SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN PHƢƠNG
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ
THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN PHƢƠNG
VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ
THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY
Ngành: Triết học
Mã số: 82 29 001
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THU NGHĨA
HÀ NỘI, năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của quý thầy, cô đang công tác, giảng
dạy tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Từ đó, giúp tôi có điều kiện tiếp cận và cập nhật, bổ sung thêm kiến thức về
triết học, phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn của bản thân.
Đến nay, tôi đã hoàn thành chương trình học và hoàn chỉnh luận văn tốt
nghiệp, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Triết học và tập thể
giảng viên đang công tác tại Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Thu Nghĩa,
người đã dành thời gian và tâm huyết để truyền đạt cho tôi kinh nghiệm,
phương pháp nghiên cứu, tận tình hướng dẫn tôi với tinh thần trách nhiệm cao
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo khoa Lý luận Chính trị và
Ban giám hiệu trường Đại học Trà Vinh đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và những ý
kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô và các bạn học viên để luận văn có
giá trị thực tiễn hơn.
Trân trọng cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp
của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay” này là công trình
nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết và xuất phát từ thực tiễn tại địa phương, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Nguyễn Thu Nghĩa.
Các số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và
công nhận bởi Hội đồng đánh giá Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học.
Một lần nữa tôi xin khẳng định sự trung thực của lời cam kết trên.
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Văn Phƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ
THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGHỆ
THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH ................................12
1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử ......12
1.1.1. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về cái đẹp ......................12
1.1.2. Về nghệ thuật và nghệ thuật đờn ca tài tử ..................................20
1.2. Quá trình hình thành nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh .........30
1.2.1. Điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa cho sự ra
đời và phát triển đờn ca tài tử. ............................................................30
1.2.2. Quá trình ra đời và phát triển đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh ..333
1.3. Cái đẹp trong nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ nói chung và Đờn ca
tài tử Trà Vinh nói riêng ..........................................................................41
1.3.1. Giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ ........41
1.3.2. Nghệ thuật đờn ca tài tử Trà Vinh – một cái đẹp mang tính thời
đại .......................................................................................................45
Chƣơng 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT
ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP .........................................................................................................50
2.1. Thực trạng của việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca
tài tử ở Trà Vinh hiện nay .......................................................................50
2.1.1. Thành tựu của việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật
đờn ca tài tử ở Trà Vinh hiện nay. .......................................................50
2.1.2. Hạn chế của việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn
ca tài tử ở Trà Vinh hiện nay ...............................................................56
2.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật Đờn ca tài
tử ở Trà Vinh hiện nay ............................................................................62
2.2.1. Giải pháp bảo tồn cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử .............62
2.2.2. Giải pháp phát huy cái đẹp của nghệ thuật Đờn ca tài tử .........70
KẾT LUẬN ...............................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không chỉ sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng,
Việt Nam còn được biết đến là một quốc gia có nguồn tài nguyên văn hóa
phong phú. Trong số các tài nguyên văn hóa đó, không ít những giá trị văn
hóa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Tính đến thời
điểm cuối năm 2017, Việt Nam có 10 Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
và 2 Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp được UNESCO
công nhận đó là: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng
Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, hội Gióng tại đền Phù Đổng
và đền Sóc, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Đờn ca tài tử
Nam Bộ, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực
hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Nghệ thuật bài chòi
Trung Bộ, Hát Xoan.
So với nghệ thuật Tuồng (Hát Bội), Chèo, Quan họ hay Ca Trù, nghệ
thuật Đờn ca tài tử có lịch sử hình thành muộn hơn rất nhiều, nhưng loại
hình nghệ thuật này thấm đẫm các giá trị văn hoá Việt với những đặc trưng
đa dạng riêng. Đờn ca tài tử ra đời gắn liền với lịch sử văn hóa của vùng đất
Nam Bộ, gắn liền với dấu chân của những người đi mở đất Phương Nam.
Dòng nhạc tài tử là tiếng lòng của người Nam Bộ và chính vì vậy nó có vai
trò rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng đất này. Nghiên
cứu dòng âm nhạc tài tử, chúng ta phải nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau
để tìm ra những giá trị độc đáo và từ đó có những cơ sở khoa học để đảm
bảo và phát huy một cách hiệu quả loại hình này trong điều kiện vừa được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại là việc
làm rất cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài “Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp
2
của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay”, với các lý do sau
đây:
Thứ nhất, xuất phát từ ý nghĩa khoa học bên cạnh những yếu tố tự
nhiên lịch sử, văn học thì yếu tố quyết định để đưa đến sự hình thành và phát
triển mạnh mẽ của dòng nhạc tài tử chính là việc sáng tạo, trình diễn và lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một loại hình nghệ thuật đặc trưng,
biểu tượng văn hóa vùng và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại. Mặt khác, trong những điều kiện đờn ca tài tử vừa được UNESCO
công nhận ngày 5 tháng 12 năm 2013 là di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại rất cần có những biện pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả nhất.
Bảo tồn và phát huy hiệu quả thì nhân tố quyết định chính là giữ gìn và tìm
hiểu cái đẹp trong loại hình nghệ thuật này trong hoạt động sáng tạo trình
diễn và đào tạo. Bảo toàn để kế thừa những giá trị tinh hoa từ những yếu tố
mang tính chất mỹ học của đờn ca tài tử là việc làm cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Thứ hai, cái đẹp bắt nguồn từ cái chân, cái thật, cái tốt, giúp cho con
người định hướng theo các quy luật hoàn thiện, hoàn mỹ. Từ sự cân xứng,
hài hòa, cái đẹp tác động đến tâm hồn con người và đời sống xã hội. Cái đẹp
gắn với cuộc sống và hoạt động sáng tạo của con người, biểu hiện ở nhiều
khía cạnh, lĩnh vực tự nhiên và xã hội khác nhau. Nghiên cứu cái đẹp trong
nghệ thuật đờn ca tài tử chúng ta mới cảm nhận hết được giá trị nghệ thuật
độc đáo của đờn ca tài tử về một tính cách phóng khoáng và nếp sống sông
nước miệt vườn của con người Nam Bộ, trong những đêm trăng thanh gió
mát sau một ngày lao động miệt mài, vất vả hay trong những dịp hội hè, đình
đám, người ta thường hát tài tử với nhau. Dần dần đờn ca tài tử trở thành
món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân nơi
đây theo một cách rất riêng Nam Bộ.
3
Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh là một trong 21 tỉnh của
Nam Bộ có phong trào đờn ca tài tử mạnh, có những nghệ nhân nổi tiếng
trong nhạc giới như: nhạc sư Hồng Tấn Phát, nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu,
nhạc sĩ Năm Cơ,... đã có công đóng góp rất lớn cho sự hình thành và phát
triển của đờn ca tài tử Nam Bộ. Có rất nhiều đề tài, bài báo nghiên cứu các
lĩnh khác nhau về đờn ca tài tử, nhưng đi sâu phân tích về mặt khoa học và
thực tiễn để khám phá và phân tích cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại
tỉnh Trà Vinh trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay vẫn còn
rất hạn chế.
Thứ tư, ở Việt Nam hiện nay, do điều kiện sống, tiện nghi sinh hoạt,
lối sống có sự thay đổi lớn đã kéo theo sự thay đổi không chỉ ở bề ngoài mà
cả trong nhận thức lẫn sự tiếp nhận văn hóa không chỉ ở thành thị mà còn ở
nông thôn. Sự khủng hoảng ở một số mặt trên phương diện đời sống tinh
thần liên quan đến từng gia đình. Đặc biệt các thế hệ trẻ hiện nay thích tiếp
nhận văn hóa bên ngoài mà quên đi những giá trị truyền thống của dân tộc,
trong đó có cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Làm thế nào để
vừa thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển kinh tế vừa giữ
gìn được bản sắc văn hoá dân tộc? Phải làm gì để trong những năm tới, dân
tộc Việt Nam, con người Việt Nam được sống trong một xã hội hiện đại với
nền văn hoá đặc sắc của chính mình? Cho nên việc nghiên cứu những cái
hay, cái đẹp của nghệ thuật đời ca tài tử, đề xuất những giải pháp nhằm phát
huy cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử nói chung, đờn ca tài tử tỉnh Trà
Vinh nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, đờn ca tài tử đã tạo nên sức
lan tỏa lớn trong cộng đồng, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở
nhiều lĩnh vực triết học, mỹ học, âm nhạc, văn hóa và kể cả những người
4
tâm huyết với loại hình nghệ thuật này. Bằng nhiều hướng tiếp cận khác
nhau, việc ghi chép, sưu tầm: trải qua quá trình hình thành và phát triển gần
một thế kỷ, đờn ca tài tử có những công trình ghi chép, sưu tầm, nghiên cứu
dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong Hồi ký của mình, tác giả Trần Văn Khê
viết: “từ thời ông Trần Quang Diệm (Ông nội Trần Văn Khê) đã có ý thức
soạn một tuyển tập ghi các bản nhạc Huế với phương pháp ghi âm mà ông
Trần Quang Diệm đã sáng chế ghi theo hò xự xang xê cống viết bằng chữ
Hán trong các ô vuông”[22, tr.36]. Tuy nhiên, bản ghi này cho đến nay
không còn tồn tại, nếu còn đây sẽ là dấu mốc rất quan trọng cho lịch sử hình
thành đờn ca tài tử.
Xuất hiện trên báo chí, sách vở đầu thế kỷ thứ XX, những tập bài ca,
bản đờn tướng tài tử năm 1991; Lục tài tử (xuất bản 12/6/1915), Thập tài tử
(xuất bản 15/6/1915), Bát tài tử (xuất bản 29/8/1915) do nhà in de L’Union
xuất bản [40, tr.71 - 82]. Đây là những tập bài ca, bản đờn rất có ý nghĩa
trong việc truyền bá nhạc tài tử, chuẩn bị cho sự ra đời của sân khấu Cải
lương và nghệ thuật đờn ca tài tử.
Bên cạnh việc ghi chép sưu tầm còn có các công trình nghiên cứu như
sau:
Trong cuốn Cái đẹp một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Thu
Nghĩa (chủ biên) nhà xuất bản Lý luận Chính trị Hà Nội 2016, là một công
trình nghiên cứu sâu đánh giá về những thành công của Mác và Ăngghen
trong các tư tưởng về nguồn gốc lao động, bản chất xã hội cũng như các
chuẩn mực của cái đẹp, để từ đó chúng ta thấy cái đẹp gắn với cái có ích, cái
đạo đức, gắn với tự nhiên, gắn với bản chất của mỗi xã hội sản sinh ra nó.
Đồng thời vận dụng trong xã hội Việt Nam với mục tiêu xây dựng và phát
triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong cơ chế thị trường
5
định hướng xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản của nó là dân tộc – hiện đại
– nhân văn.
Ngoài ra còn có cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt
Nam Trần Văn Giàu (Chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980, là một
trong những công trình nghiên cứu tâm huyết của Trần Văn Giàu, được tác giả
thực hiện vào thời điểm mà chưa có một nghiên cứu mang tính hệ thống về chủ
đề giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Với những suy tư và những tình
cảm sâu sắc nhất, tác giả đã đưa ra những kiến giải về các giá trị truyền thống
đặc thù của dân tộc Việt Nam.
Một phạm vi khác có công trình nghiên cứu của Phan Huy Lê và Vũ
Minh Giang (Chủ biên), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện
nay, (Đề tài KX07-02, tập 1 năm 1994 và tập 2 năm 1996). Các tác giả đã
nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, biến đổi của các giá trị truyền
thống Việt Nam, phân tích nội dung cấu thành của truyền thống Việt Nam,
sau đó đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của di sản truyền thống. Từ đó,
đưa ra những khuyến nghị về phương hướng và giải pháp giáo dục, phát huy
các giá trị truyền thống để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống
và hiện đại.
Hoặc Giáo sư Ngô Đức Thịnh trong cuốn Bảo tồn, làm giàu và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập,
Nxb Chính trị quốc gia, 2010 đã phân tích những giá trị tiêu biểu mang tính
đặc sắc riêng có của văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội
nhập.
Phạm Thanh Hà, Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 đi từ việc phân tích
cơ sở hình thành, những đặc điểm và nhấn mạnh vai trò qua việc phân tích cơ
sở hình thành, những đặc điểm và nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc giữ
6
gìn bản sắc dân tộc, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và những tác động hai
mặt của toàn cầu hóa, tác giả đã đề ra những định hướng và giải pháp chủ yếu
nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, phát triển lành mạnh con
người, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước.
Tác giả Hoàng Thị Hương trong bài Giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế (T/c
Cộng sản online tapchicongsan.org.vn, ngày 22/9/2010) đã chỉ ra tầm quan
trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Theo tác giả, giữ
gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát
triển của dân tộc. Nói tới cốt cách của một dân tộc thì không chỉ nói tới
những nét đặc sắc, đậm đà được biểu hiện qua tính cách mà còn thông qua
toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc.
Ở một phạm vi hẹp hơn của luận văn mà tác giả nghiên cứu có các
công trình như sau:
Luận án của Vũ Nhật Thăng đã hệ thống lại thanh âm nhạc tài tử qua
đề tài Thang âm của nhạc Tài tử Cải lương (1994), ông đã vận dụng nguyên
lý âm học để đo thang âm nhạc của tài tử và định danh thanh âm nhạc tài tử
là: Bắc – xuân – ai - oán dạng 1 và oán dạng 2. Đây là công trình có giá trị
cao về mặt âm nhạc.
Kiều Tấn với công trình nghiên cứu Hệ thống bài bản nhạc Tài tử
Nam Bộ (1997), đã hệ thống bài bản và nêu ra nhiều kiểu hệ thống khác
nhau của người đi trước.
Gần đây có hai công trình nghiên cứu đờn ca tài tử Nam Bộ theo
hướng tiếp cận liên ngành. Công trình thứ nhất là luận án tiến sĩ của Mai Mỹ
Duyên Đờn ca tài tử trong đời sống cư dân Tây Nam Bộ (2007), nghiên cứu
diễn giải lịch sử, trình bày các dạng thức sinh hoạt và trình diễn, đồng thời đi
7
sâu phân tích giá trị, chức năng và những ảnh hưởng sâu sắc của loại hình
nghệ thuật này đối với đời sống tinh thần cư dân Tây Nam Bộ.
Công trình thứ hai có tựa đề Góp phần nghiên cứu đờn ca tài tử
(2001) của Nguyễn Thị Mỹ Liêm. Đây là công trình đề cập đến nhiều khía
cạnh của đờn ca tài tử. Tác giả đã lý giải đờn ca tài tử Nam Bộ là nghề chơi
hay chuyên nghiệp, khái quát đờn ca tài tử Nam Bộ con đường xây dựng và
phát triển. Sự kế thừa và sáng tạo đó thể hiện qua hơi, điệu, đặc điểm cấu
trúc, phương pháp sáng tạo. Quyển sách này được tác giả Trần Văn Khê
đánh giá cao ở góc độ âm nhạc và lịch sử âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Một công trình nghiên cứu khác vừa được xuất bản của tác giả Võ
Trường Kỳ với tựa đề Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), đề cập một số vấn đề
như: đất và người Nam Bộ, nguồn gốc phát sinh dòng nhạc tài tử Nam Bộ,
phong trào đờn ca, quá trình hình thành hệ thống bài bản, giá trị nghệ thuật
và những biện pháp bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử Nam Bộ. Nhìn chung,
đây là một công trình đã được tác giả bỏ nhiều công sức để tập hợp những
nghiên cứu của những người nghiên cứu trước đó để hệ thống lại một cách
khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vấn đề lý thuyết nghiên cứu chưa được tác giả
chú trọng.
Công trình Hát bội, Đờn ca Tài tử và Cải lương cuối thế kỷ thứ 19 đầu
thế kỷ thứ 20 (2013), của Nguyễn Lê Tuyên và Nguyễn Đức Hiệp. Đây là
công trình nghiên cứu của hai tác giả người gốc Việt đang làm việc tại
Australia và Hoa Kỳ. Công trình này cung cấp nhiều tư liệu về các loại hình
nghệ thuật nói trên hiện đang được lưu trữ trong thư viện nước Pháp.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các hội thảo về đờn ca tài tử được tổ
chức, nhiều báo cáo tham luận được in trong kỷ yếu hội thảo về đờn ca tài
tử. Có thể kể đến một số hội thảo lớn như: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa phi vật thể Nghệ thuật đờn ca tài tử (2010) do Sở Văn hóa Thông
8
tin và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; Nghệ thuật đờn ca tài tử và
những lối đơn ngẫu hứng (2011), hội thảo quốc tế do Bộ Văn hóa Thông tin
và du lịch tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu tổng hợp điều tra đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh (2012), trong quá
trình thành lập hồ sơ trình UNESCO do Sở Văn hóa Thông tin và du lịch
tỉnh Trà Vinh thực hiện.
Luận văn của các nhà nghiên cứu về đờn ca tài tử với việc nâng cao
đời sống văn hóa cộng đồng (2013), kỷ yếu hội thảo do Bộ Văn hóa Thông
tin và du lịch tổ chức tại tỉnh Bến Tre.
Nhìn chung các công trình trên đều đi sâu nghiên cứu đờn ca tài tử
dưới góc độ âm nhạc học, nghệ thuật học hoặc dưới góc độ sử học, văn học
để nghiên cứu chung về đờn ca tài tử, trong đó có đề cập đến nghệ nhân.
Song, vẫn chưa có công trình nào đặt nghệ nhân đờn ca tài tử làm đối tượng
nghiên cứu chính yếu để từ đó xác định vai trò của họ trong việc sáng tạo,
trình diễn và truyền dạy; được xem là phương thức tồn tại và phát triển của
loại hình âm nhạc này.
Do vậy, luận văn trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của
những người đi trước về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, cố gắng tìm hiểu
những cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử nói chung, đờn ca tài tử
tỉnh Trà Vinh nói riêng. Đặt cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử làm đối
tượng nghiên cứu chính, nhằm làm sáng tỏ vai trò chủ thể và cũng để tìm ra
những giải pháp hiệu quả vừa nâng cao giá trị vừa có thể bảo tồn, phát huy
loại hình nghệ thuật này trong điều kiện vừa được UNESCO công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
9
- Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề có tính
lý luận và thực tiễn về nghệ thuật đờn ca tài tử, đặc biệt là cái đẹp của nghệ
thuật đờn ca tài tử tại Trà Vinh trong thời kỳ hiện nay; trên cơ sở phân tích
được thực trạng bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử,
đồng thời chỉ ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng để
từ đó nêu ra những giải pháp bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn
ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay.
Để thực hiện mục đích này luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các nguồn tài liệu về đờn ca tài tử và trên cơ sở thực tế
khảo sát đờn ca tài tử ở Trà Vinh trình bày một số giá trị về cái đẹp của nghệ
thuật đờn ca tài tử Nam Bộ nói chung và Trà Vinh nói riêng.
- Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Trà Vinh cũng như quá
trình hình thành phát triển phong trào đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh.
- Phân tích thực trạng bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn
ca tài tử; chỉ ra những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến cái đẹp
của nghệ thuật đờn ca tài tử tại Trà Vinh.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần bảo tồn và phát huy cái
đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Chủ yếu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đồng thời
liên hệ nghiên cứu đến các vùng đất khác thuộc Nam Bộ.
Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn ra đời đờn ca tài tử ở Nam Bộ từ cuối
thế kỷ thứ XX cho đến nay.
10
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý mỹ học Mác-Lênin, các quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về mỹ học,
văn hóa và văn học nghệ thuật.
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp so sánh, đối chiếu (lịch đại và đồng đại) để tìm hiểu sự
tương đồng và khác biệt của đờn ca tài tử ở Trà Vinh với các khu vực khác,
đồng thời so sánh trong tỉnh qua những thời điểm khác nhau. Luận văn còn
so sánh đờn ca tài tử với quan họ, ca trù - những loại hình đã được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ đó, chỉ ra
bản chất cái đẹp trong loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ theo một
cách riêng nhất.
Phương pháp thống kê, phân tích: tập hợp các dữ liệu, tài liệu, số liệu
điều tra của địa phương để tổng hợp, phân tích tìm ra những điểm quan trọng
liên quan đến việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của đờn ca tài tử ở Trà Vinh
trong thời kỳ hội nhập.
Ngoài việc kế thừa các tài liệu liên quan của các nhà nghiên cứu thì tư
liệu điền dã bằng cách ghi âm ghi hình các buổi sinh hoạt, liên hoan đờn ca
tài tử từ cấp quốc gia đến cơ sở.
Phương pháp khảo sát điền dã, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi tố các
đối tượng là nghệ nhân, khán giả, các nhà nghiên cứu,…. đây là nguồn tài
liệu cơ bản để hoàn thành luận văn này.
Các phương pháp nghiên cứu trên được vận dụng phù hợp để làm
sáng tỏ chủ đề từng chương, mục, tiểu mục.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
11
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm phong phú thêm những cứ
liệu khoa học cho những ai quan tâm đến loại hình nghệ thuật đặc trưng
vùng Nam Bộ ở góc độ văn hóa học, triết học, mỹ học.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp thêm tư liệu khoa học qua thực tế
nghiên cứu để từ đó có hướng bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật
đờn ca tài tử một cách khoa học không chỉ riêng cho đờn ca tài tử ở Trà
Vinh mà cả vùng Nam Bộ.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu luận văn chia thành 2 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật đời ca tài
tử và quá trình hình thành nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh
Chƣơng 2: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại
tỉnh Trà Vinh – Thực trạng và giải pháp.
12
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT
ĐỜN CA TÀI TỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT
ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH
1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài
tử
1.1.1. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về cái đẹp
Mỹ học là khoa học giúp con người biết cảm thụ, đánh giá và sáng tạo
cái đẹp. Các nhà tư tưởng ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có quan niệm
khác nhau về cái đẹp. Có quan niệm nhấn mạnh cái đẹp ở sự hài hòa, tỷ lệ,
trật tự. Có quan niệm đồng nhất cái đẹp với cái thiện, cái có ích, với đức
hạnh. Có quan niệm cho cái đẹp có nguồn gốc từ tự nhiên, là các thuộc tính
sẵn có của các sự vật, hiện tượng. Có quan niệm đi tìm cái đẹp từ thế giới
siêu tự nhiên, ý niệm, tinh thần ở bên ngoài con người; song cũng có quan
niệm phủ nhận cái đẹp, coi đó là sản phẩm của tầng lớp thống trị, là cái
không cần thiết. Song, nhìn chung các quan niệm về cái đẹp trong lịch sử mỹ
học đều hướng đến những giá trị chung nhất để con người phấn đấu đạt đến
và đều để lại những tư tưởng quý báu cho những thế hệ mai sau làm giàu
thêm đời sống thẩm mỹ của mình.
Coi mỹ học là một bộ phận hợp thành chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các tư tưởng mỹ học của C.Mác, Ph.Ăngghen
và Lênin gắn bó hữu cơ với ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác: chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị và chủ
nghĩa xã hội khoa học. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cho rằng, cái
đẹp không phải là cái vốn có của tư tưởng, của động vật, hay của tồn tại. Cái
đẹp là một quan hệ biện chứng giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ.
13
Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, C.Mác đi sâu
tìm hiểu sự phát triển của lịch sử xã hội và rút ra kết luận chủ yếu về sự phát
triển của lịch sử, về chủ nghĩa cộng sản, đồng thời Mác đã chỉ ra nguồn gốc
và bản chất của cái đẹp chính là nằm trong một chỉnh thể của sự phát triển
sản xuất. Vì vậy, Mác khẳng định, lao động chính là nguồn gốc của cái đẹp.
Mác nói rằng “toàn bộ cái gọi là lịch sử của toàn bộ thế giới chẳng qua chỉ là
sự sáng tạo con người kinh qua lao động của con người”[62,tr.182].
Chủ thể thẩm mỹ theo quan niệm của Mác là con người chứ không
phải là chủ thể thần thánh hay chủ thể động vật. Mác viết rằng: “con vật chỉ
tái tạo sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái tạo sản xuất ra toàn bộ
giới tự nhiên; sản phẩm của súc vật trực tiếp gắn với cơ thể thể xác của nó,
còn con người thì đối diện một cách tự do với sản phẩm của mình. Con vật
chỉ xây dựng theo kích thước và nhu cầu của loài của nó, còn con người thì
có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loại nào và ở đâu cũng biết vận
dụng bản chất hữu cơ của mình vào đối tượng; do đó con người cũng xây
dựng theo các quy luật của cái đẹp”[62, tr.137].
Trong mỹ học của Mác, chủ thể người là một chủ thể văn hóa. Đó là
những con người trưởng thành về mọi mặt: bàn tay khéo léo, thế đứng thẳng,
óc lớn,... được thông qua quá trình lao động từ thế hệ đó đến thế hệ kia mà
thành. Ăngghen nói rằng, lao động đã làm cho các cơ quan sinh học người
vượt hẳn hơn các cơ quan sinh học của các loài động vật ngoài người: “bàn
tay không những là khí quan của lao động, mà còn là sản phẩm của lao động
nữa. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những động tác ngày càng
mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng cách đó
của các cơ, của các gân, và sau những khoảng thời gian dài hơn, cả của
xương nữa, và cuối cùng, nhờ luôn luôn áp dụng lại sự tinh luyện thừa
hưởng được đó vào những động tác mới, ngày càng phức tạp hơn, - mà bàn
14
tay con người mới đạt được trình độ hoàn thiện rất cao khiến nó có thể, như
một sức mạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Raphaen, các pho
tượng của Tôvaxen và các điệu nhạc của Paganini”[61, tr.643].
Theo quan điểm của Mác và Ăngghen, hoạt động thẩm mỹ mang bản
chất của chủ thể thẩm mỹ trước hết được thể hiện ở hoạt động có mục đích
của con người. Trong quá trình tiếp xúc với tự nhiên, con người hoàn toàn
khác với động vật ở tính mục đích, tính đối tượng và phương tiện hoạt động.
Hình thức lao động này khác về cơ bản với những hoạt động thường thấy ở
một số loài động vật như: ong, kiến, hải ly,... Do hoạt động có mục đích tự
giác, biết chọn đối tượng và bằng những phương tiện có hiệu quả mà hoạt
động của con người cao hơn hoạt động của loài vật. Đó là hoạt động sáng
tạo. Với hoạt động sáng tạo này, con người đã tạo ra điều kiện chủ yếu cho
sự tồn tại của xã hội loài người và cũng là điều kiện để con người thoát khỏi
loài vật. Ăngghen khẳng định: “loài vật chỉ lợi dụng giới tự nhiên bên ngoài
và gây ra những biến đổi trong giới tự nhiên, chỉ đơn thuần do sự có mặt của
nó thôi; còn con người thì do đã tạo ra những biến đổi đó, mà bắt giới tự
nhiên phải phục vụ những mục đích của mình, mà thống trị giới tự nhiên. Và
chính đó là sự khác nhau chủ yếu cuối cùng giữa con người và các loài vật
khác, và một lần nữa, cũng chính là nhờ lao động mà con người mới có được
sự khác nhau đó”[61, tr.645].
Các nhà duy vật có công lao gắn cái đẹp với cơ cấu vật chất, với đời
sống. Song, cái đẹp không chỉ là một thuộc tính của vật chất mà nó còn là
giá trị xã hội quan hệ với con người. Giới tự nhiên tuy có trước loài người,
ngay cả khi có con người rồi thì không phải bất kì thuộc tính vật lý, thuộc
tính sinh học, thuộc tính hóa học nào của giới tự nhiên cũng mang yếu tố
thẩm mỹ. Chỉ có sự đánh giá, phát hiện của con người thì cái đẹp của tự
15
nhiên mới được bộc lộ. Ở Việt Nam, việc phát hiện ra hang Sơn Đòng là một
minh chứng rất rõ ràng cho điều ấy.
Sự vật là một khách thể, cái đẹp là một giá trị xã hội. Học thuyết giá
trị của Mác lần đầu tiên trong lịch sử mỹ học đã khắc phục được cả chủ
nghĩa duy tâm lẫn chủ nghĩa duy vật tầm thường.
Theo Mác, cái đẹp được đo bằng các thước đo thẩm mỹ của xã hội.
Chủ nghĩa duy tâm dù là chủ quan hay khách quan điều cho cái đẹp là cái tự
do. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan đo cái đẹp bằng thước đo tình cảm của mỗi
cá nhân: thích hay không thích. Do đó, thích hay không thích chủ quan
không phải là thích hay không thích theo tiêu chuẩn của xã hội. Ví dụ anh tự
hát, anh tự khen tức là không có tiêu chuẩn khách quan.
Những nhà mỹ học duy vật đã cho rằng, cái đẹp là một thuộc tính của
vật chất, nhưng rất nhiều thuộc tính của vật chất không được thừa nhận là cái
đẹp. Một bông hoa nếu dùng làm thuốc để uống thì bông hoa đó không phải
là bông hoa thẩm mỹ. Một bông hoa nếu đem vào phòng thí nghiệm để
nghiên cứu tính hóa học của màu sắc, đó cũng không phải là bông hoa thẩm
mỹ. Có các thuộc tính vật chất trong dân tộc này, thời đại này thì được thừa
nhận là có yếu tố thẩm mỹ, song ở thời đại khác, giai cấp khác, dân tộc khác
lại không được thừa nhận là có yếu tố thẩm mỹ ấy. Cách ăn mặc, cách sống,
cách trang trí nội thất ở mọi thời đại khác nhau là do có các thước đo thẩm
mỹ khác nhau.
Trong xã hội có giai cấp không có một dòng nghệ thuật duy nhất cho
mọi giai cấp. Vì thế, các quan hệ thẩm mỹ điều có ý nghĩa giá trị xã hội. Học
thuyết về giá trị của Mác là cơ sở quan trọng để nhìn nhận, xem xét cái đẹp
một cách đúng đắn nhất.
16
Khác với các nhà mỹ học trước kia, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ
coi cái đẹp là một hình thái của ý thức xã hội, mà nó còn có tính độc lập
tương đối so với tồn tại xã hội sản sinh ra nó.
Khi nghiên cứu kinh tế chính trị học, Mác đã phát hiện ra hoạt động
thẩm mỹ và nghệ thuật vừa phản ánh đời sống hiện thực, liên hệ bản chất với
các hoạt động tinh thần khác như đạo đức, chính trị, pháp luật. Trong tác
phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày tính chất hình
thái ý thức xã hội của nghệ thuật chính là sự tồn tại ý thức. Sự phát triển của
nghệ thuật có quan hệ hữu cơ với cơ sở kinh tế. Nghệ thuật vừa phản ánh,
vừa phục vụ sản xuất. Nghệ thuật thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội.
Nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác mang tính độc lập
tương đối so với sự phát triển cơ sở hạ tầng. Nghệ thuật có tính giai cấp, có
nghĩa là lực lượng tinh thần được thể hiện trong nghệ thuật gắn liền với các
giai cấp nhất định. Tuy nhiên, sáng tạo nghệ thuật mang tính chất cá nhân
của người sáng tác. Mỗi khi có biến động xã, các cá nhân này có thể trung
thành với giai cấp của nó, có thể lại chạy sang hàng ngũ của giai cấp khác.
Nghệ thuật phản ánh đời sống bằng hình tượng, bằng khoái cảm và
tương đối tự do so với các hình thái ý thức xã hội khác. Vì vậy, nghệ thuật
có thể phản ánh trước, có thể thúc đẩy, có thể kìm hãm cơ sở hạ tầng sản
sinh ra nó.
C.Mác nói rằng, phân tích đánh giá, phản ánh cuộc sống của nghệ
thuật là: “cái tổng thể, như nó đã thể hiện trong trí óc với tư cách là một tổng
thể được tư duy, là một sản phẩm của bộ óc đang tư duy, bộ ốc này quán
triệt được thế giới theo phương thức vốn có riêng của nó”[60, tr.878]. Như
vậy, Mác coi cái thẩm mỹ mà tập trung của nó là nghệ thuật có phương thức
quán triệt thế giới, như chính bản thân cách sinh động của cuộc sống, đó là
phản ánh thế giới theo cái tổng thể. Các đề xuất của Mác về nghệ thuật, về
17
sự vận động của nghệ thuật gắn liền với các phương thức sản xuất, cũng như
quan niệm của Ăngghen về chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật là những tư
tưởng cách mạng đúng đắn trong lĩnh vực thẩm mỹ.
Mác và Ăngghen đã bàn đến các mặt cơ bản của khách thể thẩm mỹ
như cái đẹp, cái cao cả, cái bi và cái hài. Khi nghiên cứu các vấn đề của nghệ
thuật, trong các lá thư gửi cho nhau và cho bạn bè, Mác và Ăngghen đã bàn
tới bản chất của bi kịch và nêu lên những nguyên lý quan trọng của việc xuất
hiện cái hài trong mỗi giai đoạn của sự phát triển lịch sử nhân loại.
Cách xem xét cái thẩm mỹ trong các tư tưởng triết học của Mác và
Ăngghen và Lênin, mở rộng các xem xét ấy trong điều kiện mới của thế kỷ
XXI, nó đã tạo ra cơ sở lý luận vững chắc cho các nhà mỹ học mácxít sau
này tiếp tục nghiên cứu cái thẩm mỹ sâu sắc và toàn diện hơn. Các tư tưởng
của Lênin về phản ánh luận, về tính đảng của văn học nghệ thuật, về tính
nhân dân của văn nghệ, về hai dòng văn hóa trong một nền văn hóa truyền
thống là tài sản vô giá để chúng ta xây dựng một nền văn hóa thẩm mỹ mới.
Như vậy, mỹ học Mác - Lênin có một phạm vi bao quát rộng hơn rất
nhiều so với các khuynh hướng mỹ học trước Mác và ngoài mácxít. Mỹ học
Mác - Lênin nghiên cứu toàn diện các quan hệ thẩm mỹ từ đối tượng đến
chủ thể và nghệ thuật, chứ không nghiên cứu một mặt của các quan hệ thẩm
mỹ như các khuynh hướng mỹ học duy tâm, duy tâm khách quan và nghiên
vật trực quan.
Mác là người đầu tiên phát hiện ra bản chất cái đẹp gắn liền với lao
động. Mác nói rằng, “cái gọi là lịch sử toàn thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng
tạo con người kinh qua lao động của con người”[61, tr.182]. Lao động đã
biến cái sinh học, cái vật lý, cái hóa học của tự nhiên, của con người thành
cái thẩm mỹ. Ăngghen đã chứng minh rằng, lao động đã sáng tạo ra bản thân
con người và mọi hoạt động xã hội của con người, của loài người, quan hệ
18
thực tiễn đầu tiên và cơ bản của con người là lao động. Điều này chính
Hêghen trong hiện tượng học tinh thần và mỹ học đã thừa nhận ý nghĩa tích
cực của lao động trong đời sống con người. Chưa có con người và lao động
thì chưa có những hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống, chưa có cái đẹp.
Lao động là hoạt động tích cực của con người tác động vào thiên
nhiên, cải biến, biến đổi thiên nhiên thành thiên nhiên của con người và từ
đó tạo ra cái đẹp đầu tiên: cái đẹp nằm trong sản phẩm lao động của con
người. Ban đầu, lao động mới tạo ra sản phẩm thực dụng. Hòn đá và cái gậy
thô sơ mới chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh sống trước mắt. Cùng cả bài đang
đi săn bắt, mỗi người có hòn đá hai cái gậy, điều này khảo cổ học và khoá
nhân chủng học đã chứng minh. Cái gậy và hòn đá hoàn thiện hơn sẽ đem lại
hiệu quả tốt cho con người trong việc kiếm thức ăn. Con người cảm thấy yêu
quý hòn đá, cái gậy do mình làm ra và mong muốn lao động tốt hơn. Họ
theo hình ảnh mà họ đã dự kiến. Kết quả lao động được như ý muốn đã đem
lại cho họ một niềm vui thích. Từ đó, họ coi công cụ lao động là niềm tự
hào, vì trong thành phần lao động ấy có sự sáng tạo và tài năng của bản thân
mình. Cái gậy và hòn đá được hoàn thiện từ tính thực dụng và mang tính
thẩm mỹ, nó trở thành cái đẹp. Cái đẹp đã ra đời trong quá trình hoàn thiện
công cụ lao động.
Vì sao các sản phẩm lao động được gọi là đẹp? sản phẩm lao động trở
thành cái đẹp khi nó bao gồm tổng thể các yếu tố có khả năng tác động vào
chủ thể thẩm mỹ xã hội, gây được ở chủ thể ấy các khoái cảm. Sự thích thú
thẩm mỹ, các cảm giác thẩm mỹ của con người cũng ra đời từ trong thực tiễn
lao động. Người lao động chiêm ngưỡng tác phẩm của mình cảm thấy thích
thú trước hình dáng hoàn thiện của nó. Hình dáng hoàn thiện ấy đã tồn tại
như một hình tượng báo hiệu cho chủ thể biết đây là sản phẩm đã được hoàn
thiện bởi bàn tay của con người.
19
Con người là một thực thể xã hội, lao động của con người, quan hệ
của con người với hoàn cảnh xung quanh, suy nghĩ và tình cảm của con
người đều có tính xã hội. Cái đẹp đem lại niềm hứng thú không phải chỉ cho
một cá nhân riêng lẻ nào đó, mà phải mang lại hứng thú phổ biến có tính xã
hội. Cái đẹp vì thế tồn tại độc lập với chủ thể cá nhân.
Cái đẹp gắn với hoạt động thực tiễn của chủ thể xã hội. Nó đáp ứng
nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể ấy, thỏa mãn được tình cảm thẩm mỹ của chủ
thể ấy do các thước đo lý tưởng xã hội định hướng. Các lý tưởng xã hội
thường là các hệ chuẩn để kiểm tra, định hướng sự thích thú cá nhân. Sự
thích thú thẩm mỹ cá nhân gắn với các chuẩn mực xã hội. Ý thức thẩm mỹ
của xã hội không treo lơ lửng ngoài xã hội mà nó được hiện thực hóa trong
cá nhân, cho nên cái đẹp trước hết là sản phẩm lao động, lao động đem lại
một hướng thú phổ biến cho chủ thể thẩm mỹ từ tính hoàn thiện, tính hình
tượng và tính xã hội của nó.
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, cái đẹp ra đời từ lao
động, gắn bó chặt chẽ với cái thật, cái tốt và cái có ích. Cái đẹp tồn tại khách
quan, nó là những hiện tượng có thật, phù hợp với nguyện vọng và tình cảm
của chủ thể thẩm mỹ xã hội về nguyện vọng, tình cảm của chủ thể thẩm mỹ
xã hội tồn tại khách quan, độc lập với các tư tưởng, tình cảm chủ quan của
một người riêng lẻ. Bởi thế các đẹp ra đời từ thực tiễn xã hội, phù hợp với sự
phát triển đi lên của lịch sử, phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của xã
hội.
Cái đẹp xuất hiện trong quan hệ thẩm mỹ, nó có những yếu tố chung
với quan hệ thẩm mỹ. Cái đẹp gắn liền với cái thật, cái tốt và cái có ích.
Nếu xa rời cái thật, đối lập với cái thật, cái đẹp sẽ thiếu vắng nội dung.
Không có cái đẹp chân chính nào lại không có ích. Cái thật, cái tốt, cái có
ích luôn gắn bó hài hòa với cái đẹp và tạo nên những nội dung của cái đẹp.
20
Rất nhiều người đã đồng nhất cái hài hòa với tư cách là cái đẹp. Cây
cối mọc thẳng đứng so với mặt đất, lá và cành được sắp xếp đều đặn, đó là
sự hài hòa theo quy luật vật lý. Còn cái hài hòa theo quy luật thẩm mỹ không
phải là độ, là sự đối xứng. Chân dài bằng tay thì không phải là một người
phát triển hài hòa về mặt thẩm mỹ.
Có thể nói, “cái đẹp là một phạm trù mỹ học cơ bản, giữ vị trí trung
tâm trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực ra đời từ thực tiễn
sống, lao động và chiến đấu của con người bao chứa các quan hệ chân -
thiện - ích, xuất phát từ thực tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cân
xứng, hài hòa, gây được khoái cảm thẩm mỹ tích cực đối với chủ thể xã
hội”[35, tr.183].
Cái đẹp có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, nhưng về cơ bản có
thể thấy cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong các sản
phẩm con người làm ra và cái đẹp trong nghệ thuật.
1.1.2. Về nghệ thuật và nghệ thuật đờn ca tài tử
Nghệ thuật dịch ra tiếng Anh là art. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện
Ngôn ngữ thì “Nghệ thuật công việc làm có đường lối phương pháp, để tỏ ý
thức, tình cảm hay lý tưởng của mình trên 3 khía cạnh: chân, thiện và mỹ:
người ta đã thống nhất ý chí về nghệ thuật và sắp đặt chúng theo thứ tự: 1.
Âm nhạc, 2. Vũ điệu, 3. Hội họa, 4. Điêu khắc, 5. Kiến trúc, 6. Ca kịch, 7.
Điện ảnh”[23, tr.789].
Vậy nghệ thuật là gì?
Để trả lời câu hỏi này trước hết phải bắt đầu từ khái niệm nghệ thuật.
Trong thực tế khái niệm này thường được dùng với nhiều nghĩa khác nhau.
Ý nghĩa đầu tiên và rộng nhất của từ này là để chỉ những hoạt động
của con người đã đạt đến trình độ điêu luyện, khéo léo, tinh tế. Người ta có
21
thể nói: “một nước cờ đi rất nghệ thuật”, “một cú sút bóng nghệ thuật”, “một
mâm cỗ được bày biện rất nghệ thuật”,... Trong nghĩa này, nghệ thuật đồng
nghĩa với một tài nghệ nào đó của con người.
Nghệ thuật với nghĩa thứ hai - hẹp hơn dùng để chỉ một loại hoạt
động của con người nhằm sáng tạo ra những sản phẩm vừa có ý nghĩa thực
dụng, vừa có khả năng làm đẹp cho đời, đem lại những khoái cảm thẩm mỹ
cho con người. Đó là công việc sáng tạo của người làm đồ trang sức, đồ thủ
công mỹ nghệ, công việc của người thiết kế thời trang,... Nói chung, đó là
những hoạt động sáng tạo theo nguyên tắc của cái đẹp.
Hêghen cho rằng “Nghệ thuật là sự cụ thể hóa ý niệm bằng hình
tượng. Quá trình cụ thể quá ngày càng đầy đủ bao nhiêu thì nghệ thuật càng
đẹp bấy nhiêu. Sự thống nhất giữa ý niệm phổ biến và hình tượng làm cho
nghệ thuật khác với khoa học và tôn giáo”[16, tr.28]. Còn đối với
Tsécnưsépxki trong tác phẩm Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện
thực: “Nghệ thuật không chỉ là vương quốc của cái đẹp còn là phản ánh
nhiều mặt của cuộc sống; nghệ thuật không phải là để mua vui mà là phương
tiện để nhận thức cuộc sống”[16, tr.60 - 61].
Trong mỹ học và lý luận văn học, từ nghệ thuật được dùng để chỉ một
hoạt động sáng tạo mang tính đặc thù, với mục đích sáng tạo ra những cái
đẹp làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người, ngoài ra, nó còn có ý
nghĩa xã hội sâu sắc.
Nghệ thuật là nơi hội tụ của cái đẹp mà cũng là nơi để cho cái đẹp
được sinh sôi nảy nở. Điều đó không chỉ thể hiện trong hình thức nghệ thuật
mà thể hiện cả trong nội dung nghệ thuật. Trong tác phẩm nghệ thuật không
phải là sự sao chép hiện thực cuộc sống một cách máy móc mà nó phản ánh
hiện thực bằng con đường tư duy thẩm mỹ qua bàn tay, khối óc của người
nghệ sĩ. Người nghệ sĩ không tái hiện cuộc sống như chính nó mà quan tâm
22
hơn đến những yếu tố thẩm mỹ tồn tại trong đó. Cái đẹp tồn tại trong hầu hết
mọi lĩnh vực của cuộc sống con người. Khi xã hội cuộc sống con người phát
triển, người ta có nhu cầu thẩm mỹ trong mọi lĩnh vực đời sống.
Cái đẹp là một trong những điều kiện đầu tiên của nghệ thuật. Bức vẽ
không đẹp thì không gọi là tranh, bài nhạc không hay thì không gọi là nhạc.
Do đó có thể nói, “nghệ thuật là nơi hội tụ cái đẹp của mỗi cái đẹp” và người
nghệ sĩ chính là người thực hiện vai trò “hội tụ cái đẹp của mỗi cái đẹp”
trong tác phẩm nghệ thuật.
Tác phẩm nghệ thuật ngoài việc thể hiện muôn hình muôn vẻ khác
nhau về những sự tồn tại trong đời sống còn làm việc thể hiện ở ngay chính
bản thân của nghệ thuật. Bởi vì tác phẩm nghệ thuật không chỉ ghi nhận lại
hiện thực cuộc sống mà còn ghi lại những hiện thực thẩm mỹ thể hiện cho
cái đẹp và làm cho nó càng trở nên đẹp hơn với chính nó trong hiện thực đời
sống. Xem bức tranh Mùa thu vàng của danh họa người Nga Lévital, người
ta rất kinh ngạc về khoảng cách thần diệu giữa mùa thu trong bức họa và
mùa thu thực. Đó là vì danh họa Lévital đã chọn lọc những cái tiêu biểu
nhất, đẹp nhất, đặc trưng nhất của mùa thu hiện thực đưa vào trong tác phẩm
nghệ thuật của mình. Như vậy, đặc tính của hoạt động thẩm mỹ trong các
loại hình nghệ thuật chính là sự lựa chọn trong muôn vàn hiện tượng giống
nhau cái đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất từ trong hiện thực được chủ thể sáng
tạo thẩm mỹ nắm bắt tái hiện lại trong tác phẩm nghệ thuật của mình cùng
với một chút tưởng tượng cộng với tài hoa và lao động nghệ thuật của một
bộ óc nghệ thuật. Nói cách khác, sự sáng tạo nghệ thuật chính là quá trình
tác giả kết tinh các giá trị thẩm mỹ từ trong cuộc sống hiện thực và tái hiện
nó vào trong tác phẩm nghệ thuật một cách đầy đủ hơn.
Hiện thực cuộc sống bao giờ cũng là nguồn nội dung vô tận để sáng
tạo nên cái đẹp cho tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật chính là nơi
23
hội tụ cái đẹp của mỗi cái đẹp trong đời thường và biến những cái rất bình
thường trong đời sống qua lăng kính và đôi tay, khối óc tuyệt vời của người
nghệ sĩ mà trở nên cái đẹp vĩnh cửu. Cái đẹp này sáng tạo phải tuân theo quy
luật sáng tạo của cái đẹp. Như vậy, cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật cũng
chính là sự nhận thức thẩm mỹ của người nghệ sĩ nhằm mục đích tái tạo hiện
thực cuộc sống ở một mức độ cao hơn, ở một tầm cao hơn để phục vụ cho
những lý tưởng xã hội thẩm mỹ nhất định. Thế nên, nghệ thuật chân chính
chính là sự phản ánh hiện thực một cách chân chính nghĩa là thông qua nhận
thức của người nghệ sĩ chân chính theo một lý tưởng thẩm mỹ nhất định.
Nói tóm lại, nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người.
Nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm
tâm sự, suy tưởng về cuộc đời. Nghệ thuật có nhiều chức năng khác nhau:
Giáo dục, nhận thức, thông báo, giao tiếp, giải trí, thẩm mỹ,... cái đẹp là một
phương diện không thể thiếu được của nghệ thuật.
Quan niệm về tài tử
Xuất phát từ nhiều cách hiểu và phụ thuộc vào từng giai đoạn mà
người ta đưa ra những quan niệm về tài tử.
Trong một số tác phẩm văn học kinh điển của nhà thơ lớn Việt Nam,
trong nhiều thế kỷ trước cũng đã dùng chữ tài tử để chỉ người có tài, người
tài hoa, thuộc tầng lớp trí thức. Trong tác phẩm Truyện Kiều, đại thi hào
Nguyễn Du (1776 - 1820) đã viết:
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Nhà thơ Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) đã viết “tài tử giai nhân tế
ngộ nan” và ông xem tài tử ứng với trai tài, gái sắc.
24
Ngoài ra, tài tử cũng được hiểu là con người có tài: “Trong Hán Việt
từ điển giản yếu của thập niên 1930, Đào Duy Anh vẫn dùng từ tài tử là
người có tài và chú thích bằng tiếng Pháp homme de talents. Trong Việt
Nam tự điển của Hội khai trí Tiến Đức ghi là “người có tài” [41, tr.50].
Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của (1895), “chữ tài
tử có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc, chứ không phải
có nghĩa là nghiệp dư”[30, tr.43]. Cùng quan điểm này, trong cuốn sách Hát
bội, Đờn ca tài tử và cải lương cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 của Nguyễn Lê
Tuyên - Nguyễn Đức Hiệp đã dẫn:
Năm 1951 là năm đầu tiên “tài tử” được hiểu như là “không chuyên”
trong Tự điển Việt Nam Phổ thông của giáo sư Đào Văn Tập: “chỉ người
chuyên về một nghệ thuật nào, chỉ vì thích nghệ thuật đó, chứ không phải
dùng tài để mưu sinh”.
Đến năm 1958, Tự điển Việt Nam của Thành Nghị chú thích rằng “kẻ
có tài” không còn được thông dụng nữa. Thêm vào đó, có một giải thích mới
là “nghệ sĩ”. Chữ Tài tử của thập niên 1950 được giải thích như sau: “để chỉ
một người chơi một môn gì chỉ vì thích mà chơi, chứ không phải làm nghề
riêng. Nhà nghề, tài tử, Amatuer” [41, tr.50].
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ thì tài tử có nghĩa là:
“Người tài. (R) Người đàn hát chơi trong các đám tiệc: Đám cưới có tài tử.
Người theo một nghề cốt chơi vui chứ không lấy đó sinh sống: Hạng tài
tử”[23, tr.812].
Mặc dù có nhiều quan niệm, nhưng để hiểu tường tận ý nghĩa “tài tử”
trong đờn ca tài tử, chúng ta cần xem xét về nguồn gốc của loại hình nghệ
thuật này. Ban đầu khi mới hình thành đờn ca tài tử chỉ là hình thức sinh
hoạt của những kẻ tha hương, nhớ nhà mong muốn giãi bày tâm sự, tìm bạn
25
“tri kỷ tri âm”, tạo sự gắn kết trong cộng đồng. Họ chỉ tập hợp đàn ca khi họ
thích và có ngẫu hứng, ngược lại khi không thích, họ sẽ không đàn ca. Dù
bất cứ lý do gì, có dùng tiền ép họ cũng không được. Với đặc tính này, trong
mọi cuộc chơi, các tài tử luôn đặt mục đích tôn vinh nghệ thuật lên hàng
đầu, hướng tới cái đẹp, cái thật, cái tốt, xây dựng nhân cách vị tha, hòa nhã
trong cộng đồng và cùng hướng tới tương lai tươi sáng.
Như vậy, “tài tử” trong nghệ thuật đờn ca tài tử chỉ người thật sự có
tài năng, những bậc thầy tham gia trình diễn. Đặc biệt, người tài tử không
dùng nhạc tài tử làm kế sinh nhai. Khi nào thích đơn thì hợp nhau tại nhà
một người trong làng rồi cùng nhau đàn chơi, ai biết đờn ca cũng có thể
tham gia được, có thể đơn ca suốt đêm không chán. Do vậy mà trình độ nghệ
thuật của họ không thấp. Ngược lại, họ thường tập luyện rất công phu, phải
theo thầy học từ chữ nhấn, chữ truyền, sắp chữ sao cho đẹp và tạo thành một
phong cách riêng. Trên nền tảng đó, người “tài tử” có thể tha hồ sáng tạo,
ứng tác, thể hiện phong cách đặc trưng, tài năng và cảm xúc của mình qua
từng cuộc chơi. Họ có năng khiếu về âm nhạc và được đào tạo một cách bài
bản nên họ có khả năng phát huy khả năng của mình. Như vậy “tài tử” trong
đờn ca tài tử là hoàn toàn chỉ người có tài.
Khái niệm Đờn ca tài tử
Để hiểu Đờn ca tài tử là gì thì chúng ta phải có quan điểm lịch sử - cụ
thể về nguồn ra đời của Đờn ca tài tử. Đờn ca tài tử là loại hình âm nhạc
thính phòng, đặc trưng của người Việt ở Nam Bộ. Đây là loại âm nhạc có
truyền thống từ nhã nhạc, đờn ca Huế và các nhạc lễ dân gian. Đờn ca tài tử
là dòng âm nhạc đặc biệt vì kết hợp cả hai đặc tính: tính thính phòng không
gian tao nhã, với tính dân dã hào phóng trong phong cách diễn tấu, hòa ca và
tổ chức sinh hoạt. Trong những cuộc đờn ca vui chơi ấy đã được thực hiện
bởi những con người có danh xưng cao quý “tài tử”, với tinh thần vị nghệ
26
thuật lấy âm nhạc làm thú giải trí và dung dưỡng tâm hồn. Từ những nhóm
“bạn tài tử” ban đầu dần hình thành phong trào đờn ca tài tử đậm chất Nam
Bộ.
Trong cuốn Du ngoạn trong âm nhạc Việt Nam, tác giả Trần Văn Khê
ghi lại nguồn gốc của Đờn ca tài tử Nam Bộ như sau:
Trong ba loại nhạc thính phòng của người Việt Nam, đờn ca tài tử
miền Nam thuộc hàng em út sanh sau đẻ muộn. Theo bậc thầy trong nghề,
Đờn ca tài tử hình thành vào thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhờ các nhạc quan
của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam đã đem theo truyền
thống ca Huế. Trên đường đi họ dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị,
Quảng Nam, từ đó tiếng đờn giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ
Quảng [50, tr.209].
Những người đầu tiên đặt nền móng cho đờn ca tài tử chính là các
nhạc sư: Nguyễn Quang Đại (tức cụ Ba Đợi - một nhạc quan triều đình nhà
Nguyễn), Trần Quang Quờn (còn gọi là Kinh Lịch Qườn ở Vĩnh Long), Lê
Tài Khí (biệt danh là Nhạc Khị ở Bạc Liêu),... và một số nho sĩ miền Nam
như: Tôn Thọ Tường, Phan Hiển Đạo,... ban đầu họ chỉ sáng tác một vài bản
chỉ để phục vụ nghe chơi với nhau giữa một số người trong một hoàn cảnh
nhất định. Dần dà thu hút thêm những đối tượng khác cùng nhau tham gia và
không gian cũng mở rộng hơn. Có thể lý giải về điều đó bởi ba lý do sau:
Thứ nhất, bản thân các bài bản sáng tác mới của các nhạc sư thời đó
(sau này ta gọi là nhạc tài tử) có một sức hấp dẫn riêng, một nét độc đáo mà
không một loại hình âm nhạc nào có thể thay thế.
Thứ hai, lịch sử hình thành miền Nam là cả một quá trình lâu dài, gian
nan, thử thách. Người Nam Bộ ngày nay vốn xuất thân từ dòng máu khác
nhau: đó có thể là những thổ dân địa phương mang trong mình dòng máu
27
Phù Nam xa xôi huyền bí hoặc những người “khách trú”, hay là những
người dân đồng chim, nước chuẩn của miền Bắc thân yêu hay những người
dân Ngũ Quảng đồi núi chập trùng với nắng và gió. Trong những người bạn
đầu tiên đến Nam Bộ có cả những khách thương hồ ở tận trời Tây xa xôi,…
họ đến đây với nhiều mục đích khác nhau: Có người vì tránh loạn lạc mà
phải lìa quê, bỏ xứ ra đi; Song cũng có người ra đi để được mạo hiểm để
thỏa chí bình sinh;... và cũng không loại trừ những người Việt đến đây là
những người thống khổ nhất “có thể là một anh lính thú Côn Lôn, một cung
nữ thất sủng, hoặc những kẻ tội đồ xổng ngục, nói tóm lại là những kẻ bất
hạnh nhất”[50, tr.71].
Tuy nguồn gốc xuất thân khác nhau nhưng họ nhanh chóng phải hòa
nhập với nhau để cùng vượt qua những khó khăn, thách thức của vùng đất
mới và âm nhạc chính là phương tiện kỳ diệu nhất mang họ đến với nhau.
Do lòng luôn luôn thương nhớ cội nguồn nên các điệu, các hơi của nhạc tài
tử đều phảng phất nỗi buồn và được giới mộ điệu ưa thích.
Thứ ba, đờn ca tài tử thích nghi cao với không gian thời gian và chủ
thể. Người chơi đờn ca tài tử không phân biệt già, gái trai, dân lao động tay
chân hay văn phòng công sở,... niềm đam mê nhạc tài tử đã làm cho họ tìm
đến với nhau. “Sân khấu” của đờn ca tài tử có thể là một bộ ván, một chiếc
ghe thương hồ xuôi ngược, hoặc một góc sân, một bờ ruộng,... mọi người
quây quần lại với nhau thành một vòng tròn, kẻ đời người ca, tơ lòng hòa
điệu, dứt câu, hết bài thì vỗ tay tán tưởng,... chỉ đơn giản vậy thôi mà đờn ca
tài tử đã thể hiện được tính cách của con người Nam Bộ: chất phác, thật thà,
hiền hậu, phóng khoáng.
Một vài cách hiểu về Đờn ca tài tử Nam bộ
Từ nhiều góc độ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác
nhau về đờn ca tài tử Nam Bộ.
28
Thạc sĩ âm nhạc Huỳnh Khánh cho rằng: “Đờn ca tài tử Nam Bộ là
sản phẩm văn hóa phi vật thể của Nam Bộ, vừa mang tính bác học, vừa
mang tính dân gian, gắn liền với mỗi sinh hoạt của cộng đồng cư dân Nam
Bộ; được cải biến từ nhạc cung đình Huế và sáng tác mới trên nền tảng âm
nhạc, dân ca, hát đối, hò vè của vùng đất Nam Bộ”[49, tr.7].
Theo tác giả Võ Trường Kỳ trong quyển Đờn ca tài tử Nam Bộ thì
định nghĩa như sau:
“Đờn ca tài tử là một khái niệm chung chỉ những cuộc trình diễn bao
gồm những người đờn, những người ca với nhạc khí trong dàn nhạc tài tử,
và những bài bản trong nhạc mục tài tử. Không gian trình diễn rất đa dạng,
số lượng khán thính giả không giới hạn. Nếu trình diễn trên sân khấu lớn, có
đông đảo khán giả, thính giả thì họ dùng âm thanh khuếch đại. Mục đích của
các buổi trình diễn cũng rất đa dạng, nhưng chủ yếu là phục vụ một yêu cầu,
nhiệm vụ nào đó của cá nhân hoặc tổ chức xã hội. Mục đích biểu diễn là
môn sinh hoạt tranh giải các cuộc thi”[52, tr.44].
Có thể thấy, hai định nghĩa trên về nội hàm có một số điểm dị biệt
nhưng đều gặp gỡ nhau ở chỗ cả hai định nghĩa đều nhắc đến hai hoạt động
chính của đờn ca tài tử đó là đờn và ca. Tuy không có một trường lớp nào
đào tạo chính quy về bài bản, nhưng cả người đờn lẫn người ca đều phải đờn
ca đúng chuẩn mực, đúng bài bản, điệu thức, nhịp nhàng. Điều này làm cho
người đờn ca tài tử dù mới gặp nhau vẫn có thể trở thành tri âm, tri kỷ vì tâm
hồn họ đã đồng điệu với nhau, hòa vào nhau làm một. Trong bài phát biểu
của TS. Katherine Muller Marin, đại diện UNESCO tại Lễ trao bằng công
nhận Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản phi vật thể của nhân loại có
câu:
“Một dây kết bạn đồng tâm,
29
Hai dây kết bạn tri âm suốt đời”
Một vấn đề nữa cũng đáng quan tâm ở hai định nghĩa trên là đờn ca tài
tử có hoạt động trình diễn (biểu diễn). Trong bài tham luận phát biểu tại Hội
thảo Quốc tế về Đờn ca tài tử, những lối hòa đồng ngẫu hứng do Bộ Văn
hóa, Thể Thao và Du lịch tổ chức vào tháng 1 năm 2011, thạc sĩ Huỳnh
Khải có viết:
“Đờn ca tài tử Nam Bộ gần gũi với cuộc sống và con người, nó vừa
biểu hiện được tính giao tiếp, vừa là tính tiêu khiển, diễn ra ở bất cứ nơi nào,
hoàn cảnh nào, không phân biệt sang - hèn địa vị xã hội, có lúc nhàn rỗi, trà
dư tửu hậu, trang trọng trang nghiêm trong buổi lễ, đám tiệc trang trọng quý
phái,... nhưng khi vào cuộc chơi thì chơi hết mình, say sưa vô điều kiện và
những tài tử giai nhân khi đã nhập cuộc thì họ quên cả cuộc đời, chỉ biết gửi
trọn hồn vào cuộc chơi diễn tấu, đờn ca chuẩn mực, đúng bài bản, đúng điệu
thức, “Hồn ai nấy giữ”, nhưng bao giờ cũng ghé khuôn đúng chữ nhạc, đúng
nhịp, đúng câu, đứng lớp cùng lúc trong cùng dàn nhạc như đã hẹn, gọi là
đồng điệu “ tâm đầu, ý hợp”[43, tr.1].
Đờn ca tài tử ra đời đúng thời điểm đó là tiếng tự tình dân tộc, tiếng
nói nhẹ nhàng có khả năng tập hợp quần chúng tham gia để bảo vệ văn hóa
và âm nhạc truyền thống Việt Nam. “Điều đáng nói nhất đối với âm nhạc tài
tử là nó không phải chỉ để mua vui, mà chính là nguồn đạo lý ở đời”. “Một
ngày vất vả trên đồng ruộng, sông nước, chiều xuống kéo đôi người bạn ngồi
trên phản gỗ nhậu lai rai, rồi đờn hát tới khuya. Một em bé chào đời, bạn bè
kéo tới đờn ca, là món quà mừng hạnh phúc gia chủ. Và cả những dịp cưới
xin, tân gia, cúng giỗ các tài tử là bạn hữu bốn phương cũng kéo về đờn ca
cho rộm đám”[51, tr.26]. Đờn ca tài tử đã trở thành chất keo gắn kết tình
cảm cộng đồng, gắn kết ý chí cộng đồng. Nhờ thế mà họ đã giữ gìn, phát
huy được truyền thống yêu nước thương nòi, truyền thống thương người như
30
thể thương thân mà vượt qua được những lúc gian nan nhất của đời sống,
gay cấn nhất của lịch sử.
Đờn ca tài tử ra đời là sự hoàn thiện thể loại nhạc không lời giải trí cổ
truyền Việt Nam; là sự ra đời các khái niệm: thang âm, điệu, hơi, câu nhạc,
lớp nhạc, các kỹ thuật chơi đờn vô cùng phức tạp và vi diệu mà trước đấy cổ
nhạc Việt Nam chưa đạt tới; là sự Việt Nam hóa hoàn chỉnh cây đờn ghi-ta
Espagnol thành đờn ghi-ta phím lõm; làm nảy sinh hình thức sân khấu
truyền thống thứ ba: sân khấu Cải lương sau sân khấu Tuồng và sân khấu
Chèo. Với ý nghĩa đó thì đờn ca tài tử hoàn toàn xứng đáng để UNESCO
công nhận Đờn ca Tài tử là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại”.
1.2. Quá trình hình thành nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà
Vinh
1.2.1. Điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa cho sự ra
đời và phát triển đờn ca tài tử.
Điều kiện địa lý - tự nhiên
Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, vị trí địa lý giới
hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh
độ Đông. Nếu đi bằng quốc lộ 53, Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh
200 km. Nếu đi bằng quốc lộ 60, khoảng cách chỉ còn 130 km, cách thành
phố Cần Thơ 100 km. Trà Vinh được bao bọc bởi 2 con sông: sông Tiền và
sông Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đường thủy có
điều kiện phát triển. Các huyện, thành phố ở Trà Vinh nằm ở phần cuối cù
lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Phía Đông giáp Biển Đông với 65 km
bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía
Bắc giáp tỉnh Bến Tre.
31
Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, các huyện, thành phố ở
tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức
xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu
ven biển các huyện, thành phố ở tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí
tượng như gió đông mạnh, bốc hơi cao, mưa ít. Các huyện, thành phố ở Trà
Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 26 -
270
c, độ ẩm trung bình 80 - 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng
mưa trung bình từ 1.400 - 1.600 mm có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt và khai thác thủy, hải sản.
Về kinh tế, tỉnh Trà Vinh nói chung, các huyện, thành phố nói riêng
đã và đang được sự quan tâm của chính phủ với các dự án lớn đã và đang
được triển khai như: Dự án xây dựng cầu Cổ Chiên, nâng cấp các Quốc lộ
53, 54, 60, luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu (kênh đào Trà
Vinh), khu công nghiệp Trà Vinh, Khu kinh tế Định An, Trung tâm điện lực
Duyên Hải,... tạo điều kiện cho Trà Vinh khắc phục hạn chế về mặt địa lý trở
thành cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long đến các khu vực khác trong nước và trên thế giới bằng đường thủy, tạo
động lực mới trong phát triển kinh tế địa phương.
Do đặc điểm trên nên tỉnh Trà Vinh có vị trí và tầm quan trọng về
kinh tế và quốc phòng đối với đồng bằng sông Cửu Long. Với 65 km bờ
biển là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. Chỉ số PCI
của tỉnh Trà Vinh đứng hạng 41/63 tỉnh, thành phố.
Đặc điểm về văn hóa – xã hội
Quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc ở tỉnh Trà Vinh
luôn chung sống đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau, phát huy truyền thống
cách mạng đánh đuổi thực dân phong kiến; đã đóng góp rất lớn sức người,
32
sức của trong đấu trành giành độc lập dân tộc. Hiện nay, trên địa tỉnh Trà
Vinh có nhiều di tích lịch sử ghi lại truyền thống đấu tranh giữ nước và bảo
vệ đất nước như Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụm Tượng đài “Toàn dân
nổi dậy đoàn kết lập công”; bia Đồng khởi Mỹ Long, khu căn cứ Tỉnh ủy ở
huyện Duyên Hải; nhiều địa phương được phong tặng danh hiệu anh hùng
lực lượng vũ trang.
Cùng với hệ thống di tích là những lễ hội riêng của các dân tộc như: lễ
hội truyền thống Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông
bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Dâng bông, Dâng phước của người Khmer
và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác của người Kinh, người
Hoa như Lễ hội nghinh Ông tại thị trấn Mỹ Long huyện Cầu Ngang, Vu lan
thắng hội, Tiết Trùng Cửu,... người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà
Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo, theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh
có tới 142 chùa Khmer. Chính vì vậy, người Khmer có tín ngưỡng dân gian
độc đáo, những lễ hội mang đậm bản sắc... trong khi đó văn hóa của người
Hoa có những tín ngưỡng dân gian riêng biệt, đó là những lễ hội đặc trưng
và nhiều phong tục, lễ tết. Chính vì vậy, đời sống tinh thần người Hoa khá
phong phú. Người Kinh chiếm số đông nên họ là chủ thể văn hóa chính,
đồng thời đóng vai trò dung hòa văn hóa của dân tộc khác tạo đầu mối giao
lưu văn hóa. Dù cộng cư trong cùng không gian nhưng không có sự xung đột
văn hóa. Sự đa dạng tộc người đã tạo ra sự đa dạng về văn hóa, đây cũng là
môi trường tốt nhất cho nghệ thuật đờn ca tài tử có điều kiện phát triển trong
giai đoạn hiên nay. Chính vì lẽ đó, việc gìn giữ và phát huy cái đẹp trong
nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh càng làm phân tích sâu sắc thêm
những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa xã hội và con người tại vùng đất Trà
Vinh.
33
1.2.2. Quá trình ra đời và phát triển đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh
1.2.2.1. Quá trình hình thành đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh
Như đã nói ở phần lịch sử, Trà Vinh là một phần của Nam Bộ. Chính
vì thế, văn hóa Trà Vinh có cùng dòng chảy với văn hóa Nam Bộ. Những gì
của văn hóa Nam Bộ đều có ảnh hưởng đến văn hóa và sinh hoạt văn hóa
của đồng bào tỉnh Trà Vinh, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử. Giai đoạn
hình thành đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh có cùng với quá trình hình thành đờn
ca tài tử Nam Bộ. Đây là thời kỳ manh nha tiếp nhận và dần chuyển hóa từ
âm nhạc vùng ngoài tức là nhã nhạc cung đình Huế, âm nhạc vùng Ngũ
Quảng. Quá trình tiếp nhận âm nhạc vùng ngoài này diễn ra trong thời gian
dài và dưới nhiều hình thức.
Đầu tiên phải kể đến công trình của những nhạc quan triều đình Huế
là những người tiên phong mang âm nhạc cung đình vào Nam Bộ. Vùng đất
Nam Bộ được khai phá từ thời các Chúa Nguyễn. Trong Gia Định thành
thông chí của Trịnh Hoài Đức cho rằng thời chúa Nguyễn Hoàng (1558 -
1613), người Việt đã vào đến Gia Định. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Tần
(1648 - 1687) lệnh cho Nguyễn Hữu Cảnh “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ
Gia Định, đặc sứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long dựng dinh Phiên Tấn”[16,
tr.45].
Đây là dấu mốc quan trọng công nhận chủ quyền vùng đất phía Nam
trong quá trình Nam tiến của các Chúa Nguyễn. Từ đây, văn hóa Nam Bộ
ghi dấu ấn văn hóa Trung Bộ bởi sự chú trọng chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần của các Chúa Nguyễn cho cư dân vùng đất này. Trong suốt quá
trình Nam tiến của các Chúa Nguyễn đến triều Nguyễn có không ít những
nhạc quan triều đình cùng đi. Họ là những nhà quan bị giảm biên chế, những
nho sĩ bất mãn triều đình am hiểu về âm nhạc (tri thức ngày xưa thường am
tường về cầm - kỳ - thi - họa) trong lúc nhàn hạ, họ chơi nhạc để giải khuây
34
và truyền dạy nhạc cho nhiều người cùng chơi. Trong nhiều tài liệu nghiên
cứu có ghi lại những nhạc quan có công lớn mang âm nhạc vùng ngoài vào
vùng đất Nam Bộ như:
Ông Nguyễn Liên Phong là người Quảng Nam, nổi tiếng với tài đờn
kìm, cùng với ông là người con trai Nguyễn Tùng Bá mang âm nhạc miền
Trung vào dạy khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Học giả Vương Hồng Sển ghi rằng “Ở
Sài Gòn, cố nhiên nhiều người biết đờn, nhưng chỉ cần salon hay đờn đơn
cho nhà hàng để khách uống khai vị, trong số có Nguyễn Liên Phong và con
trai là Nguyễn Tùng Bá, gọi Tư Bá là người đi dạy đời khắp lục tỉnh nhiều
người quen biết”[71, tr.86].
Ông Nguyễn Quang Đại (1855 -?) còn gọi là Ba Đợi là nhạc Quan
triều Nguyễn. Cuối thế kỷ XIX, ông hưởng ứng phong trào Cần Vương
chống Pháp vào Nam truyền dạy nhạc. Lúc ấy, học trò của ông theo học rất
đông. Bước chân của nhạc Quan Nguyễn Quang Đại đi khắp Gia Định và
vùng phụ cận (Chợ Lớn, Cần Đước, Cần Giuộc, Đồng Nai, Bình Dương,
Bến Tre,…) để dạy học trò. Ở nơi đâu ông cũng có những học trò xuất sắc
và con số này lên đến hàng trăm người. Nhạc sư Nguyễn Quang Đại vừa là
người truyền dạy xuất sắc vừa là người sáng tạo, sáng tác ra những bài bản
mới của nhạc tài tử. Ông là người sáng tạo 8 bản Ngự và bộ Ngũ châu của
nhóm tài tử miền Đông. Đây là những bản nhạc còn mang rất đậm nét cung
đình. Nhiều tài liệu cho rằng, Nguyễn Quang Đại cùng các học trò hệ thống
lại hơi điệu bài bản tài tử thành: Bắc, Nam, Hạ, Oán, thành 20 bản Tổ
truyền. Trong vai trò người đứng đầu nhóm tài tử miền Đông, nhạc quan
Nguyễn Quang Đại có công rất lớn trong việc gầy dựng và phát triển đờn ca
tài tử và được xem là hậu tổ của nhạc tài tử Nam Bộ.
Bên cạnh những nhạc quan triều đình mang âm nhạc miền Trung vào
Nam còn có các danh sĩ miền Nam du học ngoài Huế, đỗ đạt thành tài và
35
mang âm nhạc cung đình về cho mảnh đất Nam Bộ. Có thể liệt kê những
trường hợp tiêu biểu như sau:
Ông Phan Hiển Đạo (1822 - 1864) người thuộc dòng dõi quan lại, là
con trai của quan án sát thành Gia Định Phan Hiển Tấn. Ông là người học
cao hiểu rộng và thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ dưới triều vua Tự Đức.
Học giả Vương Hồng Sển trong quyển Hồi ký năm mươi năm mê hát, năm
mươi năm cải lương trích dẫn lại từ quyển Điếu cổ hạ kim thi tập của
Nguyễn Liên Phong rằng “ông Phan Hiển Đạo người tỉnh Mỹ Tho, thi đậu
Tấn Sĩ, hình dạng thanh lịch, tính nết hiệp liệt thông minh, lúc ngoài ra Huế
học cử nghiệp, thì có học đặng điệu đờn Huế cùng nhiều tài năng âm nhạc và
công của ông mang âm nhạc Huế vào Nam được tóm lược trong hai câu thơ
sau:
Khúc đời Lưu thủy trôi dòng bích
Mà giọng kìm - tranh giọng Huế còn [71, tr.49 – 50].
Nói tóm lại, đây là tầng lớp trí thức, tài tử của cả hai miền có công
mang âm nhạc miền Trung đến với vùng đất Nam Bộ. Họ là những người
đầu tiên tiên phong gieo mầm để hôm nay đất Nam Bộ gặt hái hạt ngọc mùa
vàng của đờn ca tài tử trở thành loại hình nghệ thuật được cả nhân loại biết
đến. Tuy nhiên, sách sử âm nhạc chỉ ghi lại trường án những con người có
công, thiết nghĩ còn rất nhiều nữa những danh sĩ đã âm thầm mang âm nhạc
vùng ngoài vào vùng đất mới phương Nam.
Nếu như âm nhạc miền Trung được chuyển vào Nam bởi các văn sĩ
trí thức hai miền như đã nêu trên thì mặt khác, dòng âm nhạc này còn được
chuyển vào Nam từ con đường dân gian. Đó là những lưu dân trong cuộc tìm
đến vùng đất mới đã mang theo trong tâm thức mình những câu ca, điệu hát.
Có không ít những tài liệu biên khảo và cả tài liệu lịch sử đều thống nhất
36
quan niệm rằng văn hóa, phong tục của người Nam Bộ trong giai đoạn đầu
là văn hóa miền Trung như phong tục, tập quán được mang đến bởi những
lưu dân người Việt từ Thuận Hóa trở vào, trong đó có âm nhạc. Đó là những
thể loại nhạc thính phòng Huế, nhạc lễ miền Trung. Trong số những nhà
nghiên cứu thống nhất quan điểm trên, giáo sư Trần Văn Khê khẳng định
gốc của nhạc tài tử là nhạc Huế, nhạc Quảng: “thể loại âm nhạc được gọi là
đờn ca tài tử được sinh ra từ sự gặp gỡ của nhạc Huế và âm nhạc Quảng
Nam. Thời của ông nội tôi Trần Quang Diệm (1853 - 1925), nhạc mới rất
thịnh hành ở miền Nam Việt Nam. Chính ông nội tôi là người chơi đàn tỳ bà
rất giỏi và cũng là người chơi rất giỏi nhạc Huế”[74, tr.03].
Mặt khác, có dòng nhạc dân gian Nam Bộ tồn tại trước sự ra đời của
đờn ca tài tử, đó là nhạc Lễ. Nhạc Lễ từ việc phục vụ trong tế lễ (quan, hôn,
tang, tế) thì phe văn (gồm những nhạc cụ dây) dần tách ra khỏi phe vỏ (gồm
những bộ nhạc cụ gõ) để chơi riêng. Đây cũng là bước đệm quan trọng để
hình thành đờn ca tài tử. Học giả Vương Hồng Sển đã khẳng định trong buổi
đầu đờn ca tài tử Nam Bộ là nhạc Lễ: “Trước đó nữa tại các tỉnh Nam Kỳ
không có dàn đờn cổ nhạc Việt, chỉ có dàn nhạc lễ (tỷ dụ ở Bạc Liêu có
Nhạc Khị) thường dùng vào các cuộc đám ma nhà héo. Mỗi khi có đám tang
vào lúc canh khuya, sau buổi tối tụng kinh, thường các thầy nhạc và thầy
chùa bày ra đòi chủ nhà nấu cháo trắng để thức sáng đêm, và nhân dịp ấy họ
cũng hòa đờn, tập dượt ca cho đúng nhịp, để đánh con buồn ngủ. Sau thành
thói tục, mỗi dịp quan - hôn - tang - tế, thậm trí lễ mừng tân quan, tân gia,
khay bằng, khánh hạ, đám giỗ, đám cưới đều có mời họ luôn cho rôm
đám”[71, tr.25-26].
Như vậy, đờn ca tài tử ra đời dựa trên nền âm nhạc Huế, nhạc vùng
Ngũ Quảng ở bài bản và hình thức tính phòng kết hợp với nhạc Lễ Nam Bộ.
37
Quá trình tiếp nhận, chuyển hóa âm nhạc miền Trung và kết hợp với
nhạc Lễ để hình thành đờn ca tài tử ở Trà Vinh cũng giống như vùng đất
Nam Bộ, tuy nhiên cũng có những nhận định cụ thể riêng của vùng đất này.
Như đã đề cập ở phần lịch sử tỉnh Trà Vinh qua các giai đoạn được nhập
chung với tỉnh Vĩnh Long năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây
Nam Bộ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và cai trị thời gian dài vùng đất
này, Trà Vinh là hạt tham biển thuộc tỉnh Vĩnh Long, đúng vào giai đoạn
quan trọng của việc hình thành và phát triển đờn ca tài tử.
Một người có công đóng góp rất lớn cho buổi đầu hình thành và phát
triển đờn ca tài tử tại vùng đất Trà Vinh chính là Phạm Đăng Đàng. Ông là
người miền Trung vào Nam sinh sống tại quận Càng Long (lúc ấy thuộc tỉnh
Vĩnh Long, nay thuộc tỉnh Trà Vinh). Học giả Vương Hồng Sển ghi lại rằng
“ông Phạm Đăng Đàng sinh hai người con trai đặt một người tên Càn, người
còn lại đặt tên Long vì ông ngụ tại quận Càn Long”[71, tr.31]. Ngày nay,
Càng Long là một huyện của tỉnh Trà Vinh. Học Giả Vương Hồng Sển ghi
tiếp: “ông Phạm Đăng Đàng là một thầy đờn kỳ cụ vùng đất Vãng, có thực
danh và cũng có thực tài, thiện nghệ đờn độc huyền”[71, tr.31].
Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của người viết thì người khởi
nguồn của đờn ca tài tử ở Trà Vinh là ông Hồng Gia Phước (1871 -
1940), người trong vùng và kể cả nhạc giới, học trò đều gọi ông là Hồng Gia
Phúc, đồng lứa với Nhạc Khị (1870 - 1948) ở Bạc Liêu. Ông Hồng Gia Phúc
người gốc Trung Hoa sống di cư cùng với gia đình vào vùng đất Nam Bộ,
ông biết đàn một số bản nhạc Trung Hoa từ thân phụ truyền dạy cho. Chính
vì vậy nên ông rất dễ tiếp thu dòng nhạc Lễ. Đến khoảng năm 1890, ông
Hồng Gia Phúc đến vùng Thanh Mỹ, Châu Thành, Trà Vinh sinh sống bằng
nghề đờn dạo và dạy cho các học trò. Thế hệ học trò của ông sau này đã kế
38
thừa sự truyền đạt xuất sắc của thầy, từ đó phát triển nhạc Lễ và đờn ca tài tử
ở Trà Vinh.
Theo nhà báo Tấn Lực (trưởng phòng Văn hóa xã hội - báo Trà Vinh),
dẫn lời nhạc sĩ Thanh Vân (tên thật là Phan Văn Nuôi, là học trò của nhạc sư
Hồng Tấn Phát, từng là nhạc sĩ chính của đoàn cải lương Kim Chung) cho
rằng ở Trà Vinh giai đoạn vào khoảng năm 1925 - 1930, ông Cả Bộn người
giàu có ở Ấp Ba Động, xã Trường Lộc (nay là xã Trường Long Hòa) mời
nhạc sư Hồng Gia Phúc xuống dạy đàn cho các ông: Cao Văn Tự (con ông
Cả Bộn), Cao Văn Ân, Cao Văn Khoái, Tôn Văn Vân, Trần Bổn Lập, Cao
Văn Ngữ, Trần Văn Hên, Phan Văn Hưởng, Nguyễn Hữu Mười,… trong các
học trò đầu tiên của nhạc sư Hoàng Gia Phúc là Hồng Tấn Phát (Hai Phát),
Nguyễn Hữu Mười (Năm Mười), Tôn Văn Vân (nhạc Vân) và Trần Văn Hên
(Ba Hên) đã tạo được tên tuổi trong cả nhạc với Nam Bộ. Từ những người
này đã truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò nối tiếp nhạc lễ xuất sắc trong
vùng. Những nhạc sĩ như Hồng Tấn Phát, Năm Mười, Tôn Văn Vân điều
thành lập ban nhạc lễ phục vụ dân chúng trong vùng Duyên Hải, Cầu Ngang,
thị xã Trà Vinh, các ban nhạc lễ này tách ra khỏi nhạc lễ để chuyển thành
nhạc tài tử. Tiêu biểu như nhạc sư Hồng Tấn Phát với ngón roi nhạc Lễ rất
tuyệt diệu đã chuyển sang chơi nhạc tài tử.
Từ đây đờn ca tài tử ở Trà Vinh cùng với Nam Bộ phát triển mạnh mẽ
và cho thấy giai đoạn khởi thủy của đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh cũng giống
như ở Nam Bộ có sự tiếp nhận chuyển hóa kết hợp nhạc Lễ hình thành đờn
ca tài tử. Những nghệ nhân tên tuổi như Hồng Gia Phúc, Hồng Tấn Phát,
Năm Mười, nhạc Vân là những người có công đóng góp lớn vào quá trình
hình và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh. Chính gì thế, khi
nghiên cứu cái đẹp của nghệ thuật Đờn ca tài tử chúng ta phải tìm hiểu quá
39
trình hình thành cũng như đóng góp của các nhạc sư trong vùng để từ đó
phát huy hơn nữa những giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử.
1.2.2.2. Các giai đoạn phát triển của đờn ca tài tử
Cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX, đờn ca tài tử đã được định hình,
xây dựng và lớn mạnh như một thể loại âm nhạc đặc trưng của Nam Bộ,
phát triển trở thành phong trào âm nhạc sôi nổi. Thời kỳ này, đờn ca Nam
Bộ xuất hiện nhiều nhạc sĩ, nhạc sư, nhóm đờn ca tài tử. Họ hoạt động rộng
khắp và thực hiện nhiều vai trò vừa hoạt động, vừa sáng tác bài ca bản đờn,
nhạc khí vừa truyền nghề để không ngừng đưa bộ môn này thăng hoa. Có
nhiều nhóm ra đời trong thời kỳ này cho đến nay vẫn được giới nhạc và các
nhà nghiên cứu nhắc đến, tiêu biểu là nhóm Trần Quan Quờn (Ký Qườn)
vùng Vĩnh Long đại diện cho nhóm tài tử miền Tây, nhóm ông Nguyễn
Quang Đại (Ba Đợi) ở Cần Đước - Long An, đại diện cho nhóm tài tử miền
Đông. Cả hai nhóm tài tử này đã không ngừng có những sáng tác, thậm chí
có lúc họ ganh đua nhau cải soạn một số bài bản tiếp thu từ âm nhạc vùng
ngoài và sáng tác thêm bài bản mới, đồng thời truyền dạy nghề cho các thế
hệ học trò. Những nhóm tài tử khác ở Bạc Liêu, Mỹ Tho hay Trà Vinh cũng
nở rộ tài năng. Phong trào đờn ca tài tử phát triển rất mạnh ở Nam Bộ bởi sự
sáng tạo của các nhạc sư, nghệ nhân. Đây là giai đoạn đánh dấu rất nhiều tên
tuổi, sự kiện âm nhạc và kể cả việc hoàn thiện hệ thống bài bản, hơi, điệu,…
của nhạc tài tử. Đánh dấu cho sự phát triển rộng rãi của đờn ca tài tử là sự
kiện năm 1906, nhạc tài tử trình diễn tại hội chợ thuộc địa Marseille - Pháp.
Đó là nhóm nhạc của ông Nguyễn Tống Triều ở Mỹ Tho. Nguyễn Lê Tuyên
- Nguyễn Đức Hiệp dẫn giải tài liệu nước ngoài cho rằng những nhà nghiên
cứu âm nhạc và báo chí Pháp đánh giá rất cao buổi biểu diễn của nhóm nhạc
ông Nguyễn Tống Triều tại hội chợ. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển
mạnh mẽ của đờn ca tài tử ở Nam Bộ.
40
Vùng đất Trà Vinh xuất hiện nhiều tên tuổi của những nhạc sư, nghệ
nhân có công đóng góp cho sự phát triển của đờn ca tài tử trong tỉnh lẫn
Nam Bộ. Đó là thế hệ Nguyễn Hữu Mười (Năm Mười), Tôn Văn Vân (nhạc
Vân). Riêng nhạc sư Hồng Tấn Phát đã được nhạc giới tài tử Nam Bộ lưu
danh với việc đưa vào sử dụng cây đàn tam trong dàn nhạc Lễ và nhạc tài tử
với ngón đàn tam được xem là độc nhất vô nhị. Ông cũng là người có công
đào tạo nên những học trò mà sau này tên tuổi lừng lẫy. Ông Ngô Hoàng
Lũy sinh năm 1938 ở Thanh Mỹ, Châu Thành, học trò của nhạc sư Hồng
Tấn Phát cho biết nhạc sư Hồng Tấn Phát đào tạo nên rất nhiều học trò giỏi,
bởi ông đi dạy nhạc từ khắp miền Tây cho đến miền Đông và trường quốc
gia âm nhạc, đào tạo một số học trò thành đạt được tên tuổi lừng lẫy trong
giới nhạc tài tử Nam Bộ như: nhạc sĩ Hai Thơm, nhạc sĩ Duy Nhiêu, nhạc sĩ
Văn Vỹ,…
Sau nhạc sư Hồng Tấn Phát là thế hệ đàn em nhiều tài năng đờn, ca và
cả sáng tác. Đó là: NSND Viễn Châu, nhạc sĩ Năm Cơ, Cô Ba Trà Vinh,..
thế hệ tiếp theo nữa có thể kể đến những nghệ nhân hoạt động mạnh mẽ đưa
phong trào đờn ca tài tử trong tỉnh Trà Vinh Phát triển về số lượng cũng như
chất lượng. Đó là các nghệ nhân: Nguyễn Văn Tảo, Nguyễn Văn Nhì (Tư
Nhì), Thanh Vân (Ba Nuôi), Tấn Thành, Nguyễn Văn Dấu (Tám Dấu),... ông
Ngô Hoàng Lũy cho biết, nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Trà Vinh đến thập niên
1950 phát triển rất mạnh mẽ, mỗi huyện đều có nhóm đờn ca tài tử. Ở thị xã
Trà Vinh có nhóm nhạc của nhạc sư Hồng Tấn Phát, Năm Mười tổ chức sinh
hoạt thường xuyên ở nhà Năm Mười gồm các nghệ nhân: Năm Mười, Sáu
Dinh, Bảy Hoa, Tám Tảo, bác sĩ Ngô Thiên Khai, giáo sư Thọ, Ba Chất,
Năm Cát, Ba Góp, Năm Nồi,… Ở cầu Ngang có nhóm ông Huỳnh Văn Tòng
(Sáu Tòng, anh của NSND Viễn Châu). Ở Trà Cú có nhóm tài tử Tư Nhì,
Giáo Hôi,… những nhóm đờn ca tài tử này hoạt động rất mạnh mẽ tạo thành
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay
Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay

More Related Content

Similar to Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay

Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay (20)

Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
Th s33.015 hát quan lang của người tày ở thạch an cao bằng tiếp cận dưới góc ...
 
Đề tài: Đưa Hát Chèo cạn vào hoạt động ngoại khóa ở trường, HOT
Đề tài: Đưa Hát Chèo cạn vào hoạt động ngoại khóa ở trường, HOTĐề tài: Đưa Hát Chèo cạn vào hoạt động ngoại khóa ở trường, HOT
Đề tài: Đưa Hát Chèo cạn vào hoạt động ngoại khóa ở trường, HOT
 
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
Ca khúc mang âm hưởng Chèo trong bộ Dâng Hoa tại Giáo phận
Ca khúc mang âm hưởng Chèo trong bộ Dâng Hoa tại Giáo phậnCa khúc mang âm hưởng Chèo trong bộ Dâng Hoa tại Giáo phận
Ca khúc mang âm hưởng Chèo trong bộ Dâng Hoa tại Giáo phận
 
Đề tài: Dạy ca khúc về Điện Biên cho sinh viên Giáo dục Tiểu học
Đề tài: Dạy ca khúc về Điện Biên cho sinh viên Giáo dục Tiểu họcĐề tài: Dạy ca khúc về Điện Biên cho sinh viên Giáo dục Tiểu học
Đề tài: Dạy ca khúc về Điện Biên cho sinh viên Giáo dục Tiểu học
 
Đề tài: Nghệ thuật Tuồng Đào Tấn trong ngoại khóa cho sinh viên
Đề tài: Nghệ thuật Tuồng Đào Tấn trong ngoại khóa cho sinh viênĐề tài: Nghệ thuật Tuồng Đào Tấn trong ngoại khóa cho sinh viên
Đề tài: Nghệ thuật Tuồng Đào Tấn trong ngoại khóa cho sinh viên
 
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8Đề tài  nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
Đề tài nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa mặc, ĐIỂM 8
 
Luận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAY
Luận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAYLuận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAY
Luận án: Sinh hoạt văn hóa quan họ làng quan họ Viêm Xá, HAY
 
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAYMúa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
 
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Dạy học hát dân ca cho học sinh lớp 6 tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
 
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà NộiLuận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
Luận án: Chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá ở Hà Nội
 
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng SơnLuận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
Luận án: Nghi lễ chu kỳ đời người của người Nùng Cháo ở Lạng Sơn
 
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAYLuận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
Luận văn: Trung tâm văn hóa tỉnh Tuyên Quang, HAY
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
 
Đề tài: Dạy ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn cho sinh viên, HOT
Đề tài: Dạy ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn cho sinh viên, HOTĐề tài: Dạy ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn cho sinh viên, HOT
Đề tài: Dạy ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn cho sinh viên, HOT
 
Đề tài:Dạy kỹ năng trình diễn ca khúc nhạc nhẹ cho học viên, HOT
Đề tài:Dạy kỹ năng trình diễn ca khúc nhạc nhẹ cho học viên, HOTĐề tài:Dạy kỹ năng trình diễn ca khúc nhạc nhẹ cho học viên, HOT
Đề tài:Dạy kỹ năng trình diễn ca khúc nhạc nhẹ cho học viên, HOT
 
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao BằngLuận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
Luận án: Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới tỉnh Cao Bằng
 
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
Luận Văn Vai Trò Của Hệ Thống Chính Trị Trong Việc Giữ Gìn Bản Sắc Văn Hóa Dâ...
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN PHƢƠNG VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN PHƢƠNG VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY Ngành: Triết học Mã số: 82 29 001 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THU NGHĨA HÀ NỘI, năm 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của quý thầy, cô đang công tác, giảng dạy tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Từ đó, giúp tôi có điều kiện tiếp cận và cập nhật, bổ sung thêm kiến thức về triết học, phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn của bản thân. Đến nay, tôi đã hoàn thành chương trình học và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Triết học và tập thể giảng viên đang công tác tại Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Thu Nghĩa, người đã dành thời gian và tâm huyết để truyền đạt cho tôi kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu, tận tình hướng dẫn tôi với tinh thần trách nhiệm cao trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến Lãnh đạo khoa Lý luận Chính trị và Ban giám hiệu trường Đại học Trà Vinh đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô và các bạn học viên để luận văn có giá trị thực tiễn hơn. Trân trọng cảm ơn!
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn “Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay” này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và xuất phát từ thực tiễn tại địa phương, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thu Nghĩa. Các số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi Hội đồng đánh giá Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Triết học. Một lần nữa tôi xin khẳng định sự trung thực của lời cam kết trên. Ngƣời cam đoan Nguyễn Văn Phƣơng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH ................................12 1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử ......12 1.1.1. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về cái đẹp ......................12 1.1.2. Về nghệ thuật và nghệ thuật đờn ca tài tử ..................................20 1.2. Quá trình hình thành nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh .........30 1.2.1. Điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa cho sự ra đời và phát triển đờn ca tài tử. ............................................................30 1.2.2. Quá trình ra đời và phát triển đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh ..333 1.3. Cái đẹp trong nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ nói chung và Đờn ca tài tử Trà Vinh nói riêng ..........................................................................41 1.3.1. Giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ ........41 1.3.2. Nghệ thuật đờn ca tài tử Trà Vinh – một cái đẹp mang tính thời đại .......................................................................................................45 Chƣơng 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁI ĐẸP CỦA NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .........................................................................................................50 2.1. Thực trạng của việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử ở Trà Vinh hiện nay .......................................................................50 2.1.1. Thành tựu của việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử ở Trà Vinh hiện nay. .......................................................50 2.1.2. Hạn chế của việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử ở Trà Vinh hiện nay ...............................................................56 2.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Trà Vinh hiện nay ............................................................................62
  • 6. 2.2.1. Giải pháp bảo tồn cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử .............62 2.2.2. Giải pháp phát huy cái đẹp của nghệ thuật Đờn ca tài tử .........70 KẾT LUẬN ...............................................................................................78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Không chỉ sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, Việt Nam còn được biết đến là một quốc gia có nguồn tài nguyên văn hóa phong phú. Trong số các tài nguyên văn hóa đó, không ít những giá trị văn hóa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. Tính đến thời điểm cuối năm 2017, Việt Nam có 10 Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới và 2 Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp được UNESCO công nhận đó là: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, hội Gióng tại đền Phù Đổng và đền Sóc, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Nghi lễ và trò chơi kéo co, Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ, Hát Xoan. So với nghệ thuật Tuồng (Hát Bội), Chèo, Quan họ hay Ca Trù, nghệ thuật Đờn ca tài tử có lịch sử hình thành muộn hơn rất nhiều, nhưng loại hình nghệ thuật này thấm đẫm các giá trị văn hoá Việt với những đặc trưng đa dạng riêng. Đờn ca tài tử ra đời gắn liền với lịch sử văn hóa của vùng đất Nam Bộ, gắn liền với dấu chân của những người đi mở đất Phương Nam. Dòng nhạc tài tử là tiếng lòng của người Nam Bộ và chính vì vậy nó có vai trò rất lớn trong đời sống văn hóa tinh thần của cư dân vùng đất này. Nghiên cứu dòng âm nhạc tài tử, chúng ta phải nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau để tìm ra những giá trị độc đáo và từ đó có những cơ sở khoa học để đảm bảo và phát huy một cách hiệu quả loại hình này trong điều kiện vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại là việc làm rất cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài “Vấn đề bảo tồn và phát huy cái đẹp
  • 8. 2 của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay”, với các lý do sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ ý nghĩa khoa học bên cạnh những yếu tố tự nhiên lịch sử, văn học thì yếu tố quyết định để đưa đến sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của dòng nhạc tài tử chính là việc sáng tạo, trình diễn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác một loại hình nghệ thuật đặc trưng, biểu tượng văn hóa vùng và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Mặt khác, trong những điều kiện đờn ca tài tử vừa được UNESCO công nhận ngày 5 tháng 12 năm 2013 là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại rất cần có những biện pháp bảo tồn và phát huy hiệu quả nhất. Bảo tồn và phát huy hiệu quả thì nhân tố quyết định chính là giữ gìn và tìm hiểu cái đẹp trong loại hình nghệ thuật này trong hoạt động sáng tạo trình diễn và đào tạo. Bảo toàn để kế thừa những giá trị tinh hoa từ những yếu tố mang tính chất mỹ học của đờn ca tài tử là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, cái đẹp bắt nguồn từ cái chân, cái thật, cái tốt, giúp cho con người định hướng theo các quy luật hoàn thiện, hoàn mỹ. Từ sự cân xứng, hài hòa, cái đẹp tác động đến tâm hồn con người và đời sống xã hội. Cái đẹp gắn với cuộc sống và hoạt động sáng tạo của con người, biểu hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực tự nhiên và xã hội khác nhau. Nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử chúng ta mới cảm nhận hết được giá trị nghệ thuật độc đáo của đờn ca tài tử về một tính cách phóng khoáng và nếp sống sông nước miệt vườn của con người Nam Bộ, trong những đêm trăng thanh gió mát sau một ngày lao động miệt mài, vất vả hay trong những dịp hội hè, đình đám, người ta thường hát tài tử với nhau. Dần dần đờn ca tài tử trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân nơi đây theo một cách rất riêng Nam Bộ.
  • 9. 3 Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn tỉnh Trà Vinh là một trong 21 tỉnh của Nam Bộ có phong trào đờn ca tài tử mạnh, có những nghệ nhân nổi tiếng trong nhạc giới như: nhạc sư Hồng Tấn Phát, nghệ sĩ nhân dân Viễn Châu, nhạc sĩ Năm Cơ,... đã có công đóng góp rất lớn cho sự hình thành và phát triển của đờn ca tài tử Nam Bộ. Có rất nhiều đề tài, bài báo nghiên cứu các lĩnh khác nhau về đờn ca tài tử, nhưng đi sâu phân tích về mặt khoa học và thực tiễn để khám phá và phân tích cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay vẫn còn rất hạn chế. Thứ tư, ở Việt Nam hiện nay, do điều kiện sống, tiện nghi sinh hoạt, lối sống có sự thay đổi lớn đã kéo theo sự thay đổi không chỉ ở bề ngoài mà cả trong nhận thức lẫn sự tiếp nhận văn hóa không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn. Sự khủng hoảng ở một số mặt trên phương diện đời sống tinh thần liên quan đến từng gia đình. Đặc biệt các thế hệ trẻ hiện nay thích tiếp nhận văn hóa bên ngoài mà quên đi những giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó có cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Làm thế nào để vừa thực hiện được công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển kinh tế vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc? Phải làm gì để trong những năm tới, dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam được sống trong một xã hội hiện đại với nền văn hoá đặc sắc của chính mình? Cho nên việc nghiên cứu những cái hay, cái đẹp của nghệ thuật đời ca tài tử, đề xuất những giải pháp nhằm phát huy cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử nói chung, đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, đờn ca tài tử đã tạo nên sức lan tỏa lớn trong cộng đồng, thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực triết học, mỹ học, âm nhạc, văn hóa và kể cả những người
  • 10. 4 tâm huyết với loại hình nghệ thuật này. Bằng nhiều hướng tiếp cận khác nhau, việc ghi chép, sưu tầm: trải qua quá trình hình thành và phát triển gần một thế kỷ, đờn ca tài tử có những công trình ghi chép, sưu tầm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong Hồi ký của mình, tác giả Trần Văn Khê viết: “từ thời ông Trần Quang Diệm (Ông nội Trần Văn Khê) đã có ý thức soạn một tuyển tập ghi các bản nhạc Huế với phương pháp ghi âm mà ông Trần Quang Diệm đã sáng chế ghi theo hò xự xang xê cống viết bằng chữ Hán trong các ô vuông”[22, tr.36]. Tuy nhiên, bản ghi này cho đến nay không còn tồn tại, nếu còn đây sẽ là dấu mốc rất quan trọng cho lịch sử hình thành đờn ca tài tử. Xuất hiện trên báo chí, sách vở đầu thế kỷ thứ XX, những tập bài ca, bản đờn tướng tài tử năm 1991; Lục tài tử (xuất bản 12/6/1915), Thập tài tử (xuất bản 15/6/1915), Bát tài tử (xuất bản 29/8/1915) do nhà in de L’Union xuất bản [40, tr.71 - 82]. Đây là những tập bài ca, bản đờn rất có ý nghĩa trong việc truyền bá nhạc tài tử, chuẩn bị cho sự ra đời của sân khấu Cải lương và nghệ thuật đờn ca tài tử. Bên cạnh việc ghi chép sưu tầm còn có các công trình nghiên cứu như sau: Trong cuốn Cái đẹp một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Nguyễn Thu Nghĩa (chủ biên) nhà xuất bản Lý luận Chính trị Hà Nội 2016, là một công trình nghiên cứu sâu đánh giá về những thành công của Mác và Ăngghen trong các tư tưởng về nguồn gốc lao động, bản chất xã hội cũng như các chuẩn mực của cái đẹp, để từ đó chúng ta thấy cái đẹp gắn với cái có ích, cái đạo đức, gắn với tự nhiên, gắn với bản chất của mỗi xã hội sản sinh ra nó. Đồng thời vận dụng trong xã hội Việt Nam với mục tiêu xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong cơ chế thị trường
  • 11. 5 định hướng xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản của nó là dân tộc – hiện đại – nhân văn. Ngoài ra còn có cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam Trần Văn Giàu (Chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980, là một trong những công trình nghiên cứu tâm huyết của Trần Văn Giàu, được tác giả thực hiện vào thời điểm mà chưa có một nghiên cứu mang tính hệ thống về chủ đề giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Với những suy tư và những tình cảm sâu sắc nhất, tác giả đã đưa ra những kiến giải về các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam. Một phạm vi khác có công trình nghiên cứu của Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang (Chủ biên), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, (Đề tài KX07-02, tập 1 năm 1994 và tập 2 năm 1996). Các tác giả đã nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển, biến đổi của các giá trị truyền thống Việt Nam, phân tích nội dung cấu thành của truyền thống Việt Nam, sau đó đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của di sản truyền thống. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị về phương hướng và giải pháp giáo dục, phát huy các giá trị truyền thống để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Hoặc Giáo sư Ngô Đức Thịnh trong cuốn Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, 2010 đã phân tích những giá trị tiêu biểu mang tính đặc sắc riêng có của văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập. Phạm Thanh Hà, Giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 đi từ việc phân tích cơ sở hình thành, những đặc điểm và nhấn mạnh vai trò qua việc phân tích cơ sở hình thành, những đặc điểm và nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc giữ
  • 12. 6 gìn bản sắc dân tộc, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và những tác động hai mặt của toàn cầu hóa, tác giả đã đề ra những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, phát triển lành mạnh con người, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Tác giả Hoàng Thị Hương trong bài Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế (T/c Cộng sản online tapchicongsan.org.vn, ngày 22/9/2010) đã chỉ ra tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Theo tác giả, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn cốt cách dân tộc trong quá trình phát triển của dân tộc. Nói tới cốt cách của một dân tộc thì không chỉ nói tới những nét đặc sắc, đậm đà được biểu hiện qua tính cách mà còn thông qua toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Ở một phạm vi hẹp hơn của luận văn mà tác giả nghiên cứu có các công trình như sau: Luận án của Vũ Nhật Thăng đã hệ thống lại thanh âm nhạc tài tử qua đề tài Thang âm của nhạc Tài tử Cải lương (1994), ông đã vận dụng nguyên lý âm học để đo thang âm nhạc của tài tử và định danh thanh âm nhạc tài tử là: Bắc – xuân – ai - oán dạng 1 và oán dạng 2. Đây là công trình có giá trị cao về mặt âm nhạc. Kiều Tấn với công trình nghiên cứu Hệ thống bài bản nhạc Tài tử Nam Bộ (1997), đã hệ thống bài bản và nêu ra nhiều kiểu hệ thống khác nhau của người đi trước. Gần đây có hai công trình nghiên cứu đờn ca tài tử Nam Bộ theo hướng tiếp cận liên ngành. Công trình thứ nhất là luận án tiến sĩ của Mai Mỹ Duyên Đờn ca tài tử trong đời sống cư dân Tây Nam Bộ (2007), nghiên cứu diễn giải lịch sử, trình bày các dạng thức sinh hoạt và trình diễn, đồng thời đi
  • 13. 7 sâu phân tích giá trị, chức năng và những ảnh hưởng sâu sắc của loại hình nghệ thuật này đối với đời sống tinh thần cư dân Tây Nam Bộ. Công trình thứ hai có tựa đề Góp phần nghiên cứu đờn ca tài tử (2001) của Nguyễn Thị Mỹ Liêm. Đây là công trình đề cập đến nhiều khía cạnh của đờn ca tài tử. Tác giả đã lý giải đờn ca tài tử Nam Bộ là nghề chơi hay chuyên nghiệp, khái quát đờn ca tài tử Nam Bộ con đường xây dựng và phát triển. Sự kế thừa và sáng tạo đó thể hiện qua hơi, điệu, đặc điểm cấu trúc, phương pháp sáng tạo. Quyển sách này được tác giả Trần Văn Khê đánh giá cao ở góc độ âm nhạc và lịch sử âm nhạc truyền thống Việt Nam. Một công trình nghiên cứu khác vừa được xuất bản của tác giả Võ Trường Kỳ với tựa đề Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), đề cập một số vấn đề như: đất và người Nam Bộ, nguồn gốc phát sinh dòng nhạc tài tử Nam Bộ, phong trào đờn ca, quá trình hình thành hệ thống bài bản, giá trị nghệ thuật và những biện pháp bảo tồn và phát triển đờn ca tài tử Nam Bộ. Nhìn chung, đây là một công trình đã được tác giả bỏ nhiều công sức để tập hợp những nghiên cứu của những người nghiên cứu trước đó để hệ thống lại một cách khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vấn đề lý thuyết nghiên cứu chưa được tác giả chú trọng. Công trình Hát bội, Đờn ca Tài tử và Cải lương cuối thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ thứ 20 (2013), của Nguyễn Lê Tuyên và Nguyễn Đức Hiệp. Đây là công trình nghiên cứu của hai tác giả người gốc Việt đang làm việc tại Australia và Hoa Kỳ. Công trình này cung cấp nhiều tư liệu về các loại hình nghệ thuật nói trên hiện đang được lưu trữ trong thư viện nước Pháp. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều các hội thảo về đờn ca tài tử được tổ chức, nhiều báo cáo tham luận được in trong kỷ yếu hội thảo về đờn ca tài tử. Có thể kể đến một số hội thảo lớn như: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật đờn ca tài tử (2010) do Sở Văn hóa Thông
  • 14. 8 tin và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; Nghệ thuật đờn ca tài tử và những lối đơn ngẫu hứng (2011), hội thảo quốc tế do Bộ Văn hóa Thông tin và du lịch tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Tài liệu tổng hợp điều tra đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh (2012), trong quá trình thành lập hồ sơ trình UNESCO do Sở Văn hóa Thông tin và du lịch tỉnh Trà Vinh thực hiện. Luận văn của các nhà nghiên cứu về đờn ca tài tử với việc nâng cao đời sống văn hóa cộng đồng (2013), kỷ yếu hội thảo do Bộ Văn hóa Thông tin và du lịch tổ chức tại tỉnh Bến Tre. Nhìn chung các công trình trên đều đi sâu nghiên cứu đờn ca tài tử dưới góc độ âm nhạc học, nghệ thuật học hoặc dưới góc độ sử học, văn học để nghiên cứu chung về đờn ca tài tử, trong đó có đề cập đến nghệ nhân. Song, vẫn chưa có công trình nào đặt nghệ nhân đờn ca tài tử làm đối tượng nghiên cứu chính yếu để từ đó xác định vai trò của họ trong việc sáng tạo, trình diễn và truyền dạy; được xem là phương thức tồn tại và phát triển của loại hình âm nhạc này. Do vậy, luận văn trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của những người đi trước về nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ, cố gắng tìm hiểu những cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử nói chung, đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh nói riêng. Đặt cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử làm đối tượng nghiên cứu chính, nhằm làm sáng tỏ vai trò chủ thể và cũng để tìm ra những giải pháp hiệu quả vừa nâng cao giá trị vừa có thể bảo tồn, phát huy loại hình nghệ thuật này trong điều kiện vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
  • 15. 9 - Mục đích của luận văn là góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về nghệ thuật đờn ca tài tử, đặc biệt là cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại Trà Vinh trong thời kỳ hiện nay; trên cơ sở phân tích được thực trạng bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử, đồng thời chỉ ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng để từ đó nêu ra những giải pháp bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay. Để thực hiện mục đích này luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa các nguồn tài liệu về đờn ca tài tử và trên cơ sở thực tế khảo sát đờn ca tài tử ở Trà Vinh trình bày một số giá trị về cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ nói chung và Trà Vinh nói riêng. - Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Trà Vinh cũng như quá trình hình thành phát triển phong trào đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh. - Phân tích thực trạng bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử; chỉ ra những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại Trà Vinh. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Chủ yếu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đồng thời liên hệ nghiên cứu đến các vùng đất khác thuộc Nam Bộ. Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn ra đời đờn ca tài tử ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ thứ XX cho đến nay.
  • 16. 10 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, những nguyên lý mỹ học Mác-Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về mỹ học, văn hóa và văn học nghệ thuật. Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp so sánh, đối chiếu (lịch đại và đồng đại) để tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của đờn ca tài tử ở Trà Vinh với các khu vực khác, đồng thời so sánh trong tỉnh qua những thời điểm khác nhau. Luận văn còn so sánh đờn ca tài tử với quan họ, ca trù - những loại hình đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ đó, chỉ ra bản chất cái đẹp trong loại hình nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ theo một cách riêng nhất. Phương pháp thống kê, phân tích: tập hợp các dữ liệu, tài liệu, số liệu điều tra của địa phương để tổng hợp, phân tích tìm ra những điểm quan trọng liên quan đến việc bảo tồn và phát huy cái đẹp của đờn ca tài tử ở Trà Vinh trong thời kỳ hội nhập. Ngoài việc kế thừa các tài liệu liên quan của các nhà nghiên cứu thì tư liệu điền dã bằng cách ghi âm ghi hình các buổi sinh hoạt, liên hoan đờn ca tài tử từ cấp quốc gia đến cơ sở. Phương pháp khảo sát điền dã, phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi tố các đối tượng là nghệ nhân, khán giả, các nhà nghiên cứu,…. đây là nguồn tài liệu cơ bản để hoàn thành luận văn này. Các phương pháp nghiên cứu trên được vận dụng phù hợp để làm sáng tỏ chủ đề từng chương, mục, tiểu mục. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
  • 17. 11 Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm phong phú thêm những cứ liệu khoa học cho những ai quan tâm đến loại hình nghệ thuật đặc trưng vùng Nam Bộ ở góc độ văn hóa học, triết học, mỹ học. Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn góp thêm tư liệu khoa học qua thực tế nghiên cứu để từ đó có hướng bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử một cách khoa học không chỉ riêng cho đờn ca tài tử ở Trà Vinh mà cả vùng Nam Bộ. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu luận văn chia thành 2 chương như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật đời ca tài tử và quá trình hình thành nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh Chƣơng 2: Bảo tồn và phát huy cái đẹp của nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh – Thực trạng và giải pháp.
  • 18. 12 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CÁI ĐẸP TRONG NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ TẠI TỈNH TRÀ VINH 1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử 1.1.1. Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về cái đẹp Mỹ học là khoa học giúp con người biết cảm thụ, đánh giá và sáng tạo cái đẹp. Các nhà tư tưởng ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau có quan niệm khác nhau về cái đẹp. Có quan niệm nhấn mạnh cái đẹp ở sự hài hòa, tỷ lệ, trật tự. Có quan niệm đồng nhất cái đẹp với cái thiện, cái có ích, với đức hạnh. Có quan niệm cho cái đẹp có nguồn gốc từ tự nhiên, là các thuộc tính sẵn có của các sự vật, hiện tượng. Có quan niệm đi tìm cái đẹp từ thế giới siêu tự nhiên, ý niệm, tinh thần ở bên ngoài con người; song cũng có quan niệm phủ nhận cái đẹp, coi đó là sản phẩm của tầng lớp thống trị, là cái không cần thiết. Song, nhìn chung các quan niệm về cái đẹp trong lịch sử mỹ học đều hướng đến những giá trị chung nhất để con người phấn đấu đạt đến và đều để lại những tư tưởng quý báu cho những thế hệ mai sau làm giàu thêm đời sống thẩm mỹ của mình. Coi mỹ học là một bộ phận hợp thành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các tư tưởng mỹ học của C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin gắn bó hữu cơ với ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác: chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cho rằng, cái đẹp không phải là cái vốn có của tư tưởng, của động vật, hay của tồn tại. Cái đẹp là một quan hệ biện chứng giữa chủ thể thẩm mỹ và đối tượng thẩm mỹ.
  • 19. 13 Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, C.Mác đi sâu tìm hiểu sự phát triển của lịch sử xã hội và rút ra kết luận chủ yếu về sự phát triển của lịch sử, về chủ nghĩa cộng sản, đồng thời Mác đã chỉ ra nguồn gốc và bản chất của cái đẹp chính là nằm trong một chỉnh thể của sự phát triển sản xuất. Vì vậy, Mác khẳng định, lao động chính là nguồn gốc của cái đẹp. Mác nói rằng “toàn bộ cái gọi là lịch sử của toàn bộ thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người kinh qua lao động của con người”[62,tr.182]. Chủ thể thẩm mỹ theo quan niệm của Mác là con người chứ không phải là chủ thể thần thánh hay chủ thể động vật. Mác viết rằng: “con vật chỉ tái tạo sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái tạo sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên; sản phẩm của súc vật trực tiếp gắn với cơ thể thể xác của nó, còn con người thì đối diện một cách tự do với sản phẩm của mình. Con vật chỉ xây dựng theo kích thước và nhu cầu của loài của nó, còn con người thì có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loại nào và ở đâu cũng biết vận dụng bản chất hữu cơ của mình vào đối tượng; do đó con người cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp”[62, tr.137]. Trong mỹ học của Mác, chủ thể người là một chủ thể văn hóa. Đó là những con người trưởng thành về mọi mặt: bàn tay khéo léo, thế đứng thẳng, óc lớn,... được thông qua quá trình lao động từ thế hệ đó đến thế hệ kia mà thành. Ăngghen nói rằng, lao động đã làm cho các cơ quan sinh học người vượt hẳn hơn các cơ quan sinh học của các loài động vật ngoài người: “bàn tay không những là khí quan của lao động, mà còn là sản phẩm của lao động nữa. Chỉ nhờ có lao động, nhờ thích ứng được với những động tác ngày càng mới, nhờ sự di truyền của sự phát triển đặc biệt đã đạt được bằng cách đó của các cơ, của các gân, và sau những khoảng thời gian dài hơn, cả của xương nữa, và cuối cùng, nhờ luôn luôn áp dụng lại sự tinh luyện thừa hưởng được đó vào những động tác mới, ngày càng phức tạp hơn, - mà bàn
  • 20. 14 tay con người mới đạt được trình độ hoàn thiện rất cao khiến nó có thể, như một sức mạnh thần kỳ, sáng tạo ra các bức tranh của Raphaen, các pho tượng của Tôvaxen và các điệu nhạc của Paganini”[61, tr.643]. Theo quan điểm của Mác và Ăngghen, hoạt động thẩm mỹ mang bản chất của chủ thể thẩm mỹ trước hết được thể hiện ở hoạt động có mục đích của con người. Trong quá trình tiếp xúc với tự nhiên, con người hoàn toàn khác với động vật ở tính mục đích, tính đối tượng và phương tiện hoạt động. Hình thức lao động này khác về cơ bản với những hoạt động thường thấy ở một số loài động vật như: ong, kiến, hải ly,... Do hoạt động có mục đích tự giác, biết chọn đối tượng và bằng những phương tiện có hiệu quả mà hoạt động của con người cao hơn hoạt động của loài vật. Đó là hoạt động sáng tạo. Với hoạt động sáng tạo này, con người đã tạo ra điều kiện chủ yếu cho sự tồn tại của xã hội loài người và cũng là điều kiện để con người thoát khỏi loài vật. Ăngghen khẳng định: “loài vật chỉ lợi dụng giới tự nhiên bên ngoài và gây ra những biến đổi trong giới tự nhiên, chỉ đơn thuần do sự có mặt của nó thôi; còn con người thì do đã tạo ra những biến đổi đó, mà bắt giới tự nhiên phải phục vụ những mục đích của mình, mà thống trị giới tự nhiên. Và chính đó là sự khác nhau chủ yếu cuối cùng giữa con người và các loài vật khác, và một lần nữa, cũng chính là nhờ lao động mà con người mới có được sự khác nhau đó”[61, tr.645]. Các nhà duy vật có công lao gắn cái đẹp với cơ cấu vật chất, với đời sống. Song, cái đẹp không chỉ là một thuộc tính của vật chất mà nó còn là giá trị xã hội quan hệ với con người. Giới tự nhiên tuy có trước loài người, ngay cả khi có con người rồi thì không phải bất kì thuộc tính vật lý, thuộc tính sinh học, thuộc tính hóa học nào của giới tự nhiên cũng mang yếu tố thẩm mỹ. Chỉ có sự đánh giá, phát hiện của con người thì cái đẹp của tự
  • 21. 15 nhiên mới được bộc lộ. Ở Việt Nam, việc phát hiện ra hang Sơn Đòng là một minh chứng rất rõ ràng cho điều ấy. Sự vật là một khách thể, cái đẹp là một giá trị xã hội. Học thuyết giá trị của Mác lần đầu tiên trong lịch sử mỹ học đã khắc phục được cả chủ nghĩa duy tâm lẫn chủ nghĩa duy vật tầm thường. Theo Mác, cái đẹp được đo bằng các thước đo thẩm mỹ của xã hội. Chủ nghĩa duy tâm dù là chủ quan hay khách quan điều cho cái đẹp là cái tự do. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan đo cái đẹp bằng thước đo tình cảm của mỗi cá nhân: thích hay không thích. Do đó, thích hay không thích chủ quan không phải là thích hay không thích theo tiêu chuẩn của xã hội. Ví dụ anh tự hát, anh tự khen tức là không có tiêu chuẩn khách quan. Những nhà mỹ học duy vật đã cho rằng, cái đẹp là một thuộc tính của vật chất, nhưng rất nhiều thuộc tính của vật chất không được thừa nhận là cái đẹp. Một bông hoa nếu dùng làm thuốc để uống thì bông hoa đó không phải là bông hoa thẩm mỹ. Một bông hoa nếu đem vào phòng thí nghiệm để nghiên cứu tính hóa học của màu sắc, đó cũng không phải là bông hoa thẩm mỹ. Có các thuộc tính vật chất trong dân tộc này, thời đại này thì được thừa nhận là có yếu tố thẩm mỹ, song ở thời đại khác, giai cấp khác, dân tộc khác lại không được thừa nhận là có yếu tố thẩm mỹ ấy. Cách ăn mặc, cách sống, cách trang trí nội thất ở mọi thời đại khác nhau là do có các thước đo thẩm mỹ khác nhau. Trong xã hội có giai cấp không có một dòng nghệ thuật duy nhất cho mọi giai cấp. Vì thế, các quan hệ thẩm mỹ điều có ý nghĩa giá trị xã hội. Học thuyết về giá trị của Mác là cơ sở quan trọng để nhìn nhận, xem xét cái đẹp một cách đúng đắn nhất.
  • 22. 16 Khác với các nhà mỹ học trước kia, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ coi cái đẹp là một hình thái của ý thức xã hội, mà nó còn có tính độc lập tương đối so với tồn tại xã hội sản sinh ra nó. Khi nghiên cứu kinh tế chính trị học, Mác đã phát hiện ra hoạt động thẩm mỹ và nghệ thuật vừa phản ánh đời sống hiện thực, liên hệ bản chất với các hoạt động tinh thần khác như đạo đức, chính trị, pháp luật. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph.Ăngghen đã trình bày tính chất hình thái ý thức xã hội của nghệ thuật chính là sự tồn tại ý thức. Sự phát triển của nghệ thuật có quan hệ hữu cơ với cơ sở kinh tế. Nghệ thuật vừa phản ánh, vừa phục vụ sản xuất. Nghệ thuật thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội. Nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác mang tính độc lập tương đối so với sự phát triển cơ sở hạ tầng. Nghệ thuật có tính giai cấp, có nghĩa là lực lượng tinh thần được thể hiện trong nghệ thuật gắn liền với các giai cấp nhất định. Tuy nhiên, sáng tạo nghệ thuật mang tính chất cá nhân của người sáng tác. Mỗi khi có biến động xã, các cá nhân này có thể trung thành với giai cấp của nó, có thể lại chạy sang hàng ngũ của giai cấp khác. Nghệ thuật phản ánh đời sống bằng hình tượng, bằng khoái cảm và tương đối tự do so với các hình thái ý thức xã hội khác. Vì vậy, nghệ thuật có thể phản ánh trước, có thể thúc đẩy, có thể kìm hãm cơ sở hạ tầng sản sinh ra nó. C.Mác nói rằng, phân tích đánh giá, phản ánh cuộc sống của nghệ thuật là: “cái tổng thể, như nó đã thể hiện trong trí óc với tư cách là một tổng thể được tư duy, là một sản phẩm của bộ óc đang tư duy, bộ ốc này quán triệt được thế giới theo phương thức vốn có riêng của nó”[60, tr.878]. Như vậy, Mác coi cái thẩm mỹ mà tập trung của nó là nghệ thuật có phương thức quán triệt thế giới, như chính bản thân cách sinh động của cuộc sống, đó là phản ánh thế giới theo cái tổng thể. Các đề xuất của Mác về nghệ thuật, về
  • 23. 17 sự vận động của nghệ thuật gắn liền với các phương thức sản xuất, cũng như quan niệm của Ăngghen về chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật là những tư tưởng cách mạng đúng đắn trong lĩnh vực thẩm mỹ. Mác và Ăngghen đã bàn đến các mặt cơ bản của khách thể thẩm mỹ như cái đẹp, cái cao cả, cái bi và cái hài. Khi nghiên cứu các vấn đề của nghệ thuật, trong các lá thư gửi cho nhau và cho bạn bè, Mác và Ăngghen đã bàn tới bản chất của bi kịch và nêu lên những nguyên lý quan trọng của việc xuất hiện cái hài trong mỗi giai đoạn của sự phát triển lịch sử nhân loại. Cách xem xét cái thẩm mỹ trong các tư tưởng triết học của Mác và Ăngghen và Lênin, mở rộng các xem xét ấy trong điều kiện mới của thế kỷ XXI, nó đã tạo ra cơ sở lý luận vững chắc cho các nhà mỹ học mácxít sau này tiếp tục nghiên cứu cái thẩm mỹ sâu sắc và toàn diện hơn. Các tư tưởng của Lênin về phản ánh luận, về tính đảng của văn học nghệ thuật, về tính nhân dân của văn nghệ, về hai dòng văn hóa trong một nền văn hóa truyền thống là tài sản vô giá để chúng ta xây dựng một nền văn hóa thẩm mỹ mới. Như vậy, mỹ học Mác - Lênin có một phạm vi bao quát rộng hơn rất nhiều so với các khuynh hướng mỹ học trước Mác và ngoài mácxít. Mỹ học Mác - Lênin nghiên cứu toàn diện các quan hệ thẩm mỹ từ đối tượng đến chủ thể và nghệ thuật, chứ không nghiên cứu một mặt của các quan hệ thẩm mỹ như các khuynh hướng mỹ học duy tâm, duy tâm khách quan và nghiên vật trực quan. Mác là người đầu tiên phát hiện ra bản chất cái đẹp gắn liền với lao động. Mác nói rằng, “cái gọi là lịch sử toàn thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người kinh qua lao động của con người”[61, tr.182]. Lao động đã biến cái sinh học, cái vật lý, cái hóa học của tự nhiên, của con người thành cái thẩm mỹ. Ăngghen đã chứng minh rằng, lao động đã sáng tạo ra bản thân con người và mọi hoạt động xã hội của con người, của loài người, quan hệ
  • 24. 18 thực tiễn đầu tiên và cơ bản của con người là lao động. Điều này chính Hêghen trong hiện tượng học tinh thần và mỹ học đã thừa nhận ý nghĩa tích cực của lao động trong đời sống con người. Chưa có con người và lao động thì chưa có những hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống, chưa có cái đẹp. Lao động là hoạt động tích cực của con người tác động vào thiên nhiên, cải biến, biến đổi thiên nhiên thành thiên nhiên của con người và từ đó tạo ra cái đẹp đầu tiên: cái đẹp nằm trong sản phẩm lao động của con người. Ban đầu, lao động mới tạo ra sản phẩm thực dụng. Hòn đá và cái gậy thô sơ mới chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh sống trước mắt. Cùng cả bài đang đi săn bắt, mỗi người có hòn đá hai cái gậy, điều này khảo cổ học và khoá nhân chủng học đã chứng minh. Cái gậy và hòn đá hoàn thiện hơn sẽ đem lại hiệu quả tốt cho con người trong việc kiếm thức ăn. Con người cảm thấy yêu quý hòn đá, cái gậy do mình làm ra và mong muốn lao động tốt hơn. Họ theo hình ảnh mà họ đã dự kiến. Kết quả lao động được như ý muốn đã đem lại cho họ một niềm vui thích. Từ đó, họ coi công cụ lao động là niềm tự hào, vì trong thành phần lao động ấy có sự sáng tạo và tài năng của bản thân mình. Cái gậy và hòn đá được hoàn thiện từ tính thực dụng và mang tính thẩm mỹ, nó trở thành cái đẹp. Cái đẹp đã ra đời trong quá trình hoàn thiện công cụ lao động. Vì sao các sản phẩm lao động được gọi là đẹp? sản phẩm lao động trở thành cái đẹp khi nó bao gồm tổng thể các yếu tố có khả năng tác động vào chủ thể thẩm mỹ xã hội, gây được ở chủ thể ấy các khoái cảm. Sự thích thú thẩm mỹ, các cảm giác thẩm mỹ của con người cũng ra đời từ trong thực tiễn lao động. Người lao động chiêm ngưỡng tác phẩm của mình cảm thấy thích thú trước hình dáng hoàn thiện của nó. Hình dáng hoàn thiện ấy đã tồn tại như một hình tượng báo hiệu cho chủ thể biết đây là sản phẩm đã được hoàn thiện bởi bàn tay của con người.
  • 25. 19 Con người là một thực thể xã hội, lao động của con người, quan hệ của con người với hoàn cảnh xung quanh, suy nghĩ và tình cảm của con người đều có tính xã hội. Cái đẹp đem lại niềm hứng thú không phải chỉ cho một cá nhân riêng lẻ nào đó, mà phải mang lại hứng thú phổ biến có tính xã hội. Cái đẹp vì thế tồn tại độc lập với chủ thể cá nhân. Cái đẹp gắn với hoạt động thực tiễn của chủ thể xã hội. Nó đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của chủ thể ấy, thỏa mãn được tình cảm thẩm mỹ của chủ thể ấy do các thước đo lý tưởng xã hội định hướng. Các lý tưởng xã hội thường là các hệ chuẩn để kiểm tra, định hướng sự thích thú cá nhân. Sự thích thú thẩm mỹ cá nhân gắn với các chuẩn mực xã hội. Ý thức thẩm mỹ của xã hội không treo lơ lửng ngoài xã hội mà nó được hiện thực hóa trong cá nhân, cho nên cái đẹp trước hết là sản phẩm lao động, lao động đem lại một hướng thú phổ biến cho chủ thể thẩm mỹ từ tính hoàn thiện, tính hình tượng và tính xã hội của nó. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin, cái đẹp ra đời từ lao động, gắn bó chặt chẽ với cái thật, cái tốt và cái có ích. Cái đẹp tồn tại khách quan, nó là những hiện tượng có thật, phù hợp với nguyện vọng và tình cảm của chủ thể thẩm mỹ xã hội về nguyện vọng, tình cảm của chủ thể thẩm mỹ xã hội tồn tại khách quan, độc lập với các tư tưởng, tình cảm chủ quan của một người riêng lẻ. Bởi thế các đẹp ra đời từ thực tiễn xã hội, phù hợp với sự phát triển đi lên của lịch sử, phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của xã hội. Cái đẹp xuất hiện trong quan hệ thẩm mỹ, nó có những yếu tố chung với quan hệ thẩm mỹ. Cái đẹp gắn liền với cái thật, cái tốt và cái có ích. Nếu xa rời cái thật, đối lập với cái thật, cái đẹp sẽ thiếu vắng nội dung. Không có cái đẹp chân chính nào lại không có ích. Cái thật, cái tốt, cái có ích luôn gắn bó hài hòa với cái đẹp và tạo nên những nội dung của cái đẹp.
  • 26. 20 Rất nhiều người đã đồng nhất cái hài hòa với tư cách là cái đẹp. Cây cối mọc thẳng đứng so với mặt đất, lá và cành được sắp xếp đều đặn, đó là sự hài hòa theo quy luật vật lý. Còn cái hài hòa theo quy luật thẩm mỹ không phải là độ, là sự đối xứng. Chân dài bằng tay thì không phải là một người phát triển hài hòa về mặt thẩm mỹ. Có thể nói, “cái đẹp là một phạm trù mỹ học cơ bản, giữ vị trí trung tâm trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực ra đời từ thực tiễn sống, lao động và chiến đấu của con người bao chứa các quan hệ chân - thiện - ích, xuất phát từ thực tiễn, tồn tại dưới dạng hình tượng toàn vẹn, cân xứng, hài hòa, gây được khoái cảm thẩm mỹ tích cực đối với chủ thể xã hội”[35, tr.183]. Cái đẹp có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, nhưng về cơ bản có thể thấy cái đẹp trong tự nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong các sản phẩm con người làm ra và cái đẹp trong nghệ thuật. 1.1.2. Về nghệ thuật và nghệ thuật đờn ca tài tử Nghệ thuật dịch ra tiếng Anh là art. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ thì “Nghệ thuật công việc làm có đường lối phương pháp, để tỏ ý thức, tình cảm hay lý tưởng của mình trên 3 khía cạnh: chân, thiện và mỹ: người ta đã thống nhất ý chí về nghệ thuật và sắp đặt chúng theo thứ tự: 1. Âm nhạc, 2. Vũ điệu, 3. Hội họa, 4. Điêu khắc, 5. Kiến trúc, 6. Ca kịch, 7. Điện ảnh”[23, tr.789]. Vậy nghệ thuật là gì? Để trả lời câu hỏi này trước hết phải bắt đầu từ khái niệm nghệ thuật. Trong thực tế khái niệm này thường được dùng với nhiều nghĩa khác nhau. Ý nghĩa đầu tiên và rộng nhất của từ này là để chỉ những hoạt động của con người đã đạt đến trình độ điêu luyện, khéo léo, tinh tế. Người ta có
  • 27. 21 thể nói: “một nước cờ đi rất nghệ thuật”, “một cú sút bóng nghệ thuật”, “một mâm cỗ được bày biện rất nghệ thuật”,... Trong nghĩa này, nghệ thuật đồng nghĩa với một tài nghệ nào đó của con người. Nghệ thuật với nghĩa thứ hai - hẹp hơn dùng để chỉ một loại hoạt động của con người nhằm sáng tạo ra những sản phẩm vừa có ý nghĩa thực dụng, vừa có khả năng làm đẹp cho đời, đem lại những khoái cảm thẩm mỹ cho con người. Đó là công việc sáng tạo của người làm đồ trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ, công việc của người thiết kế thời trang,... Nói chung, đó là những hoạt động sáng tạo theo nguyên tắc của cái đẹp. Hêghen cho rằng “Nghệ thuật là sự cụ thể hóa ý niệm bằng hình tượng. Quá trình cụ thể quá ngày càng đầy đủ bao nhiêu thì nghệ thuật càng đẹp bấy nhiêu. Sự thống nhất giữa ý niệm phổ biến và hình tượng làm cho nghệ thuật khác với khoa học và tôn giáo”[16, tr.28]. Còn đối với Tsécnưsépxki trong tác phẩm Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện thực: “Nghệ thuật không chỉ là vương quốc của cái đẹp còn là phản ánh nhiều mặt của cuộc sống; nghệ thuật không phải là để mua vui mà là phương tiện để nhận thức cuộc sống”[16, tr.60 - 61]. Trong mỹ học và lý luận văn học, từ nghệ thuật được dùng để chỉ một hoạt động sáng tạo mang tính đặc thù, với mục đích sáng tạo ra những cái đẹp làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người, ngoài ra, nó còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Nghệ thuật là nơi hội tụ của cái đẹp mà cũng là nơi để cho cái đẹp được sinh sôi nảy nở. Điều đó không chỉ thể hiện trong hình thức nghệ thuật mà thể hiện cả trong nội dung nghệ thuật. Trong tác phẩm nghệ thuật không phải là sự sao chép hiện thực cuộc sống một cách máy móc mà nó phản ánh hiện thực bằng con đường tư duy thẩm mỹ qua bàn tay, khối óc của người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ không tái hiện cuộc sống như chính nó mà quan tâm
  • 28. 22 hơn đến những yếu tố thẩm mỹ tồn tại trong đó. Cái đẹp tồn tại trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống con người. Khi xã hội cuộc sống con người phát triển, người ta có nhu cầu thẩm mỹ trong mọi lĩnh vực đời sống. Cái đẹp là một trong những điều kiện đầu tiên của nghệ thuật. Bức vẽ không đẹp thì không gọi là tranh, bài nhạc không hay thì không gọi là nhạc. Do đó có thể nói, “nghệ thuật là nơi hội tụ cái đẹp của mỗi cái đẹp” và người nghệ sĩ chính là người thực hiện vai trò “hội tụ cái đẹp của mỗi cái đẹp” trong tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật ngoài việc thể hiện muôn hình muôn vẻ khác nhau về những sự tồn tại trong đời sống còn làm việc thể hiện ở ngay chính bản thân của nghệ thuật. Bởi vì tác phẩm nghệ thuật không chỉ ghi nhận lại hiện thực cuộc sống mà còn ghi lại những hiện thực thẩm mỹ thể hiện cho cái đẹp và làm cho nó càng trở nên đẹp hơn với chính nó trong hiện thực đời sống. Xem bức tranh Mùa thu vàng của danh họa người Nga Lévital, người ta rất kinh ngạc về khoảng cách thần diệu giữa mùa thu trong bức họa và mùa thu thực. Đó là vì danh họa Lévital đã chọn lọc những cái tiêu biểu nhất, đẹp nhất, đặc trưng nhất của mùa thu hiện thực đưa vào trong tác phẩm nghệ thuật của mình. Như vậy, đặc tính của hoạt động thẩm mỹ trong các loại hình nghệ thuật chính là sự lựa chọn trong muôn vàn hiện tượng giống nhau cái đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất từ trong hiện thực được chủ thể sáng tạo thẩm mỹ nắm bắt tái hiện lại trong tác phẩm nghệ thuật của mình cùng với một chút tưởng tượng cộng với tài hoa và lao động nghệ thuật của một bộ óc nghệ thuật. Nói cách khác, sự sáng tạo nghệ thuật chính là quá trình tác giả kết tinh các giá trị thẩm mỹ từ trong cuộc sống hiện thực và tái hiện nó vào trong tác phẩm nghệ thuật một cách đầy đủ hơn. Hiện thực cuộc sống bao giờ cũng là nguồn nội dung vô tận để sáng tạo nên cái đẹp cho tác phẩm nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật chính là nơi
  • 29. 23 hội tụ cái đẹp của mỗi cái đẹp trong đời thường và biến những cái rất bình thường trong đời sống qua lăng kính và đôi tay, khối óc tuyệt vời của người nghệ sĩ mà trở nên cái đẹp vĩnh cửu. Cái đẹp này sáng tạo phải tuân theo quy luật sáng tạo của cái đẹp. Như vậy, cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật cũng chính là sự nhận thức thẩm mỹ của người nghệ sĩ nhằm mục đích tái tạo hiện thực cuộc sống ở một mức độ cao hơn, ở một tầm cao hơn để phục vụ cho những lý tưởng xã hội thẩm mỹ nhất định. Thế nên, nghệ thuật chân chính chính là sự phản ánh hiện thực một cách chân chính nghĩa là thông qua nhận thức của người nghệ sĩ chân chính theo một lý tưởng thẩm mỹ nhất định. Nói tóm lại, nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người. Nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc đời. Nghệ thuật có nhiều chức năng khác nhau: Giáo dục, nhận thức, thông báo, giao tiếp, giải trí, thẩm mỹ,... cái đẹp là một phương diện không thể thiếu được của nghệ thuật. Quan niệm về tài tử Xuất phát từ nhiều cách hiểu và phụ thuộc vào từng giai đoạn mà người ta đưa ra những quan niệm về tài tử. Trong một số tác phẩm văn học kinh điển của nhà thơ lớn Việt Nam, trong nhiều thế kỷ trước cũng đã dùng chữ tài tử để chỉ người có tài, người tài hoa, thuộc tầng lớp trí thức. Trong tác phẩm Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du (1776 - 1820) đã viết: Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm. Nhà thơ Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) đã viết “tài tử giai nhân tế ngộ nan” và ông xem tài tử ứng với trai tài, gái sắc.
  • 30. 24 Ngoài ra, tài tử cũng được hiểu là con người có tài: “Trong Hán Việt từ điển giản yếu của thập niên 1930, Đào Duy Anh vẫn dùng từ tài tử là người có tài và chú thích bằng tiếng Pháp homme de talents. Trong Việt Nam tự điển của Hội khai trí Tiến Đức ghi là “người có tài” [41, tr.50]. Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của (1895), “chữ tài tử có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc, chứ không phải có nghĩa là nghiệp dư”[30, tr.43]. Cùng quan điểm này, trong cuốn sách Hát bội, Đờn ca tài tử và cải lương cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 của Nguyễn Lê Tuyên - Nguyễn Đức Hiệp đã dẫn: Năm 1951 là năm đầu tiên “tài tử” được hiểu như là “không chuyên” trong Tự điển Việt Nam Phổ thông của giáo sư Đào Văn Tập: “chỉ người chuyên về một nghệ thuật nào, chỉ vì thích nghệ thuật đó, chứ không phải dùng tài để mưu sinh”. Đến năm 1958, Tự điển Việt Nam của Thành Nghị chú thích rằng “kẻ có tài” không còn được thông dụng nữa. Thêm vào đó, có một giải thích mới là “nghệ sĩ”. Chữ Tài tử của thập niên 1950 được giải thích như sau: “để chỉ một người chơi một môn gì chỉ vì thích mà chơi, chứ không phải làm nghề riêng. Nhà nghề, tài tử, Amatuer” [41, tr.50]. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ thì tài tử có nghĩa là: “Người tài. (R) Người đàn hát chơi trong các đám tiệc: Đám cưới có tài tử. Người theo một nghề cốt chơi vui chứ không lấy đó sinh sống: Hạng tài tử”[23, tr.812]. Mặc dù có nhiều quan niệm, nhưng để hiểu tường tận ý nghĩa “tài tử” trong đờn ca tài tử, chúng ta cần xem xét về nguồn gốc của loại hình nghệ thuật này. Ban đầu khi mới hình thành đờn ca tài tử chỉ là hình thức sinh hoạt của những kẻ tha hương, nhớ nhà mong muốn giãi bày tâm sự, tìm bạn
  • 31. 25 “tri kỷ tri âm”, tạo sự gắn kết trong cộng đồng. Họ chỉ tập hợp đàn ca khi họ thích và có ngẫu hứng, ngược lại khi không thích, họ sẽ không đàn ca. Dù bất cứ lý do gì, có dùng tiền ép họ cũng không được. Với đặc tính này, trong mọi cuộc chơi, các tài tử luôn đặt mục đích tôn vinh nghệ thuật lên hàng đầu, hướng tới cái đẹp, cái thật, cái tốt, xây dựng nhân cách vị tha, hòa nhã trong cộng đồng và cùng hướng tới tương lai tươi sáng. Như vậy, “tài tử” trong nghệ thuật đờn ca tài tử chỉ người thật sự có tài năng, những bậc thầy tham gia trình diễn. Đặc biệt, người tài tử không dùng nhạc tài tử làm kế sinh nhai. Khi nào thích đơn thì hợp nhau tại nhà một người trong làng rồi cùng nhau đàn chơi, ai biết đờn ca cũng có thể tham gia được, có thể đơn ca suốt đêm không chán. Do vậy mà trình độ nghệ thuật của họ không thấp. Ngược lại, họ thường tập luyện rất công phu, phải theo thầy học từ chữ nhấn, chữ truyền, sắp chữ sao cho đẹp và tạo thành một phong cách riêng. Trên nền tảng đó, người “tài tử” có thể tha hồ sáng tạo, ứng tác, thể hiện phong cách đặc trưng, tài năng và cảm xúc của mình qua từng cuộc chơi. Họ có năng khiếu về âm nhạc và được đào tạo một cách bài bản nên họ có khả năng phát huy khả năng của mình. Như vậy “tài tử” trong đờn ca tài tử là hoàn toàn chỉ người có tài. Khái niệm Đờn ca tài tử Để hiểu Đờn ca tài tử là gì thì chúng ta phải có quan điểm lịch sử - cụ thể về nguồn ra đời của Đờn ca tài tử. Đờn ca tài tử là loại hình âm nhạc thính phòng, đặc trưng của người Việt ở Nam Bộ. Đây là loại âm nhạc có truyền thống từ nhã nhạc, đờn ca Huế và các nhạc lễ dân gian. Đờn ca tài tử là dòng âm nhạc đặc biệt vì kết hợp cả hai đặc tính: tính thính phòng không gian tao nhã, với tính dân dã hào phóng trong phong cách diễn tấu, hòa ca và tổ chức sinh hoạt. Trong những cuộc đờn ca vui chơi ấy đã được thực hiện bởi những con người có danh xưng cao quý “tài tử”, với tinh thần vị nghệ
  • 32. 26 thuật lấy âm nhạc làm thú giải trí và dung dưỡng tâm hồn. Từ những nhóm “bạn tài tử” ban đầu dần hình thành phong trào đờn ca tài tử đậm chất Nam Bộ. Trong cuốn Du ngoạn trong âm nhạc Việt Nam, tác giả Trần Văn Khê ghi lại nguồn gốc của Đờn ca tài tử Nam Bộ như sau: Trong ba loại nhạc thính phòng của người Việt Nam, đờn ca tài tử miền Nam thuộc hàng em út sanh sau đẻ muộn. Theo bậc thầy trong nghề, Đờn ca tài tử hình thành vào thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhờ các nhạc quan của triều Nguyễn theo phong trào Cần Vương vào Nam đã đem theo truyền thống ca Huế. Trên đường đi họ dừng chân ở Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, từ đó tiếng đờn giọng ca xứ Huế mang thêm chút hương vị xứ Quảng [50, tr.209]. Những người đầu tiên đặt nền móng cho đờn ca tài tử chính là các nhạc sư: Nguyễn Quang Đại (tức cụ Ba Đợi - một nhạc quan triều đình nhà Nguyễn), Trần Quang Quờn (còn gọi là Kinh Lịch Qườn ở Vĩnh Long), Lê Tài Khí (biệt danh là Nhạc Khị ở Bạc Liêu),... và một số nho sĩ miền Nam như: Tôn Thọ Tường, Phan Hiển Đạo,... ban đầu họ chỉ sáng tác một vài bản chỉ để phục vụ nghe chơi với nhau giữa một số người trong một hoàn cảnh nhất định. Dần dà thu hút thêm những đối tượng khác cùng nhau tham gia và không gian cũng mở rộng hơn. Có thể lý giải về điều đó bởi ba lý do sau: Thứ nhất, bản thân các bài bản sáng tác mới của các nhạc sư thời đó (sau này ta gọi là nhạc tài tử) có một sức hấp dẫn riêng, một nét độc đáo mà không một loại hình âm nhạc nào có thể thay thế. Thứ hai, lịch sử hình thành miền Nam là cả một quá trình lâu dài, gian nan, thử thách. Người Nam Bộ ngày nay vốn xuất thân từ dòng máu khác nhau: đó có thể là những thổ dân địa phương mang trong mình dòng máu
  • 33. 27 Phù Nam xa xôi huyền bí hoặc những người “khách trú”, hay là những người dân đồng chim, nước chuẩn của miền Bắc thân yêu hay những người dân Ngũ Quảng đồi núi chập trùng với nắng và gió. Trong những người bạn đầu tiên đến Nam Bộ có cả những khách thương hồ ở tận trời Tây xa xôi,… họ đến đây với nhiều mục đích khác nhau: Có người vì tránh loạn lạc mà phải lìa quê, bỏ xứ ra đi; Song cũng có người ra đi để được mạo hiểm để thỏa chí bình sinh;... và cũng không loại trừ những người Việt đến đây là những người thống khổ nhất “có thể là một anh lính thú Côn Lôn, một cung nữ thất sủng, hoặc những kẻ tội đồ xổng ngục, nói tóm lại là những kẻ bất hạnh nhất”[50, tr.71]. Tuy nguồn gốc xuất thân khác nhau nhưng họ nhanh chóng phải hòa nhập với nhau để cùng vượt qua những khó khăn, thách thức của vùng đất mới và âm nhạc chính là phương tiện kỳ diệu nhất mang họ đến với nhau. Do lòng luôn luôn thương nhớ cội nguồn nên các điệu, các hơi của nhạc tài tử đều phảng phất nỗi buồn và được giới mộ điệu ưa thích. Thứ ba, đờn ca tài tử thích nghi cao với không gian thời gian và chủ thể. Người chơi đờn ca tài tử không phân biệt già, gái trai, dân lao động tay chân hay văn phòng công sở,... niềm đam mê nhạc tài tử đã làm cho họ tìm đến với nhau. “Sân khấu” của đờn ca tài tử có thể là một bộ ván, một chiếc ghe thương hồ xuôi ngược, hoặc một góc sân, một bờ ruộng,... mọi người quây quần lại với nhau thành một vòng tròn, kẻ đời người ca, tơ lòng hòa điệu, dứt câu, hết bài thì vỗ tay tán tưởng,... chỉ đơn giản vậy thôi mà đờn ca tài tử đã thể hiện được tính cách của con người Nam Bộ: chất phác, thật thà, hiền hậu, phóng khoáng. Một vài cách hiểu về Đờn ca tài tử Nam bộ Từ nhiều góc độ, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về đờn ca tài tử Nam Bộ.
  • 34. 28 Thạc sĩ âm nhạc Huỳnh Khánh cho rằng: “Đờn ca tài tử Nam Bộ là sản phẩm văn hóa phi vật thể của Nam Bộ, vừa mang tính bác học, vừa mang tính dân gian, gắn liền với mỗi sinh hoạt của cộng đồng cư dân Nam Bộ; được cải biến từ nhạc cung đình Huế và sáng tác mới trên nền tảng âm nhạc, dân ca, hát đối, hò vè của vùng đất Nam Bộ”[49, tr.7]. Theo tác giả Võ Trường Kỳ trong quyển Đờn ca tài tử Nam Bộ thì định nghĩa như sau: “Đờn ca tài tử là một khái niệm chung chỉ những cuộc trình diễn bao gồm những người đờn, những người ca với nhạc khí trong dàn nhạc tài tử, và những bài bản trong nhạc mục tài tử. Không gian trình diễn rất đa dạng, số lượng khán thính giả không giới hạn. Nếu trình diễn trên sân khấu lớn, có đông đảo khán giả, thính giả thì họ dùng âm thanh khuếch đại. Mục đích của các buổi trình diễn cũng rất đa dạng, nhưng chủ yếu là phục vụ một yêu cầu, nhiệm vụ nào đó của cá nhân hoặc tổ chức xã hội. Mục đích biểu diễn là môn sinh hoạt tranh giải các cuộc thi”[52, tr.44]. Có thể thấy, hai định nghĩa trên về nội hàm có một số điểm dị biệt nhưng đều gặp gỡ nhau ở chỗ cả hai định nghĩa đều nhắc đến hai hoạt động chính của đờn ca tài tử đó là đờn và ca. Tuy không có một trường lớp nào đào tạo chính quy về bài bản, nhưng cả người đờn lẫn người ca đều phải đờn ca đúng chuẩn mực, đúng bài bản, điệu thức, nhịp nhàng. Điều này làm cho người đờn ca tài tử dù mới gặp nhau vẫn có thể trở thành tri âm, tri kỷ vì tâm hồn họ đã đồng điệu với nhau, hòa vào nhau làm một. Trong bài phát biểu của TS. Katherine Muller Marin, đại diện UNESCO tại Lễ trao bằng công nhận Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản phi vật thể của nhân loại có câu: “Một dây kết bạn đồng tâm,
  • 35. 29 Hai dây kết bạn tri âm suốt đời” Một vấn đề nữa cũng đáng quan tâm ở hai định nghĩa trên là đờn ca tài tử có hoạt động trình diễn (biểu diễn). Trong bài tham luận phát biểu tại Hội thảo Quốc tế về Đờn ca tài tử, những lối hòa đồng ngẫu hứng do Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tổ chức vào tháng 1 năm 2011, thạc sĩ Huỳnh Khải có viết: “Đờn ca tài tử Nam Bộ gần gũi với cuộc sống và con người, nó vừa biểu hiện được tính giao tiếp, vừa là tính tiêu khiển, diễn ra ở bất cứ nơi nào, hoàn cảnh nào, không phân biệt sang - hèn địa vị xã hội, có lúc nhàn rỗi, trà dư tửu hậu, trang trọng trang nghiêm trong buổi lễ, đám tiệc trang trọng quý phái,... nhưng khi vào cuộc chơi thì chơi hết mình, say sưa vô điều kiện và những tài tử giai nhân khi đã nhập cuộc thì họ quên cả cuộc đời, chỉ biết gửi trọn hồn vào cuộc chơi diễn tấu, đờn ca chuẩn mực, đúng bài bản, đúng điệu thức, “Hồn ai nấy giữ”, nhưng bao giờ cũng ghé khuôn đúng chữ nhạc, đúng nhịp, đúng câu, đứng lớp cùng lúc trong cùng dàn nhạc như đã hẹn, gọi là đồng điệu “ tâm đầu, ý hợp”[43, tr.1]. Đờn ca tài tử ra đời đúng thời điểm đó là tiếng tự tình dân tộc, tiếng nói nhẹ nhàng có khả năng tập hợp quần chúng tham gia để bảo vệ văn hóa và âm nhạc truyền thống Việt Nam. “Điều đáng nói nhất đối với âm nhạc tài tử là nó không phải chỉ để mua vui, mà chính là nguồn đạo lý ở đời”. “Một ngày vất vả trên đồng ruộng, sông nước, chiều xuống kéo đôi người bạn ngồi trên phản gỗ nhậu lai rai, rồi đờn hát tới khuya. Một em bé chào đời, bạn bè kéo tới đờn ca, là món quà mừng hạnh phúc gia chủ. Và cả những dịp cưới xin, tân gia, cúng giỗ các tài tử là bạn hữu bốn phương cũng kéo về đờn ca cho rộm đám”[51, tr.26]. Đờn ca tài tử đã trở thành chất keo gắn kết tình cảm cộng đồng, gắn kết ý chí cộng đồng. Nhờ thế mà họ đã giữ gìn, phát huy được truyền thống yêu nước thương nòi, truyền thống thương người như
  • 36. 30 thể thương thân mà vượt qua được những lúc gian nan nhất của đời sống, gay cấn nhất của lịch sử. Đờn ca tài tử ra đời là sự hoàn thiện thể loại nhạc không lời giải trí cổ truyền Việt Nam; là sự ra đời các khái niệm: thang âm, điệu, hơi, câu nhạc, lớp nhạc, các kỹ thuật chơi đờn vô cùng phức tạp và vi diệu mà trước đấy cổ nhạc Việt Nam chưa đạt tới; là sự Việt Nam hóa hoàn chỉnh cây đờn ghi-ta Espagnol thành đờn ghi-ta phím lõm; làm nảy sinh hình thức sân khấu truyền thống thứ ba: sân khấu Cải lương sau sân khấu Tuồng và sân khấu Chèo. Với ý nghĩa đó thì đờn ca tài tử hoàn toàn xứng đáng để UNESCO công nhận Đờn ca Tài tử là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. 1.2. Quá trình hình thành nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh 1.2.1. Điều kiện lịch sử, tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hóa cho sự ra đời và phát triển đờn ca tài tử. Điều kiện địa lý - tự nhiên Trà Vinh là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, vị trí địa lý giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ Đông. Nếu đi bằng quốc lộ 53, Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km. Nếu đi bằng quốc lộ 60, khoảng cách chỉ còn 130 km, cách thành phố Cần Thơ 100 km. Trà Vinh được bao bọc bởi 2 con sông: sông Tiền và sông Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển. Các huyện, thành phố ở Trà Vinh nằm ở phần cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Phía Đông giáp Biển Đông với 65 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre.
  • 37. 31 Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, các huyện, thành phố ở tỉnh Trà Vinh cũng có những thuận lợi chung như: có điều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển các huyện, thành phố ở tỉnh Trà Vinh có một số hạn chế về mặt khí tượng như gió đông mạnh, bốc hơi cao, mưa ít. Các huyện, thành phố ở Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình từ 26 - 270 c, độ ẩm trung bình 80 - 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.600 mm có điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng đánh bắt và khai thác thủy, hải sản. Về kinh tế, tỉnh Trà Vinh nói chung, các huyện, thành phố nói riêng đã và đang được sự quan tâm của chính phủ với các dự án lớn đã và đang được triển khai như: Dự án xây dựng cầu Cổ Chiên, nâng cấp các Quốc lộ 53, 54, 60, luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu (kênh đào Trà Vinh), khu công nghiệp Trà Vinh, Khu kinh tế Định An, Trung tâm điện lực Duyên Hải,... tạo điều kiện cho Trà Vinh khắc phục hạn chế về mặt địa lý trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến các khu vực khác trong nước và trên thế giới bằng đường thủy, tạo động lực mới trong phát triển kinh tế địa phương. Do đặc điểm trên nên tỉnh Trà Vinh có vị trí và tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với đồng bằng sông Cửu Long. Với 65 km bờ biển là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển. Chỉ số PCI của tỉnh Trà Vinh đứng hạng 41/63 tỉnh, thành phố. Đặc điểm về văn hóa – xã hội Quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc ở tỉnh Trà Vinh luôn chung sống đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau, phát huy truyền thống cách mạng đánh đuổi thực dân phong kiến; đã đóng góp rất lớn sức người,
  • 38. 32 sức của trong đấu trành giành độc lập dân tộc. Hiện nay, trên địa tỉnh Trà Vinh có nhiều di tích lịch sử ghi lại truyền thống đấu tranh giữ nước và bảo vệ đất nước như Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụm Tượng đài “Toàn dân nổi dậy đoàn kết lập công”; bia Đồng khởi Mỹ Long, khu căn cứ Tỉnh ủy ở huyện Duyên Hải; nhiều địa phương được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang. Cùng với hệ thống di tích là những lễ hội riêng của các dân tộc như: lễ hội truyền thống Chol chnam thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Dâng bông, Dâng phước của người Khmer và các phong tục tập quán có giá trị văn hoá khác của người Kinh, người Hoa như Lễ hội nghinh Ông tại thị trấn Mỹ Long huyện Cầu Ngang, Vu lan thắng hội, Tiết Trùng Cửu,... người Khmer còn xây dựng trên địa bàn Trà Vinh nhiều chùa có kiến trúc độc đáo, theo thống kê trên địa bàn Trà Vinh có tới 142 chùa Khmer. Chính vì vậy, người Khmer có tín ngưỡng dân gian độc đáo, những lễ hội mang đậm bản sắc... trong khi đó văn hóa của người Hoa có những tín ngưỡng dân gian riêng biệt, đó là những lễ hội đặc trưng và nhiều phong tục, lễ tết. Chính vì vậy, đời sống tinh thần người Hoa khá phong phú. Người Kinh chiếm số đông nên họ là chủ thể văn hóa chính, đồng thời đóng vai trò dung hòa văn hóa của dân tộc khác tạo đầu mối giao lưu văn hóa. Dù cộng cư trong cùng không gian nhưng không có sự xung đột văn hóa. Sự đa dạng tộc người đã tạo ra sự đa dạng về văn hóa, đây cũng là môi trường tốt nhất cho nghệ thuật đờn ca tài tử có điều kiện phát triển trong giai đoạn hiên nay. Chính vì lẽ đó, việc gìn giữ và phát huy cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh càng làm phân tích sâu sắc thêm những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa xã hội và con người tại vùng đất Trà Vinh.
  • 39. 33 1.2.2. Quá trình ra đời và phát triển đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh 1.2.2.1. Quá trình hình thành đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh Như đã nói ở phần lịch sử, Trà Vinh là một phần của Nam Bộ. Chính vì thế, văn hóa Trà Vinh có cùng dòng chảy với văn hóa Nam Bộ. Những gì của văn hóa Nam Bộ đều có ảnh hưởng đến văn hóa và sinh hoạt văn hóa của đồng bào tỉnh Trà Vinh, trong đó có nghệ thuật đờn ca tài tử. Giai đoạn hình thành đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh có cùng với quá trình hình thành đờn ca tài tử Nam Bộ. Đây là thời kỳ manh nha tiếp nhận và dần chuyển hóa từ âm nhạc vùng ngoài tức là nhã nhạc cung đình Huế, âm nhạc vùng Ngũ Quảng. Quá trình tiếp nhận âm nhạc vùng ngoài này diễn ra trong thời gian dài và dưới nhiều hình thức. Đầu tiên phải kể đến công trình của những nhạc quan triều đình Huế là những người tiên phong mang âm nhạc cung đình vào Nam Bộ. Vùng đất Nam Bộ được khai phá từ thời các Chúa Nguyễn. Trong Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức cho rằng thời chúa Nguyễn Hoàng (1558 - 1613), người Việt đã vào đến Gia Định. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) lệnh cho Nguyễn Hữu Cảnh “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, đặc sứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long dựng dinh Phiên Tấn”[16, tr.45]. Đây là dấu mốc quan trọng công nhận chủ quyền vùng đất phía Nam trong quá trình Nam tiến của các Chúa Nguyễn. Từ đây, văn hóa Nam Bộ ghi dấu ấn văn hóa Trung Bộ bởi sự chú trọng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của các Chúa Nguyễn cho cư dân vùng đất này. Trong suốt quá trình Nam tiến của các Chúa Nguyễn đến triều Nguyễn có không ít những nhạc quan triều đình cùng đi. Họ là những nhà quan bị giảm biên chế, những nho sĩ bất mãn triều đình am hiểu về âm nhạc (tri thức ngày xưa thường am tường về cầm - kỳ - thi - họa) trong lúc nhàn hạ, họ chơi nhạc để giải khuây
  • 40. 34 và truyền dạy nhạc cho nhiều người cùng chơi. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu có ghi lại những nhạc quan có công lớn mang âm nhạc vùng ngoài vào vùng đất Nam Bộ như: Ông Nguyễn Liên Phong là người Quảng Nam, nổi tiếng với tài đờn kìm, cùng với ông là người con trai Nguyễn Tùng Bá mang âm nhạc miền Trung vào dạy khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Học giả Vương Hồng Sển ghi rằng “Ở Sài Gòn, cố nhiên nhiều người biết đờn, nhưng chỉ cần salon hay đờn đơn cho nhà hàng để khách uống khai vị, trong số có Nguyễn Liên Phong và con trai là Nguyễn Tùng Bá, gọi Tư Bá là người đi dạy đời khắp lục tỉnh nhiều người quen biết”[71, tr.86]. Ông Nguyễn Quang Đại (1855 -?) còn gọi là Ba Đợi là nhạc Quan triều Nguyễn. Cuối thế kỷ XIX, ông hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp vào Nam truyền dạy nhạc. Lúc ấy, học trò của ông theo học rất đông. Bước chân của nhạc Quan Nguyễn Quang Đại đi khắp Gia Định và vùng phụ cận (Chợ Lớn, Cần Đước, Cần Giuộc, Đồng Nai, Bình Dương, Bến Tre,…) để dạy học trò. Ở nơi đâu ông cũng có những học trò xuất sắc và con số này lên đến hàng trăm người. Nhạc sư Nguyễn Quang Đại vừa là người truyền dạy xuất sắc vừa là người sáng tạo, sáng tác ra những bài bản mới của nhạc tài tử. Ông là người sáng tạo 8 bản Ngự và bộ Ngũ châu của nhóm tài tử miền Đông. Đây là những bản nhạc còn mang rất đậm nét cung đình. Nhiều tài liệu cho rằng, Nguyễn Quang Đại cùng các học trò hệ thống lại hơi điệu bài bản tài tử thành: Bắc, Nam, Hạ, Oán, thành 20 bản Tổ truyền. Trong vai trò người đứng đầu nhóm tài tử miền Đông, nhạc quan Nguyễn Quang Đại có công rất lớn trong việc gầy dựng và phát triển đờn ca tài tử và được xem là hậu tổ của nhạc tài tử Nam Bộ. Bên cạnh những nhạc quan triều đình mang âm nhạc miền Trung vào Nam còn có các danh sĩ miền Nam du học ngoài Huế, đỗ đạt thành tài và
  • 41. 35 mang âm nhạc cung đình về cho mảnh đất Nam Bộ. Có thể liệt kê những trường hợp tiêu biểu như sau: Ông Phan Hiển Đạo (1822 - 1864) người thuộc dòng dõi quan lại, là con trai của quan án sát thành Gia Định Phan Hiển Tấn. Ông là người học cao hiểu rộng và thi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ dưới triều vua Tự Đức. Học giả Vương Hồng Sển trong quyển Hồi ký năm mươi năm mê hát, năm mươi năm cải lương trích dẫn lại từ quyển Điếu cổ hạ kim thi tập của Nguyễn Liên Phong rằng “ông Phan Hiển Đạo người tỉnh Mỹ Tho, thi đậu Tấn Sĩ, hình dạng thanh lịch, tính nết hiệp liệt thông minh, lúc ngoài ra Huế học cử nghiệp, thì có học đặng điệu đờn Huế cùng nhiều tài năng âm nhạc và công của ông mang âm nhạc Huế vào Nam được tóm lược trong hai câu thơ sau: Khúc đời Lưu thủy trôi dòng bích Mà giọng kìm - tranh giọng Huế còn [71, tr.49 – 50]. Nói tóm lại, đây là tầng lớp trí thức, tài tử của cả hai miền có công mang âm nhạc miền Trung đến với vùng đất Nam Bộ. Họ là những người đầu tiên tiên phong gieo mầm để hôm nay đất Nam Bộ gặt hái hạt ngọc mùa vàng của đờn ca tài tử trở thành loại hình nghệ thuật được cả nhân loại biết đến. Tuy nhiên, sách sử âm nhạc chỉ ghi lại trường án những con người có công, thiết nghĩ còn rất nhiều nữa những danh sĩ đã âm thầm mang âm nhạc vùng ngoài vào vùng đất mới phương Nam. Nếu như âm nhạc miền Trung được chuyển vào Nam bởi các văn sĩ trí thức hai miền như đã nêu trên thì mặt khác, dòng âm nhạc này còn được chuyển vào Nam từ con đường dân gian. Đó là những lưu dân trong cuộc tìm đến vùng đất mới đã mang theo trong tâm thức mình những câu ca, điệu hát. Có không ít những tài liệu biên khảo và cả tài liệu lịch sử đều thống nhất
  • 42. 36 quan niệm rằng văn hóa, phong tục của người Nam Bộ trong giai đoạn đầu là văn hóa miền Trung như phong tục, tập quán được mang đến bởi những lưu dân người Việt từ Thuận Hóa trở vào, trong đó có âm nhạc. Đó là những thể loại nhạc thính phòng Huế, nhạc lễ miền Trung. Trong số những nhà nghiên cứu thống nhất quan điểm trên, giáo sư Trần Văn Khê khẳng định gốc của nhạc tài tử là nhạc Huế, nhạc Quảng: “thể loại âm nhạc được gọi là đờn ca tài tử được sinh ra từ sự gặp gỡ của nhạc Huế và âm nhạc Quảng Nam. Thời của ông nội tôi Trần Quang Diệm (1853 - 1925), nhạc mới rất thịnh hành ở miền Nam Việt Nam. Chính ông nội tôi là người chơi đàn tỳ bà rất giỏi và cũng là người chơi rất giỏi nhạc Huế”[74, tr.03]. Mặt khác, có dòng nhạc dân gian Nam Bộ tồn tại trước sự ra đời của đờn ca tài tử, đó là nhạc Lễ. Nhạc Lễ từ việc phục vụ trong tế lễ (quan, hôn, tang, tế) thì phe văn (gồm những nhạc cụ dây) dần tách ra khỏi phe vỏ (gồm những bộ nhạc cụ gõ) để chơi riêng. Đây cũng là bước đệm quan trọng để hình thành đờn ca tài tử. Học giả Vương Hồng Sển đã khẳng định trong buổi đầu đờn ca tài tử Nam Bộ là nhạc Lễ: “Trước đó nữa tại các tỉnh Nam Kỳ không có dàn đờn cổ nhạc Việt, chỉ có dàn nhạc lễ (tỷ dụ ở Bạc Liêu có Nhạc Khị) thường dùng vào các cuộc đám ma nhà héo. Mỗi khi có đám tang vào lúc canh khuya, sau buổi tối tụng kinh, thường các thầy nhạc và thầy chùa bày ra đòi chủ nhà nấu cháo trắng để thức sáng đêm, và nhân dịp ấy họ cũng hòa đờn, tập dượt ca cho đúng nhịp, để đánh con buồn ngủ. Sau thành thói tục, mỗi dịp quan - hôn - tang - tế, thậm trí lễ mừng tân quan, tân gia, khay bằng, khánh hạ, đám giỗ, đám cưới đều có mời họ luôn cho rôm đám”[71, tr.25-26]. Như vậy, đờn ca tài tử ra đời dựa trên nền âm nhạc Huế, nhạc vùng Ngũ Quảng ở bài bản và hình thức tính phòng kết hợp với nhạc Lễ Nam Bộ.
  • 43. 37 Quá trình tiếp nhận, chuyển hóa âm nhạc miền Trung và kết hợp với nhạc Lễ để hình thành đờn ca tài tử ở Trà Vinh cũng giống như vùng đất Nam Bộ, tuy nhiên cũng có những nhận định cụ thể riêng của vùng đất này. Như đã đề cập ở phần lịch sử tỉnh Trà Vinh qua các giai đoạn được nhập chung với tỉnh Vĩnh Long năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và cai trị thời gian dài vùng đất này, Trà Vinh là hạt tham biển thuộc tỉnh Vĩnh Long, đúng vào giai đoạn quan trọng của việc hình thành và phát triển đờn ca tài tử. Một người có công đóng góp rất lớn cho buổi đầu hình thành và phát triển đờn ca tài tử tại vùng đất Trà Vinh chính là Phạm Đăng Đàng. Ông là người miền Trung vào Nam sinh sống tại quận Càng Long (lúc ấy thuộc tỉnh Vĩnh Long, nay thuộc tỉnh Trà Vinh). Học giả Vương Hồng Sển ghi lại rằng “ông Phạm Đăng Đàng sinh hai người con trai đặt một người tên Càn, người còn lại đặt tên Long vì ông ngụ tại quận Càn Long”[71, tr.31]. Ngày nay, Càng Long là một huyện của tỉnh Trà Vinh. Học Giả Vương Hồng Sển ghi tiếp: “ông Phạm Đăng Đàng là một thầy đờn kỳ cụ vùng đất Vãng, có thực danh và cũng có thực tài, thiện nghệ đờn độc huyền”[71, tr.31]. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của người viết thì người khởi nguồn của đờn ca tài tử ở Trà Vinh là ông Hồng Gia Phước (1871 - 1940), người trong vùng và kể cả nhạc giới, học trò đều gọi ông là Hồng Gia Phúc, đồng lứa với Nhạc Khị (1870 - 1948) ở Bạc Liêu. Ông Hồng Gia Phúc người gốc Trung Hoa sống di cư cùng với gia đình vào vùng đất Nam Bộ, ông biết đàn một số bản nhạc Trung Hoa từ thân phụ truyền dạy cho. Chính vì vậy nên ông rất dễ tiếp thu dòng nhạc Lễ. Đến khoảng năm 1890, ông Hồng Gia Phúc đến vùng Thanh Mỹ, Châu Thành, Trà Vinh sinh sống bằng nghề đờn dạo và dạy cho các học trò. Thế hệ học trò của ông sau này đã kế
  • 44. 38 thừa sự truyền đạt xuất sắc của thầy, từ đó phát triển nhạc Lễ và đờn ca tài tử ở Trà Vinh. Theo nhà báo Tấn Lực (trưởng phòng Văn hóa xã hội - báo Trà Vinh), dẫn lời nhạc sĩ Thanh Vân (tên thật là Phan Văn Nuôi, là học trò của nhạc sư Hồng Tấn Phát, từng là nhạc sĩ chính của đoàn cải lương Kim Chung) cho rằng ở Trà Vinh giai đoạn vào khoảng năm 1925 - 1930, ông Cả Bộn người giàu có ở Ấp Ba Động, xã Trường Lộc (nay là xã Trường Long Hòa) mời nhạc sư Hồng Gia Phúc xuống dạy đàn cho các ông: Cao Văn Tự (con ông Cả Bộn), Cao Văn Ân, Cao Văn Khoái, Tôn Văn Vân, Trần Bổn Lập, Cao Văn Ngữ, Trần Văn Hên, Phan Văn Hưởng, Nguyễn Hữu Mười,… trong các học trò đầu tiên của nhạc sư Hoàng Gia Phúc là Hồng Tấn Phát (Hai Phát), Nguyễn Hữu Mười (Năm Mười), Tôn Văn Vân (nhạc Vân) và Trần Văn Hên (Ba Hên) đã tạo được tên tuổi trong cả nhạc với Nam Bộ. Từ những người này đã truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò nối tiếp nhạc lễ xuất sắc trong vùng. Những nhạc sĩ như Hồng Tấn Phát, Năm Mười, Tôn Văn Vân điều thành lập ban nhạc lễ phục vụ dân chúng trong vùng Duyên Hải, Cầu Ngang, thị xã Trà Vinh, các ban nhạc lễ này tách ra khỏi nhạc lễ để chuyển thành nhạc tài tử. Tiêu biểu như nhạc sư Hồng Tấn Phát với ngón roi nhạc Lễ rất tuyệt diệu đã chuyển sang chơi nhạc tài tử. Từ đây đờn ca tài tử ở Trà Vinh cùng với Nam Bộ phát triển mạnh mẽ và cho thấy giai đoạn khởi thủy của đờn ca tài tử tỉnh Trà Vinh cũng giống như ở Nam Bộ có sự tiếp nhận chuyển hóa kết hợp nhạc Lễ hình thành đờn ca tài tử. Những nghệ nhân tên tuổi như Hồng Gia Phúc, Hồng Tấn Phát, Năm Mười, nhạc Vân là những người có công đóng góp lớn vào quá trình hình và phát triển nghệ thuật đờn ca tài tử tại tỉnh Trà Vinh. Chính gì thế, khi nghiên cứu cái đẹp của nghệ thuật Đờn ca tài tử chúng ta phải tìm hiểu quá
  • 45. 39 trình hình thành cũng như đóng góp của các nhạc sư trong vùng để từ đó phát huy hơn nữa những giá trị của cái đẹp trong nghệ thuật đờn ca tài tử. 1.2.2.2. Các giai đoạn phát triển của đờn ca tài tử Cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX, đờn ca tài tử đã được định hình, xây dựng và lớn mạnh như một thể loại âm nhạc đặc trưng của Nam Bộ, phát triển trở thành phong trào âm nhạc sôi nổi. Thời kỳ này, đờn ca Nam Bộ xuất hiện nhiều nhạc sĩ, nhạc sư, nhóm đờn ca tài tử. Họ hoạt động rộng khắp và thực hiện nhiều vai trò vừa hoạt động, vừa sáng tác bài ca bản đờn, nhạc khí vừa truyền nghề để không ngừng đưa bộ môn này thăng hoa. Có nhiều nhóm ra đời trong thời kỳ này cho đến nay vẫn được giới nhạc và các nhà nghiên cứu nhắc đến, tiêu biểu là nhóm Trần Quan Quờn (Ký Qườn) vùng Vĩnh Long đại diện cho nhóm tài tử miền Tây, nhóm ông Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi) ở Cần Đước - Long An, đại diện cho nhóm tài tử miền Đông. Cả hai nhóm tài tử này đã không ngừng có những sáng tác, thậm chí có lúc họ ganh đua nhau cải soạn một số bài bản tiếp thu từ âm nhạc vùng ngoài và sáng tác thêm bài bản mới, đồng thời truyền dạy nghề cho các thế hệ học trò. Những nhóm tài tử khác ở Bạc Liêu, Mỹ Tho hay Trà Vinh cũng nở rộ tài năng. Phong trào đờn ca tài tử phát triển rất mạnh ở Nam Bộ bởi sự sáng tạo của các nhạc sư, nghệ nhân. Đây là giai đoạn đánh dấu rất nhiều tên tuổi, sự kiện âm nhạc và kể cả việc hoàn thiện hệ thống bài bản, hơi, điệu,… của nhạc tài tử. Đánh dấu cho sự phát triển rộng rãi của đờn ca tài tử là sự kiện năm 1906, nhạc tài tử trình diễn tại hội chợ thuộc địa Marseille - Pháp. Đó là nhóm nhạc của ông Nguyễn Tống Triều ở Mỹ Tho. Nguyễn Lê Tuyên - Nguyễn Đức Hiệp dẫn giải tài liệu nước ngoài cho rằng những nhà nghiên cứu âm nhạc và báo chí Pháp đánh giá rất cao buổi biểu diễn của nhóm nhạc ông Nguyễn Tống Triều tại hội chợ. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của đờn ca tài tử ở Nam Bộ.
  • 46. 40 Vùng đất Trà Vinh xuất hiện nhiều tên tuổi của những nhạc sư, nghệ nhân có công đóng góp cho sự phát triển của đờn ca tài tử trong tỉnh lẫn Nam Bộ. Đó là thế hệ Nguyễn Hữu Mười (Năm Mười), Tôn Văn Vân (nhạc Vân). Riêng nhạc sư Hồng Tấn Phát đã được nhạc giới tài tử Nam Bộ lưu danh với việc đưa vào sử dụng cây đàn tam trong dàn nhạc Lễ và nhạc tài tử với ngón đàn tam được xem là độc nhất vô nhị. Ông cũng là người có công đào tạo nên những học trò mà sau này tên tuổi lừng lẫy. Ông Ngô Hoàng Lũy sinh năm 1938 ở Thanh Mỹ, Châu Thành, học trò của nhạc sư Hồng Tấn Phát cho biết nhạc sư Hồng Tấn Phát đào tạo nên rất nhiều học trò giỏi, bởi ông đi dạy nhạc từ khắp miền Tây cho đến miền Đông và trường quốc gia âm nhạc, đào tạo một số học trò thành đạt được tên tuổi lừng lẫy trong giới nhạc tài tử Nam Bộ như: nhạc sĩ Hai Thơm, nhạc sĩ Duy Nhiêu, nhạc sĩ Văn Vỹ,… Sau nhạc sư Hồng Tấn Phát là thế hệ đàn em nhiều tài năng đờn, ca và cả sáng tác. Đó là: NSND Viễn Châu, nhạc sĩ Năm Cơ, Cô Ba Trà Vinh,.. thế hệ tiếp theo nữa có thể kể đến những nghệ nhân hoạt động mạnh mẽ đưa phong trào đờn ca tài tử trong tỉnh Trà Vinh Phát triển về số lượng cũng như chất lượng. Đó là các nghệ nhân: Nguyễn Văn Tảo, Nguyễn Văn Nhì (Tư Nhì), Thanh Vân (Ba Nuôi), Tấn Thành, Nguyễn Văn Dấu (Tám Dấu),... ông Ngô Hoàng Lũy cho biết, nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Trà Vinh đến thập niên 1950 phát triển rất mạnh mẽ, mỗi huyện đều có nhóm đờn ca tài tử. Ở thị xã Trà Vinh có nhóm nhạc của nhạc sư Hồng Tấn Phát, Năm Mười tổ chức sinh hoạt thường xuyên ở nhà Năm Mười gồm các nghệ nhân: Năm Mười, Sáu Dinh, Bảy Hoa, Tám Tảo, bác sĩ Ngô Thiên Khai, giáo sư Thọ, Ba Chất, Năm Cát, Ba Góp, Năm Nồi,… Ở cầu Ngang có nhóm ông Huỳnh Văn Tòng (Sáu Tòng, anh của NSND Viễn Châu). Ở Trà Cú có nhóm tài tử Tư Nhì, Giáo Hôi,… những nhóm đờn ca tài tử này hoạt động rất mạnh mẽ tạo thành