SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 




TRẦN THỊ BÉ
HẠN CHẾ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG –
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 




TRẦN THỊ BÉ
HẠN CHẾ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG –
CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG HẢI YẾN
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Lâm Đồng” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào khác cho tới thời điểm này.
Đà Lạt, ngày 01 tháng 07 năm 2019
Người viết
Trần Thị Bé
ii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, các thầy cô Trường Đại học
kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt những năm tôi theo học tại trường. Đặc biệt tôi mong muốn bày tỏ lòng biết
ơn chân thành nhất đến Tiến sỹ Hoàng Hải Yến, là người đã trực tiếp hướng dẫn,
định hướng và rất kiên nhẫn hỗ trợ tôi chỉnh sửa luận văn này được hoàn thiện
nhất có thể.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng mà đặc biệt là ông Nguyễn Văn Chiểu
(giám đốc ngân hàng) và bà Nguyễn Thị Bích Hiền (trưởng phòng Dịch vụ khách
hàng) đã tạo điều kiện bố trí và sắp xếp nhân lực để tôi có thể hoàn thành được
khóa học.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người đã không
ngừng động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trỉnh học tập, là nguồn động lực
giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn
Đà Lạt, ngày 01 tháng 07 năm 2019
Người viết
Trần Thị Bé
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG.....................................................v
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU........................................................................ vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ............................................................................ vii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................. viii
ABSTRACT........................................................................................................... ix
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .....................................................................1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài......................................................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................2
1.5. Kết cấu của luận văn.....................................................................................2
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI
VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG ............................................................................5
2.1. Giới thiệu về Vietcombank Lâm Đồng ...........................................................5
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...........................................................5
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng................................5
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Vietcombank Lâm Đồng..............7
2.2.1. Hoạt động huy động vốn..........................................................................7
2.2.2. Hoạt động tín dụng ..................................................................................9
2.2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ..................................................................11
2.2.4. Kết quả kinh doanh................................................................................15
2.3. Phát hiện vấn đề nghiên cứu ........................................................................17
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
KINH DOANH THẺ.............................................................................................20
3.1. Lịch sử hình thành và định nghĩa về thẻ ngân hàng ....................................20
3.1.1. Lịch sử hình thành thẻ ...........................................................................20
3.1.2. Định nghĩa về thẻ thanh toán.................................................................21
3.2. Rủi ro thanh toán thẻ....................................................................................23
3.2.1. Rủi ro vĩ mô trong kinh doanh thẻ.........................................................23
iv
3.2.2. Rủi ro vi mô trong thanh toán thẻ..........................................................25
3.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh toán thẻ..........................................28
3.3.1. Nguyên nhân của các rủi ro đối với ngân hàng .....................................29
3.3.2. Nguyên nhân các rủi ro đối với khách hàng..........................................31
3.3.3. Hậu quả của rủi ro kinh doanh thẻ.........................................................32
3.4. Quản trị rủi ro thẻ ngân hàng ......................................................................33
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM– CN LÂM ĐỒNG.................39
4.1. Thực trạng hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – CN Lâm Đồng ......................................................................39
4.1.1. Giới thiệu sản phẩm thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng ...........................39
4.1.2. Thực trạng hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ tại Vietcombank Lâm
Đồng 40
4.2. Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương – CN Lâm Đồng ......................................................................................43
4.2.1. Rủi ro vĩ mô...........................................................................................43
4.2.2. Rủi ro vi mô...........................................................................................44
4.2.3. Những thành tựu và hạn chế của các biện pháp giảm thiểu rủi ro hoạt
động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương CN Lâm Đồng .....48
4.2.4. Nguyên nhân gây nên rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm
Đồng 49
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI
NGÂN HÀNG HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG – CN LÂM ĐỒNG ...........52
5.1. Hệ thống giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Lâm
Đồng....................................................................................................................52
5.1.1. Giải pháp đối với nghiệp vụ phát hành thẻ............................................52
5.1.2. Giải pháp đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ trên ATM..........................52
5.1.3. Giải pháp đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ trên POS/ĐVCNT ............53
5.1.4. Nhóm giải pháp đối với cơ sở hạ tầng, công nghệ ................................54
5.1.5. Giải pháp về mặt nhân sự ngân hàng.....................................................56
5.1.6 . Giải pháp liên quan đến khách hàng.....................................................56
5.2.. Khuyến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan ...............................58
5.2.1. Với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ................................................58
5.2.2. Với các Hiệp hội như Hiệp hội thẻ và Hiệp hội ngân hàng...................58
5.3. Khuyến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương hội sở ...........................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................61
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
CN Chi nhánh
ATM Máy rút tiền tự động
POS Point Of Sale
TMCP Thương mại cổ phần
NHNN Ngân hàng Nhà nước
DVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ
ĐƯTM Điểm ứng tiền mặt
NHTM Ngân hàng thương mại
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn Vietcombank Lâm Đồng 2016 đến năm 2018...8
Bảng 2.2 . Cơ cấu dư nợ tín dụng từ năm 2016 đến năm 2018 ..................................9
Bảng 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2016 đến năm 2018 ......................11
Bảng 2.4. Hoạt động bảo lãnh từ năm 2016 đến năm 2018......................................12
Bảng 2.5. Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ từ năm 2016 đến năm 2018.....14
Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2018....................15
Bảng 3. 1. Ma trận giữa tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro.......35
Bảng 4. 1. Số lượng từng loai thẻ phát hành tại Vietcombank Lâm Đồng...............41
Bảng 4. 2. Số lượng và giá trị giao dịch thẻ tại Vietcombank Lâm đồng trong giai
đoạn 2015 đến năm 2018...................................................................................42
Bảng 4. 3. Phần trăm lượng rủi ro phát sinh tại nội bộ chi nhánh ............................45
Bảng 4. 4. Tỷ lệ phần trăm nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng từ thẻ tín dụng............45
Bảng 4. 5. Tỉ lệ phần trăm rủi ro thẻ giả, thẻ ăn trộm, mất thông tin thẻ..................47
vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 2. 1. Số lượng thẻ thanh toán của Vietcombank ..............................................17
Hình 4. 1. Số lượng thẻ phát hành tại Vietcombank Lâm Đồng...............................40
Hình 4. 2. Số lượng ATM và POS tại Vietcombank Lâm Đồng ..............................42
viii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1/ Tiêu đề: Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương –
Chi nhánh Lâm Đồng.
2/ Tóm tắt:
Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh thẻ giữ vai trò không thể
thiếu trong việc phát triển một nền kinh tế không dùng tiền mặt, giúp giảm bớt chi
phí cho xã hội. Với vai trò tiên phong trong lĩnh vực thẻ, Vietcombank nói chung
và Vietcombank Lâm Đồng nói riêng luôn duy trì mức độ tăng trưởng trong việc
cung ứng và sử dụng thẻ ra thị trường.
Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của thẻ ngân hàng cũng kéo
theo nhiều rủi ro hơn cho người sử dụng. Rủi ro thẻ có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu,
trong mọi khâu của toàn bộ quy trình cung ứng, sử dụng cũng như thanh toán thẻ.
Rủi ro thẻ bao gồm hai dạng rủi ro vĩ mô (rủi ro xuất phát từ nền kinh tế, chính
sách pháp lý và hạ tầng công nghệ) và rủi ro vi mô (rủi ro xuất phát từ quy trình
cung ứng, sử dụng thẻ).
Trên môi trường số hóa, những hành vi này ngày càng diễn biến phức tạp,
khó lường cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Do đó, để hạn chế rủi ro,
cần phải kết hợp các giải pháp đồng bộ tác động tới các nhân tố khác nhau trong
quy trình cung ứng, sử dụng thẻ (từ ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán,
khách hàng và các đơn vị chấp nhận thẻ); đồng thời cũng cần đưa ra những khuyến
nghị, chính sách cụ thể cho Chính phủ và các cơ quan quản lý để giảm thiểu hơn
nữa rủi ro, tạo niềm tin với người tiêu dùng và thúc đẩy thanh toán không dùng
tiền mặt tại Việt Nam.
3/ Từ khóa: rủi ro, thẻ, VCB Lâm Đồng
ix
ABSTRACT
1 / Title: Limit card business risks at Joint Stock Commercial Bank for Foreign
Trade - Lam Dong Branch.
2/ Abstract:
In recent years, card business has been contributing significantly to the
development of a non-cash economy, helping to reduce social costs and improve
the experience for customers. As a pioneer in providing card services in the
market, Vietcombank in general and Vietcombank Lam Dong in particular
maintain the growth rate in the supply and use of card to the market.
However, along with the strong development of bank cards also entails
more risks for users. Card operation risks can occur anywhere, in every stage of
the card supply, use and payment process. Card risks include two types of macro
risks (risks arising from the economy, legal policies and technological
infrastructure) and micro risks (risks arising from the card supply and use process).
In the digital environment, these actions are more sophisticated with
complicated and unpredictable developments for payment service providers. In
order to minimize risks in card business, it is necessary to combine synchronous
solutions affecting different factors in the card supply and use process (from
issuing banks and payment banks), customers and card acceptance units); At the
same time, it is necessary to give specific recommendations and policies to the
Government and management agencies to further minimize risks from card
activities, create trust for consumers and promote non-cash payments face in
Vietnam.
3/ Keywords: risk, card, VCB Lam Dong
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển với nhiều thành tựu to lớn cùng với
nền kinh tế hội nhập thì phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày
càng phổ biến. Tính đến cuối Quý III/2018, 147 triệu thẻ được phát hành. 18.173
máy ATM trong cả nước với giá trị giao dịch 622.967 tỷ đồng. Số lượng thiết bị
thanh toán thẻ POS là 204.503 máy với giá trị giao dịch 117.887 tỷ đồng (Số liệu
thống kê của Ngân hàng Nhà nước Quý III/2018). Con số này cho thấy lĩnh vực
kinh doanh thẻ đem lại nguồn doanh thu lớn cho các Ngân hàng thương mại và
đang được các Ngân hàng thương mại chú trọng phát triển.
Các tổ chức thẻ quốc tế như Visa và Mastercard thống kê rằng mức độ rủi ro
của thẻ tại Việt Nam bằng 1/3 so với mức trung bình các nước và trên thế giới.(Thời
báo kinh doanh, 3/ 2018).
Nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng, Vietcombank luôn tập
trung phát triển sản phẩm, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng trong quá trình sử dụng thẻ. Song song
với những thành tựu đạt được, Vietcombank cũng gặp phải những thách thức liên
quan đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.
Là một cán bộ phòng Dịch vụ khách hàng của Vietcombank Lâm Đồng, với
tâm huyết đóng góp cho lĩnh vực thẻ của hệ thống Vietcombank ngày một an toàn
và hiệu quả, tôi chọn đề tài: "Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng”.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu tình hình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán, rủi ro trong hoạt
động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng. Qua đó đánh giá thực trạng rủi
ro hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng.
2
Khuyến nghị các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
tại Vietcombank Lâm Đồng.
Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng rủi ro hiện nay liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ tại
Vietcombank Lâm Đồng như thế nào?
Những giải pháp nào để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Lâm Đồng?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng
giai đoạn 2016 – 2018.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận và thực
tiễn về rủi ro và công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại
Vietcombank Lâm Đồng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện nghiên
cứu. Thông qua các bản báo cáo của Vietcombank Lâm Đồng trong khoảng thời
gian 2016 - 2018. Tác giả sẽ phân tích các tác nhân thường xuyên gây ra rủi ro thẻ
tại Ngân hàng TMCP để từ đó đưa ra định hướng, giải pháp, kiến nghị phù hợp.
Nghiên cứu cũng thực hiện thu thập số liệu, dữ liệu về hoạt động kinh doanh thẻ của
Vietcombank Lâm Đồng cũng như những thông tin về định hướng chiến lược và
những chính sách liên quan của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để phân tích và
đưa ra giải pháp phù hợp.
1.5. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.
Chương 1 trình bày về sự phát triển của thẻ, rủi ro trong việc sử dụng thẻ,
mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn.
Chương 2: Xác định vấn đề rủi ro knh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm
Đồng.
Tại Chương này, Luận văn sẽ bàn về định hướng phát triển của thanh toán
không dùng tiền mặt và sự phát triển thanh toán thẻ tại Việt Nam. Theo đó, nêu bật
3
lên những định hướng nổi bật và những cố gắng của Nhà nước cũng như của các cơ
quan quản lý tại Việt Nam trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại
Việt Nam, đặc biệt trong đó chú trọng phát triển thanh toán thẻ (gồm hạ tầng thanh
toán thẻ và lượng thẻ thanh toán trên thị trường). Đồng thời, Chương 2 cũng sẽ nêu
sơ lược về vị thế của Vietcombank trên thị trường thanh toán thẻ với tư cách là một
trong những ngân hàng tiên phong trong thanh toán thẻ tại thị trường. Tuy nhiên,
khi lượng giao dịch thẻ càng lớn thì rủi ro cũng sẽ nhiều hơn. Điều này là lý do để
luận văn chú trọng vào nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro kinh doanh thẻ.
Chương 3 nêu tổng quan về các tài liệu và cơ sở lý thuyết về rủi ro hoạt động
thẻ từ lịch sử hình thành thẻ thanh toán, định nghĩa về thẻ ngân hàng, nêu chi tiết về
quy trình cung ứng và sử dụng thẻ thanh toán như giao dịch tại ATM, giao dịch tại
POS. Rủi ro thẻ có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào trong toàn bộ quy trình trên (rủi ro
vi mô) hoặc xuất phát từ những vấn đề vĩ mô hơn như rủi ro về mặt kinh tế - xã hội,
rủi ro về mặt pháp lý hoặc rủi ro về hạ tầng công nghệ (rủi ro vĩ mô). Chương này
cũng sẽ nêu về những hậu quả mà những rủi ro này đem lại. Từ đó, đưa ra cơ sở lý
thuyết về quản trị, hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ của ngân hàng.
Chương 4: Thực trạng rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương – CN Lâm Đồng.
Chương 4 đi sâu hơn vào việc phân tích những nhân tố dẫn tới rủi ro trong
hoạt động cung ứng và sử dụng thẻ tại bản thân Vietcombank Lâm Đồng xét từ các
yếu tố gồm: Yếu tố từ phía ngân hàng bao gồm: Quy trình cấp phát thẻ, quy trình
xét duyệt ĐVCNT, nhân sự, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và công tác quản lý
của ngân hàng. Yếu tố khách quan bao gồm: cơ sở pháp lý, khách hàng và ĐVCNT.
Việc phân tích này sẽ làm cơ sở để chỉ ra những mặt còn tồn đọng và những nhân tố
dễ xảy ra rủi ro và cần tập trung giải quyết.
Chương 4 mô tả kỹ hơn về thực trạng hoạt động thẻ tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương – Chi nhánh Lâm Đồng thông qua việc đưa ra các số liệu, thông tin
về số lượng thẻ phát hành và dịch vụ thẻ đang cung ứng tại toàn hệ thống
Vietcombank nói chung và tại Vietcombank Lâm Đồng nói riêng. Bên cạnh đó,
4
Chương 4 đã đưa ra số liệu về rủi ro trong hoạt động thẻ đang diễn ra tại
Vietcombank Lâm Đồng và một số giải pháp mà chi nhánh đã thực hiện để giảm
thiểu, hạn chế rủi ro thẻ xảy ra tại chi nhánh. Đồng thời, chương này cũng đánh giá
những mặt được và chưa được trong công tác phòng chống rủi ro thẻ tại chi nhánh
Lâm đồng làm cơ sở đưa ra các giải pháp về sau.
Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm
Đồng.
Chương này tập trung đưa ra các khuyến nghị giải pháp để hạn chế rủi ro
trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng trên cơ sở phân tích các
thực trạng ở Chương trên. Các khuyến nghị được đưa ra theo các cấp bậc khác
nhau: Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý ngành ngân hàng là NHNN; Đối với
Vietcombank Hội sở và Vietcombank Lâm Đồng.
Kết luận chương 1
Chương 1 giới thiệu lý do lựa chọn đề tài, trong đó nhấn mạnh tính cấp thiết của
việc nghiên cứu, hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ trên thị trường ngân hàng Việt Nam
nói chung và tại Vietcombank nói riêng. Sau khi đã xác định được đề tài nghiên
cứu, tác giả tiếp tục đi sâu tìm hiểu các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu. Trong đó,
mục tiêu nghiên cứu được xác định là tỉm hiểu tổng quan lý luận về thẻ thanh toán,
rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng, qua đó khuyến nghị
các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank
Lâm Đồng. Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, tác giả xác định rõ đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, đồng thời đưa ra phương pháp nghiên cứu để thực hiện hiệu quả các
mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Cuối cùng, tác giả trình bày kết cấu của luận văn với
5 chương.
5
CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI
VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG
2.1. Giới thiệu về Vietcombank Lâm Đồng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Lâm Đồng sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế hết sức đa dạng với một hệ
thống ngân hàng lớn mạnh góp phần gia tăng sức hút của môi trường đầu tư tỉnh
nhà. Được thành lập từ năm 2004, Vietcombank Lâm Đồng đã không ngừng phát
huy những thế mạnh vốn có của hệ thống và luôn đi tiên phong trong việc triển khai
cung ứng nhiều sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại, có chất lượng tốt tại địa
phương; qua đó đáp ứng được sự mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp và người
dân trên địa bàn tỉnh.
Trải qua 15 năm hoạt động, Vietcombank Lâm Đồng đã có những bước tiến
vượt bậc, khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu, có uy tín cao,
là một thương hiệu mạnh với nhiều đóng góp tích cực. Song song với nỗ lực phát
triển thị phần và đồng hành vượt khó cùng doanh nghiệp, công tác nâng cao chất
lượng sản phẩm - dịch vụ ngân hàng, bảo đảm an ninh - an toàn trong hoạt động
cũng được Vietcombank Lâm Đồng đặc biệt chú trọng. Năm 2018, Chi nhánh
Vietcombank Lâm Đồng là một trong sáu chi nhánh có mức độ rủi ro hoạt động
thấp nhất trong hệ thống Vietcombank.
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng
2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm
Với hơn 15 năm từ thời điểm bắt đầu thành lập, Vietcombank Lâm Đồng đã
và đang đóng góp cho sự ổn định và phát triển của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và kinh
tế đất nước nói chung, qua đó phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ
lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh
hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
6
Trong những năm trở lại đây, hòa nhập cùng xu thế nền tảng công nghệ số,
Vietcombank đã và đang định hướng phát triển theo hướng mục tiêu ngân hàng số.
Với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng,
Vietcombank thời gian qua đã liên tục phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số
(Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking,
Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện
lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền
mặt cho đông đảo khách hàng.
2.1.2.2. Đặc điểm thị trường
Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ, gắn với địa bàn kinh tế
trọng điểm Nam Bộ là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là
thị trường tiềm năng to lớn. Từ lâu, Lâm Đồng đã có mối quan hệ bền chặt về kinh
tế, xã hội và môi trường sinh thái với các tỉnh trong vùng.
Các chi nhánh và phòng giao dịch của Vietcombank tại Lâm Đồng đều đặt
tại những vị trí thuận lợi gần các trục đường chính, trung tâm thương mại nên khả
năng tiếp cận khách hàng của Vietcombank tại Lâm Đồng cũng rất tốt. Bên cạnh đó,
với sự quan tâm và đầu tư của tỉnh, hiện nay số lượng trung tâm thương mại cũng
tăng mạnh, đây chính là cơ hội để Vietcombank đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển
thẻ và mạng lưới thanh toán thẻ trên địa bàn.
2.1.2.3. Đặc điểm nhân sự
Hiện nay, dân số của Lâm Đồng vào khoảng 1,5 triệu người trong đó số
lượng người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng gần 70% nên nguồn nhân lực của
Lâm Đồng thời gian qua khá tốt. Bên cạnh đó, với sự phát triển lớn mạnh của tỉnh,
hiện nay số lượng các sinh viên đại học từ Hồ Chí Minh chuyển về làm việc cũng
đang dần gia tăng. Trên địa bàn hiện có 4 trường đại học gồm Đại Học Đà Lạt, Đại
học Yersin, Đại học Kiến Trúc TP Hồ Chí Minh cơ sở tại Đà Lạt và Đại học Tôn
Đức Thắng Cơ Sở Bảo Lộc. Về cơ bản, nguồn nhân lực này đủ để cung cấp cho tỉnh
nhà, đặc biệt là nguồn nhân lực cấp cao.
7
Nguồn lao động hiện nay đáp ứng đủ nhu cầu lao động tại các ngân hàng trên
địa bàn Lâm Đồng, một phần bởi các nghiệp vụ tại chi nhánh đã được giản lược đi
nhiều và tập trung hóa hơn về hội sở, một phần là các học sinh được đào tạo bài bản
ở Hồ Chí Minh, Vinh...cũng đã mạnh dạn chuyển vào làm việc và sinh sống tại Lâm
Đồng. Đối với Vietcombank hiện nay khoảng 65% nhân sự trên toàn tỉnh Lâm
Đồng có bằng cử nhân đại học, chuyên ngành tài chính kế toán, quản trị kinh doanh
hoặc ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu nhân sự cho Vietcombank.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Vietcombank Lâm Đồng
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
Dưới sự định hướng của Hội sở chính, Vietcombank Lâm Đồng luôn chú
trọng tìm kiếm và mở rộng thêm khách hàng nguồn vốn, bảo đảm nguồn vốn cho
hoạt động cho vay. Cơ cấu tài sản Nợ-có được ổn định, giữ vững an toàn, hiệu quả.
Nguồn vốn được Vietcombank Lâm Đồng huy động qua các nguồn đa dạng: từ các
cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính.
Bên cạnh đó, cơ chế huy động vốn tại chi nhánh rất linh hoạt, tạo nền tảng cơ
sở để nguồn vốn tăng trưởng tương xứng với mức tăng trưởng của tài sản. Từ đó,
bảo đảm nguồn vốn phục vụ nhu cầu không chỉ ngắn hạn mà còn cả nhu cầu nguồn
vốn trung dài hạn trong nền kinh tế.
Cuộc đua huy động vốn luôn là vấn đề được các tổ chức tín dụng quan tâm và
luôn trở thành cuộc chiến cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi
số lượng ngân hàng ngày càng nhiều và chính sách lãi suất các đối thủ đưa ra hết
sức hấp dẫn. Vietcombank phải đối mặt với những khó khăn thử thách nhất định
trong việc cạnh tranh thu hút nguồn với với các đối thủ, điển hình là các ngân hàng
quốc doanh khác như Vietinbank, BIDV và Agribank… Tuy nhiên, với cơ chế
chính sách huy động hợp lý, phù hợp trong từng thời kỳ, Vietcombank Lâm Đồng
đã không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phát triển thêm
các sản phẩm tiền gởi, các gói tiết kiệm lãi suất cạnh tranh, tăng cường tìm kiếm,
mở rộng mạng lưới khách hàng và địa bàn hoạt động… từ đó kết quả gặt hái liên
8
quan đến hoạt động huy động vốn tại Vietcombank Lâm Đồng trong những năm
vừa qua hết sức khả quan và đáng ghi nhận.
Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn Vietcombank Lâm Đồng 2016-2018
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ
tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
%tăng/
giảm
Số
tiền
%tăng/
giảm
Nguồn
vốn huy
động
4.81
2
100
%
5.1
65
100
%
6.72
2
100
%
353 7%
1.55
7
30%
Phân theo kỳ hạn:
Ngắn
hạn
384
9
80%
3.9
77
77%
4.97
4
74% 128 3% 997 25%
Trung,
dài hạn
963 20%
1.1
88
23%
1.74
8
26% 225 23% 560 47%
Phân theo cơ cấu:
Huy
động thị
trường
cấp I
3.03
1
63%
4.3
38
84%
5.10
8
76%
1.30
7
43% 770 18%
Huy
động thị
trường
cấp II
1.78
1
37% 827 16%
1.61
4
24%
n
-954 -54% 787 95%
(Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank )
Qua bảng 2.1 cho thấy, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh trong 3 năm qua
tăng hơn 40% từ 4.812 tỷ đồng vào năm 2016 lên 6.722 tỷ đồng năm 2018. Trong
đó nguồn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn, năm 2016
9
là 3.031 tỷ đồng (chiếm 63%), năm 2017 là 4.338 tỷ đồng (chiếm 84%), năm 2018
là 5.108 tỷ đồng (chiếm 76%).
2.2.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng giữ vai trò rất quan trọng và mang lại nguồn lợi nhuận
chủ yếu cho Vietcombank Lâm Đồng trong những năm vừa qua. Do đó, ban lãnh
đạo Vietcombank Lâm Đồng đã hết sức chú trọng và đầu tư trong hoạt động cấp tín
dụng nhằm mang lại sự an toàn và hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt thành
tích nổi bật cụ thể trong 3 năm gần đây
Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng từ năm 2016 đến năm 2018
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ
tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
2017/2016 2018/2017
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
%tăng/
giảm
Số
tiền
%tăng/
giảm
Tổng
dư nợ
2625 100% 3665 100% 3765 100% 1040 40% 100 3%
Theo loại hình cho vay:
Tín
dụng
ngắn
hạn
1706 65% 1924 52% 2065 55% 218 13% 141 7%
Tín
dụng
trung
và dài
hạn
919 35% 1741 48% 1699 45% 822 89% -42 -2%
Theo tiền tệ:
10
Tín
dụng
VNĐ
1866 71% 2954 81% 3053 81% 1088 58% 99 3%
Tín
dụng
ngoại
tệ
759 29% 710 19% 711 19% -49 -6% 1 0.1%
(Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank )
Tổng dư nợ luôn đạt mức cao, năm 2016 là 2.625 tỷ đồng, năm 2017 đạt 3.665
tỷ đồng (tăng 1.040 tỷ đồng, tương ứng 40%), năm 2018 đạt 3.765 tỷ đồng (tăng
100 tỷ đồng, tương ứng 3%). Trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng giảm đi chủ yếu
là do những tác động khó khăn từ nền kinh tế, cũng như xuất phát từ việc
Vietcombank chủ động kiểm soát chặt chẽ rủi ro, bảo đảm chất lượng tín dụng.
Về cơ cấu theo thời hạn: Tín dụng ngắn hạn tăng từ 1.706 tỷ đồng năm 2016
và đạt 1.924 tỷ đồng năm 2017 (tăng 218 tỷ đồng, tương ứng 13%), đạt 2.065 tỷ
đồng năm 2018 (tăng 141 tỷ đồng, tương ứng 7%). Trong khi đó, tín dụng trung dài
hạn tăng từ 919 tỷ đồng năm 2016 lên tới 1.741 tỷ năm 2017 (tăng 822 tỷ đồng,
tương ứng 89%), năm 2018 đạt 1.699 tỷ đồng (giảm 42 tỷ đồng, tương ứng 2%).
Với định hướng chiến lược phù hợp, Vietcombank đã thành công trong việc điều
chỉnh nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng của tín dụng trung dài hạn thấp hơn tốc độ
tăng trưởng của tín dụng ngắn hạn, đồng thời giảm tỷ trọng tín dụng trung dài hạn,
tăng cơ cấu tỷ trọng tín dụng ngắn hạn.
Cơ cấu tỷ trọng tín dụng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp hơn tín dụng VND (năm
2016 tín dụng VND là 71%, năm 2017 là 81%, năm 2018 cũng giữ mức 81 %).
Công tác quản lý và thu hồi nợ tại Vietcombank Lâm Đồng đạt hiệu quả cao.
Nợ xấu năm 2017 đạt tỷ lệ 1.21%, 1.13% năm 2018. Nợ xấu có xu hướng giảm xuất
phát từ sự nỗ lực của Vietcombank Lâm Đồng trong việc đánh giá, phân loại khách
hàng, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng, bảo đảm an toàn hiệu quả và hạn
chế tối đa rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng.
11
2.2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ
Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế
Đối với hoạt động thanh toán trong nước, Chi nhánh luôn quan tâm tới việc
phát triển dịch vụ chuyển khoản để hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, Vietcombank
Lâm Đồng đã triển khai thu ngân sách, đẩy mạnh phát triển thẻ ATM, Internet
Banking... Doanh số thanh toán trong nước năm 2018 đạt 23.562 tỷ đồng, tăng 34%
so với năm 2017. Trong đó:
- Thanh toán tiền mặt: 3818 tỷ đồng, chiếm 16%
- Thanh toán chuyển khoản: 19.744 tỷ đồng, chiếm 84%
Về hoạt động thanh toán quốc tế, Vietcombank Lâm Đồng đã đạt được mức
tăng trưởng khá tốt. Trị giá L/C nhập khẩu mở trong năm 2018 đạt hơn 8 triệu USD,
tăng 33% so với năm 2017. Doanh số chuyển tiền TTR năm 2018 đạt hơn 30 triệu
USD, tăng 4% so với năm 2017.
Bảng 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2016 đến năm 2018
(Đơn vị: triệu USD)
Chỉ
tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
%tăng
/giảm
Số
tiền
%tăng/
giảm
Trị giá
mở L/C
nhập
6,04 15%
6,1
3
14% 8,15 17% 0,09 1%
2,0
2
33%
Trị giá
thông
báo L/C
xuất
4,22 10%
5,1
8
12% 5,36 11% 0,96 23%
0,1
8
3%
Doanh
sốc
chuyển
tiền
25,0
1
62%
28,
92
65%
30,1
5
62% 3,91 16%
1,2
3
4%
12
TTR
Doanh
số nhờ
thu
(xuất,
nhập)
5,18 13%
4,2
2
9% 5,02 10% -0,96 -19% 0,8 19%
(Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank )
Nghiệp vụ bảo lãnh được Vietcombank Lâm Đồng quan tâm đẩy mạnh trong
thời gian gần đây. Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh có xu hướng tăng theo các năm
nhưng hiện chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn trong tổng doanh thu hoạt động của
Vietcombank Lâm Đồng.
Bảng 2.4. Hoạt động bảo lãnh từ năm 2016 đến năm 2018
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ
tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
% (+/-)
Số
tiền
%
(+/-)
Bảo
lãnh
thanh
toán
4 1% 28 5% 31 4% 24 545% 3 10%
Bảo
lãnh
thực
hiện
HĐ
251 48% 230 40% 296 41% -21 -8% 66 29%
Bảo
lãnh
dự
thầu
66 13% 46 8% 45 6% -20 -31% -1 -1%
13
Bảo
lãnh
ứng
trước
143 27% 220 38% 298 41% 78 54% 78 35%
Bảo
lãnh
khác
59 11% 54 9% 56 8% -4 -7% 2 4%
Tổng 522 100% 579 100% 727 100% 57 11% 148 26%
(Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank )
Như thể hiện ở bảng 2.4, cho thấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm tỷ
trọng lớn trong các loại dịch vụ bảo lãnh mà Vietcombank Lâm Đồng hiện đang
cung cấp. Giai đoạn 2016-2018, bảo lãnh thực hiện hợp đồng đạt tỷ trọng trung bình
là 42,86%. Bảo lãnh thanh toán cũng được chi nhánh chú trọng triển khai hơn, từ
1% năm 2016 lên 5% năm 2017 và năm 2018 đạt 4%.
Quan sát thêm ta thấy, giá trị bảo lãnh dự thầu có xu hướng giảm trong giai đoạn
2016-2018 (cụ thể năm 2016 tỷ trọng đạt 13% nhưng đến năm 2018 giảm xuống
6%). Riêng bão lãnh tạm ứng có tốc độ tăng trưởng mạnh (đạt 27% năm 2016, tăng
lên 38% trong năm 2017 và năm 2018 đạt tỷ trọng là 41%).
Các loại bảo lãnh khác tỷ trọng có xu hướng giảm. Có thể nhận thấy, chi
nhánh từ việc chú trọng vào bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo
lãnh khác thì hiện nay đã có sự tập trung vào hai loại chính là bảo lãnh thực hiện
hợp đồng và bảo lãnh ứng trước, với tỷ trọng của hai loại này đạt 82% giá trị bảo
lãnh năm 2018.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ giữ vai trò cực kỳ quan trọng tại Vietcombank Lâm
Đồng, khi hoạt động cấp tín dụng luôn chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thì việc
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một giải pháp hiệu quả nhằm tăng
cường lợi nhuận cho chi nhánh.
14
Bảng 2.5. Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ từ năm 2016 đến năm 2018
(Đơn vị: triệu USD)
Chỉ
tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
Số
tiền
%
(+/-)
Số
tiền
%
(+/-)
Doanh
số mua
112,
26
100%
322,
84
100
%
525,
53
100
%
210,5
8
188%
202,6
9
63%
Tổ
chức
kinh tế
98,2
8
88%
300,
54
93
%
503,
75
96
%
202,2
6
206%
203,2
1
68%
Cá
nhân
8,93 8%
11,1
6
3%
15,9
0
3% 2,23 25% 4,74 42%
Vietco
mbank
Hội sở
5,05 4%
11,1
4
3% 5,88 1% 6,09 121% -5,26
-
47%
Doanh
số bán
112,
26
100%
322,
84
100
%
525,
53
100
%
210,5
8
188%
202,6
9
63%
Tổ
chức
kinh tế
102,
45
91,3
%
255,
32
79
%
385,
98
73
%
152,8
7
149%
130,6
6
51%
Cá
nhân
0,13 0,1% 0,18 0% 0,21 0% 0,05 37% 0,02 13%
Vietco
mbank
Hội sở
9,67 8,6%
67,3
4
21
%
139,
35
27
%
57,66 596% 72,01
107
%
(Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank )
Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh có chiều
hướng phát triển tích cực. Nếu năm 2016, doanh số mua ngoại tệ chỉ đạt 112,26
15
triệu USD thì năm 2017 con số này là 322,84 triệu USD, tăng 188% so với năm
2016, trong đó mua từ các tổ chức kinh tế là 300,54 triệu USD, mua của cá nhân là
11,16 triệu USD, còn lại là mua từ Vietcombank hội sở chính 11,14 triệu USD.
Năm 2018 là năm Vietcombank Lâm Đồng có nhiều vượt bậc trong kinh doanh
ngoại tệ với doanh số mua đạt 525,53 triệu USD, tăng 63% so với năm 2017, trong
đó mua từ các tổ chức kinh tế là 503,75 triệu USD, mua của cá nhân là 15,90 triệu
USD, còn lại là từ Vietcombank hội sở chính 5,88 triệu USD, giảm 47% so với
năm 2017. Doanh số bán ngoại tệ của chi nhánh cũng tăng trưởng cao, doanh số bán
năm 2017 là 322,84 triệu USD, tăng 188%, doanh số bán ngoại tệ năm 2018 là
525,53 triệu USD tăng 63% so với năm 2017. Doanh số bán và mua cân đối, không
bị chênh lệch quá nhiều, chỉ chênh lệch chút ít, là sự nỗ lực của Vietcombank hội sở
trong việc ban hành chính sách nhằm kết nối ngoại tệ, nhằm giảm rủi ro cho các chi
nhánh, đồng thời giúp Hội sở tập hợp được nguồn ngoại tệ tập trung.
2.2.4. Kết quả kinh doanh
Trong những năm vừa qua, với quyết tâm khẳng định vị thế và uy tín của
Vietcombank trên địa bàn Lâm Đồng, ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên
chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, chú trọng hiệu quả hoạt động kinh
doanh của chi nhánh không chỉ về số lượng mà còn đảm bảo chất lượng, đưa
Vietcombank trở thành thương hiệu quen thuộc, uy tín đối với khách hàng. Từ đó,
hoạt động kinh doanh của chi nhánh mang lại hiệu quả đáng ghi nhận:
Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2018
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
So sánh năm 2017
với 2016
So sánh năm 2018
với 2017
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Thu nhập 20.286 25.113 33.155 4.827 24% 8.042 32%
Chi phí 15.215 19.854 28.228 4.639 30% 7374 37%
Lợi nhuận
trước thuế
5.071 5.259 5.927 188 4% 668 13%
16
Lợi nhuận
sau thuế và
điều hòa
vốn (ròng)
2.789 2.892 3.260 103 4% 367.4 13%
(Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank )
Thu nhập
Thu nhập năm 2017 và 2018 tăng đáng kể với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là
24% và 32%. Để có được thành quả này, chi nhánh đã chủ động và phối hợp thực
hiện đồng bộ các biện pháp nhằm thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh, giảm thiểu
tối đa chi phí trích lập dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó, với chính sách tín dụng hợp
lý và cạnh tranh đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ cũng như đem lại nguồn
doanh thu cho Vietcombank Lâm Đồng qua các năm. Thu phí dịch vụ đạt hiệu quả
cao trong những năm vừa qua của chi nhánh cũng đã đóng góp không nhỏ vào
nguồn thu nhập của chi nhánh.
Chi phí
Nguồn vốn huy động của năm 2017 và 2018 tăng so với năm 2016, khiến
cho tổng chi phí của Vietcombank Lâm Đồng cũng tăng lên, lần lượt là 4.639 triệu
đồng năm 2017 (30%) và 7.374 triệu đồng năm 2018 (37%), lý do xuất phát từ
chiến lược mở rộng quy mô vốn huy động của chi nhánh, đồng thời chi nhánh cũng
đã đầu tư thêm cơ sở vật chất, tuyển dụng thêm số lượng nhân viên.
Lợi nhuận
Năm 2017, lợi nhuận sau thuế và điều hòa vốn của chi nhánh đạt được là
2.892 triệu đồng, tăng 103 triệu đồng và tăng 4% so với năm 2016. Năm 2018, lợi
nhuận sau thuế và điều hòa vốn của chi nhánh đạt được là 3.260 triệu đồng, tăng
367 triệu đồng và tăng 13% so với năm 2017. Lợi nhuận ròng ở hai năm gần đây có
xu hướng tăng cho thấy sự phát triển và hoạt động kinh doanh của Vietcombank
Lâm Đồng đã đạt hiệu quả cao trong những năm vừa qua.
17
2.3. Phát hiện vấn đề nghiên cứu
Trong số các phương tiện thanh toán hiện đại, thanh toán thẻ đã xuất hiện từ
khá lâu và đang dần trở thành một phương tiện thanh toán quan trọng (chiếm
khoảng 20% số lượng giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền
mặt tại Việt Nam, theo thống kê đến Quý III/2018 của NHNN). Tính đến Quý
III/2018, chiếm khoảng 80% tổng số lượng giao dịch qua thẻ thanh toán. Điều này
cho thấy người dân đã và đang chuyển dần thói quen từ lưu trữ và thanh toán bằng
tiền mặt qua lưu trữ tiền và thanh toán qua thẻ ngân hàng. Nói cách khác, thẻ ngân
hàng đã và đang dần trở nên thiết yếu và có xu hướng thay thế tiền mặt trong tiềm
thức của người dân. Đây cũng là điều mà Chính phủ, các cơ quan quản lý và các tổ
chức tín dụng đang hướng tới.
Tính đến nay, thị phần thanh toán thẻ của Vietcombank cũng đang chiếm
phần lớn trên thị trường thẻ tại Việt Nam với mạng lưới các ATM và POS dày đặc.
Tính đến Quý III/2018, số lượng thẻ ghi nợ nội địa của Vietcombank chiếm 14% thị
phần trên thị trường, chiếm 30% thị phần số lượng thẻ tín dụng phát hành. Số lượng
thẻ thanh toán của Vietcombank Lâm Đồng vẫn tiếp tục phát triển đều đặn trong
những năm vừa qua.
(Đơn vị: thẻ)
(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank)
Hình 2.1. Số lượng thẻ thanh toán của Vietcombank Lâm Đồng
18
Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ với thẻ cũng kéo theo nhiều rủi
ro hơn cho người sử dụng mà nổi bật trong đó là rủi ro đến từ những hành động, thủ
đoạn hòng chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Trên môi trường số hóa, những hành
vi này ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường cho các tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán. Tại Vietcombank Lâm Đồng rủi ro thẻ giả, thẻ ăn trộm, mất thông tin
thẻ có xu hướng gia tăng qua các năm, giá trị giao dịch rủi ro/tổng giá giá trị giao
dịch chiếm 1.3% vào năm 2018. Tỉ lệ phần trăm nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng từ thẻ
tín dụng cũng có xu hướng gia tăng chiếm 3.2% vào năm 2018. Tỉ lệ tra soát, khiếu
nại về thẻ năm 2018 là 1,2%. Với tư cách là một nhân viên làm việc tại phòng kinh
doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng, tôi quyết định lựa chọn Luận văn với chủ
đề “Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi
nhánh Lâm Đồng” để đưa ra các đánh giá, khuyến nghị của bản thân góp phần
nâng cao hoạt động thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng nói chung và toàn hệ thống
Vietcombank nói riêng, giúp hoạt động thanh toán thẻ trở nên an toàn hơn, thuận
hiện hơn cho người sử dụng, hướng tới phát triển doanh số cho đơn vị và mục tiêu
phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của quốc gia.
Kết luận chương 2
Hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2015 – 2018 đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, hầu hết các sản phẩm đều có sự tăng trưởng tốt. Trong
đó, trong lĩnh vực thẻ Vietcombank luôn duy trì lợi thế dẫn đầu trong những năm
vừa qua, đóng góp vào sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt của quốc
gia. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của thẻ ngân hàng cũng kéo theo
nhiều rủi ro hơn cho người sử dụng mà nổi bật trong đó là rủi ro đến từ những hành
động, thủ đoạn hòng chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Trên môi trường số hóa,
những hành vi này ngày cảng diễn biến phức tạp, khó lường cho các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán. Rủi ro trong hoạt động thẻ có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu,
trong mọi khâu của toàn bộ quy trình cung ứng, sử dụng và thanh toán thẻ. Đây là
nguyên nhân khiến cho hoạt động thẻ mặc dù đã có những sự phát triển nhưng chưa
đạt được mức mạnh mẽ như kỳ vọng. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài
19
“Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Lâm
Đồng” để nghiên cứu, thực hiện.
20
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO
KINH DOANH THẺ
3.1. Lịch sử hình thành và định nghĩa về thẻ ngân hàng
3.1.1. Lịch sử hình thành thẻ
Lịch sử hình thành phương thức thanh toán bằng thẻ nói chung được ghi
nhận vào năm 1914. Khi đó, một công ty của Mỹ là Westen Union đã cung cấp một
dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, theo đó công ty này phát hành một
tấm thẻ bằng kim loại với một số thông tin được in nổi nhằm đảm bảo 2 chức năng:
nhận dạng được khách hàng và có thể lưu giữ lại thông tin được in nổi trên mặt tấm
thẻ kim loại.
Trong hệ thống ngân hàng, hình thức sơ khai nhất của thẻ là Charge-it, đây là
một hình thức mua bán chịu do Flatbush National lập ra. Hệ thống này mở đường
cho sự ra đời của thẻ, với những đặc điểm ưu việt nổi trội, nhiều tổ chức tín dụng đã
tin tưởng tham gia vào hoạt động này.
Sau khi thẻ Diners Club ra đời năm 1949 thì tính đến năm 1955, hàng loạt
thẻ mới ra đời như Trip Charge, Golden Key, Golden Club, Esquire Club, … Đến
năm 1958, Carde Balnche và American Express ra đời và thống lĩnh thị trường thẻ.
Riêng American Express tự phát hành thẻ và trực tiếp quản lý chủ thẻ, đây là thẻ du
lịch và giải trí (T&E) lớn nhất thế giới. Không chỉ với chức năng chi trả, tấm thẻ
này còn được người tiêu dùng xem là biểu tượng địa vị - giấy chứng nhận cho hình
ảnh của một người giàu có. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ý nghĩa và hình ảnh
mà một thời được biểu tượng bằng những tấm thẻ nhựa xanh nhỏ bé của American
Express đã không còn được xem trọng như trước kia. Sự ra đời của hàng loạt thẻ tín
dụng khác nhau – với ít biểu tượng địa vị hơn nhưng lại mang tính tiện dụng thực tế
hơn, đã thực sự đưa người tiêu dùng vào kỷ nguyên tiên có của thế giới hiện đại
tương lai.
21
Đến năm 1966, Bank of American giới thiệu sản phẩm thẻ đầu tiên của mình
mang tên Bank Americard mà sau này phát triển thành Visa. Cuối năm 1990, có
khoảng 257 triệu thẻ Visa Card được lưu hành với doanh thu khoảng 354 tỷ USD.
Cho đến năm 2004, đã có hơn 1,3 tỷ thẻ Visa lưu hành trên toàn thế giới, doanh thu
tăng lên đến 2,9 nghìn tỷ USD. Năm 1966, sản phẩm Bank Americard gặp phải sự
cạnh tranh khốc liệt với Master Charge, được thành lập bởi Hiệp hội thẻ liên hàng
quốc tế. Năm 1979, Master Charge đổi tên thành MasterCard và trở thành tổ chức
thẻ quốc tế lớn thứ hai trên thế giới, sau Visa. Chỉ trong năm 1996, MasterCard đã
thực hiện thành công gần 6 tỷ giao dịch và đạt tổng doanh thu trên 675 tỷ USD.
Ngày nay, MasterCard và Visa Card là hai loại thẻ lưu hành phổ biến nhất
trên thế giới. Thẻ thanh toán dần được xem như là một công cụ văn minh, thuận lợi
trong các cuộc giao dịch mua bán. Các loại thẻ Master, Visa, Diners Club, JCB,
American Express (Amex) được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và các loại thẻ thay
nhau phân chia những thị trường rộng lớn.
Thẻ Diners Club, thẻ du lịch và giải trí (T&E) đầu tiên được phát hành năm
1949 tại Mỹ. Năm 1960 là thẻ đầu tiên có mặt tại Nhật bản, chi nhánh được quản lý
bởi CitiCop, người đứng đầu trong số ngân hàng phát hành thẻ. Năm 1990 có 6,9
triệu người sử dụng thẻ Diners Club trên toàn thế giới với doanh số khổng lồ 16 tỷ
USD. Hiện nay, thẻ Diners Club được sử dụng rộng rãi trên 150 quốc gia.
Tại châu Á, Nhật bản là quốc gia đầu tiên phát hành thẻ với tên gọi là JCB,
đây cũng là loại thẻ du lịch và giải trí do ngân hàng Sanwa phát hành và phát triển
thành tổ chức thẻ quốc tế vào năm 1981. Hiện nay, JCB đã trở thành một trong
những tổ chức thẻ mạnh nhất và là đối thủ lớn nhất của Amex trên thị trường T&E
card. Thẻ JCB hoạt động theo cơ chế độc quyền, phát hành trực tiếp, không nhận
thành viên như tổ chức Visa hay Master.
3.1.2. Định nghĩa về thẻ thanh toán
Theo thực tiễn thị trường cho thấy, thẻ thanh toán có nhiều khái niệm, cách
hiểu khác nhau. Một số khái niệm nổi bật về thẻ thanh toán bao gồm: Đối với thẻ
22
thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách diễn đạt nhằm làm nổi
bật một nội dung nào đó. Sau đây là một số khái niệm về thẻ thanh toán:
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ
hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy rút
tiền tự động.
Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân
hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty.
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người
chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ
tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua
máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức
tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán
nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.
Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn là trong hoạt động ngân
hàng nên những loại thẻ do công ty phát hành không phải đối tượng được nghiên
cứu tại Luận văn này. Chính vì vậy, thẻ thanh toán ở đây có thể được hiểu là thẻ
ngân hàng. Theo định nghĩa tại Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 về thẻ
ngân hàng, thẻ ngân hàng được hiểu đơn giản là “Phương tiện thanh toán do tổ chức
phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều
Khoản được các bên thỏa thuận” (khoản 1 Điều 3). Cũng theo định nghĩa tại Thông
tư 19, xét theo tính chất thanh toán thẻ, thẻ ngân hàng được chia làm 3 loại chính:
thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước. Cụ thể như sau:
Thẻ ghi nợ (Debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong
phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài Khoản thanh toán của chủ thẻ
mở tại tổ chức phát hành thẻ.
Thẻ tín dụng (Credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ
trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành
thẻ.
23
Thẻ trả trước (Prepaid card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ
trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ
chức phát hành thẻ. Thẻ trả trước bao gồm: Thẻ trả trước định danh (có các thông
tin định danh chủ thẻ) và thẻ trả trước vô danh (không có các thông tin định danh
chủ thẻ).”
Xét theo đối tượng phát hành thẻ, thẻ ngân hàng có thể được chia làm hai
loại: thẻ quốc tế và thẻ nội địa. Và như vậy, thẻ ngân hàng sẽ được chia thành các
dạng sau: thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ tín dụng
nội địa, thẻ trả trước quốc tế và thẻ trả trước nội địa.
3.2. Rủi ro thanh toán thẻ
3.2.1. Rủi ro vĩ mô trong kinh doanh thẻ
3.2.1.1. Rủi ro về kinh tế - xã hội
S. L. Srinivasulu (2013) : “ Rủi ro là điều không mong muốn nhưng phải chấp nhận
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, của các Ngân hàng thương mại
nói riêng. Những điều không mong muốn ấy chính là những điều mà “bạn chưa bao giờ
nghĩ tới” nhưng có thể dự đoán được thông qua các dấu hiệu nhận biết riêng, và việc “lên
kịch bản” chính là chiến lược quản trị rủi ro hay chính là việc đưa ra các biện pháp kiểm
soát nhằm giảm bớt thiệt hại của mỗi nhóm rủi ro. Một ngân hàng có chiến lược quản trị
rủi ro tốt sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những rủi ro không mong muốn xảy ra”
Như vậy “Rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không
mong muốn. Trong các khả năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đưa đến kết quả
không mong muốn. Và kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối
tượng gặp rủi ro.”
Ngoài ra, xét ở góc độ nghiên cứu định lượng, Florentin Butaru và cộng sự
(2015) đã thực hiện một nghiên cứu khá tổng quan về rủi ro thẻ trên cơ sở tổng hợp
dữ liệu và mức độ rủi ro của 6 NHTM lớn nhất Mỹ (trong đó có cả hoạt động rủi ro
thẻ tín dụng và các rủi ro hoạt động thông thường). Từ đó, đúc kết lại rằng:
Xét trong phạm vi hoạt động ngân hàng, những hậu quả mà rủi ro mang lại có
thể là hậu quả vật chất hoặc phi vật chất, đó là những kết quả ngoài mong đợi mà
24
các NHTM không đoán định trước được về thời gian và không gian có thể xảy đến
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể là do
khách quan như rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội mang lại hoặc có yếu
tố chủ quan như rủi ro đạo đức nghề nghiệp của cán bộ,…và nhiệm vụ của các nhà
quản trị rủi ro là tìm ra nguyên nhân đó để tìm cách khắc phục, giảm nhẹ hậu quả
mà những rủi ro đó mang lại.
Xét về hoạt động ngân hàng, khi nhắc đến yếu tố rủi ro phải kể đến: Rủi ro tín
dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành, rủi ro pháp lý, rủi ro tuân thủ, rủi ro công
nghệ...Rủi ro trong thanh toán thẻ cũng mang nhiều nhiều nét đặc thù của các loại
rủi ro trên. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm: phát hành thẻ, sử dụng
thẻ, thanh toán thẻ. Rủi ro thẻ là một loại rủi ro trong hoạt động tác nghiệp của mỗi
ngân hàng thương mại mà chủ thể gánh chịu rủi ro là Ngân hàng, chủ thẻ và đơn vị
chấp nhận thẻ.
Ở góc độ luận văn này, tác giả phân tích rủi ro trong hoạt động thẻ căn cứ
theo từng đối tượng tham gia vào hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ. Do hoạt động
thẻ gắn liền với yếu tố khách hàng, con người trong nền kinh tế nên ngoài những
yếu tố nội tại trong quy trình thanh toán, trước tiên phải xét tới rủi ro ở góc độ kinh
tế- xã hội; pháp lý hay hạ tầng cơ sở (hay được gọi chung là rủi ro vĩ mô).
Lê Hữu Nghị (2007) “Đối với các đại lý thanh toán thẻ tín dụng, nếu doanh số
giao dịch thẻ ở nước ngoài lớn hơn doanh số giao dịch được thực hiện ở trong nước
thì dẫn đến hiện tượng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Trong đó, ngân hàng đã gián
tiếp bán ngoại tệ cho chủ thẻ.
Rủi ro về tỷ giá xuất hiện nếu có chênh lệch tỷ giá giữa đồng tiền các nước và
thời hạn thanh toán quy định giữa các bên từ khi xảy ra giao dịch cho đến khi xuất
trình giấy tờ thanh toán.
Về mặt xã hội, rủi ro xã hội xảy ra khi các thành phần có hiểu biết cố tình
làm trái pháp luật gây nên những tổn thất khá lớn. Tội phạm thẻ sử dụng truy cập
Internet để mua thẻ trắng, máy ghi thẻ với giá rẻ, sau đó dễ dàng tạo được thẻ giả
tiến hành tấn công vào các cơ sở dữ liệu của những công ty bán hàng qua mạng để
đánh cắp dữ liệu thẻ đã được sử dụng để thanh toán.
25
Hoặc có thể thấy như việc các tội phạm tạo ra các website giả các nhà cung
cấp dịch vụ qua mạng hay thậm chí cả ngân hàng phát hành thẻ để lừa chủ thẻ cung
cấp thông tin cá nhân, sau đó tiến hành in thẻ giả và sử dụng số PIN mà chủ thẻ cấp
để rút tiền tại các máy ATM…”
3.2.1.2. Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý xảy ra ở những nước mà nghiệp vụ thẻ còn kém phát triển, hệ
thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung và kinh doanh
thẻ nói riêng còn khá hạn chế. Điều đó dẫn đến việc các định chế tài chính khi có
nghiệp vụ phát sinh nằm ngoài quy định sẽ có những cách hiểu khác nhau về cùng
một vấn đề, dẫn đến việc không nhất quán,không đồng bộ gây khó khăn cho NHNN
trong việc quản lý. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh các văn bản pháp lý bởi pháp luật
nước ngoài, thông lệ quốc tế, quy định trong nước phải được thông qua một cách rõ
rang và kịp thời bỡi vì một phần khách hàng của thẻ thanh toán là các đối tượng
nước ngoài trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng. Vì vâỵ, nếu không
kịp thời nắm bắt và điều chỉnh hợp lý thì rất dễ xảy ra những tổn thất nghiêm trọng
cho nền kinh tế.
3.2.1.3. Rủi ro về mặt công nghệ - hạ tầng cơ sở
Đây là rủi ro mang tính vận hành hệ thống nói chung trong quá trình giao
dịch thẻ thanh toán. Với hạ tầng cơ sở kém phát triển, những giao dịch thanh toán
có thể thường xuyên xảy ra sai sót, nhầm lẫn hoặc chậm thanh toán, dẫn tới các rủi
ro cho người dùng trong quá trình thực hiện các giao dịch.
3.2.2. Rủi ro vi mô trong thanh toán thẻ
Rủi ro vi mô là rủi ro thẻ xảy ra trong quy trình thanh toán thẻ tại các điểm
nối với chủ thể là các đơn vị tham gia cung ứng, thanh toán thẻ. Hà Thị Anh Đào
(2009) “Các chủ thể khi tham gia hoạt động kinh doanh thẻ, bất kỳ loại thẻ nào
cũng bao gồm các thành phần như sau: tổ chức phát hành thẻ, chủ thẻ, đơn vị chấp
nhận thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ, ngân hàng thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán bù trừ giao dịch thẻ”
26
Trên cơ sở xác định các đối tượng tham gia vào hoạt động cung ứng, sử dụng
dịch vụ thẻ cùng trách nhiệm của những đối tượng này, chúng ta có thể nhận thấy
một số rủi ro đối với từng đối tượng như sau:
3.2.2.1. Rủi ro đối với tổ chức phát hành thẻ
- Thẻ giả: là loại rủi ro lớn nhất, nguy hiểm nhất trong nền kinh tế hiện nay.
Tội phạm làm thẻ giả dựa trên các thông tin lấy được qua việc đánh cắp các dữ liệu
của thẻ thật bằng những thủ đoạn khác nhau từ các chứng từ giao dịch thẻ, thẻ bị
mất cắp hoặc đánh lạc. Theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế thì ngân hàng phát
hành chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch mang mã số của ngân hàng phát
hành. Vì vậy, ngân hàng phát hành cần quan tâm hơn nữa trong việc bảo mật thông
tin trên thẻ thanh toán nhằm siết chặt loại rủi ro này.
- Giả mạo thông tin phát hành thẻ: khách hàng cung cấp thông tin giả mạo
về bản thân, mức thu nhập, khả năng tài chính… cho ngân hàng phát hành khi tạo
thẻ thanh toán. Nếu ngân hàng phát hành kiểm tra không chặt chẽ, chính xác các
thông tin khách hàng khai báo thì có thể dẫn đến những tổn thất cho ngân hàng phát
hành trong trường hợp chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán các khoản tín dụng
thẻ hay chủ thẻ cố ý giả mạo để chiếm tiền của ngân hàng.
- Thẻ mất cắp hoặc thất lạc: khi chủ thẻ đánh mất thẻ hay thất lạc thẻ, trong
trường hợp chủ thẻ chưa kịp khai báo, khai báo muộn trước khi ngân hàng phát
hành ra lệnh chấm dứt sử dụng thẻ thì rủi ro mất tài chính của ngân hàng phát hành
rất cao. Tội phạm có thể lợi dụng để làm thẻ giả như dập nổi, mã hóa lại băng từ
bằng các thông tin giả mạo. Cũng cần phải cảnh giác trường hợp chủ thẻ cố tình
gian lận, báo mất thẻ sau đó sử dụng thẻ.
- Rủi ro tín dụng: chủ thẻ sử dụng thẻ nhưng không thanh toán hoặc không
đủ khả năng thanh toán. Do đó khi ngân hàng phát hành cần lưu ý thẩm định chính
xác thông tin của khách hàng và khả năng thanh toán của khách hàng.
- Rủi ro sử dụng vượt hạn mức: chủ thẻ cố tình thực hiện nhiều giao dịch
dưới hạn mức, với tổng doanh số giao dịch thẻ vượt rất nhiều so với hạn mức được
cấp, dẫn đến khách hàng mất khả năng thanh toán. Ngân hàng chỉ phát hiện khi tổng
27
kết các hóa đơn thanh toán hoặc khi in sao kê thanh toán. Rủi ro này cũng có thể
xảy ra khi khách hàng không đủ khả năng thanh toán.
- Sao chép thông tin từ băng từ giả: tội phạm hoặc đơn vị chấp nhận thẻ cấu
kết với tội phạm tổ chức thu thập thông tin trên băng từ của thẻ thanh toán thật tại
các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, trên cơ sở đó tội phạm làm thẻ giả bằng cách
sử dụng các phần mềm mã hóa riêng, in tạo các băng từ trên thẻ thanh toán giả.
Cũng có thể xảy ra khi đơn vị chấp nhận thẻ cấu kết với tội phạm. Rủi ro này có thể
gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng phát hành.
3.2.2.2. Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán
- Nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ in nhiều hóa đơn thanh toán của một thẻ:
khi thực hiện giao dịch, lợi dụng thừa hành nhiệm vụ, nhân viên cố tình in ra nhiều
hóa đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ hóa đơn cho chủ thẻ ký để hoàn
thành giao dịch. Sau đó nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo chữ ký chủ thẻ
để nộp cho ngân hàng thanh toán. Trong trường hợp này sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân
hàng thanh toán thẻ.
- Ngân hàng thanh toán thẻ không kịp thời cung cấp danh sách đen cho đơn
vị chấp nhận thẻ dẫn đến thanh toán những thẻ cấm lưu hành.
3.2.2.3. Rủi ro đối với đơn vị chấp nhận thẻ
- Đơn vị chấp nhận thẻ quan niệm sai khi chấp nhận thanh toán vượt hạn
mức với tỷ lệ nhỏ mà không xin cấp phép, sau đó bị ngân hàng thanh toán bù trừ từ
chối toàn bộ giá trị giao dịch, chứ không phải từ chối phần vượt mức ấy.
- Các giao dịch giả mạo thực hiện thanh toán qua thư, Internet, điện thoại,:
cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của chủ
thẻ qua thư, Internet, điện thoại, … trên cơ sở các thông tin về loại thẻ, tên chủ thẻ,
số thẻ, ngày hiệu lực,..
- Đơn vị chấp nhận thẻ vô tình hoặc cố ý chấp nhận thanh toán thẻ giả, thẻ
hết hiệu lực, thẻ mất cắp,thẻ thất lạc…
28
3.2.2.4. Rủi ro đối với chủ thẻ
- Lộ mật khẩu (PIN) của thẻ thanh toán: Mật khẩu thẻ thanh toán là bí mật.
Khi chủ thẻ để lộ PIN khi thực hiện các giao dịch với các thiết bị tự động thì việc bị
tội phạm đánh cắp PIN và rút tiền tại các máy rút tiền tự động hoặc dùng để thanh
toán các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, chủ thẻ phải chịu rủi ro. Nếu trong
quá trình ngân hàng phát hành gởi thẻ và PIN cho chủ thẻ bằng đường bưu điện và
đánh cắp để sử dụng thì ngân hàng phát hành phải chịu hoàn toàn rủi ro.
- Bị lừa vào các trang web giả mạo (Phising): Chủ thẻ khi thanh toán điện tử
qua mạng hoặc sử dụng các ứng dụng Internet Banking qua mạng có thể bị hackers
lừa tới các trang web giả mạo (được thiết kế giống với các trang web thật) để đánh
cắp thông tin, mã số CCV của thẻ hoặc chuyển hướng chuyển tiền sang các tài
khoản khác...
3.2.2.5. Tổ chức chuyển mạch và bù trừ, giao dịch thẻ
- Lộ thông tin khách hàng trong quá trình chuyển mạch giữa hai hệ thống
ngân hàng do hệ thống chưa được mã hóa đạt tiêu chuẩn hoặc bị tin tặc điều chuyển
thông tin tới một hệ thống thông tin khác của tin tặc để nắm bắt thông tin trước khi
chuyển tới phía ngân hàng đối tác
- Sai sót trong khâu tính toán có thể dẫn tới việc ghi nhận sai số tiền bù trừ
và thanh toán thẻ giữa các bên
- Không có cơ chế đảm bảo thanh khoản dẫn tới rủi ro thanh khoản xảy ra
khi quyết toán các giao dịch bù trừ.
3.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh toán thẻ
Xét trong phạm vi hoạt động ngân hàng, hậu quả mà rủi ro mang lại có thể là
hậu quả vật chất hoặc phi vật chất, đó là những kết quả ngoài mong đợi mà các
NHTM không đoán định trước được về thời gian và không gian có thể xảy đến
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể là do
khách quan như rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội mang lại hoặc có yếu
tố chủ quan như rủi ro đạo đức nghề nghiệp của cán bộ,…và nhiệm vụ của các nhà
29
quản trị rủi ro là tìm ra nguyên nhân đó để tìm cách khắc phục, giảm nhẹ hậu quả
mà những rủi ro mang lại. Trên cơ sở nghiên cứu của Nhóm tác giả Shuai Li và
cộng sự (2014) và Florentin Butaru và cộng sự (2015), tác giả đã tìm ra một số
nguyên nhân như sau:
3.3.1. Nguyên nhân của các rủi ro đối với ngân hàng
3.3.1.1. Xuất phát từ quy trình nghiệp vụ cấp, phát hành thẻ
Bộ phận chịu trách nhiệm ban hành quy trình nghiệp vụ có vai trò quan trọng
trong việc hạn chế rủi ro bởi nếu quy trình được ban hành chặt chẽ, phù hợp với
thực tiễn sẽ hạn chế các lỗ hổng không cho nhân viên Ngân hàng và tội phạm thẻ lợi
dụng gây thiệt hại cho khách hàng và ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng
công tác quản trị rủi ro thẻ cho Ngân hàng. Ví dụ, nếu quy trình nghiệp vụ cấp phát
hành thẻ không chặt chẽ có thể dẫn tới sơ hở trong quá trình tiếp nhận và lưu trữ
thông tin của khách hàng khi đến giao dịch, nhận thẻ. Thông tin thẻ sẽ dễ dàng bị
chuyển ra khỏi chi nhánh ngân hàng tới các bên làm giả thẻ để làm giả thẻ.
Hoặc ví dụ trong quy trình cấp phát thẻ tín dụng, việc rà soát tín dụng cũng
phải được thực hiện giống như việc thẩm định một khoản vay. Tuy nhiên, nếu các
nguyên tắc thẩm định này bị nới lỏng, khách hàng có thể dễ dàng có thể được cung
cấp các thẻ tín dụng này. Mặc dù mỗi thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng không cao.
Tuy nhiên, nếu nhiều thẻ tín dụng xảy ra rủi ro tín dụng cũng sẽ gây hậu quả
nghiêm trọng.
3.3.1.2. Xuất phát từ quy trình nghiệp vụ xét duyệt đơn vị chấp nhận thẻ
Trong toàn bộ quy trình thanh toán thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ đóng vai trò hết
sức quan trọng vì đây là khâu cuối cùng thu nhận thông tin thẻ và cũng là đơn vị
duy nhất ngoài ngân hàng và khách hàng nắm được thông tin, dữ liệu của khách
hàng. Chính vì vậy, việc thẩm định, nhận biết khách hàng đối với các đơn vị chấp
nhận thẻ cũng rất quan trọng để xác định rõ đâu là đơn vị chấp nhận thẻ tốt, uy tín
có thể phục vụ cho người sử dụng an toàn, hiệu quả và đâu là những đơn vị chấp
nhận thẻ có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt thông tin của khách hàng. Chính vì vậy,
30
việc thường xuyên giám sát, kiểm tra những đơn vị chấp nhận thẻ cũng rất quan
trọng trong quản lý rủi ro thẻ.
3.3.1.3. Xuất phát từ lỗi của cán bộ ngân hàng
Về bản chất nhân sự của ngành ngân hàng phải là những người được đào tạo
bài bản, có ý thức đạo đức tốt do những hoạt động của ngân hàng đều liên quan đến
tài chính, nắm giữ tài khoản của khách hàng. Một nhân viên có ý thức đạo đức kém
có thể lợi dụng các khe hở về pháp lý, quy trình để lấy trộm thông tin thẻ của khách
hàng hoặc lấy trộm thẻ của khách sử dụng cho mục đích phi pháp. Hoặc, những
nhân viên kém ý thức có thể mở các tài khoản thẻ thanh toán “khống” (mở thẻ mà
không có sự đồng ý từ khách hàng) để đạt chỉ tiêu về mở thẻ hàng tháng cũng có thể
gây hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh thẻ của đơn vị. Cán bộ ngân
hàng có trình độ không tốt cũng không thể truyền đạt các kiến thức, kinh nghiệm
nhằm đề phòng rủi ro gian lận thẻ cho khách hàng hoặc thậm chí cũng không thể
kịp thời ngăn chặn thiệt hại cho khách hàng khi rủi ro xảy ra.
3.3.1.4. Xuất phát từ hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin
Đây là một yếu tố không thể không nhắc tới của các ngân hàng trong thời đại
ngân hàng đang dần được số hóa. Các giao dịch thẻ thanh toán giờ đây được thực
hiện nhiều hơn trên môi trường điện tử. Việc tạo dựng một nền tảng công nghệ
thông tin bảo mật, thông suốt sẽ giúp giảm thiểu rất lớn các rủi ro trong thanh toán;
đồng thời cũng tạo dựng được sự thân thiện với người sử dụng.
Bên cạnh đó, ATM hay POS của các ngân hàng cũng vẫn là những thiết bị
thường bị tin tặc lợi dụng để cài đặt thêm các thiết bị ăn cắp thông tin dữ liệu thẻ.
Những cơ sở hạ tầng này nếu không được kiểm tra, rà soát và cập nhật phần mềm
thường xuyên sẽ tạo điều kiện rất lớn cho tin tặc thực hiện hành vi đánh cắp thông
tin thẻ của khách hàng.
3.3.1.5. Xuất phát từ công tác quản trị của ngân hàng
Có thể thấy cạnh tranh trong ngân hàng trong những năm gần đây càng trở
nên gay gắt hơn khi lượng khách hàng tiếp cận dịch vụ có hạn trong khi số lượng
31
các ngân hàng, chi nhánh ngày càng nở rộ. Chính vì vậy, nhiều lãnh đạo các chi
nhánh thường ép chỉ tiêu về thẻ cho nhân viên. Điều này vô hình chung cũng tạo áp
lực cho nhân viên thực hiện các hành vi như mở thẻ khống, rà soát khách hàng
không kỹ lưỡng hoặc không dành nhiều thời gian tư vấn cho khách hàng. Điều này
gián tiếp ảnh hưởng tới rủi ro trong hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ của khách
hàng.
3.3.2. Nguyên nhân các rủi ro đối với khách hàng
3.3.2.1. Về phía khách hàng
Rủi ro thẻ khó có thể xảy ra nếu các thông tin, dữ liệu của khách hàng không
bị đánh cắp, ăn trộm. Ngân hàng và các bên liên quan sẽ phải có trách nhiệm rất lớn
trong việc đảm bảo những thông tin, dữ liệu này là được an toàn, bảo mật. Tuy
nhiên, trách nhiệm của khách hàng là không thể không phủ nhận. Khách hàng cũng
cần phải được giáo dục, đào tạo về cách phòng tránh, bảo vệ thông tin của mình
trước các rủi ro về hoạt động thẻ. Đây là một nhân tố hết sức quan trọng và cần
được cung cấp đầy đủ thông tin để giảm thiểu tốt hơn các nguy cơ rủi ro phát sinh.
3.3.2.2. Về phía các đơn vị chấp nhận thẻ
Đơn vị chấp nhận thẻ cũng được coi là khách hàng của ngân hàng khi họ ký
kết các hợp đồng thỏa thuận với ngân hàng để sử dụng dịch vụ chấp nhận thẻ (POS)
tại đơn vị. Như đã phân tích ở trên, các đơn vị chấp nhận thẻ là những đơn vị cuối
cùng tiếp nhận thông tin khách hàng. Có rất nhiều hiện tượng đơn vị chấp nhận thẻ
được lập lên như các đơn vị “ma” lấy thông tin của khách hàng để bán lại thông tin
của khách hàng thay vì hoạt động kinh doanh như các đơn vị chấp nhận thẻ bình
thương. Điều này ảnh hưởng cực xấu và gây ra nguy cơ rất lớn trong rủi ro hoạt
động thẻ. Chính vì vậy, cần phải có những bước xác nhận khách hàng thật tốt kèm
theo các biện pháp giám sát quản lý và có hợp đồng xử phạt thích đang với những
đơn vị chấp nhận thẻ có dấu hiệu lừa đảo để giảm thiểu bớt rủi ro trong hoạt động
thẻ.
32
3.3.3. Hậu quả của rủi ro kinh doanh thẻ
3.3.3.1. Đối với khách hàng (bao gồm chủ thẻ và ĐVCNT)
Khi xảy ra rủi ro thì người chịu thiệt hại đầu tiên chính là khách hàng. Bởi
tội phạm thẻ thường lợi dụng sơ hở hoặc thiếu hiểu biết của khách hàng để lấy cắp
thông tin để phát hành thẻ giả lấy tiền từ tài khoản của khách hàng. Vì vậy khi sử
dụng và thanh toán thẻ khách hàng phải luôn cảnh giác và làm theo hướng dẫn an
toàn của Ngân hàng phát hành thẻ, đồng thời cập nhật danh sách đen do các tổ chức
thẻ công bố.
3.3.3.2. Đối với nền kinh tế
Rủi ro trong hoạt động của NHTM nói chung, trong hoạt động thẻ nói riêng
đều mang lại những ảnh hưởng không nhỏ cho nền kinh tế. Hoạt động rủi ro tại các
NHTM đòi hỏi đầu tư một khoản chi phí lớn cả về tài chính và nhân lực. Nếu rủi ro
không được quản lý tốt có thể dẫn đến phá sản Ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hoạt
động của hệ thống các NHTM trong việc tái cấu trúc.
3.3.3.3. Đối với ngân hàng thương mại
- Làm giảm uy tín của Ngân hàng: Khi gặp rủi ro nghiêm trọng hoặc ít
nghiêm trọng thì uy tín của NHTM ít nhiều bị giảm sút trong mắt khách hàng. Bởi
không khách hàng nào muốn sử dụng sản phẩm dịch vụ hoặc gửi tài sản của mình
vào Ngân hàng có trình độ quản lý rủi ro yếu kém từ khâu nhận diện rủi ro, đánh giá
rủi ro đến kiểm soát và tài trợ rủi ro.
- Rủi ro làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng: Rủi ro trong hoạt động kinh
doanh nói chung, trong hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng làm giảm đáng kể lợi
nhuận của NHTM bởi Ngân hàng có thể không thu hồi được vốn (đối với cho vay
thẻ tín dụng) và phải trích lập các loại quỹ dự phòng rủi ro tùy theo mức độ nghiêm
trọng của chúng.
- Rủi ro có thể làm phá sản Ngân hàng: Tùy thuộc vào mức độ và tần suất
của rủi ro mà hậu quả của chúng có thể làm phá sản Ngân hàng nếu trình độ quản lý
rủi ro của Ngân hàng đó không tốt.
33
3.4. Quản trị rủi ro thẻ ngân hàng
Vì rủi ro là những điều không mong muốn nhưng phải chấp nhận trong kinh
doanh nên bản chất của quản trị rủi ro là chúng ta đề ra các phương án phòng ngừa
trong mọi tình huống để giảm bớt thiệt hại khi những rủi ro xảy ra. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu viết về quản trị rủi ro thẻ. Lê Hữu Nghị (2007) đã chỉ ra các
nguyên nhân dẫn đến rủi ro và giải pháp để hạn chế rủi ro trong dịch vụ thẻ, tuy
nhiên tác giả chưa nêu ra được các bước trong quá trình quản trị rủi ro thẻ, từ đó
góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thẻ một cách toàn diện. Quản trị rủi ro
gian lận thẻ là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý
và kinh doanh thẻ nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền
vững từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM. Nội dung của quản trị
rủi ro thẻ bao gồm: (i) Nhận diện rủi ro; (ii) Đánh giá rủi ro; (iii) Kiểm soát rủi ro;
(iv) Tài trợ rủi ro.
3.4.1. Khái niệm nhận diện rủi ro
Là quá trình xác định liện tục và có hệ thống các rủi ro và các bất định của
một tổ chức. Các hoạt động nhận diện rủi ro nhằm phát hiện các thông tin về nguồn
rủi ro, các yếu tố mạo hiểm và nguy cơ rủi ro. Trong đó nguồn rủi ro là các yếu tố
góp phần mang lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực, đó là các yếu tố kinh tế, chính trị,
văn hóa xã hội,… Đối với NHTM nhận diện rủi ro là bước đầu tiên quan trọng
trong quá trình quản trị, bởi nếu quản trị rủi ro không tốt có thể dẫn tới kinh doanh
thua lỗ thậm chí có thể dẫn đến phá sản Ngân hàng. Hà Thị Anh Đào (2009)
“ Giai đoạn nhận diện rủi ro chỉ là thu thập các dấu hiệu rủi ro để đưa ra cảnh báo
mà chưa đặt nó trong môi trường kinh tế, xã hội cụ thể để từ đó tìm ra nguyên nhân,
xu thế vận động, phát triển của nó”. Như vậy giai đoạn nhận diện rủi ro ban đầu
gồm các bước : theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường và toàn bộ hoạt động của
NHTM nhằm thống kê được tất cả các rủi ro đã, đang xảy ra và tìm ra nguyên nhân,
xu hướng của chúng để đưa ra dự báo những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Các phương
34
pháp nhận diện rủi ro là: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra,
phân tích các báo cáo tài chính (đối với quản trị rủi ro tín dụng), thanh tra hiện
trường và nghiên cứu tại chỗ, phân tích các hợp đồng,…
Quy trình nhận diện rủi ro thẻ sẽ trải qua 3 bước:
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Cơ sở dữ liệu đầy đủ, hoàn thiện là yếu tố quan trọng cho việc quản trị rủi ro
thẻ tốt. Việc thu thập dữ liệu bao gồm dữ liệu về các thông tin cá nhân của khách
hàng để phòng tránh trường hợp giả mạo hồ sơ để phát hành thẻ giả, dữ liệu về tần
suất xảy ra rủi ro đối với mỗi trường hợp và cách xử lý để rút ra bài học kinh
nghiệm cho những lần sau,…
Bước 2: Kiểm tra nội bộ và đưa ra cảnh báo
Sau khi thu thập dữ liệu cùng với các đợt kiểm tra nội bộ, bộ phận chuyên
môn phải tổng hợp và phân tích nguyên nhân của các dấu hiệu rủi ro để từ đó đưa ra
các cảnh báo. Sau mỗi đợt kiểm tra Ngân hàng theo dõi và ghi nhận kết quả và giám
sát việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị khắc phục sau kiểm tra để ghi nhận tác động
của các biện pháp khắc phục rủi ro.
Bước 3: Rà soát sản phẩm mới
Ngân hàng tiến hành rà soát sản phẩm mới trước khi ban hành để kịp thời
phát hiện các sai sót, tránh các kẽ hở để cán bộ có thể lợi dụng gây thiệt hại cho
Ngân hàng. Các biện pháp được thực hiện như trước khi ban hành một quy trình,
sản phẩm mới sẽ có một thời gian dự thảo để lấy ý kiến tham gia của các chi nhánh
sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế, nếu sau khi ban hành vẫn thấy có
điểm không phù hợp thì sẽ có quy trình mới sửa đổi thay thế.
Yêu cầu đối với giai đoạn nhận diện rủi ro:
Mỗi NHTM phải xây dựng và sử dụng công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro để
xây dựng thư viện dấu hiệu rủi ro thuận tiện cho quá trình tác nghiệp hàng ngày của
cán bộ làm sao để khi gặp tình huống cụ thể cán bộ xác định được đó là loại rủi ro
nào và cách xử lý cụ thể. Đồng thời thuận tiện cho công tác quản trị rủi ro tại mỗi
đơn vị. Đầu mối quản lý rủi ro của toàn hệ thống yêu cầu xây dựng chương trình
báo cáo rủi ro thẻ hàng tháng, quý để tổng hợp, phân tích tình hình rủi ro chung
35
đồng thời đưa ra biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Trước khi một sản phẩm, quy
trình mới liên quan đến thẻ ra đời các bộ phận liên quan rà soát, đánh giá sao cho
sản phẩm, quy trình đó đảm bảo tính khả thi và hạn chế các lỗ hổng dễ dẫn đến rủi
ro sau này.
3.4.2. Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là việc xây dụng nên mô hình nhằm lượng hóa mức độ các
rủi ro, xác suất xảy ra rủi ro đó, thiệt hại mang lại khi xảy ra rủi ro từ đó để xem khả
năng chấp nhận rủi ro đó của Ngân hàng. Hà Thị Anh Đào (2009) cho rằng đánh giá
mức độ rủi ro chỉ dựa trên mức độ nghiêm trọng của rủi ro mang lại mà không quan
tâm đến tần suất xuất hiện của rủi ro đó. Một rủi ro gây hậu quả nghiêm trọng mang
lại ảnh hưởng không nhỏ tới NHTM, nó làm giảm lợi nhuận, thậm chí phá sản Ngân
hàng. Nhưng nếu một rủi ro mang lại hậu quả ít nghiêm trọng nhưng có tần suất
xuất hiện thường xuyên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh thương hiệu của
Ngân hàng, nó làm giảm tính chuyên nghiệp của Ngân hàng trong mắt khách hàng.
Như vậy để tìm ra giải pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro hiệu quả các NHTM cần
phải phân tích đánh giá rủi ro, tìm ra nguyên nhân và tác động lên các nguyên nhân
đó rồi thay đổi chúng. Hiện nay tại các NHTM, một trong những cách phổ biến để
tìm ra biện pháp phòng ngừa rủi ro là đi phân loại rủi ro trên hai khía cạnh đó là tần
suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Trên cơ sở kết quả thu thập được
lập ma trận đo lường rủi ro.
Bảng 3. 1. Ma trận giữa tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro
Tần suất xuất
hiện
Mức độ nghiêm trọng
Cao Thấp
Cao I II
Thấp III IV
( Nguồn: Hà Thị Anh Đào (2009))
36
Trong đó:
- Tần suất xuất hiện rủi ro là số lần xảy ra tổn thất trong 1 không gian xác định
(tháng, quý, năm…)
- Mức độ nghiêm trọng : đo bằng các tổn thất mất mát, nguy hiểm. Qua hình ta
thấy ô I : tập trung các rủi ro có mức độ nghiêm trọng, tần suất xuất hiện cao ; ô II :
là các rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao, tần suất xuất hiện thấp ; ô III : là các rủi
ro có mức độ nghiêm trọng thấp nhưng tần suất xuất hiện cao ; ô IV : là các rủi ro
có mức độ nghiêm trọng thấp, tần suất xuất hiện thấp. Để nhận diện rủi ro các
NHTM cần sử dụng cả hai tiêu chí trên nhưng trong đó chú trọng vào tiêu chí mức
độ nghiêm trọng vì nó đóng vai trò quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
hoạt động của mỗi NHTM. Do đó các NHTM nên tập trung quản trị rủi ro ở nhóm I,
sau đó đến các nhóm II, III và IV.
Có 2 phương pháp đánh giá rủi ro đó là phương pháp định tính và phương
pháp định lượng. Cụ thể,
- Phương pháp định tính : là việc phân tích, đánh giá mức độ nghiêm trọng
của các dấu hiệu rủi ro đã được xác định có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của
Ngân hàng.
- Phương pháp định lượng : là việc đánh giá mức độ rủi ro bằng số liệu cụ
thể, tổn thất của từng loại dấu hiệu rủi ro. Yêu cầu đối với giai đoạn đánh giá rủi ro :
Sử dụng đồng thời cả 2 phương pháp định lượng và định tính trong đánh giá rủi ro
để xác định mức độ nghiêm trọng và tần suất của rủi ro nhưng phương pháp định
lượng được ưu tiên sử dụng hơn do có tính chính xác cao hơn. Chỉ sử dụng phương
pháp 30 định tính khi không đánh giá được bằng phương pháp định lượng (ví dụ:
rủi ro phát hành thẻ giả )
3.4.3. Kiểm soát rủi ro
Các phương pháp kiểm soát rủi ro thường được sử dụng phổ biến gồm: Ngăn
ngừa rủi ro; né tránh; giảm thiểu tổn thất; đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi
ro.
37
- Ngăn ngừa rủi ro: Chương trình ngăn ngừa rủi ro tìm cách giảm bớt số
lượng các rủi ro xảy ra hay loại bỏ chúng hoàn toàn.
- Né tránh rủi ro: Là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hay loại bỏ
những nguyên nhân gây rủi ro.
- Giảm thiểu tổn thất: Chủ động đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa
tổn thất thiệt hại khi rủi ro xảy ra
- Đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro: Đây là nỗ lực của tổ chức làm
giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ ngân hàng. Kỹ thuật này thường sử dụng
cho rủi ro suy đoán, đặc biệt là đầu tư chứng khoán. Yêu cầu trong quá trình kiểm
soát rủi ro: Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thông qua các báo
cáo hàng ngày Cơ quan quản lý rủi ro đầu mối tăng cường giám sát đôn đốc các đơn
vị trong việc phòng ngừa rủi ro. Xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ đa dạng hóa
sản phẩm, dịch vụ trong đó có dịch vụ mũi nhọn nhưng không phụ thuộc vào nó để
khi rủi ro xảy ra không phải dùng quá nhiều nguồn dự phòng để khắc phục.
38
Kết luận chương 3
Chương 3 mô tả về cơ sở lý thuyết đối với rủi ro trong hoạt động kinh doanh
thẻ ngân hàng. Thông qua tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước, Chương 3
đã mô tả những rủi ro trong cung ứng, sử dụng thẻ ngân hàng gồm rủi ro vĩ mô (rủi
ro xuất phát từ nền kinh tế, chính sách pháp lý và hạ tầng công nghệ) và rủi ro vi mô
(rủi ro xuất phát từ quy trình cung ứng, sử dụng thẻ); đồng thời cũng nêu bật được
một số hậu quả do rủi ro thẻ gây ra đối với nền kinh tế, đối với bản thân ngân hàng
và đối với khách hàng, làm rõ nét hơn tính cấp thiết của quản trị rủi ro kinh doanh
thẻ trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, Chương 3 cũng đưa ra những cơ sở lý
thuyết để quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng làm cơ sở để
phân tích trong phần thực trạng về hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank CN
Lâm Đồng về sau.
39
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM– CN LÂM ĐỒNG
4.1. Thực trạng hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – CN Lâm Đồng
4.1.1. Giới thiệu sản phẩm thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng
Với vị thế tiên phong về việc triển khai các loại thẻ ngân hàng ở Việt Nam,
Vietcombank đang cung cấp đa dạng các loại thẻ từ thẻ ghi nợ đến thẻ tín dụng với
nhiều thương hiệu thẻ trong nước cũng như quốc tế.
Ngân hàng Vietcombank từng được Bộ sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là
“Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam”. Hiện nay, Vietcombank là
ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán 5 loại thẻ phổ biến trên thế
giới bao gồm Visa, Mastercard, JCB, American Express và UnionPay, bao gồm cả
thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế.
Các loại thẻ ghi nợ nội địa ngân hàng Vietcombank:
Thẻ ghi nợ nội địa cho phép chủ thẻ có thể giao dịch tại các điểm chấp nhận thẻ
cũng như hưởng một số tiện ích của các đơn vị liên kết trong nước. Hiện nay, các
loại thẻ ghi nợ ngân hàng Vietcombank đang được phát hành bao gồm:
Thẻ Vietcombank Connect24
Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank - Co.opmart
Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank – AEON
Các loại thẻ quốc tế ngân hàng Vietcombank
Thẻ ghi nợ quốc tế cũng đóng góp số lượng không nhỏ vào các loại thẻ ngân hàng
Vietcombank với số lượng lên tới 6 thẻ bao gồm:
Thẻ Vietcombank Visa Platinum
Thẻ Vietcombank Cashback Plus American Express
Thẻ Vietcombank Mastercard
Thẻ Vietcombank Connect24 Visa
Thẻ Vietcombank Unionpay
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương
Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương

More Related Content

Similar to Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương

Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương (20)

Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
 
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
 
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZA...
 
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
Phát triển kinh doanh ngoại hối phát sinh tại hội sở chính ngân hàng thương m...
 
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên PhongLuận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
 
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại AgribankĐề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
Đề tài: Phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại Agribank
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Tín Dụng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà NộiĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV ở Hà Nội
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty VinacominLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Vinacomin
 
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
Báo cáo thực tập nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng hdbank
 
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của...
 
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho VayLuận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
Luận Văn Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Doanh Nghiệp Trong Hoạt động Cho Vay
 
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
Luận Văn Ảnh Hƣởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Doanh Nghi...
 
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt NamLuận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
Luận Văn Giải Pháp Nhằm Thu Hút Khách Du Lịch Quốc Tế Đến Việt Nam
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

Luận Văn Hạn Chế Rủi Ro Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH       TRẦN THỊ BÉ HẠN CHẾ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH       TRẦN THỊ BÉ HẠN CHẾ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG HẢI YẾN TP.Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Lâm Đồng” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Đà Lạt, ngày 01 tháng 07 năm 2019 Người viết Trần Thị Bé
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, các thầy cô Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt những năm tôi theo học tại trường. Đặc biệt tôi mong muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Tiến sỹ Hoàng Hải Yến, là người đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng và rất kiên nhẫn hỗ trợ tôi chỉnh sửa luận văn này được hoàn thiện nhất có thể. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng mà đặc biệt là ông Nguyễn Văn Chiểu (giám đốc ngân hàng) và bà Nguyễn Thị Bích Hiền (trưởng phòng Dịch vụ khách hàng) đã tạo điều kiện bố trí và sắp xếp nhân lực để tôi có thể hoàn thành được khóa học. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những người đã không ngừng động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trỉnh học tập, là nguồn động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn này. Trân trọng cảm ơn Đà Lạt, ngày 01 tháng 07 năm 2019 Người viết Trần Thị Bé
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG.....................................................v DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU........................................................................ vi DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ............................................................................ vii TÓM TẮT ĐỀ TÀI ............................................................................................. viii ABSTRACT........................................................................................................... ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .....................................................................1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài......................................................................................1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................2 1.5. Kết cấu của luận văn.....................................................................................2 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG ............................................................................5 2.1. Giới thiệu về Vietcombank Lâm Đồng ...........................................................5 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...........................................................5 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng................................5 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Vietcombank Lâm Đồng..............7 2.2.1. Hoạt động huy động vốn..........................................................................7 2.2.2. Hoạt động tín dụng ..................................................................................9 2.2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ..................................................................11 2.2.4. Kết quả kinh doanh................................................................................15 2.3. Phát hiện vấn đề nghiên cứu ........................................................................17 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH THẺ.............................................................................................20 3.1. Lịch sử hình thành và định nghĩa về thẻ ngân hàng ....................................20 3.1.1. Lịch sử hình thành thẻ ...........................................................................20 3.1.2. Định nghĩa về thẻ thanh toán.................................................................21 3.2. Rủi ro thanh toán thẻ....................................................................................23 3.2.1. Rủi ro vĩ mô trong kinh doanh thẻ.........................................................23
  • 6. iv 3.2.2. Rủi ro vi mô trong thanh toán thẻ..........................................................25 3.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh toán thẻ..........................................28 3.3.1. Nguyên nhân của các rủi ro đối với ngân hàng .....................................29 3.3.2. Nguyên nhân các rủi ro đối với khách hàng..........................................31 3.3.3. Hậu quả của rủi ro kinh doanh thẻ.........................................................32 3.4. Quản trị rủi ro thẻ ngân hàng ......................................................................33 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM– CN LÂM ĐỒNG.................39 4.1. Thực trạng hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng ......................................................................39 4.1.1. Giới thiệu sản phẩm thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng ...........................39 4.1.2. Thực trạng hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng 40 4.2. Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Lâm Đồng ......................................................................................43 4.2.1. Rủi ro vĩ mô...........................................................................................43 4.2.2. Rủi ro vi mô...........................................................................................44 4.2.3. Những thành tựu và hạn chế của các biện pháp giảm thiểu rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương CN Lâm Đồng .....48 4.2.4. Nguyên nhân gây nên rủi ro trong kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng 49 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG – CN LÂM ĐỒNG ...........52 5.1. Hệ thống giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Lâm Đồng....................................................................................................................52 5.1.1. Giải pháp đối với nghiệp vụ phát hành thẻ............................................52 5.1.2. Giải pháp đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ trên ATM..........................52 5.1.3. Giải pháp đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ trên POS/ĐVCNT ............53 5.1.4. Nhóm giải pháp đối với cơ sở hạ tầng, công nghệ ................................54 5.1.5. Giải pháp về mặt nhân sự ngân hàng.....................................................56 5.1.6 . Giải pháp liên quan đến khách hàng.....................................................56 5.2.. Khuyến nghị với Chính phủ và các cơ quan hữu quan ...............................58 5.2.1. Với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ................................................58 5.2.2. Với các Hiệp hội như Hiệp hội thẻ và Hiệp hội ngân hàng...................58 5.3. Khuyến nghị với Ngân hàng TMCP Ngoại thương hội sở ...........................59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................61
  • 7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG CN Chi nhánh ATM Máy rút tiền tự động POS Point Of Sale TMCP Thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước DVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ ĐƯTM Điểm ứng tiền mặt NHTM Ngân hàng thương mại
  • 8. vi DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn Vietcombank Lâm Đồng 2016 đến năm 2018...8 Bảng 2.2 . Cơ cấu dư nợ tín dụng từ năm 2016 đến năm 2018 ..................................9 Bảng 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2016 đến năm 2018 ......................11 Bảng 2.4. Hoạt động bảo lãnh từ năm 2016 đến năm 2018......................................12 Bảng 2.5. Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ từ năm 2016 đến năm 2018.....14 Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2018....................15 Bảng 3. 1. Ma trận giữa tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro.......35 Bảng 4. 1. Số lượng từng loai thẻ phát hành tại Vietcombank Lâm Đồng...............41 Bảng 4. 2. Số lượng và giá trị giao dịch thẻ tại Vietcombank Lâm đồng trong giai đoạn 2015 đến năm 2018...................................................................................42 Bảng 4. 3. Phần trăm lượng rủi ro phát sinh tại nội bộ chi nhánh ............................45 Bảng 4. 4. Tỷ lệ phần trăm nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng từ thẻ tín dụng............45 Bảng 4. 5. Tỉ lệ phần trăm rủi ro thẻ giả, thẻ ăn trộm, mất thông tin thẻ..................47
  • 9. vii DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ Hình 2. 1. Số lượng thẻ thanh toán của Vietcombank ..............................................17 Hình 4. 1. Số lượng thẻ phát hành tại Vietcombank Lâm Đồng...............................40 Hình 4. 2. Số lượng ATM và POS tại Vietcombank Lâm Đồng ..............................42
  • 10. viii TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1/ Tiêu đề: Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Lâm Đồng. 2/ Tóm tắt: Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh thẻ giữ vai trò không thể thiếu trong việc phát triển một nền kinh tế không dùng tiền mặt, giúp giảm bớt chi phí cho xã hội. Với vai trò tiên phong trong lĩnh vực thẻ, Vietcombank nói chung và Vietcombank Lâm Đồng nói riêng luôn duy trì mức độ tăng trưởng trong việc cung ứng và sử dụng thẻ ra thị trường. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của thẻ ngân hàng cũng kéo theo nhiều rủi ro hơn cho người sử dụng. Rủi ro thẻ có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, trong mọi khâu của toàn bộ quy trình cung ứng, sử dụng cũng như thanh toán thẻ. Rủi ro thẻ bao gồm hai dạng rủi ro vĩ mô (rủi ro xuất phát từ nền kinh tế, chính sách pháp lý và hạ tầng công nghệ) và rủi ro vi mô (rủi ro xuất phát từ quy trình cung ứng, sử dụng thẻ). Trên môi trường số hóa, những hành vi này ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Do đó, để hạn chế rủi ro, cần phải kết hợp các giải pháp đồng bộ tác động tới các nhân tố khác nhau trong quy trình cung ứng, sử dụng thẻ (từ ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, khách hàng và các đơn vị chấp nhận thẻ); đồng thời cũng cần đưa ra những khuyến nghị, chính sách cụ thể cho Chính phủ và các cơ quan quản lý để giảm thiểu hơn nữa rủi ro, tạo niềm tin với người tiêu dùng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. 3/ Từ khóa: rủi ro, thẻ, VCB Lâm Đồng
  • 11. ix ABSTRACT 1 / Title: Limit card business risks at Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade - Lam Dong Branch. 2/ Abstract: In recent years, card business has been contributing significantly to the development of a non-cash economy, helping to reduce social costs and improve the experience for customers. As a pioneer in providing card services in the market, Vietcombank in general and Vietcombank Lam Dong in particular maintain the growth rate in the supply and use of card to the market. However, along with the strong development of bank cards also entails more risks for users. Card operation risks can occur anywhere, in every stage of the card supply, use and payment process. Card risks include two types of macro risks (risks arising from the economy, legal policies and technological infrastructure) and micro risks (risks arising from the card supply and use process). In the digital environment, these actions are more sophisticated with complicated and unpredictable developments for payment service providers. In order to minimize risks in card business, it is necessary to combine synchronous solutions affecting different factors in the card supply and use process (from issuing banks and payment banks), customers and card acceptance units); At the same time, it is necessary to give specific recommendations and policies to the Government and management agencies to further minimize risks from card activities, create trust for consumers and promote non-cash payments face in Vietnam. 3/ Keywords: risk, card, VCB Lam Dong
  • 12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển với nhiều thành tựu to lớn cùng với nền kinh tế hội nhập thì phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng phổ biến. Tính đến cuối Quý III/2018, 147 triệu thẻ được phát hành. 18.173 máy ATM trong cả nước với giá trị giao dịch 622.967 tỷ đồng. Số lượng thiết bị thanh toán thẻ POS là 204.503 máy với giá trị giao dịch 117.887 tỷ đồng (Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Quý III/2018). Con số này cho thấy lĩnh vực kinh doanh thẻ đem lại nguồn doanh thu lớn cho các Ngân hàng thương mại và đang được các Ngân hàng thương mại chú trọng phát triển. Các tổ chức thẻ quốc tế như Visa và Mastercard thống kê rằng mức độ rủi ro của thẻ tại Việt Nam bằng 1/3 so với mức trung bình các nước và trên thế giới.(Thời báo kinh doanh, 3/ 2018). Nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng, Vietcombank luôn tập trung phát triển sản phẩm, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng trong quá trình sử dụng thẻ. Song song với những thành tựu đạt được, Vietcombank cũng gặp phải những thách thức liên quan đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ. Là một cán bộ phòng Dịch vụ khách hàng của Vietcombank Lâm Đồng, với tâm huyết đóng góp cho lĩnh vực thẻ của hệ thống Vietcombank ngày một an toàn và hiệu quả, tôi chọn đề tài: "Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Lâm Đồng”. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu tình hình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán, rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng. Qua đó đánh giá thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng.
  • 13. 2 Khuyến nghị các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng. Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng rủi ro hiện nay liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng như thế nào? Những giải pháp nào để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Lâm Đồng? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng giai đoạn 2016 – 2018. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về rủi ro và công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để thực hiện nghiên cứu. Thông qua các bản báo cáo của Vietcombank Lâm Đồng trong khoảng thời gian 2016 - 2018. Tác giả sẽ phân tích các tác nhân thường xuyên gây ra rủi ro thẻ tại Ngân hàng TMCP để từ đó đưa ra định hướng, giải pháp, kiến nghị phù hợp. Nghiên cứu cũng thực hiện thu thập số liệu, dữ liệu về hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng cũng như những thông tin về định hướng chiến lược và những chính sách liên quan của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp. 1.5. Kết cấu của luận văn Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. Chương 1 trình bày về sự phát triển của thẻ, rủi ro trong việc sử dụng thẻ, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn. Chương 2: Xác định vấn đề rủi ro knh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng. Tại Chương này, Luận văn sẽ bàn về định hướng phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt và sự phát triển thanh toán thẻ tại Việt Nam. Theo đó, nêu bật
  • 14. 3 lên những định hướng nổi bật và những cố gắng của Nhà nước cũng như của các cơ quan quản lý tại Việt Nam trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, đặc biệt trong đó chú trọng phát triển thanh toán thẻ (gồm hạ tầng thanh toán thẻ và lượng thẻ thanh toán trên thị trường). Đồng thời, Chương 2 cũng sẽ nêu sơ lược về vị thế của Vietcombank trên thị trường thanh toán thẻ với tư cách là một trong những ngân hàng tiên phong trong thanh toán thẻ tại thị trường. Tuy nhiên, khi lượng giao dịch thẻ càng lớn thì rủi ro cũng sẽ nhiều hơn. Điều này là lý do để luận văn chú trọng vào nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Chương 3: Cơ sở lý thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro kinh doanh thẻ. Chương 3 nêu tổng quan về các tài liệu và cơ sở lý thuyết về rủi ro hoạt động thẻ từ lịch sử hình thành thẻ thanh toán, định nghĩa về thẻ ngân hàng, nêu chi tiết về quy trình cung ứng và sử dụng thẻ thanh toán như giao dịch tại ATM, giao dịch tại POS. Rủi ro thẻ có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào trong toàn bộ quy trình trên (rủi ro vi mô) hoặc xuất phát từ những vấn đề vĩ mô hơn như rủi ro về mặt kinh tế - xã hội, rủi ro về mặt pháp lý hoặc rủi ro về hạ tầng công nghệ (rủi ro vĩ mô). Chương này cũng sẽ nêu về những hậu quả mà những rủi ro này đem lại. Từ đó, đưa ra cơ sở lý thuyết về quản trị, hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ của ngân hàng. Chương 4: Thực trạng rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Lâm Đồng. Chương 4 đi sâu hơn vào việc phân tích những nhân tố dẫn tới rủi ro trong hoạt động cung ứng và sử dụng thẻ tại bản thân Vietcombank Lâm Đồng xét từ các yếu tố gồm: Yếu tố từ phía ngân hàng bao gồm: Quy trình cấp phát thẻ, quy trình xét duyệt ĐVCNT, nhân sự, hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và công tác quản lý của ngân hàng. Yếu tố khách quan bao gồm: cơ sở pháp lý, khách hàng và ĐVCNT. Việc phân tích này sẽ làm cơ sở để chỉ ra những mặt còn tồn đọng và những nhân tố dễ xảy ra rủi ro và cần tập trung giải quyết. Chương 4 mô tả kỹ hơn về thực trạng hoạt động thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Lâm Đồng thông qua việc đưa ra các số liệu, thông tin về số lượng thẻ phát hành và dịch vụ thẻ đang cung ứng tại toàn hệ thống Vietcombank nói chung và tại Vietcombank Lâm Đồng nói riêng. Bên cạnh đó,
  • 15. 4 Chương 4 đã đưa ra số liệu về rủi ro trong hoạt động thẻ đang diễn ra tại Vietcombank Lâm Đồng và một số giải pháp mà chi nhánh đã thực hiện để giảm thiểu, hạn chế rủi ro thẻ xảy ra tại chi nhánh. Đồng thời, chương này cũng đánh giá những mặt được và chưa được trong công tác phòng chống rủi ro thẻ tại chi nhánh Lâm đồng làm cơ sở đưa ra các giải pháp về sau. Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng. Chương này tập trung đưa ra các khuyến nghị giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng trên cơ sở phân tích các thực trạng ở Chương trên. Các khuyến nghị được đưa ra theo các cấp bậc khác nhau: Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý ngành ngân hàng là NHNN; Đối với Vietcombank Hội sở và Vietcombank Lâm Đồng. Kết luận chương 1 Chương 1 giới thiệu lý do lựa chọn đề tài, trong đó nhấn mạnh tính cấp thiết của việc nghiên cứu, hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ trên thị trường ngân hàng Việt Nam nói chung và tại Vietcombank nói riêng. Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu, tác giả tiếp tục đi sâu tìm hiểu các mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu. Trong đó, mục tiêu nghiên cứu được xác định là tỉm hiểu tổng quan lý luận về thẻ thanh toán, rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng, qua đó khuyến nghị các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng. Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, tác giả xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đồng thời đưa ra phương pháp nghiên cứu để thực hiện hiệu quả các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Cuối cùng, tác giả trình bày kết cấu của luận văn với 5 chương.
  • 16. 5 CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI VIETCOMBANK LÂM ĐỒNG 2.1. Giới thiệu về Vietcombank Lâm Đồng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Lâm Đồng sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế hết sức đa dạng với một hệ thống ngân hàng lớn mạnh góp phần gia tăng sức hút của môi trường đầu tư tỉnh nhà. Được thành lập từ năm 2004, Vietcombank Lâm Đồng đã không ngừng phát huy những thế mạnh vốn có của hệ thống và luôn đi tiên phong trong việc triển khai cung ứng nhiều sản phẩm - dịch vụ ngân hàng hiện đại, có chất lượng tốt tại địa phương; qua đó đáp ứng được sự mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Trải qua 15 năm hoạt động, Vietcombank Lâm Đồng đã có những bước tiến vượt bậc, khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu, có uy tín cao, là một thương hiệu mạnh với nhiều đóng góp tích cực. Song song với nỗ lực phát triển thị phần và đồng hành vượt khó cùng doanh nghiệp, công tác nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ ngân hàng, bảo đảm an ninh - an toàn trong hoạt động cũng được Vietcombank Lâm Đồng đặc biệt chú trọng. Năm 2018, Chi nhánh Vietcombank Lâm Đồng là một trong sáu chi nhánh có mức độ rủi ro hoạt động thấp nhất trong hệ thống Vietcombank. 2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng 2.1.2.1. Đặc điểm sản phẩm Với hơn 15 năm từ thời điểm bắt đầu thành lập, Vietcombank Lâm Đồng đã và đang đóng góp cho sự ổn định và phát triển của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và kinh tế đất nước nói chung, qua đó phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
  • 17. 6 Trong những năm trở lại đây, hòa nhập cùng xu thế nền tảng công nghệ số, Vietcombank đã và đang định hướng phát triển theo hướng mục tiêu ngân hàng số. Với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, Vietcombank thời gian qua đã liên tục phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện tử dựa trên nền tảng công nghệ cao. Không gian giao dịch công nghệ số (Digital lab) cùng các dịch vụ: VCB Internet Banking, VCB Money, SMS Banking, Phone Banking,…đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút đông đảo khách hàng bằng sự tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả, tạo thói quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng. 2.1.2.2. Đặc điểm thị trường Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế Đông Nam Bộ, gắn với địa bàn kinh tế trọng điểm Nam Bộ là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường tiềm năng to lớn. Từ lâu, Lâm Đồng đã có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái với các tỉnh trong vùng. Các chi nhánh và phòng giao dịch của Vietcombank tại Lâm Đồng đều đặt tại những vị trí thuận lợi gần các trục đường chính, trung tâm thương mại nên khả năng tiếp cận khách hàng của Vietcombank tại Lâm Đồng cũng rất tốt. Bên cạnh đó, với sự quan tâm và đầu tư của tỉnh, hiện nay số lượng trung tâm thương mại cũng tăng mạnh, đây chính là cơ hội để Vietcombank đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển thẻ và mạng lưới thanh toán thẻ trên địa bàn. 2.1.2.3. Đặc điểm nhân sự Hiện nay, dân số của Lâm Đồng vào khoảng 1,5 triệu người trong đó số lượng người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng gần 70% nên nguồn nhân lực của Lâm Đồng thời gian qua khá tốt. Bên cạnh đó, với sự phát triển lớn mạnh của tỉnh, hiện nay số lượng các sinh viên đại học từ Hồ Chí Minh chuyển về làm việc cũng đang dần gia tăng. Trên địa bàn hiện có 4 trường đại học gồm Đại Học Đà Lạt, Đại học Yersin, Đại học Kiến Trúc TP Hồ Chí Minh cơ sở tại Đà Lạt và Đại học Tôn Đức Thắng Cơ Sở Bảo Lộc. Về cơ bản, nguồn nhân lực này đủ để cung cấp cho tỉnh nhà, đặc biệt là nguồn nhân lực cấp cao.
  • 18. 7 Nguồn lao động hiện nay đáp ứng đủ nhu cầu lao động tại các ngân hàng trên địa bàn Lâm Đồng, một phần bởi các nghiệp vụ tại chi nhánh đã được giản lược đi nhiều và tập trung hóa hơn về hội sở, một phần là các học sinh được đào tạo bài bản ở Hồ Chí Minh, Vinh...cũng đã mạnh dạn chuyển vào làm việc và sinh sống tại Lâm Đồng. Đối với Vietcombank hiện nay khoảng 65% nhân sự trên toàn tỉnh Lâm Đồng có bằng cử nhân đại học, chuyên ngành tài chính kế toán, quản trị kinh doanh hoặc ngân hàng, đáp ứng được nhu cầu nhân sự cho Vietcombank. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Vietcombank Lâm Đồng 2.2.1. Hoạt động huy động vốn Dưới sự định hướng của Hội sở chính, Vietcombank Lâm Đồng luôn chú trọng tìm kiếm và mở rộng thêm khách hàng nguồn vốn, bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động cho vay. Cơ cấu tài sản Nợ-có được ổn định, giữ vững an toàn, hiệu quả. Nguồn vốn được Vietcombank Lâm Đồng huy động qua các nguồn đa dạng: từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính. Bên cạnh đó, cơ chế huy động vốn tại chi nhánh rất linh hoạt, tạo nền tảng cơ sở để nguồn vốn tăng trưởng tương xứng với mức tăng trưởng của tài sản. Từ đó, bảo đảm nguồn vốn phục vụ nhu cầu không chỉ ngắn hạn mà còn cả nhu cầu nguồn vốn trung dài hạn trong nền kinh tế. Cuộc đua huy động vốn luôn là vấn đề được các tổ chức tín dụng quan tâm và luôn trở thành cuộc chiến cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi số lượng ngân hàng ngày càng nhiều và chính sách lãi suất các đối thủ đưa ra hết sức hấp dẫn. Vietcombank phải đối mặt với những khó khăn thử thách nhất định trong việc cạnh tranh thu hút nguồn với với các đối thủ, điển hình là các ngân hàng quốc doanh khác như Vietinbank, BIDV và Agribank… Tuy nhiên, với cơ chế chính sách huy động hợp lý, phù hợp trong từng thời kỳ, Vietcombank Lâm Đồng đã không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phát triển thêm các sản phẩm tiền gởi, các gói tiết kiệm lãi suất cạnh tranh, tăng cường tìm kiếm, mở rộng mạng lưới khách hàng và địa bàn hoạt động… từ đó kết quả gặt hái liên
  • 19. 8 quan đến hoạt động huy động vốn tại Vietcombank Lâm Đồng trong những năm vừa qua hết sức khả quan và đáng ghi nhận. Bảng 2.1. Hoạt động huy động vốn Vietcombank Lâm Đồng 2016-2018 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền %tăng/ giảm Số tiền %tăng/ giảm Nguồn vốn huy động 4.81 2 100 % 5.1 65 100 % 6.72 2 100 % 353 7% 1.55 7 30% Phân theo kỳ hạn: Ngắn hạn 384 9 80% 3.9 77 77% 4.97 4 74% 128 3% 997 25% Trung, dài hạn 963 20% 1.1 88 23% 1.74 8 26% 225 23% 560 47% Phân theo cơ cấu: Huy động thị trường cấp I 3.03 1 63% 4.3 38 84% 5.10 8 76% 1.30 7 43% 770 18% Huy động thị trường cấp II 1.78 1 37% 827 16% 1.61 4 24% n -954 -54% 787 95% (Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank ) Qua bảng 2.1 cho thấy, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh trong 3 năm qua tăng hơn 40% từ 4.812 tỷ đồng vào năm 2016 lên 6.722 tỷ đồng năm 2018. Trong đó nguồn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn, năm 2016
  • 20. 9 là 3.031 tỷ đồng (chiếm 63%), năm 2017 là 4.338 tỷ đồng (chiếm 84%), năm 2018 là 5.108 tỷ đồng (chiếm 76%). 2.2.2. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng giữ vai trò rất quan trọng và mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Vietcombank Lâm Đồng trong những năm vừa qua. Do đó, ban lãnh đạo Vietcombank Lâm Đồng đã hết sức chú trọng và đầu tư trong hoạt động cấp tín dụng nhằm mang lại sự an toàn và hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt thành tích nổi bật cụ thể trong 3 năm gần đây Bảng 2.2. Cơ cấu dư nợ tín dụng từ năm 2016 đến năm 2018 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền %tăng/ giảm Số tiền %tăng/ giảm Tổng dư nợ 2625 100% 3665 100% 3765 100% 1040 40% 100 3% Theo loại hình cho vay: Tín dụng ngắn hạn 1706 65% 1924 52% 2065 55% 218 13% 141 7% Tín dụng trung và dài hạn 919 35% 1741 48% 1699 45% 822 89% -42 -2% Theo tiền tệ:
  • 21. 10 Tín dụng VNĐ 1866 71% 2954 81% 3053 81% 1088 58% 99 3% Tín dụng ngoại tệ 759 29% 710 19% 711 19% -49 -6% 1 0.1% (Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank ) Tổng dư nợ luôn đạt mức cao, năm 2016 là 2.625 tỷ đồng, năm 2017 đạt 3.665 tỷ đồng (tăng 1.040 tỷ đồng, tương ứng 40%), năm 2018 đạt 3.765 tỷ đồng (tăng 100 tỷ đồng, tương ứng 3%). Trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng giảm đi chủ yếu là do những tác động khó khăn từ nền kinh tế, cũng như xuất phát từ việc Vietcombank chủ động kiểm soát chặt chẽ rủi ro, bảo đảm chất lượng tín dụng. Về cơ cấu theo thời hạn: Tín dụng ngắn hạn tăng từ 1.706 tỷ đồng năm 2016 và đạt 1.924 tỷ đồng năm 2017 (tăng 218 tỷ đồng, tương ứng 13%), đạt 2.065 tỷ đồng năm 2018 (tăng 141 tỷ đồng, tương ứng 7%). Trong khi đó, tín dụng trung dài hạn tăng từ 919 tỷ đồng năm 2016 lên tới 1.741 tỷ năm 2017 (tăng 822 tỷ đồng, tương ứng 89%), năm 2018 đạt 1.699 tỷ đồng (giảm 42 tỷ đồng, tương ứng 2%). Với định hướng chiến lược phù hợp, Vietcombank đã thành công trong việc điều chỉnh nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng của tín dụng trung dài hạn thấp hơn tốc độ tăng trưởng của tín dụng ngắn hạn, đồng thời giảm tỷ trọng tín dụng trung dài hạn, tăng cơ cấu tỷ trọng tín dụng ngắn hạn. Cơ cấu tỷ trọng tín dụng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp hơn tín dụng VND (năm 2016 tín dụng VND là 71%, năm 2017 là 81%, năm 2018 cũng giữ mức 81 %). Công tác quản lý và thu hồi nợ tại Vietcombank Lâm Đồng đạt hiệu quả cao. Nợ xấu năm 2017 đạt tỷ lệ 1.21%, 1.13% năm 2018. Nợ xấu có xu hướng giảm xuất phát từ sự nỗ lực của Vietcombank Lâm Đồng trong việc đánh giá, phân loại khách hàng, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cấp tín dụng, bảo đảm an toàn hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng.
  • 22. 11 2.2.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ Hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế Đối với hoạt động thanh toán trong nước, Chi nhánh luôn quan tâm tới việc phát triển dịch vụ chuyển khoản để hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, Vietcombank Lâm Đồng đã triển khai thu ngân sách, đẩy mạnh phát triển thẻ ATM, Internet Banking... Doanh số thanh toán trong nước năm 2018 đạt 23.562 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2017. Trong đó: - Thanh toán tiền mặt: 3818 tỷ đồng, chiếm 16% - Thanh toán chuyển khoản: 19.744 tỷ đồng, chiếm 84% Về hoạt động thanh toán quốc tế, Vietcombank Lâm Đồng đã đạt được mức tăng trưởng khá tốt. Trị giá L/C nhập khẩu mở trong năm 2018 đạt hơn 8 triệu USD, tăng 33% so với năm 2017. Doanh số chuyển tiền TTR năm 2018 đạt hơn 30 triệu USD, tăng 4% so với năm 2017. Bảng 2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2016 đến năm 2018 (Đơn vị: triệu USD) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền %tăng /giảm Số tiền %tăng/ giảm Trị giá mở L/C nhập 6,04 15% 6,1 3 14% 8,15 17% 0,09 1% 2,0 2 33% Trị giá thông báo L/C xuất 4,22 10% 5,1 8 12% 5,36 11% 0,96 23% 0,1 8 3% Doanh sốc chuyển tiền 25,0 1 62% 28, 92 65% 30,1 5 62% 3,91 16% 1,2 3 4%
  • 23. 12 TTR Doanh số nhờ thu (xuất, nhập) 5,18 13% 4,2 2 9% 5,02 10% -0,96 -19% 0,8 19% (Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank ) Nghiệp vụ bảo lãnh được Vietcombank Lâm Đồng quan tâm đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Doanh thu từ dịch vụ bảo lãnh có xu hướng tăng theo các năm nhưng hiện chỉ chiếm một phần khá khiêm tốn trong tổng doanh thu hoạt động của Vietcombank Lâm Đồng. Bảng 2.4. Hoạt động bảo lãnh từ năm 2016 đến năm 2018 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) Bảo lãnh thanh toán 4 1% 28 5% 31 4% 24 545% 3 10% Bảo lãnh thực hiện HĐ 251 48% 230 40% 296 41% -21 -8% 66 29% Bảo lãnh dự thầu 66 13% 46 8% 45 6% -20 -31% -1 -1%
  • 24. 13 Bảo lãnh ứng trước 143 27% 220 38% 298 41% 78 54% 78 35% Bảo lãnh khác 59 11% 54 9% 56 8% -4 -7% 2 4% Tổng 522 100% 579 100% 727 100% 57 11% 148 26% (Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank ) Như thể hiện ở bảng 2.4, cho thấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm tỷ trọng lớn trong các loại dịch vụ bảo lãnh mà Vietcombank Lâm Đồng hiện đang cung cấp. Giai đoạn 2016-2018, bảo lãnh thực hiện hợp đồng đạt tỷ trọng trung bình là 42,86%. Bảo lãnh thanh toán cũng được chi nhánh chú trọng triển khai hơn, từ 1% năm 2016 lên 5% năm 2017 và năm 2018 đạt 4%. Quan sát thêm ta thấy, giá trị bảo lãnh dự thầu có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2018 (cụ thể năm 2016 tỷ trọng đạt 13% nhưng đến năm 2018 giảm xuống 6%). Riêng bão lãnh tạm ứng có tốc độ tăng trưởng mạnh (đạt 27% năm 2016, tăng lên 38% trong năm 2017 và năm 2018 đạt tỷ trọng là 41%). Các loại bảo lãnh khác tỷ trọng có xu hướng giảm. Có thể nhận thấy, chi nhánh từ việc chú trọng vào bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh khác thì hiện nay đã có sự tập trung vào hai loại chính là bảo lãnh thực hiện hợp đồng và bảo lãnh ứng trước, với tỷ trọng của hai loại này đạt 82% giá trị bảo lãnh năm 2018. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ Kinh doanh ngoại tệ giữ vai trò cực kỳ quan trọng tại Vietcombank Lâm Đồng, khi hoạt động cấp tín dụng luôn chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thì việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường lợi nhuận cho chi nhánh.
  • 25. 14 Bảng 2.5. Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ từ năm 2016 đến năm 2018 (Đơn vị: triệu USD) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọn g Số tiền Tỷ trọn g Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) Doanh số mua 112, 26 100% 322, 84 100 % 525, 53 100 % 210,5 8 188% 202,6 9 63% Tổ chức kinh tế 98,2 8 88% 300, 54 93 % 503, 75 96 % 202,2 6 206% 203,2 1 68% Cá nhân 8,93 8% 11,1 6 3% 15,9 0 3% 2,23 25% 4,74 42% Vietco mbank Hội sở 5,05 4% 11,1 4 3% 5,88 1% 6,09 121% -5,26 - 47% Doanh số bán 112, 26 100% 322, 84 100 % 525, 53 100 % 210,5 8 188% 202,6 9 63% Tổ chức kinh tế 102, 45 91,3 % 255, 32 79 % 385, 98 73 % 152,8 7 149% 130,6 6 51% Cá nhân 0,13 0,1% 0,18 0% 0,21 0% 0,05 37% 0,02 13% Vietco mbank Hội sở 9,67 8,6% 67,3 4 21 % 139, 35 27 % 57,66 596% 72,01 107 % (Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank ) Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh có chiều hướng phát triển tích cực. Nếu năm 2016, doanh số mua ngoại tệ chỉ đạt 112,26
  • 26. 15 triệu USD thì năm 2017 con số này là 322,84 triệu USD, tăng 188% so với năm 2016, trong đó mua từ các tổ chức kinh tế là 300,54 triệu USD, mua của cá nhân là 11,16 triệu USD, còn lại là mua từ Vietcombank hội sở chính 11,14 triệu USD. Năm 2018 là năm Vietcombank Lâm Đồng có nhiều vượt bậc trong kinh doanh ngoại tệ với doanh số mua đạt 525,53 triệu USD, tăng 63% so với năm 2017, trong đó mua từ các tổ chức kinh tế là 503,75 triệu USD, mua của cá nhân là 15,90 triệu USD, còn lại là từ Vietcombank hội sở chính 5,88 triệu USD, giảm 47% so với năm 2017. Doanh số bán ngoại tệ của chi nhánh cũng tăng trưởng cao, doanh số bán năm 2017 là 322,84 triệu USD, tăng 188%, doanh số bán ngoại tệ năm 2018 là 525,53 triệu USD tăng 63% so với năm 2017. Doanh số bán và mua cân đối, không bị chênh lệch quá nhiều, chỉ chênh lệch chút ít, là sự nỗ lực của Vietcombank hội sở trong việc ban hành chính sách nhằm kết nối ngoại tệ, nhằm giảm rủi ro cho các chi nhánh, đồng thời giúp Hội sở tập hợp được nguồn ngoại tệ tập trung. 2.2.4. Kết quả kinh doanh Trong những năm vừa qua, với quyết tâm khẳng định vị thế và uy tín của Vietcombank trên địa bàn Lâm Đồng, ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, chú trọng hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh không chỉ về số lượng mà còn đảm bảo chất lượng, đưa Vietcombank trở thành thương hiệu quen thuộc, uy tín đối với khách hàng. Từ đó, hoạt động kinh doanh của chi nhánh mang lại hiệu quả đáng ghi nhận: Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2016 đến năm 2018 (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh năm 2017 với 2016 So sánh năm 2018 với 2017 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Thu nhập 20.286 25.113 33.155 4.827 24% 8.042 32% Chi phí 15.215 19.854 28.228 4.639 30% 7374 37% Lợi nhuận trước thuế 5.071 5.259 5.927 188 4% 668 13%
  • 27. 16 Lợi nhuận sau thuế và điều hòa vốn (ròng) 2.789 2.892 3.260 103 4% 367.4 13% (Nguồn:Báo cáo hoạt động của Vietcombank ) Thu nhập Thu nhập năm 2017 và 2018 tăng đáng kể với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt là 24% và 32%. Để có được thành quả này, chi nhánh đã chủ động và phối hợp thực hiện đồng bộ các biện pháp nhằm thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh, giảm thiểu tối đa chi phí trích lập dự phòng rủi ro. Bên cạnh đó, với chính sách tín dụng hợp lý và cạnh tranh đã góp phần đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ cũng như đem lại nguồn doanh thu cho Vietcombank Lâm Đồng qua các năm. Thu phí dịch vụ đạt hiệu quả cao trong những năm vừa qua của chi nhánh cũng đã đóng góp không nhỏ vào nguồn thu nhập của chi nhánh. Chi phí Nguồn vốn huy động của năm 2017 và 2018 tăng so với năm 2016, khiến cho tổng chi phí của Vietcombank Lâm Đồng cũng tăng lên, lần lượt là 4.639 triệu đồng năm 2017 (30%) và 7.374 triệu đồng năm 2018 (37%), lý do xuất phát từ chiến lược mở rộng quy mô vốn huy động của chi nhánh, đồng thời chi nhánh cũng đã đầu tư thêm cơ sở vật chất, tuyển dụng thêm số lượng nhân viên. Lợi nhuận Năm 2017, lợi nhuận sau thuế và điều hòa vốn của chi nhánh đạt được là 2.892 triệu đồng, tăng 103 triệu đồng và tăng 4% so với năm 2016. Năm 2018, lợi nhuận sau thuế và điều hòa vốn của chi nhánh đạt được là 3.260 triệu đồng, tăng 367 triệu đồng và tăng 13% so với năm 2017. Lợi nhuận ròng ở hai năm gần đây có xu hướng tăng cho thấy sự phát triển và hoạt động kinh doanh của Vietcombank Lâm Đồng đã đạt hiệu quả cao trong những năm vừa qua.
  • 28. 17 2.3. Phát hiện vấn đề nghiên cứu Trong số các phương tiện thanh toán hiện đại, thanh toán thẻ đã xuất hiện từ khá lâu và đang dần trở thành một phương tiện thanh toán quan trọng (chiếm khoảng 20% số lượng giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, theo thống kê đến Quý III/2018 của NHNN). Tính đến Quý III/2018, chiếm khoảng 80% tổng số lượng giao dịch qua thẻ thanh toán. Điều này cho thấy người dân đã và đang chuyển dần thói quen từ lưu trữ và thanh toán bằng tiền mặt qua lưu trữ tiền và thanh toán qua thẻ ngân hàng. Nói cách khác, thẻ ngân hàng đã và đang dần trở nên thiết yếu và có xu hướng thay thế tiền mặt trong tiềm thức của người dân. Đây cũng là điều mà Chính phủ, các cơ quan quản lý và các tổ chức tín dụng đang hướng tới. Tính đến nay, thị phần thanh toán thẻ của Vietcombank cũng đang chiếm phần lớn trên thị trường thẻ tại Việt Nam với mạng lưới các ATM và POS dày đặc. Tính đến Quý III/2018, số lượng thẻ ghi nợ nội địa của Vietcombank chiếm 14% thị phần trên thị trường, chiếm 30% thị phần số lượng thẻ tín dụng phát hành. Số lượng thẻ thanh toán của Vietcombank Lâm Đồng vẫn tiếp tục phát triển đều đặn trong những năm vừa qua. (Đơn vị: thẻ) (Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank) Hình 2.1. Số lượng thẻ thanh toán của Vietcombank Lâm Đồng
  • 29. 18 Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ với thẻ cũng kéo theo nhiều rủi ro hơn cho người sử dụng mà nổi bật trong đó là rủi ro đến từ những hành động, thủ đoạn hòng chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Trên môi trường số hóa, những hành vi này ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Tại Vietcombank Lâm Đồng rủi ro thẻ giả, thẻ ăn trộm, mất thông tin thẻ có xu hướng gia tăng qua các năm, giá trị giao dịch rủi ro/tổng giá giá trị giao dịch chiếm 1.3% vào năm 2018. Tỉ lệ phần trăm nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng từ thẻ tín dụng cũng có xu hướng gia tăng chiếm 3.2% vào năm 2018. Tỉ lệ tra soát, khiếu nại về thẻ năm 2018 là 1,2%. Với tư cách là một nhân viên làm việc tại phòng kinh doanh thẻ của Vietcombank Lâm Đồng, tôi quyết định lựa chọn Luận văn với chủ đề “Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Lâm Đồng” để đưa ra các đánh giá, khuyến nghị của bản thân góp phần nâng cao hoạt động thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng nói chung và toàn hệ thống Vietcombank nói riêng, giúp hoạt động thanh toán thẻ trở nên an toàn hơn, thuận hiện hơn cho người sử dụng, hướng tới phát triển doanh số cho đơn vị và mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của quốc gia. Kết luận chương 2 Hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2015 – 2018 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, hầu hết các sản phẩm đều có sự tăng trưởng tốt. Trong đó, trong lĩnh vực thẻ Vietcombank luôn duy trì lợi thế dẫn đầu trong những năm vừa qua, đóng góp vào sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt của quốc gia. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển mạnh mẽ của thẻ ngân hàng cũng kéo theo nhiều rủi ro hơn cho người sử dụng mà nổi bật trong đó là rủi ro đến từ những hành động, thủ đoạn hòng chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Trên môi trường số hóa, những hành vi này ngày cảng diễn biến phức tạp, khó lường cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Rủi ro trong hoạt động thẻ có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, trong mọi khâu của toàn bộ quy trình cung ứng, sử dụng và thanh toán thẻ. Đây là nguyên nhân khiến cho hoạt động thẻ mặc dù đã có những sự phát triển nhưng chưa đạt được mức mạnh mẽ như kỳ vọng. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài
  • 30. 19 “Hạn chế rủi ro kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Lâm Đồng” để nghiên cứu, thực hiện.
  • 31. 20 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH THẺ 3.1. Lịch sử hình thành và định nghĩa về thẻ ngân hàng 3.1.1. Lịch sử hình thành thẻ Lịch sử hình thành phương thức thanh toán bằng thẻ nói chung được ghi nhận vào năm 1914. Khi đó, một công ty của Mỹ là Westen Union đã cung cấp một dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, theo đó công ty này phát hành một tấm thẻ bằng kim loại với một số thông tin được in nổi nhằm đảm bảo 2 chức năng: nhận dạng được khách hàng và có thể lưu giữ lại thông tin được in nổi trên mặt tấm thẻ kim loại. Trong hệ thống ngân hàng, hình thức sơ khai nhất của thẻ là Charge-it, đây là một hình thức mua bán chịu do Flatbush National lập ra. Hệ thống này mở đường cho sự ra đời của thẻ, với những đặc điểm ưu việt nổi trội, nhiều tổ chức tín dụng đã tin tưởng tham gia vào hoạt động này. Sau khi thẻ Diners Club ra đời năm 1949 thì tính đến năm 1955, hàng loạt thẻ mới ra đời như Trip Charge, Golden Key, Golden Club, Esquire Club, … Đến năm 1958, Carde Balnche và American Express ra đời và thống lĩnh thị trường thẻ. Riêng American Express tự phát hành thẻ và trực tiếp quản lý chủ thẻ, đây là thẻ du lịch và giải trí (T&E) lớn nhất thế giới. Không chỉ với chức năng chi trả, tấm thẻ này còn được người tiêu dùng xem là biểu tượng địa vị - giấy chứng nhận cho hình ảnh của một người giàu có. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, ý nghĩa và hình ảnh mà một thời được biểu tượng bằng những tấm thẻ nhựa xanh nhỏ bé của American Express đã không còn được xem trọng như trước kia. Sự ra đời của hàng loạt thẻ tín dụng khác nhau – với ít biểu tượng địa vị hơn nhưng lại mang tính tiện dụng thực tế hơn, đã thực sự đưa người tiêu dùng vào kỷ nguyên tiên có của thế giới hiện đại tương lai.
  • 32. 21 Đến năm 1966, Bank of American giới thiệu sản phẩm thẻ đầu tiên của mình mang tên Bank Americard mà sau này phát triển thành Visa. Cuối năm 1990, có khoảng 257 triệu thẻ Visa Card được lưu hành với doanh thu khoảng 354 tỷ USD. Cho đến năm 2004, đã có hơn 1,3 tỷ thẻ Visa lưu hành trên toàn thế giới, doanh thu tăng lên đến 2,9 nghìn tỷ USD. Năm 1966, sản phẩm Bank Americard gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt với Master Charge, được thành lập bởi Hiệp hội thẻ liên hàng quốc tế. Năm 1979, Master Charge đổi tên thành MasterCard và trở thành tổ chức thẻ quốc tế lớn thứ hai trên thế giới, sau Visa. Chỉ trong năm 1996, MasterCard đã thực hiện thành công gần 6 tỷ giao dịch và đạt tổng doanh thu trên 675 tỷ USD. Ngày nay, MasterCard và Visa Card là hai loại thẻ lưu hành phổ biến nhất trên thế giới. Thẻ thanh toán dần được xem như là một công cụ văn minh, thuận lợi trong các cuộc giao dịch mua bán. Các loại thẻ Master, Visa, Diners Club, JCB, American Express (Amex) được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và các loại thẻ thay nhau phân chia những thị trường rộng lớn. Thẻ Diners Club, thẻ du lịch và giải trí (T&E) đầu tiên được phát hành năm 1949 tại Mỹ. Năm 1960 là thẻ đầu tiên có mặt tại Nhật bản, chi nhánh được quản lý bởi CitiCop, người đứng đầu trong số ngân hàng phát hành thẻ. Năm 1990 có 6,9 triệu người sử dụng thẻ Diners Club trên toàn thế giới với doanh số khổng lồ 16 tỷ USD. Hiện nay, thẻ Diners Club được sử dụng rộng rãi trên 150 quốc gia. Tại châu Á, Nhật bản là quốc gia đầu tiên phát hành thẻ với tên gọi là JCB, đây cũng là loại thẻ du lịch và giải trí do ngân hàng Sanwa phát hành và phát triển thành tổ chức thẻ quốc tế vào năm 1981. Hiện nay, JCB đã trở thành một trong những tổ chức thẻ mạnh nhất và là đối thủ lớn nhất của Amex trên thị trường T&E card. Thẻ JCB hoạt động theo cơ chế độc quyền, phát hành trực tiếp, không nhận thành viên như tổ chức Visa hay Master. 3.1.2. Định nghĩa về thẻ thanh toán Theo thực tiễn thị trường cho thấy, thẻ thanh toán có nhiều khái niệm, cách hiểu khác nhau. Một số khái niệm nổi bật về thẻ thanh toán bao gồm: Đối với thẻ
  • 33. 22 thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách diễn đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Sau đây là một số khái niệm về thẻ thanh toán: Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động. Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn là trong hoạt động ngân hàng nên những loại thẻ do công ty phát hành không phải đối tượng được nghiên cứu tại Luận văn này. Chính vì vậy, thẻ thanh toán ở đây có thể được hiểu là thẻ ngân hàng. Theo định nghĩa tại Thông tư 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 về thẻ ngân hàng, thẻ ngân hàng được hiểu đơn giản là “Phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên thỏa thuận” (khoản 1 Điều 3). Cũng theo định nghĩa tại Thông tư 19, xét theo tính chất thanh toán thẻ, thẻ ngân hàng được chia làm 3 loại chính: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước. Cụ thể như sau: Thẻ ghi nợ (Debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài Khoản thanh toán của chủ thẻ mở tại tổ chức phát hành thẻ. Thẻ tín dụng (Credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ.
  • 34. 23 Thẻ trả trước (Prepaid card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Thẻ trả trước bao gồm: Thẻ trả trước định danh (có các thông tin định danh chủ thẻ) và thẻ trả trước vô danh (không có các thông tin định danh chủ thẻ).” Xét theo đối tượng phát hành thẻ, thẻ ngân hàng có thể được chia làm hai loại: thẻ quốc tế và thẻ nội địa. Và như vậy, thẻ ngân hàng sẽ được chia thành các dạng sau: thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, thẻ trả trước quốc tế và thẻ trả trước nội địa. 3.2. Rủi ro thanh toán thẻ 3.2.1. Rủi ro vĩ mô trong kinh doanh thẻ 3.2.1.1. Rủi ro về kinh tế - xã hội S. L. Srinivasulu (2013) : “ Rủi ro là điều không mong muốn nhưng phải chấp nhận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, của các Ngân hàng thương mại nói riêng. Những điều không mong muốn ấy chính là những điều mà “bạn chưa bao giờ nghĩ tới” nhưng có thể dự đoán được thông qua các dấu hiệu nhận biết riêng, và việc “lên kịch bản” chính là chiến lược quản trị rủi ro hay chính là việc đưa ra các biện pháp kiểm soát nhằm giảm bớt thiệt hại của mỗi nhóm rủi ro. Một ngân hàng có chiến lược quản trị rủi ro tốt sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những rủi ro không mong muốn xảy ra” Như vậy “Rủi ro là sự không chắc chắn và là khả năng xảy ra kết quả không mong muốn. Trong các khả năng xảy ra, có ít nhất một khả năng đưa đến kết quả không mong muốn. Và kết quả này có thể đem lại tổn thất hay thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro.” Ngoài ra, xét ở góc độ nghiên cứu định lượng, Florentin Butaru và cộng sự (2015) đã thực hiện một nghiên cứu khá tổng quan về rủi ro thẻ trên cơ sở tổng hợp dữ liệu và mức độ rủi ro của 6 NHTM lớn nhất Mỹ (trong đó có cả hoạt động rủi ro thẻ tín dụng và các rủi ro hoạt động thông thường). Từ đó, đúc kết lại rằng: Xét trong phạm vi hoạt động ngân hàng, những hậu quả mà rủi ro mang lại có thể là hậu quả vật chất hoặc phi vật chất, đó là những kết quả ngoài mong đợi mà
  • 35. 24 các NHTM không đoán định trước được về thời gian và không gian có thể xảy đến trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể là do khách quan như rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội mang lại hoặc có yếu tố chủ quan như rủi ro đạo đức nghề nghiệp của cán bộ,…và nhiệm vụ của các nhà quản trị rủi ro là tìm ra nguyên nhân đó để tìm cách khắc phục, giảm nhẹ hậu quả mà những rủi ro đó mang lại. Xét về hoạt động ngân hàng, khi nhắc đến yếu tố rủi ro phải kể đến: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vận hành, rủi ro pháp lý, rủi ro tuân thủ, rủi ro công nghệ...Rủi ro trong thanh toán thẻ cũng mang nhiều nhiều nét đặc thù của các loại rủi ro trên. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ bao gồm: phát hành thẻ, sử dụng thẻ, thanh toán thẻ. Rủi ro thẻ là một loại rủi ro trong hoạt động tác nghiệp của mỗi ngân hàng thương mại mà chủ thể gánh chịu rủi ro là Ngân hàng, chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ. Ở góc độ luận văn này, tác giả phân tích rủi ro trong hoạt động thẻ căn cứ theo từng đối tượng tham gia vào hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ. Do hoạt động thẻ gắn liền với yếu tố khách hàng, con người trong nền kinh tế nên ngoài những yếu tố nội tại trong quy trình thanh toán, trước tiên phải xét tới rủi ro ở góc độ kinh tế- xã hội; pháp lý hay hạ tầng cơ sở (hay được gọi chung là rủi ro vĩ mô). Lê Hữu Nghị (2007) “Đối với các đại lý thanh toán thẻ tín dụng, nếu doanh số giao dịch thẻ ở nước ngoài lớn hơn doanh số giao dịch được thực hiện ở trong nước thì dẫn đến hiện tượng chuyển ngoại tệ ra nước ngoài. Trong đó, ngân hàng đã gián tiếp bán ngoại tệ cho chủ thẻ. Rủi ro về tỷ giá xuất hiện nếu có chênh lệch tỷ giá giữa đồng tiền các nước và thời hạn thanh toán quy định giữa các bên từ khi xảy ra giao dịch cho đến khi xuất trình giấy tờ thanh toán. Về mặt xã hội, rủi ro xã hội xảy ra khi các thành phần có hiểu biết cố tình làm trái pháp luật gây nên những tổn thất khá lớn. Tội phạm thẻ sử dụng truy cập Internet để mua thẻ trắng, máy ghi thẻ với giá rẻ, sau đó dễ dàng tạo được thẻ giả tiến hành tấn công vào các cơ sở dữ liệu của những công ty bán hàng qua mạng để đánh cắp dữ liệu thẻ đã được sử dụng để thanh toán.
  • 36. 25 Hoặc có thể thấy như việc các tội phạm tạo ra các website giả các nhà cung cấp dịch vụ qua mạng hay thậm chí cả ngân hàng phát hành thẻ để lừa chủ thẻ cung cấp thông tin cá nhân, sau đó tiến hành in thẻ giả và sử dụng số PIN mà chủ thẻ cấp để rút tiền tại các máy ATM…” 3.2.1.2. Rủi ro pháp lý Rủi ro pháp lý xảy ra ở những nước mà nghiệp vụ thẻ còn kém phát triển, hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung và kinh doanh thẻ nói riêng còn khá hạn chế. Điều đó dẫn đến việc các định chế tài chính khi có nghiệp vụ phát sinh nằm ngoài quy định sẽ có những cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề, dẫn đến việc không nhất quán,không đồng bộ gây khó khăn cho NHNN trong việc quản lý. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh các văn bản pháp lý bởi pháp luật nước ngoài, thông lệ quốc tế, quy định trong nước phải được thông qua một cách rõ rang và kịp thời bỡi vì một phần khách hàng của thẻ thanh toán là các đối tượng nước ngoài trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng. Vì vâỵ, nếu không kịp thời nắm bắt và điều chỉnh hợp lý thì rất dễ xảy ra những tổn thất nghiêm trọng cho nền kinh tế. 3.2.1.3. Rủi ro về mặt công nghệ - hạ tầng cơ sở Đây là rủi ro mang tính vận hành hệ thống nói chung trong quá trình giao dịch thẻ thanh toán. Với hạ tầng cơ sở kém phát triển, những giao dịch thanh toán có thể thường xuyên xảy ra sai sót, nhầm lẫn hoặc chậm thanh toán, dẫn tới các rủi ro cho người dùng trong quá trình thực hiện các giao dịch. 3.2.2. Rủi ro vi mô trong thanh toán thẻ Rủi ro vi mô là rủi ro thẻ xảy ra trong quy trình thanh toán thẻ tại các điểm nối với chủ thể là các đơn vị tham gia cung ứng, thanh toán thẻ. Hà Thị Anh Đào (2009) “Các chủ thể khi tham gia hoạt động kinh doanh thẻ, bất kỳ loại thẻ nào cũng bao gồm các thành phần như sau: tổ chức phát hành thẻ, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ, ngân hàng thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ”
  • 37. 26 Trên cơ sở xác định các đối tượng tham gia vào hoạt động cung ứng, sử dụng dịch vụ thẻ cùng trách nhiệm của những đối tượng này, chúng ta có thể nhận thấy một số rủi ro đối với từng đối tượng như sau: 3.2.2.1. Rủi ro đối với tổ chức phát hành thẻ - Thẻ giả: là loại rủi ro lớn nhất, nguy hiểm nhất trong nền kinh tế hiện nay. Tội phạm làm thẻ giả dựa trên các thông tin lấy được qua việc đánh cắp các dữ liệu của thẻ thật bằng những thủ đoạn khác nhau từ các chứng từ giao dịch thẻ, thẻ bị mất cắp hoặc đánh lạc. Theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế thì ngân hàng phát hành chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch mang mã số của ngân hàng phát hành. Vì vậy, ngân hàng phát hành cần quan tâm hơn nữa trong việc bảo mật thông tin trên thẻ thanh toán nhằm siết chặt loại rủi ro này. - Giả mạo thông tin phát hành thẻ: khách hàng cung cấp thông tin giả mạo về bản thân, mức thu nhập, khả năng tài chính… cho ngân hàng phát hành khi tạo thẻ thanh toán. Nếu ngân hàng phát hành kiểm tra không chặt chẽ, chính xác các thông tin khách hàng khai báo thì có thể dẫn đến những tổn thất cho ngân hàng phát hành trong trường hợp chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán các khoản tín dụng thẻ hay chủ thẻ cố ý giả mạo để chiếm tiền của ngân hàng. - Thẻ mất cắp hoặc thất lạc: khi chủ thẻ đánh mất thẻ hay thất lạc thẻ, trong trường hợp chủ thẻ chưa kịp khai báo, khai báo muộn trước khi ngân hàng phát hành ra lệnh chấm dứt sử dụng thẻ thì rủi ro mất tài chính của ngân hàng phát hành rất cao. Tội phạm có thể lợi dụng để làm thẻ giả như dập nổi, mã hóa lại băng từ bằng các thông tin giả mạo. Cũng cần phải cảnh giác trường hợp chủ thẻ cố tình gian lận, báo mất thẻ sau đó sử dụng thẻ. - Rủi ro tín dụng: chủ thẻ sử dụng thẻ nhưng không thanh toán hoặc không đủ khả năng thanh toán. Do đó khi ngân hàng phát hành cần lưu ý thẩm định chính xác thông tin của khách hàng và khả năng thanh toán của khách hàng. - Rủi ro sử dụng vượt hạn mức: chủ thẻ cố tình thực hiện nhiều giao dịch dưới hạn mức, với tổng doanh số giao dịch thẻ vượt rất nhiều so với hạn mức được cấp, dẫn đến khách hàng mất khả năng thanh toán. Ngân hàng chỉ phát hiện khi tổng
  • 38. 27 kết các hóa đơn thanh toán hoặc khi in sao kê thanh toán. Rủi ro này cũng có thể xảy ra khi khách hàng không đủ khả năng thanh toán. - Sao chép thông tin từ băng từ giả: tội phạm hoặc đơn vị chấp nhận thẻ cấu kết với tội phạm tổ chức thu thập thông tin trên băng từ của thẻ thanh toán thật tại các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ, trên cơ sở đó tội phạm làm thẻ giả bằng cách sử dụng các phần mềm mã hóa riêng, in tạo các băng từ trên thẻ thanh toán giả. Cũng có thể xảy ra khi đơn vị chấp nhận thẻ cấu kết với tội phạm. Rủi ro này có thể gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng phát hành. 3.2.2.2. Rủi ro đối với ngân hàng thanh toán - Nhân viên đơn vị chấp nhận thẻ in nhiều hóa đơn thanh toán của một thẻ: khi thực hiện giao dịch, lợi dụng thừa hành nhiệm vụ, nhân viên cố tình in ra nhiều hóa đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ hóa đơn cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch. Sau đó nhân viên của đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo chữ ký chủ thẻ để nộp cho ngân hàng thanh toán. Trong trường hợp này sẽ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng thanh toán thẻ. - Ngân hàng thanh toán thẻ không kịp thời cung cấp danh sách đen cho đơn vị chấp nhận thẻ dẫn đến thanh toán những thẻ cấm lưu hành. 3.2.2.3. Rủi ro đối với đơn vị chấp nhận thẻ - Đơn vị chấp nhận thẻ quan niệm sai khi chấp nhận thanh toán vượt hạn mức với tỷ lệ nhỏ mà không xin cấp phép, sau đó bị ngân hàng thanh toán bù trừ từ chối toàn bộ giá trị giao dịch, chứ không phải từ chối phần vượt mức ấy. - Các giao dịch giả mạo thực hiện thanh toán qua thư, Internet, điện thoại,: cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư, Internet, điện thoại, … trên cơ sở các thông tin về loại thẻ, tên chủ thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực,.. - Đơn vị chấp nhận thẻ vô tình hoặc cố ý chấp nhận thanh toán thẻ giả, thẻ hết hiệu lực, thẻ mất cắp,thẻ thất lạc…
  • 39. 28 3.2.2.4. Rủi ro đối với chủ thẻ - Lộ mật khẩu (PIN) của thẻ thanh toán: Mật khẩu thẻ thanh toán là bí mật. Khi chủ thẻ để lộ PIN khi thực hiện các giao dịch với các thiết bị tự động thì việc bị tội phạm đánh cắp PIN và rút tiền tại các máy rút tiền tự động hoặc dùng để thanh toán các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, chủ thẻ phải chịu rủi ro. Nếu trong quá trình ngân hàng phát hành gởi thẻ và PIN cho chủ thẻ bằng đường bưu điện và đánh cắp để sử dụng thì ngân hàng phát hành phải chịu hoàn toàn rủi ro. - Bị lừa vào các trang web giả mạo (Phising): Chủ thẻ khi thanh toán điện tử qua mạng hoặc sử dụng các ứng dụng Internet Banking qua mạng có thể bị hackers lừa tới các trang web giả mạo (được thiết kế giống với các trang web thật) để đánh cắp thông tin, mã số CCV của thẻ hoặc chuyển hướng chuyển tiền sang các tài khoản khác... 3.2.2.5. Tổ chức chuyển mạch và bù trừ, giao dịch thẻ - Lộ thông tin khách hàng trong quá trình chuyển mạch giữa hai hệ thống ngân hàng do hệ thống chưa được mã hóa đạt tiêu chuẩn hoặc bị tin tặc điều chuyển thông tin tới một hệ thống thông tin khác của tin tặc để nắm bắt thông tin trước khi chuyển tới phía ngân hàng đối tác - Sai sót trong khâu tính toán có thể dẫn tới việc ghi nhận sai số tiền bù trừ và thanh toán thẻ giữa các bên - Không có cơ chế đảm bảo thanh khoản dẫn tới rủi ro thanh khoản xảy ra khi quyết toán các giao dịch bù trừ. 3.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh toán thẻ Xét trong phạm vi hoạt động ngân hàng, hậu quả mà rủi ro mang lại có thể là hậu quả vật chất hoặc phi vật chất, đó là những kết quả ngoài mong đợi mà các NHTM không đoán định trước được về thời gian và không gian có thể xảy đến trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể là do khách quan như rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội mang lại hoặc có yếu tố chủ quan như rủi ro đạo đức nghề nghiệp của cán bộ,…và nhiệm vụ của các nhà
  • 40. 29 quản trị rủi ro là tìm ra nguyên nhân đó để tìm cách khắc phục, giảm nhẹ hậu quả mà những rủi ro mang lại. Trên cơ sở nghiên cứu của Nhóm tác giả Shuai Li và cộng sự (2014) và Florentin Butaru và cộng sự (2015), tác giả đã tìm ra một số nguyên nhân như sau: 3.3.1. Nguyên nhân của các rủi ro đối với ngân hàng 3.3.1.1. Xuất phát từ quy trình nghiệp vụ cấp, phát hành thẻ Bộ phận chịu trách nhiệm ban hành quy trình nghiệp vụ có vai trò quan trọng trong việc hạn chế rủi ro bởi nếu quy trình được ban hành chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn sẽ hạn chế các lỗ hổng không cho nhân viên Ngân hàng và tội phạm thẻ lợi dụng gây thiệt hại cho khách hàng và ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro thẻ cho Ngân hàng. Ví dụ, nếu quy trình nghiệp vụ cấp phát hành thẻ không chặt chẽ có thể dẫn tới sơ hở trong quá trình tiếp nhận và lưu trữ thông tin của khách hàng khi đến giao dịch, nhận thẻ. Thông tin thẻ sẽ dễ dàng bị chuyển ra khỏi chi nhánh ngân hàng tới các bên làm giả thẻ để làm giả thẻ. Hoặc ví dụ trong quy trình cấp phát thẻ tín dụng, việc rà soát tín dụng cũng phải được thực hiện giống như việc thẩm định một khoản vay. Tuy nhiên, nếu các nguyên tắc thẩm định này bị nới lỏng, khách hàng có thể dễ dàng có thể được cung cấp các thẻ tín dụng này. Mặc dù mỗi thẻ tín dụng có hạn mức tín dụng không cao. Tuy nhiên, nếu nhiều thẻ tín dụng xảy ra rủi ro tín dụng cũng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. 3.3.1.2. Xuất phát từ quy trình nghiệp vụ xét duyệt đơn vị chấp nhận thẻ Trong toàn bộ quy trình thanh toán thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ đóng vai trò hết sức quan trọng vì đây là khâu cuối cùng thu nhận thông tin thẻ và cũng là đơn vị duy nhất ngoài ngân hàng và khách hàng nắm được thông tin, dữ liệu của khách hàng. Chính vì vậy, việc thẩm định, nhận biết khách hàng đối với các đơn vị chấp nhận thẻ cũng rất quan trọng để xác định rõ đâu là đơn vị chấp nhận thẻ tốt, uy tín có thể phục vụ cho người sử dụng an toàn, hiệu quả và đâu là những đơn vị chấp nhận thẻ có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt thông tin của khách hàng. Chính vì vậy,
  • 41. 30 việc thường xuyên giám sát, kiểm tra những đơn vị chấp nhận thẻ cũng rất quan trọng trong quản lý rủi ro thẻ. 3.3.1.3. Xuất phát từ lỗi của cán bộ ngân hàng Về bản chất nhân sự của ngành ngân hàng phải là những người được đào tạo bài bản, có ý thức đạo đức tốt do những hoạt động của ngân hàng đều liên quan đến tài chính, nắm giữ tài khoản của khách hàng. Một nhân viên có ý thức đạo đức kém có thể lợi dụng các khe hở về pháp lý, quy trình để lấy trộm thông tin thẻ của khách hàng hoặc lấy trộm thẻ của khách sử dụng cho mục đích phi pháp. Hoặc, những nhân viên kém ý thức có thể mở các tài khoản thẻ thanh toán “khống” (mở thẻ mà không có sự đồng ý từ khách hàng) để đạt chỉ tiêu về mở thẻ hàng tháng cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động kinh doanh thẻ của đơn vị. Cán bộ ngân hàng có trình độ không tốt cũng không thể truyền đạt các kiến thức, kinh nghiệm nhằm đề phòng rủi ro gian lận thẻ cho khách hàng hoặc thậm chí cũng không thể kịp thời ngăn chặn thiệt hại cho khách hàng khi rủi ro xảy ra. 3.3.1.4. Xuất phát từ hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin Đây là một yếu tố không thể không nhắc tới của các ngân hàng trong thời đại ngân hàng đang dần được số hóa. Các giao dịch thẻ thanh toán giờ đây được thực hiện nhiều hơn trên môi trường điện tử. Việc tạo dựng một nền tảng công nghệ thông tin bảo mật, thông suốt sẽ giúp giảm thiểu rất lớn các rủi ro trong thanh toán; đồng thời cũng tạo dựng được sự thân thiện với người sử dụng. Bên cạnh đó, ATM hay POS của các ngân hàng cũng vẫn là những thiết bị thường bị tin tặc lợi dụng để cài đặt thêm các thiết bị ăn cắp thông tin dữ liệu thẻ. Những cơ sở hạ tầng này nếu không được kiểm tra, rà soát và cập nhật phần mềm thường xuyên sẽ tạo điều kiện rất lớn cho tin tặc thực hiện hành vi đánh cắp thông tin thẻ của khách hàng. 3.3.1.5. Xuất phát từ công tác quản trị của ngân hàng Có thể thấy cạnh tranh trong ngân hàng trong những năm gần đây càng trở nên gay gắt hơn khi lượng khách hàng tiếp cận dịch vụ có hạn trong khi số lượng
  • 42. 31 các ngân hàng, chi nhánh ngày càng nở rộ. Chính vì vậy, nhiều lãnh đạo các chi nhánh thường ép chỉ tiêu về thẻ cho nhân viên. Điều này vô hình chung cũng tạo áp lực cho nhân viên thực hiện các hành vi như mở thẻ khống, rà soát khách hàng không kỹ lưỡng hoặc không dành nhiều thời gian tư vấn cho khách hàng. Điều này gián tiếp ảnh hưởng tới rủi ro trong hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ của khách hàng. 3.3.2. Nguyên nhân các rủi ro đối với khách hàng 3.3.2.1. Về phía khách hàng Rủi ro thẻ khó có thể xảy ra nếu các thông tin, dữ liệu của khách hàng không bị đánh cắp, ăn trộm. Ngân hàng và các bên liên quan sẽ phải có trách nhiệm rất lớn trong việc đảm bảo những thông tin, dữ liệu này là được an toàn, bảo mật. Tuy nhiên, trách nhiệm của khách hàng là không thể không phủ nhận. Khách hàng cũng cần phải được giáo dục, đào tạo về cách phòng tránh, bảo vệ thông tin của mình trước các rủi ro về hoạt động thẻ. Đây là một nhân tố hết sức quan trọng và cần được cung cấp đầy đủ thông tin để giảm thiểu tốt hơn các nguy cơ rủi ro phát sinh. 3.3.2.2. Về phía các đơn vị chấp nhận thẻ Đơn vị chấp nhận thẻ cũng được coi là khách hàng của ngân hàng khi họ ký kết các hợp đồng thỏa thuận với ngân hàng để sử dụng dịch vụ chấp nhận thẻ (POS) tại đơn vị. Như đã phân tích ở trên, các đơn vị chấp nhận thẻ là những đơn vị cuối cùng tiếp nhận thông tin khách hàng. Có rất nhiều hiện tượng đơn vị chấp nhận thẻ được lập lên như các đơn vị “ma” lấy thông tin của khách hàng để bán lại thông tin của khách hàng thay vì hoạt động kinh doanh như các đơn vị chấp nhận thẻ bình thương. Điều này ảnh hưởng cực xấu và gây ra nguy cơ rất lớn trong rủi ro hoạt động thẻ. Chính vì vậy, cần phải có những bước xác nhận khách hàng thật tốt kèm theo các biện pháp giám sát quản lý và có hợp đồng xử phạt thích đang với những đơn vị chấp nhận thẻ có dấu hiệu lừa đảo để giảm thiểu bớt rủi ro trong hoạt động thẻ.
  • 43. 32 3.3.3. Hậu quả của rủi ro kinh doanh thẻ 3.3.3.1. Đối với khách hàng (bao gồm chủ thẻ và ĐVCNT) Khi xảy ra rủi ro thì người chịu thiệt hại đầu tiên chính là khách hàng. Bởi tội phạm thẻ thường lợi dụng sơ hở hoặc thiếu hiểu biết của khách hàng để lấy cắp thông tin để phát hành thẻ giả lấy tiền từ tài khoản của khách hàng. Vì vậy khi sử dụng và thanh toán thẻ khách hàng phải luôn cảnh giác và làm theo hướng dẫn an toàn của Ngân hàng phát hành thẻ, đồng thời cập nhật danh sách đen do các tổ chức thẻ công bố. 3.3.3.2. Đối với nền kinh tế Rủi ro trong hoạt động của NHTM nói chung, trong hoạt động thẻ nói riêng đều mang lại những ảnh hưởng không nhỏ cho nền kinh tế. Hoạt động rủi ro tại các NHTM đòi hỏi đầu tư một khoản chi phí lớn cả về tài chính và nhân lực. Nếu rủi ro không được quản lý tốt có thể dẫn đến phá sản Ngân hàng, làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống các NHTM trong việc tái cấu trúc. 3.3.3.3. Đối với ngân hàng thương mại - Làm giảm uy tín của Ngân hàng: Khi gặp rủi ro nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng thì uy tín của NHTM ít nhiều bị giảm sút trong mắt khách hàng. Bởi không khách hàng nào muốn sử dụng sản phẩm dịch vụ hoặc gửi tài sản của mình vào Ngân hàng có trình độ quản lý rủi ro yếu kém từ khâu nhận diện rủi ro, đánh giá rủi ro đến kiểm soát và tài trợ rủi ro. - Rủi ro làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng: Rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung, trong hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng làm giảm đáng kể lợi nhuận của NHTM bởi Ngân hàng có thể không thu hồi được vốn (đối với cho vay thẻ tín dụng) và phải trích lập các loại quỹ dự phòng rủi ro tùy theo mức độ nghiêm trọng của chúng. - Rủi ro có thể làm phá sản Ngân hàng: Tùy thuộc vào mức độ và tần suất của rủi ro mà hậu quả của chúng có thể làm phá sản Ngân hàng nếu trình độ quản lý rủi ro của Ngân hàng đó không tốt.
  • 44. 33 3.4. Quản trị rủi ro thẻ ngân hàng Vì rủi ro là những điều không mong muốn nhưng phải chấp nhận trong kinh doanh nên bản chất của quản trị rủi ro là chúng ta đề ra các phương án phòng ngừa trong mọi tình huống để giảm bớt thiệt hại khi những rủi ro xảy ra. Đã có nhiều công trình nghiên cứu viết về quản trị rủi ro thẻ. Lê Hữu Nghị (2007) đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến rủi ro và giải pháp để hạn chế rủi ro trong dịch vụ thẻ, tuy nhiên tác giả chưa nêu ra được các bước trong quá trình quản trị rủi ro thẻ, từ đó góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thẻ một cách toàn diện. Quản trị rủi ro gian lận thẻ là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh thẻ nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM. Nội dung của quản trị rủi ro thẻ bao gồm: (i) Nhận diện rủi ro; (ii) Đánh giá rủi ro; (iii) Kiểm soát rủi ro; (iv) Tài trợ rủi ro. 3.4.1. Khái niệm nhận diện rủi ro Là quá trình xác định liện tục và có hệ thống các rủi ro và các bất định của một tổ chức. Các hoạt động nhận diện rủi ro nhằm phát hiện các thông tin về nguồn rủi ro, các yếu tố mạo hiểm và nguy cơ rủi ro. Trong đó nguồn rủi ro là các yếu tố góp phần mang lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực, đó là các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội,… Đối với NHTM nhận diện rủi ro là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình quản trị, bởi nếu quản trị rủi ro không tốt có thể dẫn tới kinh doanh thua lỗ thậm chí có thể dẫn đến phá sản Ngân hàng. Hà Thị Anh Đào (2009) “ Giai đoạn nhận diện rủi ro chỉ là thu thập các dấu hiệu rủi ro để đưa ra cảnh báo mà chưa đặt nó trong môi trường kinh tế, xã hội cụ thể để từ đó tìm ra nguyên nhân, xu thế vận động, phát triển của nó”. Như vậy giai đoạn nhận diện rủi ro ban đầu gồm các bước : theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường và toàn bộ hoạt động của NHTM nhằm thống kê được tất cả các rủi ro đã, đang xảy ra và tìm ra nguyên nhân, xu hướng của chúng để đưa ra dự báo những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Các phương
  • 45. 34 pháp nhận diện rủi ro là: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra, phân tích các báo cáo tài chính (đối với quản trị rủi ro tín dụng), thanh tra hiện trường và nghiên cứu tại chỗ, phân tích các hợp đồng,… Quy trình nhận diện rủi ro thẻ sẽ trải qua 3 bước: Bước 1: Thu thập dữ liệu Cơ sở dữ liệu đầy đủ, hoàn thiện là yếu tố quan trọng cho việc quản trị rủi ro thẻ tốt. Việc thu thập dữ liệu bao gồm dữ liệu về các thông tin cá nhân của khách hàng để phòng tránh trường hợp giả mạo hồ sơ để phát hành thẻ giả, dữ liệu về tần suất xảy ra rủi ro đối với mỗi trường hợp và cách xử lý để rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần sau,… Bước 2: Kiểm tra nội bộ và đưa ra cảnh báo Sau khi thu thập dữ liệu cùng với các đợt kiểm tra nội bộ, bộ phận chuyên môn phải tổng hợp và phân tích nguyên nhân của các dấu hiệu rủi ro để từ đó đưa ra các cảnh báo. Sau mỗi đợt kiểm tra Ngân hàng theo dõi và ghi nhận kết quả và giám sát việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị khắc phục sau kiểm tra để ghi nhận tác động của các biện pháp khắc phục rủi ro. Bước 3: Rà soát sản phẩm mới Ngân hàng tiến hành rà soát sản phẩm mới trước khi ban hành để kịp thời phát hiện các sai sót, tránh các kẽ hở để cán bộ có thể lợi dụng gây thiệt hại cho Ngân hàng. Các biện pháp được thực hiện như trước khi ban hành một quy trình, sản phẩm mới sẽ có một thời gian dự thảo để lấy ý kiến tham gia của các chi nhánh sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế, nếu sau khi ban hành vẫn thấy có điểm không phù hợp thì sẽ có quy trình mới sửa đổi thay thế. Yêu cầu đối với giai đoạn nhận diện rủi ro: Mỗi NHTM phải xây dựng và sử dụng công cụ báo cáo dấu hiệu rủi ro để xây dựng thư viện dấu hiệu rủi ro thuận tiện cho quá trình tác nghiệp hàng ngày của cán bộ làm sao để khi gặp tình huống cụ thể cán bộ xác định được đó là loại rủi ro nào và cách xử lý cụ thể. Đồng thời thuận tiện cho công tác quản trị rủi ro tại mỗi đơn vị. Đầu mối quản lý rủi ro của toàn hệ thống yêu cầu xây dựng chương trình báo cáo rủi ro thẻ hàng tháng, quý để tổng hợp, phân tích tình hình rủi ro chung
  • 46. 35 đồng thời đưa ra biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Trước khi một sản phẩm, quy trình mới liên quan đến thẻ ra đời các bộ phận liên quan rà soát, đánh giá sao cho sản phẩm, quy trình đó đảm bảo tính khả thi và hạn chế các lỗ hổng dễ dẫn đến rủi ro sau này. 3.4.2. Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro là việc xây dụng nên mô hình nhằm lượng hóa mức độ các rủi ro, xác suất xảy ra rủi ro đó, thiệt hại mang lại khi xảy ra rủi ro từ đó để xem khả năng chấp nhận rủi ro đó của Ngân hàng. Hà Thị Anh Đào (2009) cho rằng đánh giá mức độ rủi ro chỉ dựa trên mức độ nghiêm trọng của rủi ro mang lại mà không quan tâm đến tần suất xuất hiện của rủi ro đó. Một rủi ro gây hậu quả nghiêm trọng mang lại ảnh hưởng không nhỏ tới NHTM, nó làm giảm lợi nhuận, thậm chí phá sản Ngân hàng. Nhưng nếu một rủi ro mang lại hậu quả ít nghiêm trọng nhưng có tần suất xuất hiện thường xuyên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh thương hiệu của Ngân hàng, nó làm giảm tính chuyên nghiệp của Ngân hàng trong mắt khách hàng. Như vậy để tìm ra giải pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro hiệu quả các NHTM cần phải phân tích đánh giá rủi ro, tìm ra nguyên nhân và tác động lên các nguyên nhân đó rồi thay đổi chúng. Hiện nay tại các NHTM, một trong những cách phổ biến để tìm ra biện pháp phòng ngừa rủi ro là đi phân loại rủi ro trên hai khía cạnh đó là tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Trên cơ sở kết quả thu thập được lập ma trận đo lường rủi ro. Bảng 3. 1. Ma trận giữa tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro Tần suất xuất hiện Mức độ nghiêm trọng Cao Thấp Cao I II Thấp III IV ( Nguồn: Hà Thị Anh Đào (2009))
  • 47. 36 Trong đó: - Tần suất xuất hiện rủi ro là số lần xảy ra tổn thất trong 1 không gian xác định (tháng, quý, năm…) - Mức độ nghiêm trọng : đo bằng các tổn thất mất mát, nguy hiểm. Qua hình ta thấy ô I : tập trung các rủi ro có mức độ nghiêm trọng, tần suất xuất hiện cao ; ô II : là các rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao, tần suất xuất hiện thấp ; ô III : là các rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp nhưng tần suất xuất hiện cao ; ô IV : là các rủi ro có mức độ nghiêm trọng thấp, tần suất xuất hiện thấp. Để nhận diện rủi ro các NHTM cần sử dụng cả hai tiêu chí trên nhưng trong đó chú trọng vào tiêu chí mức độ nghiêm trọng vì nó đóng vai trò quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của mỗi NHTM. Do đó các NHTM nên tập trung quản trị rủi ro ở nhóm I, sau đó đến các nhóm II, III và IV. Có 2 phương pháp đánh giá rủi ro đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Cụ thể, - Phương pháp định tính : là việc phân tích, đánh giá mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu rủi ro đã được xác định có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. - Phương pháp định lượng : là việc đánh giá mức độ rủi ro bằng số liệu cụ thể, tổn thất của từng loại dấu hiệu rủi ro. Yêu cầu đối với giai đoạn đánh giá rủi ro : Sử dụng đồng thời cả 2 phương pháp định lượng và định tính trong đánh giá rủi ro để xác định mức độ nghiêm trọng và tần suất của rủi ro nhưng phương pháp định lượng được ưu tiên sử dụng hơn do có tính chính xác cao hơn. Chỉ sử dụng phương pháp 30 định tính khi không đánh giá được bằng phương pháp định lượng (ví dụ: rủi ro phát hành thẻ giả ) 3.4.3. Kiểm soát rủi ro Các phương pháp kiểm soát rủi ro thường được sử dụng phổ biến gồm: Ngăn ngừa rủi ro; né tránh; giảm thiểu tổn thất; đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro.
  • 48. 37 - Ngăn ngừa rủi ro: Chương trình ngăn ngừa rủi ro tìm cách giảm bớt số lượng các rủi ro xảy ra hay loại bỏ chúng hoàn toàn. - Né tránh rủi ro: Là chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hay loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro. - Giảm thiểu tổn thất: Chủ động đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất thiệt hại khi rủi ro xảy ra - Đa dạng hóa sản phẩm nhằm phân tán rủi ro: Đây là nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của tổn thất lên toàn bộ ngân hàng. Kỹ thuật này thường sử dụng cho rủi ro suy đoán, đặc biệt là đầu tư chứng khoán. Yêu cầu trong quá trình kiểm soát rủi ro: Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thông qua các báo cáo hàng ngày Cơ quan quản lý rủi ro đầu mối tăng cường giám sát đôn đốc các đơn vị trong việc phòng ngừa rủi ro. Xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ trong đó có dịch vụ mũi nhọn nhưng không phụ thuộc vào nó để khi rủi ro xảy ra không phải dùng quá nhiều nguồn dự phòng để khắc phục.
  • 49. 38 Kết luận chương 3 Chương 3 mô tả về cơ sở lý thuyết đối với rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng. Thông qua tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước, Chương 3 đã mô tả những rủi ro trong cung ứng, sử dụng thẻ ngân hàng gồm rủi ro vĩ mô (rủi ro xuất phát từ nền kinh tế, chính sách pháp lý và hạ tầng công nghệ) và rủi ro vi mô (rủi ro xuất phát từ quy trình cung ứng, sử dụng thẻ); đồng thời cũng nêu bật được một số hậu quả do rủi ro thẻ gây ra đối với nền kinh tế, đối với bản thân ngân hàng và đối với khách hàng, làm rõ nét hơn tính cấp thiết của quản trị rủi ro kinh doanh thẻ trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, Chương 3 cũng đưa ra những cơ sở lý thuyết để quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng làm cơ sở để phân tích trong phần thực trạng về hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank CN Lâm Đồng về sau.
  • 50. 39 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM– CN LÂM ĐỒNG 4.1. Thực trạng hoạt động cung ứng, sử dụng thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng 4.1.1. Giới thiệu sản phẩm thẻ tại Vietcombank Lâm Đồng Với vị thế tiên phong về việc triển khai các loại thẻ ngân hàng ở Việt Nam, Vietcombank đang cung cấp đa dạng các loại thẻ từ thẻ ghi nợ đến thẻ tín dụng với nhiều thương hiệu thẻ trong nước cũng như quốc tế. Ngân hàng Vietcombank từng được Bộ sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam”. Hiện nay, Vietcombank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán 5 loại thẻ phổ biến trên thế giới bao gồm Visa, Mastercard, JCB, American Express và UnionPay, bao gồm cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng quốc tế. Các loại thẻ ghi nợ nội địa ngân hàng Vietcombank: Thẻ ghi nợ nội địa cho phép chủ thẻ có thể giao dịch tại các điểm chấp nhận thẻ cũng như hưởng một số tiện ích của các đơn vị liên kết trong nước. Hiện nay, các loại thẻ ghi nợ ngân hàng Vietcombank đang được phát hành bao gồm: Thẻ Vietcombank Connect24 Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank - Co.opmart Thẻ đồng thương hiệu Vietcombank – AEON Các loại thẻ quốc tế ngân hàng Vietcombank Thẻ ghi nợ quốc tế cũng đóng góp số lượng không nhỏ vào các loại thẻ ngân hàng Vietcombank với số lượng lên tới 6 thẻ bao gồm: Thẻ Vietcombank Visa Platinum Thẻ Vietcombank Cashback Plus American Express Thẻ Vietcombank Mastercard Thẻ Vietcombank Connect24 Visa Thẻ Vietcombank Unionpay