SlideShare a Scribd company logo
1 of 56
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG EU
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Giáo viên hƣớng dẫn
- Họ và tên: Th.SNguyễn Minh
Phương
- Bộ môn: Quản lý kinh tế
Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp
- Họ và tên: Đỗ Thị Thắm
- Mã sinh viên: 18D160329
- Lớp: K54F5
HÀ NỘI, 2021
i
TÓM LƢỢC
Ngành Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan
trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng.
Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được
đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường khó tính điển hình như EU đang
phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng loạt lô hàng thủy sản bị trả về do
không đảm bảo vệ sinh và chất lượng, cùng với đó là cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban
Châu Âu (EC) đã làm cho ngành thủy sản bị sụt giảm đáng kể. Đứng trước tình hình
đó, trong quá trình thực tập, em đã làm đề tài khóa luận “Đẩy mạnh xuất khẩu thủy
sản Việt Nam sang thị trường EU”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản, đồng thời phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường EU giai đoạn 2018 - 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, khóa luận tốt nghiệp bước
đầu xác định làm rõ một số nguyên nhân, hạn chế trong quá trình xuất khẩu thủy sản
sang EU. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang thị trường EU.
ii
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả
các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên
cứu đề tài. Trong quá trình thực tập online tại nhà, cá nhân em gặp rất nhiều khó khăn
trong việc nghiên cứu cũng như tìm tài liệu nhưng dưới sự chỉ đạo tận tình từ các thầy
cô, em đã hoàn thành tốt bài khóa luận của mình. Đồng thời, thông qua quá trình
nghiên cứu em đã có cơ hội tìm hiểu sâu về những khó khăn trong xuất khẩu thủy sản
nói riêng và xuất khẩu ở Việt Nam nói chung. Từ đó có được góc nhìn tổng quát về
tình hình xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường quốc tế.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới trường Đại học Thương mại, các thầy,
cô trong khoa Kinh tế - Luật và đặc biệt là Th.S Nguyễn Minh Phương đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa tốt nghiệp. Nhờ những lời chỉ bảo và sự
giúp đỡ nhiệt tình của cô, đề tài nghiên cứu của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên,
luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ
bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của
mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 26 tháng 12 năm 2021
Tác giả
Đỗ Thị Thắm
iii
MỤC LỤC
TÓM LƢỢC ...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii
MỤC LỤC.....................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ..................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Đối tƣợng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................2
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................2
2.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................2
4.1 Phƣơng pháp luận ..................................................................................................2
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể............................................................................3
5. Kết cấu đề tài.............................................................................................................3
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU ......................................................................5
1.1 Tổng quan về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.......................................................5
1.1.1 Khái quát chung về ngành thủy sản...................................................................5
1.1.2 Khái quát chung về xuất khẩu............................................................................6
1.1.3 Khái quát chung về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ..........................................8
1.2 Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản...............................................................9
1.2.1 Đẩy mạnh xuất khẩu mang tính quy mô..........................................................10
1.2.2 Đẩy mạnh xuất khẩu mang tính chất lƣợng....................................................11
1.2.3 Đẩy mạnh xuất khẩu mang tính hiệu quả .......................................................13
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất thủy sản sang thị trƣờng EU... 14
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá theo chiều rộng.....................................................................14
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá theo chiều sâu.......................................................................15
1.4 Các nguyên tắc và công cụ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trƣờng EU ....................................................................................................................16
1.4.1 Về nguyên tắc......................................................................................................16
1.4.2 Về công cụ ...........................................................................................................16
iv
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 và 6 THÁNG ĐÀU NĂM 2021.....19
2.1 Tổng quan thị trƣờng thủy sản EU và các nhân tố ảnh hƣờng đến đẩy mạnh
xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU....................................................................19
2.1.1 Tổng quan thị trƣờng thủy sản EU ..................................................................19
2.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang
thị trƣờng EU...............................................................................................................22
2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2018 –
2020 và 6 tháng đầu năm 2021...................................................................................24
2.2.1 Về kim ngạch xuất khẩu....................................................................................24
2.2.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu..........................................................................26
2.2.3 Về thị trƣờng xuất khẩu ....................................................................................32
2.2.4 Về hiệu quả xuất khẩu.......................................................................................33
2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản EU .....................................................34
2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc....................................................................................34
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân....................................................................................36
CHƢƠNG III: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU...............................................39
3.1 Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang
thị trƣờng EU...............................................................................................................39
3.1.1 Quan điểm phát triển.........................................................................................39
3.1.2 Định hƣớng phát triển .......................................................................................39
3.1.3 Mục tiêu thực hiện .............................................................................................41
3.2 Giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU . 42
3.2.1 Giải pháp hỗ trợ từ Nhà nƣớc...........................................................................42
3.2.2 Giải pháp từ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản .......................................43
3.3 Các Kiến nghị về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 45
KẾT LUẬN..................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................48
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU......................................24
giai đoạn 2018 – 6T 2021..............................................................................................24
Bảng 2.2: Kim ngạch các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU giai đoạn 2018 - 6T
2021...............................................................................................................................27
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường tiềm năng của
EU giai đoạn 2018 – 6T 2021 .......................................................................................32
vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.1: Lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU qua các
tháng trong năm 2020 - 2021. .......................................................................................26
Biểu đồ 2.2: Lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU
theo quý năm 2020-2021...............................................................................................28
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường EU giai đoạn 2018
– 6T 2021 ......................................................................................................................29
Biểu đồ 2.4: Lượng và kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU theo quý
năm 2020-2021..............................................................................................................30
Biểu đồ 2.5: Lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU theo quý
năm 2020-2021..............................................................................................................31
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt
ASEAN Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á
BCT Bộ Công Thương
DN Doanh nghiệp
EU (European Union) Liên minh Châu Âu
EVFTA (European-Vietnam Free Trade
Agreement)
Hiệp định thương mại tự do Liên minh
Châu Âu-Việt Nam
IUU (illegal, unreported and unregulated
fishing)
Quy định về hoạt động đánh bắt
NK Nhập khẩu
WTO (World Trade Organization) Tổ chức Thương mại thế giới
XTTM Xúc tiến thương mại
XK Xuất khẩu
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thủy sản là một trong những lĩnh vực then chốt, đóng vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế của Việt Nam. Xuất khẩu thủy mang lại nguồn ngoại tế lớn cho đất
nước và luôn nằm trong danh sách những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt
Nam, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông ngư dân và các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này. Theo dữ liệu về thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, thủy sản
chiếm khoảng 15% tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới (WITS, 2020). Trong số
các đối tác thương mại chính của Việt nam, EU nổi lên với tư cách là thị trường lớn
thứ hai của thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu
hàng thủy sản của Việt Nam. Trong giai đoạn 2014 - 2018, xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam sang thị trường EU tăng liên tục, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình
9,1%/năm (WITS). Tuy vậy, đây là một thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao nên
thời gian gần đây việc xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường này có nhiều biến động
do nhu cầu, cạnh tranh và rào cản thị trường nhập khẩu. Những khó khăn, biến động
này cản trở xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt được mức
tiềm năng. Để duy trì thị phần và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trường EU cần phải nhận biết thật đầy đủ để hiểu EU là một thị trường có tính
bảo hộ rất cao với hàng rào phi thuế quan (đặc biệt là các rào cản kỹ thuật) rất nghiêm
ngặt với những qui định chặt chẽ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam về nguồn gốc xuất
xứ vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thực
phẩm tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
Mới đây, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức
có hiệu lực, đánh dấu một bước quan trọng trên con đường hướng nền kinh tế nước
nhà tới tự do hóa thương mại và phát triển bền vững. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực
sẽ có gần 50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở 0 - 22%, trong đó phần lớn thuế
cao từ 6 - 22%, sẽ được giảm về 0% (khoảng 840 dòng thuế). Khoảng 50% số dòng
thuế còn lại có thuế suất cơ sở 5,5 - 26% sẽ được về về 0% sau từ 3 đến 7 năm. Riêng
cá ngừ đóng hộp và cá viên, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là
11.500 tấn và 500 tấn. Để tận dụng cơ hội EVFTA vượt qua thách thức tại thị trường
EU, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu sang EU
trong đó có mặt hàng thủy sản. Do vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể thực trạng
xuất khẩu thủy sản trên thị trường EU là cấp thiết. Nhận thức được vấn đề này nên em
đã lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
2
2. Đối tƣợng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường
EU
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trường EU giai đoạn 2018 – 2020 và 6 tháng đầu năm 2021.
 Đề xuất một số giải pháp giúp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường này.
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn
2018 – 2020 và 6 tháng đầu năm 2021. Đánh giá thành công, hạn chế và tìm ra nguyên
nhân dẫn tới khó khăn, rào cản khi tham gia thị trường này.
Đưa ra các đề xuất và kiến nghị giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản
Việt Nam sang thị trường EU.
3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động đẩy
mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU theo cả hai hướng chiều sâu và
chiều rộng mang tính quy mô, chất lượng và hiệu quả.
 sang thị trường EU theo chiều rộng và chiều sâu trong những năm gần đây để
từ đó đưa ra được những giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản.
 Phạm vi về không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của
Việt Nam và thị trường EU.
 Phạm vi về thời gian nghiên cứu: bài nghiên cứu đánh giá thực trạng về hoạt
động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2018 – 2020 và
6 tháng năm đầu năm 2021.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Phƣơng pháp luận
Để thực hiện nghiên cứu hiệu quả những vấn đề mà đề tài đặt ra, đề tài đã sử
dụng phương pháp luận biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là hai phương pháp chủ
đạo và xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài, để đưa ra những kết luận
đảm bảo tính khách quan, chân thực.
3
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Bên cạnh phương pháp luận, đề tài còn sử dụng các phương thức nghiên cứu cụ
thể như: phương pháp phân tích, phương pháp nghiên cứu định lượng, tổng hợp,
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp mô hình. Để
thực hiện có hiệu quả mục đích nghiên cứu, đề tài kết hợp chặt chẽ các phương pháp
này trong suốt quá trình nghiên cứu toàn bộ nội dung tiểu luận. Tùy thuộc vào từng
chương các phương pháp nghiên cứu được áp dụng sao cho phù hợp.
Chương I, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tiếp cận ngành nhằm
đánh giá tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản.
Chương II, ở phần này đề tài chú trọng đến phương pháp nghiên cứu tài liệu và
phương pháp thống kê nhằm làm rõ thực trạng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang
thị trường EU trong giai đoạn 2018 – 2021 và 6 tháng đầu năm 2021.
Ở chương III, vận dụng kết hợp các phương pháp xã hội học pháp luật, phương
pháp tổng hợp và dự báo để đưa ra phương hướng và giải pháp giúp đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản Việt Nam sang thi trường EU
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm mục đích thu thập dữ liệu thứ cấp
được thực hiện chủ yếu bằng cách đọc, ghi chép, phân loại, tổng hợp dữ liệu từ nguồn
tin tức chính thống và từ các công trình khoa học có liên quan: báo chí, kênh thời sự,
sách báo, tạp chí, các tài liệu của Bộ Công Thương, Cục quản lý cạnh tranh, Sở Công
Thương thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, các báo cáo về hoạt động xuất khẩu thủy sản
Việt Nam
 Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp số liệu
như sản lượng, giá trị và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Qua đó tính
toán được các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để phục vụ cho việc phân tích thực trạng
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 6T 2021. Các số liệu thu thập
được biểu diễn thành bảng, đồ thị, biểu đồ để thuận lợi cho việc phân tích, so sánh.
 Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ việc phân tích và so sánh các dữ liệu
đã thu thập được, sẽ rút ra được cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về hoạt động xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.
 Phương pháp so sánh: Để thấy rõ những biến đổi, biến động về giá trị, kim
ngạch xuất khẩu thủy sản qua từng năm để từ đó đưa ra các đánh giá khách quan về
thực trạng xuất khẩu.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài
có kết cấu 3 chương:
4
Chương I: Cơ sở lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường EU
Chương II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2018 – 2021 và 6 tháng đầu năm 2021
Chương III: Các đề xuất và kiến nghị về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trường EU
5
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY
SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU
1.1 Tổng quan về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
1.1.1 Khái quát chung về ngành thủy sản
a) Khái niệm ngành thủy sản
Theo giáo trình Hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản của Đại học Huế xuất
bản năm 2011 đưa ra khái niệm về thủy sản: “Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về
những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con
người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày
bán trên thị trường”.
Ngoài ra, theo Luật Thủy Sản 2017 của Quốc Hội số 18/2017/QH14 đưa ra khái
niệm về ngành thủy sản: “là ngành bao gồm các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu,
nhập khẩu thủy sản”
Theo tổng hợp trên https://tongcucthuysan.gov.vn thì ngành thủy sản được hiểu
là “ngành kinh tế bao gồm các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản và
các hoạt động dịch vụ thủy sản có liên quan. Là một ngành kinh tế sinh học, được
phân ngành thuộc ngành nông nghiệp, ra đời sớm và được nhà nước xác định là một
trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước”.
Như vậy, qua những khái niệm được đề cập ở trên thì hiện nay trên thị trường
được sử dụng phổ biến nhất có lẽ là: ngành thủy sản là ngành bao gồm các hoạt động
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế
biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản. Đây là khái niệm sát nghĩa nhất với
ngành thủy sản, người mới tìm hiểu cũng có thể nôm na hiểu được vì vậy nó được
nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi.
b) Đặc điểm của ngành thủy sản
Ngành thủy sản được xác định giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
xã hội của Việt Nam. Nó khai thác và phát triển một trong những nguồn tài nguyên có
thể tái sinh quan trọng của đất nước, những tài nguyên với tiểm năng có thể đóng góp
lớn cho các mục tiêu về tài chính, về công ăn việc làm và về đời sống xã hội. Qua đó,
nhìn một cách tổng thể có thể thấy được những đặc điểm của ngành thủy sản:
Ngành thuỷ sản là ngành vừa mang tính nông nghiệp, công nghiệp, thương mại
lại vừa chịu sự chi phối rất lớn của thiên nhiên.
Ngành thuỷ sản là ngành có năng suất và hiểu quả lao động tự nhiên cao, có tác
dụng tái sản xuất mở rộng. Có nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất đa dạng.
6
Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao.
Với tính cách là ngành sản xuất vật chất, ngành thủy sản bao gồm nhiều ngành sản
xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
như khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản.
Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất có liên quan đến việc sử dụng diện tích mặt
nước cũng như khai thác các sản phẩm có liên quan đến nước. Các sản phẩm thuỷ sản
có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được nhiều người nhiều nơi ưa chuộng.
Ngành thuỷ sản có khả năng thu hồi vốn nhanh có thể thu hoạch được sản phẩm
và tiêu thụ trong thời gian ngắn.
Ngành thuỷ sản là ngành có nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn, tạo
khả năng khai thác với quy mô lớn và con người có thể tái tạo nguồn tài nguyên này.
Sản xuất kinh doanh thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao. Hầu hết
các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt chế biến thủy sản đều đòi hỏi đầu tư ban đầu khá
lớn như đầu tư vào đào ao, giống, tàu thuyền đánh bắt. Ngoài ra, sản xuất nuôi trồng
và đánh bắt thủy sản phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên nhất là điều kiện về
thủy văn, bão, lũ.
1.1.2 Khái quát chung về xuất khẩu
a) Khái niệm về xuất khẩu
Theo Khoản 1 Điều 28 số 36/2005/QH11 Luật Thương Mại 2005 quy định về
hoạt động thương mại, theo đó “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Xuất khẩu còn được hiểu nôm na “là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc
gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể
là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc của một quốc
gia thứ ba khác” (theo https://www.gso.gov.vn)
Ngoài ra, xuất khẩu có thể hiểu đơn giản rằng: “là hoạt động bán hàng hoá ra
nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ
chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa
phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của
nhân dân”
Theo khái niệm khác, xuất khẩu được hiểu là “hoạt động đưa các hàng hoá và
dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Dưới góc độ kinh
doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia
khác. Còn dưới góc độ phi kinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại) thì
hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia”
7
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát về xuất khẩu như sau: Xuất khẩu là hoạt
động kinh doanh giữa các quốc gia và v ng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua
các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ.
Hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu
b) Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi
nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ,
tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước ta luôn coi trọng và
thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế
mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. Từ đó có thể
thấy được vai trò quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế thể hiện qua việc:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu. Xuất khẩu đem lại nguồn thu cho quốc
gia và cho doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào các lĩnh vực
khác đặc biệt là nhập khẩu, vì ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển nhu cầu
nhập khẩu máy móc và thiết bị lớn nên nhu cầu về vốn lớn.
Không chỉ vậy, xuất khẩu còn tác động làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và
phát triển sản xuất. Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ chuyển từ nền kinh tế nông
nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mà công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Do
vậy, quốc gia đó sẽ tập trung vào sản xuất những sản phẩm và cung cấp những sản
phẩm có lợi trên quy mô lớn (quy mô sản xuất công nghiệp). Điều này dẫn đến, cơ cấu
kinh tế sẽ chuyển hướng sang ngành công nghiệp (trong đó có công nghiệp xuất khẩu)
mang lại những lợi ích nhiều hơn nông nghiệp
Xuất khẩu tạo ra khả năng thị trường tiêu thụ cũng như cung cấp đầu vào cho sản
xuất nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước phục vụ nhu cầu của thị
trường.
Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm. Hoạt động xuất khẩu càng
được đẩy mạnh và không ngừng phát triển về quy mô thì sẽ càng thu hút được nhiều
lao động, như vậy xuất khẩu đã tạo việc làm cho người lao động giúp người lao động
có thu nhập chính đáng và nâng cao đời sống.
Ngoài ra, xuất khẩu còn tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển. Vì sản
xuất là chuỗi hoạt động tính móc xích với nhau cho nên phát triển của ngành này sẽ
kéo theo sự phát triển của ngành khác
Xuất khẩu còn là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
đất nước. Xuất khẩu là hoạt ra đời sớm nhất trong các hoạt động kinh tế, khi có hoạt
động xuất khẩu thì các nước sẽ có quan hệ với nhau trên cơ sở các bên đều có lợi. Do
vậy các quốc gia sẽ xây dựng các quan hệ kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động này.
8
Nói chung, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của các
quốc gia, do vậy các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác tối đa lợi
ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.1.3 Khái quát chung về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
a) Khái niệm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
Đẩy mạnh xuất khẩu ở đây theo http://moit.gov.vn được định nghĩa là “một
phương thức đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện
pháp, chính sách, cách thức của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo
ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của mặt hàng thủy sản
được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”.
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản còn được hiểu là việc “tổng hợp các biện pháp,
cách thức được sử dụng để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản nhằm gia tăng sản lượng
xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu dựa trên các
điều kiện vốn có của quốc gia, tận dụng các cơ hội của ngành hàng thế giới”
Qua những khái niệm được đề cập ở trên, ta có thể hiểu khái quát: đẩy mạnh xuất
khẩu thủy sản là một phương thức đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa mà trong đó nó bao
gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức của Nhà nước và các doanh nghiệp
xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của
mặt hàng thủy sản được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đây là khái niệm không
quá xa lạ, dễ hiểu nên được mọi người tìm kiếm và sử dụng khá nhiều ở trong ngành.
b) Tầm quan trọng của đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đối với nước ta có ý nghĩa về nhiều mặt. Đảng ta
đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu
thủy sản và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn. Có đẩy mạnh xuất khẩu,
mở cửa ra thị trường thế giới mới có điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát
triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó thấy được tầm quan
trọng của đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản:
 Đối với doanh nghiệp
Đẩy mạnh xuất khẩu giúp tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, mở rộng quy mô
và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận tốt hơn cho doanh
nghiệp.
Ngoài ra, đẩy mạnh xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế và tạo lực
cho doanh nghiệp không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế; giúp
doanh nghiệp phát triển và mở rộng quan hệ bạn hàng, đối tác; học hỏi kinh nghiệm
quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại; giúp doanh nghiệp mở rộng và đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu hàng hóa, hạn chế rủi ro khi kinh doanh trên một thị trường duy nhất.
9
 Đối với quốc gia
Đẩy mạnh xuất khẩu giúp cho các nguồn lực quốc gia được sử dụng có hiệu quả
hơn nhờ tham gia vào quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế.
Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng năng lực sản xuất, tăng mức sống của Việt Nam
nói riêng cũng như của toàn thế giới nói chung.
Đẩy mạnh xuất khẩu kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển giao công
nghệ và đầu tư giữa các quốc gia, nhờ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh
tế của các quốc gia.
Đẩy mạnh xuất khẩu đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ
của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ
môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tạo dựng môi trường thuận lợi để
phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn,
nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đẩy mạnh xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng thị trường, tranh thủ được
khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực
quan trọng khác.
Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho nguồn lực nước ta được khai
thông, tăng cường giao lưu với các nước, đúng theo đường lối đối ngoại của Đảng.
Thông qua hoạt động đẩy mạnh tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các
công nghệ mới và các sáng chế mà nước ta chưa có. Điều này cho thấy Việt Nam đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu không những mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực vốn,
tăng năng lực cạnh tranh, mà còn tăng khả năng tích lũy vốn đầu tư phát triển kinh tế -
xã hội, tạo điều kiện để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
1.2 Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU có nhiều
cách tiếp cận, nhưng về cơ bản ta hướng đến hai cách tiếp cận:
Thứ nhất, đẩy mạnh xuất khẩu theo chiều rộng. Đẩy mạnh ở đây giúp tăng nhanh
xuất khẩu mở rộng quy mô, đồng thời củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát
triển thị trường bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc
gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội
nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu theo chiều sâu. Với cách tiếp cận này, đẩy mạnh
xuất khẩu hướng đến việc chú trọng đến hiệu quả và chất lượng. Thực hiện công tác
quản lý chất lượng theo đúng quy định của nước nhập khẩu EU, chú trọng xây dựng và
10
phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và
ngoài nước.
Hiện nay, ngày càng nhiều hiệp định thương mại được ký kết đồng nghĩa với sự
ràng buộc giữa các quốc gia càng lớn. Vì thế bất kỳ sự biến động nào của thế giới cũng
có thể tác động trở lại nước ta. Nền kinh tế phải kiên trì với định hướng đẩy mạnh xuất
khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững, hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; vừa mở
rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị. Do vậy, ở đây em sử dụng kết
hợp cả hai cách tiếp cận.
1.2.1 Đẩy mạnh xuất khẩu mang tính quy mô
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường và đa
dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đây cũng là chính sách chung của Đảng và nhà nước
nhằm hỗ trợ, thực hiện đẩy mạnh sản xuất trong nước phát triển. Trong bối cảnh tình
hình kinh tế - chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, đa số các quốc gia chịu
nhiều tác động về kinh tế - xã hội do đại dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam vẫn
kiên trì thực hiện các chủ trương lớn theo Nghị quyết số 06-NQ/TW của Hội nghị TW
4 khóa XII, “Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn
định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới” nhằm “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc”. Với tinh thần hợp tác
tích cực, chủ động, Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ
đối tác chiến lược với các nền kinh tế lớn trên thế giới. Tính đến nay, Việt Nam đã ký
kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
mở rộng thị trường xuất khẩu, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng
lưới sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, việc Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương thực hiện ba FTA thế hệ mới và gần đây là việc ký kết
Hiệp định EVFTA đã thể hiện nỗ lực, quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam
trong việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường thủy sản
nói riêng. Đón đầu và tận dụng được các lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại ngay
những ngày đầu thực thi, BCT với vai trò là cơ quan đầu mối thực thi Hiệp định
EVFTA tại Việt Nam, đã chủ động triển khai nhiều dự án để chuẩn bị trong giai đoạn
trước và sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, trong đó có đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình cấp C/O, tổ chức các Hội
thảo tuyên truyền, phổ biến Hiệp định EVFTA… Thực hiện thông báo kết luận của Bộ
trưởng BCT về triển khai một số hoạt động chuẩn bị cho phê chuẩn và thực thi Hiệp
định EVFTA, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đã ký Quyết định số 42/QĐ-XNK ban
hành Kế hoạch triển khai thực thi Hiệp định EVFTA trong năm và các năm tiếp theo.
Ngoài việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, Đảng và Nhà nước đang triển
11
khai xây dựng hệ sinh thái XTTM một cách toàn diện, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp
thích ứng với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động của dịch
COVID-19. Hệ sinh thái bao gồm: Hệ thống kết nối giao thương trực tuyến nhằm kết
nối các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác có nhu cầu nhập khẩu và giữa các
doanh nghiệp với các tổ chức hỗ trợ kinh doanh nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị
trường xuất khẩu; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung; xây dựng hệ thống công nghệ
thông tin về truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng phần mềm quản lý hội chợ, triển
lãm, khuyến mại và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và xây dựng nền tảng đào tạo trực
tuyến phục vụ sản xuất, phát triển xuất khẩu. Có thể thấy, với sự nhanh nhạy trong
chuyển đổi số, linh hoạt ứng dụng các hình thức XTTM mới, BCT đã và đang đồng
hành hiệu quả cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước tận dụng cơ hội thị trường,
các hiệp định thương mại tự do và mở rộng cánh cửa cho xuất khẩu thủy sản Việt.
Việc triển khai tăng cường công tác ngoại giao phục vụ kinh tế nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu và quan hệ thương mại song phương với các quốc gia đang có chiều hướng
tích cực. Hình thành đại diện của DN, Hiệp hội ở các thị trường khu vực trọng điểm
trong đó có EU; nghiên cứu, đầu tư mở kho ngoại quan ở các nước có khoảng cách địa
lý xa Việt Nam để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Đổi mới mô hình tổ chức tạo sự
chủ động và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thương vụ, cơ quan XTTM của Việt
Nam ở nước ngoài; Tích cực phối hợp và chỉ đạo Thương vụ kịp thời thông báo, đề
xuất giải pháp ứng phó với những thay đổi tại thị trường của nước sở tại để tiếp tục
duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bền vững trong bối
cảnh mới, góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng
cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, BCT đang tiến hành triển khai xây dựng “Đề
án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030”, đồng thời tiến hành đánh giá
việc triển khai thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020, định hướng
đến năm 2030, để ban hành chiến lược xuất nhập khẩu cho thời kỳ mới. Cùng với đó,
tính toán, xây dựng kịch bản khai thác, phát triển thị trường theo các nhóm ngành hàng
có lợi thế, đặc biệt là sang các thị trường đã có Hiệp định EVFTA.
1.2.2 Đẩy mạnh xuất khẩu mang tính chất lƣợng
Ngày nay, chất lượng sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu không những là thước đo
quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các
quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chất lượng sản phẩm,
hàng hoá liên quan trực tiếp đến sự an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, tài sản và
môi trường. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, bên cạnh việc mở rộng qui mô
thị trường, Việt Nam cũng chú trọng tới chất lượng các sản phẩm xuất khẩu không đạt
12
tiêu chuẩn. Hiện nay, Việt Nam đã và đang ban hành các đạo luật chuyên ngành để
quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá khi xuất khẩu sang các nước. Nhà nước đã ban
hành Pháp lệnh, mới đây nhất là Thông tư số 17/2021/TT-BTC (Thông tư 17) về phân
loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm
tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu chính thức có hiệu lực từ ngày
12/4/2021. Ngoài ra, còn có Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 3/12/2014 công bố
danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ
thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của BCT.
Việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật trong quản lý an toàn thực phẩm thủy
sản xuất khẩu được thực hiện theo hướng tạo điều kiện tối đa cho người dân, doanh
nghiệp và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường EU.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD)
vừa cho biết, đơn vị này đang phối hợp với Tổng cục Hải quan triển khai một số qui
định nhằm chấm dứt tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bơm tạp chất làm ảnh
hưởng đến uy tín và giảm sút thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam. Theo đó,
chỉ cho phép làm thủ tục hải quan để xuất khẩu theo quy định đối với các lô hàng thủy
sản được chế biến từ cơ sở đáp ứng một trong hai điều kiện là: có tên trong danh sách
các cơ sở được công nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của
Việt Nam; có tên trong danh sách các cơ sở được phép chế biến thủy sản xuất khẩu
vào các thị trường tương ứng có yêu cầu kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn thực
phẩm thủy sản bởi NAFIQAD. Ngoài ra, định kỳ hàng quý hoặc đột xuất, các đơn vị
trực thuộc NAFIQAD sẽ tổ chức làm việc với cơ quan hải quan tỉnh, thành phố để
giám sát xác suất các lô hàng thủy sản đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất
lượng, an toàn thực phẩm tại nơi tập kết trước khi niêm phong để xuất khẩu.
Tận dụng Hiệp định EVFTA để đẩy hoạt động xuất khẩu. Cục Xuất nhập khẩu
tập trung xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Thông tư quy định về Quy tắc xuất xứ
hàng hóa trong Hiệp định EVFTA. Cục cũng nghiên cứu và trao đổi với các nước liên
quan để hướng dẫn triển khai cơ chế cộng gộp mở rộng theo EVFTA. Các hoạt động
nghiên cứu về thị hiếu, dư địa, các cam kết của EU, khả năng sản xuất trong nước…
chi tiết mặt hàng thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh và được ưu đãi nhiều về thuế
quan sẽ được thực hiện; từ đó phân tích, đánh giá cơ hội, khả năng tăng trưởng xuất
khẩu và xây dựng phương án thực hiện ngay sau khi EVFTA có hiệu lực. Đồng thời,
hiện nay Cục đã và đang tổ chức Hội nghị phổ biến Hiệp định EVFTA cho các cán bộ
làm công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) tại các Phòng Quản lý xuất nhập
khẩu khu vực, để hoạt động cấp C/O được thuận lợi.
13
1.2.3 Đẩy mạnh xuất khẩu mang tính hiệu quả
BCT cũng xác định rõ đầu tư cơ sở hạ tầng một cách bài bản để ngành thủy sản
phát triển hiệu quả và bền vững. Hơn nữa, để đáp ứng theo yêu cầu thị trường xuất
khẩu của ngành, không cách nào khác phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ
về giống, nuôi trồng, thú y phòng bệnh và bảo quản sau thu hoạch. Bên cạnh đó, Việt
Nam đang thực hiện cơ cấu lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản theo mô
hình kinh tế tuần hoàn và nâng cao giá trị. Ngành thủy sản đang quyết liệt thực hiện
Luật Thủy sản năm 2017 và các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về chống khai thác
hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU. Cùng với đó tập
trung công tác điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác; quản lý tàu cá, đảm
bảo an toàn cho người và tàu cá trên biển cũng như quản lý cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu
cần nghề cá. Tại hội nghị, các vấn đề về công tác quản lý tàu cá, cơ sở hạ tầng, dịch vụ
hậu cần nghề cá, công tác tổ chức sản xuất, khai thác thủy sản… được các đại biểu các
địa phương thảo luận, đưa ra các giải pháp cho năm 2021 và các năm tiếp theo. Hầu
hết các đại biểu đều cho rằng, ngành thủy sản đang phải đối mặt những khó khăn như:
Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, kênh phân phối sản phẩm thủy sản đứt
gãy, gián đoạn ở nhiều thị trường xuất khẩu; cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu
Âu chưa được tháo dỡ tiếp tục tác động xấu đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy
sản.
Hiện nay, việc đẩy mạnh xuất khẩu mang tính hiệu quả được đặc biệt quan tâm,
chú trọng. Đảng và Nhà nước cùng với Tổng cục Thủy sản chủ trì phối hợp với các cơ
quan liên quan và các địa phương theo dõi diễn biến thời tiết và tình hình an ninh trật
tự trên biển, kịp thời chỉ đạo và đề xuất giải pháp phù hợp hỗ trợ cho ngư dân yên tâm
sản xuất trên biển; tổ chức triển khai thực hiện các quy định và các văn bản hướng dẫn
Luật; bám sát mục tiêu Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện đồng bộ cả
03 trụ cột, gồm: khai thác, bảo tồn và nuôi trồng gắn với chế biến; chủ động xây dựng
các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện; tiếp tục rà soát, hoàn
thiện các chính sách quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, hướng
dẫn triển khai, kiểm tra kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tham mưu, đề xuất
thực hiện các quy định, chính sách hỗ trợ cho hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.
Đối với Cục Chế biến và phát triển thị trường thủy sản, nghiên cứu cơ chế
khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp chế biến đa dạng hóa thành phẩm, đặc
biệt là sản phẩm đóng hộp, sản phẩm khô. Bên cạnh đó, Cục còn tổ chức các hội thảo,
diễn đàn doanh nghiệp, giới thiệu, quảng bá sản phẩm trước diễn biến của tình hình
dịch Covid-19. Các Sở tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến cho cán
14
bộ và ngư dân về các quy định, yêu cầu khi xuất khẩu sang thị trường EU.
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất thủy sản sang thị trƣờng
EU
1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá theo chiều rộng
 Về sản lƣợng xuất khẩu
Đây là chỉ tiêu định lượng phản ánh khối lượng hàng thủy sản được xuất khẩu
sang thị trường EU của doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ thể hiện cho năng lực sản
xuất của doanh nghiệp. Sản lượng xuất khẩu hàng thủy sản lớn chứng tỏ quy mô
doanh nghiệp lớn, năng lực sản xuất cao.
Để đánh giá sự thay đổi sản lượng hàng thủy sản xuất khẩu, ta có thể dựa vào hai
chỉ tiêu sau:
 Mức tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu:
∆Q = Q1 – Q0
Trong đó: ∆Q là số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu kỳ hiện tại so
với kỳ gốc
Q1: là sản lượng hàng xuất khẩu ở kỳ hiện tại
Q0: là sản lượng hàng xuất khẩu ở kỳ gốc
Giá trị của ∆Q càng lớn thể hiện sự tăng lên càng mạnh sản lượng hàng thủy sản
xuất khẩu.
 Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng thủy sản xuất khẩu
Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng thủy sản xuất khẩu nhanh hay chậm thể hiện
hiện trạng xuất khẩu ở từng thời kỳ. Nếu tốc độ tăng trưởng giảm sẽ báo hiệu tốc độ
phát triển xuất khẩu hàng thủy sản đang bị chững lại. Còn tốc độ tăng trưởng tăng
mạnh thể hiện sự bứt phá trong phát triển xuất khẩu hàng thủy sản.
 Về kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản là đại lượng đo lường tổng giá trị của mặt
hàng thủy sản tham gia xuất khẩu được thống kê theo từng quý hoặc từng năm. Thông
qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu có thể đánh giá được doanh số bán hàng xuất khẩu
trong một đơn vị thời gian là bao nhiêu, từ đó có thể so sánh được mức độ tăng giảm
giá trị xuất khẩu qua các thời kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá
kết quả hoạt động xuất khẩu của bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia nào.
Công thức tính:
M = P x Q
Trong đó: M - Kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng đó
P - Giá bán mặt hàng đó trên thị trường xuất khẩu
Q - Số lượng hàng hóa xuất khẩu
15
 Về tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu:
∆M = Mt – M0
Trong đó: ∆M - Sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu
Mt - Kim ngạch xuất khẩu năm t
M0 - Kim ngạch xuất khẩu năm gốc
 Về tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu:
g(%) = ∆M/M0 x 100%
Trong đó: g - Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
Các chỉ tiêu M; ∆M và g thể hiện cho sự thay đổi về số lượng hay quy mô của
mặt hàng xuất khẩu. Các chỉ tiêu ∆M và g càng lớn thì sự thay đổi trong quy mô xuất
khẩu càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp ngày một nâng cao được doanh số xuất khẩu.
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá theo chiều sâu
 Sự thay đổi về chất lƣợng hàng thủy sản xuất khẩu
Phát triển xuất khẩu hàng thủy sản không thể tách rời việc nâng cao chất lượng
sản phẩm, bởi đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trên
thị trường. Chất lượng hàng thủy sản không ngừng được nâng cao sẽ có tác dụng tích
cực trong việc nâng cao giá trị và giá trị sử dụng cho sản phẩm, đồng thời nâng cao
năng lực cạnh tranh bằng cách tạo ra nhiều yếu tố vô hình như thương hiệu, uy tín.
Điều này thực sự rất quan trọng trong việc nâng tầm giá trị doanh nghiệp, tạo lập tên
tuổi và thương hiệu thu hút khách hàng.
 Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu
Mục đích của sự chuyển dịch cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu là điều chỉnh sự
phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, hiệu quả hơn. Thực tế hiện nay, xu hướng
phổ biến của các nước là thay thế xuất khẩu các mặt hàng thủy sản gia công đơn giản,
giá trị gia tăng thấp bằng những sản phẩm tinh xảo hơn, đòi hỏi nhiều chất xám và
sáng tạo với giá trị gia tăng cao. Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được biểu
hiện qua sự thay đổi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó trong tổng kim
ngạch xuất khẩu.
Công thức tính:
R (A) = M (A)/ M x 100%
Trong đó: R(A) - Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A
M(A) - Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A
M - Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
 Sự chuyển dịch cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu
Phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang một thị trường cụ thể
trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Mục đích nhằm khai thác hiệu quả hơn các thị trường
16
tiêu thụ, tránh sự phát triển không đồng đều gây ra tình trạng mất cân bằng trong xuất
khẩu. Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường hàng thủy sản sang thị trường EU không chỉ
dừng lại ở việc nâng cao thị phần của thị trường EU so với toàn thế giới mà còn
chuyển dịch thị phần giữa các nước trong khu vực EU với nhau.
1.4 Các nguyên tắc và công cụ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang
thị trƣờng EU
1.4.1 Về nguyên tắc
Nguyên tắc được sử dụng trong đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường EU:
Nguyên tắc phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát
triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá
đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững.
Nguyên tắc tự do thương mại (nguyên tắc mở cửa thị trường) và tạo ra môi
trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. Bản chất của nguyên tắc này là mở cửa thị
trường quốc gia cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của nước ngoài. Ý nghĩa của nguyên
tắc này thể hiện ở chổ thông qua cạnh tranh lành mạnh chất lượng hàng hoá ngày càng
được nâng cao cùng với năng suất lao động.
Nguyên tắc minh bạch ổn định trong thương mại. Nguyên tắc này do WTO quy
định các nước thành viên có nghĩa vụ phải bảo đảm tính ổn định rõ ràng và có thể dự
báo được trong thương mại quốc tế, có nghĩa là các chính sách, luật pháp về thương
mại quốc tế phải rõ ràng, minh bạch, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng cho
thương mại quốc tế. Nguyên tắc này tạo sự ổn định cho môi trường kinh doanh thương
mại quốc tế.
1.4.2 Về công cụ
Thứ nhất, Pháp luật trong đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
Pháp luật là một công cụ quản lý có vai trò vĩ mô quan trọng. Đây là phương
thức Nhà nước sử dụng các quy định trong hệ thống pháp luật và thông lệ trong kinh tế
- thương mại để hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động trong đẩy mạnh xuất khẩu. Pháp
luật trong đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật, các
văn bản hướng dẫn thực hiện,…
Nghị quyết 280-CP về phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu vì sự nghiệp công
nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Kế hoạch 271/KH-UBND về đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội
năm 2022.
Quyết định 339/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
17
Quyết định 174/QĐ-TTg phê duyệt đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản
đến năm 2030.
Thứ hai, Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản
Để thực hiện các nội dung của đẩy mạnh xuất khẩu Nhà nước sử dụng tích cực
các phương pháp và công cụ quản lý. Ngoài công cụ pháp luật thì chính sách cũng là
công cụ được Nhà nước sử dụng nhiều trong quản lý hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu
thủy sản. Chính sách thể hiện các qui định của Nhà nước trong việc sử dụng các biện
pháp về kinh tế hoặc ngoài kinh tế để tác động tới các chủ thể có liên quan đến đẩy
mạnh xuất khẩu thủy sản. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản cũng hàm chứa
những tính toán, định hướng lâu dài của Chính phủ. Dưới đây là một số chính sách đẩy
mạnh xuất khẩu thủy sản:
 Chính sách mặt hàng
Chính sách mặt hàng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa là chính sách mà trong đó
Nhà nước đưa ra những quy định về danh mục hàng hóa và dịch vụ được phép hoặc
không được phép xuất khẩu ra nước ngoài. Các quốc gia cần đưa ra những quy định và
cụ thể hóa những quy định đó nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa
chọn sản phẩm xuất khẩu
 Chính sách thị trường
Nội dung của chính sách thị trường là nhà nước đưa ra những định hướng và các
biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc duy trì và mở rộng thị trường. Xây
dựng thị trường truyền thống và thị trường trong điểm, đồng thời cung cấp những
thông tin về lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế cụ thể là trong lĩnh vực thương mại cũng
như những biện pháp hỗ trợ thích hợp giúp các tổ chức trong nước tham gia vào hội
nhập được thành công
 Các chính sách hỗ trợ
Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Ban hành và triển khai Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; Kế hoạch hành
động triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu. Tổ
chức triển khai Chương trình về phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, Chương
trình hành động về hỗ trợ sản xuất sản phẩm công nghiệp mũi nhọn công nghệ cao trên
cả nước.
Cải cách thủ tục hành chính. Các Sở, ban, ngành đã tích cực triển khai công tác
cải cách thủ tục hành chính, tiến hành rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, công
18
khai thủ tục trên website của các đơn vị, triển khai tốt công tác tiếp nhận và trả hồ sơ
theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình
ISO; rà soát và bãi bỏ gần 50 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực thuế, tài nguyên
môi trường, tạo thuận lợi và đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu.
 Chính sách thuế
Thúc đẩy phát triển kinh tế và khuyến khích xuất khẩu nhằm tạo việc làm, cải
thiện và nâng cao mức sống của nông ngư dân và một số đông người lao động, Chính
phủ đã áp dụng mức thuế suất 0% đối với các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, do đó đã
tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực chế biến
thuỷ sản xuất khẩu.
 Chính sách khuyến khích đầu tư
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án “ Chính sách khuyến
khích đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản”. Mục tiêu quan trọng của đề án
là nâng tỷ lệ chế biến một số loại thủy sản chủ yếu lên trên 70%, nâng cao chất lượng,
giá trị chế biến theo hướng đẩy mạnh chế biến tinh, chế biến sâu, giảm tỷ lệ chế biến
sơ chế, thủ công. Trong chính sách này, phát triển chế biến thủy sản phải gắn với vùng
nguyên liệu và thị trường, đặc biệt là vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng.
19
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 và 6 THÁNG ĐÀU NĂM 2021.
2.1 Tổng quan thị trƣờng thủy sản EU và các nhân tố ảnh hƣờng đến đẩy
mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU
2.1.1 Tổng quan thị trƣờng thủy sản EU
a) Nhu cầu và xu hướng tiêu thụ thủy sản của EU
 Về nhu cầu tiêu thụ
Theo đài quan sát Thị trường châu Âu đối với Khai thác và nuôi trồng thủy sản
(EUMOFA), mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở EU năm 2020 đạt khoảng
24,3 kg/người/năm, giảm so với mức tiêu thụ bình quân 24,9 kg trong năm 2016. Tổng
lượng tiêu thụ thủy sản ở EU lên tới 12,77 triệu tấn/năm. Nguồn cung thủy sản từ
ngoài khối EU chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển, chiếm 73% tổng giá trị
nhập khẩu từ bên ngoài EU là các nước Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam, Maroc và
Ấn Độ. Đa phần người dân EU đều ăn cá hoặc thủy sản ít nhất 1 lần/tuần.
 Về xu hướng tiêu thụ
Liên minh châu Âu (EU) có 27 quốc gia thành viên với dân số là 447 triệu người
(tháng 1/2021 theo thống kê của Eurostat). Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản
của EU rất cao và là khu vực thị trường có nhu cầu và yêu cầu tiêu dùng, nhập khẩu
thủy sản cao nhất thế giới hiện nay.
Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm thủy sản tiêu thụ ở EU thường theo thứ tự sau:
Đa số ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thủy sản có xuất xứ ở Châu Âu, sau đó những
sản phẩm thủy sản đảm bảo rõ thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, thân thiện với
môi trường, dễ sử dụng, giá của sản phẩm thủy sản đó so với những sản phẩm có tính
chất tương đồng trong bữa ăn và địa điểm sử dụng. Người dân EU thường xuyên ăn
thủy sản tươi sống ở nhà hàng vì họ cho rằng thủy sản tươi sống sẽ ngon hơn khi biết
cách chế biến và các nhà hàng sẽ chế biến thủy sản tươi sống tốt hơn ở nhà. Trong khi
những sản phẩm thủy sản đông lạnh, sơ chế, dễ chế biến sẽ được dùng nhiều hơn ở
nhà, bếp ăn tập thể. Những sản phẩm thủy sản đóng hộp luôn được lựa chọn cho
những chuyến du lịch ngắn ngày.
Ngoài ra những yếu tố liên quan tới văn hóa, mức thu nhập của người dân từng
quốc gia, khu vực sẽ tác động mạnh tới xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của
EU. Xu hướng tiêu dùng thủy sản của EU khi có dịch Covid-19 là những sản phẩm
thủy sản có mức giá trung bình như thủy sản sơ chế đông lạnh, dễ chế biến tại nhà và
thủy sản đóng hộp có nhu cầu tăng mạnh do tính tiện dụng trong bối cảnh phải giãn
cách xã hội vì dịch Covid-19. Đây là những yếu tố nổi bật trong xu hướng tiêu dùng và
nhập khẩu thủy sản của EU trong lúc dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
20
Dịch Covid-19 không thay đổi cơ bản về quan điểm tiêu dùng và nhập khẩu thủy
sản ở EU mà chỉ thay đổi ở giá trị sản phẩm và tính tiện dụng của sản phẩm. Cụ thể
như trước đây nhu cầu tiêu dùng tôm cỡ to, tôm sú nhiều hơn, thì nay chuyển dần sang
tôm sú cỡ nhỏ và trung bình hoặc tôm thẻ có mức giá phù hợp trong bối cảnh cắt giảm
chi tiêu. Những sản phẩm tôm phục vụ nhà hàng, thủy sản tươi sống phục vụ nhà hàng
cũng ít được tiêu d ng do đặc thù giãn cách xã hội. Những sản phẩm thủy sản có tính
tiện dụng tiêu dùng ở nhà đang là lựa chọn của phần đông người tiêu dùng thủy sản ở
EU. Riêng thói quen quan tâm tới tính bền vững, nguồn gốc sản phẩm và tính thân
thiện là không thay đổi.
Xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU trong thời gian tới có thể sẽ
thay đổi khi dịch Covid-19 được kiểm soát bằng việc tiêm vắc xin trên diện rộng. Khi
đó xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU có thể sẽ dần trở lại như trước
đó. Dự đoán, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU trong thời gian tới sẽ tăng về lượng
so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó thị phần thủy sản của Việt Nam sẽ tăng khi các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU tận dụng tốt hơn
những lợi thế từ EVFTA
b) Khả năng đáp ứng cầu thị trường thủy sản EU của Việt Nam
Đánh giá từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), hiện EU là
thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kim
ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản đều đang ở mức thấp, chưa tương xứng
với dung lượng thị trường và quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - EU.
Thị trường EU hiện là thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam đẩy
mạnh xuất khẩu. Thủy sản Việt Nam cũng được EU công nhận và xếp vào nhóm 1 từ
năm 2000. Cùng với lượng hàng xuất khẩu sang các nước EU liên tục tăng vọt thì
cũng có không ít lô hàng bị cảnh báo và trả về. Theo thống kê mới nhất, Việt Nam có
183 lô hàng thủy sản bị cảnh báo, chiếm 31% tỷ lệ hàng xuất khẩu. Văn phóng SPS
Việt Nam cho biết, đa số các lô hàng thủy sản bị cảnh báo đều không đạt tiêu chuẩn
vật lý, hóa học, sinh học. Trong đó, tổng số lô hàng không đạt tiêu chuẩn về sinh học
chiếm tỷ lệ cao. Ngoài các tiêu chuẩn chi tiết về sản phẩm thủy sản xuất khẩu thì một
yêu cầu khắt khe chung đang đặt ra. Các nước EU đều nhập khẩu theo tiêu chuẩn
chung là GlobalGAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) nhưng hiện nay sản phẩm
thủy sản của Việt Nam chỉ mới đạt chuẩn VietGAP. Đây là vấn đề khó buộc nhà xuất
khẩu phải đáp ứng tốt, nếu không dễ bị thị trường nhập khẩu “sa thải.”
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tiến sỹ Claudio Dordi lưu ý các doanh nghiệp
xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần chú trọng tăng cường việc ghi nhãn xuất sản phẩm
để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cũng như thương hiệu sản phẩm thủy sản
21
xuất xứ Việt Nam. Đây cũng là lý do mà hiện nay hầu hết sản phẩm thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam được đóng gói tại nước nhập khẩu với tên khác. Điều này đang tạo
ra mức giá mới nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại không được hưởng lợi. Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tiêu chuẩn và quy chuẩn của Việt Nam hiện
thấp hơn so với EU. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn gặp phải nhiều rào cản kỹ
thuật tại thị trường nhập khẩu EU.
c) Quy định tiêu chuẩn thủy sản xuất khẩu sang EU
 Những yêu cầu bắt buộc:
Thứ nhất, Quy tắc truy xuất nguồn gốc
Quy tắc về truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thủy sản NK vào thị trường EU
(số 1379/2013) có hiệu lực từ tháng 12/2014. Theo quy định, nhãn sản phẩm phải cung
cấp thông tin chính xác về việc thu hoạch và sản xuất. Điều này áp dụng cho tất cả các
thủy sản chưa qua chế biến và chế biến. Hệ thống dán nhãn mới cung cấp người tiêu
d ng cơ hội để lựa chọn thủy sản thu hoạch với các phương pháp bền vững hơn và có
nguồn gốc rõ ràng. Một trong những thay đổi quan trọng nhất là yêu cầu xác định ngư
cụ sử dụng và diện tích thu hoạch. Như vậy, DN cần đảm bảo tuân thủ về nhãn. Ngoài
ra, DN có thể có hệ thống cung cấp cho người mua thông tin chính xác về nguồn gốc
của sản phẩm.
Thứ hai, Chứng nhận khai thác thủy sản - chống đánh bắt trái phép
IUU (illegal, unreported and unregulated fishing) là tên viết tắt của các hoạt
động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Theo quy
định IUU, các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức ít nhất gấp 5
lần giá trị của sản phẩm sai phạm, gấp 8 lần giá trị cho các trường hợp tái phạm
trong thời gian 5 năm. Ngoài ra, luật cũng đưa ra các biện pháp xử phạt khác kèm
theo như tịch thu tạm thời tàu đánh bắt cá vi phạm,…
Để chống đánh bắt cá bất hợp pháp, thủy sản khai thác để xuất khẩu hoặc chuyển
lên các tàu tại EU phải có chứng nhận khai thác. DN phải yêu cầu cơ quan thẩm quyền
tại địa phương đưa ra giấy chứng nhận khai thác với sản lượng khai thác dành cho các
thị trường EU. Nếu một quốc gia không tuân thủ các hướng dẫn của châu Âu để ngăn
chặn và loại bỏ khai thác IUU, nước đó có nguy cơ bị EU cấm nhập khẩu tạm thời.
Điều này đã xảy ra với Belize, Campuchia, Guinea và Sri Lanka.
Thứ ba, Yêu cầu về vệ sinh
Có rất nhiều yêu cầu mà sản phẩm thủy sản phải đáp ứng, nhưng để tổng hợp lại
thì chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh. Các yêu cầu bao gồm các tiêu chuẩn sức
khỏe thủy sản: chất gây ô nhiễm và vi sinh gây ô nhiễm; đóng gói và lưu trữ - nhiệt độ
nơi lưu trữ và trong thời gian vận chuyển cũng phải được kiểm soát. Việc thực hiện
22
HACCP là một trong những biện pháp căn bản nhưng vệ sinh chung tại cơ sở sản xuất
cũng phải tốt. Người mua hàng rất quan tâm đến cách vệ sinh tại cơ sở sản xuất. DN
phải đưa ra các biện pháp thích hợp. Điều này có tính then chốt thu hút khách hàng
tiềm năng.
Thứ tư, Yêu cầu về các chất gây ô nhiễm
Sản phẩm có thể chứa chất gây ô nhiễm do trong quá trình sản xuất hoặc do môi
trường. Luật của EU giới hạn các chất ô nhiễm. Các chất ô nhiễm bao gồm các kim
loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân; dioxin và PCP (pentachlorophenol); PAHs
(polycyclic aromatic hydrocarbons).
Vi sinh vật gây ô nhiễm là khi vi khuẩn vô tình xuất hiện trong sản phẩm. EU có
quy định số 2073/2005 về tiêu chuẩn vi sinh. EU cũng kiểm tra vi sinh như kiểm tra
chất gây ô nhiễm. Ô nhiễm vi sinh có thể được ngăn ngừa bằng các biện pháp vệ sinh
thích hợp. Trong nhiều trường hợp, cơ sở sản xuất gặp khó khăn vì không thể kiểm
soát vi sinh trong nguyên liệu. Do đó, cần có tiêu chuẩn tối thiểu đối với nguồn cung
cấp và phải kiểm tra trước khi nhận hàng.
 Những yêu cầu chung
Yêu cầu chung, là những điều mà hầu hết các đối thủ cạnh tranh đều thực hiện,
nói cách khác, là những điều DN cần phải tuân thủ để theo kịp với thị trường đó là
giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
IFS và BRC là các chương trình chứng nhận an toàn thực phẩm thường được yêu
cầu nhiều nhất. Hai tiêu chuẩn thực phẩm thiết yếu đối với nhà cung cấp để thâm nhập
thị trường bán lẻ. Yêu cầu về an toàn thực phẩm đang ngày càng tăng. Khách hàng
(người tiêu dùng) và các cấp chính quyền ngày càng đưa ra những yêu cầu cao hơn về
việc thực phẩm mà chúng ta sử dụng phải đạt chất lượng và an toàn cao. Những yêu
cầu này đầu tiên thường liên quan trực tiếp đến những nhà bán lẻ, nhưng ngày nay thì
trách nhiệm đó đã được mở rộng đến toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm các
nhà sản xuất thực phẩm, nhà sản xuất sơ cấp và nhà vận chuyển.
2.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trƣờng EU
a) Nhân tố khách quan
Thứ nhất, Nhu cầu của thị trường EU
Đây là yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng, quyết định đến khả năng thành
công của sản phẩm xuất khẩu. Sự biến động của thị trường EU ảnh hưởng trực tiếp đến
khả năng duy trì vị thế của mỗi sản phẩm doanh nghiệp của các quốc gia xuất khẩu
trên bản đồ cạnh tranh. Qui mô và xu hướng biến động của thị trường EU sẽ kéo theo
sự thay đổi trong cạnh tranh của sản phẩm. Những biến động này có thể làm mất đi
23
những thế mạnh hiện tại mà sản phẩm thủy sản đang có nhưng cũng có thể mang lại cơ
hội mới cho sản phẩm. Với sản phẩm thủy sản nhu cầu tại thị trường EU được xác
định thông qua hai nhu cầu cơ bản. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản nội địa phụ thuộc vào
quy mô dân số và khối lượng tiêu dùng bình quân nhu cầu phục vụ xuất khẩu
Thứ hai, Rào cản thương mại thị trường EU
EU là thị trường phát triển vốn có nhu cầu cao về các sản phẩm tiêu d ng đang
có xu hướng dựng lên ngày càng nhiều các hàng rào thương mại, làm tăng thêm sức ép
về việc tạo dựng các lợi thế cạnh tranh ngoài những lợi thế quốc gia sẵn có của các
nước đang phát triển. Đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu các quốc gia nhập khẩu
thường xây dựng các rào cản thương mại sau: Các rào cản về quy trình và thủ tục nhập
khẩu thủy sản; các rào cản về kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu thủy sản của các cơ quan
quản lý các rào cản về thuế các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gỏi nhãn
mác thủy sản nhập khẩu, các rào cản liên quan đến xuất xứ, nguồn gốc thủy sản xuất
khẩu các rào cản quy định về môi trường.
b) Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật
Điều kiện về yếu tố sản xuất giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất
khẩu ở bất kỳ một quốc gia nào. Trong hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu, các điều kiện
về yếu tố sản xuất được xem là nền tảng của lợi thế mà các doanh nghiệp, các ngành
có thể tận dụng từ quốc gia của mình để tạo ra các sản phẩm có năng lực cạnh tranh.
Các yếu tố đầu vào sản xuất cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu có thể kể đến như: Tiềm
năng về nguồn lợi thủy sản là những tác nguyên sinh vật trong môi trường nước, có giá
trị kinh tế được con người khai thác; nguồn nhân lực cho ngành thủy sản thể hiện qua
số lượng, kỹ năng, trình độ và đạo đức nghề nghiệp, công nghệ trong nuôi trồng, công
nghệ đánh bắt, công nghệ bảo quản sau thu hoạch công nghệ chế biến.
Thứ hai, Vai trò của Chính phủ
Vai trò của chính phủ thể hiện thông qua việc kết nối và khuyếch đại các nhân tố
của năng lực cạnh tranh sản phẩm. Chính sách của chính phủ có thể tạo ra một môi
trường cho phép doanh nghiệp đạt được lợi thế của mình. Vai trò của chính phủ đối
với mặt hàng thủy sản xuất khẩu được thể hiện qua các nội dung như sự hỗ trợ của
chính phủ đối với lĩnh vực thủy sản đưa ra các quy định đối với mặt hàng thủy sản
xuất khẩu và kiểm soát việc thực hiện của các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nhằm
mở rộng thị trường xuất khẩu như tham gia vào các tổ chức các cộng đồng kinh tế, ký
kết các hiệp định thương mại.
Thứ ba, Các ngành hỗ trợ và liên quan
Các ngành hỗ trợ và ngành liên quan giúp cho ngành công nghiệp chính tạo ra
24
sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Hon nữa, mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành sẽ tạo
điều kiện đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ để duy trì các lợi thế bền vững hơn.
Trong chuỗi giá trị của sản phẩm, sự gắn kết của các công đoạn trong qui trình sản
xuất kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập sự bền vững trong sự phát
triển của sản phẩm. Các ngành hỗ trợ và liên quan cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu
phải kể đến: Hậu cần nghề cá bao gồm hệ thống thủy lợi, cảng cá sản xuất tàu thuyền,
hệ thống kho lạnh các hiệp hội thủy sản, hệ thống ngân hàng cung cấp tài chính cho
ngành thủy sản, các tổ chức đào tạo, nghiên cứu về thủy sản.
Thứ tư, Chính trị, xã hội và quân sự
Sự ổn định hay không ổn định về chính trị xã hội cũng là nhân tố ảnh hưởng đến
hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống
chính trị , các quan điểm chính trị , xã hội đều tác động trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực,
mặt hàng và đối tác kinh doanh. Mặt khác các xung đột lớn hay nhỏ về quân sự trong
nội bộ Việt Nam và giữa các quốc gia dẫn đến sự thay đổi lớn về các chính sách kinh
tế, chính trị, quân sự. Từ đó tạo ra các hàng rào vô hình ngăn cản hoạt độnh kinh
doanh quốc tế đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.
2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn
2018 – 2020 và 6 tháng đầu năm 2021
2.2.1 Về kim ngạch xuất khẩu
Theo VASEP, thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC) đã khiến kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) sụt giảm liên tục từ năm
2018 đến nay. Sau 2 năm chịu tác động từ thẻ vàng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản
sang EU giảm 12%, tương đương 183,5 triệu USD. Xu hướng giảm này tiếp tục kéo
dài hơn nữa vào năm 2020, đặc biệt do bị tác động kép bởi dịch COVID-19 và thẻ
vàng IUU làm cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này giảm đáng kể.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU
giai đoạn 2018 – 6T 2021
Năm Sản lƣợng (nghìn tấn) Kim ngạch (tỷ USD)
2018 236,8 1,35
2019 224,3 1,29
2020 212,6 1,22
6T 2021 104,3 0,485
Nguồn: Báo Cáo Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
25
Do ảnh hưởng của thẻ vàng IUU, xuất khẩu thủy sản sang EU đã giảm đáng kể
trong những năm qua. Năm 2018, năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của thẻ vàng IUU,
tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giảm xuống còn 1.35 tỷ USD.
Từ vị trí thứ 2 trong các thị trường xuất khẩu thủy sản, sau khi EC cảnh báo thẻ vàng
đối với thủy sản khai thác của Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị
trường Châu Âu đã tụt xuống đứng thứ 5 và tỉ trọng của thị trường sụt giảm từ 18%
xuống 13%.
Năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đạt khoảng
1.29 tỷ USD, trong đó sản phẩm hải sản khai thác đóng góp khoảng 387 triệu USD. So
với năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm
2019 giảm 12%. Đặc biệt, hội nghị đánh giá 2 năm triển khai chương trình "Doanh
nghiệp cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo qui định
(IUU)" diễn ra trong bối cảnh đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu EC sang làm việc
với các cơ quan hữu quan Việt Nam để kiểm tra việc thực hiện các khuyến nghị của
EC sau năm bị cảnh cáo "thẻ vàng". Trong lần kiểm tra này, đoàn thanh tiến hành
kiểm tra 4 nhóm khuyến nghị mà EC đã yêu cầu nước ta phải thực hiện là Khung pháp
lý; Hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; Thực thi pháp luật và
Truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác. Đến nay, sau những năm thực hiện tốt các
quy định cả nước có 62 doanh nghiệp cam kết IUU bằng việc tuân thủ nguyên tắc chỉ
thu mua từ những tàu đánh bắt có đầy đủ giấy phép, nhật ký khai thác và chứng nhận
của cảng. Theo báo cáo của Hiệp hội VASEP, sau năm EC cảnh báo thẻ vàng đối với
hải sản khai thác của Việt Nam, xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường EU đã
bị tác động rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu giảm 6,5% còn gần 390 triệu USD trong năm
2018 và tiếp tục chững lại trong những tháng đầu năm năm 2019 với 251 triệu USD.
Năm 2020, tuy có hồi phục sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU
(EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường EU giảm 6% so với năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản
sang EU đạt 1,22 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Báo cáo khó dựa vào các số liệu xuất khẩu
thủy sản sang EU năm 2020 để phân tích định lượng tác động từ thẻ vàng. Bởi, suy
giảm xuất khẩu năm 2020 không chỉ chịu tác động bởi thẻ vàng, mà còn bị ảnh hưởng
bởi cả đại dịch COVID-19. Mặt khác, xuất khẩu thủy sản sang EU từ nửa cuối năm
2020 còn được tác động từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã
mang lại kết quả tích cực cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Thủy sản là một trong
những ngành xuất khẩu được hưởng lợi đáng kể khi EVFTA có hiệu lực vì 50% số
dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2020, bao gồm các mặt hàng chính như tôm, cá ngừ, mực
và bạch tuộc.
26
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Biểu đồ 2.1: Lƣợng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU qua
các tháng trong năm 2020 - 2021.
Biểu đồ lượng và trị giá xuất khẩu năm 2021 cho thấy ngoại trừ tháng 2 (tháng có
đợt nghỉ Tết nguyên đán) thì lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản các tháng năm 2021
đều tăng so với năm trước. Cục Xuất nhập khẩu cho biết xuất khẩu hàng thủy sản của
Việt Nam sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 485,3 triệu USD và
tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ và Pháp là
những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối thị trường này. BCT nhận định, trong
những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại
cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho
các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU.
Song trước diễn biến của dịch bệnh, ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những
yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
2.2.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của VN vẫn là tôm,
cá biển, mực, bạch tuộc và các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. Cơ
cấu các mặt hàng XK của nước ta ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như
cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác. Trong đó, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ
yếu, sản lượng tôm ngày càng tăng, đến nay theo ước tính có thể đạt gần 3 triệu tấn,
thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu thụ của thế giới nói chung và của EU nói riêng.
27
Bảng 2.2: Kim ngạch các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU giai đoạn 2018 -
6T 2021
Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng
Năm
Cá Tôm
Mực,
bạch tuộc
Thủy
sản khác
2018 307,1 838,3 53,6 152,7
2019 492,3 689,8 49,5 148,2
2020 411,5 591,6 45,2 135,8
6T 2021 151,053 255,7 19,1 78,057
Nguồn: Tổng Cục Hải quan
Về mặt hàng tôm
Kết thúc năm 2018, xuất khẩu tôm của Việt Nam không khả quan như mong đợi,
giảm 7,8% so với năm 2017.Giá tôm trong nước có lúc giảm 20-30% cũng ảnh hưởng
tới nguồn cung và nhu cầu thị trường và giá trị XK. Nguồn cung từ các nước sản xuất
tôm như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia tăng, nên tôm Việt Nam không thể xuất mạnh
sang thị trường này. EU vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam,
chiếm 23,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Năm 2018, xuất
khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 838,3 triệu USD, giảm 2,8%. Xuất khẩu tôm sang EU
tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm và có xu hướng giảm trong nửa cuối năm.
Trong năm 2019, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD,
giảm 17,7% so với năm 2018. Riêng trong quý IV/2019, XK tôm Việt Nam sang EU
đạt 176,4 triệu USD, giảm 7,1% so với quý IV/2018. Trong quý cuối cùng của năm
2019, XK tôm sang EU có chiều hướng tốt hơn, không giảm sâu như 3 quý đầu năm.
Cả năm 2019, XK tôm sang EU chỉ tăng nhẹ trong tháng 7 và 11, các tháng còn lại đều
giảm. Trong đó Tôm chân trắng là sản phẩm chủ đạo XK sang EU, chiếm tỷ trọng
79,9% tổng các sản phẩm tôm xuất sang EU, tôm sú chiếm 12,2%, còn lại là các sản
phẩm tôm biển. Giá trị XK các sản phẩm tôm chân trắng sang EU trong năm 2019
giảm mạnh hơn giá trị XK tôm sú sang thị trường này. Dưới đây là biểu đồ kim ngạch
xuất khẩu tôm sang thị trường EU. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy được sự giảm đáng kể
trong kim ngạch của mặt hàng tôm khi xuất khẩu sang thị trường này.
Cả năm 2020, xuất khẩu của ngành thủy sản đạt kim ngạch 8,6 tỷ USD, trong đó
riêng mặt hàng tôm xuất khẩu đạt 3,78 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hơn 12,4%. Như
vậy, mặc dù có những thời điểm trồi sụt thất thường trong năm vì dịch bệnh, thị trường
xuất khẩu tôm đã trở thành điểm sáng của ngành xuất khẩu thủy sản năm 2020. Theo
28
VASEP, lĩnh vực xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2020 hoạt động tốt mặc dù dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, ở cả các nước nhập khẩu và các nước
nguồn cung. Nhưng đến cuối năm, đã có cú nước rút ngoạn mục. Điều đáng lưu ý là
xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU giảm liên tục từ tháng 3 đến tháng 6, nhưng từ tháng
7 và 8-2020 bắt đầu bật tăng so với những tháng trước đó. Cụ thể, tháng 7-2020 đạt
54,2 triệu USD, tăng 2% so với tháng 7-2019; tháng 8-2020, đạt 394,6 triệu USD, tăng
gần 12% so với tháng 8-2019, và tăng 7,2 lần so với tháng 7-2020. Điều này được cho
là nhờ tác động tích cực từ Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8-2020.
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Biểu đồ 2.2: Lƣợng và kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trƣờng
EU theo quý năm 2020-2021
Từ biểu đồ thống kê cho biết xuất khẩu tôm sang thị trường EU 6 tháng đạt
255,7 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng tôm chân
trắng đạt trên 205 triệu USD, tăng 31%. Theo số liệu thống kê được từ Cục Hải quan,
xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng mạnh do tôm là mặt hàng có thuế nhập khẩu ưu
đãi theo EVFTA được cắt giảm ngay. Thị trường EU chiếm trên 14% tổng kim ngạch
xuất khẩu tôm của Việt Nam, đứng thứ ba sau thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Về mặt hàng mực và bạch tuộc
EU là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm tỷ
trọng 12,4%. Nếu như năm 2017, xuất khẩu mực Việt Nam sang thị trường này đạt tốc
độ tăng trưởng trên 50% thì năm 2018 xuất khẩu sang thị trường này giảm 21,7% đạt
trên 40triệu USD do tác động của thẻ vàng IUU. Trong tổng cơ cấu sản phẩm mưc,
bạch tuộc xuất khẩu sang EU, mực chiếm tỷ trọng áp đảo 70%, còn lại bạch tuộc
chiếm 30%. Trong số các sản phẩm mực xuất khẩu sang EU, mực sống/tươi/đông lạnh
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf
Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf

More Related Content

Similar to Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf

Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.ssuser499fca
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc Việt
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc ViệtNâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc Việt
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc ViệtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Ngọc Hưng
 
Luận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAY
Luận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAYLuận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAY
Luận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Baocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docx
Baocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docxBaocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docx
Baocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docxThanhNguyn845217
 
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mẫu bc chuyen de xnk cà phê
Mẫu bc chuyen de xnk cà phêMẫu bc chuyen de xnk cà phê
Mẫu bc chuyen de xnk cà phêĐình Linh
 
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTHÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf (20)

Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường EuĐề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
Đề Án Môn Học Xuất Khẩu Thủy Sản Việt Nam Sang Thị Trường Eu
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc Việt
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc ViệtNâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc Việt
Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty truyền thông sắc Việt
 
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
Luận văn: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Truyền Hình Kỹ Th...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại ThươngLuận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
 
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
 
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
Chuyên đề môn học - Tình hình xuất khẩu thủy sản nửa đầu năm 2014
 
Luận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAY
Luận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAYLuận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAY
Luận văn: Nghiên cứu xuất khẩu hàng công nghệ cao của Việt Nam, HAY
 
Baocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docx
Baocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docxBaocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docx
Baocao LE THI HUE 2019 nghien cuu khoa hoc.docx
 
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
Đề tài: Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội...
 
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đQuản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
Quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Quốc tế Hà Nội theo CIPO, 9đ
 
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
đáNh giá hiệu quả kinh tế của trang trại vịt nông lâm tại huyện việt yên, tỉn...
 
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên PhongLuận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
 
Báo Cáo Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Thương Hiệu Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...
Báo Cáo Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Thương Hiệu Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...Báo Cáo Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Thương Hiệu Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...
Báo Cáo Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Thương Hiệu Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Ph...
 
Mẫu bc chuyen de xnk cà phê
Mẫu bc chuyen de xnk cà phêMẫu bc chuyen de xnk cà phê
Mẫu bc chuyen de xnk cà phê
 
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
Phát triển phương thức Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công th...
 
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAYNâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
Nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, HAY
 
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTHÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại VietsovpetroGiải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.pdf

  • 1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Giáo viên hƣớng dẫn - Họ và tên: Th.SNguyễn Minh Phương - Bộ môn: Quản lý kinh tế Sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp - Họ và tên: Đỗ Thị Thắm - Mã sinh viên: 18D160329 - Lớp: K54F5 HÀ NỘI, 2021
  • 2. i TÓM LƢỢC Ngành Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng. Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường khó tính điển hình như EU đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng loạt lô hàng thủy sản bị trả về do không đảm bảo vệ sinh và chất lượng, cùng với đó là cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC) đã làm cho ngành thủy sản bị sụt giảm đáng kể. Đứng trước tình hình đó, trong quá trình thực tập, em đã làm đề tài khóa luận “Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU”. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản, đồng thời phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2018 - 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, khóa luận tốt nghiệp bước đầu xác định làm rõ một số nguyên nhân, hạn chế trong quá trình xuất khẩu thủy sản sang EU. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU.
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Trong quá trình thực tập online tại nhà, cá nhân em gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu cũng như tìm tài liệu nhưng dưới sự chỉ đạo tận tình từ các thầy cô, em đã hoàn thành tốt bài khóa luận của mình. Đồng thời, thông qua quá trình nghiên cứu em đã có cơ hội tìm hiểu sâu về những khó khăn trong xuất khẩu thủy sản nói riêng và xuất khẩu ở Việt Nam nói chung. Từ đó có được góc nhìn tổng quát về tình hình xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang thị trường quốc tế. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới trường Đại học Thương mại, các thầy, cô trong khoa Kinh tế - Luật và đặc biệt là Th.S Nguyễn Minh Phương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa tốt nghiệp. Nhờ những lời chỉ bảo và sự giúp đỡ nhiệt tình của cô, đề tài nghiên cứu của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp. Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, luận văn này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày 26 tháng 12 năm 2021 Tác giả Đỗ Thị Thắm
  • 4. iii MỤC LỤC TÓM LƢỢC ...................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii MỤC LỤC.....................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ..................................................................................vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1 2. Đối tƣợng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................2 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................................2 2.2 Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2 2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................2 4.1 Phƣơng pháp luận ..................................................................................................2 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể............................................................................3 5. Kết cấu đề tài.............................................................................................................3 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU ......................................................................5 1.1 Tổng quan về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản.......................................................5 1.1.1 Khái quát chung về ngành thủy sản...................................................................5 1.1.2 Khái quát chung về xuất khẩu............................................................................6 1.1.3 Khái quát chung về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản ..........................................8 1.2 Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản...............................................................9 1.2.1 Đẩy mạnh xuất khẩu mang tính quy mô..........................................................10 1.2.2 Đẩy mạnh xuất khẩu mang tính chất lƣợng....................................................11 1.2.3 Đẩy mạnh xuất khẩu mang tính hiệu quả .......................................................13 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất thủy sản sang thị trƣờng EU... 14 1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá theo chiều rộng.....................................................................14 1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá theo chiều sâu.......................................................................15 1.4 Các nguyên tắc và công cụ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU ....................................................................................................................16 1.4.1 Về nguyên tắc......................................................................................................16 1.4.2 Về công cụ ...........................................................................................................16
  • 5. iv CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 và 6 THÁNG ĐÀU NĂM 2021.....19 2.1 Tổng quan thị trƣờng thủy sản EU và các nhân tố ảnh hƣờng đến đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU....................................................................19 2.1.1 Tổng quan thị trƣờng thủy sản EU ..................................................................19 2.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU...............................................................................................................22 2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2018 – 2020 và 6 tháng đầu năm 2021...................................................................................24 2.2.1 Về kim ngạch xuất khẩu....................................................................................24 2.2.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu..........................................................................26 2.2.3 Về thị trƣờng xuất khẩu ....................................................................................32 2.2.4 Về hiệu quả xuất khẩu.......................................................................................33 2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản EU .....................................................34 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc....................................................................................34 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân....................................................................................36 CHƢƠNG III: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU...............................................39 3.1 Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU...............................................................................................................39 3.1.1 Quan điểm phát triển.........................................................................................39 3.1.2 Định hƣớng phát triển .......................................................................................39 3.1.3 Mục tiêu thực hiện .............................................................................................41 3.2 Giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU . 42 3.2.1 Giải pháp hỗ trợ từ Nhà nƣớc...........................................................................42 3.2.2 Giải pháp từ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản .......................................43 3.3 Các Kiến nghị về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU 45 KẾT LUẬN..................................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................48
  • 6. v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU......................................24 giai đoạn 2018 – 6T 2021..............................................................................................24 Bảng 2.2: Kim ngạch các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU giai đoạn 2018 - 6T 2021...............................................................................................................................27 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường tiềm năng của EU giai đoạn 2018 – 6T 2021 .......................................................................................32
  • 7. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Biểu đồ 2.1: Lượng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU qua các tháng trong năm 2020 - 2021. .......................................................................................26 Biểu đồ 2.2: Lượng và kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường EU theo quý năm 2020-2021...............................................................................................28 Biểu đồ 2.3: Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường EU giai đoạn 2018 – 6T 2021 ......................................................................................................................29 Biểu đồ 2.4: Lượng và kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU theo quý năm 2020-2021..............................................................................................................30 Biểu đồ 2.5: Lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU theo quý năm 2020-2021..............................................................................................................31
  • 8. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt ASEAN Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á BCT Bộ Công Thương DN Doanh nghiệp EU (European Union) Liên minh Châu Âu EVFTA (European-Vietnam Free Trade Agreement) Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam IUU (illegal, unreported and unregulated fishing) Quy định về hoạt động đánh bắt NK Nhập khẩu WTO (World Trade Organization) Tổ chức Thương mại thế giới XTTM Xúc tiến thương mại XK Xuất khẩu
  • 9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thủy sản là một trong những lĩnh vực then chốt, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Xuất khẩu thủy mang lại nguồn ngoại tế lớn cho đất nước và luôn nằm trong danh sách những ngành có giá trị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông ngư dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Theo dữ liệu về thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, thủy sản chiếm khoảng 15% tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới (WITS, 2020). Trong số các đối tác thương mại chính của Việt nam, EU nổi lên với tư cách là thị trường lớn thứ hai của thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Trong giai đoạn 2014 - 2018, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU tăng liên tục, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 9,1%/năm (WITS). Tuy vậy, đây là một thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao nên thời gian gần đây việc xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường này có nhiều biến động do nhu cầu, cạnh tranh và rào cản thị trường nhập khẩu. Những khó khăn, biến động này cản trở xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đạt được mức tiềm năng. Để duy trì thị phần và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU cần phải nhận biết thật đầy đủ để hiểu EU là một thị trường có tính bảo hộ rất cao với hàng rào phi thuế quan (đặc biệt là các rào cản kỹ thuật) rất nghiêm ngặt với những qui định chặt chẽ đối với hàng xuất khẩu Việt Nam về nguồn gốc xuất xứ vệ sinh, an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật tiêu chuẩn kỹ thuật đối với thực phẩm tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Mới đây, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực, đánh dấu một bước quan trọng trên con đường hướng nền kinh tế nước nhà tới tự do hóa thương mại và phát triển bền vững. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực sẽ có gần 50% số dòng thuế đang có thuế suất cơ sở 0 - 22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6 - 22%, sẽ được giảm về 0% (khoảng 840 dòng thuế). Khoảng 50% số dòng thuế còn lại có thuế suất cơ sở 5,5 - 26% sẽ được về về 0% sau từ 3 đến 7 năm. Riêng cá ngừ đóng hộp và cá viên, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn. Để tận dụng cơ hội EVFTA vượt qua thách thức tại thị trường EU, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu sang EU trong đó có mặt hàng thủy sản. Do vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể thực trạng xuất khẩu thủy sản trên thị trường EU là cấp thiết. Nhận thức được vấn đề này nên em đã lựa chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU” làm đề tài nghiên cứu của mình.
  • 10. 2 2. Đối tƣợng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU 2.2 Mục tiêu nghiên cứu  Đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2018 – 2020 và 6 tháng đầu năm 2021.  Đề xuất một số giải pháp giúp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này. 2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2018 – 2020 và 6 tháng đầu năm 2021. Đánh giá thành công, hạn chế và tìm ra nguyên nhân dẫn tới khó khăn, rào cản khi tham gia thị trường này. Đưa ra các đề xuất và kiến nghị giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU. 3. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU theo cả hai hướng chiều sâu và chiều rộng mang tính quy mô, chất lượng và hiệu quả.  sang thị trường EU theo chiều rộng và chiều sâu trong những năm gần đây để từ đó đưa ra được những giải pháp giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản.  Phạm vi về không gian nghiên cứu: Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và thị trường EU.  Phạm vi về thời gian nghiên cứu: bài nghiên cứu đánh giá thực trạng về hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2018 – 2020 và 6 tháng năm đầu năm 2021. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phƣơng pháp luận Để thực hiện nghiên cứu hiệu quả những vấn đề mà đề tài đặt ra, đề tài đã sử dụng phương pháp luận biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là hai phương pháp chủ đạo và xuyên suốt toàn bộ quá trình nghiên cứu của đề tài, để đưa ra những kết luận đảm bảo tính khách quan, chân thực.
  • 11. 3 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể Bên cạnh phương pháp luận, đề tài còn sử dụng các phương thức nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp nghiên cứu định lượng, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp mô hình. Để thực hiện có hiệu quả mục đích nghiên cứu, đề tài kết hợp chặt chẽ các phương pháp này trong suốt quá trình nghiên cứu toàn bộ nội dung tiểu luận. Tùy thuộc vào từng chương các phương pháp nghiên cứu được áp dụng sao cho phù hợp. Chương I, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, tiếp cận ngành nhằm đánh giá tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản. Chương II, ở phần này đề tài chú trọng đến phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp thống kê nhằm làm rõ thực trạng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2018 – 2021 và 6 tháng đầu năm 2021. Ở chương III, vận dụng kết hợp các phương pháp xã hội học pháp luật, phương pháp tổng hợp và dự báo để đưa ra phương hướng và giải pháp giúp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thi trường EU  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm mục đích thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện chủ yếu bằng cách đọc, ghi chép, phân loại, tổng hợp dữ liệu từ nguồn tin tức chính thống và từ các công trình khoa học có liên quan: báo chí, kênh thời sự, sách báo, tạp chí, các tài liệu của Bộ Công Thương, Cục quản lý cạnh tranh, Sở Công Thương thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, các báo cáo về hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam  Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp số liệu như sản lượng, giá trị và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Qua đó tính toán được các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để phục vụ cho việc phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 6T 2021. Các số liệu thu thập được biểu diễn thành bảng, đồ thị, biểu đồ để thuận lợi cho việc phân tích, so sánh.  Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ việc phân tích và so sánh các dữ liệu đã thu thập được, sẽ rút ra được cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU.  Phương pháp so sánh: Để thấy rõ những biến đổi, biến động về giá trị, kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua từng năm để từ đó đưa ra các đánh giá khách quan về thực trạng xuất khẩu. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, đề tài có kết cấu 3 chương:
  • 12. 4 Chương I: Cơ sở lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU Chương II: Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2018 – 2021 và 6 tháng đầu năm 2021 Chương III: Các đề xuất và kiến nghị về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU
  • 13. 5 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU 1.1 Tổng quan về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản 1.1.1 Khái quát chung về ngành thủy sản a) Khái niệm ngành thủy sản Theo giáo trình Hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản của Đại học Huế xuất bản năm 2011 đưa ra khái niệm về thủy sản: “Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường”. Ngoài ra, theo Luật Thủy Sản 2017 của Quốc Hội số 18/2017/QH14 đưa ra khái niệm về ngành thủy sản: “là ngành bao gồm các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản” Theo tổng hợp trên https://tongcucthuysan.gov.vn thì ngành thủy sản được hiểu là “ngành kinh tế bao gồm các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản và các hoạt động dịch vụ thủy sản có liên quan. Là một ngành kinh tế sinh học, được phân ngành thuộc ngành nông nghiệp, ra đời sớm và được nhà nước xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”. Như vậy, qua những khái niệm được đề cập ở trên thì hiện nay trên thị trường được sử dụng phổ biến nhất có lẽ là: ngành thủy sản là ngành bao gồm các hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản. Đây là khái niệm sát nghĩa nhất với ngành thủy sản, người mới tìm hiểu cũng có thể nôm na hiểu được vì vậy nó được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi. b) Đặc điểm của ngành thủy sản Ngành thủy sản được xác định giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Nó khai thác và phát triển một trong những nguồn tài nguyên có thể tái sinh quan trọng của đất nước, những tài nguyên với tiểm năng có thể đóng góp lớn cho các mục tiêu về tài chính, về công ăn việc làm và về đời sống xã hội. Qua đó, nhìn một cách tổng thể có thể thấy được những đặc điểm của ngành thủy sản: Ngành thuỷ sản là ngành vừa mang tính nông nghiệp, công nghiệp, thương mại lại vừa chịu sự chi phối rất lớn của thiên nhiên. Ngành thuỷ sản là ngành có năng suất và hiểu quả lao động tự nhiên cao, có tác dụng tái sản xuất mở rộng. Có nhiều thành phần kinh tế tham gia sản xuất đa dạng.
  • 14. 6 Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao. Với tính cách là ngành sản xuất vật chất, ngành thủy sản bao gồm nhiều ngành sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ thủy sản. Ngành thuỷ sản là ngành sản xuất có liên quan đến việc sử dụng diện tích mặt nước cũng như khai thác các sản phẩm có liên quan đến nước. Các sản phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, được nhiều người nhiều nơi ưa chuộng. Ngành thuỷ sản có khả năng thu hồi vốn nhanh có thể thu hoạch được sản phẩm và tiêu thụ trong thời gian ngắn. Ngành thuỷ sản là ngành có nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn, tạo khả năng khai thác với quy mô lớn và con người có thể tái tạo nguồn tài nguyên này. Sản xuất kinh doanh thủy sản đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn, độ rủi ro cao. Hầu hết các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt chế biến thủy sản đều đòi hỏi đầu tư ban đầu khá lớn như đầu tư vào đào ao, giống, tàu thuyền đánh bắt. Ngoài ra, sản xuất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên nhất là điều kiện về thủy văn, bão, lũ. 1.1.2 Khái quát chung về xuất khẩu a) Khái niệm về xuất khẩu Theo Khoản 1 Điều 28 số 36/2005/QH11 Luật Thương Mại 2005 quy định về hoạt động thương mại, theo đó “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật” Xuất khẩu còn được hiểu nôm na “là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc của một quốc gia thứ ba khác” (theo https://www.gso.gov.vn) Ngoài ra, xuất khẩu có thể hiểu đơn giản rằng: “là hoạt động bán hàng hoá ra nước ngoài, nó không phải là hành vi bán hàng riêng lẻ mà là hệ thống bán hàng có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân” Theo khái niệm khác, xuất khẩu được hiểu là “hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận. Dưới góc độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác. Còn dưới góc độ phi kinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia”
  • 15. 7 Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát về xuất khẩu như sau: Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia và v ng lãnh thổ với nhau. Quốc gia này sẽ mua các mặt hàng, dịch vụ mà mình không sản xuất được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ. Hoạt động một quốc gia bán ra các sản phẩm cho quốc gia khác gọi là xuất khẩu b) Vai trò của xuất khẩu Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. Từ đó có thể thấy được vai trò quan trọng của xuất khẩu trong nền kinh tế thể hiện qua việc: Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu. Xuất khẩu đem lại nguồn thu cho quốc gia và cho doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào các lĩnh vực khác đặc biệt là nhập khẩu, vì ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển nhu cầu nhập khẩu máy móc và thiết bị lớn nên nhu cầu về vốn lớn. Không chỉ vậy, xuất khẩu còn tác động làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và phát triển sản xuất. Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mà công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, quốc gia đó sẽ tập trung vào sản xuất những sản phẩm và cung cấp những sản phẩm có lợi trên quy mô lớn (quy mô sản xuất công nghiệp). Điều này dẫn đến, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển hướng sang ngành công nghiệp (trong đó có công nghiệp xuất khẩu) mang lại những lợi ích nhiều hơn nông nghiệp Xuất khẩu tạo ra khả năng thị trường tiêu thụ cũng như cung cấp đầu vào cho sản xuất nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước phục vụ nhu cầu của thị trường. Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm. Hoạt động xuất khẩu càng được đẩy mạnh và không ngừng phát triển về quy mô thì sẽ càng thu hút được nhiều lao động, như vậy xuất khẩu đã tạo việc làm cho người lao động giúp người lao động có thu nhập chính đáng và nâng cao đời sống. Ngoài ra, xuất khẩu còn tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển. Vì sản xuất là chuỗi hoạt động tính móc xích với nhau cho nên phát triển của ngành này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành khác Xuất khẩu còn là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Xuất khẩu là hoạt ra đời sớm nhất trong các hoạt động kinh tế, khi có hoạt động xuất khẩu thì các nước sẽ có quan hệ với nhau trên cơ sở các bên đều có lợi. Do vậy các quốc gia sẽ xây dựng các quan hệ kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động này.
  • 16. 8 Nói chung, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của các quốc gia, do vậy các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác tối đa lợi ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.1.3 Khái quát chung về đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản a) Khái niệm đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Đẩy mạnh xuất khẩu ở đây theo http://moit.gov.vn được định nghĩa là “một phương thức đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của mặt hàng thủy sản được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài”. Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản còn được hiểu là việc “tổng hợp các biện pháp, cách thức được sử dụng để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản nhằm gia tăng sản lượng xuất khẩu, tăng kim ngạch xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu dựa trên các điều kiện vốn có của quốc gia, tận dụng các cơ hội của ngành hàng thế giới” Qua những khái niệm được đề cập ở trên, ta có thể hiểu khái quát: đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản là một phương thức đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của mặt hàng thủy sản được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đây là khái niệm không quá xa lạ, dễ hiểu nên được mọi người tìm kiếm và sử dụng khá nhiều ở trong ngành. b) Tầm quan trọng của đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đối với nước ta có ý nghĩa về nhiều mặt. Đảng ta đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa ra thị trường thế giới mới có điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ đó thấy được tầm quan trọng của đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản:  Đối với doanh nghiệp Đẩy mạnh xuất khẩu giúp tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận tốt hơn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đẩy mạnh xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế và tạo lực cho doanh nghiệp không chỉ ở thị trường trong nước mà còn tại thị trường quốc tế; giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng quan hệ bạn hàng, đối tác; học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại; giúp doanh nghiệp mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng hóa, hạn chế rủi ro khi kinh doanh trên một thị trường duy nhất.
  • 17. 9  Đối với quốc gia Đẩy mạnh xuất khẩu giúp cho các nguồn lực quốc gia được sử dụng có hiệu quả hơn nhờ tham gia vào quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế. Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng năng lực sản xuất, tăng mức sống của Việt Nam nói riêng cũng như của toàn thế giới nói chung. Đẩy mạnh xuất khẩu kích thích tiêu dùng, mở rộng sản xuất, chuyển giao công nghệ và đầu tư giữa các quốc gia, nhờ đó tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia. Đẩy mạnh xuất khẩu đã đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Đẩy mạnh xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, làm tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia; thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng thị trường, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác. Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho nguồn lực nước ta được khai thông, tăng cường giao lưu với các nước, đúng theo đường lối đối ngoại của Đảng. Thông qua hoạt động đẩy mạnh tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới và các sáng chế mà nước ta chưa có. Điều này cho thấy Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu không những mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực vốn, tăng năng lực cạnh tranh, mà còn tăng khả năng tích lũy vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 1.2 Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU có nhiều cách tiếp cận, nhưng về cơ bản ta hướng đến hai cách tiếp cận: Thứ nhất, đẩy mạnh xuất khẩu theo chiều rộng. Đẩy mạnh ở đây giúp tăng nhanh xuất khẩu mở rộng quy mô, đồng thời củng cố các đối tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, đẩy mạnh xuất khẩu theo chiều sâu. Với cách tiếp cận này, đẩy mạnh xuất khẩu hướng đến việc chú trọng đến hiệu quả và chất lượng. Thực hiện công tác quản lý chất lượng theo đúng quy định của nước nhập khẩu EU, chú trọng xây dựng và
  • 18. 10 phát triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, ngày càng nhiều hiệp định thương mại được ký kết đồng nghĩa với sự ràng buộc giữa các quốc gia càng lớn. Vì thế bất kỳ sự biến động nào của thế giới cũng có thể tác động trở lại nước ta. Nền kinh tế phải kiên trì với định hướng đẩy mạnh xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững, hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị. Do vậy, ở đây em sử dụng kết hợp cả hai cách tiếp cận. 1.2.1 Đẩy mạnh xuất khẩu mang tính quy mô Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng nghĩa với việc mở rộng thị trường và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đây cũng là chính sách chung của Đảng và nhà nước nhằm hỗ trợ, thực hiện đẩy mạnh sản xuất trong nước phát triển. Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới có những diễn biến phức tạp, đa số các quốc gia chịu nhiều tác động về kinh tế - xã hội do đại dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam vẫn kiên trì thực hiện các chủ trương lớn theo Nghị quyết số 06-NQ/TW của Hội nghị TW 4 khóa XII, “Về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” nhằm “bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc”. Với tinh thần hợp tác tích cực, chủ động, Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, quan hệ đối tác chiến lược với các nền kinh tế lớn trên thế giới. Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, việc Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thực hiện ba FTA thế hệ mới và gần đây là việc ký kết Hiệp định EVFTA đã thể hiện nỗ lực, quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nói chung và thị trường thủy sản nói riêng. Đón đầu và tận dụng được các lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại ngay những ngày đầu thực thi, BCT với vai trò là cơ quan đầu mối thực thi Hiệp định EVFTA tại Việt Nam, đã chủ động triển khai nhiều dự án để chuẩn bị trong giai đoạn trước và sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, trong đó có đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình cấp C/O, tổ chức các Hội thảo tuyên truyền, phổ biến Hiệp định EVFTA… Thực hiện thông báo kết luận của Bộ trưởng BCT về triển khai một số hoạt động chuẩn bị cho phê chuẩn và thực thi Hiệp định EVFTA, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu đã ký Quyết định số 42/QĐ-XNK ban hành Kế hoạch triển khai thực thi Hiệp định EVFTA trong năm và các năm tiếp theo. Ngoài việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, Đảng và Nhà nước đang triển
  • 19. 11 khai xây dựng hệ sinh thái XTTM một cách toàn diện, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động của dịch COVID-19. Hệ sinh thái bao gồm: Hệ thống kết nối giao thương trực tuyến nhằm kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác có nhu cầu nhập khẩu và giữa các doanh nghiệp với các tổ chức hỗ trợ kinh doanh nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin về truy xuất nguồn gốc sản phẩm; xây dựng phần mềm quản lý hội chợ, triển lãm, khuyến mại và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến phục vụ sản xuất, phát triển xuất khẩu. Có thể thấy, với sự nhanh nhạy trong chuyển đổi số, linh hoạt ứng dụng các hình thức XTTM mới, BCT đã và đang đồng hành hiệu quả cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước tận dụng cơ hội thị trường, các hiệp định thương mại tự do và mở rộng cánh cửa cho xuất khẩu thủy sản Việt. Việc triển khai tăng cường công tác ngoại giao phục vụ kinh tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và quan hệ thương mại song phương với các quốc gia đang có chiều hướng tích cực. Hình thành đại diện của DN, Hiệp hội ở các thị trường khu vực trọng điểm trong đó có EU; nghiên cứu, đầu tư mở kho ngoại quan ở các nước có khoảng cách địa lý xa Việt Nam để hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Đổi mới mô hình tổ chức tạo sự chủ động và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thương vụ, cơ quan XTTM của Việt Nam ở nước ngoài; Tích cực phối hợp và chỉ đạo Thương vụ kịp thời thông báo, đề xuất giải pháp ứng phó với những thay đổi tại thị trường của nước sở tại để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu bền vững trong bối cảnh mới, góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, BCT đang tiến hành triển khai xây dựng “Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030”, đồng thời tiến hành đánh giá việc triển khai thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, để ban hành chiến lược xuất nhập khẩu cho thời kỳ mới. Cùng với đó, tính toán, xây dựng kịch bản khai thác, phát triển thị trường theo các nhóm ngành hàng có lợi thế, đặc biệt là sang các thị trường đã có Hiệp định EVFTA. 1.2.2 Đẩy mạnh xuất khẩu mang tính chất lƣợng Ngày nay, chất lượng sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu không những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá liên quan trực tiếp đến sự an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, tài sản và môi trường. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá, bên cạnh việc mở rộng qui mô thị trường, Việt Nam cũng chú trọng tới chất lượng các sản phẩm xuất khẩu không đạt
  • 20. 12 tiêu chuẩn. Hiện nay, Việt Nam đã và đang ban hành các đạo luật chuyên ngành để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá khi xuất khẩu sang các nước. Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh, mới đây nhất là Thông tư số 17/2021/TT-BTC (Thông tư 17) về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu chính thức có hiệu lực từ ngày 12/4/2021. Ngoài ra, còn có Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 3/12/2014 công bố danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của BCT. Việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách pháp luật trong quản lý an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu được thực hiện theo hướng tạo điều kiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thị trường EU. Bên cạnh đó, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) vừa cho biết, đơn vị này đang phối hợp với Tổng cục Hải quan triển khai một số qui định nhằm chấm dứt tình trạng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản bơm tạp chất làm ảnh hưởng đến uy tín và giảm sút thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam. Theo đó, chỉ cho phép làm thủ tục hải quan để xuất khẩu theo quy định đối với các lô hàng thủy sản được chế biến từ cơ sở đáp ứng một trong hai điều kiện là: có tên trong danh sách các cơ sở được công nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam; có tên trong danh sách các cơ sở được phép chế biến thủy sản xuất khẩu vào các thị trường tương ứng có yêu cầu kiểm tra chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản bởi NAFIQAD. Ngoài ra, định kỳ hàng quý hoặc đột xuất, các đơn vị trực thuộc NAFIQAD sẽ tổ chức làm việc với cơ quan hải quan tỉnh, thành phố để giám sát xác suất các lô hàng thủy sản đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm tại nơi tập kết trước khi niêm phong để xuất khẩu. Tận dụng Hiệp định EVFTA để đẩy hoạt động xuất khẩu. Cục Xuất nhập khẩu tập trung xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành Thông tư quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA. Cục cũng nghiên cứu và trao đổi với các nước liên quan để hướng dẫn triển khai cơ chế cộng gộp mở rộng theo EVFTA. Các hoạt động nghiên cứu về thị hiếu, dư địa, các cam kết của EU, khả năng sản xuất trong nước… chi tiết mặt hàng thủy sản mà Việt Nam có thế mạnh và được ưu đãi nhiều về thuế quan sẽ được thực hiện; từ đó phân tích, đánh giá cơ hội, khả năng tăng trưởng xuất khẩu và xây dựng phương án thực hiện ngay sau khi EVFTA có hiệu lực. Đồng thời, hiện nay Cục đã và đang tổ chức Hội nghị phổ biến Hiệp định EVFTA cho các cán bộ làm công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) tại các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực, để hoạt động cấp C/O được thuận lợi.
  • 21. 13 1.2.3 Đẩy mạnh xuất khẩu mang tính hiệu quả BCT cũng xác định rõ đầu tư cơ sở hạ tầng một cách bài bản để ngành thủy sản phát triển hiệu quả và bền vững. Hơn nữa, để đáp ứng theo yêu cầu thị trường xuất khẩu của ngành, không cách nào khác phải đẩy nhanh ứng dụng khoa học công nghệ về giống, nuôi trồng, thú y phòng bệnh và bảo quản sau thu hoạch. Bên cạnh đó, Việt Nam đang thực hiện cơ cấu lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản theo mô hình kinh tế tuần hoàn và nâng cao giá trị. Ngành thủy sản đang quyết liệt thực hiện Luật Thủy sản năm 2017 và các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU. Cùng với đó tập trung công tác điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác; quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá trên biển cũng như quản lý cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá. Tại hội nghị, các vấn đề về công tác quản lý tàu cá, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần nghề cá, công tác tổ chức sản xuất, khai thác thủy sản… được các đại biểu các địa phương thảo luận, đưa ra các giải pháp cho năm 2021 và các năm tiếp theo. Hầu hết các đại biểu đều cho rằng, ngành thủy sản đang phải đối mặt những khó khăn như: Dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, kênh phân phối sản phẩm thủy sản đứt gãy, gián đoạn ở nhiều thị trường xuất khẩu; cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu chưa được tháo dỡ tiếp tục tác động xấu đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản. Hiện nay, việc đẩy mạnh xuất khẩu mang tính hiệu quả được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Đảng và Nhà nước cùng với Tổng cục Thủy sản chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương theo dõi diễn biến thời tiết và tình hình an ninh trật tự trên biển, kịp thời chỉ đạo và đề xuất giải pháp phù hợp hỗ trợ cho ngư dân yên tâm sản xuất trên biển; tổ chức triển khai thực hiện các quy định và các văn bản hướng dẫn Luật; bám sát mục tiêu Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện đồng bộ cả 03 trụ cột, gồm: khai thác, bảo tồn và nuôi trồng gắn với chế biến; chủ động xây dựng các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch để triển khai thực hiện; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, hướng dẫn triển khai, kiểm tra kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tham mưu, đề xuất thực hiện các quy định, chính sách hỗ trợ cho hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản. Đối với Cục Chế biến và phát triển thị trường thủy sản, nghiên cứu cơ chế khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp chế biến đa dạng hóa thành phẩm, đặc biệt là sản phẩm đóng hộp, sản phẩm khô. Bên cạnh đó, Cục còn tổ chức các hội thảo, diễn đàn doanh nghiệp, giới thiệu, quảng bá sản phẩm trước diễn biến của tình hình dịch Covid-19. Các Sở tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến cho cán
  • 22. 14 bộ và ngư dân về các quy định, yêu cầu khi xuất khẩu sang thị trường EU. 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất thủy sản sang thị trƣờng EU 1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá theo chiều rộng  Về sản lƣợng xuất khẩu Đây là chỉ tiêu định lượng phản ánh khối lượng hàng thủy sản được xuất khẩu sang thị trường EU của doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ thể hiện cho năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Sản lượng xuất khẩu hàng thủy sản lớn chứng tỏ quy mô doanh nghiệp lớn, năng lực sản xuất cao. Để đánh giá sự thay đổi sản lượng hàng thủy sản xuất khẩu, ta có thể dựa vào hai chỉ tiêu sau:  Mức tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu: ∆Q = Q1 – Q0 Trong đó: ∆Q là số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu kỳ hiện tại so với kỳ gốc Q1: là sản lượng hàng xuất khẩu ở kỳ hiện tại Q0: là sản lượng hàng xuất khẩu ở kỳ gốc Giá trị của ∆Q càng lớn thể hiện sự tăng lên càng mạnh sản lượng hàng thủy sản xuất khẩu.  Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng thủy sản xuất khẩu Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng thủy sản xuất khẩu nhanh hay chậm thể hiện hiện trạng xuất khẩu ở từng thời kỳ. Nếu tốc độ tăng trưởng giảm sẽ báo hiệu tốc độ phát triển xuất khẩu hàng thủy sản đang bị chững lại. Còn tốc độ tăng trưởng tăng mạnh thể hiện sự bứt phá trong phát triển xuất khẩu hàng thủy sản.  Về kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản là đại lượng đo lường tổng giá trị của mặt hàng thủy sản tham gia xuất khẩu được thống kê theo từng quý hoặc từng năm. Thông qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu có thể đánh giá được doanh số bán hàng xuất khẩu trong một đơn vị thời gian là bao nhiêu, từ đó có thể so sánh được mức độ tăng giảm giá trị xuất khẩu qua các thời kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức hay quốc gia nào. Công thức tính: M = P x Q Trong đó: M - Kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng đó P - Giá bán mặt hàng đó trên thị trường xuất khẩu Q - Số lượng hàng hóa xuất khẩu
  • 23. 15  Về tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu: ∆M = Mt – M0 Trong đó: ∆M - Sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu Mt - Kim ngạch xuất khẩu năm t M0 - Kim ngạch xuất khẩu năm gốc  Về tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu: g(%) = ∆M/M0 x 100% Trong đó: g - Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Các chỉ tiêu M; ∆M và g thể hiện cho sự thay đổi về số lượng hay quy mô của mặt hàng xuất khẩu. Các chỉ tiêu ∆M và g càng lớn thì sự thay đổi trong quy mô xuất khẩu càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp ngày một nâng cao được doanh số xuất khẩu. 1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá theo chiều sâu  Sự thay đổi về chất lƣợng hàng thủy sản xuất khẩu Phát triển xuất khẩu hàng thủy sản không thể tách rời việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trên thị trường. Chất lượng hàng thủy sản không ngừng được nâng cao sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao giá trị và giá trị sử dụng cho sản phẩm, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo ra nhiều yếu tố vô hình như thương hiệu, uy tín. Điều này thực sự rất quan trọng trong việc nâng tầm giá trị doanh nghiệp, tạo lập tên tuổi và thương hiệu thu hút khách hàng.  Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu Mục đích của sự chuyển dịch cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu là điều chỉnh sự phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, hiệu quả hơn. Thực tế hiện nay, xu hướng phổ biến của các nước là thay thế xuất khẩu các mặt hàng thủy sản gia công đơn giản, giá trị gia tăng thấp bằng những sản phẩm tinh xảo hơn, đòi hỏi nhiều chất xám và sáng tạo với giá trị gia tăng cao. Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được biểu hiện qua sự thay đổi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Công thức tính: R (A) = M (A)/ M x 100% Trong đó: R(A) - Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A M(A) - Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A M - Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng  Sự chuyển dịch cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu Phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản sang một thị trường cụ thể trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Mục đích nhằm khai thác hiệu quả hơn các thị trường
  • 24. 16 tiêu thụ, tránh sự phát triển không đồng đều gây ra tình trạng mất cân bằng trong xuất khẩu. Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường hàng thủy sản sang thị trường EU không chỉ dừng lại ở việc nâng cao thị phần của thị trường EU so với toàn thế giới mà còn chuyển dịch thị phần giữa các nước trong khu vực EU với nhau. 1.4 Các nguyên tắc và công cụ đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU 1.4.1 Về nguyên tắc Nguyên tắc được sử dụng trong đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU: Nguyên tắc phát triển bền vững là quá trình vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng, công bằng, ổn định, văn hoá đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì bền vững. Nguyên tắc tự do thương mại (nguyên tắc mở cửa thị trường) và tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. Bản chất của nguyên tắc này là mở cửa thị trường quốc gia cho hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của nước ngoài. Ý nghĩa của nguyên tắc này thể hiện ở chổ thông qua cạnh tranh lành mạnh chất lượng hàng hoá ngày càng được nâng cao cùng với năng suất lao động. Nguyên tắc minh bạch ổn định trong thương mại. Nguyên tắc này do WTO quy định các nước thành viên có nghĩa vụ phải bảo đảm tính ổn định rõ ràng và có thể dự báo được trong thương mại quốc tế, có nghĩa là các chính sách, luật pháp về thương mại quốc tế phải rõ ràng, minh bạch, phải thông báo mọi biện pháp đang áp dụng cho thương mại quốc tế. Nguyên tắc này tạo sự ổn định cho môi trường kinh doanh thương mại quốc tế. 1.4.2 Về công cụ Thứ nhất, Pháp luật trong đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Pháp luật là một công cụ quản lý có vai trò vĩ mô quan trọng. Đây là phương thức Nhà nước sử dụng các quy định trong hệ thống pháp luật và thông lệ trong kinh tế - thương mại để hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động trong đẩy mạnh xuất khẩu. Pháp luật trong đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện,… Nghị quyết 280-CP về phát triển sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu vì sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch 271/KH-UBND về đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022. Quyết định 339/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • 25. 17 Quyết định 174/QĐ-TTg phê duyệt đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030. Thứ hai, Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Để thực hiện các nội dung của đẩy mạnh xuất khẩu Nhà nước sử dụng tích cực các phương pháp và công cụ quản lý. Ngoài công cụ pháp luật thì chính sách cũng là công cụ được Nhà nước sử dụng nhiều trong quản lý hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản. Chính sách thể hiện các qui định của Nhà nước trong việc sử dụng các biện pháp về kinh tế hoặc ngoài kinh tế để tác động tới các chủ thể có liên quan đến đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản. Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản cũng hàm chứa những tính toán, định hướng lâu dài của Chính phủ. Dưới đây là một số chính sách đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản:  Chính sách mặt hàng Chính sách mặt hàng để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa là chính sách mà trong đó Nhà nước đưa ra những quy định về danh mục hàng hóa và dịch vụ được phép hoặc không được phép xuất khẩu ra nước ngoài. Các quốc gia cần đưa ra những quy định và cụ thể hóa những quy định đó nhằm giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm xuất khẩu  Chính sách thị trường Nội dung của chính sách thị trường là nhà nước đưa ra những định hướng và các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc duy trì và mở rộng thị trường. Xây dựng thị trường truyền thống và thị trường trong điểm, đồng thời cung cấp những thông tin về lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế cụ thể là trong lĩnh vực thương mại cũng như những biện pháp hỗ trợ thích hợp giúp các tổ chức trong nước tham gia vào hội nhập được thành công  Các chính sách hỗ trợ Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ban hành và triển khai Kế hoạch nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu. Tổ chức triển khai Chương trình về phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, Chương trình hành động về hỗ trợ sản xuất sản phẩm công nghiệp mũi nhọn công nghệ cao trên cả nước. Cải cách thủ tục hành chính. Các Sở, ban, ngành đã tích cực triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính, tiến hành rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, công
  • 26. 18 khai thủ tục trên website của các đơn vị, triển khai tốt công tác tiếp nhận và trả hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình ISO; rà soát và bãi bỏ gần 50 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực thuế, tài nguyên môi trường, tạo thuận lợi và đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.  Chính sách thuế Thúc đẩy phát triển kinh tế và khuyến khích xuất khẩu nhằm tạo việc làm, cải thiện và nâng cao mức sống của nông ngư dân và một số đông người lao động, Chính phủ đã áp dụng mức thuế suất 0% đối với các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực chế biến thuỷ sản xuất khẩu.  Chính sách khuyến khích đầu tư Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng đề án “ Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản”. Mục tiêu quan trọng của đề án là nâng tỷ lệ chế biến một số loại thủy sản chủ yếu lên trên 70%, nâng cao chất lượng, giá trị chế biến theo hướng đẩy mạnh chế biến tinh, chế biến sâu, giảm tỷ lệ chế biến sơ chế, thủ công. Trong chính sách này, phát triển chế biến thủy sản phải gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, đặc biệt là vùng nguyên liệu tập trung có chất lượng.
  • 27. 19 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 và 6 THÁNG ĐÀU NĂM 2021. 2.1 Tổng quan thị trƣờng thủy sản EU và các nhân tố ảnh hƣờng đến đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trƣờng EU 2.1.1 Tổng quan thị trƣờng thủy sản EU a) Nhu cầu và xu hướng tiêu thụ thủy sản của EU  Về nhu cầu tiêu thụ Theo đài quan sát Thị trường châu Âu đối với Khai thác và nuôi trồng thủy sản (EUMOFA), mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở EU năm 2020 đạt khoảng 24,3 kg/người/năm, giảm so với mức tiêu thụ bình quân 24,9 kg trong năm 2016. Tổng lượng tiêu thụ thủy sản ở EU lên tới 12,77 triệu tấn/năm. Nguồn cung thủy sản từ ngoài khối EU chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển, chiếm 73% tổng giá trị nhập khẩu từ bên ngoài EU là các nước Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam, Maroc và Ấn Độ. Đa phần người dân EU đều ăn cá hoặc thủy sản ít nhất 1 lần/tuần.  Về xu hướng tiêu thụ Liên minh châu Âu (EU) có 27 quốc gia thành viên với dân số là 447 triệu người (tháng 1/2021 theo thống kê của Eurostat). Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU rất cao và là khu vực thị trường có nhu cầu và yêu cầu tiêu dùng, nhập khẩu thủy sản cao nhất thế giới hiện nay. Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm thủy sản tiêu thụ ở EU thường theo thứ tự sau: Đa số ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thủy sản có xuất xứ ở Châu Âu, sau đó những sản phẩm thủy sản đảm bảo rõ thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, thân thiện với môi trường, dễ sử dụng, giá của sản phẩm thủy sản đó so với những sản phẩm có tính chất tương đồng trong bữa ăn và địa điểm sử dụng. Người dân EU thường xuyên ăn thủy sản tươi sống ở nhà hàng vì họ cho rằng thủy sản tươi sống sẽ ngon hơn khi biết cách chế biến và các nhà hàng sẽ chế biến thủy sản tươi sống tốt hơn ở nhà. Trong khi những sản phẩm thủy sản đông lạnh, sơ chế, dễ chế biến sẽ được dùng nhiều hơn ở nhà, bếp ăn tập thể. Những sản phẩm thủy sản đóng hộp luôn được lựa chọn cho những chuyến du lịch ngắn ngày. Ngoài ra những yếu tố liên quan tới văn hóa, mức thu nhập của người dân từng quốc gia, khu vực sẽ tác động mạnh tới xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU. Xu hướng tiêu dùng thủy sản của EU khi có dịch Covid-19 là những sản phẩm thủy sản có mức giá trung bình như thủy sản sơ chế đông lạnh, dễ chế biến tại nhà và thủy sản đóng hộp có nhu cầu tăng mạnh do tính tiện dụng trong bối cảnh phải giãn cách xã hội vì dịch Covid-19. Đây là những yếu tố nổi bật trong xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU trong lúc dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
  • 28. 20 Dịch Covid-19 không thay đổi cơ bản về quan điểm tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản ở EU mà chỉ thay đổi ở giá trị sản phẩm và tính tiện dụng của sản phẩm. Cụ thể như trước đây nhu cầu tiêu dùng tôm cỡ to, tôm sú nhiều hơn, thì nay chuyển dần sang tôm sú cỡ nhỏ và trung bình hoặc tôm thẻ có mức giá phù hợp trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu. Những sản phẩm tôm phục vụ nhà hàng, thủy sản tươi sống phục vụ nhà hàng cũng ít được tiêu d ng do đặc thù giãn cách xã hội. Những sản phẩm thủy sản có tính tiện dụng tiêu dùng ở nhà đang là lựa chọn của phần đông người tiêu dùng thủy sản ở EU. Riêng thói quen quan tâm tới tính bền vững, nguồn gốc sản phẩm và tính thân thiện là không thay đổi. Xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU trong thời gian tới có thể sẽ thay đổi khi dịch Covid-19 được kiểm soát bằng việc tiêm vắc xin trên diện rộng. Khi đó xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU có thể sẽ dần trở lại như trước đó. Dự đoán, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU trong thời gian tới sẽ tăng về lượng so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó thị phần thủy sản của Việt Nam sẽ tăng khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới thị trường EU tận dụng tốt hơn những lợi thế từ EVFTA b) Khả năng đáp ứng cầu thị trường thủy sản EU của Việt Nam Đánh giá từ Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), hiện EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng thủy sản đều đang ở mức thấp, chưa tương xứng với dung lượng thị trường và quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - EU. Thị trường EU hiện là thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. Thủy sản Việt Nam cũng được EU công nhận và xếp vào nhóm 1 từ năm 2000. Cùng với lượng hàng xuất khẩu sang các nước EU liên tục tăng vọt thì cũng có không ít lô hàng bị cảnh báo và trả về. Theo thống kê mới nhất, Việt Nam có 183 lô hàng thủy sản bị cảnh báo, chiếm 31% tỷ lệ hàng xuất khẩu. Văn phóng SPS Việt Nam cho biết, đa số các lô hàng thủy sản bị cảnh báo đều không đạt tiêu chuẩn vật lý, hóa học, sinh học. Trong đó, tổng số lô hàng không đạt tiêu chuẩn về sinh học chiếm tỷ lệ cao. Ngoài các tiêu chuẩn chi tiết về sản phẩm thủy sản xuất khẩu thì một yêu cầu khắt khe chung đang đặt ra. Các nước EU đều nhập khẩu theo tiêu chuẩn chung là GlobalGAP (Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) nhưng hiện nay sản phẩm thủy sản của Việt Nam chỉ mới đạt chuẩn VietGAP. Đây là vấn đề khó buộc nhà xuất khẩu phải đáp ứng tốt, nếu không dễ bị thị trường nhập khẩu “sa thải.” Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tiến sỹ Claudio Dordi lưu ý các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần chú trọng tăng cường việc ghi nhãn xuất sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm cũng như thương hiệu sản phẩm thủy sản
  • 29. 21 xuất xứ Việt Nam. Đây cũng là lý do mà hiện nay hầu hết sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam được đóng gói tại nước nhập khẩu với tên khác. Điều này đang tạo ra mức giá mới nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại không được hưởng lợi. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tiêu chuẩn và quy chuẩn của Việt Nam hiện thấp hơn so với EU. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật tại thị trường nhập khẩu EU. c) Quy định tiêu chuẩn thủy sản xuất khẩu sang EU  Những yêu cầu bắt buộc: Thứ nhất, Quy tắc truy xuất nguồn gốc Quy tắc về truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm thủy sản NK vào thị trường EU (số 1379/2013) có hiệu lực từ tháng 12/2014. Theo quy định, nhãn sản phẩm phải cung cấp thông tin chính xác về việc thu hoạch và sản xuất. Điều này áp dụng cho tất cả các thủy sản chưa qua chế biến và chế biến. Hệ thống dán nhãn mới cung cấp người tiêu d ng cơ hội để lựa chọn thủy sản thu hoạch với các phương pháp bền vững hơn và có nguồn gốc rõ ràng. Một trong những thay đổi quan trọng nhất là yêu cầu xác định ngư cụ sử dụng và diện tích thu hoạch. Như vậy, DN cần đảm bảo tuân thủ về nhãn. Ngoài ra, DN có thể có hệ thống cung cấp cho người mua thông tin chính xác về nguồn gốc của sản phẩm. Thứ hai, Chứng nhận khai thác thủy sản - chống đánh bắt trái phép IUU (illegal, unreported and unregulated fishing) là tên viết tắt của các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý. Theo quy định IUU, các quốc gia thành viên EU phải áp dụng việc xử phạt ở mức ít nhất gấp 5 lần giá trị của sản phẩm sai phạm, gấp 8 lần giá trị cho các trường hợp tái phạm trong thời gian 5 năm. Ngoài ra, luật cũng đưa ra các biện pháp xử phạt khác kèm theo như tịch thu tạm thời tàu đánh bắt cá vi phạm,… Để chống đánh bắt cá bất hợp pháp, thủy sản khai thác để xuất khẩu hoặc chuyển lên các tàu tại EU phải có chứng nhận khai thác. DN phải yêu cầu cơ quan thẩm quyền tại địa phương đưa ra giấy chứng nhận khai thác với sản lượng khai thác dành cho các thị trường EU. Nếu một quốc gia không tuân thủ các hướng dẫn của châu Âu để ngăn chặn và loại bỏ khai thác IUU, nước đó có nguy cơ bị EU cấm nhập khẩu tạm thời. Điều này đã xảy ra với Belize, Campuchia, Guinea và Sri Lanka. Thứ ba, Yêu cầu về vệ sinh Có rất nhiều yêu cầu mà sản phẩm thủy sản phải đáp ứng, nhưng để tổng hợp lại thì chủ yếu liên quan đến vấn đề vệ sinh. Các yêu cầu bao gồm các tiêu chuẩn sức khỏe thủy sản: chất gây ô nhiễm và vi sinh gây ô nhiễm; đóng gói và lưu trữ - nhiệt độ nơi lưu trữ và trong thời gian vận chuyển cũng phải được kiểm soát. Việc thực hiện
  • 30. 22 HACCP là một trong những biện pháp căn bản nhưng vệ sinh chung tại cơ sở sản xuất cũng phải tốt. Người mua hàng rất quan tâm đến cách vệ sinh tại cơ sở sản xuất. DN phải đưa ra các biện pháp thích hợp. Điều này có tính then chốt thu hút khách hàng tiềm năng. Thứ tư, Yêu cầu về các chất gây ô nhiễm Sản phẩm có thể chứa chất gây ô nhiễm do trong quá trình sản xuất hoặc do môi trường. Luật của EU giới hạn các chất ô nhiễm. Các chất ô nhiễm bao gồm các kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân; dioxin và PCP (pentachlorophenol); PAHs (polycyclic aromatic hydrocarbons). Vi sinh vật gây ô nhiễm là khi vi khuẩn vô tình xuất hiện trong sản phẩm. EU có quy định số 2073/2005 về tiêu chuẩn vi sinh. EU cũng kiểm tra vi sinh như kiểm tra chất gây ô nhiễm. Ô nhiễm vi sinh có thể được ngăn ngừa bằng các biện pháp vệ sinh thích hợp. Trong nhiều trường hợp, cơ sở sản xuất gặp khó khăn vì không thể kiểm soát vi sinh trong nguyên liệu. Do đó, cần có tiêu chuẩn tối thiểu đối với nguồn cung cấp và phải kiểm tra trước khi nhận hàng.  Những yêu cầu chung Yêu cầu chung, là những điều mà hầu hết các đối thủ cạnh tranh đều thực hiện, nói cách khác, là những điều DN cần phải tuân thủ để theo kịp với thị trường đó là giấy chứng nhận an toàn thực phẩm IFS và BRC là các chương trình chứng nhận an toàn thực phẩm thường được yêu cầu nhiều nhất. Hai tiêu chuẩn thực phẩm thiết yếu đối với nhà cung cấp để thâm nhập thị trường bán lẻ. Yêu cầu về an toàn thực phẩm đang ngày càng tăng. Khách hàng (người tiêu dùng) và các cấp chính quyền ngày càng đưa ra những yêu cầu cao hơn về việc thực phẩm mà chúng ta sử dụng phải đạt chất lượng và an toàn cao. Những yêu cầu này đầu tiên thường liên quan trực tiếp đến những nhà bán lẻ, nhưng ngày nay thì trách nhiệm đó đã được mở rộng đến toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm các nhà sản xuất thực phẩm, nhà sản xuất sơ cấp và nhà vận chuyển. 2.1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU a) Nhân tố khách quan Thứ nhất, Nhu cầu của thị trường EU Đây là yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng quan trọng, quyết định đến khả năng thành công của sản phẩm xuất khẩu. Sự biến động của thị trường EU ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng duy trì vị thế của mỗi sản phẩm doanh nghiệp của các quốc gia xuất khẩu trên bản đồ cạnh tranh. Qui mô và xu hướng biến động của thị trường EU sẽ kéo theo sự thay đổi trong cạnh tranh của sản phẩm. Những biến động này có thể làm mất đi
  • 31. 23 những thế mạnh hiện tại mà sản phẩm thủy sản đang có nhưng cũng có thể mang lại cơ hội mới cho sản phẩm. Với sản phẩm thủy sản nhu cầu tại thị trường EU được xác định thông qua hai nhu cầu cơ bản. Nhu cầu tiêu dùng thủy sản nội địa phụ thuộc vào quy mô dân số và khối lượng tiêu dùng bình quân nhu cầu phục vụ xuất khẩu Thứ hai, Rào cản thương mại thị trường EU EU là thị trường phát triển vốn có nhu cầu cao về các sản phẩm tiêu d ng đang có xu hướng dựng lên ngày càng nhiều các hàng rào thương mại, làm tăng thêm sức ép về việc tạo dựng các lợi thế cạnh tranh ngoài những lợi thế quốc gia sẵn có của các nước đang phát triển. Đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu các quốc gia nhập khẩu thường xây dựng các rào cản thương mại sau: Các rào cản về quy trình và thủ tục nhập khẩu thủy sản; các rào cản về kiểm tra, kiểm soát nhập khẩu thủy sản của các cơ quan quản lý các rào cản về thuế các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm bao gỏi nhãn mác thủy sản nhập khẩu, các rào cản liên quan đến xuất xứ, nguồn gốc thủy sản xuất khẩu các rào cản quy định về môi trường. b) Nhân tố chủ quan Thứ nhất, Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật Điều kiện về yếu tố sản xuất giữ vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu ở bất kỳ một quốc gia nào. Trong hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu, các điều kiện về yếu tố sản xuất được xem là nền tảng của lợi thế mà các doanh nghiệp, các ngành có thể tận dụng từ quốc gia của mình để tạo ra các sản phẩm có năng lực cạnh tranh. Các yếu tố đầu vào sản xuất cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu có thể kể đến như: Tiềm năng về nguồn lợi thủy sản là những tác nguyên sinh vật trong môi trường nước, có giá trị kinh tế được con người khai thác; nguồn nhân lực cho ngành thủy sản thể hiện qua số lượng, kỹ năng, trình độ và đạo đức nghề nghiệp, công nghệ trong nuôi trồng, công nghệ đánh bắt, công nghệ bảo quản sau thu hoạch công nghệ chế biến. Thứ hai, Vai trò của Chính phủ Vai trò của chính phủ thể hiện thông qua việc kết nối và khuyếch đại các nhân tố của năng lực cạnh tranh sản phẩm. Chính sách của chính phủ có thể tạo ra một môi trường cho phép doanh nghiệp đạt được lợi thế của mình. Vai trò của chính phủ đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu được thể hiện qua các nội dung như sự hỗ trợ của chính phủ đối với lĩnh vực thủy sản đưa ra các quy định đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu và kiểm soát việc thực hiện của các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu như tham gia vào các tổ chức các cộng đồng kinh tế, ký kết các hiệp định thương mại. Thứ ba, Các ngành hỗ trợ và liên quan Các ngành hỗ trợ và ngành liên quan giúp cho ngành công nghiệp chính tạo ra
  • 32. 24 sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Hon nữa, mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành sẽ tạo điều kiện đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ để duy trì các lợi thế bền vững hơn. Trong chuỗi giá trị của sản phẩm, sự gắn kết của các công đoạn trong qui trình sản xuất kinh doanh có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập sự bền vững trong sự phát triển của sản phẩm. Các ngành hỗ trợ và liên quan cho mặt hàng thủy sản xuất khẩu phải kể đến: Hậu cần nghề cá bao gồm hệ thống thủy lợi, cảng cá sản xuất tàu thuyền, hệ thống kho lạnh các hiệp hội thủy sản, hệ thống ngân hàng cung cấp tài chính cho ngành thủy sản, các tổ chức đào tạo, nghiên cứu về thủy sản. Thứ tư, Chính trị, xã hội và quân sự Sự ổn định hay không ổn định về chính trị xã hội cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chính trị , các quan điểm chính trị , xã hội đều tác động trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực, mặt hàng và đối tác kinh doanh. Mặt khác các xung đột lớn hay nhỏ về quân sự trong nội bộ Việt Nam và giữa các quốc gia dẫn đến sự thay đổi lớn về các chính sách kinh tế, chính trị, quân sự. Từ đó tạo ra các hàng rào vô hình ngăn cản hoạt độnh kinh doanh quốc tế đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu. 2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2018 – 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 2.2.1 Về kim ngạch xuất khẩu Theo VASEP, thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC) đã khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) sụt giảm liên tục từ năm 2018 đến nay. Sau 2 năm chịu tác động từ thẻ vàng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU giảm 12%, tương đương 183,5 triệu USD. Xu hướng giảm này tiếp tục kéo dài hơn nữa vào năm 2020, đặc biệt do bị tác động kép bởi dịch COVID-19 và thẻ vàng IUU làm cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường này giảm đáng kể. Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giai đoạn 2018 – 6T 2021 Năm Sản lƣợng (nghìn tấn) Kim ngạch (tỷ USD) 2018 236,8 1,35 2019 224,3 1,29 2020 212,6 1,22 6T 2021 104,3 0,485 Nguồn: Báo Cáo Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
  • 33. 25 Do ảnh hưởng của thẻ vàng IUU, xuất khẩu thủy sản sang EU đã giảm đáng kể trong những năm qua. Năm 2018, năm đầu tiên chịu ảnh hưởng của thẻ vàng IUU, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU giảm xuống còn 1.35 tỷ USD. Từ vị trí thứ 2 trong các thị trường xuất khẩu thủy sản, sau khi EC cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác của Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đã tụt xuống đứng thứ 5 và tỉ trọng của thị trường sụt giảm từ 18% xuống 13%. Năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đạt khoảng 1.29 tỷ USD, trong đó sản phẩm hải sản khai thác đóng góp khoảng 387 triệu USD. So với năm 2018, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU năm 2019 giảm 12%. Đặc biệt, hội nghị đánh giá 2 năm triển khai chương trình "Doanh nghiệp cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo qui định (IUU)" diễn ra trong bối cảnh đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu EC sang làm việc với các cơ quan hữu quan Việt Nam để kiểm tra việc thực hiện các khuyến nghị của EC sau năm bị cảnh cáo "thẻ vàng". Trong lần kiểm tra này, đoàn thanh tiến hành kiểm tra 4 nhóm khuyến nghị mà EC đã yêu cầu nước ta phải thực hiện là Khung pháp lý; Hệ thống theo dõi, giám sát và kiểm soát hoạt động tàu cá; Thực thi pháp luật và Truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác. Đến nay, sau những năm thực hiện tốt các quy định cả nước có 62 doanh nghiệp cam kết IUU bằng việc tuân thủ nguyên tắc chỉ thu mua từ những tàu đánh bắt có đầy đủ giấy phép, nhật ký khai thác và chứng nhận của cảng. Theo báo cáo của Hiệp hội VASEP, sau năm EC cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam, xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường EU đã bị tác động rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu giảm 6,5% còn gần 390 triệu USD trong năm 2018 và tiếp tục chững lại trong những tháng đầu năm năm 2019 với 251 triệu USD. Năm 2020, tuy có hồi phục sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 nhưng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giảm 6% so với năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU đạt 1,22 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Báo cáo khó dựa vào các số liệu xuất khẩu thủy sản sang EU năm 2020 để phân tích định lượng tác động từ thẻ vàng. Bởi, suy giảm xuất khẩu năm 2020 không chỉ chịu tác động bởi thẻ vàng, mà còn bị ảnh hưởng bởi cả đại dịch COVID-19. Mặt khác, xuất khẩu thủy sản sang EU từ nửa cuối năm 2020 còn được tác động từ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã mang lại kết quả tích cực cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Thủy sản là một trong những ngành xuất khẩu được hưởng lợi đáng kể khi EVFTA có hiệu lực vì 50% số dòng thuế sẽ về 0% vào năm 2020, bao gồm các mặt hàng chính như tôm, cá ngừ, mực và bạch tuộc.
  • 34. 26 Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam Biểu đồ 2.1: Lƣợng và kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU qua các tháng trong năm 2020 - 2021. Biểu đồ lượng và trị giá xuất khẩu năm 2021 cho thấy ngoại trừ tháng 2 (tháng có đợt nghỉ Tết nguyên đán) thì lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản các tháng năm 2021 đều tăng so với năm trước. Cục Xuất nhập khẩu cho biết xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Hà Lan, Đức, Italia, Bỉ và Pháp là những thị trường xuất khẩu lớn nhất trong khối thị trường này. BCT nhận định, trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU. Song trước diễn biến của dịch bệnh, ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. 2.2.2 Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của VN vẫn là tôm, cá biển, mực, bạch tuộc và các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. Cơ cấu các mặt hàng XK của nước ta ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác. Trong đó, tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, sản lượng tôm ngày càng tăng, đến nay theo ước tính có thể đạt gần 3 triệu tấn, thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu thụ của thế giới nói chung và của EU nói riêng.
  • 35. 27 Bảng 2.2: Kim ngạch các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang EU giai đoạn 2018 - 6T 2021 Đơn vị: triệu USD Mặt hàng Năm Cá Tôm Mực, bạch tuộc Thủy sản khác 2018 307,1 838,3 53,6 152,7 2019 492,3 689,8 49,5 148,2 2020 411,5 591,6 45,2 135,8 6T 2021 151,053 255,7 19,1 78,057 Nguồn: Tổng Cục Hải quan Về mặt hàng tôm Kết thúc năm 2018, xuất khẩu tôm của Việt Nam không khả quan như mong đợi, giảm 7,8% so với năm 2017.Giá tôm trong nước có lúc giảm 20-30% cũng ảnh hưởng tới nguồn cung và nhu cầu thị trường và giá trị XK. Nguồn cung từ các nước sản xuất tôm như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia tăng, nên tôm Việt Nam không thể xuất mạnh sang thị trường này. EU vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt 838,3 triệu USD, giảm 2,8%. Xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm và có xu hướng giảm trong nửa cuối năm. Trong năm 2019, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 689,8 triệu USD, giảm 17,7% so với năm 2018. Riêng trong quý IV/2019, XK tôm Việt Nam sang EU đạt 176,4 triệu USD, giảm 7,1% so với quý IV/2018. Trong quý cuối cùng của năm 2019, XK tôm sang EU có chiều hướng tốt hơn, không giảm sâu như 3 quý đầu năm. Cả năm 2019, XK tôm sang EU chỉ tăng nhẹ trong tháng 7 và 11, các tháng còn lại đều giảm. Trong đó Tôm chân trắng là sản phẩm chủ đạo XK sang EU, chiếm tỷ trọng 79,9% tổng các sản phẩm tôm xuất sang EU, tôm sú chiếm 12,2%, còn lại là các sản phẩm tôm biển. Giá trị XK các sản phẩm tôm chân trắng sang EU trong năm 2019 giảm mạnh hơn giá trị XK tôm sú sang thị trường này. Dưới đây là biểu đồ kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường EU. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy được sự giảm đáng kể trong kim ngạch của mặt hàng tôm khi xuất khẩu sang thị trường này. Cả năm 2020, xuất khẩu của ngành thủy sản đạt kim ngạch 8,6 tỷ USD, trong đó riêng mặt hàng tôm xuất khẩu đạt 3,78 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hơn 12,4%. Như vậy, mặc dù có những thời điểm trồi sụt thất thường trong năm vì dịch bệnh, thị trường xuất khẩu tôm đã trở thành điểm sáng của ngành xuất khẩu thủy sản năm 2020. Theo
  • 36. 28 VASEP, lĩnh vực xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2020 hoạt động tốt mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, ở cả các nước nhập khẩu và các nước nguồn cung. Nhưng đến cuối năm, đã có cú nước rút ngoạn mục. Điều đáng lưu ý là xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU giảm liên tục từ tháng 3 đến tháng 6, nhưng từ tháng 7 và 8-2020 bắt đầu bật tăng so với những tháng trước đó. Cụ thể, tháng 7-2020 đạt 54,2 triệu USD, tăng 2% so với tháng 7-2019; tháng 8-2020, đạt 394,6 triệu USD, tăng gần 12% so với tháng 8-2019, và tăng 7,2 lần so với tháng 7-2020. Điều này được cho là nhờ tác động tích cực từ Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ đầu tháng 8-2020. Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam Biểu đồ 2.2: Lƣợng và kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trƣờng EU theo quý năm 2020-2021 Từ biểu đồ thống kê cho biết xuất khẩu tôm sang thị trường EU 6 tháng đạt 255,7 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng tôm chân trắng đạt trên 205 triệu USD, tăng 31%. Theo số liệu thống kê được từ Cục Hải quan, xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng mạnh do tôm là mặt hàng có thuế nhập khẩu ưu đãi theo EVFTA được cắt giảm ngay. Thị trường EU chiếm trên 14% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam, đứng thứ ba sau thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản. Về mặt hàng mực và bạch tuộc EU là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 12,4%. Nếu như năm 2017, xuất khẩu mực Việt Nam sang thị trường này đạt tốc độ tăng trưởng trên 50% thì năm 2018 xuất khẩu sang thị trường này giảm 21,7% đạt trên 40triệu USD do tác động của thẻ vàng IUU. Trong tổng cơ cấu sản phẩm mưc, bạch tuộc xuất khẩu sang EU, mực chiếm tỷ trọng áp đảo 70%, còn lại bạch tuộc chiếm 30%. Trong số các sản phẩm mực xuất khẩu sang EU, mực sống/tươi/đông lạnh