SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 1
NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Xác nhận của Doanh Nghiệp Ngày tháng năm 2015
Người nhận xét
(Vui lòng ghi rõ Họ tên, chức vụ)
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
TPHCM, Ngày tháng năm 2015
Giáo Viên Hướng Dẫn
Nguyễn Phước Sơn
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 3
LỜI CẢM ƠN
Qua 6 tuần thực tập ngắn ngủi nhưng đầy bổ ích tại Công Ty TNHH Thái Sơn S.P đã
giúp em có nhiều cơ hội cọ sát với thực tế mà trong khi học lý thuyết em chưa nắm bắt rõ. Tuy
chỉ có sáu tuần thực tập, nhưng qua quá trình thực tập em đã được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu
được rất nhiều kiến thức thực tế. Từ đó em nhận thấy được việc cọ sát thực tế vô cùng quan
trọng – nó giúp sinh viên chúng em xây dựng nền tảng lý thuyết học ở trường vững chắc hơn.
Trong quá trình thực tập, do còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm thực tế, em đã gặp phải rất
nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô khoa Công Nghệ May và Thời
Trang và sự nhiệt tình của các anh chị trong công ty đã giúp em có được những kinh nghiệm
quý báu để hoàn thành tốt kì thực tập cũng như hoàn thành cuốn báo cáo thực tập tốt nghiệp
này.
Em xin được gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo Công Ty TNHH Thái
Sơn S.P đã tạo điều kiện và tiếp nhận em vào thực tập tại công ty. Em xin cảm ơn các anh chị
thuộc các bộ phận trong công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để em có thể
tiếp cận với thực tế quy trình làm việc của công ty.
Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm
Kỹ Thuật TP.HCM, quý thầy cô khoa Công Nghệ May và Thời Trang đã tận tâm giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em. Đặc biệt, em xin cán ơn thầy
Nguyễn Phước Sơn, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành cuốn đồ án này.
Do thời gian thực tập và lượng kiến thức thực tế của bản thân còn hạn chế nên cuốn
báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót và những điểm cần sửa đổi bổ sung, rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và quí Công Ty TNHH Thái Sơn S.P để cuốn
báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập
Trần Thị Nhàn
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 4
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP............................................................................................................1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..............................................................................................2
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................................................3
MỤC LỤC...................................................................................................................................................4
LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................................................5
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THÁI SƠN S.P............................................6
I. Giới thiệu chung về Công Ty TNHH Thái Sơn S.P: .........................................................................6
II. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thái Sơn: ..................................................6
III. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh:...................................................................................7
1. Lĩnh vực hoạt động:.....................................................................................................................7
2. Thị trường trong nước:................................................................................................................8
3. Thị trường quốc tế:....................................................................................................................12
IV. Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Thái Sơn S.P:........................................................................12
1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty:.......................................................................................12
2. Sơ đồ tổ chức xưởng sản xuất của công ty:.................................................................................15
3. Quy trình sản xuất của nhà máy: ...............................................................................................20
V. Các qui định chung trong lao động:...............................................................................................48
1. Qui định chung của Công ty TNHH Thái Sơn S.P:.....................................................................48
2. Các cam kết thực hiện các chính sách SA 8000: .........................................................................49
3. Các quy định chung trong lao động:...........................................................................................52
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA MÃ HÀNG SO 8713 ............................................................53
I. KHO:.............................................................................................................................................54
II. PHA CẮT:.................................................................................................................................55
III. CHUYỀN:..................................................................................................................................57
IV. BAO BÌ:.....................................................................................................................................59
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ...................................................................................................62
PHỤ ĐÍNH................................................................................................................................................64
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 5
LỜI GIỚI THIỆU
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và quá trình công nghiệp
hóa – hiện đại hóa nói riêng đang diễn ra ở Việt Nam, con người ngày càng tạo ra nhiều của cải
vật chất, ngày càng thỏa mãn các nhu cầu từ tối thiểu cho đến xa xỉ của đời sống xã hội. Do đó
đời sống xã hội ngày càng nâng cao và nhu cầu làm đẹp của con người cũng tăng lên. Điều đó
đã thúc đẩy ngành may mặc nước ta nói chung và tình hình hoạt động của Công Ty TNHH
Thái Sơn S.P nói riêng ngày càng phát triển, không những đáp ứng nhu cầu may mặc trong
nước mà còn vươn ra thị trường thế giới, không ngừng thay đổi mẫu mã, kiểu cách để phù hợp
và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
Ngành may mặc nước ta đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong khu vực
cũng như trên thế giới. Do đó, để ngành may giữ được vị trí và không ngừng phát triển hiện tại
cũng như trong tương lai thì yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có lực lượng cán bộ kỹ thuật và lực
lượng lao động đông đảo có tay nghề, đòi hỏi cán bộ công nhân viên trong ngành không ngừng
học hỏi các kinh nghiệm mới và hoàn thiện mình cũng như hoàn thiện thực tiễn yếu kém của
ngành để ngành may mặc thực sự xứng đáng với vai trò và vị thế của mình – là một ngành công
nghiệp mới mẻ nhưng có nhiều tiềm năng, hằng năm giá trị của ngành đóng góp một phần quan
trọng vào tổng thu nhập quốc dân.
Công Ty TNHH Thái Sơn S.P đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong thị
trường của khu vực cũng như trên thế giới, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho số đông
người lao động trong nước. Cùng với việc đa dạng hóa trong kinh doanh, vươn đến các thị
trường mới đầy tiềm năng, không những có sự cải tiến trong sản xuất mà còn cam kết với
khách hàng là tạo ra môi trường làm việc và kinh doanh đầy hứa hẹn.
Được thực tập tại Công ty TNHH Thái Sơn S.P, em được mở rộng nhiều kiến thức
mới, được vận dụng sự hiểu biết của mình vào thực tế, nhận thấy nhiều sự khác biệt giữa kiến
thức học ở trường với thực tiễn tại công ty. Đặc biệt là nắm được quy trình sản xuất một mã
hàng, quan sát cách tổ chức quản lý, tìm hiểu những tiêu chuẩn và cải tiến mới tại công ty.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 6
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH
THÁI SƠN S.P
I. Giới thiệu chung về Công Ty TNHH Thái Sơn S.P:
Tên đầy đủ: Công ty TNHH Thái Sơn S.P
Tên tiếng Anh: Thai Son S.P Co.,Ltd.
Năm thành lập: 1991.
Loại hình: Nhà Sản Xuất
Mã số thuế: 0303035957
Trụ sở chính: 153 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Điện thoại: (08)38.990022
Fax: (08)35.128850
Chi nhánh: 165A Long Phước, ấp Long Thuận, P.Long Phước,Q9, TP.HCM.
Điện thoại: (08)54.489065
Fax: 54.489067
Hotline: 0908 399 140
Email: Thai-son@hcm.fpt.vn
Website: www.thaisonspgarment.com
Trụ sở chính Chi nhánh
II. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thái Sơn:
- Công Ty TNHH Thái Sơn S.P là một doanh nghiệp may gia đình được thành lập và
hoạt động từ năm 1991 với 1 trụ sở chính tại 153 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận
Bình Thạnh, TP.HCM và 1 chi nhánh tại 165A Long Phước, ấp Long Thuận, P.Long
Phước, Q9, TP.HCM. - với hơn 20 hoạt động sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Công
ty hợp tác với nhiều khách hàng quốc tế trên toàn thế giới. Đồng thời, đây cũng là công
ty đặc biệt cộng tác với nhà thiết kế thời trang nước ngoài xây dựng thương hiệu riêng
của mình. Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và để đa dạng hóa, nâng
cao chất lượng các loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cho khách hàng trong
và ngoài nước, công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới một số trang thiết bị, áp dụng công
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 7
nghệ khoa học tiên tiến kết hợp với việc vận dụng những kinh nghiệm kinh doanh có
được hình thành nên công ty có năng lực sản xuất như ngày hôm nay.
- Năm 2012 công ty mở rộng thêm một xưởng sản xuất ở quận 9 với tổng diện tích nhà
máy là 7.400m2 , tất cả gồm có 15 chuyền may và 2 chuyền sản xuất mẫu sản xuất hơn
200.000 sản phẩm mỗi tháng, số lao động hiện nay là 500-1000 người. Số sản phẩm
trung bình nhà xưởng sản xuất trong 1 năm là khoảng 3.000.000 sp/năm với số lượng
đặt hàng tối thiểu là 1.500 sản phẩm/mẫu/màu.
- Hầu hết các nhà máy may mặc ở Việt Nam đều nhập vải từ Trung Quốc và Trung Quốc
không phải là thành viên của TPP (Trans-Pacific Partnership) nên họ không hưởng ưu
đãi thuế từ TPP. Vì vậy, năm 2008 công ty bắt đầu với hướng đi mới là đến nước Ấn
Độ- nơi cung ứng nguồn bông vải dồi dào và bắt đầu nhập sợi vào Việt Nam. Công ty
đã lập ra nhiều mối quan hệ với các nhà máy dệt và nhuộm ở TP.HCM để đặt gia công
sản xuất ra vải trước khi đưa về công ty để may. Công ty sản xuất vải từ các loại sợi
nhập khẩu như cotton, polyester, viscose và spandex. Cho tới nay, công ty đã sản xuất
hơn 200 tấn vải để cung cấp cho khách hàng. Mục tiêu của công ty là sản xuất và bán
vải cho các doanh nghiệp trong khu vực và mục tiêu này có lẽ sẽ được ban lãnh đạo
công ty thực hiện trong năm 2016 tới.
- Các sản phẩm của công ty còn được phân phối tại các hệ thống siêu thị như: Coopmart,
Big C, Vinatex, siêu thị Văn Hóa Văn Lang, siêu thị Bình An, …..
- Ngoài ra công ty còn làm hàng xuất khẩu khách hàng chính của công ty là: Nga, Mĩ,
Anh, Đức,….đều có tiềm năng phát triển lớn mạnh.
- Đến nay công ty đã thực hiện và nhận các chứng nhận: SA 8000, Target Australia,
Adidas, Oeko Tex
III. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh:
1. Lĩnh vực hoạt động:
- Công ty TNHH Thái Sơn SP là một nhà sản xuất quần áo chuyên hàng dệt kim với công
nghệ sản xuất mới nhất dành cho phụ nữ và nam giới. Công ty sản xuất vải và cung cấp
giá FOB cho thị trường xuất khẩu, đồng thời sản xuất và cung cấp hàng may mặc cho
thị trường nội địa. Thái Sơn S.P được đánh giá cao trong lĩnh vực sản xuất hàng may
mặc từ vải dệt kim và tự hào là một trong những công ty gia đình đã tồn tại và phát triển
trong hơn 20 năm qua.
- Hiện nay, chúng tôi có hai cơ sở sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty vẫn
không ngừng phát triển các loại vải và in để phục vụ cho ngành công nghiệp thời trang
xuất khẩu và nội địa với giá cả và chất lượng tốt nhất.Thái Sơn S.P là một trong những
nhà cung cấp hàng may mặc hàng đầu Việt Nam về quần áo thời trang, giản dị, năng
động và thể thao hàng dệt kim với giá cả cạnh tranh trên toàn thế giới.
- Các sản phẩm của công ty còn được phân phối tại các hệ thống siêu thị như: Coopmart,
Big C, Vinatex, siêu thị Văn Hóa Văn Lang, siêu thị Bình An, …..
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 8
- Ngoài ra công ty còn làm hàng xuất khẩu khách hàng chính của công ty là: Nga, Mĩ,
Anh, Đức,….đều có tiềm năng phát triển lớn mạnh.
- Hoạt động của Thái Sơn S.P gồm các lĩnh vực/ thị trường chính:
Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước.
Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế.
2. Thị trường trong nước:
- Các sản phẩm của Thái Sơn S.P bao gồm đa dạng các kiểu dáng từ vải dệt kim như:
đầm, quần, áo, đồ thể thao,... dành cho mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn.
- Với hai nhãn hiệu chính đó là: Aloha và Vietclio - nhãn hiệu được Bộ Khoa Học Công
Nghệ - Cục Sở Hữu Trí Tuệ chứng nhận
- Với hai nhãn hiệu khác nhau Thái Sơn S.P có 2 đội ngũ thiết kế khác nhau và mang
phong cách khác nhau.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 9
ALOHA:
Ra mắt từ năm 2003, thương hiệu thời trang Aloha đến nay đã trở nên quen
thuộc với hầu hết người tiêu dùng nhờ sản phẩm đa dạng lựa chọn, phù hợp
với kiểu dáng và tính cách người Việt Nam.
Để định hình hướng đi riêng, đội ngũ thiết kế Thái Sơn S.P đã tạo ra những
trang phục đa dạng, phù hợp kiểu dáng, tính cách người Việt. Những năm
qua, thương hiệu thời trang Aloha đã hiện diện ở nhiều siêu thị lớn như Coop
mart, Big C, Vinatex, với 4 dòng sản phẩm chính: Aloha Fashion, Aloha
Fancy, Aloha Kids, Aloha Smart.
a. Aloha Fashion: là dòng sản phẩm cho phụ nữ từ 25 tuổi trở lên. Các mẫu thiết
kế của Aloha Fashion giúp khách hàng che được khuyết điểm nhưng vẫn tôn lên
vẻ mặn mà, duyên dáng. Dòng sản phẩm này lựa chọn họa tiết nhã nhặn, tinh tế,
chăm chút chi tiết và kiểu dáng.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 10
b. Aloha Fancy: Khá khác biệt so với Aloha Fashion, Aloha Fancy là dòng thời
trang trẻ dành cho nam, nữ từ 18 đến 25 tuổi. Màu sắc tươi sáng, trẻ trung, phù
hợp để đi học, dạo phố, giá thành vừa phải là những yếu tố thu hút mà dòng thời
trang này mang lại.
c. Aloha Smart:
Aloha Smart là dòng sản phẩm dành cho nhóm khách hàng mục tiêu từ 20-35
tuổi.
Dòng sản phẩm của Aloha Smart phân loại như sau: Váy đầm, áo, áo thun, áo
crop tops, áo hoodie, quần shorts.
So với Aloha Fashion và Aloha Fancy, dòng sản phẩm của Aloha Smart mang
tính thông thường hơn. Đó là những thiết kế phù hợp khi đi làm hoặc ở nhà, hay
những hoạt động ngoại khóa.
Aloha Smart là sự kết hợp tốt nhất giữa yếu tố giá thành và mẫu mã thiết kế đẹp.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 11
d. Aloha kids:
Aloha Kids, dòng thời trang đặc biệt dành riêng cho trẻ em từ 5 đến 13 tuổi.
Bao gồm các nhóm sản phẩm: Váy đầm, áo, áo thun, áo hoodie, chân váy, quần
short, quần dài.
Aloha Kids tập trung vào thời trang dạo phố cho trẻ.
Hình in vui nhộn, màu sắc tươi tắn, đính kết phụ kiện, ren thêu là những chi tiết
được thể hiện trong hầu hết mẫu mã. Nhưng hơn hết, tiêu chuẩn quan trọng nhất
của Aloha Kids chính là làm sao để trẻ cảm thấy thật sự thoải mái, năng động và
vui thích khi diện những trang phục này.
VIETCLIO:
Sau thương hiệu Aloha, Thái Sơn tiếp tục cho ra mắt dòng thời trang trẻ trung,
hơi hướng đường phố. Vietclio tập trung các trang phục có phom dáng rộng rãi,
đơn giản, bắt mắt, hoa văn đa dạng, tươi trẻ, và nổi loạn. Dòng thời trang này
hướng các bạn trẻ đến phong cách phóng khoáng và có phần nổi loạn. Thương
hiệu Vietclio được kỳ vọng thu hút người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 12
Trong năm 2014, Thái Sơn S.P đạt doanh số 11,2 triệu USD, trong đó nội địa
chiếm 23 tỷ đồng. Thái Sơn S.P cũng đạt chứng nhận Confidence in Textiles -
chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn Oeko-TEX, đảm bảo tất cả sản phẩm an
toàn với người tiêu dùng. Hai thương hiệu Aloha và Vietclio được Cục Sở hữu
Trí tuệ chứng nhận là thương hiệu thời trang độc quyền .
3. Thị trường quốc tế:
Với thế mạnh là nhà cung cấp vải-Thái Sơn S.P đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng
từ nước ngoài với số lượng dặt hàng tối thiểu là 1.500cái/mẫu/màu.
Với đội ngũ công nhân lành nghề tại công ty Thái Sơn S.P đã sản xuất ra hơn
200.000 sản phẩm/ tháng và sản phẩm của Thái Sơn S.P đã được xuất khẩu sang các
nước như: Hoa Kỳ, Nga, Mỹ, Anh, Châu Âu, Úc, ...
IV. Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Thái Sơn S.P:
1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty:
- Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Theo kiểu cơ cấu này, các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc
trong việc tiến hành ra quyết định, giúp xây dựng và quyết định các kế hoạch một cách
dễ dàng và nhanh chóng. Các vấn đề sau khi được quyết định sẽ được truyền xuống cấp
dưới theo các tuyến đã định.
- Cơ cấu này có ưu điểm gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí quản lý, tăng tính linh hoạt,
phân công, phân nhiệm giữa các bộ phận phòng ban rõ ràng, đồng thời có thể tận dụng
được hết năng suất và khả năng làm việc của từng cá nhân trong các phòng ban.
Trụ sở chính
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 13
a. Giám đốc:
- Giám đốc là người quản lý điều hành trực tiếp mọi hoạt động của công ty, là người đại
diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược kinh doanh công ty. Phê
duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty.
- Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty.
- Trực tiếp chỉ đạo công tác tài vụ, quản lý vốn, tiền mặt, nộp ngân sách, chỉ đạo trong
công tác quản lý cán bộ. Chỉ đạo công tác kinh doanh, phương thức kinh doanh, trực
tiếp kí các hợp đồng thương mại.
b. Phòng kế hoạch: (Ms.Như)
- Xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh.
- Thực hiện công tác điều độ sản xuất. Cung ứng nguồn nguyên vật liệu.
- Theo dõi kế hoạch xuất nhập hàng của công ty phục vụ kịp thời cho sản xuất.
- Quản lý kho hàng, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.
c. Phòng xuất nhập khẩu: (Ms.Loan)
- Soạn thảo các hợp đồng ngoại thương và theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng ở khâu
nhập và xuất hàng hoá, nguyên phụ liệu.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 14
- Xử lý kịp thời những công việc liên quan đến xuất nhập, hàng hóa.
- Thường xuyên liên lạc với khách hàng để giải quyết những trở ngại khó khăn trong quá
trình xuất nhập khẩu.
d. Phòng kế toán: (Ms.Quyên)
- Ghi chép và phản ánh đầy đủ, trung thực tình hình kinh doanh của công ty theo đúng
quy định của nhà nước.
- Lập kế hoạch tài chính, dự đoán chi phí, chỉ tiêu tài chính và theo dõi tình hình thực tế
với các chỉ tiêu này.
- Quản lý tài sản, vốn, hàng hóa và các quỹ của công ty trên cơ sở chấp hành nghiêm
chỉnh các nguyên tắc quản lý tài vụ.
- Tổ chức thanh toán đầy đủ những khoản chi phí phải trả, thu hồi công nợ đến hạn trả.
Thực hiện các chỉ tiêu về tài chính, kế toán và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực
hiện công tác hạch toán.
- Trích lập các quỹ và sử dụng các quỹ đúng mục đích. Cuối kỳ tổng hợp số liệu , báo
cáo tài chính nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm tối
đa chi phí.
e. Phòng kinh doanh nội địa và xuất khẩu: (Ms.Sim)
- Tiến hành đàm phán với khách hàng về giá, mẫu mã, kích cỡ, chủng loại, chất liệu. Xây
dựng và soạn thảo các hợp đồng bán hàng đã được hai bên (công ty và khách hàng)
thống nhất.
f. Văn phòng: (Ms.Tơ)
- Quản lý công tác nghiệp vụ về hành chính, văn thư, lưu trữ của công ty theo đúng pháp
lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ. Quản lý quy chế, nội quy làm việc, an ninh trật tự, vệ sinh
và văn hoá công ty.
- Chuẩn bị đón tiếp, hướng dẫn, bố trí khách trong và ngoài nước đến làm việc với lãnh
đạo công ty và các phòng chức năng liên quan.
- Tổng hợp xây dựng lịch công tác định kỳ, đột xuất của lãnh đạo công ty, bảo đảm các
điều kiện tổ chức hội họp, tiếp khách, đi công tác của lãnh đạo công ty.
g. Các xưởng may: (Mr.Gô)
- Xưởng may 1 và 2: Sau khi nhập nguyên phụ liệu và nhận kế hoạch sản xuất từ bộ
phận kế hoạch. Các xưởng may sẽ tiến hành sản xuất theo như kế hoạch đã định.
h. Phòng thiết kế:
- Nghiên cứu các xu hướng cập nhập thời trang thế giới và trong nước. Thiết kế mẫu
phát triển bộ sưu tập.Có chức năng hướng dẫn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản
phẩm.
i. Tổ bao bì:
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 15
- Là khâu cuối cùng để hoàn thành sản phẩm. Tổ này kiểm tra lại chất lượng sản phẩm
và đóng gói để xuất hàng đúng kế hoạch.
2. Sơ đồ tổ chức xưởng sản xuất của công ty:
Chi nhánh
GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
PHÒNG KẾ HOẠCH
PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
NHÂN SỰ KẾ TOÁN (THỦ QUỸ)
QUẢN LÝ XƯỞNG
KỸ THUẬT (MAY, BẢO TRÌ,...)
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 16
A. Giám đốc sản xuất:
a. Chức năng:
- Quản lý chung toàn bộ nhà xưởng.
- Theo dõi tiến độ đồng bộ sản xuất trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch
tháng ban hành.
b. Nhiệm vụ:
- Tiếp xúc với các phòng chức năng của công ty và khách hàng để nhận thông
tin.
- Tổ chức chuẩn bị sản xuất.
- Quản lý các phòng ban trong nhà xưởng.
B. Phó giám đốc sản xuất:
a. Chức năng:
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc sản xuất về mọi hoạt động của phân xưởng
và toàn bộ chỉ tiêu kế hoạch mà giám đốc sản xuất đề ra.
- Thay mặt GĐ điều hành xưởng khi GĐ vắng mặt.
- Theo dõi công tác tuyển dụng , đào tạo quản lý lao động.
- Quản lý điều hành sản xuất ,tổ chức phân công nhiệm vụ của khu vực phụ
trách.
b. Nhiệm vụ:
- Trực tiếp phụ trách các bộ phận: nhân sự, bộ phận kế hoạch, kế toán (thủ
quỹ).
C. Nhân sự :
a. Chức năng:
- Tham mưu cho tổng giám đốc về hành chính, nhân sự, kiểm soát và điều phối
liên quan đến: chi phí hành chính, tuyển dụng, đào tạo, chế độ chính.
b. Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Tham mưu cho BGĐ về xây dựng các phương án về lương bổng, khen
thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động.
- Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGĐ và
Người lao động trong công ty. Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác
đào tạo nhân viên, cách thức tuyển dụng nhân sự… Hỗ trợ các bộ phận liên
quan về công tác hành chánh.
D. Phòng kế hoạch:
a. Chức năng:
- Chịu trách nhiệm trước BGĐ sản xuất về mọi hoạt động của bộ phận kế
hoạch (về tiến độ, đồng bộ NPL, đầu ra, đầu vào).
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 17
- Quản lý điều hành, tổ chức phân công nhiệm vụ cho bộ phận mình phụ trách.
- Quản lý bộ phận kế hoạch, theo dõi NPL đầu vào, thành phẩm đầu ra trong
toàn xưởng.
b. Nhiệm vụ:
- Trực tiếp phụ trách bộ phận kế hoạch kho, pha cắt, bao bì, kế hoạch chuẩn
bị.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất, kiểm tra tiến độ chuẩn bị sản xuất, tiến độ sản
xuất, tiến độ giao hàng trong xí nghiệp, báo cáo xin ý kiến.
- Phát hiện, báo cáo những chậm trễ của bộ phận nghiệp vụ gây ảnh hưởng dến
sản xuất.
- Giải quyết những khó khăn vướng mắc trong sản xuất của các khu vực liên
quan.
- Điều hành hoạt động của khu vực mình phụ trách thực hiện đúng theo “quá
trình kiểm soát sản xuất” để hệ thống được liên tục và đảm bảo chất lượng
phục vụ sản xuất.
- Làm việc trực tiếp với khách hàng khi được phân công.
- Chịu trách nhiệm công tác bảo vệ an ninh, an toàn lao động, vệ sinh công
nghiệp, phòng chống cháy nổ khu vực mình phụ trách.
- Phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng trong công ty, quan hệ tốt với các
khu vực để phục vụ sản xuất chính xác và hiệu quả.
E. Kế toán (thủ quỹ):
a. Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau:
- Công tác tài chính;
- Công tác kế toán tài vụ;
- Công tác kiểm toán nội bộ;
- Công tác quản lý tài sản;
- Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế;
- Kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty;.
b. Nhiệm vụ:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công
việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh
toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản;
phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 18
F. Quản lý xưởng:
a. Chức năng:
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc sản xuất về mọi hoạt động của phân xưởng
và toàn bộ chỉ tiêu kế hoạch mà giám đốc sản xuất đề ra.
- Thay mặt GĐ điều hành xưởng khi GĐ vắng mặt.
- Theo dõi công tác tuyển dụng , đào tạo quản lý lao động.
- Quản lý điều hành sản xuất ,tổ chức phân công nhiệm vụ của khu vực phụ
trách.
b. Nhiệm vụ:
- Quản lý xưởng may, đảm bảo các công nhân làm việc đúng với những quy
định của công ty (đúng an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh trong lao động...).
Quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất của xưởng nói chung gồm các bộ phận
như : Kho vải, kho phụ liệu, pha cắt, chuyền may, hoàn tất sản phẩm. Làm
việc với tổ trưởng của các khâu này khi có vấn đề phát sinh hay sự cố liên
quan đến sản xuất xảy ra.
G. Kỹ thuật may ( may, bảo trì... )
a. Chức năng:
- Có trách nhiệm triển khai chuyền may khi lên mã hàng mới, chỉ cho công
nhân may đúng thao tác, đúng kỹ thuật theo tài liệu kỹ thuật đã nhận, họp với
tổ trưởng tổ cắt về các điểm lưu ý khi cắt để tiện cho việc may đúng yêu cầu
kỹ thuật. Ví dụ như: Canh sọc vải, các chi tiết đối xứng, các qui định về dấu
bấm khi cắt. Phải tìm hướng giải quyết và khắc phục sự cố khi hàng bị thừa
hoặc thiếu thông số kỹ thuật.
- Chịu trách nhiệm với ban GĐ về năng xuất CLSP, vệ sinh công nghiệp và an
toàn lao động các chuyền mình phụ trách.
- Triển khai khu vực mình quản lý thực hiện đúng chương trình “kiểm soát quá
trình SX”và kiểm tra.
b. Nhiệm vụ:
- Kiểm soát phân công lao động, thiết kế chuyền của chuyền trưởng.
- Kiểm tra việc thực hiện, giao định mức cho công nhân.
- Kiểm soát công tác triển khai của kỹ thuật chuyền.
- Giải quyết nhanh chóng những vấn đề liên quan đến năng suất của chuyền
trong ngày.
- Thông tin liên tục năng suất từng giờ .
- Kiểm tra giao nhận BTP & TP giữa tổ cắt và chuyền may, chuyền may & tổ
ủi.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 19
- Tiếp nhận thông tin , ý kiến đóng góp của khách hàng đề ra phương án nhanh
chóng hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật nhằm khắc phục thiếu sót.
- Kiểm tra tiến độ sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng.
- Phân công và theo dõi lịch trực cơ điện.
- Tổ chức, kiểm soát an toàn PCCC toàn khu .
- Tổ chức, thực hiện, kiểm soát vệ sinh XN, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp khu
vực làm việc, thiết bị đang sửa chữa.
- Theo dõi việc mua các phụ tùng thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, kiểm tra
toàn bộ việc xuất và nhập vật tư với kế toán.
- Lập số thiết bị ra vào trong toàn khu.
- Tiếp nhận kế hoạch sản xuất tháng.
- Lập phương án phân công chuẩn bị thiết bị dự trù thiết bị phục vụ từng tổ SX.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 20
3. Quy trình sản xuất của nhà máy:
KHO VẢI PHA CẮT IN/THÊU/
CƯỜM
KHO PHỤ
LIỆU
CHUYỀN /
GIA CÔNG
BAO BÌ
XUẤT HÀNG
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 21
A. KHO
 KHO VẢI:
Sơ đồ quy trình kho vải:
NHẬP VẢI
K.TRA SỐ LƯỢNG
XỔ VẢI
ĐO KHỔ VẢI
K.TRA ĐỘ BỀN MÀU
K.TRA ĐỘ CO RÚT
K.TRA CHẤT LƯỢNG
XUẤT VẢI
TỔNG KẾT TỒN
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 22
Bước 1: Nhập vải vào kho (kèm theo phiếu nhập và list nhập vải)
 Phiếu nhập: thể hiện thông tin tổng quát về lô hàng vải nhập. Ví dụ: tên nhà cung cấp
vải, tên loại vải, tổng số cây....
 List nhập vải: là danh sách chi tiết, list nhập vải bao gồm những nộ dung cơ bản sau:
o Loại vải.
o Thành phần.
o Số lot nhuộm.
o Số cây.
o Số kg.
o Số ysd hoặc số mét.
Lưu ý: + Tùy vào lô hàng và đơn vị cấp, nội dung phiếu nhập & list kèm theo có thể thay đổi
khác nhau.
+ Trường hợp vải nhập về không có số kg hay ysd phải báo ngay cho người quản lý.
Bước 2: Kiểm tra số lượng vải nhập
 Triệt list nhập vải là bước kiểm tra lại thực tế:
o Số lượng vải nhập vào kho có đủ theo list hay không (số cây vải).
o Các thông tin trên tem có khớp với nội dung trong list vải hay không.
o Số kg vải thực tế có khớp với số kg trên tem cây vải không.
o Triệt xong phải xếp vải lên kệ, làm thẻ kho, cập nhập vào sổ kho và file máy tính.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 23
o Thẻ kho: thể hiện số nhập đầu kỳ, số lượng và các lần xuất giữa kỳ và tồn cuối kỳ
cho từng nhóm vải.
o Sổ kho: tương tự như thẻ kho nhưng chứa dữ liệu của nhiều nhóm vải.
o File máy tính: tương tự như sổ kho nhưng được thể hiện trên file excel máy tính.
Bước 3: Xổ vải
 Xổ vải là thao tác vải đang được cuộn ở dạng cây tròn chuyển thành đống.
 Mục đích của việc xổ vải: ổn định mặt vải, hạn chế tối đaviệc vải co rút nhiều trong quá
trình cắt và sản xuất.
 Lý do: vải ở dạng cây thường ở tình trạng bị kéo căng. Xổ vải ra sẽ giúp mặt vải phục
hồi lại bình thường giúp hạn chế vải bị co rút nhiều dẫn đến sai sót thông số trong quá
trình sản xuất.
 Thời gian xổ vải tối thiểu 24 giờ trước khi cắt.
Bước 4: Đo khổ vải
 Khổ vải được đo và báo về phòng sơ đồ để đi sơ đồ.
 Khổ của một cây vải thông thường có 2 loại: vải khổ xẻ và vải khổ ống.
 Vải khổ xẻ: vải thành phẩm là 1 lớp và được quấn lại thành cuộn (cây vải). 2 biên vải có
lổ kim, vải khổ xẻ khi đo khổ vải thì gồm 2 thông số:
o Khổ nguyên: gồm cả 2 biên vải (gồm cả lỗ kim).
o Khổ cắt: là khổ bên trong lỗ kim.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 24
o Khi đo vải báo khổ phải báo khổ cả khổ nguyên và khổ cắt.
 Vải khổ ống: vải thành phẩm ở dạnh ống 2 lớp, 2 biên vải không có lỗ kim.
Bước 5: Kiểm tra độ bền màu
Kiểm tra độ bền màu nhằm phát hiện ra những màu vải có độ bền màu thấp. Độ bền màu thấp
sẽ dẫn đến hiện tượng ra màu, dây màu và ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Tất cả các
màu vải (trừ màu trắng) sau khi nhập kho phải được kiểm tra độ bền màu.
Phương thức kiểm tra như sau:
 Cắt miếng vải nhỏ của tất cả các màu cần kiểm tra.
 Lược miếng vải màu với miếng vải trắng (cùng loại thành phần giống nhau).
 Ngâm 2 miếng đã lược vào nước xà phòng loãng.
 Treo ngược lên cho đến khi 2 miếng vải khô hẳn (không được vắt, khi treo nên để miếng
vải màu nằm trên miếng vải trắng).
 Quan sát miếng vải trắng:
o Nếu không thấy dây màu: độ bền màu ok.
o Nếu thấy dây màu lên miếng vải trắng: độ bền màu kém.
o Trường hợp độ bền màu kém cần báo lên bộ phận quản lý.
Bước 6: Kiểm tra độ co rút vải
Các bước thực hiện như sau:
 Xổ vải ít nhất 24 giờ.
 Chuẩn bị rập: rập khổ thông thường là 60cm x 80cm, hoặc 60cm x 60cm.
 Đo theo rập và cắt.
 Đo kích thước lần 1 sau khi cắt (đo chiều rộng và chiều dài).
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 25
Theo nguyên tắc trải và cắt đúng kĩ thuật, kích thước ngay sau khi cắt phải bằng với kích
thước rập.
 Cắt xong đem đi phà, ủi. Sau 2 tiếng đo lại kích thước.
 Làm bảng báo cáo độ co rút vải gởi cho quản lí đơn hàng và phòng sơ đồ.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng vải
Kiểm tra chất lượng vải nhằm phát hiện ra những cây vải bị lỗi vượt quá giới hạn cho
phép. Thực hiện theo tiêu chuẩn 4 điểm, các bước thực hiện như sau:
 Sử dụng bàn kiểm vải để kiểm.
 Kiểm vải đồng thời cắt cân trọng lượng vải: 15%/lót/màu.
 Khi kiểm vải đồng thời phải đo khổ vải, khổ vải được đo cách đầu cây 10m và được đo
3 lần: đầu – giữa – cuối.
 Khi phát hiện lỗi phải dán băng keo giấy đánh dấu lỗi:
o Đường băng keo dài ít nhất 60cm.
o Lỗi vải phải nằm ở giữa và mép trên đường băng keo giấy.
o Trường hợp lỗi vải nằm gần biên thì chiều dài băng keo giấy tính từ biên vải vào
(lúc này vải không nằm ở giữa đường băng keo giấy).
o Nếu lỗi vải dễ nhận thấy: chỉ cần 1 đường băng keo giấy dài > 60cm.
o Nếu lỗi vải khó nhận thấy: đánh dấu ngay bên cạnh lỗi bằng 1 miếng băng keo
giấy nhỏ.
 Dựa trên lỗi vải và tiêu chuẩn 4 điểm mà ghi vào biên bản kiểm vải.
 Tổng kết biên bản kiểm vải và gởi cho bộ phận quản lý.
Lưu ý:
o Một biên bản kiểm vải có thể sử dụng cho 1 hoặc nhiều cây vải.
o Khi thực hiện biên bản kiểm vải phải ghi đầy đủ chi tiết.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 26
Dụng cụ cắt vải Kiểm tra chất lượng
Cân trọng lượng
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 27
Bước 8: Xuất vải
Xuất vải là xuất vải ra ngoài kho vải cho các bộ phận khác. Một số lệnh xuất vải căn bản như
sau:
o Xuất vải cho sản xuất (số lượng lớn) – thông thường là xuất ra pha cắt.
o Xuất vải thay thân, thiếu trong cây (số lượng ít, bổ xung cho sản xuất thiếu hụt).
o Xuất vải cho may mẫu, vải mẫu cho khách và các bộ phận khác (s/lượng ít)
Xuất vải gồm các bước sau:
 Nhận lệnh xuất vải.
 Xuất vải theo lệnh xuất.
Lưu ý:
o Nếu cho sản xuất thì thông thường số lượng vải xuất sẽ lớn => chia ra làm nhiều
đợt xuất.
o Xuất vải dùng cho sản xuất thì trên phiếu xuất phải ghi đầy đủ các thông tin:
ngày/tháng, loại vải, màu vải, số lượng, số kg/ysd.
o Người nhận vải phải ký xác nhận đã nhận sau khi xuất.
 Nhập số liệu vào thẻ kho, sổ sách và file vi tính.
Thẻ kho đề xuất vải
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 28
Một số lưu ý trong quá trình xuất vải:
o Phiếu xuất phải rõ ràng và đầy đủ thông tin.
o Sau khi xuất hàng phải cập nhập đầy đủ vào thẻ kho, sổ sách và file vi tính.
o Các chứng từ phải được lưu trữ gọn gàng, ngăn nắp và theo trình tự.
Bước 9: Tổng kết tồn
Sau khi mã hàng kết thúc (xuất hàng), kho phải tổng kết lại số lượng vải tồn
Số lượng vải tồn phân làm 2 nhóm:
 Vải trả cho khách
 Vải không trả khách
Vải tồn phải được tách để riêng và pahir ghi chú số lượng đầy đủ.
Cách sắp xếp kho vải:
 Vải trong kho phải được sắp xếp ngăn nắp và gọn gàng.
 Trừ trường hợp thiếu chỗ, toàn bộ vải phải được sắp xếp lên kệ sắt.
 Tuyệt đối không được để vải sát vách tường nơi có hệ thống đèn chiếu sáng.
 Toàn bộ vải trong kho phải có thẻ bài rõ ràng.
 KHO PHỤ LIỆU
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 29
Sơ đồ quy trình làm việc kho phụ liệu:
Phụ liệu may mặc là những phụ kiện đi kèm với quần áo như: chỉ, nút, dây kéo, đầu típ, khóa,
nhãn, dây luồn,...nó đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu để tạo ra sản phẩm hoàn hảo.
Kho phụ liệu là nơi thu nhận, lưu trữ, cung cấp phụ liệu cho các bộ phận sản xuất có liên quan
như: chuyền/gia công, may mẫu, bao bì.
Mô tả các bước thực hiện:
Bước 1: Nhập phụ liệu vào kho.
Bước 2: Kiểm tra số lượng thực tế theo phiếu, nếu có phát sinh thì báo với bộ phận quản
lý
Các cách kiểm tra số lượng:
- Áp dụng cân: đối với các phụ liệu như nút, dây tape, thun, chỉ.
- Áp dụng đếm: đối với phụ liệu như: dây luồn, yoko, các loại nhãn, dây kéo.
- Lưu ý:
o Phụ liệu yoko phải đo từng cái, kiểm 2 mặt.
o Phụ liệu dây tape, dây ren, thun,...> đo yard > cân lại một cuộn > áp dụng
cân cho các cuộn còn lại.
o Các loại nhãn như: nhãn nước, nhãn sườn.
Bước 3: Kiểm tra chất lượng: kiểm xác xuất % so với số lượng nhập về, kết quả kiểm tra
báo cáo cho người quản lý đơn hàng.
Nhập phụ liệu
K/tra số lượng phụ liệu
Kiểm tra chất lượng
Xuất phụ liệu
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 30
Bước 4: Xuất phụ liệu cho chuyền may theo lệnh và có phiếu xuất kho. Sắp xếp bị phụ liệu
theo thời gian của lệnh, tuy nhiên phải ưu tiên những mã hàng gấp, phát sinh.
Cách sắp xếp kho phụ liệu:
- Đối với phụ liệu: cũng tương tự như kho vải, sắp xếp linh động tùy vào số lượng
hàng về và hàng tồn kho, có thẻ kho thể hiện tên khách phụ liệu, loại phụ liệu, mã
hàng, số lượng nhập – xuất – tồn.
- Đối với tài liệu, phiếu, bảng màu: sắp xếp theo khách có chỗ lưu rõ ràng.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 31
B. PHA CẮT
Sơ đồ quy trình pha cắt:
NHẬN THÔNG
TIN CẮT VẢI
NHẬN VẢI
(TỪ KHO)
TRẢI VẢI
CẮT VẢI
TÁCH BÁN
THÀNH PHẨM
BTP KHÔNG
IN
TÁCH THEO
CÂY
THAY THÂN
BTP LỖI
BTP CÓ IN
THÊU
TÁCH BÁN
THÀNH PHẨM
TÁCH THEO
CÂY
THAY THÂN
BTP LỖI
XUẤT BTP
QUA NCC
NHẬN BTP ĐÃ
IN/THÊU
KIỂM TRA
S/LƯỢNG &
CHẤT LƯỢNGPHỐI ĐỒNG
BỘ
GIAO CHO
CHUYỀN
TÁC NGHIỆP CẮT
KẾ HOẠCH CẮT
LỆNH XUẤT VẢI
BẢNG MÀU
HỌP CẮT
SƠ ĐỒ
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 32
Pha cắt là khâu xử lý vải trong cây thành bán thành phẩm hoàn chỉnh để giao cho chuyền may.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Nhận thông tin trước khi cắt vải
Là bước chuẩn bị trước khi tiến hành cắt vải của bất kỳ đơn hàng nào. Gồm những điểm như
sau:
 Nhận kế hoạch cắt: là kế hoạch thể hiện cácđơn hàng cần phải cắt trong thời gian qui
định
 Nhận tác nghiệp cắt: TNC của 1 mã hàng thể hiện các thông tin sau
o Khách hàng, tên mã, số lượng hàng cần cắt.
o Loại vải, màu vải cần cắt.
o Các tỷ lệ sơ đồ cần trải và dài sơ đồ tương ứng.
o Số bàn, số lớp cần trải cho từng size.
o Số lượng bán thành phẩm cần cắt dư bổ xung.
 Lệnh xuất vải: thể hiện số lượng vả cần xuất theo từng loại vải và từng màu
Lệnh xuất vải thường đi chung với tác nghiệp cắt.
Lệnh xuất vải được cung cấp cho pha cắt và kho vải. Pha cắt cho người vào kho vải theo
lệnh xuất.
 Bảng màu thể hiện các thông tin:
o Các loại vải dùng cho mã hàng.
o Các màu vải cho từng loại vải.
Khi nhận vải từ kho vải, pha cắt phải dự trên bảng màu để kiểm tra xem loại vải/màu vải mình
nhận có đúng hay không (việc này rất quan trọng).
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 33
 Họp cắt: là buổi họp diễn ra giữa người quản lý mã hàng cần cắt với tổ trưởng/tổ phó
pha cắt. Mục đích buổi họp là để phổ biến những điểm quan trọng cần phải lưu ý khi cắt
mã hàng.
 Sơ đồ: dùng để trải lên bàn cắt để cắt vải.
Bước 2: Nhận vải từ kho vải:
 Dùng lệnh xuất vải để vào kho lấy vải,
 Khi nhận vải phải ký xác nhận số lượng đã nhận.
 Phải dùng bảng màu để kiểm tra loại vải và màu vải nhận có đúng hay không.
 Kiểm tra các cây vải xuất ra có cùng lot nhuộm hay không (nếu cần thiết).
 Kiểm tra các cây vải xuất ra đúng kg hay không.
 Nhận vải số lượng nhỏ (thay thân lỗi, vải bù, ...) phải kiểm tra kỹ xem vải nhận ra có
đúng loại vải cần dùng hay không.
Bước 3: Trải vải
Các điểm lưu ý khi trải vải:
 Kiểm tra chiều dài tác nghiệp cắt và sơ đồ, kiểm tra loại vải, khổ vải, chú ý canh sọc đối
với vải sọc, chiều tuyết hoa văn (nếu có).
 Khi trải vải phải chú ý đến màu của 2 biên vải, khi qua cây vải phải có giấy ngăn
 Cặp trải vải phải song song cùng thao tác.
 Khi trải xong, phải ghi lại thông tin trên đầu khúc: khách, mã hàng, bàn, màu và để vào
kệ quy định của cặp trải đó.
 Ghi rõ thông tin bàn đã trải vào tờ đầu bàn (phiếu kiểm tra vải).
Tờ đầu bàn lưu lại thông tin thực tế của bàn trải. Gồm những thông tin căn bản sau:
o Màu sắc và số cây (số thứ tự của cây trên list vải).
o Chiều dài vải đã trải (đã sử dụng để trải vải).
o Chiều dài đầu khúc còn dư hoặc còn chừa lại.
o Số lượng vải dư hoặc thiếu trong cây.
o Phía sau mỗi tờ đầu bàn có dán tem của những cây vải đã sử dụng.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 34
Bước 4: Cắt vải
Các điểm lưu ý khi cắt vải:
 Bàn cắt phải có chữ ký cảu tổ trưởng hoặc tổ phó, chú ý phải đúng bàn, tỉ lệ, mã hàng,
chiều dài sơ đồ.
 Thợ cắt phải đeo găng tay
 Trước khi cắt phải dán gáy, bấm ở những nơi cần bấm, dấu bấm không được quá sâu.
 Lúc cắt phải chú ý cắt chuẩn, không được lệch đường sơ đồ.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 35
Bước 5.1: Tách bán thành phẩm theo cây (không in/thêu)
Gồm các bước sau:
 Tách đồng bộ theo áo quần.
 Tách theo cây.
 Các bó cùng cây và cùng quần/áo buộc chung với nhau.
Bước 5.2: Tách bán thành phẩm theo cây (có in thêu)
 Đưa các bó bán thành phẩm cần in/thêu (chưa tách theo cây)
 Bó btp cần in thêu được tách theo cây, dán số, cột thẻ bài và giao qua nhà cung cấp
in/thêu.
 Các bó btp còn lại (không in/thêu) vẫn tách đồng bộ và theo cây như bước 5.1 (nhưng
thiếu btp đi in/thêu).
 Bó btp cần in/thêu sau khi đi in về được nhập chung vào các bó btp còn lại (không
in/thêu) và giao cho chuyền sản xuất.
Bước 6: Thay thân bán thành phẩm lỗi
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 36
Thay thân bán thành phẩm lỗi áp dụng cho bán thành phẩm không in/thêu và có in/thêu
 Nhận biết btp có khả năng bị lỗi trong bó: btp có khả năng bị lỗi sẽ có vết băng keo giấy
dán lỗi ở mép bán thành phẩm.
 Rút bán thành phẩm có băng keo giấy dán lỗi. Kiểm tra lại thực tế xem bán thành phẩm
có lỗi hay không.
 Trường hợp bán thành phẩm không có lỗi: gỡ bỏ băng keo và để bán thành phẩm lại vào
bó.
Lưu ý:
o Tất cả các bán thành phẩm lỗi phải được thay thân trước khi đưa qua chuyền.
o Khi thay bán thành phẩm lỗi phải lưu ý: đúng loại vải, đúng mặt vải,và chiều
tuyết (nếu cần).
o Cacsbans thành phẩm lỗi phải được lưu lại để kiểm tra nếu cần.
Bước 7: Giao bán thành phẩm cần in/thêu qua nhà cung cấp và nhận bán thành phẩm
in/thêu về.
 Kiểm tra số lượng bán thành phẩm sau khi đã tách.
 Giao bán thành phẩm qua nhà cung cấp.
 Nhận bán thành phẩm đã in/thêu về.
 Kiểm tra chất lượng và số lượng.
Bước 8: Phối đồng bộ trước khi giao hàng qua chuyền sản xuất.
 Trường hợp mã hàng không in/thêu: phối đồng bộ là bước gom chung các bán thành
phẩm cùng một quần /áo và cùng cây chung lại với nhau.
 Trường hợp mã hàng co in/thêu: cũng phối tương tự nhưng phải chờ bán thành phẩm đã
in/thêu về mới thực hiện hoàn chỉnh được.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 37
C. CHUYỀN:
Chuyền là bộ phận ráp các bán thành phẩm và phụ liệu (nếu có) lại với nhau để trở thành
một sản phẩm hoàn chỉnh.
Sơ đồ quy trình chuyền may:
THỰC HIỆN CÁC
BƯỚC CHUẨN BỊ
NHẬN BÁN THÀNH
PHẨM VÀ PHỤ LIỆU
SẮP XẾP MÁY
THEO QUI TRÌNH
TRIỂN KHAI MAY
MÃ HÀNG MỚI
THỰC HIỆN CÁC
BƯỚC CHUẨN BỊ
CẮT CHỈ HÀNG
THÀNH PHẨM
KIỂM T/P TRƯỚC
KHI GIAO QUA
BAO BÌ
GIAO T/P QUA
BAO BÌ
TÁI CHẾ THÀNH
PHẨM BỊ LỖI
Áo mẫu, bảng màu, rập
Qui trình sản xuất
Chuẩn bị máy móc, kỹ thuật
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 38
Bước 1: Thực hiện các bước chuẩn bị
Là nhằm chuẩn bị các công việc căn bản trước khi lên mã hàng mới như sau:
 Nhận rập/áo mẫu/bảng màu
 Nhận bán thành phẩm và phụ liệu.
 Làm qui trình sản xuaatss theo công đoạn
 Làm sơ đồ sắp đặt máy móc thực tế theo công đoạn.
 Chuẩn bị máy dự phòng cho các công đoạn khó, năng xuất thấp.
 Chuẩn bị gá lắp, cữ, rập (nếu cần).
 Nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật có thể phát sing khi lên chuyền.
 Thực hiện các bảng qui trình kiểm hàng thành phẩm.
Các bước trên khi thực hiện phải được thể hiện qua giấy tờ mà cụ thể là “bảng thông tin chuẩn
bị lên chuyền”. Bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền là một bộ gồm 4 tờ:
o Tờ 1: bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền.
o Tờ 2: bảng qui trình sản xuất.
o Tờ 3: bảng sơ đồ sắp chuyền.
o Tờ 4: bảng qui trình kiểm tra thành phẩm.
Bộ 4 tờ thông tin như trên phải được thực hiện hoàn chỉnh ít nhất 1 ngày trước khi lên chuyền .
Bước 2: Nhận bán thành phẩm và phụ liệu
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 39
 Bán thành phẩm và phụ liệu cần được nhận đầy đủ trước khi lên chuyền.
 Trong trường hợp gấp: có thể vừa nhận mã hàng vừa lên chuyền nhưng bộ phận cung
ứng bán thành phẩm/phụ liệu phải đảm bảo số lượng để không bị đứt chuyền.
 Bán thành phẩm/phụ liệu khi nhận phải có phiếu hoặc ký nhận đầy đủ.
Bước 3: Sắp xếp máy theo qui trình
Trong thông tin chuẩn bị lên chuyền có tờ bảng sơ đồ sắp chuyền. Dựa trên bảng sơ đồ sắp
chuyền mà dàn khung tiến hành sắp xếp máy móc trong chuyền. Khi sắp xếp máy móc có một
số lưu ý như sau:
 Máy móc phải được sắp xếp theo chiều nước chảy: công đoạn sau nối tiếp công đoạn
trước
 Trong chuyền chỉ được phép để 1-3 máy dự phòng cho công đoạn khó và năng xuất
thấp.
 Ngoài khoảng trống do máy dự phòng , chuyền không được phép để các khoảng trống
khác chen xem vào giữa chuyền.
 Công đoạn cuối khi ra thành phẩm phải nằm gần máy cắt chỉ và bàn kiểm thành phẩm.
Bước 4: Trển khai may mã hàng mới
Kỹ thuật và chuyền trưởng triển khai cách may cho từng công nhân (từng công đoạn) theo
chiều sản xuất.
Một mã hàng trong chuyền có thể tiến hành may theo 2 phương pháp:
 May theo cây.
 May theo 1 áo.
Bước 5: Cắt chỉ và kiểm hàng thành phẩm
 Cắt chỉ: sử dụng máy cắt chỉ 2 đầu. Áo thành phẩm phải được cắt chỉ sạch trước khi đưa
qua khâu kiểm thành phẩm.
 Kiểm hàng thành phẩm
Hàng thành phẩm được kiểm 100% trước khi đưa qua bao bì.
Hàng thành phẩm phải được kiểm theo qui trình.
KC phải thường xuyên theo dõi kiểm hàng thành phẩm nhằm nhanh chóng phát hiện ra
lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất.
Bước 6: Giao hàng thành phẩm qua bao bì
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 40
Hàng thành phẩm sau khi kiểm đạt được giao qua bao bì. Khi giao hàng thành phẩm qua bao bì
cần những lưu ý sau:
 khi giao phải có phiếu giao.
 Phiếu giao thể hiện số lượng theo màu và size.
 Sau khi giao phiếu giao phải được lưu lại. Số liệu giao hàng phải nhập sổ theo dõi.
Bước 7: Nhận hàng tái hế và sửa hàng tái chế
 Hàng tái chế có nguồn trả về: từ kiểm thành phẩm của chuyền và từ bao bì.
 Hàng tái chế trả lại từ bao bì phải được nhập sổ theo dõi số lượng nhận/trả tái chế.
 Hàng tái chế chỉ được phép sửa sau giờ làm việc chính thức:
o Nếu ngày không tăng ca (làm tới 5h30):chỉ được phép sửa hàng từ 5h30-6h
o Nếu ngày có tăng ca (làm tới 8h30): chỉ được phép sửa hàng từ 8h30-9h
Dàn khung của 1 chuyền gồm 3 người:
 Chuyền trưởng:
o Chịu trách nhiệm tổng quát
o Chịu trách nhiệm về số lượng bán thành phẩm nhận và giao bao bì
o Điều động phân phối btp xuống các công đoạn sản xuất.
o Điều động kỹ thuật và KCS thực hiện trách nhiệm trong chuyền.
 Kỹ thuật:
o Chịu trách nhiệm về kỹ thuật của mã hàng.
o Chuẩn bị các vấn đề liên quan đến kỹ thuật khi lên mã hàng mới.
o Triển khai cho từng công đoạn khi lên mã hàng mới.
o Khắc phục lỗi phát sinh tại từng công đoạn.
o Nhận góp ý từ KC chuyền để theo dõi sát sao số lượng trong chuyền.
 KC:
o Chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa trong chuyền
o Thường xuyên kiểm tra và kiểm chặn đầu chuyền để phát hiện ra lỗi kỹ thuật phát
sinh và tìm cách giải quyết.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 41
D. BAO BÌ:
Bao bì là khâu chịu trách nhiệm kiểm chất lượng, đóng gói thành phẩm và xuất hàng cho
khách, đây là công việc quan trọng và cuối cùng trong quy trình sản xuất để đưa thành phẩm
đến với khách hàng.
Qui trình thực hiện:
Bước 1: Nhận hàng từ chuyền gia công:
 Đếm số lượng thực tế và ký xác nhận phiếu xuất hàng.
 Điền vào bảng form mẫu theo dõi nhận số lượng nhận hàng thành phẩm.
 Khi sản xuất xong mã hàng có phát sinh thiếu số lượng so với số lượng cắt yêu cầu làm
phiếu xác nhận + lý do gửi phòng kế hoạch.
Bước 2: Phân nhóm mã hàng
Lúc nhận thành phẩm từ chuyền/gia công hàng thành phẩm đã được phân theo màu và size nên
trước lúc kiểm chỉ phân theo mã hàng thuộc của chuyền/gia công nào sản xuất.
Bước 3: Kiểm chất lượng
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 42
 Làm theo thao tác như nhóm trưởng hướng dẫn.
 Kiểm hàng theo quy cách : theo mẫu, thông số,các lỗi phải bắt như : bung chỉ , bỏ mủi,
dính dầu , đứt chỉ,vệ sinh,…
HÀNG ĐẠT
 Nếu hàng kết cườm giao cho gia công bên ngoài :
o Kiểm số lượng theo mã hàng, màu, size và gởi đi (kèm phiếu xuất).
o Kiểm số lượng + chất lượng thực tế (phiếu nhập hàng về).
o Hàng phát sinh có tái chế> kiểm số lượng và giao đi / nhận về theo mã + màu (kèm
phiếu xuất + phiếu nhận).
o Khi giao hàng đi hay nhập hàng về đều được thể hiện theo form mẫu qui định, kèm
form.
o Lưu hàng đạt để riêng giao cho bộ phận hút bụi.
 Nếu là hàng bình thường (không giao đi kết cườm).
o Lưu thành phẩm hàng đạt để riêng và ghi chú lên mã hàng có tên chuyền sản xuất để
tránh trường hợp nhầm chuyền.
o Giao cho bộ phận hút bụi.
HÀNG HƯ/TÁI CHẾ
 Hàng tái chế sẽ trả lại cho chuyền/gia công (kèm phiếu trả tái chế), nhập vào form mẫu.
 Hàng tái chế được ghi chú lại số lượng và báo cáo hàng tái chế hàng ngày (kèm file).
 Các lỗi tái chế thường gặp.
 Bo cổ, to nhỏ, xì, bỏ mũi, đứt chủ, méo.
 Gắn nhãn: bung chỉ, nổi chỉ, lộn size.
 Tra tay: không êm, xì, xếp ly, lật lộn vai con.
 Vai con: so le, nhăn, giãn, đứt chỉ, bỏ mũi.
 Vắt sườn: không bỏ nhăn, bỏ nhãn lộn bên, gáy đứt chỉ, thân to, thân nhỏ, cửa tay to
nhỏ.
 Kan sai lai tay, lai áo: gãy, bỏ mũi cuốn mí vải, dư mí, lật lộn đứt chỉ, nối chỉ , không
trùng ,xì.
 Đọ dài tay: tay dài, tay ngắn.
 Đóng nút: lộn bên, không thẳng, le mí dưới.
 Đóng khuy: chém đứt chỉ, khoảng cách không đều.
 Đầu trụ : to nhỏ, xì, cao thấp, góc trụ xì.
 Diễu cổ: lòi chỉ đầu cổ, đầu cổ không tròn.
 Vắt lưng: lộn phía trước ra sau, lộn thun.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 43
 Tra dây kéo: so le, cầm không đều, tui hai bên cao thấp.
 Vắt túi xì.
 Sửa hàng tái chế: tháo chỉ ra không may lại.
 Hàng khác màu, dính màu dơ, lủng.
 Các lỗi khác ….
Bước 4 : Nhận hàng tái chế và lặp lại bước 1, bước 2, bước 3 nhập vào form mẫu
Bước 5 : Hút bụi
Hút bụi Ép nhãn
 Lấy hàng từ nơi lưu hàng đạt.
 Hút bụi theo hướng dẫn của nhóm trưởng đối với các mã hàng
 Lấy bó hàng nào khi xong cột lại bó hàng đó, không được bỏ giấy tờ ghi chú trên hàng.
 Giao hàng cho bộ phận ủi, ghi chú trên bàn thợ ủi số lượng mình giao hàng, mục đích để
nhóm trưởng biết tiến độ ra hàng và tính năng.
Bước 6: Ủi theo quy cách kỹ thuật (kèm file)
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 44
Hàng ủi sẽ có hai loại: hàng mẫu và hàng bình thường.
Hàng mẫu:
 Thao tác ủi làm theo nhóm trưởng hướng dẫn.
 Ủi hàng theo form mẫu của nhóm trưởng đã vẽ bằng băng keo giấy theo rập lên bàn
(kèm ảnh).
 Nếu hàng có phát sinh không khớp với form mẫu như đã vẽ thì báo cho nhóm trưởng
biết để giả quyết.
 Hàng ủi xong xếp theo mã, màu, size xếp chồng lên nhau thẳng hàng.
Bước 7: Kiểm chặn
Là khâu kiểm hàng cuối cùng để đưa thành phẩm đến với khách.
Nội dung chủ yếu:
 Do thông số khoảng 20 cái đầu tiên của mã hàng.
 Bắt lỗi ủi hàng xấu.
 Hàng dơ, dính dầu, còn chỉ, bung chỉ, đứt chỉ, kích cỡ của size…
 Mục đích : tránh tình trạng đóng bao mà hàng còn sót lỗi, phát hiện ra những phát sinh
lỗi thuộc bộ phận nào thì báo nhóm trưởng, tổ trưởng và bộ phận liên quan để giải quyết.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 45
Bước 8 : Bắn thẻ bài, sticker
 Thẻ bài và sticker thể hiện: tên của khách, tên mã, tên màu, tên size và số mã vạch, do
đó từng thẻ bài/ sticker đối với từng mã hàng thì chúng sẽ khác nhau, không giống nhau
(kèm ảnh).
 Thẻ bài/sticker sẽ được gắn vào quần áo tùy theo yêu cẩu khách hàng mà gắn ở vị trí cổ
sau, bên sườn, … từng thẻ bài/ sticker đối với mã hàng thì chúng sẽ khác nhau, không
giống nhau ….
 Thẻ bài/sticker sẽ được người theo đơn hàng đó chuyển xuống tổ bao bì và hướng đãn
cách làm, đồng thời để bao bì sắp xếp thời gian đối với các mã hàng …. (kèm list nhập).
Bước 9: Đóng bao/treo móc
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 46
 Tùy theo khách hàng mà yêu cầu thực hiện đóng bao hay hàng treo móc .
 Phụ kiện bao bì dùng cho đóng hàng sẽ được lên kế hoạch nhập số lượng và mẫu mã về
trước để kiểm tra số lượng và chất lượng kip thời có đúng như khách hàng yêu cầu
không, tuy nhiên tùy khách hàng mà xử lý (kèm list bao bì / móc).
Bước 10 : Đóng thùng
Máy rà kim Kho thành phẩm
 Công việc chuẩn bị thùng cũng giống như chuẩn bị bao bì phòng kế hoạch và người theo
đơn hàng phải sắp xếp số thùng về đủ số lượng và đạt chất lượng (kèm theo phụ kiên
thùng).
 Việc đóng thùng sẽ dựa trên packinglist (packinglist được hiểu như là quy cách đóng
thùng) có từ người theo đơn hàng đó gởi xuống , công việc chủ yếu:
 Nhận packinglist từ người quản lý.
 Lấy hàng từ nơi lưu thành phẩm đã được phân nhóm của bộ phận đóng bao.
 Lấy số lượng tp phải cùng theo size và đủ số lượng như packinglist thể hiện.
 Ghi chú bằng bút màu đối với những số lượng đã đóng đủ .
 Những số lượng thiếu ghi chú lại và báo người quản lý.
Lưu ý : phát sinh thiếu số lượng so với số lượng được thể hiện trên packinglist và đóng hàng bể
màu bể size: lấy số lượng màu này bù cho màu kia, số lượng size này bù cho số lượng size kia
(cũng tùy thuộc vào khách hàng).
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 47
Bước 11: Xuất hàng cho khách theo lệnh
 Bảng dự trù xuất hàng sẽ được phòng kế hoạch fax xuống một tuần đến 1 tháng trước
khi xuất hàng (kèm bảng).
 Lệnh xuất hàng sẽ nhận được trước đó vài ngày để bao bì sắp xếp kịp thời gian cũng như
số lượng xuất.
Nhiệm vụ của tổ trưởng bao bì:
 Theo dõi số lượng thành phẩm trong ngày và số người làm từng khâu.
 Họp các đầu ngành và phân bổ công việc.
 Khi có lệnh ép nhãn, triển khai thao tác phân, quy cách nhiệt độ, ký hơi, lực ép.
 Triển khai ủi hàng, xếp hàng khi lên mã mới (tùy theo khách hàng).
 Triển khai và theo dõi đơn hàng ép cườm (nếu có).
 Kiểm tra chất lượng các khâu: kiểm hàng, ép nhãn, ủi gắn thẻ bài, sticker.
 Theo dõi tiến độ từng khâu, theo dõi năng suất của từng thợ.
 Theo khách kiểm final.
 Theo dõi tiến độ xuất hàng và phụ liệu đóng gói của từng đơn hàng có đủ chưa.
 Giả quyết những vẫn đề xảy ra của từng bộ phận.
Nhiệm vụ của tổ phó bao bì:
 Viết bảng báo cáo trả hàng tái chế gởi ban giám đốc.
 Triển khai kiểm hàng thành phẩm các chuyền, kiểm hóa, kiểm chặn, bắt tái chế
 9 giờ lấy thông số của KSC đọc và góp ý kiến thêm những gì KSC còn thiếu sót.
 15 giờ lấy bảng kiểm tả chất lượng của KSC lần 2.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 48
 Xem lỗi tái chế đã giả quyết, nếu chưa báo với cấp trên giải quyết.
 Xuất mẫu shipping cho khách hàng.
V. Các qui định chung trong lao động:
1. Qui định chung của Công ty TNHH Thái Sơn S.P:
 Đi làm đúng giờ:
o Nếu đi trễ quá 30 phút không có lý do chính đáng thì không được vào làm.
o Nếu đi trễ quá 5 lần trên 1 tháng buộc phải thôi việc.
 Nghỉ phải có phép:
o Nghỉ 1 ngày phải được phép của tổ trưởng (trong điều kiện không gây trở
ngại cho sản xuất).
o Nghỉ trên 1 ngày phải được phép của Ban Giám Đốc.
o Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày
cộng dồn trong 1 năm không có lý do chính đáng sẽ buộc thôi việc (điều
85 Bộ luật lao động).
 Khoảng 2 điều 41 Bộ luật lao động 2002 sửa đổi bổ xung:
o Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái
pháp luật thì không trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng
lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có).
 Trường hợp công nhân muốn thôi việc phải làm đơn báo trước 30 ngày và được
sự chấp nhận của BGĐ (nếu tự ý nghỉ việc vô kỷ luật, mọi quyền lợi còn lại sau
lương căn bản sẽ không được giải quyết).
 Thời gian thử việc:
o 1 tháng đối với công nhân.
o 2 tháng đối với nhân viên văn phòng.
 Các công nhân chấp hành tăng ca theo kế hoạch của tổ trưởng được hưởng lương
đơn giá bằng 150% đơn giá trong giờ làm bình thường.
 Các công nhân không được tự ý mang tài sản của xưởng ra ngoài, phải đảm bảo
tốt tài sản của xưởng. Nếu làm hư hao mất thì phải bồi thường theo giá thị
trường.
 Khi rời máy nếu không tắt máy sẽ dễ cháy mô tơ và xảy ra hỏa họa, công nhân
sẽ bị trừ vào phụ cấp chuyên cần của tháng đó.
 Tất cả các công nhân nghiêm chỉnh tuân theo sự sắp xếp của tổ trưởng và cách
hướng dẫn của kỹ thuật.
 Mỗi công nhân phải đảm bảo tay nghề của mình, thực hiện tốt các công đoạn
của mã hàng được giao phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp, lau sạch máy không
được để dính vết dầu, vết bẩn, hư rách. Nếu vi phạm phải bồi thường theo giá trị
tương đương.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 49
 Không sử dụng điện thoại vào việc riêng trong giờ làm.
 Trong giờ làm việc tuyệt đối không được ra vào cổng khi không có phép của Tổ
trưởng hoặc BGĐ.
 Khi hết giờ làm việc công nhân có thể ra về , không cần chấp hành theo bất cứ
sắp xếp nào của tổ trưởng hoặc quản lý trực tiếp.
 Nếu cảm thấy nơi mình làm việc coa yếu tố nghiêm trọng nguy hiểm đến sức
khỏe thì được phép rời khỏi vị trí và báo với cấp trên.
 Công nhân khi vào làm việc phải đọc kỹ và thực hiện nghiêm chỉnh các nội
dung này.
2. Các cam kết thực hiện các chính sách SA 8000:
a. Lao động trẻ em:
 Công ty cam kết không tham gia ủng hộ việc sử dụng lao động trẻ em như định
nghĩa ở trên.
 Công ty cam kết duy trì mọi thủ tục bằng văn bản về việc thực hiện hành động
phục hồi cho trẻ em được phát hiện đang làm việc trong các tình trạng đúng như
định nghĩa được nêu trên về luật lao động trẻ em và truyền đạt một cách hiệu quả
đến toàn thể CBCNV và các bên có liên quan.
 Công ty cam kết thiết lập, đưa vào văn bản, duy trì và truyền đạt một cách hiệu
quả đến toàn thể CBCNV và các bên có liên quan về những chính sách và thủ tục
khuyến khích việc giáo dục cho trẻ em đã nói trong khuyến cáo số 146 của tổ
chức Lao động quốc tế và những công nhân trẻ tuổi công ty cam kết thực hiện các
biện pháp để đảm bảo không có trẻ em hay công nhân trẻ tuổi làm việc trong giờ
học và thời gian tổng cộng của việc học tập, đi lại (đi làm và đi học) và thời gian
làm việc không quá 10 giờ/ngày.
 Công ty cam kết không bố trí trẻ em hoặc công nhân trẻ tuổi vào làm việc trong
hoặc ngoài khu vực làm việc nguy hiểm, không an toàn, hay có hại cho sức khỏe.
b. Lao động cưỡng bức:
Công ty cam kết không tham gia, ủng hộ hay sử dụng lao động cưỡng bứa và
cũng không yêu cầu nhân viên đóng tiền (ký quỹ) hay nộp các giấy tờ cá nhân khi
bắt đầu làm việc tại công ty.
c. Sức khỏe và an toàn:
 Công ty cam kết cung cấp môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe và có
các bước thích hợp để phòng ngừa việc xảy ra các tai nạn và thương tích ảnh
hưởng đến sức khỏe, liên quan đến hay có thể xảy ra trong quá trình làm việc,
bằng cách hạn chế hết mức các mối nguy hiểm vốn có trong môi trường làm việc.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 50
 Công ty bổ nhiệm một ĐDLĐ về an toàn và sức khỏe chịu trách nhiệm về sức
khỏe và an toàn cho toàn bộ nhân viên và có trách nhiệm thực hiện các yếu tố sức
khỏe và an toàn của TC này.
 Công ty đảm bảo mọi CBCNV đều được huấn luyện thường xuyên về an toàn và
sức khỏe , có lưu hồ sơ huấn luyện về an toàn và sức khỏe. Việc đào tạo này
thường xuyên thực hiện lại cho những nhân viên mới và những người được tuyên
truyền công tác mới.
 Công ty đảm bảo các hệ thống để phát hiện, phòng tránh hay đối phó các mới đe
dọa tiềm ẩn đến sức khỏe và an toàn của toàn bộ nhân viên.
 Công ty tạo điều kiện cho toàn thể CBCNV được sử dụng các nhà vệ sinh sạch,
dùng nước hợp vệ sinh và các phương tiện bảo đảm vệ sinh để lưu trữ thực phẩm.
d. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể:
 Công ty cam kết tôn trọng quyền của CBCNV được thành lập và gia nhập tổ chức
Công đoàn và thương lượng tập thể.
 Công ty cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho CBCNV bầu ra người đại diện (Chủ
tịch Công đoàn) và tôn trọng Luật Công đoàn nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam.
 Ban lãnh đạo công ty đảm bảo Chủ tịch Công đoàn và ban chấp hành Công đoàn
không bị phân biệt đối xử và có khả năng tiếp xúc với các thành viên công đoàn
tại nơi làm việc.
e. Sự phân biệt đối xử:
 Công ty cam kết không tham gia hoặc ủng hộ sự phân biệt đối xử trong tuyeenr
dụng, trả công đề bạt, cho nghỉ việc, về hưu dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, nguồn
gốc dân tộc, tôn giáo, thương tật, giới tính, xu hướng tình dục, thành viên Công
đoàn, khuynh hướng chính trị hay tuổi tác.
 Công ty không ca thiệp vào việc thực thi các quyền con người trong việc học
hành các giáo lý, hoặc thỏa mãn các nhu cầu liên quan đến chủng tộc, đẳng cấp,
nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, thương tật, giới tính, xu hướng tình dục.
 Công ty nghiêm cấm mọi hành vi cưỡng bức, đe dọa, lạm dụng, bóc lột tình dục
bao gồm các cử chỉ ngôn ngữ, đụng chạm thân thể.
f. Thi hành kỷ luật:
 Công ty cam kết không tham gia hay ủng hộ việc sử dụng hình phạt thể xác,
cưỡng bức tinh thần hoặc thể xác và lăng nhục bằng lời nói.
g. Thời giờ làm việc:
 Công ty cam kết tuân theo quy định pháp luật Việt Nam về giờ làm việc. Số giờ
làm việc trong tuần không quá 48h, các giờ làm thêm được trả thù lao với mức
cao và không có trường hợp nào quá 12h/tuần.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 51
 Công ty cam kết làm thêm ngoài giờ là tự nguyện.
 Công ty cam kết thực hiện việc thương lượng về số giờ làm thêm để đáp ứng nhu
cầu kinh doanh trong thời gian ngắn với tổ chức Công đoàn khi thương lượng ký
kết thỏa ước lao động tập thể.
h. Trả công lao động:
 Công ty đảm bảo rằng các khoản lương trả cho CBCNV đáp ứng yêu cầu pháp
luật và nhu cầu cơ bản, cho phép CBCNV công ty được ứng lương để đáp ứng
nhu cầu chỉ tiêu bất thường.
 Công ty đảm bảo không cắt giảm lương vì mục đích thi hàh kỷ luật, các khoản
lương và phúc lợi được kê chi tiết rõ ràng và thanh toán đúng qui định và qui định
của pháp luật, thuận tiện cho CBCNV và bằng tiền.
 Công ty đảm bảo không sử dụng việc ký hợp đồng đơn thuần và cho thử việc giả
tạo để trốn tránh trách nhiệm về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
i. Hệ thống quản lý:
 Chính sách trách nhiệm xã hội:
Công ty luôn quan tâm đến vệ sinh môi trường, an toàn và sức khỏe cho toàn
thể CBCNV, góp phần tạo diều kiện làm việc thuận lợi trong công ty.
Công ty chú trọng phát triển mối quan hệ giữa các CBCNV và các cấp lãnh
đạo trong công ty nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết hợp tác, hòa nhã, đẩy
mạnh tích cực, vận động và sáng tạo trong mọi lĩnh vực để mang lại hiệu quả
cao nhất trong công việc.
 Để thực hiện chính sách nêu trên, công ty cam kết:
Thực hiện, đáp ứng tất cả yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000.
Thực hiện tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật nói chung và những Qui định pháp
luật về Lao động nói riêng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Tôn trọng và tuân thủ những nguyên tắc của cácVăn kiện Quốc tế (như đã liệt
kê trong phần b của tiêu chuẩn SA 8000) và luôn quan tâm đến sự giáo dục và
phát triển.
Duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý Trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn
SA 8000.
Các tài liệu của hệ thống quản lý trách nhiệm Xã hội được lập thàh văn bản,
thực hiện, duy trì, truyền đạt có hiệu quả dễ hiểu tới toàn bộ cán bộ công nhân
viên trong công ty công bố công khai rộng rãi tới các bên quan tâm.
Chính sách này được thực hiện kể từ ngày ban hành.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 52
3. Các quy định chung trong lao động:
- Làm 8h trong 1 ngày, tăng ca 3 ngày/tuần.
- Đối với công nhân mang thai làm việc 7h/ngày.
- Lương của công nhân được trả theo thời gian: Công ty trả giờ tăng ca theo các
ngày làm việc như sau: ngày lao động bình thường (150%), ngày chủ nhật
(200%), ngày lễ (400%).
- Tất cả các công nhân đều tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản
này sẽ khấu trừ vào lương hàng tháng.
- Công nhân sẽ được nghỉ 6 tháng khi thai sản.
- Mỗi công nhân sẽ được nghỉ phép 14 ngày trong năm.
- Tất cả các công nhân đều được tham gia lớp huấn luyện PCCC.
- Ở mỗi bộ phận đều có sơ đồ thoát hiểm và có dụng cụ PCCC, dụng cụ y tế.
- Công nhân sẽ được công ty tổ chức tham quan du lịch hàng năm như ở: Vũng
Tàu, Đà Lạt, ...và nhiều chương trình khuyến khích cho công nhân.
- Công ty sẽ hỗ trợ xe cho công nhân về quê ăn tết.
- Công nhân được thưởng lương tết theo mức độ làm lâu dài ở công ty
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 53
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA MÃ HÀNG SO 8713
Quy trình sản xuất mã hàng SO 8713:
Khách hàng: FEVER 3 – 15
Sản lượng : 1000
KHO VẢI PHA CẮT IN/THÊU/
CƯỜM
KHO PHỤ
LIỆU
CHUYỀN/
GIA CÔNG
BAO BÌ
XUẤT HÀNG
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 54
I. KHO:
1. Kho vải:
- Nhận kế hoạch xuất vải, bảng màu từ phòng kế hoạch
- Xổ vải.
- Kiểm tra số lượng.
- Kiểm tra chất lượng: các lỗi thường gặp ở đơn hàng này như loan màu, sọc ngang
màu, lủng nhỏ, lủng to.
Sọc ngang màu
- Khi nhận NPL về kho, có nhiệm vụ kiểm tra 10% và đánh giá lỗi ngay chuyển
Phòng kế hoạch xí nghiệp giải quyết với khách hàng.
- Trường hợp có quá nhiều lỗi, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thì cần báo ngay với
nhân viên phòng kế hoạch để làm việc lại với khách hàng.
- Xuất vải cho pha cắt kèm theo phiếu xuất.
Kế hoạch kho vải Phiếu đề nghị xuất vải
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 55
Phiếu xuất Bảng màu
2. Kho phụ liệu:
- Nhận kế hoạch sản xuất mã hàng SO 8713
- Nhận phụ liệu về kho
- Kiểm tra, cân/đếm số lượng các loại phụ liệu như: nhãn, thẻ bài, ...
- Xuất phụ liệu cho các khâu có liên quan: chuyền may, bao bì....
Nhãn Thẻ bài
II. PHA CẮT:
1. Nhận thông tin cắt vải:
- Tổ trưởng pha cắt nhận thông tin cắt mã hàng SO 8713bao gồm: tác nghiệp
cắt, kế hoạch cắt, sơ đồ, lệnh xuất vải, bảng màu. Sau đó triển khai tới các bộ
phận liên quan. (tài liệu đính kiềm).
2. Nhận vải từ kho:
- Pha cắt cho người xuống kho vải để nhận vải. Lưu ý: phải mang theo tác
nghiệp cắt, bảng màu để tránh nhận sai.
- Khi nhận vải xong phải ký xác nhận.
3. Trải vải:
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 56
- Căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng màu thống kê cắt nhận nguyên phụ liệu từ
kho về XN. Tùy theo tính chất nguyên liệu và số lượng của lô hàng phòng kỹ
thuật lập phiếu hạch toán bàn cắt ghi rõ số lớp, màu sắc cho từng bàn cắt .
- Căn cứ vào bảng màu nguyên liệu Phòng kế hoạch cấp, kiểm tra màu sắc, số
lot, khổ vải so với khổ sơ đồ (nếu khác phải báo cho tổ trưởng ) để trải cho
đúng
- Kiểm tra mặt trái, phải của từng loại vải, kiểm tra tên mã hàng của phiếu tác
nghiệp cắt và sơ đồ có giống nhau không .
- Cần phải lót giấy ở dưới trước khi trải vải.
- Trải mặt úp mặt.
- Trải số lớp vải theo số lớp có trong tác nghiệp sơ đồ là109
- Hết mỗi cây vải phải trải 1 lớp giấy để tránh khác màu.
- Khi trải phải canh theo 1 biên
- Kiểm tra chiều dài tác nghiệp cắt và sơ đồ, kiểm tra loại vải, khổ vải, chú ý
canh sọc đối với vải sọc, chiều tuyết hoa văn (nếu có)
- Khi trải phải chú ý đến 2 màu của biên vải
- Cặp trải vải phải song song cùng thao tác
- Khi trải xong phải ghi lại thông tin trên đầu khúc.
- Ghi rõ thông tin bàn đã trải vào tờ đầu.
Tác nghiệp cắt
4. Cắt vải:
Các lưu ý khi cắt vải:
- Bàn cắt phải có chữ ký của tổ trưởng hoặc tổ phó, chú ý phải đúng bàn, tỉ lệ,
mã hàng, chiều sơ đồ.
- Khi cắt phải đeo găng tay.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 57
- Trước khi cắt phải dán gáy, bấm những nơi cần bấm, dấu bấm không được
quá sâu.
- Cắt chuẩn, không lệch đường sơ đồ.
5. Tách hàng: (hàng không in thêu)
- Tách đồng bộ theo áo/quần
- Tách theo cây
- Các bó cùng cây và cùng áo/quần buộc chung với nhau
6. Thay thân:
Thay thân các bán thành phẩm bị lỗi
7. Giao cho chuyền gia công:
III. CHUYỀN:
1. Thực hiện các bước chuẩn bị
Là nhằm chuẩn bị các công việc căn bản trước khi lên mã hàng mới như sau:
 Nhận rập/áo mẫu/bảng màu
 Nhận bán thành phẩm và phụ liệu.
 Làm qui trình sản xuaatss theo công đoạn
 Làm sơ đồ sắp đặt máy móc thực tế theo công đoạn.
 Chuẩn bị máy dự phòng cho các công đoạn khó, năng xuất thấp.
 Chuẩn bị gá lắp, cữ, rập (nếu cần).
 Nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật có thể phát sing khi lên chuyền.
 Thực hiện các bảng qui trình kiểm hàng thành phẩm.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 58
Các bước trên khi thực hiện phải được thể hiện qua giấy tờ mà cụ thể là “bảng thông tin chuẩn
bị lên chuyền”. Bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền là một bộ gồm 4 tờ:
o Tờ 1: bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền.
o Tờ 2: bảng qui trình sản xuất.
o Tờ 3: bảng sơ đồ sắp chuyền.
o Tờ 4: bảng qui trình kiểm tra thành phẩm.
Bộ 4 tờ thông tin như trên phải được thực hiện hoàn chỉnh ít nhất 1 ngày trước khi lên chuyền .
2. Nhận bán thành phẩm và phụ liệu
 Bán thành phẩm và phụ liệu cần được nhận đầy đủ trước khi lên chuyền.
 Trong trường hợp gấp: có thể vừa nhận mã hàng vừa lên chuyền nhưng bộ phận cung
ứng bán thành phẩm/phụ liệu phải đảm bảo số lượng để không bị đứt chuyền.
 Bán thành phẩm/phụ liệu khi nhận phải có phiếu hoặc ký nhận đầy đủ.
3. Sắp xếp máy theo qui trình
Trong thông tin chuẩn bị lên chuyền có tờ bảng sơ đồ sắp chuyền. Dựa trên bảng sơ đồ sắp
chuyền mà dàn khung tiến hành sắp xếp máy móc trong chuyền. Khi sắp xếp máy móc có một
số lưu ý như sau:
 Máy móc phải được sắp xếp theo chiều nước chảy: công đoạn sau nối tiếp công đoạn
trước
 Trong chuyền chỉ được phép để 1-3 máy dự phòng cho công đoạn khó và năng xuất
thấp.
 Ngoài khoảng trống do máy dự phòng , chuyền không được phép để các khoảng trống
khác chen xem vào giữa chuyền.
 Công đoạn cuối khi ra thành phẩm phải nằm gần máy cắt chỉ và bàn kiểm thành phẩm.
4. Trển khai may mã hàng mới
Kỹ thuật và chuyền trưởng triển khai cách may cho từng công nhân (từng công đoạn) theo
chiều sản xuất.
Một mã hàng trong chuyền có thể tiến hành may theo 2 phương pháp:
 May theo cây.
 May theo 1 áo.
5. Cắt chỉ và kiểm hàng thành phẩm
 Cắt chỉ: sử dụng máy cắt chỉ 2 đầu. Áo thành phẩm phải được cắt chỉ sạch trước khi đưa
qua khâu kiểm thành phẩm.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 59
 Kiểm hàng thành phẩm
Hàng thành phẩm được kiểm 100% trước khi đưa qua bao bì.
Hàng thành phẩm phải được kiểm theo qui trình.
KC phải thường xuyên theo dõi kiểm hàng thành phẩm nhằm nhanh chóng phát hiện ra
lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất.
6. Giao hàng thành phẩm qua bao bì
Hàng thành phẩm sau khi kiểm đạt được giao qua bao bì. Khi giao hàng thành phẩm qua bao bì
cần những lưu ý sau:
 khi giao phải có phiếu giao.
 Phiếu giao thể hiện số lượng theo màu và size.
 Sau khi giao phiếu giao phải được lưu lại. Số liệu giao hàng phải nhập sổ theo dõi.
7. Nhận hàng tái hế và sửa hàng tái chế
 Hàng tái chế có nguồn trả về: từ kiểm thành phẩm của chuyền và từ bao bì.
 Hàng tái chế trả lại từ bao bì phải được nhập sổ theo dõi số lượng nhận/trả tái chế.
IV. BAO BÌ:
1. Nhận hàng từ chuyền gia công.
2. Phân nhóm mã hàng:
3. Kiểm chất lượng:
4. Hút bụi
5. Ủi theo qui cách của kỹ thuật
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 60
6. Kiểm chặn
•Bắt lỗi ủi hàng xấu
•Hàng dơ, hàng dính dầu, còn chỉ, bung chỉ, đứt chỉ, kích cỡ size....
7. Thẻ bài, sticker:
- Thẻ bài thể hiện thương hiệu được bắn ở nách sản phẩm.
- Sticker được dán trên thẻ bài gắn ở nhãn. (có kim ghim)
- Sticker thể hiện: thể hiện tên khách, mã, màu, tên size và mã số vạch.
8. Đóng bao:
Gấp xếp và cho vào bao như mẫu.
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 61
9. Đóng thùng:
Đóng thùng Packing list
10. Xuất hàng cho khách hàng theo lệnh:
- Lệnh xuất hàng sẽ được nhận trước đó vài ngày để bao bì sắp xếp kịp thời gian
giao hàng.
Xuất hàng
Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN
SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 62
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
I.KẾT LUẬN:
- Kết thúc 6 tuần thực tập tại Công ty TNHH Thái Sơn, em đã có điều kiện tiếp xúc và
học hỏi được những kiến thức từ thực tế, đồng thời cũng tích lũy được một số kinh
nghiệm cho bản thân.
- Để có thể tìm hiểu cụ thể quy trình sản xuất một mã hàng, ở mỗi bộ phận,em đã được
các anh, chị phụ trách tạo điều kiện cho em được tham gia sản xuất. Đây là cách tốt nhất
để em hiểu rõ hơn về mã hàng của mình.
 Tại phòng may mẫu: em đã luyện tập được tay nghề may của mình- nâng cao tay
nghề. Biết được qui trình may các sản phẩm như: áo T- shirt, đầm, áo khoác, ...
 Tại kho vải: em đã học được cách nhận biết lỗi vải, biết cách chấm điểm lỗi vải
theo tiêu chuẩn 4 điểm. Giúp em phân biệt được các cấu trúc dệt của các loại vải.
 Tại xưởng cắt : em đã học được cách nối sợi, sang sợi của các lỗi vải. Được các
anh trong pha cắt chỉ tận tình những lưu ý khi trải, cắt vải.
 Tại khâu bao bì: em được chị quản lý bao bì chỉ cho quy trình làm việc của bao bì
và giải đáp nhiệt tình các thắc mắc khi tụi em đưa ra.
- Có thể nói, thời gian thực tập tại xí nghiệp, em đã được tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
việc tìm hiểu, quan sát thực tế rất nhiều. Tuy nhiên, với thời gian thực tập 6 tuần, song
song với việc tìm kiếm nguồn tài liệu làm báo cáo thực tập là đồ án công nghệ, em cảm
thấy trôi qua rất nhanh, và nhận thấy mình còn bỏ lỡ nhiều:
 Quy trình làm việc cụ thề ở các bộ phận: kế toán, nhân sự,…
 Quy trình làm việc ở bộ phận kế hoạch.
- Thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thái Sơn S.P, tiếp xúc với anh chị, cô chú trong
toàn thể xí nghiệp, em nhận thấy môi trường làm việc tại xí nghiệp tốt, các mối quan hệ
của bộ phận quản lý với người lao động rất tốt, ít gặp phải những mâu thuẫn lớn. Công
việc tại các công đoạn làm việc riêng rẽ với nhau nhưng lại được liên kết chặt chẽ với
nhau bằng giấy tờ. Do đó, công việc luôn được hoàn thành tốt và đạt kết quả mong
muốn. Bên cạnh đó, xí nghiệp đang rất thuận lợi với đội ngũ công nhân viên trẻ, đầy
lòng nhiệt huyết với nghề,… Cùng với nhiều chế độ ưu đãi đối với công nhân viên,
chăm lo đời sống cho anh chị em nhân viên rất chu đáo,… những người luôn làm việc
với cường độ cao, áp lực nặng,.... Điều này, đã góp phần tác động đến sự gắn kết giữa
các thành viên với xí nghiệp.
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vestBáo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vestTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp mayđồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jeanTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacketđồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacketTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigon
Báo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigonBáo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigon
Báo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigonTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyềnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...
đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...
đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đồ áN ngành may quy trình làm việc nhân viên quản lý đơn hàng ngành may
đồ áN ngành may   quy trình làm việc nhân viên quản lý đơn hàng ngành mayđồ áN ngành may   quy trình làm việc nhân viên quản lý đơn hàng ngành may
đồ áN ngành may quy trình làm việc nhân viên quản lý đơn hàng ngành mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty mayTiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệpTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ SọcNhân Quả Công Bằng
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
Báo cáo thực tập ngành may tại công ty nhà bè các phương án cải tiến và nâng ...
 
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vestBáo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
Báo cáo ngành may xây dựng quy trình công nghệ sản xuất mã hàng áo vest
 
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
đồ áN ngành may công tác chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất mã hàng quầ...
 
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp mayđồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
đồ áN ngành may tổ chức điều hành phân xưởng may tại xí nghiệp may
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
 
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacketđồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
đồ áN ngành may xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật mã hàng áo jacket
 
Báo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigon
Báo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigonBáo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigon
Báo cáo ngành may quy trình sản xuất áo jacket tại công ty garmex saigon
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
 
đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...
đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...
đồ áN ngành may kiểm tra chất lượng hàng thành phẩm và biện pháp xử lí các ph...
 
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 
đồ áN ngành may quy trình làm việc nhân viên quản lý đơn hàng ngành may
đồ áN ngành may   quy trình làm việc nhân viên quản lý đơn hàng ngành mayđồ áN ngành may   quy trình làm việc nhân viên quản lý đơn hàng ngành may
đồ áN ngành may quy trình làm việc nhân viên quản lý đơn hàng ngành may
 
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY - ĐỀ TÀI VAI TRÒ CẢI TIẾN THAO TÁC TRONG VIỆC NÂNG CAO CH...
 
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty mayTiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
Tiểu luận báo cáo về cải tiến sản xuất tại công ty may
 
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
 
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
[Công nghệ may] tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất trong may công nghiệp
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
 
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
Báo cáo thực tập ngành may tại cty đức giang 1
 
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
đồ áN ngành may công tác kiểm soát chất lượng trong sản phẩm áo vest tại phân...
 
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Triển Khai Đơn Hàng Thời Trang Giác Vải Kẻ Sọc
 

Similar to Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may

Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty mayBáo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
Báo cáo thực tập ngành may    quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phụcBáo cáo thực tập ngành may    quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phụcTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
100749 nguyen hoang phuong cac
100749   nguyen hoang phuong cac100749   nguyen hoang phuong cac
100749 nguyen hoang phuong cacLan Nguyễn
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...OnTimeVitThu
 
Thuc tap tot nghiep
Thuc tap tot  nghiepThuc tap tot  nghiep
Thuc tap tot nghiepthanhhauuit
 
Baocaothuctap
BaocaothuctapBaocaothuctap
Baocaothuctapcuong030
 
Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tân
Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tânMô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tân
Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tânDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256nataliej4
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phátBáo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phátLuanvantot.com 0934.573.149
 
Bao cao thuc tap kiet - 104633
Bao cao thuc tap   kiet - 104633Bao cao thuc tap   kiet - 104633
Bao cao thuc tap kiet - 104633Lan Nguyễn
 

Similar to Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may (20)

Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty mayBáo cáo thực tập ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
Báo cáo thực tập ngành may    quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phụcBáo cáo thực tập ngành may    quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
 
100749 nguyen hoang phuong cac
100749   nguyen hoang phuong cac100749   nguyen hoang phuong cac
100749 nguyen hoang phuong cac
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...Báo cáo thực tập ngành may   chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị sản xuất mã hàng áo vest tại công ty nh...
 
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
Download: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TMDV Kĩ thuật xây d...
 
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Bán Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Bán HàngGiải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Bán Hàng
Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Quản Trị Bán Hàng
 
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An Ninh
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An NinhĐề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An Ninh
Đề tài: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Dịch vụ Bảo Vệ An Ninh
 
Thuc tap tot nghiep
Thuc tap tot  nghiepThuc tap tot  nghiep
Thuc tap tot nghiep
 
Baocaothuctap
BaocaothuctapBaocaothuctap
Baocaothuctap
 
Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tân
Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tânMô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tân
Mô tả và phân tích quy trình hoạt động của bộ phận lễ tân
 
Lv (24)
Lv (24)Lv (24)
Lv (24)
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân viên tại công ty sợ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân viên tại công ty sợ...Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân viên tại công ty sợ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân viên tại công ty sợ...
 
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
Báo cáo thực tập: phân tích quy trình giao nhận hàng nhập FCL 5220256
 
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tuyển Dụng Tại Công Ty In Ấn.doc
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tuyển Dụng Tại Công Ty In Ấn.docBáo Cáo Thực Tập Quy Trình Tuyển Dụng Tại Công Ty In Ấn.doc
Báo Cáo Thực Tập Quy Trình Tuyển Dụng Tại Công Ty In Ấn.doc
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
 
Đề tài: Công tác Quản trị Bán hàng tại công ty TNHH Nhựa Nam Việt
Đề tài: Công tác Quản trị Bán hàng tại công ty TNHH Nhựa Nam ViệtĐề tài: Công tác Quản trị Bán hàng tại công ty TNHH Nhựa Nam Việt
Đề tài: Công tác Quản trị Bán hàng tại công ty TNHH Nhựa Nam Việt
 
Ttkt2018 final
Ttkt2018 finalTtkt2018 final
Ttkt2018 final
 
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phátBáo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần cao su trường phát
 
Đề tài: Một số giải pháp làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm tại công ty Tân ...
Đề tài: Một số giải pháp làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm tại công ty Tân ...Đề tài: Một số giải pháp làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm tại công ty Tân ...
Đề tài: Một số giải pháp làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm tại công ty Tân ...
 
Bao cao thuc tap kiet - 104633
Bao cao thuc tap   kiet - 104633Bao cao thuc tap   kiet - 104633
Bao cao thuc tap kiet - 104633
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Báo cáo thực tập ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất công ty may

  • 1. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 1 NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Xác nhận của Doanh Nghiệp Ngày tháng năm 2015 Người nhận xét (Vui lòng ghi rõ Họ tên, chức vụ)
  • 2. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... TPHCM, Ngày tháng năm 2015 Giáo Viên Hướng Dẫn Nguyễn Phước Sơn
  • 3. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 3 LỜI CẢM ƠN Qua 6 tuần thực tập ngắn ngủi nhưng đầy bổ ích tại Công Ty TNHH Thái Sơn S.P đã giúp em có nhiều cơ hội cọ sát với thực tế mà trong khi học lý thuyết em chưa nắm bắt rõ. Tuy chỉ có sáu tuần thực tập, nhưng qua quá trình thực tập em đã được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu được rất nhiều kiến thức thực tế. Từ đó em nhận thấy được việc cọ sát thực tế vô cùng quan trọng – nó giúp sinh viên chúng em xây dựng nền tảng lý thuyết học ở trường vững chắc hơn. Trong quá trình thực tập, do còn nhiều bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm thực tế, em đã gặp phải rất nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô khoa Công Nghệ May và Thời Trang và sự nhiệt tình của các anh chị trong công ty đã giúp em có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt kì thực tập cũng như hoàn thành cuốn báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin được gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo Công Ty TNHH Thái Sơn S.P đã tạo điều kiện và tiếp nhận em vào thực tập tại công ty. Em xin cảm ơn các anh chị thuộc các bộ phận trong công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để em có thể tiếp cận với thực tế quy trình làm việc của công ty. Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM, quý thầy cô khoa Công Nghệ May và Thời Trang đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em. Đặc biệt, em xin cán ơn thầy Nguyễn Phước Sơn, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành cuốn đồ án này. Do thời gian thực tập và lượng kiến thức thực tế của bản thân còn hạn chế nên cuốn báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót và những điểm cần sửa đổi bổ sung, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô và quí Công Ty TNHH Thái Sơn S.P để cuốn báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực tập Trần Thị Nhàn
  • 4. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 4 MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP............................................................................................................1 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..............................................................................................2 LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................................................3 MỤC LỤC...................................................................................................................................................4 LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................................................5 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THÁI SƠN S.P............................................6 I. Giới thiệu chung về Công Ty TNHH Thái Sơn S.P: .........................................................................6 II. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thái Sơn: ..................................................6 III. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh:...................................................................................7 1. Lĩnh vực hoạt động:.....................................................................................................................7 2. Thị trường trong nước:................................................................................................................8 3. Thị trường quốc tế:....................................................................................................................12 IV. Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Thái Sơn S.P:........................................................................12 1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty:.......................................................................................12 2. Sơ đồ tổ chức xưởng sản xuất của công ty:.................................................................................15 3. Quy trình sản xuất của nhà máy: ...............................................................................................20 V. Các qui định chung trong lao động:...............................................................................................48 1. Qui định chung của Công ty TNHH Thái Sơn S.P:.....................................................................48 2. Các cam kết thực hiện các chính sách SA 8000: .........................................................................49 3. Các quy định chung trong lao động:...........................................................................................52 CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA MÃ HÀNG SO 8713 ............................................................53 I. KHO:.............................................................................................................................................54 II. PHA CẮT:.................................................................................................................................55 III. CHUYỀN:..................................................................................................................................57 IV. BAO BÌ:.....................................................................................................................................59 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ...................................................................................................62 PHỤ ĐÍNH................................................................................................................................................64
  • 5. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 5 LỜI GIỚI THIỆU Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nói riêng đang diễn ra ở Việt Nam, con người ngày càng tạo ra nhiều của cải vật chất, ngày càng thỏa mãn các nhu cầu từ tối thiểu cho đến xa xỉ của đời sống xã hội. Do đó đời sống xã hội ngày càng nâng cao và nhu cầu làm đẹp của con người cũng tăng lên. Điều đó đã thúc đẩy ngành may mặc nước ta nói chung và tình hình hoạt động của Công Ty TNHH Thái Sơn S.P nói riêng ngày càng phát triển, không những đáp ứng nhu cầu may mặc trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới, không ngừng thay đổi mẫu mã, kiểu cách để phù hợp và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Ngành may mặc nước ta đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong khu vực cũng như trên thế giới. Do đó, để ngành may giữ được vị trí và không ngừng phát triển hiện tại cũng như trong tương lai thì yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có lực lượng cán bộ kỹ thuật và lực lượng lao động đông đảo có tay nghề, đòi hỏi cán bộ công nhân viên trong ngành không ngừng học hỏi các kinh nghiệm mới và hoàn thiện mình cũng như hoàn thiện thực tiễn yếu kém của ngành để ngành may mặc thực sự xứng đáng với vai trò và vị thế của mình – là một ngành công nghiệp mới mẻ nhưng có nhiều tiềm năng, hằng năm giá trị của ngành đóng góp một phần quan trọng vào tổng thu nhập quốc dân. Công Ty TNHH Thái Sơn S.P đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong thị trường của khu vực cũng như trên thế giới, đồng thời góp phần giải quyết việc làm cho số đông người lao động trong nước. Cùng với việc đa dạng hóa trong kinh doanh, vươn đến các thị trường mới đầy tiềm năng, không những có sự cải tiến trong sản xuất mà còn cam kết với khách hàng là tạo ra môi trường làm việc và kinh doanh đầy hứa hẹn. Được thực tập tại Công ty TNHH Thái Sơn S.P, em được mở rộng nhiều kiến thức mới, được vận dụng sự hiểu biết của mình vào thực tế, nhận thấy nhiều sự khác biệt giữa kiến thức học ở trường với thực tiễn tại công ty. Đặc biệt là nắm được quy trình sản xuất một mã hàng, quan sát cách tổ chức quản lý, tìm hiểu những tiêu chuẩn và cải tiến mới tại công ty.
  • 6. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 6 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THÁI SƠN S.P I. Giới thiệu chung về Công Ty TNHH Thái Sơn S.P: Tên đầy đủ: Công ty TNHH Thái Sơn S.P Tên tiếng Anh: Thai Son S.P Co.,Ltd. Năm thành lập: 1991. Loại hình: Nhà Sản Xuất Mã số thuế: 0303035957 Trụ sở chính: 153 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Điện thoại: (08)38.990022 Fax: (08)35.128850 Chi nhánh: 165A Long Phước, ấp Long Thuận, P.Long Phước,Q9, TP.HCM. Điện thoại: (08)54.489065 Fax: 54.489067 Hotline: 0908 399 140 Email: Thai-son@hcm.fpt.vn Website: www.thaisonspgarment.com Trụ sở chính Chi nhánh II. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thái Sơn: - Công Ty TNHH Thái Sơn S.P là một doanh nghiệp may gia đình được thành lập và hoạt động từ năm 1991 với 1 trụ sở chính tại 153 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM và 1 chi nhánh tại 165A Long Phước, ấp Long Thuận, P.Long Phước, Q9, TP.HCM. - với hơn 20 hoạt động sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Công ty hợp tác với nhiều khách hàng quốc tế trên toàn thế giới. Đồng thời, đây cũng là công ty đặc biệt cộng tác với nhà thiết kế thời trang nước ngoài xây dựng thương hiệu riêng của mình. Cùng với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và để đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các loại sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cho khách hàng trong và ngoài nước, công ty đã mạnh dạn đầu tư đổi mới một số trang thiết bị, áp dụng công
  • 7. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 7 nghệ khoa học tiên tiến kết hợp với việc vận dụng những kinh nghiệm kinh doanh có được hình thành nên công ty có năng lực sản xuất như ngày hôm nay. - Năm 2012 công ty mở rộng thêm một xưởng sản xuất ở quận 9 với tổng diện tích nhà máy là 7.400m2 , tất cả gồm có 15 chuyền may và 2 chuyền sản xuất mẫu sản xuất hơn 200.000 sản phẩm mỗi tháng, số lao động hiện nay là 500-1000 người. Số sản phẩm trung bình nhà xưởng sản xuất trong 1 năm là khoảng 3.000.000 sp/năm với số lượng đặt hàng tối thiểu là 1.500 sản phẩm/mẫu/màu. - Hầu hết các nhà máy may mặc ở Việt Nam đều nhập vải từ Trung Quốc và Trung Quốc không phải là thành viên của TPP (Trans-Pacific Partnership) nên họ không hưởng ưu đãi thuế từ TPP. Vì vậy, năm 2008 công ty bắt đầu với hướng đi mới là đến nước Ấn Độ- nơi cung ứng nguồn bông vải dồi dào và bắt đầu nhập sợi vào Việt Nam. Công ty đã lập ra nhiều mối quan hệ với các nhà máy dệt và nhuộm ở TP.HCM để đặt gia công sản xuất ra vải trước khi đưa về công ty để may. Công ty sản xuất vải từ các loại sợi nhập khẩu như cotton, polyester, viscose và spandex. Cho tới nay, công ty đã sản xuất hơn 200 tấn vải để cung cấp cho khách hàng. Mục tiêu của công ty là sản xuất và bán vải cho các doanh nghiệp trong khu vực và mục tiêu này có lẽ sẽ được ban lãnh đạo công ty thực hiện trong năm 2016 tới. - Các sản phẩm của công ty còn được phân phối tại các hệ thống siêu thị như: Coopmart, Big C, Vinatex, siêu thị Văn Hóa Văn Lang, siêu thị Bình An, ….. - Ngoài ra công ty còn làm hàng xuất khẩu khách hàng chính của công ty là: Nga, Mĩ, Anh, Đức,….đều có tiềm năng phát triển lớn mạnh. - Đến nay công ty đã thực hiện và nhận các chứng nhận: SA 8000, Target Australia, Adidas, Oeko Tex III. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh: 1. Lĩnh vực hoạt động: - Công ty TNHH Thái Sơn SP là một nhà sản xuất quần áo chuyên hàng dệt kim với công nghệ sản xuất mới nhất dành cho phụ nữ và nam giới. Công ty sản xuất vải và cung cấp giá FOB cho thị trường xuất khẩu, đồng thời sản xuất và cung cấp hàng may mặc cho thị trường nội địa. Thái Sơn S.P được đánh giá cao trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc từ vải dệt kim và tự hào là một trong những công ty gia đình đã tồn tại và phát triển trong hơn 20 năm qua. - Hiện nay, chúng tôi có hai cơ sở sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh. Công ty vẫn không ngừng phát triển các loại vải và in để phục vụ cho ngành công nghiệp thời trang xuất khẩu và nội địa với giá cả và chất lượng tốt nhất.Thái Sơn S.P là một trong những nhà cung cấp hàng may mặc hàng đầu Việt Nam về quần áo thời trang, giản dị, năng động và thể thao hàng dệt kim với giá cả cạnh tranh trên toàn thế giới. - Các sản phẩm của công ty còn được phân phối tại các hệ thống siêu thị như: Coopmart, Big C, Vinatex, siêu thị Văn Hóa Văn Lang, siêu thị Bình An, …..
  • 8. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 8 - Ngoài ra công ty còn làm hàng xuất khẩu khách hàng chính của công ty là: Nga, Mĩ, Anh, Đức,….đều có tiềm năng phát triển lớn mạnh. - Hoạt động của Thái Sơn S.P gồm các lĩnh vực/ thị trường chính: Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước. Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế. 2. Thị trường trong nước: - Các sản phẩm của Thái Sơn S.P bao gồm đa dạng các kiểu dáng từ vải dệt kim như: đầm, quần, áo, đồ thể thao,... dành cho mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn. - Với hai nhãn hiệu chính đó là: Aloha và Vietclio - nhãn hiệu được Bộ Khoa Học Công Nghệ - Cục Sở Hữu Trí Tuệ chứng nhận - Với hai nhãn hiệu khác nhau Thái Sơn S.P có 2 đội ngũ thiết kế khác nhau và mang phong cách khác nhau.
  • 9. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 9 ALOHA: Ra mắt từ năm 2003, thương hiệu thời trang Aloha đến nay đã trở nên quen thuộc với hầu hết người tiêu dùng nhờ sản phẩm đa dạng lựa chọn, phù hợp với kiểu dáng và tính cách người Việt Nam. Để định hình hướng đi riêng, đội ngũ thiết kế Thái Sơn S.P đã tạo ra những trang phục đa dạng, phù hợp kiểu dáng, tính cách người Việt. Những năm qua, thương hiệu thời trang Aloha đã hiện diện ở nhiều siêu thị lớn như Coop mart, Big C, Vinatex, với 4 dòng sản phẩm chính: Aloha Fashion, Aloha Fancy, Aloha Kids, Aloha Smart. a. Aloha Fashion: là dòng sản phẩm cho phụ nữ từ 25 tuổi trở lên. Các mẫu thiết kế của Aloha Fashion giúp khách hàng che được khuyết điểm nhưng vẫn tôn lên vẻ mặn mà, duyên dáng. Dòng sản phẩm này lựa chọn họa tiết nhã nhặn, tinh tế, chăm chút chi tiết và kiểu dáng.
  • 10. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 10 b. Aloha Fancy: Khá khác biệt so với Aloha Fashion, Aloha Fancy là dòng thời trang trẻ dành cho nam, nữ từ 18 đến 25 tuổi. Màu sắc tươi sáng, trẻ trung, phù hợp để đi học, dạo phố, giá thành vừa phải là những yếu tố thu hút mà dòng thời trang này mang lại. c. Aloha Smart: Aloha Smart là dòng sản phẩm dành cho nhóm khách hàng mục tiêu từ 20-35 tuổi. Dòng sản phẩm của Aloha Smart phân loại như sau: Váy đầm, áo, áo thun, áo crop tops, áo hoodie, quần shorts. So với Aloha Fashion và Aloha Fancy, dòng sản phẩm của Aloha Smart mang tính thông thường hơn. Đó là những thiết kế phù hợp khi đi làm hoặc ở nhà, hay những hoạt động ngoại khóa. Aloha Smart là sự kết hợp tốt nhất giữa yếu tố giá thành và mẫu mã thiết kế đẹp.
  • 11. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 11 d. Aloha kids: Aloha Kids, dòng thời trang đặc biệt dành riêng cho trẻ em từ 5 đến 13 tuổi. Bao gồm các nhóm sản phẩm: Váy đầm, áo, áo thun, áo hoodie, chân váy, quần short, quần dài. Aloha Kids tập trung vào thời trang dạo phố cho trẻ. Hình in vui nhộn, màu sắc tươi tắn, đính kết phụ kiện, ren thêu là những chi tiết được thể hiện trong hầu hết mẫu mã. Nhưng hơn hết, tiêu chuẩn quan trọng nhất của Aloha Kids chính là làm sao để trẻ cảm thấy thật sự thoải mái, năng động và vui thích khi diện những trang phục này. VIETCLIO: Sau thương hiệu Aloha, Thái Sơn tiếp tục cho ra mắt dòng thời trang trẻ trung, hơi hướng đường phố. Vietclio tập trung các trang phục có phom dáng rộng rãi, đơn giản, bắt mắt, hoa văn đa dạng, tươi trẻ, và nổi loạn. Dòng thời trang này hướng các bạn trẻ đến phong cách phóng khoáng và có phần nổi loạn. Thương hiệu Vietclio được kỳ vọng thu hút người tiêu dùng trong và ngoài nước.
  • 12. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 12 Trong năm 2014, Thái Sơn S.P đạt doanh số 11,2 triệu USD, trong đó nội địa chiếm 23 tỷ đồng. Thái Sơn S.P cũng đạt chứng nhận Confidence in Textiles - chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn Oeko-TEX, đảm bảo tất cả sản phẩm an toàn với người tiêu dùng. Hai thương hiệu Aloha và Vietclio được Cục Sở hữu Trí tuệ chứng nhận là thương hiệu thời trang độc quyền . 3. Thị trường quốc tế: Với thế mạnh là nhà cung cấp vải-Thái Sơn S.P đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài với số lượng dặt hàng tối thiểu là 1.500cái/mẫu/màu. Với đội ngũ công nhân lành nghề tại công ty Thái Sơn S.P đã sản xuất ra hơn 200.000 sản phẩm/ tháng và sản phẩm của Thái Sơn S.P đã được xuất khẩu sang các nước như: Hoa Kỳ, Nga, Mỹ, Anh, Châu Âu, Úc, ... IV. Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Thái Sơn S.P: 1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty: - Bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Theo kiểu cơ cấu này, các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc tiến hành ra quyết định, giúp xây dựng và quyết định các kế hoạch một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các vấn đề sau khi được quyết định sẽ được truyền xuống cấp dưới theo các tuyến đã định. - Cơ cấu này có ưu điểm gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí quản lý, tăng tính linh hoạt, phân công, phân nhiệm giữa các bộ phận phòng ban rõ ràng, đồng thời có thể tận dụng được hết năng suất và khả năng làm việc của từng cá nhân trong các phòng ban. Trụ sở chính
  • 13. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 13 a. Giám đốc: - Giám đốc là người quản lý điều hành trực tiếp mọi hoạt động của công ty, là người đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật. - Quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược kinh doanh công ty. Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ công ty. - Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh, đầu tư của công ty. - Trực tiếp chỉ đạo công tác tài vụ, quản lý vốn, tiền mặt, nộp ngân sách, chỉ đạo trong công tác quản lý cán bộ. Chỉ đạo công tác kinh doanh, phương thức kinh doanh, trực tiếp kí các hợp đồng thương mại. b. Phòng kế hoạch: (Ms.Như) - Xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh. - Thực hiện công tác điều độ sản xuất. Cung ứng nguồn nguyên vật liệu. - Theo dõi kế hoạch xuất nhập hàng của công ty phục vụ kịp thời cho sản xuất. - Quản lý kho hàng, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. c. Phòng xuất nhập khẩu: (Ms.Loan) - Soạn thảo các hợp đồng ngoại thương và theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng ở khâu nhập và xuất hàng hoá, nguyên phụ liệu.
  • 14. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 14 - Xử lý kịp thời những công việc liên quan đến xuất nhập, hàng hóa. - Thường xuyên liên lạc với khách hàng để giải quyết những trở ngại khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu. d. Phòng kế toán: (Ms.Quyên) - Ghi chép và phản ánh đầy đủ, trung thực tình hình kinh doanh của công ty theo đúng quy định của nhà nước. - Lập kế hoạch tài chính, dự đoán chi phí, chỉ tiêu tài chính và theo dõi tình hình thực tế với các chỉ tiêu này. - Quản lý tài sản, vốn, hàng hóa và các quỹ của công ty trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc quản lý tài vụ. - Tổ chức thanh toán đầy đủ những khoản chi phí phải trả, thu hồi công nợ đến hạn trả. Thực hiện các chỉ tiêu về tài chính, kế toán và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác hạch toán. - Trích lập các quỹ và sử dụng các quỹ đúng mục đích. Cuối kỳ tổng hợp số liệu , báo cáo tài chính nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm tối đa chi phí. e. Phòng kinh doanh nội địa và xuất khẩu: (Ms.Sim) - Tiến hành đàm phán với khách hàng về giá, mẫu mã, kích cỡ, chủng loại, chất liệu. Xây dựng và soạn thảo các hợp đồng bán hàng đã được hai bên (công ty và khách hàng) thống nhất. f. Văn phòng: (Ms.Tơ) - Quản lý công tác nghiệp vụ về hành chính, văn thư, lưu trữ của công ty theo đúng pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ. Quản lý quy chế, nội quy làm việc, an ninh trật tự, vệ sinh và văn hoá công ty. - Chuẩn bị đón tiếp, hướng dẫn, bố trí khách trong và ngoài nước đến làm việc với lãnh đạo công ty và các phòng chức năng liên quan. - Tổng hợp xây dựng lịch công tác định kỳ, đột xuất của lãnh đạo công ty, bảo đảm các điều kiện tổ chức hội họp, tiếp khách, đi công tác của lãnh đạo công ty. g. Các xưởng may: (Mr.Gô) - Xưởng may 1 và 2: Sau khi nhập nguyên phụ liệu và nhận kế hoạch sản xuất từ bộ phận kế hoạch. Các xưởng may sẽ tiến hành sản xuất theo như kế hoạch đã định. h. Phòng thiết kế: - Nghiên cứu các xu hướng cập nhập thời trang thế giới và trong nước. Thiết kế mẫu phát triển bộ sưu tập.Có chức năng hướng dẫn và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. i. Tổ bao bì:
  • 15. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 15 - Là khâu cuối cùng để hoàn thành sản phẩm. Tổ này kiểm tra lại chất lượng sản phẩm và đóng gói để xuất hàng đúng kế hoạch. 2. Sơ đồ tổ chức xưởng sản xuất của công ty: Chi nhánh GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÒNG KẾ HOẠCH PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT NHÂN SỰ KẾ TOÁN (THỦ QUỸ) QUẢN LÝ XƯỞNG KỸ THUẬT (MAY, BẢO TRÌ,...)
  • 16. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 16 A. Giám đốc sản xuất: a. Chức năng: - Quản lý chung toàn bộ nhà xưởng. - Theo dõi tiến độ đồng bộ sản xuất trong suốt thời gian thực hiện kế hoạch tháng ban hành. b. Nhiệm vụ: - Tiếp xúc với các phòng chức năng của công ty và khách hàng để nhận thông tin. - Tổ chức chuẩn bị sản xuất. - Quản lý các phòng ban trong nhà xưởng. B. Phó giám đốc sản xuất: a. Chức năng: - Chịu trách nhiệm trước giám đốc sản xuất về mọi hoạt động của phân xưởng và toàn bộ chỉ tiêu kế hoạch mà giám đốc sản xuất đề ra. - Thay mặt GĐ điều hành xưởng khi GĐ vắng mặt. - Theo dõi công tác tuyển dụng , đào tạo quản lý lao động. - Quản lý điều hành sản xuất ,tổ chức phân công nhiệm vụ của khu vực phụ trách. b. Nhiệm vụ: - Trực tiếp phụ trách các bộ phận: nhân sự, bộ phận kế hoạch, kế toán (thủ quỹ). C. Nhân sự : a. Chức năng: - Tham mưu cho tổng giám đốc về hành chính, nhân sự, kiểm soát và điều phối liên quan đến: chi phí hành chính, tuyển dụng, đào tạo, chế độ chính. b. Nhiệm vụ: - Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. - Tham mưu cho BGĐ về xây dựng các phương án về lương bổng, khen thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động. - Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BGĐ và Người lao động trong công ty. Hỗ trợ cho các bộ phận liên quan về công tác đào tạo nhân viên, cách thức tuyển dụng nhân sự… Hỗ trợ các bộ phận liên quan về công tác hành chánh. D. Phòng kế hoạch: a. Chức năng: - Chịu trách nhiệm trước BGĐ sản xuất về mọi hoạt động của bộ phận kế hoạch (về tiến độ, đồng bộ NPL, đầu ra, đầu vào).
  • 17. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 17 - Quản lý điều hành, tổ chức phân công nhiệm vụ cho bộ phận mình phụ trách. - Quản lý bộ phận kế hoạch, theo dõi NPL đầu vào, thành phẩm đầu ra trong toàn xưởng. b. Nhiệm vụ: - Trực tiếp phụ trách bộ phận kế hoạch kho, pha cắt, bao bì, kế hoạch chuẩn bị. - Xây dựng kế hoạch sản xuất, kiểm tra tiến độ chuẩn bị sản xuất, tiến độ sản xuất, tiến độ giao hàng trong xí nghiệp, báo cáo xin ý kiến. - Phát hiện, báo cáo những chậm trễ của bộ phận nghiệp vụ gây ảnh hưởng dến sản xuất. - Giải quyết những khó khăn vướng mắc trong sản xuất của các khu vực liên quan. - Điều hành hoạt động của khu vực mình phụ trách thực hiện đúng theo “quá trình kiểm soát sản xuất” để hệ thống được liên tục và đảm bảo chất lượng phục vụ sản xuất. - Làm việc trực tiếp với khách hàng khi được phân công. - Chịu trách nhiệm công tác bảo vệ an ninh, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng chống cháy nổ khu vực mình phụ trách. - Phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng trong công ty, quan hệ tốt với các khu vực để phục vụ sản xuất chính xác và hiệu quả. E. Kế toán (thủ quỹ): a. Chức năng: - Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: - Công tác tài chính; - Công tác kế toán tài vụ; - Công tác kiểm toán nội bộ; - Công tác quản lý tài sản; - Công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế; - Kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty;. b. Nhiệm vụ: - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. - Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
  • 18. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 18 F. Quản lý xưởng: a. Chức năng: - Chịu trách nhiệm trước giám đốc sản xuất về mọi hoạt động của phân xưởng và toàn bộ chỉ tiêu kế hoạch mà giám đốc sản xuất đề ra. - Thay mặt GĐ điều hành xưởng khi GĐ vắng mặt. - Theo dõi công tác tuyển dụng , đào tạo quản lý lao động. - Quản lý điều hành sản xuất ,tổ chức phân công nhiệm vụ của khu vực phụ trách. b. Nhiệm vụ: - Quản lý xưởng may, đảm bảo các công nhân làm việc đúng với những quy định của công ty (đúng an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh trong lao động...). Quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất của xưởng nói chung gồm các bộ phận như : Kho vải, kho phụ liệu, pha cắt, chuyền may, hoàn tất sản phẩm. Làm việc với tổ trưởng của các khâu này khi có vấn đề phát sinh hay sự cố liên quan đến sản xuất xảy ra. G. Kỹ thuật may ( may, bảo trì... ) a. Chức năng: - Có trách nhiệm triển khai chuyền may khi lên mã hàng mới, chỉ cho công nhân may đúng thao tác, đúng kỹ thuật theo tài liệu kỹ thuật đã nhận, họp với tổ trưởng tổ cắt về các điểm lưu ý khi cắt để tiện cho việc may đúng yêu cầu kỹ thuật. Ví dụ như: Canh sọc vải, các chi tiết đối xứng, các qui định về dấu bấm khi cắt. Phải tìm hướng giải quyết và khắc phục sự cố khi hàng bị thừa hoặc thiếu thông số kỹ thuật. - Chịu trách nhiệm với ban GĐ về năng xuất CLSP, vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động các chuyền mình phụ trách. - Triển khai khu vực mình quản lý thực hiện đúng chương trình “kiểm soát quá trình SX”và kiểm tra. b. Nhiệm vụ: - Kiểm soát phân công lao động, thiết kế chuyền của chuyền trưởng. - Kiểm tra việc thực hiện, giao định mức cho công nhân. - Kiểm soát công tác triển khai của kỹ thuật chuyền. - Giải quyết nhanh chóng những vấn đề liên quan đến năng suất của chuyền trong ngày. - Thông tin liên tục năng suất từng giờ . - Kiểm tra giao nhận BTP & TP giữa tổ cắt và chuyền may, chuyền may & tổ ủi.
  • 19. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 19 - Tiếp nhận thông tin , ý kiến đóng góp của khách hàng đề ra phương án nhanh chóng hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật nhằm khắc phục thiếu sót. - Kiểm tra tiến độ sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng. - Phân công và theo dõi lịch trực cơ điện. - Tổ chức, kiểm soát an toàn PCCC toàn khu . - Tổ chức, thực hiện, kiểm soát vệ sinh XN, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp khu vực làm việc, thiết bị đang sửa chữa. - Theo dõi việc mua các phụ tùng thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất, kiểm tra toàn bộ việc xuất và nhập vật tư với kế toán. - Lập số thiết bị ra vào trong toàn khu. - Tiếp nhận kế hoạch sản xuất tháng. - Lập phương án phân công chuẩn bị thiết bị dự trù thiết bị phục vụ từng tổ SX.
  • 20. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 20 3. Quy trình sản xuất của nhà máy: KHO VẢI PHA CẮT IN/THÊU/ CƯỜM KHO PHỤ LIỆU CHUYỀN / GIA CÔNG BAO BÌ XUẤT HÀNG
  • 21. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 21 A. KHO  KHO VẢI: Sơ đồ quy trình kho vải: NHẬP VẢI K.TRA SỐ LƯỢNG XỔ VẢI ĐO KHỔ VẢI K.TRA ĐỘ BỀN MÀU K.TRA ĐỘ CO RÚT K.TRA CHẤT LƯỢNG XUẤT VẢI TỔNG KẾT TỒN
  • 22. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 22 Bước 1: Nhập vải vào kho (kèm theo phiếu nhập và list nhập vải)  Phiếu nhập: thể hiện thông tin tổng quát về lô hàng vải nhập. Ví dụ: tên nhà cung cấp vải, tên loại vải, tổng số cây....  List nhập vải: là danh sách chi tiết, list nhập vải bao gồm những nộ dung cơ bản sau: o Loại vải. o Thành phần. o Số lot nhuộm. o Số cây. o Số kg. o Số ysd hoặc số mét. Lưu ý: + Tùy vào lô hàng và đơn vị cấp, nội dung phiếu nhập & list kèm theo có thể thay đổi khác nhau. + Trường hợp vải nhập về không có số kg hay ysd phải báo ngay cho người quản lý. Bước 2: Kiểm tra số lượng vải nhập  Triệt list nhập vải là bước kiểm tra lại thực tế: o Số lượng vải nhập vào kho có đủ theo list hay không (số cây vải). o Các thông tin trên tem có khớp với nội dung trong list vải hay không. o Số kg vải thực tế có khớp với số kg trên tem cây vải không. o Triệt xong phải xếp vải lên kệ, làm thẻ kho, cập nhập vào sổ kho và file máy tính.
  • 23. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 23 o Thẻ kho: thể hiện số nhập đầu kỳ, số lượng và các lần xuất giữa kỳ và tồn cuối kỳ cho từng nhóm vải. o Sổ kho: tương tự như thẻ kho nhưng chứa dữ liệu của nhiều nhóm vải. o File máy tính: tương tự như sổ kho nhưng được thể hiện trên file excel máy tính. Bước 3: Xổ vải  Xổ vải là thao tác vải đang được cuộn ở dạng cây tròn chuyển thành đống.  Mục đích của việc xổ vải: ổn định mặt vải, hạn chế tối đaviệc vải co rút nhiều trong quá trình cắt và sản xuất.  Lý do: vải ở dạng cây thường ở tình trạng bị kéo căng. Xổ vải ra sẽ giúp mặt vải phục hồi lại bình thường giúp hạn chế vải bị co rút nhiều dẫn đến sai sót thông số trong quá trình sản xuất.  Thời gian xổ vải tối thiểu 24 giờ trước khi cắt. Bước 4: Đo khổ vải  Khổ vải được đo và báo về phòng sơ đồ để đi sơ đồ.  Khổ của một cây vải thông thường có 2 loại: vải khổ xẻ và vải khổ ống.  Vải khổ xẻ: vải thành phẩm là 1 lớp và được quấn lại thành cuộn (cây vải). 2 biên vải có lổ kim, vải khổ xẻ khi đo khổ vải thì gồm 2 thông số: o Khổ nguyên: gồm cả 2 biên vải (gồm cả lỗ kim). o Khổ cắt: là khổ bên trong lỗ kim.
  • 24. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 24 o Khi đo vải báo khổ phải báo khổ cả khổ nguyên và khổ cắt.  Vải khổ ống: vải thành phẩm ở dạnh ống 2 lớp, 2 biên vải không có lỗ kim. Bước 5: Kiểm tra độ bền màu Kiểm tra độ bền màu nhằm phát hiện ra những màu vải có độ bền màu thấp. Độ bền màu thấp sẽ dẫn đến hiện tượng ra màu, dây màu và ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. Tất cả các màu vải (trừ màu trắng) sau khi nhập kho phải được kiểm tra độ bền màu. Phương thức kiểm tra như sau:  Cắt miếng vải nhỏ của tất cả các màu cần kiểm tra.  Lược miếng vải màu với miếng vải trắng (cùng loại thành phần giống nhau).  Ngâm 2 miếng đã lược vào nước xà phòng loãng.  Treo ngược lên cho đến khi 2 miếng vải khô hẳn (không được vắt, khi treo nên để miếng vải màu nằm trên miếng vải trắng).  Quan sát miếng vải trắng: o Nếu không thấy dây màu: độ bền màu ok. o Nếu thấy dây màu lên miếng vải trắng: độ bền màu kém. o Trường hợp độ bền màu kém cần báo lên bộ phận quản lý. Bước 6: Kiểm tra độ co rút vải Các bước thực hiện như sau:  Xổ vải ít nhất 24 giờ.  Chuẩn bị rập: rập khổ thông thường là 60cm x 80cm, hoặc 60cm x 60cm.  Đo theo rập và cắt.  Đo kích thước lần 1 sau khi cắt (đo chiều rộng và chiều dài).
  • 25. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 25 Theo nguyên tắc trải và cắt đúng kĩ thuật, kích thước ngay sau khi cắt phải bằng với kích thước rập.  Cắt xong đem đi phà, ủi. Sau 2 tiếng đo lại kích thước.  Làm bảng báo cáo độ co rút vải gởi cho quản lí đơn hàng và phòng sơ đồ. Bước 7: Kiểm tra chất lượng vải Kiểm tra chất lượng vải nhằm phát hiện ra những cây vải bị lỗi vượt quá giới hạn cho phép. Thực hiện theo tiêu chuẩn 4 điểm, các bước thực hiện như sau:  Sử dụng bàn kiểm vải để kiểm.  Kiểm vải đồng thời cắt cân trọng lượng vải: 15%/lót/màu.  Khi kiểm vải đồng thời phải đo khổ vải, khổ vải được đo cách đầu cây 10m và được đo 3 lần: đầu – giữa – cuối.  Khi phát hiện lỗi phải dán băng keo giấy đánh dấu lỗi: o Đường băng keo dài ít nhất 60cm. o Lỗi vải phải nằm ở giữa và mép trên đường băng keo giấy. o Trường hợp lỗi vải nằm gần biên thì chiều dài băng keo giấy tính từ biên vải vào (lúc này vải không nằm ở giữa đường băng keo giấy). o Nếu lỗi vải dễ nhận thấy: chỉ cần 1 đường băng keo giấy dài > 60cm. o Nếu lỗi vải khó nhận thấy: đánh dấu ngay bên cạnh lỗi bằng 1 miếng băng keo giấy nhỏ.  Dựa trên lỗi vải và tiêu chuẩn 4 điểm mà ghi vào biên bản kiểm vải.  Tổng kết biên bản kiểm vải và gởi cho bộ phận quản lý. Lưu ý: o Một biên bản kiểm vải có thể sử dụng cho 1 hoặc nhiều cây vải. o Khi thực hiện biên bản kiểm vải phải ghi đầy đủ chi tiết.
  • 26. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 26 Dụng cụ cắt vải Kiểm tra chất lượng Cân trọng lượng
  • 27. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 27 Bước 8: Xuất vải Xuất vải là xuất vải ra ngoài kho vải cho các bộ phận khác. Một số lệnh xuất vải căn bản như sau: o Xuất vải cho sản xuất (số lượng lớn) – thông thường là xuất ra pha cắt. o Xuất vải thay thân, thiếu trong cây (số lượng ít, bổ xung cho sản xuất thiếu hụt). o Xuất vải cho may mẫu, vải mẫu cho khách và các bộ phận khác (s/lượng ít) Xuất vải gồm các bước sau:  Nhận lệnh xuất vải.  Xuất vải theo lệnh xuất. Lưu ý: o Nếu cho sản xuất thì thông thường số lượng vải xuất sẽ lớn => chia ra làm nhiều đợt xuất. o Xuất vải dùng cho sản xuất thì trên phiếu xuất phải ghi đầy đủ các thông tin: ngày/tháng, loại vải, màu vải, số lượng, số kg/ysd. o Người nhận vải phải ký xác nhận đã nhận sau khi xuất.  Nhập số liệu vào thẻ kho, sổ sách và file vi tính. Thẻ kho đề xuất vải
  • 28. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 28 Một số lưu ý trong quá trình xuất vải: o Phiếu xuất phải rõ ràng và đầy đủ thông tin. o Sau khi xuất hàng phải cập nhập đầy đủ vào thẻ kho, sổ sách và file vi tính. o Các chứng từ phải được lưu trữ gọn gàng, ngăn nắp và theo trình tự. Bước 9: Tổng kết tồn Sau khi mã hàng kết thúc (xuất hàng), kho phải tổng kết lại số lượng vải tồn Số lượng vải tồn phân làm 2 nhóm:  Vải trả cho khách  Vải không trả khách Vải tồn phải được tách để riêng và pahir ghi chú số lượng đầy đủ. Cách sắp xếp kho vải:  Vải trong kho phải được sắp xếp ngăn nắp và gọn gàng.  Trừ trường hợp thiếu chỗ, toàn bộ vải phải được sắp xếp lên kệ sắt.  Tuyệt đối không được để vải sát vách tường nơi có hệ thống đèn chiếu sáng.  Toàn bộ vải trong kho phải có thẻ bài rõ ràng.  KHO PHỤ LIỆU
  • 29. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 29 Sơ đồ quy trình làm việc kho phụ liệu: Phụ liệu may mặc là những phụ kiện đi kèm với quần áo như: chỉ, nút, dây kéo, đầu típ, khóa, nhãn, dây luồn,...nó đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu để tạo ra sản phẩm hoàn hảo. Kho phụ liệu là nơi thu nhận, lưu trữ, cung cấp phụ liệu cho các bộ phận sản xuất có liên quan như: chuyền/gia công, may mẫu, bao bì. Mô tả các bước thực hiện: Bước 1: Nhập phụ liệu vào kho. Bước 2: Kiểm tra số lượng thực tế theo phiếu, nếu có phát sinh thì báo với bộ phận quản lý Các cách kiểm tra số lượng: - Áp dụng cân: đối với các phụ liệu như nút, dây tape, thun, chỉ. - Áp dụng đếm: đối với phụ liệu như: dây luồn, yoko, các loại nhãn, dây kéo. - Lưu ý: o Phụ liệu yoko phải đo từng cái, kiểm 2 mặt. o Phụ liệu dây tape, dây ren, thun,...> đo yard > cân lại một cuộn > áp dụng cân cho các cuộn còn lại. o Các loại nhãn như: nhãn nước, nhãn sườn. Bước 3: Kiểm tra chất lượng: kiểm xác xuất % so với số lượng nhập về, kết quả kiểm tra báo cáo cho người quản lý đơn hàng. Nhập phụ liệu K/tra số lượng phụ liệu Kiểm tra chất lượng Xuất phụ liệu
  • 30. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 30 Bước 4: Xuất phụ liệu cho chuyền may theo lệnh và có phiếu xuất kho. Sắp xếp bị phụ liệu theo thời gian của lệnh, tuy nhiên phải ưu tiên những mã hàng gấp, phát sinh. Cách sắp xếp kho phụ liệu: - Đối với phụ liệu: cũng tương tự như kho vải, sắp xếp linh động tùy vào số lượng hàng về và hàng tồn kho, có thẻ kho thể hiện tên khách phụ liệu, loại phụ liệu, mã hàng, số lượng nhập – xuất – tồn. - Đối với tài liệu, phiếu, bảng màu: sắp xếp theo khách có chỗ lưu rõ ràng.
  • 31. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 31 B. PHA CẮT Sơ đồ quy trình pha cắt: NHẬN THÔNG TIN CẮT VẢI NHẬN VẢI (TỪ KHO) TRẢI VẢI CẮT VẢI TÁCH BÁN THÀNH PHẨM BTP KHÔNG IN TÁCH THEO CÂY THAY THÂN BTP LỖI BTP CÓ IN THÊU TÁCH BÁN THÀNH PHẨM TÁCH THEO CÂY THAY THÂN BTP LỖI XUẤT BTP QUA NCC NHẬN BTP ĐÃ IN/THÊU KIỂM TRA S/LƯỢNG & CHẤT LƯỢNGPHỐI ĐỒNG BỘ GIAO CHO CHUYỀN TÁC NGHIỆP CẮT KẾ HOẠCH CẮT LỆNH XUẤT VẢI BẢNG MÀU HỌP CẮT SƠ ĐỒ
  • 32. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 32 Pha cắt là khâu xử lý vải trong cây thành bán thành phẩm hoàn chỉnh để giao cho chuyền may. Các bước thực hiện: Bước 1: Nhận thông tin trước khi cắt vải Là bước chuẩn bị trước khi tiến hành cắt vải của bất kỳ đơn hàng nào. Gồm những điểm như sau:  Nhận kế hoạch cắt: là kế hoạch thể hiện cácđơn hàng cần phải cắt trong thời gian qui định  Nhận tác nghiệp cắt: TNC của 1 mã hàng thể hiện các thông tin sau o Khách hàng, tên mã, số lượng hàng cần cắt. o Loại vải, màu vải cần cắt. o Các tỷ lệ sơ đồ cần trải và dài sơ đồ tương ứng. o Số bàn, số lớp cần trải cho từng size. o Số lượng bán thành phẩm cần cắt dư bổ xung.  Lệnh xuất vải: thể hiện số lượng vả cần xuất theo từng loại vải và từng màu Lệnh xuất vải thường đi chung với tác nghiệp cắt. Lệnh xuất vải được cung cấp cho pha cắt và kho vải. Pha cắt cho người vào kho vải theo lệnh xuất.  Bảng màu thể hiện các thông tin: o Các loại vải dùng cho mã hàng. o Các màu vải cho từng loại vải. Khi nhận vải từ kho vải, pha cắt phải dự trên bảng màu để kiểm tra xem loại vải/màu vải mình nhận có đúng hay không (việc này rất quan trọng).
  • 33. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 33  Họp cắt: là buổi họp diễn ra giữa người quản lý mã hàng cần cắt với tổ trưởng/tổ phó pha cắt. Mục đích buổi họp là để phổ biến những điểm quan trọng cần phải lưu ý khi cắt mã hàng.  Sơ đồ: dùng để trải lên bàn cắt để cắt vải. Bước 2: Nhận vải từ kho vải:  Dùng lệnh xuất vải để vào kho lấy vải,  Khi nhận vải phải ký xác nhận số lượng đã nhận.  Phải dùng bảng màu để kiểm tra loại vải và màu vải nhận có đúng hay không.  Kiểm tra các cây vải xuất ra có cùng lot nhuộm hay không (nếu cần thiết).  Kiểm tra các cây vải xuất ra đúng kg hay không.  Nhận vải số lượng nhỏ (thay thân lỗi, vải bù, ...) phải kiểm tra kỹ xem vải nhận ra có đúng loại vải cần dùng hay không. Bước 3: Trải vải Các điểm lưu ý khi trải vải:  Kiểm tra chiều dài tác nghiệp cắt và sơ đồ, kiểm tra loại vải, khổ vải, chú ý canh sọc đối với vải sọc, chiều tuyết hoa văn (nếu có).  Khi trải vải phải chú ý đến màu của 2 biên vải, khi qua cây vải phải có giấy ngăn  Cặp trải vải phải song song cùng thao tác.  Khi trải xong, phải ghi lại thông tin trên đầu khúc: khách, mã hàng, bàn, màu và để vào kệ quy định của cặp trải đó.  Ghi rõ thông tin bàn đã trải vào tờ đầu bàn (phiếu kiểm tra vải). Tờ đầu bàn lưu lại thông tin thực tế của bàn trải. Gồm những thông tin căn bản sau: o Màu sắc và số cây (số thứ tự của cây trên list vải). o Chiều dài vải đã trải (đã sử dụng để trải vải). o Chiều dài đầu khúc còn dư hoặc còn chừa lại. o Số lượng vải dư hoặc thiếu trong cây. o Phía sau mỗi tờ đầu bàn có dán tem của những cây vải đã sử dụng.
  • 34. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 34 Bước 4: Cắt vải Các điểm lưu ý khi cắt vải:  Bàn cắt phải có chữ ký cảu tổ trưởng hoặc tổ phó, chú ý phải đúng bàn, tỉ lệ, mã hàng, chiều dài sơ đồ.  Thợ cắt phải đeo găng tay  Trước khi cắt phải dán gáy, bấm ở những nơi cần bấm, dấu bấm không được quá sâu.  Lúc cắt phải chú ý cắt chuẩn, không được lệch đường sơ đồ.
  • 35. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 35 Bước 5.1: Tách bán thành phẩm theo cây (không in/thêu) Gồm các bước sau:  Tách đồng bộ theo áo quần.  Tách theo cây.  Các bó cùng cây và cùng quần/áo buộc chung với nhau. Bước 5.2: Tách bán thành phẩm theo cây (có in thêu)  Đưa các bó bán thành phẩm cần in/thêu (chưa tách theo cây)  Bó btp cần in thêu được tách theo cây, dán số, cột thẻ bài và giao qua nhà cung cấp in/thêu.  Các bó btp còn lại (không in/thêu) vẫn tách đồng bộ và theo cây như bước 5.1 (nhưng thiếu btp đi in/thêu).  Bó btp cần in/thêu sau khi đi in về được nhập chung vào các bó btp còn lại (không in/thêu) và giao cho chuyền sản xuất. Bước 6: Thay thân bán thành phẩm lỗi
  • 36. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 36 Thay thân bán thành phẩm lỗi áp dụng cho bán thành phẩm không in/thêu và có in/thêu  Nhận biết btp có khả năng bị lỗi trong bó: btp có khả năng bị lỗi sẽ có vết băng keo giấy dán lỗi ở mép bán thành phẩm.  Rút bán thành phẩm có băng keo giấy dán lỗi. Kiểm tra lại thực tế xem bán thành phẩm có lỗi hay không.  Trường hợp bán thành phẩm không có lỗi: gỡ bỏ băng keo và để bán thành phẩm lại vào bó. Lưu ý: o Tất cả các bán thành phẩm lỗi phải được thay thân trước khi đưa qua chuyền. o Khi thay bán thành phẩm lỗi phải lưu ý: đúng loại vải, đúng mặt vải,và chiều tuyết (nếu cần). o Cacsbans thành phẩm lỗi phải được lưu lại để kiểm tra nếu cần. Bước 7: Giao bán thành phẩm cần in/thêu qua nhà cung cấp và nhận bán thành phẩm in/thêu về.  Kiểm tra số lượng bán thành phẩm sau khi đã tách.  Giao bán thành phẩm qua nhà cung cấp.  Nhận bán thành phẩm đã in/thêu về.  Kiểm tra chất lượng và số lượng. Bước 8: Phối đồng bộ trước khi giao hàng qua chuyền sản xuất.  Trường hợp mã hàng không in/thêu: phối đồng bộ là bước gom chung các bán thành phẩm cùng một quần /áo và cùng cây chung lại với nhau.  Trường hợp mã hàng co in/thêu: cũng phối tương tự nhưng phải chờ bán thành phẩm đã in/thêu về mới thực hiện hoàn chỉnh được.
  • 37. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 37 C. CHUYỀN: Chuyền là bộ phận ráp các bán thành phẩm và phụ liệu (nếu có) lại với nhau để trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Sơ đồ quy trình chuyền may: THỰC HIỆN CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ NHẬN BÁN THÀNH PHẨM VÀ PHỤ LIỆU SẮP XẾP MÁY THEO QUI TRÌNH TRIỂN KHAI MAY MÃ HÀNG MỚI THỰC HIỆN CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ CẮT CHỈ HÀNG THÀNH PHẨM KIỂM T/P TRƯỚC KHI GIAO QUA BAO BÌ GIAO T/P QUA BAO BÌ TÁI CHẾ THÀNH PHẨM BỊ LỖI Áo mẫu, bảng màu, rập Qui trình sản xuất Chuẩn bị máy móc, kỹ thuật
  • 38. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 38 Bước 1: Thực hiện các bước chuẩn bị Là nhằm chuẩn bị các công việc căn bản trước khi lên mã hàng mới như sau:  Nhận rập/áo mẫu/bảng màu  Nhận bán thành phẩm và phụ liệu.  Làm qui trình sản xuaatss theo công đoạn  Làm sơ đồ sắp đặt máy móc thực tế theo công đoạn.  Chuẩn bị máy dự phòng cho các công đoạn khó, năng xuất thấp.  Chuẩn bị gá lắp, cữ, rập (nếu cần).  Nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật có thể phát sing khi lên chuyền.  Thực hiện các bảng qui trình kiểm hàng thành phẩm. Các bước trên khi thực hiện phải được thể hiện qua giấy tờ mà cụ thể là “bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền”. Bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền là một bộ gồm 4 tờ: o Tờ 1: bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền. o Tờ 2: bảng qui trình sản xuất. o Tờ 3: bảng sơ đồ sắp chuyền. o Tờ 4: bảng qui trình kiểm tra thành phẩm. Bộ 4 tờ thông tin như trên phải được thực hiện hoàn chỉnh ít nhất 1 ngày trước khi lên chuyền . Bước 2: Nhận bán thành phẩm và phụ liệu
  • 39. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 39  Bán thành phẩm và phụ liệu cần được nhận đầy đủ trước khi lên chuyền.  Trong trường hợp gấp: có thể vừa nhận mã hàng vừa lên chuyền nhưng bộ phận cung ứng bán thành phẩm/phụ liệu phải đảm bảo số lượng để không bị đứt chuyền.  Bán thành phẩm/phụ liệu khi nhận phải có phiếu hoặc ký nhận đầy đủ. Bước 3: Sắp xếp máy theo qui trình Trong thông tin chuẩn bị lên chuyền có tờ bảng sơ đồ sắp chuyền. Dựa trên bảng sơ đồ sắp chuyền mà dàn khung tiến hành sắp xếp máy móc trong chuyền. Khi sắp xếp máy móc có một số lưu ý như sau:  Máy móc phải được sắp xếp theo chiều nước chảy: công đoạn sau nối tiếp công đoạn trước  Trong chuyền chỉ được phép để 1-3 máy dự phòng cho công đoạn khó và năng xuất thấp.  Ngoài khoảng trống do máy dự phòng , chuyền không được phép để các khoảng trống khác chen xem vào giữa chuyền.  Công đoạn cuối khi ra thành phẩm phải nằm gần máy cắt chỉ và bàn kiểm thành phẩm. Bước 4: Trển khai may mã hàng mới Kỹ thuật và chuyền trưởng triển khai cách may cho từng công nhân (từng công đoạn) theo chiều sản xuất. Một mã hàng trong chuyền có thể tiến hành may theo 2 phương pháp:  May theo cây.  May theo 1 áo. Bước 5: Cắt chỉ và kiểm hàng thành phẩm  Cắt chỉ: sử dụng máy cắt chỉ 2 đầu. Áo thành phẩm phải được cắt chỉ sạch trước khi đưa qua khâu kiểm thành phẩm.  Kiểm hàng thành phẩm Hàng thành phẩm được kiểm 100% trước khi đưa qua bao bì. Hàng thành phẩm phải được kiểm theo qui trình. KC phải thường xuyên theo dõi kiểm hàng thành phẩm nhằm nhanh chóng phát hiện ra lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất. Bước 6: Giao hàng thành phẩm qua bao bì
  • 40. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 40 Hàng thành phẩm sau khi kiểm đạt được giao qua bao bì. Khi giao hàng thành phẩm qua bao bì cần những lưu ý sau:  khi giao phải có phiếu giao.  Phiếu giao thể hiện số lượng theo màu và size.  Sau khi giao phiếu giao phải được lưu lại. Số liệu giao hàng phải nhập sổ theo dõi. Bước 7: Nhận hàng tái hế và sửa hàng tái chế  Hàng tái chế có nguồn trả về: từ kiểm thành phẩm của chuyền và từ bao bì.  Hàng tái chế trả lại từ bao bì phải được nhập sổ theo dõi số lượng nhận/trả tái chế.  Hàng tái chế chỉ được phép sửa sau giờ làm việc chính thức: o Nếu ngày không tăng ca (làm tới 5h30):chỉ được phép sửa hàng từ 5h30-6h o Nếu ngày có tăng ca (làm tới 8h30): chỉ được phép sửa hàng từ 8h30-9h Dàn khung của 1 chuyền gồm 3 người:  Chuyền trưởng: o Chịu trách nhiệm tổng quát o Chịu trách nhiệm về số lượng bán thành phẩm nhận và giao bao bì o Điều động phân phối btp xuống các công đoạn sản xuất. o Điều động kỹ thuật và KCS thực hiện trách nhiệm trong chuyền.  Kỹ thuật: o Chịu trách nhiệm về kỹ thuật của mã hàng. o Chuẩn bị các vấn đề liên quan đến kỹ thuật khi lên mã hàng mới. o Triển khai cho từng công đoạn khi lên mã hàng mới. o Khắc phục lỗi phát sinh tại từng công đoạn. o Nhận góp ý từ KC chuyền để theo dõi sát sao số lượng trong chuyền.  KC: o Chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng hóa trong chuyền o Thường xuyên kiểm tra và kiểm chặn đầu chuyền để phát hiện ra lỗi kỹ thuật phát sinh và tìm cách giải quyết.
  • 41. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 41 D. BAO BÌ: Bao bì là khâu chịu trách nhiệm kiểm chất lượng, đóng gói thành phẩm và xuất hàng cho khách, đây là công việc quan trọng và cuối cùng trong quy trình sản xuất để đưa thành phẩm đến với khách hàng. Qui trình thực hiện: Bước 1: Nhận hàng từ chuyền gia công:  Đếm số lượng thực tế và ký xác nhận phiếu xuất hàng.  Điền vào bảng form mẫu theo dõi nhận số lượng nhận hàng thành phẩm.  Khi sản xuất xong mã hàng có phát sinh thiếu số lượng so với số lượng cắt yêu cầu làm phiếu xác nhận + lý do gửi phòng kế hoạch. Bước 2: Phân nhóm mã hàng Lúc nhận thành phẩm từ chuyền/gia công hàng thành phẩm đã được phân theo màu và size nên trước lúc kiểm chỉ phân theo mã hàng thuộc của chuyền/gia công nào sản xuất. Bước 3: Kiểm chất lượng
  • 42. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 42  Làm theo thao tác như nhóm trưởng hướng dẫn.  Kiểm hàng theo quy cách : theo mẫu, thông số,các lỗi phải bắt như : bung chỉ , bỏ mủi, dính dầu , đứt chỉ,vệ sinh,… HÀNG ĐẠT  Nếu hàng kết cườm giao cho gia công bên ngoài : o Kiểm số lượng theo mã hàng, màu, size và gởi đi (kèm phiếu xuất). o Kiểm số lượng + chất lượng thực tế (phiếu nhập hàng về). o Hàng phát sinh có tái chế> kiểm số lượng và giao đi / nhận về theo mã + màu (kèm phiếu xuất + phiếu nhận). o Khi giao hàng đi hay nhập hàng về đều được thể hiện theo form mẫu qui định, kèm form. o Lưu hàng đạt để riêng giao cho bộ phận hút bụi.  Nếu là hàng bình thường (không giao đi kết cườm). o Lưu thành phẩm hàng đạt để riêng và ghi chú lên mã hàng có tên chuyền sản xuất để tránh trường hợp nhầm chuyền. o Giao cho bộ phận hút bụi. HÀNG HƯ/TÁI CHẾ  Hàng tái chế sẽ trả lại cho chuyền/gia công (kèm phiếu trả tái chế), nhập vào form mẫu.  Hàng tái chế được ghi chú lại số lượng và báo cáo hàng tái chế hàng ngày (kèm file).  Các lỗi tái chế thường gặp.  Bo cổ, to nhỏ, xì, bỏ mũi, đứt chủ, méo.  Gắn nhãn: bung chỉ, nổi chỉ, lộn size.  Tra tay: không êm, xì, xếp ly, lật lộn vai con.  Vai con: so le, nhăn, giãn, đứt chỉ, bỏ mũi.  Vắt sườn: không bỏ nhăn, bỏ nhãn lộn bên, gáy đứt chỉ, thân to, thân nhỏ, cửa tay to nhỏ.  Kan sai lai tay, lai áo: gãy, bỏ mũi cuốn mí vải, dư mí, lật lộn đứt chỉ, nối chỉ , không trùng ,xì.  Đọ dài tay: tay dài, tay ngắn.  Đóng nút: lộn bên, không thẳng, le mí dưới.  Đóng khuy: chém đứt chỉ, khoảng cách không đều.  Đầu trụ : to nhỏ, xì, cao thấp, góc trụ xì.  Diễu cổ: lòi chỉ đầu cổ, đầu cổ không tròn.  Vắt lưng: lộn phía trước ra sau, lộn thun.
  • 43. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 43  Tra dây kéo: so le, cầm không đều, tui hai bên cao thấp.  Vắt túi xì.  Sửa hàng tái chế: tháo chỉ ra không may lại.  Hàng khác màu, dính màu dơ, lủng.  Các lỗi khác …. Bước 4 : Nhận hàng tái chế và lặp lại bước 1, bước 2, bước 3 nhập vào form mẫu Bước 5 : Hút bụi Hút bụi Ép nhãn  Lấy hàng từ nơi lưu hàng đạt.  Hút bụi theo hướng dẫn của nhóm trưởng đối với các mã hàng  Lấy bó hàng nào khi xong cột lại bó hàng đó, không được bỏ giấy tờ ghi chú trên hàng.  Giao hàng cho bộ phận ủi, ghi chú trên bàn thợ ủi số lượng mình giao hàng, mục đích để nhóm trưởng biết tiến độ ra hàng và tính năng. Bước 6: Ủi theo quy cách kỹ thuật (kèm file)
  • 44. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 44 Hàng ủi sẽ có hai loại: hàng mẫu và hàng bình thường. Hàng mẫu:  Thao tác ủi làm theo nhóm trưởng hướng dẫn.  Ủi hàng theo form mẫu của nhóm trưởng đã vẽ bằng băng keo giấy theo rập lên bàn (kèm ảnh).  Nếu hàng có phát sinh không khớp với form mẫu như đã vẽ thì báo cho nhóm trưởng biết để giả quyết.  Hàng ủi xong xếp theo mã, màu, size xếp chồng lên nhau thẳng hàng. Bước 7: Kiểm chặn Là khâu kiểm hàng cuối cùng để đưa thành phẩm đến với khách. Nội dung chủ yếu:  Do thông số khoảng 20 cái đầu tiên của mã hàng.  Bắt lỗi ủi hàng xấu.  Hàng dơ, dính dầu, còn chỉ, bung chỉ, đứt chỉ, kích cỡ của size…  Mục đích : tránh tình trạng đóng bao mà hàng còn sót lỗi, phát hiện ra những phát sinh lỗi thuộc bộ phận nào thì báo nhóm trưởng, tổ trưởng và bộ phận liên quan để giải quyết.
  • 45. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 45 Bước 8 : Bắn thẻ bài, sticker  Thẻ bài và sticker thể hiện: tên của khách, tên mã, tên màu, tên size và số mã vạch, do đó từng thẻ bài/ sticker đối với từng mã hàng thì chúng sẽ khác nhau, không giống nhau (kèm ảnh).  Thẻ bài/sticker sẽ được gắn vào quần áo tùy theo yêu cẩu khách hàng mà gắn ở vị trí cổ sau, bên sườn, … từng thẻ bài/ sticker đối với mã hàng thì chúng sẽ khác nhau, không giống nhau ….  Thẻ bài/sticker sẽ được người theo đơn hàng đó chuyển xuống tổ bao bì và hướng đãn cách làm, đồng thời để bao bì sắp xếp thời gian đối với các mã hàng …. (kèm list nhập). Bước 9: Đóng bao/treo móc
  • 46. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 46  Tùy theo khách hàng mà yêu cầu thực hiện đóng bao hay hàng treo móc .  Phụ kiện bao bì dùng cho đóng hàng sẽ được lên kế hoạch nhập số lượng và mẫu mã về trước để kiểm tra số lượng và chất lượng kip thời có đúng như khách hàng yêu cầu không, tuy nhiên tùy khách hàng mà xử lý (kèm list bao bì / móc). Bước 10 : Đóng thùng Máy rà kim Kho thành phẩm  Công việc chuẩn bị thùng cũng giống như chuẩn bị bao bì phòng kế hoạch và người theo đơn hàng phải sắp xếp số thùng về đủ số lượng và đạt chất lượng (kèm theo phụ kiên thùng).  Việc đóng thùng sẽ dựa trên packinglist (packinglist được hiểu như là quy cách đóng thùng) có từ người theo đơn hàng đó gởi xuống , công việc chủ yếu:  Nhận packinglist từ người quản lý.  Lấy hàng từ nơi lưu thành phẩm đã được phân nhóm của bộ phận đóng bao.  Lấy số lượng tp phải cùng theo size và đủ số lượng như packinglist thể hiện.  Ghi chú bằng bút màu đối với những số lượng đã đóng đủ .  Những số lượng thiếu ghi chú lại và báo người quản lý. Lưu ý : phát sinh thiếu số lượng so với số lượng được thể hiện trên packinglist và đóng hàng bể màu bể size: lấy số lượng màu này bù cho màu kia, số lượng size này bù cho số lượng size kia (cũng tùy thuộc vào khách hàng).
  • 47. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 47 Bước 11: Xuất hàng cho khách theo lệnh  Bảng dự trù xuất hàng sẽ được phòng kế hoạch fax xuống một tuần đến 1 tháng trước khi xuất hàng (kèm bảng).  Lệnh xuất hàng sẽ nhận được trước đó vài ngày để bao bì sắp xếp kịp thời gian cũng như số lượng xuất. Nhiệm vụ của tổ trưởng bao bì:  Theo dõi số lượng thành phẩm trong ngày và số người làm từng khâu.  Họp các đầu ngành và phân bổ công việc.  Khi có lệnh ép nhãn, triển khai thao tác phân, quy cách nhiệt độ, ký hơi, lực ép.  Triển khai ủi hàng, xếp hàng khi lên mã mới (tùy theo khách hàng).  Triển khai và theo dõi đơn hàng ép cườm (nếu có).  Kiểm tra chất lượng các khâu: kiểm hàng, ép nhãn, ủi gắn thẻ bài, sticker.  Theo dõi tiến độ từng khâu, theo dõi năng suất của từng thợ.  Theo khách kiểm final.  Theo dõi tiến độ xuất hàng và phụ liệu đóng gói của từng đơn hàng có đủ chưa.  Giả quyết những vẫn đề xảy ra của từng bộ phận. Nhiệm vụ của tổ phó bao bì:  Viết bảng báo cáo trả hàng tái chế gởi ban giám đốc.  Triển khai kiểm hàng thành phẩm các chuyền, kiểm hóa, kiểm chặn, bắt tái chế  9 giờ lấy thông số của KSC đọc và góp ý kiến thêm những gì KSC còn thiếu sót.  15 giờ lấy bảng kiểm tả chất lượng của KSC lần 2.
  • 48. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 48  Xem lỗi tái chế đã giả quyết, nếu chưa báo với cấp trên giải quyết.  Xuất mẫu shipping cho khách hàng. V. Các qui định chung trong lao động: 1. Qui định chung của Công ty TNHH Thái Sơn S.P:  Đi làm đúng giờ: o Nếu đi trễ quá 30 phút không có lý do chính đáng thì không được vào làm. o Nếu đi trễ quá 5 lần trên 1 tháng buộc phải thôi việc.  Nghỉ phải có phép: o Nghỉ 1 ngày phải được phép của tổ trưởng (trong điều kiện không gây trở ngại cho sản xuất). o Nghỉ trên 1 ngày phải được phép của Ban Giám Đốc. o Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm không có lý do chính đáng sẽ buộc thôi việc (điều 85 Bộ luật lao động).  Khoảng 2 điều 41 Bộ luật lao động 2002 sửa đổi bổ xung: o Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì không trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp (nếu có).  Trường hợp công nhân muốn thôi việc phải làm đơn báo trước 30 ngày và được sự chấp nhận của BGĐ (nếu tự ý nghỉ việc vô kỷ luật, mọi quyền lợi còn lại sau lương căn bản sẽ không được giải quyết).  Thời gian thử việc: o 1 tháng đối với công nhân. o 2 tháng đối với nhân viên văn phòng.  Các công nhân chấp hành tăng ca theo kế hoạch của tổ trưởng được hưởng lương đơn giá bằng 150% đơn giá trong giờ làm bình thường.  Các công nhân không được tự ý mang tài sản của xưởng ra ngoài, phải đảm bảo tốt tài sản của xưởng. Nếu làm hư hao mất thì phải bồi thường theo giá thị trường.  Khi rời máy nếu không tắt máy sẽ dễ cháy mô tơ và xảy ra hỏa họa, công nhân sẽ bị trừ vào phụ cấp chuyên cần của tháng đó.  Tất cả các công nhân nghiêm chỉnh tuân theo sự sắp xếp của tổ trưởng và cách hướng dẫn của kỹ thuật.  Mỗi công nhân phải đảm bảo tay nghề của mình, thực hiện tốt các công đoạn của mã hàng được giao phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp, lau sạch máy không được để dính vết dầu, vết bẩn, hư rách. Nếu vi phạm phải bồi thường theo giá trị tương đương.
  • 49. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 49  Không sử dụng điện thoại vào việc riêng trong giờ làm.  Trong giờ làm việc tuyệt đối không được ra vào cổng khi không có phép của Tổ trưởng hoặc BGĐ.  Khi hết giờ làm việc công nhân có thể ra về , không cần chấp hành theo bất cứ sắp xếp nào của tổ trưởng hoặc quản lý trực tiếp.  Nếu cảm thấy nơi mình làm việc coa yếu tố nghiêm trọng nguy hiểm đến sức khỏe thì được phép rời khỏi vị trí và báo với cấp trên.  Công nhân khi vào làm việc phải đọc kỹ và thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung này. 2. Các cam kết thực hiện các chính sách SA 8000: a. Lao động trẻ em:  Công ty cam kết không tham gia ủng hộ việc sử dụng lao động trẻ em như định nghĩa ở trên.  Công ty cam kết duy trì mọi thủ tục bằng văn bản về việc thực hiện hành động phục hồi cho trẻ em được phát hiện đang làm việc trong các tình trạng đúng như định nghĩa được nêu trên về luật lao động trẻ em và truyền đạt một cách hiệu quả đến toàn thể CBCNV và các bên có liên quan.  Công ty cam kết thiết lập, đưa vào văn bản, duy trì và truyền đạt một cách hiệu quả đến toàn thể CBCNV và các bên có liên quan về những chính sách và thủ tục khuyến khích việc giáo dục cho trẻ em đã nói trong khuyến cáo số 146 của tổ chức Lao động quốc tế và những công nhân trẻ tuổi công ty cam kết thực hiện các biện pháp để đảm bảo không có trẻ em hay công nhân trẻ tuổi làm việc trong giờ học và thời gian tổng cộng của việc học tập, đi lại (đi làm và đi học) và thời gian làm việc không quá 10 giờ/ngày.  Công ty cam kết không bố trí trẻ em hoặc công nhân trẻ tuổi vào làm việc trong hoặc ngoài khu vực làm việc nguy hiểm, không an toàn, hay có hại cho sức khỏe. b. Lao động cưỡng bức: Công ty cam kết không tham gia, ủng hộ hay sử dụng lao động cưỡng bứa và cũng không yêu cầu nhân viên đóng tiền (ký quỹ) hay nộp các giấy tờ cá nhân khi bắt đầu làm việc tại công ty. c. Sức khỏe và an toàn:  Công ty cam kết cung cấp môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe và có các bước thích hợp để phòng ngừa việc xảy ra các tai nạn và thương tích ảnh hưởng đến sức khỏe, liên quan đến hay có thể xảy ra trong quá trình làm việc, bằng cách hạn chế hết mức các mối nguy hiểm vốn có trong môi trường làm việc.
  • 50. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 50  Công ty bổ nhiệm một ĐDLĐ về an toàn và sức khỏe chịu trách nhiệm về sức khỏe và an toàn cho toàn bộ nhân viên và có trách nhiệm thực hiện các yếu tố sức khỏe và an toàn của TC này.  Công ty đảm bảo mọi CBCNV đều được huấn luyện thường xuyên về an toàn và sức khỏe , có lưu hồ sơ huấn luyện về an toàn và sức khỏe. Việc đào tạo này thường xuyên thực hiện lại cho những nhân viên mới và những người được tuyên truyền công tác mới.  Công ty đảm bảo các hệ thống để phát hiện, phòng tránh hay đối phó các mới đe dọa tiềm ẩn đến sức khỏe và an toàn của toàn bộ nhân viên.  Công ty tạo điều kiện cho toàn thể CBCNV được sử dụng các nhà vệ sinh sạch, dùng nước hợp vệ sinh và các phương tiện bảo đảm vệ sinh để lưu trữ thực phẩm. d. Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể:  Công ty cam kết tôn trọng quyền của CBCNV được thành lập và gia nhập tổ chức Công đoàn và thương lượng tập thể.  Công ty cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho CBCNV bầu ra người đại diện (Chủ tịch Công đoàn) và tôn trọng Luật Công đoàn nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.  Ban lãnh đạo công ty đảm bảo Chủ tịch Công đoàn và ban chấp hành Công đoàn không bị phân biệt đối xử và có khả năng tiếp xúc với các thành viên công đoàn tại nơi làm việc. e. Sự phân biệt đối xử:  Công ty cam kết không tham gia hoặc ủng hộ sự phân biệt đối xử trong tuyeenr dụng, trả công đề bạt, cho nghỉ việc, về hưu dựa trên chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, thương tật, giới tính, xu hướng tình dục, thành viên Công đoàn, khuynh hướng chính trị hay tuổi tác.  Công ty không ca thiệp vào việc thực thi các quyền con người trong việc học hành các giáo lý, hoặc thỏa mãn các nhu cầu liên quan đến chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, thương tật, giới tính, xu hướng tình dục.  Công ty nghiêm cấm mọi hành vi cưỡng bức, đe dọa, lạm dụng, bóc lột tình dục bao gồm các cử chỉ ngôn ngữ, đụng chạm thân thể. f. Thi hành kỷ luật:  Công ty cam kết không tham gia hay ủng hộ việc sử dụng hình phạt thể xác, cưỡng bức tinh thần hoặc thể xác và lăng nhục bằng lời nói. g. Thời giờ làm việc:  Công ty cam kết tuân theo quy định pháp luật Việt Nam về giờ làm việc. Số giờ làm việc trong tuần không quá 48h, các giờ làm thêm được trả thù lao với mức cao và không có trường hợp nào quá 12h/tuần.
  • 51. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 51  Công ty cam kết làm thêm ngoài giờ là tự nguyện.  Công ty cam kết thực hiện việc thương lượng về số giờ làm thêm để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong thời gian ngắn với tổ chức Công đoàn khi thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể. h. Trả công lao động:  Công ty đảm bảo rằng các khoản lương trả cho CBCNV đáp ứng yêu cầu pháp luật và nhu cầu cơ bản, cho phép CBCNV công ty được ứng lương để đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu bất thường.  Công ty đảm bảo không cắt giảm lương vì mục đích thi hàh kỷ luật, các khoản lương và phúc lợi được kê chi tiết rõ ràng và thanh toán đúng qui định và qui định của pháp luật, thuận tiện cho CBCNV và bằng tiền.  Công ty đảm bảo không sử dụng việc ký hợp đồng đơn thuần và cho thử việc giả tạo để trốn tránh trách nhiệm về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. i. Hệ thống quản lý:  Chính sách trách nhiệm xã hội: Công ty luôn quan tâm đến vệ sinh môi trường, an toàn và sức khỏe cho toàn thể CBCNV, góp phần tạo diều kiện làm việc thuận lợi trong công ty. Công ty chú trọng phát triển mối quan hệ giữa các CBCNV và các cấp lãnh đạo trong công ty nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết hợp tác, hòa nhã, đẩy mạnh tích cực, vận động và sáng tạo trong mọi lĩnh vực để mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc.  Để thực hiện chính sách nêu trên, công ty cam kết: Thực hiện, đáp ứng tất cả yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8000. Thực hiện tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật nói chung và những Qui định pháp luật về Lao động nói riêng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tôn trọng và tuân thủ những nguyên tắc của cácVăn kiện Quốc tế (như đã liệt kê trong phần b của tiêu chuẩn SA 8000) và luôn quan tâm đến sự giáo dục và phát triển. Duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý Trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000. Các tài liệu của hệ thống quản lý trách nhiệm Xã hội được lập thàh văn bản, thực hiện, duy trì, truyền đạt có hiệu quả dễ hiểu tới toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty công bố công khai rộng rãi tới các bên quan tâm. Chính sách này được thực hiện kể từ ngày ban hành.
  • 52. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 52 3. Các quy định chung trong lao động: - Làm 8h trong 1 ngày, tăng ca 3 ngày/tuần. - Đối với công nhân mang thai làm việc 7h/ngày. - Lương của công nhân được trả theo thời gian: Công ty trả giờ tăng ca theo các ngày làm việc như sau: ngày lao động bình thường (150%), ngày chủ nhật (200%), ngày lễ (400%). - Tất cả các công nhân đều tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản này sẽ khấu trừ vào lương hàng tháng. - Công nhân sẽ được nghỉ 6 tháng khi thai sản. - Mỗi công nhân sẽ được nghỉ phép 14 ngày trong năm. - Tất cả các công nhân đều được tham gia lớp huấn luyện PCCC. - Ở mỗi bộ phận đều có sơ đồ thoát hiểm và có dụng cụ PCCC, dụng cụ y tế. - Công nhân sẽ được công ty tổ chức tham quan du lịch hàng năm như ở: Vũng Tàu, Đà Lạt, ...và nhiều chương trình khuyến khích cho công nhân. - Công ty sẽ hỗ trợ xe cho công nhân về quê ăn tết. - Công nhân được thưởng lương tết theo mức độ làm lâu dài ở công ty
  • 53. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 53 CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA MÃ HÀNG SO 8713 Quy trình sản xuất mã hàng SO 8713: Khách hàng: FEVER 3 – 15 Sản lượng : 1000 KHO VẢI PHA CẮT IN/THÊU/ CƯỜM KHO PHỤ LIỆU CHUYỀN/ GIA CÔNG BAO BÌ XUẤT HÀNG
  • 54. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 54 I. KHO: 1. Kho vải: - Nhận kế hoạch xuất vải, bảng màu từ phòng kế hoạch - Xổ vải. - Kiểm tra số lượng. - Kiểm tra chất lượng: các lỗi thường gặp ở đơn hàng này như loan màu, sọc ngang màu, lủng nhỏ, lủng to. Sọc ngang màu - Khi nhận NPL về kho, có nhiệm vụ kiểm tra 10% và đánh giá lỗi ngay chuyển Phòng kế hoạch xí nghiệp giải quyết với khách hàng. - Trường hợp có quá nhiều lỗi, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thì cần báo ngay với nhân viên phòng kế hoạch để làm việc lại với khách hàng. - Xuất vải cho pha cắt kèm theo phiếu xuất. Kế hoạch kho vải Phiếu đề nghị xuất vải
  • 55. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 55 Phiếu xuất Bảng màu 2. Kho phụ liệu: - Nhận kế hoạch sản xuất mã hàng SO 8713 - Nhận phụ liệu về kho - Kiểm tra, cân/đếm số lượng các loại phụ liệu như: nhãn, thẻ bài, ... - Xuất phụ liệu cho các khâu có liên quan: chuyền may, bao bì.... Nhãn Thẻ bài II. PHA CẮT: 1. Nhận thông tin cắt vải: - Tổ trưởng pha cắt nhận thông tin cắt mã hàng SO 8713bao gồm: tác nghiệp cắt, kế hoạch cắt, sơ đồ, lệnh xuất vải, bảng màu. Sau đó triển khai tới các bộ phận liên quan. (tài liệu đính kiềm). 2. Nhận vải từ kho: - Pha cắt cho người xuống kho vải để nhận vải. Lưu ý: phải mang theo tác nghiệp cắt, bảng màu để tránh nhận sai. - Khi nhận vải xong phải ký xác nhận. 3. Trải vải:
  • 56. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 56 - Căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng màu thống kê cắt nhận nguyên phụ liệu từ kho về XN. Tùy theo tính chất nguyên liệu và số lượng của lô hàng phòng kỹ thuật lập phiếu hạch toán bàn cắt ghi rõ số lớp, màu sắc cho từng bàn cắt . - Căn cứ vào bảng màu nguyên liệu Phòng kế hoạch cấp, kiểm tra màu sắc, số lot, khổ vải so với khổ sơ đồ (nếu khác phải báo cho tổ trưởng ) để trải cho đúng - Kiểm tra mặt trái, phải của từng loại vải, kiểm tra tên mã hàng của phiếu tác nghiệp cắt và sơ đồ có giống nhau không . - Cần phải lót giấy ở dưới trước khi trải vải. - Trải mặt úp mặt. - Trải số lớp vải theo số lớp có trong tác nghiệp sơ đồ là109 - Hết mỗi cây vải phải trải 1 lớp giấy để tránh khác màu. - Khi trải phải canh theo 1 biên - Kiểm tra chiều dài tác nghiệp cắt và sơ đồ, kiểm tra loại vải, khổ vải, chú ý canh sọc đối với vải sọc, chiều tuyết hoa văn (nếu có) - Khi trải phải chú ý đến 2 màu của biên vải - Cặp trải vải phải song song cùng thao tác - Khi trải xong phải ghi lại thông tin trên đầu khúc. - Ghi rõ thông tin bàn đã trải vào tờ đầu. Tác nghiệp cắt 4. Cắt vải: Các lưu ý khi cắt vải: - Bàn cắt phải có chữ ký của tổ trưởng hoặc tổ phó, chú ý phải đúng bàn, tỉ lệ, mã hàng, chiều sơ đồ. - Khi cắt phải đeo găng tay.
  • 57. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 57 - Trước khi cắt phải dán gáy, bấm những nơi cần bấm, dấu bấm không được quá sâu. - Cắt chuẩn, không lệch đường sơ đồ. 5. Tách hàng: (hàng không in thêu) - Tách đồng bộ theo áo/quần - Tách theo cây - Các bó cùng cây và cùng áo/quần buộc chung với nhau 6. Thay thân: Thay thân các bán thành phẩm bị lỗi 7. Giao cho chuyền gia công: III. CHUYỀN: 1. Thực hiện các bước chuẩn bị Là nhằm chuẩn bị các công việc căn bản trước khi lên mã hàng mới như sau:  Nhận rập/áo mẫu/bảng màu  Nhận bán thành phẩm và phụ liệu.  Làm qui trình sản xuaatss theo công đoạn  Làm sơ đồ sắp đặt máy móc thực tế theo công đoạn.  Chuẩn bị máy dự phòng cho các công đoạn khó, năng xuất thấp.  Chuẩn bị gá lắp, cữ, rập (nếu cần).  Nghiên cứu các vấn đề về kỹ thuật có thể phát sing khi lên chuyền.  Thực hiện các bảng qui trình kiểm hàng thành phẩm.
  • 58. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 58 Các bước trên khi thực hiện phải được thể hiện qua giấy tờ mà cụ thể là “bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền”. Bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền là một bộ gồm 4 tờ: o Tờ 1: bảng thông tin chuẩn bị lên chuyền. o Tờ 2: bảng qui trình sản xuất. o Tờ 3: bảng sơ đồ sắp chuyền. o Tờ 4: bảng qui trình kiểm tra thành phẩm. Bộ 4 tờ thông tin như trên phải được thực hiện hoàn chỉnh ít nhất 1 ngày trước khi lên chuyền . 2. Nhận bán thành phẩm và phụ liệu  Bán thành phẩm và phụ liệu cần được nhận đầy đủ trước khi lên chuyền.  Trong trường hợp gấp: có thể vừa nhận mã hàng vừa lên chuyền nhưng bộ phận cung ứng bán thành phẩm/phụ liệu phải đảm bảo số lượng để không bị đứt chuyền.  Bán thành phẩm/phụ liệu khi nhận phải có phiếu hoặc ký nhận đầy đủ. 3. Sắp xếp máy theo qui trình Trong thông tin chuẩn bị lên chuyền có tờ bảng sơ đồ sắp chuyền. Dựa trên bảng sơ đồ sắp chuyền mà dàn khung tiến hành sắp xếp máy móc trong chuyền. Khi sắp xếp máy móc có một số lưu ý như sau:  Máy móc phải được sắp xếp theo chiều nước chảy: công đoạn sau nối tiếp công đoạn trước  Trong chuyền chỉ được phép để 1-3 máy dự phòng cho công đoạn khó và năng xuất thấp.  Ngoài khoảng trống do máy dự phòng , chuyền không được phép để các khoảng trống khác chen xem vào giữa chuyền.  Công đoạn cuối khi ra thành phẩm phải nằm gần máy cắt chỉ và bàn kiểm thành phẩm. 4. Trển khai may mã hàng mới Kỹ thuật và chuyền trưởng triển khai cách may cho từng công nhân (từng công đoạn) theo chiều sản xuất. Một mã hàng trong chuyền có thể tiến hành may theo 2 phương pháp:  May theo cây.  May theo 1 áo. 5. Cắt chỉ và kiểm hàng thành phẩm  Cắt chỉ: sử dụng máy cắt chỉ 2 đầu. Áo thành phẩm phải được cắt chỉ sạch trước khi đưa qua khâu kiểm thành phẩm.
  • 59. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 59  Kiểm hàng thành phẩm Hàng thành phẩm được kiểm 100% trước khi đưa qua bao bì. Hàng thành phẩm phải được kiểm theo qui trình. KC phải thường xuyên theo dõi kiểm hàng thành phẩm nhằm nhanh chóng phát hiện ra lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất. 6. Giao hàng thành phẩm qua bao bì Hàng thành phẩm sau khi kiểm đạt được giao qua bao bì. Khi giao hàng thành phẩm qua bao bì cần những lưu ý sau:  khi giao phải có phiếu giao.  Phiếu giao thể hiện số lượng theo màu và size.  Sau khi giao phiếu giao phải được lưu lại. Số liệu giao hàng phải nhập sổ theo dõi. 7. Nhận hàng tái hế và sửa hàng tái chế  Hàng tái chế có nguồn trả về: từ kiểm thành phẩm của chuyền và từ bao bì.  Hàng tái chế trả lại từ bao bì phải được nhập sổ theo dõi số lượng nhận/trả tái chế. IV. BAO BÌ: 1. Nhận hàng từ chuyền gia công. 2. Phân nhóm mã hàng: 3. Kiểm chất lượng: 4. Hút bụi 5. Ủi theo qui cách của kỹ thuật
  • 60. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 60 6. Kiểm chặn •Bắt lỗi ủi hàng xấu •Hàng dơ, hàng dính dầu, còn chỉ, bung chỉ, đứt chỉ, kích cỡ size.... 7. Thẻ bài, sticker: - Thẻ bài thể hiện thương hiệu được bắn ở nách sản phẩm. - Sticker được dán trên thẻ bài gắn ở nhãn. (có kim ghim) - Sticker thể hiện: thể hiện tên khách, mã, màu, tên size và mã số vạch. 8. Đóng bao: Gấp xếp và cho vào bao như mẫu.
  • 61. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 61 9. Đóng thùng: Đóng thùng Packing list 10. Xuất hàng cho khách hàng theo lệnh: - Lệnh xuất hàng sẽ được nhận trước đó vài ngày để bao bì sắp xếp kịp thời gian giao hàng. Xuất hàng
  • 62. Báo cáo thực tập GVHD: NGUYỄN PHƯỚC SƠN SVTT: TRẦN THỊ NHÀN 62 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ I.KẾT LUẬN: - Kết thúc 6 tuần thực tập tại Công ty TNHH Thái Sơn, em đã có điều kiện tiếp xúc và học hỏi được những kiến thức từ thực tế, đồng thời cũng tích lũy được một số kinh nghiệm cho bản thân. - Để có thể tìm hiểu cụ thể quy trình sản xuất một mã hàng, ở mỗi bộ phận,em đã được các anh, chị phụ trách tạo điều kiện cho em được tham gia sản xuất. Đây là cách tốt nhất để em hiểu rõ hơn về mã hàng của mình.  Tại phòng may mẫu: em đã luyện tập được tay nghề may của mình- nâng cao tay nghề. Biết được qui trình may các sản phẩm như: áo T- shirt, đầm, áo khoác, ...  Tại kho vải: em đã học được cách nhận biết lỗi vải, biết cách chấm điểm lỗi vải theo tiêu chuẩn 4 điểm. Giúp em phân biệt được các cấu trúc dệt của các loại vải.  Tại xưởng cắt : em đã học được cách nối sợi, sang sợi của các lỗi vải. Được các anh trong pha cắt chỉ tận tình những lưu ý khi trải, cắt vải.  Tại khâu bao bì: em được chị quản lý bao bì chỉ cho quy trình làm việc của bao bì và giải đáp nhiệt tình các thắc mắc khi tụi em đưa ra. - Có thể nói, thời gian thực tập tại xí nghiệp, em đã được tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, quan sát thực tế rất nhiều. Tuy nhiên, với thời gian thực tập 6 tuần, song song với việc tìm kiếm nguồn tài liệu làm báo cáo thực tập là đồ án công nghệ, em cảm thấy trôi qua rất nhanh, và nhận thấy mình còn bỏ lỡ nhiều:  Quy trình làm việc cụ thề ở các bộ phận: kế toán, nhân sự,…  Quy trình làm việc ở bộ phận kế hoạch. - Thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thái Sơn S.P, tiếp xúc với anh chị, cô chú trong toàn thể xí nghiệp, em nhận thấy môi trường làm việc tại xí nghiệp tốt, các mối quan hệ của bộ phận quản lý với người lao động rất tốt, ít gặp phải những mâu thuẫn lớn. Công việc tại các công đoạn làm việc riêng rẽ với nhau nhưng lại được liên kết chặt chẽ với nhau bằng giấy tờ. Do đó, công việc luôn được hoàn thành tốt và đạt kết quả mong muốn. Bên cạnh đó, xí nghiệp đang rất thuận lợi với đội ngũ công nhân viên trẻ, đầy lòng nhiệt huyết với nghề,… Cùng với nhiều chế độ ưu đãi đối với công nhân viên, chăm lo đời sống cho anh chị em nhân viên rất chu đáo,… những người luôn làm việc với cường độ cao, áp lực nặng,.... Điều này, đã góp phần tác động đến sự gắn kết giữa các thành viên với xí nghiệp.