SlideShare a Scribd company logo
1 of 110
Đ Ề T H I C H Ọ N H S 
G T R Ạ I H È
H Ù N G V Ư Ơ N G
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ
XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI
HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM
2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
Trang 1/6
Câu 1. (2,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
1.1. Nhỏ vài giọt 1-2 ml phosphatidylcholine có đánh dấu 
P phóng xạ vào nước cất và quan sát dưới
kính hiển vi điện tử, người ta nhận thấy có 3 cấu trúc chính được tạo thành. Ở một thí nghiệm khác, người
ta tổng hợp nên 3 loại túi màng nhân tạo kích thước giống nhau (bản chất là lớp kép phosphatidylcholine)
có các đặc điểm như bảng 1:
Bảng 1
Số TT Túi Đặc điểm
1 A 100% phân tử phosphatidylcholine được cấu thành từ chỉ acid stearic (acid béo no).
2 B
50% phân tử phosphatidylcholine được cấu thành từ acid stearic và acid cis-oleic
(là một loại acid béo không no), 50% còn lại được cấu thành từ chỉ acid stearic.
3 C giống với túi A nhưng có thêm các phân tử cholesterol xen giữa màng
a) Trình bày các đặc điểm đặc trưng của 3 cấu trúc quan sát được ?
b) Khi hạ nhiệt độ thì màng của túi A hay B bị đông cứng lại nhanh hơn? Giải thích.
c) Khi thực hiện thí nghiệm so sánh độ bền vững giữa túi A và túi C, người ta nhận thấy dù giảm hay
tăng nhiệt độ thì túi A luôn bị đông cứng (hoặc bị tan rã) trước túi C. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên?
1.2. Bảng 2 thể hiện kết quả của một thí nghiệm điển hình về sự dung hợp tế bào của người và chuột
trong các điều kiện khác nhau:
Bảng 2
Thí nghiệm Mô tả Nhiệt độ Kết quả
1 Dung hợp tế bào người và chuột 370
C Các prôtêin màng trộn lẫn với nhau
2
Dung hợp tế bào người và chuột,
bổ sung chất ức chế tổng hợp ATP
370
C
Các prôtêin màng trộn lẫn với nhau
3 Dung hợp tế bào người và chuột 40
C Không có sự trộn lẫn prôtêin màng
Từ kết quả trên có thể rút ra những kết luận gì? Giải thích.
Câu 2. (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào
2.1. Insulin là hoocmon quan trọng trong điều hòa đường huyết của cơ thể, insulin được tổng hợp từ tế
bào tụy sau đó được tiết vào máu giúp chuyển hóa glucozo thành glycogen dự trữ ở gan, cơ.
a) Hãy xác định thứ tự và nêu vai trò của các bào quan liên quan đến sự sản xuất protein insulin.
b) Ti thể có vai trò liên quan đến quá trình sản xuất protein insulin trong tế bào hay không? Giải thích.
c) Một thí nghiệm sử dụng kháng thể phát huỳnh quang gắn đặc hiệu vào các trình tự đặc trưng của
protein insulin để khảo sát vị trí phân bố của chúng trong tế bào. Trong đó, kháng thể huỳnh quang đỏ
được phát hiện ở lưới nội chất hạt và kháng thể huỳnh quang xanh được phát hiện ở gần màng sinh chất.
(1) Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
(2) Xác định tín hiệu huỳnh quang ở dịch ngoại bào và dịch nhân của tế bào. Giải thích.
2.2. Một protein màng lưới nội chất H có 6 miền xuyên màng và một miền A gồm họ các protein ubiquitin
ligaza. Để nghiên cứu về miền A, người ta đánh
dấu H bằng cách gắn chuỗi FLAG vào đầu C của
protein H (hình 1), phân lập các micrôxôm (các
mảnh lưới nội chất giống túi vận chuyển) và xử lí
hỗn hợp micrôxôm với 3 điều kiện khác nhau:
- Mẫu 1: Xử lí bằng chất hoạt động bề mặt
để hoà tan màng phôtpholipit của lưới nội chất.
- Mẫu 2: Ủ trước trong TEV prôtêaza (một
loại prôtêaza cắt đặc hiệu chuỗi pôlipeptit tại vị trí TEV), sau đó xử lí bằng chất hoạt động bề mặt.
- Mẫu 3: Xử lí bằng chất hoạt động bề mặt trước, sau đó ủ trong TEV prôtêaza.
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XVII– VĨNH PHÚC 2023
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LẦN THỨ XVII, NĂM 2023
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - LỚP 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 04 tháng 08 năm 2023
Đề thi gồm 10 câu, 06 trang
Hình 1
ĐỀ CHÍNH THỨC
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 2/6
Các mẫu sau đó được rửa sạch và được bổ sung kháng
thể huỳnh quang bám đặc hiệu vào chuỗi FLAG.
Kết quả quan sát tín hiệu huỳnh quang phát ra từ
prôtêin khi điện di được thể hiện ở bảng 3.
a) Miền A của prôtêin H hướng ra tế bào chất hay
hướng vào xoang lưới nội chất? Giải thích.
b) Prôtêin H có vai trò quan trọng trong quá trình phân giải prôtêin trong lưới nội chất. Khi prôtêin cuộn
gập sai hỏng bị tích tụ do căng thẳng (stress) trên lưới nội chất, các prôtêin này sẽ được xuất ra khỏi lưới nội
chất và đi vào tế bào chất, tại đó chúng bị phân giải bởi prôtêaxôm 26S. Hãy cho biết các hiện tượng (1 - 3)
dưới đây có phải là hậu quả của việc gen quy định prôtêin H bị bất hoạt hay không? Giải thích.
(1) Prôtêin có sai hỏng trong việc cuộn gập sẽ không được xuất ra khỏi lưới nội chất.
(2) Prôtêin có sai hỏng trong việc cuộn gập sẽ không được ubiquitin hoá.
(3) Bổ sung tunicamixin (một chất gây stress lưới nội chất) sẽ gây chết đối với tế bào.
Câu 3. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
3.1. Sơ đồ hình 2.1 mô tả diễn biến của pha tối trong quá trình quang hợp ở một loài thực vật. Đồ thị
hình 2.2 mô tả kết quả xác định các hợp chất trong pha tối của quá trình quang hợp có xuất hiện carbon
được đánh dấu phóng xạ (14
C) trong điều kiện giàu khí CO2.
Hình 2.1 Hình 2.2
a) Hãy xác định tên của con đường chuyển hóa A và con đường chuyển hóa B. Trong điều kiện nào,
con đường chuyển hóa B chiếm ưu thế? Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với thực vật?
b) Hãy xác định các chất X, Y và Z trong sơ đồ. Giải thích.
c) Chất X và chất Y thường dễ được phát hiện ở vị trí nào của thực vật?
3.2. Khi nghiền bụng đom đóm và chiết lấy dịch, người ta thấy dịch chiết
phát quang trong thời gian ngắn sau đó tắt dần, nếu bổ sung ATP vào ống
nghiệm thì lại có ánh sáng phát ra tương tự trừ trường hợp kị khí. Biết rằng
hợp chất luxiferin là tác nhân gây phát quang khi chúng tham gia phản ứng hoá
học được xúc tác bởi enzim X. Bảng 3 thể hiện cường độ ánh sáng (LI) khi
thay đổi hàm lượng các chất hoặc một số điều kiện môi trường trong dung dịch
chứa enzim X, ATP, Mg2+
và luxiferin.
a) Những chất nào cần thiết cho phản ứng phát quang? Giải thích.
b) Bản chất năng lượng đom đóm lấy từ môi trường có nguồn gốc từ đâu?
Chúng được chuyển hoá thành năng lượng dùng cho phản ứng phát quang như thế nào?
c) Enzim X có nhạy cảm với yếu tố môi trường như thế nào?
Câu 4. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)
4.1. Một nhà nghiên cứu tiến hành tách ti thể nguyên vẹn ra khỏi
tế bào được dung dịch chứa ti thể, đưa thêm NADH, ADP và Pi.
a) Giải thích sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ti thể
trong biểu đồ hình 3.
b) Nếu bổ sung O2, nhưng trong dung dịch ban đầu không có
ADP thì sự thay đổi pH và sự thay đổi hàm lượng NADH trong
dung dịch như thế nào?
c) Trong điều kiện có O2, nếu thêm một lượng nhỏ chất tẩy rửa
thì sự thay đổi pH của dung dịch và các sản phẩm xuất hiện trong
dung dịch có thay đổi hay không? Tại sao?
Bảng 3
Mẫu 1 2 3
Tín hi
ệu
hu
ỳnh qu
a
ng
Có Không Không
Điều kiện LI (%)
Không có enzim 0
Đun nóng 900
C 0
Không có Mg2+
4
1 mM Mg2+
70
10 mM Mg2+
100
pH 6,5 30
pH 7,6 100
pH 9,0 64
Bảng 3
Hình 3
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 3/6
4.2. Công nghệ XF có thể được sử dụng để khảo sát tốc độ hô hấp hiếu khí và lên men lactic trong các
tế bào nuôi cấy. Mức độ hô hấp hiếu khí được xác định
bằng cách đo tốc độ tiêu thụ oxy (OCR, được đo bằng
picomole oxygen tiêu thụ mỗi phút) trong khi tốc độ
đường phân tương quan với tốc độ acid hóa ngoại bào
[ECAR-milli pH mỗi phút (sự thay đổi trong pH xảy ra
theo thời gian)]. Biểu đồ hình 4 cho thấy kết quả của một
thử nghiệm sử dụng công nghệ XF. Chất ức chế chuỗi
chuyền điện tử (Dinitrophenol (DNP) và rotenone) và
chất ức chế đường phân là 2-deoxyglucose (DG) đã được
bổ sung lần lượt vào môi trường nuôi cấy tế bào.
a) Hãy dự đoán tác động của DNP, DG và rotenone
đối với tế bào được nuôi cấy? Giải thích.
b) Hãy giải thích sự thay đổi acid ngoại bào khi tế bào chịu tác động bởi DNP, DG và rotenone.
Câu 5. (2,0 điểm) Truyền tin + Phương án thực hành
5.1. Hình 5 mô tả con đường
truyền tin nội bào tạo ra đáp
ứng sinh học được khơi mào
khi thụ thể β-adrenergic gắn
đặc hiệu với adrenaline. Thụ thể
β-adrenergic là loại protein đa
xuyên màng kết cặp với GDP-
protein khi thụ thể chưa được
phối tử hoạt hóa. Adenylate
cyclase tạo ra cAMP từ ATP
khi được hoạt hóa bởi GTP-
protein. Protein kinase A (PKA) có thể hoạt hóa lẫn nhau; cuối cùng tạo ra đáp ứng của tế bào. Một số bước
chính trong con đường truyền tin nội bào của adrenaline được kí hiệu từ (1) đến (5) trong hình 5.
a) Tại sao thụ thể β-adrenergic cùng có mặt ở tế bào gan và tế bào cơ trơn nhưng lại tạo ra đáp ứng
khác nhau trên mỗi loại tế bào này?
b) Có hai dòng đột biến đơn lẻ (m1, m2) trong con đường truyền tin nội bào: dòng m1 có thụ thể không
tháo rời phối tử sau đáp ứng; dòng m2 có miền liên kết với cơ chất ATP của adenylate cyclase bị sai hỏng.
Hãy cho biết ở dòng đột biến kép tạo ra từ sự kết hợp giữa dòng m1 và m2, khi có mặt adrenalin, PKA có
được hoạt hóa hay không? Tại sao?
5.2. Thí nghiệm kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp ở thực vật được bố trí như hình 6.1, kết
quả thí nghiệm được biểu diễn ở hình 6.2.
Hình 6.1 Hình 6.2
a) Mục đích của thí nghiệm là gì?
b) Giải thích sự thay đổi số bọt khí đếm được trong thí nghiệm.
c) Dự đoán hiện tượng và giải thích kết quả thí nghiệm khi thay nước trong cốc bằng nước đun sôi để nguội.
Hình 5
Hình 4
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 4/6
Câu 6. (2,0 điểm) Phân bào
6.1. Khi nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng tương đối của DNA ở tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi
sớm của nhím, hợp bào của một loài nấm nhày (chỉ có nhân phân chia) thu được 3 đồ thị như hình 7:
a) Các đồ thị trên tương ứng với sự thay đổi hàm lượng DNA ở loại tế bào nào?
b) Điều gì xảy ra với tế bào nếu nồng độ cohensin không đổi từ kì giữa tới cuối kì sau của pha M? Giải thích.
c) Tiến hành nuối cấy tế bào biểu bì người trong môi trường lỏng, các tế bào bán dính thường mọc thành
lớp đơn. Đĩa bào sẽ vào pha bão hòa khi số lượng tế bào không tăng lên và độ che phủ khoảng 90 – 100%
bề mặt nuôi cấy. Thực tế, tế bào được lấy từ đĩa nuôi cấy đang ở pha tăng trưởng (tế bào đang phân chia
mạnh và độ che phủ dưới 80% bề mặt nuôi cấy) để cấy chuyển thường nhanh chóng tăng sinh trở lại. Ngược
lại, nếu cấy chuyển tế bào từ đĩa đang ở pha bão hòa thì thời gian tăng sinh trở lại lâu hơn nhiều. Dựa vào
hiểu biết về tương tác tế bào và chu kỳ tế bào, giải thích tại sao tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa
có thời gian tăng sinh trở lại lâu hơn so với tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng.
6.2. Trong một nghiên cứu về chu kì tế bào ở nấm
men Saccharomyces cerevisiae, đầu tiên các tế bào
kiểu dại và ba chủng đột biến nhạy cảm với nhiệt độ
được ủ ở nhiệt độ cho phép sinh trưởng, sau đó tăng
nhiệt độ tới nhiệt độ giới hạn trong vòng tối thiểu
một chu kỳ tế bào. Cuối cùng, các chủng nấm men
được phân loại bằng cách đánh dấu huỳnh quang
ADN. Kết quả phân tích huỳnh quang được thể hiện
ở hình 8.
a) Xác định đồ thị trong hình 8 tương ứng với
chủng kiểu dại và các chủng đột biến. Giải thích.
b) Mỗi chủng nấm men đột biến ở trên mang
khiếm khuyết gì về mặt chức năng? Giải thích.
Câu 7. (2,0 điểm) Công nghệ tế bào
7.1. Giải thích sự khác biệt giữa các tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành. Loại nào có khả năng
biệt hóa thành nhiều loại mô hơn? Vì sao?
7.2. Nhân bản động vật có vú có thể tiến hành bằng kĩ
thuật chuyển nhân tế bào xoma. Quy trình nhân giống lợn
bằng kĩ thuật chuyển nhân tế bào xoma được sơ đồ hóa
như hình 9. Em hãy cho biết:
a) Lợn con nhân bản vô tính có nhóm máu giống với
lợn nào? Giải thích.
b) Giả sử lợn con nhân bản vô tính bị một loại bệnh di
truyền. Em hãy nêu nguyên nhân gây bệnh di truyền ở lợn
con. Biết rằng lợn A, B và C đều bình thường.
c) Xét về mặt di truyền, lợn nào không đóng góp cho
bộ gen của lợn con? Giải thích.
d) Giả sử, cho lợn A và B giao phối tạo ra các lợn con
lai. Xét về kiểu gen nhân, lơn con nhân bản vô tính có đặc điểm gì khác biệt so với lợn con lai? Giải thích?
Hình 8
Hình 7
Hình 9
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 5/6
Câu 8. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật
8.1. Một nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài (vi khuẩn lam, vi khuẩn không
lưu huỳnh màu lục, vi khuẩn khử sulfate) cùng sinh sống ở một hồ nước. Cho biết cả ba loại vi khuẩn
đều có thể tổng hợp lipid khi có mặt nguồn carbon và
năng lượng thích hợp, H2S ở hồ nước tạo thành từ hoạt
động chuyển hóa của vi khuẩn khử sulfate. Hình 10 mô
tả mức tổng hợp lipid của vi khuẩn lam và vi khuẩn
không lưu huỳnh màu lục cũng như sự thay đổi về
lượng H2S của nước trong hồ ở những thời điểm khác
nhau trong ngày; cho rằng 6:00 và 18:00 mỗi ngày là
các thời điểm giàu ánh sáng đỏ xa trong ngày.
a) Hãy nêu những điểm khác nhau về kiểu hô hấp,
nguồn carbon và nguồn năng lượng chủ yếu của vi
khuẩn lam, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và vi
khuẩn khử sulfate.
b) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích sự thay đổi về
lượng H2S tương đối của nước trong hồ.
8.1. Nấm men Saccharomyces cerevisiae là sinh vật đơn bào. Một nhà nghiên cứu đã tiến hành các thí
nghiệm để xác định khả năng phát triển của nấm men trên các môi trường khác nhau về hàm lượng axit
amin. Nấm men có thể phát triển dưới dạng cả tế bào đơn bội và lưỡng bội. Nhà nghiên cứu đã thử nghiệm
3 chủng nấm men đơn bội khác nhau gồm: chủng đột biến 1, chủng đột biến 2 và chủng kiểu dại. Trong
đó, mỗi chủng đột biến đều có một đột biến lặn duy nhất. Các điều kiện khác của thí nghiệm là đầy đủ
cho nấm men và như nhau ở các ống nghiệm. Dữ liệu kết quả được thể hiện trong bảng 7:
Bảng 7
Thí nghiệm Môi trường
Các chủng
Kiểu dại Đột biến 1 Đột biến 2
Thí nghiệm I Đủ các loại axit amin + + +
Thí nghiệm II Không có axit amin + - -
Thí nghiệm III Thiếu mêtiônin, đủ các loại axit amin khác + - +
Thí nghiệm IV Thiếu lơxin, đủ các loại axit amin khác + + -
Dữ liệu mô tả sự sinh trưởng của thể đơn bội Saccharomyces cerevisiae trong các môi trường có
thành phần a
xi
t a
mi
n khác nha
u(Dấu+: Có khu
ẩn lạc; Dấu−: Không có khu
ẩn lạc).
a) Đưa ra lý do để giải thích làm thế nào chủng đột biến 1 có thể phát triển trên môi trường thí nghiệm
I nhưng không thể phát triển trên môi trường thí nghiệm III, chủng đột biến 2 phát triển trên môi trường
thí nghiệm III nhưng không phát triển trên môi trường thí nghiệm IV.
b) Nấm men có thể dung hợp hai tế bào đơn bội để tạo ra tế bào lưỡng bội. Lấy dòng đơn bội của đột
biến 1 dung hợp với dòng đơn bội của đột biến 2 để tạo ra các tế bào lưỡng bội. Các tế bào lưỡng bội này
có phát triển được trong các môi trường thí nghiệm từ I đến IV ở trên hay không? Giải thích.
Câu 9. (2,0 điểm) Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
9.1. Có 4 chủng vi khuẩn kị khí được phân lập từ đất (kí hiệu lần lượt là A, B, C, D) được phân tích để
tìm hiểu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi trường nước thịt có bổ
sung các chất khác nhau: (1) Peptone (các pôlipeptit ngắn), (2) Amôniac, (3) Nitrat và (4) Nitrit. Sau 7
ngày nuôi, các mẫu vi khuẩn được phân tích hóa sinh và kết quả thu được như bảng 8:
Bảng 8
STT Môi trường dinh dưỡng
Các chủng vi khuẩn
A B C D
1 Nước thịt có peptone +, pH+ +, pH+ - -
2 Nước thịt có amoniac - - +, NO2
-
-
3 Nước thịt có nitrate +, Gas + - -
4 Nước thịt có nitrit - - - +, NO3
-
Biết: +: Vi khuẩn mọc. NO3
-
: Có nitrat. - : Vi khuẩn không mọc.
pH+ : pH môi trường tăng. NO2
-
: Có nitrit. Gas : Có chất khí.
Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên? Giải thích.
Hình 10
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 6/6
9.2. Ba ống nghiệm X, Y và Z lần lượt chứa vi khuẩn Escherichia coli (Gram âm), Baclillus subtilis
(Gram dương) và Mycoplasma mycoides (không có thành tế bào) với cùng mật độ (106 tế bào/mL) trong
dung dịch đẳng trương. Bổ sung lysozyme vào cả ba ống nghiệm, ủ ở 37 độ C trong 1 giờ. Hãy phân biệt
đặc điểm về hình dạng tế bào, kháng nguyên bề mặt, khả năng trực phân và tính mẫn cảm với áp suất
thẩm thấu của tế bào vi khuẩn trong ống X, Y và Z sau 1 giờ ủ với lysozyme ở 37 độ C.
Câu 10. (2,0 điểm) Virus
Virus HIV có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (AIDS) thuộc nhóm retrovirus có tế bào chủ là tế bào
lympho T-CD4+
. Trong chu trình xâm nhập của virus vào tế bào chủ,
gai glycoprotein (gp120) của HIV gắn đặc hiệu với thụ thể CD4 và
đồng thụ thể CCR5 trên màng sinh chất của tế bào chủ. Hình 11 biểu
thị mối liên kết giữa gai gp120 và các thụ thể trong chu trình xâm
nhập của HIV vào tế bào.
a) Dựa trên các đặc điểm của virus HIV, hãy cho biết tại sao đến
ngay nay người ta vẫn chưa thể tìm ra được loại vaccine hiệu quả
trong phòng ngừa bệnh do virus HIV gây ra?
b) Hãy cho biết nếu số lượng thụ thể CD4 trên màng tế bào lympho
T-CD4+
tăng đáng kể nhưng số lượng thụ thể CCR5 không thay đổi thì
khả năng xâm nhập của virus HIV vào tế bào này có thay đổi như thế
nào so với tế bào lympho T-CD4+
ban đầu? Giải thích.
c) Maraviroc là loại thuốc có khả năng bám vào đồng thụ thể CCR5 và làm thay đổi vị trí gắn của thụ
thể với gai gp120. Những nhà khoa học đã thấy rằng một số trường hợp virus HIV vẫn có khả năng xâm
nhập vào tế bào lympho T mặc dù có mặt của maraviroc gắn trên thụ thể CCR5. Hãy nêu ra 2 giả thuyết
khác nhau giải thích hiện tượng này.
---Hết---
Họ và tên thí sinh: ………………………………… Số báo danh: ………………………
• Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu.
• Cán bộ coi thi KHÔNG giải thích gì thêm.
• Thí sinh trả lời từng câu hỏi trên các tờ giấy thi riêng biệt .
Hình 11
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 1/12
Câu 1. (2,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào
1.1. Nhỏ vài giọt 1-2 ml phosphatidylcholine có đánh dấu ଷଶ
P phóng xạ vào nước cất và quan sát
dưới kính hiển vi điện tử, người ta nhận thấy có 3 cấu trúc chính được tạo thành. Ở một thí nghiệm khác,
người ta tổng hợp nên 3 loại túi màng nhân tạo kích thước giống nhau (bản chất là lớp kép
phosphatidylcholine) có các đặc điểm như bảng 1:
Bảng 1
Số TT Túi Đặc điểm
1 A 100% phân tử phosphatidylcholine được cấu thành từ chỉ acid stearic (là một loại acid
béo no).
2 B 50% phân tử phosphatidylcholine được cấu thành từ acid stearic và acid cis-oleic
(là một loại acid béo không no), 50% còn lại được cấu thành từ chỉ acid stearic.
3 C giống với túi A nhưng có thêm các phân tử cholesterol xen giữa màng
a) Trình bày các đặc điểm đặc trưng của 3 cấu trúc quan sát được ?
b) Khi hạ nhiệt độ thì màng của túi A hay B bị đông cứng lại nhanh hơn? Giải thích.
c) Khi thực hiện thí nghiệm so sánh độ bền vững giữa túi A và túi C, người ta nhận thấy dù giảm hay tăng
nhiệt độ thì túi A luôn bị đông cứng (hoặc bị tan rã) trước túi C. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên?
Ý Nội dung Điểm
1.1a - Giọt micelle: có hình cầu, kích thước nhỏ, cấu trúc màng đơn, lõi là các đuôi
acid béo kị nước được bao ngoài bởi phần đầu ưa nước (choline + gốc phosphate
+ glycerol).
0,125
- Màng kép: có hình phẳng, diện tích bề mặt lớn, cấu trúc màng kép, tiếp xúc với
dung dịch bên ngoài là phần đầu, bên trong lõi là các đuôi acid béo. 0,125
- Liposome: có hình cầu (dạng túi), kích thước lớn, cấu trúc màng kép, bên trong
lõi có một khoang rỗng chứa dung dịch, tiếp xúc với dung dịch bên ngoài và bên
trong lõi đều là phần đầu, giữa 2 lớp phần đầu là các đuôi acid béo.
0,125
1.1b Túi B có 50% phân tử phospholipid không bão hòa → các đuôi acid béo không
no đẩy các phân tử phospholipid ra xa nhau → tăng tính “lỏng” của màng → khó
bị đông cứng hơn ở nhiệt độ lạnh = Tú A bị đông cứng nhanh hơn.
0,25
1.1c - Cholesterol khi xen giữa màng của túi C có thể tham gia tương tác kị nước hoặc
tạo liên kết Van der Waals với các đuôi acid béo.
0,125
- Khi nhiệt độ thấp, cholesterol xen giữa làm tăng khoảng cách giữa các phân tử
phospholipid → giảm sự liên kết giữa các đuôi acid béo, làm tăng động năng của
màng → khó bị đông cứng hơn túi A.
0,125
- Khi nhiệt độ cao, cholesterol giữ các phân tử phospholipid gần với nhau (nhờ
các liên kết yếu và tương tác kị nước) → giảm động năng của màng → khó bị tan
rã hơn túi A.
0,125
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XVII– VĨNH PHÚC 2023
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LẦN THỨ XVII, NĂM 2023
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - LỚP 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 04 tháng 08 năm 2023
Đề thi gồm 10 câu, 06 trang
ĐỀ CHÍNH THỨC
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 2/12
1.2. Bảng 2 thể hiện kết quả của một thí nghiệm điển hình về sự dung hợp tế bào của người và
chuột trong các điều kiện khác nhau:
Bảng 2
Thí nghiệm Mô tả Nhiệt độ Kết quả
1 Dung hợp tế bào người và chuột 370
C Các prôtêin màng trộn lẫn với nhau
2
Dung hợp tế bào người và chuột,
bổ sung chất ức chế tổng hợp ATP
370
C
Các prôtêin màng trộn lẫn với nhau
3 Dung hợp tế bào người và chuột 40
C Không có sự trộn lẫn prôtêin màng
Từ kết quả trên có thể rút ra những kết luận gì? Giải thích.
Ý Nội dung Điểm
1.2 - Từ thí nghiệm 1 và 2 → ở nhiệt độ 37 o
C màng có tính lỏng do các phân tử
protein di chuyển giữa các phần của 2 màng khác nhau.
- Khi bổ sung chất ức chế tổng hợp ATP (thí nghiệm 2) các prôtêin màng vẫn trộn
lẫn với nhau (tương tự thí nghiệm 1) → sự chuyển động của prôtêin màng không
đòi hỏi năng lượng.
- Trong điều kiện nhiệt độ thấp (4o
C ở thí nghiệm 3) không thấy sự trộn lẫn prôtêin
màng ở tế bào dung hợp → sự chuyển động của prôtêin màng phụ thuộc nhiệt độ.
(ở nhiệt độ thấp màng có thể trở nên “rắn” hơn, cản trở sự chuyển động của các
phân tử protein).
- Kết luận: Màng sinh chất có tính “lỏng”, tính lỏng của màng phụ thuộc nhiệt độ,
nhưng không phụ thuộc vào năng lượng ATP.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2. (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào
2.1. Insulin là hoocmon quan trọng trong điều hòa đường huyết của cơ thể, insulin được tổng hợp
từ tế bào tụy sau đó được tiết vào máu giúp chuyển hóa glucozo thành glycogen dự trữ ở gan, cơ.
a) Hãy xác định thứ tự và nêu vai trò của các bào quan liên quan đến sự sản xuất protein insulin.
b) Ti thể có vai trò liên quan đến quá trình sản xuất protein insulin trong tế bào hay không? Giải thích.
c) Một thí nghiệm sử dụng kháng thể phát huỳnh quang gắn đặc hiệu vào các trình tự đặc trưng của
protein insulin để khảo sát vị trí phân bố của chúng trong tế bào. Trong đó, kháng thể huỳnh quang đỏ
được phát hiện ở lưới nội chất hạt và kháng thể huỳnh quang xanh được phát hiện ở gần màng sinh chất.
(1) Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
(2) Xác định tín hiệu huỳnh quang ở dịch ngoại bào và dịch nhân của tế bào. Giải thích.
Ý Nội dung Điểm
2.1a - Ribosome - dịch mã mRNA tạo chuỗi polypeptide.
- Lưới nội chất hạt - biến đổi và vận chuyển polypeptide đến thể Golgi.
- Golgi - biến đổi và đóng gói protein trong các bóng tiết để xuất khỏi tế bào.
- Túi tiết – vận chuyển nội bào.
- Màng sinh chất – giúp xuất bào đưa insulin vào máu.
(HS đúng từ 4 ý trở lên cho 0,5 điểm; đúng từ 2 ý cho 0,25, đúng dưới 2 ý 0 điểm)
0,5
2.1b - Ti thể có liên quan đến quá trình sản xuất protein tiết trong tế bào.
- Ty thể là bào quan sản xuất năng lượng, là yêu cầu bắt buộc của quá trình hình
thành liên kết peptide khi dịch mã tạo ra protein tiết.
0,125
0,125
2.1c (1) Bộ máy golgi là vị trí xảy ra các biến đổi protein, đôi khi sẽ làm cho protein
insulin bị biến đổi rất khác so với cấu tạo mà chúng được tạo thành ở lưới nội chất.
- Kháng thể huỳnh quang đỏ chỉ được phát hiện ở lưới nội chất hạt chứng tỏ kháng
thể này có khả năng bắt lấy protein insulin sơ cấp (chưa biến đổi ở golgi). Ngược lại,
kháng thể huỳnh quang xanh chỉ được phát hiện ở khu vực gần màng sinh chất chứng
tỏ kháng thể này có khả năng bắt lấy protein insulin thứ cấp (đã biến đổi ở golgi).
(2) - Vì insulin là protein tiết, không tồn tại ở dịch nhân → không phát hiện huỳnh quang.
- Vì insulin là protein tiết, dạng thứ cấp được xuất ra ngoại bào → phát hiện huỳnh
quang xanh.
0,125
0,125
0,125
0,125
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 3/12
2.2. Một protein màng lưới nội chất H có 6
miền xuyên màng và một miền A gồm họ các protein
ubiquitin ligaza. Để nghiên cứu về miền A, người ta
đánh dấu H bằng cách gắn chuỗi FLAG vào đầu C
của protein H (hình 1), phân lập các micrôxôm (các
mảnh lưới nội chất giống túi vận chuyển) và xử lí hỗn
hợp micrôxôm với 3 điều kiện khác nhau:
- Mẫu 1: Xử lí bằng chất hoạt động bề mặt để hoà tan màng phôtpholipit của lưới nội chất.
- Mẫu 2: Ủ trước trong TEV prôtêaza (một loại prôtêaza cắt đặc hiệu chuỗi pôlipeptit tại vị trí TEV), sau
đó xử lí bằng chất hoạt động bề mặt.
- Mẫu 3: Xử lí bằng chất hoạt động bề mặt trước, sau đó ủ trong TEV prôtêaza.
Các mẫu sau đó được rửa sạch và được bổ sung
kháng thể huỳnh quang bám đặc hiệu vào chuỗi FLAG.
Kết quả quan sát tín hiệu huỳnh quang phát ra từ
prôtêin khi điện di được thể hiện ở bảng 3.
a) Miền A của prôtêin H hướng ra tế bào chất hay
hướng vào xoang lưới nội chất? Giải thích.
b) Prôtêin H có vai trò quan trọng trong quá trình phân giải prôtêin trong lưới nội chất. Khi prôtêin
cuộn gập sai hỏng bị tích tụ do căng thẳng (stress) trên lưới nội chất, các prôtêin này sẽ được xuất ra khỏi
lưới nội chất và đi vào tế bào chất, tại đó chúng bị phân giải bởi prôtêaxôm 26S. Hãy cho biết các hiện tượng
(1 - 3) dưới đây có phải là hậu quả của việc gen quy định prôtêin H bị bất hoạt hay không? Giải thích.
(1) Prôtêin có sai hỏng trong việc cuộn gập sẽ không được xuất ra khỏi lưới nội chất.
(2) Prôtêin có sai hỏng trong việc cuộn gập sẽ không được ubiquitin hoá.
(3) Bổ sung tunicamixin (một chất gây stress lưới nội chất) sẽ gây chết đối với tế bào.
Ý Nội dung Điểm
2.2a - Ở bên ngoài, vì ở mẫu 2 → khi ủ trước trong TEV → không thu được tín hiệu huỳnh
quang → chuỗi FLAG đã bị cắt → miền A và FLAG phải hướng ra bên ngoài.
- Do TEV không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid nên nếu nằm ở bên trong
thì phải thu được tín hiệu huỳnh quang ở mẫu 2.
0,25
0,25
2.2b - Vì miền FLAG nằm ở bên ngoài màng túi nội chất → nó sẽ đóng vai trò như thành
phần nhận biết để ubiquitin hoá → sự phân giải các protein trong màng túi nội chất.
- (1) không vì protein H không có miền ở bên trong lưới nội chất.
- (2) có vì không có protein H để xảy ra sự ubiquitin hoá → không có sự phân giải
protein.
- (3) không vì khi gen mã hoá protein H bị bất hoạt thì các protein được xuất ra không
bị phân giải → không gây chết tế bào do thiếu các protein cần thiết cho sự hoạt động
của tế bào.
0,125
0,125
0,125
0,125
Câu 3. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa)
3.1. Sơ đồ hình 2.1 mô tả diễn biến của pha tối trong quá trình quang hợp ở một loài thực vật. Đồ
thị hình 2.2 mô tả kết quả xác định các hợp chất trong pha tối của quá trình quang hợp có xuất hiện carbon
được đánh dấu phóng xạ (14
C) trong điều kiện giàu khí CO2.
Hình 2.1 Hình 2.2
Bảng 3
Mẫu 1 2 3
Tín hi
ệu
hu
ỳnh qu
a
ng
Có Không Không
Hình 1
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 4/12
a) Hãy xác định tên của con đường chuyển hóa A và con đường chuyển hóa B. Trong điều kiện
nào, con đường chuyển hóa B chiếm ưu thế? Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với thực vật?
b) Hãy xác định các chất X, Y và Z trong sơ đồ. Giải thích.
c) Chất X và chất Y thường dễ được phát hiện ở vị trí nào của thực vật?
Ý Nội dung Điểm
3.1a - Con đường chuyển hóa A là quá trình cố định CO2 tạo đường (Calvin Benson); con
đường chuyển hóa A là một phần của quá trình hô hấp sáng.
- Con đường chuyển hóa B chiếm ưu thế khi thực vật chịu tác động của nhiệt độ cao,
chiếu sáng mạnh, thiếu nước và nghèo khí CO2. (hay môi trường có tỷ lệ khí O2/CO2
cao hơn bình thường).
- Con đường chuyển hóa A là cơ chế giúp thực vật chuyển hóa năng lượng ánh sáng
mạnh → có tác dụng bảo vệ khỏi tác động của ánh sáng mạnh đến các cấu trúc bên
trong tế bào mặc dù quá trình này không tạo ra năng lượng cho tế bào.
0,125
0,125
0,125
3.1b - Z là PGA.
- Giải thích cho Z: Chất Z tăng nhanh khi bổ sung carbon đánh dấu phóng xạ và giảm
nhanh sau khi ngừng đánh dấu phóng xạ → Z là PGA
- X là đường sucrose và Y là tinh bột.
- Giải thích cho X, Y: Chất X và Y đều tăng nhưng quá trình này diễn ra muộn hơn
so với chất Z → chất X và Y là sản phẩm chuyển hóa từ chất Z (PGA). Mà chất X có
hàm lượng luôn cao hơn chất Y (hoặc X tăng nồng độ trước Y) → X là đường sucrose
và Y là tinh bột.
0,125
0,125
0,125
0,125
3.1c Chất X là đường sucrose sẽ dễ phát hiện trong ống rây. Chất Y là tinh bột sẽ dễ phát
biện trong lục lạp của lá (hoặc cơ quan dự trữ).
0,125
3.2. Khi nghiền bụng đom đóm và chiết lấy dịch, người ta
thấy dịch chiết phát quang trong thời gian ngắn sau đó tắt dần, nếu
bổ sung ATP vào ống nghiệm thì lại có ánh sáng phát ra tương tự trừ
trường hợp kị khí. Biết rằng hợp chất luxiferin là tác nhân gây phát
quang khi chúng tham gia phản ứng hoá học được xúc tác bởi enzim
X. Bảng 3 thể hiện cường độ ánh sáng (LI) khi thay đổi hàm lượng
các chất hoặc một số điều kiện môi trường trong dung dịch chứa
enzim X, ATP, Mg2+
và luxiferin.
a) Những chất nào cần thiết cho phản ứng phát quang?
Giải thích.
b) Bản chất năng lượng đom đóm lấy từ môi trường có nguồn
gốc từ đâu? Chúng được chuyển hoá thành năng lượng dùng cho
phản ứng phát quang như thế nào?
c) Enzim X có nhạy cảm với yếu tố môi trường không? Nếu có, chúng ảnh hưởng đến hoạt động của
enzim như thế nào?
Ý Nội dung Điểm
3.2a - O2, luxiferin, ATP và ion Mg2+
.
- Vì bổ sung ATP vào dịch chiết làm ống nghiệm phát sáng chỉ khi có ôxi, điều này
chứng tỏ cả O2 và ATP cần thiết cho sự phát quang. Cường độ ánh sáng chỉ đạt 4%
khi không có Mg2+
nên ion magiê cũng là yếu tố không thể thiếu để phản ứng xảy ra.
0,125
0,125
3.2b - Năng lượng được dự trữ ở trong các liên kết hoá học của thức ăn bên ngoài môi trường.
- Qua quá trình tiêu hoá chúng được chuyển thành các phân tử nhỏ hơn, các phân tử
này qua hô hấp tế bào sẽ giải phóng năng lượng trong các liên kết hoá học đó và dự
trữ trong ATP. Năng lượng hoá học trong ATP sau đó được chuyển thành ánh sáng
qua phản ứng phát quang.
0,125
0,125
3.2c - Khi đun nóng dung dịch → LI = 0 → nhiệt độ ảnh hưởng đến enzim. Do ở nhiệt độ
cao, cấu hình không gian đặc trưng của enzim bị phá vỡ → mất hoạt tính xúc tác.
0,25
Điều kiện LI (%)
Không có enzim 0
Đun nóng 900
C 0
Không có Mg2+
4
1 mM Mg2+
70
10 mM Mg2+
100
pH 6,5 30
pH 7,6 100
pH 9,0 64
Bảng 3
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 5/12
- LI thay đổi ở pH khác nhau → pH ảnh hưởng đến enzim. Do pH làm thay đổi trạng
thái ion hoá của gốc R trong axit amin → ảnh hưởng đến sự tương tác với cơ chất
trong trung tâm hoạt động hoặc tương tác giữa các chuỗi bên axit amin để hình thành
cấu trúc không gian.
0,25
Câu 4. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa)
4.1. Một nhà nghiên cứu tiến hành tách ti thể
nguyên vẹn ra khỏi tế bào được dung dịch chứa ti thể,
đưa thêm NADH, ADP và Pi.
a) Giải thích sự thay đổi pH của môi trường
dung dịch ngoài ti thể trong biểu đồ hình 3.
b) Nếu bổ sung O2, nhưng trong dung dịch ban
đầu không có ADP thì sự thay đổi pH và sự thay đổi
hàm lượng NADH trong dung dịch như thế nào?
c) Trong điều kiện có O2, nếu thêm một lượng
nhỏ chất tẩy rửa thì sự thay đổi pH của dung dịch và
các sản phẩm xuất hiện trong dung dịch có thay đổi
hay không? Tại sao?
4.2. Công nghệ XF có thể được sử dụng để
khảo sát tốc độ hô hấp hiếu khí và lên men lactic trong
các tế bào nuôi cấy. Mức độ hô hấp hiếu khí được xác
định bằng cách đo tốc độ tiêu thụ oxy (OCR, được đo
bằng picomole oxygen tiêu thụ mỗi phút) trong khi
tốc độ đường phân tương quan với tốc độ acid hóa
ngoại bào [ECAR-milli pH mỗi phút (sự thay đổi
trong pH xảy ra theo thời gian)]. Biểu đồ hình 4 cho
thấy kết quả của một thử nghiệm sử dụng công nghệ
XF. Chất ức chế chuỗi chuyền điện tử (Dinitrophenol
(DNP) và rotenone) và chất ức chế đường phân là 2-
deoxyglucose (DG) đã được bổ sung lần lượt vào môi
trường nuôi cấy tế bào.
a) Hãy dự đoán tác động của DNP, DG và rotenone đối với tế bào được nuôi cấy? Giải thích.
b) Hãy giải thích sự thay đổi acid ngoại bào khi tế bào chịu tác động bởi DNP, DG và rotenone.
Ý Nội dung Điểm
4.1a - Khi không có O2, thì không có chuỗi chuyền e diễn ra, nên không có sự vận chuyển
H+
, không làm thay đổi các yếu tố của dung dịch và ti thể.
- Khi có O2, NADH bị oxi hóa và chuyền e-
trên màng trong ti thể đến O2, giúp vận
chuyển H+
từ trong chất nền ra xoang gian màng,
điều này làm môi trường bên ngoài ti thể tăng nồng độ proton H+
(pH giảm), vì proton
có thể thấm tự do qua lớp màng ngoài ti thể.
- Khi O2 đã bị khử hết, lượng proton được di chuyển trở vào chất nền qua kênh ATP
synthase, nên nồng độ H+
bên ngoài giảm về mức ban đầu (pH tăng trở lại).
0,125
0,125
0,125
0,125
4.1b - Nếu dung dịch thiếu ADP thì ti thể không tổng hợp ATP được, không có sự vận
chuyển xuôi dốc proton qua ATP synthase, vì vậy sự chênh lệch gradient proton giữa
trong và ngoài ti thể tăng lên rất cao, khi đó việc bơm thêm proton qua màng trong
cần quá nhiều năng lượng nên dừng lại, đồng thời ngăn sự oxi hóa NADH trên màng
ti thể, nên lượng NADH ban đầu giảm nhưng sau đó nồng độ sẽ không giảm nữa.
0,25
4.1c - Bổ sung chất tẩy rửa một lượng nhỏ có thể làm màng bị rò rỉ, sự vận chuyển e-
và sự
oxi hoá NADH bởi O2 vẫn diễn ra, nhưng không tổng hợp được ATP, vì màng bị rò rỉ
không tạo được sự chênh lệch proton giữa hai bên màng. Như vậy, cũng không có sự
thay đổi pH của dung dịch nhiều, vì H+
di chuyển qua màng rò rỉ dễ dàng.
0,25
Hình 3
Hình 4
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 6/12
Câu 5. (2,0 điểm) Truyền tin + Phương án thực hành
5.1. Hình 5 mô tả con
đường truyền tin nội bào tạo ra
đáp ứng sinh học được khơi
mào khi thụ thể β-adrenergic
gắn đặc hiệu với adrenaline.
Thụ thể β-adrenergic là loại
protein đa xuyên màng kết cặp
với GDP-protein khi thụ thể
chưa được phối tử hoạt hóa.
Adenylate cyclase tạo ra cAMP
từ ATP khi được hoạt hóa bởi
GTP-protein. Protein kinase A (PKA) có thể hoạt hóa lẫn nhau; cuối cùng tạo ra đáp ứng của tế bào. Một số
bước chính trong con đường truyền tin nội bào của adrenaline được kí hiệu từ 1 đến 5 trong hình 5.
a) Tại sao thụ thể β-adrenergic cùng có mặt ở tế bào gan và tế bào cơ trơn nhưng lại tạo ra đáp ứng
khác nhau trên mỗi loại tế bào này?
b) Có hai dòng đột biến đơn lẻ (m1, m2) trong con đường truyền tin nội bào: dòng m1 có thụ thể
không tháo rời phối tử sau đáp ứng; dòng m2 có miền liên kết với cơ chất ATP của adenylate cyclase bị
sai hỏng. Hãy cho biết ở dòng đột biến kép tạo ra từ sự kết hợp giữa dòng m1 và m2, khi có mặt adrenalin,
PKA có được hoạt hóa hay không? Tại sao?
Ý Nội dung Điểm
5.1a Các phân tử protein tham gia vào con đường truyền tín hiệu trên hai loại tế bào này là
khác nhau và hệ thống protein đáp ứng của hai loại tế bào cũng không hoàn toàn giống
nhau → khi adrenalin gắn trên thụ thể chung của cả hai tế bào, chúng được hoạt hóa
theo các hướng khác nhau hoặc thay đổi hoạt tính của các protein đáp ứng vốn dĩ có
chức năng khác biệt → đáp ứng là khác nhau.
0,5
Ý Nội dung Điểm
4.2a - DNP làm tăng tốc độ tiêu thụ khí O2 → tăng tốc độ chuyền điên tử ; DNP làm tăng
sự acid hóa ngoại bào → tăng tốc độ của quá trình đường phân.
→ DNP là tác nhân làm tách rời liên kết của quá trình chuyền điện tử và tạo ATP (tăng
cường thực hiện chuyền điện tử nhưng không tạo thành được ATP.
- DG không làm ảnh hưởng tốc độ tiêu thụ khí O2 → quá trình truyền điên tử không
bị ảnh hưởng trong thời gian từ phút thứ 25 đến 35 bởi sự tác động của chất DG; DG
làm giảm sự acid hóa ngoại bào → giảm đường phân.
→ DG có thể là một chất ức chế đường phân (giảm đường phân, quá trình chuyền điện
tử có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn)
- Retenone làm giảm tốc độ tiêu thụ khí O2 → quá trình truyền điên tử bị không xảy
ra; giảm sự acid hóa ngoại bào → giảm đường phân.
→ Retenone là chất làm ức chế chuỗi chuyền điện tử (do đó, đã ức chế tác động của
DNP gây ra trước đó). Khi chuỗi chuyền điện tử không hoạt động thì theo lý thuyết
đường phân sẽ tăng nhưng do tế bào vẫn còn chịu tác động của DG trước đó nên đường
phân tiếp tục giảm.
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
4.2b - Tốc độ thực hiện đường phân ảnh hưởng đến tốc độ sinh ra pyruvate. Điều này ảnh
hưởng đến tốc độ sinh ra lactate → ảnh hưởng đến tốc độ acid hóa ngoại bào.
- Retenone theo lý thuyết làm tăng tốc độ acid hóa ngoại bào (do ức chế chuỗi truyền
→ giảm ATP → điều hòa tăng đường phân và lên men), nhưng trong thí nghiệm này
do còn chịu ảnh hưởng của DG nên kết quả không thể hiện điều đó.
- DG làm giảm tốc độ acid hóa ngoại bào do chất này ức chế đường phân → quá trình
sinh ra acid lactic giảm.
- DNP làm tăng acid hóa ngoại bào do chất này làm tế bào cạn kiệt ATP → tăng kích
thích đường phân → quá trình sinh ra lactate tăng.
0,125
0,125
0,125
0,125
Hình 5
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 7/12
5.1b - Protein kinase A không được hoạt hóa.
- Vì mặc dù đột biến m1 dẫn đến adrenalin vẫn duy trì trạng thái gắn của nó trên thụ
thể → liên tục hoạt hóa G-protein gắn với adenylate cyclase; tuy nhiên, đột biến m2
kèm theo làm miền liên kết với cơ chất ATP của enzyme này bị sai hỏng → cAMP
không được tạo ra cho dù enzyme đã được hoạt hóa bởi GTP-protein → PKA không
được hoạt hoá)
0,25
0,25
5.2. Thí nghiệm kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp ở thực vật được bố trí như hình 6.1,
kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở hình 6.2.
Hình 6.1 Hình 6.2
a) Mục đích của thí nghiệm là gì?
b) Giải thích sự thay đổi số bọt khí đếm được trong thí nghiệm.
c) Dự đoán hiện tượng và giải thích kết quả thí nghiệm khi thay nước trong cốc bằng nước đun
sôi để nguội.
Ý Nội dung Điểm
5.2a - Kiểm tra ảnh hưởng của nhiệt độ tới cường độ quang hợp. 0,25
5.2b - Tăng nhiệt độ từ 100
C tới 300
C hoạt tính emzim tăng → cường độ quang hợp
tăng nên số bọt khí thoát ra tăng.
- Tiếp tục tăng nhiệt độ từ 300
C lên tới 400
C hoạt tính của enzim quang hợp giảm
→ cường độ quang hợp giảm.
0,125
0,125
5.2c - Hiện tượng: Không có bọt khí thoát ra.
- Giải thích: Nước đun sôi để nguội đã loại bỏ khí CO2 (nguyên liệu cho quang
hợp) → quang hợp không xảy ra → không có bọt khí thoát ra.
0,25
0,25
Câu 6. (2,0 điểm) Phân bào
6.1. Khi nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng tương đối của DNA ở tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi
sớm của nhím, hợp bào của một loài nấm nhày (chỉ có nhân phân chia) thu được 3 đồ thị như hình 7:
a) Các đồ thị trên tương ứng với sự thay đổi hàm lượng DNA ở loại tế bào nào?
Hình 7
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 8/12
b) Điều gì xảy ra với tế bào nếu nồng độ cohensin không đổi từ kì giữa tới cuối kì sau của pha M?
Giải thích.
c) Tiến hành nuối cấy tế bào biểu bì người trong môi trường lỏng, các tế bào bán dính thường mọc
thành lớp đơn. Đĩa bào sẽ vào pha bão hòa khi số lượng tế bào không tăng lên và độ che phủ khoảng 90 –
100% bề mặt nuôi cấy. Thực tế, tế bào được lấy từ đĩa nuôi cấy đang ở pha tăng trưởng (tế bào đang phân
chia mạnh và độ che phủ dưới 80% bề mặt nuôi cấy) để cấy chuyển thường nhanh chóng tăng sinh trở lại.
Ngược lại, nếu cấy chuyển tế bào từ đĩa đang ở pha bão hòa thì thời gian tăng sinh trở lại lâu hơn nhiều.
Dựa vào hiểu biết về tương tác tế bào và chu kỳ tế bào, giải thích tại sao tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở
pha bão hòa có thời gian tăng sinh trở lại lâu hơn so với tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng.
Ý Nội dung Điểm
6.1a
Tế bào biểu bì người phân chia một cách bình thường, tương ứng với Đồ thị 1. 0,125
- Tế bào phôi sớm phân chia nhanh hơn tế bào bình thường (pha G1 rất ngắn), tương
ứng với đồ thị 2.
0,125
- Hợp bào nấm nhầy có phân chia nhân nhưng không phân chia tế bào chất tạo nên
hợp bào, tương ứng với đồ thị 3.
0,125
6.1b
[cohesin] không đổi dẫn đến: NST chị em không tách nhau ra → Tế bào không bước
vào kì sau bình thường (thí sinh có thể viết: NST không phân li/tế bào có thể chết)
0,125
6.1c
Tế bào tiếp xúc với nhau sẽ xuất hiện tín hiệu ức chế phân bào, tế bào giữ lại ở pha
G1. Đối với đĩa ở pha bão hòa, hầu hết các tế bào đều bị ức chế phân bào còn đĩa ở
pha tăng trưởng phần lớn tế bào không bị ức chế (do tiếp xúc còn ít).
0,25
Khi được cấy chuyển, tế bào từ đĩa ở pha bão hòa đang bị ức chế phân bào cần thời
gian loại bỏ các yếu tố ức chế (thời gian để hoạt hóa) mới tiếp tục phân bào.
0,25
6.2. Trong một nghiên cứu về chu kì tế bào ở
nấm men Saccharomyces cerevisiae, đầu tiên các tế
bào kiểu dại và ba chủng đột biến nhạy cảm với nhiệt
độ được ủ ở nhiệt độ cho phép sinh trưởng, sau đó
tăng nhiệt độ tới nhiệt độ giới hạn trong vòng tối
thiểu một chu kỳ tế bào. Cuối cùng, các chủng nấm
men được phân loại bằng cách đánh dấu huỳnh
quang ADN. Kết quả phân tích huỳnh quang được
thể hiện ở Hình 8.
a) Xác định đồ thị trong Hình 8 tương ứng với
chủng kiểu dại và các chủng đột biến. Giải thích.
b) Mỗi chủng nấm men đột biến ở trên mang
khiếm khuyết gì về mặt chức năng? Giải thích.
Ý Nội dung Điểm
6.2a - Đồ thị (II) là chủng kiểu dại và (I, III,IV) là dạng đột biến.
- Giải thích: Đồ thị II có số lượng tế bào ứng với hàm lượng DNA giống với kiểu dại
nhất còn các đồ thị I, III, IV thì ngược lại.
0,125
0,125
6.2b - Ở đồ thị I → số lượng tế bào có hàm lượng DNA ở mức 1,2 nhiều hơn và số lượng
tế bào có hàm lượng DNA lơn hơn 2 cũng thế → đột biến xảy ra ở pha S của chu kỳ
tế bào → làm chậm pha S và tạo ra các tế bào có hàm lượng DNA bị rối loạn.
- Ở đồ thị III → đa số các tế bào có hàm lượng DNA bằng 2 → đột biến ức chế sự
phân chia tế bào khi có nhiệt độ cao
- Ở đồ thị IV → đa số các tế bào có hàm lượng DNA bằng 1 → đột biến ức chế tế
bào chuyển sang pha S.
0.25
0,25
0,5
Hình 8
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 9/12
Câu 7. (2,0 điểm) Công nghệ tế bào
7.1. Giải thích sự khác biệt giữa các tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành. Loại nào có khả
năng biệt hóa thành nhiều loại mô hơn? Vì sao?
Ý Nội dung Điểm
7.2a - Tế bào gốc phôi: là các tế bào bắt nguồn từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang ở
giai đoạn tiền làm tổ. Tế bào gốc phôi có khả năng được biệt hóa thành hầu hết các
loại mô và cơ quan của cơ thể.
- Tế bào gốc trưởng thành (tế bào gốc mô) là những tế bào chưa được biệt hóa trong
các mô hoặc cơ quan của cơ thể sau khi sinh ra, thường có ở một số vị trí nhất định.
Loại tế bào này vẫn duy trì trạng thái chưa phân chia trong thời gian dài cho đến khi
chúng được hoạt hóa bởi nhu cầu duy trì và sửa chữa mô của cơ thể.
- Trong các loại tế bào gốc (tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành), loại có khả
năng biệt hóa hình thành nhiều loại mô hơn là tế bào gốc phôi.
- Giải thích: Tế bào gốc phôi có thể biệt hóa thành hầu hết các loại mô và cơ quan
của cơ thể.
0,25
0,25
0,25
0,25
7.2. Nhân bản động vật có vú có thể
tiến hành bằng kĩ thuật chuyển nhân tế bào
xoma. Quy trình nhân giống lợn bằng kĩ
thuật chuyển nhân tế bào xoma được sơ đồ
hóa như hình 9. Em hãy cho biết:
a) Lợn con nhân bản vô tính có nhóm
máu giống với lợn nào? Giải thích.
b) Giả sử lợn con nhân bản vô tính bị
một loại bệnh di truyền. Em hãy nêu nguyên
nhân gây bệnh di truyền ở lợn con. Biết
rằng lợn A, B và C đều bình thường.
c) Xét về mặt di truyền, lợn nào
không đóng góp cho bộ gen của lợn con?
Giải thích.
d) Giả sử, cho lợn A và B giao phối tạo ra các lợn con lai. Xét về kiểu gen nhân, lơn con nhân bản
vô tính có đặc điểm gì khác biệt so với lợn con lai? Giải thích?
Ý Nội dung Điểm
7.2a - Lợn con nhân bản vô tính có nhóm máu giống với con lợn A.
- Giải thích: Lợn A cho nhân 2n chuyển vào trứng (không nhân) của lợn B.
0,125
0,125
7.2b - Do đột biến phát sinh trong quá trình phát triển lợn con.
- Do trong tế bào chất của lợn B cho trứng gen ti thể mang đột biến gây bệnh nhưng
chưa biểu hiện, khi phân chia không đều tạo trứng mang lượng gen gây bệnh lớn
→ biểu hiện bệnh ở thế hệ sau (lợn con).
0,125
0,125
7.2c - Lợn C.
- lợn C chỉ nhận phôi (Mang thai hộ)
0,125
0,125
7.2d Kiểu nhân của lợn con nhân bản hoàn toàn giống với lợn (A)
Kiểu gen lợn con lai là sự tổ hợp kiểu gen của hai giống (A) và (B)
0,125
0,125
Hình 9
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 10/12
Câu 8. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật
8.1. Một nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ dinh
dưỡng giữa các loài (vi khuẩn lam, vi khuẩn không lưu
huỳnh màu lục, vi khuẩn khử sulfate) cùng sinh sống ở một
hồ nước. Cho biết cả ba loại vi khuẩn đều có thể tổng hợp
lipid khi có mặt nguồn carbon và năng lượng thích hợp,
H2S ở hồ nước tạo thành từ hoạt động chuyển hóa của vi
khuẩn khử sulfate. Hình 10 mô tả mức tổng hợp lipid của
vi khuẩn lam và vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục cũng
như sự thay đổi về lượng H2S của nước trong hồ ở những
thời điểm khác nhau trong ngày; cho rằng 6:00 và 18:00
mỗi ngày là các thời điểm giàu ánh sáng đỏ xa trong ngày.
a) Hãy nêu những điểm khác nhau về kiểu hô
hấp, nguồn carbon và nguồn năng lượng chủ yếu của vi
khuẩn lam, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và vi
khuẩn khử sulfate.
b) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích sự thay đổi về lượng H2S tương đối của nước trong hồ.
Ý Nội dung Điểm
8.1a - Vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng, nguồn carbon là CO2 và
nguồn năng lượng là ánh sáng; kiểu hô hấp là hô hấp hiếu khí.
- Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục có kiểu dinh dưỡng là hóa tự dưỡng hoặc quang
dị dưỡng, nguồn carbon là CO2 hoặc chất hữu cơ, nguồn năng lượng là chất vô cơ
hoặc ánh sáng; kiểu hô hấp là hô hấp kị khí.
- Vi khuẩn khử sulfate có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng, nguồn carbon là chất
hữu cơ, nguồn năng lượng là chất hữu cơ; kiểu hô hấp là hô hấp kị khí.
0,125
0,125
0,125
8.2b - Nhận xét: Lượng H2S cao nhất vào buổi sáng sớm, giảm dần vào ban ngày, thấp
nhất vào đầu giờ chiều và tăng dần vào ban đêm.
- Giải thích:
+ Vào ban ngày, vi khuẩn lam sẽ sử dụng ánh sáng và CO2 để tổng hợp chất hữu cơ,
lượng chất hữu cơ tăng dần → ban đêm, vi khuẩn khử sulfate sử dụng nguồn hợp
chất hữu cơ tạo ra từ vi khuẩn lam cho quá trình sinh trưởng của chúng và qua đó
sinh H2S → lượng H2S tăng dần vào ban đêm và đạt đỉnh vào 6 giờ.
+ Vào ban ngày, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục chủ yếu thực hiện kiểu dinh
dưỡng là hóa tự dưỡng, sử dụng nguồn H2S là chất cho điện tử (nguồn cung cấp
năng lượng) cho quá trình sinh trưởng của chúng → lượng H2S giảm dần vào ban
ngày và đạt thấp nhất vào 18 giờ.
0,125
0,25
0,25
8.2. Nấm men Saccharomyces cerevisiae là sinh vật đơn bào. Một nhà nghiên cứu đã tiến hành
các thí nghiệm để xác định khả năng phát triển của nấm men trên các môi trường khác nhau về hàm lượng
axit amin. Nấm men có thể phát triển dưới dạng cả tế bào đơn bội và lưỡng bội. Nhà nghiên cứu đã thử
nghiệm 3 chủng nấm men đơn bội khác nhau gồm: chủng đột biến 1, chủng đột biến 2 và chủng kiểu dại.
Trong đó, mỗi chủng đột biến đều có một đột biến lặn duy nhất. Các điều kiện khác của thí nghiệm là đầy
đủ cho nấm men và như nhau ở các ống nghiệm. Dữ liệu kết quả được thể hiện trong bảng 7:
Bảng 7
Thí nghiệm Môi trường
Các chủng
Kiểu dại Đột biến 1 Đột biến 2
Thí nghiệm I Đủ các loại axit amin + + +
Thí nghiệm II Không có axit amin + - -
Thí nghiệm III Thiếu mêtiônin, đủ các loại axit amin khác + - +
Thí nghiệm IV Thiếu lơxin, đủ các loại axit amin khác + + -
Dữ liệu mô tả sự sinh trưởng của thể đơn bội Saccharomyces cerevisiae trong các môi trường có
thành phần a
xi
t a
mi
n khác nha
u(Dấu+: Có khu
ẩn lạc; Dấu−: Không có khu
ẩn lạc).
Hình 10
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 11/12
a) Đưa ra lý do để giải thích làm thế nào chủng đột biến 1 có thể phát triển trên môi trường thí
nghiệm I nhưng không thể phát triển trên môi trường thí nghiệm III, chủng đột biến 2 phát triển trên môi
trường thí nghiệm III nhưng không phát triển trên môi trường thí nghiệm IV.
b) Nấm men có thể dung hợp hai tế bào đơn bội để tạo ra tế bào lưỡng bội. Lấy dòng đơn bội của
đột biến 1 dung hợp với dòng đơn bội của đột biến 2 để tạo ra các tế bào lưỡng bội. Các tế bào lưỡng bội
này có phát triển được trong các môi trường thí nghiệm từ I đến IV ở trên hay không? Giải thích.
Ý Nội dung Điểm
8.2a - Chủng đột biến 1 là đột biến khuyết dưỡng methioine (mất khả năng tổng hợp
methioine).
- Chủng đột biến 2 là đột biến khuyết dưỡng lơxin (mất khả năng tổng hợp lơxin).
0,25
0,25
8.2b Dòng đột biến 1 tổng hợp được leucine nhưng không tổng hợp được methioine, dòng
đột biến 2 tổng hợp được methioine không tổng hợp được leucine → Khi lấy dòng đơn
bội của đột biến 1 dung hợp với dòng đơn bội của đột biến 2 để tạo ra các tế bào lưỡng
bội thì 2 tế bào đơn bội sẽ bổ sung cho nhau, trở thành tế bào nguyên dưỡng → tế bào
lưỡng bội có thể phát triển được trong tất cả các môi trường thí nghiệm từ I đến IV.
0,5
Câu 9. (2,0 điểm) Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật
9.1. Có 4 chủng vi khuẩn kị khí được phân lập từ đất (kí hiệu lần lượt là A, B, C, D) được phân
tích để tìm hiểu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi trường nước thịt
có bổ sung các chất khác nhau: (1) Peptone (các pôlipeptit ngắn), (2) Amôniac, (3) Nitrat và (4) Nitrit. Sau
7 ngày nuôi, các mẫu vi khuẩn được phân tích hóa sinh và kết quả thu được như bảng 8:
Bảng 8
STT Môi trường dinh dưỡng
Các chủng vi khuẩn
A B C D
1 Nước thịt có peptone +, pH+ +, pH+ - -
2 Nước thịt có amoniac - - +, NO2
-
-
3 Nước thịt có nitrate +, Gas + - -
4 Nước thịt có nitrit - - - +, NO3
-
Biết: +: Vi khuẩn mọc. NO3
-
: Có nitrat. - : Vi khuẩn không mọc.
pH+ : pH môi trường tăng. NO2
-
: Có nitrit. Gas : Có chất khí.
Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên? Giải thích.
Ý Nội dung Điểm
9.1 - Chủng A mọc trên môi trường nước thịt có peptone làm tăng pH môi trường và mọc
trên môi trường nước thịt có nitrate sinh ra khí, vậy khí sinh ra là N2, pH tăng do giảm
NO và các vi khuẩn này là các vi khuẩn phản nitrate, biến đổi NO thành N2, dinh
dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng.
- Chủng B sử dụng nguồn cacbon là các peptone và làm tăng pH môi trường, mọc trên
môi trường giàu nitrate vậy -- các vi khuẩn này là các vi khuẩn amon hóa sản sinh ra
NH3 (tăng pH) từ các peptone chúng có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng.
- Chủng C chỉ mọc trên môi trường nước thịt có amoniac sinh NO , vậy vi khuẩn này
là vi khuẩn nitrit hóa, biển đổi NH3 thành NO để sinh năng lượng và dinh dưỡng theo
kiểu hóa tự dưỡng.
- Chủng D chỉ mọc trên môi trường nước thịt có nitrit sinh NO , vậy vi khuẩn này là
vi khuẩn nitrate hóa, biển đổi NO thành NO để sinh năng lượng và dinh dưỡng theo
kiểu hóa tự dưỡng.
0,25
0,25
0,25
0,25
9.2. Ba ống nghiệm X, Y và Z lần lượt chứa vi khuẩn Escherichia coli (Gram âm), Baclillus subtilis
(Gram dương) và Mycoplasma mycoides (không có thành tế bào) với cùng mật độ (106 tế bào/mL) trong
dung dịch đẳng trương. Bổ sung lysozyme vào cả ba ống nghiệm, ủ ở 37 độ C trong 1 giờ. Hãy phân biệt
−
3
−
3
−
2
−
2
−
3
−
2
−
3
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
Trang 12/12
đặc điểm về hình dạng tế bào, kháng nguyên bề mặt, khả năng trực phân và tính mẫn cảm với áp suất
thẩm thấu của tế bào vi khuẩn trong ống X, Y và Z sau 1 giờ ủ với lysozyme ở 37 độ C.
Ý Nội dung Điểm
9.2 Sự khác biệt về cấu trúc và đặc tính sinh học của tế bào vi khuẩn trong ống X, Y và Z.
Đặc điểm Ống X Ống Y Ống Z
Hình dạng tế bào Hình que (không
thay đổi hình
dạng)
Tế bào trần.
Hình cầu
Không thay đổi hình dạng
(hình dạng không cố định)
Kháng nguyên
bề mặt
Không thay đổi Bị mất Không thay đổi
Khả năng trực
phân
Bình thường
(không đổi)
Khó, chỉ thực
hiện trong môi
trường đặc biệt
Bình thường (không đổi)
Mẫn cảm với áp
suất thẩm thấu
Không đổi Mẫn cảm Không đổi
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 10. (2,0 điểm) Virus
Virus HIV có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải ở người (AIDS) thuộc nhóm retrovirus có tế bào chủ là tế bào
lympho T-CD4+
. Trong chu trình xâm nhập của virus vào tế bào chủ,
gai glycoprotein (gp120) của HIV gắn đặc hiệu với thụ thể CD4 và
đồng thụ thể CCR5 trên màng sinh chất của tế bào chủ. Hình 11 biểu
thị mối liên kết giữa gai gp120 và các thụ thể trong chu trình xâm
nhập của HIV vào tế bào.
a) Dựa trên các đặc điểm của virus HIV, hãy cho biết tại sao đến
ngay nay người ta vẫn chưa thể tìm ra được loại vaccine hiệu quả
trong phòng ngừa bệnh do virus HIV gây ra?
b) Hãy cho biết nếu số lượng thụ thể CD4 trên màng tế bào lympho
T-CD4+
tăng đáng kể nhưng số lượng thụ thể CCR5 không thay đổi thì
khả năng xâm nhập của virus HIV vào tế bào này có thay đổi như thế
nào so với tế bào lympho T-CD4+
ban đầu? Giải thích.
c) Maraviroc là loại thuốc có khả năng bám vào đồng thụ thể CCR5 và làm thay đổi vị trí gắn của thụ
thể với gai gp120. Những nhà khoa học đã thấy rằng một số trường hợp virus HIV vẫn có khả năng xâm
nhập vào tế bào lympho T mặc dù có mặt của maraviroc gắn trên thụ thể CCR5. Hãy nêu ra 2 giả thuyết
khác nhau giải thích hiện tượng này.
Ý Nội dung Điểm
10.2a - Enzyme DNA polymerase phụ thuộc RNA (enzyme phiên mã ngược) có hoạt tính
sửa sai kém → dễ phát sinh đột biến mới trong quá trình tái bản.
- Có rất nhiều phân type dưới nhóm của HIV → khó tìm ra được một loại vaccine
hoàn hảo bao phủ được toàn bộ phân type của HIV.
0,25
0,25
10.2b - Tăng khả năng xâm nhập của virus HIV vào tế bào.
- Tăng thụ thể CD4 trên bề mặt dẫn đến tăng khả năng hay xác suất kết cặp thành
công giữa thụ thể với gp120 của virus tạo điều kiện kết cặp với đồng thụ thể CCR5
dẫn đến virus xâm nhập vào tế bào
0,25
0,25
10.2c - Giả thuyết 1: Virus đột biến làm thay đổi hình dạng của gai glycoprotein làm nó có
khả năng liên kết được với đồng thụ thể CCR5 đã gắn với maraviroc.
- Giả thuyết 2: Virus đột biến làm thay đổi hình dạng của gai glycoprotein dẫn đến nó
có thể dùng đồng thụ thể khác (không phải CCR5) để thực hiện quá trình xâm nhập.
0,5
0,5
---Hết---
(Trên đây là hướng dẫn chấm, học sinh trình bày câu trả lời theo cách khác nếu chính xác, khoa học thì
cán bộ chấm thi vẫn cho điểm tối đa)
Hình 11
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
1
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII
NĂM 2023
MÔN THI: SINH HỌC - KHỐI 10
(Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 10 câu in trong 04 trang)
Câu 1.( 2 điểm). Thành phần hóa học tế bào
1. Một loại chất hữu cơ được xếp vào nhóm
lipit nhưng lại chứa các nguyên tố hóa học
giống với axit nucleic. Đó là chất gì? Cấu tạo
và vai trò của chất này đối với tế bào?
2. Hãy gọi tên các loại đường đôi A, B, C ở
hình bên, mỗi loại có nhiều ở đâu trong tự
nhiên? Trong 3 loại đường trên loại nào có tính
khử, vì sao?
Câu 2. ( 2 điểm). Cấu trúc tế bào
Trong quá trình phát triển của phôi ở động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi phải di chuyển từ
nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào đã được biệt hoá
ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế bào phải di chuyển đến vị trí nhất định mới có
được hình dạng và chức năng đặc trưng?
Câu 3. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
1. Hình ảnh sau đây minh họa cho cơ chế điều hòa hoạt động nào của enzym? Mô tả cơ chế
điều hòa đó.
2. Trong điều kiện thiếu nước thì pha sáng của quang hợp sẽ được thực hiện theo con đường
nào? Ngoài nước thì còn chất nào khác có thể cung cấp H+
và electron cho quang hợp không?
Câu 4. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
ĐỀ ĐỀ XUẤT
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2
1. Trước đây Dinitrophenol (DNP) được sử dụng như một loại thuốc giảm cân, phân tử thuốc
đóng vai trò như một kênh vận chuyển H+
cho phép H+
thấm qua màng trong của ty thể vào chất nền.
- Giải thích tại sao loại thuốc này có tác dụng giảm cân?
- Cho biết tỉ lệ tiêu thụ oxi của người dùng thay đổi như thế nào so với khi chưa dùng thuốc?
2. Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H+
và sự
sinh tổng hợp ATP ở ti thể. Có 2 ti thể được phân lập từ tế bào rồi đặt vào ống nghiệm A
có pH = 8. Sau đó chuyển ti thể thứ nhất vào ống nghiệm B có pH = 7, ti thể thứ hai
chuyển vào ống nghiệm C có pH = 9. Sự tổng hợp ATP sẽ được ghi nhận ở ống nghiệm
nào? Tại sao?
Câu 5. (2 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
1. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình chuyển hóa một hợp chất có vai trò quan trọng trong truyền
tin tế bào.
a. Giải thích cơ chế quá trình chuyển hóa trên và cho biết vai trò của hợp chất đó trong quá
trình truyền tin của tế bào.
b. Điều gì xảy ra nếu enzyme phosphodiesterase bị mất hoạt tính?
2. Nghiên cứu tác động của 2 chất ức chế lysozyme, hai bạn học sinh làm thí nghiệm và đưa ra
các kết luận như sau:
Học
sinh
Tiến hành Kết quả Kết luận
Nam
Giữ nguyên nồng độ enzyme và chất
ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ
0.1 đến 5 µM, đo lượng sản phẩm
tạo thành.
Kết quả như nhau đối với cả
hai chất ức chế: lượng sản
phẩm tăng dần theo sự tăng
nồng độ cơ chất.
Cả hai chất ức
chế đều là chất
ức chế cạnh
tranh
An
Giữ nguyên nồng độ enzyme và chất
ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ
150 đến 200 µM, đo lượng sản
phẩm tạo thành.
Kết quả như nhau đối với cả
hai chất ức chế: lượng sản
phẩm không tăng theo sự tăng
nồng độ cơ chất.
Cả hai chất ức
chế đều là chất
ức chế không
cạnh tranh
Kết luận của học sinh nào là đúng? Giải thích.
Câu 6. (2 điểm). Phân bào
1. Để tạo ra một quần thể gồm các tế bào ở cùng một giai đoạn của chu kì, một nhà khoa học
lợi dụng khả năng ức chế ribonucleotide reductaza của thymine nồng độ cao. Ribonucleotide
reductase có chức năng chuyển ribonucleotide thành deoxyribonucleotide, nguồn nguyên liệu cho
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3
sự tổng hợp DNA. Thymine nồng độ thấp không có hoạt tính ức chế. Với dòng tế bào có thời gian
pha G1, S, G2, M lần lượt là 10,5h; 7h; 4h; 0,5h, quy trình tạo ra quần thể tế bào như trên là:
a. Ban đầu, bổ sung lượng lớn thymine vào môi trường nuôi tế bào.
b. Sau 18h, loại bỏ bớt thymine.
c. Sau 10h tiếp theo, lại bổ sung một lượng lớn thymine.
Sau thí nghiệm, các tế bào thu được đang ở giải đoạn nào của chu kì tế bào? Giải thích.
2. Cho biết các sự kiện sau xảy ra ở giai đoạn nào trong quá trình nguyên phân?
- Trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin.
- Giải trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin.
- Phân giải prôtêin cohesin.
- Tổng hợp các prôtêin enzyme.
Câu 7. (2 điểm). Công nghệ tế bào
1. Nêu các ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào so với
các phương pháp nhân giống truyền thống như giâm cành, chiết cành hoặc gieo trồng từ hạt.
2. Giả sử một bạn học sinh có điều kiện thực hành nhân giống vô tính bằng kĩ thuật nuôi cấy
mô tế bào, bạn đó đã lựa chọn nhân giống cây hoa phong lan. Tuy nhiên, mô nuôi cấy chỉ phân
chia thành mô sẹo mà không phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh dù đã thực hiện đúng trình tự các
bước. Theo em, tại sao mô không phát triển được thành một cây hoàn chỉnh? Cần điều chỉnh yếu
tố nào để nhân giống thành công?
Câu 8. (2 điểm). Vi sinh vật
1. Có 5 chất kháng sinh (A, B, C, D và E) được kiểm tra về hiệu lực chống vi khuẩn gây bệnh
Staphylococcus aureus. Với từng chất kháng sinh, người ta tẩm ướt một khoanh giấy thấm tròn
với dịch chứa 2 mg chất kháng sinh tương ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch nuôi
cấy vi khuẩn Staphylococcus aureus, kết quả thu được như hình 7.1 dưới đây. Được biết 5 chất
kháng sinh này gây độc với người ở các liều lượng khác như số liệu được trình bày trên hình 7.2.
- Sắp xếp hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của 5 loại kháng sinh (A E) theo hướng
giảm dần?
- Ở liều lượng 2mg, kháng sinh nào (A E) vừa an toàn cho người sử dụng vừa có hiệu lực diệt
vi khuẩn Staphylococcus aureus cao?
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
4
2. Trong thực tế chúng ta nên dùng loại vi khuẩn nào để xử lý môi trường nước bị ô nhiễm khí
H2S? Vì sao?
Câu 9. (2 điểm). Vi sinh vật
1. Người ta chuyển vi khuẩn E.coli được nuôi cấy trong môi trường có glucose (khi chúng
đang ở pha lũy thừa) sang các môi trường sau đây:
- Môi trường 1: có cơ chất là glucose
- Môi trường 2: có cơ chất là mantose
- Môi trường 3: có cơ chất là glucose và mantose
Các môi trường đều trong hệ thống kín. Hãy vẽ và giải thích sự khác biệt về đường cong sinh
trưởng của vi khuẩn E.coli trong 3 môi trường nói trên.
1. Phân biệt nội bào tử và ngoại bào tử của vi sinh vật?
Câu 10. (2 điểm). Virut
1. Khi nói về các virut cúm A, hãy giải thích:
- Vì sao virus cúm gà lại gây ra những đại dịch lớn và khó kiểm soát trong những năm gần đây?
- Để điều trị bệnh cúm người ta sử dụng thuốc Tamiflu (ức chế enzim neuraminidaza). Hãy cho
biết cơ chế tác động của thuốc này.
- Vì sao sau khi virut cảm lạnh gây bệnh thì bệnh khỏi nhưng virut gây bệnh bại liệt xâm nhập thì
không khỏi bệnh.
2. Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng virut baculo vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian
dài và dùng làm chế phẩm thuốc trừ sâu. Hãy giải thích cơ chế tác động của virut này
-------------------------------Hết-----------------------------
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.)
Người ra đề
Lương Thị Kim Mùi
Sđt:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
1
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII
NĂM 2023
MÔN THI: SINH HỌC - KHỐI 10
(HDC gồm 10 câu in trong 11 trang)
Câu 1.( 2 điểm). Thành phần hóa học tế bào
1. Một loại chất hữu cơ được xếp vào nhóm lipit nhưng lại chứa các nguyên tố hóa học giống
với axit nucleic. Đó là chất gì? Cấu tạo và vai trò của chất này đối với tế bào?
2. Hãy gọi tên các loại đường đôi A, B, C ở hình bên, mỗi loại có nhiều ở đâu trong tự nhiên?
Trong 3 loại đường trên loại nào có tính khử, vì sao?
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
1
(2
điểm)
1.
- Đó là photpholipit. Thành phần hóa học gồm C, H, O, N, P (giống
axit nucleic)
(0,25
điểm)
- Cấu tạo: photpholipit gồm 2 phân tử axit béo liên kết với một phân
tử glixerol, vị trí thứ ba của phân tử glixerol được liên kết với nhóm
photphat, nhóm này nối glixerol với 1 ancol phức (cholin hay
axetylcholin). Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước
và đuôi axit béo kị nước.
(0,5
điểm)
- Chức năng: cấu tạo nên các loại màng tế bào như màng sinh chất,
màng nhân, ti thể, lục lạp, lưới nội chất…Photpholipit tạo thành lớp
kép với đầu ưa nước quay ra ngoài và đuôi kị nước quay vào trong.
(0,5
điểm)
HDC ĐỀ ĐỀ XUẤT
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2
2.
A B C
Loại đường Saccarozo Lactozo Mantozo
Trong tự nhiên Đường mía Đường sữa
Ít tồn tại
trong tự
nhiên,
thường là
sản phẩm
thủy phân
polysaccarit
Tính khử
(Do nhóm OH-
glycozit quyết
định)
Không.
Do cả 2 nhóm
OH glycozit đã
liên kết với
nhau
Có.
Vẫn còn 1 nhóm
OH glycozit
Có
Vẫn còn 1
nhóm OH
glycozit
(0,75
điểm)
Câu 2. ( 2 điểm). Cấu trúc tế bào
Trong quá trình phát triển của phôi ở động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi phải di chuyển
từ nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào đã được
biệt hoá ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế bào phải di chuyển đến vị trí nhất
định mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng?
Câu Hướng dẫn Điểm
Câu 2
(2
điểm)
- Hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào có được là do một số gen
nhất định trong hệ gen của tế bào đó được hoạt hoá trong khi các gen còn
lại bị đóng.
(0,25
điểm)
- Việc hoạt hoá những gen này một phần phụ thuộc vào tín hiệu đến từ
bên ngoài (các tín hiệu tiết ra từ các tế bào lân cận).
(0,25
điểm)
- Khi đến nơi mới, các tế bào phôi nhận được các tín hiệu hoạt hoá gen
tiết ra từ các tế bào nơi nó định cư sẽ hoạt hoá những gen thích hợp đặc
trưng cho loại tế bào của mô đó.
(0,5
điểm)
- Các tín hiệu từ bên ngoài có thể hoạt hoá các gen theo cách: Tín hiệu
liên kết với thụ thể trên màng tế bào rồi truyền thông tin vào trong tế bào
chất sau đó đi vào nhân hoạt hoá các gen nhất định như những yếu tố
phiên mã.
(0,5
điểm)
- Hoặc tín hiệu có thể trực tiếp đi qua màng sinh chất rồi liên kết với thụ
thể trong tế bào chất. Phức hợp này sau đó đi vào nhân liên kết với
promoter như một yếu tố phiên mã làm hoạt hoá gen.
(0,5
điểm)
Câu 3. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
1. Hình ảnh sau đây minh họa cho cơ chế điều hòa hoạt động nào của enzym? Mô tả cơ chế điều
hòa đó.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3
2. Trong điều kiện thiếu nước thì pha sáng của quang hợp sẽ được thực hiện theo con đường nào?
Ngoài nước thì còn chất nào khác có thể cung cấp H+
và electron cho quang hợp không?
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
4
(2
điểm)
1.
- Đây là cơ chế điều hòa dị lập thể. (0,25
điểm)
- Điều hòa dị lập thể là sự điều hòa thông qua sự thay đổi cấu hình
không gian của trung tâm hoạt động bằng cách liên kết với nhân tố
điều chỉnh. Chỉ cần 1 phân tử chất hoạt hóa hoặc ức chế liên kết với
1 vị trí điều hòa sẽ tác động lên vị trí hoạt động của các đơn vị khác
trong 1 enzym.
(0,25
điểm)
Phần lớn các enzyme có kiểu điều hòa dị lập thể được cấu tạo từ hai
hoặc nhiều chuỗi polipeptit, mỗi chuỗi có vị trí hoạt động riêng.
Toàn bộ phức hệ dao động giữa hai trạng thái: dạng hoạt động và
không hoạt động.
+ Chất hoạt hóa dị lập thể khi liên kết sẽ làm ổn định dạng hoạt
động.
+ Chất ức chế dị lập thể khi liên kết sẽ làm ổn định dạng không hoạt
động.
(0,5
điểm)
2.
- Trong điều kiện thiếu nước thì pha sáng của quang hợp sẽ được
thực hiện theo con đường phôtphorin hóa vòng vì không có chất
cung cấp H+
và e cho quang hợp.
(0,5
điểm)
- Ngoài nước thì còn có các chất khác có thể cung cấp H+
và electron
cho quang hợp như H2S, H2, nhưng chủ yếu gặp ở vi khuẩn là dạng
quang hợp không thải oxi.
(0,5
điểm)
Câu 4. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
1. Trước đây Dinitrophenol (DNP) được sử dụng như một loại thuốc giảm cân, phân tử thuốc
đóng vai trò như một kênh vận chuyển H+
cho phép H+
thấm qua màng trong của ty thể vào chất nền.
- Giải thích tại sao loại thuốc này có tác dụng giảm cân?
- Cho biết tỉ lệ tiêu thụ oxi của người dung thay đổi như thế nào so với khi chưa dùng thuốc?
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
4
2. Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H+
và sự
sinh tổng hợp ATP ở ti thể. Có 2 ti thể được phân lập từ tế bào rồi đặt vào ống nghiệm A
có pH = 8. Sau đó chuyển ti thể thứ nhất vào ống nghiệm B có pH = 7, ti thể thứ hai
chuyển vào ống nghiệm C có pH = 9. Sự tổng hợp ATP sẽ được ghi nhận ở ống nghiệm
nào? Tại sao?
Câu Nội dung Điểm
4.
(2
điểm)
1.
- Sự tổng hợp ATP dựa theo cơ chế hóa thẩm khi có sự chênh lệch nồng độ
H+
giữa trong và ngoài màng. H+
được vận chuyển từ xoang vào chất nền
và đi qua phức hệ Fo – F1 (ATP synthase) nhằm tạo ATP.
(0,25
điểm)
- Sự xuất hiện của thuốc Dinitrophenol ( DNP) giúp H+
tự do di chuyển qua
hợp ATP màng làm mất sự chênh lệch nồng độ H+ trong và ngoài màng nên
sự tổng hợp ATP ỏ chuỗi chuyền e bị ức chế. Lúc này cơ thể bù ATP thiếu
hụt bằng cách tăng cường đường phân làm giảm nhanh Glucozo và chuyển
đến phân giải chất béo trong cơ thể. Đây là cơ chế giảm cân tạm thời hiệu
quả.
(0,5
điểm)
- Tỉ lệ oxi tăng khi H+ được thẩm thấu qua màng và trở về chất nền, chúng
phản ứng với oxi tạo H2O.
(0,25
điểm)
2.
- Sự tổng hợp ATP được ghi nhận ở ống nghiệm B (0,25
điểm)
- Giải thích: Khi đặt ti thể vào ống nghiệm A có pH = 8 thì môi trường ở
xoang gian màng và chất nền ti thể có pH = 8
+ Trường hợp 1: chuyển ti thể vào ống nghiệm B, có sự chênh lệch giữa
xoang gian màng và xoang chất nền, làm H+
vận chuyển vào trong  tạo
động lực thúc đẩy ATP-synthase hoạt động tổng hợp ATP.
(0,5
điểm)
+ Trường hợp 2: chuyển ti thể vào ống nghiệm C, có sự chênh lệch nhưng
H+
được chuyển từ chất nền ra xoang gian màng. Mũ hình nấm của ATP-
synthase quay vào trong chất nền nên dòng vận chuyển H+
này không thúc
đẩy ATP-synthase hoạt động tổng hợp ATP
(0,25
điểm)
Câu 5. (2 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
1. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình chuyển hóa một hợp chất có vai trò quan trọng trong truyền
tin tế bào.
a. Giải thích cơ chế quá trình chuyển hóa trên và cho biết vai trò của hợp chất đó trong quá trình
truyền tin của tế bào.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
5
b. Điều gì xảy ra nếu enzyme phosphodiesterase bị mất hoạt tính?
2. Nghiên cứu tác động của 2 chất ức chế lysozyme, hai bạn học sinh làm thí nghiệm và đưa
ra các kết luận như sau:
Học
sinh
Tiến hành Kết quả Kết luận
Nam
Giữ nguyên nồng độ enzyme và chất
ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ
0.1 đến 5 µM, đo lượng sản phẩm
tạo thành.
Kết quả như nhau đối với cả
hai chất ức chế: lượng sản
phẩm tăng dần theo sự tăng
nồng độ cơ chất.
Cả hai chất ức
chế đều là chất
ức chế cạnh
tranh
An
Giữ nguyên nồng độ enzyme và chất
ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ
150 đến 200 µM, đo lượng sản
phẩm tạo thành.
Kết quả như nhau đối với cả
hai chất ức chế: lượng sản
phẩm không tăng theo sự tăng
nồng độ cơ chất.
Cả hai chất ức
chế đều là chất
ức chế không
cạnh tranh
Kết luận của học sinh nào là đúng? Giải thích.
Câu Hướng dẫn Điểm
5
(2 điểm)
1.
a. Hợp chất có vai trò quan trọng trong truyền tin tế bào là cAMP (AMP
vòng)
(0.25
điểm)
- Cơ chế hình thành cAMP: Khi một tín hiệu ngoại bào liên kết với
protein thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất, protein thụ thể sẽ hoạt
hóa enzyme adenylyl cyclase. Enzym này xúc tác phản ứng tổng hợp
nhiều phân tử cAMP từ ATP. cAMP tiếp tục hoạt hóa con đường
truyền tín hiệu vào trong tế bào chất.
(0.25
điểm)
- Chuyển hóa cAMP: cAMP tạo ra chỉ tồn tại thời gian ngắn rồi bị
phân giải bởi enzyme phosphodiesterase thành AMP mất hoạt tính.
Do đó nếu không có tín hiệu mới từ môi trường thì tác động của
cAMP ngừng sau một thời gian ngắn.
(0.5
điểm)
- Vai trò của cAMP: là chất truyền tin thứ hai có vai trò khuếch đại
thông tin (nhận được từ chất truyền tin thứ nhất – tín hiệu ngoại bào)
lên gấp 20 lần. Sau đó truyền thông tin vào tế bào chất bằng cách
hoạt hóa một protein kinase A. Protein này sẽ hoạt hóa các enzyme
khác trong tế bào chất bằng cách phosphoryl hóa, tùy từng loại tế bào
gây ra các đáp ứng tương ứng.
(0.25
điểm)
b. Nếu enzyme phosphodiesterase bị bất hoạt thì cAMP được duy trì (0.25
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
6
Câu 6. (2 điểm). Phân bào
1. Để tạo ra một quần thể gồm các tế bào ở cùng một giai đoạn của chu kì, một nhà khoa học lợi
dụng khả năng ức chế ribonucleotide reductaza của thymine nồng độ cao. Ribonucleotide
reductase có chức năng chuyển ribonucleotide thành deoxyribonucleotide, nguồn nguyên liệu cho
sự tổng hợp ADN. Thymine nồng độ thấp không có hoạt tính ức chế. Với dòng tế bào có thời gian
pha G1, S, G2, M lần lượt là 10,5h; 7h; 4h; 0,5h, quy trình tạo ra quần thể tế bào như trên là:
a. Ban đầu, bổ sung lượng lớn thymine vào môi trường nuôi tế bào.
b. Sau 18h, loại bỏ bớt thymine.
c. Sau 10h tiếp theo, lại bổ sung một lượng lớn thymine.
Sau thí nghiệm, các tế bào thu được đang ở giải đoạn nào của chu kì tế bào? Giải thích.
2. Cho biết các sự kiện sau xảy ra ở giai đoạn nào trong quá trình nguyên phân?
- Trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin.
- Giải trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin.
- Phân giải prôtêin cohesin.
- Tổng hợp các prôtêin enzyme.
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
6
(2 điểm) 1.
- Thymine nồng độ cao gây ức chế ribonucleotide reductase, do đó,
sự bổ sung thymine nồng độ cao gây tạm dừng các tế bào đang ở pha
S, không cho tiếp tục chu kì tế bào.
(0.25
điểm)
- Ban đầu, một lượng lớn Thymine được bổ sung vào môi trường
nuôi, gây tạm dừng pha S, các tế bào ở các pha khác vẫn trải qua chu
kì tế bào bình thường.
(0.25
điểm)
- Sau 18h, do tổng thời gian G2, M và G1 là 15h nên tất cả các tế bào
lúc này đang ở các giai đoạn của pha S. Sự loại bỏ Thymine giúp tất
cả tế bào lại tiếp tục trải qua chu kì bình thường.
(0.25
điểm)
- Sau 10h tiếp theo, do thời gian pha S là 7h nên tất cả tế bào lúc này
đều đã ra hoàn thành pha S và đang trải qua các pha khác của chu kì
(0.25
ở trạng thái hoạt hóa và tiếp tục “phát” tín hiệu. điểm)
2.
- Không có kết quả nào là đúng.
- Giải thích:
+ Ở nồng độ cơ chất thấp, sự tăng nồng độ cơ chất luôn dẫn đến sự
tăng tốc độ phản ứng dù là đối với chất ức chế cạnh tranh hay không
cạnh tranh.
(0.25
điểm)
+ Còn ở nồng độ cơ chất cao, sự tăng nồng độ cơ chất không dẫn đến
sự tăng tốc độ phản ứng nữa dù là đối với chất ức chế nào, bởi
enzyme lúc này đã bão hòa. Vì thế, không thể kết luận loại chất ức
chế từ thí nghiệm của hai học sinh trên.
(0.25
điểm)
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
7
tế bào. Sự bổ sung lượng lớn Thymine khiến cho các tế bào này
không thể bước vào pha S sau này. Như vậy, toàn bộ tế bào lúc này
đã bị đồng hóa tại cuối pha G1.
điểm)
2.
- Trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin. Kì trước
- Giải trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin. Kì sau
- Phân giải prôtêin cohesin. Kì sau
- Tổng hợp các prôtêin enzyme. Pha G1
(0.5
điểm)
(0.5
điểm)
Câu 7. (2 điểm). Công nghệ tế bào
1. Nêu các ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào so với các
phương pháp nhân giống truyền thống như giâm cành, chiết cành hoặc gieo trồng từ hạt.
2. Giả sử một bạn học sinh có điều kiện thực hành nhân giống vô tính bằng kĩ thuật nuôi cấy mô
tế bào, bạn đó đã lựa chọn nhân giống cây hoa phong lan. Tuy nhiên, mô nuôi cấy chỉ phân chia
thành mô sẹo mà không phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh dù đã thực hiện đúng trình tự các
bước. Theo em, tại sao mô không phát triển được thành một cây hoàn chỉnh? Cần điều chỉnh yếu
tố nào để nhân giống thành công?
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
7
(2 điểm)
1.
- So với nhân giống bằng phương pháp chiết cành, giâm cành chỉ
giới hạn số lượng cây con nhất định, nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra
một số lượng rất lớn cây con chỉ từ một mẩu mô gốc ban đầu.
(0.5
điểm)
- So với nhân giống bằng phương pháp gieo trồng từ hạt tạo ra đời
con có các kiểu gene khác nhau, nuôi cấy mô tế bào tạo ra đời con
có cùng kiểu gene, giúp duy trì kiểu gene tốt của cây mẹ và cho thu
hoạch đồng loạt.
(0.5
điểm)
- Ngoài ra, nuôi cấy mô tế bào còn cho phép duy trì những giống
sạch bệnh hoặc giống có khả năng chống chịu với virus và vi sinh
vật gây tổn thất lớn cho ngành nông nghiệp.
(0.5
điểm)
2.
- Mô sẹo không phát triển được thành một cây hoàn chỉnh có thể do
tỉ lệ các loại hormone auxin và cytokine trong môi trường nuôi cấy
không phù hợp để tái sinh cây.
(0.25
điểm)
- Để khắc phục, cần điều chỉnh lại tỉ lệ auxin / cytokine phù hợp để
kích thích mô sẹo phân hóa tạo thành rễ, chồi và thành cây con hoàn
chỉnh.
(0.25
điểm)
Câu 8. (2 điểm). Vi sinh vật
1. Có 5 chất kháng sinh (A, B, C, D và E) được kiểm tra về hiệu lực chống vi khuẩn gây bệnh
Staphylococcus aureus. Với từng chất kháng sinh, người ta tẩm ướt một khoanh giấy thấm tròn
với dịch chứa 2 mg chất kháng sinh tương ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch nuôi
cấy vi khuẩn Staphylococcus aureus, kết quả thu được như hình 7.1 dưới đây. Được biết 5 chất
kháng sinh này gây độc với người ở các liều lượng khác như số liệu được trình bày trên hình 7.2.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
8
- Sắp xếp hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của 5 loại kháng sinh (A E) theo hướng
giảm dần?
- Ở liều lượng 2mg, kháng sinh nào (A E) vừa an toàn cho người sử dụng vừa có hiệu lực diệt
vi khuẩn Staphylococcus aureus cao?
2. Trong thực tế chúng ta nên dùng loại vi khuẩn nào để xử lý môi trường nước bị ô nhiễm khí
H2S? Vì sao?
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
8
(2 điểm)
1. Trật tự đúng: E  B  D = C  A (0.5
điểm)
Chỉ sử dụng B là an toàn nhất (0.5
điểm)
2.
* Xử lý ô nhiễm H2S:
- Dùng vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục
(0.5
điểm)
- Giải thích: 2 vi khuẩn này quang hợp sử dụng H2S làm chất cho
electron tích lũy S trong tế bào  không ô nhiễm H2S : 2H2S + CO2 
(CH2O)n + 2S + H2O
(0.5
điểm)
Câu 9. (2 điểm). Vi sinh vật
1. Người ta chuyển vi khuẩn E.coli được nuôi cấy trong môi trường có glucose (khi chúng
đang ở pha lũy thừa) sang các môi trường sau đây:
- Môi trường 1: có cơ chất là glucose
- Môi trường 2: có cơ chất là mantose
- Môi trường 3: có cơ chất là glucose và mantose
Các môi trường đều trong hệ thống kín. Hãy vẽ và giải thích sự khác biệt về đường cong sinh
trưởng của vi khuẩn E.coli trong 3 môi trường nói trên.
2. Phân biệt nội bào tử và ngoại bào tử của vi sinh vật?
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
9
Câu Hướng dẫn Điểm
9
(2 điểm) 1.
1.
(0,5
điểm)
(0,5
điểm)
(0,5
điểm)
2.
Nội bào tử Ngoại bào tử
(0,5
điểm)
Môi trường 2: Môi trường có cơ chất là Mantozo nên VSV có pha lag
để thích ứng với môi trường
Môi trường 1: Vi khuẩn sử dụng cơ chất glucose nên không có pha
lag
Môi trường 3: Môi trường có cơ chất là glucose và mantozo nên sinh
trưởng kép
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
10
- Là bào tử sinh dưỡng - Là bào tử sinh sản
- Khi hình thành làm tế bào
mất nhiều nước
- Khi hình thành làm tế bào mất ít nước
- Có hợp chất canxi
dipicolinat
- Không có
- Lớp vỏ cortex dày - Không có lớp vỏ cortex
- Khả năng đề kháng cao - Khả năng đề kháng thấp
Câu 10. (2 điểm). Virut
1. Khi nói về các virut cúm A, hãy giải thích:
- Vì sao virus cúm gà lại gây ra những đại dịch lớn và khó kiểm soát trong những năm gần đây?
- Để điều trị bệnh cúm người ta sử dụng thuốc Tamiflu (ức chế enzim neuraminidaza). Hãy cho
biết cơ chế tác động của thuốc này.
- Vì sao sau khi virut cảm lạnh gây bệnh thì bệnh khỏi nhưng virut gây bệnh bại liệt xâm nhập thì
không khỏi bệnh.
2. Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng virut baculo vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian
dài và dùng làm chế phẩm thuốc trừ sâu. Hãy giải thích cơ chế tác động của virut này
Câu Nội dung Điểm
10
(2 điểm)
1.
- Do virus cúm gà rất dễ biến đổi, hình thành những chủng virus mới
nên các dạng vacxin cũ ít hoặc không còn tác dụng phòng bệnh.
(0,25
điểm)
- Nguyên nhân virus cúm dễ biến đổi:
+ Hệ gen gồm 8 phân tử ARN (-) khác nhau, nên khi có hai chủng virus
cùng xâm nhiễm vào một tế bào thì trong quá trình nhân lên chúng có
thể hoán vị các gen mã hóa các gai cấu tạo vỏ ngoài cho nhau làm hình
thành chủng virus tái tổ hợp.
(0,25
điểm)
+ Khi sao chép, virus sử dụng ARN – polymerase không có cơ chế tự
sửa chữa như ADN – polymerase nên dễ đột biến.
+ Để tổng hợp genom mới, virus cúm xâm nhập vào nhân tế bào chủ,
cắt một đoạn mARN (đầu có mũ) của tế bào chủ làm đoạn mồi. Vì vậy,
quá trình sao chép tạo nên dạng genom ARN tái tổ hợp.
(0,25
điểm)
- Thuốc Tamiflu ức chế enzim neuraminidaza của virut cúm, khiến cho
virus không thể phá hủy màng tế bào để giải phóng ra khỏi tế bào chủ ban
đầu. Nên virut không nhân lên được, không gây bệnh nữa.
(0,25
điểm)
- Vì virut cảm lạnh xâm nhập vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, và tế
bào chủ có khả năng tự sữa chữa đồng thời tế bào còn phân chia nên cơ
thể khỏi bệnh.
(0,25
điểm)
- Virut gây bại liệt xâm nhập vào tế bào thần kinh đã biệt hóa, tế bào
này không còn khả năng phân chia, không tự sữa chữa → bệnh không
khỏi.
(0,25
điểm)
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
11
2.
- Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng trong trường hợp này chúng
vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài là vì virut hình thành các thể
bọc có bản chất prôtêin. Mỗi thể bọc có nhiều virion nên được bảo vệ
trong môi trường tự nhiên ngoài tế bào.
(0,25
điểm)
- Khi sâu ăn thức ăn chứa thể bọc, tại ruột có pH kiềm, thể bọc sẽ phân
rã, giải phóng virion. Virion xâm nhập và nhân lên ở tế bào thành ruột
sau đó lan đến nhiều mô và cơ quan khác.
(0,25
điểm)
-------------------------------Hết-----------------------------
Người ra đề
Lương Thị Kim Mùi
Sđt:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf

More Related Content

What's hot

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdfTóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Man_Ebook
 
Sinh 12-bai-tap-tien-hoa-new
Sinh 12-bai-tap-tien-hoa-newSinh 12-bai-tap-tien-hoa-new
Sinh 12-bai-tap-tien-hoa-new
Hoan Hoang
 
630 cau-trac-nghiem-sinhhoc-11
630 cau-trac-nghiem-sinhhoc-11630 cau-trac-nghiem-sinhhoc-11
630 cau-trac-nghiem-sinhhoc-11
Hùng Boypt
 

What's hot (20)

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 12 - PHAN KHẮC NGHỆ (DI TRUYỀN HỌC - TIẾN HÓ...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 12 - PHAN KHẮC NGHỆ (DI TRUYỀN HỌC - TIẾN HÓ...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 12 - PHAN KHẮC NGHỆ (DI TRUYỀN HỌC - TIẾN HÓ...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 12 - PHAN KHẮC NGHỆ (DI TRUYỀN HỌC - TIẾN HÓ...
 
Tuyen tap 50 de thi hsg sinh 12
Tuyen tap 50 de thi hsg sinh 12Tuyen tap 50 de thi hsg sinh 12
Tuyen tap 50 de thi hsg sinh 12
 
Lục lạp
Lục lạpLục lạp
Lục lạp
 
Tong hop ly thuyet sinh 11 on thpt qg 2018 chuan
Tong hop ly thuyet sinh 11 on thpt qg 2018 chuanTong hop ly thuyet sinh 11 on thpt qg 2018 chuan
Tong hop ly thuyet sinh 11 on thpt qg 2018 chuan
 
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdfTóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU ...TỔNG HỢP ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHU ...
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA LỚP 12 THPT NĂM 2008 - 2022 MÔN...
 
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT SINH HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT SINH HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT SINH HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT SINH HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
PHƯƠNG PHÁP MỚI GIẢI NHANH BÀI TẬP DI TRUYỀN - PHAN KHẮC NGHỆ (10 CHUYÊN ĐỀ C...
PHƯƠNG PHÁP MỚI GIẢI NHANH BÀI TẬP DI TRUYỀN - PHAN KHẮC NGHỆ (10 CHUYÊN ĐỀ C...PHƯƠNG PHÁP MỚI GIẢI NHANH BÀI TẬP DI TRUYỀN - PHAN KHẮC NGHỆ (10 CHUYÊN ĐỀ C...
PHƯƠNG PHÁP MỚI GIẢI NHANH BÀI TẬP DI TRUYỀN - PHAN KHẮC NGHỆ (10 CHUYÊN ĐỀ C...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Sinh 12-bai-tap-tien-hoa-new
Sinh 12-bai-tap-tien-hoa-newSinh 12-bai-tap-tien-hoa-new
Sinh 12-bai-tap-tien-hoa-new
 
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
Tài liệu bồi dưỡng ôn tập thi olympic sinh học 10
 
TÓM TẮT LÝ THUYẾT + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỪNG BÀI HỌC THEO 4 CẤP ĐỘ HÓA HỌC LỚ...
TÓM TẮT LÝ THUYẾT + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỪNG BÀI HỌC THEO 4 CẤP ĐỘ HÓA HỌC LỚ...TÓM TẮT LÝ THUYẾT + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỪNG BÀI HỌC THEO 4 CẤP ĐỘ HÓA HỌC LỚ...
TÓM TẮT LÝ THUYẾT + BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỪNG BÀI HỌC THEO 4 CẤP ĐỘ HÓA HỌC LỚ...
 
630 cau-trac-nghiem-sinhhoc-11
630 cau-trac-nghiem-sinhhoc-11630 cau-trac-nghiem-sinhhoc-11
630 cau-trac-nghiem-sinhhoc-11
 
716 BÀI TẬP VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO TOÁN 10 CHINH PHỤC 8+, 9+ (TRẮC NGHIỆM, T...
716 BÀI TẬP VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO TOÁN 10 CHINH PHỤC 8+, 9+ (TRẮC NGHIỆM, T...716 BÀI TẬP VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO TOÁN 10 CHINH PHỤC 8+, 9+ (TRẮC NGHIỆM, T...
716 BÀI TẬP VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO TOÁN 10 CHINH PHỤC 8+, 9+ (TRẮC NGHIỆM, T...
 
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY TỔNG HỢP VẬT LÝ 10 - KẾT NỐI TRI THỨC (LỜI GIẢI BÀI TẬP 34...
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY TỔNG HỢP VẬT LÝ 10 - KẾT NỐI TRI THỨC (LỜI GIẢI BÀI TẬP 34...TÀI LIỆU GIẢNG DẠY TỔNG HỢP VẬT LÝ 10 - KẾT NỐI TRI THỨC (LỜI GIẢI BÀI TẬP 34...
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY TỔNG HỢP VẬT LÝ 10 - KẾT NỐI TRI THỨC (LỜI GIẢI BÀI TẬP 34...
 
Dien phan-ltdh
Dien phan-ltdhDien phan-ltdh
Dien phan-ltdh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh Học 12 - Phan Khắc Nghệ (Di truyền học - Tiến hó...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh Học 12 - Phan Khắc Nghệ (Di truyền học - Tiến hó...Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh Học 12 - Phan Khắc Nghệ (Di truyền học - Tiến hó...
Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh Học 12 - Phan Khắc Nghệ (Di truyền học - Tiến hó...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MI...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MI...BỘ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MI...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MI...
 

Similar to TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf

Chuyen de ho_hap_va_tieu_hoa
Chuyen de ho_hap_va_tieu_hoaChuyen de ho_hap_va_tieu_hoa
Chuyen de ho_hap_va_tieu_hoa
HongNguyn785
 
Bt hidrocac khong no tn
Bt hidrocac khong no tnBt hidrocac khong no tn
Bt hidrocac khong no tn
huynhleny1997
 
Microsoft word thi bd đh hoa-485
Microsoft word   thi bd đh hoa-485Microsoft word   thi bd đh hoa-485
Microsoft word thi bd đh hoa-485
vjt_chjen
 
Microsoft word thi bd đh hoa-485
Microsoft word   thi bd đh hoa-485Microsoft word   thi bd đh hoa-485
Microsoft word thi bd đh hoa-485
vjt_chjen
 
Microsoft word thi bd đh hoa-485
Microsoft word   thi bd đh hoa-485Microsoft word   thi bd đh hoa-485
Microsoft word thi bd đh hoa-485
vjt_chjen
 
Thi bd đh hoa 485
Thi bd đh hoa 485Thi bd đh hoa 485
Thi bd đh hoa 485
vjt_chjen
 

Similar to TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf (20)

Chuyen de ho_hap_va_tieu_hoa
Chuyen de ho_hap_va_tieu_hoaChuyen de ho_hap_va_tieu_hoa
Chuyen de ho_hap_va_tieu_hoa
 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM 2012 - 2018 MÔN SINH HỌC...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM 2012 - 2018 MÔN SINH HỌC...ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM 2012 - 2018 MÔN SINH HỌC...
ĐỀ THI CHÍNH THỨC CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM 2012 - 2018 MÔN SINH HỌC...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG...
 
Bài 31
Bài 31Bài 31
Bài 31
 
CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DINH DƯỠNG CACBON CỦA VI SI...
CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DINH DƯỠNG CACBON CỦA VI SI...CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DINH DƯỠNG CACBON CỦA VI SI...
CHUYÊN ĐỀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG DINH DƯỠNG CACBON CỦA VI SI...
 
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT SINH HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT SINH HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT SINH HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 60 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT SINH HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Kinthcsinhhcthpt 130128112137-phpapp01
Kinthcsinhhcthpt 130128112137-phpapp01Kinthcsinhhcthpt 130128112137-phpapp01
Kinthcsinhhcthpt 130128112137-phpapp01
 
Ga day them
Ga day themGa day them
Ga day them
 
Bt hidrocac khong no tn
Bt hidrocac khong no tnBt hidrocac khong no tn
Bt hidrocac khong no tn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Microsoft word thi bd đh hoa-485
Microsoft word   thi bd đh hoa-485Microsoft word   thi bd đh hoa-485
Microsoft word thi bd đh hoa-485
 
Microsoft word thi bd đh hoa-485
Microsoft word   thi bd đh hoa-485Microsoft word   thi bd đh hoa-485
Microsoft word thi bd đh hoa-485
 
Microsoft word thi bd đh hoa-485
Microsoft word   thi bd đh hoa-485Microsoft word   thi bd đh hoa-485
Microsoft word thi bd đh hoa-485
 
đề Thi lop 12- lần 01
đề Thi   lop 12- lần 01đề Thi   lop 12- lần 01
đề Thi lop 12- lần 01
 
Bài tập hóa hữu cơ 12
Bài tập hóa hữu cơ 12Bài tập hóa hữu cơ 12
Bài tập hóa hữu cơ 12
 
Thi bd đh hoa 485
Thi bd đh hoa 485Thi bd đh hoa 485
Thi bd đh hoa 485
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Phan tich tetrecyline
Phan tich   tetrecylinePhan tich   tetrecyline
Phan tich tetrecyline
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
80 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
CHIẾN THẮNG KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN - PHAN THẾ HOÀI (36...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
TỔNG ÔN TẬP THI VÀO LỚP 10 MÔN TIẾNG ANH NĂM HỌC 2023 - 2024 CÓ ĐÁP ÁN (NGỮ Â...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
BookoTime
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11.pdf

  • 1. Đ Ề T H I C H Ọ N H S  G T R Ạ I H È H Ù N G V Ư Ơ N G Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 MÔN SINH HỌC - LỚP 10, 11 WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group Trang 1/6 Câu 1. (2,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào 1.1. Nhỏ vài giọt 1-2 ml phosphatidylcholine có đánh dấu P phóng xạ vào nước cất và quan sát dưới kính hiển vi điện tử, người ta nhận thấy có 3 cấu trúc chính được tạo thành. Ở một thí nghiệm khác, người ta tổng hợp nên 3 loại túi màng nhân tạo kích thước giống nhau (bản chất là lớp kép phosphatidylcholine) có các đặc điểm như bảng 1: Bảng 1 Số TT Túi Đặc điểm 1 A 100% phân tử phosphatidylcholine được cấu thành từ chỉ acid stearic (acid béo no). 2 B 50% phân tử phosphatidylcholine được cấu thành từ acid stearic và acid cis-oleic (là một loại acid béo không no), 50% còn lại được cấu thành từ chỉ acid stearic. 3 C giống với túi A nhưng có thêm các phân tử cholesterol xen giữa màng a) Trình bày các đặc điểm đặc trưng của 3 cấu trúc quan sát được ? b) Khi hạ nhiệt độ thì màng của túi A hay B bị đông cứng lại nhanh hơn? Giải thích. c) Khi thực hiện thí nghiệm so sánh độ bền vững giữa túi A và túi C, người ta nhận thấy dù giảm hay tăng nhiệt độ thì túi A luôn bị đông cứng (hoặc bị tan rã) trước túi C. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên? 1.2. Bảng 2 thể hiện kết quả của một thí nghiệm điển hình về sự dung hợp tế bào của người và chuột trong các điều kiện khác nhau: Bảng 2 Thí nghiệm Mô tả Nhiệt độ Kết quả 1 Dung hợp tế bào người và chuột 370 C Các prôtêin màng trộn lẫn với nhau 2 Dung hợp tế bào người và chuột, bổ sung chất ức chế tổng hợp ATP 370 C Các prôtêin màng trộn lẫn với nhau 3 Dung hợp tế bào người và chuột 40 C Không có sự trộn lẫn prôtêin màng Từ kết quả trên có thể rút ra những kết luận gì? Giải thích. Câu 2. (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào 2.1. Insulin là hoocmon quan trọng trong điều hòa đường huyết của cơ thể, insulin được tổng hợp từ tế bào tụy sau đó được tiết vào máu giúp chuyển hóa glucozo thành glycogen dự trữ ở gan, cơ. a) Hãy xác định thứ tự và nêu vai trò của các bào quan liên quan đến sự sản xuất protein insulin. b) Ti thể có vai trò liên quan đến quá trình sản xuất protein insulin trong tế bào hay không? Giải thích. c) Một thí nghiệm sử dụng kháng thể phát huỳnh quang gắn đặc hiệu vào các trình tự đặc trưng của protein insulin để khảo sát vị trí phân bố của chúng trong tế bào. Trong đó, kháng thể huỳnh quang đỏ được phát hiện ở lưới nội chất hạt và kháng thể huỳnh quang xanh được phát hiện ở gần màng sinh chất. (1) Hãy giải thích kết quả thí nghiệm. (2) Xác định tín hiệu huỳnh quang ở dịch ngoại bào và dịch nhân của tế bào. Giải thích. 2.2. Một protein màng lưới nội chất H có 6 miền xuyên màng và một miền A gồm họ các protein ubiquitin ligaza. Để nghiên cứu về miền A, người ta đánh dấu H bằng cách gắn chuỗi FLAG vào đầu C của protein H (hình 1), phân lập các micrôxôm (các mảnh lưới nội chất giống túi vận chuyển) và xử lí hỗn hợp micrôxôm với 3 điều kiện khác nhau: - Mẫu 1: Xử lí bằng chất hoạt động bề mặt để hoà tan màng phôtpholipit của lưới nội chất. - Mẫu 2: Ủ trước trong TEV prôtêaza (một loại prôtêaza cắt đặc hiệu chuỗi pôlipeptit tại vị trí TEV), sau đó xử lí bằng chất hoạt động bề mặt. - Mẫu 3: Xử lí bằng chất hoạt động bề mặt trước, sau đó ủ trong TEV prôtêaza. TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII– VĨNH PHÚC 2023 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - LỚP 10 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 04 tháng 08 năm 2023 Đề thi gồm 10 câu, 06 trang Hình 1 ĐỀ CHÍNH THỨC D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 2. Trang 2/6 Các mẫu sau đó được rửa sạch và được bổ sung kháng thể huỳnh quang bám đặc hiệu vào chuỗi FLAG. Kết quả quan sát tín hiệu huỳnh quang phát ra từ prôtêin khi điện di được thể hiện ở bảng 3. a) Miền A của prôtêin H hướng ra tế bào chất hay hướng vào xoang lưới nội chất? Giải thích. b) Prôtêin H có vai trò quan trọng trong quá trình phân giải prôtêin trong lưới nội chất. Khi prôtêin cuộn gập sai hỏng bị tích tụ do căng thẳng (stress) trên lưới nội chất, các prôtêin này sẽ được xuất ra khỏi lưới nội chất và đi vào tế bào chất, tại đó chúng bị phân giải bởi prôtêaxôm 26S. Hãy cho biết các hiện tượng (1 - 3) dưới đây có phải là hậu quả của việc gen quy định prôtêin H bị bất hoạt hay không? Giải thích. (1) Prôtêin có sai hỏng trong việc cuộn gập sẽ không được xuất ra khỏi lưới nội chất. (2) Prôtêin có sai hỏng trong việc cuộn gập sẽ không được ubiquitin hoá. (3) Bổ sung tunicamixin (một chất gây stress lưới nội chất) sẽ gây chết đối với tế bào. Câu 3. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa) 3.1. Sơ đồ hình 2.1 mô tả diễn biến của pha tối trong quá trình quang hợp ở một loài thực vật. Đồ thị hình 2.2 mô tả kết quả xác định các hợp chất trong pha tối của quá trình quang hợp có xuất hiện carbon được đánh dấu phóng xạ (14 C) trong điều kiện giàu khí CO2. Hình 2.1 Hình 2.2 a) Hãy xác định tên của con đường chuyển hóa A và con đường chuyển hóa B. Trong điều kiện nào, con đường chuyển hóa B chiếm ưu thế? Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với thực vật? b) Hãy xác định các chất X, Y và Z trong sơ đồ. Giải thích. c) Chất X và chất Y thường dễ được phát hiện ở vị trí nào của thực vật? 3.2. Khi nghiền bụng đom đóm và chiết lấy dịch, người ta thấy dịch chiết phát quang trong thời gian ngắn sau đó tắt dần, nếu bổ sung ATP vào ống nghiệm thì lại có ánh sáng phát ra tương tự trừ trường hợp kị khí. Biết rằng hợp chất luxiferin là tác nhân gây phát quang khi chúng tham gia phản ứng hoá học được xúc tác bởi enzim X. Bảng 3 thể hiện cường độ ánh sáng (LI) khi thay đổi hàm lượng các chất hoặc một số điều kiện môi trường trong dung dịch chứa enzim X, ATP, Mg2+ và luxiferin. a) Những chất nào cần thiết cho phản ứng phát quang? Giải thích. b) Bản chất năng lượng đom đóm lấy từ môi trường có nguồn gốc từ đâu? Chúng được chuyển hoá thành năng lượng dùng cho phản ứng phát quang như thế nào? c) Enzim X có nhạy cảm với yếu tố môi trường như thế nào? Câu 4. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa) 4.1. Một nhà nghiên cứu tiến hành tách ti thể nguyên vẹn ra khỏi tế bào được dung dịch chứa ti thể, đưa thêm NADH, ADP và Pi. a) Giải thích sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ti thể trong biểu đồ hình 3. b) Nếu bổ sung O2, nhưng trong dung dịch ban đầu không có ADP thì sự thay đổi pH và sự thay đổi hàm lượng NADH trong dung dịch như thế nào? c) Trong điều kiện có O2, nếu thêm một lượng nhỏ chất tẩy rửa thì sự thay đổi pH của dung dịch và các sản phẩm xuất hiện trong dung dịch có thay đổi hay không? Tại sao? Bảng 3 Mẫu 1 2 3 Tín hi ệu hu ỳnh qu a ng Có Không Không Điều kiện LI (%) Không có enzim 0 Đun nóng 900 C 0 Không có Mg2+ 4 1 mM Mg2+ 70 10 mM Mg2+ 100 pH 6,5 30 pH 7,6 100 pH 9,0 64 Bảng 3 Hình 3 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L Trang 3/6 4.2. Công nghệ XF có thể được sử dụng để khảo sát tốc độ hô hấp hiếu khí và lên men lactic trong các tế bào nuôi cấy. Mức độ hô hấp hiếu khí được xác định bằng cách đo tốc độ tiêu thụ oxy (OCR, được đo bằng picomole oxygen tiêu thụ mỗi phút) trong khi tốc độ đường phân tương quan với tốc độ acid hóa ngoại bào [ECAR-milli pH mỗi phút (sự thay đổi trong pH xảy ra theo thời gian)]. Biểu đồ hình 4 cho thấy kết quả của một thử nghiệm sử dụng công nghệ XF. Chất ức chế chuỗi chuyền điện tử (Dinitrophenol (DNP) và rotenone) và chất ức chế đường phân là 2-deoxyglucose (DG) đã được bổ sung lần lượt vào môi trường nuôi cấy tế bào. a) Hãy dự đoán tác động của DNP, DG và rotenone đối với tế bào được nuôi cấy? Giải thích. b) Hãy giải thích sự thay đổi acid ngoại bào khi tế bào chịu tác động bởi DNP, DG và rotenone. Câu 5. (2,0 điểm) Truyền tin + Phương án thực hành 5.1. Hình 5 mô tả con đường truyền tin nội bào tạo ra đáp ứng sinh học được khơi mào khi thụ thể β-adrenergic gắn đặc hiệu với adrenaline. Thụ thể β-adrenergic là loại protein đa xuyên màng kết cặp với GDP- protein khi thụ thể chưa được phối tử hoạt hóa. Adenylate cyclase tạo ra cAMP từ ATP khi được hoạt hóa bởi GTP- protein. Protein kinase A (PKA) có thể hoạt hóa lẫn nhau; cuối cùng tạo ra đáp ứng của tế bào. Một số bước chính trong con đường truyền tin nội bào của adrenaline được kí hiệu từ (1) đến (5) trong hình 5. a) Tại sao thụ thể β-adrenergic cùng có mặt ở tế bào gan và tế bào cơ trơn nhưng lại tạo ra đáp ứng khác nhau trên mỗi loại tế bào này? b) Có hai dòng đột biến đơn lẻ (m1, m2) trong con đường truyền tin nội bào: dòng m1 có thụ thể không tháo rời phối tử sau đáp ứng; dòng m2 có miền liên kết với cơ chất ATP của adenylate cyclase bị sai hỏng. Hãy cho biết ở dòng đột biến kép tạo ra từ sự kết hợp giữa dòng m1 và m2, khi có mặt adrenalin, PKA có được hoạt hóa hay không? Tại sao? 5.2. Thí nghiệm kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp ở thực vật được bố trí như hình 6.1, kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở hình 6.2. Hình 6.1 Hình 6.2 a) Mục đích của thí nghiệm là gì? b) Giải thích sự thay đổi số bọt khí đếm được trong thí nghiệm. c) Dự đoán hiện tượng và giải thích kết quả thí nghiệm khi thay nước trong cốc bằng nước đun sôi để nguội. Hình 5 Hình 4 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 3. Trang 4/6 Câu 6. (2,0 điểm) Phân bào 6.1. Khi nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng tương đối của DNA ở tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi sớm của nhím, hợp bào của một loài nấm nhày (chỉ có nhân phân chia) thu được 3 đồ thị như hình 7: a) Các đồ thị trên tương ứng với sự thay đổi hàm lượng DNA ở loại tế bào nào? b) Điều gì xảy ra với tế bào nếu nồng độ cohensin không đổi từ kì giữa tới cuối kì sau của pha M? Giải thích. c) Tiến hành nuối cấy tế bào biểu bì người trong môi trường lỏng, các tế bào bán dính thường mọc thành lớp đơn. Đĩa bào sẽ vào pha bão hòa khi số lượng tế bào không tăng lên và độ che phủ khoảng 90 – 100% bề mặt nuôi cấy. Thực tế, tế bào được lấy từ đĩa nuôi cấy đang ở pha tăng trưởng (tế bào đang phân chia mạnh và độ che phủ dưới 80% bề mặt nuôi cấy) để cấy chuyển thường nhanh chóng tăng sinh trở lại. Ngược lại, nếu cấy chuyển tế bào từ đĩa đang ở pha bão hòa thì thời gian tăng sinh trở lại lâu hơn nhiều. Dựa vào hiểu biết về tương tác tế bào và chu kỳ tế bào, giải thích tại sao tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa có thời gian tăng sinh trở lại lâu hơn so với tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng. 6.2. Trong một nghiên cứu về chu kì tế bào ở nấm men Saccharomyces cerevisiae, đầu tiên các tế bào kiểu dại và ba chủng đột biến nhạy cảm với nhiệt độ được ủ ở nhiệt độ cho phép sinh trưởng, sau đó tăng nhiệt độ tới nhiệt độ giới hạn trong vòng tối thiểu một chu kỳ tế bào. Cuối cùng, các chủng nấm men được phân loại bằng cách đánh dấu huỳnh quang ADN. Kết quả phân tích huỳnh quang được thể hiện ở hình 8. a) Xác định đồ thị trong hình 8 tương ứng với chủng kiểu dại và các chủng đột biến. Giải thích. b) Mỗi chủng nấm men đột biến ở trên mang khiếm khuyết gì về mặt chức năng? Giải thích. Câu 7. (2,0 điểm) Công nghệ tế bào 7.1. Giải thích sự khác biệt giữa các tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành. Loại nào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại mô hơn? Vì sao? 7.2. Nhân bản động vật có vú có thể tiến hành bằng kĩ thuật chuyển nhân tế bào xoma. Quy trình nhân giống lợn bằng kĩ thuật chuyển nhân tế bào xoma được sơ đồ hóa như hình 9. Em hãy cho biết: a) Lợn con nhân bản vô tính có nhóm máu giống với lợn nào? Giải thích. b) Giả sử lợn con nhân bản vô tính bị một loại bệnh di truyền. Em hãy nêu nguyên nhân gây bệnh di truyền ở lợn con. Biết rằng lợn A, B và C đều bình thường. c) Xét về mặt di truyền, lợn nào không đóng góp cho bộ gen của lợn con? Giải thích. d) Giả sử, cho lợn A và B giao phối tạo ra các lợn con lai. Xét về kiểu gen nhân, lơn con nhân bản vô tính có đặc điểm gì khác biệt so với lợn con lai? Giải thích? Hình 8 Hình 7 Hình 9 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L Trang 5/6 Câu 8. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật 8.1. Một nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài (vi khuẩn lam, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục, vi khuẩn khử sulfate) cùng sinh sống ở một hồ nước. Cho biết cả ba loại vi khuẩn đều có thể tổng hợp lipid khi có mặt nguồn carbon và năng lượng thích hợp, H2S ở hồ nước tạo thành từ hoạt động chuyển hóa của vi khuẩn khử sulfate. Hình 10 mô tả mức tổng hợp lipid của vi khuẩn lam và vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục cũng như sự thay đổi về lượng H2S của nước trong hồ ở những thời điểm khác nhau trong ngày; cho rằng 6:00 và 18:00 mỗi ngày là các thời điểm giàu ánh sáng đỏ xa trong ngày. a) Hãy nêu những điểm khác nhau về kiểu hô hấp, nguồn carbon và nguồn năng lượng chủ yếu của vi khuẩn lam, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn khử sulfate. b) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích sự thay đổi về lượng H2S tương đối của nước trong hồ. 8.1. Nấm men Saccharomyces cerevisiae là sinh vật đơn bào. Một nhà nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm để xác định khả năng phát triển của nấm men trên các môi trường khác nhau về hàm lượng axit amin. Nấm men có thể phát triển dưới dạng cả tế bào đơn bội và lưỡng bội. Nhà nghiên cứu đã thử nghiệm 3 chủng nấm men đơn bội khác nhau gồm: chủng đột biến 1, chủng đột biến 2 và chủng kiểu dại. Trong đó, mỗi chủng đột biến đều có một đột biến lặn duy nhất. Các điều kiện khác của thí nghiệm là đầy đủ cho nấm men và như nhau ở các ống nghiệm. Dữ liệu kết quả được thể hiện trong bảng 7: Bảng 7 Thí nghiệm Môi trường Các chủng Kiểu dại Đột biến 1 Đột biến 2 Thí nghiệm I Đủ các loại axit amin + + + Thí nghiệm II Không có axit amin + - - Thí nghiệm III Thiếu mêtiônin, đủ các loại axit amin khác + - + Thí nghiệm IV Thiếu lơxin, đủ các loại axit amin khác + + - Dữ liệu mô tả sự sinh trưởng của thể đơn bội Saccharomyces cerevisiae trong các môi trường có thành phần a xi t a mi n khác nha u(Dấu+: Có khu ẩn lạc; Dấu−: Không có khu ẩn lạc). a) Đưa ra lý do để giải thích làm thế nào chủng đột biến 1 có thể phát triển trên môi trường thí nghiệm I nhưng không thể phát triển trên môi trường thí nghiệm III, chủng đột biến 2 phát triển trên môi trường thí nghiệm III nhưng không phát triển trên môi trường thí nghiệm IV. b) Nấm men có thể dung hợp hai tế bào đơn bội để tạo ra tế bào lưỡng bội. Lấy dòng đơn bội của đột biến 1 dung hợp với dòng đơn bội của đột biến 2 để tạo ra các tế bào lưỡng bội. Các tế bào lưỡng bội này có phát triển được trong các môi trường thí nghiệm từ I đến IV ở trên hay không? Giải thích. Câu 9. (2,0 điểm) Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật 9.1. Có 4 chủng vi khuẩn kị khí được phân lập từ đất (kí hiệu lần lượt là A, B, C, D) được phân tích để tìm hiểu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi trường nước thịt có bổ sung các chất khác nhau: (1) Peptone (các pôlipeptit ngắn), (2) Amôniac, (3) Nitrat và (4) Nitrit. Sau 7 ngày nuôi, các mẫu vi khuẩn được phân tích hóa sinh và kết quả thu được như bảng 8: Bảng 8 STT Môi trường dinh dưỡng Các chủng vi khuẩn A B C D 1 Nước thịt có peptone +, pH+ +, pH+ - - 2 Nước thịt có amoniac - - +, NO2 - - 3 Nước thịt có nitrate +, Gas + - - 4 Nước thịt có nitrit - - - +, NO3 - Biết: +: Vi khuẩn mọc. NO3 - : Có nitrat. - : Vi khuẩn không mọc. pH+ : pH môi trường tăng. NO2 - : Có nitrit. Gas : Có chất khí. Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên? Giải thích. Hình 10 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 4. Trang 6/6 9.2. Ba ống nghiệm X, Y và Z lần lượt chứa vi khuẩn Escherichia coli (Gram âm), Baclillus subtilis (Gram dương) và Mycoplasma mycoides (không có thành tế bào) với cùng mật độ (106 tế bào/mL) trong dung dịch đẳng trương. Bổ sung lysozyme vào cả ba ống nghiệm, ủ ở 37 độ C trong 1 giờ. Hãy phân biệt đặc điểm về hình dạng tế bào, kháng nguyên bề mặt, khả năng trực phân và tính mẫn cảm với áp suất thẩm thấu của tế bào vi khuẩn trong ống X, Y và Z sau 1 giờ ủ với lysozyme ở 37 độ C. Câu 10. (2,0 điểm) Virus Virus HIV có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS) thuộc nhóm retrovirus có tế bào chủ là tế bào lympho T-CD4+ . Trong chu trình xâm nhập của virus vào tế bào chủ, gai glycoprotein (gp120) của HIV gắn đặc hiệu với thụ thể CD4 và đồng thụ thể CCR5 trên màng sinh chất của tế bào chủ. Hình 11 biểu thị mối liên kết giữa gai gp120 và các thụ thể trong chu trình xâm nhập của HIV vào tế bào. a) Dựa trên các đặc điểm của virus HIV, hãy cho biết tại sao đến ngay nay người ta vẫn chưa thể tìm ra được loại vaccine hiệu quả trong phòng ngừa bệnh do virus HIV gây ra? b) Hãy cho biết nếu số lượng thụ thể CD4 trên màng tế bào lympho T-CD4+ tăng đáng kể nhưng số lượng thụ thể CCR5 không thay đổi thì khả năng xâm nhập của virus HIV vào tế bào này có thay đổi như thế nào so với tế bào lympho T-CD4+ ban đầu? Giải thích. c) Maraviroc là loại thuốc có khả năng bám vào đồng thụ thể CCR5 và làm thay đổi vị trí gắn của thụ thể với gai gp120. Những nhà khoa học đã thấy rằng một số trường hợp virus HIV vẫn có khả năng xâm nhập vào tế bào lympho T mặc dù có mặt của maraviroc gắn trên thụ thể CCR5. Hãy nêu ra 2 giả thuyết khác nhau giải thích hiện tượng này. ---Hết--- Họ và tên thí sinh: ………………………………… Số báo danh: ……………………… • Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. • Cán bộ coi thi KHÔNG giải thích gì thêm. • Thí sinh trả lời từng câu hỏi trên các tờ giấy thi riêng biệt . Hình 11 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L Trang 1/12 Câu 1. (2,0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào 1.1. Nhỏ vài giọt 1-2 ml phosphatidylcholine có đánh dấu ଷଶ P phóng xạ vào nước cất và quan sát dưới kính hiển vi điện tử, người ta nhận thấy có 3 cấu trúc chính được tạo thành. Ở một thí nghiệm khác, người ta tổng hợp nên 3 loại túi màng nhân tạo kích thước giống nhau (bản chất là lớp kép phosphatidylcholine) có các đặc điểm như bảng 1: Bảng 1 Số TT Túi Đặc điểm 1 A 100% phân tử phosphatidylcholine được cấu thành từ chỉ acid stearic (là một loại acid béo no). 2 B 50% phân tử phosphatidylcholine được cấu thành từ acid stearic và acid cis-oleic (là một loại acid béo không no), 50% còn lại được cấu thành từ chỉ acid stearic. 3 C giống với túi A nhưng có thêm các phân tử cholesterol xen giữa màng a) Trình bày các đặc điểm đặc trưng của 3 cấu trúc quan sát được ? b) Khi hạ nhiệt độ thì màng của túi A hay B bị đông cứng lại nhanh hơn? Giải thích. c) Khi thực hiện thí nghiệm so sánh độ bền vững giữa túi A và túi C, người ta nhận thấy dù giảm hay tăng nhiệt độ thì túi A luôn bị đông cứng (hoặc bị tan rã) trước túi C. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên? Ý Nội dung Điểm 1.1a - Giọt micelle: có hình cầu, kích thước nhỏ, cấu trúc màng đơn, lõi là các đuôi acid béo kị nước được bao ngoài bởi phần đầu ưa nước (choline + gốc phosphate + glycerol). 0,125 - Màng kép: có hình phẳng, diện tích bề mặt lớn, cấu trúc màng kép, tiếp xúc với dung dịch bên ngoài là phần đầu, bên trong lõi là các đuôi acid béo. 0,125 - Liposome: có hình cầu (dạng túi), kích thước lớn, cấu trúc màng kép, bên trong lõi có một khoang rỗng chứa dung dịch, tiếp xúc với dung dịch bên ngoài và bên trong lõi đều là phần đầu, giữa 2 lớp phần đầu là các đuôi acid béo. 0,125 1.1b Túi B có 50% phân tử phospholipid không bão hòa → các đuôi acid béo không no đẩy các phân tử phospholipid ra xa nhau → tăng tính “lỏng” của màng → khó bị đông cứng hơn ở nhiệt độ lạnh = Tú A bị đông cứng nhanh hơn. 0,25 1.1c - Cholesterol khi xen giữa màng của túi C có thể tham gia tương tác kị nước hoặc tạo liên kết Van der Waals với các đuôi acid béo. 0,125 - Khi nhiệt độ thấp, cholesterol xen giữa làm tăng khoảng cách giữa các phân tử phospholipid → giảm sự liên kết giữa các đuôi acid béo, làm tăng động năng của màng → khó bị đông cứng hơn túi A. 0,125 - Khi nhiệt độ cao, cholesterol giữ các phân tử phospholipid gần với nhau (nhờ các liên kết yếu và tương tác kị nước) → giảm động năng của màng → khó bị tan rã hơn túi A. 0,125 TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII– VĨNH PHÚC 2023 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XVII, NĂM 2023 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC - LỚP 10 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 04 tháng 08 năm 2023 Đề thi gồm 10 câu, 06 trang ĐỀ CHÍNH THỨC D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 5. Trang 2/12 1.2. Bảng 2 thể hiện kết quả của một thí nghiệm điển hình về sự dung hợp tế bào của người và chuột trong các điều kiện khác nhau: Bảng 2 Thí nghiệm Mô tả Nhiệt độ Kết quả 1 Dung hợp tế bào người và chuột 370 C Các prôtêin màng trộn lẫn với nhau 2 Dung hợp tế bào người và chuột, bổ sung chất ức chế tổng hợp ATP 370 C Các prôtêin màng trộn lẫn với nhau 3 Dung hợp tế bào người và chuột 40 C Không có sự trộn lẫn prôtêin màng Từ kết quả trên có thể rút ra những kết luận gì? Giải thích. Ý Nội dung Điểm 1.2 - Từ thí nghiệm 1 và 2 → ở nhiệt độ 37 o C màng có tính lỏng do các phân tử protein di chuyển giữa các phần của 2 màng khác nhau. - Khi bổ sung chất ức chế tổng hợp ATP (thí nghiệm 2) các prôtêin màng vẫn trộn lẫn với nhau (tương tự thí nghiệm 1) → sự chuyển động của prôtêin màng không đòi hỏi năng lượng. - Trong điều kiện nhiệt độ thấp (4o C ở thí nghiệm 3) không thấy sự trộn lẫn prôtêin màng ở tế bào dung hợp → sự chuyển động của prôtêin màng phụ thuộc nhiệt độ. (ở nhiệt độ thấp màng có thể trở nên “rắn” hơn, cản trở sự chuyển động của các phân tử protein). - Kết luận: Màng sinh chất có tính “lỏng”, tính lỏng của màng phụ thuộc nhiệt độ, nhưng không phụ thuộc vào năng lượng ATP. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2. (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào 2.1. Insulin là hoocmon quan trọng trong điều hòa đường huyết của cơ thể, insulin được tổng hợp từ tế bào tụy sau đó được tiết vào máu giúp chuyển hóa glucozo thành glycogen dự trữ ở gan, cơ. a) Hãy xác định thứ tự và nêu vai trò của các bào quan liên quan đến sự sản xuất protein insulin. b) Ti thể có vai trò liên quan đến quá trình sản xuất protein insulin trong tế bào hay không? Giải thích. c) Một thí nghiệm sử dụng kháng thể phát huỳnh quang gắn đặc hiệu vào các trình tự đặc trưng của protein insulin để khảo sát vị trí phân bố của chúng trong tế bào. Trong đó, kháng thể huỳnh quang đỏ được phát hiện ở lưới nội chất hạt và kháng thể huỳnh quang xanh được phát hiện ở gần màng sinh chất. (1) Hãy giải thích kết quả thí nghiệm. (2) Xác định tín hiệu huỳnh quang ở dịch ngoại bào và dịch nhân của tế bào. Giải thích. Ý Nội dung Điểm 2.1a - Ribosome - dịch mã mRNA tạo chuỗi polypeptide. - Lưới nội chất hạt - biến đổi và vận chuyển polypeptide đến thể Golgi. - Golgi - biến đổi và đóng gói protein trong các bóng tiết để xuất khỏi tế bào. - Túi tiết – vận chuyển nội bào. - Màng sinh chất – giúp xuất bào đưa insulin vào máu. (HS đúng từ 4 ý trở lên cho 0,5 điểm; đúng từ 2 ý cho 0,25, đúng dưới 2 ý 0 điểm) 0,5 2.1b - Ti thể có liên quan đến quá trình sản xuất protein tiết trong tế bào. - Ty thể là bào quan sản xuất năng lượng, là yêu cầu bắt buộc của quá trình hình thành liên kết peptide khi dịch mã tạo ra protein tiết. 0,125 0,125 2.1c (1) Bộ máy golgi là vị trí xảy ra các biến đổi protein, đôi khi sẽ làm cho protein insulin bị biến đổi rất khác so với cấu tạo mà chúng được tạo thành ở lưới nội chất. - Kháng thể huỳnh quang đỏ chỉ được phát hiện ở lưới nội chất hạt chứng tỏ kháng thể này có khả năng bắt lấy protein insulin sơ cấp (chưa biến đổi ở golgi). Ngược lại, kháng thể huỳnh quang xanh chỉ được phát hiện ở khu vực gần màng sinh chất chứng tỏ kháng thể này có khả năng bắt lấy protein insulin thứ cấp (đã biến đổi ở golgi). (2) - Vì insulin là protein tiết, không tồn tại ở dịch nhân → không phát hiện huỳnh quang. - Vì insulin là protein tiết, dạng thứ cấp được xuất ra ngoại bào → phát hiện huỳnh quang xanh. 0,125 0,125 0,125 0,125 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L Trang 3/12 2.2. Một protein màng lưới nội chất H có 6 miền xuyên màng và một miền A gồm họ các protein ubiquitin ligaza. Để nghiên cứu về miền A, người ta đánh dấu H bằng cách gắn chuỗi FLAG vào đầu C của protein H (hình 1), phân lập các micrôxôm (các mảnh lưới nội chất giống túi vận chuyển) và xử lí hỗn hợp micrôxôm với 3 điều kiện khác nhau: - Mẫu 1: Xử lí bằng chất hoạt động bề mặt để hoà tan màng phôtpholipit của lưới nội chất. - Mẫu 2: Ủ trước trong TEV prôtêaza (một loại prôtêaza cắt đặc hiệu chuỗi pôlipeptit tại vị trí TEV), sau đó xử lí bằng chất hoạt động bề mặt. - Mẫu 3: Xử lí bằng chất hoạt động bề mặt trước, sau đó ủ trong TEV prôtêaza. Các mẫu sau đó được rửa sạch và được bổ sung kháng thể huỳnh quang bám đặc hiệu vào chuỗi FLAG. Kết quả quan sát tín hiệu huỳnh quang phát ra từ prôtêin khi điện di được thể hiện ở bảng 3. a) Miền A của prôtêin H hướng ra tế bào chất hay hướng vào xoang lưới nội chất? Giải thích. b) Prôtêin H có vai trò quan trọng trong quá trình phân giải prôtêin trong lưới nội chất. Khi prôtêin cuộn gập sai hỏng bị tích tụ do căng thẳng (stress) trên lưới nội chất, các prôtêin này sẽ được xuất ra khỏi lưới nội chất và đi vào tế bào chất, tại đó chúng bị phân giải bởi prôtêaxôm 26S. Hãy cho biết các hiện tượng (1 - 3) dưới đây có phải là hậu quả của việc gen quy định prôtêin H bị bất hoạt hay không? Giải thích. (1) Prôtêin có sai hỏng trong việc cuộn gập sẽ không được xuất ra khỏi lưới nội chất. (2) Prôtêin có sai hỏng trong việc cuộn gập sẽ không được ubiquitin hoá. (3) Bổ sung tunicamixin (một chất gây stress lưới nội chất) sẽ gây chết đối với tế bào. Ý Nội dung Điểm 2.2a - Ở bên ngoài, vì ở mẫu 2 → khi ủ trước trong TEV → không thu được tín hiệu huỳnh quang → chuỗi FLAG đã bị cắt → miền A và FLAG phải hướng ra bên ngoài. - Do TEV không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid nên nếu nằm ở bên trong thì phải thu được tín hiệu huỳnh quang ở mẫu 2. 0,25 0,25 2.2b - Vì miền FLAG nằm ở bên ngoài màng túi nội chất → nó sẽ đóng vai trò như thành phần nhận biết để ubiquitin hoá → sự phân giải các protein trong màng túi nội chất. - (1) không vì protein H không có miền ở bên trong lưới nội chất. - (2) có vì không có protein H để xảy ra sự ubiquitin hoá → không có sự phân giải protein. - (3) không vì khi gen mã hoá protein H bị bất hoạt thì các protein được xuất ra không bị phân giải → không gây chết tế bào do thiếu các protein cần thiết cho sự hoạt động của tế bào. 0,125 0,125 0,125 0,125 Câu 3. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng (đồng hóa) 3.1. Sơ đồ hình 2.1 mô tả diễn biến của pha tối trong quá trình quang hợp ở một loài thực vật. Đồ thị hình 2.2 mô tả kết quả xác định các hợp chất trong pha tối của quá trình quang hợp có xuất hiện carbon được đánh dấu phóng xạ (14 C) trong điều kiện giàu khí CO2. Hình 2.1 Hình 2.2 Bảng 3 Mẫu 1 2 3 Tín hi ệu hu ỳnh qu a ng Có Không Không Hình 1 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 6. Trang 4/12 a) Hãy xác định tên của con đường chuyển hóa A và con đường chuyển hóa B. Trong điều kiện nào, con đường chuyển hóa B chiếm ưu thế? Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với thực vật? b) Hãy xác định các chất X, Y và Z trong sơ đồ. Giải thích. c) Chất X và chất Y thường dễ được phát hiện ở vị trí nào của thực vật? Ý Nội dung Điểm 3.1a - Con đường chuyển hóa A là quá trình cố định CO2 tạo đường (Calvin Benson); con đường chuyển hóa A là một phần của quá trình hô hấp sáng. - Con đường chuyển hóa B chiếm ưu thế khi thực vật chịu tác động của nhiệt độ cao, chiếu sáng mạnh, thiếu nước và nghèo khí CO2. (hay môi trường có tỷ lệ khí O2/CO2 cao hơn bình thường). - Con đường chuyển hóa A là cơ chế giúp thực vật chuyển hóa năng lượng ánh sáng mạnh → có tác dụng bảo vệ khỏi tác động của ánh sáng mạnh đến các cấu trúc bên trong tế bào mặc dù quá trình này không tạo ra năng lượng cho tế bào. 0,125 0,125 0,125 3.1b - Z là PGA. - Giải thích cho Z: Chất Z tăng nhanh khi bổ sung carbon đánh dấu phóng xạ và giảm nhanh sau khi ngừng đánh dấu phóng xạ → Z là PGA - X là đường sucrose và Y là tinh bột. - Giải thích cho X, Y: Chất X và Y đều tăng nhưng quá trình này diễn ra muộn hơn so với chất Z → chất X và Y là sản phẩm chuyển hóa từ chất Z (PGA). Mà chất X có hàm lượng luôn cao hơn chất Y (hoặc X tăng nồng độ trước Y) → X là đường sucrose và Y là tinh bột. 0,125 0,125 0,125 0,125 3.1c Chất X là đường sucrose sẽ dễ phát hiện trong ống rây. Chất Y là tinh bột sẽ dễ phát biện trong lục lạp của lá (hoặc cơ quan dự trữ). 0,125 3.2. Khi nghiền bụng đom đóm và chiết lấy dịch, người ta thấy dịch chiết phát quang trong thời gian ngắn sau đó tắt dần, nếu bổ sung ATP vào ống nghiệm thì lại có ánh sáng phát ra tương tự trừ trường hợp kị khí. Biết rằng hợp chất luxiferin là tác nhân gây phát quang khi chúng tham gia phản ứng hoá học được xúc tác bởi enzim X. Bảng 3 thể hiện cường độ ánh sáng (LI) khi thay đổi hàm lượng các chất hoặc một số điều kiện môi trường trong dung dịch chứa enzim X, ATP, Mg2+ và luxiferin. a) Những chất nào cần thiết cho phản ứng phát quang? Giải thích. b) Bản chất năng lượng đom đóm lấy từ môi trường có nguồn gốc từ đâu? Chúng được chuyển hoá thành năng lượng dùng cho phản ứng phát quang như thế nào? c) Enzim X có nhạy cảm với yếu tố môi trường không? Nếu có, chúng ảnh hưởng đến hoạt động của enzim như thế nào? Ý Nội dung Điểm 3.2a - O2, luxiferin, ATP và ion Mg2+ . - Vì bổ sung ATP vào dịch chiết làm ống nghiệm phát sáng chỉ khi có ôxi, điều này chứng tỏ cả O2 và ATP cần thiết cho sự phát quang. Cường độ ánh sáng chỉ đạt 4% khi không có Mg2+ nên ion magiê cũng là yếu tố không thể thiếu để phản ứng xảy ra. 0,125 0,125 3.2b - Năng lượng được dự trữ ở trong các liên kết hoá học của thức ăn bên ngoài môi trường. - Qua quá trình tiêu hoá chúng được chuyển thành các phân tử nhỏ hơn, các phân tử này qua hô hấp tế bào sẽ giải phóng năng lượng trong các liên kết hoá học đó và dự trữ trong ATP. Năng lượng hoá học trong ATP sau đó được chuyển thành ánh sáng qua phản ứng phát quang. 0,125 0,125 3.2c - Khi đun nóng dung dịch → LI = 0 → nhiệt độ ảnh hưởng đến enzim. Do ở nhiệt độ cao, cấu hình không gian đặc trưng của enzim bị phá vỡ → mất hoạt tính xúc tác. 0,25 Điều kiện LI (%) Không có enzim 0 Đun nóng 900 C 0 Không có Mg2+ 4 1 mM Mg2+ 70 10 mM Mg2+ 100 pH 6,5 30 pH 7,6 100 pH 9,0 64 Bảng 3 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L Trang 5/12 - LI thay đổi ở pH khác nhau → pH ảnh hưởng đến enzim. Do pH làm thay đổi trạng thái ion hoá của gốc R trong axit amin → ảnh hưởng đến sự tương tác với cơ chất trong trung tâm hoạt động hoặc tương tác giữa các chuỗi bên axit amin để hình thành cấu trúc không gian. 0,25 Câu 4. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng (dị hóa) 4.1. Một nhà nghiên cứu tiến hành tách ti thể nguyên vẹn ra khỏi tế bào được dung dịch chứa ti thể, đưa thêm NADH, ADP và Pi. a) Giải thích sự thay đổi pH của môi trường dung dịch ngoài ti thể trong biểu đồ hình 3. b) Nếu bổ sung O2, nhưng trong dung dịch ban đầu không có ADP thì sự thay đổi pH và sự thay đổi hàm lượng NADH trong dung dịch như thế nào? c) Trong điều kiện có O2, nếu thêm một lượng nhỏ chất tẩy rửa thì sự thay đổi pH của dung dịch và các sản phẩm xuất hiện trong dung dịch có thay đổi hay không? Tại sao? 4.2. Công nghệ XF có thể được sử dụng để khảo sát tốc độ hô hấp hiếu khí và lên men lactic trong các tế bào nuôi cấy. Mức độ hô hấp hiếu khí được xác định bằng cách đo tốc độ tiêu thụ oxy (OCR, được đo bằng picomole oxygen tiêu thụ mỗi phút) trong khi tốc độ đường phân tương quan với tốc độ acid hóa ngoại bào [ECAR-milli pH mỗi phút (sự thay đổi trong pH xảy ra theo thời gian)]. Biểu đồ hình 4 cho thấy kết quả của một thử nghiệm sử dụng công nghệ XF. Chất ức chế chuỗi chuyền điện tử (Dinitrophenol (DNP) và rotenone) và chất ức chế đường phân là 2- deoxyglucose (DG) đã được bổ sung lần lượt vào môi trường nuôi cấy tế bào. a) Hãy dự đoán tác động của DNP, DG và rotenone đối với tế bào được nuôi cấy? Giải thích. b) Hãy giải thích sự thay đổi acid ngoại bào khi tế bào chịu tác động bởi DNP, DG và rotenone. Ý Nội dung Điểm 4.1a - Khi không có O2, thì không có chuỗi chuyền e diễn ra, nên không có sự vận chuyển H+ , không làm thay đổi các yếu tố của dung dịch và ti thể. - Khi có O2, NADH bị oxi hóa và chuyền e- trên màng trong ti thể đến O2, giúp vận chuyển H+ từ trong chất nền ra xoang gian màng, điều này làm môi trường bên ngoài ti thể tăng nồng độ proton H+ (pH giảm), vì proton có thể thấm tự do qua lớp màng ngoài ti thể. - Khi O2 đã bị khử hết, lượng proton được di chuyển trở vào chất nền qua kênh ATP synthase, nên nồng độ H+ bên ngoài giảm về mức ban đầu (pH tăng trở lại). 0,125 0,125 0,125 0,125 4.1b - Nếu dung dịch thiếu ADP thì ti thể không tổng hợp ATP được, không có sự vận chuyển xuôi dốc proton qua ATP synthase, vì vậy sự chênh lệch gradient proton giữa trong và ngoài ti thể tăng lên rất cao, khi đó việc bơm thêm proton qua màng trong cần quá nhiều năng lượng nên dừng lại, đồng thời ngăn sự oxi hóa NADH trên màng ti thể, nên lượng NADH ban đầu giảm nhưng sau đó nồng độ sẽ không giảm nữa. 0,25 4.1c - Bổ sung chất tẩy rửa một lượng nhỏ có thể làm màng bị rò rỉ, sự vận chuyển e- và sự oxi hoá NADH bởi O2 vẫn diễn ra, nhưng không tổng hợp được ATP, vì màng bị rò rỉ không tạo được sự chênh lệch proton giữa hai bên màng. Như vậy, cũng không có sự thay đổi pH của dung dịch nhiều, vì H+ di chuyển qua màng rò rỉ dễ dàng. 0,25 Hình 3 Hình 4 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 7. Trang 6/12 Câu 5. (2,0 điểm) Truyền tin + Phương án thực hành 5.1. Hình 5 mô tả con đường truyền tin nội bào tạo ra đáp ứng sinh học được khơi mào khi thụ thể β-adrenergic gắn đặc hiệu với adrenaline. Thụ thể β-adrenergic là loại protein đa xuyên màng kết cặp với GDP-protein khi thụ thể chưa được phối tử hoạt hóa. Adenylate cyclase tạo ra cAMP từ ATP khi được hoạt hóa bởi GTP-protein. Protein kinase A (PKA) có thể hoạt hóa lẫn nhau; cuối cùng tạo ra đáp ứng của tế bào. Một số bước chính trong con đường truyền tin nội bào của adrenaline được kí hiệu từ 1 đến 5 trong hình 5. a) Tại sao thụ thể β-adrenergic cùng có mặt ở tế bào gan và tế bào cơ trơn nhưng lại tạo ra đáp ứng khác nhau trên mỗi loại tế bào này? b) Có hai dòng đột biến đơn lẻ (m1, m2) trong con đường truyền tin nội bào: dòng m1 có thụ thể không tháo rời phối tử sau đáp ứng; dòng m2 có miền liên kết với cơ chất ATP của adenylate cyclase bị sai hỏng. Hãy cho biết ở dòng đột biến kép tạo ra từ sự kết hợp giữa dòng m1 và m2, khi có mặt adrenalin, PKA có được hoạt hóa hay không? Tại sao? Ý Nội dung Điểm 5.1a Các phân tử protein tham gia vào con đường truyền tín hiệu trên hai loại tế bào này là khác nhau và hệ thống protein đáp ứng của hai loại tế bào cũng không hoàn toàn giống nhau → khi adrenalin gắn trên thụ thể chung của cả hai tế bào, chúng được hoạt hóa theo các hướng khác nhau hoặc thay đổi hoạt tính của các protein đáp ứng vốn dĩ có chức năng khác biệt → đáp ứng là khác nhau. 0,5 Ý Nội dung Điểm 4.2a - DNP làm tăng tốc độ tiêu thụ khí O2 → tăng tốc độ chuyền điên tử ; DNP làm tăng sự acid hóa ngoại bào → tăng tốc độ của quá trình đường phân. → DNP là tác nhân làm tách rời liên kết của quá trình chuyền điện tử và tạo ATP (tăng cường thực hiện chuyền điện tử nhưng không tạo thành được ATP. - DG không làm ảnh hưởng tốc độ tiêu thụ khí O2 → quá trình truyền điên tử không bị ảnh hưởng trong thời gian từ phút thứ 25 đến 35 bởi sự tác động của chất DG; DG làm giảm sự acid hóa ngoại bào → giảm đường phân. → DG có thể là một chất ức chế đường phân (giảm đường phân, quá trình chuyền điện tử có thể xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn) - Retenone làm giảm tốc độ tiêu thụ khí O2 → quá trình truyền điên tử bị không xảy ra; giảm sự acid hóa ngoại bào → giảm đường phân. → Retenone là chất làm ức chế chuỗi chuyền điện tử (do đó, đã ức chế tác động của DNP gây ra trước đó). Khi chuỗi chuyền điện tử không hoạt động thì theo lý thuyết đường phân sẽ tăng nhưng do tế bào vẫn còn chịu tác động của DG trước đó nên đường phân tiếp tục giảm. 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 0,125 4.2b - Tốc độ thực hiện đường phân ảnh hưởng đến tốc độ sinh ra pyruvate. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ sinh ra lactate → ảnh hưởng đến tốc độ acid hóa ngoại bào. - Retenone theo lý thuyết làm tăng tốc độ acid hóa ngoại bào (do ức chế chuỗi truyền → giảm ATP → điều hòa tăng đường phân và lên men), nhưng trong thí nghiệm này do còn chịu ảnh hưởng của DG nên kết quả không thể hiện điều đó. - DG làm giảm tốc độ acid hóa ngoại bào do chất này ức chế đường phân → quá trình sinh ra acid lactic giảm. - DNP làm tăng acid hóa ngoại bào do chất này làm tế bào cạn kiệt ATP → tăng kích thích đường phân → quá trình sinh ra lactate tăng. 0,125 0,125 0,125 0,125 Hình 5 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L Trang 7/12 5.1b - Protein kinase A không được hoạt hóa. - Vì mặc dù đột biến m1 dẫn đến adrenalin vẫn duy trì trạng thái gắn của nó trên thụ thể → liên tục hoạt hóa G-protein gắn với adenylate cyclase; tuy nhiên, đột biến m2 kèm theo làm miền liên kết với cơ chất ATP của enzyme này bị sai hỏng → cAMP không được tạo ra cho dù enzyme đã được hoạt hóa bởi GTP-protein → PKA không được hoạt hoá) 0,25 0,25 5.2. Thí nghiệm kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp ở thực vật được bố trí như hình 6.1, kết quả thí nghiệm được biểu diễn ở hình 6.2. Hình 6.1 Hình 6.2 a) Mục đích của thí nghiệm là gì? b) Giải thích sự thay đổi số bọt khí đếm được trong thí nghiệm. c) Dự đoán hiện tượng và giải thích kết quả thí nghiệm khi thay nước trong cốc bằng nước đun sôi để nguội. Ý Nội dung Điểm 5.2a - Kiểm tra ảnh hưởng của nhiệt độ tới cường độ quang hợp. 0,25 5.2b - Tăng nhiệt độ từ 100 C tới 300 C hoạt tính emzim tăng → cường độ quang hợp tăng nên số bọt khí thoát ra tăng. - Tiếp tục tăng nhiệt độ từ 300 C lên tới 400 C hoạt tính của enzim quang hợp giảm → cường độ quang hợp giảm. 0,125 0,125 5.2c - Hiện tượng: Không có bọt khí thoát ra. - Giải thích: Nước đun sôi để nguội đã loại bỏ khí CO2 (nguyên liệu cho quang hợp) → quang hợp không xảy ra → không có bọt khí thoát ra. 0,25 0,25 Câu 6. (2,0 điểm) Phân bào 6.1. Khi nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng tương đối của DNA ở tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi sớm của nhím, hợp bào của một loài nấm nhày (chỉ có nhân phân chia) thu được 3 đồ thị như hình 7: a) Các đồ thị trên tương ứng với sự thay đổi hàm lượng DNA ở loại tế bào nào? Hình 7 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 8. Trang 8/12 b) Điều gì xảy ra với tế bào nếu nồng độ cohensin không đổi từ kì giữa tới cuối kì sau của pha M? Giải thích. c) Tiến hành nuối cấy tế bào biểu bì người trong môi trường lỏng, các tế bào bán dính thường mọc thành lớp đơn. Đĩa bào sẽ vào pha bão hòa khi số lượng tế bào không tăng lên và độ che phủ khoảng 90 – 100% bề mặt nuôi cấy. Thực tế, tế bào được lấy từ đĩa nuôi cấy đang ở pha tăng trưởng (tế bào đang phân chia mạnh và độ che phủ dưới 80% bề mặt nuôi cấy) để cấy chuyển thường nhanh chóng tăng sinh trở lại. Ngược lại, nếu cấy chuyển tế bào từ đĩa đang ở pha bão hòa thì thời gian tăng sinh trở lại lâu hơn nhiều. Dựa vào hiểu biết về tương tác tế bào và chu kỳ tế bào, giải thích tại sao tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa có thời gian tăng sinh trở lại lâu hơn so với tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng. Ý Nội dung Điểm 6.1a Tế bào biểu bì người phân chia một cách bình thường, tương ứng với Đồ thị 1. 0,125 - Tế bào phôi sớm phân chia nhanh hơn tế bào bình thường (pha G1 rất ngắn), tương ứng với đồ thị 2. 0,125 - Hợp bào nấm nhầy có phân chia nhân nhưng không phân chia tế bào chất tạo nên hợp bào, tương ứng với đồ thị 3. 0,125 6.1b [cohesin] không đổi dẫn đến: NST chị em không tách nhau ra → Tế bào không bước vào kì sau bình thường (thí sinh có thể viết: NST không phân li/tế bào có thể chết) 0,125 6.1c Tế bào tiếp xúc với nhau sẽ xuất hiện tín hiệu ức chế phân bào, tế bào giữ lại ở pha G1. Đối với đĩa ở pha bão hòa, hầu hết các tế bào đều bị ức chế phân bào còn đĩa ở pha tăng trưởng phần lớn tế bào không bị ức chế (do tiếp xúc còn ít). 0,25 Khi được cấy chuyển, tế bào từ đĩa ở pha bão hòa đang bị ức chế phân bào cần thời gian loại bỏ các yếu tố ức chế (thời gian để hoạt hóa) mới tiếp tục phân bào. 0,25 6.2. Trong một nghiên cứu về chu kì tế bào ở nấm men Saccharomyces cerevisiae, đầu tiên các tế bào kiểu dại và ba chủng đột biến nhạy cảm với nhiệt độ được ủ ở nhiệt độ cho phép sinh trưởng, sau đó tăng nhiệt độ tới nhiệt độ giới hạn trong vòng tối thiểu một chu kỳ tế bào. Cuối cùng, các chủng nấm men được phân loại bằng cách đánh dấu huỳnh quang ADN. Kết quả phân tích huỳnh quang được thể hiện ở Hình 8. a) Xác định đồ thị trong Hình 8 tương ứng với chủng kiểu dại và các chủng đột biến. Giải thích. b) Mỗi chủng nấm men đột biến ở trên mang khiếm khuyết gì về mặt chức năng? Giải thích. Ý Nội dung Điểm 6.2a - Đồ thị (II) là chủng kiểu dại và (I, III,IV) là dạng đột biến. - Giải thích: Đồ thị II có số lượng tế bào ứng với hàm lượng DNA giống với kiểu dại nhất còn các đồ thị I, III, IV thì ngược lại. 0,125 0,125 6.2b - Ở đồ thị I → số lượng tế bào có hàm lượng DNA ở mức 1,2 nhiều hơn và số lượng tế bào có hàm lượng DNA lơn hơn 2 cũng thế → đột biến xảy ra ở pha S của chu kỳ tế bào → làm chậm pha S và tạo ra các tế bào có hàm lượng DNA bị rối loạn. - Ở đồ thị III → đa số các tế bào có hàm lượng DNA bằng 2 → đột biến ức chế sự phân chia tế bào khi có nhiệt độ cao - Ở đồ thị IV → đa số các tế bào có hàm lượng DNA bằng 1 → đột biến ức chế tế bào chuyển sang pha S. 0.25 0,25 0,5 Hình 8 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L Trang 9/12 Câu 7. (2,0 điểm) Công nghệ tế bào 7.1. Giải thích sự khác biệt giữa các tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành. Loại nào có khả năng biệt hóa thành nhiều loại mô hơn? Vì sao? Ý Nội dung Điểm 7.2a - Tế bào gốc phôi: là các tế bào bắt nguồn từ khối tế bào mầm phôi của phôi nang ở giai đoạn tiền làm tổ. Tế bào gốc phôi có khả năng được biệt hóa thành hầu hết các loại mô và cơ quan của cơ thể. - Tế bào gốc trưởng thành (tế bào gốc mô) là những tế bào chưa được biệt hóa trong các mô hoặc cơ quan của cơ thể sau khi sinh ra, thường có ở một số vị trí nhất định. Loại tế bào này vẫn duy trì trạng thái chưa phân chia trong thời gian dài cho đến khi chúng được hoạt hóa bởi nhu cầu duy trì và sửa chữa mô của cơ thể. - Trong các loại tế bào gốc (tế bào gốc phôi và tế bào gốc trưởng thành), loại có khả năng biệt hóa hình thành nhiều loại mô hơn là tế bào gốc phôi. - Giải thích: Tế bào gốc phôi có thể biệt hóa thành hầu hết các loại mô và cơ quan của cơ thể. 0,25 0,25 0,25 0,25 7.2. Nhân bản động vật có vú có thể tiến hành bằng kĩ thuật chuyển nhân tế bào xoma. Quy trình nhân giống lợn bằng kĩ thuật chuyển nhân tế bào xoma được sơ đồ hóa như hình 9. Em hãy cho biết: a) Lợn con nhân bản vô tính có nhóm máu giống với lợn nào? Giải thích. b) Giả sử lợn con nhân bản vô tính bị một loại bệnh di truyền. Em hãy nêu nguyên nhân gây bệnh di truyền ở lợn con. Biết rằng lợn A, B và C đều bình thường. c) Xét về mặt di truyền, lợn nào không đóng góp cho bộ gen của lợn con? Giải thích. d) Giả sử, cho lợn A và B giao phối tạo ra các lợn con lai. Xét về kiểu gen nhân, lơn con nhân bản vô tính có đặc điểm gì khác biệt so với lợn con lai? Giải thích? Ý Nội dung Điểm 7.2a - Lợn con nhân bản vô tính có nhóm máu giống với con lợn A. - Giải thích: Lợn A cho nhân 2n chuyển vào trứng (không nhân) của lợn B. 0,125 0,125 7.2b - Do đột biến phát sinh trong quá trình phát triển lợn con. - Do trong tế bào chất của lợn B cho trứng gen ti thể mang đột biến gây bệnh nhưng chưa biểu hiện, khi phân chia không đều tạo trứng mang lượng gen gây bệnh lớn → biểu hiện bệnh ở thế hệ sau (lợn con). 0,125 0,125 7.2c - Lợn C. - lợn C chỉ nhận phôi (Mang thai hộ) 0,125 0,125 7.2d Kiểu nhân của lợn con nhân bản hoàn toàn giống với lợn (A) Kiểu gen lợn con lai là sự tổ hợp kiểu gen của hai giống (A) và (B) 0,125 0,125 Hình 9 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 9. Trang 10/12 Câu 8. (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở sinh vật 8.1. Một nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài (vi khuẩn lam, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục, vi khuẩn khử sulfate) cùng sinh sống ở một hồ nước. Cho biết cả ba loại vi khuẩn đều có thể tổng hợp lipid khi có mặt nguồn carbon và năng lượng thích hợp, H2S ở hồ nước tạo thành từ hoạt động chuyển hóa của vi khuẩn khử sulfate. Hình 10 mô tả mức tổng hợp lipid của vi khuẩn lam và vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục cũng như sự thay đổi về lượng H2S của nước trong hồ ở những thời điểm khác nhau trong ngày; cho rằng 6:00 và 18:00 mỗi ngày là các thời điểm giàu ánh sáng đỏ xa trong ngày. a) Hãy nêu những điểm khác nhau về kiểu hô hấp, nguồn carbon và nguồn năng lượng chủ yếu của vi khuẩn lam, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn khử sulfate. b) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích sự thay đổi về lượng H2S tương đối của nước trong hồ. Ý Nội dung Điểm 8.1a - Vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng là quang tự dưỡng, nguồn carbon là CO2 và nguồn năng lượng là ánh sáng; kiểu hô hấp là hô hấp hiếu khí. - Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục có kiểu dinh dưỡng là hóa tự dưỡng hoặc quang dị dưỡng, nguồn carbon là CO2 hoặc chất hữu cơ, nguồn năng lượng là chất vô cơ hoặc ánh sáng; kiểu hô hấp là hô hấp kị khí. - Vi khuẩn khử sulfate có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng, nguồn carbon là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là chất hữu cơ; kiểu hô hấp là hô hấp kị khí. 0,125 0,125 0,125 8.2b - Nhận xét: Lượng H2S cao nhất vào buổi sáng sớm, giảm dần vào ban ngày, thấp nhất vào đầu giờ chiều và tăng dần vào ban đêm. - Giải thích: + Vào ban ngày, vi khuẩn lam sẽ sử dụng ánh sáng và CO2 để tổng hợp chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tăng dần → ban đêm, vi khuẩn khử sulfate sử dụng nguồn hợp chất hữu cơ tạo ra từ vi khuẩn lam cho quá trình sinh trưởng của chúng và qua đó sinh H2S → lượng H2S tăng dần vào ban đêm và đạt đỉnh vào 6 giờ. + Vào ban ngày, vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục chủ yếu thực hiện kiểu dinh dưỡng là hóa tự dưỡng, sử dụng nguồn H2S là chất cho điện tử (nguồn cung cấp năng lượng) cho quá trình sinh trưởng của chúng → lượng H2S giảm dần vào ban ngày và đạt thấp nhất vào 18 giờ. 0,125 0,25 0,25 8.2. Nấm men Saccharomyces cerevisiae là sinh vật đơn bào. Một nhà nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm để xác định khả năng phát triển của nấm men trên các môi trường khác nhau về hàm lượng axit amin. Nấm men có thể phát triển dưới dạng cả tế bào đơn bội và lưỡng bội. Nhà nghiên cứu đã thử nghiệm 3 chủng nấm men đơn bội khác nhau gồm: chủng đột biến 1, chủng đột biến 2 và chủng kiểu dại. Trong đó, mỗi chủng đột biến đều có một đột biến lặn duy nhất. Các điều kiện khác của thí nghiệm là đầy đủ cho nấm men và như nhau ở các ống nghiệm. Dữ liệu kết quả được thể hiện trong bảng 7: Bảng 7 Thí nghiệm Môi trường Các chủng Kiểu dại Đột biến 1 Đột biến 2 Thí nghiệm I Đủ các loại axit amin + + + Thí nghiệm II Không có axit amin + - - Thí nghiệm III Thiếu mêtiônin, đủ các loại axit amin khác + - + Thí nghiệm IV Thiếu lơxin, đủ các loại axit amin khác + + - Dữ liệu mô tả sự sinh trưởng của thể đơn bội Saccharomyces cerevisiae trong các môi trường có thành phần a xi t a mi n khác nha u(Dấu+: Có khu ẩn lạc; Dấu−: Không có khu ẩn lạc). Hình 10 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L Trang 11/12 a) Đưa ra lý do để giải thích làm thế nào chủng đột biến 1 có thể phát triển trên môi trường thí nghiệm I nhưng không thể phát triển trên môi trường thí nghiệm III, chủng đột biến 2 phát triển trên môi trường thí nghiệm III nhưng không phát triển trên môi trường thí nghiệm IV. b) Nấm men có thể dung hợp hai tế bào đơn bội để tạo ra tế bào lưỡng bội. Lấy dòng đơn bội của đột biến 1 dung hợp với dòng đơn bội của đột biến 2 để tạo ra các tế bào lưỡng bội. Các tế bào lưỡng bội này có phát triển được trong các môi trường thí nghiệm từ I đến IV ở trên hay không? Giải thích. Ý Nội dung Điểm 8.2a - Chủng đột biến 1 là đột biến khuyết dưỡng methioine (mất khả năng tổng hợp methioine). - Chủng đột biến 2 là đột biến khuyết dưỡng lơxin (mất khả năng tổng hợp lơxin). 0,25 0,25 8.2b Dòng đột biến 1 tổng hợp được leucine nhưng không tổng hợp được methioine, dòng đột biến 2 tổng hợp được methioine không tổng hợp được leucine → Khi lấy dòng đơn bội của đột biến 1 dung hợp với dòng đơn bội của đột biến 2 để tạo ra các tế bào lưỡng bội thì 2 tế bào đơn bội sẽ bổ sung cho nhau, trở thành tế bào nguyên dưỡng → tế bào lưỡng bội có thể phát triển được trong tất cả các môi trường thí nghiệm từ I đến IV. 0,5 Câu 9. (2,0 điểm) Sinh trưởng, sinh sản ở vi sinh vật 9.1. Có 4 chủng vi khuẩn kị khí được phân lập từ đất (kí hiệu lần lượt là A, B, C, D) được phân tích để tìm hiểu vai trò của chúng trong chu trình nitơ. Mỗi chủng được nuôi trong 4 môi trường nước thịt có bổ sung các chất khác nhau: (1) Peptone (các pôlipeptit ngắn), (2) Amôniac, (3) Nitrat và (4) Nitrit. Sau 7 ngày nuôi, các mẫu vi khuẩn được phân tích hóa sinh và kết quả thu được như bảng 8: Bảng 8 STT Môi trường dinh dưỡng Các chủng vi khuẩn A B C D 1 Nước thịt có peptone +, pH+ +, pH+ - - 2 Nước thịt có amoniac - - +, NO2 - - 3 Nước thịt có nitrate +, Gas + - - 4 Nước thịt có nitrit - - - +, NO3 - Biết: +: Vi khuẩn mọc. NO3 - : Có nitrat. - : Vi khuẩn không mọc. pH+ : pH môi trường tăng. NO2 - : Có nitrit. Gas : Có chất khí. Xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên? Giải thích. Ý Nội dung Điểm 9.1 - Chủng A mọc trên môi trường nước thịt có peptone làm tăng pH môi trường và mọc trên môi trường nước thịt có nitrate sinh ra khí, vậy khí sinh ra là N2, pH tăng do giảm NO và các vi khuẩn này là các vi khuẩn phản nitrate, biến đổi NO thành N2, dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng. - Chủng B sử dụng nguồn cacbon là các peptone và làm tăng pH môi trường, mọc trên môi trường giàu nitrate vậy -- các vi khuẩn này là các vi khuẩn amon hóa sản sinh ra NH3 (tăng pH) từ các peptone chúng có kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng. - Chủng C chỉ mọc trên môi trường nước thịt có amoniac sinh NO , vậy vi khuẩn này là vi khuẩn nitrit hóa, biển đổi NH3 thành NO để sinh năng lượng và dinh dưỡng theo kiểu hóa tự dưỡng. - Chủng D chỉ mọc trên môi trường nước thịt có nitrit sinh NO , vậy vi khuẩn này là vi khuẩn nitrate hóa, biển đổi NO thành NO để sinh năng lượng và dinh dưỡng theo kiểu hóa tự dưỡng. 0,25 0,25 0,25 0,25 9.2. Ba ống nghiệm X, Y và Z lần lượt chứa vi khuẩn Escherichia coli (Gram âm), Baclillus subtilis (Gram dương) và Mycoplasma mycoides (không có thành tế bào) với cùng mật độ (106 tế bào/mL) trong dung dịch đẳng trương. Bổ sung lysozyme vào cả ba ống nghiệm, ủ ở 37 độ C trong 1 giờ. Hãy phân biệt − 3 − 3 − 2 − 2 − 3 − 2 − 3 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 10. Trang 12/12 đặc điểm về hình dạng tế bào, kháng nguyên bề mặt, khả năng trực phân và tính mẫn cảm với áp suất thẩm thấu của tế bào vi khuẩn trong ống X, Y và Z sau 1 giờ ủ với lysozyme ở 37 độ C. Ý Nội dung Điểm 9.2 Sự khác biệt về cấu trúc và đặc tính sinh học của tế bào vi khuẩn trong ống X, Y và Z. Đặc điểm Ống X Ống Y Ống Z Hình dạng tế bào Hình que (không thay đổi hình dạng) Tế bào trần. Hình cầu Không thay đổi hình dạng (hình dạng không cố định) Kháng nguyên bề mặt Không thay đổi Bị mất Không thay đổi Khả năng trực phân Bình thường (không đổi) Khó, chỉ thực hiện trong môi trường đặc biệt Bình thường (không đổi) Mẫn cảm với áp suất thẩm thấu Không đổi Mẫn cảm Không đổi 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 10. (2,0 điểm) Virus Virus HIV có khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS) thuộc nhóm retrovirus có tế bào chủ là tế bào lympho T-CD4+ . Trong chu trình xâm nhập của virus vào tế bào chủ, gai glycoprotein (gp120) của HIV gắn đặc hiệu với thụ thể CD4 và đồng thụ thể CCR5 trên màng sinh chất của tế bào chủ. Hình 11 biểu thị mối liên kết giữa gai gp120 và các thụ thể trong chu trình xâm nhập của HIV vào tế bào. a) Dựa trên các đặc điểm của virus HIV, hãy cho biết tại sao đến ngay nay người ta vẫn chưa thể tìm ra được loại vaccine hiệu quả trong phòng ngừa bệnh do virus HIV gây ra? b) Hãy cho biết nếu số lượng thụ thể CD4 trên màng tế bào lympho T-CD4+ tăng đáng kể nhưng số lượng thụ thể CCR5 không thay đổi thì khả năng xâm nhập của virus HIV vào tế bào này có thay đổi như thế nào so với tế bào lympho T-CD4+ ban đầu? Giải thích. c) Maraviroc là loại thuốc có khả năng bám vào đồng thụ thể CCR5 và làm thay đổi vị trí gắn của thụ thể với gai gp120. Những nhà khoa học đã thấy rằng một số trường hợp virus HIV vẫn có khả năng xâm nhập vào tế bào lympho T mặc dù có mặt của maraviroc gắn trên thụ thể CCR5. Hãy nêu ra 2 giả thuyết khác nhau giải thích hiện tượng này. Ý Nội dung Điểm 10.2a - Enzyme DNA polymerase phụ thuộc RNA (enzyme phiên mã ngược) có hoạt tính sửa sai kém → dễ phát sinh đột biến mới trong quá trình tái bản. - Có rất nhiều phân type dưới nhóm của HIV → khó tìm ra được một loại vaccine hoàn hảo bao phủ được toàn bộ phân type của HIV. 0,25 0,25 10.2b - Tăng khả năng xâm nhập của virus HIV vào tế bào. - Tăng thụ thể CD4 trên bề mặt dẫn đến tăng khả năng hay xác suất kết cặp thành công giữa thụ thể với gp120 của virus tạo điều kiện kết cặp với đồng thụ thể CCR5 dẫn đến virus xâm nhập vào tế bào 0,25 0,25 10.2c - Giả thuyết 1: Virus đột biến làm thay đổi hình dạng của gai glycoprotein làm nó có khả năng liên kết được với đồng thụ thể CCR5 đã gắn với maraviroc. - Giả thuyết 2: Virus đột biến làm thay đổi hình dạng của gai glycoprotein dẫn đến nó có thể dùng đồng thụ thể khác (không phải CCR5) để thực hiện quá trình xâm nhập. 0,5 0,5 ---Hết--- (Trên đây là hướng dẫn chấm, học sinh trình bày câu trả lời theo cách khác nếu chính xác, khoa học thì cán bộ chấm thi vẫn cho điểm tối đa) Hình 11 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII NĂM 2023 MÔN THI: SINH HỌC - KHỐI 10 (Thời gian: 180 phút không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 10 câu in trong 04 trang) Câu 1.( 2 điểm). Thành phần hóa học tế bào 1. Một loại chất hữu cơ được xếp vào nhóm lipit nhưng lại chứa các nguyên tố hóa học giống với axit nucleic. Đó là chất gì? Cấu tạo và vai trò của chất này đối với tế bào? 2. Hãy gọi tên các loại đường đôi A, B, C ở hình bên, mỗi loại có nhiều ở đâu trong tự nhiên? Trong 3 loại đường trên loại nào có tính khử, vì sao? Câu 2. ( 2 điểm). Cấu trúc tế bào Trong quá trình phát triển của phôi ở động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào đã được biệt hoá ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế bào phải di chuyển đến vị trí nhất định mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng? Câu 3. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) 1. Hình ảnh sau đây minh họa cho cơ chế điều hòa hoạt động nào của enzym? Mô tả cơ chế điều hòa đó. 2. Trong điều kiện thiếu nước thì pha sáng của quang hợp sẽ được thực hiện theo con đường nào? Ngoài nước thì còn chất nào khác có thể cung cấp H+ và electron cho quang hợp không? Câu 4. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) ĐỀ ĐỀ XUẤT D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 11. 2 1. Trước đây Dinitrophenol (DNP) được sử dụng như một loại thuốc giảm cân, phân tử thuốc đóng vai trò như một kênh vận chuyển H+ cho phép H+ thấm qua màng trong của ty thể vào chất nền. - Giải thích tại sao loại thuốc này có tác dụng giảm cân? - Cho biết tỉ lệ tiêu thụ oxi của người dùng thay đổi như thế nào so với khi chưa dùng thuốc? 2. Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H+ và sự sinh tổng hợp ATP ở ti thể. Có 2 ti thể được phân lập từ tế bào rồi đặt vào ống nghiệm A có pH = 8. Sau đó chuyển ti thể thứ nhất vào ống nghiệm B có pH = 7, ti thể thứ hai chuyển vào ống nghiệm C có pH = 9. Sự tổng hợp ATP sẽ được ghi nhận ở ống nghiệm nào? Tại sao? Câu 5. (2 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành 1. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình chuyển hóa một hợp chất có vai trò quan trọng trong truyền tin tế bào. a. Giải thích cơ chế quá trình chuyển hóa trên và cho biết vai trò của hợp chất đó trong quá trình truyền tin của tế bào. b. Điều gì xảy ra nếu enzyme phosphodiesterase bị mất hoạt tính? 2. Nghiên cứu tác động của 2 chất ức chế lysozyme, hai bạn học sinh làm thí nghiệm và đưa ra các kết luận như sau: Học sinh Tiến hành Kết quả Kết luận Nam Giữ nguyên nồng độ enzyme và chất ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ 0.1 đến 5 µM, đo lượng sản phẩm tạo thành. Kết quả như nhau đối với cả hai chất ức chế: lượng sản phẩm tăng dần theo sự tăng nồng độ cơ chất. Cả hai chất ức chế đều là chất ức chế cạnh tranh An Giữ nguyên nồng độ enzyme và chất ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ 150 đến 200 µM, đo lượng sản phẩm tạo thành. Kết quả như nhau đối với cả hai chất ức chế: lượng sản phẩm không tăng theo sự tăng nồng độ cơ chất. Cả hai chất ức chế đều là chất ức chế không cạnh tranh Kết luận của học sinh nào là đúng? Giải thích. Câu 6. (2 điểm). Phân bào 1. Để tạo ra một quần thể gồm các tế bào ở cùng một giai đoạn của chu kì, một nhà khoa học lợi dụng khả năng ức chế ribonucleotide reductaza của thymine nồng độ cao. Ribonucleotide reductase có chức năng chuyển ribonucleotide thành deoxyribonucleotide, nguồn nguyên liệu cho D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3 sự tổng hợp DNA. Thymine nồng độ thấp không có hoạt tính ức chế. Với dòng tế bào có thời gian pha G1, S, G2, M lần lượt là 10,5h; 7h; 4h; 0,5h, quy trình tạo ra quần thể tế bào như trên là: a. Ban đầu, bổ sung lượng lớn thymine vào môi trường nuôi tế bào. b. Sau 18h, loại bỏ bớt thymine. c. Sau 10h tiếp theo, lại bổ sung một lượng lớn thymine. Sau thí nghiệm, các tế bào thu được đang ở giải đoạn nào của chu kì tế bào? Giải thích. 2. Cho biết các sự kiện sau xảy ra ở giai đoạn nào trong quá trình nguyên phân? - Trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin. - Giải trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin. - Phân giải prôtêin cohesin. - Tổng hợp các prôtêin enzyme. Câu 7. (2 điểm). Công nghệ tế bào 1. Nêu các ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào so với các phương pháp nhân giống truyền thống như giâm cành, chiết cành hoặc gieo trồng từ hạt. 2. Giả sử một bạn học sinh có điều kiện thực hành nhân giống vô tính bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào, bạn đó đã lựa chọn nhân giống cây hoa phong lan. Tuy nhiên, mô nuôi cấy chỉ phân chia thành mô sẹo mà không phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh dù đã thực hiện đúng trình tự các bước. Theo em, tại sao mô không phát triển được thành một cây hoàn chỉnh? Cần điều chỉnh yếu tố nào để nhân giống thành công? Câu 8. (2 điểm). Vi sinh vật 1. Có 5 chất kháng sinh (A, B, C, D và E) được kiểm tra về hiệu lực chống vi khuẩn gây bệnh Staphylococcus aureus. Với từng chất kháng sinh, người ta tẩm ướt một khoanh giấy thấm tròn với dịch chứa 2 mg chất kháng sinh tương ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch nuôi cấy vi khuẩn Staphylococcus aureus, kết quả thu được như hình 7.1 dưới đây. Được biết 5 chất kháng sinh này gây độc với người ở các liều lượng khác như số liệu được trình bày trên hình 7.2. - Sắp xếp hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của 5 loại kháng sinh (A E) theo hướng giảm dần? - Ở liều lượng 2mg, kháng sinh nào (A E) vừa an toàn cho người sử dụng vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus cao? D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 12. 4 2. Trong thực tế chúng ta nên dùng loại vi khuẩn nào để xử lý môi trường nước bị ô nhiễm khí H2S? Vì sao? Câu 9. (2 điểm). Vi sinh vật 1. Người ta chuyển vi khuẩn E.coli được nuôi cấy trong môi trường có glucose (khi chúng đang ở pha lũy thừa) sang các môi trường sau đây: - Môi trường 1: có cơ chất là glucose - Môi trường 2: có cơ chất là mantose - Môi trường 3: có cơ chất là glucose và mantose Các môi trường đều trong hệ thống kín. Hãy vẽ và giải thích sự khác biệt về đường cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli trong 3 môi trường nói trên. 1. Phân biệt nội bào tử và ngoại bào tử của vi sinh vật? Câu 10. (2 điểm). Virut 1. Khi nói về các virut cúm A, hãy giải thích: - Vì sao virus cúm gà lại gây ra những đại dịch lớn và khó kiểm soát trong những năm gần đây? - Để điều trị bệnh cúm người ta sử dụng thuốc Tamiflu (ức chế enzim neuraminidaza). Hãy cho biết cơ chế tác động của thuốc này. - Vì sao sau khi virut cảm lạnh gây bệnh thì bệnh khỏi nhưng virut gây bệnh bại liệt xâm nhập thì không khỏi bệnh. 2. Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng virut baculo vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài và dùng làm chế phẩm thuốc trừ sâu. Hãy giải thích cơ chế tác động của virut này -------------------------------Hết----------------------------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.) Người ra đề Lương Thị Kim Mùi Sđt: D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XVII NĂM 2023 MÔN THI: SINH HỌC - KHỐI 10 (HDC gồm 10 câu in trong 11 trang) Câu 1.( 2 điểm). Thành phần hóa học tế bào 1. Một loại chất hữu cơ được xếp vào nhóm lipit nhưng lại chứa các nguyên tố hóa học giống với axit nucleic. Đó là chất gì? Cấu tạo và vai trò của chất này đối với tế bào? 2. Hãy gọi tên các loại đường đôi A, B, C ở hình bên, mỗi loại có nhiều ở đâu trong tự nhiên? Trong 3 loại đường trên loại nào có tính khử, vì sao? Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 (2 điểm) 1. - Đó là photpholipit. Thành phần hóa học gồm C, H, O, N, P (giống axit nucleic) (0,25 điểm) - Cấu tạo: photpholipit gồm 2 phân tử axit béo liên kết với một phân tử glixerol, vị trí thứ ba của phân tử glixerol được liên kết với nhóm photphat, nhóm này nối glixerol với 1 ancol phức (cholin hay axetylcholin). Photpholipit có tính lưỡng cực: đầu ancol phức ưa nước và đuôi axit béo kị nước. (0,5 điểm) - Chức năng: cấu tạo nên các loại màng tế bào như màng sinh chất, màng nhân, ti thể, lục lạp, lưới nội chất…Photpholipit tạo thành lớp kép với đầu ưa nước quay ra ngoài và đuôi kị nước quay vào trong. (0,5 điểm) HDC ĐỀ ĐỀ XUẤT D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 13. 2 2. A B C Loại đường Saccarozo Lactozo Mantozo Trong tự nhiên Đường mía Đường sữa Ít tồn tại trong tự nhiên, thường là sản phẩm thủy phân polysaccarit Tính khử (Do nhóm OH- glycozit quyết định) Không. Do cả 2 nhóm OH glycozit đã liên kết với nhau Có. Vẫn còn 1 nhóm OH glycozit Có Vẫn còn 1 nhóm OH glycozit (0,75 điểm) Câu 2. ( 2 điểm). Cấu trúc tế bào Trong quá trình phát triển của phôi ở động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào đã được biệt hoá ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế bào phải di chuyển đến vị trí nhất định mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng? Câu Hướng dẫn Điểm Câu 2 (2 điểm) - Hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào có được là do một số gen nhất định trong hệ gen của tế bào đó được hoạt hoá trong khi các gen còn lại bị đóng. (0,25 điểm) - Việc hoạt hoá những gen này một phần phụ thuộc vào tín hiệu đến từ bên ngoài (các tín hiệu tiết ra từ các tế bào lân cận). (0,25 điểm) - Khi đến nơi mới, các tế bào phôi nhận được các tín hiệu hoạt hoá gen tiết ra từ các tế bào nơi nó định cư sẽ hoạt hoá những gen thích hợp đặc trưng cho loại tế bào của mô đó. (0,5 điểm) - Các tín hiệu từ bên ngoài có thể hoạt hoá các gen theo cách: Tín hiệu liên kết với thụ thể trên màng tế bào rồi truyền thông tin vào trong tế bào chất sau đó đi vào nhân hoạt hoá các gen nhất định như những yếu tố phiên mã. (0,5 điểm) - Hoặc tín hiệu có thể trực tiếp đi qua màng sinh chất rồi liên kết với thụ thể trong tế bào chất. Phức hợp này sau đó đi vào nhân liên kết với promoter như một yếu tố phiên mã làm hoạt hoá gen. (0,5 điểm) Câu 3. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) 1. Hình ảnh sau đây minh họa cho cơ chế điều hòa hoạt động nào của enzym? Mô tả cơ chế điều hòa đó. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3 2. Trong điều kiện thiếu nước thì pha sáng của quang hợp sẽ được thực hiện theo con đường nào? Ngoài nước thì còn chất nào khác có thể cung cấp H+ và electron cho quang hợp không? Câu Hướng dẫn chấm Điểm 4 (2 điểm) 1. - Đây là cơ chế điều hòa dị lập thể. (0,25 điểm) - Điều hòa dị lập thể là sự điều hòa thông qua sự thay đổi cấu hình không gian của trung tâm hoạt động bằng cách liên kết với nhân tố điều chỉnh. Chỉ cần 1 phân tử chất hoạt hóa hoặc ức chế liên kết với 1 vị trí điều hòa sẽ tác động lên vị trí hoạt động của các đơn vị khác trong 1 enzym. (0,25 điểm) Phần lớn các enzyme có kiểu điều hòa dị lập thể được cấu tạo từ hai hoặc nhiều chuỗi polipeptit, mỗi chuỗi có vị trí hoạt động riêng. Toàn bộ phức hệ dao động giữa hai trạng thái: dạng hoạt động và không hoạt động. + Chất hoạt hóa dị lập thể khi liên kết sẽ làm ổn định dạng hoạt động. + Chất ức chế dị lập thể khi liên kết sẽ làm ổn định dạng không hoạt động. (0,5 điểm) 2. - Trong điều kiện thiếu nước thì pha sáng của quang hợp sẽ được thực hiện theo con đường phôtphorin hóa vòng vì không có chất cung cấp H+ và e cho quang hợp. (0,5 điểm) - Ngoài nước thì còn có các chất khác có thể cung cấp H+ và electron cho quang hợp như H2S, H2, nhưng chủ yếu gặp ở vi khuẩn là dạng quang hợp không thải oxi. (0,5 điểm) Câu 4. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) 1. Trước đây Dinitrophenol (DNP) được sử dụng như một loại thuốc giảm cân, phân tử thuốc đóng vai trò như một kênh vận chuyển H+ cho phép H+ thấm qua màng trong của ty thể vào chất nền. - Giải thích tại sao loại thuốc này có tác dụng giảm cân? - Cho biết tỉ lệ tiêu thụ oxi của người dung thay đổi như thế nào so với khi chưa dùng thuốc? D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 14. 4 2. Người ta tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu mối quan hệ giữa nồng độ H+ và sự sinh tổng hợp ATP ở ti thể. Có 2 ti thể được phân lập từ tế bào rồi đặt vào ống nghiệm A có pH = 8. Sau đó chuyển ti thể thứ nhất vào ống nghiệm B có pH = 7, ti thể thứ hai chuyển vào ống nghiệm C có pH = 9. Sự tổng hợp ATP sẽ được ghi nhận ở ống nghiệm nào? Tại sao? Câu Nội dung Điểm 4. (2 điểm) 1. - Sự tổng hợp ATP dựa theo cơ chế hóa thẩm khi có sự chênh lệch nồng độ H+ giữa trong và ngoài màng. H+ được vận chuyển từ xoang vào chất nền và đi qua phức hệ Fo – F1 (ATP synthase) nhằm tạo ATP. (0,25 điểm) - Sự xuất hiện của thuốc Dinitrophenol ( DNP) giúp H+ tự do di chuyển qua hợp ATP màng làm mất sự chênh lệch nồng độ H+ trong và ngoài màng nên sự tổng hợp ATP ỏ chuỗi chuyền e bị ức chế. Lúc này cơ thể bù ATP thiếu hụt bằng cách tăng cường đường phân làm giảm nhanh Glucozo và chuyển đến phân giải chất béo trong cơ thể. Đây là cơ chế giảm cân tạm thời hiệu quả. (0,5 điểm) - Tỉ lệ oxi tăng khi H+ được thẩm thấu qua màng và trở về chất nền, chúng phản ứng với oxi tạo H2O. (0,25 điểm) 2. - Sự tổng hợp ATP được ghi nhận ở ống nghiệm B (0,25 điểm) - Giải thích: Khi đặt ti thể vào ống nghiệm A có pH = 8 thì môi trường ở xoang gian màng và chất nền ti thể có pH = 8 + Trường hợp 1: chuyển ti thể vào ống nghiệm B, có sự chênh lệch giữa xoang gian màng và xoang chất nền, làm H+ vận chuyển vào trong  tạo động lực thúc đẩy ATP-synthase hoạt động tổng hợp ATP. (0,5 điểm) + Trường hợp 2: chuyển ti thể vào ống nghiệm C, có sự chênh lệch nhưng H+ được chuyển từ chất nền ra xoang gian màng. Mũ hình nấm của ATP- synthase quay vào trong chất nền nên dòng vận chuyển H+ này không thúc đẩy ATP-synthase hoạt động tổng hợp ATP (0,25 điểm) Câu 5. (2 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành 1. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình chuyển hóa một hợp chất có vai trò quan trọng trong truyền tin tế bào. a. Giải thích cơ chế quá trình chuyển hóa trên và cho biết vai trò của hợp chất đó trong quá trình truyền tin của tế bào. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 5 b. Điều gì xảy ra nếu enzyme phosphodiesterase bị mất hoạt tính? 2. Nghiên cứu tác động của 2 chất ức chế lysozyme, hai bạn học sinh làm thí nghiệm và đưa ra các kết luận như sau: Học sinh Tiến hành Kết quả Kết luận Nam Giữ nguyên nồng độ enzyme và chất ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ 0.1 đến 5 µM, đo lượng sản phẩm tạo thành. Kết quả như nhau đối với cả hai chất ức chế: lượng sản phẩm tăng dần theo sự tăng nồng độ cơ chất. Cả hai chất ức chế đều là chất ức chế cạnh tranh An Giữ nguyên nồng độ enzyme và chất ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ 150 đến 200 µM, đo lượng sản phẩm tạo thành. Kết quả như nhau đối với cả hai chất ức chế: lượng sản phẩm không tăng theo sự tăng nồng độ cơ chất. Cả hai chất ức chế đều là chất ức chế không cạnh tranh Kết luận của học sinh nào là đúng? Giải thích. Câu Hướng dẫn Điểm 5 (2 điểm) 1. a. Hợp chất có vai trò quan trọng trong truyền tin tế bào là cAMP (AMP vòng) (0.25 điểm) - Cơ chế hình thành cAMP: Khi một tín hiệu ngoại bào liên kết với protein thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất, protein thụ thể sẽ hoạt hóa enzyme adenylyl cyclase. Enzym này xúc tác phản ứng tổng hợp nhiều phân tử cAMP từ ATP. cAMP tiếp tục hoạt hóa con đường truyền tín hiệu vào trong tế bào chất. (0.25 điểm) - Chuyển hóa cAMP: cAMP tạo ra chỉ tồn tại thời gian ngắn rồi bị phân giải bởi enzyme phosphodiesterase thành AMP mất hoạt tính. Do đó nếu không có tín hiệu mới từ môi trường thì tác động của cAMP ngừng sau một thời gian ngắn. (0.5 điểm) - Vai trò của cAMP: là chất truyền tin thứ hai có vai trò khuếch đại thông tin (nhận được từ chất truyền tin thứ nhất – tín hiệu ngoại bào) lên gấp 20 lần. Sau đó truyền thông tin vào tế bào chất bằng cách hoạt hóa một protein kinase A. Protein này sẽ hoạt hóa các enzyme khác trong tế bào chất bằng cách phosphoryl hóa, tùy từng loại tế bào gây ra các đáp ứng tương ứng. (0.25 điểm) b. Nếu enzyme phosphodiesterase bị bất hoạt thì cAMP được duy trì (0.25 D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 15. 6 Câu 6. (2 điểm). Phân bào 1. Để tạo ra một quần thể gồm các tế bào ở cùng một giai đoạn của chu kì, một nhà khoa học lợi dụng khả năng ức chế ribonucleotide reductaza của thymine nồng độ cao. Ribonucleotide reductase có chức năng chuyển ribonucleotide thành deoxyribonucleotide, nguồn nguyên liệu cho sự tổng hợp ADN. Thymine nồng độ thấp không có hoạt tính ức chế. Với dòng tế bào có thời gian pha G1, S, G2, M lần lượt là 10,5h; 7h; 4h; 0,5h, quy trình tạo ra quần thể tế bào như trên là: a. Ban đầu, bổ sung lượng lớn thymine vào môi trường nuôi tế bào. b. Sau 18h, loại bỏ bớt thymine. c. Sau 10h tiếp theo, lại bổ sung một lượng lớn thymine. Sau thí nghiệm, các tế bào thu được đang ở giải đoạn nào của chu kì tế bào? Giải thích. 2. Cho biết các sự kiện sau xảy ra ở giai đoạn nào trong quá trình nguyên phân? - Trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin. - Giải trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin. - Phân giải prôtêin cohesin. - Tổng hợp các prôtêin enzyme. Câu Hướng dẫn chấm Điểm 6 (2 điểm) 1. - Thymine nồng độ cao gây ức chế ribonucleotide reductase, do đó, sự bổ sung thymine nồng độ cao gây tạm dừng các tế bào đang ở pha S, không cho tiếp tục chu kì tế bào. (0.25 điểm) - Ban đầu, một lượng lớn Thymine được bổ sung vào môi trường nuôi, gây tạm dừng pha S, các tế bào ở các pha khác vẫn trải qua chu kì tế bào bình thường. (0.25 điểm) - Sau 18h, do tổng thời gian G2, M và G1 là 15h nên tất cả các tế bào lúc này đang ở các giai đoạn của pha S. Sự loại bỏ Thymine giúp tất cả tế bào lại tiếp tục trải qua chu kì bình thường. (0.25 điểm) - Sau 10h tiếp theo, do thời gian pha S là 7h nên tất cả tế bào lúc này đều đã ra hoàn thành pha S và đang trải qua các pha khác của chu kì (0.25 ở trạng thái hoạt hóa và tiếp tục “phát” tín hiệu. điểm) 2. - Không có kết quả nào là đúng. - Giải thích: + Ở nồng độ cơ chất thấp, sự tăng nồng độ cơ chất luôn dẫn đến sự tăng tốc độ phản ứng dù là đối với chất ức chế cạnh tranh hay không cạnh tranh. (0.25 điểm) + Còn ở nồng độ cơ chất cao, sự tăng nồng độ cơ chất không dẫn đến sự tăng tốc độ phản ứng nữa dù là đối với chất ức chế nào, bởi enzyme lúc này đã bão hòa. Vì thế, không thể kết luận loại chất ức chế từ thí nghiệm của hai học sinh trên. (0.25 điểm) D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 7 tế bào. Sự bổ sung lượng lớn Thymine khiến cho các tế bào này không thể bước vào pha S sau này. Như vậy, toàn bộ tế bào lúc này đã bị đồng hóa tại cuối pha G1. điểm) 2. - Trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin. Kì trước - Giải trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin. Kì sau - Phân giải prôtêin cohesin. Kì sau - Tổng hợp các prôtêin enzyme. Pha G1 (0.5 điểm) (0.5 điểm) Câu 7. (2 điểm). Công nghệ tế bào 1. Nêu các ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào so với các phương pháp nhân giống truyền thống như giâm cành, chiết cành hoặc gieo trồng từ hạt. 2. Giả sử một bạn học sinh có điều kiện thực hành nhân giống vô tính bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào, bạn đó đã lựa chọn nhân giống cây hoa phong lan. Tuy nhiên, mô nuôi cấy chỉ phân chia thành mô sẹo mà không phát triển thành cơ thể hoàn chỉnh dù đã thực hiện đúng trình tự các bước. Theo em, tại sao mô không phát triển được thành một cây hoàn chỉnh? Cần điều chỉnh yếu tố nào để nhân giống thành công? Câu Hướng dẫn chấm Điểm 7 (2 điểm) 1. - So với nhân giống bằng phương pháp chiết cành, giâm cành chỉ giới hạn số lượng cây con nhất định, nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra một số lượng rất lớn cây con chỉ từ một mẩu mô gốc ban đầu. (0.5 điểm) - So với nhân giống bằng phương pháp gieo trồng từ hạt tạo ra đời con có các kiểu gene khác nhau, nuôi cấy mô tế bào tạo ra đời con có cùng kiểu gene, giúp duy trì kiểu gene tốt của cây mẹ và cho thu hoạch đồng loạt. (0.5 điểm) - Ngoài ra, nuôi cấy mô tế bào còn cho phép duy trì những giống sạch bệnh hoặc giống có khả năng chống chịu với virus và vi sinh vật gây tổn thất lớn cho ngành nông nghiệp. (0.5 điểm) 2. - Mô sẹo không phát triển được thành một cây hoàn chỉnh có thể do tỉ lệ các loại hormone auxin và cytokine trong môi trường nuôi cấy không phù hợp để tái sinh cây. (0.25 điểm) - Để khắc phục, cần điều chỉnh lại tỉ lệ auxin / cytokine phù hợp để kích thích mô sẹo phân hóa tạo thành rễ, chồi và thành cây con hoàn chỉnh. (0.25 điểm) Câu 8. (2 điểm). Vi sinh vật 1. Có 5 chất kháng sinh (A, B, C, D và E) được kiểm tra về hiệu lực chống vi khuẩn gây bệnh Staphylococcus aureus. Với từng chất kháng sinh, người ta tẩm ướt một khoanh giấy thấm tròn với dịch chứa 2 mg chất kháng sinh tương ứng rồi lần lượt đặt chúng lên môi trường thạch nuôi cấy vi khuẩn Staphylococcus aureus, kết quả thu được như hình 7.1 dưới đây. Được biết 5 chất kháng sinh này gây độc với người ở các liều lượng khác như số liệu được trình bày trên hình 7.2. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 16. 8 - Sắp xếp hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus của 5 loại kháng sinh (A E) theo hướng giảm dần? - Ở liều lượng 2mg, kháng sinh nào (A E) vừa an toàn cho người sử dụng vừa có hiệu lực diệt vi khuẩn Staphylococcus aureus cao? 2. Trong thực tế chúng ta nên dùng loại vi khuẩn nào để xử lý môi trường nước bị ô nhiễm khí H2S? Vì sao? Câu Hướng dẫn chấm Điểm 8 (2 điểm) 1. Trật tự đúng: E B D = C A (0.5 điểm) Chỉ sử dụng B là an toàn nhất (0.5 điểm) 2. * Xử lý ô nhiễm H2S: - Dùng vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục (0.5 điểm) - Giải thích: 2 vi khuẩn này quang hợp sử dụng H2S làm chất cho electron tích lũy S trong tế bào  không ô nhiễm H2S : 2H2S + CO2  (CH2O)n + 2S + H2O (0.5 điểm) Câu 9. (2 điểm). Vi sinh vật 1. Người ta chuyển vi khuẩn E.coli được nuôi cấy trong môi trường có glucose (khi chúng đang ở pha lũy thừa) sang các môi trường sau đây: - Môi trường 1: có cơ chất là glucose - Môi trường 2: có cơ chất là mantose - Môi trường 3: có cơ chất là glucose và mantose Các môi trường đều trong hệ thống kín. Hãy vẽ và giải thích sự khác biệt về đường cong sinh trưởng của vi khuẩn E.coli trong 3 môi trường nói trên. 2. Phân biệt nội bào tử và ngoại bào tử của vi sinh vật? D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 9 Câu Hướng dẫn Điểm 9 (2 điểm) 1. 1. (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) 2. Nội bào tử Ngoại bào tử (0,5 điểm) Môi trường 2: Môi trường có cơ chất là Mantozo nên VSV có pha lag để thích ứng với môi trường Môi trường 1: Vi khuẩn sử dụng cơ chất glucose nên không có pha lag Môi trường 3: Môi trường có cơ chất là glucose và mantozo nên sinh trưởng kép D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L
  • 17. 10 - Là bào tử sinh dưỡng - Là bào tử sinh sản - Khi hình thành làm tế bào mất nhiều nước - Khi hình thành làm tế bào mất ít nước - Có hợp chất canxi dipicolinat - Không có - Lớp vỏ cortex dày - Không có lớp vỏ cortex - Khả năng đề kháng cao - Khả năng đề kháng thấp Câu 10. (2 điểm). Virut 1. Khi nói về các virut cúm A, hãy giải thích: - Vì sao virus cúm gà lại gây ra những đại dịch lớn và khó kiểm soát trong những năm gần đây? - Để điều trị bệnh cúm người ta sử dụng thuốc Tamiflu (ức chế enzim neuraminidaza). Hãy cho biết cơ chế tác động của thuốc này. - Vì sao sau khi virut cảm lạnh gây bệnh thì bệnh khỏi nhưng virut gây bệnh bại liệt xâm nhập thì không khỏi bệnh. 2. Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng virut baculo vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài và dùng làm chế phẩm thuốc trừ sâu. Hãy giải thích cơ chế tác động của virut này Câu Nội dung Điểm 10 (2 điểm) 1. - Do virus cúm gà rất dễ biến đổi, hình thành những chủng virus mới nên các dạng vacxin cũ ít hoặc không còn tác dụng phòng bệnh. (0,25 điểm) - Nguyên nhân virus cúm dễ biến đổi: + Hệ gen gồm 8 phân tử ARN (-) khác nhau, nên khi có hai chủng virus cùng xâm nhiễm vào một tế bào thì trong quá trình nhân lên chúng có thể hoán vị các gen mã hóa các gai cấu tạo vỏ ngoài cho nhau làm hình thành chủng virus tái tổ hợp. (0,25 điểm) + Khi sao chép, virus sử dụng ARN – polymerase không có cơ chế tự sửa chữa như ADN – polymerase nên dễ đột biến. + Để tổng hợp genom mới, virus cúm xâm nhập vào nhân tế bào chủ, cắt một đoạn mARN (đầu có mũ) của tế bào chủ làm đoạn mồi. Vì vậy, quá trình sao chép tạo nên dạng genom ARN tái tổ hợp. (0,25 điểm) - Thuốc Tamiflu ức chế enzim neuraminidaza của virut cúm, khiến cho virus không thể phá hủy màng tế bào để giải phóng ra khỏi tế bào chủ ban đầu. Nên virut không nhân lên được, không gây bệnh nữa. (0,25 điểm) - Vì virut cảm lạnh xâm nhập vào tế bào niêm mạc đường hô hấp, và tế bào chủ có khả năng tự sữa chữa đồng thời tế bào còn phân chia nên cơ thể khỏi bệnh. (0,25 điểm) - Virut gây bại liệt xâm nhập vào tế bào thần kinh đã biệt hóa, tế bào này không còn khả năng phân chia, không tự sữa chữa → bệnh không khỏi. (0,25 điểm) D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 11 2. - Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng trong trường hợp này chúng vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian dài là vì virut hình thành các thể bọc có bản chất prôtêin. Mỗi thể bọc có nhiều virion nên được bảo vệ trong môi trường tự nhiên ngoài tế bào. (0,25 điểm) - Khi sâu ăn thức ăn chứa thể bọc, tại ruột có pH kiềm, thể bọc sẽ phân rã, giải phóng virion. Virion xâm nhập và nhân lên ở tế bào thành ruột sau đó lan đến nhiều mô và cơ quan khác. (0,25 điểm) -------------------------------Hết----------------------------- Người ra đề Lương Thị Kim Mùi Sđt: D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L