SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐỖ THỊ THANH PHƯƠNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
VÀ DU LỊCH SÀI GÒN HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

ĐỖ THỊ THANH PHƯƠNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
VÀ DU LỊCH SÀI GÒN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ NGỌC ANH
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNGVĂN HÓA
NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
11
1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài 11
1.2 Mô hình và nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở các
trường cao đẳng, đại học
18
1.3 Những nhân tố tác động đến quản lí chất lượng đào tạo
của trường cao đẳng, đại học
30
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ
THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
35
2.1 Đặc điểm tình hình tổ chức và hoạt động của Trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
35
2.2 Thực trạng, nguyên nhân trong quản lí chất lượng đào
tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch Sài Gòn hiện nay
38
Chương 3 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO Ở
GÒN
52
3.1 Yêu cầu trong thực hiện biện pháp quản lý chất lượng
đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch Sài Gòn
52
3.2 Hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
56
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
đề xuất
78
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 89
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT
Chữ viết tắt Nghĩa viết tắt
GD – ĐT Giaó dục – Đào tạo
KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
VHNT&DLSG Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
BP Biện pháp
1. Lý do chọn đề tài
Chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo là vấn đề tiên quyết
của một nhà trường, là đòi hỏi của xã hội, của người học và của nhà sử dụng
nhân lực. Chất lượng đào tạo bậc Cao đẳng, Đại học góp phần quan trọng vào
nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực phục vụ cho sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong đó có ngành Văn hoá Nghệ thuật và
Du lịch. Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ một trong ba đột phá
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 là “Phát triển nhanh nguồn
nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục và đào tạo quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với
phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”.
Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ Thuật và Du Lịch Sài Gòn là nơi đào
tạo nhiều ngành nghề với nhiều loại hình, phương thức đào tạo phong phú ở
mọi cấp độ từ ngắn hạn, dài hạn, chính quy với 2 bậc đào tạo là Trung cấp và
Cao đẳng. Tuy nhiên, là một trường mới thành lập, lại đi theo một mô hình
trường dân lập ở Việt Nam, Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch
Sài Gòn gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, do còn
nhiều bất cập, hạn chế như: các yếu đố đầu vào, công tác tuyển sinh, tư vấn cho
học sinh chưa đáp ứng yêu cầu, các điều kiện bảo về cơ sở vật chất, kỹ thuật,
trang thiết bị thực hành, thực tập thiếu thốn, chương trình chậm đổi mới; đội
ngũ giảng viên thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng... Vì vậy vấn đề quản
lý chất lượng đào tạo của Nhà trường hiện nay đang trở nên rất cấp thiết.
Trong thời gian qua Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch
Sài Gòn đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới giáo dục - đào tạo đi đôi với đẩy
mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên biệt, có hệ thống về quản lý chất lượng
3
đào tạo ở đây vẫn còn thiếu vắng. Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay ” làm
luận văn tốt nghiệp cuả mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý chất lượng
đào tạo theo các góc độ khác nhau: từ nâng cao chất lượng đầu vào, hoàn thiện
các định chế bảo đảm và kiểm soát chất lượng, quản lý kế hoạch và hoạt động
đổi mới quá trình dạy học, đến quản lý kết quả dạy học, chất lượng đầu ra và
nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm đào tạo với đòi hỏi của xã hội. Để
thấy được tình hình nghiên cứu có liên quan ta có thể khái lược về một số công
trình tiêu biểu sau đây.
Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, nhằm đáp ứng nhiệm vụ xóa bỏ, cải
tạo những tàn dư của chế độ cũ, xây dựng nhà trường của chế độ mới nền
giáo dục Xô Viết đã xác định quan điểm đánh giá người học một cách khách
quan, toàn diện là cơ sở và điều kiện để quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục
và đào tạo. Do đó nhiều nhà khoa học giáo dục Xô Viết tiêu biểu như:
Palôxki, Bônđarenkô, Papakhtrian...đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý
luận, nguyên tắc, quan điểm đánh giá người học và coi đó là hướng giải quyết
vấn đề quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo. Tác giả Travinxki đã chỉ rõ để
quá trình đánh giá bảo đảm tính chân thực, khách quan trước hết cần xác định
các mức độ đánh giá và ông đã nêu lên 4 tham số chung để đánh giá như sau:
- Trình độ tri thức thực tế: Thể hiện ở chỗ, người học ghi nhớ được các
sự kiện, các khái niệm, qui luật, lý thuyết nằm trong các môn học tự nhiên,
khoa học xã hội được quy định trong chương trình.
- Trình độ vận dụng: Người học biết vận dụng những tri thức đã học để
giải quyết các nhiệm vụ nhận thức cũng như hoạt động thực tế.
4
- Trình độ phân tích, tổng hợp: Người học có khả năng phát triển,
chứng minh làm sáng tỏ những tư tưởng, những luận điểm cơ bản của những
tài liệu đã học và biết vận dụng chúng để trả lời câu hỏi hay bài tập với nhiều
mối liên hệ đa dạng giữa một số đại lượng.
- Trình độ sáng tạo: Người học có kỹ năng phát hiện cái mới, biết giải
quyết các nhiệm vụ nhận thức không theo mẫu có sẵn, đồng thời có thái độ tích
cực đối với các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, nắm vững các kỹ năng tự
học, tự nghiên cứu.
Những nghiên cứu trên của các tác giả Xô viết tuy chưa thật hoàn
chỉnh, song nó có giá trị mở ra hướng quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo
dựa trên xác định chuẩn đánh giá về sự tiến bộ của người học đáp ứng yêu
cầu của cuộc sống.
Đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI do nhu cầu phát triển nguồn nhân
lực đáp ứng đòi hỏi của cách mạng khoa học và công nghệ trong bối cảnh
toàn cầu hóa thì vấn đề quản lý chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng,
đại học càng thu hút nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu. Do đó nhiều mô
hình bảo đảm, kiểm soát chất lượng đào tạo đã được đề xuất, trong đó có thể
kể đến một số công trình và tác giả tiêu biểu dưới đây.
AUN QA (Asian University Network Quality Assurance) (1998) đã xây
dựng mô hình đảm bảo chất lượng nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo chất
lượng trong trường đại học gồm các yếu tố sau: chất lượng đầu vào, quá trình
dạy học, chất lượng đầu ra.
Tác giả Alexander W.Astin (1993) cũng đưa ra mô hình đánh giá IEO,
đòi hỏi sự đo lường đầu vào (Input), thông qua một quá trình với sự tác động
của môi trường (Enviroment) lên kết quả đạt được và đo lường đầu ra (Output).
Trong công trình nghiên cứu của Bourke (1986) đã sử dụng các chỉ số để
đánh giá chất lượng đào tạo đại học như: tỷ lệ hoàn thành khoá học, chất lượng
5
giảng dạy, tỷ lệ sinh viên trên giáo viên, diện tích lớp học, mức độ thu hút các
nguồn ngân sách cho nghiên cứu, thu hút sinh viên nhập học, khả năng tìm việc
làm của sinh viên tốt nghiệp, chất lượng dịch vụ của thư viện vv…
Trong một công trình nghiên cứu khác, Ronley (1996) đã đánh giá chất
lượng đào tạo đại học thông qua các hoạt động và chất lượng giảng dạy, được
thể hiện ở: mức độ đáp ứng nhu cầu của sinh viên, chất lượng dịch vụ
trong nhà trường, chất lượng của môi trường dạy và học, tỷ lệ hoàn thành
khoá học v.v...Theo đó, việc đánh giá chất lượng đào tạo đại học thường dựa
trên các chỉ số cơ bản như: mức độ hài lòng của sinh viên khi kết thúc khoá
học về các vấn đề: sự rõ ràng, cụ thể của mục tiêu, yêu cầu và chuẩn mực; cấu
trúc nội dung, chương trình, chất lượng giảng dạy, sự nâng cao tay nghề và
mở rộng kiến thức; khả năng tìm việc làm và sự thăng tiến của những sinh
viên sau khi tốt nghiệp…
Nghiên cứu về vấn đề quản lý chất lượng đào tạo từ trước đến nay tại
Việt Nam đã được xem xét trên nhiều khía cạnh của hoạt động quản lý đào tạo
như đánh giá chương trình, xây dựng và quản lý thời khóa biểu, đánh giá chất
lượng hoạt động dạy và học… nhưng chưa thống nhất được các tiêu chí đánh
giá chất lượng đào tạo.
Thực tế , năm 1986 trong Hội nghị giáo dục toàn quốc lần thứ III, GS
Đặng Vũ Hoạt có bài tham luận“.. Đánh giá tri thức của học sinh trong lịch sử
giáo dục nhà trường”. Năm 1995 Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đã nghiên
cứu thành công đề tài B94-38-09PP về “Cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá
chất lượng học tập của sinh viên các trường đại học và cao đẳng”. Từ công trình
nghiên cứu đó tác giả Đặng Bá Lãm đã xuất bản cuốn sách “Phương pháp kiểm
tra, đánh giá trong giảng dạy ở đại học”. Cũng trong thời gian này, Viện khoa học
giáo dục đã nghiên cứu thành công đề tài B94 - 37- 43 về “ Cơ sở lý luận của việc
đánh giá trong quá trình dạy học ở trường phổ thông”. Đã đưa ra nhiều giải pháp
6
nâng cao chất lượng đào tạo, gắn quá trình đào tạo với nghiên cứu khoa học, trong
đó có chất lượng học tập và quản lí chất lượng học tập của sinh viên.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng đã đặc biệt được
chú trọng. Đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định
chất lượng. Ngoài Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cấp trung ương được
thành lập vào tháng 8/2004, phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng đã được
thành lập tại 60 trong số 63 Sở Giáo dục và Đào tạo (95%), 77 đơn vị chuyên
trách về đảm bảo chất lượng được thành lập ở các trường đại học và cao đẳng,
tháng 12/2008, đã có 114/163 (70%) trường đại học tự đánh giá, trong đó có 40
trường được đánh giá ngoài.
Các trường phổ thông chất lượng cao được hình thành ở nhiều địa
phương. Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học theo các chương trình tiên
tiến quốc tế. Tháng 12/2008 có 23 chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế đang
được thực hiện ở 17 trường đại học giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh, đã tăng
cường sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động đào tạo sau
đại học, tập trung vào các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,
công nghệ vật liệu, khoa học nông – lâm - ngư và khoa học giáo dục.
Trong cuốn sách “Khoa học Quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn” của tác giả Trần Kiểm…có bàn luận rất sâu sắc về chất lượng
đào tạo. Chất lượng đào tạo được tiếp cận nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác
nhau. Khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận chất lượng và quản lý chất
lượng GD – ĐT, làm sáng tỏ cấu trúc của chất lượng GD – ĐT, cũng như mối
quan hệ biện chứng của chất lượng dạy, chất lượng giáo dục và chất lượng
hoạt động học của người học “chất lượng quá trình đào tạo phụ thuộc vào
chất lượng hoạt động dạy và chất lượng hoạt động học”. Các tài liệu nghiên
cứu xoay quanh chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo chỉ rõ
những dấu hiệu cơ bản về chất lượng đào tạo, sự cần thiết phải tăng cường
7
quản lý chất lượng đào tạo trong nhà trường. Tuy nhiên, cách thức tổ chức
như thế nào để quản lý chất lượng đào tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể
của từng trường lại là một vấn đề chưa được bàn luận sâu sắc, triệt để.
3.
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất hệ thống biện pháp quản lý
chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài
Gòn, đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường hiện nay.
Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao
đẳng Văn Hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
Đánh giá thực trạng, nguyên nhân trong quản lý chất lượng đào tạo ở
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật và Du Lịch Sài Gòn
* Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lí chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay.
*
Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn từ năm 2007-2012.
5. Giả thuyết khoa học
Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng và đại học phụ thuộc trước hết
vào các yếu tố bảo đảm để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Nếu các
8
chủ thể quản lý giáo dục của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch Sài Gòn làm tốt việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui và cụ thể hoá
mục tiêu đào tạo vào các quy chế, quy định; bảo đảm và kiểm soát chặt chẽ chất
lượng đào tạo chuyên ngành; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các
lực lượng sư phạm trong quá trình giáo dục; nêu cao tính tích cực, chủ động
học tập của sinh viên; xây dựng môi trường chính trị, văn hoá lành mạnh thì
sẽ quản lý được chất lượng đào tạo của Nhà trường.
* Phương pháp luận
Trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy
vật biện chứng Mác - Lê nin, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, dựa trên các quan điểm, nguyên tắc
phương pháp của khoa học quản lí giáo dục, lý luận về quản lí chất lượng giáo dục
trong các trường cao đẳng và đại học. Đề tài tiếp cận theo quan điểm hệ thống,
lôgic và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài.
* Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm; phân tích và
tổng hợp tài liệu, phương pháp phân loại tài liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: các phương
pháp điều tra, khảo nghiệm, phân tích nhận định, thống kê toán học, phương
pháp chuyên gia để làm rõ kết quả nghiên cứu.
7. Ý nghĩa, giá trị của luận văn
Đề tài góp phần các khái niệm công cụ, hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về quản lí chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật và Du lịch Sài Gòn
9
Đề xuất yêu cầu, những biện pháp cơ bản quản lí chất lượng đào tạo ở
trường Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay.
Đề tài hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo cho nhà trường trong
công tác giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài.
1.1.1. Khái niệm về chất lượng đào tạo
Hiện nay thuật ngữ “chất lượng” đang được sử dụng rất phổ biến trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội và hoạt động của con người. Mặc dù có rất
nhiều quan niệm về chất lượng ở các cấp độ khác nhau như: chất lượng là sự
hoàn hảo, chất lượng là mức tốt, sự xuất sắc; chất lượng là cái tạo nên phẩm
chất, giá trị của con người, sự vật; chất lượng là phạm trù triết học chỉ cái bản
chất của sự vật, mà nhờ đó có thể phân biệt được sự vật này với sự vật khác.
Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm “chất lượng” trên hai khía cạnh: chất lượng
tuyệt đối và chất lượng tương đối. Chất lượng tuyệt đối được dùng chỉ những
sản phẩm, đồ vật hàm chứa trong đó những phẩm chất, những tiêu chuẩn cao
nhất khó có thể vượt qua. Nó được dùng với chất lượng cao hoặc chất lượng
hàng đầu, đó là cái để chiêm ngưỡng, muốn có, ít người có thể có. Với quan
niệm chất lượng tương đối dùng chỉ một số phẩm chất, thuộc tính của sự vật,
hiện tượng hay sản phẩm nào đó. Quan niệm chất lượng tương đối cũng được
hiểu trên hai mặt: Thứ nhất, chất lượng là sự đạt được mục tiêu ( phù hợp với
mục tiêu) do con người đặt ra; ở khía cạnh này chất lượng được xem như là
chất lượng bên trong (nội hàm). Thứ hai, chất lượng xem là sự thoả mãn
khách hàng (người tiêu dùng sản phẩm), ở khía cạnh này chất lượng được
xem là chất lượng bên ngoài (ngoại diên).
Như vậy, chất lượng là một khái niệm đa chiều, có tính lịch sử, hàm chứa
nhiều yếu tố định lượng và định tính, có thể nói là “dung sai” tương đối lớn
trong quan niệm đo lường và đánh giá. Dưới các cấp độ quan niệm khác nhau,
mục đích khác nhau thì việc đánh giá chất lượng có thể cũng khác nhau. Trong
11
lĩnh vực giáo dục, thuật ngữ chất lượng thường được sử dụng khi xem xét,
đánh giá hoặc so sánh kết quả với mục tiêu đã xác định dưới hai góc độ chính
là: chất lượng trong hệ thống giáo dục và chất lượng sản phẩm giáo dục.
Theo cách hiểu thông thường, chất lượng đào tạo là mức độ kiến thức,
kỹ năng và thái độ mà học sinh đạt được sau khi kết thúc một cấp học, bậc
học nào đó so với các chuẩn đã được đề ra trong mục tiêu giáo dục. Ở đây,
chuẩn cũng chỉ là những quy định có tính giai đoạn, trong những điều kiện
nhất định nào đó; nó sẽ phải thay đổi khi có yêu cầu phải nâng cao chất lượng
hoặc khi các điều kiện để thực hiện giáo dục được nâng cấp hơn. Mỗi giai
đoạn lịch sử có những chuẩn riêng, không thể lấy chuẩn của giai đoạn lịch sử
này để đánh giá chất lượng của một giai đoạn lịch sử khác.
Để đánh giá được chất lượng đào tạo, trước hết cần thống nhất với nhau
chuẩn để đánh giá. Căn cứ vào sản phẩm của giáo dục là nhân cách của học
sinh, các chuẩn (tiêu chí) đang được dùng phổ biến trên thế giới để đánh giá
chất lượng giáo dục là kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh đạt được sau
khi kết thúc một cấp học, bậc học nào đó.
Theo tác giả Trần Khánh Đức (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục)
quan niệm: Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt tới mục tiêu đào tạo
đã đề ra đối với một chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo là kết quả của quá
trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá
trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục
tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể.
Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động quan
niệm về chất lượng đào tạo nghề không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào
tạo trong nhà trường mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của
người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ có việc làm sau khi tốt
nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể ở các doanh nghiệp,
12
cơ quan, tổ chức sản xuất – dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp... Quá
trình thích ứng với thị trường lao động không chỉ phụ thuộc vào chất lượng
đào tạo mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác của thị trường như quan hệ
cung – cầu, giá cả sức lao động, chính sách sử dụng và bố trí công việc của
nhà nước và người sử dụng lao động ... Do đó, chất lượng đào tạo còn là sự
thỏa mãn mục tiêu và đáp ứng yêu cầu của những đơn vị, cá nhân có sử dụng
người đã tốt nghiệp từ hệ thống giáo dục, đào tạo.
Từ những phân tích ở trên, ta có thể khái quát rằng: Chất lượng đào tạo
của trường cao đẳng, đại học là mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề đối với
chương trình đào tạo của nhà trường và được thể hiện ở phẩm chất nhân cách,
trình độ kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn nghề nghiệp của người được
đào tạo.
Với quan niệm như vừa nêu ta có thể hiểu chất lượng đào tạo của
trường cao đẳng, đại học cụ thể như sau:
Thứ nhất, chất lượng đào tạo không phải là những con số cộng lại giản
đơn của tất cả các giá trị kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng của các yếu tố, các phẩm
chất nhân cách của người học hợp thành, mà là sự tích hợp, tổng hoà của các yếu
tố, các phẩm chất được hình thành và phát triển trong quá trình đào tạo, các yếu
tố đó có quan hệ biện chứng tác động qua lại trong một chỉnh thể thống nhất.
Thứ hai, chất lượng đào tạo phản ánh năng lực nhận thức và các phẩm
chất của sinh viên so với mục tiêu yêu cầu đào tạo của nhà trường; nó được biểu
hiện ra ở mục đích, động cơ thái độ học tập, mức độ nắm kiến thức, kĩ xảo, kĩ
năng và trình độ vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức kĩ xảo, kĩ năng trong
các tình huống học tập và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của họ.
Thứ ba, chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Đại học còn được biểu
hiện ở sản phẩm đào tạo (đầu ra). Đó là sự phù hợp của sản phẩm đào tạo với
nhu cầu của xã hội. Biểu hiện của sự phù hợp đó là mức độ thích ứng với
công việc và phát huy tác dụng của sinh viên sau khi ra trường.
13
Thứ tư, chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng, đại học là tổng hợp chất
lượng của tất cả các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo, trước hết là: Sự phong
phú, mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo về nội dung, phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học; kết quả đạt được của quá trình đào tạo thể hiện ở mức độ kiến
thức, kỹ xảo kỹ năng và các phẩm chất nhân cách mà sinh viên đạt được sau
khi kết thúc khoá học; sự phù hợp của sản phẩm đào tạo với nhu cầu của xã
hội và sứ mệnh của nhà trường.
1.1.2. Khái niệm về quản lí chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng,
đại học
Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về quản lý chất lượng đào
tạo ở trường cao đẳng, đại học, trong đó nổi lên một số quan niệm chính như:
Quản lí chất lượng đào tạo là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì
các cơ chế bảo đảm chất lượng để sản phẩm đào tạo đạt được các tiêu chuẩn
xác định.
Quản lí chất lượng đào tạo là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các thủ
pháp hoặc các quy trình được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá xem các sản
phẩm đào tạo của một nhà trường, một cơ sở đào tạo có bảo đảm được các thông
số chất lượng theo mục đích, yêu cầu đã được định sẵn hay không.
Để quản lý được chất lượng đào tạo, từng trường cao đẳng, đại học
thường phải làm tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, hình thành nền nếp, thói quen xây dựng chiến lược và kế hoạch
chất lượng cho mỗi tổ chức và toàn trường. Cần quan niệm rằng, xây dựng
chiến lược phát triển chất lượng là việc cần làm của tất cả các nhà trường chứ
không phải chỉ là chức năng của các cơ quan quản lý cấp hệ thống. Thực chất
của hoạt động này là xác định tầm nhìn chiến lược về chất lượng đào tạo của
nhà trường/cơ sở đào tạo của mình cho 5-10 năm sau, đưa ra được những
phương châm hành động, mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, những tuyên bố về
14
chuẩn mực chất lượng và việc xác lập các chiến lược, phương pháp quản lý
chất lượng bên trong các cơ sở giáo dục...
Hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chuẩn mực chất lượng và
hệ thống chỉ số thực hiện trong các cơ sở giáo dục. Trước hết, cần thấy rằng:
mục tiêu đặt ra trong kế hoạch chiến lược phải được cụ thể hóa theo các chuẩn
và chỉ số thực hiện thì mới có thể quản lý, thực hiện và đánh giá được. Do vậy,
cần lượng hóa thành các cấp độ mục tiêu (từ mục tiêu tổng quát tới mục tiêu bộ
phận, từ chung đến riêng) và xác lập các mối quan hệ giữa chúng. Sau nữa là
việc xác định hệ thống chuẩn mực chất lượng mà bản chất là tiến hành xem xét
các định chế và mức độ thực hiện cho phù hợp với tình hình của một cơ sở nhà
trường, dựa trên cơ sở bám sát chuẩn mực của cả hệ thống (huyện - tỉnh - quốc
gia) để nâng cao chất lượng cho bằng hoặc vượt chuẩn.
Ba là, chọn lọc, vận dụng các tri thức về khoa học quản lý chất lượng để
xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình, cơ chế quản lý chất lượng trong các
nhà trường. Hiện nay, trong cơ chế quản lý của các nhà trường đã có những
yếu tố tiền đề của các quy trình quản lý chất lượng. Bởi thế, cần củng cố, chuẩn
hóa, đổi mới nó trên cơ sở các quan điểm, phương pháp quản lý chất lượng,
theo hướng quy trình hóa, pháp lý hóa và văn bản hóa. Có hai loại quy trình
thực hiện chất lượng cần được chú trọng: quy trình đảm bảo và cải tiến nâng
cao chất lượng và quy trình kiểm định đánh giá chất lượng.
Bốn là, xây dựng hệ thống thông tin quản lý ở cả cấp trường và cấp hệ
thống cho quản lý chất lượng. Một mặt, chú trọng sử dụng các phương pháp
thống kê trong thu thập, phântích thông tin; mặt khác, ban hành công khai các
chỉ số thực hiện, quy trình đảm bảo chất lượng, cơ chế đánh giá, kết quả đánh
giá để mọi thành viên trong các nhà trường
Từ những quan niệm về phương hướng, nhiệm vụ chung của quản lí
chất lượng đào tạo như vừa nêu, ta có thể xác định khái niệm: Quản lý chất
15
lượng đào tạo ở trường cao đẳng, đại học là bảo đảm các điều kiện thực hiện
và kiểm soát chất lượng của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo nhằm làm
cho sản phẩm đào tạo đạt tới được mục tiêu đào tạo đã đề ra.
1.1.3. Khái niệm về biện pháp quản lí chất lượng đào tạo ở Trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
Trong cuộc sống thường ngày, từ “biện pháp„ thường được hiểu là cách
thức, thủ thuật tác động tới một khách thể nào đó nhằm làm cho nó biến đổi theo
ý đồ của chủ thể tác động. Trong quản lý giáo dục, biện pháp quản lý được hiểu
là hệ thống những cách thức nắm giữ và điều khiển của chủ thể quản lý đối với
đối tượng quản lý nhằm đạt tới mục đích giáo dục.
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo là một loại biện pháp quản lý giáo
dục nhằm hướng đến việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng theo
đúng yêu cầu của hệ thống quản lý giáo dục. Vì vậy, để hiểu rõ khái niệm về
biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và
Du lịch Sài Gòn trước hết cần nắm vững yêu cầu của xã hội đối với việc bảo
đảm và kiểm soát chất lượng giáo dục hiện nay.
sau:
-Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; thực hiện cam kết
về chất lượng đào tạo; tổ chức biên soạn giáo trình; lựa chọn; mua bản quyền
của nước ngoài những tài liệu dạy học tiên tiến.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tham gia quá trình
đào tạo của trường, gắn đào tạo với thực tiễn xã hội, coi doanh nghiệp là một
yếu tố của quá trình đào tạo, tham gia xây dựng, đánh giá phản biện chương
trình đào tạo, hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên thực hành thực tập, tham gia báo
16
cáo các chuyên đề, hướng dẫn tốt nghiệp, nhận sinh viên sau tốt nghiệp, hợp
tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,...
- Xây dựng quy hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển đội ngũ giảng viên
đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, phấn đấu đến năm học 2014 - 2015 phải
chấm dứt tình trạng đại học dạy đại học. Kiên quyết chấm dứt giảng viên lên
lớp vượt quá nhiều giờ so với quy định.
- Các trường tập trung thực hiện đổi mới chương trình, nội dung,
phương pháp dạy học, thi và áp dụng công nghệ đo lường hiện đại trong đánh
giá để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người học.
- Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và
giảng viên, khuyến khích giảng viên công bố các kết quả nghiên cứu ở các tạp
chí có uy tín ở nước ngoài.
- Rà soát chuẩn đầu ra của các trường theo hướng đối sánh mức độ đạt
được của sinh viên tốt nghiệp so với chuẩn đầu ra của nhà trường làm cơ sở
để điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn đầu ra theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội và
thị trường lao động…
Việc vận dụng những giải pháp quản lý chất lượng đào tạo chung của
toàn bộ hệ thống giáo dục vào từng trường cao đẳng và đại học sẽ đưa tới
hình thành những biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường. Với
quan niệm như vậy, ta có thể hiểu: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là cách thức tác
động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến quá trình đào tạo
nhằm tạo ra những điều kiện bảo đảm chất lượng, đồng thời kiểm soát chặt
chẽ chất lượng của từng yếu tố cấu thành quá trình đó theo đúng mục tiêu,
yêu cầu đào tạo của Nhà trường.
Như vậy khái niệm “biện pháp quản lý chất lượng đào tạo” đặt ra cho
chủ thể quản lý những công việc rất quan trọng, đó là: Tạo ra được các điều
17
kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và thường xuyên kiểm soát được những biến
đổi về chất lượng của từng thành tố của quá trình đào tạo, trên cơ sở đó kịp
thời chỉ đạo, điều hành hoạt động đào tạo, nhằm làm cho sản phẩm đào tạo
đáp ứng được mục tiêu đào tạo và đòi hỏi của hoạt động thực tiễn.
1.2. Mô hình và nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở các trường
cao đẳng, đại học
1.2.1. Các mô hình quản lí chất lượng đào tạo đang được sử dụng
phổ biến hiện nay
* Mô hình kiểm soát chất lượng đào tạo
Đây là mô hình quản lí truyền thống về chất lượng giáo dục, đào tạo. Ở
cấp độ quốc gia, Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực cao nhất, kiểm
soát chất lượng giáo dục nhằm trước hết bảo đảm tính mục đích của các hoạt
động giáo dục, đáp ứng lợi ích của thể chế chính trị - xã hội, lợi ích quốc gia và
của các tầng lớp xã hội đóng góp và hưởng thụ lợi ích của giáo dục. Mặt khác,
về khía cạnh đầu tư, Nhà nước là người đầu tư lớn vào lĩnh vực giáo dục. Trong
kiểm soát chất lượng có 2 loại hình hay kiểu cơ bản là:
Mô hình kiểm soát đầu vào: thông qua chính sách phát triển giáo dục-
đào tạo, hệ thống pháp luật, thanh tra giáo dục, v.v… để kiểm soát đầu vào từ
quy mô đào tạo các bậc học qua các chỉ tiêu tuyển sinh, định mức kinh phí
đào tạo; tỷ lệ chuyển cấp, chính sách phổ cập giáo dục v.v… cho các yêu cầu
về chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất v.v… Đây là mô
hình đặc trưng của cơ chế quản lý tập trung, bao cấp của các nước xã hội chủ
nghĩa trước kia và một số nước Châu Âu hiện nay.
Mô hình kiểm soát đầu ra: là mô hình hướng trọng tâm quản lý, kiểm soát
vào kết quả đào tạo thông qua chính sách sử dụng, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ
thi cử, tốt nghiệp, văn bằng chứng chỉ quốc gia. Ví dụ, việc tổ chức các kỳ thi
quốc gia đánh giá chất lượng tốt nghiệp các cấp và khảo sát tình hình việc làm
18
sau tốt nghiệp; sát hạch cấp bằng lái xe theo các quy định chặt chẽ về trình độ
kiến thức, kỹ năng, không quan tâm nhiều đến người học ở đâu và học khi nào.
Ở cấp độ nhà trường, các hoạt động quản lý chất lượng tập trung vào đầu
vào (tuyển sinh) và đầu ra (các kỳ thi tốt nghiệp) và do đó trách nhiệm về chất
lượng chỉ tập trung vào một số người liên quan đến hai công tác trên.
* Mô hình bảo đảm chất lượng đào tạo
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814: “Bảo đảm chất lượng là toàn
bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và
được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực
thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng”.
Trong đào tạo, khái niệm bảo đảm chất lượng có thể được coi như là
một “hệ thống các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong
và ngoài nhà trường, được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin
tưởng thoả đáng rằng các hoạt động và sản phẩm đào tạo sẽ thoả mãn đầy đủ
các yêu cầu về chất lượng đào tạo”.
Bảo đảm chất lượng đào tạo là toàn bộ các chủ trương, chính sách, cơ
chế quản lí, mục tiêu hoạt động, điều kiện nguồn lực, các thủ tục, quy trình và
những biện pháp để duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo, thông qua sự tồn tại
và sử dụng chúng, các chuẩn mực trong đào tạo sẽ được duy trì và chất lượng
sẽ được nâng lên.
Nói cách khác, bảo đảm chất lượng có nghĩa là tạo ra sản phẩm không
lỗi, làm đúng như thiết kế ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm.
Chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài
Gòn được bảo đảm bởi một hệ thống, đó là hệ thống bảo đảm chất lượng, hệ
thống này sẽ chỉ ra chính xác phải làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào.
Các tiêu chuẩn chất lượng được sắp xếp theo những thể thức thích hợp trong
hệ thống bảo đảm chất lượng.
* Mô hình BS 5750/ ISO 9000
19
Khoảng từ đầu thập kỷ 90, giới quản lý giáo dục quan tâm tới tiêu
chuẩn Anh BS 5750 và tương đương với nó là tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000
Bản chất của mô hình BS 5750/ ISO 9000 là một hệ thống các văn bản
quy định tiêu chuẩn và quy trình chi tiết, nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn của quá
trình sản xuất bảo đảm mọi sản phẩm hay dịch vụ phải phù hợp với mẫu mã,
quy cách, các thông số kỹ thuật quy định trước đó với mục tiêu là tạo một đầu
ra “phù hợp với mục đích”.
BS 5750/ ISO 9000 đưa ra một kỷ luật nghiêm ngặt đối với những
người sử dụng, đồng thời đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực, tài lực và thời gian.
Mọi người phải nắm được các yêu cầu đặt ra và tuân thủ các quy trình một
cách nghiêm túc. Mô hình này đã và đang được ứng dụng để xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng các cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn ISO 9000.
* Mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo ISO 9000: 2000
Với quan điểm các cơ sở đào tạo là một loại hình dịch vụ xã hội, một số
nước đã và đang áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9000: 2000 với yêu cầu cơ bản là hình thành ở các cơ sở đào tạo hệ thống
quản lý chất lượng
Hệ thống quản lý chất lượng
Mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000: 2000
20
Khách hàng
và các bên
quan tâm
Yêu cầu đặt
hàng
Thoả mãn
nhu cầu
khách hàng
Sản phẩm
đầu ra
Trách nhiệm lãnh đạo
Quản lý Kế hoạch
Quá trình gia công
Quá trình gia công
Mô hình quản lý chất lượng theo ISO là quá trình tuân thủ chặt chẽ
theo các yêu cầu sau: Viết những gì đã làm, làm những gì đã viết, kiểm tra
những việc đang làm so với những gì đã viết, lưu hồ sơ, xem xét duyệt lại hệ
thống một cách thường xuyên.
* Mô hình quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục và đào tạo ở
trường cao đẳng, đại học.
Đây là mô hình quản lí toàn bộ quá trình đào tạo để bảo đảm chất lượng
các cấp từ đầu vào, quá trình và đầu ra, kết quả đào tạo và khả năng thích ứng
về lao động và việc làm. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM được áp
dụng trước hết ở các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo với
nhiều mô hình cụ thể khác nhau như mô hình Châu Âu về quản lý chất lượng
tổng thể trong giáo dục (EUTQM on ED); Mô hình cấu trúc các thành phần của
quá trình đào tạo (Mô hình SEAMEO). ở cấp độ vĩ mô (nhà nước) việc sáp
nhập một số cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục với cơ quan quản lý nhà
nước về lao động.
Mô hình bảo đảm chất lượng dựa trên cơ sở mô hình quản lý chất
lượng tổng thể TQM với xu hướng phi tập trung hoá, tăng cường phân cấp
quản lý giáo dục, đề cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào
tạo nói chung và trong chất lượng đào tạo nói riêng. Hình thành văn hoá chất
lượng và hệ thống chất lượng của các cơ sở đào tạo thông qua quá trình đánh
giá bên trong. Vai trò quản lý nhà nước được thể hiện cụ thể ở việc hoạch
định chính sách chất lượng, hệ thống các chuẩn mực bảo đảm chất lượng, xây
dựng và ban hành quy trình, cơ chế thực hiện đánh giá bên ngoài để đánh giá
công nhận hoặc kiểm định chất lượng đào tạo. Việc chuyển sang mô hình bảo
đảm chất lượng là một bước tiến lớn về quản lý chất lượng đào tạo cả ở cấp vi
mô (nhà trường) và cấp vĩ mô (quản lý nhà nước).
21
Các phân tích trên cho thấy, những thước đo đơn giản về hiệu quả hay
thành tích của một nhà trường là những chỉ số không đầy đủ về chất lượng
thực sự của trường đó. Các chỉ số hiệu quả của nhà trường chỉ là một phần
của một hệ thống và cũng không phải là phần quan trọng nhất. Các chỉ số về
đầu vào, quá trình của hệ thống đều là các cấu thành có tầm quan trọng như
nhau trong việc xác định chất lượng của một nhà trường.
* Mô hình kiểm định chất lượng
Chất lượng giáo dục là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm
quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung,
sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng. Mọi hoạt động giáo dục được thực
hiện đều hướng tới mục đích góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo
dục; và một nền giáo dục ở bất kì quốc gia nào bao giờ cũng phải phấn đấu để
trở thành một nền giáo dục chất lượng cao. Mặc dù vậy, do tính chất phức tạp,
đa dạng, nhiều chiều của vấn đề, hiểu đầy đủ về chất lượng giáo dục cũng như
xác định quy trình, phương pháp, kĩ thuật đánh giá chất lượng giáo dục một cách
khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, của giáo dục trong một
hoàn cảnh cụ thể không phải là điều đơn giản.
Một vài năm trở lại đây, trong lí luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam
đã xuất hiện một khái niệm khá mới mẻ: kiểm định chất lượng giáo dục
(KĐCLGD). Là một giải pháp quản lí chất lượng nhằm đưa ra những kết quả
tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình tổ chức giáo dục thông
qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ bản của hệ thống giáo
dục cũng như của các cơ sở giáo dục, KĐCLGD ở Hoa Kì và nhiều nước phát
triển trên thế giới đã trở thành hoạt động thường xuyên, quen thuộc, thậm chí
trở thành điều kiện tồn tại của nhiều cơ sở giáo dục (trước hết là giáo dục đại
học). Trong khi đó, ở Việt Nam, KĐCLGD vẫn còn là một lĩnh vực chưa thực
22
sự được nhiều người, thậm chí cả những người trực tiếp làm công tác quản lí
giáo dục các cấp hiểu, đánh giá và quan tâm đúng mức.
Trong hệ thống các mô hình quản lí chất lượng giáo dục, KĐCLGD
thực chất là bước phát triển của một mô hình quen thuộc hơn: mô hình đánh
giá chất lượng giáo dục. Do vậy, KĐCLGD thường được quan niệm là một
quá trình đánh giá ngoài nhằm đưa ra một quyết định công nhận tính chuẩn
mực của một cơ sở giáo dục hay một chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục.
Chẳng hạn, theo định nghĩa của CHEA (Hiệp hội kiểm định giáo dục đại
học), KĐCLGD đại học được xác định là “một quá trình xem xét chất lượng
từ bên ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát đánh giá các cơ sở
giáo dục cao đẳng và đại học và các ngành đào tạo đại học nhằm đảm bảo và
cải tiến chất lượng" (CHEA, 2003); còn theo cách diễn đạt của SEAMEO (Tổ
chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á): KĐCLGD đại học là“một
quá trình đánh giá nhằm đưa ra một quyết định công nhận một cơ sở giáo dục
đại học hay một ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học đáp ứng các chuẩn
mực quy định” (SEAMEO, 2003). Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng: trong mô
hình đánh giá chất lượng giáo dục, để phân biệt các loại đánh giá trường học,
người ta thường dựa vào tính chất của các thành phần tham gia đánh giá. Có
bốn nhóm chính tham gia đánh giá trường học là:
- Các tổ chức đánh giá độc lập/các nhà tài trợ hoặc cơ quan quản lí đề
xướng việc đánh giá;
- Các cán bộ đánh giá (có chuyên môn);
- Những người có thể cung cấp thông tin;
- Người sử dụng hoặc tiếp nhận các kết quả đánh giá.
Nếu cả bốn nhóm trên ở trong cùng một tổ chức, người ta gọi đó là
“đánh giá trong” hay “tự đánh giá”; trong trường hợp ngược lại, người ta gọi
đó là “đánh giá ngoài”.KĐCLGD bao gồm trong mình cả hai loại hình đánh
23
giá cơ bản đó; nói cách khác, để hiểu đầy đủ hơn về KĐCLGD theo đúng quy
trình của nó, vấn đề cần xác định thêm là: KĐCLGD tuy là một quá trình
đánh giá ngoài nhưng nhiệm vụ chủ yếu của đánh giá ngoài ở đây lại là đánh
giá kết quả tự đánh giá. Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt động
KĐCL các cơ sở giáo dục. Đây là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, đối
chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban
hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục – dạy
học, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên
quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện
nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.Tự đánh giá không chỉ tạo cơ sở cho
công tác đánh giá ngoài mà còn là điều kiện để cơ sở giáo dục cải tiến chất
lượng, do vậy, có thể xem KĐCLGD là sự thể chế hoá được phát triển đầy đủ
nhất về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa cơ sở giáo dục đối với chất lượng
của mình và đối với công luận. KĐCLGD không những mang lại cho cộng
đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo mà còn mang lại cơ hội và động cơ để
nâng cao chất lượng cho các trường đã qua kiểm định. Chính điều này là một
trong những đặc điểm làm nên sự khác biệt giữa KĐCLGD với các mô hình
quản lí chất lượng giáo dục khác, chẳng hạn như thanh tra giáo dục…
Một vấn đề nữa cần lưu ý đối với công tác KĐCLGD là: KĐCLGD tuy
là một quá trình đánh giá ngoài nhưng tính chất chủ yếu của đánh giá ngoài là
đánh giá đồng cấp; và một trong những mục tiêu cơ bản của đánh giá ngoài là
giúp cơ sở giáo dục nhận thấy rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra kế
hoạch cải tiến chất lượng của mình hợp lí, thiết thực hơn. Đây là một đặc
điểm hết sức quan trọng khiến cho KĐCLGD nhanh chóng hoà nhập được
vào các hoạt động của cơ sở giáo dục trong một không khí làm việc thân
thiện, cởi mở.
24
Để có thể đánh giá chính xác chất lượng, hiệu quả hoạt động của một
hệ thống hay một tổ chức giáo dục, giới nghiên cứu hết sức quan tâm đến việc
xây dựng một bộ thước đo bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ số làm
căn cứ chủ yếu để xem xét chất lượng giáo dục gắn với mục tiêu theo những
yêu cầu và trong những lĩnh vực, điều kiện thực tế khác nhau. Dựa vào mô
hình đánh giá chất lượng giáo dục cơ bản, chúng ta có bốn hệ tiêu chí đánh
giá sau đây đối với một cơ sở giáo dục:
Các tiêu chí thể hiện bối cảnh chung của cơ sở giáo dục (các chuẩn
mực được thiết lập bởi cơ quan quản lí cấp trên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội địa
phương, sự hỗ trợ của cộng đồng…);
Các tiêu chí đầu vào (nguồn lực tài chính, trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm của đội ngũ giáo viên, nguồn tuyển sinh, kích cỡ lớp học, trang thiết
bị của nhà trường, cơ sở vật chất…);
Các tiêu chí đánh giá quá trình (các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo
của nhà trường, đội ngũ giáo viên, môi trường sư phạm, phương pháp dạy
học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập…)
Các chỉ số về đầu ra (sản phẩm) (kết quả đạt được của sinh viên về các
môn học cơ bản, tỉ lệ sinh viên lên lớp, tỉ lệ sinh viên bỏ học, tỉ lệ sinh viên
tiếp tục theo học bậc cao hơn, tỉ lệ sinh viên tìm được việc làm phù hợp sau
khi tốt nghiệp…). Tiếp tục phát triển các hệ tiêu chí đánh giá này, KĐCLGD
sẽ tiến hành xây dựng các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo
dục cho từng loại hình trường và dùng quy định tiêu chuẩn đó làm công cụ để
đánh giá mức độ yêu cầu và điều kiện mà các cơ sở của từng loại hình trường
phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Các tiêu
chuẩn (gồm nhiều tiêu chí) kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phải quán
triệt quan điểm tiếp cận tổng thể, đánh giá toàn bộ các lĩnh vực hoạt động
giáo dục của nhà trường. Các yếu tố được đánh giá có mối quan hệ biện
25
chứng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, có tác động ảnh hưởng qua
lại với nhau và với chất lượng sản phẩm giáo dục của nhà trường.
Theo tinh thần ấy, KĐCLGD là một công cụ nhằm mục đích xác định
mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục,
thông qua sự đánh giá tổng thể về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.
Kết quả kiểm định là thước đo cơ sở giáo dục trong chuẩn chất lượng, đạt
được những gì, còn thiếu những gì để điều chỉnh, bổ sung các điều kiện và tổ
chức giáo dục, nhằm đạt chuẩn chất lượng. Kết quả kiểm định sẽ được công
khai với cơ quan chức năng quản lí và xã hội. Ðiều đó một mặt là sự thể chế
hoá được phát triển đầy đủ nhất về tính chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục
đối với công luận, mặt khác sẽ thúc đẩy tích cực các cơ sở giáo dục phải tìm
nhiều giải pháp, giải bài toán đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của
đơn vị mình.
KĐCLGD được coi là hoạt động có hiệu quả khi không chỉ đánh giá
xem một trường hay một chương trình đào tạo có đạt chất lượng hay không
mà còn phải có vai trò như những chuyên gia tư vấn sẵn sàng giúp nhà trường
giải quyết các vấn đề tồn đọng và không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt
động giáo dục - đào tạo.
Một số nơi, KĐCLGD còn nhằm mục đích giải trình với xã hội, với các
cơ quan quyền lực hay các cơ quan, tổ chức tài trợ, cấp kinh phí. Người học
trước khi lựa chọn trường để đăng kí dự tuyển, các doanh nghiệp sử dụng lao
động trước khi tuyển chọn cũng thường cân nhắc xem nhà trường hay ngành
đào tạo đã được kiểm định hay chưa…
Hiện nay, công tác KĐCLGD đã được khẳng định về mặt pháp lí trong
Luật Giáo dục 2005 (Điều 17, Điều 99) và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày
1/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời được Bộ Giáo dục và Đào tạo
26
(GD&ĐT) lựa chọn là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục
tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Cho đến nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật về KĐCLGD nói chung và KĐCLGD đại học, cao đẳng nói riêng. Theo đó
bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng là mức độ
yêu cầu và điều kiện mà trường đại học, cao đẳng phải đáp ứng để được công
nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục gồm 10 lĩnh vực: Sứ mạng và mục tiêu
của nhà trường; tổ chức và quản lí; chương trình đào tạo; các hoạt động đào
tạo; đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên; người học; nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động hợp tác quốc tế; thư viện, trang
thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác; tài chính và quản lí tài chính.
Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, cao
đẳng với 10 khía cạnh, như đã nói ở trên, đã bao quát gần như toàn bộ các
lĩnh vực liên quan đến cơ chế quản lí cũng như các mặt hoạt động của một
trường đại học, cao đẳng hiện đại, tiệm cận với các tiêu chuẩn của các
nước trong khu vực và quốc tế.
Như vậy có khá nhiều mô hình quản lý chất lượng đào tạo khác nhau đã
được xác lập, từng mô hình quản lý lại có những nội dung quản lý cụ thể phù
hợp với nó. Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định trong
quản lý chất lượng đào tạo, Vì vậy, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng trường
cao đẳng, đại học các chủ thể quản lý có thể lựa chọn những mô hình quản lý
chất lượng phù hợp, từ đó xác định những nội dung quản lý thiết yếu nhất để
xem xét, đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường.
1.2.2. Nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn
hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là một
trường dân lập còn non trẻ, những điều kiện bảo đảm và kiểm soát chất lượng
27
còn có nhiều khó khăn. Vì vậy, việc xác định nội dung quản lý chất lượng đào
tạo không thể theo riêng một mô hình quản lý chất lượng nào, mà cần hướng
vào những vấn đề thiết yếu nhất của sự phát triển nhà trường trong bối cảnh
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước nhà hiện nay.
Căn cứ vào các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo và chức năng của
quản lý giáo dục, đồng thời có tính đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
giáo dục của trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành, nội dung quản lý chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa
Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn cần tập trung vào các nội dung sau:
Một là, quản lí hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến giáo
dục, đào tạo. Đây là công cụ quản lý giáo dục – đào tạo của nhà trường, bảo
đảm cho mọi hoạt động giáo dục, đào tạo được thực hiện có nền nếp và kỷ
luật, thống nhất được mọi nỗ lực sư phạm của lực lượng giáo duc. Vì vậy, đây
là nội dung quản lý chất lượng đào tạo rất quan trọng.
Hai là, quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương
pháp đào tạo. Nội dung quản lý này hướng vào những yếu tố cấu thành chủ
yếu nhất của quá trình đào tạo. Chủ thể quản lý một khi nắm chắc và chủ
động chỉ đạo một cách khoa học đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình,
phương pháp đào tạo của nhà trường thì chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ
biến đổi tích cực.
Ba là quản lí thực hiện kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo. Trong bất kỳ hoạt
động có tổ chức nào yếu tố kế hoạch cũng ảnh hưởng rất trực tiếp đến chất lượng
của nó. Trong quản lý giáo dục, kế hoạch hóa được coi là chức năng hàng đầu của
bộ máy quản lý. Kế hoạch đúng đắn, sáng tạo, cụ thể, kịp thời và được thực hiện
nghiêm túc, chủ động sẽ đưa lại những thành công trong giáo dục, đào tạo của
trường cao đẳng, đại học.
28
Bốn là, quản lý cơ sở vật chât, phương tiện kỹ thuật dạy học của nhà
trường. Trường cao đẳng, đại học hiện nay thường cần tới cơ sở vật chất, phương
tiện kỹ thuật dạy học rất lớn, bao gồm giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm,
máy móc, thiết bị kỹ thuật, hệ thống mạng, máy tính, đồ dùng dạy học… Yếu tố
cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật thường tác động rất mạnh mẽ tới kết quả đổi
mới nội dung, phương pháp dạy học và trở thành một thành phần không thể thiếu
của đảm bảo và kiểm soát chất lượng đào tạo. Vì vậy, chủ thể quản lý giáo dục
không thể xem nhẹ việc quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của trường
cao đẳng, đại học.
Năm là, quản lí nội dung, phương thức và chất lượng hoạt đông kiểm
tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo. Kiểm tra, đánh giá là chức năng của
quản lý giáo dục, nó cung cấp những thông tin cần thiết về diễn biến và chất
lượng của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó giúp chủ thể quản lý có những
quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, quản lý nội
dung, phương thức và chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo
trở thành nội dung thiết yếu của quản lý chất lượng đào tạo ở các trường cao
đẳng, đại học.
Sáu là, quản lý phẩm chất, năng lực của các chủ thể quản lý chất lượng giáo
dục, đào tạo. Trong bảo đảm và kiểm soát chất lượng đào tạo nhân tố con người giữ
vị trí rất quan trọng, đòi hỏi chủ thể quản lý phải có phẩm chất, năng lực phù hợp.
Nếu Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn quan
tâm bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý có đức, có tài, xây dựng cơ quan quản lý giáo dục
vững mạnh, thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý giáo dục thì
sẽ quản lý có kết quả chất lượng đào tạo của nhà trường.
Bảy là, quản lý việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong bảo đảm
và kiểm soát thường xuyên chất lượng hoạt động đào tạo. Đây là nội dung quản lý
chất lượng đào tạo của trường đại học hướng vào làm rõ việc phát huy sức mạnh
29
tổng hợp của giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý sinh viên trong
thực hiện mục tiêu, yêu cầu giáo dục.
Tám là, quản lí hoạt động tự học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học
của giảng viên. Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học tùy thuộc rất
lớn vào chất lượng của đội ngũ giảng viên. Vì vậy, quản lý tốt việc phấn đấu,
trưởng thành của giảng viên cũng có nghĩa là quản lý được nội dung quan trọng
thuộc về chất lượng đào tạo của nhà trường.
Chín là, quản lí hoạt động tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên.
Trong xu thế đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay, tính tích cực, chủ động của sinh
viên trong tự học tập, rèn luyên luôn là một chỉ báo khá chân thực về chất lượng
đào tạo của trường cao đẳng, đại học. Vì vậy, đây là nội dung không được xem
nhẹ trong quản lý chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật
và Du lịch Sài Gòn.
Tựu chung lại chín nội dung quản lý chất lượng đào tạo vừa nêu trên mặc
dù không bao gồm hết các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
đại học, nhưng đã tập trung vào những yếu tố cốt lõi nhất cấu thành chất
lượng của quá trình đào tạo. Những nội dung quản lý này sẽ trở thành
những tiêu chí cho việc phân tích thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn.
1.3. Những nhân tố tác động đến quản lí chất lượng đào tạo của
trường cao đẳng, đại học
1.3.1. Tác động của m
o
30
.
.
1.3.2.
.
o
dung
đào tạo.
1.3.3.
o
.
31
.
…
cao.
.
ưu.
1.3.4. Tác động của môi trường sư phạm trong nhà trường
Môi trường sư phạm trong nhà trường là nhân tố rất quan trọng, có ảnh
hướng trực tiếp đến chất lượng đạo tạo và sự phát triển nhân cách của người học.
Nó được cấu thành bởi các mối quan hệ giáo dục, trước hết là quan hệ giảng
viên – sinh viên, quan hệ đồng nghiệp của giảng viên, quan hệ sinh viên – sinh
viên và các hoạt động chung, các phong trào thi đua trong dạy và học … của
toàn trường. Những quan hệ và hoạt động này có vai trò không nhỏ trong bảo
đảm và nâng cao chất lượng đào tạo.
32
Các chủ thể quản lý giáo dục ở trường cao đẳng, đại học có thể thông qua
các mối quan hệ giáo dục và hoạt động chung trong môi trường sư phạm để nắm
thông tin về chất lượng đào tạo, đồng thời tác động để thúc đẩy việc nâng cao
chất lượng dạy và học. Mặt khác, tình đoàn kết, nhân ái trong các tập thể, tính kỷ
luật, trình độ trật tự, kỷ cương chung của môi trường sư phạm lành mạnh còn là
điều kiện thuận lợi để các quyết định của người quản lý về bảo đảm và nâng cao
chất lượng đào tạo dễ được tiếp nhận và triệt để thi hành bới những người thuộc
quyền. Tất cả những điều đó đã nói lên rằng, môi trường sư phạm thực sự là một
trong những nhân tố quan trọng tác động đến quản lý chất lượng đào tạo của
trường cao đẳng, đại học.
a nhà trường, cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên nhìn nhận,
xem xét đánh giá những thuận lợi, khó khăn. Từ đó có biện pháp sát đúng
chỉ đạo hoạt động đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo có hiệu quả cao.
*
* *
Quản lý chất lượng đào tạo thực chất là bảo đảm các điều kiện thực
hiện và kiểm soát chất lượng của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo nhằm
làm cho sản phẩm đào tạo đạt tới được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Nội dung
quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch
Sài Gòn được xác lập dựa trên sự vận dung những mô hình quản lý chất lượng
đào tạo hiện hành trên thế giới và trong nước cho phù hợp với điều kiện hoàn
cảnh của Nhà trường.
Những kết quả khảo sát theo các nội dung quản lý chất lượng đào tạo
tại Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đã cho thấy, Nhà
trường đã có nhiều thành công trong bảo đảm và kiểm soát chất lượng đào tạo
nhằm đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động, nhưng cũng còn không ít
những hạn chế, bất cập về công cụ quản lý, thực hiện các chức năng quản lý,
33
các điều kiện bảo đảm cho quản lý... Điều đó đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn
nữa của các chủ thể quản lý ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch Sài Gòn tới vấn đề quản lý chất lượng đào tạo trong thời gian
34
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
VÀ DU LỊCH SÀI GÒN
2.1. Đặc điểm tình hình tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng
Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn
2.1.1. Đặc điểm về tổ chức, nhiệm vụ của Nhà trường.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là một
trường đặc thù chuyên đào tạo về các lĩnh vực như: Kinh tế, Văn hóa, Nghệ
thuật và Du lịch. Được thành lập theo quyết định số: 5845/ QĐ-BGDĐT do
Bộ Giáo dục và Đào tạo ký.
Nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài
Gòn là:
- Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và
năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe,
có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và
cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế,
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào
tạo nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy
định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác
của pháp luật dựa trên đặc điểm là một trường đào tạo về văn hóa, nghệ thuật.
Hiện nay, tổ chức bộ máy của nhà trường bao gồm: Hội đồng Quản trị, Ban
giám hiệu, các Đoàn thể và 8 phòng ban, 6 khoa, 4 trung tâm chức năng.
2.1.2 Đặc điểm về điều kiện bảo đảm cho hoạt động đào tạo.
Điều kiện đất đai và cơ sở vật chất của nhà trường gồm có: Tổng diện
tích quỹ đất của trường hiện có là 7,2 ha. Trong đó diện tích ở nội thành là
1,1ha và diện tích ở ngoại thành là 6,1 ha. Khu đất nằm ở ngoại thành là khu
35
Đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh đã có văn bản đồng ý giao cho trường khu đất này.
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch có nhiều cơ sở khác
nhau, bố trí khá phân tán, gây trở ngại cho quản lý nhà trường nói chung,
quản lý chất lượng đào tạo nói riêng. Cụ thể: Trụ sở của Trường hiện nay đặt
tại 83/1 Phan Huy Ích, phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM. Cơ sở 2 của nhà
trường là Khu I-2 Khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi, Tp.HCM. Khu đất này sẽ là cơ
sở chính của trường sau khi đã xây dựng xong một số hạng mục ở cơ sở 3. Cơ
sở 3 của trường nằm cạnh trụ sở 83/1 Phan Huy Ích, phường 12, Quận Gò
Vấp, Tp.HCM có địa chỉ 73/479A Phan Huy Ích, P.12, Q.Gò Vấp, TP.HCM
cơ sở này rộng 3.097 m2 sẽ xây dựng ở giai đoạn 1. Trường còn sở hữu một
số cơ sở như: khu tập thể của cán bộ nhân viên (ở quận 12); cơ sở thực hành
cho các loại hình dịch vụ du lịch (ở Tân Bình, quận 7, ở Nhà Bè). Tổng diện
tích xây dựng trường hiện nay là 78.349m2 (có bảng phụ lục đính kèm)
Để phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên học sinh, nhà trường đã
tiến hành xây dựng các phòng thực hành với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại
và có chất lượng cho từng khoa:
• Khoa Du lịch: trường đã xây dựng một hệ thống mô hình phòng khách
sạn với tiêu chuẩn 4 sao có đầy đủ các tiện nghi như: buồng (6 phòng), quầy bar
(2 quầy), bếp (1 phòng) với diện tích hơn 1.000m2; Hiện nay trường đang tiếp
tục làm các phòng thực hành phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và du lịch – resort.
• Khoa Nghệ thuật: được trang bị các phòng thực hành đàn (3 phòng),
phòng vẽ (2 phòng), phòng cắt may (2 phòng), sân khấu biểu diễn (3 phòng + 1 hội
trường), phòng máy may (2 phòng): Tổng cộng 13 phòng với diện tích 700m2.
• Khoa Kinh tế: bao gồm các phòng thực hành phục vụ cho các chuyên
ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Phát hành xuất bản
ấn phẩm: bao gồm 6 phòng với diện tích 300m2.
36
• Khoa Ngoại ngữ: trường đã trang bị đầy đủ các phòng lab, phòng
chiếu cho sinh viên, thêm vào đó là phòng thực hành tiếng Hàn với đầy đủ
sách học và tư liệu được tài trợ bởi Tổ chức của Hàn Quốc: bao gồm 2 phòng
với diện tích 180m2.
• Trường còn có một số cơ sở ở Nhà Bè, Tân Bình và ở quận 7 là
những cơ sở thực hành cho du lịch nghĩ dưỡng, du lịch nhà hàng khách sạn…
cũng thuộc quyền sở hữu của nhà trường.
Ngoài ra trường còn có các quan hệ với các doanh nghiệp ngoài trường
để hỗ trợ sinh viên có nơi kiến tập và thực tập tốt nghiệp trong thời gian học
tập tại trường
Nhà trường đã trang bị đầy đủ các phòng học và các trang thiết bị dạy
học đáp ứng cho nhu cầu học tập của 15.000 sinh viên. Thư viện của Nhà
trường được xây dựng khá hoàn chỉnh, có lượng tư liệu, sách giáo khoa và tài
liệu tham khảo cho sinh viên phong phú. Trong thư viện nhà trường đã có
11.418 đầu sách phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và đọc sách của học
sinh, sinh viên
2.1.3 Đặc điểm về sự đa dạng ngành nghề đào tạo.
Một là: Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: Nhà trường đào tạo 14 ngành
trung cấp chuyên nghiệp. Đó là các ngành đã được Bộ GD&ĐT có quyết định
mở ngành: Thanh nhạc; Diễn viên; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang; Phát
hành xuất bản ấn phẩm; Thư ký văn phòng; Lữ hành – Hướng dẫn viên; Quản
lý khách sạn nhà hàng; Quản lý văn hóa; Mạng máy tính; Hạch toán – Kế
toán; Tài chính ngân hàng; Tài chính doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp –
sản xuất.
Hai là: Đào tạo Cao đẳng: Nhà trường đào tạo 17 ngành hệ Cao đẳng.
Đó là các ngành đã được Bộ GD&ĐT có quyết định mở ngành: Thanh nhạc;
Diễn viên kịch – điện ảnh; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang; Kinh doanh
37
xuất bản phẩm; Thư ký văn phòng; Việt Nam học; Quản trị Khách sạn; Quản
trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Tiếng Nhật; Tiếng Hàn Quốc; Tiếng Trung
Quốc; Tiếng Anh; Tin học ứng dụng; Quản trị kinh doanh; Kế toán; Tài chính
- Ngân hàng.
2.1.4. Đặc điểm về đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường.
Trong những năm qua, để cố gắng trở thành một trong những trường
phát triển toàn diện, nhà trường đã có một chiến lược phát triển đội ngũ quản
lý và đội ngũ giảng viên. Đến nay, nhà trường có một đội ngũ đủ về số lượng,
đạt về chất lượng. Đến hết tháng 31/12/2012, quy mô đội ngũ cán bộ công
nhân viên và giáo viên, giảng viên nhà trường: 696 người, bao gồm: giảng
viên trực tiếp tham gia giảng dạy 561 người (chiếm 80,6%); cán bộ phục phụ
chuyên môn: 54 người (chiếm 7,7%); cán bộ phục vụ hành chính: 81 người
(chiếm 11,7%).
Giảng viên có trình độ sau đại học: 293 người (chiếm 52.22%) tổng số
giảng viên), trong đó: 53GV từ trình độ Tiến sĩ trở lên, 240 thạc sĩ.
Giáo viên cơ hữu 354 (chiếm 63.10% tổng số giáo viên), trình độ sau
đại học: 171 người (chiếm 48,3% giảng viên cơ hữu) gồm: 43GV từ trình độ
Tiến sĩ trở lên, 128 thạc sĩ.
Giảng viên thỉnh giảng: 207 người (chiếm 36,9%), trong đó: 10GV từ
trình độ Tiến sĩ trở lên, 112 thạc sĩ, 85 cử nhân chủ yếu công tác tại các
trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; các giảng viên thỉnh
giảng đều đáp ứng tiêu chuẩn của Luật Giáo dục: có trình độ, kiến thức
chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp, được đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
2.2. Thực trạng, nguyên nhân trong quản lí chất lượng đào tạo ở
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Nhằm đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường Cao
đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn tìm rõ nguyên nhân những mặt
38
mạnh, yếu trong quản lí chất lượng của nhà trường, từ đó để xuất với Đảng
ủy, Ban giám hiệu nhà trường có những chủ trương biện pháp sát đúng góp
phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường
Chúng tôi tiến hành điều tra ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về các nội
dung quản lí chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du
lịch Sài Gòn với số lượng 200 phiếu hỏi, kết quả thu được như sau:
Nội dung
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
1. Quản lí hệ thống văn
bản, quy chế, quy định
liên quan đến giáo dục,
đào tạo
92 46 70 35 38 19
2. Quản lí thực hiện mục
tiêu, nội dung, chương
trình đào tạo
82 41 66 33 32 16
3. Quản lí thực hiện kế
hoạch hóa giáo dục, đào tạo 108 54 50 25 22 11
4. Thực trạng về quản lí
các điều kiện, cơ sở vật
chất bảo đảm cho hoạt
động giáo dục, đào tạo của
nhà trường
112 56 68 34 20 10
5.Quản lí công tác kiểm
tra, đánh giá kết quả hoạt
động giáo dục, đào tạo
92 48 66 33 38 19
6. Năng lực quản lý của các
chủ thể trong quản lý chất
lượng giáo dục, đào tạo
136 68 44 22 20 10
7. Việc phối hợp giữa các
39
Nội dung
Tốt Khá
Trung
bình
Yếu
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
Số
Lượng
%
lực lượng (cơ quan, khoa
giáo viên) trong việc quản lý
chất lượng đào tạo được
phát huy
150 75 26 13 24 12
8.Quản lí hoạt động tự học,
tự nghiên cứu, rèn luyện
của giáo viên
124 62 44 22 34 17
9.Quản lí hoạt động tự học,
tự nghiên cứu, rèn luyện
của sinh viên
122 61 42 21 36 18
Dựa trên kết quả điều tra và thực tiễn quản lí chất lượng đào tạo tại trường
Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn chúng tôi nhận thấy:
2.2.1.Những ưu điểm cơ bản trong quản lý chất lượng đào tạo.
* Trong quản lí hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến giáo
dục, đào tạo:
Hệ thống các văn bản, quy chế, quy định về quản lý giáo dục nói
chung, quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng được nhà trường
hết sức coi trọng. Qua khảo sát cho thấy, hiện nay toàn trường đang duy trì
quản lý hoạt động GD – ĐT trên một số loại văn bản, như: Quy chế GD - ĐT;
quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học; quy định tự
học...Các loại văn bản, quy chế, quy định trên được xây dựng trên cơ sở hướng
dẫn của cơ quan chức năng cấp trên và thực tế hoạt động GD – ĐT của nhà
trường, bước đầu đã phát huy được hiệu quả nhất định.
Khi chúng tôi điều tra, khảo sát đánh giá hệ thống văn bản, quy chế,
quy định liên quan đến đào tạo, cho thấy có 46,00% cán bộ quản lý cho rằng
40
là đầy đủ và phù hợp ( mức tốt), có 35,00% ( mức khá) cho rằng chưa đầy đủ
và phù hợp và có 19,0% ( mức trung bình) cho rằng còn thiếu và bất cập.
Cũng nội dung này thì có 41,00% (mức tốt) ý kiến của giáo viên cho rằng là
đầy đủ và phù hợp, có 33,00% ( mức khá) cho rằng chưa đầy đủ và phù hợp
và 26,00% (mức trung bình) cho rằng còn thiếu và bất cập. Vấn đề này được
phản ánh khi chúng tôi thực hiện trao đổi với cán bộ, giáo viên các khoa có
đào tạo sinh viên chuyên ngành. Hầu hết các ý kiến đều cho thấy việc nghiên
cứu, bổ sung, phát triển và hoàn thiện các văn bản, quy chế, quy định làm cơ
sở cho chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là rất cần thiết.
* Trong quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình của Nhà trường:
Thời gian qua, Nhà trường đã dành nhiều công sức cho việc hoàn thiện
mục tiêu đào tạo của tất cả các ngành đào tạo, cấp đào tạo. Đồng thời căn cứ
vào khung chương trình đào tạo được Nhà nước quy đinh, Nhà trường đã tổ
chức tốt việc xây dựng chương trình đào tạo cho từng ngành theo hướng cơ
bản, thiết thực và hiện đại, do đó đã được người học và người sử dụng lao
động từ số sinh viên của Nhà trường tốt nghiệp hoan nghênh. Thực tế, qua
điều tra, số người đánh giá về quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình của
Trương Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn ở mức tốt có 41%,
ở mức khá có 33% số người được hỏi. Điều đó nói lên sự cố gắng lớn cua
Nhà trường trong quản lý chất lượng đào tạo ở một trường cao đẳng có nhiều
ngành học, với nhiều loại hình đào tạo khác nhau.
* Trong quản lý thực hiện kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo:
Kế hoạch hoá trong GD - ĐT được nhà trường rất quan tâm, đã xây
dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, giai đoạn, từ cấp nhà trường đến các
cấp quản lý. Cụ thể, như: Kế hoạch đào tạo; chương trình môn học, kế hoạch
đầu bài; lịch giảng dạy; kế hoạch kiểm tra giảng dạy, thanh tra giảng dạy; kế
hoạch thực tập cuối khóa...“Công tác tham mưu, tổ chức quản lý, thực hiện kế
hoạch đào tạo và hiệp đồng giảng dạy chặt chẽ, đảm bảo đúng tiến trình, sát
41
với tình hình thực tế, chất lượng ngày càng được nâng lên”
Tính kế hoạch về quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ
thuật và Du lịch Sài Gòn được thể hiện cụ thể trong lịch huấn luyện chính
khoá, ngoại khoá; kế hoạch tự học; kế hoạch tuần; kế hoạch môn học. Việc
triển khai thực hiện kế hoạch cũng được tiến hành khá nề nếp và khoa học.
Các tập thể và cá nhân thường xuyên thực hiện kế hoạch cơ bản chủ động,
nghiêm túc và đạt được các yêu cầu đề ra. Nhất là, việc điều chỉnh, bổ sung
kế hoạch đã diễn ra nhiều do có những nhiệm vụ đột xuất, song các lực lượng
đã chủ động, linh hoạt giải quyết những tình huống cụ thể và đạt được yêu
cầu thực tiễn đặt ra. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số cán bộ quản lý, giảng
viên và sinh viên đều khẳng định việc kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo thực
hiện ở mức tốt là 54, 00%, mức khá 25, 00%, mức trung bình là 11,0%.
* Trong quản lý các điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động
giáo dục, đào tạo:
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong những nhân tố góp phần quyết định
đến chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường. Nhận thức sâu sắc vấn đề này nhà
trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chặt chẽ,
xác định mục tiêu, nguyên tắc và nhiệm vụ quản lý. Chính vì vậy, đã phát huy được
hiệu lực các chế độ quy định của quân đội về quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sử
dụng, sửa chữa và bảo quản một cách phù hợp.
Những năm qua, Nhà trường đã rất cố gắng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho
GD – ĐT nói chung. Nhà trường đã xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, tu sửa, bảo
quản cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học. Theo khảo sát, điều tra cho thấy việc
bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động đào tạo, thì có 44,00% ý
kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên sư phạm cho là ở mức tốt, 35,00% ở
mức khá và 19,00% ở mức trungbình.
* Trong quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo:
Đây là một trong những khâu quan trọng, là chức năng cơ bản của công
42
tác quản lí. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo được nhà trường, các
cơ quan chức năng, khoa giáo viên và đơn vị quản lý sinh viên tiến hành thường
xuyên và nhìn chung đảm bảo tốt. Thông qua công tác kiểm tra đã giúp cho chủ
thể quản lý đánh giá kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường đạt được mức độ
nào, người học gặp những khó khăn vướng mắc gì để từ đó có biện pháp quản lý
tốt hơn trong thời gian tiếp theo.
Hiện nay, việc trao đổi thông tin về kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt
động đào tạo giữa Phòng Đào tạo, khoa giáo viên, đơn vị quản lý sinh viên
của nhà trường là tương đối tốt. Theo điều tra xã hội học cho thấy công tác
kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường nhìn chung luôn
bảo đảm tốt các khâu của quy trình đánh giá và kết quả đánh giá phần nào đó
đã phản ánh được thực tế chất lượng đào tạo, công tác kiểm tra, đánh giá kết
quả đào tạo đã đánh giá cơ bản sát, đúng năng lực đào tạo của nhà trường.
tổng hợp ý kiến cho thấy, số cán bộ, giáo viên cho rằng đánh giá kết quả đào
tạo mức tốt là 48,00%, có 33,00% mức khá và 19,00% mức trung bình.
* Trong nâng cao phẩm chất, năng lực của các chủ thể quản lý giáo
dục, đào tạo:
Năng lực quản lý của các chủ thể trong quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo
của nhà trường là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý
và chất lượng đào tạo. Qua khảo sát cho thấy có tới 68% cán bộ quản lý, giáo viên
cho rằng năng lực của các chủ thể quản lý đạt mức tốt và 22% ý kiến cho rằng – đạt
mức khá. Như vậy, năng lực quản lí của các chủ thể quản lí ở nhà trường đã được
bồi dưỡng thường xuyên và luôn được đánh giá sát đúng với đặc điểm, nhiệm vụ,
mục tiêu yêu cẩu của chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lí của nhà trường hiện nay.
* Trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục để bảo đảm và kiểm soát chất
lượng đào tạo:
Các khoa chuyên ngành đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, chương
trình, xác định nội dung hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
43
Việc xác định thời gian, thời điểm cho lựa chọn chủ đề, chuẩn bị giáo án cũng như
lịch giảng rất cụ thể. Việc phân công giáo viên bảo đảm khoa học, phù hợp với
chuyên môn và khả năng giảng dạy bảo đảm tính hiệu quả giảng dạy. Các giáo
viên, hầu hết đều nhận thức rõ việc kết hợp giữa truyền đạt tri thức với tổ
chức, quản lý trong đào tạo là đòi hỏi khách quan, là yêu cầu trong thực hiện
mục tiêu của quá trình đào tạo của nhà trường. Những giáo viên được khoa
phân công theo dõi, giúp đỡ sinh viên trong học tập chuyên ngành, luôn xác
định rõ trách nhiệm, chủ động trong hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện của
sinh viên.
* Trong quản lí hoạt động tự học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học
của đội ngũ giáo viên, giảng viên:
Giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường, hoạt
động tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của đội ngũ giáo viên là yếu tố tiên quyết
trong nâng cao chất lượng đào tạo. Qua thăm dò ý kiến có 75% ý kiến đòi hỏi
cho rằng quản lí hoạt động này ở mức độ tốt và 22% ở mức khá, như vậy, Đảng
ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều biện pháp khuyến khích, động viên
đội ngũ giáo viên khắc phục khó khăn để tự phát triển đáp ứng yêu cầu đào tạo
của nhà trường.
* Trong quản lí hoạt động tự học tập, rèn luyện của sinh viên:
Quản lí hoạt động tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên của nhà
trường được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm biến quá trình đào tạo thành
tự đào tạo ở mỗi sinh viên. Các cấp lãnh đạo của nhà trường đã có nhận thức
đúng đắn nên hoạt động quản lí này thực hiện tương đối tốt có 61% ý kiến được
hỏi cho rằng ở mức tốt và 21% cho rằng ở mức khá.
2.2.2. Những hạn chế trong quản lý chất lượng đào tạo.
* Trong quản lí hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến giáo
dục, đào tạo:
Hệ thống các văn bản chưa đầy đủ, đồng bộ và chất lượng một số loại
44
văn bản, quy chế, quy định còn bộc lộ hạn chế. Đặc biệt là “Năng lực quán
triệt và cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết, quy định của trên vào thực tiễn đào
tạo của nhà trường” ở một số cơ quan chuyên môn, khoa giáo viên và đơn vị
quản lý sinh viên chưa thực sự hiệu quả.
Nhiều ý kiến cho rằng các văn bản, quy định, quy chế GD – ĐT của nhà
trường hiện nay còn chưa đồng bộ, chồng chéo và việc tổ chức triển khai thực
hiện có nội dung đạt hiệu quả chưa cao. Các ý kiến cho rằng nhà trường cần tiếp
tục nghiên cứu, cụ thể hóa nội dung các văn bản, quy chế, quy định, bổ sung và
hoàn thiện một số loại văn bản, chỉ thị về GD - ĐT, nhất là các quy định, hướng
vầ đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, để theo sát sự vận
động, biến đổi của tình hình mới đáp ứng được với yêu cầu của xã hội đặt ra.
* Trong quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình của Nhà trường:
Có 16% ý kiến được hỏi cho rằng thực triễn quản lí nội dung, chương trình
đào tạo đạt ở mức trung bình, có những nội dung và chương trình còn chưa phù
hợp, thậm chí còn lạc hậu với sự phát triển của thực tiễn, chưa bổ sung, cập nhật
kịp thời dẫn tới chất lượng nội dung, chương trình đào tạo không cao. Các ý kiến
cho rằng nhà trường cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nội dung chương trình đào
tạo sát thực với ngành nghề đào tạo.
* Trong quản lý thực hiện kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo:
Do nhận thức chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của kế hoạch đào tạo,
cho nên vẫn còn một số cán bộ quản lý, giáo viên còn đơn giản, chưa quan
tâm đúng mức, tính kế hoạch chưa cao, còn biểu hiện hình thức, nội dung
giảng dạy chưa sát thực tiễn của nhà trường, yêu cầu đào tạo. Cho nên, việc
kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo thực hiện ở mức độ tốt 44,00%, mức khá là
36,00%, mức trung bình là 20,00%.
Công tác xây dựng kế hoạch GD - ĐT nói chung và xây dựng kế hoạch
quản lý chất lượng đào tạo đã được Ban Giám hiệu nhà trường nhận định đó
45
là: “Công tác quản lý, thực hiện kế hoạch huấn luyện có nội dung còn hạn
chế. Lịch giảng dạy còn một số nội dung bố trí môn học, thời gian lên lớp, địa
điểm thực hành chưa bảo đảm tính khoa học; thời gian dành cho thực hành
chuyên ngành ít; việc bố trí, sắp xếp thời gian, trật tự các môn học, thời gian
ôn luyện, kiểm tra, thi còn có những bất cập. Về vấn đề này, chúng tôi đã trao
đổi, phỏng vấn một số đồng chí cán bộ quản lý, ở các khoa giáo viên về thực
trạng tính kế hoạch trong GD - ĐT và quản lý hoạt động đào tạo ở khối các
khoa giáo viên còn bộc lộ những hạn chế, như: Việc cụ thể hoá mục tiêu đào
tạo, kế hoạch, “phân chia thời gian giảng dạy” ở một số khoa, tổ bộ môn và
giáo viên chưa thể hiện rõ tính kế hoạch trong quản lý hoạt động đào tạo của
nhà trường.
* Trong quản lý các điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động
giáo dục, đào tạo:
Tìm hiểu về vấn đề này qua khảo sát, trao đổi với các cán bộ quản lý,
giáo viên và sinh viên, chúng tôi thấy rằng, măc dù nhà trường và các cơ quan
chức năng đã có nhiều cố gắng, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, tuy
nhiên, chất lượng một số trang bị kỹ thuật dạy và học hiện đại, giảng đường,
còn hạn chế, thiếu đồng bộ.
Hiện nay, nhà trường vẫn chưa có được những phòng học chuyên dụng
với trang thiết bị cần thiết (bảng, gương, camera, ghi âm các loại đồ dùng trực
quan, các công cụ phương tiện, công cụ dạy học…) để sinh viên có thể thực
hành, rèn luyện theo quy trình khoa học và chỉnh sửa các thao tác nghề nghiệp
chưa chuẩn; đồng thời xem và phân tích các giờ giảng mẫu của giảng viên qua
băng hình để học tập, đúc rút kinh nghiệm, mặt khác nguồn tài liệu và khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong học cũng như thực hành còn chậm, chưa
theo kịp thực tiễn dạy học hiện nay. Cũng vấn đề này khi được hỏi thì có 76,00%
ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng cần thiết phải đầu tư xây dựng, quản
46
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay
Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay

More Related Content

What's hot

HOÀN THIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BUỒNG (PHÒNG) TRONG KHÁCH SẠN KỲ HÒA
 HOÀN THIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BUỒNG (PHÒNG) TRONG KHÁCH SẠN KỲ HÒA HOÀN THIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BUỒNG (PHÒNG) TRONG KHÁCH SẠN KỲ HÒA
HOÀN THIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BUỒNG (PHÒNG) TRONG KHÁCH SẠN KỲ HÒAhieu anh
 
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viênLuận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viênDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Avani Harbourvie...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Avani Harbourvie...Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Avani Harbourvie...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Avani Harbourvie...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"Little Stone
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
 Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015 Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015anh hieu
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng đến khách sạn Northern Saigon H...
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng đến khách sạn Northern Saigon H...Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng đến khách sạn Northern Saigon H...
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng đến khách sạn Northern Saigon H...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...PinkHandmade
 

What's hot (20)

HOÀN THIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BUỒNG (PHÒNG) TRONG KHÁCH SẠN KỲ HÒA
 HOÀN THIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BUỒNG (PHÒNG) TRONG KHÁCH SẠN KỲ HÒA HOÀN THIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BUỒNG (PHÒNG) TRONG KHÁCH SẠN KỲ HÒA
HOÀN THIỆN CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA BUỒNG (PHÒNG) TRONG KHÁCH SẠN KỲ HÒA
 
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viênLuận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên
 
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty xăng dầu, HAY
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty xăng dầu, HAYNâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty xăng dầu, HAY
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty xăng dầu, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Báo cáo thực tập: Nguồn nhân lực tại Khách sạn, ĐIỂM CAO
Báo cáo thực tập: Nguồn nhân lực tại Khách sạn, ĐIỂM CAOBáo cáo thực tập: Nguồn nhân lực tại Khách sạn, ĐIỂM CAO
Báo cáo thực tập: Nguồn nhân lực tại Khách sạn, ĐIỂM CAO
 
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Avani Harbourvie...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Avani Harbourvie...Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Avani Harbourvie...
Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Avani Harbourvie...
 
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAYLuận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển du lịch, HAY
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Joviale
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn JovialeĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Joviale
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng dich vụ buồng phòng tại khách sạn Joviale
 
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
Đề tài: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sin...
 
Luận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Luận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng AnhLuận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
Luận văn: Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh
 
Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ của khách sạn tại Châu Đốc
Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ của khách sạn tại Châu ĐốcMức độ hài lòng của du khách về dịch vụ của khách sạn tại Châu Đốc
Mức độ hài lòng của du khách về dịch vụ của khách sạn tại Châu Đốc
 
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAYLuận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
Luận án: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên ngành kinh tế, HAY
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...
Luận văn: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bộ phận nhà hàng tại K...
 
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
 Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015 Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
Lập kế hoạch marketing cho khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trong năm 2015
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nam Cường
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nam CườngĐề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nam Cường
Đề tài: Nâng cao chất lượng phục vụ tại khách sạn Nam Cường
 
Khoá Luận Sử Dụng Infographic Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam (Thế Kỉ X - Xv) ...
Khoá Luận Sử Dụng Infographic Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam (Thế Kỉ X - Xv) ...Khoá Luận Sử Dụng Infographic Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam (Thế Kỉ X - Xv) ...
Khoá Luận Sử Dụng Infographic Trong Dạy Học Lịch Sử Việt Nam (Thế Kỉ X - Xv) ...
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng đến khách sạn Northern Saigon H...
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng đến khách sạn Northern Saigon H...Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng đến khách sạn Northern Saigon H...
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng đến khách sạn Northern Saigon H...
 
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
Thực Trạng Và Giải Phấp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phầ...
 

Similar to Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay

Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcĐê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân độiLV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân độiDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay (20)

Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Văn hóa Nghệ thuật
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quanĐề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
Đề tài: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Trường Sĩ quan
 
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quanLv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
Lv: Biện pháp quản lý đánh giá chất lượng học tập của học viên trường sĩ quan
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAYLuận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
Luận văn: Đánh giá chất lượng học tập của học viên Sĩ quan, HAY
 
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcĐê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
 
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAYLuận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
Luận văn: Chất lượng dạy của giảng viên ở Trường Ngoại ngữ, HAY
 
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ở Trường đại học Ngoại ngữ - Tin họ...
 
Hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
Hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân độiHoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
Hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
 
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân độiLV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
 
Tự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAY
Tự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAYTự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAY
Tự đánh giá chất lượng giáo dục các trường dạy nghề quân đội, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuậtLuận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
Luận văn: Quản lý chất lượng đào tạo ở trường trung cấp văn hóa nghệ thuật
 
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc LiêuĐề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
Đề tài: Chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Bạc Liêu
 
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuậtQuản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
Quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật
 
Luận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện
Luận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học việnLuận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện
Luận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện
 
Luận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đLuận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đ
Luận văn: Hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục, 9đ
 
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
 
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà NộiQuản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
Quản lý đội ngũ giáo viên THCS trên địa bàn huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOTLuận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
Luận văn: Quản lý đội ngũ giáo viên THCS tại Hà Nội, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149

More from Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học, Mới Nhất.
 
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 ĐiểmTham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
Tham Khảo Ngay 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Quốc Tế, 9 Điểm
 
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm CaoTham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
Tham Khảo Kho 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tài Chính Tiền Tệ Điểm Cao
 
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 ĐiểmTham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
Tham Khảo Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Dịch Vụ Đạt 9 Điểm
 
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 ĐiểmTham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
Tham Khảo Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dược Lý, 9 Điểm
 
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 ĐiểmTham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
Tham Khảo 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Nghiệp Vụ Ngoại Thương, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng AnhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Giảng Dạy Tiếng Anh
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều TrườngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Mỹ Học Từ Sinh Viên Nhiều Trường
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Marketing Quốc Tế Dễ Làm Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại HọcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Dịch Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới NhấtTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lịch Sử Âm Nhạc Việt Nam Mới Nhất
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Khởi Sự Kinh Doanh, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kinh Tế Chính Trị, Dễ Làm 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa TrướcTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Kế Toán Quản Trị Từ Khóa Trước
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 ĐiểmTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Hệ Hỗ Trợ Ra Quyết Định, 9 Điểm
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân HàngTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Tài Chính Ngân Hàng
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌCTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giới Thiệu Ngành Ngân Hàng. CHỌN LỌC
 
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An NinhTham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
Tham Khảo 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh
 
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 ĐiểmTuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
Tuyển Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Báo In Việt Nam, 9 Điểm
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐỖ THỊ THANH PHƯƠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  • 2. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  ĐỖ THỊ THANH PHƯƠNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐỖ NGỌC ANH
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNGVĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 11 1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài 11 1.2 Mô hình và nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học 18 1.3 Những nhân tố tác động đến quản lí chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học 30 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 35 2.1 Đặc điểm tình hình tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 35 2.2 Thực trạng, nguyên nhân trong quản lí chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay 38 Chương 3 YÊU CẦU, BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở GÒN 52 3.1 Yêu cầu trong thực hiện biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 52 3.2 Hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 56 3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 89
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT Chữ viết tắt Nghĩa viết tắt GD – ĐT Giaó dục – Đào tạo KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo VHNT&DLSG Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn BP Biện pháp
  • 5. 1. Lý do chọn đề tài Chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo là vấn đề tiên quyết của một nhà trường, là đòi hỏi của xã hội, của người học và của nhà sử dụng nhân lực. Chất lượng đào tạo bậc Cao đẳng, Đại học góp phần quan trọng vào nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực phục vụ cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong đó có ngành Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch. Nghị Quyết Đại hội Đảng lần thứ XI chỉ rõ một trong ba đột phá Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”. Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ Thuật và Du Lịch Sài Gòn là nơi đào tạo nhiều ngành nghề với nhiều loại hình, phương thức đào tạo phong phú ở mọi cấp độ từ ngắn hạn, dài hạn, chính quy với 2 bậc đào tạo là Trung cấp và Cao đẳng. Tuy nhiên, là một trường mới thành lập, lại đi theo một mô hình trường dân lập ở Việt Nam, Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, do còn nhiều bất cập, hạn chế như: các yếu đố đầu vào, công tác tuyển sinh, tư vấn cho học sinh chưa đáp ứng yêu cầu, các điều kiện bảo về cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị thực hành, thực tập thiếu thốn, chương trình chậm đổi mới; đội ngũ giảng viên thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng... Vì vậy vấn đề quản lý chất lượng đào tạo của Nhà trường hiện nay đang trở nên rất cấp thiết. Trong thời gian qua Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đã triển khai nhiều giải pháp đổi mới giáo dục - đào tạo đi đôi với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên biệt, có hệ thống về quản lý chất lượng 3
  • 6. đào tạo ở đây vẫn còn thiếu vắng. Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay ” làm luận văn tốt nghiệp cuả mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý chất lượng đào tạo theo các góc độ khác nhau: từ nâng cao chất lượng đầu vào, hoàn thiện các định chế bảo đảm và kiểm soát chất lượng, quản lý kế hoạch và hoạt động đổi mới quá trình dạy học, đến quản lý kết quả dạy học, chất lượng đầu ra và nâng cao khả năng thích ứng của sản phẩm đào tạo với đòi hỏi của xã hội. Để thấy được tình hình nghiên cứu có liên quan ta có thể khái lược về một số công trình tiêu biểu sau đây. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga, nhằm đáp ứng nhiệm vụ xóa bỏ, cải tạo những tàn dư của chế độ cũ, xây dựng nhà trường của chế độ mới nền giáo dục Xô Viết đã xác định quan điểm đánh giá người học một cách khách quan, toàn diện là cơ sở và điều kiện để quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Do đó nhiều nhà khoa học giáo dục Xô Viết tiêu biểu như: Palôxki, Bônđarenkô, Papakhtrian...đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận, nguyên tắc, quan điểm đánh giá người học và coi đó là hướng giải quyết vấn đề quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo. Tác giả Travinxki đã chỉ rõ để quá trình đánh giá bảo đảm tính chân thực, khách quan trước hết cần xác định các mức độ đánh giá và ông đã nêu lên 4 tham số chung để đánh giá như sau: - Trình độ tri thức thực tế: Thể hiện ở chỗ, người học ghi nhớ được các sự kiện, các khái niệm, qui luật, lý thuyết nằm trong các môn học tự nhiên, khoa học xã hội được quy định trong chương trình. - Trình độ vận dụng: Người học biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức cũng như hoạt động thực tế. 4
  • 7. - Trình độ phân tích, tổng hợp: Người học có khả năng phát triển, chứng minh làm sáng tỏ những tư tưởng, những luận điểm cơ bản của những tài liệu đã học và biết vận dụng chúng để trả lời câu hỏi hay bài tập với nhiều mối liên hệ đa dạng giữa một số đại lượng. - Trình độ sáng tạo: Người học có kỹ năng phát hiện cái mới, biết giải quyết các nhiệm vụ nhận thức không theo mẫu có sẵn, đồng thời có thái độ tích cực đối với các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, nắm vững các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Những nghiên cứu trên của các tác giả Xô viết tuy chưa thật hoàn chỉnh, song nó có giá trị mở ra hướng quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo dựa trên xác định chuẩn đánh giá về sự tiến bộ của người học đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Đến cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI do nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của cách mạng khoa học và công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hóa thì vấn đề quản lý chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng, đại học càng thu hút nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu. Do đó nhiều mô hình bảo đảm, kiểm soát chất lượng đào tạo đã được đề xuất, trong đó có thể kể đến một số công trình và tác giả tiêu biểu dưới đây. AUN QA (Asian University Network Quality Assurance) (1998) đã xây dựng mô hình đảm bảo chất lượng nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo chất lượng trong trường đại học gồm các yếu tố sau: chất lượng đầu vào, quá trình dạy học, chất lượng đầu ra. Tác giả Alexander W.Astin (1993) cũng đưa ra mô hình đánh giá IEO, đòi hỏi sự đo lường đầu vào (Input), thông qua một quá trình với sự tác động của môi trường (Enviroment) lên kết quả đạt được và đo lường đầu ra (Output). Trong công trình nghiên cứu của Bourke (1986) đã sử dụng các chỉ số để đánh giá chất lượng đào tạo đại học như: tỷ lệ hoàn thành khoá học, chất lượng 5
  • 8. giảng dạy, tỷ lệ sinh viên trên giáo viên, diện tích lớp học, mức độ thu hút các nguồn ngân sách cho nghiên cứu, thu hút sinh viên nhập học, khả năng tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp, chất lượng dịch vụ của thư viện vv… Trong một công trình nghiên cứu khác, Ronley (1996) đã đánh giá chất lượng đào tạo đại học thông qua các hoạt động và chất lượng giảng dạy, được thể hiện ở: mức độ đáp ứng nhu cầu của sinh viên, chất lượng dịch vụ trong nhà trường, chất lượng của môi trường dạy và học, tỷ lệ hoàn thành khoá học v.v...Theo đó, việc đánh giá chất lượng đào tạo đại học thường dựa trên các chỉ số cơ bản như: mức độ hài lòng của sinh viên khi kết thúc khoá học về các vấn đề: sự rõ ràng, cụ thể của mục tiêu, yêu cầu và chuẩn mực; cấu trúc nội dung, chương trình, chất lượng giảng dạy, sự nâng cao tay nghề và mở rộng kiến thức; khả năng tìm việc làm và sự thăng tiến của những sinh viên sau khi tốt nghiệp… Nghiên cứu về vấn đề quản lý chất lượng đào tạo từ trước đến nay tại Việt Nam đã được xem xét trên nhiều khía cạnh của hoạt động quản lý đào tạo như đánh giá chương trình, xây dựng và quản lý thời khóa biểu, đánh giá chất lượng hoạt động dạy và học… nhưng chưa thống nhất được các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo. Thực tế , năm 1986 trong Hội nghị giáo dục toàn quốc lần thứ III, GS Đặng Vũ Hoạt có bài tham luận“.. Đánh giá tri thức của học sinh trong lịch sử giáo dục nhà trường”. Năm 1995 Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đã nghiên cứu thành công đề tài B94-38-09PP về “Cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của sinh viên các trường đại học và cao đẳng”. Từ công trình nghiên cứu đó tác giả Đặng Bá Lãm đã xuất bản cuốn sách “Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong giảng dạy ở đại học”. Cũng trong thời gian này, Viện khoa học giáo dục đã nghiên cứu thành công đề tài B94 - 37- 43 về “ Cơ sở lý luận của việc đánh giá trong quá trình dạy học ở trường phổ thông”. Đã đưa ra nhiều giải pháp 6
  • 9. nâng cao chất lượng đào tạo, gắn quá trình đào tạo với nghiên cứu khoa học, trong đó có chất lượng học tập và quản lí chất lượng học tập của sinh viên. Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng đã đặc biệt được chú trọng. Đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lượng. Ngoài Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cấp trung ương được thành lập vào tháng 8/2004, phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng đã được thành lập tại 60 trong số 63 Sở Giáo dục và Đào tạo (95%), 77 đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng được thành lập ở các trường đại học và cao đẳng, tháng 12/2008, đã có 114/163 (70%) trường đại học tự đánh giá, trong đó có 40 trường được đánh giá ngoài. Các trường phổ thông chất lượng cao được hình thành ở nhiều địa phương. Nhiều trường đại học đã tổ chức dạy học theo các chương trình tiên tiến quốc tế. Tháng 12/2008 có 23 chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế đang được thực hiện ở 17 trường đại học giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh, đã tăng cường sự gắn kết giữa hoạt động khoa học công nghệ với hoạt động đào tạo sau đại học, tập trung vào các lĩnh vực: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, khoa học nông – lâm - ngư và khoa học giáo dục. Trong cuốn sách “Khoa học Quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Kiểm…có bàn luận rất sâu sắc về chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo được tiếp cận nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận chất lượng và quản lý chất lượng GD – ĐT, làm sáng tỏ cấu trúc của chất lượng GD – ĐT, cũng như mối quan hệ biện chứng của chất lượng dạy, chất lượng giáo dục và chất lượng hoạt động học của người học “chất lượng quá trình đào tạo phụ thuộc vào chất lượng hoạt động dạy và chất lượng hoạt động học”. Các tài liệu nghiên cứu xoay quanh chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo chỉ rõ những dấu hiệu cơ bản về chất lượng đào tạo, sự cần thiết phải tăng cường 7
  • 10. quản lý chất lượng đào tạo trong nhà trường. Tuy nhiên, cách thức tổ chức như thế nào để quản lý chất lượng đào tạo trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường lại là một vấn đề chưa được bàn luận sâu sắc, triệt để. 3. * Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn, đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường hiện nay. Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Đánh giá thực trạng, nguyên nhân trong quản lý chất lượng đào tạo ở Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Hoạt động quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du Lịch Sài Gòn * Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lí chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay. * Đề tài nghiên cứu biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn từ năm 2007-2012. 5. Giả thuyết khoa học Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng và đại học phụ thuộc trước hết vào các yếu tố bảo đảm để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Nếu các 8
  • 11. chủ thể quản lý giáo dục của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn làm tốt việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp qui và cụ thể hoá mục tiêu đào tạo vào các quy chế, quy định; bảo đảm và kiểm soát chặt chẽ chất lượng đào tạo chuyên ngành; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng sư phạm trong quá trình giáo dục; nêu cao tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên; xây dựng môi trường chính trị, văn hoá lành mạnh thì sẽ quản lý được chất lượng đào tạo của Nhà trường. * Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng Mác - Lê nin, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, dựa trên các quan điểm, nguyên tắc phương pháp của khoa học quản lí giáo dục, lý luận về quản lí chất lượng giáo dục trong các trường cao đẳng và đại học. Đề tài tiếp cận theo quan điểm hệ thống, lôgic và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài. * Phương pháp nghiên cứu Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm; phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp phân loại tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: các phương pháp điều tra, khảo nghiệm, phân tích nhận định, thống kê toán học, phương pháp chuyên gia để làm rõ kết quả nghiên cứu. 7. Ý nghĩa, giá trị của luận văn Đề tài góp phần các khái niệm công cụ, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lí chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 9
  • 12. Đề xuất yêu cầu, những biện pháp cơ bản quản lí chất lượng đào tạo ở trường Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay. Đề tài hoàn thành có thể làm tài liệu tham khảo cho nhà trường trong công tác giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10
  • 13. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài. 1.1.1. Khái niệm về chất lượng đào tạo Hiện nay thuật ngữ “chất lượng” đang được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và hoạt động của con người. Mặc dù có rất nhiều quan niệm về chất lượng ở các cấp độ khác nhau như: chất lượng là sự hoàn hảo, chất lượng là mức tốt, sự xuất sắc; chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật; chất lượng là phạm trù triết học chỉ cái bản chất của sự vật, mà nhờ đó có thể phân biệt được sự vật này với sự vật khác. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm “chất lượng” trên hai khía cạnh: chất lượng tuyệt đối và chất lượng tương đối. Chất lượng tuyệt đối được dùng chỉ những sản phẩm, đồ vật hàm chứa trong đó những phẩm chất, những tiêu chuẩn cao nhất khó có thể vượt qua. Nó được dùng với chất lượng cao hoặc chất lượng hàng đầu, đó là cái để chiêm ngưỡng, muốn có, ít người có thể có. Với quan niệm chất lượng tương đối dùng chỉ một số phẩm chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng hay sản phẩm nào đó. Quan niệm chất lượng tương đối cũng được hiểu trên hai mặt: Thứ nhất, chất lượng là sự đạt được mục tiêu ( phù hợp với mục tiêu) do con người đặt ra; ở khía cạnh này chất lượng được xem như là chất lượng bên trong (nội hàm). Thứ hai, chất lượng xem là sự thoả mãn khách hàng (người tiêu dùng sản phẩm), ở khía cạnh này chất lượng được xem là chất lượng bên ngoài (ngoại diên). Như vậy, chất lượng là một khái niệm đa chiều, có tính lịch sử, hàm chứa nhiều yếu tố định lượng và định tính, có thể nói là “dung sai” tương đối lớn trong quan niệm đo lường và đánh giá. Dưới các cấp độ quan niệm khác nhau, mục đích khác nhau thì việc đánh giá chất lượng có thể cũng khác nhau. Trong 11
  • 14. lĩnh vực giáo dục, thuật ngữ chất lượng thường được sử dụng khi xem xét, đánh giá hoặc so sánh kết quả với mục tiêu đã xác định dưới hai góc độ chính là: chất lượng trong hệ thống giáo dục và chất lượng sản phẩm giáo dục. Theo cách hiểu thông thường, chất lượng đào tạo là mức độ kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh đạt được sau khi kết thúc một cấp học, bậc học nào đó so với các chuẩn đã được đề ra trong mục tiêu giáo dục. Ở đây, chuẩn cũng chỉ là những quy định có tính giai đoạn, trong những điều kiện nhất định nào đó; nó sẽ phải thay đổi khi có yêu cầu phải nâng cao chất lượng hoặc khi các điều kiện để thực hiện giáo dục được nâng cấp hơn. Mỗi giai đoạn lịch sử có những chuẩn riêng, không thể lấy chuẩn của giai đoạn lịch sử này để đánh giá chất lượng của một giai đoạn lịch sử khác. Để đánh giá được chất lượng đào tạo, trước hết cần thống nhất với nhau chuẩn để đánh giá. Căn cứ vào sản phẩm của giáo dục là nhân cách của học sinh, các chuẩn (tiêu chí) đang được dùng phổ biến trên thế giới để đánh giá chất lượng giáo dục là kiến thức, kỹ năng và thái độ mà học sinh đạt được sau khi kết thúc một cấp học, bậc học nào đó. Theo tác giả Trần Khánh Đức (Viện nghiên cứu phát triển giáo dục) quan niệm: Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt tới mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động quan niệm về chất lượng đào tạo nghề không chỉ dừng ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc cụ thể ở các doanh nghiệp, 12
  • 15. cơ quan, tổ chức sản xuất – dịch vụ, khả năng phát triển nghề nghiệp... Quá trình thích ứng với thị trường lao động không chỉ phụ thuộc vào chất lượng đào tạo mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác của thị trường như quan hệ cung – cầu, giá cả sức lao động, chính sách sử dụng và bố trí công việc của nhà nước và người sử dụng lao động ... Do đó, chất lượng đào tạo còn là sự thỏa mãn mục tiêu và đáp ứng yêu cầu của những đơn vị, cá nhân có sử dụng người đã tốt nghiệp từ hệ thống giáo dục, đào tạo. Từ những phân tích ở trên, ta có thể khái quát rằng: Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học là mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề đối với chương trình đào tạo của nhà trường và được thể hiện ở phẩm chất nhân cách, trình độ kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên môn nghề nghiệp của người được đào tạo. Với quan niệm như vừa nêu ta có thể hiểu chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học cụ thể như sau: Thứ nhất, chất lượng đào tạo không phải là những con số cộng lại giản đơn của tất cả các giá trị kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng của các yếu tố, các phẩm chất nhân cách của người học hợp thành, mà là sự tích hợp, tổng hoà của các yếu tố, các phẩm chất được hình thành và phát triển trong quá trình đào tạo, các yếu tố đó có quan hệ biện chứng tác động qua lại trong một chỉnh thể thống nhất. Thứ hai, chất lượng đào tạo phản ánh năng lực nhận thức và các phẩm chất của sinh viên so với mục tiêu yêu cầu đào tạo của nhà trường; nó được biểu hiện ra ở mục đích, động cơ thái độ học tập, mức độ nắm kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng và trình độ vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức kĩ xảo, kĩ năng trong các tình huống học tập và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của họ. Thứ ba, chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Đại học còn được biểu hiện ở sản phẩm đào tạo (đầu ra). Đó là sự phù hợp của sản phẩm đào tạo với nhu cầu của xã hội. Biểu hiện của sự phù hợp đó là mức độ thích ứng với công việc và phát huy tác dụng của sinh viên sau khi ra trường. 13
  • 16. Thứ tư, chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng, đại học là tổng hợp chất lượng của tất cả các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo, trước hết là: Sự phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; kết quả đạt được của quá trình đào tạo thể hiện ở mức độ kiến thức, kỹ xảo kỹ năng và các phẩm chất nhân cách mà sinh viên đạt được sau khi kết thúc khoá học; sự phù hợp của sản phẩm đào tạo với nhu cầu của xã hội và sứ mệnh của nhà trường. 1.1.2. Khái niệm về quản lí chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học Có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng, đại học, trong đó nổi lên một số quan niệm chính như: Quản lí chất lượng đào tạo là quá trình thiết kế các tiêu chuẩn và duy trì các cơ chế bảo đảm chất lượng để sản phẩm đào tạo đạt được các tiêu chuẩn xác định. Quản lí chất lượng đào tạo là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các thủ pháp hoặc các quy trình được tiến hành nhằm kiểm tra, đánh giá xem các sản phẩm đào tạo của một nhà trường, một cơ sở đào tạo có bảo đảm được các thông số chất lượng theo mục đích, yêu cầu đã được định sẵn hay không. Để quản lý được chất lượng đào tạo, từng trường cao đẳng, đại học thường phải làm tốt các nhiệm vụ chủ yếu sau: Một là, hình thành nền nếp, thói quen xây dựng chiến lược và kế hoạch chất lượng cho mỗi tổ chức và toàn trường. Cần quan niệm rằng, xây dựng chiến lược phát triển chất lượng là việc cần làm của tất cả các nhà trường chứ không phải chỉ là chức năng của các cơ quan quản lý cấp hệ thống. Thực chất của hoạt động này là xác định tầm nhìn chiến lược về chất lượng đào tạo của nhà trường/cơ sở đào tạo của mình cho 5-10 năm sau, đưa ra được những phương châm hành động, mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, những tuyên bố về 14
  • 17. chuẩn mực chất lượng và việc xác lập các chiến lược, phương pháp quản lý chất lượng bên trong các cơ sở giáo dục... Hai là, xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống chuẩn mực chất lượng và hệ thống chỉ số thực hiện trong các cơ sở giáo dục. Trước hết, cần thấy rằng: mục tiêu đặt ra trong kế hoạch chiến lược phải được cụ thể hóa theo các chuẩn và chỉ số thực hiện thì mới có thể quản lý, thực hiện và đánh giá được. Do vậy, cần lượng hóa thành các cấp độ mục tiêu (từ mục tiêu tổng quát tới mục tiêu bộ phận, từ chung đến riêng) và xác lập các mối quan hệ giữa chúng. Sau nữa là việc xác định hệ thống chuẩn mực chất lượng mà bản chất là tiến hành xem xét các định chế và mức độ thực hiện cho phù hợp với tình hình của một cơ sở nhà trường, dựa trên cơ sở bám sát chuẩn mực của cả hệ thống (huyện - tỉnh - quốc gia) để nâng cao chất lượng cho bằng hoặc vượt chuẩn. Ba là, chọn lọc, vận dụng các tri thức về khoa học quản lý chất lượng để xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình, cơ chế quản lý chất lượng trong các nhà trường. Hiện nay, trong cơ chế quản lý của các nhà trường đã có những yếu tố tiền đề của các quy trình quản lý chất lượng. Bởi thế, cần củng cố, chuẩn hóa, đổi mới nó trên cơ sở các quan điểm, phương pháp quản lý chất lượng, theo hướng quy trình hóa, pháp lý hóa và văn bản hóa. Có hai loại quy trình thực hiện chất lượng cần được chú trọng: quy trình đảm bảo và cải tiến nâng cao chất lượng và quy trình kiểm định đánh giá chất lượng. Bốn là, xây dựng hệ thống thông tin quản lý ở cả cấp trường và cấp hệ thống cho quản lý chất lượng. Một mặt, chú trọng sử dụng các phương pháp thống kê trong thu thập, phântích thông tin; mặt khác, ban hành công khai các chỉ số thực hiện, quy trình đảm bảo chất lượng, cơ chế đánh giá, kết quả đánh giá để mọi thành viên trong các nhà trường Từ những quan niệm về phương hướng, nhiệm vụ chung của quản lí chất lượng đào tạo như vừa nêu, ta có thể xác định khái niệm: Quản lý chất 15
  • 18. lượng đào tạo ở trường cao đẳng, đại học là bảo đảm các điều kiện thực hiện và kiểm soát chất lượng của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo nhằm làm cho sản phẩm đào tạo đạt tới được mục tiêu đào tạo đã đề ra. 1.1.3. Khái niệm về biện pháp quản lí chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Trong cuộc sống thường ngày, từ “biện pháp„ thường được hiểu là cách thức, thủ thuật tác động tới một khách thể nào đó nhằm làm cho nó biến đổi theo ý đồ của chủ thể tác động. Trong quản lý giáo dục, biện pháp quản lý được hiểu là hệ thống những cách thức nắm giữ và điều khiển của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý nhằm đạt tới mục đích giáo dục. Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo là một loại biện pháp quản lý giáo dục nhằm hướng đến việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng theo đúng yêu cầu của hệ thống quản lý giáo dục. Vì vậy, để hiểu rõ khái niệm về biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn trước hết cần nắm vững yêu cầu của xã hội đối với việc bảo đảm và kiểm soát chất lượng giáo dục hiện nay. sau: -Xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo; thực hiện cam kết về chất lượng đào tạo; tổ chức biên soạn giáo trình; lựa chọn; mua bản quyền của nước ngoài những tài liệu dạy học tiên tiến. - Chủ động phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo của trường, gắn đào tạo với thực tiễn xã hội, coi doanh nghiệp là một yếu tố của quá trình đào tạo, tham gia xây dựng, đánh giá phản biện chương trình đào tạo, hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên thực hành thực tập, tham gia báo 16
  • 19. cáo các chuyên đề, hướng dẫn tốt nghiệp, nhận sinh viên sau tốt nghiệp, hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ,... - Xây dựng quy hoạch, lộ trình cụ thể để phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, phấn đấu đến năm học 2014 - 2015 phải chấm dứt tình trạng đại học dạy đại học. Kiên quyết chấm dứt giảng viên lên lớp vượt quá nhiều giờ so với quy định. - Các trường tập trung thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, thi và áp dụng công nghệ đo lường hiện đại trong đánh giá để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người học. - Tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và giảng viên, khuyến khích giảng viên công bố các kết quả nghiên cứu ở các tạp chí có uy tín ở nước ngoài. - Rà soát chuẩn đầu ra của các trường theo hướng đối sánh mức độ đạt được của sinh viên tốt nghiệp so với chuẩn đầu ra của nhà trường làm cơ sở để điều chỉnh, hoàn thiện chuẩn đầu ra theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động… Việc vận dụng những giải pháp quản lý chất lượng đào tạo chung của toàn bộ hệ thống giáo dục vào từng trường cao đẳng và đại học sẽ đưa tới hình thành những biện pháp quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường. Với quan niệm như vậy, ta có thể hiểu: Biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là cách thức tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến quá trình đào tạo nhằm tạo ra những điều kiện bảo đảm chất lượng, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng của từng yếu tố cấu thành quá trình đó theo đúng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Như vậy khái niệm “biện pháp quản lý chất lượng đào tạo” đặt ra cho chủ thể quản lý những công việc rất quan trọng, đó là: Tạo ra được các điều 17
  • 20. kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và thường xuyên kiểm soát được những biến đổi về chất lượng của từng thành tố của quá trình đào tạo, trên cơ sở đó kịp thời chỉ đạo, điều hành hoạt động đào tạo, nhằm làm cho sản phẩm đào tạo đáp ứng được mục tiêu đào tạo và đòi hỏi của hoạt động thực tiễn. 1.2. Mô hình và nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học 1.2.1. Các mô hình quản lí chất lượng đào tạo đang được sử dụng phổ biến hiện nay * Mô hình kiểm soát chất lượng đào tạo Đây là mô hình quản lí truyền thống về chất lượng giáo dục, đào tạo. Ở cấp độ quốc gia, Nhà nước với tư cách là tổ chức quyền lực cao nhất, kiểm soát chất lượng giáo dục nhằm trước hết bảo đảm tính mục đích của các hoạt động giáo dục, đáp ứng lợi ích của thể chế chính trị - xã hội, lợi ích quốc gia và của các tầng lớp xã hội đóng góp và hưởng thụ lợi ích của giáo dục. Mặt khác, về khía cạnh đầu tư, Nhà nước là người đầu tư lớn vào lĩnh vực giáo dục. Trong kiểm soát chất lượng có 2 loại hình hay kiểu cơ bản là: Mô hình kiểm soát đầu vào: thông qua chính sách phát triển giáo dục- đào tạo, hệ thống pháp luật, thanh tra giáo dục, v.v… để kiểm soát đầu vào từ quy mô đào tạo các bậc học qua các chỉ tiêu tuyển sinh, định mức kinh phí đào tạo; tỷ lệ chuyển cấp, chính sách phổ cập giáo dục v.v… cho các yêu cầu về chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất v.v… Đây là mô hình đặc trưng của cơ chế quản lý tập trung, bao cấp của các nước xã hội chủ nghĩa trước kia và một số nước Châu Âu hiện nay. Mô hình kiểm soát đầu ra: là mô hình hướng trọng tâm quản lý, kiểm soát vào kết quả đào tạo thông qua chính sách sử dụng, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ thi cử, tốt nghiệp, văn bằng chứng chỉ quốc gia. Ví dụ, việc tổ chức các kỳ thi quốc gia đánh giá chất lượng tốt nghiệp các cấp và khảo sát tình hình việc làm 18
  • 21. sau tốt nghiệp; sát hạch cấp bằng lái xe theo các quy định chặt chẽ về trình độ kiến thức, kỹ năng, không quan tâm nhiều đến người học ở đâu và học khi nào. Ở cấp độ nhà trường, các hoạt động quản lý chất lượng tập trung vào đầu vào (tuyển sinh) và đầu ra (các kỳ thi tốt nghiệp) và do đó trách nhiệm về chất lượng chỉ tập trung vào một số người liên quan đến hai công tác trên. * Mô hình bảo đảm chất lượng đào tạo Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814: “Bảo đảm chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng”. Trong đào tạo, khái niệm bảo đảm chất lượng có thể được coi như là một “hệ thống các biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài nhà trường, được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng thoả đáng rằng các hoạt động và sản phẩm đào tạo sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng đào tạo”. Bảo đảm chất lượng đào tạo là toàn bộ các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lí, mục tiêu hoạt động, điều kiện nguồn lực, các thủ tục, quy trình và những biện pháp để duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo, thông qua sự tồn tại và sử dụng chúng, các chuẩn mực trong đào tạo sẽ được duy trì và chất lượng sẽ được nâng lên. Nói cách khác, bảo đảm chất lượng có nghĩa là tạo ra sản phẩm không lỗi, làm đúng như thiết kế ngay từ đầu và làm đúng ở mọi thời điểm. Chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn được bảo đảm bởi một hệ thống, đó là hệ thống bảo đảm chất lượng, hệ thống này sẽ chỉ ra chính xác phải làm thế nào và theo những tiêu chuẩn nào. Các tiêu chuẩn chất lượng được sắp xếp theo những thể thức thích hợp trong hệ thống bảo đảm chất lượng. * Mô hình BS 5750/ ISO 9000 19
  • 22. Khoảng từ đầu thập kỷ 90, giới quản lý giáo dục quan tâm tới tiêu chuẩn Anh BS 5750 và tương đương với nó là tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 Bản chất của mô hình BS 5750/ ISO 9000 là một hệ thống các văn bản quy định tiêu chuẩn và quy trình chi tiết, nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất bảo đảm mọi sản phẩm hay dịch vụ phải phù hợp với mẫu mã, quy cách, các thông số kỹ thuật quy định trước đó với mục tiêu là tạo một đầu ra “phù hợp với mục đích”. BS 5750/ ISO 9000 đưa ra một kỷ luật nghiêm ngặt đối với những người sử dụng, đồng thời đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực, tài lực và thời gian. Mọi người phải nắm được các yêu cầu đặt ra và tuân thủ các quy trình một cách nghiêm túc. Mô hình này đã và đang được ứng dụng để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng các cơ sở đào tạo theo tiêu chuẩn ISO 9000. * Mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo ISO 9000: 2000 Với quan điểm các cơ sở đào tạo là một loại hình dịch vụ xã hội, một số nước đã và đang áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 với yêu cầu cơ bản là hình thành ở các cơ sở đào tạo hệ thống quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng Mô hình quản lý chất lượng theo ISO 9000: 2000 20 Khách hàng và các bên quan tâm Yêu cầu đặt hàng Thoả mãn nhu cầu khách hàng Sản phẩm đầu ra Trách nhiệm lãnh đạo Quản lý Kế hoạch Quá trình gia công Quá trình gia công
  • 23. Mô hình quản lý chất lượng theo ISO là quá trình tuân thủ chặt chẽ theo các yêu cầu sau: Viết những gì đã làm, làm những gì đã viết, kiểm tra những việc đang làm so với những gì đã viết, lưu hồ sơ, xem xét duyệt lại hệ thống một cách thường xuyên. * Mô hình quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục và đào tạo ở trường cao đẳng, đại học. Đây là mô hình quản lí toàn bộ quá trình đào tạo để bảo đảm chất lượng các cấp từ đầu vào, quá trình và đầu ra, kết quả đào tạo và khả năng thích ứng về lao động và việc làm. Mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM được áp dụng trước hết ở các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo với nhiều mô hình cụ thể khác nhau như mô hình Châu Âu về quản lý chất lượng tổng thể trong giáo dục (EUTQM on ED); Mô hình cấu trúc các thành phần của quá trình đào tạo (Mô hình SEAMEO). ở cấp độ vĩ mô (nhà nước) việc sáp nhập một số cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục với cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Mô hình bảo đảm chất lượng dựa trên cơ sở mô hình quản lý chất lượng tổng thể TQM với xu hướng phi tập trung hoá, tăng cường phân cấp quản lý giáo dục, đề cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo nói chung và trong chất lượng đào tạo nói riêng. Hình thành văn hoá chất lượng và hệ thống chất lượng của các cơ sở đào tạo thông qua quá trình đánh giá bên trong. Vai trò quản lý nhà nước được thể hiện cụ thể ở việc hoạch định chính sách chất lượng, hệ thống các chuẩn mực bảo đảm chất lượng, xây dựng và ban hành quy trình, cơ chế thực hiện đánh giá bên ngoài để đánh giá công nhận hoặc kiểm định chất lượng đào tạo. Việc chuyển sang mô hình bảo đảm chất lượng là một bước tiến lớn về quản lý chất lượng đào tạo cả ở cấp vi mô (nhà trường) và cấp vĩ mô (quản lý nhà nước). 21
  • 24. Các phân tích trên cho thấy, những thước đo đơn giản về hiệu quả hay thành tích của một nhà trường là những chỉ số không đầy đủ về chất lượng thực sự của trường đó. Các chỉ số hiệu quả của nhà trường chỉ là một phần của một hệ thống và cũng không phải là phần quan trọng nhất. Các chỉ số về đầu vào, quá trình của hệ thống đều là các cấu thành có tầm quan trọng như nhau trong việc xác định chất lượng của một nhà trường. * Mô hình kiểm định chất lượng Chất lượng giáo dục là một vấn đề luôn được xã hội quan tâm vì tầm quan trọng hàng đầu của nó đối với sự nghiệp phát triển đất nước nói chung, sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng. Mọi hoạt động giáo dục được thực hiện đều hướng tới mục đích góp phần đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục; và một nền giáo dục ở bất kì quốc gia nào bao giờ cũng phải phấn đấu để trở thành một nền giáo dục chất lượng cao. Mặc dù vậy, do tính chất phức tạp, đa dạng, nhiều chiều của vấn đề, hiểu đầy đủ về chất lượng giáo dục cũng như xác định quy trình, phương pháp, kĩ thuật đánh giá chất lượng giáo dục một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội, của giáo dục trong một hoàn cảnh cụ thể không phải là điều đơn giản. Một vài năm trở lại đây, trong lí luận và thực tiễn giáo dục Việt Nam đã xuất hiện một khái niệm khá mới mẻ: kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD). Là một giải pháp quản lí chất lượng nhằm đưa ra những kết quả tin cậy bằng cách kiểm soát các điều kiện, quá trình tổ chức giáo dục thông qua những tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số ở các lĩnh vực cơ bản của hệ thống giáo dục cũng như của các cơ sở giáo dục, KĐCLGD ở Hoa Kì và nhiều nước phát triển trên thế giới đã trở thành hoạt động thường xuyên, quen thuộc, thậm chí trở thành điều kiện tồn tại của nhiều cơ sở giáo dục (trước hết là giáo dục đại học). Trong khi đó, ở Việt Nam, KĐCLGD vẫn còn là một lĩnh vực chưa thực 22
  • 25. sự được nhiều người, thậm chí cả những người trực tiếp làm công tác quản lí giáo dục các cấp hiểu, đánh giá và quan tâm đúng mức. Trong hệ thống các mô hình quản lí chất lượng giáo dục, KĐCLGD thực chất là bước phát triển của một mô hình quen thuộc hơn: mô hình đánh giá chất lượng giáo dục. Do vậy, KĐCLGD thường được quan niệm là một quá trình đánh giá ngoài nhằm đưa ra một quyết định công nhận tính chuẩn mực của một cơ sở giáo dục hay một chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục. Chẳng hạn, theo định nghĩa của CHEA (Hiệp hội kiểm định giáo dục đại học), KĐCLGD đại học được xác định là “một quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài, được giáo dục đại học sử dụng để khảo sát đánh giá các cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học và các ngành đào tạo đại học nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng" (CHEA, 2003); còn theo cách diễn đạt của SEAMEO (Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á): KĐCLGD đại học là“một quá trình đánh giá nhằm đưa ra một quyết định công nhận một cơ sở giáo dục đại học hay một ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học đáp ứng các chuẩn mực quy định” (SEAMEO, 2003). Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng: trong mô hình đánh giá chất lượng giáo dục, để phân biệt các loại đánh giá trường học, người ta thường dựa vào tính chất của các thành phần tham gia đánh giá. Có bốn nhóm chính tham gia đánh giá trường học là: - Các tổ chức đánh giá độc lập/các nhà tài trợ hoặc cơ quan quản lí đề xướng việc đánh giá; - Các cán bộ đánh giá (có chuyên môn); - Những người có thể cung cấp thông tin; - Người sử dụng hoặc tiếp nhận các kết quả đánh giá. Nếu cả bốn nhóm trên ở trong cùng một tổ chức, người ta gọi đó là “đánh giá trong” hay “tự đánh giá”; trong trường hợp ngược lại, người ta gọi đó là “đánh giá ngoài”.KĐCLGD bao gồm trong mình cả hai loại hình đánh 23
  • 26. giá cơ bản đó; nói cách khác, để hiểu đầy đủ hơn về KĐCLGD theo đúng quy trình của nó, vấn đề cần xác định thêm là: KĐCLGD tuy là một quá trình đánh giá ngoài nhưng nhiệm vụ chủ yếu của đánh giá ngoài ở đây lại là đánh giá kết quả tự đánh giá. Tự đánh giá là một khâu quan trọng trong hoạt động KĐCL các cơ sở giáo dục. Đây là quá trình cơ sở giáo dục tự xem xét, đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do cơ quan có thẩm quyền ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục – dạy học, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như các vấn đề liên quan khác, từ đó tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.Tự đánh giá không chỉ tạo cơ sở cho công tác đánh giá ngoài mà còn là điều kiện để cơ sở giáo dục cải tiến chất lượng, do vậy, có thể xem KĐCLGD là sự thể chế hoá được phát triển đầy đủ nhất về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa cơ sở giáo dục đối với chất lượng của mình và đối với công luận. KĐCLGD không những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất lượng đào tạo mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho các trường đã qua kiểm định. Chính điều này là một trong những đặc điểm làm nên sự khác biệt giữa KĐCLGD với các mô hình quản lí chất lượng giáo dục khác, chẳng hạn như thanh tra giáo dục… Một vấn đề nữa cần lưu ý đối với công tác KĐCLGD là: KĐCLGD tuy là một quá trình đánh giá ngoài nhưng tính chất chủ yếu của đánh giá ngoài là đánh giá đồng cấp; và một trong những mục tiêu cơ bản của đánh giá ngoài là giúp cơ sở giáo dục nhận thấy rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu và đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng của mình hợp lí, thiết thực hơn. Đây là một đặc điểm hết sức quan trọng khiến cho KĐCLGD nhanh chóng hoà nhập được vào các hoạt động của cơ sở giáo dục trong một không khí làm việc thân thiện, cởi mở. 24
  • 27. Để có thể đánh giá chính xác chất lượng, hiệu quả hoạt động của một hệ thống hay một tổ chức giáo dục, giới nghiên cứu hết sức quan tâm đến việc xây dựng một bộ thước đo bao gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ số làm căn cứ chủ yếu để xem xét chất lượng giáo dục gắn với mục tiêu theo những yêu cầu và trong những lĩnh vực, điều kiện thực tế khác nhau. Dựa vào mô hình đánh giá chất lượng giáo dục cơ bản, chúng ta có bốn hệ tiêu chí đánh giá sau đây đối với một cơ sở giáo dục: Các tiêu chí thể hiện bối cảnh chung của cơ sở giáo dục (các chuẩn mực được thiết lập bởi cơ quan quản lí cấp trên, hoàn cảnh kinh tế - xã hội địa phương, sự hỗ trợ của cộng đồng…); Các tiêu chí đầu vào (nguồn lực tài chính, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên, nguồn tuyển sinh, kích cỡ lớp học, trang thiết bị của nhà trường, cơ sở vật chất…); Các tiêu chí đánh giá quá trình (các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo của nhà trường, đội ngũ giáo viên, môi trường sư phạm, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập…) Các chỉ số về đầu ra (sản phẩm) (kết quả đạt được của sinh viên về các môn học cơ bản, tỉ lệ sinh viên lên lớp, tỉ lệ sinh viên bỏ học, tỉ lệ sinh viên tiếp tục theo học bậc cao hơn, tỉ lệ sinh viên tìm được việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp…). Tiếp tục phát triển các hệ tiêu chí đánh giá này, KĐCLGD sẽ tiến hành xây dựng các quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cho từng loại hình trường và dùng quy định tiêu chuẩn đó làm công cụ để đánh giá mức độ yêu cầu và điều kiện mà các cơ sở của từng loại hình trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Các tiêu chuẩn (gồm nhiều tiêu chí) kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phải quán triệt quan điểm tiếp cận tổng thể, đánh giá toàn bộ các lĩnh vực hoạt động giáo dục của nhà trường. Các yếu tố được đánh giá có mối quan hệ biện 25
  • 28. chứng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, có tác động ảnh hưởng qua lại với nhau và với chất lượng sản phẩm giáo dục của nhà trường. Theo tinh thần ấy, KĐCLGD là một công cụ nhằm mục đích xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của cơ sở giáo dục, thông qua sự đánh giá tổng thể về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng. Kết quả kiểm định là thước đo cơ sở giáo dục trong chuẩn chất lượng, đạt được những gì, còn thiếu những gì để điều chỉnh, bổ sung các điều kiện và tổ chức giáo dục, nhằm đạt chuẩn chất lượng. Kết quả kiểm định sẽ được công khai với cơ quan chức năng quản lí và xã hội. Ðiều đó một mặt là sự thể chế hoá được phát triển đầy đủ nhất về tính chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục đối với công luận, mặt khác sẽ thúc đẩy tích cực các cơ sở giáo dục phải tìm nhiều giải pháp, giải bài toán đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị mình. KĐCLGD được coi là hoạt động có hiệu quả khi không chỉ đánh giá xem một trường hay một chương trình đào tạo có đạt chất lượng hay không mà còn phải có vai trò như những chuyên gia tư vấn sẵn sàng giúp nhà trường giải quyết các vấn đề tồn đọng và không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục - đào tạo. Một số nơi, KĐCLGD còn nhằm mục đích giải trình với xã hội, với các cơ quan quyền lực hay các cơ quan, tổ chức tài trợ, cấp kinh phí. Người học trước khi lựa chọn trường để đăng kí dự tuyển, các doanh nghiệp sử dụng lao động trước khi tuyển chọn cũng thường cân nhắc xem nhà trường hay ngành đào tạo đã được kiểm định hay chưa… Hiện nay, công tác KĐCLGD đã được khẳng định về mặt pháp lí trong Luật Giáo dục 2005 (Điều 17, Điều 99) và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 1/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời được Bộ Giáo dục và Đào tạo 26
  • 29. (GD&ĐT) lựa chọn là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Cho đến nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về KĐCLGD nói chung và KĐCLGD đại học, cao đẳng nói riêng. Theo đó bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng là mức độ yêu cầu và điều kiện mà trường đại học, cao đẳng phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục gồm 10 lĩnh vực: Sứ mạng và mục tiêu của nhà trường; tổ chức và quản lí; chương trình đào tạo; các hoạt động đào tạo; đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên; người học; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động hợp tác quốc tế; thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác; tài chính và quản lí tài chính. Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng với 10 khía cạnh, như đã nói ở trên, đã bao quát gần như toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến cơ chế quản lí cũng như các mặt hoạt động của một trường đại học, cao đẳng hiện đại, tiệm cận với các tiêu chuẩn của các nước trong khu vực và quốc tế. Như vậy có khá nhiều mô hình quản lý chất lượng đào tạo khác nhau đã được xác lập, từng mô hình quản lý lại có những nội dung quản lý cụ thể phù hợp với nó. Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định trong quản lý chất lượng đào tạo, Vì vậy, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng trường cao đẳng, đại học các chủ thể quản lý có thể lựa chọn những mô hình quản lý chất lượng phù hợp, từ đó xác định những nội dung quản lý thiết yếu nhất để xem xét, đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường. 1.2.2. Nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là một trường dân lập còn non trẻ, những điều kiện bảo đảm và kiểm soát chất lượng 27
  • 30. còn có nhiều khó khăn. Vì vậy, việc xác định nội dung quản lý chất lượng đào tạo không thể theo riêng một mô hình quản lý chất lượng nào, mà cần hướng vào những vấn đề thiết yếu nhất của sự phát triển nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước nhà hiện nay. Căn cứ vào các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo và chức năng của quản lý giáo dục, đồng thời có tính đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục của trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, nội dung quản lý chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn cần tập trung vào các nội dung sau: Một là, quản lí hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến giáo dục, đào tạo. Đây là công cụ quản lý giáo dục – đào tạo của nhà trường, bảo đảm cho mọi hoạt động giáo dục, đào tạo được thực hiện có nền nếp và kỷ luật, thống nhất được mọi nỗ lực sư phạm của lực lượng giáo duc. Vì vậy, đây là nội dung quản lý chất lượng đào tạo rất quan trọng. Hai là, quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo. Nội dung quản lý này hướng vào những yếu tố cấu thành chủ yếu nhất của quá trình đào tạo. Chủ thể quản lý một khi nắm chắc và chủ động chỉ đạo một cách khoa học đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo của nhà trường thì chất lượng đào tạo của nhà trường sẽ biến đổi tích cực. Ba là quản lí thực hiện kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo. Trong bất kỳ hoạt động có tổ chức nào yếu tố kế hoạch cũng ảnh hưởng rất trực tiếp đến chất lượng của nó. Trong quản lý giáo dục, kế hoạch hóa được coi là chức năng hàng đầu của bộ máy quản lý. Kế hoạch đúng đắn, sáng tạo, cụ thể, kịp thời và được thực hiện nghiêm túc, chủ động sẽ đưa lại những thành công trong giáo dục, đào tạo của trường cao đẳng, đại học. 28
  • 31. Bốn là, quản lý cơ sở vật chât, phương tiện kỹ thuật dạy học của nhà trường. Trường cao đẳng, đại học hiện nay thường cần tới cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học rất lớn, bao gồm giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, máy móc, thiết bị kỹ thuật, hệ thống mạng, máy tính, đồ dùng dạy học… Yếu tố cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật thường tác động rất mạnh mẽ tới kết quả đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và trở thành một thành phần không thể thiếu của đảm bảo và kiểm soát chất lượng đào tạo. Vì vậy, chủ thể quản lý giáo dục không thể xem nhẹ việc quản lý cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của trường cao đẳng, đại học. Năm là, quản lí nội dung, phương thức và chất lượng hoạt đông kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo. Kiểm tra, đánh giá là chức năng của quản lý giáo dục, nó cung cấp những thông tin cần thiết về diễn biến và chất lượng của quá trình giáo dục, trên cơ sở đó giúp chủ thể quản lý có những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, quản lý nội dung, phương thức và chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo trở thành nội dung thiết yếu của quản lý chất lượng đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học. Sáu là, quản lý phẩm chất, năng lực của các chủ thể quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo. Trong bảo đảm và kiểm soát chất lượng đào tạo nhân tố con người giữ vị trí rất quan trọng, đòi hỏi chủ thể quản lý phải có phẩm chất, năng lực phù hợp. Nếu Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn quan tâm bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý có đức, có tài, xây dựng cơ quan quản lý giáo dục vững mạnh, thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý giáo dục thì sẽ quản lý có kết quả chất lượng đào tạo của nhà trường. Bảy là, quản lý việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong bảo đảm và kiểm soát thường xuyên chất lượng hoạt động đào tạo. Đây là nội dung quản lý chất lượng đào tạo của trường đại học hướng vào làm rõ việc phát huy sức mạnh 29
  • 32. tổng hợp của giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý sinh viên trong thực hiện mục tiêu, yêu cầu giáo dục. Tám là, quản lí hoạt động tự học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học tùy thuộc rất lớn vào chất lượng của đội ngũ giảng viên. Vì vậy, quản lý tốt việc phấn đấu, trưởng thành của giảng viên cũng có nghĩa là quản lý được nội dung quan trọng thuộc về chất lượng đào tạo của nhà trường. Chín là, quản lí hoạt động tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên. Trong xu thế đổi mới giáo dục, đào tạo hiện nay, tính tích cực, chủ động của sinh viên trong tự học tập, rèn luyên luôn là một chỉ báo khá chân thực về chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học. Vì vậy, đây là nội dung không được xem nhẹ trong quản lý chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. Tựu chung lại chín nội dung quản lý chất lượng đào tạo vừa nêu trên mặc dù không bao gồm hết các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học, nhưng đã tập trung vào những yếu tố cốt lõi nhất cấu thành chất lượng của quá trình đào tạo. Những nội dung quản lý này sẽ trở thành những tiêu chí cho việc phân tích thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn. 1.3. Những nhân tố tác động đến quản lí chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học 1.3.1. Tác động của m o 30
  • 34. . … cao. . ưu. 1.3.4. Tác động của môi trường sư phạm trong nhà trường Môi trường sư phạm trong nhà trường là nhân tố rất quan trọng, có ảnh hướng trực tiếp đến chất lượng đạo tạo và sự phát triển nhân cách của người học. Nó được cấu thành bởi các mối quan hệ giáo dục, trước hết là quan hệ giảng viên – sinh viên, quan hệ đồng nghiệp của giảng viên, quan hệ sinh viên – sinh viên và các hoạt động chung, các phong trào thi đua trong dạy và học … của toàn trường. Những quan hệ và hoạt động này có vai trò không nhỏ trong bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. 32
  • 35. Các chủ thể quản lý giáo dục ở trường cao đẳng, đại học có thể thông qua các mối quan hệ giáo dục và hoạt động chung trong môi trường sư phạm để nắm thông tin về chất lượng đào tạo, đồng thời tác động để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy và học. Mặt khác, tình đoàn kết, nhân ái trong các tập thể, tính kỷ luật, trình độ trật tự, kỷ cương chung của môi trường sư phạm lành mạnh còn là điều kiện thuận lợi để các quyết định của người quản lý về bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo dễ được tiếp nhận và triệt để thi hành bới những người thuộc quyền. Tất cả những điều đó đã nói lên rằng, môi trường sư phạm thực sự là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quản lý chất lượng đào tạo của trường cao đẳng, đại học. a nhà trường, cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên nhìn nhận, xem xét đánh giá những thuận lợi, khó khăn. Từ đó có biện pháp sát đúng chỉ đạo hoạt động đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo có hiệu quả cao. * * * Quản lý chất lượng đào tạo thực chất là bảo đảm các điều kiện thực hiện và kiểm soát chất lượng của các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo nhằm làm cho sản phẩm đào tạo đạt tới được mục tiêu đào tạo đã đề ra. Nội dung quản lý chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn được xác lập dựa trên sự vận dung những mô hình quản lý chất lượng đào tạo hiện hành trên thế giới và trong nước cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của Nhà trường. Những kết quả khảo sát theo các nội dung quản lý chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đã cho thấy, Nhà trường đã có nhiều thành công trong bảo đảm và kiểm soát chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động, nhưng cũng còn không ít những hạn chế, bất cập về công cụ quản lý, thực hiện các chức năng quản lý, 33
  • 36. các điều kiện bảo đảm cho quản lý... Điều đó đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của các chủ thể quản lý ở Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn tới vấn đề quản lý chất lượng đào tạo trong thời gian 34
  • 37. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN 2.1. Đặc điểm tình hình tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn 2.1.1. Đặc điểm về tổ chức, nhiệm vụ của Nhà trường. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là một trường đặc thù chuyên đào tạo về các lĩnh vực như: Kinh tế, Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch. Được thành lập theo quyết định số: 5845/ QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ký. Nhiệm vụ của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn là: - Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật dựa trên đặc điểm là một trường đào tạo về văn hóa, nghệ thuật. Hiện nay, tổ chức bộ máy của nhà trường bao gồm: Hội đồng Quản trị, Ban giám hiệu, các Đoàn thể và 8 phòng ban, 6 khoa, 4 trung tâm chức năng. 2.1.2 Đặc điểm về điều kiện bảo đảm cho hoạt động đào tạo. Điều kiện đất đai và cơ sở vật chất của nhà trường gồm có: Tổng diện tích quỹ đất của trường hiện có là 7,2 ha. Trong đó diện tích ở nội thành là 1,1ha và diện tích ở ngoại thành là 6,1 ha. Khu đất nằm ở ngoại thành là khu 35
  • 38. Đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản đồng ý giao cho trường khu đất này. Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch có nhiều cơ sở khác nhau, bố trí khá phân tán, gây trở ngại cho quản lý nhà trường nói chung, quản lý chất lượng đào tạo nói riêng. Cụ thể: Trụ sở của Trường hiện nay đặt tại 83/1 Phan Huy Ích, phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM. Cơ sở 2 của nhà trường là Khu I-2 Khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi, Tp.HCM. Khu đất này sẽ là cơ sở chính của trường sau khi đã xây dựng xong một số hạng mục ở cơ sở 3. Cơ sở 3 của trường nằm cạnh trụ sở 83/1 Phan Huy Ích, phường 12, Quận Gò Vấp, Tp.HCM có địa chỉ 73/479A Phan Huy Ích, P.12, Q.Gò Vấp, TP.HCM cơ sở này rộng 3.097 m2 sẽ xây dựng ở giai đoạn 1. Trường còn sở hữu một số cơ sở như: khu tập thể của cán bộ nhân viên (ở quận 12); cơ sở thực hành cho các loại hình dịch vụ du lịch (ở Tân Bình, quận 7, ở Nhà Bè). Tổng diện tích xây dựng trường hiện nay là 78.349m2 (có bảng phụ lục đính kèm) Để phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên học sinh, nhà trường đã tiến hành xây dựng các phòng thực hành với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và có chất lượng cho từng khoa: • Khoa Du lịch: trường đã xây dựng một hệ thống mô hình phòng khách sạn với tiêu chuẩn 4 sao có đầy đủ các tiện nghi như: buồng (6 phòng), quầy bar (2 quầy), bếp (1 phòng) với diện tích hơn 1.000m2; Hiện nay trường đang tiếp tục làm các phòng thực hành phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và du lịch – resort. • Khoa Nghệ thuật: được trang bị các phòng thực hành đàn (3 phòng), phòng vẽ (2 phòng), phòng cắt may (2 phòng), sân khấu biểu diễn (3 phòng + 1 hội trường), phòng máy may (2 phòng): Tổng cộng 13 phòng với diện tích 700m2. • Khoa Kinh tế: bao gồm các phòng thực hành phục vụ cho các chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Phát hành xuất bản ấn phẩm: bao gồm 6 phòng với diện tích 300m2. 36
  • 39. • Khoa Ngoại ngữ: trường đã trang bị đầy đủ các phòng lab, phòng chiếu cho sinh viên, thêm vào đó là phòng thực hành tiếng Hàn với đầy đủ sách học và tư liệu được tài trợ bởi Tổ chức của Hàn Quốc: bao gồm 2 phòng với diện tích 180m2. • Trường còn có một số cơ sở ở Nhà Bè, Tân Bình và ở quận 7 là những cơ sở thực hành cho du lịch nghĩ dưỡng, du lịch nhà hàng khách sạn… cũng thuộc quyền sở hữu của nhà trường. Ngoài ra trường còn có các quan hệ với các doanh nghiệp ngoài trường để hỗ trợ sinh viên có nơi kiến tập và thực tập tốt nghiệp trong thời gian học tập tại trường Nhà trường đã trang bị đầy đủ các phòng học và các trang thiết bị dạy học đáp ứng cho nhu cầu học tập của 15.000 sinh viên. Thư viện của Nhà trường được xây dựng khá hoàn chỉnh, có lượng tư liệu, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên phong phú. Trong thư viện nhà trường đã có 11.418 đầu sách phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và đọc sách của học sinh, sinh viên 2.1.3 Đặc điểm về sự đa dạng ngành nghề đào tạo. Một là: Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp: Nhà trường đào tạo 14 ngành trung cấp chuyên nghiệp. Đó là các ngành đã được Bộ GD&ĐT có quyết định mở ngành: Thanh nhạc; Diễn viên; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang; Phát hành xuất bản ấn phẩm; Thư ký văn phòng; Lữ hành – Hướng dẫn viên; Quản lý khách sạn nhà hàng; Quản lý văn hóa; Mạng máy tính; Hạch toán – Kế toán; Tài chính ngân hàng; Tài chính doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp – sản xuất. Hai là: Đào tạo Cao đẳng: Nhà trường đào tạo 17 ngành hệ Cao đẳng. Đó là các ngành đã được Bộ GD&ĐT có quyết định mở ngành: Thanh nhạc; Diễn viên kịch – điện ảnh; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang; Kinh doanh 37
  • 40. xuất bản phẩm; Thư ký văn phòng; Việt Nam học; Quản trị Khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Tiếng Nhật; Tiếng Hàn Quốc; Tiếng Trung Quốc; Tiếng Anh; Tin học ứng dụng; Quản trị kinh doanh; Kế toán; Tài chính - Ngân hàng. 2.1.4. Đặc điểm về đội ngũ giáo viên, giảng viên của nhà trường. Trong những năm qua, để cố gắng trở thành một trong những trường phát triển toàn diện, nhà trường đã có một chiến lược phát triển đội ngũ quản lý và đội ngũ giảng viên. Đến nay, nhà trường có một đội ngũ đủ về số lượng, đạt về chất lượng. Đến hết tháng 31/12/2012, quy mô đội ngũ cán bộ công nhân viên và giáo viên, giảng viên nhà trường: 696 người, bao gồm: giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy 561 người (chiếm 80,6%); cán bộ phục phụ chuyên môn: 54 người (chiếm 7,7%); cán bộ phục vụ hành chính: 81 người (chiếm 11,7%). Giảng viên có trình độ sau đại học: 293 người (chiếm 52.22%) tổng số giảng viên), trong đó: 53GV từ trình độ Tiến sĩ trở lên, 240 thạc sĩ. Giáo viên cơ hữu 354 (chiếm 63.10% tổng số giáo viên), trình độ sau đại học: 171 người (chiếm 48,3% giảng viên cơ hữu) gồm: 43GV từ trình độ Tiến sĩ trở lên, 128 thạc sĩ. Giảng viên thỉnh giảng: 207 người (chiếm 36,9%), trong đó: 10GV từ trình độ Tiến sĩ trở lên, 112 thạc sĩ, 85 cử nhân chủ yếu công tác tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; các giảng viên thỉnh giảng đều đáp ứng tiêu chuẩn của Luật Giáo dục: có trình độ, kiến thức chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp, được đào tạo nghiệp vụ sư phạm. 2.2. Thực trạng, nguyên nhân trong quản lí chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn hiện nay Nhằm đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn tìm rõ nguyên nhân những mặt 38
  • 41. mạnh, yếu trong quản lí chất lượng của nhà trường, từ đó để xuất với Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường có những chủ trương biện pháp sát đúng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nhà trường Chúng tôi tiến hành điều tra ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên về các nội dung quản lí chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn với số lượng 200 phiếu hỏi, kết quả thu được như sau: Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu Số Lượng % Số Lượng % Số Lượng % Số Lượng % 1. Quản lí hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến giáo dục, đào tạo 92 46 70 35 38 19 2. Quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo 82 41 66 33 32 16 3. Quản lí thực hiện kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo 108 54 50 25 22 11 4. Thực trạng về quản lí các điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường 112 56 68 34 20 10 5.Quản lí công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, đào tạo 92 48 66 33 38 19 6. Năng lực quản lý của các chủ thể trong quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo 136 68 44 22 20 10 7. Việc phối hợp giữa các 39
  • 42. Nội dung Tốt Khá Trung bình Yếu Số Lượng % Số Lượng % Số Lượng % Số Lượng % lực lượng (cơ quan, khoa giáo viên) trong việc quản lý chất lượng đào tạo được phát huy 150 75 26 13 24 12 8.Quản lí hoạt động tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của giáo viên 124 62 44 22 34 17 9.Quản lí hoạt động tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên 122 61 42 21 36 18 Dựa trên kết quả điều tra và thực tiễn quản lí chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn chúng tôi nhận thấy: 2.2.1.Những ưu điểm cơ bản trong quản lý chất lượng đào tạo. * Trong quản lí hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến giáo dục, đào tạo: Hệ thống các văn bản, quy chế, quy định về quản lý giáo dục nói chung, quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường nói riêng được nhà trường hết sức coi trọng. Qua khảo sát cho thấy, hiện nay toàn trường đang duy trì quản lý hoạt động GD – ĐT trên một số loại văn bản, như: Quy chế GD - ĐT; quy chế hoạt động nghiên cứu khoa học, thông tin khoa học; quy định tự học...Các loại văn bản, quy chế, quy định trên được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan chức năng cấp trên và thực tế hoạt động GD – ĐT của nhà trường, bước đầu đã phát huy được hiệu quả nhất định. Khi chúng tôi điều tra, khảo sát đánh giá hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến đào tạo, cho thấy có 46,00% cán bộ quản lý cho rằng 40
  • 43. là đầy đủ và phù hợp ( mức tốt), có 35,00% ( mức khá) cho rằng chưa đầy đủ và phù hợp và có 19,0% ( mức trung bình) cho rằng còn thiếu và bất cập. Cũng nội dung này thì có 41,00% (mức tốt) ý kiến của giáo viên cho rằng là đầy đủ và phù hợp, có 33,00% ( mức khá) cho rằng chưa đầy đủ và phù hợp và 26,00% (mức trung bình) cho rằng còn thiếu và bất cập. Vấn đề này được phản ánh khi chúng tôi thực hiện trao đổi với cán bộ, giáo viên các khoa có đào tạo sinh viên chuyên ngành. Hầu hết các ý kiến đều cho thấy việc nghiên cứu, bổ sung, phát triển và hoàn thiện các văn bản, quy chế, quy định làm cơ sở cho chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường là rất cần thiết. * Trong quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình của Nhà trường: Thời gian qua, Nhà trường đã dành nhiều công sức cho việc hoàn thiện mục tiêu đào tạo của tất cả các ngành đào tạo, cấp đào tạo. Đồng thời căn cứ vào khung chương trình đào tạo được Nhà nước quy đinh, Nhà trường đã tổ chức tốt việc xây dựng chương trình đào tạo cho từng ngành theo hướng cơ bản, thiết thực và hiện đại, do đó đã được người học và người sử dụng lao động từ số sinh viên của Nhà trường tốt nghiệp hoan nghênh. Thực tế, qua điều tra, số người đánh giá về quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình của Trương Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn ở mức tốt có 41%, ở mức khá có 33% số người được hỏi. Điều đó nói lên sự cố gắng lớn cua Nhà trường trong quản lý chất lượng đào tạo ở một trường cao đẳng có nhiều ngành học, với nhiều loại hình đào tạo khác nhau. * Trong quản lý thực hiện kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo: Kế hoạch hoá trong GD - ĐT được nhà trường rất quan tâm, đã xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, giai đoạn, từ cấp nhà trường đến các cấp quản lý. Cụ thể, như: Kế hoạch đào tạo; chương trình môn học, kế hoạch đầu bài; lịch giảng dạy; kế hoạch kiểm tra giảng dạy, thanh tra giảng dạy; kế hoạch thực tập cuối khóa...“Công tác tham mưu, tổ chức quản lý, thực hiện kế hoạch đào tạo và hiệp đồng giảng dạy chặt chẽ, đảm bảo đúng tiến trình, sát 41
  • 44. với tình hình thực tế, chất lượng ngày càng được nâng lên” Tính kế hoạch về quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn được thể hiện cụ thể trong lịch huấn luyện chính khoá, ngoại khoá; kế hoạch tự học; kế hoạch tuần; kế hoạch môn học. Việc triển khai thực hiện kế hoạch cũng được tiến hành khá nề nếp và khoa học. Các tập thể và cá nhân thường xuyên thực hiện kế hoạch cơ bản chủ động, nghiêm túc và đạt được các yêu cầu đề ra. Nhất là, việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đã diễn ra nhiều do có những nhiệm vụ đột xuất, song các lực lượng đã chủ động, linh hoạt giải quyết những tình huống cụ thể và đạt được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên đều khẳng định việc kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo thực hiện ở mức tốt là 54, 00%, mức khá 25, 00%, mức trung bình là 11,0%. * Trong quản lý các điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động giáo dục, đào tạo: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là một trong những nhân tố góp phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường. Nhận thức sâu sắc vấn đề này nhà trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chặt chẽ, xác định mục tiêu, nguyên tắc và nhiệm vụ quản lý. Chính vì vậy, đã phát huy được hiệu lực các chế độ quy định của quân đội về quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, sửa chữa và bảo quản một cách phù hợp. Những năm qua, Nhà trường đã rất cố gắng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho GD – ĐT nói chung. Nhà trường đã xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, tu sửa, bảo quản cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học. Theo khảo sát, điều tra cho thấy việc bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho hoạt động đào tạo, thì có 44,00% ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên sư phạm cho là ở mức tốt, 35,00% ở mức khá và 19,00% ở mức trungbình. * Trong quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo: Đây là một trong những khâu quan trọng, là chức năng cơ bản của công 42
  • 45. tác quản lí. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo được nhà trường, các cơ quan chức năng, khoa giáo viên và đơn vị quản lý sinh viên tiến hành thường xuyên và nhìn chung đảm bảo tốt. Thông qua công tác kiểm tra đã giúp cho chủ thể quản lý đánh giá kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường đạt được mức độ nào, người học gặp những khó khăn vướng mắc gì để từ đó có biện pháp quản lý tốt hơn trong thời gian tiếp theo. Hiện nay, việc trao đổi thông tin về kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo giữa Phòng Đào tạo, khoa giáo viên, đơn vị quản lý sinh viên của nhà trường là tương đối tốt. Theo điều tra xã hội học cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường nhìn chung luôn bảo đảm tốt các khâu của quy trình đánh giá và kết quả đánh giá phần nào đó đã phản ánh được thực tế chất lượng đào tạo, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo đã đánh giá cơ bản sát, đúng năng lực đào tạo của nhà trường. tổng hợp ý kiến cho thấy, số cán bộ, giáo viên cho rằng đánh giá kết quả đào tạo mức tốt là 48,00%, có 33,00% mức khá và 19,00% mức trung bình. * Trong nâng cao phẩm chất, năng lực của các chủ thể quản lý giáo dục, đào tạo: Năng lực quản lý của các chủ thể trong quản lý chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý và chất lượng đào tạo. Qua khảo sát cho thấy có tới 68% cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng năng lực của các chủ thể quản lý đạt mức tốt và 22% ý kiến cho rằng – đạt mức khá. Như vậy, năng lực quản lí của các chủ thể quản lí ở nhà trường đã được bồi dưỡng thường xuyên và luôn được đánh giá sát đúng với đặc điểm, nhiệm vụ, mục tiêu yêu cẩu của chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lí của nhà trường hiện nay. * Trong việc phối hợp các lực lượng giáo dục để bảo đảm và kiểm soát chất lượng đào tạo: Các khoa chuyên ngành đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình, xác định nội dung hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 43
  • 46. Việc xác định thời gian, thời điểm cho lựa chọn chủ đề, chuẩn bị giáo án cũng như lịch giảng rất cụ thể. Việc phân công giáo viên bảo đảm khoa học, phù hợp với chuyên môn và khả năng giảng dạy bảo đảm tính hiệu quả giảng dạy. Các giáo viên, hầu hết đều nhận thức rõ việc kết hợp giữa truyền đạt tri thức với tổ chức, quản lý trong đào tạo là đòi hỏi khách quan, là yêu cầu trong thực hiện mục tiêu của quá trình đào tạo của nhà trường. Những giáo viên được khoa phân công theo dõi, giúp đỡ sinh viên trong học tập chuyên ngành, luôn xác định rõ trách nhiệm, chủ động trong hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện của sinh viên. * Trong quản lí hoạt động tự học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên, giảng viên: Giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường, hoạt động tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của đội ngũ giáo viên là yếu tố tiên quyết trong nâng cao chất lượng đào tạo. Qua thăm dò ý kiến có 75% ý kiến đòi hỏi cho rằng quản lí hoạt động này ở mức độ tốt và 22% ở mức khá, như vậy, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã có nhiều biện pháp khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên khắc phục khó khăn để tự phát triển đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường. * Trong quản lí hoạt động tự học tập, rèn luyện của sinh viên: Quản lí hoạt động tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện của sinh viên của nhà trường được xác định là nhiệm vụ trọng tâm nhằm biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo ở mỗi sinh viên. Các cấp lãnh đạo của nhà trường đã có nhận thức đúng đắn nên hoạt động quản lí này thực hiện tương đối tốt có 61% ý kiến được hỏi cho rằng ở mức tốt và 21% cho rằng ở mức khá. 2.2.2. Những hạn chế trong quản lý chất lượng đào tạo. * Trong quản lí hệ thống văn bản, quy chế, quy định liên quan đến giáo dục, đào tạo: Hệ thống các văn bản chưa đầy đủ, đồng bộ và chất lượng một số loại 44
  • 47. văn bản, quy chế, quy định còn bộc lộ hạn chế. Đặc biệt là “Năng lực quán triệt và cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết, quy định của trên vào thực tiễn đào tạo của nhà trường” ở một số cơ quan chuyên môn, khoa giáo viên và đơn vị quản lý sinh viên chưa thực sự hiệu quả. Nhiều ý kiến cho rằng các văn bản, quy định, quy chế GD – ĐT của nhà trường hiện nay còn chưa đồng bộ, chồng chéo và việc tổ chức triển khai thực hiện có nội dung đạt hiệu quả chưa cao. Các ý kiến cho rằng nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa nội dung các văn bản, quy chế, quy định, bổ sung và hoàn thiện một số loại văn bản, chỉ thị về GD - ĐT, nhất là các quy định, hướng vầ đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, để theo sát sự vận động, biến đổi của tình hình mới đáp ứng được với yêu cầu của xã hội đặt ra. * Trong quản lí thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình của Nhà trường: Có 16% ý kiến được hỏi cho rằng thực triễn quản lí nội dung, chương trình đào tạo đạt ở mức trung bình, có những nội dung và chương trình còn chưa phù hợp, thậm chí còn lạc hậu với sự phát triển của thực tiễn, chưa bổ sung, cập nhật kịp thời dẫn tới chất lượng nội dung, chương trình đào tạo không cao. Các ý kiến cho rằng nhà trường cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo sát thực với ngành nghề đào tạo. * Trong quản lý thực hiện kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo: Do nhận thức chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa của kế hoạch đào tạo, cho nên vẫn còn một số cán bộ quản lý, giáo viên còn đơn giản, chưa quan tâm đúng mức, tính kế hoạch chưa cao, còn biểu hiện hình thức, nội dung giảng dạy chưa sát thực tiễn của nhà trường, yêu cầu đào tạo. Cho nên, việc kế hoạch hóa giáo dục, đào tạo thực hiện ở mức độ tốt 44,00%, mức khá là 36,00%, mức trung bình là 20,00%. Công tác xây dựng kế hoạch GD - ĐT nói chung và xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng đào tạo đã được Ban Giám hiệu nhà trường nhận định đó 45
  • 48. là: “Công tác quản lý, thực hiện kế hoạch huấn luyện có nội dung còn hạn chế. Lịch giảng dạy còn một số nội dung bố trí môn học, thời gian lên lớp, địa điểm thực hành chưa bảo đảm tính khoa học; thời gian dành cho thực hành chuyên ngành ít; việc bố trí, sắp xếp thời gian, trật tự các môn học, thời gian ôn luyện, kiểm tra, thi còn có những bất cập. Về vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi, phỏng vấn một số đồng chí cán bộ quản lý, ở các khoa giáo viên về thực trạng tính kế hoạch trong GD - ĐT và quản lý hoạt động đào tạo ở khối các khoa giáo viên còn bộc lộ những hạn chế, như: Việc cụ thể hoá mục tiêu đào tạo, kế hoạch, “phân chia thời gian giảng dạy” ở một số khoa, tổ bộ môn và giáo viên chưa thể hiện rõ tính kế hoạch trong quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường. * Trong quản lý các điều kiện, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động giáo dục, đào tạo: Tìm hiểu về vấn đề này qua khảo sát, trao đổi với các cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên, chúng tôi thấy rằng, măc dù nhà trường và các cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, tuy nhiên, chất lượng một số trang bị kỹ thuật dạy và học hiện đại, giảng đường, còn hạn chế, thiếu đồng bộ. Hiện nay, nhà trường vẫn chưa có được những phòng học chuyên dụng với trang thiết bị cần thiết (bảng, gương, camera, ghi âm các loại đồ dùng trực quan, các công cụ phương tiện, công cụ dạy học…) để sinh viên có thể thực hành, rèn luyện theo quy trình khoa học và chỉnh sửa các thao tác nghề nghiệp chưa chuẩn; đồng thời xem và phân tích các giờ giảng mẫu của giảng viên qua băng hình để học tập, đúc rút kinh nghiệm, mặt khác nguồn tài liệu và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học cũng như thực hành còn chậm, chưa theo kịp thực tiễn dạy học hiện nay. Cũng vấn đề này khi được hỏi thì có 76,00% ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng cần thiết phải đầu tư xây dựng, quản 46