SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
Download to read offline
Bài 2: Một số hàm trong excel
ACC201_Bai 2_v1.0011103225 17
Nội dung
Hàm trong Excel là công cụ cơ bản để thao
tác trong Excel. Bài 2 gồm các nội dung:
 Khái niệm về hàm.
 Các đặc điểm về hàm.
 Các cách nhập hàm.
 Các hàm cơ bản trong Excel.
Hướng dẫn học Mục tiêu
 Nghe giảng và đọc tài liệu để nắm bắt
các nội dung chính.
 Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm
theo yêu cầu của từng bài.
 Liên hệ và lấy các ví dụ trong thực tế để
minh họa cho nội dung bài học.
 Thực hành trên phần mềm excel tất cả
các ví dụ và bài tập.
Thời lượng học
 9 tiết.
Sau khi học bài này, các bạn có thể:
 Hiểu được khái niệm và đặc điểm cơ
bản về hàm.
 Sử dụng được những hàm cơ bản trong
Excel.
BÀI 2: MỘT SỐ HÀM TRONG EXCEL
Bài 2: Một số hàm trong excel
18 ACC201_Bai 2_v1.0011103225
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Tình huống
Cho bảng số liệu như sau:
Stt Họ tên Mạng Bậc Hệ số NG_BD Lương Phụ cấp
1 Trần Thanh Bình 01.003 4 2.58 25/01/97 541.800 108.360
2 Phan Thanh Bình 01.003 3 2.34 30/01/98 491.400 98.280
3 Nguyễn Xuân Huy 01.009 1 1.00 01/01/99 228.900 114.450
4 Trần Văn Hùng 01.009 2 1.09 15/01/99 228.900 114.450
5 Nguyễn Anh Dũng 01.003 1 1.86 01/10/97 390.600 78.120
6 Châu Thanh Khiết 01.009 1 1.00 01/05/98 210.000 105.000
7 Lê Minh Lợi 01.009 3 1.18 01/08/98 247.800 123.900
Tổng cộng 2.320.500 733.110
Vùng tiêu chuẩn 1 Mạng Vùng tiêu chuẩn 2 Mạng Bậc
01.009 01.003 4
Hình 2.2: Bảng lương chi tiết
Câu hỏi
1. Tính tổng số tiền lương và tổng số tiền phụ cấp không dùng hàm trong Excel thì làm như
thế nào?
2. Tính trong trường hợp dùng các hàm trong Excel thì làm như thế nào?
3. Theo bạn cách nào tiện lợi và phù hợp hơn?
4. Đã khi nào bạn tự hỏi giá mình học Excel càng sớm thì càng tốt không?
Bài 2: Một số hàm trong excel
ACC201_Bai 2_v1.0011103225 19
2.1. Khái niệm
Hàm là một số công thức đã được định nghĩa từ trước và được sử dụng để thực hiện
tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.
2.2. Các đặc điểm của hàm
Trong hàm có xử lý các hằng ký tự hoặc hằng xâu ký tự thì chúng phải được bao trong
cặp dấu “ ”.
Cú pháp chung:
= TÊN HÀM ([Danh sách đối số])
 Hàm có nhiều đối số thì giữa các đối số phải được phân cách bằng ký hiệu phân
cách được quy định trong Windows (thường sử dụng dấu phẩy). Số đối số của hàm
nhiều hay ít là tuỳ theo từng hàm cụ thể.
 Các hàm số có thể lồng nhau.
Ví dụ: =IF (AND (A2=10, A3>=8), “G”, IF (A2<7, “TB”, “K”))
2.3. Các cách nhập hàm
Nếu công thức bắt đầu là một hàm, thì phải có dấu = (hoặc dấu @, hoặc dấu +) ở phía
trước. Nếu hàm là đối số của một hàm khác thì không cần nhập các dấu trên.
Có 2 cách nhập hàm:
 Nhập trực tiếp từ phím.
 Thông qua hộp thoại Insert Function.
 Cách 1: Nhập trực tiếp từ bàn phím
 Chọn ô muốn nhập hàm.
 Nhập dấu = (hoặc dấu @, hoặc dấu +).
 Nhập tên hàm cùng các đối số theo đúng cú pháp.
 Nhấp phím Enter để kết thúc.
 Cách 2: Thông qua hộp thoại Insert Function
Hình 2.3: Nhập hàm thông qua hộp thoại Paste Function
Bài 2: Một số hàm trong excel
20 ACC201_Bai 2_v1.0011103225
2.4. Các hàm toán học và lượng giác (Math & Trig)
TT Cú pháp Ý nghĩa và ví dụ
1 ABS(number)
Trả về giá trị tuyệt đối của một số thực.
=ABS(12–20)  8
2 INT(number)
Trả về số nguyên lớn nhất không vượt quá number.
=INT(5.6)  5
=INT(–5.6)  5
3 MOD(number, divisor)
Trả về số dư của phép chia nguyên number cho
divisor (number, divisor là các số nguyên).
=MOD(5,3)  2
4 ODD(number)
Làm tròn trên tới một số nguyên lẻ gần nhất.
=ODD(3.6)  5
5 PRODUCT(number1, number2, ...)
Tính tích của các giá trị trong danh sách tham số.
=PRODUCT(2,–6,3,4)  –144
6
RAND( )
Trả về một số ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 đến 1.
=RAND() số ngẫu nhiên
7 ROUND(number, num_digits)
Làm tròn số number với độ chính xác đến num_digits
chữ số thập phân.
=ROUND(2.6563,2)  2.66
8 SQRT(number)
Tính căn bậc 2 của một số dương number.
=SQRT(4)  2
9 SUM(number1, number2, ...)
Tính tổng của các giá trị trong danh sách tham số.
=SUM(2,–6,8,4)  8
10 SUMIF(range, criteria, [ sum_range])
Tính tổng các ô thỏa mãn điều kiện.
–range: vùng mà điều kiện sẽ được so sánh.
–criteria: chuỗi mô tả điều kiện. Ví dụ: "10", ">15",
"<20" , …
– sum_range: vùng được tính tổng. Các ô trong vùng
này sẽ được tính tổng nếu các ô tương ứng trong
vùng range thỏa điều kiện. Nếu không có sum_range
thì vùng range sẽ được tính.
Ví dụ:
=SUMIF(C4:C12,">=6",F4:F12)
=SUMIF(C4:C12,">=6")
=SUMIF(B4:B12,"NV",G4:G12)
11 ACOS(Number)
Trả về giá trị Arccosine của một số. Kết quả được
tính theo Radian từ 0 đến Pi
Number: Là cosine của góc muốn tìm, đối này có giá
trị từ –1 đến 1
=ACOS(0.8)  0.643501
12 ACOSH(Number)
Trả về một giá trị ngược của một số
Number: Là một số thực bất kỳ lớn hơn 1.
=ACOSH(2)  1.316958
13 ASIN(Number)
Trả về giá trị Arcsine của một số. Kết quả được tính
theo Radian.
Number: Là Sin của góc muốn tìm, đối này có giá trị
từ –1 đến 1
=ASIN(0.8)  0.9273
Bài 2: Một số hàm trong excel
ACC201_Bai 2_v1.0011103225 21
TT Cú pháp Ý nghĩa và ví dụ
14 ASINH(Number)
Trả về một giá trị ngược của một số
Number: Là một số thực bất kỳ.
=ASINH(2)  1.443635
15 ATAN(Number)
Trả về giá trị Arctang của một số. Kết quả được tính
theo Radian.
Number: Là Tang của góc muốn tìm
=ATAN(90)  1.559686
16 COS(Number)
Tính COS của một góc đã cho (góc này tính bằng
Radian)
Number : Là góc đo theo đơn vị Radian
=COS(2)  –0.4161468
17 COSH(Number)
Trả về Cosin hyperbolic của một số.
Number: Là một số thực bất kỳ muốn tính Cosin
hyperbolic.
= COSH(34.5)  4.80983E +14
2.5. Các hàm ngày giờ (Date & Time)
TT Tên Ý nghĩa – Cú pháp – ví dụ Kết quả
1 DATE ()
Đổi trị gồm năm, tháng, ngày thành một ngày
= DATE (year, month, day)
= DATE (2010,1,25) 1/25/2010
2 DATEVALUE()
Đổi chuỗi ngày (mm/dd/yy) thành trị số ngày.
=DATEVALUE (date_text)
= DATEVALUE ("01/25/94") 34359
3 NOW ( )
Trả về ngày và giờ hiện hành của hệ thống. Không đối số.
=NOW ( )
Tùy vào ngày
và giờ hiện
hành của hệ
thống.
4
TODAY ( )
Trả về ngày hiện hành của hệ thống.
=TODAY ( )
Tuỳ vào ngày
hiện hành của
hệ thống.
5 DAY ()
Trả về giá trị ngày trong tháng của biểu thức ngày date.
= DAY (serial_Number)
=DAY (DATEVALUE("04/30/75")+365*20) 25
6 MONTH ()
Trả về giá trị tháng trong năm của biểu thức ngày date.
= MONTH (serial_Number)
=MONTH(DATEVALUE("04/30/75”)+365*20) 4
7 YEAR ()
Trả về giá trị năm của biểu thức ngày date.
= YEAR (serial_Number)
=YEAR(DATEVALUE("04/30/75")+365*20) 1995
8 WEEKDAY ()
Trả về số thứ tự ngày trong tuần
Giá trị 1: Sunday, 2: Monday, … , 7: Saturday.
= WEEKDAY (serial_Number)
=WEEKDAY(DATEVALUE("04/30/75")+365*20) 4
Bài 2: Một số hàm trong excel
22 ACC201_Bai 2_v1.0011103225
2.6. Các hàm thống kê
TT Tên Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả
1 MAX ()
Trả về giá trị lớn nhất của các giá trị số trong danh sách
tham số.
=MAX (number1, number2, ...):
=MAX (1, 2, 3, 5) 5
2 MIN()
Trả về giá trị nhỏ nhất của các giá trị số trong danh sách
tham số.
=MIN (number1, number2, ...):
=MIN (1, 2, 3, 5) 1
3 AVERAGE ()
Trả về giá trị trung bình cộng của các số trong danh sách
tham số.
=AVERAGE (number1, number2 ,...)
=AVERAGE (1, 2, 3, 5) 2.75
4 COUNT ()
Đếm số các giá trị số trong danh sách tham số.
=COUNT (value1, value2, ...)
=COUNT (2, "hai", 4, –6) 3
5 COUNTA ()
Đếm số các ô không rỗng trong danh sách tham số.
=COUNTA (value1, value2, ...)
=COUNTA (2, "hai", 4, –6) 4
6 COUNTBLANK ()
Đếm số các rỗng trong vùng range.
= COUNTBLANK (range)
=COUNTBLANK (B4:B12) Còn tùy
7 COUNTIF ()
Đếm các ô thỏa mãn điều kiện criteria trong vùng range.
 range: là vùng mà điều kiện sẽ được so sánh.
 criteria: là chuỗi mô tả điều kiện. Ví dụ: "10",
">15", "<20".
= COUNTIF (range, criteria)
=COUNTIF (B4:B12, ">=6") Còn tùy
8 RANK ()
Trả về thứ hạng của number trong ref, với order là cách xếp
hạng.
 Nếu order = 0 hoặc được bỏ qua thì ref được hiểu là có
thứ tự giảm.
 Nếu order <> 0 thì ref được hiểu là có thứ tự tăng.
=RANK (number, ref, order)
=RANK (F4, $F$4:$F$12, 0)
=RANK (G4, $G$4:$G$12, 1) Còn tùy
9 MODE ()
Trả về số nào xuất hiện nhiều nhất trong dãy số đã cho. Nếu
trong dãy số không có số nào xuất hiện lần thứ hai hàm sẽ
trả về thông báo lỗi.
Number1, Number2 , …: có thể là giá trị số, địa chỉ ô
hay ô, công thức. Trong hàm này ta dùng được tối đa 30
đối số.
=MODE (Number1, Number2,…)
=MODE (1, 2, 3, 5, 6, 3, 7) 3
Bài 2: Một số hàm trong excel
ACC201_Bai 2_v1.0011103225 23
TT Tên Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả
10 CORREL()
Hệ số tương quan giữa hai chuỗi số liệu
= CORREL(array1, array2)
= CORREL({1,3,5,7,9}, {2,4,6,8,10}) 1
11 COVAR()
Đồng phương sai, trung bình của tích các cặp sai lệch
= COVAR(array1, array2)
= COVAR({2,3,1,4,1,3}, {5,1,2,4,3,1}) –0.05556
12 FREQUENCY()
Đếm số lần gặp của một mảng con trong mảng lớn
= FREQUENCY(data_array, bins_array)
= FREQUENCY({4,5,6,7,8,9},{5}) 2
13 INTERCEPT()
Tung độ gốc của một đường hồi quy tuyến tính
= INTERCEPT(Known_y’s, known_x’s)
= INTERCEPT({2,3,1,4,1,3}, {5,1,2,4,3,1}) 2.4
14 MEDIAN()
Giá trị tại đó chuỗi số liệu được chia đôi sau khi sắp xếp
(sorted).
=MEDIAN ()
=MEDIAN (Number1, Number2,…)
=MEDIAN (1,3,9,6,8)
=MEDIAN (1,3,9,6,8,3)
6
4.5
15 NORMDIST()
Phân phối tích lũy chuẩn hóa
= NORMDIST(x,mean,standard_dev,cumulative)
= NORMDIST(42,40,1.5,true) 0.909789
16 NORMSDIST()
Phân phối tích lũy chuẩn chuẩn hóa
=NORMSDIST(number)
=NORMSDIST(1)
=NORMSDIST(2)
=NORMSDIST(3)
0.841345
0.97725
0.99865
17 SLOPE()
Hệ số góc của một đường hồi quy tuyến tính
=SLOPE(Known_y’s, known_x’s)
=SLOPE({3,5,4,6,7}, {1,3,5,6,5}) 0.5625
18 STDEV()
Ước tính độ lệch chuẩn của một mẫu
=STDEV (Number1, Number2,…)
=STDEV (4,3,12,6,8,9,11) 3.408672
19 STDEVP()
Ước tính độ lệch chuẩn của một tổng thể
=STDEVP (Number1, Number2,…)
=STDEVP (4,3,12,6,8,9,11) 3.155817
Bài 2: Một số hàm trong excel
24 ACC201_Bai 2_v1.0011103225
2.7. Các hàm ký tự
TT Tên Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả
1 LOWER ()
Chuyển chuỗi text thành chữ thường
=LOWER (text)
=LOWER ("Dai hoc CAN Tho") dai hoc can tho
2 UPPER ()
Chuyển chuỗi text thành chữ in hoa
= UPPER (text)
=UPPER ("Dai hoc CAN Tho") DAI HOC CAN THO
3 PROPER ()
Đổi các ký tự đầu của mỗi từ trong chuỗi text
thành chữ in hoa, còn lại đều là chữ thường
=PROPER (text)
=PROPER ("Dai hoc CAN Tho") Dai Hoc Can Tho
4 TRIM ()
Cắt bỏ các ký tự trống vô ích trong chuỗi text
=TRIM (text)
=TRIM ("Can Tho") Can Tho
5 LEN ()
Trả về độ dài của chuỗi text (số ký tự trong chuỗi
text)
=LEN (text)
=LEN ("Dai hoc CAN Tho")
15
6 LEFT ()
Trả về num_char ký tự bên trái chuỗi text
=LEFT (text, num_chars)
=LEFT ("Dai hoc CAN Tho", 7) Dai hoc
7 RIGHT ()
Trả về num_char ký tự bên phải chuỗi text.
= RIGHT (text, num_chars)
=RIGHT ("Dai hoc CAN Tho", 7) CAN Tho
8 MID ()
Trả về chuỗi ký tự có độ dài num_chars bắt đầu từ
vị trí start_num của chuỗi text.
= MID (text, start_num, num_chars)
= MID (“Dai hoc CAN Tho”, 5, 3) hoc
9 TEXT ()
Chuyển số value thành chuỗi theo định dạng
format_text.
=TEXT (value, format_text)
= TEXT (1234.56, "##,###.##") "1,234.56"
10 VALUE ()
Chuyển chuỗi có dạng số thành trị số.
= VALUE (text)
= VALUE ("123") + 2 125
11 FIND ()
Trả về vị trí xuất hiện (nếu có) của find_text trong
within_text (bắt đầu tìm từ vị trí start_num).
Chú ý:
– Nếu không có start_num thì vị trí bắt đầu tìm từ
đầu chuỗi.
– Hàm FIND phân biệt chữ in hoa và chữ thường.
– Nếu không tìm thấy find_text thì sẽ trả về lỗi
#VALUE!
=FIND (find_text, within_text [, start_num])
=FIND ("Excel", "Microsoft Excel")
=FIND ("Excel", "Microsoft Excel", 6)
=FIND ("excel", "Microsoft Excel", 6)
11
11
#VALUE!
12 SEARCH ()
Tương tự như hàm FIND nhưng không phân biệt
chữ in hoa hay thường.
=SEARCH (find_text, within_text [, start_num])
=SEARCH ("Excel", "Microsoft Excel")
=SEARCH ("excel", "Microsoft Excel")
11
11
Bài 2: Một số hàm trong excel
ACC201_Bai 2_v1.0011103225 25
2.8. Các hàm cơ sở dữ liệu
 Các hàm cơ sở dữ liệu mang tính chất thống kê những mẫu tin trong cơ sở dữ liệu
có trường thỏa mãn điều kiện của vùng tiêu chuẩn đã được thiết lập trước.
 Cú pháp chung:
=Tên hàm (database, field, criteria)
 Database: địa chỉ vùng cơ sở dữ liệu (nên chọn là địa chỉ tuyệt đối cho dễ
sao chép).
 Field: cột cần tính toán, field có thể là tên trường, địa chỉ của ô tên trường hoặc
số thứ tự của trường đó (cột thứ nhất của vùng cơ sở dữ liệu đã chọn tính là 1
và tăng dần sang trái).
 Criteria: địa chỉ vùng tiêu chuẩn.
 Danh sách các hàm:
TT Tên hàm Ý nghĩa và ví dụ
1 DSUM(database, field, criteria)
Tính tổng các giá trị trong cột field của các mẫu tin
thỏa mãn điều kiện criteria.
=DSUM($A$3:$H$10, 7, C13:C14)
=DSUM($A$3:$H$10, "LUONG", C13:C14)
=DSUM($A$3:$H$10, $G$3, C13:C14)
2
DAVERAGE(database, field,
criteria)
Tính trung bình cộng các giá trị trong cột field của các
mẫu tin thỏa điều kiện criteria.
=DAVERAGE($A$3:$H$10, 7, C13:C14)
=DAVERAGE($A$3:$H$10, $G$3, G13:H14)
3 DMAX(database, field, criteria)
Tìm trị lớn nhất trong cột field của các mẫu tin thỏa
điều kiện criteria.
=DMAX($A$3:$H$10, "BAC", C13:C14)
=DMAX($A$3:$H$10, 5, G13:H14)
4 DMIN(database, field, criteria)
Tìm trị nhỏ nhất trong cột field của các mẫu tin thỏa
điều kiện criteria.
=DMIN($A$3:$H$10, $D$3, C13:C14)
=DMIN($A$3:$H$10, 5, C13:C14)
5
DCOUNT(database, field,
criteria)
Đếm các ô kiểu số trong cột field của các mẫu tin thỏa
điều kiện criteria.
=DCOUNT($A$3:$H$10, 4, C13:C14)
=DCOUNT($A$3:$H$10, 4, G13:H14)
6
DCOUNTA(database, field,
criteria)
Đếm các ô khác rỗng trong cột field của các mẫu tin
thỏa điều kiện criteria.
=DCOUNTA($A$3:$H$10, 2, C13:C14)
=DCOUNTA($A$3:$H$10, 2, G13:H14)
Bài 2: Một số hàm trong excel
26 ACC201_Bai 2_v1.0011103225
2.9. Các hàm lôgic
TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả
1 AND()
Trả về giá trị TRUE nếu tất cả các điều kiện đều là TRUE.
=AND(logical1, logical2, …)
=AND(3>2, 5<8, 9>–12) TRUE
2 OR()
Trả về giá trị TRUE nếu có ít nhất một điều kiện là TRUE.
=OR(logical1, logical2, …)
=OR(2>3, 12<8, 9>3)
=OR(2>3, 12<8, –9>3)
TRUE
FALSE
3 NOT()
Lấy phủ định của giá trị logical.
=NOT(logical)
=NOT(2>3) TRUE
4 IF()
Trả về giá trị thứ nhất value_if_true nếu điều kiện
logical_test là TRUE, ngược lại sẽ trả về giá trị thứ hai
value_if_false.
=IF(logical_test,value_if_true, value_if_false)
=IF(A1 >=5, "Đậu", "Rớt")
Nếu giá trị tại A1 >=
5 thì kết quả là Đậu.
Ngược lại thì kết quả
là Rớt.
5 FALSE()
Trị logic FALSE(sai)
=FALSE() FALSE
6 TRUE()
Trị logic TRUE (đúng)
=TRUE () TRUE
2.10. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu (Lookup & Reference)
TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả
1 CHOOSE()
Trả về giá trị thứ index_num trong danh sách các tham số.
=CHOOSE(index num, value1, value2, …)
=CHOOSE(3, "Word", 2, "Excel", –8) Excel
2 COLUMN()
Trả về số thứ tự của cột trái nhất trong vùng reference
=COLUMN(reference)
=COLUMN(C4:C12) 3
3 COLUMNS()
Trả về số cột có trong vùng array
=OLUMNS(array)
=COLUMNS(C4:F12) 4
4 ROW()
Trả về số thứ tự của hàng trên cùng trong vùng reference
=ROW(reference)
=ROW(C4:C12) 4
5 ROWS()
Trả về số hàng có trong vùng array
= ROWS(array)
=ROWS(C4:F12) 9
Bài 2: Một số hàm trong excel
ACC201_Bai 2_v1.0011103225 27
TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả
6 HLOOKUP ()
Dò tìm lookup_value trên hàng đầu tiên của Table_Array và
tham chiếu trị tương ứng ở hàng row_index_num.
=LOOKUP(Lokup_value,Table_array,Row_index_num,
{range_lookup})
Range_lookup = 1 hoặc True: Danh sách xếp tăng dần.
Range_lookup = 0 hoặc False: Danh sách không cần thứ tự.
=HLOOKUP("SGN",{"CLN","GDH","SGN";12,24,36},2) 36
7 INDEX()
Chọn một vị trí trong mảng thông qua chỉ số hàng cột
= INDEX(array, row_num, column_num)
 Array: là một dãy ô hay một hằng mảng
 Row_num: là số chỉ dòng của giá trị trong mảng cần trả
về. Nếu bỏ qua row_num thì buộc phải có column_num
 Column_num: là số chỉ cột của giá trị trong mảng cần trả
về. Nếu bỏ qua column_num thì buộc phải có row_num
= INDEX(CLN,GDH,SGN;12,24,36),2,3)
36
8 VLOOKUP ()
Tìm giá trị lookup_value trong cột trái nhất của bảng
table_array theo chuẩn dò tìm range_lookup, trả về trị tương
ứng trong cột thứ col_index_num (nếu tìm thấy).
 range_lookup = 1 (default ):
o Tìm tương đối, danh sách phải sắp xếp theo thứ tự
tăng dần.
o Nếu tìm không thấy sẽ trả về giá trị lớn nhất nhưng
nhỏ hơn lookup_value.
 range_lookup = 0:
o Tìm chính xác, danh sách không cần sắp xếp thứ tự.
o Nếu tìm không thấy sẽ trả về lỗi #N/A.
=VLOOKUP (lookup_value, table_array,
col_index_num,range_lookup)
=VLOOKUP("SGN",{"CLN",12,"GDH",24,"SGN",36},2) 12
9 MATCH()
Lookup_value: là giá trị dùng để dò tìm, lookup_value có thể
là một số, một chuỗi, một giá trị lôgic hay một tham chiếu.
– Lookup_array: là vùng dò tìm, có thể là một cột hoặc một
dòng, hoặc một mảng các giá trị.
– Match_type: là tùy chọn để xác định kiểu dò tìm. Có 3 tùy
chọn là –1,0,1:
match_type = 0: Hàm sẽ dò tìm chính xác giá trị
lookup_value trong lookup_array, nếu không tìm thấy hàm sẽ
báo lỗi #N/A.
match_type = 1(hoặc để trống): Hàm sẽ dò tìm giá trị lớn
nhất trong lookup_array mà có giá trị <= giá trị của
lookup_value. Trường hợp này, các phấn tử trong lookup_array
phải được sắp xếp từ nhỏ đến lớn (..–2,–1,0,1,2…
A,B,C..Z…False, True), match_type = –1: Hàm sẽ dò tìm giá
trị nhỏ nhất trong lookup_array mà có giá trị >= giá trị của
lookup_value. Trường hợp này, các phần tử trong
lookup_array phải được sắp xếp từ lớn đến nhỏ (True, False,
Z…A,..2,1,0,–1,–2..).
= MATCH(lookup_value,lookup_array,match_type)
=MATCH(3,{1,2,3,5},1) 3
Bài 2: Một số hàm trong excel
28 ACC201_Bai 2_v1.0011103225
2.11. Các hàm tài chính
TT Tên Ý nghĩa–Cú pháp – Thí dụ Kết quả
1 RATE()
Tính lãi suất của mỗi kỳ của một khoản vay.
RATE(nper,pmt,pv,fv,type)
= RATE(1,0,100,–110) 10%
2 FV()
Trị giá tương lai của tiền đầu tư
= FV(rate, nper, pmt, pv, type)
=FV(10%,1,,–100)
=FV(10%,1,,–100,1)
=FV(10%,1,–10,–100)
=FV(10%,1,–10,–100,1)
110
110
120
121
3 DDB()
Trả về giá trị khấu hao của một tài khoản cho một thời gian
nhất định bằng cách dùng phương pháp kế toán giảm gấp
đôi (Khấu hao với kết số giảm nhanh kép)
=DDB(Cost, Salvage, Life,Period, Factor)
=DDB(1000000,100000,6,1) 333.333
4 IRR()
Nội suất thu hồi vốn của một dòng ngân lưu
= IRR(value, guess)
= IRR({–1500,400,500,700}) 3%
5 PV()
Trị giá hiện tại của tiền đầu tư
= PV(rate, nper, pmt, fv, type)
=PV(10%,3,20,100) –124.87
6 NPV()
Giá trị hiện tại thuần của một dòng ngân lưu. Hàm này dùng
để đưa dòng ngân lưu bắt đầu từ năm 1 trở đi về năm 0.
=NPV (rate, value1, value2, …)
=NPV(10%,{400,500,700}) 1302.78
7 PMT()
Chi trả định kỳ một khoản không đổi
=PMT(rate, nper, pv, fv, type)
=PMT(10%,3,–1500,0)
=PMT(10%,3,–1500,0,1)
=PMT(10%,1,–1500,0,1)
603.17
548.34
1500
8 SLN()
Khấu hao tài sản theo đường thẳng
=SLN(cost,salvage,life)
= SLN(10000,2000,10) 800
9 SYD()
Khấu hao tài sản theo chỉ số tổng năm
=SYD(cost,salvage,life,per)
= SYD(10000,1000,5,1) 3000
Chú ý
Tiền bỏ ra là số âm (–), tiền nhận vào là số dương (+)
Ý nghĩa của các thông số có trong các hàm:
 RATE()
 Nper: Tổng số thời đoạn chi trả theo định kỳ hay hàng năm cho dự án đi vay.
Bài 2: Một số hàm trong excel
ACC201_Bai 2_v1.0011103225 29
 Pmt: Khoản chi trả đều ở mỗi thời đoạn, nếu bỏ trống là bằng không.
 Pv: Giá trị tiền hiện tại nhận được khi vay.
 Fv: Giá trị tiền phải trả ở tương lai.
 Type: Cách tính cho khoản vay đều PMT, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là
chi trả đều vào cuối năm.
 FV()
 Rate: Suất chiết khấu.
 Nper: Tổng số thời đoạn phải trả theo hàng năm.
 Pmt: Khoản chi trả đều ở mỗi thời đoạn, nếu bỏ
trống là bằng không.
 Pv: Giá trị tiền hiện tại nhận được khi vay, nếu
bỏ trống là bằng không.
 Type: Cách tính cho khoản vay đều PMT, nếu
bỏ trống là bằng không, nghĩa là chi trả đều vào
cuối năm.
 DDB()
 Cost: Giá trị ban đầu.
 Salvage: Giá trị còn lại.
 Life: Tuổi thọ của thiết bị.
 Period: Số thời đoạn tính khấu hao.
 Factor: Hệ số tính khấu hao(kép), nếu bỏ trống là bằng 2.
 IRR()
 Values: Các giá trị của dòng tiền.
 Guess: Giá trị suy đoán, nếu bỏ trống là bằng 2.
 PV()
 Rate: Suất chiết khấu.
 Nper: Tổng số thời đoạn phải trả tính theo hàng năm.
 Pmt: Khoản chi trả đều ở mỗi thời đoạn, nếu bỏ trống là bằng 2.
 Fv: Giá trị tương lai có được.
 Type: Cách tính cho khoản vay đều PMT, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là
chi trả đều vào cuối năm.
 NPV()
 Rate: Suất chiết khấu cho toàn dòng tiền.
 Value1: Các giá trị của dòng tiền.
 Value2…: Bỏ trống nếu dòng tiền không quá 30 thời đoạn.
 PMT()
 Rate: Suất chiết khấu.
 Nper: Tổng số thời đoạn phải trả theo hàng năm.
 Pv: Giá trị tiền hiện tại tiền vay được.
Bài 2: Một số hàm trong excel
30 ACC201_Bai 2_v1.0011103225
 Fv: Giá trị tương lai còn lại chưa trả, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là đã
trả hết tiền vay.
 Type: Cách tính cho khoản trả đều PMT, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là
chi trả đều vào cuối năm.
 SLN()
 Cost: Giá trị ban đầu của tài sản.
 Salvage: Giá trị còn lại của tài sản, nếu bỏ trống là bằng không.
 Life: Số thời đoạn tài sản được tính khấu hao.
 SYD()
 Cost: Giá trị ban đầu của tài sản.
 Salvage: Giá trị còn lại của tài sản, nếu bỏ trống là bằng không.
 Life: Số thời đoạn tài sản được tính khấu hao.
 Per: Thời đoạn tính khấu hao.
2.12. Các hàm thông tin
TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp
1 CELL ()
Lấy thông tin về định dạng, vị trí hay nội dung của ô ở góc trên bên trái
trong một tham chiếu.
info_type: Đối này chứa một trong những chức năng và những chức năng
này được viết dưới dạng Text (nằm giữa hai dấu nháy kép), hay tham chiếu
ô chứa chức năng.
=CELL (Info_type, Reference)
2 ERROR.TYPE ()
Trả về một con số tương ứng với một trong các trị lỗi trong Excel hoặc trả
về #NA! nếu không có lỗi.
Error_val: Là giá trị lỗi.
=ERROR.TYPE (Error_val)
3 INFO ()
Trả về thông tin của môi trường hoạt động lúc đang làm việc với MS Excel.
Info_text: Là chuỗi văn bản xác định thông tin cần chọn hay là tham chiếu
ô chứa chuỗi.
=INFO (Info_text)
4 ISBLANK ()
Xác định xem liệu có ô trống trong dãy ô muốn kiểm tra hay không. Kết
quả trả về của hàm là giá trị lôgic nếu tham đến ô trống.
Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào
hay tham chiếu ô.
=ISBLANK (Value)
5 ISERROR ()
Hàm này kiểm tra để tìm lỗi trong Excel bất kỳ. Trả về một giá trị lôgic
TRUE hoặc FALSE.
Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào
hay tham chiếu ô.
= ISERROR (Value)
6 ISNONTEXT ()
Kiểm tra giá trị không phải là chuỗi. Nếu là chuỗi trả về giá trị FALSE,
ngược lại không phải thì trả về TRUE.
Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào
hay tham chiếu ô.
= ISNONTEXT (Value)
Bài 2: Một số hàm trong excel
ACC201_Bai 2_v1.0011103225 31
TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp
7 ISNUMBER ()
Kiểm tra giá trị có phải là số hay không? Nếu phải thì trả về TRUE, ngược
lại trả về giá trị FALSE.
Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào
hay tham chiếu ô.
= ISNUMBER (Value)
8 ISTEXT ()
Kiểm tra để tìm chuỗi và trả về giá trị TRUE nếu đúng, ngược lại là FALSE.
Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào
hay tham chiếu ô.
= ISTEXT (Value)
9 IS... ()
Gồm các hàm: ISBLANK, ISERR, ISERROR, ISLOGICAL, ISNA, ISNONTEXT,
ISNUMBER, ISREF, ISTEXT. Dùng để kiểm tra dữ liệu trong Excel, tất cả
đều trả về giá trị TRUE nếu kiểm tra thấy đúng và FALSE nếu kiểm tra thấy
sai về loại của giá trị cần tra cứu.
= IS... (Value)
10 ISEVEN ()
Trả về TRUE nếu number là số chẵn, FALSE nếu number là số lẻ.
= ISEVEN (Number)
11 ISODD ()
Trả về TRUE nếu number là số lẻ, FALSE nếu number là số chẵn.
=ISODD (Number)
12 N()
Chuyển đổi một giá trị thành một số.
Value: Là một giá trị muốn đổi sang số. Bảng dưới đây liệt kê kết quả trả
về của hàm N:
Giá trị Kết quả
Giá trị số Chính số đó
Ngày Số xê-ri
TRUE 1
Các giá trị khác 0
=N(Value)
13 NA ()
Dùng để tạo lỗi #N/A! để đánh dấu các ô rỗng nhằm tránh những vấn đề
không định trước khi dùng một số hàm của Excel. Khi hàm tham chiếu tới
các ô được đánh dấu, sẽ trả về lỗi #N/A!
=NA (Value)
14 TYPE ()
Trả về loại của giá trị cần tra cứu.
Value: Có thể là trị số, chuỗi, giá trị lôgic, giá trị lỗi và mảng. Hàm Type trả
về một trong các kết quả sau đây:
Giá trị Kết quả
Trị số 1
Chuỗi 2
Giá trị lôgic 4
Giá trị lỗi 16
Mảng 64
=TYPE (Value)
Bài 2: Một số hàm trong excel
32 ACC201_Bai 2_v1.0011103225
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Bài học đã trình bầy về các vấn đề liên quan tới hàm trong Excel.Sinh viên cần nắm những phần chính
của bài là:
 Các đặc điểm và cách nhập hàm trong Excel.
 Cách sử dụng một số hàm cơ bản:
 Các hàm toán học và lượng giác (Math & Trig)
 Các hàm ngày giờ (Date & Time)
 Các hàm thống kê
 Các hàm ký tự
 Các hàm cơ sở dữ liệu
 Các hàm lôgic
 Các hàm tìm kiếm và tham chiếu (Lookup & Reference)
 Các hàm tài chính
 Các hàm thông tin
Bài 2: Một số hàm trong excel
ACC201_Bai 2_v1.0011103225 33
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hàm trong Excel là gì?
2. Cú pháp chung của hàm trong Excel như thế nào?
3. Các hàm thông dụng của nhóm hàm Toán học và lượng giác gồm những hàm nào?
4. Hàm RANK() trong nhóm các hàm thống kê dùng để làm gì?
5. Muốn chuyển một chuỗi văn bản từ chữ thường sang chữ hoa thì dùng hàm nào?
6. Bạn hãy đưa ra 5 hàm tài chính và cho ví dụ để sử dụng những hàm đó.
7. Bạn hãy so sánh sự khác nhau giữa hàm HLOOKUP() và VLOOKUP() trong nhóm các hàm
tìm kiếm và tham chiếu.
8. Bạn có gặp khó khăn khi sử dụng hàm trong Excel không? Nếu có thì đó là những khó khăn gì?
9. Bạn nêu một vài phím tắt sử dụng hàm thường được sử dụng trong Excel?
10. Trong Excel có những nhóm hàm nào?
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 2.1:
Cho bảng điểm như sau:
STT HỌ TÊN TOÁN LÝ HÓA TỔNG ĐIỂM ĐỖ/TRƯỢT XẾP THỨ
1 Nguyễn Văn An 4 3 5
2 Trần Văn An 6 7 8
3 Lê Thi Thơm 7 7 5
4 Nguyễn Văn Sơn 7 3 4
5 Trần Văn Long 6 6 9
6 Vũ Thị Hạnh 4 7 2
7 Đoàn Xuân Phú 6 5 5
Tổng điểm cao nhất
Tổng điểm thấp nhất
Số lượng đỗ:
1. Tính tổng điểm, tổng điểm cao nhất và tổng điểm thấp nhất của mỗi sinh viên. Xếp thứ tự sinh
viên.
2. Dựa vào bảng số liệu trên hãy cho biết sinh viên nào trượt, sinh viên nào đỗ. Biết rằng nếu
tổng ba điểm toán, lý và hóa nhỏ hơn 15 thì là trượt ngược lại là đỗ.
3. Từ kết quả của câu 2 đưa ra số lượng sinh viên thi đỗ.
Bài 2: Một số hàm trong excel
34 ACC201_Bai 2_v1.0011103225
Bài 2.2:
CỬA HÀNG MẶT HÀNG GIÁ TRỊ
CH1 Gạo 45
CH2 Xăng dầu 65
CH3 Bia rượu 90
CH4 Gạo 75
CH5 Bia rượu 60
CH6 Xăng dầu 90
CH7 Gạo 43
CH8 Xăng dầu 77
CH9 Quần áo 80
Tổng gạo:
Tính tổng lượng gạo có trong bảng số liệu.
Bài 2.3:
Cho bảng sau:
STT TÊN PHÁI
NĂM
SINH
TOÁN VĂN
ANH
NGỮ
ĐIỂM
THÊM
ĐIỂM
TB
ĐIỂM
KQ
1 LÂM NAM 68 10.0 8.0 9.0
2 HÀ NAM 68 8.0 8.5 9.0
3 HIỆP NAM 70 9.0 8.0 7.0
4 THẢO NỮ 66 10.0 4.0 7.0
5 MINH NAM 60 9.0 5.0 6.0
6 HƯƠNG NỮ 74 6.0 6.0 8.0
7 LINH NAM 74 7.5 5.0 6.0
8 NAM NAM 71 3.0 9.0 7.0
9 DIỄM NỮ 69 4.0 5.0 5.5
10 HẠNH NỮ 74 4.0 4.5 6.0
11 NGA NỮ 74 4.5 6.0 4.0
12 KHOA NAM 73 3.0 5.0 5.0
13 SƠN NỮ 72 4.0 3.0 5.0
Tính điểm thêm cho mỗi người theo quy tắc: Chỉ xét những người có năm sinh lớn hơn 72, nữ sẽ
được cộng 0.5 điểm còn nam được cộng 0.75 điểm
Tính điểm trung bình theo cách: ((điểm toán) * 3 + (điểm văn) + (điểm anh ngữ) * 2 ) : 6
Tính điểm kết quả theo quy tắc:
Bài 2: Một số hàm trong excel
ACC201_Bai 2_v1.0011103225 35
 Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 thì lấy điểm trung bình là điểm kết quả.
 Nếu điểm trung bình nhỏ hơn 5 thì xét:
 Nếu tổng điểm trung bình và điểm thêm lớn hơn 5 thì lấy điểm kết quả là 5.
 Nếu tổng điểm trung bình và điểm thêm nhỏ hơn hoặc bằng 5 thì lấy điểm kết quả sẽ
bằng điểm trung bình cộng điểm thêm.
Bài 2.4:
Cho bảng dữ liệu 1 và 2 như sau:
Bảng 1
STT MÃ C.TỪ
NGÀY
NHẬP
TÊN HÀNG
SỐ
LƯỢNG
ĐƠN
GIÁ
THÀNH
TIỀN
THUẾ
ĐỘC HẠI
TỔNG
CỘNG
1 bl01 10/31/2007 Sữa bột 50
2 bl02 11/2/2007 Thuốc lá 100
3 bl01 11/2/2007 Sữa bột 125
4 bl07 11/17/2007 Đường 47
5 bl01 11/18/2007 Sữa bột 50
6 bl07 11/23/2007 Đường 60
7 bl01 11/26/2007 Sữa bột 65
8 bl07 11/19/2007 Đường 80
9 bl04 11/20/2007 Rượu 90
10 bl05 11/20/2007 Bột ngọt 120
11 bl01 11/22/2007 Sữa bột 48
Bảng 2: BẢNG ĐƠN GIÁ
MÃ CHỨNG TỪ TÊN HÀNG ĐƠN GIÁ ĐỘC HẠI
bl01 Sữa bột 25000
bl02 Thuốc lá 10000 X
bl07 Đường 4500
bl04 Rượu 15000 X
bl05 Bột ngọt 20000 X
Chú thích: Mã chứng từ: MÃ C.Từ
Kết hợp với dữ liệu bảng 2 để tính:
1. Đơn giá của các mặt hàng trong bảng 1.
2. Thành tiền sẽ bằng tích số lượng mỗi mặt hàng với đơn giá tương ứng.
3. Thuế độc hại chỉ tính đối với những mặt hàng có đánh dấu X ở cột “ ĐỘC HẠI ” trong bảng 2.
Được tính theo quy tắc : (thành tiền)* 5 /100.
4. Tổng cộng sẽ bằng thành tiền cộng với thuế độc hại.
Bài 2: Một số hàm trong excel
36 ACC201_Bai 2_v1.0011103225
Bài 2.5:
Cho bảng Thông tin phòng và bảng Biểu giá.
THÔNG TIN PHÒNG
STT HỌ VÀ TÊN
LOẠI
PHÒNG
NGÀY
ĐẾN
NGÀY ĐI
THÀNH
TIỀN
SỐ
TUẦN
SỐ
NGÀY
LẺ
ĐƠN
GIÁ
TUẦN
ĐƠN
GIÁ
NGÀY
TIỀN
TUẦN
TIỀN
NGÀY
LẺ
1 LÝ SƠN l3.1 5/8/2007 5/21/2007
2 ĐÀO HÙNG l2.2 5/21/2007 6/9/2007
3 VŨ THANH l1.2 5/10/2007 6/17/2007
4 NGUYỄN LAN l1.1 5/24/2007 6/5/2007
5 TRẦN LỆ l1.1 5/21/2007 6/7/2007
6 PHẠM VŨ l1.2 5/11/2007 5/25/2007
7 TRẦN QUÍ l3.2 5/22/2007 6/4/2007
8 HỒNG HƯƠNG l3.1 5/22/2007 6/14/2007
9 DƯƠNG ANH l3.3 5/24/2007 6/16/2007
10 VÕ TRUNG l4.1 5/26/2007 6/16/2007
BIỂU GIÁ
LOẠI PHÒNG TUẦN NGÀY
l1 55 9
l2 50 8
l3 45 8
l4 42 7
1. Tính số tuần và số ngày lẻ.
2. Tính đơn giá tuần và đơn giá ngày.
3. Tính tiền tuần và tiền ngày lẻ theo quy tắc
 Tiền tuần bằng số tuần nhân đơn giá tuần.
 Tiền ngày lẻ bằng số ngày nhân đơn giá ngày.
4. Hỏi thành tiền là bao nhiêu? Biết rằng thành tiền là tổng của tiền tuần với tiền ngày.
Bài 2: Một số hàm trong excel
ACC201_Bai 2_v1.0011103225 37
Bài 2.6:
Cho bảng kê bán hàng và bảng giá
BẢNG KÊ BÁN HÀNG
MÃ
HÀNG
TÊN
HÀNG
LOẠI GIÁ
SỐ
LƯỢNG
NGÀY
THUÊ
NGÀY
TRẢ
SỐ
NGÀY
THUÊ
TIỀN
THUÊ
b01 1 200 250 1/4/2007 1/15/2007
g02 2 140 200 1/14/2007 1/30/2007
g01 1 150 150 1/17/2007 2/5/2007
b01 1 200 250 1/19/2007 2/2/2007
k01 1 120 320 1/24/2007 7/7/2007
TỔNG CỘNG
BẢNG GIÁ
MÃ HÀNG TÊN HÀNG GIÁ LOẠI 1 GIÁ LOẠI 2
b Bếp 200 180
g Ga 150 140
k Khăn 120 100
1. Cho biết tên hàng và số ngày thuê trong BẢNG KÊ BÁN HÀNG. Biết rằng số ngày thuê
được tính: Lấy số ngày trả trừ đi số ngày thuê.
2. Cho biết tiền thuê là bao nhiều và được tính theo quy cách:
Tính giá trị a = (số lượng) * (số giá) * (số ngày thuê)
 Nếu số lượng mặt hàng lớn hơn 200 thì tiền thuế sẽ là: a – a * 90%.
 Nếu số lượng mặt hàng nhỏ hoặc bằng hơn 200 thì tiền thuế sẽ là: a.
Bài 2.7
STT CHỦ HỘ
HÌNH THỨC
SỬ DỤNG
CHỈ SỐ
TRƯỚC
CHỈ SỐ
SAU
ĐIỆN
TIÊU THỤ
TIỀN
ĐIỆN
TIỀN
CÔNG TƠ
TỔNG
SỐ TIỀN
1 Trần Hữu Long sản xuất 0 500 500 5000 50000 55000
2 Trần Văn Bình kinh doanh 0 200 200 2000 30000 32000
3 Bạch Tuấn Vũ tiêu dùng 0 150 150 1500 10000 11500
4 Bùi Văn Tú sản xuất 0 600 600 5000 50000 55000
5 Hà Văn Anh tiêu dùng 0 101 101 1500 10000 11500
6 Lê Thị Hạnh tiêu dùng 0 50 50 1500 10000 11500
7 Đinh Văn Hải kinh doanh 0 300 300 2000 30000 32000
Bài 2: Một số hàm trong excel
38 ACC201_Bai 2_v1.0011103225
LOẠI SỐ HỘ TIỀN
Sản xuất
Kinh doanh
Tiêu dùng
Biết rằng:
1. Tiền công tơ tính như sau:
Hộ sản xuất: 50000 đồng/tháng.
Hộ kinh doanh: 30000 đồng/tháng.
Hộ tiêu dùng: 10000 đồng/tháng.
2. Giá điện
Hộ sản xuất: 5000 đồng/số.
Hộ kinh doanh: 2000 đồng/số.
Hộ tiêu dùng: 1500 đồng/số.
Câu hỏi: Thống kê số hộ, số tiền theo hình thức sử dụng.

More Related Content

What's hot

CLB Internet - iShare: Ky nang Excel cho moi nguoi - 240615
CLB Internet - iShare: Ky nang Excel cho moi nguoi - 240615CLB Internet - iShare: Ky nang Excel cho moi nguoi - 240615
CLB Internet - iShare: Ky nang Excel cho moi nguoi - 240615clbinternet.info
 
Các hàm cơ bản trong excel
Các hàm cơ bản trong excelCác hàm cơ bản trong excel
Các hàm cơ bản trong excelMỹ Linh Trần
 
Giai phuong trinh bang excell
Giai phuong trinh bang excellGiai phuong trinh bang excell
Giai phuong trinh bang excelltrioby2
 
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DATA-TABLE
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DATA-TABLEHƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DATA-TABLE
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DATA-TABLEhoang_duyuyen
 
Giao trinhb excel2010_tt
Giao trinhb excel2010_ttGiao trinhb excel2010_tt
Giao trinhb excel2010_ttDinhtuan1995
 
06 acc201 bai 4_v1.0011103225
06 acc201 bai 4_v1.001110322506 acc201 bai 4_v1.0011103225
06 acc201 bai 4_v1.0011103225Yen Dang
 
Giao trinhb excel2010
Giao trinhb excel2010Giao trinhb excel2010
Giao trinhb excel2010Phi Phi
 
Gt ung dung tin hoc trong kinh doanh
Gt ung dung tin hoc trong kinh doanhGt ung dung tin hoc trong kinh doanh
Gt ung dung tin hoc trong kinh doanhvantai30
 
CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ MA TRẬN ỨNG DỤNG TRONG GIẢI TÍCH MẠNG
CHƯƠNG 1  ĐẠI SỐ MA TRẬN ỨNG DỤNG TRONG GIẢI  TÍCH MẠNGCHƯƠNG 1  ĐẠI SỐ MA TRẬN ỨNG DỤNG TRONG GIẢI  TÍCH MẠNG
CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ MA TRẬN ỨNG DỤNG TRONG GIẢI TÍCH MẠNGĐinh Công Thiện Taydo University
 
Huong danmatlab simulink
Huong danmatlab simulinkHuong danmatlab simulink
Huong danmatlab simulinkAnh Vu
 
Thuat toan pca full 24-5-2017
Thuat toan pca full   24-5-2017 Thuat toan pca full   24-5-2017
Thuat toan pca full 24-5-2017 Tuan Remy
 
07 acc201 bai 5_v1.0011103225
07 acc201 bai 5_v1.001110322507 acc201 bai 5_v1.0011103225
07 acc201 bai 5_v1.0011103225Yen Dang
 
Ứng dụng excel_de_giai_qhtt
Ứng dụng excel_de_giai_qhttỨng dụng excel_de_giai_qhtt
Ứng dụng excel_de_giai_qhttluxubu2075
 
Bài tập thực hành số 1
Bài tập thực hành số 1Bài tập thực hành số 1
Bài tập thực hành số 1Tran Trung Dung
 
Matrix and Computational in Matlab
Matrix and Computational in MatlabMatrix and Computational in Matlab
Matrix and Computational in MatlabVuTienLam
 
Giaitichmang
GiaitichmangGiaitichmang
GiaitichmangGara Mít
 

What's hot (20)

Kế toán Excel
Kế toán ExcelKế toán Excel
Kế toán Excel
 
CLB Internet - iShare: Ky nang Excel cho moi nguoi - 240615
CLB Internet - iShare: Ky nang Excel cho moi nguoi - 240615CLB Internet - iShare: Ky nang Excel cho moi nguoi - 240615
CLB Internet - iShare: Ky nang Excel cho moi nguoi - 240615
 
Các hàm cơ bản trong excel
Các hàm cơ bản trong excelCác hàm cơ bản trong excel
Các hàm cơ bản trong excel
 
Giai phuong trinh bang excell
Giai phuong trinh bang excellGiai phuong trinh bang excell
Giai phuong trinh bang excell
 
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DATA-TABLE
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DATA-TABLEHƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DATA-TABLE
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG DATA-TABLE
 
Giao trinhb excel2010_tt
Giao trinhb excel2010_ttGiao trinhb excel2010_tt
Giao trinhb excel2010_tt
 
06 acc201 bai 4_v1.0011103225
06 acc201 bai 4_v1.001110322506 acc201 bai 4_v1.0011103225
06 acc201 bai 4_v1.0011103225
 
Giao trinhb excel2010
Giao trinhb excel2010Giao trinhb excel2010
Giao trinhb excel2010
 
Gt ung dung tin hoc trong kinh doanh
Gt ung dung tin hoc trong kinh doanhGt ung dung tin hoc trong kinh doanh
Gt ung dung tin hoc trong kinh doanh
 
CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ MA TRẬN ỨNG DỤNG TRONG GIẢI TÍCH MẠNG
CHƯƠNG 1  ĐẠI SỐ MA TRẬN ỨNG DỤNG TRONG GIẢI  TÍCH MẠNGCHƯƠNG 1  ĐẠI SỐ MA TRẬN ỨNG DỤNG TRONG GIẢI  TÍCH MẠNG
CHƯƠNG 1 ĐẠI SỐ MA TRẬN ỨNG DỤNG TRONG GIẢI TÍCH MẠNG
 
Huong danmatlab simulink
Huong danmatlab simulinkHuong danmatlab simulink
Huong danmatlab simulink
 
Lttt matlab bt1
Lttt matlab bt1Lttt matlab bt1
Lttt matlab bt1
 
Thuat toan pca full 24-5-2017
Thuat toan pca full   24-5-2017 Thuat toan pca full   24-5-2017
Thuat toan pca full 24-5-2017
 
Gt kts
Gt kts Gt kts
Gt kts
 
07 acc201 bai 5_v1.0011103225
07 acc201 bai 5_v1.001110322507 acc201 bai 5_v1.0011103225
07 acc201 bai 5_v1.0011103225
 
Ứng dụng excel_de_giai_qhtt
Ứng dụng excel_de_giai_qhttỨng dụng excel_de_giai_qhtt
Ứng dụng excel_de_giai_qhtt
 
Bài tập thực hành số 1
Bài tập thực hành số 1Bài tập thực hành số 1
Bài tập thực hành số 1
 
Matrix and Computational in Matlab
Matrix and Computational in MatlabMatrix and Computational in Matlab
Matrix and Computational in Matlab
 
Chuong 3 he pttt- final
Chuong 3   he pttt- finalChuong 3   he pttt- final
Chuong 3 he pttt- final
 
Giaitichmang
GiaitichmangGiaitichmang
Giaitichmang
 

Viewers also liked

05 acc201 bai 3_v1.0011103225
05 acc201 bai 3_v1.001110322505 acc201 bai 3_v1.0011103225
05 acc201 bai 3_v1.0011103225Yen Dang
 
Những lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹ
Những lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹNhững lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹ
Những lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹcuongdienbaby05
 
Sv Avancat2006resumit
Sv Avancat2006resumitSv Avancat2006resumit
Sv Avancat2006resumitOlivet
 
05 eng104-bai 1-v1.0
05 eng104-bai 1-v1.005 eng104-bai 1-v1.0
05 eng104-bai 1-v1.0Yen Dang
 
Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013
Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013
Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013pandirambo900
 
07 mat102-bai 4-v1.0
07 mat102-bai 4-v1.007 mat102-bai 4-v1.0
07 mat102-bai 4-v1.0Yen Dang
 
Perwakilan diplomatik
Perwakilan diplomatikPerwakilan diplomatik
Perwakilan diplomatikRizza Mabruri
 
09 mat102-bai 6-v1.0
09 mat102-bai 6-v1.009 mat102-bai 6-v1.0
09 mat102-bai 6-v1.0Yen Dang
 
Mosquee damas diaporama
Mosquee damas diaporamaMosquee damas diaporama
Mosquee damas diaporamaRidel Cédric
 
best practice NUSP-2 Kelurahan Kuningan Kota Semarang
best practice NUSP-2 Kelurahan Kuningan Kota Semarangbest practice NUSP-2 Kelurahan Kuningan Kota Semarang
best practice NUSP-2 Kelurahan Kuningan Kota SemarangBagus ardian
 
Sujet guidégo1
Sujet guidégo1Sujet guidégo1
Sujet guidégo1MmeKochert
 

Viewers also liked (18)

05 acc201 bai 3_v1.0011103225
05 acc201 bai 3_v1.001110322505 acc201 bai 3_v1.0011103225
05 acc201 bai 3_v1.0011103225
 
Las Redes Sociales
Las Redes SocialesLas Redes Sociales
Las Redes Sociales
 
Những lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹ
Những lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹNhững lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹ
Những lời xin lỗi con hài hước của các bà mẹ mỹ
 
Sv Avancat2006resumit
Sv Avancat2006resumitSv Avancat2006resumit
Sv Avancat2006resumit
 
05 eng104-bai 1-v1.0
05 eng104-bai 1-v1.005 eng104-bai 1-v1.0
05 eng104-bai 1-v1.0
 
Monde sigles
Monde siglesMonde sigles
Monde sigles
 
Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013
Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013
Informasi laporan penyelenggaraan pemerintahan daerah 2013
 
Survey
SurveySurvey
Survey
 
Hubungan internasional
Hubungan internasional Hubungan internasional
Hubungan internasional
 
07 mat102-bai 4-v1.0
07 mat102-bai 4-v1.007 mat102-bai 4-v1.0
07 mat102-bai 4-v1.0
 
Perwakilan diplomatik
Perwakilan diplomatikPerwakilan diplomatik
Perwakilan diplomatik
 
09 mat102-bai 6-v1.0
09 mat102-bai 6-v1.009 mat102-bai 6-v1.0
09 mat102-bai 6-v1.0
 
Mosquee damas diaporama
Mosquee damas diaporamaMosquee damas diaporama
Mosquee damas diaporama
 
Rpp ppkn xii bab 7
Rpp ppkn xii bab 7Rpp ppkn xii bab 7
Rpp ppkn xii bab 7
 
4 c's
4 c's4 c's
4 c's
 
best practice NUSP-2 Kelurahan Kuningan Kota Semarang
best practice NUSP-2 Kelurahan Kuningan Kota Semarangbest practice NUSP-2 Kelurahan Kuningan Kota Semarang
best practice NUSP-2 Kelurahan Kuningan Kota Semarang
 
The 4 cs ppt
The 4 cs pptThe 4 cs ppt
The 4 cs ppt
 
Sujet guidégo1
Sujet guidégo1Sujet guidégo1
Sujet guidégo1
 

Similar to 04 acc201 bai 2_v1.0011103225

THCS_W11_BaiDocThem
THCS_W11_BaiDocThemTHCS_W11_BaiDocThem
THCS_W11_BaiDocThemCNTT-DHQG
 
Excel THVP.pdf
Excel THVP.pdfExcel THVP.pdf
Excel THVP.pdfHunhKim1
 
8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel
8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel
8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong ExcelHuuCuong3
 
Chuong3 ham 2793
Chuong3 ham 2793Chuong3 ham 2793
Chuong3 ham 2793Sim Vit
 
2 description offunctions_vi-draft1
2 description offunctions_vi-draft12 description offunctions_vi-draft1
2 description offunctions_vi-draft1conan123456789
 
Description offunctions vi-draft1
Description offunctions vi-draft1Description offunctions vi-draft1
Description offunctions vi-draft1Vu Hung Nguyen
 
Ham excel ke toan
Ham excel ke toanHam excel ke toan
Ham excel ke toanHuuCuong3
 
[123doc] - bai-giang-tin-hoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-1-chuong-2-dh-ton-duc-...
[123doc] - bai-giang-tin-hoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-1-chuong-2-dh-ton-duc-...[123doc] - bai-giang-tin-hoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-1-chuong-2-dh-ton-duc-...
[123doc] - bai-giang-tin-hoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-1-chuong-2-dh-ton-duc-...TunTrngAnh7
 
Lap trinh matlab_co_ban_1731
Lap trinh matlab_co_ban_1731Lap trinh matlab_co_ban_1731
Lap trinh matlab_co_ban_1731Vu Tuan
 
43HamExcelThuongGap.doc
43HamExcelThuongGap.doc43HamExcelThuongGap.doc
43HamExcelThuongGap.docXuyến Hà
 
Excel 2007 bai 2-1
Excel 2007   bai 2-1Excel 2007   bai 2-1
Excel 2007 bai 2-1Trang Asa
 
[Bachkhoa-Aptech] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Excel 2003
[Bachkhoa-Aptech] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Excel 2003[Bachkhoa-Aptech] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Excel 2003
[Bachkhoa-Aptech] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Excel 2003Phạm Văn Hưng
 
Cac ham mau_trong_excel
Cac ham mau_trong_excelCac ham mau_trong_excel
Cac ham mau_trong_excelPhanVnHip
 
Cac ham trong excel
Cac ham trong excelCac ham trong excel
Cac ham trong excelttrinhcntt2A
 
Giao trinh excel_2000_bai_4_3841
Giao trinh excel_2000_bai_4_3841Giao trinh excel_2000_bai_4_3841
Giao trinh excel_2000_bai_4_3841Sim Vit
 
Cac van de co so kh may tinh
Cac van de co so kh may tinhCac van de co so kh may tinh
Cac van de co so kh may tinhTunAnh346
 
Dien tu so dhbk ha noi
Dien tu so   dhbk ha noiDien tu so   dhbk ha noi
Dien tu so dhbk ha noiHung Mobi QL
 

Similar to 04 acc201 bai 2_v1.0011103225 (20)

THCS_W11_BaiDocThem
THCS_W11_BaiDocThemTHCS_W11_BaiDocThem
THCS_W11_BaiDocThem
 
Excel THVP.pdf
Excel THVP.pdfExcel THVP.pdf
Excel THVP.pdf
 
8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel
8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel
8 tuần học Excel - Tuần 2 : Các hàm cơ bản trong Excel
 
Bao cao-excel-2010
Bao cao-excel-2010Bao cao-excel-2010
Bao cao-excel-2010
 
Chuong3 ham 2793
Chuong3 ham 2793Chuong3 ham 2793
Chuong3 ham 2793
 
2 description offunctions_vi-draft1
2 description offunctions_vi-draft12 description offunctions_vi-draft1
2 description offunctions_vi-draft1
 
Description offunctions vi-draft1
Description offunctions vi-draft1Description offunctions vi-draft1
Description offunctions vi-draft1
 
Ham excel ke toan
Ham excel ke toanHam excel ke toan
Ham excel ke toan
 
[123doc] - bai-giang-tin-hoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-1-chuong-2-dh-ton-duc-...
[123doc] - bai-giang-tin-hoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-1-chuong-2-dh-ton-duc-...[123doc] - bai-giang-tin-hoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-1-chuong-2-dh-ton-duc-...
[123doc] - bai-giang-tin-hoc-ung-dung-trong-kinh-doanh-1-chuong-2-dh-ton-duc-...
 
matlab co ban
matlab co banmatlab co ban
matlab co ban
 
Lap trinh matlab_co_ban_1731
Lap trinh matlab_co_ban_1731Lap trinh matlab_co_ban_1731
Lap trinh matlab_co_ban_1731
 
43HamExcelThuongGap.doc
43HamExcelThuongGap.doc43HamExcelThuongGap.doc
43HamExcelThuongGap.doc
 
Excel 2007 bai 2-1
Excel 2007   bai 2-1Excel 2007   bai 2-1
Excel 2007 bai 2-1
 
[Bachkhoa-Aptech] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Excel 2003
[Bachkhoa-Aptech] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Excel 2003[Bachkhoa-Aptech] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Excel 2003
[Bachkhoa-Aptech] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office Excel 2003
 
Cac ham mau_trong_excel
Cac ham mau_trong_excelCac ham mau_trong_excel
Cac ham mau_trong_excel
 
Cac ham trong excel
Cac ham trong excelCac ham trong excel
Cac ham trong excel
 
không có tên
không có tênkhông có tên
không có tên
 
Giao trinh excel_2000_bai_4_3841
Giao trinh excel_2000_bai_4_3841Giao trinh excel_2000_bai_4_3841
Giao trinh excel_2000_bai_4_3841
 
Cac van de co so kh may tinh
Cac van de co so kh may tinhCac van de co so kh may tinh
Cac van de co so kh may tinh
 
Dien tu so dhbk ha noi
Dien tu so   dhbk ha noiDien tu so   dhbk ha noi
Dien tu so dhbk ha noi
 

More from Yen Dang

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb Yen Dang
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1Yen Dang
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfYen Dang
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteYen Dang
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)Yen Dang
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)Yen Dang
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Yen Dang
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Yen Dang
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Yen Dang
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Yen Dang
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Yen Dang
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Yen Dang
 
11 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.011 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.0Yen Dang
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0Yen Dang
 
09 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.009 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.0Yen Dang
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0Yen Dang
 
07 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.007 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.0Yen Dang
 
06 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.006 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.0Yen Dang
 
05 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.005 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.0Yen Dang
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0Yen Dang
 

More from Yen Dang (20)

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdf
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortliste
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1
 
11 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.011 acc504-bai 8-v1.0
11 acc504-bai 8-v1.0
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0
 
09 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.009 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.0
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0
 
07 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.007 acc504-bai 4-v1.0
07 acc504-bai 4-v1.0
 
06 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.006 acc504-bai 3-v1.0
06 acc504-bai 3-v1.0
 
05 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.005 acc504-bai 2-v1.0
05 acc504-bai 2-v1.0
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0
 

Recently uploaded

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 

04 acc201 bai 2_v1.0011103225

  • 1. Bài 2: Một số hàm trong excel ACC201_Bai 2_v1.0011103225 17 Nội dung Hàm trong Excel là công cụ cơ bản để thao tác trong Excel. Bài 2 gồm các nội dung:  Khái niệm về hàm.  Các đặc điểm về hàm.  Các cách nhập hàm.  Các hàm cơ bản trong Excel. Hướng dẫn học Mục tiêu  Nghe giảng và đọc tài liệu để nắm bắt các nội dung chính.  Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu của từng bài.  Liên hệ và lấy các ví dụ trong thực tế để minh họa cho nội dung bài học.  Thực hành trên phần mềm excel tất cả các ví dụ và bài tập. Thời lượng học  9 tiết. Sau khi học bài này, các bạn có thể:  Hiểu được khái niệm và đặc điểm cơ bản về hàm.  Sử dụng được những hàm cơ bản trong Excel. BÀI 2: MỘT SỐ HÀM TRONG EXCEL
  • 2. Bài 2: Một số hàm trong excel 18 ACC201_Bai 2_v1.0011103225 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống Cho bảng số liệu như sau: Stt Họ tên Mạng Bậc Hệ số NG_BD Lương Phụ cấp 1 Trần Thanh Bình 01.003 4 2.58 25/01/97 541.800 108.360 2 Phan Thanh Bình 01.003 3 2.34 30/01/98 491.400 98.280 3 Nguyễn Xuân Huy 01.009 1 1.00 01/01/99 228.900 114.450 4 Trần Văn Hùng 01.009 2 1.09 15/01/99 228.900 114.450 5 Nguyễn Anh Dũng 01.003 1 1.86 01/10/97 390.600 78.120 6 Châu Thanh Khiết 01.009 1 1.00 01/05/98 210.000 105.000 7 Lê Minh Lợi 01.009 3 1.18 01/08/98 247.800 123.900 Tổng cộng 2.320.500 733.110 Vùng tiêu chuẩn 1 Mạng Vùng tiêu chuẩn 2 Mạng Bậc 01.009 01.003 4 Hình 2.2: Bảng lương chi tiết Câu hỏi 1. Tính tổng số tiền lương và tổng số tiền phụ cấp không dùng hàm trong Excel thì làm như thế nào? 2. Tính trong trường hợp dùng các hàm trong Excel thì làm như thế nào? 3. Theo bạn cách nào tiện lợi và phù hợp hơn? 4. Đã khi nào bạn tự hỏi giá mình học Excel càng sớm thì càng tốt không?
  • 3. Bài 2: Một số hàm trong excel ACC201_Bai 2_v1.0011103225 19 2.1. Khái niệm Hàm là một số công thức đã được định nghĩa từ trước và được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. 2.2. Các đặc điểm của hàm Trong hàm có xử lý các hằng ký tự hoặc hằng xâu ký tự thì chúng phải được bao trong cặp dấu “ ”. Cú pháp chung: = TÊN HÀM ([Danh sách đối số])  Hàm có nhiều đối số thì giữa các đối số phải được phân cách bằng ký hiệu phân cách được quy định trong Windows (thường sử dụng dấu phẩy). Số đối số của hàm nhiều hay ít là tuỳ theo từng hàm cụ thể.  Các hàm số có thể lồng nhau. Ví dụ: =IF (AND (A2=10, A3>=8), “G”, IF (A2<7, “TB”, “K”)) 2.3. Các cách nhập hàm Nếu công thức bắt đầu là một hàm, thì phải có dấu = (hoặc dấu @, hoặc dấu +) ở phía trước. Nếu hàm là đối số của một hàm khác thì không cần nhập các dấu trên. Có 2 cách nhập hàm:  Nhập trực tiếp từ phím.  Thông qua hộp thoại Insert Function.  Cách 1: Nhập trực tiếp từ bàn phím  Chọn ô muốn nhập hàm.  Nhập dấu = (hoặc dấu @, hoặc dấu +).  Nhập tên hàm cùng các đối số theo đúng cú pháp.  Nhấp phím Enter để kết thúc.  Cách 2: Thông qua hộp thoại Insert Function Hình 2.3: Nhập hàm thông qua hộp thoại Paste Function
  • 4. Bài 2: Một số hàm trong excel 20 ACC201_Bai 2_v1.0011103225 2.4. Các hàm toán học và lượng giác (Math & Trig) TT Cú pháp Ý nghĩa và ví dụ 1 ABS(number) Trả về giá trị tuyệt đối của một số thực. =ABS(12–20)  8 2 INT(number) Trả về số nguyên lớn nhất không vượt quá number. =INT(5.6)  5 =INT(–5.6)  5 3 MOD(number, divisor) Trả về số dư của phép chia nguyên number cho divisor (number, divisor là các số nguyên). =MOD(5,3)  2 4 ODD(number) Làm tròn trên tới một số nguyên lẻ gần nhất. =ODD(3.6)  5 5 PRODUCT(number1, number2, ...) Tính tích của các giá trị trong danh sách tham số. =PRODUCT(2,–6,3,4)  –144 6 RAND( ) Trả về một số ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 đến 1. =RAND() số ngẫu nhiên 7 ROUND(number, num_digits) Làm tròn số number với độ chính xác đến num_digits chữ số thập phân. =ROUND(2.6563,2)  2.66 8 SQRT(number) Tính căn bậc 2 của một số dương number. =SQRT(4)  2 9 SUM(number1, number2, ...) Tính tổng của các giá trị trong danh sách tham số. =SUM(2,–6,8,4)  8 10 SUMIF(range, criteria, [ sum_range]) Tính tổng các ô thỏa mãn điều kiện. –range: vùng mà điều kiện sẽ được so sánh. –criteria: chuỗi mô tả điều kiện. Ví dụ: "10", ">15", "<20" , … – sum_range: vùng được tính tổng. Các ô trong vùng này sẽ được tính tổng nếu các ô tương ứng trong vùng range thỏa điều kiện. Nếu không có sum_range thì vùng range sẽ được tính. Ví dụ: =SUMIF(C4:C12,">=6",F4:F12) =SUMIF(C4:C12,">=6") =SUMIF(B4:B12,"NV",G4:G12) 11 ACOS(Number) Trả về giá trị Arccosine của một số. Kết quả được tính theo Radian từ 0 đến Pi Number: Là cosine của góc muốn tìm, đối này có giá trị từ –1 đến 1 =ACOS(0.8)  0.643501 12 ACOSH(Number) Trả về một giá trị ngược của một số Number: Là một số thực bất kỳ lớn hơn 1. =ACOSH(2)  1.316958 13 ASIN(Number) Trả về giá trị Arcsine của một số. Kết quả được tính theo Radian. Number: Là Sin của góc muốn tìm, đối này có giá trị từ –1 đến 1 =ASIN(0.8)  0.9273
  • 5. Bài 2: Một số hàm trong excel ACC201_Bai 2_v1.0011103225 21 TT Cú pháp Ý nghĩa và ví dụ 14 ASINH(Number) Trả về một giá trị ngược của một số Number: Là một số thực bất kỳ. =ASINH(2)  1.443635 15 ATAN(Number) Trả về giá trị Arctang của một số. Kết quả được tính theo Radian. Number: Là Tang của góc muốn tìm =ATAN(90)  1.559686 16 COS(Number) Tính COS của một góc đã cho (góc này tính bằng Radian) Number : Là góc đo theo đơn vị Radian =COS(2)  –0.4161468 17 COSH(Number) Trả về Cosin hyperbolic của một số. Number: Là một số thực bất kỳ muốn tính Cosin hyperbolic. = COSH(34.5)  4.80983E +14 2.5. Các hàm ngày giờ (Date & Time) TT Tên Ý nghĩa – Cú pháp – ví dụ Kết quả 1 DATE () Đổi trị gồm năm, tháng, ngày thành một ngày = DATE (year, month, day) = DATE (2010,1,25) 1/25/2010 2 DATEVALUE() Đổi chuỗi ngày (mm/dd/yy) thành trị số ngày. =DATEVALUE (date_text) = DATEVALUE ("01/25/94") 34359 3 NOW ( ) Trả về ngày và giờ hiện hành của hệ thống. Không đối số. =NOW ( ) Tùy vào ngày và giờ hiện hành của hệ thống. 4 TODAY ( ) Trả về ngày hiện hành của hệ thống. =TODAY ( ) Tuỳ vào ngày hiện hành của hệ thống. 5 DAY () Trả về giá trị ngày trong tháng của biểu thức ngày date. = DAY (serial_Number) =DAY (DATEVALUE("04/30/75")+365*20) 25 6 MONTH () Trả về giá trị tháng trong năm của biểu thức ngày date. = MONTH (serial_Number) =MONTH(DATEVALUE("04/30/75”)+365*20) 4 7 YEAR () Trả về giá trị năm của biểu thức ngày date. = YEAR (serial_Number) =YEAR(DATEVALUE("04/30/75")+365*20) 1995 8 WEEKDAY () Trả về số thứ tự ngày trong tuần Giá trị 1: Sunday, 2: Monday, … , 7: Saturday. = WEEKDAY (serial_Number) =WEEKDAY(DATEVALUE("04/30/75")+365*20) 4
  • 6. Bài 2: Một số hàm trong excel 22 ACC201_Bai 2_v1.0011103225 2.6. Các hàm thống kê TT Tên Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả 1 MAX () Trả về giá trị lớn nhất của các giá trị số trong danh sách tham số. =MAX (number1, number2, ...): =MAX (1, 2, 3, 5) 5 2 MIN() Trả về giá trị nhỏ nhất của các giá trị số trong danh sách tham số. =MIN (number1, number2, ...): =MIN (1, 2, 3, 5) 1 3 AVERAGE () Trả về giá trị trung bình cộng của các số trong danh sách tham số. =AVERAGE (number1, number2 ,...) =AVERAGE (1, 2, 3, 5) 2.75 4 COUNT () Đếm số các giá trị số trong danh sách tham số. =COUNT (value1, value2, ...) =COUNT (2, "hai", 4, –6) 3 5 COUNTA () Đếm số các ô không rỗng trong danh sách tham số. =COUNTA (value1, value2, ...) =COUNTA (2, "hai", 4, –6) 4 6 COUNTBLANK () Đếm số các rỗng trong vùng range. = COUNTBLANK (range) =COUNTBLANK (B4:B12) Còn tùy 7 COUNTIF () Đếm các ô thỏa mãn điều kiện criteria trong vùng range.  range: là vùng mà điều kiện sẽ được so sánh.  criteria: là chuỗi mô tả điều kiện. Ví dụ: "10", ">15", "<20". = COUNTIF (range, criteria) =COUNTIF (B4:B12, ">=6") Còn tùy 8 RANK () Trả về thứ hạng của number trong ref, với order là cách xếp hạng.  Nếu order = 0 hoặc được bỏ qua thì ref được hiểu là có thứ tự giảm.  Nếu order <> 0 thì ref được hiểu là có thứ tự tăng. =RANK (number, ref, order) =RANK (F4, $F$4:$F$12, 0) =RANK (G4, $G$4:$G$12, 1) Còn tùy 9 MODE () Trả về số nào xuất hiện nhiều nhất trong dãy số đã cho. Nếu trong dãy số không có số nào xuất hiện lần thứ hai hàm sẽ trả về thông báo lỗi. Number1, Number2 , …: có thể là giá trị số, địa chỉ ô hay ô, công thức. Trong hàm này ta dùng được tối đa 30 đối số. =MODE (Number1, Number2,…) =MODE (1, 2, 3, 5, 6, 3, 7) 3
  • 7. Bài 2: Một số hàm trong excel ACC201_Bai 2_v1.0011103225 23 TT Tên Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả 10 CORREL() Hệ số tương quan giữa hai chuỗi số liệu = CORREL(array1, array2) = CORREL({1,3,5,7,9}, {2,4,6,8,10}) 1 11 COVAR() Đồng phương sai, trung bình của tích các cặp sai lệch = COVAR(array1, array2) = COVAR({2,3,1,4,1,3}, {5,1,2,4,3,1}) –0.05556 12 FREQUENCY() Đếm số lần gặp của một mảng con trong mảng lớn = FREQUENCY(data_array, bins_array) = FREQUENCY({4,5,6,7,8,9},{5}) 2 13 INTERCEPT() Tung độ gốc của một đường hồi quy tuyến tính = INTERCEPT(Known_y’s, known_x’s) = INTERCEPT({2,3,1,4,1,3}, {5,1,2,4,3,1}) 2.4 14 MEDIAN() Giá trị tại đó chuỗi số liệu được chia đôi sau khi sắp xếp (sorted). =MEDIAN () =MEDIAN (Number1, Number2,…) =MEDIAN (1,3,9,6,8) =MEDIAN (1,3,9,6,8,3) 6 4.5 15 NORMDIST() Phân phối tích lũy chuẩn hóa = NORMDIST(x,mean,standard_dev,cumulative) = NORMDIST(42,40,1.5,true) 0.909789 16 NORMSDIST() Phân phối tích lũy chuẩn chuẩn hóa =NORMSDIST(number) =NORMSDIST(1) =NORMSDIST(2) =NORMSDIST(3) 0.841345 0.97725 0.99865 17 SLOPE() Hệ số góc của một đường hồi quy tuyến tính =SLOPE(Known_y’s, known_x’s) =SLOPE({3,5,4,6,7}, {1,3,5,6,5}) 0.5625 18 STDEV() Ước tính độ lệch chuẩn của một mẫu =STDEV (Number1, Number2,…) =STDEV (4,3,12,6,8,9,11) 3.408672 19 STDEVP() Ước tính độ lệch chuẩn của một tổng thể =STDEVP (Number1, Number2,…) =STDEVP (4,3,12,6,8,9,11) 3.155817
  • 8. Bài 2: Một số hàm trong excel 24 ACC201_Bai 2_v1.0011103225 2.7. Các hàm ký tự TT Tên Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả 1 LOWER () Chuyển chuỗi text thành chữ thường =LOWER (text) =LOWER ("Dai hoc CAN Tho") dai hoc can tho 2 UPPER () Chuyển chuỗi text thành chữ in hoa = UPPER (text) =UPPER ("Dai hoc CAN Tho") DAI HOC CAN THO 3 PROPER () Đổi các ký tự đầu của mỗi từ trong chuỗi text thành chữ in hoa, còn lại đều là chữ thường =PROPER (text) =PROPER ("Dai hoc CAN Tho") Dai Hoc Can Tho 4 TRIM () Cắt bỏ các ký tự trống vô ích trong chuỗi text =TRIM (text) =TRIM ("Can Tho") Can Tho 5 LEN () Trả về độ dài của chuỗi text (số ký tự trong chuỗi text) =LEN (text) =LEN ("Dai hoc CAN Tho") 15 6 LEFT () Trả về num_char ký tự bên trái chuỗi text =LEFT (text, num_chars) =LEFT ("Dai hoc CAN Tho", 7) Dai hoc 7 RIGHT () Trả về num_char ký tự bên phải chuỗi text. = RIGHT (text, num_chars) =RIGHT ("Dai hoc CAN Tho", 7) CAN Tho 8 MID () Trả về chuỗi ký tự có độ dài num_chars bắt đầu từ vị trí start_num của chuỗi text. = MID (text, start_num, num_chars) = MID (“Dai hoc CAN Tho”, 5, 3) hoc 9 TEXT () Chuyển số value thành chuỗi theo định dạng format_text. =TEXT (value, format_text) = TEXT (1234.56, "##,###.##") "1,234.56" 10 VALUE () Chuyển chuỗi có dạng số thành trị số. = VALUE (text) = VALUE ("123") + 2 125 11 FIND () Trả về vị trí xuất hiện (nếu có) của find_text trong within_text (bắt đầu tìm từ vị trí start_num). Chú ý: – Nếu không có start_num thì vị trí bắt đầu tìm từ đầu chuỗi. – Hàm FIND phân biệt chữ in hoa và chữ thường. – Nếu không tìm thấy find_text thì sẽ trả về lỗi #VALUE! =FIND (find_text, within_text [, start_num]) =FIND ("Excel", "Microsoft Excel") =FIND ("Excel", "Microsoft Excel", 6) =FIND ("excel", "Microsoft Excel", 6) 11 11 #VALUE! 12 SEARCH () Tương tự như hàm FIND nhưng không phân biệt chữ in hoa hay thường. =SEARCH (find_text, within_text [, start_num]) =SEARCH ("Excel", "Microsoft Excel") =SEARCH ("excel", "Microsoft Excel") 11 11
  • 9. Bài 2: Một số hàm trong excel ACC201_Bai 2_v1.0011103225 25 2.8. Các hàm cơ sở dữ liệu  Các hàm cơ sở dữ liệu mang tính chất thống kê những mẫu tin trong cơ sở dữ liệu có trường thỏa mãn điều kiện của vùng tiêu chuẩn đã được thiết lập trước.  Cú pháp chung: =Tên hàm (database, field, criteria)  Database: địa chỉ vùng cơ sở dữ liệu (nên chọn là địa chỉ tuyệt đối cho dễ sao chép).  Field: cột cần tính toán, field có thể là tên trường, địa chỉ của ô tên trường hoặc số thứ tự của trường đó (cột thứ nhất của vùng cơ sở dữ liệu đã chọn tính là 1 và tăng dần sang trái).  Criteria: địa chỉ vùng tiêu chuẩn.  Danh sách các hàm: TT Tên hàm Ý nghĩa và ví dụ 1 DSUM(database, field, criteria) Tính tổng các giá trị trong cột field của các mẫu tin thỏa mãn điều kiện criteria. =DSUM($A$3:$H$10, 7, C13:C14) =DSUM($A$3:$H$10, "LUONG", C13:C14) =DSUM($A$3:$H$10, $G$3, C13:C14) 2 DAVERAGE(database, field, criteria) Tính trung bình cộng các giá trị trong cột field của các mẫu tin thỏa điều kiện criteria. =DAVERAGE($A$3:$H$10, 7, C13:C14) =DAVERAGE($A$3:$H$10, $G$3, G13:H14) 3 DMAX(database, field, criteria) Tìm trị lớn nhất trong cột field của các mẫu tin thỏa điều kiện criteria. =DMAX($A$3:$H$10, "BAC", C13:C14) =DMAX($A$3:$H$10, 5, G13:H14) 4 DMIN(database, field, criteria) Tìm trị nhỏ nhất trong cột field của các mẫu tin thỏa điều kiện criteria. =DMIN($A$3:$H$10, $D$3, C13:C14) =DMIN($A$3:$H$10, 5, C13:C14) 5 DCOUNT(database, field, criteria) Đếm các ô kiểu số trong cột field của các mẫu tin thỏa điều kiện criteria. =DCOUNT($A$3:$H$10, 4, C13:C14) =DCOUNT($A$3:$H$10, 4, G13:H14) 6 DCOUNTA(database, field, criteria) Đếm các ô khác rỗng trong cột field của các mẫu tin thỏa điều kiện criteria. =DCOUNTA($A$3:$H$10, 2, C13:C14) =DCOUNTA($A$3:$H$10, 2, G13:H14)
  • 10. Bài 2: Một số hàm trong excel 26 ACC201_Bai 2_v1.0011103225 2.9. Các hàm lôgic TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả 1 AND() Trả về giá trị TRUE nếu tất cả các điều kiện đều là TRUE. =AND(logical1, logical2, …) =AND(3>2, 5<8, 9>–12) TRUE 2 OR() Trả về giá trị TRUE nếu có ít nhất một điều kiện là TRUE. =OR(logical1, logical2, …) =OR(2>3, 12<8, 9>3) =OR(2>3, 12<8, –9>3) TRUE FALSE 3 NOT() Lấy phủ định của giá trị logical. =NOT(logical) =NOT(2>3) TRUE 4 IF() Trả về giá trị thứ nhất value_if_true nếu điều kiện logical_test là TRUE, ngược lại sẽ trả về giá trị thứ hai value_if_false. =IF(logical_test,value_if_true, value_if_false) =IF(A1 >=5, "Đậu", "Rớt") Nếu giá trị tại A1 >= 5 thì kết quả là Đậu. Ngược lại thì kết quả là Rớt. 5 FALSE() Trị logic FALSE(sai) =FALSE() FALSE 6 TRUE() Trị logic TRUE (đúng) =TRUE () TRUE 2.10. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu (Lookup & Reference) TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả 1 CHOOSE() Trả về giá trị thứ index_num trong danh sách các tham số. =CHOOSE(index num, value1, value2, …) =CHOOSE(3, "Word", 2, "Excel", –8) Excel 2 COLUMN() Trả về số thứ tự của cột trái nhất trong vùng reference =COLUMN(reference) =COLUMN(C4:C12) 3 3 COLUMNS() Trả về số cột có trong vùng array =OLUMNS(array) =COLUMNS(C4:F12) 4 4 ROW() Trả về số thứ tự của hàng trên cùng trong vùng reference =ROW(reference) =ROW(C4:C12) 4 5 ROWS() Trả về số hàng có trong vùng array = ROWS(array) =ROWS(C4:F12) 9
  • 11. Bài 2: Một số hàm trong excel ACC201_Bai 2_v1.0011103225 27 TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp – Thí dụ Kết quả 6 HLOOKUP () Dò tìm lookup_value trên hàng đầu tiên của Table_Array và tham chiếu trị tương ứng ở hàng row_index_num. =LOOKUP(Lokup_value,Table_array,Row_index_num, {range_lookup}) Range_lookup = 1 hoặc True: Danh sách xếp tăng dần. Range_lookup = 0 hoặc False: Danh sách không cần thứ tự. =HLOOKUP("SGN",{"CLN","GDH","SGN";12,24,36},2) 36 7 INDEX() Chọn một vị trí trong mảng thông qua chỉ số hàng cột = INDEX(array, row_num, column_num)  Array: là một dãy ô hay một hằng mảng  Row_num: là số chỉ dòng của giá trị trong mảng cần trả về. Nếu bỏ qua row_num thì buộc phải có column_num  Column_num: là số chỉ cột của giá trị trong mảng cần trả về. Nếu bỏ qua column_num thì buộc phải có row_num = INDEX(CLN,GDH,SGN;12,24,36),2,3) 36 8 VLOOKUP () Tìm giá trị lookup_value trong cột trái nhất của bảng table_array theo chuẩn dò tìm range_lookup, trả về trị tương ứng trong cột thứ col_index_num (nếu tìm thấy).  range_lookup = 1 (default ): o Tìm tương đối, danh sách phải sắp xếp theo thứ tự tăng dần. o Nếu tìm không thấy sẽ trả về giá trị lớn nhất nhưng nhỏ hơn lookup_value.  range_lookup = 0: o Tìm chính xác, danh sách không cần sắp xếp thứ tự. o Nếu tìm không thấy sẽ trả về lỗi #N/A. =VLOOKUP (lookup_value, table_array, col_index_num,range_lookup) =VLOOKUP("SGN",{"CLN",12,"GDH",24,"SGN",36},2) 12 9 MATCH() Lookup_value: là giá trị dùng để dò tìm, lookup_value có thể là một số, một chuỗi, một giá trị lôgic hay một tham chiếu. – Lookup_array: là vùng dò tìm, có thể là một cột hoặc một dòng, hoặc một mảng các giá trị. – Match_type: là tùy chọn để xác định kiểu dò tìm. Có 3 tùy chọn là –1,0,1: match_type = 0: Hàm sẽ dò tìm chính xác giá trị lookup_value trong lookup_array, nếu không tìm thấy hàm sẽ báo lỗi #N/A. match_type = 1(hoặc để trống): Hàm sẽ dò tìm giá trị lớn nhất trong lookup_array mà có giá trị <= giá trị của lookup_value. Trường hợp này, các phấn tử trong lookup_array phải được sắp xếp từ nhỏ đến lớn (..–2,–1,0,1,2… A,B,C..Z…False, True), match_type = –1: Hàm sẽ dò tìm giá trị nhỏ nhất trong lookup_array mà có giá trị >= giá trị của lookup_value. Trường hợp này, các phần tử trong lookup_array phải được sắp xếp từ lớn đến nhỏ (True, False, Z…A,..2,1,0,–1,–2..). = MATCH(lookup_value,lookup_array,match_type) =MATCH(3,{1,2,3,5},1) 3
  • 12. Bài 2: Một số hàm trong excel 28 ACC201_Bai 2_v1.0011103225 2.11. Các hàm tài chính TT Tên Ý nghĩa–Cú pháp – Thí dụ Kết quả 1 RATE() Tính lãi suất của mỗi kỳ của một khoản vay. RATE(nper,pmt,pv,fv,type) = RATE(1,0,100,–110) 10% 2 FV() Trị giá tương lai của tiền đầu tư = FV(rate, nper, pmt, pv, type) =FV(10%,1,,–100) =FV(10%,1,,–100,1) =FV(10%,1,–10,–100) =FV(10%,1,–10,–100,1) 110 110 120 121 3 DDB() Trả về giá trị khấu hao của một tài khoản cho một thời gian nhất định bằng cách dùng phương pháp kế toán giảm gấp đôi (Khấu hao với kết số giảm nhanh kép) =DDB(Cost, Salvage, Life,Period, Factor) =DDB(1000000,100000,6,1) 333.333 4 IRR() Nội suất thu hồi vốn của một dòng ngân lưu = IRR(value, guess) = IRR({–1500,400,500,700}) 3% 5 PV() Trị giá hiện tại của tiền đầu tư = PV(rate, nper, pmt, fv, type) =PV(10%,3,20,100) –124.87 6 NPV() Giá trị hiện tại thuần của một dòng ngân lưu. Hàm này dùng để đưa dòng ngân lưu bắt đầu từ năm 1 trở đi về năm 0. =NPV (rate, value1, value2, …) =NPV(10%,{400,500,700}) 1302.78 7 PMT() Chi trả định kỳ một khoản không đổi =PMT(rate, nper, pv, fv, type) =PMT(10%,3,–1500,0) =PMT(10%,3,–1500,0,1) =PMT(10%,1,–1500,0,1) 603.17 548.34 1500 8 SLN() Khấu hao tài sản theo đường thẳng =SLN(cost,salvage,life) = SLN(10000,2000,10) 800 9 SYD() Khấu hao tài sản theo chỉ số tổng năm =SYD(cost,salvage,life,per) = SYD(10000,1000,5,1) 3000 Chú ý Tiền bỏ ra là số âm (–), tiền nhận vào là số dương (+) Ý nghĩa của các thông số có trong các hàm:  RATE()  Nper: Tổng số thời đoạn chi trả theo định kỳ hay hàng năm cho dự án đi vay.
  • 13. Bài 2: Một số hàm trong excel ACC201_Bai 2_v1.0011103225 29  Pmt: Khoản chi trả đều ở mỗi thời đoạn, nếu bỏ trống là bằng không.  Pv: Giá trị tiền hiện tại nhận được khi vay.  Fv: Giá trị tiền phải trả ở tương lai.  Type: Cách tính cho khoản vay đều PMT, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là chi trả đều vào cuối năm.  FV()  Rate: Suất chiết khấu.  Nper: Tổng số thời đoạn phải trả theo hàng năm.  Pmt: Khoản chi trả đều ở mỗi thời đoạn, nếu bỏ trống là bằng không.  Pv: Giá trị tiền hiện tại nhận được khi vay, nếu bỏ trống là bằng không.  Type: Cách tính cho khoản vay đều PMT, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là chi trả đều vào cuối năm.  DDB()  Cost: Giá trị ban đầu.  Salvage: Giá trị còn lại.  Life: Tuổi thọ của thiết bị.  Period: Số thời đoạn tính khấu hao.  Factor: Hệ số tính khấu hao(kép), nếu bỏ trống là bằng 2.  IRR()  Values: Các giá trị của dòng tiền.  Guess: Giá trị suy đoán, nếu bỏ trống là bằng 2.  PV()  Rate: Suất chiết khấu.  Nper: Tổng số thời đoạn phải trả tính theo hàng năm.  Pmt: Khoản chi trả đều ở mỗi thời đoạn, nếu bỏ trống là bằng 2.  Fv: Giá trị tương lai có được.  Type: Cách tính cho khoản vay đều PMT, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là chi trả đều vào cuối năm.  NPV()  Rate: Suất chiết khấu cho toàn dòng tiền.  Value1: Các giá trị của dòng tiền.  Value2…: Bỏ trống nếu dòng tiền không quá 30 thời đoạn.  PMT()  Rate: Suất chiết khấu.  Nper: Tổng số thời đoạn phải trả theo hàng năm.  Pv: Giá trị tiền hiện tại tiền vay được.
  • 14. Bài 2: Một số hàm trong excel 30 ACC201_Bai 2_v1.0011103225  Fv: Giá trị tương lai còn lại chưa trả, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là đã trả hết tiền vay.  Type: Cách tính cho khoản trả đều PMT, nếu bỏ trống là bằng không, nghĩa là chi trả đều vào cuối năm.  SLN()  Cost: Giá trị ban đầu của tài sản.  Salvage: Giá trị còn lại của tài sản, nếu bỏ trống là bằng không.  Life: Số thời đoạn tài sản được tính khấu hao.  SYD()  Cost: Giá trị ban đầu của tài sản.  Salvage: Giá trị còn lại của tài sản, nếu bỏ trống là bằng không.  Life: Số thời đoạn tài sản được tính khấu hao.  Per: Thời đoạn tính khấu hao. 2.12. Các hàm thông tin TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp 1 CELL () Lấy thông tin về định dạng, vị trí hay nội dung của ô ở góc trên bên trái trong một tham chiếu. info_type: Đối này chứa một trong những chức năng và những chức năng này được viết dưới dạng Text (nằm giữa hai dấu nháy kép), hay tham chiếu ô chứa chức năng. =CELL (Info_type, Reference) 2 ERROR.TYPE () Trả về một con số tương ứng với một trong các trị lỗi trong Excel hoặc trả về #NA! nếu không có lỗi. Error_val: Là giá trị lỗi. =ERROR.TYPE (Error_val) 3 INFO () Trả về thông tin của môi trường hoạt động lúc đang làm việc với MS Excel. Info_text: Là chuỗi văn bản xác định thông tin cần chọn hay là tham chiếu ô chứa chuỗi. =INFO (Info_text) 4 ISBLANK () Xác định xem liệu có ô trống trong dãy ô muốn kiểm tra hay không. Kết quả trả về của hàm là giá trị lôgic nếu tham đến ô trống. Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào hay tham chiếu ô. =ISBLANK (Value) 5 ISERROR () Hàm này kiểm tra để tìm lỗi trong Excel bất kỳ. Trả về một giá trị lôgic TRUE hoặc FALSE. Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào hay tham chiếu ô. = ISERROR (Value) 6 ISNONTEXT () Kiểm tra giá trị không phải là chuỗi. Nếu là chuỗi trả về giá trị FALSE, ngược lại không phải thì trả về TRUE. Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào hay tham chiếu ô. = ISNONTEXT (Value)
  • 15. Bài 2: Một số hàm trong excel ACC201_Bai 2_v1.0011103225 31 TT Tên hàm Ý nghĩa – Cú pháp 7 ISNUMBER () Kiểm tra giá trị có phải là số hay không? Nếu phải thì trả về TRUE, ngược lại trả về giá trị FALSE. Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào hay tham chiếu ô. = ISNUMBER (Value) 8 ISTEXT () Kiểm tra để tìm chuỗi và trả về giá trị TRUE nếu đúng, ngược lại là FALSE. Value: Là một giá trị, giá trị này có thể là: nội dung bất kỳ được nhập vào hay tham chiếu ô. = ISTEXT (Value) 9 IS... () Gồm các hàm: ISBLANK, ISERR, ISERROR, ISLOGICAL, ISNA, ISNONTEXT, ISNUMBER, ISREF, ISTEXT. Dùng để kiểm tra dữ liệu trong Excel, tất cả đều trả về giá trị TRUE nếu kiểm tra thấy đúng và FALSE nếu kiểm tra thấy sai về loại của giá trị cần tra cứu. = IS... (Value) 10 ISEVEN () Trả về TRUE nếu number là số chẵn, FALSE nếu number là số lẻ. = ISEVEN (Number) 11 ISODD () Trả về TRUE nếu number là số lẻ, FALSE nếu number là số chẵn. =ISODD (Number) 12 N() Chuyển đổi một giá trị thành một số. Value: Là một giá trị muốn đổi sang số. Bảng dưới đây liệt kê kết quả trả về của hàm N: Giá trị Kết quả Giá trị số Chính số đó Ngày Số xê-ri TRUE 1 Các giá trị khác 0 =N(Value) 13 NA () Dùng để tạo lỗi #N/A! để đánh dấu các ô rỗng nhằm tránh những vấn đề không định trước khi dùng một số hàm của Excel. Khi hàm tham chiếu tới các ô được đánh dấu, sẽ trả về lỗi #N/A! =NA (Value) 14 TYPE () Trả về loại của giá trị cần tra cứu. Value: Có thể là trị số, chuỗi, giá trị lôgic, giá trị lỗi và mảng. Hàm Type trả về một trong các kết quả sau đây: Giá trị Kết quả Trị số 1 Chuỗi 2 Giá trị lôgic 4 Giá trị lỗi 16 Mảng 64 =TYPE (Value)
  • 16. Bài 2: Một số hàm trong excel 32 ACC201_Bai 2_v1.0011103225 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài học đã trình bầy về các vấn đề liên quan tới hàm trong Excel.Sinh viên cần nắm những phần chính của bài là:  Các đặc điểm và cách nhập hàm trong Excel.  Cách sử dụng một số hàm cơ bản:  Các hàm toán học và lượng giác (Math & Trig)  Các hàm ngày giờ (Date & Time)  Các hàm thống kê  Các hàm ký tự  Các hàm cơ sở dữ liệu  Các hàm lôgic  Các hàm tìm kiếm và tham chiếu (Lookup & Reference)  Các hàm tài chính  Các hàm thông tin
  • 17. Bài 2: Một số hàm trong excel ACC201_Bai 2_v1.0011103225 33 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hàm trong Excel là gì? 2. Cú pháp chung của hàm trong Excel như thế nào? 3. Các hàm thông dụng của nhóm hàm Toán học và lượng giác gồm những hàm nào? 4. Hàm RANK() trong nhóm các hàm thống kê dùng để làm gì? 5. Muốn chuyển một chuỗi văn bản từ chữ thường sang chữ hoa thì dùng hàm nào? 6. Bạn hãy đưa ra 5 hàm tài chính và cho ví dụ để sử dụng những hàm đó. 7. Bạn hãy so sánh sự khác nhau giữa hàm HLOOKUP() và VLOOKUP() trong nhóm các hàm tìm kiếm và tham chiếu. 8. Bạn có gặp khó khăn khi sử dụng hàm trong Excel không? Nếu có thì đó là những khó khăn gì? 9. Bạn nêu một vài phím tắt sử dụng hàm thường được sử dụng trong Excel? 10. Trong Excel có những nhóm hàm nào? BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 2.1: Cho bảng điểm như sau: STT HỌ TÊN TOÁN LÝ HÓA TỔNG ĐIỂM ĐỖ/TRƯỢT XẾP THỨ 1 Nguyễn Văn An 4 3 5 2 Trần Văn An 6 7 8 3 Lê Thi Thơm 7 7 5 4 Nguyễn Văn Sơn 7 3 4 5 Trần Văn Long 6 6 9 6 Vũ Thị Hạnh 4 7 2 7 Đoàn Xuân Phú 6 5 5 Tổng điểm cao nhất Tổng điểm thấp nhất Số lượng đỗ: 1. Tính tổng điểm, tổng điểm cao nhất và tổng điểm thấp nhất của mỗi sinh viên. Xếp thứ tự sinh viên. 2. Dựa vào bảng số liệu trên hãy cho biết sinh viên nào trượt, sinh viên nào đỗ. Biết rằng nếu tổng ba điểm toán, lý và hóa nhỏ hơn 15 thì là trượt ngược lại là đỗ. 3. Từ kết quả của câu 2 đưa ra số lượng sinh viên thi đỗ.
  • 18. Bài 2: Một số hàm trong excel 34 ACC201_Bai 2_v1.0011103225 Bài 2.2: CỬA HÀNG MẶT HÀNG GIÁ TRỊ CH1 Gạo 45 CH2 Xăng dầu 65 CH3 Bia rượu 90 CH4 Gạo 75 CH5 Bia rượu 60 CH6 Xăng dầu 90 CH7 Gạo 43 CH8 Xăng dầu 77 CH9 Quần áo 80 Tổng gạo: Tính tổng lượng gạo có trong bảng số liệu. Bài 2.3: Cho bảng sau: STT TÊN PHÁI NĂM SINH TOÁN VĂN ANH NGỮ ĐIỂM THÊM ĐIỂM TB ĐIỂM KQ 1 LÂM NAM 68 10.0 8.0 9.0 2 HÀ NAM 68 8.0 8.5 9.0 3 HIỆP NAM 70 9.0 8.0 7.0 4 THẢO NỮ 66 10.0 4.0 7.0 5 MINH NAM 60 9.0 5.0 6.0 6 HƯƠNG NỮ 74 6.0 6.0 8.0 7 LINH NAM 74 7.5 5.0 6.0 8 NAM NAM 71 3.0 9.0 7.0 9 DIỄM NỮ 69 4.0 5.0 5.5 10 HẠNH NỮ 74 4.0 4.5 6.0 11 NGA NỮ 74 4.5 6.0 4.0 12 KHOA NAM 73 3.0 5.0 5.0 13 SƠN NỮ 72 4.0 3.0 5.0 Tính điểm thêm cho mỗi người theo quy tắc: Chỉ xét những người có năm sinh lớn hơn 72, nữ sẽ được cộng 0.5 điểm còn nam được cộng 0.75 điểm Tính điểm trung bình theo cách: ((điểm toán) * 3 + (điểm văn) + (điểm anh ngữ) * 2 ) : 6 Tính điểm kết quả theo quy tắc:
  • 19. Bài 2: Một số hàm trong excel ACC201_Bai 2_v1.0011103225 35  Nếu điểm trung bình lớn hơn hoặc bằng 5 thì lấy điểm trung bình là điểm kết quả.  Nếu điểm trung bình nhỏ hơn 5 thì xét:  Nếu tổng điểm trung bình và điểm thêm lớn hơn 5 thì lấy điểm kết quả là 5.  Nếu tổng điểm trung bình và điểm thêm nhỏ hơn hoặc bằng 5 thì lấy điểm kết quả sẽ bằng điểm trung bình cộng điểm thêm. Bài 2.4: Cho bảng dữ liệu 1 và 2 như sau: Bảng 1 STT MÃ C.TỪ NGÀY NHẬP TÊN HÀNG SỐ LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN THUẾ ĐỘC HẠI TỔNG CỘNG 1 bl01 10/31/2007 Sữa bột 50 2 bl02 11/2/2007 Thuốc lá 100 3 bl01 11/2/2007 Sữa bột 125 4 bl07 11/17/2007 Đường 47 5 bl01 11/18/2007 Sữa bột 50 6 bl07 11/23/2007 Đường 60 7 bl01 11/26/2007 Sữa bột 65 8 bl07 11/19/2007 Đường 80 9 bl04 11/20/2007 Rượu 90 10 bl05 11/20/2007 Bột ngọt 120 11 bl01 11/22/2007 Sữa bột 48 Bảng 2: BẢNG ĐƠN GIÁ MÃ CHỨNG TỪ TÊN HÀNG ĐƠN GIÁ ĐỘC HẠI bl01 Sữa bột 25000 bl02 Thuốc lá 10000 X bl07 Đường 4500 bl04 Rượu 15000 X bl05 Bột ngọt 20000 X Chú thích: Mã chứng từ: MÃ C.Từ Kết hợp với dữ liệu bảng 2 để tính: 1. Đơn giá của các mặt hàng trong bảng 1. 2. Thành tiền sẽ bằng tích số lượng mỗi mặt hàng với đơn giá tương ứng. 3. Thuế độc hại chỉ tính đối với những mặt hàng có đánh dấu X ở cột “ ĐỘC HẠI ” trong bảng 2. Được tính theo quy tắc : (thành tiền)* 5 /100. 4. Tổng cộng sẽ bằng thành tiền cộng với thuế độc hại.
  • 20. Bài 2: Một số hàm trong excel 36 ACC201_Bai 2_v1.0011103225 Bài 2.5: Cho bảng Thông tin phòng và bảng Biểu giá. THÔNG TIN PHÒNG STT HỌ VÀ TÊN LOẠI PHÒNG NGÀY ĐẾN NGÀY ĐI THÀNH TIỀN SỐ TUẦN SỐ NGÀY LẺ ĐƠN GIÁ TUẦN ĐƠN GIÁ NGÀY TIỀN TUẦN TIỀN NGÀY LẺ 1 LÝ SƠN l3.1 5/8/2007 5/21/2007 2 ĐÀO HÙNG l2.2 5/21/2007 6/9/2007 3 VŨ THANH l1.2 5/10/2007 6/17/2007 4 NGUYỄN LAN l1.1 5/24/2007 6/5/2007 5 TRẦN LỆ l1.1 5/21/2007 6/7/2007 6 PHẠM VŨ l1.2 5/11/2007 5/25/2007 7 TRẦN QUÍ l3.2 5/22/2007 6/4/2007 8 HỒNG HƯƠNG l3.1 5/22/2007 6/14/2007 9 DƯƠNG ANH l3.3 5/24/2007 6/16/2007 10 VÕ TRUNG l4.1 5/26/2007 6/16/2007 BIỂU GIÁ LOẠI PHÒNG TUẦN NGÀY l1 55 9 l2 50 8 l3 45 8 l4 42 7 1. Tính số tuần và số ngày lẻ. 2. Tính đơn giá tuần và đơn giá ngày. 3. Tính tiền tuần và tiền ngày lẻ theo quy tắc  Tiền tuần bằng số tuần nhân đơn giá tuần.  Tiền ngày lẻ bằng số ngày nhân đơn giá ngày. 4. Hỏi thành tiền là bao nhiêu? Biết rằng thành tiền là tổng của tiền tuần với tiền ngày.
  • 21. Bài 2: Một số hàm trong excel ACC201_Bai 2_v1.0011103225 37 Bài 2.6: Cho bảng kê bán hàng và bảng giá BẢNG KÊ BÁN HÀNG MÃ HÀNG TÊN HÀNG LOẠI GIÁ SỐ LƯỢNG NGÀY THUÊ NGÀY TRẢ SỐ NGÀY THUÊ TIỀN THUÊ b01 1 200 250 1/4/2007 1/15/2007 g02 2 140 200 1/14/2007 1/30/2007 g01 1 150 150 1/17/2007 2/5/2007 b01 1 200 250 1/19/2007 2/2/2007 k01 1 120 320 1/24/2007 7/7/2007 TỔNG CỘNG BẢNG GIÁ MÃ HÀNG TÊN HÀNG GIÁ LOẠI 1 GIÁ LOẠI 2 b Bếp 200 180 g Ga 150 140 k Khăn 120 100 1. Cho biết tên hàng và số ngày thuê trong BẢNG KÊ BÁN HÀNG. Biết rằng số ngày thuê được tính: Lấy số ngày trả trừ đi số ngày thuê. 2. Cho biết tiền thuê là bao nhiều và được tính theo quy cách: Tính giá trị a = (số lượng) * (số giá) * (số ngày thuê)  Nếu số lượng mặt hàng lớn hơn 200 thì tiền thuế sẽ là: a – a * 90%.  Nếu số lượng mặt hàng nhỏ hoặc bằng hơn 200 thì tiền thuế sẽ là: a. Bài 2.7 STT CHỦ HỘ HÌNH THỨC SỬ DỤNG CHỈ SỐ TRƯỚC CHỈ SỐ SAU ĐIỆN TIÊU THỤ TIỀN ĐIỆN TIỀN CÔNG TƠ TỔNG SỐ TIỀN 1 Trần Hữu Long sản xuất 0 500 500 5000 50000 55000 2 Trần Văn Bình kinh doanh 0 200 200 2000 30000 32000 3 Bạch Tuấn Vũ tiêu dùng 0 150 150 1500 10000 11500 4 Bùi Văn Tú sản xuất 0 600 600 5000 50000 55000 5 Hà Văn Anh tiêu dùng 0 101 101 1500 10000 11500 6 Lê Thị Hạnh tiêu dùng 0 50 50 1500 10000 11500 7 Đinh Văn Hải kinh doanh 0 300 300 2000 30000 32000
  • 22. Bài 2: Một số hàm trong excel 38 ACC201_Bai 2_v1.0011103225 LOẠI SỐ HỘ TIỀN Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Biết rằng: 1. Tiền công tơ tính như sau: Hộ sản xuất: 50000 đồng/tháng. Hộ kinh doanh: 30000 đồng/tháng. Hộ tiêu dùng: 10000 đồng/tháng. 2. Giá điện Hộ sản xuất: 5000 đồng/số. Hộ kinh doanh: 2000 đồng/số. Hộ tiêu dùng: 1500 đồng/số. Câu hỏi: Thống kê số hộ, số tiền theo hình thức sử dụng.