian là những yếu tố thường gặp ở hai nhà
thơ thiên tài ấy.
Trong những phong cách biểu hiện của dân tộc, các tác giả đã chọn
được những phong cách giàu hình tượng nhất. Họ cũng đã chủ ý khai thác
khả năng biểu hiện âm thanh và hình ảnh trong ngôn ngữ Việt Nam. Ở
Nguyễn Du là cả một sự tập họp tất cả những phương pháp tu từ đặc sắc
nhất, những cú pháp tài tình nhất và những từ vị đích đáng nhất. Nhiều câu
thơ Trong Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm được liệt vào loại những câu thơ hay
nhất của văn học dân tộc là nhờ vậy.
Việc học tập ngôn ngữ nước ngoài, cụ thể là ngôn ngữ văn học Trung
quốc ở một số tác giả là việc tiếp thu tinh hoa của nước bạn chứ không phải
là vấn đề nô lệ một cách máy móc. Bản dịch Chinh phụ ngâm tuy còn có
những đoạn, những câu nặng về điển cố Trung hoa, nhưng trong rất nhiều
đoạn, sự vận dựng điển tích, cổ thi, đúng tình đúng cảnh, đã làm cho khúc
ngâm có những câu thơ sâu sắc và thanh thoát, về phương diện này lại cũng
vẫn phải nhắc đến Nguyễn Du, vì với Nguyễn Du, những câu thơ, những điển
cố Trung quốc đã đi vào tác phẩm Việt Nam để rồi trở thành những từ ngữ,
hình ảnh Việt Nam rất đẹp đẽ.
Nói chung sự vận dụng vốn văn học dân tộc cũng như vốn ngôn ngữ
nghệ thuật nước ngoài đã trở nên nhuần nhị, làm cho ngôn ngữ văn học Việt
Nam phong phú hơn hẳn những giai đoạn trước và đẹp đẽ hẳn lên.
Nảy nở trong những điều kiện lịch sử đặc biệt, kế thừa và phát huy cao
độ di sản văn học các thời kỳ trước, văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu
thế kỷ XIX đã tiến đến giai đoạn rực rỡ nhất trong quá khứ. Những giá trị to
lớn có tính chất cổ điển về nội dung và nghệ thuật của nền văn học đó, không
những ảnh hưởng sâu xa đến những giai đoạn văn học tiếp theo mà đối với
ngày nay vẫn còn là cái vốn vô cùng quý báu còn phải khai thác nhiều mới
đánh giá được đầy đủ và tiếp thu thật kết quả.
Chương 2. CHINH PHỤ NGÂM
I. TÁC GIẢ VÀ NGƯỜI DỊCH CHINH PHỤ NGÂM KHÚC
Chinh phụ ngâm nguyên là một tác phẩm được viết bằng Hán văn. Tác
giả là Đặng Trần Côn. Về điểm này, không có điều gì đáng nghi vấn. Phạm
Đình Hổ (1768 - 1839) trong Tang thương ngẫu lục và Phan Huy Chú (1782 -
1840) trong Lịch triều hiến chương loại chí đều ghi rõ như vậy. Tác phẩm
Chinh phụ ngâm ra đời gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ và hàng loạt
bản dịch khúc ngâm của nhiều danh sĩ (Nguyễn Khản, Phan Huy Ích, Đoàn
Thị Điểm) xuất hiện. Có người còn phỏng theo đó để viết nên “Khúc ngâm
của người ra trận” (Hồng liệt bá - Chinh phu ngâm khúc). Trong Dụ am ngâm
tập, Phan Huy Ích có cả một bài thơ cảm tác sau khi dịch bản Chinh phụ
ngâm bằng Hán văn: Tân diễn Chinh phụ ngâm khúc thành ngẫu thuật:
Nhân mục tiên sinh Chinh phụ ngâm
Cao tình dật điệu bá từ lâm
Cận lai khoái chá lương truyền tụng
Đa hữu thôi xao vì diễn âm
Vận luật hạt cùng văn mạch túy
Thiên chương tu hướng nhạc thanh tâm.
Nhàn trung phiên dịch thành tân khúc,
Tự tín suy minh tác giả tâm.
Dịch nghĩa: “Tập Chinh phụ ngâm của cụ Nhân mục, đứng đầu rừng
thơ với tình tứ cao siêu và âm điệu nhẹ nhàng. Gần đây (người ta) đã khoái
chá đem ra mà truyền tụng, nhiều người lại cũng đã gò gọt dịch ra tiếng ta.
Trong bấy nhiêu vần luật, mạch vần uyên súc thiệt khó mà phô diễn cho thấu
triệt. Rồi lại còn phải phân tích từng chương tiết trong điệu nhạc (của khúc ca)
nữa. Nhân khi thanh nhàn, (tôi) cũng lại dịch thành một khúc mới. Và (tôi)
cũng tự tin là đã phô diễn rõ rệt được nỗi lòng tác giả”.
Nhưng vấn đề ai là người dịch khúc Chinh phụ ngâm bằng chữ nôm nổi
tiếng hiện nay còn là một tồn tại lớn cần giải quyết trong công tác nghiên cứu
Chinh phụ ngâm. Từ năm 1926, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến là người đầu
tiên đã đề xuất nghi vấn có thể Phan Huy Ích chứ không phải là Đoàn Thị
Điểm, mới là tác giả bản dịch trác việt nói trên. Từ đó đến nay đã nhiều nhà
nghiên cứu trong đó đặc biệt có Hoàng Xuân Hãn đã khẳng định ý kiến
Nguyễn Hữu Tiến là đúng.
Tuy nhiên, nhiều người cũng đã cho rằng ý kiến trên đây, đến tận nay,
vẫn chưa có đầy đủ những luận cứ có giá trị khoa học. Vì vậy, chúng ta vẫn
có thể tạm thừa nhận người dịch là Đoàn Thị Điểm như dư luận truyền thống.
1. Đặng Trần Côn
Tiểu sử Đặng Trần Côn, cho đến nay, chưa thấy có tài liệu gì ghi chép
cặn kẽ, rõ ràng, ngoài một số nét sơ lược trong Hoàng Việt thi tuyển và Tang
thương ngẫu lục. Cả đến năm sinh và năm mất của ông cũng không được
biết một cách đích xác.
Hoàng Xuân Hãn trong Chinh phụ ngâm bị khảo căn cứ vào một bức
thư của Phan Kính (người Hà tĩnh, đậu Thám hoa, sinh năm 1715) mời Đặng
Trần Côn tới thưởng xuân, và căn cứ vào việc sách Tang thương ngẫu lục có
chép Đặng Trần Côn đã từng bị Đoàn Thi Điểm chê là trẻ con (Đoàn Thị Điểm
sinh năm 1705) mà ước đoán ông sinh vào khoảng 1710 - 1720. Hoàng Xuân
Hãn cũng ước đoán ông mất vào khoảng 1745 lúc chưa đến 40 tuổi. Hoàng
Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích (1744 - 1818) nói ông từng làm tri phủ đời Lê
cảnh hưng và là người làng Nhân mục, huyện Thanh trì. Trên tạp chí Tổ quốc
1964, Tảo Trang cho rằng Đặng Trân Côn vốn thuộc dòng họ Trần, vì làm con
nuôi họ Đặng nên mới lấy họ Đặng Trần, nhưng con cháu vẫn giữ họ Trần cũ.
Tang thương ngẫu lục tường thuật Đặng Trần Côn là người hiếu học,
tài ba và phóng túng “đuềnh đoàng không buộc”. Đậu hương cống, rối hỏng
thi hội, Đặng Trần Côn “không chịu” ràng buộc về sự thi cử nữa. Vì không đỗ
đại khoa, triều Lê chỉ bổ ông qua các chức huấn đạo trường phủ, tri huyện
Thanh oai và sau cùng ông làm đến chức Ngự sử đài chiếu khán rồi mất.
Về tác phẩm, ngoài Chinh phụ ngâm, sách Tang thương ngẫu lục còn
nói ông có một số bài phú đầu đề như sau:
– Trương Hàn tư thuần lô (Trương Hàn nhớ rau thuần cả vược).
– Trương Lương bố y (Trương Lương ảo vải).
– Khấu môn thanh (Tiếng gõ cửa)
và có làm bài thơ Tiêu tương bát cảnh. Tang thương ngẫu lục có trích lục một
số câu trong những tác phẩm này. Tang thương ngẫu lục còn nói ông có tập
tiểu thuyết Bích câu kỳ ngộ lưu hành ở đời.
2. Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm người làng Giai phạm, huyện Văn giang, xứ Kinh bắc
(nay thuộc huyện Văn mỹ, tỉnh Hải hưng) sinh năm 1705, mất năm 1748 và là
con hương cống Đoàn Doãn Nghi, em hương cống Đoàn Doãn Luân. Hai
người này đều không ra làm quan mà chỉ ở nhà dạy học.
Đoàn thị thực lục nói bà tên tự là Hồng Hà và “dung sắc kiều lệ, cử chỉ
đoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ”.
Đoàn thị thực lục còn nói thi từ của bà “… Lời hay câu đẹp, tất cả đến
vài mươi trăm bài” “còn như ứng đối xướng họa thì không kể xiết”. Ngoài ba
truyện Vân Cát thần nữ, An ấp liệt nữ, Hải khẩu linh từ chép trong “Truyền kỳ
tân phả” (cùng với ba truyện Bích câu kỳ ngộ, Tùng bách thuyết thoại, Long
hổ đấu kỳ) sách này có nói là bà còn truyện “Mai ảo yến anh” thất truyền. Bài
văn tế Đoàn Thị Điểm của Nguyễn Kiều cũng hết sức ca ngợi tài văn chương
lỗi lạc của tài nữ họ Đoàn “tài năng nương tử, nay hiếm xưa không” “xuất
khẩu thành chương, bẩm chất thông minh”. Nhiều giai thoại về tài đối đáp văn
chương của bà cũng còn được truyền tụng đến nay, Tang thương ngẫu lục
cũng có ghi chép về bà trong tiểu truyện “Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiều”.
Đoàn Thị Điểm cũng là một người phụ nữ khác thường. Đoàn thị thực
lục cũng như Tang thương ngẫu lục đều ghi chép bà đã từng từ chối khi cha
nuôi là thượng thư Lê Anh Tuấn định đem bà tiến cung. Cha và anh đều mất
sớm, bà cáng đáng gia đình và đã từ hôn nhiều người quyền quý trong đó có
Bỉnh Trung công. Bỉnh Trung công lập mưu để lấy cho được bà nhưng cũng
thất bại, đã từng phải buông lời khen: “Phủ quý bát dâm, bần tiện lạc. Nam
nhi đảo thử thị hào hùng. Nhược nữ chân sở vi anh hùng dã”. (Không bị mê
đắm vì phú quý, vui với cảnh nghèo hèn. Nam nhi đến như thế (đã) là kẻ hào
hùng. Người phụ nữ này thực là kẻ anh hùng). Mãi đến năm 37 tuổi, Đoàn Thị
Điểm mới lấy tiến sĩ Nguyễn Kiều (1694 - ?). Đôi vợ chồng rất tương đắc và
thường xướng họa ngâm vịnh với nhau. Lấy nhau chưa được một tháng,
Nguyễn Kiều phải đi sứ, ba năm sau mới trở về. Hai vợ chồng đoàn tụ chưa
được bao lâu thì trên đường đi theo chồng vào nhậm chức ở Nghệ tĩnh, bà bị
bệnh rồi mất.
Như vậy, có thể nói tác giả và người dịch Chinh phụ ngâm tuy xuất thân
từ giai cấp phong kiến, nhưng cũng không thuộc tầng lớp đại quý tộc quan
liêu. Là những người có tài, lại sinh trưởng trong thế kỷ thứ XVIII rất đặc biệt
này, Đoàn Thị Điểm cũng như Đặng Trần Côn chắc phải tiếp thu được phần
nào tiếng nói của thời đại. Tất cả những yếu tố khách quan và chủ quan đó đã
tạo nên cho hai danh sĩ những tư tưởng, tình cảm phần nào gần gũi với nhân
dân, góp phần vào sự xuất hiện của Chinh phụ ngâm khúc.
II. ĐỀ TÀI “CHINH PHỤ” VÀ THẾ KỶ XVIII KHÓI LỬA
Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Đặng Trần Côn đã soạn khúc
Chinh phụ ngâm vào đầu đời Cảnh Hưng (1740 - 1786) tức là có thể vào
khoảng 1740 - 1742. Đoàn Thị Điểm có thể dịch Chinh phụ ngâm trong thời
gian chồng đi sứ Trung quốc, tức là trong khoảng 1743 - 1745.
Như trên đã nói, Chinh phụ ngâm xuất hiện trong một hoàn cảnh lịch sử
đặc biệt. Hoàn cảnh ấy tác động không ít đến tác giả cũng như người dịch
khúc ngâm. Vì thực ra, đề tài chiến tranh, nỗi đau thương sầu muộn của kẻ có
chồng ra trận… là một đề tài, một nguồn cảm hứng có tính cách cổ truyền
trong nền văn học Trung quốc và trong văn học nước nhà. Dân ca Nhạc phủ
đời Hán để lại những bài thơ nổi tiếng nói về thảm họa chiến tranh như “Thập
ngũ tòng quân chinh”, “Tiểu mạch đồng dao”, “Chiến thành Nam”… Đặc biệt,
đến đời Đường, đã xuất hiện những nhà thơ biên tái như Sầm Than, Vương
Xương Linh chuyên khai thác chủ đề chinh phu nơi biên tái, chinh phụ chốn
khuê phòng. Những nhà thơ lớn đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư
Dị cũng đều đề cập đến chủ đề này. Trong những “chùm tho biên tái” của nền
Đường thi rực rỡ đã xuất hiện những giai phẩm bất hủ như “Khuê oán”
(Vương Xương Linh), Quan sơn nguyệt (Lý Bạch), Tam lại, Tam biệt, Binh xa
hành (Đỗ Phủ), Lũng tây hành (Trần Đào), Lương châu từ (Vương Hàn)…
Trong văn học Việt Nam, tiếng nói oán trách chiến tranh đã vọng lên từ những
câu ca dao trữ tình đầy oán hận… Đoàn Thị Điểm và nhất là Đặng Trần Côn
có phần đã tìm nguồn thi hứng của mình từ các trang sách cổ. Nhưng nếu chỉ
có thế, thì không thể có những lời thơ thấm thía có khả năng rung động sâu
sắc lòng người. Nói một cách khác, ở Chinh phụ ngâm, ta đã bắt gặp tiếng
nói của sự cảm xúc chân thành. Tình cảm tư tưởng ấy không thể chỉ nảy nở
từ những trang sách cũ. Chinh phụ ngâm chính đã ra đời trong khói lửa mịt
mù lan tỏa trên các đồn hỏa hiệu, trong những âm thanh dồn dập của tiếng
trống ra quân… Bối cảnh thế kỷ XVIII là một bối cảnh lịch sử chiến tranh. Đây
là thời gian nhân dân ta vừa trải qua một thế kỷ nội chiến phong kiến và tiến
đến một thế kỷ nông dân khởi nghĩa. Bởi vì, tuy đã tạm ngừng chiến tranh nội
bộ giai cấp, nhưng để tiếp tục giành quyền bá chủ chiếc ngai vàng mục ruỗng,
để cung ứng cho cuộc sống cực kỳ xa hoa tàn bạo của một giai cấp suy tàn,
phong kiến Đàng trong cũng như Đàng ngoài đều tăng cường bóc lột nhân
dân hơn bao giờ hết. Tức nước vỡ bờ. Một phong trào nông dân khởi nghĩa
sâu rộng chưa từng có đã nổi dậy. Việt sử thông giám cương mục đã ghi
chép về tình hình rối loạn của nền trật tự phong kiến bấy giờ như sau: “Đời
vua Lê Ý Tôn (1735 - 1740) trong lúc Trịnh Giang cầm quyền, chính sự hư
hỏng, thuế khóa nặng nề, lòng người ước ao sự loạn lạc. Và “ở Ninh xá là
Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, ở Mộ trạch là Ngô Trác Oánh, ở Sơn nam là
Hoàng Công Chất tốp to tốp nhỏ nổi lên khắp nơi, khởi binh xưng vị hiệu…
Tuyển tự xưng là Linh vương, Trác Oánh tự xưng là Minh công, họp cùng
nhau ở Ninh xá, đều lấy tiếng là phò nhà Lê. Dân chúng miền đông nam vác
cày cuốc, mang gậy gộc đi theo, … Đám nhiều có hàng vạn, đám ít cũng kể
hàng nghìn. Sách đó cũng chép rằng giai cấp phong kiến phải đối phó với tình
hình nghiêm trọng bằng những biện pháp khẩn trương: “… Trạm báo tin
không được nhanh chóng, phải hạ lệnh cho các lộ như Sơn tây, Thanh hóa
đều phải đặt những đồn hỏa hiệu trên các đỉnh núi, cùng dân sở tại ngày đêm
canh giữ, hễ có biến động là đốt lửa báo hiệu…”.
Như vậy là ở thời kỳ này, bọn phong kiến lại phải điều binh khiển tưởng
đi đánh dẹp nông dân khởi nghĩa. Ròng rã hai thế kỷ giai cấp phong kiến tiến
hành chiến tranh xâu xé lẫn nhau và đánh dẹp nông dân khởi nghĩa, không
chỉ nhân dân lầm than đau khổ mà tướng tá phong kiến cũng nhọc nhằn vất
vả phục vụ những cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy.
Đứng trước thực tế ảm đạm ấy, không chỉ dân chúng, binh lính chán
ghét chiến tranh, sử cũ chép binh lính bỏ trốn khá nhiều mà tướng tá phong
kiến cũng mệt mỏi, chán ghét chiến tranh “cảnh hưng năm thứ 5 (1744)…
Gần đây quân sĩ vâng mệnh đi đánh dẹp, có kẻ ra mặt trận mà không theo
tướng lệnh, có kẻ đương đánh trận mà bỏ hàng ngũ chạy trước”. Đi đánh dẹp
Nguyễn Danh Phương (1751) thì “Các tướng cũng hám lợi cứ dung túng cho
giặc để bảo toàn lấy thân”. Tóm lại, nổi bật trên bối cảnh ấy là một thái độ
chán ghét chiến tranh phi nghĩa của nhân dân và quân lính, là một tâm trạng
vừa hy vọng mong manh vào chiếc “ấn phong hầu”, vừa đau khổ vì ly biệt xa
cách, và lo sợ cho tính mệnh của văn thần, vũ tướng phong kiến. Chính do
thông cảm với những tâm trạng đó, mà Đặng Trần Côn đã viết và Đoàn Thị
Điểm đã dịch Chinh phụ ngâm. Nữ sĩ họ Đoàn lại là một người sống nhiều ở
quê hương thôn dã, đã từng phải “chạy loạn” trốn tránh về Chương dương
(Đoàn Thị thực lục), đã từng kinh qua những ngày cùng chồng “quan san
cách trở” nên càng có điều kiện cảm thông sâu sắc hơn. Phan Huy Chú đã rất
có lý khi nói về lý do sáng tác của Chinh phụ ngâm như sau: “Nhân đầu đời
cảnh hưng, việc binh nổi dậy, người ta đi đánh trận phải lìa nhà, Đặng Trần
Côn cảm thời thế và làm ra” (Lịch triều hiến chương loại chí).
Tóm lại, Chinh phụ ngâm không thế chỉ nảy nở từ nguồn cảm xúc có
tính cách cổ truyền của các tác giả xa xưa mà trước hết, phải nảy nở từ cảm
xúc do đời sống thực tế tạo nên.
III. NỘI DUNG CHINH PHỤ NGÂM
Chinh phụ ngâm khúc là tiếng nói của người chinh phụ khi phải cùng
chồng chia biệt “Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây”. Thông qua
tâm trạng của nhân vật trữ tình người chinh phụ chúng ta sẽ thấy được cách
nhìn nhận của nàng đối với chiến tranh phong kiến.
1. Chiến tranh phong kiến và ước vọng “phong hầu” của người
phụ nữ quý tộc.
Chiến tranh phong kiến đã chia rẽ cặp vợ chồng “đương chừng niên
thiếu” này. Chinh phụ sẽ nói gì trước thực tế tàn nhẫn đó? Thở than, oán
trách không phải là tiếng nói duy nhất của nàng. Trong buổi xuất chinh của
chồng, bên cạnh nỗi lưu luyến sầu muộn, nàng đã ca ngợi chí khí, hành động
của chàng trai phong kiến:
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng đong giặc trời
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao…
Qua lời miêu tả giới thiệu đó, ta thấy xuất hiện rõ ràng hình ảnh người
chinh phu phong kiến lý tưởng. Và chinh phụ thấy hình ảnh hiên ngang, oai
hùng của chàng bừng sáng giữa đoàn quân trên đường xuất phát:
Ảo chàng đỏ tựa ráng pha.
Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in.
Rồi cho cả đến cuối khúc ngâm, hình ảnh chinh phu cũng là một hình
ảnh chói lọi quân công trong ngày về chiến thắng:
Bóng kỳ xí giã ngoài quan ải,
Tiếng khải ca trở lại thần kinh.
Đỉnh non bia đá đề danh
Triều thiên vào trước cung đình dâng công…
Cảnh tượng huy hoàng ấy gắn liền với “nền huân tướng” “chữ đồng
hưu” nhà vua ban cho chinh phu. Và chính vợ con chàng cũng sẽ được “tử
ấm”, “thê phong”. Trong niềm tin tương lạc quan ấy, chinh phụ thấy chiến
tranh phong kiến sẽ đem lại cho gia đình nàng công danh phú quý; hạnh phúc
cá nhân ở đây tưởng như đã thống nhất với cuộc chiến tranh của nhà vua.
Qua nội dung trên, ta thấy có lúc chinh phụ đã tán thành chiến tranh, vì
chiến tranh có mặt thống nhất với quyền lợi cá nhân của nàng.
2. Chiến tranh phong kiến và nguyện vọng hạnh phúc lứa đôi của
người chinh phụ trẻ tuổi
Nhưng những hình ảnh rực rỡ của buổi đầu xuất quân chỉ thoáng qua
như một giấc mộng và ngày về tươi sáng ấy cũng chỉ mới là hy vọng tưởng
tượng mà thôi. Điều mà chinh phụ cảm thấy sâu xa nhất, mãnh liệt nhất chính
là thực tế đau khổ, tàn nhẫn trước mắt.
Theo dõi bước đi của người chồng thân yêu, chinh phụ đã vẽ ra một
bức tranh khá đen tối về khung cảnh, cuộc sống và vận mệnh chinh phu nơi
chiến địa.
Thiên nhiên ở đây đượm một màu thê lương ảm đảm:
Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò.
Và khủng khiếp hơn là một luồng tử khí lạnh lẽo luôn luôn bao phủ
cảnh chiến trường:
Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi.
Trong cảnh chiến trường đen tối ấy, cuộc sống của chinh phu thật gian
lao vất vả:
… Ôm yên gối trống đã chồn
Năm vùng cát trăng ngủ cồn rêu xanh
Rồi hành quân, di chuyển tưởng như không bao giờ chấm dứt:
… Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại,
Mai Hồ vào Thanh hải dòm qua…
Giữa hoàn cảnh hiểm nghèo gian lao ấy, người chồng của chinh phụ
không còn giữ được khí thế hào hùng của buổi đầu xuất quân nữa. Một hình
ảnh chinh phu hoàn toàn trái ngược với hình ảnh ban đầu ra trận: chàng đã
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3
Lịch sử văn học việt nam   tập 3

More Related Content

What's hot

Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănnataliej4
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngChamcham239
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Cai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatCai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatDoKo.VN Channel
 

What's hot (20)

Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Cai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuatCai dep trong nghe thuat
Cai dep trong nghe thuat
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đLuận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đLuận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
Luận văn: Ngữ nghĩa của danh từ đơn vị tiếng việt, HAY, 9đ
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luậnPhong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
Phong cách văn bản nghệ thuật, văn bản chính luận
 
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện KiềuBút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình từ Chinh phụ ngâm khúc đến Truyện Kiều
 

Similar to Lịch sử văn học việt nam tập 3

Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)vinhbinh2010
 
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC nataliej4
 
Nguyennhanvn matnuoc.vn
Nguyennhanvn matnuoc.vnNguyennhanvn matnuoc.vn
Nguyennhanvn matnuoc.vnthao72
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfTranLy59
 
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngquachduong_khang
 
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfCHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfMaiSng14
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...Ho Quang Thanh
 
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOAVài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOAvinhbinh2010
 
8. triết học việt nam
8. triết học việt nam8. triết học việt nam
8. triết học việt namQuang Tang Le
 
Phan tich tuyen ngon doc lap cua chu tich ho chi minh
Phan tich tuyen ngon doc lap cua chu tich ho chi minhPhan tich tuyen ngon doc lap cua chu tich ho chi minh
Phan tich tuyen ngon doc lap cua chu tich ho chi minhnhatthai1969
 
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...nataliej4
 
Chiến thắng đống đa
Chiến thắng  đống đaChiến thắng  đống đa
Chiến thắng đống đaDam Nguyen
 
Caicach ruongdat-03
Caicach ruongdat-03Caicach ruongdat-03
Caicach ruongdat-03Huu Nguyen
 
Khái quát văn học hiện đại nhật bản
Khái quát văn học hiện đại nhật bảnKhái quát văn học hiện đại nhật bản
Khái quát văn học hiện đại nhật bảnnataliej4
 

Similar to Lịch sử văn học việt nam tập 3 (20)

Thi
ThiThi
Thi
 
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
Su Trung Quoc Nguyen Hien Le Vnthuquan.Net (V2)
 
THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ X...
THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ X...THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ X...
THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ X...
 
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - MôngLuận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
 
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Hàn phi tử
Hàn phi tửHàn phi tử
Hàn phi tử
 
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
 
Nguyennhanvn matnuoc.vn
Nguyennhanvn matnuoc.vnNguyennhanvn matnuoc.vn
Nguyennhanvn matnuoc.vn
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
 
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảngBài thu hoạch lớp cảm tình đảng
Bài thu hoạch lớp cảm tình đảng
 
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdfCHƯƠNG 1.pptx.pdf
CHƯƠNG 1.pptx.pdf
 
1a
1a1a
1a
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂ...
 
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOAVài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
Vài nét về sự phát triển TRIẾT HỌC TRUNG HOA
 
8. triết học việt nam
8. triết học việt nam8. triết học việt nam
8. triết học việt nam
 
Phan tich tuyen ngon doc lap cua chu tich ho chi minh
Phan tich tuyen ngon doc lap cua chu tich ho chi minhPhan tich tuyen ngon doc lap cua chu tich ho chi minh
Phan tich tuyen ngon doc lap cua chu tich ho chi minh
 
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
Nghiên cứu so sánh cảm hứng an bần lạc đạo trong sáng tác văn học thế kỷ 16 v...
 
Chiến thắng đống đa
Chiến thắng  đống đaChiến thắng  đống đa
Chiến thắng đống đa
 
Caicach ruongdat-03
Caicach ruongdat-03Caicach ruongdat-03
Caicach ruongdat-03
 
Khái quát văn học hiện đại nhật bản
Khái quát văn học hiện đại nhật bảnKhái quát văn học hiện đại nhật bản
Khái quát văn học hiện đại nhật bản
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfjackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfjackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfjackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfjackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdfjackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfjackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfjackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfjackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Lịch sử văn học việt nam tập 3

  • 1. LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM - TẬP 3 LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM TẬP III VĂN HỌC VIẾT (Thời kỳ I: - Giai đoạn IV: Giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX - Giai đoạn V: Đầu thế kỷ XIX – 1858) (In lần thứ năm) (Sách dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm) Tác giả: Lê Trí Viễn – Phan Côn – Đặng Thanh Lê – Phạm Văn Luận – Lê Hoài Nam THỜI KỲ THỨ NHẤT Giai đoạn 4. VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ GIỮA THẾ KỶ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XIX Chương 1. VĂN HỌC VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỶ XVIII, THẾ KỶ NÔNG DÂN KHỞI NGHĨA VÀ GIAI ĐOẠN VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM A. BỐI CẢNH LỊCH SỬ I. CHIẾC NGAI VÀNG MỤC RUỖNG VÀ SẤM SÉT CỦA PHONG TRÀO NÔNG DÂN KHỞI NGHĨA Cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu từ thế kỷ thứ XVI đến thế kỷ XVIII đã bước sang giai đoạn trầm trọng cùng cực, chuẩn bị cho sự sụp đổ ở thế kỷ thứ XIX. Cuộc khủng hoảng trầm trọng biểu hiện ở bộ mặt thối nát suy tàn trong toàn bộ cơ cấu xã hội phong kiến và ở sức trỗi dậy với một khí thế chưa từng có trong phong trào nông dân khởi nghĩa. 1. Bộ mặt giai cấp phong kiến Việt Nam thế kỷ thứ XVIII.
  • 2. Chưa bao giờ, chế độ phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến Việt Nam lại bộc lộ bản chất tiêu cực, phản động của nó một cách trắng trợn, lộ liễu và toàn diện như lúc này. Không những bất lực, nó còn đi vào con đường phản động trên mọi vấn đề kinh tế, chính trị, ngoại giao… đặt ra trước mắt. Trong lĩnh vực kinh tế, nền nông nghiệp lạc hậu càng bị đình trệ trầm trọng và nền sản xuất hàng hóa vốn đã nảy nở từ trước đến nay cũng bị kìm hãm vì tình trạng chiến tranh liên miên, vì hoàn cảnh chia cắt Bắc Nam, và vì những chính sách kìm hãm công nghiệp, thương nghiệp của giai cấp thống trị. Sử sách phong kiến đã xác nhận khá rõ rệt tình hình đó: “Những dân phiêu lưu, ruộng đất phải bỏ hoang phần nhiều bị bọn thế gia và các làng lận cận chiếm cày, lập văn khế giả để làm bằng cử. Thậm chí có khi ruộng đã cày cấy hết mà vẫn khai là hoang phế. Dân lưu vong muốn trở về cũng không có ruộng cày cấy, mà kiện cáo thì khổ nỗi không đủ sức”. (Ngô Thời Sĩ - Ngô gia văn phái) “… Vào khoảng năm Giáp thìn (1724) xét biên, trong dân gian, ai có nghề nghiệp gì là chiếu bổ thuế thổ sản. Vì sự trưng thu quá mức, vật lực kiệt không thể nộp nổi đến nỗi người ta thành ra bần cùng mà phải bỏ nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn sống mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế vải lụa mà phải phá khung cửi. Cũng có kẻ vì nộp gỗ cây mà bỏ rìu, búa, vì phải bắt cá tôm mà xé lưới chài, vì phải nộp mật mía mà không trồng mía nữa, vì phải nộp bông chè mà bỏ hoang vườn. Làng xóm náo động…”. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao, giai cấp phong kiến lại càng trở nên phản động. Thời đại của những anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… đã qua rồi. Ở đây sẽ xuất hiện Lê Chiêu Thống (1787-1789) “cõng rắn cắn gà nhà” mở đường cho Nguyễn Ánh ở đầu thế kỷ XIX. Chưa bao giờ bọn cầm quyền phong kiến lại vô sĩ như thời kỳ này. Hoàng Lê nhất thống chí nói về mối quan hệ giữa Lê Chiêu Thống và tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị như sau: “Tuy là hoàng thượng được phong vương nhưng giấy má đưa đi các nơi vẫn viết niên hiệu Càn Long, vì Nghị còn ở đấy nên không dám dùng niên hiệu Chiêu Thống”.
  • 3. “Ngày ngày tan buổi chầu, ngài tự đến dinh Nghị chờ nghe việc quân quốc… Nghị cũng ngông nghênh tự đắc, hoàng thượng đến dinh có khi Nghị không buồn tiếp, chỉ cho người đứng trên linh các truyền rằng: “Nay không có việc quân quốc, hãy về cung nghỉ”. Trong sinh hoạt đạo đức, đây là lúc xuất hiện những bạo chúa khét tiếng tàn ác, dâm ô, lộng quyền như Trịnh Giang (1728 - 1740), Trịnh Sâm (1767 - 1782), những quyền thần chuyên vơ vét của dân như Trương Phúc Loan ở Đàng trong, những hoàng thân quý thích đáng ghê sợ như Đặng Mậu Lân ở Đàng ngoài. Tất cả đều được lưu danh sử sách không phải vì đức lớn hay công to, mà chính là vì những hành động xấu sa, tàn ác… Nổi bật nhất là một tình trạng rối ren hỗn loạn về chính trị nảy sinh trên cơ sở đấu tranh giai cấp quyết liệt và tình trạng phân liệt dữ dội trong hàng ngữ nội bộ giai cấp phong kiến. Chung quanh chiếc ngai vàng là cả một mớ bòng bong của những tập đoàn, bè phái như Trịnh Nguyễn, Lê Trịnh, … tranh chấp, chém giết lẫn nhau để giành cái cương vị bá chủ thiên hạ. Tình trạng chúa Nguyễn Đàng trong, chúa Trịnh Đàng ngoài, vua Lê chúa Trịnh, cung vua, phủ chúa tồn tại song song rõ ràng là một thực trạng trái ngược hẳn lại nguyên tắc tổ chức của chế độ phong kiến tập quyền, nhưng thực trạng ấy đã tồn tại 200 năm bắt đầu từ cuộc Lê Mạc phân tranh ở thế kỷ thứ XVI. Ở đây không chỉ là sự bất lực của một tập đoàn phong kiến họ Lê như lời Alécdăng đờ Rốt: “… cái xứ này thực là một nước quân chủ thực sự, hơn nữa lại có hai vua nhưng một gọi là vua thì chỉ có tên mà thôi. Còn ông chúa kia thì có đủ quyền hành. Vua chỉ ra mẳt vào những ngày nhất định, như những ngày đại lễ đầu năm. Ngoài ra nhà vua chỉ du dú trong một ngôi điện cổ kính, kéo dài cuộc đời nhàn tản vô vị, trong khi ông chúa coi sóc tất cả công việc chiến tranh và hòa bình”. Sự việc đó còn chứng tỏ họ Trịnh cũng không có khả năng độc quyền thống trị vì khác với thời kỳ phong kiến đang lên thường có sự hưng thịnh của một triều đại mới thay thế một triều đại suy tàn, lúc này họ Trịnh cũng không có đủ sức mạnh tinh thần (chính nghĩa) để có thể tập họp
  • 4. quần chúng tạo nên sức mạnh quân sự đặng lật đổ hoàn toàn tập đoàn nhà Lê. Tuy nhiên, trận tuyến hàng đầu vẫn là cuộc đấu tranh giữa những người nông dân chống lại giai cấp phong kiến với một khí thế quyết liệt chưa từng có trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. 2. Thế kỷ nông dân khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa Tây sơn với chiến công quét sạch một lúc ba tập đoàn phong kiến trong nước và cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại Đến thế kỷ thứ XVIII, một phong trào nông dân khởi nghĩa liên tục, phổ biến và quyết liệt đã bùng nổ trên khắp dải đất Việt Nam. Ở đây tập trung những cuộc khởi nghĩa lớn mạnh nhất, với những lãnh tụ kiệt xuất một thời đã làm điêu đứng các tập đoàn phong kiến như cuộc khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1750), cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751), cuộc khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1736 - 1769). Ngoài ra lớn nhỏ còn có không biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa khác. Tất cả khí thế, sức mạnh của thế kỷ nông dân khởi nghĩa ấy kết tình vào cuộc khởi nghĩa Tây sơn bùng nổ năm 1771, đánh dấu vẻ vang bằng những chiến thắng của lãnh tụ áo vải Nguyễn Huệ, mở đầu cho triều đại Tây sơn. Đây là một cuộc nông dân khởi nghĩa có tính chất quy mô toàn quốc đập tan một lúc ba tập đoàn phong kiến trong nước. Chiến thắng đó còn gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc oanh liệt phá tan 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh năm 1789. Tất nhiên, phong trào Tây sơn rút cục cũng chỉ có thể thành lập một triều đại hoàng đế mới, nhưng đây là lần đầu tiên trong lịch sử, chí khí quật khởi và tinh thần đoàn kết của lực lượng quần chúng đã được biểu hiện hết sức đẹp đẽ, khá trọn vẹn trong sức mạnh chiến đấu chống giai cấp phong kiến gắn liền với việc thực hiện sứ mệnh lịch sử bảo vệ đất nước chống ngoại xâm, đem lại sự thất bại khá nhục nhã cho tập đoàn phong kiến bán nước và bọn can thiệp nước ngoài. “Lê Chiêu Thống chạy đến cửa ải, Nghị cũng ở đó. Vua vào ra mắt Nghị. Các quan lục tục kéo đến, ai nấy trông nhau, nước mắt chứa chan. Sĩ Nghị cũng phải xấu hổ”.
  • 5. 3. Bên cạnh lực lượng nông dân, sự hình thành và phát triển của tầng lớp thị dân, thợ thủ công và thương nhân đông đảo tập trung đô thị cũng là một hiện tượng đáng lưu ý. Lớp người này, do sinh hoạt kinh tế của họ, đã ly khai phần nào với quan hệ sản xuất phong kiến. Cuộc sống của họ là cuộc sống đi đây đi đó, tiếp xúc nhiều kể cả người ngoại quốc nên tương đối tự do phóng túng hơn cuộc sống người nông dân bị trói buộc vào mảnh ruộng lĩnh canh hay cuộc sống của nho sĩ cột chặt vào trăm nghìn tín điều cứng nhắc. Mặt khác, do cũng có mâu thuẫn với giai cấp phong kiến trên lĩnh vực kinh tế nên đã có nhiều người trong họ đứng vào hàng ngũ các cuộc khởi nghĩa nông dân. Sau những biến động liên miên, xã hội Việt Nam rút cục vẫn loanh quanh trong “đêm trường trung cổ”, nhưng với thế kỷ XVIII, quần chúng lao động Việt Nam đã viết nên những trang sử oanh liệt trên nhiều phương diện và cuộc sống, tư tưởng con người đã có những biến chuyển, những đảo lộn khá mạnh mẽ vì đây là một thời kỳ đau thương nhưng quật khởi, có bi kịch nhưng có anh hùng ca. II. “NHỮNG CUỘC BỂ DÂU” VỚI SỰ PHÁ SẢN CỦA Ý THỨC HỆ PHONG KIẾN VÀ SỰ TRỔI DẬY CỦA TRAO LƯU TƯ TƯỞNG NHÂN ĐẠO CHỦ NGHĨA Những biến cố lịch sử kinh thiên động địa đối với quan niệm phong kiến (chúa Trịnh lộng quyền, Tây sơn chiến thắng, vua Lê thất bại v.v...) ấy đã làm rung chuyển đảo lộn cả một nền nếp tư tưởng ao tù nước đọng phong kiến. Ý thức hệ phong kiến vẫn ở địa vị chính thống, nhưng như Mác đã vạch ra trong Hệ tư tưởng Đức: “Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính là đời sống quyết định ý thức”. Với thế kỷ XVIII, ý thức hệ chính thống đang đi vào con đường khủng hoảng và bên cạnh đó, đã hình thành một trào lưu tư tưởng chứa chan yếu tố nhân đạo chủ nghĩa đẹp đẽ. 1. Sự phá sản của ý thức hệ phong kiến Cùng với sự khủng hoảng của toàn bộ cơ cấu xã hội phong kiến, nho giáo, rường cột tinh thần của chế độ ấy, cũng bị phá sản nghiêm trọng. Sự
  • 6. phá sản ấy chủ yếu nảy nở từ sức công phá của trào lưu tư tưởng xuất hiện trong phong trào quần chúng đấu tranh muốn vạch ra một lối đi sáng tươi hạnh phúc, từ thái độ quay về tìm nguồn an ủi trong tư tưởng “cứu độ chúng sinh” nhân từ của đạo Phật, trong tâm hồn phiêu diêu thanh thoát của Lão Trang, hay trong ảo tưởng duy tâm mê tín của Đạo giáo… Và Thiên Chúa giáo được truyền sang từ những thế kỷ trước đến nay cũng có cơ hội xúc phạm nghiêm trọng hơn đến địa vị độc tôn của Nho giáo… Điều đáng lưu ý ở đây là sự phá sản ấy nảy nở ngay từ hàng ngũ những con người thuộc giai cấp đã khai sinh và nuôi dưỡng nó. Bao nhiêu tín điều, nguyên tắc, bao nhiêu “Tử viết”, “Thư văn”… đều bị vi phạm trắng trợn, mạnh mẽ, và trước hết từ trong cung vua, phủ chúa nơi ngự trị những khuôn vàng thước ngọc của chính quyền phong kiến… Những “quân thần”, “phụ tử”, “phu phụ”, “bằng hữu”, “huynh đệ”… tóm lại là “tam cương, ngũ thường” của Nho giáo đều bị sụp đổ một cách thảm hại. Những yếu tố tiến bộ ít nhiều khả thủ của hệ tư tưởng Nho giáo bị tiêu tan, những lớp son giả tạo bề ngoài cũng rơi rụng… và còn lại chỉ là những tôi giết vua, con hại cha, em phản anh… vì một chiếc ngai vàng, một tước công hầu hay thậm chí một hòm châu báu… Khi Vũ Văn Nhậm ra Bắc năm 1789, Lê Chiêu Thống bỏ chạy qua sông Như Nguyệt, vua phải nhờ trấn thủ Nguyễn Cảnh Thước cho đò chở qua và phải để cho Cảnh Thước mở hòm lấy 40 lạng vàng còn lại của vua. Khỏi bến, Cảnh Thước lại cho người đuổi theo “lột chiếc ngự bào vua đang mặc, vua ứa nước mắt cởi chiếc ngự bào trao cho chúng…” (Hoàng Lê nhất thống chí). Lý tưởng tôn quân, nguyên tắc hàng đầu của đạo đức giáo lý phong kiến còn bị xúc phạm đến như vậy, nói gì đến hiếu, đến tiết, đến nghĩa… Phạm Đình Hỗ nói “Đời suy thói tệ”, “thế đạo ngày một sút kém”, “danh phận lung tung” không ai còn biết đâu mà phân biệt thuận với nghịch nữa”. Bao nhiêu rường mối kỷ cương mà những ông vua sáng nghiệp triều Lê ra công xây dựng trong hơn 300 năm đến nay cơ hồ bị đe dọa tiêu vong. Bao
  • 7. nhiêu mũ cao áo dài nơi lầu son gác tía hầu như không còn được một bộ mặt đạo đức nào ngoài một người phụ nữ tiết liệt họ Phan: … Khả liên tam bách dư niên quốc Thiên lý dân di nhất phụ nhân … Đáng thương đất nước ba trăm lẻ Đạo nghĩa thu về một nữ nhân Qua lời khái quát ấy, Nguyễn Hành cuối thế kỷ thứ XVIII, đã phải kêu lên là “nhục quốc thể”! Trên thực trạng suy đồi của luân lý đạo đức ấy đã nảy sinh một hiện tượng khá đặc biệt trong tầng lớp nho sĩ phong kiến: sự khủng hoảng về lý tưởng. Giáo lý phong kiến đã vạch con đường đi khá rõ ràng cho thanh niên quý tộc: con đường “tu tề trị bình” để thực hiện mục đích “thượng trí quân, hạ trạch dân”. Trong những thời kỳ đang lên của chế độ phong kiến như Lý, Trần, Lê sơ, con đường ấy đã góp phần tạo ra một chủ nghĩa anh hùng phong kiến ít nhiều có yếu tố tiến bộ và lôi cuốn được những chàng trai có chí khí phò vua, giúp nước, lập công danh… Nhưng thời đại hoàng kim đã thuộc về dĩ vãng. Đến thế kỷ thứ XVIII, trừ một vài nhân vật “cuồng tín” lỗi thời kiểu Lý Trần Quán, còn hầu hết các nho sĩ quý tộc có tài năng, đạo đức chân chính đều mang một tâm trạng bế tắc, đều nói lên một sự khủng hoảng về đường đi: Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên Xuân lan thu cúc thành hư sự Hạ thử đông hàn đoạt thiếu niên (Nguyễn Du tạp thi) (Tráng sĩ đầu bạc đau xót ngẩng nhìn trời, Hoài bão cao xa và sinh kế đều cùng mờ mịt
  • 8. (Cái thú) lan mùa xuân, cúc mùa thu thành chuyện hão, Mùa đông giá lạnh, mùa hè oi bức, lần lữa làm tiêu ma (chí khí) tuổi trẻ). … Tìm đường về Hán chưa xong Sang Tần thì việc đã không nên rồi Bể hồ trôi giạt đôi nơi, Cho người tráng chí ra người cuồng ngông. (Lê Hữu Trác) Không còn minh quân để tôn thờ, có những danh sĩ như Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), Lê Hữu Trác (1724 - 1791) đã đi vào con đường xa lánh công danh phú quý mặc dầu họ đều là dòng dõi trâm anh thế phiệt, có thể nói thái độ xa lánh công danh phú quý là một tâm trạng khá phổ biến của nho sĩ đương thời, vì ngoài lý do trên, có những kẻ tuy không có lý tưởng gì cao đẹp nhưng cũng trốn tránh công danh vì họ đã nhận thấy bão táp của thời đại khiến cho địa vị công hầu cũng thường bị ngã nghiêng. Chính vì thế cũng cần có sự phân biệt giữa tíai độ của Lê Hữu Trác, Nguyễn Du, Nguyễn Thiếp… nói trên với tâm trạng chán chường công danh phú quý của Nguyễn Gia Thiều: Mùi phú quý dử làng xa mã Bả vinh hoa lừa gã công khanh Giấc nam kha khéo bất tình Bừng con mắt dậy thấy mình tay không! (Cung oán ngâm khúc) tuy rằng đứng về một phương diện nào mà nói thì những thái độ phủ định công danh phú quý đều ít nhiều có ý nghĩa tố cáo sự khủng hoảng của ý thức hệ nho giáo.
  • 9. Tóm lại có thể nói những tín điều thiêng liêng của Nho giáo đến nay đã bị chà đạp, coi khinh… Điều đó có mặt nói lên tâm trạng bế tắc bi quan của nho sĩ phong kiến, có điều trước kia, người ta sẽ quay về với con đường ở ẩn “độc thiện kỳ thân” để ít nhất giữ gìn được cái tôi trong sạch trong khi “đời đục”, bạn bầu với gió trăng mây nước, thì ở thời đại này, có những lúc, có những con người đã đi vào những con đường tưởng như xa lạ (đối với lý tưởng nhà nho) nhưng thực chất là những con đường đầy ý vị nhân văn và tinh thần dân tộc tiếp thu luồng tư tưởng của phong trào quần chúng. 2. Sự nảy nở của trào lưu tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa và tác động của nó đối với nho sĩ tiến bộ Những cuộc nông dân khởi nghĩa liên tiếp bùng nổ chính là sự thể hiện của tâm trạng bất mãn phẫn nộ đối với hiện thực đen tối, với giai cấp thống trị, của ước mơ được sống một cuộc đời hạnh phúc tự do hơn. Mặc dầu năm 1751, tập đoàn Lê Trịnh cho diễn ra quốc âm 47 điều giáo hóa của Trịnh Tạc (1657 1682) trong đó có điều “Làm bày tôi phải hết lòng trung với vua” để cứ ngày đầu năm và ngày xã điền đem giáo điều đọc cho dân nghe…” “… nhưng nhân dân có ý lơ là, coi như việc không đáng để ý đến”. Vấn đề cần nghiên cứu ở đây là tư tưởng, tinh thần ấy đã tác động đến nho sĩ phong kiến như thế nào. Có thể nói rằng trong thế giới quan của họ đã có những lay chuyển khá quan trọng. Trái với nguyên tắc tối cao “trung thần bất sự nhị quân” (tôi trung không thờ hai chúa), đã có những người trong hàng ngũ phong kiến đi về với triều đại của Quang Trung. Tất nhiên, cũng không ít kẻ vì cầu an bảo mạng, hoặc ham danh vụ lợi, có mặt trong cả ba triều: Lê, Tây sơn, Nguyễn, khiến có người đã phải làm thơ chê giễu, như trường hợp Bùi Dương Lịch: … Cảnh Hưng cử tiến sĩ Tây ngụy nhập Hàn lâm Bản triều vi dốc học Dữ thế cộng phù trầm.
  • 10. … Đời Cảnh Hưng được lấy đỗ tiến sĩ Triều giặc Tây sơn vào làm ở Hàn lâm Đến triều ta (triều Nguyễn) làm đốc học (Ông ta) thật đúng là cùng đời chìm nổi. Nhưng chắc chắn rằng cũng phải có những người đi theo Quang Trung vì đã phần nào nhận thức được chính nghĩa của triều đại mới nhất là ở phương diện bảo vệ độc lập dân tộc. Những nhân cách cứng cỏi như La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, những tài năng như Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhiệm, Nguyễn Huy Lượng không thể là những con người chỉ hành động vì một chữ “tùy thời” tầm thường. Hoàng Lê nhất thống chí và Việt sử thông giám cương mục “điểm diện” những người không ra làm với vua Quang Trung vỏn vẹn chỉ còn 7, 8 người! Bên cạnh thái độ chính trị ấy là khuynh hướng yêu cầu phát triển của cuộc sống cá nhân, ở đây trong những yêu cầu phát triển ấy nổi bật lên là khao khát giải phóng đời sống tình cảm. Tình yêu trai gái không phải chỉ đến thời đại này mới nảy nở, nhưng chỉ đến thời đại này mới có những biểu hiện mới và mới tiến đến một mức độ sâu sắc mới. Nhà nho Nguyễn Huy Tự khi về già đã từng dặn con cái trong lời di chúc: “Xưa ta đã đọc lầm, loại sách ấy có thể di hoạn tính tình, mày cùng con cháu thì chớ nên, chớ nên…”. “Loại sách ấy” tức là loại tiểu thuyết ái tình. Có lẽ đấy là lời “phản tỉnh” của một môn đệ thánh hiền nhưng rồi con cháu các danh gia quý tộc như Phạm Thái, Trương Quỳnh Như vẫn chuyền nhau đọc quyển Phan Trần như thường! Yêu cầu giải phóng đời sống bản năng cũng là một hiện tượng phổ biến. Nhà nho Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút đã lên án nghiêm khắc cái cảnh “trên Bộc trong dâu”. Điều đó có ý nghĩa. Có thể những sự việc gọi là “trên Bộc trong dâu” đã xảy ra khá nhiều ở thời ấy. Nhưng điều quan trọng hơn là nhân dân đã nhìn việc này một cách khác. Trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, tiếng nói của bản năng kia vẫn có giá trị chống đối lại những quan niệm đạo đức của giai cấp thống trị đè nén, tỏa chiết hạnh phúc con người.
  • 11. Tiếng nói ấy cũng chỉ có thể phát triển mạnh trong hoàn cảnh suy tàn của giai cấp phong kiến. Vì thế không lấy gì làm lạ khi thấy cùng một thời đại, đã đồng thời xuất hiện những câu thơ trắng trợn của Chiêu Hổ (?), táo bạo của Hồ Xuân Hương và cả những câu thơ đầy khao khát của Phạm Tải Ngọc Hoa cũng có thể thuộc giai đoạn này: Có đêm giấc quế hồn mai Thấy chàng quân tử xa chơi động đào Càng trông càng lắm chiêm bao Rõ ràng quân tử đã vào phòng hương. Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, ý thức chống đối, đòi hỏi của nhân dân đã mạnh mẽ hơn trước vì đây là lúc những mâu thuẫn chính của xã hội phong kiến bộc lộ một cách rõ ràng, những vấn đề của cuộc sống đặt ra buộc tư tưởng con người phải có một chiều hướng nào đấy. Ta không loại bỏ yếu tố tư tưởng thống trị vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ trong xã hội, nhưng luồng tư tưởng chống đối, đòi hỏi nói trên là một thực tế quan trọng của thời đại. Căn cứ vào diễn biến của tình hình chính trị, căn cứ vào những sử liệu và qua các tác phẩm văn học, có thể nói những ý thức tư tưởng trên đã cuộn lên thành một cái gì như là một tư trào, có ảnh hưởng đến nho sĩ quý tộc. Luồng tư tưởng ẩy có những yếu tố tiến bộ hết sức đẹp đẽ vì nó dựa trên tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của quần chúng để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của con người và chống lại những thế lực nào chà đạp lên quyền lợi ấy. Tất nhiên, nó chưa toàn diện, hệ thống, tự giác, và có tổ chức như tư tưởng của giai cấp tư sản, và nhất là như hệ thống tư tưởng của giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng nó có giá trị chống lại một giai cấp thống trị đã đi vào mạt vận. Nó đã có tác dụng đối với lịch sử và đặc biệt là đối với sự phát triển của văn học bấy giờ. Luồng tư tưởng đó là của lớp người nào trong xã hội? Vấn đề này không giản đơn. Phải có một sự nghiên cứu dày công và sự đóng góp của nhiều ngành khoa học mới có thể giải quyết thỏa đáng. Ở đây, chúng tôi xin
  • 12. đưa ra một vài ý kiến. Tất nhiên luồng tư tưởng ấy không thể là của giai cấp phong kiến thống trị mà phải nảy nở từ quần chúng bị áp bức và là kết quả hòa hợp của tư tưởng nhiều tầng lớp. Xét hoàn cảnh lịch sử xã hội Việt Nam lúc này, có thể nói yếu tố tư tuỏng của nông dân là chủ yếu, có tính cách quyết định. Lực lượng thị dân lúc này chưa phải là lực lượng lớn mạnh. Trong khi đó, giai cấp nông dân Việt Nam, cho đến nửa cuối thế kỷ thứ XVIII, đã có một quá trình lao động, chiến đấu lâu dài. Trên đồng ruộng và trên những chiến trường chống giai cấp thống trị trong và ngoài nước, tư tưởng, tình cảm của họ đã được rèn giũa qua bao cuộc đời, bao thế hệ, bao sự kiện. Lê-nin khi phân tích văn hóa dân tộc thời quá khứ có câu: “Trong mỗi dân tộc có khối quần chúng lao động và bị bóc lột, và điều kiện sinh sống của họ làm nảy sinh ra một hệ thống tư tưởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa”. Áp dụng một chừng mực nào đó câu nói trên vào thực trạng xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ thứ XVIII, ta có thể nói trào lưu tư tưởng tiến bộ nói trên chủ yếu là của giai cấp nông dân, có sự kết hợp với tư tưởng của tầng lớp thị dân và cả những tư tưởng tiến bộ xuất phát từ những yếu tố tích cực trong Nho giáo của các nho sĩ phong kiến. Trong một thời đại có nhiều biến cố quan trọng như thời đại bấy giờ, sự giao lưu về mọi mặt của các tầng lớp trở nên rộng rãi, hiện tượng ảnh hưởng qua lại giữa hệ tư tưởng của mọi giai cấp lấy những tư tưởng tiến bộ của nông dân làm trung tâm như vậy là một điều có thể hiểu được. III. TÌNH HÌNH VĂN HÓA Trong tình hình xã hội suy đốn như trên mà nói sinh hoạt văn hóa phát triển thì hình như có mâu thuẫn, nhưng đó là sự thật. Tất nhiên cũng phải đứng trên quan điểm nào mà nhận định. Sự thật thì những điều kiện vật chất cần thiết cho sự nảy nở của các ngành văn nghệ, học thuật ở giai đoạn này cũng chưa có gì gọi là hơn hẳn các giai đoạn trước. Nghề in phát đạt chút ít nhờ việc chúa Trịnh cấm nhập các sách học Trung quốc để dùng sách in trong nước, nhưng cũng chưa hề chuyển sang phương pháp dùng chữ rời, và việc xuất bản sách không hề trở thành một công việc dễ dàng mà mọi tác giả muốn in sách có thể làm được
  • 13. với túi tiền thường mong manh của mình. Phương tiện lưu thông cũng không phải là thuận tiện. Sách vẫn phải chép tay chuyền cho nhau là một việc phổ biến. Chưa tác giả nào nghĩ đến tiền nhuận bút chứ đừng nói đến sinh sống bằng nghề viết văn. Tuy nhiên, thói quen đẻ ra từ lối học cử tử là họp nhau lại ngâm vịnh và xướng họa. Cho nên nhiều văn đàn thi xã vẫn có những sinh hoạt văn học nghệ thuật. Xướng họa, bình thơ, có cô đào đàn hát ngâm thơ là hình thức hội họp của các tổ chức ấy. Một số văn thi xã như vậy còn để tiếng về sau. Đây không nói đến sinh hoạt văn nghệ trong nhân dân mà đời nào cũng có những hình thức phong phú. Nối liền văn học với nghệ thuật một cách găn gũi nhất là lối hát ả đào, hình thức nghệ thuật này bắt đầu thịnh hành từ giai đoạn lịch sử này. Âm nhạc Đàng ngoài, Đàng trong đều nổi tiếng. Ca nhạc ở Bắc, ca Huế ở Nam, không chỉ là món tiêu khiển của cung đình, liêu thất mà còn trở thành nhu cầu thưởng thức của nhân dân. Nhạc công ca kỹ chuyên về âm nhạc. Nhiều nhà trí thức sành nghề thẩm âm cũng tham gia soạn khúc. Do yêu cầu xây dựng, các ngành điêu khắc, kiến trúc cũng phát triển, một số chùa có cách kiến trúc mỹ lệ và có những công trình điêu khắc tài tình xây dựng từ thời này vẫn còn là niềm tự hào của dân tộc ta ngày nay. Nghệ thuật sân khấu như chèo ở Đàng ngoài, tuồng ở Đàng trong lại càng làm rõ thêm trình độ của các ngành văn nghệ phục vụ cho những nghệ thuật tổng hợp đó. Cả hai hình thức sân khấu đều được mọi tầng lớp trong xã hội ham thích. Tình hình trên đây không thể nào không có ảnh hưởng đến văn học. Bên cạnh các ngành nghệ thuật, các ngành học thuật cũng có những bước tiến đáng kể. Không kể những chủ trương về giáo dục, về dịch thuật, về văn hóa nói chung đã đề ra dưới thời Tây Sơn nhưng rồi không đưa đến thành tựu gì to lớn, các ngành nghiên cứu văn học, lịch sử, đia lý, xã hội học, y học… đều có những đại biểu xứng đáng. Lê Quý Đôn (1726 - 1784) là một nhà thơ đồng thời là một nhà nghiên cứu phê hình văn học, một nhà nghiên cứu lịch sử, địa lý. Y dược học có bộ Lãn Ông y tập của Lê Hữu Trác gồm một trăm quyển là một pho sách thuốc hết sức quý giá. Về khoa học tự nhiên,
  • 14. ngoài y dược học thì chưa rõ gì thêm, nhưng sự có mặt của những công trình kiến trúc ưu tú, những sự việc như cách ướp xác người ở các ngôi mộ đời Lê đã phát hiện, những điều như vậy đòi hỏi phải tìm hiểu thêm nữa. Điều đáng quý là nền văn hóa giai đoạn này không những tỏ ra rực rỡ ở nhiều mặt mà còn biểu thị một tinh thần nhất trí đáng lấy làm tự hào. Văn hóa giai đoạn này biểu hiện một trình độ nhất định của tinh thần khoa học, tinh thần duy lý. Trong kiến trúc và điêu khắc giai đoạn này “tính chất chế hóa và khuynh hướng kỷ hà học đã đạt đến trình độ cao”. Trong lãnh vực học thuật thì có những biểu hiện rõ hơn. Các tác phẩm nghiên cứu khoa học đều thể hiện sự quan tâm rõ rệt đến tính chính xác, chứng tỏ một tình thần phê phán khá mạnh dạn. Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ là một tác phẩm khảo sát và phê bình các bản sử cũ rất có giá tri. Điều đặc sắc ở Lê Quý Đôn là tinh thần phán đoán, tinh thần trọng thực tiễn và phương pháp suy luận khá chặt chẽ. Trong văn học, nội dung hiện thực của các tác phẩm giai đoạn này cũng chứng tỏ các tác giả đã đi sâu vào việc quan sát và nhận xét thực tế cuộc sống. Trong nghệ thuật viết truyện tuy chưa có lý luận sáng tác, có tác giả như Nguyễn Du đã có một cách bố cục, kết cấu chặt chẽ, trong đó sự phân lượng có tính chất khoa học đã kết hợp một cách tài tình với cảm hứng nghệ thuật. Điểm nổi bật nhất trong lĩnh vực văn hóa là một tinh thần dân tộc sâu sắc biểu hiện ở thái độ nhìn nhận, đánh giá lịch sử dân tộc, văn hóa dân tộc. Tinh thần dân tộc biểu hiện ở nguyện vọng muốn “dựng lên một lá cờ cho y giới nước nhà” (Lê Hữu Trác); ở một “nền nghệ thuật rực rỡ mang nhiều yếu tố nhân dân ấy, đến cuối thế kỷ thứ XVIII lại nảy nở thành một số công trình kỳ diệu để rồi sang các đời vua đầu triều Nguyễn lại bị bóp nghẹt”. Tất nhiên, tinh thần dân tộc ấy đã được xây dựng hình thành trải qua một trường kỳ lịch sử nhưng chỉ đến giai đoạn này mới trở thành một truyền thống rõ rệt, sâu sắc, sinh động, nhất trí, kết tinh vào hình ảnh những vị La Hán chùa Tây phương từ pho tượng Tuyết sơn trầm tư mặc tưởng gày gò đau khổ đến pho tượng Phật đà nan đề vui vẻ khể khà thông minh linh hoạt
  • 15. gợi lên phong thái của những ông già Việt Nam sau lũy tre xanh xa xưa; kết tinh vào thành tựu đặc sắc của Hoàng Lê nhất thống chí, bộ tiểu thuyết lịch sử bằng văn xuôi đầu tiên; kết tinh vào thể song thất lục bát giàu sức biểu hiện trữ tình, vào kiệt tác lục bát Truyện Kiều… tóm lại là cả một khuynh hướng tìm về dân tộc biểu hiện trong hầu hết các lĩnh vực sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, văn học. B. TÌNH HÌNH VĂN HỌC Đây là giai đoạn rực rỡ nhất trong văn học dân tộc dưới chế độ phong kiến. Những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội nêu lên ở trên chính là nguồn gốc sâu xa quyết định sự phát triển của nền văn học Việt Nam thế kỷ thứ XVIII. Nhưng trực tiếp tác động đến văn học chính là trạng thái tư tưởng rất đặc biệt của thế kỷ XVIII là đời sống văn hóa chứa đựng tính dân tộc sâu sắc và ít nhiều mầm mống của tính duy lý khoa học. Đứng về phạm vi văn học sử mà xét, văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đã thừa hưởng một di sản văn học quý báu của những thế kỷ trước. Chúng tôi đã từng nói đến dòng văn học dân gian rất lành mạnh với nội dung chiến đấu, nội dung trữ tình tiến bộ, với những phong cách biểu hiện phong phú, sinh động mà thời đại này sẽ kế thừa một cách xứng đáng. Mặt khác, văn học của bộ phận nho sĩ (kể cả nôm lẫn Hán) trong các thời đại trước cũng đã để lại nhiều yếu tố tiến bộ. Tinh thần dân tộc trong thơ văn yêu nước đời Trần, đời Lê, tinh thần nhân đạo trong Lâm tuyền kỳ ngộ, “Hương miết hành”… cái nhìn phê phán trong văn thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ đều là những yếu tố ưu tú của văn học dân tộc. Hoặc đứng về mặt hình thức mà nói, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đã đi trước Nguyễn Du trong cách sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian và những Truyện Vương Tường, Lâm tuyền kỳ ngộ… ở một phương diện nào đều có thể là tiền thân của loại truyện nôm thế kỷ thứ XVIII. Trong lời nói đầu của bản phiên âm Thiên nam ngữ lục hai ông Nguyễn Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh có nêu ý kiến: Thiên nam ngữ lục có thể là tác phẩm bắc cầu giữa các tác giả thế kỷ XVI, XVII với bản dịch Chinh phụ ngâm, tác phẩm có một bước tiến
  • 16. khá dài về mặt nghệ thuật so với các tác phẩm trước kia. Trong lĩnh vực học tập văn học Trung quốc, từ cách du nhập chữ Hán, cách Việt hóa hình ảnh, điển cố của văn học Trung quốc biến thành cách phô diễn Việt Nam, đến cách vay mượn thể tài, chọn lựa đề tài, những thế kỷ trước vẫn để lại nhiều kinh nghiệm quý báu. Ngay việc diễn ca hoặc sáng tác dựa vào những tác phẩm Trung quốc là công việc đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn này, cũng không tách rời việc học tập văn học Trung quốc trải qua các thế kỷ và sự trưởng thành từng bước của văn học tiếng Việt. Chưa có sự nghiên cứu để tìm hiểu thật rõ cách đem chữ Hán vào thơ Việt Nam từ Nguyễn Trãi đến Đoàn Thị Điểm có những tiến bộ gì, nhưng điều đó có thể khẳng định được là không có người đi trước như Nguyễn Trãi thì không làm gì có cách dùng chữ Hán trong tiếng Việt thuần thục như trong Chinh phụ ngâm. Như vậy, có thể nói qua quá trình xây dựng một nền văn học dân tộc, các nhà văn đi trước đã để lại cho thời đại văn học của Đoàn Thị Điểm, của Hồ Xuân Hương, của Nguyễn Du một vốn liếng đáng kể. Tất nhiên, văn học nửa cuối thế kỷ thứ XVIII đầu thế kỷ thứ XIX phải có “mồ hôi nước mắt” của mình mới đặt được những bước tiến mạnh mẽ, nhưng không thể cắt đứt bước tiến ấy với các thời kỳ trước. I. CÁC KHUYNH HƯỚNG CHÍNH TRONG VĂN HỌC Thế kỷ của nông dân khởi nghĩa làm nảy nở hàng loạt tác giả và tác phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả các tác phẩm, tác giả đều có giá trị cũng như trong một tác giả, một tác phẩm, mọi khía cạnh đều có giá trị tiến bộ. Có khi một tác giả lại có nhiều mặt tiêu biểu cho nhiều khuynh hướng khác nhau. Sự sắp xếp các tác giả, tác phẩm vì thế, là một việc khó khăn. Ở đây tạm Thời Chía văn học giai đoạn này thành ba khuynh hướng, ba bộ phận chính và đối với từng tác giả, sẽ căn cứ vào phần căn bản của tác phẩm để sắp xếp. 1. Khuynh hướng đấu tranh và tố cáo hiện thực Khuynh hướng này bao gồm bộ phận văn học dân gian, bộ phận truyện nôm khuyết danh, một số tác phẩm của các phong trào nông dân khởi nghĩa
  • 17. và của các nho sĩ phong kiến. Nội dung chủ yếu của khuynh hướng văn học này là tố cáo, phê phán những thực tế đen tối của xã hội và phản ánh những ước mơ, những yêu cầu giải phóng của con người. Về văn học dân gian, do nhiều nguyên nhân phức tạp, cho đến nay cũng chưa sưu tầm được nhiều tác phẩm. Cũng chỉ mới có thể khẳng định sự xuất hiện của một số tác phẩm cụ thể nào đó như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn. Ngoài ra, chỉ có thể ước đoán, mặc dầu cũng có căn cứ, rằng thời đại này nhất định phải xuất hiện nhiều ca dao, tục ngữ, nhiều thơ ca quần chúng có giá trị. Đại bộ phận truyện tiếu lâm cũng có thể thuộc giai đoạn này. Đả kích vào quan lại, cường hào, sư sãi, thầy đồ…, những kẻ thuộc giai cấp thống trị, đến mức độ quyết liệt như vậy thì không thể xuất hiện nhiều ở một thời kỳ phong kiến toàn thịnh được. Bộ phận truyện nôm khuyết danh là một hiện tượmg văn học đặc biệt. Sưu tầm được đầy đủ những tác phẩm, giải quyết được một số vấn đề mắc miu, chúng ta có thể bổ sung thêm nhiều nhận định cho nền văn học dân tộc. Ở đây, chỉ nói đến các tác phẩm trong phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỷ thứ XVIII và của các tác giả là nho sĩ phong kiến. Phong trào nông dân khởi nghĩa của thế kỷ thứ XVIII còn để lại một số thơ ca trong đó có những tác phẩm tuy ngắn nhưng rất có giá trị như bài thơ “Chim trong lồng” tương truyền là của Nguyễn Hữu Cầu, người đã đương đầu với chúa Trịnh những mười năm (1741 - 1751). Bài hịch Lê Duy Mật xuất hiện trong cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Mật (1738 - 1770) đã nêu được đời sống cực khổ của nhân dân dưới ách thống trị của họ Trịnh, tuy nội dung chủ yếu vẫn là vạch tội lấn át vua Lê của họ Trịnh. Năm 1786, khi tiến công ra Bắc lần thứ nhất, Nguyễn Huệ có sai làm một bài hịch bằng chữ nôm. Bài hịch Tây sơn, với lời văn rắn rỏi, mạnh mẽ, đã vạch rõ tội lỗi của tập đoàn họ Trịnh cũng như bè lũ Trương Phúc Loan và nêu lên sức mạnh của quân đội Tây sơn. Sự phân hóa trong tư tưởng tình cảm giai cấp thống trị đã làm cho một số nho sĩ phong kiến, tuy không đứng hẳn trong phong trào nông dân khởi
  • 18. nghĩa như những người nói trên, song đã có những cách nhìn nhận các vấn đề xã hội ít hay nhiều gần gũi với cách nhìn của quần chúng. Đó là thái độ oán ghét chiến tranh trong Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn và Chinh phụ ngâm khúc của Hồng Liệt Bá. Bản dịch Chinh phục ngâm, với những bước tiến dài về ngôn ngữ nghệ thuật và với sự sáng tạo của người dịch, đã nâng cao giá trị nội dung của nguyên tác lên rất nhiều. Sau bản dịch Chinh phụ ngâm là hàng loạt tác phẩm nôm tố cáo tội ác của giai cấp thống trị và nói lên những ước mơ giải phóng của con người. Nguyễn Gia Thiều nói lên tiếng nói thông cảm của mình với người cung nữ bị giam cầm nơi cung cấm trong Cung oán ngâm khúc. Cùng với Nguyễn Gia Thiều, ngoài Ngôn ẩn thi tập và một số bài phú, bài văn tế, Nguyễn Hữu Chỉnh (? - 1787) có tập Cung oán thì nay đã thất truyền, Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790) đề cao đạo đức lễ giáo phong kiến trong tác phẩm Hoa tiên nhưng cũng không che giấu sự lung lay của nó ngay trong hàng ngũ giai cấp phong kiến khi bị sức tấn công của tình cảm cá nhân, của tình yêu. Phạm Thái (1777 - 1814) viết Sơ kính tân trang cũng để nói lên nỗi lòng khát khao tình yêu tự do. Cuối cùng, hai nhà thơ nôm tiêu biểu của khuynh hướng này là Hồ Xuân Hương và Nguyễn Du. Là một người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn đả kích vào những thế lực thống trị: vua chúa, quan lại, nho sĩ, sư sãi… và vũ khí tinh thần của chúng: đạo đức phong kiến. Nguyễn Du (1765 - 1820) tác giả Truyện Kiều, thành tựu rực rỡ nhất của văn nôm dân tộc, là người đã tập đại thành văn học dân tộc và văn học Trung quốc. Ngoài Truyện Kiều là tác phẩm chính, Nguyễn Du còn viết Văn chiêu hồn và một số thơ văn khác. Về chữ Hán, Nguyễn Du có Thanh thiên thi tập, Bắc hành tạp lục và Nam trung tạp ngâm. Văn thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng mang một tư tưởng tính khá cao. Ngoài phần phản ánh cuộc đời long đong khổ sở của bản thân, Nguyễn Du còn nói lên kiếp người đau khổ, đặc biệt là cái kiếp của những người trung nghĩa, những người phụ nữ và những người nghèo đói. Truyền kỳ tân phả, tác phẩm chữ Hán của Đoàn Thị Điểm, gồm nhiều truyện ngắn có nội dung trữ tình sâu sắc bên cạnh yếu tố thần linh, duy tâm. Kế đó là những tác phẩm bộc bạch tâm trạng tác giả và mô tả bộ mặt giai cấp thống trị của một số nho
  • 19. sĩ, quan lại phong kiến: Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác (1721 - ?), Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (1768 - 1840), Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án (1770 - 1815), Minh quyên thi phả của Nguyễn Hành (1763 - 1823)… Về thơ, phú và tạp văn, ngoài Đặng Trần Côn và Hồng Liệt Bá còn có Ngô Thời Sĩ (1726 - 1780), Phạm Nguyễn Du (1740 - 1786). Đề tài của họ không còn thuần túy công thức nữa mà đã đi sâu vào cuộc sống tình cảm cá nhân. Khuê ai lục của Ngô Thời Sĩ và Đoạn trường lục của Phạm Nguyễn Du là những thí dụ. Nguyễn Thiếp (1723 - 1840) có Hạnh am thi cảo và Ngô Thế Lân có Phong trúc tập, cả hai tác phẩm đều có giá trị hiện thực phê phán khá sâu sắc. 2. Khuynh hướng lạc quan của một số nhà nho thời Tây sơn Triều đại Tây sơn ngắn ngủi. Những năm thực sự tiến bộ của triều đại ấy lại càng ít. Tuy vậy bao nhiêu chính sách tích cực, nhất là chiến công chống ngoại xâm oanh liệt có một không hai trong lịch sử của đời Quang Trung cũng đã đẩy lên được một luồng không khí cởi mở, vui tươi trong đời sống nhân dân và đời sống dân tộc. Điều đó còn để dấu vết trong văn học. Có thể kể Ninh Tốn (1744 - ?) tác giả Chuyết sơn thi tập, Vũ Huy Tấn (1749 - 1800) tác giả Hoa trinh thi tập, Phan Huy Ích (1750 - 1822) tác giả Dụ am ngâm lục và Dụ am văn tập, Lê Ngọc Hân (?) tác giả bài “Ai tư văn”, Nguyễn Huy Lượng (?) tác giả Cung oán thi (thất truyền) và Tụng Tây hồ phú, Ngô Ngọc Du với bài Long thành quang phục kỷ thực. Nếu kể luôn văn học chính trị thì những văn kiện ngoại giao, nội trị do Ngô Thời Nhiệm viết ra dưới sự chỉ dẫn của Quang Trung không những có tính chất hùng biện mà còn đại diện xứng đáng cho tinh thần tự tôn dân tộc cao độ là đặc trưng của đời vua anh hùng này. Cũng tạm xếp bên cạnh những người này Lê Quý Đôn (1726 - 1784). Nhà học giả ấy đồng thời cũng là tác giả các tập Quế Đường thi tập, Quế Đường văn tập, Liên Châu thi tập. Thơ văn Lê Quý Đôn mang tình cảm trong sáng của một người yêu thiên nhiên, yêu con người của đất nước.
  • 20. 3. Khuynh hướng bi quan tiêu cực và bảo thủ phản động Như trên đã nói, các tác giả thuộc tầng lớp nho sĩ phong kiến thời đại này có rất nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng tình cảm. Vì vậy, ở khuynh hướng này ta đều có thể nhắc đến Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án v.v… Ngoài ra chúng ta có thể nói đến Hoàng Quang (?) tác giả Hoài nam khúc, Phạm Thái tác giả Chiến tụng Tây hồ phú là những người đứng trên lập trường phong kiến, hoặc là phong kiến Đàng trong (như Hoàng Quang), hoặc là phong kiến Đàng ngoài (như Phạm Thái) để mạt sát phong trào Tây sơn. Những tác phẩm này có tính cách phản động rõ rệt. Ở cuối thế kỷ XVIII còn có Trần Danh Án (? - 1796) với Liễu Am tán ông thi tập, Phạm Quý Thích (1760 - 1825) với Thảo Đường thi nguyên tập và Tân truyền kỳ lục, Nguyễn Hành (1761 - 1823) với Quan hải thi tập, Minh quyên thi tập, và Thiên địa nhân vật sự thi. Tiếng nói của những tác giả này là tiếng nói của giai cấp suy tàn mang một tâm trạng đau buồn, hoang mang khi thấy vận mệnh giai cấp nghẽn vào chỗ đen tối và do đó sinh ra luyến tiếc quá khứ một cách sâu xa. Tiếng nói của họ là tiếng nói của giai cấp phong kiến nói chung nhưng trước hết là của phân số quan liêu quý tộc đời Lê Trịnh. Tiếng thở than rên rĩ này làm cho văn học có lắm giọng bi ai và nhiều chất tiêu cực. Nó sẽ còn kéo dài sang giai đoạn văn học sau trong văn thơ bà Thanh Quan, và còn sẽ kéo dài mãi sang đầu thế kỷ XX. II. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA VĂN HỌC CUỐI THẾ KỶ XVIII, ĐẦU THẾ KỶ XIX Sự phân chia trên đây không phải là dựa trên phương pháp nghệ thuật mà bằng cứ vào nội dung. Sau khi đã làm việc liệt kê cần thiết các tác giả tác phẩm, xin đi sâu ít nhiều vào nội dung các bộ phận văn học đó. Đây chỉ đề cập đến văn học viết. 1. Bộ mặt đen tối của xã hội phong kiến - Nỗi đau khổ và sự quật khởi của quần chúng.
  • 21. Dưới ảnh hưởng lớn lao của phong trào đấu tranh đương thời, một số lớn tác giả giai đoạn này đã đứng về phía quần chúng để tố cáo bộ mặt đen tối của xã hội, và nỗi khổ đau, sự vùng dậy của quần chúng. Trong hầu hết các tác phẩm, tội ác của giai cấp thống trị bị vạch trần. Ở đâu có sự xuất hiện của cường quyền là ở đó có đau thương và tang tóc. Bản chất của tên Trang vương trong Phạm Tải Ngọc Hoa, của “đấng chí tôn” trong Cung oán ngâm khúc cũng như của Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều, của các bậc “hiền nhân quân tử” trong thơ Hồ Xuân Hương đều là một: lừa lọc, tàn bạo, dâm ô. Tang thương ngẫu lục, Thượng kinh ký sự, Vũ trung tùy bút, Hoàng Lê nhất thống chí đều là những sử liệu chân xác về những điển hình thối tha tàn bạo trong giai cấp thống trị. Tất nhiên chưa có những điển hình văn học hoàn chỉnh. Nhưng còn ai quên được những cảnh ăn chơi cực kỳ xa hoa của bè lũ họ Trịnh, những cảnh cướp giật ban ngày của bọn sai nha của các nhà quyền quý? Cũng như những hình ảnh như hình ảnh tên dâm thần Đặng Mậu Lân, tên quan bỉ ổi Đinh Tích Nhưỡng, tên vua thảm hại Lê Chiêu Thống…, có khi nào phai mờ được trong trí người đọc! Đồng tiền cũng bị lên án. Nếu như ở thời Nguyễn Bỉnh Khiêm nó chỉ mới chà đạp lên đạo đức lễ giáo thì đến nay, nó trở thành một lực lượng hắc ám hơn nhiều. Nó có thể chà đạp lên công lý để gây ra sự án oan uổng của gia đình họ Vương trong Truyện Kiều. Nó có thể chà đạp lên nhân phẩm con người để biến nàng Kiều tài hoa, trong trắng thành một nạn nhân của chế độ mãi dâm. Cuộc sống của con người dưới sự khống chế của những thế lực hắc ám như vậy tất nhiên không thể nào yên ổn được. Không phải chỉ Phạm Đình Hổ nói đến cảnh nhân dân đói khổ, mẹ ăn thịt con ở Đàng ngoài mà Phạm Nguyễn Du cũng nói đến những cảnh tương tự ở Đàng trong. Không phải chỉ hịch Tây sơn nói cuộc sống dưới ách chúa Trịnh là ngột ngạt mà Phong trúc tập của Ngô Thế Lân cũng nói đến cuộc sống tương tự dưới ách chúa Nguyễn. Hạnh phúc gia đình (Chinh phụ ngâm), hạnh phúc tình yêu (Truyện Kiều) bị chà đạp đã đành, thậm chí đến yêu cầu tối thiếu là sống lương thiện
  • 22. cũng không được. Nàng Kiều đã cố gắng vươn lên chí để khỏi phải làm đĩ mà rồi cũng vẫn phải rơi vào lầu xanh! Phạm Tải Ngọc Hoa đã khái quát cuộc sống đó bằng một câu mộc mạc nhưng rất có trọng lượng: Ngọc hoàng xem trạng mới hay Làm điều ác nghiệt gớm thay cỗi trần! Quần chúng đã không chia nổi cuộc sống nghẹt thở đó. Họ đã vùng dậy đấu tranh đòi quyền sống. Văn học đã phản ánh được sự quật khởi ấy. Ở một số tác phẩm của các tác giả phong kiến như Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm…, những con người thuộc tầng lớp trên chiến đấu thật lẻ loi. Người cung nữ cô đơn đến khủng khiếp. Chinh phụ chỉ biết than thở một mình và kể lể với chồng trong tưởng tượng. Phạm Kim, Quỳnh Thư trong Sơ kính tân trang, một người ôm mối tình hận mà chết, một người ôm mối sầu thiên cổ mà sống vất vưởng trên cõi đời. Họ chưa có chỗ dựa trong đau khổ của quần chúng nên họ cũng chưa có sức chiến đấu nhiều. Nhưng ở một số tác phẩm khác, thấp thoáng đã thấy bóng dáng của tập thể quần chúng, đã bắt đầu có một sự tạm gọi là tập hợp của những người bị áp bức. Thông thường thì quần chúng chỉ đến mức thông cảm, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Trong các truyện nôm đều vậy. Đâu cũng thấy những người bị áp bức thương yêu nhau, xếp thành một phe, phe chính nghĩa, để chống lại bè lũ thống trị gian ác. Thần linh cũng đứng vào hàng ngũ họ. Nhưng có lúc gần như đã có sự tập hợp thật sự, có ý thức và ít nhiều có tổ chức. Nàng Kiều có lúc cũng đã được sự đồng tình của quần chúng binh lính Từ Hải, điểm này ở Nguyễn Du rõ hơn ở Thanh Tâm tài nhân; vợ chồng Phạm Tải Ngọc Hoa được dư luận khắp nơi ủng hộ. Rõ nhất là trường hợp Nhị độ mai. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà tác giả Nhị độ mai đã diễn ca cuốn Nhị độ mai của Trung quốc, một tác phẩm đã nêu lên vai trò của quần chúng sĩ tử và cả quần chúng ngư dân. Như trên đã nói, khí thế đấu tranh của quần chúng trong thế kỷ thứ XVIII, không ít thì nhiều, đã tác động đến tư tưởng thời đại, tư tưởng nhà văn. Hình tượng quần chúng trong các tác phẩm văn học được đề cao là do những cơ sở thực tế đó.
  • 23. Bên cạnh hình tượng quần chúng là hình tượng người anh hùng. Đến thế kỷ thứ XIX, khi giai cấp phong kiến tạm thời khôi phục lại địa vị, Nguyễn Công Trứ sẽ biểu dương người anh hùng theo quan điểm phong kiến. Ở nửa cuối thế kỷ XVIII, tuy rất lẻ tẻ, nhưng ta đã thấy văn học biểu dương người anh hùng đứng về phía chính nghĩa, người anh hùng có những hành động phần nào đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng. Ai tư vãn nói rõ rằng Nguyễn Huệ xuất thân từ quần chúng bình thường nhưng là người đã làm nên những kỳ công ích quốc lợi dân: Mà nay áo vải, cờ đào Giúp dân dựng nước biết bao công trình. Người anh hùng đã được tác giả, một vị công chúa nhà Lê, xếp ngang hàng với những ông “vua phong kiến” nổi tiếng là hiền đức như Thang, Võ, Thuấn, Nghiêu. Rồi hình ảnh Từ Hải với ý chí hào hùng khảng khái, đối lập hẳn với những tên Trang Vương “bất chính”, những tên Hồ Tôn Hiến dâm ô, tráo trở. Người phụ nữ đã từng lên tiếng trong những câu ca dao ý vị đến nay cũng xuất hiện với địa vị nhân vật chính trong hầu hết các tác phẩm văn học. Người phụ nữ trong đó là những người có phẩm chất cao quý, biết tôn trọng đạo đức, thiết tha với hạnh phúc và biết chiến đấu bảo vệ hạnh phúc đó. Điều nổi bật nhất là thái độ của họ đứng trước tình yêu, quyền lợi chính đáng của tuổi trẻ đã hàng nghìn năm bị bọn thống trị xâm phạm. Bao nhiêu lực lượng tàn bạo đã không tiêu diệt nổi tình yêu đẹp để của họ. Hình ảnh Ngọc Hoa mắng tên Trang vương cũng chính là hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam trong văn học và ngoài cuộc đời, dịu dàng đẳm thắm rất mực nhưng khi cần thiết, lại cũng rất sắc sảo kiên cường. Phản ánh mối mâu thuẫn về bản chất giữa cuộc sống của giai cấp thống trị và quần chúng, văn học nửa cuối thế kỷ thứ XVIII đã tố cáo cái xã hội đen tối dưới ách thống trị của cường quyền, bạo lực và đồng tình ủng hộ quần chúng vùng lên chống lại giai cấp thống trị đề giành lấy quyền sống cho mình. Nền văn học ấy có nội dung hiện thực sâu sắc chính là vì thế.
  • 24. 2. Những nguyện vọng về tự do, hạnh phúc, những ước mơ giải phóng của con người bị áp bức Khi phản ánh xã hội đen tối, đau thương ấy, các tác phẩm còn nói lên những ước mơ, những nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Một số tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm liên quan đến các phong trào nông dân khởi nghĩa, thường nêu lên lòng khát khao sống tự do, phóng khoáng. Người ta thường ca ngợi lòng ham chuộng tự do của Từ Hải trong Truyện Kiều nhưng chính cửa miệng những người lãnh tụ nông dân như Nguyễn Hữu Cầu mới nói ra được hết cái khát vọng đến đau xót và phẫn uất của con người bị giam hãm trong kìm cặp phong kiến như con chim bị nhốt trong lòng (Chim trong lòng). Qua các truyện nôm khuyết danh, quần chúng nhân dân còn nói lên lòng ước mơ một xã hội công bằng tốt đẹp hơn hiện thực trước mắt. Nếu như Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm gắn liền viễn ảnh tươi đẹp của cuộc đời tương lai với vua chúa, nếu như ở Truyện Kiều, Sơ kính tân trang, cuộc đời kết thúc khá chua chát, thì ở một số truyện nôm, một cuộc sống tươi đẹp cuối cùng sẽ đến với những kẻ bị chà đạp, áp bức. Ước mơ lãng mạn ấy phản ánh tinh thần lạc quan nhưng cũng phản ánh nguyện vọng sống yên ổn, hạnh phúc của nhân dân. Cùng với sự đòi hỏi được sống tự do, hạnh phúc, văn học giai đoạn này còn nói lên ước muốn giải phóng lý tính của con người thoát khỏi uy lực của thần quyền và mọi thứ uy lực tinh thần khác, những uy lực vô lý nhưng tồn tại với tất cả địa vị hợp pháp của chúng. Không kể những ngọn đòn sâu cay của Trạng Quỳnh đã đánh vào thần quyền, cường quyền một cách táo bạo, Hồ Xuân Hương và tác giả Nữ tú tài đã chống lại tư tưởng nam tôn, nữ ti bằng cách khẳng định khả năng và hoài bão của phụ nữ. Nhưng nguyện vọng cấp thiết được phản ánh trong các tác phẩm vẫn là nguyện vọng giải phóng tình cảm. Tình yêu trở nên một đề tài, một nội dung chủ yếu trong các tác phẩm. Nói lên ước mơ tự do yêu đương, văn học giai đoạn này đã sáng tạo nên một thế hệ nam nữ thanh niên bước vào lĩnh
  • 25. vực tình cảm với tất cả tấm lòng tha thiết bảo vệ quyền lợi chính đáng của tuổi trẻ. Trong những giai đoạn văn học trước, lẻ tẻ đã xuất hiện những chàng Lý Quốc Hoa (Hương miết hành), những chàng Tôn Các (Lâm tuyền kỳ ngộ) nhưng chỉ đến cuối thế kỷ thứ XVIII, tầng lớp “thanh niên si tình” mới đông đảo đến như vậy và mỗi người một nét độc đáo. Mỗi người một nét nhưng họ đều giống nhau ở một điểm: lãng quên trách nhiệm làm trai của chế độ phong kiến để chạy theo tình cảm cá nhân. Đặc biệt hơn vẫn là những vai thiếu nữ. Kẻ thì khăng khăng đòi lấy những người… ăn mày. Kẻ thì tự mình đính ước với người yêu. Ngay cả Đoàn Thị Điểm, một phụ nữ dòng dõi nho gia, cũng để nhân vật mình bào chữa thái độ bất chấp lễ giáo bằng cách trách người đàn ông: “Người trượng phu không cần câu chấp lễ nghi lặt vặt” (Vân Cát thần nữ). Tình yêu của họ hầu hết là thứ tình yêu cao quý không phụ thuộc vào tiền tài, địa vị, là thứ tình yêu tự do vượt khỏi lễ giáo phong kiến và rất mực say đắm, chung thủy. Nó chứa chan tinh thần nhân đạo vì nó bênh vực quyền lợi tuổi trẻ, nó chiến đấu chống lại lễ giáo khắc nghiệt, chống lại áp bức của cường quyền và thói dâm đãng của bọn thống trị phong kiến. Nó đã khơi hẳn một nguồn sống thao thao không bao giờ cạn. Cho nên người ta không lấy làm lạ rằng, sau này, khi bọn thống trị cố tình khôi phục lễ giáo phong kiến, một mặt Lý Văn Phức viết “Phụ châm tiện lãm” nhưng mặt khác cứ tham gia diễn ca Tây sương truyện như thường. Văn học giai đoạn này còn đề cập đến yêu cầu giải phóng đời sống bản năng. Ở Hồ Xuân Hương, đó là một tiếng nói hết sức táo bạo. Ở Cung oán tiếng nói đó hơi sỗ sàng. Nhưng ở một mức độ kín đáo hơn, một số tác giả cũng bắt đầu nói đến tình cảm riêng tư giữa vợ chồng một cách tỉ mỉ. Đoạn trường lục của Phạm Nguyễn Du và Khuê ai lục của Ngô Thời Sĩ là những thiên tự tình đi vào khuynh hướng ấy. Rồi cả đến người chinh phụ quý tộc trong Chinh phụ ngâm cũng không hề giấu giếm những phút sôi nổi, rạo rực của lòng mình.
  • 26. Tóm lại, các tác phẩm nửa cuối thế kỷ thứ XVIII đã lớn tiếng tố cáo xã hội đen tối với những bộ mặt thống trị xấu xa, nói lên khát vọng được giải phóng của quần chúng về mặt tinh thần, tình cảm, vật chất. Đặt vấn dề tự do, hạnh phúc, vấn đề giải phóng, vấn đề quyền sống con người thành một vấn đề xã hội như vậy, văn học giai đoạn này đã tiếp thu, phát huy được tinh thần nhân đạo của quần chúng, kết hợp với những yếu tố tích cực trong nho giáo và những yếu tố lành mạnh của tư tưởng thị dân, tức là đã chịu sự tác động của trào lưu tư tưởng tiến bộ của thời đại bấy giờ. Chính vì vậy mà văn học giai đoạn này có tính nhân dân sâu sắc. 3. Những mặt bị hạn chế Bên cạnh nội dung tiến bộ trên đây, văn học viết giai đoạn này còn những nhược điểm cần nhận định và những nhân tố tiêu cực phải phê phán. Nhiều mặt hiện thực đã được phản ánh, hiện thực trung tâm cũng đã được phanh phui, ngay một mặt chính của hiện thực trung tâm là mặt áp bức về kinh tế không phải là không nói đến, nhưng hãy còn rất lẻ tẻ. Một vài trang Vũ trung tùy bút, một vài bài thơ, bài văn của Nam hành ký đắc tập, một vài bài, mặc dù nổi tiếng của Nguyễn Du cũng chưa đủ nói lên cái áp bức bóc lột về kinh tế nặng nề của giai cấp thống trị trong thời đại loạn ly bấy giờ. Tội ác của vua quan, đau khổ của nhân dân về mặt ấy chưa được khái quát đầy đủ. Phản ánh nguyện vọng, ước mơ của quần chúng nhân dân có những thành công căn bản khẳng định ảnh hưởng to lớn không thể không có được của phong trào đấu tranh rộng rãi bấy giờ. Nhưng ghi chép lại được hình ảnh của những cuộc đấu tranh ấy thì chỉ mới rải rác và phiến diện (tất nhiên không nói đến những tài liệu có thể đã mất). Nguyên một phong trào Tây sơn to rộng, vĩ đại là thế mà phản ánh trong văn học mới yếu ớt làm sao! Nguyện vọng, mơ ước của nhân dân mà có cái nhất thời đã thành hiện thực rồi, vẫn chưa được bao quát một cách đầy đủ. Yêu cầu cơ bản của nhân dân là sống yên ổn tự do, có công lý thì có được nói đến, nhưng yêu cầu cơm áo thì hãy còn mờ nhạt. Vấn đề hạnh phúc phần nhiều xoáy vào tình yêu và có khi lại hướng lệch sang lãnh vực đời sống bản năng làm cho giá trị của tác phẩm bị
  • 27. hạn chế không ít. Ở điểm này vẫn không nên giản đơn trong khi nhận xét, nhưng khách quan thì đối với đương thời vẫn là một điều thiên lệch và đối với ngày nay vẫn còn gây tác dụng không hay. Thế giới quan đầy mâu thuẫn của các tác giả cũng đem lại nhiều chất tiêu cực. Nếu phản ánh hiện thực có những ưu điểm nhất định thì giải thích hiện tượng xã hội thường rơi vào duy tâm, phản tiến bộ. Những thế lực siêu hình như Trời, mệnh, nghiệp… hầu như không khi nào vắng mặt trong cuộc đời, một mặt thì kìm chế nếu không là tỏa chiết sức chiến đấu của con người bị áp bức, mặt khác lại là những cái mộc đỡ tên cho bọn phong kiến thống trị. Mà giải thích cuộc đời bằng những nguyên nhân siêu hình thì cũng như không giải thích gì cả. Thêm vào đó, đối với các tác giả thuộc tầng lớp trên của xã hội thì những thế lực bạo tàn trong cuộc đời là những cái khó mà xâm phạm được, cho nên thái độ của họ không phải là không có lúc bi quan, tiêu cực. Cũng cần nhắc đến những tác phẩm thuộc khuynh hướng thứ ba theo sự sắp xếp trên kia. Nội dung chủ yếu của bộ phận văn học này là bi quan, tiêu cực hoặc bảo thủ, phản động. Đó là nỗi buồn thương luyến tiếc một địa vị xã hội đã sụp đổ theo một triều đại đã sụp đổ, đó là tiếng thở than tủi nhục hoặc tiếng kêu rên hoảng sợ trước thực tại phũ phàng, đó là nỗi thất vọng đến ngông nghênh hoặc chán chường đến thoát ly trốn tránh, thậm chí có khi đó cũng là nỗi thù hằn giai cấp. Tuy nhiên, hoặc vì không thoát khỏi ảnh hưởng và tác động của trào lưu tư tưởng tiến bộ đương thời, hoặc vì do một chỗ đứng thuận lợi phần nào cho việc nhìn nhận hiện thực, chỗ đứng ấy như ở trường hợp Phạm Thái, cũng có thể kể trường hợp Phạm Nguyễn Du, chưa phải là chính nghĩa, càng không phải là lợi ích nhân dân các tác giả này cũng có chỗ tỏ ra nắm được khía cạnh nào đó của hiện thực và lời nói của họ khi ấy cũng góp vào tiếng nói tố cáo chung. III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 1. Sự phát triển của loại hình văn học.
  • 28. Ở giai đoạn này, loại hình văn học, đặc biệt là về văn vần, đã phát triển phong phú, theo hướng dân tộc và đạt trình độ nghệ thuật cao. Loại truyện nôm phát triển mạnh mẽ. Ở các giai đoạn trước, chỉ mới có một số ít như Truyện Vương Tường, Lâm tuyền kỳ ngộ nhưng đó chưa hẳn là những truyện hoàn chỉnh, trình độ ngôn ngữ còn chưa được nhuần nhị. Đến thế kỷ thứ XVIII, cuộc sống trở nên phong phú, phức tạp hơn, người ta cần có một loại thể nào có thể phản ánh được cuộc sống chung quanh và nội dung cảm xúc của mình. Hàng loạt truyện nôm xuất hiện để đáp ứng yêu cầu đó. Có những truyện còn thô sơ, vụng về, có những truyện gọt giũa hơn, có truyện đã đạt đến mức tiêu chuẩn mẫu mực như Truyện Kiều. Truyện nôm là tiểu thuyết bằng văn vần. Một số tác phẩm chữ Hán cũng liệt vào tiểu thuyết. Hoàng Lê nhất thống chí là lịch sử ký sự tiểu thuyết, Truyền kỳ tân phả là một tập truyện ngắn. Loại văn ký sự đã xuất hiện bằng chữ Hán với những cuốn bút ký như Thượng kinh ký sự, bút ký, tùy bút như Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùy bút. Nói chung, sự phân biệt giữa các thể loại này không được rõ ràng và phương pháp của người viết chủ yếu vẫn là ghi chép những sử liệu nhưng cũng đã chọn được những sự việc tiêu biểu, sinh động nên đó là những tác phẩm có giá trị về hiện thực. Do yêu cầu của tư tưởng, tình cảm, thị hiếu của thời đại, văn trữ tình thời kỳ này cũng phát triển mạnh. Tiếng nói của cảm xúc cá nhân trước cuộc sống vang lên mạnh mẽ. Các tác giả không chỉ còn là người phát ngôn cho những quan niệm chính thống, cho triết lý, đạo đức phong kiến, mà họ đã nói lên tiếng nói của trái tim trước mọi vấn đề, đặc biệt là trước tình yêu. Tác phẩm trữ tình thời kỳ này đã đi vào từng trường hợp cụ thể của cuộc sống. Tâm hồn con người phức tạp phong phú hơn trước. Người cung nữ trong Cung oán ngâm không đơn giản như Ban tiệp dư trong bài Chiếc quạt tròn. Thúy Kiều của Nguyễn Du cũng sống dằn vặt nhiều hơn Thúy Kiều của Thanh Tâm tài nhân. Các nhà thơ trữ tình cũng đã biết sử dụng nhiều thể tài thích hợp với nội dung. Bài Khóc Trương Quỳnh Như với phong cách tương đối tự
  • 29. do đã biểu hiện khá thành công nỗi đau buồn của Phạm Thái khi người tình bị chết một cách oan khuất. Song thất lục bát âm điệu đều đều, triền miên, dùng đề phục vụ nội dung Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm khúc, khá đắc lực. Loại văn trào phúng, lợi khí đắc lực để tố cáo, đả kích vốn đã nảy nở nhiều trong văn học dân gian, đến thời kỳ này càng được phát huy. Ngoài truyện Trạng Quỳnh, truyện tiếu lâm, Hồ Xuân Hương đã sử dụng tài tình các thủ pháp đặc biệt của trào phúng, khiến cho thơ bài có tác dụng tố cáo, đả kích rất mạnh. Các thể thơ dân tộc thời kỳ này đã có những bước tiến vọt đáng kể. Thể lục bát trước kia chỉ xuất hiện nhiều trong ca dao. Thế kỷ XVII, XVIII đã có một số tác phẩm dài của văn học viết dùng đến. Thiên nam ngữ lục, Song tình bất dạ là một vài thí dụ. Sang đến giai đoạn này, khi lục bát vừa thành một thể tài phổ biến trong văn học viết thì cũng là lúc nó bước ngay đến một trình độ nghệ thuật vững vàng, điêu luyện với Phan Trần, Truyện Kiều. Các tác giả có tài năng đã đưa trình độ diễn đạt của lục bát lên mức đa dạng, sinh động. Lục bát trở nên phù hợp với cả nội dung hiện thực lẫn bút pháp trữ tình. Ca dao đã vận dụng lục bát rất tài tình, điêu luyện, nhưng đó mới chỉ là những đoạn thơ, những mẫu thơ. Bây giờ, những tác phẩm lục bát trường thiên như Truyện Kiều có thể nói đã đạt đến mức thành công trong hầu hết các đoạn, các câu thơ. Cũng như lục bát, song thất lực bát cũng đã đạt đến trình độ nghệ thuật hoàn chỉnh với Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm và Ai tư vãn. Trong loại hình văn học, việc học tập, mô phỏng Trung quốc cũng đã tiến bộ nhiều, trước hết là với tình cách dân tộc rõ rệt. Đường luật của Hồ Xuân Hương đã mang màu sắc dân tộc. Khuynh hướng dân tộc hóa Đường luật này mở đầu cho thơ Tú Xương, Nguyễn Khuyến sau này. Rồi trong những tác phẩm gọi là “diễn ca” những tác phẩm của văn học Trung quốc, những tác phẩm dịch hay mô phỏng các truyện Trung quốc, đều có tính sáng tạo rõ rệt.
  • 30. Ngoài văn vần, văn xuôi bằng tiếng Việt tuy chưa nhiều, nhưng với một số bài văn có giá trị như bài Khóc Trương Quỳnh Như của Phạm Thái, bài văn tế chị của Nguyễn Hữu Chỉnh, với những bài văn sách, kinh nghĩa rất gần văn xuôi của Lê Quý Đôn, không kể đến bao nhiêu văn kiện hành chính, quân sự thời bấy giờ, có thể nói rằng khả năng cho văn xuôi tiếng Việt hình thành và phát triển không phải là không có. 2. Ngôn ngữ văn học trong văn vần đạt đến mức tiêu chuẩn mẫu mực Tất nhiên đây chỉ nói đến tiếng Việt. Văn học tiếng Việt xuất hiện đã hàng mấy trăm năm trong lãnh vực thơ ca nhưng đến giai đoạn này ngôn ngữ văn học mới thật sự trưởng thành. Nổi bật lên trước hết là khuynh hướng học tập ngôn ngữ nhân dân và phong cách biểu hiện của văn học dân tộc, đặc biệt là văn học dân gian, ở thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sử dựng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ dân gian nhưng ngôn ngữ dân gian trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa “nhuyễn”, nhiều câu cục kịch thô sơ. Đến giai đoạn này những từ ngữ nôm na bình thường nhất được dùng đúng chỗ trong tác phẩm, trở thành những từ vị nghệ thuật rất đích đáng, chính xác. Có tài nhất trong việc dùng ngôn ngữ thông thường nà6y là Hồ Xuân Hương và nhất là Nguyễn Du. Thành ngữ, tục ngữ, lối ví von của văn học dân gian là những yếu tố thường gặp ở hai nhà thơ thiên tài ấy. Trong những phong cách biểu hiện của dân tộc, các tác giả đã chọn được những phong cách giàu hình tượng nhất. Họ cũng đã chủ ý khai thác khả năng biểu hiện âm thanh và hình ảnh trong ngôn ngữ Việt Nam. Ở Nguyễn Du là cả một sự tập họp tất cả những phương pháp tu từ đặc sắc nhất, những cú pháp tài tình nhất và những từ vị đích đáng nhất. Nhiều câu thơ Trong Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm được liệt vào loại những câu thơ hay nhất của văn học dân tộc là nhờ vậy. Việc học tập ngôn ngữ nước ngoài, cụ thể là ngôn ngữ văn học Trung quốc ở một số tác giả là việc tiếp thu tinh hoa của nước bạn chứ không phải
  • 31. là vấn đề nô lệ một cách máy móc. Bản dịch Chinh phụ ngâm tuy còn có những đoạn, những câu nặng về điển cố Trung hoa, nhưng trong rất nhiều đoạn, sự vận dựng điển tích, cổ thi, đúng tình đúng cảnh, đã làm cho khúc ngâm có những câu thơ sâu sắc và thanh thoát, về phương diện này lại cũng vẫn phải nhắc đến Nguyễn Du, vì với Nguyễn Du, những câu thơ, những điển cố Trung quốc đã đi vào tác phẩm Việt Nam để rồi trở thành những từ ngữ, hình ảnh Việt Nam rất đẹp đẽ. Nói chung sự vận dụng vốn văn học dân tộc cũng như vốn ngôn ngữ nghệ thuật nước ngoài đã trở nên nhuần nhị, làm cho ngôn ngữ văn học Việt Nam phong phú hơn hẳn những giai đoạn trước và đẹp đẽ hẳn lên. Nảy nở trong những điều kiện lịch sử đặc biệt, kế thừa và phát huy cao độ di sản văn học các thời kỳ trước, văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã tiến đến giai đoạn rực rỡ nhất trong quá khứ. Những giá trị to lớn có tính chất cổ điển về nội dung và nghệ thuật của nền văn học đó, không những ảnh hưởng sâu xa đến những giai đoạn văn học tiếp theo mà đối với ngày nay vẫn còn là cái vốn vô cùng quý báu còn phải khai thác nhiều mới đánh giá được đầy đủ và tiếp thu thật kết quả. Chương 2. CHINH PHỤ NGÂM I. TÁC GIẢ VÀ NGƯỜI DỊCH CHINH PHỤ NGÂM KHÚC Chinh phụ ngâm nguyên là một tác phẩm được viết bằng Hán văn. Tác giả là Đặng Trần Côn. Về điểm này, không có điều gì đáng nghi vấn. Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) trong Tang thương ngẫu lục và Phan Huy Chú (1782 - 1840) trong Lịch triều hiến chương loại chí đều ghi rõ như vậy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm ra đời gây một tiếng vang lớn trong giới nho sĩ và hàng loạt bản dịch khúc ngâm của nhiều danh sĩ (Nguyễn Khản, Phan Huy Ích, Đoàn Thị Điểm) xuất hiện. Có người còn phỏng theo đó để viết nên “Khúc ngâm của người ra trận” (Hồng liệt bá - Chinh phu ngâm khúc). Trong Dụ am ngâm
  • 32. tập, Phan Huy Ích có cả một bài thơ cảm tác sau khi dịch bản Chinh phụ ngâm bằng Hán văn: Tân diễn Chinh phụ ngâm khúc thành ngẫu thuật: Nhân mục tiên sinh Chinh phụ ngâm Cao tình dật điệu bá từ lâm Cận lai khoái chá lương truyền tụng Đa hữu thôi xao vì diễn âm Vận luật hạt cùng văn mạch túy Thiên chương tu hướng nhạc thanh tâm. Nhàn trung phiên dịch thành tân khúc, Tự tín suy minh tác giả tâm. Dịch nghĩa: “Tập Chinh phụ ngâm của cụ Nhân mục, đứng đầu rừng thơ với tình tứ cao siêu và âm điệu nhẹ nhàng. Gần đây (người ta) đã khoái chá đem ra mà truyền tụng, nhiều người lại cũng đã gò gọt dịch ra tiếng ta. Trong bấy nhiêu vần luật, mạch vần uyên súc thiệt khó mà phô diễn cho thấu triệt. Rồi lại còn phải phân tích từng chương tiết trong điệu nhạc (của khúc ca) nữa. Nhân khi thanh nhàn, (tôi) cũng lại dịch thành một khúc mới. Và (tôi) cũng tự tin là đã phô diễn rõ rệt được nỗi lòng tác giả”. Nhưng vấn đề ai là người dịch khúc Chinh phụ ngâm bằng chữ nôm nổi tiếng hiện nay còn là một tồn tại lớn cần giải quyết trong công tác nghiên cứu Chinh phụ ngâm. Từ năm 1926, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến là người đầu tiên đã đề xuất nghi vấn có thể Phan Huy Ích chứ không phải là Đoàn Thị Điểm, mới là tác giả bản dịch trác việt nói trên. Từ đó đến nay đã nhiều nhà nghiên cứu trong đó đặc biệt có Hoàng Xuân Hãn đã khẳng định ý kiến Nguyễn Hữu Tiến là đúng. Tuy nhiên, nhiều người cũng đã cho rằng ý kiến trên đây, đến tận nay, vẫn chưa có đầy đủ những luận cứ có giá trị khoa học. Vì vậy, chúng ta vẫn có thể tạm thừa nhận người dịch là Đoàn Thị Điểm như dư luận truyền thống. 1. Đặng Trần Côn
  • 33. Tiểu sử Đặng Trần Côn, cho đến nay, chưa thấy có tài liệu gì ghi chép cặn kẽ, rõ ràng, ngoài một số nét sơ lược trong Hoàng Việt thi tuyển và Tang thương ngẫu lục. Cả đến năm sinh và năm mất của ông cũng không được biết một cách đích xác. Hoàng Xuân Hãn trong Chinh phụ ngâm bị khảo căn cứ vào một bức thư của Phan Kính (người Hà tĩnh, đậu Thám hoa, sinh năm 1715) mời Đặng Trần Côn tới thưởng xuân, và căn cứ vào việc sách Tang thương ngẫu lục có chép Đặng Trần Côn đã từng bị Đoàn Thi Điểm chê là trẻ con (Đoàn Thị Điểm sinh năm 1705) mà ước đoán ông sinh vào khoảng 1710 - 1720. Hoàng Xuân Hãn cũng ước đoán ông mất vào khoảng 1745 lúc chưa đến 40 tuổi. Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích (1744 - 1818) nói ông từng làm tri phủ đời Lê cảnh hưng và là người làng Nhân mục, huyện Thanh trì. Trên tạp chí Tổ quốc 1964, Tảo Trang cho rằng Đặng Trân Côn vốn thuộc dòng họ Trần, vì làm con nuôi họ Đặng nên mới lấy họ Đặng Trần, nhưng con cháu vẫn giữ họ Trần cũ. Tang thương ngẫu lục tường thuật Đặng Trần Côn là người hiếu học, tài ba và phóng túng “đuềnh đoàng không buộc”. Đậu hương cống, rối hỏng thi hội, Đặng Trần Côn “không chịu” ràng buộc về sự thi cử nữa. Vì không đỗ đại khoa, triều Lê chỉ bổ ông qua các chức huấn đạo trường phủ, tri huyện Thanh oai và sau cùng ông làm đến chức Ngự sử đài chiếu khán rồi mất. Về tác phẩm, ngoài Chinh phụ ngâm, sách Tang thương ngẫu lục còn nói ông có một số bài phú đầu đề như sau: – Trương Hàn tư thuần lô (Trương Hàn nhớ rau thuần cả vược). – Trương Lương bố y (Trương Lương ảo vải). – Khấu môn thanh (Tiếng gõ cửa) và có làm bài thơ Tiêu tương bát cảnh. Tang thương ngẫu lục có trích lục một số câu trong những tác phẩm này. Tang thương ngẫu lục còn nói ông có tập tiểu thuyết Bích câu kỳ ngộ lưu hành ở đời. 2. Đoàn Thị Điểm
  • 34. Đoàn Thị Điểm người làng Giai phạm, huyện Văn giang, xứ Kinh bắc (nay thuộc huyện Văn mỹ, tỉnh Hải hưng) sinh năm 1705, mất năm 1748 và là con hương cống Đoàn Doãn Nghi, em hương cống Đoàn Doãn Luân. Hai người này đều không ra làm quan mà chỉ ở nhà dạy học. Đoàn thị thực lục nói bà tên tự là Hồng Hà và “dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ”. Đoàn thị thực lục còn nói thi từ của bà “… Lời hay câu đẹp, tất cả đến vài mươi trăm bài” “còn như ứng đối xướng họa thì không kể xiết”. Ngoài ba truyện Vân Cát thần nữ, An ấp liệt nữ, Hải khẩu linh từ chép trong “Truyền kỳ tân phả” (cùng với ba truyện Bích câu kỳ ngộ, Tùng bách thuyết thoại, Long hổ đấu kỳ) sách này có nói là bà còn truyện “Mai ảo yến anh” thất truyền. Bài văn tế Đoàn Thị Điểm của Nguyễn Kiều cũng hết sức ca ngợi tài văn chương lỗi lạc của tài nữ họ Đoàn “tài năng nương tử, nay hiếm xưa không” “xuất khẩu thành chương, bẩm chất thông minh”. Nhiều giai thoại về tài đối đáp văn chương của bà cũng còn được truyền tụng đến nay, Tang thương ngẫu lục cũng có ghi chép về bà trong tiểu truyện “Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiều”. Đoàn Thị Điểm cũng là một người phụ nữ khác thường. Đoàn thị thực lục cũng như Tang thương ngẫu lục đều ghi chép bà đã từng từ chối khi cha nuôi là thượng thư Lê Anh Tuấn định đem bà tiến cung. Cha và anh đều mất sớm, bà cáng đáng gia đình và đã từ hôn nhiều người quyền quý trong đó có Bỉnh Trung công. Bỉnh Trung công lập mưu để lấy cho được bà nhưng cũng thất bại, đã từng phải buông lời khen: “Phủ quý bát dâm, bần tiện lạc. Nam nhi đảo thử thị hào hùng. Nhược nữ chân sở vi anh hùng dã”. (Không bị mê đắm vì phú quý, vui với cảnh nghèo hèn. Nam nhi đến như thế (đã) là kẻ hào hùng. Người phụ nữ này thực là kẻ anh hùng). Mãi đến năm 37 tuổi, Đoàn Thị Điểm mới lấy tiến sĩ Nguyễn Kiều (1694 - ?). Đôi vợ chồng rất tương đắc và thường xướng họa ngâm vịnh với nhau. Lấy nhau chưa được một tháng, Nguyễn Kiều phải đi sứ, ba năm sau mới trở về. Hai vợ chồng đoàn tụ chưa được bao lâu thì trên đường đi theo chồng vào nhậm chức ở Nghệ tĩnh, bà bị bệnh rồi mất.
  • 35. Như vậy, có thể nói tác giả và người dịch Chinh phụ ngâm tuy xuất thân từ giai cấp phong kiến, nhưng cũng không thuộc tầng lớp đại quý tộc quan liêu. Là những người có tài, lại sinh trưởng trong thế kỷ thứ XVIII rất đặc biệt này, Đoàn Thị Điểm cũng như Đặng Trần Côn chắc phải tiếp thu được phần nào tiếng nói của thời đại. Tất cả những yếu tố khách quan và chủ quan đó đã tạo nên cho hai danh sĩ những tư tưởng, tình cảm phần nào gần gũi với nhân dân, góp phần vào sự xuất hiện của Chinh phụ ngâm khúc. II. ĐỀ TÀI “CHINH PHỤ” VÀ THẾ KỶ XVIII KHÓI LỬA Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Đặng Trần Côn đã soạn khúc Chinh phụ ngâm vào đầu đời Cảnh Hưng (1740 - 1786) tức là có thể vào khoảng 1740 - 1742. Đoàn Thị Điểm có thể dịch Chinh phụ ngâm trong thời gian chồng đi sứ Trung quốc, tức là trong khoảng 1743 - 1745. Như trên đã nói, Chinh phụ ngâm xuất hiện trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Hoàn cảnh ấy tác động không ít đến tác giả cũng như người dịch khúc ngâm. Vì thực ra, đề tài chiến tranh, nỗi đau thương sầu muộn của kẻ có chồng ra trận… là một đề tài, một nguồn cảm hứng có tính cách cổ truyền trong nền văn học Trung quốc và trong văn học nước nhà. Dân ca Nhạc phủ đời Hán để lại những bài thơ nổi tiếng nói về thảm họa chiến tranh như “Thập ngũ tòng quân chinh”, “Tiểu mạch đồng dao”, “Chiến thành Nam”… Đặc biệt, đến đời Đường, đã xuất hiện những nhà thơ biên tái như Sầm Than, Vương Xương Linh chuyên khai thác chủ đề chinh phu nơi biên tái, chinh phụ chốn khuê phòng. Những nhà thơ lớn đời Đường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị cũng đều đề cập đến chủ đề này. Trong những “chùm tho biên tái” của nền Đường thi rực rỡ đã xuất hiện những giai phẩm bất hủ như “Khuê oán” (Vương Xương Linh), Quan sơn nguyệt (Lý Bạch), Tam lại, Tam biệt, Binh xa hành (Đỗ Phủ), Lũng tây hành (Trần Đào), Lương châu từ (Vương Hàn)… Trong văn học Việt Nam, tiếng nói oán trách chiến tranh đã vọng lên từ những câu ca dao trữ tình đầy oán hận… Đoàn Thị Điểm và nhất là Đặng Trần Côn có phần đã tìm nguồn thi hứng của mình từ các trang sách cổ. Nhưng nếu chỉ có thế, thì không thể có những lời thơ thấm thía có khả năng rung động sâu
  • 36. sắc lòng người. Nói một cách khác, ở Chinh phụ ngâm, ta đã bắt gặp tiếng nói của sự cảm xúc chân thành. Tình cảm tư tưởng ấy không thể chỉ nảy nở từ những trang sách cũ. Chinh phụ ngâm chính đã ra đời trong khói lửa mịt mù lan tỏa trên các đồn hỏa hiệu, trong những âm thanh dồn dập của tiếng trống ra quân… Bối cảnh thế kỷ XVIII là một bối cảnh lịch sử chiến tranh. Đây là thời gian nhân dân ta vừa trải qua một thế kỷ nội chiến phong kiến và tiến đến một thế kỷ nông dân khởi nghĩa. Bởi vì, tuy đã tạm ngừng chiến tranh nội bộ giai cấp, nhưng để tiếp tục giành quyền bá chủ chiếc ngai vàng mục ruỗng, để cung ứng cho cuộc sống cực kỳ xa hoa tàn bạo của một giai cấp suy tàn, phong kiến Đàng trong cũng như Đàng ngoài đều tăng cường bóc lột nhân dân hơn bao giờ hết. Tức nước vỡ bờ. Một phong trào nông dân khởi nghĩa sâu rộng chưa từng có đã nổi dậy. Việt sử thông giám cương mục đã ghi chép về tình hình rối loạn của nền trật tự phong kiến bấy giờ như sau: “Đời vua Lê Ý Tôn (1735 - 1740) trong lúc Trịnh Giang cầm quyền, chính sự hư hỏng, thuế khóa nặng nề, lòng người ước ao sự loạn lạc. Và “ở Ninh xá là Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, ở Mộ trạch là Ngô Trác Oánh, ở Sơn nam là Hoàng Công Chất tốp to tốp nhỏ nổi lên khắp nơi, khởi binh xưng vị hiệu… Tuyển tự xưng là Linh vương, Trác Oánh tự xưng là Minh công, họp cùng nhau ở Ninh xá, đều lấy tiếng là phò nhà Lê. Dân chúng miền đông nam vác cày cuốc, mang gậy gộc đi theo, … Đám nhiều có hàng vạn, đám ít cũng kể hàng nghìn. Sách đó cũng chép rằng giai cấp phong kiến phải đối phó với tình hình nghiêm trọng bằng những biện pháp khẩn trương: “… Trạm báo tin không được nhanh chóng, phải hạ lệnh cho các lộ như Sơn tây, Thanh hóa đều phải đặt những đồn hỏa hiệu trên các đỉnh núi, cùng dân sở tại ngày đêm canh giữ, hễ có biến động là đốt lửa báo hiệu…”. Như vậy là ở thời kỳ này, bọn phong kiến lại phải điều binh khiển tưởng đi đánh dẹp nông dân khởi nghĩa. Ròng rã hai thế kỷ giai cấp phong kiến tiến hành chiến tranh xâu xé lẫn nhau và đánh dẹp nông dân khởi nghĩa, không chỉ nhân dân lầm than đau khổ mà tướng tá phong kiến cũng nhọc nhằn vất vả phục vụ những cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy.
  • 37. Đứng trước thực tế ảm đạm ấy, không chỉ dân chúng, binh lính chán ghét chiến tranh, sử cũ chép binh lính bỏ trốn khá nhiều mà tướng tá phong kiến cũng mệt mỏi, chán ghét chiến tranh “cảnh hưng năm thứ 5 (1744)… Gần đây quân sĩ vâng mệnh đi đánh dẹp, có kẻ ra mặt trận mà không theo tướng lệnh, có kẻ đương đánh trận mà bỏ hàng ngũ chạy trước”. Đi đánh dẹp Nguyễn Danh Phương (1751) thì “Các tướng cũng hám lợi cứ dung túng cho giặc để bảo toàn lấy thân”. Tóm lại, nổi bật trên bối cảnh ấy là một thái độ chán ghét chiến tranh phi nghĩa của nhân dân và quân lính, là một tâm trạng vừa hy vọng mong manh vào chiếc “ấn phong hầu”, vừa đau khổ vì ly biệt xa cách, và lo sợ cho tính mệnh của văn thần, vũ tướng phong kiến. Chính do thông cảm với những tâm trạng đó, mà Đặng Trần Côn đã viết và Đoàn Thị Điểm đã dịch Chinh phụ ngâm. Nữ sĩ họ Đoàn lại là một người sống nhiều ở quê hương thôn dã, đã từng phải “chạy loạn” trốn tránh về Chương dương (Đoàn Thị thực lục), đã từng kinh qua những ngày cùng chồng “quan san cách trở” nên càng có điều kiện cảm thông sâu sắc hơn. Phan Huy Chú đã rất có lý khi nói về lý do sáng tác của Chinh phụ ngâm như sau: “Nhân đầu đời cảnh hưng, việc binh nổi dậy, người ta đi đánh trận phải lìa nhà, Đặng Trần Côn cảm thời thế và làm ra” (Lịch triều hiến chương loại chí). Tóm lại, Chinh phụ ngâm không thế chỉ nảy nở từ nguồn cảm xúc có tính cách cổ truyền của các tác giả xa xưa mà trước hết, phải nảy nở từ cảm xúc do đời sống thực tế tạo nên. III. NỘI DUNG CHINH PHỤ NGÂM Chinh phụ ngâm khúc là tiếng nói của người chinh phụ khi phải cùng chồng chia biệt “Thiếp trong cánh cửa, chàng ngoài chân mây”. Thông qua tâm trạng của nhân vật trữ tình người chinh phụ chúng ta sẽ thấy được cách nhìn nhận của nàng đối với chiến tranh phong kiến. 1. Chiến tranh phong kiến và ước vọng “phong hầu” của người phụ nữ quý tộc. Chiến tranh phong kiến đã chia rẽ cặp vợ chồng “đương chừng niên thiếu” này. Chinh phụ sẽ nói gì trước thực tế tàn nhẫn đó? Thở than, oán
  • 38. trách không phải là tiếng nói duy nhất của nàng. Trong buổi xuất chinh của chồng, bên cạnh nỗi lưu luyến sầu muộn, nàng đã ca ngợi chí khí, hành động của chàng trai phong kiến: Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, Xếp bút nghiên theo việc đao cung Thành liền mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng đong giặc trời Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo Thái sơn nhẹ tựa hồng mao… Qua lời miêu tả giới thiệu đó, ta thấy xuất hiện rõ ràng hình ảnh người chinh phu phong kiến lý tưởng. Và chinh phụ thấy hình ảnh hiên ngang, oai hùng của chàng bừng sáng giữa đoàn quân trên đường xuất phát: Ảo chàng đỏ tựa ráng pha. Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. Rồi cho cả đến cuối khúc ngâm, hình ảnh chinh phu cũng là một hình ảnh chói lọi quân công trong ngày về chiến thắng: Bóng kỳ xí giã ngoài quan ải, Tiếng khải ca trở lại thần kinh. Đỉnh non bia đá đề danh Triều thiên vào trước cung đình dâng công… Cảnh tượng huy hoàng ấy gắn liền với “nền huân tướng” “chữ đồng hưu” nhà vua ban cho chinh phu. Và chính vợ con chàng cũng sẽ được “tử ấm”, “thê phong”. Trong niềm tin tương lạc quan ấy, chinh phụ thấy chiến tranh phong kiến sẽ đem lại cho gia đình nàng công danh phú quý; hạnh phúc cá nhân ở đây tưởng như đã thống nhất với cuộc chiến tranh của nhà vua. Qua nội dung trên, ta thấy có lúc chinh phụ đã tán thành chiến tranh, vì chiến tranh có mặt thống nhất với quyền lợi cá nhân của nàng.
  • 39. 2. Chiến tranh phong kiến và nguyện vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ trẻ tuổi Nhưng những hình ảnh rực rỡ của buổi đầu xuất quân chỉ thoáng qua như một giấc mộng và ngày về tươi sáng ấy cũng chỉ mới là hy vọng tưởng tượng mà thôi. Điều mà chinh phụ cảm thấy sâu xa nhất, mãnh liệt nhất chính là thực tế đau khổ, tàn nhẫn trước mắt. Theo dõi bước đi của người chồng thân yêu, chinh phụ đã vẽ ra một bức tranh khá đen tối về khung cảnh, cuộc sống và vận mệnh chinh phu nơi chiến địa. Thiên nhiên ở đây đượm một màu thê lương ảm đảm: Non Kỳ quạnh quẽ trăng treo Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò. Và khủng khiếp hơn là một luồng tử khí lạnh lẽo luôn luôn bao phủ cảnh chiến trường: Hồn tử sĩ gió ù ù thổi Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi. Trong cảnh chiến trường đen tối ấy, cuộc sống của chinh phu thật gian lao vất vả: … Ôm yên gối trống đã chồn Năm vùng cát trăng ngủ cồn rêu xanh Rồi hành quân, di chuyển tưởng như không bao giờ chấm dứt: … Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại, Mai Hồ vào Thanh hải dòm qua… Giữa hoàn cảnh hiểm nghèo gian lao ấy, người chồng của chinh phụ không còn giữ được khí thế hào hùng của buổi đầu xuất quân nữa. Một hình ảnh chinh phu hoàn toàn trái ngược với hình ảnh ban đầu ra trận: chàng đã