SlideShare a Scribd company logo
1 of 42
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TÊN ĐỀ TÀI: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ
DÂN TỘC VIỆT NAM
HỌC KỲ: / NĂM HỌC: 2020-2021
LỚP:
NHÓM:
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
SINH VIÊN:
Trường Đại Học Bách Khoa
Khoa Khoa Học Ứng Dụng
Bộ môn LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP LỚN:
Môn: Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam
Nhóm/Lớp: DTQ1, Tên Nhóm: 9
Đề tài:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM
KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM
STT Mã số SV Họ Tên
Nhiệm vụ
được phân
công
Kết quả
Chữ ký
Đánh giá của
giảng viên
Họ và tên nhóm trưởng
GIẢNG VIÊN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
NHÓM TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)
1
MỤC LỤC:
PHẦN MỞ ĐẦU:............................................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG:........................................................................................................... 4
I. Bối cảnh lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX........................ 4
1.1. Bối cảnh thế giới:.............................................................................................. 4
1.2. Bối cảnh trong nước......................................................................................... 8
II. Quá trình sàng lọc của lịch sử và dân tộc đối với sự ra đời của Đảng
Cộng sản........................................................................................................................ 12
Việt Nam ....................................................................................................................... 12
2.1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến........................................ 12
2.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản ............................................... 12
2.3. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản ............................................... 22
III. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.......................................................... 27
3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiênError! Bookma
3.2. Giá trị thành lập Đảng................................................................................... 31
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................... 36
NGUỒN THAM KHẢO ................................................................................................. 38
2
PHẦN MỞ ĐẦU:
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc ở Xiêm (Thái Lan) đang tìm đường về nước thì
nghe tin Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân liệt, những người Cộng sản chia
thành nhiều phái, Người lập tức trở lại Hương Cảng (Trung Quốc). Với tư vai trò là
phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan
đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, Người chủ động triệu tập đại biểu của
hai nhóm (Đông Dương và An Nam) và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu
Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06-01-1930. Sau
nhiều ngày thảo luận, đến ngày 03-02-1930, Hội nghị đi tới nhất trí tán thành việc
hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng
thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Các văn kiện này hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo
con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới,
đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm
nhuần tinh thần dân tộc.
Cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng là tập hợp đại bộ phận giai cấp công
nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo; lãnh đạo nông dân làm cách
mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai
cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản
cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất cũng làm cho họ đứng trung lập, bộ phận nào đã
ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp
công nhân, thông qua Đảng Cộng sản. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản,
phải thu phục cho được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình
lãnh đạo được dân chúng. Về mối quan hệ quốc tế, Luận cương xác định cách mạng
Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; phải liên kết với những dân tộc bị
áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vô sản Pháp.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo
con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới,
3
đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm
nhuần tinh thần dân tộc.
Chính vì những điều trên nhóm chúng em đã đi đến quyết định chọn đề tài về:”
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM
KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM”. Với mong muốn mang đến
cho mọi người những kiến thức sâu hơn về sự ra đời của đảng và quá trình hình
thành đảng cộng sản Việt Nam. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu: “Dân ta
phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” (Trích bài thơ lịch sử nước
ta).
4
PHẦN NỘI DUNG:
I. Bối cảnh lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
1.1. Bối cảnh thế giới:
1.1.1. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang đế quốc chủ nghĩa:
Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự
do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế
hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên
nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến
phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa,
mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước
đế quốc. Đến năm 1914, các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật chiếm
một khu vực thuộc địa rộng 65 triệu km2 với số dân 523,4 triệu người (so với diện
tích các nước đó là 16,5 triệu km2
và dân số 437,2 triệu). Riêng diện tích các thuộc
địa của Pháp là 10,6 triệu km2
với số dân 55,5 triệu (so với diện tích nước Pháp là
0,5 triệu km2
và dân số 39,6 triệu người).
Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợi nhuận
tối đa cho tư bản chính quốc, trước hết là tư bản lũng đoạn; làm cho quan hệ xã hội
của các nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản. Các nước thuộc địa bị lôi cuốn
vào con đường tư bản thực dân. Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế
quốc càng tăng thì mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa thực dân càng gay gắt, sự phản
ứng dân tộc của nhân dân các thuộc địa càng quyết liệt. Và chính bản thân chủ
nghĩa đế quốc xâm lược, thống trị các thuộc địa lại tạo cho các dân tộc bị chinh
phục những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng. Sự thức tỉnh về ý thức
dân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc để tự giải phóng khỏi ách thực dân, lập lại
các quốc gia dân tộc độc lập trên thế giới chịu tác động sâu sắc của chính sách xâm
lược, thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Sự áp bức dân tộc càng tăng thì mâu
thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa thực dân càng gay gắt, sự phản ứng
dân tộc càng quyết liệt.
Tháng 8-1914, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất với mục đích tranh giành thuộc
địa giữa các nước đế quốc diễn ra, gây ra hàng loạt tang thương cho nhân dân toàn
5
thế giới và làm suy yếu không ít sức mạnh của chủ nghĩa đế quốc. Trong giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa, các mâu thuẫn xã hội ngàu càng trở nên sâu sắc: mâu thuẫn giữa
các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, mâu thuẫn giữa các nước đế
quốc với các nước thuộc địa, mâu thuẫn tư sản với công nhân,..
- Nguyên nhân là do:
+ Sự tăng cường bóc lột của tư sản đối với giai cấp vô sản ngày càng tăng
+ Sự khác biệt về địa vị và quyền lợi của các nước đế quốc do sự chênh lệch về
sức mạnh và kinh tế.
+ Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghãi ở các nước đế quốc dẫn đến nhu cầu
ngày càng tăng về thị trường và nguyên liệu dẫn đến nhu cầu mở rộng xâm chiếm
và tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc.
+ sự áp bức bóc lột của chính quốc với thuộc địa
+ sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn.
1.1.2. Chủ nghĩa Mác Lê nin ra đời
Và với ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân phát triển mạnh điều này dẫn đến yêu cầu bức thiết phải có
hệ thống lý luận khoa học (vũ khí tư tưởng) của giai cấp công nhân trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa tư bản được thành lập chính vì điều này đã dẫn đến chủ
nghĩa Mác Lê-nin ra đời. Khi đề cập đến chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra cho
nhân dân các nước thuộc địa một trong những điểm yếu chết người của chúng nằm
ngay trong câu nói “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh”, chứng minh
cho hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới của không chỉ đế quốc Anh mà còn là
tình hình chung của tất cả các nước đế quốc – diện tích thuộc địa rộng lớn sẽ gây
khó khăn cho quá trình cai trị của chính quốc.
Vì vậy, muốn chiến thắng và giành lại độc lập, chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra các
dân tộc thuộc địa cùng chung kẻ thù phải hợp sức cùng lúc kiên quyết nổi dậy đấu
tranh thì sẽ phân tán được lực lượng của đế quốc, thay vì những phong trào nhỏ lẻ,
rời rạc thì bọn chúng sẽ dễ dàng dập tắt được. Từ yếu tố này, V. I. Lênin đã bổ sung
vào khẩu hiệu nổi tiếng trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” mà C. Mác và Ph.
Ăngghen soạn thảo: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế
giới đoàn kết lại” (ban đầu, C. Mác và Ph. Ăngghen đã viết: “Vô sản tất cả các
nước, đoàn kết lại!”). Sau khi được bổ sung, khẩu hiệu không những công khai
tuyên bố tính chất quốc tế của giai cấp vô sản mà còn kêu gọi tình đoàn kết của tất
6
cả giai cấp thuộc những dân tộc bị áp bức, không chỉ giai cấp vô sản và giai cấp
công nhân. Muốn liên kết chặt chẽ mọi tầng lớp dân tộc bị áp bức, cần phải lập ra
đảng cộng sản để thực hiện sứ mệnh lịch sử chung: tiêu diệt đế quốc.
Là người Việt Nam yêu nước, trên đường tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí
Minh giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin bắt đầu từ khi đọc và hiểu bản Sơ thảo lần
thứ nhất Những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
Nghiên cứu Luận cương của Lênin, Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Từ
những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào Việt Nam.
Người có công truyền bá, đào tạo và gieo hạt giống đầu tiên của hệ tư tưởng cách
mạng và khoa học ấy vào Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Người đã
dày công chuẩn bị trực tiếp những tiền đề lý luận, tư tưởng, tạo ra bước ngoặt trong
cách mạng Việt Nam, đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-
1930) mà Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng là cương lĩnh đầu tiên
của Đảng. Từ đó, Đảng mới đề ra được đường lối chiến lược đúng, mới có được
năng lực xác định phương hướng, tìm ra bước đi, vạch được phương pháp cách
mạng và vận dụng nghệ thuật lãnh đạo một cách khoa học qua mỗi thời kỳ lịch sử.
Chính vì chủ nghĩa Mác - Lênin được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng uyển
chuyển, sáng tạo mà cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi
khác - những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất Tổ quốc, của công cuộc tìm đường khai phá đầu tiên chưa có tiền lệ
trong lịch sử, để đưa một đất nước lạc hậu, kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.1
1.1.3. Cách mạng tháng Mười Nga thành công và sự ra đời quốc tế Cộng sản:
Đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của các dân tộc châu á cùng với
phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo
thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương Đông. Hàng trăm triệu người
hướng về một cuộc sống mới với ánh sáng tự do.
1 Hồ Chí Minh vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Lênin vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam
7
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Đối với nước Nga, đó là cuộc
cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó
còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng "nước Nga
là nhà tù của các dân tộc". Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công, các dân
tộc thuộc địa của đế quốc Nga được giải phóng và được hưởng quyền dân tộc tự
quyết, kể cả quyền phân lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và quyền liên hợp,
dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết (1922). Cách
mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức đã
"mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân
tộc". Nó làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phương
Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông có quan
hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế
quốc.
Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng
sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của V.I. Lênin được công bố. Luận cương nổi tiếng này đã chỉ ra phương
hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Với thắng lợi của Cách mạng
Tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng sản trên thế
giới đã được thành lập.
Cách mạng Tháng Mười Nga, trước tiên đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới
Nguyễn Ái Quốc - người thanh niên Việt Nam yêu nước đang bôn ba ở nhiều quốc
gia để tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân
Pháp. Bị thu hút bởi sự kiện lịch sử gây chấn động thế giới, Nguyễn Ái Quốc được
tiếp cận với Luận cương của V.I. Lênin “Về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” khi
còn ở Pháp. Chính từ trong bản luận cương này Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã
tìm ra con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Điều đó được thể
hiện rõ trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (năm 1927) của Người. Trong tác
phẩm này, Người khẳng định: “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười -
con đường duy nhất đúng đắn - cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do
thực sự”. Đánh giá Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc viết: “Giống như mặt
trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng
8
triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa
từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Đến với Cách
mạng Tháng Mười và chủ nghĩa xã hội, những người yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ
XX “tựa như người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn”.
Từ “cảm tình” đến niềm tin khoa học, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội
là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi và chính Người đã dẫn dắt nhân dân
Việt Nam đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười. Ngay từ khi Đảng còn
hoạt động bí mật, mỗi dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười là một dịp sinh hoạt
chính trị sâu rộng trong xã hội, là dịp mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong nhân dân
thông qua công tác tuyên truyền sâu rộng, là dịp đấu tranh chính trị của các chiến sĩ
trong nhà tù dưới hình thức tổ chức kỷ niệm… làm cho kẻ thù rất lo sợ, đối phó2
Tình hình thế giới đầy biến động đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.
1.2. Bối cảnh trong nước
1.2.1. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp:
Chính sách cai trị của thực dân Pháp: Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công
xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của
nhân dân ta, thực dân Pháp từng buớc thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam.
Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối
nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành 3
xứ: Bắc Kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng dưới
sự cai trị của viên quan người Pháp. Sự cai trị ba miền Việt Nam được thực hiện bởi
một vị Khâm sứ (résident supérieur) ở Trung kỳ, một vị thống sứ ở Bắc Kỳ, một vị
thống đốc ở Nam kỳ, dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của vị toàn quyền
Đông Pháp. Đã có thể nói là tất cả các sinh hoạt chính trị và hành chánh Việt Nam
đã bị tịch thu.3
Đồng thời với chính sách nham hiểm này, thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa
chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân ta. Cụ thể, “bình
2 Cách mạng Tháng Mười Nga và ảnh hưởng tới Việt Nam
3
Nguyễn Thế-Anh, Việt Nam Thời Pháp Đô-Hộ (VNTPĐH), Tủ Sách Sử-Địa Học, Nhà xuất bản Lửa Thiêng, Sài
Gòn, 1970, tr. 140.
9
định” xong thực dân Pháp chuyển sang khai thác thuộc địa theo chương trình của
Pôn Đu-me và An-be Xa- rô. Ở Yên Bái, chúng thực hiện chính sách phản động,
một mặt duy trì kinh tế phong kiến (sở hữu phong kiến, bóc lột địa tô, “cuông”,
“nguột”), mặt khác chúng vơ vét tài nguyên, sản phẩm, bóc lột nhân công rẻ mạt để
phục vụ cho công nghiệp chính quốc và biến Yên Bái thành nơi tiêu thụ hàng hóa
cho Pháp. Năm 1928, Tòa sứ Yên Bái nhận 193 đơn xin khai thác mỏ, 285 đơn xin
khai thác lâm sản, gần 100 nhà tư sản, võ quan, địa chủ Pháp xin mở đồn điền.4
Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn
khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường
giao thông, bến cảng phục vụ cho lợi ích của chúng. Chính sách khai thác thuộc địa
của Pháp đã tạo sự chuyển biến đối với nền kinh tế Việt Nam (hình thành một số
ngành kinh tế mới…) nhưng cũng dẫn đến hậu quả là nền kinh tế nước ta bị lệ thuộc
vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu.
Để phục vụ chương trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp thực hiện chính sách
thuế khóa hết sức nặng nề, dã man. Thuế đinh (hay thuế thân), trước khi Pháp xâm
lược, nhà Nguyễn thu mỗi suất đinh 1,4 hào, thì ngay khi Pháp chiếm Yên Bái đã
nâng lên 5 hào. Ở vùng dân tộc ít người, chúng dùng cách đánh thuế “kiếm ốc” tính
theo số nóc nhà, mỗi nhà phải nộp mỗi suất 1,3 đồng (2,5 đồng bằng một tạ gạo
ngon). Ngoài ra, còn hàng trăm khoản phụ thu, lạm bổ đánh vào người lao động.
Riêng khoản thuế chính ngạch của Yên Bái năm 1932 trị giá 1.840 tấn thóc. Về thuế
điền, thực dân Pháp chia ruộng vùng người Kinh làm 5 hạng, hạng một thu 2
đồng/mẫu Bắc bộ, hạng năm thu 2 hào/mẫu. Đối với vùng đồng bào dân tộc, chúng
chỉ chia ruộng làm 2 hạng, hạng một thu 7,2 đồng/ mẫu, hạng hai thu 5,2 đồng/mẫu.
Sở dĩ có sự chênh lệch mức thuế điền giữa cùng người Kinh và vùng đồng bào các
dân tộc là do hầu hết ruộng ở vùng người Kinh đã bị các chủ đồn điền Pháp cướp
đoạt, nên được ưu đãi, chỉ đánh thuế nhẹ. Thuế đồn điền tăng, trong khi đó diện tích
1 mẫu Bắc Bộ so trước lại giảm từ 4.970m2/mẫu xuống còn 3.600m2/mẫu, trong
điều kiện năng suất không tăng thì thu nhập của người nông dân đã giảm đi. Muối
ăn rất khan hiếm ở miền núi, bị đánh thuế rất nặng, từ năm 1928 đến năm 1939 thuế
4
Ban biên tập, Sự thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội ở
Yên Bái, yenbai.gov.vn
10
1 tạ muối từ 2,5 hào lên 2,5 đồng và còn bị bọn thực dân và bè lũ tay sai sử dụng
như một công cụ để khống chế, kiểm soát nhân dân.5
Kinh tế Yên Bái vốn lạc hậu, tự cấp, tự túc. Vùng cao hoàn toàn du canh, du cư. Từ
khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, kinh tế phát triển què quặt, hướng
vào vơ vét, bóc lột cho chính quốc.6
Về văn hóa, xã hội thực dân Pháp ra sức thực hiện chính sách ngu dân; duy trì,
khuyến khích các phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan nhất là ở vùng các dân
tộc thiểu số. Cả tỉnh chỉ có vài trường tiểu học (cao nhất là lớp 3). Các trường này
không phải dành cho con em nhân dân lao động mà nhằm đào tạo đội ngũ tay sai
Pháp, vì thế đa số học sinh là con em quan lại, địa chủ, thổ hào. Chúng ra sức đầu
độc thanh thiếu niên bằng sách báo phản động, đồi truỵ, bằng các tệ nạn xã hội (cờ
bạc, rượu) hòng làm cho thế hệ trẻ bị tha hóa.7
Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác
của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương: “chúng tôi không những bị áp bức và
bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm… bằng
thuốc phiện, bằng rượu… chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng
tôi không có quyền tự do học tập”.
- Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam:
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực
dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa ngày càng sâu sắc: Giai cấp địa
chủ:
Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân.
Tuy nhiên, trong nội bộ giai cấ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa: một bộ
phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh
chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau.
5
Ban biên tập, Sự thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội ở
Yên Bái, yenbai.gov.vn
6
Ban biên tập, Sự thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội ở
Yên Bái, yenbai.gov.vn
7
Ban biên tập, Sự thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội ở
Yên Bái, yenbai.gov.vn
11
Giai cấp nông dân: Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt
Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh khốn khổ, bần
cùng của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và
phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh
giành lại ruộng đất và quyền sống tự do.
Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
thực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ như:
Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Quảng Ninh.
Đa số công nhân Việt Nam trực tiếp xuất thân từ giai cấp nông dân, nạn nhân của
chính sách chiếm đoạt ruộng đất mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam. Vì vậy,
giai cấp công nhân Việt Nam có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân.
Giai cấp công nhân Việt Nam bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột. Đặc điểm nổi
bật là: “ra đời truớc giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, và vừa lớn lên nó đã sớm tiếp
thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin”.
Giai cấp tư sản Việt Nam: bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp...
Ngay từ khi ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa
cạnh tranh, chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị của giai cấp tư sản Việt
Nam nhỏ bé, yếu ớt. Vì vậy, giai cấp tư sản Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh
đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công.
Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và những
người làm nghề tự do. Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan trọng của
tầng lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị phá sản
trở thành những người vô sản. Tiểu tư sản Việt Nam có lòng yêu nước, căm thù đế
quốc thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền
vào. Vì vậy, đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội
Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó đặc biệt là
sự ra đời của 2 giai cấp mới: công nhân và tư sản Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp
trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những
12
mức độ khác nhau đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Chính sách cai trị, áp bức,
bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản
trong xã hội Việt Nam: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân
Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với
giai cấp địa chủ phong kiến. Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu nhất là: mâu thuẫn giữa
toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất xã hội Việt
Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai
nhiệm vụ cách mạng: một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập
cho dân tộc, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân
chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho8
nông dân. Trong đó chống đế quốc, giải
phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu vì mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội là mâu
thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Lúc này lực
lượng tập tối đa nhất có thể bao gồm lực lượng yêu nước, lực lượng có mâu thuẫn
với thực dân Pháp. Một lúc cô lập hóa được lực lượng Pháp và tay sai của Pháp đó
là bộ phận đại địa chủ và tư sản mại bản. Thực tế đã giải quyết được một phần mâu
thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong
kiến.
II. Quá trình sàng lọc của lịch sử và dân tộc đối với sự ra đời của Đảng Cộng
sản
Việt Nam
2.1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến
Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước
ácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân
Pháp. Song trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng phong kiến diễn ra mạnh mẽ.
Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm
Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh
kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra
Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng
8
13
phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu
là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887),
Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng
(1885-1895). Đêm ngày 30 tháng 10 năm 1888, vua Hàm Nghi bị người Pháp bắt
trong lúc mọi người đang ngủ say. Bắt được vua Hàm Nghi thực dân Pháp ra sức dụ
dỗ thuyết phục, mua chuộc nhà vua trẻ cộng tác với chúng nhưng vua Hàm Nghi đã
từ chối quyết liệt. Không mua chuộc được vua Hàm nghi thực dân Pháp quyết định
đưa vua Hàm Nghi đi đày tại Algeria, một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi (châu Phi),
các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương suy
yếu dần; từng cuộc khởi nghĩa lần lượt bị tiêu diệt. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi
tiếng súng cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào
Cần Vương coi như chấm dứt. Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông
dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913.9
Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương:
• Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân
từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập
hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần
Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm
họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh
tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng.10
• Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều
lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân
chúng.11
• Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân
Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía
9
CSDL Biên niên Lịch sử Việt Nam, Các phong trào yêu nuớc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Bản
quyền Công Ty Thiên Kim
10
Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn,tr108
11
Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn,tr108
14
Pháp. Những thống kê của người Pháp cho bi ết có hơn 20.000 giáo dân đã bị
quân Cần Vương giết hại.12
• Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc
thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về
phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán,
Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung
Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân
Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.13
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), diễn ra từ năm 1884. Khi Pháp chiếm Bắc
Kỳ lần thứ 2 (4/1884), Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng
Đình Kinh) ở Hữu Lũng. Cuối năm 1885, ông cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng
dưới cờ của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm và trở thành một tướng lĩnh có tài. Tháng
4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh
tối cao của phong trào Yên Thế, tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở
thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào với biệt danh "Hùm xám Yên
Thế".Nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều
khó khăn, thiệt hại. Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế kéo dài đến năm 1913
thì bị dập tắt.14
Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
• Chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước cùng thời.
• Nhiều lúc còn bị động.
• Giai cấp lãnh đạo là nông dân, chưa có đường lối đúng đắn, chưa có hệ tư
tưởng lãnh đạo.
• Là phong trào mang tính tự phát.
• Nhược điểm của Phong trào nông dân Yên Thế phản ánh sự bế tắc của phong
trào yêu nước của VN những năm cuối thế kỉ XIX - đầu XX, đất nước lúc
này rơi vào sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
12
Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn,tr102
13
Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn,tr109
14
Nam Tuấn: Khởi nghĩa Yên Thế - bản hùng ca bất diệt!, dangcongsan.vn
15
Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861-1868), Nguyễn Trung Trực sinh năm 1837.
Thuở nhỏ có tên là Chơn, năm Kỷ Mùi 1859 đổi tên là Nguyễn Văn Lịch, vì tên là
Chơn cộng với tính ngay thẳng, nên thầy dạy học đặt tên hiệu là Trung Trực. Ông
quê gốc ở xã Vĩnh Hội, Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sau khi Pháp tấn công vùng duyên
hải Trung Bộ, gia đình ông phiêu dạt vào Nam, định cư tại làng Bình Nhật, tổng
Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long
An) sinh sống bằng nghề làm nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ.
Năm 1859 thực dân pháp tấn công vào thành Gia Định, ông đã tham gia vào đội
nghĩa binh kháng chiến và được cử về hoạt động chống Pháp trên địa bàn phủ Tân
An và phối hợp tác chiến với Trương Định. Năm 1861, ông chiêu mộ một số đông
nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An, nhờ lập
được nhiều công lao, ông được triều đình Nguyễn phong chức Quản cơ nên còn gọi
là Quản Chơn, hay Quản Lịch.
Được sự giúp đỡ của hương chức làng Nhật Tảo, ông đã bố trí một kế hoạch để
đánh tàu Hi Vọng (pháo hạm L’Espérance) của quân xâm lược Pháp đang hoạt động
trên Nhật Tảo (pháo hạm L’Espérance là tàu gỗ được bọc đồng chạy bằng hơi nước
có thể ra vào những luồng lạch cạn, được trang bị một đại bác và nhiều vũ khí đa
năng, là một trong những tàu thuộc hạng bậc nhất của hải quân Pháp lúc bấy giờ).
Tham gia trong trận chiến này có Nguyễn Trung Trực và các Phó quản binh Hoàng
Khắc Nhượng, Võ Văn Quang, quản toán Nguyễn Học, lương thần Hồ Quang cùng
59 nghĩa quân cảm tử.Sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, sau khi bố trí lực lượng
phục kích trên bờ, nghĩa quân phân tán lên các thuyền nhỏ giả làm thuyền buôn tiến
sát pháo hạm L’Espérance của địch và bất thần nhảy lên tiêu diệt địch. Sau khi làm
chủ được chiến trường, nghĩa quân lấy búa phá tàu giặc nhưng không phá được nên
đổ dầu, châm lửa đốt cháy tàu. Không kịp trở tay toàn bộ lính Pháp bị tiêu diệt.
chiếc tàu dần chìm xuống đáy sông. Sau trận đốt cháy pháo hạm L’Espérance của
thực dân Pháp, triều đình Huế đã phong Nguyễn Trung Trực chức Quản cơ và hậu
thưởng cho nghĩa quân. Sau đó, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân vẫn tiếp tục
chiến đấu trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Khi Hòa ước Nhâm Tuất (1862) đã ký,
16
3 tỉnh miền Đông rơi vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực rút quân về hoạt
động ở 3 tỉnh miền Tây.
Năm 1867, ông về lập căn cứ chống Pháp ở Hòn Chông, Rạch Giá (nay thuộc xã
Bình An, Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang). Ở đó sau khi nắm được tình hình
của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong đó có cả hương chức, nhân dân
Việt – Hoa – Khơ me cùng tham gia).
Đêm ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực dẫn quân từ Tà Niên (nay là
xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đi đánh úp đồn Kiên Giang
(Rạch Giá) do trung úy Sauterne chỉ huy. Kết thúc trận đánh, nghĩa quân chiếm
được đồn, tiêu diệt 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu được nhiều vũ khí, đạn dược,
làm chủ Rạch Giá. Đây là lần đầu tiên lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay
tại trung tâm đầu não của tỉnh. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công,
Nguyễn Trung Trực đành phải lui quân về Hòn Chông, rồi ra đảo Phú Quốc lập căn
cứ tại Cửa Cạn nhằm chống Pháp lâu dài.
Tháng 9 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp bắt ở Phú Quốc rồi bị
đem về Sài Gòn, chúng dụ dỗ ông đầu hàng nhưng vô hiệu. Ngày 27 tháng 10 năm
1868, thực dân Pháp đưa Nguyễn Trung Trực về Rạch Giá và xử tử ông tại dây.
Trước khi chết Nguyễn Trung Trực đã dõng dạc nói với quân Pháp “Bao giờ nước
Nam hết cỏ, thì mới hết người Nam đánh Tây”.15
Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng
phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành
công nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam.
Nguyên nhân thất bại chung của các phong trào yêu nước theo tư tưởng phong kiến:
Thất bại của các phong trào yêu nước Cần Vương và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên
thế,... đã chứng tỏ rằng
• Giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam không đủ điều kiện
để lãnh đạo phong trào yêu nước và giải quyết thành công nhiệm vụ giành
độc lập dân tộc mà lịch sử đặt ra.
15
Dương Kinh Quốc, Việt Nam những sự kiện Lịch Sử(1858-1918),NXB. Giáo Dục tr28,29
17
• Do những hạn chế về mặt lịch sử và giai cấp mà các phong trào yêu nước của
các sĩ phu yêu nước Việt Nam đều lần lượt thất bại.
• Chưa có một đường lối chính trị đúng đắn, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ,
chưa tập hợp được lực lượng cách mạng.
• Chưa có phương pháp vận động, đấu tranh cách mạng, bạo động và cải cách
không phải là phương pháp phù hợp vàđúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
2.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản
Đầu thế kỷ 20, Pháp đã hầu như hoàn thành quá trình bình định Việt Nam, dẹp yên
các cuộc nổi dậy đòi độc lập trong nước. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám
chỉ còn hoạt động ở diện hẹp (bị dập tắt vào năm 1913).
Năm 1903, Phan Bội Châu (1867-1940), một sĩ phu yêu nước người Nghệ An, bắt
đầu đi vào Nam ra Bắc để liên hệ và để thành lập một tổ chức cách mạng. Đầu năm
1904, sau khi từ Nam Kỳ về, ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), Phan Bội Châu
cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 người
khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu
La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật
có tên là Duy Tân hội.
Ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ (1905), Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Tăng Bạt
Hổ (một thành viên cũ của phong trào Cần vương, làm người dẫn đường) bí mật
sang Trung Quốc rồi qua Nhật Bản. Tại đây, ông gặp Lương Khải Siêu – một nhà
cách mạng người Trung Quốc, và các nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ Nhật
Bản, và được khuyên rằng nên viết sách báo để tranh thủ đồng tình của thế giới,
đồng thời cổ động thanh niên sang Nhật học tập để chờ đợi thời cơ. Sau khi bị Nhật
Bản từ chối giúp đỡ binh lực cho hội, Phan Bội Châu đã chuyển hướng từ "cầu
viện" sang "cầu học".
Ngay sau khi phát động, Phong trào Đông Du đã được đông đảo người dân ở cả ba
kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ. Phong trào kêu gọi thanh niên Việt Nam
ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại
độc lập cho nước nhà. Từ tháng 10 năm 1905 đến 1908, số học sinh sang Nhật Bản
du học lên tới khoảng 200 người. Song song với các hoạt động trên, các thành viên
của phong trào còn sáng tác nhiều thơ ca yêu nước.
18
Nguyên nhân thất bại phong trào Đông Du: Phong trào dấy lên khiến thực dân
Pháp lo sợ. Tháng 9 năm 1908, Pháp bắt tay với Nhật kí hiệp ước, theo đó chính
phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3
năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào
Đông Du hoàn toàn tan rã.
Năm 1906, Phan Châu Trinh ra Bắc, liên lạc với Lương Văn Can và các thân sĩ Bắc
Hà để lập cơ sở Duy tân ở Bắc. Với chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, chưa đặt việc
khôi phục chủ quyền quốc gia thành nhiệm vụ trước mắt, chỉ đề xướng xu hướng
dân chủ tư sản với yêu cầu: “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Bên cạnh đó,
ông phản đối việc dung vũ lực cũng như cầu viện bên ngoài. Ông viết những bản
kiến nghị gửi lên chính quyền thực dân Pháp, yêu cầu sửa đổi chính sách cai trị để
giúp người Việt tiến lên văn minh. Ngoài ra, Phan Châu Trinh còn viết bài Tỉnh
quốc hồn ca để kêu gọi mọi người hăng hái duy tân theo hướng dân chủ tư sản.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã bộc lộ hai khuynh hướng. Một số sĩ phu
như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng chủ trương cải cách ôn hòa, nghị viện.
Họ vận động mở trường dạy học, cải đổi phong tục tập quán và lối sống, khuyến
khích mở mang công thương. Một số khác như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên
thì thiên về khuynh hướng bạo động...
Những hoạt động nổi bật theo khuynh hướng ôn hòa:
Thông qua việc mua bán để tập hợp nhau lại. Tiền kiếm được dùng để mở trường,
nuôi thầy, cấp phát sách vở cho học sinh. Vì vậy, việc mua bán này còn được gọi là
Quốc thương.
Đáng kể ở Quảng Nam có Hợp thương diên phong của cử nhân Phan Thúc Duyên,
hiệu buôn của bang tá Nguyễn Toản. Ở Phan Thiết, có Công ty Liên Thành của
Nguyễn Trọng Lội (con danh sĩ Nguyễn Thông). Ở Nghệ An, có Triêu Dương
thương quán do Đặng Nguyên Cẩn và Ngô Đức Kế thành lập...
Mở trường dạy học để mở mang dân trí. Các môn học được giảng dạy ở nhiều
trường là: Quốc ngữ, toán, cách trí (khoa học thường thức), sử Việt, địa lý, thể
dục...Có nơi, còn dạy thêm tiếng Pháp, chữ Hán và võ Việt. Ngoài ra, nhà trường
19
còn là nơi tuyên truyền mở rộng công, thương nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, phê phán
quan lại, đả phá tập tục lạc hậu, thực hiện đời sống mới...
Đáng kể ở Quảng Nam có trường Diên Phong do Trần Quý Cáp tổ chức, trường Phú
Lâm (có một lớp dành riêng cho nữ sinh), trường do Lê Cơ (anh em họ với Phan
Châu Trinh) thành lập. Ở Quảng Ngãi, có trường do cử nhân Nguyễn Đình Quảng
thành lập tại làng Sung Tích (Sơn Tịnh). Ở Phan Thiết, ngoài Công ty Liên Thành,
Nguyễn Trọng Lội còn lập trường tư thục Dục Thanh (1907) rồi giao cho em ruột là
Nguyễn Quý Anh làm quản đốc. Ở Bình Thuận, một thư xã (nhà giảng sách) được
thành lập (1905) tại đình Phú Tài. Ở Thanh Hóa có Hạc thành thư xã, v.v...
Cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực (nổi bật
là hai lĩnh vực vừa nêu trên), được sự hưởng ứng đông đảo của giới sĩ phu và dân
chúng, nên ngày càng phát triển mạnh. Bởi vậy, chính quyền thực dân và phong
kiến tìm mọi cách ngăn cấm. Như việc tổng đốc Quảng Nam là Hồ Đắc Trung cấm
không cho dân chúng tụ tập nghe diễn thuyết, Đặng Nguyên Cẩn đang là đốc học
Hà Tĩnh bị đổi vào Bình Thuận (đầu năm 1907), Ngô Đức Kế bị bắt vì án sát Cao
Ngọc Lễ vu cho tội mưu loạn, Lê Đình Cẩn bị công sứ Quảng Ngãi xét hỏi nhiều
lần
Nguyên nhân thất bại phong trào Duy Tân: Phong trào Duy Tân đang trên đà
phát triển, thì tháng 3 năm 1908 phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ bùng nổ.
Thực dân Pháp lợi dụng cơ hội này, đàn áp thẳng tay, họ ra lệnh đóng cửa các
trường học, giải tán các hội buôn. Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội. Phong trào
Duy Tân coi như bị bức tử vào năm 1908.
Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt Nam còn có nhiều phong trào đấu tranh khác
như: Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907), Phong trào “tẩy chay Khách trú”
(1919), Phong trào chống độc quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn (1923); đấu
tranh trong các hội quản hạt, hội đồng thành phố… đòi cải cách tự do dân chủ.
Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,
cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không
thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng
của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.
20
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế lực
kinh tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam
đã bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một số cuộc đấu tranh
cụ thể với những hình thức khác nhau.
Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp
trên đã diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá; chống độc
quyền thương cảng Sài Gòn; chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ; đòi
thực dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia.
Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư sản
và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo
quần chúng. Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số
quyền lợi thì họ lại đi vào con đường thỏa hiệp.
Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản
thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa
đoàn, Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều
nhà xuất bản như Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan
hải tùng thư (Huế); ra nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn (La Cloche fêlée),
Người nhà quê (Le Nhaque), An Nam trẻ (La jeune Annam)... Có nhiều phong trào
đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá lớn như đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu
(1925), lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đấu tranh đòi thả nhà yêu nước
Nguyễn An Ninh (1926). Cùng với phong trào đấu tranh chính trị, tiểu tư sản Việt
Nam còn tiến hành một cuộc vận động văn hóa tiến bộ, tuyên truyền rộng rãi những
tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên, càng về sau, cùng sự thay đổi của điều kiện lịch
sử, phong trào trên đây ngày càng bị phân hoá mạnh. Có bộ phận đi sâu hơn nữa
vào khuynh hướng chính trị tư sản (như Nam Đồng thư xã), có bộ phận chuyển dần
sang quỹ đạo cách mạng vô sản (tiêu biểu là Phục Việt, Hưng Nam).
Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và
hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Cội nguồn Đảng này là
Nam Đồng thư xã, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu
và Phó Đức Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản
21
ở Việt Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan
Việt Nam trong quân đội Pháp.
Về tư tưởng, Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn
Trung Sơn. Về chính trị, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc,
xóa bỏ chế độ vua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lối
chính trị cụ thể, rõ ràng. Về tổ chức, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương xây dựng
các cấp từ Trung ương đến cơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức
thống nhất.
Ngày 9-2-1929, một số đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng ám sát tên trùm mộ
phu Badanh (Bazin) tại Hà Nội. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố phong trào
yêu nước. Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề nhất. Trong tình thế hết sức
bị động, các lãnh tụ của Đảng quyết định dốc toàn bộ lực lượng vào một trận chiến
đấu cuối cùng với tư tưởng “không thành công cũng thành nhân”.
Ngày 9-2-1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ, trung tâm là thị xã Yên Bái với
cuộc tiến công trại lính Pháp của quân khởi nghĩa. ở một số địa phương như Thái
Bình, Hải Dương... cũng có những hoạt động phối hợp.
Nguyên nhân thất bại Việt Nam quốc dân đảng: Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra khi
chưa có thời cơ, vì thế nó nhanh chóng bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Các
lãnh tụ của Việt Nam quốc dân Đảng cùng hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị bắt và bị
kết án tử hình. Trước khi bước lên đoạn đầu đài họ hô vang khẩu hiệu "Việt Nam
vạn tuế". Vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào dân tộc ở Việt
Nam chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
Tổng kết nguyên nhân thất bại:
Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những
hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của
giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam
rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh
đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho
22
chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước,
nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con
đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và
nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam.
2.3. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản
Quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân nước ta trong giai đoạn 1919-1929 được
chia làm 2 thời kỳ ngắn: thời kỳ đấu tranh tự phát (1919-1925) và thời kỳ đấu tranh
tự giác (1925-1929).
Thời kỳ tự phát 1919-1925
Bắt đầu từ năm 1919 trở đi, những điều kiện chủ quan và khách quan đã có tác động
mạnh mẽ đến giai cấp công nhân nước ta. Ở trong nước, chương trình khai thác
thuộc địa lần II của thực dân Pháp được đẩy mạnh về nhịp độ, mở rộng về quy mô,
phạm vi. Ứng với sự mở rộng và xây dựng mới của các cơ sở công nghiệp là sự
phát triển nhanh chóng về số lượng của giai cấp công nhân. Ở bên ngoài, ảnh hưởng
to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và những hoạt động tích cực của lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc đã góp phần truyền bá những tư tưởng cách mạng, mặc dù còn
ít ỏi vào phong trào cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào công nhân nói
riêng. Theo đó, ý thức giác ngộ chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam được
nâng lên rõ rệt.
Do những điều kiện thuận lợi mới nên phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp
công nhân nước ta giai đoạn này đã có những bước tiến mới đáng kể.
Mở đầu là những cuộc đấu tranh của thủy thủ, công nhân hai cảng Sài Gòn – Hải
Phòng nổ ra năm 1919. Công nhân đã đấu tranh đòi giới chủ phải thực hiện chính
sách cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc. Tiếp đó là các cuộc bãi công
của công nhân viên chức các sở công thương tư nhân Bắc Kỳ, công nhân các lò
nhuộm ở Sài Gòn, Chợ Lớn (1922), các nhà máy dệt, rượu, xay xát ở Nam Định, Hà
Nội, Hải Dương (1924)… Trong khoảng thời gian 6 năm có hơn 25 cuộc đấu tranh
của công nhân nổ ra.
Đỉnh cao của phong trào công nhân thời kỳ này là cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân xưởng thợ Ba Son, Sài Gòn nổ ra vào tháng 8 năm 1925 dưới sự lãnh đạo của
tổ chức “Công hội đỏ” do đồng chí Tôn Đức Thắng phụ trách. Thợ thuyền Ba Son
23
đã kiên trì cuộc đấu tranh cản trở tàu chiến Pháp chở vũ khí và quân đội sang đàn áp
phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Đây là biểu hiện sáng
ngời của tinh thần quốc tế vô sản cao cả, của giai cấp công nhân Việt Nam.
Phong trào công nhân (1919-1925) đã có bước phát triển mới so với trước đây.
Công nhân đã tiến lên sử dụng hình thức đấu tranh đặc trưng là bãi công. Thêm nữa,
từ trong phong trào đấu tranh, những tổ chức chính trị đầu tiên đại diện cho quyền
lợi của giai cấp công nhân Việt Nam đã xuất hiện như Công hội đỏ (1920), một số
công nhân gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông (1921).
Tuy nhiên, phong trào công nhân giai đoạn này vẫn còn những hạn chế như về mục
đích các cuộc đấu tranh mới chỉ tập trung vào các nội dung kinh tế. Về quy mô,
phong trào bị bó hẹp trong các han rào của một nhà máy, xí nghiệp, đồn điền, diễn
ra lẻ tẻ. Về tổ chức, chỉ có duy nhất 1/25 cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra là có
sự lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ (cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son 8/1925).
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc xác định con đường cách mạng vô
sản:
Vào cuối năm 1917, giữa lúc Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc, Người trở
lại nước Pháp. Tại đây, Người lao vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp,
tham gia Đảng Xã hội Pháp, lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước với tờ báo
Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp. Trong những ngày hoạt
động cách mạng sôi nổi đó, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ
làm chấn động toàn cầu. Với sự nhạy cảm chính trị đặc biệt, Người hướng đến ánh
sáng của Cách mạng Tháng Mười và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của cuộc
cách mạng vĩ đại đó.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị
Vécxay (1919) để phân chia quyền lợi. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước
sống ở Pháp, Người lấy tên là Nguyễn ái Quốc đưa đến Hội nghị này bản yêu sách
đòi các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó
không được Hội nghị Vécxay chú ý đến, nhưng được báo chí tiến bộ Pháp công bố
rộng rãi và gây ảnh hưởng chính trị vang dội. Đó là đòn tiến công trực diện đầu
tiên của Nguyễn ái Quốc vào bọn trùm đế quốc. Kết luận quan trọng mà Nguyễn ái
Quốc rút ra là: Những lời tuyên bố dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp
24
bợm; các dân tộc bị áp bức muốn được độc lập tự do thực sự, trước hết phải dựa vào
lực lượng của bản han mình, phải tự mình giải phóng cho mình.
Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (Tours) đã nảy ra cuộc
tranh luận gay gắt về việc gia nhập Quốc tế thứ ba hay ở lại Quốc tế thứ hai.
Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời
hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản; mở đường
giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân tộc của Việt Nam. Bằng thiên tài
trí tuệ và hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn ái Quốc đã kịp thời đáp ứng nhu
cầu bức thiết của lịch sử. Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các
nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Nguyễn ái Quốc đã đến với học
thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô
sản.
Thời kỳ tự giác 1925-1929
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị lực lượng để thành lập
Đảng Cộng sản tại Việt Nam:
Cuối năm 1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu, Trung Quốc.
Đây là nơi có đông người Việt nam yêu nước sinh sống và hoạt động, để xúc tiến
mọi công tác chuẩn bị cho sự ra đời của một đảng Mácxit của Việt Nam. Với tư
cách là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản, trực tiếp Cục Phương Nam, Nguyễn Ái
Quốc bắt đầu tìm hiểu tình hình hoạt động của những người yêu nước Việt Nam
đang sinh sống tại đây, đặc biệt Người đã tiếp xúc với một nhóm thanh niên trong tổ
chức “Tâm tâm xã”. Trên cơ sở đó, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực để
tuyên truyền giác ngộ và thành lập “Cộng sản đoàn” (9 người) (2/1925).
Dựa trên nhóm Cộng sản đoàn, Nguyễn Ái Quốc đứng ra thành lập một tổ chức
cách mạng có tính chất quần chúng rộng rãi hơn lấy tên là Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên (6/1925), trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện ở Quảng Châu.
Từ năm 1925 đến năm 1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã mở các lớp
huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam. Hội đã xây dựng được nhiều
cơ sở ở các trung tâm kinh tế, chính trị trong nước. Năm 1928, Hội thực hiện chủ
trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập
25
trường, quan điểm giai cấp công nhân; để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và lý
luận giải phóng dân tộc vào phong trào cách mạng Việt Nam.
Ngoài việc trực tiếp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên,
Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại
trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung
Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị lý luận chính trị để thành
lập Đảng Cộng sản tại Việt Nam:
Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở
các lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên).
Đường cách mệnh chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách
mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạng
này có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “là việc
chung cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”, do đó phải đoàn kết
toàn dân. Nhưng cái cốt của nó là công nông và phải luôn ghi nhớ rằng công nông
là người chủ cách mệnh, công nông là gốc cách mệnh.
Ngay trong năm 1926, hàng loạt các cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy, xí
nghiệp, hầm mỏ ở Bắc Kỳ đã nổ ra. Tiêu biểu là những cuộc bãi công đấu tranh của
công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy bia rượu Hà Nội-Hà Đông, xi măng
Hải Phòng… công nhân đã đấu tranh đòi cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm
việc, chống đánh đập sa thải thợ. Ngoài ra, còn phải kể đến 2 cuộc đấu tranh với
quy mô lớn của các đồn điền Cam Tiêm, Phú Riềng ở phía Nam.
Năm 1927, được tiếp nối bằng hàng chục cuộc đấu tranh khác của giai cấp công
nhân nổ ra trên phạm vi cả nước.
Đỉnh cao của phong trào đấu tranh giai đoạn này là vào những năm 1928-1929, có
hơn 40 cuộc đấu tranh của công nhân. Tiêu biểu là các cuộc bãi công ở Nhà máy xi
măng Hải Phòng, Nhà máy sợi Nam Định, Nhà máy diêm và Nhà máy cưa Bến
Thủy, Xưởng sửa chữa ô tô Avia Hà Nội, Nhà máy sợi Hải Phòng, Mỏ than Hòn
Gai, Nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), Xưởng sửa chữa tàu thuỷ Ba Son (Sài
Gòn), Đồn điền cao su Phú Riềng, v.v.. Sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
26
chất lượng của phong trào công nhân đã đưa đến một kết quả tất yếu là sự ra đời của
ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam trong năm 1929: Đông Dương Cộng sản
Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (07/1929), Đông Dương Cộng sản Liên
đoàn (9/1929).
Đông Dương cộng sản đảng: Ngày 17/6/1929, tại Hà Nội, đại biểu các tổ
chức cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội, quyết định thành lập Đông Dương cộng sản
đảng. Tuyên ngôn của Đảng nêu rõ: Đảng cộng sản Đông Dương tổ chức đại đa số
và thực hành công nông liên hiệp mục đích là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa; đánh đổ
tư bản chủ nghĩa; diệt trừ chế độ phong kiến; giải phóng công nông; thực hiện xã
hội bình đẳng, tự do, bác ái, tức là xã hội cộng sản.
An Nam cộng sản đảng: Trước sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và
để đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, mùa thu 1929, các đồng chí trong
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam kỳ đã thành
lập An Nam cộng sản đảng. Về điều kiện kết nạp đảng viên, Điều lệ của Đảng viết:
“Ai tin theo chương trình của Quốc tế cộng sản, hăng hái phấn đấu trong một bộ
phận đảng, phục tùng mệnh lệnh đảng và góp nguyệt phí, có thể cho vào đảng
được”.
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn: Việc ra đời của Đông Dương cộng sản
đảng và An Nam cộng sản đảng đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hóa mạnh
mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đông Dương Cộng sản
Liên đoàn. Tuyên đạt của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929) nêu rõ: “Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn lấy chủ nghĩa cộng sản làm nền móng, lấy công, nông,
binh liên hiệp làm đối tượng vận động cách mệnh để thực hành cách mệnh cộng sản
trong xứ Đông Dương, làm cho xứ sở của chúng ta hoàn toàn độc lập, xóa bỏ nạn
người bóc lột áp bức người, xây dựng chế độ Công Nông chuyên chính tiến lên
cộng sản chủ nghĩa trong toàn xứ Đông Dương”
Mặc dù đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa
cộng sản ở Việt Nam nhưng 3 tổ chức cộng sản trên đây hoạt động phân tán, chia rẽ
đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc này. Vì vậy, việc khắc
phục sự chia rẽ, phân tán giữa các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách
27
mạng nước ta, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tất cả những người cộng sản Việt
Nam.
III. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
3.1 Cương lĩnh chính trị đầu tiên
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo
con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới,
đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm
nhuần tinh thần dân tộc.
Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc ở Xiêm (Thái Lan) đang tìm đường về nước thì
nghe tin Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân liệt, những người Cộng sản chia
thành nhiều phái, Người lập tức trở lại Hương Cảng (Trung Quốc). Với tư cách là
phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan
đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, Người chủ động triệu tập đại biểu của
hai nhóm (Đông Dương và An Nam) và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu
Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06-01-1930. Sau
nhiều ngày thảo luận, đến ngày 03-02-1930, Hội nghị đi tới nhất trí tán thành việc
hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng
thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Các văn kiện này hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
3.1.1 Chánh cương vắn tắt của Đảng xác định các giai đoạn, đối tượng và nhiệm vụ
của cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam:
Chánh cương vắn tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, nêu rõ chủ trương
làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Tiến trình cách mạng Việt Nam gồm hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là tư sản dân
quyền cách mạng trong đó có nhiệm vụ thổ địa cách mạng và giai đoạn thứ hai là
thế giới cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
28
Chánh cương vắn tắt khẳng định đế quốc và phong kiến đều là đối tượng phải đánh
đổ trong cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng hai nhiệm vụ này không thực hiện đồng
loạt. Nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu, còn nhiệm
vụ chống phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày sẽ thực hiện từng bước, nhằm
tập trung vào kẻ thù chính là bọn đế quốc xâm lược và bọn phong kiến tay sai.
Chánh cương vắn tắt chỉ rõ những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai
đoạn tư sản dân quyền cách mạng về các phương diện xã hội, chính trị và kinh
tế.Chánh cương xác định, về phương diện xã hội là dân chúng được tự do tổ chức,
nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hoá; về phương diện chính
trị cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong
kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công - nông
binh, tổ chức ra quân đội công nông; về phương diện kinh tế phải thu hết sản nghiệp
lớn như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v. của đế quốc Pháp giao cho Chính phủ
công - nông binh quản lý, thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công
chia cho dân cày nghèo, v.v..
3.1.2 “Sách lược vắn tắt của Đảng” đề ra đường lối tập hợp và lôi kéo quần chúng
Sách lược vắn tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, gồm năm điểm, xác
định Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ
phận giai cấp mình và làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đồng thời,
Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo
làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến. Đảng phải hết sức
liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên và Tân Việt, v.v. để kéo họ
đi vào phe giai cấp vô sản. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản
An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, rồi làm cho họ đứng
trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
Xuất phát từ đường lối đã xác định trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt chủ trương thu hút rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết
rộng rãi của toàn dân tộc chống đế quốc. Đồng thời, Sách lược vắn tắt vẫn nhấn
mạnh nguyên tắc hợp tác giai cấp của Đảng, trong khi liên lạc với các giai cấp, phải
thận trọng, không nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con
29
đường thoả hiệp. Đảng phải đồng thời tuyên truyền và liên lạc với các dân tộc bị áp
bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
3.1.3 “Chương trình tóm tắt của Đảng” nêu những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách
của Đảng trong giai đoạn tư sản dân quyền cách mạng
Chương trình tóm tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, cũng gồm năm
điểm, trong đó xác định những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách về xây dựng Đảng;
về tập hợp quần chúng công nông chuẩn bị thổ địa cách mạng và lật đổ bọn địa chủ
và phong kiến; làm cho công nông thoát khỏi ách của tư bản; lôi kéo, tập hợp các
tầng lớp tiểu tư sản, tư sản bậc trung, trí thức và trung nông v.v., đánh đổ bọn phản
cách mạng v.v.; đoàn kết, hợp tác giai cấp nhưng không hy sinh lợi ích của công
nông; nêu khẩu hiệu "Việt Nam tự do"; đoàn kết với vô sản và các dân tộc bị áp bức
trên thế giới, nhất là vô sản Pháp.
3.1.4 “Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam” quy định những vấn đề quan
trọng về mục tiêu, tổ chức, hoạt động và kỷ luật của Đảng
Điều lệ vắn tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, xác định tên gọi, tôn chỉ
mục đích, lệ vào Đảng, hệ thống tổ chức, trách nhiệm đảng viên, quyền lợi đảng
viên, các cấp uỷ Đảng, kinh phí và kỷ luật của Đảng. Những vấn đề ghi trongĐiều
lệ vắn tắt của Đảng đã xác định tính chất và nguyên tắc tổ chức của chính đảng
mácxít chân chính và cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam.
Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh đã xác định rõ về đường lối, nhiệm vụ, lực lượng
và mối quan hệ của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh sau khi thành lập Đảng. Cụ
thể, về đường lối chiến lược là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách
mạng để đi tới xã hội cộng sản. Cương lĩnh xác định ba nhiệm vụ trước mắt của
cách mạng Việt Nam, bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc
và chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc
lập dân tộc. Cụ thể: Về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong
kiến làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công-
nông-binh và tổ chức quân đội công nông. Về kinh tế, tịch thu toàn bộ sản nghiệp
30
lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ mới; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc
làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp,
miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ. Về văn hóa, dân
chính được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công
nông hóa.
Cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng là tập hợp đại bộ phận giai cấp công
nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo; lãnh đạo nông dân làm cách
mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai
cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản
cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất cũng làm cho họ đứng trung lập, bộ phận nào đã
ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp
công nhân, thông qua Đảng Cộng sản. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản,
phải thu phục cho được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình
lãnh đạo được dân chúng. Về mối quan hệ quốc tế, Luận cương xác định cách mạng
Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; phải liên kết với những dân tộc bị
áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vô sản Pháp.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo
con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới,
đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm
nhuần tinh thần dân tộc. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng
ruộng đất để giành chính quyền về tay nhân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này.
3.2 Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã giải quyết được các hạn chế trong phong
trào yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX
Về vấn đề giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến, bản cương lĩnh chính trị
đầu tiên đã nêu rõ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến đối tượng phải
đánh đổ trong cách mạng dân tộc dân chủ
Về vấn đề tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải
phóng của dân tộc. Chánh cương vắn tắt chỉ rõ những nhiệm vụ của cách mạng Việt
31
Nam trong giai đoạn tư sản dân quyền cách mạng về các phương diện xã hội, chính
trị và kinh tế
Về vấn đề giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu, Sách lược vắn tắt của Đảng đề ra
đường lối tập hợp và lôi kéo quần chúng. xác định Đảng là đội tiên phong của giai
cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình và làm cho giai cấp
mình lãnh đạo được dân chúng
Về vấn đề chính trị và kinh tế. Nội dung bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã xác
định rõ đường lối nhiệm vụ. Cụ thể: về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp
và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính
phủ công-nông-binh và tổ chức quân đội công nông. Về kinh tế, tịch thu toàn bộ sản
nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ mới; tịch thu ruộng đất của bọn đế
quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông
nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ.
3.3 Giá trị thành lập Đảng
Năm 1960, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
tổng kết: “Đảng ta là đạo đức, văn minh; Là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no;
Công ơn Đảng thật là to, Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng
vàng”(1)
. Đến nay, đã 60 năm trôi qua, pho lịch sử bằng vàng ấy đã tiếp tục tỏa sáng
trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đưa đến những bước ngoặt căn bản, có
tính cách mạng làm thay đổi cả vận mệnh dân tộc, thay đổi thân phận của người dân
và vị thế của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là những giá trị lịch sử
không thể phai mờ, được thể hiện ở những nội dung cốt lõi:
Thứ nhất, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt thời
kỳ khủng hoảng về đường lối của phong trào yêu nước Việt Nam. Vào những năm
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiếp tục truyền thống yêu nước, bất khuất kiên
cường chống ngoại xâm, các phong trào chống thực dân Pháp theo ngọn cờ phong
kiến, ngọn cờ dân chủ tư sản của nhân dân Việt Nam đã diễn ra quyết liệt, liên tục
và rộng khắp. Dù với nhiều cách thức tiến hành khác nhau, song đều hướng tới mục
tiêu đánh đổ chế độ thuộc địa, giành độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên, “các phong
trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản qua khảo
32
nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại”(2)
. Phong trào yêu nước Việt Nam lâm vào
khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước.
Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra cho thế hệ yêu nước đương thời là cần phải có một
tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân
tộc. Trước yêu cầu lịch sử đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện. Với lòng yêu
nước, thương dân sâu sắc, với thiên tài trí tuệ, sự nhạy bén về chính trị, Nguyễn Ái
Quốc đã tìm được con đường giải phóng dân tộc triệt để nhất - con đường cách
mạng vô sản, theo Cách mạng Tháng Mười Nga. Từ đó, Người đã nỗ lực xúc tiến
vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Với việc hợp nhất ba tổ chức cộng
sản ở ba Kỳ: Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản Đảng và Đông
Dương Cộng sản Liên đoàn thành Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt
vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về
đường lối cứu nước của các phong trào yêu nước Việt Nam từ khi thực dân Pháp
xâm lược đến những năm 20 của thế kỷ XX. “Việc thành lập Đảng là một bước
ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng
giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”(3)
..
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự trở thành người lãnh đạo,
đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, từng bước đi lên,
làm nên những kỳ tích, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt
Nam, đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển
của lịch sử.
Thứ hai, tổ chức vận động cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay
nhân dân. Là một đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp dưới chính quyền thực dân
tại một nước thuộc địa, trong 15 năm (1930-1945) bị khủng bố, đánh phá, hệ thống
tổ chức Đảng hai lần phải xây dựng lại, với 4 Tổng bí thư của Đảng hy sinh. Nhưng
với việc xác định đường lối chiến lược cách mạng qua Cương lĩnh chính trị đầu
tiên (sau đó bổ sung thành Luận cương Tháng 10-1930) đã đáp ứng khát vọng giải
phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, do vậy, chỉ 15 năm sau đi theo đường lối
cách mạng của Đảng, dân tộc Việt Nam đã làm nên kỳ tích vĩ đại trong Cách mạng
Tháng Tám 1945, xoá bỏ tận gốc chế độ thuộc địa nửa phong kiến, thành lập nước
33
Việt Nam dân chủ cộng hoà: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt
Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác
cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân
tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành
công, đã nắm chính quyền toàn quốc"(4)
. Thắng lợi ấy đã mở ra kỷ nguyên độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giành độc lập cho đất nước, làm thay đổi cả vận mệnh
dân tộc, thay đổi cả thân phận của người dân Việt Nam.
Thứ ba, tổ chức và lãnh đạo thắng lợi các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí
Minh tuyên bố Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Nhưng chỉ sau 3 tuần độc lập, với mưu đồ trở lại thôn tính Việt Nam, thực dân Pháp
đã nổ súng xâm lược Nam Bộ. Trước bối cảnh chính quyền còn non trẻ, Đảng vừa
ra hoạt động công khai, nắm chính quyền cách mạng thì phải đối phó với vô vàn
khó khăn. Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, tình thế cách mạng Việt Nam như
“ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên nguyên tắc “dĩ
bất biến, ứng vạn biến” đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, vừa kháng
chiến vừa kiến quốc, giữ vững chủ quyền của đất nước, vững vàng bước vào cuộc
kháng chiến toàn quốc, với đường lối toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh
là chính.
Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954) đã bảo vệ và phát triển thành quả Cách
mạng Tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, giải phóng miền
Bắc, đưa cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục tiến hành cách mạng giải phóng ở miền Nam.
“Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước
thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng
thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên
thế giới"(5)
..
Sau khi Hiệp định Giơnevơ ký kết, với mưu đồ nhằm biến miền Nam Việt Nam
thành "con đê" ngăn chặn "làn sóng đỏ" - CNXH sang Đông Nam Á, đế quốc Mỹ
34
từng bước can thiệp và tiến hành xâm lược miền Nam, chia cắt đất nước, phá hoại
cách mạng XHCN miền Bắc bằng không quân và hải quân. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, quân và dân cả nước đã đồng tâm hiệp lực, hướng về mục tiêu giải phóng
miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Đồng thời tiến hành hai chiến
lược cách mạng là một điểm sáng tạo độc đáo của đường lối cách mạng Việt Nam
trong giai đoạn này.
Trải qua 21 năm chiến đấu, với đường lối chiến tranh nhân dân, kết hợp sức mạnh
dân tộc và sức mạnh của thời đại, cả nước đồng tâm, nhất trí đi theo một hướng của
Đảng. Nhân dân Việt Nam đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của
đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng
dân tộc bảo vệ Tổ quốc, thu giang sơn về một mối. Thắng lợi của cách mạng miền
Nam, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực
dân trên đất nước, hoàn thành về cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
trên cả nước. Chiến công ấy là “một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng
cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại
của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu
sắc"(6)
. Từ đây, dân tộc Việt Nam tiến vào một kỉ nguyên mới - kỷ nguyên cả nước
hòa bình, thống nhất, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ tư, tổ chức công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước đi lên CNXH trên tinh thần
độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế trong sáng. Sau 30 năm chiến tranh, cả nước
bước vào công cuộc xây dựng CNXH từ những buổi đầu mới mẻ, đối diện với
những thách thức, khó khăn gay gắt cả trong nước, trong khu vực và trên trường
quốc tế. Trong bước thăng trầm ấy, với bản lĩnh kiên cường của một chính Đảng
cách mạng dám nhìn thẳng vào sự thật để cùng cả dân tộc khởi xướng sự nghiệp đổi
mới đất nước. Trong đó, Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định 4 nội dung
cần đổi mới: ''Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy
kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và
công tác'' (7)
.
Đặc biệt vào thập niên 90 của thế kỷ XX, trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp và
tình hình đất nước có muôn vàn khó khăn, các thế lực thù địch không ngừng chống
35
phá, Đảng kiên định mục tiêu mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, giữ
vững vai trò lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió.
Công cuộc đổi mới đất nước đã đưa dân tộc vượt qua thử thách hiểm nghèo, phá thế
bao vây cấm vận của các thế lực thù địch, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, mở
rộng quan hệ quốc tế, tạo tiền đề vững chắc để đất nước ngày càng phát triển công
nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. “Thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam”(8)
.
Những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam 90 năm qua, đã minh chứng trong
thực tế: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng
đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế
phát triển của lịch sử”(9)
.
Những thắng lợi vĩ đại đó đều gắn liền với việc xác định cương lĩnh chính trị,
đường lối chiến lược đúng đắn và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện,
hiện thực hoá đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ Cương lĩnh chính trị đầu
tiên (2-1930) đến Luận cương chính trị (10-1930), Chính cương của Đảng Lao
động Việt Nam (2-1951), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (6-1991) và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Những cương lĩnh chính trị đó
mang tính cách mạng, khoa học, được bổ sung, phát triển và sáng tạo theo tiến trình
lịch sử, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp
với thực tiễn Việt Nam và sự phát triển của lịch sử.
Từ quá trình hoạt động lãnh đạo vô cùng phong phú, sôi động, hào hùng của Đảng
Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay, đã ghi những dấu ấn lịch sử quan
trọng và để lại những bài học sâu sắc về lý luận của Đảng cầm quyền, về con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội và những giá trị thực tiễn phong phú, sinh động, tạo tiền đề,
nền tảng căn bản để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong hiện
tại và tương lai./.
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂN TỘC VIỆT NAM
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂN TỘC VIỆT NAM
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂN TỘC VIỆT NAM
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂN TỘC VIỆT NAM

More Related Content

What's hot

Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Thành Lý Phạm
 
Nhiệt động học . Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học . Trịnh Văn QuangNhiệt động học . Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học . Trịnh Văn QuangTrinh Van Quang
 
truyền khối hấp thu
truyền khối hấp thutruyền khối hấp thu
truyền khối hấp thutrietav
 
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMTài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMLee Ein
 
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939quoctuongdoan740119
 
Hai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHN
Hai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHNHai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHN
Hai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHNĐiện Môi Phân Cực
 
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứđồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứNguyễn Hải Sứ
 
Báo cáo thí nghiệm Vật liệu học
Báo cáo thí nghiệm Vật liệu họcBáo cáo thí nghiệm Vật liệu học
Báo cáo thí nghiệm Vật liệu họcThanhvietnguyen Nguyen
 
Thuyết trình Tư Tưởng HCM
Thuyết trình Tư Tưởng HCMThuyết trình Tư Tưởng HCM
Thuyết trình Tư Tưởng HCMDuong Bao
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Lê Xuân
 
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án) Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án) nataliej4
 
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lựcBài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lựcLe Nguyen Truong Giang
 
composite phân loại và ứng dụng
 composite phân loại và ứng dụng composite phân loại và ứng dụng
composite phân loại và ứng dụngDUY TRUONG
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng SảnPhuong Nha Nguyen
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Thích Hô Hấp
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namHeli Sama
 

What's hot (20)

Chuong 7 truc
Chuong 7 truc Chuong 7 truc
Chuong 7 truc
 
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
Bài tập Truyền Khối Bách Khoa HCM (sưu tầm)
 
Phuong phap pho cong huong tu hat nhan
Phuong phap pho cong huong tu hat nhanPhuong phap pho cong huong tu hat nhan
Phuong phap pho cong huong tu hat nhan
 
Nhiệt động học . Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học . Trịnh Văn QuangNhiệt động học . Trịnh Văn Quang
Nhiệt động học . Trịnh Văn Quang
 
truyền khối hấp thu
truyền khối hấp thutruyền khối hấp thu
truyền khối hấp thu
 
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCMTài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
Tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh trường Đại học Sư phạm TPHCM
 
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
Đường lối ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1936 - 1939
 
Hai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHN
Hai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHNHai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHN
Hai bí kíp thiết lập công thức sai số - ĐHBKHN
 
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứđồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
đồ án chi tiết máy-nguyễn hải sứ
 
Báo cáo thí nghiệm Vật liệu học
Báo cáo thí nghiệm Vật liệu họcBáo cáo thí nghiệm Vật liệu học
Báo cáo thí nghiệm Vật liệu học
 
Thuyết trình Tư Tưởng HCM
Thuyết trình Tư Tưởng HCMThuyết trình Tư Tưởng HCM
Thuyết trình Tư Tưởng HCM
 
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
Bài+giảng+đlcm+đcsvn (2)
 
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án) Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
Bài Tập Kỹ Thuật Nhiệt (Có Đáp Án)
 
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lựcBài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
Bài tập sức bền vật liệu: nội lực và ngoại lực
 
composite phân loại và ứng dụng
 composite phân loại và ứng dụng composite phân loại và ứng dụng
composite phân loại và ứng dụng
 
chương 8 ổ lăn
chương 8 ổ lănchương 8 ổ lăn
chương 8 ổ lăn
 
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sảntư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
tư tưởng hồ chí minh về Đảng Cộng Sản
 
Chuong5
Chuong5Chuong5
Chuong5
 
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
Tiểu luận “Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ...
 
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt namTiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
Tiểu luận ý nghĩa lịch sử ra đời đảng cộng sản việt nam
 

Similar to ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂN TỘC VIỆT NAM

Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namThích Hô Hấp
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt namhanghpu
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookboomingbookbooming
 
20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.aPhi Phi
 
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_namYkazu
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02Đôn Vũ
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02Đôn Vũ
 
đề Cương ôn tập
đề Cương ôn tậpđề Cương ôn tập
đề Cương ôn tậpHang186
 
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2Vinh Xuân
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
 Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩnThích Hô Hấp
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfTranLy59
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcFørgët Løvë
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docMcNhin12
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.dochongxuan1987
 

Similar to ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂN TỘC VIỆT NAM (20)

Thi
ThiThi
Thi
 
DCSVN
DCSVNDCSVN
DCSVN
 
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet namTieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
Tieu luan y nghia lich su ra doi dang cong san viet nam
 
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
20 câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng cộng sản việt nam
 
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
[đườNg lối] 20 câu hỏi ôn tập (kèm đáp án) bookbooming
 
20 cau
20 cau20 cau
20 cau
 
20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a20 cau tu luan d.a
20 cau tu luan d.a
 
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
20 cau hoi_on_tap_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
 
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp0220cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
20cuhintpmnnglicchmngcangcngsnvitnam 120807193754-phpapp02
 
đề Cương ôn tập
đề Cương ôn tậpđề Cương ôn tập
đề Cương ôn tập
 
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
De cuong bai giang mon duong loi cach mang cua dang cong san viet nam 2
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Bài 1
Bài 1Bài 1
Bài 1
 
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
 Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
Câu hỏi ôn thi đường lối - có đáp án chuẩn
 
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdfChuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
Chuong trinh GTLSD (khong chuyen) Chương 1.pdf
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
 
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.docde_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
de_cuong_tuyen_truyen_ky_niem_88_nam_thanh_lap_dang.doc
 
Tu tuong
Tu tuongTu tuong
Tu tuong
 

More from Ho Quang Thanh

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ Casio AE-1000WD
Hướng dẫn sử dụng đồng hồ Casio AE-1000WDHướng dẫn sử dụng đồng hồ Casio AE-1000WD
Hướng dẫn sử dụng đồng hồ Casio AE-1000WDHo Quang Thanh
 
Long mode page traslation
Long mode page traslationLong mode page traslation
Long mode page traslationHo Quang Thanh
 
Protection in Virtual Memory - Study case
Protection in Virtual Memory - Study caseProtection in Virtual Memory - Study case
Protection in Virtual Memory - Study caseHo Quang Thanh
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...Ho Quang Thanh
 
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMHo Quang Thanh
 
Low-code Platform: Tìm hiểu về nền tảng ít lập trình
Low-code Platform: Tìm hiểu về nền tảng ít lập trìnhLow-code Platform: Tìm hiểu về nền tảng ít lập trình
Low-code Platform: Tìm hiểu về nền tảng ít lập trìnhHo Quang Thanh
 
VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"
VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"
VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"Ho Quang Thanh
 
Nhận dạng tin tức giả Tiếng Việt
Nhận dạng tin tức giả Tiếng ViệtNhận dạng tin tức giả Tiếng Việt
Nhận dạng tin tức giả Tiếng ViệtHo Quang Thanh
 
Lựa chọn thuộc tính và Khai phá luật kết hợp trên WEKA
Lựa chọn thuộc tính và Khai phá luật kết hợp trên WEKALựa chọn thuộc tính và Khai phá luật kết hợp trên WEKA
Lựa chọn thuộc tính và Khai phá luật kết hợp trên WEKAHo Quang Thanh
 
Machine Learning resource textbook - Andrew Ng - print version
Machine Learning resource textbook - Andrew Ng - print versionMachine Learning resource textbook - Andrew Ng - print version
Machine Learning resource textbook - Andrew Ng - print versionHo Quang Thanh
 
HCMUT-TBI Training of Trainer
HCMUT-TBI Training of Trainer HCMUT-TBI Training of Trainer
HCMUT-TBI Training of Trainer Ho Quang Thanh
 
Giải quyết bài toán Speech-2-Text bằng Long Short-term Memory
Giải quyết bài toán Speech-2-Text bằng Long Short-term MemoryGiải quyết bài toán Speech-2-Text bằng Long Short-term Memory
Giải quyết bài toán Speech-2-Text bằng Long Short-term MemoryHo Quang Thanh
 
AGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerce
AGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerceAGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerce
AGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerceHo Quang Thanh
 
Cấu hình và bảo mật cho Ubuntu Server
Cấu hình và bảo mật cho Ubuntu Server Cấu hình và bảo mật cho Ubuntu Server
Cấu hình và bảo mật cho Ubuntu Server Ho Quang Thanh
 
Lean manufacturing - Sản xuất Tinh gọn
Lean manufacturing - Sản xuất Tinh gọnLean manufacturing - Sản xuất Tinh gọn
Lean manufacturing - Sản xuất Tinh gọnHo Quang Thanh
 
Phiên chợ khởi nghiệp lần 1 - Startup & SMEs Fair 1
Phiên chợ khởi nghiệp lần 1 - Startup & SMEs Fair 1Phiên chợ khởi nghiệp lần 1 - Startup & SMEs Fair 1
Phiên chợ khởi nghiệp lần 1 - Startup & SMEs Fair 1Ho Quang Thanh
 

More from Ho Quang Thanh (16)

Hướng dẫn sử dụng đồng hồ Casio AE-1000WD
Hướng dẫn sử dụng đồng hồ Casio AE-1000WDHướng dẫn sử dụng đồng hồ Casio AE-1000WD
Hướng dẫn sử dụng đồng hồ Casio AE-1000WD
 
Long mode page traslation
Long mode page traslationLong mode page traslation
Long mode page traslation
 
Protection in Virtual Memory - Study case
Protection in Virtual Memory - Study caseProtection in Virtual Memory - Study case
Protection in Virtual Memory - Study case
 
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM giải quyết xung đột với Pháp sau CMT8 trước Toàn quốc ...
 
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐƯỜNG LỐI CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
 
Low-code Platform: Tìm hiểu về nền tảng ít lập trình
Low-code Platform: Tìm hiểu về nền tảng ít lập trìnhLow-code Platform: Tìm hiểu về nền tảng ít lập trình
Low-code Platform: Tìm hiểu về nền tảng ít lập trình
 
VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"
VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"
VINASTAS - các đối tượng hữu quan và đạo đức tổ chức trong vụ "Nước mắm Asen"
 
Nhận dạng tin tức giả Tiếng Việt
Nhận dạng tin tức giả Tiếng ViệtNhận dạng tin tức giả Tiếng Việt
Nhận dạng tin tức giả Tiếng Việt
 
Lựa chọn thuộc tính và Khai phá luật kết hợp trên WEKA
Lựa chọn thuộc tính và Khai phá luật kết hợp trên WEKALựa chọn thuộc tính và Khai phá luật kết hợp trên WEKA
Lựa chọn thuộc tính và Khai phá luật kết hợp trên WEKA
 
Machine Learning resource textbook - Andrew Ng - print version
Machine Learning resource textbook - Andrew Ng - print versionMachine Learning resource textbook - Andrew Ng - print version
Machine Learning resource textbook - Andrew Ng - print version
 
HCMUT-TBI Training of Trainer
HCMUT-TBI Training of Trainer HCMUT-TBI Training of Trainer
HCMUT-TBI Training of Trainer
 
Giải quyết bài toán Speech-2-Text bằng Long Short-term Memory
Giải quyết bài toán Speech-2-Text bằng Long Short-term MemoryGiải quyết bài toán Speech-2-Text bằng Long Short-term Memory
Giải quyết bài toán Speech-2-Text bằng Long Short-term Memory
 
AGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerce
AGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerceAGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerce
AGILE project management - Quản lý dự án linh hoạt & Ứng dụng trong eCommerce
 
Cấu hình và bảo mật cho Ubuntu Server
Cấu hình và bảo mật cho Ubuntu Server Cấu hình và bảo mật cho Ubuntu Server
Cấu hình và bảo mật cho Ubuntu Server
 
Lean manufacturing - Sản xuất Tinh gọn
Lean manufacturing - Sản xuất Tinh gọnLean manufacturing - Sản xuất Tinh gọn
Lean manufacturing - Sản xuất Tinh gọn
 
Phiên chợ khởi nghiệp lần 1 - Startup & SMEs Fair 1
Phiên chợ khởi nghiệp lần 1 - Startup & SMEs Fair 1Phiên chợ khởi nghiệp lần 1 - Startup & SMEs Fair 1
Phiên chợ khởi nghiệp lần 1 - Startup & SMEs Fair 1
 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ & DÂN TỘC VIỆT NAM

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN MÔN HỌC: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TÊN ĐỀ TÀI: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM HỌC KỲ: / NĂM HỌC: 2020-2021 LỚP: NHÓM: GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN:
  • 2.
  • 3. Trường Đại Học Bách Khoa Khoa Khoa Học Ứng Dụng Bộ môn LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP LỚN: Môn: Đường lối cách mạng của đảng cộng sản Việt Nam Nhóm/Lớp: DTQ1, Tên Nhóm: 9 Đề tài: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM STT Mã số SV Họ Tên Nhiệm vụ được phân công Kết quả Chữ ký Đánh giá của giảng viên Họ và tên nhóm trưởng GIẢNG VIÊN (Ký và ghi rõ họ, tên) NHÓM TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ, tên)
  • 4. 1 MỤC LỤC: PHẦN MỞ ĐẦU:............................................................................................................... 2 PHẦN NỘI DUNG:........................................................................................................... 4 I. Bối cảnh lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX........................ 4 1.1. Bối cảnh thế giới:.............................................................................................. 4 1.2. Bối cảnh trong nước......................................................................................... 8 II. Quá trình sàng lọc của lịch sử và dân tộc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản........................................................................................................................ 12 Việt Nam ....................................................................................................................... 12 2.1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến........................................ 12 2.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản ............................................... 12 2.3. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản ............................................... 22 III. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.......................................................... 27 3.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và cương lĩnh chính trị đầu tiênError! Bookma 3.2. Giá trị thành lập Đảng................................................................................... 31 PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................... 36 NGUỒN THAM KHẢO ................................................................................................. 38
  • 5. 2 PHẦN MỞ ĐẦU: Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc ở Xiêm (Thái Lan) đang tìm đường về nước thì nghe tin Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân liệt, những người Cộng sản chia thành nhiều phái, Người lập tức trở lại Hương Cảng (Trung Quốc). Với tư vai trò là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, Người chủ động triệu tập đại biểu của hai nhóm (Đông Dương và An Nam) và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06-01-1930. Sau nhiều ngày thảo luận, đến ngày 03-02-1930, Hội nghị đi tới nhất trí tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các văn kiện này hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc. Cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng là tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo; lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất cũng làm cho họ đứng trung lập, bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân, thông qua Đảng Cộng sản. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Về mối quan hệ quốc tế, Luận cương xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vô sản Pháp. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới,
  • 6. 3 đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc. Chính vì những điều trên nhóm chúng em đã đi đến quyết định chọn đề tài về:” ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM”. Với mong muốn mang đến cho mọi người những kiến thức sâu hơn về sự ra đời của đảng và quá trình hình thành đảng cộng sản Việt Nam. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” (Trích bài thơ lịch sử nước ta).
  • 7. 4 PHẦN NỘI DUNG: I. Bối cảnh lịch sử Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 1.1. Bối cảnh thế giới: 1.1.1. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang đế quốc chủ nghĩa: Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các nước đế quốc. Đến năm 1914, các nước đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật chiếm một khu vực thuộc địa rộng 65 triệu km2 với số dân 523,4 triệu người (so với diện tích các nước đó là 16,5 triệu km2 và dân số 437,2 triệu). Riêng diện tích các thuộc địa của Pháp là 10,6 triệu km2 với số dân 55,5 triệu (so với diện tích nước Pháp là 0,5 triệu km2 và dân số 39,6 triệu người). Chủ nghĩa đế quốc xuất khẩu tư bản, đầu tư khai thác thuộc địa đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản chính quốc, trước hết là tư bản lũng đoạn; làm cho quan hệ xã hội của các nước thuộc địa biến đổi một cách căn bản. Các nước thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường tư bản thực dân. Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế quốc càng tăng thì mâu thuẫn giữa dân tộc thuộc địa thực dân càng gay gắt, sự phản ứng dân tộc của nhân dân các thuộc địa càng quyết liệt. Và chính bản thân chủ nghĩa đế quốc xâm lược, thống trị các thuộc địa lại tạo cho các dân tộc bị chinh phục những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng. Sự thức tỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh dân tộc để tự giải phóng khỏi ách thực dân, lập lại các quốc gia dân tộc độc lập trên thế giới chịu tác động sâu sắc của chính sách xâm lược, thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Sự áp bức dân tộc càng tăng thì mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa thực dân càng gay gắt, sự phản ứng dân tộc càng quyết liệt. Tháng 8-1914, cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất với mục đích tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc diễn ra, gây ra hàng loạt tang thương cho nhân dân toàn
  • 8. 5 thế giới và làm suy yếu không ít sức mạnh của chủ nghĩa đế quốc. Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các mâu thuẫn xã hội ngàu càng trở nên sâu sắc: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa, mâu thuẫn tư sản với công nhân,.. - Nguyên nhân là do: + Sự tăng cường bóc lột của tư sản đối với giai cấp vô sản ngày càng tăng + Sự khác biệt về địa vị và quyền lợi của các nước đế quốc do sự chênh lệch về sức mạnh và kinh tế. + Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghãi ở các nước đế quốc dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về thị trường và nguyên liệu dẫn đến nhu cầu mở rộng xâm chiếm và tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc. + sự áp bức bóc lột của chính quốc với thuộc địa + sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn. 1.1.2. Chủ nghĩa Mác Lê nin ra đời Và với ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh điều này dẫn đến yêu cầu bức thiết phải có hệ thống lý luận khoa học (vũ khí tư tưởng) của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản được thành lập chính vì điều này đã dẫn đến chủ nghĩa Mác Lê-nin ra đời. Khi đề cập đến chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra cho nhân dân các nước thuộc địa một trong những điểm yếu chết người của chúng nằm ngay trong câu nói “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh”, chứng minh cho hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới của không chỉ đế quốc Anh mà còn là tình hình chung của tất cả các nước đế quốc – diện tích thuộc địa rộng lớn sẽ gây khó khăn cho quá trình cai trị của chính quốc. Vì vậy, muốn chiến thắng và giành lại độc lập, chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra các dân tộc thuộc địa cùng chung kẻ thù phải hợp sức cùng lúc kiên quyết nổi dậy đấu tranh thì sẽ phân tán được lực lượng của đế quốc, thay vì những phong trào nhỏ lẻ, rời rạc thì bọn chúng sẽ dễ dàng dập tắt được. Từ yếu tố này, V. I. Lênin đã bổ sung vào khẩu hiệu nổi tiếng trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” mà C. Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đoàn kết lại” (ban đầu, C. Mác và Ph. Ăngghen đã viết: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!”). Sau khi được bổ sung, khẩu hiệu không những công khai tuyên bố tính chất quốc tế của giai cấp vô sản mà còn kêu gọi tình đoàn kết của tất
  • 9. 6 cả giai cấp thuộc những dân tộc bị áp bức, không chỉ giai cấp vô sản và giai cấp công nhân. Muốn liên kết chặt chẽ mọi tầng lớp dân tộc bị áp bức, cần phải lập ra đảng cộng sản để thực hiện sứ mệnh lịch sử chung: tiêu diệt đế quốc. Là người Việt Nam yêu nước, trên đường tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin bắt đầu từ khi đọc và hiểu bản Sơ thảo lần thứ nhất Những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Nghiên cứu Luận cương của Lênin, Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập vào Việt Nam. Người có công truyền bá, đào tạo và gieo hạt giống đầu tiên của hệ tư tưởng cách mạng và khoa học ấy vào Việt Nam là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Người đã dày công chuẩn bị trực tiếp những tiền đề lý luận, tư tưởng, tạo ra bước ngoặt trong cách mạng Việt Nam, đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2- 1930) mà Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng là cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Từ đó, Đảng mới đề ra được đường lối chiến lược đúng, mới có được năng lực xác định phương hướng, tìm ra bước đi, vạch được phương pháp cách mạng và vận dụng nghệ thuật lãnh đạo một cách khoa học qua mỗi thời kỳ lịch sử. Chính vì chủ nghĩa Mác - Lênin được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng uyển chuyển, sáng tạo mà cách mạng Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác - những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, của công cuộc tìm đường khai phá đầu tiên chưa có tiền lệ trong lịch sử, để đưa một đất nước lạc hậu, kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội.1 1.1.3. Cách mạng tháng Mười Nga thành công và sự ra đời quốc tế Cộng sản: Đầu thế kỷ XX, trên phạm vi quốc tế, sự thức tỉnh của các dân tộc châu á cùng với phong trào dân chủ tư sản ở Đông Âu bắt đầu từ Cách mạng 1905 ở Nga đã tạo thành một cao trào thức tỉnh của các dân tộc phương Đông. Hàng trăm triệu người hướng về một cuộc sống mới với ánh sáng tự do. 1 Hồ Chí Minh vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
  • 10. 7 Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Đối với nước Nga, đó là cuộc cách mạng vô sản, nhưng đối với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thì đó còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, bởi vì trước cách mạng "nước Nga là nhà tù của các dân tộc". Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công, các dân tộc thuộc địa của đế quốc Nga được giải phóng và được hưởng quyền dân tộc tự quyết, kể cả quyền phân lập, hình thành nên các quốc gia độc lập và quyền liên hợp, dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xôviết (1922). Cách mạng Tháng Mười đã nêu tấm gương sáng về sự giải phóng dân tộc bị áp bức đã "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc". Nó làm cho phong trào cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông có quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập. Tại Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin được công bố. Luận cương nổi tiếng này đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản, nhiều đảng cộng sản trên thế giới đã được thành lập. Cách mạng Tháng Mười Nga, trước tiên đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới Nguyễn Ái Quốc - người thanh niên Việt Nam yêu nước đang bôn ba ở nhiều quốc gia để tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Bị thu hút bởi sự kiện lịch sử gây chấn động thế giới, Nguyễn Ái Quốc được tiếp cận với Luận cương của V.I. Lênin “Về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” khi còn ở Pháp. Chính từ trong bản luận cương này Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Điều đó được thể hiện rõ trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” (năm 1927) của Người. Trong tác phẩm này, Người khẳng định: “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười - con đường duy nhất đúng đắn - cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự”. Đánh giá Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc viết: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng
  • 11. 8 triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Đến với Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa xã hội, những người yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX “tựa như người đi đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn”. Từ “cảm tình” đến niềm tin khoa học, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa xã hội là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi và chính Người đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười. Ngay từ khi Đảng còn hoạt động bí mật, mỗi dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười là một dịp sinh hoạt chính trị sâu rộng trong xã hội, là dịp mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong nhân dân thông qua công tác tuyên truyền sâu rộng, là dịp đấu tranh chính trị của các chiến sĩ trong nhà tù dưới hình thức tổ chức kỷ niệm… làm cho kẻ thù rất lo sợ, đối phó2 Tình hình thế giới đầy biến động đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam. 1.2. Bối cảnh trong nước 1.2.1. Xã hội Việt Nam dưới sự thống trị của thực dân Pháp: Chính sách cai trị của thực dân Pháp: Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng buớc thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam. Về chính trị, thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành 3 xứ: Bắc Kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng dưới sự cai trị của viên quan người Pháp. Sự cai trị ba miền Việt Nam được thực hiện bởi một vị Khâm sứ (résident supérieur) ở Trung kỳ, một vị thống sứ ở Bắc Kỳ, một vị thống đốc ở Nam kỳ, dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của vị toàn quyền Đông Pháp. Đã có thể nói là tất cả các sinh hoạt chính trị và hành chánh Việt Nam đã bị tịch thu.3 Đồng thời với chính sách nham hiểm này, thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ trong việc bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với nhân dân ta. Cụ thể, “bình 2 Cách mạng Tháng Mười Nga và ảnh hưởng tới Việt Nam 3 Nguyễn Thế-Anh, Việt Nam Thời Pháp Đô-Hộ (VNTPĐH), Tủ Sách Sử-Địa Học, Nhà xuất bản Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970, tr. 140.
  • 12. 9 định” xong thực dân Pháp chuyển sang khai thác thuộc địa theo chương trình của Pôn Đu-me và An-be Xa- rô. Ở Yên Bái, chúng thực hiện chính sách phản động, một mặt duy trì kinh tế phong kiến (sở hữu phong kiến, bóc lột địa tô, “cuông”, “nguột”), mặt khác chúng vơ vét tài nguyên, sản phẩm, bóc lột nhân công rẻ mạt để phục vụ cho công nghiệp chính quốc và biến Yên Bái thành nơi tiêu thụ hàng hóa cho Pháp. Năm 1928, Tòa sứ Yên Bái nhận 193 đơn xin khai thác mỏ, 285 đơn xin khai thác lâm sản, gần 100 nhà tư sản, võ quan, địa chủ Pháp xin mở đồn điền.4 Về kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư vốn khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp; xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cho lợi ích của chúng. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp đã tạo sự chuyển biến đối với nền kinh tế Việt Nam (hình thành một số ngành kinh tế mới…) nhưng cũng dẫn đến hậu quả là nền kinh tế nước ta bị lệ thuộc vào tư bản Pháp, bị kìm hãm trong vòng lạc hậu. Để phục vụ chương trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp thực hiện chính sách thuế khóa hết sức nặng nề, dã man. Thuế đinh (hay thuế thân), trước khi Pháp xâm lược, nhà Nguyễn thu mỗi suất đinh 1,4 hào, thì ngay khi Pháp chiếm Yên Bái đã nâng lên 5 hào. Ở vùng dân tộc ít người, chúng dùng cách đánh thuế “kiếm ốc” tính theo số nóc nhà, mỗi nhà phải nộp mỗi suất 1,3 đồng (2,5 đồng bằng một tạ gạo ngon). Ngoài ra, còn hàng trăm khoản phụ thu, lạm bổ đánh vào người lao động. Riêng khoản thuế chính ngạch của Yên Bái năm 1932 trị giá 1.840 tấn thóc. Về thuế điền, thực dân Pháp chia ruộng vùng người Kinh làm 5 hạng, hạng một thu 2 đồng/mẫu Bắc bộ, hạng năm thu 2 hào/mẫu. Đối với vùng đồng bào dân tộc, chúng chỉ chia ruộng làm 2 hạng, hạng một thu 7,2 đồng/ mẫu, hạng hai thu 5,2 đồng/mẫu. Sở dĩ có sự chênh lệch mức thuế điền giữa cùng người Kinh và vùng đồng bào các dân tộc là do hầu hết ruộng ở vùng người Kinh đã bị các chủ đồn điền Pháp cướp đoạt, nên được ưu đãi, chỉ đánh thuế nhẹ. Thuế đồn điền tăng, trong khi đó diện tích 1 mẫu Bắc Bộ so trước lại giảm từ 4.970m2/mẫu xuống còn 3.600m2/mẫu, trong điều kiện năng suất không tăng thì thu nhập của người nông dân đã giảm đi. Muối ăn rất khan hiếm ở miền núi, bị đánh thuế rất nặng, từ năm 1928 đến năm 1939 thuế 4 Ban biên tập, Sự thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội ở Yên Bái, yenbai.gov.vn
  • 13. 10 1 tạ muối từ 2,5 hào lên 2,5 đồng và còn bị bọn thực dân và bè lũ tay sai sử dụng như một công cụ để khống chế, kiểm soát nhân dân.5 Kinh tế Yên Bái vốn lạc hậu, tự cấp, tự túc. Vùng cao hoàn toàn du canh, du cư. Từ khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, kinh tế phát triển què quặt, hướng vào vơ vét, bóc lột cho chính quốc.6 Về văn hóa, xã hội thực dân Pháp ra sức thực hiện chính sách ngu dân; duy trì, khuyến khích các phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan nhất là ở vùng các dân tộc thiểu số. Cả tỉnh chỉ có vài trường tiểu học (cao nhất là lớp 3). Các trường này không phải dành cho con em nhân dân lao động mà nhằm đào tạo đội ngũ tay sai Pháp, vì thế đa số học sinh là con em quan lại, địa chủ, thổ hào. Chúng ra sức đầu độc thanh thiếu niên bằng sách báo phản động, đồi truỵ, bằng các tệ nạn xã hội (cờ bạc, rượu) hòng làm cho thế hệ trẻ bị tha hóa.7 Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ tội ác của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương: “chúng tôi không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm… bằng thuốc phiện, bằng rượu… chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”. - Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam: Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thực dân, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình phân hóa ngày càng sâu sắc: Giai cấp địa chủ: Giai cấp địa chủ câu kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân. Tuy nhiên, trong nội bộ giai cấ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa: một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác nhau. 5 Ban biên tập, Sự thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội ở Yên Bái, yenbai.gov.vn 6 Ban biên tập, Sự thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội ở Yên Bái, yenbai.gov.vn 7 Ban biên tập, Sự thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội ở Yên Bái, yenbai.gov.vn
  • 14. 11 Giai cấp nông dân: Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh khốn khổ, bần cùng của giai cấp nông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai, làm tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất và quyền sống tự do. Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, giai cấp công nhân tập trung nhiều ở các thành phố và vùng mỏ như: Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Quảng Ninh. Đa số công nhân Việt Nam trực tiếp xuất thân từ giai cấp nông dân, nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam. Vì vậy, giai cấp công nhân Việt Nam có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với giai cấp nông dân. Giai cấp công nhân Việt Nam bị đế quốc, phong kiến áp bức, bóc lột. Đặc điểm nổi bật là: “ra đời truớc giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, và vừa lớn lên nó đã sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin”. Giai cấp tư sản Việt Nam: bao gồm tư sản công nghiệp, tư sản thương nghiệp... Ngay từ khi ra đời, giai cấp tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh, chèn ép, do đó thế lực kinh tế và địa vị chính trị của giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ bé, yếu ớt. Vì vậy, giai cấp tư sản Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công. Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Bao gồm học sinh, trí thức, viên chức và những người làm nghề tự do. Trong đó, giới trí thức và học sinh là bộ phận quan trọng của tầng lớp tiểu tư sản. Đời sống của tiểu tư sản Việt Nam bấp bênh và dễ bị phá sản trở thành những người vô sản. Tiểu tư sản Việt Nam có lòng yêu nước, căm thù đế quốc thực dân, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài truyền vào. Vì vậy, đây là lực lượng có tinh thần cách mạng cao. Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra đời của 2 giai cấp mới: công nhân và tư sản Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người dân mất nước và ở những
  • 15. 12 mức độ khác nhau đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Chính sách cai trị, áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến. Trong đó, mâu thuẫn chủ yếu nhất là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Tính chất xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Thực tiễn lịch sử Việt Nam đặt ra hai nhiệm vụ cách mạng: một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho8 nông dân. Trong đó chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu vì mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược. Lúc này lực lượng tập tối đa nhất có thể bao gồm lực lượng yêu nước, lực lượng có mâu thuẫn với thực dân Pháp. Một lúc cô lập hóa được lực lượng Pháp và tay sai của Pháp đó là bộ phận đại địa chủ và tư sản mại bản. Thực tế đã giải quyết được một phần mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến. II. Quá trình sàng lọc của lịch sử và dân tộc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 2.1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước ácmăng (Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp. Song trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng phong kiến diễn ra mạnh mẽ. Phong trào Cần Vương (1885-1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng 8
  • 16. 13 phong trào Cần Vương vẫn phát triển, nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895). Đêm ngày 30 tháng 10 năm 1888, vua Hàm Nghi bị người Pháp bắt trong lúc mọi người đang ngủ say. Bắt được vua Hàm Nghi thực dân Pháp ra sức dụ dỗ thuyết phục, mua chuộc nhà vua trẻ cộng tác với chúng nhưng vua Hàm Nghi đã từ chối quyết liệt. Không mua chuộc được vua Hàm nghi thực dân Pháp quyết định đưa vua Hàm Nghi đi đày tại Algeria, một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi (châu Phi), các cuộc khởi nghĩa chống Pháp vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương suy yếu dần; từng cuộc khởi nghĩa lần lượt bị tiêu diệt. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi tiếng súng cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt. Cùng thời gian này còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913.9 Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương: • Tính chất địa phương: sự thất bại của phong trào Cần Vương có nguyên nhân từ sự kháng cự chỉ có tính chất địa phương. Các phong trào chưa quy tụ, tập hợp thành một khối thống nhất đủ mạnh để chống Pháp. Các lãnh tụ Cần Vương chỉ có uy tín tại nơi họ xuất thân, tinh thần địa phương mạnh mẽ làm họ chống lại mọi sự thống nhất phong trào trên quy mô lớn hơn. Khi các lãnh tụ bị bắt hay chết thì quân của họ hoặc giải tán hay đầu hàng.10 • Quan hệ với dân chúng: các đạo quân này không được lòng dân quê nhiều lắm bởi để có phương tiện sống và duy trì chiến đấu, họ phải đi cướp phá dân chúng.11 • Mâu thuẫn với tôn giáo: sự tàn sát vô cớ những người Công giáo của quân Cần Vương khiến giáo dân phải tự vệ bằng cách thông báo tin tức cho phía 9 CSDL Biên niên Lịch sử Việt Nam, Các phong trào yêu nuớc ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Bản quyền Công Ty Thiên Kim 10 Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn,tr108 11 Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn,tr108
  • 17. 14 Pháp. Những thống kê của người Pháp cho bi ết có hơn 20.000 giáo dân đã bị quân Cần Vương giết hại.12 • Mâu thuẫn sắc tộc: Chính sách sa thải các quan chức Việt và cho các dân tộc thiểu số được quyền tự trị rộng rãi cũng làm cho các sắc dân này đứng về phía Pháp. Chính người Thượng đã bắt Hàm Nghi, các bộ lạc Thái, Mán, Mèo, Nùng, Thổ đều đã cắt đường liên lạc của quân Cần Vương với Trung Hoa làm cạn nguồn khí giới của họ. Quen thuộc rừng núi, họ cũng giúp quân Pháp chiến tranh phản du kích đầy hiệu quả.13 Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang), diễn ra từ năm 1884. Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 (4/1884), Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Hữu Lũng. Cuối năm 1885, ông cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm và trở thành một tướng lĩnh có tài. Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào với biệt danh "Hùm xám Yên Thế".Nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn, thiệt hại. Cuộc chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế kéo dài đến năm 1913 thì bị dập tắt.14 Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế: • Chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước cùng thời. • Nhiều lúc còn bị động. • Giai cấp lãnh đạo là nông dân, chưa có đường lối đúng đắn, chưa có hệ tư tưởng lãnh đạo. • Là phong trào mang tính tự phát. • Nhược điểm của Phong trào nông dân Yên Thế phản ánh sự bế tắc của phong trào yêu nước của VN những năm cuối thế kỉ XIX - đầu XX, đất nước lúc này rơi vào sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. 12 Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn,tr102 13 Nguyễn Thế Anh, Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các triều vua nhà Nguyễn,tr109 14 Nam Tuấn: Khởi nghĩa Yên Thế - bản hùng ca bất diệt!, dangcongsan.vn
  • 18. 15 Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861-1868), Nguyễn Trung Trực sinh năm 1837. Thuở nhỏ có tên là Chơn, năm Kỷ Mùi 1859 đổi tên là Nguyễn Văn Lịch, vì tên là Chơn cộng với tính ngay thẳng, nên thầy dạy học đặt tên hiệu là Trung Trực. Ông quê gốc ở xã Vĩnh Hội, Phù Cát, tỉnh Bình Định. Sau khi Pháp tấn công vùng duyên hải Trung Bộ, gia đình ông phiêu dạt vào Nam, định cư tại làng Bình Nhật, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc ngoại ô thị xã Tân An, Long An) sinh sống bằng nghề làm nghề chài lưới vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ. Năm 1859 thực dân pháp tấn công vào thành Gia Định, ông đã tham gia vào đội nghĩa binh kháng chiến và được cử về hoạt động chống Pháp trên địa bàn phủ Tân An và phối hợp tác chiến với Trương Định. Năm 1861, ông chiêu mộ một số đông nông dân nổi dậy đánh phá các đồn Pháp ở các vùng thuộc phủ Tân An, nhờ lập được nhiều công lao, ông được triều đình Nguyễn phong chức Quản cơ nên còn gọi là Quản Chơn, hay Quản Lịch. Được sự giúp đỡ của hương chức làng Nhật Tảo, ông đã bố trí một kế hoạch để đánh tàu Hi Vọng (pháo hạm L’Espérance) của quân xâm lược Pháp đang hoạt động trên Nhật Tảo (pháo hạm L’Espérance là tàu gỗ được bọc đồng chạy bằng hơi nước có thể ra vào những luồng lạch cạn, được trang bị một đại bác và nhiều vũ khí đa năng, là một trong những tàu thuộc hạng bậc nhất của hải quân Pháp lúc bấy giờ). Tham gia trong trận chiến này có Nguyễn Trung Trực và các Phó quản binh Hoàng Khắc Nhượng, Võ Văn Quang, quản toán Nguyễn Học, lương thần Hồ Quang cùng 59 nghĩa quân cảm tử.Sáng ngày 10 tháng 12 năm 1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ, nghĩa quân phân tán lên các thuyền nhỏ giả làm thuyền buôn tiến sát pháo hạm L’Espérance của địch và bất thần nhảy lên tiêu diệt địch. Sau khi làm chủ được chiến trường, nghĩa quân lấy búa phá tàu giặc nhưng không phá được nên đổ dầu, châm lửa đốt cháy tàu. Không kịp trở tay toàn bộ lính Pháp bị tiêu diệt. chiếc tàu dần chìm xuống đáy sông. Sau trận đốt cháy pháo hạm L’Espérance của thực dân Pháp, triều đình Huế đã phong Nguyễn Trung Trực chức Quản cơ và hậu thưởng cho nghĩa quân. Sau đó, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu trên địa bàn Gia Định, Biên Hòa. Khi Hòa ước Nhâm Tuất (1862) đã ký,
  • 19. 16 3 tỉnh miền Đông rơi vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Trung Trực rút quân về hoạt động ở 3 tỉnh miền Tây. Năm 1867, ông về lập căn cứ chống Pháp ở Hòn Chông, Rạch Giá (nay thuộc xã Bình An, Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang). Ở đó sau khi nắm được tình hình của đối phương và tập trung xong lực lượng (trong đó có cả hương chức, nhân dân Việt – Hoa – Khơ me cùng tham gia). Đêm ngày 16 tháng 6 năm 1868, Nguyễn Trung Trực dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) đi đánh úp đồn Kiên Giang (Rạch Giá) do trung úy Sauterne chỉ huy. Kết thúc trận đánh, nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu được nhiều vũ khí, đạn dược, làm chủ Rạch Giá. Đây là lần đầu tiên lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, Nguyễn Trung Trực đành phải lui quân về Hòn Chông, rồi ra đảo Phú Quốc lập căn cứ tại Cửa Cạn nhằm chống Pháp lâu dài. Tháng 9 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp bắt ở Phú Quốc rồi bị đem về Sài Gòn, chúng dụ dỗ ông đầu hàng nhưng vô hiệu. Ngày 27 tháng 10 năm 1868, thực dân Pháp đưa Nguyễn Trung Trực về Rạch Giá và xử tử ông tại dây. Trước khi chết Nguyễn Trung Trực đã dõng dạc nói với quân Pháp “Bao giờ nước Nam hết cỏ, thì mới hết người Nam đánh Tây”.15 Thất bại của các phong trào trên đã chứng tỏ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc ở Việt Nam. Nguyên nhân thất bại chung của các phong trào yêu nước theo tư tưởng phong kiến: Thất bại của các phong trào yêu nước Cần Vương và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên thế,... đã chứng tỏ rằng • Giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước và giải quyết thành công nhiệm vụ giành độc lập dân tộc mà lịch sử đặt ra. 15 Dương Kinh Quốc, Việt Nam những sự kiện Lịch Sử(1858-1918),NXB. Giáo Dục tr28,29
  • 20. 17 • Do những hạn chế về mặt lịch sử và giai cấp mà các phong trào yêu nước của các sĩ phu yêu nước Việt Nam đều lần lượt thất bại. • Chưa có một đường lối chính trị đúng đắn, hệ thống tổ chức thiếu chặt chẽ, chưa tập hợp được lực lượng cách mạng. • Chưa có phương pháp vận động, đấu tranh cách mạng, bạo động và cải cách không phải là phương pháp phù hợp vàđúng đắn cho cách mạng Việt Nam. 2.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản Đầu thế kỷ 20, Pháp đã hầu như hoàn thành quá trình bình định Việt Nam, dẹp yên các cuộc nổi dậy đòi độc lập trong nước. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Đề Thám chỉ còn hoạt động ở diện hẹp (bị dập tắt vào năm 1913). Năm 1903, Phan Bội Châu (1867-1940), một sĩ phu yêu nước người Nghệ An, bắt đầu đi vào Nam ra Bắc để liên hệ và để thành lập một tổ chức cách mạng. Đầu năm 1904, sau khi từ Nam Kỳ về, ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), Phan Bội Châu cùng Kỳ Ngoại hầu Cường Để (cháu 5 đời của Hoàng tử Cảnh) và hơn 20 người khác họp tại nhà riêng của Nguyễn Hàm (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có tên là Duy Tân hội. Ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ (1905), Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ (một thành viên cũ của phong trào Cần vương, làm người dẫn đường) bí mật sang Trung Quốc rồi qua Nhật Bản. Tại đây, ông gặp Lương Khải Siêu – một nhà cách mạng người Trung Quốc, và các nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ Nhật Bản, và được khuyên rằng nên viết sách báo để tranh thủ đồng tình của thế giới, đồng thời cổ động thanh niên sang Nhật học tập để chờ đợi thời cơ. Sau khi bị Nhật Bản từ chối giúp đỡ binh lực cho hội, Phan Bội Châu đã chuyển hướng từ "cầu viện" sang "cầu học". Ngay sau khi phát động, Phong trào Đông Du đã được đông đảo người dân ở cả ba kỳ tham gia và ủng hộ, nhất là ở Nam Kỳ. Phong trào kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà. Từ tháng 10 năm 1905 đến 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người. Song song với các hoạt động trên, các thành viên của phong trào còn sáng tác nhiều thơ ca yêu nước.
  • 21. 18 Nguyên nhân thất bại phong trào Đông Du: Phong trào dấy lên khiến thực dân Pháp lo sợ. Tháng 9 năm 1908, Pháp bắt tay với Nhật kí hiệp ước, theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du hoàn toàn tan rã. Năm 1906, Phan Châu Trinh ra Bắc, liên lạc với Lương Văn Can và các thân sĩ Bắc Hà để lập cơ sở Duy tân ở Bắc. Với chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, chưa đặt việc khôi phục chủ quyền quốc gia thành nhiệm vụ trước mắt, chỉ đề xướng xu hướng dân chủ tư sản với yêu cầu: “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Bên cạnh đó, ông phản đối việc dung vũ lực cũng như cầu viện bên ngoài. Ông viết những bản kiến nghị gửi lên chính quyền thực dân Pháp, yêu cầu sửa đổi chính sách cai trị để giúp người Việt tiến lên văn minh. Ngoài ra, Phan Châu Trinh còn viết bài Tỉnh quốc hồn ca để kêu gọi mọi người hăng hái duy tân theo hướng dân chủ tư sản. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã bộc lộ hai khuynh hướng. Một số sĩ phu như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng chủ trương cải cách ôn hòa, nghị viện. Họ vận động mở trường dạy học, cải đổi phong tục tập quán và lối sống, khuyến khích mở mang công thương. Một số khác như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên thì thiên về khuynh hướng bạo động... Những hoạt động nổi bật theo khuynh hướng ôn hòa: Thông qua việc mua bán để tập hợp nhau lại. Tiền kiếm được dùng để mở trường, nuôi thầy, cấp phát sách vở cho học sinh. Vì vậy, việc mua bán này còn được gọi là Quốc thương. Đáng kể ở Quảng Nam có Hợp thương diên phong của cử nhân Phan Thúc Duyên, hiệu buôn của bang tá Nguyễn Toản. Ở Phan Thiết, có Công ty Liên Thành của Nguyễn Trọng Lội (con danh sĩ Nguyễn Thông). Ở Nghệ An, có Triêu Dương thương quán do Đặng Nguyên Cẩn và Ngô Đức Kế thành lập... Mở trường dạy học để mở mang dân trí. Các môn học được giảng dạy ở nhiều trường là: Quốc ngữ, toán, cách trí (khoa học thường thức), sử Việt, địa lý, thể dục...Có nơi, còn dạy thêm tiếng Pháp, chữ Hán và võ Việt. Ngoài ra, nhà trường
  • 22. 19 còn là nơi tuyên truyền mở rộng công, thương nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, phê phán quan lại, đả phá tập tục lạc hậu, thực hiện đời sống mới... Đáng kể ở Quảng Nam có trường Diên Phong do Trần Quý Cáp tổ chức, trường Phú Lâm (có một lớp dành riêng cho nữ sinh), trường do Lê Cơ (anh em họ với Phan Châu Trinh) thành lập. Ở Quảng Ngãi, có trường do cử nhân Nguyễn Đình Quảng thành lập tại làng Sung Tích (Sơn Tịnh). Ở Phan Thiết, ngoài Công ty Liên Thành, Nguyễn Trọng Lội còn lập trường tư thục Dục Thanh (1907) rồi giao cho em ruột là Nguyễn Quý Anh làm quản đốc. Ở Bình Thuận, một thư xã (nhà giảng sách) được thành lập (1905) tại đình Phú Tài. Ở Thanh Hóa có Hạc thành thư xã, v.v... Cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực (nổi bật là hai lĩnh vực vừa nêu trên), được sự hưởng ứng đông đảo của giới sĩ phu và dân chúng, nên ngày càng phát triển mạnh. Bởi vậy, chính quyền thực dân và phong kiến tìm mọi cách ngăn cấm. Như việc tổng đốc Quảng Nam là Hồ Đắc Trung cấm không cho dân chúng tụ tập nghe diễn thuyết, Đặng Nguyên Cẩn đang là đốc học Hà Tĩnh bị đổi vào Bình Thuận (đầu năm 1907), Ngô Đức Kế bị bắt vì án sát Cao Ngọc Lễ vu cho tội mưu loạn, Lê Đình Cẩn bị công sứ Quảng Ngãi xét hỏi nhiều lần Nguyên nhân thất bại phong trào Duy Tân: Phong trào Duy Tân đang trên đà phát triển, thì tháng 3 năm 1908 phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ bùng nổ. Thực dân Pháp lợi dụng cơ hội này, đàn áp thẳng tay, họ ra lệnh đóng cửa các trường học, giải tán các hội buôn. Phan Châu Trinh bị bắt ở Hà Nội. Phong trào Duy Tân coi như bị bức tử vào năm 1908. Ngoài ra, trong thời kỳ này ở Việt Nam còn có nhiều phong trào đấu tranh khác như: Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907), Phong trào “tẩy chay Khách trú” (1919), Phong trào chống độc quyền xuất nhập khẩu ở cảng Sài Gòn (1923); đấu tranh trong các hội quản hạt, hội đồng thành phố… đòi cải cách tự do dân chủ. Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.
  • 23. 20 Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế lực kinh tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam đã bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một số cuộc đấu tranh cụ thể với những hình thức khác nhau. Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên đã diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá; chống độc quyền thương cảng Sài Gòn; chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ; đòi thực dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia. Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng. Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền lợi thì họ lại đi vào con đường thỏa hiệp. Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều nhà xuất bản như Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế); ra nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn (La Cloche fêlée), Người nhà quê (Le Nhaque), An Nam trẻ (La jeune Annam)... Có nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá lớn như đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926). Cùng với phong trào đấu tranh chính trị, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành một cuộc vận động văn hóa tiến bộ, tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên, càng về sau, cùng sự thay đổi của điều kiện lịch sử, phong trào trên đây ngày càng bị phân hoá mạnh. Có bộ phận đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng chính trị tư sản (như Nam Đồng thư xã), có bộ phận chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản (tiêu biểu là Phục Việt, Hưng Nam). Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Cội nguồn Đảng này là Nam Đồng thư xã, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản
  • 24. 21 ở Việt Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan Việt Nam trong quân đội Pháp. Về tư tưởng, Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn. Về chính trị, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ chế độ vua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lối chính trị cụ thể, rõ ràng. Về tổ chức, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ Trung ương đến cơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất. Ngày 9-2-1929, một số đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng ám sát tên trùm mộ phu Badanh (Bazin) tại Hà Nội. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố phong trào yêu nước. Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề nhất. Trong tình thế hết sức bị động, các lãnh tụ của Đảng quyết định dốc toàn bộ lực lượng vào một trận chiến đấu cuối cùng với tư tưởng “không thành công cũng thành nhân”. Ngày 9-2-1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ, trung tâm là thị xã Yên Bái với cuộc tiến công trại lính Pháp của quân khởi nghĩa. ở một số địa phương như Thái Bình, Hải Dương... cũng có những hoạt động phối hợp. Nguyên nhân thất bại Việt Nam quốc dân đảng: Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra khi chưa có thời cơ, vì thế nó nhanh chóng bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Các lãnh tụ của Việt Nam quốc dân Đảng cùng hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị bắt và bị kết án tử hình. Trước khi bước lên đoạn đầu đài họ hô vang khẩu hiệu "Việt Nam vạn tuế". Vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào dân tộc ở Việt Nam chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái. Tổng kết nguyên nhân thất bại: Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm cho
  • 25. 22 chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam. 2.3. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản Quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân nước ta trong giai đoạn 1919-1929 được chia làm 2 thời kỳ ngắn: thời kỳ đấu tranh tự phát (1919-1925) và thời kỳ đấu tranh tự giác (1925-1929). Thời kỳ tự phát 1919-1925 Bắt đầu từ năm 1919 trở đi, những điều kiện chủ quan và khách quan đã có tác động mạnh mẽ đến giai cấp công nhân nước ta. Ở trong nước, chương trình khai thác thuộc địa lần II của thực dân Pháp được đẩy mạnh về nhịp độ, mở rộng về quy mô, phạm vi. Ứng với sự mở rộng và xây dựng mới của các cơ sở công nghiệp là sự phát triển nhanh chóng về số lượng của giai cấp công nhân. Ở bên ngoài, ảnh hưởng to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và những hoạt động tích cực của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã góp phần truyền bá những tư tưởng cách mạng, mặc dù còn ít ỏi vào phong trào cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào công nhân nói riêng. Theo đó, ý thức giác ngộ chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam được nâng lên rõ rệt. Do những điều kiện thuận lợi mới nên phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân nước ta giai đoạn này đã có những bước tiến mới đáng kể. Mở đầu là những cuộc đấu tranh của thủy thủ, công nhân hai cảng Sài Gòn – Hải Phòng nổ ra năm 1919. Công nhân đã đấu tranh đòi giới chủ phải thực hiện chính sách cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc. Tiếp đó là các cuộc bãi công của công nhân viên chức các sở công thương tư nhân Bắc Kỳ, công nhân các lò nhuộm ở Sài Gòn, Chợ Lớn (1922), các nhà máy dệt, rượu, xay xát ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương (1924)… Trong khoảng thời gian 6 năm có hơn 25 cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra. Đỉnh cao của phong trào công nhân thời kỳ này là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân xưởng thợ Ba Son, Sài Gòn nổ ra vào tháng 8 năm 1925 dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Công hội đỏ” do đồng chí Tôn Đức Thắng phụ trách. Thợ thuyền Ba Son
  • 26. 23 đã kiên trì cuộc đấu tranh cản trở tàu chiến Pháp chở vũ khí và quân đội sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Đây là biểu hiện sáng ngời của tinh thần quốc tế vô sản cao cả, của giai cấp công nhân Việt Nam. Phong trào công nhân (1919-1925) đã có bước phát triển mới so với trước đây. Công nhân đã tiến lên sử dụng hình thức đấu tranh đặc trưng là bãi công. Thêm nữa, từ trong phong trào đấu tranh, những tổ chức chính trị đầu tiên đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân Việt Nam đã xuất hiện như Công hội đỏ (1920), một số công nhân gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông (1921). Tuy nhiên, phong trào công nhân giai đoạn này vẫn còn những hạn chế như về mục đích các cuộc đấu tranh mới chỉ tập trung vào các nội dung kinh tế. Về quy mô, phong trào bị bó hẹp trong các han rào của một nhà máy, xí nghiệp, đồn điền, diễn ra lẻ tẻ. Về tổ chức, chỉ có duy nhất 1/25 cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra là có sự lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ (cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son 8/1925). Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc xác định con đường cách mạng vô sản: Vào cuối năm 1917, giữa lúc Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc, Người trở lại nước Pháp. Tại đây, Người lao vào cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp, tham gia Đảng Xã hội Pháp, lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước với tờ báo Việt Nam hồn để tuyên truyền giáo dục Việt kiều ở Pháp. Trong những ngày hoạt động cách mạng sôi nổi đó, cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ làm chấn động toàn cầu. Với sự nhạy cảm chính trị đặc biệt, Người hướng đến ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của cuộc cách mạng vĩ đại đó. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Vécxay (1919) để phân chia quyền lợi. Thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp, Người lấy tên là Nguyễn ái Quốc đưa đến Hội nghị này bản yêu sách đòi các quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Bản yêu sách đó không được Hội nghị Vécxay chú ý đến, nhưng được báo chí tiến bộ Pháp công bố rộng rãi và gây ảnh hưởng chính trị vang dội. Đó là đòn tiến công trực diện đầu tiên của Nguyễn ái Quốc vào bọn trùm đế quốc. Kết luận quan trọng mà Nguyễn ái Quốc rút ra là: Những lời tuyên bố dân tộc tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp
  • 27. 24 bợm; các dân tộc bị áp bức muốn được độc lập tự do thực sự, trước hết phải dựa vào lực lượng của bản han mình, phải tự mình giải phóng cho mình. Tháng 12-1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (Tours) đã nảy ra cuộc tranh luận gay gắt về việc gia nhập Quốc tế thứ ba hay ở lại Quốc tế thứ hai. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện đó đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản; mở đường giải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân tộc của Việt Nam. Bằng thiên tài trí tuệ và hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn ái Quốc đã kịp thời đáp ứng nhu cầu bức thiết của lịch sử. Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Nguyễn ái Quốc đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Thời kỳ tự giác 1925-1929 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị lực lượng để thành lập Đảng Cộng sản tại Việt Nam: Cuối năm 1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu, Trung Quốc. Đây là nơi có đông người Việt nam yêu nước sinh sống và hoạt động, để xúc tiến mọi công tác chuẩn bị cho sự ra đời của một đảng Mácxit của Việt Nam. Với tư cách là đặc phái viên của Quốc tế Cộng sản, trực tiếp Cục Phương Nam, Nguyễn Ái Quốc bắt đầu tìm hiểu tình hình hoạt động của những người yêu nước Việt Nam đang sinh sống tại đây, đặc biệt Người đã tiếp xúc với một nhóm thanh niên trong tổ chức “Tâm tâm xã”. Trên cơ sở đó, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực để tuyên truyền giác ngộ và thành lập “Cộng sản đoàn” (9 người) (2/1925). Dựa trên nhóm Cộng sản đoàn, Nguyễn Ái Quốc đứng ra thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quần chúng rộng rãi hơn lấy tên là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925), trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện ở Quảng Châu. Từ năm 1925 đến năm 1927, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã mở các lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng Việt Nam. Hội đã xây dựng được nhiều cơ sở ở các trung tâm kinh tế, chính trị trong nước. Năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, đưa hội viên vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để rèn luyện lập
  • 28. 25 trường, quan điểm giai cấp công nhân; để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận giải phóng dân tộc vào phong trào cách mạng Việt Nam. Ngoài việc trực tiếp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Nguyễn Ái Quốc còn lựa chọn những thanh niên Việt Nam ưu tú gửi đi học tại trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) và trường Lục quân Hoàng Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị lý luận chính trị để thành lập Đảng Cộng sản tại Việt Nam: Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh (tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên). Đường cách mệnh chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”, do đó phải đoàn kết toàn dân. Nhưng cái cốt của nó là công nông và phải luôn ghi nhớ rằng công nông là người chủ cách mệnh, công nông là gốc cách mệnh. Ngay trong năm 1926, hàng loạt các cuộc đấu tranh của công nhân các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ ở Bắc Kỳ đã nổ ra. Tiêu biểu là những cuộc bãi công đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy bia rượu Hà Nội-Hà Đông, xi măng Hải Phòng… công nhân đã đấu tranh đòi cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, chống đánh đập sa thải thợ. Ngoài ra, còn phải kể đến 2 cuộc đấu tranh với quy mô lớn của các đồn điền Cam Tiêm, Phú Riềng ở phía Nam. Năm 1927, được tiếp nối bằng hàng chục cuộc đấu tranh khác của giai cấp công nhân nổ ra trên phạm vi cả nước. Đỉnh cao của phong trào đấu tranh giai đoạn này là vào những năm 1928-1929, có hơn 40 cuộc đấu tranh của công nhân. Tiêu biểu là các cuộc bãi công ở Nhà máy xi măng Hải Phòng, Nhà máy sợi Nam Định, Nhà máy diêm và Nhà máy cưa Bến Thủy, Xưởng sửa chữa ô tô Avia Hà Nội, Nhà máy sợi Hải Phòng, Mỏ than Hòn Gai, Nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh), Xưởng sửa chữa tàu thuỷ Ba Son (Sài Gòn), Đồn điền cao su Phú Riềng, v.v.. Sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và
  • 29. 26 chất lượng của phong trào công nhân đã đưa đến một kết quả tất yếu là sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam trong năm 1929: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (07/1929), Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929). Đông Dương cộng sản đảng: Ngày 17/6/1929, tại Hà Nội, đại biểu các tổ chức cộng sản ở miền Bắc họp Đại hội, quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng. Tuyên ngôn của Đảng nêu rõ: Đảng cộng sản Đông Dương tổ chức đại đa số và thực hành công nông liên hiệp mục đích là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa; đánh đổ tư bản chủ nghĩa; diệt trừ chế độ phong kiến; giải phóng công nông; thực hiện xã hội bình đẳng, tự do, bác ái, tức là xã hội cộng sản. An Nam cộng sản đảng: Trước sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và để đáp ứng yêu cầu của phong trào cách mạng, mùa thu 1929, các đồng chí trong Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc và Nam kỳ đã thành lập An Nam cộng sản đảng. Về điều kiện kết nạp đảng viên, Điều lệ của Đảng viết: “Ai tin theo chương trình của Quốc tế cộng sản, hăng hái phấn đấu trong một bộ phận đảng, phục tùng mệnh lệnh đảng và góp nguyệt phí, có thể cho vào đảng được”. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn: Việc ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã làm cho nội bộ Đảng Tân Việt phân hóa mạnh mẽ, những đảng viên tiên tiến của Tân Việt đã thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Tuyên đạt của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn (9/1929) nêu rõ: “Đông Dương Cộng sản Liên đoàn lấy chủ nghĩa cộng sản làm nền móng, lấy công, nông, binh liên hiệp làm đối tượng vận động cách mệnh để thực hành cách mệnh cộng sản trong xứ Đông Dương, làm cho xứ sở của chúng ta hoàn toàn độc lập, xóa bỏ nạn người bóc lột áp bức người, xây dựng chế độ Công Nông chuyên chính tiến lên cộng sản chủ nghĩa trong toàn xứ Đông Dương” Mặc dù đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến, xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam nhưng 3 tổ chức cộng sản trên đây hoạt động phân tán, chia rẽ đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc này. Vì vậy, việc khắc phục sự chia rẽ, phân tán giữa các tổ chức cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách
  • 30. 27 mạng nước ta, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt của tất cả những người cộng sản Việt Nam. III. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 3.1 Cương lĩnh chính trị đầu tiên Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc. Cuối năm 1929, Nguyễn Ái Quốc ở Xiêm (Thái Lan) đang tìm đường về nước thì nghe tin Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên phân liệt, những người Cộng sản chia thành nhiều phái, Người lập tức trở lại Hương Cảng (Trung Quốc). Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, Người chủ động triệu tập đại biểu của hai nhóm (Đông Dương và An Nam) và chủ trì Hội nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc). Hội nghị bắt đầu họp từ ngày 06-01-1930. Sau nhiều ngày thảo luận, đến ngày 03-02-1930, Hội nghị đi tới nhất trí tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Các văn kiện này hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 3.1.1 Chánh cương vắn tắt của Đảng xác định các giai đoạn, đối tượng và nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam: Chánh cương vắn tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, nêu rõ chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Tiến trình cách mạng Việt Nam gồm hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là tư sản dân quyền cách mạng trong đó có nhiệm vụ thổ địa cách mạng và giai đoạn thứ hai là thế giới cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
  • 31. 28 Chánh cương vắn tắt khẳng định đế quốc và phong kiến đều là đối tượng phải đánh đổ trong cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng hai nhiệm vụ này không thực hiện đồng loạt. Nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu, còn nhiệm vụ chống phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày sẽ thực hiện từng bước, nhằm tập trung vào kẻ thù chính là bọn đế quốc xâm lược và bọn phong kiến tay sai. Chánh cương vắn tắt chỉ rõ những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn tư sản dân quyền cách mạng về các phương diện xã hội, chính trị và kinh tế.Chánh cương xác định, về phương diện xã hội là dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hoá; về phương diện chính trị cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công - nông binh, tổ chức ra quân đội công nông; về phương diện kinh tế phải thu hết sản nghiệp lớn như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v. của đế quốc Pháp giao cho Chính phủ công - nông binh quản lý, thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo, v.v.. 3.1.2 “Sách lược vắn tắt của Đảng” đề ra đường lối tập hợp và lôi kéo quần chúng Sách lược vắn tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, gồm năm điểm, xác định Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình và làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Đồng thời, Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên và Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe giai cấp vô sản. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, rồi làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Xuất phát từ đường lối đã xác định trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt chủ trương thu hút rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết rộng rãi của toàn dân tộc chống đế quốc. Đồng thời, Sách lược vắn tắt vẫn nhấn mạnh nguyên tắc hợp tác giai cấp của Đảng, trong khi liên lạc với các giai cấp, phải thận trọng, không nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con
  • 32. 29 đường thoả hiệp. Đảng phải đồng thời tuyên truyền và liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. 3.1.3 “Chương trình tóm tắt của Đảng” nêu những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng trong giai đoạn tư sản dân quyền cách mạng Chương trình tóm tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, cũng gồm năm điểm, trong đó xác định những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách về xây dựng Đảng; về tập hợp quần chúng công nông chuẩn bị thổ địa cách mạng và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến; làm cho công nông thoát khỏi ách của tư bản; lôi kéo, tập hợp các tầng lớp tiểu tư sản, tư sản bậc trung, trí thức và trung nông v.v., đánh đổ bọn phản cách mạng v.v.; đoàn kết, hợp tác giai cấp nhưng không hy sinh lợi ích của công nông; nêu khẩu hiệu "Việt Nam tự do"; đoàn kết với vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, nhất là vô sản Pháp. 3.1.4 “Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam” quy định những vấn đề quan trọng về mục tiêu, tổ chức, hoạt động và kỷ luật của Đảng Điều lệ vắn tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, xác định tên gọi, tôn chỉ mục đích, lệ vào Đảng, hệ thống tổ chức, trách nhiệm đảng viên, quyền lợi đảng viên, các cấp uỷ Đảng, kinh phí và kỷ luật của Đảng. Những vấn đề ghi trongĐiều lệ vắn tắt của Đảng đã xác định tính chất và nguyên tắc tổ chức của chính đảng mácxít chân chính và cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh đã xác định rõ về đường lối, nhiệm vụ, lực lượng và mối quan hệ của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh sau khi thành lập Đảng. Cụ thể, về đường lối chiến lược là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản. Cương lĩnh xác định ba nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam, bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Cụ thể: Về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công- nông-binh và tổ chức quân đội công nông. Về kinh tế, tịch thu toàn bộ sản nghiệp
  • 33. 30 lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ mới; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ. Về văn hóa, dân chính được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa. Cương lĩnh xác định lực lượng cách mạng là tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo; lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất cũng làm cho họ đứng trung lập, bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Giai cấp lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân, thông qua Đảng Cộng sản. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Về mối quan hệ quốc tế, Luận cương xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với quần chúng vô sản Pháp. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để giành chính quyền về tay nhân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này. 3.2 Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã giải quyết được các hạn chế trong phong trào yêu nước nửa cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX Về vấn đề giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến, bản cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nêu rõ giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến đối tượng phải đánh đổ trong cách mạng dân tộc dân chủ Về vấn đề tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc. Chánh cương vắn tắt chỉ rõ những nhiệm vụ của cách mạng Việt
  • 34. 31 Nam trong giai đoạn tư sản dân quyền cách mạng về các phương diện xã hội, chính trị và kinh tế Về vấn đề giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu, Sách lược vắn tắt của Đảng đề ra đường lối tập hợp và lôi kéo quần chúng. xác định Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình và làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng Về vấn đề chính trị và kinh tế. Nội dung bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã xác định rõ đường lối nhiệm vụ. Cụ thể: về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công-nông-binh và tổ chức quân đội công nông. Về kinh tế, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ mới; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ. 3.3 Giá trị thành lập Đảng Năm 1960, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Đảng ta là đạo đức, văn minh; Là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no; Công ơn Đảng thật là to, Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng”(1) . Đến nay, đã 60 năm trôi qua, pho lịch sử bằng vàng ấy đã tiếp tục tỏa sáng trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đưa đến những bước ngoặt căn bản, có tính cách mạng làm thay đổi cả vận mệnh dân tộc, thay đổi thân phận của người dân và vị thế của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế. Đó là những giá trị lịch sử không thể phai mờ, được thể hiện ở những nội dung cốt lõi: Thứ nhất, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối của phong trào yêu nước Việt Nam. Vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tiếp tục truyền thống yêu nước, bất khuất kiên cường chống ngoại xâm, các phong trào chống thực dân Pháp theo ngọn cờ phong kiến, ngọn cờ dân chủ tư sản của nhân dân Việt Nam đã diễn ra quyết liệt, liên tục và rộng khắp. Dù với nhiều cách thức tiến hành khác nhau, song đều hướng tới mục tiêu đánh đổ chế độ thuộc địa, giành độc lập cho dân tộc. Tuy nhiên, “các phong trào cứu nước từ lập trường Cần Vương đến lập trường tư sản, tiểu tư sản qua khảo
  • 35. 32 nghiệm lịch sử đều lần lượt thất bại”(2) . Phong trào yêu nước Việt Nam lâm vào khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Nhiệm vụ lịch sử cấp thiết đặt ra cho thế hệ yêu nước đương thời là cần phải có một tổ chức cách mạng tiên phong, có đường lối cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc. Trước yêu cầu lịch sử đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện. Với lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, với thiên tài trí tuệ, sự nhạy bén về chính trị, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường giải phóng dân tộc triệt để nhất - con đường cách mạng vô sản, theo Cách mạng Tháng Mười Nga. Từ đó, Người đã nỗ lực xúc tiến vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Với việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở ba Kỳ: Đông Dương Cộng sản Đảng; An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn thành Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Chấm dứt sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước của các phong trào yêu nước Việt Nam từ khi thực dân Pháp xâm lược đến những năm 20 của thế kỷ XX. “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”(3) .. Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự trở thành người lãnh đạo, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, từng bước đi lên, làm nên những kỳ tích, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam và phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. Thứ hai, tổ chức vận động cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân. Là một đảng hoạt động bí mật, bất hợp pháp dưới chính quyền thực dân tại một nước thuộc địa, trong 15 năm (1930-1945) bị khủng bố, đánh phá, hệ thống tổ chức Đảng hai lần phải xây dựng lại, với 4 Tổng bí thư của Đảng hy sinh. Nhưng với việc xác định đường lối chiến lược cách mạng qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên (sau đó bổ sung thành Luận cương Tháng 10-1930) đã đáp ứng khát vọng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, do vậy, chỉ 15 năm sau đi theo đường lối cách mạng của Đảng, dân tộc Việt Nam đã làm nên kỳ tích vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám 1945, xoá bỏ tận gốc chế độ thuộc địa nửa phong kiến, thành lập nước
  • 36. 33 Việt Nam dân chủ cộng hoà: "Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc"(4) . Thắng lợi ấy đã mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giành độc lập cho đất nước, làm thay đổi cả vận mệnh dân tộc, thay đổi cả thân phận của người dân Việt Nam. Thứ ba, tổ chức và lãnh đạo thắng lợi các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng chỉ sau 3 tuần độc lập, với mưu đồ trở lại thôn tính Việt Nam, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Nam Bộ. Trước bối cảnh chính quyền còn non trẻ, Đảng vừa ra hoạt động công khai, nắm chính quyền cách mạng thì phải đối phó với vô vàn khó khăn. Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, tình thế cách mạng Việt Nam như “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến” đã chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, giữ vững chủ quyền của đất nước, vững vàng bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc, với đường lối toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh là chính. Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954) đã bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám 1945, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, giải phóng miền Bắc, đưa cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục tiến hành cách mạng giải phóng ở miền Nam. “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới"(5) .. Sau khi Hiệp định Giơnevơ ký kết, với mưu đồ nhằm biến miền Nam Việt Nam thành "con đê" ngăn chặn "làn sóng đỏ" - CNXH sang Đông Nam Á, đế quốc Mỹ
  • 37. 34 từng bước can thiệp và tiến hành xâm lược miền Nam, chia cắt đất nước, phá hoại cách mạng XHCN miền Bắc bằng không quân và hải quân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân cả nước đã đồng tâm hiệp lực, hướng về mục tiêu giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Đồng thời tiến hành hai chiến lược cách mạng là một điểm sáng tạo độc đáo của đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này. Trải qua 21 năm chiến đấu, với đường lối chiến tranh nhân dân, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại, cả nước đồng tâm, nhất trí đi theo một hướng của Đảng. Nhân dân Việt Nam đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, kết thúc vẻ vang 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc, thu giang sơn về một mối. Thắng lợi của cách mạng miền Nam, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân trên đất nước, hoàn thành về cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. Chiến công ấy là “một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc"(6) . Từ đây, dân tộc Việt Nam tiến vào một kỉ nguyên mới - kỷ nguyên cả nước hòa bình, thống nhất, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thứ tư, tổ chức công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước đi lên CNXH trên tinh thần độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế trong sáng. Sau 30 năm chiến tranh, cả nước bước vào công cuộc xây dựng CNXH từ những buổi đầu mới mẻ, đối diện với những thách thức, khó khăn gay gắt cả trong nước, trong khu vực và trên trường quốc tế. Trong bước thăng trầm ấy, với bản lĩnh kiên cường của một chính Đảng cách mạng dám nhìn thẳng vào sự thật để cùng cả dân tộc khởi xướng sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong đó, Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định 4 nội dung cần đổi mới: ''Đảng phải đổi mới về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác'' (7) . Đặc biệt vào thập niên 90 của thế kỷ XX, trong bối cảnh quốc tế hết sức phức tạp và tình hình đất nước có muôn vàn khó khăn, các thế lực thù địch không ngừng chống
  • 38. 35 phá, Đảng kiên định mục tiêu mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, giữ vững vai trò lãnh đạo, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng gió. Công cuộc đổi mới đất nước đã đưa dân tộc vượt qua thử thách hiểm nghèo, phá thế bao vây cấm vận của các thế lực thù địch, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo tiền đề vững chắc để đất nước ngày càng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. “Thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới đúng đắn, phù hợp thực tiễn Việt Nam”(8) . Những thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam 90 năm qua, đã minh chứng trong thực tế: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”(9) . Những thắng lợi vĩ đại đó đều gắn liền với việc xác định cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược đúng đắn và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, hiện thực hoá đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2-1930) đến Luận cương chính trị (10-1930), Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (2-1951), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6-1991) và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). Những cương lĩnh chính trị đó mang tính cách mạng, khoa học, được bổ sung, phát triển và sáng tạo theo tiến trình lịch sử, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và sự phát triển của lịch sử. Từ quá trình hoạt động lãnh đạo vô cùng phong phú, sôi động, hào hùng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay, đã ghi những dấu ấn lịch sử quan trọng và để lại những bài học sâu sắc về lý luận của Đảng cầm quyền, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và những giá trị thực tiễn phong phú, sinh động, tạo tiền đề, nền tảng căn bản để đất nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong hiện tại và tương lai./.