SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Hỗ trợ trực tuyến
Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
Tài liệu chuẩn tham khảo
Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group
T Ổ C H Ứ C C Á C T R Ò C H Ơ I
T R O N G D Ạ Y H Ọ C
Ths Nguyễn Thanh Tú
eBook Collection
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG
DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 –
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
VÀ SÁNG TẠO
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM
vectorstock.com/28062405
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“TỔ CHỨC CÁC TRÕ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG
IV – VECTƠ ( TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC
SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH”
Môn: Toán học
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN
Đơn vị: Trƣờng THPT Phan Đăng Lƣu
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“TỔ CHỨC CÁC TRÕ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG
IV – VECTƠ ( TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC
SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH”
Môn: Toán học
Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Tổ: Toán - Tin
Điện thoại:
NĂM HỌC: 2022 - 2023
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
MỤC LỤC
Phần một. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........................................................................................1
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................1
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
V. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI..................................................................2
1. Tính mới của đề tài...................................................................................................... 2
2. Tính khoa học............................................................................................................... 2
3. Tính hiệu quả................................................................................................................ 2
Phần hai. NỘI DUNG ............................................................................................... 3
I. CƠ SỞ KHOA HỌC .....................................................................................................3
1. Cơ sở lí luận ................................................................................................................. 3
1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực của học sinh............................................. 3
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo .......................................................... 4
1.3. Trò chơi và vai trò của trò chơi trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo cho học sinh...................................................................................... 5
1.4. Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo phương pháp trò chơi.................... 7
1.5. Tổng quan chương IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống)...... 8
2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................. 9
2.1. Thực trạng dạy học Hình học Vectơ cho học sinh lớp 10................................ 9
2.2. Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trường
THPT ................................................................................................................. 9
2.3. Thực trạng tổ chức trò chơi trong dạy học ở trường THPT............................10
2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài...........................................11
II. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ BIỆN PHÁP THIẾT KẾ, TỔ CHỨC CÁC TRÕ
CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG IV – VEC TƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI
THỨC VÀ CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH..............................................................13
1. Định hướng lựa chọn nội dung trong chương IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri
thức với cuộc sống) để tổ chức trò chơi trong dạy học................................................13
2. Định hướng xây dựng nguyên tắc tổ chức trò chơi và hình thức đánh giá sau khi tổ
chức trò chơi...................................................................................................................13
2.1. Định hướng xây dựng nguyên tắc tổ chức trò chơi .................................13
2.2. Định hướng xây dựng hình thức đánh giá sau khi tổ chức trò chơi.........14
3. Một số biện pháp thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học chương IV –
Vectơ (Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo cho học sinh....................................................................................14
3.1. Một số biện pháp thiết kế trò chơi trong dạy học chương IV – Vectơ (Toán 10 -
Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo cho học sinh.................................................................................................14
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3.1.1. Biện pháp 1: Giáo viên thiết kế trò chơi nhằm đưa ra các tình huống có vấn
đề trong các tiết học chính khóa......................................................................14
3.1.2. Biện pháp 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kế trò chơi nhằm phát triển
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh.........................................16
3.1.3. Biện pháp 3: Giáo viên sử dụng các trò chơi trực tuyến có sẵn để thiết kế
nội dung ôn tập cho học sinh...........................................................................18
3.2. Thực hiện tổ chức các trò chơi trong các hoạt động học khi dạy học chương IV
– Vectơ (Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh................................................................20
3.2.1. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động khởi động.....................................21
3.2.1.1. Trò chơi “Vectơ ghép đôi”..............................................................21
3.2.1.2.Trò chơi “Đường đi của thỏ”............................................................23
3.2.2. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức mới ..............26
3.2.2.1. Trò chơi “Giải cứu đại dương”........................................................26
3.2.2.2. Trò chơi “Chinh phục tháp vectơ”...................................................30
3.2.3. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động củng cố, luyện tập.........................33
3.2.3.1 Trò chơi “Bingo”.............................................................................33
3.2.3.2 Trò chơi “Mê cung vectơ” ...............................................................37
3.2.4. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động vận dụng, mở rộng........................40
3.2.4.1. Trò chơi “Giúp tàu vào bờ”.............................................................40
3.2.4.2. Trò chơi “Mảnh ghép”....................................................................42
III. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................................44
1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm.............................................................................44
2. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................................44
3. Kết quả thực nghiệm..................................................................................................45
3.1 Kết quả các bài kiểm tra............................................................................45
3.2. Kết quả qua phiếu điều tra .......................................................................46
IV. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP
ĐƢỢC ĐỀ XUẤT..........................................................................................................48
1. Mục đích khảo sát......................................................................................................48
2. Nội dung và phương pháp khảo sát..........................................................................48
2.1. Nội dung khảo sát.....................................................................................48
2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá.................................................48
3. Đối tượng khảo sát.....................................................................................................48
4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất .49
4.1. Sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất ...............................................49
4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất....................................................49
Phần ba. KẾT LUẬN............................................................................................ 50
I. KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................50
II. ĐỀ XUẤT..................................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
DANH MỤC VIẾT TẮT
NL GQVĐ Năng lực giải quyết vấn đề
GQVĐ Giải quyết vấn đề
GD Giáo dục
GDPT Giáo dục phổ thông
PPDH Phương pháp dạy học
GV Giáo viên
HS Học sinh
NL Năng lực
THPT Trung học phổ thông
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
1
Phần một. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể (Ban hành kèm
theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo), năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một trong mười năng lực
cốt lõi cần phải bồi dưỡng và phát triển cho người học. Phát triển năng lực giải quyết vấn
đề (NL GQVĐ) và sáng tạo từ lâu đã được xác định là một trong những mục tiêu quan
trọng của giáo dục. Do vậy, việc làm rõ khái niệm cũng như nghiên cứu khả năng dạy
học môn Toán nhằm góp phần phát triển NL GQVĐ và sáng tạo là thực sự cần thiết.
Trong chương trình môn Toán THPT, Vectơ là một khái niệm quan trọng, đóng
vai trò then chốt không những trong phân môn Hình học mà còn trong cả phân môn Đại
số và là công cụ cho dạy học cơ học Vật lí. Tôi nhận thấy rằng dạy học Vectơ góp phần
tích cực trong việc phát triển NL GQVĐ và sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên nó là một
khái niệm mới và có tính trừu tượng cao đối với học sinh lớp 10. Thực tế cho thấy học
sinh gặp khó khăn lớn khi thay đổi tư duy Hình học Euclid sang tư duy Hình học Vectơ.
Do thoát khỏi hình vẽ trực quan nên học sinh khó tưởng tượng, các em không biết bắt
đầu từ đâu. Cộng thêm việc giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống để
truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn cho học sinh sẽ khiến cho các em thụ động ghi
nhận kiến thức và không có định hướng khi giải bài tập.
Với mong muốn đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của học sinh
cũng như hướng dẫn học sinh khai thác hết được ý nghĩa của Hình học Vectơ, tôi cho
rằng có thể tổ chức các trò chơi trong dạy học để khắc phục những hạn chế của PPDH
truyền thống. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng người học sẽ tiếp thu bài học hiệu quả
hơn khi được tiếp thu trong môi trường thư giãn và vui vẻ, trò chơi chính là cách tốt nhất
để đạt được kết quả đó. Trên tinh thần đó tôi đã lựa chọn và áp dụng sáng kiến: “Tổ chức
các trò chơi trong dạy học chương IV – Vectơ (Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc
sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh”. Tôi hy
vọng đề tài này sẽ đóng góp một số thay đổi trong đổi mới PPDH Toán ở trường THPT.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đối với giáo viên: Khắc phục những tồn tại của các PPDH truyền thống, tiếp cận
phương pháp Học thông qua chơi trong dạy học Toán ở trường THPT.
- Đối với học sinh: Hỗ trợ học sinh học tập chương IV - Vectơ một cách tích cực,
hiệu quả thông qua đó phát triển NLGQVĐ và sáng tạo cho học sinh.
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 10 và giáo viên Toán trường THPT Phan
Đăng Lưu
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
2
Phạm vi nghiên cứu: Chương IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc
sống)
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
V. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1. Tính mới của đề tài
- Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò của trò chơi trong việc phát triển năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh cũng như việc thực hiện mục tiêu dạy học
chương IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống).
- Xây dựng ngân hàng các trò chơi phù hợp với nội dung chương IV – Vectơ
(Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo cho học sinh.
- Xây dựng cách thức thực hiện tổ chức các trò chơi trong dạy học chương IV –
Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống).
2. Tính khoa học
Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học. Các phương pháp nghiên cứu phù hợp
với đối tượng là giáo viên và học sinh; cấu trúc logic, đúng quy định. Các luận cứ khoa
học được sử dụng là có cơ sở; các số liệu được thống kê chính xác, thể hiện tính xác thực
cho nội dung của đề tài.
3. Tính hiệu quả
- Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Sau một thời gian tôi và đồng nghiệp
thử nghiệm áp dụng đã thấy được sự tiến bộ rõ rệt của học sinh. Những lợi ích của việc
dạy học theo hình thức này là rất lớn đối với cả học sinh, giáo viên và nhà trường.
- Giúp học sinh giảm bớt căng thẳng áp lực trong các tiết học, chuyển những kiến
thức mới trong nội dung bài học thành những tình huống có vấn đề trong trò chơi để kích
thích khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, tạo động lực để giải quyết vấn đề.
- Giúp giáo viên đổi mới PPDH, ngày càng hoàn thiện hơn về phẩm chất, năng lực
chuyên môn, kỹ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục. Giúp giáo
viên tìm thấy niềm vui, sự đam mê trong công tác dạy học. Đề tài thúc đẩy phong trào
mỗi giáo viên là tấm gương tự học, tự sáng tạo trong hội đồng sư phạm nhà trường.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
3
Phần hai. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực của học sinh
1.1.1. Khái niệm năng lực
Từ điển tiếng việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng 1998) có giải
thích: “Năng lực (NL) là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện
một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn
thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng
phát triển NL của HS do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2015 thì “Năng lực
được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với
thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,... nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức
hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. NL thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu
tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các
hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. NL bao gồm các yếu
tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các NL chung, cốt
lõi”.
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, NL được định nghĩa “
là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập,
rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc
tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt
động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.”([ tr37]).
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn NL là khả năng vận dụng tất cả những
yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các
vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
1.1.2. Sự phát triển năng lực HS
Theo từ điển Triết học: Phát triển là một phạm trù dùng để khái quát hoá quá trình
vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn.
Theo từ điển Xã hội học: Phát triển là sự biến đổi hợp quy luật theo phương
hướng không thể đảo ngược, được đặc trưng bởi sự chuyển biến chất lượng, bởi sự
chuyển biến sang một trình độ mới. Phát triển là đặc điểm cơ bản của vật chất, là nguyên
tắc giải thích về sự tồn tại và hoạt động của các hệ thống bất cân bằng, lưu động, biến
đổi.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
4
Kế thừa các quan điểm trên, tôi cho rằng: Phát triển NL là quá trình biến đổi, tăng
tiến các NL của HS từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
làm cho việc học tập trở nên có hiệu quả. Phát triển NL biểu hiện sự tiến bộ trong nhận
thức, thái độ, hành động và kỹ thuật học tập của HS trong nhóm, làm cho việc học tập
ngày càng hoàn thiện có kết quả tốt hơn. Phát triển NL là kết quả quá trình HS thường
xuyên học tập với nhau, có ý thức về nhiệm vụ của mình, của nhóm để hỗ trợ nhau, cộng
tác với nhau, tương tác lẫn nhau, tạo ra tính tích cực, hứng thú học tập đưa đến kết quả
ngày càng cao. Quá trình dạy học có mục tiêu hình thành năng lực hoạt động cho HS,
trong đó phát triển NL là một hướng đi tích cực, hoàn toàn phù hợp với xu thế dạy học
hiện đại.
1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Có nhiều nghiên cứu về NL GQVĐ và NL sáng tạo nói chung. Chẳng hạn, theo
Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Lan Phương và các cộng sự (2016), “Năng lực giải quyết vấn
đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả quá trình nhận thức, hành động và thái độ,
động cơ, cảm xúc để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy
trình, thủ tục, giải pháp thông thường” ([2, tr216]). Trần Việt Dũng (2013), “NLST là
khả năng tạo ra cái mới có giá trị của cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo
của cá nhân đó” ([3, tr 162]). Tuy nhiên, việc đưa vào khái niệm NL GQVĐ và sáng tạo
trong Chương trình Giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể là một cách đưa sáng
tạo, có tính mới. Theo đó, NL GQVĐ và sáng tạo thể hiện ở cấp THPT có thể được mô
tả như sau ([1, tr 49 – 50]):
- Nhận ra ý tưởng mới: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phưc tạp
từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy
được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.
- Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc
sống, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
- Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học
tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng
khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự
thay đổi của bối cảnh, đánh giá rủi ro và có dự phòng.
- Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan
đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn
được giải pháp phù hợp nhất.
- Thiết kế và tổ chức hoạt động:
+ Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện
hoạt động phù hợp.
+ Tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt
động.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
5
+ Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải
quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao.
+ Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động.
- Tư duy độc lập: Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông
tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập
luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề.
Vì vậy, trong phạm vi sáng kiến này, tôi quan niệm rằng NL GQVĐ và sáng tạo
trong môn Toán là khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá
nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập môn Toán, trong đó có biểu hiện của sự
sáng tạo. Sự sáng tạo trong quá trình GQVĐ được biểu hiện ở một bước nào đó, có thể là
một cách hiểu mới về vấn đề, hoặc một hướng giải quyết mới cho vấn đề, hoặc một sự
cải tiến mới trong cách thực hiện GQVĐ, hoặc một cách nhìn nhận đánh giá mới.
1.3. Trò chơi và vai trò của trò chơi trong việc phát triển năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo cho học sinh
1.3.1. Trò chơi – Trò chơi giáo dục
Trong lĩnh vực triết học và tâm lý học, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa
ra khái niệm về trò chơi. Tuy nhiên, một trong những khái niệm quan trọng nhất về trò
chơi được đưa ra bởi nhà triết học người Hà Lan Johan Huizinga trong cuốn sách "Homo
Ludens" năm 1938. Theo Huizinga, trò chơi là một hoạt động tinh thần, không có mục
đích thực tiễn, được thực hiện trong một không gian và thời gian riêng biệt, có luật lệ rõ
ràng và được thực hiện theo cách tự nguyện. Huizinga cho rằng trò chơi là một hoạt động
thiết yếu của con người và có ảnh hưởng đến văn hóa và xã hội.
Các nhà khoa học Xô viết cũng đã đưa ra một định nghĩa cụ thể về trò chơi, đó là
"trò chơi là một hình thức giáo dục dựa trên các quy tắc của hoạt động tương tác giữa con
người và môi trường xung quanh, được thực hiện bởi một nhóm người hoặc một cá nhân
theo một quy tắc định sẵn và có mục đích giáo dục và giải trí." Các nhà khoa học Xô viết
cho rằng trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn là một công cụ giáo dục hiệu quả
giúp trẻ em học tập và phát triển.
Theo Piaget một nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ, trò chơi là một hoạt
động quan trọng trong quá trình phát triển tư duy và xã hội của trẻ em. Trong quá trình
chơi, trẻ em tìm hiểu, tương tác với môi trường và học hỏi các kỹ năng và quy tắc mới.
Piaget cho rằng trò chơi có thể giúp trẻ em phát triển các kỹ năng tư duy như tưởng
tượng, tư duy khái niệm, phân loại và đánh giá.
Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện bất giác
không gọi là trò chơi ([6]).
Trò chơi giáo dục là trò chơi được thiết kế để giúp mọi người tìm hiểu về một số
môn học, mở rộng khái niệm, củng cố sự phát triển, hiểu một sự kiện hoặc văn hóa lịch
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
6
sử hoặc hỗ trợ họ học một kỹ năng. Trò chơi giáo dục đã trở thành một chủ đề nghiên
cứu phổ biến trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu hành vi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
rằng trò chơi giáo dục có thể cải thiện hiệu suất học tập, thúc đẩy tư duy sáng tạo và
truyền cảm hứng cho các sinh viên và học sinh. Chẳng hạn
Nghiên cứu của Gee (2003) đã chỉ ra rằng trò chơi giáo dục có thể giúp tăng
cường khả năng tư duy phức tạp, tạo ra một môi trường học tập tích cực và giúp học sinh
phát triển kỹ năng toàn diện.
Nghiên cứu của Squire (2006) cho thấy rằng trò chơi giáo dục có thể thúc đẩy kỹ
năng tư duy phức tạp và giải quyết vấn đề.
Nghiên cứu của Rosas et al. (2003) đã chỉ ra rằng trò chơi giáo dục có thể cải thiện
khả năng đọc hiểu và giúp học sinh nâng cao kỹ năng toán học của họ.
Nghiên cứu của Barab et al. (2007) đã chỉ ra rằng trò chơi giáo dục có thể thúc đẩy
sự hứng thú và niềm đam mê học tập ở các học sinh.
Các nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác cho thấy rằng trò chơi giáo dục có
thể là một công cụ học tập hữu ích và hiệu quả, đặc biệt là đối với những người học có kỹ
năng học tập khác nhau và phong cách học tập khác nhau.
1.3.2. Vai trò của trò chơi trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo cho học sinh
Trò chơi giáo dục giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề bằng cách
tạo ra những tình huống giải quyết vấn đề thực tế trong một môi trường học tập an toàn
và hấp dẫn. Trong trò chơi giáo dục, học sinh sẽ phải tìm hiểu, suy luận, phân tích và đưa
ra các quyết định để giải quyết các vấn đề khác nhau. Những kỹ năng này không chỉ hữu
ích trong học tập mà còn trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, trò chơi giáo dục cũng giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo bằng
cách cung cấp cho họ các cơ hội để tưởng tượng và thiết kế những sản phẩm mới. Trong
trò chơi giáo dục, học sinh có thể tự do thử nghiệm và thực hiện những ý tưởng sáng tạo
của mình mà không sợ thất bại.
Thêm nữa, trò chơi giáo dục còn có thể khuyến khích học sinh phát triển tư duy
phản biện và sáng tạo bằng cách cho phép họ tự quản lý và tự điều khiển quá trình học
tập của mình. Học sinh được khuyến khích tham gia tích cực và đóng vai trò chủ động
trong quá trình học tập, giúp họ trở thành những người học tập độc lập và sáng tạo.
Có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu và chứng minh vai trò quan trọng của
trò chơi giáo dục trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học
sinh. Sau đây là một số công trình nổi bật:
Csikszentmihalyi, M. (1990). Flow: The Psychology of Optimal Experience.
Harper & Row Publishers. Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu và giới thiệu khái
niệm "flow" (tạm dịch là "trạng thái chảy"), một trạng thái tâm trí tối đa của sự tập trung
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
7
và thỏa mãn khi làm việc hoặc tham gia hoạt động nào đó. Ông đã đưa ra ví dụ về trò
chơi giáo dục và cho rằng chúng có thể giúp học sinh đạt được trạng thái flow và phát
triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Gee, J. P. (2003). What video games have to teach us about learning and literacy.
New York: Palgrave Macmillan. Trong cuốn sách này, tác giả James Paul Gee đã đưa ra
những bằng chứng rõ ràng về việc trò chơi giáo dục có thể giúp phát triển các kỹ năng
giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Ông đã giải thích rằng trò chơi giáo dục đòi
hỏi người chơi phải tìm hiểu, phân tích, đưa ra quyết định và thử nghiệm các giải pháp
khác nhau để giải quyết các vấn đề trong một môi trường tương tác động đến kết quả.
Điều này sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo một cách tự
nhiên.
Squire, K. D. (2006). From content to context: Videogames as designed
experience. Educational Researcher, 35(8), 19-29. Tác giả nhấn mạnh rằng trò chơi giáo
dục có thể cung cấp cho học sinh một môi trường tương tác và trải nghiệm để họ có thể
tìm hiểu và thử nghiệm các giải pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề. Squire cũng
giải thích rằng trò chơi giáo dục được thiết kế để có tính hệ thống, với các bài tập và thử
thách được xây dựng trên nhau để hỗ trợ việc học và phát triển kỹ năng của học sinh. Tác
giả cho rằng việc tham gia vào trò chơi giáo dục cũng có thể giúp học sinh học hỏi từ các
lỗi và thất bại của mình, và cải thiện khả năng chịu áp lực và kiên nhẫn. Cuối cùng,
Squire nhấn mạnh rằng trò chơi giáo dục không phải là giải pháp duy nhất để phát triển
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh, nhưng chúng là một phương tiện
hữu ích để tăng cường sự tương tác và thực hành của học sinh, từ đó giúp họ trở thành
những người giải quyết vấn đề và sáng tạo tốt hơn.
Tóm lại, trò chơi giáo dục có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Các trò chơi giáo dục không chỉ giúp học sinh
phát triển các kỹ năng và năng lực quan trọng mà còn giúp truyền cảm hứng và tạo động
lực cho họ trong quá trình học tập.
1.4. Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo phƣơng pháp trò chơi
Thiết kế và tổ chức dạy học theo phương pháp trò chơi đòi hỏi giáo viên phải có
sự đầu tư thời gian và công sức để xây dựng một trò chơi giáo dục phù hợp với mục tiêu
giảng dạy, nền tảng và công cụ giáo dục, cũng như phải có khả năng định hướng và quản
lý các hoạt động trong quá trình chơi để đảm bảo hiệu quả giảng dạy và học tập. Ngoài
ra, giáo viên cần có kỹ năng thẩm định, đánh giá và cải tiến trò chơi giáo dục để liên tục
nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh. Tuy nhiên, nếu được thực hiện
đúng cách, phương pháp trò chơi giáo dục có thể mang lại nhiều lợi ích cho học sinh,
giúp trẻ học tập một cách tự nhiên và thú vị, tăng khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo,
cũng như phát triển các kỹ năng mềm như tư duy phản biện, giao tiếp, hợp tác, và tư duy
độc lập. Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo phương pháp trò chơi có thể được
thực hiện theo các bước sau:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
8
Xác định mục tiêu giảng dạy: Trước khi bắt đầu thiết kế trò chơi giáo dục, giáo
viên cần xác định rõ mục tiêu giảng dạy của mình. Mục tiêu này phải được liên kết với
các tiêu chuẩn giáo dục và kỹ năng mà học sinh cần phát triển.
Thiết kế trò chơi: Sau khi xác định mục tiêu giảng dạy, giáo viên cần thiết kế trò
chơi phù hợp với nội dung đó. Trò chơi giáo dục cần được thiết kế sao cho hấp dẫn, có
tính tương tác, động lực hóa học sinh và đáp ứng được mục tiêu giảng dạy.
Chọn nền tảng và công cụ: Sau khi đã thiết kế trò chơi giáo dục, giáo viên cần
chọn nền tảng và công cụ phù hợp để triển khai trò chơi. Các nền tảng và công cụ này có
thể là các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại di động hoặc trang web, tùy thuộc vào
mục đích và tính chất của trò chơi.
Thực hiện trò chơi: Sau khi đã chọn được nền tảng và công cụ phù hợp, giáo viên
cần triển khai trò chơi giáo dục và hướng dẫn cho học sinh tham gia vào trò chơi. Giáo
viên cần giải thích cách chơi, cung cấp hướng dẫn và định hướng cho học sinh để đạt
được mục tiêu giảng dạy.
Đánh giá và cải tiến: Sau khi kết thúc trò chơi giáo dục, giáo viên cần đánh giá kết
quả và hiệu quả của trò chơi. Dựa trên kết quả đánh giá, giáo viên có thể cải tiến và phát
triển thêm trò chơi để tăng cường hiệu quả giảng dạy.
1.5. Tổng quan chƣơng IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống)
Chương IV trong sách Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống là chương giới
thiệu về khái niệm và tính chất cơ bản của vectơ. Chương này bao gồm các nội dung sau:
Bài 7. Các khái niệm mở đầu. Bài này được thực hiện trong 2 tiết (tiết 8 và tiết
9), giới thiệu về khái niệm vectơ, hai vectơ cùng phương, hai vectơ cùng hướng, hai
vectơ bằng nhau, vectơ - không. Đồng thời trình bày về nội dung biểu thị một số đại
lượng như lực, vận tốc bằng vectơ.
Bài 8. Tổng và hiệu hai vectơ. Bài này được thực hiện trong 2 tiết (tiết 10 và tiết
11), đề cập đến các phép toán cộng, trừ vectơ. Mô tả trung điểm của đoạn thẳng, trọng
tâm của tam giác bằng vectơ. Vận dụng vectơ trong bài toán tổng hợp lực, tổng hợp vận
tốc.
Bài 9. Tích của một vec tơ với một số. Bài này được thực hiện trong 2 tiết (tiết
12 và tiết 13), giới thiệu việc thực hiện phép nhân vectơ với một số. Mô tả các mối quan
hệ cùng phương, cùng hướng bằng vectơ.
Bài 10. Vectơ trong mặt phẳng tọa độ. Bài này được thực hiện trong 3 tiết (tiết
14, 15, 16), đề cập đến tọa độ của vectơ và thể hiện các phép toán của vectơ theo tọa độ.
Thể hiện mối quan hệ giữa các vectơ thông qua tọa độ của chúng. Nêu ứng dụng của tọa
độ vectơ trong bài toán xác định vị trí của vật trên mặt phẳng tọa độ.
Bài 11. Tích vô hƣớng của hai vectơ. Bài này được thực hiện trong 3 tiết (tiết 18,
19, 20), giới thiệu về phương pháp tính góc, tính tích vô hướng của hai vectơ trong
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
9
những trường hợp cụ thể. Xây dựng công thức tọa độ của tích vô hướng, tính chất của
tích vô hướng. Liên hệ khái niệm tích vô hướng với khái niệm công trong Vật lí.
Bài tập cuối chƣơng IV. Nội dung này được thực hiện trong 1 tiết (tiết 21), ôn
tập lại toàn bộ kiến thức cũng như bài trong chương.
Chương trình vectơ trong toán lớp 10 THPT giúp học sinh hiểu rõ về khái niệm và
tính chất cơ bản của vectơ, cũng như cách sử dụng vectơ để giải quyết các bài toán liên
quan đến hình học, cơ học và đại số tuyến tính. Đây là những kiến thức và kỹ năng toán
học quan trọng, cần thiết cho các học sinh tiếp cận các môn khoa học kỹ thuật, đặc biệt là
các ngành liên quan đến vật lý và kỹ thuật.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng dạy học Hình học Vectơ cho học sinh lớp 10
Kết hợp phương pháp phát phiếu điều tra và nghiên cứu tài liệu về thực trạng dạy
học hình học Vectơ cho học sinh lớp 10 trong vòng 3 năm trở lại đây, cùng với việc tổng
kết những kinh nghiệm dạy học của bản thân, của đồng nghiệp tôi thu được kết quả như
sau:
Trong những năm gần đây, một số giáo viên đã nhận thấy được tầm quan trọng
của việc đổi mới PPDH, tích cực sử dụng PPDH định hướng phát triển năng lực cho học
sinh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn, đặc biệt là trong một nền giáo dục
truyền thống như nước ta. Nhiều giáo viên vẫn còn giữ những quan điểm cũ về giáo dục
và PPDH, không chịu thay đổi và cập nhật kiến thức.
Hình học Vectơ là một nội dung hoàn toàn mới khác hẳn với những kiến thức các
em đã được học ở chương trình THCS, các em học sinh lớp 10 sẽ thấy rất lúng túng và
khó tiếp cận với nội dung này. Thế nhưng đa phần giáo viên đều lựa chọn PPDH truyền
thống. Giáo viên sẽ dạy phần lý thuyết thông qua các bước: Đặt vấn đề, giảng bài để dẫn
dắt học sinh đến kiến thức mới, GV kết hợp với đàm thoại vấn đáp, gợi mở nhằm chỉnh
sửa những lỗi sai thường gặp, củng cố kiến thức bằng một số bài tập và bước cuối cùng
là hướng dẫn bài tập về nhà. Đối với phần bài tập giáo viên sẽ cho học sinh chuẩn bị bài
ở nhà hoặc chuẩn bị ít phút ở lớp, GV gọi một vài học sinh lên bảng làm bài. Sau đó, GV
nhận xét lời giải, sửa lỗi sai hoặc đưa ra lời giải mẫu và qua đó củng cố kiến thức cho học
sinh. Một số bài tập sẽ được phát triển theo hướng khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự
hóa cho học sinh khá giỏi. Việc tiếp nhận tri thức một cách thụ động càng làm cho học
sinh không có hứng thụ học tập, gây tâm lí chán nản, thậm chí học một cách máy móc,
rập khuôn.
2.2. Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS
trƣờng THPT
Kết quả thăm dò 30 GV dạy môn Toán của 3 trường THPT trên địa bàn huyện
Yên Thành tôi thấy:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
10
- Về mức độ ưu tiên của các năng lực cần phát triển cho HS THPT, đa số GV đều
cho rằng các NL đều cần phát triển cho HS, trong đó năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo có số lượng phiếu 30/30.
- Về vấn đề khó khăn nhất khi dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo cho HS, đa số giáo viên đều cho rằng khó thiết kế hoạt động dạy học và học sinh
không hợp tác.
2.3. Thực trạng tổ chức trò chơi trong dạy học ở trƣờng THPT
Kết quả thăm dò 30 GV dạy môn Toán của 3 trường THPT trên địa bàn huyện
Yên Thành tôi thấy:
- Về mức độ sử dụng trò chơi, đa số GV đều “thỉnh thoảng” hoặc “ rất ít khi” sử
dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
11
- Về việc lựa chọn hoạt động để tổ chức trò chơi, đa số GV lựa chọn sử dụng trò chơi
trong hoạt động khởi động, ít GV lựa chọn sử dụng trò chơi trong hoạt động hình thành
kiến thức và luyện tập hay tìm tòi mở rộng.
Song song với kết quả thăm dò GV, tôi đã tiến hành thăm dò về sự hứng thú của
HS với PPDH có sử dụng trò chơi đối với 85 HS lớp 10 trường THPT Phan Đăng Lưu
nơi tôi công tác. Khi được hỏi về sự hứng thú của các em khi GV sử dụng trò chơi trong
dạy học ở trường THPT thì hầu hết HS lựa chọn “ Thích” hoặc “ Rất thích”, cũng có một
số ít HS lựa chọn “bình thường”.
Như vậy, tuy việc tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp sử dụng trò
chơi cho học sinh còn rất hạn chế, nếu có thì cũng chủ yếu là các trò chơi đơn giản,
khoảng thời gian ngắn trong hoạt động khởi động nhưng việc sử dụng trò chơi trong
dạy học được HS đón nhận một cách hứng thú.
2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài
2.3.1. Thuận lợi
Mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay trong chiến lược đổi mới căn bản và toàn
diện đã có sự thay đổi, chú trọng đến việc phát triển toàn diện năng lực cho HS trong đó
nhấn mạnh đến năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Sự thay đổi này đã có tác động to
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
12
lớn thúc đẩy các tổ chức giáo dục, nhà trường và GV chú trọng hơn đến những hoạt động
nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS.
Trường THPT Phan Đăng Lưu có bề dày thành tích trên chặng đường 60 năm
thành lập và phát triển, luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu cùng
với sự nổ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường. Tập thể hội đồng sư
phạm trường đông về số lượng, say mê chuyên môn và nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng
người. Nhờ đó tôi luôn tìm được sự giúp đỡ của đồng nghiệp để hoàn thành đề tài này.
2.4.2. Khó khăn
Hoạt động đổi mới PPDH chưa mang lại hiệu quả cao. Đa số GV hiện nay khi dạy
học vẫn còn áp dụng theo hình thức cũ chưa phát huy được năng lực hợp tác của HS. Số
GV thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các PPDH cũng như sử dụng
các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS còn chưa nhiều. Dạy học vẫn
nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết
các tình huống thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa
thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các
phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi.
Số lượng HS thụ động trong học tập còn rất nhiều, không khí học tập chưa tốt, bên
cạnh đó vẫn còn hiện tượng HS học “đối phó”.
Hiện nay sĩ số học sinh trong lớp khá đông, không gian hoạt động chật hẹp dẫn
đến việc tổ chức các trò chơi học tập cũng như trong quá trình chơi của HS bị hạn chế, dễ
dẫn tới lớp ồn ào ảnh hưởng đến các lớp khác, việc bao quát lớp của GV là rất khó nên số
lượng trò chơi được tổ chức còn rất ít.
GV vẫn chưa đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi dạy học cho HS
THPT. Vì tài liệu thiết kế các loại trò chơi dạy học chủ yếu là dành cho độ tuổi mầm non,
tiểu học rất nhiều còn đối tượng là HS THPT thì rất ít đầu sách tham khảo. Các loại trò
chơi được thiết kế còn đơn điệu, hình thức tổ chức trò chơi chưa hấp dẫn nên đôi khi
chưa thu hút được tất cả HS cùng chơi.
Ngoài ra, việc tổ chức trò chơi dạy học có thu hút được HS hay không? Có tạo
nên hứng thú cho HS không? Điều này còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực tổ chức các
trò chơi của GV.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
13
II. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ BIỆN PHÁP THIẾT KẾ, TỔ CHỨC
CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG IV – VEC TƠ (TOÁN 10 –
KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH
1. Định hƣớng lựa chọn nội dung trong chƣơng IV – Vectơ (Toán 10 –
Kết nối tri thức với cuộc sống) để tổ chức trò chơi trong dạy học
Chương IV - Vectơ là một chương quan trọng trong môn Toán lớp 10, nó cung
cấp cho học sinh kiến thức về các khái niệm cơ bản của vectơ và các tính chất của chúng.
Nếu GV sử dụng phương pháp truyền thụ kiến thức hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh đọc
bài trước rồi trình bày ở tiết học sau thì sẽ gây ra tình trạng học đối phó, HS học thuộc chỉ
để trình bày. Do đó, khi thiết kế trò chơi GV phải lồng ghép được nội dung bài học, các
bài tập luyện tập, vận dụng để từ việc muốn chiến thắng trò chơi mà học sinh tích cực
học tập, tự học, tự nghiên cứu hoặc thông qua thảo luận nhóm để chủ động kiến tạo tri
thức mới, hình thành năng lực cần thiết.
Định hƣớng 1: Lựa chọn nội dung lý thuyết
Với định hướng này, GV có thể chọn nội dung về các khái niệm mở đầu, tổng và
hiệu hai vectơ, tích của một vectơ với một số, …
Định hƣớng 2: Lựa chọn nội dung bài tập luyện tập, củng cố
Với định hướng này, GV có thể chọn nội dung tính độ dài vectơ, xác định tọa độ
vectơ, xác định góc giữa hai vectơ, tính tích vô hướng của hai vectơ, …
Định hƣớng 3: Lựa chọn bài tập vận dụng kiến thức vào thực tế
Với định hướng này, GV có thể chọn nội dung các bài tập ứng dụng vectơ vào vật
lý, tìm hiểu các ứng dụng của vectơ vào thực tế cuộc sống, …
2. Định hƣớng xây dựng nguyên tắc tổ chức trò chơi và hình thức đánh giá
sau khi tổ chức trò chơi
2.1. Định hƣớng xây dựng nguyên tắc tổ chức trò chơi
- Việc tổ chức trò chơi phải đáp ứng mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học,
giúp HS lĩnh hội nội dung kiến thức bài học, tạo hứng thú giúp các em tích cực tham gia
xây dựng bài và khắc sâu kiến thức; lựa chọn trò chơi cũng phải phù hợp với dung
lượng kiến thức bài học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức với HS.
- Việc tổ chức trò chơi phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
+ Đảm bảo tính giáo dục.
+ Đảm bảo tính mục tiêu.
+ Đảm bảo tính vừa sức.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
14
+ Đảm bảo tính khả thi.
+ Đảm bảo tính hiệu quả.
+ Đảm bảo tính khoa học và sư phạm.
2.2. Định hƣớng xây dựng hình thức đánh giá sau khi tổ chức trò chơi
Để tổ chức được trò chơi có tác dụng giáo dục chúng ta cần đánh giá sau khi tổ
chức trò chơi. Có nhiều hình thức để giúp giáo viên đánh giá hiệu quả mà trò chơi mang
lại. Chẳng hạn:
Đánh giá kết quả đạt được: Giáo viên có thể đánh giá kết quả đạt được trong trò
chơi để đánh giá hiệu quả của trò chơi và kiểm tra kiến thức của học sinh.
Đánh giá bằng hình thức thảo luận nhóm: Hình thức đánh giá này đánh giá khả
năng hợp tác, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh thông qua việc
thảo luận nhóm.
Tổng kết bằng hình thức thuyết trình: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tổng kết
kết quả của trò chơi bằng hình thức thuyết trình để đánh giá khả năng trình bày, thuyết
phục và trình bày ý tưởng của học sinh.
Đánh giá bằng tiêu chí mức độ tham gia: Giáo viên có thể đánh giá mức độ tham
gia của học sinh trong trò chơi để đánh giá khả năng hợp tác và tham gia của học sinh.
Đánh giá bằng hình thức bình chọn: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh bình chọn
cho đồng đội của họ để đánh giá khả năng hợp tác và đóng góp của học sinh trong trò
chơi.
Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu đánh giá của giáo viên, có thể sử dụng một
hoặc nhiều hình thức đánh giá trên để đảm bảo tính khách quan và đầy đủ của quá trình
đánh giá.
3. Một số biện pháp thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học chƣơng IV
– Vectơ (Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
3.1. Một số biện pháp thiết kế trò chơi trong dạy học chƣơng IV – Vectơ
(Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn
đề và sáng tạo cho học sinh
3.1.1. Biện pháp 1: Giáo viên thiết kế trò chơi nhằm đƣa ra các tình huống có
vấn đề trong các tiết học chính khóa
3.1.1.1 Mục đích của biện pháp
Biện pháp này nhằm tạo ra môi trường học tập thú vị và hấp dẫn để giúp học sinh
tập trung và nâng cao hiệu quả học tập. Phát triển khả năng giải quyết vấn đề và tư duy
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
15
sáng tạo của học sinh thông qua việc giải quyết các vấn đề được đưa ra trong trò chơi.
Đồng thời khuyến khích học sinh học tập và hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề
trong trò chơi, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của học sinh, giúp học sinh áp dụng kiến
thức được học trong các bài học chính khóa vào thực tiễn, nâng cao khả năng ứng dụng
và học tập suốt đời. Giúp cho học sinh có động lực để học tập chăm chỉ và nghiêm túc
hơn, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và hình thành thói quen học tập
tích cực của học sinh.
3.1.1.2 Căn cứ để thực hiện biện pháp
Giáo viên có thể căn cứ vào các yếu tố sau đây để tổ chức trò chơi trong tiết học
chính khóa:
Mục tiêu giảng dạy: Trước khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần xác định rõ mục
tiêu giảng dạy của bài học và đảm bảo rằng trò chơi được lựa chọn phù hợp với mục tiêu
đó.
Đối tượng học sinh: Giáo viên cần đánh giá kiến thức của học sinh và lựa chọn trò
chơi phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh.
Thời gian: Giáo viên cần quản lý thời gian để đảm bảo rằng trò chơi được thực
hiện trong khung giờ học chính khóa mà không làm giảm hiệu quả giảng dạy.
Thiết bị học tập: Giáo viên cần xác định thiết bị học tập có sẵn để thực hiện trò
chơi, bao gồm vật liệu, phần mềm, trang thiết bị và thực hiện kế hoạch cho việc sử dụng
chúng.
Các hoạt động trước và sau trò chơi: Giáo viên cần xác định các hoạt động trước
và sau trò chơi để giúp học sinh hiểu rõ mục đích của trò chơi và tổng hợp lại các kết quả
học tập.
Các yếu tố trên sẽ giúp giáo viên lựa chọn được trò chơi phù hợp và tổ chức trò
chơi một cách hiệu quả trong giờ học chính khóa. Giáo viên cần lưu ý một số điểm quan
trọng như:
- Tập trung vào mục tiêu giảng dạy và đảm bảo tính chất giáo dục của trò chơi.
- Chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi, khả năng và nhu cầu của học sinh.
- Tự đánh giá và cải thiện trò chơi để đạt được mục tiêu giảng dạy một cách hiệu
quả nhất.
- Tạo sự kết nối giữa trò chơi và bài học để giúp học sinh áp dụng kiến thức được
học vào thực tế.
- Đảm bảo tính công bằng và khuyến khích sự tương tác giữa học sinh trong quá
trình thực hiện trò chơi.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
16
Ngoài ra, giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trang bị đầy đủ kiến thức về các
trò chơi, kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học để có thể thực hiện các trò chơi một cách
hiệu quả và đạt được mục tiêu giảng dạy.
3.1.1.3 Cách thức thực hiện biện pháp
Để thiết kế được một trò chơi phục vụ cho việc dạy học, giáo viên có thể tuân theo
các bước sau đây:
Bƣớc 1.Xác định mục tiêu giảng dạy.
Giáo viên cần phải xác định mục tiêu giảng dạy mà mình muốn đạt được qua trò
chơi đó. Mục tiêu giảng dạy này nên được xác định rõ ràng, cụ thể và liên quan đến nội
dung môn học.
Bƣớc 2. Tìm kiếm ý tưởng, đặt tên cho trò chơi.
Sau khi đã xác định được mục tiêu giảng dạy, giáo viên có thể tìm kiếm các ý
tưởng cho trò chơi phù hợp với nội dung môn học và mục tiêu giảng dạy của mình. Các
ý tưởng này có thể được tìm kiếm thông qua tài liệu giáo dục, các trang web giáo dục,
hoặc từ các trò chơi đã được sử dụng thành công trong giáo dục trước đó.
Bƣớc 3. Lựa chọn hình thức và cách thức thực hiện trò chơi.
Dựa trên các ý tưởng thu thập được, giáo viên có thể lựa chọn hình thức và cách
thức thực hiện trò chơi phù hợp nhất với nội dung môn học và đáp ứng được mục tiêu
giảng dạy.
Bƣớc 4. Chuẩn bị và kiểm tra trò chơi.
Sau khi đã lựa chọn được hình thức và cách thức thực hiện trò chơi, giáo viên cần
phải chuẩn bị và kiểm tra trò chơi để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của nó. Giáo viên
nên thử nghiệm trò chơi trước khi áp dụng trong lớp học để đảm bảo rằng nó hoạt động
đúng như mong đợi và đáp ứng được mục tiêu giảng dạy.
Bƣớc 5. Đánh giá và cải thiện trò chơi.
Sau khi thực hiện trò chơi trong lớp học, giáo viên cần đánh giá kết quả và cải
thiện trò chơi để đạt được hiệu quả giảng dạy tốt nhất. Giáo viên nên lắng nghe ý kiến
phản hồi của học sinh và cải thiện trò chơi dựa trên ý kiến đó để đảm bảo tính khả thi và
hiệu quả của nó.
3.1.2. Biện pháp 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kế trò chơi nhằm phát
triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
3.2.2.1 Mục đích của biện pháp
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Khi thiết kế trò chơi, học sinh sẽ phải đưa
ra những quyết định liên quan đến luật chơi, cách chơi và cách giải quyết các thách thức
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
17
trong trò chơi. Điều này yêu cầu họ phải suy nghĩ, tìm kiếm thông tin, đưa ra giải pháp và
thử nghiệm để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Quá trình này sẽ giúp học sinh phát
triển kỹ năng tư duy logic và giải quyết vấn đề.
- Phát triển năng lực sáng tạo: Thiết kế trò chơi đòi hỏi học sinh phải sáng tạo và
tưởng tượng để tạo ra một trò chơi hấp dẫn và thú vị. Họ phải tìm ra cách thiết kế các
màn chơi, kết hợp âm thanh, hình ảnh, phong cách trò chơi và nhiều yếu tố khác để tạo ra
một trò chơi độc đáo và hấp dẫn. Quá trình này sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng sáng
tạo và tưởng tượng.
- Tăng cường khả năng hợp tác: Khi thiết kế trò chơi, học sinh có thể làm việc
theo nhóm để chia sẻ ý tưởng, phân chia công việc và tạo ra một trò chơi hoàn chỉnh.
Quá trình này sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng rất
cần thiết cho cuộc sống và công việc sau này.
- Nâng cao sự tự tin: Khi học sinh thiết kế và tạo ra một trò chơi hoàn chỉnh, họ sẽ
cảm thấy tự tin hơn trong khả năng của mình. Họ có thể cảm thấy hài lòng với sản phẩm
của mình và tự tin hơn trong khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3.1.2.2. Căn cứ để thực hiện biện pháp
- Đây là một cách thức học tập mới mẻ và thú vị: Việc thiết kế trò chơi là một
cách thức học tập mới mẻ và thú vị cho học sinh. Thay vì chỉ đơn thuần học các kiến
thức lý thuyết, việc thiết kế trò chơi giúp học sinh áp dụng kiến thức đó vào thực tế một
cách sáng tạo và thú vị.
- Phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội: Hiện nay, việc sáng tạo và giải
quyết vấn đề là yêu cầu của nhiều ngành nghề. Việc thực hiện biện pháp giao nhiệm vụ
cho học sinh thiết kế trò chơi giúp phát triển những kỹ năng này cho học sinh, giúp họ
sẵn sàng cho tương lai.
- Đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục: Việc thiết kế trò chơi có thể được
tích hợp vào chương trình giáo dục của nhiều khối lớp và môn học khác nhau. Nó cũng
giúp giáo viên thực hiện các PPDH sáng tạo và nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Khuyến khích học sinh làm việc nhóm và trao đổi ý tưởng: Thiết kế trò chơi còn
khuyến khích học sinh làm việc nhóm, trao đổi ý tưởng và phát triển kỹ năng giao tiếp,
hợp tác và lãnh đạo.
- Phát triển khả năng tư duy logic và sáng tạo: Việc thiết kế trò chơi giúp phát triển
khả năng tư duy logic và sáng tạo của học sinh. Họ phải suy nghĩ và tìm ra cách giải
quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thiết kế, từ đó phát triển khả năng tư duy và
sáng tạo.
3.1.2.3 Cách thức thực hiện biện pháp
Bƣớc 1. Giải thích các khái niệm cơ bản
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
18
Giáo viên cần giải thích các khái niệm cơ bản về thiết kế trò chơi như quy trình
thiết kế, các thành phần của trò chơi, cách thức kiểm tra và đánh giá trò chơi.
Bƣớc 2. Phân công nhiệm vụ
Giáo viên cần phân công nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh. Mỗi nhóm sẽ thiết
kế một trò chơi với mục đích và đối tượng người chơi nhất định.
Bƣớc 3. Hướng dẫn cho học sinh về cách thức thiết kế
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh về các bước thiết kế trò chơi, từ ý tưởng
ban đầu cho đến sản phẩm hoàn chỉnh. Họ cần phải biết cách xây dựng luồng chơi, lựa
chọn đồ họa và âm thanh, định dạng các yếu tố trong trò chơi, v.v.
Bƣớc 4. Kiểm tra tiến độ
Giáo viên cần định kỳ kiểm tra tiến độ của từng nhóm học sinh và đưa ra phản hồi
để họ có thể cải thiện sản phẩm của mình.
3.1.3. Biện pháp 3: Giáo viên sử dụng các trò chơi trực tuyến có sẵn để thiết
kế nội dung ôn tập cho học sinh
3.2.3.1 Mục đích của biện pháp
Biện pháp này giúp học sinh hứng thú và thúc đẩy sự tương tác giữa học sinh và
kiến thức. Các trò chơi trực tuyến có thể giúp giáo viên thêm phần đa dạng hóa phương
pháp giảng dạy và đưa ra các hoạt động ôn tập bổ ích. Việc sử dụng trò chơi trực tuyến
để thiết kế nội dung ôn tập cũng có thể giúp giáo viên tăng cường khả năng tương tác
giữa học sinh, giúp học sinh cải thiện kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Ngoài
ra, trò chơi trực tuyến còn giúp giáo viên tăng cường sự chủ động của học sinh trong quá
trình học tập và giúp học sinh nâng cao kiến thức của mình thông qua các hoạt động thú
vị và hấp dẫn.
3.1.3.2. Căn cứ để thực hiện biện pháp
- Nhu cầu của học sinh: Hiện nay, học sinh thường ưa chuộng hình thức học tập
thông qua các hoạt động thú vị và hấp dẫn. Sử dụng các trò chơi trực tuyến là một cách
hiệu quả để thu hút sự chú ý của học sinh và đồng thời giúp họ ôn tập kiến thức một cách
hiệu quả.
- Công nghệ ngày càng phát triển: Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng
các trò chơi trực tuyến để thiết kế nội dung ôn tập là một giải pháp hợp lý và tiện lợi. Các
trò chơi này có thể được truy cập trên nhiều thiết bị, từ máy tính đến điện thoại di động,
giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và tham gia.
- Hiệu quả của các phương pháp học tập sử dụng trò chơi trực tuyến: Nhiều
nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng trò chơi trực tuyến là một phương pháp học
tập hiệu quả. Trò chơi trực tuyến có thể giúp học sinh nâng cao kiến thức, cải thiện kỹ
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
19
năng xử lý thông tin và giải quyết vấn đề, đồng thời giúp phát triển tư duy logic và sáng
tạo của học sinh.
- Sự đa dạng của các trò chơi trực tuyến: Các trò chơi trực tuyến đa dạng về thể
loại và mức độ khó khác nhau, giúp giáo viên có thể lựa chọn và thiết kế các hoạt động
ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
3.1.3.3 Cách thức thực hiện biện pháp
Bƣớc 1. Xác định mục tiêu ôn tập.
Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động ôn tập, đảm bảo rằng các trò
chơi trực tuyến được lựa chọn sẽ giúp học sinh đạt được mục tiêu đó.
Bƣớc 2. Lựa chọn các trò chơi trực tuyến phù hợp.
Giáo viên có thể lựa chọn các trò chơi trực tuyến có sẵn trên các trang web giáo
dục hoặc tạo ra các trò chơi tương tự theo nội dung cần ôn tập. Các trò chơi này nên phù
hợp với độ tuổi và trình độ của học sinh, đồng thời đảm bảo tính giáo dục và tính hấp
dẫn.
Bƣớc 3. Thiết kế nội dung ôn tập cho trò chơi.
Giáo viên cần thiết kế nội dung ôn tập cho các trò chơi trực tuyến. Nội dung này
cần được cấu trúc một cách logic, bao gồm các câu hỏi và bài tập có liên quan đến nội
dung cần ôn tập.
Bƣớc 4. Tạo ra một hướng dẫn cho học sinh.
Giáo viên cần cung cấp cho học sinh một hướng dẫn để họ có thể tiếp cận và
tham gia vào các hoạt động ôn tập trên các trò chơi trực tuyến. Hướng dẫn này cần đảm
bảo rõ ràng và dễ hiểu để học sinh có thể tham gia một cách hiệu quả.
Bƣớc 5. Theo dõi và đánh giá
Sau khi các hoạt động ôn tập đã được triển khai trên các trò chơi trực tuyến, giáo
viên cần tiến hành theo dõi và đánh giá hiệu quả của hoạt động này. Điều này có thể giúp
giáo viên đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh và điều chỉnh các hoạt động ôn tập cho
phù hợp.
3.1.3.4 Một số trang web thông dụng để tạo trò chơi trực tuyến
a) Wordwall
Wordwall là một nền tảng trò chơi giáo dục trực tuyến cho phép giáo viên tạo và
chia sẻ các trò chơi và hoạt động giáo dục cho học sinh của mình. Các hoạt động này
được thiết kế để giúp học sinh học tập một cách vui vẻ và thú vị, đồng thời nâng cao kỹ
năng và kiến thức của họ. Wordwall cũng có thư viện trò chơi và hoạt động giáo dục
phong phú bao gồm các trò chơi ghép từ, trò chơi trắc nghiệm, trò chơi kéo thả, …., giúp
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
20
giáo viên tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tạo ra các hoạt động giáo dục mới.
Các hoạt động được sắp xếp theo chủ đề và mức độ khó, cho phép giáo viên dễ dàng tìm
kiếm các hoạt động phù hợp với nội dung đang được giảng dạy.
Wordwall cũng có tính năng tương tác và đánh giá, cho phép giáo viên đánh giá
kết quả của học sinh và theo dõi tiến trình học tập của họ. Do đó GV có thể dễ dàng tạo
ra các trò chơi giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức đã học. GV truy
cập vào link https://www.youtube.com/watch?v=6vlTzhvuiMI để theo dõi hướng dẫn chi
tiết và tạo ra trò chơi phù hợp với tiết học.
b) Blooket
Blooket là một nền tảng trò chơi giáo dục trực tuyến được phát triển nhằm giúp
giáo viên và học sinh có thể học tập một cách vui vẻ và thú vị hơn. Nền tảng này cung
cấp cho người dùng một loạt các trò chơi giáo dục đa dạng, từ trắc nghiệm cho đến câu
hỏi tự luận, giúp nâng cao kỹ năng học tập và kiến thức của học sinh. Nền tảng này cũng
có tính năng định hướng và đánh giá học sinh, cho phép giáo viên tạo ra các bài kiểm tra
và đánh giá kết quả của học sinh một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Blooket được phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh mọi lứa tuổi, từ
tiểu học đến trung học. Nền tảng này cũng được thiết kế để hỗ trợ hình thức học tập linh
hoạt, từ học tập trực tuyến đến học tập kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Với Blooket, từ 1
bộ câu hỏi GV có thể tạo ra nhiều trò chơi giáo dục khác nhau, giúp nâng cao kỹ năng
học tập và tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Để thực hiện tạo trò chơi
bằng Blooket, GV truy cập vào link https://www.youtube.com/watch?v=BIlDPqcIDYU
để theo dõi hướng dẫn chi tiết.
c) Educandy
Cũng giống như Wordwall và Blooket, Educandy là một nền tảng trò chơi giáo
dục trực tuyến miễn phí giúp giáo viên tạo ra các trò chơi và hoạt động giáo dục để giúp
học sinh học tập một cách thú vị và hiệu quả. Educandy cung cấp cho giáo viên một bộ
công cụ đa dạng để tạo ra các trò chơi giáo dục, bao gồm các trò chơi ghép từ, trò chơi
kéo thả, trò chơi trắc nghiệm và nhiều hơn nữa. Educandy cũng cung cấp cho giáo viên
một bộ công cụ để đánh giá kết quả học tập của học sinh và theo dõi tiến độ học tập của
họ. Giáo viên có thể tạo ra các trò chơi giáo dục và chơi chung với học sinh trực tuyến,
cho phép họ cạnh tranh với nhau trong một môi trường giáo dục an toàn và thân thiện.
Để thực hiện tạo trò chơi bằng Blooket theo yêu cầu bài học, GV truy cập vào link
https://www.youtube.com/watch?v=CGHCpcxu75M&t=2484s để theo dõi hướng dẫn
chi tiết.
3.2. Thực hiện tổ chức các trò chơi trong các hoạt động học khi dạy học
chƣơng IV – Vectơ (Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
21
Sau khi thiết kế xây dựng được trò chơi phù hợp, điều quan trọng là người giáo
viên phải tổ chức được trò chơi một cách hiệu quả. Để đạt được điều đó giáo viên cần
thực hiện các bước sau:
Bước 1. Giải thích và hướng dẫn trò chơi
Bước 2. Phân chia đội hoặc nhóm chơi
Bước 3. Thực hiện trò chơi và giám sát
Bước 4. Phản hồi và khen thưởng
Bước 5. Kết luận
Sau khi hoàn tất việc chơi GV có thể yêu cầu học sinh nêu các kiến thức thu được
hoặc GV tổng kết lại các nội dung cần ghi nhớ.
3.2.1. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động khởi động
Mục đích tổ chức trò chơi trong hoạt động khởi động là kiểm tra bài cũ hoặc đưa
ra 1 tình huống để giới thiệu nội dung bài học mới cho HS. Vì vậy, giáo viên cần chú ý
thiết kế các trò chơi thực hiện trong khoảng thời gian 5 – 7 phút, dễ thực hiện và khuyến
khích được tất cả các học sinh cùng tham gia. Sau đây là một số trò chơi tổ chức trong
hoạt động khởi động mà tôi đã sử dụng:
3.2.1.1. Trò chơi “Vectơ ghép đôi”
Trò chơi này áp dụng được trong hầu hết các tiết học, đặc biệt trong các tiết học có
nhiều khái niệm cần học sinh ghi nhớ.
a) Mục đích
- Kiểm tra mức độ nhận biết của học sinh về những kiến thức đã học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện phản ứng nhanh cho học sinh khi
gặp vấn đề cần giải quyết.
- Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi trước khi vào bài mới.
b) Cách chơi
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi.
- Mỗi đội được phát một bộ các miếng ghép và bảng phụ, nhiệm vụ của các đội
chơi là ghép các mảnh ghép vào bảng phụ sao cho tạo thành một khái niệm đúng.
- Thời gian chơi là 3-5 phút.
c) Ví dụ
Sử dụng trò chơi khi dạy Bài 7 - Các khái niệm mở đầu ( Tiết thứ 2)
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
22
 Thiết kế trò chơi:
- Mục tiêu:
+ Kiểm tra mức độ nhận biết của học sinh về: Khái niệm vectơ, độ dài vectơ, hai
vectơ cùng phương, cùng hướng, bằng nhau, vectơ – không.
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
+ Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi trước khi vào bài mới.
- Nội dung:
Miếng ghép số 1 Miếng ghép số 2 Miếng ghép gây nhiễu
Vectơ là một đoạn thẳng có hướng. là một đoạn thẳng.
Độ dài của vectơ là khoảng cách giữa điểm đầu và
điểm cuối của vectơ đó.
bằng hai lần khoảng cách
giữa điểm đầu và điểm cuối
của vectơ đó.
Giá của vectơ là Đường thẳng đi qua điểm đầu và
điểm cuối của vectơ.
Hai vectơ cùng
phương nếu
chúng có giá song song hoặc
trùng nhau.
chúng có giá vuông góc với
nhau.
Hai vec tơ bằng nhau
nếu
chúng có cùng độ dài và cùng
hướng.
chúng có cùng độ dài.
- Chuẩn bị:
+ GV chuẩn bị bảng phụ có gắn sẵn các mảnh ghép số 1. Thiết kế bộ các miếng
ghép trên phần mềm powerpoint. Sau đó in trên giấy A4 để phát cho 4 đội chơi ( 4 bộ
giống nhau).
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
23
+ Phiếu chấm điểm đội chơi: GV chuẩn bị 4 phiếu cho 4 nhóm.( Mẫu phiếu được
đính kèm trong phần phụ lục)
 Cách tiến hành tổ chức trò chơi:
- Chia lớp thành 4 đội chơi.
- GV giới thiệu tên trò chơi là “ VECTƠ GHÉP ĐÔI”
- GV hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi: Mỗi đội được phát một bộ bảng
phụ có sẵn 5 miếng ghép và 10 miếng ghép rời. Nhiệm vụ của các đội chơi chọn 5 miếng
ghép rời để ghép với 5 miếng ghép ở bảng phụ tạo thành một khái niệm đúng, thời gian
chơi là 3-5 phút.
- Tiến hành trò chơi.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm và tổng kết trò chơi: hết thời gian GV trình chiếu đáp
án lên màn hình để các đội chơi tự đánh giá, GV đánh giá và cho điểm các đội chơi theo
phiếu chấm điểm đội chơi. Nếu tất cả các đội đều không xong khi thời gian kết thúc thì
GV sẽ chấm điểm theo mức độ hoàn thành trò chơi của các đội.
 Kinh nghiệm của bản thân sau khi tổ chức trò chơi này cho HS:
Trò chơi này đòi hỏi sự nhanh tay nhanh mắt, thời gian chơi là ngắn đòi hỏi sự
hợp tác của cả nhóm mới hoàn thành kịp thời gian. Do đó GV phải quan sát tất cả HS ở
các nhóm để kịp thời nhắc nhở. Với mục đích kiểm tra nội dung ở tiết trước nên GV yêu
cầu HS không sử dụng SGK, tài liệu khác để tra cứu, GV theo dõi để nhắc nhở, trừ điểm
nếu nhóm vi phạm.
Định hƣớng khác để thực hiện trò chơi: GV có thể sử dụng Wordwall để tạo
các trò chơi trực tuyến như Nối từ, Tìm đáp án phù hợp. Các trò chơi này đã được định
dạng sẵn, GV chỉ cần đăng nhập và điền các từ khóa vào. Khi lên lớp giáo viên chia sẻ để
học sinh có thể chơi theo từng cá nhân hoặc từng nhóm.
3.2.1.2.Trò chơi “Đƣờng đi của thỏ”
Trò chơi này áp dụng được trong hầu hết các tiết học của chương IV, đặc biệt
trong các tiết học về tổng và hiệu hai của vectơ hoặc tích của một vectơ với một số,
Vectơ trong mặt phẳng tọa độ.
a) Mục đích
- Kiểm tra mức độ nhận biết của học sinh về những kiến thức đã học.
- Định hướng cho học sinh tiếp cận nội dung bài mới thông qua trò chơi.
- Phát triển năng lực phát giải quyết vấn đề, rèn luyện phản ứng nhanh cho học
sinh khi gặp vấn đề cần giải quyết.
- Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi trước khi vào bài mới.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
24
b) Cách chơi
- Giáo viên chia lớp thành 3 đội chơi.
- Có 3 con đường dẫn thỏ đến nơi chứa cà rốt (2 đường gấp khúc và 1 đường
thẳng), mỗi đội sẽ được bốc thăm để chọn đường đi cho thỏ và thứ tự trả lời. Trên mỗi
đường đi sẽ có 3 câu hỏi, ba đội phải trả lời các câu hỏi xuất hiện trong thời gian 1 phút
30 giây. Khi đội chơi trả lời sai ở 1 câu hỏi nào đó thì sẽ mất lượt chơi.
- Thời gian chơi là 4-6 phút.
c) Ví dụ
Sử dụng trò chơi khi dạy Bài 9 – Tích của một vectơ với một số ( Tiết 1)
 Thiết kế trò chơi:
- Mục tiêu:
+ Kiểm tra mức độ nhận biết của học sinh về những kiến thức đã học ở Bài 8 –
Tổng và hiệu của hai vectơ đồng thời giới thiệu về khái niệm Tích của một vectơ với một
số.
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
+ Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi trước khi vào bài mới.
- Nội dung:
Bộ câu hỏi cho con đƣờng gấp khúc thứ nhất
Câu hỏi 1: Đẳng thức nào sai?
A. OA OB BA
  B. OA OB AB
  C. AB CA CB
  D. CA AB BC
 
Câu hỏi 2: Với I là trung điểm của đoạn thẳng AB. Kết luận nào dưới đây đúng?
A. 0
IA IB
  B. 0
IA IB
  C. 0
IA IB
  D. IA IB AB
 
Câu hỏi 4. Cho bốn điểm , , ,
A B C D phân biệt. Khi đó vectơ
u AD BA CB DC
    bằng:
A. u AD
 . B. 0
u  . C. u CD
 . D. u AC
 .
Bộ câu hỏi cho con đƣờng thẳng
Câu hỏi 1: Cho hình bình hành ABCDcó tâm O . Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. AO BO BD
  . B. AO AC BO
  .
C. OB AO CD
  . D. AB CA DA
  .
Câu hỏi 2: Cho ABC
 không phải là tam giác đều. Gọi G là một điểm thỏa mãn
0
GA GB GC
   . Khi đó khẳng định nào dưới đây đúng?
A. G là trọng tâm của ABC
 B. G là tâm của đường tròn ngoại tiếp ABC

D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
25
C. G là trực tâm của ABC
 D. G là tâm của đường tròn nội tiếp ABC

Câu hỏi 3: Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng a . Khi đó AB AC
 bằng:
A.
5
2
a
. B.
3
2
a
. C.
3
3
a
. D. 5
a .
Bộ câu hỏi cho con đƣờng gấp khúc thứ hai
Câu hỏi 1: Cho 4 điểm bất kì , , ,
A B C O. Đẳng thức nào sau đây đúng?
A. OA OB AB
  . B. AB OB OA
  .
C. AB AC BC
  . D. OA CA OC
  .
Câu hỏi 2: Chọn khẳng định sai:
A. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì 0
IA IB
  .
B. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì AI BI AB
  .
C. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì 0
AI IB
  .
D. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì 0
IA BI
  .
Câu hỏi 3. Cho bốn điểm , , ,
A B C D phân biệt. Khi đó vectơ
u AD CD CB AB
    bằng:
A. u AD
 . B. 0
u  . C. u CD
 . D. u AC
 .
- Chuẩn bị:
+ GV thiết kế trò chơi trên powerpoint để trình chiếu câu hỏi.
 Cách tiến hành tổ chức trò chơi:
- Chia lớp thành 3 đội chơi, GV cử 1 bạn làm thư kí trò chơi.
- GV giới thiệu tên trò chơi là “ĐƢỜNG ĐI CỦA THỎ ”
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
26
GV hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi: Ba đội bốc thăm để chọn đường đi
của thỏ và thứ tự chơi. Mỗi con đường sẽ chứa 3 câu hỏi, các đội chơi sẽ phải thảo luận
để trả lời trong khoảng thời gian tối đa là 1 phút 30 giây. Nếu trả lời sai 1 câu thì lượt
chơi của đội đó dừng lại và không hoàn thành đường đi của thỏ.
- Tiến hành trò chơi.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm và tổng kết trò chơi: hết thời gian GV yêu cầu thư kí
đọc kết quả của các đội chơi, GV đánh giá và cho điểm các đội chơi. Nếu tất cả các đội
đều không hoàn thành đường đi của thỏ thì GV sẽ chấm điểm theo số câu hỏi trả lời được
và thời gian thực hiện. Từ đường đi của thỏ giáo viên giới thiệu nội dung về tích của một
vectơ với một số
 Kinh nghiệm của bản thân sau khi tổ chức trò chơi này cho HS:
Trò chơi này, GV nên chọn HS đọc câu hỏi nhanh và rõ ràng đề cao mức độ
nhanh chóng hoàn thành gói câu hỏi.
Định hƣớng khác để thực hiện trò chơi: GV cũng có thể sử dụng trang
Wordwall để thiết kế trò chơi trực tuyến hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kế bộ câu
hỏi cho trò chơi.
3.2.2. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức mới
Việc tổ chức các trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức mới nhằm mục
đích tăng khả năng tập trung và quan sát từ đó giúp học sinh chủ động nghiên cứu tìm
hiểu thông tin, trình bày những hiểu biết của bản thân để hình thành tri thức đồng thời
phát triển năng lực giải quyết vấn đề và tư duy logic. Giáo viên cần linh hoạt tổ chức các
trò chơi phù hợp với nội dung bài học và giúp cho HS có mong muốn chiến thắng trò
chơi. Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã sử dụng:
3.2.2.1. Trò chơi “Giải cứu đại dƣơng”
Trò chơi này áp dụng được trong hầu hết các hoạt động hình thành kiến thức mới,
chẳng hạn tìm hiểu về các khái niệm mở đầu, khái niệm tổng của hai vectơ, khái niệm
hiệu của hai vectơ, khái niệm tích của một số với một vectơ…
a) Mục đích
- Kiểm tra mức độ tự học, tự tìm hiểu của học sinh.
- Tạo động lực để học sinh chủ động tìm tòi, suy luận để kiến tạo tri thức.
- Phát triển năng lực phát giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi.
b) Cách chơi
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
27
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội chơi là 1 dãy bàn. Các học sinh suy
nghĩ và trả lời độc lập nhưng điểm sẽ ghi cho đội của mình. Nội dung đã được yêu cầu
tìm hiểu trước ở nhà nên học sinh không sử dụng bất kì tài liệu nào trong quá trình trả lời.
- Đại dương của chúng ta đang có nhiều sinh vật bị mắc kẹt hoặc đang gặp nguy
hiểm cần cứu giúp. Để cứu được sinh vật thoát khỏi nguy hiểm 2 đội chơi phải trả lời
đúng các câu hỏi tương ứng. Các câu hỏi có mức độ khó khác nhau, câu hỏi càng khó sẽ
cứu được nhiều sinh vật hơn, mỗi câu hỏi phải trả lời trong thời gian 15 giây. Đội chơi
nào đưa ra tín hiệu nhanh hơn sẽ giành được quyền trả lời câu hỏi, đội nào giải cứu được
nhiều sinh vật hơn sẽ là đội chiến thắng.
- Thời gian chơi là 10 phút.
c) Ví dụ
Sử dụng trò chơi khi dạy hình thành kiến thức Hiệu của hai vectơ
 Thiết kế trò chơi:
- Mục tiêu:
+ Trình bày được khái niệm vectơ đối, vec tơ đối của vectơ - không
+ Trình bày được khái niệm hiệu của hai vectơ.
+ Nhận biết quy tắc hiệu.
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh.
- Nội dung: Số dấu * trước câu hỏi sẽ tương ứng với số loài sinh vật mà đội chơi
sẽ giải cứu được.
Câu hỏi Đáp án
** Thế nào là hai lực cân bằng? Hai lực được gọi là cân bằng
khi cùng tác dụng lên một vật,
có phương giống nhau (có thể
cùng là phương nằm ngang
hoặc thẳng đứng), độ lớn hai
lực bằng nhau và có chiều
ngược nhau.
* Trình bày khái niệm vectơ đối. Vectơ có cùng độ dài và ngược
hướng với vectơ a được gọi là
vectơ đối của a .
* Vectơ đối của vec tơ 0 là vectơ nào? Vectơ đối của vec tơ 0 là 0
* Tổng của hai vectơ đối nhau là vectơ nào? Tổng của hai vectơ đối nhau là
0.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
28
* Phát biểu khái niệm hiệu của 2 vectơ a và b. Vectơ ( )
a b
  được gọi là
hiệu của 2 vec tơ a và b.
KH: a b

* Chọn đáp án đúng điền vào dấu … “ Nếu a b c
 
thì …….”
A. a c
 . B. a b c
  .
C. a c b
  . D. a c b
  .
B. a b c
  .
* Cho bốn điểm A, B, C, O tùy ý. Quy tắc nào sau đây
là quy tắc hiệu?
A. AB AC CB
  . B. AB AO OC
  .
C. AB CA CB
  . D. AB CB CA
  .
D. AB CB CA
  .
** Cho hình bình hành ABCD, hiệu của vectơ AC và
AB là vectơ nào sau đây
A. CB . B. AD .
C. BD. D. 0.
B. AD .
*** Cho hình bình hành ABCD và một điểm O bất kì,
chọn đáp án đúng
A. OA OD OB OC
   . B. OB OD OC OA
   .
C. OA OD OC OB
   . D. OD OA OB OC
   .
A. OA OD OB OC
   .
** Chứng minh nếu M là trung điểm của đoạn thẳng
PQ thì 0
IP IQ
  .
Khi M là trung điểm của đoạn
thẳng PQ thì 2 vectơ IQ là vec
tơ đối của IP nên
0
IP IQ
  .
*** Chứng minh nếu G là trọng tâm của tam giác
MNP thì 0
GM GN GP
   .
Gọi I là trung điểm của NP, Q
là điểm đối xứng với G qua I.
Ta có NGPQ là hình bình hành
nên: GN GP GQ
  .
Mặt khác,
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
29
2
GM GQ GI
  nên
,
GM GQlà 2 vectơ đối
0
GM GQ
  
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh: “Tìm hiểu về nội dung
hiệu của hai vectơ”.
+ Giáo viên chuẩn bị các bộ câu hỏi và thiết kế powerpoint để trình chiếu câu hỏi.
 Cách tiến hành tổ chức trò chơi:
- Chia lớp thành 2 đội chơi, giáo viên cử thư kí ghi số loài động vật mà 2 đội giải
cứu được.
- GV giới thiệu tên trò chơi là “GIẢI CỨU ĐẠI DƢƠNG”
GV hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi: Sẽ có 11 câu hỏi với 3 mức độ, câu
hỏi màu xanh tương ứng với mức độ 1 sẽ giải cứu được 1 loài sinh vật, câu hỏi màu đỏ
tương ứng với mức độ 2 sẽ giải cứu được 2 loài sinh vật, câu hỏi màu đen tương ứng với
mức độ 3 sẽ giải cứu được 3 loài sinh vật. Các câu hỏi sẽ được mở ra theo thứ tự, các đội
chơi sẽ giơ tay để giành quyền trả lời. Đội chơi giải cứu được nhiều loài sinh vật hơn sẽ
là đội chiến thắng.
- Tiến hành trò chơi.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm và tổng kết trò chơi: hết thời gian GV yêu cầu thư kí
đọc kết quả của các đội chơi, GV đánh giá và cho điểm các đội chơi.
 Kinh nghiệm của bản thân sau khi tổ chức trò chơi này cho HS:
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
30
Trò chơi này, GV cần quan sát và nhắc nhở tất cả các HS cùng tham gia chơi, có
thể chỉ định để tăng thêm phần sôi động cho trò chơi.
Định hƣớng khác để thực hiện trò chơi: GV có thể phát triển trò chơi bằng
cách giao nhiệm vụ cho HS về nhà thiết kế câu hỏi. Các nhóm sẽ thực hiện trò chơi “Hỏi
đáp”.
3.2.2.2. Trò chơi “Chinh phục tháp vectơ”
Trò chơi này áp dụng được trong hoạt động hình thành kiến thức mới ở hầu hết
bài học của chương. GV cần giao nhiệm vụ học sinh nghiên cứu bài trước khi đến lớp để
tất cả học sinh đều có thể tham gia vào trò chơi.
a) Mục đích
- Kiểm tra mức độ tự học, tự tìm hiểu của học sinh.
- Tạo động lực để học sinh chủ động tìm tòi, suy luận để kiến tạo tri thức.
- Phát triển năng lực phát giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi, thi đua để chiến thắng.
b) Cách chơi
- Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội chơi là 1 dãy bàn. Nội dung đã được
yêu cầu tìm hiểu trước ở nhà nên học sinh không sử dụng bất kì tài liệu nào trong quá
trình trả lời.
- Tháp vectơ sẽ được chia làm nhiều tầng (tùy vào số lượng câu hỏi của mỗi bài
học). Để chinh phục được tháp vectơ hai đội chơi sẽ phải trình bày các nội dung được
yêu cầu ở từng bậc. Cứ mỗi câu trả lời đúng sẽ được nâng lên 1 bậc, mỗi câu trả lời sai sẽ
bị hạ xuống 1 bậc. GV sẽ bốc thăm ngẫu nhiên để chọn người trả lời câu hỏi.
- Thời gian chơi là 15 phút.
c) Ví dụ
Sử dụng trò chơi khi dạy hình thành kiến thức Biểu thức tọa độ của các phép
toán vectơ
 Thiết kế trò chơi:
- Mục tiêu:
+ Trình bày được biểu thức tọa độ của các vectơ có giải thích
+ Trình bày được mối quan hệ giữa tọa độ của điểm M và tọa độ OM , nêu biểu
thức tính độ dài của OM .
+ Trình bày được khoảng cách giữa 2 điểm khi biết tọa độ 2 điểm đó.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
31
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh.
- Nội dung:
Câu hỏi Đáp án
CH1. Cho 2 vectơ 1 2
( ; )
u u u
và 1 2
( ; )
v v v . Hãy biểu thị mỗi
vectơ theo các vectơ , .
i j
1 2
u u i u j
 
1 2
v v i v j
 
CH2. Cho 2 vectơ 1 2
( ; )
u u u
và 1 2
( ; )
v v v . Hãy nêu biểu thức
tọa độ của tổng 2 vectơ và giải
thích.
   
1 2
1 1 2 2
1 2
u u i u j
u v u v i u v j
v v i v j

  
     

  

 
1 1 2 2
;
u v u v u v
    
CH3. Cho 2 vectơ 1 2
( ; )
u u u
và 1 2
( ; )
v v v . Hãy nêu biểu thức
tọa độ của hiệu 2 vectơ và giải
thích.
   
1 2
1 1 2 2
1 2
u u i u j
u v u v i u v j
v v i v j

  
     

  

 
1 1 2 2
;
u v u v u v
    
CH4. Cho vectơ 1 2
( ; )
u u u và
1 số k  . Hãy nêu biểu thức
tọa độ của tích vectơ u và số
k và giải thích.
 
1 2 1 2
1 2
;
u u i u j ku ku i ku j
ku ku ku
    
 
CH5. Vectơ ( ; )
a x y và
(5 ;5 )
b x y có cùng phương hay
không? Vì sao?
Vectơ ( ; )
a x y và (5 ;5 )
b x y cùng phương vì
5
b a
 .
CH6. Cho điểm M(2; 3).
Biểu diễn điểm M lên mặt
phẳng tọa độ Oxy và biểu thị
OM theo các vectơ , .
i j
2 3
OM i j
  .
CH7. Điền vào dấu … “Nếu
điểm M có tọa độ (x; y) thì …
có tọa độ …và độ dài
OM …”.
“Nếu điểm M có tọa độ (x; y) thì OM có tọa độ
(x; y) và độ dài 2 2
O x y
M 
 ”.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
32
CH8. Độ dài ( ; )
u a b bằng?
Giải thích
Lấy điểm M(a; b) thì u OM
 . Do đó:
2 2
u OM x y
  
CH9. Cho 1 2
( ; )
A a a và
1 2
( ; )
B b b . Xác định tọa độ
AB.
1 1 2 2
( ; ).
AB OB OA
AB b a b a
 
   
CH10. Cho 1 2
( ; )
A a a và
1 2
( ; )
B b b thì khoảng cách giữa
hai điểm A, B được xác định
bằng công thức nào? Vì sao?
   
1 1 2 2
2 2
1 1 2 2
( ; )
.
AB b a b a
AB b a b a
  
    
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 2 bàn( nhóm 1, 2, 3 ở phía bàn
giáo viên; nhóm 4,5,6 ở nửa còn lại). GV giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh tìm
hiểu:
Nhóm 1, nhóm 4: Biểu thức tọa độ của các phép toán tổng - hiệu của hai vectơ,
tích của 1 vectơ với một số.
Nhóm 2, nhóm 5: Tọa độ của 2 vec tơ cùng phương, tọa độ của điểm, độ dài của 1
vectơ.
Nhóm 3, nhóm 6: Tọa độ của 1 vec tơ khi biết tọa độ điểm đầu, điểm cuối của vec
tơ đó. Khoảng cách giữa hai điểm khi biết tọa độ của chúng.
+ Giáo viên chuẩn bị các bộ câu hỏi và thiết kế powerpoint để trình chiếu câu hỏi.
+ Phiếu chấm điểm đội chơi.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
33
 Cách tiến hành tổ chức trò chơi:
- Chia lớp thành 2 đội chơi. Đội Nobita gồm 3 nhóm 1, 2, 3 và đội Chaien gồm 3
nhóm 4,5,6 (đã phân công ở tiết học trước).
- GV giới thiệu tên trò chơi là “CHINH PHỤC THÁP VECTƠ”
GV hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi: Sẽ có 10 câu hỏi, mỗi đội sẽ trả lời 5
câu hỏi. Trò chơi sẽ bắt đầu ở tầng tháp số 1, giáo viên bốc thăm ngẫu nhiên để chọn HS
trả lời cho câu hỏi, nếu HS trả lời đúng đội của HS này sẽ được nâng lên 1 bậc. Nếu HS
đó trả lời sai thì HS ở đội còn lại sẽ giành quyền trả lời và nâng bậc cho đội của mình.
Đội lên đến đỉnh tháp trước sẽ là đội thắng cuộc.
- Tiến hành trò chơi.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm và tổng kết trò chơi: GV trình chiếu lại một lượt đáp
án trò chơi, chính xác hóa khái niệm. GV đánh giá và cho điểm các đội chơi theo phiếu
chấm điểm.
 Kinh nghiệm của bản thân sau khi tổ chức trò chơi này cho HS:
Ở trò chơi này GV cần quan sát và nhắc nhở tất cả các HS cùng tham gia chơi, có
thể chỉ định HS trả lời để tăng thêm phần sôi động cho trò chơi.
Định hƣớng khác để thực hiện trò chơi: GV có thể phát triển trò chơi bằng cách
giao nhiệm vụ cho HS về nhà thiết kế câu hỏi. Các nhóm sẽ thực hiện trò chơi “Hái hoa
dân chủ” để thách đố nhau trả lời gói câu hỏi của đội mình.
3.2.3. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động củng cố, luyện tập
3.2.3.1 Trò chơi “Bingo”
a) Mục đích
- Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi, thi đua để chiến thắng..
- Hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức của một bài học hoặc thực hiện nội
dung ôn tập cuối chương.
- Phát triển năng lực phát giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh.
b) Cách chơi
- Giáo viên chia lớp thành 12 đội chơi, mỗi đội chơi là 1 bàn.
- Giáo viên sẽ cung cấp cho mỗi đội 1 phiếu học tập gồm các câu hỏi ôn tập và 1
phiếu Bingo đã được thiết kế chứa đáp án của các câu hỏi trong phiếu học tập. Nhiệm vụ
của các nhóm là điền số thứ tự của câu hỏi vào các câu trả lời đúng. Nếu các ô trả lời đã
được điền tạo thành các đường như hình bên dưới thì đội đó sẽ hô “Bingo”. Đội nào
đúng và nhanh nhất thì đội đó sẽ dành chiến thắng.
D
Ạ
Y
K
È
M
Q
U
Y
N
H
Ơ
N
O
F
F
I
C
I
A
L
34
- Thời gian chơi là 10 - 15 phút.
c) Ví dụ
Sử dụng trò chơi khi dạy Bài tập cuối chƣơng IV
 Thiết kế trò chơi:
- Mục tiêu:
+ Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương IV.
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh.
- Nội dung:
STT CÂU HỎI ĐÁP ÁN
1
Ba điểm phân biệt , ,
A B C thẳng hàng thì ,
AB BC có
mối quan hệ gì?
Cùng phương
2
Tứ giác ABCD là một hình bình hành thì ,
AB DC có
mối quan hệ gì?
Bằng nhau
3
Cho ABC
 có I là trung điểm BC. ?
AB AC AI
  ,
giá trị ở dấu ? bằng bao nhiêu
2
4
Cho ABC
 có I là trung điểm BC, G là trọng tâm. Điền
vào dấu ?
?
IA IB IC IG
  
3
5
Cho 3 điểm , ,
A B C và B là trung điểm của AC. Khi đó
2 vec tơ ,
BA BC có mối quan hệ gì?
Đối nhau
6
Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a. Tính độ dài
vectơ AC AB
 .
a
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf

More Related Content

What's hot

Bao cao UML phan tich he thong nha cho thue
Bao cao UML phan tich he thong nha cho thueBao cao UML phan tich he thong nha cho thue
Bao cao UML phan tich he thong nha cho thueKali Back Tracker
 
Huong dan su dung activ inspire
Huong dan su dung activ inspireHuong dan su dung activ inspire
Huong dan su dung activ inspirehoasongy
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh, HAYLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Tích hợp mô hình hóa toán học với biểu diễn trực quan
Luận văn: Tích hợp mô hình hóa toán học với biểu diễn trực quanLuận văn: Tích hợp mô hình hóa toán học với biểu diễn trực quan
Luận văn: Tích hợp mô hình hóa toán học với biểu diễn trực quan
 
Bao cao UML phan tich he thong nha cho thue
Bao cao UML phan tich he thong nha cho thueBao cao UML phan tich he thong nha cho thue
Bao cao UML phan tich he thong nha cho thue
 
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC MÔ HÌNH HÓA TOÁN HỌC CÁC BÀI TOÁN THỰC TIỄN CHO HỌC SINH T...
 
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy họcLuận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
Luận văn: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOTĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non, HOT
 
Đề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đĐề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý cửa hàng vật liệu xây dựng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...
Luận văn: Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề nhằm phát huy ...
 
Huong dan su dung activ inspire
Huong dan su dung activ inspireHuong dan su dung activ inspire
Huong dan su dung activ inspire
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh, HAYLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lắp đặt hệ thống camera an ninh, HAY
 
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
Phát triển năng lực hợp tác cho học sinh trong dạy học nhóm chương “Từ trường”
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh qua việc xây dựn...
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy
Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duySử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy
Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 4 và 5
 
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAYBÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
BÀI MẪU Khóa luận tốt nghiệp ngành sư phạm toán, HAY
 
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu họcLuận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
Luận văn: Vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh tiểu học
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành giáo dục tiểu học, HAY, 9 ĐIỂM
 

Similar to SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoftTai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoftthehv
 
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8 Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8 David Nguyen
 
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC...
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC...SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC...
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdf
Kỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdfKỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdf
Kỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdfMan_Ebook
 
Phan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tinPhan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tinHuy Lee
 
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP 8+ HÓA HỌC LỚP 12 (HỮU CƠ + VÔ CƠ) -...
TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP 8+ HÓA HỌC LỚP 12 (HỮU CƠ + VÔ CƠ) -...TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP 8+ HÓA HỌC LỚP 12 (HỮU CƠ + VÔ CƠ) -...
TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP 8+ HÓA HỌC LỚP 12 (HỮU CƠ + VÔ CƠ) -...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT NguynMinh294
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ T...PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ T...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
USGuide Handbook - Just Do It
USGuide Handbook - Just Do ItUSGuide Handbook - Just Do It
USGuide Handbook - Just Do ItUSGuide
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfnataliej4
 

Similar to SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf (20)

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...
 
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG...
 
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoftTai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
 
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8 Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
 
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC...
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC...SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC...
SÁNG KIẾN ỨNG DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ BẬC...
 
Kỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdf
Kỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdfKỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdf
Kỹ thuật lập trình, Nguyễn Thúy Loan.pdf
 
Phan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tinPhan tich va thiet ke he thong tin
Phan tich va thiet ke he thong tin
 
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng đối với dịch vụ internet thông qua websi...
Đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng đối với dịch vụ internet thông qua websi...Đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng đối với dịch vụ internet thông qua websi...
Đánh giá hiệu quả hoạt động bán hàng đối với dịch vụ internet thông qua websi...
 
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
Sử dụng sơ đồ để rèn luyện kĩ năng suy luận trong sinh học 10
 
TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP 8+ HÓA HỌC LỚP 12 (HỮU CƠ + VÔ CƠ) -...
TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP 8+ HÓA HỌC LỚP 12 (HỮU CƠ + VÔ CƠ) -...TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP 8+ HÓA HỌC LỚP 12 (HỮU CƠ + VÔ CƠ) -...
TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG CHUYÊN ĐỀ BÀI TẬP 8+ HÓA HỌC LỚP 12 (HỮU CƠ + VÔ CƠ) -...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
 
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin PTIT
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ T...PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ T...
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ T...
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
USGuide Handbook - Just Do It
USGuide Handbook - Just Do ItUSGuide Handbook - Just Do It
USGuide Handbook - Just Do It
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cfNGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHATBOT HỖ TRỢ TƢ VẤN DU LỊCH QUẢNG BÌNH 3f40d1cf
 
Luận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tế
Luận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tếLuận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tế
Luận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tế
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...
HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...
HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

More from Nguyen Thanh Tu Collection (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
TUYỂN TẬP 20 ĐỀ THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2020 (CÓ Đ...
 
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
TUYỂN TẬP 25 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG ANH LỚP 6 NĂM 2023 CÓ ĐÁP ÁN (SƯU...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...
HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...
HỌC TỐT TIẾNG ANH 11 THEO CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL SUCCESS ĐÁP ÁN CHI TIẾT - CẢ NĂ...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 

Recently uploaded (15)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 

SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO.pdf

  • 1. Hỗ trợ trực tuyến Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon Mobi/Zalo 0905779594 Tài liệu chuẩn tham khảo Phát triển kênh bởi Ths Nguyễn Thanh Tú Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : Nguyen Thanh Tu Group T Ổ C H Ứ C C Á C T R Ò C H Ơ I T R O N G D Ạ Y H Ọ C Ths Nguyễn Thanh Tú eBook Collection SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO WORD VERSION | 2023 EDITION ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM vectorstock.com/28062405
  • 2. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “TỔ CHỨC CÁC TRÕ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG IV – VECTƠ ( TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH” Môn: Toán học
  • 3. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN Đơn vị: Trƣờng THPT Phan Đăng Lƣu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: “TỔ CHỨC CÁC TRÕ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG IV – VECTƠ ( TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH” Môn: Toán học Người thực hiện: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Tổ: Toán - Tin Điện thoại: NĂM HỌC: 2022 - 2023
  • 4. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L MỤC LỤC Phần một. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................... 1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................................1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........................................................................................1 III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................1 IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................2 V. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI..................................................................2 1. Tính mới của đề tài...................................................................................................... 2 2. Tính khoa học............................................................................................................... 2 3. Tính hiệu quả................................................................................................................ 2 Phần hai. NỘI DUNG ............................................................................................... 3 I. CƠ SỞ KHOA HỌC .....................................................................................................3 1. Cơ sở lí luận ................................................................................................................. 3 1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực của học sinh............................................. 3 1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo .......................................................... 4 1.3. Trò chơi và vai trò của trò chơi trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh...................................................................................... 5 1.4. Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo phương pháp trò chơi.................... 7 1.5. Tổng quan chương IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống)...... 8 2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................. 9 2.1. Thực trạng dạy học Hình học Vectơ cho học sinh lớp 10................................ 9 2.2. Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trường THPT ................................................................................................................. 9 2.3. Thực trạng tổ chức trò chơi trong dạy học ở trường THPT............................10 2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài...........................................11 II. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ BIỆN PHÁP THIẾT KẾ, TỔ CHỨC CÁC TRÕ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG IV – VEC TƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH..............................................................13 1. Định hướng lựa chọn nội dung trong chương IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống) để tổ chức trò chơi trong dạy học................................................13 2. Định hướng xây dựng nguyên tắc tổ chức trò chơi và hình thức đánh giá sau khi tổ chức trò chơi...................................................................................................................13 2.1. Định hướng xây dựng nguyên tắc tổ chức trò chơi .................................13 2.2. Định hướng xây dựng hình thức đánh giá sau khi tổ chức trò chơi.........14 3. Một số biện pháp thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học chương IV – Vectơ (Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh....................................................................................14 3.1. Một số biện pháp thiết kế trò chơi trong dạy học chương IV – Vectơ (Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh.................................................................................................14
  • 5. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3.1.1. Biện pháp 1: Giáo viên thiết kế trò chơi nhằm đưa ra các tình huống có vấn đề trong các tiết học chính khóa......................................................................14 3.1.2. Biện pháp 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kế trò chơi nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh.........................................16 3.1.3. Biện pháp 3: Giáo viên sử dụng các trò chơi trực tuyến có sẵn để thiết kế nội dung ôn tập cho học sinh...........................................................................18 3.2. Thực hiện tổ chức các trò chơi trong các hoạt động học khi dạy học chương IV – Vectơ (Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh................................................................20 3.2.1. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động khởi động.....................................21 3.2.1.1. Trò chơi “Vectơ ghép đôi”..............................................................21 3.2.1.2.Trò chơi “Đường đi của thỏ”............................................................23 3.2.2. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức mới ..............26 3.2.2.1. Trò chơi “Giải cứu đại dương”........................................................26 3.2.2.2. Trò chơi “Chinh phục tháp vectơ”...................................................30 3.2.3. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động củng cố, luyện tập.........................33 3.2.3.1 Trò chơi “Bingo”.............................................................................33 3.2.3.2 Trò chơi “Mê cung vectơ” ...............................................................37 3.2.4. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động vận dụng, mở rộng........................40 3.2.4.1. Trò chơi “Giúp tàu vào bờ”.............................................................40 3.2.4.2. Trò chơi “Mảnh ghép”....................................................................42 III. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................................44 1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm.............................................................................44 2. Tổ chức thực nghiệm.................................................................................................44 3. Kết quả thực nghiệm..................................................................................................45 3.1 Kết quả các bài kiểm tra............................................................................45 3.2. Kết quả qua phiếu điều tra .......................................................................46 IV. KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐƢỢC ĐỀ XUẤT..........................................................................................................48 1. Mục đích khảo sát......................................................................................................48 2. Nội dung và phương pháp khảo sát..........................................................................48 2.1. Nội dung khảo sát.....................................................................................48 2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá.................................................48 3. Đối tượng khảo sát.....................................................................................................48 4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất .49 4.1. Sự cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất ...............................................49 4.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất....................................................49 Phần ba. KẾT LUẬN............................................................................................ 50 I. KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................50 II. ĐỀ XUẤT..................................................................................................................50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 6. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L DANH MỤC VIẾT TẮT NL GQVĐ Năng lực giải quyết vấn đề GQVĐ Giải quyết vấn đề GD Giáo dục GDPT Giáo dục phổ thông PPDH Phương pháp dạy học GV Giáo viên HS Học sinh NL Năng lực THPT Trung học phổ thông
  • 7. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 1 Phần một. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một trong mười năng lực cốt lõi cần phải bồi dưỡng và phát triển cho người học. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề (NL GQVĐ) và sáng tạo từ lâu đã được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục. Do vậy, việc làm rõ khái niệm cũng như nghiên cứu khả năng dạy học môn Toán nhằm góp phần phát triển NL GQVĐ và sáng tạo là thực sự cần thiết. Trong chương trình môn Toán THPT, Vectơ là một khái niệm quan trọng, đóng vai trò then chốt không những trong phân môn Hình học mà còn trong cả phân môn Đại số và là công cụ cho dạy học cơ học Vật lí. Tôi nhận thấy rằng dạy học Vectơ góp phần tích cực trong việc phát triển NL GQVĐ và sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên nó là một khái niệm mới và có tính trừu tượng cao đối với học sinh lớp 10. Thực tế cho thấy học sinh gặp khó khăn lớn khi thay đổi tư duy Hình học Euclid sang tư duy Hình học Vectơ. Do thoát khỏi hình vẽ trực quan nên học sinh khó tưởng tượng, các em không biết bắt đầu từ đâu. Cộng thêm việc giáo viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống để truyền đạt một khối lượng kiến thức lớn cho học sinh sẽ khiến cho các em thụ động ghi nhận kiến thức và không có định hướng khi giải bài tập. Với mong muốn đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của học sinh cũng như hướng dẫn học sinh khai thác hết được ý nghĩa của Hình học Vectơ, tôi cho rằng có thể tổ chức các trò chơi trong dạy học để khắc phục những hạn chế của PPDH truyền thống. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng người học sẽ tiếp thu bài học hiệu quả hơn khi được tiếp thu trong môi trường thư giãn và vui vẻ, trò chơi chính là cách tốt nhất để đạt được kết quả đó. Trên tinh thần đó tôi đã lựa chọn và áp dụng sáng kiến: “Tổ chức các trò chơi trong dạy học chương IV – Vectơ (Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh”. Tôi hy vọng đề tài này sẽ đóng góp một số thay đổi trong đổi mới PPDH Toán ở trường THPT. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đối với giáo viên: Khắc phục những tồn tại của các PPDH truyền thống, tiếp cận phương pháp Học thông qua chơi trong dạy học Toán ở trường THPT. - Đối với học sinh: Hỗ trợ học sinh học tập chương IV - Vectơ một cách tích cực, hiệu quả thông qua đó phát triển NLGQVĐ và sáng tạo cho học sinh. III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 10 và giáo viên Toán trường THPT Phan Đăng Lưu
  • 8. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 2 Phạm vi nghiên cứu: Chương IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống) IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm V. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới của đề tài - Làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò của trò chơi trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh cũng như việc thực hiện mục tiêu dạy học chương IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống). - Xây dựng ngân hàng các trò chơi phù hợp với nội dung chương IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. - Xây dựng cách thức thực hiện tổ chức các trò chơi trong dạy học chương IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống). 2. Tính khoa học Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học. Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng là giáo viên và học sinh; cấu trúc logic, đúng quy định. Các luận cứ khoa học được sử dụng là có cơ sở; các số liệu được thống kê chính xác, thể hiện tính xác thực cho nội dung của đề tài. 3. Tính hiệu quả - Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Sau một thời gian tôi và đồng nghiệp thử nghiệm áp dụng đã thấy được sự tiến bộ rõ rệt của học sinh. Những lợi ích của việc dạy học theo hình thức này là rất lớn đối với cả học sinh, giáo viên và nhà trường. - Giúp học sinh giảm bớt căng thẳng áp lực trong các tiết học, chuyển những kiến thức mới trong nội dung bài học thành những tình huống có vấn đề trong trò chơi để kích thích khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, tạo động lực để giải quyết vấn đề. - Giúp giáo viên đổi mới PPDH, ngày càng hoàn thiện hơn về phẩm chất, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục. Giúp giáo viên tìm thấy niềm vui, sự đam mê trong công tác dạy học. Đề tài thúc đẩy phong trào mỗi giáo viên là tấm gương tự học, tự sáng tạo trong hội đồng sư phạm nhà trường.
  • 9. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 3 Phần hai. NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở lí luận 1.1. Năng lực và sự phát triển năng lực của học sinh 1.1.1. Khái niệm năng lực Từ điển tiếng việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên (NXB Đà Nẵng 1998) có giải thích: “Năng lực (NL) là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển NL của HS do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2015 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,... nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. NL thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực hiện một loại công việc nào đó. NL bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các NL chung, cốt lõi”. Theo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, NL được định nghĩa “ là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.”([ tr37]). Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn NL là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống. 1.1.2. Sự phát triển năng lực HS Theo từ điển Triết học: Phát triển là một phạm trù dùng để khái quát hoá quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Theo từ điển Xã hội học: Phát triển là sự biến đổi hợp quy luật theo phương hướng không thể đảo ngược, được đặc trưng bởi sự chuyển biến chất lượng, bởi sự chuyển biến sang một trình độ mới. Phát triển là đặc điểm cơ bản của vật chất, là nguyên tắc giải thích về sự tồn tại và hoạt động của các hệ thống bất cân bằng, lưu động, biến đổi.
  • 10. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 4 Kế thừa các quan điểm trên, tôi cho rằng: Phát triển NL là quá trình biến đổi, tăng tiến các NL của HS từ mức độ thấp đến mức độ cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện làm cho việc học tập trở nên có hiệu quả. Phát triển NL biểu hiện sự tiến bộ trong nhận thức, thái độ, hành động và kỹ thuật học tập của HS trong nhóm, làm cho việc học tập ngày càng hoàn thiện có kết quả tốt hơn. Phát triển NL là kết quả quá trình HS thường xuyên học tập với nhau, có ý thức về nhiệm vụ của mình, của nhóm để hỗ trợ nhau, cộng tác với nhau, tương tác lẫn nhau, tạo ra tính tích cực, hứng thú học tập đưa đến kết quả ngày càng cao. Quá trình dạy học có mục tiêu hình thành năng lực hoạt động cho HS, trong đó phát triển NL là một hướng đi tích cực, hoàn toàn phù hợp với xu thế dạy học hiện đại. 1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Có nhiều nghiên cứu về NL GQVĐ và NL sáng tạo nói chung. Chẳng hạn, theo Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Lan Phương và các cộng sự (2016), “Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, cảm xúc để giải quyết những tình huống vấn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường” ([2, tr216]). Trần Việt Dũng (2013), “NLST là khả năng tạo ra cái mới có giá trị của cá nhân dựa trên tổ hợp các phẩm chất độc đáo của cá nhân đó” ([3, tr 162]). Tuy nhiên, việc đưa vào khái niệm NL GQVĐ và sáng tạo trong Chương trình Giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể là một cách đưa sáng tạo, có tính mới. Theo đó, NL GQVĐ và sáng tạo thể hiện ở cấp THPT có thể được mô tả như sau ([1, tr 49 – 50]): - Nhận ra ý tưởng mới: Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phưc tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới. - Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. - Hình thành và triển khai ý tưởng mới: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ không theo lối mòn; tạo ra yếu tố mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thay đổi của bối cảnh, đánh giá rủi ro và có dự phòng. - Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất. - Thiết kế và tổ chức hoạt động: + Lập được kế hoạch hoạt động có mục tiêu, nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động phù hợp. + Tập hợp và điều phối được nguồn lực (nhân lực, vật lực) cần thiết cho hoạt động.
  • 11. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 5 + Biết điều chỉnh kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch, cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề cho phù hợp với hoàn cảnh để đạt hiệu quả cao. + Đánh giá được hiệu quả của giải pháp và hoạt động. - Tư duy độc lập: Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều; không thành kiến khi xem xét, đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới các lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét, đánh giá lại vấn đề. Vì vậy, trong phạm vi sáng kiến này, tôi quan niệm rằng NL GQVĐ và sáng tạo trong môn Toán là khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập môn Toán, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo. Sự sáng tạo trong quá trình GQVĐ được biểu hiện ở một bước nào đó, có thể là một cách hiểu mới về vấn đề, hoặc một hướng giải quyết mới cho vấn đề, hoặc một sự cải tiến mới trong cách thực hiện GQVĐ, hoặc một cách nhìn nhận đánh giá mới. 1.3. Trò chơi và vai trò của trò chơi trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 1.3.1. Trò chơi – Trò chơi giáo dục Trong lĩnh vực triết học và tâm lý học, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm về trò chơi. Tuy nhiên, một trong những khái niệm quan trọng nhất về trò chơi được đưa ra bởi nhà triết học người Hà Lan Johan Huizinga trong cuốn sách "Homo Ludens" năm 1938. Theo Huizinga, trò chơi là một hoạt động tinh thần, không có mục đích thực tiễn, được thực hiện trong một không gian và thời gian riêng biệt, có luật lệ rõ ràng và được thực hiện theo cách tự nguyện. Huizinga cho rằng trò chơi là một hoạt động thiết yếu của con người và có ảnh hưởng đến văn hóa và xã hội. Các nhà khoa học Xô viết cũng đã đưa ra một định nghĩa cụ thể về trò chơi, đó là "trò chơi là một hình thức giáo dục dựa trên các quy tắc của hoạt động tương tác giữa con người và môi trường xung quanh, được thực hiện bởi một nhóm người hoặc một cá nhân theo một quy tắc định sẵn và có mục đích giáo dục và giải trí." Các nhà khoa học Xô viết cho rằng trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn là một công cụ giáo dục hiệu quả giúp trẻ em học tập và phát triển. Theo Piaget một nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ, trò chơi là một hoạt động quan trọng trong quá trình phát triển tư duy và xã hội của trẻ em. Trong quá trình chơi, trẻ em tìm hiểu, tương tác với môi trường và học hỏi các kỹ năng và quy tắc mới. Piaget cho rằng trò chơi có thể giúp trẻ em phát triển các kỹ năng tư duy như tưởng tượng, tư duy khái niệm, phân loại và đánh giá. Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện bất giác không gọi là trò chơi ([6]). Trò chơi giáo dục là trò chơi được thiết kế để giúp mọi người tìm hiểu về một số môn học, mở rộng khái niệm, củng cố sự phát triển, hiểu một sự kiện hoặc văn hóa lịch
  • 12. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 6 sử hoặc hỗ trợ họ học một kỹ năng. Trò chơi giáo dục đã trở thành một chủ đề nghiên cứu phổ biến trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu hành vi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trò chơi giáo dục có thể cải thiện hiệu suất học tập, thúc đẩy tư duy sáng tạo và truyền cảm hứng cho các sinh viên và học sinh. Chẳng hạn Nghiên cứu của Gee (2003) đã chỉ ra rằng trò chơi giáo dục có thể giúp tăng cường khả năng tư duy phức tạp, tạo ra một môi trường học tập tích cực và giúp học sinh phát triển kỹ năng toàn diện. Nghiên cứu của Squire (2006) cho thấy rằng trò chơi giáo dục có thể thúc đẩy kỹ năng tư duy phức tạp và giải quyết vấn đề. Nghiên cứu của Rosas et al. (2003) đã chỉ ra rằng trò chơi giáo dục có thể cải thiện khả năng đọc hiểu và giúp học sinh nâng cao kỹ năng toán học của họ. Nghiên cứu của Barab et al. (2007) đã chỉ ra rằng trò chơi giáo dục có thể thúc đẩy sự hứng thú và niềm đam mê học tập ở các học sinh. Các nghiên cứu này và nhiều nghiên cứu khác cho thấy rằng trò chơi giáo dục có thể là một công cụ học tập hữu ích và hiệu quả, đặc biệt là đối với những người học có kỹ năng học tập khác nhau và phong cách học tập khác nhau. 1.3.2. Vai trò của trò chơi trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh Trò chơi giáo dục giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra những tình huống giải quyết vấn đề thực tế trong một môi trường học tập an toàn và hấp dẫn. Trong trò chơi giáo dục, học sinh sẽ phải tìm hiểu, suy luận, phân tích và đưa ra các quyết định để giải quyết các vấn đề khác nhau. Những kỹ năng này không chỉ hữu ích trong học tập mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, trò chơi giáo dục cũng giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo bằng cách cung cấp cho họ các cơ hội để tưởng tượng và thiết kế những sản phẩm mới. Trong trò chơi giáo dục, học sinh có thể tự do thử nghiệm và thực hiện những ý tưởng sáng tạo của mình mà không sợ thất bại. Thêm nữa, trò chơi giáo dục còn có thể khuyến khích học sinh phát triển tư duy phản biện và sáng tạo bằng cách cho phép họ tự quản lý và tự điều khiển quá trình học tập của mình. Học sinh được khuyến khích tham gia tích cực và đóng vai trò chủ động trong quá trình học tập, giúp họ trở thành những người học tập độc lập và sáng tạo. Có nhiều công trình khoa học đã nghiên cứu và chứng minh vai trò quan trọng của trò chơi giáo dục trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Sau đây là một số công trình nổi bật: Csikszentmihalyi, M. (1990). Flow: The Psychology of Optimal Experience. Harper & Row Publishers. Trong cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu và giới thiệu khái niệm "flow" (tạm dịch là "trạng thái chảy"), một trạng thái tâm trí tối đa của sự tập trung
  • 13. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 7 và thỏa mãn khi làm việc hoặc tham gia hoạt động nào đó. Ông đã đưa ra ví dụ về trò chơi giáo dục và cho rằng chúng có thể giúp học sinh đạt được trạng thái flow và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Gee, J. P. (2003). What video games have to teach us about learning and literacy. New York: Palgrave Macmillan. Trong cuốn sách này, tác giả James Paul Gee đã đưa ra những bằng chứng rõ ràng về việc trò chơi giáo dục có thể giúp phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Ông đã giải thích rằng trò chơi giáo dục đòi hỏi người chơi phải tìm hiểu, phân tích, đưa ra quyết định và thử nghiệm các giải pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề trong một môi trường tương tác động đến kết quả. Điều này sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo một cách tự nhiên. Squire, K. D. (2006). From content to context: Videogames as designed experience. Educational Researcher, 35(8), 19-29. Tác giả nhấn mạnh rằng trò chơi giáo dục có thể cung cấp cho học sinh một môi trường tương tác và trải nghiệm để họ có thể tìm hiểu và thử nghiệm các giải pháp khác nhau để giải quyết các vấn đề. Squire cũng giải thích rằng trò chơi giáo dục được thiết kế để có tính hệ thống, với các bài tập và thử thách được xây dựng trên nhau để hỗ trợ việc học và phát triển kỹ năng của học sinh. Tác giả cho rằng việc tham gia vào trò chơi giáo dục cũng có thể giúp học sinh học hỏi từ các lỗi và thất bại của mình, và cải thiện khả năng chịu áp lực và kiên nhẫn. Cuối cùng, Squire nhấn mạnh rằng trò chơi giáo dục không phải là giải pháp duy nhất để phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh, nhưng chúng là một phương tiện hữu ích để tăng cường sự tương tác và thực hành của học sinh, từ đó giúp họ trở thành những người giải quyết vấn đề và sáng tạo tốt hơn. Tóm lại, trò chơi giáo dục có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. Các trò chơi giáo dục không chỉ giúp học sinh phát triển các kỹ năng và năng lực quan trọng mà còn giúp truyền cảm hứng và tạo động lực cho họ trong quá trình học tập. 1.4. Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo phƣơng pháp trò chơi Thiết kế và tổ chức dạy học theo phương pháp trò chơi đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư thời gian và công sức để xây dựng một trò chơi giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy, nền tảng và công cụ giáo dục, cũng như phải có khả năng định hướng và quản lý các hoạt động trong quá trình chơi để đảm bảo hiệu quả giảng dạy và học tập. Ngoài ra, giáo viên cần có kỹ năng thẩm định, đánh giá và cải tiến trò chơi giáo dục để liên tục nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh. Tuy nhiên, nếu được thực hiện đúng cách, phương pháp trò chơi giáo dục có thể mang lại nhiều lợi ích cho học sinh, giúp trẻ học tập một cách tự nhiên và thú vị, tăng khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, cũng như phát triển các kỹ năng mềm như tư duy phản biện, giao tiếp, hợp tác, và tư duy độc lập. Quy trình thiết kế và tổ chức dạy học theo phương pháp trò chơi có thể được thực hiện theo các bước sau:
  • 14. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 8 Xác định mục tiêu giảng dạy: Trước khi bắt đầu thiết kế trò chơi giáo dục, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu giảng dạy của mình. Mục tiêu này phải được liên kết với các tiêu chuẩn giáo dục và kỹ năng mà học sinh cần phát triển. Thiết kế trò chơi: Sau khi xác định mục tiêu giảng dạy, giáo viên cần thiết kế trò chơi phù hợp với nội dung đó. Trò chơi giáo dục cần được thiết kế sao cho hấp dẫn, có tính tương tác, động lực hóa học sinh và đáp ứng được mục tiêu giảng dạy. Chọn nền tảng và công cụ: Sau khi đã thiết kế trò chơi giáo dục, giáo viên cần chọn nền tảng và công cụ phù hợp để triển khai trò chơi. Các nền tảng và công cụ này có thể là các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại di động hoặc trang web, tùy thuộc vào mục đích và tính chất của trò chơi. Thực hiện trò chơi: Sau khi đã chọn được nền tảng và công cụ phù hợp, giáo viên cần triển khai trò chơi giáo dục và hướng dẫn cho học sinh tham gia vào trò chơi. Giáo viên cần giải thích cách chơi, cung cấp hướng dẫn và định hướng cho học sinh để đạt được mục tiêu giảng dạy. Đánh giá và cải tiến: Sau khi kết thúc trò chơi giáo dục, giáo viên cần đánh giá kết quả và hiệu quả của trò chơi. Dựa trên kết quả đánh giá, giáo viên có thể cải tiến và phát triển thêm trò chơi để tăng cường hiệu quả giảng dạy. 1.5. Tổng quan chƣơng IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống) Chương IV trong sách Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống là chương giới thiệu về khái niệm và tính chất cơ bản của vectơ. Chương này bao gồm các nội dung sau: Bài 7. Các khái niệm mở đầu. Bài này được thực hiện trong 2 tiết (tiết 8 và tiết 9), giới thiệu về khái niệm vectơ, hai vectơ cùng phương, hai vectơ cùng hướng, hai vectơ bằng nhau, vectơ - không. Đồng thời trình bày về nội dung biểu thị một số đại lượng như lực, vận tốc bằng vectơ. Bài 8. Tổng và hiệu hai vectơ. Bài này được thực hiện trong 2 tiết (tiết 10 và tiết 11), đề cập đến các phép toán cộng, trừ vectơ. Mô tả trung điểm của đoạn thẳng, trọng tâm của tam giác bằng vectơ. Vận dụng vectơ trong bài toán tổng hợp lực, tổng hợp vận tốc. Bài 9. Tích của một vec tơ với một số. Bài này được thực hiện trong 2 tiết (tiết 12 và tiết 13), giới thiệu việc thực hiện phép nhân vectơ với một số. Mô tả các mối quan hệ cùng phương, cùng hướng bằng vectơ. Bài 10. Vectơ trong mặt phẳng tọa độ. Bài này được thực hiện trong 3 tiết (tiết 14, 15, 16), đề cập đến tọa độ của vectơ và thể hiện các phép toán của vectơ theo tọa độ. Thể hiện mối quan hệ giữa các vectơ thông qua tọa độ của chúng. Nêu ứng dụng của tọa độ vectơ trong bài toán xác định vị trí của vật trên mặt phẳng tọa độ. Bài 11. Tích vô hƣớng của hai vectơ. Bài này được thực hiện trong 3 tiết (tiết 18, 19, 20), giới thiệu về phương pháp tính góc, tính tích vô hướng của hai vectơ trong
  • 15. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 9 những trường hợp cụ thể. Xây dựng công thức tọa độ của tích vô hướng, tính chất của tích vô hướng. Liên hệ khái niệm tích vô hướng với khái niệm công trong Vật lí. Bài tập cuối chƣơng IV. Nội dung này được thực hiện trong 1 tiết (tiết 21), ôn tập lại toàn bộ kiến thức cũng như bài trong chương. Chương trình vectơ trong toán lớp 10 THPT giúp học sinh hiểu rõ về khái niệm và tính chất cơ bản của vectơ, cũng như cách sử dụng vectơ để giải quyết các bài toán liên quan đến hình học, cơ học và đại số tuyến tính. Đây là những kiến thức và kỹ năng toán học quan trọng, cần thiết cho các học sinh tiếp cận các môn khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các ngành liên quan đến vật lý và kỹ thuật. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng dạy học Hình học Vectơ cho học sinh lớp 10 Kết hợp phương pháp phát phiếu điều tra và nghiên cứu tài liệu về thực trạng dạy học hình học Vectơ cho học sinh lớp 10 trong vòng 3 năm trở lại đây, cùng với việc tổng kết những kinh nghiệm dạy học của bản thân, của đồng nghiệp tôi thu được kết quả như sau: Trong những năm gần đây, một số giáo viên đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH, tích cực sử dụng PPDH định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn, đặc biệt là trong một nền giáo dục truyền thống như nước ta. Nhiều giáo viên vẫn còn giữ những quan điểm cũ về giáo dục và PPDH, không chịu thay đổi và cập nhật kiến thức. Hình học Vectơ là một nội dung hoàn toàn mới khác hẳn với những kiến thức các em đã được học ở chương trình THCS, các em học sinh lớp 10 sẽ thấy rất lúng túng và khó tiếp cận với nội dung này. Thế nhưng đa phần giáo viên đều lựa chọn PPDH truyền thống. Giáo viên sẽ dạy phần lý thuyết thông qua các bước: Đặt vấn đề, giảng bài để dẫn dắt học sinh đến kiến thức mới, GV kết hợp với đàm thoại vấn đáp, gợi mở nhằm chỉnh sửa những lỗi sai thường gặp, củng cố kiến thức bằng một số bài tập và bước cuối cùng là hướng dẫn bài tập về nhà. Đối với phần bài tập giáo viên sẽ cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà hoặc chuẩn bị ít phút ở lớp, GV gọi một vài học sinh lên bảng làm bài. Sau đó, GV nhận xét lời giải, sửa lỗi sai hoặc đưa ra lời giải mẫu và qua đó củng cố kiến thức cho học sinh. Một số bài tập sẽ được phát triển theo hướng khái quát hóa, đặc biệt hóa, tương tự hóa cho học sinh khá giỏi. Việc tiếp nhận tri thức một cách thụ động càng làm cho học sinh không có hứng thụ học tập, gây tâm lí chán nản, thậm chí học một cách máy móc, rập khuôn. 2.2. Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trƣờng THPT Kết quả thăm dò 30 GV dạy môn Toán của 3 trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành tôi thấy:
  • 16. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 10 - Về mức độ ưu tiên của các năng lực cần phát triển cho HS THPT, đa số GV đều cho rằng các NL đều cần phát triển cho HS, trong đó năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo có số lượng phiếu 30/30. - Về vấn đề khó khăn nhất khi dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS, đa số giáo viên đều cho rằng khó thiết kế hoạt động dạy học và học sinh không hợp tác. 2.3. Thực trạng tổ chức trò chơi trong dạy học ở trƣờng THPT Kết quả thăm dò 30 GV dạy môn Toán của 3 trường THPT trên địa bàn huyện Yên Thành tôi thấy: - Về mức độ sử dụng trò chơi, đa số GV đều “thỉnh thoảng” hoặc “ rất ít khi” sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT.
  • 17. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 11 - Về việc lựa chọn hoạt động để tổ chức trò chơi, đa số GV lựa chọn sử dụng trò chơi trong hoạt động khởi động, ít GV lựa chọn sử dụng trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập hay tìm tòi mở rộng. Song song với kết quả thăm dò GV, tôi đã tiến hành thăm dò về sự hứng thú của HS với PPDH có sử dụng trò chơi đối với 85 HS lớp 10 trường THPT Phan Đăng Lưu nơi tôi công tác. Khi được hỏi về sự hứng thú của các em khi GV sử dụng trò chơi trong dạy học ở trường THPT thì hầu hết HS lựa chọn “ Thích” hoặc “ Rất thích”, cũng có một số ít HS lựa chọn “bình thường”. Như vậy, tuy việc tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp sử dụng trò chơi cho học sinh còn rất hạn chế, nếu có thì cũng chủ yếu là các trò chơi đơn giản, khoảng thời gian ngắn trong hoạt động khởi động nhưng việc sử dụng trò chơi trong dạy học được HS đón nhận một cách hứng thú. 2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đề tài 2.3.1. Thuận lợi Mục tiêu giáo dục phổ thông hiện nay trong chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện đã có sự thay đổi, chú trọng đến việc phát triển toàn diện năng lực cho HS trong đó nhấn mạnh đến năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Sự thay đổi này đã có tác động to
  • 18. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 12 lớn thúc đẩy các tổ chức giáo dục, nhà trường và GV chú trọng hơn đến những hoạt động nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. Trường THPT Phan Đăng Lưu có bề dày thành tích trên chặng đường 60 năm thành lập và phát triển, luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu cùng với sự nổ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường. Tập thể hội đồng sư phạm trường đông về số lượng, say mê chuyên môn và nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng người. Nhờ đó tôi luôn tìm được sự giúp đỡ của đồng nghiệp để hoàn thành đề tài này. 2.4.2. Khó khăn Hoạt động đổi mới PPDH chưa mang lại hiệu quả cao. Đa số GV hiện nay khi dạy học vẫn còn áp dụng theo hình thức cũ chưa phát huy được năng lực hợp tác của HS. Số GV thường xuyên chủ động, sáng tạo trong việc phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS còn chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức lí thuyết. Việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn cho HS thông qua khả năng vận dụng tri thức tổng hợp chưa thực sự được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, sử dụng các phương tiện dạy học chưa được thực hiện rộng rãi. Số lượng HS thụ động trong học tập còn rất nhiều, không khí học tập chưa tốt, bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng HS học “đối phó”. Hiện nay sĩ số học sinh trong lớp khá đông, không gian hoạt động chật hẹp dẫn đến việc tổ chức các trò chơi học tập cũng như trong quá trình chơi của HS bị hạn chế, dễ dẫn tới lớp ồn ào ảnh hưởng đến các lớp khác, việc bao quát lớp của GV là rất khó nên số lượng trò chơi được tổ chức còn rất ít. GV vẫn chưa đầu tư nhiều vào việc thiết kế các loại trò chơi dạy học cho HS THPT. Vì tài liệu thiết kế các loại trò chơi dạy học chủ yếu là dành cho độ tuổi mầm non, tiểu học rất nhiều còn đối tượng là HS THPT thì rất ít đầu sách tham khảo. Các loại trò chơi được thiết kế còn đơn điệu, hình thức tổ chức trò chơi chưa hấp dẫn nên đôi khi chưa thu hút được tất cả HS cùng chơi. Ngoài ra, việc tổ chức trò chơi dạy học có thu hút được HS hay không? Có tạo nên hứng thú cho HS không? Điều này còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực tổ chức các trò chơi của GV.
  • 19. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 13 II. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ BIỆN PHÁP THIẾT KẾ, TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG IV – VEC TƠ (TOÁN 10 – KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH 1. Định hƣớng lựa chọn nội dung trong chƣơng IV – Vectơ (Toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống) để tổ chức trò chơi trong dạy học Chương IV - Vectơ là một chương quan trọng trong môn Toán lớp 10, nó cung cấp cho học sinh kiến thức về các khái niệm cơ bản của vectơ và các tính chất của chúng. Nếu GV sử dụng phương pháp truyền thụ kiến thức hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh đọc bài trước rồi trình bày ở tiết học sau thì sẽ gây ra tình trạng học đối phó, HS học thuộc chỉ để trình bày. Do đó, khi thiết kế trò chơi GV phải lồng ghép được nội dung bài học, các bài tập luyện tập, vận dụng để từ việc muốn chiến thắng trò chơi mà học sinh tích cực học tập, tự học, tự nghiên cứu hoặc thông qua thảo luận nhóm để chủ động kiến tạo tri thức mới, hình thành năng lực cần thiết. Định hƣớng 1: Lựa chọn nội dung lý thuyết Với định hướng này, GV có thể chọn nội dung về các khái niệm mở đầu, tổng và hiệu hai vectơ, tích của một vectơ với một số, … Định hƣớng 2: Lựa chọn nội dung bài tập luyện tập, củng cố Với định hướng này, GV có thể chọn nội dung tính độ dài vectơ, xác định tọa độ vectơ, xác định góc giữa hai vectơ, tính tích vô hướng của hai vectơ, … Định hƣớng 3: Lựa chọn bài tập vận dụng kiến thức vào thực tế Với định hướng này, GV có thể chọn nội dung các bài tập ứng dụng vectơ vào vật lý, tìm hiểu các ứng dụng của vectơ vào thực tế cuộc sống, … 2. Định hƣớng xây dựng nguyên tắc tổ chức trò chơi và hình thức đánh giá sau khi tổ chức trò chơi 2.1. Định hƣớng xây dựng nguyên tắc tổ chức trò chơi - Việc tổ chức trò chơi phải đáp ứng mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học, giúp HS lĩnh hội nội dung kiến thức bài học, tạo hứng thú giúp các em tích cực tham gia xây dựng bài và khắc sâu kiến thức; lựa chọn trò chơi cũng phải phù hợp với dung lượng kiến thức bài học, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức với HS. - Việc tổ chức trò chơi phải đảm bảo một số yêu cầu sau: + Đảm bảo tính giáo dục. + Đảm bảo tính mục tiêu. + Đảm bảo tính vừa sức.
  • 20. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 14 + Đảm bảo tính khả thi. + Đảm bảo tính hiệu quả. + Đảm bảo tính khoa học và sư phạm. 2.2. Định hƣớng xây dựng hình thức đánh giá sau khi tổ chức trò chơi Để tổ chức được trò chơi có tác dụng giáo dục chúng ta cần đánh giá sau khi tổ chức trò chơi. Có nhiều hình thức để giúp giáo viên đánh giá hiệu quả mà trò chơi mang lại. Chẳng hạn: Đánh giá kết quả đạt được: Giáo viên có thể đánh giá kết quả đạt được trong trò chơi để đánh giá hiệu quả của trò chơi và kiểm tra kiến thức của học sinh. Đánh giá bằng hình thức thảo luận nhóm: Hình thức đánh giá này đánh giá khả năng hợp tác, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề của học sinh thông qua việc thảo luận nhóm. Tổng kết bằng hình thức thuyết trình: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tổng kết kết quả của trò chơi bằng hình thức thuyết trình để đánh giá khả năng trình bày, thuyết phục và trình bày ý tưởng của học sinh. Đánh giá bằng tiêu chí mức độ tham gia: Giáo viên có thể đánh giá mức độ tham gia của học sinh trong trò chơi để đánh giá khả năng hợp tác và tham gia của học sinh. Đánh giá bằng hình thức bình chọn: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh bình chọn cho đồng đội của họ để đánh giá khả năng hợp tác và đóng góp của học sinh trong trò chơi. Tùy thuộc vào mục đích và yêu cầu đánh giá của giáo viên, có thể sử dụng một hoặc nhiều hình thức đánh giá trên để đảm bảo tính khách quan và đầy đủ của quá trình đánh giá. 3. Một số biện pháp thiết kế và tổ chức các trò chơi trong dạy học chƣơng IV – Vectơ (Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 3.1. Một số biện pháp thiết kế trò chơi trong dạy học chƣơng IV – Vectơ (Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 3.1.1. Biện pháp 1: Giáo viên thiết kế trò chơi nhằm đƣa ra các tình huống có vấn đề trong các tiết học chính khóa 3.1.1.1 Mục đích của biện pháp Biện pháp này nhằm tạo ra môi trường học tập thú vị và hấp dẫn để giúp học sinh tập trung và nâng cao hiệu quả học tập. Phát triển khả năng giải quyết vấn đề và tư duy
  • 21. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 15 sáng tạo của học sinh thông qua việc giải quyết các vấn đề được đưa ra trong trò chơi. Đồng thời khuyến khích học sinh học tập và hợp tác với nhau để giải quyết các vấn đề trong trò chơi, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của học sinh, giúp học sinh áp dụng kiến thức được học trong các bài học chính khóa vào thực tiễn, nâng cao khả năng ứng dụng và học tập suốt đời. Giúp cho học sinh có động lực để học tập chăm chỉ và nghiêm túc hơn, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và hình thành thói quen học tập tích cực của học sinh. 3.1.1.2 Căn cứ để thực hiện biện pháp Giáo viên có thể căn cứ vào các yếu tố sau đây để tổ chức trò chơi trong tiết học chính khóa: Mục tiêu giảng dạy: Trước khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu giảng dạy của bài học và đảm bảo rằng trò chơi được lựa chọn phù hợp với mục tiêu đó. Đối tượng học sinh: Giáo viên cần đánh giá kiến thức của học sinh và lựa chọn trò chơi phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh. Thời gian: Giáo viên cần quản lý thời gian để đảm bảo rằng trò chơi được thực hiện trong khung giờ học chính khóa mà không làm giảm hiệu quả giảng dạy. Thiết bị học tập: Giáo viên cần xác định thiết bị học tập có sẵn để thực hiện trò chơi, bao gồm vật liệu, phần mềm, trang thiết bị và thực hiện kế hoạch cho việc sử dụng chúng. Các hoạt động trước và sau trò chơi: Giáo viên cần xác định các hoạt động trước và sau trò chơi để giúp học sinh hiểu rõ mục đích của trò chơi và tổng hợp lại các kết quả học tập. Các yếu tố trên sẽ giúp giáo viên lựa chọn được trò chơi phù hợp và tổ chức trò chơi một cách hiệu quả trong giờ học chính khóa. Giáo viên cần lưu ý một số điểm quan trọng như: - Tập trung vào mục tiêu giảng dạy và đảm bảo tính chất giáo dục của trò chơi. - Chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi, khả năng và nhu cầu của học sinh. - Tự đánh giá và cải thiện trò chơi để đạt được mục tiêu giảng dạy một cách hiệu quả nhất. - Tạo sự kết nối giữa trò chơi và bài học để giúp học sinh áp dụng kiến thức được học vào thực tế. - Đảm bảo tính công bằng và khuyến khích sự tương tác giữa học sinh trong quá trình thực hiện trò chơi.
  • 22. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 16 Ngoài ra, giáo viên cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trang bị đầy đủ kiến thức về các trò chơi, kỹ năng giảng dạy và quản lý lớp học để có thể thực hiện các trò chơi một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu giảng dạy. 3.1.1.3 Cách thức thực hiện biện pháp Để thiết kế được một trò chơi phục vụ cho việc dạy học, giáo viên có thể tuân theo các bước sau đây: Bƣớc 1.Xác định mục tiêu giảng dạy. Giáo viên cần phải xác định mục tiêu giảng dạy mà mình muốn đạt được qua trò chơi đó. Mục tiêu giảng dạy này nên được xác định rõ ràng, cụ thể và liên quan đến nội dung môn học. Bƣớc 2. Tìm kiếm ý tưởng, đặt tên cho trò chơi. Sau khi đã xác định được mục tiêu giảng dạy, giáo viên có thể tìm kiếm các ý tưởng cho trò chơi phù hợp với nội dung môn học và mục tiêu giảng dạy của mình. Các ý tưởng này có thể được tìm kiếm thông qua tài liệu giáo dục, các trang web giáo dục, hoặc từ các trò chơi đã được sử dụng thành công trong giáo dục trước đó. Bƣớc 3. Lựa chọn hình thức và cách thức thực hiện trò chơi. Dựa trên các ý tưởng thu thập được, giáo viên có thể lựa chọn hình thức và cách thức thực hiện trò chơi phù hợp nhất với nội dung môn học và đáp ứng được mục tiêu giảng dạy. Bƣớc 4. Chuẩn bị và kiểm tra trò chơi. Sau khi đã lựa chọn được hình thức và cách thức thực hiện trò chơi, giáo viên cần phải chuẩn bị và kiểm tra trò chơi để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của nó. Giáo viên nên thử nghiệm trò chơi trước khi áp dụng trong lớp học để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng như mong đợi và đáp ứng được mục tiêu giảng dạy. Bƣớc 5. Đánh giá và cải thiện trò chơi. Sau khi thực hiện trò chơi trong lớp học, giáo viên cần đánh giá kết quả và cải thiện trò chơi để đạt được hiệu quả giảng dạy tốt nhất. Giáo viên nên lắng nghe ý kiến phản hồi của học sinh và cải thiện trò chơi dựa trên ý kiến đó để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của nó. 3.1.2. Biện pháp 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kế trò chơi nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh 3.2.2.1 Mục đích của biện pháp - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề: Khi thiết kế trò chơi, học sinh sẽ phải đưa ra những quyết định liên quan đến luật chơi, cách chơi và cách giải quyết các thách thức
  • 23. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 17 trong trò chơi. Điều này yêu cầu họ phải suy nghĩ, tìm kiếm thông tin, đưa ra giải pháp và thử nghiệm để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Quá trình này sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng tư duy logic và giải quyết vấn đề. - Phát triển năng lực sáng tạo: Thiết kế trò chơi đòi hỏi học sinh phải sáng tạo và tưởng tượng để tạo ra một trò chơi hấp dẫn và thú vị. Họ phải tìm ra cách thiết kế các màn chơi, kết hợp âm thanh, hình ảnh, phong cách trò chơi và nhiều yếu tố khác để tạo ra một trò chơi độc đáo và hấp dẫn. Quá trình này sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng sáng tạo và tưởng tượng. - Tăng cường khả năng hợp tác: Khi thiết kế trò chơi, học sinh có thể làm việc theo nhóm để chia sẻ ý tưởng, phân chia công việc và tạo ra một trò chơi hoàn chỉnh. Quá trình này sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, kỹ năng rất cần thiết cho cuộc sống và công việc sau này. - Nâng cao sự tự tin: Khi học sinh thiết kế và tạo ra một trò chơi hoàn chỉnh, họ sẽ cảm thấy tự tin hơn trong khả năng của mình. Họ có thể cảm thấy hài lòng với sản phẩm của mình và tự tin hơn trong khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3.1.2.2. Căn cứ để thực hiện biện pháp - Đây là một cách thức học tập mới mẻ và thú vị: Việc thiết kế trò chơi là một cách thức học tập mới mẻ và thú vị cho học sinh. Thay vì chỉ đơn thuần học các kiến thức lý thuyết, việc thiết kế trò chơi giúp học sinh áp dụng kiến thức đó vào thực tế một cách sáng tạo và thú vị. - Phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội: Hiện nay, việc sáng tạo và giải quyết vấn đề là yêu cầu của nhiều ngành nghề. Việc thực hiện biện pháp giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kế trò chơi giúp phát triển những kỹ năng này cho học sinh, giúp họ sẵn sàng cho tương lai. - Đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục: Việc thiết kế trò chơi có thể được tích hợp vào chương trình giáo dục của nhiều khối lớp và môn học khác nhau. Nó cũng giúp giáo viên thực hiện các PPDH sáng tạo và nâng cao hiệu quả giảng dạy. - Khuyến khích học sinh làm việc nhóm và trao đổi ý tưởng: Thiết kế trò chơi còn khuyến khích học sinh làm việc nhóm, trao đổi ý tưởng và phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác và lãnh đạo. - Phát triển khả năng tư duy logic và sáng tạo: Việc thiết kế trò chơi giúp phát triển khả năng tư duy logic và sáng tạo của học sinh. Họ phải suy nghĩ và tìm ra cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thiết kế, từ đó phát triển khả năng tư duy và sáng tạo. 3.1.2.3 Cách thức thực hiện biện pháp Bƣớc 1. Giải thích các khái niệm cơ bản
  • 24. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 18 Giáo viên cần giải thích các khái niệm cơ bản về thiết kế trò chơi như quy trình thiết kế, các thành phần của trò chơi, cách thức kiểm tra và đánh giá trò chơi. Bƣớc 2. Phân công nhiệm vụ Giáo viên cần phân công nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh. Mỗi nhóm sẽ thiết kế một trò chơi với mục đích và đối tượng người chơi nhất định. Bƣớc 3. Hướng dẫn cho học sinh về cách thức thiết kế Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh về các bước thiết kế trò chơi, từ ý tưởng ban đầu cho đến sản phẩm hoàn chỉnh. Họ cần phải biết cách xây dựng luồng chơi, lựa chọn đồ họa và âm thanh, định dạng các yếu tố trong trò chơi, v.v. Bƣớc 4. Kiểm tra tiến độ Giáo viên cần định kỳ kiểm tra tiến độ của từng nhóm học sinh và đưa ra phản hồi để họ có thể cải thiện sản phẩm của mình. 3.1.3. Biện pháp 3: Giáo viên sử dụng các trò chơi trực tuyến có sẵn để thiết kế nội dung ôn tập cho học sinh 3.2.3.1 Mục đích của biện pháp Biện pháp này giúp học sinh hứng thú và thúc đẩy sự tương tác giữa học sinh và kiến thức. Các trò chơi trực tuyến có thể giúp giáo viên thêm phần đa dạng hóa phương pháp giảng dạy và đưa ra các hoạt động ôn tập bổ ích. Việc sử dụng trò chơi trực tuyến để thiết kế nội dung ôn tập cũng có thể giúp giáo viên tăng cường khả năng tương tác giữa học sinh, giúp học sinh cải thiện kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, trò chơi trực tuyến còn giúp giáo viên tăng cường sự chủ động của học sinh trong quá trình học tập và giúp học sinh nâng cao kiến thức của mình thông qua các hoạt động thú vị và hấp dẫn. 3.1.3.2. Căn cứ để thực hiện biện pháp - Nhu cầu của học sinh: Hiện nay, học sinh thường ưa chuộng hình thức học tập thông qua các hoạt động thú vị và hấp dẫn. Sử dụng các trò chơi trực tuyến là một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý của học sinh và đồng thời giúp họ ôn tập kiến thức một cách hiệu quả. - Công nghệ ngày càng phát triển: Với sự phát triển của công nghệ, việc sử dụng các trò chơi trực tuyến để thiết kế nội dung ôn tập là một giải pháp hợp lý và tiện lợi. Các trò chơi này có thể được truy cập trên nhiều thiết bị, từ máy tính đến điện thoại di động, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận và tham gia. - Hiệu quả của các phương pháp học tập sử dụng trò chơi trực tuyến: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc sử dụng trò chơi trực tuyến là một phương pháp học tập hiệu quả. Trò chơi trực tuyến có thể giúp học sinh nâng cao kiến thức, cải thiện kỹ
  • 25. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 19 năng xử lý thông tin và giải quyết vấn đề, đồng thời giúp phát triển tư duy logic và sáng tạo của học sinh. - Sự đa dạng của các trò chơi trực tuyến: Các trò chơi trực tuyến đa dạng về thể loại và mức độ khó khác nhau, giúp giáo viên có thể lựa chọn và thiết kế các hoạt động ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh của mình. 3.1.3.3 Cách thức thực hiện biện pháp Bƣớc 1. Xác định mục tiêu ôn tập. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động ôn tập, đảm bảo rằng các trò chơi trực tuyến được lựa chọn sẽ giúp học sinh đạt được mục tiêu đó. Bƣớc 2. Lựa chọn các trò chơi trực tuyến phù hợp. Giáo viên có thể lựa chọn các trò chơi trực tuyến có sẵn trên các trang web giáo dục hoặc tạo ra các trò chơi tương tự theo nội dung cần ôn tập. Các trò chơi này nên phù hợp với độ tuổi và trình độ của học sinh, đồng thời đảm bảo tính giáo dục và tính hấp dẫn. Bƣớc 3. Thiết kế nội dung ôn tập cho trò chơi. Giáo viên cần thiết kế nội dung ôn tập cho các trò chơi trực tuyến. Nội dung này cần được cấu trúc một cách logic, bao gồm các câu hỏi và bài tập có liên quan đến nội dung cần ôn tập. Bƣớc 4. Tạo ra một hướng dẫn cho học sinh. Giáo viên cần cung cấp cho học sinh một hướng dẫn để họ có thể tiếp cận và tham gia vào các hoạt động ôn tập trên các trò chơi trực tuyến. Hướng dẫn này cần đảm bảo rõ ràng và dễ hiểu để học sinh có thể tham gia một cách hiệu quả. Bƣớc 5. Theo dõi và đánh giá Sau khi các hoạt động ôn tập đã được triển khai trên các trò chơi trực tuyến, giáo viên cần tiến hành theo dõi và đánh giá hiệu quả của hoạt động này. Điều này có thể giúp giáo viên đánh giá mức độ hiểu biết của học sinh và điều chỉnh các hoạt động ôn tập cho phù hợp. 3.1.3.4 Một số trang web thông dụng để tạo trò chơi trực tuyến a) Wordwall Wordwall là một nền tảng trò chơi giáo dục trực tuyến cho phép giáo viên tạo và chia sẻ các trò chơi và hoạt động giáo dục cho học sinh của mình. Các hoạt động này được thiết kế để giúp học sinh học tập một cách vui vẻ và thú vị, đồng thời nâng cao kỹ năng và kiến thức của họ. Wordwall cũng có thư viện trò chơi và hoạt động giáo dục phong phú bao gồm các trò chơi ghép từ, trò chơi trắc nghiệm, trò chơi kéo thả, …., giúp
  • 26. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 20 giáo viên tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tạo ra các hoạt động giáo dục mới. Các hoạt động được sắp xếp theo chủ đề và mức độ khó, cho phép giáo viên dễ dàng tìm kiếm các hoạt động phù hợp với nội dung đang được giảng dạy. Wordwall cũng có tính năng tương tác và đánh giá, cho phép giáo viên đánh giá kết quả của học sinh và theo dõi tiến trình học tập của họ. Do đó GV có thể dễ dàng tạo ra các trò chơi giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức đã học. GV truy cập vào link https://www.youtube.com/watch?v=6vlTzhvuiMI để theo dõi hướng dẫn chi tiết và tạo ra trò chơi phù hợp với tiết học. b) Blooket Blooket là một nền tảng trò chơi giáo dục trực tuyến được phát triển nhằm giúp giáo viên và học sinh có thể học tập một cách vui vẻ và thú vị hơn. Nền tảng này cung cấp cho người dùng một loạt các trò chơi giáo dục đa dạng, từ trắc nghiệm cho đến câu hỏi tự luận, giúp nâng cao kỹ năng học tập và kiến thức của học sinh. Nền tảng này cũng có tính năng định hướng và đánh giá học sinh, cho phép giáo viên tạo ra các bài kiểm tra và đánh giá kết quả của học sinh một cách dễ dàng và nhanh chóng. Blooket được phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh mọi lứa tuổi, từ tiểu học đến trung học. Nền tảng này cũng được thiết kế để hỗ trợ hình thức học tập linh hoạt, từ học tập trực tuyến đến học tập kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Với Blooket, từ 1 bộ câu hỏi GV có thể tạo ra nhiều trò chơi giáo dục khác nhau, giúp nâng cao kỹ năng học tập và tăng cường năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Để thực hiện tạo trò chơi bằng Blooket, GV truy cập vào link https://www.youtube.com/watch?v=BIlDPqcIDYU để theo dõi hướng dẫn chi tiết. c) Educandy Cũng giống như Wordwall và Blooket, Educandy là một nền tảng trò chơi giáo dục trực tuyến miễn phí giúp giáo viên tạo ra các trò chơi và hoạt động giáo dục để giúp học sinh học tập một cách thú vị và hiệu quả. Educandy cung cấp cho giáo viên một bộ công cụ đa dạng để tạo ra các trò chơi giáo dục, bao gồm các trò chơi ghép từ, trò chơi kéo thả, trò chơi trắc nghiệm và nhiều hơn nữa. Educandy cũng cung cấp cho giáo viên một bộ công cụ để đánh giá kết quả học tập của học sinh và theo dõi tiến độ học tập của họ. Giáo viên có thể tạo ra các trò chơi giáo dục và chơi chung với học sinh trực tuyến, cho phép họ cạnh tranh với nhau trong một môi trường giáo dục an toàn và thân thiện. Để thực hiện tạo trò chơi bằng Blooket theo yêu cầu bài học, GV truy cập vào link https://www.youtube.com/watch?v=CGHCpcxu75M&t=2484s để theo dõi hướng dẫn chi tiết. 3.2. Thực hiện tổ chức các trò chơi trong các hoạt động học khi dạy học chƣơng IV – Vectơ (Toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
  • 27. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 21 Sau khi thiết kế xây dựng được trò chơi phù hợp, điều quan trọng là người giáo viên phải tổ chức được trò chơi một cách hiệu quả. Để đạt được điều đó giáo viên cần thực hiện các bước sau: Bước 1. Giải thích và hướng dẫn trò chơi Bước 2. Phân chia đội hoặc nhóm chơi Bước 3. Thực hiện trò chơi và giám sát Bước 4. Phản hồi và khen thưởng Bước 5. Kết luận Sau khi hoàn tất việc chơi GV có thể yêu cầu học sinh nêu các kiến thức thu được hoặc GV tổng kết lại các nội dung cần ghi nhớ. 3.2.1. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động khởi động Mục đích tổ chức trò chơi trong hoạt động khởi động là kiểm tra bài cũ hoặc đưa ra 1 tình huống để giới thiệu nội dung bài học mới cho HS. Vì vậy, giáo viên cần chú ý thiết kế các trò chơi thực hiện trong khoảng thời gian 5 – 7 phút, dễ thực hiện và khuyến khích được tất cả các học sinh cùng tham gia. Sau đây là một số trò chơi tổ chức trong hoạt động khởi động mà tôi đã sử dụng: 3.2.1.1. Trò chơi “Vectơ ghép đôi” Trò chơi này áp dụng được trong hầu hết các tiết học, đặc biệt trong các tiết học có nhiều khái niệm cần học sinh ghi nhớ. a) Mục đích - Kiểm tra mức độ nhận biết của học sinh về những kiến thức đã học. - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, rèn luyện phản ứng nhanh cho học sinh khi gặp vấn đề cần giải quyết. - Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi trước khi vào bài mới. b) Cách chơi - Giáo viên chia lớp thành 4 đội chơi. - Mỗi đội được phát một bộ các miếng ghép và bảng phụ, nhiệm vụ của các đội chơi là ghép các mảnh ghép vào bảng phụ sao cho tạo thành một khái niệm đúng. - Thời gian chơi là 3-5 phút. c) Ví dụ Sử dụng trò chơi khi dạy Bài 7 - Các khái niệm mở đầu ( Tiết thứ 2)
  • 28. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 22  Thiết kế trò chơi: - Mục tiêu: + Kiểm tra mức độ nhận biết của học sinh về: Khái niệm vectơ, độ dài vectơ, hai vectơ cùng phương, cùng hướng, bằng nhau, vectơ – không. + Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. + Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi trước khi vào bài mới. - Nội dung: Miếng ghép số 1 Miếng ghép số 2 Miếng ghép gây nhiễu Vectơ là một đoạn thẳng có hướng. là một đoạn thẳng. Độ dài của vectơ là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó. bằng hai lần khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó. Giá của vectơ là Đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của vectơ. Hai vectơ cùng phương nếu chúng có giá song song hoặc trùng nhau. chúng có giá vuông góc với nhau. Hai vec tơ bằng nhau nếu chúng có cùng độ dài và cùng hướng. chúng có cùng độ dài. - Chuẩn bị: + GV chuẩn bị bảng phụ có gắn sẵn các mảnh ghép số 1. Thiết kế bộ các miếng ghép trên phần mềm powerpoint. Sau đó in trên giấy A4 để phát cho 4 đội chơi ( 4 bộ giống nhau).
  • 29. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 23 + Phiếu chấm điểm đội chơi: GV chuẩn bị 4 phiếu cho 4 nhóm.( Mẫu phiếu được đính kèm trong phần phụ lục)  Cách tiến hành tổ chức trò chơi: - Chia lớp thành 4 đội chơi. - GV giới thiệu tên trò chơi là “ VECTƠ GHÉP ĐÔI” - GV hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi: Mỗi đội được phát một bộ bảng phụ có sẵn 5 miếng ghép và 10 miếng ghép rời. Nhiệm vụ của các đội chơi chọn 5 miếng ghép rời để ghép với 5 miếng ghép ở bảng phụ tạo thành một khái niệm đúng, thời gian chơi là 3-5 phút. - Tiến hành trò chơi. - Nhận xét, rút kinh nghiệm và tổng kết trò chơi: hết thời gian GV trình chiếu đáp án lên màn hình để các đội chơi tự đánh giá, GV đánh giá và cho điểm các đội chơi theo phiếu chấm điểm đội chơi. Nếu tất cả các đội đều không xong khi thời gian kết thúc thì GV sẽ chấm điểm theo mức độ hoàn thành trò chơi của các đội.  Kinh nghiệm của bản thân sau khi tổ chức trò chơi này cho HS: Trò chơi này đòi hỏi sự nhanh tay nhanh mắt, thời gian chơi là ngắn đòi hỏi sự hợp tác của cả nhóm mới hoàn thành kịp thời gian. Do đó GV phải quan sát tất cả HS ở các nhóm để kịp thời nhắc nhở. Với mục đích kiểm tra nội dung ở tiết trước nên GV yêu cầu HS không sử dụng SGK, tài liệu khác để tra cứu, GV theo dõi để nhắc nhở, trừ điểm nếu nhóm vi phạm. Định hƣớng khác để thực hiện trò chơi: GV có thể sử dụng Wordwall để tạo các trò chơi trực tuyến như Nối từ, Tìm đáp án phù hợp. Các trò chơi này đã được định dạng sẵn, GV chỉ cần đăng nhập và điền các từ khóa vào. Khi lên lớp giáo viên chia sẻ để học sinh có thể chơi theo từng cá nhân hoặc từng nhóm. 3.2.1.2.Trò chơi “Đƣờng đi của thỏ” Trò chơi này áp dụng được trong hầu hết các tiết học của chương IV, đặc biệt trong các tiết học về tổng và hiệu hai của vectơ hoặc tích của một vectơ với một số, Vectơ trong mặt phẳng tọa độ. a) Mục đích - Kiểm tra mức độ nhận biết của học sinh về những kiến thức đã học. - Định hướng cho học sinh tiếp cận nội dung bài mới thông qua trò chơi. - Phát triển năng lực phát giải quyết vấn đề, rèn luyện phản ứng nhanh cho học sinh khi gặp vấn đề cần giải quyết. - Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi trước khi vào bài mới.
  • 30. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 24 b) Cách chơi - Giáo viên chia lớp thành 3 đội chơi. - Có 3 con đường dẫn thỏ đến nơi chứa cà rốt (2 đường gấp khúc và 1 đường thẳng), mỗi đội sẽ được bốc thăm để chọn đường đi cho thỏ và thứ tự trả lời. Trên mỗi đường đi sẽ có 3 câu hỏi, ba đội phải trả lời các câu hỏi xuất hiện trong thời gian 1 phút 30 giây. Khi đội chơi trả lời sai ở 1 câu hỏi nào đó thì sẽ mất lượt chơi. - Thời gian chơi là 4-6 phút. c) Ví dụ Sử dụng trò chơi khi dạy Bài 9 – Tích của một vectơ với một số ( Tiết 1)  Thiết kế trò chơi: - Mục tiêu: + Kiểm tra mức độ nhận biết của học sinh về những kiến thức đã học ở Bài 8 – Tổng và hiệu của hai vectơ đồng thời giới thiệu về khái niệm Tích của một vectơ với một số. + Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. + Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi trước khi vào bài mới. - Nội dung: Bộ câu hỏi cho con đƣờng gấp khúc thứ nhất Câu hỏi 1: Đẳng thức nào sai? A. OA OB BA   B. OA OB AB   C. AB CA CB   D. CA AB BC   Câu hỏi 2: Với I là trung điểm của đoạn thẳng AB. Kết luận nào dưới đây đúng? A. 0 IA IB   B. 0 IA IB   C. 0 IA IB   D. IA IB AB   Câu hỏi 4. Cho bốn điểm , , , A B C D phân biệt. Khi đó vectơ u AD BA CB DC     bằng: A. u AD  . B. 0 u  . C. u CD  . D. u AC  . Bộ câu hỏi cho con đƣờng thẳng Câu hỏi 1: Cho hình bình hành ABCDcó tâm O . Khẳng định nào sau đây là đúng: A. AO BO BD   . B. AO AC BO   . C. OB AO CD   . D. AB CA DA   . Câu hỏi 2: Cho ABC  không phải là tam giác đều. Gọi G là một điểm thỏa mãn 0 GA GB GC    . Khi đó khẳng định nào dưới đây đúng? A. G là trọng tâm của ABC  B. G là tâm của đường tròn ngoại tiếp ABC 
  • 31. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 25 C. G là trực tâm của ABC  D. G là tâm của đường tròn nội tiếp ABC  Câu hỏi 3: Cho hình vuông ABCD có cạnh bằng a . Khi đó AB AC  bằng: A. 5 2 a . B. 3 2 a . C. 3 3 a . D. 5 a . Bộ câu hỏi cho con đƣờng gấp khúc thứ hai Câu hỏi 1: Cho 4 điểm bất kì , , , A B C O. Đẳng thức nào sau đây đúng? A. OA OB AB   . B. AB OB OA   . C. AB AC BC   . D. OA CA OC   . Câu hỏi 2: Chọn khẳng định sai: A. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì 0 IA IB   . B. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì AI BI AB   . C. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì 0 AI IB   . D. Nếu I là trung điểm đoạn AB thì 0 IA BI   . Câu hỏi 3. Cho bốn điểm , , , A B C D phân biệt. Khi đó vectơ u AD CD CB AB     bằng: A. u AD  . B. 0 u  . C. u CD  . D. u AC  . - Chuẩn bị: + GV thiết kế trò chơi trên powerpoint để trình chiếu câu hỏi.  Cách tiến hành tổ chức trò chơi: - Chia lớp thành 3 đội chơi, GV cử 1 bạn làm thư kí trò chơi. - GV giới thiệu tên trò chơi là “ĐƢỜNG ĐI CỦA THỎ ”
  • 32. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 26 GV hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi: Ba đội bốc thăm để chọn đường đi của thỏ và thứ tự chơi. Mỗi con đường sẽ chứa 3 câu hỏi, các đội chơi sẽ phải thảo luận để trả lời trong khoảng thời gian tối đa là 1 phút 30 giây. Nếu trả lời sai 1 câu thì lượt chơi của đội đó dừng lại và không hoàn thành đường đi của thỏ. - Tiến hành trò chơi. - Nhận xét, rút kinh nghiệm và tổng kết trò chơi: hết thời gian GV yêu cầu thư kí đọc kết quả của các đội chơi, GV đánh giá và cho điểm các đội chơi. Nếu tất cả các đội đều không hoàn thành đường đi của thỏ thì GV sẽ chấm điểm theo số câu hỏi trả lời được và thời gian thực hiện. Từ đường đi của thỏ giáo viên giới thiệu nội dung về tích của một vectơ với một số  Kinh nghiệm của bản thân sau khi tổ chức trò chơi này cho HS: Trò chơi này, GV nên chọn HS đọc câu hỏi nhanh và rõ ràng đề cao mức độ nhanh chóng hoàn thành gói câu hỏi. Định hƣớng khác để thực hiện trò chơi: GV cũng có thể sử dụng trang Wordwall để thiết kế trò chơi trực tuyến hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh thiết kế bộ câu hỏi cho trò chơi. 3.2.2. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức mới Việc tổ chức các trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức mới nhằm mục đích tăng khả năng tập trung và quan sát từ đó giúp học sinh chủ động nghiên cứu tìm hiểu thông tin, trình bày những hiểu biết của bản thân để hình thành tri thức đồng thời phát triển năng lực giải quyết vấn đề và tư duy logic. Giáo viên cần linh hoạt tổ chức các trò chơi phù hợp với nội dung bài học và giúp cho HS có mong muốn chiến thắng trò chơi. Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã sử dụng: 3.2.2.1. Trò chơi “Giải cứu đại dƣơng” Trò chơi này áp dụng được trong hầu hết các hoạt động hình thành kiến thức mới, chẳng hạn tìm hiểu về các khái niệm mở đầu, khái niệm tổng của hai vectơ, khái niệm hiệu của hai vectơ, khái niệm tích của một số với một vectơ… a) Mục đích - Kiểm tra mức độ tự học, tự tìm hiểu của học sinh. - Tạo động lực để học sinh chủ động tìm tòi, suy luận để kiến tạo tri thức. - Phát triển năng lực phát giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi. b) Cách chơi
  • 33. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 27 - Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội chơi là 1 dãy bàn. Các học sinh suy nghĩ và trả lời độc lập nhưng điểm sẽ ghi cho đội của mình. Nội dung đã được yêu cầu tìm hiểu trước ở nhà nên học sinh không sử dụng bất kì tài liệu nào trong quá trình trả lời. - Đại dương của chúng ta đang có nhiều sinh vật bị mắc kẹt hoặc đang gặp nguy hiểm cần cứu giúp. Để cứu được sinh vật thoát khỏi nguy hiểm 2 đội chơi phải trả lời đúng các câu hỏi tương ứng. Các câu hỏi có mức độ khó khác nhau, câu hỏi càng khó sẽ cứu được nhiều sinh vật hơn, mỗi câu hỏi phải trả lời trong thời gian 15 giây. Đội chơi nào đưa ra tín hiệu nhanh hơn sẽ giành được quyền trả lời câu hỏi, đội nào giải cứu được nhiều sinh vật hơn sẽ là đội chiến thắng. - Thời gian chơi là 10 phút. c) Ví dụ Sử dụng trò chơi khi dạy hình thành kiến thức Hiệu của hai vectơ  Thiết kế trò chơi: - Mục tiêu: + Trình bày được khái niệm vectơ đối, vec tơ đối của vectơ - không + Trình bày được khái niệm hiệu của hai vectơ. + Nhận biết quy tắc hiệu. + Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. - Nội dung: Số dấu * trước câu hỏi sẽ tương ứng với số loài sinh vật mà đội chơi sẽ giải cứu được. Câu hỏi Đáp án ** Thế nào là hai lực cân bằng? Hai lực được gọi là cân bằng khi cùng tác dụng lên một vật, có phương giống nhau (có thể cùng là phương nằm ngang hoặc thẳng đứng), độ lớn hai lực bằng nhau và có chiều ngược nhau. * Trình bày khái niệm vectơ đối. Vectơ có cùng độ dài và ngược hướng với vectơ a được gọi là vectơ đối của a . * Vectơ đối của vec tơ 0 là vectơ nào? Vectơ đối của vec tơ 0 là 0 * Tổng của hai vectơ đối nhau là vectơ nào? Tổng của hai vectơ đối nhau là 0.
  • 34. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 28 * Phát biểu khái niệm hiệu của 2 vectơ a và b. Vectơ ( ) a b   được gọi là hiệu của 2 vec tơ a và b. KH: a b  * Chọn đáp án đúng điền vào dấu … “ Nếu a b c   thì …….” A. a c  . B. a b c   . C. a c b   . D. a c b   . B. a b c   . * Cho bốn điểm A, B, C, O tùy ý. Quy tắc nào sau đây là quy tắc hiệu? A. AB AC CB   . B. AB AO OC   . C. AB CA CB   . D. AB CB CA   . D. AB CB CA   . ** Cho hình bình hành ABCD, hiệu của vectơ AC và AB là vectơ nào sau đây A. CB . B. AD . C. BD. D. 0. B. AD . *** Cho hình bình hành ABCD và một điểm O bất kì, chọn đáp án đúng A. OA OD OB OC    . B. OB OD OC OA    . C. OA OD OC OB    . D. OD OA OB OC    . A. OA OD OB OC    . ** Chứng minh nếu M là trung điểm của đoạn thẳng PQ thì 0 IP IQ   . Khi M là trung điểm của đoạn thẳng PQ thì 2 vectơ IQ là vec tơ đối của IP nên 0 IP IQ   . *** Chứng minh nếu G là trọng tâm của tam giác MNP thì 0 GM GN GP    . Gọi I là trung điểm của NP, Q là điểm đối xứng với G qua I. Ta có NGPQ là hình bình hành nên: GN GP GQ   . Mặt khác,
  • 35. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 29 2 GM GQ GI   nên , GM GQlà 2 vectơ đối 0 GM GQ    - Chuẩn bị: + Giáo viên giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh: “Tìm hiểu về nội dung hiệu của hai vectơ”. + Giáo viên chuẩn bị các bộ câu hỏi và thiết kế powerpoint để trình chiếu câu hỏi.  Cách tiến hành tổ chức trò chơi: - Chia lớp thành 2 đội chơi, giáo viên cử thư kí ghi số loài động vật mà 2 đội giải cứu được. - GV giới thiệu tên trò chơi là “GIẢI CỨU ĐẠI DƢƠNG” GV hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi: Sẽ có 11 câu hỏi với 3 mức độ, câu hỏi màu xanh tương ứng với mức độ 1 sẽ giải cứu được 1 loài sinh vật, câu hỏi màu đỏ tương ứng với mức độ 2 sẽ giải cứu được 2 loài sinh vật, câu hỏi màu đen tương ứng với mức độ 3 sẽ giải cứu được 3 loài sinh vật. Các câu hỏi sẽ được mở ra theo thứ tự, các đội chơi sẽ giơ tay để giành quyền trả lời. Đội chơi giải cứu được nhiều loài sinh vật hơn sẽ là đội chiến thắng. - Tiến hành trò chơi. - Nhận xét, rút kinh nghiệm và tổng kết trò chơi: hết thời gian GV yêu cầu thư kí đọc kết quả của các đội chơi, GV đánh giá và cho điểm các đội chơi.  Kinh nghiệm của bản thân sau khi tổ chức trò chơi này cho HS:
  • 36. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 30 Trò chơi này, GV cần quan sát và nhắc nhở tất cả các HS cùng tham gia chơi, có thể chỉ định để tăng thêm phần sôi động cho trò chơi. Định hƣớng khác để thực hiện trò chơi: GV có thể phát triển trò chơi bằng cách giao nhiệm vụ cho HS về nhà thiết kế câu hỏi. Các nhóm sẽ thực hiện trò chơi “Hỏi đáp”. 3.2.2.2. Trò chơi “Chinh phục tháp vectơ” Trò chơi này áp dụng được trong hoạt động hình thành kiến thức mới ở hầu hết bài học của chương. GV cần giao nhiệm vụ học sinh nghiên cứu bài trước khi đến lớp để tất cả học sinh đều có thể tham gia vào trò chơi. a) Mục đích - Kiểm tra mức độ tự học, tự tìm hiểu của học sinh. - Tạo động lực để học sinh chủ động tìm tòi, suy luận để kiến tạo tri thức. - Phát triển năng lực phát giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi, thi đua để chiến thắng. b) Cách chơi - Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội chơi là 1 dãy bàn. Nội dung đã được yêu cầu tìm hiểu trước ở nhà nên học sinh không sử dụng bất kì tài liệu nào trong quá trình trả lời. - Tháp vectơ sẽ được chia làm nhiều tầng (tùy vào số lượng câu hỏi của mỗi bài học). Để chinh phục được tháp vectơ hai đội chơi sẽ phải trình bày các nội dung được yêu cầu ở từng bậc. Cứ mỗi câu trả lời đúng sẽ được nâng lên 1 bậc, mỗi câu trả lời sai sẽ bị hạ xuống 1 bậc. GV sẽ bốc thăm ngẫu nhiên để chọn người trả lời câu hỏi. - Thời gian chơi là 15 phút. c) Ví dụ Sử dụng trò chơi khi dạy hình thành kiến thức Biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ  Thiết kế trò chơi: - Mục tiêu: + Trình bày được biểu thức tọa độ của các vectơ có giải thích + Trình bày được mối quan hệ giữa tọa độ của điểm M và tọa độ OM , nêu biểu thức tính độ dài của OM . + Trình bày được khoảng cách giữa 2 điểm khi biết tọa độ 2 điểm đó.
  • 37. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 31 + Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. - Nội dung: Câu hỏi Đáp án CH1. Cho 2 vectơ 1 2 ( ; ) u u u và 1 2 ( ; ) v v v . Hãy biểu thị mỗi vectơ theo các vectơ , . i j 1 2 u u i u j   1 2 v v i v j   CH2. Cho 2 vectơ 1 2 ( ; ) u u u và 1 2 ( ; ) v v v . Hãy nêu biểu thức tọa độ của tổng 2 vectơ và giải thích.     1 2 1 1 2 2 1 2 u u i u j u v u v i u v j v v i v j                  1 1 2 2 ; u v u v u v      CH3. Cho 2 vectơ 1 2 ( ; ) u u u và 1 2 ( ; ) v v v . Hãy nêu biểu thức tọa độ của hiệu 2 vectơ và giải thích.     1 2 1 1 2 2 1 2 u u i u j u v u v i u v j v v i v j                  1 1 2 2 ; u v u v u v      CH4. Cho vectơ 1 2 ( ; ) u u u và 1 số k  . Hãy nêu biểu thức tọa độ của tích vectơ u và số k và giải thích.   1 2 1 2 1 2 ; u u i u j ku ku i ku j ku ku ku        CH5. Vectơ ( ; ) a x y và (5 ;5 ) b x y có cùng phương hay không? Vì sao? Vectơ ( ; ) a x y và (5 ;5 ) b x y cùng phương vì 5 b a  . CH6. Cho điểm M(2; 3). Biểu diễn điểm M lên mặt phẳng tọa độ Oxy và biểu thị OM theo các vectơ , . i j 2 3 OM i j   . CH7. Điền vào dấu … “Nếu điểm M có tọa độ (x; y) thì … có tọa độ …và độ dài OM …”. “Nếu điểm M có tọa độ (x; y) thì OM có tọa độ (x; y) và độ dài 2 2 O x y M   ”.
  • 38. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 32 CH8. Độ dài ( ; ) u a b bằng? Giải thích Lấy điểm M(a; b) thì u OM  . Do đó: 2 2 u OM x y    CH9. Cho 1 2 ( ; ) A a a và 1 2 ( ; ) B b b . Xác định tọa độ AB. 1 1 2 2 ( ; ). AB OB OA AB b a b a       CH10. Cho 1 2 ( ; ) A a a và 1 2 ( ; ) B b b thì khoảng cách giữa hai điểm A, B được xác định bằng công thức nào? Vì sao?     1 1 2 2 2 2 1 1 2 2 ( ; ) . AB b a b a AB b a b a         - Chuẩn bị: + Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 2 bàn( nhóm 1, 2, 3 ở phía bàn giáo viên; nhóm 4,5,6 ở nửa còn lại). GV giao nhiệm vụ học tập về nhà cho học sinh tìm hiểu: Nhóm 1, nhóm 4: Biểu thức tọa độ của các phép toán tổng - hiệu của hai vectơ, tích của 1 vectơ với một số. Nhóm 2, nhóm 5: Tọa độ của 2 vec tơ cùng phương, tọa độ của điểm, độ dài của 1 vectơ. Nhóm 3, nhóm 6: Tọa độ của 1 vec tơ khi biết tọa độ điểm đầu, điểm cuối của vec tơ đó. Khoảng cách giữa hai điểm khi biết tọa độ của chúng. + Giáo viên chuẩn bị các bộ câu hỏi và thiết kế powerpoint để trình chiếu câu hỏi. + Phiếu chấm điểm đội chơi.
  • 39. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 33  Cách tiến hành tổ chức trò chơi: - Chia lớp thành 2 đội chơi. Đội Nobita gồm 3 nhóm 1, 2, 3 và đội Chaien gồm 3 nhóm 4,5,6 (đã phân công ở tiết học trước). - GV giới thiệu tên trò chơi là “CHINH PHỤC THÁP VECTƠ” GV hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi: Sẽ có 10 câu hỏi, mỗi đội sẽ trả lời 5 câu hỏi. Trò chơi sẽ bắt đầu ở tầng tháp số 1, giáo viên bốc thăm ngẫu nhiên để chọn HS trả lời cho câu hỏi, nếu HS trả lời đúng đội của HS này sẽ được nâng lên 1 bậc. Nếu HS đó trả lời sai thì HS ở đội còn lại sẽ giành quyền trả lời và nâng bậc cho đội của mình. Đội lên đến đỉnh tháp trước sẽ là đội thắng cuộc. - Tiến hành trò chơi. - Nhận xét, rút kinh nghiệm và tổng kết trò chơi: GV trình chiếu lại một lượt đáp án trò chơi, chính xác hóa khái niệm. GV đánh giá và cho điểm các đội chơi theo phiếu chấm điểm.  Kinh nghiệm của bản thân sau khi tổ chức trò chơi này cho HS: Ở trò chơi này GV cần quan sát và nhắc nhở tất cả các HS cùng tham gia chơi, có thể chỉ định HS trả lời để tăng thêm phần sôi động cho trò chơi. Định hƣớng khác để thực hiện trò chơi: GV có thể phát triển trò chơi bằng cách giao nhiệm vụ cho HS về nhà thiết kế câu hỏi. Các nhóm sẽ thực hiện trò chơi “Hái hoa dân chủ” để thách đố nhau trả lời gói câu hỏi của đội mình. 3.2.3. Tổ chức các trò chơi trong hoạt động củng cố, luyện tập 3.2.3.1 Trò chơi “Bingo” a) Mục đích - Tạo không khí học tập vui vẻ, sôi nổi, thi đua để chiến thắng.. - Hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức của một bài học hoặc thực hiện nội dung ôn tập cuối chương. - Phát triển năng lực phát giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. b) Cách chơi - Giáo viên chia lớp thành 12 đội chơi, mỗi đội chơi là 1 bàn. - Giáo viên sẽ cung cấp cho mỗi đội 1 phiếu học tập gồm các câu hỏi ôn tập và 1 phiếu Bingo đã được thiết kế chứa đáp án của các câu hỏi trong phiếu học tập. Nhiệm vụ của các nhóm là điền số thứ tự của câu hỏi vào các câu trả lời đúng. Nếu các ô trả lời đã được điền tạo thành các đường như hình bên dưới thì đội đó sẽ hô “Bingo”. Đội nào đúng và nhanh nhất thì đội đó sẽ dành chiến thắng.
  • 40. D Ạ Y K È M Q U Y N H Ơ N O F F I C I A L 34 - Thời gian chơi là 10 - 15 phút. c) Ví dụ Sử dụng trò chơi khi dạy Bài tập cuối chƣơng IV  Thiết kế trò chơi: - Mục tiêu: + Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học ở chương IV. + Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh. - Nội dung: STT CÂU HỎI ĐÁP ÁN 1 Ba điểm phân biệt , , A B C thẳng hàng thì , AB BC có mối quan hệ gì? Cùng phương 2 Tứ giác ABCD là một hình bình hành thì , AB DC có mối quan hệ gì? Bằng nhau 3 Cho ABC  có I là trung điểm BC. ? AB AC AI   , giá trị ở dấu ? bằng bao nhiêu 2 4 Cho ABC  có I là trung điểm BC, G là trọng tâm. Điền vào dấu ? ? IA IB IC IG    3 5 Cho 3 điểm , , A B C và B là trung điểm của AC. Khi đó 2 vec tơ , BA BC có mối quan hệ gì? Đối nhau 6 Cho tam giác đều ABC có cạnh bằng a. Tính độ dài vectơ AC AB  . a