SlideShare a Scribd company logo
1 of 24
Download to read offline
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
– KIM LÂN
139154.20211141335.mp3
( có thể nghe nếu không muốn đọc sách )
Tác Giả - Kim Lân(1920-2007)
Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn và có vị trí đặc biệt trong nền văn
học Việt Nam hiện đại về đề tài nông thôn và người nông dân. Kim Lân sáng
tác không nhiều nhưng ở giai đoạn nào cũng có những tác phẩm xuất sắc để đời.
Với vốn hiểu biết sâu sắc về cuộc sống tâm lí, phong tục tập quán cũng đời sống
làng quê của nông nhân,… nên Kim Lân được mệnh danh là “con đẻ của ruộng
đồng” với phong cách trong lối viết mộc mạc, giản dị, đậm chất nông thôn, viết
bằng cả tấm lòng và có sức lay động rất lớn. Năm 2001, Kim Lân được nhà
nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.
Cố lên
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
“Lắm lúc tôi thấy văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn
giáo. Mà tôn giáo nào cũng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người,
đòi con người có quyền làm người, bình đẳng, tự do, bác ái. Mỗi người truyền một
cách, nhưng cuối cùng con người vẫn thương yêu nhau và làm cho con người có
tư cách, có nhân phẩm, tài năng để đánh giá đúng và chống lại bạo ngược, cường
quyền, áp bức. Cũng như các ngành nghệ thuật khác, văn chương còn là một thứ
giải trí. Làm cho người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi, như thế
cũng là ích lợi, là nhân văn cho người thưởng thức”. ( Kim Lân)
 Đề tài: Nông thôn, người nông dân
 Sở trường: Truyện ngắn ( TH truyện độc đáo, lối kể chuyện tự nhiên, nghệ
thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình,…)
 Phong cách: Mộc mạc, giản dị, đâm chất nông thôn
 Có vị trí đặc biệt trong nền văn học VN hiện đại.
Mở kiến thức nâng cao:
“ Văn học là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát cũng là đích đi tới của văn
học” ( Tố Hữu). Nếu cái cốt tuỷ của văn chương không hướng đến của con
người, thì những con chữ viết ra cũng sẽ biến thành một “hoang mạc” nứt nẻ,
khô cằn, bởi lẽ nó không được vun vén bằng thứ nước mang tên “nhân đạo”.
“Vợ nhặt” ra đời bởi một nhà văn mà cái lối viết tự nhiên đi vào lòng người một
cách đơn thuần, mộc mạc – Kim Lân. Ông viết rất thành công về đề tài nông
thôn và người nông dân, viết về cuộc sống con người nghèo khổ, chất phác, thật
thà mà thông minh lại hóm hỉnh, rất tài hoa và yêu đời.
"Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi
viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người
chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong
hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy
không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng
ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con người" ( Kim Lân)
Một số nhận định về tác giả Kim Lân:
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
- Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần
hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn. - Nguyên Hồng
- Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một
nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người
khó mà diễn đạt thành lời...Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy ta lại
cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người
Việt Nam trong gần nửa thế kỉ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu
chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn. - Trần Ninh Hồ
- Dùng lý lẽ để thuyết phục trong văn chương cũng là một thứ cưỡng
chế. Những lý lẽ ma giáo ấy nhiều khi nó làm cho người ta không giữ
được chính mình. Nói một cách khác hết sức mềm mại thì người cầm
bút phải viết như chơi, viết thoải mái bằng tấm lòng của mình,
hướng vào cái thật, cái đẹp, giúp cho con người sống thật, sống đẹp
với nhau. Và khi nhà văn gặp cái gì trái với cái thật, cái đẹp thì phải
biết bất bình, phải dám lên tiếng nữa. - Kim Lân
Tác phẩm:
“ Vợ Nhặt” là tác phẩm xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập “Con chó xấu
xí” (1962). Tiền thân của truyện này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” – được viết
ngay sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nhưng dang dở và thất lạc bản thảo.
Sau hoà bình lập lại năm 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết
lại truyện ngắn này.
- Năm 1954.
- In trong tập “Con chó xấu xí”.
- Tiền thân là “Xóm ngụ cư”.
- Dựa vào bối cảnh đất nước: Nạn đói thê thảm năm 1945.
Một số nhận định về tác phẩm “Vợ Nhặt”
 Với "Vợ nhặt", Kim Lân từng tâm sự: "Khi viết về nạn đói người ta
thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói
người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn
viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề
bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống
cho ra con người".
 Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói năm 1945) cho truyện Vợ nhặt
không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm
trong văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở
Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết
ở Kim Lân khiến ta khiếp sợ, rụng rời. - Trần Đồng Minh
 “Vợ nhặt” dường như đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ
nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng Tháng
Tám 1945 - Vũ Dương Quỹ
Bối cảnh nạn đói năm 1945:
“Nạn đói năm 1945 thật khủng khiếp. Nhiều gia đình vừa có người chết đói vừa
có người bỏ đi, dần dần mất hẳn. Tôi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm
rải rác khắp nơi. Khi con người bị đẩy đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống thì
toàn bộ số phận và tính cách con người họ sẽ biểu lộ ra hết. Chết đói là một
thực tế khốc liệt. Đó là cái chết từ từ, hao mòn dần, quằn quại dần. Tôi được
biết nhiều chuyện qua năm tháng đó. Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng
không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Nó vừa đắng cay vừa đớn đau,
đồng thời lóe lên những tia sáng về đạo đức và danh dự” (NXB Giáo dục)
https://youtu.be/ZOokyHG9DBw ( có thể truy cập đường link này để xem)
Năm 1945, nước ta trực tiếp chứng kiến một nạn đói khủng khiếp chưa từng xảy
ra trong lịch sử khi Nhật – Pháp cấu kết dồn chân những người dân vô tội vào
tận cùng cái chết. Trong “Vợ nhặt”, Kim Lân phác hoạ hình ảnh nước ta bằng
những đường nét chân thân đến rợn người: “Cái đói tràn đến xóm ngụ cư này
tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ
lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn
ngang khắp lều chợ, người chết như ngả ra. Không buổi sáng nào người đi chợ,
đi làm đồng không gặp 3 4 cái thây nằm còng queo bên đường, không khí vẩn
lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người…”. Ranh giới giữa sự
sống và cái chết bị bó hẹp lại còn như sợi chỉ, người với ma – 2 lần so sánh
không biết lẫn lộn vào đâu “Bóng những người đói đi lài dật dờ như những
bóng ma”, Kim Lân tái hiện một hiện trạng lịch sử thê thảm đến khốc liệt, bức
tranh chung năm 1945 là một sự ám ảnh mãi không thể dứt trong ký ức của mỗi
con người sống trên đất Việt Nam.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
Đặc trưng của Truyện (Kiến thức bổ trợ)
- Về nội dung: Bức tranh hiện thực được tác giả phản ánh thể hiện thái
độ, tư tưởng, tình cảm, triết lí nhân sinh
- Về nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện, tình huống, nhân vật – nghệ thuật
miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ.
-
Một số nhận định về Truyện
 “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một
thân cây cổ thụ : Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ
tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc”
Nguyễn Minh Châu
 “Cả tư tưởng , cả tính cách nhân vật cũng chưa làm nên truyện
ngắn thực thụ. Còn phải nói cái này nữa: giọng điệu, cái nhạc tính
của tâm trạng, cái khiến cho người đọc không ngừng nảy sinh
những liên tưởng , những cảm xúc , thiếu nó, không thể có nghệ
thuật” Varonin
Nhan đề Vợ Nhặt
 “Vợ nhặt” = “vợ” (danh từ) + “nhặt” (động từ). Nhưng khi ghép thành
một từ thì động từ “nhặt” trở thành tính từ, “vợ nhặt” ở đây dùng để
định danh một loại vợ.
 “Nhặt” để chỉ một hành động lấy lên một thứ gì đó nhỏ bé, người ta
thường nói nhặt đồ vật chứ không ai lại “nhặt vợ”. Hành động này thể
hiện thân phận rẻ rúng, bèo bọt như một vật rơi vãi ngoài đường của
người phụ nữ.
 Bên cạnh việc thể hiện thân phận của con người trong nạn đói năm
1945, nhan đề có lên tiếng tố cáo xã hội thực nửa phong kiến đã dồn
những con người vô tội vào bước đường cùng như Thị, Tràng, bà cụ
Tứ,…đồng thời thể hiện thái độ trân trọng con người của Kim Lân khi
ông đồng cảm với số phận của họ, ngợi ca những phẩm chất đáng ca
ngợi.
 Nhan đề có khả năng kích thích trí tò mò của người đọc, gợi lên sự hấp
dẫn cho tác phẩm ngay từ đầu câu chuyện, thể hiện được tình huống
của câu chuyện.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
I- Phân tích tác phẩm theo TÌNH HUỐNG
TRUYỆN
Khái niệm của tình huống truyện
 Là một hoàn cảnh đặc biệt chứa đựng mâu thuẫn đời sống. Qua đó, tác
giả bộc lộ thái độ, quan điểm về cuộc sống và con người, đồng thời thể
hiện chủ đề của tác phẩm.
“ Xây dựng tình huống truyện độc đáo là một trong những yếu tố góp phần
đem lại sự thành công cho truyện ngắn, giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm
chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật đồng thời bộc lộ sâu sắc ý đồ
tư tưởng của mình”
Tình huống truyện trong tác phẩm “Vợ Nhặt”
Trong nạn đói thê thảm năm 1945, khi sống – chết dường như trở nên không có
ranh giới, người sống thì “xanh xám, dật dờ như những bóng ma”, người chết thì
“ngả rạ, thây chất từng đống”. Trong cái không khí “ vẩn lên mùi ẩm mốc của
rác rưới, mùi gây của xác chết” ấy một anh chàng xấu xí, dân ngụ cư bỗng nhặt
được vợ khi chính bản thân hắn còn sợ cái cảnh “đèo bòng”. Đấy là câu chuyện
cưới xin không sính lễ, đồ thách cưới chỉ gói vẹn trong 4 cái bánh đúc ăn vội
vàng của Tràng và người vợ nhặt – Thị.
*Lưu ý: Nếu diễn đạt ngắn gọn thì: Tình huống truyện được thể hiện trong tác
phẩm “Vợ Nhặt” là chuyện anh cu Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh khốn
cùng, éo le của nạn đói năm 1945.
Bối cảnh của tình huống truyện:
Bối cảnh diễn ra tình huống truyện là một bối cảnh rất đặc biệt: Nạn đói năm
1945 – nạn đói khủng khiếp nhất diễn ra trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
+ Con người:
- Người sống : “ xanh xám, dật dờ như những bóng ma”.
- Người chết : “ chết như ngả rạ, thây chất từng đống”.
+ Không khí:
- “vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi, mùi gây của xác người”.
+ Không gian:
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
- Tối tăm, nhà của úp súp, đường làng khẳng khiu, gió lạnh ngăn ngắt,
quạ kết thành đám che đen bầu trời.
+ Âm thanh:
- Tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết
- Tiếng khóc thê lương, ai oán
- Tiếng trống thúc giục gọi thuế dồn dập.
1.Tình huống truyện éo le, độc đáo, đầy sáng tạo, bất ngờ và gợi
nhiều cảm xúc cho người đọc
Cũng bởi vì tấm lòng yêu thương con người, cũng bởi vì đồng cảm, xót thương
cho những thân phận cùng đường trong nạn đói thê thảm năm 1945, Kim Lân đã
sáng tạo ra một tình huống vô cùng độc đáo, kì lạ là một anh chàng ngụ cư,
nghèo khổ, xấu xí “nhặt” được vợ trong tình cảnh “đèo bòng”. Người đàn bà
qua câu hò vẩn vơ “Muốn ăn cơm trắng mấy giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh”
với hai lần gặp mặt, từ vô danh, không tên tuổi, trở thành một người vợ “chính
thức” với sính lễ là 4 bát bánh đúc ăn vội, ăn vàng. Nàng ta đồng ý theo Tràng
về nhà đã khiến cho cả xóm ngụ cư, bà cụ Tứ, chính Tràng và nàng ta thay đổi
cảm xúc, mà điều đó cũng khiến cho niềm tin, sự lạc quan trở nên nổi bật hơn
trong cái khung cảnh “vẩn mùi gây của xác người”. Họ đã tin tưởng hơn, nhìn
thẳng phía trước hơn vào một tương lai tươi sáng đầy hi vọng tốt đẹp.
2.Tình huống truyện bộc lộ sâu sắc hơn tâm trạng, tính cách của các
nhân vật.
Chuyện Tràng “nhặt” được vợ đã làm cho cả xóm ngụ cư, bà cụ Tứ, chính
Tràng và cả Người vợ nhặt “thay đổi” cảm xúc theo mạch câu chuyện: ngạc
nhiên, lo lắng,…
- Đám trẻ con: dừng lại, đứng từ xa, cong cổ lên nhìn: những ngày còn trêu
đùa với anh Tràng, hôm nay chúng lấy làm lạ, chàng trai ngày nào vẫn
thường vui dùa với chúng lại “đèo bòng”một người phụ nữ về nhà. Trên
khuôn mặt tươi tỉnh của đám trẻ ấy, ánh lên niềm hi vọng vào tương lai
cho đôi vợ chồng. Lời bông đùa của đám trẻ con “Chông vợ hài” như
đem lại một niềm sinh khí lạ thường cho cái xóm ngụ cư “vẩn mùi gây
của xác người”.
- Dân xóm ngụ cư: đứng trong ngưỡng cửa ra bàn tán: “ những khuôn mặt
hốc hác, u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên”, họ nhìn nhau bằng
nghi hoặc, đặt ra biết bao nhiêu câu hỏi đầy băn khoăn, ngạc nhiên,
không kém phần lo âu : “ai đấy nhỉ?”, “hay là người dưới quê bà cụ Tứ
lên?”, “hay là vợ anh cu Tràng?”,… Những người dân xóm ngụ cư từ
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
“rạng rỡ” khi người vợ nhặt theo chân Tràng về nhà đã trở nên “lo âu”
cho hoàn cảnh của đôi vợ chồng trẻ đang dắt díu nhau. Họ - những người
hàng xóm tốt bụng, tình cảm đong đầy với gia cảnh nhà cu Tràng, họ lo
lắng, buồn rầu thay, hay cũng chính họ đang thương thay cho thân phận
của chính mình: thê thảm trong những năm đói khát hoành hành.
- Bà cụ Tứ: Người mẹ tần tảo nuôi con trong những ngày khốn khó, con
đến tuổi lấy chồng mà thấy con đưa vợ về, bà ngạc nhiên “đứng sững
lại”, lo lắng với đôi mắt kèm nhèm “quái, sao lại có người đàn bà nào ấy
nhỉ?”, bà hấp háy đôi mắt nhăn nheo, khô rúm của mình. Hiện thực đau
khổ như một mũi dao đâm nhọn, xé rách từng mảng tâm can của người
mẹ đã già mà vẫn đau đớn thay tình cảnh cho đứa con ruột rà của mình.
Cái nghèo u ám đeo lấy cuộc đời bà khiến bà quên đi bổn phận phải xây
dựng cho con một tổ ấm gia đình mà trước nay nghèo đói khiến bà quên
đi trong dĩ vãng. Người mẹ nhân hậu vừa thương xót con, vừa oán giận
bản thân: “Bà cúi đầu nín lặng”, “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống
hai dòng nước mắt”, trên gương mặt hốc hác đau khổ, bà hắt lên một
tiếng khẽ thở dài. Kim Lân đã rất thành công khi miêu tả tâm lí của bà cụ
Tứ, tâm trạng của một người mẹ già với nỗi lo âu, tủi hờn, nhưng một
lòng khao khát hạnh phúc cho con khi bằng lòng cho đôi con trẻ “Phải
duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Bằng ngòi bút nhân đạo
của mình, Kim Lân đã khắc hoạ rõ nét người mẹ trong hoàn cảnh khốn
cùng vẫn không nghĩ tới cái chết mà hướng về một tương lai tươi sáng,
một niềm tin lạc quan yêu đời “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”.
- Tràng: Nhân vật đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, từ ngạc nhiên
khi Thị đồng ý theo không sau hai lần gặp mặt cho đến ngạc nhiên khi
không tin vào thực tại của chính mình: “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Ở
Tràng, ta không thể thấy được bất kì sự khinh bỉ hay rẻ rúng người vợ
nhặt mà trái lại là sự yêu thương, tử tế từ khi gặp mặt cho đến lúc đưa về
nhà. Đó là nét đẹp về sự nhân hậu trong con người Tràng, sự tương thân,
tương ái, đồng cảm với mảnh đời đang trên bờ vực thẳm “như mình”.
Tràng cư xử theo niềm vui sướng và hạnh phúc của chính mình từ lúc
trên đường về nhà “phớn phở” đến “êm ái, lửng lơ như từ giấc mơ đi ra”
trong đêm tân hôn “đầy yêu thương” của đôi vợ chồng trẻ. Cuộc sống có
vợ, có một gia đình hoàn chỉnh khiến cu Tràng trở nên chín chắn, trưởng
thành lạ thường, Tràng ta trách nhiệm hơn để trở thành một mẫu người
đàn ông tốt, một chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Hơn hết, nhờ những lời
khuyên của Thị, Tràng ý thức được niềm tin vào tương lai chiến thắng
của Cách Mạng với hình ảnh “là cờ đỏ bay phấp phới” của đoàn người
kéo nhau đi trên đê Sộp.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
- Người vợ Nhặt: Cái đói khiến cho người phụ nữ ấy trở nên đỏng đảnh,
chỏng lỏn, cuộc sống đẩy Thị ta tới bờ vực của cái chết mà không một cái
phao sinh tồn nào kéo ra được vũng bùn đã dần lút người Thị. Nhưng từ
khi theo chân Tràng về nhà, người phụ nữ ấy đã có những bước chân e
thẹn, cái cúi đầu ngượng ngùng trên con đường về nhà. Cái đêm tân hôn
“đầy yêu thương” ấy đã biến Thị thành một con người khác: dịu dàng
hơn, không còn chỏng lỏn, chanh chua, ngay từ buổi sáng hôm sau đến
bữa cơm vỏn vẹn “tô cháo loãng”, Thị đã tỏ ra là người phụ nữ của gia
đình: đảm đang, trách nhiệm “hiền hậu đúng mực”.
3.Tình huống truyện giúp nhà văn tái hiện một các chân thực hiện
thực đau thương của dân tộc ta.
Tràng “nhặt” vợ, chính điều đó đã phản ánh rõ nét một cách chân thực
cuộc sống thê thảm cùng cái thân phận rẻ rúng của nhân dân ta trong nạn đói
năm 1945. Lưỡi hái tử thần “quẹt ngang” đất nước, khiến con người hiện lên
như một thứ bèo bọt, đến cái thân phận cũng y hệt như một thứ rơi vãi ngoài
đường. Nạn đói khiến người ta quên đi lòng tự trọng để bám víu vào những
cơ may sống sót, biến niềm vui, sự kiện trọng đại thành nỗi buồn tủi, lo âu.
4.Giúp nhà văn thể hiện chiều sâu của giá trị nhân đạo.
- Tố cáo tội ác tày trời của xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy nhân dân
ta tới đường cùng của cái nghèo khổ, khiến người chết thê thảm, người sống
lại như những hồn ma: “Hơn hai triệu đồng bào chết vì đói”, nạn đói Ất Dậu
đã lấy đi tính mạng của gần 1/3 đất nước. Tội ác tày trời với chiêu trò nhổ
lúa trồng đay của phát xít Nhật khiến cho những kiếp người “lũ lượt bồng bế,
dắt díu nhau xanh ngắt như những bóng ma”. Khung cảnh gia tăng bản chất
tày trời của bọn thực dân đã làm cho những người lao động chết một cách
thảm hại: “Nằm còng queo bên đường, nằm ngổn ngang khắp các lều chợ”.
- Thể hiện niềm đồng cảm, xót thương của tác giả đối với thân phận người
nông dân bèo bọt, chịu nhiều bất hạnh, khổ đau: "Khi viết về nạn đói người
ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói
người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết
một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái
chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới
sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con
người" ( Kim Lân).
- Ca ngợi, nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của những
con người “ngụ cư”:
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
+ Đó là anh cu Tràng với ngoại hình xấu xí nhưng tấm lòng nhân hậu, tốt
bụng, sẵn sàng cưu mang một kiếp người có thân phận vô danh là Thị. Đằng
sau cái dáng vẻ “đẽo gọt quá sơ sài” ấy là một con người luôn khao khát
hạnh phúc gia đình, và khi đã có tổ ấm như mong muốn lại trở nên trách
nhiệm, đầy niềm tin vào tương lai phía trước để xây dựng một gia đình hạnh
phúc hoàn thiện.
+ Đó là bà cụ Tứ - một người mẹ già hiền từ, nhân hậu, yêu thương con hết
mực. Khi đôi mắt bà kèm nhèm rỉ giọt nước mắt, niềm kiêu hãnh của tình
thương trong bà hiện lên một niềm tin tương lai sau này thật mãnh liệt: “Ai
giàu ba họ, ai khó ba đời”. Tuổi cao sức yếu nhưng không bao giờ hết hi
vọng để động viên các con về tương lai, người mẹ ấy hiền từ, dịu dàng yêu
thương con theo một cách riêng biệt, khuyên răn các con đủ điều.
+ Đó là người vợ nhặt vô danh, không tên không tuổi, bị cái đói vô tình bóp
méo nhân hình lẫn nhân cách, Thị ta sẵn sàng bỏ đi lòng tự trọng để cứu vớt
miếng ăn trong tủi nhục, sẵn sàng bỏ đi cái sự dịu dàng của một người phụ
nữ để theo không chân Tràng về làm vợ. Thân phận rẻ rúng là ấy nhưng ở
Thị vẫn là một sự e thẹn, lễ phép, ngoan hiền với bà cụ Tứ. Khi trở thành
một nàng dâu đích thực, Thị trở nên đảm đang, tháo vát với công việc nhà. Ở
Thị là một con người khao khát sống, khao khát niềm hạnh phúc gia đình,
điều đó thật giản dị biết bao nhiêu.
5. Tình huống truyện thể hiện thông điệp mà Kim Lân muốn gửi
gắm.
Khi đói, người ta không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống,
dù trong trường hợp bi thảm đến đâu, dù cận kề cái chết, con người vẫn khao
khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống, hi vọng về
tương lai, muốn sống cho ra người. Điều đó cho thấy, tác giả như đang trồng
một mầm cây xanh trên mảnh đất khô cằn tưởng như không có dấu hiệu của
sự sống để khẳng định sức sống bất diệt của mầm xanh ấy. Tạo cho tác phẩm
dòng chất thơ cất cánh bay lên từ hiện thực khắc nghiệt.
6.Tình huống truyện tạo nên sức hấp dân cho tác phẩm
+ Độc đáo, kì lạ, đầy sức hút
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
II- Phân tích truyện theo
Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần mà mỗi nhà văn đã cất công ấp ủ,
thai nghén bao ngày để cho ra đời, là hình thức phản ánh con người và
hiện thực đời sống xuất phát từ cảm xúc huyết mạch và lí tưởng của tác
giả.Một công trình nghiên cứu tận tâm xuất phát từ ý đồ mà tác giả gửi
gắm-điều đặc biệt này được thể hiện qua nhân vật-vốn được xem là “linh
hồn của tác phẩm”. Thông qua nhân vật trong tác phẩm, nhà văn gửi gắm
vào trong đó tư tưởng, tình cảm cũng như quan niệm của mình về con
người, cuộc sống và xã hội.
1.Nhân vật Tràng
Đoạn giới thiệu:
“ Trai làng ở góa còn đông
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư”
Xuất thân là một anh nông dân lao động xấu xí, nghèo khổ nhưng rất tốt bụng,
Tràng sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh - cái nhà được miêu tả “vắng
teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những đám cỏ dại”. Vốn là một
anh phu xe, công việc dường như bị coi là thấp kém trong tầng đáy của xã hội,
đẩy xe bò thuê, cu Tràng hiện lên “sơ sài” trong ngoại hình cục mịch, thô kệch,
xấu xí “hai con mắt ti hí, quai hàm bạnh ra, thân hình vập vạp, cái lưng to rông
như lưng gấu, cười lúc nào cũng ngửa mặt lên hềnh hệch.” Chân dung Tràng
được ví như “một nhân dạng được hoá công đẽo gọt quá sơ sài”, ấy vậy mà tận
sâu trong con người ấy lại là một sự vui vẻ, nhanh nhẹn, luôn niềm nở với lũ trẻ
và sẵn sàng cưu mang người đàn bà “nhặt”.
Khái quát nhân vật:
 Một thanh niên ngụ cư nghèo khổ, thô kệch, xấu xí: “hai con mắt ti hí,
quai hàm bạnh ra, thân hình vập vạp, cái lưng to rông như lưng gấu,
cười lúc nào cũng ngửa mặt lên hềnh hệch”, dở người; sống cùng mẹ
trong túp lêu tranh rúm ró.
 Tràng làm nghề phu xe, đẩy xe bò thuê – nghề thấp kém dưới đáy xã
hội, để kiếm sống qua ngày.
 Mang trong mình những cốt cách cao đẹp: đó là một con người tốt
bụng, hào hiệp và vô cùng nhân hậu.
 Con người tận cùng đáy xã hội nhưng có nhân cách vô cùng cao đẹp.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
Các luận điểm khi phân tích nhân vật Tràng:
 Luận điểm 1: Đầu tiên, phân tích khái quát về Tràng (mục trên)
 Luận điểm 2: Tràng là một người nhân hậu, biết cảm thông cho số phận
người khác.
 Luận điểm 3: Tràng là một người luôn khao khát hạnh phúc, khao khát
một mái ấm gia đình.
 Luận điểm 4: Tràng là một người rất có trách nhiệm với gia đình, là
một người con hiếu thảo, biết vâng lời.
 Luận điểm 5: Tràng có một niềm tin mãnh liệt vào tương lai cách
mạng, tin tưởng vào con đường phía trước.
Luận điểm 2: Tràng là một người nhân hậu, biết cảm thông cho số
phận người khác.
+ Hành động liều lĩnh đưa Thị về nhà trong khi bản thân còn chưa nuôi nổi
mà còn “đèo bòng”.
 Tràng cưu mang Thị vì cái bản tính nhân hậu, hào hiệp của hắn ta. Giữa
thời buổi đến vàng cũng không mua nổi gạo, “đèo bòng” một người vợ
quả là một hành động liều lĩnh. Nếu thâm tâm Tràng không yêu thương
con người, thì gặp cảnh đói rách áo ôm như Thị, Tràng cũng sẽ tảng lờ
cho qua. Đằng sau dáng vẻ thô kệch, xấu xí của Tràng là một con người
hiền lành, tốt tính, hắn dám thương một “kẻ lạ”, dám tự gánh trách nhiệm
nuôi nấng thêm một cuộc đời trên lưng: “ sự đói khát không làm giảm đi
giá trị của tình người. Bao giờ cái hạnh phúc được yêu thương cũng quý
hơn tất cả, ngay cả khi người ta tưởng như không còn cần gì hơn là một
miếng cơm ăn”.
Luận điểm 3: Tràng là một người luôn khao khát hạnh phúc, khao
khát một mái ấm gia đình
+ Quyết định đưa Thị về làm vợ giữa lúc nạn đói dồn chân người ta vào chỗ
chết, hoàn cảnh thê thảm đến rợn người:
 Ban đầu: Tràng có chút do dự, bồn chồn, bao nhiêu lo lắng hiện trên
gương mặt đầy phân vân của hắn ta. Hắn chợt nghĩ: “thóc gạo đến cái
thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
 Sau đó: Tặc lưỡi như không có chuyện gì xảy ra: “Chậc, kệ!”, đó là một
hành động tưởng chừng như rất liều lĩnh nhưng Tràng đã quyết định đánh
đổi tất cả để có một hạnh phúc gia đình.
 Cái chậc lưỡi như không có suy nghĩ của Tràng tưởng chừng như đó là
một sai lầm không đáng có, ấy vậy mà ngòi bút của Kim Lân đã hoạ nét
để tâm tình độc giả hướng ánh nhìn đến sau thái độ đó của hắn. Hành
động liều lĩnh, nhưng khát vọng về 1 gia đình đã chứng tỏ bản năng kiếm
tìm hạnh phúc của Tràng. Ẩn sâu sau con người ấy là một trái tim đầy
khát vọng về hạnh phúc , nó khiến “ Tràng như quên hết những cảnh sống
ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả những đói khát ghê gớm đang đe doạ,
quên cả những tháng ngày trước mắt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình
nghĩa giữa hắn và người đàn bà đi bên”. Kim Lân gieo vào tâm trí của
bạn đọc những dòng cảm xúc tha thiết chảy trôi, dịu nhẹ nhưng khuấy
động cả một miền giá trị cao cả về tính nhân đạo. Sự lo lắng, lo âu của
Tràng trước khi quyết định hành động cho đến khi tặc lưỡi bỏ qua mọi
chuyện, tất cả ánh lên những hi vọng, những khát khao về một chân trời
hạnh phúc tổ ấm tròn vẹn.
+ Tràng rất tâm lý, rất yêu thương người “vợ nhặt” của mình
Hắn quan tâm bạn đời một cách ngọt ngào như bao đôi uyên ương khác. Sính
lễ duy chỉ vỏn vẹn 4 cái bánh đúc sau câu hò mà nên duyên vợ chồng. Hắn ta
sắm sửa cho Thị “cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt” trong chợ tỉnh, rồi “ăn một
bữa no nê”, và “cùng đẩy xe bò về”. Hạnh phúc của đôi vợ chồng, trong sự quan
tâm của Tràng trở nên lãng mạn, dù hoàn cảnh bức bối, thiệt thòi đến mức thê
thảm nhưng ta vẫn thấy đâu đó là khát vọng hạnh phúc của Tràng và Thị - và
cái thứ hạnh phúc nhỏ bé đó lại chỉ được thắp sáng bằng “hai hào dầu”.
+ Khát vọng hạnh phúc thể hiện trên cung đường về nhà, lúc thưa chuyện
với mẹ:
 Trên đường về nhà: Nếu mọi ngày hắn ta đều lầm lũi, cúi mặt mà đi thì
hôm nay đi bên mình là một người đàn bà, Tràng “phớn phở khác
thường”; “hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”,
“cái mặt vênh vênh tự đắc với mình”. Tràng ngượng nghịu đi bên người
yêu, con đường về nhà bỗng dưng sáng hẳn lên, sáng lên như niềm vui
của Tràng, như khát khao mà hạnh phúc mà hắn tìm kiếm bây lâu nay.
 Lúc thưa chuyện với mẹ: Sự xuất hiện của Thị đã làm cho sinh khí của
gia đình Tràng vốn trước kia hiu quạnh, buồn tẻ thì nay lại “lạ lùng và
tươi mát” hơn trong “cuộc sống đói khát, tăm tối”. Vừa về tới nhà, lòng
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
Tràng ngổn ngang trăm ngàn cảm xúc: sợ, lo âu, bồn chồn, ngạc nhiên,
hạnh phúc. Tràng nhìn người đàn bà đang ngồi mớm ở mép giường,
ngượng nghịu nhìn nhau mà ngẩn ngơ “Hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Hắn
nghĩ vẩn vơ, hắn sợ mà ngay chính hắn “cũng không hiểu vì sao hắn sợ”.
Lo lắng bủa vây, hết loanh quanh trong nhà, Tràng lại đi ra sân “hết cạy
ra đầu ngõ, lại chạy vào sân”…. (phần này có chút nôm nên tuỳ lượng giờ
mà chỉnh). Cuộc trò chuyện thân mật giữa ba người nhà với nhau trông
thật mộc mạc, giản dị. “Đám cưới” nhỏ bé, không quà cáp, pháo đỏ pháo
xanh, không cô dâu, chú rể,… mà an lòng người đến lạ. Phải chăng, cái
khát vọng hạnh phúc của Tràng bủa vây lên tâm trí của mỗi người để thấu
tận trái tim của họ là một sự đồng cảm đến xúc động. Nét bút của Kim
Lân hoà với nước mắt tình yêu đã hoàn thành một nghi lễ trong đại cho
hai con người đồng cảnh ngộ, tìm đến nhau mà dựa vào nhau, cùng yêu
thương và chở che nhau suốt cuộc đời phía trước.
Luận điểm 4: Tràng là một người rất có trách nhiệm với gia đình, là
một người con hiếu thảo, biết vâng lời
Với một người đã có vợ như Tràng, trách nhiệm làm một người chống tốt lại trở
nên cần thiết đến nhường nào, chính bởi cái lẽ đó mà hắn đã trở nên trưởng
thành và chín chắn hơn, ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc trong Tràng thể
hiện rõ nhất vào buổi sáng hôm sau.
+ Ngạc nhiên, ngỡ ngàng, lửng lơ, không dám tin vào mắt mình: như một
con người vừa bước ra từ trong giấc mơ, không dám tin vào sự thật rằng
mình đã có vợ, “trong người êm ái lửng lơ như người vừa từ trong giấc mơ đi
ra” bởi “việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn ngỡ ngàng với mọi thứ xung quanh, mọi thứ như đều có sự thay đổi với
Tràng : “ Hắn chớp chớp liên hồi,…….”
+ Ngạc nhiên trước sự thay đổi của mẹ và vợ: “ Ngoài vườn, người
mẹ,……..mặt đất”
+Cảm động, như thấy mình được trưởng thành hơn, thấy được thương yêu
và thấy yêu thương gia đình:
-cảm xúc:cảnh tưởng thật đơn giản…..
-hành động: xăm xăm….
 Vẻ đẹp của sự có trách nhiệm, và khát vọng sống hạnh phúc
( dựa vào SGK để điền tiếp đoạn trống, muốn hiểu bài, hãy hiểu sách)
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
Luận điểm 5: Tràng có một niềm tin mãnh liệt vào tương lai cách
mạng, tin tưởng vào con đường phía trước.
+ “Ân hận” vì không biết Việt Minh đi phá kho thóc Nhật sau khi nghe lời vợ
kể, lúc đó, Tràng đã “bỏ trốn” tắt qua cánh đồng.
+ Hình ảnh “ đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” cho thấy dự cảm về
nhiệm vụ cách mạng sau này của Tràng, Tràng đã tin tưởng mãnh liệt hơn nữa
vào con đường tương lai phía trước.
 Bên bờ vực của cảnh sống đói nghèo, ở những con người của Kim Lân
vẫn ánh lên tình yêu thương vô bờ, mãnh liệt với nhau. Chỉ có yêu thương
nhau, người ta mới dám cầm tay nhau đi qua khó khăn, hoạn nạn, mới có
thể cùng nhau tìm kiếm một tương lai phía trước tươi sáng. Truyện của
Kim Lân – giá trị nhân đạo trở thành cốt lõi, mà hình ảnh nhân vật Tràng
là trung tâm thể hiện “tình người” đó. Tràng thành công diễn tả dụng ý
cũng như thông điệp mà “con đẻ của đồng ruộng” mang lại: tình yêu
thương con người trong hoàn cảnh nghiệt ngã.
Diễn biến tâm lý của Tràng khi có vợ.pdf BỮA CƠM NGÀY ĐÓI-bổ sung.pdf
2.Nhân vật bà cụ Tứ.
Năm 1945 đã in hằn trong tâm trí của bao thế hệ Việt Nam hình ảnh một đất
nước chống chọi với nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nước nhà và Kim
Lân- một nhà văn hiện thực được xem là “con đẻ của ruộng đồng” cũng có
chung những cảm xúc ấy nhưng được thể hiện theo một cách riêng. Đến với
mảnh đất hiện thực đã được cày xới kỹ càng dưới những trang văn của Nam
Cao, Ngô Tất Tố, Kim Lân vẫn có cho mình đứa con tinh thần tiêu biểu mang
Qua lẹ bà cụ
Tứ nào bạn
yêu êi
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
tên “Vợ Nhặt” mà lúc bấy giờ được xem như một vì sao tinh tú chiếu rọi sáng
rờn trên khung cảnh của 1 đất nước đang oằn mình chống chọi sự khắc nghiệt
của bọn thực dân phát xít. Kim Lân tái hiện hiện thực của bức tranh thông qua
lăng kính chủ quan của mình đồng thời có những nét khám phá, cái nhìn riêng
biệt đầy thu hút với độc giả. Khi viết về cái đói, Kim Lân muốn gửi đến một
thông điệp khác đầy mới mẻ:“ Khi đói, người ta thường không nghĩ ngay đến
cái chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống”. Trong hiện thực bi thảm đén thê
lương ấy, vẫn có những sắc màu mang theo khát khao sống mãnh kiệt, một niềm
lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước. Và ông đã để cho bà cụ Tứ xuất
hiện mang theo tư tưởng nhân văn của mình.
Đoạn giới thiệu bà cụ Tứ:
Nếu ai đã từng đọc người "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm sẽ rất ấn
tượng với hình ảnh người mẹ với gánh hàng rong còm cõi. Nếu ai đã từng
nâng trên tay thơ Chế Lan Viên thì sẽ bị ám ảnh bởi người mẹ "không phải
hòn máu cắt" . Nhưng người mẹ trong "Vợ nhặt" của Kim Lân lại khiến ta
rưng rung xúc động nhất. Bà cụ Tứ là người mẹ nông dân nghèo khổ có cuộc
đời trải qua nhiều sóng gió. Bà cụ xuất hiện bắt đầu là cái dáng "lọng khọng đi
vào ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng" lại "vừa đi vừa húng
hắng ho". Ta gặp lại cái dáng gầy gầy, còng còng vì sương gió cuộc đời của
người bà quen thuộc ấy. Từ "lọng khọng" đầy sáng tạo và có sức gợi hình, gợi
tả tạo lại trong ta một dáng hình ốm yếu, già nua, đáng thương.
Lần tìm đến gia cảnh của người mẹ ấy, ta không khỏi ái ngại cho bà. Cái đói
buộc bà và anh con trai phải bỏ xứ mà đi. Chồng và con gái đã chết. Giờ bà
trở thành dân ngụ cư với cái nghèo xác xơ thảm hại. Cái được gọi là nhà thực
ra là túp lều rách nát "nằm chung với những bụi cỏ dại mọc lốn nhổn" nhếch
nhác. Nạn đói lại đang đe dọa từng ngày. Niềm tin hằng ngày chỉ trông chờ
vào anh phu xe tên Tràng xấu xí thô kệch. Một cuộc đời như thế, giữa lúc này
coi như là đã hết hi vọng.
Kim Lân đã rất độc đáo khi lựa chọn thời điểm để bà cụ Tứ xuất hiện. Nếu Chí
Phèo xuất hiện với tiếng chửi rửa của một nhân cách tha hoá vói cái chai rượu
say mèm, cô Mị xinh đẹp xuất hiện trong góc nhìn buồn tẻ với những vật vô tri
vô giác thì bà cụ Tứ xuất hiện khi Tràng đưa vợ về nhà vào một buổi chiều tờ
mờ “tắt sáng”, sau một ngày làm việc mệt mỏi với tiếng “ho húng hắng” đầy ấn
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
tượng. Trong vai một bà mẹ, ở người đàn bà đã xế tuổi ấy vẫn mang trong mình
những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, đáng trân trọng và ngợi ca.
Khái quát nhân vật:
 Là một bà mẹ nghèo khổ, từng trải, sống cùng một người con trai,
chồng và con gái đã mất do tai ương mà nạn đói đưa lại hậu quả.
 Sức khoẻ không còn, già yếu, dáng đi "lọng khọng đi vào ngõ, vừa đi
vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng" lại "vừa đi vừa húng hắng ho"
 Là một người mẹ già với tấm lòng nhân hậu, yêu thương con hết mực,
một người đàn bà luôn đầy sự lạc quan và niềm tin yêu với tương lai
phía trước.
 Con người tận cùng đáy xã hội nhưng mang nhiều nét đẹp phẩm
giá, nhân vật thể hiện rõ tư tưởng nhân văn của Kim Lân.
Luận điểm khi phân tích nhân vật Bà cụ Tứ:
 Luận điểm 1: Giới thiệu về nhân vật.
 Luận điểm 2: Người mẹ bao dung, giàu lòng vị tha, sẵn sàng cưu mang
người khác khi gặp hoàn cảnh khốn cùng
 Luận điểm 3: Người mẹ nhân hậu, thương con vô bến bờ, lo lắng cho
tương lai của con
 Luận điểm 4: Người có niềm tin sâu sắc vào tương lai, luôn lạc quan,
yêu đời.
Luận điểm 2: Người mẹ bao dung, giàu lòng vị tha, sẵn sàng cưu
mang người khác khi gặp hoàn cảnh khốn cùng
- Cưu mang cuộc đời Thị như cách người con trai đã làm: bà không
khinh rẻ hay tỏ ý khó chịu với Thị, mà ngược lại coi đó như là con đẻ
của mình.
- Dang rộng vòng tay ôm trọn lấy hai người con, 2 lần nước mắt rơi,
người mẹ càng thể hiện rõ là một người bao dung với cuộc đời các con.
Người mẹ tuy nghèo nhưng yêu thương con chân thành, bao dung với người gặp
khó khăn. Không có mâm cỗ đón rước, chỉ có tấm lòng người mẹ, tuy đã chấp
nhận người con dâu, và xem đó là duyên kiếp vợ chồng trong nạn đói, tuy nhiên
bà cũng là người mẹ nông dân rất thực tế, bà biết năm nay thì đói to. Thương
con thương dâu, nên bà khuyên bảo vợ chồng tràng lo làm ăn để cuộc sống khá
khẩm hơn nhưng quan trọng hơn cả là phải yêu thương và hòa thuận “ cốt làm
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi.” Có lẽ bà lo sợ cho cái chông chênh
của cuộc hôn nhân chóng vánh khi hai người con của bà nên duyên chỉ qua hai
lần gặp gỡ, và cũng hiểu rõ sức mạnh lớn lao của sự yêu thương hòa thuận
“thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” đó là nỗi lo, lời khuyên của
người từng trải, và cũng là tấm lòng yêu thương của người mẹ đối với con mình.
Luận điểm 3: Người mẹ nhân hậu, thương con vô bến bờ, lo lắng
cho tương lai của con.
Bà là người mẹ nhân hậu, thương con vô bến bờ, lo lắng cho tương lai của con.
Những trang viết xúc động nhất của tác phẩm có lẽ gắn trọn với tâm trạng mừng
lo lẫn lộn của bà cụ Tứ. Tấm lòng của một người mẹ thật nhân hậu và cũng thật
đắng cay xa xót. Người đọc có thể nhìn thấy bóng dáng bao bà mẹ thương con
đứt ruột trong nỗi lòng bà cụ Tứ. Những xung đột bi kịch được đẩy lên cao trào
nhưng cũng được hoá giải phần nào bởi tình thương của người mẹ. Nước mắt
mẹ đã lặng lẽ rơi xuống trong mặc cảm thân phận, trong nổi đau không lo nỗi
hạnh phúc cho con mình. Bà tủi thân vì cho rằng mình chưa làm tròn bổn phận
người mẹ: "chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên
làm nỗi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...Trong kẽ
mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... ". Bà khóc vì bà cảm thấy
mình chưa làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Vì người mẹ, nào chỉ sinh
con ra, nuôi con lớn lên mà còn có trách nhiệm dựng vợ, gả chồng cho con. Rồi
khi có cháu, mẹ lại trở thành bà để nuôi dạy cháu. Như vậy, trách nhiệm của
người mẹ là trách nhiệm của cả một đời. Vì vậy, sự tủi thân của bà cụ Tứ cũng
là điều dễ hiểu. Nước mắt của người già thật hiếm hoi, bởi họ đã khóc suốt cả
cuộc đời rồi nhất lại là cuộc đời nhiều đắng cay như bà cụ Tứ. Ta lại chạnh lòng
nhớ đến câu thơ Nguyễn Khuyến:
"Tuổi già hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan"
Kỳ thực tâm trạng của bà nối dài theo câu chuyện cưới xin của Tràng mặc cho
cái đám cưới ấy còn không không được xem là nghiêm túc với cuộc đời của hai
người con. Bà lo lắng, hờn tủi, đến xót thương cho người con trai của mình, ân
hận trách móc vì phận làm mẹ không lo nổi cho đứa con, cảm giác đau đứt thấu
ruột gan khi bà mất đi đứa con gái máu mủ ruột rà. Cho nên, bà thương Thị một
các chân thành, gõ tay lên mẹt ngỏ ý mời ngồi “Con ngồi đây”. Hình ảnh người
mẹ một nắng hai sương ấy được khắc hoạ chân dung một cái khéo léo nhờ tài
năng cầm bút, “ viết văn như làm nên cuộc đời” của Kim Lân.
Bà tự hào vì nồi "chè khoán" mà thực ra là nồi cháo cám để đãi nàng dâu mới
đã khiến người đọc cảm động đến ứa nước mắt vì tình cảm của người mẹ nghèo
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
khổ ấy. Có lẽ tình thương con đã làm "ngon mọi sự" miếng cháo cám nghẹn đến
bứ cổ ấy sao giây phút này nó lại sang trọng đến thế. Sự tồi tàn của bữa ăn trong
tương phản niềm vui của họ. Họ đều "ăn rất ngon lành" và "vừa ăn vừa kể
chuyện làm ăn gia cảnh". Họ gắn bó nhau và yêu thương nhau hơn. Tràng trở
nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ. "Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại hòa
hợp thế". Tầm quan trọng của bữa ăn đầu thật rõ. Nhưng "tiệc cưới" kéo dài
không lâu, mỗi người chi được hai lưng cháo "lõng bõng". Màn cuối của bữa
hoàn toàn phủ phàng khiến mọi người nhớ đến thực tại khắc nghiệt. Cô dâu đón
lấy bát ăn và "đưa lên mắt nhìn" rồi "hai con mắt thị tối lại" vì cảm nhận tận
cùng cái cơ cực của cuộc sống mới. Nhưng thị đã "điềm nhiên và vào
miệng". Hình ảnh ấy có thể nói là nỗi khổ đau của cả một dân tộc vào năm đói.
Nhưng khổ đau ấy cũng đã bị xóa sạch đi bởi bà cụ Tứ luôn tươi tỉnh trù tính
câu chuyện làm ăn, gắng hết sức để thắp lên cho hai con ngọn lửa của niềm tin,
lạc quan yêu sống. Về điều này, Kim Lân khẳng định "Khi đói người ta không
nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống". Tinh thần nhân bản
của tác phẩm tỏa sáng ở đây.
- Yêu thương Tràng và Thị, xem Thị như là một phần gia đình, mang sự
hàm ơn đối với người “vợ nhặt”
- Diễn biến tâm lý cảm xúc theo câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ, bà
thương cho hai con nhưng cũng suy tính cho tương lai
Luận điểm 4: Người có niềm tin sâu sắc vào tương lai, luôn lạc quan,
yêu đời
Bà là người có niềm tin sâu sắc vào tương lai, luôn lạc quan, yêu đời; điều này
thể hiện rõ bởi sau khi anh cu Tràng có vợ, tâm trạng của bà cụ Tứ đổi thay tích
cực: bà cùng con dâu thu dọn nhà cửa, sửa sang vườn tược như để "làm ăn có
cơ khấm khá hơn" chào đón một cuộc sống đang mở ra ở phía trước. Bà nhẹ
nhõm, tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, ngay cả trong thái độ cũng có những
chuyển biễn tích cực hơn. Người đàn bà nhặt đã thổi một luồng sinh khí mới mẻ
vào gia đình bà. Hơn ai cả, chính Tràng là người nhận ra sự khác biệt rõ nét ở
mẹ mình: "Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhỏm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt
bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà
cửa". Phải chăng niềm tin cuộc sống đã thổi vào những con người năm đói một
niềm tin mãnh liệt vào tương lai phía trước “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”?
“Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại” – được xem là chi tiết ám ảnh nhất
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
trong “Vợ nhặt” không chỉ ở câu chữ mà còn ẩn ý ở đằng sau đó. Kim Lân đã
miêu tả một cách chân thực bữa cơm mà như tái hiện lại đất nước năm
1945: "Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rồi, và một đĩa muối ăn
với cháo" nhưng tất cả đều ăn rất ngon, vui vẻ. Bà cụ Tứ vẫn tươi cười, chuyện
trò rôm rả, thân mật với hai con. Bà lão nói "toàn chuyện vui, toàn chuyện sung
sướng về sau này: Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái
chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả
mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...''. Câu chuyện về "đàn gà" như một triết
lý sống của bà và cũng là niềm tin vào cuộc sống tương lai của đôi vợ chồng
son. Bà tin rằng “nuôi lấy đôi gà ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy chốc có ngay
đàn gà cho mà xem". Đó là niềm tin vào sự sinh sôi nảy nở không ngừng, tin
vào sự sinh sôi lấn át sự hủy diệt, sự sống sẽ lấn át cái chết. Bởi "Chớ than phận
khó ai ơi/ Còn da lông mọc còn chồi nảy cây" (ca dao). Trong thâm tâm người
đàn bà ấy tin rằng, mai sau vợ chồng Tràng cũng sẽ vượt qua được những cửa ải
khó khăn mà nhất là nạn đói lúc này, sẽ sinh con đàn cháu đống để vươn đến
tương lai của ngày mai. Giữa nạn đói thê thảm không dấu hiệu ngừng này, niềm
tin mãnh liệt vào tương lai như bà cụ Tú thật khó tìm ở bất kì con người nào.
Quả đúng như triết lý mà Nguyên Khải đã nói trong truyện ngắn "Mùa lạc": "Sự
sống nảy mầm từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh và gian
khổ. Ở đời này không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt
yếu là có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy hay không".
Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ.pdf
Haizzz…
Học chán, nhưng còn
người vợ nhặt nữa, nốt lẹ
rồi đi ngủ bạn yêu eei.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
3. Nhân vật người vợ nhặt – Thị
Đoạn giới thiệu về nhân vật Thị:
Trong cái phông nền u ám của nạn đói khủng khiếp năm 1945, Kim Lân đã
lách sâu ngòi bút của mình và cuộc sống của những người nông dân nghèo
khổ để khám phá, tìm tòi và sáng tạo ra những điểm mới mẻ. Đó là vẻ đẹp, là
tình người, của niềm tin và khát khao sống mãnh liệt, tiêu biểu ở đó là nhân
vật Thị. Khát vọng ấy, ta thấy rõ qua từng nét bút của Kim Lân, như một mũi
dao đâm sâu trong trái tim người đọc để lại một tình thương mến đối với
người vợ nhặt không tên này.
Cũng bởi vì “nhân vật là linh hồn của tác phẩm”, tác giả sáng tạo ra nhân vật
như một các để tái tạo cuộc sống, gửi gắm niềm tin, ý tưởng, ngay cả thông
điệp cuộc sống vào họ. Nói như Betcht : “Các nhân vật của tác phẩm nghệ
thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là
những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”,
thông qua nhật vật người vợ nhặt, tinh thần của câu chuyện được rõ nét hơn
bao giờ hết.
Trước hết, Thị chính là nạn nhân của đói nghèo, cơ cực, với kiếp sống chìm
nổi lênh bênh. Xuất hiện như một điểm chấm bất ngờ của Kim Lân, thị ta xuất
hiện không có danh nghĩa: là một người phụ nữ không tên, không tuổi, không
quê hương, không quá khứ… Không phải Kim Lân nghèo tới độ không đặt
cho thị một cái tên, mà bởi thị là cánh bèo trôi nổi trong nạn đói, là người đàn
bà vô danh, là nhân vật đại diện cho rất nhiều nhiều mảnh đời khác như thế
trong nạn đói kinh khủng khiếp này. Từ đầu cho đến cuối tác phẩm, nhân vật
này chỉ được gọi bằng những cái tên của người dân quê hay gọi, là “cô ả”,
“thị”, “người đàn bà”, “nàng dâu mới”, “nhà tôi”,….. Cái đói không chỉ tước
đi của Thị thân phận, mà còn nhẫn tâm phá hoại đi ngoại hình của Thị. Điều
đó ta được thấy rõ ở cái nhìn của Tràng, lần đầu tiên hai người gặp nhau, thị
mới chỉ mới gầy yếu xanh xao “ ngồi vêu trước cửa kho thóc Liên Đoàn”, vậy
mà mới chỉ đói rách có vài hôm, hôm nay gặp lại thị đã “ rách tả tơi như tổ
đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con
mắt.” Chả trách anh cu Tràng ngờ nghệch lại chẳng nhận ra.
Số phận bất hạnh, đáng thương:
 Thị là người nông dân lao động nghèo khổ bi nạn đói xô đẩy vào hoàn
cảnh khốn cùng,phải xa gđ bươn chải kiếm ăn nơi bãi chợ bằng nghề làm
thuê làm mướn hoặc nhặt hạt rơi hạt vãi. Số phận đáng thương được cảm
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
nhận qua cách đặt tên rất đạc biệt. Kim Lân gọi nhận vật là Thị, là người
vợ nhặt, là người đàn bà ‘thật rẻ rúng’.
 Cái đói sự bươn chải giữa cuộc sống mưu sinh đã để lại dấu tích trên
ngoại hình và tính cách cảu thị, thị gầy sọp đi, trên khuôn mặt lưỡi cày
xám xịt chỉ còn thấy 2 con mắt, “ áo quần tả tơi”. Vài nét vẽ tiêu biểu,
Kim Lân giúp người đọc hình dung 1 dung nhan tàn tạ, tiền tuỵ, xơ xác.
Cái đói đã lấy đi nhan sắc của người phụ nữ, huỷ hoại dung mạo khiến
Thị chịu nhiều thua thiệt.
 Hoàn cảnh sống khốn cùng vất vả lấy đi của Thị vẻ dịu dàng, nữ tính của
người phụ nữ, làm Thị tha hoá, trở nên sấn sổ, trơ trẽn không biết xấu hổ,
không lòng tự trọng. Khi Tràng đùa cọt cho đỡ mệt, Thị quên hết sĩ diện,
lon ton chạy ra đẩy xe bò cho Tràng, mắt cười tít. Thị sầm sập chạy đến
nói với Tràng với lời chua chát, với bộ mặt sưng sỉa “ điêu,người thế mà
điêu”. Khi được mời ăn, Thị 2 con mắt trũng hoáy bỗng sáng lên, đon đả
xà xuống ăn 1 chặp 4 bát không kịp thở. Dường như cái đói làm con
người thị nhỏ đi. Ngòi bút Kim Lân đã miêu tả sự trỗi dậy của bản năng
sự tha hoá của con người với tấm lòng đầy thương xót, cảm thông thấu
hiểu. Hoàn cảnh khốn cùng khiến cho Thị quên đi lòng tự trọng chấp
nhận theo không 1 người đàn ông không quen biết về làm vợ, không cần
lễ nghi cưới xin. Hình ảnh cô dâu về nhà chồng thật đáng thương.Trong
bóng chiều chạng vạng, trong không khí chết chóc, Thị lặng lẽ đi bên
Tràng với chiếc nón rách tàng che nghiêng, với thúng con và vì thứ lặt vặt
mà không họ mặc quan viên, không làng trên xóm dưới .Thân phận vợ
nhặt như bèo bột như rơm cái.
 Nạn đói đã ấy đi của thị gần như tất cả: gia đình, nhan sắc, nữ tính, lòng
tự trọng, danh tính, tên gọi, viết về số phận bất hạnh của Thị, Kim Lân đã
lựa chọn vài chi tiết thật đắt giá, bộc lộ tấm lòng cảm thông, thấu hiểu sâu
sắc.
Phẩm chất tốt đẹp
Thị là người có ý thức về thân phận :
Kim Lân phân tích sâu săc diễn biến tâm lí nhân vật 1 cách tinh vi để phát hiện
nhân phẩm ở những người khôn khổ. Dẫu là vợ theo, dẫu là thân phận bèo bọt
như cỏ rác nhưng người phụ nữ đã ý thức rất rõ về thân phận mình khi thành vợ,
cô gái rách rưới đã trở lại nghiên trang kin đáo “ Nón che nửa mặt”, và đầy ý tứ
qua cử chỉ, ngồi mớm ở mép giường .Cô dâu mới không khỏi chảnh lòng về cái
rẻ rúng của con người mình. Nhà văn đã nhìn ra sự xúc động, thất vọng thầm
kín của cô gái trước gia cảnh nhà chồng. “ Cô nén một tiếng thở dài”, “cười
nhạt nhẽo”, “khuôn mặt bần thần”.
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
Khát vọng cuộc sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt.
‘‘đặt trong bối cảnh nạn đói hoành hành sự sống mong manh bị đe doạ’’
 Để tồn tại để được sống, Thị phải bươn chải trước bãi chợ để kiếm việc
làm,để nhặt hạt rơi hạt vãi.
 Để không bị cái đói cuốn xuống vực thẳm, để tìm cơ may sống sót và
niền khao khát tổ ấm gia đình, đã khiến thị bỏ qua mặc cảm về sĩ diện,
vượt lên trên cả lòng tự ái, tự trọng để chấp nhận theo không một người
đàn ông mới gặp, chấp nhận thân phận vợ nhặt. Giữa những ngày đói,
người đàn bà đáng thương đã tìm cho mình 1 cách giải quyết thoát cái
chết - đó là biểu hiện khát vọng sống.
 Vì sự sống thị đã chấp nhận thực tế phũ phàng của gia cảnh nhà chồng
cùng mẹ con Tràng xây dựng tổ ấm. Với thiên chức của người đàn bà
trong gia đình, dẫu chỉ là chút hạnh phúc nhỏ nhoi giữa dòng đời tăm tối
chết chóc, người vợ mới đã toả ánh sáng sưởi ấm cho cái gia đình khốn
khổ của mẹ con Tràng. Người đàn bà xuất hiện, tất cả đều đổi mới, nhà
cửa, vườn tược được quét dọn sạch sẽ gọn gàng, quần áo phơi khô, ang
nước đầy ắp…Một âm thanh mới vang lên từ tay người vợ “tiếng chổi
từng nhát kêu sàn sạt”. Đó là âm thanh rất đỗi bình dị những chan chứa
hạnh phúc đời thường đem lại cảm giác bình yên cho từng thành viên
trong gia đình.
 Trong căn lều tăm tối lâu nay, ngọn đèn được thắp sáng và ánh nắng buổi
sáng mai sáng loá. Hơn thế, người vợ đã mang lại tình cảm rung động
tình tứ tưởng không bao giờ có cho Tràng. Cô trả lại tiếng cuời cho
Tràng…Sự có mặt của người con dâu mới đã làm bừng thức ước mơ hạnh
phúc trong cõi lòng khô héo của người mẹ già còm cõi.
 Vượt qua cảnh ngộ rẻ rúng, người vợ nhặt đã thay đổi tính cách trở thành
người vợ, nàng dâu hiền hậu, nết na, đàng hoàng. Ngòi bút Kim Lân đã
chăm chú dõi theo những biến đổi trong tâm hồn, tính cách của người vợ
nhặt. Không còn vẻ chỏng lỏn, chao chát như trước, người phụ nữ khi
thành vợ, thành dâu trở nên nết na, hạnh phúc đã thức tỉnh phần tâm hồn
vốn bị chìm lấp bởi cuộc sống nghèo khổ túng quấn.Trước ánh mắt tò mò
ngạc nhiên của dân xóm ngụ cư, người vợ bồng đầy nữ tính: Thị rón rén e
thẹn ngượng ngùng chân nọ bước díu vào cả chân kia ,phù hợp với tâm lí
cô dâu về nhà chồng. Trong lần gặp gỡ đầu tiên với bà cụ Tứ, người vợ
nhặt thể hiện sự lễ phép, ý tứ “thị cúi mặt xuống ,tay vân vê tà áo”. Buổi
sáng đầu tiên về nhà chồng, người vợ ý tứ dậy sớm để thu dọn, quét tước.
Đó là ý thức trách nhiệm với gia đình, ý thức vun vét hạnh phúc cho gia
đình. Trong bữa cơm, những tiếng vâng dạ, những cách xưng hô vừa mộc
mạc, thân tình vừa thấm đượm tình cảm trìu mến: “tiếng gì đây vậy nhỉ”
Tài liệu lưu hành nội bộ
Cố nhá
“sao nhà biết”. Thị vẫn giứ thái độ bình thản khi miếng cám đắng chát
nghẹn ứ trong cổ họng vì không muốn làm mẹ buồn lòng, không muốn
phá vỡ không khí vui vẻ mà mẹ đã cố gắng tạo dựng. Đó là sự ý tứ thông
minh và tấm lòng của nàng dâu mới dành cho mẹ chồng. Thị còn có 1 sự
nhìn nhận tiến bộ về cách mạng, về sự bất công của xã hội. Thái độ lạ lẫm
của thị khi nghe tiếng trống thúc thuế: “Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à”.
Đã thể hiện sự nhận thức của thị về cuộc sống thuế khoá nặng nề. Thông
qua nhân vật người vợ, Kim Lân đã phải lánh sư tự nhận thức, trưởng
thành trong nhận thức về cách mạng của người nông dân.
Đánh giá người vợ nhặt
 Người vợ nhặt có số phận bất hạnh đau thương nhưng sáng ngời phẩm
chất tốt đẹp của người lao động.
 Nhân vật giúp Kim Lân phải lánh số phận, thân phận của những con
người nghèo khổ, bị rẻ rúng trong xã hội cũ. Nạn đói đã cướp đi của Thị
gần như tất cả danh tính, gia đình, ngoại hình, tính cách…Qua đó tác giả
bày tỏ niềm xót xa, cảm thông sâu săc đối với nhân vật và kết án gay gắt
tội ác của xã hội đương thời. Đồng thời, Kim Lân tin thời gian và phẩm
chất tốt đẹp của người nông dân, đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng
hạnh phúc .
 Qua nhân vật, ta thấy tài năng xây dựng tình huống truyện đã góp phần
khắc hoạ rõ tính cách nhân vật, thể hiện ngòi bút miêu tả nhân vật tinh tế,
sinh động, chân thực Kim Lân đã lựa chọn nhiều chi tiết đặc sắc để khắc
hoạ chân dung người vợ từ ngoại hình diện mạo đến ngôn từ, hành động
tâm lí. Đặc biệt nhà văn đã miêu tả trong đối sánh khác biệt của người
đàn bà trước và sau khi làm vợ Tràng. Qua đó ,thấy được khát vọng
sống, sức mạnh của hạnh phúc con người.
 H/ả người vợ được miêu tả từ những điểm nhìn của Tràng ,bà cụ Tứ và
người trần thuật ..Nhờ đó, hiện lên trên trang viêt một cách trọn vẹn.
NHÂN VẬT THỊ.pdf

More Related Content

What's hot

Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Văn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thựcVăn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thựckieutrinhsr
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ PhủThanh Cong Ma
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcFørgët Løvë
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxHVNhHoa
 
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYĐề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ nataliej4
 
Tai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep vanTai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep vandolethu
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhAlolove Nguyễn
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfMan_Ebook
 
80, 81 - TRÀNG GIANG ..pptx
80, 81 - TRÀNG GIANG ..pptx80, 81 - TRÀNG GIANG ..pptx
80, 81 - TRÀNG GIANG ..pptxnhathoang58
 

What's hot (20)

Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sôngAi đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Văn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thựcVăn hoá ẩm thực
Văn hoá ẩm thực
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản ĐàKhóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
Khóa Luận văn học về Mộng trong thơ của Tản Đà
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
 
Thuyết trình vô cảm
Thuyết trình vô cảmThuyết trình vô cảm
Thuyết trình vô cảm
 
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộcQuan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Quan điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
 
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYĐề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
 
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
Tiểu Luận Sử Thi Mahabharata Của Ấn Độ
 
Tai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep vanTai lieu on thi tot nghiep van
Tai lieu on thi tot nghiep van
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
 
80, 81 - TRÀNG GIANG ..pptx
80, 81 - TRÀNG GIANG ..pptx80, 81 - TRÀNG GIANG ..pptx
80, 81 - TRÀNG GIANG ..pptx
 

Similar to Vợ nhặt

Mở bài
Mở bài Mở bài
Mở bài TrnNgcLy
 
Den cu-final
Den cu-finalDen cu-final
Den cu-finalHUYNHHUAN
 
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần ĐĩnhĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần ĐĩnhHoa Bien
 
Nam cao nhà văn tài hoa
Nam cao   nhà văn tài hoaNam cao   nhà văn tài hoa
Nam cao nhà văn tài hoaHung Anh Nguyen
 
Đèn cù II (Trục độc)
Đèn cù II (Trục độc)Đèn cù II (Trục độc)
Đèn cù II (Trục độc)Lộc AnHà
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Hồn Nam Bộ 1 VHN
Hồn  Nam  Bộ 1 VHNHồn  Nam  Bộ 1 VHN
Hồn Nam Bộ 1 VHNVo Hieu Nghia
 
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...NuioKila
 
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt namHệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt namTam Vu Minh
 
Chuyện chức phán sự đền tản viên
Chuyện chức phán sự đền tản viênChuyện chức phán sự đền tản viên
Chuyện chức phán sự đền tản viênMai Khánh
 
CHÍ PHÈO THA HOÁ.docx
CHÍ PHÈO THA HOÁ.docxCHÍ PHÈO THA HOÁ.docx
CHÍ PHÈO THA HOÁ.docx16LChungKin
 
Ho bieu chanh nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh   nha van lon cua mien namHo bieu chanh   nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh nha van lon cua mien namKelsi Luist
 
On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9Tam Vu Minh
 
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comKhái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Yn nhan de tinh huong truyen 9
Yn nhan de  tinh huong truyen 9Yn nhan de  tinh huong truyen 9
Yn nhan de tinh huong truyen 9Tam Vu Minh
 
Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...
Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...
Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...jackjohn45
 
Presentation1.pptx
Presentation1.pptxPresentation1.pptx
Presentation1.pptxThnhVnh5
 
Ngô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdf
Ngô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdfNgô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdf
Ngô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdfHanaTiti
 

Similar to Vợ nhặt (20)

Mở bài
Mở bài Mở bài
Mở bài
 
Den cu-final
Den cu-finalDen cu-final
Den cu-final
 
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần ĐĩnhĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
 
Nam cao nhà văn tài hoa
Nam cao   nhà văn tài hoaNam cao   nhà văn tài hoa
Nam cao nhà văn tài hoa
 
Đèn cù II (Trục độc)
Đèn cù II (Trục độc)Đèn cù II (Trục độc)
Đèn cù II (Trục độc)
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
 
Hồn Nam Bộ 1 VHN
Hồn  Nam  Bộ 1 VHNHồn  Nam  Bộ 1 VHN
Hồn Nam Bộ 1 VHN
 
PP lục vân tiên.pptx
PP lục vân tiên.pptxPP lục vân tiên.pptx
PP lục vân tiên.pptx
 
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Kim Dong In qua tác phẩm Khoai tây. So sánh ...
 
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt namHệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
 
Chuyện chức phán sự đền tản viên
Chuyện chức phán sự đền tản viênChuyện chức phán sự đền tản viên
Chuyện chức phán sự đền tản viên
 
CHÍ PHÈO THA HOÁ.docx
CHÍ PHÈO THA HOÁ.docxCHÍ PHÈO THA HOÁ.docx
CHÍ PHÈO THA HOÁ.docx
 
Ho bieu chanh nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh   nha van lon cua mien namHo bieu chanh   nha van lon cua mien nam
Ho bieu chanh nha van lon cua mien nam
 
On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9
 
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.comKhái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
Khái quát văn học việt nam từ đầu thế kỷ xx đến cmt8 1945truonghocso.com
 
Yn nhan de tinh huong truyen 9
Yn nhan de  tinh huong truyen 9Yn nhan de  tinh huong truyen 9
Yn nhan de tinh huong truyen 9
 
Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học vi...
Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học vi...Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học vi...
Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học vi...
 
Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...
Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...
Chuyển biến về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của thơ việt nam nhì...
 
Presentation1.pptx
Presentation1.pptxPresentation1.pptx
Presentation1.pptx
 
Ngô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdf
Ngô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdfNgô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdf
Ngô Tất Tố Một Tài Năng Lớn Đa Dạng.pdf
 

More from TrnNgcLy

Dạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hội
Dạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hộiDạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hội
Dạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hộiTrnNgcLy
 
Bài hoàng anh
Bài hoàng anhBài hoàng anh
Bài hoàng anhTrnNgcLy
 
Bài khánh linh
Bài khánh linhBài khánh linh
Bài khánh linhTrnNgcLy
 
Bài hồng vân
Bài hồng vânBài hồng vân
Bài hồng vânTrnNgcLy
 
Dạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hội
Dạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hộiDạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hội
Dạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hộiTrnNgcLy
 
Bài a. văn chính
Bài a. văn chínhBài a. văn chính
Bài a. văn chínhTrnNgcLy
 

More from TrnNgcLy (6)

Dạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hội
Dạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hộiDạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hội
Dạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hội
 
Bài hoàng anh
Bài hoàng anhBài hoàng anh
Bài hoàng anh
 
Bài khánh linh
Bài khánh linhBài khánh linh
Bài khánh linh
 
Bài hồng vân
Bài hồng vânBài hồng vân
Bài hồng vân
 
Dạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hội
Dạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hộiDạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hội
Dạng số 1 nlxh hiện tượng đời sống xã hội
 
Bài a. văn chính
Bài a. văn chínhBài a. văn chính
Bài a. văn chính
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Vợ nhặt

  • 1. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá – KIM LÂN 139154.20211141335.mp3 ( có thể nghe nếu không muốn đọc sách ) Tác Giả - Kim Lân(1920-2007) Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn và có vị trí đặc biệt trong nền văn học Việt Nam hiện đại về đề tài nông thôn và người nông dân. Kim Lân sáng tác không nhiều nhưng ở giai đoạn nào cũng có những tác phẩm xuất sắc để đời. Với vốn hiểu biết sâu sắc về cuộc sống tâm lí, phong tục tập quán cũng đời sống làng quê của nông nhân,… nên Kim Lân được mệnh danh là “con đẻ của ruộng đồng” với phong cách trong lối viết mộc mạc, giản dị, đậm chất nông thôn, viết bằng cả tấm lòng và có sức lay động rất lớn. Năm 2001, Kim Lân được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT. Cố lên
  • 2. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá “Lắm lúc tôi thấy văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo. Mà tôn giáo nào cũng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người, đòi con người có quyền làm người, bình đẳng, tự do, bác ái. Mỗi người truyền một cách, nhưng cuối cùng con người vẫn thương yêu nhau và làm cho con người có tư cách, có nhân phẩm, tài năng để đánh giá đúng và chống lại bạo ngược, cường quyền, áp bức. Cũng như các ngành nghệ thuật khác, văn chương còn là một thứ giải trí. Làm cho người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi, như thế cũng là ích lợi, là nhân văn cho người thưởng thức”. ( Kim Lân)  Đề tài: Nông thôn, người nông dân  Sở trường: Truyện ngắn ( TH truyện độc đáo, lối kể chuyện tự nhiên, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình,…)  Phong cách: Mộc mạc, giản dị, đâm chất nông thôn  Có vị trí đặc biệt trong nền văn học VN hiện đại. Mở kiến thức nâng cao: “ Văn học là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát cũng là đích đi tới của văn học” ( Tố Hữu). Nếu cái cốt tuỷ của văn chương không hướng đến của con người, thì những con chữ viết ra cũng sẽ biến thành một “hoang mạc” nứt nẻ, khô cằn, bởi lẽ nó không được vun vén bằng thứ nước mang tên “nhân đạo”. “Vợ nhặt” ra đời bởi một nhà văn mà cái lối viết tự nhiên đi vào lòng người một cách đơn thuần, mộc mạc – Kim Lân. Ông viết rất thành công về đề tài nông thôn và người nông dân, viết về cuộc sống con người nghèo khổ, chất phác, thật thà mà thông minh lại hóm hỉnh, rất tài hoa và yêu đời. "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con người" ( Kim Lân) Một số nhận định về tác giả Kim Lân:
  • 3. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá - Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn. - Nguyên Hồng - Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời...Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỉ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn. - Trần Ninh Hồ - Dùng lý lẽ để thuyết phục trong văn chương cũng là một thứ cưỡng chế. Những lý lẽ ma giáo ấy nhiều khi nó làm cho người ta không giữ được chính mình. Nói một cách khác hết sức mềm mại thì người cầm bút phải viết như chơi, viết thoải mái bằng tấm lòng của mình, hướng vào cái thật, cái đẹp, giúp cho con người sống thật, sống đẹp với nhau. Và khi nhà văn gặp cái gì trái với cái thật, cái đẹp thì phải biết bất bình, phải dám lên tiếng nữa. - Kim Lân Tác phẩm: “ Vợ Nhặt” là tác phẩm xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Tiền thân của truyện này là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” – được viết ngay sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau hoà bình lập lại năm 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết lại truyện ngắn này. - Năm 1954. - In trong tập “Con chó xấu xí”. - Tiền thân là “Xóm ngụ cư”. - Dựa vào bối cảnh đất nước: Nạn đói thê thảm năm 1945. Một số nhận định về tác phẩm “Vợ Nhặt”  Với "Vợ nhặt", Kim Lân từng tâm sự: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn
  • 4. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con người".  Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói năm 1945) cho truyện Vợ nhặt không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim Lân khiến ta khiếp sợ, rụng rời. - Trần Đồng Minh  “Vợ nhặt” dường như đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng Tháng Tám 1945 - Vũ Dương Quỹ Bối cảnh nạn đói năm 1945: “Nạn đói năm 1945 thật khủng khiếp. Nhiều gia đình vừa có người chết đói vừa có người bỏ đi, dần dần mất hẳn. Tôi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác khắp nơi. Khi con người bị đẩy đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống thì toàn bộ số phận và tính cách con người họ sẽ biểu lộ ra hết. Chết đói là một thực tế khốc liệt. Đó là cái chết từ từ, hao mòn dần, quằn quại dần. Tôi được biết nhiều chuyện qua năm tháng đó. Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Nó vừa đắng cay vừa đớn đau, đồng thời lóe lên những tia sáng về đạo đức và danh dự” (NXB Giáo dục) https://youtu.be/ZOokyHG9DBw ( có thể truy cập đường link này để xem) Năm 1945, nước ta trực tiếp chứng kiến một nạn đói khủng khiếp chưa từng xảy ra trong lịch sử khi Nhật – Pháp cấu kết dồn chân những người dân vô tội vào tận cùng cái chết. Trong “Vợ nhặt”, Kim Lân phác hoạ hình ảnh nước ta bằng những đường nét chân thân đến rợn người: “Cái đói tràn đến xóm ngụ cư này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ, người chết như ngả ra. Không buổi sáng nào người đi chợ, đi làm đồng không gặp 3 4 cái thây nằm còng queo bên đường, không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người…”. Ranh giới giữa sự sống và cái chết bị bó hẹp lại còn như sợi chỉ, người với ma – 2 lần so sánh không biết lẫn lộn vào đâu “Bóng những người đói đi lài dật dờ như những bóng ma”, Kim Lân tái hiện một hiện trạng lịch sử thê thảm đến khốc liệt, bức tranh chung năm 1945 là một sự ám ảnh mãi không thể dứt trong ký ức của mỗi con người sống trên đất Việt Nam.
  • 5. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá Đặc trưng của Truyện (Kiến thức bổ trợ) - Về nội dung: Bức tranh hiện thực được tác giả phản ánh thể hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm, triết lí nhân sinh - Về nghệ thuật: Xây dựng cốt truyện, tình huống, nhân vật – nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ. - Một số nhận định về Truyện  “Tôi thường hình dung thể loại truyện ngắn như mặt cắt giữa một thân cây cổ thụ : Chỉ liếc qua những đường vân trên cái khoanh gỗ tròn tròn kia, dù sau trăm năm vẫn thấy cả cuộc đời của thảo mộc” Nguyễn Minh Châu  “Cả tư tưởng , cả tính cách nhân vật cũng chưa làm nên truyện ngắn thực thụ. Còn phải nói cái này nữa: giọng điệu, cái nhạc tính của tâm trạng, cái khiến cho người đọc không ngừng nảy sinh những liên tưởng , những cảm xúc , thiếu nó, không thể có nghệ thuật” Varonin Nhan đề Vợ Nhặt  “Vợ nhặt” = “vợ” (danh từ) + “nhặt” (động từ). Nhưng khi ghép thành một từ thì động từ “nhặt” trở thành tính từ, “vợ nhặt” ở đây dùng để định danh một loại vợ.  “Nhặt” để chỉ một hành động lấy lên một thứ gì đó nhỏ bé, người ta thường nói nhặt đồ vật chứ không ai lại “nhặt vợ”. Hành động này thể hiện thân phận rẻ rúng, bèo bọt như một vật rơi vãi ngoài đường của người phụ nữ.  Bên cạnh việc thể hiện thân phận của con người trong nạn đói năm 1945, nhan đề có lên tiếng tố cáo xã hội thực nửa phong kiến đã dồn những con người vô tội vào bước đường cùng như Thị, Tràng, bà cụ Tứ,…đồng thời thể hiện thái độ trân trọng con người của Kim Lân khi ông đồng cảm với số phận của họ, ngợi ca những phẩm chất đáng ca ngợi.  Nhan đề có khả năng kích thích trí tò mò của người đọc, gợi lên sự hấp dẫn cho tác phẩm ngay từ đầu câu chuyện, thể hiện được tình huống của câu chuyện.
  • 6. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá I- Phân tích tác phẩm theo TÌNH HUỐNG TRUYỆN Khái niệm của tình huống truyện  Là một hoàn cảnh đặc biệt chứa đựng mâu thuẫn đời sống. Qua đó, tác giả bộc lộ thái độ, quan điểm về cuộc sống và con người, đồng thời thể hiện chủ đề của tác phẩm. “ Xây dựng tình huống truyện độc đáo là một trong những yếu tố góp phần đem lại sự thành công cho truyện ngắn, giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật đồng thời bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình” Tình huống truyện trong tác phẩm “Vợ Nhặt” Trong nạn đói thê thảm năm 1945, khi sống – chết dường như trở nên không có ranh giới, người sống thì “xanh xám, dật dờ như những bóng ma”, người chết thì “ngả rạ, thây chất từng đống”. Trong cái không khí “ vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưới, mùi gây của xác chết” ấy một anh chàng xấu xí, dân ngụ cư bỗng nhặt được vợ khi chính bản thân hắn còn sợ cái cảnh “đèo bòng”. Đấy là câu chuyện cưới xin không sính lễ, đồ thách cưới chỉ gói vẹn trong 4 cái bánh đúc ăn vội vàng của Tràng và người vợ nhặt – Thị. *Lưu ý: Nếu diễn đạt ngắn gọn thì: Tình huống truyện được thể hiện trong tác phẩm “Vợ Nhặt” là chuyện anh cu Tràng nhặt được vợ trong hoàn cảnh khốn cùng, éo le của nạn đói năm 1945. Bối cảnh của tình huống truyện: Bối cảnh diễn ra tình huống truyện là một bối cảnh rất đặc biệt: Nạn đói năm 1945 – nạn đói khủng khiếp nhất diễn ra trong lịch sử dân tộc Việt Nam. + Con người: - Người sống : “ xanh xám, dật dờ như những bóng ma”. - Người chết : “ chết như ngả rạ, thây chất từng đống”. + Không khí: - “vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi, mùi gây của xác người”. + Không gian:
  • 7. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá - Tối tăm, nhà của úp súp, đường làng khẳng khiu, gió lạnh ngăn ngắt, quạ kết thành đám che đen bầu trời. + Âm thanh: - Tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết - Tiếng khóc thê lương, ai oán - Tiếng trống thúc giục gọi thuế dồn dập. 1.Tình huống truyện éo le, độc đáo, đầy sáng tạo, bất ngờ và gợi nhiều cảm xúc cho người đọc Cũng bởi vì tấm lòng yêu thương con người, cũng bởi vì đồng cảm, xót thương cho những thân phận cùng đường trong nạn đói thê thảm năm 1945, Kim Lân đã sáng tạo ra một tình huống vô cùng độc đáo, kì lạ là một anh chàng ngụ cư, nghèo khổ, xấu xí “nhặt” được vợ trong tình cảnh “đèo bòng”. Người đàn bà qua câu hò vẩn vơ “Muốn ăn cơm trắng mấy giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh” với hai lần gặp mặt, từ vô danh, không tên tuổi, trở thành một người vợ “chính thức” với sính lễ là 4 bát bánh đúc ăn vội, ăn vàng. Nàng ta đồng ý theo Tràng về nhà đã khiến cho cả xóm ngụ cư, bà cụ Tứ, chính Tràng và nàng ta thay đổi cảm xúc, mà điều đó cũng khiến cho niềm tin, sự lạc quan trở nên nổi bật hơn trong cái khung cảnh “vẩn mùi gây của xác người”. Họ đã tin tưởng hơn, nhìn thẳng phía trước hơn vào một tương lai tươi sáng đầy hi vọng tốt đẹp. 2.Tình huống truyện bộc lộ sâu sắc hơn tâm trạng, tính cách của các nhân vật. Chuyện Tràng “nhặt” được vợ đã làm cho cả xóm ngụ cư, bà cụ Tứ, chính Tràng và cả Người vợ nhặt “thay đổi” cảm xúc theo mạch câu chuyện: ngạc nhiên, lo lắng,… - Đám trẻ con: dừng lại, đứng từ xa, cong cổ lên nhìn: những ngày còn trêu đùa với anh Tràng, hôm nay chúng lấy làm lạ, chàng trai ngày nào vẫn thường vui dùa với chúng lại “đèo bòng”một người phụ nữ về nhà. Trên khuôn mặt tươi tỉnh của đám trẻ ấy, ánh lên niềm hi vọng vào tương lai cho đôi vợ chồng. Lời bông đùa của đám trẻ con “Chông vợ hài” như đem lại một niềm sinh khí lạ thường cho cái xóm ngụ cư “vẩn mùi gây của xác người”. - Dân xóm ngụ cư: đứng trong ngưỡng cửa ra bàn tán: “ những khuôn mặt hốc hác, u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên”, họ nhìn nhau bằng nghi hoặc, đặt ra biết bao nhiêu câu hỏi đầy băn khoăn, ngạc nhiên, không kém phần lo âu : “ai đấy nhỉ?”, “hay là người dưới quê bà cụ Tứ lên?”, “hay là vợ anh cu Tràng?”,… Những người dân xóm ngụ cư từ
  • 8. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá “rạng rỡ” khi người vợ nhặt theo chân Tràng về nhà đã trở nên “lo âu” cho hoàn cảnh của đôi vợ chồng trẻ đang dắt díu nhau. Họ - những người hàng xóm tốt bụng, tình cảm đong đầy với gia cảnh nhà cu Tràng, họ lo lắng, buồn rầu thay, hay cũng chính họ đang thương thay cho thân phận của chính mình: thê thảm trong những năm đói khát hoành hành. - Bà cụ Tứ: Người mẹ tần tảo nuôi con trong những ngày khốn khó, con đến tuổi lấy chồng mà thấy con đưa vợ về, bà ngạc nhiên “đứng sững lại”, lo lắng với đôi mắt kèm nhèm “quái, sao lại có người đàn bà nào ấy nhỉ?”, bà hấp háy đôi mắt nhăn nheo, khô rúm của mình. Hiện thực đau khổ như một mũi dao đâm nhọn, xé rách từng mảng tâm can của người mẹ đã già mà vẫn đau đớn thay tình cảnh cho đứa con ruột rà của mình. Cái nghèo u ám đeo lấy cuộc đời bà khiến bà quên đi bổn phận phải xây dựng cho con một tổ ấm gia đình mà trước nay nghèo đói khiến bà quên đi trong dĩ vãng. Người mẹ nhân hậu vừa thương xót con, vừa oán giận bản thân: “Bà cúi đầu nín lặng”, “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt”, trên gương mặt hốc hác đau khổ, bà hắt lên một tiếng khẽ thở dài. Kim Lân đã rất thành công khi miêu tả tâm lí của bà cụ Tứ, tâm trạng của một người mẹ già với nỗi lo âu, tủi hờn, nhưng một lòng khao khát hạnh phúc cho con khi bằng lòng cho đôi con trẻ “Phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Bằng ngòi bút nhân đạo của mình, Kim Lân đã khắc hoạ rõ nét người mẹ trong hoàn cảnh khốn cùng vẫn không nghĩ tới cái chết mà hướng về một tương lai tươi sáng, một niềm tin lạc quan yêu đời “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. - Tràng: Nhân vật đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, từ ngạc nhiên khi Thị đồng ý theo không sau hai lần gặp mặt cho đến ngạc nhiên khi không tin vào thực tại của chính mình: “Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Ở Tràng, ta không thể thấy được bất kì sự khinh bỉ hay rẻ rúng người vợ nhặt mà trái lại là sự yêu thương, tử tế từ khi gặp mặt cho đến lúc đưa về nhà. Đó là nét đẹp về sự nhân hậu trong con người Tràng, sự tương thân, tương ái, đồng cảm với mảnh đời đang trên bờ vực thẳm “như mình”. Tràng cư xử theo niềm vui sướng và hạnh phúc của chính mình từ lúc trên đường về nhà “phớn phở” đến “êm ái, lửng lơ như từ giấc mơ đi ra” trong đêm tân hôn “đầy yêu thương” của đôi vợ chồng trẻ. Cuộc sống có vợ, có một gia đình hoàn chỉnh khiến cu Tràng trở nên chín chắn, trưởng thành lạ thường, Tràng ta trách nhiệm hơn để trở thành một mẫu người đàn ông tốt, một chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Hơn hết, nhờ những lời khuyên của Thị, Tràng ý thức được niềm tin vào tương lai chiến thắng của Cách Mạng với hình ảnh “là cờ đỏ bay phấp phới” của đoàn người kéo nhau đi trên đê Sộp.
  • 9. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá - Người vợ Nhặt: Cái đói khiến cho người phụ nữ ấy trở nên đỏng đảnh, chỏng lỏn, cuộc sống đẩy Thị ta tới bờ vực của cái chết mà không một cái phao sinh tồn nào kéo ra được vũng bùn đã dần lút người Thị. Nhưng từ khi theo chân Tràng về nhà, người phụ nữ ấy đã có những bước chân e thẹn, cái cúi đầu ngượng ngùng trên con đường về nhà. Cái đêm tân hôn “đầy yêu thương” ấy đã biến Thị thành một con người khác: dịu dàng hơn, không còn chỏng lỏn, chanh chua, ngay từ buổi sáng hôm sau đến bữa cơm vỏn vẹn “tô cháo loãng”, Thị đã tỏ ra là người phụ nữ của gia đình: đảm đang, trách nhiệm “hiền hậu đúng mực”. 3.Tình huống truyện giúp nhà văn tái hiện một các chân thực hiện thực đau thương của dân tộc ta. Tràng “nhặt” vợ, chính điều đó đã phản ánh rõ nét một cách chân thực cuộc sống thê thảm cùng cái thân phận rẻ rúng của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Lưỡi hái tử thần “quẹt ngang” đất nước, khiến con người hiện lên như một thứ bèo bọt, đến cái thân phận cũng y hệt như một thứ rơi vãi ngoài đường. Nạn đói khiến người ta quên đi lòng tự trọng để bám víu vào những cơ may sống sót, biến niềm vui, sự kiện trọng đại thành nỗi buồn tủi, lo âu. 4.Giúp nhà văn thể hiện chiều sâu của giá trị nhân đạo. - Tố cáo tội ác tày trời của xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy nhân dân ta tới đường cùng của cái nghèo khổ, khiến người chết thê thảm, người sống lại như những hồn ma: “Hơn hai triệu đồng bào chết vì đói”, nạn đói Ất Dậu đã lấy đi tính mạng của gần 1/3 đất nước. Tội ác tày trời với chiêu trò nhổ lúa trồng đay của phát xít Nhật khiến cho những kiếp người “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau xanh ngắt như những bóng ma”. Khung cảnh gia tăng bản chất tày trời của bọn thực dân đã làm cho những người lao động chết một cách thảm hại: “Nằm còng queo bên đường, nằm ngổn ngang khắp các lều chợ”. - Thể hiện niềm đồng cảm, xót thương của tác giả đối với thân phận người nông dân bèo bọt, chịu nhiều bất hạnh, khổ đau: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con người" ( Kim Lân). - Ca ngợi, nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của những con người “ngụ cư”:
  • 10. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá + Đó là anh cu Tràng với ngoại hình xấu xí nhưng tấm lòng nhân hậu, tốt bụng, sẵn sàng cưu mang một kiếp người có thân phận vô danh là Thị. Đằng sau cái dáng vẻ “đẽo gọt quá sơ sài” ấy là một con người luôn khao khát hạnh phúc gia đình, và khi đã có tổ ấm như mong muốn lại trở nên trách nhiệm, đầy niềm tin vào tương lai phía trước để xây dựng một gia đình hạnh phúc hoàn thiện. + Đó là bà cụ Tứ - một người mẹ già hiền từ, nhân hậu, yêu thương con hết mực. Khi đôi mắt bà kèm nhèm rỉ giọt nước mắt, niềm kiêu hãnh của tình thương trong bà hiện lên một niềm tin tương lai sau này thật mãnh liệt: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”. Tuổi cao sức yếu nhưng không bao giờ hết hi vọng để động viên các con về tương lai, người mẹ ấy hiền từ, dịu dàng yêu thương con theo một cách riêng biệt, khuyên răn các con đủ điều. + Đó là người vợ nhặt vô danh, không tên không tuổi, bị cái đói vô tình bóp méo nhân hình lẫn nhân cách, Thị ta sẵn sàng bỏ đi lòng tự trọng để cứu vớt miếng ăn trong tủi nhục, sẵn sàng bỏ đi cái sự dịu dàng của một người phụ nữ để theo không chân Tràng về làm vợ. Thân phận rẻ rúng là ấy nhưng ở Thị vẫn là một sự e thẹn, lễ phép, ngoan hiền với bà cụ Tứ. Khi trở thành một nàng dâu đích thực, Thị trở nên đảm đang, tháo vát với công việc nhà. Ở Thị là một con người khao khát sống, khao khát niềm hạnh phúc gia đình, điều đó thật giản dị biết bao nhiêu. 5. Tình huống truyện thể hiện thông điệp mà Kim Lân muốn gửi gắm. Khi đói, người ta không nghĩ đến cái chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống, dù trong trường hợp bi thảm đến đâu, dù cận kề cái chết, con người vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống, hi vọng về tương lai, muốn sống cho ra người. Điều đó cho thấy, tác giả như đang trồng một mầm cây xanh trên mảnh đất khô cằn tưởng như không có dấu hiệu của sự sống để khẳng định sức sống bất diệt của mầm xanh ấy. Tạo cho tác phẩm dòng chất thơ cất cánh bay lên từ hiện thực khắc nghiệt. 6.Tình huống truyện tạo nên sức hấp dân cho tác phẩm + Độc đáo, kì lạ, đầy sức hút
  • 11. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá II- Phân tích truyện theo Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần mà mỗi nhà văn đã cất công ấp ủ, thai nghén bao ngày để cho ra đời, là hình thức phản ánh con người và hiện thực đời sống xuất phát từ cảm xúc huyết mạch và lí tưởng của tác giả.Một công trình nghiên cứu tận tâm xuất phát từ ý đồ mà tác giả gửi gắm-điều đặc biệt này được thể hiện qua nhân vật-vốn được xem là “linh hồn của tác phẩm”. Thông qua nhân vật trong tác phẩm, nhà văn gửi gắm vào trong đó tư tưởng, tình cảm cũng như quan niệm của mình về con người, cuộc sống và xã hội. 1.Nhân vật Tràng Đoạn giới thiệu: “ Trai làng ở góa còn đông Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư” Xuất thân là một anh nông dân lao động xấu xí, nghèo khổ nhưng rất tốt bụng, Tràng sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh - cái nhà được miêu tả “vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những đám cỏ dại”. Vốn là một anh phu xe, công việc dường như bị coi là thấp kém trong tầng đáy của xã hội, đẩy xe bò thuê, cu Tràng hiện lên “sơ sài” trong ngoại hình cục mịch, thô kệch, xấu xí “hai con mắt ti hí, quai hàm bạnh ra, thân hình vập vạp, cái lưng to rông như lưng gấu, cười lúc nào cũng ngửa mặt lên hềnh hệch.” Chân dung Tràng được ví như “một nhân dạng được hoá công đẽo gọt quá sơ sài”, ấy vậy mà tận sâu trong con người ấy lại là một sự vui vẻ, nhanh nhẹn, luôn niềm nở với lũ trẻ và sẵn sàng cưu mang người đàn bà “nhặt”. Khái quát nhân vật:  Một thanh niên ngụ cư nghèo khổ, thô kệch, xấu xí: “hai con mắt ti hí, quai hàm bạnh ra, thân hình vập vạp, cái lưng to rông như lưng gấu, cười lúc nào cũng ngửa mặt lên hềnh hệch”, dở người; sống cùng mẹ trong túp lêu tranh rúm ró.  Tràng làm nghề phu xe, đẩy xe bò thuê – nghề thấp kém dưới đáy xã hội, để kiếm sống qua ngày.  Mang trong mình những cốt cách cao đẹp: đó là một con người tốt bụng, hào hiệp và vô cùng nhân hậu.  Con người tận cùng đáy xã hội nhưng có nhân cách vô cùng cao đẹp.
  • 12. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá Các luận điểm khi phân tích nhân vật Tràng:  Luận điểm 1: Đầu tiên, phân tích khái quát về Tràng (mục trên)  Luận điểm 2: Tràng là một người nhân hậu, biết cảm thông cho số phận người khác.  Luận điểm 3: Tràng là một người luôn khao khát hạnh phúc, khao khát một mái ấm gia đình.  Luận điểm 4: Tràng là một người rất có trách nhiệm với gia đình, là một người con hiếu thảo, biết vâng lời.  Luận điểm 5: Tràng có một niềm tin mãnh liệt vào tương lai cách mạng, tin tưởng vào con đường phía trước. Luận điểm 2: Tràng là một người nhân hậu, biết cảm thông cho số phận người khác. + Hành động liều lĩnh đưa Thị về nhà trong khi bản thân còn chưa nuôi nổi mà còn “đèo bòng”.  Tràng cưu mang Thị vì cái bản tính nhân hậu, hào hiệp của hắn ta. Giữa thời buổi đến vàng cũng không mua nổi gạo, “đèo bòng” một người vợ quả là một hành động liều lĩnh. Nếu thâm tâm Tràng không yêu thương con người, thì gặp cảnh đói rách áo ôm như Thị, Tràng cũng sẽ tảng lờ cho qua. Đằng sau dáng vẻ thô kệch, xấu xí của Tràng là một con người hiền lành, tốt tính, hắn dám thương một “kẻ lạ”, dám tự gánh trách nhiệm nuôi nấng thêm một cuộc đời trên lưng: “ sự đói khát không làm giảm đi giá trị của tình người. Bao giờ cái hạnh phúc được yêu thương cũng quý hơn tất cả, ngay cả khi người ta tưởng như không còn cần gì hơn là một miếng cơm ăn”. Luận điểm 3: Tràng là một người luôn khao khát hạnh phúc, khao khát một mái ấm gia đình + Quyết định đưa Thị về làm vợ giữa lúc nạn đói dồn chân người ta vào chỗ chết, hoàn cảnh thê thảm đến rợn người:  Ban đầu: Tràng có chút do dự, bồn chồn, bao nhiêu lo lắng hiện trên gương mặt đầy phân vân của hắn ta. Hắn chợt nghĩ: “thóc gạo đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”.
  • 13. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá  Sau đó: Tặc lưỡi như không có chuyện gì xảy ra: “Chậc, kệ!”, đó là một hành động tưởng chừng như rất liều lĩnh nhưng Tràng đã quyết định đánh đổi tất cả để có một hạnh phúc gia đình.  Cái chậc lưỡi như không có suy nghĩ của Tràng tưởng chừng như đó là một sai lầm không đáng có, ấy vậy mà ngòi bút của Kim Lân đã hoạ nét để tâm tình độc giả hướng ánh nhìn đến sau thái độ đó của hắn. Hành động liều lĩnh, nhưng khát vọng về 1 gia đình đã chứng tỏ bản năng kiếm tìm hạnh phúc của Tràng. Ẩn sâu sau con người ấy là một trái tim đầy khát vọng về hạnh phúc , nó khiến “ Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả những đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mắt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và người đàn bà đi bên”. Kim Lân gieo vào tâm trí của bạn đọc những dòng cảm xúc tha thiết chảy trôi, dịu nhẹ nhưng khuấy động cả một miền giá trị cao cả về tính nhân đạo. Sự lo lắng, lo âu của Tràng trước khi quyết định hành động cho đến khi tặc lưỡi bỏ qua mọi chuyện, tất cả ánh lên những hi vọng, những khát khao về một chân trời hạnh phúc tổ ấm tròn vẹn. + Tràng rất tâm lý, rất yêu thương người “vợ nhặt” của mình Hắn quan tâm bạn đời một cách ngọt ngào như bao đôi uyên ương khác. Sính lễ duy chỉ vỏn vẹn 4 cái bánh đúc sau câu hò mà nên duyên vợ chồng. Hắn ta sắm sửa cho Thị “cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt” trong chợ tỉnh, rồi “ăn một bữa no nê”, và “cùng đẩy xe bò về”. Hạnh phúc của đôi vợ chồng, trong sự quan tâm của Tràng trở nên lãng mạn, dù hoàn cảnh bức bối, thiệt thòi đến mức thê thảm nhưng ta vẫn thấy đâu đó là khát vọng hạnh phúc của Tràng và Thị - và cái thứ hạnh phúc nhỏ bé đó lại chỉ được thắp sáng bằng “hai hào dầu”. + Khát vọng hạnh phúc thể hiện trên cung đường về nhà, lúc thưa chuyện với mẹ:  Trên đường về nhà: Nếu mọi ngày hắn ta đều lầm lũi, cúi mặt mà đi thì hôm nay đi bên mình là một người đàn bà, Tràng “phớn phở khác thường”; “hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”, “cái mặt vênh vênh tự đắc với mình”. Tràng ngượng nghịu đi bên người yêu, con đường về nhà bỗng dưng sáng hẳn lên, sáng lên như niềm vui của Tràng, như khát khao mà hạnh phúc mà hắn tìm kiếm bây lâu nay.  Lúc thưa chuyện với mẹ: Sự xuất hiện của Thị đã làm cho sinh khí của gia đình Tràng vốn trước kia hiu quạnh, buồn tẻ thì nay lại “lạ lùng và tươi mát” hơn trong “cuộc sống đói khát, tăm tối”. Vừa về tới nhà, lòng
  • 14. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá Tràng ngổn ngang trăm ngàn cảm xúc: sợ, lo âu, bồn chồn, ngạc nhiên, hạnh phúc. Tràng nhìn người đàn bà đang ngồi mớm ở mép giường, ngượng nghịu nhìn nhau mà ngẩn ngơ “Hắn đã có vợ rồi đấy ư?”. Hắn nghĩ vẩn vơ, hắn sợ mà ngay chính hắn “cũng không hiểu vì sao hắn sợ”. Lo lắng bủa vây, hết loanh quanh trong nhà, Tràng lại đi ra sân “hết cạy ra đầu ngõ, lại chạy vào sân”…. (phần này có chút nôm nên tuỳ lượng giờ mà chỉnh). Cuộc trò chuyện thân mật giữa ba người nhà với nhau trông thật mộc mạc, giản dị. “Đám cưới” nhỏ bé, không quà cáp, pháo đỏ pháo xanh, không cô dâu, chú rể,… mà an lòng người đến lạ. Phải chăng, cái khát vọng hạnh phúc của Tràng bủa vây lên tâm trí của mỗi người để thấu tận trái tim của họ là một sự đồng cảm đến xúc động. Nét bút của Kim Lân hoà với nước mắt tình yêu đã hoàn thành một nghi lễ trong đại cho hai con người đồng cảnh ngộ, tìm đến nhau mà dựa vào nhau, cùng yêu thương và chở che nhau suốt cuộc đời phía trước. Luận điểm 4: Tràng là một người rất có trách nhiệm với gia đình, là một người con hiếu thảo, biết vâng lời Với một người đã có vợ như Tràng, trách nhiệm làm một người chống tốt lại trở nên cần thiết đến nhường nào, chính bởi cái lẽ đó mà hắn đã trở nên trưởng thành và chín chắn hơn, ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc trong Tràng thể hiện rõ nhất vào buổi sáng hôm sau. + Ngạc nhiên, ngỡ ngàng, lửng lơ, không dám tin vào mắt mình: như một con người vừa bước ra từ trong giấc mơ, không dám tin vào sự thật rằng mình đã có vợ, “trong người êm ái lửng lơ như người vừa từ trong giấc mơ đi ra” bởi “việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn ngỡ ngàng với mọi thứ xung quanh, mọi thứ như đều có sự thay đổi với Tràng : “ Hắn chớp chớp liên hồi,…….” + Ngạc nhiên trước sự thay đổi của mẹ và vợ: “ Ngoài vườn, người mẹ,……..mặt đất” +Cảm động, như thấy mình được trưởng thành hơn, thấy được thương yêu và thấy yêu thương gia đình: -cảm xúc:cảnh tưởng thật đơn giản….. -hành động: xăm xăm….  Vẻ đẹp của sự có trách nhiệm, và khát vọng sống hạnh phúc ( dựa vào SGK để điền tiếp đoạn trống, muốn hiểu bài, hãy hiểu sách)
  • 15. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá Luận điểm 5: Tràng có một niềm tin mãnh liệt vào tương lai cách mạng, tin tưởng vào con đường phía trước. + “Ân hận” vì không biết Việt Minh đi phá kho thóc Nhật sau khi nghe lời vợ kể, lúc đó, Tràng đã “bỏ trốn” tắt qua cánh đồng. + Hình ảnh “ đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” cho thấy dự cảm về nhiệm vụ cách mạng sau này của Tràng, Tràng đã tin tưởng mãnh liệt hơn nữa vào con đường tương lai phía trước.  Bên bờ vực của cảnh sống đói nghèo, ở những con người của Kim Lân vẫn ánh lên tình yêu thương vô bờ, mãnh liệt với nhau. Chỉ có yêu thương nhau, người ta mới dám cầm tay nhau đi qua khó khăn, hoạn nạn, mới có thể cùng nhau tìm kiếm một tương lai phía trước tươi sáng. Truyện của Kim Lân – giá trị nhân đạo trở thành cốt lõi, mà hình ảnh nhân vật Tràng là trung tâm thể hiện “tình người” đó. Tràng thành công diễn tả dụng ý cũng như thông điệp mà “con đẻ của đồng ruộng” mang lại: tình yêu thương con người trong hoàn cảnh nghiệt ngã. Diễn biến tâm lý của Tràng khi có vợ.pdf BỮA CƠM NGÀY ĐÓI-bổ sung.pdf 2.Nhân vật bà cụ Tứ. Năm 1945 đã in hằn trong tâm trí của bao thế hệ Việt Nam hình ảnh một đất nước chống chọi với nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nước nhà và Kim Lân- một nhà văn hiện thực được xem là “con đẻ của ruộng đồng” cũng có chung những cảm xúc ấy nhưng được thể hiện theo một cách riêng. Đến với mảnh đất hiện thực đã được cày xới kỹ càng dưới những trang văn của Nam Cao, Ngô Tất Tố, Kim Lân vẫn có cho mình đứa con tinh thần tiêu biểu mang Qua lẹ bà cụ Tứ nào bạn yêu êi
  • 16. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá tên “Vợ Nhặt” mà lúc bấy giờ được xem như một vì sao tinh tú chiếu rọi sáng rờn trên khung cảnh của 1 đất nước đang oằn mình chống chọi sự khắc nghiệt của bọn thực dân phát xít. Kim Lân tái hiện hiện thực của bức tranh thông qua lăng kính chủ quan của mình đồng thời có những nét khám phá, cái nhìn riêng biệt đầy thu hút với độc giả. Khi viết về cái đói, Kim Lân muốn gửi đến một thông điệp khác đầy mới mẻ:“ Khi đói, người ta thường không nghĩ ngay đến cái chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống”. Trong hiện thực bi thảm đén thê lương ấy, vẫn có những sắc màu mang theo khát khao sống mãnh kiệt, một niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước. Và ông đã để cho bà cụ Tứ xuất hiện mang theo tư tưởng nhân văn của mình. Đoạn giới thiệu bà cụ Tứ: Nếu ai đã từng đọc người "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm sẽ rất ấn tượng với hình ảnh người mẹ với gánh hàng rong còm cõi. Nếu ai đã từng nâng trên tay thơ Chế Lan Viên thì sẽ bị ám ảnh bởi người mẹ "không phải hòn máu cắt" . Nhưng người mẹ trong "Vợ nhặt" của Kim Lân lại khiến ta rưng rung xúc động nhất. Bà cụ Tứ là người mẹ nông dân nghèo khổ có cuộc đời trải qua nhiều sóng gió. Bà cụ xuất hiện bắt đầu là cái dáng "lọng khọng đi vào ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng" lại "vừa đi vừa húng hắng ho". Ta gặp lại cái dáng gầy gầy, còng còng vì sương gió cuộc đời của người bà quen thuộc ấy. Từ "lọng khọng" đầy sáng tạo và có sức gợi hình, gợi tả tạo lại trong ta một dáng hình ốm yếu, già nua, đáng thương. Lần tìm đến gia cảnh của người mẹ ấy, ta không khỏi ái ngại cho bà. Cái đói buộc bà và anh con trai phải bỏ xứ mà đi. Chồng và con gái đã chết. Giờ bà trở thành dân ngụ cư với cái nghèo xác xơ thảm hại. Cái được gọi là nhà thực ra là túp lều rách nát "nằm chung với những bụi cỏ dại mọc lốn nhổn" nhếch nhác. Nạn đói lại đang đe dọa từng ngày. Niềm tin hằng ngày chỉ trông chờ vào anh phu xe tên Tràng xấu xí thô kệch. Một cuộc đời như thế, giữa lúc này coi như là đã hết hi vọng. Kim Lân đã rất độc đáo khi lựa chọn thời điểm để bà cụ Tứ xuất hiện. Nếu Chí Phèo xuất hiện với tiếng chửi rửa của một nhân cách tha hoá vói cái chai rượu say mèm, cô Mị xinh đẹp xuất hiện trong góc nhìn buồn tẻ với những vật vô tri vô giác thì bà cụ Tứ xuất hiện khi Tràng đưa vợ về nhà vào một buổi chiều tờ mờ “tắt sáng”, sau một ngày làm việc mệt mỏi với tiếng “ho húng hắng” đầy ấn
  • 17. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá tượng. Trong vai một bà mẹ, ở người đàn bà đã xế tuổi ấy vẫn mang trong mình những phẩm chất, nhân cách tốt đẹp, đáng trân trọng và ngợi ca. Khái quát nhân vật:  Là một bà mẹ nghèo khổ, từng trải, sống cùng một người con trai, chồng và con gái đã mất do tai ương mà nạn đói đưa lại hậu quả.  Sức khoẻ không còn, già yếu, dáng đi "lọng khọng đi vào ngõ, vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng" lại "vừa đi vừa húng hắng ho"  Là một người mẹ già với tấm lòng nhân hậu, yêu thương con hết mực, một người đàn bà luôn đầy sự lạc quan và niềm tin yêu với tương lai phía trước.  Con người tận cùng đáy xã hội nhưng mang nhiều nét đẹp phẩm giá, nhân vật thể hiện rõ tư tưởng nhân văn của Kim Lân. Luận điểm khi phân tích nhân vật Bà cụ Tứ:  Luận điểm 1: Giới thiệu về nhân vật.  Luận điểm 2: Người mẹ bao dung, giàu lòng vị tha, sẵn sàng cưu mang người khác khi gặp hoàn cảnh khốn cùng  Luận điểm 3: Người mẹ nhân hậu, thương con vô bến bờ, lo lắng cho tương lai của con  Luận điểm 4: Người có niềm tin sâu sắc vào tương lai, luôn lạc quan, yêu đời. Luận điểm 2: Người mẹ bao dung, giàu lòng vị tha, sẵn sàng cưu mang người khác khi gặp hoàn cảnh khốn cùng - Cưu mang cuộc đời Thị như cách người con trai đã làm: bà không khinh rẻ hay tỏ ý khó chịu với Thị, mà ngược lại coi đó như là con đẻ của mình. - Dang rộng vòng tay ôm trọn lấy hai người con, 2 lần nước mắt rơi, người mẹ càng thể hiện rõ là một người bao dung với cuộc đời các con. Người mẹ tuy nghèo nhưng yêu thương con chân thành, bao dung với người gặp khó khăn. Không có mâm cỗ đón rước, chỉ có tấm lòng người mẹ, tuy đã chấp nhận người con dâu, và xem đó là duyên kiếp vợ chồng trong nạn đói, tuy nhiên bà cũng là người mẹ nông dân rất thực tế, bà biết năm nay thì đói to. Thương con thương dâu, nên bà khuyên bảo vợ chồng tràng lo làm ăn để cuộc sống khá khẩm hơn nhưng quan trọng hơn cả là phải yêu thương và hòa thuận “ cốt làm
  • 18. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi.” Có lẽ bà lo sợ cho cái chông chênh của cuộc hôn nhân chóng vánh khi hai người con của bà nên duyên chỉ qua hai lần gặp gỡ, và cũng hiểu rõ sức mạnh lớn lao của sự yêu thương hòa thuận “thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn” đó là nỗi lo, lời khuyên của người từng trải, và cũng là tấm lòng yêu thương của người mẹ đối với con mình. Luận điểm 3: Người mẹ nhân hậu, thương con vô bến bờ, lo lắng cho tương lai của con. Bà là người mẹ nhân hậu, thương con vô bến bờ, lo lắng cho tương lai của con. Những trang viết xúc động nhất của tác phẩm có lẽ gắn trọn với tâm trạng mừng lo lẫn lộn của bà cụ Tứ. Tấm lòng của một người mẹ thật nhân hậu và cũng thật đắng cay xa xót. Người đọc có thể nhìn thấy bóng dáng bao bà mẹ thương con đứt ruột trong nỗi lòng bà cụ Tứ. Những xung đột bi kịch được đẩy lên cao trào nhưng cũng được hoá giải phần nào bởi tình thương của người mẹ. Nước mắt mẹ đã lặng lẽ rơi xuống trong mặc cảm thân phận, trong nổi đau không lo nỗi hạnh phúc cho con mình. Bà tủi thân vì cho rằng mình chưa làm tròn bổn phận người mẹ: "chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nỗi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt... ". Bà khóc vì bà cảm thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm của một người mẹ. Vì người mẹ, nào chỉ sinh con ra, nuôi con lớn lên mà còn có trách nhiệm dựng vợ, gả chồng cho con. Rồi khi có cháu, mẹ lại trở thành bà để nuôi dạy cháu. Như vậy, trách nhiệm của người mẹ là trách nhiệm của cả một đời. Vì vậy, sự tủi thân của bà cụ Tứ cũng là điều dễ hiểu. Nước mắt của người già thật hiếm hoi, bởi họ đã khóc suốt cả cuộc đời rồi nhất lại là cuộc đời nhiều đắng cay như bà cụ Tứ. Ta lại chạnh lòng nhớ đến câu thơ Nguyễn Khuyến: "Tuổi già hạt lệ như sương Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan" Kỳ thực tâm trạng của bà nối dài theo câu chuyện cưới xin của Tràng mặc cho cái đám cưới ấy còn không không được xem là nghiêm túc với cuộc đời của hai người con. Bà lo lắng, hờn tủi, đến xót thương cho người con trai của mình, ân hận trách móc vì phận làm mẹ không lo nổi cho đứa con, cảm giác đau đứt thấu ruột gan khi bà mất đi đứa con gái máu mủ ruột rà. Cho nên, bà thương Thị một các chân thành, gõ tay lên mẹt ngỏ ý mời ngồi “Con ngồi đây”. Hình ảnh người mẹ một nắng hai sương ấy được khắc hoạ chân dung một cái khéo léo nhờ tài năng cầm bút, “ viết văn như làm nên cuộc đời” của Kim Lân. Bà tự hào vì nồi "chè khoán" mà thực ra là nồi cháo cám để đãi nàng dâu mới đã khiến người đọc cảm động đến ứa nước mắt vì tình cảm của người mẹ nghèo
  • 19. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá khổ ấy. Có lẽ tình thương con đã làm "ngon mọi sự" miếng cháo cám nghẹn đến bứ cổ ấy sao giây phút này nó lại sang trọng đến thế. Sự tồi tàn của bữa ăn trong tương phản niềm vui của họ. Họ đều "ăn rất ngon lành" và "vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn gia cảnh". Họ gắn bó nhau và yêu thương nhau hơn. Tràng trở nên ngoan ngoãn và nghe lời mẹ. "Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại hòa hợp thế". Tầm quan trọng của bữa ăn đầu thật rõ. Nhưng "tiệc cưới" kéo dài không lâu, mỗi người chi được hai lưng cháo "lõng bõng". Màn cuối của bữa hoàn toàn phủ phàng khiến mọi người nhớ đến thực tại khắc nghiệt. Cô dâu đón lấy bát ăn và "đưa lên mắt nhìn" rồi "hai con mắt thị tối lại" vì cảm nhận tận cùng cái cơ cực của cuộc sống mới. Nhưng thị đã "điềm nhiên và vào miệng". Hình ảnh ấy có thể nói là nỗi khổ đau của cả một dân tộc vào năm đói. Nhưng khổ đau ấy cũng đã bị xóa sạch đi bởi bà cụ Tứ luôn tươi tỉnh trù tính câu chuyện làm ăn, gắng hết sức để thắp lên cho hai con ngọn lửa của niềm tin, lạc quan yêu sống. Về điều này, Kim Lân khẳng định "Khi đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống". Tinh thần nhân bản của tác phẩm tỏa sáng ở đây. - Yêu thương Tràng và Thị, xem Thị như là một phần gia đình, mang sự hàm ơn đối với người “vợ nhặt” - Diễn biến tâm lý cảm xúc theo câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ, bà thương cho hai con nhưng cũng suy tính cho tương lai Luận điểm 4: Người có niềm tin sâu sắc vào tương lai, luôn lạc quan, yêu đời Bà là người có niềm tin sâu sắc vào tương lai, luôn lạc quan, yêu đời; điều này thể hiện rõ bởi sau khi anh cu Tràng có vợ, tâm trạng của bà cụ Tứ đổi thay tích cực: bà cùng con dâu thu dọn nhà cửa, sửa sang vườn tược như để "làm ăn có cơ khấm khá hơn" chào đón một cuộc sống đang mở ra ở phía trước. Bà nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, ngay cả trong thái độ cũng có những chuyển biễn tích cực hơn. Người đàn bà nhặt đã thổi một luồng sinh khí mới mẻ vào gia đình bà. Hơn ai cả, chính Tràng là người nhận ra sự khác biệt rõ nét ở mẹ mình: "Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhỏm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa". Phải chăng niềm tin cuộc sống đã thổi vào những con người năm đói một niềm tin mãnh liệt vào tương lai phía trước “ai giàu ba họ, ai khó ba đời”? “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại” – được xem là chi tiết ám ảnh nhất
  • 20. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá trong “Vợ nhặt” không chỉ ở câu chữ mà còn ẩn ý ở đằng sau đó. Kim Lân đã miêu tả một cách chân thực bữa cơm mà như tái hiện lại đất nước năm 1945: "Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rồi, và một đĩa muối ăn với cháo" nhưng tất cả đều ăn rất ngon, vui vẻ. Bà cụ Tứ vẫn tươi cười, chuyện trò rôm rả, thân mật với hai con. Bà lão nói "toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...''. Câu chuyện về "đàn gà" như một triết lý sống của bà và cũng là niềm tin vào cuộc sống tương lai của đôi vợ chồng son. Bà tin rằng “nuôi lấy đôi gà ngoảnh đi ngoảnh lại chẳng mấy chốc có ngay đàn gà cho mà xem". Đó là niềm tin vào sự sinh sôi nảy nở không ngừng, tin vào sự sinh sôi lấn át sự hủy diệt, sự sống sẽ lấn át cái chết. Bởi "Chớ than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc còn chồi nảy cây" (ca dao). Trong thâm tâm người đàn bà ấy tin rằng, mai sau vợ chồng Tràng cũng sẽ vượt qua được những cửa ải khó khăn mà nhất là nạn đói lúc này, sẽ sinh con đàn cháu đống để vươn đến tương lai của ngày mai. Giữa nạn đói thê thảm không dấu hiệu ngừng này, niềm tin mãnh liệt vào tương lai như bà cụ Tú thật khó tìm ở bất kì con người nào. Quả đúng như triết lý mà Nguyên Khải đã nói trong truyện ngắn "Mùa lạc": "Sự sống nảy mầm từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ những hi sinh và gian khổ. Ở đời này không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều cốt yếu là có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy hay không". Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ.pdf Haizzz… Học chán, nhưng còn người vợ nhặt nữa, nốt lẹ rồi đi ngủ bạn yêu eei.
  • 21. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá 3. Nhân vật người vợ nhặt – Thị Đoạn giới thiệu về nhân vật Thị: Trong cái phông nền u ám của nạn đói khủng khiếp năm 1945, Kim Lân đã lách sâu ngòi bút của mình và cuộc sống của những người nông dân nghèo khổ để khám phá, tìm tòi và sáng tạo ra những điểm mới mẻ. Đó là vẻ đẹp, là tình người, của niềm tin và khát khao sống mãnh liệt, tiêu biểu ở đó là nhân vật Thị. Khát vọng ấy, ta thấy rõ qua từng nét bút của Kim Lân, như một mũi dao đâm sâu trong trái tim người đọc để lại một tình thương mến đối với người vợ nhặt không tên này. Cũng bởi vì “nhân vật là linh hồn của tác phẩm”, tác giả sáng tạo ra nhân vật như một các để tái tạo cuộc sống, gửi gắm niềm tin, ý tưởng, ngay cả thông điệp cuộc sống vào họ. Nói như Betcht : “Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”, thông qua nhật vật người vợ nhặt, tinh thần của câu chuyện được rõ nét hơn bao giờ hết. Trước hết, Thị chính là nạn nhân của đói nghèo, cơ cực, với kiếp sống chìm nổi lênh bênh. Xuất hiện như một điểm chấm bất ngờ của Kim Lân, thị ta xuất hiện không có danh nghĩa: là một người phụ nữ không tên, không tuổi, không quê hương, không quá khứ… Không phải Kim Lân nghèo tới độ không đặt cho thị một cái tên, mà bởi thị là cánh bèo trôi nổi trong nạn đói, là người đàn bà vô danh, là nhân vật đại diện cho rất nhiều nhiều mảnh đời khác như thế trong nạn đói kinh khủng khiếp này. Từ đầu cho đến cuối tác phẩm, nhân vật này chỉ được gọi bằng những cái tên của người dân quê hay gọi, là “cô ả”, “thị”, “người đàn bà”, “nàng dâu mới”, “nhà tôi”,….. Cái đói không chỉ tước đi của Thị thân phận, mà còn nhẫn tâm phá hoại đi ngoại hình của Thị. Điều đó ta được thấy rõ ở cái nhìn của Tràng, lần đầu tiên hai người gặp nhau, thị mới chỉ mới gầy yếu xanh xao “ ngồi vêu trước cửa kho thóc Liên Đoàn”, vậy mà mới chỉ đói rách có vài hôm, hôm nay gặp lại thị đã “ rách tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.” Chả trách anh cu Tràng ngờ nghệch lại chẳng nhận ra. Số phận bất hạnh, đáng thương:  Thị là người nông dân lao động nghèo khổ bi nạn đói xô đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng,phải xa gđ bươn chải kiếm ăn nơi bãi chợ bằng nghề làm thuê làm mướn hoặc nhặt hạt rơi hạt vãi. Số phận đáng thương được cảm
  • 22. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá nhận qua cách đặt tên rất đạc biệt. Kim Lân gọi nhận vật là Thị, là người vợ nhặt, là người đàn bà ‘thật rẻ rúng’.  Cái đói sự bươn chải giữa cuộc sống mưu sinh đã để lại dấu tích trên ngoại hình và tính cách cảu thị, thị gầy sọp đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy 2 con mắt, “ áo quần tả tơi”. Vài nét vẽ tiêu biểu, Kim Lân giúp người đọc hình dung 1 dung nhan tàn tạ, tiền tuỵ, xơ xác. Cái đói đã lấy đi nhan sắc của người phụ nữ, huỷ hoại dung mạo khiến Thị chịu nhiều thua thiệt.  Hoàn cảnh sống khốn cùng vất vả lấy đi của Thị vẻ dịu dàng, nữ tính của người phụ nữ, làm Thị tha hoá, trở nên sấn sổ, trơ trẽn không biết xấu hổ, không lòng tự trọng. Khi Tràng đùa cọt cho đỡ mệt, Thị quên hết sĩ diện, lon ton chạy ra đẩy xe bò cho Tràng, mắt cười tít. Thị sầm sập chạy đến nói với Tràng với lời chua chát, với bộ mặt sưng sỉa “ điêu,người thế mà điêu”. Khi được mời ăn, Thị 2 con mắt trũng hoáy bỗng sáng lên, đon đả xà xuống ăn 1 chặp 4 bát không kịp thở. Dường như cái đói làm con người thị nhỏ đi. Ngòi bút Kim Lân đã miêu tả sự trỗi dậy của bản năng sự tha hoá của con người với tấm lòng đầy thương xót, cảm thông thấu hiểu. Hoàn cảnh khốn cùng khiến cho Thị quên đi lòng tự trọng chấp nhận theo không 1 người đàn ông không quen biết về làm vợ, không cần lễ nghi cưới xin. Hình ảnh cô dâu về nhà chồng thật đáng thương.Trong bóng chiều chạng vạng, trong không khí chết chóc, Thị lặng lẽ đi bên Tràng với chiếc nón rách tàng che nghiêng, với thúng con và vì thứ lặt vặt mà không họ mặc quan viên, không làng trên xóm dưới .Thân phận vợ nhặt như bèo bột như rơm cái.  Nạn đói đã ấy đi của thị gần như tất cả: gia đình, nhan sắc, nữ tính, lòng tự trọng, danh tính, tên gọi, viết về số phận bất hạnh của Thị, Kim Lân đã lựa chọn vài chi tiết thật đắt giá, bộc lộ tấm lòng cảm thông, thấu hiểu sâu sắc. Phẩm chất tốt đẹp Thị là người có ý thức về thân phận : Kim Lân phân tích sâu săc diễn biến tâm lí nhân vật 1 cách tinh vi để phát hiện nhân phẩm ở những người khôn khổ. Dẫu là vợ theo, dẫu là thân phận bèo bọt như cỏ rác nhưng người phụ nữ đã ý thức rất rõ về thân phận mình khi thành vợ, cô gái rách rưới đã trở lại nghiên trang kin đáo “ Nón che nửa mặt”, và đầy ý tứ qua cử chỉ, ngồi mớm ở mép giường .Cô dâu mới không khỏi chảnh lòng về cái rẻ rúng của con người mình. Nhà văn đã nhìn ra sự xúc động, thất vọng thầm kín của cô gái trước gia cảnh nhà chồng. “ Cô nén một tiếng thở dài”, “cười nhạt nhẽo”, “khuôn mặt bần thần”.
  • 23. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá Khát vọng cuộc sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. ‘‘đặt trong bối cảnh nạn đói hoành hành sự sống mong manh bị đe doạ’’  Để tồn tại để được sống, Thị phải bươn chải trước bãi chợ để kiếm việc làm,để nhặt hạt rơi hạt vãi.  Để không bị cái đói cuốn xuống vực thẳm, để tìm cơ may sống sót và niền khao khát tổ ấm gia đình, đã khiến thị bỏ qua mặc cảm về sĩ diện, vượt lên trên cả lòng tự ái, tự trọng để chấp nhận theo không một người đàn ông mới gặp, chấp nhận thân phận vợ nhặt. Giữa những ngày đói, người đàn bà đáng thương đã tìm cho mình 1 cách giải quyết thoát cái chết - đó là biểu hiện khát vọng sống.  Vì sự sống thị đã chấp nhận thực tế phũ phàng của gia cảnh nhà chồng cùng mẹ con Tràng xây dựng tổ ấm. Với thiên chức của người đàn bà trong gia đình, dẫu chỉ là chút hạnh phúc nhỏ nhoi giữa dòng đời tăm tối chết chóc, người vợ mới đã toả ánh sáng sưởi ấm cho cái gia đình khốn khổ của mẹ con Tràng. Người đàn bà xuất hiện, tất cả đều đổi mới, nhà cửa, vườn tược được quét dọn sạch sẽ gọn gàng, quần áo phơi khô, ang nước đầy ắp…Một âm thanh mới vang lên từ tay người vợ “tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt”. Đó là âm thanh rất đỗi bình dị những chan chứa hạnh phúc đời thường đem lại cảm giác bình yên cho từng thành viên trong gia đình.  Trong căn lều tăm tối lâu nay, ngọn đèn được thắp sáng và ánh nắng buổi sáng mai sáng loá. Hơn thế, người vợ đã mang lại tình cảm rung động tình tứ tưởng không bao giờ có cho Tràng. Cô trả lại tiếng cuời cho Tràng…Sự có mặt của người con dâu mới đã làm bừng thức ước mơ hạnh phúc trong cõi lòng khô héo của người mẹ già còm cõi.  Vượt qua cảnh ngộ rẻ rúng, người vợ nhặt đã thay đổi tính cách trở thành người vợ, nàng dâu hiền hậu, nết na, đàng hoàng. Ngòi bút Kim Lân đã chăm chú dõi theo những biến đổi trong tâm hồn, tính cách của người vợ nhặt. Không còn vẻ chỏng lỏn, chao chát như trước, người phụ nữ khi thành vợ, thành dâu trở nên nết na, hạnh phúc đã thức tỉnh phần tâm hồn vốn bị chìm lấp bởi cuộc sống nghèo khổ túng quấn.Trước ánh mắt tò mò ngạc nhiên của dân xóm ngụ cư, người vợ bồng đầy nữ tính: Thị rón rén e thẹn ngượng ngùng chân nọ bước díu vào cả chân kia ,phù hợp với tâm lí cô dâu về nhà chồng. Trong lần gặp gỡ đầu tiên với bà cụ Tứ, người vợ nhặt thể hiện sự lễ phép, ý tứ “thị cúi mặt xuống ,tay vân vê tà áo”. Buổi sáng đầu tiên về nhà chồng, người vợ ý tứ dậy sớm để thu dọn, quét tước. Đó là ý thức trách nhiệm với gia đình, ý thức vun vét hạnh phúc cho gia đình. Trong bữa cơm, những tiếng vâng dạ, những cách xưng hô vừa mộc mạc, thân tình vừa thấm đượm tình cảm trìu mến: “tiếng gì đây vậy nhỉ”
  • 24. Tài liệu lưu hành nội bộ Cố nhá “sao nhà biết”. Thị vẫn giứ thái độ bình thản khi miếng cám đắng chát nghẹn ứ trong cổ họng vì không muốn làm mẹ buồn lòng, không muốn phá vỡ không khí vui vẻ mà mẹ đã cố gắng tạo dựng. Đó là sự ý tứ thông minh và tấm lòng của nàng dâu mới dành cho mẹ chồng. Thị còn có 1 sự nhìn nhận tiến bộ về cách mạng, về sự bất công của xã hội. Thái độ lạ lẫm của thị khi nghe tiếng trống thúc thuế: “Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à”. Đã thể hiện sự nhận thức của thị về cuộc sống thuế khoá nặng nề. Thông qua nhân vật người vợ, Kim Lân đã phải lánh sư tự nhận thức, trưởng thành trong nhận thức về cách mạng của người nông dân. Đánh giá người vợ nhặt  Người vợ nhặt có số phận bất hạnh đau thương nhưng sáng ngời phẩm chất tốt đẹp của người lao động.  Nhân vật giúp Kim Lân phải lánh số phận, thân phận của những con người nghèo khổ, bị rẻ rúng trong xã hội cũ. Nạn đói đã cướp đi của Thị gần như tất cả danh tính, gia đình, ngoại hình, tính cách…Qua đó tác giả bày tỏ niềm xót xa, cảm thông sâu săc đối với nhân vật và kết án gay gắt tội ác của xã hội đương thời. Đồng thời, Kim Lân tin thời gian và phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, đặc biệt là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc .  Qua nhân vật, ta thấy tài năng xây dựng tình huống truyện đã góp phần khắc hoạ rõ tính cách nhân vật, thể hiện ngòi bút miêu tả nhân vật tinh tế, sinh động, chân thực Kim Lân đã lựa chọn nhiều chi tiết đặc sắc để khắc hoạ chân dung người vợ từ ngoại hình diện mạo đến ngôn từ, hành động tâm lí. Đặc biệt nhà văn đã miêu tả trong đối sánh khác biệt của người đàn bà trước và sau khi làm vợ Tràng. Qua đó ,thấy được khát vọng sống, sức mạnh của hạnh phúc con người.  H/ả người vợ được miêu tả từ những điểm nhìn của Tràng ,bà cụ Tứ và người trần thuật ..Nhờ đó, hiện lên trên trang viêt một cách trọn vẹn. NHÂN VẬT THỊ.pdf