SlideShare a Scribd company logo
1 of 32
ĐỀ ÁN
ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ Y
TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN
2018 – 2023
(Theo quy định của Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế về
hướng dẫn công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế)
DỰ THẢO
2
MỤC LỤC
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ....................................................... 4
1. Sự cần thiết mở lớp đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.................................. 4
2. Cơ sở xây dựng đề án: ............................................................................. 5
2.1. Luật Khám bệnh, chữa bệnh:.............................................................. 5
2.1.1. Các điều Luật liên quan đến công tác đào tạo liên tục .................. 5
2.1.2. Các điều Luật liên quan đến thực hành nghề nghiệp .................... 5
2.1.3. Các điều Luật liên quan đến tổ chức, quản lý đào tạo nghề nghiệp5
2.2. Quy định của Bộ Y tế: ....................................................................... 6
II. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC............ 6
1. Về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực................................................... 6
1.1. Số lượng nhân lực.............................................................................. 6
1.2. Chất lượng nhân lực .......................................................................... 8
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ........................................................................... 8
1. Mục đích.............................................................................................. 8
2. Yêu cầu................................................................................................ 9
IV. CƠ SỞ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO LIÊN TỤC ................................................ 9
V. NỘI DUNG ............................................................................................... 9
1. Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc qui đổi............................... 9
2. Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục............................................... 10
3. Thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu đào tạo liên tục............... 10
4. Giảng viên đào tạo liên tục .................................................................. 11
VI. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC........................................ 11
1. Thủ tục cấp mã cơ sở đào tạo liên tục ..................................................... 11
2. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục, chương trình, tài liệu
đào tạo liên tục.......................................................................................... 11
3. Nội dung đào tạo................................................................................. 11
4. Triển khai đào tạo liên tục ................................................................... 12
5. Trách nhiệm quản lý công tác đào tạo liên tục ...................................... 12
a) Sở Y tế có trách nhiệm:.................................................................. 12
b) Các đơn vị có trách nhiệm:............................................................. 13
6. Quản lý chất lượng cơ sở đào tạo liên tục............................................. 13
6.1. Sở Y tế:........................................................................................... 13
a) Tiêu chuẩn về tổ chức................................................................. 13
b) Tiêu chuẩn về quản lý ................................................................. 13
c) Tiêu chuẩn về chương trình, tài liệu............................................. 14
d) Tiêu chuẩn về hồ sơ.................................................................... 14
đ) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất............................................................ 14
e) Tiêu chuẩn mở các lớp đào tạo tại Sở Y tế ................................... 14
6.2. Các bệnh viện tuyến tỉnh................................................................. 15
a) Tiêu chuẩn về tổ chức, quản lý .................................................... 15
b) Tiêu chuẩn về chương trình, tài liệu............................................. 15
c) Tiêu chuẩn giảng viên ................................................................. 15
d) Tiêu chuẩn về quản lý học viên ....................................................... 16
3
đ) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất............................................................ 16
e) Tiêu chuẩn về hoạt động đào tạo...................................................... 16
6.3. Các đơn vị khác trực thuộc Sở Y tế .................................................. 17
a) Tiêu chuẩn về chuyên môn kỹ thuật................................................. 17
b) Tiêu chuẩn về tổ chức, quản lý ........................................................ 17
c) Tiêu chuẩn về chương trình, tài liệu............................................. 17
d) Tiêu chuẩn giảng viên..................................................................... 17
đ) Tiêu chuẩn giảng viên thỉnh giảng:.................................................. 18
đ) Tiêu chuẩn về quản lý học viên ....................................................... 18
e) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất............................................................ 18
g) Tiêu chuẩn về hoạt động đào tạo...................................................... 18
VII. KINH PHÍ CHO ĐÀO TẠO LIÊN TỤC.............................................. 19
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................................... 19
1. Sở Y tế.................................................................................................. 19
2. Sở Nội vụ.............................................................................................. 20
3. Trường Cao đẳng Y tế Bình Phước:........................................................ 20
4. Đối với cán bộ y tế ................................................................................ 20
5. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có trách nhiệm:....................... 20
6. UBND các huyện, thị xã ........................................................................ 21
7. Chế độ báo cáo...................................................................................... 21
PHỤ LỤC .................................................................................................... 22
4
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
1. Sự cần thiết mở lớp đào tạo liên tục cho cán bộ y tế
Nghề Y là một nghề đặc biệt, nhiệm vụ của y bác sĩ gắn liền với sức khỏe
tính mạng con người. Việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, hạn
chế tối thiểu những sai sót chuyên môn là nhiệm vụ bắt buộc với mọi người hành
nghề.
Sự hiểu biết của khoa học về bệnh tật và các giải pháp điều trị tiến bộ từng
ngày, y bác sĩ nếu không cập nhật kiến thức sẽbị đào thải. Học tập suốtđời không
chỉ là nhiệm vụ của người hành nghề mà còn là giải pháp sống còn của ngành y
tế.
Các nước đều có quy định bắt buộc thầy thuốc phải cập nhật kiến thức y
khoa liên tục, cập nhật những thông tin mới nhất về kỹ năng lâm sàng, kiến thức
chuyên môn, tổ chức quản lý công việc, đạo đức nghề y, giảng dạy, nghiên cứu...
không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, đòi hỏi người làm trong ngành y
phải học tập suốt đời.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc đào tạo liên tục
trong ngành y tế, ngay từ khi chưa có Luật Khám bệnh, chữa bệnh Bộ Y tế đã ban
hành thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2008 về “Hướng dẫn
côngtác đào liên tục đốivới cán bộ y tế”, đã bước đầu triển khai khá rộng rãi. Sau
khi Luật Khám bệnh chữa bệnh có hiệu lực, năm 2013 Bộ Y tế đã điều chỉnh nâng
cấp tiếp tục chủ trương này để thực hiện một số điều của Luật Khám bệnh, chữa
bệnh. Ngày 09 tháng 8 năm 2013 Bộ trưởng đãban hành thông tư số 22/2013/TT-
BYT về việc “Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế” để thay thế thông
tư 07/2008/TT-BYT. Trong cả 2 Thông tư trên Bộ Y tế thống nhất chủ trương tất
cả cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạo cập
nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của
mình. Trừ một số trường hợp cán bộ cao cấp thì việc học tập được qui đổi khi
tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế hoặc tham gia tổ chức giảng dạy, nghiên
cứu còn yêu cầu chung cho tất cả cán bộ y tế có thời gian đào tạo tối thiểu là 24
giờ thực học. Những người hành nghề trong lĩnh vực khám chữa bệnh nếu 2 năm
không cập nhật kiến thức y khoa liên tục sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề (theo
quy định tại Điều 29 Luật khám bệnh chữa bệnh). Những cán bộ trong lĩnh vực
khác thì thời gian xem xét là 5 năm thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang
hành nghề. Mọi cá nhân làm việc trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam đều có nghĩa vụ
tham gia học tập. Thủ trưởng các cơ sở y tế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ
chức cho cán bộ của mình được học tập. Điểm khác biệt của Thông tư
22/2013/TT-BYT so với Thông tư 07/2008/TT-BYT là yêu cầu cao hơn với
những người hành nghề khám bệnh chữa bệnh, ủy quyền phân quyền rộng hơn
cho các cơ sở đào tạo liên tục và quy định chặt chẽ hơn để đảm bảo chất lượng
đào tạo đặc biệt là công tác kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo liên tục.
Tỉnh Bình Phước là tỉnh miền núi – biên giới, có nhiều khó khăn về kinh tế
- xã hội; nguồn nhân lực ngành Y tế của tỉnh có trình độ còn thấp, đặc biệt thiếu
cán bộ y tế trình độ là bác sĩ. Những năm qua, Sở Y tế Bình Phước đã quan tâm,
5
chú trọng côngtác đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cho côngchức, viên chức ngành Y tế. Tuy nhiên, cánbộ y tế phải thường xuyên
làm côngtác chuyên môn nên nhiệm vụ đào tạo liên tục chưa được quan tâm đúng
mức. Công tác tổ chức, quản lý đào tạo liên tục còn nhiều khó khăn, bất cập.
Thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, chương trình hội nghị, hội thảo hoặc
những buổi sinh hoạt chuyên môn tại bệnh viện, cánbộ y tế sẽđược cung cấp kiến
thức và cập nhật những tiến bộ ngành y. Những lớp đào tạo ngắn hạn sẽ là nơi y
bác sĩ chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết nhiều vấn đề chuyên môn giúp kiến thức y
khoa trải đồngđều hơn, ai cũng có thể tiếp nhận và cập nhật. Đào tạo liên tục, học
tập suốtđời không chỉ là nhiệm vụ của người hành nghề mà cònlà giải pháp nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực y tế bắt kịp với trình độ chuyên môn ngày càng
cao của y tế thế giới.
Do đó, để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người hành nghề y và trách
nhiệm của Sở Y tế trong công tác đào tạo liên tục nhằm từng bước nâng trình độ
chuyên môn cũng như phổ biến các quy định của pháp luật cho cán bộ y tế trên
địa bàn tỉnh Bình Phước. Sở Y tế xây dựng Đề án: “Đào tạo liên tục cho cán bộ y
tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2018 – 2023” nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết nâng
cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ y tế tỉnh Bình Phước.
2. Cơ sở xây dựng đề án:
2.1. Luật Khám bệnh, chữa bệnh:
2.1.1. Các điều Luật liên quan đến công tác đào tạo liên tục
Điều 20. Điều kiện để người hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại chứng chỉ hành
nghề là phải có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
Điều 29. Bộ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế sẽ thu hồi chứng chỉ hành nghề với
người không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2 năm liên tiếp.
Điều 33. Quyền của người hành nghề
- Được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp
- Được tham gia bồi dưỡng trao đổi thông tin về chuyên môn và kiến thức pháp luật
y tế.
Điều 37. Nghĩa vụ của người hành nghề: Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức
y khoa liên tục nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2.1.2. Các điều Luật liên quan đến thực hành nghề nghiệp
Điều 18. Về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam: “phải có
văn bản xác nhận quá trình thực hành”.
Điều 24. nêu rõ xác nhận quá trình thực hành sau khi có văn bằng chuyên môn cần
thực hành tại bệnh viện 18 tháng với bác sĩ, 12 tháng với y sĩ, 9 tháng với Hộ sinh, kỹ
thuật viên, điều dưỡng, do người đứng đầu bệnh viện xác nhận bằng văn bản.
2.1.3. Các điều Luật liên quan đến tổ chức, quản lý đào tạo nghề nghiệp
Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Y tế là phải tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng
phát triển nguồn nhân lực (2e). Trách nhiệm của các Bộ ngành, UBND tỉnh: Thực hiện
6
trong phạm vi địa phương (khoản 3,4,5)
Điều 83. Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về chuyên
môn, kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề.
2.2. Quy định của Bộ Y tế:
- Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác
đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.
- Quyết định số 493/QĐ-BYT ngày 17/2/2012 của Bộ Y tế ban hành Quy định về
Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đơn vị đào tạo liên tục cán bộ y tế.
2.3. Mã cơ sở đào tạo:
Ngày 16/6/2017, Sở Y tế Bình Phước đã được Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo
– Bộ Y tế cấp mã cơ sở đào tạo liên tục là C63 và Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh là
C63.01 tại Quyết định số 70/QĐ-K2ĐT ngày 16/6/2017 của Cục Khoa học Công nghệ
và Đào tạo. Theo đó, Sở Y tế có trách nhiệm quản lý, triển khai các hoạt động đào tạo
liên tục cho cán bộ y tế theo Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế
và các quy định hiện hành của Nhà nước.
II. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC
1. Về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực
1.1. Số lượng nhân lực
Ngành Y tế hiện có 3319 công chức, viên chức và người lao động, trong đó:
- Tuyến tỉnh: 1137 CCVC và người lao động, chiếm 34%
- Tuyến huyện, thị xã: 1486 CCVC và người lao động, chiếm: 45%
- Tuyến xã/phường/thị trấn: 696 CCVC và người lao động, chiếm 21%.
- Chi tiết như bảng dưới đây:
1. Bảng tổng hợp nhân lực y tế công lập có đến 31/12/2016
Đơn vị tính: người
STT Chức danh
Tổng
nhân
lực
Nữ
giới
Dân
tộc
thiểu
số
Tuyến
tỉnh
Tuyến
huyện
Tuyến
xã
Ghi
chú
TỔNG 3319 2234 161 1137 1486 696
1. Sau đại học 222 0 0 139 72 11
1 Tiến sĩ 1 0 0 1 0 0
- Tiến sĩ Y khoa 1 1
- Tiến sĩ khác 0 0
2 Thạc sĩ 23 0 0 21 2 0
- Thạc sĩ Y khoa 12 10 2 0
- Thạc sĩ Dược 1 1
7
- Thạc sĩ Y tế công cộng 3 3
- Thạc sĩ khác 7 7
3 Bác sĩ CKII 10 7 3 0
4 Bác sĩ CKI 182 106 65 11
5 Dược sĩ CKII 0
6 Dược sĩ CKI 5 4 1
7 Thạc sĩ Kỹ thuật viên Y 1 0 1 0
2. Đại học 744 0 0 304 366 74
1 Bác sĩ 283 67 145 71
2 Dược sĩ 48 25 22 1
3 Cử nhân điều dưỡng 81 52 28 1
4 Kỹ thuật viên Y 22 13 8 1
5 Cử nhân hộ sinh 24 12 12
6 Y tế công cộng 8 2 6
7 Cử nhân sinh học 12 9 3
8 Cử nhân hóa học 4 2 2
9 Đại học khác 262 122 140
3. Cao đẳng 146 0 0 51 78 17
1 Kỹ thuật viên Y 6 2 4
2 Điều dưỡng 51 16 34 1
3 Hộ sinh 22 6 16
4 Dược sĩ 21 11 10
5 Cao đẳng khác 46 22 24
4. Trung cấp 2017 0 0 550 885 582
1 Y sĩ 651 95 276 280
2 Kỹ thuật viên Y 69 36 33
3 Ngành sinh học 1 1
4 Ngành hóa học 2 2
5 Điều dưỡng 565 246 253 66
6 Hộ sinh 354 70 145 139
7 Dược sĩ 277 62 118 97
8 Trung cấp khác 98 41 57
5. Sơ cấp 25 0 0 2 13 10
8
1 Kỹ thuật viên Y 4 2 2
2 Điều dưỡng 19 10 9
3 Hộ sinh 1 1
4 Dược tá 1 1
6. Khác 165 0 0 91 72 2
1 Lương Y 3 2 1
2 Cán bộ dân số 14 13 1
3 Khác 148 91 57
1.2. Chất lượng nhân lực
a. Theo giới tính:
- Nam giới: 2234 người, chiếm 67%
- Nữ giới: 1085, chiếm 33%.
b. Theo độ tuổi:
- Dưới 30 tuổi: 907 người, chiếm 27%
- Từ 30 tuổi đến 50 tuổi: 2098 người, chiếm 63%
- Trên 50 tuổi: 314 người, chiếm 10%.
c. Theo dân tộc:
- Dân tộc Kinh: 3158 người, chiếm 95%
- Dân tộc thiểu số: 161 người, chiếm 5%.
d. Theo trình độ đào tạo:
- Sau đại học:222 người, chiếm 7% (trong đó:tuyến tỉnh: 139 người, chiếm
63%, tuyến huyện, thị xã: 72 người, chiếm 32%, tuyến xã: 11 người, chiếm 5%)
- Đại học: 744 người, chiếm 23% (trong đó: tuyến tỉnh: 304 người, chiếm
41%, tuyến huyện, thị xã: 366 người, chiếm 49%, tuyến xã: 74 người, chiếm 10%)
- Cao đẳng: 146 người, chiếm 4% (trong đó: tuyến tỉnh: 51 người, chiếm
35%, tuyến huyện, thị xã: 78 người, chiếm 53%, tuyến xã: 17 người, chiếm 12%)
- Trung cấp: 2017 người, chiếm 61% (trong đó: tuyến tỉnh: 550 người,
chiếm 27%, tuyến huyện, thị xã: 885 người, chiếm 44%, tuyến xã: 582 người,
chiếm 29%)
- Cònlại: 190 người, chiếm 5% (trong đó:tuyến tỉnh: 93 người, chiếm 49%,
tuyến huyện, thị xã: 85 người, chiếm 45%, tuyến xã: 12 người, chiếm 6%).
III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đào tạo liên tục cán bộ y tế nhằm giúp cho cán bộ y tế thường xuyên được
cập nhật các kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ theo vị
9
trí việc làm đúng theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9 tháng 8
năm 2013 của Bộ Y tế.
- Việc thực hiện nghĩa vụ đào tạo liên tục là một trong những tiêu chí để thu
trưởng đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quá trình phát triển nghề
nghiệp của cán bộ y tế.
- Cán bộ y tế là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải đảm bao nghĩa
vụ đào tạo, nếu không thực hiện trong 2 năm liên tiếp theo quy định sẽ bị thu hồi
chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Yêu cầu
- Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tổ chức các khóa đào tạo liên tục cho
cán bộ y tế đảm bảo chất lượng, phù hợp chuyên môn nghiệp vụ cán bộ y tế đang
đảm nhiệm.
- Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ y tế được
tham gia các khóa đào tạo liên tục.
IV. CƠ SỞ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
- Sở Y tế;
- Các Bệnh viện công lập tuyến tỉnh;
- Các Trung tâm hệ dự phòng tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế, Chi cục Dân số
- Kế hoạch hóa gia đình (đào tạo cho cán bộ y tế các Trung tâm Dân số – Kế
hoạch hóa gia đình); Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
- Các Trung tâm Y tế huyện, thị (đào tạo cho các cán bộ tế của Trạm y tế,
phòng khám).
V. NỘI DUNG
1. Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc qui đổi
a) Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bôi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
ngăn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-
learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: Thời gian tham gia đào tạo
liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo. Chương trình và tài liệu đào
tạo phải được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
b) Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực
chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình
của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: Thời gian tham gia đào tạo được tính cho người
chu trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học
cho mỗi hội thảo/hội nghị/tọa đàm.
c) Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo
khoa học đã được công bố theo qui định: Được tính tối đa 12 tiết học cho người
hướng dẫn luận án, chủ trì/thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho
hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điếm luận
văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt).
10
d) Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với
01 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản); cán
bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan
đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế.
2. Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục
a) Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục do cơ sở đào tạo xây dựng phải
được thẩm định, trước khi triển khai tổ chức khóa đào tạo.
b) Nội dung chương trình và tài liệu đào tạo liên tục phải được cập nhật liên
tục để bảo đảm tính khoa học, phù hợp với nhu cầu thực tiễn; trong thời gian tối
đa 5 năm phải được xem xét, chỉnh sửa và bổ sung.
c) Chương trình đào tạo liên tục có các mục sau:
- Tên khoá học và giới thiệu chung về khóa học;
- Mục tiêu khóa học (về kiến thức, thái độ, kỹ năng);
- Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên;
- Chương trình chi tiết (cụ thê đến tên bài, tiết học);
- Tên tài liệu dạy - học chính thức và tài liệu tham khảo;
- Phương pháp dạy - học;
- Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng;
- Thiết bị, học liệu cho khóa học (kể cả thực hành lâm sàng);
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình;
- Đánh giá và cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục.
d) Tài liệu dạy - học:
- Căn cứvào chương trình đào tạo đã được phêduyệt, cơ sở đào tạo xây dựng
(hoặc lựa chọn) tài liệu dạy - học cho phù hợp.
- Tài liệu dạy - học được cấu trúc theo từng bài. Trong mỗi bài cần có các
phần: Mục tiêu, nội dung, lượng giá. Các bài thực hành cần nêu rõ kỹ thuật, thủ
thuật cần thực hiện và yêu cầu cần đạt được.
- Tài liệu cho các khóa đào tạo giảng viên: Ngoài các tài liệu cho học viên,
khuyến khích có thêm tài liệu hướng dẫn giảng viên.
- Khi sử dụng tài liệu đã xuất bản của các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong và
ngoài nước, Thủ trưởng đơn vị cần xem xét và quyết định.
3. Thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu đào tạo liên tục
Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục phải được cấp có thẩm quyền thẩm
định, ban hành trước khi tổ chức đào tạo, cụ thể như sau:
a) Giám đốc Sở Y tế ban hành quyết định thành lập Hội đồng thẩm định
chương trình và tài liệu đào tạo liên tục ngành Y tế, chỉ định Chủ tịch Hội đồng;
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế là Phó chủ tịch, cán bộ phụ trách đào tạo liên
11
tục của Sở Y tế là thư ký.
b) Giám đốc Sở Y tế phê duyệt chương trình và tài liệu dạy - học của các đơn
vị trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên
tục. Thời gian thẩm định không quá 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của
đơn vị.
4. Giảng viên đào tạo liên tục
a) Các khóa đào tạo liên tục phải bố trí đủ giảng viên, trợ giảng đạt tiêu chuẩn
để bảo đảm chất lượng đào tạo.
b) Giảng viên đào tạo liên tục là người có trình độ, kinh nghiệm, chuyên môn
phù hợp và được đào tạo về phương pháp dạy - học y học.
c) Giảng viên dạy lâm sàng phải là những người có kinh nghiệm thực tế trong
công tác khám bệnh, chữa bệnh và được đào tạo về phương pháp giảng dạy lâm
sàng.
VI. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
1. Thủ tục cấp mã cơ sở đào tạo liên tục
- Mã cơ sở đào tạo liên tục của Sở Y tế tỉnh Bình Phước đã được Bộ Y tế cấp
là C63, Bệnh viện Y học cổ truyền là C63.01.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có đủ điều kiện thì lập hồ sơ xin
cấp mã đào tạo liên tục cán bộ y tế theo quy định và gửi về Sở Y tế tổng hợp, lập
văn bản đề nghị Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế thẩm định và cấp
mã cơ sở đào tạo liên tục.
2. Xây dựng và phê duyệt kế hoạchđào tạo liên tục, chương trình, tài liệu
đào tạo liên tục
a) Các đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục cán bộ y tế
hăng năm, 5 năm gửi về Sở Y tế.
b) Hàng năm, Sở Y tế xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục cho cán bộ y tế và
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Trên cơ sở kế hoạch đào tạo liên tục đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt, Sở Y tế phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm cho các đơn vị.
d) Các cơ sở đào tạo liên tục tiến hành xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo
liên tục cán bộ y tế trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Hội
đồng thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục ngành Y tế. Trên cơ sở
chương trình, tài liệu đào tạo đã được phê duyệt, các đơn vị xây dựng kế hoạch
đào tạo và tổ chức đào tạo cho cán bộ y tế theo Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày
09/8/2013 của Bộ Y tế.
3. Nội dung đào tạo
Sở Y tế xây dựng nội dung đào tạo chung theo các chuyên ngành để các đơn
vị vận dụng tổ chức đào tạo liên tục cán bộ y tế ở đơn vị mình.
12
Nội dung đào tạo tập trung các lĩnh vực:
- Quản lý y tế
- Cấp cứu
- Nội khoa
- Ngoại khoa
- Sản - phụ khoa, sức khỏe sinh sản
- Nhi khoa
- Tâm thần
- Y học cổ truyền
- Y tế dự phòng
- Điều dưỡng - Phục hồi chức năng
- An toàn thực phẩm
- Dân số - kế hoạch hóa gia đình
Các đơn vị xây dựng bổ sung nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo khác theo
nhu cầu cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế tại đơn vị hàng năm.
(Phụ lụcnội dung đàotạoliên tục cán bộy tế giai đoạn 2018 -2023 kèm theo)
4. Triển khai đào tạo liên tục
- Sau khi kế hoạch đào tạo liên tục hằng năm đã được phê duyệt, đơn vị phải
thông báo công khai, rộng rãi các khóa học do đơn vị tổ chức để người học chủ
động lựa chọn để tham dự.
- Các đơn vị báo cáo Sở Y tế về kế hoạch tổ chức, tên khóa học, dự kiến số
học viên, chương trình và tài liệu đào tạo.
- Các khóa đào tạo liên tục chỉ được triển khai khi có đủ chương trình, tài liệu
đã phê duyệt; đủ giảng viên; cán bộ quản lý; thiết bị dạy - học đáp ứng yêu cầu
của chương trình và được Sở Y tế thẩm định, phê duyệt.
5. Trách nhiệm quản lý công tác đào tạo liên tục
a) Sở Y tế có trách nhiệm:
- Giao phòng Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm quản lý đào tạo liên tục của
Ngành và có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm;
- Quản lý chương trình và tài liệu đào tạo liên tục do Sở Y tế thẩm định và
phê duyệt; chương trình tài liệu dạy - học của các cơ sở đào tạo liên tục trực thuộc;
- Quản lý phôi, mã số chứng chỉ/chứng nhận;
- Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đào tạo liên tục của tỉnh và tích hợp với
cơ sở dữ liệu quốc gia về đào tạo liên tục của ngành Y tế.
- Quản lý hồ sơ khóa học và việc cấp giấy chứng chỉ, chứng nhận cho học
13
viên các khóa đào tạo do Sở Y tế tổ chức.
b) Các đơn vị có trách nhiệm:
- Cử cán bộ làm công tác tổ chức và quản lý đào tạo liên tục của đơn vị do
lãnh đạo đơn vị phụ trách và các cán bộ giúp việc.
- Tổ chức côngtác đào tạo liên tục theo quy định tại Thôngtư số 22/2013/TT-
BYT của Bộ Y tế.
- Quản lý và lưu trữ chương trình và tài liệu các khóa đào tạo liên tục của
đơn vị.
- Quản lý hồ sơ khóa học (bao gồm cả danh sách học viên, giảng viên).
- Quản lý mã số và việc cấp chứng nhận đào tạo liên tục theo đúng quy định.
6. Quản lý chất lượng cơ sở đào tạo liên tục
6.1. Sở Y tế:
Giám đốc Sở Y tế tổ chức thực hiện các quy định về bảo đảm chất lượng và
chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo liên tục của Sở Y tế và các đơn vị trực
thuộc.
a) Tiêu chuẩn về tổ chức
- Có bộ phận chuyên trách đào tạo liên tục:
+ Có lãnh đạo Sở phụ trách;
+ Có ít nhất 1 chuyên viên chuyên trách;
+ Cán bộ làm công tác đào tạo liên tục phải được tập huấn;
- Có các hội đồng chuyên môn được Giám đốc Sở ký quyết định thành lập:
+ Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo liên tục
+ Hội đồng thẩm định tài liệu đào tạo liên tục
- Có văn bản quy định chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ phận
quản lý và hội đồng (lãnh đạo, chuyên trách, chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên hội
đồng).
b) Tiêu chuẩn về quản lý
- Có kế hoạch đào tạo liên tục cho cán bộ y tế hàng năm và 5 năm được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Có các văn bản hướng dẫn triển khai.
- Công khai về các khoản đóng góp tài chính.
- Có kế hoạch giám sát các khoá đào tạo liên tục.
- Có kế hoạch hàng năm về đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên.
- Có lưu hồ sơ của các khóa học.
- Có báo cáo kết quả của các khóa học. Báo cáo 6 tháng, 12 tháng.
14
c) Tiêu chuẩn về chương trình, tài liệu
- Có các chương trình đào tạo của Sở Y tế được ban hành kèm theo các quyết
định của cơ quan có thẩm quyền (Bộ, Sở, Trường, Bệnh viện, Viện TW)
- Có các tài liệu đào tạo phù hợp chương trình được ban hành bằng văn bản.
d) Tiêu chuẩn về hồ sơ
- Hồ sơ về tổ chức quản lý:
+ Quyết định phân công lãnh đạo phụ trách đào tạo liên tục, Quyết định cử
chuyên viên chuyên trách đào tạo liên tục, Quyết định thành lập các hội đồng
chuyên môn, văn bản cấp mã số đào tạo liên tục, các văn bản quản lý khác về đào
tạo liên tục.
- Các văn bản pháp quy:
+ Các Luật về y tế
+ Các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo
+ Các văn bản hướng dẫn liên quan đến côngtác đào tạo liên tục (hướng dẫn
làm chương trình, tài liệu, tiêu chuẩn giảng viên, chế độ chính sách....)
- Các văn bản về thực hiện kế hoạch đào tạo
+ Hướng dẫn thực hiện kế hoạch
+ Tổng kết đánh giá của Sở Y tế về công tác đào tạo liên tục
+ Báo cáo của các đơn vị (Bệnh viện, Trung tâm, Chi cục ...)
+ Các báo cáo giám sát
+ Các văn bản khác
đ) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
- Có bố trí nơi làm việc riêng cho bộ phận đào tạo liên tục
- Có tủ lưu trữ hồ sơ tài liệu đào tạo liên tục, chứng chỉ/chứng nhận đã cấp
- Có máy tính nối mạng cho bộ phận chuyên trách đào tạo liên tục
- Khuyến khích có phần mềm quản lý đào tạo liên tục
e) Tiêu chuẩn mở các lớp đào tạo tại Sở Y tế
- Những loại lớp phù hợp:
+ Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan ngành Y tế (Luật/ Nghị định,
Thông tư,...)
+ Triển khai hướng dẫn các chính sách, chế độ, kế hoạch...
+ Bảo hiểm y tế
+ Các chương trình đào tạo chung về: Y đức, phong cách, thái độ phục vụ người
bệnh, tổ chức quản lý y tế và các chương trình tương tự.
- Có chương trình đào tạo liên tục được phê duyệt
15
- Có tài liệu phù hợp với chương trình được phê duyệt
- Có đủ giảng viên, trợ giảng để thực hiện chương trình đào tạo
- Có phòng học đủ chỗ cho học viên, có đủ trang thiết bị nghe nhìn, âm thanh,
ánh sáng đảm bảo cho việc dạy - học.
- Có phương tiện thực hành phù hợp chương trình
- Có hồ sơ quản lý lớp học đầy đủ.
6.2. Các bệnh viện tuyến tỉnh
a) Tiêu chuẩn về tổ chức, quản lý
- Là bệnh viện tuyến tỉnh, có chức năng, nhiệm vụ đào tạo và đã được cấp mã
số đào tạo liên tục (mã C).
- Bệnh viện có bộ phận đào tạo liên tục do Giám đốc hoặc một Phó giám đốc
phụ trách và cán bộ chuyên trách đảm nhiệm.
- Có văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phân công nhiệm
vụ của bộ phận đào tạo liên tục.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý được tập huấn về công tác đào tạo liên tục cán bộ
y tế.
b) Tiêu chuẩn về chương trình, tài liệu
- Có chương trình và tài liệu được Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế thẩm
định, phê duyệt.
- Các chương trình và tài liệu không do Sở Y tế tổ chức biên soạn thì phải
được các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương phê duyệt hoặc các cơ sở đào
tạo chính quy ban hành.
- Với những môn học lâm sàng, cận lâm sàng, chương trình, tài liệu cần thể
hiện rõ nội dung thực hành, chỉ tiêu tay nghề, yêu cầu kỹ thuật cần thực hiện.
- Học viên tham gia các khóa đào tạo liên tục được cung cấp đầy đủ tài liệu,
phương tiện dạy - học.
- Các tài liệu dạy - học và tài liệu tham khảo được chọn lựa thuận tiện cho
giảng viên và học viên tra cứu, sử dụng.
c) Tiêu chuẩn giảng viên
- Bệnh viện phải có ít nhất 3 giảng viên cơ hữu dành đủ thời gian cho công tác
đào tạo.
- Mỗi lớp học cần bố trí đủ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng, trợ giảng để thực
hiện đúng nội dung chương trình đã được duyệt.
- Bồi dưỡng giảng viên: Có kế hoạch hàng năm và 5 năm về việc phát triển
đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của đơn vị.
- Là biên chế hoặc hợp đồng dài hạn của đơn vị, dành đủ thời gian làm việc
cho công tác đào tạo.
16
- Giảng viên cơ hữu có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Trình độ
chuyên môn phù hợp với chuyên ngành giảng dạy và phải cao hơn trình độ chung
của học viên.
- Với những khoá đào tạo lâm sàng, kỹ thuật cao, giảng viên cần có trình độ
chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tiễn; ít nhất 5 năm công tác trong chuyên ngành
tương ứng.
- Được đào tạo về phương pháp sư phạm cơ bản theo chương trình do Bộ Y tế
ban hành.
d) Tiêu chuẩn về quản lý học viên
- Công bố công khai về tiêu chuẩn lựa chọn học viên.
- Công bố đầy đủ về nội dung, chương trình, thời gian biểu khóa học, cung
cấp đủ chương trình và tài liệu học tập cho học viên.
- Thông báo công khai về quyền lợi, trách nhiệm của học viên, điều kiện được
cấp giấy chứng nhận/chứng chỉ đào tạo liên tục.
đ) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
- Cơ sở đào tạo được bố trí khu vực riêng có cảnh quan môi trường sư phạm,
thuận tiện cho việc dạy - học lý thuyết và thực hành của giảng viên, học viên.
- Có các phòng học dành cho các khóa đào tạo liên tục, gồm ít nhất 1 phòng
học lý thuyết với đủ trang thiết bị nghe nhìn, có phòng thực hành có các mô hình,
học cụ, tranh ảnh phù hợp phục vụ công tác dạy - học đạt chất lượng.
- Bệnh viện bố trí cho học viên được thực hành tại các khoa phòng lâm sàng,
cận lâm sàng đáp ứng yêu cầu nội dung của từng chương trình đào tạo, được sử
dụng các thiết bị có tại bệnh viện, được cung cấp đủ hóa chất, dung môi, bông
băng và các vật tư khác.
- Các khóa đào tạo lâm sàng, tuỳ theo chương trình, bệnh viện bố trí cho học
viên được thực hiện kỹ thuật, thủ thuật trên người bệnh: ítnhất 1 lượt/học viên/thu
thuật, kỹ thuật/1 khoá (cần được thực hành thành thạo trên mô hình trước khi thực
hành trên người).
- Có khả năng huy độngnguồn lực và tài chính để đầu tư cho công tác đào tạo
liên tục; có phương án thu, chi tài chính công khai, minh bạch cho các hoạt động
đào tạo.
e) Tiêu chuẩn về hoạt động đào tạo
- Có kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm được phê duyệt.
- Có báo cáo kết quả tổ chức từng lớp học sau khi kết thúc lớp học có kèm
theo danh sách học viên dự lớp, kết quả học tập và danh sách học viên được cấp
giấy chứng nhận đào tạo liên tục.
- Sổ theo dõi cấp phát giấy chứng nhận đào tạo liên tục được cập nhật thường
xuyên của các khoá đào tạo.
17
- Có quan hệ hợp tác trong đào tạo và hoạt động chuyên môn với các cơ sở y
tế trong và ngoài tỉnh, hợp tác quốc tế.
- Hồ sơ lưu trữ về khoá học đầy đủ và cập nhật: danh sách giảng viên, học
viên, chương trình, tài liệu, báo cáo kết quả, tổng kết, giám sát, tài chính và các
tài liệu liên quan khác.
6.3. Các đơn vị khác trực thuộc Sở Y tế
a) Tiêu chuẩn về chuyên môn kỹ thuật
- Là cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, thị trực thuộc Sở có chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quy định của Bộ Y tế.
- Các hoạt động chuyên môn, dịch vụ kỹ thuật thực hiện được ở mức chuẩn
mực, có uy tín trong tỉnh. Có đủ các điều kiện đảm bảo triển khai hoạt động theo
chức năng nhiệm vụ được giao, có khả năng bố trí nhân lực cho công tác đào tạo
liên tục.
b) Tiêu chuẩn về tổ chức, quản lý
- Là đơn vị trực thuộc Sở Y tế, được cấp mã số đào tạo liên tục (mã C).
- Đơn vị có bộ phận đào tạo liên tục do Giám đốc hoặc một Phó giám đốc phụ
trách và các cán bộ chuyên trách đảm nhiệm.
- Có văn bản quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, phân công nhiệm vụ
của bộ phận đào tạo.
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc đơnvị đào tạo được tập huấn về công tác đào
tạo liên tục cán bộ y tế.
- Hồ sơ quản lý: Có đủ tài liệu về quản lý đào tạo liên tục như kế hoạch đào
tạo, danh sách giảng viên, chương trình, tài liệu đào tạo, phôigiấy chứng nhận, sổ
theo dõi cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục, văn bản về quản lý tài chính của
đơn vị và các thông tư, quyết định, văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế.
c) Tiêu chuẩn về chương trình, tài liệu
- Có chương trình và tài liệu được Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế thẩm
định, phê duyệt.
- Các chương trình và tài liệu không do Sở Y tế tổ chức biên soạn thì phải
được các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương phê duyệt hoặc do các trường
đại học y dược chính quy biên soạn.
- Các tài liệu dạy - học và tài liệu tham khảo được bố trí thuận tiện cho giảng
viên và học viên tra cứu sử dụng.
d) Tiêu chuẩn giảng viên
- Đơn vị có ít nhất 3 giảng viên cơ hữu dành đủ thời gian cho côngtác đào tạo.
- Mỗi lớp học cần bố trí đủ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng, trợ giảng để thực
hiện đúng nội dung chương trình đã được duyệt.
- Bồi dưỡng giảng viên: Có kế hoạch hàng năm và 5 năm về việc phát triển
18
đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của đơn vị.
- Là biên chế hoặc hợp đồng dài hạn của đơn vị, dành đủ thời gian làm việc
cho công tác đào tạo.
- Giảng viên cơ hữu có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Trình độ
chuyên môn phù hợp với chuyên ngành giảng dạy và phải cao hơn trình độ chung
của học viên.
- Với những khoá đào tạo lâm sàng, kỹ thuật cao, giảng viên cần có trình độ
chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tiễn; ít nhất 5 năm công tác trong chuyên ngành
tương ứng.
- Được đào tạo về phương pháp sư phạm cơ bản theo chương trình do Bộ Y tế
ban hành.
đ) Tiêu chuẩn giảng viên thỉnh giảng:
Có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có uy tín trong
chuyên ngành và năng lực sư phạm.
đ) Tiêu chuẩn về quản lý học viên
- Công bố công khai về tiêu chuẩn lựa chọn học viên.
- Công bố đầy đủ về nội dung, chương trình, thời gian biểu khóa học, cung
cấp đủ chương trình và tài liệu học tập cho học viên.
- Công khai về các khoản đóng góp tài chính của học viên.
- Thông báo công khai về quyền lợi, trách nhiệm của học viên, điều kiện được
cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục.
e) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
- Cơ sơ đào tạo được bố trí khu vực riêng có cảnh quan môi trường sư phạm,
thuận tiện cho việc dạy - học lý thuyết và thực hành của giảng viên, học viên.
- Có các phòng học dành cho các khóa đào tạo liên tục, gồm ít nhất 1 phòng
học lý thuyết với đủ trang thiết bị nghe nhìn, có phòng thực hành có các mô hình,
học cụ, tranh ảnh phù hợp phục vụ công tác dạy - học đạt chất lượng.
- Có tủ sáchvới các sáchvà tài liệu tham khảo liên quan chuyên ngành và máy
tính nối mạng Internet cho học viên sử dụng.
- Các khóa đào tạo chuyên ngành, học viên phải được thực hành trên mô hình,
thiết bị đảm bảo theo yêu cẩu của chương trình. Bố trí để học viên được sử dụng
các trang thiết bị có tại labo của đơn vị.
- Có khả năng huy độngnguồn lực và tài chính để đầu tư cho công tác đào tạo
liên tục; có phương án thu, chi tài chính công khai, minh bạch cho các hoạt động
đào tạo.
- Khuyến khích các cơ sơ đào tạo chủ động xây dựng các labo đào tạo, phòng
tiền lâm sàng phục vụ cho công tác đào tạo liên tục có chất lượng.
g) Tiêu chuẩn về hoạt động đào tạo
19
- Có kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm được phê duyệt.
- Có báo cáo kết quả tổ chức từng lớp học sau khi kết thúc lớp học có kèm
theo danh sách học viên dự lớp, kết quả học tập và danh sách học viên được cấp
giấy chứng nhận đào tạo liên tục.
- Có sổ theo dõi cấp phát giấy chứng nhận đào tạo liên tục được cập nhật
thường xuyên của các khoá đào tạo.
- Có quan hệ hợp tác trong đào tạo và hoạt động chuyên môn với các cơ sở y
tế trong và ngoài tỉnh, hợp tác quốc tế.
- Hồ sơ lưu trữ về khoá học đầy đủ và cập nhật: danh sách giảng viên, học
viên, chương trình, tài liệu, báo cáo kết quả, tổng kết, giám sát, tài chính và các
tài liệu liên quan khác.
VII. KINH PHÍ CHO ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
Căn cứ Điều 18 Thông tư số 22/2013/TT-BYT quy định kinh phí cho đào
tạo liên tục cán bộ y tế được có từ các nguồn:
- Đóng góp của người học;
- Ngân sách Nhà nước;
- Nguồn thu họp pháp khác.
Kinh phí đào tạo được tính toán dựa trên các chi phí thực tế của khóa học theo
nguyên tắc thu đủ chi. Không vì lợi nhuận và theo các quy định hiện hành của
Nhà nước. Cơ sở đào tạo phải công khai kinh phí của khóa học trước khi triển
khai để người học lựa chọn.
Việc thu, chi được thực hiên theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC
và số 123/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, phải có dự toán trước những khoản
chi cho Giảng viên lâm sàng, trợ giảng, hội trường, máy móc thiết bị, súc vật thí
nghiệm, hóa chất, vật tư tiêu hao,... Tất cả những khoản chi phải được làm rõ,
công khai và được phê duyệt trước khóa đào tạo liên tục.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để việc thực hiện Đề án có hiệu quả, UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thể đối
với các cơ quan, đơn vị có liên quan như sau:
1. Sở Y tế
- Thành lập Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo liên tục cán bộ y
tế.
- Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013
của Bộ Y tế Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.
- Trên cơ sở đề án đào tạo liên tục 5 năm 2018-2023 đã được Ủy ban nhân dân
tỉnh phê duyệt, Sở Y tế xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm trình Sở Nội
vụ thẩm định.
- Quản lý chương trình và tài liệu đào tạo liên tục do Sở Y tế thẩm định và phê
20
duyệt đối với các cơ sở đào tạo liên tục trực thuộc Sở Y tế.
- Quản lý mã số chứng chỉ, chứng nhận cấp cho các cơ sở đào tạo.
- Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đào tạo liên tục của tỉnh và tích hợp với cơ
sở dữ liệu quốc gia về đào tạo liên tục của ngành Y tế.
- Quản lý hồ sơ khóa học và cấp giấy chứng chỉ/chứng nhận cho các khóa đào
tạo do Sở Y tế tổ chức.
- Quản lý chất lượng cơ sở đào tạo liên tục, đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục
cán bộ y tế theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tổ chức thực hiện các quy định về bảo
đảm chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo liên tục của Sở Y tế và
các đơn vị trực thuộc.
- Tổng hợp hồ sơ mở lớp đào tạo liên tục đề nghị Sở Nội vụ thẩm định theo quy
định tại Quyết định số 54/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Phước ban hành
quy định trình tự, thủ tục mở lớp và cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo,
bồi dưỡng trước khi triển khai thực hiện.
2. Sở Nội vụ
- Thẩm định đề án, kế hoạch đào tạo liên tục phù hợp với nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Thẩm định hồ sơ mở lớp đào tạo liên tục ngành Y tế theo quy định.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế của Sở Y
tế.
3. Trường Cao đẳng Y tế Bình Phước:
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế trong công tác quản lý, xây dựng kế
hoạch, bố trí giảng viên và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo liên tục
trên địa bàn tỉnh.
4. Đốivới cán bộ y tế
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về việc đào tạo liên tục;
- Tham gia đầy đủ thời gian và chấp hành đầy đủ nội quy, quy chế của cơ sở
đào tạo, tích cực học tập rèn luyện đạt kết quả học tập cao nhất;
- Kết quả học tập, rèn luyện trong quá trình tham gia các khóa đào tạo liên tục
được làm căn cứ để đánh giá xếp loại CBCCVC, thi đua khen thưởng và bố trí
công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
5. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ được
tham gia các khóa đào tạo liên tục theo quy định của Thông tư số 22/2013/TT-
BYT ngày 9/8/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.
- Cử cán bộ làm công tác tổ chức và quản lý đào tạo liên tục của đơn vị do lãnh
đạo đơn vị phụ trách và các nhân viên giúp việc.
- Lập hồ sơ xin cấp mã đào tạo liên tục cán bộ y tế gửi về Sở Y tế (khi đáp ứng
21
đủ các tiêu chuẩn theo quy định).
- Xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục cán bộ y tế hằng năm, 5 năm gửi về Sở Y
tế.
- Quản lý và lưu trữ chương trình và tài liệu các khóa đào tạo liên tục của đơn
vị.
- Quản lý hồ sơ khóa học (bao gồm danh sách học viên, giảng viên).
- Quản lý phôi và việc cấp chứng nhận đào tạo liên tục theo đúng quy định.
6. UBND các huyện, thị xã
- Phối hợp với Sở Y tế trong công tác đào tạo, đào tạo liên tục đốivới cán bộ y
tế trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo Phòng Y tế triển khai thực hiện, phổ biến các quy định của pháp luật
liên quan công tác đào tạo liên tục cho các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân tại
địa phương.
7. Chế độ báo cáo
- Sở Y tế thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế. Các đơn vị gửi báo cáo về
Sở Y tế định kỳ báo cáo 2 lần: 6 tháng đầu năm (trước ngày 15 tháng 7) và cả năm
(trước ngày 15 tháng 01 năm sau).
- Các nội dung báo cáo: Kết quả khóa học, số học viên, số chứng chỉ/chứng
nhận đã cấp, công tác tổ chức, quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục.
Trên đây là Đề án “Đào tạo liên tục cho cán bộ y tế tỉnh Bình Phước giai đoạn
2018 – 2023”. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và
toàn thể cán bộ y tế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tổ
chức thực hiện Đề án này./.
22
PHỤ LỤC
Nội dung đào tạo liên tục cán bộ y tế giai đoạn 2018 – 2023 (Dự kiến)
1. Nội dung đào tạo các lớp ngắn ngày
TT Nội dung
Tổng số
tiết
Lý
thuyết
Thực
hành
1 Quản lý đào tạo
1-Tổng quan về quản lý đào tạo 4 3 1
2- Lập kế hoạch/chuẩn bị đào tạo 6 3 3
3- Tổ chức đào tạo 1 2
4- Đánh giá đào tạo 7 3 4
5- Phản hồi kết quả 3 2 1
2 Quản lý bệnh viện
1- Những thành tựu, thách thức công tác khám,
chữa bệnh và trọng tâm chỉ đạo của
Bộ Y tế
4 4
2- Những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiềm
y tế và các văn bản hướng dẫn
2 2
3- Luật khám bệnh, chữa bệnh 2 2
4- Lãnh đạo và quản lý hiệu quả 4 4
5- Quản lý và lập kế hoạch các hoạt động y
tế
8 2 6
7- Một số kỹ năng quản lý nguồn nhân lực
bệnh viện
4 4
8- Quản lý tài chính bệnh viện 4 4
9- Tự chủ bệnh viện: những thành công, khó
khăn, bất cập và bài học kinh nghiệm
4 4
10- Quản lý công tác dược bệnh viện 4 4
11- Quản lý trang thiết bị kỹ thuật y tế trong
bệnh viện
4 4
12- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản
lý bệnh viện
8 2 6
13- Quản lý phát triển khoa học công nghệ,
công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo liên tục
và thực hiện y học thực chứng
8 8
14- Công tác chi đạo tuyến và luân phiên cán
bộ hỗ trợ tuyến dưới
4 4
15- Tổng quan về quản lý chất lượng y tế 4 4
23
16- Tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng bệnh
viện
4 4
17- Hướng dẫn công tác quản lý chất lượng
bệnh viện
8 4 4
18- An toàn người bệnh: hiện trạng và giải
pháp
4 4
19- Giải pháp nâng cao y đức, sự hài lòng của
người bệnh và người nhà người bệnh
8 8
20- Tổ chức công tác chăm sóc, dinh dưỡng,
tiết chế cho người bệnh trong bệnh viện
8 8
21- Triển khai chương trình kiểm soát nhiễm
khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
4 4
3 Quản lý điều dưỡng
1- Các kỹ năng lãnh đạo hiệu quả 7 4 3
2- Các kỹ năng quản lý thiết yếu 17 10 7
3- An toàn người bệnh và quản lý chất lượng 10 7 5
4- Đào tạo liên tục. giao tiêp và nghiên cứu
diêu dường
17 13 4
4 An toàn người bệnh
1- Tổng quan về an toàn người bệnh 5 2 1
2- Phòng ngừa sự cố V khoa trong việc xác
định người bệnh và cải thiện thông tin trong
nhóm chăm sóc
3 2 1
3- Phòng ngừa sai sót trong sử dựng thuốc 4 3 1
4- Phòng ngừa sự cố y khoa trong phẫu thuật 4 3 1
5- Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện 3 2 1
6- Phòng ngừa sự cố y khoa trong chăm sóc và
sử dụng trang thiết bị vật tư y tế
4 5 1
5 Cấp cứu nội khoa
1- Nhận định và kiểm soát ban đầu bệnh nhân
cấp cứu
2 2
2- Các kỹ thuật kiểm soát đường thở 2 2
3- Chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu suy hô
hấp cấp
4 2 2
4- Xử trí cấp cứu sốc 1 1
5- Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản 2 1 1
6- Cấp cứu ngừng, tuần hoàn nâng cao 2 1 1
24
7- Chẩn đoán và xử trí cấp cứu nhồi máu cơ
tim cấp có ST chênh lên
1
6 Cấp cứu chấn thương
1 - Cấp cứu chấn thương sọ não 2 1 1
2- Cấp cứu chấn thương cột sống 2 1 1
3- Cấp cứu chấn thương ngực 2 1 1
4- Cấp cứu chấn thương bụng 2 1 1
5- Chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu sốc
chấn thương ở người lớn
2 1 1
6- Xử trí cấp cứu chấn thương xương, phần
mềm và chi thể đứt rời
4 2 2
7 Cấp cứu khác
1- Xử trí cấp cứu bệnh nhân bỏng 4 2 2
2- Nguyên tắc chẩn đoán, xử trí ngộ độc cấp 2 9
3- Cấp cứu điện giật 4 2 2
4- Đột quỵ 4 4
5- Choáng nhiễm trùng 4 4
6- Ngộ độc Phospho hữu cơ 4 4
8 Kỹ thuật cấp cứu
1 - Kỹ thuật kiểm soát đường thở 4 4
2- Kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn 4 4
3- Kỹ thuật xử trí vết thương xuyên thấu 4 4
4- Kỹ thuật bất động xương gãy và cột sống 4 4
5- Vận chuyển bệnh nhân cấp cứu 4 4
6- Mở khí quản 4 1 5
9
Nội khoa
1- Chẩn đoán và điều trị bệnh Đái tháo đường
týp 2
4 4
2- Chẩn đoán và điều trị bệnh Tăng huyết áp và
huyết áp thấp
5 5
3- Hội chứng vành cấp 2 2
4- Điều trị phối hợp trên bệnh nhân tăng huyết
áp. đái tháo đường, rối loạn lipit máu và bệnh
mạch vành
4 4
25
5- Chẩn đoán và điều trị bệnh Hen phế quản và
COPD
2 2
6- Hướng dẫn chẩn đoán và điều bệnh lao. lao
kháng thuốc
4 4
7- Loét dạ dày - tá tràng 4 4
8- Suy thận mạn. lọc thận nhân tạo 8 4 4
9- Điều trị giảm đau và điều trị hỗ trợ trong
thoát vị đĩa đệm. gây, trượt cột sổng
4 4
10 Ngoại khoa
1 - Đau bụng cấp 4 4
2- Đau quặn thận 2 2
3- Các nguyên tắc chung trong điêu trị gãy
xương
2 2
4- Phẫu thuật thoát vị bẹn có mành ghép 4 4
11 Sản - Phụ khoa, Sức khỏe sinh sản
1- Hồi sức cấp cứu sản khoa 16 16
2- Tiền sản giật - Sản giật 4 4
3- Nhau bống non 2 2
4- Băng huyết sau sanh 2 2
5- Sốt trong khi mang thai - Nhiễm trùng hậu
sản
2 2
6- Vỡ tử cung 2 2
7- Thuyên tắt ối 2 2
8- Thai ngoài tử cung - Thai trên vết mô bắt
con
2 2
9- Xử trí các tai biến do phá thai 2 2
10- Tăng huyết áp thai kỳ 7 7
11- Thai kỳ nguy cơ cao 2 2
12- Các quy trình thủ thuật trong chăm sóc bà
mẹ thời kỳ thai nghén, chuyển dạ đẻ, sau đẻ và
chăm sóc sơ sinh
6 4 9
13- Phát hiện - Chẩn đoán - Dự phòng các bệnh
viêm nhiễm sinh dục - Hội chứng đau bụng
dưới
4 4
14- Giáo dục, tư vấn chăm sóc sức khỏe bà mẹ
và trẻ sơ sinh
8 4 4
26
15- Tư vấn hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ 8 4 4
16- Tư vấn kế hoạch hóa gia đình 8 6 7
17- Tư vấn về phá thai 4 4
18- Những đặc điểm giải phẫu. tâm sinh lý
trong thời kỳ vị thành niên
2 7
19- Kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh
sản/sức khỏe tình dục của vị thành niên/thanh
niên
4 4
20- Dịch vụ thân thiện với vị thành niên 4 4
21- Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản vị
thanh niên
4 4
12 Nhi khoa
1 - Hồi sức sơ sinh 4 7 7
2- Cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh sởi 4 4
3- Cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân
miệng
4 2 9
4- Cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất
huyết
4 2 2
5- Cập nhật chẩn đoán, điêu trị cúm A (H5N1,
H7N9…)
4 4
6- Bệnh tự kỷ ở trẻ em 4 4
7- Điều trị và chăm sóc trẻ em viêm phế quản 4 4
13 Y học cổ truyền
1- Tai biến mạch máu não 4 9 2
2- Tập vận động cho người bị TBMMN 4 2 2
3- Liệt mặt nguyên phát 4 2 9
4- Đau dây thần kinh tọa 4 2 9
— 5- Thoái hóa khớp 4 2 2
6- Bệnh trĩ 4 1 9
7- Kết hợp đông - tây y trong điêu trị tăng
huyết áp và huyết áp thấp
4 4
8- Kết hợp đông - tây y trong điêu trị bệnh
mạch vành
4 4
9- Kết hợp đông - tây y trong điêu trị rối loạn li
pit máu
4 4
10- Kết hợp đông - tây y trong điều trị bệnh đái
tháo đường
4 4
27
1 1- Kết hợp đông - tây y trong điêu trị suy
thận mạn
4 4
12- Kết hợp đông - tây y trong điêu trị bệnh
dãn tĩnh mạch chi dưới
4 4
13 Kết hợp đông - tây y trong điêu trị bệnh lý
cơ xương khớp
4 4
14- Kết hợp đông - tây y trong điêu trị rối loạn
giấc ngủ
4 4
15- Các phương pháp chế biến thuốc gia truyền 6 2 4
14 Điều dưỡng
* Chăm sóc người bệnh toàn diện
1- Tổng quan về công tác điều dưỡng và chăm
sóc người bệnh toàn diện theo quy định của
Thông tư 07/2011/TT-BYT
3 1 2
2- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện chăm sóc
người bệnh toàn diện theo quy định của Thông
tư 07/201 l/TT-BYT
1 1 1
3- Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dương
viên Việt Nam
2 1 1
4- Phân cấp chăm sóc và hỗ trợ người bệnh -
chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh
3 1 2
5- Tổ chức chăm sóc dinh dưỡng cho người
bệnh
2 1 1
6- Phục hồi chức năng và phòng ngừa biến
chứng trong chăm sóc người bệnh toàn diện
4 1 3
7- Tổ chức ghi chép phiếu theo dõi. chăm sóc
người bệnh và bình phép chăm sóc
2 1 1
8- Phương pháp tổ chức truyền thông giáo dục
sức khỏe
Ó 1 2
* Công tác điều dưỡng
1- Phân luồng, cách ly kiểm soát lây nhiễm
bệnh sởi
4 % 2
2- Kỹ năng giao tiếp giữa nhân viên y tế với
người bệnh
16
3- Kỹ năng chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch
máu não
8 4 4
4- Kỹ năng chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp
và biến chứng
8 4 4
5- Kỹ thuật tiêm an toàn 2 1 1
28
6- Kỹ thuât đăt sond tiểu 2 1 1
7- Kỹ thuật rữa dạ dày trong ngộ độc cấp 2 1 1
8- Hướng dẫn chăm sóc cúm A (H5N1,
H7N9…) và các trường hợp cúm nặng
4 2 2
9- Hưóng dẫn kiểm soát lây nhiễm cúm A
(H5N1, H7N9…) trong bệnh viện
4 2 2
10- Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết 4 2 2
11- Chăm sóc bệnh nhân tay chân miệng 4 2 2
12- Chăm sóc bệnh nhân thở máy 4 4
13- Chăm sóc người bệnh đặt nội khí quản 4 2 9
14- Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân chấn
thương sọ não
4 4
15- Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân chấn
thương thận - bàng quang - niệu đạo
4 4
16- Chế độ điều dưỡng cho người có hội chứng
thận hư và viêm cầu thận mạn
4 4
17- Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận
mạn
4 4
15 Phục hồi chức năng
1- Điều trị và phục hồi chức năng các bệnh lý
chèn ép rễ thần kinh
4 4
2- Kỹ thuật tập tay và bàn tay cho người bệnh
liệt nửa người
4 2 2
3- Kỹ thuật tập đứng và đi cho người bệnh liệt
nữa người
4 2 2
4- Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh hệt nữa
người
4 2 7
5- Phục hồi chức năng cho bệnh nhân cứng
khớp
4 4
6- Tập vận động thụ động 4 0 2
7- Tập vặn động có trợ giúp 4 2 2
8- Tập vận động chủ động 4 2 2
9- Tập vận dộng tự do tư chi 4 2
10- Tập vận động có kháng trở 4 2 2
16 Tâm thần
29
1 - Rối loạn tâm thần cấp: 2 2
2- Xử trí bệnh nhân tâm thần kích động 1 1
3- Xử trí bệnh nhân tâm thần tự sát 1 1
4- Tâm thần phân liệt 4 4
5- Rối loạn tâm thân do rượu
6- Rối loạn tâm thần thường gặp do sử dụng
ma túy tổng hợp dạng Amphetamine (ma túy
đá)
2
2
9
ợ
7- Rối loạn trầm cảm 4 4
8- Động kinh 4 4
9- Thuốc trị rối loạn tâm thần 4 4
10- Quy chế kê đơn - Thuốc nghiện hướng tâm
thần
4 4
17 Y tế dự phòng
1- Cập nhật kiến thức về phòng chống các bệnh
không lây nhiễm, đái tháo đường, tăng huyết
áp, các rối loạn do thiêu Iốt và dinh dưỡng
cộng đồng.
12 12
2- Quản lý và xử lý chất thải y tế 4 4
3- An toàn tiêm chủng 8 4 4
4- Hướng dẫn, cập nhật chẩn đoán và điều trị
sốt rét
4 4
5- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con 4 4
6- Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện 4 4
7- Tư vấn bệnh nhân HIV, chăm sóc và điều trị
bệnh nhân nhiễm HIV tại gia đình và cộng
đồng
4 4
8- Vệ sinh lao động – Kỹ thuật đo đạt môi
trường
12 12
9- Đào tạo về dự phòng các chương trình Y tế
quốc gia
48 24 24
10- Cập nhật kiến thức bệnh dịch mới nổi 16 8 8
18 An toàn thực phẩm
1- Nâng cao năng lực chương trình MTQG an
toàn vệ sinh thực phẩm
24 12 12
2- Phân cấp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 2 9
3- Kiến thức cơ bản về thanh kiểm tra an toàn
vệ sinh thực phẩm
8 2 6
30
4- Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thực tế
tại cơ sở
8 2 6
5- Kỹ thuật điều tra ngộ độc thực phẩm 4 4
19 Dân số
1- Cập nhật kiến thức về dân số và phát triển 8 4 4
2- Cập nhật kiến thức về kế hoạch hóa gia đình
và sức khỏe sinh sản
8 4 4
3- Truyền thông, vận động thực hiện về dân số
và kế hoạch hóa gia đình
8 4 4
4- Quan lý chương trình dân số - kế hoạch hóa
gia đình ở cơ sở
8 4 4
5- Thực địa tại Trạm Y tế 4 4
6- Năng lực quản lý và kỹ năng truyền thông,
vặn động về Dân số - kế hoạch hóa gia đình ở
cơ sở
8 8
2. Nội dung đào tạo các lớp ngắn hạn
TT Tên lớp
Thời gian
đào tạo
Tổng số
học viên
Tổng số
lớp
1 Siêu âm cơ bản 3 tháng 40 2 lớp
2 Siêu âm nâng cao 3 tháng 40 2 lớp
3 Siêu âm Sản phụ khoa 3 tháng 40 2 lớp
4 Điện tim 6 tháng 40 2 lớp
5 Quản lý trang thiết bị y tế 3 tháng 50 1 lớp
6 Quản lý bệnh viện 3 tháng 40 2 lớp
7 Kinh tế y tế - Bảo hiểm y tế 1 tháng 40 1 lớp
3. Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục Sở Y
tế gồm có:
1 Nguyễn Đồng Thông Giám đốc Sở Y tế Chủ tịch Hội đồng
2 Nguyễn Thành Trương
Hiệu trưởng Trường Cao
đẳng Y tế Bình Phước
Phó Chủ tịch Hội
đồng
3 Quách Ái Đức Phó Giám đốc SYT Ủy viên
4 Lê Anh Tuấn
Phó Giám đốc SYT, Giám
đốc BVĐK tỉnh
Ủy viên
5 Lê Văn Đăng Trưởng phòng TCCB - SYT Thư ký
6 Trương Hữu Nhàn Giám đốc BV YHCT Ủy viên
31
7 Hoàng Mạnh Hoài
Phó trưởng phòng Nghiệp
vụ Y - SYT
Ủy viên
8 Văn Thanh Bình
Trưởng phòng Nghiệp vụ
Dược - SYT
Ủy viên
9 Tạ Văn Biết
Trưởng phòng Kế hoạch –
Tài chính, SYT
Ủy viên
10 Vũ Xuân Thủy Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Ủy viên
11 Nguyễn Duy Điền
Trưởng khoa Y học cổ
truyền, BVĐK tỉnh
Ủy viên
12 Đỗ Nhân Châu Trưởng khoa Nhi Ủy viên
13 Mời Trưởng khoa Dược Trường Cao đẳng Y tế Ủy viên
14 Mời Trưởng khoa Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Ủy viên
15 Mời Trưởng khoa Y học cơ sở Trường Cao đẳng Y tế Ủy viên
16 Mời Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y tế Ủy viên
…
4. Danh sách Giảng viên cơ hữu đào tạo liên tục của Sở Y tế
TT Họ và Tên Chức vụ
Trình độ
chuyên môn
Kinh
nghiệm
công tác
1 Quách Ái Đức Phó Giám đốc SYT Tiến sĩ Y khoa
2 Lê Anh Tuấn
Phó Giám đốc SYT, Giám
đốc BVĐK tỉnh
Nghiên cứu sinh,
Thạc sĩ Y khoa
3
Nguyễn Thành
Trương
Hiệu trưởng Trường Cao
đẳng Y tế Bình Phước
Bác sĩ chuyên
khoa II
4 Lê Văn Đăng Trưởng phòng TCCB - SYT Dược sĩ đại học
5 Hoàng Mạnh Hoài
Phó trưởng phòng Nghiệp
vụ Y - SYT
Bác sĩ chuyên
khoa I Nội khoa,
tu nghiệp tại Đức
6 Trương Hữu Nhàn Giám đốc BV YHCT Thạc sĩ y khoa
7 Văn Thanh Bình
Trưởng phòng Nghiệp vụ
Dược - SYT
Thạc sĩ Dược tại
Anh Quốc
8 Tạ Văn Biết
Trưởng phòng Kế hoạch –
Tài chính, SYT
Bác sĩ chuyên
khoa I
9 Nguyễn Việt Tân Chánh Thanh tra -SYT Cử nhân Luật
10 Phạm Thị Thu Hà
Chuyên viên Nghiệp vụ
Dược - SYT
Dược sĩ đại học
11 Trần Minh Tiến Phó Hiệu trưởng Trường Bác sĩ chuyên
32
Cao đẳng Y tế Bình Phước khoa I
12 Vũ Xuân Thủy Phó Giám đốc BVĐK tỉnh
Bác sĩ chuyên
khoa I Chẩn
đoán hình ảnh
13 Nguyễn Duy Điền
Trưởng khoa Y học cổ
truyền, BVĐK tỉnh
Bác sĩ chuyên
khoa I Y học cổ
truyền
14 Mời Trưởng khoa Dược Trường Cao đẳng Y tế
15 Mời Trưởng khoa Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế
16 Mời Trưởng khoa Y học cơ sở Trường Cao đẳng Y tế
17 Mời Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y tế
….

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...nataliej4
 
Đề tài: Đánh giá chăm sóc nôn và buồn nôn trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa...
Đề tài: Đánh giá chăm sóc nôn và buồn nôn trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa...Đề tài: Đánh giá chăm sóc nôn và buồn nôn trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa...
Đề tài: Đánh giá chăm sóc nôn và buồn nôn trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (14)

Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Định
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Định
Luận văn: Chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế tỉnh Bình Định
 
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOTLuận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
Luận văn: Tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, HOT
 
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
Luận văn: Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực y tế xã, p...
 
Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đ
Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đNâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đ
Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đ
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN ĐKKV NINH HÒA GIAI ĐOẠN NĂM 2015 - 2020 VÀ TẦM...
 
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở Trường ĐH Y Dược, HAY
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở Trường ĐH Y Dược, HAYLuận án: Cơ chế quản lý tài chính ở Trường ĐH Y Dược, HAY
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở Trường ĐH Y Dược, HAY
 
Luận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghề
Luận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghềLuận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghề
Luận văn:Kiểm định chất lượng giáo dục tại trường cao đẳng nghề
 
Đề tài: Đánh giá chăm sóc nôn và buồn nôn trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa...
Đề tài: Đánh giá chăm sóc nôn và buồn nôn trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa...Đề tài: Đánh giá chăm sóc nôn và buồn nôn trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa...
Đề tài: Đánh giá chăm sóc nôn và buồn nôn trên bệnh nhân ung thư điều trị hóa...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế, HOT
 
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCSLuận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS
Luận văn: Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh THCS
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 
Luan van thac si quan li nha nuoc ve dich vu kham chua benh
Luan van thac si quan li nha nuoc ve dich vu kham chua benh Luan van thac si quan li nha nuoc ve dich vu kham chua benh
Luan van thac si quan li nha nuoc ve dich vu kham chua benh
 
Đề tài: Chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Tâm Phúc
Đề tài: Chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Tâm PhúcĐề tài: Chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Tâm Phúc
Đề tài: Chương trình quản lý bệnh nhân tại bệnh viện Tâm Phúc
 
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
Nghiên cứu đề xuất mô hình công nông nghiệp không phát thải aizes cho ngành x...
 

Similar to ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ Y TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2018 – 2023

Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương nataliej4
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019hanhha12
 
SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHỐI LÂM SÀNG BỆNH...
SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA  BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHỐI LÂM SÀNG  BỆNH...SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA  BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHỐI LÂM SÀNG  BỆNH...
SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHỐI LÂM SÀNG BỆNH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương HuếĐề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huếlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN nataliej4
 

Similar to ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ Y TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2018 – 2023 (20)

Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...
Luận án: Cơ chế quản lý tài chính ở trường ĐH Y dược Cần Thơ - Gửi miễn phí q...
 
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho các bác sĩ Bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho các bác sĩ Bệnh viện tỉnh Đắk LắkĐề tài: Tạo động lực làm việc cho các bác sĩ Bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Tạo động lực làm việc cho các bác sĩ Bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
 
Tạo động lực làm việc cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa
Tạo động lực làm việc cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoaTạo động lực làm việc cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa
Tạo động lực làm việc cho đội ngũ Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa
 
Tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ Bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
Tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ Bệnh viện tỉnh Đắk LắkTạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ Bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
Tạo động lực làm việc cho đội ngũ bác sĩ Bệnh viện tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoa
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoaLuận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoa
Luận văn: Chính sách phát triển nhân lực tại Bệnh viện đa khoa
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện, HAY!
 
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng.docx
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng.docxBáo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng.docx
Báo cáo thực tập ngành dược tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng.docx
 
Đề tài: Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân tại Bảo hiểm xã hội, HAY
Đề tài: Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân tại Bảo hiểm xã hội, HAYĐề tài: Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân tại Bảo hiểm xã hội, HAY
Đề tài: Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân tại Bảo hiểm xã hội, HAY
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương
 
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực_08294112092019
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Long An, 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Long An, 9 ĐiểmBáo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Long An, 9 Điểm
Báo Cáo Thực Tập Tại Bệnh Viện Đa Khoa Long An, 9 Điểm
 
SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHỐI LÂM SÀNG BỆNH...
SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA  BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHỐI LÂM SÀNG  BỆNH...SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA  BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHỐI LÂM SÀNG  BỆNH...
SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC CỦA BÁC SĨ, ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHỐI LÂM SÀNG BỆNH...
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chất Lượng Dịch Vụ Của Bệnh Viện Đa Khoa Thủ Đức
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chất Lượng Dịch Vụ Của Bệnh Viện Đa Khoa Thủ ĐứcKhóa Luận Tốt Nghiệp Chất Lượng Dịch Vụ Của Bệnh Viện Đa Khoa Thủ Đức
Khóa Luận Tốt Nghiệp Chất Lượng Dịch Vụ Của Bệnh Viện Đa Khoa Thủ Đức
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương HuếĐề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
 
QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN
QUY TRÌNH KỸ THUẬT BỆNH VIỆN
 
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh việnĐề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện
 
Đề tài: Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Đắk Lắk, HAYĐề tài: Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Đắk Lắk, HAY
Đề tài: Dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
Quản lý nhà nước về khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh, HOT
 

More from angTrnHong

Dược lý đông dược
Dược lý đông dượcDược lý đông dược
Dược lý đông dượcangTrnHong
 
Kĩ thuật bào chế thuốc cốm
Kĩ thuật bào chế thuốc cốmKĩ thuật bào chế thuốc cốm
Kĩ thuật bào chế thuốc cốmangTrnHong
 
Khám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinhKhám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinhangTrnHong
 
Khám cột sống
Khám cột sốngKhám cột sống
Khám cột sốngangTrnHong
 
Khám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giácKhám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giácangTrnHong
 
Khám tiêu hóa bụng
Khám tiêu hóa bụngKhám tiêu hóa bụng
Khám tiêu hóa bụngangTrnHong
 
Khám tổng trạng
Khám tổng trạngKhám tổng trạng
Khám tổng trạngangTrnHong
 
Kham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopKham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopangTrnHong
 
Bài 23 huyen vung
Bài 23 huyen vungBài 23 huyen vung
Bài 23 huyen vungangTrnHong
 
Bài 20 chứng tý
Bài 20 chứng týBài 20 chứng tý
Bài 20 chứng týangTrnHong
 
Bài 20 chứng tý 2
Bài 20 chứng tý 2Bài 20 chứng tý 2
Bài 20 chứng tý 2angTrnHong
 
Bài 12 tỵ khoa
Bài 12 tỵ khoaBài 12 tỵ khoa
Bài 12 tỵ khoaangTrnHong
 
Bài 11. nhĩ khoa
Bài 11. nhĩ khoaBài 11. nhĩ khoa
Bài 11. nhĩ khoaangTrnHong
 
Bài 9 thất miên
Bài 9 thất miênBài 9 thất miên
Bài 9 thất miênangTrnHong
 
Bài 6 tiêu khát
Bài 6 tiêu khátBài 6 tiêu khát
Bài 6 tiêu khátangTrnHong
 
Bài 3 tọa cốt phong
Bài 3 tọa cốt phongBài 3 tọa cốt phong
Bài 3 tọa cốt phongangTrnHong
 
Bài 1 lung bế
Bài 1 lung bếBài 1 lung bế
Bài 1 lung bếangTrnHong
 
Bai 1 tinh nang
Bai 1   tinh nangBai 1   tinh nang
Bai 1 tinh nangangTrnHong
 
Bài 17 ngoại cảm thương hàn
Bài  17 ngoại cảm thương hànBài  17 ngoại cảm thương hàn
Bài 17 ngoại cảm thương hànangTrnHong
 
Bài 16 ngoại cảm lục dâm
Bài  16 ngoại cảm lục dâmBài  16 ngoại cảm lục dâm
Bài 16 ngoại cảm lục dâmangTrnHong
 

More from angTrnHong (20)

Dược lý đông dược
Dược lý đông dượcDược lý đông dược
Dược lý đông dược
 
Kĩ thuật bào chế thuốc cốm
Kĩ thuật bào chế thuốc cốmKĩ thuật bào chế thuốc cốm
Kĩ thuật bào chế thuốc cốm
 
Khám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinhKhám 12 dây thần kinh
Khám 12 dây thần kinh
 
Khám cột sống
Khám cột sốngKhám cột sống
Khám cột sống
 
Khám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giácKhám phản xạ cam giác
Khám phản xạ cam giác
 
Khám tiêu hóa bụng
Khám tiêu hóa bụngKhám tiêu hóa bụng
Khám tiêu hóa bụng
 
Khám tổng trạng
Khám tổng trạngKhám tổng trạng
Khám tổng trạng
 
Kham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hopKham yhct. tong hop
Kham yhct. tong hop
 
Bài 23 huyen vung
Bài 23 huyen vungBài 23 huyen vung
Bài 23 huyen vung
 
Bài 20 chứng tý
Bài 20 chứng týBài 20 chứng tý
Bài 20 chứng tý
 
Bài 20 chứng tý 2
Bài 20 chứng tý 2Bài 20 chứng tý 2
Bài 20 chứng tý 2
 
Bài 12 tỵ khoa
Bài 12 tỵ khoaBài 12 tỵ khoa
Bài 12 tỵ khoa
 
Bài 11. nhĩ khoa
Bài 11. nhĩ khoaBài 11. nhĩ khoa
Bài 11. nhĩ khoa
 
Bài 9 thất miên
Bài 9 thất miênBài 9 thất miên
Bài 9 thất miên
 
Bài 6 tiêu khát
Bài 6 tiêu khátBài 6 tiêu khát
Bài 6 tiêu khát
 
Bài 3 tọa cốt phong
Bài 3 tọa cốt phongBài 3 tọa cốt phong
Bài 3 tọa cốt phong
 
Bài 1 lung bế
Bài 1 lung bếBài 1 lung bế
Bài 1 lung bế
 
Bai 1 tinh nang
Bai 1   tinh nangBai 1   tinh nang
Bai 1 tinh nang
 
Bài 17 ngoại cảm thương hàn
Bài  17 ngoại cảm thương hànBài  17 ngoại cảm thương hàn
Bài 17 ngoại cảm thương hàn
 
Bài 16 ngoại cảm lục dâm
Bài  16 ngoại cảm lục dâmBài  16 ngoại cảm lục dâm
Bài 16 ngoại cảm lục dâm
 

ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ Y TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2018 – 2023

  • 1. ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ Y TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2018 – 2023 (Theo quy định của Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế) DỰ THẢO
  • 2. 2 MỤC LỤC I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ....................................................... 4 1. Sự cần thiết mở lớp đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.................................. 4 2. Cơ sở xây dựng đề án: ............................................................................. 5 2.1. Luật Khám bệnh, chữa bệnh:.............................................................. 5 2.1.1. Các điều Luật liên quan đến công tác đào tạo liên tục .................. 5 2.1.2. Các điều Luật liên quan đến thực hành nghề nghiệp .................... 5 2.1.3. Các điều Luật liên quan đến tổ chức, quản lý đào tạo nghề nghiệp5 2.2. Quy định của Bộ Y tế: ....................................................................... 6 II. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC............ 6 1. Về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực................................................... 6 1.1. Số lượng nhân lực.............................................................................. 6 1.2. Chất lượng nhân lực .......................................................................... 8 III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ........................................................................... 8 1. Mục đích.............................................................................................. 8 2. Yêu cầu................................................................................................ 9 IV. CƠ SỞ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO LIÊN TỤC ................................................ 9 V. NỘI DUNG ............................................................................................... 9 1. Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc qui đổi............................... 9 2. Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục............................................... 10 3. Thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu đào tạo liên tục............... 10 4. Giảng viên đào tạo liên tục .................................................................. 11 VI. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC........................................ 11 1. Thủ tục cấp mã cơ sở đào tạo liên tục ..................................................... 11 2. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục, chương trình, tài liệu đào tạo liên tục.......................................................................................... 11 3. Nội dung đào tạo................................................................................. 11 4. Triển khai đào tạo liên tục ................................................................... 12 5. Trách nhiệm quản lý công tác đào tạo liên tục ...................................... 12 a) Sở Y tế có trách nhiệm:.................................................................. 12 b) Các đơn vị có trách nhiệm:............................................................. 13 6. Quản lý chất lượng cơ sở đào tạo liên tục............................................. 13 6.1. Sở Y tế:........................................................................................... 13 a) Tiêu chuẩn về tổ chức................................................................. 13 b) Tiêu chuẩn về quản lý ................................................................. 13 c) Tiêu chuẩn về chương trình, tài liệu............................................. 14 d) Tiêu chuẩn về hồ sơ.................................................................... 14 đ) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất............................................................ 14 e) Tiêu chuẩn mở các lớp đào tạo tại Sở Y tế ................................... 14 6.2. Các bệnh viện tuyến tỉnh................................................................. 15 a) Tiêu chuẩn về tổ chức, quản lý .................................................... 15 b) Tiêu chuẩn về chương trình, tài liệu............................................. 15 c) Tiêu chuẩn giảng viên ................................................................. 15 d) Tiêu chuẩn về quản lý học viên ....................................................... 16
  • 3. 3 đ) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất............................................................ 16 e) Tiêu chuẩn về hoạt động đào tạo...................................................... 16 6.3. Các đơn vị khác trực thuộc Sở Y tế .................................................. 17 a) Tiêu chuẩn về chuyên môn kỹ thuật................................................. 17 b) Tiêu chuẩn về tổ chức, quản lý ........................................................ 17 c) Tiêu chuẩn về chương trình, tài liệu............................................. 17 d) Tiêu chuẩn giảng viên..................................................................... 17 đ) Tiêu chuẩn giảng viên thỉnh giảng:.................................................. 18 đ) Tiêu chuẩn về quản lý học viên ....................................................... 18 e) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất............................................................ 18 g) Tiêu chuẩn về hoạt động đào tạo...................................................... 18 VII. KINH PHÍ CHO ĐÀO TẠO LIÊN TỤC.............................................. 19 VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN...................................................................... 19 1. Sở Y tế.................................................................................................. 19 2. Sở Nội vụ.............................................................................................. 20 3. Trường Cao đẳng Y tế Bình Phước:........................................................ 20 4. Đối với cán bộ y tế ................................................................................ 20 5. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có trách nhiệm:....................... 20 6. UBND các huyện, thị xã ........................................................................ 21 7. Chế độ báo cáo...................................................................................... 21 PHỤ LỤC .................................................................................................... 22
  • 4. 4 I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Sự cần thiết mở lớp đào tạo liên tục cho cán bộ y tế Nghề Y là một nghề đặc biệt, nhiệm vụ của y bác sĩ gắn liền với sức khỏe tính mạng con người. Việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, hạn chế tối thiểu những sai sót chuyên môn là nhiệm vụ bắt buộc với mọi người hành nghề. Sự hiểu biết của khoa học về bệnh tật và các giải pháp điều trị tiến bộ từng ngày, y bác sĩ nếu không cập nhật kiến thức sẽbị đào thải. Học tập suốtđời không chỉ là nhiệm vụ của người hành nghề mà còn là giải pháp sống còn của ngành y tế. Các nước đều có quy định bắt buộc thầy thuốc phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục, cập nhật những thông tin mới nhất về kỹ năng lâm sàng, kiến thức chuyên môn, tổ chức quản lý công việc, đạo đức nghề y, giảng dạy, nghiên cứu... không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, đòi hỏi người làm trong ngành y phải học tập suốt đời. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc đào tạo liên tục trong ngành y tế, ngay từ khi chưa có Luật Khám bệnh, chữa bệnh Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2008 về “Hướng dẫn côngtác đào liên tục đốivới cán bộ y tế”, đã bước đầu triển khai khá rộng rãi. Sau khi Luật Khám bệnh chữa bệnh có hiệu lực, năm 2013 Bộ Y tế đã điều chỉnh nâng cấp tiếp tục chủ trương này để thực hiện một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Ngày 09 tháng 8 năm 2013 Bộ trưởng đãban hành thông tư số 22/2013/TT- BYT về việc “Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế” để thay thế thông tư 07/2008/TT-BYT. Trong cả 2 Thông tư trên Bộ Y tế thống nhất chủ trương tất cả cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Trừ một số trường hợp cán bộ cao cấp thì việc học tập được qui đổi khi tham dự các hội thảo, hội nghị quốc tế hoặc tham gia tổ chức giảng dạy, nghiên cứu còn yêu cầu chung cho tất cả cán bộ y tế có thời gian đào tạo tối thiểu là 24 giờ thực học. Những người hành nghề trong lĩnh vực khám chữa bệnh nếu 2 năm không cập nhật kiến thức y khoa liên tục sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề (theo quy định tại Điều 29 Luật khám bệnh chữa bệnh). Những cán bộ trong lĩnh vực khác thì thời gian xem xét là 5 năm thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đang hành nghề. Mọi cá nhân làm việc trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam đều có nghĩa vụ tham gia học tập. Thủ trưởng các cơ sở y tế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức cho cán bộ của mình được học tập. Điểm khác biệt của Thông tư 22/2013/TT-BYT so với Thông tư 07/2008/TT-BYT là yêu cầu cao hơn với những người hành nghề khám bệnh chữa bệnh, ủy quyền phân quyền rộng hơn cho các cơ sở đào tạo liên tục và quy định chặt chẽ hơn để đảm bảo chất lượng đào tạo đặc biệt là công tác kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo liên tục. Tỉnh Bình Phước là tỉnh miền núi – biên giới, có nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội; nguồn nhân lực ngành Y tế của tỉnh có trình độ còn thấp, đặc biệt thiếu cán bộ y tế trình độ là bác sĩ. Những năm qua, Sở Y tế Bình Phước đã quan tâm,
  • 5. 5 chú trọng côngtác đào tạo, đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho côngchức, viên chức ngành Y tế. Tuy nhiên, cánbộ y tế phải thường xuyên làm côngtác chuyên môn nên nhiệm vụ đào tạo liên tục chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tổ chức, quản lý đào tạo liên tục còn nhiều khó khăn, bất cập. Thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, chương trình hội nghị, hội thảo hoặc những buổi sinh hoạt chuyên môn tại bệnh viện, cánbộ y tế sẽđược cung cấp kiến thức và cập nhật những tiến bộ ngành y. Những lớp đào tạo ngắn hạn sẽ là nơi y bác sĩ chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết nhiều vấn đề chuyên môn giúp kiến thức y khoa trải đồngđều hơn, ai cũng có thể tiếp nhận và cập nhật. Đào tạo liên tục, học tập suốtđời không chỉ là nhiệm vụ của người hành nghề mà cònlà giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế bắt kịp với trình độ chuyên môn ngày càng cao của y tế thế giới. Do đó, để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của người hành nghề y và trách nhiệm của Sở Y tế trong công tác đào tạo liên tục nhằm từng bước nâng trình độ chuyên môn cũng như phổ biến các quy định của pháp luật cho cán bộ y tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Sở Y tế xây dựng Đề án: “Đào tạo liên tục cho cán bộ y tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2018 – 2023” nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ cán bộ y tế tỉnh Bình Phước. 2. Cơ sở xây dựng đề án: 2.1. Luật Khám bệnh, chữa bệnh: 2.1.1. Các điều Luật liên quan đến công tác đào tạo liên tục Điều 20. Điều kiện để người hành nghề khám chữa bệnh được cấp lại chứng chỉ hành nghề là phải có giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức y khoa liên tục. Điều 29. Bộ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế sẽ thu hồi chứng chỉ hành nghề với người không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2 năm liên tiếp. Điều 33. Quyền của người hành nghề - Được đào tạo, đào tạo lại và cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp - Được tham gia bồi dưỡng trao đổi thông tin về chuyên môn và kiến thức pháp luật y tế. Điều 37. Nghĩa vụ của người hành nghề: Thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức y khoa liên tục nâng cao trình độ chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2.1.2. Các điều Luật liên quan đến thực hành nghề nghiệp Điều 18. Về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam: “phải có văn bản xác nhận quá trình thực hành”. Điều 24. nêu rõ xác nhận quá trình thực hành sau khi có văn bằng chuyên môn cần thực hành tại bệnh viện 18 tháng với bác sĩ, 12 tháng với y sĩ, 9 tháng với Hộ sinh, kỹ thuật viên, điều dưỡng, do người đứng đầu bệnh viện xác nhận bằng văn bản. 2.1.3. Các điều Luật liên quan đến tổ chức, quản lý đào tạo nghề nghiệp Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Y tế là phải tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực (2e). Trách nhiệm của các Bộ ngành, UBND tỉnh: Thực hiện
  • 6. 6 trong phạm vi địa phương (khoản 3,4,5) Điều 83. Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề. 2.2. Quy định của Bộ Y tế: - Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. - Quyết định số 493/QĐ-BYT ngày 17/2/2012 của Bộ Y tế ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đơn vị đào tạo liên tục cán bộ y tế. 2.3. Mã cơ sở đào tạo: Ngày 16/6/2017, Sở Y tế Bình Phước đã được Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo – Bộ Y tế cấp mã cơ sở đào tạo liên tục là C63 và Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh là C63.01 tại Quyết định số 70/QĐ-K2ĐT ngày 16/6/2017 của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo. Theo đó, Sở Y tế có trách nhiệm quản lý, triển khai các hoạt động đào tạo liên tục cho cán bộ y tế theo Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế và các quy định hiện hành của Nhà nước. II. THỰC TRẠNG NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ TỈNH BÌNH PHƯỚC 1. Về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực 1.1. Số lượng nhân lực Ngành Y tế hiện có 3319 công chức, viên chức và người lao động, trong đó: - Tuyến tỉnh: 1137 CCVC và người lao động, chiếm 34% - Tuyến huyện, thị xã: 1486 CCVC và người lao động, chiếm: 45% - Tuyến xã/phường/thị trấn: 696 CCVC và người lao động, chiếm 21%. - Chi tiết như bảng dưới đây: 1. Bảng tổng hợp nhân lực y tế công lập có đến 31/12/2016 Đơn vị tính: người STT Chức danh Tổng nhân lực Nữ giới Dân tộc thiểu số Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến xã Ghi chú TỔNG 3319 2234 161 1137 1486 696 1. Sau đại học 222 0 0 139 72 11 1 Tiến sĩ 1 0 0 1 0 0 - Tiến sĩ Y khoa 1 1 - Tiến sĩ khác 0 0 2 Thạc sĩ 23 0 0 21 2 0 - Thạc sĩ Y khoa 12 10 2 0 - Thạc sĩ Dược 1 1
  • 7. 7 - Thạc sĩ Y tế công cộng 3 3 - Thạc sĩ khác 7 7 3 Bác sĩ CKII 10 7 3 0 4 Bác sĩ CKI 182 106 65 11 5 Dược sĩ CKII 0 6 Dược sĩ CKI 5 4 1 7 Thạc sĩ Kỹ thuật viên Y 1 0 1 0 2. Đại học 744 0 0 304 366 74 1 Bác sĩ 283 67 145 71 2 Dược sĩ 48 25 22 1 3 Cử nhân điều dưỡng 81 52 28 1 4 Kỹ thuật viên Y 22 13 8 1 5 Cử nhân hộ sinh 24 12 12 6 Y tế công cộng 8 2 6 7 Cử nhân sinh học 12 9 3 8 Cử nhân hóa học 4 2 2 9 Đại học khác 262 122 140 3. Cao đẳng 146 0 0 51 78 17 1 Kỹ thuật viên Y 6 2 4 2 Điều dưỡng 51 16 34 1 3 Hộ sinh 22 6 16 4 Dược sĩ 21 11 10 5 Cao đẳng khác 46 22 24 4. Trung cấp 2017 0 0 550 885 582 1 Y sĩ 651 95 276 280 2 Kỹ thuật viên Y 69 36 33 3 Ngành sinh học 1 1 4 Ngành hóa học 2 2 5 Điều dưỡng 565 246 253 66 6 Hộ sinh 354 70 145 139 7 Dược sĩ 277 62 118 97 8 Trung cấp khác 98 41 57 5. Sơ cấp 25 0 0 2 13 10
  • 8. 8 1 Kỹ thuật viên Y 4 2 2 2 Điều dưỡng 19 10 9 3 Hộ sinh 1 1 4 Dược tá 1 1 6. Khác 165 0 0 91 72 2 1 Lương Y 3 2 1 2 Cán bộ dân số 14 13 1 3 Khác 148 91 57 1.2. Chất lượng nhân lực a. Theo giới tính: - Nam giới: 2234 người, chiếm 67% - Nữ giới: 1085, chiếm 33%. b. Theo độ tuổi: - Dưới 30 tuổi: 907 người, chiếm 27% - Từ 30 tuổi đến 50 tuổi: 2098 người, chiếm 63% - Trên 50 tuổi: 314 người, chiếm 10%. c. Theo dân tộc: - Dân tộc Kinh: 3158 người, chiếm 95% - Dân tộc thiểu số: 161 người, chiếm 5%. d. Theo trình độ đào tạo: - Sau đại học:222 người, chiếm 7% (trong đó:tuyến tỉnh: 139 người, chiếm 63%, tuyến huyện, thị xã: 72 người, chiếm 32%, tuyến xã: 11 người, chiếm 5%) - Đại học: 744 người, chiếm 23% (trong đó: tuyến tỉnh: 304 người, chiếm 41%, tuyến huyện, thị xã: 366 người, chiếm 49%, tuyến xã: 74 người, chiếm 10%) - Cao đẳng: 146 người, chiếm 4% (trong đó: tuyến tỉnh: 51 người, chiếm 35%, tuyến huyện, thị xã: 78 người, chiếm 53%, tuyến xã: 17 người, chiếm 12%) - Trung cấp: 2017 người, chiếm 61% (trong đó: tuyến tỉnh: 550 người, chiếm 27%, tuyến huyện, thị xã: 885 người, chiếm 44%, tuyến xã: 582 người, chiếm 29%) - Cònlại: 190 người, chiếm 5% (trong đó:tuyến tỉnh: 93 người, chiếm 49%, tuyến huyện, thị xã: 85 người, chiếm 45%, tuyến xã: 12 người, chiếm 6%). III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Đào tạo liên tục cán bộ y tế nhằm giúp cho cán bộ y tế thường xuyên được cập nhật các kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ theo vị
  • 9. 9 trí việc làm đúng theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y tế. - Việc thực hiện nghĩa vụ đào tạo liên tục là một trong những tiêu chí để thu trưởng đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quá trình phát triển nghề nghiệp của cán bộ y tế. - Cán bộ y tế là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải đảm bao nghĩa vụ đào tạo, nếu không thực hiện trong 2 năm liên tiếp theo quy định sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh. 2. Yêu cầu - Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tổ chức các khóa đào tạo liên tục cho cán bộ y tế đảm bảo chất lượng, phù hợp chuyên môn nghiệp vụ cán bộ y tế đang đảm nhiệm. - Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ y tế được tham gia các khóa đào tạo liên tục. IV. CƠ SỞ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO LIÊN TỤC - Sở Y tế; - Các Bệnh viện công lập tuyến tỉnh; - Các Trung tâm hệ dự phòng tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (đào tạo cho cán bộ y tế các Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình); Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; - Các Trung tâm Y tế huyện, thị (đào tạo cho các cán bộ tế của Trạm y tế, phòng khám). V. NỘI DUNG 1. Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc qui đổi a) Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bôi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngăn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E- learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: Thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo. Chương trình và tài liệu đào tạo phải được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. b) Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: Thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chu trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học cho mỗi hội thảo/hội nghị/tọa đàm. c) Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố theo qui định: Được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn luận án, chủ trì/thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điếm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt).
  • 10. 10 d) Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với 01 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản); cán bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế. 2. Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục a) Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục do cơ sở đào tạo xây dựng phải được thẩm định, trước khi triển khai tổ chức khóa đào tạo. b) Nội dung chương trình và tài liệu đào tạo liên tục phải được cập nhật liên tục để bảo đảm tính khoa học, phù hợp với nhu cầu thực tiễn; trong thời gian tối đa 5 năm phải được xem xét, chỉnh sửa và bổ sung. c) Chương trình đào tạo liên tục có các mục sau: - Tên khoá học và giới thiệu chung về khóa học; - Mục tiêu khóa học (về kiến thức, thái độ, kỹ năng); - Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên; - Chương trình chi tiết (cụ thê đến tên bài, tiết học); - Tên tài liệu dạy - học chính thức và tài liệu tham khảo; - Phương pháp dạy - học; - Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng; - Thiết bị, học liệu cho khóa học (kể cả thực hành lâm sàng); - Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình; - Đánh giá và cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục. d) Tài liệu dạy - học: - Căn cứvào chương trình đào tạo đã được phêduyệt, cơ sở đào tạo xây dựng (hoặc lựa chọn) tài liệu dạy - học cho phù hợp. - Tài liệu dạy - học được cấu trúc theo từng bài. Trong mỗi bài cần có các phần: Mục tiêu, nội dung, lượng giá. Các bài thực hành cần nêu rõ kỹ thuật, thủ thuật cần thực hiện và yêu cầu cần đạt được. - Tài liệu cho các khóa đào tạo giảng viên: Ngoài các tài liệu cho học viên, khuyến khích có thêm tài liệu hướng dẫn giảng viên. - Khi sử dụng tài liệu đã xuất bản của các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong và ngoài nước, Thủ trưởng đơn vị cần xem xét và quyết định. 3. Thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu đào tạo liên tục Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục phải được cấp có thẩm quyền thẩm định, ban hành trước khi tổ chức đào tạo, cụ thể như sau: a) Giám đốc Sở Y tế ban hành quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục ngành Y tế, chỉ định Chủ tịch Hội đồng; Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế là Phó chủ tịch, cán bộ phụ trách đào tạo liên
  • 11. 11 tục của Sở Y tế là thư ký. b) Giám đốc Sở Y tế phê duyệt chương trình và tài liệu dạy - học của các đơn vị trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục. Thời gian thẩm định không quá 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của đơn vị. 4. Giảng viên đào tạo liên tục a) Các khóa đào tạo liên tục phải bố trí đủ giảng viên, trợ giảng đạt tiêu chuẩn để bảo đảm chất lượng đào tạo. b) Giảng viên đào tạo liên tục là người có trình độ, kinh nghiệm, chuyên môn phù hợp và được đào tạo về phương pháp dạy - học y học. c) Giảng viên dạy lâm sàng phải là những người có kinh nghiệm thực tế trong công tác khám bệnh, chữa bệnh và được đào tạo về phương pháp giảng dạy lâm sàng. VI. TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LIÊN TỤC 1. Thủ tục cấp mã cơ sở đào tạo liên tục - Mã cơ sở đào tạo liên tục của Sở Y tế tỉnh Bình Phước đã được Bộ Y tế cấp là C63, Bệnh viện Y học cổ truyền là C63.01. - Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có đủ điều kiện thì lập hồ sơ xin cấp mã đào tạo liên tục cán bộ y tế theo quy định và gửi về Sở Y tế tổng hợp, lập văn bản đề nghị Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo - Bộ Y tế thẩm định và cấp mã cơ sở đào tạo liên tục. 2. Xây dựng và phê duyệt kế hoạchđào tạo liên tục, chương trình, tài liệu đào tạo liên tục a) Các đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục cán bộ y tế hăng năm, 5 năm gửi về Sở Y tế. b) Hàng năm, Sở Y tế xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục cho cán bộ y tế và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. c) Trên cơ sở kế hoạch đào tạo liên tục đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Y tế phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm cho các đơn vị. d) Các cơ sở đào tạo liên tục tiến hành xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục cán bộ y tế trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục ngành Y tế. Trên cơ sở chương trình, tài liệu đào tạo đã được phê duyệt, các đơn vị xây dựng kế hoạch đào tạo và tổ chức đào tạo cho cán bộ y tế theo Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế. 3. Nội dung đào tạo Sở Y tế xây dựng nội dung đào tạo chung theo các chuyên ngành để các đơn vị vận dụng tổ chức đào tạo liên tục cán bộ y tế ở đơn vị mình.
  • 12. 12 Nội dung đào tạo tập trung các lĩnh vực: - Quản lý y tế - Cấp cứu - Nội khoa - Ngoại khoa - Sản - phụ khoa, sức khỏe sinh sản - Nhi khoa - Tâm thần - Y học cổ truyền - Y tế dự phòng - Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - An toàn thực phẩm - Dân số - kế hoạch hóa gia đình Các đơn vị xây dựng bổ sung nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo khác theo nhu cầu cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế tại đơn vị hàng năm. (Phụ lụcnội dung đàotạoliên tục cán bộy tế giai đoạn 2018 -2023 kèm theo) 4. Triển khai đào tạo liên tục - Sau khi kế hoạch đào tạo liên tục hằng năm đã được phê duyệt, đơn vị phải thông báo công khai, rộng rãi các khóa học do đơn vị tổ chức để người học chủ động lựa chọn để tham dự. - Các đơn vị báo cáo Sở Y tế về kế hoạch tổ chức, tên khóa học, dự kiến số học viên, chương trình và tài liệu đào tạo. - Các khóa đào tạo liên tục chỉ được triển khai khi có đủ chương trình, tài liệu đã phê duyệt; đủ giảng viên; cán bộ quản lý; thiết bị dạy - học đáp ứng yêu cầu của chương trình và được Sở Y tế thẩm định, phê duyệt. 5. Trách nhiệm quản lý công tác đào tạo liên tục a) Sở Y tế có trách nhiệm: - Giao phòng Tổ chức cán bộ chịu trách nhiệm quản lý đào tạo liên tục của Ngành và có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm; - Quản lý chương trình và tài liệu đào tạo liên tục do Sở Y tế thẩm định và phê duyệt; chương trình tài liệu dạy - học của các cơ sở đào tạo liên tục trực thuộc; - Quản lý phôi, mã số chứng chỉ/chứng nhận; - Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đào tạo liên tục của tỉnh và tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về đào tạo liên tục của ngành Y tế. - Quản lý hồ sơ khóa học và việc cấp giấy chứng chỉ, chứng nhận cho học
  • 13. 13 viên các khóa đào tạo do Sở Y tế tổ chức. b) Các đơn vị có trách nhiệm: - Cử cán bộ làm công tác tổ chức và quản lý đào tạo liên tục của đơn vị do lãnh đạo đơn vị phụ trách và các cán bộ giúp việc. - Tổ chức côngtác đào tạo liên tục theo quy định tại Thôngtư số 22/2013/TT- BYT của Bộ Y tế. - Quản lý và lưu trữ chương trình và tài liệu các khóa đào tạo liên tục của đơn vị. - Quản lý hồ sơ khóa học (bao gồm cả danh sách học viên, giảng viên). - Quản lý mã số và việc cấp chứng nhận đào tạo liên tục theo đúng quy định. 6. Quản lý chất lượng cơ sở đào tạo liên tục 6.1. Sở Y tế: Giám đốc Sở Y tế tổ chức thực hiện các quy định về bảo đảm chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo liên tục của Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc. a) Tiêu chuẩn về tổ chức - Có bộ phận chuyên trách đào tạo liên tục: + Có lãnh đạo Sở phụ trách; + Có ít nhất 1 chuyên viên chuyên trách; + Cán bộ làm công tác đào tạo liên tục phải được tập huấn; - Có các hội đồng chuyên môn được Giám đốc Sở ký quyết định thành lập: + Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo liên tục + Hội đồng thẩm định tài liệu đào tạo liên tục - Có văn bản quy định chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ phận quản lý và hội đồng (lãnh đạo, chuyên trách, chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên hội đồng). b) Tiêu chuẩn về quản lý - Có kế hoạch đào tạo liên tục cho cán bộ y tế hàng năm và 5 năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Có các văn bản hướng dẫn triển khai. - Công khai về các khoản đóng góp tài chính. - Có kế hoạch giám sát các khoá đào tạo liên tục. - Có kế hoạch hàng năm về đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên. - Có lưu hồ sơ của các khóa học. - Có báo cáo kết quả của các khóa học. Báo cáo 6 tháng, 12 tháng.
  • 14. 14 c) Tiêu chuẩn về chương trình, tài liệu - Có các chương trình đào tạo của Sở Y tế được ban hành kèm theo các quyết định của cơ quan có thẩm quyền (Bộ, Sở, Trường, Bệnh viện, Viện TW) - Có các tài liệu đào tạo phù hợp chương trình được ban hành bằng văn bản. d) Tiêu chuẩn về hồ sơ - Hồ sơ về tổ chức quản lý: + Quyết định phân công lãnh đạo phụ trách đào tạo liên tục, Quyết định cử chuyên viên chuyên trách đào tạo liên tục, Quyết định thành lập các hội đồng chuyên môn, văn bản cấp mã số đào tạo liên tục, các văn bản quản lý khác về đào tạo liên tục. - Các văn bản pháp quy: + Các Luật về y tế + Các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo + Các văn bản hướng dẫn liên quan đến côngtác đào tạo liên tục (hướng dẫn làm chương trình, tài liệu, tiêu chuẩn giảng viên, chế độ chính sách....) - Các văn bản về thực hiện kế hoạch đào tạo + Hướng dẫn thực hiện kế hoạch + Tổng kết đánh giá của Sở Y tế về công tác đào tạo liên tục + Báo cáo của các đơn vị (Bệnh viện, Trung tâm, Chi cục ...) + Các báo cáo giám sát + Các văn bản khác đ) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất - Có bố trí nơi làm việc riêng cho bộ phận đào tạo liên tục - Có tủ lưu trữ hồ sơ tài liệu đào tạo liên tục, chứng chỉ/chứng nhận đã cấp - Có máy tính nối mạng cho bộ phận chuyên trách đào tạo liên tục - Khuyến khích có phần mềm quản lý đào tạo liên tục e) Tiêu chuẩn mở các lớp đào tạo tại Sở Y tế - Những loại lớp phù hợp: + Phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan ngành Y tế (Luật/ Nghị định, Thông tư,...) + Triển khai hướng dẫn các chính sách, chế độ, kế hoạch... + Bảo hiểm y tế + Các chương trình đào tạo chung về: Y đức, phong cách, thái độ phục vụ người bệnh, tổ chức quản lý y tế và các chương trình tương tự. - Có chương trình đào tạo liên tục được phê duyệt
  • 15. 15 - Có tài liệu phù hợp với chương trình được phê duyệt - Có đủ giảng viên, trợ giảng để thực hiện chương trình đào tạo - Có phòng học đủ chỗ cho học viên, có đủ trang thiết bị nghe nhìn, âm thanh, ánh sáng đảm bảo cho việc dạy - học. - Có phương tiện thực hành phù hợp chương trình - Có hồ sơ quản lý lớp học đầy đủ. 6.2. Các bệnh viện tuyến tỉnh a) Tiêu chuẩn về tổ chức, quản lý - Là bệnh viện tuyến tỉnh, có chức năng, nhiệm vụ đào tạo và đã được cấp mã số đào tạo liên tục (mã C). - Bệnh viện có bộ phận đào tạo liên tục do Giám đốc hoặc một Phó giám đốc phụ trách và cán bộ chuyên trách đảm nhiệm. - Có văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phân công nhiệm vụ của bộ phận đào tạo liên tục. - Cán bộ lãnh đạo, quản lý được tập huấn về công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế. b) Tiêu chuẩn về chương trình, tài liệu - Có chương trình và tài liệu được Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế thẩm định, phê duyệt. - Các chương trình và tài liệu không do Sở Y tế tổ chức biên soạn thì phải được các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương phê duyệt hoặc các cơ sở đào tạo chính quy ban hành. - Với những môn học lâm sàng, cận lâm sàng, chương trình, tài liệu cần thể hiện rõ nội dung thực hành, chỉ tiêu tay nghề, yêu cầu kỹ thuật cần thực hiện. - Học viên tham gia các khóa đào tạo liên tục được cung cấp đầy đủ tài liệu, phương tiện dạy - học. - Các tài liệu dạy - học và tài liệu tham khảo được chọn lựa thuận tiện cho giảng viên và học viên tra cứu, sử dụng. c) Tiêu chuẩn giảng viên - Bệnh viện phải có ít nhất 3 giảng viên cơ hữu dành đủ thời gian cho công tác đào tạo. - Mỗi lớp học cần bố trí đủ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng, trợ giảng để thực hiện đúng nội dung chương trình đã được duyệt. - Bồi dưỡng giảng viên: Có kế hoạch hàng năm và 5 năm về việc phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của đơn vị. - Là biên chế hoặc hợp đồng dài hạn của đơn vị, dành đủ thời gian làm việc cho công tác đào tạo.
  • 16. 16 - Giảng viên cơ hữu có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Trình độ chuyên môn phù hợp với chuyên ngành giảng dạy và phải cao hơn trình độ chung của học viên. - Với những khoá đào tạo lâm sàng, kỹ thuật cao, giảng viên cần có trình độ chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tiễn; ít nhất 5 năm công tác trong chuyên ngành tương ứng. - Được đào tạo về phương pháp sư phạm cơ bản theo chương trình do Bộ Y tế ban hành. d) Tiêu chuẩn về quản lý học viên - Công bố công khai về tiêu chuẩn lựa chọn học viên. - Công bố đầy đủ về nội dung, chương trình, thời gian biểu khóa học, cung cấp đủ chương trình và tài liệu học tập cho học viên. - Thông báo công khai về quyền lợi, trách nhiệm của học viên, điều kiện được cấp giấy chứng nhận/chứng chỉ đào tạo liên tục. đ) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất - Cơ sở đào tạo được bố trí khu vực riêng có cảnh quan môi trường sư phạm, thuận tiện cho việc dạy - học lý thuyết và thực hành của giảng viên, học viên. - Có các phòng học dành cho các khóa đào tạo liên tục, gồm ít nhất 1 phòng học lý thuyết với đủ trang thiết bị nghe nhìn, có phòng thực hành có các mô hình, học cụ, tranh ảnh phù hợp phục vụ công tác dạy - học đạt chất lượng. - Bệnh viện bố trí cho học viên được thực hành tại các khoa phòng lâm sàng, cận lâm sàng đáp ứng yêu cầu nội dung của từng chương trình đào tạo, được sử dụng các thiết bị có tại bệnh viện, được cung cấp đủ hóa chất, dung môi, bông băng và các vật tư khác. - Các khóa đào tạo lâm sàng, tuỳ theo chương trình, bệnh viện bố trí cho học viên được thực hiện kỹ thuật, thủ thuật trên người bệnh: ítnhất 1 lượt/học viên/thu thuật, kỹ thuật/1 khoá (cần được thực hành thành thạo trên mô hình trước khi thực hành trên người). - Có khả năng huy độngnguồn lực và tài chính để đầu tư cho công tác đào tạo liên tục; có phương án thu, chi tài chính công khai, minh bạch cho các hoạt động đào tạo. e) Tiêu chuẩn về hoạt động đào tạo - Có kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm được phê duyệt. - Có báo cáo kết quả tổ chức từng lớp học sau khi kết thúc lớp học có kèm theo danh sách học viên dự lớp, kết quả học tập và danh sách học viên được cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục. - Sổ theo dõi cấp phát giấy chứng nhận đào tạo liên tục được cập nhật thường xuyên của các khoá đào tạo.
  • 17. 17 - Có quan hệ hợp tác trong đào tạo và hoạt động chuyên môn với các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh, hợp tác quốc tế. - Hồ sơ lưu trữ về khoá học đầy đủ và cập nhật: danh sách giảng viên, học viên, chương trình, tài liệu, báo cáo kết quả, tổng kết, giám sát, tài chính và các tài liệu liên quan khác. 6.3. Các đơn vị khác trực thuộc Sở Y tế a) Tiêu chuẩn về chuyên môn kỹ thuật - Là cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, thị trực thuộc Sở có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quy định của Bộ Y tế. - Các hoạt động chuyên môn, dịch vụ kỹ thuật thực hiện được ở mức chuẩn mực, có uy tín trong tỉnh. Có đủ các điều kiện đảm bảo triển khai hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao, có khả năng bố trí nhân lực cho công tác đào tạo liên tục. b) Tiêu chuẩn về tổ chức, quản lý - Là đơn vị trực thuộc Sở Y tế, được cấp mã số đào tạo liên tục (mã C). - Đơn vị có bộ phận đào tạo liên tục do Giám đốc hoặc một Phó giám đốc phụ trách và các cán bộ chuyên trách đảm nhiệm. - Có văn bản quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, phân công nhiệm vụ của bộ phận đào tạo. - Cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc đơnvị đào tạo được tập huấn về công tác đào tạo liên tục cán bộ y tế. - Hồ sơ quản lý: Có đủ tài liệu về quản lý đào tạo liên tục như kế hoạch đào tạo, danh sách giảng viên, chương trình, tài liệu đào tạo, phôigiấy chứng nhận, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục, văn bản về quản lý tài chính của đơn vị và các thông tư, quyết định, văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế. c) Tiêu chuẩn về chương trình, tài liệu - Có chương trình và tài liệu được Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế thẩm định, phê duyệt. - Các chương trình và tài liệu không do Sở Y tế tổ chức biên soạn thì phải được các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương phê duyệt hoặc do các trường đại học y dược chính quy biên soạn. - Các tài liệu dạy - học và tài liệu tham khảo được bố trí thuận tiện cho giảng viên và học viên tra cứu sử dụng. d) Tiêu chuẩn giảng viên - Đơn vị có ít nhất 3 giảng viên cơ hữu dành đủ thời gian cho côngtác đào tạo. - Mỗi lớp học cần bố trí đủ giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng, trợ giảng để thực hiện đúng nội dung chương trình đã được duyệt. - Bồi dưỡng giảng viên: Có kế hoạch hàng năm và 5 năm về việc phát triển
  • 18. 18 đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng của đơn vị. - Là biên chế hoặc hợp đồng dài hạn của đơn vị, dành đủ thời gian làm việc cho công tác đào tạo. - Giảng viên cơ hữu có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Trình độ chuyên môn phù hợp với chuyên ngành giảng dạy và phải cao hơn trình độ chung của học viên. - Với những khoá đào tạo lâm sàng, kỹ thuật cao, giảng viên cần có trình độ chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tiễn; ít nhất 5 năm công tác trong chuyên ngành tương ứng. - Được đào tạo về phương pháp sư phạm cơ bản theo chương trình do Bộ Y tế ban hành. đ) Tiêu chuẩn giảng viên thỉnh giảng: Có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có uy tín trong chuyên ngành và năng lực sư phạm. đ) Tiêu chuẩn về quản lý học viên - Công bố công khai về tiêu chuẩn lựa chọn học viên. - Công bố đầy đủ về nội dung, chương trình, thời gian biểu khóa học, cung cấp đủ chương trình và tài liệu học tập cho học viên. - Công khai về các khoản đóng góp tài chính của học viên. - Thông báo công khai về quyền lợi, trách nhiệm của học viên, điều kiện được cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục. e) Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất - Cơ sơ đào tạo được bố trí khu vực riêng có cảnh quan môi trường sư phạm, thuận tiện cho việc dạy - học lý thuyết và thực hành của giảng viên, học viên. - Có các phòng học dành cho các khóa đào tạo liên tục, gồm ít nhất 1 phòng học lý thuyết với đủ trang thiết bị nghe nhìn, có phòng thực hành có các mô hình, học cụ, tranh ảnh phù hợp phục vụ công tác dạy - học đạt chất lượng. - Có tủ sáchvới các sáchvà tài liệu tham khảo liên quan chuyên ngành và máy tính nối mạng Internet cho học viên sử dụng. - Các khóa đào tạo chuyên ngành, học viên phải được thực hành trên mô hình, thiết bị đảm bảo theo yêu cẩu của chương trình. Bố trí để học viên được sử dụng các trang thiết bị có tại labo của đơn vị. - Có khả năng huy độngnguồn lực và tài chính để đầu tư cho công tác đào tạo liên tục; có phương án thu, chi tài chính công khai, minh bạch cho các hoạt động đào tạo. - Khuyến khích các cơ sơ đào tạo chủ động xây dựng các labo đào tạo, phòng tiền lâm sàng phục vụ cho công tác đào tạo liên tục có chất lượng. g) Tiêu chuẩn về hoạt động đào tạo
  • 19. 19 - Có kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm được phê duyệt. - Có báo cáo kết quả tổ chức từng lớp học sau khi kết thúc lớp học có kèm theo danh sách học viên dự lớp, kết quả học tập và danh sách học viên được cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục. - Có sổ theo dõi cấp phát giấy chứng nhận đào tạo liên tục được cập nhật thường xuyên của các khoá đào tạo. - Có quan hệ hợp tác trong đào tạo và hoạt động chuyên môn với các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh, hợp tác quốc tế. - Hồ sơ lưu trữ về khoá học đầy đủ và cập nhật: danh sách giảng viên, học viên, chương trình, tài liệu, báo cáo kết quả, tổng kết, giám sát, tài chính và các tài liệu liên quan khác. VII. KINH PHÍ CHO ĐÀO TẠO LIÊN TỤC Căn cứ Điều 18 Thông tư số 22/2013/TT-BYT quy định kinh phí cho đào tạo liên tục cán bộ y tế được có từ các nguồn: - Đóng góp của người học; - Ngân sách Nhà nước; - Nguồn thu họp pháp khác. Kinh phí đào tạo được tính toán dựa trên các chi phí thực tế của khóa học theo nguyên tắc thu đủ chi. Không vì lợi nhuận và theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Cơ sở đào tạo phải công khai kinh phí của khóa học trước khi triển khai để người học lựa chọn. Việc thu, chi được thực hiên theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC và số 123/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, phải có dự toán trước những khoản chi cho Giảng viên lâm sàng, trợ giảng, hội trường, máy móc thiết bị, súc vật thí nghiệm, hóa chất, vật tư tiêu hao,... Tất cả những khoản chi phải được làm rõ, công khai và được phê duyệt trước khóa đào tạo liên tục. VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Để việc thực hiện Đề án có hiệu quả, UBND tỉnh giao trách nhiệm cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan như sau: 1. Sở Y tế - Thành lập Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo liên tục cán bộ y tế. - Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. - Trên cơ sở đề án đào tạo liên tục 5 năm 2018-2023 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Y tế xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm trình Sở Nội vụ thẩm định. - Quản lý chương trình và tài liệu đào tạo liên tục do Sở Y tế thẩm định và phê
  • 20. 20 duyệt đối với các cơ sở đào tạo liên tục trực thuộc Sở Y tế. - Quản lý mã số chứng chỉ, chứng nhận cấp cho các cơ sở đào tạo. - Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đào tạo liên tục của tỉnh và tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về đào tạo liên tục của ngành Y tế. - Quản lý hồ sơ khóa học và cấp giấy chứng chỉ/chứng nhận cho các khóa đào tạo do Sở Y tế tổ chức. - Quản lý chất lượng cơ sở đào tạo liên tục, đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục cán bộ y tế theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tổ chức thực hiện các quy định về bảo đảm chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo liên tục của Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc. - Tổng hợp hồ sơ mở lớp đào tạo liên tục đề nghị Sở Nội vụ thẩm định theo quy định tại Quyết định số 54/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Phước ban hành quy định trình tự, thủ tục mở lớp và cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng trước khi triển khai thực hiện. 2. Sở Nội vụ - Thẩm định đề án, kế hoạch đào tạo liên tục phù hợp với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. - Thẩm định hồ sơ mở lớp đào tạo liên tục ngành Y tế theo quy định. - Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế của Sở Y tế. 3. Trường Cao đẳng Y tế Bình Phước: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế trong công tác quản lý, xây dựng kế hoạch, bố trí giảng viên và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo liên tục trên địa bàn tỉnh. 4. Đốivới cán bộ y tế - Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về việc đào tạo liên tục; - Tham gia đầy đủ thời gian và chấp hành đầy đủ nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo, tích cực học tập rèn luyện đạt kết quả học tập cao nhất; - Kết quả học tập, rèn luyện trong quá trình tham gia các khóa đào tạo liên tục được làm căn cứ để đánh giá xếp loại CBCCVC, thi đua khen thưởng và bố trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. 5. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có trách nhiệm: - Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ được tham gia các khóa đào tạo liên tục theo quy định của Thông tư số 22/2013/TT- BYT ngày 9/8/2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. - Cử cán bộ làm công tác tổ chức và quản lý đào tạo liên tục của đơn vị do lãnh đạo đơn vị phụ trách và các nhân viên giúp việc. - Lập hồ sơ xin cấp mã đào tạo liên tục cán bộ y tế gửi về Sở Y tế (khi đáp ứng
  • 21. 21 đủ các tiêu chuẩn theo quy định). - Xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục cán bộ y tế hằng năm, 5 năm gửi về Sở Y tế. - Quản lý và lưu trữ chương trình và tài liệu các khóa đào tạo liên tục của đơn vị. - Quản lý hồ sơ khóa học (bao gồm danh sách học viên, giảng viên). - Quản lý phôi và việc cấp chứng nhận đào tạo liên tục theo đúng quy định. 6. UBND các huyện, thị xã - Phối hợp với Sở Y tế trong công tác đào tạo, đào tạo liên tục đốivới cán bộ y tế trên địa bàn quản lý. - Chỉ đạo Phòng Y tế triển khai thực hiện, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan công tác đào tạo liên tục cho các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân tại địa phương. 7. Chế độ báo cáo - Sở Y tế thực hiện báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế. Các đơn vị gửi báo cáo về Sở Y tế định kỳ báo cáo 2 lần: 6 tháng đầu năm (trước ngày 15 tháng 7) và cả năm (trước ngày 15 tháng 01 năm sau). - Các nội dung báo cáo: Kết quả khóa học, số học viên, số chứng chỉ/chứng nhận đã cấp, công tác tổ chức, quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo liên tục. Trên đây là Đề án “Đào tạo liên tục cho cán bộ y tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2018 – 2023”. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và toàn thể cán bộ y tế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án này./.
  • 22. 22 PHỤ LỤC Nội dung đào tạo liên tục cán bộ y tế giai đoạn 2018 – 2023 (Dự kiến) 1. Nội dung đào tạo các lớp ngắn ngày TT Nội dung Tổng số tiết Lý thuyết Thực hành 1 Quản lý đào tạo 1-Tổng quan về quản lý đào tạo 4 3 1 2- Lập kế hoạch/chuẩn bị đào tạo 6 3 3 3- Tổ chức đào tạo 1 2 4- Đánh giá đào tạo 7 3 4 5- Phản hồi kết quả 3 2 1 2 Quản lý bệnh viện 1- Những thành tựu, thách thức công tác khám, chữa bệnh và trọng tâm chỉ đạo của Bộ Y tế 4 4 2- Những nội dung cơ bản của Luật Bảo hiềm y tế và các văn bản hướng dẫn 2 2 3- Luật khám bệnh, chữa bệnh 2 2 4- Lãnh đạo và quản lý hiệu quả 4 4 5- Quản lý và lập kế hoạch các hoạt động y tế 8 2 6 7- Một số kỹ năng quản lý nguồn nhân lực bệnh viện 4 4 8- Quản lý tài chính bệnh viện 4 4 9- Tự chủ bệnh viện: những thành công, khó khăn, bất cập và bài học kinh nghiệm 4 4 10- Quản lý công tác dược bệnh viện 4 4 11- Quản lý trang thiết bị kỹ thuật y tế trong bệnh viện 4 4 12- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện 8 2 6 13- Quản lý phát triển khoa học công nghệ, công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo liên tục và thực hiện y học thực chứng 8 8 14- Công tác chi đạo tuyến và luân phiên cán bộ hỗ trợ tuyến dưới 4 4 15- Tổng quan về quản lý chất lượng y tế 4 4
  • 23. 23 16- Tiêu chuẩn và chứng nhận chất lượng bệnh viện 4 4 17- Hướng dẫn công tác quản lý chất lượng bệnh viện 8 4 4 18- An toàn người bệnh: hiện trạng và giải pháp 4 4 19- Giải pháp nâng cao y đức, sự hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh 8 8 20- Tổ chức công tác chăm sóc, dinh dưỡng, tiết chế cho người bệnh trong bệnh viện 8 8 21- Triển khai chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 4 4 3 Quản lý điều dưỡng 1- Các kỹ năng lãnh đạo hiệu quả 7 4 3 2- Các kỹ năng quản lý thiết yếu 17 10 7 3- An toàn người bệnh và quản lý chất lượng 10 7 5 4- Đào tạo liên tục. giao tiêp và nghiên cứu diêu dường 17 13 4 4 An toàn người bệnh 1- Tổng quan về an toàn người bệnh 5 2 1 2- Phòng ngừa sự cố V khoa trong việc xác định người bệnh và cải thiện thông tin trong nhóm chăm sóc 3 2 1 3- Phòng ngừa sai sót trong sử dựng thuốc 4 3 1 4- Phòng ngừa sự cố y khoa trong phẫu thuật 4 3 1 5- Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện 3 2 1 6- Phòng ngừa sự cố y khoa trong chăm sóc và sử dụng trang thiết bị vật tư y tế 4 5 1 5 Cấp cứu nội khoa 1- Nhận định và kiểm soát ban đầu bệnh nhân cấp cứu 2 2 2- Các kỹ thuật kiểm soát đường thở 2 2 3- Chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu suy hô hấp cấp 4 2 2 4- Xử trí cấp cứu sốc 1 1 5- Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản 2 1 1 6- Cấp cứu ngừng, tuần hoàn nâng cao 2 1 1
  • 24. 24 7- Chẩn đoán và xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên 1 6 Cấp cứu chấn thương 1 - Cấp cứu chấn thương sọ não 2 1 1 2- Cấp cứu chấn thương cột sống 2 1 1 3- Cấp cứu chấn thương ngực 2 1 1 4- Cấp cứu chấn thương bụng 2 1 1 5- Chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu sốc chấn thương ở người lớn 2 1 1 6- Xử trí cấp cứu chấn thương xương, phần mềm và chi thể đứt rời 4 2 2 7 Cấp cứu khác 1- Xử trí cấp cứu bệnh nhân bỏng 4 2 2 2- Nguyên tắc chẩn đoán, xử trí ngộ độc cấp 2 9 3- Cấp cứu điện giật 4 2 2 4- Đột quỵ 4 4 5- Choáng nhiễm trùng 4 4 6- Ngộ độc Phospho hữu cơ 4 4 8 Kỹ thuật cấp cứu 1 - Kỹ thuật kiểm soát đường thở 4 4 2- Kỹ thuật cấp cứu ngừng tuần hoàn 4 4 3- Kỹ thuật xử trí vết thương xuyên thấu 4 4 4- Kỹ thuật bất động xương gãy và cột sống 4 4 5- Vận chuyển bệnh nhân cấp cứu 4 4 6- Mở khí quản 4 1 5 9 Nội khoa 1- Chẩn đoán và điều trị bệnh Đái tháo đường týp 2 4 4 2- Chẩn đoán và điều trị bệnh Tăng huyết áp và huyết áp thấp 5 5 3- Hội chứng vành cấp 2 2 4- Điều trị phối hợp trên bệnh nhân tăng huyết áp. đái tháo đường, rối loạn lipit máu và bệnh mạch vành 4 4
  • 25. 25 5- Chẩn đoán và điều trị bệnh Hen phế quản và COPD 2 2 6- Hướng dẫn chẩn đoán và điều bệnh lao. lao kháng thuốc 4 4 7- Loét dạ dày - tá tràng 4 4 8- Suy thận mạn. lọc thận nhân tạo 8 4 4 9- Điều trị giảm đau và điều trị hỗ trợ trong thoát vị đĩa đệm. gây, trượt cột sổng 4 4 10 Ngoại khoa 1 - Đau bụng cấp 4 4 2- Đau quặn thận 2 2 3- Các nguyên tắc chung trong điêu trị gãy xương 2 2 4- Phẫu thuật thoát vị bẹn có mành ghép 4 4 11 Sản - Phụ khoa, Sức khỏe sinh sản 1- Hồi sức cấp cứu sản khoa 16 16 2- Tiền sản giật - Sản giật 4 4 3- Nhau bống non 2 2 4- Băng huyết sau sanh 2 2 5- Sốt trong khi mang thai - Nhiễm trùng hậu sản 2 2 6- Vỡ tử cung 2 2 7- Thuyên tắt ối 2 2 8- Thai ngoài tử cung - Thai trên vết mô bắt con 2 2 9- Xử trí các tai biến do phá thai 2 2 10- Tăng huyết áp thai kỳ 7 7 11- Thai kỳ nguy cơ cao 2 2 12- Các quy trình thủ thuật trong chăm sóc bà mẹ thời kỳ thai nghén, chuyển dạ đẻ, sau đẻ và chăm sóc sơ sinh 6 4 9 13- Phát hiện - Chẩn đoán - Dự phòng các bệnh viêm nhiễm sinh dục - Hội chứng đau bụng dưới 4 4 14- Giáo dục, tư vấn chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh 8 4 4
  • 26. 26 15- Tư vấn hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ 8 4 4 16- Tư vấn kế hoạch hóa gia đình 8 6 7 17- Tư vấn về phá thai 4 4 18- Những đặc điểm giải phẫu. tâm sinh lý trong thời kỳ vị thành niên 2 7 19- Kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục của vị thành niên/thanh niên 4 4 20- Dịch vụ thân thiện với vị thành niên 4 4 21- Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thanh niên 4 4 12 Nhi khoa 1 - Hồi sức sơ sinh 4 7 7 2- Cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh sởi 4 4 3- Cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng 4 2 9 4- Cập nhật chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết 4 2 2 5- Cập nhật chẩn đoán, điêu trị cúm A (H5N1, H7N9…) 4 4 6- Bệnh tự kỷ ở trẻ em 4 4 7- Điều trị và chăm sóc trẻ em viêm phế quản 4 4 13 Y học cổ truyền 1- Tai biến mạch máu não 4 9 2 2- Tập vận động cho người bị TBMMN 4 2 2 3- Liệt mặt nguyên phát 4 2 9 4- Đau dây thần kinh tọa 4 2 9 — 5- Thoái hóa khớp 4 2 2 6- Bệnh trĩ 4 1 9 7- Kết hợp đông - tây y trong điêu trị tăng huyết áp và huyết áp thấp 4 4 8- Kết hợp đông - tây y trong điêu trị bệnh mạch vành 4 4 9- Kết hợp đông - tây y trong điêu trị rối loạn li pit máu 4 4 10- Kết hợp đông - tây y trong điều trị bệnh đái tháo đường 4 4
  • 27. 27 1 1- Kết hợp đông - tây y trong điêu trị suy thận mạn 4 4 12- Kết hợp đông - tây y trong điêu trị bệnh dãn tĩnh mạch chi dưới 4 4 13 Kết hợp đông - tây y trong điêu trị bệnh lý cơ xương khớp 4 4 14- Kết hợp đông - tây y trong điêu trị rối loạn giấc ngủ 4 4 15- Các phương pháp chế biến thuốc gia truyền 6 2 4 14 Điều dưỡng * Chăm sóc người bệnh toàn diện 1- Tổng quan về công tác điều dưỡng và chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định của Thông tư 07/2011/TT-BYT 3 1 2 2- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định của Thông tư 07/201 l/TT-BYT 1 1 1 3- Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dương viên Việt Nam 2 1 1 4- Phân cấp chăm sóc và hỗ trợ người bệnh - chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh 3 1 2 5- Tổ chức chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh 2 1 1 6- Phục hồi chức năng và phòng ngừa biến chứng trong chăm sóc người bệnh toàn diện 4 1 3 7- Tổ chức ghi chép phiếu theo dõi. chăm sóc người bệnh và bình phép chăm sóc 2 1 1 8- Phương pháp tổ chức truyền thông giáo dục sức khỏe Ó 1 2 * Công tác điều dưỡng 1- Phân luồng, cách ly kiểm soát lây nhiễm bệnh sởi 4 % 2 2- Kỹ năng giao tiếp giữa nhân viên y tế với người bệnh 16 3- Kỹ năng chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não 8 4 4 4- Kỹ năng chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp và biến chứng 8 4 4 5- Kỹ thuật tiêm an toàn 2 1 1
  • 28. 28 6- Kỹ thuât đăt sond tiểu 2 1 1 7- Kỹ thuật rữa dạ dày trong ngộ độc cấp 2 1 1 8- Hướng dẫn chăm sóc cúm A (H5N1, H7N9…) và các trường hợp cúm nặng 4 2 2 9- Hưóng dẫn kiểm soát lây nhiễm cúm A (H5N1, H7N9…) trong bệnh viện 4 2 2 10- Chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết 4 2 2 11- Chăm sóc bệnh nhân tay chân miệng 4 2 2 12- Chăm sóc bệnh nhân thở máy 4 4 13- Chăm sóc người bệnh đặt nội khí quản 4 2 9 14- Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não 4 4 15- Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân chấn thương thận - bàng quang - niệu đạo 4 4 16- Chế độ điều dưỡng cho người có hội chứng thận hư và viêm cầu thận mạn 4 4 17- Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận mạn 4 4 15 Phục hồi chức năng 1- Điều trị và phục hồi chức năng các bệnh lý chèn ép rễ thần kinh 4 4 2- Kỹ thuật tập tay và bàn tay cho người bệnh liệt nửa người 4 2 2 3- Kỹ thuật tập đứng và đi cho người bệnh liệt nữa người 4 2 2 4- Tập nằm đúng tư thế cho người bệnh hệt nữa người 4 2 7 5- Phục hồi chức năng cho bệnh nhân cứng khớp 4 4 6- Tập vận động thụ động 4 0 2 7- Tập vặn động có trợ giúp 4 2 2 8- Tập vận động chủ động 4 2 2 9- Tập vận dộng tự do tư chi 4 2 10- Tập vận động có kháng trở 4 2 2 16 Tâm thần
  • 29. 29 1 - Rối loạn tâm thần cấp: 2 2 2- Xử trí bệnh nhân tâm thần kích động 1 1 3- Xử trí bệnh nhân tâm thần tự sát 1 1 4- Tâm thần phân liệt 4 4 5- Rối loạn tâm thân do rượu 6- Rối loạn tâm thần thường gặp do sử dụng ma túy tổng hợp dạng Amphetamine (ma túy đá) 2 2 9 ợ 7- Rối loạn trầm cảm 4 4 8- Động kinh 4 4 9- Thuốc trị rối loạn tâm thần 4 4 10- Quy chế kê đơn - Thuốc nghiện hướng tâm thần 4 4 17 Y tế dự phòng 1- Cập nhật kiến thức về phòng chống các bệnh không lây nhiễm, đái tháo đường, tăng huyết áp, các rối loạn do thiêu Iốt và dinh dưỡng cộng đồng. 12 12 2- Quản lý và xử lý chất thải y tế 4 4 3- An toàn tiêm chủng 8 4 4 4- Hướng dẫn, cập nhật chẩn đoán và điều trị sốt rét 4 4 5- Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con 4 4 6- Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện 4 4 7- Tư vấn bệnh nhân HIV, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nhiễm HIV tại gia đình và cộng đồng 4 4 8- Vệ sinh lao động – Kỹ thuật đo đạt môi trường 12 12 9- Đào tạo về dự phòng các chương trình Y tế quốc gia 48 24 24 10- Cập nhật kiến thức bệnh dịch mới nổi 16 8 8 18 An toàn thực phẩm 1- Nâng cao năng lực chương trình MTQG an toàn vệ sinh thực phẩm 24 12 12 2- Phân cấp quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm 2 9 3- Kiến thức cơ bản về thanh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm 8 2 6
  • 30. 30 4- Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm thực tế tại cơ sở 8 2 6 5- Kỹ thuật điều tra ngộ độc thực phẩm 4 4 19 Dân số 1- Cập nhật kiến thức về dân số và phát triển 8 4 4 2- Cập nhật kiến thức về kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe sinh sản 8 4 4 3- Truyền thông, vận động thực hiện về dân số và kế hoạch hóa gia đình 8 4 4 4- Quan lý chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở 8 4 4 5- Thực địa tại Trạm Y tế 4 4 6- Năng lực quản lý và kỹ năng truyền thông, vặn động về Dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở 8 8 2. Nội dung đào tạo các lớp ngắn hạn TT Tên lớp Thời gian đào tạo Tổng số học viên Tổng số lớp 1 Siêu âm cơ bản 3 tháng 40 2 lớp 2 Siêu âm nâng cao 3 tháng 40 2 lớp 3 Siêu âm Sản phụ khoa 3 tháng 40 2 lớp 4 Điện tim 6 tháng 40 2 lớp 5 Quản lý trang thiết bị y tế 3 tháng 50 1 lớp 6 Quản lý bệnh viện 3 tháng 40 2 lớp 7 Kinh tế y tế - Bảo hiểm y tế 1 tháng 40 1 lớp 3. Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục Sở Y tế gồm có: 1 Nguyễn Đồng Thông Giám đốc Sở Y tế Chủ tịch Hội đồng 2 Nguyễn Thành Trương Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Bình Phước Phó Chủ tịch Hội đồng 3 Quách Ái Đức Phó Giám đốc SYT Ủy viên 4 Lê Anh Tuấn Phó Giám đốc SYT, Giám đốc BVĐK tỉnh Ủy viên 5 Lê Văn Đăng Trưởng phòng TCCB - SYT Thư ký 6 Trương Hữu Nhàn Giám đốc BV YHCT Ủy viên
  • 31. 31 7 Hoàng Mạnh Hoài Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Y - SYT Ủy viên 8 Văn Thanh Bình Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược - SYT Ủy viên 9 Tạ Văn Biết Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, SYT Ủy viên 10 Vũ Xuân Thủy Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Ủy viên 11 Nguyễn Duy Điền Trưởng khoa Y học cổ truyền, BVĐK tỉnh Ủy viên 12 Đỗ Nhân Châu Trưởng khoa Nhi Ủy viên 13 Mời Trưởng khoa Dược Trường Cao đẳng Y tế Ủy viên 14 Mời Trưởng khoa Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Ủy viên 15 Mời Trưởng khoa Y học cơ sở Trường Cao đẳng Y tế Ủy viên 16 Mời Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y tế Ủy viên … 4. Danh sách Giảng viên cơ hữu đào tạo liên tục của Sở Y tế TT Họ và Tên Chức vụ Trình độ chuyên môn Kinh nghiệm công tác 1 Quách Ái Đức Phó Giám đốc SYT Tiến sĩ Y khoa 2 Lê Anh Tuấn Phó Giám đốc SYT, Giám đốc BVĐK tỉnh Nghiên cứu sinh, Thạc sĩ Y khoa 3 Nguyễn Thành Trương Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Bình Phước Bác sĩ chuyên khoa II 4 Lê Văn Đăng Trưởng phòng TCCB - SYT Dược sĩ đại học 5 Hoàng Mạnh Hoài Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Y - SYT Bác sĩ chuyên khoa I Nội khoa, tu nghiệp tại Đức 6 Trương Hữu Nhàn Giám đốc BV YHCT Thạc sĩ y khoa 7 Văn Thanh Bình Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược - SYT Thạc sĩ Dược tại Anh Quốc 8 Tạ Văn Biết Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, SYT Bác sĩ chuyên khoa I 9 Nguyễn Việt Tân Chánh Thanh tra -SYT Cử nhân Luật 10 Phạm Thị Thu Hà Chuyên viên Nghiệp vụ Dược - SYT Dược sĩ đại học 11 Trần Minh Tiến Phó Hiệu trưởng Trường Bác sĩ chuyên
  • 32. 32 Cao đẳng Y tế Bình Phước khoa I 12 Vũ Xuân Thủy Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Bác sĩ chuyên khoa I Chẩn đoán hình ảnh 13 Nguyễn Duy Điền Trưởng khoa Y học cổ truyền, BVĐK tỉnh Bác sĩ chuyên khoa I Y học cổ truyền 14 Mời Trưởng khoa Dược Trường Cao đẳng Y tế 15 Mời Trưởng khoa Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế 16 Mời Trưởng khoa Y học cơ sở Trường Cao đẳng Y tế 17 Mời Trưởng phòng Đào tạo Trường Cao đẳng Y tế ….