SlideShare a Scribd company logo
1 of 38
Download to read offline
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 39
0
Nội dung
 Những vấn đề chung về tài sản cố định.
 Chứng từ và sổ sách kế toán TSCĐ.
 Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản
cố định.
 Kế toán hao mòn tài sản cố định.
 Kế toán sửa chữa tài sản cố định.
Hướng dẫn học Mục tiêu
Bài học này sẽ hướng dẫn học viên cách
xác định nguyên giá TSCĐ và phương
pháp kế toán TSCĐ; hao mòn TSCĐ và
sửa chữa TSCĐ trong đơn vị HCSN.
Thời lượng học
8 tiết
Sau khi học bài này, học viên có thể:
 Nắm được yêu cầu và nhiệm vụ kế toán
TSCĐ trong đơn vị HCSN.
 Nắm được quy định về kế toán TSCĐ
trong đơn vị HCSN.
 Cách tính nguyên giá TSCĐ.
 Phương pháp hạch toán chi tiết và tổng
hợp TSCĐ trong đơn vị HCSN.
 Phương pháp hạch toán khấu hao và sửa
chữa TSCĐ trong đơn vị HCSN.
BÀI 3: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
40 v1.0
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Tình huống dẫn nhập
Trường học nơi anh Dũng làm việc đang tiến hành 2 công việc sau:
 Xây dựng một giảng đường, lấy kinh phí từ nguồn kinh phí sự
nghiệp, theo phương thức thuê ngoài;
 Sửa chữa nhà ăn sinh viên, lấy kinh phí từ quĩ phúc lợi theo
phương thức tự sửa chữa.
Câu hỏi
1. Anh Dũng sẽ phải làm gì với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến xây dựng và sửa chữa
TSCĐ trên?
2. Các quy định về hạch toán và quản lý TSCĐ trong đơn vị anh Dũng nói riêng và trong đơn
vị HCSN nói chung như thế nào?
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 41
3.1. Những vấn đề chung về tài sản cố định
3.1.1. Khái niệm tài sản cố định
TSCÐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Theo quy định hiện
hành, những tài sản sử dụng cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị HCSN
thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau được coi là TSCÐ:
 Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên;
 Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
Đối với các TSCĐ sử dụng trong SXKD của đơn vị HCSN, tiêu chuẩn về giá trị và
thời gian được quy định như trong các doanh nghiệp.
Trong một số trường hợp đặc biệt, có những tài sản ở đơn vị hành chính sự nghiệp
không đủ hai tiêu chuẩn trên nhưng vẫn được xếp vào TSCĐ như các bộ sách quý về
chuyên môn, khoa học, lịch sử… ở các viện nghiên cứu, thư viện, bảo tàng; các di vật
lịch sử, các kỷ vật, lưu niệm… có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao v.v...
Các tư liệu lao động sau đây dù có đủ tiêu chuẩn về giá trị nhưng dễ hỏng, dễ vỡ nên
không coi là TSCĐ: Các dụng cụ bằng thuỷ tinh, sành sứ… (trừ các dụng cụ thí
nghiệm, nghiên cứu khoa học).
Ngoài ra còn có các TSCĐ vô giá, bao gồm các tài sản đặc biệt, không thể đánh giá
được bằng giá trị nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật (các cổ vật, các
bộ sách cổ, hiện vật trong các bảo tàng…).
3.1.2. Phân loại tài sản cố định
3.1.2.1. Theo hình thái vật chất
TSCÐ được phân loại thành TSCÐ hữu hình và TSCÐ vô hình.
 TSCĐ hữu hình là TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, có kết cấu độc lập, hoặc là
một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực
hiện một hay một số chức năng nhất định. TSCĐ hữu hình bao gồm:
o Nhà cửa: Nhà làm việc, nhà hát, nhà bảo tàng, cung văn hoá, nhà luyện tập sức
khoẻ và thi đấu thể thao, phòng nghiên cứu thí nghiệm, thực hành, lớp học,
giảng đường, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà để khám chữa bệnh và điều trị cho
bệnh nhân, nhà nghỉ, nhà an dưỡng, hội trường, nhà để xe…
o Vật kiến trúc: giếng khoan, sân bóng rổ, bể nước, bể bơi, tường rào, hệ thống
cấp thoát nước, đê đập, đường xá, cầu cống (do đơn vị đầu tư xây dựng)…
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
42 v1.0
o Máy móc, thiết bị dùng cho công tác chuyên môn, cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh, phục vụ cho nhu cầu phúc lợi của đơn vị.
o Phương tiện vận tải, truyền dẫn như: ô tô, xe máy, tàu thuyền,… các thiết bị
truyền dẫn thông tin.
o Thiết bị, dụng cụ quản lý sử dụng trong công tác quản lý và văn phòng: máy
tính, máy chữ, tủ lạnh, thiết bị, dụng cụ đo lường…
o Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: phản ánh giá trị các loại TSCĐ
là cơ thể sống, cây lâu năm, súc vật làm việc và súc vật cho sản phẩm, vườn
cây cảnh, súc vật cảnh…
o TSCĐ khác gồm các loại TSCĐ hữu hình khác chưa được quy định ở trên, chủ
yếu là TSCĐ mang tính đặc thù như tác phẩm nghệ thuật, sách, báo khoa học,
kỹ thuật trong các thư viện và sách phục vụ
chuyên môn, các vật trưng bày trong các
bảo tàng…
 TSCÐ vô hình là những tài sản của đơn vị nếu
thoả mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn của TSCĐ
nhưng không có hình thái vật chất. TSCÐ vô
hình bao gồm: giá trị quyền sử dụng đất, bằng
phát minh sáng chế, phần mềm máy vi tính, bản
quyền tác giả…
3.1.2.2. Theo mục đích sử dụng
Tài sản cố định được phân thành:
 TSCĐ dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp.
 TSCĐ dùng cho hoạt động chương trình, dự án, đề tài.
 TSCĐ chuyên dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
 TSCĐ dùng vào mục đích phúc lợi.
3.1.3. Xác định nguyên giá tài sản cố định
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để có được TSCĐ tính đến
thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tuỳ theo nguồn hình thành
mà nguyên giá TSCĐ được xác định khác nhau.
3.1.3.1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình
Đối với TSCĐ hữu hình, nguyên giá được xác định cho
từng trường hợp cụ thể như sau:
 TSCĐ mua sắm (kể cả TSCĐ mua mới và TSCĐ
mua đã qua sử dụng), nguyên giá TSCĐ bao gồm:
o Giá mua ghi trên hoá đơn (bao gồm cả thuế
GTGT).
o Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử,
chi phí sửa chữa, cải tạo nâng cấp,… cho đến
khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 43
o Thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
o Trừ (–) các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng (nếu có).
Đối với TSCĐ mua về dùng cho sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì nguyên giá không bao gồm thuế GTGT
đầu vào.
 TSCĐ do xây dựng mới hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng:
Nguyên giá TSCĐ là giá trị công trình bàn giao
theo quyết toán đã được duyệt quy định tại chế
độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành,
các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ
(nếu có).
Đối với TSCĐ là súc vật làm việc, súc vật cảnh
và cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên
giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế, hợp pháp đã chi ra cho con súc vật, mảnh
vườn cây đó từ lúc hình thành cho tới khi đưa vào khai thác, sử dụng và các chi
phí khác có liên quan, lệ phí trước bạ (nếu có).
 TSCĐ được cấp hoặc được điều chuyển đến:
Nguyên giá TSCĐ là giá trị ghi trong “Biên bản giao nhận TSCĐ” của đơn vị có
tài sản cấp hoặc theo giá đánh giá của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí sửa
chữa, nâng cấp, lắp đặt, chạy thử và lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận tài sản
phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
 TSCĐ được viện trợ, được tài trợ, biếu, tặng…:
Nguyên giá TSCĐ là giá được cơ quan tài chính tính để ghi thu, ghi chi ngân sách
hoặc giá trị theo giá đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí
sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử và lệ
phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
 Nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước là giá khôi
phục áp dụng trong kỳ kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ.
 Các tài sản đặc biệt (tài sản vô giá):
Nguyên giá TSCĐ là giá quy ước làm căn cứ ghi sổ kế toán nhưng không cộng vào
tổng giá trị TSCĐ của đơn vị. Giá quy ước được xác định trên cơ sở giá thị trường
hoặc giá trị các tài sản tương đương.
3.1.3.2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình
Đối với TSCĐ vô hình, nguyên giá được xác định cho từng loại cụ thể như sau:
 TSCĐ là giá trị quyền sử dụng đất: Nguyên giá
TSCĐ là giá trị quyền sử dụng đất do Nhà nước
giao cho đơn vị quản lý và sử dụng, tính theo
khung giá đất quy định của từng địa phương và
toàn bộ chi phí thực tế hợp lý đã chi ra liên quan
trực tiếp đến đất được sử dụng hoặc là giá trị
chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
44 v1.0
 Bằng phát minh sáng chế: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí đơn vị phải trả cho
công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế
hoặc đơn vị mua lại bản quyền bằng sáng chế của các tổ chức, cá nhân trong nước
và quốc tế.
 Bản quyền tác giả: Nguyên giá TSCĐ là số tiền thù lao phải trả cho tác giả và được
Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành, bán tác phẩm của mình.
 Phần mềm máy vi tính: Nguyên giá TSCĐ là số chi phí thực tế phải trả để thuê lập
trình hoặc mua phần mềm máy vi tính theo các chương trình của đơn vị khi thực
hiện ghi chép, quản lý bằng máy vi tính.
Nguyên giá TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hợp:
 Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước.
 Xây lắp, trang bị thêm vào TSCĐ hiện có.
 Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực hoạt động và kéo dài thời gian sử dụng của
TSCĐ.
 Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ.
Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều phải lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”, thực
hiện đúng và đầy đủ các thủ tục theo quy định của Nhà nước, lập và hoàn chỉnh hồ sơ
TSCĐ về mặt kế toán.
3.2. Kế toán chi tiết
Mọi TSCĐ trong đơn vị phải có bộ hồ sơ
riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận
TSCĐ, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác
có liên quan).
 Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu C50 – HD)
 Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu C51 – HD)
 Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu C52 – HD)
 Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu C53 – HD)
 Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu C54 – HD)
 Sổ TSCĐ (Mẫu S31 – H)
 Sổ theo dõi TSCĐ và dụng cụ tại nơi sử dụng (Mẫu S32 – H)
 Sổ chi tiết các tài khoản (Mẫu S33 – H)
CHÚ Ý
Mẫu chứng từ và sổ sách kế toán liên quan tới TSCĐ được Ban hành theo Quyết định
số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 45
Đơn vị:...............................
Bộ phận:............................
Mã đơn vị SDNS:...............
Mẫu số C50–HD
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày.......tháng......năm......
Căn cứ Quyết định số:............ngày...............tháng...........năm............của....................................................
..........................................................................về việc bàn giao TSCĐ.
Bàn giao nhận TSCĐ gồm:
– Ông (bà).....................................................Chức vụ….........................................................Đại diện bên giao
– Ông (bà).....................................................Chức vụ............................................................Đại diện bên nhận
– Ông (bà).....................................................Chức vụ............................................................Đại diện..............
Địa điểm giao nhận TSCĐ.................................................................................................................................
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau:
Tính nguyên giá tài sản cố định
Stt
Tên, ký
hiệu
quy cách
(cấp,
hạng
TSCĐ)
Số
hiệu
TSCĐ
Nước
sản
xuất
(XD)
Năm
sản
xuất
Năm
đưa
vào
SD
Công
suất
(Diện
tích
TK)
Giá
mua
(Z SX)
Chi
phí
vận
chuyển
Chi
phí
chạy
thử
...
Nguyên
giá
TSCĐ
Tài
liệu kỹ
thuật
kèm
theo
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 E
Cộng x x x x x x
DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO
Số TT Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Trị giá
A B C 1 2
Thủ trưởng đơn vị
bên nhận
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
bên nhận
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Người giao
(Ký, họ tên)
Số.........................
Nợ........................
Có..................
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
46 v1.0
Đơn vị:.............................
Bộ phận:..........................
Mã đơn vị SDNS: .............
Mẫu số C51–HD
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Ngày.......tháng......năm.......
Căn cứ Quyết định số:...............ngày.............tháng...........năm.............của.............................
....................................................................................về việc thanh lý tài sản cố định.
I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:
Ông (bà)................................Chức vụ......................Đại diện....................................Trưởng Ban
Ông (bà)................................Chức vụ......................Đại diện..........................................Uỷ viên
Ông (bà)................................Chức vụ......................Đại diện..........................................Uỷ viên
II. Tiến hành thanh lý TSCĐ:
Tên, ký hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ.....................................................................................
Số hiệu TSCĐ............................................................................................................................
Nước sản xuất (xây dựng) .........................................................................................................
Năm sản xuất ...........................................................................................................................
Năm đưa vào sử dụng.............................Số thẻ TSCĐ ...............................................................
Nguyên giá TSCĐ .....................................................................................................................
Trị giá hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý...........................................................................
Trị giá còn lại của TSCĐ ............................................................................................................
III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ngày........tháng.......năm..........
Trưởng ban thanh lý
(Ký, họ tên)
IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:
– Chi phí thanh lý TSCĐ ...................... (viết bằng chữ) ..............................................................
– Trị giá thu hồi ................................. (viết bằng chữ) ..............................................................
– Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày.................tháng.................năm......................................................
Ngày.....tháng.......năm..............
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên)
Số.................
Nợ................
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 47
Đơn vị:............................
Bộ phận:.........................
Mã đơn vị SDNS: ...........
Mẫu số C52–HD
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ
Ngày.........tháng.........năm........
Căn cứ Quyết định số:................ngày.........tháng.........năm........của..............................................
…………………………………………………về việc đánh giá lại TSCĐ.
Ông, Bà................................................Chức vụ................. Đại diện.......................................Chủ tịch hội đồng
Ông, Bà................................................Chức vụ................. Đại diện......................................................Uỷ viên
Ông, Bà................................................Chức vụ................. Đại diện......................................................Uỷ viên
Đã thực hiện đánh giá lại giá trị các TSCĐ sau đây:
Trị giá đang ghi sổ Chênh lệch
giữa đánh giá
và giá trị còn lạiStt
Tên, mã ký hiệu
quy cách
(Cấp hạng)
TSCĐ
Số hiệu
TSCĐ
Số thẻ
TSCĐ Nguyên
giá
Trị giá
hao mòn
Trị giá
còn lại
Giá
theo giá
đánh lại
Tăng Giảm
A B C D 1 2 3 4 5 6
Cộng x x
Ghi chú: Cột 4 “Trị giá theo đánh giá lại” nếu đánh giá lại cả hao mòn thì cột 4 phải tách ra thành 3 cột
tương tự cột 1, 2, 3.
Uỷ viên/ Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Chủ tịch hội đồng
(Ký, họ tên)
Số.........................
Nợ........................
Có...................
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
48 v1.0
Đơn vị:............................
Bộ phận:.........................
Mã đơn vị SDNS:.............
Mẫu số C53–HD
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TSCĐ
Số:..............
Thời điểm kiểm kê ...............giờ................ngày...............tháng.............năm..............
Ban kiểm kê gồm:
– Ông, Bà.................................Chức vụ.......................Đại diện............................................Trưởng ban
– Ông, Bà.................................Chức vụ.......................Đại diện..................................................Uỷ viên
– Ông, Bà.................................Chức vụ........................Đại diện.................................................Uỷ viên
Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau:
Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch
S
tt
Tên
TSCĐ
Mã số
TSCĐ
Nơi
sử
dụng
Số
lượng
Nguyên
giá
Trị
giá
còn
lại
Số
lượng
Nguyên
giá
Trị
giá
còn
lại
Số
lượng
Nguyên
giá
Trị
giá
còn
lại
Ghi
chú
A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 E
Cộng x x x x x x
Thủ trưởng đơn vị
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trưởng ban kiểm kê
(Ký, họ tên)
Đơn vị:......................................
Bộ phận:...................................
Mã đơn vị SDNS: ......................
Mẫu số C55a – HD
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày
30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG TÍNH HAO MÒN TSCĐ
Năm:……….
Số:…………
STT Loại TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ hao mòn
Số hao mòn tính
vào…
A B 1 2 3
Cộng
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày ….. tháng …… năm …..
Người lập
(Ký, họ tên)
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 49
Đơn vị:............................
Bộ phận:.........................
Mã đơn vị SDNS:.............
Mẫu số C54–HD
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH
Ngày.......tháng......năm......
Căn cứ Quyết định số:................ngày......tháng.......năm......của..............
Chúng tôi gồm:
Bàn giao nhận TSCĐ gồm:
– Ông (bà).....................................................Chức vụ.................................................Đại diện đơn vị sửa chữa
– Ông (bà).....................................................Chức vụ.................................................Đại diện đơn vị có TSCĐ
Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau:
Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ......................................................................................................
Số hiệu TSCĐ..........................................Số thẻ TSCĐ .....................................................................................
Bộ phận quản lý, sử dụng ................................................................................................................................
Thời gian sửa chữa từ ngày.........tháng.......năm.......... đến ........ngày.........tháng.........năm..............................
Các bộ phận sửa chữa gồm có:
Tên bộ phận
sửa chữa
Nội dung (mức độ)
công việc sửa chữa
Giá dự toán
Chi phí
thực tế
Kết quả
kiểm tra
A B 1 2 3
Cộng
Kết luận: .........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Đại diện đơn vị nhận
(Ký, họ tên)
Đại diện đơn vị giao
(Ký, họ tên)
Đơn vị:............................
Bộ phận:.........................
Mã đơn vị SDNS:.............
Mẫu số C55b–HD
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng …… năm……
Số:…………
Nơi sử dụng
Tổng số
Phân bổ
Stt Chỉ tiêu
Tỷ lệ khấu
hao (%) hoặc
thời gian sử
dụng Nguyên
giá
Số
khấu
hao
Sản
phẩm
…
Sản
phẩm
…
Dịch
vụ
A B 1 2 3 4 5 6
1 I. Số khấu hao trích kỳ trước
2 II. Số khấu hao tăng trong kỳ
…
3 III. Số khấu hao giảm trong kỳ
4 IV. Số khấu hao trích kỳ này (I + II – III)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày ….. tháng …… năm …..
Người lập
(Ký, họ tên)
Số.........................
Nợ........................
Có...................
v1.0 1
Bài3:Kếtoántàisảncốđịnh
Bộ:.............................
Đơn vị: ......................
Mẫu số S31 – H
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Năm:...............
Loại tài sản cố định:.............................
Ghi tăng TSCĐ Hao mòn TSCĐ Ghi giảm TSCĐStt
Chứng từ Hao mòn
1 năm
Chứng từ
SH NT
Tên, đặc
điểm, ký
hiệu TSCĐ
Nước
sản
xuất
Năm
đưa vào
sử dụng
ở đơn vị
Số
hiệu
TSCĐ
Nguyên
giá tài sản
cố định
Tỉ lệ % Số tiền
Số hao
mòn các
năm
trước
Năm... Năm... Lũy kế hao mòn đến
khi chuyển sổ hoặc ghi
giảm TSCĐ
SH NT
Lý do
ghi giảm
TSCĐ
Trị giá còn
lại của
TSCĐ
A B C D E F G 1 2 3 4 5 6 7 H I K 8
Cộng x x x
– Sổ này có..... trang, đánh số từ trang 01 đến trang.....
– Ngày mở sổ:.....................................................
Ngày... tháng... năm...
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
50
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 51
Bộ:………….
Đơn vị:….…
Mẫu số S32 – H
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG
Năm:…………
Tên đơn vị, phòng, ban (hoặc người sử dụng):...................................................................................................
Loại CCDC (hoặc nhóm CCDC):..........................................................................................................................
Ghi tăng TSCĐ và CCDC Ghi giảm TSCĐ và CCDC
Chứng từ Chứng từ
Ngày,
tháng
ghi
sổ
Số
hiệu
Ngày,
tháng
Tên
TSCĐ
và
CCDC
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền Số
hiệu
Ngày
tháng
Lý
do
Số
lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
A B C D 1 2 3 4 E F G 5 6 7
– Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang ….
– Ngày mở sổ:…....................…
Ngày … tháng … năm …
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Bộ:…………..........
Đơn vị:….…..........
Mẫu số S33 – H
(Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC
ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
Năm:…………....
Tên TK:…………..Số hiệu:............
Đối tượng:................................
Chứng từ Số phát sinh Số dưNgày,
tháng
ghi sổ
Số
hiệu
Ngày,
tháng
Diễn giải
Nợ Có Nợ Có
Ghi
chú
A B C D 1 2 3 4 E
Số dư đầu kỳ
– Cộng phát sinh tháng
– Số dư cuối tháng
– Cộng luỹ kế từ đầu quý
x x
x
x
x
x
– Sổ này có ............... trang, đánh số từ trang 01 đến trang …............................
– Ngày mở sổ:...................................................................................................
Ngày … tháng … năm …........
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
52 v1.0
3.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định
3.3.1. Tài khoản hạch toán
Để theo dõi tình hình biến động về TSCĐ tại đơn vị kế toán sử dụng các TK chủ yếu
sau: TK 211, TK 213, TK 466.
 TK 211 – Tài sản cố định hữu hình: TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và
biến động TSCĐ hữu hình của đơn vị theo nguyên giá. Nội dung phản ánh và kết
cấu của TK 211 như sau:
Tài khoản 211
SDĐK:
– Mua sắm, do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào
sử dụng.
– Được cấp, được tài trợ, tặng, biếu, viện trợ.
– Xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo, nâng cấp.
– Đánh giá lại, phát hiện thừa….
– Điều chuyển cho đơn vị khác.
– Nhượng bán, thanh lý TSCÐ.
– Tháo dỡ bớt một số bộ phận.
– Đánh giá lại, phát hiện thiếu….
Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở
đơn vị.
TK 211 có 6 tài khoản cấp 2:
TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc.
TK 2112 – Máy móc, thiết bị.
TK 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
TK 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý.
TK 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và
cho sản phẩm.
TK 2118 – TSCĐ khác.
 TK 213 – Tài sản cố định vô hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị TSCÐ
hiện có và biến động TSCĐ vô hình của đơn vị theo nguyên giá. Nội dung phản
ánh và kết cấu của TK 213 như sau:
Tài khoản 213
SDĐK:
Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm
Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở đơn vị.
TK 213 không quy định chi tiết các tài khoản cấp 2, các đơn vị phải hạch toán chi
tiết cho từng đối tượng TSCĐ theo quy định của chế độ tài chính, bao gồm:
o Trị giá quyền sử dụng đất.
o Bằng phát minh sáng chế.
o Bản quyền tác giả.
o Phần mềm máy vi tính.
 TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có và tình hình
biến động của nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của đơn vị. Nội dung phản ánh
và kết cấu của TK 466 như sau:
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 53
Tài khoản 466
– Trị giá hao mòn của TSCĐ hàng năm.
– Trị giá còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng
bán, chuyển giao theo quyết định của cấp có
thẩm quyền, các trường hợp giảm khác.
– Giảm nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (giá
trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp giảm).
SDĐK:
– Trị giá TSCĐ mua sắm, xây dựng cơ bản
hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
– Trị giá TSCĐ nhận của đơn vị khác bàn giao,
được biếu tặng, viện trợ và các trường hợp
tăng khác.
– Tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (giá trị
còn lại) do đánh giá lại (trường hợp tăng).
Dư Có: Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ hiện
có ở đơn vị.
 TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang: Tài khoản này
dùng để phản ánh chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và
tình hình quyết toán công tác mua sắm, sửa chữa lớn
TSCĐ, quyết toán kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản
ở đơn vị.
TK 241 có 3 tài khoản cấp 2:
o TK 2411 – Mua sắm TSCĐ.
o TK 2412 – Xây dựng cơ bản.
o TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ.
Nội dung phản ánh và kết cấu của TK 241:
Tài khoản 241
SDĐK:
– Chi phí thực tế về đầu tư XDCB, mua sắm,
sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh.
– Chi phí đầu tư để cải tạo, nâng cấp TSCĐ.
– Trị giá công trình bị loại bỏ và các khoản
duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán
được duyệt.
– Trị giá các khoản ghi giảm chi phí đầu tư
XDCB, chi phí sửa chữa lớn.
– Trị giá TSCĐ và các tài sản khác hình thành
qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành
đưa vào sử dụng.
– Trị giá công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn
thành kết chuyển khi quyết toán được duyệt.
Dư Nợ:
– Chi phí đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ
dở dang.
– Trị giá công trình XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ
đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử
dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt.
3.3.2. Trình tự kế toán tài sản cố định hữu hình
3.3.2.1. Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình
(1) Mua TSCÐ dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp:
Căn cứ vào chứng từ liên quan đến việc mua sắm TSCĐ, kế toán xác định
nguyên giá TSCĐ, lập hồ sơ, lập biên bản giao nhận TSCĐ và tiến hành ghi sổ:
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
54 v1.0
(1.1) Nếu TSCĐ mua về dùng ngay, không phải qua lắp đặt, chạy thử, kế toán ghi:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Có TK 461: TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí hoạt động
Có TK 462: TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí dự án
Có TK 465: TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Có TK 111, 112, 331…: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ.
(1.2) Nếu TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử:
a) Tập hợp chi phí mua sắm, giá trị thiết bị và chi phí lắp đặt chạy thử, kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2411): Tập hợp chi phí mua, lắp đặt, chạy thử
Có TK 461: TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí hoạt động
Có TK 462: TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí dự án
Có TK 465: TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của NN
Có TK 111, 112, 331, 312…: Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử.
b) Khi công tác lắp đặt xong, bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 241 (2411)
Nguyên giá TSCĐ hoàn thành, bàn giao.
(1.3) Xuất quỹ tiền mặt, rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc mua tài sản cố định về sử dụng
ngay, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 111, 112
Nguyên giá TSCĐ.
(1.4) Mua TSCĐ chưa thanh toán cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 331 (3311)
Nguyên giá TSCĐ.
Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:
Nợ TK 661, 662, 635, 431, 441
Có TK 466
(2) Tăng TSCÐ do XDCB hoàn thành:
Đối với công trình XDCB đã hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng,
căn cứ vào quyết toán công trình đã được duyệt, kế toán ghi tăng TSCĐ:
Nợ TK 211
Có TK 241 (2412)
Nguyên giá TSCĐ.
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 55
Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:
Nợ TK 661, 662, 635, 431, 441
Có TK 466
(3) Được cấp kinh phí bằng TSCÐ:
Khi nhận được TSCÐ do cấp trên cấp kinh phí (đơn vị tiếp nhận tài sản phải
quyết toán), căn cứ vào quyết định cấp phát kinh phí và biên bản bàn giao TSCĐ,
kế toán ghi sổ theo các trường hợp sau:
(3.1) Nếu TSCĐ tiếp nhận còn mới, chưa sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 461
Nguyên giá TSCĐ.
(3.2) Nếu TSCĐ đã qua sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Có TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 461, 462: Giá trị còn lại của TSCĐ.
Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ và quyết toán vào chi
hoạt động:
Nợ TK 661, 662
Có TK 466
Trị giá còn lại của TSCĐ.
(4) Nhận TSCÐ do đơn vị khác điều chuyển đến:
Khi đơn vị tiếp nhận TSCĐ do đơn vị khác điều chuyển theo quyết định của cấp
có thẩm quyền, kế toán ghi:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Có TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ.
(1.1) Mua TSCĐ về dùng ngay, không qua lắp đặt, chạy thử
TK 461, 462, 465, 111, 112, 331,… TK 211
TK 2411
(1.2a) Mua TSCĐ phải qua lắp
đặt, chạy thử
(1.2b) Khi lắp đặt xong,
bàn giao đưa vào sử dụng
TK 111, 112
TK 3311
TK 241
(1.3) Mua TSCĐ về dùng ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
(1.4) Mua TSCĐ chưa thanh toán cho người bán
(2) Tăng TSCĐ do XDCB hoàn thành
TK 461, 462
TK 214
(3.1) Được cấp kinh phí bằng TSCĐ nếu TSCĐ nhận còn mới, chưa sử dụng
(3.2) Được cấp kinh phí bằng TSCĐ nếu TSCĐ đã qua sử dụng
TK 466 TK 661, 662
(3.2) Đồng thời ghi
TK 466
(4) Nhận TSCĐ do đơn vị
khác điều chuyển đến
(1.1) Mua TSCĐ về dùng ngay, không qua lắp đặt, chạy thử
TK 461, 462, 465, 111, 112, 331,… TK 211
TK 2411
(1.2a) Mua TSCĐ phải qua lắp
đặt, chạy thử
(1.2b) Khi lắp đặt xong,
bàn giao đưa vào sử dụng
TK 111, 112
TK 3311
TK 241
(1.3) Mua TSCĐ về dùng ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
(1.4) Mua TSCĐ chưa thanh toán cho người bán
(2) Tăng TSCĐ do XDCB hoàn thành
TK 461, 462
TK 214
(3.1) Được cấp kinh phí bằng TSCĐ nếu TSCĐ nhận còn mới, chưa sử dụng
(3.2) Được cấp kinh phí bằng TSCĐ nếu TSCĐ đã qua sử dụng
TK 466 TK 661, 662
(3.2) Đồng thời ghi
TK 466
(4) Nhận TSCĐ do đơn vị
khác điều chuyển đến
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
56 v1.0
Ví dụ 1:
Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Mua 1 tài sản cố định hữu hình dùng ngay cho phòng hành chính, giá mua chưa có
thuế GTGT là 25.000, thuế GTGT có thuế suất 10% là 2.500 đã thanh toán bằng
tiền gửi theo giấy báo nợ số 12 ngày 5/5. Tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn
kinh phí sự nghiệp.
2. Nhận 1 nhà làm việc do bộ phận xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, có giá quyết
toán của công trình là 600.000.
3. Rút dự toán kinh phí hoạt động, mua một tài sản cố định hữu hình có giá mua chưa
thuế GTGT là 400.000, thuế suất thuế GTGT là 10%. Chi phí lắp đặt chạy thử chưa
thanh toán lấy từ nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp là 5.500. Tài sản cố định đã
lắp đặt xong đưa vào sử dụng ở phòng tổ chức.
Lời giải:
1a. Nợ TK 211: 27.500
Có TK 112: 27.500
1b. Nợ TK 661: 27.500
Có TK 466: 27.500
2a. Nợ TK 211: 600.000
Có TK 241: 600.000
2b. Nợ TK 661: 600.000
Có TK 466: 600.000
3a. Nợ TK 241: 445.500
Có TK 461: 440.000
Có TK 331: 5.500
3b. Có TK 008: 440.000
3c. Nợ TK 211: 445.500
Có TK 241: 445.500
3d. Nợ TK 661: 445.500
Có TK 466: 445.500
(5) Được tài trợ, biếu tặng bằng TSCÐ:
Khi được tài trợ, biếu tặng bằng TSCĐ của các tổ chức, cá nhân trong nước dùng
cho hoạt động HCSN, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 461
Nguyên giá TSCĐ.
Đồng thời, kế toán ghi:
Nợ TK 661
Có TK 466
Nguyên giá TSCĐ.
(6) Được viện trợ bằng TSCĐ:
(6.1) Trường hợp đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay khi tiếp nhận TSCĐ
viện trợ:
a) Đối với TSCĐ viện trợ phi dự án dùng cho HCSN, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 461
Nguyên giá TSCĐ.
b) Đối với TSCĐ viện trợ theo chương trình, dự án dùng cho hoạt động dự án, kế
toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 462
Nguyên giá TSCĐ.
Đối với hai trường hợp này, đồng thời kế toán ghi:
Nợ TK 661: TSCĐ viện trợ phi dự án dùng cho hoạt động HCSN
Nợ TK 662: TSCĐ viện trợ theo chương trình, dự án dùng cho hoạt động dự án
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 57
(6.2) Trường hợp đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách, khi tiếp nhận
TSCĐ viện trợ, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 521 (5211)
Trị giá TSCĐ được viện trợ.
(6.3) Khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về TSCĐ viện trợ đã tiếp nhận
căn cứ vào mục đích viện trợ, kế toán ghi:
Nợ TK 521 (5211)
Có TK 461, 462, 441
Trị giá TSCĐ được viện trợ.
Đồng thời, kế toán ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ và ghi vào các
TK chi phí có liên quan:
Nợ TK 661: Nhận TSCĐ viện trợ phi dự án dùng cho hoạt động HCSN
Nợ TK 662: Nhận TSCĐ viện trợ theo chương trình, dự án dùng cho hoạt động
dự án
Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
(7) Mua TSCĐ sử dụng cho SXKD:
(7.1) Khi đơn vị HCSN mua TSCÐ về để sử dụng cho SXKD hàng hoá, dịch vụ, kế
toán ghi:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán.
(7.2) Đồng thời, nếu TSCĐ đó mua bằng quỹ cơ quan để sử dụng cho hoạt động
SXKD hàng hoá, dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 431
Có TK 411
Nguyên giá TSCĐ.
CHÚ Ý
TSCĐ mua về sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ thì nguyên giá TSCĐ không bao gồm thuế GTGT đầu vào, nếu
chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế
GTGT đầu vào.
(8) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD
hàng hoá, dịch vụ:
(8.1) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:
a) Phản ánh nguyên giá TSCĐ nhập khẩu (bao
gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán,
thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển…), kế toán ghi:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ
Có TK 333 (3337): Thuế nhập khẩu
Có TK 111, 112, 331…
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
58 v1.0
b) Phản ánh thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 311 (3113)
Có TK 3331 (33312)
Thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu.
(8.2) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình
Có TK 3331 (33312): Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Có TK 333 (3337): Thuế nhập khẩu
Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán.
TK 461
(5) Được tài trợ, biếu tặng bằng TSCĐ
TK 466
(5) Đồng thời ghi
(6.1a) TSCĐ viện trợ phi dự án dùng cho HCSN
TK 462
(6.1b) TSCĐ viện trợ theo chương trình, dự án dùng cho hoạt động dự án
TK 5211TK 461, 462, 441
(6.3) Khi có chứng từ ghi thu,
ghi chi ngân sách
(6.2) Khi chưa có chứng từ
ghi thu, ghi chi ngân sách
TK 661, 662
(6.1), (6.3) Ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
TK 466
TK 111, 112, 331, …
TK 3113
(7.1) Mua TSCĐ sử dụng cho SXKD
TK 411
TK 431(7.2) Mua TSCĐ bằng quỹ
cơ quan sử dụng cho SXKD
TK 3337
(8.1a) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD (hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ)
(8.1b) Phản ánh thuế GTGT
của TSCĐ nhập khẩu
(8.2) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD (hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp)
TK 211
TK 661
TK 33312
TK 3113
TK 461
(5) Được tài trợ, biếu tặng bằng TSCĐ
TK 466
(5) Đồng thời ghi
(6.1a) TSCĐ viện trợ phi dự án dùng cho HCSN
TK 462
(6.1b) TSCĐ viện trợ theo chương trình, dự án dùng cho hoạt động dự án
TK 5211TK 461, 462, 441
(6.3) Khi có chứng từ ghi thu,
ghi chi ngân sách
(6.2) Khi chưa có chứng từ
ghi thu, ghi chi ngân sách
TK 661, 662
(6.1), (6.3) Ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ
TK 466
TK 111, 112, 331, …
TK 3113
(7.1) Mua TSCĐ sử dụng cho SXKD
TK 411
TK 431(7.2) Mua TSCĐ bằng quỹ
cơ quan sử dụng cho SXKD
TK 3337
(8.1a) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD (hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ)
(8.1b) Phản ánh thuế GTGT
của TSCĐ nhập khẩu
(8.2) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD (hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp)
TK 211
TK 661
TK 33312
TK 3113
Ví dụ 2:
Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Nhận viện trợ phi dự án một tài sản cố định hữu hình, theo biên bản giao nhận tài
sản cố định số 05 ngày 5/4 có trị giá 300.000. Đã có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân
sách. Tài sản đã đưa vào sử dụng ở phòng hành chính.
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 59
1a. Nợ TK 211: 300.000
Có TK 461: 300.000
1b. Nợ TK 661: 300.000
Có TK 466: 300.000
2. Mua một tài sản cố định hữu hình bằng tiền tạm ứng của kho bạc (kinh phí sự
nghiệp) có tổng giá thanh toán là 165.000, trong đó thuế GTGT với thuế suất 10%
là 15.000. Tài sản cố định đưa vào sử dụng ở phòng tổ chức.
2a. Nợ TK 211: 165.000
Có TK 336: 165.000
2b. Nợ TK 661: 165.000
Có TK 466: 165.000
(9) Mua TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi:
Căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ phản ánh chi phí mua, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 111, 112, 331…
Nguyên giá TSCĐ.
Đồng thời, kế toán ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, ghi giảm quỹ
cơ quan:
Nợ TK 431
Có TK 466
Nguyên giá TSCĐ.
(10) Phát hiện TSCĐ thừa khi kiểm kê:
Khi kiểm kê TSCĐ phát hiện có sự chênh lệch
phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời
theo từng nguyên nhân.
(10.1) Nếu TSCĐ thừa do chưa ghi sổ kế toán, căn
cứ vào biên bản kiểm kê và hồ sơ TSCĐ để
ghi tăng TSCĐ. Đồng thời, tổng hợp toàn bộ
giá trị những tài sản chưa ghi sổ, lập chứng từ ghi tăng giá TSCĐ theo nguyên
giá, giá trị còn lại theo kiểm kê và xác định giá trị hao mòn thực tế.
a) Nếu TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có
nguồn gốc từ ngân sách khi kiểm kê phát
hiện thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ (theo kiểm kê)
Có TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ
(theo kiểm kê).
b) Nếu TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh khi kiểm kê phát hiện thừa, kế toán ghi:
Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ (theo kiểm kê)
Có TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 411: Giá trị còn lại của TSCĐ (theo kiểm kê).
c) Nếu TSCĐ thừa thuộc chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế hoặc
nước ngoài tài trợ nhưng chưa bàn giao cho phía Việt Nam thì toàn bộ giá trị
của TSCĐ được hạch toán vào bên Nợ TK 001 “Tài sản thuê ngoài”. Khi dự án
kết thúc, nếu phía nước ngoài bàn giao cho phía Việt Nam, kế toán ghi Có TK 001.
Đồng thời, xác định giá trị đã hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ bàn giao.
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
60 v1.0
Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền giao TSCĐ cho bên nào thì đơn
vị đó hạch toán tăng TSCĐ theo số liệu trên “Biên bản bàn giao TSCĐ”.
(10.2) Nếu TSCĐ thừa chưa xác định được nguyên nhân, kế toán phản ánh vào khoản
phải trả, ghi:
Nợ TK 211
Có TK 331 (3318)
Nguyên giá TSCĐ thừa theo kết quả kiểm kê.
(10.3) Khi xác định được nguyên nhân căn cứ vào quyết định xử lý để ghi sổ:
Nợ TK 331 (3318)
Có TK liên quan
Trị giá TSCĐ thừa đã xử lý.
(10.4) Nếu TSCĐ thừa xác định là của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị có tài
sản biết. Nếu không xác định được chủ tài sản thì báo ngay cho đơn vị cấp trên
và cơ quan tài chính cùng cấp biết để xử lý. Trong thời gian chờ quyết định xử
lý, kế toán theo dõi trên TK 002 – Tài sản nhận giữ hộ.
Nợ TK 002: Giá trị tài sản nhận giữ hộ.
(11) Đánh giá lại TSCÐ:
Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải tiến hành kiểm kê, xác định số
lượng, giá trị từng loại TSCĐ và tiến hành đánh giá lại TSCĐ theo đúng quy
định của Nhà nước. Trường hợp đánh giá TSCĐ tăng, số chênh lệch nguyên giá
tăng, kế toán ghi:
Nợ TK 211
Có TK 412
Chênh lệch nguyên giá TSCĐ tăng.
TK 111, 112, 331,…
(9) Mua TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa
TK 466 TK 431
Đồng thời ghiTK 214
TK 466
(10.1a) TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc
từ ngân sách, khi kiểm kê phát hiện thừa
(10.1b) TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh,
khi kiểm kê phát hiện thừaTK 411
TK 3318
(10.2) TSCĐ thừa chưa xác định được nguyên nhân
TK 3318TK liên quan
(10.3) TSCĐ thừa khi xác định được nguyên nhân
TK 412
(11) Đánh giá lại TSCĐ
TK 211TK 111, 112, 331,…
(9) Mua TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa
TK 466 TK 431
Đồng thời ghiTK 214
TK 466
(10.1a) TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc
từ ngân sách, khi kiểm kê phát hiện thừa
(10.1b) TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh,
khi kiểm kê phát hiện thừaTK 411
TK 3318
(10.2) TSCĐ thừa chưa xác định được nguyên nhân
TK 3318TK liên quan
(10.3) TSCĐ thừa khi xác định được nguyên nhân
TK 412
(11) Đánh giá lại TSCĐ
TK 211
3.3.2.2. Kế toán giảm tài sản cố định hữu hình
(1) Thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Đối với TSCĐ không cần dùng hoặc hư hỏng không sửa chữa được, đơn vị
HCSN có thể thanh lý hoặc nhượng bán sau khi được cơ quan tài chính đồng ý
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 61
(đối với TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách) hoặc thủ
trưởng đơn vị ra quyết định (đối với TSCĐ hình thành bằng nguồn khác).
Khi nhượng bán TSCĐ phải làm đầy đủ các thủ
tục cần thiết như: quyết định nhượng bán, thành
lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Ban
thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện
việc thanh lý TSCĐ và lập “Biên bản thanh lý
TSCĐ” chuyển cho phòng kế toán để theo dõi,
ghi sổ và giao một bản cho bộ phận đã quản lý,
sử dụng TSCĐ.
(1.1)Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân
sách, kế toán ghi các bút toán sau:
a) Phản ánh giảm TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
b) Phản ánh số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 311…
Có TK 511 (5118)
Tổng số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
c) Phản ánh số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 511 (5118)
Có TK 111, 112, 331…: Tổng số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
d) Căn cứ vào quy định của chế độ tài chính, xử lý chênh lệch thu, chi thanh lý,
nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 511 (5118)
Có TK 461,462,441,333(3338),431(4314)
Chênh lệch thu, chi thanh
lý, nhượng bán TSCĐ.
(1.2) Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay:
a) Phản ánh giảm TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán, kế toán ghi:
Nợ TK 511 (5118): Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
b) Phản ánh số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 311…: Tổng số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Có TK 511 (5118): Các khoản thu
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
c) Phản ánh số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 511 (5118): Các khoản thu
Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331…: Tổng số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
d) Kết chuyển số chênh lệch thu, chi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc
nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay:
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
62 v1.0
Nếu chênh lệch thu lớn hơn chi (lãi), kế toán ghi:
Nợ TK 511 (5118)
Có TK 421 (4212)
Chênh lệch thu lớn hơn chi về thanh lý,
nhượng bán TSCĐ.
Nếu chênh lệch thu nhỏ hơn chi (lỗ), kế toán ghi:
Nợ TK 421 (4212)
Có TK 511 (5118)
Chênh lệch thu nhỏ hơn chi về thanh lý,
nhượng bán TSCĐ.
TK 211 TK 214
TK 466
(1.1a) Thanh lý, nhượng bán TSCĐ do ngân
sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách
(1.2d) Kết chuyển số chênh lệch về thu,
chi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc
NVKD hoặc vốn vay (lãi)
(1.1b) Phản ánh số thu về thanh
lý, nhượng bán TSCĐ
TK 111, 112, 331TK 511 (5118)TK 111, 112, 331
(1.1c) Phản ánh số chi về thanh lý,
nhượng bán TSCĐ
TK 461, 462, 441, 333, 431
(1.1d) Xử lý chênh lệch về thu, chi thanh lý,
nhượng bán TSCĐ
TK 211
TK 214
(1.2a) Phản ánh giảm
TSCĐ thuộc NVKD hoặc
vốn vay do thanh lý,
nhượng bán
(1.2b) Phản ánh số thu về thanh lý,
nhượng bán TSCĐ thuộc NVKD hoặc
vốn vay
TK 3331
(1.2c) Phản ánh số chi về thanh lý, nhượng bán
TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay
TK 421 TK 421
(1.2d) Kết chuyển số chênh lệch về
thu, chi do thanh lý, nhượng bán
TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay (lỗ)
TK 3113
TK 211 TK 214
TK 466
(1.1a) Thanh lý, nhượng bán TSCĐ do ngân
sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách
(1.2d) Kết chuyển số chênh lệch về thu,
chi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc
NVKD hoặc vốn vay (lãi)
(1.1b) Phản ánh số thu về thanh
lý, nhượng bán TSCĐ
TK 111, 112, 331TK 511 (5118)TK 111, 112, 331
(1.1c) Phản ánh số chi về thanh lý,
nhượng bán TSCĐ
TK 461, 462, 441, 333, 431
(1.1d) Xử lý chênh lệch về thu, chi thanh lý,
nhượng bán TSCĐ
TK 211
TK 214
(1.2a) Phản ánh giảm
TSCĐ thuộc NVKD hoặc
vốn vay do thanh lý,
nhượng bán
(1.2b) Phản ánh số thu về thanh lý,
nhượng bán TSCĐ thuộc NVKD hoặc
vốn vay
TK 3331
(1.2c) Phản ánh số chi về thanh lý, nhượng bán
TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay
TK 421 TK 421
(1.2d) Kết chuyển số chênh lệch về
thu, chi do thanh lý, nhượng bán
TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay (lỗ)
TK 3113
Ví dụ 3:
Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1. Thanh lý một nhà kho của bộ phận sản xuất kinh doanh, nguyên giá là 200.000 đã
khấu hao hết, phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 5.000 và thu bằng tiền mặt 1.500.
Chi phí thanh lý chưa trả là 1.100.
1a. Nợ TK 214: 200.000
Có TK 211: 200.000
1b. Nợ TK 152: 5.000
Có TK 511: 5.000
1c. Nợ TK 111: 1.500
Có TK 511: 1.500
1d. Nợ TK 511: 1.100
Có TK 331: 1.100
1e. Nợ TK 511: 5.400
Có TK 421: 5.400
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 63
2. Nhượng bán một tài sản cố định hữu hình đang dùng ở phòng tài vụ, nguyên giá
50.000, đã hao mòn 20.000, chi phí nhượng bán bằng tiền mặt là 2.000. Đơn vị
mua đã trả bằng tiền mặt 35.000, phần chênh lệch phải nộp ngân sách và đơn vị đã
nộp bằng tiền gửi kho bạc.
2a. Nợ TK 214: 20.000
Nợ TK 466: 30.000
Có TK 211: 50.000
2b. Nợ TK 511: 2.000
Có TK 111: 2.000
2c. Nợ TK 111: 35.000
Có TK 511: 35.000
2d. Nợ TK 511: 33.000
Có TK 333: 33.000
2e. Nợ TK 333: 33.000
Có TK 112: 33.000
(2) Chuyển TSCÐ thành công cụ, dụng cụ:
Trường hợp này xảy ra khi cơ quan có thẩm quyền thay đổi tiêu chuẩn quy định
đối với TSCÐ (ví dụ: tăng giá trị TSCÐ từ 5.000.000đ lên 10.000.000đ). Khi đó
những TSCÐ không đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển thành công cụ, dụng cụ. Các
bút toán hạch toán khi chuyển TSCĐ thành CCDC như sau:
(2.1) Nếu TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
(2.2) Nếu TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay, kế toán ghi:
Nợ TK 631: Giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ
Nợ TK 643: Giá trị còn lại của TSCĐ lớn (phải phân bổ dần)
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
Đồng thời, kế toán phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ vào bên Nợ TK 005
“Dụng cụ lâu bền đang sử dụng”.
(3) Điều động TSCĐ cho các đơn vị khác:
Căn cứ vào quyết định điều động TSCÐ của cấp có thẩm quyền và biên bản giao
nhận TSCÐ giữa các bên, kế toán ghi:
Nợ TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
(4) Phát hiện thiếu TSCĐ:
Khi phát hiện thiếu TSCĐ đơn vị phải báo cáo rõ
cho cơ quan tài chính trực tiếp quản lý, cơ quan
chủ quản cấp trên, phải xác định rõ nguyên nhân,
người chịu trách nhiệm và xử lý kịp thời. Kế toán
căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền để
ghi sổ.
(4.1) Nếu TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc
từ ngân sách, phát hiện thiếu khi kiểm kê:
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
64 v1.0
a) Trong thời gian chờ quyết định xử lý, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán ghi:
Nợ TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
b) Phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ bị thiếu, mất phải thu hồi, kế toán ghi:
Nợ TK 311 (3118)
Có TK 511 (5118)
Trị giá còn lại của TSCĐ bị thiếu,
mất phải thu hồi.
c) Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi:
Nếu cho phép xoá bỏ số thiệt hại do thiếu, mất tài sản, kế toán ghi:
Nợ TK 511 (5118)
Có TK 311 (3118)
Trị giá còn lại của TSCĐ bị thiếu,
mất được phép xoá bỏ.
Nếu quyết định người chịu trách nhiệm phải bồi thường, khi thu được tiền
hoặc trừ vào lương cán bộ, viên chức, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Nếu đã thu được tiền
Nợ TK 334: Nếu trừ vào lương
Có TK 311 (3118): Các khoản phải thu.
d) Số tiền thu bồi thường theo quyết định xử lý được ghi vào các TK liên quan
theo quy định của chế độ tài chính, kế toán ghi:
Nợ TK 511 (5118)
Có TK 431 (4314), 461, 462, 333...
Số thu bồi thường.
(4.2) TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay phát hiện thiếu chưa rõ
nguyên nhân:
a) Trong thời gian chờ quyết định xử lý, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán ghi:
Nợ TK 311 (3118): Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ.
b) Khi có quyết định xử lý phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 334…
Có TK 311 (3118)
Trị giá còn lại của TSCĐ bị thiếu,
mất đã xử lý.
(5) Đánh giá giảm TSCÐ:
Trường hợp đánh giá TSCĐ giảm, số chênh lệch nguyên giá giảm kế toán ghi:
Nợ TK 412
Có TK 211
Chênh lệch nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm.
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 65
(5) Đánh giá giảm TSCĐ
(2.1); (2.2); (3); (4.1a); (4.2a) Giá trị hao mòn
(4.2a) TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý
(4.1b) Giá trị còn lại
của TSCĐ bị thiếu
(4.2b) Có quyết định
xử lý phần giá trị còn
lại của TSCĐ bị thiếu
(4.1c) Nếu xóa bỏ số
thiệt hại do thiếu
(4.1d) Số tiền thu bồi thường
theo quyết định xử lý
(2.2) TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay
(4.1a) Phát hiện thiếu TSCĐ. Nếu TSCĐ do NS cấp hoặc có nguồn gốc từ NS
(2.1) Chuyển TSCĐ thành CCDC. Nếu TSCĐ do ngân sách cấp
hoặc có nguồn gốc từ ngân sách
(3) Điều động TSCĐ cho các đơn vị khác
TK 211 TK 466
TK 631, 643
TK 311
TK 214
TK 412
TK 111, 112, 334
TK 511TK 311
TK 431, 461, 462, 333
(5) Đánh giá giảm TSCĐ
(2.1); (2.2); (3); (4.1a); (4.2a) Giá trị hao mòn
(4.2a) TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý
(4.1b) Giá trị còn lại
của TSCĐ bị thiếu
(4.2b) Có quyết định
xử lý phần giá trị còn
lại của TSCĐ bị thiếu
(4.1c) Nếu xóa bỏ số
thiệt hại do thiếu
(4.1d) Số tiền thu bồi thường
theo quyết định xử lý
(2.2) TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay
(4.1a) Phát hiện thiếu TSCĐ. Nếu TSCĐ do NS cấp hoặc có nguồn gốc từ NS
(2.1) Chuyển TSCĐ thành CCDC. Nếu TSCĐ do ngân sách cấp
hoặc có nguồn gốc từ ngân sách
(3) Điều động TSCĐ cho các đơn vị khác
TK 211 TK 466
TK 631, 643
TK 311
TK 214
TK 412
TK 111, 112, 334
TK 511TK 311
TK 431, 461, 462, 333
3.3.3. Kế toán tài sản cố định vô hình
Các trường hợp tăng, giảm TSCĐ vô hình thực hiện giống
TSCĐ hữu hình.
Đối với các TSCĐ vô hình được hình thành sau một thời
gian nghiên cứu, chế tạo như bằng phát minh sáng chế, phần
mềm máy vi tính,… kế toán hạch toán như sau:
(1) Tập hợp chi phí thực tế phát sinh về TSCĐ vô hình, kế
toán ghi:
Nợ TK 241
Có TK 111, 112, 331, 312
(2) Khi kết thúc quá trình đầu tư, kế toán tổng hợp, xác
định nguyên giá TSCĐ vô hình, kế toán ghi:
Nợ TK 213
Có TK 241
Nguyên giá TSCĐ vô hình.
(3) Căn cứ vào nguồn kinh phí, kế toán ghi:
Nợ TK 661, 662, 635, 441, 431
Có TK 466
Nguyên giá TSCĐ vô hình.
Chi phí thực tế
phát sinh
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
66 v1.0
3.4. Kế toán hao mòn tài sản cố định
3.4.1. Một số quy định về hao mòn tài sản cố định
Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị và giá trị
sử dụng của TSCĐ trong quá trình sử dụng do
tham gia vào quá trình hoạt động của đơn vị bị
cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ khoa học kỹ
thuật,… Khi xác định giá trị hao mòn TSCĐ cần
tuân theo một số quy định sau:
 Căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo
thiết kế, hiện trạng của TSCĐ, mục đích và
hiệu suất sử dụng ước tính của TSCĐ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ.
 Nhà nước quy định khung thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn cho từng loại TSCĐ.
Trường hợp đơn vị muốn xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ hoặc muốn xác
định thời gian sử dụng của những TSCĐ chưa được quy định, phải được cơ quan
quản lý tài chính trực tiếp quản lý xem xét, quyết định.
Trường hợp đơn vị nâng cấp, tháo dỡ một số bộ phận của TSCĐ,… nhằm thay đổi
thời gian sử dụng của TSCĐ thì phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi
thời gian sử dụng và tính thời gian sử dụng mới để đăng ký lại với cơ quan tài
chính trực tiếp quản lý.
 Đối với TSCĐ vô hình thời gian sử dụng do đơn vị tự quyết định cho phù hợp
nhưng không quá 20 năm và không dưới 3 năm.
 Mọi TSCĐ được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tại đơn vị đều phải được tính hao
mòn hàng năm trừ TSCĐ đặc biệt (tài sản vô giá), TSCĐ đơn vị thuê ngoài sử
dụng tạm thời, TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ Nhà nước.
 Hao mòn TSCĐ được tính một năm một lần vào tháng 12 hàng năm. Các TSCĐ đã
tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được và những TSCĐ chưa tính hao mòn
đủ mà đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được nữa thì không phải tính hao mòn.
Mức hao mòn hàng
năm của mỗi TSCĐ
=
Nguyên giá
của TSCĐ
x
Tỷ lệ tính hao mòn
(% năm)
Số hao mòn
tính cho năm N
=
Số hao mòn
đã tính của
năm (N – 1)
+
Số hao mòn
tăng năm N
–
Số hao mòn
giảm năm N
Mức hao mòn
cho năm cuối cùng
=
Nguyên giá
TSCĐ
–
Trị giá
hao mòn luỹ kế
 Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, đơn vị phải xác
định lại mức hao mòn trung bình hàng năm của TSCĐ.
Trị giá còn lại của TSCĐ trên sổ kế toánHao mòn trung bình
hàng năm của TSCĐ
=
Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ
 Đối với những TSCĐ sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh thì phải thực
hiện trích khấu hao tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng tháng
(theo Quyết định 206/2003/QĐ–BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính).
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 67
3.4.2. Tài khoản hạch toán
TK 214 “Hao mòn TSCĐ” được sử dụng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCÐ hiện
có và biến động giá trị hao mòn hàng năm của TSCĐ tại đơn vị. Nội dung phản ánh
trên tài khoản này như sau:
Tài khoản 214
Ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ (trong trường hợp
giảm TSCĐ như: Thanh lý, nhượng bán, điều
chuyển đi nơi khác,… hoặc đánh giá giảm giá trị
hao mòn TSCĐ theo quyết định của Nhà nước).
Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ (trong quá trình
sử dụng TSCĐ hoặc đánh giá tăng giá trị hao
mòn TSCĐ theo quyết định của Nhà nước).
Dư Có:
Trị giá hao mòn của TSCĐ hiện còn cuối kỳ.
TK 214 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình
TK 2142 – Hao mòn TSCĐ vô hình.
3.4.3. Trình tự kế toán
(1) Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị tính và phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hiện có do
ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK 466
Có TK 214
Trị giá hao mòn TSCĐ.
(2) Hàng tháng, khi trích khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn
vốn vay sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 631
Có TK 214
Số khấu hao TSCĐ phải trích.
(3) Đối với TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (trừ TSCĐ do
ngân sách cấp vốn kinh doanh) dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng
tháng khi trích khấu hao TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh
Có TK 431 (4314): Bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Có TK 333: Số phải nộp Nhà nước.
(4) Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc
từ ngân sách (do thanh lý, nhượng bán, điều chuyển TSCĐ, phát hiện thiếu), kế
toán ghi:
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Nợ TK 466: Giá trị còn lại TSCĐ
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ.
(5) Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc
nguồn vốn vay (do thanh lý, nhượng bán, phát hiện thiếu), kế toán ghi:
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
68 v1.0
Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ
Nợ TK 631: Giá trị còn lại TSCĐ (trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ)
Nợ TK 311 (3118): Giá trị còn lại TSCĐ (trường hợp phát hiện thiếu TSCĐ)
Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ.
(6) Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ của Nhà nước:
(6.1) Trường hợp đánh giá giá trị hao mòn tăng, phần chênh lệch giá trị hao mòn tăng,
kế toán ghi:
Nợ TK 412
Có TK 214
Chênh lệch giá trị hao mòn tăng.
(6.2) Trường hợp đánh giá giá trị hao mòn giảm, phần chênh lệch giá trị hao mòn
giảm, kế toán ghi:
Nợ TK 214
Có TK 412
Chênh lệch giá trị hao mòn giảm.
(4) Khi phát sinh giảm giá trị
hao mòn TSCĐ do ngân sách
cấp hoặc có nguồn gốc
từ ngân sách
TK 466
TK 631
TK 4314
TK 333
(1) Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị tính và phản ánh
giá trị hao mòn TSCĐ hiện có do NSNN cấp hoặc
có nguồn gốc từ ngân sách
(2) Hàng tháng, trích khấu hao TSCĐ thuộc
NVKD hoặc nguồn vốn vay sử dụng
cho hoạt động SXKD
(3) Đối với TSCĐ do ngân
sách cấp hoặc có nguồn
gốc từ ngân sách dùng cho
hoạt động SXKD
TK 211, 213
TK 466
TK 631, 311
(5) Khi phát sinh giảm giá trị
hao mòn TSCĐ thuộc NVKD
hoặc nguồn vốn vay
TK 412
(6.1) Đánh giá tăng giá trị hao mòn TSCĐ
(6.2) Đánh giá giảm giá trị hao mòn TSCĐ
TK 214
(4) Khi phát sinh giảm giá trị
hao mòn TSCĐ do ngân sách
cấp hoặc có nguồn gốc
từ ngân sách
TK 466
TK 631
TK 4314
TK 333
(1) Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị tính và phản ánh
giá trị hao mòn TSCĐ hiện có do NSNN cấp hoặc
có nguồn gốc từ ngân sách
(2) Hàng tháng, trích khấu hao TSCĐ thuộc
NVKD hoặc nguồn vốn vay sử dụng
cho hoạt động SXKD
(3) Đối với TSCĐ do ngân
sách cấp hoặc có nguồn
gốc từ ngân sách dùng cho
hoạt động SXKD
TK 211, 213
TK 466
TK 631, 311
(5) Khi phát sinh giảm giá trị
hao mòn TSCĐ thuộc NVKD
hoặc nguồn vốn vay
TK 412
(6.1) Đánh giá tăng giá trị hao mòn TSCĐ
(6.2) Đánh giá giảm giá trị hao mòn TSCĐ
TK 214
3.5. Kế toán sửa chữa tài sản cố định
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ cần phải được bảo dưỡng hoặc sửa chữa khi chúng bị
hư hỏng nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ. Tuỳ theo mức độ,
mục đích sửa chữa, nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ của đơn vị được chia thành: Sửa chữa
thường xuyên và sửa chữa lớn.
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 69
3.5.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên tài sản cố định
Sửa chữa thường xuyên là công việc sửa chữa mang
tính chất bảo dưỡng hoặc thay thế những chi tiết, bộ
phận nhỏ của TSCĐ. Do hoạt động sửa chữa phát sinh
thường xuyên với chi phí sửa chữa nhỏ nên chi phí
sửa chữa phát sinh được hạch toán ngay vào chi phí
của hoạt động sử dụng TSCÐ.
Khi phát sinh công việc sửa chữa, kế toán tập hợp chi
phí sửa chữa theo từng đối tượng sử dụng TSCĐ:
(1) Sửa chữa TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn
gốc từ ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK 661, 662, 635
Có TK 111, 112, 152, 312, 331…
Chi phí sửa chữa phát sinh.
(2) Sửa chữa TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay dùng cho hoạt
động SXKD hàng hoá, dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh
Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 152, 331, 312…
Sơ đồ kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ
3.5.2. Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định
Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc sửa chữa có tính chất
khôi phục hoặc làm tăng năng lực hoạt động của TSCĐ,
thay thế các bộ phận quan trọng của nó, thời gian sửa
chữa thường kéo dài, chi phí sửa chữa phát sinh lớn. Vì
vậy, theo nguyên tắc phù hợp, chi phí sửa chữa lớn phải
được phân bổ vào chi phí tương ứng với từng loại hoạt
động mà nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ diễn ra của nhiều
kỳ kế toán khác nhau.
TK 111, 112, 152, 331, 312… TK 661, 662, 635
TK 631
TK 311 (3113)
(2) Sửa chữa TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh
doanh hoặc vốn vay
(1) Sửa chữa TSCĐ do ngân sách cấp hoặc
có nguồn gốc từ ngân sách
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
70 v1.0
(1) Khi phát sinh công việc sửa chữa lớn TSCĐ, phải theo dõi chi tiết theo từng
công trình, từng công việc sửa chữa lớn TSCĐ, căn cứ vào chứng từ liên quan,
kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2413)
Có TK 111, 112, 331, 152, 461, 462, 465…
Chi phí sửa chữa
thực tế phát sinh.
Đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động” hoặc ghi Có TK 009 “Dự
toán chi chương trình, dự án” (nếu rút dự toán chi hoạt động, chi chương trình, dự
án để sửa chữa lớn).
(2) Trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn vay hoặc nguồn
vốn kinh doanh dùng cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2413): Tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111, 112, 331, 152…: Tổng giá thanh toán.
(3) Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán phải tính giá thành thực tế của
từng công trình sửa chữa lớn hoàn thành để quyết toán số chi phí này:
(3.1) Nếu công việc sửa chữa nhằm mục đích khôi phục chức năng hoạt động của
TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 661, 662, 635, 643
Có TK 241 (2413)
Trị giá khối lượng sửa chữa lớn đã quyết toán.
Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát
sinh lớn cần phải phân bổ dần thì khi công việc sửa chữa lớn đã hoàn thành, kế
toán ghi:
Nợ TK 643
Có TK 241 (2413)
Trị giá khối lượng sửa chữa lớn đã quyết toán.
Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh
doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 631
Có TK 643
Trị giá phân bổ từng lần.
(3.2) Nếu công việc sửa chữa nhằm mục đích nâng cấp làm tăng năng lực hoặc kéo dài
thời gian sử dụng của TSCĐ thì toàn bộ chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn
thành phải ghi tăng nguyên giá TSCĐ, ghi:
Nợ TK 211, 213
Có TK 241 (2413)
Nguyên giá TSCĐ tăng.
Đồng thời, căn cứ vào nguồn vốn dùng để cải tạo, nâng cấp TSCĐ:
a) Ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ:
Nợ TK 661, 662, 635: Phần chi phí tập hợp năm hiện tại
Nợ TK 337: Phần chi phí tập hợp từ những năm trước (nếu sử dụng KPSN)
Có TK 466
b) Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh:
Nợ TK 441, 431
Có TK 411
Nguyên giá TSCĐ.
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 71
(4) Trường hợp công việc sửa chữa lớn bằng nguồn kinh phí hoạt động đến cuối
năm đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao thanh quyết toán công trình:
(4.1) Kế toán cuối năm báo cáo:
Cuối năm căn cứ vào bảng xác nhận giá trị khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành
đến 31/12, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” để phản ánh giá trị khối lượng công tác
sửa chữa lớn hoàn thành liên quan đến số kinh phí hoạt động được ngân sách cấp
cho công tác sửa chữa lớn trong năm quyết toán vào chi hoạt động của năm báo
cáo. Căn cứ vào “Chứng từ ghi sổ”, kế toán ghi:
Nợ TK 661 (6612)
Có TK 337 (3372)
Trị giá khối lượng sửa chữa lớn chưa bàn giao.
(4.2) Kế toán năm sau:
Khi công tác sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành
bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán ghi:
Nợ TK 337 (3372): Giá trị khối lượng sửa chữa
lớn hoàn thành phần đã quyết toán năm trước
Nợ TK 661: Giá trị khối lượng sửa chữa lớn
hoàn thành phần quyết toán năm nay
Có TK 241 (2413): Giá trị khối lượng
sửa chữa lớn đã quyết toán.
TK 111, 152, 331, 334,…
(1) Khi phát sinh công việc
sửa chữa
Đồng thời ghi:
Có TK 008 hoặc TK 009
(2) Sửa chữa lớn TSCĐ được
đầu tư bằng NV vay hoặc
NVKD dùng cho hoạt động
SXKD hàng hóa, dịch vụ
(3.1) Công việc sửa chữa
nhằm mục đích khôi phục
chức năng hoạt động
của TSCĐ
(3.2) Công việc sửa chữa nhằm
mục đích nâng cấp làm tăng
năng lực hoặc kéo dài thời gian
sử dụng của TSCĐ
TK 241 (2413) TK 661, 662, 635, 643
TK 211, 213
TK 3113
TK 111, 152, 331, 334,…
(1) Khi phát sinh công việc
sửa chữa
Đồng thời ghi:
Có TK 008 hoặc TK 009
(2) Sửa chữa lớn TSCĐ được
đầu tư bằng NV vay hoặc
NVKD dùng cho hoạt động
SXKD hàng hóa, dịch vụ
(3.1) Công việc sửa chữa
nhằm mục đích khôi phục
chức năng hoạt động
của TSCĐ
(3.2) Công việc sửa chữa nhằm
mục đích nâng cấp làm tăng
năng lực hoặc kéo dài thời gian
sử dụng của TSCĐ
TK 241 (2413) TK 661, 662, 635, 643
TK 211, 213
TK 3113
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
72 v1.0
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Bài học này trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về kế toán TSCĐ. Để nắm chắc
bài học, học viên cần ghi nhớ một số nội dung sau: Trước hết là cách phân loại và quản lý TSCĐ
trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, tiếp đó nắm chắc cách xác định nguyên giá, giá trị hao
mòn và giá trị còn lại của TSCĐ cũng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Cuối cùng, học viên cần
nắm vững hệ thống chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán sử dụng và phương pháp hạch toán
tăng giảm TSCĐ, hạch toán sửa chữa TSCĐ, hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ.
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
v1.0 73
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Để một tài sản được coi là TSCĐ phải thỏa mãn những điều kiện gì?
2. Xác định nguyên giá của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
3. Nêu phương pháp hạch toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình.
4. Nêu phương pháp hạch toán tăng, giảm TSCĐ vô hình.
5. Nêu các quy định về hao mòn TSCĐ và phương pháp hạch toán hao mòn TSCĐ.
6. Nêu phương pháp hạch toán kế toán sửa chữa lớn TSCĐ.
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 3.1:
Cho tài liệu tại một đơn vị hành chính sự nghiệp trong quý I năm N như sau (đơn vị tính: 1.000đ)
1. Rút dự toán kinh phí hoạt động về quỹ tiền mặt 594.000.
2. Mua nguyên vật liệu dùng ngay cho bộ phận sửa chữa nâng cấp TSCĐ hữu hình Z đang sử
dụng ở bộ phận sự nghiệp, giá mua chưa có thuế GTGT là 440.000, thuế suất thuế GTGT
10%, chưa thanh toán cho người bán.
3. Nhận viện trợ phi dự án một TSCĐ hữu hình trị giá 350.000, đơn vị đã nhận được chứng từ
ghi thu, ghi chi ngân sách. Tài sản được đưa vào sử dụng ở bộ phận hành chính sự nghiệp
theo biên bản giao nhận số 10 ngày 21 tháng 1.
4. Chi phí sửa chữa nâng cấp TSCĐ hữu hình Z phải trả cho nhà thầu 12.500.
5. Bộ phận xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao một nhà kho cho bộ phận sản xuất kinh
doanh, trị giá 200.000 theo biên bản giao nhận số 11 ngày 12 tháng 2. TSCĐ được đầu tư
bằng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản.
6. Nhượng bán một xe ô tô cũ của bộ phận dự án theo biên bản số 14 ngày 15 tháng 2: Nguyên
giá 350.000, đã hao mòn 150.000. Người mua chấp nhận với giá 220.000, chi phí nhượng
bán đã trả bằng tiền mặt 4.200. Phần chênh lệch phải nộp ngân sách nhà nước.
7. Thanh lý một nhà kho của bộ phận sản xuất kinh doanh theo biên bản thanh lý số 02 ngày 26
tháng 2, nguyên giá 200.000, đã khấu hao hết, phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 3.200.
8. Nhà thầu bàn giao cho đơn vị TSCĐ hữu hình Z khi công trình sửa chữa hoàn thành theo
biên bản giao nhận số 15 ngày 12 tháng 3. Tổng chi phí được duyệt theo số thực chi, biết
nguyên vật liệu mua về ở nghiệp vụ 2 còn thừa 40.000 đã nhập kho. Công trình cải tạo nâng
cấp sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp, TSCĐ nâng cấp xong đã đưa vào sử dụng.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Lập Nhật ký chung và Sổ cái TK 211.
Biết rằng:
– Đầu quý I Số dư TK 211: 3.420.000.
– Các tài khoản khác có số dư phù hợp.
– Bộ phận SXKD sản xuất hàng hóa chịu thuế GTGT và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
Bài 3: Kế toán tài sản cố định
74 v1.0
Bài 3.2:
Cho tài liệu tại một đơn vị hành chính sự nghiệp quý III/ N như sau (đơn vị tính: 1.000đ):
1. Nhận viện trợ phi dự án một tài sản cố định hữu hình trị giá 270.000. Đã có chứng từ ghi thu,
ghi chi ngân sách. Tài sản đã đưa vào sử dụng ở phòng hành chính.
2. Nhượng bán một TSCĐ hữu hình đang dùng ở phòng tài vụ, nguyên giá 30.000 đã hao mòn
10.000, chi phí nhượng bán bằng tiền mặt 1.100. Đơn vị mua chấp nhận thanh toán 23.000
và đã trả bằng tiền mặt, phần chênh lệch phải nộp ngân sách và đơn vị đã nộp bằng tiền gửi
kho bạc.
3. Mua một tài sản cố định hữu hình dùng ngay cho phòng hành chính giá mua chưa có thuế
GTGT là 10.000, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán. TSCĐ đầu tư bằng nguồn
kinh phí sự nghiệp.
4. Nhượng bán một TSCĐ hữu hình đang sử dụng ở bộ phận SXKD, nguyên giá 20.000, đã khấu
hao 10.000, chi phí nhượng bán chưa thanh toán 580. Đơn vị mua chấp nhận thanh toán 10.000.
5. Bộ phận XDCB tiếp tục xây dựng và hoàn thành bàn giao một nhà làm việc trị giá công trình
được duyệt 540.000. Tài sản được đầu tư bằng nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp.
6. Mua một TSCĐ hữu hình bằng tiền tạm ứng của kho bạc (kinh phí sự nghiệp) giá có thuế
GTGT là 120.000, thuế suất thuế GTGT 10%. TSCĐ đưa vào sử dụng ở phòng tổ chức.
7. Rút dự toán kinh phí hoạt động mua một TSCĐ hữu hình giá mua chưa thuế GTGT
là 200.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí lắp đặt chạy thử chưa thanh toán lấy từ
nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp là 2.200. TSCĐ đã lắp đặt xong đưa vào sử dụng ở
phòng tổ chức.
8. Thanh lý một nhà kho của bộ phận SXKD, nguyên giá 120.000, đã khấu hao hết, phế liệu thu
hồi nhập kho trị giá 3.200 và thu bằng tiền mặt 1.300. Chi phí thanh lý chưa trả 1.100.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
2. Lập Chứng từ ghi sổ và Sổ cái TK 211.
Biết rằng:
– Đầu kỳ số dư TK 211: 2.500.000
TK 337: 460.000; trong đó TK 3372 (nhà làm việc): 460.000
– Các tài khoản khác có số dư phù hợp.
– Trên sổ đăng ký CTGS bắt đầu từ số 100.
– Chứng từ ghi sổ được lập vào ngày cuối quý.
– Bộ phận SXKD sản xuất hàng hóa chịu thuế GTGT và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

More Related Content

What's hot

Slike ke toan tai san co dinh hh
Slike ke toan tai san co dinh hhSlike ke toan tai san co dinh hh
Slike ke toan tai san co dinh hhNam Thành
 
Ke toan tai chinh chinh lam
Ke toan tai chinh  chinh lamKe toan tai chinh  chinh lam
Ke toan tai chinh chinh lamChris Christy
 
Chuong 4 kế toán tài sản cố định
Chuong 4  kế toán tài sản cố địnhChuong 4  kế toán tài sản cố định
Chuong 4 kế toán tài sản cố địnhLong Nguyen
 
Hyperlink
HyperlinkHyperlink
Hyperlinkgannang
 
C 03. KT HCSN KT tài sản cố định và đầu tư XDCB
C 03. KT HCSN KT tài sản cố định và đầu tư XDCBC 03. KT HCSN KT tài sản cố định và đầu tư XDCB
C 03. KT HCSN KT tài sản cố định và đầu tư XDCBHoàng Ân
 
C 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toánC 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toánHoàng Ân
 
Bai giang ke_toan_my_1_9022
Bai giang ke_toan_my_1_9022Bai giang ke_toan_my_1_9022
Bai giang ke_toan_my_1_9022tintinlov3
 
Cau hoi bai_tap_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep_1069
Cau hoi bai_tap_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep_1069Cau hoi bai_tap_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep_1069
Cau hoi bai_tap_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep_1069khuyenntb
 
Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hìnhChuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hìnhNguyễn Thanh
 
Tai lieu on_tap-_ke_toan_tai_chinh_1_8.10.12
Tai lieu on_tap-_ke_toan_tai_chinh_1_8.10.12Tai lieu on_tap-_ke_toan_tai_chinh_1_8.10.12
Tai lieu on_tap-_ke_toan_tai_chinh_1_8.10.12Thiên Trần
 
Một số đề thi liên thông đại học chuyên ngành kế toán - Tài chính
Một số đề thi liên thông đại học chuyên ngành kế toán - Tài chínhMột số đề thi liên thông đại học chuyên ngành kế toán - Tài chính
Một số đề thi liên thông đại học chuyên ngành kế toán - Tài chínhHải Đào
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)Học Huỳnh Bá
 
Bai tap ke toan tai chinh tham khao
Bai tap ke toan tai chinh tham khaoBai tap ke toan tai chinh tham khao
Bai tap ke toan tai chinh tham khaoHường Phạm
 
C 05. KT-HCSN KT các nguồn kinh phí
C 05. KT-HCSN KT các nguồn kinh phíC 05. KT-HCSN KT các nguồn kinh phí
C 05. KT-HCSN KT các nguồn kinh phíHoàng Ân
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Yen Dang
 
Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015
Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015
Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015sinhxd92
 

What's hot (19)

Slike ke toan tai san co dinh hh
Slike ke toan tai san co dinh hhSlike ke toan tai san co dinh hh
Slike ke toan tai san co dinh hh
 
Ke toan tai chinh chinh lam
Ke toan tai chinh  chinh lamKe toan tai chinh  chinh lam
Ke toan tai chinh chinh lam
 
De dinh ky kttc2 - k56
De dinh ky   kttc2 - k56De dinh ky   kttc2 - k56
De dinh ky kttc2 - k56
 
Chuong 4 kế toán tài sản cố định
Chuong 4  kế toán tài sản cố địnhChuong 4  kế toán tài sản cố định
Chuong 4 kế toán tài sản cố định
 
Hyperlink
HyperlinkHyperlink
Hyperlink
 
C 03. KT HCSN KT tài sản cố định và đầu tư XDCB
C 03. KT HCSN KT tài sản cố định và đầu tư XDCBC 03. KT HCSN KT tài sản cố định và đầu tư XDCB
C 03. KT HCSN KT tài sản cố định và đầu tư XDCB
 
C 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toánC 04. KT-HCSN KT thanh toán
C 04. KT-HCSN KT thanh toán
 
Bai giang ke_toan_my_1_9022
Bai giang ke_toan_my_1_9022Bai giang ke_toan_my_1_9022
Bai giang ke_toan_my_1_9022
 
Cau hoi bai_tap_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep_1069
Cau hoi bai_tap_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep_1069Cau hoi bai_tap_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep_1069
Cau hoi bai_tap_ke_toan_hanh_chinh_su_nghiep_1069
 
Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hìnhChuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình
Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình
 
Tài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toán
Tài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toánTài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toán
Tài liệu ôn thi môn nguyên lý kế toán
 
Tai lieu on_tap-_ke_toan_tai_chinh_1_8.10.12
Tai lieu on_tap-_ke_toan_tai_chinh_1_8.10.12Tai lieu on_tap-_ke_toan_tai_chinh_1_8.10.12
Tai lieu on_tap-_ke_toan_tai_chinh_1_8.10.12
 
Một số đề thi liên thông đại học chuyên ngành kế toán - Tài chính
Một số đề thi liên thông đại học chuyên ngành kế toán - Tài chínhMột số đề thi liên thông đại học chuyên ngành kế toán - Tài chính
Một số đề thi liên thông đại học chuyên ngành kế toán - Tài chính
 
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
đề ôN tập thi trắc nghiệm môn nguyên lý kế toán (có đáp án)
 
Bai tap ke toan tai chinh tham khao
Bai tap ke toan tai chinh tham khaoBai tap ke toan tai chinh tham khao
Bai tap ke toan tai chinh tham khao
 
Chương 4 Quản lý tài sản cố định
Chương 4 Quản lý tài sản cố địnhChương 4 Quản lý tài sản cố định
Chương 4 Quản lý tài sản cố định
 
C 05. KT-HCSN KT các nguồn kinh phí
C 05. KT-HCSN KT các nguồn kinh phíC 05. KT-HCSN KT các nguồn kinh phí
C 05. KT-HCSN KT các nguồn kinh phí
 
Acc504 lttn4
Acc504 lttn4Acc504 lttn4
Acc504 lttn4
 
Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015
Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015
Tài liệu Nguyên Lý Kế Toán 2015
 

Similar to 06 acc504-bai 3-v1.0

18QuyCheQuyDinhDHYHN20121853.pdf
18QuyCheQuyDinhDHYHN20121853.pdf18QuyCheQuyDinhDHYHN20121853.pdf
18QuyCheQuyDinhDHYHN20121853.pdfAnhkhoaPham3
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội tosercoNguyen Minh Chung Neu
 
Chương 4_Kế toán tài sản dài hạn.pptx
Chương 4_Kế toán tài sản dài hạn.pptxChương 4_Kế toán tài sản dài hạn.pptx
Chương 4_Kế toán tài sản dài hạn.pptxtngbi63
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHLớp kế toán trưởng
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Nguyen Minh Chung Neu
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ke toan tai chinh chinh lam
Ke toan tai chinh  chinh lamKe toan tai chinh  chinh lam
Ke toan tai chinh chinh lamChris Christy
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tưKế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tưTuấn Anh
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Trần Đức Anh
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂNCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂNOnTimeVitThu
 
Thông tu 45 2013-btc
Thông tu 45 2013-btcThông tu 45 2013-btc
Thông tu 45 2013-btcnhonhanh83
 
KE TOAN TAI CHINH 2 -chuan.ppt
KE TOAN TAI CHINH 2 -chuan.pptKE TOAN TAI CHINH 2 -chuan.ppt
KE TOAN TAI CHINH 2 -chuan.pptTrngThMHoa2
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhHọc kế toán thực tế
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to 06 acc504-bai 3-v1.0 (20)

18QuyCheQuyDinhDHYHN20121853.pdf
18QuyCheQuyDinhDHYHN20121853.pdf18QuyCheQuyDinhDHYHN20121853.pdf
18QuyCheQuyDinhDHYHN20121853.pdf
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
 
Chương 4_Kế toán tài sản dài hạn.pptx
Chương 4_Kế toán tài sản dài hạn.pptxChương 4_Kế toán tài sản dài hạn.pptx
Chương 4_Kế toán tài sản dài hạn.pptx
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHHBáo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán TSCĐHH
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty Hà N...
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ - Gửi miễn p...
 
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinhBao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
Bao cao-thuc-tap-tai-san-co-dinh
 
Ke toan tai chinh chinh lam
Ke toan tai chinh  chinh lamKe toan tai chinh  chinh lam
Ke toan tai chinh chinh lam
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
 
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tưKế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
 
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -Tailieu.vncty.com   kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
Tailieu.vncty.com kt001 - hach toon tscdhh tai cty du lich dv hn toserco -
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại công ty du lịch dịch vụ - Gửi mi...
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂNCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ
 
Chương 4
Chương 4Chương 4
Chương 4
 
Thông tu 45 2013-btc
Thông tu 45 2013-btcThông tu 45 2013-btc
Thông tu 45 2013-btc
 
Kt001
Kt001Kt001
Kt001
 
KE TOAN TAI CHINH 2 -chuan.ppt
KE TOAN TAI CHINH 2 -chuan.pptKE TOAN TAI CHINH 2 -chuan.ppt
KE TOAN TAI CHINH 2 -chuan.ppt
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
 

More from Yen Dang

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb Yen Dang
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1Yen Dang
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfYen Dang
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteYen Dang
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)Yen Dang
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)Yen Dang
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Yen Dang
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Yen Dang
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Yen Dang
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Yen Dang
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Yen Dang
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0Yen Dang
 
09 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.009 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.0Yen Dang
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0Yen Dang
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0Yen Dang
 
02 acc504-loi noi dau-v1.0
02 acc504-loi noi dau-v1.002 acc504-loi noi dau-v1.0
02 acc504-loi noi dau-v1.0Yen Dang
 
10 tvu sta301_bai8_v1.00131012140
10 tvu sta301_bai8_v1.0013101214010 tvu sta301_bai8_v1.00131012140
10 tvu sta301_bai8_v1.00131012140Yen Dang
 
09 tvu sta301_bai7_v1.00131012140
09 tvu sta301_bai7_v1.0013101214009 tvu sta301_bai7_v1.00131012140
09 tvu sta301_bai7_v1.00131012140Yen Dang
 
08 tvu sta301_bai6_v1.00131012140
08 tvu sta301_bai6_v1.0013101214008 tvu sta301_bai6_v1.00131012140
08 tvu sta301_bai6_v1.00131012140Yen Dang
 
07 tvu sta301_bai5_v1.00131012140
07 tvu sta301_bai5_v1.0013101214007 tvu sta301_bai5_v1.00131012140
07 tvu sta301_bai5_v1.00131012140Yen Dang
 

More from Yen Dang (20)

So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
So geht's noch besser dtz transkriptionen_eb
 
Werkstatt B1
Werkstatt B1Werkstatt B1
Werkstatt B1
 
Station b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdfStation b2-kursbuchpdf
Station b2-kursbuchpdf
 
Goethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortlisteGoethe zertifikat a2 wortliste
Goethe zertifikat a2 wortliste
 
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT) MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
MAN310 - PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (LTTT)
 
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
ACC506 - KIỂM TOÁN NỘI BỘ HK5D2 (LTTT)
 
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
Acc304 - Kế Toán Quản Trị (LTTT)
 
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
Man403 - Hành Vi Tổ Chức (LTTT)
 
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
Acc504 - KE TOAN HANH CHINH SU NGHIEP (LTTT)
 
Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3Acc504 lttn1 2 3
Acc504 lttn1 2 3
 
Acc504 btvn1
Acc504 btvn1Acc504 btvn1
Acc504 btvn1
 
10 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.010 acc504-bai 7-v1.0
10 acc504-bai 7-v1.0
 
09 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.009 acc504-bai 6-v1.0
09 acc504-bai 6-v1.0
 
08 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.008 acc504-bai 5-v1.0
08 acc504-bai 5-v1.0
 
04 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.004 acc504-bai 1-v1.0
04 acc504-bai 1-v1.0
 
02 acc504-loi noi dau-v1.0
02 acc504-loi noi dau-v1.002 acc504-loi noi dau-v1.0
02 acc504-loi noi dau-v1.0
 
10 tvu sta301_bai8_v1.00131012140
10 tvu sta301_bai8_v1.0013101214010 tvu sta301_bai8_v1.00131012140
10 tvu sta301_bai8_v1.00131012140
 
09 tvu sta301_bai7_v1.00131012140
09 tvu sta301_bai7_v1.0013101214009 tvu sta301_bai7_v1.00131012140
09 tvu sta301_bai7_v1.00131012140
 
08 tvu sta301_bai6_v1.00131012140
08 tvu sta301_bai6_v1.0013101214008 tvu sta301_bai6_v1.00131012140
08 tvu sta301_bai6_v1.00131012140
 
07 tvu sta301_bai5_v1.00131012140
07 tvu sta301_bai5_v1.0013101214007 tvu sta301_bai5_v1.00131012140
07 tvu sta301_bai5_v1.00131012140
 

06 acc504-bai 3-v1.0

  • 1. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 39 0 Nội dung  Những vấn đề chung về tài sản cố định.  Chứng từ và sổ sách kế toán TSCĐ.  Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định.  Kế toán hao mòn tài sản cố định.  Kế toán sửa chữa tài sản cố định. Hướng dẫn học Mục tiêu Bài học này sẽ hướng dẫn học viên cách xác định nguyên giá TSCĐ và phương pháp kế toán TSCĐ; hao mòn TSCĐ và sửa chữa TSCĐ trong đơn vị HCSN. Thời lượng học 8 tiết Sau khi học bài này, học viên có thể:  Nắm được yêu cầu và nhiệm vụ kế toán TSCĐ trong đơn vị HCSN.  Nắm được quy định về kế toán TSCĐ trong đơn vị HCSN.  Cách tính nguyên giá TSCĐ.  Phương pháp hạch toán chi tiết và tổng hợp TSCĐ trong đơn vị HCSN.  Phương pháp hạch toán khấu hao và sửa chữa TSCĐ trong đơn vị HCSN. BÀI 3: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
  • 2. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 40 v1.0 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI Tình huống dẫn nhập Trường học nơi anh Dũng làm việc đang tiến hành 2 công việc sau:  Xây dựng một giảng đường, lấy kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp, theo phương thức thuê ngoài;  Sửa chữa nhà ăn sinh viên, lấy kinh phí từ quĩ phúc lợi theo phương thức tự sửa chữa. Câu hỏi 1. Anh Dũng sẽ phải làm gì với các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến xây dựng và sửa chữa TSCĐ trên? 2. Các quy định về hạch toán và quản lý TSCĐ trong đơn vị anh Dũng nói riêng và trong đơn vị HCSN nói chung như thế nào?
  • 3. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 41 3.1. Những vấn đề chung về tài sản cố định 3.1.1. Khái niệm tài sản cố định TSCÐ là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài. Theo quy định hiện hành, những tài sản sử dụng cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị HCSN thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau được coi là TSCÐ:  Có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên;  Thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Đối với các TSCĐ sử dụng trong SXKD của đơn vị HCSN, tiêu chuẩn về giá trị và thời gian được quy định như trong các doanh nghiệp. Trong một số trường hợp đặc biệt, có những tài sản ở đơn vị hành chính sự nghiệp không đủ hai tiêu chuẩn trên nhưng vẫn được xếp vào TSCĐ như các bộ sách quý về chuyên môn, khoa học, lịch sử… ở các viện nghiên cứu, thư viện, bảo tàng; các di vật lịch sử, các kỷ vật, lưu niệm… có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao v.v... Các tư liệu lao động sau đây dù có đủ tiêu chuẩn về giá trị nhưng dễ hỏng, dễ vỡ nên không coi là TSCĐ: Các dụng cụ bằng thuỷ tinh, sành sứ… (trừ các dụng cụ thí nghiệm, nghiên cứu khoa học). Ngoài ra còn có các TSCĐ vô giá, bao gồm các tài sản đặc biệt, không thể đánh giá được bằng giá trị nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật (các cổ vật, các bộ sách cổ, hiện vật trong các bảo tàng…). 3.1.2. Phân loại tài sản cố định 3.1.2.1. Theo hình thái vật chất TSCÐ được phân loại thành TSCÐ hữu hình và TSCÐ vô hình.  TSCĐ hữu hình là TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định. TSCĐ hữu hình bao gồm: o Nhà cửa: Nhà làm việc, nhà hát, nhà bảo tàng, cung văn hoá, nhà luyện tập sức khoẻ và thi đấu thể thao, phòng nghiên cứu thí nghiệm, thực hành, lớp học, giảng đường, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà để khám chữa bệnh và điều trị cho bệnh nhân, nhà nghỉ, nhà an dưỡng, hội trường, nhà để xe… o Vật kiến trúc: giếng khoan, sân bóng rổ, bể nước, bể bơi, tường rào, hệ thống cấp thoát nước, đê đập, đường xá, cầu cống (do đơn vị đầu tư xây dựng)…
  • 4. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 42 v1.0 o Máy móc, thiết bị dùng cho công tác chuyên môn, cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phục vụ cho nhu cầu phúc lợi của đơn vị. o Phương tiện vận tải, truyền dẫn như: ô tô, xe máy, tàu thuyền,… các thiết bị truyền dẫn thông tin. o Thiết bị, dụng cụ quản lý sử dụng trong công tác quản lý và văn phòng: máy tính, máy chữ, tủ lạnh, thiết bị, dụng cụ đo lường… o Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: phản ánh giá trị các loại TSCĐ là cơ thể sống, cây lâu năm, súc vật làm việc và súc vật cho sản phẩm, vườn cây cảnh, súc vật cảnh… o TSCĐ khác gồm các loại TSCĐ hữu hình khác chưa được quy định ở trên, chủ yếu là TSCĐ mang tính đặc thù như tác phẩm nghệ thuật, sách, báo khoa học, kỹ thuật trong các thư viện và sách phục vụ chuyên môn, các vật trưng bày trong các bảo tàng…  TSCÐ vô hình là những tài sản của đơn vị nếu thoả mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn của TSCĐ nhưng không có hình thái vật chất. TSCÐ vô hình bao gồm: giá trị quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, phần mềm máy vi tính, bản quyền tác giả… 3.1.2.2. Theo mục đích sử dụng Tài sản cố định được phân thành:  TSCĐ dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp.  TSCĐ dùng cho hoạt động chương trình, dự án, đề tài.  TSCĐ chuyên dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.  TSCĐ dùng vào mục đích phúc lợi. 3.1.3. Xác định nguyên giá tài sản cố định Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí mà đơn vị đã bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tuỳ theo nguồn hình thành mà nguyên giá TSCĐ được xác định khác nhau. 3.1.3.1. Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình Đối với TSCĐ hữu hình, nguyên giá được xác định cho từng trường hợp cụ thể như sau:  TSCĐ mua sắm (kể cả TSCĐ mua mới và TSCĐ mua đã qua sử dụng), nguyên giá TSCĐ bao gồm: o Giá mua ghi trên hoá đơn (bao gồm cả thuế GTGT). o Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, chi phí sửa chữa, cải tạo nâng cấp,… cho đến khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
  • 5. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 43 o Thuế và lệ phí trước bạ (nếu có). o Trừ (–) các khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng (nếu có). Đối với TSCĐ mua về dùng cho sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì nguyên giá không bao gồm thuế GTGT đầu vào.  TSCĐ do xây dựng mới hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng: Nguyên giá TSCĐ là giá trị công trình bàn giao theo quyết toán đã được duyệt quy định tại chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước bạ (nếu có). Đối với TSCĐ là súc vật làm việc, súc vật cảnh và cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế, hợp pháp đã chi ra cho con súc vật, mảnh vườn cây đó từ lúc hình thành cho tới khi đưa vào khai thác, sử dụng và các chi phí khác có liên quan, lệ phí trước bạ (nếu có).  TSCĐ được cấp hoặc được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ là giá trị ghi trong “Biên bản giao nhận TSCĐ” của đơn vị có tài sản cấp hoặc theo giá đánh giá của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí sửa chữa, nâng cấp, lắp đặt, chạy thử và lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.  TSCĐ được viện trợ, được tài trợ, biếu, tặng…: Nguyên giá TSCĐ là giá được cơ quan tài chính tính để ghi thu, ghi chi ngân sách hoặc giá trị theo giá đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận cộng (+) các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử và lệ phí trước bạ (nếu có) mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.  Nguyên giá TSCĐ được đánh giá lại theo quyết định của Nhà nước là giá khôi phục áp dụng trong kỳ kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ.  Các tài sản đặc biệt (tài sản vô giá): Nguyên giá TSCĐ là giá quy ước làm căn cứ ghi sổ kế toán nhưng không cộng vào tổng giá trị TSCĐ của đơn vị. Giá quy ước được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc giá trị các tài sản tương đương. 3.1.3.2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình Đối với TSCĐ vô hình, nguyên giá được xác định cho từng loại cụ thể như sau:  TSCĐ là giá trị quyền sử dụng đất: Nguyên giá TSCĐ là giá trị quyền sử dụng đất do Nhà nước giao cho đơn vị quản lý và sử dụng, tính theo khung giá đất quy định của từng địa phương và toàn bộ chi phí thực tế hợp lý đã chi ra liên quan trực tiếp đến đất được sử dụng hoặc là giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • 6. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 44 v1.0  Bằng phát minh sáng chế: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí đơn vị phải trả cho công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế hoặc đơn vị mua lại bản quyền bằng sáng chế của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.  Bản quyền tác giả: Nguyên giá TSCĐ là số tiền thù lao phải trả cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành, bán tác phẩm của mình.  Phần mềm máy vi tính: Nguyên giá TSCĐ là số chi phí thực tế phải trả để thuê lập trình hoặc mua phần mềm máy vi tính theo các chương trình của đơn vị khi thực hiện ghi chép, quản lý bằng máy vi tính. Nguyên giá TSCĐ chỉ được thay đổi trong các trường hợp:  Đánh giá lại TSCĐ theo quyết định của Nhà nước.  Xây lắp, trang bị thêm vào TSCĐ hiện có.  Cải tạo, nâng cấp làm tăng năng lực hoạt động và kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ.  Tháo dỡ một hoặc một số bộ phận của TSCĐ. Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều phải lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”, thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục theo quy định của Nhà nước, lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán. 3.2. Kế toán chi tiết Mọi TSCĐ trong đơn vị phải có bộ hồ sơ riêng (bộ hồ sơ gồm có biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ khác có liên quan).  Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu C50 – HD)  Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu C51 – HD)  Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu C52 – HD)  Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu C53 – HD)  Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu C54 – HD)  Sổ TSCĐ (Mẫu S31 – H)  Sổ theo dõi TSCĐ và dụng cụ tại nơi sử dụng (Mẫu S32 – H)  Sổ chi tiết các tài khoản (Mẫu S33 – H) CHÚ Ý Mẫu chứng từ và sổ sách kế toán liên quan tới TSCĐ được Ban hành theo Quyết định số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
  • 7. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 45 Đơn vị:............................... Bộ phận:............................ Mã đơn vị SDNS:............... Mẫu số C50–HD (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Ngày.......tháng......năm...... Căn cứ Quyết định số:............ngày...............tháng...........năm............của.................................................... ..........................................................................về việc bàn giao TSCĐ. Bàn giao nhận TSCĐ gồm: – Ông (bà).....................................................Chức vụ….........................................................Đại diện bên giao – Ông (bà).....................................................Chức vụ............................................................Đại diện bên nhận – Ông (bà).....................................................Chức vụ............................................................Đại diện.............. Địa điểm giao nhận TSCĐ................................................................................................................................. Xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau: Tính nguyên giá tài sản cố định Stt Tên, ký hiệu quy cách (cấp, hạng TSCĐ) Số hiệu TSCĐ Nước sản xuất (XD) Năm sản xuất Năm đưa vào SD Công suất (Diện tích TK) Giá mua (Z SX) Chi phí vận chuyển Chi phí chạy thử ... Nguyên giá TSCĐ Tài liệu kỹ thuật kèm theo A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 E Cộng x x x x x x DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO Số TT Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Trị giá A B C 1 2 Thủ trưởng đơn vị bên nhận (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng bên nhận (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Người giao (Ký, họ tên) Số......................... Nợ........................ Có..................
  • 8. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 46 v1.0 Đơn vị:............................. Bộ phận:.......................... Mã đơn vị SDNS: ............. Mẫu số C51–HD (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ Ngày.......tháng......năm....... Căn cứ Quyết định số:...............ngày.............tháng...........năm.............của............................. ....................................................................................về việc thanh lý tài sản cố định. I. Ban thanh lý TSCĐ gồm: Ông (bà)................................Chức vụ......................Đại diện....................................Trưởng Ban Ông (bà)................................Chức vụ......................Đại diện..........................................Uỷ viên Ông (bà)................................Chức vụ......................Đại diện..........................................Uỷ viên II. Tiến hành thanh lý TSCĐ: Tên, ký hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ..................................................................................... Số hiệu TSCĐ............................................................................................................................ Nước sản xuất (xây dựng) ......................................................................................................... Năm sản xuất ........................................................................................................................... Năm đưa vào sử dụng.............................Số thẻ TSCĐ ............................................................... Nguyên giá TSCĐ ..................................................................................................................... Trị giá hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý........................................................................... Trị giá còn lại của TSCĐ ............................................................................................................ III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày........tháng.......năm.......... Trưởng ban thanh lý (Ký, họ tên) IV. Kết quả thanh lý TSCĐ: – Chi phí thanh lý TSCĐ ...................... (viết bằng chữ) .............................................................. – Trị giá thu hồi ................................. (viết bằng chữ) .............................................................. – Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày.................tháng.................năm...................................................... Ngày.....tháng.......năm.............. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) Số................. Nợ................
  • 9. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 47 Đơn vị:............................ Bộ phận:......................... Mã đơn vị SDNS: ........... Mẫu số C52–HD (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TSCĐ Ngày.........tháng.........năm........ Căn cứ Quyết định số:................ngày.........tháng.........năm........của.............................................. …………………………………………………về việc đánh giá lại TSCĐ. Ông, Bà................................................Chức vụ................. Đại diện.......................................Chủ tịch hội đồng Ông, Bà................................................Chức vụ................. Đại diện......................................................Uỷ viên Ông, Bà................................................Chức vụ................. Đại diện......................................................Uỷ viên Đã thực hiện đánh giá lại giá trị các TSCĐ sau đây: Trị giá đang ghi sổ Chênh lệch giữa đánh giá và giá trị còn lạiStt Tên, mã ký hiệu quy cách (Cấp hạng) TSCĐ Số hiệu TSCĐ Số thẻ TSCĐ Nguyên giá Trị giá hao mòn Trị giá còn lại Giá theo giá đánh lại Tăng Giảm A B C D 1 2 3 4 5 6 Cộng x x Ghi chú: Cột 4 “Trị giá theo đánh giá lại” nếu đánh giá lại cả hao mòn thì cột 4 phải tách ra thành 3 cột tương tự cột 1, 2, 3. Uỷ viên/ Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Chủ tịch hội đồng (Ký, họ tên) Số......................... Nợ........................ Có...................
  • 10. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 48 v1.0 Đơn vị:............................ Bộ phận:......................... Mã đơn vị SDNS:............. Mẫu số C53–HD (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN KIỂM KÊ TSCĐ Số:.............. Thời điểm kiểm kê ...............giờ................ngày...............tháng.............năm.............. Ban kiểm kê gồm: – Ông, Bà.................................Chức vụ.......................Đại diện............................................Trưởng ban – Ông, Bà.................................Chức vụ.......................Đại diện..................................................Uỷ viên – Ông, Bà.................................Chức vụ........................Đại diện.................................................Uỷ viên Đã kiểm kê TSCĐ, kết quả như sau: Theo sổ kế toán Theo kiểm kê Chênh lệch S tt Tên TSCĐ Mã số TSCĐ Nơi sử dụng Số lượng Nguyên giá Trị giá còn lại Số lượng Nguyên giá Trị giá còn lại Số lượng Nguyên giá Trị giá còn lại Ghi chú A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 E Cộng x x x x x x Thủ trưởng đơn vị (Ý kiến giải quyết số chênh lệch) (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Trưởng ban kiểm kê (Ký, họ tên) Đơn vị:...................................... Bộ phận:................................... Mã đơn vị SDNS: ...................... Mẫu số C55a – HD (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG TÍNH HAO MÒN TSCĐ Năm:………. Số:………… STT Loại TSCĐ Nguyên giá Tỷ lệ hao mòn Số hao mòn tính vào… A B 1 2 3 Cộng Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày ….. tháng …… năm ….. Người lập (Ký, họ tên)
  • 11. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 49 Đơn vị:............................ Bộ phận:......................... Mã đơn vị SDNS:............. Mẫu số C54–HD (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH Ngày.......tháng......năm...... Căn cứ Quyết định số:................ngày......tháng.......năm......của.............. Chúng tôi gồm: Bàn giao nhận TSCĐ gồm: – Ông (bà).....................................................Chức vụ.................................................Đại diện đơn vị sửa chữa – Ông (bà).....................................................Chức vụ.................................................Đại diện đơn vị có TSCĐ Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau: Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ...................................................................................................... Số hiệu TSCĐ..........................................Số thẻ TSCĐ ..................................................................................... Bộ phận quản lý, sử dụng ................................................................................................................................ Thời gian sửa chữa từ ngày.........tháng.......năm.......... đến ........ngày.........tháng.........năm.............................. Các bộ phận sửa chữa gồm có: Tên bộ phận sửa chữa Nội dung (mức độ) công việc sửa chữa Giá dự toán Chi phí thực tế Kết quả kiểm tra A B 1 2 3 Cộng Kết luận: ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đại diện đơn vị nhận (Ký, họ tên) Đại diện đơn vị giao (Ký, họ tên) Đơn vị:............................ Bộ phận:......................... Mã đơn vị SDNS:............. Mẫu số C55b–HD (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng …… năm…… Số:………… Nơi sử dụng Tổng số Phân bổ Stt Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao (%) hoặc thời gian sử dụng Nguyên giá Số khấu hao Sản phẩm … Sản phẩm … Dịch vụ A B 1 2 3 4 5 6 1 I. Số khấu hao trích kỳ trước 2 II. Số khấu hao tăng trong kỳ … 3 III. Số khấu hao giảm trong kỳ 4 IV. Số khấu hao trích kỳ này (I + II – III) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày ….. tháng …… năm ….. Người lập (Ký, họ tên) Số......................... Nợ........................ Có...................
  • 12.
  • 13. v1.0 1 Bài3:Kếtoántàisảncốđịnh Bộ:............................. Đơn vị: ...................... Mẫu số S31 – H (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm:............... Loại tài sản cố định:............................. Ghi tăng TSCĐ Hao mòn TSCĐ Ghi giảm TSCĐStt Chứng từ Hao mòn 1 năm Chứng từ SH NT Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng ở đơn vị Số hiệu TSCĐ Nguyên giá tài sản cố định Tỉ lệ % Số tiền Số hao mòn các năm trước Năm... Năm... Lũy kế hao mòn đến khi chuyển sổ hoặc ghi giảm TSCĐ SH NT Lý do ghi giảm TSCĐ Trị giá còn lại của TSCĐ A B C D E F G 1 2 3 4 5 6 7 H I K 8 Cộng x x x – Sổ này có..... trang, đánh số từ trang 01 đến trang..... – Ngày mở sổ:..................................................... Ngày... tháng... năm... Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) 50
  • 14.
  • 15. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 51 Bộ:…………. Đơn vị:….… Mẫu số S32 – H (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG Năm:………… Tên đơn vị, phòng, ban (hoặc người sử dụng):................................................................................................... Loại CCDC (hoặc nhóm CCDC):.......................................................................................................................... Ghi tăng TSCĐ và CCDC Ghi giảm TSCĐ và CCDC Chứng từ Chứng từ Ngày, tháng ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng Tên TSCĐ và CCDC Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Số hiệu Ngày tháng Lý do Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 4 E F G 5 6 7 – Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang …. – Ngày mở sổ:…....................… Ngày … tháng … năm … Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Bộ:………….......... Đơn vị:….….......... Mẫu số S33 – H (Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ/BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Năm:………….... Tên TK:…………..Số hiệu:............ Đối tượng:................................ Chứng từ Số phát sinh Số dưNgày, tháng ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng Diễn giải Nợ Có Nợ Có Ghi chú A B C D 1 2 3 4 E Số dư đầu kỳ – Cộng phát sinh tháng – Số dư cuối tháng – Cộng luỹ kế từ đầu quý x x x x x x – Sổ này có ............... trang, đánh số từ trang 01 đến trang …............................ – Ngày mở sổ:................................................................................................... Ngày … tháng … năm …........ Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
  • 16. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 52 v1.0 3.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định 3.3.1. Tài khoản hạch toán Để theo dõi tình hình biến động về TSCĐ tại đơn vị kế toán sử dụng các TK chủ yếu sau: TK 211, TK 213, TK 466.  TK 211 – Tài sản cố định hữu hình: TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và biến động TSCĐ hữu hình của đơn vị theo nguyên giá. Nội dung phản ánh và kết cấu của TK 211 như sau: Tài khoản 211 SDĐK: – Mua sắm, do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. – Được cấp, được tài trợ, tặng, biếu, viện trợ. – Xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo, nâng cấp. – Đánh giá lại, phát hiện thừa…. – Điều chuyển cho đơn vị khác. – Nhượng bán, thanh lý TSCÐ. – Tháo dỡ bớt một số bộ phận. – Đánh giá lại, phát hiện thiếu…. Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị. TK 211 có 6 tài khoản cấp 2: TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc. TK 2112 – Máy móc, thiết bị. TK 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn. TK 2114 – Thiết bị, dụng cụ quản lý. TK 2115 – Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm. TK 2118 – TSCĐ khác.  TK 213 – Tài sản cố định vô hình: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị TSCÐ hiện có và biến động TSCĐ vô hình của đơn vị theo nguyên giá. Nội dung phản ánh và kết cấu của TK 213 như sau: Tài khoản 213 SDĐK: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở đơn vị. TK 213 không quy định chi tiết các tài khoản cấp 2, các đơn vị phải hạch toán chi tiết cho từng đối tượng TSCĐ theo quy định của chế độ tài chính, bao gồm: o Trị giá quyền sử dụng đất. o Bằng phát minh sáng chế. o Bản quyền tác giả. o Phần mềm máy vi tính.  TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động của nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ của đơn vị. Nội dung phản ánh và kết cấu của TK 466 như sau:
  • 17. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 53 Tài khoản 466 – Trị giá hao mòn của TSCĐ hàng năm. – Trị giá còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán, chuyển giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền, các trường hợp giảm khác. – Giảm nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp giảm). SDĐK: – Trị giá TSCĐ mua sắm, xây dựng cơ bản hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. – Trị giá TSCĐ nhận của đơn vị khác bàn giao, được biếu tặng, viện trợ và các trường hợp tăng khác. – Tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) do đánh giá lại (trường hợp tăng). Dư Có: Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ hiện có ở đơn vị.  TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và tình hình quyết toán công tác mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ, quyết toán kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản ở đơn vị. TK 241 có 3 tài khoản cấp 2: o TK 2411 – Mua sắm TSCĐ. o TK 2412 – Xây dựng cơ bản. o TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ. Nội dung phản ánh và kết cấu của TK 241: Tài khoản 241 SDĐK: – Chi phí thực tế về đầu tư XDCB, mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh. – Chi phí đầu tư để cải tạo, nâng cấp TSCĐ. – Trị giá công trình bị loại bỏ và các khoản duyệt bỏ khác kết chuyển khi quyết toán được duyệt. – Trị giá các khoản ghi giảm chi phí đầu tư XDCB, chi phí sửa chữa lớn. – Trị giá TSCĐ và các tài sản khác hình thành qua đầu tư XDCB, mua sắm đã hoàn thành đưa vào sử dụng. – Trị giá công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành kết chuyển khi quyết toán được duyệt. Dư Nợ: – Chi phí đầu tư XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ dở dang. – Trị giá công trình XDCB và sửa chữa lớn TSCĐ đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sử dụng hoặc quyết toán chưa được duyệt. 3.3.2. Trình tự kế toán tài sản cố định hữu hình 3.3.2.1. Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình (1) Mua TSCÐ dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp: Căn cứ vào chứng từ liên quan đến việc mua sắm TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá TSCĐ, lập hồ sơ, lập biên bản giao nhận TSCĐ và tiến hành ghi sổ:
  • 18. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 54 v1.0 (1.1) Nếu TSCĐ mua về dùng ngay, không phải qua lắp đặt, chạy thử, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ Có TK 461: TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí hoạt động Có TK 462: TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí dự án Có TK 465: TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước Có TK 111, 112, 331…: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ. (1.2) Nếu TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử: a) Tập hợp chi phí mua sắm, giá trị thiết bị và chi phí lắp đặt chạy thử, kế toán ghi: Nợ TK 241 (2411): Tập hợp chi phí mua, lắp đặt, chạy thử Có TK 461: TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí hoạt động Có TK 462: TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí dự án Có TK 465: TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của NN Có TK 111, 112, 331, 312…: Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử. b) Khi công tác lắp đặt xong, bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 241 (2411) Nguyên giá TSCĐ hoàn thành, bàn giao. (1.3) Xuất quỹ tiền mặt, rút tiền gửi ngân hàng, kho bạc mua tài sản cố định về sử dụng ngay, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 111, 112 Nguyên giá TSCĐ. (1.4) Mua TSCĐ chưa thanh toán cho người bán, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 331 (3311) Nguyên giá TSCĐ. Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: Nợ TK 661, 662, 635, 431, 441 Có TK 466 (2) Tăng TSCÐ do XDCB hoàn thành: Đối với công trình XDCB đã hoàn thành, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, căn cứ vào quyết toán công trình đã được duyệt, kế toán ghi tăng TSCĐ: Nợ TK 211 Có TK 241 (2412) Nguyên giá TSCĐ.
  • 19. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 55 Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: Nợ TK 661, 662, 635, 431, 441 Có TK 466 (3) Được cấp kinh phí bằng TSCÐ: Khi nhận được TSCÐ do cấp trên cấp kinh phí (đơn vị tiếp nhận tài sản phải quyết toán), căn cứ vào quyết định cấp phát kinh phí và biên bản bàn giao TSCĐ, kế toán ghi sổ theo các trường hợp sau: (3.1) Nếu TSCĐ tiếp nhận còn mới, chưa sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 461 Nguyên giá TSCĐ. (3.2) Nếu TSCĐ đã qua sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ Có TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 461, 462: Giá trị còn lại của TSCĐ. Đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ và quyết toán vào chi hoạt động: Nợ TK 661, 662 Có TK 466 Trị giá còn lại của TSCĐ. (4) Nhận TSCÐ do đơn vị khác điều chuyển đến: Khi đơn vị tiếp nhận TSCĐ do đơn vị khác điều chuyển theo quyết định của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ Có TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ. (1.1) Mua TSCĐ về dùng ngay, không qua lắp đặt, chạy thử TK 461, 462, 465, 111, 112, 331,… TK 211 TK 2411 (1.2a) Mua TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử (1.2b) Khi lắp đặt xong, bàn giao đưa vào sử dụng TK 111, 112 TK 3311 TK 241 (1.3) Mua TSCĐ về dùng ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (1.4) Mua TSCĐ chưa thanh toán cho người bán (2) Tăng TSCĐ do XDCB hoàn thành TK 461, 462 TK 214 (3.1) Được cấp kinh phí bằng TSCĐ nếu TSCĐ nhận còn mới, chưa sử dụng (3.2) Được cấp kinh phí bằng TSCĐ nếu TSCĐ đã qua sử dụng TK 466 TK 661, 662 (3.2) Đồng thời ghi TK 466 (4) Nhận TSCĐ do đơn vị khác điều chuyển đến (1.1) Mua TSCĐ về dùng ngay, không qua lắp đặt, chạy thử TK 461, 462, 465, 111, 112, 331,… TK 211 TK 2411 (1.2a) Mua TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử (1.2b) Khi lắp đặt xong, bàn giao đưa vào sử dụng TK 111, 112 TK 3311 TK 241 (1.3) Mua TSCĐ về dùng ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (1.4) Mua TSCĐ chưa thanh toán cho người bán (2) Tăng TSCĐ do XDCB hoàn thành TK 461, 462 TK 214 (3.1) Được cấp kinh phí bằng TSCĐ nếu TSCĐ nhận còn mới, chưa sử dụng (3.2) Được cấp kinh phí bằng TSCĐ nếu TSCĐ đã qua sử dụng TK 466 TK 661, 662 (3.2) Đồng thời ghi TK 466 (4) Nhận TSCĐ do đơn vị khác điều chuyển đến
  • 20. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 56 v1.0 Ví dụ 1: Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ) 1. Mua 1 tài sản cố định hữu hình dùng ngay cho phòng hành chính, giá mua chưa có thuế GTGT là 25.000, thuế GTGT có thuế suất 10% là 2.500 đã thanh toán bằng tiền gửi theo giấy báo nợ số 12 ngày 5/5. Tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp. 2. Nhận 1 nhà làm việc do bộ phận xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, có giá quyết toán của công trình là 600.000. 3. Rút dự toán kinh phí hoạt động, mua một tài sản cố định hữu hình có giá mua chưa thuế GTGT là 400.000, thuế suất thuế GTGT là 10%. Chi phí lắp đặt chạy thử chưa thanh toán lấy từ nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp là 5.500. Tài sản cố định đã lắp đặt xong đưa vào sử dụng ở phòng tổ chức. Lời giải: 1a. Nợ TK 211: 27.500 Có TK 112: 27.500 1b. Nợ TK 661: 27.500 Có TK 466: 27.500 2a. Nợ TK 211: 600.000 Có TK 241: 600.000 2b. Nợ TK 661: 600.000 Có TK 466: 600.000 3a. Nợ TK 241: 445.500 Có TK 461: 440.000 Có TK 331: 5.500 3b. Có TK 008: 440.000 3c. Nợ TK 211: 445.500 Có TK 241: 445.500 3d. Nợ TK 661: 445.500 Có TK 466: 445.500 (5) Được tài trợ, biếu tặng bằng TSCÐ: Khi được tài trợ, biếu tặng bằng TSCĐ của các tổ chức, cá nhân trong nước dùng cho hoạt động HCSN, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 461 Nguyên giá TSCĐ. Đồng thời, kế toán ghi: Nợ TK 661 Có TK 466 Nguyên giá TSCĐ. (6) Được viện trợ bằng TSCĐ: (6.1) Trường hợp đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách ngay khi tiếp nhận TSCĐ viện trợ: a) Đối với TSCĐ viện trợ phi dự án dùng cho HCSN, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 461 Nguyên giá TSCĐ. b) Đối với TSCĐ viện trợ theo chương trình, dự án dùng cho hoạt động dự án, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 462 Nguyên giá TSCĐ. Đối với hai trường hợp này, đồng thời kế toán ghi: Nợ TK 661: TSCĐ viện trợ phi dự án dùng cho hoạt động HCSN Nợ TK 662: TSCĐ viện trợ theo chương trình, dự án dùng cho hoạt động dự án Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.
  • 21. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 57 (6.2) Trường hợp đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách, khi tiếp nhận TSCĐ viện trợ, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 521 (5211) Trị giá TSCĐ được viện trợ. (6.3) Khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách về TSCĐ viện trợ đã tiếp nhận căn cứ vào mục đích viện trợ, kế toán ghi: Nợ TK 521 (5211) Có TK 461, 462, 441 Trị giá TSCĐ được viện trợ. Đồng thời, kế toán ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ và ghi vào các TK chi phí có liên quan: Nợ TK 661: Nhận TSCĐ viện trợ phi dự án dùng cho hoạt động HCSN Nợ TK 662: Nhận TSCĐ viện trợ theo chương trình, dự án dùng cho hoạt động dự án Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ. (7) Mua TSCĐ sử dụng cho SXKD: (7.1) Khi đơn vị HCSN mua TSCÐ về để sử dụng cho SXKD hàng hoá, dịch vụ, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán. (7.2) Đồng thời, nếu TSCĐ đó mua bằng quỹ cơ quan để sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ, kế toán ghi: Nợ TK 431 Có TK 411 Nguyên giá TSCĐ. CHÚ Ý TSCĐ mua về sử dụng cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì nguyên giá TSCĐ không bao gồm thuế GTGT đầu vào, nếu chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. (8) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ: (8.1) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ: a) Phản ánh nguyên giá TSCĐ nhập khẩu (bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển…), kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ Có TK 333 (3337): Thuế nhập khẩu Có TK 111, 112, 331…
  • 22. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 58 v1.0 b) Phản ánh thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 311 (3113) Có TK 3331 (33312) Thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu. (8.2) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình Có TK 3331 (33312): Thuế GTGT hàng nhập khẩu Có TK 333 (3337): Thuế nhập khẩu Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán. TK 461 (5) Được tài trợ, biếu tặng bằng TSCĐ TK 466 (5) Đồng thời ghi (6.1a) TSCĐ viện trợ phi dự án dùng cho HCSN TK 462 (6.1b) TSCĐ viện trợ theo chương trình, dự án dùng cho hoạt động dự án TK 5211TK 461, 462, 441 (6.3) Khi có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách (6.2) Khi chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách TK 661, 662 (6.1), (6.3) Ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ TK 466 TK 111, 112, 331, … TK 3113 (7.1) Mua TSCĐ sử dụng cho SXKD TK 411 TK 431(7.2) Mua TSCĐ bằng quỹ cơ quan sử dụng cho SXKD TK 3337 (8.1a) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD (hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) (8.1b) Phản ánh thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu (8.2) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD (hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) TK 211 TK 661 TK 33312 TK 3113 TK 461 (5) Được tài trợ, biếu tặng bằng TSCĐ TK 466 (5) Đồng thời ghi (6.1a) TSCĐ viện trợ phi dự án dùng cho HCSN TK 462 (6.1b) TSCĐ viện trợ theo chương trình, dự án dùng cho hoạt động dự án TK 5211TK 461, 462, 441 (6.3) Khi có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách (6.2) Khi chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách TK 661, 662 (6.1), (6.3) Ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ TK 466 TK 111, 112, 331, … TK 3113 (7.1) Mua TSCĐ sử dụng cho SXKD TK 411 TK 431(7.2) Mua TSCĐ bằng quỹ cơ quan sử dụng cho SXKD TK 3337 (8.1a) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD (hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) (8.1b) Phản ánh thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu (8.2) Nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD (hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) TK 211 TK 661 TK 33312 TK 3113 Ví dụ 2: Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ) 1. Nhận viện trợ phi dự án một tài sản cố định hữu hình, theo biên bản giao nhận tài sản cố định số 05 ngày 5/4 có trị giá 300.000. Đã có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách. Tài sản đã đưa vào sử dụng ở phòng hành chính.
  • 23. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 59 1a. Nợ TK 211: 300.000 Có TK 461: 300.000 1b. Nợ TK 661: 300.000 Có TK 466: 300.000 2. Mua một tài sản cố định hữu hình bằng tiền tạm ứng của kho bạc (kinh phí sự nghiệp) có tổng giá thanh toán là 165.000, trong đó thuế GTGT với thuế suất 10% là 15.000. Tài sản cố định đưa vào sử dụng ở phòng tổ chức. 2a. Nợ TK 211: 165.000 Có TK 336: 165.000 2b. Nợ TK 661: 165.000 Có TK 466: 165.000 (9) Mua TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi: Căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ phản ánh chi phí mua, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 111, 112, 331… Nguyên giá TSCĐ. Đồng thời, kế toán ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, ghi giảm quỹ cơ quan: Nợ TK 431 Có TK 466 Nguyên giá TSCĐ. (10) Phát hiện TSCĐ thừa khi kiểm kê: Khi kiểm kê TSCĐ phát hiện có sự chênh lệch phải xác định rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời theo từng nguyên nhân. (10.1) Nếu TSCĐ thừa do chưa ghi sổ kế toán, căn cứ vào biên bản kiểm kê và hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ. Đồng thời, tổng hợp toàn bộ giá trị những tài sản chưa ghi sổ, lập chứng từ ghi tăng giá TSCĐ theo nguyên giá, giá trị còn lại theo kiểm kê và xác định giá trị hao mòn thực tế. a) Nếu TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách khi kiểm kê phát hiện thừa, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ (theo kiểm kê) Có TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ (theo kiểm kê). b) Nếu TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh khi kiểm kê phát hiện thừa, kế toán ghi: Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ (theo kiểm kê) Có TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 411: Giá trị còn lại của TSCĐ (theo kiểm kê). c) Nếu TSCĐ thừa thuộc chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài tài trợ nhưng chưa bàn giao cho phía Việt Nam thì toàn bộ giá trị của TSCĐ được hạch toán vào bên Nợ TK 001 “Tài sản thuê ngoài”. Khi dự án kết thúc, nếu phía nước ngoài bàn giao cho phía Việt Nam, kế toán ghi Có TK 001. Đồng thời, xác định giá trị đã hao mòn, giá trị còn lại của TSCĐ bàn giao.
  • 24. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 60 v1.0 Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền giao TSCĐ cho bên nào thì đơn vị đó hạch toán tăng TSCĐ theo số liệu trên “Biên bản bàn giao TSCĐ”. (10.2) Nếu TSCĐ thừa chưa xác định được nguyên nhân, kế toán phản ánh vào khoản phải trả, ghi: Nợ TK 211 Có TK 331 (3318) Nguyên giá TSCĐ thừa theo kết quả kiểm kê. (10.3) Khi xác định được nguyên nhân căn cứ vào quyết định xử lý để ghi sổ: Nợ TK 331 (3318) Có TK liên quan Trị giá TSCĐ thừa đã xử lý. (10.4) Nếu TSCĐ thừa xác định là của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị có tài sản biết. Nếu không xác định được chủ tài sản thì báo ngay cho đơn vị cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp biết để xử lý. Trong thời gian chờ quyết định xử lý, kế toán theo dõi trên TK 002 – Tài sản nhận giữ hộ. Nợ TK 002: Giá trị tài sản nhận giữ hộ. (11) Đánh giá lại TSCÐ: Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ, đơn vị phải tiến hành kiểm kê, xác định số lượng, giá trị từng loại TSCĐ và tiến hành đánh giá lại TSCĐ theo đúng quy định của Nhà nước. Trường hợp đánh giá TSCĐ tăng, số chênh lệch nguyên giá tăng, kế toán ghi: Nợ TK 211 Có TK 412 Chênh lệch nguyên giá TSCĐ tăng. TK 111, 112, 331,… (9) Mua TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa TK 466 TK 431 Đồng thời ghiTK 214 TK 466 (10.1a) TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, khi kiểm kê phát hiện thừa (10.1b) TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh, khi kiểm kê phát hiện thừaTK 411 TK 3318 (10.2) TSCĐ thừa chưa xác định được nguyên nhân TK 3318TK liên quan (10.3) TSCĐ thừa khi xác định được nguyên nhân TK 412 (11) Đánh giá lại TSCĐ TK 211TK 111, 112, 331,… (9) Mua TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa TK 466 TK 431 Đồng thời ghiTK 214 TK 466 (10.1a) TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, khi kiểm kê phát hiện thừa (10.1b) TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh, khi kiểm kê phát hiện thừaTK 411 TK 3318 (10.2) TSCĐ thừa chưa xác định được nguyên nhân TK 3318TK liên quan (10.3) TSCĐ thừa khi xác định được nguyên nhân TK 412 (11) Đánh giá lại TSCĐ TK 211 3.3.2.2. Kế toán giảm tài sản cố định hữu hình (1) Thanh lý, nhượng bán TSCĐ: Đối với TSCĐ không cần dùng hoặc hư hỏng không sửa chữa được, đơn vị HCSN có thể thanh lý hoặc nhượng bán sau khi được cơ quan tài chính đồng ý
  • 25. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 61 (đối với TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách) hoặc thủ trưởng đơn vị ra quyết định (đối với TSCĐ hình thành bằng nguồn khác). Khi nhượng bán TSCĐ phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết như: quyết định nhượng bán, thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ, Ban thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” chuyển cho phòng kế toán để theo dõi, ghi sổ và giao một bản cho bộ phận đã quản lý, sử dụng TSCĐ. (1.1)Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, kế toán ghi các bút toán sau: a) Phản ánh giảm TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán, kế toán ghi: Nợ TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK 214: Giá trị hao mòn lũy kế Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ. b) Phản ánh số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 311… Có TK 511 (5118) Tổng số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ. c) Phản ánh số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118) Có TK 111, 112, 331…: Tổng số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ. d) Căn cứ vào quy định của chế độ tài chính, xử lý chênh lệch thu, chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118) Có TK 461,462,441,333(3338),431(4314) Chênh lệch thu, chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ. (1.2) Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay: a) Phản ánh giảm TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118): Giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ. b) Phản ánh số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 311…: Tổng số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ Có TK 511 (5118): Các khoản thu Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (nếu có). c) Phản ánh số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118): Các khoản thu Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331…: Tổng số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ. d) Kết chuyển số chênh lệch thu, chi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay:
  • 26. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 62 v1.0 Nếu chênh lệch thu lớn hơn chi (lãi), kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118) Có TK 421 (4212) Chênh lệch thu lớn hơn chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Nếu chênh lệch thu nhỏ hơn chi (lỗ), kế toán ghi: Nợ TK 421 (4212) Có TK 511 (5118) Chênh lệch thu nhỏ hơn chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ. TK 211 TK 214 TK 466 (1.1a) Thanh lý, nhượng bán TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (1.2d) Kết chuyển số chênh lệch về thu, chi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay (lãi) (1.1b) Phản ánh số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ TK 111, 112, 331TK 511 (5118)TK 111, 112, 331 (1.1c) Phản ánh số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ TK 461, 462, 441, 333, 431 (1.1d) Xử lý chênh lệch về thu, chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ TK 211 TK 214 (1.2a) Phản ánh giảm TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay do thanh lý, nhượng bán (1.2b) Phản ánh số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay TK 3331 (1.2c) Phản ánh số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay TK 421 TK 421 (1.2d) Kết chuyển số chênh lệch về thu, chi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay (lỗ) TK 3113 TK 211 TK 214 TK 466 (1.1a) Thanh lý, nhượng bán TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (1.2d) Kết chuyển số chênh lệch về thu, chi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay (lãi) (1.1b) Phản ánh số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ TK 111, 112, 331TK 511 (5118)TK 111, 112, 331 (1.1c) Phản ánh số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ TK 461, 462, 441, 333, 431 (1.1d) Xử lý chênh lệch về thu, chi thanh lý, nhượng bán TSCĐ TK 211 TK 214 (1.2a) Phản ánh giảm TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay do thanh lý, nhượng bán (1.2b) Phản ánh số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay TK 3331 (1.2c) Phản ánh số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay TK 421 TK 421 (1.2d) Kết chuyển số chênh lệch về thu, chi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay (lỗ) TK 3113 Ví dụ 3: Trích tài liệu kế toán tại một đơn vị hành chính sự nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000đ) 1. Thanh lý một nhà kho của bộ phận sản xuất kinh doanh, nguyên giá là 200.000 đã khấu hao hết, phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 5.000 và thu bằng tiền mặt 1.500. Chi phí thanh lý chưa trả là 1.100. 1a. Nợ TK 214: 200.000 Có TK 211: 200.000 1b. Nợ TK 152: 5.000 Có TK 511: 5.000 1c. Nợ TK 111: 1.500 Có TK 511: 1.500 1d. Nợ TK 511: 1.100 Có TK 331: 1.100 1e. Nợ TK 511: 5.400 Có TK 421: 5.400
  • 27. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 63 2. Nhượng bán một tài sản cố định hữu hình đang dùng ở phòng tài vụ, nguyên giá 50.000, đã hao mòn 20.000, chi phí nhượng bán bằng tiền mặt là 2.000. Đơn vị mua đã trả bằng tiền mặt 35.000, phần chênh lệch phải nộp ngân sách và đơn vị đã nộp bằng tiền gửi kho bạc. 2a. Nợ TK 214: 20.000 Nợ TK 466: 30.000 Có TK 211: 50.000 2b. Nợ TK 511: 2.000 Có TK 111: 2.000 2c. Nợ TK 111: 35.000 Có TK 511: 35.000 2d. Nợ TK 511: 33.000 Có TK 333: 33.000 2e. Nợ TK 333: 33.000 Có TK 112: 33.000 (2) Chuyển TSCÐ thành công cụ, dụng cụ: Trường hợp này xảy ra khi cơ quan có thẩm quyền thay đổi tiêu chuẩn quy định đối với TSCÐ (ví dụ: tăng giá trị TSCÐ từ 5.000.000đ lên 10.000.000đ). Khi đó những TSCÐ không đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển thành công cụ, dụng cụ. Các bút toán hạch toán khi chuyển TSCĐ thành CCDC như sau: (2.1) Nếu TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, kế toán ghi: Nợ TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ. (2.2) Nếu TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay, kế toán ghi: Nợ TK 631: Giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ Nợ TK 643: Giá trị còn lại của TSCĐ lớn (phải phân bổ dần) Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ. Đồng thời, kế toán phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ vào bên Nợ TK 005 “Dụng cụ lâu bền đang sử dụng”. (3) Điều động TSCĐ cho các đơn vị khác: Căn cứ vào quyết định điều động TSCÐ của cấp có thẩm quyền và biên bản giao nhận TSCÐ giữa các bên, kế toán ghi: Nợ TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ. (4) Phát hiện thiếu TSCĐ: Khi phát hiện thiếu TSCĐ đơn vị phải báo cáo rõ cho cơ quan tài chính trực tiếp quản lý, cơ quan chủ quản cấp trên, phải xác định rõ nguyên nhân, người chịu trách nhiệm và xử lý kịp thời. Kế toán căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền để ghi sổ. (4.1) Nếu TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, phát hiện thiếu khi kiểm kê:
  • 28. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 64 v1.0 a) Trong thời gian chờ quyết định xử lý, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán ghi: Nợ TK 466: Giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ. b) Phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ bị thiếu, mất phải thu hồi, kế toán ghi: Nợ TK 311 (3118) Có TK 511 (5118) Trị giá còn lại của TSCĐ bị thiếu, mất phải thu hồi. c) Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi: Nếu cho phép xoá bỏ số thiệt hại do thiếu, mất tài sản, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118) Có TK 311 (3118) Trị giá còn lại của TSCĐ bị thiếu, mất được phép xoá bỏ. Nếu quyết định người chịu trách nhiệm phải bồi thường, khi thu được tiền hoặc trừ vào lương cán bộ, viên chức, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Nếu đã thu được tiền Nợ TK 334: Nếu trừ vào lương Có TK 311 (3118): Các khoản phải thu. d) Số tiền thu bồi thường theo quyết định xử lý được ghi vào các TK liên quan theo quy định của chế độ tài chính, kế toán ghi: Nợ TK 511 (5118) Có TK 431 (4314), 461, 462, 333... Số thu bồi thường. (4.2) TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân: a) Trong thời gian chờ quyết định xử lý, căn cứ vào kết quả kiểm kê, kế toán ghi: Nợ TK 311 (3118): Giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ. b) Khi có quyết định xử lý phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 334… Có TK 311 (3118) Trị giá còn lại của TSCĐ bị thiếu, mất đã xử lý. (5) Đánh giá giảm TSCÐ: Trường hợp đánh giá TSCĐ giảm, số chênh lệch nguyên giá giảm kế toán ghi: Nợ TK 412 Có TK 211 Chênh lệch nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm.
  • 29. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 65 (5) Đánh giá giảm TSCĐ (2.1); (2.2); (3); (4.1a); (4.2a) Giá trị hao mòn (4.2a) TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý (4.1b) Giá trị còn lại của TSCĐ bị thiếu (4.2b) Có quyết định xử lý phần giá trị còn lại của TSCĐ bị thiếu (4.1c) Nếu xóa bỏ số thiệt hại do thiếu (4.1d) Số tiền thu bồi thường theo quyết định xử lý (2.2) TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay (4.1a) Phát hiện thiếu TSCĐ. Nếu TSCĐ do NS cấp hoặc có nguồn gốc từ NS (2.1) Chuyển TSCĐ thành CCDC. Nếu TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (3) Điều động TSCĐ cho các đơn vị khác TK 211 TK 466 TK 631, 643 TK 311 TK 214 TK 412 TK 111, 112, 334 TK 511TK 311 TK 431, 461, 462, 333 (5) Đánh giá giảm TSCĐ (2.1); (2.2); (3); (4.1a); (4.2a) Giá trị hao mòn (4.2a) TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay thiếu chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý (4.1b) Giá trị còn lại của TSCĐ bị thiếu (4.2b) Có quyết định xử lý phần giá trị còn lại của TSCĐ bị thiếu (4.1c) Nếu xóa bỏ số thiệt hại do thiếu (4.1d) Số tiền thu bồi thường theo quyết định xử lý (2.2) TSCĐ thuộc NVKD hoặc vốn vay (4.1a) Phát hiện thiếu TSCĐ. Nếu TSCĐ do NS cấp hoặc có nguồn gốc từ NS (2.1) Chuyển TSCĐ thành CCDC. Nếu TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (3) Điều động TSCĐ cho các đơn vị khác TK 211 TK 466 TK 631, 643 TK 311 TK 214 TK 412 TK 111, 112, 334 TK 511TK 311 TK 431, 461, 462, 333 3.3.3. Kế toán tài sản cố định vô hình Các trường hợp tăng, giảm TSCĐ vô hình thực hiện giống TSCĐ hữu hình. Đối với các TSCĐ vô hình được hình thành sau một thời gian nghiên cứu, chế tạo như bằng phát minh sáng chế, phần mềm máy vi tính,… kế toán hạch toán như sau: (1) Tập hợp chi phí thực tế phát sinh về TSCĐ vô hình, kế toán ghi: Nợ TK 241 Có TK 111, 112, 331, 312 (2) Khi kết thúc quá trình đầu tư, kế toán tổng hợp, xác định nguyên giá TSCĐ vô hình, kế toán ghi: Nợ TK 213 Có TK 241 Nguyên giá TSCĐ vô hình. (3) Căn cứ vào nguồn kinh phí, kế toán ghi: Nợ TK 661, 662, 635, 441, 431 Có TK 466 Nguyên giá TSCĐ vô hình. Chi phí thực tế phát sinh
  • 30. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 66 v1.0 3.4. Kế toán hao mòn tài sản cố định 3.4.1. Một số quy định về hao mòn tài sản cố định Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình hoạt động của đơn vị bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ khoa học kỹ thuật,… Khi xác định giá trị hao mòn TSCĐ cần tuân theo một số quy định sau:  Căn cứ vào tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế, hiện trạng của TSCĐ, mục đích và hiệu suất sử dụng ước tính của TSCĐ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ.  Nhà nước quy định khung thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn cho từng loại TSCĐ. Trường hợp đơn vị muốn xác định lại thời gian sử dụng của TSCĐ hoặc muốn xác định thời gian sử dụng của những TSCĐ chưa được quy định, phải được cơ quan quản lý tài chính trực tiếp quản lý xem xét, quyết định. Trường hợp đơn vị nâng cấp, tháo dỡ một số bộ phận của TSCĐ,… nhằm thay đổi thời gian sử dụng của TSCĐ thì phải lập biên bản nêu rõ các căn cứ làm thay đổi thời gian sử dụng và tính thời gian sử dụng mới để đăng ký lại với cơ quan tài chính trực tiếp quản lý.  Đối với TSCĐ vô hình thời gian sử dụng do đơn vị tự quyết định cho phù hợp nhưng không quá 20 năm và không dưới 3 năm.  Mọi TSCĐ được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tại đơn vị đều phải được tính hao mòn hàng năm trừ TSCĐ đặc biệt (tài sản vô giá), TSCĐ đơn vị thuê ngoài sử dụng tạm thời, TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất hộ Nhà nước.  Hao mòn TSCĐ được tính một năm một lần vào tháng 12 hàng năm. Các TSCĐ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được và những TSCĐ chưa tính hao mòn đủ mà đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được nữa thì không phải tính hao mòn. Mức hao mòn hàng năm của mỗi TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ tính hao mòn (% năm) Số hao mòn tính cho năm N = Số hao mòn đã tính của năm (N – 1) + Số hao mòn tăng năm N – Số hao mòn giảm năm N Mức hao mòn cho năm cuối cùng = Nguyên giá TSCĐ – Trị giá hao mòn luỹ kế  Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá TSCĐ thay đổi, đơn vị phải xác định lại mức hao mòn trung bình hàng năm của TSCĐ. Trị giá còn lại của TSCĐ trên sổ kế toánHao mòn trung bình hàng năm của TSCĐ = Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ  Đối với những TSCĐ sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh thì phải thực hiện trích khấu hao tính vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng tháng (theo Quyết định 206/2003/QĐ–BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính).
  • 31. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 67 3.4.2. Tài khoản hạch toán TK 214 “Hao mòn TSCĐ” được sử dụng để phản ánh giá trị hao mòn của TSCÐ hiện có và biến động giá trị hao mòn hàng năm của TSCĐ tại đơn vị. Nội dung phản ánh trên tài khoản này như sau: Tài khoản 214 Ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐ (trong trường hợp giảm TSCĐ như: Thanh lý, nhượng bán, điều chuyển đi nơi khác,… hoặc đánh giá giảm giá trị hao mòn TSCĐ theo quyết định của Nhà nước). Ghi tăng giá trị hao mòn TSCĐ (trong quá trình sử dụng TSCĐ hoặc đánh giá tăng giá trị hao mòn TSCĐ theo quyết định của Nhà nước). Dư Có: Trị giá hao mòn của TSCĐ hiện còn cuối kỳ. TK 214 có 2 tài khoản cấp 2: TK 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2142 – Hao mòn TSCĐ vô hình. 3.4.3. Trình tự kế toán (1) Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị tính và phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hiện có do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, kế toán ghi: Nợ TK 466 Có TK 214 Trị giá hao mòn TSCĐ. (2) Hàng tháng, khi trích khấu hao TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 631 Có TK 214 Số khấu hao TSCĐ phải trích. (3) Đối với TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (trừ TSCĐ do ngân sách cấp vốn kinh doanh) dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng tháng khi trích khấu hao TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh Có TK 431 (4314): Bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp Có TK 333: Số phải nộp Nhà nước. (4) Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (do thanh lý, nhượng bán, điều chuyển TSCĐ, phát hiện thiếu), kế toán ghi: Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ Nợ TK 466: Giá trị còn lại TSCĐ Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ. (5) Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay (do thanh lý, nhượng bán, phát hiện thiếu), kế toán ghi:
  • 32. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 68 v1.0 Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ Nợ TK 631: Giá trị còn lại TSCĐ (trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ) Nợ TK 311 (3118): Giá trị còn lại TSCĐ (trường hợp phát hiện thiếu TSCĐ) Có TK 211, 213: Nguyên giá TSCĐ. (6) Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ của Nhà nước: (6.1) Trường hợp đánh giá giá trị hao mòn tăng, phần chênh lệch giá trị hao mòn tăng, kế toán ghi: Nợ TK 412 Có TK 214 Chênh lệch giá trị hao mòn tăng. (6.2) Trường hợp đánh giá giá trị hao mòn giảm, phần chênh lệch giá trị hao mòn giảm, kế toán ghi: Nợ TK 214 Có TK 412 Chênh lệch giá trị hao mòn giảm. (4) Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách TK 466 TK 631 TK 4314 TK 333 (1) Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị tính và phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hiện có do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (2) Hàng tháng, trích khấu hao TSCĐ thuộc NVKD hoặc nguồn vốn vay sử dụng cho hoạt động SXKD (3) Đối với TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách dùng cho hoạt động SXKD TK 211, 213 TK 466 TK 631, 311 (5) Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ thuộc NVKD hoặc nguồn vốn vay TK 412 (6.1) Đánh giá tăng giá trị hao mòn TSCĐ (6.2) Đánh giá giảm giá trị hao mòn TSCĐ TK 214 (4) Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách TK 466 TK 631 TK 4314 TK 333 (1) Cuối kỳ kế toán năm, đơn vị tính và phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hiện có do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách (2) Hàng tháng, trích khấu hao TSCĐ thuộc NVKD hoặc nguồn vốn vay sử dụng cho hoạt động SXKD (3) Đối với TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách dùng cho hoạt động SXKD TK 211, 213 TK 466 TK 631, 311 (5) Khi phát sinh giảm giá trị hao mòn TSCĐ thuộc NVKD hoặc nguồn vốn vay TK 412 (6.1) Đánh giá tăng giá trị hao mòn TSCĐ (6.2) Đánh giá giảm giá trị hao mòn TSCĐ TK 214 3.5. Kế toán sửa chữa tài sản cố định Trong quá trình sử dụng, TSCĐ cần phải được bảo dưỡng hoặc sửa chữa khi chúng bị hư hỏng nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ. Tuỳ theo mức độ, mục đích sửa chữa, nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ của đơn vị được chia thành: Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn.
  • 33. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 69 3.5.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên tài sản cố định Sửa chữa thường xuyên là công việc sửa chữa mang tính chất bảo dưỡng hoặc thay thế những chi tiết, bộ phận nhỏ của TSCĐ. Do hoạt động sửa chữa phát sinh thường xuyên với chi phí sửa chữa nhỏ nên chi phí sửa chữa phát sinh được hạch toán ngay vào chi phí của hoạt động sử dụng TSCÐ. Khi phát sinh công việc sửa chữa, kế toán tập hợp chi phí sửa chữa theo từng đối tượng sử dụng TSCĐ: (1) Sửa chữa TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, kế toán ghi: Nợ TK 661, 662, 635 Có TK 111, 112, 152, 312, 331… Chi phí sửa chữa phát sinh. (2) Sửa chữa TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay dùng cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ, kế toán ghi: Nợ TK 631: Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 152, 331, 312… Sơ đồ kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ 3.5.2. Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định Sửa chữa lớn TSCĐ là công việc sửa chữa có tính chất khôi phục hoặc làm tăng năng lực hoạt động của TSCĐ, thay thế các bộ phận quan trọng của nó, thời gian sửa chữa thường kéo dài, chi phí sửa chữa phát sinh lớn. Vì vậy, theo nguyên tắc phù hợp, chi phí sửa chữa lớn phải được phân bổ vào chi phí tương ứng với từng loại hoạt động mà nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ diễn ra của nhiều kỳ kế toán khác nhau. TK 111, 112, 152, 331, 312… TK 661, 662, 635 TK 631 TK 311 (3113) (2) Sửa chữa TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc vốn vay (1) Sửa chữa TSCĐ do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách
  • 34. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 70 v1.0 (1) Khi phát sinh công việc sửa chữa lớn TSCĐ, phải theo dõi chi tiết theo từng công trình, từng công việc sửa chữa lớn TSCĐ, căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 241 (2413) Có TK 111, 112, 331, 152, 461, 462, 465… Chi phí sửa chữa thực tế phát sinh. Đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động” hoặc ghi Có TK 009 “Dự toán chi chương trình, dự án” (nếu rút dự toán chi hoạt động, chi chương trình, dự án để sửa chữa lớn). (2) Trường hợp sửa chữa lớn TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn vay hoặc nguồn vốn kinh doanh dùng cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ, kế toán ghi: Nợ TK 241 (2413): Tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 311 (3113): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111, 112, 331, 152…: Tổng giá thanh toán. (3) Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán phải tính giá thành thực tế của từng công trình sửa chữa lớn hoàn thành để quyết toán số chi phí này: (3.1) Nếu công việc sửa chữa nhằm mục đích khôi phục chức năng hoạt động của TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 661, 662, 635, 643 Có TK 241 (2413) Trị giá khối lượng sửa chữa lớn đã quyết toán. Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát sinh lớn cần phải phân bổ dần thì khi công việc sửa chữa lớn đã hoàn thành, kế toán ghi: Nợ TK 643 Có TK 241 (2413) Trị giá khối lượng sửa chữa lớn đã quyết toán. Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 631 Có TK 643 Trị giá phân bổ từng lần. (3.2) Nếu công việc sửa chữa nhằm mục đích nâng cấp làm tăng năng lực hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ thì toàn bộ chi phí cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành phải ghi tăng nguyên giá TSCĐ, ghi: Nợ TK 211, 213 Có TK 241 (2413) Nguyên giá TSCĐ tăng. Đồng thời, căn cứ vào nguồn vốn dùng để cải tạo, nâng cấp TSCĐ: a) Ghi tăng nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ: Nợ TK 661, 662, 635: Phần chi phí tập hợp năm hiện tại Nợ TK 337: Phần chi phí tập hợp từ những năm trước (nếu sử dụng KPSN) Có TK 466 b) Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh: Nợ TK 441, 431 Có TK 411 Nguyên giá TSCĐ.
  • 35. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 71 (4) Trường hợp công việc sửa chữa lớn bằng nguồn kinh phí hoạt động đến cuối năm đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao thanh quyết toán công trình: (4.1) Kế toán cuối năm báo cáo: Cuối năm căn cứ vào bảng xác nhận giá trị khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành đến 31/12, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” để phản ánh giá trị khối lượng công tác sửa chữa lớn hoàn thành liên quan đến số kinh phí hoạt động được ngân sách cấp cho công tác sửa chữa lớn trong năm quyết toán vào chi hoạt động của năm báo cáo. Căn cứ vào “Chứng từ ghi sổ”, kế toán ghi: Nợ TK 661 (6612) Có TK 337 (3372) Trị giá khối lượng sửa chữa lớn chưa bàn giao. (4.2) Kế toán năm sau: Khi công tác sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, kế toán ghi: Nợ TK 337 (3372): Giá trị khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành phần đã quyết toán năm trước Nợ TK 661: Giá trị khối lượng sửa chữa lớn hoàn thành phần quyết toán năm nay Có TK 241 (2413): Giá trị khối lượng sửa chữa lớn đã quyết toán. TK 111, 152, 331, 334,… (1) Khi phát sinh công việc sửa chữa Đồng thời ghi: Có TK 008 hoặc TK 009 (2) Sửa chữa lớn TSCĐ được đầu tư bằng NV vay hoặc NVKD dùng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ (3.1) Công việc sửa chữa nhằm mục đích khôi phục chức năng hoạt động của TSCĐ (3.2) Công việc sửa chữa nhằm mục đích nâng cấp làm tăng năng lực hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ TK 241 (2413) TK 661, 662, 635, 643 TK 211, 213 TK 3113 TK 111, 152, 331, 334,… (1) Khi phát sinh công việc sửa chữa Đồng thời ghi: Có TK 008 hoặc TK 009 (2) Sửa chữa lớn TSCĐ được đầu tư bằng NV vay hoặc NVKD dùng cho hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ (3.1) Công việc sửa chữa nhằm mục đích khôi phục chức năng hoạt động của TSCĐ (3.2) Công việc sửa chữa nhằm mục đích nâng cấp làm tăng năng lực hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ TK 241 (2413) TK 661, 662, 635, 643 TK 211, 213 TK 3113
  • 36. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 72 v1.0 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài học này trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về kế toán TSCĐ. Để nắm chắc bài học, học viên cần ghi nhớ một số nội dung sau: Trước hết là cách phân loại và quản lý TSCĐ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, tiếp đó nắm chắc cách xác định nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ cũng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Cuối cùng, học viên cần nắm vững hệ thống chứng từ, sổ kế toán, tài khoản kế toán sử dụng và phương pháp hạch toán tăng giảm TSCĐ, hạch toán sửa chữa TSCĐ, hạch toán hao mòn và khấu hao TSCĐ.
  • 37. Bài 3: Kế toán tài sản cố định v1.0 73 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Để một tài sản được coi là TSCĐ phải thỏa mãn những điều kiện gì? 2. Xác định nguyên giá của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. 3. Nêu phương pháp hạch toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình. 4. Nêu phương pháp hạch toán tăng, giảm TSCĐ vô hình. 5. Nêu các quy định về hao mòn TSCĐ và phương pháp hạch toán hao mòn TSCĐ. 6. Nêu phương pháp hạch toán kế toán sửa chữa lớn TSCĐ. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 3.1: Cho tài liệu tại một đơn vị hành chính sự nghiệp trong quý I năm N như sau (đơn vị tính: 1.000đ) 1. Rút dự toán kinh phí hoạt động về quỹ tiền mặt 594.000. 2. Mua nguyên vật liệu dùng ngay cho bộ phận sửa chữa nâng cấp TSCĐ hữu hình Z đang sử dụng ở bộ phận sự nghiệp, giá mua chưa có thuế GTGT là 440.000, thuế suất thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán. 3. Nhận viện trợ phi dự án một TSCĐ hữu hình trị giá 350.000, đơn vị đã nhận được chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách. Tài sản được đưa vào sử dụng ở bộ phận hành chính sự nghiệp theo biên bản giao nhận số 10 ngày 21 tháng 1. 4. Chi phí sửa chữa nâng cấp TSCĐ hữu hình Z phải trả cho nhà thầu 12.500. 5. Bộ phận xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao một nhà kho cho bộ phận sản xuất kinh doanh, trị giá 200.000 theo biên bản giao nhận số 11 ngày 12 tháng 2. TSCĐ được đầu tư bằng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản. 6. Nhượng bán một xe ô tô cũ của bộ phận dự án theo biên bản số 14 ngày 15 tháng 2: Nguyên giá 350.000, đã hao mòn 150.000. Người mua chấp nhận với giá 220.000, chi phí nhượng bán đã trả bằng tiền mặt 4.200. Phần chênh lệch phải nộp ngân sách nhà nước. 7. Thanh lý một nhà kho của bộ phận sản xuất kinh doanh theo biên bản thanh lý số 02 ngày 26 tháng 2, nguyên giá 200.000, đã khấu hao hết, phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 3.200. 8. Nhà thầu bàn giao cho đơn vị TSCĐ hữu hình Z khi công trình sửa chữa hoàn thành theo biên bản giao nhận số 15 ngày 12 tháng 3. Tổng chi phí được duyệt theo số thực chi, biết nguyên vật liệu mua về ở nghiệp vụ 2 còn thừa 40.000 đã nhập kho. Công trình cải tạo nâng cấp sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp, TSCĐ nâng cấp xong đã đưa vào sử dụng. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Lập Nhật ký chung và Sổ cái TK 211. Biết rằng: – Đầu quý I Số dư TK 211: 3.420.000. – Các tài khoản khác có số dư phù hợp. – Bộ phận SXKD sản xuất hàng hóa chịu thuế GTGT và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
  • 38. Bài 3: Kế toán tài sản cố định 74 v1.0 Bài 3.2: Cho tài liệu tại một đơn vị hành chính sự nghiệp quý III/ N như sau (đơn vị tính: 1.000đ): 1. Nhận viện trợ phi dự án một tài sản cố định hữu hình trị giá 270.000. Đã có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách. Tài sản đã đưa vào sử dụng ở phòng hành chính. 2. Nhượng bán một TSCĐ hữu hình đang dùng ở phòng tài vụ, nguyên giá 30.000 đã hao mòn 10.000, chi phí nhượng bán bằng tiền mặt 1.100. Đơn vị mua chấp nhận thanh toán 23.000 và đã trả bằng tiền mặt, phần chênh lệch phải nộp ngân sách và đơn vị đã nộp bằng tiền gửi kho bạc. 3. Mua một tài sản cố định hữu hình dùng ngay cho phòng hành chính giá mua chưa có thuế GTGT là 10.000, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán. TSCĐ đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp. 4. Nhượng bán một TSCĐ hữu hình đang sử dụng ở bộ phận SXKD, nguyên giá 20.000, đã khấu hao 10.000, chi phí nhượng bán chưa thanh toán 580. Đơn vị mua chấp nhận thanh toán 10.000. 5. Bộ phận XDCB tiếp tục xây dựng và hoàn thành bàn giao một nhà làm việc trị giá công trình được duyệt 540.000. Tài sản được đầu tư bằng nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp. 6. Mua một TSCĐ hữu hình bằng tiền tạm ứng của kho bạc (kinh phí sự nghiệp) giá có thuế GTGT là 120.000, thuế suất thuế GTGT 10%. TSCĐ đưa vào sử dụng ở phòng tổ chức. 7. Rút dự toán kinh phí hoạt động mua một TSCĐ hữu hình giá mua chưa thuế GTGT là 200.000, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí lắp đặt chạy thử chưa thanh toán lấy từ nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp là 2.200. TSCĐ đã lắp đặt xong đưa vào sử dụng ở phòng tổ chức. 8. Thanh lý một nhà kho của bộ phận SXKD, nguyên giá 120.000, đã khấu hao hết, phế liệu thu hồi nhập kho trị giá 3.200 và thu bằng tiền mặt 1.300. Chi phí thanh lý chưa trả 1.100. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Lập Chứng từ ghi sổ và Sổ cái TK 211. Biết rằng: – Đầu kỳ số dư TK 211: 2.500.000 TK 337: 460.000; trong đó TK 3372 (nhà làm việc): 460.000 – Các tài khoản khác có số dư phù hợp. – Trên sổ đăng ký CTGS bắt đầu từ số 100. – Chứng từ ghi sổ được lập vào ngày cuối quý. – Bộ phận SXKD sản xuất hàng hóa chịu thuế GTGT và tính thuế theo phương pháp khấu trừ.