SlideShare a Scribd company logo
1 of 44
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


                                                             NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP


 Họ tên người thực tập:.........................................................................                                                               Lớp: K44DDK
 .................................................................................................................................................................................................................................. ....

 .............................................................................................................................................................................................................................. ........

 .......................................................................................................................................................................................................................... ............

 ...................................................................................................................................................................................................................... ................

 .................................................................................................................................................................................................................. ....................

 .............................................................................................................................................................................................................. ........................

 .......................................................................................................................................................................................................... ............................

 ...................................................................................................................................................................................................... ................................

 .................................................................................................................................................................................................. ....................................

 ..............................................................................................................................................................................................




 Điểm: ...........................................


                                                                                                                                             Ngày …........ tháng ….......... năm 2013
                                                                                                                                                               CƠ SỞ THỰC TẬP
                                                                                                                                                                 (Ký và đóng dấu)




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                                                                                                                                                                         1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

                                                   NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
                                           VÀ KẾT QUẢ BẢO VỆ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


  Họ tên người thực tập:......................................................................... Lớp: K44DDK
  Địa điểm thực tập:. Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Tân Lập.


  I. TIẾN ĐỘ VÀ THÁI ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
  1. Mức độ liên hệ với giáo viên:

  ................................................................................................................................................................................................................................. ..

  ...............................................................................................................................................................................................................................


  2. Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:

  ................................................................................................................................................................................................................................. ..

  ...............................................................................................................................................................................................................................


  3. Tiến độ thực hiện:

  ................................................................................................................................................................................................................................. ..

  ...............................................................................................................................................................................................................................




  II. NỘI DUNG BÁO CÁO
  1. Thực hiện các nội dung thực tập:

  ................................................................................................................................................................................................................................. ..

  ...............................................................................................................................................................................................................................


  2. Thu thập và xử lý số liệu thực tế:

  ................................................................................................................................................................................................................................. ..

  ...............................................................................................................................................................................................................................


  3. Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết:

  ................................................................................................................................................................................................................................. ..

  ...............................................................................................................................................................................................................................




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                                                                                                                                                                          2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

  III. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY:

  ................................................................................................................................................................................................................................. ..

  ...............................................................................................................................................................................................................................




  IV. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC:

  ................................................................................................................................................................................................................................. ..

  ...............................................................................................................................................................................................................................




  V. Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

  ................................................................................................................................................................................................................................. ..

  ...............................................................................................................................................................................................................................


  ĐIỂM:..............................................................
                                                                                                                                          Ngày ......... tháng ......... năm 2013
                                                                                                                                                            (Ký và ghi rõ họ tên)




  VI. KẾT QUẢ BẢO VỆ: .............................................................. ĐIỂM:..............................................................
                                                                                                                                      (Ký và ghi rõ họ tên)




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                                                                                                                                                                          3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

  1. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CƠ KHÍ TÂN LẬP
       1.1. Quá trình hình thành và phát triển
       1.1.1. Giới thiệu chung
     Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Tân Lập
     Trụ sở chính: Tổ 3, Phường Tân Lập, Thành phố Thái Nguyên.
     Ngày thành lập: Ngày 02 tháng 04 năm 2004
     Số tài khoản : 39010000009295 tại Ngân hàng đầu tư Thái Nguyên.
     Mã số thuế: 4600350589
     Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Tân Lập đươc sở kế hoạch đầu tư Thái Nguyên cấp
giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh sô: 1701000462 ngày 02 tháng 03 năm 2004.
       1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
      Doanh nghiệp Tư nhân Cơ khí Tân Lập tuy mới được thành lập chưa lâu nhưng qua
quá trình phục vụ đã tạo được lòng tin với khách hang và trở thành một trong nhưng
doanh nghiệp có uy tín ở Thái Nguyên và một số tỉnh trong cả nước với nhiệm vụ chính
là: sản xuất, lắp đặt kết cấu thép, gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí, xây dựng công
trình dân dụng, công nghiệp, mua bán hàng kim khí, vật liệu xây dựng, phụ tùng máy
móc, thiết bị .
      Với sự định hướng đúng đắn và mục tiêu phấn đấu vì sự phát triển chung, trong quá
trình làm việc doanh nghiệp đó khẳng định được vị trí, năng lực của mình trong các lĩnh
vực gia công chế tạo phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị với trình độ kỹ thuật cao, đúc
các chi tiết sản phẩm.
       1.1.3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu hiện nay của doanh nghiệp
     Sản xuất lắp đặt kết cấu thép: Gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí.
     Đúc gang, thép, kim loại màu.
     Xây dựng công trình dân dụng , công nghiệp.
    Mua bán hàng kim khí, vật liệu xây dựng, phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ
ngành công nghiệp.



Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                            4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

     Trong những năm gần đây, tình hình tài chính của doanh nghiệp có nhiều tiến triển,
Doanh nghiệp đó ngày càng từng bước tự chủ về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, nguồn vốn chủ sở hữu đó ngày càng được bổ xung từ hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, giúp Doanh nghiệp có được sức cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.
     Một số chỉ tiêu tài chính của Doanh nghiệp đạt được trong năm 2010 và 2011:


   Biểu số 1: Chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp


         Chỉ tiêu              2010                 2011  So sánh 2011/2010
                                                              +/-        %
   Doanh thu            6.254.114.254 8.546.478.000      2.292.363.746 1.37
   Lợi nhuận              120.258.650      160.145.569       39.886.919 1.33
   Nộp ngân sách           30.589.354       40.678.569       10.089.215 1.33
   TN bình quân CN          1.800.000         2.100.000         300.000 1.16
   Lao động                         35               40               5 1.14
                   ( Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Doanh nghiệp)

    Qua bảng số liệu với những chỉ tiêu về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 2
năm gần đây đã nhận thấy Doanh nghiệp ngày càng phát triển về mọi mặt.

     Biểu số 2: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Doanh nghiệp.


 Năm                  Tài sản                             Nguồn vốn
          TSCD&ĐTDH         TSLĐ&ĐTNH          Vốn chủ sở hữu       Vốn vay
 2010    5.987.654.589     1.456.879.456      5.489.654.578     3.989.654.879
 2011    6.956.321.254     2.543.236.689      6.848.478.256     3.987.632.456




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                           5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

       1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp


                                  GIÁM ĐỐC




     PHÒNG TÀI                PHÒNG          PHÒNG KỸ          PHÒNG KINH
      CHÍNH KẾ                 HÀNH           THUẬT             DOANH VÀ
       TOÁN                   CHÍNH                            MARKETING




         PHÂN                  PHÂN            PHÂN
        XƯỞNG                 XƯỞNG           XƯỞNG               BỘ PHẬN
          ĐÚC                 CƠ KHÍ         MỘC MẪU                KHO




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                     6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

     Để đảm bảo công tác quản lý và điều hành một cách thuận lợi, có hiệu quả doanh
nghiệp đã áp dụng cơ cấu tổ chức theo mô hình tập trung. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể
của từng thành viên như sau:

   Giám đốc:
     Giám đốc là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, điều hành mọi hoạt động
của doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng và đại diện mọi quyền lợi và nghĩa vụ của doanh
nghiệp và cơ quan quản lý của nhà nước khác.

   Các phòng ban:

      • Phòng tài chính kế toán:

     Có chức năng tổ chức công tác kế toán tại công ty và đội thi công. Vận hành thường
xuyên hiệu quả bộ máy kế toán và quản lý vốn hợp lý và hiệu quả theo đúng quy định về
kế toán Tài chính do Bộ tài chính ban hành.

      • Phòng hành chính:

     Có trách nhiệm về công tác nhận sự, thực hiện tổ chức cán bộ, lao động tiền lương,
BHXH, BHYT và công tác quản lý hành chính quản trị. Hỗ trợ các phòng ban về thiết bị
văn phòng phẩm, tiếp nhận vận chuyển công văn, đóng dấu, di chuyển văn bản đi - đến
theo quy định của doanh nghiệp.

      • Phòng kỹ thuật:

     Quản lý kỹ thuật doanh nghiệp và thiết kế các sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật và
quy định chung của cấp có thẩm quyền
     Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc nhắc nhở tiến độ làm việc của công nhân viên

      • Phòng kinh doanh và Marketing

      Tìm kiếm thị trường khách hàng tiềm năng tiêu thụ sản phẩm lớn. Phụ trách thông
tin quảng cáo hình ảnh uy tín của doanh nghiệp.

   Các phân xưởng

      • Phân xưởng đúc:

     Nhiệm vụ chính là đúc phôi các chi tiết thép, gang để phục vụ cho xưởng gia công
cơ khí và đúc phôi cho khách hàng. Nguyên liệu vật liệu chính từ thép phế và các phụ gia.

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                             7
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

       Các máy móc thiết bị có trong phân xưởng: Cầu trục, lò trung tần, máy trộn, ...

        • Phân xưởng cơ khí:

     Có nhiệm vụ gia công cắt gọt các chi tiết của phân xưởng đúc chuyển sang bao gồm:
phay, bào, tiện, nguội, khoan, cắt, gia công cấu kiện thiết bị.
      Các máy móc thiết bị có trong phân xưởng: Cầu trục, máy tiện, máy mài, máy cắt,
máy khoan, máy bào, máy phay đứng, máy phay ngang, máy dằn, máy dập, máy sọc, máy
doa, ...

        • Phân xưởng mộc mẫu:

       Gia công chế tạo mẫu gỗ và công nghệ đúc, công nghệ khuôn để phục vụ cho xưởng
đúc.
    Các máy móc thiết bị có trong phân xưởng: máy cưa, máy bào, máy mài, máy
khoan, ...

        • Bộ phận kho:

      Chịu trách nhiệm quản lý vật tư và thành phẩm trong kho, đảm bảo về số lượng và
chất lượng.




         1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
      Quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất của mỗi doanh nghiệp có vai trò rất quan
trọng trong việc quết định quy trình quản lý hạch toán sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp
tư nhân cơ khí Tân Lập sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, tất cả các sản phẩm của
doanh nghiệp để được làm ra từ thép phế liệu, đó là nguồn nguyên liệu chủ yếu của các
mặt hàng. Quy trình công nghệ rất phức tạp và trải qua nhiều công đoạn sản xuất. Từ khi
đưa nguyên liệu vào chế biến đến nhập kho thành phẩm là một quá trình liên tục, khép
kín, quá trình này có thể khái quát qua sơ đồ ở trang 7




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                               8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp



                                        Thép phế



                                      Tuyển chọn
           Ga                                                   Nước thủy
                                                                tinh

       Bột đất sét                    Phối liệu                     CO2



       Sạn Crom                                                     Oxy
        manhe                         Lò luyện
                                      thép

                                                                     Nước
           Điện                     Rót thép vào
                                    khuôn


                                    Làm sạch sản
                                    phẩm



                                      Kiểm tra




                              Gia công cơ khí( lấy dấu, tiện,
                                    phay, bào, nguội)




                              Kiểm tra chất lượng sản phẩm
                                        nhập kho


Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                  9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

  2. NỘI DUNG THỰC TẬP:
    Trong thời gian thực tập em được tiếp xúc, làm quen và tìm hiểu một số thiết bị máy
móc có trong doanh nghiệp như:
        - Mô hình thang máy 4 tầng.
        - Máy tiện.
        - Máy phay vạn năng.
        - Cầu trục 5 tấn.
        - Cửa tự động.
        - Lò trung tần.
        - Cân điện tử 50 tấn.
        - Máy giặt công nghiệp
       2.1. Mô hình thang máy 4 tầng
       2.1.1. Tổng quan về thang máy:
       Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hoá, vật liệu
v.v... theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15 0 so với phương thẳng
đứng theo một tuyến đã định sẵn.
       Thang máy thường được dùng trong các khách sạn, công sở, chung cư, bệnh viện,
các đài quan sát, tháp truyền hình, trong các nhà máy, công xưởng v.v... Đặc điểm vận
chuyển bằng thang máy so với các phương tiện vận chuyển khác là thời gian của một chu
kỳ vận chuyển bé, tần suất vận chuyển lớn, đóng mở máy liên tục. Ngoài ý nghiã vận
chuyển, thang máy còn là một trong những yếu tố làm tăng vẻ đẹp và tiện nghi của công
trình.
      Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định, đối với các nhà cao 6 tầng trở lên đều phải
được trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và
tăng năng suất lao động. Giá thành của thang máy trang bị cho công trình so với tổng giá
thành của công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp lý. Đối với những công trình đặc
biệt như bệnh viện, nhà máy, khách sạn v.v. tuy nhiên số tầng nhỏ hơn 6 nhưng do yêu
cầu phục vụ vẫn phải được trang bị thang máy.
     Với các nhà nhiều tầng có chiều cao lớn thì việc trang bị thang máy là bắt buộc để
phục vụ việc đi lại trong nhà. Nếu vấn đề vận chuyển người trong những toà nhà này
không được giải quyết thì các dự án xây dựng các toà nhà cao tầng không thành hiện thực.



Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                              10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

      Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan
trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người. Vì vậy, yêu cầu chung đối với thang máy khi
thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ một cách nghiêm
ngặt các yêu cầu về kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn, quy trình, quy
phạm.Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, êm dịu thì chưa đủ điều kiện
để đưa vào sử dụng mà phải có đầy đủ các thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy như: điện
chiếu sáng dự phòng khi mất điện, điện thoại nội bộ (Interphone), chuông báo, bộ hãm
bảo hiểm, an toàn cabin (đối trọng), công tác an toàn của cabin, khóa an toàn cửa tầng, bộ
cứu hộ khi mất điện nguồn v.v.
        2.1.2. Kết cấu về thang máy, một số bộ phận chính:
          a)    Cabin
     Là một phần tử chấp hành quan trọng nhất trong thang máy, nó sẽ là nơi chứa hàng,
chở người đến các tầng, do đó phải đảm bảo các yêu cầu đề ra về kích thước, hình dáng,
thẩm mỹ và các tiện nghi trong đó.
     Hoạt động của cabin là chuyển động tịnh tiến lên xuống dựa trên đường trượt, là hệ
thống hai dây dẫn hướng nằm trong một phẳng để đảm bảo chuyển động êm nhẹ, chính
xác không rung dật trong cabin trong quá trình làm việc. Để đảm bảo cho cabin hoạt động
đều cả trong quá trình lên và xuống, có tải hay không có tải người ta xử dụng một đối
trọng có chuyển động tịnh tiến trên hai thanh khác đồng phẳng giống như cabin nhưng
chuyển động ngược chiều với cabin do cáp được vắt qua puly kéo.
     Do trọng lượng của cabin và trọng lượng của đối trọng đã được tính toán tỷ lệ và kỹ
lưỡng cho nên mặc dù chỉ vắt qua puly kéo cũng không xảy ra hiện tượng trượt trên puly
cabin, hộp giảm tốc đối trọng tạo nên một cơ hệ phối hợp chuyển động nhịp nhàng do
phần khác điều chỉnh đó là động cơ.
          b)    Động cơ chính
      Là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puly kéo cabin
lên xuống. Yêu cầu chung của thang máy là ít ồn, rô to của động cơ có mômem quán tính
lớn, bội số mômen mở máy lớn thoả mãn biểu đồ tốc độ tối ưu của cabin.
   -   Đối với các thang máy chạy chậm (v < 0.5 m/s) và trọng tải Q < 320 kg người ta
       thường dùng động cơ điện rô to lồng sóc một tốc độ.Loại động cơ này có cấu tạo
       đơn giản, giá thành hạ, làm việc tin cậy nhưng khó điều chỉnh tốc độ.


Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                             11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

   -   Đối với thang máy tốc độ trung bình và tải trọng Q = 320 ÷ 3200 kg người ta
       thường dùng động cơ điện rôto lồng sóc hai tốc độ. Loại động cơ này có hai tốc độ:
       lớn và bé. Tốc độ lớn dùng cho thang máy chạy từ tầng này đến tầng khác, còn tốc
       bé được dùng khi cabin đến gần tầng cần dừng.Điều đó vừa đảm bảo năng suất cao
       vừa đảm bảo dừng chính xác và hạn chế tốc độ dừng.
   -   Đối với thang máy tốc độ nhanh và trọng tải lớn rôto dây quấn. Loại động cơ này
       có cấu tạo phức tạp hơn và giá thành cao hơn động cơ rôto lồng sóc, nhưng dễ điều
       chỉnh và có thể hạn chế dòng điện mở máy.
   -   Đối với các thang máy cao tốc và tốc trọng tải lớn người ta dùng động cơ điện một
       chiều. Động cơ này có cấu tạo phức tạp và giá thành cao hơn động cơ không đồng
       bộ, nhưng có thể điều chỉnh một cách dễ dàng và trong phạm vi rộng.
     Động cơ là một phần tử quan trọng được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ
thống điện tử ở bộ xử lý trung tâm.
          c)    Phanh an toàn
      Là khâu an toàn, nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng
tầng, khối tác động là hai má phanh sẽ kẹp lấy tang phanh, tang phanh gắn gắn đồng trục
với trục động cơ. Hoạt động đóng mở của phanh được phối hợp nhịp nhàng với quá trình
làm việc của đông cơ.
      Hãm điện từ dùng để hãm động cơ khi mất điện và khi cần dừng máy. Khi cuộn dây
của nam châm mất điện, dưới tác dụng của lò xo ép, tay đòn gắn với má phanh quay một
góc nào đó về phái bánh hãm trên trục động cơ. Lúc đó má phanh tỳ chặt vào bánh hãm
và động cơ được hãm. Để nhả phanh người ta cho điện vào cuộn nam châm,cuộn nam
châm có điện xẽ hút phần ứng lúc đó tay đòn xẽ quay xung quang trục của mình và đẩy
tay đòn quay một góc nào đó ra xa bánh hãm, động cơ được nhả phanh. Trong trường hợp
cần thiết động cơ cũng được nhả phanh bằng tay khi dùng tay đòn.
          d)    Động cơ cửa
     Là động cơ một chiều hay xoay chiều tạo ra momen mở cửa cabin kết hợp với mở
cửa tầng. Khi cabin dừng đúng tầng, rơle thời gian sẽ đóng mạch điều khiển động cơ mở
cửa tầng hoạt động theo một quy luật nhất định sẽ đảm bảo quá trình đóng mở êm nhẹ
không có va đập. Nếu không may một vật gì đó hay người kẹp giữa cửa tầng đang đóng



Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                            12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thì cửa sẽ mở tự động nhờ bộ phận đặc biệt ở gờ cửa có gắn phản hồi với động cơ qua bộ
xử lý trung tâm.
          e)




          f)




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                         13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

          g)    Cửa tầng và cửa cabin
    Cửa cabin để khép kín cabin trong quá trình chuyển động không tạo ra cảm giác
chóng mặt cho khách hàng và ngăn không cho rơi khỏi cabin bất cứ thứ gì.
     Cửa tầng để che chắn bảo vệ toàn bộ giếng thang và các thiết bị trong đó. Cửa cabin
và cửa tầng có khoá tự động để đảm bảo đóng mở kịp thời.
          h)    Bộ hạn chế tốc độ
     Là bộ phận an toàn khi vận tốc thay đổi do một nguyên nhân nào đó vượt quá vạn
tốc cho phép, bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển động cơ và phanh
làm việc.
      Các thiết bị phụ khác: Như quạt gió, chuông điện thoại liên lạc, đèn, âm nhạc, các
chỉ thị số báo chiều chuyển động… được lắp đặt trong cabin để tạo ra cho khách hàng một
cảm giác dễ chịu khi đi thang máy.


       2.1.3. Sơ đồ động học của thang máy:
                     1
                                5               1 - Puly ma sát
                                                2 - Cáp nâng
                     2                          3 - Cabin
                                                4 - Đối trọng
                                    4           5 - Puly phụ

                 3


                         Hình 1.1: Sơ đồ động học của hệ thống.
     Trong các thang máy chở người, tời dẫn động thường được đặt trên cao và dùng
Puly ma sát để dẫn động cabin 3 và đối trọng 4. Đối với thang máy có chiều cao nâng lớn
trọng lượng cáp nâng tương đối lớn nên trong sơ đồ động người ta treo thêm các cáp hoặc
xích cân bằng phía dưới cabin hoặc đối trọng. Puly ma sát 1 có các loại rãnh cáp tròn,
rãnh hình thang. Mỗi sợi cáp riêng biệt vắt qua một rãnh cáp, mỗi puly thường từ ba đến
năm rãnh.
     Đối trọng là bộ phận cân bằng. Đối với thang máy có chiều cao không lớn người ta
thường chọn đối trọng sao cho trọng lượng của nó gần bằng với trọng lượng ca bin và một
phần tử tải trọng nâng bỏ qua trọng lượng cáp nâng, cáp điện và không dùng cáp và xích
Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                           14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

cân bằng. Việc trọn các thông số cơ bản của hệ thống cân bằng thì có thể tiến hành tính
lực cáp cân bằng lớn nhất và trọn cáp tính công suất động cơ và khả năng kéo của puly
ma sát.


        2.1.4. Sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lý của bộ điều khiển thang máy 4 tầng


                                       Cảm biến vật lý       Phím chọn tầng


                              C/B trọng lượng
                               C/T hành trình     Tổng hợp tín hiệu




                                           PLC



                   Biến tần             Mạch                   Mạch điều khiển
                                       hiển thị                   đ/cơ cửa



                    Đ/cơ                Led 7      Chuông và          Đ/cơ
                    chính               thanh       đèn báo           cửa




                     Sơ đồ khối của bộ điều khiển thang máy 4 tầng

          a)    Khối cảm biến
      Sử dụng các cảm biến quang hay từ bố trí dọc theo đường day, dùng để phát hiện
(cảm nhận) vị trí của cabin, các tín hiệu này được đưa tới mạch tổng hợp tín hiệu (10 cảm
biến).
          b)   Khối bàn phím
     Tập hợp các nút bấm (phím bấm) ở trên các tầng và trong cabin. Các tín hiệu này
được đưa tới mạch tổng hợp tín hiệu (gồm 13 tín hiệu).




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                            15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

         c)   Khối tổng hợp tín hiệu
     Do đầu vào của PLC hạn chế (14 đầu vào) mà không cần sử dụng modul mở rộng,
nên ta sử dụng khối tổng hợp tín hiệu để tổng hợp tín hiệu (23 tín hiệu của bàn phím và
cảm biến vị trí) thành 1 bus dữ liệu 8bit. 8 bit dữ liệu này qua một mạch khuếch đại và
đến đầu vào PLC.
         d)   Khối tín hiệu ngắt
     Bao gồm các tín hiệu từ các công tắc hành trình và các cảm biến trọng lượng, cảm
biến quá tốc độ.
     Các tín hiệu này được truyền trực tiếp đến PLC
          e)    Khối xử lý trung tâm
     Bao gồm các tín hiệu từ các công tắc hành trình và các cảm biến trọng lượng, cảm
biến quá tốc độ.
     Các tín hiệu này được truyền trực tiếp đến PLC
          f)    Khối động lực
     Bao gồm biến tần và động cơ xoay chiều 3 pha.
      Có 4 tín hiệu điều khiển từ PLC được đưa vào biến tần. Biến tần có thể điều khiển
động cơ chạy nhanh, chậm, thuận, ngược tuỳ theo chương trình điều khiển đã định sẵn từ
PLC đưa vào.
           g)     Khối hiển thị
      Sử dụng vi mạch 4511 điều khiển Led 7 thanh để hiển thị vị trí của ca bin.
           h)     Khối đóng và mở cửa
      Sử dụng động cơ một chiều có liên động giữa các tín hiệu điều khiên từ PLC với các
tín hiệu ngắt từ giới hạn đóng và giới hạn mở
           i)     Khối chuông và đèn báo
      Sử dụng để báo cho người sử dụng biết các trạng thái làm việc như khi sắp đóng, mở
cửa, sự cố, ...




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                           16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

      Một số hình ảnh vi mạch dùng trong mô hình thang máy




        2.2. Máy tiện
        2.2.1. Nguyên lý hoạt động của mạch:

       Quá trình khởi động động cơ
     Để khởi động hệ thống ta ấn nút PB1 cấp điện cho A1đóng các tiếp điểm thường mở
và A1 cấp điện cho bộ điều khiển đồng thời cấp điện cho động cơ bơm dầu PM đèn PL2
báo động cơ bơm dầu PM hoạt động

        • Quá trình khởi động thuận:

      Giả sử để động cơ quay thuận ta vặn công tắc điều chỉnh về vị trí 1 để cấp điện cho
cuộn dây #1 và ngắt cuộn dây #2 ra khỏi mạch điều khiển. Các tiếp điểm thường mở đóng
lại các tiếp điểm thường đóng mở ra cấp điện cho rơle thời gian T, đồng thời cấp điện
cho động cơ chạy ở chế độ Y . Tiếp điểm thường đóng của Y mở ra ngắt chế độ làm việc
của ∆, sau một khoảng thời gian tiếp điểm thường đóng mở chậm của T1 mở ra, tiếp
điểm thường mở đóng chậm của T1 đóng lại đưa động cơ làm việc với chế độ ∆ và duy
trì động cơ làm việc ở chế độ này.

        • Quá trình khởi động ngược:

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                            17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

     Để khởi động động cơ quay ngược ta vặn nút điều chỉnh về vị trí 2. Để cấp điện cho
cuộn dây #2 và ngắt cuộn dây #1 ra khỏi mạch điều khiển. Khi cuộn #2 có điện, rơle thời
gian T1 sẽ bắt đầu hoạt động và quá trình đổi nối Y/ ∆ được lặp lại giống với quá trình
khởi động thuận.

      Quá trình dừng động cơ:
     Để dừng động cơ ta ấn nút PB2 để ngừng cấp điện cho động cơ bơm dầu PM, đồng
thời ngắt điện ở các công tắc tơ #1, #2, Y, ∆ và rơle thời gian T cho đến khi động cơ
chuyển động chính dừng hoàn toàn.

       2.2.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điện của máy tiện:




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                          18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

       2.2.3. Một số hình ảnh:




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển       19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

       2.3. Máy phay vạn năng
       2.3.1. Nguyên lý hoạt động:

      Quá trình khởi động thuận:
     Để động cơ chuyển động chính quay thuận ta gạt tay điều chỉnh SS sang trái, hai
điểm 5 và 6 được nối lại. Để khởi động động cơ ta ấn nút PB1. Công tắc tơ MS1 có điện
và ngắt công tắc tơ MS2 ra khỏi mạch nhờ tiếp điểm thường đóng của MS1 mở ra. Động
cơ M1 được khởi động và duy trì nhờ tiếp điểm thường mở của công tắc tơ CK được đóng
lại.

      Quá trình khởi động ngược:
      Để động cơ chuyển động chính quay ngược ta gạt tay điều chỉnh SS sang bên phải,
hai điểm 6 và 12 được nối lại. Để khởi động động cơ ta ấn nút PB1 công tắc tơ MS2 có
điện đóng các tiếp điểm thường mở và mở các tiếp điểm thường đóng của MS2 cấp điện
cho động cơ truyền động chính M1 và ngắt công tắc tơ MS1 ra khỏi mạch điều khiển.
Động cơ được duy trì nhờ tiếp điểm thường mở của công tắc tơ CK được đóng lại.
     Để dừng động cơ truyền động chính ta ấn nút PB3 để ngắt điện của công tắc tơ CK
làm tiếp điểm thường mở của CK mở ra, động cơ mất điện. Hoặc ta có thể dừng động cơ
truyền động chính bằng cách nhấn nút PB2 khi động cơ truyền động chính gặp sự cố. Đèn
PL1 báo hiệu động cơ M1 đang hoạt động.
      Để khởi động động cơ dẫn tiến M2 ta nhấn nút PB4, công tắc tơ MS3 có điện đóng
các tiếp điểm thường mở của MS3 cấp điện cho động cơ khởi động, đồng thời duy trì
động cơ làm việc nhờ tiếp điểm thường mở của MS3 đóng lại. Đèn PL2 báo hiệu động cơ
dẫn tiến M2 đang làm việc.
     Để dừng động cơ M2 ta nhấn nút PB5 ngắt điện công tắc tơ MS3 làm mở các tiếp
điểm thường mở của MS3, ngắt động cơ M2 ra khỏi lưới điện.
     Khi gặp sự cố ta nhấn nút dừng khẩn cấp PB6 để ngắt điện các công tắc tơ MS1,
MS2, MS3, CK trên mạch điều khiển. Khi các công tắc tơ MS1, MS2 mất điện, các tiếp
điểm thường đóng của các công tắc tơ này được đóng lại cấp điện cho công tắc tơ MS5
đóng các tiếp điểm của MS5 và đưa động cơ vào chế độ hãm, phanh cho đến khi động cơ
dừng hoàn toàn.
     Khi cần cấp nước làm mát ta nhấn nút PB7 để cấp điện cho động cơ M3 khởi động
động cơ bơm nước làm mát khi vận hành động cơ truyền động chính.

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                        20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


       2.3.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy phay vạn năng:

       2.3.3. Một số hình ảnh:




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                       21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

        2.4. Cầu trục dầm đôi 5 tấn
        2.4.1. Giới thiệu chung về cầu trục
     Cầu trục được dùng chủ yếu trong các nhà máy, các phân xưởng hay nhà kho để
nâng / hạ và vận chuyển thiết bị hàng hóa với lưu lượng lớn. Cầu trục là một loại thiết bị
nậng – được kết cấu với hệ thống dầm hộp (hoặc dầm giàn) – bên trên đó đặt xe con với
cơ cấu nâng / hạ móc cẩu để nâng / hạ các tải trọng.
      Cầu trục di chuyển trên hai đường ray theo một tuyến ray được lắp đặt trên cao dọc
theo nhà xưởng, còn xe con di chuyển trên ray dọc theo dầm cầu. Vì vậy mà cầu trục có
thể nâng/han và và vận chuyển được các loại tải trọng theo yêu cầu tại bất kỳ điểm nào và
tới bất kỳ điểm nào trong không gian của nhà xưởng.




                   Hình 1: Cầu trục dầm đôi 10T kiểu ZLK của Abus
      Cầu trục được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân với các
thiết bị mang tải rất đa dạng như móc treo, thiết bị cặp chuyên dụng, namg châm điện, gầu
ngoặm,… Đặc biệt cầu trục được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo máy
và luyện kim với các thiết bị mang tải chuyên dụng.
     Cầu trục được chế tạo với tải trọng nâng từ 1 đến 500 tấn với khẩu độ của dầm chịu
lực chính (tính từ tâm ray đến tâm ray) đến 32m, chiều cao nâng đến 16m, tốc độ nâng tải
từ 2 đến 40m/phút, tốc độ di chuyển xe con đến 60m/phút và tốc độ di chuyển cầu trục
đến 125m/phút.
      Cầu trục có tải trong nâng trên 10 tấn thường được trang bị hai hoặc ba cơ cấu nâng
tải: một cơ cấu chính và một, hoặc hai cơ cấu nâng phụ. Tải trọng nâng của loại cầu trục
này thường được ký hiệu bằng một phân số với các tải trọng nâng chính và nâng phụ: ví
dụ 15/3t; 20/5t; 150/20/5t….



Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                             22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

        2.4.2. Phân loại
       a) Theo công dụng: cầu trục công dụng chung và cầu trục chuyên dụng
   -   Cầu trục có công dụng: chủ yếu dùng với móc treo tải – dùng để xếp dỡ, lắp ráp và
       sửa chữa các loại thiết bị, máy móc. Loại này có tải trọng nâng không lớn và khi
       cần có thể dùgn với gầu ngoặm, nam châm điện, hoặc các thiết bị cặp khác để xếp
       dơ cho một loại hàng hóa nhất định.
   -   Cầu trục chuyên dụng được sử dụng trong công nghiệp luyện kim với các thiết bị
       mang tải chuyên dùng và có chế độ làm việc nặng hoặc rất nặng.
       b) Theo kết cấu của dầm cầu trục:
   -   Cầu trục một dầm và
   -   Cầu trục hai dầm
       c) Theo cách tựa của dầm cầu trục trên đường ray di chuyển
   -   Cầu trục lăn di chuyển bên trên mặt của dầm
   -   Cầu trục lăn treo để di chuyển ở bên dưới của dầm chính.
       d) Theo vị trí điều khiển
   -   Cầu trục điều khiển từ trên cabin (lắp phía dưới dầm cầu)
   -   Cầu trục được điều khiển từ mặt đất hoặc điều khiển từ xa qua sóng radio – bằng
       hộp điều khiển bấm nút.
       e) Các phương pháp thay đổi tốc độ
  Thay đổi tốc độ bằng phương pháp truyền động cơ học:
   -   Kết cấu với khớp ly hợp để thay đổi truyền động của Bộ giảm tốc – dạng thay đổi
       số. Tuyên nhiên phương pháp này chỉ cho phép thay đổi số để thay đổi tốc độ khi
       cơ cấu không mang tải và ở trạng thái đứng yên.
   -   Kết cấu với khớp ly hợp nhờ đĩa ma sát kiểu điện từ: có khả năng thay đổi được
       đến 3 cấp tốc độ
  Thay đổi tốc độ bằng phương pháp thay đổi tốc độ của động cơ điện
   -   Sử dụng động cơ Rotor dây quấn kết hợp với sử dụng điện trở để có thể thay đổi
       được tới 5 cấp tốc độ khác nhau tùy thuộc vào việc sử dụng điện trở.

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                           23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

   -   Thay đổi tốc độ bằng cách sử dụng 2 động cơ có tốc độ khác nhau, cùng lắp vào
       một bộ giảm tốc hành tinh – để truyền chuyển động đến tang cuốn cáp. Khi cho
       từng động cơ làm việc riêng lẻ (hoặc đồng thời) cùng, hoặc ngược chiều nhau sẽ
       cho ra tới 4 cấp tốc độ.
   -   Thay đổi tốc độ của động cơ điện đến vô cấp (ngày nay có thể tới 16 cấp tốc độ
       khác nhau) bằng cách sử dụng biến tần để biến đổi tần số của dòng điện cấp cho
       từng động cơ điện của từng hệ thống.


       2.4.3. Cấu tạo của cầu trục ABUS dầm đôi 5 tấn
          a)    Các bộ phận chính của cầu trục




                              Hình 2: Mặt đứng của cầu trục




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                        24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp




                              Hình 3: Mặt bằng của cầu trục




                              Hình 4: Cụm bánh xe di chuyển
          b)     Dầm chính
     Câu trục dầm đôi dạng hộp chống xoắn. Tất cả bốn đường hàn bên ngoài được hàn
bằng máy hàn tự động nên đảm bảo độ chính xác cao.
          c)     Dầm di chuyển ngang (dầm biên)
     Dầm biên cầu trục dạng hộp, được hàn tự động, ổ đỡ bánh xe và các bề mặt để nối
ghép với dầm chính. Trên dầm biên có bộ giảm chấn được chế tạo bằng cellulos để giảm
mọi sự chấn động khi dầm biên chạm vào chặn ray. Dầm chính và dầm biên được kết nối
với nhau bằng bulông cường độ cao.
          d)     Bộ truyền động ngang của cầu trục
    Bộ truyền động ngang gồm các bánh xe dẫn động trực tiếp chạy trên ray với ổ bi
được bôi trơn vĩnh cửu. Phần thân của bánh xe được chế tạo bởi gang cầu định hình
chống mòn và tự bôi trơn. Ổ bi bánh xe được lắp ráp dễ dàng và không yêu cầu bảo
dưỡng trong quá trình sử dụng.

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                       25
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

          e)     Hệ thống dẫn động
     Sử dụng các động cơ đảo cực, phanh tích hợp, khởi động và ngừng êm, ít phải bảo
dưỡng. Với động cơ tiêu chuẩn, tỷ số giữa tốc độ chậm và tốc độ nhanh là 1/4. Trong
trường hợp cầu trục chạy với bộ điều chỉnh tốc độ vô cấp, tỷ lệ là 1/20.
          f)     Thiết bị di chuyển ngang (xe con)
     Hai cặp bánh xe được nối với nhau qua hệ thống khung đỡ. Các bánh xe này phải
được lắp đặt sao cho hoạt động đối xứng với nhau khi nâng tải cũng như khi không có tải.
Các cụm bánh xe đặc biệt thì phải được trang bị cho phù hợp với khung đỡ bánh xe. Các
động cơ truyền động bánh xe được bôi trơn vĩnh cửu. Tốc độ xe con của cẩu ZLK đạt
5/20 m/phút.
          g)     Trang thiết bị điện
      ABUS sử dụng loại phích nối điện plug-in để đảm bảo sự nối điện an toàn, nhanh
chóng và dễ dàng. Những môđun của cầu trục ABUS được lắp dễ dàng với nhau bằng các
loại đầu nối tiêu chuẩn.
          h)    Đường điện chính (cấp điện nguồn)
      Tiết diện của day dẫn phải đảm bảo đủ điện thế ngay từ đầu vào ở cầu dao chính của
cầu trục ABUS. Tiết diện của dây không được nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất đã được quy định,
nếu bị sai lệch +/-5%.
          i)    Công tắc chính
     Hệ thống có một công tắc chính để có thể ngắt mạch cầu trục hoặc palăng điện và
đóng mở nguồn cung cấp điện cho cầu trục. Công tắc chính không bao gồm trong hệ
thống cầu trục và palăng điện và mục đích chính của nó là bộ ngắt mạch trung gian tới hệ
thống cầu trục và palăng điện từ nguồn điện – để sử dụng riêng cho việc bảo dưỡng kỹ
thuật và sửa chữa. Khi cần thiết công tắc này cũng có thể được sử dụng để dừng mọi
chuyển động của cầu trục trong trường hợp khẩn cấp.
          j)    Công tắc ngắt mạch
     Chức năng của thiết bị ngắt mạch là ngắt mạch củ palăng điện để phục vụ cho việc
bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa cục bộ đối với từng hệ thống trên cầu trục ABUS.
     Công tắc ngắt mạch được lắp trên hệ thống điện của cầu trục, trong tủ điện SKR với
ký hiệu XO.

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                           26
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

          k)    Công tắc chính cầu trục (công tắc chính K1)
     Công tắc cầu trục được lắp đặt trực tiếp trong tủ công tắc cầu trục (SKR) hoặc tủ
công tắc xe con (SKA) ngay phía sau công tắc chính. Công tắc cầu trục là công tắc có ký
hiệu K1. Chức này là cắt nguồn điện cung cấp tới tất cả các động cơ trong trường hợp
khẩn cấp.
          l)    Đường dẫn điện
     Hệ thống đường dẫn điện tiếp xúc an toàn (là đường điện dọc tuyến ray để cấp
nguồn điện cho cầu trục) được sử dụng cho cầu trục và xe con với 4 thanh quẹt đồng, gồm
3 dây pha và 1 dây nối đất. Từng dây pha được lắp trong vỏ nhựa.
    Đường dẫn điện tiếp xúc được lắp trên giá công xôn song song với tuyến ray để cấp
nguồn cho cầu trục (xe lớn) và song song với dầm cầu trục – để cấp cho xe con.
     Loại đường dẫn điện phụ thuộc vào công suất của từng loại cầu trục, nhiệt độ môi
trường và nhiệt độ làm việc lớn nhất cũng như sự sutat áp cấp nguồn có thể xảy ra.
     Dòng khởi động phải được tính toán cẩn thận, có lưu ý đến dòng khởi động của các
động cơ có công suất lớn nhất với hệ thống khởi động trực tiếp.
          m)    Tủ điện
     Tủ điện được lắp đặt trên dầm biên của cầu trục và có cấp cách điện bảo vê IP54.
Cầu chì chính (F1) là một cầu chì tiêu chuẩn. Biến thế điều khiển có các cấu chì phù hợp
với hiệu suất của cuộn sơ cấp và thứ cấp. Các đầu nối đảo chiều được lắp với khóa liện
động cơ khí.
     Các dòng trễ (thời gian trễ 0,5s) được nối tới tất cả các đầu nối đảo chiều để ngăn
chặn sự hoạt động chậm và bảo vệ các đầu nối của động cơ trên các hệ thống chuyển
động.
     Tất cả các cầu trục với palăng điện được trang bị các cầu chì ngắt quá dòng điện đối
với từng động cơ để bảo vệ cho từng động cơ. Các cầu trì ngắt dòng cho từng động cơ
điện được lắp và thử nghiệm tại nhà máy, phù hợp để đảm bảo chống quá dòng cho từng
động cơ điện.




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                            27
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

          n)    Phím bấm di động
     Sử dụng các công tắc không duy trì hai cấp để điều khiển các động cơ. Nên sử dụng
tốc độ thấp khi đã định vị cụ thể về tải trọng nâng. Sở dĩ cần có 2 cấp như vậy bởi vì nếu
thường xuyên di chuyển chậm có thể sẽ làm hỏng động cơ và hộp số.
     Một khóa liên động cơ khí được cung cấp để ngăn chặn việc vận hành đồng thời cả
2 hướng chuyển động.
          o)      Các thiết bị an toàn
      Cầu trục phải được trang bị các thiết bị an toàn như thiết bị phanh hãm, thiết bị giới
hạn tải trọng nâng, thiết bị giới hạn chiều cao móc nâng, thiết bị giới hạn hành trình di
chuyển xe con và hành trình di chuyển cầu trục (gồm các công tắc giới hạn hành trình với
bộ giảm chấn bằng lò xo chuyên dùng, hoặc bằng cao su), thiết bị giới hạn tải trọng, thiết
bị giới hạn tốc độ, chuông, còi và các đèn tín hiệu.
          p)    Công tắc giới hạn hành trình
     Là các công tắc để ngắt nguồn điện (làm giảm tốc độ của cầu trục, hoặc của xe con
xuống tốc độ thấp trước khi kết thúc đường chạy). Công tắc giới hạn sẽ ngăn chặn không
để cầu trục hoặc palăng điện đang chạy với tốc độ cao bị va chạm đột ngột với các ụ chặn
ray có thể gây ra tai nạn.
      Thiết bị giới hạn hành trình gồm: thiết bị giới hạn chuyển động tịnh tiến theo
phương thẳng đứng (giới hạn chiều cao nâng móc) và thiết bị giới hạn chuyển động tịnh
tiến theo phương nằm ngang.
        Các thiết bị giới hạn hành trình đều làm việc theo nguyên lý tác dụng tự động
cơ/điện: khi một bộ phận của cầu trục chuyển động đến gần điểm cần phải giới hạn thì
thiết bị giới hạn hành trình sẽ tác động lên công tắc hành trình – để ngắt mạch điện điều
khiển và để dừng động cơ và phanh, giữ chặt cơ cấu đó lại, song vẫn phải đảm bảo khả
năng để tiếp tục điều khiển động cơ quay theo chiều ngược lại.
          q)    Thiết bị giới hạn chiều cao nâng móc
      Thiết bị này được lắp với tời điện (hoặc palăng điện) để nâng tải, là công tắc hành
trình kiểu trục vít – đai ốc. Loại này có thể giới hạn hành trình nâng tải theo hai chiều,
thường được dùng trong trường hợp cần giới hạn thêm về độ sâu hạn móc treo tải.
          r)

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                               28
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

          s)    Hệ thống Palăng cáp
     Là tổ hợp liên kết giữa cáp với các cụm puly di động và cố định. Palăng dầm kép
cho cầu trục có kiểu nâng thẳng tâm.


      2.4.4. Hệ thống điện động lực và điều khiển cầu trục
                               Sơ đồ mạch điều khiển từ xa




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                       29
Báo cáo thực tập tốt nghiệp




                              Sơ đồ nguyên lý mạch lực


Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                               30
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

      a) Cấp nguồn
     Nguồn động lực: hệ thống được cung cấp nguồn điện chính 3 pha- 50Hz 380V phía
trước Aptomat chính AT1 chuẩn bị cho cầu trục làm việc
     Động cơ di chuyển dọc trục được điều khiển bởi biến tần
     Nguồn điều khiển được lấy từ hai pha của nguồn điện chính
     Khi AT1 được đóng thì cấp điện cho cầu trục chuẩn bị làm việc, khi muồn dừng
khẩn cấp ta ngắt AT1.
      b) Dẫn động xe lớn của cầu trục
     Xe lớn cầu trục được điều khiển chạy tiến/lùi và thay đổi tốc độ nhờ biến tần bằng
cách thay đổi tần số
     Điều khiển chuyển động tiến:
     Khi nút EAST trên bộ điều khiển từ xa được ấn thì tiếp điểm EAST được đóng,
động cơ làm việc ở chế độ chạy tiến thông qua biến tần
     Điều khiển chuyển động lùi:
     Khi nút WEST trên bộ điều khiển từ xa được ấn thì tương ứng tiếp điểm WEST
được đóng, động cơ được đảo chiều nhờ biến tần
     Việc điều chỉnh tốc độ động cơ ta dùng biến tần Control technique loại 2.2kw cài đặt
ở chế độ PR - cài đặt 4 cấp tốc độ
     Các công tắc hành trình để giới hạn hành trình của xe
      c) Dẫn động xe con của cầu trục
     Xe con của cầu trục được điều khiển chạy phải/trái như sau:
     Điều khiển chuyển động sang phải:
     Khi nút SOUTH trên bộ điều khiển từ xa được ấn thì tiếp điểm SOUTH tương ứng
được đóng lại, cấp điện cho K3, động cơ chạy ngang được cấp điện khởi động thuận làm
xe chạy sang phải, khi thả tay ra hoặc công tắc hành trình tác động thì K3 mất điện, cắt
điện ở động cơ, tiếp điểm thường đóng của K4 được mắc nối tiếp trên mạch để tránh
trường hợp cả 2 nút SOUTH và NORTH được ấn thì động cơ không làm việc
     Điều khiển chuyển động sang trái:

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                            31
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

      Khi nút NORTH trên bộ điều khiển từ xa được ấn thì tiếp điểm NORTH tương ứng
được đóng lại, cấp điện cho K4, động cơ chạy ngang được cấp điện khởi động ngược do
được đổi nối 2 trong 3 pha so với chế độ khởi động thuận làm xe chạy sang trái, khi thả
tay ra hoặc công tắc hành trình tác động thì K4 mất điện, cắt điện ở động cơ, tiếp điểm
thường đóng của K3 được mắc nối tiếp trên mạch để tránh trường hợp cả 2 nút SOUTH
và NORTH được ấn thì động cơ không làm việc
      d) Dẫn động tời nâng hạ
     Tời điện được điều khiển đi lên/xuống như sau:
     Điều khiển chuyển động nâng:
      Khi nút UP trên bộ điều khiển từ xa được ấn thì tiếp điểm UP tương ứng được đóng
lại, cấp điện cho K1, động cơ tời nâng hạ được cấp điện khởi động thuận kéo tời lên, khi
thả tay ra hoặc công tắc hành trình tác động thì K1 mất điện, cắt điện ở động cơ, tiếp điểm
thường đóng của K2 được mắc nối tiếp trên mạch để tránh trường hợp cả 2 nút UP và
DOWN được ấn thì động cơ không làm việc
     Điều khiển chuyển động hạ:
      Khi nút DOWN trên bộ điều khiển từ xa được ấn thì tiếp điểm DOWN tương ứng
được đóng lại, cấp điện cho K2, động cơ tời nâng hạ được cấp điện khởi động thuận kéo
tời lên, khi thả tay ra hoặc công tắc hành trình tác động thì K2 mất điện, cắt điện ở động
cơ, tiếp điểm thường đóng của K1 được mắc nối tiếp trên mạch để tránh trường hợp cả 2
nút UP và DOWN được ấn thì động cơ không làm việc
      e) An toàn vận hành cầu trục
     Nút dừng khẩn cấp: khi phát hiện sự cố, tai nạn hoặc bất kỳ hiện tượng bất thường gì
xảy ra, người vận hành ấn vào nút dừng khẩn cấp đặt trên bộ điều khiển cầm tay( nút
POWER). Toàn bộ hệ thống điện cầu trục bị cắt, các động cơ ngừng làm việc.
      Công tắc an toàn: khi hết giờ làm việc hoặc dừng sửa chữa, bảo dưỡng công tắc an
toàn (đặt trong hộp có khóa) được cắt ra để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
      Bên cạnh đó cầu trục còn được trang bị các công tắc giới hạn hành chính chính,
công tắc giới hạn hành trình xe nâng, công tắc giới hạn hành trình nâng hạ như trình bày
bên trên.




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                              32
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

      2.4.5. Một số hình ảnh




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển     33
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

       2.5. Cửa tự động
       2.5.1. Tổng quan về cửa tự động

      Cửa tự động là một loại cửa có thể đóng mở một cách tự động mà không cần
sự tác động trực tiếp của con người (như phải đẩy cửa ra hoặc đẩy cửa vào hay phải
bật tắt các công tắc như các cửa thông thường khác). Mà chỉ cần khi có người hoặc
vật đến gần thì cửa sẽ tự động mở ra và khi không có người thì nó tự động đóng lại.
      Loại cửa này rất tiện lợi giúp người hoặc vật có thể đi ra hoặc đi vào dễ dàng.
thay thế việc đóng mở cửa bằng tay có thể mất thời gian và đôi khi gây không ít
phiền toái. Sử dụng loại cửa này rất thuận tiện cho việc lưu thông, bốc dỡ hàng hoá,
tiện lợi cho người mang vác vật cồng kềnh (như ở nhà ga, sân bay, bến cảng v.v...).
     Cửa tự động cũng có một hệ thống điện tương đối phức tạp, vừa phải đảm bảo
chạy đúng từng vị trí. Làm thế nào để người vào và người ra không phải đợi quá
lâu trong khi cửa đang ở trạng thái đóng hay ở trạng thái mở cửa, và lưư lượng
người ra vào liên tục như thế, đòi hỏi việc thiết kế phần điện và phần lập trình cho
PLC là hết sức phức tạp.
      Nó sẽ phải đảm bảo an toàn cho mỗi hành khách, hàng hóa. Ngoài các hệ
thống đóng cắt bằng điện, giám sát hoạt động của cửa thông qua các cảm biến để
bảo vệ bằng cách cho chạy hay không cho chạy, nó còn có các hệ thống bảo vệ cơ
khí cho cửa khi sự cố xảy ra, có tác dụng khi cửa mở quá nhanh hay đóng quá
nhanh nó sẽ kìm hãm lại, phòng trừ cho trường hợp đứt dây đai. Về điện đảm bảo
độ êm khi chạy không giật mạnh, không dừng lại mà phải hãm nhẹ bằng điện và
phải đảm bảo đóng mở chính xác, đúng lúc để cho người ra vào được thuận lợi
nhất.
       2.5.2. Thiết bị cơ khí của cửa tự động
          a)    Hệ thống cửa
     Cửa thường được làm bằng kính hay bằng nhiều thanh nhôm ghép lại với nhau, hay
làm bằng các tấm thép dập vv… Tuỳ theo yêu cầu của từng loại cửa mà người ta có thể
làm các loại cánh cửa bằng những vật liệu khác nhau, phù hợpp với từng yêu cầu cụ thể
của khách hàng đặt các loại cánh cửa có màu sắc khác nhau.



Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                        34
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

   -   Cửa cuốn: Thường được làm bằng những tấm thép dập hoặc những tấm nhôm
       đựoc ghép vào với nhau.

   -   Cửa treo: Thường là loại cửa kéo ra hai bên, loại cửa này thường làm bằng kính
       màu trắng và treo trên dây đai.
          b)    Ray dẫn hướng
     Ray dẫn hướng được lắp đặt ngang theo cánh cửa để dẫn hướng cho cánh cửa
chuyển động theo phương ngang, nó được bắt cố định ở dưới cửa để đảm bảo cho cánh
cửa luôn luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng không bị dịch chuyển theo phương khác
trong quá trình chuyển động.
     Ray dẫn hướng của cánh cửa loại dùng cho cửa luồn hoặc cửa cuốn trong các bãi xe
hoặc trong các kho chứa hàng có thể là thép góc hoặc các thanh thép hình chữ U. Các loại
cửa kéo thường dùng các loại ray dẫn hướng chuyên dụng, có độ chính xác chế tạo cao và
các bề mặt tiếp xúc với cửa thường phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định.
          c)    Dây đai
     Dây đai để treo cánh cửa thường được làm bằng những vật liệu đặc biệt vừa có thể
chịu được lực kéo của động cơ vừa có thể đủ bền để chịu được trọng lượng của cánh cửa.
Đối với những loại cửa dùng trong các siêu thị , nhà hàng, nhà khách chính phủ v.v…
Thường làm bằng kính trọng lượng của hai cánh cửa khoảng 20 kg. Còn đối với các loại
cửa dùng trong các bãi đỗ xe hay trong các kho chứa hàng thì thường làm bằng xích để
kéo cửa theo phương thẳng đứng, do đó xích thường được chế tạo theo đúng tiêu chuẩn
vừa để đảm bảo độ bền cơ khí, vừa phải đảm bảo chịu được trọng lượng của cánh cửa khi
kéo cửa lên.
          d)    Puly
Puly để làm quay dây đai thường làm bằng thép chịu lực, nó có độ cứng, độ bền cơ học,
chịu được nhiệt độ và khí hậu của môi trường khi làm việc, không bị cong vênh hay bị vỡ
khi làm việc.




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                           35
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

         2.5.3. Mạch điện trong cửa tự động
       Hệ thống điện trong cửa tự động bao gồm các mạch sau
        a) Mạch động lực
     Là hệ thống điều khiển cơ cấu dẫn động để đóng mở, đảo chiều động cơ dẫn động.
Hệ thống phải đảm bảo việc điều chỉnh tốc độ chuyển động của cửa sao cho quá trình mở
máy và dừng êm không gây tiếng ồn khi làm việc.
        b) Mạch điều khiển
      Là hệ thống điều khiển cửa có tác dụng thực hiện một quá trình điều khiển phức tạp,
phù hợp với chức năng yêu cầu của cửa. Hệ thống điều khiển đóng mở cửa được thực
hiện liên tục nhờ sự nhận tín hiệu điều khiển đóng mở từ cảm biến hồng ngoại, được ghi
nhận rồi truyền về cho PLC xử lý các tín hiệu đó và ra các lệnh điều khiển cho việc đóng
mở cửa.
        c) Mạch tín hiệu
     Là hệ thống các đèn tín hiệu với các ký hiệu đã thống nhất hoá để báo hiệu trạng thái
làm việc của các bộ cảm biến trong mạch điều khiển.
        d) Mạch an toàn
      Là hệ thống công tắc tơ, rơle, tiếp điểm nhằm đảm bảo an toàn khi hoạt động, cụ thể
là: bảo vệ quá tải cho động cơ, các công tắc hạn chế tốc độ cho cánh cửa khi đóng mở
đảm bảo an toàn khi hai cánh cửa chạm vào nhau không gây ra vỡ hỏng các thiết bị của
cửa. Mạch an toàn tự động ngắt điện mạch lực để dừng không mở cửa khi xảy ra sự cố:

   -    Mất điện điều khiển, mất đường tiếp đất, mất pha, đảo pha.

   -    Quá tải.

   -    Đứt dây đai.

   -    Cửa chưa đóng hẳn.

   Ngoài ra, đối với cửa cuốn khi đóng tự động nếu cửa gặp chướng ngại vật thì cửa sẽ tự
động mở ra sau đó mới đóng lại. Cửa tự động thường được trang bị nút ấn đề phòng khi
có sự cố xảy ra.

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                             36
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

        2.5.4. Nguyên lý hoạt động
     Cửa được điều khiển bằng một hệ thống bán tự động, vừa bằng tay và vừa tự động.
      Bằng tay là ta bấm nút và tự động là sự tính toán để đóng mở cửa theo đúng vị trí
cần thiết và phải đảm bảo cho các vị trí khác cũng được hoạt động theo luật của nó. Để có
thể điều khiển hoạt động một cách an toàn thì nó phải trang bị các linh kiện điện tử, thiết
bị điện, thiết bị cơ khí được kết nối theo đúng chức năng yêu cầu và an toàn.
      Để đảm bảo được năng suất, hiệu suất một cách tối ưu trong quá trình đóng mở cửa,
và vận chuyển hàng hóa được an toàn, một nguyên tắc cơ bản đó là ưu tiên theo chiều
chuyển động. Như ta muốn ra hay vào trong ta chỉ cần đi gần đến nơi thì cửa tự động mở
hay đóng do ta bố trí hai cảm biến hồng ngoại trước cửa và sau cửa để nhận được phản
hồi từ người hay vật phát ra sau đó thu nhận và truyền về để đóng mở các tiếp điểm của
PLC.
        Đây cũng là nguyên tắc ưu tiên tối ưu về đóng mở cửa tự động. Nguyên tắc này
được lập trình để nạp vào bộ xử lý và được đưa ra các tín hiệu để đóng cắt rơle làm cho
động cơ quay thuận hay quay ngược, hãm phanh, mở cửa... Các tính hiệu đầu vào là các
công tắc hành trình, cảm biến, nút ấn để nó tác động đảm bảo đúng yêu cầu.




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                              37
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

       2.5.5. Một số hình ảnh




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển      38
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

         2.6. Trạm cân ô tô điện tử 50 tấn
         2.6.1. Giới thiệu về trạm cân điện tử
     Trước đây, hầu hết các thiết bị cân trong công nghiệp sử dụng loadcell biến đổi
thành tín hiệu điện (gọi là load cell tương tự). Tín hiệu này được chuyển thành thông tin
hữu ích nhờ các thiết bị đo lường như bộ chỉ thị.
     Một hệ thống cân dùng loadcell tương tự điển hình thông thường bao gồm một hoặc
một vài load cell nối song song với nhau qua một hộp nối (Junction Box).
         2.6.2. Kết cấu cơ khí của mặt trạm cân

   Cân ô tô loại nổi
       Sàn cân cao hơn mặt đường từ 35cm - 40cm.

          • Ưu điểm

   -    Thuận tiện trong việc vệ sinh, bảo trì.
   -    Các cảm biến và bàn cân không bị ngập nước.
   -    Thích hợp cho các vị trí đặt cân có diện tích rộng.

          • Nhược điểm

   -    Mất nhiều diện tích để xe ra / vào cân.

   Cân ô tô loại chìm
Sàn cân bằng mặt đường hoặc cao hơn mặt đường 1 - 5cm.

          • Ưu điểm

   -    Không tốn diện tích.Mặt bằng tổng thể có mỹ quan đẹp.
   -    Thích hợp cho các vị trí đặt cân có diện tích nhỏ hẹp.

          • Nhược điểm

   -    Không thuận tiện trong việc vệ sinh, bảo trì.
   -    Dễ bị các loại động vật làm tổ và phá hoại dưới hầm cân.




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                            39
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

         2.6.3. Tìm hiểu về Loadcell
            a)    Loadcell tương tự
      Loadcell là thiết bị điện dùng để chuyển đổi lực thành tín hiệu điện hoạt động trên
nguyên lý cầu điện trở cân bằng Wheatstone. Giá trị lực tác dụng tỉ lệ với sự thay đổi điện
trở cảm ứng trong cầu điện trở, và do đó trả về tín hiệu điện áp tỉ lệ
     Ưu điểm chính của công nghệ này là xuất phát từ yêu cầu thực tế, với những tham
số xác định trước, sẽ có các sản phẩm thiết kế phù hợp cho từng ứng dụng của người
dùng. ở đó các phần tử cảm ứng có kích thước và hình dạng khác nhau phù hợp với yêu
cầu của ứng dụng. Các dạng phổ biến: dạng kéo (shear), dạng uốn (bending), dạng nén
(compression)...
       Tuy nhiên loadcell tương tự có có nhiều khuyết điểm như sau:
      Tín hiệu ra chung của một hệ nhiều load cell dựa trên cơ sở đầu các tín hiệu ra trung
bình của từng load cell. Điều đó khiến dễ xảy ra hiện tượng có load cell bị lỗi mà không
được nhận biết. Một khi đã nhận ra thì cũng khó khăn trong việc xác định load cell nào
lỗi, hoặc khó khăn trong yêu cầu sử dụng tải kiểm tra, hay yêu cầu sử dụng các thiết bị đo
lường như đồng hồ volt-ampe với độ chính xác cao, đặc biệt trong điều kiện nhà máy
đang hoạt động liên tục. Trong thực tế, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của
cân như:
   -    Quá trình chỉnh định hệ thống.
   -    Nhiễu rung và ồn.
   -    Do tác dụng chuyển hướng lực trong các cơ cầu hình ống.
   -    Quá trình phân tích dò tìm lỗi.
   -    Thay thế các thành phần trong hệ thống cân hoặc các hệ thống liên quan.
   -    Đi dây cáp tín hiệu dài.
   -    Môi trường hoạt động quá kín.
   -    v.v...




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                              40
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

          b)    Loadcell kỹ thuật số
     Do tồn tại nhiều nhược điểm như vậy nên, từ cuối những năm 1970, các nhà chế tạo
load cell đã khám phá khả năng có thể kết hợp giữa công nghệ điện tử hiện đại với các
thành phần đo cơ bản, và khái niệm load cell số ra đời.
     Ban đầu, khi khái niệm load cell số mới ra đời, nhiều người hiểu lầm là các load cell
số có các phần tử điện tiêu hao thấp có thể được sử dụng để chuyển đổi một load cell chất
lượng thấp lên một load cell chất lượng cao.
     Thực tế thì ngược lại, mỗi load cell số đơn giản cũng mang trong nó một cấu trúc
khá phức tạp. Thứ nhất, phải có một load cell cơ bản với độ chính xác, độ ổn định và khả
năng lặp lại rất cao trong mọi điều kiện làm việc. Thứ hai, phải có một bộ chuyển đổi
tương tự-số (ADC) 16 đến 20 bit tốc độ cao để chuyển đổi tín hiệu điện tương tự sang
dạng số. Thứ ba, phải có hệ vi mạch xử lý để thực hiện điều khiển toàn bộ quá trình
chuyển đổi từ tín hiệu lực đo được thành dữ liệu số thể hiện trung thực nhất và giao tiếp
với các thiết bị khác để trao đổi thông tin.
      Tín hiệu điện áp từ cầu điện trở của load cell chính xác cao được đưa đến đầu vào
của mạch tích hợp sẵn, bao gồm cả phần khuyếch đại, bộ giải điều chế, một ADC tốc độ
cao 20 bit và bộ lọc số. Một cảm biến nhiệt độ tích hợp sẵn được sử dụng để đo nhiệt độ
thực của load cell phục vụ cho việc bù sai số do nhiệt độ. Dữ liệu từ ADC, cảm biến nhiệt
độ cùng với các thuật toán trong phần mềm và một số phần cứng bổ sung tích hợp sẵn có
chức năng tối ưu hóa xử lý các sai số do không tuyến tính, bù sai đường đặc tính, khả
năng phục hồi trạng thái và ảnh hưởng của nhiệt độ... được vi xử lý tốc độ cao xử lý. Dữ
liệu kết quả đầu ra được truyền đi xa qua cổng giao tiếp theo một giao thức nhất định. Các
module điện tử này có thể được đặt ngay trong load cell, load cell cable hoặc trong hộp
junction box. Các đặc tính tới hạn của từng load cell được đặt trong EEPROM nằm trong
module của load cell đó, điều đó cũng có nghĩa là mọi vấn đề xử lý sai số được thực hiện
ngay tại load cell, với chính load cell đó, cũng có nghĩa là phép bù các sai số được thực
hiện khá triệt để.




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                             41
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

        2.6.4. Nguyên lý hoạt động của trạm cân điện tử dùng hệ thống các Loadcell số
     Một hệ thống số điển hình bao gồm một số các load cell số nối với máy tính, PLC
hoặc thiết bị đo như bộ hiển thị.
      Bên trong hệ thống, mỗi load cell độc lập có thể được nhận dạng bằng địa chỉ làm
việc của nó. Địa chỉ làm việc đó có thể được cài đặt do người lập trình thông qua một
hoặc nhiều địa chỉ cung cấp bởi nhà máy.
       Thông thường địa chỉ “0” được sử dụng như là một địa chỉ làm cho tất cả các load
cell trả lời, trong khi các số nối tiếp của load cell có thể được sử dụng để yêu cầu một địa
chỉ xác định.
      Các load cell số hoạt động trên một chương trình điều khiển kiểu Master/Slave, ở đó
định nghĩa một thiết bị (thường là PC hoặc indicator) là master trên mạng. Có hai chế độ
hoạt động chính: Master giám sát tất cả các quá trình truyền phát bằng cách giao tiếp với
từng slave một cách tuần tự, hoặc master gửi dữ liệu yêu cầu các slave trả lời theo địa chỉ
tuần tự.
     Chế độ thứ nhất có ưu điểm trong sự mềm dẻo và nắm bắt lỗi, trong khi chế độ hai
hướng đến tốc độ giao tiếp. Hầu hết các load cell số kết nối theo chuẩn RS485 hoặc
RS422. Cả hai kiểu giao thức đều có các đặc tính tương tự nhau và cung cấp một môi
trường multi-drop.
     Việc giao tiếp giữa các thiết bị nối trên mạng dựa trên giao thức quy định bởi nhà
sản xuất.
     Có lẽ điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hệ thống load cell tương tự và số là mặc
dù nối với nhau nhưng mỗi load cell số hoạt động như là một thiết bị độc lập.
  2.7 Máy giặt công nghiệp
  2.7.1 Giới thiệu về máy giặt công nghiệp
          Trên thị trường hiện có hai dòng máy giặt: dòng có lồng giặt ngang (còn gọi là
máy giặt cửa trước), được nhiều người bán gọi là máy giặt công nghiệp và dòng máy có
lồng giặt đứng (còn gọi là máy giặt cửa trên), được thiết kế dành riêng cho nhu cầu gia
đình. Do nhắm đến hai mục đích sử dụng khác nhau, có thiết kế khác nhau nên giá thành
của chúng cũng khác biệt.
      Máy giặt lồng đứng cấu tạo đơn giản, tính năng ít nên có giá khá “mềm”. Còn dòng
máy có lồng giặt ngang thường được nhà sản xuất tích hợp thêm vài tính năng bổ trợ (như
tính năng sấy khô), có thiết kế phức tạp nên giá thành đắt hơn rất nhiều

Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                               42
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

      Theo tư vấn của phần lớn nhân viên bán hàng thì dòng máy giặt lồng ngang giặt
sạch hơn rất nhiều so với máy lồng đứng. Theo đó, họ cũng thường khuyên khách hàng
chọn mua dòng máy giặt này nếu có thể.
      2.7.2 Nguyên lý hoạt động
      Nguyên lý hoạt động chung của tất cả máy giặt là xoay đảo quần áo liên tục trong
hỗn hợp chất tẩy. Lúc này, bề mặt quần áo được ma sát với nhau, giả lập thành động tác
chà quần áo khi giặt tay, giúp các vết bẩn được loại bỏ khỏi sợi vải. Tuân thủ nguyên lý
này, dòng máy giặt lồng đứng được nhà sản xuất thiết kế một đĩa xoay dưới đáy lồng giặt,
có tác dụng đảo đều quần áo. Nhưng do quần áo là một khối không định hình nên việc
xoay đảo trong quá trình giặt của dòng máy này thường không hoàn hảo, không đều. Còn
thiết kế lồng giặt nằm ngang giúp tăng sức ma sát giữa quần áo và bề mặt lồng giặt trong
quá trình sử dụng. Lực đảo quần áo theo đó cũng mạnh hơn, đều hơn. Vì vậy, cũng như
khi bạn chà sát quần áo kỹ hơn lúc giặt tay, quần áo được giặt từ loại máy này cũng sạch
hơn.
      2.7.3 Bài toán điều khiển máy giặt
    Máy giặt hoạt động ở hai chế độ tự động và bằng tay
        • Chế độ bằng tay:
             Khi nhấn nút giặt: ban đầu cấp nước cho máy giặt khi cấp đủ nước thì cho
              động cơ chạy thuận 5 giây sau đó chạy ngược 5 giây và lặp lại trong 15
              phút thì dừng
             Khi ấn nút vắt: ban đầu xả nước trong máy giặt.khi xả xong cho động cơ
              chạy thuận trong 5 phút thì dừng
             Khi ấn nút giũ:ban đầu cấp nước cho máy giặt.cấp đủ nước cho động cơ
              chạy thuận 3 giây sau đó chạy ngược 3 giây lặp lại trong 5 phút
        • Chế độ tự động:
            Khi mở hệ thống máy sẽ tự chuyển qua các chế độ mà không cần ấn nút
       2.7.4 Một số hình ảnh máy giặt tại công ty




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                            43
Báo cáo thực tập tốt nghiệp



                                       LỜI CẢM ƠN


      Qua thời gian thực tập nhóm chúng em đã thu được rất nhiều điểu bổ ích, hiểu thêm
nhiều điều về thực tế so với lý thuyết đã học, được tiếp xúc, làm quen với môi trường làm
việc, với nhiều trang thiết bị công nghiệp hiện đại, đồng thời thấy được tính kỷ luật, tinh
thần trách nhiệm trong công việc giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức để chuẩn bị cho
công việc sau này
     Để có được những buổi thực tập rất bổ ích và hiệu quả tại Doanh nghiệp tư nhân Cơ
khí Tân Lập thì trước tiên nhóm thực tập chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến:
    Ban giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Tân Lập, các chị, các chú, các bác ở
phòng hành chính kế toán, phòng kỹ thuật, phân xưởng cơ khí đã hướng dẫn và chỉ bảo
chúng em trong suốt thời gian thực tập tại doanh nghiệp.
     Bên cạnh đó, nhóm thực tập chúng em cũng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy
Bùi Mạnh Cường và thầy Nguyễn Nam Trung đã giúp chúng em trong quá trình thực tập
và hoàn thành báo cáo thực tập này.
      Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình viết báo cáo khó tránh khỏi những
sai sót. Rất mong các cô, chú, anh, chị ở Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Tân Lập và các
thầy, cô trong khoa bỏ qua cho chúng em.


   Nhóm thực tập xin chân thành cảm ơn!




Bộ môn Kỹ thuật điều khiển                                                              44

More Related Content

What's hot

Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxCác phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxhunhlhongthi
 
Robot Scara - Tính Toán Động Học & Điều Khiển
Robot Scara - Tính Toán Động Học & Điều KhiểnRobot Scara - Tính Toán Động Học & Điều Khiển
Robot Scara - Tính Toán Động Học & Điều KhiểnPHÚ QUÝ ĐINH
 
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdfThuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdfMan_Ebook
 
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Chu Quang Thảo
 
Đề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứa
Đề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứaĐề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứa
Đề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứaDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đồ áN tốt nghiệp điều khiển và tự động hóa robot tránh vật cản
đồ áN tốt nghiệp điều khiển và tự động hóa robot tránh vật cảnđồ áN tốt nghiệp điều khiển và tự động hóa robot tránh vật cản
đồ áN tốt nghiệp điều khiển và tự động hóa robot tránh vật cảnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuMô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuThanh Hoa
 
Robot tu hanh 4 banh da huong
Robot tu hanh 4 banh da huongRobot tu hanh 4 banh da huong
Robot tu hanh 4 banh da huongLhthang Ktv
 
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docxTính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docxMan_Ebook
 
Bài giảng tự động hóa quá trình công nghệ
Bài giảng tự động hóa quá trình công nghệBài giảng tự động hóa quá trình công nghệ
Bài giảng tự động hóa quá trình công nghệThanh Danh
 

What's hot (20)

Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docxCác phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
Các phương pháp thiết kế bộ điều khiển PID.docx
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt độ bằng máy tính, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt độ bằng máy tính, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt độ bằng máy tính, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống điều khiển nhiệt độ bằng máy tính, HOT
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PIDĐề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
Đề tài: Hệ thống điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng bộ PID
 
Đề tài: Thiết kế mạch tự động đóng mở cửa tự động, HAY
Đề tài: Thiết kế mạch tự động đóng mở cửa tự động, HAYĐề tài: Thiết kế mạch tự động đóng mở cửa tự động, HAY
Đề tài: Thiết kế mạch tự động đóng mở cửa tự động, HAY
 
Đề tài: Ứng dụng logic mờ điều khiển quá trình nhiệt lò sấy, HOT
Đề tài: Ứng dụng logic mờ điều khiển quá trình nhiệt lò sấy, HOTĐề tài: Ứng dụng logic mờ điều khiển quá trình nhiệt lò sấy, HOT
Đề tài: Ứng dụng logic mờ điều khiển quá trình nhiệt lò sấy, HOT
 
Đề tài: Xây dựng bộ PID điều khiển mức nước trong bể chứa, HAY
Đề tài: Xây dựng bộ PID điều khiển mức nước trong bể chứa, HAYĐề tài: Xây dựng bộ PID điều khiển mức nước trong bể chứa, HAY
Đề tài: Xây dựng bộ PID điều khiển mức nước trong bể chứa, HAY
 
Robot Scara - Tính Toán Động Học & Điều Khiển
Robot Scara - Tính Toán Động Học & Điều KhiểnRobot Scara - Tính Toán Động Học & Điều Khiển
Robot Scara - Tính Toán Động Học & Điều Khiển
 
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdfThuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
Thuật toán PID - thích nghi dùng mạng nơ ron điều khiển hệ con lắc ngược đơn.pdf
 
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAYĐề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
Đề tài: Thiết mạch điều chỉnh tốc độ động cơ một chiều, HAY
 
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
Robot bám đường ứng dụng thuật toán PID - Line follow robot with PID . Chu Qu...
 
Đề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứa
Đề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứaĐề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứa
Đề tài: Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhiều bơm lên bể chứa
 
Đề tài: Ứng dụng PLC Điều khiển cấp phôi tự động cho máy CNC
Đề tài: Ứng dụng PLC Điều khiển cấp phôi tự động cho máy CNCĐề tài: Ứng dụng PLC Điều khiển cấp phôi tự động cho máy CNC
Đề tài: Ứng dụng PLC Điều khiển cấp phôi tự động cho máy CNC
 
đồ áN tốt nghiệp điều khiển và tự động hóa robot tránh vật cản
đồ áN tốt nghiệp điều khiển và tự động hóa robot tránh vật cảnđồ áN tốt nghiệp điều khiển và tự động hóa robot tránh vật cản
đồ áN tốt nghiệp điều khiển và tự động hóa robot tránh vật cản
 
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiềuMô phỏng động cơ điện 1 chiều
Mô phỏng động cơ điện 1 chiều
 
Robot tu hanh 4 banh da huong
Robot tu hanh 4 banh da huongRobot tu hanh 4 banh da huong
Robot tu hanh 4 banh da huong
 
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đĐề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
Đề tài: Robot dò line điều khiển qua điện thoại, HAY, 9đ
 
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docxTính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
Tính toán, thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu nguồn áp một pha.docx
 
Đề tài: Thiết kế mạch điều khiển máy bơm nước tự động, HAY
Đề tài: Thiết kế mạch điều khiển máy bơm nước tự động, HAYĐề tài: Thiết kế mạch điều khiển máy bơm nước tự động, HAY
Đề tài: Thiết kế mạch điều khiển máy bơm nước tự động, HAY
 
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đĐề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
Đề tài: Điều khiển cửa tự động sử dụng hệ vi điều khiển, HAY, 9đ
 
Bài giảng tự động hóa quá trình công nghệ
Bài giảng tự động hóa quá trình công nghệBài giảng tự động hóa quá trình công nghệ
Bài giảng tự động hóa quá trình công nghệ
 

Viewers also liked

thực tập tốt nghiệp điện công nghiệp haui
thực tập tốt nghiệp điện công nghiệp hauithực tập tốt nghiệp điện công nghiệp haui
thực tập tốt nghiệp điện công nghiệp hauiantonlethinh
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpNguyễn Thanh
 
Bản báo cáo thực tâp nam
Bản báo cáo thực tâp namBản báo cáo thực tâp nam
Bản báo cáo thực tâp namlehainam34
 
Vận hành, bảo dưỡng tủ điện điều khiển công nghiệp
Vận hành, bảo dưỡng tủ điện điều khiển công nghiệpVận hành, bảo dưỡng tủ điện điều khiển công nghiệp
Vận hành, bảo dưỡng tủ điện điều khiển công nghiệpquanglocbp
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpbáo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpMin Enter
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhTiểu Yêu
 
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên PhátBáo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên PhátHuân Đinh
 
Các sơ đồ mạch điện
Các sơ đồ mạch điệnCác sơ đồ mạch điện
Các sơ đồ mạch điệnqdai2008
 
Mang truyen thong cong nghiep
Mang truyen thong cong nghiepMang truyen thong cong nghiep
Mang truyen thong cong nghiepHoanh Lee
 
Báo cáo thực tập kỹ thuật
Báo cáo thực tập kỹ thuậtBáo cáo thực tập kỹ thuật
Báo cáo thực tập kỹ thuậtHoang Anh Vi
 
Mang truyen thong
Mang truyen thongMang truyen thong
Mang truyen thongTony Tun
 
S7 300 voi mps
S7 300 voi mpsS7 300 voi mps
S7 300 voi mpsTran Tran
 
Báo cáo cuối kì system hacking-Trần Nguyễn Lộc
Báo cáo cuối kì system hacking-Trần Nguyễn LộcBáo cáo cuối kì system hacking-Trần Nguyễn Lộc
Báo cáo cuối kì system hacking-Trần Nguyễn LộcLoc Tran
 
Dieukhiendongcodungbientanabb 140113083641-phpapp01
Dieukhiendongcodungbientanabb 140113083641-phpapp01Dieukhiendongcodungbientanabb 140113083641-phpapp01
Dieukhiendongcodungbientanabb 140113083641-phpapp01Nguyễn Yên Giang
 
Tài liệu profibus
Tài liệu profibusTài liệu profibus
Tài liệu profibusVu Phong
 
Mang truyen thong siemen
Mang truyen thong siemenMang truyen thong siemen
Mang truyen thong siemennewmon1
 
Khóa học PLC S7-300 Căn bản
Khóa học PLC S7-300 Căn bảnKhóa học PLC S7-300 Căn bản
Khóa học PLC S7-300 Căn bảnPhan Ái
 
45. mạng truyền thông công nghiệp
45. mạng truyền thông công nghiệp45. mạng truyền thông công nghiệp
45. mạng truyền thông công nghiệpToai Nguyen
 

Viewers also liked (20)

thực tập tốt nghiệp điện công nghiệp haui
thực tập tốt nghiệp điện công nghiệp hauithực tập tốt nghiệp điện công nghiệp haui
thực tập tốt nghiệp điện công nghiệp haui
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Bản báo cáo thực tâp nam
Bản báo cáo thực tâp namBản báo cáo thực tâp nam
Bản báo cáo thực tâp nam
 
Trang bi dien thang may
Trang bi dien thang mayTrang bi dien thang may
Trang bi dien thang may
 
Vận hành, bảo dưỡng tủ điện điều khiển công nghiệp
Vận hành, bảo dưỡng tủ điện điều khiển công nghiệpVận hành, bảo dưỡng tủ điện điều khiển công nghiệp
Vận hành, bảo dưỡng tủ điện điều khiển công nghiệp
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpbáo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệp
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
 
Bao cao thuc tap tot nghiep
Bao cao thuc tap tot nghiep Bao cao thuc tap tot nghiep
Bao cao thuc tap tot nghiep
 
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên PhátBáo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
Báo cáo tốt nghiệp - Công ty TNHH Tân Biên Phát
 
Các sơ đồ mạch điện
Các sơ đồ mạch điệnCác sơ đồ mạch điện
Các sơ đồ mạch điện
 
Mang truyen thong cong nghiep
Mang truyen thong cong nghiepMang truyen thong cong nghiep
Mang truyen thong cong nghiep
 
Báo cáo thực tập kỹ thuật
Báo cáo thực tập kỹ thuậtBáo cáo thực tập kỹ thuật
Báo cáo thực tập kỹ thuật
 
Mang truyen thong
Mang truyen thongMang truyen thong
Mang truyen thong
 
S7 300 voi mps
S7 300 voi mpsS7 300 voi mps
S7 300 voi mps
 
Báo cáo cuối kì system hacking-Trần Nguyễn Lộc
Báo cáo cuối kì system hacking-Trần Nguyễn LộcBáo cáo cuối kì system hacking-Trần Nguyễn Lộc
Báo cáo cuối kì system hacking-Trần Nguyễn Lộc
 
Dieukhiendongcodungbientanabb 140113083641-phpapp01
Dieukhiendongcodungbientanabb 140113083641-phpapp01Dieukhiendongcodungbientanabb 140113083641-phpapp01
Dieukhiendongcodungbientanabb 140113083641-phpapp01
 
Tài liệu profibus
Tài liệu profibusTài liệu profibus
Tài liệu profibus
 
Mang truyen thong siemen
Mang truyen thong siemenMang truyen thong siemen
Mang truyen thong siemen
 
Khóa học PLC S7-300 Căn bản
Khóa học PLC S7-300 Căn bảnKhóa học PLC S7-300 Căn bản
Khóa học PLC S7-300 Căn bản
 
45. mạng truyền thông công nghiệp
45. mạng truyền thông công nghiệp45. mạng truyền thông công nghiệp
45. mạng truyền thông công nghiệp
 

Similar to Bao cao thuc tap nghành điều khiển tự động k44ddk

Khóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công ty
Khóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công tyKhóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công ty
Khóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công tyOnTimeVitThu
 
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịchKhóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịchOnTimeVitThu
 
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩnPhân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩnVũ Kha
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình ...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetÁnh Nguyệt
 
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp, HOT ...
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp,  HOT ...Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp,  HOT ...
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp, HOT ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh mtv lâm ngh...
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh mtv lâm ngh...Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh mtv lâm ngh...
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh mtv lâm ngh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của Công ty Cổ ph...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của Công ty Cổ ph...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của Công ty Cổ ph...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của Công ty Cổ ph...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...jackjohn45
 

Similar to Bao cao thuc tap nghành điều khiển tự động k44ddk (20)

Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tư vấn Đầu tư
Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tư vấn Đầu tưDoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tư vấn Đầu tư
Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tư vấn Đầu tư
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công tyĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty
 
Khóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công ty
Khóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công tyKhóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công ty
Khóa luận về tuyển dụng nhân sự tại công ty
 
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịchKhóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
Khóa luận về quản trị nhân sự tại công ty du lịch
 
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩnPhân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
Phân tích tài chính công ty mẫu chuẩn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình ...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình ...
 
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh NguyetDgthcv Bctttn Anh Nguyet
Dgthcv Bctttn Anh Nguyet
 
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty kinh doanh sản phẩm thép
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty kinh doanh sản phẩm thépBiện pháp cải thiện tài chính tại công ty kinh doanh sản phẩm thép
Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty kinh doanh sản phẩm thép
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty công nghệ Trang Khanh, HAY
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty công nghệ Trang Khanh, HAYĐề tài: Cải thiện tài chính tại công ty công nghệ Trang Khanh, HAY
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty công nghệ Trang Khanh, HAY
 
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
Đề tài: Phân tích và biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Trang Kh...
 
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp, HOT ...
Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp,  HOT ...Đề tài  phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp,  HOT ...
Đề tài phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty lâm nghiệp, HOT ...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh mtv lâm ngh...
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh mtv lâm ngh...Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh mtv lâm ngh...
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh mtv lâm ngh...
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Dược phẩm ...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Công Tác Lập Kế Hoạch Dự Án Sản Phẩm Cao Su.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Công Tác Lập Kế Hoạch Dự Án Sản Phẩm Cao Su.Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Công Tác Lập Kế Hoạch Dự Án Sản Phẩm Cao Su.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Công Tác Lập Kế Hoạch Dự Án Sản Phẩm Cao Su.
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàngĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo vệ long hoàng
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của Công ty Cổ ph...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của Công ty Cổ ph...Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của Công ty Cổ ph...
Đề Tài Khóa luận 2024 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing của Công ty Cổ ph...
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty thiết bị phụ tùng
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty thiết bị phụ tùngKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty thiết bị phụ tùng
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty thiết bị phụ tùng
 
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
Tạo động lực lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ t...
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 

Bao cao thuc tap nghành điều khiển tự động k44ddk

  • 1. Báo cáo thực tập tốt nghiệp NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP Họ tên người thực tập:......................................................................... Lớp: K44DDK .................................................................................................................................................................................................................................. .... .............................................................................................................................................................................................................................. ........ .......................................................................................................................................................................................................................... ............ ...................................................................................................................................................................................................................... ................ .................................................................................................................................................................................................................. .................... .............................................................................................................................................................................................................. ........................ .......................................................................................................................................................................................................... ............................ ...................................................................................................................................................................................................... ................................ .................................................................................................................................................................................................. .................................... .............................................................................................................................................................................................. Điểm: ........................................... Ngày …........ tháng ….......... năm 2013 CƠ SỞ THỰC TẬP (Ký và đóng dấu) Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 1
  • 2. Báo cáo thực tập tốt nghiệp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN VÀ KẾT QUẢ BẢO VỆ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Họ tên người thực tập:......................................................................... Lớp: K44DDK Địa điểm thực tập:. Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Tân Lập. I. TIẾN ĐỘ VÀ THÁI ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN 1. Mức độ liên hệ với giáo viên: ................................................................................................................................................................................................................................. .. ............................................................................................................................................................................................................................... 2. Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở: ................................................................................................................................................................................................................................. .. ............................................................................................................................................................................................................................... 3. Tiến độ thực hiện: ................................................................................................................................................................................................................................. .. ............................................................................................................................................................................................................................... II. NỘI DUNG BÁO CÁO 1. Thực hiện các nội dung thực tập: ................................................................................................................................................................................................................................. .. ............................................................................................................................................................................................................................... 2. Thu thập và xử lý số liệu thực tế: ................................................................................................................................................................................................................................. .. ............................................................................................................................................................................................................................... 3. Khả năng hiểu biết thực tế và lý thuyết: ................................................................................................................................................................................................................................. .. ............................................................................................................................................................................................................................... Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 2
  • 3. Báo cáo thực tập tốt nghiệp III. HÌNH THỨC TRÌNH BÀY: ................................................................................................................................................................................................................................. .. ............................................................................................................................................................................................................................... IV. MỘT SỐ Ý KIẾN KHÁC: ................................................................................................................................................................................................................................. .. ............................................................................................................................................................................................................................... V. Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ................................................................................................................................................................................................................................. .. ............................................................................................................................................................................................................................... ĐIỂM:.............................................................. Ngày ......... tháng ......... năm 2013 (Ký và ghi rõ họ tên) VI. KẾT QUẢ BẢO VỆ: .............................................................. ĐIỂM:.............................................................. (Ký và ghi rõ họ tên) Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 3
  • 4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CƠ KHÍ TÂN LẬP 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1. Giới thiệu chung Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Tân Lập Trụ sở chính: Tổ 3, Phường Tân Lập, Thành phố Thái Nguyên. Ngày thành lập: Ngày 02 tháng 04 năm 2004 Số tài khoản : 39010000009295 tại Ngân hàng đầu tư Thái Nguyên. Mã số thuế: 4600350589 Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Tân Lập đươc sở kế hoạch đầu tư Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh sô: 1701000462 ngày 02 tháng 03 năm 2004. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển. Doanh nghiệp Tư nhân Cơ khí Tân Lập tuy mới được thành lập chưa lâu nhưng qua quá trình phục vụ đã tạo được lòng tin với khách hang và trở thành một trong nhưng doanh nghiệp có uy tín ở Thái Nguyên và một số tỉnh trong cả nước với nhiệm vụ chính là: sản xuất, lắp đặt kết cấu thép, gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, mua bán hàng kim khí, vật liệu xây dựng, phụ tùng máy móc, thiết bị . Với sự định hướng đúng đắn và mục tiêu phấn đấu vì sự phát triển chung, trong quá trình làm việc doanh nghiệp đó khẳng định được vị trí, năng lực của mình trong các lĩnh vực gia công chế tạo phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị với trình độ kỹ thuật cao, đúc các chi tiết sản phẩm. 1.1.3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu hiện nay của doanh nghiệp Sản xuất lắp đặt kết cấu thép: Gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí. Đúc gang, thép, kim loại màu. Xây dựng công trình dân dụng , công nghiệp. Mua bán hàng kim khí, vật liệu xây dựng, phụ tùng, máy móc, thiết bị phục vụ ngành công nghiệp. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 4
  • 5. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trong những năm gần đây, tình hình tài chính của doanh nghiệp có nhiều tiến triển, Doanh nghiệp đó ngày càng từng bước tự chủ về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu đó ngày càng được bổ xung từ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp Doanh nghiệp có được sức cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Một số chỉ tiêu tài chính của Doanh nghiệp đạt được trong năm 2010 và 2011: Biểu số 1: Chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu 2010 2011 So sánh 2011/2010 +/- % Doanh thu 6.254.114.254 8.546.478.000 2.292.363.746 1.37 Lợi nhuận 120.258.650 160.145.569 39.886.919 1.33 Nộp ngân sách 30.589.354 40.678.569 10.089.215 1.33 TN bình quân CN 1.800.000 2.100.000 300.000 1.16 Lao động 35 40 5 1.14 ( Nguồn dữ liệu: Phòng kế toán Doanh nghiệp) Qua bảng số liệu với những chỉ tiêu về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây đã nhận thấy Doanh nghiệp ngày càng phát triển về mọi mặt. Biểu số 2: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Doanh nghiệp. Năm Tài sản Nguồn vốn TSCD&ĐTDH TSLĐ&ĐTNH Vốn chủ sở hữu Vốn vay 2010 5.987.654.589 1.456.879.456 5.489.654.578 3.989.654.879 2011 6.956.321.254 2.543.236.689 6.848.478.256 3.987.632.456 Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 5
  • 6. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI PHÒNG PHÒNG KỸ PHÒNG KINH CHÍNH KẾ HÀNH THUẬT DOANH VÀ TOÁN CHÍNH MARKETING PHÂN PHÂN PHÂN XƯỞNG XƯỞNG XƯỞNG BỘ PHẬN ĐÚC CƠ KHÍ MỘC MẪU KHO Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 6
  • 7. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Để đảm bảo công tác quản lý và điều hành một cách thuận lợi, có hiệu quả doanh nghiệp đã áp dụng cơ cấu tổ chức theo mô hình tập trung. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên như sau:  Giám đốc: Giám đốc là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng và đại diện mọi quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp và cơ quan quản lý của nhà nước khác.  Các phòng ban: • Phòng tài chính kế toán: Có chức năng tổ chức công tác kế toán tại công ty và đội thi công. Vận hành thường xuyên hiệu quả bộ máy kế toán và quản lý vốn hợp lý và hiệu quả theo đúng quy định về kế toán Tài chính do Bộ tài chính ban hành. • Phòng hành chính: Có trách nhiệm về công tác nhận sự, thực hiện tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, BHXH, BHYT và công tác quản lý hành chính quản trị. Hỗ trợ các phòng ban về thiết bị văn phòng phẩm, tiếp nhận vận chuyển công văn, đóng dấu, di chuyển văn bản đi - đến theo quy định của doanh nghiệp. • Phòng kỹ thuật: Quản lý kỹ thuật doanh nghiệp và thiết kế các sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định chung của cấp có thẩm quyền Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc nhắc nhở tiến độ làm việc của công nhân viên • Phòng kinh doanh và Marketing Tìm kiếm thị trường khách hàng tiềm năng tiêu thụ sản phẩm lớn. Phụ trách thông tin quảng cáo hình ảnh uy tín của doanh nghiệp.  Các phân xưởng • Phân xưởng đúc: Nhiệm vụ chính là đúc phôi các chi tiết thép, gang để phục vụ cho xưởng gia công cơ khí và đúc phôi cho khách hàng. Nguyên liệu vật liệu chính từ thép phế và các phụ gia. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 7
  • 8. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Các máy móc thiết bị có trong phân xưởng: Cầu trục, lò trung tần, máy trộn, ... • Phân xưởng cơ khí: Có nhiệm vụ gia công cắt gọt các chi tiết của phân xưởng đúc chuyển sang bao gồm: phay, bào, tiện, nguội, khoan, cắt, gia công cấu kiện thiết bị. Các máy móc thiết bị có trong phân xưởng: Cầu trục, máy tiện, máy mài, máy cắt, máy khoan, máy bào, máy phay đứng, máy phay ngang, máy dằn, máy dập, máy sọc, máy doa, ... • Phân xưởng mộc mẫu: Gia công chế tạo mẫu gỗ và công nghệ đúc, công nghệ khuôn để phục vụ cho xưởng đúc. Các máy móc thiết bị có trong phân xưởng: máy cưa, máy bào, máy mài, máy khoan, ... • Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm quản lý vật tư và thành phẩm trong kho, đảm bảo về số lượng và chất lượng. 1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quy trình công nghệ và đặc điểm sản xuất của mỗi doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc quết định quy trình quản lý hạch toán sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân cơ khí Tân Lập sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp để được làm ra từ thép phế liệu, đó là nguồn nguyên liệu chủ yếu của các mặt hàng. Quy trình công nghệ rất phức tạp và trải qua nhiều công đoạn sản xuất. Từ khi đưa nguyên liệu vào chế biến đến nhập kho thành phẩm là một quá trình liên tục, khép kín, quá trình này có thể khái quát qua sơ đồ ở trang 7 Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 8
  • 9. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thép phế Tuyển chọn Ga Nước thủy tinh Bột đất sét Phối liệu CO2 Sạn Crom Oxy manhe Lò luyện thép Nước Điện Rót thép vào khuôn Làm sạch sản phẩm Kiểm tra Gia công cơ khí( lấy dấu, tiện, phay, bào, nguội) Kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập kho Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 9
  • 10. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2. NỘI DUNG THỰC TẬP: Trong thời gian thực tập em được tiếp xúc, làm quen và tìm hiểu một số thiết bị máy móc có trong doanh nghiệp như: - Mô hình thang máy 4 tầng. - Máy tiện. - Máy phay vạn năng. - Cầu trục 5 tấn. - Cửa tự động. - Lò trung tần. - Cân điện tử 50 tấn. - Máy giặt công nghiệp 2.1. Mô hình thang máy 4 tầng 2.1.1. Tổng quan về thang máy: Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hoá, vật liệu v.v... theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15 0 so với phương thẳng đứng theo một tuyến đã định sẵn. Thang máy thường được dùng trong các khách sạn, công sở, chung cư, bệnh viện, các đài quan sát, tháp truyền hình, trong các nhà máy, công xưởng v.v... Đặc điểm vận chuyển bằng thang máy so với các phương tiện vận chuyển khác là thời gian của một chu kỳ vận chuyển bé, tần suất vận chuyển lớn, đóng mở máy liên tục. Ngoài ý nghiã vận chuyển, thang máy còn là một trong những yếu tố làm tăng vẻ đẹp và tiện nghi của công trình. Nhiều quốc gia trên thế giới đã quy định, đối với các nhà cao 6 tầng trở lên đều phải được trang bị thang máy để đảm bảo cho người đi lại thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Giá thành của thang máy trang bị cho công trình so với tổng giá thành của công trình chiếm khoảng 6% đến 7% là hợp lý. Đối với những công trình đặc biệt như bệnh viện, nhà máy, khách sạn v.v. tuy nhiên số tầng nhỏ hơn 6 nhưng do yêu cầu phục vụ vẫn phải được trang bị thang máy. Với các nhà nhiều tầng có chiều cao lớn thì việc trang bị thang máy là bắt buộc để phục vụ việc đi lại trong nhà. Nếu vấn đề vận chuyển người trong những toà nhà này không được giải quyết thì các dự án xây dựng các toà nhà cao tầng không thành hiện thực. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 10
  • 11. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt, nó liên quan trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người. Vì vậy, yêu cầu chung đối với thang máy khi thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa là phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các yêu cầu về kỹ thuật an toàn được quy định trong các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm.Thang máy chỉ có cabin đẹp, sang trọng, thông thoáng, êm dịu thì chưa đủ điều kiện để đưa vào sử dụng mà phải có đầy đủ các thiết bị an toàn, đảm bảo độ tin cậy như: điện chiếu sáng dự phòng khi mất điện, điện thoại nội bộ (Interphone), chuông báo, bộ hãm bảo hiểm, an toàn cabin (đối trọng), công tác an toàn của cabin, khóa an toàn cửa tầng, bộ cứu hộ khi mất điện nguồn v.v. 2.1.2. Kết cấu về thang máy, một số bộ phận chính: a) Cabin Là một phần tử chấp hành quan trọng nhất trong thang máy, nó sẽ là nơi chứa hàng, chở người đến các tầng, do đó phải đảm bảo các yêu cầu đề ra về kích thước, hình dáng, thẩm mỹ và các tiện nghi trong đó. Hoạt động của cabin là chuyển động tịnh tiến lên xuống dựa trên đường trượt, là hệ thống hai dây dẫn hướng nằm trong một phẳng để đảm bảo chuyển động êm nhẹ, chính xác không rung dật trong cabin trong quá trình làm việc. Để đảm bảo cho cabin hoạt động đều cả trong quá trình lên và xuống, có tải hay không có tải người ta xử dụng một đối trọng có chuyển động tịnh tiến trên hai thanh khác đồng phẳng giống như cabin nhưng chuyển động ngược chiều với cabin do cáp được vắt qua puly kéo. Do trọng lượng của cabin và trọng lượng của đối trọng đã được tính toán tỷ lệ và kỹ lưỡng cho nên mặc dù chỉ vắt qua puly kéo cũng không xảy ra hiện tượng trượt trên puly cabin, hộp giảm tốc đối trọng tạo nên một cơ hệ phối hợp chuyển động nhịp nhàng do phần khác điều chỉnh đó là động cơ. b) Động cơ chính Là khâu dẫn động hộp giảm tốc theo một vận tốc quy định làm quay puly kéo cabin lên xuống. Yêu cầu chung của thang máy là ít ồn, rô to của động cơ có mômem quán tính lớn, bội số mômen mở máy lớn thoả mãn biểu đồ tốc độ tối ưu của cabin. - Đối với các thang máy chạy chậm (v < 0.5 m/s) và trọng tải Q < 320 kg người ta thường dùng động cơ điện rô to lồng sóc một tốc độ.Loại động cơ này có cấu tạo đơn giản, giá thành hạ, làm việc tin cậy nhưng khó điều chỉnh tốc độ. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 11
  • 12. Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Đối với thang máy tốc độ trung bình và tải trọng Q = 320 ÷ 3200 kg người ta thường dùng động cơ điện rôto lồng sóc hai tốc độ. Loại động cơ này có hai tốc độ: lớn và bé. Tốc độ lớn dùng cho thang máy chạy từ tầng này đến tầng khác, còn tốc bé được dùng khi cabin đến gần tầng cần dừng.Điều đó vừa đảm bảo năng suất cao vừa đảm bảo dừng chính xác và hạn chế tốc độ dừng. - Đối với thang máy tốc độ nhanh và trọng tải lớn rôto dây quấn. Loại động cơ này có cấu tạo phức tạp hơn và giá thành cao hơn động cơ rôto lồng sóc, nhưng dễ điều chỉnh và có thể hạn chế dòng điện mở máy. - Đối với các thang máy cao tốc và tốc trọng tải lớn người ta dùng động cơ điện một chiều. Động cơ này có cấu tạo phức tạp và giá thành cao hơn động cơ không đồng bộ, nhưng có thể điều chỉnh một cách dễ dàng và trong phạm vi rộng. Động cơ là một phần tử quan trọng được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu nhờ một hệ thống điện tử ở bộ xử lý trung tâm. c) Phanh an toàn Là khâu an toàn, nó thực hiện nhiệm vụ giữ cho cabin đứng im ở các vị trí dừng tầng, khối tác động là hai má phanh sẽ kẹp lấy tang phanh, tang phanh gắn gắn đồng trục với trục động cơ. Hoạt động đóng mở của phanh được phối hợp nhịp nhàng với quá trình làm việc của đông cơ. Hãm điện từ dùng để hãm động cơ khi mất điện và khi cần dừng máy. Khi cuộn dây của nam châm mất điện, dưới tác dụng của lò xo ép, tay đòn gắn với má phanh quay một góc nào đó về phái bánh hãm trên trục động cơ. Lúc đó má phanh tỳ chặt vào bánh hãm và động cơ được hãm. Để nhả phanh người ta cho điện vào cuộn nam châm,cuộn nam châm có điện xẽ hút phần ứng lúc đó tay đòn xẽ quay xung quang trục của mình và đẩy tay đòn quay một góc nào đó ra xa bánh hãm, động cơ được nhả phanh. Trong trường hợp cần thiết động cơ cũng được nhả phanh bằng tay khi dùng tay đòn. d) Động cơ cửa Là động cơ một chiều hay xoay chiều tạo ra momen mở cửa cabin kết hợp với mở cửa tầng. Khi cabin dừng đúng tầng, rơle thời gian sẽ đóng mạch điều khiển động cơ mở cửa tầng hoạt động theo một quy luật nhất định sẽ đảm bảo quá trình đóng mở êm nhẹ không có va đập. Nếu không may một vật gì đó hay người kẹp giữa cửa tầng đang đóng Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 12
  • 13. Báo cáo thực tập tốt nghiệp thì cửa sẽ mở tự động nhờ bộ phận đặc biệt ở gờ cửa có gắn phản hồi với động cơ qua bộ xử lý trung tâm. e) f) Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 13
  • 14. Báo cáo thực tập tốt nghiệp g) Cửa tầng và cửa cabin Cửa cabin để khép kín cabin trong quá trình chuyển động không tạo ra cảm giác chóng mặt cho khách hàng và ngăn không cho rơi khỏi cabin bất cứ thứ gì. Cửa tầng để che chắn bảo vệ toàn bộ giếng thang và các thiết bị trong đó. Cửa cabin và cửa tầng có khoá tự động để đảm bảo đóng mở kịp thời. h) Bộ hạn chế tốc độ Là bộ phận an toàn khi vận tốc thay đổi do một nguyên nhân nào đó vượt quá vạn tốc cho phép, bộ hạn chế tốc độ sẽ bật cơ cấu khống chế cắt điều khiển động cơ và phanh làm việc. Các thiết bị phụ khác: Như quạt gió, chuông điện thoại liên lạc, đèn, âm nhạc, các chỉ thị số báo chiều chuyển động… được lắp đặt trong cabin để tạo ra cho khách hàng một cảm giác dễ chịu khi đi thang máy. 2.1.3. Sơ đồ động học của thang máy: 1 5 1 - Puly ma sát 2 - Cáp nâng 2 3 - Cabin 4 - Đối trọng 4 5 - Puly phụ 3 Hình 1.1: Sơ đồ động học của hệ thống. Trong các thang máy chở người, tời dẫn động thường được đặt trên cao và dùng Puly ma sát để dẫn động cabin 3 và đối trọng 4. Đối với thang máy có chiều cao nâng lớn trọng lượng cáp nâng tương đối lớn nên trong sơ đồ động người ta treo thêm các cáp hoặc xích cân bằng phía dưới cabin hoặc đối trọng. Puly ma sát 1 có các loại rãnh cáp tròn, rãnh hình thang. Mỗi sợi cáp riêng biệt vắt qua một rãnh cáp, mỗi puly thường từ ba đến năm rãnh. Đối trọng là bộ phận cân bằng. Đối với thang máy có chiều cao không lớn người ta thường chọn đối trọng sao cho trọng lượng của nó gần bằng với trọng lượng ca bin và một phần tử tải trọng nâng bỏ qua trọng lượng cáp nâng, cáp điện và không dùng cáp và xích Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 14
  • 15. Báo cáo thực tập tốt nghiệp cân bằng. Việc trọn các thông số cơ bản của hệ thống cân bằng thì có thể tiến hành tính lực cáp cân bằng lớn nhất và trọn cáp tính công suất động cơ và khả năng kéo của puly ma sát. 2.1.4. Sơ đồ khối và sơ đồ nguyên lý của bộ điều khiển thang máy 4 tầng Cảm biến vật lý Phím chọn tầng C/B trọng lượng C/T hành trình Tổng hợp tín hiệu PLC Biến tần Mạch Mạch điều khiển hiển thị đ/cơ cửa Đ/cơ Led 7 Chuông và Đ/cơ chính thanh đèn báo cửa Sơ đồ khối của bộ điều khiển thang máy 4 tầng a) Khối cảm biến Sử dụng các cảm biến quang hay từ bố trí dọc theo đường day, dùng để phát hiện (cảm nhận) vị trí của cabin, các tín hiệu này được đưa tới mạch tổng hợp tín hiệu (10 cảm biến). b) Khối bàn phím Tập hợp các nút bấm (phím bấm) ở trên các tầng và trong cabin. Các tín hiệu này được đưa tới mạch tổng hợp tín hiệu (gồm 13 tín hiệu). Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 15
  • 16. Báo cáo thực tập tốt nghiệp c) Khối tổng hợp tín hiệu Do đầu vào của PLC hạn chế (14 đầu vào) mà không cần sử dụng modul mở rộng, nên ta sử dụng khối tổng hợp tín hiệu để tổng hợp tín hiệu (23 tín hiệu của bàn phím và cảm biến vị trí) thành 1 bus dữ liệu 8bit. 8 bit dữ liệu này qua một mạch khuếch đại và đến đầu vào PLC. d) Khối tín hiệu ngắt Bao gồm các tín hiệu từ các công tắc hành trình và các cảm biến trọng lượng, cảm biến quá tốc độ. Các tín hiệu này được truyền trực tiếp đến PLC e) Khối xử lý trung tâm Bao gồm các tín hiệu từ các công tắc hành trình và các cảm biến trọng lượng, cảm biến quá tốc độ. Các tín hiệu này được truyền trực tiếp đến PLC f) Khối động lực Bao gồm biến tần và động cơ xoay chiều 3 pha. Có 4 tín hiệu điều khiển từ PLC được đưa vào biến tần. Biến tần có thể điều khiển động cơ chạy nhanh, chậm, thuận, ngược tuỳ theo chương trình điều khiển đã định sẵn từ PLC đưa vào. g) Khối hiển thị Sử dụng vi mạch 4511 điều khiển Led 7 thanh để hiển thị vị trí của ca bin. h) Khối đóng và mở cửa Sử dụng động cơ một chiều có liên động giữa các tín hiệu điều khiên từ PLC với các tín hiệu ngắt từ giới hạn đóng và giới hạn mở i) Khối chuông và đèn báo Sử dụng để báo cho người sử dụng biết các trạng thái làm việc như khi sắp đóng, mở cửa, sự cố, ... Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 16
  • 17. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Một số hình ảnh vi mạch dùng trong mô hình thang máy 2.2. Máy tiện 2.2.1. Nguyên lý hoạt động của mạch:  Quá trình khởi động động cơ Để khởi động hệ thống ta ấn nút PB1 cấp điện cho A1đóng các tiếp điểm thường mở và A1 cấp điện cho bộ điều khiển đồng thời cấp điện cho động cơ bơm dầu PM đèn PL2 báo động cơ bơm dầu PM hoạt động • Quá trình khởi động thuận: Giả sử để động cơ quay thuận ta vặn công tắc điều chỉnh về vị trí 1 để cấp điện cho cuộn dây #1 và ngắt cuộn dây #2 ra khỏi mạch điều khiển. Các tiếp điểm thường mở đóng lại các tiếp điểm thường đóng mở ra cấp điện cho rơle thời gian T, đồng thời cấp điện cho động cơ chạy ở chế độ Y . Tiếp điểm thường đóng của Y mở ra ngắt chế độ làm việc của ∆, sau một khoảng thời gian tiếp điểm thường đóng mở chậm của T1 mở ra, tiếp điểm thường mở đóng chậm của T1 đóng lại đưa động cơ làm việc với chế độ ∆ và duy trì động cơ làm việc ở chế độ này. • Quá trình khởi động ngược: Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 17
  • 18. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Để khởi động động cơ quay ngược ta vặn nút điều chỉnh về vị trí 2. Để cấp điện cho cuộn dây #2 và ngắt cuộn dây #1 ra khỏi mạch điều khiển. Khi cuộn #2 có điện, rơle thời gian T1 sẽ bắt đầu hoạt động và quá trình đổi nối Y/ ∆ được lặp lại giống với quá trình khởi động thuận.  Quá trình dừng động cơ: Để dừng động cơ ta ấn nút PB2 để ngừng cấp điện cho động cơ bơm dầu PM, đồng thời ngắt điện ở các công tắc tơ #1, #2, Y, ∆ và rơle thời gian T cho đến khi động cơ chuyển động chính dừng hoàn toàn. 2.2.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điện của máy tiện: Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 18
  • 19. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.2.3. Một số hình ảnh: Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 19
  • 20. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.3. Máy phay vạn năng 2.3.1. Nguyên lý hoạt động:  Quá trình khởi động thuận: Để động cơ chuyển động chính quay thuận ta gạt tay điều chỉnh SS sang trái, hai điểm 5 và 6 được nối lại. Để khởi động động cơ ta ấn nút PB1. Công tắc tơ MS1 có điện và ngắt công tắc tơ MS2 ra khỏi mạch nhờ tiếp điểm thường đóng của MS1 mở ra. Động cơ M1 được khởi động và duy trì nhờ tiếp điểm thường mở của công tắc tơ CK được đóng lại.  Quá trình khởi động ngược: Để động cơ chuyển động chính quay ngược ta gạt tay điều chỉnh SS sang bên phải, hai điểm 6 và 12 được nối lại. Để khởi động động cơ ta ấn nút PB1 công tắc tơ MS2 có điện đóng các tiếp điểm thường mở và mở các tiếp điểm thường đóng của MS2 cấp điện cho động cơ truyền động chính M1 và ngắt công tắc tơ MS1 ra khỏi mạch điều khiển. Động cơ được duy trì nhờ tiếp điểm thường mở của công tắc tơ CK được đóng lại. Để dừng động cơ truyền động chính ta ấn nút PB3 để ngắt điện của công tắc tơ CK làm tiếp điểm thường mở của CK mở ra, động cơ mất điện. Hoặc ta có thể dừng động cơ truyền động chính bằng cách nhấn nút PB2 khi động cơ truyền động chính gặp sự cố. Đèn PL1 báo hiệu động cơ M1 đang hoạt động. Để khởi động động cơ dẫn tiến M2 ta nhấn nút PB4, công tắc tơ MS3 có điện đóng các tiếp điểm thường mở của MS3 cấp điện cho động cơ khởi động, đồng thời duy trì động cơ làm việc nhờ tiếp điểm thường mở của MS3 đóng lại. Đèn PL2 báo hiệu động cơ dẫn tiến M2 đang làm việc. Để dừng động cơ M2 ta nhấn nút PB5 ngắt điện công tắc tơ MS3 làm mở các tiếp điểm thường mở của MS3, ngắt động cơ M2 ra khỏi lưới điện. Khi gặp sự cố ta nhấn nút dừng khẩn cấp PB6 để ngắt điện các công tắc tơ MS1, MS2, MS3, CK trên mạch điều khiển. Khi các công tắc tơ MS1, MS2 mất điện, các tiếp điểm thường đóng của các công tắc tơ này được đóng lại cấp điện cho công tắc tơ MS5 đóng các tiếp điểm của MS5 và đưa động cơ vào chế độ hãm, phanh cho đến khi động cơ dừng hoàn toàn. Khi cần cấp nước làm mát ta nhấn nút PB7 để cấp điện cho động cơ M3 khởi động động cơ bơm nước làm mát khi vận hành động cơ truyền động chính. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 20
  • 21. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.3.2. Sơ đồ nguyên lý của mạch điện máy phay vạn năng: 2.3.3. Một số hình ảnh: Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 21
  • 22. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.4. Cầu trục dầm đôi 5 tấn 2.4.1. Giới thiệu chung về cầu trục Cầu trục được dùng chủ yếu trong các nhà máy, các phân xưởng hay nhà kho để nâng / hạ và vận chuyển thiết bị hàng hóa với lưu lượng lớn. Cầu trục là một loại thiết bị nậng – được kết cấu với hệ thống dầm hộp (hoặc dầm giàn) – bên trên đó đặt xe con với cơ cấu nâng / hạ móc cẩu để nâng / hạ các tải trọng. Cầu trục di chuyển trên hai đường ray theo một tuyến ray được lắp đặt trên cao dọc theo nhà xưởng, còn xe con di chuyển trên ray dọc theo dầm cầu. Vì vậy mà cầu trục có thể nâng/han và và vận chuyển được các loại tải trọng theo yêu cầu tại bất kỳ điểm nào và tới bất kỳ điểm nào trong không gian của nhà xưởng. Hình 1: Cầu trục dầm đôi 10T kiểu ZLK của Abus Cầu trục được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân với các thiết bị mang tải rất đa dạng như móc treo, thiết bị cặp chuyên dụng, namg châm điện, gầu ngoặm,… Đặc biệt cầu trục được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp chế tạo máy và luyện kim với các thiết bị mang tải chuyên dụng. Cầu trục được chế tạo với tải trọng nâng từ 1 đến 500 tấn với khẩu độ của dầm chịu lực chính (tính từ tâm ray đến tâm ray) đến 32m, chiều cao nâng đến 16m, tốc độ nâng tải từ 2 đến 40m/phút, tốc độ di chuyển xe con đến 60m/phút và tốc độ di chuyển cầu trục đến 125m/phút. Cầu trục có tải trong nâng trên 10 tấn thường được trang bị hai hoặc ba cơ cấu nâng tải: một cơ cấu chính và một, hoặc hai cơ cấu nâng phụ. Tải trọng nâng của loại cầu trục này thường được ký hiệu bằng một phân số với các tải trọng nâng chính và nâng phụ: ví dụ 15/3t; 20/5t; 150/20/5t…. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 22
  • 23. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.4.2. Phân loại a) Theo công dụng: cầu trục công dụng chung và cầu trục chuyên dụng - Cầu trục có công dụng: chủ yếu dùng với móc treo tải – dùng để xếp dỡ, lắp ráp và sửa chữa các loại thiết bị, máy móc. Loại này có tải trọng nâng không lớn và khi cần có thể dùgn với gầu ngoặm, nam châm điện, hoặc các thiết bị cặp khác để xếp dơ cho một loại hàng hóa nhất định. - Cầu trục chuyên dụng được sử dụng trong công nghiệp luyện kim với các thiết bị mang tải chuyên dùng và có chế độ làm việc nặng hoặc rất nặng. b) Theo kết cấu của dầm cầu trục: - Cầu trục một dầm và - Cầu trục hai dầm c) Theo cách tựa của dầm cầu trục trên đường ray di chuyển - Cầu trục lăn di chuyển bên trên mặt của dầm - Cầu trục lăn treo để di chuyển ở bên dưới của dầm chính. d) Theo vị trí điều khiển - Cầu trục điều khiển từ trên cabin (lắp phía dưới dầm cầu) - Cầu trục được điều khiển từ mặt đất hoặc điều khiển từ xa qua sóng radio – bằng hộp điều khiển bấm nút. e) Các phương pháp thay đổi tốc độ Thay đổi tốc độ bằng phương pháp truyền động cơ học: - Kết cấu với khớp ly hợp để thay đổi truyền động của Bộ giảm tốc – dạng thay đổi số. Tuyên nhiên phương pháp này chỉ cho phép thay đổi số để thay đổi tốc độ khi cơ cấu không mang tải và ở trạng thái đứng yên. - Kết cấu với khớp ly hợp nhờ đĩa ma sát kiểu điện từ: có khả năng thay đổi được đến 3 cấp tốc độ Thay đổi tốc độ bằng phương pháp thay đổi tốc độ của động cơ điện - Sử dụng động cơ Rotor dây quấn kết hợp với sử dụng điện trở để có thể thay đổi được tới 5 cấp tốc độ khác nhau tùy thuộc vào việc sử dụng điện trở. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 23
  • 24. Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Thay đổi tốc độ bằng cách sử dụng 2 động cơ có tốc độ khác nhau, cùng lắp vào một bộ giảm tốc hành tinh – để truyền chuyển động đến tang cuốn cáp. Khi cho từng động cơ làm việc riêng lẻ (hoặc đồng thời) cùng, hoặc ngược chiều nhau sẽ cho ra tới 4 cấp tốc độ. - Thay đổi tốc độ của động cơ điện đến vô cấp (ngày nay có thể tới 16 cấp tốc độ khác nhau) bằng cách sử dụng biến tần để biến đổi tần số của dòng điện cấp cho từng động cơ điện của từng hệ thống. 2.4.3. Cấu tạo của cầu trục ABUS dầm đôi 5 tấn a) Các bộ phận chính của cầu trục Hình 2: Mặt đứng của cầu trục Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 24
  • 25. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hình 3: Mặt bằng của cầu trục Hình 4: Cụm bánh xe di chuyển b) Dầm chính Câu trục dầm đôi dạng hộp chống xoắn. Tất cả bốn đường hàn bên ngoài được hàn bằng máy hàn tự động nên đảm bảo độ chính xác cao. c) Dầm di chuyển ngang (dầm biên) Dầm biên cầu trục dạng hộp, được hàn tự động, ổ đỡ bánh xe và các bề mặt để nối ghép với dầm chính. Trên dầm biên có bộ giảm chấn được chế tạo bằng cellulos để giảm mọi sự chấn động khi dầm biên chạm vào chặn ray. Dầm chính và dầm biên được kết nối với nhau bằng bulông cường độ cao. d) Bộ truyền động ngang của cầu trục Bộ truyền động ngang gồm các bánh xe dẫn động trực tiếp chạy trên ray với ổ bi được bôi trơn vĩnh cửu. Phần thân của bánh xe được chế tạo bởi gang cầu định hình chống mòn và tự bôi trơn. Ổ bi bánh xe được lắp ráp dễ dàng và không yêu cầu bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 25
  • 26. Báo cáo thực tập tốt nghiệp e) Hệ thống dẫn động Sử dụng các động cơ đảo cực, phanh tích hợp, khởi động và ngừng êm, ít phải bảo dưỡng. Với động cơ tiêu chuẩn, tỷ số giữa tốc độ chậm và tốc độ nhanh là 1/4. Trong trường hợp cầu trục chạy với bộ điều chỉnh tốc độ vô cấp, tỷ lệ là 1/20. f) Thiết bị di chuyển ngang (xe con) Hai cặp bánh xe được nối với nhau qua hệ thống khung đỡ. Các bánh xe này phải được lắp đặt sao cho hoạt động đối xứng với nhau khi nâng tải cũng như khi không có tải. Các cụm bánh xe đặc biệt thì phải được trang bị cho phù hợp với khung đỡ bánh xe. Các động cơ truyền động bánh xe được bôi trơn vĩnh cửu. Tốc độ xe con của cẩu ZLK đạt 5/20 m/phút. g) Trang thiết bị điện ABUS sử dụng loại phích nối điện plug-in để đảm bảo sự nối điện an toàn, nhanh chóng và dễ dàng. Những môđun của cầu trục ABUS được lắp dễ dàng với nhau bằng các loại đầu nối tiêu chuẩn. h) Đường điện chính (cấp điện nguồn) Tiết diện của day dẫn phải đảm bảo đủ điện thế ngay từ đầu vào ở cầu dao chính của cầu trục ABUS. Tiết diện của dây không được nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất đã được quy định, nếu bị sai lệch +/-5%. i) Công tắc chính Hệ thống có một công tắc chính để có thể ngắt mạch cầu trục hoặc palăng điện và đóng mở nguồn cung cấp điện cho cầu trục. Công tắc chính không bao gồm trong hệ thống cầu trục và palăng điện và mục đích chính của nó là bộ ngắt mạch trung gian tới hệ thống cầu trục và palăng điện từ nguồn điện – để sử dụng riêng cho việc bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa. Khi cần thiết công tắc này cũng có thể được sử dụng để dừng mọi chuyển động của cầu trục trong trường hợp khẩn cấp. j) Công tắc ngắt mạch Chức năng của thiết bị ngắt mạch là ngắt mạch củ palăng điện để phục vụ cho việc bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa cục bộ đối với từng hệ thống trên cầu trục ABUS. Công tắc ngắt mạch được lắp trên hệ thống điện của cầu trục, trong tủ điện SKR với ký hiệu XO. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 26
  • 27. Báo cáo thực tập tốt nghiệp k) Công tắc chính cầu trục (công tắc chính K1) Công tắc cầu trục được lắp đặt trực tiếp trong tủ công tắc cầu trục (SKR) hoặc tủ công tắc xe con (SKA) ngay phía sau công tắc chính. Công tắc cầu trục là công tắc có ký hiệu K1. Chức này là cắt nguồn điện cung cấp tới tất cả các động cơ trong trường hợp khẩn cấp. l) Đường dẫn điện Hệ thống đường dẫn điện tiếp xúc an toàn (là đường điện dọc tuyến ray để cấp nguồn điện cho cầu trục) được sử dụng cho cầu trục và xe con với 4 thanh quẹt đồng, gồm 3 dây pha và 1 dây nối đất. Từng dây pha được lắp trong vỏ nhựa. Đường dẫn điện tiếp xúc được lắp trên giá công xôn song song với tuyến ray để cấp nguồn cho cầu trục (xe lớn) và song song với dầm cầu trục – để cấp cho xe con. Loại đường dẫn điện phụ thuộc vào công suất của từng loại cầu trục, nhiệt độ môi trường và nhiệt độ làm việc lớn nhất cũng như sự sutat áp cấp nguồn có thể xảy ra. Dòng khởi động phải được tính toán cẩn thận, có lưu ý đến dòng khởi động của các động cơ có công suất lớn nhất với hệ thống khởi động trực tiếp. m) Tủ điện Tủ điện được lắp đặt trên dầm biên của cầu trục và có cấp cách điện bảo vê IP54. Cầu chì chính (F1) là một cầu chì tiêu chuẩn. Biến thế điều khiển có các cấu chì phù hợp với hiệu suất của cuộn sơ cấp và thứ cấp. Các đầu nối đảo chiều được lắp với khóa liện động cơ khí. Các dòng trễ (thời gian trễ 0,5s) được nối tới tất cả các đầu nối đảo chiều để ngăn chặn sự hoạt động chậm và bảo vệ các đầu nối của động cơ trên các hệ thống chuyển động. Tất cả các cầu trục với palăng điện được trang bị các cầu chì ngắt quá dòng điện đối với từng động cơ để bảo vệ cho từng động cơ. Các cầu trì ngắt dòng cho từng động cơ điện được lắp và thử nghiệm tại nhà máy, phù hợp để đảm bảo chống quá dòng cho từng động cơ điện. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 27
  • 28. Báo cáo thực tập tốt nghiệp n) Phím bấm di động Sử dụng các công tắc không duy trì hai cấp để điều khiển các động cơ. Nên sử dụng tốc độ thấp khi đã định vị cụ thể về tải trọng nâng. Sở dĩ cần có 2 cấp như vậy bởi vì nếu thường xuyên di chuyển chậm có thể sẽ làm hỏng động cơ và hộp số. Một khóa liên động cơ khí được cung cấp để ngăn chặn việc vận hành đồng thời cả 2 hướng chuyển động. o) Các thiết bị an toàn Cầu trục phải được trang bị các thiết bị an toàn như thiết bị phanh hãm, thiết bị giới hạn tải trọng nâng, thiết bị giới hạn chiều cao móc nâng, thiết bị giới hạn hành trình di chuyển xe con và hành trình di chuyển cầu trục (gồm các công tắc giới hạn hành trình với bộ giảm chấn bằng lò xo chuyên dùng, hoặc bằng cao su), thiết bị giới hạn tải trọng, thiết bị giới hạn tốc độ, chuông, còi và các đèn tín hiệu. p) Công tắc giới hạn hành trình Là các công tắc để ngắt nguồn điện (làm giảm tốc độ của cầu trục, hoặc của xe con xuống tốc độ thấp trước khi kết thúc đường chạy). Công tắc giới hạn sẽ ngăn chặn không để cầu trục hoặc palăng điện đang chạy với tốc độ cao bị va chạm đột ngột với các ụ chặn ray có thể gây ra tai nạn. Thiết bị giới hạn hành trình gồm: thiết bị giới hạn chuyển động tịnh tiến theo phương thẳng đứng (giới hạn chiều cao nâng móc) và thiết bị giới hạn chuyển động tịnh tiến theo phương nằm ngang. Các thiết bị giới hạn hành trình đều làm việc theo nguyên lý tác dụng tự động cơ/điện: khi một bộ phận của cầu trục chuyển động đến gần điểm cần phải giới hạn thì thiết bị giới hạn hành trình sẽ tác động lên công tắc hành trình – để ngắt mạch điện điều khiển và để dừng động cơ và phanh, giữ chặt cơ cấu đó lại, song vẫn phải đảm bảo khả năng để tiếp tục điều khiển động cơ quay theo chiều ngược lại. q) Thiết bị giới hạn chiều cao nâng móc Thiết bị này được lắp với tời điện (hoặc palăng điện) để nâng tải, là công tắc hành trình kiểu trục vít – đai ốc. Loại này có thể giới hạn hành trình nâng tải theo hai chiều, thường được dùng trong trường hợp cần giới hạn thêm về độ sâu hạn móc treo tải. r) Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 28
  • 29. Báo cáo thực tập tốt nghiệp s) Hệ thống Palăng cáp Là tổ hợp liên kết giữa cáp với các cụm puly di động và cố định. Palăng dầm kép cho cầu trục có kiểu nâng thẳng tâm. 2.4.4. Hệ thống điện động lực và điều khiển cầu trục Sơ đồ mạch điều khiển từ xa Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 29
  • 30. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Sơ đồ nguyên lý mạch lực Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 30
  • 31. Báo cáo thực tập tốt nghiệp a) Cấp nguồn Nguồn động lực: hệ thống được cung cấp nguồn điện chính 3 pha- 50Hz 380V phía trước Aptomat chính AT1 chuẩn bị cho cầu trục làm việc Động cơ di chuyển dọc trục được điều khiển bởi biến tần Nguồn điều khiển được lấy từ hai pha của nguồn điện chính Khi AT1 được đóng thì cấp điện cho cầu trục chuẩn bị làm việc, khi muồn dừng khẩn cấp ta ngắt AT1. b) Dẫn động xe lớn của cầu trục Xe lớn cầu trục được điều khiển chạy tiến/lùi và thay đổi tốc độ nhờ biến tần bằng cách thay đổi tần số Điều khiển chuyển động tiến: Khi nút EAST trên bộ điều khiển từ xa được ấn thì tiếp điểm EAST được đóng, động cơ làm việc ở chế độ chạy tiến thông qua biến tần Điều khiển chuyển động lùi: Khi nút WEST trên bộ điều khiển từ xa được ấn thì tương ứng tiếp điểm WEST được đóng, động cơ được đảo chiều nhờ biến tần Việc điều chỉnh tốc độ động cơ ta dùng biến tần Control technique loại 2.2kw cài đặt ở chế độ PR - cài đặt 4 cấp tốc độ Các công tắc hành trình để giới hạn hành trình của xe c) Dẫn động xe con của cầu trục Xe con của cầu trục được điều khiển chạy phải/trái như sau: Điều khiển chuyển động sang phải: Khi nút SOUTH trên bộ điều khiển từ xa được ấn thì tiếp điểm SOUTH tương ứng được đóng lại, cấp điện cho K3, động cơ chạy ngang được cấp điện khởi động thuận làm xe chạy sang phải, khi thả tay ra hoặc công tắc hành trình tác động thì K3 mất điện, cắt điện ở động cơ, tiếp điểm thường đóng của K4 được mắc nối tiếp trên mạch để tránh trường hợp cả 2 nút SOUTH và NORTH được ấn thì động cơ không làm việc Điều khiển chuyển động sang trái: Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 31
  • 32. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Khi nút NORTH trên bộ điều khiển từ xa được ấn thì tiếp điểm NORTH tương ứng được đóng lại, cấp điện cho K4, động cơ chạy ngang được cấp điện khởi động ngược do được đổi nối 2 trong 3 pha so với chế độ khởi động thuận làm xe chạy sang trái, khi thả tay ra hoặc công tắc hành trình tác động thì K4 mất điện, cắt điện ở động cơ, tiếp điểm thường đóng của K3 được mắc nối tiếp trên mạch để tránh trường hợp cả 2 nút SOUTH và NORTH được ấn thì động cơ không làm việc d) Dẫn động tời nâng hạ Tời điện được điều khiển đi lên/xuống như sau: Điều khiển chuyển động nâng: Khi nút UP trên bộ điều khiển từ xa được ấn thì tiếp điểm UP tương ứng được đóng lại, cấp điện cho K1, động cơ tời nâng hạ được cấp điện khởi động thuận kéo tời lên, khi thả tay ra hoặc công tắc hành trình tác động thì K1 mất điện, cắt điện ở động cơ, tiếp điểm thường đóng của K2 được mắc nối tiếp trên mạch để tránh trường hợp cả 2 nút UP và DOWN được ấn thì động cơ không làm việc Điều khiển chuyển động hạ: Khi nút DOWN trên bộ điều khiển từ xa được ấn thì tiếp điểm DOWN tương ứng được đóng lại, cấp điện cho K2, động cơ tời nâng hạ được cấp điện khởi động thuận kéo tời lên, khi thả tay ra hoặc công tắc hành trình tác động thì K2 mất điện, cắt điện ở động cơ, tiếp điểm thường đóng của K1 được mắc nối tiếp trên mạch để tránh trường hợp cả 2 nút UP và DOWN được ấn thì động cơ không làm việc e) An toàn vận hành cầu trục Nút dừng khẩn cấp: khi phát hiện sự cố, tai nạn hoặc bất kỳ hiện tượng bất thường gì xảy ra, người vận hành ấn vào nút dừng khẩn cấp đặt trên bộ điều khiển cầm tay( nút POWER). Toàn bộ hệ thống điện cầu trục bị cắt, các động cơ ngừng làm việc. Công tắc an toàn: khi hết giờ làm việc hoặc dừng sửa chữa, bảo dưỡng công tắc an toàn (đặt trong hộp có khóa) được cắt ra để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Bên cạnh đó cầu trục còn được trang bị các công tắc giới hạn hành chính chính, công tắc giới hạn hành trình xe nâng, công tắc giới hạn hành trình nâng hạ như trình bày bên trên. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 32
  • 33. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.4.5. Một số hình ảnh Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 33
  • 34. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.5. Cửa tự động 2.5.1. Tổng quan về cửa tự động Cửa tự động là một loại cửa có thể đóng mở một cách tự động mà không cần sự tác động trực tiếp của con người (như phải đẩy cửa ra hoặc đẩy cửa vào hay phải bật tắt các công tắc như các cửa thông thường khác). Mà chỉ cần khi có người hoặc vật đến gần thì cửa sẽ tự động mở ra và khi không có người thì nó tự động đóng lại. Loại cửa này rất tiện lợi giúp người hoặc vật có thể đi ra hoặc đi vào dễ dàng. thay thế việc đóng mở cửa bằng tay có thể mất thời gian và đôi khi gây không ít phiền toái. Sử dụng loại cửa này rất thuận tiện cho việc lưu thông, bốc dỡ hàng hoá, tiện lợi cho người mang vác vật cồng kềnh (như ở nhà ga, sân bay, bến cảng v.v...). Cửa tự động cũng có một hệ thống điện tương đối phức tạp, vừa phải đảm bảo chạy đúng từng vị trí. Làm thế nào để người vào và người ra không phải đợi quá lâu trong khi cửa đang ở trạng thái đóng hay ở trạng thái mở cửa, và lưư lượng người ra vào liên tục như thế, đòi hỏi việc thiết kế phần điện và phần lập trình cho PLC là hết sức phức tạp. Nó sẽ phải đảm bảo an toàn cho mỗi hành khách, hàng hóa. Ngoài các hệ thống đóng cắt bằng điện, giám sát hoạt động của cửa thông qua các cảm biến để bảo vệ bằng cách cho chạy hay không cho chạy, nó còn có các hệ thống bảo vệ cơ khí cho cửa khi sự cố xảy ra, có tác dụng khi cửa mở quá nhanh hay đóng quá nhanh nó sẽ kìm hãm lại, phòng trừ cho trường hợp đứt dây đai. Về điện đảm bảo độ êm khi chạy không giật mạnh, không dừng lại mà phải hãm nhẹ bằng điện và phải đảm bảo đóng mở chính xác, đúng lúc để cho người ra vào được thuận lợi nhất. 2.5.2. Thiết bị cơ khí của cửa tự động a) Hệ thống cửa Cửa thường được làm bằng kính hay bằng nhiều thanh nhôm ghép lại với nhau, hay làm bằng các tấm thép dập vv… Tuỳ theo yêu cầu của từng loại cửa mà người ta có thể làm các loại cánh cửa bằng những vật liệu khác nhau, phù hợpp với từng yêu cầu cụ thể của khách hàng đặt các loại cánh cửa có màu sắc khác nhau. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 34
  • 35. Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Cửa cuốn: Thường được làm bằng những tấm thép dập hoặc những tấm nhôm đựoc ghép vào với nhau. - Cửa treo: Thường là loại cửa kéo ra hai bên, loại cửa này thường làm bằng kính màu trắng và treo trên dây đai. b) Ray dẫn hướng Ray dẫn hướng được lắp đặt ngang theo cánh cửa để dẫn hướng cho cánh cửa chuyển động theo phương ngang, nó được bắt cố định ở dưới cửa để đảm bảo cho cánh cửa luôn luôn nằm ở vị trí thiết kế của chúng không bị dịch chuyển theo phương khác trong quá trình chuyển động. Ray dẫn hướng của cánh cửa loại dùng cho cửa luồn hoặc cửa cuốn trong các bãi xe hoặc trong các kho chứa hàng có thể là thép góc hoặc các thanh thép hình chữ U. Các loại cửa kéo thường dùng các loại ray dẫn hướng chuyên dụng, có độ chính xác chế tạo cao và các bề mặt tiếp xúc với cửa thường phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định. c) Dây đai Dây đai để treo cánh cửa thường được làm bằng những vật liệu đặc biệt vừa có thể chịu được lực kéo của động cơ vừa có thể đủ bền để chịu được trọng lượng của cánh cửa. Đối với những loại cửa dùng trong các siêu thị , nhà hàng, nhà khách chính phủ v.v… Thường làm bằng kính trọng lượng của hai cánh cửa khoảng 20 kg. Còn đối với các loại cửa dùng trong các bãi đỗ xe hay trong các kho chứa hàng thì thường làm bằng xích để kéo cửa theo phương thẳng đứng, do đó xích thường được chế tạo theo đúng tiêu chuẩn vừa để đảm bảo độ bền cơ khí, vừa phải đảm bảo chịu được trọng lượng của cánh cửa khi kéo cửa lên. d) Puly Puly để làm quay dây đai thường làm bằng thép chịu lực, nó có độ cứng, độ bền cơ học, chịu được nhiệt độ và khí hậu của môi trường khi làm việc, không bị cong vênh hay bị vỡ khi làm việc. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 35
  • 36. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.5.3. Mạch điện trong cửa tự động Hệ thống điện trong cửa tự động bao gồm các mạch sau a) Mạch động lực Là hệ thống điều khiển cơ cấu dẫn động để đóng mở, đảo chiều động cơ dẫn động. Hệ thống phải đảm bảo việc điều chỉnh tốc độ chuyển động của cửa sao cho quá trình mở máy và dừng êm không gây tiếng ồn khi làm việc. b) Mạch điều khiển Là hệ thống điều khiển cửa có tác dụng thực hiện một quá trình điều khiển phức tạp, phù hợp với chức năng yêu cầu của cửa. Hệ thống điều khiển đóng mở cửa được thực hiện liên tục nhờ sự nhận tín hiệu điều khiển đóng mở từ cảm biến hồng ngoại, được ghi nhận rồi truyền về cho PLC xử lý các tín hiệu đó và ra các lệnh điều khiển cho việc đóng mở cửa. c) Mạch tín hiệu Là hệ thống các đèn tín hiệu với các ký hiệu đã thống nhất hoá để báo hiệu trạng thái làm việc của các bộ cảm biến trong mạch điều khiển. d) Mạch an toàn Là hệ thống công tắc tơ, rơle, tiếp điểm nhằm đảm bảo an toàn khi hoạt động, cụ thể là: bảo vệ quá tải cho động cơ, các công tắc hạn chế tốc độ cho cánh cửa khi đóng mở đảm bảo an toàn khi hai cánh cửa chạm vào nhau không gây ra vỡ hỏng các thiết bị của cửa. Mạch an toàn tự động ngắt điện mạch lực để dừng không mở cửa khi xảy ra sự cố: - Mất điện điều khiển, mất đường tiếp đất, mất pha, đảo pha. - Quá tải. - Đứt dây đai. - Cửa chưa đóng hẳn. Ngoài ra, đối với cửa cuốn khi đóng tự động nếu cửa gặp chướng ngại vật thì cửa sẽ tự động mở ra sau đó mới đóng lại. Cửa tự động thường được trang bị nút ấn đề phòng khi có sự cố xảy ra. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 36
  • 37. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.5.4. Nguyên lý hoạt động Cửa được điều khiển bằng một hệ thống bán tự động, vừa bằng tay và vừa tự động. Bằng tay là ta bấm nút và tự động là sự tính toán để đóng mở cửa theo đúng vị trí cần thiết và phải đảm bảo cho các vị trí khác cũng được hoạt động theo luật của nó. Để có thể điều khiển hoạt động một cách an toàn thì nó phải trang bị các linh kiện điện tử, thiết bị điện, thiết bị cơ khí được kết nối theo đúng chức năng yêu cầu và an toàn. Để đảm bảo được năng suất, hiệu suất một cách tối ưu trong quá trình đóng mở cửa, và vận chuyển hàng hóa được an toàn, một nguyên tắc cơ bản đó là ưu tiên theo chiều chuyển động. Như ta muốn ra hay vào trong ta chỉ cần đi gần đến nơi thì cửa tự động mở hay đóng do ta bố trí hai cảm biến hồng ngoại trước cửa và sau cửa để nhận được phản hồi từ người hay vật phát ra sau đó thu nhận và truyền về để đóng mở các tiếp điểm của PLC. Đây cũng là nguyên tắc ưu tiên tối ưu về đóng mở cửa tự động. Nguyên tắc này được lập trình để nạp vào bộ xử lý và được đưa ra các tín hiệu để đóng cắt rơle làm cho động cơ quay thuận hay quay ngược, hãm phanh, mở cửa... Các tính hiệu đầu vào là các công tắc hành trình, cảm biến, nút ấn để nó tác động đảm bảo đúng yêu cầu. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 37
  • 38. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.5.5. Một số hình ảnh Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 38
  • 39. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.6. Trạm cân ô tô điện tử 50 tấn 2.6.1. Giới thiệu về trạm cân điện tử Trước đây, hầu hết các thiết bị cân trong công nghiệp sử dụng loadcell biến đổi thành tín hiệu điện (gọi là load cell tương tự). Tín hiệu này được chuyển thành thông tin hữu ích nhờ các thiết bị đo lường như bộ chỉ thị. Một hệ thống cân dùng loadcell tương tự điển hình thông thường bao gồm một hoặc một vài load cell nối song song với nhau qua một hộp nối (Junction Box). 2.6.2. Kết cấu cơ khí của mặt trạm cân  Cân ô tô loại nổi Sàn cân cao hơn mặt đường từ 35cm - 40cm. • Ưu điểm - Thuận tiện trong việc vệ sinh, bảo trì. - Các cảm biến và bàn cân không bị ngập nước. - Thích hợp cho các vị trí đặt cân có diện tích rộng. • Nhược điểm - Mất nhiều diện tích để xe ra / vào cân.  Cân ô tô loại chìm Sàn cân bằng mặt đường hoặc cao hơn mặt đường 1 - 5cm. • Ưu điểm - Không tốn diện tích.Mặt bằng tổng thể có mỹ quan đẹp. - Thích hợp cho các vị trí đặt cân có diện tích nhỏ hẹp. • Nhược điểm - Không thuận tiện trong việc vệ sinh, bảo trì. - Dễ bị các loại động vật làm tổ và phá hoại dưới hầm cân. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 39
  • 40. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.6.3. Tìm hiểu về Loadcell a) Loadcell tương tự Loadcell là thiết bị điện dùng để chuyển đổi lực thành tín hiệu điện hoạt động trên nguyên lý cầu điện trở cân bằng Wheatstone. Giá trị lực tác dụng tỉ lệ với sự thay đổi điện trở cảm ứng trong cầu điện trở, và do đó trả về tín hiệu điện áp tỉ lệ Ưu điểm chính của công nghệ này là xuất phát từ yêu cầu thực tế, với những tham số xác định trước, sẽ có các sản phẩm thiết kế phù hợp cho từng ứng dụng của người dùng. ở đó các phần tử cảm ứng có kích thước và hình dạng khác nhau phù hợp với yêu cầu của ứng dụng. Các dạng phổ biến: dạng kéo (shear), dạng uốn (bending), dạng nén (compression)... Tuy nhiên loadcell tương tự có có nhiều khuyết điểm như sau: Tín hiệu ra chung của một hệ nhiều load cell dựa trên cơ sở đầu các tín hiệu ra trung bình của từng load cell. Điều đó khiến dễ xảy ra hiện tượng có load cell bị lỗi mà không được nhận biết. Một khi đã nhận ra thì cũng khó khăn trong việc xác định load cell nào lỗi, hoặc khó khăn trong yêu cầu sử dụng tải kiểm tra, hay yêu cầu sử dụng các thiết bị đo lường như đồng hồ volt-ampe với độ chính xác cao, đặc biệt trong điều kiện nhà máy đang hoạt động liên tục. Trong thực tế, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của cân như: - Quá trình chỉnh định hệ thống. - Nhiễu rung và ồn. - Do tác dụng chuyển hướng lực trong các cơ cầu hình ống. - Quá trình phân tích dò tìm lỗi. - Thay thế các thành phần trong hệ thống cân hoặc các hệ thống liên quan. - Đi dây cáp tín hiệu dài. - Môi trường hoạt động quá kín. - v.v... Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 40
  • 41. Báo cáo thực tập tốt nghiệp b) Loadcell kỹ thuật số Do tồn tại nhiều nhược điểm như vậy nên, từ cuối những năm 1970, các nhà chế tạo load cell đã khám phá khả năng có thể kết hợp giữa công nghệ điện tử hiện đại với các thành phần đo cơ bản, và khái niệm load cell số ra đời. Ban đầu, khi khái niệm load cell số mới ra đời, nhiều người hiểu lầm là các load cell số có các phần tử điện tiêu hao thấp có thể được sử dụng để chuyển đổi một load cell chất lượng thấp lên một load cell chất lượng cao. Thực tế thì ngược lại, mỗi load cell số đơn giản cũng mang trong nó một cấu trúc khá phức tạp. Thứ nhất, phải có một load cell cơ bản với độ chính xác, độ ổn định và khả năng lặp lại rất cao trong mọi điều kiện làm việc. Thứ hai, phải có một bộ chuyển đổi tương tự-số (ADC) 16 đến 20 bit tốc độ cao để chuyển đổi tín hiệu điện tương tự sang dạng số. Thứ ba, phải có hệ vi mạch xử lý để thực hiện điều khiển toàn bộ quá trình chuyển đổi từ tín hiệu lực đo được thành dữ liệu số thể hiện trung thực nhất và giao tiếp với các thiết bị khác để trao đổi thông tin. Tín hiệu điện áp từ cầu điện trở của load cell chính xác cao được đưa đến đầu vào của mạch tích hợp sẵn, bao gồm cả phần khuyếch đại, bộ giải điều chế, một ADC tốc độ cao 20 bit và bộ lọc số. Một cảm biến nhiệt độ tích hợp sẵn được sử dụng để đo nhiệt độ thực của load cell phục vụ cho việc bù sai số do nhiệt độ. Dữ liệu từ ADC, cảm biến nhiệt độ cùng với các thuật toán trong phần mềm và một số phần cứng bổ sung tích hợp sẵn có chức năng tối ưu hóa xử lý các sai số do không tuyến tính, bù sai đường đặc tính, khả năng phục hồi trạng thái và ảnh hưởng của nhiệt độ... được vi xử lý tốc độ cao xử lý. Dữ liệu kết quả đầu ra được truyền đi xa qua cổng giao tiếp theo một giao thức nhất định. Các module điện tử này có thể được đặt ngay trong load cell, load cell cable hoặc trong hộp junction box. Các đặc tính tới hạn của từng load cell được đặt trong EEPROM nằm trong module của load cell đó, điều đó cũng có nghĩa là mọi vấn đề xử lý sai số được thực hiện ngay tại load cell, với chính load cell đó, cũng có nghĩa là phép bù các sai số được thực hiện khá triệt để. Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 41
  • 42. Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.6.4. Nguyên lý hoạt động của trạm cân điện tử dùng hệ thống các Loadcell số Một hệ thống số điển hình bao gồm một số các load cell số nối với máy tính, PLC hoặc thiết bị đo như bộ hiển thị. Bên trong hệ thống, mỗi load cell độc lập có thể được nhận dạng bằng địa chỉ làm việc của nó. Địa chỉ làm việc đó có thể được cài đặt do người lập trình thông qua một hoặc nhiều địa chỉ cung cấp bởi nhà máy. Thông thường địa chỉ “0” được sử dụng như là một địa chỉ làm cho tất cả các load cell trả lời, trong khi các số nối tiếp của load cell có thể được sử dụng để yêu cầu một địa chỉ xác định. Các load cell số hoạt động trên một chương trình điều khiển kiểu Master/Slave, ở đó định nghĩa một thiết bị (thường là PC hoặc indicator) là master trên mạng. Có hai chế độ hoạt động chính: Master giám sát tất cả các quá trình truyền phát bằng cách giao tiếp với từng slave một cách tuần tự, hoặc master gửi dữ liệu yêu cầu các slave trả lời theo địa chỉ tuần tự. Chế độ thứ nhất có ưu điểm trong sự mềm dẻo và nắm bắt lỗi, trong khi chế độ hai hướng đến tốc độ giao tiếp. Hầu hết các load cell số kết nối theo chuẩn RS485 hoặc RS422. Cả hai kiểu giao thức đều có các đặc tính tương tự nhau và cung cấp một môi trường multi-drop. Việc giao tiếp giữa các thiết bị nối trên mạng dựa trên giao thức quy định bởi nhà sản xuất. Có lẽ điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hệ thống load cell tương tự và số là mặc dù nối với nhau nhưng mỗi load cell số hoạt động như là một thiết bị độc lập. 2.7 Máy giặt công nghiệp 2.7.1 Giới thiệu về máy giặt công nghiệp Trên thị trường hiện có hai dòng máy giặt: dòng có lồng giặt ngang (còn gọi là máy giặt cửa trước), được nhiều người bán gọi là máy giặt công nghiệp và dòng máy có lồng giặt đứng (còn gọi là máy giặt cửa trên), được thiết kế dành riêng cho nhu cầu gia đình. Do nhắm đến hai mục đích sử dụng khác nhau, có thiết kế khác nhau nên giá thành của chúng cũng khác biệt. Máy giặt lồng đứng cấu tạo đơn giản, tính năng ít nên có giá khá “mềm”. Còn dòng máy có lồng giặt ngang thường được nhà sản xuất tích hợp thêm vài tính năng bổ trợ (như tính năng sấy khô), có thiết kế phức tạp nên giá thành đắt hơn rất nhiều Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 42
  • 43. Báo cáo thực tập tốt nghiệp Theo tư vấn của phần lớn nhân viên bán hàng thì dòng máy giặt lồng ngang giặt sạch hơn rất nhiều so với máy lồng đứng. Theo đó, họ cũng thường khuyên khách hàng chọn mua dòng máy giặt này nếu có thể. 2.7.2 Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hoạt động chung của tất cả máy giặt là xoay đảo quần áo liên tục trong hỗn hợp chất tẩy. Lúc này, bề mặt quần áo được ma sát với nhau, giả lập thành động tác chà quần áo khi giặt tay, giúp các vết bẩn được loại bỏ khỏi sợi vải. Tuân thủ nguyên lý này, dòng máy giặt lồng đứng được nhà sản xuất thiết kế một đĩa xoay dưới đáy lồng giặt, có tác dụng đảo đều quần áo. Nhưng do quần áo là một khối không định hình nên việc xoay đảo trong quá trình giặt của dòng máy này thường không hoàn hảo, không đều. Còn thiết kế lồng giặt nằm ngang giúp tăng sức ma sát giữa quần áo và bề mặt lồng giặt trong quá trình sử dụng. Lực đảo quần áo theo đó cũng mạnh hơn, đều hơn. Vì vậy, cũng như khi bạn chà sát quần áo kỹ hơn lúc giặt tay, quần áo được giặt từ loại máy này cũng sạch hơn. 2.7.3 Bài toán điều khiển máy giặt Máy giặt hoạt động ở hai chế độ tự động và bằng tay • Chế độ bằng tay:  Khi nhấn nút giặt: ban đầu cấp nước cho máy giặt khi cấp đủ nước thì cho động cơ chạy thuận 5 giây sau đó chạy ngược 5 giây và lặp lại trong 15 phút thì dừng  Khi ấn nút vắt: ban đầu xả nước trong máy giặt.khi xả xong cho động cơ chạy thuận trong 5 phút thì dừng  Khi ấn nút giũ:ban đầu cấp nước cho máy giặt.cấp đủ nước cho động cơ chạy thuận 3 giây sau đó chạy ngược 3 giây lặp lại trong 5 phút • Chế độ tự động: Khi mở hệ thống máy sẽ tự chuyển qua các chế độ mà không cần ấn nút 2.7.4 Một số hình ảnh máy giặt tại công ty Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 43
  • 44. Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập nhóm chúng em đã thu được rất nhiều điểu bổ ích, hiểu thêm nhiều điều về thực tế so với lý thuyết đã học, được tiếp xúc, làm quen với môi trường làm việc, với nhiều trang thiết bị công nghiệp hiện đại, đồng thời thấy được tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức để chuẩn bị cho công việc sau này Để có được những buổi thực tập rất bổ ích và hiệu quả tại Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Tân Lập thì trước tiên nhóm thực tập chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Tân Lập, các chị, các chú, các bác ở phòng hành chính kế toán, phòng kỹ thuật, phân xưởng cơ khí đã hướng dẫn và chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian thực tập tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhóm thực tập chúng em cũng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Bùi Mạnh Cường và thầy Nguyễn Nam Trung đã giúp chúng em trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập này. Trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình viết báo cáo khó tránh khỏi những sai sót. Rất mong các cô, chú, anh, chị ở Doanh nghiệp tư nhân Cơ khí Tân Lập và các thầy, cô trong khoa bỏ qua cho chúng em. Nhóm thực tập xin chân thành cảm ơn! Bộ môn Kỹ thuật điều khiển 44