SlideShare a Scribd company logo
1 of 100
1
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

MAI THỊ HỒNG LOAN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
2
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

MAI THỊ HỒNG LOAN
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
1
3
1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 1
3
1.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 1
7
1.3. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 2
2
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2
6
2.1. Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh 2
6
2.2. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong
quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
3
0
Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY
4
9
3.1. Yêu cầu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
4
9
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
5
2
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp đã đề xuất.
7
5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7
8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
3
1
PHỤ LỤC 8
5
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
Giảng viên GV
Giáo dục và đào tạo GD, ĐT
Nghiên cứu khoa học NCKH
Thành phố TP
Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Giáo dục - đào tạo cùng với nghiên cứu khoa học là nền tảng, động
lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX của Đảng có nêu: phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát
triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển mạnh nghiên cứu khoa
học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, phát triển nền kinh tế trí thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền
vững của đất nước” [42, tr.218].
Nghiên cứu khoa học cùng với đào tạo, bồi dưỡng là những nhiệm vụ cơ
bản nhất của các trường đại học. Hai nhiệm vụ này có tác động tương hỗ cho
nhau và cùng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Không thể có chất
lượng đào tạo nếu không tăng cường nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa
học là đòn bảy, là động lực để nâng cao chất lượng đào tạo.
Theo đó, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan
trọng trong công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý trường đại học nói
riêng. Điều 99, Luật giáo dục 2005 qui định việc tổ chức, quản lý công tác
nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục là một
trong 12 nội dung quản lý nhà nước về giáo dục.
5
Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh là một trường đại học đa
ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trải qua hơn 50 năm hoạt động,
Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng
khoa học kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ
quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng ba
(năm1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (năm 2000), Huân chương
Độc lập Hạng ba (năm 2005).
Trong nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, những năm qua nhà trường đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là hoạt động NCKH của sinh viên. Lãnh
đạo nhà trường đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác
quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; đại đa số cán bộ, giảng
viên, sinh viên của nhà trường có sự nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học của sinh viên; các cơ quan của nhà trường, nhất là Phòng Quản lý
nghiên cứu khoa học, Phòng Đào tạo và các khoa giáo viên đã có nhiều biện
pháp quản lý hoạt động nghiên cứu hoa học của sinh viên... Do đó, đã khuyến
khích sinh viên nghiên cứu khoa học, hướng vào các lĩnh vực chuyên ngành mà
sinh viên theo học. Tuy nhiên, khách quan đánh giá thì hoạt động quản lý
nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng còn nhiều bất cập, nhất là cơ chế,
chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng
trong quản lý hoạt động nghiên cứu hoa học của sinh viên chưa chặt chẽ;
nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học của sinh viên hạn chế... Đây là
những nguyên nhân làm hạn chế hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
nhà trường. Với mong muốn đưa phong trào NCKH của sinh viên phát triển
mạnh mẽ, chất lượng cao, học viên lựa chọn “Biện pháp quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý giáo dục của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
6
Công tác quản lý nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục và đào
tạo đang là vấn đề được các nhà giáo dục học, các nhà quản lý trong và ngoài
nước đặc biệt quan tâm. Dưới đây là một số tài liệu mà học viên đã nghiên cứu
và vận dụng vào trong công trình nghiên cứu của mình.
Các công trình trong nước:
Tiến sĩ Đỗ Thị Châu (Đại học quốc gia Hà Nội) đã có bài viết “Nghiên
cứu khoa học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo đại học”, Tạp chí Giáo dục, Số 96/ 9 - 2004. Tác giả đã phân
tích khá sâu sắc mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học
trong các trường đại học, từ đó khẳng định NCKH góp phần đổi mới phương
pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo đại học.
“Sinh viên nghiên cứu khoa học - Một biện pháp quan trọng để nâng
cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội.” của PGS Văn
Đình Đệ (trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Tạp chí Giáo dục Số 92/7-
2004. Tác giả đã phân tích, chứng minh một cách thuyết phục sinh viên
NCKH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó đề xuất các giải pháp
nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Bách
Khoa Hà nội.
“Sinh viên nghiên cứu khoa học - Động lực chính để biến quá trình đào
tạo thành quá trình tự đào tạo” của GS.TSKH Trần Văn Nhung (Thứ trưởng
Bộ Giáo dục Đào tạo), Tạp chí Giáo dục số 130/ kỳ 2, 1 - 2006. Bài viết đã
khẳng định NCKH của sinh viên là một trong những giải pháp để biến quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; phát huy tính tích cực tự giác, tính
sáng tạo của sinh viên trong lĩnh hội tri thức, nâng cao chất lượng đào tạo.
Nguyễn Bá Sơn (2000) Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lí. Nhà
xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. Tác giả đã bàn đến khái niệm về công tác
quản lý nói chung, phân tích các biện pháp quản lý.
7
“Phương pháp đánh giá ý nghĩa và tính khả thi của các biện pháp quản lý”
của TS Bùi Văn Quân (Trường Đại học sư phạm Hà Nội), Tạp chí giáo dục, Số 133
(kỳ 1 - 3/2006). Bài viết đã đề xuất các tiêu chí đánh giá các công trình nghiên cứu
khoa học và xem đây là một trong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa và tính khả
thi của các biện pháp quản lý.
Tác giả Vũ Tiến Thành - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục chủ
nhiệm đề tài: “Nghiên cứu những biện pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả
hoạt động khoa học và công nghệ và lao động sản xuất trong nhà trường”.
Năm 1991 GS.PTS Lê Thạc Cán - Viện Nghiên cứu đại học và giáo
dục chuyên nghiệp chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước, có tên gọi: “Tổ chức và
quản lý nghiên cứu triển khai trong các trường đại học phục vụ sản xuất, đời
sống và quốc phòng”.
Hai công trình trên đã nghiên cứu một cách hệ thống các biện pháp
nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ cũng
như triển khai ứng dụng và phục vụ sản xuất, đời sống.
Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục chủ trì đề tài cấp Bộ: “Điều tra
đánh giá hiện trạng tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường đại học và
cao đẳng Việt Nam”, do GS.TS Thân Đức Hiền làm chủ nhiệm. Đề tài đã đi
sâu tìm hiểu, điều tra nguồn lực khoa học và công nghệ của các trường đại học
và cao đẳng.
Ngoài ra còn có nhiều luận văn cao học, luận án tiến sĩ đề cập đến vấn
đề này như: năm 1998, Ninh Đức Thuật đã hoàn thành luận văn thạc sĩ “Một số
giải pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở trường
đại học trong giai đoạn mới”. Năm 2000, Cao Thị Thu Hằng và Nông Thị
Hạnh đã hoàn thành 2 luận văn thạc sĩ, nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, phân
tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục của
8
sinh viên và đưa ra các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động này cho sinh viên
trường cao đẳng sư phạm Hải Dương và cao đẳng sư phạm Cao Bằng.
Năm 2001, Bùi Thị Kim Phượng có đề tài “Thực trạng và biện pháp
nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường Cao
đẳng sư phạm Ninh Bình”.
Năm 2005, Lê Thị Thanh Chung bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Biện
pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại
học sư phạm”.
Nguyễn Thị Kim Nhung bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ chuyên
ngành quản lý giáo dục với đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học giáo dục của trường Cao đẳng sư phạm Hưng Yên”.
Các luận văn, luận án nêu trên đã nghiên cứu một cách khá toàn diện
về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở một trường đại học, cao đẳng cụ
thể. Từ phân tích lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp. Nguyễn
Thị Kiêm Nhung, trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm ra những nguyên nhân
ảnh hưởng kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường cao đẳng sư
phạm Hưng Yên, đã đề xuất 7 biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu
quả cho nghiên cứu khoa học giáo dục của trường này.
Các công trình nước ngoài:
“How to study science”, Drewes F - 2nd
Edi – Dubuque: Wm.C.Brown
Publisher, 2000 và “Be a scientist”, Moyer, L.Daniel, J.Hackett, Newyork:
Me Graw. Hill, 2000. Đây là những tài liệu có tính chất phương pháp luận và
những phương pháp cụ thể hướng dẫn từng bước đi cho những người mới
bước vào nghiên cứu khoa học rất thích hợp với đối tượng là sinh viên.
“Social research methods:Qualitative and quantitative approaches”,
Fourth edition, W. Lawrence Neuman Univercity of Wisconsin at
Whitewater, Publisher: Aliyn and Bacon, 2000. Những vấn đề được nêu ra
9
trong tài liệu này đề cập đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội. Đặc biệt
tác giả đề cập đến những vấn đề của quản lý cụ thể là quản lý khoa học.
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập đến các vấn đề khác
nhau của công tác quản lý nghiên cứu khoa học nói chung, NCKH của sinh
viên nói riêng. Các tác giả đều đề cao ý nghĩa, vai trò của NCKH đối với việc
nâng cao chất lượng dạy và học. Phân tích thực trạng, đề xuất biện pháp quản
lý NCKH của sinh viên các trường đại học. Tuy nhiên, mỗi công trình chỉ đề
cập sâu đến một vấn đề của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, gắn với
từng trường cụ thể, khó vận dụng vào thực tiễn Trường đại học Nông lâm TP
Hồ Chí Minh.
Ngày nay, với xu thế phát triển của thời đại, nền kinh tế tri thức ở nước
ta đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ phức tạp. Giáo dục nói chung, quản lý giáo
dục nói riêng đang đứng trước những yêu cầu cao hơn nhận thức về chuyên
môn. Nên hoạt động NCKH, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học phải được
quan tâm đổi mới mạnh mẽ, để những nghiên cứu mới có giá trị về lý luận và
thực tiễn được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Để góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, kế thừa phát
triển các đề tài của các tác giả đi trước, dù gặp nhiều khó khăn trở ngại nhưng
học viên mạnh dạn nghiên cứu đưa ra các biện pháp có tính khả thi nhằm quản
lý tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở Trường Đại học Nông
Lâm TP Hồ Chí Minh.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường đại
học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
10
- Luận giải cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành TP Chí Minh.
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
* Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên.
* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP
Hồ Chí Minh (tập trung vào đối tượng sinh viên năm thứ 3 và thứ 4). Các số
liệu điều tra khảo sát từ năm 2008 đến 2012.
5. Giả thuyết khoa học
Nghiên cứu khoa học và giảng dạy là nhiệm vụ trung tâm của trường
đại học, biện pháp quản lý hoạt động khoa học có vai trò rất quan trọng trong
quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường. Sinh viên trong quá trình đào
tạo phải được tập duyệt nghiên cứu khoa học với phương châm: “Học đi đôi
với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Nếu trong quá trình đào tạo, nhà
trường tổ chức và quản lý tốt hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên,
có các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sịnh viên sát
đúng, bảo đảm tính đồng bộ khả thi, sinh viên có nhận thức đúng đắn nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học, tích cực chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa
học thì chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường sẽ không ngừng được
nâng cao.
11
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục, quan điểm
thực tiễn để xem xét, phân tích những vấn đề nghiên cứu. Đồng thời đề tài
nghiên cứu còn được thực hiện dựa trên quan điểm hệ thống - cấu trúc; đối chiếu -
so sánh, logic.
*Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp
nghiên cứu khoa học và nghiên cứu quản lí giáo dục trong đó tập trung một số
phương pháp chủ yếu như:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Thực hiện việc đọc tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, hệ
thống hóa, mô hình hóa, khái quát hóa. Thông qua việc đọc các tài liệu, tác giả
phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết có liên quan thành
một hệ thống lý luận để hình thành các khái niệm, nêu giả thuyết khoa học định
hướng cho quá trình nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu các văn kiện, chính sách
của Đảng và Nhà nước, các văn bản qui phạm, qui chế về công tác quản lý giáo
dục, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, về những nhiệm vụ phát triển
của Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra: Xây dựng 2 mẫu phiếu và tiến hành điều tra
các đối tượng sau:
Loại 1: điều tra 75 cán bộ quản lý và giảng viên hướng dẫn nghiên cứu
khoa học cho sinh viên.
Loại 2: điều tra 120 sinh viên, về thực trạng và biện pháp quản lý tổ
chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
12
+ Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động lãnh đạo, tác phong quản
lý của đội ngũ quản lý, hoạt động NCKH của sinh viên để rút ra những kết
luận về nội dung cần nghiên cứu.
+ Phương pháp trò chuyện - phỏng vấn: phương pháp nghiên cứu bằng
trò chuyện - phỏng vấn bổ xung cho phương pháp điều tra bằng an két, nhằm đảm
bảo cho tính khách quan các số liệu thu được.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: để đảm bảo tính khách quan
các số liệu thu được, sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm có liên
quan tới nghiên cứu khoa học của nhà trường như: văn bản, tài liệu, các bài
tập nghiên cứu của sinh viên… Trên cơ sở đó để tìm hiểu thực trạng việc
quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
quản lý khoa học trong những năm vừa qua, để xây dựng biện pháp tổ chức
nghiên cứu cho sinh viên.
+ Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến một số cán bộ quản lý giáo dục,
cán bộ quản lý khoa học về một số nội dung NCKH.
+ Nhóm phương pháp thống kê toán học: sử dụng toán thống kê để xử
lý các số liệu đã thu thập được.
7. Ý nghĩa của đề tài
- Luận văn đưa ra quan niệm về biện pháp quản lý nghiên cứu khoa
học của sinh viên. Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động quản
lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh.
- Để xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường hiện nay.
13
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ giảng viên và sinh
viên tại các trường đại học.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
Luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 mục.
14
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Khoa học là gì? “Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội
và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư
duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát
triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.” [23, tr.16]. Hệ thống tri thức của con người
được chia thành 2 loại là tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. Tri thức
kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày
trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên
nhiên. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát
triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi
sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ
bên trong của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển
đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho
sự hình thành tri thức khoa học. Tri thức khoa học: là những hiểu biết được
tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các hoạt động này có
mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri
thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được
qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động
xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các
ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học,
toán học, sinh học…
Nghiên cứu khoa học: “NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học,
một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định
để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con
15
người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới
dạng tri thức mới có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp” [23, tr.25].
Luật Khoa học và Công nghệ 2000 qui định: “NCKH là hoạt động phát
hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy;
sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. NCKH bao gồm nghiên
cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng” [22, tr.7].
Từ những định nghĩa trên có thể hiểu: NCKH là hoạt động để sáng tạo
ra khoa học, trong đó:
Bản chất của NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm
nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức để sử dụng vào cải tạo thế giới.
Chủ thể của NCKH là các nhà khoa học với những phẩm chất trí tuệ và
tài năng đặc biệt, được đào tạo chu đáo.
Khách thể của NCKH là các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư
duy mà nhà khoa học nghiên cứu để khám phá, sáng tạo ra tri thức khoa học.
Đối tượng của NCKH là tri thức khoa học. Tri thức khoa học có những
điểm khác với tri thức thông thường. Tri thức thông thường là những tri thức
mà “Bằng các giác quan, con người tri giác, cảm nhận về bản thân, về thế giới
và xã hội xung quanh, từ đó có những kinh nghiệm sống, những hiểu biết về
mọi mặt. Tri thức thông thường được hình thành trong cuộc sống hàng ngày,
được con người sử dụng, trao đổi với nhau, truyền đạt lại cho nhau, chúng dần
được hoàn thiện. Tri thức khoa học là kết quả của quá trình nhận thức có mục
đích, có kế hoạch, có phương pháp và phương tiện đặc biệt, do đội ngũ các
nhà khoa học thực hiện. Tri thức khoa học và tri thức thông thường có sự
khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Mục đích của NCKH là tìm tòi, khám phá bản chất và các qui luật vận
động của thế giới, tạo ra thông tin mới, nhằm ứng dụng vào sản xuất vật chất
hay tạo ra các giá trị tinh thần để thoả mãn nhu cầu cuộc sống của con người.
16
Quá trình nghiên cứu thường được thực hiện trong một cơ quan nghiên
cứu được tổ chức chặt chẽ, có chương trình chiến lược hoạt động.
Hoạt động nghiên cứu khoa học: là một hoạt động tìm kiếm, xem xét,
điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức… đạt
được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự
vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương
tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn.
Thực chất hoạt động NCKH chính là các quá trình hoạt động sản xuất
tinh thần mà sản phẩm của nó là hệ thống tri thức khoa học. Hệ thống ấy tham
gia ngày càng sâu sắc và đầy đủ vào quá trình sản xuất vật chất và mọi mặt
của đời sống xã hội. Ở một góc độ nào đó, đứng trên quan điểm thực tiễn thì
“khoa học” và “hoạt động NCKH” có thể được hiểu là hai khái niệm đồng
nghĩa. Về bản chất, người ta hiểu “hoạt động khoa học” chính là nghiên cứu.
Khoa học và hoạt động NCKH là hai mặt của một vấn đề thống nhất, không
thể tách rời. Thế nhưng, khái niệm “Hoạt động NCKH” có ngoại diên hẹp hơn
khái niệm “hoạt động khoa học”. Thuật ngữ “Hoạt động khoa học” bao gồm
các hoạt động khác nhau trong lĩnh vực khoa học. Hoạt động khoa học và
công nghệ bao gồm: Hoạt động NCKH; hoạt động dịch vụ khoa học và công
nghệ; hoạt động chuyển giao công nghệ.
Hoạt động NCKH là một nội dung của hoạt động khoa học và công
nghệ. Với tư cách là một nội dung của hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt
động NCKH được hiểu là tổ hợp những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng
dụng và triển khai được thực hiện để đạt mục tiêu của khoa học đã đặt ra.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng: “Học đi đôi với hành, giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, thì nghiên cứu
khoa học cùng với đào tạo, bồi dưỡng là hai nhiệm vụ cơ bản nhất của các
17
trường đại học. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của trường đại học đã được quy
định tại mục 2, điều 9 trong “Điều lệ trường đại học” năm 2003 và qui định tại
điều 59 trong bộ Luật giáo dục 2005. Theo đó, trường đại học có nhiệm vụ: tiến
hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên
cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo qui định của Luật
khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các qui định khác của pháp luật.
NCKH của sinh viên là một hoạt động chính khóa, bao gồm các nội
dung: nghiên cứu nắm vững nội dung các môn học; viết tiểu luận, thu hoạch;
bài tập; viết chuyên đề; viết khóa luận tốt nghiệp; tham gia nghiên cứu các đề
tài khoa học của trường giao hay các hợp đồng với bên ngoài; tham gia các
buổi sinh hoạt khoa học ở cấp khoa, cấp trường; tham gia thực hiện các đề tài
khoa học của giảng viên dưới dạng điều tra, khảo sát thu thập số liệu, phổ
biến khoa học...
Thực chất của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở
trường đại học là một hình thức tổ chức dạy học của nhà trường, đó là quá
trình sinh viên vận dụng các kiến thức tổng hợp đã được học và phương
pháp luận nghiên cứu khoa học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt
ra trong quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của người dạy, nhằm phát triển
năng lực trí tuệ, rèn luyện phương pháp và phẩm chất tự học, tự nghiên
cứu, góp phần hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.
Bản chất hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động sáng
tạo của sinh viên dưới sự hướng dẫn của người thầy nhằm nắm vững tri thức khoa
học và khám phá tri thức mới. Chủ thể hoạt động nghiên cứu khoa học là sinh
viên. Khách thể nghiên cứu khoa học là thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy đầy
phức tạp và bí ẩn, trong đó mỗi bộ môn khoa học có một lĩnh vực, một góc
độ, một đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Mục đích nghiên cứu khoa học
là tìm tòi, khám phá ra bản chất và quy luật của thế giới khách quan, trên cơ
18
sở đó khái quát hệ thống tri thức khoa học và vạch ra con đường ứng dụng
chúng vào thực tiễn phục vụ cho cuộc sống của con người. Hình thức hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên rất đa dạng phong phú, như bài tập,
thu hoạch, tiểu luận, đồ án tốt nghiệp, hội thảo khoa học, viết báo, tham gia đề
tài các cấp...
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khác với hoạt động nghiên
cứu khoa học của các nhà khoa học ở chỗ: hoạt động của các nhà khoa học là hoạt
động của các chuyên gia, các nhà khoa học được đào tạo cơ bản và có trình độ
cao, có thực tiễn nghiên cứu, hoạt động của các nhà khoa học diễn ra ở phạm vi
rộng, nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chủ yếu diễn ra
trong phạm vi hẹp, phạm vi nội dung học tập trong quá trình đào tạo tại nhà
trường đại học, là hoạt động có tính chất luyện tập thực hành nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của người thầy, nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tư duy
khoa học, kỹ năng học tập nghiên cứu ban đầu. Hoạt động nghiên cứu khoa học
của các nhà khoa học là hoạt động sáng tạo, thực hiện một bước nhảy vọt trong
quá trình nhận thức tự nhiên, xã hội, tư duy. Còn hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên được sự hướng dẫn của thầy giáo là để tìm hiểu một vấn đề mà nhân
loại đã biết nhằm giúp sinh viên làm quen với cách suy nghĩ và làm việc khoa học.
Chính vì vậy, hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên luôn có
quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Hiệu quả hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu
tố quản lý giữ vai trò quyết định.
1.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Quản lý là thuộc tính của mọi quá trình lao động, một hiện tượng xã hội
đặc biệt, xuất hiện rất sớm. Thuật ngữ quản lý cho đến nay được người ta hiểu
ở rất nhiều các cấp độ khác nhau. Frederick Winslon Taylor (1856 – 1915)
19
cho rằng: quản lý là biết được chính xác điều mình muốn người khác làm và
sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ
nhất. Các tác giả Việt Nam khi nghiên cứu về khoa học quản lý đều nhấn mạnh
đến các yếu tố: chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Tác giả
Trần Quốc Thành cho rằng quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định
hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu; còn tác giả Nguyễn Bá Sơn lại
cho rằng: quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ
chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. Mặc dù còn có
những quan niệm khác nhau song khi bàn về quản lý các học giả đều có quan
điểm thống nhất chung là: quản lý là một quá trình tác động có mục đích của
chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua các công cụ, biện pháp quản
lý, nhằm đạt tới mục tiêu đã xác định.
Cũng như các quá trình quản lý khác, quản lý nghiên cứu khoa học
của sinh viên cũng là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản
lý đến toàn bộ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên làm cho quá trình
ấy diễn ra đúng ý định và đặt được yêu cầu đặt ra. Như vậy có thể hiểu: Quản
lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là tổng thể những cách thức tác
động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến quá trình NCKH của sinh
viên, nhằm thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu NCKH đã đặt ra.
Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một loại hình
quản lý giáo dục - đào tạo.
Chủ thể quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là: Ban
Giám hiệu, Phòng Đào tạo và quản lý sinh viên, Phòng quản lý Khoa học,
các khoa Giáo viên và chính bản thân sinh viên.
Sinh viên là chủ thể của hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng thời, hoạt
động của họ lại là đối tượng bị quản lý của các chủ thể quản lý khoa học. Như
vậy, sinh viên vừa là chủ thể vừa là khách thể trong hệ thống quản lý.
20
Với tư cách là chủ thể, sinh viên vừa phải chịu trách nhiệm về quá
trình hoạt động nghiên cứu khoa học của chính bản thân mình. Phải tự xây
dựng kế hoạch, tự tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tự khám phá ra chân lý
làm giàu thêm tri thức cho bản thân mình.
Với tư cách là khách thể, mọi hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên phải tuân thủ theo yêu cầu của cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý phải chỉ
đạo, định hướng về nội dung, về phương pháp, phải tạo ra các điều kiện thuận
lợi cho hoạt động nghiên cứu của người học.
Mục đích quản lý, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo đại học.
Nguyên tắc quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên được hình thành từ
những quy luật, những yếu tố khách quan của quá trình quản lý. Theo đó quản lý
NCKH của sinh viên phải tuân thủ nguyên tắc tính đảng, tính giai cấp; nguyên tắc tập
trung dân chủ; nguyên tắc kế hoạch; nguyên tắc tính khoa học và hiệu quả.
Phương pháp quản lý NCKH của sinh viên rất đa dạng, phong phú, bao
gồm: phương pháp quản lý hành chính; phương pháp giáo dục, thuyết phục; phương
pháp kinh tế và kết hợp các phương pháp giáo dục, thuyết phục, hành chính, kinh tế.
Công cụ quản lý NCKH của sinh viên là những quy chế, quy định của Nhà
nước, nhà trường; những văn bản pháp quy, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch
của cơ quan quản lý các cấp.
Từ sự phân tích trên ta có thể biểu diễn hoạt động quản lý NCKH của
sinh viên theo sơ đồ sau:
21
Công cụ
quản lý
Khách thể
quản lý Mục
tiêu
Chủ thể
quản lý
Phương pháp
quản lý
Mục tiêu
Quản lý
Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
trường đại học bao gồm:
Một là, quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch
nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Kế hoạch là một công cụ quan trọng của quản lý nói chung, quản lý
nghiên cứu khoa học của sinh viên nói riêng. Chỉ trên cơ sở kế hoạch sát đúng,
công tác quản lý, kiểm tra mới được tiến hành các khâu, các bước một cách
khoa học, bài bản, khắc phục được tình trạng tùy tiện, được chăng hay chớ và
mới có hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch NCKH của trường đại học là một
khâu trong quy trình quản lý nghiên cứu khoa học của trường đại học, đòi hỏi
phải thực sự khoa học, sát với điều kiện thực tiễn của nhà trường về nhân lực,
tài chính, cơ sở vật chất và phải quán triệt được nhiệm vụ NCKH trên giao,
nhiệm vụ của nhà trường, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận, trong đó có nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Kế hoạch phải thể hiện được các nội dung như: mục đích yêu cầu của
nghiên cứu khoa học; nội dung nghiên cứu; thời gian hoàn thành nghiên cứu;
lực lượng, phương pháp nghiên cứu; điều kiện đảm bảo.
Việc xây dựng kế hoạch phải được phân cấp, căn cứ vào nhiệm vụ
nghiên cứu đặt ra để nhà trường xây dựng kế hoạch nghiên cứu dài hạn (5
năm, 10 năm), kế hoạch nghiên cứu hàng năm. Trên cơ sở kế hoạch của nhà
trường, các khoa xây dựng kế hoạch nghiên cứu của mình, trong đó có nội
dung nghiên cứu của sinh viên. Từng sinh viên xây dựng kế hoạch nghiên cứu
của mình trong toàn khóa học cũng như từng năm học.
Trên cơ sở kế hoạch NCKH đã được xác định, các chủ thể quản lý tiến
hành quản lý các hoạt động NCKH của các lực lượng nói chung, của sinh
viên nói riêng cả về số lượng, chất lượng nghiên cứu khoa học theo tiến độ kế
hoạch đã xác định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời giải
22
quyết những vấn đề nảy sinh để thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nội dung
NCKH mà kế hoạch đã xác định.
Hai là, quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên
Điều kiện đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một
trong những nội dung mà nhà quản lý phải quản lý để góp phần thực hiện tốt mục
tiêu của nghiên cứu khoa học. Chủ thể quản lý hoạt động này phải thực hiện quản lý
các điều kiện đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trên các mặt:
quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu, giáo trình, phương tiện kỹ thuật, kinh phí
trong quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên
Ba là, quản lý số lượng, chất lượng các sản phẩm khoa học và ứng
dụng kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Quản lý số lượng các sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên
chính là quản lý số lượng các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của sinh
viên đã được nghiệm thu; quản lý các chuyên đề khoa học mà sinh viên đã
thực hiện; quản lý thu hoạch, tiểu luận, luận văn; quản lý các bài báo, bài hội
thảo khoa học đã được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo.
Quản lý chất lượng các sản phẩm NCKH của sinh viên chính là quản lý
hiệu quả khoa học và hiệu quả xã hội của các sản phẩm, công trình khoa học đã
được nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Về lý thuyết, chất lượng
nghiên cứu các đề tài khoa học của sinh viên được GV, hội đồng khoa học
đánh giá cho điểm, xếp loại; về thực tiễn, chất lượng các công trình nghiên cứu
khoa học được ứng dụng vào thực tiễn học tập, hoạt động của sinh viên, nhà
trường, xã hội.
Quản lý việc ứng dụng kết quả NCKH của sinh viên bao gồm quá trình
triển khai các hoạt động ứng dụng; quản lý việc tổ chức hoạt động ứng dụng
và quản lý kết quả ứng dụng. Quá trình này bao gồm hàng loạt các hoạt động
23
như: công bố, giới thiệu, định hướng ứng dụng các sản phẩm, công trình khoa
học; xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức
ứng dụng; chỉ đạo các cơ quan, khoa giáo viên, học viên ứng dụng các sản
phẩm khoa học vào hoạt động thực tiễn giảng dạy, học tập và công tác; kiểm
tra, đánh giá kết quả ứng dụng của tổ chức, cá nhân và đảm bảo các điều kiện
cần thiết cho ứng dụng.
1. 3. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Phan Canh, NXB Cà Mau, 1999 thì
“Biện pháp là cách xử liệu đối với một việc gì”, ví dụ “Biện pháp an ninh,
biện pháp phòng vệ”.
Như vậy, nghĩa chung nhất của biện pháp là cách làm để thực hiện
một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra.
Chúng ta cần phân biệt biện pháp với một số khái niệm tương tự như:
phương pháp, giải pháp, cách thức. Điểm giống nhau của các khái niệm này là
đều nói về cách làm, cách tiến hành một công việc. Tuy vậy, giữa các khái niệm
cũng có những điểm khác nhau. Biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm,
cách hành động cụ thể. Phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có quan
hệ với nhau (tạo nên một hệ thống) để tiến hành một công việc có mục đích.
Về khái niệm giải pháp, tác giả Hoàng Phê nhấn mạnh đến phương pháp
giải quyết một vấn đề. Tác giả Nguyễn Văn Đạm nhấn mạnh ý khắc phục khó
khăn. Tuy vậy, khái niệm giải pháp không chỉ nói đến cách hành động mà còn
nói đến tư tưởng hành động. Chẳng hạn, Nguyễn Văn Đạm cho rằng: giải pháp
là toàn bộ những ý nghĩ có hệ thống cùng với những quyết định và hành động
theo sau, dẫn tới sự khắc phục một khó khăn. Về khái niệm cách thức, tác giả
Nguyễn Văn Đạm quan niệm, đó là đường lối phải theo để làm một việc gì đó.
Tóm lại, khái niệm biện pháp có những điểm giống so với các khái
niệm nói trên, song có điểm riêng là nhấn mạnh đến cách làm, cách hành
24
động cụ thể. Biện pháp phải xuất phát từ các giải pháp và sử dụng các phương
pháp cụ thể.
Theo cách hiểu khái niệm về biện pháp trên đây thì biện pháp quản lý chính là
cách triển khai thực hiện hoạt động quản lý một đối tượng cụ thể trong những hoàn
cảnh cụ thể. Ví dụ “biện pháp quản lý trẻ cơ nhỡ ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ
nay đến 2015”; “biện pháp quản lý tài sản trường X trong mùa hè năm nay”...
Theo TS. Bùi Văn Quân, nghiên cứu về các biện pháp quản lý tại các
cơ sở giáo dục được thực hiện theo nhiều mục tiêu khác nhau, nhằm phát triển
đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhằm quản lý hoạt động dạy và học, quản
lý hoạt động NCKH... Các biện pháp quản lý có thể được xác định theo nhiều
cách tiếp cận nghiên cứu để đề xuất biện pháp như xác định biện pháp tương
ứng với các phương pháp quản lý; xác định biện pháp tương ứng với các
thành tố cấu trúc của đối tượng quản lý; xác định biện pháp theo các chức
năng quản lý...
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: Biện pháp quản lý hoạt động NCKH
của sinh viên Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh là cách thức
cụ thể mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý để thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học, hoàn thành mục tiêu của hoạt động NCKH, nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.
Chủ thể quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh trước là Ban Giám hiệu;
Phòng Quản lý khoa học; các khoa giáo viên và các lực lượng có liên quan.
Trong đó Hiệu trưởng, Trưởng Phòng Quản lý khoa học, Trưởng khoa là
những người chịu trách nhiệm chính, các lực lượng có liên quan chịu trách
nhiệm theo chức trách nhiệm vụ được phân công.
Đối tượng quản lý là hoạt động NCKH của sinh viên và các nguồn
lực, các yếu tố liên quan đến hoạt động NCKH của sinh viên nhà trường.
25
Lưu ý, trong quản lý hoạt động nghiên cứu hoa học của sinh viên
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thì có trường hợp phân
biệt giữa “chủ thể quản lý” và “đối tượng quản lý” chỉ mang tính tương đối.
Một người có thể là chủ thể quản lý của cấp dưới, nhưng đồng thời, lại vừa
là đối tượng quản lý của cấp trên. Thậm chí mỗi người vừa là chủ thể, vừa
là khách thể của chính mình trong công việc của bản thân.
Biện pháp quản lý chính là sự vận dụng các phương pháp quản lý, bao
gồm phương pháp: giáo dục thuyết phục, hành chính, kinh tế và kết hợp các
phương pháp sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường. Đối với
mỗi phương pháp cụ thể, chủ thể quản lý sẽ sử dụng những công cụ quản lý cụ
thể như: kế hoạch của cơ quan quản lý các cấp, quy chế, quy định của Nhà nước,
nhà trường; những văn bản pháp quy, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn...
Mục đích quản lý hoạt động nghiên cứu hoa học của sinh viên nhà
trường là nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên,
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu của xã hội trong trình hình mới.
Trong mối quan hệ biện chứng giữa mục đích, nội dung và phương
pháp của bất kỳ hoạt động nào thì phương pháp hoạt động phụ thuộc vào đặc
điểm của nội dung hoạt động. Vì vậy, biện pháp quản lý hoạt động NCKH
phải phù hợp với những đặc điểm của hoạt động NCKH, có những khác biệt
với biện pháp quản lý các loại hoạt động khác như: quản lý hoạt động dạy
học, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh... Trong quản lý hoạt động
NCKH, nhà quản lý phải nắm được khoa học và nghệ thuật quản lý; không
được áp đặt quyền lực thuần túy mà phải kết hợp dùng nhiều biện pháp như:
biện pháp hành chính, biện pháp tâm lý, biện pháp kinh tế... khích lệ động
viên, tạo ra môi trường thích hợp để đối tượng quản lý (sinh viên NCKH) tích
cực tự giác làm việc.
26
Kết luận
Giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học là chức năng cơ bản của các
trường đại học nói chung, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh nói riêng.
Về bản chất, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động
sáng tạo của sinh viên dưới sự hướng dẫn của người thầy nhằm nắm vững
tri thức khoa học và khám phá tri thức mới. Để hoạt động này có hiệu quả
tất yếu phải quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên. Quản lý hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên thực chất là quá trình thực hiện việc xây
dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, tổ chức điều hành thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu, phối hợp các lực lượng tham gia quản lý, đánh giá
kết quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả đó vào thực tiễn, tất cả những quá
trình ấy đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình đào
tạo ở nhà trường
Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chính
là cách thức cụ thể mà mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý
để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hoàn thành mục tiêu của hoạt
động NCKH, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Thực
hiện tốt các biện pháp quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ đem
lại hiệu quả là nâng cao năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, năng lực tự học,
tự nghiên cứu cho người học..
27
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh là một trường đại học đa
ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha,
thuộc khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí
Minh và xã Đông Hòa, huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương. Tiền thân của nhà
trường là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955). Trải qua các giai
đoạn lịch sử khác nhau, nhà trường có các tên gọi và chức năng nhiệm vụ
khác nhau. Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955). Trường Cao
đẳng Nông Lâm Súc (1963). Học viện Nông nghiệp (1972). Trường Đại học
Nông nghiệp Sài gòn (thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức - 1974).
Trường Đại học Nông nghiệp 4 (1975), Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp
TP.HCM (1985) trên cơ sở sát nhập hai Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng
Bom - Đồng Nai) và Trường Đại học Nông nghiệp 4 (Thủ Đức - TP.HCM).
Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM 1995).
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo (2000).
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh là trường đại học công
lập đa ngành, đa lĩnh vực có nhiệm vụ đào tạo bậc đại học và sau đại học,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Nông Lâm
Ngư Nghiệp và các lĩnh vực liên quan. Từ năm 2000 Trường mở rộng đào tạo
sang các lĩnh vực khác như: Công nghệ thông tin, Công nghệ môi trường,
Công nghệ sinh học, Ngoại ngữ và Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp, Công
nghệ ôtô, Công nghệ nhiệt lạnh, Cơ điện tử, Điều khiển tự động, Công nghệ
địa chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản lý thị trường bất động sản. Nhà
28
trường đã và đang đào tạo lớp lớp những thế hệ kỹ sư, chuyên viên, chuyên
gia, góp phần quan trọng cùng giáo dục cả nước thực hiện mục tiêu nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chức năng nhiệm vụ của nhà trường là: đào tạo, bồi dưỡng và liên
thông đa ngành, đa hệ với nhiều trình độ khác nhau (tiến sĩ, thạc sỹ, đại học,
cao đẳng…) nhằm phát triển đa dạng nguồn nhân lực cho cả nước đặc biệt là
các tỉnh thuộc khu vực miền Nam.
- Nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị
trong và ngoài nước phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho toàn bộ
các tỉnh phía Nam.
- Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ,
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người sản xuất.
Cơ cấu tổ chức của nhà trường: từ khi thành lập vào năm 1955 cho đến
hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trong quá trình phát
triển đã nhiều lần thay đổi về cơ cấu tổ chức, mục tiêu đào tạo, chương trình
đào tạo, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu qua từng thời kỳ phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh có 12 khoa, 04 bộ môn trực thuộc trường, 01 viện nghiên cứu Công
nghệ sinh học và môi trường, 14 trung tâm, 12 phòng ban chức năng, 01 thư
viện, hệ thống ký túc xá cho trên 3750 sinh viên, 01 Phân hiệu tại tỉnh Gia Lai
và 1 Phân hiệu tại tỉnh Ninh Thuận.
Ban Giám hiệu: gồm có 01 Hiệu trưởng và 03 Phó hiệu trưởng.
Các phòng chức năng gồm 12 phòng: phòng Đào tạo, phòng Sau đại
học, phòng Hợp tác quốc tế, phòng Công tác sinh viên, phòng Hành chính,
phòng Quản trị vật tư, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Công đoàn trường,
29
phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, phòng Kế hoạch tài chính, phòng
Thanh tra, phòng Thư viện.
Các khoa trực thuộc gồm 12 khoa: Khoa nông học, Khoa lâm nghiệp,
Khoa chăn nuôi thú y, Khoa thủy sản, Khoa kinh tế, Khoa cơ khí công nghệ,
Khoa công nghệ thực phẩm, Khoa công nghệ thông tin, Khoa quản lý đất đai
và bất động sản, Khoa khoa học xã hội, Khoa môi trường và tài nguyên,
Khoa ngoại ngữ.
Các môn trực thuộc, gồm 4 bộ môn: Bộ môn lý luận chính trị, Bộ môn
công nghệ hóa học, Bộ môn công nghệ sinh học, Bộ môn sư phạm kỹ thuật.
Các trung tâm có 14 trung tâm: Trung tâm nghiên cứu chuyển giao
khoa học công nghệ, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa chính,
Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm khảo thí và đào tạo chất lượng, Trung tâm
hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp, Trung tâm tin học ứng dụng, Trung
tâm đào tạo quốc tế, Trung tâm nghiên cứu bảo quản và chế biến rau quả,
Trung tâm năng lượng và máy nông nghiệp, Trung tâm nghiên cứu biến đổi
khí hậu, Trung tâm môi trường, Trung tâm công nghệ và thiết bị nhiệt lạnh,
Trung tâm bồi dưỡng kiến thức, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ.
Đội ngũ các cán bộ công nhân viên
Đội ngũ giáo viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh là một
tập thể đoàn kết thống nhất, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, nhiệt tình trong công
tác, tâm huyết với nghề nghiệp, có tính cộng đồng cao. Những thầy cô giáo lớn
tuổi có tay nghề vững, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, mẫu mực trong
cuộc sống, luôn sẵn sàng giúp đỡ, dìu dắt thế hệ trẻ. Lực lượng giáo viên trẻ,
năng động, kiến thức vững, ham hoạt động, hăng say và có chí tiến thủ.
Bảng 2.1 : Phân loại cán bộ trường đại học Nông Lâm
30
Phân loại cán bộ Tiến
sĩ
Thạc
sĩ
Cử
nhân
Cao
đẳng
Các bằng
khác
Tổng
Cán bộ giảng dạy 106 226 279 611
Cán bộ NCKH & chuyển giao
CN
5 1 15 2
1Cán Bộ phục vụ giảng dạy 85 24 135 244
Cán Bộ quản lý 5 4 9
Tổng cộng 111 232 383 24 135 885
(Trích : báo cáo tổng kết công tác đào tạo năm học 2011 - 2012 [1, tr. 12])
Hiện nay, trường có 885 cán bộ viên chức: trong đó cán bộ giảng dạy là
611 (tiến sĩ là 106; thạc sĩ là 226; đại học là 279), cán bộ NCKH và chuyển
giao công nghệ 21 (trong đó tiến sĩ là 5; thạc sĩ là 1; đại học là 15), cán bộ
phục vụ giảng dạy là 244 (trong đó đại học 85) và cán bộ quản lý hành chính
là 9 (trong đó có 5 là thạc sĩ).
Bảng 2.2 : Tổng hợp số lượng về đội ngũ cán bộ giảng viên của ở
trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (tính đến 12/2012)
ST
T
NỘI DUNG Tổng
Phó
giáo
sư
Tiến
sĩ
Thạc sĩ
Đại
học
Cao
đẳng
Khác
Tổng số giảng viên, cán
bộ quản lí và nhân viên
900 19 112 281 323 21 135
1 Giảng viên 521 4 46 228 247
2 Cán bộ quản lí 379 15 66 53 76 21 135
3 Hiệu trưởng 1 1
4 Hiệu phó 3 2 3
5 Khoa, phòng ban, viện,
trung tâm
137 13 62 53 22
6 Nhân viên 238 54 21 135
(Trích: báo cáo tổng kết công tác đào tạo hàng năm [1, tr.14])
Theo số liệu trên thì số lượng giảng viên hiện có của nhà trường cơ
bản đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của Trường. Cơ cấu đội ngũ giảng viên
31
tương đối hợp lý cho các ngành và chuyên ngành đào tạo. Số lượng giảng
viên có học vị tiến sĩ, thạc sĩ chiếm tỷ lệ cao. Đội ngũ giảng viên của Trường
được bổ sung thường xuyên và đang được trẻ hóa, bình quân thâm niên công
tác chuyên môn của giảng viên khá cao. Nhà trường có cơ sở vật chất khá
hiện đại, đáp ứng được yêu cầu đào tạo đặt ra.
2.2. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong
quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.1. Ưu điểm và hạn chế trong quản lý nghiên cứu khoa học của
sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.1.1. Ưu điểm và hạn chế trong quản lý việc xây dựng kế hoạch và
tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học của sinh viên.
Về ưu điểm: hàng năm nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch
NCKH nói chung, nghiên cứu khoa học của của sinh viên nói riêng phù hợp
với nội dung chương trình đào tạo và thực tiễn của nhà trường. Kế hoạch
nghiên cứu khoc học của nhà trường được quản lý, phân cấp: cấp nhà trường,
cấp khoa, bộ môn.
Kế hoạch nghiên cứu của nhà trường được xây dựng dựa trên cơ sở
phát huy dân chủ, trí tuệ của đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên trong nhà
trường thông qua xin ý kiến đóng góp rộng rải. Trên cơ sở trí tuệ đóng góp
của các lực lượng, nhiệm vụ trên giao, nhiệm vụ và thực tiễn của nhà trường
Phòng Quản lý Khoa học tổng hợp, xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà
trường và tiến hành tổ chức xây dựng kế hoạch. Nội dung nghiên cứu trong
năm, trong đó có nội dung nghiên cứu khoa học của sinh viên luôn được đặc
biệt quan tâm trong kế hoạch. Quy trình xây dựng kế hoạch và quy cách trình
bày văn bản (nội dung, hình thức) của kế hoạch các cấp được trình bày đúng
quy định của Nhà nước và hướng dẫn cụ thể của nhà trường.
32
Kế hoạch nghiên cứu khoa học của nhà trường là căn cứ pháp lý quan
trọng để nhà trường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung,
nghiên cứu khoa học của sinh viên nói riêng. Đồng thời còn là căn cứ để cấp
dưới, phòng, khoa, bộ môn, viện xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học của
mình. Các phòng, khoa, bộ môn, viện căn cứ vào kế hoạch nghiên cứu hàng
năm của nhà trường xây dựng kế hoạch nghiên cứu của cơ quan, đơn vị mình.
Trên cơ sở kế hoạch nghiên cứu khoa học của tập thể, cán bộ, giảng viên và
sinh viên xây dựng kế hoạc nghiên cứu của mình trong năm.
Các hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên trong kế hoạc được
thể hiện là:
Viết bài đăng trên các ấn phẩm NCKH trong và ngoài trường (Kỷ yếu
hội thảo, Nội san sinh viên NCKH, khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp,
các báo và tạp chí chuyên ngành).
Thực hiện các công trình NCKH dự thi sinh viên NCKH các cấp
(Khoa, Trường, Bộ GD&ĐT…) và các giải thưởng khác trong và ngoài nước.
Phòng Quản lý KHCN thông báo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển
khai hoạt động NCKH của sinh viên vào tháng 2 hàng năm.
Khoa hướng dẫn sinh viên đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học. Chậm
nhất là 15 tháng 6 hàng năm các khoa quản lý sinh viên lập và đăng ký kế
hoạch NCKH sinh viên với Phòng quản lý khoa học.
Từ ngày 15/9 – 15/11 hàng năm, các khoa phải triển khai giao đề tài
phân công giáo viên hướng dẫn, xét duyệt đề cương nghiên cứu, lựa chọn
nhóm sinh viên thực hiện.
Từ ngày 20 – 25/11 hàng năm, các khoa gửi danh mục và thuyết minh
đề tài đã được Hội đồng khoa học và đào tạo khoa phê duyệt cho phòng Quản
lý khoa học. Hồ sơ gồm:
1. Danh mục đề tài
33
2. Thuyết minh đề tài
3. Biên bản xét duyệt của Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa
Sau khi có quyết định phê duyệt công trình nghiên cứu khoa học của
sinh viên, các khoa, bộ môn tổ chức cho sinh viên triển khai thực hiện và tổ
chức nghiệm thu công trình cấp khoa.
Chậm nhất là quý 1 hàng năm, các khoa gửi kết quả nghiệm thu cho
Phòng Quản lý khoa học. Hồ sơ gồm có:
1. Báo cáo tổng kết công trình NCKH của sinh viên theo mẫu của
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
2. Biên bản họp Hội đồng và phiếu nhận xét chấm công trình.
Trên cơ sở kế hoạch nghiên cứu khoa học đã được xác định, các khoa
tiến hành tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học theo kế hoạch.
Để quản lý, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tuân thủ các
quy định của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học đồng thời đã cụ thể hóa trong quy chế đào tạo và nghiên cứu
khoa học của nhà trường, trong quy định học tập và rèn luyện của các sinh viên
các năm.
Đối với hình thức sinh viên nghiên cứu khoa học dưới dạng viết thu
hoạch, tiểu luận, đồ án tốt nghiệp được nhà trường quản lý thông qua kế hoạch
học tập của sinh viên trong học kỳ, trong năm. Viết thu hoạch, tiểu luận là hình
thức bắt buộc mà 100% sinh viên đại học phải thực hiện theo đúng nội dung
chương trình của môn học. Điểm thu hoạch, tiểu luận là điều kiện để sinh viên
thi hết môn học và được cộng vào điểm trung bình chung của môn học.
Viết đồ án tốt nghiệp được thực hiện đối với những sinh viên năm cuối
có kết quả học tập từ loại khá trở lên. Thực hiện viết đồ án tốt nghiệp, sinh
viên được giảng viên hướng dẫn, nhà trường có quy định cụ thể về hình thức
viết đồ án tốt nghiệp của sinh viên.
34
Đối với hình thức bài tập nghiên cứu khoa học, để chuẩn bị cho sinh viên
năm thứ 3, thứ 4 đi thực tập, nhà trường đã cử giảng viên hướng dẫn sinh viên làm
bài tập nghiên cứu khoa học. Đối với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh, sinh viên làm bài tập nghiên cứu khoa học chủ yếu đi sâu vào
nghiên cứu các ứng dụng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Sinh viên
thực hiện bài tập nghiên cứu hoa học được thực hiện theo 3 giai đoạn sau:
GĐ 1, chuẩn bị nghiên cứu: giai đoạn này sinh viên phải xác định đề
tài nghiên cứu; xây dựng đề cương nghiên cứu; chi tiết hoá, cụ thể hóa các
phương pháp, phương tiện nghiên cứu; chuẩn bị những điều kiện vật chất, kỹ
thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
GĐ 2, triển khai nghiên cứu: để triển khai nghiên cứu, sinh viên phải:
Lập thư mục các tài liệu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu;
nghiên cứu tài liệu, các công trình khoa học có liên quan về các vấn đề nghiên
cứu; xây dựng cơ sở lý thuyết của công trình nghiên cứu; phát hiện thực trạng
phát triển của đối tượng bằng các phương pháp nghiên cứu; kiểm tra giả
thuyết; xin ý kiến chuyên gia về hướng đi và các sản phẩm nghiên cứu.
GĐ 3, Nghiệm thu, đánh giá công trình nghiên cứu: Đưa công trình
nghiên cứu đã được hoàn tất bằng văn bản tới các thành viên trong hội đồng
đọc nhận xét. Hội đồng khoa học tiến hành họp nghiệm thu đề tài, cho điểm
và xếp loại sản phẩm nghiên cứu.
Kết quả chấm điểm được thực hiện với thang điểm 10 (có thể cho điểm
lẻ tới 0,25) và được thực hiện theo quy định sau:
1. Bài tập NCKH phù hợp với mục tiêu đề tài (1 điểm).
2. Bài tập NCKH có tính cấp thiết, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ (tối
đa 1 điểm)
3. Phương pháp nghiên cứu phù hợp với nội dung, nhiệm vụ của bài
tập NCKH hợp lý, khoa học (tối đa 1 điểm)
35
4. Cấu trúc bài tập NCKH hợp lý khoa học (tối đa 1 điểm)
5. Bài tập NCKH giải quyết tốt các nhiệm vụ đề ra (tối đa 2 điểm)
6. Kết quả nghiên cứu được thực nghiệm kiểm chứng tại các trung tâm
nghiên cứu của trường (tối đa 2 điểm)
7. Sản phẩm đươc đánh giá cao trong thực tế (tối đa 2 điểm)
Việc xếp loại sản phẩm cho một bài tập NCKH được thực hiện theo
quy định:
- Từ 8 đến 10 điểm: Xếp loại A.
- Từ 5 đến 7 điểm: Xếp loại B.
- Dưới 5 điểm: Xếp loại C.
Đối với hình thức nghiên cứu dưới dạng các đề tài khoa học, nhà
trường có quy định cụ thể các khâu, các bước tiến hành. Để đánh giá kết quả
nghiên cứu khoa học của sinh viên, hàng năm nhà trường tiến hành hội nghị
khoa học cấp khoa và cấp trường, thông qua đó tuyển chọn những công trình
tiêu biểu gửi dự thi cấp Bộ.
Hội nghị cấp Khoa: Ban chủ nhiệm khoa chỉ đạo chi đoàn tổ chức
“Tuần lễ khoa học” của sinh viên và lựa chọn công trình gửi dự thi ở cấp
trường; lưu trữ công trình và hồ sơ đánh giá công trình sinh viên dự thi nghiên
cứu khoa học cấp khoa hàng năm. Nội dung của Hội nghị gồm:
- Báo cáo tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên năm
thứ 3, năm thứ 4 của khoa.
- Báo cáo khoa học của sinh viên.
- Khen thưởng: cơ cấu giải thưởng và mức giải thưởng do khoa quyết định
Khoa tổng hợp báo cáo kết quả hội nghị trên, nội dung báo cáo: Thời
gian tổ chức hội nghị; số lượng sinh viên tham gia hội nghị; số công trình
nghiên cứu của sinh viên trong năm; số sinh viên tham gia thực hiện đề tài
36
nghiên cứu khoa học; số công trình đạt giải và 02 công trình tiêu biểu. Báo
cáo được gửi về phòng Quản lý khoa học của nhà trường.
Hội nghị cấp trường: trên cơ sở báo cáo khoa học của các khoa,
Phòng Quản lý khoa học phối hợp với Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức
Hội nghị “Tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên”. Thời
gian tổ chức thường được tiến hành vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trong hội nghị sẽ tiến hành báo cáo
tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; trưng bày hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên và kết quả nghiên cứu của sinh viên.
Tham gia dự thi cấp Bộ: trên cơ sở Hội nghị cấp trường lựa chọn các
công trình tiêu biểu tham gia dự thi “Tài năng khoa học trẻ” của Bộ
GD&ĐT, hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường đại học khối tự
nhiên toàn quốc.
Hạn chế, nhiều khoa kế hoạch nghiên cứu khoa học của sinh viên
chưa thực sự được coi trọng. Kế hoạch mới chỉ được coi như phương tiện
hoạt động chứ chưa phải công cụ quản lý. Vì thế việc xây dựng và thực
hiện kế hoạch nghiên cứu của sinh viên còn mang tính hình thức.
Việc phối hợp giữa phòng Quản lý khoa học của nhà trường với các
khoa giáo viên; giữa khoa giáo viên với sinh viên để tiến hành quản lý các
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa được thường xuyên,
hình thức chưa phong phú.
Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý, của khoa giáo viên, của thầy
hướng dẫn đối với nghiên cứu của sinh viên có lúc, có nội dung chưa kịp thời.
Qua thực tiễn quản lý học viên từ năm 2008 đến 2012 cho thấy kế
hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa thực sự khoa học,
nhiều khoa xác định hướng nghiên cứu cho sinh viên chưa phù hợp. Kế
hoạch nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa được xác định rõ, kết quả
37
điều tra cũng cho thấy, hầu hết sinh viên chưa xác định được kế hoạch
nghiên cứu khoa học của mình trong năm học cũng như trong quá trình đào
tạo tại trường, chủ yếu được thực hiện khi được lớp triển khai.
Những năm qua, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã
không ngừng tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các
phương tiện vật chất, tài liệu phục vụ cho giáo dục và đào tạo, nghiên cứu
khoa học của nhà trường nói chung, nghiên cứu khoa học của sinh viên nói
riêng. Nhà trường đã khai thác tốt nguồn tài chính cho nghiên cứu khoa học,
ngoài nguồn kinh phí được nhà nước cấp, nhà trường còn khai thác nguồn
kinh phí thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu với địa phương với
nước ngoài và với các tổ chức phi chính phủ. Điều kiện và phương tiện giảng
dạy nghiên cứu khoa học của nhà trường dần được cải thiện, phần lớn các
phòng học, giảng đường có đủ máy chiếu projector, hệ thống âm thanh, một
số phòng được trang bị máy lạnh. Thư viện đang trong quá trình cải tiến theo
hướng vi tính hóa, số thầy cô giáo và sinh viên đến với thư viện ngày càng
tăng. Hiện thư viện của nhà trường có trên 3.000 đầu sách, với hơn 70.000
cuốn. Trong đó có 65% là giáo trình cao đẳng, đại học và sách giáo khoa phổ
thông, 35% còn lại là sách nâng cao trình độ và sách tham khảo. Hệ thống kết
cấu hạ tầng đảm bảo việc cung cấp, xử lý thông tin phục vụ hoạt động nghiên
cứu khoa học được đầu tư nghiên cứu. Hệ thống mạng LAN, mạng internet
của nhà trường hoạt động có hiệu quả. Trang Web (địa chỉ:
http://elib.hcmuaf.edu.vn) của nhà trường đã đi vào hoạt động. Nhìn chung
nhà trường đã kịp thời đáp ứng những yêu cầu cơ bản cho hoạt động nghiên
cứu khoa học nói chung, cho nghiên cứu của sinh viên nói riêng, sử dụng tài
chính cơ sở vật chất đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm.
38
Việc quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho nghiên cứu khoa học
được tiến hành theo đúng quy định của nhà nước, quản lý theo phân cấp, chi
trả theo định múc.
Nhà trường đã xây dựng các quy định quản lý, sử dụng mạng LAN,
mạng internet; sử dụng tài liệu sách giáo trình, giáo khoa phục vụ học tập và
nghiên cứu khoa học; xây dựng định mức chi trả cho các công trình nghiên cứu
khoa học. Do đó, mọi cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu khoa học đều đã
có chủ quản lý. Các quy định quản lý cơ sở vật chất đã chỉ rõ về quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm của người quản lý, người sử dụng, vì vậy đã khắc phục được
tình trạng quản lý lỏng lẽo, sử dụng kém hiệu quả như trước đây.
Mọi thông tin về nguồn lực phục vụ cho nghiên cứu khoa học được phổ
biến đến cán bộ, giảng viên thông qua hệ thống quản lý hành chính nhà trường,
thông qua các văn bản, thông qua giao ban, hội ý tuần, tháng, quan sơ kết tổng
kết 6 tháng, hàng năm. Mọi cán bộ, giảng viên đều được tiếp thu các chủ
trương, chính sách, kế hoạch có liên quan tới hoạt động nghiên cứu khoa học.
Hạn chế, so với yêu cầu ngày càng cao trong xu thế hiện đại hóa các
trường đại học thì nguồn vật lực hiện nay của nhà trường còn khá khiêm tốn,
còn nhiều bất cập. Thư viện nhà trường vẫn rất thiếu các sách và tài liệu phù
hợp với chuyên môn sâu và giá trị học thuật. Tần số, hiệu suất sinh viên đến
đọc sách, khai thác thông tin còn thấp. Việc khai thác, sử dụng thông tin trên
trang Web chưa thực sự có hiệu quả. Kinh phí cho nghiên cứu khoa học còn
eo hẹp. Việc nghiên cứu khoa học của sinh viên vẫn tự thân vận động là
chính. Nhà trường chưa có cơ chế chính sách khuyến khích động viên bằng
vật chất đối với sinh viên nghiên cứu khoa học.
2.2.1.3. Ưu điểm và hạn chế trong quản lý số lượng, chất lượng các sản
phẩm khoa học
39
Để đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi có bảng thống
kê sau :
Bảng 2.3 : Số lượng sinh viên Trường Đại học Nông Lâm - Thành phố
Hồ Chí Minh nghiên cứu khoa học giai đoạn 2008 – 2012
Số lượng sinh viên Trường đại
học Nông Lâm tham gia nghiên
cứukhoa học
Năm
2008-
2009
2009-2010 2010-2011 2011-2013
Tổng số sinh viên 3534 3471 3856 3960
Số lượng sinh viên tham gia
NCKH
265 320 470 520
Tỷ lệ % 7.
4
9.2 12.18 13.13
( Trích : Báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên [ 2, tr.18,19])
Theo số liệu báo cáo trên thì số lượng sinh viên nghiên cứu khoa học
dưới dạng các đề tài các năm như sau: năm học 2008 - 2009 có 265 sinh
viên tham gia nghiên cứu hoa học trên tổng số 3534 sinh viên, chiếm tỷ lệ
7,4%; năm học 2009 - 2010 có 320 sinh viên nghiên cứu khoa học trên
tổng số 3471 sinh viên, chiếm tỷ lệ 9,2%; năm học 2010 - 2011 có 470 sinh
viên tham gia nghiên cứu khoa học trên tổng số 3856 sinh viên, chiểm tỷ lệ
12,18%; năm học 2011 - 2012 số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học
là 520 trên tổng số 3960 sinh viên, chiếm tỷ lệ 13,13%.
Số liệu trên cho thấy số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học,
cũng như tỷ lệ sinh viên nghiên cứu khoa học của nhà trường từ năm 2008 đến
nay liên tục tăng, từ 7,4% năm học 2008 - 2009 lên 13,13% năm học 2011 -
2012. Điều này cũng đồng nghĩa với số lượng công trình nghiên cứu khoa học
của sinh viên hàng năm cũng được tăng lên.
Về chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên có được nâng lên
hàng năm, điều này được thể hiện ở điểm đánh giá thu hoạch, tiểu luận, bài
tập NCKH hàng năm và kết quả nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học
40
của sinh viên. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên còn rất
nhiều hạn chế.
Các hình thức nghiên cứu khoa học còn rất đơn điệu, chỉ có khóa luận
tốt nghiệp ra trường của sinh viên và công trình nghiên cứu khoa học trong
năm của sinh viên là 2 hình thức được nhà trường quan tâm; còn các hình
thức nghiên cứu khoa học khác chưa thực sự được nhà trường quan. Số lượng
các công trình nghiên cứu khoa học trong sinh viên gần đây có tăng lên nhưng
khả năng ứng dụng của các đề tài còn hạn chế. Tỷ lệ sinh viên tham gia
nghiên cứu tăng lên nhưng tính thụ động trong học tập và nghiên cứu vẫn
chưa được cải thiện đáng kể. Nhiều đề tài tốn rất nhiều thời gian, công sức và
chi phí của sinh viên nhưng không được ứng dụng, gây lãng phí. Nhận thức
về vấn đề này cũng không đồng nhất, một số ý kiến cho rằng rất ít sinh viên
hiện nay tham gia nghiên cứu khoa học, một số khác lại cho rằng hiện nay
chúng ta đang lạm phát các đề tài nghiên cứu của sinh viên. Chất lượng các đề
tài nghiên cứu khoa học của sinh viên còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng
với tiềm năng hiện có. Số đông sinh viên chưa có ý thức tự giác thật sự về
việc tự học tập nâng cao trình độ qua hoạt động nhiên cứu khoa học. Nghiên
cứu khoa học chưa trở thành một phong trào rộng khắp trong toàn trường.
Công tác tổ chức quản lý ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học
của sinh viên chưa được quan tâm khai thác sử dụng, thậm chí sau nghiệm thu
còn bị “lãng quên”. Nhiều công trình chỉ được nghiệm thu đánh giá trên lý
thuyết, không được ứng dụng vào thực tiễn.
2.2.2. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế trong quản lý nghiên cứu
khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm
41
Một là, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã coi trọng và có nhiều
chủ trương biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với nhiệm vụ quản lý
nghiên cứu khoa học của nhà trường nói chung, của sinh viên nói riêng.
Đây là nguyên nhân hàng đầu, giữ vai trò quyết định đến hiệu quả công
tác quản lý và chất lượng nghiên cứu khoa học của nhà trường trong những
năm qua. Trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã có Nghị quyết chuyên đề về công tác
nghiên cứu khoa học của nhà trường giai đoạn 2010 – 2015. Trong đó, nhiệm
vụ quản lý nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học
của sinh viên là một nội dung quan trọng được quan tâm đặc biệt. Nghị quyết
đã đề cập đến những nội dung hết sức quan trọng liên quan đến nghiên cứu
khoa học, quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên như: xác định vai trò vị
trí của nghiên cứu khoa học của sinh viên; nội dung, hình thức biện pháp sinh
viên nghiên cứu khoa học; các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo sinh viên nghiên
cứu khoa học.
Trên cơ sở nghị quyết lãnh đạo, Ban Giám hiệu đã triển khai thực hiện
nhiệm vụ quản lý, nghiên cứu khoa học một cách tích cực, củng cố tổ chức
biên chế nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của phòng Quản lý khoa học
của nhà trường; xây dựng quy chế, quy định về quản lý các nguồn lực nghiên
cứu khoa học của nhà trường; tăng cường cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa
học. Đồng thời nhà trường đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các khoa
chuyên ngành nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của khoa, hiệu quả
quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học đối với sinh viên.
Hai là, đại đa số cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường có sự nhận
thức đúng về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên
42
Để làm rõ vấn đề này chúng tôi điều tra cả cán bộ quản lý, giáo viên và
sinh viên. Có 75 cán bộ quản lý và giáo viên, 120 sinh viên tham gia trả lời
câu hỏi này. Kết quả thu được ở bảng sau:
Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên trường đại
học Nông lâm về vai trò nghiên cứu khoa học của sinh viên
STT Vai trò của HĐ NCKH
Tham số
CBQL Giảng viên Sinh Viên
1 Không quan trọng 0 0 3.8%
2 Quan trọng 63.2% 60.8% 72.2%
3 Rất quan trọng 35.8% 39.2% 24%
Khi nhận được phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên,
sinh viên về vai trò của hoạt động NCKH, kết quả cho ta thấy: 100% cán bộ
quản lý, giáo viên, 96,2% sinh viên đều cho rằng hoạt động NCKH là nhiệm
vụ không thể thiếu được và ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng ở trường Nông Lâm. Thực tiễn chúng ta thấy ngay mỗi
giáo án, mỗi học trình, mỗi học phần mà người giáo viên chuẩn bị để giảng
dạy cho sinh viên cũng là một công trình khoa học, chỉ có điều công trình
khoa học này sắp xếp theo một niêm luật chặt chẽ, giải quyết trọn vẹn một
đơn vị kiến thức phù hợp với đối tượng. Ở mỗi kiến thức khoa học giáo viên,
sinh viên phải nghiên cứu phát hiện tri thức mới phù hợp với thực tiễn hoạt
động mà đang tham gia. Đó là loại công trình đích thực theo đúng nghĩa.
NCKH là một trong những con đường để tự bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết của
bản thân với 100% cán bộ quản lý, giáo viên và 96.2% sinh viên của trường
đều cho rằng hoạt động NCKH là “rất quan trọng”. Kết quả trên cho thấy đại
bộ phận đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh
viên. Trong đó, giáo viên và sinh viên đánh giá rất cao về “NCKH góp phần
43
nâng cao tầm hiểu biết, rèn luyện các năng lực NCKH phát triển khả năng độc
lập nghiên cứu, khả năng tự học, tự sáng tạo”.
Những năm qua, nhà trường đã có nhiều giải pháp tăng cường công tác
giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức trách nhiệm cho các lực lượng của
nhà trường về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nói chung, quản lý, nâng cao chất
lượng nghiên cứu hoa học của sinh viên nói riêng, nên các lực lượng này có sự
nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ này. Đa số cán bộ quản lý sinh viên đều có nhận
thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với việc
nâng cao chất lượng đào tạo, củng cố kiến thức, kỹ năng cho người học. Nhận
thức đúng đắn về việc phải tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên. Các ý kiến được phỏng vấn trực tiếp đều cho rằng
hiện nay hoạt động này đã được quan tâm đúng mức hơn trước. Qua tìm hiểu,
điều tra 50 phiếu trưng cầu ý kiến và trao đổi trực tiếp với giảng viên cho
thấy, có trên 94% số phiếu trả lời đúng vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên. Như vậy, đại đa số giảng viên đều nhận thức đúng đắn tầm
quan trọng nghiên cứu khoa học của sinh viên đối với việc rèn luyện khả năng
tư duy độc lập sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu. Nghiên cứu
khoa học của sinh viên góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục -
đào tạo của trường.
Về nhận thức của sinh viên, qua điều tra thực tế 120 phiếu hỏi với câu
hỏi về vai trò của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên, có 88 phiếu trả lời đúng
đạt tỷ lệ 72,33%, có 27,67% trả lời chưa chính xác về vai trò của hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên. Khi được hỏi về động cơ nghiên cứu khoa
học, có 75 phiếu có câu trả lời động cơ nghiên cứu khoa học là vì mục đích rèn
luyện khả năng tư duy độc lập sáng tạo, củng cố kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp,
đạt tỷ lệ 62,5%; có 34 phiếu trả lời mục đích nghiên cứu khoa học là vì lòng say
mê khoa học, đạt tỷ lệ 28,33%; vì bắt buộc 9 phiếu, chiếm tỷ lệ 7,5%, còn lại là
44
vì lý do khác 2 phiếu, chiếm tỷ lệ 1,67%. Từ những số liệu thống kê, điều tra trên
đây cho thấy, một bộ phận sinh viên đã có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan
trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học của người học trong quá trình đào tạo
ở nhà trường đại học.
Ba là, các cơ quan của nhà trường, nhất là phòng Quản lý nghiên cứu
khoa học, Phòng Đào tạo đại học và các khoa giáo viên của nhà trường đã có
nhiều biện pháp trong quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
của sinh viên.
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của nhà trường, các phòng, khoa
của nhà trường đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn hoàn thành chức
trách nhiệm vụ được giao. Phòng Quản lý khoa học đã chủ động tham mưu đề
xuất với Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường nhiều nội dung biện pháp quản
lý hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu khoa học của sinh
viên nói riêng. Kịp thời bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất cho viện thực hiện
các công trình nghiên cứu khoa học của nhà trường. Bám sát các khoa giáo
viên hướng dẫn thực hiện xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch
nghiên cứu hoa học trong năm. Phối hợp với các lực lượng kiểm tra, đôn đốc
sinh viên nghiên cứu khoa học, tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu
của sinh viên.
Các khoa giáo viên đã có nhiều cố gắng, đầu tư thời gian, công sức,
phân công giảng viên có năng lực, có kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên
nghiên cứu khoa học; tổ chức có nền nếp, có hiệu quả “Tuần lễ sinh viên
nghiên cứu khoa học” và hội nghị khoa học hàng năm của khoa; tổ chức đánh
giá, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học trong năm của sinh viên một
cách chặt chẽ, lựa chọn được những công trình nghiên cứu thực sự xuất sắc
gửi đi hội thi cấp nhà trường và cấp Bộ.
2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
45
Một là, tiềm lực nghiên cứu khoa học của nhà trường còn nhiều hạn chế.
Những năm gần đây mặc dù đã có nhiều cố gắng trong đầu tư xây
dựng, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục đào tạo và nghiên
cứu hoa học của nhà trường, song so với yêu cầu nhiệm vụ thì cơ sở vật chất
của nhà trường còn nhiều thiếu thốn, bất cập, thiếu đồng bộ. Hệ thống tài liệu
còn thiếu, trang thiết bị phòng thí nghiệm lạc hậu, thiếu đồng bộ; số lượng
máy tính trên đầu sinh viên còn ít, chất lượng mạng lan thấp, truy cập internet
còn chậm. Kinh phí cho nghiên cứu rất hạn hẹp, nhất là kinh phí cho sinh viên
nghiên cứu khoa học. Kinh phí cho việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên
cứu các đề tài hạn hẹp, nên nhiều đề tài nghiên cứu mặc dù đạt xuất sắc song
vẫn bị “đắp chiếu” nằm trong thư viện, không được triển khai ứng dụng.
Hai là, nhận thức của một bộ phận cán bộ, giảng viên, sinh viên về
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên còn hạn chế.
Kết quả điều tra về thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý
đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cho thấy đại đa số cán
bộ, giảng viên có nhận thức đúng về nhiệm vụ này, song vẫn còn một bộ
phận chưa thực sự nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của hoạt động này
đối với người học. Biểu hiện như: một số cho rằng hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên chỉ là hoạt động có tính chất phong trào, hoặc là
hoạt động chỉ giành riêng cho những sinh viên có kết quả học tập cao, chứ
không phải là nhiệm vụ bắt buộc đối với sinh viên. Một số cán bộ còn cho
rằng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên không phải là hoạt động
thường xuyên mà chỉ là hoạt động có tính chất theo kiểu “mùa vụ”; đồng
thời cũng có ý kiến trả lời cho biết, hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên chỉ có hai hình thức đó là nghiên cứu đề tài và chuyên đề, ngoài
ra sinh viên không phải tham gia nghiên cứu khoa học với các hình thức
khác như viết tiểu luận, viết bài hội thảo khoa học, tham gia hội thảo, trao
46
đổi, mạn đàm, sinh hoạt học thuật... Một biểu hiện nữa của việc nhận thức
chưa thực sự đúng đắn của một số cán bộ quản lý đó là việc hướng dẫn sinh
viên nghiên cứu khoa học là của đội ngũ giảng viên chứ không phải của cán
bộ quản lý, chính vì vậy có tư tưởng phó mặc, không quan tâm đến hoạt
động này của phòng ban mình quản lý.
Một bộ phận sinh viên chưa nhận thức đúng mục đích của nghiên
cứu khoa học của người học trong quá trình đào tạo. Khảo sát ý kiến của
120 sinh viên hệ chính quy các khóa 2008, 2009, 2010, 2011, 20012 của
trường, kết quả khảo sát được thể hiện ở hình 1 và hình 2.
24.17%
72.33%
2.50% Rèn luyện phẩm chất
nhân cách sinh viên
Rèn luyện kỹ năng tư
duy sáng tạo, củng cố
kiến thức học tập, gắn
lý luận với thực tiễn
Không giúp gì cho học tập
Hình 1. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh về vai trò hoạt động NCKH của sinh viên đối với quá trình học
tập ở bậc đại học.
47
Hình 2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí
Minh về tác dụng hoạt động NCKH của sinh viên đối với quá trình học tập ở bậc
đại học.
Kết quả khảo sát ở hình 1 và hình 2 cho thấy đại đa số sinh viên
Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh có nhận thức đúng đắn về vai
trò và tác dụng của hoạt động NCKH của sinh viên đối với quá trình học
tập ở bậc đại học. Tuy nhiên, vẫn có những sinh viên chưa nhận thức đúng
đắn về vai trò và tác dụng hoạt động NCKH của sinh viên, 9% ý kiến đánh
giá vì bắt buộc và 2% ý kiến khác, cho rằng hoạt động NCKH của sinh viên
không thiết thực, tốn thời gian và tiền của, ảnh hưởng đến việc học tập.
Việc sinh viên có nhận thức lệch lạc và xem nhẹ nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học đã dẫn đến việc thực hiện nghiên cứu khoa học một cách
hình thức, đối phó.
Ba là, năng lực, trách nhiệm của cơ quan chức năng, khoa giáo
viên trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên còn
nhiều hạn chế, chưa được phát huy cao độ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong thực hiện công tác quản lý nghiên cứu
khoa học của sinh viên, song nghiêm túc đánh giá thì năng lực chuyên môn
48
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY

More Related Content

What's hot

Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangLenam711.tk@gmail.com
 
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyota
Phân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyotaPhân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyota
Phân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyotanataliej4
 
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mcChào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mcqwqwwwazz
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại học
Thực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại họcThực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại học
Thực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại họcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Nguyễn Thanh Phong
 

What's hot (20)

Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộcLuận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
Luận án: Phát triển kỹ năng tự học cho học sinh tại ĐH Dân tộc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh ViênLuận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Tâm Lý Học Mức Độ Stress Của Sinh Viên
 
Luận văn: Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận văn: Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH Hùng VươngLuận văn: Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH Hùng Vương
Luận văn: Khắc phục tình trạng bỏ học của sinh viên ĐH Hùng Vương
 
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vangThực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh trường thpt hòa vang
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
Luận văn: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ...
 
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH ĐẾN QUAN HỆ XÃ HỘI CỦA SINH ...
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
Đề tài: Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Sài Gòn đáp ứng yêu cầu ...
 
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạmLuận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
Luận văn: Định hướng giá trị nghề dạy học của sinh viên sư phạm
 
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAYLuận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
Luận văn: Nhu cầu đào tạo kĩ năng mềm của sinh viên kinh tế, HAY
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 
Phân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyota
Phân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyotaPhân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyota
Phân tích chiến lược kinh doanh toàn cầu của tập đoàn toyota
 
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà NộiLuận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
Luận văn: Biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở Hà Nội
 
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại họcẢnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
Ảnh hưởng của Mạng xã hội và Internet đối với sinh viên Đại học
 
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mcChào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
Chào tân-sv-khoa-xd-2015-kịch-bản-mc
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Thực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại học
Thực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại họcThực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại học
Thực trạng Một số trở ngại tâm lý của sinh viên năm cuối ở các trường đại học
 
Luận văn: Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội
Luận văn: Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quân độiLuận văn: Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội
Luận văn: Quản lý tuyển sinh vào các trường đại học trong quân đội
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPTLuận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT
 
Luận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện
Luận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học việnLuận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện
Luận văn: Tự đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo ở Học viện
 

Similar to Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY

XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...
XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...
XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...HanaTiti
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcĐê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY (20)

Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
 
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAYQuản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị ở Học viện, HAY
 
XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...
XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...
XÂY DỰNG NHÓM NGHIÊN CỨU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC...
 
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao họcLuận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
Luận văn: Quản lý xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên cao học
 
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...
Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Phân Hiệu Đại H...
 
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAYLuận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành khoa học quản lý, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành khoa học quản lý, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành khoa học quản lý, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành khoa học quản lý, 9 ĐIỂM
 
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
LV: Biện pháp quản lý học viên đào tạo cao cấp lý luận chính trị ở học viện c...
 
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOTLuận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
Luận văn: Quản lý học viên đào tạo Cao cấp lý luận chính trị, HOT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên
Luận văn: Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viênLuận văn: Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên
Luận văn: Quản lý hoạt động xây dựng luận văn tốt nghiệp của học viên
 
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HOT
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HOTLuận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HOT
Luận văn: Quản lí tuyển sinh vào các trường ĐH quân đội, HOT
 
Đề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCM
Đề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCMĐề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCM
Đề tài: Quản lý giảng viên ở Khoa Điều dưỡng ĐH Y Dược TPHCM
 
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
LV: Biện pháp quản lý giảng viên ở khoa điều dưỡng - kỹ thuật y học, đại học ...
 
bai mau luan van quan ly giao duc hoc vien chinh tri
bai mau luan van quan ly giao duc hoc vien chinh tribai mau luan van quan ly giao duc hoc vien chinh tri
bai mau luan van quan ly giao duc hoc vien chinh tri
 
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữLuận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
Luận văn: Quản lý chất lượng dạy học của giảng viên ĐH Ngoại ngữ
 
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu họcĐê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
Đê tài: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục tại Trường Tiểu học
 
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
Biện pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học dâ...
 
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOTLuận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
Luận văn: Quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel, HOT
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý học viên tại trung tâm đào tạo VIETTEL
 
Luận văn: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
Luận văn: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo ViettelLuận văn: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
Luận văn: Biện pháp quản lý học viên tại Trung tâm Đào tạo Viettel
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐH Nông Lâm, HAY

  • 1. 1 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  MAI THỊ HỒNG LOAN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
  • 2. 2 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ  MAI THỊ HỒNG LOAN BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC 1 3 1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 1 3 1.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 1 7 1.3. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 2 2 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2 6 2.1. Trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh 2 6 2.2. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 3 0 Chương 3 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 4 9 3.1. Yêu cầu quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh 4 9 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh 5 2 3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 7 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8 3
  • 4. 1 PHỤ LỤC 8 5 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Giảng viên GV Giáo dục và đào tạo GD, ĐT Nghiên cứu khoa học NCKH Thành phố TP Thành phố Hồ Chí Minh TP. HCM 4
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Giáo dục - đào tạo cùng với nghiên cứu khoa học là nền tảng, động lực đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có nêu: phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế trí thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước” [42, tr.218]. Nghiên cứu khoa học cùng với đào tạo, bồi dưỡng là những nhiệm vụ cơ bản nhất của các trường đại học. Hai nhiệm vụ này có tác động tương hỗ cho nhau và cùng nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Không thể có chất lượng đào tạo nếu không tăng cường nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học là đòn bảy, là động lực để nâng cao chất lượng đào tạo. Theo đó, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý trường đại học nói riêng. Điều 99, Luật giáo dục 2005 qui định việc tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục là một trong 12 nội dung quản lý nhà nước về giáo dục. 5
  • 6. Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trải qua hơn 50 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động Hạng ba (năm1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (năm 2000), Huân chương Độc lập Hạng ba (năm 2005). Trong nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, những năm qua nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là hoạt động NCKH của sinh viên. Lãnh đạo nhà trường đã có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; đại đa số cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường có sự nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên; các cơ quan của nhà trường, nhất là Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Phòng Đào tạo và các khoa giáo viên đã có nhiều biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu hoa học của sinh viên... Do đó, đã khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, hướng vào các lĩnh vực chuyên ngành mà sinh viên theo học. Tuy nhiên, khách quan đánh giá thì hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng còn nhiều bất cập, nhất là cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý hoạt động nghiên cứu hoa học của sinh viên chưa chặt chẽ; nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học của sinh viên hạn chế... Đây là những nguyên nhân làm hạn chế hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nhà trường. Với mong muốn đưa phong trào NCKH của sinh viên phát triển mạnh mẽ, chất lượng cao, học viên lựa chọn “Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ quản lý giáo dục của mình. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 6
  • 7. Công tác quản lý nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đang là vấn đề được các nhà giáo dục học, các nhà quản lý trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm. Dưới đây là một số tài liệu mà học viên đã nghiên cứu và vận dụng vào trong công trình nghiên cứu của mình. Các công trình trong nước: Tiến sĩ Đỗ Thị Châu (Đại học quốc gia Hà Nội) đã có bài viết “Nghiên cứu khoa học góp phần đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học”, Tạp chí Giáo dục, Số 96/ 9 - 2004. Tác giả đã phân tích khá sâu sắc mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, từ đó khẳng định NCKH góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo đại học. “Sinh viên nghiên cứu khoa học - Một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội.” của PGS Văn Đình Đệ (trường Đại học Bách khoa Hà Nội), Tạp chí Giáo dục Số 92/7- 2004. Tác giả đã phân tích, chứng minh một cách thuyết phục sinh viên NCKH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà nội. “Sinh viên nghiên cứu khoa học - Động lực chính để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” của GS.TSKH Trần Văn Nhung (Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo), Tạp chí Giáo dục số 130/ kỳ 2, 1 - 2006. Bài viết đã khẳng định NCKH của sinh viên là một trong những giải pháp để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo; phát huy tính tích cực tự giác, tính sáng tạo của sinh viên trong lĩnh hội tri thức, nâng cao chất lượng đào tạo. Nguyễn Bá Sơn (2000) Một số vấn đề cơ bản về khoa học quản lí. Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. Tác giả đã bàn đến khái niệm về công tác quản lý nói chung, phân tích các biện pháp quản lý. 7
  • 8. “Phương pháp đánh giá ý nghĩa và tính khả thi của các biện pháp quản lý” của TS Bùi Văn Quân (Trường Đại học sư phạm Hà Nội), Tạp chí giáo dục, Số 133 (kỳ 1 - 3/2006). Bài viết đã đề xuất các tiêu chí đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học và xem đây là một trong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa và tính khả thi của các biện pháp quản lý. Tác giả Vũ Tiến Thành - Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục chủ nhiệm đề tài: “Nghiên cứu những biện pháp để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ và lao động sản xuất trong nhà trường”. Năm 1991 GS.PTS Lê Thạc Cán - Viện Nghiên cứu đại học và giáo dục chuyên nghiệp chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước, có tên gọi: “Tổ chức và quản lý nghiên cứu triển khai trong các trường đại học phục vụ sản xuất, đời sống và quốc phòng”. Hai công trình trên đã nghiên cứu một cách hệ thống các biện pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ cũng như triển khai ứng dụng và phục vụ sản xuất, đời sống. Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục chủ trì đề tài cấp Bộ: “Điều tra đánh giá hiện trạng tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng Việt Nam”, do GS.TS Thân Đức Hiền làm chủ nhiệm. Đề tài đã đi sâu tìm hiểu, điều tra nguồn lực khoa học và công nghệ của các trường đại học và cao đẳng. Ngoài ra còn có nhiều luận văn cao học, luận án tiến sĩ đề cập đến vấn đề này như: năm 1998, Ninh Đức Thuật đã hoàn thành luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ ở trường đại học trong giai đoạn mới”. Năm 2000, Cao Thị Thu Hằng và Nông Thị Hạnh đã hoàn thành 2 luận văn thạc sĩ, nghiên cứu tìm hiểu thực trạng, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục của 8
  • 9. sinh viên và đưa ra các giải pháp nâng cao kết quả hoạt động này cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Hải Dương và cao đẳng sư phạm Cao Bằng. Năm 2001, Bùi Thị Kim Phượng có đề tài “Thực trạng và biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Ninh Bình”. Năm 2005, Lê Thị Thanh Chung bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại học sư phạm”. Nguyễn Thị Kim Nhung bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục với đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục của trường Cao đẳng sư phạm Hưng Yên”. Các luận văn, luận án nêu trên đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở một trường đại học, cao đẳng cụ thể. Từ phân tích lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp. Nguyễn Thị Kiêm Nhung, trên cơ sở phân tích thực trạng, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học ở Trường cao đẳng sư phạm Hưng Yên, đã đề xuất 7 biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho nghiên cứu khoa học giáo dục của trường này. Các công trình nước ngoài: “How to study science”, Drewes F - 2nd Edi – Dubuque: Wm.C.Brown Publisher, 2000 và “Be a scientist”, Moyer, L.Daniel, J.Hackett, Newyork: Me Graw. Hill, 2000. Đây là những tài liệu có tính chất phương pháp luận và những phương pháp cụ thể hướng dẫn từng bước đi cho những người mới bước vào nghiên cứu khoa học rất thích hợp với đối tượng là sinh viên. “Social research methods:Qualitative and quantitative approaches”, Fourth edition, W. Lawrence Neuman Univercity of Wisconsin at Whitewater, Publisher: Aliyn and Bacon, 2000. Những vấn đề được nêu ra 9
  • 10. trong tài liệu này đề cập đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội. Đặc biệt tác giả đề cập đến những vấn đề của quản lý cụ thể là quản lý khoa học. Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập đến các vấn đề khác nhau của công tác quản lý nghiên cứu khoa học nói chung, NCKH của sinh viên nói riêng. Các tác giả đều đề cao ý nghĩa, vai trò của NCKH đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học. Phân tích thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý NCKH của sinh viên các trường đại học. Tuy nhiên, mỗi công trình chỉ đề cập sâu đến một vấn đề của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, gắn với từng trường cụ thể, khó vận dụng vào thực tiễn Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. Ngày nay, với xu thế phát triển của thời đại, nền kinh tế tri thức ở nước ta đang có nhiều biến đổi mạnh mẽ phức tạp. Giáo dục nói chung, quản lý giáo dục nói riêng đang đứng trước những yêu cầu cao hơn nhận thức về chuyên môn. Nên hoạt động NCKH, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học phải được quan tâm đổi mới mạnh mẽ, để những nghiên cứu mới có giá trị về lý luận và thực tiễn được ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, kế thừa phát triển các đề tài của các tác giả đi trước, dù gặp nhiều khó khăn trở ngại nhưng học viên mạnh dạn nghiên cứu đưa ra các biện pháp có tính khả thi nhằm quản lý tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: 10
  • 11. - Luận giải cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành TP Chí Minh. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. 4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. * Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh (tập trung vào đối tượng sinh viên năm thứ 3 và thứ 4). Các số liệu điều tra khảo sát từ năm 2008 đến 2012. 5. Giả thuyết khoa học Nghiên cứu khoa học và giảng dạy là nhiệm vụ trung tâm của trường đại học, biện pháp quản lý hoạt động khoa học có vai trò rất quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường. Sinh viên trong quá trình đào tạo phải được tập duyệt nghiên cứu khoa học với phương châm: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Nếu trong quá trình đào tạo, nhà trường tổ chức và quản lý tốt hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, có các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sịnh viên sát đúng, bảo đảm tính đồng bộ khả thi, sinh viên có nhận thức đúng đắn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tích cực chủ động trong học tập, nghiên cứu khoa học thì chất lượng, hiệu quả đào tạo của nhà trường sẽ không ngừng được nâng cao. 11
  • 12. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục, quan điểm thực tiễn để xem xét, phân tích những vấn đề nghiên cứu. Đồng thời đề tài nghiên cứu còn được thực hiện dựa trên quan điểm hệ thống - cấu trúc; đối chiếu - so sánh, logic. *Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và nghiên cứu quản lí giáo dục trong đó tập trung một số phương pháp chủ yếu như: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Thực hiện việc đọc tài liệu, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, mô hình hóa, khái quát hóa. Thông qua việc đọc các tài liệu, tác giả phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết có liên quan thành một hệ thống lý luận để hình thành các khái niệm, nêu giả thuyết khoa học định hướng cho quá trình nghiên cứu đề tài. Nghiên cứu các văn kiện, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản qui phạm, qui chế về công tác quản lý giáo dục, quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, về những nhiệm vụ phát triển của Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn tới. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp điều tra: Xây dựng 2 mẫu phiếu và tiến hành điều tra các đối tượng sau: Loại 1: điều tra 75 cán bộ quản lý và giảng viên hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Loại 2: điều tra 120 sinh viên, về thực trạng và biện pháp quản lý tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên. 12
  • 13. + Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động lãnh đạo, tác phong quản lý của đội ngũ quản lý, hoạt động NCKH của sinh viên để rút ra những kết luận về nội dung cần nghiên cứu. + Phương pháp trò chuyện - phỏng vấn: phương pháp nghiên cứu bằng trò chuyện - phỏng vấn bổ xung cho phương pháp điều tra bằng an két, nhằm đảm bảo cho tính khách quan các số liệu thu được. + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: để đảm bảo tính khách quan các số liệu thu được, sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm có liên quan tới nghiên cứu khoa học của nhà trường như: văn bản, tài liệu, các bài tập nghiên cứu của sinh viên… Trên cơ sở đó để tìm hiểu thực trạng việc quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quản lý khoa học trong những năm vừa qua, để xây dựng biện pháp tổ chức nghiên cứu cho sinh viên. + Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến một số cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ quản lý khoa học về một số nội dung NCKH. + Nhóm phương pháp thống kê toán học: sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập được. 7. Ý nghĩa của đề tài - Luận văn đưa ra quan niệm về biện pháp quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên. Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. - Để xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường hiện nay. 13
  • 14. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ giảng viên và sinh viên tại các trường đại học. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 mục. 14
  • 15. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC 1.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa học là gì? “Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.” [23, tr.16]. Hệ thống tri thức của con người được chia thành 2 loại là tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học. Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động NCKH, các hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học… Nghiên cứu khoa học: “NCKH là quá trình nhận thức chân lý khoa học, một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm kiếm, để chỉ ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con 15
  • 16. người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới có giá trị mới về nhận thức hoặc phương pháp” [23, tr.25]. Luật Khoa học và Công nghệ 2000 qui định: “NCKH là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. NCKH bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng” [22, tr.7]. Từ những định nghĩa trên có thể hiểu: NCKH là hoạt động để sáng tạo ra khoa học, trong đó: Bản chất của NCKH là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới, tạo ra hệ thống tri thức để sử dụng vào cải tạo thế giới. Chủ thể của NCKH là các nhà khoa học với những phẩm chất trí tuệ và tài năng đặc biệt, được đào tạo chu đáo. Khách thể của NCKH là các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy mà nhà khoa học nghiên cứu để khám phá, sáng tạo ra tri thức khoa học. Đối tượng của NCKH là tri thức khoa học. Tri thức khoa học có những điểm khác với tri thức thông thường. Tri thức thông thường là những tri thức mà “Bằng các giác quan, con người tri giác, cảm nhận về bản thân, về thế giới và xã hội xung quanh, từ đó có những kinh nghiệm sống, những hiểu biết về mọi mặt. Tri thức thông thường được hình thành trong cuộc sống hàng ngày, được con người sử dụng, trao đổi với nhau, truyền đạt lại cho nhau, chúng dần được hoàn thiện. Tri thức khoa học là kết quả của quá trình nhận thức có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp và phương tiện đặc biệt, do đội ngũ các nhà khoa học thực hiện. Tri thức khoa học và tri thức thông thường có sự khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mục đích của NCKH là tìm tòi, khám phá bản chất và các qui luật vận động của thế giới, tạo ra thông tin mới, nhằm ứng dụng vào sản xuất vật chất hay tạo ra các giá trị tinh thần để thoả mãn nhu cầu cuộc sống của con người. 16
  • 17. Quá trình nghiên cứu thường được thực hiện trong một cơ quan nghiên cứu được tổ chức chặt chẽ, có chương trình chiến lược hoạt động. Hoạt động nghiên cứu khoa học: là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức… đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Thực chất hoạt động NCKH chính là các quá trình hoạt động sản xuất tinh thần mà sản phẩm của nó là hệ thống tri thức khoa học. Hệ thống ấy tham gia ngày càng sâu sắc và đầy đủ vào quá trình sản xuất vật chất và mọi mặt của đời sống xã hội. Ở một góc độ nào đó, đứng trên quan điểm thực tiễn thì “khoa học” và “hoạt động NCKH” có thể được hiểu là hai khái niệm đồng nghĩa. Về bản chất, người ta hiểu “hoạt động khoa học” chính là nghiên cứu. Khoa học và hoạt động NCKH là hai mặt của một vấn đề thống nhất, không thể tách rời. Thế nhưng, khái niệm “Hoạt động NCKH” có ngoại diên hẹp hơn khái niệm “hoạt động khoa học”. Thuật ngữ “Hoạt động khoa học” bao gồm các hoạt động khác nhau trong lĩnh vực khoa học. Hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm: Hoạt động NCKH; hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ; hoạt động chuyển giao công nghệ. Hoạt động NCKH là một nội dung của hoạt động khoa học và công nghệ. Với tư cách là một nội dung của hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động NCKH được hiểu là tổ hợp những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai được thực hiện để đạt mục tiêu của khoa học đã đặt ra. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, thì nghiên cứu khoa học cùng với đào tạo, bồi dưỡng là hai nhiệm vụ cơ bản nhất của các 17
  • 18. trường đại học. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của trường đại học đã được quy định tại mục 2, điều 9 trong “Điều lệ trường đại học” năm 2003 và qui định tại điều 59 trong bộ Luật giáo dục 2005. Theo đó, trường đại học có nhiệm vụ: tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo qui định của Luật khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các qui định khác của pháp luật. NCKH của sinh viên là một hoạt động chính khóa, bao gồm các nội dung: nghiên cứu nắm vững nội dung các môn học; viết tiểu luận, thu hoạch; bài tập; viết chuyên đề; viết khóa luận tốt nghiệp; tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học của trường giao hay các hợp đồng với bên ngoài; tham gia các buổi sinh hoạt khoa học ở cấp khoa, cấp trường; tham gia thực hiện các đề tài khoa học của giảng viên dưới dạng điều tra, khảo sát thu thập số liệu, phổ biến khoa học... Thực chất của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường đại học là một hình thức tổ chức dạy học của nhà trường, đó là quá trình sinh viên vận dụng các kiến thức tổng hợp đã được học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của người dạy, nhằm phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện phương pháp và phẩm chất tự học, tự nghiên cứu, góp phần hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường. Bản chất hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động sáng tạo của sinh viên dưới sự hướng dẫn của người thầy nhằm nắm vững tri thức khoa học và khám phá tri thức mới. Chủ thể hoạt động nghiên cứu khoa học là sinh viên. Khách thể nghiên cứu khoa học là thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy đầy phức tạp và bí ẩn, trong đó mỗi bộ môn khoa học có một lĩnh vực, một góc độ, một đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Mục đích nghiên cứu khoa học là tìm tòi, khám phá ra bản chất và quy luật của thế giới khách quan, trên cơ 18
  • 19. sở đó khái quát hệ thống tri thức khoa học và vạch ra con đường ứng dụng chúng vào thực tiễn phục vụ cho cuộc sống của con người. Hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên rất đa dạng phong phú, như bài tập, thu hoạch, tiểu luận, đồ án tốt nghiệp, hội thảo khoa học, viết báo, tham gia đề tài các cấp... Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khác với hoạt động nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học ở chỗ: hoạt động của các nhà khoa học là hoạt động của các chuyên gia, các nhà khoa học được đào tạo cơ bản và có trình độ cao, có thực tiễn nghiên cứu, hoạt động của các nhà khoa học diễn ra ở phạm vi rộng, nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chủ yếu diễn ra trong phạm vi hẹp, phạm vi nội dung học tập trong quá trình đào tạo tại nhà trường đại học, là hoạt động có tính chất luyện tập thực hành nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của người thầy, nhằm củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng tư duy khoa học, kỹ năng học tập nghiên cứu ban đầu. Hoạt động nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học là hoạt động sáng tạo, thực hiện một bước nhảy vọt trong quá trình nhận thức tự nhiên, xã hội, tư duy. Còn hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được sự hướng dẫn của thầy giáo là để tìm hiểu một vấn đề mà nhân loại đã biết nhằm giúp sinh viên làm quen với cách suy nghĩ và làm việc khoa học. Chính vì vậy, hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên luôn có quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quản lý giữ vai trò quyết định. 1.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Quản lý là thuộc tính của mọi quá trình lao động, một hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện rất sớm. Thuật ngữ quản lý cho đến nay được người ta hiểu ở rất nhiều các cấp độ khác nhau. Frederick Winslon Taylor (1856 – 1915) 19
  • 20. cho rằng: quản lý là biết được chính xác điều mình muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất. Các tác giả Việt Nam khi nghiên cứu về khoa học quản lý đều nhấn mạnh đến các yếu tố: chủ thể quản lý, khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Tác giả Trần Quốc Thành cho rằng quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát quá trình tiến tới mục tiêu; còn tác giả Nguyễn Bá Sơn lại cho rằng: quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. Mặc dù còn có những quan niệm khác nhau song khi bàn về quản lý các học giả đều có quan điểm thống nhất chung là: quản lý là một quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua các công cụ, biện pháp quản lý, nhằm đạt tới mục tiêu đã xác định. Cũng như các quá trình quản lý khác, quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến toàn bộ hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên làm cho quá trình ấy diễn ra đúng ý định và đặt được yêu cầu đặt ra. Như vậy có thể hiểu: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là tổng thể những cách thức tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến quá trình NCKH của sinh viên, nhằm thực hiện tốt mục tiêu yêu cầu NCKH đã đặt ra. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một loại hình quản lý giáo dục - đào tạo. Chủ thể quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và quản lý sinh viên, Phòng quản lý Khoa học, các khoa Giáo viên và chính bản thân sinh viên. Sinh viên là chủ thể của hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng thời, hoạt động của họ lại là đối tượng bị quản lý của các chủ thể quản lý khoa học. Như vậy, sinh viên vừa là chủ thể vừa là khách thể trong hệ thống quản lý. 20
  • 21. Với tư cách là chủ thể, sinh viên vừa phải chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động nghiên cứu khoa học của chính bản thân mình. Phải tự xây dựng kế hoạch, tự tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tự khám phá ra chân lý làm giàu thêm tri thức cho bản thân mình. Với tư cách là khách thể, mọi hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên phải tuân thủ theo yêu cầu của cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý phải chỉ đạo, định hướng về nội dung, về phương pháp, phải tạo ra các điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu của người học. Mục đích quản lý, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên góp phần thực hiện tốt mục tiêu đào tạo đại học. Nguyên tắc quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên được hình thành từ những quy luật, những yếu tố khách quan của quá trình quản lý. Theo đó quản lý NCKH của sinh viên phải tuân thủ nguyên tắc tính đảng, tính giai cấp; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc kế hoạch; nguyên tắc tính khoa học và hiệu quả. Phương pháp quản lý NCKH của sinh viên rất đa dạng, phong phú, bao gồm: phương pháp quản lý hành chính; phương pháp giáo dục, thuyết phục; phương pháp kinh tế và kết hợp các phương pháp giáo dục, thuyết phục, hành chính, kinh tế. Công cụ quản lý NCKH của sinh viên là những quy chế, quy định của Nhà nước, nhà trường; những văn bản pháp quy, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch của cơ quan quản lý các cấp. Từ sự phân tích trên ta có thể biểu diễn hoạt động quản lý NCKH của sinh viên theo sơ đồ sau: 21 Công cụ quản lý Khách thể quản lý Mục tiêu Chủ thể quản lý Phương pháp quản lý Mục tiêu Quản lý
  • 22. Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học bao gồm: Một là, quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học của sinh viên. Kế hoạch là một công cụ quan trọng của quản lý nói chung, quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên nói riêng. Chỉ trên cơ sở kế hoạch sát đúng, công tác quản lý, kiểm tra mới được tiến hành các khâu, các bước một cách khoa học, bài bản, khắc phục được tình trạng tùy tiện, được chăng hay chớ và mới có hiệu quả. Việc xây dựng kế hoạch NCKH của trường đại học là một khâu trong quy trình quản lý nghiên cứu khoa học của trường đại học, đòi hỏi phải thực sự khoa học, sát với điều kiện thực tiễn của nhà trường về nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và phải quán triệt được nhiệm vụ NCKH trên giao, nhiệm vụ của nhà trường, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên. Kế hoạch phải thể hiện được các nội dung như: mục đích yêu cầu của nghiên cứu khoa học; nội dung nghiên cứu; thời gian hoàn thành nghiên cứu; lực lượng, phương pháp nghiên cứu; điều kiện đảm bảo. Việc xây dựng kế hoạch phải được phân cấp, căn cứ vào nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra để nhà trường xây dựng kế hoạch nghiên cứu dài hạn (5 năm, 10 năm), kế hoạch nghiên cứu hàng năm. Trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, các khoa xây dựng kế hoạch nghiên cứu của mình, trong đó có nội dung nghiên cứu của sinh viên. Từng sinh viên xây dựng kế hoạch nghiên cứu của mình trong toàn khóa học cũng như từng năm học. Trên cơ sở kế hoạch NCKH đã được xác định, các chủ thể quản lý tiến hành quản lý các hoạt động NCKH của các lực lượng nói chung, của sinh viên nói riêng cả về số lượng, chất lượng nghiên cứu khoa học theo tiến độ kế hoạch đã xác định. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời giải 22
  • 23. quyết những vấn đề nảy sinh để thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nội dung NCKH mà kế hoạch đã xác định. Hai là, quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Điều kiện đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một trong những nội dung mà nhà quản lý phải quản lý để góp phần thực hiện tốt mục tiêu của nghiên cứu khoa học. Chủ thể quản lý hoạt động này phải thực hiện quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trên các mặt: quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu, giáo trình, phương tiện kỹ thuật, kinh phí trong quá trình nghiên cứu khoa học của sinh viên Ba là, quản lý số lượng, chất lượng các sản phẩm khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên. Quản lý số lượng các sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên chính là quản lý số lượng các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của sinh viên đã được nghiệm thu; quản lý các chuyên đề khoa học mà sinh viên đã thực hiện; quản lý thu hoạch, tiểu luận, luận văn; quản lý các bài báo, bài hội thảo khoa học đã được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo. Quản lý chất lượng các sản phẩm NCKH của sinh viên chính là quản lý hiệu quả khoa học và hiệu quả xã hội của các sản phẩm, công trình khoa học đã được nghiên cứu dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Về lý thuyết, chất lượng nghiên cứu các đề tài khoa học của sinh viên được GV, hội đồng khoa học đánh giá cho điểm, xếp loại; về thực tiễn, chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn học tập, hoạt động của sinh viên, nhà trường, xã hội. Quản lý việc ứng dụng kết quả NCKH của sinh viên bao gồm quá trình triển khai các hoạt động ứng dụng; quản lý việc tổ chức hoạt động ứng dụng và quản lý kết quả ứng dụng. Quá trình này bao gồm hàng loạt các hoạt động 23
  • 24. như: công bố, giới thiệu, định hướng ứng dụng các sản phẩm, công trình khoa học; xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức ứng dụng; chỉ đạo các cơ quan, khoa giáo viên, học viên ứng dụng các sản phẩm khoa học vào hoạt động thực tiễn giảng dạy, học tập và công tác; kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng của tổ chức, cá nhân và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho ứng dụng. 1. 3. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Phan Canh, NXB Cà Mau, 1999 thì “Biện pháp là cách xử liệu đối với một việc gì”, ví dụ “Biện pháp an ninh, biện pháp phòng vệ”. Như vậy, nghĩa chung nhất của biện pháp là cách làm để thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra. Chúng ta cần phân biệt biện pháp với một số khái niệm tương tự như: phương pháp, giải pháp, cách thức. Điểm giống nhau của các khái niệm này là đều nói về cách làm, cách tiến hành một công việc. Tuy vậy, giữa các khái niệm cũng có những điểm khác nhau. Biện pháp chủ yếu nhấn mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể. Phương pháp nhấn mạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau (tạo nên một hệ thống) để tiến hành một công việc có mục đích. Về khái niệm giải pháp, tác giả Hoàng Phê nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề. Tác giả Nguyễn Văn Đạm nhấn mạnh ý khắc phục khó khăn. Tuy vậy, khái niệm giải pháp không chỉ nói đến cách hành động mà còn nói đến tư tưởng hành động. Chẳng hạn, Nguyễn Văn Đạm cho rằng: giải pháp là toàn bộ những ý nghĩ có hệ thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục một khó khăn. Về khái niệm cách thức, tác giả Nguyễn Văn Đạm quan niệm, đó là đường lối phải theo để làm một việc gì đó. Tóm lại, khái niệm biện pháp có những điểm giống so với các khái niệm nói trên, song có điểm riêng là nhấn mạnh đến cách làm, cách hành 24
  • 25. động cụ thể. Biện pháp phải xuất phát từ các giải pháp và sử dụng các phương pháp cụ thể. Theo cách hiểu khái niệm về biện pháp trên đây thì biện pháp quản lý chính là cách triển khai thực hiện hoạt động quản lý một đối tượng cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ “biện pháp quản lý trẻ cơ nhỡ ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ nay đến 2015”; “biện pháp quản lý tài sản trường X trong mùa hè năm nay”... Theo TS. Bùi Văn Quân, nghiên cứu về các biện pháp quản lý tại các cơ sở giáo dục được thực hiện theo nhiều mục tiêu khác nhau, nhằm phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhằm quản lý hoạt động dạy và học, quản lý hoạt động NCKH... Các biện pháp quản lý có thể được xác định theo nhiều cách tiếp cận nghiên cứu để đề xuất biện pháp như xác định biện pháp tương ứng với các phương pháp quản lý; xác định biện pháp tương ứng với các thành tố cấu trúc của đối tượng quản lý; xác định biện pháp theo các chức năng quản lý... Từ các khái niệm trên, có thể hiểu: Biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh là cách thức cụ thể mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hoàn thành mục tiêu của hoạt động NCKH, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Chủ thể quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh trước là Ban Giám hiệu; Phòng Quản lý khoa học; các khoa giáo viên và các lực lượng có liên quan. Trong đó Hiệu trưởng, Trưởng Phòng Quản lý khoa học, Trưởng khoa là những người chịu trách nhiệm chính, các lực lượng có liên quan chịu trách nhiệm theo chức trách nhiệm vụ được phân công. Đối tượng quản lý là hoạt động NCKH của sinh viên và các nguồn lực, các yếu tố liên quan đến hoạt động NCKH của sinh viên nhà trường. 25
  • 26. Lưu ý, trong quản lý hoạt động nghiên cứu hoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh thì có trường hợp phân biệt giữa “chủ thể quản lý” và “đối tượng quản lý” chỉ mang tính tương đối. Một người có thể là chủ thể quản lý của cấp dưới, nhưng đồng thời, lại vừa là đối tượng quản lý của cấp trên. Thậm chí mỗi người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của chính mình trong công việc của bản thân. Biện pháp quản lý chính là sự vận dụng các phương pháp quản lý, bao gồm phương pháp: giáo dục thuyết phục, hành chính, kinh tế và kết hợp các phương pháp sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường. Đối với mỗi phương pháp cụ thể, chủ thể quản lý sẽ sử dụng những công cụ quản lý cụ thể như: kế hoạch của cơ quan quản lý các cấp, quy chế, quy định của Nhà nước, nhà trường; những văn bản pháp quy, nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn... Mục đích quản lý hoạt động nghiên cứu hoa học của sinh viên nhà trường là nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong trình hình mới. Trong mối quan hệ biện chứng giữa mục đích, nội dung và phương pháp của bất kỳ hoạt động nào thì phương pháp hoạt động phụ thuộc vào đặc điểm của nội dung hoạt động. Vì vậy, biện pháp quản lý hoạt động NCKH phải phù hợp với những đặc điểm của hoạt động NCKH, có những khác biệt với biện pháp quản lý các loại hoạt động khác như: quản lý hoạt động dạy học, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh... Trong quản lý hoạt động NCKH, nhà quản lý phải nắm được khoa học và nghệ thuật quản lý; không được áp đặt quyền lực thuần túy mà phải kết hợp dùng nhiều biện pháp như: biện pháp hành chính, biện pháp tâm lý, biện pháp kinh tế... khích lệ động viên, tạo ra môi trường thích hợp để đối tượng quản lý (sinh viên NCKH) tích cực tự giác làm việc. 26
  • 27. Kết luận Giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học là chức năng cơ bản của các trường đại học nói chung, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh nói riêng. Về bản chất, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động sáng tạo của sinh viên dưới sự hướng dẫn của người thầy nhằm nắm vững tri thức khoa học và khám phá tri thức mới. Để hoạt động này có hiệu quả tất yếu phải quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên thực chất là quá trình thực hiện việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, tổ chức điều hành thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, phối hợp các lực lượng tham gia quản lý, đánh giá kết quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả đó vào thực tiễn, tất cả những quá trình ấy đều nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình đào tạo ở nhà trường Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chính là cách thức cụ thể mà mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, hoàn thành mục tiêu của hoạt động NCKH, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường. Thực hiện tốt các biện pháp quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ đem lại hiệu quả là nâng cao năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu cho người học.. 27
  • 28. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và xã Đông Hòa, huyện Dĩ An - Tỉnh Bình Dương. Tiền thân của nhà trường là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955). Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, nhà trường có các tên gọi và chức năng nhiệm vụ khác nhau. Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955). Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1963). Học viện Nông nghiệp (1972). Trường Đại học Nông nghiệp Sài gòn (thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức - 1974). Trường Đại học Nông nghiệp 4 (1975), Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp TP.HCM (1985) trên cơ sở sát nhập hai Trường Cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom - Đồng Nai) và Trường Đại học Nông nghiệp 4 (Thủ Đức - TP.HCM). Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học Quốc gia TP.HCM 1995). Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000). Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh là trường đại học công lập đa ngành, đa lĩnh vực có nhiệm vụ đào tạo bậc đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Nông Lâm Ngư Nghiệp và các lĩnh vực liên quan. Từ năm 2000 Trường mở rộng đào tạo sang các lĩnh vực khác như: Công nghệ thông tin, Công nghệ môi trường, Công nghệ sinh học, Ngoại ngữ và Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp, Công nghệ ôtô, Công nghệ nhiệt lạnh, Cơ điện tử, Điều khiển tự động, Công nghệ địa chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Quản lý thị trường bất động sản. Nhà 28
  • 29. trường đã và đang đào tạo lớp lớp những thế hệ kỹ sư, chuyên viên, chuyên gia, góp phần quan trọng cùng giáo dục cả nước thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chức năng nhiệm vụ của nhà trường là: đào tạo, bồi dưỡng và liên thông đa ngành, đa hệ với nhiều trình độ khác nhau (tiến sĩ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng…) nhằm phát triển đa dạng nguồn nhân lực cho cả nước đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực miền Nam. - Nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài nước phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho toàn bộ các tỉnh phía Nam. - Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người sản xuất. Cơ cấu tổ chức của nhà trường: từ khi thành lập vào năm 1955 cho đến hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh trong quá trình phát triển đã nhiều lần thay đổi về cơ cấu tổ chức, mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu qua từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh có 12 khoa, 04 bộ môn trực thuộc trường, 01 viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường, 14 trung tâm, 12 phòng ban chức năng, 01 thư viện, hệ thống ký túc xá cho trên 3750 sinh viên, 01 Phân hiệu tại tỉnh Gia Lai và 1 Phân hiệu tại tỉnh Ninh Thuận. Ban Giám hiệu: gồm có 01 Hiệu trưởng và 03 Phó hiệu trưởng. Các phòng chức năng gồm 12 phòng: phòng Đào tạo, phòng Sau đại học, phòng Hợp tác quốc tế, phòng Công tác sinh viên, phòng Hành chính, phòng Quản trị vật tư, phòng Tổ chức cán bộ, phòng Công đoàn trường, 29
  • 30. phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, phòng Kế hoạch tài chính, phòng Thanh tra, phòng Thư viện. Các khoa trực thuộc gồm 12 khoa: Khoa nông học, Khoa lâm nghiệp, Khoa chăn nuôi thú y, Khoa thủy sản, Khoa kinh tế, Khoa cơ khí công nghệ, Khoa công nghệ thực phẩm, Khoa công nghệ thông tin, Khoa quản lý đất đai và bất động sản, Khoa khoa học xã hội, Khoa môi trường và tài nguyên, Khoa ngoại ngữ. Các môn trực thuộc, gồm 4 bộ môn: Bộ môn lý luận chính trị, Bộ môn công nghệ hóa học, Bộ môn công nghệ sinh học, Bộ môn sư phạm kỹ thuật. Các trung tâm có 14 trung tâm: Trung tâm nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ địa chính, Trung tâm ngoại ngữ, Trung tâm khảo thí và đào tạo chất lượng, Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp, Trung tâm tin học ứng dụng, Trung tâm đào tạo quốc tế, Trung tâm nghiên cứu bảo quản và chế biến rau quả, Trung tâm năng lượng và máy nông nghiệp, Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trung tâm môi trường, Trung tâm công nghệ và thiết bị nhiệt lạnh, Trung tâm bồi dưỡng kiến thức, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ. Đội ngũ các cán bộ công nhân viên Đội ngũ giáo viên Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh là một tập thể đoàn kết thống nhất, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, nhiệt tình trong công tác, tâm huyết với nghề nghiệp, có tính cộng đồng cao. Những thầy cô giáo lớn tuổi có tay nghề vững, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, mẫu mực trong cuộc sống, luôn sẵn sàng giúp đỡ, dìu dắt thế hệ trẻ. Lực lượng giáo viên trẻ, năng động, kiến thức vững, ham hoạt động, hăng say và có chí tiến thủ. Bảng 2.1 : Phân loại cán bộ trường đại học Nông Lâm 30
  • 31. Phân loại cán bộ Tiến sĩ Thạc sĩ Cử nhân Cao đẳng Các bằng khác Tổng Cán bộ giảng dạy 106 226 279 611 Cán bộ NCKH & chuyển giao CN 5 1 15 2 1Cán Bộ phục vụ giảng dạy 85 24 135 244 Cán Bộ quản lý 5 4 9 Tổng cộng 111 232 383 24 135 885 (Trích : báo cáo tổng kết công tác đào tạo năm học 2011 - 2012 [1, tr. 12]) Hiện nay, trường có 885 cán bộ viên chức: trong đó cán bộ giảng dạy là 611 (tiến sĩ là 106; thạc sĩ là 226; đại học là 279), cán bộ NCKH và chuyển giao công nghệ 21 (trong đó tiến sĩ là 5; thạc sĩ là 1; đại học là 15), cán bộ phục vụ giảng dạy là 244 (trong đó đại học 85) và cán bộ quản lý hành chính là 9 (trong đó có 5 là thạc sĩ). Bảng 2.2 : Tổng hợp số lượng về đội ngũ cán bộ giảng viên của ở trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (tính đến 12/2012) ST T NỘI DUNG Tổng Phó giáo sư Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Khác Tổng số giảng viên, cán bộ quản lí và nhân viên 900 19 112 281 323 21 135 1 Giảng viên 521 4 46 228 247 2 Cán bộ quản lí 379 15 66 53 76 21 135 3 Hiệu trưởng 1 1 4 Hiệu phó 3 2 3 5 Khoa, phòng ban, viện, trung tâm 137 13 62 53 22 6 Nhân viên 238 54 21 135 (Trích: báo cáo tổng kết công tác đào tạo hàng năm [1, tr.14]) Theo số liệu trên thì số lượng giảng viên hiện có của nhà trường cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của Trường. Cơ cấu đội ngũ giảng viên 31
  • 32. tương đối hợp lý cho các ngành và chuyên ngành đào tạo. Số lượng giảng viên có học vị tiến sĩ, thạc sĩ chiếm tỷ lệ cao. Đội ngũ giảng viên của Trường được bổ sung thường xuyên và đang được trẻ hóa, bình quân thâm niên công tác chuyên môn của giảng viên khá cao. Nhà trường có cơ sở vật chất khá hiện đại, đáp ứng được yêu cầu đào tạo đặt ra. 2.2. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.1. Ưu điểm và hạn chế trong quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.1.1. Ưu điểm và hạn chế trong quản lý việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học của sinh viên. Về ưu điểm: hàng năm nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch NCKH nói chung, nghiên cứu khoa học của của sinh viên nói riêng phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và thực tiễn của nhà trường. Kế hoạch nghiên cứu khoc học của nhà trường được quản lý, phân cấp: cấp nhà trường, cấp khoa, bộ môn. Kế hoạch nghiên cứu của nhà trường được xây dựng dựa trên cơ sở phát huy dân chủ, trí tuệ của đông đảo cán bộ, giảng viên, sinh viên trong nhà trường thông qua xin ý kiến đóng góp rộng rải. Trên cơ sở trí tuệ đóng góp của các lực lượng, nhiệm vụ trên giao, nhiệm vụ và thực tiễn của nhà trường Phòng Quản lý Khoa học tổng hợp, xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường và tiến hành tổ chức xây dựng kế hoạch. Nội dung nghiên cứu trong năm, trong đó có nội dung nghiên cứu khoa học của sinh viên luôn được đặc biệt quan tâm trong kế hoạch. Quy trình xây dựng kế hoạch và quy cách trình bày văn bản (nội dung, hình thức) của kế hoạch các cấp được trình bày đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn cụ thể của nhà trường. 32
  • 33. Kế hoạch nghiên cứu khoa học của nhà trường là căn cứ pháp lý quan trọng để nhà trường quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu khoa học của sinh viên nói riêng. Đồng thời còn là căn cứ để cấp dưới, phòng, khoa, bộ môn, viện xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học của mình. Các phòng, khoa, bộ môn, viện căn cứ vào kế hoạch nghiên cứu hàng năm của nhà trường xây dựng kế hoạch nghiên cứu của cơ quan, đơn vị mình. Trên cơ sở kế hoạch nghiên cứu khoa học của tập thể, cán bộ, giảng viên và sinh viên xây dựng kế hoạc nghiên cứu của mình trong năm. Các hình thức nghiên cứu khoa học của sinh viên trong kế hoạc được thể hiện là: Viết bài đăng trên các ấn phẩm NCKH trong và ngoài trường (Kỷ yếu hội thảo, Nội san sinh viên NCKH, khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, các báo và tạp chí chuyên ngành). Thực hiện các công trình NCKH dự thi sinh viên NCKH các cấp (Khoa, Trường, Bộ GD&ĐT…) và các giải thưởng khác trong và ngoài nước. Phòng Quản lý KHCN thông báo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động NCKH của sinh viên vào tháng 2 hàng năm. Khoa hướng dẫn sinh viên đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học. Chậm nhất là 15 tháng 6 hàng năm các khoa quản lý sinh viên lập và đăng ký kế hoạch NCKH sinh viên với Phòng quản lý khoa học. Từ ngày 15/9 – 15/11 hàng năm, các khoa phải triển khai giao đề tài phân công giáo viên hướng dẫn, xét duyệt đề cương nghiên cứu, lựa chọn nhóm sinh viên thực hiện. Từ ngày 20 – 25/11 hàng năm, các khoa gửi danh mục và thuyết minh đề tài đã được Hội đồng khoa học và đào tạo khoa phê duyệt cho phòng Quản lý khoa học. Hồ sơ gồm: 1. Danh mục đề tài 33
  • 34. 2. Thuyết minh đề tài 3. Biên bản xét duyệt của Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa Sau khi có quyết định phê duyệt công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, các khoa, bộ môn tổ chức cho sinh viên triển khai thực hiện và tổ chức nghiệm thu công trình cấp khoa. Chậm nhất là quý 1 hàng năm, các khoa gửi kết quả nghiệm thu cho Phòng Quản lý khoa học. Hồ sơ gồm có: 1. Báo cáo tổng kết công trình NCKH của sinh viên theo mẫu của Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh 2. Biên bản họp Hội đồng và phiếu nhận xét chấm công trình. Trên cơ sở kế hoạch nghiên cứu khoa học đã được xác định, các khoa tiến hành tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học theo kế hoạch. Để quản lý, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tuân thủ các quy định của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học đồng thời đã cụ thể hóa trong quy chế đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường, trong quy định học tập và rèn luyện của các sinh viên các năm. Đối với hình thức sinh viên nghiên cứu khoa học dưới dạng viết thu hoạch, tiểu luận, đồ án tốt nghiệp được nhà trường quản lý thông qua kế hoạch học tập của sinh viên trong học kỳ, trong năm. Viết thu hoạch, tiểu luận là hình thức bắt buộc mà 100% sinh viên đại học phải thực hiện theo đúng nội dung chương trình của môn học. Điểm thu hoạch, tiểu luận là điều kiện để sinh viên thi hết môn học và được cộng vào điểm trung bình chung của môn học. Viết đồ án tốt nghiệp được thực hiện đối với những sinh viên năm cuối có kết quả học tập từ loại khá trở lên. Thực hiện viết đồ án tốt nghiệp, sinh viên được giảng viên hướng dẫn, nhà trường có quy định cụ thể về hình thức viết đồ án tốt nghiệp của sinh viên. 34
  • 35. Đối với hình thức bài tập nghiên cứu khoa học, để chuẩn bị cho sinh viên năm thứ 3, thứ 4 đi thực tập, nhà trường đã cử giảng viên hướng dẫn sinh viên làm bài tập nghiên cứu khoa học. Đối với Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên làm bài tập nghiên cứu khoa học chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu các ứng dụng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Sinh viên thực hiện bài tập nghiên cứu hoa học được thực hiện theo 3 giai đoạn sau: GĐ 1, chuẩn bị nghiên cứu: giai đoạn này sinh viên phải xác định đề tài nghiên cứu; xây dựng đề cương nghiên cứu; chi tiết hoá, cụ thể hóa các phương pháp, phương tiện nghiên cứu; chuẩn bị những điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học. GĐ 2, triển khai nghiên cứu: để triển khai nghiên cứu, sinh viên phải: Lập thư mục các tài liệu có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu; nghiên cứu tài liệu, các công trình khoa học có liên quan về các vấn đề nghiên cứu; xây dựng cơ sở lý thuyết của công trình nghiên cứu; phát hiện thực trạng phát triển của đối tượng bằng các phương pháp nghiên cứu; kiểm tra giả thuyết; xin ý kiến chuyên gia về hướng đi và các sản phẩm nghiên cứu. GĐ 3, Nghiệm thu, đánh giá công trình nghiên cứu: Đưa công trình nghiên cứu đã được hoàn tất bằng văn bản tới các thành viên trong hội đồng đọc nhận xét. Hội đồng khoa học tiến hành họp nghiệm thu đề tài, cho điểm và xếp loại sản phẩm nghiên cứu. Kết quả chấm điểm được thực hiện với thang điểm 10 (có thể cho điểm lẻ tới 0,25) và được thực hiện theo quy định sau: 1. Bài tập NCKH phù hợp với mục tiêu đề tài (1 điểm). 2. Bài tập NCKH có tính cấp thiết, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ (tối đa 1 điểm) 3. Phương pháp nghiên cứu phù hợp với nội dung, nhiệm vụ của bài tập NCKH hợp lý, khoa học (tối đa 1 điểm) 35
  • 36. 4. Cấu trúc bài tập NCKH hợp lý khoa học (tối đa 1 điểm) 5. Bài tập NCKH giải quyết tốt các nhiệm vụ đề ra (tối đa 2 điểm) 6. Kết quả nghiên cứu được thực nghiệm kiểm chứng tại các trung tâm nghiên cứu của trường (tối đa 2 điểm) 7. Sản phẩm đươc đánh giá cao trong thực tế (tối đa 2 điểm) Việc xếp loại sản phẩm cho một bài tập NCKH được thực hiện theo quy định: - Từ 8 đến 10 điểm: Xếp loại A. - Từ 5 đến 7 điểm: Xếp loại B. - Dưới 5 điểm: Xếp loại C. Đối với hình thức nghiên cứu dưới dạng các đề tài khoa học, nhà trường có quy định cụ thể các khâu, các bước tiến hành. Để đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên, hàng năm nhà trường tiến hành hội nghị khoa học cấp khoa và cấp trường, thông qua đó tuyển chọn những công trình tiêu biểu gửi dự thi cấp Bộ. Hội nghị cấp Khoa: Ban chủ nhiệm khoa chỉ đạo chi đoàn tổ chức “Tuần lễ khoa học” của sinh viên và lựa chọn công trình gửi dự thi ở cấp trường; lưu trữ công trình và hồ sơ đánh giá công trình sinh viên dự thi nghiên cứu khoa học cấp khoa hàng năm. Nội dung của Hội nghị gồm: - Báo cáo tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên năm thứ 3, năm thứ 4 của khoa. - Báo cáo khoa học của sinh viên. - Khen thưởng: cơ cấu giải thưởng và mức giải thưởng do khoa quyết định Khoa tổng hợp báo cáo kết quả hội nghị trên, nội dung báo cáo: Thời gian tổ chức hội nghị; số lượng sinh viên tham gia hội nghị; số công trình nghiên cứu của sinh viên trong năm; số sinh viên tham gia thực hiện đề tài 36
  • 37. nghiên cứu khoa học; số công trình đạt giải và 02 công trình tiêu biểu. Báo cáo được gửi về phòng Quản lý khoa học của nhà trường. Hội nghị cấp trường: trên cơ sở báo cáo khoa học của các khoa, Phòng Quản lý khoa học phối hợp với Đoàn thanh niên nhà trường tổ chức Hội nghị “Tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên”. Thời gian tổ chức thường được tiến hành vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Trong hội nghị sẽ tiến hành báo cáo tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; trưng bày hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và kết quả nghiên cứu của sinh viên. Tham gia dự thi cấp Bộ: trên cơ sở Hội nghị cấp trường lựa chọn các công trình tiêu biểu tham gia dự thi “Tài năng khoa học trẻ” của Bộ GD&ĐT, hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường đại học khối tự nhiên toàn quốc. Hạn chế, nhiều khoa kế hoạch nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa thực sự được coi trọng. Kế hoạch mới chỉ được coi như phương tiện hoạt động chứ chưa phải công cụ quản lý. Vì thế việc xây dựng và thực hiện kế hoạch nghiên cứu của sinh viên còn mang tính hình thức. Việc phối hợp giữa phòng Quản lý khoa học của nhà trường với các khoa giáo viên; giữa khoa giáo viên với sinh viên để tiến hành quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa được thường xuyên, hình thức chưa phong phú. Công tác kiểm tra của cơ quan quản lý, của khoa giáo viên, của thầy hướng dẫn đối với nghiên cứu của sinh viên có lúc, có nội dung chưa kịp thời. Qua thực tiễn quản lý học viên từ năm 2008 đến 2012 cho thấy kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa thực sự khoa học, nhiều khoa xác định hướng nghiên cứu cho sinh viên chưa phù hợp. Kế hoạch nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa được xác định rõ, kết quả 37
  • 38. điều tra cũng cho thấy, hầu hết sinh viên chưa xác định được kế hoạch nghiên cứu khoa học của mình trong năm học cũng như trong quá trình đào tạo tại trường, chủ yếu được thực hiện khi được lớp triển khai. Những năm qua, Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã không ngừng tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các phương tiện vật chất, tài liệu phục vụ cho giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường nói chung, nghiên cứu khoa học của sinh viên nói riêng. Nhà trường đã khai thác tốt nguồn tài chính cho nghiên cứu khoa học, ngoài nguồn kinh phí được nhà nước cấp, nhà trường còn khai thác nguồn kinh phí thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu với địa phương với nước ngoài và với các tổ chức phi chính phủ. Điều kiện và phương tiện giảng dạy nghiên cứu khoa học của nhà trường dần được cải thiện, phần lớn các phòng học, giảng đường có đủ máy chiếu projector, hệ thống âm thanh, một số phòng được trang bị máy lạnh. Thư viện đang trong quá trình cải tiến theo hướng vi tính hóa, số thầy cô giáo và sinh viên đến với thư viện ngày càng tăng. Hiện thư viện của nhà trường có trên 3.000 đầu sách, với hơn 70.000 cuốn. Trong đó có 65% là giáo trình cao đẳng, đại học và sách giáo khoa phổ thông, 35% còn lại là sách nâng cao trình độ và sách tham khảo. Hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo việc cung cấp, xử lý thông tin phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học được đầu tư nghiên cứu. Hệ thống mạng LAN, mạng internet của nhà trường hoạt động có hiệu quả. Trang Web (địa chỉ: http://elib.hcmuaf.edu.vn) của nhà trường đã đi vào hoạt động. Nhìn chung nhà trường đã kịp thời đáp ứng những yêu cầu cơ bản cho hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung, cho nghiên cứu của sinh viên nói riêng, sử dụng tài chính cơ sở vật chất đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm. 38
  • 39. Việc quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho nghiên cứu khoa học được tiến hành theo đúng quy định của nhà nước, quản lý theo phân cấp, chi trả theo định múc. Nhà trường đã xây dựng các quy định quản lý, sử dụng mạng LAN, mạng internet; sử dụng tài liệu sách giáo trình, giáo khoa phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học; xây dựng định mức chi trả cho các công trình nghiên cứu khoa học. Do đó, mọi cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu khoa học đều đã có chủ quản lý. Các quy định quản lý cơ sở vật chất đã chỉ rõ về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người quản lý, người sử dụng, vì vậy đã khắc phục được tình trạng quản lý lỏng lẽo, sử dụng kém hiệu quả như trước đây. Mọi thông tin về nguồn lực phục vụ cho nghiên cứu khoa học được phổ biến đến cán bộ, giảng viên thông qua hệ thống quản lý hành chính nhà trường, thông qua các văn bản, thông qua giao ban, hội ý tuần, tháng, quan sơ kết tổng kết 6 tháng, hàng năm. Mọi cán bộ, giảng viên đều được tiếp thu các chủ trương, chính sách, kế hoạch có liên quan tới hoạt động nghiên cứu khoa học. Hạn chế, so với yêu cầu ngày càng cao trong xu thế hiện đại hóa các trường đại học thì nguồn vật lực hiện nay của nhà trường còn khá khiêm tốn, còn nhiều bất cập. Thư viện nhà trường vẫn rất thiếu các sách và tài liệu phù hợp với chuyên môn sâu và giá trị học thuật. Tần số, hiệu suất sinh viên đến đọc sách, khai thác thông tin còn thấp. Việc khai thác, sử dụng thông tin trên trang Web chưa thực sự có hiệu quả. Kinh phí cho nghiên cứu khoa học còn eo hẹp. Việc nghiên cứu khoa học của sinh viên vẫn tự thân vận động là chính. Nhà trường chưa có cơ chế chính sách khuyến khích động viên bằng vật chất đối với sinh viên nghiên cứu khoa học. 2.2.1.3. Ưu điểm và hạn chế trong quản lý số lượng, chất lượng các sản phẩm khoa học 39
  • 40. Để đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh chúng tôi có bảng thống kê sau : Bảng 2.3 : Số lượng sinh viên Trường Đại học Nông Lâm - Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu khoa học giai đoạn 2008 – 2012 Số lượng sinh viên Trường đại học Nông Lâm tham gia nghiên cứukhoa học Năm 2008- 2009 2009-2010 2010-2011 2011-2013 Tổng số sinh viên 3534 3471 3856 3960 Số lượng sinh viên tham gia NCKH 265 320 470 520 Tỷ lệ % 7. 4 9.2 12.18 13.13 ( Trích : Báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên [ 2, tr.18,19]) Theo số liệu báo cáo trên thì số lượng sinh viên nghiên cứu khoa học dưới dạng các đề tài các năm như sau: năm học 2008 - 2009 có 265 sinh viên tham gia nghiên cứu hoa học trên tổng số 3534 sinh viên, chiếm tỷ lệ 7,4%; năm học 2009 - 2010 có 320 sinh viên nghiên cứu khoa học trên tổng số 3471 sinh viên, chiếm tỷ lệ 9,2%; năm học 2010 - 2011 có 470 sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học trên tổng số 3856 sinh viên, chiểm tỷ lệ 12,18%; năm học 2011 - 2012 số sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học là 520 trên tổng số 3960 sinh viên, chiếm tỷ lệ 13,13%. Số liệu trên cho thấy số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, cũng như tỷ lệ sinh viên nghiên cứu khoa học của nhà trường từ năm 2008 đến nay liên tục tăng, từ 7,4% năm học 2008 - 2009 lên 13,13% năm học 2011 - 2012. Điều này cũng đồng nghĩa với số lượng công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên hàng năm cũng được tăng lên. Về chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên có được nâng lên hàng năm, điều này được thể hiện ở điểm đánh giá thu hoạch, tiểu luận, bài tập NCKH hàng năm và kết quả nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học 40
  • 41. của sinh viên. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên còn rất nhiều hạn chế. Các hình thức nghiên cứu khoa học còn rất đơn điệu, chỉ có khóa luận tốt nghiệp ra trường của sinh viên và công trình nghiên cứu khoa học trong năm của sinh viên là 2 hình thức được nhà trường quan tâm; còn các hình thức nghiên cứu khoa học khác chưa thực sự được nhà trường quan. Số lượng các công trình nghiên cứu khoa học trong sinh viên gần đây có tăng lên nhưng khả năng ứng dụng của các đề tài còn hạn chế. Tỷ lệ sinh viên tham gia nghiên cứu tăng lên nhưng tính thụ động trong học tập và nghiên cứu vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Nhiều đề tài tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí của sinh viên nhưng không được ứng dụng, gây lãng phí. Nhận thức về vấn đề này cũng không đồng nhất, một số ý kiến cho rằng rất ít sinh viên hiện nay tham gia nghiên cứu khoa học, một số khác lại cho rằng hiện nay chúng ta đang lạm phát các đề tài nghiên cứu của sinh viên. Chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Số đông sinh viên chưa có ý thức tự giác thật sự về việc tự học tập nâng cao trình độ qua hoạt động nhiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học chưa trở thành một phong trào rộng khắp trong toàn trường. Công tác tổ chức quản lý ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên chưa được quan tâm khai thác sử dụng, thậm chí sau nghiệm thu còn bị “lãng quên”. Nhiều công trình chỉ được nghiệm thu đánh giá trên lý thuyết, không được ứng dụng vào thực tiễn. 2.2.2. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế trong quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm 41
  • 42. Một là, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã coi trọng và có nhiều chủ trương biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với nhiệm vụ quản lý nghiên cứu khoa học của nhà trường nói chung, của sinh viên nói riêng. Đây là nguyên nhân hàng đầu, giữ vai trò quyết định đến hiệu quả công tác quản lý và chất lượng nghiên cứu khoa học của nhà trường trong những năm qua. Trên cơ sở đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đã có Nghị quyết chuyên đề về công tác nghiên cứu khoa học của nhà trường giai đoạn 2010 – 2015. Trong đó, nhiệm vụ quản lý nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng được quan tâm đặc biệt. Nghị quyết đã đề cập đến những nội dung hết sức quan trọng liên quan đến nghiên cứu khoa học, quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên như: xác định vai trò vị trí của nghiên cứu khoa học của sinh viên; nội dung, hình thức biện pháp sinh viên nghiên cứu khoa học; các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo sinh viên nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở nghị quyết lãnh đạo, Ban Giám hiệu đã triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý, nghiên cứu khoa học một cách tích cực, củng cố tổ chức biên chế nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của phòng Quản lý khoa học của nhà trường; xây dựng quy chế, quy định về quản lý các nguồn lực nghiên cứu khoa học của nhà trường; tăng cường cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học. Đồng thời nhà trường đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các khoa chuyên ngành nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của khoa, hiệu quả quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học đối với sinh viên. Hai là, đại đa số cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường có sự nhận thức đúng về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên 42
  • 43. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi điều tra cả cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên. Có 75 cán bộ quản lý và giáo viên, 120 sinh viên tham gia trả lời câu hỏi này. Kết quả thu được ở bảng sau: Bảng 2.4: Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên trường đại học Nông lâm về vai trò nghiên cứu khoa học của sinh viên STT Vai trò của HĐ NCKH Tham số CBQL Giảng viên Sinh Viên 1 Không quan trọng 0 0 3.8% 2 Quan trọng 63.2% 60.8% 72.2% 3 Rất quan trọng 35.8% 39.2% 24% Khi nhận được phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về vai trò của hoạt động NCKH, kết quả cho ta thấy: 100% cán bộ quản lý, giáo viên, 96,2% sinh viên đều cho rằng hoạt động NCKH là nhiệm vụ không thể thiếu được và ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở trường Nông Lâm. Thực tiễn chúng ta thấy ngay mỗi giáo án, mỗi học trình, mỗi học phần mà người giáo viên chuẩn bị để giảng dạy cho sinh viên cũng là một công trình khoa học, chỉ có điều công trình khoa học này sắp xếp theo một niêm luật chặt chẽ, giải quyết trọn vẹn một đơn vị kiến thức phù hợp với đối tượng. Ở mỗi kiến thức khoa học giáo viên, sinh viên phải nghiên cứu phát hiện tri thức mới phù hợp với thực tiễn hoạt động mà đang tham gia. Đó là loại công trình đích thực theo đúng nghĩa. NCKH là một trong những con đường để tự bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết của bản thân với 100% cán bộ quản lý, giáo viên và 96.2% sinh viên của trường đều cho rằng hoạt động NCKH là “rất quan trọng”. Kết quả trên cho thấy đại bộ phận đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động NCKH của sinh viên. Trong đó, giáo viên và sinh viên đánh giá rất cao về “NCKH góp phần 43
  • 44. nâng cao tầm hiểu biết, rèn luyện các năng lực NCKH phát triển khả năng độc lập nghiên cứu, khả năng tự học, tự sáng tạo”. Những năm qua, nhà trường đã có nhiều giải pháp tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức trách nhiệm cho các lực lượng của nhà trường về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nói chung, quản lý, nâng cao chất lượng nghiên cứu hoa học của sinh viên nói riêng, nên các lực lượng này có sự nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ này. Đa số cán bộ quản lý sinh viên đều có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, củng cố kiến thức, kỹ năng cho người học. Nhận thức đúng đắn về việc phải tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Các ý kiến được phỏng vấn trực tiếp đều cho rằng hiện nay hoạt động này đã được quan tâm đúng mức hơn trước. Qua tìm hiểu, điều tra 50 phiếu trưng cầu ý kiến và trao đổi trực tiếp với giảng viên cho thấy, có trên 94% số phiếu trả lời đúng vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Như vậy, đại đa số giảng viên đều nhận thức đúng đắn tầm quan trọng nghiên cứu khoa học của sinh viên đối với việc rèn luyện khả năng tư duy độc lập sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học của sinh viên góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của trường. Về nhận thức của sinh viên, qua điều tra thực tế 120 phiếu hỏi với câu hỏi về vai trò của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên, có 88 phiếu trả lời đúng đạt tỷ lệ 72,33%, có 27,67% trả lời chưa chính xác về vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Khi được hỏi về động cơ nghiên cứu khoa học, có 75 phiếu có câu trả lời động cơ nghiên cứu khoa học là vì mục đích rèn luyện khả năng tư duy độc lập sáng tạo, củng cố kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đạt tỷ lệ 62,5%; có 34 phiếu trả lời mục đích nghiên cứu khoa học là vì lòng say mê khoa học, đạt tỷ lệ 28,33%; vì bắt buộc 9 phiếu, chiếm tỷ lệ 7,5%, còn lại là 44
  • 45. vì lý do khác 2 phiếu, chiếm tỷ lệ 1,67%. Từ những số liệu thống kê, điều tra trên đây cho thấy, một bộ phận sinh viên đã có nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học của người học trong quá trình đào tạo ở nhà trường đại học. Ba là, các cơ quan của nhà trường, nhất là phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Phòng Đào tạo đại học và các khoa giáo viên của nhà trường đã có nhiều biện pháp trong quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của nhà trường, các phòng, khoa của nhà trường đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao. Phòng Quản lý khoa học đã chủ động tham mưu đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường nhiều nội dung biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung, nghiên cứu khoa học của sinh viên nói riêng. Kịp thời bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất cho viện thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học của nhà trường. Bám sát các khoa giáo viên hướng dẫn thực hiện xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu hoa học trong năm. Phối hợp với các lực lượng kiểm tra, đôn đốc sinh viên nghiên cứu khoa học, tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài nghiên cứu của sinh viên. Các khoa giáo viên đã có nhiều cố gắng, đầu tư thời gian, công sức, phân công giảng viên có năng lực, có kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học; tổ chức có nền nếp, có hiệu quả “Tuần lễ sinh viên nghiên cứu khoa học” và hội nghị khoa học hàng năm của khoa; tổ chức đánh giá, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học trong năm của sinh viên một cách chặt chẽ, lựa chọn được những công trình nghiên cứu thực sự xuất sắc gửi đi hội thi cấp nhà trường và cấp Bộ. 2.2.2.2. Nguyên nhân của hạn chế 45
  • 46. Một là, tiềm lực nghiên cứu khoa học của nhà trường còn nhiều hạn chế. Những năm gần đây mặc dù đã có nhiều cố gắng trong đầu tư xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục đào tạo và nghiên cứu hoa học của nhà trường, song so với yêu cầu nhiệm vụ thì cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn, bất cập, thiếu đồng bộ. Hệ thống tài liệu còn thiếu, trang thiết bị phòng thí nghiệm lạc hậu, thiếu đồng bộ; số lượng máy tính trên đầu sinh viên còn ít, chất lượng mạng lan thấp, truy cập internet còn chậm. Kinh phí cho nghiên cứu rất hạn hẹp, nhất là kinh phí cho sinh viên nghiên cứu khoa học. Kinh phí cho việc triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu các đề tài hạn hẹp, nên nhiều đề tài nghiên cứu mặc dù đạt xuất sắc song vẫn bị “đắp chiếu” nằm trong thư viện, không được triển khai ứng dụng. Hai là, nhận thức của một bộ phận cán bộ, giảng viên, sinh viên về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của sinh viên còn hạn chế. Kết quả điều tra về thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cho thấy đại đa số cán bộ, giảng viên có nhận thức đúng về nhiệm vụ này, song vẫn còn một bộ phận chưa thực sự nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của hoạt động này đối với người học. Biểu hiện như: một số cho rằng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chỉ là hoạt động có tính chất phong trào, hoặc là hoạt động chỉ giành riêng cho những sinh viên có kết quả học tập cao, chứ không phải là nhiệm vụ bắt buộc đối với sinh viên. Một số cán bộ còn cho rằng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên không phải là hoạt động thường xuyên mà chỉ là hoạt động có tính chất theo kiểu “mùa vụ”; đồng thời cũng có ý kiến trả lời cho biết, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên chỉ có hai hình thức đó là nghiên cứu đề tài và chuyên đề, ngoài ra sinh viên không phải tham gia nghiên cứu khoa học với các hình thức khác như viết tiểu luận, viết bài hội thảo khoa học, tham gia hội thảo, trao 46
  • 47. đổi, mạn đàm, sinh hoạt học thuật... Một biểu hiện nữa của việc nhận thức chưa thực sự đúng đắn của một số cán bộ quản lý đó là việc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học là của đội ngũ giảng viên chứ không phải của cán bộ quản lý, chính vì vậy có tư tưởng phó mặc, không quan tâm đến hoạt động này của phòng ban mình quản lý. Một bộ phận sinh viên chưa nhận thức đúng mục đích của nghiên cứu khoa học của người học trong quá trình đào tạo. Khảo sát ý kiến của 120 sinh viên hệ chính quy các khóa 2008, 2009, 2010, 2011, 20012 của trường, kết quả khảo sát được thể hiện ở hình 1 và hình 2. 24.17% 72.33% 2.50% Rèn luyện phẩm chất nhân cách sinh viên Rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, củng cố kiến thức học tập, gắn lý luận với thực tiễn Không giúp gì cho học tập Hình 1. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh về vai trò hoạt động NCKH của sinh viên đối với quá trình học tập ở bậc đại học. 47
  • 48. Hình 2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh về tác dụng hoạt động NCKH của sinh viên đối với quá trình học tập ở bậc đại học. Kết quả khảo sát ở hình 1 và hình 2 cho thấy đại đa số sinh viên Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh có nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng của hoạt động NCKH của sinh viên đối với quá trình học tập ở bậc đại học. Tuy nhiên, vẫn có những sinh viên chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng hoạt động NCKH của sinh viên, 9% ý kiến đánh giá vì bắt buộc và 2% ý kiến khác, cho rằng hoạt động NCKH của sinh viên không thiết thực, tốn thời gian và tiền của, ảnh hưởng đến việc học tập. Việc sinh viên có nhận thức lệch lạc và xem nhẹ nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đã dẫn đến việc thực hiện nghiên cứu khoa học một cách hình thức, đối phó. Ba là, năng lực, trách nhiệm của cơ quan chức năng, khoa giáo viên trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên còn nhiều hạn chế, chưa được phát huy cao độ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong thực hiện công tác quản lý nghiên cứu khoa học của sinh viên, song nghiêm túc đánh giá thì năng lực chuyên môn 48