SlideShare a Scribd company logo
1 of 117
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
TẠI LIÊN DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN TỐ NINH
TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
TẠI LIÊN DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chương trình: Điều hành cao cấp – EMBA
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên: Nguyễn Tố Ninh
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Trung Thành
TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lê Trung Thành. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được
trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực, khách quan. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc tham khảo theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tp. HCM, ngày tháng năm 2022
Học viên thực hiện
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả
quản trị tài chính tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro”, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, động viên, và đóng góp ý kiến của các cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn
- TS Lê Trung Thành đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo của khoa sau
đại học trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở II đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong thời gian
học tập và nghiên cứu.
Một lời cảm ơn gửi đến Ban lãnh đạo Công ty, các anh chị em trong phòng Kế toán
tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, đã thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, số
liệu và đóng góp ý kiến cho bài Luận văn của tôi. Đặc biệt cảm ơn tới các thành viên trong
gia đình đã luôn sát cánh bên tôi, hỗ trợ, động viên, khuyến khích để tôi hoàn thành được
mục tiêu.
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luận văn
chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy,
cô và các bạn để tôi có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................................ viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................................ix
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...............................................................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài........................................................................................3
5. Cấu trúc của Luận văn..............................................................................................................3
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .....................4
1.1. Quản trị tài chính doanh nghiệp...................................................................................4
1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp...........................................................................4
1.1.2. Khái niệm về quản trị tài chính doanh nghiệp .......................................................4
1.1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ...........................................................5
1.1.4. Các quyết định quản trị tài chính.............................................................................6
1.1.5. Nhiệm vụ của quản trị tài chính...............................................................................7
1.2. Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp...................................................................8
1.2.1. Khái niệm hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp.............................................8
1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp .........................9
TÓM TẮT CHƯƠNG 1.............................................................................................................23
iv
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI LIÊN DOANH
VIỆT – NGA VIETSOVPETRO................................................................................................24
2.1. Giới thiệu về Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (Vietsovpetro).......................24
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietsovpetro..............................................24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Vietsovpetro...........................................................................27
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Vietsovpetro.................................................................28
2.2. Phân tích tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản trị tài chính tại Vietsovpetro
giai đoạn 2016-2020 và 9 tháng đầu năm 2021 ..................................................................28
2.2.1. Mô hình quản trị tài chính của Vietsovpetro........................................................28
2.2.2. Tình hình công tác hoạch định tài chính tại Vietsovpetro..................................29
2.2.3. Tình hình thực hiện các quyết định tài chính tại Vietsovpetro ..........................30
2.2.4. Tình hình kiểm soát tài chính tại Vietsovpetro....................................................44
2.3. Phân tích hiệu quả quản trị tài chính tại Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020 ......45
2.3.1. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn............................................................45
2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietsovpetro.................................................54
2.3.3. Khả năng tài trợ của Vietsovpetro.........................................................................65
2.3.4. Khả năng thanh toán của Vietsovpetro .................................................................66
2.3.5. Hiệu quả sinh lời của của Vietsovpetro................................................................67
2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị tài chính tại Vietsovpetro..........................68
2.4.1. Những kết quả đạt được .........................................................................................68
2.4.2. Những tồn tại hạn chế.............................................................................................70
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại..............................................................................72
TÓM TẮT CHƯƠNG 2.............................................................................................................73
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
TẠI LIÊN DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO............................................................74
3.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện.....................................................................71
3.1.1. Giải pháp cải thiện kết quả kinh doanh của Vietsovpetro ..................................74
3.1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quyết định tài chính ......................76
v
3.1.3. Giải pháp cải thiện khả năng thanh toán...............................................................80
3.1.4. Giải pháp hỗ trợ cải thiện thực hiện nhiệm vụ quản trị tài chính tại
Vietsovpetro .........................................................................................................................80
3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp.....................................................................................90
3.2.1. Những điều kiện về phía Vietsovpetro .................................................................90
3.2.2. Những điều kiện của cơ quan QLNN....................................................................90
TÓM TẮT CHƯƠNG 3.............................................................................................................92
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................95
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
BCĐKT Bảng Cân đối kế toán
DN Doanh nghiệp
EBIT
Earnings Before Interest and Taxes – Lợi nhuận trước lãi vay
và thuế
HĐKD Hoạt động kinh doanh
HĐTC Hoạt động tài chính
JOC Joint Operating Company – Công ty Điều hành chung
KNSL Khả năng sinh lời
MVA Market Value Added -Giá trị gia tăng của thị trường
NSNN Ngân sách nhà nước
Petrovietnam Tậo đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
PVOIL Petrovietnam Oil Corporation – Tổng công ty Dầu Việt Nam
QTTC Quản trị tài chính
ROA Return on Assets - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROE Return on Equity – Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
ROS Return On Sales – tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCDN Tài chính doanh nghiệp
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
TSNH Tài sản ngắn hạn
vii
TTS Tổng tài sản
VCSH Vốn chủ sở hữu
VLĐ Vốn lưu động
Vietsovpetro Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro
Zarubezhneft Công ty Cổ phần mở AO Zarubezhneft
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kế hoạch tài chính ngắn hạn tại Vietsovpetro.......................................................29
Bảng 2.2. Biến động tài sản ngắn hạn của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020...................31
Bảng 2.3. Chỉ tiêu kinh tế tài chính của Lô 09-1 trong 9 tháng đầu năm 2021 và dự báo cả
năm 2021................................................................................................................................
34 Bảng 2.4. Chi phí đầu tư thăm dò các Lô dầu khí của Vietsovpetro giai đoạn 2016-
2020....................................................................................................................................39
Bảng 2.5. Biến động TSCĐ của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020....................................41
Bảng 2.6. Tình hình tài sản của Vietsovpetro giai đoạn 2016 -2020....................................46
Bảng 2.7. Tình hình nguồn vốn của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020 .............................50
Bảng 2.8. Kết quả kinh doanh khai thác dầu thô của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020.55
Bảng 2.9. Kết quả kinh doanh khai thác condensate của Vietsovpetro giai đoạn 2016-
2020......................................................................................................................... ...........57
Bảng 2.10. Kết quả kinh doanh khai thác khí thiên nhiên của Vietsovpetro giai đoạn
2016-2020 ..........................................................................................................................59
Bảng 2.11. Kết quả kinh doanh dịch vụ ngoài của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020.....61
Bảng 2.12. Tình hình nguồn tài trợ của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020 .......................65
Bảng 2.13. Tình hình nguồn tài trợ của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020 .......................66
Bảng 2.14. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh dầu của Vietsovpetro giai đoạn 2016 -
2020......................................................................................................................... ...........68
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Khung phân tích hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp......................... 9
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietsovpetro .................................................................. 27
Sơ đồ 2.2. Quy trình quản lý hàng tồn kho .................................................................... 37
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Vietsovpetro ................................................................ 48
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Vietsovpetro ......................................................... 52
Biểu đồ 2.3. So sánh mức trích lập quỹ và sản lượng khai thác dầu khí qua các thời kỳ
……………………………………………………………………………………...53
x
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Quản trị tài chính (QTTC) có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự thành bại
của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia.
Đối với Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (sau đây gọi tắt là Vietsovpetro) trong
giai đoạn hiện nay, khi sản lượng dầu khai thác và giá dầu giảm đáng kể, công tác quản trị
tài chính là vấn đề hết sức bách thiết. Vì thế, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu
quả quản trị tài chính của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro”.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tình trạng công tác quản trị tài chính, chỉ ra những
hạn chế còn tồn tại, để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản
trị tài chính tại Vietsovpetro, giúp công ty tiếp tục phát triển trong tương lai.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các doanh
nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lý tài chính.
Được thành lập và hoạt động theo Hiệp định Liên chính phủ giữa 2 nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (nay
là Liên bang Nga), trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Vietsovpetro đã đạt
được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đặt nền móng đầu tiên cho
nền công nghiệp dầu khí mang tầm chiến lược tại Việt Nam.
Cùng với sự phát triển chung, hệ thống quản lý tài chính, kế toán của
Vietsovpetro cũng ngày càng được hoàn thiện, xứng đáng là công cụ hữu hiệu trong
quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước những khó khăn
về sản lượng khai thác dầu tại Lô 09-1 không như kỳ vọng, giá dầu sụt giảm, dẫn đến
nguồn tài chính để lại cho Vietsovpetro để trang trải các hoạt động cũng bị giảm đáng
kể. Với đặc thù là doanh nghiệp hàng năm được Hội đồng phê duyệt ngân sách hoạt
động, vì thế việc quản lý hiệu quả dòng tiền, kiểm soát và tối ưu hóa chi phí là một
vấn đề hết sức cấp thiết.
Ngoài hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Lô 09-1,
Vietsovpetro còn thực hiện cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí cho các công ty khác.
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, bên cạnh việc nghiên cứu các biện pháp nhằm gia
tăng hệ số thu hồi dầu tại Lô 09-1, mở rộng tìm kiếm thăm dò các Lô mới, vùng mới,
Vietsovpetro đã và đang tận dụng những lợi thế sẵn có về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện
đại, nguồn nhân lực chất lượng cao để cung cấp dịch vụ cho các công ty trong lĩnh
vực dầu khí. Khác với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Lô 09-1 phải tuân
thủ theo Hiệp định Liên chính phủ, các hoạt động khác Vietsovpetro tuân thủ theo
Luận pháp Việt Nam. Ngoài việc tận dụng được những nguồn lực sẵn có,
Vietsovpetro cũng rất cần thực hiện công tác quản trị tài chính đối với hoạt động cung
2
cấp dịch vụ này, để có thể bảo toàn vốn, sử dụng vốn một cách có hiệu quả, và đặc
biệt là không gây ảnh hưởng đến hoạt động chính là thăm dò và khai thác dầu khí của
Vietsovpetro.
Tuy nhiên, công tác quản trị tài chính tại Vietsovpetro vẫn bộc lộ những hạn
chế, chưa thực sự là một hệ thống quản trị tiên tiến, năng động, chưa phát huy và tận
dụng hết được những nguồn lực sẵn có. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn thực hiện đề
tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính của Liên doanh Việt - Nga
Vietsovpetro” để có thể đi sâu vào phân tích đầy đủ thực trạng công tác quản trị tài
chính tại Vietsovpetro. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động, gia tăng giá trị của Công ty, đồng thời để hạn chế các rủi ro kinh doanh của
Vietsovpetro trong thời gian tới.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại
Vietsopetro, giúp công ty tiếp tục phát triển vững mạnh.
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ thực hiện các nội dung
nghiên cứu sau:
- Thứ nhất, tổng hợp lý thuyết về QTTC trong doanh nghiệp hiện đại, nêu rõ
các đặc điểm trong công tác quản trị tài chính của ngành thăm dò và khai thác dầu
khí.
- Thứ hai, phân tích thực trạng của công tác QTTC chính tại Vietsovpetro, chỉ
ra những thành tựu cũng như những hạn chế còn tồn tại của Công ty.
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những thành tự, cũng như các
biện pháp để khắc phục những hạn chế trong công tác QTTC tại Vietsovpetro.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị tài chính tại Vietsovpetro.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài các số liệu trong báo trong giai đoạn từ 2016
đến 9 tháng đầu năm 2021.
3
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sử dụng phương pháp chính là thống kê, phân tích kết hợp với phương
pháp định tính, phương pháp suy diễn và quy nạp, dựa trên các số liệu sơ cấp. Dữ liệu
sơ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tài chính, qua kết luận của các cuộc họp
nội bộ và với hai Phía tham gia về chủ đề cải tiến mô hình quản trị tài chính tại
Vietsovpetro.
5. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, tác giả trình bày Luận văn
thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Lý thuyết về quản trị tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng của công tác quản trị tài chính tại Liên doanh Việt – Nga
Vietsovpetro
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại Liên doanh Việt
– Nga Vietsovpetro
4
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị
trường; tính chất và mức độ phát triển của TCDN cũng phụ thuộc vào tính chất và
nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa (Lưu Thị Thu Hương, 2010). TCDN được
đặc trưng bằng những nội dung chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, TCDN phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh tế.
Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt
động SXKD của DN.
Thứ hai, sự vận động của các nguồn TCDN là sự vận động chuyển hoá từ các
nguồn tài chính hình thành nên các quỹ, hoặc vốn kinh doanh của DN và ngược lại.
Sự chuyển hoá qua lại đó được điều chỉnh bằng các quan hệ phân phối dưới hình thức
giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho các mục tiêu SXKD của
DN.
Từ những đặc trưng trên của TCDN, chúng ta có thể rút ra kết luận về khái niệm
TCDN như sau: “Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị
phán ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối
để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của
doanh nghiệp.”
1.1.2. Khái niệm về quản trị tài chính doanh nghiệp
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài
chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu HĐTC của doanh
nghiệp. Mục tiêu đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi
nhuận, liên tục làm tăng giá trị DN và khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường
(Phạm Quang Trung, 2012).
5
Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của QTDN. Chức năng
QTTC có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong doanh nghiệp như: chức
năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn nhân
lực. Quản trị TCDN bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ và quản trị
tài sản theo mục tiêu chung của công ty. Vì vậy, chức năng quyết định của QTTC có
thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản, trong đó quyết
định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản theo mục tiêu
tạo giá trị cho các cổ đông (Phạm Quang Trung, 2012).
Như vậy, “Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các
dòngtiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị
tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp
với các kế hoạch.”
1.1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp
Theo giáo trình quản trị Tài chính doanh nghiệp của tác giả Phạm Quang Trung
(2012), Quản trị TCDN đạt hiệu quả góp phần rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả
quản lý tài chính quốc gia. QTTC luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động
QLDN. QTTC đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tính độc lập, sự thành bại của
doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Các vai trò của quản trị TCDN trong hoạt
HĐKD bao gồm:
- Một là, huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho HĐKD của doanh nghiệp:
Vai trò của TCDN trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về
vốn cho HĐKD của doanh nghiệp trong thời kỳ. Vai trò của quản trị TCDN
ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương
pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục
với chi phí huy động vốn ở mức thấp.
- Hai là, tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Việc hình thành và sử dụng
tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt
vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy CBNV gắn liền với doanh
6
nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến SXKD nâng cao
hiệu quả sử dụng tiền vốn.
- Ba là, kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động SXKD của doanh nghiệp một cách
chặt chẽ: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài
chính, các nhà QTDN có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt
động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong
HĐKD, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp
với diễn biến thực tế kinh doanh.
1.1.4. Các quyết định quản trị tài chính
QTTC bao gồm các hoạt động liên quan đến việc đầu tư, tài trợ và quản trị tài
sản theo mục tiêu chung của công ty. Vì vậy, chức năng quyết định của QTTC có thể
chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản (Phạm Quang Trung,
2012).
Quyết định đầu tư: Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba
quyết định căn bản của QTTC. Để duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý, các nhà QTTC
không chỉ ra các quyết định đầu tư mà còn ra các quyết định cắt giảm, loại bỏ hay
thay thế đối với các tài sản không còn giá trị kinh tế. Các quyết định này tác động
trực tiếp lên KNSL và rủi ro của doanh nghiệp. Các nhà QTTC phải ra các quyết định
nhằm xác định quy mô tăng trưởng của công ty và đảm bảo một cơ cấu tài sản thích
hợp bằng các hoạt động đầu tư, cắt giảm...Các quyết định này tác động trực tiếp lên
KNSL và rủi ro của doanh nghiệp.
Quyết định tài trợ: Để tài trợ cho tài sản, các nhà QTTC phải tìm kiếm các
nguồn vốn thích hợp thông qua các quyết định tài trợ. Các nguồn vốn để tài trợ cho
tài sản bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, vốn chủ..... Khi đã
quyết định tài trợ, nhà QTTC phải xác định phương án tốt nhất để thu hút nguồn vốn
cần thiết và cần phải hiểu được các cơ chế để nhận được các khoản vay ngắn hạn, ký
kết các hợp đồng vay dài hạn hay thương lượng để bán cổ phiếu, trái phiếu.
7
Quyết định quản trị tài sản: Quyết định thứ ba đối với nhà QTTC là quyết định
quản trị tài sản. Nhà QTTC sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị các tài sản lưu
động so với TSCĐ trong khi phần lớn trách nhiệm quản lý TSCĐ thuộc về các nhà
quản trị sản xuất, những người vận hành trực tiếp TSCĐ.
1.1.5. Nhiệm vụ của quản trị tài chính
Mục tiêu tạo giá trị: Mục tiêu cơ bản được thừa nhận ở hầu hết các công ty là
tối đa hóa giá trị cho các cổ đông. Giá trị của cổ đông được tăng tối đa bằng cách tăng
tối đa khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của toàn bộ cổ phiếu và lượng vốn chủ
do cổ đông cung cấp.
Cũng có những ý kiến tranh cãi về việc chọn giá trị cho cổ đông làm mục tiêu
của QTTC. Song, nếu suy cho cùng thì đây là mục tiêu phản ánh tổng hợp nhất mong
muốn của chủ - nhóm hữu quan quan trọng nhất của doanh nghiệp.Mục tiêu này
không phản ánh ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá thị trường của cổ phiếu.
Giá trị thị trường tính đến cả thu nhập hiện tại và thu nhập kỳ vọng của cổ phiếu, thời
gian, thời hạn và rủi ro của các dòng thu nhập, chính sách cổ tức của công ty cũng
như các nhân tố khác liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu.
Các bên hữu quan: Cũng đã từ lâu, người ta nhận ra rằng sự tách biệt giữa
quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong các công ty hiện đại dẫn đến những mâu thuẫn
tiềm ẩn giữa những người chủ và những người quản lý. Đặc biệt là mục tiêu của các
nhà quản trị có thể khác với mục tiêu của các cổ đông. Sự tách biệt giữa quyền sở
hữu với hoạt động quản lý tạo ra một tình huống để các nhà quản trị có thể hành động
vì lợi ích của họ hơn là vì lợi ích của các cổ đông.
Các cổ đông hy vọng rằng các đại diện sẽ hành động vì lợi ích cao nhất của họ
nên ủy quyền ra quyết định cho đại diện. Việc kiểm soát được thực hiện bằng cách
kiểm tra các đại diện, xem xét lại một cách hệ thống các đặc quyền quản lý. Thị
trường vốn hiệu quả là nơi cung cấp các dấu hiệu về giá trị chứng khoán nên nó cũng
phản ánh thành tích của các nhà quản trị.
Trách nhiệm xã hội: Tối đa hóa giá trị cổ đông không có nghĩa là các nhà quản
trị phải từ bỏ các trách nhiệm xã hội như bảo vệ người tiêu dùng, trả lương công bằng,
8
duy trì chính sách thuế trung thực và điều kiện làm việc an toàn, hỗ trợ giáo dục và
quan tâm đến các vấn đề môi trường. Bên cạnh lợi ích cổ đông, các nhà quản trị còn
phải tính đến lợi ích của tất cả các bên hữu quan. Các bên hữu quan bao gồm chủ nợ,
nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng nơi công ty hoạt động… có thể nói,
công ty chỉ có thể đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị cổ đông khi họ
quan tâm đến lợi ích chính đáng của các bên hữu quan.
1.2. Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp
Hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật (năng suất lao động, máy móc thiết
bị và hiệu suất tiêu hao vật tư) và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị (hiệu quả
của hoạt động quản trị chi phí).
Hiệu quả kinh tế của một quá trình kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đã xác định. Khái niệm này phản ánh
tương đối đầy đủ tính hiệu quả kinh tế của hoạt động SXKD.
Hiệu quả kinh tế của các hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố
khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra (Nguyễn Năng Phúc, 2011).
Bộ phận tài chính trong doanh nghiệp nếu có thể đạt được mục tiêu tài chính đề
ra như: Mang lại giá trị gia tăng của doanh nghiệp hay tối đa hóa lợi nhuận và tối
thiểu rủi ro tài chính, thì đạt được hiệu quả trong công tác QTTC. Vậy, hiệu quả
QTTC doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đạt
được mục tiêu TCDN (Phạm Quang Trung, 2012). Nội dung phân tích hiệu quả quản
trị tài chính bao gồm 02 nội dung chính là: phân tích tình hình thực hiện các nhiệm
vụ quản trị tài chính tại doanh nghiệp và phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
quản trị tài chính doanh nghiệp.
9
Phân tích các chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả QTTC
 Đo lường biến động tài sản
nguồn vốn
 Đo lường KQKD của doanh
nghiệp
 Đo lường khả năng tài trợ của
doanh nghiệp
 Đo lường khả năng thanh toán
 Đo lường hiệu quả sử dụng vốn
 Đo lường khả năng sinh lời
 Đo lường HQHĐKD bằng
phương pháp phân tích Dupont

Phân tích tình hình thực hiện các
nhiệm vụ QTTC
Phân tích hiệu quả QTTC
 Mô hình QTTC của doanh
nghiệp
 Công tác hoạch định tài chính
 Công tác thực hiện các quyết
định tài chính
 Tình hình kiểm soát tài chính
Nguồn: Phạm Quang Trung (2012)
Hình 1.1. Khung phân tích hiệu quả quản trị tài chính của doanh nghiệp
1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp
1.2.2.1. Đo lường biến động tài sản và nguồn vốn
Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản: Phân tích sự biến động tài sản là
phân tích sự thay đổi của tài sản qua 2 năm và những nhân tố tác động tới sự biến
động đó (Nguyễn Năng Phúc, 2011).
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp là phân tích tỷ trọng của các loại tài
sản/Tổng tài sản. Công việc được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình
biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc về tỷ trọng của tong bộ phận tài sản chiếm
trong tổng số tài sản.
Qua phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản cho thấy được sự biến động của
loại tài sản nào có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng tài sản; qua đó thấy được
sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp
cho nhà quản lý có thể tìm hiểu sự hợp lý trong việc phân bổ và sử dụng các loại tài
10
sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá một cách đầy đủ quy mô TS, năng lực và khả
năng quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp và từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả trong việc dùng các TS và hoạt động của doanh nghiệp.
Phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn phản ánh nguồn hình
thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.Cơ cấu của từng
nguồn vốn trong tổng nguồn vốn phản ánh trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối
với các khoản vốn mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng (Nguyễn Năng Phúc,
2011).
Phân tích sự biến động nguồn vốn là phân tích sự thay đổi của tổng nguồn vốn
của kỳ hiện tại so với kỳ năm trước liền kề và những nhân tố tác động tới sự biến
động đó; từ đó biết được sự biến động của loại nguồn vốn nào có ảnh hưởng lớn đến
sự biến động của tổng nguồn vốn.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn là phân tích tỷ trọng của từng loại hình nguồn
vốn/Tổng nguồn vốn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của chúng để xác
định số vốn cần huy động, nguồn huy động, thời gian huy động, chi phí huy động...
sao cho vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh, vừa tiết kiệm được chi phí
huy động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, và đảm bảo an ninh tài chính cho doanh
nghiệp.
Phân tích nguồn vốn giúp người phân tích đánh giá được khả năng xoay trở,
tính chủ động trong HĐKD của doanh nghiệp.
- Phần nguồn vốn gồm: A: Nợ phải trả, B: Nguồn vốn chủ sở hữu
- Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì
doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt
TCDN cao. Ngược lại nếu công nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số
nguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặt TCDN sẽ thấp.
1.2.2.2. Đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Báo cáo kết quả HĐKD là báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và
kết quả HĐKD trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả HĐKD được
phản ánh chi tiết theo hoạt động SXKD chính và các HĐTC (Nguyễn Năng Phúc,
2011).
11
- Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả HĐKD có thể đánh giá khái quát
lợi nhuận của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi
nhuận gộp, lợi nhuận trước và sau thuế.
- Việc so sánh lợi nhuận của các kỳ kế toán liên tiếp theo số tuyệt đối và số
tương đối sẽ cho thấy xu hướng biến động của chỉ tiêu này. Hơn nữa, theo như nhóm
tác giả Ngô Kim Phượng, Lê Thị Thanh Hà, Lê Mạnh Hưng, chúng ta cũng có thể
đánh giá sự biến đổi của cơ cấu lợi nhuận bằng cách so sánh tỷ suất lợi nhuận của
từng dịch vụ trên tổng tỷ suất lợi nhuận qua các năm để xem xét nguồn lợi chính của
doanh nghiệp là do công việc nào mang lại.
- Phân tích doanh thu: Phản ánh kết quả hoạt động SXKD của một doanh
nghiệp trong một kỳ kế toán. Doanh thu của một doanh nghiệp có thể bao gồm các
thu nhập từ việc buôn bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ và thu nhập từ HĐTC hoặc là
thu nhập từ các nguồn khác khác. Việc phân tích doanh thu chủ yếu dựa trên cơ sở
việc đối chiếu, so sánh và đánh giá dữ liệu qua các năm với nhau để xác định mức độ
ảnh hưởng và các nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó.
- Phân tích chi phí: Nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện
và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí, qua đó thấy được sự phản ảnh
hưởng của nó đến quá trình và kết quả kinh doanh. Chi phí được đánh giá trên cơ sở
so sánh với tổng chi phí năm trước và phân tích các yếu tố ảnh hưởng.Qua phân tích
cần tìm ra những mặt tồn tại, bất hợp lý từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục
nhằm quản lý và sử dụng chi phí HĐKD tốt hơn.
- Phân tích tỷ trọng từng loại chi phí trên doanh thu và so sánh tỷ lệ biến đổi
của doanh thu đối với tỷ lệ biến đổi của chi phí.
- Phân tích lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của
bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả SXKD của doanh nghiệp mang lại. Nó chỉ là
tiêu chuẩn chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình SXKD. Qua chỉ tiêu
lợi nhuận thấy rõ về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, thấy
rõ kết quả sử dụng các yếu tố sản xuất tiền vốn, lao động, vật tư...
1.2.2.3. Đo lường khả năng tài trợ của doanh nghiệp
12
Hệ số nợ: Tỷ lệ nợ trên tài sản là tỷ lệ đòn bẩy đo lường tổng số tài sản được
tài trợ bởi các chủ nợ thay vì các nhà đầu tư. Nói cách khác, nó cho thấy tỷ lệ phần
trăm tài sản được tài trợ bằng cách vay so với tỷ lệ phần trăm tài nguyên được tài trợ
bởi các nhà đầu tư. Chỉ số này cho biết mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay để tài
trợ cho các tài sản của mình (Nguyễn Năng Phúc, 2011).
Hệ số nợ =
Tổng nợ phải trả
Tổng tài sản
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường quy mô tài
chính của một doanh nghiệp, cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm. ... Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa
là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì nghiệp ít gặp
khó khăn hơn trong tài chính (Nguyễn Năng Phúc, 2011).
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tài trợ thường xuyên:
Nguồn vốn dài hạn
Hệ số tài trợ thường xuyên =
TSCĐ
Nguồn vốn dài hạn = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn.
Nếu hệ số tài trợ thường xuyên lớn hơn 1 nghĩa là chính sách tài trợ của doanh
nghiệp khá an toàn, phần dư thừa của nguồn vốn dài hạn được sử dụng để đầu tư ngắn
hạn. Tuy nhiên tài trợ nhiều thì chi phí sử dụng vốn thông thường sẽ cao. Nếu hệ số
này tài trợ thường xuyên bằng 1 thì tình hình tài trợ hợp lý, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn
1 thì chứng tỏ tình hình tài trợ của doanh nghiệp đang khá mạo hiểm vì sử dụng một
phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn (Nguyễn Năng Phúc, 2011).
Hệ số tự tài trợ dài hạn:
Vốn chủ sở hữu
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết khả năng tự tài trợ cho tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở
hữu của doanh nghiệp trong kỳ.
13
1.2.2.4. Đo lường khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán hiện hành thể hiện
mức độ đảm bảo của TSNH với nợ ngắn hạn. Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có
bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn
hạn, đồng thời chỉ số này cũng cho biết trước được khả năng trả nợ của doanh nghiệp
(Phạm Quang Trung, 2012).
Khả năng thanh
toán hiện hành
=
TSNH
Nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp cho thấy khả năng đáp
ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu tỷ lệ nói trên bằng
1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là
khả quan. Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp được chấp nhận
hay không tuỳ thuộc vào sự so sánh với giá trị trung bình ngành mà doanh nghiệp
đang kinh doanh.Bên cạnh đó, nó cũng được so sánh với các giá trị của chỉ số này
của những năm trước đó. Khi giá trị của chỉ số thanh toán hiện hành giảm chứng tỏ
khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đã giảm và báo hiệu trước những khó khăn
tài chính trong thời gian tới. Ngược lại, khi chỉ số thanh toán hiện hành của doanh
nghiệp có giá trị lớn cho thấy khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là lớn.
Tuy nhiên, nếu chỉ số này khá cao, thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá
nhiều vào TSNH hay đơn giản là việc quản lý TSNH của doanh nghiệp không đạt
hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi gây lãng phí cho việc sử dụng vốn vì nó
có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng
thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Qua đó, có thể thấy được
khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp (Phạm
Quang Trung, 2012).
14
Khả năng thanh toán
nhanh
=
TSNH - hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Chỉ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp trước những
khoản nợ ngắn hạn và được tính toán dựa trên các TSNH có thể chuyển đổi nhanh
thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết.Nếu hệ số thanh toán nhanh
>1 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu hệ số thanh toán nhanh <1 thì
doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán nợ. Ngay cả trong trường hợp
năng lực thanh toán ở mức cao nhưng bên cạnh đó nếu tỷ lệ các khoản phải thu nhiều
và khoảng thời gian thu hồi của các khoản phải thu thì doanh nghiệp vẫn gặp khó
khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Chỉ tiêu này càng lớn sẽ thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng
cao.Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao, sẽ được hiểu rằng số lượng vốn bằng tiền
tại doanh nghiệp đang rất lớn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn, do
đó có thể kết luận doanh nghiệp hiện tại có hiệu quả sử dụng vốn thấp. Nhưng nếu
chỉ tiêu này quá thấp thì DN có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và
do đó, có thể bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vị không đủ tiền thanh toán.
Khả năng thanh toán cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có
thể thấp vì tiền mặt nhiều, phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều.
Khả năng thanh toán thấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có
thể cao vì TSNH được sử dụng hiệu quả.
Khả năng thanh toán tức thời: Hay còn gọi là tỷ lệ thanh toán bằng tiền, chỉ
số thanh toán tiền mặt,... Tỷ số này nhằm đánh giá sát hơn tình hình thanh toán của
doanh nghiệp (Phạm Quang Trung, 2012).
Khả năng thanh toán tức
thời
=
Tiền + các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn
hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp
rủi ro lớn.
15
Hệ số này đặc biệt hữu ích khi đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp
trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (khi mà hàng tồn kho không tiêu
thụ được, các khoản phải thu khó thu hồi). Tuy nhiên, trong nền kinh tế ổn định, dùng
tỷ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp
có thể xảy ra sai sót. Bởi lẽ, một doanh nghiệp có một lượng lớn nguồn tài chính
không được sử dụng đồng nghĩa do doanh nghiệp đó sử dụng không hiệu quả nguồn
vốn.
Khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay còn được gọi
là hệ số thu nhập trả lãi định kỳ, cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi
như thế nào. Nếu Công ty quá yếu về mặt này, có thể làm giảm uy tín với các chủ nợ,
các chủ nợ có thể gây sức ép đối với doanh nghiệp, tăng rủi ro trong hoạt động và có
thể làm doanh nghiệp phá sản (Phạm Quang Trung, 2012) .
Khả năng thanh toán lãi vay =
EBIT
Nợ ngắn hạn
- Chỉ tiêu này thể hiện cho biết một đồng lãi vay đến hạn có thể được thanh toán
bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT
- Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh nghiệp.
Khả năng thanh khoản lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng
sinh lời của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy tình trạng nguy
hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm lãi trước thuế và lãi vay
xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và
vỡ nợ.
1.2.2.5. Đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho chúng sinh lời tối đa nhằm mục
tiêu tối đa hóa khả năng sinh lời của chủ sở hữu (Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị
Thà, 2017). Hiệu quả sử dụng được đánh giá thông qua tốc độ quay vòng vốn. Một
doanh nghiệp có vốn quay vòng càng nhanh thì doanh nghiệp được xem là sử dụng
vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, vòng quay vốn phụ thuộc vào các tiêu thức tiêu thụ hàng
hóa, thanh toán... và nhiều yếu tố khách quan khác như chính sách kinh tế nhà nước.
16
 Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho
Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Số vòng luân
chuyển hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho. Số vòng hàng tồn
kho càng lớn hoặc số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân
chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều
vòng hơn và ngược lại (Nguyễn Trọng Cơ và Nghiệm Thị Thà, 2017).
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Bình quân hàng tồn kho
Số ngày của một vòng quay
hàng tồn kho
Số ngày trong năm (360 ngày)
=
Vòng quay hàng tồn kho
 Chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động
Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá
tình hình TCDN, chính vì vậy số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ vốn lưu
động luân chuyển càng nhanh, HĐTC càng tốt, doanh nghiệp càng ít cần vốn và tỷ
suất lợi nhuận càng cao (Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà, 2017).
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn lưu động =
TSNH – nợ ngắn hạn
Số ngày của một vòng quay
vốn lưu động
Số ngày trong năm (360 ngày)
=
Số vòng quay vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: nói lên một đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu
động
Lợi nhuận thuần
=
Vốn lưu động
17
 Chỉ tiêu luân chuyển nợ phải thu
Tốc độ luân chuyển nợ phải thu vừa thể hiện khả năng thanh toán vốn - khả
năng thu hồi nợ và dòng tiền dùng thanh toán. Số vòng nợ phải thu càng lớn và số
ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh,
khả năng thu hồi nợ nhanh, hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động
SXKD và doanh nghiệp có được thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán. Ngược
lại số vòng quay nợ phải thu càng nhỏ và số vòng quay càng lớn thì tốc độ luân chuyển
nợ phải thu chậm, khả năng thu hồi vốn chậm, gây khó khăn hơn trong thanh toán
của doanh nghiệp và nó cũng có thể dẫn tới những rủi ro cao hơn về khả năng không
thu hồi được nợ (Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà, 2017).
Tổng doanh thu bán chịu trong kỳ
Số vòng quay nợ phải thu =
Số dư nợ phải thu bình quân trong kỳ
Số ngày của một vòng quay
khoản phải thu
Số ngày trong năm (360 ngày)
=
Số vòng quay nợ phải thu
 Chỉ tiêu luân chuyển TSCĐ
Tốc độ luân chuyển TSCĐ thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ của
doanh nghiệp. Số vòng quay của TSCĐ càng lớn và số ngày quay càng nhỏ thể hiện
khả năng thu hồi vốn TSCĐ của doanh nghiệp càng nhanh hơn từ đó dễ tạo điều kiện
tích lũy, tái đầu tư TSCĐ mới đảm bảo cho nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ
sở vật chất. Ngược lại, nếu như số vòng quay TSCĐ càng nhỏ và số ngày một vòng
quay lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn TSCĐ của doanh nghiệp chậm khó thu hồi
vốn, khó có điều kiện tích lũy, tái đầu tư TSCĐ mới đảm bảo nâng cao và cải thiện
tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất của doanh nghiệp.
Doanh thu thuần
Số vòng quay TSCĐ =
Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân trong kỳ
18
Số ngày của một vòng quay
TSCĐ
Số ngày trong năm (360 ngày)
=
Số vòng quay TSCĐ
 Chỉ tiêu luân chuyển tổng tài sản
Số vòng quay của tổng tài sản càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ
thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp càng nhanh và từ đó để tạo điều
kiện hạn chế bớt vốn dự trữ, bị chiếm dụng, tích lũy, tái đầu tư tài sản mới đảm bảo
tiết kiệm vốn, nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất.
Tổng doanh thu trong kỳ
Vòng quay tài sản =
Giá trị tài sản bình quân trong kỳ
Số ngày của một vòng quay
tài sản
Số ngày trong năm (360 ngày)
=
Số vòng quay tài sản
1.2.2.6. Đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Theo Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2017), khả năng sinh lời hay tỷ
suất lợi nhuận (là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và quy mô doanh
nghiệp. KNSL là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy
trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá KNSL phải dựa trên một khoảng thời gian tham
chiếu. Khái niệm KNSL được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các
phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện.
KNSL có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản.
 Doanh lợi sau thuế (Lợi nhuận biên) - ROS
- Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng
lãi cho chủ sở hữu.
- Chỉ số này giúp nhận biết tỷ lệ giữa lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp so với
doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu phần trăm. Có thể nói, chỉ số ROS càng cao
Doanh lợi doanh thu sau thuế =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
19
phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng ấn tượng, khả năng sinh lợi
nhuận từ doanh thu cao.
 Doanh lợi trước thuế (Sức sinh lợi cơ sở) - BEP
Doanh lợi trước thuế =
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
TTS bq
- Chỉ số này cho biết một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao nhiêu
lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Lợi thế của chỉ số này cho phép so sánh KNSL đối
với xã hội của các doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn khác nhau và thuế suất thu
nhập khác nhau.
 KNSL tài sản - ROA
Sức sinh lợi tài sản (ROA) =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bq
- Chi số này cho biết tương quan giữa tài sản của doanh nghiệp tạo được bao
nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng sử dụng
tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả.
 KNSL vốn chủ sở hữu - ROE
KNSL VCSH (ROE) =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bq
- Chỉ số này biểu thị khả năng sinh lời từ một đồng vốn mà doanh nghiệp đã bỏ
ra để đầu tư tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể nói là chỉ số nàyđo
lường sự hiệu quả trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Đây là chỉ số quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu. Chỉ số ROE
càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là
Công ty cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi
thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ
số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.
 Tỷ suất sinh lời giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
20
Tỷ suất sinh lời của giá
vốn hàng bán
=
Lợi nhuận gộp về bán hàng x 100
Giá vốn hàng bán
Chỉ tiêu này cho biết trong kì phân tích doanhnghiệp đầutư 100 đồng giávốnhàng
bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi
nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh có lời nhất, do
vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào
đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề cụ thể.
 Tỷ suất sinh lời chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời của chi phí
bán hàng
=
Lợi nhuận thần từ HĐKD
Chi phí bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí
bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức
lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí
bán hàng.
 Tỷ suất sinh lời chi phí QLDN
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời của chi
phí QLDN
=
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Chi phí QLDN
Chỉ tiêu này cho biết kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phsi QLDN
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận
trong chi phí QLDN càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí quản lý.
 Tỷ suất sinh lời tổng chi phí
Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí =
Lợi nhuận kế toán trước thuế
Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng
21
tỏ mới lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản
chi phí chi ra trong kỳ.
1.2.2.7. Đo lường hiệu quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp bằng
phương pháp phân tích Dupont
Phương pháp phân tích Dupont có thể đánh giá được tác động tương hỗ giữa
các tỷ số tài chính nhằm phục vụ cho việc sử dụng vốn chủ sở hữu sao cho hiệu quả
sinh lợi là cao nhất. Đẳng thức Dupont là sự kết nối các báo cáo tài chính để cho biết
các nhân tố cấu thành và ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu tài chính quan trọng là ROA và
ROE (Nguyễn Năng Phúc, 2011). Sử dụng 3 đẳng thức Dupont như sau:
 Đẳng thức Du-Pont thứ nhất
Sức sinh lợi tài sản
(ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bq
Sức sinh lợi tài sản
(ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
X
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Tổng tài sản bq
Sức sinh lợi tài sản
(ROA)
ROS X VQTTS
- Dựa vào công thức ta thấy có 2 hướng tăng ROA: tăng ROS và VQTTS
+ Muốn tăng ROS cần phấn đấu tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách tiết kiệm chi
phí và tăng giá bán.
+ Muốn tăng VQTTS cần phấn đấu tiết kiệm tài sản, tăng doanh thu bằng cách
giảm giá bán và tăng cường các hoạt động bán hàng, chấp nhận lợi nhuận thấp hơn
trên mỗi đơn vị sản phẩm.
 Đẳng thức Du-Pont thứ hai
Sức sinh lợi vốn chủ sở
hữu
(ROE)
Lợi nhuận sau thuế
=
Vốn chủ sở hữu bình quân
Sức sinh lợi vốn chủ sở
hữu
(ROE)
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bq
=
Tổng tài sản bq
X
Vốn chủ sở hữu bq
22
Sức sinh lợi vốn chủ sở
hữu
(ROE)
Tổng tài sản bq
ROS X
Vốn chủ sở hữu bq
- Dựa vào công thức có 2 hướng tăng ROE: tăng ROAvà tỷ số (Tổng tài sản/vốn
chủ sở hữu)
- Muốn tăng ROA cần làm theo đẳng thức Du-Pont 1
- Muốn tăng tỷ số (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu) cần phấn đấu giảm vốn chủ
sở hữu và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao lợi nhuận của chủ sở
hữu càng cao. Tuy nhiên khi tỷ số nợ tăng thỉ rủi ro cũng sẽ tăng.
 Đẳng thức Du - Pont tổng hợp
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
thuần
Tổng tài sản bq
ROE = x X
Vốn chủ sở hữu
Doanh thần thuần Tổng tài sản bq
ROE = ROS x VQTTS X
bq
Tổng tài sản bq
Vốn chủ sở hữu
bq
Như vậy, qua ROE có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi 3 yếu tố chính
là Lợ nhuận biên ROS, Vòng quay TTS và tỷ số Tổng Tài sản bq/VCSHbq (đòn bẩy
tài chính). Tuy nhiên các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau đối với ROE.
Để tăng hiệu quả SXKD doanh nghiệp có thể sử dụng 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng 1
trong 3 yếu tố trên.
- Một là,, doanh nghiệp có thể gia tính cạnh tranh nhằm để nâng cao doanh thu
và đồng thời tiết giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận biên.
- Hai là, doanh nghiệp hiệu quả các tài sản sẵn, nâng cao vòng quay tài sản .
Nghĩa là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có.
- Ba là, doanh nghiệp tăng thêm vốn đầu tư bằng cách vay nợ (tạo đòn bẩy tài
chính). Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn so với mức lãi
suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
23
Phân tích Dupont là xác định ảnh hưởng của 3 nhân tố này đến ROE của doanh
nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng giảm chỉ số này.
Việc phân tích ảnh hưởng này được tiến hành theo phương pháp thay thế liên
hoàn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, nghiên cứu đã hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về quản trị tài
chínhdoanh nghiệp, xây dựng khung phân tích hiệu quả quản trị tài chính bao gồm
phân tích tình hình thực hiện các nhiệm vụ QTTC và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
QTTC bao gồm: phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn; kết quả HĐKD;
khả năng tài trợ; khả năng thanh toán và hiệu quả sinh lời, đo lường bằng phương
pháp phân tích Dupont. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để tác giả thực hiện phân
tích thực trạng hiệu quả QTTC tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro.
24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI LIÊN
DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO
2.1. Giới thiệuvề Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (Vietsovpetro)
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietsovpetro
Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt - Xô (nay là Liên doanh Việt – Nga
Vietsovpetro, gọi tắt là Vietsovpetro) là một tổ chức kinh tế, xã hội được thành lập
trên cơ sở Hiệp định Liên chính phủ ký ngày 19/06/1981 giữa Liên bang Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (nay là “Liên bang Nga”) và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam về lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía
Nam Việt Nam. Ngày 19 tháng 11 năm 1981, Quyết định số 136/HĐBT được ký bởi
Hội đồng Bộ trưởng cho phép Vietsovpetro chính thức thành lập và đi vào hoạt động.
Những thành tích lớn lao của Tập thể Vietsovpetro trong suốt chặng đường 40
năm hình thành và phát triển đã được ghi nhận:
- Đã thực hiện được một khối lượng rất lớn trong công tác tìm kiếm và
thăm dò địa chất dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, khảo sát hàng trăm nghìn
kilomet tuyến địa chấn 2D và hàng chục nghìn kilomet vuông địa chấn 3D, đặc biệt
năm 2015 đã tiến hành khảo sát toàn bộ Lô 09-1 với diện tích gần 900 kilomet vuông
bằng công nghệ địa chấn tiên tiến 3D-4C; đã khoan trên 600 giếng khoan thăm dò và
khai thác dầu khí với tổng chiều dài trên 2.500 kilomet. Sau mỏ Bạch hổ, Vietsovpetro
đã phát hiện 8 mỏ dầu, khí khác có giá trị công nghiệp là Rồng, Đại Hùng, Nam Rồng
– Đồi Mồi, Thiên Ưng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng, Cá Tầm và Sói Vàng, với tổng trữ
lượng thu hồi trên 300 triệu tấn dầu quy đổi.
- Đã xây dựng hệ thống cơ sở trang thiết bị hoàn chỉnh, hiện đại phục vụ cho
các khâu trong chuỗi hoạt động, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí: hệ thống
cảng chuyên dùng có khả năng tiếp nhận tàu với trong tải đến 10.000 tấn DWT và
năng lực xếp dỡ hàng hóa thông qua cảng đạt 600.000 tấn/năm; hệ thống công nghệ
liên hoàn để duy trì khai thác dầu khí bao gồm: 05 giàn tự nâng, 20 tàu dịch vụ và tàu
công trình các loại, 55 công trình biển phụ vụ khai thác dầu, thu gom khí, 13 giàn
khai thác cố đinh, 32 giàn đầu giếng, 02 cum giàn công nghệ trung tâm, 03 giàn nén
25
khí, 02 giàn bơm pé nước duy trì áp suất vỉa, 03 tàu chứa dầu và các công trình phụ
trợ khác; cùng hàng trăm kilomet cáp điện và hơn 800 kilomet đường ống ngầm nội
mỏ, liên mỏ tại Lô 09-1. Tại Lô 04-3, đưa vào khai thác mỏ khí Thiên Ưng từ năm
2016. Tại Lô 09-3/12, đưa vào khai thác mỏ Cá Tầm từ tháng 01/2019.
- Đã phát hiện và đưa vào khai thác thành công, hiệu quả thân dầu trong đá
móng granit nứt nẻ mỏ Bạch Hồ với trữ lưỡng lớn. Vietsovpetro có công đầu tìm ra
và khẳng định một loại thân dầu mới phi truyền thống trong công nghiệp dầu khí thế
giới, làm thay đổi quan điểm tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và
trong khu vực. Vietsovpetro đã đi đầu sáng tạo và áp dụng các giải pháp công nghệ
phù hợp để khai thác dầu trong đã móng một cách hoàn toàn mới, góp phần vào khoa
học dầu khí thế giới, thu hút các công ty dầu khí nước ngoài đầu tư vào hoạt động tìm
kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam, đạt được nhiều kết quả
khả quan, góp phần quan trọng thúc đẩy mở rộng hợp tác đa phương và đẩy mạnh
chuyển giao công nghệ hiện đại trong ngành dầu khí.
- Vietsovpetro là đơn vị khai thác sản lượng dầu khí lớn nhất Việt Nam. Tính
đến nay, Vietsovpetro đã khai thác trên 242 triệu tấn dầu thô, chiếm gần 60% tổng
sản lưởng dầu khai thác của toàn ngành. Tổng doanh thu từ hoạt động dầu khí đạt 84
tỷ USD, trong đó nộp NSNN (bao gồm nộp thuế và lợi nhuận phía Việt Nam) hơn
54 tỷ USD, và lợi nhuận phía Nga đạt 11,6 tỷ USD. Ngoài ra, hơn 36 tỷ mét khối khí
đồng hành đã được Vietsovpetro thực hiện thu gom và vận chuyển về bờ. Đây được
coi là nguồn nguyên liệu quý giá do Vietsovpetro chuyển giao cho PetroVietnam mà
không phải trả tiền, cung cấp cho cụm công nghiệp khí – điện – đạm. Ngoài việc bổ
sung khoản thu nhập đáng kể cho Nhà nước Việt Nam, phần khí đồng hành khai thác
được từ các mỏ dầu của Vietsovpetro đã góp phần phát triển các ngành Công nghiệp
khác như Khí, điện, đạm, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực, cũng như
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Từ các công việc thực tế, hiện tại Vietsovpetro đã có được một cơ số cán bộ,
các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân có trình độ cao và lành nghề trong nhiều lĩnh vực
phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò, thiết kế, vận hành dầu khí. Có thể nói, đến
thời điểm hiện tại, các cán bộ Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ được tất cả các khâu
26
từ nghiên cứu ứng dụng khoa học đến khâu quản lý, vận hành các công trình khai
thác dầu khí. Đặc biệt, nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn dầu khí Việt Nam
đều có quá trình rèn luyện và phá triển từ Vietsovpetro.
- Trong lĩnh vực dầu khí, Vietsovpetro luôn là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng
sử dụng các trang thiết bị tối tân hiện đại, áp dụng các giải pháp kỹ thuật – công nghệ
tiên tiến vào sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số công trình tiêu biểu đã đạt
giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và các giải cao tại cuộc thi Sáng tạo
khoa học – công nghệ toàn quốc và của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Đặc biệt phải
kể đến việc sử dụng giải pháp bơm ép nước để bảo tồn áp suất vỉa đã làm tăng hệ số
thu hồi dầu khí từ 18% lên trên 40% đối với thân dầu trong đá móng.
- Hoạt động của Vietsovpetro đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, cơ sở hạ
tầng, sự tăng trưởng của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và góp phần bảo vệ chủ quyền và an
ninh trên biển, là đơn vị chủ lực thiết kế, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hầu hết các
nhà giàn DK1 trên biển.
- Ngoài những thành tựu trong hoạt động sản xuất, Vietsovpetro còn là đơn vị
đóng góp rất lớn vào công tác an sinh xã hội của đất nước: hỗ trợ gần 70 triệu đô la
Mỹ cho các địa phương trên cả nước để xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường,
trạm …); nhận phụng dưỡng suốt đời 177 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ hàng
nghìn thân nhân gia đình chính sách; xây dựng hơn 2050 căn nhà tình nghĩa, nhà tình
thương, nhà đại đoàn kết; hỗ trợ thiết bị cho các trường học, hỗ trợ quỹ khuyến học;
ủng hổ các bệnh viện, trung tâm điều dưỡng thương binh, trung tâm nuôi dưỡng người
cao tuổi; cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai, bão lụt ….
Qua 40 năm xây dựng và phát triển, Vietsovpetro đã hai lần vinh dự được Nhà
nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân
chương Sao Vàng và nhiều phần thưởng cao quý khác, nhiều tập thể và cá nhân trong
Vietsovpetro được hai Nhà nước Việt Nam và Liên bang Nga tặng thưởng Huân
chương cao quý. Những phần thưởng cao quý đó là niềm động viên to lớn, khuyến
khích và cổ vũ tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro tiếp tục phấn đấu, đạt nhiều
thành tựu mới, đưa đơn vị bước vào một thời kỳ phát triển mới, rực rỡ hơn, vững chắc
hơn.
27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Vietsovpetro
Hiện nay, Vietsovpetro đã có trên 8000 nhân viên với cơ cấu tổ chức bộ máy
điều hành và 16 đơn vị trực thuộc. Cơ quan quản lý cấp cao nhất là hội đồng
Vietsovpetro bao gồm 05 thành viên bên phía Việt Nam và 05 thành viên đại diện
cho Nga, hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận. Các thành viên hội đồng
Vietsovpetro không phải là thành viên thường trực mà là luân phiên.
Nguồn: Báo cáo thường niên Vietsovpetro,2020
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietsovpetro
28
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Vietsovpetro
Vietsovpetro đã và đang thực hiện tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại 8
lô trên thềm lục địa của Việt Nam với lô 09-1, 04-3, 04-1; 09-3/12, 12/11, 125, 126,
42 trên cơ sở ký kết hợp tác với các hợp đồng dầu khí giữa Liên Bang Nga và Việt
Nam. Vietsovpetro thực hiện chức năng như một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dầu
khí cho các công ty bên ngoài với các dịch vụ như: Nghiên cứu khoa học về dầu khí,
thăm dò dầu khí, phát triển mỏ, kết nối mỏ, điều hành khai thác mỏ, khoan và dịch
vụ địa chất giếng khoan dầu khí, dịch vụ phân tích thí nghiệm, thiết kế, chế tạo , lắp
ráp các công trình dầu khí biển, dịch vụ cảng biển, vận tải biển, phòng chóng và thu
gom dầu tràn.
2.2. Phân tích tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản trị tài chính tại
Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020 và 9 tháng đầu năm 2021
2.2.1. Mô hình quản trị tài chính của Vietsovpetro
Trong hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, tương tự như các Công
ty điều hành chung (JOC) hoạt động theo Luật dầu khí, Vietsovpetro đóng vai trò là
nhà điều hành (Operator) đối với Lô 09-1 và hoạt động phi lợi nhuận. Khung pháp
lý và mô hình hoạt động của Vietsovpetro là theo điều ước quốc tế, Hiệp định liên
chính phủ và như một tổ hợp đồng bộ các khâu của chuỗi hoạt động thăm dò và khai
thác dầu khí. Mô hình QTTC của Vietsovpetro đã được xây dựng tương thích với đặc
thù hoạt động, phức tạp với các mục tiêu đa dạng, không đơn thuần chỉ là giám sát
tài chính như tại các công ty điều hành chung. Chế độ kế toán được áp dụng là chế
độ kế toán của Việt Nam, có bổ sung và điều chỉnh được Bộ Tài Chính chấp thuận.
Công ty cổ phần Mở AO Zarubezhneft và Tập đoàn dầu khí Việt Nam cung cấp vốn
hoàn toàn cho Vietsovpetro trong hoạt động thăm dò. Phần doanh thu bán dầu sẽ sau
khi thực hiện nghĩa vụ NSNN, sẽ được để lại đến 35%/45% (tùy thuộc vào giá dầu)
để thực hiện trang trải chi phí cho Vietsovpetro.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của Vietsovpetro so với các JOC khác là ngoài hoạt
động khai thác dầu khí, Vietsovpetro được phép cung cấp các dịch vụ cho các công
ty bên ngoài. Hoạt động này sẽ phải tuân thủ theo Luật doanh nghiệp, được quyết
29
toán theo báo cáo kế toán dồn tích và quyết toán chi tiêu trên cơ sở dòng tiền. QTTC
trong loại hình dịch vụ này cũng hướng tới các mục tiêu như các doanh nghiệp khác
đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và theo luật doanh nghiệp hiện hành. Hệ thống
QTTC bao gồm phòng Kinh tế kế hoạch, phòng Kế toán tại Bộ máy điều hành và
phòng kế toán tại các đơn vị trực thuộc của Vietsovpetro. Điều này đòi hỏi ban lãnh
đạo của công ty cần phải chủ động sáng tạo, linh hoạt vận dụng những lợi thế, đồng
thời biết hạn chế, khắc phục những bất cập của mô hình cơ chế để phát triển bền
vững.
2.2.2. Tình hình công tác hoạch định tài chính tại Vietsovpetro
2.2.2.1. Công tác hoạch định tài chính ngắn hạn
Trong hoạt động khai thác dầu khí, Vietsovpetro lập các kế hoạch tài chính theo
dòng tiền căn cứ vào tình hình thực tiễn và công tác kế hoạch hoạt động SXKD hằng
năm. Hội đồng của Vietsovpetro sẽ họp ít nhất 1 lần/năm để thống nhất phê duyệt các
nội dung liên quan đến kế hoạch hoạt động SXKD của Vietsovpetro. Hiện nay, công
tác xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn vẫn đang được thực hiện theo phương thức
truyền thống mà chưa quan tâm đến quản trị rủi ro và các phương án dự phòng trong
trường hợp nguồn thu thực tế của công ty không đáp ứng kế hoạch hoạch đề ra.
Bảng 2.1. Kế hoạch tài chính ngắn hạn tại Vietsovpetro
Dòng thu Dòng chi
Là dòng tiền bán dầu thô và các kế hoạch
bán dầu thô được lập trên cơ sở sản
lượng dầu dự định khai thác theo kế
hoạch SXKD và đơn giá dầu cho chính
phủ Việt Nam quy định căn cứ vào dự
báo giá dầu trong những năm kế tiếp.
Là dòng tiền chi cho các hoạt động sản
xuất, chi cho công tác đầu tư và trích quỹ
thu dọn mỏ. Tổng cộng kế hoạch chi
không vượt quá 35% kế hoạch dòng tiền
thu bán dầu.
+ Kế hoạch chi cho các đơn vị sản xuất
được các đơn vị xây dựng dựa trên khối
lượng công việc dự định trong năm để
đạt sản lượng khai thác theo kế hoạch
được vạch ra
30
+ Kế hoạch trích Quỹ thu dọn mỏ được
xây dựng dựa vào sơ đồ công nghệ, thực
chất là phần dự phòng cho công tác thu
dọn mỏ để hoàn nguyên môi trường biển
+ Kế hoạch chi cho công tác đầu tư bị
hạn chế bởi tổng nguồn tiền 35% khi kế
hoạch chi cho sản xuất tăng thì nguồn
tiền cho công tác đầu tư sẽ bị cắt giảm.
Đối với loại hình cung cấp dịch vụ ra bên ngoài, Vietsovpetro có lợi thế rất lớn
do tận dụng được những nguồn lực sẵn có, tạm thời nhàn rỗi từ Lô 09-1 (nhân lực,
thiết bị, vốn) để thực hiện. Tuy nhiên hiện nay, việc lập kế hoạch dịch vụ cho bên
ngoài (doanh thu, chi phí và dòng tiền thu, chi) vẫn chưa chuyên nghiệp và đồng bộ
dẫn đến công ty chưa khai thác được triệt để tiềm năng sẵn có của mình để đạt được
lợi nhuận như mong muốn.
2.2.2.2. Công tác hoạch định tài chính dài hạn
Hội đồng của Vietsovpetro chỉ phê duyệt quyết toán bằng dòng tiền hằng năm
và kế hoạch thu chi theo dòng tiền dài hạn được công ty đánh giá rất quan trọng nhất
trong hoạt động sản xuất thăm dò, khai thác dầu khí. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch
tài chính dài hạn của Vietsovpetro dường như chưa được chú trọng. Các tài liệu kế
hoạch 05 năm của công ty chỉ có một vài con số khá đơn giản chưa phản ánh được
mức độ phức tạp của lĩnh vực hoạt động, quy mô doanh nghiệp và mô hình QTTC
hiện đại.
2.2.3. Tình hình thực hiện các quyết định tài chính tại Vietsovpetro
2.2.3.1. Tình hình thực hiện các quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn tại
Vietsovpetro
Để tìm hiểu các quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn tại Vietsovpetro, nghiên
cứu này tiến hành phân tích các khoản mục trên TSNH của Vietsovpetro trên bảng
31
cân đối kế toán đã được kiểm toán giai đoạn 2016-2020 và báo cáo 9 tháng đầu năm
2021.
 Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn
Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trong khá lớn trong cơ
cấu TSNH của Vietsovpetro. Để tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, sau khi
cân đối thu chi Vietsovpetro ký kết hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với ngân hàng số tiền
tạm thời nhàn rỗi. Công ty thường xây dựng điều khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn trong
một tháng tự quay vòng khi không có nhu cầu. Vốn bằng tiền mặt của Vietsovpetro
còn bao gồm số dư quỹ thu dọn mỏ được đảm bảo bằng tiền dưới hình thức hợp đồng
tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. Đây là nguồn kinh phí được trích vào chi phí
hoạt đồng hằng năm cho việc thu dọn mỏ để hoàn nguyên môi trường sau khi kết thúc
khai thác và dời mỏ. Trên BCĐKT, phần Quỹ Thu dọn mỏ được quản lý tài tập đoàn
dầu khi Việt Nam thể hiện trên số dư khoản phải thu khác (138).
Bảng 2.2. Biến động tài sản ngắn hạn của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020.
Đơn vị tính: nghìn USD
STT Chỉ tiêu
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Năm
2019
Năm
2020
1.
Tiền và các khoản tương
đương tiền
312.430 535.904 506.515 635.707 490.831
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 857 300 251 792 44.695
3. Phải thu ngắn hạn 257.548 357.261 266.058 266.519 204.489
3.1.
Phải thu ngắn hạn của
khách hàng
214.837 323.337 233.859 220.903 172.691
3.1.1.
Phải thu khách hàng mua
dầu thô
147.748 232.873 147.676 152.501 107.236
3.1.2. Phải thu dịch vụ 67.089 90.464 86.213 68.402 65.455
3.2.
Trả trước cho người bán
ngắn hạn
5.767 4.058 7.994 8.093 3.744
32
3.2.1.
Trả trước người bán
trong nước
3.145 2.788 7.982 4.738 2.769
3.2.2.
Trả trước người bán nước
ngoài
2.662 1270 12 3.355 975
4. Hàng tồn kho 212.413 124.409 154.052 141.804 146.345
5. TSNH khác 23.472 19.968 23.325 26.875 29.730
6. TSNH
Nguồn: Báo cáo tài chính Vietsovpetro 2016-2020
Quản lý dòng tiền chi: Toàn bộ các khoản chi ngoại tệ và phần lớn các khoản
chi bằng đồng Việt Nam được thực hiện thông qua phòng Kế toán của Bộ máy điều
hành. Vietsovpetro đã sử dụng dịch vụ tài khoản trung tâm của Vietcombank để quản
lý dòng tiền. Toàn bộ các đơn vị trực thuộc Vietsovpetro chỉ được mở tài khoản
chuyên chi. Dòng tiền chi được kiểm soát thông qua việc so sánh với kế hoạch tài
chính được phê duyệt bởi Hội đồng Vietsovpetro hằng năm.
Quản lý dòng tiền thu: Tiền thu từ bán dầu thô được trả về Vietsovpetro khoảng
30-35 ngày sau khi xuất bán dầu và việc bán dầu được uỷ quyền cho tổng công ty dầu
Việt Nam (PVOil). Sau khi nhận tiền từ khách hàng, PVOil có trách nhiệm nộp các
khoản nghĩa vụ thuế cho NSNN, chuyển lợi nhuận cho hai phía tham gia và chuyển
tiền về tài khoản của Vietsovpetro với 35%/ 45% tiền doanh thu bán dầu thực tế.
Doanh thu bán dầu trong 9 tháng đầu năm 2021 là 1.102,2 triệu USD (đạt 103,3
% kế hoạch cả năm). Doanh thu bán khí và condensate trong 9 tháng đầu năm 2021
là 17,6 triệu (đạt 122,2 % kế hoạch cả năm). Doanh thu bán dầu khí vượt mức kế
hoạch là do:
- Giá bán dầu/cond thực tế cao hơn giá dầu/cond. kế hoạch: giá dầu trung bình
thực tế của giai đoạn báo cáo là 502,8 USD/tấn (66,2 USD/thùng), cao hơn
130,9 USD/tấn (17,3 USD/thùng) so với giá dầu kế hoạch 9 tháng đầu năm 2021
là 371,9 USD/tấn (48,9 USD/thùng).
33
- Khối lượng dầu/condensate thực tế bán thu tiền cao hơn so với kế hoạch: khối
lượng dầu/condensate xuất bán trong kỳ báo cáo đạt 2.280,5 nghìn tấn, cao hơn
86,5 nghìn tấn so với kế hoạch trong kỳ (là 2.194 nghìn tấn).
- Trong 9 tháng năm 2021 phần thu ngân sách của Nhà nước Việt Nam đạt 604,9
triệu USD, trong đó: thuế và các khoản trích nộp là 516,1 triệu USD, Lợi nhuận
phía VN 88,7 triệu USD. Lợi nhuận Phía Nga đạt 93,3 triệu USD (trong đó phần
lợi nhuận bổ sung theo Nghị quyết Hội đồng 53 kỳ trước chuyển sang 2021 là
8,035 triệu USD).
- Dự kiến đến cuối năm 2021, doanh thu bán dầu khí đạt 1.595,6 triệu USD, vượt
514,0 triệu USD so với kế hoạch đề ra (đạt 147,5% KH). Nộp ngân sách của
Nhà nước Việt Nam ước đạt 866,1 triệu USD, vượt 286,7 triệu USD so với kế
hoạch (đạt 149,5 % KH). trong đó: thuế và các khoản trích nộp là 733,4 triệu
USD, Lợi nhuận phía VN đạt 132,7 triệu USD. Lợi nhuận Phía Nga đạt 135,3
triệu USD (176,0% KH) (trong đó phần lợi nhuận bổ sung theo Nghị quyết Hội
đồng 53 kỳ trước chuyển sang 2021 là 8,035 triệu USD).
Dự báo thực hiện chỉ tiêu kinh tế - tài chính năm 2021 Lô 09.1 của
Vietsovpetro theo bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3. Chỉ tiêu kinh tế tài chính Lô 09-1 trong 9 tháng đầu năm 2021 và dự
báo cả năm 2021
34
DỰ BÁO THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KINH TẾ - TÀI CHÍNH LÔ 09-1 NĂM 2021
№ Danh mục Đ/v tính
Kế hoạch
2021
(HĐ 53)
Dự báo 2021
Thực hiện
9 tháng
2021
So sánh chênh lệch
dự báo 2021 so với KH 2021
% (+/-)
1 2 3 4 5 6 7=5/4 8=5-4
1 Sản lượng dầu/cond. khai thác ng. tấn 2.865 3.020 2.290 105,4% 154,7
2 Sản lượng khí thiên nhiên khaithác tr. m3 76,6 82,1 62,9 107,1% 5,5
3 Giá bán dầu xuất bán USD/thùng 47,0 72,7 69,2 154,7% 25,7
4 Giá bán dầu (thu tiền) USD/thùng 48,5 69,9 64,4 144,1% 21,4
5 Doanh thu từ dầu, khí & cond. (*) nghìn USD 1.081.619 1.595.615 1.119.766 147,5% 513.996
6 Tổng nộp NSNN (từ hoạt động dầu khí) (*) nghìn USD 579.427 866.082 604.878 149,5% 286.655
6.1 Thuế nộp ngân sách nghìn USD 499.387 733.382 516.146 146,9% 233.995
6.2 Lợi nhuận phía Việt Nam nghìn USD 80.040 132.700 88.731 165,8% 52.660
7 Lợi nhuận phía Nga nghìn USD 76.901 135.310 93.287 176,0% 58.409
8* Qũy DP giá dầu tăng (theo dòng tiền) nghìn USD - 205.956 129.181 - 205.956
8 Qũy DP giá dầu tăng (theo dồn tích) nghìn USD - 230.740 147.107 0,0% 230.740
9 Tổng thu từ phần dầu/khí-cond. để lại cho VSP theo giáKH nghìn USD 487.022 458.186 341.784 94,1% -28.836
9,1 - Phần dầu/khí-cond. để lạicho VSPgía KH nghìn USD 485.290 452.198 341.573 93,2% -33.092
9,2 -Thu hồi từ dịch vụ thu dọn mỏ nghìn USD 1.732 1.011 211 58,4% -721
9,3 - Thu khác nghìn USD - 4.977 - 0,0% 4.977
10 Tổng chi phí SX và đầu tư lô 09.1 (**) nghìn USD 549.859 538.015 308.418 97,8% -11.845
10,1 Dầu nghìn USD 548.403 536.633 307.241 97,9% -11.769
-Chi cho hoạt động sản xuất lô 09-1 nghìn USD 480.406 448.185 262.680 93,3% -32.221
-Chi cho dự án Nam Rồng-Đồi Mồi nghìn USD 5.712 4.763 2.094 83,4% -949
-Đầu tư thiết bị và công trình mới nghìn USD 7.148 3.378 1.890 47,3% -3.770
-Trích kinh phí thu dọn mỏ nghìn USD 52.592 78.814 39.444 149,9% 26.223
- Chi cho TDM theo QĐ 49 nghìn USD 1.131 28 28 2,5% -1.102
- Trích quỹ phúc lợi từ dầu nghìn USD 1.415 1.465 1.104 103,5% 50
10,2 Khí-cond. nghìn USD 1.457 1.381 1.177 94,8% -76
11 Tỷ lệ chi phí /doanh thu (m10/m5) % 50,7% 33,7% 27,5%
12
Cân đối tài chính VSP từ phần dầu để lạitheo giá KH (sau khi
thực hiện GP gia tăng SL và tối ưu CP) (m9-m10)
nghìn USD -62.837 -79.828
13
Đề xuất giảipháp tài chính cân đối thiếu hụt:Sử dụng quỹ dự
phòng giá dầu tăng 2021
nghìn USD 79.828
14
Phần qũy DP giá dầu tăng 2021còn lại sau khi bù đắp thiếu
hụt 2021 (theo dồn tích) (m8-m13)
nghìn USD - 150.912 -
Ghi chú:
Nguồn: Báo cáo quản trị Vietsovpetro,2021
+ (**): Chi phí SX và đầu tư Lô 09-1: không bao gồm các khoản chi từ nguồn số
dư phần dầu năm 2020 chuyển sang 2021.
+ Các khoản thu, chi không tính các khoảng hoàn ứng thuế dầu, khí (do bảngcân
đối thu chi chỉ tính nguồn từ phần thu từ dầu để lại cho VSP).
+ Dự báo theo kịch bản giá dầu Brent 80$/thùng các tháng 11 & 12 năm 2021.
35
Trên cơ sở dự báo cân đối tài chính từ phần thu dầu để lại cho VSP năm 2021
theo giá kế hoạch để trang trải các khoản chi cho sản xuất Lô 09-1 trong kỳ báo cáo
với kịch bản giá dầu Brent 2 tháng cuối năm ở mức 80 USD/thùng, có thể thấy rằng:
+ Quỹ dự phòng giá dầu tăng (phần chênh lệch phần dầu để lại giữa giá dầu
thực tế so với với giá dầu kế hoạch) dự báo đạt trên 205,9 triệu USD (theo dòng tiền)
và đạt 230,7 triệu USD (theo dồn tích - bao gồm lô dầu xuất bán tháng 12/2021 và
thu tiền trong tháng 1/2022).
+ Tổng thu từ phần dầu để lại cho Vietsovpetro đến cuối năm 2021 (theo giá
dầu kế hoạch) dự kiến đạt 452,2 triệu USD so với kế hoạch 485,3 triệu USD, giảm
33,1 triệu USD (theo dòng tiền) (một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm
phần thu của VSP từ phần dầu để lại là do tỷ lệ giảm 45% xuống còn 35% do giá dầu
các lô dầu xuất bán các tháng 7, 9, 10, 11 dự báo vượt 75$/thùng).
+ Thiếu hụt tài chính cho SX Lô 09-1 cân đối từ phần dầu để lại cho
Vietsovpetro trong năm 2021 (sau khi thực hiện các giải pháp bù đắp tài chính như
giải pháp gia tăng sản lượng khai thác, giải pháp tối ưu hóa chi phí, giảm và chuyển
các khoản thanh toán) dự báo khoảng 79,8 triệu USD.
Theo HĐ 53, ngân sách/KHTC lô 09-1 năm 2021 được phê duyệt 549,859 triệu
USD cao hơn giá trị phần dầu để lại cho VSP theo kế hoạch là 62,8 triệu USD. Ngay
từ đầu năm 2021, VSP đã nỗ lực triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp bù đắp
thiếu hụt tài chính như giải pháp gia tăng sản lượng khai thác, giải pháp tối ưu hóa
chi phí, giảm và chuyển các khoản thanh toán.
Kết quả tối ưu chi phí từ các giải pháp như sau:
- Giải pháp gia tăng sản lượng (tăng thêm 155 nghìn tấn) giúp gia tăng phần thu
hơn 19,1 triệu USD;
- Giải pháp tối ưu hóa chi phí, giảm và chuyển các khoản thanh toán: dự kiến
giảm chi gần 38,9 triệu USD.
Như vậy, kết quả từ các giải pháp gia tăng sản lượng, tối ưu thanh toán và tiết
giảm chi phí Lô 09-1 trong năm 2021 dự kiến giúp bù đắp thiếu hụt hơn 58,0 triệu
USD.
36
Tuy nhiên, trong năm 2021 do tác động của nhiều yếu tố khách quan đã làm
tăng mức thiếu hụt tài chính cho SX từ phần dầu để lại, cụ thể:
+ Giảm phần thu của VSP từ phần dầu để lại cho SX lô 09-1 từ 45% xuống còn
35% do giá dầu các lô dầu xuất bán một số tháng trong năm 2021 vượt
75$/thùng. Với giá dầu thực tế các tháng 7, 9, 10 và dự báo tháng 11 vượt
75$/thùng thì phần thu của VSP năm 2021 có khả năng giảm đến 33,4 triệu
USD trong năm 2021.
+ Tăng chi cho mua sắm VTTB (dầu DO) hơn 11,2 triệu USD.
+ Tăng giá trị trích lập quỹ Thu dọn mỏ so với KH do cập nhật cơ sở trích lập theo
FDP được duyệt (tăng 26,2 triệu USD);
+ Phát sinh chi phí thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch để duy trì
hoạt động SXKD tại VSP (khoảng hơn 4,1 triệu USD).
Theo tính toán sơ bộ, dự kiến tăng chi hơn 75,0 triệu USD do tác động từ các
yếu tố trên.
Như vậy, mặc dù VSP đã đảm bảo thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp
để bù đắp thiếu hụt dòng tiền từ phần dầu để lại (với kết quả các giải pháp giúp giảm
thiếu hụt hơn 58,0 triệu USD), nhưng do tác động tiêu cực của một số yếu tố khách
quan đã làm tăng mức thiếu hụt (dự kiến tăng 75,0 triệu USD).
 Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu thường chiếm xấp xỉ 30% TSNH của công ty bao gồm phải
thu khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn. Trong đó, phải thu ngắn hạn của
khách hàng có các khoản phải thu khách hàng mua dầu thô (chiếm xấp xỉ 86% khoản
phải thu khách hàng); phải thu khách hàng khác do cung cấp dịch vụ cho bên ngoài
(xấp xỉ 14%). Doanh thu bán dầu của Vietsovpetro được trả bằng đồng Việt Nam và
USD theo tỷ lệ 70%-30% để đảm bảo nhu cầu ngoại tệ cho việc trả lợi nhuận cho đối
tác Nga và nhập khẩu hàng hoá dịch vụ đảm bảo hoạt động SXKD. Hợp đồng uỷ thác
giữa Vietsovpetro và PVOil quy định giá bán dầu là giá dầu trên thị trường thế giới
tại thời điểm xuất dầu, thời gian thanh toán tiền dầu là khoảng 30-35 ngày. Do vậy,
số dư công nợ phải thu tiền bán dầu thô hàng tháng thường bằng doanh thu xuất dầu
37
Kiểm kê
Luân chuyển vật tư
Mua sắm
Lập đơn hàng
tháng đó, khách hàng mua dầu thanh toán qua PVOil và doanh nghiệp này sẽ hoàn
thành nghĩa vụ với NSNN, chuyển lợi nhuận và tiền mặt cho các bên liên quan của
Vietsovpetro. Các khoản phải thu từ cung cấp dịch vụ bên ngoài tuân thủ quy định cụ
thể trong quy chế tài chính chung của Vietsovpetro và được ghi nhận theo chuẩn mực
kế toán Việt Nam và được phân loại, theo dõi, báo cáo hàng tháng. Thời gian trả nợ
tiền thực hiện dịch vụ tuỳ thuộc về từng hợp đồng, thường 30 ngày kể từ ngày phát
hành hoá đơn. Tổng nợ phải thu từ dịch vụ ngoài có nợ trong hạn chiếm 95,51%, quá
hạn 0-30 ngày với 3,72%, 30-60 ngày chiếm 0,04% còn lại là nợ trên 90 ngày. Kết
quả này cho thấy sự nỗ lực của các đơn vị thành viên trực thuộc Vietsovpetro trong
việc kiểm soát công nợ phải thu. Các khoản nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, không
ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Vietsovpetro cũng đã hoàn thiện “Quy
chế quản lý nợ của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro” số VSP-000-TCKT-220
ngày 10/07/2014, quy định cụ thể rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, cá nhân
trong công tác quản lý nợ, bao gồm nợ phải thu, nợ phải trả, trách nhiệm thanh toán
nợ và xử lý các khoản nợ tồn đọng.
 Hàng tồn kho
Quy trình quản lý hàng tồn kho của Vietsovpetro được tổ chức thực hiện từ khâu
lập đơn hàng, tổ chức mua sắm, luân chuyển vật tư và kiểm kê.
Sơ đồ 2.2. Quy trình quản lý hàng tồn kho
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro

More Related Content

Similar to Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro

Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyê...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyê...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyê...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyê...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHO NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VI...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHO NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VI...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHO NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VI...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHO NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdfNuioKila
 

Similar to Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro (20)

Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂMLuận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
Đề tài: Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hà...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyê...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyê...Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyê...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Thông Tin Về Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyê...
 
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
Đề tài công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
 
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
Hoàn Thiện Phương Pháp Lập Dự Toán Doanh Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh Viện Đa ...
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHO NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VI...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHO NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VI...HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHO NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VI...
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CHO NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI VI...
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Và Cạnh Tranh Đến Ổn Định Của Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Soát Chi Ngân Sách Nhà Nước ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Soát Chi Ngân Sách Nhà Nước ...Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Soát Chi Ngân Sách Nhà Nước ...
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Soát Chi Ngân Sách Nhà Nước ...
 
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XĂNG DẦU PETROLI...
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Bộ Máy Nhân Sự Tại Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt Nhân Thọ.docx
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt TrìLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND thành phố Việt Trì
 
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Hiện đại hóa hành chính tại UBND tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAYĐề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
Đề tài: Hiện đại hóa hành chính tại UBND TP Việt Trì, Phú Thọ, HAY
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơiKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
 
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
Đánh giá sự hài lòng của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ kê khai th...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT N...
 
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
[123doc] - quan-ly-du-an-oda-cho-dao-tao-doi-ngu-bac-sy-da-khoa-o-viet-nam.pdf
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du LịchLuận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
Luận Văn Tác Động Của Hình Tới Ý Định Quay Lại Của Khách Du Lịch
 
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng KhoánLuận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
Luận Văn Phân Tích Biến Động Của Chỉ Số Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước NgoàiLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Tăng Trưởng, Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
 
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh NghiệpLuận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Hành Vi Không Tuân Thủ Thuế Giá Trị Gia Tăng Của Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh NghiệpLuận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung CưCác Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
Các Yếu Tố Tác Động Đến Quyết Định Đầu Tư Căn Hộ Chung Cư
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi PhíCác Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Chi Phí
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Trị Tài Chính Tại Vietsovpetro

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI LIÊN DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TỐ NINH TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI LIÊN DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chương trình: Điều hành cao cấp – EMBA Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: Nguyễn Tố Ninh Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Trung Thành TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lê Trung Thành. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực, khách quan. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc tham khảo theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tp. HCM, ngày tháng năm 2022 Học viên thực hiện
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên, và đóng góp ý kiến của các cá nhân và tập thể. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn - TS Lê Trung Thành đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo của khoa sau đại học trường Đại học Ngoại Thương – Cơ sở II đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Một lời cảm ơn gửi đến Ban lãnh đạo Công ty, các anh chị em trong phòng Kế toán tại Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, đã thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin, số liệu và đóng góp ý kiến cho bài Luận văn của tôi. Đặc biệt cảm ơn tới các thành viên trong gia đình đã luôn sát cánh bên tôi, hỗ trợ, động viên, khuyến khích để tôi hoàn thành được mục tiêu. Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn để tôi có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn!
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ii MỤC LỤC.................................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................................ viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................................ix TÓM TẮT LUẬN VĂN ...............................................................................................................x LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài........................................................................................3 5. Cấu trúc của Luận văn..............................................................................................................3 CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .....................4 1.1. Quản trị tài chính doanh nghiệp...................................................................................4 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp...........................................................................4 1.1.2. Khái niệm về quản trị tài chính doanh nghiệp .......................................................4 1.1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp ...........................................................5 1.1.4. Các quyết định quản trị tài chính.............................................................................6 1.1.5. Nhiệm vụ của quản trị tài chính...............................................................................7 1.2. Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp...................................................................8 1.2.1. Khái niệm hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp.............................................8 1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp .........................9 TÓM TẮT CHƯƠNG 1.............................................................................................................23
  • 6. iv CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI LIÊN DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO................................................................................................24 2.1. Giới thiệu về Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (Vietsovpetro).......................24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietsovpetro..............................................24 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Vietsovpetro...........................................................................27 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Vietsovpetro.................................................................28 2.2. Phân tích tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản trị tài chính tại Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020 và 9 tháng đầu năm 2021 ..................................................................28 2.2.1. Mô hình quản trị tài chính của Vietsovpetro........................................................28 2.2.2. Tình hình công tác hoạch định tài chính tại Vietsovpetro..................................29 2.2.3. Tình hình thực hiện các quyết định tài chính tại Vietsovpetro ..........................30 2.2.4. Tình hình kiểm soát tài chính tại Vietsovpetro....................................................44 2.3. Phân tích hiệu quả quản trị tài chính tại Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020 ......45 2.3.1. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn............................................................45 2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietsovpetro.................................................54 2.3.3. Khả năng tài trợ của Vietsovpetro.........................................................................65 2.3.4. Khả năng thanh toán của Vietsovpetro .................................................................66 2.3.5. Hiệu quả sinh lời của của Vietsovpetro................................................................67 2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị tài chính tại Vietsovpetro..........................68 2.4.1. Những kết quả đạt được .........................................................................................68 2.4.2. Những tồn tại hạn chế.............................................................................................70 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại..............................................................................72 TÓM TẮT CHƯƠNG 2.............................................................................................................73 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI LIÊN DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO............................................................74 3.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện.....................................................................71 3.1.1. Giải pháp cải thiện kết quả kinh doanh của Vietsovpetro ..................................74 3.1.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các quyết định tài chính ......................76
  • 7. v 3.1.3. Giải pháp cải thiện khả năng thanh toán...............................................................80 3.1.4. Giải pháp hỗ trợ cải thiện thực hiện nhiệm vụ quản trị tài chính tại Vietsovpetro .........................................................................................................................80 3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp.....................................................................................90 3.2.1. Những điều kiện về phía Vietsovpetro .................................................................90 3.2.2. Những điều kiện của cơ quan QLNN....................................................................90 TÓM TẮT CHƯƠNG 3.............................................................................................................92 KẾT LUẬN ..................................................................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................................95
  • 8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BCĐKT Bảng Cân đối kế toán DN Doanh nghiệp EBIT Earnings Before Interest and Taxes – Lợi nhuận trước lãi vay và thuế HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐTC Hoạt động tài chính JOC Joint Operating Company – Công ty Điều hành chung KNSL Khả năng sinh lời MVA Market Value Added -Giá trị gia tăng của thị trường NSNN Ngân sách nhà nước Petrovietnam Tậo đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PVOIL Petrovietnam Oil Corporation – Tổng công ty Dầu Việt Nam QTTC Quản trị tài chính ROA Return on Assets - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Return on Equity – Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROS Return On Sales – tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu SXKD Sản xuất kinh doanh TCDN Tài chính doanh nghiệp TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn
  • 9. vii TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu VLĐ Vốn lưu động Vietsovpetro Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro Zarubezhneft Công ty Cổ phần mở AO Zarubezhneft
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Kế hoạch tài chính ngắn hạn tại Vietsovpetro.......................................................29 Bảng 2.2. Biến động tài sản ngắn hạn của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020...................31 Bảng 2.3. Chỉ tiêu kinh tế tài chính của Lô 09-1 trong 9 tháng đầu năm 2021 và dự báo cả năm 2021................................................................................................................................ 34 Bảng 2.4. Chi phí đầu tư thăm dò các Lô dầu khí của Vietsovpetro giai đoạn 2016- 2020....................................................................................................................................39 Bảng 2.5. Biến động TSCĐ của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020....................................41 Bảng 2.6. Tình hình tài sản của Vietsovpetro giai đoạn 2016 -2020....................................46 Bảng 2.7. Tình hình nguồn vốn của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020 .............................50 Bảng 2.8. Kết quả kinh doanh khai thác dầu thô của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020.55 Bảng 2.9. Kết quả kinh doanh khai thác condensate của Vietsovpetro giai đoạn 2016- 2020......................................................................................................................... ...........57 Bảng 2.10. Kết quả kinh doanh khai thác khí thiên nhiên của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020 ..........................................................................................................................59 Bảng 2.11. Kết quả kinh doanh dịch vụ ngoài của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020.....61 Bảng 2.12. Tình hình nguồn tài trợ của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020 .......................65 Bảng 2.13. Tình hình nguồn tài trợ của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020 .......................66 Bảng 2.14. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh dầu của Vietsovpetro giai đoạn 2016 - 2020......................................................................................................................... ...........68
  • 11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Khung phân tích hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp......................... 9 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietsovpetro .................................................................. 27 Sơ đồ 2.2. Quy trình quản lý hàng tồn kho .................................................................... 37 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Vietsovpetro ................................................................ 48 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn của Vietsovpetro ......................................................... 52 Biểu đồ 2.3. So sánh mức trích lập quỹ và sản lượng khai thác dầu khí qua các thời kỳ ……………………………………………………………………………………...53
  • 12. x TÓM TẮT LUẬN VĂN Quản trị tài chính (QTTC) có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Đối với Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (sau đây gọi tắt là Vietsovpetro) trong giai đoạn hiện nay, khi sản lượng dầu khai thác và giá dầu giảm đáng kể, công tác quản trị tài chính là vấn đề hết sức bách thiết. Vì thế, tôi lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro”. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tình trạng công tác quản trị tài chính, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại Vietsovpetro, giúp công ty tiếp tục phát triển trong tương lai.
  • 13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các doanh nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lý tài chính. Được thành lập và hoạt động theo Hiệp định Liên chính phủ giữa 2 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (nay là Liên bang Nga), trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Vietsovpetro đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đặt nền móng đầu tiên cho nền công nghiệp dầu khí mang tầm chiến lược tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển chung, hệ thống quản lý tài chính, kế toán của Vietsovpetro cũng ngày càng được hoàn thiện, xứng đáng là công cụ hữu hiệu trong quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trước những khó khăn về sản lượng khai thác dầu tại Lô 09-1 không như kỳ vọng, giá dầu sụt giảm, dẫn đến nguồn tài chính để lại cho Vietsovpetro để trang trải các hoạt động cũng bị giảm đáng kể. Với đặc thù là doanh nghiệp hàng năm được Hội đồng phê duyệt ngân sách hoạt động, vì thế việc quản lý hiệu quả dòng tiền, kiểm soát và tối ưu hóa chi phí là một vấn đề hết sức cấp thiết. Ngoài hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại Lô 09-1, Vietsovpetro còn thực hiện cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí cho các công ty khác. Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, bên cạnh việc nghiên cứu các biện pháp nhằm gia tăng hệ số thu hồi dầu tại Lô 09-1, mở rộng tìm kiếm thăm dò các Lô mới, vùng mới, Vietsovpetro đã và đang tận dụng những lợi thế sẵn có về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao để cung cấp dịch vụ cho các công ty trong lĩnh vực dầu khí. Khác với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Lô 09-1 phải tuân thủ theo Hiệp định Liên chính phủ, các hoạt động khác Vietsovpetro tuân thủ theo Luận pháp Việt Nam. Ngoài việc tận dụng được những nguồn lực sẵn có, Vietsovpetro cũng rất cần thực hiện công tác quản trị tài chính đối với hoạt động cung
  • 14. 2 cấp dịch vụ này, để có thể bảo toàn vốn, sử dụng vốn một cách có hiệu quả, và đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến hoạt động chính là thăm dò và khai thác dầu khí của Vietsovpetro. Tuy nhiên, công tác quản trị tài chính tại Vietsovpetro vẫn bộc lộ những hạn chế, chưa thực sự là một hệ thống quản trị tiên tiến, năng động, chưa phát huy và tận dụng hết được những nguồn lực sẵn có. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro” để có thể đi sâu vào phân tích đầy đủ thực trạng công tác quản trị tài chính tại Vietsovpetro. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gia tăng giá trị của Công ty, đồng thời để hạn chế các rủi ro kinh doanh của Vietsovpetro trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại Vietsopetro, giúp công ty tiếp tục phát triển vững mạnh. Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ thực hiện các nội dung nghiên cứu sau: - Thứ nhất, tổng hợp lý thuyết về QTTC trong doanh nghiệp hiện đại, nêu rõ các đặc điểm trong công tác quản trị tài chính của ngành thăm dò và khai thác dầu khí. - Thứ hai, phân tích thực trạng của công tác QTTC chính tại Vietsovpetro, chỉ ra những thành tựu cũng như những hạn chế còn tồn tại của Công ty. - Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những thành tự, cũng như các biện pháp để khắc phục những hạn chế trong công tác QTTC tại Vietsovpetro. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản trị tài chính tại Vietsovpetro. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài các số liệu trong báo trong giai đoạn từ 2016 đến 9 tháng đầu năm 2021.
  • 15. 3 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn sử dụng phương pháp chính là thống kê, phân tích kết hợp với phương pháp định tính, phương pháp suy diễn và quy nạp, dựa trên các số liệu sơ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tài chính, qua kết luận của các cuộc họp nội bộ và với hai Phía tham gia về chủ đề cải tiến mô hình quản trị tài chính tại Vietsovpetro. 5. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo, tác giả trình bày Luận văn thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Lý thuyết về quản trị tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng của công tác quản trị tài chính tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị tài chính tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro
  • 16. 4 CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường; tính chất và mức độ phát triển của TCDN cũng phụ thuộc vào tính chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa (Lưu Thị Thu Hương, 2010). TCDN được đặc trưng bằng những nội dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất, TCDN phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt động SXKD của DN. Thứ hai, sự vận động của các nguồn TCDN là sự vận động chuyển hoá từ các nguồn tài chính hình thành nên các quỹ, hoặc vốn kinh doanh của DN và ngược lại. Sự chuyển hoá qua lại đó được điều chỉnh bằng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho các mục tiêu SXKD của DN. Từ những đặc trưng trên của TCDN, chúng ta có thể rút ra kết luận về khái niệm TCDN như sau: “Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị phán ánh sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.” 1.1.2. Khái niệm về quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu HĐTC của doanh nghiệp. Mục tiêu đó là tối đa hoá giá trị cho chủ doanh nghiệp hay là tối đa hóa lợi nhuận, liên tục làm tăng giá trị DN và khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường (Phạm Quang Trung, 2012).
  • 17. 5 Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của QTDN. Chức năng QTTC có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong doanh nghiệp như: chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn nhân lực. Quản trị TCDN bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản theo mục tiêu chung của công ty. Vì vậy, chức năng quyết định của QTTC có thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản, trong đó quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản theo mục tiêu tạo giá trị cho các cổ đông (Phạm Quang Trung, 2012). Như vậy, “Quản trị tài chính doanh nghiệp là các hoạt động nhằm phối trí các dòngtiền tệ trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động làm cho luồng tiền tệ của công ty phù hợp trực tiếp với các kế hoạch.” 1.1.3. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp Theo giáo trình quản trị Tài chính doanh nghiệp của tác giả Phạm Quang Trung (2012), Quản trị TCDN đạt hiệu quả góp phần rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia. QTTC luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động QLDN. QTTC đóng vai trò rất quan trọng, quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Các vai trò của quản trị TCDN trong hoạt HĐKD bao gồm: - Một là, huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho HĐKD của doanh nghiệp: Vai trò của TCDN trước hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho HĐKD của doanh nghiệp trong thời kỳ. Vai trò của quản trị TCDN ngày càng quan trọng hơn trong việc chủ động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp. - Hai là, tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả: Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, cùng với việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy CBNV gắn liền với doanh
  • 18. 6 nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, góp phần cải tiến SXKD nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn. - Ba là, kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động SXKD của doanh nghiệp một cách chặt chẽ: Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà QTDN có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện được kịp thời những tồn tại vướng mắc trong HĐKD, từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh. 1.1.4. Các quyết định quản trị tài chính QTTC bao gồm các hoạt động liên quan đến việc đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản theo mục tiêu chung của công ty. Vì vậy, chức năng quyết định của QTTC có thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản (Phạm Quang Trung, 2012). Quyết định đầu tư: Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản của QTTC. Để duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý, các nhà QTTC không chỉ ra các quyết định đầu tư mà còn ra các quyết định cắt giảm, loại bỏ hay thay thế đối với các tài sản không còn giá trị kinh tế. Các quyết định này tác động trực tiếp lên KNSL và rủi ro của doanh nghiệp. Các nhà QTTC phải ra các quyết định nhằm xác định quy mô tăng trưởng của công ty và đảm bảo một cơ cấu tài sản thích hợp bằng các hoạt động đầu tư, cắt giảm...Các quyết định này tác động trực tiếp lên KNSL và rủi ro của doanh nghiệp. Quyết định tài trợ: Để tài trợ cho tài sản, các nhà QTTC phải tìm kiếm các nguồn vốn thích hợp thông qua các quyết định tài trợ. Các nguồn vốn để tài trợ cho tài sản bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, vốn chủ..... Khi đã quyết định tài trợ, nhà QTTC phải xác định phương án tốt nhất để thu hút nguồn vốn cần thiết và cần phải hiểu được các cơ chế để nhận được các khoản vay ngắn hạn, ký kết các hợp đồng vay dài hạn hay thương lượng để bán cổ phiếu, trái phiếu.
  • 19. 7 Quyết định quản trị tài sản: Quyết định thứ ba đối với nhà QTTC là quyết định quản trị tài sản. Nhà QTTC sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị các tài sản lưu động so với TSCĐ trong khi phần lớn trách nhiệm quản lý TSCĐ thuộc về các nhà quản trị sản xuất, những người vận hành trực tiếp TSCĐ. 1.1.5. Nhiệm vụ của quản trị tài chính Mục tiêu tạo giá trị: Mục tiêu cơ bản được thừa nhận ở hầu hết các công ty là tối đa hóa giá trị cho các cổ đông. Giá trị của cổ đông được tăng tối đa bằng cách tăng tối đa khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường của toàn bộ cổ phiếu và lượng vốn chủ do cổ đông cung cấp. Cũng có những ý kiến tranh cãi về việc chọn giá trị cho cổ đông làm mục tiêu của QTTC. Song, nếu suy cho cùng thì đây là mục tiêu phản ánh tổng hợp nhất mong muốn của chủ - nhóm hữu quan quan trọng nhất của doanh nghiệp.Mục tiêu này không phản ánh ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá thị trường của cổ phiếu. Giá trị thị trường tính đến cả thu nhập hiện tại và thu nhập kỳ vọng của cổ phiếu, thời gian, thời hạn và rủi ro của các dòng thu nhập, chính sách cổ tức của công ty cũng như các nhân tố khác liên quan đến giá thị trường của cổ phiếu. Các bên hữu quan: Cũng đã từ lâu, người ta nhận ra rằng sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát trong các công ty hiện đại dẫn đến những mâu thuẫn tiềm ẩn giữa những người chủ và những người quản lý. Đặc biệt là mục tiêu của các nhà quản trị có thể khác với mục tiêu của các cổ đông. Sự tách biệt giữa quyền sở hữu với hoạt động quản lý tạo ra một tình huống để các nhà quản trị có thể hành động vì lợi ích của họ hơn là vì lợi ích của các cổ đông. Các cổ đông hy vọng rằng các đại diện sẽ hành động vì lợi ích cao nhất của họ nên ủy quyền ra quyết định cho đại diện. Việc kiểm soát được thực hiện bằng cách kiểm tra các đại diện, xem xét lại một cách hệ thống các đặc quyền quản lý. Thị trường vốn hiệu quả là nơi cung cấp các dấu hiệu về giá trị chứng khoán nên nó cũng phản ánh thành tích của các nhà quản trị. Trách nhiệm xã hội: Tối đa hóa giá trị cổ đông không có nghĩa là các nhà quản trị phải từ bỏ các trách nhiệm xã hội như bảo vệ người tiêu dùng, trả lương công bằng,
  • 20. 8 duy trì chính sách thuế trung thực và điều kiện làm việc an toàn, hỗ trợ giáo dục và quan tâm đến các vấn đề môi trường. Bên cạnh lợi ích cổ đông, các nhà quản trị còn phải tính đến lợi ích của tất cả các bên hữu quan. Các bên hữu quan bao gồm chủ nợ, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, cộng đồng nơi công ty hoạt động… có thể nói, công ty chỉ có thể đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa giá trị cổ đông khi họ quan tâm đến lợi ích chính đáng của các bên hữu quan. 1.2. Hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật (năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư) và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị (hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí). Hiệu quả kinh tế của một quá trình kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đã xác định. Khái niệm này phản ánh tương đối đầy đủ tính hiệu quả kinh tế của hoạt động SXKD. Hiệu quả kinh tế của các hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra (Nguyễn Năng Phúc, 2011). Bộ phận tài chính trong doanh nghiệp nếu có thể đạt được mục tiêu tài chính đề ra như: Mang lại giá trị gia tăng của doanh nghiệp hay tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu rủi ro tài chính, thì đạt được hiệu quả trong công tác QTTC. Vậy, hiệu quả QTTC doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đạt được mục tiêu TCDN (Phạm Quang Trung, 2012). Nội dung phân tích hiệu quả quản trị tài chính bao gồm 02 nội dung chính là: phân tích tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản trị tài chính tại doanh nghiệp và phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp.
  • 21. 9 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả QTTC  Đo lường biến động tài sản nguồn vốn  Đo lường KQKD của doanh nghiệp  Đo lường khả năng tài trợ của doanh nghiệp  Đo lường khả năng thanh toán  Đo lường hiệu quả sử dụng vốn  Đo lường khả năng sinh lời  Đo lường HQHĐKD bằng phương pháp phân tích Dupont  Phân tích tình hình thực hiện các nhiệm vụ QTTC Phân tích hiệu quả QTTC  Mô hình QTTC của doanh nghiệp  Công tác hoạch định tài chính  Công tác thực hiện các quyết định tài chính  Tình hình kiểm soát tài chính Nguồn: Phạm Quang Trung (2012) Hình 1.1. Khung phân tích hiệu quả quản trị tài chính của doanh nghiệp 1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả quản trị tài chính doanh nghiệp 1.2.2.1. Đo lường biến động tài sản và nguồn vốn Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản: Phân tích sự biến động tài sản là phân tích sự thay đổi của tài sản qua 2 năm và những nhân tố tác động tới sự biến động đó (Nguyễn Năng Phúc, 2011). Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp là phân tích tỷ trọng của các loại tài sản/Tổng tài sản. Công việc được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc về tỷ trọng của tong bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Qua phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản cho thấy được sự biến động của loại tài sản nào có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng tài sản; qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp cho nhà quản lý có thể tìm hiểu sự hợp lý trong việc phân bổ và sử dụng các loại tài
  • 22. 10 sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá một cách đầy đủ quy mô TS, năng lực và khả năng quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp và từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dùng các TS và hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động và cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.Cơ cấu của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn phản ánh trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các khoản vốn mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng (Nguyễn Năng Phúc, 2011). Phân tích sự biến động nguồn vốn là phân tích sự thay đổi của tổng nguồn vốn của kỳ hiện tại so với kỳ năm trước liền kề và những nhân tố tác động tới sự biến động đó; từ đó biết được sự biến động của loại nguồn vốn nào có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng nguồn vốn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn là phân tích tỷ trọng của từng loại hình nguồn vốn/Tổng nguồn vốn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của chúng để xác định số vốn cần huy động, nguồn huy động, thời gian huy động, chi phí huy động... sao cho vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu về vốn kinh doanh, vừa tiết kiệm được chi phí huy động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, và đảm bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp. Phân tích nguồn vốn giúp người phân tích đánh giá được khả năng xoay trở, tính chủ động trong HĐKD của doanh nghiệp. - Phần nguồn vốn gồm: A: Nợ phải trả, B: Nguồn vốn chủ sở hữu - Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt TCDN cao. Ngược lại nếu công nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng bảo đảm về mặt TCDN sẽ thấp. 1.2.2.2. Đo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Báo cáo kết quả HĐKD là báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả HĐKD trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả HĐKD được phản ánh chi tiết theo hoạt động SXKD chính và các HĐTC (Nguyễn Năng Phúc, 2011).
  • 23. 11 - Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả HĐKD có thể đánh giá khái quát lợi nhuận của doanh nghiệp dựa trên các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước và sau thuế. - Việc so sánh lợi nhuận của các kỳ kế toán liên tiếp theo số tuyệt đối và số tương đối sẽ cho thấy xu hướng biến động của chỉ tiêu này. Hơn nữa, theo như nhóm tác giả Ngô Kim Phượng, Lê Thị Thanh Hà, Lê Mạnh Hưng, chúng ta cũng có thể đánh giá sự biến đổi của cơ cấu lợi nhuận bằng cách so sánh tỷ suất lợi nhuận của từng dịch vụ trên tổng tỷ suất lợi nhuận qua các năm để xem xét nguồn lợi chính của doanh nghiệp là do công việc nào mang lại. - Phân tích doanh thu: Phản ánh kết quả hoạt động SXKD của một doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Doanh thu của một doanh nghiệp có thể bao gồm các thu nhập từ việc buôn bán sản phẩm, cung ứng dịch vụ và thu nhập từ HĐTC hoặc là thu nhập từ các nguồn khác khác. Việc phân tích doanh thu chủ yếu dựa trên cơ sở việc đối chiếu, so sánh và đánh giá dữ liệu qua các năm với nhau để xác định mức độ ảnh hưởng và các nguyên nhân dẫn đến sự biến động đó. - Phân tích chi phí: Nhằm mục đích nhận thức và đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí, qua đó thấy được sự phản ảnh hưởng của nó đến quá trình và kết quả kinh doanh. Chi phí được đánh giá trên cơ sở so sánh với tổng chi phí năm trước và phân tích các yếu tố ảnh hưởng.Qua phân tích cần tìm ra những mặt tồn tại, bất hợp lý từ đó đề xuất những biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí HĐKD tốt hơn. - Phân tích tỷ trọng từng loại chi phí trên doanh thu và so sánh tỷ lệ biến đổi của doanh thu đối với tỷ lệ biến đổi của chi phí. - Phân tích lợi nhuận: Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do kết quả SXKD của doanh nghiệp mang lại. Nó chỉ là tiêu chuẩn chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình SXKD. Qua chỉ tiêu lợi nhuận thấy rõ về mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, thấy rõ kết quả sử dụng các yếu tố sản xuất tiền vốn, lao động, vật tư... 1.2.2.3. Đo lường khả năng tài trợ của doanh nghiệp
  • 24. 12 Hệ số nợ: Tỷ lệ nợ trên tài sản là tỷ lệ đòn bẩy đo lường tổng số tài sản được tài trợ bởi các chủ nợ thay vì các nhà đầu tư. Nói cách khác, nó cho thấy tỷ lệ phần trăm tài sản được tài trợ bằng cách vay so với tỷ lệ phần trăm tài nguyên được tài trợ bởi các nhà đầu tư. Chỉ số này cho biết mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay để tài trợ cho các tài sản của mình (Nguyễn Năng Phúc, 2011). Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường quy mô tài chính của một doanh nghiệp, cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm. ... Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính (Nguyễn Năng Phúc, 2011). Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu = Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Hệ số tài trợ thường xuyên: Nguồn vốn dài hạn Hệ số tài trợ thường xuyên = TSCĐ Nguồn vốn dài hạn = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn. Nếu hệ số tài trợ thường xuyên lớn hơn 1 nghĩa là chính sách tài trợ của doanh nghiệp khá an toàn, phần dư thừa của nguồn vốn dài hạn được sử dụng để đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên tài trợ nhiều thì chi phí sử dụng vốn thông thường sẽ cao. Nếu hệ số này tài trợ thường xuyên bằng 1 thì tình hình tài trợ hợp lý, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ tình hình tài trợ của doanh nghiệp đang khá mạo hiểm vì sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn (Nguyễn Năng Phúc, 2011). Hệ số tự tài trợ dài hạn: Vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng tự tài trợ cho tài sản dài hạn bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ.
  • 25. 13 1.2.2.4. Đo lường khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của TSNH với nợ ngắn hạn. Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn, đồng thời chỉ số này cũng cho biết trước được khả năng trả nợ của doanh nghiệp (Phạm Quang Trung, 2012). Khả năng thanh toán hiện hành = TSNH Nợ ngắn hạn Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu tỷ lệ nói trên bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là khả quan. Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp được chấp nhận hay không tuỳ thuộc vào sự so sánh với giá trị trung bình ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh.Bên cạnh đó, nó cũng được so sánh với các giá trị của chỉ số này của những năm trước đó. Khi giá trị của chỉ số thanh toán hiện hành giảm chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đã giảm và báo hiệu trước những khó khăn tài chính trong thời gian tới. Ngược lại, khi chỉ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp có giá trị lớn cho thấy khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp là lớn. Tuy nhiên, nếu chỉ số này khá cao, thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào TSNH hay đơn giản là việc quản lý TSNH của doanh nghiệp không đạt hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi gây lãng phí cho việc sử dụng vốn vì nó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Qua đó, có thể thấy được khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp (Phạm Quang Trung, 2012).
  • 26. 14 Khả năng thanh toán nhanh = TSNH - hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Chỉ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp trước những khoản nợ ngắn hạn và được tính toán dựa trên các TSNH có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán khi cần thiết.Nếu hệ số thanh toán nhanh >1 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu hệ số thanh toán nhanh <1 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán nợ. Ngay cả trong trường hợp năng lực thanh toán ở mức cao nhưng bên cạnh đó nếu tỷ lệ các khoản phải thu nhiều và khoảng thời gian thu hồi của các khoản phải thu thì doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Chỉ tiêu này càng lớn sẽ thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao.Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao, sẽ được hiểu rằng số lượng vốn bằng tiền tại doanh nghiệp đang rất lớn. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn, do đó có thể kết luận doanh nghiệp hiện tại có hiệu quả sử dụng vốn thấp. Nhưng nếu chỉ tiêu này quá thấp thì DN có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó, có thể bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vị không đủ tiền thanh toán. Khả năng thanh toán cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì tiền mặt nhiều, phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều. Khả năng thanh toán thấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì TSNH được sử dụng hiệu quả. Khả năng thanh toán tức thời: Hay còn gọi là tỷ lệ thanh toán bằng tiền, chỉ số thanh toán tiền mặt,... Tỷ số này nhằm đánh giá sát hơn tình hình thanh toán của doanh nghiệp (Phạm Quang Trung, 2012). Khả năng thanh toán tức thời = Tiền + các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn.
  • 27. 15 Hệ số này đặc biệt hữu ích khi đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (khi mà hàng tồn kho không tiêu thụ được, các khoản phải thu khó thu hồi). Tuy nhiên, trong nền kinh tế ổn định, dùng tỷ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp có thể xảy ra sai sót. Bởi lẽ, một doanh nghiệp có một lượng lớn nguồn tài chính không được sử dụng đồng nghĩa do doanh nghiệp đó sử dụng không hiệu quả nguồn vốn. Khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay còn được gọi là hệ số thu nhập trả lãi định kỳ, cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu Công ty quá yếu về mặt này, có thể làm giảm uy tín với các chủ nợ, các chủ nợ có thể gây sức ép đối với doanh nghiệp, tăng rủi ro trong hoạt động và có thể làm doanh nghiệp phá sản (Phạm Quang Trung, 2012) . Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT Nợ ngắn hạn - Chỉ tiêu này thể hiện cho biết một đồng lãi vay đến hạn có thể được thanh toán bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT - Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh nghiệp. Khả năng thanh khoản lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lời của tài sản thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế có thể làm giảm lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. 1.2.2.5. Đo lường hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho chúng sinh lời tối đa nhằm mục tiêu tối đa hóa khả năng sinh lời của chủ sở hữu (Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà, 2017). Hiệu quả sử dụng được đánh giá thông qua tốc độ quay vòng vốn. Một doanh nghiệp có vốn quay vòng càng nhanh thì doanh nghiệp được xem là sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, vòng quay vốn phụ thuộc vào các tiêu thức tiêu thụ hàng hóa, thanh toán... và nhiều yếu tố khách quan khác như chính sách kinh tế nhà nước.
  • 28. 16  Chỉ tiêu luân chuyển hàng tồn kho Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Số vòng luân chuyển hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay hàng tồn kho. Số vòng hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều vòng hơn và ngược lại (Nguyễn Trọng Cơ và Nghiệm Thị Thà, 2017). Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Bình quân hàng tồn kho Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho Số ngày trong năm (360 ngày) = Vòng quay hàng tồn kho  Chỉ tiêu luân chuyển vốn lưu động Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình TCDN, chính vì vậy số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, HĐTC càng tốt, doanh nghiệp càng ít cần vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao (Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà, 2017). Doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động = TSNH – nợ ngắn hạn Số ngày của một vòng quay vốn lưu động Số ngày trong năm (360 ngày) = Số vòng quay vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: nói lên một đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Lợi nhuận thuần = Vốn lưu động
  • 29. 17  Chỉ tiêu luân chuyển nợ phải thu Tốc độ luân chuyển nợ phải thu vừa thể hiện khả năng thanh toán vốn - khả năng thu hồi nợ và dòng tiền dùng thanh toán. Số vòng nợ phải thu càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh, hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động SXKD và doanh nghiệp có được thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán. Ngược lại số vòng quay nợ phải thu càng nhỏ và số vòng quay càng lớn thì tốc độ luân chuyển nợ phải thu chậm, khả năng thu hồi vốn chậm, gây khó khăn hơn trong thanh toán của doanh nghiệp và nó cũng có thể dẫn tới những rủi ro cao hơn về khả năng không thu hồi được nợ (Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà, 2017). Tổng doanh thu bán chịu trong kỳ Số vòng quay nợ phải thu = Số dư nợ phải thu bình quân trong kỳ Số ngày của một vòng quay khoản phải thu Số ngày trong năm (360 ngày) = Số vòng quay nợ phải thu  Chỉ tiêu luân chuyển TSCĐ Tốc độ luân chuyển TSCĐ thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp. Số vòng quay của TSCĐ càng lớn và số ngày quay càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn TSCĐ của doanh nghiệp càng nhanh hơn từ đó dễ tạo điều kiện tích lũy, tái đầu tư TSCĐ mới đảm bảo cho nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất. Ngược lại, nếu như số vòng quay TSCĐ càng nhỏ và số ngày một vòng quay lớn thể hiện khả năng thu hồi vốn TSCĐ của doanh nghiệp chậm khó thu hồi vốn, khó có điều kiện tích lũy, tái đầu tư TSCĐ mới đảm bảo nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất của doanh nghiệp. Doanh thu thuần Số vòng quay TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ bình quân trong kỳ
  • 30. 18 Số ngày của một vòng quay TSCĐ Số ngày trong năm (360 ngày) = Số vòng quay TSCĐ  Chỉ tiêu luân chuyển tổng tài sản Số vòng quay của tổng tài sản càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp càng nhanh và từ đó để tạo điều kiện hạn chế bớt vốn dự trữ, bị chiếm dụng, tích lũy, tái đầu tư tài sản mới đảm bảo tiết kiệm vốn, nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất, cơ sở vật chất. Tổng doanh thu trong kỳ Vòng quay tài sản = Giá trị tài sản bình quân trong kỳ Số ngày của một vòng quay tài sản Số ngày trong năm (360 ngày) = Số vòng quay tài sản 1.2.2.6. Đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp Theo Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2017), khả năng sinh lời hay tỷ suất lợi nhuận (là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và quy mô doanh nghiệp. KNSL là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá KNSL phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm KNSL được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. KNSL có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản.  Doanh lợi sau thuế (Lợi nhuận biên) - ROS - Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. - Chỉ số này giúp nhận biết tỷ lệ giữa lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp so với doanh thu của doanh nghiệp là bao nhiêu phần trăm. Có thể nói, chỉ số ROS càng cao Doanh lợi doanh thu sau thuế = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
  • 31. 19 phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng ấn tượng, khả năng sinh lợi nhuận từ doanh thu cao.  Doanh lợi trước thuế (Sức sinh lợi cơ sở) - BEP Doanh lợi trước thuế = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) TTS bq - Chỉ số này cho biết một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao nhiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Lợi thế của chỉ số này cho phép so sánh KNSL đối với xã hội của các doanh nghiệp có cơ cấu nguồn vốn khác nhau và thuế suất thu nhập khác nhau.  KNSL tài sản - ROA Sức sinh lợi tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bq - Chi số này cho biết tương quan giữa tài sản của doanh nghiệp tạo được bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng hiệu quả.  KNSL vốn chủ sở hữu - ROE KNSL VCSH (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bq - Chỉ số này biểu thị khả năng sinh lời từ một đồng vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đầu tư tạo ra bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có thể nói là chỉ số nàyđo lường sự hiệu quả trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Đây là chỉ số quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu. Chỉ số ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là Công ty cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.  Tỷ suất sinh lời giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này được xác định như sau:
  • 32. 20 Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán = Lợi nhuận gộp về bán hàng x 100 Giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này cho biết trong kì phân tích doanhnghiệp đầutư 100 đồng giávốnhàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh có lời nhất, do vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Chỉ tiêu này thường phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề cụ thể.  Tỷ suất sinh lời chi phí bán hàng Chỉ tiêu này được xác định như sau: Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng = Lợi nhuận thần từ HĐKD Chi phí bán hàng Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng.  Tỷ suất sinh lời chi phí QLDN Chỉ tiêu này được xác định như sau: Tỷ suất sinh lời của chi phí QLDN = Lợi nhuận thuần từ HĐKD Chi phí QLDN Chỉ tiêu này cho biết kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phsi QLDN thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí QLDN càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí quản lý.  Tỷ suất sinh lời tổng chi phí Chỉ tiêu này được xác định như sau: Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí = Lợi nhuận kế toán trước thuế Tổng chi phí Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng
  • 33. 21 tỏ mới lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ. 1.2.2.7. Đo lường hiệu quả hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp bằng phương pháp phân tích Dupont Phương pháp phân tích Dupont có thể đánh giá được tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính nhằm phục vụ cho việc sử dụng vốn chủ sở hữu sao cho hiệu quả sinh lợi là cao nhất. Đẳng thức Dupont là sự kết nối các báo cáo tài chính để cho biết các nhân tố cấu thành và ảnh hưởng đến hai chỉ tiêu tài chính quan trọng là ROA và ROE (Nguyễn Năng Phúc, 2011). Sử dụng 3 đẳng thức Dupont như sau:  Đẳng thức Du-Pont thứ nhất Sức sinh lợi tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bq Sức sinh lợi tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế X Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản bq Sức sinh lợi tài sản (ROA) ROS X VQTTS - Dựa vào công thức ta thấy có 2 hướng tăng ROA: tăng ROS và VQTTS + Muốn tăng ROS cần phấn đấu tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. + Muốn tăng VQTTS cần phấn đấu tiết kiệm tài sản, tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động bán hàng, chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm.  Đẳng thức Du-Pont thứ hai Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế = Vốn chủ sở hữu bình quân Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bq = Tổng tài sản bq X Vốn chủ sở hữu bq
  • 34. 22 Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) Tổng tài sản bq ROS X Vốn chủ sở hữu bq - Dựa vào công thức có 2 hướng tăng ROE: tăng ROAvà tỷ số (Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu) - Muốn tăng ROA cần làm theo đẳng thức Du-Pont 1 - Muốn tăng tỷ số (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu) cần phấn đấu giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao. Tuy nhiên khi tỷ số nợ tăng thỉ rủi ro cũng sẽ tăng.  Đẳng thức Du - Pont tổng hợp Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tổng tài sản bq ROE = x X Vốn chủ sở hữu Doanh thần thuần Tổng tài sản bq ROE = ROS x VQTTS X bq Tổng tài sản bq Vốn chủ sở hữu bq Như vậy, qua ROE có thể thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi 3 yếu tố chính là Lợ nhuận biên ROS, Vòng quay TTS và tỷ số Tổng Tài sản bq/VCSHbq (đòn bẩy tài chính). Tuy nhiên các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau đối với ROE. Để tăng hiệu quả SXKD doanh nghiệp có thể sử dụng 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng 1 trong 3 yếu tố trên. - Một là,, doanh nghiệp có thể gia tính cạnh tranh nhằm để nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận biên. - Hai là, doanh nghiệp hiệu quả các tài sản sẵn, nâng cao vòng quay tài sản . Nghĩa là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. - Ba là, doanh nghiệp tăng thêm vốn đầu tư bằng cách vay nợ (tạo đòn bẩy tài chính). Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp cao hơn so với mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
  • 35. 23 Phân tích Dupont là xác định ảnh hưởng của 3 nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng giảm chỉ số này. Việc phân tích ảnh hưởng này được tiến hành theo phương pháp thay thế liên hoàn. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, nghiên cứu đã hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về quản trị tài chínhdoanh nghiệp, xây dựng khung phân tích hiệu quả quản trị tài chính bao gồm phân tích tình hình thực hiện các nhiệm vụ QTTC và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả QTTC bao gồm: phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn; kết quả HĐKD; khả năng tài trợ; khả năng thanh toán và hiệu quả sinh lời, đo lường bằng phương pháp phân tích Dupont. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để tác giả thực hiện phân tích thực trạng hiệu quả QTTC tại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro.
  • 36. 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI LIÊN DOANH VIỆT – NGA VIETSOVPETRO 2.1. Giới thiệuvề Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (Vietsovpetro) 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Vietsovpetro Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Việt - Xô (nay là Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro, gọi tắt là Vietsovpetro) là một tổ chức kinh tế, xã hội được thành lập trên cơ sở Hiệp định Liên chính phủ ký ngày 19/06/1981 giữa Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (nay là “Liên bang Nga”) và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Ngày 19 tháng 11 năm 1981, Quyết định số 136/HĐBT được ký bởi Hội đồng Bộ trưởng cho phép Vietsovpetro chính thức thành lập và đi vào hoạt động. Những thành tích lớn lao của Tập thể Vietsovpetro trong suốt chặng đường 40 năm hình thành và phát triển đã được ghi nhận: - Đã thực hiện được một khối lượng rất lớn trong công tác tìm kiếm và thăm dò địa chất dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, khảo sát hàng trăm nghìn kilomet tuyến địa chấn 2D và hàng chục nghìn kilomet vuông địa chấn 3D, đặc biệt năm 2015 đã tiến hành khảo sát toàn bộ Lô 09-1 với diện tích gần 900 kilomet vuông bằng công nghệ địa chấn tiên tiến 3D-4C; đã khoan trên 600 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí với tổng chiều dài trên 2.500 kilomet. Sau mỏ Bạch hổ, Vietsovpetro đã phát hiện 8 mỏ dầu, khí khác có giá trị công nghiệp là Rồng, Đại Hùng, Nam Rồng – Đồi Mồi, Thiên Ưng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng, Cá Tầm và Sói Vàng, với tổng trữ lượng thu hồi trên 300 triệu tấn dầu quy đổi. - Đã xây dựng hệ thống cơ sở trang thiết bị hoàn chỉnh, hiện đại phục vụ cho các khâu trong chuỗi hoạt động, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí: hệ thống cảng chuyên dùng có khả năng tiếp nhận tàu với trong tải đến 10.000 tấn DWT và năng lực xếp dỡ hàng hóa thông qua cảng đạt 600.000 tấn/năm; hệ thống công nghệ liên hoàn để duy trì khai thác dầu khí bao gồm: 05 giàn tự nâng, 20 tàu dịch vụ và tàu công trình các loại, 55 công trình biển phụ vụ khai thác dầu, thu gom khí, 13 giàn khai thác cố đinh, 32 giàn đầu giếng, 02 cum giàn công nghệ trung tâm, 03 giàn nén
  • 37. 25 khí, 02 giàn bơm pé nước duy trì áp suất vỉa, 03 tàu chứa dầu và các công trình phụ trợ khác; cùng hàng trăm kilomet cáp điện và hơn 800 kilomet đường ống ngầm nội mỏ, liên mỏ tại Lô 09-1. Tại Lô 04-3, đưa vào khai thác mỏ khí Thiên Ưng từ năm 2016. Tại Lô 09-3/12, đưa vào khai thác mỏ Cá Tầm từ tháng 01/2019. - Đã phát hiện và đưa vào khai thác thành công, hiệu quả thân dầu trong đá móng granit nứt nẻ mỏ Bạch Hồ với trữ lưỡng lớn. Vietsovpetro có công đầu tìm ra và khẳng định một loại thân dầu mới phi truyền thống trong công nghiệp dầu khí thế giới, làm thay đổi quan điểm tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở Việt Nam và trong khu vực. Vietsovpetro đã đi đầu sáng tạo và áp dụng các giải pháp công nghệ phù hợp để khai thác dầu trong đã móng một cách hoàn toàn mới, góp phần vào khoa học dầu khí thế giới, thu hút các công ty dầu khí nước ngoài đầu tư vào hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam, đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần quan trọng thúc đẩy mở rộng hợp tác đa phương và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ hiện đại trong ngành dầu khí. - Vietsovpetro là đơn vị khai thác sản lượng dầu khí lớn nhất Việt Nam. Tính đến nay, Vietsovpetro đã khai thác trên 242 triệu tấn dầu thô, chiếm gần 60% tổng sản lưởng dầu khai thác của toàn ngành. Tổng doanh thu từ hoạt động dầu khí đạt 84 tỷ USD, trong đó nộp NSNN (bao gồm nộp thuế và lợi nhuận phía Việt Nam) hơn 54 tỷ USD, và lợi nhuận phía Nga đạt 11,6 tỷ USD. Ngoài ra, hơn 36 tỷ mét khối khí đồng hành đã được Vietsovpetro thực hiện thu gom và vận chuyển về bờ. Đây được coi là nguồn nguyên liệu quý giá do Vietsovpetro chuyển giao cho PetroVietnam mà không phải trả tiền, cung cấp cho cụm công nghiệp khí – điện – đạm. Ngoài việc bổ sung khoản thu nhập đáng kể cho Nhà nước Việt Nam, phần khí đồng hành khai thác được từ các mỏ dầu của Vietsovpetro đã góp phần phát triển các ngành Công nghiệp khác như Khí, điện, đạm, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực, cũng như phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Từ các công việc thực tế, hiện tại Vietsovpetro đã có được một cơ số cán bộ, các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân có trình độ cao và lành nghề trong nhiều lĩnh vực phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò, thiết kế, vận hành dầu khí. Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, các cán bộ Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ được tất cả các khâu
  • 38. 26 từ nghiên cứu ứng dụng khoa học đến khâu quản lý, vận hành các công trình khai thác dầu khí. Đặc biệt, nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn dầu khí Việt Nam đều có quá trình rèn luyện và phá triển từ Vietsovpetro. - Trong lĩnh vực dầu khí, Vietsovpetro luôn là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng sử dụng các trang thiết bị tối tân hiện đại, áp dụng các giải pháp kỹ thuật – công nghệ tiên tiến vào sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số công trình tiêu biểu đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và các giải cao tại cuộc thi Sáng tạo khoa học – công nghệ toàn quốc và của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Đặc biệt phải kể đến việc sử dụng giải pháp bơm ép nước để bảo tồn áp suất vỉa đã làm tăng hệ số thu hồi dầu khí từ 18% lên trên 40% đối với thân dầu trong đá móng. - Hoạt động của Vietsovpetro đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, sự tăng trưởng của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và góp phần bảo vệ chủ quyền và an ninh trên biển, là đơn vị chủ lực thiết kế, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hầu hết các nhà giàn DK1 trên biển. - Ngoài những thành tựu trong hoạt động sản xuất, Vietsovpetro còn là đơn vị đóng góp rất lớn vào công tác an sinh xã hội của đất nước: hỗ trợ gần 70 triệu đô la Mỹ cho các địa phương trên cả nước để xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm …); nhận phụng dưỡng suốt đời 177 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, hỗ trợ hàng nghìn thân nhân gia đình chính sách; xây dựng hơn 2050 căn nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; hỗ trợ thiết bị cho các trường học, hỗ trợ quỹ khuyến học; ủng hổ các bệnh viện, trung tâm điều dưỡng thương binh, trung tâm nuôi dưỡng người cao tuổi; cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai, bão lụt …. Qua 40 năm xây dựng và phát triển, Vietsovpetro đã hai lần vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng và nhiều phần thưởng cao quý khác, nhiều tập thể và cá nhân trong Vietsovpetro được hai Nhà nước Việt Nam và Liên bang Nga tặng thưởng Huân chương cao quý. Những phần thưởng cao quý đó là niềm động viên to lớn, khuyến khích và cổ vũ tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro tiếp tục phấn đấu, đạt nhiều thành tựu mới, đưa đơn vị bước vào một thời kỳ phát triển mới, rực rỡ hơn, vững chắc hơn.
  • 39. 27 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Vietsovpetro Hiện nay, Vietsovpetro đã có trên 8000 nhân viên với cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành và 16 đơn vị trực thuộc. Cơ quan quản lý cấp cao nhất là hội đồng Vietsovpetro bao gồm 05 thành viên bên phía Việt Nam và 05 thành viên đại diện cho Nga, hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận. Các thành viên hội đồng Vietsovpetro không phải là thành viên thường trực mà là luân phiên. Nguồn: Báo cáo thường niên Vietsovpetro,2020 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Vietsovpetro
  • 40. 28 2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Vietsovpetro Vietsovpetro đã và đang thực hiện tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí tại 8 lô trên thềm lục địa của Việt Nam với lô 09-1, 04-3, 04-1; 09-3/12, 12/11, 125, 126, 42 trên cơ sở ký kết hợp tác với các hợp đồng dầu khí giữa Liên Bang Nga và Việt Nam. Vietsovpetro thực hiện chức năng như một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dầu khí cho các công ty bên ngoài với các dịch vụ như: Nghiên cứu khoa học về dầu khí, thăm dò dầu khí, phát triển mỏ, kết nối mỏ, điều hành khai thác mỏ, khoan và dịch vụ địa chất giếng khoan dầu khí, dịch vụ phân tích thí nghiệm, thiết kế, chế tạo , lắp ráp các công trình dầu khí biển, dịch vụ cảng biển, vận tải biển, phòng chóng và thu gom dầu tràn. 2.2. Phân tích tình hình thực hiện các nhiệm vụ quản trị tài chính tại Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020 và 9 tháng đầu năm 2021 2.2.1. Mô hình quản trị tài chính của Vietsovpetro Trong hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, tương tự như các Công ty điều hành chung (JOC) hoạt động theo Luật dầu khí, Vietsovpetro đóng vai trò là nhà điều hành (Operator) đối với Lô 09-1 và hoạt động phi lợi nhuận. Khung pháp lý và mô hình hoạt động của Vietsovpetro là theo điều ước quốc tế, Hiệp định liên chính phủ và như một tổ hợp đồng bộ các khâu của chuỗi hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Mô hình QTTC của Vietsovpetro đã được xây dựng tương thích với đặc thù hoạt động, phức tạp với các mục tiêu đa dạng, không đơn thuần chỉ là giám sát tài chính như tại các công ty điều hành chung. Chế độ kế toán được áp dụng là chế độ kế toán của Việt Nam, có bổ sung và điều chỉnh được Bộ Tài Chính chấp thuận. Công ty cổ phần Mở AO Zarubezhneft và Tập đoàn dầu khí Việt Nam cung cấp vốn hoàn toàn cho Vietsovpetro trong hoạt động thăm dò. Phần doanh thu bán dầu sẽ sau khi thực hiện nghĩa vụ NSNN, sẽ được để lại đến 35%/45% (tùy thuộc vào giá dầu) để thực hiện trang trải chi phí cho Vietsovpetro. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Vietsovpetro so với các JOC khác là ngoài hoạt động khai thác dầu khí, Vietsovpetro được phép cung cấp các dịch vụ cho các công ty bên ngoài. Hoạt động này sẽ phải tuân thủ theo Luật doanh nghiệp, được quyết
  • 41. 29 toán theo báo cáo kế toán dồn tích và quyết toán chi tiêu trên cơ sở dòng tiền. QTTC trong loại hình dịch vụ này cũng hướng tới các mục tiêu như các doanh nghiệp khác đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và theo luật doanh nghiệp hiện hành. Hệ thống QTTC bao gồm phòng Kinh tế kế hoạch, phòng Kế toán tại Bộ máy điều hành và phòng kế toán tại các đơn vị trực thuộc của Vietsovpetro. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo của công ty cần phải chủ động sáng tạo, linh hoạt vận dụng những lợi thế, đồng thời biết hạn chế, khắc phục những bất cập của mô hình cơ chế để phát triển bền vững. 2.2.2. Tình hình công tác hoạch định tài chính tại Vietsovpetro 2.2.2.1. Công tác hoạch định tài chính ngắn hạn Trong hoạt động khai thác dầu khí, Vietsovpetro lập các kế hoạch tài chính theo dòng tiền căn cứ vào tình hình thực tiễn và công tác kế hoạch hoạt động SXKD hằng năm. Hội đồng của Vietsovpetro sẽ họp ít nhất 1 lần/năm để thống nhất phê duyệt các nội dung liên quan đến kế hoạch hoạt động SXKD của Vietsovpetro. Hiện nay, công tác xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn vẫn đang được thực hiện theo phương thức truyền thống mà chưa quan tâm đến quản trị rủi ro và các phương án dự phòng trong trường hợp nguồn thu thực tế của công ty không đáp ứng kế hoạch hoạch đề ra. Bảng 2.1. Kế hoạch tài chính ngắn hạn tại Vietsovpetro Dòng thu Dòng chi Là dòng tiền bán dầu thô và các kế hoạch bán dầu thô được lập trên cơ sở sản lượng dầu dự định khai thác theo kế hoạch SXKD và đơn giá dầu cho chính phủ Việt Nam quy định căn cứ vào dự báo giá dầu trong những năm kế tiếp. Là dòng tiền chi cho các hoạt động sản xuất, chi cho công tác đầu tư và trích quỹ thu dọn mỏ. Tổng cộng kế hoạch chi không vượt quá 35% kế hoạch dòng tiền thu bán dầu. + Kế hoạch chi cho các đơn vị sản xuất được các đơn vị xây dựng dựa trên khối lượng công việc dự định trong năm để đạt sản lượng khai thác theo kế hoạch được vạch ra
  • 42. 30 + Kế hoạch trích Quỹ thu dọn mỏ được xây dựng dựa vào sơ đồ công nghệ, thực chất là phần dự phòng cho công tác thu dọn mỏ để hoàn nguyên môi trường biển + Kế hoạch chi cho công tác đầu tư bị hạn chế bởi tổng nguồn tiền 35% khi kế hoạch chi cho sản xuất tăng thì nguồn tiền cho công tác đầu tư sẽ bị cắt giảm. Đối với loại hình cung cấp dịch vụ ra bên ngoài, Vietsovpetro có lợi thế rất lớn do tận dụng được những nguồn lực sẵn có, tạm thời nhàn rỗi từ Lô 09-1 (nhân lực, thiết bị, vốn) để thực hiện. Tuy nhiên hiện nay, việc lập kế hoạch dịch vụ cho bên ngoài (doanh thu, chi phí và dòng tiền thu, chi) vẫn chưa chuyên nghiệp và đồng bộ dẫn đến công ty chưa khai thác được triệt để tiềm năng sẵn có của mình để đạt được lợi nhuận như mong muốn. 2.2.2.2. Công tác hoạch định tài chính dài hạn Hội đồng của Vietsovpetro chỉ phê duyệt quyết toán bằng dòng tiền hằng năm và kế hoạch thu chi theo dòng tiền dài hạn được công ty đánh giá rất quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất thăm dò, khai thác dầu khí. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch tài chính dài hạn của Vietsovpetro dường như chưa được chú trọng. Các tài liệu kế hoạch 05 năm của công ty chỉ có một vài con số khá đơn giản chưa phản ánh được mức độ phức tạp của lĩnh vực hoạt động, quy mô doanh nghiệp và mô hình QTTC hiện đại. 2.2.3. Tình hình thực hiện các quyết định tài chính tại Vietsovpetro 2.2.3.1. Tình hình thực hiện các quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn tại Vietsovpetro Để tìm hiểu các quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn tại Vietsovpetro, nghiên cứu này tiến hành phân tích các khoản mục trên TSNH của Vietsovpetro trên bảng
  • 43. 31 cân đối kế toán đã được kiểm toán giai đoạn 2016-2020 và báo cáo 9 tháng đầu năm 2021.  Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trong khá lớn trong cơ cấu TSNH của Vietsovpetro. Để tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền, sau khi cân đối thu chi Vietsovpetro ký kết hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với ngân hàng số tiền tạm thời nhàn rỗi. Công ty thường xây dựng điều khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn trong một tháng tự quay vòng khi không có nhu cầu. Vốn bằng tiền mặt của Vietsovpetro còn bao gồm số dư quỹ thu dọn mỏ được đảm bảo bằng tiền dưới hình thức hợp đồng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. Đây là nguồn kinh phí được trích vào chi phí hoạt đồng hằng năm cho việc thu dọn mỏ để hoàn nguyên môi trường sau khi kết thúc khai thác và dời mỏ. Trên BCĐKT, phần Quỹ Thu dọn mỏ được quản lý tài tập đoàn dầu khi Việt Nam thể hiện trên số dư khoản phải thu khác (138). Bảng 2.2. Biến động tài sản ngắn hạn của Vietsovpetro giai đoạn 2016-2020. Đơn vị tính: nghìn USD STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 312.430 535.904 506.515 635.707 490.831 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 857 300 251 792 44.695 3. Phải thu ngắn hạn 257.548 357.261 266.058 266.519 204.489 3.1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 214.837 323.337 233.859 220.903 172.691 3.1.1. Phải thu khách hàng mua dầu thô 147.748 232.873 147.676 152.501 107.236 3.1.2. Phải thu dịch vụ 67.089 90.464 86.213 68.402 65.455 3.2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 5.767 4.058 7.994 8.093 3.744
  • 44. 32 3.2.1. Trả trước người bán trong nước 3.145 2.788 7.982 4.738 2.769 3.2.2. Trả trước người bán nước ngoài 2.662 1270 12 3.355 975 4. Hàng tồn kho 212.413 124.409 154.052 141.804 146.345 5. TSNH khác 23.472 19.968 23.325 26.875 29.730 6. TSNH Nguồn: Báo cáo tài chính Vietsovpetro 2016-2020 Quản lý dòng tiền chi: Toàn bộ các khoản chi ngoại tệ và phần lớn các khoản chi bằng đồng Việt Nam được thực hiện thông qua phòng Kế toán của Bộ máy điều hành. Vietsovpetro đã sử dụng dịch vụ tài khoản trung tâm của Vietcombank để quản lý dòng tiền. Toàn bộ các đơn vị trực thuộc Vietsovpetro chỉ được mở tài khoản chuyên chi. Dòng tiền chi được kiểm soát thông qua việc so sánh với kế hoạch tài chính được phê duyệt bởi Hội đồng Vietsovpetro hằng năm. Quản lý dòng tiền thu: Tiền thu từ bán dầu thô được trả về Vietsovpetro khoảng 30-35 ngày sau khi xuất bán dầu và việc bán dầu được uỷ quyền cho tổng công ty dầu Việt Nam (PVOil). Sau khi nhận tiền từ khách hàng, PVOil có trách nhiệm nộp các khoản nghĩa vụ thuế cho NSNN, chuyển lợi nhuận cho hai phía tham gia và chuyển tiền về tài khoản của Vietsovpetro với 35%/ 45% tiền doanh thu bán dầu thực tế. Doanh thu bán dầu trong 9 tháng đầu năm 2021 là 1.102,2 triệu USD (đạt 103,3 % kế hoạch cả năm). Doanh thu bán khí và condensate trong 9 tháng đầu năm 2021 là 17,6 triệu (đạt 122,2 % kế hoạch cả năm). Doanh thu bán dầu khí vượt mức kế hoạch là do: - Giá bán dầu/cond thực tế cao hơn giá dầu/cond. kế hoạch: giá dầu trung bình thực tế của giai đoạn báo cáo là 502,8 USD/tấn (66,2 USD/thùng), cao hơn 130,9 USD/tấn (17,3 USD/thùng) so với giá dầu kế hoạch 9 tháng đầu năm 2021 là 371,9 USD/tấn (48,9 USD/thùng).
  • 45. 33 - Khối lượng dầu/condensate thực tế bán thu tiền cao hơn so với kế hoạch: khối lượng dầu/condensate xuất bán trong kỳ báo cáo đạt 2.280,5 nghìn tấn, cao hơn 86,5 nghìn tấn so với kế hoạch trong kỳ (là 2.194 nghìn tấn). - Trong 9 tháng năm 2021 phần thu ngân sách của Nhà nước Việt Nam đạt 604,9 triệu USD, trong đó: thuế và các khoản trích nộp là 516,1 triệu USD, Lợi nhuận phía VN 88,7 triệu USD. Lợi nhuận Phía Nga đạt 93,3 triệu USD (trong đó phần lợi nhuận bổ sung theo Nghị quyết Hội đồng 53 kỳ trước chuyển sang 2021 là 8,035 triệu USD). - Dự kiến đến cuối năm 2021, doanh thu bán dầu khí đạt 1.595,6 triệu USD, vượt 514,0 triệu USD so với kế hoạch đề ra (đạt 147,5% KH). Nộp ngân sách của Nhà nước Việt Nam ước đạt 866,1 triệu USD, vượt 286,7 triệu USD so với kế hoạch (đạt 149,5 % KH). trong đó: thuế và các khoản trích nộp là 733,4 triệu USD, Lợi nhuận phía VN đạt 132,7 triệu USD. Lợi nhuận Phía Nga đạt 135,3 triệu USD (176,0% KH) (trong đó phần lợi nhuận bổ sung theo Nghị quyết Hội đồng 53 kỳ trước chuyển sang 2021 là 8,035 triệu USD). Dự báo thực hiện chỉ tiêu kinh tế - tài chính năm 2021 Lô 09.1 của Vietsovpetro theo bảng 2.3 dưới đây: Bảng 2.3. Chỉ tiêu kinh tế tài chính Lô 09-1 trong 9 tháng đầu năm 2021 và dự báo cả năm 2021
  • 46. 34 DỰ BÁO THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KINH TẾ - TÀI CHÍNH LÔ 09-1 NĂM 2021 № Danh mục Đ/v tính Kế hoạch 2021 (HĐ 53) Dự báo 2021 Thực hiện 9 tháng 2021 So sánh chênh lệch dự báo 2021 so với KH 2021 % (+/-) 1 2 3 4 5 6 7=5/4 8=5-4 1 Sản lượng dầu/cond. khai thác ng. tấn 2.865 3.020 2.290 105,4% 154,7 2 Sản lượng khí thiên nhiên khaithác tr. m3 76,6 82,1 62,9 107,1% 5,5 3 Giá bán dầu xuất bán USD/thùng 47,0 72,7 69,2 154,7% 25,7 4 Giá bán dầu (thu tiền) USD/thùng 48,5 69,9 64,4 144,1% 21,4 5 Doanh thu từ dầu, khí & cond. (*) nghìn USD 1.081.619 1.595.615 1.119.766 147,5% 513.996 6 Tổng nộp NSNN (từ hoạt động dầu khí) (*) nghìn USD 579.427 866.082 604.878 149,5% 286.655 6.1 Thuế nộp ngân sách nghìn USD 499.387 733.382 516.146 146,9% 233.995 6.2 Lợi nhuận phía Việt Nam nghìn USD 80.040 132.700 88.731 165,8% 52.660 7 Lợi nhuận phía Nga nghìn USD 76.901 135.310 93.287 176,0% 58.409 8* Qũy DP giá dầu tăng (theo dòng tiền) nghìn USD - 205.956 129.181 - 205.956 8 Qũy DP giá dầu tăng (theo dồn tích) nghìn USD - 230.740 147.107 0,0% 230.740 9 Tổng thu từ phần dầu/khí-cond. để lại cho VSP theo giáKH nghìn USD 487.022 458.186 341.784 94,1% -28.836 9,1 - Phần dầu/khí-cond. để lạicho VSPgía KH nghìn USD 485.290 452.198 341.573 93,2% -33.092 9,2 -Thu hồi từ dịch vụ thu dọn mỏ nghìn USD 1.732 1.011 211 58,4% -721 9,3 - Thu khác nghìn USD - 4.977 - 0,0% 4.977 10 Tổng chi phí SX và đầu tư lô 09.1 (**) nghìn USD 549.859 538.015 308.418 97,8% -11.845 10,1 Dầu nghìn USD 548.403 536.633 307.241 97,9% -11.769 -Chi cho hoạt động sản xuất lô 09-1 nghìn USD 480.406 448.185 262.680 93,3% -32.221 -Chi cho dự án Nam Rồng-Đồi Mồi nghìn USD 5.712 4.763 2.094 83,4% -949 -Đầu tư thiết bị và công trình mới nghìn USD 7.148 3.378 1.890 47,3% -3.770 -Trích kinh phí thu dọn mỏ nghìn USD 52.592 78.814 39.444 149,9% 26.223 - Chi cho TDM theo QĐ 49 nghìn USD 1.131 28 28 2,5% -1.102 - Trích quỹ phúc lợi từ dầu nghìn USD 1.415 1.465 1.104 103,5% 50 10,2 Khí-cond. nghìn USD 1.457 1.381 1.177 94,8% -76 11 Tỷ lệ chi phí /doanh thu (m10/m5) % 50,7% 33,7% 27,5% 12 Cân đối tài chính VSP từ phần dầu để lạitheo giá KH (sau khi thực hiện GP gia tăng SL và tối ưu CP) (m9-m10) nghìn USD -62.837 -79.828 13 Đề xuất giảipháp tài chính cân đối thiếu hụt:Sử dụng quỹ dự phòng giá dầu tăng 2021 nghìn USD 79.828 14 Phần qũy DP giá dầu tăng 2021còn lại sau khi bù đắp thiếu hụt 2021 (theo dồn tích) (m8-m13) nghìn USD - 150.912 - Ghi chú: Nguồn: Báo cáo quản trị Vietsovpetro,2021 + (**): Chi phí SX và đầu tư Lô 09-1: không bao gồm các khoản chi từ nguồn số dư phần dầu năm 2020 chuyển sang 2021. + Các khoản thu, chi không tính các khoảng hoàn ứng thuế dầu, khí (do bảngcân đối thu chi chỉ tính nguồn từ phần thu từ dầu để lại cho VSP). + Dự báo theo kịch bản giá dầu Brent 80$/thùng các tháng 11 & 12 năm 2021.
  • 47. 35 Trên cơ sở dự báo cân đối tài chính từ phần thu dầu để lại cho VSP năm 2021 theo giá kế hoạch để trang trải các khoản chi cho sản xuất Lô 09-1 trong kỳ báo cáo với kịch bản giá dầu Brent 2 tháng cuối năm ở mức 80 USD/thùng, có thể thấy rằng: + Quỹ dự phòng giá dầu tăng (phần chênh lệch phần dầu để lại giữa giá dầu thực tế so với với giá dầu kế hoạch) dự báo đạt trên 205,9 triệu USD (theo dòng tiền) và đạt 230,7 triệu USD (theo dồn tích - bao gồm lô dầu xuất bán tháng 12/2021 và thu tiền trong tháng 1/2022). + Tổng thu từ phần dầu để lại cho Vietsovpetro đến cuối năm 2021 (theo giá dầu kế hoạch) dự kiến đạt 452,2 triệu USD so với kế hoạch 485,3 triệu USD, giảm 33,1 triệu USD (theo dòng tiền) (một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm phần thu của VSP từ phần dầu để lại là do tỷ lệ giảm 45% xuống còn 35% do giá dầu các lô dầu xuất bán các tháng 7, 9, 10, 11 dự báo vượt 75$/thùng). + Thiếu hụt tài chính cho SX Lô 09-1 cân đối từ phần dầu để lại cho Vietsovpetro trong năm 2021 (sau khi thực hiện các giải pháp bù đắp tài chính như giải pháp gia tăng sản lượng khai thác, giải pháp tối ưu hóa chi phí, giảm và chuyển các khoản thanh toán) dự báo khoảng 79,8 triệu USD. Theo HĐ 53, ngân sách/KHTC lô 09-1 năm 2021 được phê duyệt 549,859 triệu USD cao hơn giá trị phần dầu để lại cho VSP theo kế hoạch là 62,8 triệu USD. Ngay từ đầu năm 2021, VSP đã nỗ lực triển khai và thực hiện đồng bộ các giải pháp bù đắp thiếu hụt tài chính như giải pháp gia tăng sản lượng khai thác, giải pháp tối ưu hóa chi phí, giảm và chuyển các khoản thanh toán. Kết quả tối ưu chi phí từ các giải pháp như sau: - Giải pháp gia tăng sản lượng (tăng thêm 155 nghìn tấn) giúp gia tăng phần thu hơn 19,1 triệu USD; - Giải pháp tối ưu hóa chi phí, giảm và chuyển các khoản thanh toán: dự kiến giảm chi gần 38,9 triệu USD. Như vậy, kết quả từ các giải pháp gia tăng sản lượng, tối ưu thanh toán và tiết giảm chi phí Lô 09-1 trong năm 2021 dự kiến giúp bù đắp thiếu hụt hơn 58,0 triệu USD.
  • 48. 36 Tuy nhiên, trong năm 2021 do tác động của nhiều yếu tố khách quan đã làm tăng mức thiếu hụt tài chính cho SX từ phần dầu để lại, cụ thể: + Giảm phần thu của VSP từ phần dầu để lại cho SX lô 09-1 từ 45% xuống còn 35% do giá dầu các lô dầu xuất bán một số tháng trong năm 2021 vượt 75$/thùng. Với giá dầu thực tế các tháng 7, 9, 10 và dự báo tháng 11 vượt 75$/thùng thì phần thu của VSP năm 2021 có khả năng giảm đến 33,4 triệu USD trong năm 2021. + Tăng chi cho mua sắm VTTB (dầu DO) hơn 11,2 triệu USD. + Tăng giá trị trích lập quỹ Thu dọn mỏ so với KH do cập nhật cơ sở trích lập theo FDP được duyệt (tăng 26,2 triệu USD); + Phát sinh chi phí thực hiện các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch để duy trì hoạt động SXKD tại VSP (khoảng hơn 4,1 triệu USD). Theo tính toán sơ bộ, dự kiến tăng chi hơn 75,0 triệu USD do tác động từ các yếu tố trên. Như vậy, mặc dù VSP đã đảm bảo thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp để bù đắp thiếu hụt dòng tiền từ phần dầu để lại (với kết quả các giải pháp giúp giảm thiếu hụt hơn 58,0 triệu USD), nhưng do tác động tiêu cực của một số yếu tố khách quan đã làm tăng mức thiếu hụt (dự kiến tăng 75,0 triệu USD).  Các khoản phải thu ngắn hạn Các khoản phải thu thường chiếm xấp xỉ 30% TSNH của công ty bao gồm phải thu khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn. Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng có các khoản phải thu khách hàng mua dầu thô (chiếm xấp xỉ 86% khoản phải thu khách hàng); phải thu khách hàng khác do cung cấp dịch vụ cho bên ngoài (xấp xỉ 14%). Doanh thu bán dầu của Vietsovpetro được trả bằng đồng Việt Nam và USD theo tỷ lệ 70%-30% để đảm bảo nhu cầu ngoại tệ cho việc trả lợi nhuận cho đối tác Nga và nhập khẩu hàng hoá dịch vụ đảm bảo hoạt động SXKD. Hợp đồng uỷ thác giữa Vietsovpetro và PVOil quy định giá bán dầu là giá dầu trên thị trường thế giới tại thời điểm xuất dầu, thời gian thanh toán tiền dầu là khoảng 30-35 ngày. Do vậy, số dư công nợ phải thu tiền bán dầu thô hàng tháng thường bằng doanh thu xuất dầu
  • 49. 37 Kiểm kê Luân chuyển vật tư Mua sắm Lập đơn hàng tháng đó, khách hàng mua dầu thanh toán qua PVOil và doanh nghiệp này sẽ hoàn thành nghĩa vụ với NSNN, chuyển lợi nhuận và tiền mặt cho các bên liên quan của Vietsovpetro. Các khoản phải thu từ cung cấp dịch vụ bên ngoài tuân thủ quy định cụ thể trong quy chế tài chính chung của Vietsovpetro và được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và được phân loại, theo dõi, báo cáo hàng tháng. Thời gian trả nợ tiền thực hiện dịch vụ tuỳ thuộc về từng hợp đồng, thường 30 ngày kể từ ngày phát hành hoá đơn. Tổng nợ phải thu từ dịch vụ ngoài có nợ trong hạn chiếm 95,51%, quá hạn 0-30 ngày với 3,72%, 30-60 ngày chiếm 0,04% còn lại là nợ trên 90 ngày. Kết quả này cho thấy sự nỗ lực của các đơn vị thành viên trực thuộc Vietsovpetro trong việc kiểm soát công nợ phải thu. Các khoản nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Vietsovpetro cũng đã hoàn thiện “Quy chế quản lý nợ của Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro” số VSP-000-TCKT-220 ngày 10/07/2014, quy định cụ thể rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, cá nhân trong công tác quản lý nợ, bao gồm nợ phải thu, nợ phải trả, trách nhiệm thanh toán nợ và xử lý các khoản nợ tồn đọng.  Hàng tồn kho Quy trình quản lý hàng tồn kho của Vietsovpetro được tổ chức thực hiện từ khâu lập đơn hàng, tổ chức mua sắm, luân chuyển vật tư và kiểm kê. Sơ đồ 2.2. Quy trình quản lý hàng tồn kho