SlideShare a Scribd company logo
1 of 39
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC
CHO TRẺ MẦM NON
MODULE 2
TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG MẦM NON
(Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non)
TÀI LIỆU BỔ TRỢ
2
MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 3
B. MỤC TIÊU 4
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
D. CÁC HOẠT ĐỘNG 5
Hoạt động 1. Khái niệm và mục đích của hoạt động tự đánh giá của trường
mầm non .........................................................................................................5
Hoạt động 2. Quy trình tự đánh giá của trường mầm non................................6
Hoạt động 3. Phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục và thu thập, phân
tích, sử dụng minh chứng..............................................................................28
Hoạt động 4. Cách viết phiếu đánh giá tiêu chí .............................................33
Hoạt động 5. Nghiên cứu trích đoạn báo cáo tự đánh giá của 1 tiêu chí.........37
Chi hội phụ nữ vẫn còn sinh hoạt chung với Hội phụ nữ phường..................39
3
A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Tự đánh giá của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ (sau đây gọi
chung là trường mầm non) là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng
giáo dục (KĐCLGD) trường mầm non. Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tự
chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức
năng, nhiệm vụ được giao.
Tự đánh giá là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, cần
dành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong
nhà trường. Tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các
giải thích, nhận định, kết luận đưa ra phải dựa trên các minh chứng cụ thể, rõ
ràng, tin cậy. Báo cáo tự đánh giá phải bao quát đầy đủ nội dung các chỉ số của
tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non.
Tài liệu này trình bày những nội dung cơ bản của quy trình tự đánh giá và
các kỹ thuật sử dụng khi tự đánh giá của trường mầm non.
Nội dung của module:
Module tự đánh giá của trường mầm non trang bị cho học viên những
kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tiến hành các hoạt động đánh giá của
trường mầm non, bao gồm:
1. Khái niệm và mục đích của hoạt động tự đánh giá của trường mầm non.
2. Quy trình tự đánh giá của trường mầm non.
3. Cách phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục và thu thập, phân
tích, sử dụng minh chứng.
4. Cách viết phiếu đánh giá tiêu chí.
5. Giới thiệu trích đoạn báo cáo tự đánh giá 01 tiêu chí.
Thời gian học tập: 60 tiết (Lý thuyết: 25 tiết; thảo luận, thực hành: 20
tiết; tự nghiên cứu: 15 tiết).
Hình thức học: Hướng dẫn từ xa qua forum, kết hợp giữa việc đọc,
nghiên cứu tài liệu với trao đổi, thảo luận, thực hành.
Thực hiện chương trình: Tư vấn Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng
đi học cho trẻ mầm non.
4
Đơn vị tổ chức thực hiện: Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học
cho trẻ mầm non.
B. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Người học được trang bị:
- Kiến thức chung về hoạt động tự đánh giá và quy trình tự đánh;
- Kiến thức thực hiện các bước của quy trình tự đánh giá.
2. Kỹ năng
Hình thành cho người học các kỹ năng:
- Triển khai hoạt động tự đánh giá;
- Tư vấn cho cán bộ quản lý, giáo viên và các đối tượng có liên quan về
hoạt động tự đánh giá;
- Làm việc độc lập, tư duy phản biện, tổ chức điều hành, phối hợp trong
triển khai các hoạt động tự đánh giá.
3. Thái độ
Góp phần hình thành cho người học:
- Tính khách quan, trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch trong công
tác tự đánh giá;
- Tính chủ động, tích cực, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác
quản lý giáo dục.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày
07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng
giáo dục trường mầm non, Hà Nội.
2. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2012), Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 Hướng
dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non, Hà Nội.
3. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2012), Tài liệu tập huấn tự đánh giá trường mầm non, Hà Nội.
5
4. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào
tạo (2012), Công văn số 1998/KTKĐCLGD ngày 02/12/2014 về việc hướng dẫn
xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng, Hà Nội.
5. Nguyễn Đại Dương (2012), “Một số vấn đề về tự đánh giá trường mầm
non”, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Khái niệm và mục đích của hoạt động tự đánh giá của trường
mầm non
Thảo luận về các nội dung sau:
1. Khái niệm tự đánh giá trường mầm non?
2. Mục đích của hoạt động tự đánh giá trường mầm non?
Thông tin phản hồi:
1. Khái niệm
Tự đánh giá của trường mầm non là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh
giá của trường mầm non để xác định mức độ đạt được theo tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Mục đích của hoạt động tự đánh giá trường mầm non
- Giúp nhà trường tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng, để thấy được
điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường, từ đó xây dựng kế hoạch cải tiến và nâng
cao chất lượng giáo dục, điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo.
- Nhà trường kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan quản
lý giáo dục trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều
kiện khác phục vụ cho dạy - học, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của nhà trường.
- Thể hiện tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường theo chức
năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của nhà trường.
- Là điều kiện cần thiết để nhà trường đăng ký đánh giá ngoài và được
công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng (nếu đáp ứng được các yêu cầu).
6
Hoạt động 2. Quy trình tự đánh giá của trường mầm non
Thảo luận về các nội dung sau:
1. Quy trình tự đánh giá của trường mầm non?
2. Nội dung, cách thức thực hiện từng bước trong quy trình tự đánh giá
của trường mầm non?
Thông tin phản hồi:
1. Quy trình tự đánh giá của trường mầm non gồm có 6 bước:
- Bước 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá
- Bước 2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
- Bước 3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng
- Bước 4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí
- Bước 5. Viết báo cáo tự đánh giá
- Bước 6. Công bố báo cáo tự đánh giá
2. Cách thức thực hiện các bước trong quy trình tự đánh giá của
trường mầm non
2.1. Thành lập hội đồng tự đánh giá
2.1.1. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá của
trường mầm non (sau đây gọi tắt là hội đồng tự đánh giá). Hội đồng tự đánh giá
có ít nhất 5 thành viên.
2.1.2. Thành phần của hội đồng tự đánh giá
- Chủ tịch hội đồng tự đánh giá là hiệu trưởng nhà trường;
- Phó chủ tịch hội đồng tự đánh giá là phó hiệu trưởng nhà trường;
- Thư ký hội đồng tự đánh giá là thư ký hội đồng trường hoặc giáo viên có
năng lực của nhà trường;
- Các thành viên khác gồm: đại diện hội đồng trường đối với trường công
lập hoặc hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục; các tổ trưởng tổ
chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng; đại diện cấp ủy Đảng (nếu có) và các tổ
chức đoàn thể.
7
2.1.3. Nhiệm vụ của hội đồng tự đánh giá
- Hội đồng tự đánh giá có trách nhiệm triển khai tự đánh giá và tư vấn cho
hiệu trưởng biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;
- Hội đồng tự đánh giá có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thu
thập, xử lý và phân tích các minh chứng; đánh giá mức độ đạt được theo từng
tiêu chí; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; công
bố báo cáo tự đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá;
- Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công
nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm
thư ký và các nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh giá; chỉ đạo quá
trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải
quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá;
- Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân
công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng uỷ quyền;
- Thư ký hội đồng, các uỷ viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch
hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao;
- Hội đồng tự đánh giá được đề nghị hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn để
giúp hội đồng triển khai tự đánh giá nếu cần thiết. Chuyên gia tư vấn phải có hiểu
biết sâu về kiểm định chất lượng giáo dục và các kỹ thuật tự đánh giá.
Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc thảo luận, thống nhất. Mọi
quyết định chỉ có hiệu lực khi ít nhất 2/3 thành viên trong hội đồng nhất trí.
8
2.1.4. Mẫu quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG …………………..
Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT, ngày 07 tháng 8 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục
trường mầm non;
Căn cứ …………………………………………...............………………..………...........;
Xét đề nghị của……………………………………...........……………………..………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá Trường …… gồm các ông (bà)
có tên trong danh sách kèm theo.
Điều 2. Hội đồng tự đánh giá có nhiệm vụ triển khai công tác tự đánh giá
Trường........ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. ………………………………….......………………………..……………………
Điều 4. Các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cơ quan chủ quản (để b/c);
- Lưu: …
HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên và đóng dấu)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TRƯỜNG ………………
Số: ............/QĐ-.......
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
….., ngày tháng năm 20…
9
2.2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá
2.2.1. Chủ tịch hội đồng tự đánh giá xây dựng kế hoạch tự đánh giá
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong hội đồng, nhóm thư ký
và các nhóm công tác khác;
- Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá cho các thành viên trong hội đồng;
- Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động đối với từng tiêu chí ở
mỗi tiêu chuẩn;
- Dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí;
- Thời gian thực hiện: Tuỳ theo điều kiện cụ thể của nhà trường Chủ tịch
hội đồng tự đánh giá xây dựng thời gian thực hiện cho phù hợp, giúp hoàn thành
quá trình tự đánh giá;
- Định kỳ, đánh giá việc thực hiện kế hoạch để điều chỉnh, bổ sung.
2.2.2. Kế hoạch tự đánh giá phải xây dựng cụ thể, chi tiết và phù hợp với
điều kiện của trường mầm non; cần xác định rõ nội dung công việc, thời gian
tiến hành, hoàn thành, tránh chung chung, hình thức; dự kiến các hoạt động cần
phải huy động nguồn lực và thời điểm cần huy động, phân công nhiệm vụ cụ thể
cho các thành viên trong hội đồng tự đánh giá, dự kiến các minh chứng cần thu
thập, nơi thu thập, dự kiến kinh phí.
2.2.3. Mẫu kế hoạch tự đánh giá
TRƯỜNG............
HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
Số:..../KH...
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày ... tháng ... năm 20...
KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ
I. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI
1. Xem xét, kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT
để xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất,
từ đó thực hiện các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của
trường; để giải trình với các cơ quan chức năng, với xã hội về thực trạng
chất lượng giáo dục và để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường
đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
10
2. Phạm vi tự đánh giá là toàn bộ các hoạt động của trường theo các
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GDĐT ban hành.
3. Yêu cầu
a) Khách quan và trung thực;
b) Công khai và minh bạch;
c) ...........
II. NỘI DUNG
1. Phân công nhiệm vụ cho thành viên hội đồng tự đánh giá
a) Thành viên hội đồng tự đánh giá
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ
1
2
...
b) Nhóm thư ký
TT Họ và tên Chức vụ
1
2
…
c) Các nhóm công tác
TT Họ và tên Chức vụ
Nhóm 1 1.
2.
…
Nhóm 2 1
2.
…
… 1.
2.
…
2. Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá
a) Thời gian
b) Thành phần
c) Nội dung
3. Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động
11
Tiêu
chuẩn
Tiêu
chí
Các hoạt động cần huy
động nguồn lực
Thời điểm
huy động
Ghi chú
1
… ….
... ….
2
… ….
.... ….
3
… ….
.... ….
… ….
.... ….
5 … ….
4. Dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí
(Nên trình bày bảng theo chiều ngang của khổ giấy A4)
Tiêu
chuẩn,
tiêu chí
Dự kiến các
min chứng
cần thu thập
Nơi
thu
thập
Nhóm công
tác, cá nhân
thu thập
Dự kiến
chi phí
(nế có)
Ghi chú
…
...
5. Thời gian thực hiện
Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể, mỗi trường có thời gian thực hiện
riêng để hoàn thành quá trình tự đánh giá. Sau đây là ví dụ minh họa về thời
gian thực hiện tự đánh giá trong 14 tuần:
Thời gian Hoạt động
Tuần 1 - Họp hội đồng tự đánh giá (TĐG), thông qua kế hoạch
TĐG, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
Tuần 2
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ TĐG cho hội đồng tự đánh
giá và cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường
- Phổ biến kế hoạch TĐG đến t àn thể cán bộ, giáo viên,
nhân viên của trường
Tuần 3 - 5
- Chuẩn bị đề cương báo cáo TĐG
- Nhóm hoặc cá nhân thu thập minh chứng của từng tiêu chí
theo sự phân công của chủ tịch hội đồng TĐG
- Mã hoá các minh chứng thu được
- Viết các phiếu đánh giá tiêu chí
Tuần 6 Họp hội đồng TĐG để:
- Thảo luận về những vấn đề nảy sinh từ các minh chứng thu
12
được và xác định những minh chứng cần thu thập bổ sung
- Cá nhân hoặc nhóm công tác báo cáo nội dung của từng
phiếu đánh giá tiêu chí với hội đồng TĐG
Tuần 7
- Chỉnh sửa, bổ sung các nội dung của phiếu đánh giá tiêu chí
- Thu thập, xử lý minh chứng bổ sung (nếu cần thiết)
- Thông qua đề cương chi tiết báo cáo TĐG
Tuần 8 - 9 - Dự thảo báo cáo TĐG
- Kiểm tra lại minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG
Tuần
10 - 11
- Họp hội đồng TĐG để thông qua báo cáo TĐG đã sửa chữa
- Công bố dự thảo báo cáo TĐG trong nội bộ trường và thu
thập các ý kiến đóng góp
Tuần 12 Xử lý các ý kiến đóng góp và hoàn thiện báo cáo TĐG
Tuần 13
Công bố báo cáo TĐG đã hoàn thiện tron nội bộ
trường
Tuần 14 - Nộp báo cáo TĐG
- Công bố rộng rãi báo cáo TĐG
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
..........................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Nơi nhận:
- Cơ quan chủ quản (để b/c);
- Hiệu trưởng (để b/c);
- Hội đồng TĐG (để th/h);
- Lưu: …
TM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
2.3. Thu thập, xử lý, phân tích và lưu trữ các minh chứng
Trên cơ sở dự kiến các minh chứng cần thu thập trong kế hoạch tự đánh
giá, nhóm công tác hoặc cá nhân tiến hành thu thập minh chứng.
2.3.1. Minh chứng: Là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, hiện vật đã và đang
có của nhà trường gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt
yêu cầu.
Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích, từ
đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
2.3.2. Thu thập minh chứng
- Minh chứng được thu thập từ hồ sơ lưu trữ của trường mầm non, các cơ
13
quan có liên quan; kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt
động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của trường mầm non,...
- Minh chứng có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác;
- Căn cứ yêu cầu của từng chỉ số trong các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục, nhóm hoặc cá nhân tiến hành thu thập minh chứng;
- Trong trường hợp không tìm được minh chứng cho một chỉ số, tiêu chí
nào đó (do hỏa hoạn, thiên tai hoặc do nhiều năm trước không lưu hồ sơ,...), hội
đồng tự đánh giá cần nêu rõ nguyên nhân trong báo cáo tự đánh giá.
2.3.3. Xử lý và phân tích các minh chứng
Minh chứng đã thu thập cần được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn
cứ hoặc minh hoạ cho các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá.
Cần lựa chọn minh chứng phù hợp với yêu cầu của từng chỉ số. Minh chứng
phù hợp được sử dụng trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá.
Mã minh chứng (viết tắt là MC) được ký hiệu bằng chuỗi gồm 1 chữ cái
(H), ba dấu gạch (-) và các chữ số theo công thức: [Hn-a-bc-de]. Trong đó: H là
hộp (cặp) đựng MC; n là số thứ tự của hộp (cặp) đựng MC được đánh số từ 1
đến hết (n có thể có 2 chữ số); a là số thứ tự của tiêu chuẩn; bc là số thứ tự của
tiêu chí (từ Tiêu chí 1 đến 9, chữ b là số 0); de là số thứ tự của MC theo từng
tiêu chí (MC thứ nhất viết 01, thứ 15 viết 15).
Ví dụ:
[H1-1-01-01]: Là MC thứ nhất của Tiêu chí 1 thuộc Tiêu chuẩn 1, được
đặt ở Hộp 1; [H3-2-02-03]: Là MC thứ ba của Tiêu chí 2 thuộc Tiêu chuẩn 2,
được đặt ở Hộp 3; [H9-5-04-01]: Là MC thứ nhất của Tiêu chí 4 thuộc Tiêu
chuẩn 5, được đặt ở Hộp 9.
2.3.4. Sử dụng minh chứng
- Mỗi minh chứng chỉ được mã hóa một lần. Minh chứng dùng cho nhiều
tiêu chuẩn, tiêu chí thì mang ký hiệu của tiêu chuẩn, tiêu chí được sử dụng lần
thứ nhất;
- Mỗi phân tích, mô tả trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá
đều phải có minh chứng đi kèm. Cần lựa chọn một, hoặc vài minh chứng phù hợp
14
với yêu cầu của chỉ số và ghi ký hiệu đã được mã hóa vào sau mỗi phân tích, mô
tả, nhận định. Trường hợp một nhận định trong phần mô tả hiện trạng có từ 2
MC trở lên, thì mã MC được đặt liền nhau, cách nhau dấu chấm phẩy (;). Ví
dụ: Một nhận định của Tiêu chí 2 thuộc Tiêu chuẩn 2 có 3 MC (đặt ở hộp số
3) được sử dụng thì sau nhận định đó, các MC được viết là: [H3-2-02-01];
[H3-2-02-02]; [H3-2-02-03];
- Mỗi minh chứng chỉ cần một bản (kể cả những minh chứng được
dùng cho nhiều chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn), không nhân thêm bản để tránh
lãng phí.
Minh chứng đã mã hóa được lập thành danh mục mã minh chứng, bao
gồm: Mã minh chứng; tên minh chứng; số, ngày ban hành, hoặc thời điểm khảo
sát, điều tra, phỏng vấn, quan sát; nơi ban hành hoặc người thực hiện.
2.3.5. Lưu trữ và bảo quản minh chứng
- Minh chứng đã mã hóa được lập thành danh mục mã minh chứng;
- Cần tập hợp, sắp xếp minh chứng trong các hộp (cặp) theo thứ tự mã
hóa. Những minh chứng đang sử dụng cho công tác quản lý, công tác dạy và học
thì lưu trữ, bảo quản tại nơi đang sử dụng nhưng phải có bảng ghi chú cụ thể để
tiện lợi trong việc tra cứu, tìm kiếm;
- Đối với những minh chứng phức tạp, cồng kềnh (hệ thống hồ sơ, sổ sách;
các văn bản, tài liệu, tư liệu có số lượng lớn và số trang nhiều; các hiện vật,…)
trường mầm non có thể lập các biểu, bảng tổng hợp, thống kê các dữ liệu, số liệu
để thuận tiện cho việc sử dụng. Nếu có điều kiện thì chụp ảnh minh chứng và lưu
trong đĩa CD;
- Trong trường hợp không tìm được minh chứng cho một chỉ số, tiêu chí nào
đó (do hỏa hoạn, thiên tai hoặc do nhiều năm trước không lưu hồ sơ,...), hội đồng tự
đánh giá cần nêu rõ nguyên nhân trong báo cáo tự đánh giá;
- Minh chứng được bảo quản theo quy định của Luật Lưu trữ và các quy
định hiện hành.
15
2.3.6. Mẫu bảng Danh mục mã minh chứng
DANH MỤC MÃ MINH CHỨNG
(Lập bảng theo chiều ngang của khổ giấy A4)
TT
Mã minh
chứng
Tên minh
chứng
Số, ngày ban hành,
hoặc thời điểm khảo
sát, điều tra, phỏng
vấn, quan sát
Nơi ban
hành hoặc
người thực
hiện
Ghi
chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
2.4. Đánh giá mức độ đạt được của từng tiêu chí
- Việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí thực hiện thông qua phiếu đánh
giá tiêu chí. Tiêu chí được xác định là đạt khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều đạt.
Chỉ số được đánh giá là đạt khi tất cả các yêu cầu của chỉ số được xác định là đạt.
- Phiếu đánh giá tiêu chí gồm các nội dung: Mô tả hiện trạng, điểm
mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá mức độ đạt của
tiêu chí.
- Phiếu đánh giá tiêu chí do cá nhân viết. Mỗi tiêu chí có một phiếu đánh
giá tiêu chí.
- Mẫu Phiếu đánh giá tiêu chí:
16
Trường..................................
Nhóm..................................
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ
Tiêu chuẩn:.............................................................................................................................
Tiêu chí: …………………….....……….................................……………….........................
a)….....................…………………………………….....…………….........................................
b).......…………………………………….....…………….................................…......................
c)......…………………………………….....…………….................................……...................
1. Mô tả hiện trạng (mục này có mã minh chứng kèm theo): .................................
2. Điểm mạnh:.....................................................................................................................................
3. Điểm yếu:..........................................................................................................................................
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: ......................................................................................
5. Tự đánh giá:
5.1. Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: Đạt (hoặc không đạt)
Chỉ số b: Đạt (hoặc không đạt)
Chỉ số c: Đạt (hoặc không đạt)
5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt (hoặc không đạt).
Xác nhận của nhóm trưởng ......., ngày...... tháng ....... năm 20.....
Người viết
(Ký và ghi rõ họ tên)
2.5. Viết báo cáo tự đánh giá
2.5.1. Yêu cầu chung
Kết quả tự đánh giá được trình bày dưới dạng một bản báo cáo với cấu
trúc và hình thức thống nhất theo quy định.
Báo cáo tự đánh giá cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ những
hoạt động liên quan đến toàn bộ các tiêu chí. Báo cáo tự đánh giá được trình bày
17
lần lượt theo thứ tự các tiêu chuẩn. Đối với mỗi tiêu chí cần có đầy đủ các mục:
mô tả hiện trạng; điểm mạnh; điểm yếu; kế hoạch cải tiến chất lượng; tự đánh
giá. Dự thảo báo cáo tự đánh giá được công bố để lấy ý kiến góp ý của cán bộ,
giáo viên và nhân viên của nhà trường trong thời gian 15 ngày làm việc. Hội
đồng tự đánh giá nghiên cứu các ý kiến thu được để hoàn thiện báo cáo;
Báo cáo tự đánh giá do hiệu trưởng xem xét, ký sau khi đã được hội đồng
tự đánh giá thông qua.
Kết quả tự đánh giá được trình bày dưới dạng một bản báo cáo với cấu
trúc và hình thức thống nhất gồm 3 phần như sau:
Phần I: Cơ sở dữ liệu
Gồm các thông tin khái quát về nhà trường dưới dạng một báo cáo về
thực trạng (chủ yếu là các thông tin định lượng). Thông qua các thông tin này,
người đọc hình dung được bức tranh toàn cảnh về nhà trường, các đặc điểm địa
lý kinh tế - xã hội, chương trình giảng dạy, tình hình tài chính,... Kết hợp các số
liệu này với các tiêu chuẩn đánh giá, người đọc sẽ thu nhận được đầy đủ thông
tin liên quan đến mục tiêu và nhiệm vụ của trường.
Phần II: Tự đánh giá
Phần này mô tả hiện trạng, so sánh, đánh giá, phân tích các hoạt động của
trường mầm non theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục để chỉ ra những
điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, kế hoạch cải tiến chất lượng. Nội dung gồm:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đây là phần khái quát về trường mầm non. Phần đặt vấn đề cần thể hiện rõ:
Tình hình chung của trường mầm non; mục đích tự đánh giá;quá trình tự
đánh giá và những vấn đề nổi bật trong báo cáo tự đánh giá.
II. TỰ ĐÁNH GIÁ
Phần này mô tả chi tiết kết quả tự đánh giá của trường mầm non theo các
tiêu chí.Nội dung đánh giá các tiêu chí gồm các mục sau đây:
- Mô tả hiện trạng:
Trong mục mô tả hiện trạng cần mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng
của nhà trường theo yêu cầu của từng chỉ số trong tiêu chí. Việc mô tả, phân
18
tích và đánh giá phải đi kèm với các minh chứng (đã được mã hoá).
- Điểm mạnh:
Nêu những điểm mạnh nổi bật của trường mầm non trong việc đáp ứng
các yêu cầu của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí. Những điểm mạnh đó phải được
khái quát trên cơ sở nội dung của mục mô tả hiện trạng.
- Điểm yếu:
Nêu những điểm yếu nổi bật của trường mầm non trong việc đáp ứng các
yêu cầu của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí, đồng thời giải thích rõ nguyên nhân
của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải được khái quát trên cơ sở nội
dung của mục mô tả hiện trạng.
- Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện rõ việc phát huy những điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu. Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung
chung (cần có các giải pháp cụ thể, thời gian hoàn thành và các biện pháp giám
sát). Kế hoạch phải thể hiện quyết tâm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục
của trường mầm non.
- Tự đánh giá: Đánh giá tiêu chí đạt hoặc không đạt.
Trước khi đánh giá các tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn cần có phần mở đầu
ngắn gọn, mô tả, phân tích chung về cả tiêu chuẩn. Sau khi đánh giá lần lượt từ
tiêu chí đầu đến tiêu chí cuối của mỗi tiêu chuẩn, phải có kết luận chung cho
tiêu chuẩn.
III. KẾT LUẬN CHUNG
Phần kết luận chung cần trình bày ngắn gọn nhưng phải có những thông
tin sau: Số lượng và tỉ lệ % các chỉ số đạt và không đạt; số lượng và tỉ lệ % các
tiêu chí đạt và không đạt;cấp độ đánh giá mà trường mầm non đạt được; các kết
luận khác (nếu có).
Phần III: Phụ lục
Tập hợp toàn bộ các số liệu, bảng biểu tổng hợp, thống kê; danh mục mã
minh chứng, hình vẽ, bản đồ, băng, đĩa,...
19
2.5.2. Mẫu Báo cáo tự đánh giá
(Bìa ngoài)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TRƯỜNG..................................
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
TÊN TỈNH / THÀNH PHỐ - 20…
20
(Bìa trong)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TRƯỜNG............................................
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ
DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ
TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký
1 Chủ tịch hội đồng
2 Phó Chủ tịch hội đồng
3 Thư ký hội đồng
4 Uỷ viên hội đồng
5 Uỷ viên hội đồng
...
TÊN TỈNH/THÀNH PHỐ - 20...
21
MỤC LỤC
NỘI DUNG Trang
Mục lục 1
Danh mục các chữ viết tắt (nếu có) ...
Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá
Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU
Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
...
Tiêu chuẩn 2
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
...
Tiêu chuẩn 3
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
...
Tiêu chuẩn 4
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
…
Tiêu chuẩn 5
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
...
III.KẾTLUẬNCHUNG
Phần III. PHỤ LỤC
22
Ghi chú: Đánh dấu X vào ô tương ứng.
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn 1:………………………………… …………………….
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu
hí
Đạt Không đạt
1 3
2 ....
Tiêu chuẩn 2:……………………… …………………………………...
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 3
2 ....
Tiêu chuẩn 3:…………………………………………………………
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 3
2 ....
Tiêu chuẩn 4:…………………………………………………………
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 2
Tiêu chuẩn 5:……………………………………………………….
Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt
1 3
2 ....
Tổng số các chỉ số đạt: ..................................tỷ lệ %....................................................
Tổng số các tiêu chí đạt: ...............................tỷ lệ %....................................................
23
Phần I
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên trường (theo quyết định mới nhất):
............................................................................................................................
Tên trước đây (nếu có):
............................................................................................................................
Cơ quan chủ quản:
............................................................................................................................
Tỉnh / thành phố trực thuộc
Trung ương
Họ và tên
hiệu trưởng
Huyện / quận / thị xã / thành
phố
Điện thoại
Xã / phường / thị trấn Fax
Đạt chuẩn quốc gia Website
Năm thành lập trường (theo
quyết định thành lập)
Số điểm trường
Công lập
Thuộc vùng đặc
biệt khó khăn
Tư thục
Trường liên kết
với nước ngoài
Dân lập Loại hình khác
1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Năm học
20...-20...
Năm học
20...-20...
Năm học
20...-20...
Năm học
20...-20...
Năm học
20...-20...
Số nhóm trẻ từ 3
đến 12 tháng tuổi
Số nhóm trẻ từ 13
đến 24 tháng tuổi
24
2. Số phòng học
Năm
học
20...-
20...
Năm
học
20...-
20...
Năm
học
20...-
20...
Năm
học
20...-
20...
Năm
học
20...-
20...
Tổng số
Phòng học kiên cố
Phòng học bán
kiên cố
Phòng học tạm
Cộng
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:
Tổng
số
Nữ
Dân
tộc
Trình độ đào tạo
Ghi
chúĐạt
chuẩn
Trên
chuẩn
Chưa
đạt
chuẩn
Số nhóm trẻ từ
25 đến 36 tháng
tuổi
Số lớp mẫu giáo
3-4 tuổi
Số lớp mẫu giáo
4-5 tuổi
Số lớp mẫu giáo
5-6 tuổi
Cộng
25
Hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng
Giáo viên
Nhân viên
Cộng
b) Số liệu của 5 năm gần đây:
Năm học
20...-20...
Năm học
20...-20...
Năm học
20...-20...
Năm học
20...-20...
Năm học
20...-20...
Tổng số giáo
viên
Tỷ lệ trẻ/giáo
viên (đối với
nhóm trẻ)
Tỷ lệ trẻ/giáo
viên (đối với lớp
mẫu giáo không
có trẻ bán trú)
Tỷ lệ trẻ/giáo
viên (đối với lớp
mẫu giáo có trẻ
bán trú)
Tổng số giáo
viên dạy giỏi cấp
huyện và tương
đương
Tổng số giáo viên
dạy giỏi cấp tỉnh
và tương đương
trở lên
26
4. Trẻ
Năm học
20...-20...
Năm học
20...-20...
Năm học
20...-20...
Năm học
20...-20...
Năm học
20...-20...
Tổng số
Trong đó:
- Trẻ từ 03 đến
12 tháng tuổi
- Trẻ từ 13 đến
24 tháng tuổi
- Trẻ từ 25 đến
36 tháng tuổi
- Trẻ từ 3-4 tuổi
- Trẻ từ 4-5 tuổi
- Trẻ từ 5-6 tuổi
Nữ
Dân tộc
Đối tượng chính
sách
Khuyết tật
Tuyển mới
Học 2 buổi/ngày
Bán trú
Tỷ lệ trẻ/lớp
Tỷ lệ trẻ/nhóm
27
Phần II
TỰ ĐÁNH GIÁ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
................................................................................................................
II. TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn 1:
................................................................................................................
Mở đầu:
Cần viết ngắn gọn, mô tả tóm tắt, phân tích chung về cả tiêu chuẩn
(không lặp lại trong phần phân tích các tiêu chí).
Tiêu chí 1:
a)............................................................................................................
b)............................................................................................................
c).............................................................................................................
1. Mô tả hiện trạng:
................................................................................................................
2. Điểm mạnh:
................................................................................................................
3. Điểm yếu:
................................................................................................................
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
................................................................................................................
Tự đánh giá: Đạt (hoặc không đạt)
(Đánh giá lần lượt cho đến hết các tiêu chí của Tiêu chuẩn 1 theo cấu trúc trên)
..................................................................................................................
Kết luận về Tiêu chuẩn 1: Nêu tóm tắt điểm mạnh nổi bật, những điểm
yếu cơ bản của tiêu chuẩn; số lượng tiêu chí đạt yêu cầu, số lượng tiêu chí
không đạt yêu cầu (không đánh giá tiêu chuẩn đạt hay không đạt).
(Các tiêu chuẩn tiếp theo được đánh giá theo cấu trúc trên)
III. KẾT LUẬN CHUNG
.................................................................................................................
.................................................................................................................
……………, ngày ..............tháng ............. năm 20..........
HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
28
2.6. Công bố báo cáo tự đánh giá
Trường mầm non công bố công khai báo cáo tự đánh giá sau khi đã hoàn
thiện trong phạm vi nhà trường và trên website của trường (nếu có).
Sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá, nếu có đủ điều kiện theo quy
định tại Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT, trường mầm non đăng ký đánh giá
ngoài với cơ quan quản lý trực tiếp. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện đánh
giá ngoài, trường mầm non phải có văn bản cam kết nâng cao chất lượng để đạt
tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong một thời hạn nhất định và được cơ quan
quản lý trực tiếp chấp thuận. Hội đồng tự đánh giá có trách nhiệm bổ sung, hoàn
thiện báo cáo tự đánh giá khi có ý kiến của cơ quan quản lý trực tiếp và của
đoàn đánh giá ngoài.
Hoạt động 3. Phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục và thu thập,
phân tích, sử dụng minh chứng
Thảo luận về các nội dung sau:
1. Cách phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục?
2. Thu thập phân tích và sử dụng minh chứng như thế nào?
Thông tin phản hồi:
1. Phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục
Phân tích tiêu chí là xác định đúng yêu cầu (nội hàm) của mỗi chỉ số trong
từng tiêu chí để từ đó thu thập minh chứng, viết phiếu đánh giá tiêu chí và báo
cáo tự đánh giá. Khi phân tích tiêu chí cần chú ý một số vấn đề sau:
- Mỗi chỉ số thường có một hoặc nhiều yêu cầu. Do vậy, phải xác định
đầy đủ yêu cầu của các chỉ số.
- Không mở rộng thêm các vấn đề khác ngoài yêu cầu mà chỉ số đã thể hiện.
- Trong mỗi chỉ số thường có những từ, cụm từ quan trọng có ý nghĩa như
là “từ khóa”. Vì vậy cần chú ý những từ này để xác định đúng yêu cầu.
Để giúp các trường mầm non xác định các yêu cầu trong từng chỉ số của
tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mần non, Cục Khảo
thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GDĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn
xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục trường mầm non (Công văn số 1998/KTKĐCLGD ngày 02/12/2014).
29
Tuy nhiên, văn bản này chỉ xác định những yêu cầu của chỉ số trong từng tiêu chí
chứ chưa phân tích cụ thể các yêu cầu đó. Vì vậy, chúng ta cần phân tích cụ thể
các yêu cầu trong mỗi chỉ số.
Để phân tích cụ thể các yêu cầu trong chỉ số và mô tả đánh giá những yêu
cầu đó trong báo cáo tự đánh giá, nhà trường có thể tự đặt ra và trả lời những
câu hỏi sau:
- Nhà trường đã có (đã thực hiện, đã hoàn thành, đã đạt được) những yêu cầu
của các chỉ số trong tiêu chí chưa?
- Mức độ mà nhà trường đã có (đã thực hiện, đã hoàn thành, đã đạt được)
những yêu cầu đó như thế nào?
- Có bằng chứng để khẳng định nhà trường đã có (đã thực hiện, đã hoàn
thành, đã đạt được) những yêu cầu đó không?
Ví dụ: Phân tích tiêu chí 7 của Tiêu chuẩn 1: Bảo đảm an ninh trật tự,
an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường;
b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống
cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên trong phạm vi nhà trường.
Các câu hỏi dành cho tiêu chí này:
- Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có phương án bảo đảm an ninh trật
tự trong nhà trường hay không?
- Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có phương án phòng chống tai nạn
thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực
phẩm trong nhà trường hay không?
- Các phương án đó cụ thể như thế nào?
- Các phương án đó có hợp lý, hiệu quả không? (Đánh giá khái quát,
tránh mở rộng nội dung này).
- Trong 5 năm gần đây, có xảy ra vụ việc gì làm mất an toàn cho trẻ và cho
cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong phạm vi nhà trường hay không?
30
- Các minh chứng cần thu thập là những gì và ở đâu?
Trả lời những câu hỏi trên, nhà trường đã phân tích được tiêu chí, định
hướng được việc thu thập minh chứng và các bước tiếp theo của quá trình tự
đánh giá.
2. Thu thập, phân tích và sử dụng minh chứng
Trên cơ sở dự kiến các minh chứng cần thu thập trong kế hoạch tự đánh
giá, nhóm công tác hoặc cá nhân tiến hành thu thập minh chứng. Minh chứng là
những văn bản, hồ sơ, sổ sách, hiện vật đã và đang có của nhà trường gắn với
các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt yêu cầu. Minh chứng phải
có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác. Minh chứng được thu thập dựa
trên các yêu cầu của từng chỉ số trong các tiêu chí. Nó phải tương ứng, phù hợp
với yêu cầu để xác định nhà trường đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số.
Minh chứng đã thu thập được sắp xếp và phân nhóm theo thứ tự từng yêu
cầu trong mỗi chỉ số (lần lượt từ chỉ số a, chỉ số b, chỉ số c của tiêu chí).
Khi tiến hành thu thập và xử lý minh chứng cần lưu ý:
- Liệt kê các văn bản cần tìm; đơn vị, bộ phận nào lưu trữ, người nào biết
rõ và có thể cung cấp các loại văn bản này; cấp nào ban hành,…
- Đối chiếu, so sánh nội dung của văn bản với các yêu cầu cụ thể của tiêu
chí đánh giá, tìm nội dung cần thiết đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, xác định mức
độ phù hợp để sử dụng làm minh chứng cho một tiêu chí nào đó.
- Đặt câu hỏi tự chất vấn mình và chất vấn người cung cấp thông tin:
Thông tin có phù hợp, có thể là minh chứng hay không?
Các minh chứng có đảm bảo tính hiện hành (còn hiệu lực) không?
Các minh chứng đó đã đầy đủ để công nhận chỉ số và tiêu chí đạt hay chưa?
Nếu người khác thu thập (không phải là mình, hoặc người đã thu thập) thì
có được kết quả tương tự thế không?
- Sắp xếp và phân nhóm các minh chứng theo thứ tự trong từng chỉ số và
lần lượt từ chỉ số a đến b và cuối cùng là chỉ số c của tiêu chí 1. Lưu ý là sắp xếp
31
từng minh chứng hoặc phân nhóm các minh chứng theo thứ tự yêu cầu của từng
chỉ số.
- Tổ chức thảo luận, trao đổi, phản biện với đồng nghiệp, với nhóm công
tác và trong các phiên họp của hội đồng tự đánh giá về tính tương thích, chính
xác, phù hợp và đầy đủ của minh chứng. Khi gặp khó khăn trong việc thu thập
minh chứng thì những trao đổi, thảo luận đó có ý nghĩa rất quan trọng, giúp nhà
trường tìm ra được cách xử lý tốt nhất.
Ví dụ1: Các minh chứng cần thu thập và phân tích khi đánh giá Tiêu
chí 7 của Tiêu chuẩn 1: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường;
b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống
cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường;
c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên trong phạm vi nhà trường.
Chỉ số a:
- Phương án bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường.
- Các báo cáo của nhà trường có nội dung nói về phương án trên.
Hoặc:
- Văn bản phối hợp với cơ quan công an về thực hiện phương án bảo
đảm an ninh cho trường;
- Hợp đồng với tổ chức, cá nhân thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự
trong trường.
Chỉ số b:
- Phương án phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ,
phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
- Các báo cáo của nhà trường có nội dung nói về phương án trên.
Hoặc:
- Văn bản phối hợp với cơ quan công an và cơ quan y tế về phương án
phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch
32
bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
- Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng chống
tai nạn thương tích, cháy nổ, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.
- Tài liệu tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về sức khoẻ, phòng
chống tai nạn thương tích, dịch bệnh.
- Danh sách giáo viên được tập huấn về phòng chống tai nạn thương
tích, cháy nổ, an toàn thực phẩm và dịch bệnh.
Chỉ số c:
- Phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ, cán bộ quản lý, giáo
viên và nhân viên trong nhà trường;
- Các báo cáo của nhà trường có nội dung đánh giá về vấn đề trên.
Hoặc:
- Các văn bản, xác nhận việc nhà trường bảo đảm an toàn cho trẻ và
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong 5 năm liên tục.
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ví dụ 2: Thu thập minh chứng cho Tiêu chí 1 của Tiêu chuẩn 1: Cơ cấu
tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường
đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, hội
đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác);
b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
c) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
Chỉ số a
- Quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng nhà trường;
- Quyết định bổ nhiệm phó hiệu trưởng nhà trường;
- Quyết định thành lập hội đồng thi đua, khen thưởng;
- Quyết định thành lập các hội đồng tư vấn.
Hoặc:
- Các văn bản có chữ ký của hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng);
33
- Các văn bản của nhà trường có danh sách các thành viên của hội đồng
thi đua khen thưởng, Hội đồng tư vấn.
Chỉ số b:
Quyết định thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng.
Hoặc:
- Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng;
- Biên bản họp tổ chuyên môn, tổ văn phòng.
Chỉ số c:
Quyết định thành lập thành lập chi bộ, tổ đảng, công đoàn, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
Hoặc:
- Quyết định chuẩn y kết quả bầu cử chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ;
- Quyết định về việc công nhận kết quả bầu ban chấp hành, bầu chức
danh công đoàn cơ sở;
- Sổ ghi nghị quyết ban chấp hành công đoàn cơ sở,...
Hoạt động 4. Cách viết phiếu đánh giá tiêu chí
Thảo luận về các nội dung sau:
1. Mục đích, yêu cầu của phiếu đánh giá tiêu chí?
2. Quy trình viết và hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí?
3. Kỹ thuật viết phiếu đánh giá tiêu chí?
4. Các lỗi thường gặp khi viết phiếu đánh giá tiêu chí?
Thông tin phản hồi:
1. Mục đích, yêu cầu của phiếu đánh giá tiêu chí
Phiếu đánh giá tiêu chí được áp dụng cho từng tiêu chí, làm cơ sở để tổng
hợp thành báo cáo tự đánh giá. Nội dung đánh giá từng tiêu chí, của mỗi tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục sẽ được lần lượt trình bày trong báo cáo tự
đánh giá của nhà trường.
Đánh giá tiêu chí là việc nhà trường tự đánh giá từng lĩnh vực hoạt động
của mình theo yêu cầu của mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
34
giáo dục. Đánh giá từng tiêu chí là mô tả chi tiết kết quả tự đánh giá của nhà
trường trên từng mặt hoạt động. Phiếu đánh giá tiêu chí phải mô tả được một cách
ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ từng hoạt động của nhà trường, trong đó
phải chỉ ra những điểm mạnh, những điểm yếu và xác định các biện pháp, cần
thực hiện; các nguồn lực cần đầu tư; thời hạn hoàn thành…để nâng cao chất
lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Quy trình viết và hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí
2.1. Cá nhân viết đầy đủ các nội dung theo quy định trong phiếu đánh
giá tiêu chí
2.2. Nhóm công tác thảo luận, nhận xét, phản biện góp ý nội dung của
phiếu đánh giá tiêu chí để bổ sung theo các yêu cầu sau:
- Phần mô tả hiện trạng có mô tả, phân tích, đánh giá đúng hiện trạng của
nhà trường theo yêu cầu của từng chỉ số trong tiêu chí không?
- Phần điểm mạnh, điểm yếu của tiêu chí có thực sự là điểm mạnh, điểm
yếu nổi bật của nhà trường không? Có mâu thuẫn với phần mô tả hiện trạng
không? Giữa phần điểm mạnh và điểm yếu có mâu thuẫn nhau không?
- Kế hoạch đưa ra có cụ thể không (thời gian thực hiện, người thực hiện,
kinh phí lấy từ nguồn nào, thời gian hoàn thành)? Có khả thi không? Có thực sự
khắc phục được tồn tại không? Có phát huy được điểm mạnh không?...
2.3. Hội đồng tự đánh giá xem xét, thảo luận các nội dung của từng
phiếu đánh giá tiêu chí. Cần đặc biệt chú ý đến kế hoạch cải tiến chất lượng
của từng tiêu chí để xác định chính xác các biện pháp, giải pháp, điều kiện
(nhân lực, tài chính), thời gian hoàn thành và tính khả thi
2.4. Cá nhân hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí trên cơ sở ý kiến của
hội đồng tự đánh giá và gửi thư ký hội đồng tự đánh giá
Khi trình bày phiếu đánh giá tiêu chí cần chú ý những điểm sau:
- Tuân thủ đúng định dạng và nội dung yêu cầu của phiếu đánh giá tiêu chí.
- Sử dụng kiểu chữ, cỡ chữ, mật độ chữ, khoảng cách giữa các chữ, giãn
dòng, lề trên, lề dưới, lề phải, lề trái theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT-
BNV ngày 19/01/2011 về việc hướng dẫn thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản
35
hành chính và bản sao văn bản.
- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu.
3. Kỹ thuật viết phiếu đánh giá tiêu chí
Khi viết phiếu đánh giá tiêu chí cần bám sát yêu cầu của mỗi chỉ số trong
tiêu chí để phân tích, đánh giá.
3.1. Mục mô tả hiện trạng
Cần mô tả, giải thích, phân tích, rõ ràng, đầy đủ, chi tiết những điểm nổi
bật của nhà trường, để người đọc có thể hình dung được tổng thể về chất lượng
hoạt động của nhà trường ở khía cạnh được xem xét đánh giá. Các phân tích,
nhận định phải kèm theo minh chứng cụ thể và được mã hóa theo quy định (cần
chọn lọc những minh chứng tiêu biểu), không đưa ra những lời hướng dẫn dựa
trên kinh nghiệm cá nhân hoặc nhận xét mang tính chủ quan.
3.2. Điểm mạnh
Tập trung phân tích, đánh giá những mặt mạnh nổi bật nhất của nhà
trường (dựa trên mục tiêu đã đề ra so với các hoạt động đã thực hiện được). Nội
dung nhận xét, đánh giá phải được mô tả trong mục mô tả hiện trạng.
3.3. Điểm yếu
Tập trung phân tích, đánh giá những điểm yếu nổi bật nhất của nhà trường
(dựa trên mục tiêu đã đề ra so với các hoạt động đã thực hiện được). Nội dung
nhận xét, đánh giá phải được mô tả trong mục mô tả hiện trạng và không mâu
thuẫn với điểm mạnh.
3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Cần bám sát vào điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường để xây dựng kế
hoạch cải tiến chất lượng. Kế hoạch phải thể hiện rõ việc phát huy những điểm
mạnh, khắc phục điểm yếu. Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung
chung (cần có các giải pháp cụ thể, thời gian hoàn thành, kinh phí cần có và các
biện pháp giám sát,...). Kế hoạch phải thể hiện quyết tâm cải tiến, nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.
36
3.5. Tự đánh giá
Phần tự đánh giá tiêu chí đạt hay không đạt tiêu chuẩn chất lượng nếu cá
nhân chưa kết luận được cần đưa ra thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến.
Các vấn đề được phân tích trong phiếu đánh giá tiêu chí cần rõ ràng, cụ thể,
trung thực, khách quan, minh bạch để người đọc dù không tham gia vào việc đánh
giá cũng có thể đồng ý với nhà trường về những nhận định và kết quả đánh giá.
4. Các lỗi thường gặp khi viết phiếu đánh giá tiêu chí
4.1. Các lỗi thường gặp khi viết mục Mô tả hiện trạng
- Viết thiếu, thừa, sai yêu cầu của tiêu chí;
- Thiếu minh chứng hoặc minh chứng không thuyết phục hoặc mã hóa
minh chứng không đúng;
- Viết quá ngắn, trả lời trực tiếp các yêu cầu của chỉ số theo cách có hay
không có nên không cung cấp dược đủ thông tin cần thiết;
- Viết quá dài, dẫn đến viết ngoài yêu cầu, thiếu minh chứng hoặc có
nhiều minh chứng không thuyết phục;
- Có nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
4.2. Các lỗi thường gặp khi viết mục Điểm mạnh
- Xác định không đúng điểm mạnh;
- Không mô tả nội dung đó trong mục Mô tả hiện trạng, nhưng lại nêu nội
dung đó ở mục Điểm mạnh;
- Quá tập trung đề nói về điểm mạnh làm cho người đọc có cảm giác đang
đọc bản báo cáo thành tích của nhà trường.
4.3. Các lỗi thường gặp khi viết mục Điểm yếu
- Xác định không đúng điểm yếu, thậm chí không xác định được điểm yếu;
- Không mô tả nội dung đó trong mục Mô tả hiện trạng, nhưng lại nêu nội
dung đó ở mục Điểm yếu;
- Điểm yếu mâu thuẫn với điểm mạnh.
4.4. Các lỗi thường gặp khi viết mục Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Xác định không đúng vấn đề cần cải tiến;
37
- Kế hoạch không cụ thể, không có giải pháp, biện pháp khả thi; không
rõ ai làm, nguồn lực (tài chính, con người), thời gian thực hiện và thời điểm
hoàn thành;
- Kế hoạch chỉ chú ý đến khắc phục điểm yếu, không chú ý đến củng cố,
duy trì, phát huy điểm mạnh.
Hoạt động 5. Nghiên cứu trích đoạn báo cáo tự đánh giá của 1 tiêu chí
Đọc kỹ trích đoạn Báo cáo tự đánh giá của 01 tiêu chí sau đây và thảo
luận các nội dung:
1. Mô tả hiện trạng viết có đạt yêu cầu không? Cần bổ sung, chỉnh sửa gì?
2. Mục điểm mạnh có đúng là điểm mạnh nổi bật của nhà trường không?
Có phù hợp với mục Mô tả hiện trạng không?
3. Mục điểm yếu đã xác định chính xác các điểm yếu của nhà trường
chưa? Có mâu thuẫn với điểm mạnh không? Có phù hợp với mục Mô tả hiện
trạng không?
4. Những biện pháp, giải pháp nêu trong mục Kế hoạch cải tiến chất
lượng có hợp lý, khả thi, phát huy được điểm mạnh và hạn chế điểm yếu không?
5. Là thành viên hội đồng tự đánh giá của nhà trường anh (chị) hãy viết báo
cáo tự đánh giá về tiêu chí này (Lấy dữ liệu của trường anh (chị) đang công tác).
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại
Điều lệ trường mầm non
a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường
đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, hội
đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác);
b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng;
c) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác.
1. Mô tả hiện trạng
Trường có hiệu trưởng là đồng chí Lê Thị H do Ủy ban nhân dân Quận
X bổ nhiệm [H1.1.01.01]. Hiệu trưởng đảm nhiệm vai trò quản lý chung và
38
chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành các hoạt động của nhà trường.
Trường có 02 phó hiệu trưởng là đồng chí Vũ Kiều T và đồng chí Chu Bích
Ng. Các nhiệm vụ của phó hiệu trưởng được phân công cụ thể, chịu trách
nhiệm phụ trách các mảng phổ cập giáo dục, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng,
giáo dục và các hoạt động ngoại khoá [H1.1.01.02]; [H1.1.01.03. Nhà trường
có Hội đồng trường gồm 09 thành viên [H1.1.01.04]. Đầu mỗi năm học, hiệu
trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng gồm
09 người theo quy định tại điều 19 của Điều lệ trường mầm non [H1.1.01.05];
Hằng năm, do yêu cầu cảu công việc, các hội đồng tư vấn của nhà trường
như: Hội đồng chấm SKKN; Hội đồng chấm thi giáo viên, nhân viên giỏi cấp
trường [H1.1.01.06]. Các Hội đồng cảu nhà trường nói trên khi thành lập đều
có quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng và của
từng thành viên trong hội đồng [H1.1.01.07].
Trường có các tổ chuyên môn: Tổ nuôi, Tổ nhà trẻ, Tổ mẫu giáo bé, Tổ
mẫu giáo nhỡ, Tổ mẫu giáo lớn và Tổ văn phòng [H1.1.01.08]. Đầu năm học
nhà trường họp có kế hoạch phân công giáo viên vào các lớp và công việc cụ thể
cho các nhân viên [H1.1.01.08].
Nhà trường có chi bộ Đảng gồm 14 đảng viên, có Chi ủy gồm 3 người
[H1.1.01.09]. Tổ chức công đoàn gồm có 58 đoàn viên, Ban chấp hành có 05
người, do Đại hội công đoàn cơ sở bầu ra, được Công đoàn ngành giáo dục ra
Quyết định công nhận [H1.1.01.10]. Đoàn thanh niên nhà trường gồm có 34
đoàn viên đã tổ chức Đại hội và bầu 05 đồng chí trong Ban chấp hành chi
đoàn [H1.1.01.11]. Trường có Hội khuyến học gồm 58 hội viên [H1.1.01.12].
Chi hội chữ thập đỏ của trường hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội chữ thập
đỏ của phường [H1.1.01.13]. Chi hội phụ nữ sinh hoạt chung với Hội phụ nữ
Phường [H1.1.01.14].
2. Điểm mạnh
Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo đúng quy định Điều lệ
trường Mầm non. Mô hình tổ chức quản lý của trường phù hợp với đặc
điểm hoạt động của nhà trường. Các đoàn thể trong trường được thành lập
39
và hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, luôn có sự phối
hợp chặt chẽ, góp phần thực hiện tốt mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ giáo dục của
nhà trường theo từng năm học.
3. Điểm yếu
Chi hội phụ nữ vẫn còn sinh hoạt chung với Hội phụ nữ phường.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm 2016, nhà trường sẽ tham mưu với lãnh đạo phường cho thành
lập chi hội phụ nữ riêng của trường.
5. Tự đánh giá: Đạt

More Related Content

What's hot

LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_1...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_1...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_1...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_1...PinkHandmade
 
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân độiLV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân độiDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm nonđổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm nonnataliej4
 
Bai luan final
Bai luan finalBai luan final
Bai luan finalBIEN HOC
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_10505612...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_10505612...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_10505612...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_10505612...PinkHandmade
 
Kỹ năng tự học
Kỹ năng tự họcKỹ năng tự học
Kỹ năng tự họcGia Hoc Phung
 
Xay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongXay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongKhác Sẽ
 

What's hot (16)

LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
LV: Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục các trường sĩ quan quân đội
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_1...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_1...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_1...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_1...
 
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân độiLV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
 
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm nonđổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
đổI mới quản lý chất lượng giáo dục mầm non
 
Bai luan final
Bai luan finalBai luan final
Bai luan final
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_10505612...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_10505612...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_10505612...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH_10505612...
 
Kỹ năng tự học
Kỹ năng tự họcKỹ năng tự học
Kỹ năng tự học
 
Xay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truongXay dung van hoa nha truong
Xay dung van hoa nha truong
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
 
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAYHoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
 
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAYLuận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
 
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAYLuận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Quản lý tổ chuyên môn trường THCS tại Hà Nội, HAY
 
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và ...
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCOLuận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
Luận văn: Nhận thức của sinh viên về giá trị sống theo UNESCO
 

Viewers also liked

Gioi thieu Famdeli.vn
Gioi thieu Famdeli.vnGioi thieu Famdeli.vn
Gioi thieu Famdeli.vnfamdeli
 
Mẫu Thiết kế Brochure công ty thực phẩm Lavifood
Mẫu Thiết kế Brochure công ty thực phẩm LavifoodMẫu Thiết kế Brochure công ty thực phẩm Lavifood
Mẫu Thiết kế Brochure công ty thực phẩm LavifoodSaoKim.com.vn
 
Giáo dục môi trường tại các trang trại
Giáo dục môi trường tại các trang trại Giáo dục môi trường tại các trang trại
Giáo dục môi trường tại các trang trại Thành Nguyễn
 
Công tác thống kê KH&CN, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Tổng quan và và định hư...
Công tác thống kê KH&CN, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Tổng quan và và định hư...Công tác thống kê KH&CN, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Tổng quan và và định hư...
Công tác thống kê KH&CN, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Tổng quan và và định hư...Innovation Hub
 
DỰ ÁN SIÊU THỊ RAU SẠCH AN TOÀN PHÁT
DỰ ÁN SIÊU THỊ RAU SẠCH AN TOÀN PHÁTDỰ ÁN SIÊU THỊ RAU SẠCH AN TOÀN PHÁT
DỰ ÁN SIÊU THỊ RAU SẠCH AN TOÀN PHÁTanthonggroup
 

Viewers also liked (7)

Gioi thieu Famdeli.vn
Gioi thieu Famdeli.vnGioi thieu Famdeli.vn
Gioi thieu Famdeli.vn
 
Mẫu Thiết kế Brochure công ty thực phẩm Lavifood
Mẫu Thiết kế Brochure công ty thực phẩm LavifoodMẫu Thiết kế Brochure công ty thực phẩm Lavifood
Mẫu Thiết kế Brochure công ty thực phẩm Lavifood
 
Giáo dục môi trường tại các trang trại
Giáo dục môi trường tại các trang trại Giáo dục môi trường tại các trang trại
Giáo dục môi trường tại các trang trại
 
Cách trồng rau sạch tại nhà
Cách trồng rau sạch tại nhàCách trồng rau sạch tại nhà
Cách trồng rau sạch tại nhà
 
Công tác thống kê KH&CN, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Tổng quan và và định hư...
Công tác thống kê KH&CN, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Tổng quan và và định hư...Công tác thống kê KH&CN, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Tổng quan và và định hư...
Công tác thống kê KH&CN, đổi mới sáng tạo ở Việt Nam: Tổng quan và và định hư...
 
DỰ ÁN SIÊU THỊ RAU SẠCH AN TOÀN PHÁT
DỰ ÁN SIÊU THỊ RAU SẠCH AN TOÀN PHÁTDỰ ÁN SIÊU THỊ RAU SẠCH AN TOÀN PHÁT
DỰ ÁN SIÊU THỊ RAU SẠCH AN TOÀN PHÁT
 
Dự án đầu tư xây dựng công trình trường tiểu học quốc tế
Dự án đầu tư xây dựng công trình trường tiểu học quốc tếDự án đầu tư xây dựng công trình trường tiểu học quốc tế
Dự án đầu tư xây dựng công trình trường tiểu học quốc tế
 

Similar to Tài liệu bổ trợ dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non module 2 tự đánh giá của trường mầm non

H -ng d-n -ánh giá k-t qu- th-c hi-n cu-c v-n --ng (1)
H -ng d-n -ánh giá k-t qu- th-c hi-n cu-c v-n --ng (1)H -ng d-n -ánh giá k-t qu- th-c hi-n cu-c v-n --ng (1)
H -ng d-n -ánh giá k-t qu- th-c hi-n cu-c v-n --ng (1)Hang Nguyen
 
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]muoinganam
 
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...LuanVan Web
 
Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019
BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019
BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019PinkHandmade
 
Chuyen de 4 phat trien chuyen mon
Chuyen de 4   phat trien chuyen monChuyen de 4   phat trien chuyen mon
Chuyen de 4 phat trien chuyen monhovanhiep
 
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdfĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdfjackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019hanhha12
 
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng...
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng...Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng...
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng...jackjohn45
 
Dt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv ch
Dt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv chDt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv ch
Dt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv chchinhhuynhvan
 
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcĐê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
2. HD Tu danh gia CTDT, CSGD (29.10.22).pdf
2. HD Tu danh gia CTDT, CSGD (29.10.22).pdf2. HD Tu danh gia CTDT, CSGD (29.10.22).pdf
2. HD Tu danh gia CTDT, CSGD (29.10.22).pdfHa Nguyen
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON nataliej4
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Ở...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Ở...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Ở...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Ở...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 

Similar to Tài liệu bổ trợ dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non module 2 tự đánh giá của trường mầm non (20)

H -ng d-n -ánh giá k-t qu- th-c hi-n cu-c v-n --ng (1)
H -ng d-n -ánh giá k-t qu- th-c hi-n cu-c v-n --ng (1)H -ng d-n -ánh giá k-t qu- th-c hi-n cu-c v-n --ng (1)
H -ng d-n -ánh giá k-t qu- th-c hi-n cu-c v-n --ng (1)
 
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
Skkn Nang Cao Chat Luong Day Hoc Thong Qua Hoat Dong Du Gio Thaum Lop[1]
 
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
Đa dạng hóa việc đánh giá cán bộ quản lí trường học, giáo viên theo chuẩn năn...
 
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
Tai lieu tap_huan_sinhhoc24
 
Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Phát Triển Đội Ngũ Tổ Trưởng Chuyên Môn Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
 
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Toán 12 - Gửi miễn phí q...
 
BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019
BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019
BAO CAO TU DANH GIA CHAT LUONG GIAO DUC 2014_10502212092019
 
Tự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAY
Tự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAYTự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAY
Tự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAY
 
Hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
Hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân độiHoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
Hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
 
Chuyen de 4 phat trien chuyen mon
Chuyen de 4   phat trien chuyen monChuyen de 4   phat trien chuyen mon
Chuyen de 4 phat trien chuyen mon
 
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdfĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT.pdf
 
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT_10212012052019
 
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng...
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng...Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng...
Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng...
 
Luận văn: Quản lý việc giảng dạy của giáo viên trong trường THCS
Luận văn: Quản lý việc giảng dạy của giáo viên trong trường THCSLuận văn: Quản lý việc giảng dạy của giáo viên trong trường THCS
Luận văn: Quản lý việc giảng dạy của giáo viên trong trường THCS
 
Dt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv ch
Dt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv chDt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv ch
Dt kh hoi thi gvcn gioi nh1920-hv ch
 
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcĐê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
 
KH thi GVCNG-1819
KH thi GVCNG-1819KH thi GVCNG-1819
KH thi GVCNG-1819
 
2. HD Tu danh gia CTDT, CSGD (29.10.22).pdf
2. HD Tu danh gia CTDT, CSGD (29.10.22).pdf2. HD Tu danh gia CTDT, CSGD (29.10.22).pdf
2. HD Tu danh gia CTDT, CSGD (29.10.22).pdf
 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH.BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Ở...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Ở...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Ở...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Ở...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Tài liệu bổ trợ dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non module 2 tự đánh giá của trường mầm non

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG SẴN SÀNG ĐI HỌC CHO TRẺ MẦM NON MODULE 2 TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA TRƯỜNG MẦM NON (Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non) TÀI LIỆU BỔ TRỢ
  • 2. 2 MỤC LỤC A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 3 B. MỤC TIÊU 4 C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 D. CÁC HOẠT ĐỘNG 5 Hoạt động 1. Khái niệm và mục đích của hoạt động tự đánh giá của trường mầm non .........................................................................................................5 Hoạt động 2. Quy trình tự đánh giá của trường mầm non................................6 Hoạt động 3. Phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục và thu thập, phân tích, sử dụng minh chứng..............................................................................28 Hoạt động 4. Cách viết phiếu đánh giá tiêu chí .............................................33 Hoạt động 5. Nghiên cứu trích đoạn báo cáo tự đánh giá của 1 tiêu chí.........37 Chi hội phụ nữ vẫn còn sinh hoạt chung với Hội phụ nữ phường..................39
  • 3. 3 A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Tự đánh giá của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ (sau đây gọi chung là trường mầm non) là khâu đầu tiên trong quy trình kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) trường mầm non. Tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Tự đánh giá là một quá trình liên tục được thực hiện theo kế hoạch, cần dành nhiều công sức, thời gian, có sự tham gia của các đơn vị và cá nhân trong nhà trường. Tự đánh giá đòi hỏi tính khách quan, trung thực và công khai. Các giải thích, nhận định, kết luận đưa ra phải dựa trên các minh chứng cụ thể, rõ ràng, tin cậy. Báo cáo tự đánh giá phải bao quát đầy đủ nội dung các chỉ số của tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non. Tài liệu này trình bày những nội dung cơ bản của quy trình tự đánh giá và các kỹ thuật sử dụng khi tự đánh giá của trường mầm non. Nội dung của module: Module tự đánh giá của trường mầm non trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để tiến hành các hoạt động đánh giá của trường mầm non, bao gồm: 1. Khái niệm và mục đích của hoạt động tự đánh giá của trường mầm non. 2. Quy trình tự đánh giá của trường mầm non. 3. Cách phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục và thu thập, phân tích, sử dụng minh chứng. 4. Cách viết phiếu đánh giá tiêu chí. 5. Giới thiệu trích đoạn báo cáo tự đánh giá 01 tiêu chí. Thời gian học tập: 60 tiết (Lý thuyết: 25 tiết; thảo luận, thực hành: 20 tiết; tự nghiên cứu: 15 tiết). Hình thức học: Hướng dẫn từ xa qua forum, kết hợp giữa việc đọc, nghiên cứu tài liệu với trao đổi, thảo luận, thực hành. Thực hiện chương trình: Tư vấn Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non.
  • 4. 4 Đơn vị tổ chức thực hiện: Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non. B. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Người học được trang bị: - Kiến thức chung về hoạt động tự đánh giá và quy trình tự đánh; - Kiến thức thực hiện các bước của quy trình tự đánh giá. 2. Kỹ năng Hình thành cho người học các kỹ năng: - Triển khai hoạt động tự đánh giá; - Tư vấn cho cán bộ quản lý, giáo viên và các đối tượng có liên quan về hoạt động tự đánh giá; - Làm việc độc lập, tư duy phản biện, tổ chức điều hành, phối hợp trong triển khai các hoạt động tự đánh giá. 3. Thái độ Góp phần hình thành cho người học: - Tính khách quan, trung thực, dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác tự đánh giá; - Tính chủ động, tích cực, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục. C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, Hà Nội. 2. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Công văn số 6339/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 05/11/2014 Hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non, Hà Nội. 3. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Tài liệu tập huấn tự đánh giá trường mầm non, Hà Nội.
  • 5. 5 4. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Công văn số 1998/KTKĐCLGD ngày 02/12/2014 về việc hướng dẫn xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng, Hà Nội. 5. Nguyễn Đại Dương (2012), “Một số vấn đề về tự đánh giá trường mầm non”, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Nxb Giáo dục, Hà Nội. D. CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1. Khái niệm và mục đích của hoạt động tự đánh giá của trường mầm non Thảo luận về các nội dung sau: 1. Khái niệm tự đánh giá trường mầm non? 2. Mục đích của hoạt động tự đánh giá trường mầm non? Thông tin phản hồi: 1. Khái niệm Tự đánh giá của trường mầm non là hoạt động tự xem xét, kiểm tra, đánh giá của trường mầm non để xác định mức độ đạt được theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Mục đích của hoạt động tự đánh giá trường mầm non - Giúp nhà trường tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng, để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường, từ đó xây dựng kế hoạch cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục, điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo. - Nhà trường kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ cho dạy - học, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường. - Thể hiện tính tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của nhà trường. - Là điều kiện cần thiết để nhà trường đăng ký đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng (nếu đáp ứng được các yêu cầu).
  • 6. 6 Hoạt động 2. Quy trình tự đánh giá của trường mầm non Thảo luận về các nội dung sau: 1. Quy trình tự đánh giá của trường mầm non? 2. Nội dung, cách thức thực hiện từng bước trong quy trình tự đánh giá của trường mầm non? Thông tin phản hồi: 1. Quy trình tự đánh giá của trường mầm non gồm có 6 bước: - Bước 1. Thành lập hội đồng tự đánh giá - Bước 2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá - Bước 3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng - Bước 4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí - Bước 5. Viết báo cáo tự đánh giá - Bước 6. Công bố báo cáo tự đánh giá 2. Cách thức thực hiện các bước trong quy trình tự đánh giá của trường mầm non 2.1. Thành lập hội đồng tự đánh giá 2.1.1. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá của trường mầm non (sau đây gọi tắt là hội đồng tự đánh giá). Hội đồng tự đánh giá có ít nhất 5 thành viên. 2.1.2. Thành phần của hội đồng tự đánh giá - Chủ tịch hội đồng tự đánh giá là hiệu trưởng nhà trường; - Phó chủ tịch hội đồng tự đánh giá là phó hiệu trưởng nhà trường; - Thư ký hội đồng tự đánh giá là thư ký hội đồng trường hoặc giáo viên có năng lực của nhà trường; - Các thành viên khác gồm: đại diện hội đồng trường đối với trường công lập hoặc hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục; các tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng; đại diện cấp ủy Đảng (nếu có) và các tổ chức đoàn thể.
  • 7. 7 2.1.3. Nhiệm vụ của hội đồng tự đánh giá - Hội đồng tự đánh giá có trách nhiệm triển khai tự đánh giá và tư vấn cho hiệu trưởng biện pháp nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; - Hội đồng tự đánh giá có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tự đánh giá; thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng; đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí; viết báo cáo tự đánh giá; bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; công bố báo cáo tự đánh giá; lưu trữ cơ sở dữ liệu về tự đánh giá; - Chủ tịch hội đồng điều hành các hoạt động của hội đồng, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; thành lập nhóm thư ký và các nhóm công tác để triển khai hoạt động tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích minh chứng; hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá; - Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công, điều hành hội đồng khi được chủ tịch hội đồng uỷ quyền; - Thư ký hội đồng, các uỷ viên hội đồng thực hiện công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được giao; - Hội đồng tự đánh giá được đề nghị hiệu trưởng thuê chuyên gia tư vấn để giúp hội đồng triển khai tự đánh giá nếu cần thiết. Chuyên gia tư vấn phải có hiểu biết sâu về kiểm định chất lượng giáo dục và các kỹ thuật tự đánh giá. Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc thảo luận, thống nhất. Mọi quyết định chỉ có hiệu lực khi ít nhất 2/3 thành viên trong hội đồng nhất trí.
  • 8. 8 2.1.4. Mẫu quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ………………….. Căn cứ Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT, ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non; Căn cứ …………………………………………...............………………..………...........; Xét đề nghị của……………………………………...........……………………..………, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá Trường …… gồm các ông (bà) có tên trong danh sách kèm theo. Điều 2. Hội đồng tự đánh giá có nhiệm vụ triển khai công tác tự đánh giá Trường........ theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 3. ………………………………….......………………………..…………………… Điều 4. Các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Cơ quan chủ quản (để b/c); - Lưu: … HIỆU TRƯỞNG (Ký tên và đóng dấu) CƠ QUAN CHỦ QUẢN TRƯỜNG ……………… Số: ............/QĐ-....... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ….., ngày tháng năm 20…
  • 9. 9 2.2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá 2.2.1. Chủ tịch hội đồng tự đánh giá xây dựng kế hoạch tự đánh giá - Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong hội đồng, nhóm thư ký và các nhóm công tác khác; - Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá cho các thành viên trong hội đồng; - Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động đối với từng tiêu chí ở mỗi tiêu chuẩn; - Dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí; - Thời gian thực hiện: Tuỳ theo điều kiện cụ thể của nhà trường Chủ tịch hội đồng tự đánh giá xây dựng thời gian thực hiện cho phù hợp, giúp hoàn thành quá trình tự đánh giá; - Định kỳ, đánh giá việc thực hiện kế hoạch để điều chỉnh, bổ sung. 2.2.2. Kế hoạch tự đánh giá phải xây dựng cụ thể, chi tiết và phù hợp với điều kiện của trường mầm non; cần xác định rõ nội dung công việc, thời gian tiến hành, hoàn thành, tránh chung chung, hình thức; dự kiến các hoạt động cần phải huy động nguồn lực và thời điểm cần huy động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong hội đồng tự đánh giá, dự kiến các minh chứng cần thu thập, nơi thu thập, dự kiến kinh phí. 2.2.3. Mẫu kế hoạch tự đánh giá TRƯỜNG............ HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ Số:..../KH... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc …, ngày ... tháng ... năm 20... KẾ HOẠCH TỰ ĐÁNH GIÁ I. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI 1. Xem xét, kiểm tra, đánh giá theo Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT để xác định thực trạng chất lượng, hiệu quả giáo dục, nhân lực, cơ sở vật chất, từ đó thực hiện các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của trường; để giải trình với các cơ quan chức năng, với xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục và để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
  • 10. 10 2. Phạm vi tự đánh giá là toàn bộ các hoạt động của trường theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GDĐT ban hành. 3. Yêu cầu a) Khách quan và trung thực; b) Công khai và minh bạch; c) ........... II. NỘI DUNG 1. Phân công nhiệm vụ cho thành viên hội đồng tự đánh giá a) Thành viên hội đồng tự đánh giá TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ 1 2 ... b) Nhóm thư ký TT Họ và tên Chức vụ 1 2 … c) Các nhóm công tác TT Họ và tên Chức vụ Nhóm 1 1. 2. … Nhóm 2 1 2. … … 1. 2. … 2. Tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá a) Thời gian b) Thành phần c) Nội dung 3. Dự kiến các nguồn lực và thời điểm cần huy động
  • 11. 11 Tiêu chuẩn Tiêu chí Các hoạt động cần huy động nguồn lực Thời điểm huy động Ghi chú 1 … …. ... …. 2 … …. .... …. 3 … …. .... …. … …. .... …. 5 … …. 4. Dự kiến các minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí (Nên trình bày bảng theo chiều ngang của khổ giấy A4) Tiêu chuẩn, tiêu chí Dự kiến các min chứng cần thu thập Nơi thu thập Nhóm công tác, cá nhân thu thập Dự kiến chi phí (nế có) Ghi chú … ... 5. Thời gian thực hiện Tuỳ theo từng điều kiện cụ thể, mỗi trường có thời gian thực hiện riêng để hoàn thành quá trình tự đánh giá. Sau đây là ví dụ minh họa về thời gian thực hiện tự đánh giá trong 14 tuần: Thời gian Hoạt động Tuần 1 - Họp hội đồng tự đánh giá (TĐG), thông qua kế hoạch TĐG, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Tuần 2 - Tổ chức tập huấn nghiệp vụ TĐG cho hội đồng tự đánh giá và cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường - Phổ biến kế hoạch TĐG đến t àn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường Tuần 3 - 5 - Chuẩn bị đề cương báo cáo TĐG - Nhóm hoặc cá nhân thu thập minh chứng của từng tiêu chí theo sự phân công của chủ tịch hội đồng TĐG - Mã hoá các minh chứng thu được - Viết các phiếu đánh giá tiêu chí Tuần 6 Họp hội đồng TĐG để: - Thảo luận về những vấn đề nảy sinh từ các minh chứng thu
  • 12. 12 được và xác định những minh chứng cần thu thập bổ sung - Cá nhân hoặc nhóm công tác báo cáo nội dung của từng phiếu đánh giá tiêu chí với hội đồng TĐG Tuần 7 - Chỉnh sửa, bổ sung các nội dung của phiếu đánh giá tiêu chí - Thu thập, xử lý minh chứng bổ sung (nếu cần thiết) - Thông qua đề cương chi tiết báo cáo TĐG Tuần 8 - 9 - Dự thảo báo cáo TĐG - Kiểm tra lại minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG Tuần 10 - 11 - Họp hội đồng TĐG để thông qua báo cáo TĐG đã sửa chữa - Công bố dự thảo báo cáo TĐG trong nội bộ trường và thu thập các ý kiến đóng góp Tuần 12 Xử lý các ý kiến đóng góp và hoàn thiện báo cáo TĐG Tuần 13 Công bố báo cáo TĐG đã hoàn thiện tron nội bộ trường Tuần 14 - Nộp báo cáo TĐG - Công bố rộng rãi báo cáo TĐG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN .......................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Nơi nhận: - Cơ quan chủ quản (để b/c); - Hiệu trưởng (để b/c); - Hội đồng TĐG (để th/h); - Lưu: … TM. HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH 2.3. Thu thập, xử lý, phân tích và lưu trữ các minh chứng Trên cơ sở dự kiến các minh chứng cần thu thập trong kế hoạch tự đánh giá, nhóm công tác hoặc cá nhân tiến hành thu thập minh chứng. 2.3.1. Minh chứng: Là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, hiện vật đã và đang có của nhà trường gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt yêu cầu. Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các phân tích, giải thích, từ đó đưa ra các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá. 2.3.2. Thu thập minh chứng - Minh chứng được thu thập từ hồ sơ lưu trữ của trường mầm non, các cơ
  • 13. 13 quan có liên quan; kết quả khảo sát, điều tra, phỏng vấn và quan sát các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của trường mầm non,... - Minh chứng có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác; - Căn cứ yêu cầu của từng chỉ số trong các tiêu chí thuộc tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, nhóm hoặc cá nhân tiến hành thu thập minh chứng; - Trong trường hợp không tìm được minh chứng cho một chỉ số, tiêu chí nào đó (do hỏa hoạn, thiên tai hoặc do nhiều năm trước không lưu hồ sơ,...), hội đồng tự đánh giá cần nêu rõ nguyên nhân trong báo cáo tự đánh giá. 2.3.3. Xử lý và phân tích các minh chứng Minh chứng đã thu thập cần được xử lý, phân tích trước khi dùng làm căn cứ hoặc minh hoạ cho các nhận định, kết luận trong báo cáo tự đánh giá. Cần lựa chọn minh chứng phù hợp với yêu cầu của từng chỉ số. Minh chứng phù hợp được sử dụng trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá. Mã minh chứng (viết tắt là MC) được ký hiệu bằng chuỗi gồm 1 chữ cái (H), ba dấu gạch (-) và các chữ số theo công thức: [Hn-a-bc-de]. Trong đó: H là hộp (cặp) đựng MC; n là số thứ tự của hộp (cặp) đựng MC được đánh số từ 1 đến hết (n có thể có 2 chữ số); a là số thứ tự của tiêu chuẩn; bc là số thứ tự của tiêu chí (từ Tiêu chí 1 đến 9, chữ b là số 0); de là số thứ tự của MC theo từng tiêu chí (MC thứ nhất viết 01, thứ 15 viết 15). Ví dụ: [H1-1-01-01]: Là MC thứ nhất của Tiêu chí 1 thuộc Tiêu chuẩn 1, được đặt ở Hộp 1; [H3-2-02-03]: Là MC thứ ba của Tiêu chí 2 thuộc Tiêu chuẩn 2, được đặt ở Hộp 3; [H9-5-04-01]: Là MC thứ nhất của Tiêu chí 4 thuộc Tiêu chuẩn 5, được đặt ở Hộp 9. 2.3.4. Sử dụng minh chứng - Mỗi minh chứng chỉ được mã hóa một lần. Minh chứng dùng cho nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí thì mang ký hiệu của tiêu chuẩn, tiêu chí được sử dụng lần thứ nhất; - Mỗi phân tích, mô tả trong mục mô tả hiện trạng của báo cáo tự đánh giá đều phải có minh chứng đi kèm. Cần lựa chọn một, hoặc vài minh chứng phù hợp
  • 14. 14 với yêu cầu của chỉ số và ghi ký hiệu đã được mã hóa vào sau mỗi phân tích, mô tả, nhận định. Trường hợp một nhận định trong phần mô tả hiện trạng có từ 2 MC trở lên, thì mã MC được đặt liền nhau, cách nhau dấu chấm phẩy (;). Ví dụ: Một nhận định của Tiêu chí 2 thuộc Tiêu chuẩn 2 có 3 MC (đặt ở hộp số 3) được sử dụng thì sau nhận định đó, các MC được viết là: [H3-2-02-01]; [H3-2-02-02]; [H3-2-02-03]; - Mỗi minh chứng chỉ cần một bản (kể cả những minh chứng được dùng cho nhiều chỉ số, tiêu chí và tiêu chuẩn), không nhân thêm bản để tránh lãng phí. Minh chứng đã mã hóa được lập thành danh mục mã minh chứng, bao gồm: Mã minh chứng; tên minh chứng; số, ngày ban hành, hoặc thời điểm khảo sát, điều tra, phỏng vấn, quan sát; nơi ban hành hoặc người thực hiện. 2.3.5. Lưu trữ và bảo quản minh chứng - Minh chứng đã mã hóa được lập thành danh mục mã minh chứng; - Cần tập hợp, sắp xếp minh chứng trong các hộp (cặp) theo thứ tự mã hóa. Những minh chứng đang sử dụng cho công tác quản lý, công tác dạy và học thì lưu trữ, bảo quản tại nơi đang sử dụng nhưng phải có bảng ghi chú cụ thể để tiện lợi trong việc tra cứu, tìm kiếm; - Đối với những minh chứng phức tạp, cồng kềnh (hệ thống hồ sơ, sổ sách; các văn bản, tài liệu, tư liệu có số lượng lớn và số trang nhiều; các hiện vật,…) trường mầm non có thể lập các biểu, bảng tổng hợp, thống kê các dữ liệu, số liệu để thuận tiện cho việc sử dụng. Nếu có điều kiện thì chụp ảnh minh chứng và lưu trong đĩa CD; - Trong trường hợp không tìm được minh chứng cho một chỉ số, tiêu chí nào đó (do hỏa hoạn, thiên tai hoặc do nhiều năm trước không lưu hồ sơ,...), hội đồng tự đánh giá cần nêu rõ nguyên nhân trong báo cáo tự đánh giá; - Minh chứng được bảo quản theo quy định của Luật Lưu trữ và các quy định hiện hành.
  • 15. 15 2.3.6. Mẫu bảng Danh mục mã minh chứng DANH MỤC MÃ MINH CHỨNG (Lập bảng theo chiều ngang của khổ giấy A4) TT Mã minh chứng Tên minh chứng Số, ngày ban hành, hoặc thời điểm khảo sát, điều tra, phỏng vấn, quan sát Nơi ban hành hoặc người thực hiện Ghi chú 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 2.4. Đánh giá mức độ đạt được của từng tiêu chí - Việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí thực hiện thông qua phiếu đánh giá tiêu chí. Tiêu chí được xác định là đạt khi tất cả các chỉ số của tiêu chí đều đạt. Chỉ số được đánh giá là đạt khi tất cả các yêu cầu của chỉ số được xác định là đạt. - Phiếu đánh giá tiêu chí gồm các nội dung: Mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá mức độ đạt của tiêu chí. - Phiếu đánh giá tiêu chí do cá nhân viết. Mỗi tiêu chí có một phiếu đánh giá tiêu chí. - Mẫu Phiếu đánh giá tiêu chí:
  • 16. 16 Trường.................................. Nhóm.................................. PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ Tiêu chuẩn:............................................................................................................................. Tiêu chí: …………………….....……….................................………………......................... a)….....................…………………………………….....……………......................................... b).......…………………………………….....…………….................................…...................... c)......…………………………………….....…………….................................……................... 1. Mô tả hiện trạng (mục này có mã minh chứng kèm theo): ................................. 2. Điểm mạnh:..................................................................................................................................... 3. Điểm yếu:.......................................................................................................................................... 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: ...................................................................................... 5. Tự đánh giá: 5.1. Xác định trường đạt hay không đạt từng chỉ số của tiêu chí: Chỉ số a: Đạt (hoặc không đạt) Chỉ số b: Đạt (hoặc không đạt) Chỉ số c: Đạt (hoặc không đạt) 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt (hoặc không đạt). Xác nhận của nhóm trưởng ......., ngày...... tháng ....... năm 20..... Người viết (Ký và ghi rõ họ tên) 2.5. Viết báo cáo tự đánh giá 2.5.1. Yêu cầu chung Kết quả tự đánh giá được trình bày dưới dạng một bản báo cáo với cấu trúc và hình thức thống nhất theo quy định. Báo cáo tự đánh giá cần ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ những hoạt động liên quan đến toàn bộ các tiêu chí. Báo cáo tự đánh giá được trình bày
  • 17. 17 lần lượt theo thứ tự các tiêu chuẩn. Đối với mỗi tiêu chí cần có đầy đủ các mục: mô tả hiện trạng; điểm mạnh; điểm yếu; kế hoạch cải tiến chất lượng; tự đánh giá. Dự thảo báo cáo tự đánh giá được công bố để lấy ý kiến góp ý của cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường trong thời gian 15 ngày làm việc. Hội đồng tự đánh giá nghiên cứu các ý kiến thu được để hoàn thiện báo cáo; Báo cáo tự đánh giá do hiệu trưởng xem xét, ký sau khi đã được hội đồng tự đánh giá thông qua. Kết quả tự đánh giá được trình bày dưới dạng một bản báo cáo với cấu trúc và hình thức thống nhất gồm 3 phần như sau: Phần I: Cơ sở dữ liệu Gồm các thông tin khái quát về nhà trường dưới dạng một báo cáo về thực trạng (chủ yếu là các thông tin định lượng). Thông qua các thông tin này, người đọc hình dung được bức tranh toàn cảnh về nhà trường, các đặc điểm địa lý kinh tế - xã hội, chương trình giảng dạy, tình hình tài chính,... Kết hợp các số liệu này với các tiêu chuẩn đánh giá, người đọc sẽ thu nhận được đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu và nhiệm vụ của trường. Phần II: Tự đánh giá Phần này mô tả hiện trạng, so sánh, đánh giá, phân tích các hoạt động của trường mầm non theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, kế hoạch cải tiến chất lượng. Nội dung gồm: I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đây là phần khái quát về trường mầm non. Phần đặt vấn đề cần thể hiện rõ: Tình hình chung của trường mầm non; mục đích tự đánh giá;quá trình tự đánh giá và những vấn đề nổi bật trong báo cáo tự đánh giá. II. TỰ ĐÁNH GIÁ Phần này mô tả chi tiết kết quả tự đánh giá của trường mầm non theo các tiêu chí.Nội dung đánh giá các tiêu chí gồm các mục sau đây: - Mô tả hiện trạng: Trong mục mô tả hiện trạng cần mô tả, phân tích, đánh giá hiện trạng của nhà trường theo yêu cầu của từng chỉ số trong tiêu chí. Việc mô tả, phân
  • 18. 18 tích và đánh giá phải đi kèm với các minh chứng (đã được mã hoá). - Điểm mạnh: Nêu những điểm mạnh nổi bật của trường mầm non trong việc đáp ứng các yêu cầu của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí. Những điểm mạnh đó phải được khái quát trên cơ sở nội dung của mục mô tả hiện trạng. - Điểm yếu: Nêu những điểm yếu nổi bật của trường mầm non trong việc đáp ứng các yêu cầu của từng chỉ số trong mỗi tiêu chí, đồng thời giải thích rõ nguyên nhân của những điểm yếu đó. Những điểm yếu này phải được khái quát trên cơ sở nội dung của mục mô tả hiện trạng. - Kế hoạch cải tiến chất lượng: Kế hoạch cải tiến chất lượng phải thể hiện rõ việc phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung chung (cần có các giải pháp cụ thể, thời gian hoàn thành và các biện pháp giám sát). Kế hoạch phải thể hiện quyết tâm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của trường mầm non. - Tự đánh giá: Đánh giá tiêu chí đạt hoặc không đạt. Trước khi đánh giá các tiêu chí trong mỗi tiêu chuẩn cần có phần mở đầu ngắn gọn, mô tả, phân tích chung về cả tiêu chuẩn. Sau khi đánh giá lần lượt từ tiêu chí đầu đến tiêu chí cuối của mỗi tiêu chuẩn, phải có kết luận chung cho tiêu chuẩn. III. KẾT LUẬN CHUNG Phần kết luận chung cần trình bày ngắn gọn nhưng phải có những thông tin sau: Số lượng và tỉ lệ % các chỉ số đạt và không đạt; số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt;cấp độ đánh giá mà trường mầm non đạt được; các kết luận khác (nếu có). Phần III: Phụ lục Tập hợp toàn bộ các số liệu, bảng biểu tổng hợp, thống kê; danh mục mã minh chứng, hình vẽ, bản đồ, băng, đĩa,...
  • 19. 19 2.5.2. Mẫu Báo cáo tự đánh giá (Bìa ngoài) CƠ QUAN CHỦ QUẢN TRƯỜNG.................................. BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ TÊN TỈNH / THÀNH PHỐ - 20…
  • 20. 20 (Bìa trong) CƠ QUAN CHỦ QUẢN TRƯỜNG............................................ BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ TT Họ và tên Chức vụ Nhiệm vụ Chữ ký 1 Chủ tịch hội đồng 2 Phó Chủ tịch hội đồng 3 Thư ký hội đồng 4 Uỷ viên hội đồng 5 Uỷ viên hội đồng ... TÊN TỈNH/THÀNH PHỐ - 20...
  • 21. 21 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Mục lục 1 Danh mục các chữ viết tắt (nếu có) ... Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. TỰ ĐÁNH GIÁ Tiêu chuẩn 1 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 ... Tiêu chuẩn 2 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 ... Tiêu chuẩn 3 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 ... Tiêu chuẩn 4 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 … Tiêu chuẩn 5 Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 ... III.KẾTLUẬNCHUNG Phần III. PHỤ LỤC
  • 22. 22 Ghi chú: Đánh dấu X vào ô tương ứng. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ Tiêu chuẩn 1:………………………………… ……………………. Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu hí Đạt Không đạt 1 3 2 .... Tiêu chuẩn 2:……………………… …………………………………... Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 3 2 .... Tiêu chuẩn 3:………………………………………………………… Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 3 2 .... Tiêu chuẩn 4:………………………………………………………… Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 2 Tiêu chuẩn 5:………………………………………………………. Tiêu chí Đạt Không đạt Tiêu chí Đạt Không đạt 1 3 2 .... Tổng số các chỉ số đạt: ..................................tỷ lệ %.................................................... Tổng số các tiêu chí đạt: ...............................tỷ lệ %....................................................
  • 23. 23 Phần I CƠ SỞ DỮ LIỆU Tên trường (theo quyết định mới nhất): ............................................................................................................................ Tên trước đây (nếu có): ............................................................................................................................ Cơ quan chủ quản: ............................................................................................................................ Tỉnh / thành phố trực thuộc Trung ương Họ và tên hiệu trưởng Huyện / quận / thị xã / thành phố Điện thoại Xã / phường / thị trấn Fax Đạt chuẩn quốc gia Website Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập) Số điểm trường Công lập Thuộc vùng đặc biệt khó khăn Tư thục Trường liên kết với nước ngoài Dân lập Loại hình khác 1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo Năm học 20...-20... Năm học 20...-20... Năm học 20...-20... Năm học 20...-20... Năm học 20...-20... Số nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi Số nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi
  • 24. 24 2. Số phòng học Năm học 20...- 20... Năm học 20...- 20... Năm học 20...- 20... Năm học 20...- 20... Năm học 20...- 20... Tổng số Phòng học kiên cố Phòng học bán kiên cố Phòng học tạm Cộng 3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá: Tổng số Nữ Dân tộc Trình độ đào tạo Ghi chúĐạt chuẩn Trên chuẩn Chưa đạt chuẩn Số nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi Số lớp mẫu giáo 3-4 tuổi Số lớp mẫu giáo 4-5 tuổi Số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi Cộng
  • 25. 25 Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng Giáo viên Nhân viên Cộng b) Số liệu của 5 năm gần đây: Năm học 20...-20... Năm học 20...-20... Năm học 20...-20... Năm học 20...-20... Năm học 20...-20... Tổng số giáo viên Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với nhóm trẻ) Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú) Tỷ lệ trẻ/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo có trẻ bán trú) Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tương đương Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và tương đương trở lên
  • 26. 26 4. Trẻ Năm học 20...-20... Năm học 20...-20... Năm học 20...-20... Năm học 20...-20... Năm học 20...-20... Tổng số Trong đó: - Trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi - Trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi - Trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi - Trẻ từ 3-4 tuổi - Trẻ từ 4-5 tuổi - Trẻ từ 5-6 tuổi Nữ Dân tộc Đối tượng chính sách Khuyết tật Tuyển mới Học 2 buổi/ngày Bán trú Tỷ lệ trẻ/lớp Tỷ lệ trẻ/nhóm
  • 27. 27 Phần II TỰ ĐÁNH GIÁ I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ II. TỰ ĐÁNH GIÁ Tiêu chuẩn 1: ................................................................................................................ Mở đầu: Cần viết ngắn gọn, mô tả tóm tắt, phân tích chung về cả tiêu chuẩn (không lặp lại trong phần phân tích các tiêu chí). Tiêu chí 1: a)............................................................................................................ b)............................................................................................................ c)............................................................................................................. 1. Mô tả hiện trạng: ................................................................................................................ 2. Điểm mạnh: ................................................................................................................ 3. Điểm yếu: ................................................................................................................ 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng: ................................................................................................................ Tự đánh giá: Đạt (hoặc không đạt) (Đánh giá lần lượt cho đến hết các tiêu chí của Tiêu chuẩn 1 theo cấu trúc trên) .................................................................................................................. Kết luận về Tiêu chuẩn 1: Nêu tóm tắt điểm mạnh nổi bật, những điểm yếu cơ bản của tiêu chuẩn; số lượng tiêu chí đạt yêu cầu, số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu (không đánh giá tiêu chuẩn đạt hay không đạt). (Các tiêu chuẩn tiếp theo được đánh giá theo cấu trúc trên) III. KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................................. ................................................................................................................. ……………, ngày ..............tháng ............. năm 20.......... HIỆU TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu)
  • 28. 28 2.6. Công bố báo cáo tự đánh giá Trường mầm non công bố công khai báo cáo tự đánh giá sau khi đã hoàn thiện trong phạm vi nhà trường và trên website của trường (nếu có). Sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá, nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT, trường mầm non đăng ký đánh giá ngoài với cơ quan quản lý trực tiếp. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện đánh giá ngoài, trường mầm non phải có văn bản cam kết nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong một thời hạn nhất định và được cơ quan quản lý trực tiếp chấp thuận. Hội đồng tự đánh giá có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá khi có ý kiến của cơ quan quản lý trực tiếp và của đoàn đánh giá ngoài. Hoạt động 3. Phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục và thu thập, phân tích, sử dụng minh chứng Thảo luận về các nội dung sau: 1. Cách phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục? 2. Thu thập phân tích và sử dụng minh chứng như thế nào? Thông tin phản hồi: 1. Phân tích tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục Phân tích tiêu chí là xác định đúng yêu cầu (nội hàm) của mỗi chỉ số trong từng tiêu chí để từ đó thu thập minh chứng, viết phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo tự đánh giá. Khi phân tích tiêu chí cần chú ý một số vấn đề sau: - Mỗi chỉ số thường có một hoặc nhiều yêu cầu. Do vậy, phải xác định đầy đủ yêu cầu của các chỉ số. - Không mở rộng thêm các vấn đề khác ngoài yêu cầu mà chỉ số đã thể hiện. - Trong mỗi chỉ số thường có những từ, cụm từ quan trọng có ý nghĩa như là “từ khóa”. Vì vậy cần chú ý những từ này để xác định đúng yêu cầu. Để giúp các trường mầm non xác định các yêu cầu trong từng chỉ số của tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mần non, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GDĐT đã ban hành văn bản hướng dẫn xác định yêu cầu, gợi ý tìm minh chứng theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non (Công văn số 1998/KTKĐCLGD ngày 02/12/2014).
  • 29. 29 Tuy nhiên, văn bản này chỉ xác định những yêu cầu của chỉ số trong từng tiêu chí chứ chưa phân tích cụ thể các yêu cầu đó. Vì vậy, chúng ta cần phân tích cụ thể các yêu cầu trong mỗi chỉ số. Để phân tích cụ thể các yêu cầu trong chỉ số và mô tả đánh giá những yêu cầu đó trong báo cáo tự đánh giá, nhà trường có thể tự đặt ra và trả lời những câu hỏi sau: - Nhà trường đã có (đã thực hiện, đã hoàn thành, đã đạt được) những yêu cầu của các chỉ số trong tiêu chí chưa? - Mức độ mà nhà trường đã có (đã thực hiện, đã hoàn thành, đã đạt được) những yêu cầu đó như thế nào? - Có bằng chứng để khẳng định nhà trường đã có (đã thực hiện, đã hoàn thành, đã đạt được) những yêu cầu đó không? Ví dụ: Phân tích tiêu chí 7 của Tiêu chuẩn 1: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường; b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường; c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong phạm vi nhà trường. Các câu hỏi dành cho tiêu chí này: - Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có phương án bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường hay không? - Tại thời điểm đánh giá, nhà trường có phương án phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường hay không? - Các phương án đó cụ thể như thế nào? - Các phương án đó có hợp lý, hiệu quả không? (Đánh giá khái quát, tránh mở rộng nội dung này). - Trong 5 năm gần đây, có xảy ra vụ việc gì làm mất an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong phạm vi nhà trường hay không?
  • 30. 30 - Các minh chứng cần thu thập là những gì và ở đâu? Trả lời những câu hỏi trên, nhà trường đã phân tích được tiêu chí, định hướng được việc thu thập minh chứng và các bước tiếp theo của quá trình tự đánh giá. 2. Thu thập, phân tích và sử dụng minh chứng Trên cơ sở dự kiến các minh chứng cần thu thập trong kế hoạch tự đánh giá, nhóm công tác hoặc cá nhân tiến hành thu thập minh chứng. Minh chứng là những văn bản, hồ sơ, sổ sách, hiện vật đã và đang có của nhà trường gắn với các chỉ số để xác định từng chỉ số đạt hay không đạt yêu cầu. Minh chứng phải có nguồn gốc rõ ràng và bảo đảm tính chính xác. Minh chứng được thu thập dựa trên các yêu cầu của từng chỉ số trong các tiêu chí. Nó phải tương ứng, phù hợp với yêu cầu để xác định nhà trường đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số. Minh chứng đã thu thập được sắp xếp và phân nhóm theo thứ tự từng yêu cầu trong mỗi chỉ số (lần lượt từ chỉ số a, chỉ số b, chỉ số c của tiêu chí). Khi tiến hành thu thập và xử lý minh chứng cần lưu ý: - Liệt kê các văn bản cần tìm; đơn vị, bộ phận nào lưu trữ, người nào biết rõ và có thể cung cấp các loại văn bản này; cấp nào ban hành,… - Đối chiếu, so sánh nội dung của văn bản với các yêu cầu cụ thể của tiêu chí đánh giá, tìm nội dung cần thiết đáp ứng yêu cầu của tiêu chí, xác định mức độ phù hợp để sử dụng làm minh chứng cho một tiêu chí nào đó. - Đặt câu hỏi tự chất vấn mình và chất vấn người cung cấp thông tin: Thông tin có phù hợp, có thể là minh chứng hay không? Các minh chứng có đảm bảo tính hiện hành (còn hiệu lực) không? Các minh chứng đó đã đầy đủ để công nhận chỉ số và tiêu chí đạt hay chưa? Nếu người khác thu thập (không phải là mình, hoặc người đã thu thập) thì có được kết quả tương tự thế không? - Sắp xếp và phân nhóm các minh chứng theo thứ tự trong từng chỉ số và lần lượt từ chỉ số a đến b và cuối cùng là chỉ số c của tiêu chí 1. Lưu ý là sắp xếp
  • 31. 31 từng minh chứng hoặc phân nhóm các minh chứng theo thứ tự yêu cầu của từng chỉ số. - Tổ chức thảo luận, trao đổi, phản biện với đồng nghiệp, với nhóm công tác và trong các phiên họp của hội đồng tự đánh giá về tính tương thích, chính xác, phù hợp và đầy đủ của minh chứng. Khi gặp khó khăn trong việc thu thập minh chứng thì những trao đổi, thảo luận đó có ý nghĩa rất quan trọng, giúp nhà trường tìm ra được cách xử lý tốt nhất. Ví dụ1: Các minh chứng cần thu thập và phân tích khi đánh giá Tiêu chí 7 của Tiêu chuẩn 1: Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên a) Có phương án cụ thể bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường; b) Có phương án cụ thể phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường; c) Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ và cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong phạm vi nhà trường. Chỉ số a: - Phương án bảo đảm an ninh trật tự trong nhà trường. - Các báo cáo của nhà trường có nội dung nói về phương án trên. Hoặc: - Văn bản phối hợp với cơ quan công an về thực hiện phương án bảo đảm an ninh cho trường; - Hợp đồng với tổ chức, cá nhân thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự trong trường. Chỉ số b: - Phương án phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. - Các báo cáo của nhà trường có nội dung nói về phương án trên. Hoặc: - Văn bản phối hợp với cơ quan công an và cơ quan y tế về phương án phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ; phòng chống dịch
  • 32. 32 bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. - Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm trong nhà trường. - Tài liệu tuyên truyền cho các bậc phụ huynh về sức khoẻ, phòng chống tai nạn thương tích, dịch bệnh. - Danh sách giáo viên được tập huấn về phòng chống tai nạn thương tích, cháy nổ, an toàn thực phẩm và dịch bệnh. Chỉ số c: - Phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường; - Các báo cáo của nhà trường có nội dung đánh giá về vấn đề trên. Hoặc: - Các văn bản, xác nhận việc nhà trường bảo đảm an toàn cho trẻ và cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong 5 năm liên tục. - Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Ví dụ 2: Thu thập minh chứng cho Tiêu chí 1 của Tiêu chuẩn 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non. a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác); b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng; c) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác. Chỉ số a - Quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng nhà trường; - Quyết định bổ nhiệm phó hiệu trưởng nhà trường; - Quyết định thành lập hội đồng thi đua, khen thưởng; - Quyết định thành lập các hội đồng tư vấn. Hoặc: - Các văn bản có chữ ký của hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng);
  • 33. 33 - Các văn bản của nhà trường có danh sách các thành viên của hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tư vấn. Chỉ số b: Quyết định thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng. Hoặc: - Kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng; - Biên bản họp tổ chuyên môn, tổ văn phòng. Chỉ số c: Quyết định thành lập thành lập chi bộ, tổ đảng, công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác. Hoặc: - Quyết định chuẩn y kết quả bầu cử chi ủy, bí thư, phó bí thư chi bộ; - Quyết định về việc công nhận kết quả bầu ban chấp hành, bầu chức danh công đoàn cơ sở; - Sổ ghi nghị quyết ban chấp hành công đoàn cơ sở,... Hoạt động 4. Cách viết phiếu đánh giá tiêu chí Thảo luận về các nội dung sau: 1. Mục đích, yêu cầu của phiếu đánh giá tiêu chí? 2. Quy trình viết và hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí? 3. Kỹ thuật viết phiếu đánh giá tiêu chí? 4. Các lỗi thường gặp khi viết phiếu đánh giá tiêu chí? Thông tin phản hồi: 1. Mục đích, yêu cầu của phiếu đánh giá tiêu chí Phiếu đánh giá tiêu chí được áp dụng cho từng tiêu chí, làm cơ sở để tổng hợp thành báo cáo tự đánh giá. Nội dung đánh giá từng tiêu chí, của mỗi tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục sẽ được lần lượt trình bày trong báo cáo tự đánh giá của nhà trường. Đánh giá tiêu chí là việc nhà trường tự đánh giá từng lĩnh vực hoạt động của mình theo yêu cầu của mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
  • 34. 34 giáo dục. Đánh giá từng tiêu chí là mô tả chi tiết kết quả tự đánh giá của nhà trường trên từng mặt hoạt động. Phiếu đánh giá tiêu chí phải mô tả được một cách ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đầy đủ từng hoạt động của nhà trường, trong đó phải chỉ ra những điểm mạnh, những điểm yếu và xác định các biện pháp, cần thực hiện; các nguồn lực cần đầu tư; thời hạn hoàn thành…để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. 2. Quy trình viết và hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí 2.1. Cá nhân viết đầy đủ các nội dung theo quy định trong phiếu đánh giá tiêu chí 2.2. Nhóm công tác thảo luận, nhận xét, phản biện góp ý nội dung của phiếu đánh giá tiêu chí để bổ sung theo các yêu cầu sau: - Phần mô tả hiện trạng có mô tả, phân tích, đánh giá đúng hiện trạng của nhà trường theo yêu cầu của từng chỉ số trong tiêu chí không? - Phần điểm mạnh, điểm yếu của tiêu chí có thực sự là điểm mạnh, điểm yếu nổi bật của nhà trường không? Có mâu thuẫn với phần mô tả hiện trạng không? Giữa phần điểm mạnh và điểm yếu có mâu thuẫn nhau không? - Kế hoạch đưa ra có cụ thể không (thời gian thực hiện, người thực hiện, kinh phí lấy từ nguồn nào, thời gian hoàn thành)? Có khả thi không? Có thực sự khắc phục được tồn tại không? Có phát huy được điểm mạnh không?... 2.3. Hội đồng tự đánh giá xem xét, thảo luận các nội dung của từng phiếu đánh giá tiêu chí. Cần đặc biệt chú ý đến kế hoạch cải tiến chất lượng của từng tiêu chí để xác định chính xác các biện pháp, giải pháp, điều kiện (nhân lực, tài chính), thời gian hoàn thành và tính khả thi 2.4. Cá nhân hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí trên cơ sở ý kiến của hội đồng tự đánh giá và gửi thư ký hội đồng tự đánh giá Khi trình bày phiếu đánh giá tiêu chí cần chú ý những điểm sau: - Tuân thủ đúng định dạng và nội dung yêu cầu của phiếu đánh giá tiêu chí. - Sử dụng kiểu chữ, cỡ chữ, mật độ chữ, khoảng cách giữa các chữ, giãn dòng, lề trên, lề dưới, lề phải, lề trái theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT- BNV ngày 19/01/2011 về việc hướng dẫn thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản
  • 35. 35 hành chính và bản sao văn bản. - Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. 3. Kỹ thuật viết phiếu đánh giá tiêu chí Khi viết phiếu đánh giá tiêu chí cần bám sát yêu cầu của mỗi chỉ số trong tiêu chí để phân tích, đánh giá. 3.1. Mục mô tả hiện trạng Cần mô tả, giải thích, phân tích, rõ ràng, đầy đủ, chi tiết những điểm nổi bật của nhà trường, để người đọc có thể hình dung được tổng thể về chất lượng hoạt động của nhà trường ở khía cạnh được xem xét đánh giá. Các phân tích, nhận định phải kèm theo minh chứng cụ thể và được mã hóa theo quy định (cần chọn lọc những minh chứng tiêu biểu), không đưa ra những lời hướng dẫn dựa trên kinh nghiệm cá nhân hoặc nhận xét mang tính chủ quan. 3.2. Điểm mạnh Tập trung phân tích, đánh giá những mặt mạnh nổi bật nhất của nhà trường (dựa trên mục tiêu đã đề ra so với các hoạt động đã thực hiện được). Nội dung nhận xét, đánh giá phải được mô tả trong mục mô tả hiện trạng. 3.3. Điểm yếu Tập trung phân tích, đánh giá những điểm yếu nổi bật nhất của nhà trường (dựa trên mục tiêu đã đề ra so với các hoạt động đã thực hiện được). Nội dung nhận xét, đánh giá phải được mô tả trong mục mô tả hiện trạng và không mâu thuẫn với điểm mạnh. 3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Cần bám sát vào điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng. Kế hoạch phải thể hiện rõ việc phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Kế hoạch phải cụ thể và có tính khả thi, tránh chung chung (cần có các giải pháp cụ thể, thời gian hoàn thành, kinh phí cần có và các biện pháp giám sát,...). Kế hoạch phải thể hiện quyết tâm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
  • 36. 36 3.5. Tự đánh giá Phần tự đánh giá tiêu chí đạt hay không đạt tiêu chuẩn chất lượng nếu cá nhân chưa kết luận được cần đưa ra thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến. Các vấn đề được phân tích trong phiếu đánh giá tiêu chí cần rõ ràng, cụ thể, trung thực, khách quan, minh bạch để người đọc dù không tham gia vào việc đánh giá cũng có thể đồng ý với nhà trường về những nhận định và kết quả đánh giá. 4. Các lỗi thường gặp khi viết phiếu đánh giá tiêu chí 4.1. Các lỗi thường gặp khi viết mục Mô tả hiện trạng - Viết thiếu, thừa, sai yêu cầu của tiêu chí; - Thiếu minh chứng hoặc minh chứng không thuyết phục hoặc mã hóa minh chứng không đúng; - Viết quá ngắn, trả lời trực tiếp các yêu cầu của chỉ số theo cách có hay không có nên không cung cấp dược đủ thông tin cần thiết; - Viết quá dài, dẫn đến viết ngoài yêu cầu, thiếu minh chứng hoặc có nhiều minh chứng không thuyết phục; - Có nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. 4.2. Các lỗi thường gặp khi viết mục Điểm mạnh - Xác định không đúng điểm mạnh; - Không mô tả nội dung đó trong mục Mô tả hiện trạng, nhưng lại nêu nội dung đó ở mục Điểm mạnh; - Quá tập trung đề nói về điểm mạnh làm cho người đọc có cảm giác đang đọc bản báo cáo thành tích của nhà trường. 4.3. Các lỗi thường gặp khi viết mục Điểm yếu - Xác định không đúng điểm yếu, thậm chí không xác định được điểm yếu; - Không mô tả nội dung đó trong mục Mô tả hiện trạng, nhưng lại nêu nội dung đó ở mục Điểm yếu; - Điểm yếu mâu thuẫn với điểm mạnh. 4.4. Các lỗi thường gặp khi viết mục Kế hoạch cải tiến chất lượng - Xác định không đúng vấn đề cần cải tiến;
  • 37. 37 - Kế hoạch không cụ thể, không có giải pháp, biện pháp khả thi; không rõ ai làm, nguồn lực (tài chính, con người), thời gian thực hiện và thời điểm hoàn thành; - Kế hoạch chỉ chú ý đến khắc phục điểm yếu, không chú ý đến củng cố, duy trì, phát huy điểm mạnh. Hoạt động 5. Nghiên cứu trích đoạn báo cáo tự đánh giá của 1 tiêu chí Đọc kỹ trích đoạn Báo cáo tự đánh giá của 01 tiêu chí sau đây và thảo luận các nội dung: 1. Mô tả hiện trạng viết có đạt yêu cầu không? Cần bổ sung, chỉnh sửa gì? 2. Mục điểm mạnh có đúng là điểm mạnh nổi bật của nhà trường không? Có phù hợp với mục Mô tả hiện trạng không? 3. Mục điểm yếu đã xác định chính xác các điểm yếu của nhà trường chưa? Có mâu thuẫn với điểm mạnh không? Có phù hợp với mục Mô tả hiện trạng không? 4. Những biện pháp, giải pháp nêu trong mục Kế hoạch cải tiến chất lượng có hợp lý, khả thi, phát huy được điểm mạnh và hạn chế điểm yếu không? 5. Là thành viên hội đồng tự đánh giá của nhà trường anh (chị) hãy viết báo cáo tự đánh giá về tiêu chí này (Lấy dữ liệu của trường anh (chị) đang công tác). Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường Tiêu chí 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường theo quy định tại Điều lệ trường mầm non a) Có hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các hội đồng (hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, tư thục, hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác); b) Có các tổ chuyên môn và tổ văn phòng; c) Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội khác. 1. Mô tả hiện trạng Trường có hiệu trưởng là đồng chí Lê Thị H do Ủy ban nhân dân Quận X bổ nhiệm [H1.1.01.01]. Hiệu trưởng đảm nhiệm vai trò quản lý chung và
  • 38. 38 chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành các hoạt động của nhà trường. Trường có 02 phó hiệu trưởng là đồng chí Vũ Kiều T và đồng chí Chu Bích Ng. Các nhiệm vụ của phó hiệu trưởng được phân công cụ thể, chịu trách nhiệm phụ trách các mảng phổ cập giáo dục, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục và các hoạt động ngoại khoá [H1.1.01.02]; [H1.1.01.03. Nhà trường có Hội đồng trường gồm 09 thành viên [H1.1.01.04]. Đầu mỗi năm học, hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng gồm 09 người theo quy định tại điều 19 của Điều lệ trường mầm non [H1.1.01.05]; Hằng năm, do yêu cầu cảu công việc, các hội đồng tư vấn của nhà trường như: Hội đồng chấm SKKN; Hội đồng chấm thi giáo viên, nhân viên giỏi cấp trường [H1.1.01.06]. Các Hội đồng cảu nhà trường nói trên khi thành lập đều có quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng và của từng thành viên trong hội đồng [H1.1.01.07]. Trường có các tổ chuyên môn: Tổ nuôi, Tổ nhà trẻ, Tổ mẫu giáo bé, Tổ mẫu giáo nhỡ, Tổ mẫu giáo lớn và Tổ văn phòng [H1.1.01.08]. Đầu năm học nhà trường họp có kế hoạch phân công giáo viên vào các lớp và công việc cụ thể cho các nhân viên [H1.1.01.08]. Nhà trường có chi bộ Đảng gồm 14 đảng viên, có Chi ủy gồm 3 người [H1.1.01.09]. Tổ chức công đoàn gồm có 58 đoàn viên, Ban chấp hành có 05 người, do Đại hội công đoàn cơ sở bầu ra, được Công đoàn ngành giáo dục ra Quyết định công nhận [H1.1.01.10]. Đoàn thanh niên nhà trường gồm có 34 đoàn viên đã tổ chức Đại hội và bầu 05 đồng chí trong Ban chấp hành chi đoàn [H1.1.01.11]. Trường có Hội khuyến học gồm 58 hội viên [H1.1.01.12]. Chi hội chữ thập đỏ của trường hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hội chữ thập đỏ của phường [H1.1.01.13]. Chi hội phụ nữ sinh hoạt chung với Hội phụ nữ Phường [H1.1.01.14]. 2. Điểm mạnh Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy theo đúng quy định Điều lệ trường Mầm non. Mô hình tổ chức quản lý của trường phù hợp với đặc điểm hoạt động của nhà trường. Các đoàn thể trong trường được thành lập
  • 39. 39 và hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, luôn có sự phối hợp chặt chẽ, góp phần thực hiện tốt mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo từng năm học. 3. Điểm yếu Chi hội phụ nữ vẫn còn sinh hoạt chung với Hội phụ nữ phường. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng Năm 2016, nhà trường sẽ tham mưu với lãnh đạo phường cho thành lập chi hội phụ nữ riêng của trường. 5. Tự đánh giá: Đạt