SlideShare a Scribd company logo
1 of 75
Download to read offline
TÀI LIỆU TẬP HUẤN


TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO




             1
MỤC LỤC
I.         GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO ..................................................................... 4
      1.       Khái niệm Trường học sáng tạo ...................................................................................................... 4
      2. Hệ thống Trường học sáng tạo toàn cầu ............................................................................................ 5
      2.       Quyền lợi của các trường gia nhập hệ thống ISP của Microsoft..................................................... 5
      4. Tiêu chí Trường học sáng tạo .............................................................................................................. 7
      5. Định hướng xây dựng Trường học sáng tạo ....................................................................................... 8
      6.       Hướng dẫn đăng kí trở thành Pathfinder School ............................................................................ 8
II.        BỐN MỤC TIÊU GIÁO DỤC THEO UNESCO ...................................................................................................... 11
      Học để biết: ........................................................................................................................................... 11
      Học để làm: ........................................................................................................................................... 12
      Học để chung sống: .............................................................................................................................. 12
      Học để khẳng định: ............................................................................................................................... 13
III.           THANG PHÂN LOẠI MỤC TIÊU CỦA B. BLOOM ........................................................................................ 14
      1. Lĩnh vực nhận thức........................................................................................................................... 15
      2. Lĩnh vực tình cảm .............................................................................................................................. 16
      3. Lĩnh vực tâm lí vận động ................................................................................................................... 17
IV.            VÀI NÉT VỀ DẠY HỌC MỞ.................................................................................................................................. 19
V.         DẠY HỌC THEO TRẠM ............................................................................................................................................. 21
      1. Khái niệm .......................................................................................................................................... 21
      2. Vai trò của GV trong dạy học theo trạm. .......................................................................................... 22
      3. Phân loại hệ thống trạm học tập ...................................................................................................... 23
      4. Các bước xây dựng một vòng tròn học tâp ...................................................................................... 27
      5. Các qui tắc xây dựng nội dung các trạm học tập vật lí. ..................................................................... 29
      6. Các bước tổ chức dạy học dưới hình thức học tập theo trạm.......................................................... 30
VI.            DẠY HỌC DỰ ÁN .................................................................................................................................................... 31
      1. Khái niệm .......................................................................................................................................... 31
      2. Những đặc điểm của dạy học dự án ................................................................................................. 32
      3. Mục tiêu của dạy học dự án .............................................................................................................. 34
      4. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án ..................................................................... 34
      5. Các giai đoạn của dạy học dự án ....................................................................................................... 35
VII.           BẢN ĐỒ TƯ DUY .................................................................................................................................................... 37
      1. Giới thiệu về bản đồ tư duy .............................................................................................................. 37
      2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Mind Manage 8.0........................................................................... 39


                                                                                          2
2.1. Cài đặt và tạo bản đồ tư duy bằng phần mềm Mind Manager 8.0................................................ 39
       A. Cài đặt phần mềm Mind Manager 8.0 .......................................................................................... 39
       B. Tạo từ khóa và các nhánh chính trên phần mềm Mind Manager 8.0 .......................................... 39
       C. Insert và các đối tượng ................................................................................................................. 40
       D. Thêm các đối tượng vào một Topic .............................................................................................. 42
       E. Định dạng ...................................................................................................................................... 43
       G. Chế độ xem ................................................................................................................................... 48
       H. Xuất ra các định dạng khác ........................................................................................................... 50
       I. Nhập từ định dạng khác ................................................................................................................. 55
    2.2. Giới thiệu các menu trạng thái ...................................................................................................... 56
       A. Home............................................................................................................................................. 56
       B. Insert ............................................................................................................................................. 57
       C. Format ........................................................................................................................................... 57
       D. Review .......................................................................................................................................... 57
       E. View............................................................................................................................................... 58
       F. Export ............................................................................................................................................ 58
       G. Tools ............................................................................................................................................. 58
    3. Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy – học và quản lí giáo dục ...................................... 59
       3.1. Lập bản đồ tư duy trong dạy học ............................................................................................... 59
       3.2 Làm việc theo nhóm ( Team work) với sơ đồ tư duy ................................................................. 61
       3.3. Lập kế hoạch với sơ đồ tư duy ................................................................................................... 64
       3.4. Sơ đồ tư duy với hội họp............................................................................................................ 65
       3.5 Sơ đồ tư duy với ghi chép .......................................................................................................... 66
VIII. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ KHO TÀNG KIẾN THỨC, ỨNG DỤNG CỦA MICROSOFT
PARTNERS IN LEARNING ................................................................................................................................................ 67




                                                                                   3
I.   GIỚI THIỆU VỀ CHƢƠNG TRÌNH TRƢỜNG HỌC SÁNG TẠO

   1. Khái niệm Trƣờng học sáng tạo
      Trường học sáng tạo là một mô hình trường học do Microsoft đề xướng,
nhằm thúc đẩy các quốc gia chưa cho điều kiện phát triển giáo dục có thêm mô
hình để tham khảo trong quá trình xây dựng nhà trường tiên tiến và hiện đại.
      Trường học sáng tạo theo mô hình của Microsoft đảm bảo sự kết hợp hài
hòa của các thành phần chính trong và ngoài nhà trường:




   Mô hình Trường học sáng tạo thúc đẩy các thành phần trên kết hợp hài hòa tạo
nên một khối thống nhất, hiệu quả trong việc thực hiện những yêu cầu của nhà
trường trong thế kỷ 21:
1. Đào tạo học sinh tương lai đáp ứng nhu cầu hội nhập toàn cầu, có hiểu biết và
   kỹ năng công nghệ tốt phục vụ học tập và công việc trong tương lai.
2. Tạo điều kiện để giáo viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập, nâng cao
   trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quan hệ giao tiếp tốt với cộng đồng giáo viên
   trong và ngoài nước, cũng như với học sinh và phụ huynh.
3. Tạo môi trường quan hệ giao tiếp tốt với phụ huynh, học sinh và xã hội trên
   căn bản tận dụng phương tiện CNTT và truyền thông để nâng cao hiệu quả và
   tiết kiệm thời gian.



                                       4
4. Công khai mọi thông tin về các hoạt động của trường cho xã hội thông qua
   website của trường để xã hội biết, hiểu và đồng thuận với các chủ trương của
   nhà trường.

2. Hệ thống Trƣờng học sáng tạo toàn cầu

   Hiện nay, hệ thống Trường học sáng tạo toàn cầu của Microsoft chia ra thành
ba cấp độ:

   - Cấp độ 1: Các trường tham gia vào cộng đồng trường học toàn cầu
   - Cấp độ 2: Các trường Pathfinder – được lựa chọn hàng năm do Hội đồng tư
     vấn chương trình.
   - Cấp độ 3: Các trường Mentor – được mời tham gia bởi Hội đồng tư vấn
     chương trình.

   Chương trình Trường học sáng tạo toàn cầu của Microsoft được thiết kế nhằm
tạo ra một cộng đồng các trường học thường xuyên trao đổi, hỗ trợ và tìm kiếm
những giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng dạy và học trong trường. Hơn hết,
mục tiêu chính của chương trình là xây dựng và phát triển những mô hình sáng tạo
để bất cứ trường học nào trên thế giới có thể áp dụng nhằm phát huy tối đa tiềm
năng của học sinh và tạo dựng mối quan hệ tương tác giữa giáo viên, học sinh, gia
đình, cộng đồng và nhà trường.

    Với kinh nghiệm của những chuyên gia giáo dục và tập thể các trường học
sáng tạo trên toàn cầu, chương trình Trường học sáng tạo hướng ban giám hiệu
các trường đến một môi trường học tập sáng tạo nhờ ứng dụng những thành tựu
của công nghệ thông tin, giúp học sinh phát triển tối ưu những kỹ năng của thế kỷ
21.

   2. Quyền lợi của các trƣờng gia nhập hệ thống ISP của Microsoft
   2.1.   Quyền lợi từ phía Microsoft toàn cầu
    - Tham gia với tư cách thành viên chính thức của mạng lưới trường học sáng
tạo đến từ nhiều nước trên tòan cầu. Đặc biệt, với mục đích giúp các trường học
liên tục hoàn thiện và phát triển mô hình ISP hiệu quả hơn, hệ thống Trường học
sáng tạo toàn cầu thiết lập ra những nhóm nhỏ hơn gồm các trường Pathfinder
(mới gia nhập) và các trường Mentor (vai trò cố vấn) để hướng dẫn, hỗ trợ và
cùng nhau phát triển lên những cấp độ cao hơn.



                                        5
- Hàng tháng, Microsoft toàn cầu thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo và
họp trực tuyến trên mạng để củng cố và cập nhật những kiến thức, mô hình thành
công về ISP trên toàn thế giới.
   - Đại diện của các trường học tham gia chính thức vào hệ thống ISP toàn cầu
được mời và hỗ trợ tham dự các hội nghị lớn trên thế giới để cùng giao lưu và học
tập với các trường khác đến từ các nước trên toàn cầu, ví dụ như: Diễn đàn giáo
dục sáng tạo toàn cầu (hàng năm), diễn đàn giáo dục sáng tạo khu vực (hàng
năm), triển lãm CNTT trên thế giới….
   2.2.    Quyền lợi từ phía Microsoft Việt Nam
   - Phối hợp và cung cấp thông tin đảm bảo việc tham gia vào hệ thống trường
học sáng tạo hiệu quả và dễ dàng.
    - Hỗ trợ về mặt tài chính các hoạt động về quảng bá và thực hiện chương
trình nhằm hoàn thiện hơn nữa về mô hình ISP, hướng tới những cấp độ cao hơn
trong hệ thống ISP toàn cầu.
    - Triển khai các khóa đào tạo trong nhà trường để tiếp tục hoàn thiện và phát
triển mô hình ISP.
   - Cung cấp thông tin và hỗ trợ về mặt tài chính giúp đại diện các trường tham
gia các hội nghị về Trường học sáng tạo cấp khu vực và toàn cầu.
Cụ thể, Microsoft sẽ hỗ trợ các trường:

     Đổi mới tư duy và chiến lược phát triển nhà trường
     Phát triển cộng đồng học tập
     Mở rộng và hiện đại hóa các phương pháp dạy và học

     Nhằm kết nối các nhà trường trên toàn thế giới, Microsoft đã tạo ra một cộng
đồng       toàn     cầu       tại     Partners     in     Learning       Network
(http://www.partnersinlearningnetwork.com ), nơi các nhà trường cùng chung
mục tiêu xây dựng mô hình sáng tạo và bên vững có thể chia sẻ kinh nghiệm và
thường xuyên liên lạc với nhau. Hàng tháng, Microsoft tổ chức các buổi họp và
đào tạo ảo “Virtual Universities” do các chuyên gia đầu ngành về giáo dục hướng
dẫn, tập trung vào:

         Phát triển chương trình học và xây dựng quy trình đánh giá
         Vai trò của ban giám hiệu trường
         Thiết lập môi trường học tập sáng tạo
         Khuyến khích sự tham gia của học sinh vào quá trình học tập
                                          6
4. Tiêu chí Trƣờng học sáng tạo
4.1. Ban lãnh đạo nhà trƣờng
 Sự thay đổi về tƣ duy và đổi mới giáo dục
- Khuyến khích, tạo điều kiện và duy trì các giờ học có sự ứng dụng CNTT.
- Tổ chức các buổi đào tạo cho giáo viên trong trường về phương pháp giảng
   dạy mới
- Nhân rộng mô hình Hướng dẫn đồng nghiệp trong cộng đồng nhà trường.
- Đưa vào áp dụng một số giáo trình mới để nâng cao hiệu quả học tập của học
   sinh (VD: Live@edu)
 Tăng cƣờng giao lƣu và chia sẻ với cộng đồng
- Tích cực tham gia Innovative Schools Network.
- Xây dựng hệ thống thông tin và quản lý trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu
   quả liên lạc và hợp tác giữa nhà trường, giáo viên, học sinh, và phụ huynh.
- Tích cực tham gia các hội thảo của Sở và/hoặc Phòng Giáo dục để phổ biến
   các bài học kinh nghiệm từ thành công của trường mình.
 Cam kết đầu tƣ xây dựng mô hình Trƣờng học sáng tạo
- Ban lãnh đạo nhà trường có kế hoạch hành động và lộ trình rõ ràng hướng tới
   mô hình Trường học sáng tạo, đồng thời chia sẻ mô hình này với Microsoft
   nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong hợp tác.
- Song song với sự hỗ trợ từ phía Microsoft, ban lãnh đạo nhà trường có kế
   hoạch phân bổ ngân sách hợp lý để đầu tư xây dựng và hoàn thiện mô hình
   Trường học sáng tạo.
4.2. Giáo viên
- Chủ động áp dụng phương pháp giảng dạy mới với sự tích hợp CNTT.
- Tích cực tham gia mô hình Hướng dẫn đồng nghiệp trong nhà trường.
- Tích cực tham gia diễn đàn Giáo viên sáng tạo Việt Nam và toàn cầu.
   http://mspil.net.vn/gvst/
   http://us.partnersinlearningnetwork.com
- Tích cực tham gia cuộc thi Giáo viên sáng tạo của Microsoft.
4.3. Học sinh
- Chủ động sử dụng CNTT trong các hoạt động học tập trong và ngoài nhà
   trường.
- Tham gia tích cực các cuộc thi sáng tạo dành học sinh.
4.4. Cơ sở vật chất
- Điều kiện lớp học đảm bảo việc ứng dụng CNTT hiệu quả.
- Ít nhất 1 phòng máy đủ tiêu chuẩn, kết nối internet để giáo viên và học sinh có
   thể truy cập thông tin và học tập mọi lúc, mọi nơi.

                                        7
5. Định hƣớng xây dựng Trƣờng học sáng tạo
5.1. Sử dụng môi trƣờng Live@edu
   Tạo môi trường thông tin, giao tiếp qua Live@edu nhằm mục đích tích hợp
   việc quản lý, thông tin và chia sẻ kết quả học tập và tài nguyên giữa các thành
   viên trong nhà trường.
5.2. Tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên
 Chương trình Trường học sáng tạo
      Tổ chức đào tạo chương trình Trường học sáng tạo của Microsoft, qua đó,
   cán bộ quản lý và giáo viên trong trường sẽ tiếp cận được với các thông tin và
   định hướng xây dựng mô hình Trường học sáng tạo, cũng như các phương
   pháp và kỹ năng dạy và học cần thiết để phát triển ứng dụng CNTT trong nhà
   trường.
 Các phần mềm mới: Mindjet, Marvin, Producer…
      Tổ chức tập huấn giáo viên cách ứng dụng các phần mềm mới và hiệu quả
   trong dạy và học như Marvin, Producer..., qua đó giúp nâng cao chất lượng của
   các giờ học trong nhà trường.
5.3. Tập huấn học sinh
      Tổ chức tập huấn cho học sinh cách sử dụng Live@edu để chia sẻ thông tin
   học tập, quả đó khuyến khích các em tích cực sử dụng CNTT trong các hoạt
   động học tập của mình.
5.4. Kết nối với phụ huynh
      Thông tin cho phụ huynh tình hình sử dụng CNTT để giao tiếp và hợp tác
   với nhà trường đẩy mạnh hiệu quả các hoạt động học tập của học sinh.
5.5. Giao lƣu với các trƣờng trong nƣớc và trong khu vực
    Tham gia mạng Giáo viên sáng tạo Việt Nam và toàn cầu để học hỏi và chia
   sẻ kinh nghiệm với các trường đã xây dựng thành công mô hình Trường học
   sáng tạo.

6. Hƣớng dẫn đăng kí trở thành Pathfinder School
   Tham gia vào chương trình Pathfinder, các trường sẽ có cơ hội được tiếp cận
những nguồn lực hữu ích và những hỗ trợ đổi mới các hoạt động quản lý, dạy và
học trong trường mình, cụ thể:
   - Tư duy đổi mới trong lãnh đạo từ các chuyên gia khắp thế giới qua các
       nghiên cứu về giáo dục
   - Bộ công cụ Innovative Schools Tootkit với những nguồn lực phát triển và
       đánh giá

                                        8
-   Các khóa đào tạo trực tiếp và trực tuyến
   -   Tập huấn về đổi mới toàn diện do Mentorship team thực hiện.
   -   Hướng dẫn chuyên sâu về công nghệ
   -   Hợp tác, chia sẻ và hướng dẫn từ các Innovative School khắp thế giới.
   -   Khẳng định vị trí tiên phong của mình trong các trường thuộc chương trình
6.1.   Quá trình đăng ký chƣơng trình Pathfinder
       Thông qua việc đăng ký vào chương trình Pathfinder, chúng tôi sẽ lựa chọn
các trường trở thành một Pathfinder school trong hệ thống. Những trường học này
phải chứng tỏ được mô hình đổi mới và phát triển bền vững trong giáo dục nhờ
sự trợ giúp của CNTT và chứng minh được ảnh hưởng của mình đối với các
trường khác trong nước, khu vực và trên toàn cầu.
Hoàn thành tất cả các yêu của của quy trình đăng ký và nộp tất cả các tài liệu đúng
hạn.
- Đăng ký được mở cho các trường phổ thông, không bao gồm trường cao đẳng
    và đại học
- Đăng ký được mở cho trường tư thục hoặc công lập. Tuy nhiên, trường tư thục
    tham gia đăng ký phải đảm bảo có số lượng học sinh tương đương như các
    trường công lập.
6.2. Danh sách các việc cần làm

       Quá trình đăng ký gồm nhiều bước, trước hết bạn phải là thành viên
Partners in Learning Network để tham gia đăng ký chương trình:
 Bƣớc 1: Tham gia hệ thống Partners     Step 1: Join the Partners in Learning
 in Learning Network                    Network
 Bƣớc 2: Hoàn thiện hồ sơ cá nhân và Step 2: Complete the My Profile and
 hồ sơ trường                           My School sections on the Partners in
 Bƣớc 3: Xây dựng không gian làm        Learning Network
 việc trên hệ thống này – đây chính là  Step 3: Start an Innovative Schools
 nơi để Innovation Journal của trường   Workspace – this is where the
                                        Innovation Journal which serves as the
                                        application, can be found
 Step 4: Hoạn thiện quá trình tự đánh Step 4: Complete the Leadership Self
 giá lãnh đạo                           Assessment
 Step 5: Hoạn thiện 10 câu hỏi đầu      Step 5: Complete the first ten questions
 tiên của Innovation Journal            of the Innovation Journal
Step 6: Tham gia vào cộng đồng          Step 6: Join the Innovative Schools
trường học trong hệ thống Partners in Program community on the Partners in
Learning Network                        Learning Network
                                         9
Step 7: Làm một đoạn video 2-3 phút     Step 7: Make a 2 -3 minute video. The
 (dung lượng không quá 150MB). Mục       purpose of this video is to put into
 đích của đoạn video là chứng minh       action what is communicated in the
 những việc ghi trong bản đăng ký.       application. The video
 Nội dung của đoạn video sẽ:             should show:
• Chứng minh tại sao trường bạn nên      • Why your school should be selected
được chọn là Pathfinder school           as a Pathfinder school
• Cách làm của trường để đạt được sự     • Show how you perceive innovation
sáng tạo                                 • Demonstrate school leadership and
• Sự lãnh đạo trong nhà trường và cam    commitment to be innovative
kết đổi mới                              • Be creative and have fun doing these
• Video thể hiện sáng tạo và vui vẻ      videos
• Upload video lên YouTube,              • Note: These videos do not need to be
TeacherTube hoặc các video service       professionally developed
khác. Đưa đường link video vào
Innovation Journal của bạn.
• Chú ý: Những video này không cần
thiết phải làm quá chuyên nghiệp.
 Step 8: (không bắt buộc): Thư giới      Step 8: (Optional) Letter of
 thiệu của một cá nhân có ảnh hưởng      recommendation from the person
 trong hệ thống giáo dục của khu vực.    responsible for educational provision in
                                         your local district and/or
                                         municipalities who are outside the
                                         school. The letter will need to validate
                                         the strong school leadership and how
                                         participation in this
                                         program can scale in the future to other
                                         schools either locally or nationally.
Lưu ý:
  1. Microsoft sẽ giữ các tài liệu mà các trường nộp và có thể sao ra nhiều bản
     để phát cho những người liên quan trong quá trình đánh giá.
  2. Ngay cả đối với những tài liệu có bản quyền, Microsoft cũng vẫn có quyền
     in sao tuy nhiên chỉ dung cho mục đích đánh giá.
  3. Ngoài các nhân viên của Microsoft, các thành viên trong hội đồng tư vấn
     Trường học sáng tạo cũng được quyền xem xét tất cả các tài liệu đăng ký.
  4. Các trường không nên nộp bất cứ tài liệu bí mật hoặc sản phẩm sáng chế
     độc quyền.

                                        10
II.   BỐN MỤC TIÊU GIÁO DỤC THEO UNESCO
                Nguồn: http://www.unesco.org/delors/fourpil.htm




Học để biết:

 Học để biết được xem là phương tiện và là mục đích cho sự tồn tại của con
 người. Con người phải học để tìm hiểu thế giới xung quanh, để sống và phát
 triển tính cách, kỹ năng nghề nghiệp và để giao tiếp với mọi người. Học là để
 có được niềm vui từ sự hiểu biết, kiến thức đạt được và khám phá những
 điều mới lạ. Cách học này sẽ khuyến khích sự ham học hỏi, tính sắc bén trong
 nhìn nhận và đánh giá
 sự việc để từ đó con người có thể tự tin phán đoán về thế giới xung quanh.

 Học để biết là học cách tăng khả năng suy nghĩ, kỹ năng ghi nhớ và tập trung.
 Suy nghĩ là điều mà trẻ em được học từ cha mẹ và thầy cô. Quá trình này phải
 bao gồm suy nghĩ trừu tượng và giải quyết vấn đề thực tế mà giáo dục và
 nghiên cứu cần kết hợp trong quá trình dạy và học. Quá trình suy nghĩ kéo
 dài trọn đời và được tăng cường thêm qua vốn sống của từng người. Khi công
 việc của con người luôn thay đổi, không lặp đi lặp lại, kỹ năng suy nghĩ của
 họ càng phải thích ứng và linh động hơn.

 Ngay từ thời thơ ấu, trẻ em đã phải học cách tập trung - vào một vật hoặc vào
 một người nào đó. Quá trình phát triển kỹ năng tập trung có thể thực hiện theo
 nhiều dạng khác nhau và được hỗ trợ bằng nhiều hình thức học tập khác nhau
 như trò chơi, chia sẻ kinh nghiệm trong công việc, du lịch, các
 hoạt động khoa học thực dụng, v.v.

 Sự phát triển kỹ năng ghi nhớ là một công cụ tuyệt vời để khắc phục sự lấn át
 ồ ạt của những dòng thông tin từ báo chí truyền thông. Thật là nguy hiểm khi
 kết luận rằng con người không cần phải phát triển kỹ năng ghi nhớ vì đã có
 sẵn những nguồn lưu trữ và cung cấp thông tin khi cần. Trong một số trường
 hợp cần sự thiết lập hệ thống kết nối giữa các thông tin, sự kiện có vẻ ít liên
 quan đến nhau, trí nhớ của con người đã thể hiện được tính ưu việt hơn nhiều
 so với máy tính. Khả năng kết nối các hồi ức này sẽ trở thành một chu trình
 tự động khi được trau dồi thường xuyên.




                                       11
Học để làm:

 Học để làm có liên quan mật thiết đến vấn đề đào tạo và phát triển nghề
 nghiệp. Do đó, nền giáo dục của chúng ta nên được điều chỉnh để trang bị
 cho mọi người khả năng cần thiết nhằm phục vụ cho công việc trong tương
 lai. Học để làm ngày nay không còn mang ý nghĩa đơn giản là đào tạo con
 người để thực hiện một công việc chân tay cụ thể nào đó trong quá trình sản
 xuất. Do đó, việc đào tạo phải có sự cải cách hơn là chỉ đơn thuần trở thành
 một công cụ để phổ biến những kiến thức được học vào công việc thường
 ngày.

 Ngày nay khái niệm “năng lực cá nhân” trở nên phổ biến. Sự tiến bộ của
 khoa học kỹ thuật rõ ràng đã thay đổi những kỹ năng nghề nghiệp mà quá
 trình sản xuất mới đòi hỏi. Với việc máy móc ngày càng trở nên thông minh
 hơn, những công việc tay chân đơn thuần đã và đang được thay thế bằng
 những công việc trí óc như điều hành, giám sát, bảo trì, thiết kế và tổ chức.

 Nền kinh tế hiện đại cần những kỹ năng mới thiên về giao tiếp nhiều hơn là
 chỉ kiến thức cơ bản. Điều này tạo cơ hội công bằng để phát triển nghề
 nghiệp và hoàn thiện bản thân cho mọi đối tượng của giáo dục. Giáo dục nên
 được phát triển theo khuynh hướng đào tạo kiến thức kết hợp với phát triển
 các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, lãnh
 đạo, tinh thần đồng đội, v.v.




Học để chung sống:

 Qua nghiên cứu, giáo dục nên có hai cách tiếp cận sau. Từ thời thơ ấu, giáo
 dục nên chú trọng đến quá trình tìm hiểu và khám phá những người xung
 quanh ở những giai đoạn đầu. Ở giai đoạn thứ hai của giáo dục và của quá
 trình học tập lâu dài, giáo dục nên chú trọng đến việc khuyến khích sự tham
 gia vào quá trình học của một số dự án phổ biến. Đây là một cách khá hiệu
 quả nhằm tránh mâu thuẫn hoặc giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra.

 Khám phá những người xung quanh
 Một trong những nhiệm vụ của giáo dục là vừa dạy học sinh sinh viên về sự
 đa dạng của con người, vừa giúp cho họ nhận thức về sự tương đồng và phụ
 thuộc lẫn nhau của con người. Từ thời thơ ấu, trường học nên nắm bắt tất cả
                                       12
các cơ hội nhằm thực hiện được hai hướng tiếp cận này. Một số môn học có
 thể áp dụng theo hai hướng này là địa lý loài người trong giáo dục phổ
 thông, ngoại ngữ và văn học.

 Bên cạnh đó, cho dù giáo dục được cung cấp bởi gia đình, cộng đồng hay nhà
 trường, trẻ em cũng nên được dạy cách để hiểu được những phản ứng của
 người khác bằng cách cách quan sát, đánh giá sự việc qua cách nhìn của
 chúng. Một khi tinh thần đồng cảm này được khuyến khích trong trường học,
 nó sẽ có một hiệu ứng tích cực trên thái độ và hành vi của trẻ trong suốt cuộc
 đời chúng.

 Giáo dục tập trung hướng con người đến những mục tiêu chung. Khi con
 người làm việc cùng nhau trong các dự án, những khác biệt và mâu thuẫn
 giữa cá nhân thường có khuynh hướng giảm dần, đôi khi còn biến mất. Do
 đó, giáo dục chính quy nên phải dành thời gian và cơ hội trong chương trình
 để giới thiệu đến giới trẻ những dự án hợp tác từ ngày đầu học tập như một
 phần của những hoạt động thể thao và xã hội của họ.




Học để khẳng định:

      Theo Unesco từ những ngày đầu tiên, mục tiêu của giáo dục là đóng góp
 vào sự phát triển toàn diện của con người – về tinh thần và thể lực, trí tuệ, sự
 nhạy cảm, và cảm nhận nghệ thuật. Mọi người nên được trang bị một nền giáo
 dục mà có thể phát triển khả năng nhận thức đánh giá và lập luận độc lập, giúp
 họ có thể sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong nhiều tình
 huống khác nhau của cuộc sống.

       Bài báo cáo Học để khẳng định đưa ra những nhận định sau: „.. mục tiêu
 của phát triển là sự hoàn thiện toàn diện của một con người, sự thể hiện đầy đủ
 của tính cách, sự đa dạng của hành vi ứng xử và những cam kết – của một cá
 nhân, một thành viên của gia đình và cộng đồng, một cư dân và một nhà sản
 xuất, nhà phát minh của kỹ thuật và một người mơ mộng đầy sáng tạo‟. Quá
 trình phát triển của con người từ khi sinh ra là một quá trình biện chứng dựa
 trên sự tự nhận biết bản thân và trên
 mối quan hệ với những người khác. Như một công cụ của việc đào tạo nên tính
 cách, giáo dục nên là
 vừa một quá trình cá nhân hóa cao độ vừa là một kinh nghiệm xã hội mang
 tính tương tác cao.


                                       13
Trong phần mở đầu, bản báo cáo Học để khẳng định (1972) thể hiện nỗi
 lo sợ thế giới sẽ dần mất đi “tính người” do sự tiến bộ chóng mặt của công
 nghệ. Một trong những thông điệp chính của nó là giáo dục nên tạo điều kiện
 cho mỗi người „có khả năng tự giải quyết các vấn đề của riêng họ, tự ra quyết
 định và chịu trách nhiệm về những gì họ làm‟…. Việc mất dần “tính người”
 của xã hội này có thể còn gia tăng trong thế kỷ 21. Thay vì giáo dục trẻ chỉ
 thích ứng với bối cảnh xã hội hiện tại, thử thách của giáo dục là bảo đảm mọi
 người luôn có những nguồn lực cá nhân và những công cụ trí tuệ cần thiết để
 tìm hiểu thế giới và cư xử như một con người công bằng và có trách nhiệm.
 Hơn bao giờ hết, nhiệm vụ cần thiết của giáo dục là bảo đảm cho tất cả mọi
 người đều có thể tự do suy nghĩ, phán đoán, biểu lộ cảm xúc và tưởng tượng
 để phát triển được tài năng cũng như kiểm soát được cuộc sống của họ ở mức
 độ cao nhất.

   Trong một thế giới nơi mà sự đổi mới về kinh tế và xã hội là một trong
 những sức mạnh chính, sự tưởng tượng và sáng tạo phải được đặt lên hàng
 đầu. Sự tưởng tượng và sáng tạo là biểu hiện rõ ràng nhất của tự do con
 người, tuy nhiên chúng có thể bị đe dọa bởi sự thiết lập của một hệ thống
 cứng nhắc, không linh động trong hành vi ứng xử của con người. Thế kỷ 21
 sẽ cần nhiều dạng tài năng khác nhau hơn là những cá nhân thiên tài nổi trội
 mà trong bất cứ xã hội nào cũng cần. Cả trẻ em và thanh thiếu niên phải nên
 được tạo tất cả những cơ hội để tìm tòi, thể hiện và phát triển trong những
 lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, văn hóa và xã hội, với mục đích hoàn
 thiện những thành tựu đã đạt được từ những thế hệ trước. Trong trường học,
 nghệ thuật và văn chương cũng nên được xem trọng hơn để phát huy tính
 văn hóa và truyền thống.

         III.   THANG PHÂN LOẠI MỤC TIÊU CỦA B. BLOOM
       Tại hội nghị của Hội Tâm lý học Mỹ năm 1948, B. S. Bloom đã chủ trì xây
dựng một hệ thống phân loại các mục tiêu của quá trình giáo dục. Ba lĩnh vực của
các hoạt động giáo dục đã được xác định, đó là lĩnh vực về nhận thức (cognitive
domain), lĩnh vực về tâm vận động (psychomator domain) và lĩnh vực về cảm
xúc, thái độ (affective domain).
       Lĩnh vực nhận thức thể hiện ở khả năng suy nghĩ, lập luận, bao gồm việc
thu thập các sự kiện, giải thích, lập luận theo kiểu diễn dịch và quy nạp và sự đánh
giá có phê phán.
      Lĩnh vực tâm vận động liên quan đến những kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo về
chân tay, sự phối hợp các cơ bắp từ đơn giản đến phức tạp.
      Lĩnh vực cảm xúc liên quan đến những đáp ứng về mặt tình cảm, bao hàm
cả những mối quan hệ như yêu ghét, thái độ nhiệt tình thờ ơ, cũng như sự cam kết
                                        14
với một nguyên tắc và sự tiếp thu các lý tưởng.
      Các lĩnh vực nêu trên không hoàn toàn tách biệt hoặc loại trừ lẫn nhau.
Phần lớn việc phát triển tâm lý đều bao hàm cả 3 lĩnh vực nói trên.
      Bloom và những người cộng tác với ông cũng xây dựng nên các cấp độ của
các mục tiêu giáo dục, thường được gọi là cách phân loại Bloom (Bloom), trong
đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến
phức tạp nhất.

1. Lĩnh vực nhận thức
      Lĩnh vực được đánh giá phổ biến nhất trong giáo dục là lĩnh vực nhận thức.
Lĩnh vực này bao gồm 6 mức độ theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp.

       - Nhớ (Knowledge): được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được
trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các
sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin
cần thiết. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
       - Hiểu (Comprehention): được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa
của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang
dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc
tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả ảnh
hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của
việc thấu hiểu sự vật.
       - Áp dụng (Application): được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu
đã học vào một hoàn cành cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các
quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học
tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên
đây.
       - Phân tích (Analysis): được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu
ra thành các phần sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó
có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa các bộ
phận và nhận biết được các nguyên lý tổ chức được bao hàm. Kết quả học tập ở
đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi hỏi
một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
       - Tổng hợp (Synthesis): được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận
lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra
một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động
(dự án nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân

                                        15
lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng
tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoăc cấu trúc mới.
       - Đánh giá (Evaluation) (hoặc định giá): là khả năng xác định giá trị của tài
liệu (tuyên bố, tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các
tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (các tổ chức) hoặc các tiêu
chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc
được cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong
các cấp bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác.
      Các công cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập
mọi cấp độ nói trên để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của người
được đánh giá về một lĩnh vực chuyên môn.
       Thực ra, các mức trong mục tiêu nhận thức do B.Bloom đề xuất không có
ranh giới rõ ràng và khó phân biệt rạch ròi trong việc xác định mục tiêu của quá
trình nhận thức cụ thể và càng khó hơn trong việc đánh giá. Để tiện sử dụng trong
việc xác định mục tiêu và đánh giá việc đạt mục tiêu, các nhà giáo dục qui 6 mức
trên thành 3 bậc:
Bậc 1: Tái nhận, tái hiện - tương đương với nhớ;
Bậc 2: Tái tạo - tương đương với hiểu, áp dụng;
Bậc 3: Lập luận sáng tạo - tương đương với phân tích, tổng hợp, đánh giá.

2. Lĩnh vực tình cảm
       Lĩnh vực tình cảm ít được đánh giá nhất trong số 3 lĩnh vực. Tuy nhiên lĩnh
vực này cũng là một khía cạnh quan trọng trong giáo dục, vì nó ảnh hưởng đến
tình cảm và cảm xúc của người học. Lĩnh vực này bao gồm các mức độ sau:
       - Tiếp nhận những hiện tượng và tác nhân kích thích cụ thể.
      Ví dụ: Mô tả làm cách nào con người có thể nâng cao chất lượng cuộc sống
nhờ lòng khát khao được làm việc có ích cho bản thân và xã hội.
       - Hồi đáp, đáp ứng.
       Ví dụ: Đáp ứng nhu cầu của người khác bằng cách chia xẻ tình cảm, nguồn
lực.
       - Đánh giá, định giá trị của một sự kiện hay hiện tượng.
     Ví dụ: Thể hiện sự kiên định trong suy nghĩ, hành động, không hoang
mang, dao động.
       - Thiết lập (tổ chức) những giá trị trong mối liên quan với nhau.
       Ví dụ: Xác định được mối quan hệ giữa các giá trị, kiên định trong cuộc

                                         16
sống.
        - Khái quát hoá - tổng hợp các giá trị thành hệ thống giá trị của bản thân.
      Ví dụ: Tổng hợp các giá trị văn hoá tinh thần tiếp thu được trong học tập,
cộng tác thành nguyên tắc sống của bản thân.

3. Lĩnh vực tâm lí vận động
       Lĩnh vực tâm lí vận động đề cập đến việc rèn luyện các kĩ năng hoạt động
thể chất, liên quan đến sự vận động của chân tay. Lĩnh vực tâm lí vận động được
chia thành các cấp độ sau:
        - Vận động phản xạ
        Ví dụ: Sự vận động của cơ bắp do có các tác nhân kích thích từ bên ngoài.
        - Vận động cơ bản
        Ví dụ: Các vận động như đi, đứng, ngồi v.v.
        - Vận động chuyển giao
      Ví dụ: Chuyển giao những thông tin thu được từ mắt sang ngón tay để chơi
một nhạc cụ nào đó.
        - Vận động kĩ năng
       Ví dụ: Các vận động đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận, có tính toán, như vẽ
tranh, trang trí sân khấu.
        - Vận động kĩ xảo, phối hợp thành thạo nhiều kĩ năng.
        Ví dụ: Nhảy theo nhạc, sáng tạo trong hội hoạ, âm nhạc v.v.
      Như vậy, 3 lĩnh vực: nhận thức, tình cảm và tâm lí vận động là đối tượng để
giáo viên xác định mục tiêu cho hoạt động dạy - học. Điều này hướng giáo viên
quan tâm đến cả 3 lĩnh vực, thay vì chỉ đi sâu vào 1 lĩnh vực nhận thức. Người học
phải được tạo cơ hội để phát triển năng lực trí tuệ, tình cảm và thể chất để trở
thành những con người hoàn thiện.
       Về lĩnh vực kĩ năng, kĩ xảo thông qua các thao tác thực hành vận dụng các
kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, cũng có thể được đánh giá theo các mức
sau:
        1 - Bắt chước, mô phỏng
        Quan sát và làm lại 1 thao tác nào đó.
        2 – Thao tác
        Nghe chỉ dẫn và thực hiện lại thao tác đó.
        3 - Chuẩn hoá

                                          17
Lặp đi, lặp lại 1 thao tác một cách chính xác mà không cần có hướng dẫn.
      4 - Phối hợp
      Kết hợp nhiều thao tác theo trình tự 1 cách thuần thục, ổn định.
       5 - Tự động hoá
Hoàn thành một hay nhiều thao tác một cách tự nhiên, không đòi hỏi sự gắng sức
về thể chất cũng như trí tuệ.




                                        18
IV.    VÀI NÉT VỀ DẠY HỌC MỞ
       Dạy học mở được đánh giá là một trong những xu hướng dạy học tiến bộ và
có nhiều triển vọng. Việc áp dụng dạy học mở trong thực tiễn dạy học ở trường
phổ thông nhiều nước trên thế giới ngày càng đa dạng và đạt được nhiều kết quả
ấn tượng. Dạy học mở không có một lí thuyết thống nhất mà được đặt nền tảng
trên nhiều thành tố thực tiễn dạy học và thông qua các lí thuyết về cải cách giáo
dục. Một số trong những lí thuyết được kể đến là các lí thuyết của: Peter Petersen
(1884 -1952) với chương trình “Jena – Plan”, Maria Montessori (1870-1952),
John Dewey (1859 -1952), Celestin Freinet(1896 -1966).
       Ở Cộng hòa liên bang Đức, từ những năm 70 đã phát triển những hình thức
dạy học mở để bổ sung, thay thế các hình thức dạy học truyền thống, chẳng hạn
như dạy học dự án, kế hoạch tuần, dạy học hợp đồng.
       Ở Mỹ, khái niệm dạy học mở (open education, open classroom) được bắt
đầu trước hết từ những lớp học tiểu học.
       Dạy học mở không có một định nghĩa hoàn thiện nhưng nó có thể được mô
tả dựa trên những đặc điểm sau [1]:
    - Dạy học mở gắn với một sự xắp xếp tình huống học tập và tư liệu học tập
       mở, tránh tình trạng người học bị dập khuôn, lập trình
    - Dạy học mở cho học sinh cơ hội được tham gia vào việc xây dựng ý tưởng,
       nội dung, phương pháp làm việc và tư liệu học tập
    - Dạy học mở hướng tới hứng thú, khả năng và sở thích của học sinh
    - Dạy học mở thay đổi vai trò của người giáo viên từ vị trí người truyền thụ
       kiến thức sang vị trí nhà tư vấn, giúp đỡ hoặc người dẫn dắt vấn đề.
    - Dạy học mở thay đổi vai trò người học trở thành vai trò quyết định.
       Trong môn vật lí, dạy học mở cũng rất gần với dạy học kiến tạo, khi đó học
sinh thông qua các hoạt động tích cực, tự lực của mình, tự xây dựng lên thế giới
quan của bản thân về tự nhiên.
       Thành tố quan trọng của dạy học mở luôn là sự tham gia của người học vào
toàn bộ quá trình học, từ khâu chuẩn bị, tiến hành và đánh giá quá trình học tập.
Tùy theo mức độ tham gia của người học vào trong quá trình học tập mà quá trình
dạy học mở có thể có những mức độ khác nhau theo bảng 1 [6]:
Bảng 1- So sánh dạy học truyền thống và dạy học mở
Thành       Dạy học truyền           Dạy học mở một phần Dạy học mở lí
tố dạy      thống                                             tƣởng
học
Mục         - Do Bộ giáo dục           - Giáo viên và học     - Do người học tự
tiêu         quy định                 sinh thống nhất mục     xác định

                                        19
- Giáo viên xác định    tiêu                       - Hướng tới mục
           mục tiêu                - Đảm bảo được mục        tiêu hoàn thiện bản
          - Chủ yếu hướng tới     tiêu theo chuẩn nhưng      thân
           mục tiêu hiểu kiến     vẫn hướng tới năng lực
           thức                   của người học
          - Do giáo viên xác       - Học sinh lựa chọn       - Do người học tự
           định                   nội dung do giáo viên      xác định dưới sự
          - Theo nội dung sách    đưa ra                     hướng dẫn của giáo
Nội
           giáo khoa               - Sách giáo khoa là tài   viên
dung
                                  liệu chính                 - Nội dung theo
                                                             hứng thú, năng lực
                                                             cá nhân
          - Thí nghiệm có sẵn      - Học sinh tiến hành      - Thí nghiệm tự chế
           trong phòng thí        thí nghiệm với thiết bị    tạo
           nghiệm.                thí nghiệm có sẵn          - Thí nghiệm gắn
Phƣơng
          - Đa số là thí nghiệm    - Học sinh tiến hành      với thực tiễn cuộc
tiện
           biểu diễn              theo bản hướng dẫn có      sống
                                  sẵn                        - Thí nghiệm thực
                                                             hành
          - Thuyết trình           - Kết hợp thuyết trình    - Tự khám phá
Phƣơng    - Giảng giải            của giáo viên với hoạt     - Học qua hoạt
pháp                              động tự khám phá của       động
                                  học sinh
Hình      - Làm việc cả lớp        - Làm việc cả lớp, làm    - Làm việc nhóm
thức                              việc theo nhóm             - Làm việc cá nhân
          - Do giáo viên đánh      - Giáo viên đánh giá      - Tự đánh giá
Đánh
           giá                    và hướng dẫn học sinh      - Bạn cùng lớp
giá
                                  tự đánh giá                đánh giá

   Khác với mục tiêu dạy học truyền thống thường hướng tới việc hiểu được kiến
thức, mục tiêu chung của dạy học mở là:
   - Tự hình thành kiến thức, kĩ năng bản thân
   - Tự hình thành các năng lực xã hội, công việc và hành vi
   - Tinh thần trách nhiệm với hành vi
   - Tăng cường sự tự tin và hình thành nhân cánh
   Các hình thức tổ chức dạy học dựa trên cấu trúc nền tảng của dạy học mở rất
đa dạng và phong phú, ví dụ: Dạy học dự án, dạy học theo trạm, dạy học hợp

                                      20
đông, kế hoạch tuần, nghiên cứu tình huống, trò chơi đóng vai…Trong khuôn khổ
của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu 2 hình thức tổ chức dạy học mở điển
hình đó là dạy học theo trạm và dạy học dự án.

                         V.    DẠY HỌC THEO TRẠM

1. Khái niệm
       Khái niệm “học tập vòng tròn” thường được nhắc đến trong cách đào tạo
một số môn thể thao. Những năm 1952, hình thức đó được phát triển bởi Morgan
(Anh) và hệ thống đào tạo của Adamson cho môn thể thao nhắm vào một mục tiêu
đào tạo cụ thể sẽ đạt được thông qua việc lặp đi lặp lại các thao tác luyện tập. Vì
vậy, tất cả các thành viên đồng thời được luyện tập, được rèn luyện kĩ năng. Các
kĩ năng cần thiết được tổ chức, sắp xếp có hệ thống thành vòng tròn. Những ý
tưởng đầu tiên của vòng tròn học tập xuất hiện trong một số môn học. Sau này các
hình thức dạy học mở phát triển, phương pháp tổ chức dạy học theo các vòng tròn
học tập được hình thành và lan ra nhanh chóng. Đầu tiên, khái niệm này đã được
thử nghiệm trong trong giáo dục tiểu học, nhưng dần dần đạt đến trình độ trung
học cơ sở, xu hướng này sẽ mở rộng lên cấp THPT, ở phạm vi một môn, liên môn.
Tương tự như cách đào tạo trong thể thao, phương pháp này sẽ tạo ra một vòng
tròn học tập, với các trạm được thiết lập, được thiết kế. Vì vậy, phương pháp tổ
chức dạy học như Stationenlernen (Trạm học tập) hoặc Lernen an Stationen
gọi là phương pháp tổ chức dạy học theo trạm.
       Trạm, theo nghĩa tiếng Việt đó là một địa điểm không gian cố định, tại đó
con người giải quyết một vấn đề chuyên biệt nào đó. Ví dụ: Các trạm xe bus, các
trạm không gian vũ trụ, trạm máy vi tính,… Trong học tập, trạm được hiểu là một
địa điểm học tập ( vị trí học tập ) của nhóm HS trong hệ thống các địa điểm không
gian trong lớp học. Tại địa điểm này, HS có thể tự tổ chức các hoạt động học tập
(làm thí nghiệm, giải bài tập, hay giải quyết một vấn đề nào đó trong học tập).
       Dạy học theo trạm là một hình thức dạy học mở, trong đó căn cứ vào yêu
cầu về kiến thức, kĩ năng của bài học, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động học
tập tự lực tại các vị trí không gian lớp học để giải quyết các vấn đề trong học tập.
Hệ thống các trạm thường được thiết kế, bố trí theo hình thức các vòng tròn khép
kín trong không gian lớp học.




                                        21
Trạm 1




                          Trạm 4       Chủ đề      Trạm 2




                                      Trạm 3


                       Hình 1.- Sơ đồ một vòng tròn học tập.
       Hình thức dạy học mở thể hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau: Mở về nội
dung bài học, mở về các phương pháp dạy học, mở về các phương tiện học tập,
mở về không gian học tập,... Hoạt động của HS tại các trạm là hoàn toàn tự do,
dưới sự định hướng của GV, HS phải tự xoay xở để vượt qua các trạm. Do đó, dạy
học theo trạm do đó tập trung vào "tự chủ và tự học", rèn luyện thói quen tự lực
giải quyết vấn đề cho HS.
  Dạy học theo trạm là một phương pháp tổ chức dạy học dựa trên hình thức làm
việc tại các trạm, ngoài mục tiêu truyền đạt kiến thức, dạy học theo trạm còn kích
thích hứng thú say mê nghiên cứu, rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề phức
hợp, gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, rèn luyện năng lực cộng
tác làm việc theo nhóm.
       Dạy học theo trạm có thể tổ chức trong lớp học hay trong khu vực hành
lang trước lớp, trên bàn, tại phòng máy, tại thư viện hay tại xưởng tùy thuộc vào
yêu cầu của nhiệm vụ. Tại mỗi vị trí đó có các bài tập cung cấp cho HS, có các
nguyên vật liệu cần thiết, có các tài liệu giáo khoa, các điều kiện để cho người
học có thể giải quyết được vấn đề đặt ra tại vị trí đó. Nội dung các trạm được
thiết kế dựa trên các chủ đề nhất định của bài học, nội dung của bài được chia
nhỏ thành nhiều phần, thiết kế thành các nhiệm vụ nhận thức độc lập với nhau.
Kết quả học tập của một trạm là những kiến thức của bài học và tạo cho HS có
một năng lực giải quyết một vấn đề đặt ra.

2. Vai trò của GV trong dạy học theo trạm.
       Không giống như cách dạy truyền thống, GV thường phải là người đứng
đầu và hướng dẫn tất cả các trẻ em cùng một lúc, nhu cầu về vai trò GV trong học
tập tại các trạm đã thay đổi. Sau khi GV giới thiệu các trạm và cung cấp đầy đủ tài
liệu học tập cho các trạm thì HS sẽ hoạt động một cách độc lập, cho ra sáng kiến
riêng, cách làm riêng. Vật liệu ở các trạm là các thí nghiệm, tranh ảnh, video, máy
vi tính, Internet, các tài liệu giáo khoa,…GV sẽ là người theo dõi hoạt động của

                                         22
toàn lớp, bổ xung các tài liệu cần thiết cho HS cho phù hợp để HS có thể thực hiện
được nhiệm vụ một cách hoàn toàn độc lập. Những vấn đề nảy sinh trong khi học
sẽ được GV giải quyết kịp thời, hỗ trợ đúng lúc, đúng mức và đúng đối tượng HS.

3. Phân loại hệ thống trạm học tập
   Xét về mặt hình thức, người ta chia thành một số hình thức học tập vòng tròn
như sau:
   - Vòng tròn học tập với các trạm tùy chọn
   - Vòng tròn học tập khép kín
   - Vòng tròn học tập kép
   - Vòng tròn học tập mở
Hệ thống các vòng tròn học tập được trình bày và mô tả các đặc tính như bảng 1.
dưới đây:




                                        23
Bảng 2. – Các hình thức của vòng tròn học tập
 Hình thức các            Những đặc tính                 Sơ đồ tổng quan
 vòng tròn học
      tập
Vòng tròn học       - Định trước chuỗi các trạm
tập đóng              học tập.
                    - Thứ tự hoạt động tại các
                      trạm đã được sắp xếp cố
                      định.
                    - Luôn bắt đầu từ một trạm
                      và kết thúc tại một trạm
                      định trước.
Vòng tròn học       - Tự do lựa chọn thứ tự hoạt
tập mở                động tại các trạm.
                    - Có thể bắt đầu hay kết
                      thúc tại một trạm bất kì
                      nào đó.

Chia vòng tròn       - Có hai vòng tròn học tập
   học tập               được bố trí song song với
 ( Vòng tròn                        nhau.
     kép)             - Các trạm bắt buộc được
                            bố trí ở vòng ngoài.
                       - Các trạm bổ xung cho
                         trạm bắt buộc, được bố trí
                               ở vòng trong.
Học tập vòng        - Các chất liệu, thiết bị, tài
tròn với các            liệu được lựa chọn để phát
trạm tùy chọn           triển các khả năng khác
                        nhau của người học.
                    - Có thể lựa chọn được các
                        hình thức làm việc khác
                        nhau: Cá nhân, nhóm.
                    - Có thể chọn tùy ý các chủ
                        đề khác nhau trên vòng
                        tròn học tập.

                                       24
Trên mỗi vòng tròn học tập có nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn trên
hành trình tương ứng với một trạm học tập. Người học phải trải qua rất nhiều trạm
khác nhau. Số lượng các trạm trong một vòng tròn học tập phụ thuộc vào sự phức
tạp của vấn đề cần giải quyết, phụ thuộc vào không gian lớp học và trình độ hiện
tại của HS. Cần tạo ra các trạm học tập sao cho tất cả các HS có thể cùng làm việc
tại các trạm khác nhau, không có trạm nào bị bỏ trống và không có HS nào chơi
không. Việc tổ chức các trạm học tập phải tạo ra được các trạm khác nhau, tương
ứng các phong cách học khác nhau của trẻ, phải cho trẻ có sự lựa chọn một trạm
thích hợp với khả năng và sở thích của trẻ.
    a) Phân loại theo vị trí các trạm.
    - Trạm cố định: Trạm cố định là trạm có vị trí cố định tại một nơi nào đó
trong lớp học. Hầu hết các trạm đều được đặt cố định tại một vị trí đặt trước có
điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên các trạm có nhiệm vụ quan sát đối tượng thì có thể
di chuyển địa điểm để tìm không gian quan sát hợp lí hơn.
    - Trạm bên ngoài (Outstation): Là một trạm được đặt ở không gian bên ngoài
lớp học, ngoài khu vực, vv. Các trạm này thường xuất hiện trong các buổi học
ngoại khóa, người học có thể làm việc ở một vị trí nào đó ngoài không gian lớp
học như: Thư viên, hành lang, ở nhà, xưởng của trường,….., có thể làm việc bằng
các phương tiện khác nhau để đạt được yêu cầu công việc ( ống nhòm, máy vi
tính,…).
    - Trạm đệm: Trạm đệm là trạm hỗ trợ làm việc cho một trạm chính nào đó.
Trạm đệm thường được bố trí sát ngay trạm chính. Mỗi HS có thể thực hiện nhiệm
vụ ở trạm đệm trước, sau đó thực hiện nhiệm vụ ở trạm chính.
       Các nội dung học tập phức tạp, nhiều nội dung thì người ta có thể bố trí
thêm các trạm đệm hỗ trợ. Trạm này là bước đệm để cho HS thực hiện nhiệm vụ ở
trạm chính. Nhờ có trạm đệm mà nhiệm vụ ở các trạm chính được thực hiện đúng
tiến độ, tránh tắc ngẽn ở một trạm nào đó trên vòng tròn học tập.




                    Hình 2. Vòng tròn học tập với trạm đệm.


                                        25
- Trạm giám sát - dịch vụ: Trạm này được đặt tại một ví trí trung tâm của
vòng tròn học tập nhằm cung cấp thông tin cho các trạm khác, cung cấp đáp án
cho các trạm để so sánh kết quả sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ. Trạm giám sát
thường xuyên trao đổi các thông tin phản hồi cho các trạm khác một cách trực
tiếp, liên tục.




                   Hình 3. Vòng tròn học tập với trạm giám sát.
       Trạm giám sát dịch vụ cung cấp các tài liệu cần thiết như từ điển, các thông
tin bổ xung, các thông tin kĩ thuật hoặc một phương tiện đặc biệt (ví dụ như một
máy tính có kết nối Internet và một số phần mềm cần thiết ). Trạm này thường
được bố trí tách dời vòng tròn học tập.
    b) Phân loại theo mức độ yêu cầu nhiệm vụ.




               Hình 4. Sơ đồ vòng tròn học tập với các trạm tự chọn.
       - Các trạm tự chọn: Các trạm tự chọn để HS tuỳ ý lựa chọn theo các trình
độ khác nhau, các phòng cách học tập khác nhau, học cá nhân hay theo nhóm. Các
trạm này vẫn có tính chất bắt buộc đối với HS, vẫn yêu cầu HS thực hiện nhưng
có thể theo các cấp độ, hình thức khác nhau.
       Trạm tự chọn cũng có thể hiểu là các trạm có nội dung mở rộng, nội dung
vui để tạo hứng thú cho người học. Các trạm này HS có thể thực hiện hay bỏ qua


                                        26
cũng được, tuy nhiên cần phải quy định cho người học nhất thiết phải thực hiện đủ
một số lượng trạm có nội dung tự chọn nào đó, tùy theo từng chủ đề bài học.
    - Trạm bắt buộc: Trên trạm bắt buộc có các nội dung kiến thức, bắt buộc,
trọng tâm của bài học. Trạm bắt buộc sẽ hình thành cho người học các kiến thức
và kĩ năng tối thiểu của bài.
    c) Phân loại các trạm theo phương tiện dạy học.
    - Trạm có sử dụng máy tính: Các trạm này cần đến máy vi tính để hỗ trợ quá
trình học tập, xem tranh, ảnh, video, tạo các thí nghiệm ảo, máy vi tính kết nối với
các thí nghiệm,…
    - Trạm thí nghiệm truyền thống: Đó là các trạm có sử dụng thí nghiệm thật,
thường là các trạm kiểm tra các giả thuyết.
    d) Phân loại theo vai trò của các trạm.
    - Trạm luyện tập, củng cố. Trên các trạm này có các nhiệm vụ dạng các bài
tập trắc nghiệm, HS chỉ cần dùng các kiến thức đã được học ở bài trước hoặc kiến
thức thu được ở ngay các trạm khác để thực hiện.
    - Trạm xây dựng kiến thức mới. Xây dựng kiến thức mới là việc rất khó thực
hiện trong dạy học theo trạm. Đây là một điểm hạn chế của hình thức dạy học này.
    e) Phân loại theo hình thức làm việc.
    - Trạm cá nhân: Trong trạm này, học sinh thực hiện nhiệm vụ trong trạm một
cách độc lập
    - Trạm làm việc theo nhóm: Hình thức làm việc trên mỗi trạm thường là theo
nhóm nhỏ, tuy nhiên có thể xây dựng các trạm dành riêng cho cá nhân nhằm kiểm
tra, phát triển các kĩ năng cho từng cá nhân riêng biệt. Ví dụ, khi hình thành các
trạm của bài Mắt. Để đo những khả năng riêng của mắt, ngoài kiến thức bài học
thì có thể xây dựng thêm các trạm: Phản ứng màu sắc của mắt, khả năng nhìn
không gian của mắt để nhìn các ảnh không gian sâu ba chiều, khả năng liếc của
mắt,.. để cho cá nhân thực hiện.

4. Các bƣớc xây dựng một vòng tròn học tâp
      Để tạo ra được một vòng tròn học tập thì người GV cần phải chuẩn bị rất
công phu và cẩn thận, có thể gồm 10 bước như bảng 2. dưới đây:
               Bảng 2. Các bước chuẩn bị xây dựng trạm học tập.
    Bƣớc           Các khía cạnh            Các gơi ý thực hiện
                   - Mục tiêu giáo dục     - Phù hợp với sự phát triển của
                   chung.                  chương trình? Phù hợp với xu hướng
    Lựa chọn
1                  - Chủ đề nội khóa       làm việc tự lực không?
    các chủ đề
                   hoặc ngoại khóa, một - Xác định phạm vi kiến thức của
                   môn, liên môn.          trạm: Các môn học liên quan, các GV
                                         27
- Một GV hay cần        hỗ trợ, tư vấn?
                  nhóm GV.
                  - Nội dung trọng tâm    - Dự kiến việc xây dựng các trạm như
                  của chủ đề là gì?       thế nào cho phù hợp cho chủ đề?
                  - Dựa trên sự nhận      - Phương pháp làm việc tại các trạm là
    Xác định      thức của HS.            gì?
2
    chủ đề                                - Kiến thức HS cần có?
                                          - Đánh giá khả năng của HS và dự
                                          kiến mức độ hoàn thành công việc!

                 - Dựa theo các khía      - Học bằng nhiều phương tiện, học đa
                 cạnh của chủ đề ( tiểu   kênh.
                 chủ đề )                 - Nhiều hình thức học.
                 - Sự đa dạng của         - Sự khác biệt giữa các HS khác
    Cấu trúc nội
3                phương pháp              nhau?
    dung
                 - Hình thức làm việc     - Đáp ứng được các mục tiêu học tập
                 theo nhóm, cặp, cá       một cách phù hợp.
                 nhân.

                  - Sơ bộ quyết định về      -   Trạm cố định.
                  loại hình trạm.            -   Trạm bên ngoài.
                                             -   Trạm tùy chọn.
4   Vẽ trạm
                                             -   Trạm đệm
                                             -   Trạm giám sát, dịch vụ.

                  - Dựa vào các hình         -   Internet
                  thức hoạt động khác        -   Báo chí
    Tìm kiếm      nhau của trạm.             -   Sách giáo khoa
5   nguồn tài                                -   Thư viện.
    liệu.                                    -   Video, DVD video
                                             -   CD cứng
                                             -   Băng cát xét
    Dự kiến sản                              -   Sản phẩm thật.
    phẩm hoạt                                -   Bộ sưu tập.
6
    động của                                 -   Kịch bản.
    trạm.                                    -   Bài báo cáo.
7   Hình dạng        - Ngày thực hiện        -   Vòng tròn đóng

                                     28
và cấu trúc        - Thời gian thực         -   Vòng tròn mở
    của vòng             hiện.                  -   Vòng tròn kép
    tròn học tập       - Hình thức vòng         -   Vòng tròn có trạm tùy chọn.
                         tròn học tập.          -   Các trạm đệm.
                       - Số trạm
                       - Sơ đồ tổng             - Hình dạng vòng tròn học tập và
    Tạo hình             quan của vòng             cách bố trí các trạm trên vòng
    ảnh của các          tròn học tập              tròn.
8
    vòng tròn          - Các phiếu học          - Số trạm, màu sắc các trạm, hình
    học tập              tập, ticket,..            dạng các trạm,….. để thu hút sự
                                                   chú ý của HS.
    Xây dựng           - Quy tắc thực        - Chuẩn bị chia nhóm, nhận nhiệm vụ.
    nội quy và           hiện.               Cách tiến hành làm việc trên các trạm.
9
    quy tắc học        - Cách cho điểm       - Cách báo cáo kết quả sau tiết học.
    tập.
                       - Kiểm tra địa           - Lịch trình tiến hành trên cách
                         điểm lớp học,            trạm như thế nào cho phù hợp?
                         không gian             - Bố trí vị trí các trạm phù hợp,
   Xây dựng
                         phòng học.               có không gian hoạt động riêng
10 vòng tròn
                       - Thành lập một            của trạm, có lối đi thuận tiện,
   học tập
                         môi trường học           tránh ùn tắc khi di chuyển từ
                         tập tích cực             trạm này sang trạm khác.
                         chủ động

5. Các qui tắc xây dựng nội dung các trạm học tập vật lí.
Để xây dựng các trạm học tập vật lí ta cần tuân theo các qui tắc sau:
     - Sử dụng hình thức vòng tròn mở, trong đó có một số trạm với nội dung tùy
chọn. Như vậy các nhiệm vụ học tập phải độc lập tương đối sao cho HS có thể bắt
đầu từ bất kì nhiệm vụ nào. Nếu một bài học có nhiều nội dung ta có thể chia
thành nhiều nhóm trạm học tập sao cho trong mỗi nhóm trạm đó, các nhiệm vụ
học tập là độc lập với nhau.
     - Với các trạm có thí nghiệm, các nguyên vật liệu phải đơn giản, dễ thao tác,
phù hợp với thí nghiệm HS.
     - Thời gian dành cho mỗi trạm tối đa không quá 15 phút. Xây dựng nhóm
trạm có nội dung tương đương với nhau thì thời gian hoạt động trên mỗi trạm
phải như nhau. Thời gian dành cho mỗi trạm tuỳ thuộc vào nội dung và nhiệm vụ
của từng trạm nhưng phải phù hợp với thời gian của tiết học.


                                        29
- Số trạm trong một đơn vị kiến thức không quá 7 trạm, tránh trường hợp xây
dựng nhiều trạm gây cảm giác mệt mỏi cho HS.
     - Ngoài các trạm với các nhiệm vụ bắt buộc, ta cần xây dựng các trạm với
các nhiệm vụ tự chọn, với độ khó dễ khác nhau để cá biệt hóa năng lực HS. Tránh
được ùn tắc trong quá trình học tập, tạo hứng thú học tập.
     - GV nên cung cấp đáp án hoặc hệ thống trợ giúp tương ứng với các nhiệm
vụ học tập để HS tự kiểm tra và đánh giá kết quả bản thân.
     - HS được phát phiếu học tập tương ứng với các trạm để tối ưu hóa thời gian
làm việc. Có thể gom các phiếu học tập của các trạm thành một tập để mỗi nhóm
mang theo trên hành trình qua các trạm, hoặc các phiếu học tập riêng của trạm đặt
tại mỗi trạm.
     - GV cần xây dựng và thống nhất với HS nội qui làm việc tại các trạm.

 6. Các bƣớc tổ chức dạy học dƣới hình thức học tập theo trạm
Các bước tiến hành tổ chức dạy học theo trạm trên lớp như sau:
 - Bước 1: Thống nhất nội qui học tập theo trạm.
GV giới thiệu nội dung học tập tại các trạm học tập, số lượng các trạm, các trạm
bắt buộc và tự chọn. Thông báo quy tắc cho điểm mỗi cá nhân, giới thiệu phiếu
học tập và cách làm việc trên các phiếu học tập, yêu cầu trợ giúp,… Tất cả các nội
quy đưa ra đảm bảo cho việc học tập tại các trạm được diễn ra một cách tự lực,
chủ động, hạn chế mất trật tự, tối ưu hóa thời gian làm việc,..
 - Bước 2: Chia nhóm.
Có thể cho HS tự chia nhóm ngay tại lớp, hoặc có thể cho HS chia nhóm trước từ
buổi chuẩn bị. Cần chia nhóm ngay từ đầu để việc học được thuận lợi.
 - Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ
Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm, HS làm việc cá nhân, theo cặp
hoặc theo nhóm tại các trạm học tập. Giáo viên quan sát và có sự hỗ trợ kịp thời.
 - Bước 4: Tổng kết kết quả học tập.
       Sau mỗi buổi học cần dành ra một khoảng thời gian để tổng kết bài học.
Yêu cầu các nhóm, cá nhân trình bày tiến trình thực hiện nhiệm vụ ở một trạm nào
đó, trình bày các kết quả thu được và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản than.
Các thành viên khác, nhóm khác đưa ra nhận xét góp ý bổ xung và đánh giá. Giáo
viên là người chỉ đạo. Sau cùng là GV tổng kết bài học và nhấn mạnh lại các kiến
thức quan trọng của bài.




                                        30
VI.    DẠY HỌC DỰ ÁN

1. Khái niệm
    - Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là project, có gốc tiếng la tinh là projicere có
nghĩa là phác thảo, dự thảo, thiết kế.
    - Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế, xã
hội, đặc trưng của nó về cơ bản là tính không lặp lại của các điều kiện thực hiện
dự án.
    - Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong đó
cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và
cần được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. Dự án được thực hiện trong những
điều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau.
    - Khái niệm dự án đó đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào
tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà cũng được sử dụng
như một phương pháp dạy học. Khái niệm Project được sử dụng trong các trường
dạy kiến trúc, xây dựng ở Ý từ cuối thế kỷ 16. Từ đó tư tưởng dạy học dự án lan
sang Pháp cũng như một số nước châu Âu khác và Mỹ, trước hết là trong các
trường đại học và chuyên nghiệp.
    - Khái niệm dạy học dự án: Dạy học dự án là một phương pháp tổ chức dạy
học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện một nhiệm vụ học
tập phức hợp, gắn với thực tiễn. Trong quá trình đó học sinh tự lực lập và thực
hiện kế hoạch, thể hiện kết quả thông qua quá trình học tập và sản phẩm dự án, tự
đánh giá và tham gia đánh giá kết quả.
    - Xuất phát từ nội dung bài học, hoặc giáo viên hoặc học sinh hoặc cả giáo
viên và học sinh cùng đưa ra một dự án hấp dẫn, kích thích được học sinh tham
gia thực hiện. Khi học sinh nhận được bài tập hoặc những thông tin chi tiết về dự
án của mình, các em sẽ quyết định cách thức giải quyết những vấn đề được đưa ra.
Học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao phải tự tìm hiểu những nội
dung cần học thông qua các nguồn tài liệu và thông qua trao đổi một cách có định
hướng các nhiệm vụ cần thực hiện.
    - Trong cách học theo dự án, hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, mỗi
học sinh cộng tác với các thành viên khác trong nhóm trong một khoảng thời gian
nhất định để giải quyết những vấn đề được giao và cuối cùng trình bày công việc
mình đã làm trước một cử tọa ngoài nhóm. Bước cuối cùng có thể là một buổi
thuyết trình sử dụng các phương tiện nghe nhìn, một ấn phẩm báo chí, một trang
web hoặc một sản phẩm được tạo ra.
    - Các dự án cho phép tạo ra nhiều cơ hội học tập tại lớp hơn, rất đa dạng về
chủ đề và qui mô, có thể được tổ chức rộng rãi ở các cấp học khác nhau. Dạy học
                                        31
dự án có thể thực hiện trong phạm vi lớp học, hay vượt ngoài khuôn khổ lớp học,
có thể kéo dài một vài tiết học thậm chí một vài tuần tuỳ thuộc quy mô, tính chất
của bài học. Học sinh đóng vai và thực hiện hành vi của những người đang hoạt
động trong một lĩnh vực cụ thể nào đó qua các dự án đó, học sinh đã được tham
gia vào những hoạt động đời thường có ý nghĩa vượt ra khỏi phạm vi lớp học.
    - Dạy học dự án nhắm đến những mục tiêu giáo dục cụ thể và quan trọng như
phải đạt được các chuẩn kiến thức của môn học; phát triển khả năng tìm tòi sáng
tạo và tư duy bậc cao hay phát triển các kĩ năng của thế kỉ 21 như cộng tác, giải
quyết vấn đề, tư duy phê phán...chứ không phải chỉ là hoạt động ngoài giờ giải trí
hoặc chỉ để bổ sung cho chương trình học.

2. Những đặc điểm của dạy học dự án
    - Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học: Bài học theo dự án được thiết
kế cẩn thận, lôi cuốn học sinh vào những nhiệm vụ mở và có tính thực tiễn cao.
Các nhiệm vụ của dự án kích thích khả năng ra quyết định, niềm cảm hứng, say
mê của học sinh trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm cuối cùng. Học sinh
lĩnh hội kiến thức bài học thông qua việc tìm hiểu và tự quyết định mức độ hoàn
thành các nhiệm vụ của dự án. Giáo viên giữ vai trò người hỗ trợ hay hướng dẫn.
Học sinh hợp tác làm việc với nhau trong các nhóm, phát huy tối đa năng lực cá
nhân khi đảm nhận những vai trò khác nhau.
    - Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn:
Những dự án tốt được phát triển dựa trên những nội dung cốt lõi của chương trình
đáp ứng các chuẩn quốc gia và địa phương. Dự án có các mục tiêu rõ ràng gắn với
các chuẩn và tập trung vào những hiểu biết của học sinh sau quá trình học. Từ
việc định hướng vào mục tiêu, giáo viên sẽ chọn lựa hình thức dạy học phù hợp,
lập kế hoạch đánh giá và tổ chức các hoạt động dạy và học. Kết quả của dự án
được thể hiện kết tinh trong sản phẩm của học sinh và quá trình thực hiện nhiệm
vụ, ví dụ phần thuyết trình đầy thuyết phục hay ấn phẩm thông tin thể hiện sự lĩnh
hội các chuẩn nội dung và mục tiêu dạy học.
    - Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình: Câu hỏi khung
chương trình sẽ giúp các dự án tập trung vào những hoạt động dạy học trọng tâm.
Học sinh được giới thiệu về dự án thông qua các câu hỏi gợi mở những ý tưởng
lớn, xuyên suốt và có tính liên môn. Học sinh sẽ buộc phải tư duy sâu hơn về các
vấn đề nội dung của môn học theo các chuẩn và mục tiêu. Có ba dạng câu hỏi
khung chương trình: Câu hỏi khái quát, Câu hỏi bài học và Câu hỏi nội dung. Câu
hỏi khái quát là các câu hỏi rộng, có tính mở, đề cập đến các ý tưởng lớn và các
khái niệm xuyên suốt. Câu hỏi loại này thường mang tính liên môn, giúp học sinh
hiểu được mối quan hệ giữa các môn học. Các câu hỏi bài học được gắn trực tiếp
                                        32
với dự án, hỗ trợ việc tìm kiếm lời giải cho Câu hỏi khái quát. Các câu hỏi bài học
thể hiện mức độ hiểu những khái niệm cốt lõi về dự án của học sinh. Các câu hỏi
nội dung thường mang tính thực tiễn cao, bám sát các chuẩn và mục tiêu đã đề ra.
     - Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên: Ngay từ khi
triển khai dự án, các kết quả dự kiến cần phải được làm rõ và phải luôn được rà
soát nhiều lần để kiểm chứng mức độ lĩnh hội bằng các phương pháp đánh giá
khác nhau. Học sinh sẽ được xem mẫu và hướng dẫn trước để thực hiện công việc
có chất lượng nhất, và phải biết rõ điều gì đang chờ đợi ngay từ khi bắt đầu dự án.
Cần phải tạo cơ hội để rà soát, phản hồi hay điều chỉnh trong suốt quá trình thực
hiện dự án.
     - Dự án có liên hệ với thực tế: Dự án phải gắn với đời sống thực tế của học
sinh, có thể mời các chuyên gia ngoài cùng tham gia để tạo ra những tình huống
dạy học. Học sinh có thể thể hiện việc học của mình trước những đối tượng thực
tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực
nghiên cứu, hoặc trao đổi thông qua công nghệ hiện đại.
     - Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá trình
thực hiện: Thông thường các dự án được kết thúc với việc học sinh thể hiện thành
quả học tập của mình thông qua các bài thuyết trình, các văn bản tài liệu, các mô
hình dàn dựng, các đề án hoặc thậm chí là các sự kiện mô phỏng như một hội thảo
giả. Những sản phẩm cuối cùng này giúp học sinh thể hiện khả năng diễn đạt và
làm chủ quá trình học tập.
     - Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh: Học sinh được
tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau giúp hỗ trợ phát triển kỹ năng tư duy, cho
ý kiến đánh giá về nội dung và hỗ trợ tạo ra sản phẩm cuối. Với sự trợ giúp của
công nghệ, học sinh tự chủ hơn với kết quả cuối cùng, có cơ hội “cá nhân hoá sản
phẩm”. Học sinh có thể vươn ra khỏi 4 bức tường lớp học bằng cách cộng tác với
các lớp học từ xa qua email và các trang web tự tạo, hoặc trình bày việc học của
mình qua các chương trình đa phương tiện.
     - Kỹ năng tư duy là không thể thiếu trong làm việc theo dự án: Làm việc theo
dự án sẽ hỗ trợ phát triển cả kỹ năng tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức
như hợp tác, tự giám sát, phân tích dữ liệu, và đánh giá thông tin. Trong suốt quá
trình thực hiện dự án, các câu hỏi khung chương trình sẽ kích thích học sinh tư
duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao.
     - Chiến lược dạy học đa dạng hỗ trợ phong cách học đa dạng: Các chiến lược
dạy học sẽ tạo ra một môi trường học tập đa dạng hơn, thúc đẩy tư duy bậc cao
hơn. Những chiến lược dạy học sẽ giúp đảm bảo cho học sinh được tiếp cận với
toàn bộ học liệu của chương trình, tạo cơ hội thành công cho mỗi học sinh. Trong

                                        33
giảng dạy có thể kết hợp các kỹ thuật dạy học hợp tác, làm việc nhóm, phân nhánh
tổ chức, nhận xét phản hồi từ giáo viên hoặc từ bạn học.

3. Mục tiêu của dạy học dự án
     - Dạy học dự án hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với
cuộc sống thực tế: học sinh làm việc một cách độc lập để hình thành kiến thức và
cho ra kết quả thực tế, học sinh lĩnh hội được các kiến thức môn học và hiểu được
ý nghĩa sâu rộng hơn của nội dung bài học thông qua các hoạt động của dự án học
tập.
     - Dạy học dự án hướng tới phát triển được các kĩ năng tư duy bậc cao: phân
tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo.
     - Dạy học dự án hướng tới việc nâng cao kỹ năng chuyên môn, kĩ năng sử
dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm.
     - Dạy học dự án hướng tới phất triển kỹ năng làm việc và kỹ năng sống như:
lắng nghe và giao tiếp, trao đổi, tranh luận, bảo vệ ý kiến, giải quyết mâu thuẫn,
thu thập và đánh giá thông tin da chiều.

4. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
  - Vai trò của giáo viên
        + Vai trò của giáo viên trong lớp học “dạy học dự án” rất khác biệt với vai
  trò mà hầu hết các giáo viên đã quen thuộc trong các lớp học truyền thống: giáo
  viên nắm giữ tất cả các kiến thức rồi truyền lại đến học sinh, còn với phương
  pháp dạy học dự án thì trong suốt quá trình thực hiện dự án, vai trò của giáo viên
  là:
        + Xác định chủ đề, mục tiêu dạy học.
        + Tổ chức các nhóm học sinh thực hiện các nhiệm vụ được giao (hướng
  dẫn, tham vấn chứ không phải là cầm tay chỉ việc cho học sinh) và trình bày sản
  phẩm học tập. Tổ chức cho học sinh tự đánh giá, tham gia đánh giá quá trình và
  kết quả học tập.
         + Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ học sinh (các chỉ dẫn, các sản phẩm mẫu, các
  tài liệu, các nguồn thông tin, các chuyển giao công việc, các phiếu đánh giá...),
  chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết. Xây dựng các tiêu chí đánh giá, các phiếu đánh
  giá.
        + Tạo ra môi trường học tập thúc đẩy phương pháp học tập hợp tác.
  - Vai trò của học sinh
        + Trong các lớp học theo dự án, các dự án thường được thực hiện bởi các
  nhóm nhỏ học sinh trong lớp, đôi khi cả lớp hoặc một cá nhân nào đó. Khi học


                                        34
sinh nhận được bài tập hoặc những thông tin chi tiết về dự án của mình, học sinh
 sẽ thực hiện vai trò:
      + Chọn chủ đề, hoạch định, tổ chức hoạt động nhóm, lập kế hoạch thực hiện
 nhiệm vụ học tập, phân công công việc để giải quyết vấn đề..
      + Thực hiện nhiệm vụ học tập (thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
 rồi tổng hợp, phân tích, và tích luỹ kiến thức từ quá trình làm việc của mình),
 trình bày giới thiệu sản phẩm học tập.
      + Học sinh trình bày kiến thức mới mà họ đã được biết, tích luỹ thông qua
 dự án. Tham gia tự đánh giá kết quả và quá trình học tập, rút kinh nghiệm, chỉnh
 sửa, bổ sung để có sản phẩm hoàn thiện hơn.
      + Bằng cách này mỗi bài học đều thực sự hấp dẫn đối với học sinh vì vấn
 đề họ đang giải quyết là vấn đề có thật trong cuộc sống.

5. Các giai đoạn của dạy học dự án
a. Chuẩn bị trước dự án :
- Trong giai đoạn này giáo viên chuẩn bị cho việc tổ chức dự án.
   + Giáo viên cần xác định được các mục tiêu cần đạt của dự án, dự kiến khoảng
thời gian tiến hành dự án, lên kế hoạch tổ chức dự án.
   + Giáo viên cũng cần chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết cho việc tổ
chức dạy học dự án : nội dung dạy học, địa điểm dạy học, trang thiết bị, thí
nghiệm, các công cụ đánh giá, kinh phí, ….
   + Giáo viên đóng vai học sinh thực hiện thử nghiệm dự án để dự kiến trước
được những khó khăn của học sinh trong quá trình thực hiện dự án để lập kế
hoạch hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn.
   + Giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị trước những nội dung kiến thức
và những phương tiện cần thiết. Giai đoạn chuẩn bị trước dụ án thường diễn ra
cùng với việc xác định mục tiêu dạy học và lập kế hoạch tổ chức hoạt động nhận
thức, nó có vai trò quyết định đối với việc tổ chức thành công dự án.
b. Chuẩn bị dự án :
    - Giáo viên khởi động và duy trì hứng thú của học sinh trong suốt dự án, tổ
chức cho học sinh thảo luận và lựa chọn chủ đề của dự án có liên quan tới môn
học, cung cấp những phương pháp, công cụ, phương tiện cần thiết cho học sinh.
Dự án học tập có thể nảy sinh từ nhiều ý tưởng trong nhiều bối cảnh khác
nhau. Nhưng tất cả học sinh đều phải có cơ hội để thảo luận về các chủ đề dự án.
Việc đề xuất và lựa chọn các chủ đề dự án có thể thực hiện thông qua phương
pháp hiến kế tập thể (brainstorming), sơ đồ tư duy, phiếu KWL, kỹ thuật đặt câu
hỏi 5W1H (Cái gì ?; Ai ?; Tại sao ?; Khi nào ?; ở đâu ?; Như thế nào ?) .


                                       35
- Học sinh hoặc các nhóm học sinh đề xuất vấn đề nghiên cứu, lựa chọn chủ
đề, xây dựng các tiểu chủ đề, xác định quy mô nghiên cứu từ đó lập kế hoạch thực
hiện và tổ chức thực hiện kế hoạch dự án trong đó xác định các mục đích cần đạt,
các công việc cần làm với thời hạn hoàn thành và địa điểm thực hiện, các
nguồn thông tin và phương tiện có thể khai thác : sách ; báo ; tạp chí ; trang web,
người có kinh nghiệm, vật liệu, công cụ ; …, chi phí cần thiết, các tiêu chí đánh
giá, sự phân công nhiệm vụ cho các thành viên dự án…. Một sự tổ chức công
việc cụ thể sẽ cho phép mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh tham gia đóng góp
một phần có ý nghĩa vào dự án. Đó những điều kiện cần thiết cho sự thành công
của dự án.
c. Thực hiện dự án :
    - Học sinh thường bắt đầu dự án với việc tìm kiếm thu thập các thông tin
liên quan đến chủ đề dự án, có thể theo cá nhân hoặc theo tập thể nhóm nhưng
luôn phải trên quan điểm hợp tác để đi đến một kết quả chung. Theo nhiệm vụ
được giao, các học sinh sẽ tìm kiếm các thông tin từ sách, báo, mạng internet,
… ; tiến hành các thí nghiệm ; gặp gỡ phỏng vấn những người cần thiết ; điều
tra thăm dò ý kiến ; mua sắm các vật liệu …. Từ những kết quả thu được, học
sinh sẽ sắp xếp, phân tích, so sánh, tính toán và thực hiện nhiều thao tác cần thiết
khác để phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm dự án. Sản phẩm dự án có thể là một
bài báo cáo, một ấn phẩm, một thiết bị, một tác phẩm nghệ thuật. Các cuộc thảo
luận giữa các nhóm với nhau và giữa học sinh với giáo viên sẽ giúp cho các học
sinh làm giàu thêm vốn kinh nghiệm, bổ sung những thiếu sót trong việc thực hiện
sản phẩm, đánh giá tiến trình thực hiện dự án của mình.
    - Giáo viên theo dõi giám sát, nắm bắt được tình hình học tập của học sinh để
đánh giá quá trình thực hiện dự án của học sinh đồng thời có sự giúp đỡ thích hợp
để học sinh tự vượt qua khó khăn, giữ vững định hướng của dự án.
d. Tổng kết dự án :
- Học sinh hoặc các nhóm học sinh giới thiệu, trình bày và bảo vệ sản phẩm dự án
của mình trước cả lớp hoặc trước toàn trường. Đây cũng là lúc nhìn lại và đánh
giá dự án đã thực hiện. Học sinh sẽ tiến hành đánh giá về chất lượng sản
phẩm và phần trình bày của nhóm mình và nhóm bạn qua một phiếu đánh giá tập
thể đồng thời tự đánh giá về những kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình
thông qua một phiếu đánh giá cá nhân. Đề xuất một dự án mới.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm, đánh giá sản phẩm, quá trình
và kết quả dự án. Kết quả đánh giá có thể lấy vào điểm học tập của học sinh hoặc
nếu không thì cũng cho phép ghi nhận những cố gắng và sự tiến bộ của học sinh.



                                        36
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft
Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh bao bì tấn phong đến năm 2023
Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh bao bì tấn phong đến năm 2023Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh bao bì tấn phong đến năm 2023
Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh bao bì tấn phong đến năm 2023jackjohn45
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chương “Mắt. ...
 
Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh bao bì tấn phong đến năm 2023
Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh bao bì tấn phong đến năm 2023Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh bao bì tấn phong đến năm 2023
Xây dựng chiến lược kinh doanh tại công ty tnhh bao bì tấn phong đến năm 2023
 
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
Luận văn: Sử dụng thí nghiệm hỗ trợ quá trình dạy học Vật lý 10
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học 8
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía BắcĐề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
Đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ khu vực miền núi phía Bắc
 
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
Luận văn: Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương ...
 
Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tinh - duanviet.com.vn
Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tinh - duanviet.com.vnXây dựng nhà máy chế biến thức ăn tinh - duanviet.com.vn
Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tinh - duanviet.com.vn
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạoLuận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo qua việc sử dụng bài tập sáng tạo
 
Luận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOT
Luận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOTLuận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOT
Luận văn: Cải tiến bộ thí nghiệm thực hành trong môn Vật lí, HOT
 
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đXây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
 
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
Luận văn: Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trung học phổ thông thông...
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
 
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
Xây dựng, hoàn thiện và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học một số kiến thức...
 
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...
Luận văn: Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc sử dụng bài ...
 
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đLuận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
Luận văn: Phương pháp dạy học dự án trong dạy hóa lớp 11, 9đ
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAYLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh dân tộc, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
Luận văn: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy họ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông q...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông q...Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông q...
Luận văn: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông q...
 

Similar to Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...hieu anh
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ... Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...hieu anh
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại công ty trách nh...
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại công ty trách nh...Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại công ty trách nh...
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại công ty trách nh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Huong dan day va hoc trong gddh
Huong dan day va hoc trong gddhHuong dan day va hoc trong gddh
Huong dan day va hoc trong gddhhongxanh
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty trách...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty trách...Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty trách...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty trách...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
DẠY HỌC STEM CARBOHYDRATE - HÓA HỌC 12 Sản xuất giấm hoa quả và ý tưởng khởi ...
DẠY HỌC STEM CARBOHYDRATE - HÓA HỌC 12 Sản xuất giấm hoa quả và ý tưởng khởi ...DẠY HỌC STEM CARBOHYDRATE - HÓA HỌC 12 Sản xuất giấm hoa quả và ý tưởng khởi ...
DẠY HỌC STEM CARBOHYDRATE - HÓA HỌC 12 Sản xuất giấm hoa quả và ý tưởng khởi ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft (20)

Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại h...
 
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ... Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
Giải pháp phát triển nguồn lao động nông thôn Hà Nội trong thời kỳ hiện đại ...
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh café sức khỏe cho công ty TNHH B.QUEEN
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh café sức khỏe cho công ty TNHH B.QUEENĐề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh café sức khỏe cho công ty TNHH B.QUEEN
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh café sức khỏe cho công ty TNHH B.QUEEN
 
Giao trinh c_can_ban
Giao trinh c_can_banGiao trinh c_can_ban
Giao trinh c_can_ban
 
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ tại trường THPT, CĐ, Đại học!
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại công ty trách nh...
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại công ty trách nh...Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại công ty trách nh...
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật tại công ty trách nh...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Viện Khoa học ...
 
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
 
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Đào tạo nhân sự tại công ty công nghiệp Thuận Tường - Gửi miễn phí ...
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty nội thất Điểm cao - sdt/ ZAL...
 
Huong dan day va hoc trong gddh
Huong dan day va hoc trong gddhHuong dan day va hoc trong gddh
Huong dan day va hoc trong gddh
 
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
Luận văn: Các nhân tố của chất lượng dịch vụ đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòn...
 
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC...
 
Luận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống Vinschool
Luận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống VinschoolLuận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống Vinschool
Luận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống Vinschool
 
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty trách...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty trách...Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty trách...
Một số giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty trách...
 
DẠY HỌC STEM CARBOHYDRATE - HÓA HỌC 12 Sản xuất giấm hoa quả và ý tưởng khởi ...
DẠY HỌC STEM CARBOHYDRATE - HÓA HỌC 12 Sản xuất giấm hoa quả và ý tưởng khởi ...DẠY HỌC STEM CARBOHYDRATE - HÓA HỌC 12 Sản xuất giấm hoa quả và ý tưởng khởi ...
DẠY HỌC STEM CARBOHYDRATE - HÓA HỌC 12 Sản xuất giấm hoa quả và ý tưởng khởi ...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 

Tai lieu tap_huan_truong hoc sang tao_microsoft

  • 1. TÀI LIỆU TẬP HUẤN TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO 1
  • 2. MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRƯỜNG HỌC SÁNG TẠO ..................................................................... 4 1. Khái niệm Trường học sáng tạo ...................................................................................................... 4 2. Hệ thống Trường học sáng tạo toàn cầu ............................................................................................ 5 2. Quyền lợi của các trường gia nhập hệ thống ISP của Microsoft..................................................... 5 4. Tiêu chí Trường học sáng tạo .............................................................................................................. 7 5. Định hướng xây dựng Trường học sáng tạo ....................................................................................... 8 6. Hướng dẫn đăng kí trở thành Pathfinder School ............................................................................ 8 II. BỐN MỤC TIÊU GIÁO DỤC THEO UNESCO ...................................................................................................... 11 Học để biết: ........................................................................................................................................... 11 Học để làm: ........................................................................................................................................... 12 Học để chung sống: .............................................................................................................................. 12 Học để khẳng định: ............................................................................................................................... 13 III. THANG PHÂN LOẠI MỤC TIÊU CỦA B. BLOOM ........................................................................................ 14 1. Lĩnh vực nhận thức........................................................................................................................... 15 2. Lĩnh vực tình cảm .............................................................................................................................. 16 3. Lĩnh vực tâm lí vận động ................................................................................................................... 17 IV. VÀI NÉT VỀ DẠY HỌC MỞ.................................................................................................................................. 19 V. DẠY HỌC THEO TRẠM ............................................................................................................................................. 21 1. Khái niệm .......................................................................................................................................... 21 2. Vai trò của GV trong dạy học theo trạm. .......................................................................................... 22 3. Phân loại hệ thống trạm học tập ...................................................................................................... 23 4. Các bước xây dựng một vòng tròn học tâp ...................................................................................... 27 5. Các qui tắc xây dựng nội dung các trạm học tập vật lí. ..................................................................... 29 6. Các bước tổ chức dạy học dưới hình thức học tập theo trạm.......................................................... 30 VI. DẠY HỌC DỰ ÁN .................................................................................................................................................... 31 1. Khái niệm .......................................................................................................................................... 31 2. Những đặc điểm của dạy học dự án ................................................................................................. 32 3. Mục tiêu của dạy học dự án .............................................................................................................. 34 4. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án ..................................................................... 34 5. Các giai đoạn của dạy học dự án ....................................................................................................... 35 VII. BẢN ĐỒ TƯ DUY .................................................................................................................................................... 37 1. Giới thiệu về bản đồ tư duy .............................................................................................................. 37 2. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Mind Manage 8.0........................................................................... 39 2
  • 3. 2.1. Cài đặt và tạo bản đồ tư duy bằng phần mềm Mind Manager 8.0................................................ 39 A. Cài đặt phần mềm Mind Manager 8.0 .......................................................................................... 39 B. Tạo từ khóa và các nhánh chính trên phần mềm Mind Manager 8.0 .......................................... 39 C. Insert và các đối tượng ................................................................................................................. 40 D. Thêm các đối tượng vào một Topic .............................................................................................. 42 E. Định dạng ...................................................................................................................................... 43 G. Chế độ xem ................................................................................................................................... 48 H. Xuất ra các định dạng khác ........................................................................................................... 50 I. Nhập từ định dạng khác ................................................................................................................. 55 2.2. Giới thiệu các menu trạng thái ...................................................................................................... 56 A. Home............................................................................................................................................. 56 B. Insert ............................................................................................................................................. 57 C. Format ........................................................................................................................................... 57 D. Review .......................................................................................................................................... 57 E. View............................................................................................................................................... 58 F. Export ............................................................................................................................................ 58 G. Tools ............................................................................................................................................. 58 3. Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy – học và quản lí giáo dục ...................................... 59 3.1. Lập bản đồ tư duy trong dạy học ............................................................................................... 59 3.2 Làm việc theo nhóm ( Team work) với sơ đồ tư duy ................................................................. 61 3.3. Lập kế hoạch với sơ đồ tư duy ................................................................................................... 64 3.4. Sơ đồ tư duy với hội họp............................................................................................................ 65 3.5 Sơ đồ tư duy với ghi chép .......................................................................................................... 66 VIII. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC VÀ KHO TÀNG KIẾN THỨC, ỨNG DỤNG CỦA MICROSOFT PARTNERS IN LEARNING ................................................................................................................................................ 67 3
  • 4. I. GIỚI THIỆU VỀ CHƢƠNG TRÌNH TRƢỜNG HỌC SÁNG TẠO 1. Khái niệm Trƣờng học sáng tạo Trường học sáng tạo là một mô hình trường học do Microsoft đề xướng, nhằm thúc đẩy các quốc gia chưa cho điều kiện phát triển giáo dục có thêm mô hình để tham khảo trong quá trình xây dựng nhà trường tiên tiến và hiện đại. Trường học sáng tạo theo mô hình của Microsoft đảm bảo sự kết hợp hài hòa của các thành phần chính trong và ngoài nhà trường: Mô hình Trường học sáng tạo thúc đẩy các thành phần trên kết hợp hài hòa tạo nên một khối thống nhất, hiệu quả trong việc thực hiện những yêu cầu của nhà trường trong thế kỷ 21: 1. Đào tạo học sinh tương lai đáp ứng nhu cầu hội nhập toàn cầu, có hiểu biết và kỹ năng công nghệ tốt phục vụ học tập và công việc trong tương lai. 2. Tạo điều kiện để giáo viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quan hệ giao tiếp tốt với cộng đồng giáo viên trong và ngoài nước, cũng như với học sinh và phụ huynh. 3. Tạo môi trường quan hệ giao tiếp tốt với phụ huynh, học sinh và xã hội trên căn bản tận dụng phương tiện CNTT và truyền thông để nâng cao hiệu quả và tiết kiệm thời gian. 4
  • 5. 4. Công khai mọi thông tin về các hoạt động của trường cho xã hội thông qua website của trường để xã hội biết, hiểu và đồng thuận với các chủ trương của nhà trường. 2. Hệ thống Trƣờng học sáng tạo toàn cầu Hiện nay, hệ thống Trường học sáng tạo toàn cầu của Microsoft chia ra thành ba cấp độ: - Cấp độ 1: Các trường tham gia vào cộng đồng trường học toàn cầu - Cấp độ 2: Các trường Pathfinder – được lựa chọn hàng năm do Hội đồng tư vấn chương trình. - Cấp độ 3: Các trường Mentor – được mời tham gia bởi Hội đồng tư vấn chương trình. Chương trình Trường học sáng tạo toàn cầu của Microsoft được thiết kế nhằm tạo ra một cộng đồng các trường học thường xuyên trao đổi, hỗ trợ và tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng dạy và học trong trường. Hơn hết, mục tiêu chính của chương trình là xây dựng và phát triển những mô hình sáng tạo để bất cứ trường học nào trên thế giới có thể áp dụng nhằm phát huy tối đa tiềm năng của học sinh và tạo dựng mối quan hệ tương tác giữa giáo viên, học sinh, gia đình, cộng đồng và nhà trường. Với kinh nghiệm của những chuyên gia giáo dục và tập thể các trường học sáng tạo trên toàn cầu, chương trình Trường học sáng tạo hướng ban giám hiệu các trường đến một môi trường học tập sáng tạo nhờ ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, giúp học sinh phát triển tối ưu những kỹ năng của thế kỷ 21. 2. Quyền lợi của các trƣờng gia nhập hệ thống ISP của Microsoft 2.1. Quyền lợi từ phía Microsoft toàn cầu - Tham gia với tư cách thành viên chính thức của mạng lưới trường học sáng tạo đến từ nhiều nước trên tòan cầu. Đặc biệt, với mục đích giúp các trường học liên tục hoàn thiện và phát triển mô hình ISP hiệu quả hơn, hệ thống Trường học sáng tạo toàn cầu thiết lập ra những nhóm nhỏ hơn gồm các trường Pathfinder (mới gia nhập) và các trường Mentor (vai trò cố vấn) để hướng dẫn, hỗ trợ và cùng nhau phát triển lên những cấp độ cao hơn. 5
  • 6. - Hàng tháng, Microsoft toàn cầu thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo và họp trực tuyến trên mạng để củng cố và cập nhật những kiến thức, mô hình thành công về ISP trên toàn thế giới. - Đại diện của các trường học tham gia chính thức vào hệ thống ISP toàn cầu được mời và hỗ trợ tham dự các hội nghị lớn trên thế giới để cùng giao lưu và học tập với các trường khác đến từ các nước trên toàn cầu, ví dụ như: Diễn đàn giáo dục sáng tạo toàn cầu (hàng năm), diễn đàn giáo dục sáng tạo khu vực (hàng năm), triển lãm CNTT trên thế giới…. 2.2. Quyền lợi từ phía Microsoft Việt Nam - Phối hợp và cung cấp thông tin đảm bảo việc tham gia vào hệ thống trường học sáng tạo hiệu quả và dễ dàng. - Hỗ trợ về mặt tài chính các hoạt động về quảng bá và thực hiện chương trình nhằm hoàn thiện hơn nữa về mô hình ISP, hướng tới những cấp độ cao hơn trong hệ thống ISP toàn cầu. - Triển khai các khóa đào tạo trong nhà trường để tiếp tục hoàn thiện và phát triển mô hình ISP. - Cung cấp thông tin và hỗ trợ về mặt tài chính giúp đại diện các trường tham gia các hội nghị về Trường học sáng tạo cấp khu vực và toàn cầu. Cụ thể, Microsoft sẽ hỗ trợ các trường:  Đổi mới tư duy và chiến lược phát triển nhà trường  Phát triển cộng đồng học tập  Mở rộng và hiện đại hóa các phương pháp dạy và học Nhằm kết nối các nhà trường trên toàn thế giới, Microsoft đã tạo ra một cộng đồng toàn cầu tại Partners in Learning Network (http://www.partnersinlearningnetwork.com ), nơi các nhà trường cùng chung mục tiêu xây dựng mô hình sáng tạo và bên vững có thể chia sẻ kinh nghiệm và thường xuyên liên lạc với nhau. Hàng tháng, Microsoft tổ chức các buổi họp và đào tạo ảo “Virtual Universities” do các chuyên gia đầu ngành về giáo dục hướng dẫn, tập trung vào:  Phát triển chương trình học và xây dựng quy trình đánh giá  Vai trò của ban giám hiệu trường  Thiết lập môi trường học tập sáng tạo  Khuyến khích sự tham gia của học sinh vào quá trình học tập 6
  • 7. 4. Tiêu chí Trƣờng học sáng tạo 4.1. Ban lãnh đạo nhà trƣờng  Sự thay đổi về tƣ duy và đổi mới giáo dục - Khuyến khích, tạo điều kiện và duy trì các giờ học có sự ứng dụng CNTT. - Tổ chức các buổi đào tạo cho giáo viên trong trường về phương pháp giảng dạy mới - Nhân rộng mô hình Hướng dẫn đồng nghiệp trong cộng đồng nhà trường. - Đưa vào áp dụng một số giáo trình mới để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh (VD: Live@edu)  Tăng cƣờng giao lƣu và chia sẻ với cộng đồng - Tích cực tham gia Innovative Schools Network. - Xây dựng hệ thống thông tin và quản lý trong nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả liên lạc và hợp tác giữa nhà trường, giáo viên, học sinh, và phụ huynh. - Tích cực tham gia các hội thảo của Sở và/hoặc Phòng Giáo dục để phổ biến các bài học kinh nghiệm từ thành công của trường mình.  Cam kết đầu tƣ xây dựng mô hình Trƣờng học sáng tạo - Ban lãnh đạo nhà trường có kế hoạch hành động và lộ trình rõ ràng hướng tới mô hình Trường học sáng tạo, đồng thời chia sẻ mô hình này với Microsoft nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong hợp tác. - Song song với sự hỗ trợ từ phía Microsoft, ban lãnh đạo nhà trường có kế hoạch phân bổ ngân sách hợp lý để đầu tư xây dựng và hoàn thiện mô hình Trường học sáng tạo. 4.2. Giáo viên - Chủ động áp dụng phương pháp giảng dạy mới với sự tích hợp CNTT. - Tích cực tham gia mô hình Hướng dẫn đồng nghiệp trong nhà trường. - Tích cực tham gia diễn đàn Giáo viên sáng tạo Việt Nam và toàn cầu. http://mspil.net.vn/gvst/ http://us.partnersinlearningnetwork.com - Tích cực tham gia cuộc thi Giáo viên sáng tạo của Microsoft. 4.3. Học sinh - Chủ động sử dụng CNTT trong các hoạt động học tập trong và ngoài nhà trường. - Tham gia tích cực các cuộc thi sáng tạo dành học sinh. 4.4. Cơ sở vật chất - Điều kiện lớp học đảm bảo việc ứng dụng CNTT hiệu quả. - Ít nhất 1 phòng máy đủ tiêu chuẩn, kết nối internet để giáo viên và học sinh có thể truy cập thông tin và học tập mọi lúc, mọi nơi. 7
  • 8. 5. Định hƣớng xây dựng Trƣờng học sáng tạo 5.1. Sử dụng môi trƣờng Live@edu Tạo môi trường thông tin, giao tiếp qua Live@edu nhằm mục đích tích hợp việc quản lý, thông tin và chia sẻ kết quả học tập và tài nguyên giữa các thành viên trong nhà trường. 5.2. Tập huấn cán bộ quản lý và giáo viên  Chương trình Trường học sáng tạo Tổ chức đào tạo chương trình Trường học sáng tạo của Microsoft, qua đó, cán bộ quản lý và giáo viên trong trường sẽ tiếp cận được với các thông tin và định hướng xây dựng mô hình Trường học sáng tạo, cũng như các phương pháp và kỹ năng dạy và học cần thiết để phát triển ứng dụng CNTT trong nhà trường.  Các phần mềm mới: Mindjet, Marvin, Producer… Tổ chức tập huấn giáo viên cách ứng dụng các phần mềm mới và hiệu quả trong dạy và học như Marvin, Producer..., qua đó giúp nâng cao chất lượng của các giờ học trong nhà trường. 5.3. Tập huấn học sinh Tổ chức tập huấn cho học sinh cách sử dụng Live@edu để chia sẻ thông tin học tập, quả đó khuyến khích các em tích cực sử dụng CNTT trong các hoạt động học tập của mình. 5.4. Kết nối với phụ huynh Thông tin cho phụ huynh tình hình sử dụng CNTT để giao tiếp và hợp tác với nhà trường đẩy mạnh hiệu quả các hoạt động học tập của học sinh. 5.5. Giao lƣu với các trƣờng trong nƣớc và trong khu vực Tham gia mạng Giáo viên sáng tạo Việt Nam và toàn cầu để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các trường đã xây dựng thành công mô hình Trường học sáng tạo. 6. Hƣớng dẫn đăng kí trở thành Pathfinder School Tham gia vào chương trình Pathfinder, các trường sẽ có cơ hội được tiếp cận những nguồn lực hữu ích và những hỗ trợ đổi mới các hoạt động quản lý, dạy và học trong trường mình, cụ thể: - Tư duy đổi mới trong lãnh đạo từ các chuyên gia khắp thế giới qua các nghiên cứu về giáo dục - Bộ công cụ Innovative Schools Tootkit với những nguồn lực phát triển và đánh giá 8
  • 9. - Các khóa đào tạo trực tiếp và trực tuyến - Tập huấn về đổi mới toàn diện do Mentorship team thực hiện. - Hướng dẫn chuyên sâu về công nghệ - Hợp tác, chia sẻ và hướng dẫn từ các Innovative School khắp thế giới. - Khẳng định vị trí tiên phong của mình trong các trường thuộc chương trình 6.1. Quá trình đăng ký chƣơng trình Pathfinder Thông qua việc đăng ký vào chương trình Pathfinder, chúng tôi sẽ lựa chọn các trường trở thành một Pathfinder school trong hệ thống. Những trường học này phải chứng tỏ được mô hình đổi mới và phát triển bền vững trong giáo dục nhờ sự trợ giúp của CNTT và chứng minh được ảnh hưởng của mình đối với các trường khác trong nước, khu vực và trên toàn cầu. Hoàn thành tất cả các yêu của của quy trình đăng ký và nộp tất cả các tài liệu đúng hạn. - Đăng ký được mở cho các trường phổ thông, không bao gồm trường cao đẳng và đại học - Đăng ký được mở cho trường tư thục hoặc công lập. Tuy nhiên, trường tư thục tham gia đăng ký phải đảm bảo có số lượng học sinh tương đương như các trường công lập. 6.2. Danh sách các việc cần làm Quá trình đăng ký gồm nhiều bước, trước hết bạn phải là thành viên Partners in Learning Network để tham gia đăng ký chương trình: Bƣớc 1: Tham gia hệ thống Partners Step 1: Join the Partners in Learning in Learning Network Network Bƣớc 2: Hoàn thiện hồ sơ cá nhân và Step 2: Complete the My Profile and hồ sơ trường My School sections on the Partners in Bƣớc 3: Xây dựng không gian làm Learning Network việc trên hệ thống này – đây chính là Step 3: Start an Innovative Schools nơi để Innovation Journal của trường Workspace – this is where the Innovation Journal which serves as the application, can be found Step 4: Hoạn thiện quá trình tự đánh Step 4: Complete the Leadership Self giá lãnh đạo Assessment Step 5: Hoạn thiện 10 câu hỏi đầu Step 5: Complete the first ten questions tiên của Innovation Journal of the Innovation Journal Step 6: Tham gia vào cộng đồng Step 6: Join the Innovative Schools trường học trong hệ thống Partners in Program community on the Partners in Learning Network Learning Network 9
  • 10. Step 7: Làm một đoạn video 2-3 phút Step 7: Make a 2 -3 minute video. The (dung lượng không quá 150MB). Mục purpose of this video is to put into đích của đoạn video là chứng minh action what is communicated in the những việc ghi trong bản đăng ký. application. The video Nội dung của đoạn video sẽ: should show: • Chứng minh tại sao trường bạn nên • Why your school should be selected được chọn là Pathfinder school as a Pathfinder school • Cách làm của trường để đạt được sự • Show how you perceive innovation sáng tạo • Demonstrate school leadership and • Sự lãnh đạo trong nhà trường và cam commitment to be innovative kết đổi mới • Be creative and have fun doing these • Video thể hiện sáng tạo và vui vẻ videos • Upload video lên YouTube, • Note: These videos do not need to be TeacherTube hoặc các video service professionally developed khác. Đưa đường link video vào Innovation Journal của bạn. • Chú ý: Những video này không cần thiết phải làm quá chuyên nghiệp. Step 8: (không bắt buộc): Thư giới Step 8: (Optional) Letter of thiệu của một cá nhân có ảnh hưởng recommendation from the person trong hệ thống giáo dục của khu vực. responsible for educational provision in your local district and/or municipalities who are outside the school. The letter will need to validate the strong school leadership and how participation in this program can scale in the future to other schools either locally or nationally. Lưu ý: 1. Microsoft sẽ giữ các tài liệu mà các trường nộp và có thể sao ra nhiều bản để phát cho những người liên quan trong quá trình đánh giá. 2. Ngay cả đối với những tài liệu có bản quyền, Microsoft cũng vẫn có quyền in sao tuy nhiên chỉ dung cho mục đích đánh giá. 3. Ngoài các nhân viên của Microsoft, các thành viên trong hội đồng tư vấn Trường học sáng tạo cũng được quyền xem xét tất cả các tài liệu đăng ký. 4. Các trường không nên nộp bất cứ tài liệu bí mật hoặc sản phẩm sáng chế độc quyền. 10
  • 11. II. BỐN MỤC TIÊU GIÁO DỤC THEO UNESCO Nguồn: http://www.unesco.org/delors/fourpil.htm Học để biết: Học để biết được xem là phương tiện và là mục đích cho sự tồn tại của con người. Con người phải học để tìm hiểu thế giới xung quanh, để sống và phát triển tính cách, kỹ năng nghề nghiệp và để giao tiếp với mọi người. Học là để có được niềm vui từ sự hiểu biết, kiến thức đạt được và khám phá những điều mới lạ. Cách học này sẽ khuyến khích sự ham học hỏi, tính sắc bén trong nhìn nhận và đánh giá sự việc để từ đó con người có thể tự tin phán đoán về thế giới xung quanh. Học để biết là học cách tăng khả năng suy nghĩ, kỹ năng ghi nhớ và tập trung. Suy nghĩ là điều mà trẻ em được học từ cha mẹ và thầy cô. Quá trình này phải bao gồm suy nghĩ trừu tượng và giải quyết vấn đề thực tế mà giáo dục và nghiên cứu cần kết hợp trong quá trình dạy và học. Quá trình suy nghĩ kéo dài trọn đời và được tăng cường thêm qua vốn sống của từng người. Khi công việc của con người luôn thay đổi, không lặp đi lặp lại, kỹ năng suy nghĩ của họ càng phải thích ứng và linh động hơn. Ngay từ thời thơ ấu, trẻ em đã phải học cách tập trung - vào một vật hoặc vào một người nào đó. Quá trình phát triển kỹ năng tập trung có thể thực hiện theo nhiều dạng khác nhau và được hỗ trợ bằng nhiều hình thức học tập khác nhau như trò chơi, chia sẻ kinh nghiệm trong công việc, du lịch, các hoạt động khoa học thực dụng, v.v. Sự phát triển kỹ năng ghi nhớ là một công cụ tuyệt vời để khắc phục sự lấn át ồ ạt của những dòng thông tin từ báo chí truyền thông. Thật là nguy hiểm khi kết luận rằng con người không cần phải phát triển kỹ năng ghi nhớ vì đã có sẵn những nguồn lưu trữ và cung cấp thông tin khi cần. Trong một số trường hợp cần sự thiết lập hệ thống kết nối giữa các thông tin, sự kiện có vẻ ít liên quan đến nhau, trí nhớ của con người đã thể hiện được tính ưu việt hơn nhiều so với máy tính. Khả năng kết nối các hồi ức này sẽ trở thành một chu trình tự động khi được trau dồi thường xuyên. 11
  • 12. Học để làm: Học để làm có liên quan mật thiết đến vấn đề đào tạo và phát triển nghề nghiệp. Do đó, nền giáo dục của chúng ta nên được điều chỉnh để trang bị cho mọi người khả năng cần thiết nhằm phục vụ cho công việc trong tương lai. Học để làm ngày nay không còn mang ý nghĩa đơn giản là đào tạo con người để thực hiện một công việc chân tay cụ thể nào đó trong quá trình sản xuất. Do đó, việc đào tạo phải có sự cải cách hơn là chỉ đơn thuần trở thành một công cụ để phổ biến những kiến thức được học vào công việc thường ngày. Ngày nay khái niệm “năng lực cá nhân” trở nên phổ biến. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật rõ ràng đã thay đổi những kỹ năng nghề nghiệp mà quá trình sản xuất mới đòi hỏi. Với việc máy móc ngày càng trở nên thông minh hơn, những công việc tay chân đơn thuần đã và đang được thay thế bằng những công việc trí óc như điều hành, giám sát, bảo trì, thiết kế và tổ chức. Nền kinh tế hiện đại cần những kỹ năng mới thiên về giao tiếp nhiều hơn là chỉ kiến thức cơ bản. Điều này tạo cơ hội công bằng để phát triển nghề nghiệp và hoàn thiện bản thân cho mọi đối tượng của giáo dục. Giáo dục nên được phát triển theo khuynh hướng đào tạo kiến thức kết hợp với phát triển các kỹ năng cần thiết như giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, lãnh đạo, tinh thần đồng đội, v.v. Học để chung sống: Qua nghiên cứu, giáo dục nên có hai cách tiếp cận sau. Từ thời thơ ấu, giáo dục nên chú trọng đến quá trình tìm hiểu và khám phá những người xung quanh ở những giai đoạn đầu. Ở giai đoạn thứ hai của giáo dục và của quá trình học tập lâu dài, giáo dục nên chú trọng đến việc khuyến khích sự tham gia vào quá trình học của một số dự án phổ biến. Đây là một cách khá hiệu quả nhằm tránh mâu thuẫn hoặc giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra. Khám phá những người xung quanh Một trong những nhiệm vụ của giáo dục là vừa dạy học sinh sinh viên về sự đa dạng của con người, vừa giúp cho họ nhận thức về sự tương đồng và phụ thuộc lẫn nhau của con người. Từ thời thơ ấu, trường học nên nắm bắt tất cả 12
  • 13. các cơ hội nhằm thực hiện được hai hướng tiếp cận này. Một số môn học có thể áp dụng theo hai hướng này là địa lý loài người trong giáo dục phổ thông, ngoại ngữ và văn học. Bên cạnh đó, cho dù giáo dục được cung cấp bởi gia đình, cộng đồng hay nhà trường, trẻ em cũng nên được dạy cách để hiểu được những phản ứng của người khác bằng cách cách quan sát, đánh giá sự việc qua cách nhìn của chúng. Một khi tinh thần đồng cảm này được khuyến khích trong trường học, nó sẽ có một hiệu ứng tích cực trên thái độ và hành vi của trẻ trong suốt cuộc đời chúng. Giáo dục tập trung hướng con người đến những mục tiêu chung. Khi con người làm việc cùng nhau trong các dự án, những khác biệt và mâu thuẫn giữa cá nhân thường có khuynh hướng giảm dần, đôi khi còn biến mất. Do đó, giáo dục chính quy nên phải dành thời gian và cơ hội trong chương trình để giới thiệu đến giới trẻ những dự án hợp tác từ ngày đầu học tập như một phần của những hoạt động thể thao và xã hội của họ. Học để khẳng định: Theo Unesco từ những ngày đầu tiên, mục tiêu của giáo dục là đóng góp vào sự phát triển toàn diện của con người – về tinh thần và thể lực, trí tuệ, sự nhạy cảm, và cảm nhận nghệ thuật. Mọi người nên được trang bị một nền giáo dục mà có thể phát triển khả năng nhận thức đánh giá và lập luận độc lập, giúp họ có thể sáng suốt đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong nhiều tình huống khác nhau của cuộc sống. Bài báo cáo Học để khẳng định đưa ra những nhận định sau: „.. mục tiêu của phát triển là sự hoàn thiện toàn diện của một con người, sự thể hiện đầy đủ của tính cách, sự đa dạng của hành vi ứng xử và những cam kết – của một cá nhân, một thành viên của gia đình và cộng đồng, một cư dân và một nhà sản xuất, nhà phát minh của kỹ thuật và một người mơ mộng đầy sáng tạo‟. Quá trình phát triển của con người từ khi sinh ra là một quá trình biện chứng dựa trên sự tự nhận biết bản thân và trên mối quan hệ với những người khác. Như một công cụ của việc đào tạo nên tính cách, giáo dục nên là vừa một quá trình cá nhân hóa cao độ vừa là một kinh nghiệm xã hội mang tính tương tác cao. 13
  • 14. Trong phần mở đầu, bản báo cáo Học để khẳng định (1972) thể hiện nỗi lo sợ thế giới sẽ dần mất đi “tính người” do sự tiến bộ chóng mặt của công nghệ. Một trong những thông điệp chính của nó là giáo dục nên tạo điều kiện cho mỗi người „có khả năng tự giải quyết các vấn đề của riêng họ, tự ra quyết định và chịu trách nhiệm về những gì họ làm‟…. Việc mất dần “tính người” của xã hội này có thể còn gia tăng trong thế kỷ 21. Thay vì giáo dục trẻ chỉ thích ứng với bối cảnh xã hội hiện tại, thử thách của giáo dục là bảo đảm mọi người luôn có những nguồn lực cá nhân và những công cụ trí tuệ cần thiết để tìm hiểu thế giới và cư xử như một con người công bằng và có trách nhiệm. Hơn bao giờ hết, nhiệm vụ cần thiết của giáo dục là bảo đảm cho tất cả mọi người đều có thể tự do suy nghĩ, phán đoán, biểu lộ cảm xúc và tưởng tượng để phát triển được tài năng cũng như kiểm soát được cuộc sống của họ ở mức độ cao nhất. Trong một thế giới nơi mà sự đổi mới về kinh tế và xã hội là một trong những sức mạnh chính, sự tưởng tượng và sáng tạo phải được đặt lên hàng đầu. Sự tưởng tượng và sáng tạo là biểu hiện rõ ràng nhất của tự do con người, tuy nhiên chúng có thể bị đe dọa bởi sự thiết lập của một hệ thống cứng nhắc, không linh động trong hành vi ứng xử của con người. Thế kỷ 21 sẽ cần nhiều dạng tài năng khác nhau hơn là những cá nhân thiên tài nổi trội mà trong bất cứ xã hội nào cũng cần. Cả trẻ em và thanh thiếu niên phải nên được tạo tất cả những cơ hội để tìm tòi, thể hiện và phát triển trong những lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, văn hóa và xã hội, với mục đích hoàn thiện những thành tựu đã đạt được từ những thế hệ trước. Trong trường học, nghệ thuật và văn chương cũng nên được xem trọng hơn để phát huy tính văn hóa và truyền thống. III. THANG PHÂN LOẠI MỤC TIÊU CỦA B. BLOOM Tại hội nghị của Hội Tâm lý học Mỹ năm 1948, B. S. Bloom đã chủ trì xây dựng một hệ thống phân loại các mục tiêu của quá trình giáo dục. Ba lĩnh vực của các hoạt động giáo dục đã được xác định, đó là lĩnh vực về nhận thức (cognitive domain), lĩnh vực về tâm vận động (psychomator domain) và lĩnh vực về cảm xúc, thái độ (affective domain). Lĩnh vực nhận thức thể hiện ở khả năng suy nghĩ, lập luận, bao gồm việc thu thập các sự kiện, giải thích, lập luận theo kiểu diễn dịch và quy nạp và sự đánh giá có phê phán. Lĩnh vực tâm vận động liên quan đến những kỹ năng đòi hỏi sự khéo léo về chân tay, sự phối hợp các cơ bắp từ đơn giản đến phức tạp. Lĩnh vực cảm xúc liên quan đến những đáp ứng về mặt tình cảm, bao hàm cả những mối quan hệ như yêu ghét, thái độ nhiệt tình thờ ơ, cũng như sự cam kết 14
  • 15. với một nguyên tắc và sự tiếp thu các lý tưởng. Các lĩnh vực nêu trên không hoàn toàn tách biệt hoặc loại trừ lẫn nhau. Phần lớn việc phát triển tâm lý đều bao hàm cả 3 lĩnh vực nói trên. Bloom và những người cộng tác với ông cũng xây dựng nên các cấp độ của các mục tiêu giáo dục, thường được gọi là cách phân loại Bloom (Bloom), trong đó lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất. 1. Lĩnh vực nhận thức Lĩnh vực được đánh giá phổ biến nhất trong giáo dục là lĩnh vực nhận thức. Lĩnh vực này bao gồm 6 mức độ theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp. - Nhớ (Knowledge): được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức. - Hiểu (Comprehention): được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả ảnh hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật. - Áp dụng (Application): được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn cành cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây. - Phân tích (Analysis): được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận và nhận biết được các nguyên lý tổ chức được bao hàm. Kết quả học tập ở đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu. - Tổng hợp (Synthesis): được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân 15
  • 16. lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoăc cấu trúc mới. - Đánh giá (Evaluation) (hoặc định giá): là khả năng xác định giá trị của tài liệu (tuyên bố, tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (các tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác. Các công cụ đánh giá có hiệu quả phải giúp xác định được kết quả học tập mọi cấp độ nói trên để đưa ra một nhận định chính xác về năng lực của người được đánh giá về một lĩnh vực chuyên môn. Thực ra, các mức trong mục tiêu nhận thức do B.Bloom đề xuất không có ranh giới rõ ràng và khó phân biệt rạch ròi trong việc xác định mục tiêu của quá trình nhận thức cụ thể và càng khó hơn trong việc đánh giá. Để tiện sử dụng trong việc xác định mục tiêu và đánh giá việc đạt mục tiêu, các nhà giáo dục qui 6 mức trên thành 3 bậc: Bậc 1: Tái nhận, tái hiện - tương đương với nhớ; Bậc 2: Tái tạo - tương đương với hiểu, áp dụng; Bậc 3: Lập luận sáng tạo - tương đương với phân tích, tổng hợp, đánh giá. 2. Lĩnh vực tình cảm Lĩnh vực tình cảm ít được đánh giá nhất trong số 3 lĩnh vực. Tuy nhiên lĩnh vực này cũng là một khía cạnh quan trọng trong giáo dục, vì nó ảnh hưởng đến tình cảm và cảm xúc của người học. Lĩnh vực này bao gồm các mức độ sau: - Tiếp nhận những hiện tượng và tác nhân kích thích cụ thể. Ví dụ: Mô tả làm cách nào con người có thể nâng cao chất lượng cuộc sống nhờ lòng khát khao được làm việc có ích cho bản thân và xã hội. - Hồi đáp, đáp ứng. Ví dụ: Đáp ứng nhu cầu của người khác bằng cách chia xẻ tình cảm, nguồn lực. - Đánh giá, định giá trị của một sự kiện hay hiện tượng. Ví dụ: Thể hiện sự kiên định trong suy nghĩ, hành động, không hoang mang, dao động. - Thiết lập (tổ chức) những giá trị trong mối liên quan với nhau. Ví dụ: Xác định được mối quan hệ giữa các giá trị, kiên định trong cuộc 16
  • 17. sống. - Khái quát hoá - tổng hợp các giá trị thành hệ thống giá trị của bản thân. Ví dụ: Tổng hợp các giá trị văn hoá tinh thần tiếp thu được trong học tập, cộng tác thành nguyên tắc sống của bản thân. 3. Lĩnh vực tâm lí vận động Lĩnh vực tâm lí vận động đề cập đến việc rèn luyện các kĩ năng hoạt động thể chất, liên quan đến sự vận động của chân tay. Lĩnh vực tâm lí vận động được chia thành các cấp độ sau: - Vận động phản xạ Ví dụ: Sự vận động của cơ bắp do có các tác nhân kích thích từ bên ngoài. - Vận động cơ bản Ví dụ: Các vận động như đi, đứng, ngồi v.v. - Vận động chuyển giao Ví dụ: Chuyển giao những thông tin thu được từ mắt sang ngón tay để chơi một nhạc cụ nào đó. - Vận động kĩ năng Ví dụ: Các vận động đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận, có tính toán, như vẽ tranh, trang trí sân khấu. - Vận động kĩ xảo, phối hợp thành thạo nhiều kĩ năng. Ví dụ: Nhảy theo nhạc, sáng tạo trong hội hoạ, âm nhạc v.v. Như vậy, 3 lĩnh vực: nhận thức, tình cảm và tâm lí vận động là đối tượng để giáo viên xác định mục tiêu cho hoạt động dạy - học. Điều này hướng giáo viên quan tâm đến cả 3 lĩnh vực, thay vì chỉ đi sâu vào 1 lĩnh vực nhận thức. Người học phải được tạo cơ hội để phát triển năng lực trí tuệ, tình cảm và thể chất để trở thành những con người hoàn thiện. Về lĩnh vực kĩ năng, kĩ xảo thông qua các thao tác thực hành vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, cũng có thể được đánh giá theo các mức sau: 1 - Bắt chước, mô phỏng Quan sát và làm lại 1 thao tác nào đó. 2 – Thao tác Nghe chỉ dẫn và thực hiện lại thao tác đó. 3 - Chuẩn hoá 17
  • 18. Lặp đi, lặp lại 1 thao tác một cách chính xác mà không cần có hướng dẫn. 4 - Phối hợp Kết hợp nhiều thao tác theo trình tự 1 cách thuần thục, ổn định. 5 - Tự động hoá Hoàn thành một hay nhiều thao tác một cách tự nhiên, không đòi hỏi sự gắng sức về thể chất cũng như trí tuệ. 18
  • 19. IV. VÀI NÉT VỀ DẠY HỌC MỞ Dạy học mở được đánh giá là một trong những xu hướng dạy học tiến bộ và có nhiều triển vọng. Việc áp dụng dạy học mở trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông nhiều nước trên thế giới ngày càng đa dạng và đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Dạy học mở không có một lí thuyết thống nhất mà được đặt nền tảng trên nhiều thành tố thực tiễn dạy học và thông qua các lí thuyết về cải cách giáo dục. Một số trong những lí thuyết được kể đến là các lí thuyết của: Peter Petersen (1884 -1952) với chương trình “Jena – Plan”, Maria Montessori (1870-1952), John Dewey (1859 -1952), Celestin Freinet(1896 -1966). Ở Cộng hòa liên bang Đức, từ những năm 70 đã phát triển những hình thức dạy học mở để bổ sung, thay thế các hình thức dạy học truyền thống, chẳng hạn như dạy học dự án, kế hoạch tuần, dạy học hợp đồng. Ở Mỹ, khái niệm dạy học mở (open education, open classroom) được bắt đầu trước hết từ những lớp học tiểu học. Dạy học mở không có một định nghĩa hoàn thiện nhưng nó có thể được mô tả dựa trên những đặc điểm sau [1]: - Dạy học mở gắn với một sự xắp xếp tình huống học tập và tư liệu học tập mở, tránh tình trạng người học bị dập khuôn, lập trình - Dạy học mở cho học sinh cơ hội được tham gia vào việc xây dựng ý tưởng, nội dung, phương pháp làm việc và tư liệu học tập - Dạy học mở hướng tới hứng thú, khả năng và sở thích của học sinh - Dạy học mở thay đổi vai trò của người giáo viên từ vị trí người truyền thụ kiến thức sang vị trí nhà tư vấn, giúp đỡ hoặc người dẫn dắt vấn đề. - Dạy học mở thay đổi vai trò người học trở thành vai trò quyết định. Trong môn vật lí, dạy học mở cũng rất gần với dạy học kiến tạo, khi đó học sinh thông qua các hoạt động tích cực, tự lực của mình, tự xây dựng lên thế giới quan của bản thân về tự nhiên. Thành tố quan trọng của dạy học mở luôn là sự tham gia của người học vào toàn bộ quá trình học, từ khâu chuẩn bị, tiến hành và đánh giá quá trình học tập. Tùy theo mức độ tham gia của người học vào trong quá trình học tập mà quá trình dạy học mở có thể có những mức độ khác nhau theo bảng 1 [6]: Bảng 1- So sánh dạy học truyền thống và dạy học mở Thành Dạy học truyền Dạy học mở một phần Dạy học mở lí tố dạy thống tƣởng học Mục - Do Bộ giáo dục - Giáo viên và học - Do người học tự tiêu quy định sinh thống nhất mục xác định 19
  • 20. - Giáo viên xác định tiêu - Hướng tới mục mục tiêu - Đảm bảo được mục tiêu hoàn thiện bản - Chủ yếu hướng tới tiêu theo chuẩn nhưng thân mục tiêu hiểu kiến vẫn hướng tới năng lực thức của người học - Do giáo viên xác - Học sinh lựa chọn - Do người học tự định nội dung do giáo viên xác định dưới sự - Theo nội dung sách đưa ra hướng dẫn của giáo Nội giáo khoa - Sách giáo khoa là tài viên dung liệu chính - Nội dung theo hứng thú, năng lực cá nhân - Thí nghiệm có sẵn - Học sinh tiến hành - Thí nghiệm tự chế trong phòng thí thí nghiệm với thiết bị tạo nghiệm. thí nghiệm có sẵn - Thí nghiệm gắn Phƣơng - Đa số là thí nghiệm - Học sinh tiến hành với thực tiễn cuộc tiện biểu diễn theo bản hướng dẫn có sống sẵn - Thí nghiệm thực hành - Thuyết trình - Kết hợp thuyết trình - Tự khám phá Phƣơng - Giảng giải của giáo viên với hoạt - Học qua hoạt pháp động tự khám phá của động học sinh Hình - Làm việc cả lớp - Làm việc cả lớp, làm - Làm việc nhóm thức việc theo nhóm - Làm việc cá nhân - Do giáo viên đánh - Giáo viên đánh giá - Tự đánh giá Đánh giá và hướng dẫn học sinh - Bạn cùng lớp giá tự đánh giá đánh giá Khác với mục tiêu dạy học truyền thống thường hướng tới việc hiểu được kiến thức, mục tiêu chung của dạy học mở là: - Tự hình thành kiến thức, kĩ năng bản thân - Tự hình thành các năng lực xã hội, công việc và hành vi - Tinh thần trách nhiệm với hành vi - Tăng cường sự tự tin và hình thành nhân cánh Các hình thức tổ chức dạy học dựa trên cấu trúc nền tảng của dạy học mở rất đa dạng và phong phú, ví dụ: Dạy học dự án, dạy học theo trạm, dạy học hợp 20
  • 21. đông, kế hoạch tuần, nghiên cứu tình huống, trò chơi đóng vai…Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu 2 hình thức tổ chức dạy học mở điển hình đó là dạy học theo trạm và dạy học dự án. V. DẠY HỌC THEO TRẠM 1. Khái niệm Khái niệm “học tập vòng tròn” thường được nhắc đến trong cách đào tạo một số môn thể thao. Những năm 1952, hình thức đó được phát triển bởi Morgan (Anh) và hệ thống đào tạo của Adamson cho môn thể thao nhắm vào một mục tiêu đào tạo cụ thể sẽ đạt được thông qua việc lặp đi lặp lại các thao tác luyện tập. Vì vậy, tất cả các thành viên đồng thời được luyện tập, được rèn luyện kĩ năng. Các kĩ năng cần thiết được tổ chức, sắp xếp có hệ thống thành vòng tròn. Những ý tưởng đầu tiên của vòng tròn học tập xuất hiện trong một số môn học. Sau này các hình thức dạy học mở phát triển, phương pháp tổ chức dạy học theo các vòng tròn học tập được hình thành và lan ra nhanh chóng. Đầu tiên, khái niệm này đã được thử nghiệm trong trong giáo dục tiểu học, nhưng dần dần đạt đến trình độ trung học cơ sở, xu hướng này sẽ mở rộng lên cấp THPT, ở phạm vi một môn, liên môn. Tương tự như cách đào tạo trong thể thao, phương pháp này sẽ tạo ra một vòng tròn học tập, với các trạm được thiết lập, được thiết kế. Vì vậy, phương pháp tổ chức dạy học như Stationenlernen (Trạm học tập) hoặc Lernen an Stationen gọi là phương pháp tổ chức dạy học theo trạm. Trạm, theo nghĩa tiếng Việt đó là một địa điểm không gian cố định, tại đó con người giải quyết một vấn đề chuyên biệt nào đó. Ví dụ: Các trạm xe bus, các trạm không gian vũ trụ, trạm máy vi tính,… Trong học tập, trạm được hiểu là một địa điểm học tập ( vị trí học tập ) của nhóm HS trong hệ thống các địa điểm không gian trong lớp học. Tại địa điểm này, HS có thể tự tổ chức các hoạt động học tập (làm thí nghiệm, giải bài tập, hay giải quyết một vấn đề nào đó trong học tập). Dạy học theo trạm là một hình thức dạy học mở, trong đó căn cứ vào yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của bài học, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động học tập tự lực tại các vị trí không gian lớp học để giải quyết các vấn đề trong học tập. Hệ thống các trạm thường được thiết kế, bố trí theo hình thức các vòng tròn khép kín trong không gian lớp học. 21
  • 22. Trạm 1 Trạm 4 Chủ đề Trạm 2 Trạm 3 Hình 1.- Sơ đồ một vòng tròn học tập. Hình thức dạy học mở thể hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau: Mở về nội dung bài học, mở về các phương pháp dạy học, mở về các phương tiện học tập, mở về không gian học tập,... Hoạt động của HS tại các trạm là hoàn toàn tự do, dưới sự định hướng của GV, HS phải tự xoay xở để vượt qua các trạm. Do đó, dạy học theo trạm do đó tập trung vào "tự chủ và tự học", rèn luyện thói quen tự lực giải quyết vấn đề cho HS. Dạy học theo trạm là một phương pháp tổ chức dạy học dựa trên hình thức làm việc tại các trạm, ngoài mục tiêu truyền đạt kiến thức, dạy học theo trạm còn kích thích hứng thú say mê nghiên cứu, rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, rèn luyện năng lực cộng tác làm việc theo nhóm. Dạy học theo trạm có thể tổ chức trong lớp học hay trong khu vực hành lang trước lớp, trên bàn, tại phòng máy, tại thư viện hay tại xưởng tùy thuộc vào yêu cầu của nhiệm vụ. Tại mỗi vị trí đó có các bài tập cung cấp cho HS, có các nguyên vật liệu cần thiết, có các tài liệu giáo khoa, các điều kiện để cho người học có thể giải quyết được vấn đề đặt ra tại vị trí đó. Nội dung các trạm được thiết kế dựa trên các chủ đề nhất định của bài học, nội dung của bài được chia nhỏ thành nhiều phần, thiết kế thành các nhiệm vụ nhận thức độc lập với nhau. Kết quả học tập của một trạm là những kiến thức của bài học và tạo cho HS có một năng lực giải quyết một vấn đề đặt ra. 2. Vai trò của GV trong dạy học theo trạm. Không giống như cách dạy truyền thống, GV thường phải là người đứng đầu và hướng dẫn tất cả các trẻ em cùng một lúc, nhu cầu về vai trò GV trong học tập tại các trạm đã thay đổi. Sau khi GV giới thiệu các trạm và cung cấp đầy đủ tài liệu học tập cho các trạm thì HS sẽ hoạt động một cách độc lập, cho ra sáng kiến riêng, cách làm riêng. Vật liệu ở các trạm là các thí nghiệm, tranh ảnh, video, máy vi tính, Internet, các tài liệu giáo khoa,…GV sẽ là người theo dõi hoạt động của 22
  • 23. toàn lớp, bổ xung các tài liệu cần thiết cho HS cho phù hợp để HS có thể thực hiện được nhiệm vụ một cách hoàn toàn độc lập. Những vấn đề nảy sinh trong khi học sẽ được GV giải quyết kịp thời, hỗ trợ đúng lúc, đúng mức và đúng đối tượng HS. 3. Phân loại hệ thống trạm học tập Xét về mặt hình thức, người ta chia thành một số hình thức học tập vòng tròn như sau: - Vòng tròn học tập với các trạm tùy chọn - Vòng tròn học tập khép kín - Vòng tròn học tập kép - Vòng tròn học tập mở Hệ thống các vòng tròn học tập được trình bày và mô tả các đặc tính như bảng 1. dưới đây: 23
  • 24. Bảng 2. – Các hình thức của vòng tròn học tập Hình thức các Những đặc tính Sơ đồ tổng quan vòng tròn học tập Vòng tròn học - Định trước chuỗi các trạm tập đóng học tập. - Thứ tự hoạt động tại các trạm đã được sắp xếp cố định. - Luôn bắt đầu từ một trạm và kết thúc tại một trạm định trước. Vòng tròn học - Tự do lựa chọn thứ tự hoạt tập mở động tại các trạm. - Có thể bắt đầu hay kết thúc tại một trạm bất kì nào đó. Chia vòng tròn - Có hai vòng tròn học tập học tập được bố trí song song với ( Vòng tròn nhau. kép) - Các trạm bắt buộc được bố trí ở vòng ngoài. - Các trạm bổ xung cho trạm bắt buộc, được bố trí ở vòng trong. Học tập vòng - Các chất liệu, thiết bị, tài tròn với các liệu được lựa chọn để phát trạm tùy chọn triển các khả năng khác nhau của người học. - Có thể lựa chọn được các hình thức làm việc khác nhau: Cá nhân, nhóm. - Có thể chọn tùy ý các chủ đề khác nhau trên vòng tròn học tập. 24
  • 25. Trên mỗi vòng tròn học tập có nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn trên hành trình tương ứng với một trạm học tập. Người học phải trải qua rất nhiều trạm khác nhau. Số lượng các trạm trong một vòng tròn học tập phụ thuộc vào sự phức tạp của vấn đề cần giải quyết, phụ thuộc vào không gian lớp học và trình độ hiện tại của HS. Cần tạo ra các trạm học tập sao cho tất cả các HS có thể cùng làm việc tại các trạm khác nhau, không có trạm nào bị bỏ trống và không có HS nào chơi không. Việc tổ chức các trạm học tập phải tạo ra được các trạm khác nhau, tương ứng các phong cách học khác nhau của trẻ, phải cho trẻ có sự lựa chọn một trạm thích hợp với khả năng và sở thích của trẻ. a) Phân loại theo vị trí các trạm. - Trạm cố định: Trạm cố định là trạm có vị trí cố định tại một nơi nào đó trong lớp học. Hầu hết các trạm đều được đặt cố định tại một vị trí đặt trước có điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên các trạm có nhiệm vụ quan sát đối tượng thì có thể di chuyển địa điểm để tìm không gian quan sát hợp lí hơn. - Trạm bên ngoài (Outstation): Là một trạm được đặt ở không gian bên ngoài lớp học, ngoài khu vực, vv. Các trạm này thường xuất hiện trong các buổi học ngoại khóa, người học có thể làm việc ở một vị trí nào đó ngoài không gian lớp học như: Thư viên, hành lang, ở nhà, xưởng của trường,….., có thể làm việc bằng các phương tiện khác nhau để đạt được yêu cầu công việc ( ống nhòm, máy vi tính,…). - Trạm đệm: Trạm đệm là trạm hỗ trợ làm việc cho một trạm chính nào đó. Trạm đệm thường được bố trí sát ngay trạm chính. Mỗi HS có thể thực hiện nhiệm vụ ở trạm đệm trước, sau đó thực hiện nhiệm vụ ở trạm chính. Các nội dung học tập phức tạp, nhiều nội dung thì người ta có thể bố trí thêm các trạm đệm hỗ trợ. Trạm này là bước đệm để cho HS thực hiện nhiệm vụ ở trạm chính. Nhờ có trạm đệm mà nhiệm vụ ở các trạm chính được thực hiện đúng tiến độ, tránh tắc ngẽn ở một trạm nào đó trên vòng tròn học tập. Hình 2. Vòng tròn học tập với trạm đệm. 25
  • 26. - Trạm giám sát - dịch vụ: Trạm này được đặt tại một ví trí trung tâm của vòng tròn học tập nhằm cung cấp thông tin cho các trạm khác, cung cấp đáp án cho các trạm để so sánh kết quả sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ. Trạm giám sát thường xuyên trao đổi các thông tin phản hồi cho các trạm khác một cách trực tiếp, liên tục. Hình 3. Vòng tròn học tập với trạm giám sát. Trạm giám sát dịch vụ cung cấp các tài liệu cần thiết như từ điển, các thông tin bổ xung, các thông tin kĩ thuật hoặc một phương tiện đặc biệt (ví dụ như một máy tính có kết nối Internet và một số phần mềm cần thiết ). Trạm này thường được bố trí tách dời vòng tròn học tập. b) Phân loại theo mức độ yêu cầu nhiệm vụ. Hình 4. Sơ đồ vòng tròn học tập với các trạm tự chọn. - Các trạm tự chọn: Các trạm tự chọn để HS tuỳ ý lựa chọn theo các trình độ khác nhau, các phòng cách học tập khác nhau, học cá nhân hay theo nhóm. Các trạm này vẫn có tính chất bắt buộc đối với HS, vẫn yêu cầu HS thực hiện nhưng có thể theo các cấp độ, hình thức khác nhau. Trạm tự chọn cũng có thể hiểu là các trạm có nội dung mở rộng, nội dung vui để tạo hứng thú cho người học. Các trạm này HS có thể thực hiện hay bỏ qua 26
  • 27. cũng được, tuy nhiên cần phải quy định cho người học nhất thiết phải thực hiện đủ một số lượng trạm có nội dung tự chọn nào đó, tùy theo từng chủ đề bài học. - Trạm bắt buộc: Trên trạm bắt buộc có các nội dung kiến thức, bắt buộc, trọng tâm của bài học. Trạm bắt buộc sẽ hình thành cho người học các kiến thức và kĩ năng tối thiểu của bài. c) Phân loại các trạm theo phương tiện dạy học. - Trạm có sử dụng máy tính: Các trạm này cần đến máy vi tính để hỗ trợ quá trình học tập, xem tranh, ảnh, video, tạo các thí nghiệm ảo, máy vi tính kết nối với các thí nghiệm,… - Trạm thí nghiệm truyền thống: Đó là các trạm có sử dụng thí nghiệm thật, thường là các trạm kiểm tra các giả thuyết. d) Phân loại theo vai trò của các trạm. - Trạm luyện tập, củng cố. Trên các trạm này có các nhiệm vụ dạng các bài tập trắc nghiệm, HS chỉ cần dùng các kiến thức đã được học ở bài trước hoặc kiến thức thu được ở ngay các trạm khác để thực hiện. - Trạm xây dựng kiến thức mới. Xây dựng kiến thức mới là việc rất khó thực hiện trong dạy học theo trạm. Đây là một điểm hạn chế của hình thức dạy học này. e) Phân loại theo hình thức làm việc. - Trạm cá nhân: Trong trạm này, học sinh thực hiện nhiệm vụ trong trạm một cách độc lập - Trạm làm việc theo nhóm: Hình thức làm việc trên mỗi trạm thường là theo nhóm nhỏ, tuy nhiên có thể xây dựng các trạm dành riêng cho cá nhân nhằm kiểm tra, phát triển các kĩ năng cho từng cá nhân riêng biệt. Ví dụ, khi hình thành các trạm của bài Mắt. Để đo những khả năng riêng của mắt, ngoài kiến thức bài học thì có thể xây dựng thêm các trạm: Phản ứng màu sắc của mắt, khả năng nhìn không gian của mắt để nhìn các ảnh không gian sâu ba chiều, khả năng liếc của mắt,.. để cho cá nhân thực hiện. 4. Các bƣớc xây dựng một vòng tròn học tâp Để tạo ra được một vòng tròn học tập thì người GV cần phải chuẩn bị rất công phu và cẩn thận, có thể gồm 10 bước như bảng 2. dưới đây: Bảng 2. Các bước chuẩn bị xây dựng trạm học tập. Bƣớc Các khía cạnh Các gơi ý thực hiện - Mục tiêu giáo dục - Phù hợp với sự phát triển của chung. chương trình? Phù hợp với xu hướng Lựa chọn 1 - Chủ đề nội khóa làm việc tự lực không? các chủ đề hoặc ngoại khóa, một - Xác định phạm vi kiến thức của môn, liên môn. trạm: Các môn học liên quan, các GV 27
  • 28. - Một GV hay cần hỗ trợ, tư vấn? nhóm GV. - Nội dung trọng tâm - Dự kiến việc xây dựng các trạm như của chủ đề là gì? thế nào cho phù hợp cho chủ đề? - Dựa trên sự nhận - Phương pháp làm việc tại các trạm là Xác định thức của HS. gì? 2 chủ đề - Kiến thức HS cần có? - Đánh giá khả năng của HS và dự kiến mức độ hoàn thành công việc! - Dựa theo các khía - Học bằng nhiều phương tiện, học đa cạnh của chủ đề ( tiểu kênh. chủ đề ) - Nhiều hình thức học. - Sự đa dạng của - Sự khác biệt giữa các HS khác Cấu trúc nội 3 phương pháp nhau? dung - Hình thức làm việc - Đáp ứng được các mục tiêu học tập theo nhóm, cặp, cá một cách phù hợp. nhân. - Sơ bộ quyết định về - Trạm cố định. loại hình trạm. - Trạm bên ngoài. - Trạm tùy chọn. 4 Vẽ trạm - Trạm đệm - Trạm giám sát, dịch vụ. - Dựa vào các hình - Internet thức hoạt động khác - Báo chí Tìm kiếm nhau của trạm. - Sách giáo khoa 5 nguồn tài - Thư viện. liệu. - Video, DVD video - CD cứng - Băng cát xét Dự kiến sản - Sản phẩm thật. phẩm hoạt - Bộ sưu tập. 6 động của - Kịch bản. trạm. - Bài báo cáo. 7 Hình dạng - Ngày thực hiện - Vòng tròn đóng 28
  • 29. và cấu trúc - Thời gian thực - Vòng tròn mở của vòng hiện. - Vòng tròn kép tròn học tập - Hình thức vòng - Vòng tròn có trạm tùy chọn. tròn học tập. - Các trạm đệm. - Số trạm - Sơ đồ tổng - Hình dạng vòng tròn học tập và Tạo hình quan của vòng cách bố trí các trạm trên vòng ảnh của các tròn học tập tròn. 8 vòng tròn - Các phiếu học - Số trạm, màu sắc các trạm, hình học tập tập, ticket,.. dạng các trạm,….. để thu hút sự chú ý của HS. Xây dựng - Quy tắc thực - Chuẩn bị chia nhóm, nhận nhiệm vụ. nội quy và hiện. Cách tiến hành làm việc trên các trạm. 9 quy tắc học - Cách cho điểm - Cách báo cáo kết quả sau tiết học. tập. - Kiểm tra địa - Lịch trình tiến hành trên cách điểm lớp học, trạm như thế nào cho phù hợp? không gian - Bố trí vị trí các trạm phù hợp, Xây dựng phòng học. có không gian hoạt động riêng 10 vòng tròn - Thành lập một của trạm, có lối đi thuận tiện, học tập môi trường học tránh ùn tắc khi di chuyển từ tập tích cực trạm này sang trạm khác. chủ động 5. Các qui tắc xây dựng nội dung các trạm học tập vật lí. Để xây dựng các trạm học tập vật lí ta cần tuân theo các qui tắc sau: - Sử dụng hình thức vòng tròn mở, trong đó có một số trạm với nội dung tùy chọn. Như vậy các nhiệm vụ học tập phải độc lập tương đối sao cho HS có thể bắt đầu từ bất kì nhiệm vụ nào. Nếu một bài học có nhiều nội dung ta có thể chia thành nhiều nhóm trạm học tập sao cho trong mỗi nhóm trạm đó, các nhiệm vụ học tập là độc lập với nhau. - Với các trạm có thí nghiệm, các nguyên vật liệu phải đơn giản, dễ thao tác, phù hợp với thí nghiệm HS. - Thời gian dành cho mỗi trạm tối đa không quá 15 phút. Xây dựng nhóm trạm có nội dung tương đương với nhau thì thời gian hoạt động trên mỗi trạm phải như nhau. Thời gian dành cho mỗi trạm tuỳ thuộc vào nội dung và nhiệm vụ của từng trạm nhưng phải phù hợp với thời gian của tiết học. 29
  • 30. - Số trạm trong một đơn vị kiến thức không quá 7 trạm, tránh trường hợp xây dựng nhiều trạm gây cảm giác mệt mỏi cho HS. - Ngoài các trạm với các nhiệm vụ bắt buộc, ta cần xây dựng các trạm với các nhiệm vụ tự chọn, với độ khó dễ khác nhau để cá biệt hóa năng lực HS. Tránh được ùn tắc trong quá trình học tập, tạo hứng thú học tập. - GV nên cung cấp đáp án hoặc hệ thống trợ giúp tương ứng với các nhiệm vụ học tập để HS tự kiểm tra và đánh giá kết quả bản thân. - HS được phát phiếu học tập tương ứng với các trạm để tối ưu hóa thời gian làm việc. Có thể gom các phiếu học tập của các trạm thành một tập để mỗi nhóm mang theo trên hành trình qua các trạm, hoặc các phiếu học tập riêng của trạm đặt tại mỗi trạm. - GV cần xây dựng và thống nhất với HS nội qui làm việc tại các trạm. 6. Các bƣớc tổ chức dạy học dƣới hình thức học tập theo trạm Các bước tiến hành tổ chức dạy học theo trạm trên lớp như sau: - Bước 1: Thống nhất nội qui học tập theo trạm. GV giới thiệu nội dung học tập tại các trạm học tập, số lượng các trạm, các trạm bắt buộc và tự chọn. Thông báo quy tắc cho điểm mỗi cá nhân, giới thiệu phiếu học tập và cách làm việc trên các phiếu học tập, yêu cầu trợ giúp,… Tất cả các nội quy đưa ra đảm bảo cho việc học tập tại các trạm được diễn ra một cách tự lực, chủ động, hạn chế mất trật tự, tối ưu hóa thời gian làm việc,.. - Bước 2: Chia nhóm. Có thể cho HS tự chia nhóm ngay tại lớp, hoặc có thể cho HS chia nhóm trước từ buổi chuẩn bị. Cần chia nhóm ngay từ đầu để việc học được thuận lợi. - Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ Tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm, HS làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm tại các trạm học tập. Giáo viên quan sát và có sự hỗ trợ kịp thời. - Bước 4: Tổng kết kết quả học tập. Sau mỗi buổi học cần dành ra một khoảng thời gian để tổng kết bài học. Yêu cầu các nhóm, cá nhân trình bày tiến trình thực hiện nhiệm vụ ở một trạm nào đó, trình bày các kết quả thu được và tự đánh giá kết quả hoạt động của bản than. Các thành viên khác, nhóm khác đưa ra nhận xét góp ý bổ xung và đánh giá. Giáo viên là người chỉ đạo. Sau cùng là GV tổng kết bài học và nhấn mạnh lại các kiến thức quan trọng của bài. 30
  • 31. VI. DẠY HỌC DỰ ÁN 1. Khái niệm - Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là project, có gốc tiếng la tinh là projicere có nghĩa là phác thảo, dự thảo, thiết kế. - Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh tế, xã hội, đặc trưng của nó về cơ bản là tính không lặp lại của các điều kiện thực hiện dự án. - Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định, một kế hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính, vật chất, nhân lực và cần được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. Dự án được thực hiện trong những điều kiện xác định và có tính phức hợp, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. - Khái niệm dự án đó đi từ lĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục mà cũng được sử dụng như một phương pháp dạy học. Khái niệm Project được sử dụng trong các trường dạy kiến trúc, xây dựng ở Ý từ cuối thế kỷ 16. Từ đó tư tưởng dạy học dự án lan sang Pháp cũng như một số nước châu Âu khác và Mỹ, trước hết là trong các trường đại học và chuyên nghiệp. - Khái niệm dạy học dự án: Dạy học dự án là một phương pháp tổ chức dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn. Trong quá trình đó học sinh tự lực lập và thực hiện kế hoạch, thể hiện kết quả thông qua quá trình học tập và sản phẩm dự án, tự đánh giá và tham gia đánh giá kết quả. - Xuất phát từ nội dung bài học, hoặc giáo viên hoặc học sinh hoặc cả giáo viên và học sinh cùng đưa ra một dự án hấp dẫn, kích thích được học sinh tham gia thực hiện. Khi học sinh nhận được bài tập hoặc những thông tin chi tiết về dự án của mình, các em sẽ quyết định cách thức giải quyết những vấn đề được đưa ra. Học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao phải tự tìm hiểu những nội dung cần học thông qua các nguồn tài liệu và thông qua trao đổi một cách có định hướng các nhiệm vụ cần thực hiện. - Trong cách học theo dự án, hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, mỗi học sinh cộng tác với các thành viên khác trong nhóm trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết những vấn đề được giao và cuối cùng trình bày công việc mình đã làm trước một cử tọa ngoài nhóm. Bước cuối cùng có thể là một buổi thuyết trình sử dụng các phương tiện nghe nhìn, một ấn phẩm báo chí, một trang web hoặc một sản phẩm được tạo ra. - Các dự án cho phép tạo ra nhiều cơ hội học tập tại lớp hơn, rất đa dạng về chủ đề và qui mô, có thể được tổ chức rộng rãi ở các cấp học khác nhau. Dạy học 31
  • 32. dự án có thể thực hiện trong phạm vi lớp học, hay vượt ngoài khuôn khổ lớp học, có thể kéo dài một vài tiết học thậm chí một vài tuần tuỳ thuộc quy mô, tính chất của bài học. Học sinh đóng vai và thực hiện hành vi của những người đang hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể nào đó qua các dự án đó, học sinh đã được tham gia vào những hoạt động đời thường có ý nghĩa vượt ra khỏi phạm vi lớp học. - Dạy học dự án nhắm đến những mục tiêu giáo dục cụ thể và quan trọng như phải đạt được các chuẩn kiến thức của môn học; phát triển khả năng tìm tòi sáng tạo và tư duy bậc cao hay phát triển các kĩ năng của thế kỉ 21 như cộng tác, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán...chứ không phải chỉ là hoạt động ngoài giờ giải trí hoặc chỉ để bổ sung cho chương trình học. 2. Những đặc điểm của dạy học dự án - Học sinh là trung tâm của quá trình dạy học: Bài học theo dự án được thiết kế cẩn thận, lôi cuốn học sinh vào những nhiệm vụ mở và có tính thực tiễn cao. Các nhiệm vụ của dự án kích thích khả năng ra quyết định, niềm cảm hứng, say mê của học sinh trong quá trình thực hiện và tạo ra sản phẩm cuối cùng. Học sinh lĩnh hội kiến thức bài học thông qua việc tìm hiểu và tự quyết định mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của dự án. Giáo viên giữ vai trò người hỗ trợ hay hướng dẫn. Học sinh hợp tác làm việc với nhau trong các nhóm, phát huy tối đa năng lực cá nhân khi đảm nhận những vai trò khác nhau. - Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn: Những dự án tốt được phát triển dựa trên những nội dung cốt lõi của chương trình đáp ứng các chuẩn quốc gia và địa phương. Dự án có các mục tiêu rõ ràng gắn với các chuẩn và tập trung vào những hiểu biết của học sinh sau quá trình học. Từ việc định hướng vào mục tiêu, giáo viên sẽ chọn lựa hình thức dạy học phù hợp, lập kế hoạch đánh giá và tổ chức các hoạt động dạy và học. Kết quả của dự án được thể hiện kết tinh trong sản phẩm của học sinh và quá trình thực hiện nhiệm vụ, ví dụ phần thuyết trình đầy thuyết phục hay ấn phẩm thông tin thể hiện sự lĩnh hội các chuẩn nội dung và mục tiêu dạy học. - Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình: Câu hỏi khung chương trình sẽ giúp các dự án tập trung vào những hoạt động dạy học trọng tâm. Học sinh được giới thiệu về dự án thông qua các câu hỏi gợi mở những ý tưởng lớn, xuyên suốt và có tính liên môn. Học sinh sẽ buộc phải tư duy sâu hơn về các vấn đề nội dung của môn học theo các chuẩn và mục tiêu. Có ba dạng câu hỏi khung chương trình: Câu hỏi khái quát, Câu hỏi bài học và Câu hỏi nội dung. Câu hỏi khái quát là các câu hỏi rộng, có tính mở, đề cập đến các ý tưởng lớn và các khái niệm xuyên suốt. Câu hỏi loại này thường mang tính liên môn, giúp học sinh hiểu được mối quan hệ giữa các môn học. Các câu hỏi bài học được gắn trực tiếp 32
  • 33. với dự án, hỗ trợ việc tìm kiếm lời giải cho Câu hỏi khái quát. Các câu hỏi bài học thể hiện mức độ hiểu những khái niệm cốt lõi về dự án của học sinh. Các câu hỏi nội dung thường mang tính thực tiễn cao, bám sát các chuẩn và mục tiêu đã đề ra. - Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên: Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến cần phải được làm rõ và phải luôn được rà soát nhiều lần để kiểm chứng mức độ lĩnh hội bằng các phương pháp đánh giá khác nhau. Học sinh sẽ được xem mẫu và hướng dẫn trước để thực hiện công việc có chất lượng nhất, và phải biết rõ điều gì đang chờ đợi ngay từ khi bắt đầu dự án. Cần phải tạo cơ hội để rà soát, phản hồi hay điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện dự án. - Dự án có liên hệ với thực tế: Dự án phải gắn với đời sống thực tế của học sinh, có thể mời các chuyên gia ngoài cùng tham gia để tạo ra những tình huống dạy học. Học sinh có thể thể hiện việc học của mình trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trao đổi thông qua công nghệ hiện đại. - Học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá trình thực hiện: Thông thường các dự án được kết thúc với việc học sinh thể hiện thành quả học tập của mình thông qua các bài thuyết trình, các văn bản tài liệu, các mô hình dàn dựng, các đề án hoặc thậm chí là các sự kiện mô phỏng như một hội thảo giả. Những sản phẩm cuối cùng này giúp học sinh thể hiện khả năng diễn đạt và làm chủ quá trình học tập. - Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của học sinh: Học sinh được tiếp cận với nhiều công nghệ khác nhau giúp hỗ trợ phát triển kỹ năng tư duy, cho ý kiến đánh giá về nội dung và hỗ trợ tạo ra sản phẩm cuối. Với sự trợ giúp của công nghệ, học sinh tự chủ hơn với kết quả cuối cùng, có cơ hội “cá nhân hoá sản phẩm”. Học sinh có thể vươn ra khỏi 4 bức tường lớp học bằng cách cộng tác với các lớp học từ xa qua email và các trang web tự tạo, hoặc trình bày việc học của mình qua các chương trình đa phương tiện. - Kỹ năng tư duy là không thể thiếu trong làm việc theo dự án: Làm việc theo dự án sẽ hỗ trợ phát triển cả kỹ năng tư duy siêu nhận thức lẫn tư duy nhận thức như hợp tác, tự giám sát, phân tích dữ liệu, và đánh giá thông tin. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các câu hỏi khung chương trình sẽ kích thích học sinh tư duy và liên hệ với các khái niệm mang ý nghĩa thực tiễn cao. - Chiến lược dạy học đa dạng hỗ trợ phong cách học đa dạng: Các chiến lược dạy học sẽ tạo ra một môi trường học tập đa dạng hơn, thúc đẩy tư duy bậc cao hơn. Những chiến lược dạy học sẽ giúp đảm bảo cho học sinh được tiếp cận với toàn bộ học liệu của chương trình, tạo cơ hội thành công cho mỗi học sinh. Trong 33
  • 34. giảng dạy có thể kết hợp các kỹ thuật dạy học hợp tác, làm việc nhóm, phân nhánh tổ chức, nhận xét phản hồi từ giáo viên hoặc từ bạn học. 3. Mục tiêu của dạy học dự án - Dạy học dự án hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với cuộc sống thực tế: học sinh làm việc một cách độc lập để hình thành kiến thức và cho ra kết quả thực tế, học sinh lĩnh hội được các kiến thức môn học và hiểu được ý nghĩa sâu rộng hơn của nội dung bài học thông qua các hoạt động của dự án học tập. - Dạy học dự án hướng tới phát triển được các kĩ năng tư duy bậc cao: phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo. - Dạy học dự án hướng tới việc nâng cao kỹ năng chuyên môn, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập và tạo ra sản phẩm. - Dạy học dự án hướng tới phất triển kỹ năng làm việc và kỹ năng sống như: lắng nghe và giao tiếp, trao đổi, tranh luận, bảo vệ ý kiến, giải quyết mâu thuẫn, thu thập và đánh giá thông tin da chiều. 4. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án - Vai trò của giáo viên + Vai trò của giáo viên trong lớp học “dạy học dự án” rất khác biệt với vai trò mà hầu hết các giáo viên đã quen thuộc trong các lớp học truyền thống: giáo viên nắm giữ tất cả các kiến thức rồi truyền lại đến học sinh, còn với phương pháp dạy học dự án thì trong suốt quá trình thực hiện dự án, vai trò của giáo viên là: + Xác định chủ đề, mục tiêu dạy học. + Tổ chức các nhóm học sinh thực hiện các nhiệm vụ được giao (hướng dẫn, tham vấn chứ không phải là cầm tay chỉ việc cho học sinh) và trình bày sản phẩm học tập. Tổ chức cho học sinh tự đánh giá, tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập. + Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ học sinh (các chỉ dẫn, các sản phẩm mẫu, các tài liệu, các nguồn thông tin, các chuyển giao công việc, các phiếu đánh giá...), chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết. Xây dựng các tiêu chí đánh giá, các phiếu đánh giá. + Tạo ra môi trường học tập thúc đẩy phương pháp học tập hợp tác. - Vai trò của học sinh + Trong các lớp học theo dự án, các dự án thường được thực hiện bởi các nhóm nhỏ học sinh trong lớp, đôi khi cả lớp hoặc một cá nhân nào đó. Khi học 34
  • 35. sinh nhận được bài tập hoặc những thông tin chi tiết về dự án của mình, học sinh sẽ thực hiện vai trò: + Chọn chủ đề, hoạch định, tổ chức hoạt động nhóm, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học tập, phân công công việc để giải quyết vấn đề.. + Thực hiện nhiệm vụ học tập (thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích, và tích luỹ kiến thức từ quá trình làm việc của mình), trình bày giới thiệu sản phẩm học tập. + Học sinh trình bày kiến thức mới mà họ đã được biết, tích luỹ thông qua dự án. Tham gia tự đánh giá kết quả và quá trình học tập, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa, bổ sung để có sản phẩm hoàn thiện hơn. + Bằng cách này mỗi bài học đều thực sự hấp dẫn đối với học sinh vì vấn đề họ đang giải quyết là vấn đề có thật trong cuộc sống. 5. Các giai đoạn của dạy học dự án a. Chuẩn bị trước dự án : - Trong giai đoạn này giáo viên chuẩn bị cho việc tổ chức dự án. + Giáo viên cần xác định được các mục tiêu cần đạt của dự án, dự kiến khoảng thời gian tiến hành dự án, lên kế hoạch tổ chức dự án. + Giáo viên cũng cần chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cần thiết cho việc tổ chức dạy học dự án : nội dung dạy học, địa điểm dạy học, trang thiết bị, thí nghiệm, các công cụ đánh giá, kinh phí, …. + Giáo viên đóng vai học sinh thực hiện thử nghiệm dự án để dự kiến trước được những khó khăn của học sinh trong quá trình thực hiện dự án để lập kế hoạch hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn. + Giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị trước những nội dung kiến thức và những phương tiện cần thiết. Giai đoạn chuẩn bị trước dụ án thường diễn ra cùng với việc xác định mục tiêu dạy học và lập kế hoạch tổ chức hoạt động nhận thức, nó có vai trò quyết định đối với việc tổ chức thành công dự án. b. Chuẩn bị dự án : - Giáo viên khởi động và duy trì hứng thú của học sinh trong suốt dự án, tổ chức cho học sinh thảo luận và lựa chọn chủ đề của dự án có liên quan tới môn học, cung cấp những phương pháp, công cụ, phương tiện cần thiết cho học sinh. Dự án học tập có thể nảy sinh từ nhiều ý tưởng trong nhiều bối cảnh khác nhau. Nhưng tất cả học sinh đều phải có cơ hội để thảo luận về các chủ đề dự án. Việc đề xuất và lựa chọn các chủ đề dự án có thể thực hiện thông qua phương pháp hiến kế tập thể (brainstorming), sơ đồ tư duy, phiếu KWL, kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H (Cái gì ?; Ai ?; Tại sao ?; Khi nào ?; ở đâu ?; Như thế nào ?) . 35
  • 36. - Học sinh hoặc các nhóm học sinh đề xuất vấn đề nghiên cứu, lựa chọn chủ đề, xây dựng các tiểu chủ đề, xác định quy mô nghiên cứu từ đó lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện kế hoạch dự án trong đó xác định các mục đích cần đạt, các công việc cần làm với thời hạn hoàn thành và địa điểm thực hiện, các nguồn thông tin và phương tiện có thể khai thác : sách ; báo ; tạp chí ; trang web, người có kinh nghiệm, vật liệu, công cụ ; …, chi phí cần thiết, các tiêu chí đánh giá, sự phân công nhiệm vụ cho các thành viên dự án…. Một sự tổ chức công việc cụ thể sẽ cho phép mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm học sinh tham gia đóng góp một phần có ý nghĩa vào dự án. Đó những điều kiện cần thiết cho sự thành công của dự án. c. Thực hiện dự án : - Học sinh thường bắt đầu dự án với việc tìm kiếm thu thập các thông tin liên quan đến chủ đề dự án, có thể theo cá nhân hoặc theo tập thể nhóm nhưng luôn phải trên quan điểm hợp tác để đi đến một kết quả chung. Theo nhiệm vụ được giao, các học sinh sẽ tìm kiếm các thông tin từ sách, báo, mạng internet, … ; tiến hành các thí nghiệm ; gặp gỡ phỏng vấn những người cần thiết ; điều tra thăm dò ý kiến ; mua sắm các vật liệu …. Từ những kết quả thu được, học sinh sẽ sắp xếp, phân tích, so sánh, tính toán và thực hiện nhiều thao tác cần thiết khác để phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm dự án. Sản phẩm dự án có thể là một bài báo cáo, một ấn phẩm, một thiết bị, một tác phẩm nghệ thuật. Các cuộc thảo luận giữa các nhóm với nhau và giữa học sinh với giáo viên sẽ giúp cho các học sinh làm giàu thêm vốn kinh nghiệm, bổ sung những thiếu sót trong việc thực hiện sản phẩm, đánh giá tiến trình thực hiện dự án của mình. - Giáo viên theo dõi giám sát, nắm bắt được tình hình học tập của học sinh để đánh giá quá trình thực hiện dự án của học sinh đồng thời có sự giúp đỡ thích hợp để học sinh tự vượt qua khó khăn, giữ vững định hướng của dự án. d. Tổng kết dự án : - Học sinh hoặc các nhóm học sinh giới thiệu, trình bày và bảo vệ sản phẩm dự án của mình trước cả lớp hoặc trước toàn trường. Đây cũng là lúc nhìn lại và đánh giá dự án đã thực hiện. Học sinh sẽ tiến hành đánh giá về chất lượng sản phẩm và phần trình bày của nhóm mình và nhóm bạn qua một phiếu đánh giá tập thể đồng thời tự đánh giá về những kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình thông qua một phiếu đánh giá cá nhân. Đề xuất một dự án mới. - Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm, đánh giá sản phẩm, quá trình và kết quả dự án. Kết quả đánh giá có thể lấy vào điểm học tập của học sinh hoặc nếu không thì cũng cho phép ghi nhận những cố gắng và sự tiến bộ của học sinh. 36