SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
b/q Bình quân
CPBH Chi phí bán hàng
CPQLDN Chi phí quản lý công ty
DN Doanh nghiệp
KT Kế toán
KD Kinh doanh
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
NL-VL Nguyên liệu - vật liệu
TSLĐ Tài sản lưu động
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP.................................................................................................7
1.1.Tài sản lưu động của doanh nghiệp ........................................................................7
1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp...................................................................................7
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp......................................................................................7
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp.......................................................................................7
1.1.2. Tài sản lưu động của doanh nghiệp...................................................................10
1.1.2.1. Khái niệm tài sản lưu động................................................................................10
1.1.2.2. Đặc điểm của tài sản lưu động ..........................................................................11
1.1.2.3. Phân loại tài sản lưu động.................................................................................12
1.1.2.4. Vai trò tài sản lưu động.....................................................................................13
1.1.2.5. Cấu thành tài sản lưu động của doanh nghiệp...................................................14
1.2.Khả năng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.........................15
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp .....................15
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của doanh nghiệp.16
1.3.Nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp ..20
1.3.1. Nhân tố chủ quan...............................................................................................20
1.3.2. Nhân tố khách quan...........................................................................................26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT HOA...................................................................28
2.1.Khái quát về Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa .....................................................28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty........................................................28
2.1.1.1. Thông tin chung.................................................................................................28
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................28
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty......................................................................29
2.1.2.1. Khái quát về nghành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa ......29
2.1.2.2. Quy trình hoạt động và sản xuất của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa................30
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa..........................................31
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ...........................................................................34
Thang Long University Library
2.1.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..............................................................34
2.1.4.2. Bảng cân đối kế toán qua các năm tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa.............37
2.2.Thực trạng sử dụng tài sản lưu động tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy
Việt Hoa........................................................................................................................38
2.2.1. Thực trạng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa ......................38
2.2.2. Phân tích thực trạng khả năng sử dụng tài sản lưu động của công ty ..............42
2.2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa45
2.2.3. Khả năng sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa ..........52
2.3.Đánh giá thực trạng khả năng sử dụng tài sản lưu động của công ty .................52
2.3.1. Thành quả đạt được ...........................................................................................52
2.3.2. Hạn chế ..............................................................................................................53
2.3.3. Những thuận lợi.................................................................................................54
2.3.4. Những khó khăn ................................................................................................55
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU
ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN GIẤY VIỆT HOA ..............................................56
3.1.Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa................................56
3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy
Việt Hoa........................................................................................................................57
3.2.1. Quản lý vốn bằng tiền ........................................................................................57
3.2.2. Quản lý hàng tồn kho.........................................................................................57
3.2.3. Quản lý phải thu khách hàng.............................................................................58
3.2.4. Đối với việc huy động vốn ..................................................................................58
3.2.5. Đối với việc sử dụng vốn ....................................................................................59
3.2.6. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động .....63
3.3.Kiến nghị................................................................................................................65
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ...............................................................................65
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng ..............................................................................66
3.3.3. Kiến nghị đối với công ty....................................................................................66
KẾT LUẬN
DANH MỤC THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ luân chuyển.......................................................................................23
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất kinh doanh chung .......................................................30
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa .................................32
Biểu đồ 2.1. Mức biến động tổng doanh thu của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa
năm 2011, 2012 và 2013 ...............................................................................................34
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Giấy Việt
Hoa giai đoạn 2011 - 2013............................................................................................35
Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản lưu động của Công ty Cổ phần
Giấy Việt Hoa giai đoạn 2011 - 2013...........................................................................39
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa năm 2011,
2012 và 2013 .................................................................................................................40
Bảng 2.3 Khả năng sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa giai đoạn
2011 – 2013 ...................................................................................................................43
Bảng 2.4: Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa giai đoạn
2011 - 2013........................................................................................................... 47
Bảng 2.5 Tình hình quản lý các khoản phải thu của Công ty Cổ Phần Giấy Việt Hoa
giai đoạn 2011 - 2013.....................................................................................................50
Bảng 2.6 Tình hình tồn kho của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa giai đoạn 2011 - 2013 ...52
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với tiến trình hội nhập của nước ta và các định chế và
khu vực và trên thế giới với định hướng phát triển nền kinh tế quốc gia từ nay đến năm
2020. Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng
đều phải đương đầu với nhiều thử thách lớn. Chuyển đổi nền kinh tề từ cơ chế kế hoạch
hóa tập trung sang nến kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của nước ta có
sự thay đổi lớn. một vài doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn bởi trình độ cũng như
khả năng quản lý chưa theo kịp được cũng với đà của cơ chế thị trường kèm theo là sự
phản ứng kém linh hoạt với phương thức và cách thức điều hành doanh nghiệp điển hình
trong kĩnh vực tài chính. Các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc huy động, quản lý
và sử dụng tài sản.
Doanh nghiệp quản lý, sử dụng tốt tài sản lưu động sẽ tiết kiệm được chi phí mà vẫn
đảm bảo sản xuất thông suốt. Ngược lại có thể gây tốn kém, lãng phí khi dự trữ quá nhiều
tài sản lưu động; hoặc làm gián đoạn quá trình thi công nếu dự trữ thiếu tài sản lưu động.
Vì thế sử dụng tài sản lưu động một cách hiệu quả có vai trò lớn trong hiệu quả sản xuất
kinh doanh chung của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường mở cửa, hội
nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh một cách khốc liệt, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản lưu động là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp bứt phá.
Là một sinh viên chuyên ngành tài chính, được đi sâu tìm hiểu bộ máy tài chính kế
toán, công tác kế toán của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa em đã nhận thức được tầm
quan trọng của công tác huy động và sử dụng tài sản lưu động tại công ty. Chính vì vậy,
em quyết định lựa chon đề tài:
“Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần
Giấy Việt Hoa”, cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tài sản lưu động và khả năng sử dụng tài
sản lưu động trong công ty.
 Phân tích, đánh giá thực trạng khả năng sử dụng tài sản lưu động của Công ty Cổ
phần Giấy Việt Hoa qua các năm gần đây, để từ đó có thể thấy được những mặt mà công
ty đã đạt được cũng như những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
 Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu
động của công ty trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của Khóa Luận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn
trong việc nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận về khả năng sử dụng tài sản lưu động
trong công ty. Nghiên cứu thực trạng khả năng sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ
phần Giấy Việt Hoa qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu sử dụng tài sản lưu động của công ty trong những năm tới.
4. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận thì chuyên đề gồm 3 phần chính:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về khả năng sử dụng tài sản lƣu động của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng khả năng sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần
Giấy Việt Hoa
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động
tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa
Thang Long University Library
7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU
ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền
kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo
ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể
thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Xét
trên khía cạn lý thuyết tài chính, doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách
pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chứ kinh tế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được phân loại như sau:
 Theo bản chất kinh tế của của chủ sở hữu
Bộ môn Kinh tế vi mô chia các tổ chức doanh nghiệp ra làm 3 loại hình chính
dựa trên hình thức và giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu:
 Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship).
 Doanh nghiệp hợp danh (Partnership).
 Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (Corporation).
Thông thường doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các doanh
nghiệp, nhưng doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn lại chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh
thu, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn như sản xuất hàng hóa, tài chính,…
Số liệu thống kê ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2008 cho thấy số lượng doanh
nghiệp tăng nhanh từ khoảng 11 vạn lên hơn 20 vạn, trong đó tỷ trọng doanh nghiệp tư
nhân giảm dần từ khoảng hơn 30% xuống hơn 20%, trong khi tỷ trọng doanh nghiệp
trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ hơn 57% lên 67%. Tỷ trọng doanh
nghiệp hợp danh không đáng kể.
8
 Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình
doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:
 Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các
thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
 Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh
nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài
sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
 Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở
hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh).
Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành
viên góp vốn.
 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá
nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
 Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư
nước ngoài 1996 chưa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định.
 Căn cứ vào chế độ trách nhiệm
Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại các doanh nghiệp thành có chế
độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn.
 Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn
Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó
chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài
sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính
của nó. Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô
hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.
Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế độ trách
nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh công ty
hợp danh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm
đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản
chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp dan đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp
Thang Long University Library
9
tư nhân và công ty hợp danh. Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư
nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính của doanh
nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản,
chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng
không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.
 Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn
Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ
thể gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và
doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định
101/2006/NĐ-CP.
Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở
đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của
doanh nghiệp trong phạm vi sốp vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi
số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải
trả nợ thay cho doanh nghiệp.
Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ
trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành viên/chủ sở hữu công ty.
 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Theo tiêu thức này, doanh nghiệp được phân thành các loại:
 Doanh nghiệp nông nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra những sản phẩm là cây, con. Hoạt động sản xuất
kinh doanh của những doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.
 Doanh nghiệp công nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng những thiết bị máy móc
để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm. Trong công nghiệp có
thể chia ra: công nghiệp xây dựng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử v.v...
 Doanh nghiệp thương mại: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu phân phối hàng hóa cho
người tiêu dùng tức là thực hiện những dịch vụ mua vào và bán ra để kiếm lời.. Doanh
nghiệp thương mại có thể tổ chức dưới hình thức buôn bán sỉ hoặc buôn bán lẻ và hoạt
động của nó có thể hướng vào xuất nhập khẩu.
 Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh
vực dịch vụ càng được phát triển đa dạng, những doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đã
không ngừng phát triển nhanh chóng về mặt số lượng và doanh thu mà còn ở tính đa
10
dạng và phong phú của lĩnh vực này như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính
viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn, y tế v.v....
 Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp:
Theo tiêu thức quy mô, các doanh nghiệp đước phân làm ba loại:
 Doanh nghiệp quy mô lớn.
 Doanh nghiệp quy mô vừa.
 Doanh nghiệp quy mô nhỏ.
Để phân biệt các doanh nghiệp theo quy mô như trên, hầu hết ở các nước người
ta dựa vào những tiêu chuẩn như:
 Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp.
 Số lượng lao động trong doanh nghiệp.
 Doanh thu của doanh nghiệp.
 Lợi nhuận hàng năm.
Trong đó tiêu chuẩn tổng số vốn và số lao động được chú trong nhiều hơn, còn
doanh thu và lợi nhuận được dùng kết hợp để phân loại. Tuy nhiên, khi lượng hóa
những tiêu chuẩn nói trên thì tùy thuộc vào trình độ phát triển sản xuất ở mỗi quốc gia,
tùy thuộc từng ngành cụ thể, ở các thời kỳ khác nhau mà số lượng được lượng hóa
theo từng tiêu chuẩn giữa các quốc gia không giống nhau
1.1.2. Tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.1.2.1. Khái niệm tài sản lưu động
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp cần trang bị cho mình đầy đủ ba
yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu lao động, và sức lao động nhằm thực hiện các hoạt
động sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Bất kỳ một
hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có tài sản lưu động, lượng tiền cung ứng
trước để thỏa mãn nhu cầu về tài sản lưu động. Tài sản lưu động được luân chuyển
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài
sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán có tính thanh
khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ hàng tồn kho. Có thể nói rằng tài sản là tất cả
những nguồn lực kinh tế mà đơn vị kế toán nắm giữ, sử dụng vào các hoạt động của
đơn vị, thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
 Đơn vị có quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và sử dụng trong thời gian dài;
 Có giá phí xác định;
 Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng các nguồn lực này.
Thang Long University Library
11
Do vậy, ta có thể hiểu tài sản lưu động của doanh nghiệp là những tài sản thuộc
quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi
vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc một năm. Tài sản lưu động của doanh nghiệp có thể
tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật dưới dạng đầu tư ngắn hạn hoặc cá khoản nợ phải
thu. Tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác.
1.1.2.2. Đặc điểm của tài sản lưu động
Việc quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn đối
với việc hoàn thành nhiệm vụ chung cuả doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động,
doanh nghiệp phải biết rõ số lượng, giá trị mỗi loại tài sản lưu động là bao nhiêu cho
hợp lý và đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của
chu kỳ kinh doanh: dự trữ - sản xuất - lưu thông quá trình này gọi là quá trình tuần
hoàn và chu chuyển của tài sản lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh tài
sản lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện. Tài sản lưu động chỉ tham gia vào một
chu kỳ sản xuất mà không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được
chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Như vậy, sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì tài sản lưu động hòa thành 1 vòng chu chuyển.
Tài sản lưu động là một phần không thể thiếu và được luân chuyển thường xuyên
trong quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh với tư cách là đối tượng lao động hoặc tư liệu lao động góp phần duy
trì hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và không bị gián đoạn. Tài sản lưu
động thường có thời gian sử dụng ngắn thường hết một chu kỳ sản xuất kinh doanh
hoặc dưới một năm.
Tài sản lưu động được phân bố đủ trong tất cả các khâu, các công đoạn nhằm
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, ổn định tránh lãng
phí và tổn thất vốn do ngừng sản xuất, không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán
và đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản.
Tài sản lưu động có tính thanh khoản cao dễ dàng chuyển hóa từ dạng vật chất
sang tiền tệ nên đáp ứng được khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không chịu
chi phí lớn. Tuy nhiên, điều này lại gây khó khăn cho quản lý, chống thất thoát.
Không như đầu tư vào tài sản cố định, các khoản đầu tư cho tài sản lưu động
thường có thể hủy bỏ bất cứ thời điểm nào mà không phải chịu chi phí tốn kém. Điều
đó có được là do, tài sản lưu động phải đáp ứng nhanh chóng sự biến động của doanh
số và sản xuất. Đổi lại, tài sản lưu động thường chịu sự lệ thuộc khá nhiều vào những
dao động mang tính mùa vụ và chu kỳ trong kinh doanh.
12
1.1.2.3. Phân loại tài sản lưu động
Trong quá trình quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có
sự phân loại những tài sản lưu động mà mình có tùy theo yêu cầu quản lý và những
tính chất vận động của tài sản lưu động, từ đó có những phương pháp quản lý phù hợp,
mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng
tài sản nói riêng.
 Phân loại theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn
Dựa theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, tài sản được chia thành 3 loại:
 Tài sản lưu động trong khâu dự trữ: là toàn bộ tài sản lưu động tồn tại trong khâu
dự trữ của doanh nghiệp mà không tính đến hình thái biểu hiện của chúng, bao gồm: tiền
mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, hàng mua đang đi đường, nguyên vật
liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, hàng gửi gia công, trả trước cho người bán.
 Tài sản lưu động trong khâu sản xuất: là toàn bộ tài sản lưu động tồn tại trong
khâu sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: giá trị bán thành phẩm, các loại chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, các khoản chi phí
phục vụ cho quá trình sản xuất…
 Tài sản lưu động trong khâu lưu thông: là toàn bộ tài sản lưu động tồn tại
trong khâu lưu thông của doanh nghiệp, bao gồm: thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán,
các khoản nợ phải thu khách hàng…
Cách phân chia này giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định được từng
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển tài sản lưu động để đưa biện pháp nâng
cao hiệu quả sử dụng chúng một cách hợp lý. Đặc biệt tại khâu lưu thông khi tỷ trọng
tài sản lưu động trong khâu này tăng lên có nghĩa là doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn.
 Phân loại theo tính thanh khoản
Dựa theo tính thanh khoản, tài sản lưu động được chia làm 5 loại:
 Tiền bao gồm tiền gửi ngân hàng là toàn bộ số tiền doanh nghiệp gửi tại các
ngân hàng, kho bạc nhà nước và các tổ chức tài chính. Tiền gửi ngân hàng phục vụ cho
việc thanh toán của doanh nghiệp trở nên thuận tiện hơn. Ngoài ra, còn tránh được việc
mất mát cũng như được hưởng một khoản lãi. Tiền đang chuyển đây là khoản tiền
doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc, các tổ chức tài chính nhưng chưa nhận
được giấy báo có.
 Hàng tồn kho: Là những tài sản được giữ để bán trong quá trình kinh doanh hoặc
những nguyên vật liệu đang trong quá trình sản xuất dở dang. Hàng tồn kho bao gồm:
Hàng mua về để bán, thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán, nguyên vật liệu công
cụ dụng cụ tồn kho, dự phòng hàng tồn kho giảm giá, sản phẩm kinh doanh dở dang.
Thang Long University Library
13
 Các khoản phải thu: Đây là các khoản mà doanh nghiệp bị tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp khác chiếm dụng. Các khoản này bao gồm: Phải thu khách hàng, ứng
trước cho người bán, phải thu khác, dự phòng khoản phải thu khó đòi.
 Đầu tư tài chính ngắn hạn: bao gồm các chứng khoán ngắn hạn, các khoản đầu
tư ngắn hạn khác, các khoản dự phòng đầu tư ngắn hạn… Đây là nguồn tài sản vừa có
tính thanh khoản cao, vừa có tính sinh lời. Khi có nhu cầu thanh toán mà tiền không
đáp ứng đủ thì doanh nghiệp sẽ bán các chứng khoán này.
 Tài sản lưu động khác: bao gồm tạm ứng, chi phí trả trước và thế chấp, ký
cược, ký quỹ ngắn hạn….
Đây là cách phân loại dựa trên khả năng huy động cho việc thanh toán và được
thể hiện rõ ràng trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Thực tế, không phải
doanh nghiệp nào cũng có đủ các khoản mục trên trong bảng cân đối kế toán. Vì vậy,
các doanh nghiệp xác định được chính xác cách phân loại, phù hợp với mình sẽ mang
lại hiệu quả sử dụng cao hơn, có ưu thế trong việc gìn giữ và quản lý, sử dụng tài sản.
 Phân loại theo hình thái biểu hiện
 Tài sản bằng tiền: các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…;
 Tài sản bằng vật tư hành hoá: là những tài sản được biểu hiện dưới hình thái
như hàng tồn kho, nguyên vật liệu.
 Cách đánh giá này cho doanh nghiệp biết cơ cấu dự trữ các khoản mục, khả
năng thanh toán của doanh nghiệp và có các giải pháp điều chỉnh hợp lý.
1.1.2.4. Vai trò tài sản lưu động
Tài sản lưu động luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có
thể kinh doanh, sản xuất thuận lợi dù đó là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất hay lĩnh vực thương mại dịch vụ. Hoạt động của bất kỳ doanh nhiệp nào cũng
không thể không có tài sản lưu động. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
ngoài tài sản dài hạn như máy móc, nhà xưởng,… doanh nghiệp còn bỏ ra một lượng
tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu… phục vụ cho quá trình
sản xuất kinh doanh.
Tài sản lưu động giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được
vận hành một cách liên tục, không bị gián đoạn. Trong sản xuất, tài sản lưu động giúp
cho doanh nghiệp sản xuất thông suốt, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản
xuất. Trong lưu thông, tài sản lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng đơn đặt
hàng của khách và nhu cầu tiêu thụ nhịp nhàng.
14
Tài sản lưu động giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán, khi
duy trì ở một mức độ hợp lý nó đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định như
được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán… Từ đó giúp doanh nghiệp
tiết kiệm được chi phí, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tài sản lưu động giúp doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ mật thiết với khách
hàng, đặc biệt là khách hàng lớn và thân thuộc thông qua chính sách tín dụng thương mại.
Thời gian luân chuyển tài sản lưu động khiến cho công việc quản lý và sử dụng
tài sản lưu động luôn diễn ra thường xuyên, liên tục. Với vai trò to lớn như vậy, việc
tăng tốc độ luân chuyển tải sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động
trong doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu.
1.1.2.5. Cấu thành tài sản lưu động của doanh nghiệp
Kết cấu tài sản lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa từng
bộ phận tài sản lưu động trên tổng số tài sản lưu động của doanh nghiệp. Do đó, cần
phân tích kết cấu tài sản lưu động để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản của doanh
nghiệp trong các giai đoạn luân chuyển, xác định trọng điểm quản lý tài sản lưu động
và tìm ra các biện pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong
từng trường hợp cụ thể. Kết cấu tài sản lưu động gồm 4 phần:
 Vốn bằng tiền: Gồm các khoản tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tại quỹ, tiền đang
chuyển. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ lượng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp
càng lớn. Bản thân tiền mặt là loại tài sản không có lãi, nhưng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh thì việc nắm giữ và dự trữ tiền mặt tại công ty là điều hết sức quan
trọng bởi đây là loại tài khoản có tính thanh khoản cao, dễ dàng lưu thông. Do đó việc
năm dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp mang tới nhiều lợi ích như: gia tăng khả năng
thanh toán nhanh khi mua hàng hóa, dịch vụ, nguyên vật liệu đầu vào; giúp doanh
nghiệp tận dụng được các cơ hội thuận lợi trong kinh doanh, nhanh chóng chớp thời cơ
khi có cơ hội… Vì vậy, chỉ tiêu tiền trong tài sản lưu động của doanh nghiệp cần được
duy trì ở mức vừa phải;
 Các khoản phải thu: Bao gồm các khoản phải thu khách hàng, ứng trước cho
người bán… Là các khoản chưa thanh toán của các tổ chức, các nhân với công ty.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để khuyến khích người mua, tăng tiêu thụ, các
doanh nghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu. Việc áp dụng phương thức này
có thể làm cho doanh nghiệp tăng thêm các chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu nợ,
chi phí rủi ro… Bên cạnh đó, việc tăng các khoản phải thu giúp doanh thu bán hàng
tăng, giảm hàng tồn kho cũng như các chi phí dự trữ, hạn chế hao mòn vô hình… Do
đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ những chính sách áp dụng cho các khoản phải thu
để hạn chế được nhiều chi phí nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận.
Thang Long University Library
15
 Hàng tồn kho: Gồm hàng đi mua trên đường, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ,
chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,… Chỉ tiêu này phản ánh tình hình, chính sách
quản lý công tác bán hàng cũng như quá trình tiêu thụ sản phẩm. Việc quản lý hàng
tồn kho với lượng dự trữ đúng mức trong mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng,
quản lý tốt sẽ giúp quá trình sản xuất của doanh nghiệp được liên tục, không bị gián
đoạn; đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài sản lưu động;
 Tài sản lưu động khác: Bao gồm tiền tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí phải trả,
các khoản thế chấp, ký quỹ ký cược ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn…
Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động nhưng cũng phản ánh
phần nào khả năng sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Ngoài các chỉ tiêu
vốn bằng tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho, doanh nghiệp cần dùng một phần
vốn để chi trả một số khoản chi phí cần trả trước hoặc mang đi đầu tư vào các công cụ
tài chính với mục tiêu sinh lời. Các khoản đầu tư ngắn hạn còn có khả năng chuyển đổi
thành tiền mặt ngay khi doanh nghiệp cần đáp ứng. Điều này giúp cho doanh nghiệp
sinh lợi tốt hơn, chủ động hơn trong việc đảm bảo nhu cầu thanh toán.
1.2. Khả năng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
Theo các chuyên gia và các nhà kinh tế đánh giá thì hiệu quả được coi là một
thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi
phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định. Như vậy, hiệu quả
phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và
hiệu quả được xem xét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được
xem xét dưới quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu.
Mục tiêu chung của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều là tối đa hóa lợi nhuận và
tối thiểu hóa chi phí. Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề mà các doanh
nghiệp quan tâm, quản trị kinh doanh sản xuất có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể
tồn tại trên thị trường. Để đạt được hiệu quả đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều cố
gắng và có những chiến lược, sách lược hợp lý từ khâu sản xuất cho đến khi sản phẩm
được đến tay người tiêu dùng.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề
sống còn doanh nghiệp cần quan tâm là tính hiệu quả. Hiệu quả kinh tế là kết quả tổng
hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các bộ phận, là một phạm trù đánh
giá trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá
trình sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu với tổng chi phí thấp nhất.
Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng
tài sản lưu động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu cao nhất với mức tài sản hợp lý
16
(tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí). Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu
động là yêu cầu tất yếu, quan trọng của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của doanh nghiệp
 Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động.
 Số lần luân chuyển tài sản lưu động(L): Phản ánh số vòng quay tài sản lưu
động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
L = M / Vbq
Trong đó:
L : Số lần luân chuyển tài sản lưu động trong năm.
M : Tổng mức luân chuyển tài sản lưu động trong năm.
Vbq : Vốn lưu đông bình quân trong năm.
 Kỳ luân chuyển tài sản lưu động(K): Phản ánh số ngày để thực hiện một
vòng quay tài sản lưu động.
K =
L
360
Hay: K =
M
360xVbq
Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng
tỏ tài sản lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.
Trong các công thức trên, tổng mức luân chuyển vốn (M): phản ánh tổng giá trị
vốn tham gia luân chuyển thực hiện trong năm của công ty. Nó được xác định bằng tổng
doanh thu mà công ty thực hiện trong năm trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
Thang Long University Library
17
Số tài sản lưu động bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số
tài sản lưu động trong từng quý hoặc tháng. Công thức tính như sau:
Vbq =
Vq1 +Vq2 + Vq3 + Vq4
4
Hay:
Vbq =
Vđq1/2+Vcq1+Vcq2+Vcq3+Vcq4/2
4
Trong đó:
Vbq : Tài sản lưu động bình quân năm.
Vq1, Vq1, Vq3, Vq4 : Tài sản lưu động bình quân các quý 1, 2, 3, 4.
Vđq1 : Tài sản lưu động đầu quý 1.
Vcq1, Vcq2, Vcq3, Vcq4 : Tài sản lưu động cuối quý 1, 2, 3, 4.
 Mức tiết kiệm tài sản lưu động
Mức tiết kiệm tài sản lưu động số tài sản lưu động công ty tiết kiệm được do tăng
tốc độ luân chuyển vốn. Công ty càng tăng được vòng quay tài sản lưu động thì càng
có khả năng tiết kiệm được tài sản lưu động, càng nâng cao được khả năng sử dụng tài
sản lưu động.
Công thức xác định số tài sản lưu động tiết kiệm như sau:
Vtk =
360
M1
x (K1 - K0)
Hoặc:
Vtk =
1
1
L
M
-
0
1
L
M
Trong đó:
Vtk : Tài sản lưu động tiết kiệm.
M : Tổng mức luân chuyền vốn năm kế hoạch.
L0, L : Số lần luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch.
K0, K1 : Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch.
18
 Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động
Doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động =
Tài sản lưu động bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh: 1 đồng tài sản lưu động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần và chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
 Mức đảm nhiệm tài sản lưu động (Hàm lượng tài sản lưu động)
Số tài sản lưu động bq trong kỳ
Mức đảm nhiệm tài sản lưu động =
 doanh thu thuần thực hiện trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số tài sản lưu động cần có để tạo được 1 đồng doanh thu
thuần, nó phản ánh khá rõ ràng trình độ sử dụng tài sản lưu động của công ty.
 Mức doanh lợi tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng tài sản lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế) thu nhập công ty.
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) TNDN
Mức doanh lợi TSLĐ =
TSLĐ bình quân năm kế hoạch
 Vòng quay dự trữ, tồn kho
Giá vốn hàng bán
Vòng quay dự trữ, tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Hàng tồn kho bình quân là bình quân số học của vật tư, hàng hóa dự trữ đầu và
cuối kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong
kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty càng có
hiệu quả. Qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác đúng mức dự trữ vật tư, hàng
hóa hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Từ số vòng quay hàng tồn kho sẽ suy ra được số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho
=
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho
Thang Long University Library
19
 Vòng quay các khoản phải thu
Được xác định bằng công thức sau:
Vòng quay các
khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển nợ phải thu trong một kỳ thường là một
năm. Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng được
rút ngắn, khả năng sử dụng tài sản lưu động càng cao.
 Kỳ thu tiền trung bình
Công thức xác định:
Kỳ thu tiền trung bình =
Số dư bình quân các khoản phải thu x 360
Doanh thu thuần
=
360
Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : chính sách tiêu thụ, đặc
điểm của sản phẩm, công tác quản lý thu hồi tiền hàng, thái độ chấp hành kỷ luật thanh
toán của khách hàng …
Khoản phải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu
động của công ty. Kỳ thu tiền trung bình phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng
của công ty kể từ khi xuất hàng bán đến khi thu được tiền hàng.
Kỳ thu tiền bình quân thường so sánh với số liệu kỳ trước hoặc số trung bình của
ngành. Kỳ thu tiền quá dài so với công ty trong ngành sẽ dẫn đến tình trạng nợ khó
đòi. Tuy nhiên công ty rút ngắn kỳ thu tiền bình quân nhưng vẫn phải đảm bảo sự tăng
trưởng của doanh thu.
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Công thức xác định khả năng thanh toán nợ ngắn hạn như sau:
Tổng tài sản lưu động
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các
khoản nợ ngắn hạn. Khi hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
của công ty là thấp và ngược lại khi hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 cho thấy công ty có
khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
20
 Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn
hạn của công ty bằng các tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho.
 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng
thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tiền và
các khoản tương đương tiền. Hệ số này càng cao chắc chắn phản ánh năng lực thanh
toán nhanh của doanh ngiệp tốt thật sự. Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức thời =
Tổng số nợ ngắn hạn
1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp
1.3.1. Nhân tố chủ quan
 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu
quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp đó, điều này thể hiện qua các mặt sau:
 Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp sản
xuất và doanh nghiệp thương mại, dịch vụ là khác nhau. Các doanh nghiệp thương
mại, dịch vụ thường đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn so với doanh nghiệp sản
xuất. Sự cân đối giữa tài sản lưu động và tài sản cố định sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản
trong đó có tài sản lưu động.
 Đặc điểm của sản phẩm: Doanh nghiệp có sản phẩm khác nhau sẽ có các đối
tượng khách hàng khác nhau, dẫn đến chính sách tín dụng thương mại khác nhau, từ
đó tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn cũng khác nhau. Nếu công ty có khách hàng
là những công ty bán buôn, công ty phân phối thì sẽ bị chiếm dụng nhiều, ngược lại
khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng thì vốn bị chiếm dụng ít hơn. Nếu là sản
phẩm là hàng hóa có giá trị lớn, thời gian sản xuất kéo dài, thì giá trị hàng tồn kho
cũng sẽ lớn.
 Trình độ công nghệ: Sử dụng công nghệ hiện đại thì sẽ tiết kiệm được chi phí,
chu kì sản xuất kinh doanh được rút ngắn, sản phẩm có chất lượng cao, dễ tiêu thụ,
nâng cao vòng quay vốn hàng tồn kho. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sử dụng công
Thang Long University Library
21
nghệ lạc hậu sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng chi phí sản xuất, kéo dài
chu kì sản xuất…
 Trình độ nguồn nhân lực
Con người là nhân tố quan trọng nhất trong bất kì hoạt động nào. Đây là yếu tố
quyết định, có quyết định to lớn đến việc quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Con người là những nhân tố đưa ra những quyết định quản lý mọi hoạt động của doanh
nghiệp, trong đó có các chính sách quản lý tài sản lưu động. Nếu ra quyết định đúng sẽ
giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và ngược lại có thể đưa doanh nghiệp vào tình
trạng khó khăn.
 Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng (trụ sở làm việc, trụ sở, cơ sở sản
xuất…) được bố trí hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động một cách
hiệu quả hơn. Kho chứa hàng tốt sẽ tránh được những hao mòn không đáng có trong
công tác bảo quản hàng tồn kho.
 Các nhân tố về quản lý tài sản lưu động
 Quản lý dự trữ hàng tồn kho
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì dự trữ là yếu tố quan trọng trong
việc doanh nghiệp có sản xuất được ổn định hay không. Do vậy việc quản lý tồn kho
dự trữ đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.
Để tối thiểu hóa chi phí tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thì doanh
nghiệp phải xác định được số lượng vật tư, hàng hóa tối ưu mỗi lần đặt kho sao cho
vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải có những
biện pháp quản lý hữu hiệu để đảm bảo nguyên, vật liệu trong kho không bị hư hỏng,
biến chất, mất mát.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xác định mức dự trữ tối ưu, công thức
chung để tính quy mô dự trữ tối ưu cho doanh nghiệp là:
Q*= (2D.C2) / C1 (Mô hình EOQ – Economic Odering Quantity)
Trong đó:
Q* : Mức dự trữ tối ưu
D : Toàn bộ lượng hàng hóa cần sử dụng
C1 : Chi phí lưu kho theo đơn vị hàng hóa (chi phí bốc xếp, bảo quản,…)
C2 : Chi phí mỗi lần đặt hàng (chi phí quản lý và vận chuyển)
Về mặt lý thuyết, người ta giả định khi nào lượng hàng hóa kì trước hết mới nhập
kho hàng hóa mới, nhưng thực tế không bao giờ như vậy. Sẽ có rủi ro nếu hàng không
22
về kịp kho, doanh nghiệp sẽ dự trữ thêm để hạn chế rủi ro tức là đặt hàng trong khi
kho vẫn còn hàng. Nhưng nếu doanh nghiệp đặt hàng quá sớm sẽ tăng lượng hàng tồn
kho, phát sinh chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần xác định điểm đặt hàng hợp lý:
Thời điểm đặt
hàng mới
=
Số lượng nguyên liệu
sử dụng mỗi ngày
+ Độ dài thời gian giao hàng
Ngoài ra, ta cũng phải để ý đến lượng dự trữ an toàn, nguyên vật liệu sử dụng
mỗi ngày không phải số cố định mà chúng biến động không ngừng, do đó để đảm bảo
cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ
an toàn. Lượng dự trữ an toàn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Lượng
dự trữ an toàn là lượng hàng hóa dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng.
Ngoài phương pháp quản lý dự trữ theo mô hinh đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ) một
số doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng không.
 Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao
Quản lý tiền mặt đề cập tới sự quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý
này liên quan chặt chẽ tới việc quản lý các loại tài sản gắn với tiền mặt như các loại
chững khoán có khả năng thanh khoản cao. Duy trì lượng tiền mặt hợp lý có thể giúp
doanh nghiệp có nhiều lợi thế.
Các loại chứng khoản gần như tiền mặt có vai trò như một bước đệm cho tiền
mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán có khả
năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt
một cách dễ dàng và ít tốn kém. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển sau:
Thang Long University Library
23
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ luân chuyển
Nhìn sơ đồ trên, ta thấy được tổng quát trong quản lý tiền mặt bởi cũng như các
tài sản khác, tiền mặt là một hàng hóa nhưng đây là hàng hóa đặc biệt – một hàng hóa
có tính lỏng nhất định. Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn giữ tiền mặt cần
thiết cho việc thanh toán hóa đơn. Do vậy, khi tiền mặt xuống thâp doanh nghiệp sẽ
phải bổ sung tiền mặt bằng cách bán các chứng khoán thanh khoản cao. Chi phí cho
việc lưu dữ tiền mặt ở đây chính là chi phí cơ hội, là lãi suất mà doanh nghiệp bị mất
khi doanh nghiệp dùng số tiền ấy đầu tư vào một mục đích khác. Chi phí đặt hàng
chính là chi phí cho việc bán các chứng khoán.
Khi đó áp dụng mô hình EOQ ta có lượng dự trữ tiền mặt tối ưu M*:
M*= (2Mn.Cb) / i
Trong đó:
M* : Tổng mức tiền mặt ngân hàng hàng năm
Mn : Tiền mặt thanh toán hàng năm
Cb : Chi phí một lần bán chứng khoán thanh khoản
i : Lãi suất
Từ công thức trên cho ta thấy, nếu lãi suất càng cao thì người ta càng giữ ít tiền mặt và
ngược lại, nếu chi phí cho việc bán chứng khoán càng cao họ lại càng giữ nhiều tiền mặt.
Các chứng khoán thanh khoản cao
Bán các chứng khoán thanh khoản
cao để bổ sung cho tiền mặt
Đầu tư tạm thời bằng cách mua các
chứng khoán có tính thanh khoản cao
Tiền mặt
Dòng chi
tiền mặt
Dòng thu
tiền mặt
24
Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra mô
hình quản lý tiền mặt để mức dự trữ luôn giao động trong một khoảng xác định. Theo
mô hình này doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và giới hạn dưới của tiền
mặt, đó là các khoản mà doanh nghiệp tiến hành nghiệp vụ mua hoặc bán chứng khoán
có tính thanh khoản cao để đưa ra mực tiền mặt dự kiến.
Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố sau:
Mức dao động của thu chi ngân quỹ, chi phí cố định của việc mua bán chứng
khoán và lãi suất
Khoảng dao động (mô hình MILLer):
D = 3
(3Cb.Vb) / 4i
Trong đó:
D : Khoảng giao động tiền mặt
Cb : Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán
Vb : Phương sai thu chi ngân quỹ
i : Lãi suất
Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau:
Mức tiền
mặt theo
thiết kế
=
Mức tiền
mặt giới hạn
dưới
+
Khoản giao động tiền mặt
3
Đây là mô hình mà thực tế được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Khi áp dụng
mô hình này, mức tiền mặt giới hạn dưới thường được lấy là mức tiền mặt tối thiểu.
Phương sai của thu chi ngân quỹ được xác định bằng cách dựa vào số liệu thực tế của
một quỹ trước đó để tính toán.
 Quản lý các khoản phải thu
Với nền kinh tế thị trường hiện nay, để thắng lợi trong cạnh tranh, các doanh
nghiệp có thể áp dụng chiến lược về sản phẩm để quảng cáo, về giá cả, và các dịch vụ
mới… Trong đó, chính sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu và không
thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tín dụng thương mại lại là con dao 2
lưỡi, giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tạo dựng mối quan hệ nhưng cũng tiềm ẩn
nhiều rủi ro không thu hồi được nợ. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra những
phân tích về khả năng tín dụng của khách hàng, từ đó quyết định có nên cấp tín dụng
thương mại hay không. Đây là nội dung chính của quản lý các khoản phải thu.
Trước khi doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng thì công việc đầu tiên phải
làm là phân tích tìn dụng khách hàng. Khi phân tích tín dụng khách hàng. Người ta
Thang Long University Library
25
thường đề ra các tiêu chuẩn, nếu khách hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì có thể
được mua chịu. Các tiêu chuẩn người ta sử dụng để phân tích tín dụng khách hàng là:
Uy tín, phẩm chất của khách hàng: nói lên uy tín của khách hàng qua các lần trả
nợ trước, tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ đối với doanh nghiệp
và các doanh nghiệp khác.
Vốn: Tiêu chuẩn này dùng để đánh giá sức mạnh tài chính của khách hàng.
Khả năng thanh toán: Đánh giá các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của khách
hàng và bảng dự trù ngân quỹ của họ.
Thế chấp: Các tài sản mà khách hàng thế chấp để đảm bảo trả nợ.
Điều kiện kinh tế: Phân tích về tiềm năng phát triển của khách hàng trong tương lai.
Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, doanh nghiệp tiến hành việc
phân tích các khoản tín dụng thương mại được đề nghị.
Việc phân tích tín dụng đánh giá dựa trên việc tính NPV: Giá trị hiện tại dòng
của đồng tiền tương lại.
NPV = - [P.Q + V(Q’ – Q) + C.P’.Q’] + [(1 – r).P’.Q’]/(1 + R)
Trong đó:
NPV : Giá trị hiện tại ròng của lường tiền sinh ra do chuyển từ chính
sách bán hàng sang chính sách trả chậm.
Q, P : Sản lượng bán hàng được trong một tháng và giá đơn vị nếu
khách hàng trả tiền ngay.
Q’, P’ : Sản lượng và giá bán đơn vị nếu bán trả chậm
C : Chi phí cho việc đòi nợ và bù đắp các khoản phải thu
V : Chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm
R : Doanh lợi yêu cầu thu được hàng tháng
r : Tỷ lệ phần trăm của hàng bán chịu không thu được tiền
Nếu NPV > 0, chứng tỏ việc bán hàng trả chậm mang lại hiệu quả cao hơn việc
thanh toán ngay, có lợi cho doanh nghiệp. Do đó, khoản tín dụng được chấp nhận.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc theo dõi khoản phải thu, đây
là một nội dung quan trọng trong quản lý các khoản phải thu. Thực hiện tốt công việc
này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi các chính sách tín dụng thương
mại phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường, để theo dõi các khoản phải thu ta
dùng các chỉ tiêu, phương pháp, mô hình sau:
Theo dõi kỳ thu tiền bình quân.
26
Sắp xếp “Tuổi” của các khoản phải thu theo độ dài thời gian, qua đó các
nhà quản lý doanh nghiệp có thể theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn trả.
Xác định số dư khoản phải thu: bằng phương pháp này doanh nghiệp có thể
thấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ doanh nghiệp. Cùng với các biện pháp theo
dõi và quản lý khác, doanh nghiệp có thể thấy được ảnh hưởng của chính sách tín dụng
thương mại và có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách
hàng, từng khoản mục cụ thể.
1.3.2. Nhân tố khách quan
 Chính sách kinh tế của nhà nước
Trên cơ sở luật pháp và các chính sách kinh tế vĩ mô, nhà nước tạo môi trường và
hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Bất kì thay đổi nào
trong chính sách hiện hành đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đền hoạt động của
doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi nhà nước tăng thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ
làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, làm giảm nguồn chích lập các quỹ và
vốn kinh doanh…. Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất cơ bản làm tăng mặt bằng lãi suất
chung, làm doanh nghiệp có xu hướng giữ ít tiền mặt hơn…
Những thay đổi chính sách vĩ mô khác như chính sách tiền tệ… cũng sẽ tác động
mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp
cần dự đoán trước được sự thay đổi của các chính sách kinh tế và đánh giá lại ảnh
hưởng của các yếu tố này đến hoạt động của doanh nghiệp trong tương lại, tận dụng cơ
hội từ các chính sách khuyền khích.
 Tốc độ phát triển của nền kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, sức mua của thị trường sẽ bị giảm sút. Điều
này làm ảnh hưởng tới tình tình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp
sẽ khó tiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít đi, lợi nhuận giảm sút. Suy thoái kinh tế sẽ khiến
thị trường tiêu thụ thu hệp do sức mua của người tiều dùng. Doanh nghiệp sẽ phải chịu
chung khó khăn của nền kinh tế. Những rủi ro này sẽ tác động mạnh đến doanh
nghiệp, có thể dẫn đến hậu quả phá sản nếu doanh nghiệp không có những dự phòng
và ứng phó kịp thời. Do đó mà doanh nghiệp phải có những dự báo cần thiết về những
thay đổi của nền kinh tế, giảm thiểu rui ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thang Long University Library
27
 Rủi ro
Do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh
nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều
thành phần kinh tế tham gia cũng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp
phải những rủi ro do thiên nhiên gây ra như động đất, lũ lụt, núi lửa… mà các doanh
nghiệp khó có thể lường trước được (sự thay đổi của môi trường tự nhiên).
 Thị trường và cạnh tranh
Thị trường ngày càng mở rộng và phát triển, có nhiều cơ hội nhưng cũng có vô
vàn thách thức. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng gay gắt, muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải luôn có những
thay đổi phù hợp, nâng cao chất lượng, hạn gia thành sản phẩm. Muốn hạ được giá
thành thì nâng cao hiệu quả tài sản nói chung, và tài sản lưu động nói riêng là điều
kiện cần. Dự đoán được trước nhu cầu thị trương, hiểu tâm lý khách hàng, xác định
được các khách hàng mục tiêu là những bước cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động
trong sản xuất chính là điều kiện đủ.
Quan tâm đến khả năng của dối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế cho các
sản phẩm của doanh nghiệp là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp không bị lạc
lõng trong điều kiện thị trường luôn biến đổi, các doanh nghiệp luôn tự làm mới mình.
Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.
 Tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ
Khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Việc áp dụng tiến bộ khoa học ký
thuật vào sản xuất sẽ làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất,
tại ưu thế, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT HOA
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
2.1.1.1. Thông tin chung
Tên công ty : Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa
Tên tiếng anh : VIET HOA paper joint stock company
Tên viết tắt : VIET HOA PAPER., JSC
Trụ sở : Số nhà 33, cụm 5, ngách 124/55, Tứ Liên, Hà Nội
Chủ tịch hội đồng quản trị : Nguyễn Văn Sơn
Hình thức sở hữu : Công ty 100% vốn cổ phần
Mã số thuế : 0100953856
Giấy phép kinh doanh số : 0103007605
Điện thoại cố định : 04 3718 5454
Fax : 04 3719 4864
Điện thoại di động : 0913 585 387
Email : giayviethoa@gmail.com
2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa với tiền thân xưởng sản xuất tư doanh Tiến Lên,
ban đầu xưởng sản xuất Tiến Lên thành lập với quy mô nhỏ từ ý tưởng kinh doanh xén
lẻ giấy của nhóm 5 thành viên. Sau một thời gian ngắn hoạt động đến năm 1993, bằng
vốn tự có xưởng đã lắp đặt một dây chuyền sản xuất giấy bao gói và vàng mã với công
suất thiết kế 360 tấn/năm tại xã Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sau 6 năm, tức đến năm 1999, đứng trước ngưỡng cửa bước qua thế kỉ mới
những người lãnh đạo đã nhận định được những cơ hội và thách thức trong tương lai,
đặc biệt là khả năng tiềm ẩn của thị trường giấy. Xưởng sản xuất tư doanh Tiến Lên
chuyển thành công ty TNHH giấy Việt Hoa và xây dựng một xưởng in tại số nhà 33,
ngách 124/55 phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội với 11 máy in nhập
khẩu từ Đức, Tiệp Khắc và Nhật Bản. Đây là mốc đánh dấu quan trọng của công ty khi
bước chân vào nghành sản xuất giấy.
Đứng trước sự biến động của thị trường năm 2005, sức ép thị trường buộc công ty
phải trở lên linh hoạt và có khả năng thích nghi cao hơn để tiếp tục đứng vững và phát
triển trong nghành sản xuất giấy. Sau nhiều cuộc họp, Ban lãnh đạo công ty đã ra quyết
Thang Long University Library
29
định Công ty TNHH giấy Việt Hoa sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ
phần với vốn điều lệ ban đầu: 3.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba tỷ đồng Việt Nam).
Đến ngày 10/05/2005 Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa đã chính thức được cấp giấy phép
đăng kí kinh doanh số 0103007605 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Trong thời gian hoạt động hàng loạt vấn đề xuất hiện trở thành mối trăn trở cho Ban
lãnh đạo nhưng giữ lập trường từ những ngày đầu thành lập, công ty đã xác định được
con người chính là yếu tố quyết định tất cả thành bại. Vì vậy ngoài chú trọng vào việc
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh được với các đối thủ lớn
cũng như vừa thì công ty cũng rất quan tâm đến việc cải tiến tổ chức quản lý cùng chính
sách đãi ngộ công nhân. Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm chia sẻ những khúc mắc
trong cuộc sống của công, nhân viên; nhờ những yếu tố trên mà công, nhân viên luôn nỗ
lực sát cánh cùng ban lãnh đạo công ty vượt qua những khó khăn để trở thành một công
ty được biết đến với sự uy tín và chất lượng trên thị trường như hiện nay.
Ngoài máy móc nhập khẩu trong năm 2006, 2007 công ty đã triển khai lắp đặt được
dây chuyền sản xuất giấy Pơluya, giấy Krapt, giấy Duplex và dây chuyền sản xuất giấy
khăn ăn, giấy ăn và giấy vệ sinh cao cấp.
Cùng với nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, Việt Hoa luôn luôn đặt ra mục
đích vươn lên đỉnh cao của nghành sản xuất giấy nước ta. Vì vậy mà công ty luôn
không ngừng tìm kiếm và tạo ra những sản phẩm tốt nhất để phục vụ và đáp ứng nhu
cầu của mỗi người dùng dù là người tiêu dùng khó tính nhất với phương châm “Giấy
Việt Hoa, niềm tự hào của người Việt - Niềm vui của mỗi gia đình”.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1. Khái quát về nghành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa
Theo giấy phép đăng kí kinh doanh, Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa được phép:
 Buôn bán vật tư, máy móc và thiết bị nghành in;
 Dịch vụ đóng, xén, kẻ giấy;
 Dịch vụ cầm đồ;
 Đại lý mua, bán và kí gửi hàng hóa;
 In lưới, in bao bì, dịch vụ liên quan tới in ấn, in nhãn mác;
 Kinh doanh và phát triển nhà;
 Lữ hành nội địa;
 Môi giới thương mại;
 Sản xuất nguyên liệu giấy, sản phẩm giấy;
 Sản xuất, buôn bán các sản phẩm từ nhựa;
30
 Sản xuất hương thơm, nến và giấy làm vàng mã;
 Thiết kế, tạo mẫu in.
Với các thiết bị, máy móc hiện đại từ các nước có nền công nghệ tiên tiến và phát
triển, các sản phẩm của Việt Hoa luôn là hàng nội địa được đánh giá chất lượng cao và
đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế với các sản phẩm chính như: khăn giấy, giấy vệ sinh,
giấy krapt và bao bì krapt.
2.1.2.2. Quy trình hoạt động và sản xuất của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất kinh doanh chung
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa là công ty sản xuất hàng hóa nên có đầy đủ các
đặc điểm, quy trình sản xuất như các mô hình sản xuất của các DN sản xuất khác, bao
gồm 4 bước:
Bước 1: Nguyên vật liệu đầu vào
Nguyên vật liệu đầu vào dùng để sản xuất giấy của Việt Hoa luôn được kiểm tra
trước khi nhận và trước khi mang vào sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau
khi sản xuất. Nguyên vật liệu của công ty sẽ được đối tác dùng xe tải đưa đến kho
nguyên liệu của công ty và được quản lý kho kiểm tra và kí xác nhận. Các nguyên, vật
liệu này sẽ được công nhân bốc dỡ mang vào kho chứa đợi đến khi cần sẽ xuất kho
chuyển sang phân xưởng tham gia vào quy trình sản xuất.
Bước 2: Quy trình tạo bột giấy
Các nguyên, vật liệu sau khi xuất kho sẽ được phân loại và đưa đến phân xưởng.
Quản lý phân xưởng sẽ kiểm tra chất lượng cùng số lượng đã đáp ứng đủ cho ngày sản
xuất, sau đó công nhân sẽ đưa các nguyên vật liệu thô này đem nấu với nhiệt độ thích
hợp. Các vật liệu thô sau khi được nấu sẽ được mang đi tẩy trắng rồi dùng máy băm
tạo sợi phục vụ cho công việc tạo bột. Các sợi vật liệu kết hợp với hóa chất cùng hơi
nước đánh tơi thủy lực thông qua các công đoạn: lọc cát nồng độ cao, sàng rung và
đưa qua thiết bị cô đặc tẩy rửa, bể bọt, cuối cùng là máy nghiển đĩa để có được bột
giấy trắng, mịn tốt nhất cho quá trình làm giấy.
Nguyên, vật
liệu đầu vào
Quy trình
tạo bột giấy
Quy trình
làm giấy
Nhập kho thành
phẩm và tiêu thụ
Thang Long University Library
31
Bước 3: Quy trình làm giấy
Quy trình làm giấy tuân theo các bước truyền thống. Bột giấy được thông qua hai
lần sàng tinh của máy móc đi điều tiết để qua dàn lán cát làm xeo giấy rồi ép, sấy tạo
ra thành phẩm.
Bán thành phẩm này được phân chia đến các thiết bị khác nhau tạo ra các loại sản
phẩm khác nhau như:
 Giấy vệ sinh: Công nhân sẽ cài đặt kích thước cuộn giấy sau đó thiết bị sẽ tự
động đưa giấy đi in hình hoa văn và phân chia khổ và cuôn lõi giấy thành lõi giấy vệ
sinh. Nhờ hệ thống băng truyền đưa thành phẩm giấy cuộn ngoài lõi giấy vệ sinh, máy
tự động ngắt và dao cắt đồng thời với phun hồ dán giấy khi khổ giấy đúng với kích
thước được cài đặt trước trên thiết bị. Sau đó cuộn giấy được đưa qua máy cắt, chạy
trên hệ thống băng truyền đến bộ phận đóng gói bao bì đã được in sẵn thành từng dây
theo yêu cầu của DN.
 Khăn giấy: Qua hệ thống lô máy, thành phẩm được đưa lên máy chia thành các
khổ giấy khăn ăn đã được cài đặt trước trên thiết bị. Sau khi chia khổ giấy khăn ăn, hệ
thống đưa qua lô in để tạo hoa văn trên khăn ăn và một bộ phận chứa hương thơm trên
máy giúp tẩm hương cho giấy. Tẩm hương xong băng truyền sẽ đưa máy qua hệ thống
cắt và gấp khăn rồi đưa đến bộ phận đóng gói bao bì theo thùng.
Bước 4: Nhập kho thành phẩm và tiêu thụ
Sau khi hoàn tất công việc đóng gói, sản phẩm sẽ được xe đẩy đưa đến kho thành
phẩm, người quản lý kho sẽ nhận và kiểm kê lại số lượng nhập. Sản phẩm được sắp
xếp trong kho theo từng loại đến khi xe tải đến nhận và phân phối sản phẩm đến các
đại lý, siêu thị. Trước khi xuất kho, quản lý phải xác nhận lại số lượng và nhập vào
theo dõi hàng ngày.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa
Từ ngày thành lập đến nay, hiểu được bộ máy quản lý là đầu não giúp công ty
vận hành nhịp nhàng để kết quả hoạt động kinh doanh và sản xuất đạt hiệu quả tốt
nhất; ban lãnh đạo luôn luôn cố gắng từng bước, từng bước một cải thiện các phòng
ban, bộ phận với sự phân công công việc cụ thể, rõ ràng nhất để guồng máy quản lý trở
lên đồng bộ và hiệu quả.
32
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa
(Nguồn: Phòng hành chính tổ chức)
Ngoài ra còn một số bộ phận khác nằm ngoài sản xuất làm nhiệm vụ khác của
công ty như:
 Phòng tin học, quản lý chất lượng, quản lý kho, bãi… chịu sự quản lý, giám sát
của trưởng phòng tài chính;
 Phòng lễ tân, bảo vệ… chịu sự quản lý của trưởng phòng hành chính.
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
 Tổng giám đốc
Tổng giám đốc (ông) Nguyễn Văn Sơn:
 Chủ tịch hội đồng quản trị cũng là người quản lý cấp cao nhất của công ty;
 Người đại diện pháp lý của công ty, người chịu trách nhiệm trước pháp luật về
toàn bộ mọi hoạt động của DN, điều hành, quản lý, xử lý các hoạt động hàng ngày của
và là đại diện cho quyền lợi của toàn bộ nhân viên trong công ty;
Thang Long University Library
33
 Người đưa ra các đường lối, phương hướng, chính sách hoạt động của công ty
hiện tại và tương lai.
 Phó tổng giám đốc
Tham mưu cho giám đốc về các công việc điều hành, tuyển dụng, cơ chế hoạt
động và xây dựng các kế hoạch hàng năm, chiến lược phát triển công ty trong tương lai.
Phân công nhiệm vụ, chức trách cho nhân viên và thay mặt tổng giám đốc điều
hành hoạt động của công ty khi được ủy quyền.
 Phòng kế toán tài vụ
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc. Có chức năng cung cấp toàn bộ thông tin
về hoạt động tài chính của công ty giúp tổng giám đốc điều hành, quản lý và đưa ra các
quyết định hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Trách nhiệm của phòng kế toán:
 Phản ánh đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn hiện có và sự vận động, huy động
tài sản, nguồn vốn của công ty nhằm quản lý, bảo vệ tài sản cũng như sử dụng hiệu
quả tài sản và nguồn vốn để nâng cao tính chủ động trong kinh doanh của DN;
 Phản ánh toàn bộ các hoạt động thu chi trong quá trình sản xuất, kinh doanh
giúp phòng kinh doanh có những quyết định lựa chọn đầu tư, huy động vốn, mua và
bán hàng… đạt được hiệu quả cao nhất;
 Tính toán và có nhiệm vụ phát lương cho các nhân viên khác;
 Tính toán, kiểm tra và chịu mọi trách nhiệm chấp hành nộp thuế theo quy định
của nhà nước.
 Phòng kế hoạch kinh doanh
Nghiên cứu, phân tích, xác định nhu cầu, xu hướng thị trường và báo cáo lên ban
quản trị.
Giúp ban giám đốc xây dựng, triển khai, thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh
doanh hàng năm theo phương hướng, quyết định của tổng giám đốc.
Lập kế hoạch mua bán vật tư, nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất.
Theo dõi việc thực hiện kế hoạch phân phối sản phẩm, bán hàng và tốc độ tiêu
thụ sản phẩm.
34
 Phòng hành chính tổng hợp
Lên kế hoạch, thực hiện tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công ty.
Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự.
Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến
lược của công ty.
Quản lý nhân sự, theo dõi hoạt động của nhân viên và đưa ra các quy chế khen
thưởng khuyến khích người lao động để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất.
 Bộ phận sản xuất
Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất của phân xưởng mình phụ
trách và báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc.
Phân xưởng sản xuất thực hiện quá trình sản xuất, hoàn tất công việc theo đúng
thời hạn để giao sản phẩm cho khách hàng.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Tình hình hoạt động của một công ty được thể hiện rõ nhất trong hệ thống bảng
khai, sổ sách và báo cáo tài chính của nó. Đặc biệt, qua các báo cáo tài chính, những
người quan tâm như các nhà đầu tư hay nhà quản lý có thể dễ dàng tìm thấy được
những thông tin tài chính quan trọng bên trong doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.1. Mức biến động tổng doanh thu của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa
năm 2011, 2012 và 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
40000
45000
50000
55000
60000
65000
70000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Thang Long University Library
35
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2011 2012 2013
Chênh lệch
2012 so với 2011 2013 so với 2012
Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
1. Doanh thu bán hàng và CCDV 50,607.73 46,916.16 65,489.95 (3,691.57) (7.29) 18,573.79 39.59
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 11.63 312 0 300.37 26.82 (312) (100.00)
3.Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 50,596.10 46,915.85 65,489.95 (3,680.25) (7.27) 18,574.10 39.59
4.Giá vốn hàng bán 44,752.37 39,752.88 56,225.41 (4,999.49) (11.17) 16,472.53 41.44
5.Lợi nhuận gộp 5,843.73 7,162.97 9,264.54 1,319.24 22.58 2,101.57 29.34
6.Doanh thu hoạt động tài chính 427.73 310.26 362.79 (117.47) (27.46) 52.53 16.93
7.Chi phí tài chính 521.36 56.18 109.94 (465.18) (89.22) 53.76 95.69
Trong đó chi phí lãi vay 323.12 46.75 0 (276.37) (85.53) (46.75) (100.00)
8.Chi phí bán hàng 1,414.70 1,566.02 1,915.55 151.32 10.70 349.53 22.32
9. Chi phí quản lý công ty 2,487.83 2,225.64 1,827.32 (262.19) (10.54) (398.32) (17.90)
10.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2,508.09 3,841.39 5,114.01 1,333.30 53.16 1,272.62 33.13
11.Thu nhập khác 434.65 230.61 237.35 (204.04) (46.94) 6.74 2.92
12.Chi phí khác 6.72 105.42 92.89 98.70 15.69 (12.53) (11.89)
13.Lợi nhuận khác 427.93 125.19 144.49 (302.74) (70.75) 19.30 15.42
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2,936.03 3,750.58 5,258.51 814.55 27.74 1,507.93 40.21
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 760.43 791 1,355.40 30.57 4.02 564.40 71.35
17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 2,175.59 2,959.59 3,903.11 784.00 36.04 943.52 31.88
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa năm 2011, 2012, 2013)
36
Qua biểu đồ mức biến động tổng doanh thu và bảng báo cáo kết quả kinh doanh của
Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
công ty qua 3 năm có sự biến động. Năm 2012 giảm 3 tỷ 692 triệu đồng tương ứng
7,29% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do các khoản giảm trừ doanh thu tăng
300.37 triệu đồng tương ứng tăng 26,82% so với năm 2011, giá vốn hàng bán giảm 4
tỷ 999.49 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ tăng lên tới 65 tỷ 489.95 triệu đồng, tăng 18 tỷ 574 triệu đồng so với năm 2012
tương ứng với tỷ lệ 39,6%. Nhìn chung năm 2013 tăng nhiều do công ty đã có các hoạt
động quảng cáo về sản phẩm cũng như hiểu rõ hơn về thị hiếu của khách hàng.
Doanh thu thuần năm 2012 giảm 3 tỷ 680.25 triệu đồng tương ứng giảm 7,27%
so với năm 2011, nhưng lợi nhuận gộp của công ty vẫn tăng do các khoản giảm trừ
doanh thu giảm. Lợi nhuận gộp năm 2012 đạt 7 tỷ 162.97 triệu đồng, tăng 1 tỷ 319.24
triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ 22,58%. Còn năm 2013 giá vốn hàng bán
là 56 tỷ 225.41 triệu đồng, tăng 16 tỷ 472.53 đồng tương ứng tỷ lệ 41,44% so với năm
2012. Mà giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 giảm 4 tỷ 999.48 triệu đồng,
tương ứng với tỷ lệ 11,17%. Do năm 2012 giá vốn hàng bán tăng mạnh nên lợi nhuận
kinh tế vẫn tăng đều qua các năm.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 giảm 117.47 triệu đồng tương ứng
giảm 27,46% so với năm 2011, nhưng chi phí tài chính năm 2012 giảm 465.18 triệu
đồng tương ứng giảm 89,22% đã làm lợi nhuận kinh doanh thay đổi quy mô. Tuy
nhiên chi phí tài chính không phải là chi phí lãi vay, chi phí lãi vay phải trả năm 2012
giảm so với năm 2011 là 276.37 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 85,53%. Điều đó
cho thấy công ty sử dụng vốn cao. Còn năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính là
362.79 triệu đồng, tăng 52.53 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 16,93% so với năm 2012. Từ
đó, ta thấy rằng doanh thu hoạt động tài chính đều giảm qua các năm, do nền kinh tế
trong nước đang gặp nhiều khó khăn.
Chi phí bán hàng năm 2012 tăng 151.27 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 10,69% so
với năm 2011, đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng do chi phí lãi vay
giảm 276.33triệu đồng, chi phí bán hàng tăng nếu không có khoản chi lãng phí bất hợp
lý thì điều đó sẽ làm gia tăng doanh thu bán hàng. Còn năm 2013 chi phí bán hàng là 1
tỷ 915.55 triệu đồng, tăng 349.53 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 22,31% so với năm 2012.
Từ đó ta thấy chi phí bán hàng qua các năm đều tăng do công ty ngày càng triển khai
các kế hoạch marketing về sản phẩm cũng như quảng bá thêm về công ty trên thị
trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.
Thang Long University Library
37
Chi phí quản lý DN năm 2012 giảm 262.19 triệu đồng tương ứng 10,54% so với
năm 2011, còn năm 2013 giảm 398.32 triệu đồng tương ứng giảm 17,8% so với năm
2012. Từ đó, cho ta thấy chi phí quản lý doanh ngiệp qua các năm cũng giảm dần, do
nền kinh tế có nhiều sự biến động cũng như các chính sách của nước ta nhằm cải thiện
nền kinh tế đang gặp khó khăn, chi phí quản lý DN giảm góp phần làm cho lợi nhuận
của công ty tăng.
Lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 2 tỷ 959.58 triệu đồng, tăng 783.98 triệu đồng
tương ứng 36,03% so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty đã nỗ lực mở rộng thị
trường, thay đổi cơ cấu quản lý hợp lý, mở rộng phân phối ra các tỉnh trên cả nước.
Nhận xét: Nhìn chung, trong ba năm trở lại đây tư năm 2011 đến năm 2013 mọi
chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, tài sản lưu động của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa
đều tăng ,sở dĩ như vậy do sự biến đổi của nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế
thế giới thì một phần do công tác quản lý của công ty và định hướng phát triển của
công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần đi sâu xem xét, đánh giá thị trường để từ đó đưa
ra những quyết định đúng đắn, và những giải pháp phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế
đang diễn biến phức tạp như hiện nay, cần nâng cao chất lượng sản phẩm, xem xét già
soát lại chi phí nhằm tiết kiệm chi phí, tăng thêm lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh
của công ty. Nâng cao khả năng sử dụng tài sản, đầu tư đổi mới cách thức quản lý, đầu
tư đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
2.1.4.2. Bảng cân đối kế toán qua các năm tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn
bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất
định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Số liệu trên
bảng cấn đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có theo cơ cấu tài sản – nguồn
vốn và cơ cấu hình thành các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận
xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở đó có
thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất
kinh doanh.Qua Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa từ năm
2011 – 2013 ta thấy:
Tổng tài sản của công ty qua các năm tăng dần, điều đó cho thấy DN đầu tư có
hiệu quả và đang thực hiện mở rộng hơn nữa các mối quan hệ kinh doanh. Công ty
đang trên đà tăng trưởng.
Tổng nguồn vốn cũng tăng qua các năm cũng tăng dần cho thấy chính sách tài trợ của
công ty là sử dụng nguồn vốn của bản thân và tình hình tài chính của công ty được cải thiện.
38
2.2. Thực trạng sử dụng tài sản lưu động tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần
Giấy Việt Hoa
2.2.1. Thực trạng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa
Là một công ty được thành lập với vốn ban đầu 100% do tư nhân làm chủ sau đó
chuyển sang vốn cổ phần,trong nền kinh tế thị trường công ty đã dần dần từng bước để
phát triển để hội nhập theo nền kinh tế đất nước.
Đối với mỗi công ty ngoài việc làm thế nào để có vốn để tiếp tục việc sản xuất và
kinh doanh của mình thì còn cần phải quan tâm đến việc số vốn đó được sử dụng như
thế nào được phân bổ vào các bộ phận có liên quan ra sao. Có hiệu quả và hợp lý hay
không. Phân tích tình hình huy động và sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần
Giấy Việt Hoa để ta có thể thấy được tình hình sản xất dự trữ hàng hoá cũng như lượng
tiền dự trữ của công ty có đảm bảo cho hoạt động của công ty được diễn ra bình
thường và đem lại hiệu quả hay không.
Bảng cơ cấu tài sản lưu động cho ta thấy trong tài sản lưu động chỉ tiêu chiếm tỷ
trọng lớn nhất là khoản phải thu ngắn hạn sau đó là tiền và các khoản tiền tương
đương. Tài sản lưu động của công ty biến động qua các năm kéo theo đó là sự biến
động của các chỉ tiêu. Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1 tỷ 035.96 triệu
đồng tương ứng giảm 3,5% so với năm 2011 đồng thời chiếm 45,6% tỷ trọng của tài
sản lưu động. TSLĐ giảm mạnh do các khoản phải thu năm 2012 giảm so với năm
2011, tỷ lệ giảm 14.29% tương ứng với số tiền là 1tỷ 035.96 triệu đồng. Nhưng đến
năm 2013 các khoản phải thu tăng so với năm 2011 số tiền là 3 tỷ 061.63 triệu đồng, tỷ
lệ tăng là 42.24%. Tổng tài sản lưu động năm 2013 là 18 tỷ 573.98 triệu đồng , tăng so
với năm 2012số tiền là 5 tỷ 199.96 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 36.34%.
Cùng với sự thay đổi về quy mô tổng tài sản, cơ cấu tài sản lưu động cũng thay
đổi theo. Trong ba năm liên tiếp, tài sản lưu động của công ty Cổ phần Giấy Việt hoa
liên tục có sự biến động. Công ty đã giảm bớt đầu tư vào tài sản lưu động do khó khăn
của thị trường cùng với đó là sự tăng lên của tài sản dài hạn, công ty đầu tư vào trang
thiết bị nhiều hơn trải qua các năm nhưng một lượng không đáng kể so với quy mô tài
sản của công ty.
Thang Long University Library
39
Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản lưu động của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn tài sản lưu động
31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
Chênh lệch
2012 so với 2011 2013 so với 2012
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Tuyệt
đối
Tƣơng
đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
A. Tài sản ngắn hạn 14,685.43 81.7 13,623.50 69.8 18,823.46 78.2 (1,061.93) (11.90) 5,199.96 8.40
I.Tiềnvàcáckhoảntƣơngđƣơngtiền 4,810.02 32.7 4,110.28 30.2 4,544.52 24.5 (699.74) (2.50) 434.24 (5.70)
II.Cáckhoảnđầutƣtàichínhngắnhạn 0 0 0 0 249.48 1.33 0.00 0.00 249.48 1.33
III. Các khoản phải thu 7,247.24 49.1 6,211.28 45.6 9,908.87 55.5 (1,035.96) (3.50) 3,697.59 9.90
1.Phải thu khách hàng 6,834.28 38.02 6,258.72 32.07 9,667.49 40.14 (575.56) (5.95) 3,408.77 8.07
2.Trả trước cho người bán 560.42 3.12 89.15 0.46 735.02 3.05 (471.27) (2.66) 645.87 2.60
3.Các khoản phải thu khác 60.26 0.34 22.23 0.11 128.24 0.53 (38.03) (0.22) 106.01 0.42
4.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (207.72) (1.16) (158.81) (0.81) (221.88) (0.92) 48.91 0.34 (63.07) (0.11)
IV. Hàng tồn kho 2,573.04 17.5 2,879.99 21.1 3,677.58 19.8 306.95 3.60 797.59 (1.30)
V. Tài sản lưu động 91.12 0.7 422.04 3.1 43.01 0.2 330.92 2.40 (379.03) (2.90)
B. Tài sản dài hạn 3,228.83 18.3 5,322.63 30.2 5,659.94 21.8 2,093.80 11.90 337.31 (8.40)
Tổng tài sản 17,973.71 100 19,516.44 100 24,083.09 100 1,542.73 0.00 4,566.65 0.00
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa năm 2011, 2012, 2013)
40
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa năm
2011, 2012 và 2013
32.70%
49.10%
17.55%
18.30%
Năm 2010
Tiền
Phải thu
HTK
TSLĐ khác
30.25%
45.60%
21.10%
30.20%
Năm 2011
Tiền
Phải thu
HTK
TSLĐ khác
24.55%
55.50%
19.80%
21.80%
Năm 2013
Tiền
Phải thu
HTK
TSLĐ khác
Thang Long University Library
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa
Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa

More Related Content

What's hot

Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilkLop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
vancanh007
 
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
Thanhxuan Pham
 

What's hot (18)

Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển t...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển t...Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển t...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển t...
 
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilkLop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
Lop hp 210704103 nhom omg _phan tich co cau va chi phi su dung von vinamilk
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Sivico, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Sivico, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Sivico, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Sivico, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmiPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
 
Phân tích khái quát tình hình tài chính của tổng công ty sữa Việt Nam Vinamilk
Phân tích khái quát tình hình tài chính của tổng công ty sữa Việt Nam VinamilkPhân tích khái quát tình hình tài chính của tổng công ty sữa Việt Nam Vinamilk
Phân tích khái quát tình hình tài chính của tổng công ty sữa Việt Nam Vinamilk
 
Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)Thanh xuan, new (repaired)
Thanh xuan, new (repaired)
 
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bìPhân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty bao bì
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
 
Hoàn thiện chính sách cổ tức tại công ty cổ phần fpt
Hoàn thiện chính sách cổ tức tại công ty cổ phần fptHoàn thiện chính sách cổ tức tại công ty cổ phần fpt
Hoàn thiện chính sách cổ tức tại công ty cổ phần fpt
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Nhiệt Lạnh, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Nhiệt Lạnh, HOTĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Nhiệt Lạnh, HOT
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Nhiệt Lạnh, HOT
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng tồn kho tại Công ty Sơn Hải, HOT
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc n...
Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc n...Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc n...
Luận án: Phát triển tín dụng tiêu dùng của các công ty tài chính trực thuộc n...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông ÂmĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
 

Viewers also liked

1 s2.0-s0022286016302502-main
1 s2.0-s0022286016302502-main1 s2.0-s0022286016302502-main
1 s2.0-s0022286016302502-main
ada turan
 
PAPP_Newsletter_ISSUE3
PAPP_Newsletter_ISSUE3PAPP_Newsletter_ISSUE3
PAPP_Newsletter_ISSUE3
Salome Tukuafu
 
InvolveSubmission
InvolveSubmissionInvolveSubmission
InvolveSubmission
John Norton
 

Viewers also liked (10)

1 s2.0-s0022286016302502-main
1 s2.0-s0022286016302502-main1 s2.0-s0022286016302502-main
1 s2.0-s0022286016302502-main
 
PAPP_Newsletter_ISSUE3
PAPP_Newsletter_ISSUE3PAPP_Newsletter_ISSUE3
PAPP_Newsletter_ISSUE3
 
Training
Training Training
Training
 
Shapp Pond Dam Removal Project, Culverts, & Local Water Regulations
Shapp Pond Dam Removal Project, Culverts, & Local Water RegulationsShapp Pond Dam Removal Project, Culverts, & Local Water Regulations
Shapp Pond Dam Removal Project, Culverts, & Local Water Regulations
 
ΠΟΛ.1012/17
ΠΟΛ.1012/17ΠΟΛ.1012/17
ΠΟΛ.1012/17
 
Ayman alqudah.cv
Ayman alqudah.cvAyman alqudah.cv
Ayman alqudah.cv
 
Rfid sanita
Rfid sanitaRfid sanita
Rfid sanita
 
InvolveSubmission
InvolveSubmissionInvolveSubmission
InvolveSubmission
 
Nâng cao chất lượng cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình tại ngân...
Nâng cao chất lượng cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình tại ngân...Nâng cao chất lượng cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình tại ngân...
Nâng cao chất lượng cho vay mua sắm hàng tiêu dùng vật dụng gia đình tại ngân...
 
kaillash rersum
kaillash rersumkaillash rersum
kaillash rersum
 

Similar to Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa

Similar to Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa (20)

Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệLuận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Luận văn: Nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
 
A0003
A0003A0003
A0003
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh ĐôLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Kinh Đô
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên nước sạ...
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Nước sạch, 9đ
 
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018Đề tài  sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
Đề tài sử dụng vốn lưu động công ty Sơn - Dầu, HOT 2018
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đLuận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
Luận văn: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty xây lắp, 9đ
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty tnhh truyền th...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty Đăng Trực, ĐIỂM 8
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAYĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cơ khí, HAY
 
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình ...
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoá...
 
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây NinhHoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAYLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAY
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty sản xuất lâm sản, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt namGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần sữa việt nam
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần giấy việt hoa

  • 1. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ b/q Bình quân CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý công ty DN Doanh nghiệp KT Kế toán KD Kinh doanh LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế NL-VL Nguyên liệu - vật liệu TSLĐ Tài sản lưu động
  • 2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP.................................................................................................7 1.1.Tài sản lưu động của doanh nghiệp ........................................................................7 1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp...................................................................................7 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp......................................................................................7 1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp.......................................................................................7 1.1.2. Tài sản lưu động của doanh nghiệp...................................................................10 1.1.2.1. Khái niệm tài sản lưu động................................................................................10 1.1.2.2. Đặc điểm của tài sản lưu động ..........................................................................11 1.1.2.3. Phân loại tài sản lưu động.................................................................................12 1.1.2.4. Vai trò tài sản lưu động.....................................................................................13 1.1.2.5. Cấu thành tài sản lưu động của doanh nghiệp...................................................14 1.2.Khả năng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp.........................15 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp .....................15 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của doanh nghiệp.16 1.3.Nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp ..20 1.3.1. Nhân tố chủ quan...............................................................................................20 1.3.2. Nhân tố khách quan...........................................................................................26 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT HOA...................................................................28 2.1.Khái quát về Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa .....................................................28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty........................................................28 2.1.1.1. Thông tin chung.................................................................................................28 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................28 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty......................................................................29 2.1.2.1. Khái quát về nghành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa ......29 2.1.2.2. Quy trình hoạt động và sản xuất của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa................30 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa..........................................31 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh ...........................................................................34 Thang Long University Library
  • 3. 2.1.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh..............................................................34 2.1.4.2. Bảng cân đối kế toán qua các năm tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa.............37 2.2.Thực trạng sử dụng tài sản lưu động tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa........................................................................................................................38 2.2.1. Thực trạng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa ......................38 2.2.2. Phân tích thực trạng khả năng sử dụng tài sản lưu động của công ty ..............42 2.2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa45 2.2.3. Khả năng sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa ..........52 2.3.Đánh giá thực trạng khả năng sử dụng tài sản lưu động của công ty .................52 2.3.1. Thành quả đạt được ...........................................................................................52 2.3.2. Hạn chế ..............................................................................................................53 2.3.3. Những thuận lợi.................................................................................................54 2.3.4. Những khó khăn ................................................................................................55 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN GIẤY VIỆT HOA ..............................................56 3.1.Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa................................56 3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa........................................................................................................................57 3.2.1. Quản lý vốn bằng tiền ........................................................................................57 3.2.2. Quản lý hàng tồn kho.........................................................................................57 3.2.3. Quản lý phải thu khách hàng.............................................................................58 3.2.4. Đối với việc huy động vốn ..................................................................................58 3.2.5. Đối với việc sử dụng vốn ....................................................................................59 3.2.6. Một số giải pháp khác nhằm nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động .....63 3.3.Kiến nghị................................................................................................................65 3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ...............................................................................65 3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng ..............................................................................66 3.3.3. Kiến nghị đối với công ty....................................................................................66 KẾT LUẬN DANH MỤC THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 4. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH Sơ đồ 1.1. Sơ đồ luân chuyển.......................................................................................23 Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất kinh doanh chung .......................................................30 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa .................................32 Biểu đồ 2.1. Mức biến động tổng doanh thu của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa năm 2011, 2012 và 2013 ...............................................................................................34 Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa giai đoạn 2011 - 2013............................................................................................35 Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản lưu động của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa giai đoạn 2011 - 2013...........................................................................39 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa năm 2011, 2012 và 2013 .................................................................................................................40 Bảng 2.3 Khả năng sử dụng tài sản của công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa giai đoạn 2011 – 2013 ...................................................................................................................43 Bảng 2.4: Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa giai đoạn 2011 - 2013........................................................................................................... 47 Bảng 2.5 Tình hình quản lý các khoản phải thu của Công ty Cổ Phần Giấy Việt Hoa giai đoạn 2011 - 2013.....................................................................................................50 Bảng 2.6 Tình hình tồn kho của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa giai đoạn 2011 - 2013 ...52 Thang Long University Library
  • 5. LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm qua, cùng với tiến trình hội nhập của nước ta và các định chế và khu vực và trên thế giới với định hướng phát triển nền kinh tế quốc gia từ nay đến năm 2020. Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng đều phải đương đầu với nhiều thử thách lớn. Chuyển đổi nền kinh tề từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nến kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của nước ta có sự thay đổi lớn. một vài doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn bởi trình độ cũng như khả năng quản lý chưa theo kịp được cũng với đà của cơ chế thị trường kèm theo là sự phản ứng kém linh hoạt với phương thức và cách thức điều hành doanh nghiệp điển hình trong kĩnh vực tài chính. Các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc huy động, quản lý và sử dụng tài sản. Doanh nghiệp quản lý, sử dụng tốt tài sản lưu động sẽ tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo sản xuất thông suốt. Ngược lại có thể gây tốn kém, lãng phí khi dự trữ quá nhiều tài sản lưu động; hoặc làm gián đoạn quá trình thi công nếu dự trữ thiếu tài sản lưu động. Vì thế sử dụng tài sản lưu động một cách hiệu quả có vai trò lớn trong hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh một cách khốc liệt, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bứt phá. Là một sinh viên chuyên ngành tài chính, được đi sâu tìm hiểu bộ máy tài chính kế toán, công tác kế toán của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động và sử dụng tài sản lưu động tại công ty. Chính vì vậy, em quyết định lựa chon đề tài: “Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa”, cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu  Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tài sản lưu động và khả năng sử dụng tài sản lưu động trong công ty.  Phân tích, đánh giá thực trạng khả năng sử dụng tài sản lưu động của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa qua các năm gần đây, để từ đó có thể thấy được những mặt mà công ty đã đạt được cũng như những mặt còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.  Đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động của công ty trong những năm tới.
  • 6. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của Khóa Luận, đối tượng và phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu một số vấn đề cơ sở lý luận về khả năng sử dụng tài sản lưu động trong công ty. Nghiên cứu thực trạng khả năng sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng tài sản lưu động của công ty trong những năm tới. 4. Kết cấu khóa luận Ngoài lời mở đầu và kết luận thì chuyên đề gồm 3 phần chính: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về khả năng sử dụng tài sản lƣu động của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng khả năng sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa Thang Long University Library
  • 7. 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tài sản lưu động của doanh nghiệp 1.1.1. Khái quát về doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Xét trên khía cạn lý thuyết tài chính, doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu. Ở Việt Nam, theo Luật doanh nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chứ kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh – tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. 1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được phân loại như sau:  Theo bản chất kinh tế của của chủ sở hữu Bộ môn Kinh tế vi mô chia các tổ chức doanh nghiệp ra làm 3 loại hình chính dựa trên hình thức và giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu:  Doanh nghiệp tư nhân (Proprietorship).  Doanh nghiệp hợp danh (Partnership).  Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn (Corporation). Thông thường doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn lại chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh thu, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn như sản xuất hàng hóa, tài chính,… Số liệu thống kê ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2008 cho thấy số lượng doanh nghiệp tăng nhanh từ khoảng 11 vạn lên hơn 20 vạn, trong đó tỷ trọng doanh nghiệp tư nhân giảm dần từ khoảng hơn 30% xuống hơn 20%, trong khi tỷ trọng doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ hơn 57% lên 67%. Tỷ trọng doanh nghiệp hợp danh không đáng kể.
  • 8. 8  Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:  Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.  Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.  Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.  Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.  Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài 1996 chưa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định.  Căn cứ vào chế độ trách nhiệm Căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại các doanh nghiệp thành có chế độ trách nhiệm vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn.  Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó. Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh công ty hợp danh. Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp dan đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp Thang Long University Library
  • 9. 9 tư nhân và công ty hợp danh. Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp.  Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn cụ thể gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định 101/2006/NĐ-CP. Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi sốp vốn đã góp vào doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp. Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành viên/chủ sở hữu công ty.  Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân Theo tiêu thức này, doanh nghiệp được phân thành các loại:  Doanh nghiệp nông nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra những sản phẩm là cây, con. Hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.  Doanh nghiệp công nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng những thiết bị máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm. Trong công nghiệp có thể chia ra: công nghiệp xây dựng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử v.v...  Doanh nghiệp thương mại: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng tức là thực hiện những dịch vụ mua vào và bán ra để kiếm lời.. Doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức dưới hình thức buôn bán sỉ hoặc buôn bán lẻ và hoạt động của nó có thể hướng vào xuất nhập khẩu.  Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ càng được phát triển đa dạng, những doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đã không ngừng phát triển nhanh chóng về mặt số lượng và doanh thu mà còn ở tính đa
  • 10. 10 dạng và phong phú của lĩnh vực này như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn, y tế v.v....  Căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp: Theo tiêu thức quy mô, các doanh nghiệp đước phân làm ba loại:  Doanh nghiệp quy mô lớn.  Doanh nghiệp quy mô vừa.  Doanh nghiệp quy mô nhỏ. Để phân biệt các doanh nghiệp theo quy mô như trên, hầu hết ở các nước người ta dựa vào những tiêu chuẩn như:  Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp.  Số lượng lao động trong doanh nghiệp.  Doanh thu của doanh nghiệp.  Lợi nhuận hàng năm. Trong đó tiêu chuẩn tổng số vốn và số lao động được chú trong nhiều hơn, còn doanh thu và lợi nhuận được dùng kết hợp để phân loại. Tuy nhiên, khi lượng hóa những tiêu chuẩn nói trên thì tùy thuộc vào trình độ phát triển sản xuất ở mỗi quốc gia, tùy thuộc từng ngành cụ thể, ở các thời kỳ khác nhau mà số lượng được lượng hóa theo từng tiêu chuẩn giữa các quốc gia không giống nhau 1.1.2. Tài sản lưu động của doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm tài sản lưu động Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp cần trang bị cho mình đầy đủ ba yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu lao động, và sức lao động nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có tài sản lưu động, lượng tiền cung ứng trước để thỏa mãn nhu cầu về tài sản lưu động. Tài sản lưu động được luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán có tính thanh khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ hàng tồn kho. Có thể nói rằng tài sản là tất cả những nguồn lực kinh tế mà đơn vị kế toán nắm giữ, sử dụng vào các hoạt động của đơn vị, thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:  Đơn vị có quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát và sử dụng trong thời gian dài;  Có giá phí xác định;  Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng các nguồn lực này. Thang Long University Library
  • 11. 11 Do vậy, ta có thể hiểu tài sản lưu động của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc một năm. Tài sản lưu động của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật dưới dạng đầu tư ngắn hạn hoặc cá khoản nợ phải thu. Tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác. 1.1.2.2. Đặc điểm của tài sản lưu động Việc quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung cuả doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải biết rõ số lượng, giá trị mỗi loại tài sản lưu động là bao nhiêu cho hợp lý và đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. Tài sản lưu động của doanh nghiệp không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ - sản xuất - lưu thông quá trình này gọi là quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tài sản lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh tài sản lưu động lại thay đổi hình thái biểu hiện. Tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Như vậy, sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì tài sản lưu động hòa thành 1 vòng chu chuyển. Tài sản lưu động là một phần không thể thiếu và được luân chuyển thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh với tư cách là đối tượng lao động hoặc tư liệu lao động góp phần duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và không bị gián đoạn. Tài sản lưu động thường có thời gian sử dụng ngắn thường hết một chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc dưới một năm. Tài sản lưu động được phân bố đủ trong tất cả các khâu, các công đoạn nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, ổn định tránh lãng phí và tổn thất vốn do ngừng sản xuất, không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và đảm bảo khả năng sinh lời của tài sản. Tài sản lưu động có tính thanh khoản cao dễ dàng chuyển hóa từ dạng vật chất sang tiền tệ nên đáp ứng được khả năng thanh toán của doanh nghiệp mà không chịu chi phí lớn. Tuy nhiên, điều này lại gây khó khăn cho quản lý, chống thất thoát. Không như đầu tư vào tài sản cố định, các khoản đầu tư cho tài sản lưu động thường có thể hủy bỏ bất cứ thời điểm nào mà không phải chịu chi phí tốn kém. Điều đó có được là do, tài sản lưu động phải đáp ứng nhanh chóng sự biến động của doanh số và sản xuất. Đổi lại, tài sản lưu động thường chịu sự lệ thuộc khá nhiều vào những dao động mang tính mùa vụ và chu kỳ trong kinh doanh.
  • 12. 12 1.1.2.3. Phân loại tài sản lưu động Trong quá trình quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có sự phân loại những tài sản lưu động mà mình có tùy theo yêu cầu quản lý và những tính chất vận động của tài sản lưu động, từ đó có những phương pháp quản lý phù hợp, mang lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng.  Phân loại theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn Dựa theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, tài sản được chia thành 3 loại:  Tài sản lưu động trong khâu dự trữ: là toàn bộ tài sản lưu động tồn tại trong khâu dự trữ của doanh nghiệp mà không tính đến hình thái biểu hiện của chúng, bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu tồn kho, công cụ dụng cụ trong kho, hàng gửi gia công, trả trước cho người bán.  Tài sản lưu động trong khâu sản xuất: là toàn bộ tài sản lưu động tồn tại trong khâu sản xuất của doanh nghiệp bao gồm: giá trị bán thành phẩm, các loại chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, các khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất…  Tài sản lưu động trong khâu lưu thông: là toàn bộ tài sản lưu động tồn tại trong khâu lưu thông của doanh nghiệp, bao gồm: thành phẩm tồn kho, hàng gửi bán, các khoản nợ phải thu khách hàng… Cách phân chia này giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định được từng nhân tố ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển tài sản lưu động để đưa biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chúng một cách hợp lý. Đặc biệt tại khâu lưu thông khi tỷ trọng tài sản lưu động trong khâu này tăng lên có nghĩa là doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn.  Phân loại theo tính thanh khoản Dựa theo tính thanh khoản, tài sản lưu động được chia làm 5 loại:  Tiền bao gồm tiền gửi ngân hàng là toàn bộ số tiền doanh nghiệp gửi tại các ngân hàng, kho bạc nhà nước và các tổ chức tài chính. Tiền gửi ngân hàng phục vụ cho việc thanh toán của doanh nghiệp trở nên thuận tiện hơn. Ngoài ra, còn tránh được việc mất mát cũng như được hưởng một khoản lãi. Tiền đang chuyển đây là khoản tiền doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc, các tổ chức tài chính nhưng chưa nhận được giấy báo có.  Hàng tồn kho: Là những tài sản được giữ để bán trong quá trình kinh doanh hoặc những nguyên vật liệu đang trong quá trình sản xuất dở dang. Hàng tồn kho bao gồm: Hàng mua về để bán, thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán, nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tồn kho, dự phòng hàng tồn kho giảm giá, sản phẩm kinh doanh dở dang. Thang Long University Library
  • 13. 13  Các khoản phải thu: Đây là các khoản mà doanh nghiệp bị tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác chiếm dụng. Các khoản này bao gồm: Phải thu khách hàng, ứng trước cho người bán, phải thu khác, dự phòng khoản phải thu khó đòi.  Đầu tư tài chính ngắn hạn: bao gồm các chứng khoán ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn khác, các khoản dự phòng đầu tư ngắn hạn… Đây là nguồn tài sản vừa có tính thanh khoản cao, vừa có tính sinh lời. Khi có nhu cầu thanh toán mà tiền không đáp ứng đủ thì doanh nghiệp sẽ bán các chứng khoán này.  Tài sản lưu động khác: bao gồm tạm ứng, chi phí trả trước và thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn…. Đây là cách phân loại dựa trên khả năng huy động cho việc thanh toán và được thể hiện rõ ràng trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ các khoản mục trên trong bảng cân đối kế toán. Vì vậy, các doanh nghiệp xác định được chính xác cách phân loại, phù hợp với mình sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn, có ưu thế trong việc gìn giữ và quản lý, sử dụng tài sản.  Phân loại theo hình thái biểu hiện  Tài sản bằng tiền: các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…;  Tài sản bằng vật tư hành hoá: là những tài sản được biểu hiện dưới hình thái như hàng tồn kho, nguyên vật liệu.  Cách đánh giá này cho doanh nghiệp biết cơ cấu dự trữ các khoản mục, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và có các giải pháp điều chỉnh hợp lý. 1.1.2.4. Vai trò tài sản lưu động Tài sản lưu động luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể kinh doanh, sản xuất thuận lợi dù đó là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay lĩnh vực thương mại dịch vụ. Hoạt động của bất kỳ doanh nhiệp nào cũng không thể không có tài sản lưu động. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài tài sản dài hạn như máy móc, nhà xưởng,… doanh nghiệp còn bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu… phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tài sản lưu động giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được vận hành một cách liên tục, không bị gián đoạn. Trong sản xuất, tài sản lưu động giúp cho doanh nghiệp sản xuất thông suốt, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, tài sản lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng đơn đặt hàng của khách và nhu cầu tiêu thụ nhịp nhàng.
  • 14. 14 Tài sản lưu động giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán, khi duy trì ở một mức độ hợp lý nó đem lại cho doanh nghiệp những lợi thế nhất định như được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán… Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tài sản lưu động giúp doanh nghiệp tạo dựng được mối quan hệ mật thiết với khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn và thân thuộc thông qua chính sách tín dụng thương mại. Thời gian luân chuyển tài sản lưu động khiến cho công việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động luôn diễn ra thường xuyên, liên tục. Với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển tải sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp là nhu cầu tất yếu. 1.1.2.5. Cấu thành tài sản lưu động của doanh nghiệp Kết cấu tài sản lưu động phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa từng bộ phận tài sản lưu động trên tổng số tài sản lưu động của doanh nghiệp. Do đó, cần phân tích kết cấu tài sản lưu động để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản của doanh nghiệp trong các giai đoạn luân chuyển, xác định trọng điểm quản lý tài sản lưu động và tìm ra các biện pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong từng trường hợp cụ thể. Kết cấu tài sản lưu động gồm 4 phần:  Vốn bằng tiền: Gồm các khoản tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ lượng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp càng lớn. Bản thân tiền mặt là loại tài sản không có lãi, nhưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc nắm giữ và dự trữ tiền mặt tại công ty là điều hết sức quan trọng bởi đây là loại tài khoản có tính thanh khoản cao, dễ dàng lưu thông. Do đó việc năm dự trữ tiền mặt của doanh nghiệp mang tới nhiều lợi ích như: gia tăng khả năng thanh toán nhanh khi mua hàng hóa, dịch vụ, nguyên vật liệu đầu vào; giúp doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội thuận lợi trong kinh doanh, nhanh chóng chớp thời cơ khi có cơ hội… Vì vậy, chỉ tiêu tiền trong tài sản lưu động của doanh nghiệp cần được duy trì ở mức vừa phải;  Các khoản phải thu: Bao gồm các khoản phải thu khách hàng, ứng trước cho người bán… Là các khoản chưa thanh toán của các tổ chức, các nhân với công ty. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để khuyến khích người mua, tăng tiêu thụ, các doanh nghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu. Việc áp dụng phương thức này có thể làm cho doanh nghiệp tăng thêm các chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu nợ, chi phí rủi ro… Bên cạnh đó, việc tăng các khoản phải thu giúp doanh thu bán hàng tăng, giảm hàng tồn kho cũng như các chi phí dự trữ, hạn chế hao mòn vô hình… Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ những chính sách áp dụng cho các khoản phải thu để hạn chế được nhiều chi phí nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận. Thang Long University Library
  • 15. 15  Hàng tồn kho: Gồm hàng đi mua trên đường, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,… Chỉ tiêu này phản ánh tình hình, chính sách quản lý công tác bán hàng cũng như quá trình tiêu thụ sản phẩm. Việc quản lý hàng tồn kho với lượng dự trữ đúng mức trong mỗi doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, quản lý tốt sẽ giúp quá trình sản xuất của doanh nghiệp được liên tục, không bị gián đoạn; đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài sản lưu động;  Tài sản lưu động khác: Bao gồm tiền tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí phải trả, các khoản thế chấp, ký quỹ ký cược ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn… Đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lưu động nhưng cũng phản ánh phần nào khả năng sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Ngoài các chỉ tiêu vốn bằng tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho, doanh nghiệp cần dùng một phần vốn để chi trả một số khoản chi phí cần trả trước hoặc mang đi đầu tư vào các công cụ tài chính với mục tiêu sinh lời. Các khoản đầu tư ngắn hạn còn có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt ngay khi doanh nghiệp cần đáp ứng. Điều này giúp cho doanh nghiệp sinh lợi tốt hơn, chủ động hơn trong việc đảm bảo nhu cầu thanh toán. 1.2. Khả năng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp Theo các chuyên gia và các nhà kinh tế đánh giá thì hiệu quả được coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định. Như vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và hiệu quả được xem xét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được xem xét dưới quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu. Mục tiêu chung của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm, quản trị kinh doanh sản xuất có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại trên thị trường. Để đạt được hiệu quả đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhiều cố gắng và có những chiến lược, sách lược hợp lý từ khâu sản xuất cho đến khi sản phẩm được đến tay người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề sống còn doanh nghiệp cần quan tâm là tính hiệu quả. Hiệu quả kinh tế là kết quả tổng hợp của một loạt các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của các bộ phận, là một phạm trù đánh giá trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh, tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu với tổng chi phí thấp nhất. Do đó, hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu cao nhất với mức tài sản hợp lý
  • 16. 16 (tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa chi phí). Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là yêu cầu tất yếu, quan trọng của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của doanh nghiệp  Tốc độ luân chuyển tài sản lưu động.  Số lần luân chuyển tài sản lưu động(L): Phản ánh số vòng quay tài sản lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). L = M / Vbq Trong đó: L : Số lần luân chuyển tài sản lưu động trong năm. M : Tổng mức luân chuyển tài sản lưu động trong năm. Vbq : Vốn lưu đông bình quân trong năm.  Kỳ luân chuyển tài sản lưu động(K): Phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay tài sản lưu động. K = L 360 Hay: K = M 360xVbq Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ tài sản lưu động càng được sử dụng có hiệu quả. Trong các công thức trên, tổng mức luân chuyển vốn (M): phản ánh tổng giá trị vốn tham gia luân chuyển thực hiện trong năm của công ty. Nó được xác định bằng tổng doanh thu mà công ty thực hiện trong năm trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu. Thang Long University Library
  • 17. 17 Số tài sản lưu động bình quân trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân số tài sản lưu động trong từng quý hoặc tháng. Công thức tính như sau: Vbq = Vq1 +Vq2 + Vq3 + Vq4 4 Hay: Vbq = Vđq1/2+Vcq1+Vcq2+Vcq3+Vcq4/2 4 Trong đó: Vbq : Tài sản lưu động bình quân năm. Vq1, Vq1, Vq3, Vq4 : Tài sản lưu động bình quân các quý 1, 2, 3, 4. Vđq1 : Tài sản lưu động đầu quý 1. Vcq1, Vcq2, Vcq3, Vcq4 : Tài sản lưu động cuối quý 1, 2, 3, 4.  Mức tiết kiệm tài sản lưu động Mức tiết kiệm tài sản lưu động số tài sản lưu động công ty tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn. Công ty càng tăng được vòng quay tài sản lưu động thì càng có khả năng tiết kiệm được tài sản lưu động, càng nâng cao được khả năng sử dụng tài sản lưu động. Công thức xác định số tài sản lưu động tiết kiệm như sau: Vtk = 360 M1 x (K1 - K0) Hoặc: Vtk = 1 1 L M - 0 1 L M Trong đó: Vtk : Tài sản lưu động tiết kiệm. M : Tổng mức luân chuyền vốn năm kế hoạch. L0, L : Số lần luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch. K0, K1 : Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo và năm kế hoạch.
  • 18. 18  Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động = Tài sản lưu động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh: 1 đồng tài sản lưu động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần và chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.  Mức đảm nhiệm tài sản lưu động (Hàm lượng tài sản lưu động) Số tài sản lưu động bq trong kỳ Mức đảm nhiệm tài sản lưu động =  doanh thu thuần thực hiện trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số tài sản lưu động cần có để tạo được 1 đồng doanh thu thuần, nó phản ánh khá rõ ràng trình độ sử dụng tài sản lưu động của công ty.  Mức doanh lợi tài sản lưu động Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng tài sản lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế) thu nhập công ty. Lợi nhuận trước thuế (sau thuế) TNDN Mức doanh lợi TSLĐ = TSLĐ bình quân năm kế hoạch  Vòng quay dự trữ, tồn kho Giá vốn hàng bán Vòng quay dự trữ, tồn kho = Hàng tồn kho bình quân trong kỳ Hàng tồn kho bình quân là bình quân số học của vật tư, hàng hóa dự trữ đầu và cuối kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh số lần hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty càng có hiệu quả. Qua chỉ tiêu này giúp nhà quản trị tài chính xác đúng mức dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý trong chu kỳ sản xuất kinh doanh. Từ số vòng quay hàng tồn kho sẽ suy ra được số ngày một vòng quay hàng tồn kho Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho Thang Long University Library
  • 19. 19  Vòng quay các khoản phải thu Được xác định bằng công thức sau: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển nợ phải thu trong một kỳ thường là một năm. Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng được rút ngắn, khả năng sử dụng tài sản lưu động càng cao.  Kỳ thu tiền trung bình Công thức xác định: Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu x 360 Doanh thu thuần = 360 Vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền trung bình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : chính sách tiêu thụ, đặc điểm của sản phẩm, công tác quản lý thu hồi tiền hàng, thái độ chấp hành kỷ luật thanh toán của khách hàng … Khoản phải thu từ khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của công ty. Kỳ thu tiền trung bình phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của công ty kể từ khi xuất hàng bán đến khi thu được tiền hàng. Kỳ thu tiền bình quân thường so sánh với số liệu kỳ trước hoặc số trung bình của ngành. Kỳ thu tiền quá dài so với công ty trong ngành sẽ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi. Tuy nhiên công ty rút ngắn kỳ thu tiền bình quân nhưng vẫn phải đảm bảo sự tăng trưởng của doanh thu.  Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Công thức xác định khả năng thanh toán nợ ngắn hạn như sau: Tổng tài sản lưu động Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Khi hệ số này nhỏ hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là thấp và ngược lại khi hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 cho thấy công ty có khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
  • 20. 20  Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho.  Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán tức thời (thanh toán ngay) các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số này càng cao chắc chắn phản ánh năng lực thanh toán nhanh của doanh ngiệp tốt thật sự. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tổng số nợ ngắn hạn 1.3. Nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 1.3.1. Nhân tố chủ quan  Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp đó, điều này thể hiện qua các mặt sau:  Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại, dịch vụ là khác nhau. Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thường đầu tư vào tài sản lưu động nhiều hơn so với doanh nghiệp sản xuất. Sự cân đối giữa tài sản lưu động và tài sản cố định sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản trong đó có tài sản lưu động.  Đặc điểm của sản phẩm: Doanh nghiệp có sản phẩm khác nhau sẽ có các đối tượng khách hàng khác nhau, dẫn đến chính sách tín dụng thương mại khác nhau, từ đó tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn cũng khác nhau. Nếu công ty có khách hàng là những công ty bán buôn, công ty phân phối thì sẽ bị chiếm dụng nhiều, ngược lại khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng thì vốn bị chiếm dụng ít hơn. Nếu là sản phẩm là hàng hóa có giá trị lớn, thời gian sản xuất kéo dài, thì giá trị hàng tồn kho cũng sẽ lớn.  Trình độ công nghệ: Sử dụng công nghệ hiện đại thì sẽ tiết kiệm được chi phí, chu kì sản xuất kinh doanh được rút ngắn, sản phẩm có chất lượng cao, dễ tiêu thụ, nâng cao vòng quay vốn hàng tồn kho. Ngược lại, nếu doanh nghiệp sử dụng công Thang Long University Library
  • 21. 21 nghệ lạc hậu sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng chi phí sản xuất, kéo dài chu kì sản xuất…  Trình độ nguồn nhân lực Con người là nhân tố quan trọng nhất trong bất kì hoạt động nào. Đây là yếu tố quyết định, có quyết định to lớn đến việc quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp. Con người là những nhân tố đưa ra những quyết định quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các chính sách quản lý tài sản lưu động. Nếu ra quyết định đúng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận và ngược lại có thể đưa doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn.  Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có hệ thống cơ sở hạ tầng (trụ sở làm việc, trụ sở, cơ sở sản xuất…) được bố trí hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động một cách hiệu quả hơn. Kho chứa hàng tốt sẽ tránh được những hao mòn không đáng có trong công tác bảo quản hàng tồn kho.  Các nhân tố về quản lý tài sản lưu động  Quản lý dự trữ hàng tồn kho Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì dự trữ là yếu tố quan trọng trong việc doanh nghiệp có sản xuất được ổn định hay không. Do vậy việc quản lý tồn kho dự trữ đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Để tối thiểu hóa chi phí tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, nhiên liệu thì doanh nghiệp phải xác định được số lượng vật tư, hàng hóa tối ưu mỗi lần đặt kho sao cho vẫn đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu để đảm bảo nguyên, vật liệu trong kho không bị hư hỏng, biến chất, mất mát. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xác định mức dự trữ tối ưu, công thức chung để tính quy mô dự trữ tối ưu cho doanh nghiệp là: Q*= (2D.C2) / C1 (Mô hình EOQ – Economic Odering Quantity) Trong đó: Q* : Mức dự trữ tối ưu D : Toàn bộ lượng hàng hóa cần sử dụng C1 : Chi phí lưu kho theo đơn vị hàng hóa (chi phí bốc xếp, bảo quản,…) C2 : Chi phí mỗi lần đặt hàng (chi phí quản lý và vận chuyển) Về mặt lý thuyết, người ta giả định khi nào lượng hàng hóa kì trước hết mới nhập kho hàng hóa mới, nhưng thực tế không bao giờ như vậy. Sẽ có rủi ro nếu hàng không
  • 22. 22 về kịp kho, doanh nghiệp sẽ dự trữ thêm để hạn chế rủi ro tức là đặt hàng trong khi kho vẫn còn hàng. Nhưng nếu doanh nghiệp đặt hàng quá sớm sẽ tăng lượng hàng tồn kho, phát sinh chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần xác định điểm đặt hàng hợp lý: Thời điểm đặt hàng mới = Số lượng nguyên liệu sử dụng mỗi ngày + Độ dài thời gian giao hàng Ngoài ra, ta cũng phải để ý đến lượng dự trữ an toàn, nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải số cố định mà chúng biến động không ngừng, do đó để đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần duy trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an toàn tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hóa dự trữ thêm vào lượng dự trữ tại thời điểm đặt hàng. Ngoài phương pháp quản lý dự trữ theo mô hinh đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ) một số doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng không.  Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao Quản lý tiền mặt đề cập tới sự quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ tới việc quản lý các loại tài sản gắn với tiền mặt như các loại chững khoán có khả năng thanh khoản cao. Duy trì lượng tiền mặt hợp lý có thể giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế. Các loại chứng khoản gần như tiền mặt có vai trò như một bước đệm cho tiền mặt, vì nếu số dư tiền mặt nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, nhưng khi cần thiết cũng có thể chuyển đổi chúng sang tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển sau: Thang Long University Library
  • 23. 23 Sơ đồ 1.1. Sơ đồ luân chuyển Nhìn sơ đồ trên, ta thấy được tổng quát trong quản lý tiền mặt bởi cũng như các tài sản khác, tiền mặt là một hàng hóa nhưng đây là hàng hóa đặc biệt – một hàng hóa có tính lỏng nhất định. Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn giữ tiền mặt cần thiết cho việc thanh toán hóa đơn. Do vậy, khi tiền mặt xuống thâp doanh nghiệp sẽ phải bổ sung tiền mặt bằng cách bán các chứng khoán thanh khoản cao. Chi phí cho việc lưu dữ tiền mặt ở đây chính là chi phí cơ hội, là lãi suất mà doanh nghiệp bị mất khi doanh nghiệp dùng số tiền ấy đầu tư vào một mục đích khác. Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán các chứng khoán. Khi đó áp dụng mô hình EOQ ta có lượng dự trữ tiền mặt tối ưu M*: M*= (2Mn.Cb) / i Trong đó: M* : Tổng mức tiền mặt ngân hàng hàng năm Mn : Tiền mặt thanh toán hàng năm Cb : Chi phí một lần bán chứng khoán thanh khoản i : Lãi suất Từ công thức trên cho ta thấy, nếu lãi suất càng cao thì người ta càng giữ ít tiền mặt và ngược lại, nếu chi phí cho việc bán chứng khoán càng cao họ lại càng giữ nhiều tiền mặt. Các chứng khoán thanh khoản cao Bán các chứng khoán thanh khoản cao để bổ sung cho tiền mặt Đầu tư tạm thời bằng cách mua các chứng khoán có tính thanh khoản cao Tiền mặt Dòng chi tiền mặt Dòng thu tiền mặt
  • 24. 24 Bằng việc nghiên cứu và phân tích thực tiễn, các nhà kinh tế học đã đưa ra mô hình quản lý tiền mặt để mức dự trữ luôn giao động trong một khoảng xác định. Theo mô hình này doanh nghiệp sẽ xác định mức giới hạn trên và giới hạn dưới của tiền mặt, đó là các khoản mà doanh nghiệp tiến hành nghiệp vụ mua hoặc bán chứng khoán có tính thanh khoản cao để đưa ra mực tiền mặt dự kiến. Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: Mức dao động của thu chi ngân quỹ, chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán và lãi suất Khoảng dao động (mô hình MILLer): D = 3 (3Cb.Vb) / 4i Trong đó: D : Khoảng giao động tiền mặt Cb : Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán Vb : Phương sai thu chi ngân quỹ i : Lãi suất Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau: Mức tiền mặt theo thiết kế = Mức tiền mặt giới hạn dưới + Khoản giao động tiền mặt 3 Đây là mô hình mà thực tế được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng. Khi áp dụng mô hình này, mức tiền mặt giới hạn dưới thường được lấy là mức tiền mặt tối thiểu. Phương sai của thu chi ngân quỹ được xác định bằng cách dựa vào số liệu thực tế của một quỹ trước đó để tính toán.  Quản lý các khoản phải thu Với nền kinh tế thị trường hiện nay, để thắng lợi trong cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược về sản phẩm để quảng cáo, về giá cả, và các dịch vụ mới… Trong đó, chính sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tín dụng thương mại lại là con dao 2 lưỡi, giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tạo dựng mối quan hệ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không thu hồi được nợ. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích về khả năng tín dụng của khách hàng, từ đó quyết định có nên cấp tín dụng thương mại hay không. Đây là nội dung chính của quản lý các khoản phải thu. Trước khi doanh nghiệp cấp tín dụng cho khách hàng thì công việc đầu tiên phải làm là phân tích tìn dụng khách hàng. Khi phân tích tín dụng khách hàng. Người ta Thang Long University Library
  • 25. 25 thường đề ra các tiêu chuẩn, nếu khách hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn đó thì có thể được mua chịu. Các tiêu chuẩn người ta sử dụng để phân tích tín dụng khách hàng là: Uy tín, phẩm chất của khách hàng: nói lên uy tín của khách hàng qua các lần trả nợ trước, tinh thần trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ đối với doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác. Vốn: Tiêu chuẩn này dùng để đánh giá sức mạnh tài chính của khách hàng. Khả năng thanh toán: Đánh giá các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của khách hàng và bảng dự trù ngân quỹ của họ. Thế chấp: Các tài sản mà khách hàng thế chấp để đảm bảo trả nợ. Điều kiện kinh tế: Phân tích về tiềm năng phát triển của khách hàng trong tương lai. Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, doanh nghiệp tiến hành việc phân tích các khoản tín dụng thương mại được đề nghị. Việc phân tích tín dụng đánh giá dựa trên việc tính NPV: Giá trị hiện tại dòng của đồng tiền tương lại. NPV = - [P.Q + V(Q’ – Q) + C.P’.Q’] + [(1 – r).P’.Q’]/(1 + R) Trong đó: NPV : Giá trị hiện tại ròng của lường tiền sinh ra do chuyển từ chính sách bán hàng sang chính sách trả chậm. Q, P : Sản lượng bán hàng được trong một tháng và giá đơn vị nếu khách hàng trả tiền ngay. Q’, P’ : Sản lượng và giá bán đơn vị nếu bán trả chậm C : Chi phí cho việc đòi nợ và bù đắp các khoản phải thu V : Chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản phẩm R : Doanh lợi yêu cầu thu được hàng tháng r : Tỷ lệ phần trăm của hàng bán chịu không thu được tiền Nếu NPV > 0, chứng tỏ việc bán hàng trả chậm mang lại hiệu quả cao hơn việc thanh toán ngay, có lợi cho doanh nghiệp. Do đó, khoản tín dụng được chấp nhận. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc theo dõi khoản phải thu, đây là một nội dung quan trọng trong quản lý các khoản phải thu. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi các chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường, để theo dõi các khoản phải thu ta dùng các chỉ tiêu, phương pháp, mô hình sau: Theo dõi kỳ thu tiền bình quân.
  • 26. 26 Sắp xếp “Tuổi” của các khoản phải thu theo độ dài thời gian, qua đó các nhà quản lý doanh nghiệp có thể theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn trả. Xác định số dư khoản phải thu: bằng phương pháp này doanh nghiệp có thể thấy được nợ tồn đọng của khách hàng nợ doanh nghiệp. Cùng với các biện pháp theo dõi và quản lý khác, doanh nghiệp có thể thấy được ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại và có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng khoản mục cụ thể. 1.3.2. Nhân tố khách quan  Chính sách kinh tế của nhà nước Trên cơ sở luật pháp và các chính sách kinh tế vĩ mô, nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Bất kì thay đổi nào trong chính sách hiện hành đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đền hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi nhà nước tăng thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, làm giảm nguồn chích lập các quỹ và vốn kinh doanh…. Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất cơ bản làm tăng mặt bằng lãi suất chung, làm doanh nghiệp có xu hướng giữ ít tiền mặt hơn… Những thay đổi chính sách vĩ mô khác như chính sách tiền tệ… cũng sẽ tác động mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp cần dự đoán trước được sự thay đổi của các chính sách kinh tế và đánh giá lại ảnh hưởng của các yếu tố này đến hoạt động của doanh nghiệp trong tương lại, tận dụng cơ hội từ các chính sách khuyền khích.  Tốc độ phát triển của nền kinh tế Khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, sức mua của thị trường sẽ bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng tới tình tình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít đi, lợi nhuận giảm sút. Suy thoái kinh tế sẽ khiến thị trường tiêu thụ thu hệp do sức mua của người tiều dùng. Doanh nghiệp sẽ phải chịu chung khó khăn của nền kinh tế. Những rủi ro này sẽ tác động mạnh đến doanh nghiệp, có thể dẫn đến hậu quả phá sản nếu doanh nghiệp không có những dự phòng và ứng phó kịp thời. Do đó mà doanh nghiệp phải có những dự báo cần thiết về những thay đổi của nền kinh tế, giảm thiểu rui ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thang Long University Library
  • 27. 27  Rủi ro Do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong điều kiện kinh doanh của cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế tham gia cũng cạnh tranh với nhau. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên nhiên gây ra như động đất, lũ lụt, núi lửa… mà các doanh nghiệp khó có thể lường trước được (sự thay đổi của môi trường tự nhiên).  Thị trường và cạnh tranh Thị trường ngày càng mở rộng và phát triển, có nhiều cơ hội nhưng cũng có vô vàn thách thức. Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, muốn tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải luôn có những thay đổi phù hợp, nâng cao chất lượng, hạn gia thành sản phẩm. Muốn hạ được giá thành thì nâng cao hiệu quả tài sản nói chung, và tài sản lưu động nói riêng là điều kiện cần. Dự đoán được trước nhu cầu thị trương, hiểu tâm lý khách hàng, xác định được các khách hàng mục tiêu là những bước cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất chính là điều kiện đủ. Quan tâm đến khả năng của dối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của doanh nghiệp là một bước quan trọng giúp doanh nghiệp không bị lạc lõng trong điều kiện thị trường luôn biến đổi, các doanh nghiệp luôn tự làm mới mình. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.  Tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ Khoa học công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Việc áp dụng tiến bộ khoa học ký thuật vào sản xuất sẽ làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tại ưu thế, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • 28. 28 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SỬ DỤNG TÀI SẢN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VIỆT HOA 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 2.1.1.1. Thông tin chung Tên công ty : Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa Tên tiếng anh : VIET HOA paper joint stock company Tên viết tắt : VIET HOA PAPER., JSC Trụ sở : Số nhà 33, cụm 5, ngách 124/55, Tứ Liên, Hà Nội Chủ tịch hội đồng quản trị : Nguyễn Văn Sơn Hình thức sở hữu : Công ty 100% vốn cổ phần Mã số thuế : 0100953856 Giấy phép kinh doanh số : 0103007605 Điện thoại cố định : 04 3718 5454 Fax : 04 3719 4864 Điện thoại di động : 0913 585 387 Email : giayviethoa@gmail.com 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa với tiền thân xưởng sản xuất tư doanh Tiến Lên, ban đầu xưởng sản xuất Tiến Lên thành lập với quy mô nhỏ từ ý tưởng kinh doanh xén lẻ giấy của nhóm 5 thành viên. Sau một thời gian ngắn hoạt động đến năm 1993, bằng vốn tự có xưởng đã lắp đặt một dây chuyền sản xuất giấy bao gói và vàng mã với công suất thiết kế 360 tấn/năm tại xã Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Sau 6 năm, tức đến năm 1999, đứng trước ngưỡng cửa bước qua thế kỉ mới những người lãnh đạo đã nhận định được những cơ hội và thách thức trong tương lai, đặc biệt là khả năng tiềm ẩn của thị trường giấy. Xưởng sản xuất tư doanh Tiến Lên chuyển thành công ty TNHH giấy Việt Hoa và xây dựng một xưởng in tại số nhà 33, ngách 124/55 phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội với 11 máy in nhập khẩu từ Đức, Tiệp Khắc và Nhật Bản. Đây là mốc đánh dấu quan trọng của công ty khi bước chân vào nghành sản xuất giấy. Đứng trước sự biến động của thị trường năm 2005, sức ép thị trường buộc công ty phải trở lên linh hoạt và có khả năng thích nghi cao hơn để tiếp tục đứng vững và phát triển trong nghành sản xuất giấy. Sau nhiều cuộc họp, Ban lãnh đạo công ty đã ra quyết Thang Long University Library
  • 29. 29 định Công ty TNHH giấy Việt Hoa sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần với vốn điều lệ ban đầu: 3.000.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba tỷ đồng Việt Nam). Đến ngày 10/05/2005 Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa đã chính thức được cấp giấy phép đăng kí kinh doanh số 0103007605 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Trong thời gian hoạt động hàng loạt vấn đề xuất hiện trở thành mối trăn trở cho Ban lãnh đạo nhưng giữ lập trường từ những ngày đầu thành lập, công ty đã xác định được con người chính là yếu tố quyết định tất cả thành bại. Vì vậy ngoài chú trọng vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh được với các đối thủ lớn cũng như vừa thì công ty cũng rất quan tâm đến việc cải tiến tổ chức quản lý cùng chính sách đãi ngộ công nhân. Ban lãnh đạo thường xuyên quan tâm chia sẻ những khúc mắc trong cuộc sống của công, nhân viên; nhờ những yếu tố trên mà công, nhân viên luôn nỗ lực sát cánh cùng ban lãnh đạo công ty vượt qua những khó khăn để trở thành một công ty được biết đến với sự uy tín và chất lượng trên thị trường như hiện nay. Ngoài máy móc nhập khẩu trong năm 2006, 2007 công ty đã triển khai lắp đặt được dây chuyền sản xuất giấy Pơluya, giấy Krapt, giấy Duplex và dây chuyền sản xuất giấy khăn ăn, giấy ăn và giấy vệ sinh cao cấp. Cùng với nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, Việt Hoa luôn luôn đặt ra mục đích vươn lên đỉnh cao của nghành sản xuất giấy nước ta. Vì vậy mà công ty luôn không ngừng tìm kiếm và tạo ra những sản phẩm tốt nhất để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của mỗi người dùng dù là người tiêu dùng khó tính nhất với phương châm “Giấy Việt Hoa, niềm tự hào của người Việt - Niềm vui của mỗi gia đình”. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Khái quát về nghành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa Theo giấy phép đăng kí kinh doanh, Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa được phép:  Buôn bán vật tư, máy móc và thiết bị nghành in;  Dịch vụ đóng, xén, kẻ giấy;  Dịch vụ cầm đồ;  Đại lý mua, bán và kí gửi hàng hóa;  In lưới, in bao bì, dịch vụ liên quan tới in ấn, in nhãn mác;  Kinh doanh và phát triển nhà;  Lữ hành nội địa;  Môi giới thương mại;  Sản xuất nguyên liệu giấy, sản phẩm giấy;  Sản xuất, buôn bán các sản phẩm từ nhựa;
  • 30. 30  Sản xuất hương thơm, nến và giấy làm vàng mã;  Thiết kế, tạo mẫu in. Với các thiết bị, máy móc hiện đại từ các nước có nền công nghệ tiên tiến và phát triển, các sản phẩm của Việt Hoa luôn là hàng nội địa được đánh giá chất lượng cao và đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế với các sản phẩm chính như: khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy krapt và bao bì krapt. 2.1.2.2. Quy trình hoạt động và sản xuất của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất kinh doanh chung (Nguồn: Phòng kinh doanh) Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa là công ty sản xuất hàng hóa nên có đầy đủ các đặc điểm, quy trình sản xuất như các mô hình sản xuất của các DN sản xuất khác, bao gồm 4 bước: Bước 1: Nguyên vật liệu đầu vào Nguyên vật liệu đầu vào dùng để sản xuất giấy của Việt Hoa luôn được kiểm tra trước khi nhận và trước khi mang vào sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất. Nguyên vật liệu của công ty sẽ được đối tác dùng xe tải đưa đến kho nguyên liệu của công ty và được quản lý kho kiểm tra và kí xác nhận. Các nguyên, vật liệu này sẽ được công nhân bốc dỡ mang vào kho chứa đợi đến khi cần sẽ xuất kho chuyển sang phân xưởng tham gia vào quy trình sản xuất. Bước 2: Quy trình tạo bột giấy Các nguyên, vật liệu sau khi xuất kho sẽ được phân loại và đưa đến phân xưởng. Quản lý phân xưởng sẽ kiểm tra chất lượng cùng số lượng đã đáp ứng đủ cho ngày sản xuất, sau đó công nhân sẽ đưa các nguyên vật liệu thô này đem nấu với nhiệt độ thích hợp. Các vật liệu thô sau khi được nấu sẽ được mang đi tẩy trắng rồi dùng máy băm tạo sợi phục vụ cho công việc tạo bột. Các sợi vật liệu kết hợp với hóa chất cùng hơi nước đánh tơi thủy lực thông qua các công đoạn: lọc cát nồng độ cao, sàng rung và đưa qua thiết bị cô đặc tẩy rửa, bể bọt, cuối cùng là máy nghiển đĩa để có được bột giấy trắng, mịn tốt nhất cho quá trình làm giấy. Nguyên, vật liệu đầu vào Quy trình tạo bột giấy Quy trình làm giấy Nhập kho thành phẩm và tiêu thụ Thang Long University Library
  • 31. 31 Bước 3: Quy trình làm giấy Quy trình làm giấy tuân theo các bước truyền thống. Bột giấy được thông qua hai lần sàng tinh của máy móc đi điều tiết để qua dàn lán cát làm xeo giấy rồi ép, sấy tạo ra thành phẩm. Bán thành phẩm này được phân chia đến các thiết bị khác nhau tạo ra các loại sản phẩm khác nhau như:  Giấy vệ sinh: Công nhân sẽ cài đặt kích thước cuộn giấy sau đó thiết bị sẽ tự động đưa giấy đi in hình hoa văn và phân chia khổ và cuôn lõi giấy thành lõi giấy vệ sinh. Nhờ hệ thống băng truyền đưa thành phẩm giấy cuộn ngoài lõi giấy vệ sinh, máy tự động ngắt và dao cắt đồng thời với phun hồ dán giấy khi khổ giấy đúng với kích thước được cài đặt trước trên thiết bị. Sau đó cuộn giấy được đưa qua máy cắt, chạy trên hệ thống băng truyền đến bộ phận đóng gói bao bì đã được in sẵn thành từng dây theo yêu cầu của DN.  Khăn giấy: Qua hệ thống lô máy, thành phẩm được đưa lên máy chia thành các khổ giấy khăn ăn đã được cài đặt trước trên thiết bị. Sau khi chia khổ giấy khăn ăn, hệ thống đưa qua lô in để tạo hoa văn trên khăn ăn và một bộ phận chứa hương thơm trên máy giúp tẩm hương cho giấy. Tẩm hương xong băng truyền sẽ đưa máy qua hệ thống cắt và gấp khăn rồi đưa đến bộ phận đóng gói bao bì theo thùng. Bước 4: Nhập kho thành phẩm và tiêu thụ Sau khi hoàn tất công việc đóng gói, sản phẩm sẽ được xe đẩy đưa đến kho thành phẩm, người quản lý kho sẽ nhận và kiểm kê lại số lượng nhập. Sản phẩm được sắp xếp trong kho theo từng loại đến khi xe tải đến nhận và phân phối sản phẩm đến các đại lý, siêu thị. Trước khi xuất kho, quản lý phải xác nhận lại số lượng và nhập vào theo dõi hàng ngày. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa Từ ngày thành lập đến nay, hiểu được bộ máy quản lý là đầu não giúp công ty vận hành nhịp nhàng để kết quả hoạt động kinh doanh và sản xuất đạt hiệu quả tốt nhất; ban lãnh đạo luôn luôn cố gắng từng bước, từng bước một cải thiện các phòng ban, bộ phận với sự phân công công việc cụ thể, rõ ràng nhất để guồng máy quản lý trở lên đồng bộ và hiệu quả.
  • 32. 32 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa (Nguồn: Phòng hành chính tổ chức) Ngoài ra còn một số bộ phận khác nằm ngoài sản xuất làm nhiệm vụ khác của công ty như:  Phòng tin học, quản lý chất lượng, quản lý kho, bãi… chịu sự quản lý, giám sát của trưởng phòng tài chính;  Phòng lễ tân, bảo vệ… chịu sự quản lý của trưởng phòng hành chính. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:  Tổng giám đốc Tổng giám đốc (ông) Nguyễn Văn Sơn:  Chủ tịch hội đồng quản trị cũng là người quản lý cấp cao nhất của công ty;  Người đại diện pháp lý của công ty, người chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ mọi hoạt động của DN, điều hành, quản lý, xử lý các hoạt động hàng ngày của và là đại diện cho quyền lợi của toàn bộ nhân viên trong công ty; Thang Long University Library
  • 33. 33  Người đưa ra các đường lối, phương hướng, chính sách hoạt động của công ty hiện tại và tương lai.  Phó tổng giám đốc Tham mưu cho giám đốc về các công việc điều hành, tuyển dụng, cơ chế hoạt động và xây dựng các kế hoạch hàng năm, chiến lược phát triển công ty trong tương lai. Phân công nhiệm vụ, chức trách cho nhân viên và thay mặt tổng giám đốc điều hành hoạt động của công ty khi được ủy quyền.  Phòng kế toán tài vụ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc. Có chức năng cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động tài chính của công ty giúp tổng giám đốc điều hành, quản lý và đưa ra các quyết định hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trách nhiệm của phòng kế toán:  Phản ánh đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn hiện có và sự vận động, huy động tài sản, nguồn vốn của công ty nhằm quản lý, bảo vệ tài sản cũng như sử dụng hiệu quả tài sản và nguồn vốn để nâng cao tính chủ động trong kinh doanh của DN;  Phản ánh toàn bộ các hoạt động thu chi trong quá trình sản xuất, kinh doanh giúp phòng kinh doanh có những quyết định lựa chọn đầu tư, huy động vốn, mua và bán hàng… đạt được hiệu quả cao nhất;  Tính toán và có nhiệm vụ phát lương cho các nhân viên khác;  Tính toán, kiểm tra và chịu mọi trách nhiệm chấp hành nộp thuế theo quy định của nhà nước.  Phòng kế hoạch kinh doanh Nghiên cứu, phân tích, xác định nhu cầu, xu hướng thị trường và báo cáo lên ban quản trị. Giúp ban giám đốc xây dựng, triển khai, thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm theo phương hướng, quyết định của tổng giám đốc. Lập kế hoạch mua bán vật tư, nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch phân phối sản phẩm, bán hàng và tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
  • 34. 34  Phòng hành chính tổng hợp Lên kế hoạch, thực hiện tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công ty. Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự. Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và chiến lược của công ty. Quản lý nhân sự, theo dõi hoạt động của nhân viên và đưa ra các quy chế khen thưởng khuyến khích người lao động để đạt được hiệu quả sản xuất cao nhất.  Bộ phận sản xuất Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất của phân xưởng mình phụ trách và báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc. Phân xưởng sản xuất thực hiện quá trình sản xuất, hoàn tất công việc theo đúng thời hạn để giao sản phẩm cho khách hàng. 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Tình hình hoạt động của một công ty được thể hiện rõ nhất trong hệ thống bảng khai, sổ sách và báo cáo tài chính của nó. Đặc biệt, qua các báo cáo tài chính, những người quan tâm như các nhà đầu tư hay nhà quản lý có thể dễ dàng tìm thấy được những thông tin tài chính quan trọng bên trong doanh nghiệp. Biểu đồ 2.1. Mức biến động tổng doanh thu của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa năm 2011, 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 40000 45000 50000 55000 60000 65000 70000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Thang Long University Library
  • 35. 35 Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 50,607.73 46,916.16 65,489.95 (3,691.57) (7.29) 18,573.79 39.59 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 11.63 312 0 300.37 26.82 (312) (100.00) 3.Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 50,596.10 46,915.85 65,489.95 (3,680.25) (7.27) 18,574.10 39.59 4.Giá vốn hàng bán 44,752.37 39,752.88 56,225.41 (4,999.49) (11.17) 16,472.53 41.44 5.Lợi nhuận gộp 5,843.73 7,162.97 9,264.54 1,319.24 22.58 2,101.57 29.34 6.Doanh thu hoạt động tài chính 427.73 310.26 362.79 (117.47) (27.46) 52.53 16.93 7.Chi phí tài chính 521.36 56.18 109.94 (465.18) (89.22) 53.76 95.69 Trong đó chi phí lãi vay 323.12 46.75 0 (276.37) (85.53) (46.75) (100.00) 8.Chi phí bán hàng 1,414.70 1,566.02 1,915.55 151.32 10.70 349.53 22.32 9. Chi phí quản lý công ty 2,487.83 2,225.64 1,827.32 (262.19) (10.54) (398.32) (17.90) 10.Lợi nhuận thuần từ HĐKD 2,508.09 3,841.39 5,114.01 1,333.30 53.16 1,272.62 33.13 11.Thu nhập khác 434.65 230.61 237.35 (204.04) (46.94) 6.74 2.92 12.Chi phí khác 6.72 105.42 92.89 98.70 15.69 (12.53) (11.89) 13.Lợi nhuận khác 427.93 125.19 144.49 (302.74) (70.75) 19.30 15.42 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2,936.03 3,750.58 5,258.51 814.55 27.74 1,507.93 40.21 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 760.43 791 1,355.40 30.57 4.02 564.40 71.35 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 2,175.59 2,959.59 3,903.11 784.00 36.04 943.52 31.88 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa năm 2011, 2012, 2013)
  • 36. 36 Qua biểu đồ mức biến động tổng doanh thu và bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty qua 3 năm có sự biến động. Năm 2012 giảm 3 tỷ 692 triệu đồng tương ứng 7,29% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do các khoản giảm trừ doanh thu tăng 300.37 triệu đồng tương ứng tăng 26,82% so với năm 2011, giá vốn hàng bán giảm 4 tỷ 999.49 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên tới 65 tỷ 489.95 triệu đồng, tăng 18 tỷ 574 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ 39,6%. Nhìn chung năm 2013 tăng nhiều do công ty đã có các hoạt động quảng cáo về sản phẩm cũng như hiểu rõ hơn về thị hiếu của khách hàng. Doanh thu thuần năm 2012 giảm 3 tỷ 680.25 triệu đồng tương ứng giảm 7,27% so với năm 2011, nhưng lợi nhuận gộp của công ty vẫn tăng do các khoản giảm trừ doanh thu giảm. Lợi nhuận gộp năm 2012 đạt 7 tỷ 162.97 triệu đồng, tăng 1 tỷ 319.24 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tỷ lệ 22,58%. Còn năm 2013 giá vốn hàng bán là 56 tỷ 225.41 triệu đồng, tăng 16 tỷ 472.53 đồng tương ứng tỷ lệ 41,44% so với năm 2012. Mà giá vốn hàng bán năm 2012 so với năm 2011 giảm 4 tỷ 999.48 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 11,17%. Do năm 2012 giá vốn hàng bán tăng mạnh nên lợi nhuận kinh tế vẫn tăng đều qua các năm. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2012 giảm 117.47 triệu đồng tương ứng giảm 27,46% so với năm 2011, nhưng chi phí tài chính năm 2012 giảm 465.18 triệu đồng tương ứng giảm 89,22% đã làm lợi nhuận kinh doanh thay đổi quy mô. Tuy nhiên chi phí tài chính không phải là chi phí lãi vay, chi phí lãi vay phải trả năm 2012 giảm so với năm 2011 là 276.37 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 85,53%. Điều đó cho thấy công ty sử dụng vốn cao. Còn năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính là 362.79 triệu đồng, tăng 52.53 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 16,93% so với năm 2012. Từ đó, ta thấy rằng doanh thu hoạt động tài chính đều giảm qua các năm, do nền kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Chi phí bán hàng năm 2012 tăng 151.27 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 10,69% so với năm 2011, đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng do chi phí lãi vay giảm 276.33triệu đồng, chi phí bán hàng tăng nếu không có khoản chi lãng phí bất hợp lý thì điều đó sẽ làm gia tăng doanh thu bán hàng. Còn năm 2013 chi phí bán hàng là 1 tỷ 915.55 triệu đồng, tăng 349.53 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 22,31% so với năm 2012. Từ đó ta thấy chi phí bán hàng qua các năm đều tăng do công ty ngày càng triển khai các kế hoạch marketing về sản phẩm cũng như quảng bá thêm về công ty trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Thang Long University Library
  • 37. 37 Chi phí quản lý DN năm 2012 giảm 262.19 triệu đồng tương ứng 10,54% so với năm 2011, còn năm 2013 giảm 398.32 triệu đồng tương ứng giảm 17,8% so với năm 2012. Từ đó, cho ta thấy chi phí quản lý doanh ngiệp qua các năm cũng giảm dần, do nền kinh tế có nhiều sự biến động cũng như các chính sách của nước ta nhằm cải thiện nền kinh tế đang gặp khó khăn, chi phí quản lý DN giảm góp phần làm cho lợi nhuận của công ty tăng. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 2 tỷ 959.58 triệu đồng, tăng 783.98 triệu đồng tương ứng 36,03% so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty đã nỗ lực mở rộng thị trường, thay đổi cơ cấu quản lý hợp lý, mở rộng phân phối ra các tỉnh trên cả nước. Nhận xét: Nhìn chung, trong ba năm trở lại đây tư năm 2011 đến năm 2013 mọi chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, tài sản lưu động của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa đều tăng ,sở dĩ như vậy do sự biến đổi của nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới thì một phần do công tác quản lý của công ty và định hướng phát triển của công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần đi sâu xem xét, đánh giá thị trường để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, và những giải pháp phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế đang diễn biến phức tạp như hiện nay, cần nâng cao chất lượng sản phẩm, xem xét già soát lại chi phí nhằm tiết kiệm chi phí, tăng thêm lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của công ty. Nâng cao khả năng sử dụng tài sản, đầu tư đổi mới cách thức quản lý, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. 2.1.4.2. Bảng cân đối kế toán qua các năm tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của công ty tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Số liệu trên bảng cấn đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có theo cơ cấu tài sản – nguồn vốn và cơ cấu hình thành các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh.Qua Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa từ năm 2011 – 2013 ta thấy: Tổng tài sản của công ty qua các năm tăng dần, điều đó cho thấy DN đầu tư có hiệu quả và đang thực hiện mở rộng hơn nữa các mối quan hệ kinh doanh. Công ty đang trên đà tăng trưởng. Tổng nguồn vốn cũng tăng qua các năm cũng tăng dần cho thấy chính sách tài trợ của công ty là sử dụng nguồn vốn của bản thân và tình hình tài chính của công ty được cải thiện.
  • 38. 38 2.2. Thực trạng sử dụng tài sản lưu động tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa 2.2.1. Thực trạng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa Là một công ty được thành lập với vốn ban đầu 100% do tư nhân làm chủ sau đó chuyển sang vốn cổ phần,trong nền kinh tế thị trường công ty đã dần dần từng bước để phát triển để hội nhập theo nền kinh tế đất nước. Đối với mỗi công ty ngoài việc làm thế nào để có vốn để tiếp tục việc sản xuất và kinh doanh của mình thì còn cần phải quan tâm đến việc số vốn đó được sử dụng như thế nào được phân bổ vào các bộ phận có liên quan ra sao. Có hiệu quả và hợp lý hay không. Phân tích tình hình huy động và sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa để ta có thể thấy được tình hình sản xất dự trữ hàng hoá cũng như lượng tiền dự trữ của công ty có đảm bảo cho hoạt động của công ty được diễn ra bình thường và đem lại hiệu quả hay không. Bảng cơ cấu tài sản lưu động cho ta thấy trong tài sản lưu động chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu ngắn hạn sau đó là tiền và các khoản tiền tương đương. Tài sản lưu động của công ty biến động qua các năm kéo theo đó là sự biến động của các chỉ tiêu. Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1 tỷ 035.96 triệu đồng tương ứng giảm 3,5% so với năm 2011 đồng thời chiếm 45,6% tỷ trọng của tài sản lưu động. TSLĐ giảm mạnh do các khoản phải thu năm 2012 giảm so với năm 2011, tỷ lệ giảm 14.29% tương ứng với số tiền là 1tỷ 035.96 triệu đồng. Nhưng đến năm 2013 các khoản phải thu tăng so với năm 2011 số tiền là 3 tỷ 061.63 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 42.24%. Tổng tài sản lưu động năm 2013 là 18 tỷ 573.98 triệu đồng , tăng so với năm 2012số tiền là 5 tỷ 199.96 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 36.34%. Cùng với sự thay đổi về quy mô tổng tài sản, cơ cấu tài sản lưu động cũng thay đổi theo. Trong ba năm liên tiếp, tài sản lưu động của công ty Cổ phần Giấy Việt hoa liên tục có sự biến động. Công ty đã giảm bớt đầu tư vào tài sản lưu động do khó khăn của thị trường cùng với đó là sự tăng lên của tài sản dài hạn, công ty đầu tư vào trang thiết bị nhiều hơn trải qua các năm nhưng một lượng không đáng kể so với quy mô tài sản của công ty. Thang Long University Library
  • 39. 39 Bảng 2.2. Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản lưu động của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn tài sản lưu động 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch 2012 so với 2011 2013 so với 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tương đối A. Tài sản ngắn hạn 14,685.43 81.7 13,623.50 69.8 18,823.46 78.2 (1,061.93) (11.90) 5,199.96 8.40 I.Tiềnvàcáckhoảntƣơngđƣơngtiền 4,810.02 32.7 4,110.28 30.2 4,544.52 24.5 (699.74) (2.50) 434.24 (5.70) II.Cáckhoảnđầutƣtàichínhngắnhạn 0 0 0 0 249.48 1.33 0.00 0.00 249.48 1.33 III. Các khoản phải thu 7,247.24 49.1 6,211.28 45.6 9,908.87 55.5 (1,035.96) (3.50) 3,697.59 9.90 1.Phải thu khách hàng 6,834.28 38.02 6,258.72 32.07 9,667.49 40.14 (575.56) (5.95) 3,408.77 8.07 2.Trả trước cho người bán 560.42 3.12 89.15 0.46 735.02 3.05 (471.27) (2.66) 645.87 2.60 3.Các khoản phải thu khác 60.26 0.34 22.23 0.11 128.24 0.53 (38.03) (0.22) 106.01 0.42 4.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (207.72) (1.16) (158.81) (0.81) (221.88) (0.92) 48.91 0.34 (63.07) (0.11) IV. Hàng tồn kho 2,573.04 17.5 2,879.99 21.1 3,677.58 19.8 306.95 3.60 797.59 (1.30) V. Tài sản lưu động 91.12 0.7 422.04 3.1 43.01 0.2 330.92 2.40 (379.03) (2.90) B. Tài sản dài hạn 3,228.83 18.3 5,322.63 30.2 5,659.94 21.8 2,093.80 11.90 337.31 (8.40) Tổng tài sản 17,973.71 100 19,516.44 100 24,083.09 100 1,542.73 0.00 4,566.65 0.00 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Giấy Việt Hoa năm 2011, 2012, 2013)
  • 40. 40 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty Cổ phần giấy Việt Hoa năm 2011, 2012 và 2013 32.70% 49.10% 17.55% 18.30% Năm 2010 Tiền Phải thu HTK TSLĐ khác 30.25% 45.60% 21.10% 30.20% Năm 2011 Tiền Phải thu HTK TSLĐ khác 24.55% 55.50% 19.80% 21.80% Năm 2013 Tiền Phải thu HTK TSLĐ khác Thang Long University Library