SlideShare a Scribd company logo
1 of 118
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
TRẦN NGỌC THÚY
THỰC TRẠNG VÀ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU
Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
TRẦN NGỌC THÚY
THỰC TRẠNG VÀ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU
Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60.72.01.63
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA
THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Y Dược Thái
Nguyên, em luôn nhận được sự dạy bảo, hướng dẫn tận tình và sự tạo điều kiện
tối đa của các thầy giáo, cô giáo và người thân.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, bộ phận sau đại học, khoa y tế
công cộng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện từ việc trang bị
kiến thức qua các môn học đến cách thu thập, xử lý số liệu làm luận văn.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị
Quỳnh Hoa – Phó khoa y tế công cộng, trưởng bộ môn Sức khỏe môi trường,
Sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên là người hướng
dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân, trạm y tế các xã Phan Thanh,
Vũ Nông, Ca Thành huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đặc biệt là các ông/ bà
chủ tịch ủy ban, các trạm trưởng trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản và toàn bộ
các hộ gia đình người dân tộc Dao đã hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu để hoàn thành luận văn.
Và cuối cùng để có được kết quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè
trong lớp cao học K18 khóa học 2014 – 2016, bố mẹ tôi, chồng con tôi và những
người thân trong gia đình đã kịp thời động viên tôi về tinh thần và hỗ trợ về vật
chất để giúp tôi hoàn thành khóa học và luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
Tác giả
Trần Ngọc Thúy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân
tộc Dao tại một số xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” là do tự bản thân
tôi thực hiện. Tất cả những số liệu trong đề tài do tôi tham gia thu thập, kết quả
trong luận văn này là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu
nào khác.
Tôi xin đảm bảo tính khách quan, trung thực của các số liệu và kết quả xử
lý trong nghiên cứu này.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
Tác giả
Trần Ngọc Thúy
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BYT Bộ y tế
HGĐ Hộ gia đình
KAP Knowledge Attitude Practice: Kiến thức, thái độ,
thực hành
HVS Hợp vệ sinh
MTQG Mục tiêu quốc gia
THCS Trung học sơ sở
THPT Trung học phổ thông
TC, CĐ, ĐH Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
TTYT Trung tâm y tế
VSMT Vệ sinh môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
YTTB Y tế thôn bản
WHO World Health Organization: tổ chức y tế thế giới
WTO World Toilet Organization: hội nhà vệ sinh thế giới
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3
1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm về môi trường .......................................................................... 3
1.1.2. Định nghĩa sức khỏe .................................................................................. 3
1.1.3. Khái niệm sức khỏe môi trường................................................................. 3
1.1.4. Khái niệm về nhà tiêu ............................................................................... 3
1.2. Thực trạng sử dụng nhà tiêu hiện nay ..................................................... 4
1.2.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh...... 4
1.2.2. Những quy định của nhà tiêu hợp vệ sinh.................................................. 6
1.2.2.1.Những quy định chung ............................................................................ 6
1.2.2.2.Những quy định về xây dựng, sử dụng và bảo quản đối với các loại
nhà tiêu ................................................................................................................ 9
1.2.3. Thực trạng sử dụng nhà tiêu trên thế giới................................................. 12
1.2.4. Thực trạng sử dụng nhà tiêu ở Việt Nam ................................................. 14
1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình
1.3.1. Nguồn lực, hoạt động của các cán bộ y tế thực hiện chương trình vệ sinh
môi trường........................................................................................................... 18
1.3.2. Sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể ................................................ 19
1.3.3. Về phía người dân..................................................................................... 20
1.3.3.1.Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân .......................................... 20
1.3.3.2. Phong tục tập quán, thói quen của cộng đồng người dân tộc Dao......... 21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................. 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 24
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 24
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu........................................................... 24
2.2.2.1.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................... 24
2.2.2.2.Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính........................................................... 25
2.3. Các chỉ số nghiên cứu ................................................................................ 26
2.3.1. Thực trạng sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình ...................................... 26
2.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân
tộc Dao ................................................................................................................ 26
2.3.2.1. Về phía nguồn lực, hoạt động của cán bộ y tế thực hiện chương
trình vệ sinh môi trường ..................................................................................... 26
2.3.2.2. Về phía các ban ngành đoàn thể của xã ................................................. 26
2.3.2.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân ......................................... 26
2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin .............................................................. 27
2.4.1. Phỏng vấn ................................................................................................. 27
2.4.2. Quan sát .................................................................................................... 27
2.4.3. Phỏng vấn sâu............................................................................................ 27
2.4.4. Thảo luận nhóm ........................................................................................ 27
2.5. Cách đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành .......................................... 27
2.5.1. KAP của người dân tộc Dao ..................................................................... 27
2.5.2. Cách phân loại nhà tiêu ............................................................................ 28
2.6. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 28
2.7. Sai số và hạn chế sai số................................................................................ 29
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................... 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30
3.1. Thực trạng và sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao ở 3 xã huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng............................................................................................ 30
3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao ở
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .................................................................. 38
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 51
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 65
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...................................... 30
Bảng 3.2 Tỷ lệ các loại nhà tiêu HGĐ đang sử dụng tại huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng ................................................................................. 32
Bảng 3.3 Đánh giá việc sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình tại 3 xã, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.......................................................... 32
Bảng 3.4 Tỷ lệ loại nhà tiêu hai ngăn HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.......................................................... 33
Bảng 3.5 Tỷ lệ loại nhà tiêu chìm có ống thông hơi HGĐ đang sử dụng tại 3
xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng......................................... 33
Bảng 3.6 Tỷ lệ loại nhà tiêu thấm dội nước HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.......................................................... 34
Bảng 3.7 Tỷ lệ loại nhà tiêu tự hoại HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.......................................................... 34
Bảng 3.8 Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan
sát đối với nhà tiêu hai ngăn tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
...................................................................................................... 35
Bảng 3.9 Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan
sát đối với nhà tiêu thấm dội nước tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng ................................................................................................ 37
Bảng 3.10 Số lượng cán bộ y tế chuyên trách chương trình vệ sinh môi trường
ở 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng................................... 38
Bảng 3.11 Số lượng cán bộ trạm y tế, y tế thôn bản thực hiện chương trình vệ
sinh môi trường ở 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ....... 38
Bảng 3.12 Tỷ lệ các cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường được tập
huấn về vệ sinh môi trường ............................................................ 39
Bảng 3.13 Tỷ lệ cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường của xã đã
thực hiện truyền thông về về sinh môi trường................................ 39
Bảng 3.14 Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Phan Thanh,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng............................................... 40
Bảng 3.15 Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Vũ Nông, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.......................................................... 40
Bảng 3.16 Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Ca Thành,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng............................................... 41
Bảng 3.17 Kiến thức của người dân về sử dụng nhà tiêu tại 3 xã, huyện Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng........................................................................ 45
Bảng 3.18 Thái độ của người dân về vấn đề không có nhà tiêu ảnh hưởng đến
sức khỏe con người và môi trường xung quanh ............................. 45
Bảng 3.19 Thái độ của người dân về vấn đề mỗi gia đình cần có nhà tiêu riêng
....................................................................................................... 46
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ..................................... 31
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các hộ gia đình có nhà tiêu tại 3 xã, huyện Nguyên bình,
tỉnh Cao Bằng ............................................................................ 31
Biểu đồ 3.3 Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu hai ngăn ........... 46
Biểu đồ 3.4 Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu thấm dội nước .. 47
Biểu đồ 3.5 Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu tự hoại .............. 47
DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH
Hộp 3.1 Ảnh hưởng của nguồn lực và hoạt động của cán bộ y tế đến việc sử
dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã, huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng ................................................................................... 42
Hộp 3.2 Nhu cầu tập huấn về vệ sinh môi trường để nâng cao hiệu quả truyền
thông nhằm làm tăng tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân............. 43
Hộp 3.3 Ảnh hưởng của sự quan tâm của ban ngành đoàn thể đến việc sử
dụng nhà tiêu của người dân............................................................. 44
Hộp 3.4 Ảnh hưởng của kiến thức đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân
........................................................................................................... 48
Hộp 3.5 Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến việc sử dụng nhà tiêu của
người dân tộc Dao tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .... 49
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan
tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ,
môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người cũng như với
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sự ô nhiễm của môi trường sống đã
dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm tàng, mà hậu quả chưa thể nào lường
trước được. Vì thế vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan
tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia mà đang là vấn đề được quan tâm trên
phạm vi toàn thế giới bởi tầm quan trọng của nó đến sức khỏe con người [23].
Vệ sinh môi trường bao gồm rất nhiều vấn đề như vấn đề về nước sạch,
xử lý rác thải, … nhưng vấn đề sử dụng nhà tiêu đặc biệt được quan tâm nhất
là ở những vùng nông thôn. Ở đó vệ sinh môi trường còn kém, các công trình
vệ sinh còn đơn sơ, chưa đúng tiêu chuẩn, chất thải của người và gia súc chưa
được xử lý đúng cách, chưa đảm bảo vệ sinh, tập quán dùng phân người và
gia súc để bón ruộng và hoa màu vẫn còn tồn tại góp phần làm phát tán mầm
bệnh ra môi trường xung quanh đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.
Bởi phân người từ lâu đã được biết đến là nguồn gây ô nhiễm môi trường, truyền
nhiễm bệnh tật cho con người. Nếu không được quản lý, xử lý đúng kỹ thuật,
phân người sẽ là nguồn lan truyền vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng đường
ruột ra môi trường bên ngoài, lây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng [23].
Nhiều nghiên cứu về thực trạng sử dụng nhà tiêu cho thấy số HGĐ có
nhà tiêu và số HGĐ sử dụng nhà tiêu HVS còn chiếm tỷ lệ thấp. Theo kết quả
nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn thì tỷ lệ HGĐ người Dao ở huyện Võ Nhai,
tỉnh Thái Nguyên có nhà tiêu chiếm 29,4%, tỷ lệ số HGĐ có nhà tiêu hai ngăn
2
chiếm 11,4%, nhà tiêu tự hoại 2,0%, nhà tiêu thấm dội nước 0,6% và tỷ lệ
HGĐ có nhà tiêu HVS mới chỉ đạt 16,7% [54].
Nguyên Bình là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Cao Bằng, địa
hình chủ yếu là đồi núi chia cắt phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều, nền
kinh tế phát triển chậm. Tại đây chủ yếu có các dân tộc Tày, Nùng, H’mong,
Dao sinh sống, trong đó người Dao chiếm tỉ lệ 60%. Theo báo cáo thống kê
cho biết tỉ lệ các hộ gia đình có nhà tiêu năm 2013 (29%) và năm 2014 (31%).
Các nhà tiêu hầu hết không đảm bảo vệ sinh. Phần lớn những hộ gia đình
không có nhà tiêu họ thường đi ra ngoài vườn hay bờ suối, bụi cây. Kèm theo
đó là trình độ học vấn còn thấp và họ vẫn giữ những phong thục tập quán lạc
hậu. Chính bởi những phong tục tập quán của cộng đồng người dân tộc nói
chung và cộng đồng người dân tộc Dao nói riêng còn nhiều lạc hậu như vậy
nên đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng sử dụng nhà tiêu của người dân ở
các vùng miền và cũng đã thống kê được tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân
ở các tỉnh thành. Nhưng tại sao cho đến nay tỷ lệ sử dụng nhà tiêu HVS vẫn
còn thấp. Thực trạng sử dụng nhà tiêu của cộng đồng người Dao ở Cao Bằng
cụ thể như thế nào, có khác cộng đồng người Dao ở những nơi khác hay
không. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân
tộc Dao. Để trả lời những vấn đề đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng và sử dụng nhà tiêu ở ngƣời dân tộc Dao tại một số xã thuộc huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”, với các mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng và sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã
thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm 2015.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người
dân tộc Dao tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm
2015.
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là toàn thể hoàn cảnh tự nhiên (đất, nước, không khí, ánh
sáng, vi sinh vật…), hoàn cảnh xã hội (phong tục tín ngưỡng, sinh hoạt, văn
hóa, nghề nghiệp, gia đình,…) tạo thành những điều kiện sống bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe con người [14].
1.1.2. Định nghĩa về sức khỏe
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái cả
về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh
hay tật.” [14]
1.1.3. Khái niệm sức khỏe môi trường
Sức khỏe môi trường là “Trạng thái sức khỏe của con người liên quan
và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh” [14].
1.1.4. Khái niệm về nhà tiêu
- Nhà tiêu là hệ thống thu nhận, xử lý tại chỗ phân và nước tiểu của con
người. Việc sử dụng nhà tiêu HVS và xử lý phân đúng kỹ thuật sẽ là thay đổi
theo chiều hướng tốt mô hình bệnh tật ở nông thôn cũng như cải thiện được
môi trường đang ngày một ô nhiễm [14].
- Nguyên tắc xử lý phân: tập trung, cách ly, biến thành vô hại và không làm ô
nhiễm môi trường đất – nước- không khí.
- Yêu cầu đối với một nhà tiêu HVS [14]:
+ Không làm nhiễm bẩn đất xung quanh
+ Không làm nhiễm bẩn các nguồn nước dùng để ăn uống và sinh hoạt
+ Không có mùi hôi thối, không làm hấp dẫn côn trùng
+ Không để cho ruồi nhặng tiếp xúc với phân
+ Vị trí xử lý phân phải sạch sẽ, dễ thoát nước, kín
4
+ Dễ sử dụng bảo quản và dễ sửa chữa
+ Phương pháp xử lý đơn giản, giá thành hạ
+ Phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán từng địa phương
+ Được người dân chấp nhận và tham gia.
1.2. Thực trạng sử dụng nhà tiêu
1.2.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
Nhu cầu bài tiết của con người không thể thiếu được trong sự sống của
mình. Với lượng phân người hàng ngày thải ra môi trường là hàng chục ngàn
tấn đã và đang góp phần làm ô nhiễm môi trường ở các mức độ khác nhau.
Việc quản lý, thu gom và xử lý không HVS sẽ là hiểm họa của rất nhiều bệnh
tật đối với con người. Mặt khác trong phân người chứa rất nhiều mầm bệnh
gây nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng (trên 50 loại vi khuẩn gây bệnh
có trong phân người), nếu không được thu gom và xử lý HVS sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường xung quanh và gây nên
nhiều loại bệnh tật trong đó có bệnh tiêu chảy, giun sán, ngoài da, phụ khoa,
mắt và các bệnh khác. Trên toàn thế giới hàng năm có gần 2 tỷ người bị lây
nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun đũa, giun tóc và giun móc) [51]. Chỉ
tính riêng bệnh tiêu chảy cũng chiếm 4,1% gánh nặng bệnh tật và gây tử vong
cho 1,8 triệu người mỗi năm trên toàn cầu (tính cả bệnh tả). Ước tính, 88%
trường hợp này qui cho việc sử dụng nước không an toàn, thiếu nhà tiêu HVS
và hành vi vệ sinh kém [27]. Ở Việt Nam, ước tính các bệnh liên quan tới
nước và vệ sinh chiếm 7,5% gánh nặng bệnh tật [9].
Môi trường nước là trung gian lây truyền các mầm bệnh, đặc biệt là các
bệnh lây truyền theo đường phân - miệng và có thể gây ra những vụ dịch lớn
ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Sử dụng nước sinh hoạt và nhà tiêu
không HVS làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật của người dân và ảnh hưởng trực tiếp
đến môi trường sống của cộng đồng. Nước bị nhiễm phân được phát hiện qua
5
việc xét nghiệm nước tìm thấy sự có mặt của các vi khuẩn đường ruột, đặc
biệt là Escherichia Coli. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long việc sử dụng loại
cầu tiêu ao cá đã gây ô nhiễm nặng nề cho tất cả các nguồn nước bề mặt.
Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sống là đất. Các
thành phần vật lý, hóa học của đất liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con
người. Đất là nơi trồng trọt, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm hàng
ngày của con người. Môi trường đất bị ô nhiễm do quản lý phân người không
tốt có thể thông qua nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày, bụi bặm hoặc qua
tay của người nhiễm bẩn không rửa để gây bệnh cho con người [23].
Tình trạng quản lý phân người không tốt trong đó có việc sử dụng các
loại nhà tiêu không HVS hay không sử dụng nhà tiêu ở một số HGĐ đã gây ô
nhiễm đất, nước, không khí, làm cho ruồi nhặng phát triển, phát tán các loại vi
sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
cộng đồng.
Bên cạnh đó, ở các vùng nông thôn, tập quán sử dụng phân người trong
sản xuất nông nghiệp đã có từ xa xưa và cho đến nay ở nhiều vùng vẫn còn
sử dụng. Phân người có đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển
và có thể thay thế được nhiều loại phân bón hóa học khác. Sử dụng phân
người để làm phân bón cho cây trồng vừa tiết kiệm được đầu tư sản xuất, vừa
tránh được thoái hóa đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng phân người
chưa được xử lý đúng lại là một trong những nguồn ô nhiễm nhất là mối nguy
hại trực tiếp cho sức khỏe của người nông dân và lan truyền các mầm bệnh
nguy hiểm cho cộng đồng. Theo kết quả nghiên cứu tại Thái Nguyên của
Hoàng Anh Tuấn cho thấy số hộ gia đình có sử dụng phân để bón ruộng và
hoa màu là 90,2%, trong đó số HGĐ sử dụng phân ủ chỉ có 17,1% [54]. Theo
nghiên cứu khác của Hoàng Thị Thu Hà cho thấy số HGĐ sử dụng phân để
6
bón ruộng chiếm tỉ lệ 49% lại rơi vào những HGĐ không có nhà tiêu hoặc có
nhà tiêu nhưng không HVS, còn đối với các HGĐ có nhà tiêu HVS thì 100%
không sử dụng phân bón ruộng [54].
Việt Nam là một nước nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có
nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều bất kỳ mùa
nào cũng có khả năng làm cho mầm bệnh là trứng giun sán có khả năng phát
triển. Như vậy ở đất, nước, không khí, thực phẩm đều có mặt của các loại ký
sinh trùng gây bệnh đường ruột cho người. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng
nhà tiêu HVS, quản lý và xử lý phân còn nhằm mục đích làm giảm sự ô
nhiễm môi trường và giảm sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người
dân.
Trong thời gian qua Việt Nam đang gặp phải những thách thức rất lớn
trong việc khống chế các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Để hạn
chế được tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm tỉ lệ mắc bệnh, dịch liên quan
đến phân, nước, từng bước cải thiện và nâng cao sức khỏe cộng đồng cần tập
trung đẩy mạnh các hành vi vệ sinh cá nhân và đặc biệt là quản lý tốt các
nguồn phân thông qua việc xây dựng và sử dụng các loại nhà tiêu HVS cũng
như sử dụng phân đúng cách trong sản xuất nông nghiệp.
1.2.2. Những quy định của nhà tiêu hợp vệ sinh
1.2.2.1.Những quy định chung
Tiêu chuẩn ngành về nhà tiêu HVS theo quyết định 08/2005/QĐ- BYT
ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế (BYT) [11] và theo thông
tư số 27/2011/TT – BYT ngày 24/6/2011 quy định bốn loại nhà tiêu HVS bao
gồm: nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà
tiêu thấm dội nước và nhà tiêu tự hoại dùng cho HGĐ. Các nhà tiêu này được
quy định là loại nhà tiêu HVS về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:
7
a) Cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp
xúc với người, động vật và côn trùng.
b) Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vius, vi
khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung
quanh.
Các nội dung, quy định này quy định tình trạng vệ sinh của nhà tiêu.
Các yêu cầu về thiết kế, vật liệu, kích thước, kĩ thuật xây dựng, độ bền và các
khía cạnh khác của nhà tiêu tuân theo hướng dẫn của BYT. Quy định này áp
dụng để kiểm tra, giám sát, đánh giá và phân loại tình trạng vệ sinh của các
loại nhà tiêu HVS được quy định trong quyết định này. Một số loại nhà tiêu
HVS như:
Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ: là nhà tiêu có hai ngăn kín, ở một thời
điểm chỉ sử dụng một trong hai ngăn, có cả phân và tro trong ngăn sử dụng
(nước tiểu tách riêng). Khi một trong hai ngăn đầy sẽ được đậy kín để ủ,
thường ủ ít nhất 6 tháng trước khi được dùng làm phân bón ruộng.
Nhà tiêu tự hoại: là nhà tiêu đảm bảo tốt nhất quá trình thu gom phân,
cô lập và tái sinh phân với các ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Loại nhà
tiêu này đảm bảo tốt nhất và không gây ô nhiễm môi trường. Các nhà ven
sông cần sử dụng loại nhà tiêu này để hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Tuy
nhiên loại này tương đối đắt tiền [11].
8
Nhà tiêu thấm dội nước: là nhà tiêu đơn giản được sử dụng phổ biến ở
vùng nông thôn. Nhà tiêu gồm phần nhà xí có tường bao quanh, bệ có hố, ống
xi phông để tạo hút nước và ống dẫn phân. Bể chứa phân có một ngăn, trên
thành hố có lỗ thấm để cho nước dư thừa từ hố thấm lọc qua lớp đất xung
quanh làm sạch chất ô nhiễm. Sử dụng loại nhà tiêu này cần phải dội nước
cho mỗi lần đi vệ sinh để đưa phân xuống hố và tạo nút nước chống mùi hôi.
Nhưng không nên dùng loại nhà tiêu này ở vùng trũng, dễ ngập nước hay
vùng khan hiếm nước.
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi: là loại nhà tiêu sử dụng vi khuẩn kị khí
để phân hủy phân. Sau khi đi vệ sinh, phân người sẽ rơi xuống hố còn nước
tiểu được dẫn ra ngoài bằng rãnh thoát. Sau mỗi lần đi phân được ủ bằng chất
độn (tro bếp, mùn cưa, vôi bột hoặc đất bột). Chất độn sẽ làm khô phân, tạo
môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh. Ống thông hơi góp phần
giảm mùi hôi trong nhà tiêu, thoát nhanh hơi nước trong hố phân và khống
chế ruồi nhặng. Loại nhà tiêu này có ưu điểm chi phí rẻ, dễ sử dụng và bảo
quản đặc biệt thích hơp cho những HGĐ có hạn chế về nước dùng. Tuy nhiên
có nhược điểm là vẫn còn mùi khó chịu, có thể làm ô nhiễm nguồn nước và
không sử dụng được ở nơi đất chật, người đông, vùng ngập nước.
9
Tiêu chuẩn vệ sinh theo quyết định số 08/2005/QĐ-BYT do BYT ban
hành lần đầu tiên ngày 11/3/2005 [11] gồm có bốn loại nhà tiêu HVS là nhà
tiêu hai ngăn, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu chìm có ống
thông hơi. Nhà tiêu Bioga cũng là một dạng của nhà tiêu tự hoại, nên cũng
được xếp là nhà tiêu HVS. Nhà tiêu bể khí sinh học Bioga dùng để lưu trữ và
phân hủy chất thải của con người, vật nuôi đồng thời tạo ra khí sinh học từ
quá trình phân hủy kị khí chất thải. Loại nhà tiêu này có ưu điểm sạch sẽ, dễ
cọ rửa, không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra nó còn tạo nguồn nguyên
liệu để HGĐ sử dụng thay thế cho chất đốt. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là
chi phí đầu tư ban đầu lớn và đòi hỏi khối lượng phân đầu vào phải đủ
ngưỡng và cần bổ sung liên tục nên chỉ có thể thích hợp cho các HGĐ sử
dụng chăn nuôi với mô hình lớn.
1.2.2.2.Những quy định về xây dựng, sử dụng và bảo quản đối với các loại
nhà tiêu [11], [13]
* Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ
Quy định về xây dựng:
a) Tường ngăn chứa phân kín, không bị rò rỉ, thấm nước
b) Cửa lấy mùn phân được trát kín bằng vật liệu không thấm nước
10
c) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu
d) Có nắp đậy hai lỗ tiêu
e) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa
f) Ống thông hơi (đối với nhà tiêu hai ngăn có ống thông hơi) có đường
kính ít nhất 9cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40cm và có lưới chắn
ruồi.
Quy định về sử dụng và bảo quản:
a) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác
b) Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu hoặc cho vào dụng cụ chứa có đậy nắp
c) Không có mùi hôi thối
d) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu
e) Không sử dụng đồng thời hai ngăn
f) Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu
g) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước (nếu có) và dụng cụ chứa
nước tiểu
h) Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng
i) Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn được đậy kín, ngăn ủ được trát kín
* Nhà tiêu chìm có ống thông hơi [11]
Quy định về xây dựng:
a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập úng
b) Cách nguồn nước ăn uống sinh hoạt từ 10m trở lên
c) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nươc tiểu
d) Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm
e) Có nắp đậy lỗ tiêu
f) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa
g) ống thông hơi có đường kính ít nhất 9cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất
40cm và có lưới chắn ruồi.
11
Quy định về sử dụng và bảo quản:
a) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác
b) Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu
c) Không có mùi hôi thối
d) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu
e) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước nước tiểu
f) Lỗ tiêu thường xuyên được đậy kín.
* Nhà tiêu thấm dội nước [13]
Quy định về xây dưng:
a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập úng
b) Cách nguồn nước ăn uống sinh hoạt từ 10m trở lên
c) Bể chứa phân không bị lún, sụt, thành bể cao hơn mặt đất ít nhất 20cm
d) Nắp bể chứa phân được chát kín, không bị rạn nứt
e) Mặt sàn nhà tiêu phẳng nhẵn, không đọng nước
f) Bệ xí có nút nước
g) Nước từ bể chứa phân hoặc đường dẫn phân không thấm, tràn ra mặt
đất
Quy định chung về bảo quản:
a) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy
b) Không có mùi hôi thối
c) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác
d) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ
chứa giấy bẩn có nắp đậy
e) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu
f) Bệ xí sạch, không dính, đọng phân
g) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa
* Nhà tiêu tự hoại [13]
12
Quy định về xây dưng:
a) Bể xử lý gồm 3 ngăn
b) Bể chứa phân không bị lún, sụt
c) Nắp bể chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt
d) Mặt sàn nhà tiêu phẳng nhẵn, không đọng nước
e) Bệ xí có nút nước
f) Có ống thông hơi
Quy định về sử dụng và bảo quản
a) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy
b) Không có mùi hôi thối
c) Nước từ bể xử lý chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tự do ra
xung quanh
d) Sàn nhà tiêu sạch, không có rêu trơn, giấy, rác
e) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ
chứa giấy bẩn có nắp đậy
f) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu
g) Bệ xí sạch, không dính, đọng phân
h) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa.
1.2.3.Thực trạng sử dụng nhà tiêu trên thế giới
Theo báo cáo đánh giá tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HVS của WHO năm 2002
vẫn còn 42% dân số thế giới (2,6 tỷ người) không được tiếp cận với nhà tiêu
HVS ở các thành phố của Châu Phi và Châu Đại Dương là thấp nhất, Châu
Mỹ Latinh, vùng Caribe và Châu Á có phạm vi bao phủ cao hơn. Châu Âu và
Bắc Mỹ có phạm vi bao phủ cao nhất. Tại Châu Á, các nước đang phát triển,
tỷ lệ dân số sử dụng nhà tiêu dội nước tăng nhanh hơn so với các khu vực
khác (43,5%). Khoảng ½ dân số của các thành phố thuộc Châu Đại Dương sử
dụng nhà tiêu tự hoại trong khi tỷ lệ này tại các thành phố lớn của Châu Mỹ
13
Latinh và vùng Caribê là ¼. Tại Châu Phi nhà tiêu tự hoại rất phổ biến, nhưng
tỷ lệ dân số sử dụng nhà tiêu đào hố (22,4%) hoặc nhà tiêu chìm có ống thông
hơi (13,6%) cao hơn Châu Á và Thái Bình Dương [71].
Theo thống kê của Salabh International, một tố chức phi chính phủ
chuyên tài chợ cho các chương trình dịch tễ, thì ngay tại Ấn Độ có tới 700
triệu người dân không có nhà tiêu. Tình trạng này dẫn đến họ phải “loại bỏ”
cặn bã trong cơ thể bừa bãi ngoài môi trường, một điều kiện thuận lợi cho
bệnh tật lây lan. Phụ nữ phải hứng chịu nhiều bất tiện hơn khi không có nhà
tiêu, vì họ phải “đi” vào lúc trước hoặc sau khi mặt trời lặn.
Theo chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, có tới 2,4 tỷ người trên
toàn thế giới không có nhà tiêu. Chính vì thế nguồn gây ô nhiễm nước chủ
yếu ở các nước đang phát triển là phân người. Tình trạng này tạo điều kiện
cho vi khuẩn, kí sinh trùng và virus xâm nhập vào nước uống và gây bệnh. Ở
các con sông lớn tại Châu Á lượng vi khuẩn nguy hiểm có nguồn gốc từ phân
người cao gấp 50 lần mức cho phép của WHO. Do thiếu nhà tiêu sạch sẽ, trẻ
em tại các vùng nông thôn ở các nước đang phát triển rất dễ bị mắc các bệnh
đường tiêu hóa và truyền nhiễm [62].
Để cải thiện tình hình sử dụng nhà tiêu HVS còn thấp trên thế giới,
ngày 19 tháng 11 năm 2001, Hội Nhà vệ sinh Thế giới (World Toilet
Organization – WTO) đã được thành lập tại Singapore, đất nước sạch nhất
hành tinh, với sự tham gia của các tổ chức có liên quan đến vệ sinh từ hơn 20
nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Philipine,… nhằm
nâng cao nhận thức và mối quan tâm của các tổ chức và các quốc gia về vệ
sinh, cũng như tăng cường hợp tác, giúp đỡ để cải thiện vấn đề vệ sinh toàn
cầu [23].
14
Các chuyên gia cho rằng nhà tiêu nói riêng và điều kiện vệ sinh nói
chung là những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của một dân tộc.
Trong nhiều trường hợp, chúng còn quan trọng hơn cả vấn đề phát triển kinh
tế.
1.2.4. Thực trạng sử dụng nhà tiêu ở Việt Nam
Theo báo cáo kết quả thực hiện chương trình MTQG nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn năm 2013 của bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn số 1377 BC- BNN- TCTL tỷ lệ hộ có nhà tiêu HVS phân bố không đồng
đều giữa các vùng, vẫn có những vùng vẫn chưa đạt được tỉ lệ 60% như mục
tiêu của chương trình đề ra, thậm chí có những vùng tỉ lệ nhà tiêu HVS chưa
đạt đến 50%. Khu vực miền núi phía bắc (47%), đồng bằng sông hồng (71%),
khu vực bắc trung bộ (52%), vùng duyên hải miền trung (70%), tây nguyên
(49%), đông nam bộ (84%), đồng bằng sông cửu long (46%) [9].
Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn tại tỉnh Thái Nguyên
năm 2014 thì số HGĐ người dân tộc Dao có nhà tiêu đạt 29,4%, tỷ lệ HGĐ
không có nhà tiêu chiếm 70,6% nhưng số nhà tiêu HVS chỉ có 5%. Những
HGĐ không có nhà tiêu thì đa số họ phóng uế ra rừng, ruộng, vườn (68,1%),
thậm chí họ còn đi vệ sinh nhờ nhà hàng xóm (2,5%) [54]. Hay một nghiên
cứu khác tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thì con số đó
chỉ là 79,2% và 4% [28].
Theo nghiên cứu của Phạm Sĩ Hưng trên đối tượng là người dân tộc
Sán Dìu tại tỉnh Vĩnh Phúc thì tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu đạt 77,9% và tỷ lệ
hộ gia đình không có nhà tiêu là 22,1%. Người dân tộc Sán Dìu ở đây không
có nhà tiêu họ thường đi vệ sinh ra vườn (4,3%), đi vệ sinh ra đồng
(4,3%), và đặc biệt là họ đi vệ sinh nhờ nhà hàng xóm chiếm tỷ lệ cao
(82,7%) [27].
15
Tại một số vùng núi phía Bắc, không những tỉ lệ nhà tiêu HVS còn thấp
hơn so với cả nước mà còn nhiều HGĐ không có nhà tiêu. Theo nghiên cứu
của Hạc Văn Vinh, Đàm Khải Hoàn tại 4 xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên tỉ lệ HGĐ không có nhà tiêu là 33,03%, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS
là 19% [59]. Theo một nghiên cứu năm 2009 của Hoàng Thái Sơn số HGĐ có
nhà tiêu ở huyện Phổ Yên – Thái nguyên chiếm tỉ lệ khá cao trong số các
HGĐ được điều tra là 97,5% [43]. Còn một nghiên cứu khác ở xã Ôn Lương,
huyện Phú Lương số HGĐ có nhà tiêu cũng chiếm tỉ lệ tương đương ở huyện
Phổ Yên (93,15%) [56]. Tuy nhiên nhìn lại tỉ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS thì con
số ấy lại có sự chênh lệch khá lớn giữa hai huyện, tại Phổ Yên là 74,4%, còn
ở xã Ôn Lương, huyện Phú Lương chỉ đạt 13,74%. Điều đó có thể cho ta thấy
sự phân bố theo khu vực địa lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi sử
dụng nhà tiêu HVS của người dân.
Đối với các HGĐ có nhà tiêu thì không hẳn là gia đình nào cũng sử
dụng cùng loại nhà tiêu, mỗi gia đình có những lựa chọn riêng phù hợp với
hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế và thói quen sinh hoạt. Theo kết quả
nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn thì các loại nhà tiêu mà các độ gia đình
người Dao ở Thái Nguyên sử dụng gồm có nhà tiêu một ngăn 11,7%, nhà tiêu
hai ngăn 11,4%, nhà tiêu chìm có ống thông hơi 2,6%, nhà tiêu tự hoại 2,0%,
nhà tiêu đào 2,6%, các loại nhà tiêu khác như thùng, cầu … (1,1%) [54].
Theo kết quả một nghiên cứu khác của Lê Văn Tuấn, Võ Thị Mai tại
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên những loại nhà tiêu được sử dụng ở đây
gồm nhà tiêu một ngăn 8,5%, nhà tiêu hai ngăn 9,7%, nhà tiêu tự hoại 0,1%,
nhà tiêu đào 70,4% [56].
Cũng được thực hiện ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, nghiên
cứu của Mai Đình Đức và Lê Văn Tuấn cho thấy loại nhà tiêu đang sử dụng
16
của các HGĐ chủ yếu là nhà tiêu đào 70,29%, còn các loại nhà tiêu khác
chiếm tỷ lệ thấp, nhà tiêu một ngăn 11,5%, nhà tiêu hai ngăn 16,61%, nhà tiêu
tự hoại và bán tự hoại 1,60% [17].
Theo khảo sát thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh ở các hộ gia đình tại xã
Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai năm 2011 của Trần Đỗ Hùng
cho thấy tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu và có nhà tiêu nhưng không hợp
vệ sinh là 25,2%. Trong đó tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hai ngăn là
6,8%, nhà tiêu chìm có ống thông hơi là 16,6%, nhà tiêu thấm dội nước
43,1%, nhà tiêu tự hoại 8,3% [26]. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh
Hương tại tỉnh Hải Dương hầu hết các hộ gia đình sử dụng loại nhà tiêu một
ngăn 36,2%, nhưng đây không phải loại nhà tiêu hợp vệ sinh. Các loại nhà
tiêu khác tỷ lệ người dân sử dụng thấp hơn: nhà tiêu hai ngăn 25,6%, nhà tiêu
tự hoại, thấm dội nước 33,1% và cũng có điểm tương đồng so với các nghiên
cứu khác đó là những hộ gia đình không có nhà tiêu thì họ đi nhờ nhà hàng
xóm chiếm tỷ lệ là 3,3% [29].
Mặc dù có nhiều hộ gia đình đã có nhà tiêu nhưng không phải gia đình
nào cũng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Theo kết quả nghiên cứu của Trần
Đắc Phu tại năm tỉnh miền núi phía bắc thì tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu rất
cao 97,3% nhưng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt
69,7%. Trong đó tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hai ngăn là 10,7%, nhà
tiêu thấm dội nước 1,2%, nhà tiêu tự hoại 55,7% [39].
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huệ tại tỉnh Hưng Yên tỷ
lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu đạt 98,7%, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh là 23,7%.
Trong đó tỷ lệ sử dụng nhà tiêu tự hoại là 18,5%, nhà tiêu thấm dội nước
0,5%, nhà tiêu hai ngăn 2,6%, nhà tiêu một ngăn 33,6%, và loại nhà tiêu cầu,
thùng 41,4% [25]. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù tỷ lệ hộ gia đình
17
sử dụng nhà tiêu khá cao nhưng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh lại thấp. Những loại
nhà tiêu không hợp vệ sinh vẫn có thể gây ra bệnh tật cho người sử dụng. Do
đó cần tuyên truyền, vận động người dân để làm tăng tỷ lệ sử dụng nhà tiêu
hợp vệ sinh.
Như vậy những loại nhà tiêu mà các HGĐ sử dụng rất đa dạng nhưng
chủ yếu họ sử dụng những loại nhà tiêu không hợp vệ sinh. Theo tiêu chuẩn
ngành về nhà tiêu HVS theo quyết định 08/2005/QĐ- BYT ngày 11 tháng 3
năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế (BYT) quy định bốn loại nhà tiêu HVS bao
gồm: nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà
tiêu thấm dội nước và nhà tiêu tự hoại dùng cho HGĐ thì các kết quả nghiên
cứu của các nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ HGĐ sử dụng các loại nhà tiêu
HVS còn rất thấp, phần lớn những HGĐ có nhà tiêu đều sử dụng những loại
nhà tiêu không HVS, điển hình là nhà tiêu đào luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong
các nghiên cứu. Còn những loai nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn hay nhà
tiêu chìm có ống thông hơi chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ HGĐ người Dao ở Thái
Nguyên có nhà tiêu HVS chỉ đạt 16,7%, trong số đó tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu
HVS sử dụng đúng chỉ chiếm 5,0% [54].
Nguyên Bình là một huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, địa hình chủ
yếu là đồi núi chia cắt phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều, nền kinh tế
phát triển chậm, dân số 39695 người chủ yếu là người Dao sinh sống. Nhìn
chung tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu còn rất thấp (29%). So sánh với tỷ lệ HGĐ
người Dao có nhà tiêu ở Thái Nguyên (29,4%) thì tỷ lệ HGĐ người Dao có
nhà tiêu ở Cao Bằng thấp hơn. Mong muốn rằng qua đề tài nghiên cứu này sẽ
thể hiện rõ được một bức tranh sinh động về thực trạng sử dụng các loại nhà
tiêu của người dân. Qua đó trong tương lai sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp
nhằm làm thay đổi quan niệm cũng như thói quen sử dụng nhà tiêu của người
dân để làm sao cho tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS sẽ ngày càng tăng lên. Bởi
18
chính việc cải tiến vệ sinh và đặc biệt là nhà tiêu là yếu tố ngăn chặn bệnh
truyền nhiễm và gia tăng tuổi thọ của người dân. Sự gia tăng tuổi thọ của
người dân chính là cải tiến môi trường vệ sinh công cộng và nhà tiêu chứ
không phải nhờ đến các thiết bị y khoa hiện đại hay thuốc men đắt tiền tăng
tuổi thọ và cải tiến chất lượng cuộc sống. Do đó chúng ta cần nhận thức rằng
nhà tiêu là một phương tiện phòng chống bệnh rất quan trọng ở các nước đang
phát triển như nước ta.
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình
1.3.1. Nguồn lực, hoạt động của cán bộ y tế thực hiện chương trình vệ sinh
môi trường
Ngoài vấn đề khám chữa bệnh cho nhân dân thì các trạm y tế cần lập kế
hoạch hoạt động cụ thể về chương trình vệ sinh môi trường. Đảm bảo số
lượng cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường, thường xuyên tổ
chức những buổi truyền thông cũng như tuyên truyền người dân thực hiện lối
sống văn minh, giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp. Như vậy không những làm
đẹp cho quang cảnh xóm bản mà vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo sức khỏe
cho nhân dân.
Một trong những vấn đề của chương trình vệ sinh môi trường không thể
không kể đến việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân. Việc sử dụng
các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh hay việc không có nhà tiêu là thực trạng
đang rất phổ biến tại các vùng nông thôn và đặc biệt là tại các xóm bản người
Dao. Vậy lúc này vai trò của các cán bộ y tế rất quan trọng trong việc tuyên
truyền, vận động người dân sử dụng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh. Cán bộ y tế
truyền thông đến người dân thông qua các buổi truyền thông trực tiếp hay qua
các phương tiện như sách báo, đài, ti vi, loa phát thanh,… Những buổi truyền
thông cần có nội dung cụ thể tập trung vào vấn đề sử dụng nhà tiêu của người
dân để họ thấy được những lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu đối với sức khỏe
19
của bản thân, gia đình và cả cộng đồng. Từ đó tránh được các loại bệnh tật do
ô nhiễm môi trường nói chung và do việc không sử dụng nhà tiêu nói riêng
gây ra. Tuy nhiên do cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, họ còn
bận rộn nhiều việc đồng áng, rất khó có thể thường xuyên tham dự các buổi
truyền thông. Chính vì vậy các cán bộ y tế cần có kế hoạch cụ thể về thời gian
để người dân sắp xếp thời gian và công việc đồng áng để đến tham dự. Bên
cạnh đó các cán bộ y tế cũng cần được tập huấn để cập nhật cũng như nâng
cao kiến thức về vệ sinh môi trường và kĩ năng truyền thông nhằm phục vụ tốt
hơn cho công tác vận động người dân thay đổi thói quen thường ngày gây ảnh
hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe cộng đồng.
1.3.2. Sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể
Việc sử dụng nhà tiêu của người dân như thế nào là do nhận thức của
từng cá nhân cũng như những thói quen của từng hộ gia đình. Việc thay đổi
những thói quen đó rất khó, không dễ dàng có thể thay đổi được. Do đó vai
trò của các ban ngành đoàn thể như UBND, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội
cựu chiến binh, trạm y tế, … là rất quan trọng trong việc truyền thông giáo
dục sức khỏe, nâng cao kiến thức và thái độ của người dân về vệ sinh môi
trường nói chung và việc sử dụng nhà tiêu HVS nói riêng. Cần tổ chức những
buổi nói chuyện về vấn đề sử dụng nhà tiêu HVS và tác hại của việc sử dụng
nhà tiêu không HVS gây ra, mà tác hại cần kể đến đầu tiên là tình trạng mắc
các bệnh giun đường ruột. Ngoài ra việc không sử dụng nhà tiêu còn gây ra
nhiều bệnh khác như bệnh tả, lị thương hàn, các bệnh về da, … Đưa ra những
hình ảnh, những thông tin về các loại giun, các trường hợp đã nhiễm giun ở
những địa phương khác. Bên cạnh việc tuyên truyền thì các cấp lãnh đạo cần
kết hợp với trạm y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người dân, xét
nghiệm xác định mức độ nhiễm giun, cấp phát thuốc tẩy giun định kỳ. Sau khi
khám sức khỏe biết được mức độ nhiễm giun của bản thân và hiểu được ảnh
20
hưởng của việc nhiễm giun đến sức khỏe và kết hợp với công tác tuyên truyền
thì mới có thể tác động làm thay đổi thói quen của người dân.
Tổ chức những buổi nói chuyện hay sinh hoạt tập thể tại các xóm bản
người Dao cũng là những cơ hội để lãnh đạo các cấp cũng như các ban ngành
đoàn thể được gần với dân hơn, hiểu được tâm tư nguyện vọng người dân, và
tìm hiểu lý do tại sao mà tỷ lệ người dân sử dụng nhà tiêu còn thấp. Từ đó
việc tác động đến từng cá nhân người dân cũng như các hộ gia đình nhằm
thay đổi thói quen trước đây liên quan đến việc sử dụng nhà tiêu sẽ trở nên dễ
dàng hơn. Qua đó sẽ làm tăng tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu
1.3.3. Về phía người dân
1.3.3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân
Sự thiếu hụt về kiến thức vệ sinh là một trở ngại rất lớn đến việc sử
dụng nhà tiêu của người dân. Khi người dân có hành vi sức khỏe tốt nghĩa là
họ có kiến thức về vệ sinh. Do đó có kiến thức tốt, thái độ tốt thì việc thực
hành trong vấn đề sử dụng nhà tiêu sẽ tốt.
Đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân
về việc sử dụng nhà tiêu. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn về
kiến thức VSMT của người Dao tại Thái Nguyên thì chỉ có 38,1% số người
kể tên được các loại nhà tiêu HVS, 28,6% xây dựng nhà tiêu HVS và chỉ có
16,7% HGĐ có nhà tiêu HVS. Và KAP về VSMT của người Dao có kiến thức
đúng 59%, thái độ đúng 95%, thực hành đúng 7% [54]. Về hành vi sử dụng
phân bón ruộng thì có đến 90,2% HGĐ có sử dụng phân bón, số HGĐ sử
dụng phân ủ chỉ có 17,1% [54]. Còn trong nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng cho
thấy kiến thức của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh là: kiến thức không
đúng 54,7%, kiến thức đúng 42,6%, [26].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thắng kiến thức, thái độ,
thực hành của người Dao ở xã Hợp Tiến – Thái Nguyên thì KAP của người
21
dân về quản lý phân là: kiến thức tốt 22,95%, thái độ tốt 18,58%, thực hành
tốt 12,02% [49]. Cũng thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu của Phạm
Trung Kiên cho thấy KAP của người dân về quản lý phân thấp hơn so với
nghiên cứu của Phạm Đình Thắng: kiến thức tốt 20,2%, thái độ tốt 19,2%,
thực hành tốt 10,7% [31].
Nghiên cứu của Ngô Thị Nhu cho thấy kiến thức của người dân về tác
hại của nhà tiêu không HVS là ảnh hưởng đến môi trường 48,1%, mắc bệnh
tiêu chảy 68,7%, mắc các bệnh giun sán 65,5%, các ảnh hưởng khác 3,8%,
chỉ có 3,1% người dân không biết tác hại của nhà tiêu không HVS [35].
Nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn về KAP của người dân trong việc
quản lý phân cho thấy số người dân có kiến thức tốt về quản lý phân chiếm tỷ
lệ thấp 1,2%, tỷ lệ thái độ tốt cao hơn một chút 35,7% nhưng tỷ lệ thực hành
tốt cũng thấp 9,2%, trong khi đó tỷ lệ kiến thức kém chiếm đến 73%, tỷ lệ
thực hành kém 27,2%, còn về thái độ đa số người dân có thái độ về quản lý
phân ở mức độ trung bình 57,8% [54].
Qua đó ta thấy được thực sự kiến thức, thái độ, thực hành của người
dân về VSMT chưa tốt, thói quen canh tác vẫn còn lạc hậu, gây ô nhiễm môi
trường, không những ảnh hưởng đến sức khỏe của từng cá nhân mà còn ảnh
hưởng đến cả cộng đồng.
1.3.3.2. Phong tục tập quán, thói quen của cộng đồng người dân tộc Dao
Người Dao thường sống ở những nơi thung lũng, đồi thấp hoặc quanh
chân núi, dọc khe suối, nơi đầu nguồn nước. Họ sống thành từng cụm, từng
bản nhỏ riêng và thường tụ tập xung quanh người có thần quyền. Có hai loại
hình xóm bản người Dao:
- Xóm bản cư trú phân tán: với những nhóm người Dao du canh du cư
thường từ 5 – 10 hộ. Kiểu xóm bản này cản trở phong trào tổ chức sản xuất,
xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa và chăm sóc sức khỏe.
22
- Xóm bản cư trú tập trung: thường ở những nơi đã định canh định cư hoặc
du canh – định cư. Mỗi xóm bản có từ 20 – 30 hộ liền kề với nhau, kiểu xóm
bản này thuận lợi cho lối làm ăn tập thể nhưng khó đảm bảo vệ sinh chung, dễ
mắc dịch bệnh.
Những thói quen, phong tục tập quán có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ
HGĐ sử dụng nhà tiêu HVS. Ở những vùng nông thôn người dân hầu như
không có thói quen sử dụng nhà tiêu HVS, họ cho rằng việc sử dụng những
loại nhà tiêu tạm bợ như nhà tiêu đào, hay nhà tiêu cầu là vấn đề bình thường,
thậm chí họ còn đi ra ngoài rừng, bụi cây, bờ suối đó là những vùng xa nhà thì
vệ sinh hơn là việc đi vệ sinh trong nhà tiêu. Quan niệm và thói quen đóng vai
trò quan trọng trong việc chấp nhận sử dụng nhà tiêu hay không. Thậm chí có
những hộ gia đình mặc dù đã có nhà tiêu nhưng do ảnh hưởng từ thói quen
thường ngày mà họ không sử dụng đến nhà tiêu đó mà vẫn lựa chọn cách đi ra
những chỗ thoáng mát như bìa rừng. Việc thay đổi thói quen và quan niệm
của người dân là rất khó khăn. Nếu không được truyền thông và hiểu rõ sự
nguy hại của việc đi vệ sinh bừa bãi đến sức khỏe bản thân và sức khỏe cộng
đồng thì sẽ rất khó để họ chấp nhận thay đổi.
23
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ HGĐ người Dao đang sinh sống ở ba xã thuộc huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng
- Nhà tiêu của HGĐ có người được phỏng vấn
- Cán bộ trạm y tế xã
- Nhân viên YTTB của các xóm bản của xã nghiên cứu
- Cán bộ chính quyền và các ban ngành đoàn thể của xã
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nguyên Bình là một huyện có nhiều người dân tộc Dao sinh sống nhất
trong tất cả các huyện của tỉnh Cao Bằng. Đây là huyện miền núi thuộc phía
đông bắc tỉnh Cao bằng địa hình chủ yếu là đồi núi chia cắt phức tạp. Phía bắc
giáp xã Thái học huyện Thông Nông, phía nam giáp xã Pắc Miều huyện Bảo
Lạc, phía tây giáp các xóm bản người Nùng Lũng Vài của xã Thể Dục, phía
đông là xã Minh Thanh. Diện tích đất tự nhiên là 83979 Ha, chủ yếu là đất
nông nghiệp và lâm nghiệp, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 63522 Ha
chiếm 75,68%. Kinh tế chậm phát triển, cuộc sống của nhân dân còn gặp rất
nhiều khó khăn. Toàn huyện có 13 xã và một thị trấn, trong đó xã Vũ Nông,
Phan Thanh, Ca Thành là ba xã có người dân tộc Dao chiếm tỷ lệ cao từ, 58%
- 90%. Tại các xã người dân sống lẻ tẻ tại những sườn núi cao nên việc tiếp
cận với các thông tin về việc sử dụng nhà tiêu còn nhiều hạn chế. Đại bộ phận
nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện chủ yếu tham gia sản xuất nông, lâm
nghiệp cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Ở các xã người dân tộc Dao
chiếm tỉ lệ rất lớn, cụ thể:
24
Xã Vũ Nông là một xã gần trung tâm thị trấn nhất, xã có tổng dân số là
1953 người với 354 hộ gia đình, trong đó có 314 hộ người dân tộc Dao, chiếm
tỉ lệ 90%.
Xã Phan Thanh cách trung tâm thị trấn 14km. Xã có tổng dân số là
3440 người với 527 hộ gia đình, trong đó có 352 hộ người dân tộc Dao, chiếm
tỉ lệ 72%.
Xã Ca Thành là một xã miền núi thuộc diện đặc biệt khó khăn, ở vùng
sâu vùng xa. Xã có tổng dân số là 3154 người với 518 hộ gia đình, trong đó
có 293 hộ người dân tộc Dao, chiếm tỉ lệ 58%.
2.1.3.Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 04 năm 2015 đến tháng 04 năm 2016
2.2.Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu kết hợp
Phương pháp nghiên cứu mô tả thiết kế cắt ngang kết hợp định tính
2.2.2.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.2.2.1.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
* Công thức cỡ mẫu: sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính 1 tỉ lệ của quần
thể [18], [19]
Trong đó:
p: Tỉ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu, p= 0,347 (theo kết quả tỉ lệ HGĐ sử dụng
nhà tiêu là 34,7% trong nghiên cứu của Lê Văn Thái năm 2014 [47].
Z2
(1-α/2) : hệ số giới hạn tin cậy, chọn mức tin cậy 95% → Z2
(1-α/2) =1,96
d: độ chính xác mong muốn, chọn d= 0,0347
Áp dụng công thức tính:
25
n = = 722 hộ gia đình
Từ công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu là 722 hộ gia đình. Để dự phòng
sai số ta cộng thêm 20% .
Thực tế tổng số hộ gia đình người Dao tôi lấy được vào nghiên cứu là 897 hộ
* Kĩ thuật chọn mẫu
- Chọn xã: chọn chủ đích 3 xã tại huyện Nguyên Bình theo tiêu chí: xã có tỷ
lệ các hộ gia đình là người dân tộc Dao chiếm tỉ lệ cao. Trong tất cả các xã có
người Dao sinh sống chọn 3 xã có số người Dao cao nhất
- Chọn HGĐ: chọn chủ đích, chọn tất cả các hộ gia đình người dân tộc Dao ở
các xã nghiên cứu.
2.2.2.2.Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm tìm hiểu phong tục tập quán
của người dân tộc Dao liên quan đến hành vi sử dụng nhà tiêu và xử lý phân.
Sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể về vần đề này như thế nào, hoạt
động truyền thông của các cán bộ y tế về vấn đề sử dụng nhà tiêu của người
dân và những lý do nào làm cho tỷ lệ người dân sử dụng nhà tiêu thấp.
- Thảo luận nhóm: tiến hành hai cuộc thảo luận nhóm
+ Nhóm lãnh đạo cộng đồng: chọn mỗi tổ chức đoàn thể một người tham gia
nhóm thảo luận, bao gồm lãnh đạo Đảng ủy, UBND, hội phụ nữ, đoàn thanh
niên, hội nông dân, trạm y tế, số người tham gia thảo luận là 8 người.
+ Nhóm người dân đại diện cho cộng đồng người Dao: chọn 8 người Dao là
chủ HGĐ hoặc người có vai trò quyết định trong gia đình, trong đó có 4
người trong gia đình họ có nhà tiêu tốt, 4 người mà gia đình họ có nhà tiêu
kém vệ sinh hoặc không có nhà tiêu.
26
- Phỏng vấn sâu: tiến hành 3 cuộc phỏng vấn sâu đối với các cán bộ y tế tại
các trạm y tế thuộc các xã nghiên cứu. Người được chọn phỏng vấn là trạm
trưởng trạm y tế.
2.3.Các chỉ số nghiên cứu
2.3.1.Thực trạng sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình
- Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: tỷ lệ số hộ gia đình người Dao
- Tỷ lệ các loại nhà tiêu HGĐ đang sử dụng
- Tỷ lệ loại nhà tiêu hai ngăn HGĐ đang sử dụng
- Tỷ lệ loại nhà tiêu chìm có ống thông hơi HGĐ đang sử dụng
- Tỷ lệ loại nhà tiêu thấm dội nước HGĐ đang sử dụng
- Tỷ lệ loại nhà tiêu tự hoại HGĐ đang sử dụng
- Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan sát đối
với nhà tiêu hai ngăn
- Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan sát đối
với nhà tiêu thấm dội nước
2.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân
tộc Dao
2.3.2.1.Nguồn lực, hoạt động thực hiện chương trình vệ sinh môi trường
- Về nhân lực: số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn của cán bộ huyện, trạm
y tế, y tế thôn bản thực hiện chương trình vệ sinh môi trường.
- Về cơ sở vật chất: trang thiết bị cho hoạt động chương trình vệ sinh môi
trường của huyện, xã.
- Về hoạt động: cách triển khai chương trình vệ sinh môi trường của xã (số
buổi truyền thông, cách thức truyền thông…)
2.3.2.2.Về phía các ban ngành đoàn thể của xã
- Lý do sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh ở địa phương?
27
- Các phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sử dụng nhà tiêu không hợp vệ
sinh của người dân?
2.3.2.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân
- Kiến thức của người dân về sử dụng nhà tiêu HVS
- Thái độ của người dân về việc mỗi gia đình cần có nhà tiêu riêng
- Thực hành của người dân về sử dụng các loại nhà tiêu hai ngăn, thấm dội
nước, tự hoại
- Phong tục tập quán ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân
2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin
2.4.1. Phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp HGĐ theo mẫu phiếu điều tra (phụ lục 1).
2.4.2. Quan sát
Điều tra viên quan sát đánh giá nhà tiêu tại các hộ gia đình dựa vào
bảng kiểm theo “Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về nhà tiêu - điều kiện đảm bảo
hợp vệ sinh” quy định tại thông tư số 27/2011/TT- BYT ban hành ngày
24/06/2011 của Bộ Y tế (phụ lục 1).
2.4.3. Phỏng vấn sâu
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với đối tượng được phỏng vấn là
trạm trưởng trạm y tế nhằm tìm hiểu những phong tục tập quán, những yếu tố
văn hóa có liên quan đến vấn đề sử dụng nhà tiêu của người Dao (phụ lục4).
2.4.4. Thảo luận nhóm
Tiến hành hai cuộc thảo luận nhóm: nhóm lãnh đạo cộng đồng và nhóm
đại diện cho cộng đồng người dân tộc Dao (phụ lục 5,6)
2.5. Cách đánh giá
2.5.1. KAP của ngƣời dân tộc Dao
- Kiến thức: chia làm 3 mức (phụ lục 3)
 Tốt: trả lời đúng trên 80% các câu hỏi
28
 Trung bình: trả lời đúng từ 50- 80 % các câu hỏi
 Kém: trả lời đúng < 50% các câu hỏi
- Thái độ: đánh giá 2 mức (phụ lục 3)
 Đồng ý
 Không đồng ý
- Thực hành: Đúng và chưa đúng (phụ lục 3)
2.5.2. Cách phân loại nhà tiêu
- Loại nhà tiêu hợp vệ sinh: nhà tiêu hai ngăn, chìm có ống thông hơi, thấm
dội nước, tự hoại
- Loại nhà tiêu không hợp vệ sinh: nhà tiêu một ngăn, nhà tiêu đào, nhà tiêu
cầu, nhà tiêu xả thẳng xuống ao.
- Nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh: Đạt tất cả các tiêu chí chính và đạt ít nhất 4
tiêu chí phụ trở lên trong bảng kiểm đánh giá vệ sinh của nhà tiêu hai ngăn
- Nhà tiêu chìm có ống thông hơi hợp vệ sinh: Đạt tất cả các tiêu chí chính và
đạt ít nhất 4 tiêu chí phụ trở lên trong bảng kiểm đánh giá vệ sinh của nhà tiêu
chìm có ống thông hơi
- Nhà tiêu thấm dội nước hợp vệ sinh: Đạt tất cả các tiêu chí chính và đạt ít
nhất 3 tiêu chí phụ trở lên trong bảng kiểm đánh giá vệ sinh của nhà tiêu thấm
dội nước
- Nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh: Đạt đầy đủ các tiêu chí chính và đạt ít nhất 3
tiêu chí phụ trở lên trong bảng kiểm đánh giá vệ sinh của nhà tiêu tự hoại
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Nghiên cứu định lượng: xử lý số liệu trên phần mềm Epidata, SPSS 18.0
- Nghiên cứu định tính: gỡ băng, ghi chép lại dưới dạng hộp kết quả và nhận
định kết quả
2.7. Sai số và hạn chế sai số
29
- Tập huấn cho điều tra viên trước khi điều tra, có giám sát viên tham gia
giám sát
- Thực hiện thu thập thông tin phỏng vấn, quan sát nhà tiêu hộ gia đình theo
bảng kiểm có sự thống nhất cách điều tra giữa các cán bộ điều tra
- Các đối tượng không nói được tiếng kinh thì cần có người phiên dịch của địa
phương hỗ trợ phiên dịch.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
- Điều tra, phỏng vấn những đối tượng tự nguyện đồng ý tham gia nghiên
cứu, sẵn sàng hợp tác tốt, cam kết giữ bí mật thông tin được cung cấp.
- Nghiên cứu này được thông báo cho chính quyền địa phương về quy mô,
thời gian tiến hành và cam kết không có bất cứ ảnh hưởng nào đến phong tục,
tập quán hay sức khỏe cộng đồng
- Trong quá trình nghiên cứu không gây ra bất cứ một hậu quả xấu nào
- Đề tài được thông qua hội đồng bảo vệ đề cương của trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên
30
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng và sử dụng nhà tiêu của ngƣời dân tộc Dao ở 3 xã thuộc
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu là chủ HGĐ dân tộc
Dao tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Thông tin chung về đối tượng Số lượng Tỉ lệ %
Tuổi < 25 23 2,6
25- 59 800 89,2
≥ 60 74 8,2
Giới Nam 834 93
Nữ 63 7
Trình độ học
vấn
Mù chữ 103 11,5
Biết đọc, biết viết 537 59,9
Tiểu học 254 28,3
THCS 3 0,3
THPT 0 0
TC, CĐ, ĐH 0 0
* Nhận xét:
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong độ tuổi 25- 59 (89,2%), trong đó tỷ lệ
chủ hộ là nam giới chiếm đa số (93%).
- Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu nhìn chung còn rất thấp. Chủ
yếu người dân ở đây chỉ biết đọc, biết viết (59,9%). Trình độ tiểu học
(28,3%), THCS (0,3%). Tỷ lệ mù chữ còn khá cao (11,5%) và không có
người dân nào đạt trình độ THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học (0%).
31
Biểu đồ 3.1: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
* Nhận xét:
Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này chủ yếu là
nông dân (99%). Những ngành nghề khác chiếm tỷ lệ rất thấp: công nhân
(0,1%), cán bộ công chức (0,1%), khác (0,7%), buôn bán (0%). Điều này phù
hợp với địa bàn nghiên cứu vì đây là vùng nông thôn.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các HGĐ có nhà tiêu tại 3 xã thuộc huyện Nguyên bình,
tỉnh Cao Bằng
* Nhận xét: Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu là 56,1%, tỷ lệ HGĐ không có nhà tiêu là
43,9%.
99
0.1 0.1 0.8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Nông
dân
Công
nhân
Cán bộ,
công
chức
Khác
Nghề nghiệp
Nghề nghiệp
56.10%
43.90%
Có nhà tiêu
Không có nhà tiêu
32
Bảng 3.2. Tỷ lệ các loại nhà tiêu HGĐ đang sử dụng tại 3 xã thuộc huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Loại nhà tiêu Số lượng Tỷ lệ %
Hai ngăn 51 10,1
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi 3 0,6
Thấm dội nước 45 8,9
Tự hoại 4 0,8
Nhà tiêu đào 400 79,5
Tổng 503 100
* Nhận xét: Trong các loại nhà tiêu mà các hộ gia đình đang sử dụng thì loại
nhà tiêu đào là chủ yếu (79,5%), tuy nhiên loại nhà tiêu này không thuộc một
trong số bốn loại nhà tiêu hợp vệ sinh. Các loại nhà tiêu khác chiếm tỷ lệ
thấp: nhà tiêu hai ngăn (10,1%), nhà tiêu thấm dội nước (8,9%), nhà tiêu chìm
có ống thông hơi (0,6%), nhà tiêu tự hoại (0,8%).
Bảng 3.3. Đánh giá việc sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình tại 3 xã
thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Nhà tiêu Số lượng Tỷ lệ %
Hợp vệ sinh 45 8,9
Không hợp vệ sinh 458 91,1
Tổng 503 100
* Nhận xét: Trong số các hộ gia đình có nhà tiêu thì số hộ gia đình sử dụng
nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ còn khá thấp, chỉ chiếm 8,9%, tỷ lệ nhà tiêu
không hợp vệ sinh là 91,1%
33
Bảng 3.4. Tỷ lệ loại nhà tiêu hai ngăn HGĐ đang sử dụng tại 3 xã thuộc
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Nhà tiêu hai ngăn Số lượng Tỷ lệ %
Hợp vệ sinh 12 23,5
Không hợp vệ sinh 39 76,5
Tổng số 51 100
* Nhận xét: Đối với loại nhà tiêu hai ngăn tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh là 23,5%
Bảng 3.5. Tỷ lệ loại nhà tiêu chìm có ống thông hơi HGĐ đang sử dụng tại
3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Nhà tiêu chìm có ống thông hơi Số lượng Tỷ lệ %
Hợp vệ sinh 3 100
Không hợp vệ sinh 0 0
Tổng số 3 100
* Nhận xét: Đối với loại nhà tiêu chìm có ống thông hơi chỉ có 3 hộ gia đình
sử dụng và cả 3 nhà tiêu này hợp vệ sinh, chiếm tỷ lệ 100%.
34
Bảng 3.6. Tỷ lệ loại nhà tiêu thấm dội nước HGĐ đang sử dụng tại 3 xã
thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Nhà tiêu thấm dội nước Số lượng Tỷ lệ %
Hợp vệ sinh 29 64,4
Không hợp vệ sinh 16 36,6
Tổng số 45 100
* Nhận xét: Đối với loại thấm dội nước tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu
hợp vệ sinh là 64,4%
Bảng 3.7. Tỷ lệ loại nhà tiêu tự hoại HGĐ đang sử dụng tại 3 xã thuộc
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Nhà tiêu tự hoại Số lượng Tỷ lệ %
Hợp vệ sinh 1 25
Không hợp vệ sinh 3 75
Tổng số 4 100
* Nhận xét: Đối với loại nhà tiêu tự hoại chỉ có 4 hộ gia đình sử dụng và có 1
nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm tỷ lệ 25%
35
Bảng 3.8. Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm
quan sát đối với nhà tiêu hai ngăn tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh
Cao Bằng
STT Tiêu chí đánh giá việc sử dụng nhà tiêu Số lượng Tỷ lệ %
Tiêu chí chính
1 Có nắp đậy cả 2 lỗ tiêu 29 56,9
2 Lỗ tiêu được đậy kín 32 62,7
3 Không sử dụng đồng thời 2 ngăn 25 49
4 Có đủ chất độn và thường xuyên đổ chất độn
sau mỗi lần đi đại tiện
36 70,6
5 Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng 17 33,3
6 Không có mùi hôi, thối 50 98
7 Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước
dội, nước tiểu
51 100
Tiêu chí phụ
1 Mặt sàn và rãnh dẫn nước tiểu sạch, không
đọng nước
20 29,2
2 Giấy bẩn được bỏ vào lỗ tiêu hoặc thùng
chứa có nắp đậy
16 31,4
3 Không có ruồi, côn trùng trong nhà tiêu 46 90,2
4 Vệ sinh xung quanh sạch sẽ 47 92,2
5 Được che chắn kín đáo, ngăn được mưa nắng 51 100
* Nhận xét:
- Trong số 7 tiêu chí chính về sử dụng nhà tiêu hai ngăn theo quy định của Bộ
Y tế có 5 tiêu chí đạt trên 50%, trong đó có một tiêu chí đạt 100% đó là không
có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước dội, nước tiểu. Tuy nhiên tiêu chí quan
36
trọng về sử dụng nhà tiêu đó là không sử dụng đồng thời hai ngăn đạt tỷ lệ
dưới 50% (49%)
- Trong số 5 tiêu chí phụ về sử dụng nhà tiêu hai ngăn theo quy định của Bộ
Y tế có 3 tiêu chí đạt trên 50%, trong đó có một tiêu chí đạt 100%, đó là được
che chắn kín đáo, ngăn được mưa nắng. Tuy nhiên tiêu chí quan trọng trong
vấn đề sử dụng nhà tiêu đó là mặt sàn và rãnh nước tiểu sạch, không đọng
nước lại chiếm tỷ lệ thấp nhất (29,2%).
37
Bảng 3.9. Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm
quan sát đối với nhà tiêu thấm dội nước tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng
STT Tiêu chí đánh giá việc sử dụng nhà tiêu Số lượng Tỷ lệ %
Tiêu chí chính
1 Có đủ nước dội 43 95,6
2 Dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy 45 100
3 Nước từ bể chứa phân hoặc đường dẫn phân
không thấm, tràn ra mặt đất
39 86,7
4 Không có mùi hôi 40 88,9
Tiêu chí phụ
1 Mặt sàn nhà tiêu không trơn, không đọng nước,
không có rác, giấy bẩn
38 84,4
2 Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (giấy tự tiêu) hoặc bỏ
vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy
35 77,8
3 Không có ruồi, côn trùng trong nhà tiêu 11 24,4
4 Bệ xí sạch, không dính đọng phân 43 95,6
5 Được che chắn kín đáo, ngăn được nước mưa,
nắng
44 87,8
6 Vệ sinh xung quanh sạch sẽ 13 28,9
* Nhận xét:
- Trong số 4 tiêu chí chính về sử dụng nhà tiêu thấm dội nước theo quy định
của Bộ Y tế tất cả các tiêu chí đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ trên 50%
- Trong số 6 tiêu chí phụ về sử dụng nhà tiêu thấm dội nước theo quy định của
Bộ Y tế hầu hết các tiêu chí đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên có hai
tiêu chí quan trọng về sử dụng nhà tiêu còn chiếm tỷ lệ thấp đó là không có
ruồi, côn trùng trong nhà tiêu (24,4%) và vệ sinh xung quanh sạch sẽ (28,9%).
38
3.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng nhà tiêu của ngƣời dân tộc
Dao tại ba xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
3.2.1. Nguồn lực, hoạt động của cán bộ y tế thực hiện chương trình vệ sinh
môi trường
Bảng 3.10. Số lượng cán bộ y tế chuyên trách chương trình vệ sinh môi
trường ở 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Cán bộ y tế Số lượng Tỷ lệ %
Xã Phan Thanh 1/15 6,7
Xã Vũ Nông 1/13 7,7
Xã Ca Thành 1/16 6,3
* Nhận xét: Tỷ lệ cán bộ y tế chuyên trách chương trình vệ sinh môi trường ở
3 xã tương đương nhau, tỷ lệ cán bộ ở xã Phan Thanh là 6,7%, xã Vũ Nông
7,7%, xã Ca Thành 6,3%.
Bảng 3.11. Tỷ lệ cán bộ y tế tham gia chương trình vệ sinh môi trường ở 3
xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
SL cán bộ
Xã
Cán bộ y tế xã Y tế thôn bản
SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ %
Xã Phan Thanh 2/4 50 6/11 54,5
Xã Vũ Nông 1/3 33,3 6/10 60
Xã Ca Thành 2/5 40 5/11 45,4
* Nhận xét: Tỷ lệ cán bộ y tế xã và y tế thôn bản tham gia chương trình vệ
sinh môi trường ở các xã tương đương nhau. Tỷ lệ cán bộ xã và tỷ lệ y tế thôn
bản ở xã Phan Thanh là 50% và 54,5%. Xã Vũ Nông 33,3% và 60%, xã Ca
Thành 40% và 45,4%
39
Bảng 3.12. Tỷ lệ các cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường được
tập huấn về vệ sinh môi trường
SL cán bộ
Xã
Cán bộ y tế xã Y tế thôn bản
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Xã Phan Thanh 1/4 25 3/6 50
Xã Vũ Nông 1/3 33,3 3/6 50
Xã Ca Thành 1/5 20 3/5 60
* Nhận xét: Tỷ lệ cán bộ y tế xã và y tế thôn bản tham gia chương trình vệ
sinh môi trường được tập huấn về vệ sinh môi trường ở các xã tương đương
nhau. Tỷ lệ cán bộ xã và tỷ lệ y tế thôn bản được tập huấn ở xã Phan Thanh là
25% và 50%. Xã Vũ Nông 33,3% và 50%, xã Ca Thành 20% và 60%
Bảng 3.13. Tỷ lệ cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường của xã đã
thực hiện truyền thông về về sinh môi trường
Cán bộ Số lượng Tỷ lệ %
Xã Phan Thanh 8/15 53,3
Xã Vũ Nông 7/13 53,8
Xã Ca Thành 7/16 43,8
* Nhận xét: Hầu hết các cán bộ y tế đều tham gia công tác vệ sinh môi trường
và đã thực hiện truyền thông đến người dân về vệ sinh môi trường. Tỷ lệ
truyền thông của các cán bộ y tế tương đương nhau ở cả 3 xã. Phan thanh
(53,3%), Vũ Nông (53,8%), Ca Thành (43,8%).
40
Bảng 3.14. Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Phan
Thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Trình độ Số lượng
Bác sĩ 1
Y sĩ 1
Điều dưỡng 1
Nữ hộ sinh 1
Tổng 4
* Nhận xét: Số lượng cán bộ y tế với trình độ chuyên môn như vậy của các
cán bộ y tế xã Phan Thanh là thiếu so với chuẩn theo TT 08/2007/TTLT -
BYT- BNV, biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho một trạm y tế xã. Tại xã Phan
Thanh mới chỉ có 4 cán bộ y tế xã
Bảng 3.15. Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Vũ Nông,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Trình độ Số lượng
Bác sĩ 1
Y sĩ 1
Điều dưỡng 0
Nữ hộ sinh 1
Tổng 3
* Nhận xét: Số lượng cán bộ y tế với trình độ chuyên môn như vậy của các
cán bộ y tế xã Vũ Nông là thiếu so với chuẩn theo TT 08/2007/TTLT - BYT-
BNV, biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho một trạm y tế xã. Tại xã Vũ Nông
mới chỉ có 3 cán bộ y tế xã
41
Bảng 3.16. Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Ca Thành,
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Trình độ Số lượng
Bác sĩ 1
Y sĩ 2
Điều dưỡng 1
Nữ hộ sinh 1
Tổng 5
* Nhận xét: Số lượng cán bộ y tế với trình độ chuyên môn như vậy của các
cán bộ y tế xã Ca Thành là đủ so với chuẩn theo TT 08/2007/TTLT - BYT-
BNV, biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho một trạm y tế xã. Tại xã Ca Thành
hiện đã có 5 cán bộ y tế xã
* Kết quả nghiên cứu định tính
Qua cuộc phỏng vấn sâu với trạm trưởng trạm y tế các xã Phan Thanh,
Vũ Nông, Ca Thành các ý kiến cho thấy rằng tuy mỗi xã đều có một cán bộ
chuyên trách công tác vệ sinh môi trường nhưng tổng số lượng cán bộ y tế ở
mỗi xã còn thiếu theo tiêu chuẩn. Hàng tháng cán bộ chuyên phụ trách
chương trình vệ sinh môi trường cùng các cán bộ tại trạm tổ chức các buổi
truyền thông sức khỏe trực tiếp đến người dân. Tuy nhiên do số lượng cán bộ
y tế còn thiếu và trong các buổi truyền thông vẫn lồng ghép nhiều nội dung
trong đó có vấn đề sử dụng nhà tiêu. Bên cạnh đó còn có truyền thông gián
tiếp qua sách báo, tivi, đài, panô, áp phích nhưng trang thiết bị truyền thông
còn thiếu thốn, hệ thống loa phát thanh ở mỗi xã còn ít và chưa đảm bảo chất
lượng nên hiệu quả truyền thông chưa cao. Kèm theo đó là kiến thức của
người dân còn kém, và cuộc sống của người dân còn khó khăn nên đối với họ
vấn đề sử dụng nhà tiêu hay không sử dụng cũng không quan trọng bằng cái
42
ăn cái mặc hàng ngày. Hàng ngày họ làm việc kiếm tiền cũng chỉ đủ lo cho
những sinh hoạt trong gia đình nên không còn khả năng để làm nhà tiêu. Các
ý kiến được thể hiện ở hộp 3.1 dưới đây:
Hộp 3.1: Ảnh hưởng của nguồn lực và hoạt động của cán bộ y tế đến việc sử
dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng
“Chúng tôi vẫn thực hiện các buổi truyền thông về vấn đề sử dụng
nhà tiêu, nhưng chỉ lồng ghép với các chương trình khác. Nhưng cuộc
sống của người dân ở địa phương còn khó khăn lắm, chỉ biết con trâu đi
trước cái cày theo sau. Họ lo cái ăn cái mặc đã vất vả lắm rồi, các hộ gia
đình còn nghèo đói nên họ không có khả năng xây dựng nhà tiêu”.
(Bà Đ. T. H – Trạm trưởng trạm y tế xã …)
“Tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân còn thấp một phần là do
nguồn lực của chúng tôi còn thiếu do đó việc tổ chức thực hiện công tác
truyền thông chưa được tốt. Mặc dù chúng tôi tổ chức được 168 buổi
truyền thông trực tiếp trong một năm nhưng lồng ghép nhiều nội dung.
Bên cạnh đó trang thiết bị truyền thông còn thiếu thốn quá”.
(Bà Đ. T. H – Trạm trưởng trạm y tế xã …)
“Bên cạnh các buổi truyền thông trực tiếp chúng tôi còn tổ chức
truyền thông gián tiếp qua sách báo, pa nô, áp phích nhưng số lượng cán
bộ y tế xã còn thiếu và số lượng sách báo còn ít, nhiều người dân lại
không biết đọc chữ họ chỉ xem tranh ảnh thôi, vì thế mà hiệu quả truyền
thông chưa cao”.
(Bà T. T. H – trạm trưởng trạm y tế xã …)
43
Do hiện tại hiệu quả truyền thông sức khỏe đến người dân chưa cao và
tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân còn thấp nên hầu hết các cán bộ y tế đều
có nhu cầu được đi tập huấn để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới cũng như
học hỏi cách thức truyền thông để đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất. Ý
kiến của cán bộ y tế được thể hiện ở hộp 3.2 dưới đây:
Hộp 3.2: Nhu cầu tập huấn về vệ sinh môi trường để nâng cao hiệu quả
truyền thông nhằm làm tăng tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân
“Chúng tôi có nhu cầu được tập huấn thêm về vệ sinh môi trường
nói chung và vấn đề sử dụng nhà tiêu nói riêng để nâng cao kỹ năng
truyền thông. Tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân còn thấp ngoài lý do
kiến thức của người dân kém còn có thể do cách thức truyền thông của
chúng tôi phối hợp nhiều nội dung truyền thông nên người dân không
lĩnh hội được”.
(Bà Đ. T. H – Trạm trưởng trạm y tế xã …)
3.2.2. Sự quan tâm của ban ngành đoàn thể
Các ban ngành đoàn thể tại đây như lãnh đạo ủy ban xã, hội phụ nữ,
đoàn thanh niên,…cũng có quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường nói chung
và vấn đề sử dụng nhà tiêu nói riêng của người dân tộc Dao tại địa phương.
Tuy nhiên sự quan tâm đó cũng chưa thực sự sát sao vì cuộc sống của người
dân ở đây còn khó khăn nên còn nhiều vấn đề khác cần được quan tâm ưu tiên
hơn. Các đoàn thể có phối hợp với cơ quan y tế tổ chức các buổi truyền thông
về các vấn đề sức khỏe có lồng ghép vấn đề sử dụng nhà tiêu, tuyên truyền
những lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu. Tuy nhiên số buổi truyền thông còn ít
và do kiến thức của người dân còn kém, điều kiện kinh tế còn khó khăn và các
buổi truyền thông chỉ được lồng ghép với các chương trình khác mà không có
44
buổi truyền thông riêng về nội dung sử dụng nhà tiêu nên tỷ lệ sử dụng nhà
tiêu của người dân vẫn còn thấp, thể hiện qua các ý kiến thể hiện ở hộp 3.3
dưới đây:
Hộp 3.3: Ảnh hưởng của sự quan tâm của ban ngành đoàn thể đến việc sử
dụng nhà tiêu của người dân
“Mặc dù được Đảng và nhà nước quan tâm đến tình trạng sử
dụng nhà tiêu của người dân nhưng đa số các hộ gia đình không sử dụng
nhà tiêu. Chính vì thế mà tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân ở đây còn
rất thấp”.
(Bà H. T. H – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã…)
“Tôi công tác bên đoàn thể, là chủ tịch hội phụ nữ. Tôi cũng có
phối hợp với các ban ngành tuyên truyền vận động người dân sử dụng
nhà tiêu nhưng quả thực sự quan tâm đó cũng chưa tận tình, chu đáo.
Bên cạnh đó trình độ dân trí của người dân còn thấp, phong tục tập quán
còn lạc hậu, vận động, tuyên truyền nhưng người dân không làm nhà vệ
sinh ”.
(Bà N. T. T - Chủ tịch hội phụ nữ xã …)
“Chúng ta nên tiếp tục phối hợp với các ban ngành đoàn thể, lồng
ghép trong các hoạt động của xóm để toàn thể nhân dân biết được tầm
quan trọng của việc sử dụng nhà tiêu. Ngoài ra các cơ quan chuyên môn
cấp trên cũng quan tâm hơn nữa đến công tác nâng cấp đường giao
thông để người dân vận chuyển vật liệu để xây dựng nhà tiêu”.
(Bà T. T. T – Cán bộ tư pháp, xã…)
45
3.2.3. Về phía người dân
3.2.3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân
Bảng 3.17. Kiến thức của người dân về sử dụng nhà tiêu tại 3 xã thuộc
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Kiến thức Số lượng Tỷ lệ %
Tốt 4 0,4
Trung bình 8 0,9
Kém 885 98,7
Tổng số 897 100
* Nhận xét: Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về sử dụng nhà tiêu còn rất
kém, kiến thức kém chiếm tới 98,7%, kiến thức trung bình (0,9%), kiến thức
tốt chiếm 0,4%.
Bảng 3.18. Thái độ của người dân về vấn đề không có nhà tiêu ảnh hưởng
đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh
Thái độ Số lượng Tỷ lệ %
Đồng ý 336 37,5
Không đồng ý 561 62,5
Tổng số 897 100
* Nhận xét: Thái độ của người dân khi được hỏi hầu hết là không đồng ý với
ý kiến 62,5%, thái độ rất đồng ý 37,5%
46
Bảng 3.19. Thái độ của người dân về vấn đề mỗi gia đình cần có nhà tiêu
riêng
Thái độ Số lượng Tỷ lệ %
Đồng ý 301 33,6
Không đồng ý 596 66,4
Tổng số 897 100
* Nhận xét: Khi được hỏi về vấn đề mỗi gia đình cần có nhà tiêu riêng thì hầu
hết người dân có thái độ không đồng ý, chiếm tỷ lệ 66,4%, còn thái độ đồng
ý chỉ đạt 33,6%
Biểu đồ 3.3: Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu hai ngăn
* Nhận xét: Tỷ lệ thực hành đúng của người dân về sử dụng nhà tiêu hai ngăn
là 23,5%, thực hành chưa đúng là 76,5%
23.50%
76.50%
Thực hành đúng
Thực hành chưa
đúng
47
Biểu đồ 3.4: Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu thấm dội nước
* Nhận xét: Tỷ lệ thực hành đúng của người dân về sử dụng nhà tiêu thấm dội
nước là 64,4%, thực hành chưa đúng là 36,6%
Biểu đồ 3.5: Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu tự hoại
* Nhận xét: Tỷ lệ thực hành đúng của người dân về sử dụng nhà tiêu tự hoại
là 25%, thực hành chưa đúng là 75%
64.40%
36.60%
Thực hành đúng
Thực hành chưa
đúng
25%
75%
Thực hành đúng
Thực hành chưa
đúng
48
*Kết quả nghiên cứu định tính
Tại các cuộc thảo luận nhóm với nhóm đại diện chính quyền, tổ chức
đoàn thể và cuộc thảo luận nhóm với đại diện hộ gia đình người dân tộc Dao,
hầu hết các ý kiến cho rằng kiến thức của người dân còn kém, họ chưa biết
nhiều đến các loại nhà tiêu. Trình độ học vấn cũng thấp, hầu như chỉ biết đọc
biết viết, thậm chí là mù chữ. Tiêu biểu là các ý kiến trong hộp 3.4 như sau:
Hộp 3.4: Ảnh hưởng của kiến thức đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân
“Trình độ văn hóa còn thấp, chủ yếu là biết đọc, biết viết, tỷ lệ mù
chữ còn cao, phong tục tập quán còn lạc hậu, điều kiện kinh tế còn khó
khăn, còn trông chờ nhà nước hỗ trợ. Các ban ngành đoàn thể có quan
tâm và tuyên truyền lợi ích của sử dụng nhà tiêu nhưng người dân không
am hiểu được”.
(B. P. V – Cán bộ phòng thương binh xã hội, xã…)
“Chị cũng được nghe các buổi truyền thông trực tiếp nhưng không
biết mấy. Ở nhà có ti vi nhưng chỉ lấy tai để nghe thôi, không biết chữ.
Có sách báo nhưng chỉ nhìn tranh thôi, chữ chị cũng không biết đọc”.
(B. M. M – một người dân tộc Dao ở xã …)
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng
Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

More Related Content

What's hot

1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) 1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) nataliej4
 
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌCCÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌCSoM
 
GIẢI PHẪU CƠ VÀ MẠC ĐẦU MẶT CỔ
GIẢI PHẪU CƠ VÀ MẠC ĐẦU MẶT CỔGIẢI PHẪU CƠ VÀ MẠC ĐẦU MẶT CỔ
GIẢI PHẪU CƠ VÀ MẠC ĐẦU MẶT CỔTín Nguyễn-Trương
 
ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP
ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤPĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP
ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤPSoM
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Dam Van Tien
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
Hướng dẫn sử dụng kháng sinhHướng dẫn sử dụng kháng sinh
Hướng dẫn sử dụng kháng sinhBomonnhi
 
GIẢI PHẪU CƠ QUAN THỊ GIÁC
GIẢI PHẪU CƠ QUAN THỊ GIÁCGIẢI PHẪU CƠ QUAN THỊ GIÁC
GIẢI PHẪU CƠ QUAN THỊ GIÁCSoM
 
THỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆU
THỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆUTHỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆU
THỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆUSoM
 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNKỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNSoM
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃOVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃOSoM
 
Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1Siêu Lộ
 
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeTrắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeThịnh NguyễnHuỳnh
 
Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...
Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...
Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...jackjohn45
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNBÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNGreat Doctor
 
Triệu chứng học nội khoa đh y Hà Nội
Triệu chứng học nội khoa đh y Hà Nội Triệu chứng học nội khoa đh y Hà Nội
Triệu chứng học nội khoa đh y Hà Nội SoM
 

What's hot (20)

1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án) 1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
1500 Câu Trắc Nghiệm Ngoại Bệnh Lý (Có Đáp Án)
 
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌCCÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
CÁCH LÀM SLIDE VÀ BÁO CÁO KHOA HỌC
 
GIẢI PHẪU CƠ VÀ MẠC ĐẦU MẶT CỔ
GIẢI PHẪU CƠ VÀ MẠC ĐẦU MẶT CỔGIẢI PHẪU CƠ VÀ MẠC ĐẦU MẶT CỔ
GIẢI PHẪU CƠ VÀ MẠC ĐẦU MẶT CỔ
 
ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP
ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤPĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP
ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn
 
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
Hướng dẫn sử dụng kháng sinhHướng dẫn sử dụng kháng sinh
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
 
Thanh quản
Thanh quảnThanh quản
Thanh quản
 
Thực hành Mô phôi
Thực hành Mô phôi Thực hành Mô phôi
Thực hành Mô phôi
 
GIẢI PHẪU CƠ QUAN THỊ GIÁC
GIẢI PHẪU CƠ QUAN THỊ GIÁCGIẢI PHẪU CƠ QUAN THỊ GIÁC
GIẢI PHẪU CƠ QUAN THỊ GIÁC
 
Giải phẫu xương
Giải phẫu xươngGiải phẫu xương
Giải phẫu xương
 
THỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆU
THỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆUTHỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆU
THỰC TẬP MÔ HỌC - GIẢI PHẪU BỆNH HỆ TIẾT NIỆU
 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNKỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
 
Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
Lựa chọn thiết kế nghiên cứuLựa chọn thiết kế nghiên cứu
Lựa chọn thiết kế nghiên cứu
 
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃOVÕ NÃO VÀ THÂN NÃO
VÕ NÃO VÀ THÂN NÃO
 
Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1Thuốc phun mù 1
Thuốc phun mù 1
 
Phoi Thai
Phoi ThaiPhoi Thai
Phoi Thai
 
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏeTrắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
Trắc nghiệm truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe
 
Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...
Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...
Khảo sát giá trị của công cụ mna sf trong chẩn đoán suy dinh dưỡng bệnh nhân ...
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢNBÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG Y KHOA CƠ BẢN
 
Triệu chứng học nội khoa đh y Hà Nội
Triệu chứng học nội khoa đh y Hà Nội Triệu chứng học nội khoa đh y Hà Nội
Triệu chứng học nội khoa đh y Hà Nội
 

Similar to Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...Man_Ebook
 

Similar to Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng (20)

Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
Luạn văn: Điều kiện an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan đến kiến thứ...
 
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn đường phố tại một số huyện của t...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
Đề tài: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cậ...
 
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp cận dịch v...
 
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
Luận án: Dịch tễ học rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 18 – 30 tháng và rào cản tiếp c...
 
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
 
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
 
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
Thực trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em từ 25 đến 60 tháng và một số ...
 
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
Luận văn: Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngườ...
 
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đChăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại Bắc Ninh, 9đ
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước y tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAYThực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
Thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầm, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
Đề tài: Nghiên cứu thực trạng môi trường, sức khỏe của người chăn nuôi gia cầ...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN LOÀI THIÊN MÔN...
 
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...
Luận văn: Đánh giá mức độ tổn thương do thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang v...
 
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biểnLuận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
Luận văn: Đánh giá mức độ thiên tai gây ra ở các xã bãi ngang ven biển
 
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình ĐịnhLuận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
Luận án: Một số bất thường sinh sản ở huyện Phù Cát - Bình Định
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (20)

chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc dao tại một số xã thuộc huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC TRẦN NGỌC THÚY THỰC TRẠNG VÀ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC TRẦN NGỌC THÚY THỰC TRẠNG VÀ SỬ DỤNG NHÀ TIÊU Ở NGƯỜI DÂN TỘC DAO TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60.72.01.63 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA THÁI NGUYÊN, NĂM 2016
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, em luôn nhận được sự dạy bảo, hướng dẫn tận tình và sự tạo điều kiện tối đa của các thầy giáo, cô giáo và người thân. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, bộ phận sau đại học, khoa y tế công cộng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện từ việc trang bị kiến thức qua các môn học đến cách thu thập, xử lý số liệu làm luận văn. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa – Phó khoa y tế công cộng, trưởng bộ môn Sức khỏe môi trường, Sức khỏe nghề nghiệp, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên là người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân, trạm y tế các xã Phan Thanh, Vũ Nông, Ca Thành huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đặc biệt là các ông/ bà chủ tịch ủy ban, các trạm trưởng trạm y tế, nhân viên y tế thôn bản và toàn bộ các hộ gia đình người dân tộc Dao đã hợp tác, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu để hoàn thành luận văn. Và cuối cùng để có được kết quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè trong lớp cao học K18 khóa học 2014 – 2016, bố mẹ tôi, chồng con tôi và những người thân trong gia đình đã kịp thời động viên tôi về tinh thần và hỗ trợ về vật chất để giúp tôi hoàn thành khóa học và luận văn này. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016 Tác giả Trần Ngọc Thúy
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài: “Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở người dân tộc Dao tại một số xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” là do tự bản thân tôi thực hiện. Tất cả những số liệu trong đề tài do tôi tham gia thu thập, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin đảm bảo tính khách quan, trung thực của các số liệu và kết quả xử lý trong nghiên cứu này. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016 Tác giả Trần Ngọc Thúy
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BYT Bộ y tế HGĐ Hộ gia đình KAP Knowledge Attitude Practice: Kiến thức, thái độ, thực hành HVS Hợp vệ sinh MTQG Mục tiêu quốc gia THCS Trung học sơ sở THPT Trung học phổ thông TC, CĐ, ĐH Trung cấp, Cao đẳng, Đại học TTYT Trung tâm y tế VSMT Vệ sinh môi trường UBND Ủy ban nhân dân YTTB Y tế thôn bản WHO World Health Organization: tổ chức y tế thế giới WTO World Toilet Organization: hội nhà vệ sinh thế giới
  • 6. MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3 1.1. Một số khái niệm ........................................................................................ 3 1.1.1. Khái niệm về môi trường .......................................................................... 3 1.1.2. Định nghĩa sức khỏe .................................................................................. 3 1.1.3. Khái niệm sức khỏe môi trường................................................................. 3 1.1.4. Khái niệm về nhà tiêu ............................................................................... 3 1.2. Thực trạng sử dụng nhà tiêu hiện nay ..................................................... 4 1.2.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh...... 4 1.2.2. Những quy định của nhà tiêu hợp vệ sinh.................................................. 6 1.2.2.1.Những quy định chung ............................................................................ 6 1.2.2.2.Những quy định về xây dựng, sử dụng và bảo quản đối với các loại nhà tiêu ................................................................................................................ 9 1.2.3. Thực trạng sử dụng nhà tiêu trên thế giới................................................. 12 1.2.4. Thực trạng sử dụng nhà tiêu ở Việt Nam ................................................. 14 1.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình 1.3.1. Nguồn lực, hoạt động của các cán bộ y tế thực hiện chương trình vệ sinh môi trường........................................................................................................... 18 1.3.2. Sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể ................................................ 19 1.3.3. Về phía người dân..................................................................................... 20 1.3.3.1.Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân .......................................... 20 1.3.3.2. Phong tục tập quán, thói quen của cộng đồng người dân tộc Dao......... 21 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 23 2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................. 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 23
  • 7. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 23 2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 24 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 24 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 24 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu........................................................... 24 2.2.2.1.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................... 24 2.2.2.2.Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính........................................................... 25 2.3. Các chỉ số nghiên cứu ................................................................................ 26 2.3.1. Thực trạng sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình ...................................... 26 2.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao ................................................................................................................ 26 2.3.2.1. Về phía nguồn lực, hoạt động của cán bộ y tế thực hiện chương trình vệ sinh môi trường ..................................................................................... 26 2.3.2.2. Về phía các ban ngành đoàn thể của xã ................................................. 26 2.3.2.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân ......................................... 26 2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin .............................................................. 27 2.4.1. Phỏng vấn ................................................................................................. 27 2.4.2. Quan sát .................................................................................................... 27 2.4.3. Phỏng vấn sâu............................................................................................ 27 2.4.4. Thảo luận nhóm ........................................................................................ 27 2.5. Cách đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành .......................................... 27 2.5.1. KAP của người dân tộc Dao ..................................................................... 27 2.5.2. Cách phân loại nhà tiêu ............................................................................ 28 2.6. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 28 2.7. Sai số và hạn chế sai số................................................................................ 29 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................... 29 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 30
  • 8. 3.1. Thực trạng và sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao ở 3 xã huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng............................................................................................ 30 3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .................................................................. 38 Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 51 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 65 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 68
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu...................................... 30 Bảng 3.2 Tỷ lệ các loại nhà tiêu HGĐ đang sử dụng tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ................................................................................. 32 Bảng 3.3 Đánh giá việc sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.......................................................... 32 Bảng 3.4 Tỷ lệ loại nhà tiêu hai ngăn HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.......................................................... 33 Bảng 3.5 Tỷ lệ loại nhà tiêu chìm có ống thông hơi HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng......................................... 33 Bảng 3.6 Tỷ lệ loại nhà tiêu thấm dội nước HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.......................................................... 34 Bảng 3.7 Tỷ lệ loại nhà tiêu tự hoại HGĐ đang sử dụng tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.......................................................... 34 Bảng 3.8 Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan sát đối với nhà tiêu hai ngăn tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ...................................................................................................... 35 Bảng 3.9 Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan sát đối với nhà tiêu thấm dội nước tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ................................................................................................ 37 Bảng 3.10 Số lượng cán bộ y tế chuyên trách chương trình vệ sinh môi trường ở 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng................................... 38 Bảng 3.11 Số lượng cán bộ trạm y tế, y tế thôn bản thực hiện chương trình vệ sinh môi trường ở 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ....... 38
  • 10. Bảng 3.12 Tỷ lệ các cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường được tập huấn về vệ sinh môi trường ............................................................ 39 Bảng 3.13 Tỷ lệ cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường của xã đã thực hiện truyền thông về về sinh môi trường................................ 39 Bảng 3.14 Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng............................................... 40 Bảng 3.15 Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.......................................................... 40 Bảng 3.16 Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng............................................... 41 Bảng 3.17 Kiến thức của người dân về sử dụng nhà tiêu tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng........................................................................ 45 Bảng 3.18 Thái độ của người dân về vấn đề không có nhà tiêu ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh ............................. 45 Bảng 3.19 Thái độ của người dân về vấn đề mỗi gia đình cần có nhà tiêu riêng ....................................................................................................... 46
  • 11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ..................................... 31 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các hộ gia đình có nhà tiêu tại 3 xã, huyện Nguyên bình, tỉnh Cao Bằng ............................................................................ 31 Biểu đồ 3.3 Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu hai ngăn ........... 46 Biểu đồ 3.4 Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu thấm dội nước .. 47 Biểu đồ 3.5 Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu tự hoại .............. 47
  • 12. DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH Hộp 3.1 Ảnh hưởng của nguồn lực và hoạt động của cán bộ y tế đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng ................................................................................... 42 Hộp 3.2 Nhu cầu tập huấn về vệ sinh môi trường để nâng cao hiệu quả truyền thông nhằm làm tăng tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân............. 43 Hộp 3.3 Ảnh hưởng của sự quan tâm của ban ngành đoàn thể đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân............................................................. 44 Hộp 3.4 Ảnh hưởng của kiến thức đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân ........................................................................................................... 48 Hộp 3.5 Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng .... 49
  • 13. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó hữu cơ với cuộc sống của con người, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Sự ô nhiễm của môi trường sống đã dẫn đến những hiểm họa sinh thái tiềm tàng, mà hậu quả chưa thể nào lường trước được. Vì thế vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm không chỉ ở phạm vi một quốc gia mà đang là vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn thế giới bởi tầm quan trọng của nó đến sức khỏe con người [23]. Vệ sinh môi trường bao gồm rất nhiều vấn đề như vấn đề về nước sạch, xử lý rác thải, … nhưng vấn đề sử dụng nhà tiêu đặc biệt được quan tâm nhất là ở những vùng nông thôn. Ở đó vệ sinh môi trường còn kém, các công trình vệ sinh còn đơn sơ, chưa đúng tiêu chuẩn, chất thải của người và gia súc chưa được xử lý đúng cách, chưa đảm bảo vệ sinh, tập quán dùng phân người và gia súc để bón ruộng và hoa màu vẫn còn tồn tại góp phần làm phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân. Bởi phân người từ lâu đã được biết đến là nguồn gây ô nhiễm môi trường, truyền nhiễm bệnh tật cho con người. Nếu không được quản lý, xử lý đúng kỹ thuật, phân người sẽ là nguồn lan truyền vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng đường ruột ra môi trường bên ngoài, lây bệnh nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng [23]. Nhiều nghiên cứu về thực trạng sử dụng nhà tiêu cho thấy số HGĐ có nhà tiêu và số HGĐ sử dụng nhà tiêu HVS còn chiếm tỷ lệ thấp. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn thì tỷ lệ HGĐ người Dao ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có nhà tiêu chiếm 29,4%, tỷ lệ số HGĐ có nhà tiêu hai ngăn
  • 14. 2 chiếm 11,4%, nhà tiêu tự hoại 2,0%, nhà tiêu thấm dội nước 0,6% và tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS mới chỉ đạt 16,7% [54]. Nguyên Bình là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Cao Bằng, địa hình chủ yếu là đồi núi chia cắt phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều, nền kinh tế phát triển chậm. Tại đây chủ yếu có các dân tộc Tày, Nùng, H’mong, Dao sinh sống, trong đó người Dao chiếm tỉ lệ 60%. Theo báo cáo thống kê cho biết tỉ lệ các hộ gia đình có nhà tiêu năm 2013 (29%) và năm 2014 (31%). Các nhà tiêu hầu hết không đảm bảo vệ sinh. Phần lớn những hộ gia đình không có nhà tiêu họ thường đi ra ngoài vườn hay bờ suối, bụi cây. Kèm theo đó là trình độ học vấn còn thấp và họ vẫn giữ những phong thục tập quán lạc hậu. Chính bởi những phong tục tập quán của cộng đồng người dân tộc nói chung và cộng đồng người dân tộc Dao nói riêng còn nhiều lạc hậu như vậy nên đã có nhiều nghiên cứu về thực trạng sử dụng nhà tiêu của người dân ở các vùng miền và cũng đã thống kê được tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân ở các tỉnh thành. Nhưng tại sao cho đến nay tỷ lệ sử dụng nhà tiêu HVS vẫn còn thấp. Thực trạng sử dụng nhà tiêu của cộng đồng người Dao ở Cao Bằng cụ thể như thế nào, có khác cộng đồng người Dao ở những nơi khác hay không. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao. Để trả lời những vấn đề đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và sử dụng nhà tiêu ở ngƣời dân tộc Dao tại một số xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”, với các mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng và sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm 2015. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng năm 2015.
  • 15. 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường là toàn thể hoàn cảnh tự nhiên (đất, nước, không khí, ánh sáng, vi sinh vật…), hoàn cảnh xã hội (phong tục tín ngưỡng, sinh hoạt, văn hóa, nghề nghiệp, gia đình,…) tạo thành những điều kiện sống bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe con người [14]. 1.1.2. Định nghĩa về sức khỏe Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật.” [14] 1.1.3. Khái niệm sức khỏe môi trường Sức khỏe môi trường là “Trạng thái sức khỏe của con người liên quan và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh” [14]. 1.1.4. Khái niệm về nhà tiêu - Nhà tiêu là hệ thống thu nhận, xử lý tại chỗ phân và nước tiểu của con người. Việc sử dụng nhà tiêu HVS và xử lý phân đúng kỹ thuật sẽ là thay đổi theo chiều hướng tốt mô hình bệnh tật ở nông thôn cũng như cải thiện được môi trường đang ngày một ô nhiễm [14]. - Nguyên tắc xử lý phân: tập trung, cách ly, biến thành vô hại và không làm ô nhiễm môi trường đất – nước- không khí. - Yêu cầu đối với một nhà tiêu HVS [14]: + Không làm nhiễm bẩn đất xung quanh + Không làm nhiễm bẩn các nguồn nước dùng để ăn uống và sinh hoạt + Không có mùi hôi thối, không làm hấp dẫn côn trùng + Không để cho ruồi nhặng tiếp xúc với phân + Vị trí xử lý phân phải sạch sẽ, dễ thoát nước, kín
  • 16. 4 + Dễ sử dụng bảo quản và dễ sửa chữa + Phương pháp xử lý đơn giản, giá thành hạ + Phù hợp với điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán từng địa phương + Được người dân chấp nhận và tham gia. 1.2. Thực trạng sử dụng nhà tiêu 1.2.1. Tầm quan trọng của việc xử lý phân và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh Nhu cầu bài tiết của con người không thể thiếu được trong sự sống của mình. Với lượng phân người hàng ngày thải ra môi trường là hàng chục ngàn tấn đã và đang góp phần làm ô nhiễm môi trường ở các mức độ khác nhau. Việc quản lý, thu gom và xử lý không HVS sẽ là hiểm họa của rất nhiều bệnh tật đối với con người. Mặt khác trong phân người chứa rất nhiều mầm bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của cộng đồng (trên 50 loại vi khuẩn gây bệnh có trong phân người), nếu không được thu gom và xử lý HVS sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường xung quanh và gây nên nhiều loại bệnh tật trong đó có bệnh tiêu chảy, giun sán, ngoài da, phụ khoa, mắt và các bệnh khác. Trên toàn thế giới hàng năm có gần 2 tỷ người bị lây nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun đũa, giun tóc và giun móc) [51]. Chỉ tính riêng bệnh tiêu chảy cũng chiếm 4,1% gánh nặng bệnh tật và gây tử vong cho 1,8 triệu người mỗi năm trên toàn cầu (tính cả bệnh tả). Ước tính, 88% trường hợp này qui cho việc sử dụng nước không an toàn, thiếu nhà tiêu HVS và hành vi vệ sinh kém [27]. Ở Việt Nam, ước tính các bệnh liên quan tới nước và vệ sinh chiếm 7,5% gánh nặng bệnh tật [9]. Môi trường nước là trung gian lây truyền các mầm bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền theo đường phân - miệng và có thể gây ra những vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Sử dụng nước sinh hoạt và nhà tiêu không HVS làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật của người dân và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của cộng đồng. Nước bị nhiễm phân được phát hiện qua
  • 17. 5 việc xét nghiệm nước tìm thấy sự có mặt của các vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là Escherichia Coli. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long việc sử dụng loại cầu tiêu ao cá đã gây ô nhiễm nặng nề cho tất cả các nguồn nước bề mặt. Một trong những yếu tố quan trọng của môi trường sống là đất. Các thành phần vật lý, hóa học của đất liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người. Đất là nơi trồng trọt, cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm hàng ngày của con người. Môi trường đất bị ô nhiễm do quản lý phân người không tốt có thể thông qua nguồn cung cấp thực phẩm hàng ngày, bụi bặm hoặc qua tay của người nhiễm bẩn không rửa để gây bệnh cho con người [23]. Tình trạng quản lý phân người không tốt trong đó có việc sử dụng các loại nhà tiêu không HVS hay không sử dụng nhà tiêu ở một số HGĐ đã gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm cho ruồi nhặng phát triển, phát tán các loại vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, ở các vùng nông thôn, tập quán sử dụng phân người trong sản xuất nông nghiệp đã có từ xa xưa và cho đến nay ở nhiều vùng vẫn còn sử dụng. Phân người có đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển và có thể thay thế được nhiều loại phân bón hóa học khác. Sử dụng phân người để làm phân bón cho cây trồng vừa tiết kiệm được đầu tư sản xuất, vừa tránh được thoái hóa đất nông nghiệp. Tuy nhiên, việc sử dụng phân người chưa được xử lý đúng lại là một trong những nguồn ô nhiễm nhất là mối nguy hại trực tiếp cho sức khỏe của người nông dân và lan truyền các mầm bệnh nguy hiểm cho cộng đồng. Theo kết quả nghiên cứu tại Thái Nguyên của Hoàng Anh Tuấn cho thấy số hộ gia đình có sử dụng phân để bón ruộng và hoa màu là 90,2%, trong đó số HGĐ sử dụng phân ủ chỉ có 17,1% [54]. Theo nghiên cứu khác của Hoàng Thị Thu Hà cho thấy số HGĐ sử dụng phân để
  • 18. 6 bón ruộng chiếm tỉ lệ 49% lại rơi vào những HGĐ không có nhà tiêu hoặc có nhà tiêu nhưng không HVS, còn đối với các HGĐ có nhà tiêu HVS thì 100% không sử dụng phân bón ruộng [54]. Việt Nam là một nước nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, đặc điểm khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều bất kỳ mùa nào cũng có khả năng làm cho mầm bệnh là trứng giun sán có khả năng phát triển. Như vậy ở đất, nước, không khí, thực phẩm đều có mặt của các loại ký sinh trùng gây bệnh đường ruột cho người. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng nhà tiêu HVS, quản lý và xử lý phân còn nhằm mục đích làm giảm sự ô nhiễm môi trường và giảm sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Trong thời gian qua Việt Nam đang gặp phải những thách thức rất lớn trong việc khống chế các dịch bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Để hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường, giảm tỉ lệ mắc bệnh, dịch liên quan đến phân, nước, từng bước cải thiện và nâng cao sức khỏe cộng đồng cần tập trung đẩy mạnh các hành vi vệ sinh cá nhân và đặc biệt là quản lý tốt các nguồn phân thông qua việc xây dựng và sử dụng các loại nhà tiêu HVS cũng như sử dụng phân đúng cách trong sản xuất nông nghiệp. 1.2.2. Những quy định của nhà tiêu hợp vệ sinh 1.2.2.1.Những quy định chung Tiêu chuẩn ngành về nhà tiêu HVS theo quyết định 08/2005/QĐ- BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế (BYT) [11] và theo thông tư số 27/2011/TT – BYT ngày 24/6/2011 quy định bốn loại nhà tiêu HVS bao gồm: nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước và nhà tiêu tự hoại dùng cho HGĐ. Các nhà tiêu này được quy định là loại nhà tiêu HVS về mặt kỹ thuật và đảm bảo các yêu cầu sau:
  • 19. 7 a) Cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với người, động vật và côn trùng. b) Có khả năng tiêu diệt được tác nhân gây bệnh có trong phân (vius, vi khuẩn, đơn bào, trứng giun, sán) và không làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Các nội dung, quy định này quy định tình trạng vệ sinh của nhà tiêu. Các yêu cầu về thiết kế, vật liệu, kích thước, kĩ thuật xây dựng, độ bền và các khía cạnh khác của nhà tiêu tuân theo hướng dẫn của BYT. Quy định này áp dụng để kiểm tra, giám sát, đánh giá và phân loại tình trạng vệ sinh của các loại nhà tiêu HVS được quy định trong quyết định này. Một số loại nhà tiêu HVS như: Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ: là nhà tiêu có hai ngăn kín, ở một thời điểm chỉ sử dụng một trong hai ngăn, có cả phân và tro trong ngăn sử dụng (nước tiểu tách riêng). Khi một trong hai ngăn đầy sẽ được đậy kín để ủ, thường ủ ít nhất 6 tháng trước khi được dùng làm phân bón ruộng. Nhà tiêu tự hoại: là nhà tiêu đảm bảo tốt nhất quá trình thu gom phân, cô lập và tái sinh phân với các ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Loại nhà tiêu này đảm bảo tốt nhất và không gây ô nhiễm môi trường. Các nhà ven sông cần sử dụng loại nhà tiêu này để hạn chế ô nhiễm nguồn nước. Tuy nhiên loại này tương đối đắt tiền [11].
  • 20. 8 Nhà tiêu thấm dội nước: là nhà tiêu đơn giản được sử dụng phổ biến ở vùng nông thôn. Nhà tiêu gồm phần nhà xí có tường bao quanh, bệ có hố, ống xi phông để tạo hút nước và ống dẫn phân. Bể chứa phân có một ngăn, trên thành hố có lỗ thấm để cho nước dư thừa từ hố thấm lọc qua lớp đất xung quanh làm sạch chất ô nhiễm. Sử dụng loại nhà tiêu này cần phải dội nước cho mỗi lần đi vệ sinh để đưa phân xuống hố và tạo nút nước chống mùi hôi. Nhưng không nên dùng loại nhà tiêu này ở vùng trũng, dễ ngập nước hay vùng khan hiếm nước. Nhà tiêu chìm có ống thông hơi: là loại nhà tiêu sử dụng vi khuẩn kị khí để phân hủy phân. Sau khi đi vệ sinh, phân người sẽ rơi xuống hố còn nước tiểu được dẫn ra ngoài bằng rãnh thoát. Sau mỗi lần đi phân được ủ bằng chất độn (tro bếp, mùn cưa, vôi bột hoặc đất bột). Chất độn sẽ làm khô phân, tạo môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh. Ống thông hơi góp phần giảm mùi hôi trong nhà tiêu, thoát nhanh hơi nước trong hố phân và khống chế ruồi nhặng. Loại nhà tiêu này có ưu điểm chi phí rẻ, dễ sử dụng và bảo quản đặc biệt thích hơp cho những HGĐ có hạn chế về nước dùng. Tuy nhiên có nhược điểm là vẫn còn mùi khó chịu, có thể làm ô nhiễm nguồn nước và không sử dụng được ở nơi đất chật, người đông, vùng ngập nước.
  • 21. 9 Tiêu chuẩn vệ sinh theo quyết định số 08/2005/QĐ-BYT do BYT ban hành lần đầu tiên ngày 11/3/2005 [11] gồm có bốn loại nhà tiêu HVS là nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu chìm có ống thông hơi. Nhà tiêu Bioga cũng là một dạng của nhà tiêu tự hoại, nên cũng được xếp là nhà tiêu HVS. Nhà tiêu bể khí sinh học Bioga dùng để lưu trữ và phân hủy chất thải của con người, vật nuôi đồng thời tạo ra khí sinh học từ quá trình phân hủy kị khí chất thải. Loại nhà tiêu này có ưu điểm sạch sẽ, dễ cọ rửa, không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra nó còn tạo nguồn nguyên liệu để HGĐ sử dụng thay thế cho chất đốt. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu lớn và đòi hỏi khối lượng phân đầu vào phải đủ ngưỡng và cần bổ sung liên tục nên chỉ có thể thích hợp cho các HGĐ sử dụng chăn nuôi với mô hình lớn. 1.2.2.2.Những quy định về xây dựng, sử dụng và bảo quản đối với các loại nhà tiêu [11], [13] * Nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ Quy định về xây dựng: a) Tường ngăn chứa phân kín, không bị rò rỉ, thấm nước b) Cửa lấy mùn phân được trát kín bằng vật liệu không thấm nước
  • 22. 10 c) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nước tiểu d) Có nắp đậy hai lỗ tiêu e) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa f) Ống thông hơi (đối với nhà tiêu hai ngăn có ống thông hơi) có đường kính ít nhất 9cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40cm và có lưới chắn ruồi. Quy định về sử dụng và bảo quản: a) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác b) Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu hoặc cho vào dụng cụ chứa có đậy nắp c) Không có mùi hôi thối d) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu e) Không sử dụng đồng thời hai ngăn f) Có đủ chất độn và bỏ chất độn vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu g) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước (nếu có) và dụng cụ chứa nước tiểu h) Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng i) Lỗ tiêu ngăn đang sử dụng luôn được đậy kín, ngăn ủ được trát kín * Nhà tiêu chìm có ống thông hơi [11] Quy định về xây dựng: a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập úng b) Cách nguồn nước ăn uống sinh hoạt từ 10m trở lên c) Mặt sàn, máng và rãnh dẫn nước tiểu nhẵn, không đọng nươc tiểu d) Miệng hố phân cao hơn mặt đất xung quanh ít nhất 20cm e) Có nắp đậy lỗ tiêu f) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa g) ống thông hơi có đường kính ít nhất 9cm, cao hơn mái nhà tiêu ít nhất 40cm và có lưới chắn ruồi.
  • 23. 11 Quy định về sử dụng và bảo quản: a) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác b) Giấy bẩn bỏ vào lỗ tiêu c) Không có mùi hôi thối d) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu e) Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước nước tiểu f) Lỗ tiêu thường xuyên được đậy kín. * Nhà tiêu thấm dội nước [13] Quy định về xây dưng: a) Không xây dựng ở nơi thường bị ngập úng b) Cách nguồn nước ăn uống sinh hoạt từ 10m trở lên c) Bể chứa phân không bị lún, sụt, thành bể cao hơn mặt đất ít nhất 20cm d) Nắp bể chứa phân được chát kín, không bị rạn nứt e) Mặt sàn nhà tiêu phẳng nhẵn, không đọng nước f) Bệ xí có nút nước g) Nước từ bể chứa phân hoặc đường dẫn phân không thấm, tràn ra mặt đất Quy định chung về bảo quản: a) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy b) Không có mùi hôi thối c) Sàn nhà tiêu sạch, không có giấy, rác d) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy e) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu f) Bệ xí sạch, không dính, đọng phân g) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa * Nhà tiêu tự hoại [13]
  • 24. 12 Quy định về xây dưng: a) Bể xử lý gồm 3 ngăn b) Bể chứa phân không bị lún, sụt c) Nắp bể chứa phân được trát kín, không bị rạn nứt d) Mặt sàn nhà tiêu phẳng nhẵn, không đọng nước e) Bệ xí có nút nước f) Có ống thông hơi Quy định về sử dụng và bảo quản a) Có đủ nước dội, dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy b) Không có mùi hôi thối c) Nước từ bể xử lý chảy vào cống hoặc hố thấm, không chảy tự do ra xung quanh d) Sàn nhà tiêu sạch, không có rêu trơn, giấy, rác e) Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (nếu là giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy f) Không có ruồi hoặc côn trùng trong nhà tiêu g) Bệ xí sạch, không dính, đọng phân h) Nhà tiêu được che chắn kín, ngăn được nước mưa. 1.2.3.Thực trạng sử dụng nhà tiêu trên thế giới Theo báo cáo đánh giá tỷ lệ bao phủ nhà tiêu HVS của WHO năm 2002 vẫn còn 42% dân số thế giới (2,6 tỷ người) không được tiếp cận với nhà tiêu HVS ở các thành phố của Châu Phi và Châu Đại Dương là thấp nhất, Châu Mỹ Latinh, vùng Caribe và Châu Á có phạm vi bao phủ cao hơn. Châu Âu và Bắc Mỹ có phạm vi bao phủ cao nhất. Tại Châu Á, các nước đang phát triển, tỷ lệ dân số sử dụng nhà tiêu dội nước tăng nhanh hơn so với các khu vực khác (43,5%). Khoảng ½ dân số của các thành phố thuộc Châu Đại Dương sử dụng nhà tiêu tự hoại trong khi tỷ lệ này tại các thành phố lớn của Châu Mỹ
  • 25. 13 Latinh và vùng Caribê là ¼. Tại Châu Phi nhà tiêu tự hoại rất phổ biến, nhưng tỷ lệ dân số sử dụng nhà tiêu đào hố (22,4%) hoặc nhà tiêu chìm có ống thông hơi (13,6%) cao hơn Châu Á và Thái Bình Dương [71]. Theo thống kê của Salabh International, một tố chức phi chính phủ chuyên tài chợ cho các chương trình dịch tễ, thì ngay tại Ấn Độ có tới 700 triệu người dân không có nhà tiêu. Tình trạng này dẫn đến họ phải “loại bỏ” cặn bã trong cơ thể bừa bãi ngoài môi trường, một điều kiện thuận lợi cho bệnh tật lây lan. Phụ nữ phải hứng chịu nhiều bất tiện hơn khi không có nhà tiêu, vì họ phải “đi” vào lúc trước hoặc sau khi mặt trời lặn. Theo chương trình môi trường Liên Hợp Quốc, có tới 2,4 tỷ người trên toàn thế giới không có nhà tiêu. Chính vì thế nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu ở các nước đang phát triển là phân người. Tình trạng này tạo điều kiện cho vi khuẩn, kí sinh trùng và virus xâm nhập vào nước uống và gây bệnh. Ở các con sông lớn tại Châu Á lượng vi khuẩn nguy hiểm có nguồn gốc từ phân người cao gấp 50 lần mức cho phép của WHO. Do thiếu nhà tiêu sạch sẽ, trẻ em tại các vùng nông thôn ở các nước đang phát triển rất dễ bị mắc các bệnh đường tiêu hóa và truyền nhiễm [62]. Để cải thiện tình hình sử dụng nhà tiêu HVS còn thấp trên thế giới, ngày 19 tháng 11 năm 2001, Hội Nhà vệ sinh Thế giới (World Toilet Organization – WTO) đã được thành lập tại Singapore, đất nước sạch nhất hành tinh, với sự tham gia của các tổ chức có liên quan đến vệ sinh từ hơn 20 nước trên thế giới như Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Philipine,… nhằm nâng cao nhận thức và mối quan tâm của các tổ chức và các quốc gia về vệ sinh, cũng như tăng cường hợp tác, giúp đỡ để cải thiện vấn đề vệ sinh toàn cầu [23].
  • 26. 14 Các chuyên gia cho rằng nhà tiêu nói riêng và điều kiện vệ sinh nói chung là những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của một dân tộc. Trong nhiều trường hợp, chúng còn quan trọng hơn cả vấn đề phát triển kinh tế. 1.2.4. Thực trạng sử dụng nhà tiêu ở Việt Nam Theo báo cáo kết quả thực hiện chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn số 1377 BC- BNN- TCTL tỷ lệ hộ có nhà tiêu HVS phân bố không đồng đều giữa các vùng, vẫn có những vùng vẫn chưa đạt được tỉ lệ 60% như mục tiêu của chương trình đề ra, thậm chí có những vùng tỉ lệ nhà tiêu HVS chưa đạt đến 50%. Khu vực miền núi phía bắc (47%), đồng bằng sông hồng (71%), khu vực bắc trung bộ (52%), vùng duyên hải miền trung (70%), tây nguyên (49%), đông nam bộ (84%), đồng bằng sông cửu long (46%) [9]. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn tại tỉnh Thái Nguyên năm 2014 thì số HGĐ người dân tộc Dao có nhà tiêu đạt 29,4%, tỷ lệ HGĐ không có nhà tiêu chiếm 70,6% nhưng số nhà tiêu HVS chỉ có 5%. Những HGĐ không có nhà tiêu thì đa số họ phóng uế ra rừng, ruộng, vườn (68,1%), thậm chí họ còn đi vệ sinh nhờ nhà hàng xóm (2,5%) [54]. Hay một nghiên cứu khác tại xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên thì con số đó chỉ là 79,2% và 4% [28]. Theo nghiên cứu của Phạm Sĩ Hưng trên đối tượng là người dân tộc Sán Dìu tại tỉnh Vĩnh Phúc thì tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu đạt 77,9% và tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu là 22,1%. Người dân tộc Sán Dìu ở đây không có nhà tiêu họ thường đi vệ sinh ra vườn (4,3%), đi vệ sinh ra đồng (4,3%), và đặc biệt là họ đi vệ sinh nhờ nhà hàng xóm chiếm tỷ lệ cao (82,7%) [27].
  • 27. 15 Tại một số vùng núi phía Bắc, không những tỉ lệ nhà tiêu HVS còn thấp hơn so với cả nước mà còn nhiều HGĐ không có nhà tiêu. Theo nghiên cứu của Hạc Văn Vinh, Đàm Khải Hoàn tại 4 xã thuộc huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên tỉ lệ HGĐ không có nhà tiêu là 33,03%, tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS là 19% [59]. Theo một nghiên cứu năm 2009 của Hoàng Thái Sơn số HGĐ có nhà tiêu ở huyện Phổ Yên – Thái nguyên chiếm tỉ lệ khá cao trong số các HGĐ được điều tra là 97,5% [43]. Còn một nghiên cứu khác ở xã Ôn Lương, huyện Phú Lương số HGĐ có nhà tiêu cũng chiếm tỉ lệ tương đương ở huyện Phổ Yên (93,15%) [56]. Tuy nhiên nhìn lại tỉ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS thì con số ấy lại có sự chênh lệch khá lớn giữa hai huyện, tại Phổ Yên là 74,4%, còn ở xã Ôn Lương, huyện Phú Lương chỉ đạt 13,74%. Điều đó có thể cho ta thấy sự phân bố theo khu vực địa lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi sử dụng nhà tiêu HVS của người dân. Đối với các HGĐ có nhà tiêu thì không hẳn là gia đình nào cũng sử dụng cùng loại nhà tiêu, mỗi gia đình có những lựa chọn riêng phù hợp với hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế và thói quen sinh hoạt. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn thì các loại nhà tiêu mà các độ gia đình người Dao ở Thái Nguyên sử dụng gồm có nhà tiêu một ngăn 11,7%, nhà tiêu hai ngăn 11,4%, nhà tiêu chìm có ống thông hơi 2,6%, nhà tiêu tự hoại 2,0%, nhà tiêu đào 2,6%, các loại nhà tiêu khác như thùng, cầu … (1,1%) [54]. Theo kết quả một nghiên cứu khác của Lê Văn Tuấn, Võ Thị Mai tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên những loại nhà tiêu được sử dụng ở đây gồm nhà tiêu một ngăn 8,5%, nhà tiêu hai ngăn 9,7%, nhà tiêu tự hoại 0,1%, nhà tiêu đào 70,4% [56]. Cũng được thực hiện ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu của Mai Đình Đức và Lê Văn Tuấn cho thấy loại nhà tiêu đang sử dụng
  • 28. 16 của các HGĐ chủ yếu là nhà tiêu đào 70,29%, còn các loại nhà tiêu khác chiếm tỷ lệ thấp, nhà tiêu một ngăn 11,5%, nhà tiêu hai ngăn 16,61%, nhà tiêu tự hoại và bán tự hoại 1,60% [17]. Theo khảo sát thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh ở các hộ gia đình tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai năm 2011 của Trần Đỗ Hùng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình không có nhà tiêu và có nhà tiêu nhưng không hợp vệ sinh là 25,2%. Trong đó tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hai ngăn là 6,8%, nhà tiêu chìm có ống thông hơi là 16,6%, nhà tiêu thấm dội nước 43,1%, nhà tiêu tự hoại 8,3% [26]. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh Hương tại tỉnh Hải Dương hầu hết các hộ gia đình sử dụng loại nhà tiêu một ngăn 36,2%, nhưng đây không phải loại nhà tiêu hợp vệ sinh. Các loại nhà tiêu khác tỷ lệ người dân sử dụng thấp hơn: nhà tiêu hai ngăn 25,6%, nhà tiêu tự hoại, thấm dội nước 33,1% và cũng có điểm tương đồng so với các nghiên cứu khác đó là những hộ gia đình không có nhà tiêu thì họ đi nhờ nhà hàng xóm chiếm tỷ lệ là 3,3% [29]. Mặc dù có nhiều hộ gia đình đã có nhà tiêu nhưng không phải gia đình nào cũng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đắc Phu tại năm tỉnh miền núi phía bắc thì tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu rất cao 97,3% nhưng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt 69,7%. Trong đó tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hai ngăn là 10,7%, nhà tiêu thấm dội nước 1,2%, nhà tiêu tự hoại 55,7% [39]. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huệ tại tỉnh Hưng Yên tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu đạt 98,7%, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh là 23,7%. Trong đó tỷ lệ sử dụng nhà tiêu tự hoại là 18,5%, nhà tiêu thấm dội nước 0,5%, nhà tiêu hai ngăn 2,6%, nhà tiêu một ngăn 33,6%, và loại nhà tiêu cầu, thùng 41,4% [25]. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù tỷ lệ hộ gia đình
  • 29. 17 sử dụng nhà tiêu khá cao nhưng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh lại thấp. Những loại nhà tiêu không hợp vệ sinh vẫn có thể gây ra bệnh tật cho người sử dụng. Do đó cần tuyên truyền, vận động người dân để làm tăng tỷ lệ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. Như vậy những loại nhà tiêu mà các HGĐ sử dụng rất đa dạng nhưng chủ yếu họ sử dụng những loại nhà tiêu không hợp vệ sinh. Theo tiêu chuẩn ngành về nhà tiêu HVS theo quyết định 08/2005/QĐ- BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế (BYT) quy định bốn loại nhà tiêu HVS bao gồm: nhà tiêu hai ngăn ủ phân tại chỗ, nhà tiêu chìm có ống thông hơi, nhà tiêu thấm dội nước và nhà tiêu tự hoại dùng cho HGĐ thì các kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ HGĐ sử dụng các loại nhà tiêu HVS còn rất thấp, phần lớn những HGĐ có nhà tiêu đều sử dụng những loại nhà tiêu không HVS, điển hình là nhà tiêu đào luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong các nghiên cứu. Còn những loai nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn hay nhà tiêu chìm có ống thông hơi chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ HGĐ người Dao ở Thái Nguyên có nhà tiêu HVS chỉ đạt 16,7%, trong số đó tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS sử dụng đúng chỉ chiếm 5,0% [54]. Nguyên Bình là một huyện miền núi thuộc tỉnh Cao Bằng, địa hình chủ yếu là đồi núi chia cắt phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều, nền kinh tế phát triển chậm, dân số 39695 người chủ yếu là người Dao sinh sống. Nhìn chung tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu còn rất thấp (29%). So sánh với tỷ lệ HGĐ người Dao có nhà tiêu ở Thái Nguyên (29,4%) thì tỷ lệ HGĐ người Dao có nhà tiêu ở Cao Bằng thấp hơn. Mong muốn rằng qua đề tài nghiên cứu này sẽ thể hiện rõ được một bức tranh sinh động về thực trạng sử dụng các loại nhà tiêu của người dân. Qua đó trong tương lai sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm làm thay đổi quan niệm cũng như thói quen sử dụng nhà tiêu của người dân để làm sao cho tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu HVS sẽ ngày càng tăng lên. Bởi
  • 30. 18 chính việc cải tiến vệ sinh và đặc biệt là nhà tiêu là yếu tố ngăn chặn bệnh truyền nhiễm và gia tăng tuổi thọ của người dân. Sự gia tăng tuổi thọ của người dân chính là cải tiến môi trường vệ sinh công cộng và nhà tiêu chứ không phải nhờ đến các thiết bị y khoa hiện đại hay thuốc men đắt tiền tăng tuổi thọ và cải tiến chất lượng cuộc sống. Do đó chúng ta cần nhận thức rằng nhà tiêu là một phương tiện phòng chống bệnh rất quan trọng ở các nước đang phát triển như nước ta. 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình 1.3.1. Nguồn lực, hoạt động của cán bộ y tế thực hiện chương trình vệ sinh môi trường Ngoài vấn đề khám chữa bệnh cho nhân dân thì các trạm y tế cần lập kế hoạch hoạt động cụ thể về chương trình vệ sinh môi trường. Đảm bảo số lượng cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường, thường xuyên tổ chức những buổi truyền thông cũng như tuyên truyền người dân thực hiện lối sống văn minh, giữ vệ sinh môi trường sạch đẹp. Như vậy không những làm đẹp cho quang cảnh xóm bản mà vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo sức khỏe cho nhân dân. Một trong những vấn đề của chương trình vệ sinh môi trường không thể không kể đến việc sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh của người dân. Việc sử dụng các loại nhà tiêu không hợp vệ sinh hay việc không có nhà tiêu là thực trạng đang rất phổ biến tại các vùng nông thôn và đặc biệt là tại các xóm bản người Dao. Vậy lúc này vai trò của các cán bộ y tế rất quan trọng trong việc tuyên truyền, vận động người dân sử dụng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh. Cán bộ y tế truyền thông đến người dân thông qua các buổi truyền thông trực tiếp hay qua các phương tiện như sách báo, đài, ti vi, loa phát thanh,… Những buổi truyền thông cần có nội dung cụ thể tập trung vào vấn đề sử dụng nhà tiêu của người dân để họ thấy được những lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu đối với sức khỏe
  • 31. 19 của bản thân, gia đình và cả cộng đồng. Từ đó tránh được các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường nói chung và do việc không sử dụng nhà tiêu nói riêng gây ra. Tuy nhiên do cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, họ còn bận rộn nhiều việc đồng áng, rất khó có thể thường xuyên tham dự các buổi truyền thông. Chính vì vậy các cán bộ y tế cần có kế hoạch cụ thể về thời gian để người dân sắp xếp thời gian và công việc đồng áng để đến tham dự. Bên cạnh đó các cán bộ y tế cũng cần được tập huấn để cập nhật cũng như nâng cao kiến thức về vệ sinh môi trường và kĩ năng truyền thông nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác vận động người dân thay đổi thói quen thường ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe cộng đồng. 1.3.2. Sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể Việc sử dụng nhà tiêu của người dân như thế nào là do nhận thức của từng cá nhân cũng như những thói quen của từng hộ gia đình. Việc thay đổi những thói quen đó rất khó, không dễ dàng có thể thay đổi được. Do đó vai trò của các ban ngành đoàn thể như UBND, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, trạm y tế, … là rất quan trọng trong việc truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao kiến thức và thái độ của người dân về vệ sinh môi trường nói chung và việc sử dụng nhà tiêu HVS nói riêng. Cần tổ chức những buổi nói chuyện về vấn đề sử dụng nhà tiêu HVS và tác hại của việc sử dụng nhà tiêu không HVS gây ra, mà tác hại cần kể đến đầu tiên là tình trạng mắc các bệnh giun đường ruột. Ngoài ra việc không sử dụng nhà tiêu còn gây ra nhiều bệnh khác như bệnh tả, lị thương hàn, các bệnh về da, … Đưa ra những hình ảnh, những thông tin về các loại giun, các trường hợp đã nhiễm giun ở những địa phương khác. Bên cạnh việc tuyên truyền thì các cấp lãnh đạo cần kết hợp với trạm y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người dân, xét nghiệm xác định mức độ nhiễm giun, cấp phát thuốc tẩy giun định kỳ. Sau khi khám sức khỏe biết được mức độ nhiễm giun của bản thân và hiểu được ảnh
  • 32. 20 hưởng của việc nhiễm giun đến sức khỏe và kết hợp với công tác tuyên truyền thì mới có thể tác động làm thay đổi thói quen của người dân. Tổ chức những buổi nói chuyện hay sinh hoạt tập thể tại các xóm bản người Dao cũng là những cơ hội để lãnh đạo các cấp cũng như các ban ngành đoàn thể được gần với dân hơn, hiểu được tâm tư nguyện vọng người dân, và tìm hiểu lý do tại sao mà tỷ lệ người dân sử dụng nhà tiêu còn thấp. Từ đó việc tác động đến từng cá nhân người dân cũng như các hộ gia đình nhằm thay đổi thói quen trước đây liên quan đến việc sử dụng nhà tiêu sẽ trở nên dễ dàng hơn. Qua đó sẽ làm tăng tỷ lệ số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu 1.3.3. Về phía người dân 1.3.3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân Sự thiếu hụt về kiến thức vệ sinh là một trở ngại rất lớn đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân. Khi người dân có hành vi sức khỏe tốt nghĩa là họ có kiến thức về vệ sinh. Do đó có kiến thức tốt, thái độ tốt thì việc thực hành trong vấn đề sử dụng nhà tiêu sẽ tốt. Đã có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về việc sử dụng nhà tiêu. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Anh Tuấn về kiến thức VSMT của người Dao tại Thái Nguyên thì chỉ có 38,1% số người kể tên được các loại nhà tiêu HVS, 28,6% xây dựng nhà tiêu HVS và chỉ có 16,7% HGĐ có nhà tiêu HVS. Và KAP về VSMT của người Dao có kiến thức đúng 59%, thái độ đúng 95%, thực hành đúng 7% [54]. Về hành vi sử dụng phân bón ruộng thì có đến 90,2% HGĐ có sử dụng phân bón, số HGĐ sử dụng phân ủ chỉ có 17,1% [54]. Còn trong nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng cho thấy kiến thức của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh là: kiến thức không đúng 54,7%, kiến thức đúng 42,6%, [26]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thắng kiến thức, thái độ, thực hành của người Dao ở xã Hợp Tiến – Thái Nguyên thì KAP của người
  • 33. 21 dân về quản lý phân là: kiến thức tốt 22,95%, thái độ tốt 18,58%, thực hành tốt 12,02% [49]. Cũng thực hiện tại tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu của Phạm Trung Kiên cho thấy KAP của người dân về quản lý phân thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Đình Thắng: kiến thức tốt 20,2%, thái độ tốt 19,2%, thực hành tốt 10,7% [31]. Nghiên cứu của Ngô Thị Nhu cho thấy kiến thức của người dân về tác hại của nhà tiêu không HVS là ảnh hưởng đến môi trường 48,1%, mắc bệnh tiêu chảy 68,7%, mắc các bệnh giun sán 65,5%, các ảnh hưởng khác 3,8%, chỉ có 3,1% người dân không biết tác hại của nhà tiêu không HVS [35]. Nghiên cứu của Hoàng Thái Sơn về KAP của người dân trong việc quản lý phân cho thấy số người dân có kiến thức tốt về quản lý phân chiếm tỷ lệ thấp 1,2%, tỷ lệ thái độ tốt cao hơn một chút 35,7% nhưng tỷ lệ thực hành tốt cũng thấp 9,2%, trong khi đó tỷ lệ kiến thức kém chiếm đến 73%, tỷ lệ thực hành kém 27,2%, còn về thái độ đa số người dân có thái độ về quản lý phân ở mức độ trung bình 57,8% [54]. Qua đó ta thấy được thực sự kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về VSMT chưa tốt, thói quen canh tác vẫn còn lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, không những ảnh hưởng đến sức khỏe của từng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng. 1.3.3.2. Phong tục tập quán, thói quen của cộng đồng người dân tộc Dao Người Dao thường sống ở những nơi thung lũng, đồi thấp hoặc quanh chân núi, dọc khe suối, nơi đầu nguồn nước. Họ sống thành từng cụm, từng bản nhỏ riêng và thường tụ tập xung quanh người có thần quyền. Có hai loại hình xóm bản người Dao: - Xóm bản cư trú phân tán: với những nhóm người Dao du canh du cư thường từ 5 – 10 hộ. Kiểu xóm bản này cản trở phong trào tổ chức sản xuất, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa và chăm sóc sức khỏe.
  • 34. 22 - Xóm bản cư trú tập trung: thường ở những nơi đã định canh định cư hoặc du canh – định cư. Mỗi xóm bản có từ 20 – 30 hộ liền kề với nhau, kiểu xóm bản này thuận lợi cho lối làm ăn tập thể nhưng khó đảm bảo vệ sinh chung, dễ mắc dịch bệnh. Những thói quen, phong tục tập quán có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu HVS. Ở những vùng nông thôn người dân hầu như không có thói quen sử dụng nhà tiêu HVS, họ cho rằng việc sử dụng những loại nhà tiêu tạm bợ như nhà tiêu đào, hay nhà tiêu cầu là vấn đề bình thường, thậm chí họ còn đi ra ngoài rừng, bụi cây, bờ suối đó là những vùng xa nhà thì vệ sinh hơn là việc đi vệ sinh trong nhà tiêu. Quan niệm và thói quen đóng vai trò quan trọng trong việc chấp nhận sử dụng nhà tiêu hay không. Thậm chí có những hộ gia đình mặc dù đã có nhà tiêu nhưng do ảnh hưởng từ thói quen thường ngày mà họ không sử dụng đến nhà tiêu đó mà vẫn lựa chọn cách đi ra những chỗ thoáng mát như bìa rừng. Việc thay đổi thói quen và quan niệm của người dân là rất khó khăn. Nếu không được truyền thông và hiểu rõ sự nguy hại của việc đi vệ sinh bừa bãi đến sức khỏe bản thân và sức khỏe cộng đồng thì sẽ rất khó để họ chấp nhận thay đổi.
  • 35. 23 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Chủ HGĐ người Dao đang sinh sống ở ba xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - Nhà tiêu của HGĐ có người được phỏng vấn - Cán bộ trạm y tế xã - Nhân viên YTTB của các xóm bản của xã nghiên cứu - Cán bộ chính quyền và các ban ngành đoàn thể của xã 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Nguyên Bình là một huyện có nhiều người dân tộc Dao sinh sống nhất trong tất cả các huyện của tỉnh Cao Bằng. Đây là huyện miền núi thuộc phía đông bắc tỉnh Cao bằng địa hình chủ yếu là đồi núi chia cắt phức tạp. Phía bắc giáp xã Thái học huyện Thông Nông, phía nam giáp xã Pắc Miều huyện Bảo Lạc, phía tây giáp các xóm bản người Nùng Lũng Vài của xã Thể Dục, phía đông là xã Minh Thanh. Diện tích đất tự nhiên là 83979 Ha, chủ yếu là đất nông nghiệp và lâm nghiệp, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 63522 Ha chiếm 75,68%. Kinh tế chậm phát triển, cuộc sống của nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Toàn huyện có 13 xã và một thị trấn, trong đó xã Vũ Nông, Phan Thanh, Ca Thành là ba xã có người dân tộc Dao chiếm tỷ lệ cao từ, 58% - 90%. Tại các xã người dân sống lẻ tẻ tại những sườn núi cao nên việc tiếp cận với các thông tin về việc sử dụng nhà tiêu còn nhiều hạn chế. Đại bộ phận nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện chủ yếu tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Ở các xã người dân tộc Dao chiếm tỉ lệ rất lớn, cụ thể:
  • 36. 24 Xã Vũ Nông là một xã gần trung tâm thị trấn nhất, xã có tổng dân số là 1953 người với 354 hộ gia đình, trong đó có 314 hộ người dân tộc Dao, chiếm tỉ lệ 90%. Xã Phan Thanh cách trung tâm thị trấn 14km. Xã có tổng dân số là 3440 người với 527 hộ gia đình, trong đó có 352 hộ người dân tộc Dao, chiếm tỉ lệ 72%. Xã Ca Thành là một xã miền núi thuộc diện đặc biệt khó khăn, ở vùng sâu vùng xa. Xã có tổng dân số là 3154 người với 518 hộ gia đình, trong đó có 293 hộ người dân tộc Dao, chiếm tỉ lệ 58%. 2.1.3.Thời gian nghiên cứu Từ tháng 04 năm 2015 đến tháng 04 năm 2016 2.2.Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu 2.2.1.Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu kết hợp Phương pháp nghiên cứu mô tả thiết kế cắt ngang kết hợp định tính 2.2.2.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.2.2.1.Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu * Công thức cỡ mẫu: sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính 1 tỉ lệ của quần thể [18], [19] Trong đó: p: Tỉ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu, p= 0,347 (theo kết quả tỉ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu là 34,7% trong nghiên cứu của Lê Văn Thái năm 2014 [47]. Z2 (1-α/2) : hệ số giới hạn tin cậy, chọn mức tin cậy 95% → Z2 (1-α/2) =1,96 d: độ chính xác mong muốn, chọn d= 0,0347 Áp dụng công thức tính:
  • 37. 25 n = = 722 hộ gia đình Từ công thức tính được cỡ mẫu tối thiểu là 722 hộ gia đình. Để dự phòng sai số ta cộng thêm 20% . Thực tế tổng số hộ gia đình người Dao tôi lấy được vào nghiên cứu là 897 hộ * Kĩ thuật chọn mẫu - Chọn xã: chọn chủ đích 3 xã tại huyện Nguyên Bình theo tiêu chí: xã có tỷ lệ các hộ gia đình là người dân tộc Dao chiếm tỉ lệ cao. Trong tất cả các xã có người Dao sinh sống chọn 3 xã có số người Dao cao nhất - Chọn HGĐ: chọn chủ đích, chọn tất cả các hộ gia đình người dân tộc Dao ở các xã nghiên cứu. 2.2.2.2.Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm tìm hiểu phong tục tập quán của người dân tộc Dao liên quan đến hành vi sử dụng nhà tiêu và xử lý phân. Sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể về vần đề này như thế nào, hoạt động truyền thông của các cán bộ y tế về vấn đề sử dụng nhà tiêu của người dân và những lý do nào làm cho tỷ lệ người dân sử dụng nhà tiêu thấp. - Thảo luận nhóm: tiến hành hai cuộc thảo luận nhóm + Nhóm lãnh đạo cộng đồng: chọn mỗi tổ chức đoàn thể một người tham gia nhóm thảo luận, bao gồm lãnh đạo Đảng ủy, UBND, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội nông dân, trạm y tế, số người tham gia thảo luận là 8 người. + Nhóm người dân đại diện cho cộng đồng người Dao: chọn 8 người Dao là chủ HGĐ hoặc người có vai trò quyết định trong gia đình, trong đó có 4 người trong gia đình họ có nhà tiêu tốt, 4 người mà gia đình họ có nhà tiêu kém vệ sinh hoặc không có nhà tiêu.
  • 38. 26 - Phỏng vấn sâu: tiến hành 3 cuộc phỏng vấn sâu đối với các cán bộ y tế tại các trạm y tế thuộc các xã nghiên cứu. Người được chọn phỏng vấn là trạm trưởng trạm y tế. 2.3.Các chỉ số nghiên cứu 2.3.1.Thực trạng sử dụng nhà tiêu tại các hộ gia đình - Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: tỷ lệ số hộ gia đình người Dao - Tỷ lệ các loại nhà tiêu HGĐ đang sử dụng - Tỷ lệ loại nhà tiêu hai ngăn HGĐ đang sử dụng - Tỷ lệ loại nhà tiêu chìm có ống thông hơi HGĐ đang sử dụng - Tỷ lệ loại nhà tiêu thấm dội nước HGĐ đang sử dụng - Tỷ lệ loại nhà tiêu tự hoại HGĐ đang sử dụng - Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan sát đối với nhà tiêu hai ngăn - Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan sát đối với nhà tiêu thấm dội nước 2.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao 2.3.2.1.Nguồn lực, hoạt động thực hiện chương trình vệ sinh môi trường - Về nhân lực: số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn của cán bộ huyện, trạm y tế, y tế thôn bản thực hiện chương trình vệ sinh môi trường. - Về cơ sở vật chất: trang thiết bị cho hoạt động chương trình vệ sinh môi trường của huyện, xã. - Về hoạt động: cách triển khai chương trình vệ sinh môi trường của xã (số buổi truyền thông, cách thức truyền thông…) 2.3.2.2.Về phía các ban ngành đoàn thể của xã - Lý do sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh ở địa phương?
  • 39. 27 - Các phong tục tập quán có ảnh hưởng đến sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh của người dân? 2.3.2.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân - Kiến thức của người dân về sử dụng nhà tiêu HVS - Thái độ của người dân về việc mỗi gia đình cần có nhà tiêu riêng - Thực hành của người dân về sử dụng các loại nhà tiêu hai ngăn, thấm dội nước, tự hoại - Phong tục tập quán ảnh hưởng đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân 2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin 2.4.1. Phỏng vấn Phỏng vấn trực tiếp HGĐ theo mẫu phiếu điều tra (phụ lục 1). 2.4.2. Quan sát Điều tra viên quan sát đánh giá nhà tiêu tại các hộ gia đình dựa vào bảng kiểm theo “Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về nhà tiêu - điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh” quy định tại thông tư số 27/2011/TT- BYT ban hành ngày 24/06/2011 của Bộ Y tế (phụ lục 1). 2.4.3. Phỏng vấn sâu Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với đối tượng được phỏng vấn là trạm trưởng trạm y tế nhằm tìm hiểu những phong tục tập quán, những yếu tố văn hóa có liên quan đến vấn đề sử dụng nhà tiêu của người Dao (phụ lục4). 2.4.4. Thảo luận nhóm Tiến hành hai cuộc thảo luận nhóm: nhóm lãnh đạo cộng đồng và nhóm đại diện cho cộng đồng người dân tộc Dao (phụ lục 5,6) 2.5. Cách đánh giá 2.5.1. KAP của ngƣời dân tộc Dao - Kiến thức: chia làm 3 mức (phụ lục 3)  Tốt: trả lời đúng trên 80% các câu hỏi
  • 40. 28  Trung bình: trả lời đúng từ 50- 80 % các câu hỏi  Kém: trả lời đúng < 50% các câu hỏi - Thái độ: đánh giá 2 mức (phụ lục 3)  Đồng ý  Không đồng ý - Thực hành: Đúng và chưa đúng (phụ lục 3) 2.5.2. Cách phân loại nhà tiêu - Loại nhà tiêu hợp vệ sinh: nhà tiêu hai ngăn, chìm có ống thông hơi, thấm dội nước, tự hoại - Loại nhà tiêu không hợp vệ sinh: nhà tiêu một ngăn, nhà tiêu đào, nhà tiêu cầu, nhà tiêu xả thẳng xuống ao. - Nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh: Đạt tất cả các tiêu chí chính và đạt ít nhất 4 tiêu chí phụ trở lên trong bảng kiểm đánh giá vệ sinh của nhà tiêu hai ngăn - Nhà tiêu chìm có ống thông hơi hợp vệ sinh: Đạt tất cả các tiêu chí chính và đạt ít nhất 4 tiêu chí phụ trở lên trong bảng kiểm đánh giá vệ sinh của nhà tiêu chìm có ống thông hơi - Nhà tiêu thấm dội nước hợp vệ sinh: Đạt tất cả các tiêu chí chính và đạt ít nhất 3 tiêu chí phụ trở lên trong bảng kiểm đánh giá vệ sinh của nhà tiêu thấm dội nước - Nhà tiêu tự hoại hợp vệ sinh: Đạt đầy đủ các tiêu chí chính và đạt ít nhất 3 tiêu chí phụ trở lên trong bảng kiểm đánh giá vệ sinh của nhà tiêu tự hoại 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu - Nghiên cứu định lượng: xử lý số liệu trên phần mềm Epidata, SPSS 18.0 - Nghiên cứu định tính: gỡ băng, ghi chép lại dưới dạng hộp kết quả và nhận định kết quả 2.7. Sai số và hạn chế sai số
  • 41. 29 - Tập huấn cho điều tra viên trước khi điều tra, có giám sát viên tham gia giám sát - Thực hiện thu thập thông tin phỏng vấn, quan sát nhà tiêu hộ gia đình theo bảng kiểm có sự thống nhất cách điều tra giữa các cán bộ điều tra - Các đối tượng không nói được tiếng kinh thì cần có người phiên dịch của địa phương hỗ trợ phiên dịch. 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu - Điều tra, phỏng vấn những đối tượng tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu, sẵn sàng hợp tác tốt, cam kết giữ bí mật thông tin được cung cấp. - Nghiên cứu này được thông báo cho chính quyền địa phương về quy mô, thời gian tiến hành và cam kết không có bất cứ ảnh hưởng nào đến phong tục, tập quán hay sức khỏe cộng đồng - Trong quá trình nghiên cứu không gây ra bất cứ một hậu quả xấu nào - Đề tài được thông qua hội đồng bảo vệ đề cương của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
  • 42. 30 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng và sử dụng nhà tiêu của ngƣời dân tộc Dao ở 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu là chủ HGĐ dân tộc Dao tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Thông tin chung về đối tượng Số lượng Tỉ lệ % Tuổi < 25 23 2,6 25- 59 800 89,2 ≥ 60 74 8,2 Giới Nam 834 93 Nữ 63 7 Trình độ học vấn Mù chữ 103 11,5 Biết đọc, biết viết 537 59,9 Tiểu học 254 28,3 THCS 3 0,3 THPT 0 0 TC, CĐ, ĐH 0 0 * Nhận xét: - Đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong độ tuổi 25- 59 (89,2%), trong đó tỷ lệ chủ hộ là nam giới chiếm đa số (93%). - Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu nhìn chung còn rất thấp. Chủ yếu người dân ở đây chỉ biết đọc, biết viết (59,9%). Trình độ tiểu học (28,3%), THCS (0,3%). Tỷ lệ mù chữ còn khá cao (11,5%) và không có người dân nào đạt trình độ THPT, trung cấp, cao đẳng, đại học (0%).
  • 43. 31 Biểu đồ 3.1: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu * Nhận xét: Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này chủ yếu là nông dân (99%). Những ngành nghề khác chiếm tỷ lệ rất thấp: công nhân (0,1%), cán bộ công chức (0,1%), khác (0,7%), buôn bán (0%). Điều này phù hợp với địa bàn nghiên cứu vì đây là vùng nông thôn. Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các HGĐ có nhà tiêu tại 3 xã thuộc huyện Nguyên bình, tỉnh Cao Bằng * Nhận xét: Tỷ lệ HGĐ có nhà tiêu là 56,1%, tỷ lệ HGĐ không có nhà tiêu là 43,9%. 99 0.1 0.1 0.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nông dân Công nhân Cán bộ, công chức Khác Nghề nghiệp Nghề nghiệp 56.10% 43.90% Có nhà tiêu Không có nhà tiêu
  • 44. 32 Bảng 3.2. Tỷ lệ các loại nhà tiêu HGĐ đang sử dụng tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Loại nhà tiêu Số lượng Tỷ lệ % Hai ngăn 51 10,1 Nhà tiêu chìm có ống thông hơi 3 0,6 Thấm dội nước 45 8,9 Tự hoại 4 0,8 Nhà tiêu đào 400 79,5 Tổng 503 100 * Nhận xét: Trong các loại nhà tiêu mà các hộ gia đình đang sử dụng thì loại nhà tiêu đào là chủ yếu (79,5%), tuy nhiên loại nhà tiêu này không thuộc một trong số bốn loại nhà tiêu hợp vệ sinh. Các loại nhà tiêu khác chiếm tỷ lệ thấp: nhà tiêu hai ngăn (10,1%), nhà tiêu thấm dội nước (8,9%), nhà tiêu chìm có ống thông hơi (0,6%), nhà tiêu tự hoại (0,8%). Bảng 3.3. Đánh giá việc sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Nhà tiêu Số lượng Tỷ lệ % Hợp vệ sinh 45 8,9 Không hợp vệ sinh 458 91,1 Tổng 503 100 * Nhận xét: Trong số các hộ gia đình có nhà tiêu thì số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ còn khá thấp, chỉ chiếm 8,9%, tỷ lệ nhà tiêu không hợp vệ sinh là 91,1%
  • 45. 33 Bảng 3.4. Tỷ lệ loại nhà tiêu hai ngăn HGĐ đang sử dụng tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Nhà tiêu hai ngăn Số lượng Tỷ lệ % Hợp vệ sinh 12 23,5 Không hợp vệ sinh 39 76,5 Tổng số 51 100 * Nhận xét: Đối với loại nhà tiêu hai ngăn tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là 23,5% Bảng 3.5. Tỷ lệ loại nhà tiêu chìm có ống thông hơi HGĐ đang sử dụng tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Nhà tiêu chìm có ống thông hơi Số lượng Tỷ lệ % Hợp vệ sinh 3 100 Không hợp vệ sinh 0 0 Tổng số 3 100 * Nhận xét: Đối với loại nhà tiêu chìm có ống thông hơi chỉ có 3 hộ gia đình sử dụng và cả 3 nhà tiêu này hợp vệ sinh, chiếm tỷ lệ 100%.
  • 46. 34 Bảng 3.6. Tỷ lệ loại nhà tiêu thấm dội nước HGĐ đang sử dụng tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Nhà tiêu thấm dội nước Số lượng Tỷ lệ % Hợp vệ sinh 29 64,4 Không hợp vệ sinh 16 36,6 Tổng số 45 100 * Nhận xét: Đối với loại thấm dội nước tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh là 64,4% Bảng 3.7. Tỷ lệ loại nhà tiêu tự hoại HGĐ đang sử dụng tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Nhà tiêu tự hoại Số lượng Tỷ lệ % Hợp vệ sinh 1 25 Không hợp vệ sinh 3 75 Tổng số 4 100 * Nhận xét: Đối với loại nhà tiêu tự hoại chỉ có 4 hộ gia đình sử dụng và có 1 nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm tỷ lệ 25%
  • 47. 35 Bảng 3.8. Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan sát đối với nhà tiêu hai ngăn tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng STT Tiêu chí đánh giá việc sử dụng nhà tiêu Số lượng Tỷ lệ % Tiêu chí chính 1 Có nắp đậy cả 2 lỗ tiêu 29 56,9 2 Lỗ tiêu được đậy kín 32 62,7 3 Không sử dụng đồng thời 2 ngăn 25 49 4 Có đủ chất độn và thường xuyên đổ chất độn sau mỗi lần đi đại tiện 36 70,6 5 Không lấy phân trong ngăn ủ ra trước 6 tháng 17 33,3 6 Không có mùi hôi, thối 50 98 7 Không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước dội, nước tiểu 51 100 Tiêu chí phụ 1 Mặt sàn và rãnh dẫn nước tiểu sạch, không đọng nước 20 29,2 2 Giấy bẩn được bỏ vào lỗ tiêu hoặc thùng chứa có nắp đậy 16 31,4 3 Không có ruồi, côn trùng trong nhà tiêu 46 90,2 4 Vệ sinh xung quanh sạch sẽ 47 92,2 5 Được che chắn kín đáo, ngăn được mưa nắng 51 100 * Nhận xét: - Trong số 7 tiêu chí chính về sử dụng nhà tiêu hai ngăn theo quy định của Bộ Y tế có 5 tiêu chí đạt trên 50%, trong đó có một tiêu chí đạt 100% đó là không có bọ gậy trong dụng cụ chứa nước dội, nước tiểu. Tuy nhiên tiêu chí quan
  • 48. 36 trọng về sử dụng nhà tiêu đó là không sử dụng đồng thời hai ngăn đạt tỷ lệ dưới 50% (49%) - Trong số 5 tiêu chí phụ về sử dụng nhà tiêu hai ngăn theo quy định của Bộ Y tế có 3 tiêu chí đạt trên 50%, trong đó có một tiêu chí đạt 100%, đó là được che chắn kín đáo, ngăn được mưa nắng. Tuy nhiên tiêu chí quan trọng trong vấn đề sử dụng nhà tiêu đó là mặt sàn và rãnh nước tiểu sạch, không đọng nước lại chiếm tỷ lệ thấp nhất (29,2%).
  • 49. 37 Bảng 3.9. Tỷ lệ HGĐ sử dụng nhà tiêu theo tiêu chí đánh giá bảng kiểm quan sát đối với nhà tiêu thấm dội nước tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng STT Tiêu chí đánh giá việc sử dụng nhà tiêu Số lượng Tỷ lệ % Tiêu chí chính 1 Có đủ nước dội 43 95,6 2 Dụng cụ chứa nước dội không có bọ gậy 45 100 3 Nước từ bể chứa phân hoặc đường dẫn phân không thấm, tràn ra mặt đất 39 86,7 4 Không có mùi hôi 40 88,9 Tiêu chí phụ 1 Mặt sàn nhà tiêu không trơn, không đọng nước, không có rác, giấy bẩn 38 84,4 2 Giấy vệ sinh bỏ vào lỗ tiêu (giấy tự tiêu) hoặc bỏ vào dụng cụ chứa giấy bẩn có nắp đậy 35 77,8 3 Không có ruồi, côn trùng trong nhà tiêu 11 24,4 4 Bệ xí sạch, không dính đọng phân 43 95,6 5 Được che chắn kín đáo, ngăn được nước mưa, nắng 44 87,8 6 Vệ sinh xung quanh sạch sẽ 13 28,9 * Nhận xét: - Trong số 4 tiêu chí chính về sử dụng nhà tiêu thấm dội nước theo quy định của Bộ Y tế tất cả các tiêu chí đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ trên 50% - Trong số 6 tiêu chí phụ về sử dụng nhà tiêu thấm dội nước theo quy định của Bộ Y tế hầu hết các tiêu chí đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên có hai tiêu chí quan trọng về sử dụng nhà tiêu còn chiếm tỷ lệ thấp đó là không có ruồi, côn trùng trong nhà tiêu (24,4%) và vệ sinh xung quanh sạch sẽ (28,9%).
  • 50. 38 3.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng nhà tiêu của ngƣời dân tộc Dao tại ba xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 3.2.1. Nguồn lực, hoạt động của cán bộ y tế thực hiện chương trình vệ sinh môi trường Bảng 3.10. Số lượng cán bộ y tế chuyên trách chương trình vệ sinh môi trường ở 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Cán bộ y tế Số lượng Tỷ lệ % Xã Phan Thanh 1/15 6,7 Xã Vũ Nông 1/13 7,7 Xã Ca Thành 1/16 6,3 * Nhận xét: Tỷ lệ cán bộ y tế chuyên trách chương trình vệ sinh môi trường ở 3 xã tương đương nhau, tỷ lệ cán bộ ở xã Phan Thanh là 6,7%, xã Vũ Nông 7,7%, xã Ca Thành 6,3%. Bảng 3.11. Tỷ lệ cán bộ y tế tham gia chương trình vệ sinh môi trường ở 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng SL cán bộ Xã Cán bộ y tế xã Y tế thôn bản SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Xã Phan Thanh 2/4 50 6/11 54,5 Xã Vũ Nông 1/3 33,3 6/10 60 Xã Ca Thành 2/5 40 5/11 45,4 * Nhận xét: Tỷ lệ cán bộ y tế xã và y tế thôn bản tham gia chương trình vệ sinh môi trường ở các xã tương đương nhau. Tỷ lệ cán bộ xã và tỷ lệ y tế thôn bản ở xã Phan Thanh là 50% và 54,5%. Xã Vũ Nông 33,3% và 60%, xã Ca Thành 40% và 45,4%
  • 51. 39 Bảng 3.12. Tỷ lệ các cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường được tập huấn về vệ sinh môi trường SL cán bộ Xã Cán bộ y tế xã Y tế thôn bản Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Xã Phan Thanh 1/4 25 3/6 50 Xã Vũ Nông 1/3 33,3 3/6 50 Xã Ca Thành 1/5 20 3/5 60 * Nhận xét: Tỷ lệ cán bộ y tế xã và y tế thôn bản tham gia chương trình vệ sinh môi trường được tập huấn về vệ sinh môi trường ở các xã tương đương nhau. Tỷ lệ cán bộ xã và tỷ lệ y tế thôn bản được tập huấn ở xã Phan Thanh là 25% và 50%. Xã Vũ Nông 33,3% và 50%, xã Ca Thành 20% và 60% Bảng 3.13. Tỷ lệ cán bộ y tế tham gia công tác vệ sinh môi trường của xã đã thực hiện truyền thông về về sinh môi trường Cán bộ Số lượng Tỷ lệ % Xã Phan Thanh 8/15 53,3 Xã Vũ Nông 7/13 53,8 Xã Ca Thành 7/16 43,8 * Nhận xét: Hầu hết các cán bộ y tế đều tham gia công tác vệ sinh môi trường và đã thực hiện truyền thông đến người dân về vệ sinh môi trường. Tỷ lệ truyền thông của các cán bộ y tế tương đương nhau ở cả 3 xã. Phan thanh (53,3%), Vũ Nông (53,8%), Ca Thành (43,8%).
  • 52. 40 Bảng 3.14. Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Trình độ Số lượng Bác sĩ 1 Y sĩ 1 Điều dưỡng 1 Nữ hộ sinh 1 Tổng 4 * Nhận xét: Số lượng cán bộ y tế với trình độ chuyên môn như vậy của các cán bộ y tế xã Phan Thanh là thiếu so với chuẩn theo TT 08/2007/TTLT - BYT- BNV, biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho một trạm y tế xã. Tại xã Phan Thanh mới chỉ có 4 cán bộ y tế xã Bảng 3.15. Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Trình độ Số lượng Bác sĩ 1 Y sĩ 1 Điều dưỡng 0 Nữ hộ sinh 1 Tổng 3 * Nhận xét: Số lượng cán bộ y tế với trình độ chuyên môn như vậy của các cán bộ y tế xã Vũ Nông là thiếu so với chuẩn theo TT 08/2007/TTLT - BYT- BNV, biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho một trạm y tế xã. Tại xã Vũ Nông mới chỉ có 3 cán bộ y tế xã
  • 53. 41 Bảng 3.16. Phân bố trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Trình độ Số lượng Bác sĩ 1 Y sĩ 2 Điều dưỡng 1 Nữ hộ sinh 1 Tổng 5 * Nhận xét: Số lượng cán bộ y tế với trình độ chuyên môn như vậy của các cán bộ y tế xã Ca Thành là đủ so với chuẩn theo TT 08/2007/TTLT - BYT- BNV, biên chế tối thiểu: 5 biên chế cho một trạm y tế xã. Tại xã Ca Thành hiện đã có 5 cán bộ y tế xã * Kết quả nghiên cứu định tính Qua cuộc phỏng vấn sâu với trạm trưởng trạm y tế các xã Phan Thanh, Vũ Nông, Ca Thành các ý kiến cho thấy rằng tuy mỗi xã đều có một cán bộ chuyên trách công tác vệ sinh môi trường nhưng tổng số lượng cán bộ y tế ở mỗi xã còn thiếu theo tiêu chuẩn. Hàng tháng cán bộ chuyên phụ trách chương trình vệ sinh môi trường cùng các cán bộ tại trạm tổ chức các buổi truyền thông sức khỏe trực tiếp đến người dân. Tuy nhiên do số lượng cán bộ y tế còn thiếu và trong các buổi truyền thông vẫn lồng ghép nhiều nội dung trong đó có vấn đề sử dụng nhà tiêu. Bên cạnh đó còn có truyền thông gián tiếp qua sách báo, tivi, đài, panô, áp phích nhưng trang thiết bị truyền thông còn thiếu thốn, hệ thống loa phát thanh ở mỗi xã còn ít và chưa đảm bảo chất lượng nên hiệu quả truyền thông chưa cao. Kèm theo đó là kiến thức của người dân còn kém, và cuộc sống của người dân còn khó khăn nên đối với họ vấn đề sử dụng nhà tiêu hay không sử dụng cũng không quan trọng bằng cái
  • 54. 42 ăn cái mặc hàng ngày. Hàng ngày họ làm việc kiếm tiền cũng chỉ đủ lo cho những sinh hoạt trong gia đình nên không còn khả năng để làm nhà tiêu. Các ý kiến được thể hiện ở hộp 3.1 dưới đây: Hộp 3.1: Ảnh hưởng của nguồn lực và hoạt động của cán bộ y tế đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân tộc Dao tại 3 xã, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng “Chúng tôi vẫn thực hiện các buổi truyền thông về vấn đề sử dụng nhà tiêu, nhưng chỉ lồng ghép với các chương trình khác. Nhưng cuộc sống của người dân ở địa phương còn khó khăn lắm, chỉ biết con trâu đi trước cái cày theo sau. Họ lo cái ăn cái mặc đã vất vả lắm rồi, các hộ gia đình còn nghèo đói nên họ không có khả năng xây dựng nhà tiêu”. (Bà Đ. T. H – Trạm trưởng trạm y tế xã …) “Tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân còn thấp một phần là do nguồn lực của chúng tôi còn thiếu do đó việc tổ chức thực hiện công tác truyền thông chưa được tốt. Mặc dù chúng tôi tổ chức được 168 buổi truyền thông trực tiếp trong một năm nhưng lồng ghép nhiều nội dung. Bên cạnh đó trang thiết bị truyền thông còn thiếu thốn quá”. (Bà Đ. T. H – Trạm trưởng trạm y tế xã …) “Bên cạnh các buổi truyền thông trực tiếp chúng tôi còn tổ chức truyền thông gián tiếp qua sách báo, pa nô, áp phích nhưng số lượng cán bộ y tế xã còn thiếu và số lượng sách báo còn ít, nhiều người dân lại không biết đọc chữ họ chỉ xem tranh ảnh thôi, vì thế mà hiệu quả truyền thông chưa cao”. (Bà T. T. H – trạm trưởng trạm y tế xã …)
  • 55. 43 Do hiện tại hiệu quả truyền thông sức khỏe đến người dân chưa cao và tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân còn thấp nên hầu hết các cán bộ y tế đều có nhu cầu được đi tập huấn để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới cũng như học hỏi cách thức truyền thông để đạt được hiệu quả truyền thông cao nhất. Ý kiến của cán bộ y tế được thể hiện ở hộp 3.2 dưới đây: Hộp 3.2: Nhu cầu tập huấn về vệ sinh môi trường để nâng cao hiệu quả truyền thông nhằm làm tăng tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân “Chúng tôi có nhu cầu được tập huấn thêm về vệ sinh môi trường nói chung và vấn đề sử dụng nhà tiêu nói riêng để nâng cao kỹ năng truyền thông. Tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân còn thấp ngoài lý do kiến thức của người dân kém còn có thể do cách thức truyền thông của chúng tôi phối hợp nhiều nội dung truyền thông nên người dân không lĩnh hội được”. (Bà Đ. T. H – Trạm trưởng trạm y tế xã …) 3.2.2. Sự quan tâm của ban ngành đoàn thể Các ban ngành đoàn thể tại đây như lãnh đạo ủy ban xã, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,…cũng có quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường nói chung và vấn đề sử dụng nhà tiêu nói riêng của người dân tộc Dao tại địa phương. Tuy nhiên sự quan tâm đó cũng chưa thực sự sát sao vì cuộc sống của người dân ở đây còn khó khăn nên còn nhiều vấn đề khác cần được quan tâm ưu tiên hơn. Các đoàn thể có phối hợp với cơ quan y tế tổ chức các buổi truyền thông về các vấn đề sức khỏe có lồng ghép vấn đề sử dụng nhà tiêu, tuyên truyền những lợi ích của việc sử dụng nhà tiêu. Tuy nhiên số buổi truyền thông còn ít và do kiến thức của người dân còn kém, điều kiện kinh tế còn khó khăn và các buổi truyền thông chỉ được lồng ghép với các chương trình khác mà không có
  • 56. 44 buổi truyền thông riêng về nội dung sử dụng nhà tiêu nên tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân vẫn còn thấp, thể hiện qua các ý kiến thể hiện ở hộp 3.3 dưới đây: Hộp 3.3: Ảnh hưởng của sự quan tâm của ban ngành đoàn thể đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân “Mặc dù được Đảng và nhà nước quan tâm đến tình trạng sử dụng nhà tiêu của người dân nhưng đa số các hộ gia đình không sử dụng nhà tiêu. Chính vì thế mà tỷ lệ sử dụng nhà tiêu của người dân ở đây còn rất thấp”. (Bà H. T. H – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã…) “Tôi công tác bên đoàn thể, là chủ tịch hội phụ nữ. Tôi cũng có phối hợp với các ban ngành tuyên truyền vận động người dân sử dụng nhà tiêu nhưng quả thực sự quan tâm đó cũng chưa tận tình, chu đáo. Bên cạnh đó trình độ dân trí của người dân còn thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, vận động, tuyên truyền nhưng người dân không làm nhà vệ sinh ”. (Bà N. T. T - Chủ tịch hội phụ nữ xã …) “Chúng ta nên tiếp tục phối hợp với các ban ngành đoàn thể, lồng ghép trong các hoạt động của xóm để toàn thể nhân dân biết được tầm quan trọng của việc sử dụng nhà tiêu. Ngoài ra các cơ quan chuyên môn cấp trên cũng quan tâm hơn nữa đến công tác nâng cấp đường giao thông để người dân vận chuyển vật liệu để xây dựng nhà tiêu”. (Bà T. T. T – Cán bộ tư pháp, xã…)
  • 57. 45 3.2.3. Về phía người dân 3.2.3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân Bảng 3.17. Kiến thức của người dân về sử dụng nhà tiêu tại 3 xã thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Kiến thức Số lượng Tỷ lệ % Tốt 4 0,4 Trung bình 8 0,9 Kém 885 98,7 Tổng số 897 100 * Nhận xét: Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về sử dụng nhà tiêu còn rất kém, kiến thức kém chiếm tới 98,7%, kiến thức trung bình (0,9%), kiến thức tốt chiếm 0,4%. Bảng 3.18. Thái độ của người dân về vấn đề không có nhà tiêu ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh Thái độ Số lượng Tỷ lệ % Đồng ý 336 37,5 Không đồng ý 561 62,5 Tổng số 897 100 * Nhận xét: Thái độ của người dân khi được hỏi hầu hết là không đồng ý với ý kiến 62,5%, thái độ rất đồng ý 37,5%
  • 58. 46 Bảng 3.19. Thái độ của người dân về vấn đề mỗi gia đình cần có nhà tiêu riêng Thái độ Số lượng Tỷ lệ % Đồng ý 301 33,6 Không đồng ý 596 66,4 Tổng số 897 100 * Nhận xét: Khi được hỏi về vấn đề mỗi gia đình cần có nhà tiêu riêng thì hầu hết người dân có thái độ không đồng ý, chiếm tỷ lệ 66,4%, còn thái độ đồng ý chỉ đạt 33,6% Biểu đồ 3.3: Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu hai ngăn * Nhận xét: Tỷ lệ thực hành đúng của người dân về sử dụng nhà tiêu hai ngăn là 23,5%, thực hành chưa đúng là 76,5% 23.50% 76.50% Thực hành đúng Thực hành chưa đúng
  • 59. 47 Biểu đồ 3.4: Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu thấm dội nước * Nhận xét: Tỷ lệ thực hành đúng của người dân về sử dụng nhà tiêu thấm dội nước là 64,4%, thực hành chưa đúng là 36,6% Biểu đồ 3.5: Thực hành của người dân về sử dụng nhà tiêu tự hoại * Nhận xét: Tỷ lệ thực hành đúng của người dân về sử dụng nhà tiêu tự hoại là 25%, thực hành chưa đúng là 75% 64.40% 36.60% Thực hành đúng Thực hành chưa đúng 25% 75% Thực hành đúng Thực hành chưa đúng
  • 60. 48 *Kết quả nghiên cứu định tính Tại các cuộc thảo luận nhóm với nhóm đại diện chính quyền, tổ chức đoàn thể và cuộc thảo luận nhóm với đại diện hộ gia đình người dân tộc Dao, hầu hết các ý kiến cho rằng kiến thức của người dân còn kém, họ chưa biết nhiều đến các loại nhà tiêu. Trình độ học vấn cũng thấp, hầu như chỉ biết đọc biết viết, thậm chí là mù chữ. Tiêu biểu là các ý kiến trong hộp 3.4 như sau: Hộp 3.4: Ảnh hưởng của kiến thức đến việc sử dụng nhà tiêu của người dân “Trình độ văn hóa còn thấp, chủ yếu là biết đọc, biết viết, tỷ lệ mù chữ còn cao, phong tục tập quán còn lạc hậu, điều kiện kinh tế còn khó khăn, còn trông chờ nhà nước hỗ trợ. Các ban ngành đoàn thể có quan tâm và tuyên truyền lợi ích của sử dụng nhà tiêu nhưng người dân không am hiểu được”. (B. P. V – Cán bộ phòng thương binh xã hội, xã…) “Chị cũng được nghe các buổi truyền thông trực tiếp nhưng không biết mấy. Ở nhà có ti vi nhưng chỉ lấy tai để nghe thôi, không biết chữ. Có sách báo nhưng chỉ nhìn tranh thôi, chữ chị cũng không biết đọc”. (B. M. M – một người dân tộc Dao ở xã …)