SlideShare a Scribd company logo
1 of 62
Download to read offline
YÊU CẦU, TIÊU CHÍ
CỦA MỘT PHÒNG PHÂN TÍCH
CẢM QUAN
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Liên
MSSV: 155D5401010047
Lớp: 56K1 – Công nghệ thực phẩm
I.1 Khái niệm
Phân tích cảm quan là kỹ thuật sử dụng các cơ quan cảm giác của
con người để tìm hiểu, mô tả và định lượng các tính chất cảm quan của
một sản phẩm thực phẩm như màu sắc, hình thái, mùi vị và cấu trúc
I. Phân tích cảm quan
I.2 Tính khách quan và chủ quan của phương pháp
➢ Phương pháp khách quan là phương pháp mà trong đó hệ quả của ảnh
hưởng của con người khi thao tác được tối thiểu hóa
➢ Phương pháp chủ quan là phương pháp mà trong đó hệ quả của ảnh hưởng
của con người khi thao tác không được tối thiểu hóa
II. Các giác quan và thuộc tính cảm nhận
II.1 Vị và vị giác
❖ Thuộc tính vị:
Định nghĩa: Vị là một cảm giác hóa học được cảm nhận bởi các trung
cảm nhận vị đặc trưng. Ở người những trung tâm này nằm trên bề mặt lưỡi,
vòm miệng và yết hầu, chúng được kích thích khi tiếp xúc với các phân tử hay
ion hòa tan trong dung dịch
Người ta ghi nhận có 4 vị cơ bản với 4 chất gây vị đặc trưng là:
✓ Vị ngọt: có nhiều chất gây cảm giác, phần lớn là các chất hữu cơ như
đường, glycol, aldehyde, acid amin… Vị ngọt cơ bản được đặc trưng bởi
dung dịch đường saccharose nồng độ 20g/l
✓ Vị mặn: do các muối phân ly gây ra. Vị mặn cơ bản được đặc trưng bởi
dung dịch muối ăn có nồng độ từ 20g/l.
✓ Vị chua: do acid gây ra. Vị chua cơ bản đặc trưng bới dung dịch acid
citric nồng độ 0,7g/l.
✓ Vị đắng: do nhiều chất gây ra và hầu hết là các chất hữu cơ: cafein,
strychnine, nicotin, quinine.. Vị đắng được đặc trưng bởi dung dịch cafein
nồng độ 0,7g/l
❖ Cơ quan cảm nhận vị:
Hình II.1 Cấu tạo cơ quan cảm nhận vị giác
Vị được tiếp nhận chủ yếu và
nhạy bén nhất trên bề mặt lưỡi.
Trên lưỡi các chồi vị giác được
nằm trong các gai vị giác. Có 4
loại gai vị giác phân bố trên
nhữngkhi riêng biệt trên lưỡi.
Cảm nhận vị:
- Về mặt lượng: Ngưỡng phát hiện và xác định vị là một đại lượng hết sức
biến thiên tùy theo mỗi cá nhân.
- Về mặt chất: Sự tiếp nhận vị rất khác nhau cho từng cá nhân nhưng sự
phân bố ngưỡng của họ trong một tập hợp nói chung theo quy luật chuẩn, có
nghĩa đa số là người nhận vị ở nồng độ trung bình và có một số ít nhận được
vị ở nồng độ rất thấp hay rất cao. Cường độ cảm giác thay đổi theo nồng độ
chất gây vị.
II.2 Mùi và khứu giác
❖ Thuộc tính mùi
Mùi là cảm giác hóa học gây ra bởi sự tác động của các phân tử chất
bay hơi sau khi vào mũi hòa tan trong chất lỏng của niêm dịch mũi với những
cơ quan thụ cảm nằm trên lông mao của màng nhầy khứu giác.
Mùi là một cảm giác hóa học và chức năng của khứu giác chủ yếu là để
phân tích các hợp chất mang mùi. Đối tượng của quá trình phân tích này
ngoài các hợp chất bay hơi từ thực phẩm còn là tất cả các phân tử bay hơi có
mặt trong không khí.
❖ Cơ quan cảm nhận mùi
Hình I.2 Hệ thốngkhứu giác
Mùi nhận biết ở ghi nhận đầu
tiên của khứu giác
Khả năng cảm thụ mùi phụ
thuộc vào lứa tuổi, giới tính, các
giác quan, thời gian…
Môi trường, ngoại cảnh cũng
ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ
mùi: độ tinh khiết của không khí,
nhiệt độ, độ ẩm, không khí, chiếu
sáng…
II.3 Ánh sáng và thị giác
❖ Ánh sáng
Mắt người nhìn thấy ánh sáng có bước sóng từ 380 – 740 nm. (Vùng
bước sóng nhỏ hơn 380 nm là vùng tia cực tím, vùng lớn hơn 740 nm là vùng
hồng ngoại).
Màu của sản phẩm là bức xạ ánh sáng chiếu vào nó: mắt người rất nhạy
có thể phân biệt được những chùm tia có bước sóng rất khác nhau rất ít. Các
chất màu trong thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như màu xanh của clorophin
hoặc sinh ra trong gia công chế biến bởi phản ứng caramen, malanoidine…
Ngoài ra các chất màu cũng có thể được bổ sung trong công đoạn hoàn thành
sản phẩm như các loại nước giải khát…
❖ Thị giác
Hình II.3 Cấu tạo của thị giác
II.4 Âm thanh và thính giác
❖ Âm thanh
Âm thanh nhận biết được là kết quả của một nguồn sóng âm truyền
trong môi trường đàn hồi thống nhất và tác động lên màng nhĩ tai. Tai
người nhận biết âm thanh có tần số trong khoảng 20Hz – 20000Hz.
(Vùng sóng nhỏ hơn 20Hz gọi là vùng hạ âm và cao hơn 20000Hz gọi là siêu
âm).
Thính giác dùng nhận biết độ dòn của vật khi bị cắn vỡ, bị bẻ gãy có
phát ra âm thanh. Âm thanh này nếu phát ra từ trong miệng khi nhai (miệng
khép kín sẽ được truyền từ miệng lên ốc tai và cho ta âm thanh khác với âm
thanh khi nhai mà miệng không khép kín. Hầu hết các âm thanh nhận được
đều là hỗn hợp của các âm thanh có tần số khác nhau gọi là hợp âm. Ví dụ:
kẹo, bánh đa, vỏ bánh mì…Đôi khi thông qua độ dòn, người ta xác định được
độ ẩm của sản phẩm như chè, hạt café sau sấy, có thể bóp bằng tay hay cắn vỡ
hạt.
❖ Cơ chế cảm nhận âm thanh:
Hình II.4 Cấu tạo của tai
Sự bố trí và kích thích của hệ dây
thần kinh dưới màng đáy chính xác với
mỗi một dây thần kinh chỉ có thể nhận
được một số tấn số sóng âm mà nó bị
kích thích cực đại gọi là tần số đặc trưng.
Về cường độ: cường độ kích thích
được mã hóa bởi tổng số hiệu điện thế
hoạt động tính theo giây. Khi nhận biết
âm thanh, có hai loại thanh đơn và thanh
kép.Thanh đơn là kết quả của một số âm thanh có tần số cố định, trường hợp
này rất hiếm gặp, chủ yếu là của những máy tổng hợp âm thanh, còn thanh
kép là đa số âm thanh nghe được trong đời sống, chúng là hỗn hợp của các âm
thanh có tần số khác nhau.
Cảm giác âm thanh ít được dùng trong phân tích cảm quan so với các kích
thích khác. Chính vì thế mà nó ít được nghiên cứu.
II.5 Da và xúc giác
❖ Khái niệm
Xúc giác là giác quan cảm nhận được những kích thích cơ học và nhiệt.
Cơ học: sự tiếp xúc với da làm thay đổi hình dạng của phần có tiếp xúc
vào vật để cho ta biết về va chạm, nén, dãn. Từ đó cho biết độ cứng, mềm,
giòn của sản phẩm.
Nhiệt: cho biết sự thay đổi nhiệt tăng (nóng) hay giảm (lạnh) đối với da.
❖ Cấu tạo cơ quan xúc giác
Hình II.5 Cấu tạo của xúc giác
Niêm mạc là cơ quan xúc giác
đươc cấu tạo như hình, ở ngoài
cùng là lớp biểu bì, sau đó đến
lớp mô cơ và các phần mô mỡ.
Tế bào thần kinh xúc giác bao
gồm:
- Đầu dây thần kinh tự do
- Thể mayxne
- Thể paxini
- Đầu tận cùng của các dây thần kinh
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích cảm quan
III.1 Các yếu tố liên quan đến sinh lý người thử
❖ Tuổi tác:
Thanh niên có thể có nhiều chồi vị giác hơn, nhưng những người có tuổi
có khả năng tập trung tốt hơn khi đánh giá, công thêm vào đó là sự “trải
nghiệm” của họ dày dặn hơn người trẻ tuổi. Các ngưỡng về mùi và vị tăng lên
cùng với tuổi tác. Tóm lại, tuổi tác trong phân tích và đánh giá cảm quan
không phải là một vấn đề quá quan trọng
❖ Giới tính
Đàn ông và phụ nứ đều có khả năng đánh giá cảm quan như nhau, tuy
nhiên trong thực tế phụ nữ thường nhạy cảm hơn, đặc biệt là đối với các chất
mùi.
❖ Sức khỏe
Đây là một tiêu chí rất quan trọng. Những người dùng quá nhiều thuốc
không thể tham gia vào một hội đồng cảm quan được vì nhiều loại thuốc tác
động đến trung tâm thần kinh, và do đó ảnh hưởng tới việc nhận thức cảm
quan. Thành viên của hội đồng phải là những người không bị dị ứng với thực
phẩm cũng như không bị mù màu. Điều kiện sức khỏe răng miệng cũng phải
tốt: răng lành và không dùng răng giả. Những người bị sổ mũi hay bị ốm có
thể đưa ra nhữngkết luận không chính xác trong đánh giá cảm quan.
❖ Sự thích nghi
Khi ngửi hoặc nếm một sản phẩm nhiều lần thì lần sau cho ta các giác
mùi và vị sản phẩm cường độ yếu hơn lần đầu (cùng nồng độ). Đó là kết quả
của sự thích nghi của các cơ quan cảm giác. Điều này thấy rất rõ trong các
cảm giác mùi hơn vị.
Có 2 loại thích nghi
- Sự tự thích nghi: chất ức chế sự cảm giác cùng bản chất với chất kích
thích.
- Thích nghi chéo: chất ức chế không cùng bản chất với chất kích thích.
❖ Sự mệt mỏi
Sự mệt mỏi về cảm giác là do cơ thể không nhận được cảm giác hay cơ
quan cảm giác đã làm việc ở một nồng độ kích thích quá cao hoặc đã làm việc
quá lâu với một chất kích thích nó. Sự mệt mỏi lâu phục hồi hơn so với thích
nghi.
III.2 Các yếu tố liên quan đến tâm lý người thử
❖ Lòng nhiệt tình
Lòng nhiệt tình đặc biệt quan trọng nhất là trong quá trình tham gia huấn
luyện. Người thử nếu nhiệt tình sẽ hiểu được tầm quan trọng của phép thử, sẽ
làm việc nghiêm túc và cho kết quả tốt. Đây là một trong những yếu tố đầu vào
quan trọng cho mọi giai đoạn thành lập một hội đồng cảm quan, từ khi tuyển
dụng, lựa chọn rồi đến huấn luyện.
❖ Thái độ đối với sản phẩm
Thái độ của người thử thể hiện qua sự sẵn sàng và tình nguyện thử nếm
mọi loại sản phẩm. Nếu người thử có thể không thích sản phẩm nhưng họ phải
làm việc một cách khách quan.
❖ Sự chán nản
Nếu một sản phẩm không ưa thích: dầu, mỡ hay là các chất quá cay, gây ra
sự khó chịu và chán nản. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích
chủ yếu về mặt tâm lý, cho nên thời gian thử và số mẫu thử không nên quá
nhiều.
III.3 Các yếu tố khác
❖ Sự tương tác giữa các chất kích thích
Là sự tăng hoặc giảm cường độ hay thay đổi cảm giác của một chất kích
thích khi đưa nó vào một hỗn hợp.
❖ Hiện tượng hòa hợp giữa các chất kích thích
Đây là hiện tượng rất được quan tâm, nhất là về vị. Trong một hỗn hợp
chất gây vị, chỉ có một số nhóm chức có thể hòa hợp với nhau để gây một vị dễ
chịu mặc dù cường độ có thể cao.
❖ Vị của nước
Vị của nước pha chế dung dịch cảm quan được coi như không có (kể cả
mùi), nhưng nước có thể có các vị khác nhau khi chúng ta chịu kích thích của
các loại vị khác nhau.
❖ Thuốc lá
Việc người làm thí nghiệm có hút thuốc hay không không quan trọng lắm
vì người ta đã thống kế được rằng trong cảm nhóm người có sử dụng và không
sử dụng thuốc lá đều có khả năng như nhau trong đánh giá cảm quan.
❖ Sự đúng giờ
Điều này cũng rất cần thiết để một buổi thí nghiệm diễn ra tốt đẹp. Mọi
người thử có mặt đúng giờ, thử cùng một thời điểm sẽ còn đảm bảo được tính
đồng nhất giữa các mẫu sản phẩm đánh giá.
IV. Lựa chọn thành viên hội đồng đánh giá cảm quan
IV.1. Nguyên tắc
➢ Lựa chọn thành viên là một công việc rất quan trọng trong phân tích cảm
quan.ngay cả đối với các thí nghiệm đánh giá thị hiếu người tiêu dùng,
người thử cũng phải được lựa chọn theo tiêu chí đã sử dụng sản phâm hoặc
một trong số các sản phâm thuộc nhóm điều tra.họ cũng phải được đánh giá
là những người sử dụng thường xuyên và thích một sản phẩm nào đó trước
khi tham gia.đối với các phép thử phân biệt và đối với hội đồng mô tả, thành
viên phải được lựa chọn dựa trên khả năng sinh lí và mức độ sẵng sàng. Yếu
tô nhiệt tình cũng là một điểm hết sức quan trọng đối với việc lựa chọn
người thử cảm quan.
➢ Đánh giá cảm quan là một công việc đòi hỏi sự tập trung, lặp lại và mệt mỏi.
bên cạnh đó, sự chính xác về cảm giác cũng là một yêu cầu cần phải có.đối
với phép thử phân biệt, thành viên cần phải được kiểm tra đê đảm bảo răng
hệ thống cơ quan cảm giác của họ hoạt động một cách bình thường. trong
phân tích mô tả hay trong kiểm tra chất lượng, các thành viên đã được lựa
chọn phải thực hiện một số test kiểm tra độ chính xác cảm quan của họ.
IV.2 Các bước tiến hành
Trước khi được lựa chọn tham gia hội đồng đánh giá cảm quan, các thành
viên được kiểm tra khả năng cảm giác của mình thôngqua 3 bước cơ bản:
Bước 1: Nhận biết 4 vị cơ bản:
+ Chuẩn bị phiếu trả lời:
+ Chuẩn bị mẫu thử: Chuẩn bị cho mỗi thành viên 4 cốc mẫu đã mã hóa. Mỗi
cốc chứa 30ml một trong 4 chất gây vị ở các nông độ sau:
✓ Đường 20g/1 (A) Mã số sử dụng : 923,351,456
✓ Muối ăn 2g/1 (B) Mã số sử dụng : 755,654,983
✓ Cafein 0,7g/1 (C) Mã số sử dụng : 385,506,651
✓ Acid xitric 0,7g/1 (D) Mã số sử dụng : 758,362,586
Trình bày mẫu: 4 cốc chứa mẫu được mã hóa trên sẽ được sắp xếp theo thứ tự
ngẫu nhiên.(ACDB; ADCB;...)
+ Đánh giá cảm quan:
- Sau khi sắp xếp xong tiễn hành mời lần lượt từng thành viên nếm thử từ trái
sang phải.
- Yêu cầu đối với người cảm quan: trước khi xác định vị của mẫu thử, phải
xúc miệng bằng nước đun sôi để nguội không được hút thuốc lá, không uống
rượu, không uống nước trà, không ăn gia vị. Sau khi nếm mỗi cốc người cảm
quan phải uống nước thanh vị rồi tiếp tục nếm các mẫu còn lại.
- Sau khi thử phải trả lời đúng 4 vị cơ bản nhận được đối với dung dịch tương
ứng. Không được phép sai và ghi kết quả nhận được vào phiếu trả lời.
+ Xử lý kết quả - báo cáo
Kết quả: sau khi thử người cảm quan đã ghi nhận lại kết quả trên phiếu trả
phù hợp với kết quả trên phiếu chuẩn bị thí nghiệm. Điều đó cho thấy hệ thống
cơ quan cảm giác của người cảm quan hoạt động bình thường và chính xác.
Bước 2: Phân biệt cường độ vị:
+ Phiếu trả lời:
+ Chuẩn bị mẫu thử: Chuẩn bị cho mỗi thành viên 4 cốc mẫu đã mã hóa.
Mỗi cốc chứa 30ml một trong 4 dung dịch đường như sau:
✓ Đường 70g/1 (A) Mã số sử dụng: 381;207;020
✓ Đường I00g/1 (B) Mã số sử dụng:666;843;431
✓ Đường 125g/1 (C) Mã số sử dụng:527;141;414
✓ Đường 155g/I (D) Mã số sử dụng:366;281;428
Các cốc được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, sau khi sắp xếp xong tiến hành
mời lần lượt từng thành viên nếm thử.
+ Đánh giá cảm quan:
- Sau khi sắp xếp xong tiến hành mời lần lượt từng thành viên nếm thử từ
trái sang phải.
- Yêu cầu đối với người cảm quan: trước khi xác định vị của mẫu thử, phải
xúc miệng bằng nước đun sôi để nguội không được hút thuốc lá, không uống
rượu, không uống nước trà, không ăn gia vị.
- Sau khi thử phải sắp xếp đúng cường độ vị ngọt tăng dần không được
phép sai và ghi kết quả nhận được vào phiêu trả lời.
+ Xử lí kết quả - báo cáo:
Kết quả: sau khi thử người cảm quan đã ghi nhận lại kết quả trên phiếu trả
phù hợp với kết quả trên phiêu chuân bị thí nghiệm. Điều đó cho thấy hệ thông
cơ quan cảm giác của người cảm quan hoạt động bình thường và chính xác.
Bước 3: Phân biệt bản chất mùi
+ Phiếu trả lời:
+ Chuẩn bị mẫu thử:
Chuẩn bị 20 lọ đựng chất mùi đã được mã hóa
✓ Kẹo Sữa (A) mã số sử dụng:123
✓ Bơ (B) mã số sử dụng:124
✓ Gừng (C) mã số sử dụng:126
✓ Chanh (D) mã số sử dụng:114
✓ Me (E) mã số sử dụng:l16
✓ Bạc hà (F) mã số sử dụng:117
✓ Anh đào (G) mã số sử dụng:109
✓ Sôcôla (H) mã số sử dụng:l19
✓ Dứa (I) mã số sử dụng:115
✓ Sữa (K) mã số sử dụng:385
✓ Vải (L) mã số sử dụng:122
✓ Mãng cầu (M) mã số sử dụng:110
✓ Me (N) mã số sử dụng:113
✓ Cam (P) mã số sử dụng:118
✓ Mít (Q) mã số sử dụng:112
✓ Dưa gang (R) mã số sử dụng:120
✓ Đào (S) mã số sử dụng:121
✓ Nho (T) mã số sử dụng:108
Trình bày mẫu: Các mẫu được sắp xếp ngẫu nhiên.
+ Đánh giá cảm quan:
- Người thử nhận một lúc 20 mẫu chất thơm trên, ngửi và ghi ra giấy tên
những mùi nhận được trong 15 phút. Sau mỗi mẫu phải nghỉ 2 đến 5 phút. Phải
nhận được ít nhất II mùi mới được mời vào nhóm cảm quan.
Chú ý: phải tiến hành nơi ở nơi thoáng mát không có mùi lạ, hít ngắn nhiều
lần trên miệng lọ đã mở nắp để xác định mùi.
+ Xử lí kêt quả - báo cáo
Kết quả: Người thử nhận được 5/20 mùi. Chưa đạt yêu cầu đề trở thành
thành viên của hội đông đánh giá cảm quan.
V. HUẤN LUYỆN CẢM GIÁC VỊ
V.1 Ý nghĩa và phạm vi ứng dụng
- Sau khi thực hiện một số test kiểm tra độ chính xác cảm quan, các thành
viên sẽ được huấn luyện cảm giác về vị, màu, mùi: luyện tập nâng cao khả năng
nhận biết 4 vị cơ bản, hạ ngưỡng cảm giác xuống... nhằm nâng cao kĩ năng phân
tích về vị.
- Ứng dụng để huấn luyện các thành viên hội đồng đánh giá cảm quan.
V.2 Nguyên tắc
Các thành viên được huấn luyện thường xuyên theo thứ tự từ thấp đến cao
nhằm nâng cao kĩ năng phân tích cảm quan về vị của mình.
V.3 Các bước tiến hành
V.3.1 Các bước tiến hành
Bước l: Nâng cao khả năng nhận biết 4 vị cơ bản:
+ Chuẩn bị phiếu trả lời:
+ Chuẩn bị mẫu thử:
Chuẩn bị 10 cốc mẫu có kí hiệu khác nhau và sắp xếp xen kẽ một cách
ngẫu nhiên. Các thành viên được mời nếm từ trái sang phải, ghi cảm nhận
được đối với từng mẫu lên phiếu trả lời.
✓ Acid citric 0,2g/1l(A) Mã số sử dụng:085,352...
✓ Sacaro 4g/l (B) Mã số sử dụng:138,561...
✓ Cafein 0,2g/l (C) Mã số sử dụng:7§2,698...
✓ Acid xitric 0,3g/l (D) Mã số sử dụng:020,572...
✓ NaCI 0,8g/l (E) Mã số sử dụng:§31,568...
✓ Sacaro 6,2g/l (F) Mã số sử dụng:093,931...
✓ Cafein 0,3g/l (G) Mã số sử dụng:627,502...
✓ NaCI 1,5g/l (H) Mã số sử dụng:983,908...
✓ Nước trắng (I) Mã số sử dụng:771,709...
✓ Acid xitric 0,4g/l (K) Mã số sử dụng:577,666...
Trình bày mẫu: các mẫu được sắp xếp một cách ngẫu nhiên.
+ Đánh giá cảm quan:
- Sau khi sắp xếp xong tiễn hành mời lần lượt từng thành viên nếm thử từ trái
sang phải.
- Yêu cầu đối với người cảm quan: trước khi xác định vị của mẫu thử, phải
xúc miệng bằng nước đun sôi để nguội không được hút thuốc lá; không uống
rượu, không uống nước trà, không ăn gia vị. Sau khi nếm mỗi cốc người cảm
quan phải uống nước thanh vị rồi tiếp tục nếm các mẫu còn lại.
- Sau khi thử phải trả lời đúng vị cơ bản nhận được đối với dung dịch tương
ứng. Không được phép sai và ghi kết quả nhận được vào phiếu trả lời.
+ Xử lí kết quả - báo cáo:
Kết quả: sau khi thử người cảm quan đã ghi nhận lại kết quả trên phiếu trả
phù hợp với kêt quả trên phiêu chuẩn bị thí nghiệm.Điêu đó cho thây hệ thông
cơ quan cảm giác của người cảm quan hoạt động bình thường và chính xác.
VI. Huấn luyện cảm giác mùi và màu
VI.1 Ý nghĩa và phạm vi ứng dụng
- Sau khi thực hiện một số tét kiểm tra độ chính xác cảm quan, các thành viên
sẽ được huấn luyện cảm giác về màu mùi : luyện tập phân biệt mùi, nhận biết mùi
và xêp dãy cượng độ màu.. . nằm nâng cao kỹ năng phân tích cảm quan về mùi và
màu.
- Ứng dụng để huấn luyện các thành viên hội đồng đánh giá cảm quan.
VI.2 Nguyên tắc
Các thành viên được huấn luyện thường xuyên theo thứ tự thừ thấp đến cao
nhăm nâng cao khả năng phân tích cảm quan về mùi và màu của mình.
VI.3 Các bước tiến hành
VI.3.1 Phân biệt mùi
+ Chuẩn bị phiếu trả lời
+ Chuẩn bị mẫu thử:
- Chuẩn bị mẫu thử trong bình tam giác có nút mài, tốt nhất dùng lọ màu để
người cảm quan không nhìn thấy được bên trong
- Chuẩn bị cho mỗi thành viên 8 lọ mẫu thử được mã hóa, mỗi lọ chứa một
miếng gạc bông dày 4mm, rộng khoảng 4cm2 , chứa khoảng 2ml một trong các
dung dịch chất thơm sau đây:
✓ Chanh (A) Mã số sử dụng: 877
✓ Đào (B) Mã số sử dụng: 844
✓ Me (C) Mã số sử dụng: 802
✓ Mãng cầu (D) Mã số sử dụng: 134
✓ Mít (E) Mã số sử dụng: 108
✓ Socola (F) Mã số sử dụng: 895
✓ Nho (G) Mã số sử dụng: 318
✓ Vải (H) Mã số sử dụng: 241
Các mẫu được trình bày một cách ngẫu nhiên, sau đó cho người tiến hành thử
để xác định mùi
- Đánh giá cảm quan:
Yêu cầu tiến hành thử ở nơi thoáng, không có mùi lạ.
Người cảm quan nhận được 8 lọ dung dịch mẫu thử, hít ngắn nhiều lần trên
miệng lọ đã mở nắp dể xác định mùi. Sau mỗi mẫu nghỉ 2-5 phút. Nếu khó nhận
ra mùi có thể dùng phương pháp thử bịt mũi, hít sâu mùi qua mirnjg, ngậm
miệng, sau đó thở qua mũi để xác định mùi qua mũi. Ghi kết quả nhận được vào
phiếu trả lời
+ Xử lý kết quả - báo cáo
Sau khi thử và ghi nhận kết quả, người cảm quan đã xác định đúng 5/8 mùi
nhận được, Điều này cho thấy khả năng nhận biết mùi của người đánh giá cảm
quan tương đối tốt có thể được mời vào hộị đồng đánh giá cảm quan
VI.3.2 Xếp dãy cường độ màu
+ Chuẩn bị phiếu trả lời
+ Chuẩn bị mẫu thử:
Chuẩn bị 8 mẫu dung dịch màu từ bột caramen với nồng độ như sau:
✓ Caramen 5,6g/1 (A) Mã số sử dụng:427
✓ Caramen 5,2g/l (B) Mã số sử dụng: 943
✓ Caramen 4,8g/1 (C) Mã số sử dụng: 812
✓ Caramen 4,4g/1 (D) Mã số sử dụng: 586
✓ Caramen 4,0g/l (E) Mã số sử dụng: 692
✓ Caramen 3,7g/l (F) Mã số sử dụng: 351
✓ Caramen 3,4g/l (G) Mã số sử dụng: 270
✓ Caramen 3,1 g/1 (H) Mã số sử dụng :108
Chuẩn bị 8 mẫu dung dịch CuSO4 có nồng độ như sau:
✓ CuSO4 0,65 (A) Mã số sử dụng:082
✓ CuSO4 0,9 (B) Mã số sử dụng:167
✓ CuSO4 1,15 (C) Mã số sử dụng:258
✓ CuSO4 1,4 (D) Mã số sử dụng:398
✓ CuSO4 1,65 (E) Mã số sử dụng:462
✓ CuSO4 1,9 (F) Mã số sự dụng:570
✓ CuSO4 2,l5 (G) Mã số sử dụng:126
✓ CuSO4 2,4 (H) Mã số sử dụng:970
Chuẩn bị 8 mẫu dung dịch KMNO4 có nồng độ như sau:
✓ KMnO4 0,3 (A) Mã số sử dụng:423
✓ KMnO4 0,6 (B) Mã số sử dụng:519
✓ KMnO4 0,9 (C) Mã số sử dụng:403
✓ KMnO4 11,2 (D) Mã số sử dụng:674
✓ KMnO4 1,5 (E) Mã số sử dụng:025
✓ KMnO4 11,8 (F) Mã số sử dụng:165
✓ KMnO4 2,1 (G) Mã số sử dụng:237
✓ KMnO4 2,4 (H) Mã số sử dụng:168
Các mẫu được chứa trong ống nghiệm thủy tỉnh trong (đường kính = 15, cao
12cm) với thể tích 20ml của một trong các dung dịch trên và xếp ngẫu nhiên trên
giá.
Các mẫu được trình bày một cách ngẫunhiên.
+ Đánh giá cảm quan:
Khi tiến hành đánh giá cảm quan phải tiến hành ở nơi ánh sáng
đều và cố định.ghi kết quả vào phiếu trả lời.
+ Xử lí kết quả và báo cáo:
VII. Các phép thử cảm quan
VII.1 Phép thử so sánh cặp đôi
1. Nguyên tắc
Người thử nhận hai mẫu thử để xác định sự khác nhau về một đặc tính nào đó
giữa hai mẫu đó.hai mẫu thử được giới thiệu bằng nhau về vị trí (số lần A đứng
bên phải bằng số lần B đứng bên phải). Đây là phép thử trực tiếp với một tính
chất được đặt ra.
2. Các bước tiến hành
+ Chuẩn bị phiếu trả lời
+ Chuẩn bị mẫu: Cách thử mẫu rất quan trọng, nó phải được chuẩn bị và giới
thiệu sao cho giảm tối đa các ảnh hưởng bên ngoài lên kết đánh giá, phân tích
của thành viên vì vậy cần tuân theo một số quy tắc sau đây:
- Không cho thành viên biết trước mẫu thử cho đến khi đã vào phòng phân
tích cảm quan và nhận được phiếu câu hỏi, như vậy kết quả trả lời sẽ tin cậy
hơn.
- Mã hóa mẫu thử: mỗi mẫu cần gắn một mã só, thong thường có 3 kí tự( 3
số hoặc 2 số và một chữ cái ). Người ta dùng bảng số ngẫu nhiên đề chọn mã
cho các mẫu.
- Các mẫu phải đồng nhất về dụng cụ đựng, khối lượng, nhiệt độ. Nhiệt độ
có ảnh hưởng lớn tới phép thử phân biệt vì nếu 2 mẫu khác nhau về nhiệt độ
thì các thành viên sẽ bị nhiệt độ của mẫu làm ảnh hưởng tới câu trả lời chứ
không phải là bản chất của mẫu.
- Chú ý cuỗi cùng là trật tự trình bày mẫu: 2 mẫu A và B phải được giới
thiệu bằng nhau về vị trí trong các tông số lần thử, nghĩa là số lần A được thử
trước phải bằng số lần B được thử trước.
+ Đánh giá cảm quan:
- Sau khi sắp xếp xong tiến hành mời lần lượt từng thành viên nếm thử từ trái
sang phải.
- Yêu cầu đối với người cảm quan: trước khi xác định vị của mẫu thử, phải
xúc miệng bằng nước đun sôi để nguội không được hút thuốclá, không uống
rượu, không uống nước trà, không ăn gia vị.
- Sau khi nếm xong ghi kết quả vào phiếu trả lời.
+ Xử lí kết quả và báo cáo:
+ Xử lí kết quả:
Ghi lại câu trả lời của người thử vào phiếu chuẩn bị. tính tổng số lần mỗi lần
sản phẩm A hoặc B được lựa chọn. tính tông số lần các cặp mẫu được đưa ra.
Kết quả được xử lí theo chuân thống kê X2, một phía hay hai phía:
Cách tính
❖ Cách tính thứ nhất
- Dựa vào chuẩn X?
- Chuẩn X2 còn gọi là phân bố khi bình phương, dùng để biểu thị độ chênh
lệch giữa các giá trị quan sát và giá trị lí thuyết, hoặc nói khác đi là biểu thị
độ phân tán của các quan sát so với giá trị lí thuyết.
- Nếu X2 =0 thì tần suất quan sát bằng tần suất lí thuyết.
- Nếu X2 >0 các phân bố là khác nhau. Khi giá trị X” càng lớn thì sự khác
nhau giữa hai tần suất càng lớn.
Công thức:
Trong đó: Oj là tần suất quan sát thứ j
EJ là tần suất quan sát thứ j
- Tính toán:
Áp dụng công thức trên ta tính được X2 = 0,8
Khi tra bảng X2 ứng với bậc tự do bằng 1, mức ý nghĩa 𝛼 = 5%
Ta có: X2
tc = 3,84 lớn hơn giá trị X2 tính toán.sự khác biệt không có ý nghĩa ở
mức ý nghĩa 𝛼 = 5%
Kết luận: Hai mẫu nước măm có độ mặn tương đối giống nhau ở mức ý nghĩa
𝛼 = 5%
VII.2 Phép thử cho điểm
1. Nguyên tắc
Phuơng pháp này dung để đánh giá tông quát mức chất luợng của một sản
phâm so với tiêu chuẩn hoặc so với một sản phẩm cùng loại trên tất cả các chỉ
tiêu cảm quan : màu sắc, mùi vị... Tình trạng chất lượng của mỗi chỉ tiêu được
đánh giá bằng điểm. Giá trị điểm tăng dần theo mức chất lượng.
Do các chỉ tiêu có vai trò đối với chất lượng chung của sản phẩm ở các mức
độ khác nhau nên các giá trị điểm cho được đối với mỗi chỉ tiêu được nhân
them một giá trị tuơng ứng gọi là hệ số trọng lượng hay hệ số quan trọng. Các
chỉ tiêu có vai trò lớn hơn thì có hệ số trọng lượng cao hơn.Khi đánh giá chất
lượng cảm quan bằng một hội đồng thì điểm của một chỉ tiêu là điểm trung bình
của các thành viên. Tổng điềm của các chỉ tiêu là điển chất lượng chung của
sản phẩm.
Khi đánh giá cảm quan chất lượng của các sản phâm thực phẩm bằng
phương pháp cho điểm theo TCVN 3215-79, thì tất các chỉ tiêu cảm quan hay
từng. chỉ tiêu riêng biệt của sản phẩm đuợc dùng hệ điểm 20 xây dựng trên một
thang thống nhất 6 bậc 5 điểm trong đó điểm “0” ứng với mức chất luợng sản
phâm “bị hỏng” còn từ điểm 1-5 ứng với mức khuyết tật giảm dần.Tông hệ số
trọng lượng của tất cả các chỉ tiêu được đánh giá cho một sản phâm bằng 4. Sáu
bậc đánh giá phải tương ứng với nội dung mô tả trongbảng duới đây :
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3215-79 quy định các cấp chất luợng đối với
các sản phâm thực phâm có các điêm chung và các điêm trung bình chưa có
trọng lượng đôi với một sô chỉ tiêu như sau :
Người thử sử dụng một thang điểm đề đánh giá chất luợng thực phẩm tổng
quát và qua đó phân loại chât lượng sản phẩm. Phương pháp này đựoc thực hiện
bởi các chuyên gia là những người có khả năng đánh giá khách quan, có khă
năng phân biệt cảm giác tốt, có kiên thức chuyên môn và kiến thức phân tích
cảm quan. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu (vd: tính chất màu,tính chất mùi...) và
từng nhóm chỉ này có một hệ số quan trọng được xác định từ trước. Các chuyên
gia đánh giá các chỉ tiêu trên một thang điểm có cấu trúc từ 0 “sản phẩm hỏng”
đến 5 “sản phâm tốt”. Điểm của chỉ tiêu là 5 nếu như “trong chỉ tiêu đang xét sản
phẩm có tính tốt đặc trưng và rõ rệt cho chỉ tiêu đó, sản phẩm không có khuyết
tật và sai lỗi nào” và điêm 0 nêu “ sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi ở mức độ
trầm trọng ,sản phâm được coi là hỏng và không thể sử dụng được”.
2. Tiến hành
+ Chuẩn bị bảng điểm
+ Chuẩn bị phiếu trả lời
3. Chuẩnbị mẫu thử
- Mỗi ngày thử không quá 10 mẫu, mỗi lần không quá 3 loại sản phâm.
- Nấu nước sôi săn băng nồi luộcmẫu, pha dung dịch muối 1%.
4. Tiến hành
Sau khi chuẩn bị mẫu thử,cho người thử tiến hành đánh giá cảm quan theo
quy trình sau :
Quy trình dánh giá cảm quan
1 Kiểm tra trạngthái bên ngoài :
- Thời gian sản xuất, loại sản phẩm, dụng cụ chứa đựng, nhãn hiệu, khối lượng,
dạng đông lạnh của tôm.
- Kiểm tra trạng thái bên ngoài của từng đơn vị sản phẩm: mở hộp và túi PE cho
cả hội đồng cùng quan sát trạng thái mặt băng,ghi nhận và cho điểm, KD Kiểm
tra mức độ nguyên vẹn, gãy, vỡ, long đầu, tróc vỏ, có mốc mọt nhìn thấy băng
mắt thường được.
2 Xác địnhtỷ lệ gãy đầu tróc vỏ :
- Làm tan băng: Cho mẫu tôm vào túi PE cột chặt,đề ở dòng nước chảy
- Kiểm tra tạp chất: Cầm túi PE lên và xem ở đáy túi PE lúc rã đông xem thử có
tạp chất hay không, Hoặc rửa sạch đề ráo cho sản phẩm vào khay răn để kiểm
tra.
- Xác định lý lệ gãy đầu (tróc vỏ): Cân 200g đếm có bao nhiêu con bị gãy đầu
(tróc vỏ) tính theo công thức X = b * 100/a(%)
3 Xác địnhđộ đàn hỏi :
- Lấy tôm ở nhiều vị trí, bóc đầu, lột vỏ, rửa sạch, xác định băng cách: dùng
ngón tay ấn vào phần thịt tôm rồi quan sát: nếu vết lõm mất đi nhanh chóng thì
tôm còn tươi, nếu vết hồi phụcchậm hoặc không thì tôm đã bị ươn.
4 Xác địnhtrạng thái vật lý trước khi luộc:
- Kiểm tra tôm có nguyên vẹn không, có long đầu, tróc vỏ không, hay bị gãy đốt
không, tôm có bị biến đen hay mắt đốt không.
5 Màu sắc trước khi luộc :
- Quan sát màu sắc của tôm dưới ánh sáng tự nhiên, trước mắt người quan sát:vỏ
phải sáng bóng, không có đốm đen trên vành bụng hoặc thân.
6 Mùi trước khi luộc : Tiến hành ở nơi thoángmát không có mùi lạ
- Có thể ngửi trực tiếp, cầm tôm lên ngửi, ngửi phần tiếp giáp giữa đầu và thân ,
tôm tươi phải có mùi tanh tự nhiên ,không có mùi lạ hay hôi thôi.
7 Xác địnhtrạng thái vật lý của tôm sau khi luộc :
- Cách luộc: bỏ tôm vào túi PE với hàm lượng nước muối có nồng độ 1% .lượng
nước vừa ngập tôm, thời gian luộc tính từ khi nước bắt đầu sôi khoảng từ 8 - 12
phút,
- Cầm bóp thử tôm có độ dai và dòn hay không
- Nước luôc: cho nước luộc vào cốc xem nước luộccó trong hay không
8 Màu và mùi của tôm sau khi luộc:
- Màu : có màu đỏ tươi
- Mùi : thơm tự nhiên không có mùi lạ. Sau cùng ta ghi nhận màu sắc, mùi vị
của nước luộc tôm,tôm sau khi luộc và trước khi luộcvà cuối cùng là cho điểm.
5. Xử lý kết quả, báo cáo.
- Xử lý kết quả
Khi tổng kết điểm phải lưu ý :
- Xếp loại sản phẩm phải xem xét cả yêu cầu về điểm chung và yêu cầu về
điểm TB chưa có trọng lượng.
- Nếu một chỉ tiêu nào đó có điểm “0” thì nên tiến hành đánh giá lại chỉ tiêu đó.
Khi hội đồng đã quyết định cho một chỉ tiêu nào đó điểm 0 thì sản phẩm đó bị
đánh giá với số điểm chung bằng 0.
- Đối với mẫu sản phâm đồng nhất, nhận xét của một thành viên hội đồng bị
bác bỏ khi nhận xét đó chênh quá 1.5 điểm so với điểm TB chưa có trọng
lượng.
VII.3 Phép thử tam giác
1. Nguyên tắc
➢ Có 3 mẫu được giới thiệu, hai mẫu giống nhau, mẫu thứ 3 được giả định là
khác hai mẫu còn lại. Người thử được yêu cầu là phải xác định mẫu không lặp
lại trong số 3 mẫu thử.
➢ Giả sử A và B là 2 sản phẩm, sẽ có tất cả 6 tổ hợp trình bày mẫu bao gồm
AAB/ABA/BAA/BBA/BAB/ABB. Để đảm bảo kết quả thu được cả độ tin
cậy cao, trong kế hoạch trình bày mẫu, số lần xuất hiện của 1 trong 6 tổ hợp
trên phải giống nhau.
2. Tiến hành
+ Chuẩn bị phiếu chuẩn bị thí nghiệm
+ Chuẩn bị phiếu trả lời
+ Chuẩn bị mẫu thử:
Có 3 mẫu đã được mã hóa:
Mã số sử dụng:
✓ Đường 5g/1 (A 717,679,886,782,867,285,728,
847,834,178,245,683,524,668, 252
✓ Đường 75g/1 (B) 856,479,382,259,685,647,564,
787,491,478,764,645,563,825
Trong mỗi dãy có một mẫu có nồng độ khác với hai mẫu còn lại các mẫu được
sắp xếp ngầu nhiên.
+ Đánh giá cảm quan:
- Sau khi sắp xếp xong tiến hành mời lần lượt từng thành viên nếm thử từ trái
sang phải.
- Yêu cầu đối với người cảm quan: trước khi xác định vị của mẫu thử, phải xúc
miệng bằng nước đun sôi để nguội không được hút thuốc lá,không uống rượu,
không uống nước trà, không ăn gia vị. Sau khi nếm mỗi cốc người cảm quan
phải uống nước thanh vị rồi tiếp tục nêm các mẫu còn lại.
- Sau khi thử người thử phải xác định được mẫu không lặp lai nồng độ không
được phép sai và ghi kết quả nhận được vào phiếu trả lời.
3. Xử lí kết quả và báo cáo:
Kết qủa: Sau khi thử người cảm quan đã ghi nhận lại kết quả trên phiếu trả
phù hợp với kết quả trên phiếu chuẩn bị thí nghiệm. Điều đó cho thấy hệ thống
cơ quan cảm giác của người cảm quan hoạt động chính xác.
VII.4 Phép thử mô tả thị hiếu
1. Nguyên tắc
➢ Người ta thường dùng các các phép thử cặp đôi thị hiếu hoặc phép thử so
hàng hay mô tả theo thang cường độ thị hiếu (thang điểm hay thang phong
cấu trúc)
➢ Đối với phép thử ưu tiên, người thử có thê nhận được hai mẫu thử (Phép thử
cặp đôi ưu tiên) và chọn ra trong số đó sản phẩm họ yêu thích nhất. Họ cũng
có thể nhận được nhiều mẫu (Phép thử so hàng ưu tiên) và phải sắp xếp các
mẫu này theo mức độ ưa thích tăng dần. Đối với phép thứ chấp nhận, người
thử đánh giá mức độ yêu thích của họ đối với sản phẩm trên một thang điểm,
thường là thang điểm 9 (Điểm I: “cực kỳ ghét”, Điểm 3: “cực kỳ thích”
2. Các bước tiến hành
2.1 Phép thử so hàng thị hiếu
+ Chuẩn bị phiếu chuẩn bị thí nghiệm
+ Chuẩn bị phiếu mẫu
+ Chuẩn bị mẫu thử:
Có 4 mẫu cá trích sốt cà được giới thiệu.
Mẫu Mã sử dụng
Cá trích sốttương(nhật)(N) 627,273,737,268,826,622,
977,777, 774,946,469,699
Cá trích sốt cà(Hạ long)(M) 656,561,615,713,138,385,
363,639396,932,328,289
Cá trích sốt cà (3 cô gái)(T) 534,349,491,213,139,397,
162,621212,985,953,352
Cá nục sốt cà (ly) (C) 124,246,463,835,352,527,
576,765653,575,574,743
+ Xử lý kết quả và báo cáo:
Dùng bảng giá trị tới hạn của phép thử so hàng ở mức nghĩa 𝛼 = 5% để xác
định sự khác nhau về mức độ ưa thích giữa mẫu có nghĩa không.
Có 12 thành viên tham gia thử, kết quả như sau:
Những mẫu có tổng lớn hơn là mẫu được đánh giá ngon hơn. Thứ tự mức độ
ngon tăng dân như sau:
Mẫu: N M T C
Tổng: 25 28 33 34
Ta dựa vào khoảng cách từ tổng nhỏ nhất (25) đến tổng lớn nhất (34) nếu hai
giá trị này càng cách xa nhau thì sự khác nhau càng có ý nghĩa, tra trong bảng
sau:
Theo bảng này, căn cứ vào số lượng mẫu so sánh n = 4 và số thành viên m =
12 ta tìm được hai cặp số. đó là 21-39 và 24-36.
Ta có tổng nhỏ nhất của mẫu là N = 25, nhưng vẫn lớn hơn giới hạn dưới 21
của bảng. và tổng lớn nhất của mẫu là: C = 34 nhỏ hơn giới hạn trên là 39.
Nên có thể kết luận các mẫu có mức ưa thích khác nhau không có nghĩa. Như
vậy độ ngon các sản phẩm là như nhau.
2.2 Phép thử cặp đôi thị hiếu
+ Chuẩn bị phiếu chuản bị thí nghiệm
+ Chuẩn bị phiếu trả lời
+ Chuẩn bị mẫu thử:
Tiến hành thử: Có 2 mẫu nước mắm được giới thiệu. Bạn hãy cho biết ý kiến
về mức độ yêu thích đối với tưng mẫu theo thang thị hiếu 9 điểm. Phương pháp
tiến hành xác định các chỉ tiêu cảm quan: lắc kỹ chai đựng mẫu thử, mở nút
chai, rót khoảng 100-150 ml nước mắm vào cốc thủy tinh không màu, khô dung
tích 250 ml để lần lượt xác định các chỉ tiêu cảm quan.
a.Xác địnhmàu sắc.
Khi quan sát đặt cốc đựng mẫu thử ở môi trường sáng, trên nền trắng, 1 mắt
người quan sát, phải cùng phía với nguồn sáng vào mẫu thử. Ghi nhận kết quả
từng mẫu.
b.Xácđịnhđộ trong
Đặt cốc đựng mẫu thử ở giữa nguồn sáng và mắt người quan sát, lắc nhẹ cốc
để xác định. Ghi nhận kết quả từng mẫu.
c.Xác địnhmùi
Sau khi rót nước măm từ chai mẫu ra cốc, phải để yên 5-10 phút mới xác
định mùi Tiến hành thử ở nơi thoáng, không có mùi lạ. Khi ngửi lắc nhẹ cốc
theo đường tròn, có thể kết hợp với việc ngửi nước mắm đựng trong chai mẫu.
Ghi nhận kết quả.
d.Xácđịnhvị
Trước khi xác định vị của mẫu thử, phải súc miệng bằng nước đun sôi để
nguội, không được hút thuốc lá, không uống nước trà, không ăn gia vị. Đổ
nước mắm từ mẫu ra cốc sạch, khô, dùng đũa thủy tinh sạch, khô chấm nước
mắm đưa vào đầu lưỡi để cảm nhận. ghi nhận kết quả.
Chú ý: nước mắm đã dùng đề xác định các chỉ tiêu cảm quan xong không được
đổ lại chai mẫu và cũng không được dùng để xác định các chỉ tiêu hóa học.
Nước mắm được phân thành 4 hạng sau đây:
➢ Đặc biệt.
➢ Thượng hạng
➢ Hạng 1
➢ Hạng 2
Các chỉ tiêu cảm quan của nước mắm phải theo đúng yêu cầu ghi trong bảng
sau:
+ Xử lý kết quả và báo cáo: dùng T để so sánh tìm xem sản phẩm nào được ưa
thích hơn.
Công thức tính
Trong đó: d : là trung bình của các khác nhau= trung bình A - trung bình B = 18
n: tông số cặp so sánh, n = 12
s: độ chênh lệch toàn phương.
Tổng bình phương của các khác nhau = 32 +12 +(-3)2 +(-2)2 +(-1)2 + (-3)+52 +(-2)+42
+42 +52 +(-1)=120
Bình phương của tông của các khác nhau = I82 =324
Thay vào ta tính được S=0,877
Vậy t = 0,494
Vì t= 0,494 có trong bảng giá trị t=2,533. Do t<ttc .n kết luậnsự khác biệt không có
ý nghĩa ở mức ý nghĩa 𝛼 = 5% , có nghĩa là 2 mẫu tương đối giống nhau. Vậy mẫu A
và B tương đối giống nhau.
THE END

More Related Content

What's hot

Phân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quan
Phân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quanPhân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quan
Phân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quanMinh Nguyen
 
Tcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamTcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamhopchuanhopquy
 
CNSX đồ uống nước quả đục
CNSX đồ uống   nước quả đụcCNSX đồ uống   nước quả đục
CNSX đồ uống nước quả đụcKej Ry
 
Quá trình và thiết bị tiệt trùng nước dứa năng suất 1000 lít sảm phẩm h
Quá trình và thiết bị tiệt trùng nước dứa năng suất 1000 lít sảm phẩm hQuá trình và thiết bị tiệt trùng nước dứa năng suất 1000 lít sảm phẩm h
Quá trình và thiết bị tiệt trùng nước dứa năng suất 1000 lít sảm phẩm hTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtFood chemistry-09.1800.1595
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnThanh Hoa
 
Công nghệ-muối-chua-rau-củ
Công nghệ-muối-chua-rau-củCông nghệ-muối-chua-rau-củ
Công nghệ-muối-chua-rau-củAnh Thu
 
168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quanhuyen2204
 
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitQuy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitlimonking
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men biaLanh Nguyen
 
Danh gia cam quan tim hieu ve mui va giai phau khuu giac
Danh gia cam quan tim hieu ve mui va giai phau khuu giacDanh gia cam quan tim hieu ve mui va giai phau khuu giac
Danh gia cam quan tim hieu ve mui va giai phau khuu giacNguyen Thanh Tu Collection
 

What's hot (20)

Công nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chínhCông nghệ sản xuất mì chính
Công nghệ sản xuất mì chính
 
Phân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quan
Phân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quanPhân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quan
Phân tich cảm quan thực phẩm nhóm cảm quan
 
Tcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc phamTcvn ve cac san pham thuc pham
Tcvn ve cac san pham thuc pham
 
CNSX đồ uống nước quả đục
CNSX đồ uống   nước quả đụcCNSX đồ uống   nước quả đục
CNSX đồ uống nước quả đục
 
Bài giảng môn học vi sinh thực phẩm
Bài giảng môn học vi sinh thực phẩmBài giảng môn học vi sinh thực phẩm
Bài giảng môn học vi sinh thực phẩm
 
Bai giang che biến thủy sản
Bai giang che biến thủy sảnBai giang che biến thủy sản
Bai giang che biến thủy sản
 
Quá trình và thiết bị tiệt trùng nước dứa năng suất 1000 lít sảm phẩm h
Quá trình và thiết bị tiệt trùng nước dứa năng suất 1000 lít sảm phẩm hQuá trình và thiết bị tiệt trùng nước dứa năng suất 1000 lít sảm phẩm h
Quá trình và thiết bị tiệt trùng nước dứa năng suất 1000 lít sảm phẩm h
 
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịtCông nghệ chế biến và bảo quản thịt
Công nghệ chế biến và bảo quản thịt
 
Đánh giá chất lương thực phẩm
Đánh giá chất lương thực phẩmĐánh giá chất lương thực phẩm
Đánh giá chất lương thực phẩm
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
Sx rượu chương 2
Sx rượu chương 2Sx rượu chương 2
Sx rượu chương 2
 
Cong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau quaCong nghe sau thu hoach rau qua
Cong nghe sau thu hoach rau qua
 
Công nghệ sau thu hoạch
Công nghệ sau thu hoạchCông nghệ sau thu hoạch
Công nghệ sau thu hoạch
 
Công nghệ-muối-chua-rau-củ
Công nghệ-muối-chua-rau-củCông nghệ-muối-chua-rau-củ
Công nghệ-muối-chua-rau-củ
 
168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan168334925 đánh-giá-cảm-quan
168334925 đánh-giá-cảm-quan
 
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuitQuy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
Quy trình-sản-xuất-bánh-biscuit
 
Quá trình lên men bia
Quá trình lên men biaQuá trình lên men bia
Quá trình lên men bia
 
Bai giang cam quan
Bai giang cam quanBai giang cam quan
Bai giang cam quan
 
Danh gia cam quan tim hieu ve mui va giai phau khuu giac
Danh gia cam quan tim hieu ve mui va giai phau khuu giacDanh gia cam quan tim hieu ve mui va giai phau khuu giac
Danh gia cam quan tim hieu ve mui va giai phau khuu giac
 
Công nghệ sau thu hoạch rau quả
Công nghệ sau thu hoạch rau quảCông nghệ sau thu hoạch rau quả
Công nghệ sau thu hoạch rau quả
 

Similar to Yeu cau tieu chi cua mot phong phan tich cam quan

Manual2 role of thresold
Manual2   role of thresoldManual2   role of thresold
Manual2 role of thresoldTranHoangQuyen
 
Hoa chat bao ve thuc vat 2014
Hoa chat bao ve thuc vat  2014Hoa chat bao ve thuc vat  2014
Hoa chat bao ve thuc vat 2014Do Hiep
 
Thuật dưỡng sinh
Thuật dưỡng sinhThuật dưỡng sinh
Thuật dưỡng sinhlam04dt
 
Chanhanhphuc
ChanhanhphucChanhanhphuc
Chanhanhphuctam1984
 
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cươngBài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cươngNguyễn Tú
 
09 VSCN.pptx
09 VSCN.pptx09 VSCN.pptx
09 VSCN.pptxVTnThanh1
 
Tu truyen cua nguoi nhin an 21 ngay tri benh ung thu
Tu truyen cua nguoi nhin an 21 ngay tri benh ung thuTu truyen cua nguoi nhin an 21 ngay tri benh ung thu
Tu truyen cua nguoi nhin an 21 ngay tri benh ung thuDung dau bac
 
Thiền và Khoa Học Thần Kinh
Thiền và Khoa Học Thần KinhThiền và Khoa Học Thần Kinh
Thiền và Khoa Học Thần KinhLittle Daisy
 
Câu chuyện đông y tập 1
Câu chuyện đông y   tập 1Câu chuyện đông y   tập 1
Câu chuyện đông y tập 1Tien Ds
 
B7 tinh duc va suc khoe sinh san
B7  tinh duc va suc khoe sinh sanB7  tinh duc va suc khoe sinh san
B7 tinh duc va suc khoe sinh santhaonguyen.psy
 
Cntp52 c nhóm-5-công-nghệ-lên-men-kiểm-tra-chất-lượng-thịt-lên-men-17.11.2021
Cntp52 c nhóm-5-công-nghệ-lên-men-kiểm-tra-chất-lượng-thịt-lên-men-17.11.2021Cntp52 c nhóm-5-công-nghệ-lên-men-kiểm-tra-chất-lượng-thịt-lên-men-17.11.2021
Cntp52 c nhóm-5-công-nghệ-lên-men-kiểm-tra-chất-lượng-thịt-lên-men-17.11.2021XanhNgc2
 
Huong dan quan sat hong mac
Huong dan quan sat hong macHuong dan quan sat hong mac
Huong dan quan sat hong macslideshareminh
 
Huong dan quan sat hong mac
Huong dan quan sat hong macHuong dan quan sat hong mac
Huong dan quan sat hong macslideshareminh
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordNhân Quả Luân Hồi
 

Similar to Yeu cau tieu chi cua mot phong phan tich cam quan (20)

Manual2 role of thresold
Manual2   role of thresoldManual2   role of thresold
Manual2 role of thresold
 
Manual for assesor
Manual for assesorManual for assesor
Manual for assesor
 
Hoa chat bao ve thuc vat 2014
Hoa chat bao ve thuc vat  2014Hoa chat bao ve thuc vat  2014
Hoa chat bao ve thuc vat 2014
 
Cau truc huong lieu...
Cau truc huong lieu...Cau truc huong lieu...
Cau truc huong lieu...
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Baocao
BaocaoBaocao
Baocao
 
Thuật dưỡng sinh
Thuật dưỡng sinhThuật dưỡng sinh
Thuật dưỡng sinh
 
Chanhanhphuc
ChanhanhphucChanhanhphuc
Chanhanhphuc
 
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cươngBài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
Bài tập quá trình môn tâm lý học đại cương
 
09 VSCN.pptx
09 VSCN.pptx09 VSCN.pptx
09 VSCN.pptx
 
Tu truyen cua nguoi nhin an 21 ngay tri benh ung thu
Tu truyen cua nguoi nhin an 21 ngay tri benh ung thuTu truyen cua nguoi nhin an 21 ngay tri benh ung thu
Tu truyen cua nguoi nhin an 21 ngay tri benh ung thu
 
Thiền và Khoa Học Thần Kinh
Thiền và Khoa Học Thần KinhThiền và Khoa Học Thần Kinh
Thiền và Khoa Học Thần Kinh
 
Câu chuyện đông y tập 1
Câu chuyện đông y   tập 1Câu chuyện đông y   tập 1
Câu chuyện đông y tập 1
 
B7 tinh duc va suc khoe sinh san
B7  tinh duc va suc khoe sinh sanB7  tinh duc va suc khoe sinh san
B7 tinh duc va suc khoe sinh san
 
Cntp52 c nhóm-5-công-nghệ-lên-men-kiểm-tra-chất-lượng-thịt-lên-men-17.11.2021
Cntp52 c nhóm-5-công-nghệ-lên-men-kiểm-tra-chất-lượng-thịt-lên-men-17.11.2021Cntp52 c nhóm-5-công-nghệ-lên-men-kiểm-tra-chất-lượng-thịt-lên-men-17.11.2021
Cntp52 c nhóm-5-công-nghệ-lên-men-kiểm-tra-chất-lượng-thịt-lên-men-17.11.2021
 
Huong dan quan sat hong mac
Huong dan quan sat hong macHuong dan quan sat hong mac
Huong dan quan sat hong mac
 
Huong dan quan sat hong mac
Huong dan quan sat hong macHuong dan quan sat hong mac
Huong dan quan sat hong mac
 
Sổ tay bệnh học Spacaps
Sổ tay bệnh học SpacapsSổ tay bệnh học Spacaps
Sổ tay bệnh học Spacaps
 
Duyên Khởi
Duyên KhởiDuyên Khởi
Duyên Khởi
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 8 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...
HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...
HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
 
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...
HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...
HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Recently uploaded

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (18)

Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 

Yeu cau tieu chi cua mot phong phan tich cam quan

  • 1. YÊU CẦU, TIÊU CHÍ CỦA MỘT PHÒNG PHÂN TÍCH CẢM QUAN Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Liên MSSV: 155D5401010047 Lớp: 56K1 – Công nghệ thực phẩm
  • 2. I.1 Khái niệm Phân tích cảm quan là kỹ thuật sử dụng các cơ quan cảm giác của con người để tìm hiểu, mô tả và định lượng các tính chất cảm quan của một sản phẩm thực phẩm như màu sắc, hình thái, mùi vị và cấu trúc I. Phân tích cảm quan I.2 Tính khách quan và chủ quan của phương pháp ➢ Phương pháp khách quan là phương pháp mà trong đó hệ quả của ảnh hưởng của con người khi thao tác được tối thiểu hóa ➢ Phương pháp chủ quan là phương pháp mà trong đó hệ quả của ảnh hưởng của con người khi thao tác không được tối thiểu hóa
  • 3. II. Các giác quan và thuộc tính cảm nhận II.1 Vị và vị giác ❖ Thuộc tính vị: Định nghĩa: Vị là một cảm giác hóa học được cảm nhận bởi các trung cảm nhận vị đặc trưng. Ở người những trung tâm này nằm trên bề mặt lưỡi, vòm miệng và yết hầu, chúng được kích thích khi tiếp xúc với các phân tử hay ion hòa tan trong dung dịch Người ta ghi nhận có 4 vị cơ bản với 4 chất gây vị đặc trưng là: ✓ Vị ngọt: có nhiều chất gây cảm giác, phần lớn là các chất hữu cơ như đường, glycol, aldehyde, acid amin… Vị ngọt cơ bản được đặc trưng bởi dung dịch đường saccharose nồng độ 20g/l ✓ Vị mặn: do các muối phân ly gây ra. Vị mặn cơ bản được đặc trưng bởi dung dịch muối ăn có nồng độ từ 20g/l. ✓ Vị chua: do acid gây ra. Vị chua cơ bản đặc trưng bới dung dịch acid citric nồng độ 0,7g/l. ✓ Vị đắng: do nhiều chất gây ra và hầu hết là các chất hữu cơ: cafein, strychnine, nicotin, quinine.. Vị đắng được đặc trưng bởi dung dịch cafein nồng độ 0,7g/l
  • 4. ❖ Cơ quan cảm nhận vị: Hình II.1 Cấu tạo cơ quan cảm nhận vị giác Vị được tiếp nhận chủ yếu và nhạy bén nhất trên bề mặt lưỡi. Trên lưỡi các chồi vị giác được nằm trong các gai vị giác. Có 4 loại gai vị giác phân bố trên nhữngkhi riêng biệt trên lưỡi. Cảm nhận vị: - Về mặt lượng: Ngưỡng phát hiện và xác định vị là một đại lượng hết sức biến thiên tùy theo mỗi cá nhân. - Về mặt chất: Sự tiếp nhận vị rất khác nhau cho từng cá nhân nhưng sự phân bố ngưỡng của họ trong một tập hợp nói chung theo quy luật chuẩn, có nghĩa đa số là người nhận vị ở nồng độ trung bình và có một số ít nhận được vị ở nồng độ rất thấp hay rất cao. Cường độ cảm giác thay đổi theo nồng độ chất gây vị.
  • 5. II.2 Mùi và khứu giác ❖ Thuộc tính mùi Mùi là cảm giác hóa học gây ra bởi sự tác động của các phân tử chất bay hơi sau khi vào mũi hòa tan trong chất lỏng của niêm dịch mũi với những cơ quan thụ cảm nằm trên lông mao của màng nhầy khứu giác. Mùi là một cảm giác hóa học và chức năng của khứu giác chủ yếu là để phân tích các hợp chất mang mùi. Đối tượng của quá trình phân tích này ngoài các hợp chất bay hơi từ thực phẩm còn là tất cả các phân tử bay hơi có mặt trong không khí. ❖ Cơ quan cảm nhận mùi Hình I.2 Hệ thốngkhứu giác Mùi nhận biết ở ghi nhận đầu tiên của khứu giác Khả năng cảm thụ mùi phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, các giác quan, thời gian… Môi trường, ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến khả năng cảm thụ mùi: độ tinh khiết của không khí, nhiệt độ, độ ẩm, không khí, chiếu sáng…
  • 6. II.3 Ánh sáng và thị giác ❖ Ánh sáng Mắt người nhìn thấy ánh sáng có bước sóng từ 380 – 740 nm. (Vùng bước sóng nhỏ hơn 380 nm là vùng tia cực tím, vùng lớn hơn 740 nm là vùng hồng ngoại). Màu của sản phẩm là bức xạ ánh sáng chiếu vào nó: mắt người rất nhạy có thể phân biệt được những chùm tia có bước sóng rất khác nhau rất ít. Các chất màu trong thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như màu xanh của clorophin hoặc sinh ra trong gia công chế biến bởi phản ứng caramen, malanoidine… Ngoài ra các chất màu cũng có thể được bổ sung trong công đoạn hoàn thành sản phẩm như các loại nước giải khát… ❖ Thị giác Hình II.3 Cấu tạo của thị giác
  • 7. II.4 Âm thanh và thính giác ❖ Âm thanh Âm thanh nhận biết được là kết quả của một nguồn sóng âm truyền trong môi trường đàn hồi thống nhất và tác động lên màng nhĩ tai. Tai người nhận biết âm thanh có tần số trong khoảng 20Hz – 20000Hz. (Vùng sóng nhỏ hơn 20Hz gọi là vùng hạ âm và cao hơn 20000Hz gọi là siêu âm). Thính giác dùng nhận biết độ dòn của vật khi bị cắn vỡ, bị bẻ gãy có phát ra âm thanh. Âm thanh này nếu phát ra từ trong miệng khi nhai (miệng khép kín sẽ được truyền từ miệng lên ốc tai và cho ta âm thanh khác với âm thanh khi nhai mà miệng không khép kín. Hầu hết các âm thanh nhận được đều là hỗn hợp của các âm thanh có tần số khác nhau gọi là hợp âm. Ví dụ: kẹo, bánh đa, vỏ bánh mì…Đôi khi thông qua độ dòn, người ta xác định được độ ẩm của sản phẩm như chè, hạt café sau sấy, có thể bóp bằng tay hay cắn vỡ hạt.
  • 8. ❖ Cơ chế cảm nhận âm thanh: Hình II.4 Cấu tạo của tai Sự bố trí và kích thích của hệ dây thần kinh dưới màng đáy chính xác với mỗi một dây thần kinh chỉ có thể nhận được một số tấn số sóng âm mà nó bị kích thích cực đại gọi là tần số đặc trưng. Về cường độ: cường độ kích thích được mã hóa bởi tổng số hiệu điện thế hoạt động tính theo giây. Khi nhận biết âm thanh, có hai loại thanh đơn và thanh kép.Thanh đơn là kết quả của một số âm thanh có tần số cố định, trường hợp này rất hiếm gặp, chủ yếu là của những máy tổng hợp âm thanh, còn thanh kép là đa số âm thanh nghe được trong đời sống, chúng là hỗn hợp của các âm thanh có tần số khác nhau. Cảm giác âm thanh ít được dùng trong phân tích cảm quan so với các kích thích khác. Chính vì thế mà nó ít được nghiên cứu.
  • 9. II.5 Da và xúc giác ❖ Khái niệm Xúc giác là giác quan cảm nhận được những kích thích cơ học và nhiệt. Cơ học: sự tiếp xúc với da làm thay đổi hình dạng của phần có tiếp xúc vào vật để cho ta biết về va chạm, nén, dãn. Từ đó cho biết độ cứng, mềm, giòn của sản phẩm. Nhiệt: cho biết sự thay đổi nhiệt tăng (nóng) hay giảm (lạnh) đối với da. ❖ Cấu tạo cơ quan xúc giác Hình II.5 Cấu tạo của xúc giác Niêm mạc là cơ quan xúc giác đươc cấu tạo như hình, ở ngoài cùng là lớp biểu bì, sau đó đến lớp mô cơ và các phần mô mỡ. Tế bào thần kinh xúc giác bao gồm: - Đầu dây thần kinh tự do - Thể mayxne - Thể paxini - Đầu tận cùng của các dây thần kinh
  • 10. III. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích cảm quan III.1 Các yếu tố liên quan đến sinh lý người thử ❖ Tuổi tác: Thanh niên có thể có nhiều chồi vị giác hơn, nhưng những người có tuổi có khả năng tập trung tốt hơn khi đánh giá, công thêm vào đó là sự “trải nghiệm” của họ dày dặn hơn người trẻ tuổi. Các ngưỡng về mùi và vị tăng lên cùng với tuổi tác. Tóm lại, tuổi tác trong phân tích và đánh giá cảm quan không phải là một vấn đề quá quan trọng ❖ Giới tính Đàn ông và phụ nứ đều có khả năng đánh giá cảm quan như nhau, tuy nhiên trong thực tế phụ nữ thường nhạy cảm hơn, đặc biệt là đối với các chất mùi. ❖ Sức khỏe Đây là một tiêu chí rất quan trọng. Những người dùng quá nhiều thuốc không thể tham gia vào một hội đồng cảm quan được vì nhiều loại thuốc tác động đến trung tâm thần kinh, và do đó ảnh hưởng tới việc nhận thức cảm quan. Thành viên của hội đồng phải là những người không bị dị ứng với thực phẩm cũng như không bị mù màu. Điều kiện sức khỏe răng miệng cũng phải tốt: răng lành và không dùng răng giả. Những người bị sổ mũi hay bị ốm có thể đưa ra nhữngkết luận không chính xác trong đánh giá cảm quan.
  • 11. ❖ Sự thích nghi Khi ngửi hoặc nếm một sản phẩm nhiều lần thì lần sau cho ta các giác mùi và vị sản phẩm cường độ yếu hơn lần đầu (cùng nồng độ). Đó là kết quả của sự thích nghi của các cơ quan cảm giác. Điều này thấy rất rõ trong các cảm giác mùi hơn vị. Có 2 loại thích nghi - Sự tự thích nghi: chất ức chế sự cảm giác cùng bản chất với chất kích thích. - Thích nghi chéo: chất ức chế không cùng bản chất với chất kích thích. ❖ Sự mệt mỏi Sự mệt mỏi về cảm giác là do cơ thể không nhận được cảm giác hay cơ quan cảm giác đã làm việc ở một nồng độ kích thích quá cao hoặc đã làm việc quá lâu với một chất kích thích nó. Sự mệt mỏi lâu phục hồi hơn so với thích nghi.
  • 12. III.2 Các yếu tố liên quan đến tâm lý người thử ❖ Lòng nhiệt tình Lòng nhiệt tình đặc biệt quan trọng nhất là trong quá trình tham gia huấn luyện. Người thử nếu nhiệt tình sẽ hiểu được tầm quan trọng của phép thử, sẽ làm việc nghiêm túc và cho kết quả tốt. Đây là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng cho mọi giai đoạn thành lập một hội đồng cảm quan, từ khi tuyển dụng, lựa chọn rồi đến huấn luyện. ❖ Thái độ đối với sản phẩm Thái độ của người thử thể hiện qua sự sẵn sàng và tình nguyện thử nếm mọi loại sản phẩm. Nếu người thử có thể không thích sản phẩm nhưng họ phải làm việc một cách khách quan. ❖ Sự chán nản Nếu một sản phẩm không ưa thích: dầu, mỡ hay là các chất quá cay, gây ra sự khó chịu và chán nản. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến kết quả phân tích chủ yếu về mặt tâm lý, cho nên thời gian thử và số mẫu thử không nên quá nhiều.
  • 13. III.3 Các yếu tố khác ❖ Sự tương tác giữa các chất kích thích Là sự tăng hoặc giảm cường độ hay thay đổi cảm giác của một chất kích thích khi đưa nó vào một hỗn hợp. ❖ Hiện tượng hòa hợp giữa các chất kích thích Đây là hiện tượng rất được quan tâm, nhất là về vị. Trong một hỗn hợp chất gây vị, chỉ có một số nhóm chức có thể hòa hợp với nhau để gây một vị dễ chịu mặc dù cường độ có thể cao. ❖ Vị của nước Vị của nước pha chế dung dịch cảm quan được coi như không có (kể cả mùi), nhưng nước có thể có các vị khác nhau khi chúng ta chịu kích thích của các loại vị khác nhau. ❖ Thuốc lá Việc người làm thí nghiệm có hút thuốc hay không không quan trọng lắm vì người ta đã thống kế được rằng trong cảm nhóm người có sử dụng và không sử dụng thuốc lá đều có khả năng như nhau trong đánh giá cảm quan. ❖ Sự đúng giờ Điều này cũng rất cần thiết để một buổi thí nghiệm diễn ra tốt đẹp. Mọi người thử có mặt đúng giờ, thử cùng một thời điểm sẽ còn đảm bảo được tính đồng nhất giữa các mẫu sản phẩm đánh giá.
  • 14. IV. Lựa chọn thành viên hội đồng đánh giá cảm quan IV.1. Nguyên tắc ➢ Lựa chọn thành viên là một công việc rất quan trọng trong phân tích cảm quan.ngay cả đối với các thí nghiệm đánh giá thị hiếu người tiêu dùng, người thử cũng phải được lựa chọn theo tiêu chí đã sử dụng sản phâm hoặc một trong số các sản phâm thuộc nhóm điều tra.họ cũng phải được đánh giá là những người sử dụng thường xuyên và thích một sản phẩm nào đó trước khi tham gia.đối với các phép thử phân biệt và đối với hội đồng mô tả, thành viên phải được lựa chọn dựa trên khả năng sinh lí và mức độ sẵng sàng. Yếu tô nhiệt tình cũng là một điểm hết sức quan trọng đối với việc lựa chọn người thử cảm quan. ➢ Đánh giá cảm quan là một công việc đòi hỏi sự tập trung, lặp lại và mệt mỏi. bên cạnh đó, sự chính xác về cảm giác cũng là một yêu cầu cần phải có.đối với phép thử phân biệt, thành viên cần phải được kiểm tra đê đảm bảo răng hệ thống cơ quan cảm giác của họ hoạt động một cách bình thường. trong phân tích mô tả hay trong kiểm tra chất lượng, các thành viên đã được lựa chọn phải thực hiện một số test kiểm tra độ chính xác cảm quan của họ.
  • 15. IV.2 Các bước tiến hành Trước khi được lựa chọn tham gia hội đồng đánh giá cảm quan, các thành viên được kiểm tra khả năng cảm giác của mình thôngqua 3 bước cơ bản: Bước 1: Nhận biết 4 vị cơ bản: + Chuẩn bị phiếu trả lời: + Chuẩn bị mẫu thử: Chuẩn bị cho mỗi thành viên 4 cốc mẫu đã mã hóa. Mỗi cốc chứa 30ml một trong 4 chất gây vị ở các nông độ sau: ✓ Đường 20g/1 (A) Mã số sử dụng : 923,351,456 ✓ Muối ăn 2g/1 (B) Mã số sử dụng : 755,654,983 ✓ Cafein 0,7g/1 (C) Mã số sử dụng : 385,506,651 ✓ Acid xitric 0,7g/1 (D) Mã số sử dụng : 758,362,586 Trình bày mẫu: 4 cốc chứa mẫu được mã hóa trên sẽ được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên.(ACDB; ADCB;...)
  • 16. + Đánh giá cảm quan: - Sau khi sắp xếp xong tiễn hành mời lần lượt từng thành viên nếm thử từ trái sang phải. - Yêu cầu đối với người cảm quan: trước khi xác định vị của mẫu thử, phải xúc miệng bằng nước đun sôi để nguội không được hút thuốc lá, không uống rượu, không uống nước trà, không ăn gia vị. Sau khi nếm mỗi cốc người cảm quan phải uống nước thanh vị rồi tiếp tục nếm các mẫu còn lại. - Sau khi thử phải trả lời đúng 4 vị cơ bản nhận được đối với dung dịch tương ứng. Không được phép sai và ghi kết quả nhận được vào phiếu trả lời. + Xử lý kết quả - báo cáo
  • 17. Kết quả: sau khi thử người cảm quan đã ghi nhận lại kết quả trên phiếu trả phù hợp với kết quả trên phiếu chuẩn bị thí nghiệm. Điều đó cho thấy hệ thống cơ quan cảm giác của người cảm quan hoạt động bình thường và chính xác. Bước 2: Phân biệt cường độ vị: + Phiếu trả lời:
  • 18. + Chuẩn bị mẫu thử: Chuẩn bị cho mỗi thành viên 4 cốc mẫu đã mã hóa. Mỗi cốc chứa 30ml một trong 4 dung dịch đường như sau: ✓ Đường 70g/1 (A) Mã số sử dụng: 381;207;020 ✓ Đường I00g/1 (B) Mã số sử dụng:666;843;431 ✓ Đường 125g/1 (C) Mã số sử dụng:527;141;414 ✓ Đường 155g/I (D) Mã số sử dụng:366;281;428 Các cốc được sắp xếp một cách ngẫu nhiên, sau khi sắp xếp xong tiến hành mời lần lượt từng thành viên nếm thử. + Đánh giá cảm quan: - Sau khi sắp xếp xong tiến hành mời lần lượt từng thành viên nếm thử từ trái sang phải. - Yêu cầu đối với người cảm quan: trước khi xác định vị của mẫu thử, phải xúc miệng bằng nước đun sôi để nguội không được hút thuốc lá, không uống rượu, không uống nước trà, không ăn gia vị. - Sau khi thử phải sắp xếp đúng cường độ vị ngọt tăng dần không được phép sai và ghi kết quả nhận được vào phiêu trả lời. + Xử lí kết quả - báo cáo:
  • 19. Kết quả: sau khi thử người cảm quan đã ghi nhận lại kết quả trên phiếu trả phù hợp với kết quả trên phiêu chuân bị thí nghiệm. Điều đó cho thấy hệ thông cơ quan cảm giác của người cảm quan hoạt động bình thường và chính xác.
  • 20. Bước 3: Phân biệt bản chất mùi + Phiếu trả lời:
  • 21. + Chuẩn bị mẫu thử: Chuẩn bị 20 lọ đựng chất mùi đã được mã hóa ✓ Kẹo Sữa (A) mã số sử dụng:123 ✓ Bơ (B) mã số sử dụng:124 ✓ Gừng (C) mã số sử dụng:126 ✓ Chanh (D) mã số sử dụng:114 ✓ Me (E) mã số sử dụng:l16 ✓ Bạc hà (F) mã số sử dụng:117 ✓ Anh đào (G) mã số sử dụng:109 ✓ Sôcôla (H) mã số sử dụng:l19 ✓ Dứa (I) mã số sử dụng:115 ✓ Sữa (K) mã số sử dụng:385 ✓ Vải (L) mã số sử dụng:122 ✓ Mãng cầu (M) mã số sử dụng:110 ✓ Me (N) mã số sử dụng:113 ✓ Cam (P) mã số sử dụng:118 ✓ Mít (Q) mã số sử dụng:112 ✓ Dưa gang (R) mã số sử dụng:120 ✓ Đào (S) mã số sử dụng:121 ✓ Nho (T) mã số sử dụng:108 Trình bày mẫu: Các mẫu được sắp xếp ngẫu nhiên.
  • 22. + Đánh giá cảm quan: - Người thử nhận một lúc 20 mẫu chất thơm trên, ngửi và ghi ra giấy tên những mùi nhận được trong 15 phút. Sau mỗi mẫu phải nghỉ 2 đến 5 phút. Phải nhận được ít nhất II mùi mới được mời vào nhóm cảm quan. Chú ý: phải tiến hành nơi ở nơi thoáng mát không có mùi lạ, hít ngắn nhiều lần trên miệng lọ đã mở nắp để xác định mùi. + Xử lí kêt quả - báo cáo
  • 23. Kết quả: Người thử nhận được 5/20 mùi. Chưa đạt yêu cầu đề trở thành thành viên của hội đông đánh giá cảm quan.
  • 24. V. HUẤN LUYỆN CẢM GIÁC VỊ V.1 Ý nghĩa và phạm vi ứng dụng - Sau khi thực hiện một số test kiểm tra độ chính xác cảm quan, các thành viên sẽ được huấn luyện cảm giác về vị, màu, mùi: luyện tập nâng cao khả năng nhận biết 4 vị cơ bản, hạ ngưỡng cảm giác xuống... nhằm nâng cao kĩ năng phân tích về vị. - Ứng dụng để huấn luyện các thành viên hội đồng đánh giá cảm quan. V.2 Nguyên tắc Các thành viên được huấn luyện thường xuyên theo thứ tự từ thấp đến cao nhằm nâng cao kĩ năng phân tích cảm quan về vị của mình. V.3 Các bước tiến hành V.3.1 Các bước tiến hành Bước l: Nâng cao khả năng nhận biết 4 vị cơ bản: + Chuẩn bị phiếu trả lời:
  • 25. + Chuẩn bị mẫu thử: Chuẩn bị 10 cốc mẫu có kí hiệu khác nhau và sắp xếp xen kẽ một cách ngẫu nhiên. Các thành viên được mời nếm từ trái sang phải, ghi cảm nhận được đối với từng mẫu lên phiếu trả lời.
  • 26. ✓ Acid citric 0,2g/1l(A) Mã số sử dụng:085,352... ✓ Sacaro 4g/l (B) Mã số sử dụng:138,561... ✓ Cafein 0,2g/l (C) Mã số sử dụng:7§2,698... ✓ Acid xitric 0,3g/l (D) Mã số sử dụng:020,572... ✓ NaCI 0,8g/l (E) Mã số sử dụng:§31,568... ✓ Sacaro 6,2g/l (F) Mã số sử dụng:093,931... ✓ Cafein 0,3g/l (G) Mã số sử dụng:627,502... ✓ NaCI 1,5g/l (H) Mã số sử dụng:983,908... ✓ Nước trắng (I) Mã số sử dụng:771,709... ✓ Acid xitric 0,4g/l (K) Mã số sử dụng:577,666... Trình bày mẫu: các mẫu được sắp xếp một cách ngẫu nhiên. + Đánh giá cảm quan: - Sau khi sắp xếp xong tiễn hành mời lần lượt từng thành viên nếm thử từ trái sang phải. - Yêu cầu đối với người cảm quan: trước khi xác định vị của mẫu thử, phải xúc miệng bằng nước đun sôi để nguội không được hút thuốc lá; không uống rượu, không uống nước trà, không ăn gia vị. Sau khi nếm mỗi cốc người cảm quan phải uống nước thanh vị rồi tiếp tục nếm các mẫu còn lại. - Sau khi thử phải trả lời đúng vị cơ bản nhận được đối với dung dịch tương ứng. Không được phép sai và ghi kết quả nhận được vào phiếu trả lời.
  • 27. + Xử lí kết quả - báo cáo: Kết quả: sau khi thử người cảm quan đã ghi nhận lại kết quả trên phiếu trả phù hợp với kêt quả trên phiêu chuẩn bị thí nghiệm.Điêu đó cho thây hệ thông cơ quan cảm giác của người cảm quan hoạt động bình thường và chính xác.
  • 28. VI. Huấn luyện cảm giác mùi và màu VI.1 Ý nghĩa và phạm vi ứng dụng - Sau khi thực hiện một số tét kiểm tra độ chính xác cảm quan, các thành viên sẽ được huấn luyện cảm giác về màu mùi : luyện tập phân biệt mùi, nhận biết mùi và xêp dãy cượng độ màu.. . nằm nâng cao kỹ năng phân tích cảm quan về mùi và màu. - Ứng dụng để huấn luyện các thành viên hội đồng đánh giá cảm quan. VI.2 Nguyên tắc Các thành viên được huấn luyện thường xuyên theo thứ tự thừ thấp đến cao nhăm nâng cao khả năng phân tích cảm quan về mùi và màu của mình. VI.3 Các bước tiến hành VI.3.1 Phân biệt mùi + Chuẩn bị phiếu trả lời
  • 29. + Chuẩn bị mẫu thử: - Chuẩn bị mẫu thử trong bình tam giác có nút mài, tốt nhất dùng lọ màu để người cảm quan không nhìn thấy được bên trong - Chuẩn bị cho mỗi thành viên 8 lọ mẫu thử được mã hóa, mỗi lọ chứa một miếng gạc bông dày 4mm, rộng khoảng 4cm2 , chứa khoảng 2ml một trong các dung dịch chất thơm sau đây:
  • 30. ✓ Chanh (A) Mã số sử dụng: 877 ✓ Đào (B) Mã số sử dụng: 844 ✓ Me (C) Mã số sử dụng: 802 ✓ Mãng cầu (D) Mã số sử dụng: 134 ✓ Mít (E) Mã số sử dụng: 108 ✓ Socola (F) Mã số sử dụng: 895 ✓ Nho (G) Mã số sử dụng: 318 ✓ Vải (H) Mã số sử dụng: 241 Các mẫu được trình bày một cách ngẫu nhiên, sau đó cho người tiến hành thử để xác định mùi - Đánh giá cảm quan: Yêu cầu tiến hành thử ở nơi thoáng, không có mùi lạ. Người cảm quan nhận được 8 lọ dung dịch mẫu thử, hít ngắn nhiều lần trên miệng lọ đã mở nắp dể xác định mùi. Sau mỗi mẫu nghỉ 2-5 phút. Nếu khó nhận ra mùi có thể dùng phương pháp thử bịt mũi, hít sâu mùi qua mirnjg, ngậm miệng, sau đó thở qua mũi để xác định mùi qua mũi. Ghi kết quả nhận được vào phiếu trả lời
  • 31. + Xử lý kết quả - báo cáo Sau khi thử và ghi nhận kết quả, người cảm quan đã xác định đúng 5/8 mùi nhận được, Điều này cho thấy khả năng nhận biết mùi của người đánh giá cảm quan tương đối tốt có thể được mời vào hộị đồng đánh giá cảm quan
  • 32. VI.3.2 Xếp dãy cường độ màu + Chuẩn bị phiếu trả lời
  • 33. + Chuẩn bị mẫu thử: Chuẩn bị 8 mẫu dung dịch màu từ bột caramen với nồng độ như sau: ✓ Caramen 5,6g/1 (A) Mã số sử dụng:427 ✓ Caramen 5,2g/l (B) Mã số sử dụng: 943 ✓ Caramen 4,8g/1 (C) Mã số sử dụng: 812 ✓ Caramen 4,4g/1 (D) Mã số sử dụng: 586 ✓ Caramen 4,0g/l (E) Mã số sử dụng: 692 ✓ Caramen 3,7g/l (F) Mã số sử dụng: 351 ✓ Caramen 3,4g/l (G) Mã số sử dụng: 270 ✓ Caramen 3,1 g/1 (H) Mã số sử dụng :108 Chuẩn bị 8 mẫu dung dịch CuSO4 có nồng độ như sau: ✓ CuSO4 0,65 (A) Mã số sử dụng:082 ✓ CuSO4 0,9 (B) Mã số sử dụng:167 ✓ CuSO4 1,15 (C) Mã số sử dụng:258 ✓ CuSO4 1,4 (D) Mã số sử dụng:398 ✓ CuSO4 1,65 (E) Mã số sử dụng:462 ✓ CuSO4 1,9 (F) Mã số sự dụng:570 ✓ CuSO4 2,l5 (G) Mã số sử dụng:126 ✓ CuSO4 2,4 (H) Mã số sử dụng:970
  • 34. Chuẩn bị 8 mẫu dung dịch KMNO4 có nồng độ như sau: ✓ KMnO4 0,3 (A) Mã số sử dụng:423 ✓ KMnO4 0,6 (B) Mã số sử dụng:519 ✓ KMnO4 0,9 (C) Mã số sử dụng:403 ✓ KMnO4 11,2 (D) Mã số sử dụng:674 ✓ KMnO4 1,5 (E) Mã số sử dụng:025 ✓ KMnO4 11,8 (F) Mã số sử dụng:165 ✓ KMnO4 2,1 (G) Mã số sử dụng:237 ✓ KMnO4 2,4 (H) Mã số sử dụng:168 Các mẫu được chứa trong ống nghiệm thủy tỉnh trong (đường kính = 15, cao 12cm) với thể tích 20ml của một trong các dung dịch trên và xếp ngẫu nhiên trên giá. Các mẫu được trình bày một cách ngẫunhiên. + Đánh giá cảm quan: Khi tiến hành đánh giá cảm quan phải tiến hành ở nơi ánh sáng đều và cố định.ghi kết quả vào phiếu trả lời.
  • 35. + Xử lí kết quả và báo cáo:
  • 36. VII. Các phép thử cảm quan VII.1 Phép thử so sánh cặp đôi 1. Nguyên tắc Người thử nhận hai mẫu thử để xác định sự khác nhau về một đặc tính nào đó giữa hai mẫu đó.hai mẫu thử được giới thiệu bằng nhau về vị trí (số lần A đứng bên phải bằng số lần B đứng bên phải). Đây là phép thử trực tiếp với một tính chất được đặt ra. 2. Các bước tiến hành + Chuẩn bị phiếu trả lời
  • 37. + Chuẩn bị mẫu: Cách thử mẫu rất quan trọng, nó phải được chuẩn bị và giới thiệu sao cho giảm tối đa các ảnh hưởng bên ngoài lên kết đánh giá, phân tích của thành viên vì vậy cần tuân theo một số quy tắc sau đây: - Không cho thành viên biết trước mẫu thử cho đến khi đã vào phòng phân tích cảm quan và nhận được phiếu câu hỏi, như vậy kết quả trả lời sẽ tin cậy hơn. - Mã hóa mẫu thử: mỗi mẫu cần gắn một mã só, thong thường có 3 kí tự( 3 số hoặc 2 số và một chữ cái ). Người ta dùng bảng số ngẫu nhiên đề chọn mã cho các mẫu. - Các mẫu phải đồng nhất về dụng cụ đựng, khối lượng, nhiệt độ. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới phép thử phân biệt vì nếu 2 mẫu khác nhau về nhiệt độ thì các thành viên sẽ bị nhiệt độ của mẫu làm ảnh hưởng tới câu trả lời chứ không phải là bản chất của mẫu. - Chú ý cuỗi cùng là trật tự trình bày mẫu: 2 mẫu A và B phải được giới thiệu bằng nhau về vị trí trong các tông số lần thử, nghĩa là số lần A được thử trước phải bằng số lần B được thử trước.
  • 38. + Đánh giá cảm quan: - Sau khi sắp xếp xong tiến hành mời lần lượt từng thành viên nếm thử từ trái sang phải. - Yêu cầu đối với người cảm quan: trước khi xác định vị của mẫu thử, phải xúc miệng bằng nước đun sôi để nguội không được hút thuốclá, không uống rượu, không uống nước trà, không ăn gia vị. - Sau khi nếm xong ghi kết quả vào phiếu trả lời. + Xử lí kết quả và báo cáo:
  • 39. + Xử lí kết quả: Ghi lại câu trả lời của người thử vào phiếu chuẩn bị. tính tổng số lần mỗi lần sản phẩm A hoặc B được lựa chọn. tính tông số lần các cặp mẫu được đưa ra. Kết quả được xử lí theo chuân thống kê X2, một phía hay hai phía: Cách tính ❖ Cách tính thứ nhất - Dựa vào chuẩn X? - Chuẩn X2 còn gọi là phân bố khi bình phương, dùng để biểu thị độ chênh lệch giữa các giá trị quan sát và giá trị lí thuyết, hoặc nói khác đi là biểu thị độ phân tán của các quan sát so với giá trị lí thuyết. - Nếu X2 =0 thì tần suất quan sát bằng tần suất lí thuyết. - Nếu X2 >0 các phân bố là khác nhau. Khi giá trị X” càng lớn thì sự khác nhau giữa hai tần suất càng lớn. Công thức: Trong đó: Oj là tần suất quan sát thứ j EJ là tần suất quan sát thứ j
  • 40. - Tính toán: Áp dụng công thức trên ta tính được X2 = 0,8 Khi tra bảng X2 ứng với bậc tự do bằng 1, mức ý nghĩa 𝛼 = 5% Ta có: X2 tc = 3,84 lớn hơn giá trị X2 tính toán.sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 𝛼 = 5% Kết luận: Hai mẫu nước măm có độ mặn tương đối giống nhau ở mức ý nghĩa 𝛼 = 5%
  • 41. VII.2 Phép thử cho điểm 1. Nguyên tắc Phuơng pháp này dung để đánh giá tông quát mức chất luợng của một sản phâm so với tiêu chuẩn hoặc so với một sản phẩm cùng loại trên tất cả các chỉ tiêu cảm quan : màu sắc, mùi vị... Tình trạng chất lượng của mỗi chỉ tiêu được đánh giá bằng điểm. Giá trị điểm tăng dần theo mức chất lượng. Do các chỉ tiêu có vai trò đối với chất lượng chung của sản phẩm ở các mức độ khác nhau nên các giá trị điểm cho được đối với mỗi chỉ tiêu được nhân them một giá trị tuơng ứng gọi là hệ số trọng lượng hay hệ số quan trọng. Các chỉ tiêu có vai trò lớn hơn thì có hệ số trọng lượng cao hơn.Khi đánh giá chất lượng cảm quan bằng một hội đồng thì điểm của một chỉ tiêu là điểm trung bình của các thành viên. Tổng điềm của các chỉ tiêu là điển chất lượng chung của sản phẩm. Khi đánh giá cảm quan chất lượng của các sản phâm thực phẩm bằng phương pháp cho điểm theo TCVN 3215-79, thì tất các chỉ tiêu cảm quan hay từng. chỉ tiêu riêng biệt của sản phẩm đuợc dùng hệ điểm 20 xây dựng trên một thang thống nhất 6 bậc 5 điểm trong đó điểm “0” ứng với mức chất luợng sản phâm “bị hỏng” còn từ điểm 1-5 ứng với mức khuyết tật giảm dần.Tông hệ số trọng lượng của tất cả các chỉ tiêu được đánh giá cho một sản phâm bằng 4. Sáu bậc đánh giá phải tương ứng với nội dung mô tả trongbảng duới đây :
  • 42. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3215-79 quy định các cấp chất luợng đối với các sản phâm thực phâm có các điêm chung và các điêm trung bình chưa có trọng lượng đôi với một sô chỉ tiêu như sau :
  • 43. Người thử sử dụng một thang điểm đề đánh giá chất luợng thực phẩm tổng quát và qua đó phân loại chât lượng sản phẩm. Phương pháp này đựoc thực hiện bởi các chuyên gia là những người có khả năng đánh giá khách quan, có khă năng phân biệt cảm giác tốt, có kiên thức chuyên môn và kiến thức phân tích cảm quan. Đánh giá theo nhóm chỉ tiêu (vd: tính chất màu,tính chất mùi...) và từng nhóm chỉ này có một hệ số quan trọng được xác định từ trước. Các chuyên gia đánh giá các chỉ tiêu trên một thang điểm có cấu trúc từ 0 “sản phẩm hỏng” đến 5 “sản phâm tốt”. Điểm của chỉ tiêu là 5 nếu như “trong chỉ tiêu đang xét sản phẩm có tính tốt đặc trưng và rõ rệt cho chỉ tiêu đó, sản phẩm không có khuyết tật và sai lỗi nào” và điêm 0 nêu “ sản phẩm có khuyết tật và sai lỗi ở mức độ trầm trọng ,sản phâm được coi là hỏng và không thể sử dụng được”.
  • 44. 2. Tiến hành + Chuẩn bị bảng điểm
  • 45. + Chuẩn bị phiếu trả lời 3. Chuẩnbị mẫu thử - Mỗi ngày thử không quá 10 mẫu, mỗi lần không quá 3 loại sản phâm. - Nấu nước sôi săn băng nồi luộcmẫu, pha dung dịch muối 1%. 4. Tiến hành Sau khi chuẩn bị mẫu thử,cho người thử tiến hành đánh giá cảm quan theo quy trình sau : Quy trình dánh giá cảm quan
  • 46. 1 Kiểm tra trạngthái bên ngoài : - Thời gian sản xuất, loại sản phẩm, dụng cụ chứa đựng, nhãn hiệu, khối lượng, dạng đông lạnh của tôm. - Kiểm tra trạng thái bên ngoài của từng đơn vị sản phẩm: mở hộp và túi PE cho cả hội đồng cùng quan sát trạng thái mặt băng,ghi nhận và cho điểm, KD Kiểm tra mức độ nguyên vẹn, gãy, vỡ, long đầu, tróc vỏ, có mốc mọt nhìn thấy băng mắt thường được. 2 Xác địnhtỷ lệ gãy đầu tróc vỏ : - Làm tan băng: Cho mẫu tôm vào túi PE cột chặt,đề ở dòng nước chảy - Kiểm tra tạp chất: Cầm túi PE lên và xem ở đáy túi PE lúc rã đông xem thử có tạp chất hay không, Hoặc rửa sạch đề ráo cho sản phẩm vào khay răn để kiểm tra. - Xác định lý lệ gãy đầu (tróc vỏ): Cân 200g đếm có bao nhiêu con bị gãy đầu (tróc vỏ) tính theo công thức X = b * 100/a(%) 3 Xác địnhđộ đàn hỏi : - Lấy tôm ở nhiều vị trí, bóc đầu, lột vỏ, rửa sạch, xác định băng cách: dùng ngón tay ấn vào phần thịt tôm rồi quan sát: nếu vết lõm mất đi nhanh chóng thì tôm còn tươi, nếu vết hồi phụcchậm hoặc không thì tôm đã bị ươn. 4 Xác địnhtrạng thái vật lý trước khi luộc: - Kiểm tra tôm có nguyên vẹn không, có long đầu, tróc vỏ không, hay bị gãy đốt không, tôm có bị biến đen hay mắt đốt không.
  • 47. 5 Màu sắc trước khi luộc : - Quan sát màu sắc của tôm dưới ánh sáng tự nhiên, trước mắt người quan sát:vỏ phải sáng bóng, không có đốm đen trên vành bụng hoặc thân. 6 Mùi trước khi luộc : Tiến hành ở nơi thoángmát không có mùi lạ - Có thể ngửi trực tiếp, cầm tôm lên ngửi, ngửi phần tiếp giáp giữa đầu và thân , tôm tươi phải có mùi tanh tự nhiên ,không có mùi lạ hay hôi thôi. 7 Xác địnhtrạng thái vật lý của tôm sau khi luộc : - Cách luộc: bỏ tôm vào túi PE với hàm lượng nước muối có nồng độ 1% .lượng nước vừa ngập tôm, thời gian luộc tính từ khi nước bắt đầu sôi khoảng từ 8 - 12 phút, - Cầm bóp thử tôm có độ dai và dòn hay không - Nước luôc: cho nước luộc vào cốc xem nước luộccó trong hay không 8 Màu và mùi của tôm sau khi luộc: - Màu : có màu đỏ tươi - Mùi : thơm tự nhiên không có mùi lạ. Sau cùng ta ghi nhận màu sắc, mùi vị của nước luộc tôm,tôm sau khi luộc và trước khi luộcvà cuối cùng là cho điểm. 5. Xử lý kết quả, báo cáo. - Xử lý kết quả
  • 48. Khi tổng kết điểm phải lưu ý : - Xếp loại sản phẩm phải xem xét cả yêu cầu về điểm chung và yêu cầu về điểm TB chưa có trọng lượng. - Nếu một chỉ tiêu nào đó có điểm “0” thì nên tiến hành đánh giá lại chỉ tiêu đó. Khi hội đồng đã quyết định cho một chỉ tiêu nào đó điểm 0 thì sản phẩm đó bị đánh giá với số điểm chung bằng 0. - Đối với mẫu sản phâm đồng nhất, nhận xét của một thành viên hội đồng bị bác bỏ khi nhận xét đó chênh quá 1.5 điểm so với điểm TB chưa có trọng lượng.
  • 49. VII.3 Phép thử tam giác 1. Nguyên tắc ➢ Có 3 mẫu được giới thiệu, hai mẫu giống nhau, mẫu thứ 3 được giả định là khác hai mẫu còn lại. Người thử được yêu cầu là phải xác định mẫu không lặp lại trong số 3 mẫu thử. ➢ Giả sử A và B là 2 sản phẩm, sẽ có tất cả 6 tổ hợp trình bày mẫu bao gồm AAB/ABA/BAA/BBA/BAB/ABB. Để đảm bảo kết quả thu được cả độ tin cậy cao, trong kế hoạch trình bày mẫu, số lần xuất hiện của 1 trong 6 tổ hợp trên phải giống nhau. 2. Tiến hành + Chuẩn bị phiếu chuẩn bị thí nghiệm
  • 50. + Chuẩn bị phiếu trả lời + Chuẩn bị mẫu thử: Có 3 mẫu đã được mã hóa: Mã số sử dụng: ✓ Đường 5g/1 (A 717,679,886,782,867,285,728, 847,834,178,245,683,524,668, 252 ✓ Đường 75g/1 (B) 856,479,382,259,685,647,564, 787,491,478,764,645,563,825 Trong mỗi dãy có một mẫu có nồng độ khác với hai mẫu còn lại các mẫu được sắp xếp ngầu nhiên.
  • 51. + Đánh giá cảm quan: - Sau khi sắp xếp xong tiến hành mời lần lượt từng thành viên nếm thử từ trái sang phải. - Yêu cầu đối với người cảm quan: trước khi xác định vị của mẫu thử, phải xúc miệng bằng nước đun sôi để nguội không được hút thuốc lá,không uống rượu, không uống nước trà, không ăn gia vị. Sau khi nếm mỗi cốc người cảm quan phải uống nước thanh vị rồi tiếp tục nêm các mẫu còn lại. - Sau khi thử người thử phải xác định được mẫu không lặp lai nồng độ không được phép sai và ghi kết quả nhận được vào phiếu trả lời. 3. Xử lí kết quả và báo cáo: Kết qủa: Sau khi thử người cảm quan đã ghi nhận lại kết quả trên phiếu trả phù hợp với kết quả trên phiếu chuẩn bị thí nghiệm. Điều đó cho thấy hệ thống cơ quan cảm giác của người cảm quan hoạt động chính xác.
  • 52. VII.4 Phép thử mô tả thị hiếu 1. Nguyên tắc ➢ Người ta thường dùng các các phép thử cặp đôi thị hiếu hoặc phép thử so hàng hay mô tả theo thang cường độ thị hiếu (thang điểm hay thang phong cấu trúc) ➢ Đối với phép thử ưu tiên, người thử có thê nhận được hai mẫu thử (Phép thử cặp đôi ưu tiên) và chọn ra trong số đó sản phẩm họ yêu thích nhất. Họ cũng có thể nhận được nhiều mẫu (Phép thử so hàng ưu tiên) và phải sắp xếp các mẫu này theo mức độ ưa thích tăng dần. Đối với phép thứ chấp nhận, người thử đánh giá mức độ yêu thích của họ đối với sản phẩm trên một thang điểm, thường là thang điểm 9 (Điểm I: “cực kỳ ghét”, Điểm 3: “cực kỳ thích” 2. Các bước tiến hành 2.1 Phép thử so hàng thị hiếu + Chuẩn bị phiếu chuẩn bị thí nghiệm
  • 53.
  • 54. + Chuẩn bị phiếu mẫu + Chuẩn bị mẫu thử: Có 4 mẫu cá trích sốt cà được giới thiệu. Mẫu Mã sử dụng Cá trích sốttương(nhật)(N) 627,273,737,268,826,622, 977,777, 774,946,469,699 Cá trích sốt cà(Hạ long)(M) 656,561,615,713,138,385, 363,639396,932,328,289 Cá trích sốt cà (3 cô gái)(T) 534,349,491,213,139,397, 162,621212,985,953,352 Cá nục sốt cà (ly) (C) 124,246,463,835,352,527, 576,765653,575,574,743
  • 55. + Xử lý kết quả và báo cáo: Dùng bảng giá trị tới hạn của phép thử so hàng ở mức nghĩa 𝛼 = 5% để xác định sự khác nhau về mức độ ưa thích giữa mẫu có nghĩa không. Có 12 thành viên tham gia thử, kết quả như sau: Những mẫu có tổng lớn hơn là mẫu được đánh giá ngon hơn. Thứ tự mức độ ngon tăng dân như sau: Mẫu: N M T C Tổng: 25 28 33 34 Ta dựa vào khoảng cách từ tổng nhỏ nhất (25) đến tổng lớn nhất (34) nếu hai giá trị này càng cách xa nhau thì sự khác nhau càng có ý nghĩa, tra trong bảng sau:
  • 56. Theo bảng này, căn cứ vào số lượng mẫu so sánh n = 4 và số thành viên m = 12 ta tìm được hai cặp số. đó là 21-39 và 24-36. Ta có tổng nhỏ nhất của mẫu là N = 25, nhưng vẫn lớn hơn giới hạn dưới 21 của bảng. và tổng lớn nhất của mẫu là: C = 34 nhỏ hơn giới hạn trên là 39. Nên có thể kết luận các mẫu có mức ưa thích khác nhau không có nghĩa. Như vậy độ ngon các sản phẩm là như nhau.
  • 57. 2.2 Phép thử cặp đôi thị hiếu + Chuẩn bị phiếu chuản bị thí nghiệm
  • 58. + Chuẩn bị phiếu trả lời + Chuẩn bị mẫu thử: Tiến hành thử: Có 2 mẫu nước mắm được giới thiệu. Bạn hãy cho biết ý kiến về mức độ yêu thích đối với tưng mẫu theo thang thị hiếu 9 điểm. Phương pháp tiến hành xác định các chỉ tiêu cảm quan: lắc kỹ chai đựng mẫu thử, mở nút chai, rót khoảng 100-150 ml nước mắm vào cốc thủy tinh không màu, khô dung tích 250 ml để lần lượt xác định các chỉ tiêu cảm quan. a.Xác địnhmàu sắc. Khi quan sát đặt cốc đựng mẫu thử ở môi trường sáng, trên nền trắng, 1 mắt người quan sát, phải cùng phía với nguồn sáng vào mẫu thử. Ghi nhận kết quả từng mẫu.
  • 59. b.Xácđịnhđộ trong Đặt cốc đựng mẫu thử ở giữa nguồn sáng và mắt người quan sát, lắc nhẹ cốc để xác định. Ghi nhận kết quả từng mẫu. c.Xác địnhmùi Sau khi rót nước măm từ chai mẫu ra cốc, phải để yên 5-10 phút mới xác định mùi Tiến hành thử ở nơi thoáng, không có mùi lạ. Khi ngửi lắc nhẹ cốc theo đường tròn, có thể kết hợp với việc ngửi nước mắm đựng trong chai mẫu. Ghi nhận kết quả. d.Xácđịnhvị Trước khi xác định vị của mẫu thử, phải súc miệng bằng nước đun sôi để nguội, không được hút thuốc lá, không uống nước trà, không ăn gia vị. Đổ nước mắm từ mẫu ra cốc sạch, khô, dùng đũa thủy tinh sạch, khô chấm nước mắm đưa vào đầu lưỡi để cảm nhận. ghi nhận kết quả. Chú ý: nước mắm đã dùng đề xác định các chỉ tiêu cảm quan xong không được đổ lại chai mẫu và cũng không được dùng để xác định các chỉ tiêu hóa học. Nước mắm được phân thành 4 hạng sau đây: ➢ Đặc biệt. ➢ Thượng hạng ➢ Hạng 1 ➢ Hạng 2
  • 60. Các chỉ tiêu cảm quan của nước mắm phải theo đúng yêu cầu ghi trong bảng sau: + Xử lý kết quả và báo cáo: dùng T để so sánh tìm xem sản phẩm nào được ưa thích hơn.
  • 61. Công thức tính Trong đó: d : là trung bình của các khác nhau= trung bình A - trung bình B = 18 n: tông số cặp so sánh, n = 12 s: độ chênh lệch toàn phương. Tổng bình phương của các khác nhau = 32 +12 +(-3)2 +(-2)2 +(-1)2 + (-3)+52 +(-2)+42 +42 +52 +(-1)=120 Bình phương của tông của các khác nhau = I82 =324 Thay vào ta tính được S=0,877 Vậy t = 0,494 Vì t= 0,494 có trong bảng giá trị t=2,533. Do t<ttc .n kết luậnsự khác biệt không có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 𝛼 = 5% , có nghĩa là 2 mẫu tương đối giống nhau. Vậy mẫu A và B tương đối giống nhau.