SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ
TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX
2.1. Giới thuyết về thể loại
2.1.1. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện
Trong khi tiểu thuyết tự truyện được bàn luận nhiều ở phương Tây, thì ở Việt
Nam, các nhà nghiên cứu còn khá thận trọng khi xác định tên gọi cho thể tiểu thuyết
này. Tính cho đến nay, mặc dù tiểu thuyết tự truyện chưa tạo thành một dòng riêng
biệt nhưng tính tự truyện cũng đã xuất hiện trong rất nhiều tiểu thuyết, vì phần lớn
tiểu thuyết giàu chất tự truyện thường các nhà văn lấy chất liệu từ chính một phần
trong đoạn đời của mình. Và trong tác phẩm đôi khi đó là cả một sự “hóa thân trọn
vẹn” của tác giả nhưng nhân vật trung tâm vẫn được “ngụy trang” trong lớp vỏ tiểu
thuyết. Hay nói cách khác, tự truyện chỉ là yếu tố xâm nhập vào cấu trúc tiểu thuyết
và dù sự trải nghiệm của cái tôi cá nhân tác giả chiếm trọn trong tác phẩm nhưng nó
vẫn bị chất tiểu thuyết làm mờ nhòe.
Sử dụng thuật ngữ Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong luận án này, chúng
tôi muốn cụ thể hóa những tác phẩm mà ở đó tác giả sử dụng chất liệu tự truyện để
hư cấu thành tiểu thuyết, trong đó bao gồm cả các tác phẩm tiểu thuyết có khuynh
hướng tự truyện, tiểu thuyết có bóng dáng tự truyện, tính chất tự truyện trong tiểu
thuyết. Trong các tiểu thuyết này, hầu như các tác giả đều chọn lựa thể loại hư cấu là
tiểu thuyết để “viết lại” câu chuyện đời mình. Nhưng trong quá trình sáng tạo, mỗi
một nhà văn đều có một phương cách xử lý chất liệu sự thật đời mình theo những
cách thức riêng. Theo chúng tôi, trong văn học Việt Nam, các nhà văn chọn lựa hai
cách thức sau:
1- Hư cấu hóa tiểu sử đời mình thành tiểu thuyết. Những tác phẩm thuộc dạng
này thường có cốt truyện khá tương khớp với lai lịch cuộc đời tác giả như: Những
ngày thơ ấu, Chiếc cáng xanh, Sống nhờ, Mực mài nước mắt, Dã tràng,
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Người về đầu non, Miền thơ ấu, Chuyện kể năm 2000, Thượng đế thì cười, Một mình
một ngựa, Gia đình bé mọn… Ở những tác phẩm này, người đọc trong chừng mực
nào đó có thể nhận ra được bức chân dung tinh thần tác giả tương đối hoàn chỉnh
thông qua nhân vật chính trong tác phẩm. Các tác phẩm thuộc dạng này tuy có sự pha
trộn giữa sự thật và hư cấu, nhưng tỷ lệ sự thật có phần trội hơn hẳn, chất tự thuật
hiện lên trong tác phẩm đậm đặc, đôi lúc dễ tạo nên sự nhầm lẫn giữa tự truyện và
tiểu thuyết có tính chất tự truyện (như trường hợp Những ngày thơ ấu , Sống nhờ,
Mực mài nước mắt...)
Có thể đối chiếu mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu thông qua bảng so sánh
tác phẩm cụ thể sau:
Tác phẩm Mực mài nước mắt
Tác giả Lan Khai Nhân vật chính trong tác phẩm
- Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình - Nhân vật chính: văn sỹ Khải
Khải
- Quê quán: Vĩnh Lộc, Chiêm Hóa, - Quê quán: Vùng cao Tuyên Quang
Tuyên Quang
- Xuất thân trong một gia đình Nho - Có bố là một nhà Nho kiêm lương y
học kiêm lương y
- Vợ tên là Hà Thị Minh Kim
- Lan Khai khởi nghiệp văn chương - Khải khởi nghiệp văn chương tại
tại quê nhà, nhưng sau đó ông quyết mảnh đất quê nhà sau đó chuyển xuống
định đưa vợ con rời quê đến Hà Nội để Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Trong
sinh sống bằng nghề viết văn, viết báo. khoảng thời gian sống ở Hà Nội, dù rằng
Ở Hà Nội một thời gian, ông lại đưa vợ anh được nổi danh, tác phẩm được công
con về lại quê nhà. Theo như lời kể của chúng đón nhận nồng nhiệt nhưng cuộc
Lan Phương (con nhà văn Lan Khai) thì: sống vẫn chật vật, nghèo đói. Phần vì do
“Gia đình tôi đã sống tại căn nhà nhỏ lao khổ bút nghiên nặng nhọc nên anh
phố Châu Long ấy mãi cho đến đầu năm đổ bệnh hen suyễn, sức khỏe suy giảm,
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tác giả Lan Khai Nhân vật chính trong tác phẩm
1943 thì cha tôi trả lại chủ nhân nó rồi từ gia đình lâm cảnh khốn khó, túng bấn
biệt cái nơi ngàn năm văn hiến để trở lại nên văn sĩ Khải quyết định đưa cả gia
rừng núi Tuyên Quang, nơi ông nội tôi đình quay trở lại quê nhà ở Tuyên
đang ngày đêm mong đợi gia đình sum Quang. Về trên này anh vẫn dành thời
họp. Lúc này, đất nước sắp có sự biến gian viết và duy trì cộng tác cũng như
động lớn, cha tôi cũng rất lo cho sự an các mối quan hệ với bạn văn gạo cội ở
toàn của ông nội tôi vì cụ đã nhiều tuổi, Hà Nội dưới sự trợ bút đắc lực của
lại luôn đau ốm, không có người thân bên người vợ.
cạnh, nếu có mệnh hệ gì, cha tôi sẽ ân
hận suốt đời. Như vậy là, thời gian gia
đình tôi về sống ở Hà Nội được tất cả
chừng mười năm (từ 1933 - 1943)” [110].
2- Hư cấu hóa một vài chi tiết về tiểu sử đời mình thành tiểu thuyết: Bốc đồng,
Sống mòn, Bếp lửa, Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay, Tôi nhìn tôi trên vách,
Vòng tay học trò, Tuổi thơ dữ dội, Thời xa vắng, Nỗi buồn chiến tranh… Ở những
tác phẩm này, mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật chính trong tác phẩm được “ngụy
trang” khá kín đáo nên người đọc nếu không tinh
ý sẽ khó có thể nhận ra được bóng dáng con người tác giả qua nhân vật chính trong
tác phẩm. Vì, các tác phẩm này thường không trần thuật ở ngôi thứ nhất, và nếu có
trần thuật ở ngôi thứ nhất thì tên nhân vật cũng được tác giả đặt lại
(Tôi nhìn tôi trên vách). Ngay cả những sự việc từng diễn ra trong đời tác giả cũng
được sắp xếp rời rạc, thậm chí có sự xáo trộn đáng kể (như trường hợp của Nỗi buồn
chiến tranh).
Có thể đối chiếu mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật chính trong tác phẩm
cụ thể qua bảng so sánh sau:
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hoa bươm bướm của Võ Hồng
Tác giả Võ Hồng Nhân vật chính trong tác phẩm
- Tên thật: Võ Hồng - Sinh ngày 5 - Cuộc đời Luân “Bắt đầu từ một
tháng 5 năm 1921 tại làng Ngân Sơn - thôn xóm hiền lành có con sông, có bãi
một làng quê nghèo thuộc xã An cát, có những người dân quanh năm đổ
Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. mồ hôi… Tôi thương yêu cái xóm nhỏ
- Thuở nhỏ, Võ Hồng theo học của tôi, con đò bằng nan tre chèo qua trường làng
Ngân Sơn, trường phủ Tuy lại trên dòng sông, những người láng An, trường huyện
Sông Cầu, sau đó giềng nghèo nàn. Tôi thương yêu
học trường trung học Quy Nhơn. những đứa trẻ chăn bò vốn là bạn chơi
- Năm 1940, ông đậu bằng thành- đáo chơi bi” [47, tr. 175 - 200]
chung, ra Hà Nội học tú tài. Năm 1943, - Luân là “học sinh miền Nam ra Hà
chiến tranh diễn ra ác liệt, ông đành Nội trọ học” từ năm 1940.
gác lại chuyện học, rời Hà Nội về lại - Những ngày Nhật khởi đánh Đông
quê nhà. Năm 1945, ông lên Ðà Lạt giữ Dương, Luân lên tàu về lại quê nhà,
chức bí thư tòa Tổng Ðốc bốn tỉnh cực sau đó lên Đà Lạt làm ở Tòa Tổng đốc.
Nam Trung Việt thời nội các Trần - Trong những ngày Nhật - Pháp
Trọng Kim, sau đó ông trở lại Tuy Hòa đánh nhau, Chính phủ Trần Trọng Kim
dạy học. Ông làm hiệu trưởng một thất thủ, Luân cùng với người yêu của
trường trung học thời kháng chiến. mình rời Đà Lạt, chạy về vùng Phan
Năm 1954, ông vào định cư hẳn ở Nha Rang, sau đó nhờ sự giúp đỡ của Mai
Trang và dạy học tại các trường trung Trang, Luân và người yêu mới được
học Lê Quý Ðôn và Bồ Ðề. Ðầu thập trở lại quê nhà một cách an toàn.
niên 1970, ông được cử làm hội viên
Hội đồng Văn hóa giáo dục.
Trên cơ sở những cách thức mà nhà văn chọn lựa để hư cấu hóa cuộc đời mình
thành tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy để nhận diện được đâu là một tiểu thuyết có
tính chất tự truyện cần dựa trên những tiêu chí sau:
- Người kể chuyện - nhân vật chính - tác giả có mối tương quan chặt chẽ
(mặc dù trong tác phẩm có thể trần thuật ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba).
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Trong tác phẩm, tiểu sử cuộc đời và những trải nghiệm của cá nhân nhà văn
hiện lên rõ nét.
- Tính hồi thuật thể hiện khá rõ thông qua cái nhìn hồi cố. Cho nên, trong tiểu
thuyết có tính chất tự truyện thường khai thác triệt để cốt truyện tâm lý và dòng ý
thức.
2.1.2. Quan niệm về tự truyện
Theo một số tài liệu nghiên cứu về tự truyện của các nhà khoa học, tác phẩm tự
truyện đầu tiên bắt đầu xuất hiện từ thời cận đại ở Âu Tây. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ
XVIII danh từ tự truyện (autobiography) mới chính thức được sử dụng. Theo một số định
nghĩa đầu tiên về tự truyện, đó là “câu chuyện cuộc đời của chính cá nhân đó kể lại” hoặc
“là tiểu sử của một người do chính người đó chép lại” (Authony Trollope (1968), An
autobiography, Oxford University, London). Theo Gusdorf, “Hành động viết tự truyện
là chứng thực một cách thức tồn tại mới của con người giữa đồng loại, trong thế giới và
trước Thượng Đế. Đó không chỉ là tự kể lại theo phong cách truyền kỳ, mà là thấu hiểu
và thậm chí xây dựng mình. Cuộc khám phá một địa hạt nội tâm mới, là cái tôi và những
khía cạnh khác nhau của nó, không chỉ thể hiện một thực tế tiềm ẩn, đã hiện tồn, đang
trong tình trạng chờ đợi” [113 tr.108]. Tuy nhiên, để có được một định nghĩa khá đầy
đặn về tự truyện phải đợi đến khi Hiệp ước tự thuật
(1975) của Philippe Lejeune ra đời. Trong hiệp ước này, Philippe Lejeune định nghĩa:
“Tự truyện là một thể loại tự sự tái hiện dĩ vãng, trong đó một con người có thật kể lại
cuộc đời của chính mình, nhấn mạnh về đời sống riêng tư, đặc biệt là về mặt lịch sử hình
thành nhân cách” [162]. Hiệp ước tự thuật của Philippe Lejeune đã tìm ra được những
nét khu biệt của thể tự truyện với những thể loại khác. Philippe Lejeune cho rằng trong
một tác phẩm tự truyện có sự đồng nhất giữa tác giả - người kể chuyện và nhân vật, vì
thế mà trong tự truyện thường chọn ngôi thứ nhất “tôi” để trần thuật lại cuộc đời của
chính “tôi” chứ không phải của ai khác ngoài “tôi”. Chính vì vậy, việc lần dò để tìm ra
dấu vết tự truyện cần phải dựa vào những qui ước của nó:
1. Hình thức: chuyện được kể bằng văn xuôi.
2. Trong một tác phẩm tự truyện: kể lại cuộc đời của một cá nhân hay lịch sử
hình thành nhân cách.
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3. Mối quan hệ giữa tác giả và người kể chuyện: duy chỉ là một. Hay nói cách
khác, người kể chuyện và tác giả là đồng nhất, người kể chuyện = nhân vật = nguyên
mẫu cuộc đời tác giả.
4. Trong tự truyện, thường diễn ra một “hợp đồng ngầm” giữa tác giả -
người kể chuyện và công chúng độc giả: Tôi chính là nhân vật trong tác phẩm - Tôi
cam đoan đây hoàn toàn là kể lại sự thật của chính đời tôi - Tôi chịu trách nhiệm về
sự thật ấy.
Dần về sau, khi tự truyện được phát triển rộng rãi và trở thành một thể loại
không thể thiếu trong đời sống văn học, Hiệp ước tự thuật của Philippe Lejeune mang
tính qui phạm gần như không còn đủ sức dung chứa, lí giải hết sự đa dạng và phong
phú của thể loại, vì thể tự truyện có đời sống riêng và vận động, biến đổi theo từng
giai đoạn phát triển của văn học, nên định nghĩa về tự truyện cũng được “nới rộng
biên độ” cách hiểu. Theo Jerome Hamilton Buckley trong Chiếc chìa khóa đang xoay:
tự truyện và động lực chủ thể tính từ 1800 (1984) thì: một tự truyện “lý tưởng” là “tác
phẩm mang cái nhìn hồi cố về một đoạn đời và nhân cách của tác giả, mà trong đó
những sự kiện không đậm nét bằng tính thành thực và tính sâu sắc của những trải
nghiệm đó. Nó mô tả cuộc hành trình tự khám phá lại mình, một hành trình suốt đời,
bị xáo trộn bởi những lầm đường lạc hướng liên tục và thậm chí là những khủng
hoảng về bản sắc cá nhân, nhưng ít nhất cũng đạt đến một cảm thức về góc nhìn
(perspective) và sự hội nhập (integration) [...]. Nó thể hiện tính chất đơn nhất và bí
ẩn của cái tôi hay của linh hồn, như là một thực thể riêng rẽ và như là một thực thể
giữa nhân loại. Và với tư cách là một tác phẩm văn học thì nó đạt đến tính chất toàn
thể (wholeness). Song nó không bao giờ hoàn thành bởi lẽ chính cuộc đời tác giả vẫn
cần phải tiếp tục tiến triển” [161].
Từ điển Văn học Pháp từ A đến Z định nghĩa: “Tự truyện là một thể loại văn
học mà ở đó tác giả viết lại một câu chuyện về chính cuộc đời mình” [98, tr.35]. Từ
điển văn học của Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá
(đồng chủ biên) định nghĩa tự truyện là “một thể loại văn học trong đó tác giả kể
chuyện về cuộc đời mình. Nhân vật chính của truyện chính là tác giả” [93, tr.35]. Còn
Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán (đồng chủ biên) định nghĩa: “tự
36
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
truyện là một tác phẩm văn học thuộc loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình”
[34, tr.389]. Và nếu như bản tự thuật về lịch sử, lí lịch của nhà văn yêu cầu trình bày
một cách súc tích những sự kiện xảy ra trong cuộc đời nhà văn thì tự truyện lại yêu
cầu nhà văn tái hiện đoạn đời đã qua của mình trong tính toàn vẹn.
Từ những định nghĩa trên có thể thấy điểm đáng lưu ý trong quan điểm của
các tác giả là: đều công nhận tự truyện là một thể loại văn học, trong đó, chất liệu làm
nên tác phẩm chính là từ cuộc đời tác giả. Trong tự truyện, yêu cầu nhà văn tái hiện
đoạn đời đã qua của mình trong tính “toàn vẹn, cụ thể”. Nhà văn viết tự truyện như
là sự tự thú thành thật về những quãng đời đã qua của chính bản thân mình trước công
chúng độc giả. Vì thế, câu chuyện đời tư nhà văn chính là chất liệu cơ bản để làm nên
thế giới nghệ thuật trong tác phẩm tự truyện. Mỗi trang viết tự truyện phải chăng là
hành trình đi tìm cái “tôi” trong tôi của từng nhà văn?
2.1.3. Quan niệm về tiểu thuyết tự truyện
Trong cuộc Hội thảo về tiểu thuyết, tại trường Đại học Strasbourg (1970), đã
có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề vai trò và con đường phát triển của tiểu thuyết
tự truyện trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết. Rất nhiều tham luận cho rằng sự
dung hợp và xâm nhập giữa tiểu thuyết và tự truyện đã mở ra một hướng phát triển
đầy hứa hẹn ở tương lai cho thể loại tiểu thuyết. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều
ý kiến trái chiều, có nhiều tác giả không đồng tình với việc đưa yếu tố tự truyện vào
trong một tác phẩm tiểu thuyết và không thể đổi mới tiểu thuyết bằng con đường tự
thuật (tự truyện): “Nhà tiểu thuyết làm sao tránh khỏi lúng túng khi kể về bản thân
mình, vì nếu kể trung thực thì không phải là tiểu thuyết, chừng nào không xây dựng
lại thì không có tiểu thuyết thực sự, mà nếu xây dựng lại thì còn đâu là tính trung thực
của tự thuật” [154, tr.130]. Đồng quan điểm này, Raymond thẳng thắn trình bày: “Đối
với tôi, những biến cố của đời tôi một khi đã đi vào ngôn ngữ, chúng trở thành sản
phẩm tiểu thuyết. Mallarmé đã nói rõ điều này: Tất cả những gì ta viết ra đều là tiểu
thuyết. Vậy nên câu trả lời của tôi thật đơn giản: tôi viết tiểu thuyết, ngay cả khi cái
tiểu thuyết ấy có vẻ như kể lại đời tô i - có thật hay tưởng tượng” [98, tr.40]. Trong
hội thảo Autofiction & Cie (tiểu
37
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thuyết tự truyện và đồng loại) tổ chức tại Đại học Nanterre (1992), trong bài tham
luận Tiểu thuyết tự truyện: một thể loại tồi? (L‟Autofiction: un mauvais genre?),
Jacques Lecarme khẳng định: tiểu thuyết tự truyện (tự truyện hư cấu) là “truyện trong
đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với
nhau, còn tên gọi thì chứng tỏ đó là tiểu thuyết” [20, tr.35]. Thomas Stearns Eliot lại
cho rằng: “Sự tiến bộ của nghệ sĩ là sự từ bỏ không ngừng bản thân mình, là sự giảm
thiểu không ngừng yếu tố cá nhân” [98, tr.40]. Tuy nhiên, lao động nghệ thuật là cả
một quá trình sáng tạo. Đặc biệt với thể loại tiểu thuyết, do được xây dựng trong một
khu vực tiếp xúc với những sự kiện đang diễn biến trong hiện tại nên nó có thể “bước
qua mọi ranh giới” (chữ dùng của M. Bakhtin) của văn học nghệ thuật để thâm nhập
vào thể loại tự truyện là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và chuyện một tiểu thuyết nào
đấy in hình “cái tôi” của chính tác giả cũng không hẳn là điều quá xa lạ, người đọc
vẫn có thể bắt gặp đâu đó trong tiểu thuyết ở mức độ đậm nhạt khác nhau dấu ấn con
người cá nhân tác giả, mặc dù nhà văn hoàn toàn không có ý định đưa mình vào tác
phẩm, nhưng họ vẫn để lại dấu ấn đời mình thông qua tác phẩm và đấy chính là nét
riêng, độc đáo trong phong cách sáng tác của từng nhà văn. Vì “Mọi tác phẩm nghiêm
túc suy đến cùng đều là có tính chất tự truyện, một người nếu muốn sáng tạo một cái
gì chân thực và có giá trị thì phải sử dụng kinh nghiệm và tài liệu trong cuộc sống của
mình” [82]. Trong tiểu loại tiểu thuyết này một mặt nó sử dụng kỹ thuật hư cấu, mặt
khác nó cũng kết hợp với yếu tố tự thuật để tạo nên thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết.
Theo như Pierre Alexandre, tiểu thuyết tự truyện (tự sự hư cấu) là chuyện riêng tư,
trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, còn văn bản và/ hay chung quanh
văn bản thì chứng tỏ đó là hư cấu” [20, tr.35].
Có thể nói, tiểu thuyết tự truyện là những hư cấu nghệ thuật dựa trên phần nền
tiểu sử của chính cuộc đời tác giả. Những chi tiết từ cuộc đời tác giả đều trở thành
chất liệu để làm nên tác phẩm tiểu thuyết. Tuy nhiên, những chi tiết từ cuộc đời tác
giả hoàn toàn được hư cấu hóa, sắp xếp trở lại theo một dụng ý sáng tạo của tác giả
nhằm tạo nên độ gián cách nhất định trong tác phẩm.
38
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.4. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong mối quan hệ với các thể loại tương cận
2.1.4.1. Mối quan hệ với hồi ký và nhật ký
Đều là những thể loại gắn với câu chuyện đời tư, đều là những thể loại lý tưởng
có khả năng “cấp chứng chỉ” để tả lại chân thật nhất những kinh nghiệm của thời đại,
nhưng nếu như thể nhật kí thường gắn liền với thời gian mang tính thời sự, được thực
hiện dưới dạng ghi chép những diễn biến sự việc diễn ra hàng ngày, có đánh số ngày
tháng cụ thể thì tiểu thuyết có tính chất tự truyện và hồi kí thường tác giả ngược dòng
thời gian, tìm về quá khứ - kể lại những biến cố đã xảy ra trong đời mình. Nhật kí thường
mang tính độc thoại, viết cho riêng mình, còn hồi kí và tiểu thuyết có tính chất tự truyện,
người viết nhằm hướng đến giãi bày, trao gửi với người khác. Tuy nhiên, giữa tiểu thuyết
có tính chất tự truyện và hồi kí lại có địa hạt phân định tương đối rõ rệt. Bởi, xét trên trục
hệ thống thể loại văn học, bản chất của kí là ghi chép, đòi hỏi có sự chính xác về các sự
kiện và đánh giá một cách khách quan của người viết. Những yếu tố hư cấu, nếu có, chỉ
mang chức năng tựa như chất phụ gia để hỗ trợ cho những sự kiện khách quan. Còn bản
chất của tiểu thuyết mang tính hư cấu để tạo nên những hình tượng văn học hoàn chỉnh.
Hơn nữa, hồi kí thường cần có độ lùi thời gian “đủ để đong đầy” miền kí ức nên thường
không tồn tại một cái tôi trong hiện tại. Ngược lại, trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện
thường tồn tại một cái tôi trong hiện tại ngoái nhìn về quá khứ như một hành trình tìm
lại chính mình.
Theo Đỗ Đức Hiểu, “Hồi ký có thể chỉ ghi lại những sự kiện về một thời kì lịch
sử, mà tác giả không phải là nhân vật chính” [93, tr.196]. Còn tiểu thuyết có tính chất tự
truyện kể chuyện của cái “tôi” tác giả và nó không phải một tập hợp những kỷ niệm tản
mạn, mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết. Như vậy có thể thấy, là câu chuyện
về cuộc đời một cá nhân, nên tâm điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện là cái tôi
người kể chuyện trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, nó chịu sự tác động
của thế giới bên ngoài. Đấy là một cái tôi trong trạng thái động, trạng thái của sự hình
thành, biến đổi, tiến triển về tâm lý, tính cách không ngừng và không hoàn kết. Trong
khi đó, tâm điểm của hồi ký là thế giới bên ngoài, là cuộc sống và con người trong một
thời kỳ lịch sử nào đấy (đặc biệt là khi lịch sử có những biến động lớn), và cái tôi nói
chung chỉ đóng vai trò nhân chứng, nên đó chỉ là một
39
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cái tôi tương đối tĩnh trong trạng thái quan sát, ghi nhận, phân tích thực tại dưới góc
nhìn khách quan, trung thực của người trong cuộc. Nếu như mối quan tâm đầu tiên
của tác giả tiểu thuyết có tính chất tự truyện là khám phá gương mặt của chính mình
qua hồi ức để rồi từ đó lần dò ra quá trình hình thành nhân cách, thì mối quan tâm
đầu tiên của tác giả hồi ký là khám phá gương mặt thời đại qua những sự kiện mà
mình chứng kiến. Và trọng lượng của tác phẩm nằm ở chính sức thuyết phục, lay
động của những sự kiện ấy. Nếu cái tôi trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện là con
người với tất cả chiều kích tâm hồn, bề sâu tư tưởng và tình cảm của nó thì cái tôi
trong hồi ký chủ yếu đại diện cho một phương diện nào đó của ý thức xã hội, hay một
xu hướng tiếp nhận và phản ứng đối với những biến cố và những nhân vật của lịch
sử. Bản chất thể loại đòi hỏi sự trung thực, chính xác và khách quan trong việc bao
quát toàn bộ hiện thực cuộc sống trong quan hệ với con người.
Hồi ký là thể loại “đắc dụng” trong việc tái hiện lại không khí, những khoảnh
khắc lớn lao của thời đại, hay bức chân dung của những con người có vị trí nhất định
trong lịch sử (nhất là lịch sử văn học), khúc xạ qua những trải nghiệm, những suy
ngẫm của một cá nhân nào đó đã sống qua và chứng kiến như: Bốn mươi năm nói láo
của Vũ Bằng, Ta đã làm chi đời ta của Vũ Hoàng Chương, Văn thi sĩ tiền chiến của
Nguyễn Vỹ, Những năm tháng không thể nào quên của Võ Nguyên Giáp, Nhớ lại của
Đào Xuân Quý, Rừng xưa xanh lá của Bùi Ngọc Tấn, Đời viết văn của tôi, Cát bụi
chân ai, Chiều chiều của Tô Hoài, Nhớ lại một thời của Tố Hữu, Năm tháng nhọc
nhằn năm tháng nhớ thương của Ma Văn Kháng ... thuộc thể loại này.
Như vậy, ngay trong cái chung về “câu chuyện đời tư” tự kể giữa tiểu thuyết
có tính chất tự truyện, hồi ký, nhật ký cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, lằn ranh để
xác định giữa tiểu thuyết có tính chất tự truyện, hồi ký và nhật ký trong thực tế thường
chỉ mang tính chất tương đối. Và để phân định được từng loại thể, vấn đề sự thật và
hư cấu, thời gian cũng như chủ thể trần thuật luôn là những tiêu chí cơ bản để kiểm
định đâu là một tiểu thuyết có tính chất tự truyện, đâu là hồi ký, nhật ký.
2.1.4.2. Mối tương quan với tự truyện
Tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện đều tập trung vào số phận cá
nhân trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách. Cả hai đều sử dụng chất liệu
40
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
từ nguyên mẫu cuộc đời thực cùng những tình cảm, khát vọng, những biến cố trong
đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của tác giả, nhưng mục đích, phương thức sáng
tạo của tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện có những điểm khác nhau. Ở tự
truyện, cuộc đời và chân dung tinh thần tác giả là đối tượng khám phá chủ yếu và
được tái hiện một cách trọn vẹn, như thật. Trong tự truyện luôn có một “hợp đồng
ngầm” giữa tác giả và người đọc: “tôi sẽ kể lại cuộc đời thực của tôi”, hoàn toàn trung
thực, không hư cấu. Mục đích của tự truyện là nhằm hướng đến “tìm hiểu con người
có thật với lịch sử hình thành nhân cách. Điều này cũng đồng nghĩa với một điều
rằng: tự truyện không phải là một sáng tạo nghệ thuật của tác giả mà là tư liệu báo
cáo về cuộc đời và nhân cách của anh ta” [98, tr.41]. Những hư cấu, nếu có, đều tập
trung vào việc tạo ra đường nét mạch lạc cho những trải nghiệm trong cuộc đời tác
giả. Cảm thức tự thuật, ý thức tìm kiếm khám phá chính mình, những tình cảm, suy
nghĩ của chính tác giả luôn luôn nổi rõ trong mạch tự sự của tác phẩm. Còn tiểu thuyết
có tính chất tự truyện là dạng tiểu thuyết sử dụng kỹ thuật hư cấu, hay sự kết hợp giữa
tự thuật và những yếu tố hư cấu. Trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện, cuộc đời
thực tác giả đã được nhào nặn lại, hư cấu hóa để trở thành chất liệu cho tiểu thuyết.
Trong khi, tự truyện, nếu truy nguyên lai lịch từ tiểu sử cuộc đời đến từng diễn biến
sự việc của nhân vật trong tự truyện thì có sự song trùng rất rõ rệt với cuộc đời tác
giả, hay nói cách khác, nó tựa như bức truyền thần của tác giả. Ở tự truyện, khoảng
cách giữa nhân vật tự thuật, người kể chuyện và tác giả là một và điểm nhìn trần thuật
trùng khít với điểm nhìn nhân vật xưng tôi. Còn trong tiểu thuyết có tính chất tự
truyện, nhân vật xưng tôi (hoặc một hóa thân của tác giả vào nhân vật tự thuật ở ngôi
thứ ba) luôn giữ khoảng cách nhất định. Với một tác phẩm tự truyện, tác giả gần như
trung thành tuyệt đối “bản lí lịch đời mình” và thuật lại một cách tự nhiên, trung thực.
Tuy nhiên, nhờ vào qui luật giao thoa và sự xâm nhập thể loại cùng với những
cách tân nghệ thuật đã giúp cho tự truyện và tiểu thuyết có điều kiện để dung hợp vào
trong nhau, tạo thành tiểu loại tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Đấy là trường hợp
của Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Sống mòn (Nam Cao), Như cánh chim bay (Võ Hồng),
Trường cũ (Duyên Anh), Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Tôi nhìn tôi
41
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trên vách (Túy Hồng), Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc
Tấn), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Tấm ván phóng dao (Mạc Can)… Ở các tác phẩm
này, cùng một lúc nó dung chứa những nét đặc trưng của cả hai thể loại (tự truyện và
tiểu thuyết).
Sự giống và khác nhau từ tính chất và đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự
truyện và tự truyện có thể được cụ thể hóa qua bảng tóm tắt sau:
Đặc điểm Mối quan hệ giữa tác
Sự thật đời tƣ Ngôi trần thuật giả - nhân vật - ngƣời
ThểTiểu loại kể chuyện
Đóng vai trò chủ Trần thuật ở ngôi Tác giả - nhân vật -
Tự truyện yếu. thứ nhất, xưng tôi. người kể chuyện là
một, đồng nhất.
- Nghiêng về chất Có thể trần thuật ở Có thể tương đồng,
Tiểu thuyết có tính tiểu thuyết. ngôi thứ nhất hoặc trùng khít nhưng hoàn
chất tự truyện - Sự thật đời tư + ngôi thứ ba. toàn không đồng nhất.
Hư cấu.
Việc phân biệt các thể loại như chúng tôi đã trình bày chỉ có tính chất tương
đối. Vì, tự truyện là thể loại có tính giáp ranh, nó nằm ở giao điểm giữa tiểu thuyết
và hồi ký, tự sự và trữ tình; và trong quá trình hình thành, phát triển của các thể loại
văn học luôn có hiện tượng thẩm thấu, xâm nhập lẫn nhau. Một tác phẩm có thể
nghiêng về chất tự truyện, chất hồi ký hay chất tiểu thuyết tùy trường hợp cụ thể.
Khảo sát một số thể loại có đường biên gần nhau, từ tự truyện, nhật kí, hồi kí,
đến tiểu thuyết có tính chất tự truyện, chúng tôi nhận thấy ngay trong nét chung về
câu chuyện cuộc đời tự kể giữa những thể loại này cũng có những khác biệt đáng kể
được qui định bởi đặc trưng của từng thể loại. Tuy nhiên, tự truyện, hồi ký, nhật ký,
tiểu thuyết có tính chất tự truyện được biết đến là những câu chuyện cuộc đời có thật
của chính tác giả đã từng trải qua hoặc chứng kiến. Mỗi câu chuyện là một cảnh đời,
một số phận mang một sắc thái, bối cảnh sống khác nhau nhưng tựu chung lại đều
gửi gắm những thông điệp giàu ý nghĩa về cuộc sống đến bạn đọc.
42
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Trong quá trình vận động, phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, ranh
giới của tiểu loại rất khó xác định. Đường biên giữa tiểu thuyết có tính chất tự truyện với
tự truyện, nhật ký, hồi ký… thường có tính giáp ranh rất cao. Vì đây là một tiểu loại luôn
có sự giao thoa, xâm nhập, dung hợp các thể loại khác nhau. Chính yếu tố này làm cho
tiểu thuyết có tính chất tự truyện dung chứa được nhiều phẩm tính ưu việt của các thể
loại khác trong việc tái hiện lại hiện thực đời sống muôn mặt hằng thường như nó vốn
có. Đồng thời, đây cũng là tiểu loại thể hiện rõ nét nhất tính năng động, linh hoạt và sự
thay đổi quan niệm về nghệ thuật của tiểu thuyết theo hướng hiện đại. Dù cho việc xác
định đường biên tiểu loại gặp không ít những khó khăn nhất định, nhưng chúng tôi thiết
nghĩ, đây là vấn đề cần phải xác định một cách khoa học.
Từ những gì khảo sát và nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, chúng
tôi giới thuyết khái niệm về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, xem đây là cơ sở lý thuyết
cho luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện là một tiểu loại tiểu thuyết mà tác giả đã
sử dụng chất liệu đời tư của chính bản thân mình để hư cấu hóa thành thế giới nghệ
thuật tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện, bức chân dung tự họa của tác
giả được cấu trúc lại thành một sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, mối quan hệ giữa tác giả -
người kể chuyện - nhân vật trung tâm của tác phẩm khá gần nhau.
2.1.5. Cơ sở hình thành tiểu thuyết có tính chất tự truyện
Cho đến nay, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam đã đi qua một chặng
đường khá dài, gắn liền cùng với sự vận động của lịch sử văn học dân tộc. Trong văn
học hôm nay, cùng với sự thay đổi hệ hình tư duy, tiểu thuyết có tính chất tự truyện
đang ngày một hiện diện nhiều trong đời sống văn học đã giúp cho tiểu thuyết Việt
Nam có những bước chuyển động đầy hứa hẹn.
2.1.5.1. Sự ra đời và phát triển của những thể loại mới
Trước khi xuất hiện hệ thống thể loại nghệ thuật tự sự có nguồn gốc từ phương
Tây như: tiểu thuyết, tự truyện, tiểu thuyết tự truyện, truyện ngắn… thì văn học Việt
Nam cũng đã có cả một hệ thống loại hình tự sự được định hình trong suốt chiều dài của
nền văn học trung đại. Trong khoảng thời gian ấy, các loại hình thơ gần như chiếm thế
đứng thượng phong, còn các loại văn tự sự ít có điều kiện để phát triển. Dường như chưa
bao giờ loại hình tự sự được xếp đứng ở vị trí ngang hàng với thơ,
43
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đôi khi nó tồn tại trong tình trạng “nguyên hợp đặc thù”, mang tính “hỗn dung” lẫn
xen giữa tự sự và thơ, giữa tự sự và kí hay lịch sử… Có lẽ vì thế nên loại hình tự sự
trong văn học trung đại đã nhanh chóng tách mình ra khỏi sự chi phối của dòng văn
học chính thống, khuôn trong hệ thống thi pháp trung đại. Cho nên, trong bối cảnh
chung, khi mà thể văn tự sự vẫn còn mang đậm tính “ghi việc”, “chép sử” thì hình
bóng tác giả chỉ tồn tại như một kiểu vô nhân xưng, với vai trò thấu suốt tất cả. Tuy
vậy, vẫn có một số tác phẩm được hình thành từ kinh nghiệm hay chính bản thân tác
giả mà Nam ông mộng lục, Trần Khiêm đường niên phả lục và Thượng kinh kí sự là
những minh chứng điển hình. Nhưng do đặc thù của văn học trung đại, cái tôi tác giả
trong các tác phẩm này vẫn chỉ là “một thực thể ẩn”, mang tiếng nói của người ghi
việc, chép sự. Sự tự biểu hiện của tác giả vẫn còn bị giới hạn bởi những đặc tính khách
quan của thể ký lục, ghi chép, chưa thể vượt thoát nổi để trở thành một cái tôi cá nhân.
Đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu, vì trong bầu không khí chung của thời đại, phần
lớn con người cá nhân gần như bị mờ nhòe trước con người chức năng, phận vị. Vì
vậy, để thực hiện được chức năng “tải đạo”, tác giả chỉ còn có thể khẳng định mình
qua việc “đồ chiếu” vào các chuẩn mực luân lý xã hội để phát ngôn. Nhưng kể từ khi
xã hội Việt Nam bắt đầu xuất hiện những yếu tố của một nền kinh tế đô thị cùng với
sự hình thành mẫu hình nhà nho tài tử (thế kỷ XVII - XVIII) thì thực tế ấy bắt đầu có
những thay đổi đáng kể. Cái tôi cá nhân bắt đầu hiện diện ngày một rõ nét qua các tác
phẩm của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ… Đặc biệt là Sơ kính tân
trang của Phạm Thái. Tác phẩm ra đời mang theo bóng dáng cái tôi tự thuật đã đánh
dấu bước tiến đáng kể cho loại hình tự sự trung đại. Tuy chỉ là tác phẩm mang tính tự
truyện buổi sơ kỳ, nhưng sự hiện diện của Sơ kính tân trang cũng đủ để minh chứng
cho sự phát triển của tinh thần tự ý thức trong đời sống văn học thời trung đại. Và cái
đích mà tác phẩm hướng đến không phải để “tải đạo” mà là câu chuyện tình buồn, bi
kịch lứa đôi có thật trong cuộc đời.
Sự hiện diện của Sơ kính tân trang đã đem đến cho loại hình tự sự Việt Nam
bóng dáng một cái tôi tự thuật. Có thể nói, đây chính là bước khởi động ban đầu, đánh
dấu sự xuất hiện dạng tự thuật, mở ra một hướng đi mới, góp phần hình thành nên
những tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam.
44
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Với tư cách là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội mang tính
đặc thù, văn học có tiến trình vận động luôn gắn liền với tiến trình phát triển của lịch
sử xã hội. Văn học Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật vận động ấy. Mỗi một
thời kì lịch sử khác nhau, các nhà văn luôn có sự thay đổi trong quan điểm thẩm mỹ
và quan niệm nghệ thuật về con người cho phù hợp với thời đại. Bởi, tất cả sự đổi
mới trong văn học nghệ thuật chỉ có giá trị khi và chỉ khi tạo ra được những giá trị
thẩm mỹ cũng như những nguyên tắc cắt nghĩa về con người. Trên cơ sở những thay
đổi về văn hóa - xã hội trong thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã có những bước chuyển
biến mới trong quan niệm nghệ thuật về con người.
Một biểu hiện đặc biệt quan trọng trong bước chuyển mới của văn học là sự phát
triển của hệ thống thể loại. Chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ (1900 -1945), nhưng văn
học Việt Nam đã sớm có được cả một hệ thống thể loại tương đối hoàn chỉnh như: tiểu
thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tùy bút, phê bình văn học, thơ mới, kịch… Các thể loại
này đã nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí trung tâm, thay thế cho hệ thống thể loại cũ, vốn
tồn tại từ lâu trong văn học trung đại. Điều đáng nói là, gần như tất cả các thể loại được
hình thành và phát triển trong quá trình hiện đại hóa đều tồn tại “trong trạng thái động”,
có sự dung hợp, xâm nhập lẫn nhau. Đây là một trong những yếu tố kích thích sự phát
triển của văn học, đồng thời nó cũng làm cho mỗi thể loại càng trở nên phong phú và đa
dạng thêm. Cùng với sự vận động của hệ thống thể loại, một trong những hiện tượng
đáng để lưu tâm nhất là quá trình hiện đại hóa văn học trên phương diện thể loại được
khởi động từ thể tài văn xuôi mà trước hết là tiểu thuyết, một thể loại mặc dù đã có mặt
trong đời sống văn học trung đại nhưng thành tựu không nhiều.
Tiểu thuyết, một thể loại mang đậm “cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư... có
khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác”
[34, tr.330], cùng với tính năng “chưa hề chịu ngưng kết”, nó đã “lấn át thể loại này,
thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình… nó làm chúng lây nhiễm tính biến
đổi và tính không hoàn thành. Nó lôi cuốn chúng một cách đầy quyền lực vào quỹ
đạo của mình” [82, tr.27 - 30]. Chính nhờ những đặc tính ấy của tiểu thuyết đã tạo
điều kiện cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại nằm trung gian giữa tiểu
thuyết và tự truyện ra đời.
45
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.1.5.2. Sự xuất hiện con người cá nhân trong văn học
Được thổ lộ, giãi bày, điều cứ ngỡ rằng là lẽ thường tình của mỗi con người
khi cần chia sẻ những nỗi niềm suy tư, trăn trở. Nhưng trong suốt một thời gian dài,
xã hội Việt Nam chỉ tiếp xúc với các nền văn hóa phương Đông và chủ yếu là tiếp
xúc với nền văn hóa Trung Hoa, hầu như những gì thuộc về thế giới tình cảm riêng
tư đều bị xếp vào hàng thứ yếu.
Từ trong thực tiễn đời sống, với một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp trồng
lúa nước, con người sống trong tình bao bọc của cộng đồng làng xã dưới lũy tre làng,
thường xuyên đối mặt với thiên tai địch họa, nên từ lâu tính cộng đồng đã trở thành
một hằng số gần như bất biến trong đời sống của người Việt. Trong tâm thức mỗi con
người Việt Nam hay e ngại khi bị tách rời khỏi môi trường sống tập thể, họ gần như
không muốn thay đổi môi trường sống của bản thân mình. Cho nên, chuyện rời bỏ
quê hương, đến xứ khác sinh sống thường qui gắn với cụm từ “tha hương”, chia lìa.
Và cá nhân con người thường hay gắn với gia đình, dòng tộc, cộng đồng. Hơn nữa,
trong xã hội phong kiến, không gian văn hóa con người Việt Nam bị chi phối bởi
những tư tưởng của tam giáo, trong đó tư tưởng Nho giáo luôn đóng vai trò chủ đạo,
chi phối đời sống tinh thần con người Việt. Trong bối cảnh “văn hóa cổ - trung đại
vốn nặng tính chất quan phương, khép kín, khả năng con người tự
ý thức về mình và hướng tới khám phá, thể hiện từng số phận con người thật không
dễ” [94, tr.31]. Vì vậy, những nhu cầu tình cảm mang tính riêng tư ít được đề cao.
Đầu thế kỷ XX, Pháp đẩy nhanh công cuộc khai thác thuộc địa, khiến cho cơ cấu xã
hội Việt Nam có nhiều thay đổi: từ một xã hội phong kiến trở thành một xã hội thực
dân nửa phong kiến với nhiều nhà máy, trung tâm thương nghiệp, các đô thị mới dần
được hình thành khắp cả nước dẫn đến sự ra đời tầng lớp thị dân mới. Chính hiện
thực đời sống ấy đã hình thành nên “nền văn hóa phi cổ truyền” (Phan Ngọc) mang
đậm dấu ấn của văn học phương Tây mà chủ yếu là văn học Pháp đã tác động sâu sắc
đến thị hiếu thẩm mỹ của cư dân thành thị. Họ cảm thấy ngột ngạt trong bầu không
khí ngập tràn những định chế tư tưởng luân lý, họ muốn sống thực, muốn đời hơn
trong nếp sống, nếp cảm, nếp nghĩ, muốn hướng đến con người tự do trong suy nghĩ,
hành động. Trong họ, giờ đây dấy lên tư tưởng muốn tháo bỏ tất cả những hệ
46
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lụy, ràng buộc của tư tưởng cũ để khoác lên mình bộ cánh cách tân. Và khi ý thức cá
nhân bắt đầu trỗi dậy, thì một trong những nhu cầu thiết yếu nhất đang đặt ra cho văn
học thời kỳ này đó là đấu tranh giải phóng tình cảm, giải phóng con người cá nhân.
Chính hiện thực này đã tạo điều kiện cho con người cá nhân có dịp được bừng thức,
nảy nở để rồi nó nhanh chóng trở thành yếu tố trung tâm, làm thay đổi văn học Việt
Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX.
Có thể nói, sự bùng nổ về ý thức cá nhân này được thai nghén trong suốt chiều
dài của văn học trung đại và đến đầu thế kỷ XX, nhờ sự du nhập của văn hóa phương
Tây đã tiếp sức cho nó để thoát thai, trở thành cái tôi tự thuật đầy tươi trẻ. Và nhân vật
đi đầu trong việc “thử bút”, đưa cái tôi tự thuật trình làng giữa đời sống văn học Việt
Nam vào những ngày cách tân đầu tiên ấy không ai khác hơn chính là lớp nhà nho cuối
mùa mang tư tưởng cấp tiến. Ra đời cùng thời với Ngục trung thư và Phan Bội Châu
niên biểu (Phan Bội Châu), Giấc mộng lớn của Tản Đà bước đầu đã xác lập được tiếng
nói cá nhân qua hình hài của cái tôi tự thuật. Trong lời tựa, Tản Đà viết: “Giấc mộng lớn
chép để làm gì? Giấc mộng con chép, thời sao Giấc mộng lớn lại không chép. Nghĩ như
người ta sinh ra đời, không ai dễ mấy thân nên mình yêu mình là cái tình chung của nhân
loại. Một cái tình yêu đó, không cứ đẹp hay xấu, hay hay dở mà yêu thời cứ yêu. Bởi thế
cho nên phóng truyền thần, đời càng văn minh thời cái cách yêu mình càng tiến bộ” [92,
tr.602]. Theo Tản Đà, mục đích viết tác phẩm không gì khác hơn đó chính là “cái cách
yêu mình”, cách tự khẳng định tiếng nói cá nhân của mình theo kiểu riêng, “tùy ý chép
ra, không có mạch lạc, không có quy tắc, không kể việc khinh việc trọng, không hiềm
cái dở cái hay, muốn lược thời lược, muốn tường trình thời tường, chẳng qua là một cuốn
văn chơi…” [92, tr.602]. Điều này hoàn toàn khác hẳn với quan niệm văn chương trong
quá khứ. Nếu như trước đây, những tác giả trong văn học trung đại thường khẳng định
cái tôi của mình trong mối quan hệ với chức năng, phận vị, hay đó là cái tôi thị tài, bất
đắc chí, đầy ngông nghênh, muốn phá bỏ những định chế của xã hội phong kiến thì các
tác giả của tiểu thuyết có tính chất tự truyện giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX khẳng định cái
tôi “với cái nghĩa tuyệt đối của nó” dưới ánh sáng sự thật từ chính cuộc đời tác giả. Trong
văn học trung đại, người đọc khó có thể tìm thấy khát vọng tự khẳng định mình một cách
47
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đầy mạnh mẽ như thế này: “ta phải tạo ra tương lai, chính thế! Bằng cách nào? Bằng
cách phá hoại cho bằng hết những ảnh hưởng còn sót lại ở ta. Của cái thế giới cũ và
tự biến đổi ta thành con người mới, khả dĩ ứng dụng cho sự xây dựng một tân văn
hóa” [52, tr.125]. Và càng không thể bắt gặp được những dòng văn tự thú về lai lịch
cuộc đời của chính tác giả như: “Thầy tôi làm cai ngục, mẹ tôi là con nhà buôn bán.
Tuổi thầy tôi hơn ba mươi, gấp đôi tuổi mẹ tôi. Hai thân tôi lấy nhau không phải vì
quen biết nhau lâu và thương yêu nhau… Tôi đẻ ra, được biết bao nhiêu anh em cha
mẹ những tội nhân có máu mặt đến chúc mừng, biết bao nhiêu kẻ quen thuộc thường
nhờ vả ông bà tôi lại thăm nom ” [43, tr.5]. Sự thức nhận có ý thức này nhìn ở góc độ
nào đó nó chính là sản phẩm của văn hóa phương Tây nhưng nếu như không có sự
tiếp nối dòng chảy của con người cá nhân trong văn học truyền thống có lẽ, nó cũng
sẽ chẳng bao giờ hình thành nên được một cái tôi tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam
chặng đường nửa đầu thế kỷ XX.
2.2. Diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện thế kỷ XX
2.2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Đầu thế kỷ XX, cùng với sự thay đổi trong hệ hình tư duy theo hướng hiện đại,
với quan niệm hiện thực là thế giới khách quan, tồn tại độc lập đã đưa đến quan niệm
xem văn chương là hình thức “mô phỏng” hay “bắt chước” hiện thực - là tấm gương phản
chiếu hiện thực đời sống. Sáng tạo văn chương đi theo trình tự: từ ý tưởng đến cách thức
thể hiện. Có ý tưởng, xây dựng ý tưởng xong mới tiến hành chọn lựa cách thức thể hiện
sao cho dung chứa đầy đủ ý tưởng và đạt được hiệu quả cao nhất. Nhằm truyền tải, thực
hiện nhiệm vụ phản ánh thực tại, văn chương chú trọng nguyên tắc trình bày, miêu tả,
mô phỏng hiện thực nhằm hướng đến xây dựng một thế giới giống như thật. Tiểu thuyết
Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945 bắt đầu “đoạn tuyệt” hẳn lối tiểu thuyết
chương hồi với kiểu nhân vật hành động cùng những tình tiết, sự kiện, xung đột đầy kịch
tính để hướng đến xây dựng tiểu thuyết theo kết cấu tâm lý. Nói cách khác, trung tâm
điểm của kết cấu truyện bắt đầu có sự chuyển đổi từ không gian rộng lớn cùng với những
biến cố, sự kiện sang chiều sâu tâm lý con người, và cốt truyện truyền thống dần được
thay thế bằng cốt truyện tâm lý. Nhân vật trong tiểu thuyết cũng bắt đầu rời khỏi kiểu
nhân vật hành động cùng
48
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
những đại diện cho những phạm trù đạo đức để hướng đến xây dựng nhân vật như
con người của đời sống thường nhật với những rung cảm tinh tế bên trong nội tâm
cùng các mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội như nó vốn có. Chính vì
thế, khi đi vào lý giải tính cách nhân vật, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này bước
đầu đã có những thể nghiệm về việc lý giải tính cách con người như là một sản phẩm
của hoàn cảnh, được hình thành và phát triển gắn liền cùng môi trường sống, nó luôn
luôn ở trong trạng thái vận động tự thân chứ không còn là sản phẩm “vốn sẵn tính
trời”, nguyên phiến, bất biến, không hề chịu sự tác động của hoàn cảnh. Đây cũng là
một trong những yếu tố đánh dấu sự chuyển mình của nền văn học trung đại, mang
đậm dấu ấn đặc trưng văn hóa phương Đông sang tư duy văn học phương Tây, gắn
liền với trào lưu văn học lãng mạn và hiện thực.
Trên nền của đời sống văn học đang làm cuộc cách tân rầm rộ, những tác phẩm
tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng định hình được gương mặt tiểu loại của mình
trên văn đàn. Những ngày đầu khi Phan Bội Châu niên biểu hay Giấc mộng lớn của
Tản Đà ra đời, người đọc còn thấy bỡ ngỡ với tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhưng
chỉ một thời gian ngắn, có đến hàng loạt tiểu thuyết như Bốc đồng, Mực mài nước
mắt, Chiếc cáng xanh, Sống nhờ, Dã tràng, Ngậm miệng, Hai người điên giữa kinh
thành Hà Nội, Sống mòn ra đời mang theo câu chuyện đời tư tự kể đã nhanh chóng
trở nên quen thuộc và neo vào lòng người đọc niềm trăn trở, xót xa. Dẫu thế nhưng,
đại từ nhân xưng “tôi” mang nghĩa tuyệt đối của cá nhân nhà văn trong tiểu thuyết
vẫn còn có những giới hạn nhất định, trong khi, Thơ Mới cùng với sự hiện diện của
cái tôi cá nhân tác giả đã đủ sức lớn mạnh để chiến thắng cả một thời đại chữ Ta từng
tồn tại hàng nghìn năm trong loại hình văn học trung đại dân tộc. Tuy nhiên, sự hiện
diện của cái tôi tự thuật trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng đã tạo nên được
những thành tựu đáng kể cho văn học Việt Nam trên bước đường hiện đại hóa.
Đặc trưng của tự thuật nói chung và tiểu thuyết tự truyện nói riêng thường là do
một người thật ngược dòng thời gian kể lại đời mình, nhấn mạnh tới cuộc sống cá nhân,
đặc biệt là lịch sử hình thành nhân cách. Phần lớn các tiểu thuyết tự truyện trên thế giới
được viết ra khi tuổi đời của tác giả đã khá lớn, bởi thể loại tiểu thuyết này
49
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cần phải có một độ lùi nhất định về thời gian để “ngẫm về đời” từ những trải nghiệm
chính bản thân mình mới viết nên được những dòng “tự thú thành thật”. Khi người cầm
bút có nhu cầu đào xới chiều sâu bản thể, lẽ đương nhiên họ sẽ ngược dòng thời gian, hồi
tưởng lại quá khứ để nhìn nhận lại quá trình hình thành nhân cách. Vì vậy, trong tiểu
thuyết tự truyện, người kể chuyện thường đứng ở một thời điểm hiện tại để nhìn lại quá
khứ của mình tựa như một lối tìm về để hiểu rõ mình hơn. Văn học thế giới cũng đã có
rất nhiều tự truyện mà ở đó quãng đời trong quá khứ của mình được nhà văn lưu tâm
khám phá như: Đi tìm thời gian đã mất của M. Proust, Tuổi thơ của N. Sarraute, Sống để
kể lại của G.G. Marquez, Thời thơ ấu, Thời niên thiếu của L. Tolstoy, hay Thời thơ ấu
và Những trường đại học của tôi của M. Gorky… Ở Việt Nam, mặc dù khi bàn về tiểu
thuyết tự truyện, giới nghiên cứu còn thận trọng trong việc xác định danh tính thể loại,
tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy cùng với sự lớn mạnh của thể loại tiểu thuyết
chặng đường nửa đầu XX, trong tiểu thuyết đã có sự xâm nhập của tự truyện. Mặc dù số
lượng tác phẩm chưa nhiều, nhưng nó cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Phần
lớn trong số các tác giả này đều là những trí thức nghèo thành thị. Họ “tự thú” về cuộc
đời mình khi tuổi đời còn khá trẻ: Nguyên Hồng viết Những ngày thơ ấu năm 18 tuổi,
Đỗ Đức Thu viết Bốc đồng năm 32 tuổi; Lan Khai viết Mực mài nước mắt năm 35 tuổi;
Lưu Trọng Lư viết Chiếc cáng xanh năm 30 tuổi; Mạnh Phú Tư viết Sống nhờ năm 28
tuổi; Nam Cao viết Sống mòn năm 27 tuổi. Chính vì những tiểu thuyết có tính chất tự
truyện này được viết ra khi tuổi đời của tác giả còn khá trẻ cho nên nó cũng mang một
sắc thái rất riêng. Những ký ức tuổi thơ luôn thường trực trong hầu hết các tác phẩm ra
đời trong chặng đường này. Và điều đáng nói ở đây là, gần như những mảng đời bất hạnh
trong quãng thời thơ ấu của mình đều được nhà văn kể một cách thành thật. Nếu như con
người cá nhân trong Thơ Mới từng đôi lần cảm thấy cô độc khi tìm về với “đường về thu
trước” xa lắm, hay sợ nỗi cô đơn khi gặp lại và đối diện với chính mình “Chớ để riêng
em phải gặp lòng em” (Xuân Diệu), thì ở tiểu thuyết có tính chất tự truyện điều này gần
như hoàn toàn ngược lại. Các nhà văn lật xới lại quá khứ đời mình như một sự tìm về để
gặp lại chính mình. Vì vậy, nhiều tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường nửa đầu
thế kỷ XX viết về thời thơ ấu thường đi vào khai thác
50
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
những nỗi đau, những thua thiệt trong đời như phần nào đó để tác giả lý giải về quá
trình hình thành nhân cách của mình. Nhờ thế, khi đến với những trang tiểu thuyết
này, người đọc mới có dịp sống trong miền hiện thực vốn từ lâu đã phong kín trong
thẳm sâu tâm hồn từng nhà văn và góc khuất về lai lịch cuộc đời tác giả cũng được
hé mở dưới lớp ngôn từ tiểu thuyết.
Với nhịp chuyển mau lẹ của văn học Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa,
sự xuất hiện của tiểu thuyết có tính chất tự truyện nửa đầu thế kỷ XX đã đánh dấu
bước tiến mới trong quan niệm về con người. Con người xuất hiện trong các tác phẩm
từ nhân vật cậu bé Hồng (Những ngày thơ ấu), Dần (Sống nhờ), đến nhân vật Tôi
(Chiếc cáng xanh), Điệp (Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội), Tôi (Ngậm miệng),
Khải (Mực mài nước mắt), Thứ (Sống mòn)… đều tồn tại như một thực thể đơn nhất,
có cả một quá trình hình thành nhân cách chịu sự chi phối và tác động từ hoàn cảnh
thực tại. Kiểu tính cách này chính là sản phẩm của thời hiện đại, nó gần như hoàn
toàn đối lập với cách xây dựng tính cách con người trong văn học trung đại. Văn học
trung đại thường quan niệm nhân cách con người như một sản phẩm “nguyên phiến”
của tự nhiên, gần như là một “thứ tính trời”, nên dù cho hiện thực đời sống luôn vận
động không ngừng thì tính cách ấy vẫn không hề thay đổi.
Ở chặng đường đầu thế kỷ XX đến 1945, tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã có
những thể nghiệm đầu tiên trong việc lý giải tính cách con người bằng hoàn cảnh. Tính
cách của Dần trong Sống nhờ là cả những đan xen giữa tình yêu thương, dễ xúc cảm, và
sự ngang ngạnh, ương bướng. Tất cả những tính cách ấy đều có nguồn mạch của nó: tình
yêu thương, và xúc cảm được hình thành nên từ những ngày sống trong vòng tay che chở
của bà và những khoảnh khắc ngọt ngào của tình mẫu tử. Và tính ngang ngược, ương
bướng nảy sinh từ những phản ứng tất yếu trước sự đối xử tàn tệ của người dì và hai
người chú. Chính điều này đã làm nên cách cư xử, phản ứng đôi khi đầy mâu thuẫn của
Dần trong cuộc sống. Nhân vật Thứ trong Sống mòn luôn ẩn chứa những tính cách đầy
mâu thuẫn giữa một con người có nhân cách, có khát khao, hoài bão cao đẹp và sự ti tiện,
nhỏ nhen, ích kỷ khiến cho Thứ trượt dài trong cảnh sống vô nghĩa. Những nét tính cách
ấy của Thứ nảy sinh từ hoàn cảnh sống thực tại, một thực tại của người trí thức luôn đối
mặt với những chật vật của nạn cơm áo đời thường.
51
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Một trong những điểm đáng lưu ý nữa của những tiểu thuyết này đó chính là
ở phương diện kết cấu chuyện. Các tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường
nửa đầu thế kỷ XX thường có xu hướng lội ngược dòng ký ức để tìm lại quá khứ đời
mình, nên kiểu kết cấu câu chuyện thường được triển khai theo chuỗi thời gian tuyến
tính với trình tự biên niên. Nhà văn hay bắt đầu dòng hồi tưởng theo trình tự dòng
chảy thời gian nhất định cùng những diễn biến, sự kiện từng xảy ra trong đời mình.
Điều này cũng tạo nên không ít những hạn chế cho các tác phẩm ra đời ở chặng đường
đầu này.
Trong Sống nhờ, tuổi thơ của Mạnh Phú Tư dần hiện lên theo trình tự thời gian
từ thuở “Tôi sinh vào giờ dần” đến khi “tôi lên tỉnh thi”… rồi xuống Hải Phòng học
cho đến khi “tôi thi vào lớp Sư phạm. Và kết quả cuối cùng cả năm là: trượt” [152,
tr.141], gắn liền với những biến cố dồn dập trong đời sớm đẩy tác giả vào cảnh sống
“ăn nhờ ở đậu” hết bên nội rồi đến bên ngoại trong sự tệ bạc của những người chú,
người cậu. Trong Chiếc cáng xanh, Mực mài nước mắt, Sống mòn… các câu chuyện
cũng được hồi thuật lại theo chuỗi thời gian biên niên. Tuy nhiên, chuỗi thời gian ấy
được tái dựng lại theo dòng hoài niệm. Cho nên, trong tiểu thuyết có tính chất tự
truyện thường ít sự kiện, ít xung đột, kịch tính, thường chỉ là những mẩu chuyện đời
thường nhưng lại được lưu giữ trong miền ký ức tác giả. Từ chuyện đứa trẻ thèm được
yêu thương “trong lòng mẹ”, thèm được ăn quà (Sống nhờ), đến những suy nghĩ đầy
nhỏ nhen của ông giáo dạy học trường tư (Sống mòn), hay cảnh sống khốn khó của
một văn sĩ nghèo hàng ngày luôn đối mặt với cảnh “hết tiền nhà đến tiền gạo… và
còn tám nhăm thứ tiền khác nữa” (Mực mài nước mắt).
Sự xuất hiện của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong giai đoạn đầu thế kỷ
XX đến 1945, mặc dù còn có những giới hạn nhất định, tuy nhiên, đây cũng là bước
chuyển động ban đầu để tạo đà cho sự phát triển của tiểu loại tiểu thuyết này trong
những năm về sau.
2.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975
Từ bước chuyển ban đầu ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết có tính chất
tự truyện lưu lại những dấu ấn đậm nét qua hàng loạt tác phẩm ra đời ngay giữa lòng đô
thị miền Nam trong những năm mà cả nước đang ngập tràn lửa đạn của chiến
52
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
tranh. Trong khi, cả một thời gian dài ở giai đoạn này, tiểu thuyết có tính chất tự
truyện không xuất hiện trong văn học cách mạng thì mảnh đất phương Nam cùng với
những điều kiện văn hóa tương đối khác, mặc dù đời sống xã hội bất ổn về chính trị
nhưng người nghệ sĩ lại mạnh dạn hơn trong sáng tạo nghệ thuật.
Nhờ sự mở rộng, giao lưu với những tư tưởng hiện đại đến từ khắp nơi trên thế
giới mà các trào lưu, lý thuyết văn học, các luồng tư tưởng được giới thiệu một cách rộng
rãi, đa dạng. Từ thuyết hiện sinh với S.Kiekegaard, F.Nietzsche, K.Jaspers, J. P. Sartre…
đến hiện tượng luận với Husserl, Merleau-Ponty, Gabriel Marcel…; từ thuyết cấu trúc đi
từ lĩnh vực ngôn ngữ học của F.de Saussure đến nhân chủng học và văn học với Claude-
Levi Strauss, Roland Barthes và cả phân tâm học của Freud… đã “tạo cho con người
những cái nhìn, những viễn tượng mới, đưa tâm hồn con người đi xa vào nhiều thế giới
bên ngoài, cũng như đi sâu hơn vào nội giới bên trong nó, để nhận biết được chính con
người mình và cuộc đời hơn.” [85, tr. 68]. Nhờ thế mà văn học miền Nam mới có cơ hội
tiếp nối được cuộc hành trình khám phá cái tôi cá nhân của văn học Việt Nam ở những
năm về trước trên nhiều bình diện khác nhau. Đây cũng là bước tạo đà cho văn học có
dịp đi vào thâm nhập đời sống hiện thực, dần khai mở từng mảng sáng - tối, đen - trắng
vô cùng phức tạp của những năm tháng đất nước chìm ngập trong đau thương chiến tranh.
Từ Nửa đêm trăng sụp, đến Trăm nhớ ngàn thương của Bình Nguyên Lộc, hay Thương
hoài ngàn năm của Võ Phiến, Đêm tóc rối, Con sâu của Dương Nghiễm Mậu, Như thiên
đường lạnh, Khung rêu của Nguyễn Thị Thụy Vũ… đều là những cảm nhận sâu sắc về
thân phận con người trong thế giới đầy phi lý. Đời sống luôn được miêu tả trong các tác
phẩm này như thảm kịch, là hư vô, kiếp người mong manh, chới với trong ngập tràn đau
khổ, cô đơn, chia lìa… Trong thế giới ấy, các nhân vật tiểu thuyết cũng đã vẫy vùng, nổi
loạn để chống trả cho dù là chống trả trong tuyệt vọng. Họ muốn chống lại sự phi lý,
muốn tìm ý nghĩa tuyệt đích giữa cuộc đời để đừng “buồn nôn”, đừng bị đắm chìm trong
vũng lầy kinh khủng của thực tại, nhưng họ lại rơi vào bi kịch tuyệt vọng trước hiện thực
cuộc đời đầy những phi lý đang hiển hiện. Những tác phẩm: Một mình (Võ Phiến), Cát
lầy (Thanh Tâm Tuyền), Điệu ru nước mắt (Duyên Anh), Bóng tối thời con gái (Nhã
53
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ca), và hàng loạt các tiểu thuyết của Thế Uyên, Y Uyên, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Hoàng
Anh Tuấn… đều thể hiện góc nhìn chân thật về thân phận con người trong thời đại
giông bão. Có thể nói, những chiêm nghiệm đa chiều về thân phận con người là một
trong những nét nổi trội trong tiểu thuyết ở chặng đường này.
Giữa hiện thực đời sống đầy sôi động của văn học đô thị miền Nam trong những
năm tháng đất nước chia cắt hai miền Nam Bắc ấy, tiểu thuyết có tính chất tự truyện vẫn
tiếp tục dòng chuyển lưu của mình. Điều này được đánh dấu bằng sự trình làng của một
số tác phẩm ngay giữa lòng đô thị miền Nam. Khi Mười đêm ngà ngọc của Mai Thảo ra
đời, dư luận công chúng độc giả thời bấy giờ đã thoáng thấy bóng dáng câu chuyện tình
vượt ra ngoài khung nền văn hóa phương Đông ẩn trong tâm tình “chuyện ba người” tựa
như chuyện tình một thời từng xôn xao giữa Mai Thảo và ca sĩ Thái Thanh. Cho đến
Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng cũng đã làm dấy lên làn sóng trong dư luận
những ngờ vực rằng: liệu chăng đây là câu chuyện tình của chính nữ sĩ? Bởi hình ảnh cô
giáo Tôn Nữ Quỳnh Trâm có nhiều điểm tương đồng với lai lịch tác giả: sinh ra và lớn
lên trên mảnh đất Huế, sau đó chuyển vào sinh sống
ở Nha Trang, từng học Đại học Văn khoa và Luật ở Sài Gòn, nhưng rồi bỏ ngang, lên Đà
Lạt dạy học… Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một vài ba nét chấm phá về cuộc đời tác giả
qua tác phẩm. Tính chất tự truyện trong tiểu thuyết ở đô thị miền Nam chỉ thực sự in đậm
dấu ấn của mình qua Hoa bươm bướm và Như cánh chim bay của Võ Hồng,
Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng, Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền... Ở những tác
phẩm này, mức độ nhận biết về sự thật trong tác phẩm có phần khó hơn so với các
tác phẩm ra đời ở giai đoạn trước, đa phần sự thật trong tác phẩm đã được “làm mới”
lại qua nghệ thuật hư cấu, chất tiểu thuyết trong các tác phẩm này có phần đậm hơn
và chất tự truyện khá mờ nhạt. Người đọc nếu như không có một vốn hiểu biết nhất
định về tác giả sẽ khó mà nhận diện ra được đâu là cuộc đời, con người thật của tác
giả, đâu là nhân vật hư cấu trong tác phẩm. Nhân vật Luân (Hoa bươm bướm), Trâm
(Vòng tay học trò), Khanh (Tôi nhìn tôi trên vách) đã không còn “mang tấm thẻ căn
cước” cuộc đời tương khớp với nhà văn nữa mà họ chỉ còn là “cái bóng”, “hao hao”
giống tác giả.
54
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Mặc dù con số tác phẩm chưa nhiều nhưng phần nào đó cũng cho thấy ngay
giữa những ngày tháng đau thương của dân tộc, dòng tiểu thuyết có tính chất tự truyện
vẫn có được sức sống riêng, tiến trình vận động của nó gần như không hề đứt quãng,
vẫn có sự tiếp nối, kế thừa và bồi đắp theo thời gian.
2.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX
Sau 1975, khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, con người trở về với cuộc
sống đời thường cùng bao bộn bề vốn có của nó, sự muôn mặt của đời sống như tiếp
thêm sức mạnh, thổi bùng lên sức hồi sinh của lối viết tự truyện trong tiểu thuyết Việt
Nam. Sau 1986, có đến hàng loạt những tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện
ra đời như: Thời xa vắng của Lê Lựu, Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên, Chuyện kể năm
2000 của Bùi Ngọc Tấn, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh…
Từ sau thời kỳ đổi mới, cùng với những thay đổi quan niệm hiện thực và con
người đã tạo điều kiện cho nhà văn “tự tìm lại chính mình”, để một lần được trung
thực với mình, chân thành bộc bạch, giãi bày những niềm suy tư, trăn trở ẩn sâu trong
bể tâm hồn. Người nghệ sĩ cũng đã có dịp để “tự thú” một cách thành thật: “Đọc lại
những trang viết của tôi một thời mà tiếc cho những năm tháng đã sống vất vả, sống
nguy hiểm, sống hào hùng rút lại chỉ còn là những bài báo nhạt nhẽo, không có một
chi tiết nào là thật, không có một khung cảnh nào day dứt, gợi nhớ, không có một
gương mặt nào cám dỗ, ám ảnh” [10, tr.53]. Có lẽ vì thế mà công chúng độc giả hôm
nay ít nhiều được bắt gặp bóng dáng cuộc đời thực của nhà văn đổ bóng xuống trang
tiểu thuyết. Và hiện tượng này còn kéo dài cho đến những năm đầu thế kỷ XXI qua
các tác phẩm: Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Một mình một ngựa (Ma Văn
Kháng), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Tấm ván phóng dao (Mạc Can)… Ở các tác
phẩm này, gần như phần tiểu sử đời tư tác giả đã được “viết lại” bằng thủ pháp nghệ
thuật theo dụng ý của tác giả.
Như trường hợp Chuyện kể năm 2000, truyện được hư cấu hóa từ chính một
quãng đời mà Bùi Ngọc Tấn từng trải qua trong những năm tháng tù đày. Nhưng điểm
khác ở đây là giữa nhân vật chính trong tác phẩm và nhà văn khá tương khớp: vẫn là
năm sinh ấy (1934), vẫn số hiệu tù CR880, vẫn là hoàn cảnh, sự kiện diễn ra
55
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trong suốt quãng thời gian nếm trải cảnh lao tù nhưng nhà văn đã “đánh tráo”, nhân
vật được trần thuật từ ngôi thứ ba, làm cho câu chuyện hiện thực từ chính cuộc đời
tác giả bị nhòe đi. Chuyện được kể từ điểm nhìn của nhân vật “hắn”, nhà văn đã tạo
cho mình một khoảng cách với nhân vật. Vì thế, nhân vật “hắn” dẫu có là bản sao của
cuộc đời tác giả đi chăng nữa thì giữa nhân vật và tác giả cũng không hoàn toàn là
một, dù rằng tác giả của tiểu thuyết này đã từng thú nhận: “Chuyện kể năm 2000 là
một quyển tiểu thuyết mang đậm chất tự sự. Nó in dấu ấn cuộc đời tác giả tức là tôi,
gần như không thêm bớt…” [59]. Thực ra, đây không phải là vấn đề mới của tiểu
thuyết, vì trong đời sống văn học trên thế giới và cả ở Việt Nam những năm về trước
cũng đã có hiện tượng này. Tuy nhiên, mỗi một nền văn hóa và mỗi một thời đại lịch
sử khác nhau thì khả năng sáng tạo từ nguyên mẫu cũng như năng lực hư cấu/ tự hư
cấu của từng nhà văn mang những nét khác nhau mà không hề có bất cứ sự trùng lắp
nào.
56
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
TIỂU KẾT
Tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn
học Việt Nam. Nó chính là sản phẩm của sự cộng sinh giữa nội lực truyền thống văn
hóa dân tộc kết hợp với sự tiếp biến một cách có chọn lọc văn hóa phương Tây cùng
những khát vọng tự do, ý thức cá nhân của người nghệ sĩ. Đặc biệt, sự ra đời của tiểu
loại này là kết quả của quá trình vận động và phát triển trong trạng thái dung hợp giữa
tiểu thuyết và tự truyện - giữa tự truyện và tiểu thuyết. Chính sự lai ghép này giúp
cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện mang chứa một số đặc điểm của hai thể loại gốc
là tiểu thuyết và tự truyện.
So với các thể loại khác, tiểu thuyết có tính chất tự truyện có tuổi đời còn khá
trẻ. Nó là sản phẩm mang dấu ấn của thời kỳ hiện đại, nhưng tiểu loại này đã được ấp
ủ và thai nghén trong suốt cả quãng dài thời kỳ trung đại. Nhờ công cuộc hiện đại hóa
văn học những năm đầu thế kỷ XX tạo nên chất xúc tác, giúp cho tiểu thuyết có tính
chất tự truyện hình thành ngày một rõ nét, góp phần làm phong phú và đa dạng cho
tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX. Nhìn từ diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự
truyện trong vòng một thế kỷ, có thể thấy, tiểu loại này đã đi qua một hành trình dài,
đầy phức tạp, chịu sự va đập của những thay đổi quan niệm nghệ thuật khác nhau qua
các giai đoạn văn học. Hơn nữa, tiểu loại này thể hiện rất rõ hành trình của cái tôi -
tác giả đi vào tác phẩm như một đối tượng văn học, nhưng đồng thời chính nó cũng
là con đường dẫn tác giả về để gặp lại chính mình. Trong dòng văn học Việt Nam, sự
phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện phản ánh rất rõ nét những bước thay
đổi trong quan niệm của nhà văn về cái tôi cá nhân, về cuộc sống và cả trong hoạt
động sáng tạo. Qua mỗi giai đoạn phát triển, tiểu thuyết có tính chất tự truyện lại
mang một diện mạo mới, một hướng đi mới, dự phần vào con đường phát triển văn
học dân tộc.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học việt nam thế kỷ XX.docx

On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9Tam Vu Minh
 
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfngTrang74
 
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2hach nguyen phan
 
Den cu-final
Den cu-finalDen cu-final
Den cu-finalHUYNHHUAN
 
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần ĐĩnhĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần ĐĩnhHoa Bien
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Vợ nhặt
Vợ nhặtVợ nhặt
Vợ nhặtTrnNgcLy
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Trần Đức Anh
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân giannataliej4
 

Similar to Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học việt nam thế kỷ XX.docx (20)

On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9On tap phan van ban 9
On tap phan van ban 9
 
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
Thế Giới Nghệ Thuật Truyện Đường Rừng Của Lý Văn Sâm.doc
Thế Giới Nghệ Thuật Truyện Đường Rừng Của Lý Văn Sâm.docThế Giới Nghệ Thuật Truyện Đường Rừng Của Lý Văn Sâm.doc
Thế Giới Nghệ Thuật Truyện Đường Rừng Của Lý Văn Sâm.doc
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
 
Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn kim lân.doc
Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn kim lân.docCảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn kim lân.doc
Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn kim lân.doc
 
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Vannn
VannnVannn
Vannn
 
Den cu-final
Den cu-finalDen cu-final
Den cu-final
 
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần ĐĩnhĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
ĐÈN CÙ - Tác giả Trần Đĩnh
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.comđề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
đề Cương ôn tập môn ngữ văn 11truonghocso.com
 
Vợ nhặt
Vợ nhặtVợ nhặt
Vợ nhặt
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 
Cảm Hứng Trào Lộng Trong Truyện Ngắn Bích Ngân.doc
Cảm Hứng Trào Lộng Trong Truyện Ngắn Bích Ngân.docCảm Hứng Trào Lộng Trong Truyện Ngắn Bích Ngân.doc
Cảm Hứng Trào Lộng Trong Truyện Ngắn Bích Ngân.doc
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gianSkkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
Skkn dạy tác phẩm văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa dân gian
 
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
Các Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Đọc Theo Lý Thuyết Giới.
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học việt nam thế kỷ XX.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX 2.1. Giới thuyết về thể loại 2.1.1. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện Trong khi tiểu thuyết tự truyện được bàn luận nhiều ở phương Tây, thì ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu còn khá thận trọng khi xác định tên gọi cho thể tiểu thuyết này. Tính cho đến nay, mặc dù tiểu thuyết tự truyện chưa tạo thành một dòng riêng biệt nhưng tính tự truyện cũng đã xuất hiện trong rất nhiều tiểu thuyết, vì phần lớn tiểu thuyết giàu chất tự truyện thường các nhà văn lấy chất liệu từ chính một phần trong đoạn đời của mình. Và trong tác phẩm đôi khi đó là cả một sự “hóa thân trọn vẹn” của tác giả nhưng nhân vật trung tâm vẫn được “ngụy trang” trong lớp vỏ tiểu thuyết. Hay nói cách khác, tự truyện chỉ là yếu tố xâm nhập vào cấu trúc tiểu thuyết và dù sự trải nghiệm của cái tôi cá nhân tác giả chiếm trọn trong tác phẩm nhưng nó vẫn bị chất tiểu thuyết làm mờ nhòe. Sử dụng thuật ngữ Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong luận án này, chúng tôi muốn cụ thể hóa những tác phẩm mà ở đó tác giả sử dụng chất liệu tự truyện để hư cấu thành tiểu thuyết, trong đó bao gồm cả các tác phẩm tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện, tiểu thuyết có bóng dáng tự truyện, tính chất tự truyện trong tiểu thuyết. Trong các tiểu thuyết này, hầu như các tác giả đều chọn lựa thể loại hư cấu là tiểu thuyết để “viết lại” câu chuyện đời mình. Nhưng trong quá trình sáng tạo, mỗi một nhà văn đều có một phương cách xử lý chất liệu sự thật đời mình theo những cách thức riêng. Theo chúng tôi, trong văn học Việt Nam, các nhà văn chọn lựa hai cách thức sau: 1- Hư cấu hóa tiểu sử đời mình thành tiểu thuyết. Những tác phẩm thuộc dạng này thường có cốt truyện khá tương khớp với lai lịch cuộc đời tác giả như: Những ngày thơ ấu, Chiếc cáng xanh, Sống nhờ, Mực mài nước mắt, Dã tràng, 31
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Người về đầu non, Miền thơ ấu, Chuyện kể năm 2000, Thượng đế thì cười, Một mình một ngựa, Gia đình bé mọn… Ở những tác phẩm này, người đọc trong chừng mực nào đó có thể nhận ra được bức chân dung tinh thần tác giả tương đối hoàn chỉnh thông qua nhân vật chính trong tác phẩm. Các tác phẩm thuộc dạng này tuy có sự pha trộn giữa sự thật và hư cấu, nhưng tỷ lệ sự thật có phần trội hơn hẳn, chất tự thuật hiện lên trong tác phẩm đậm đặc, đôi lúc dễ tạo nên sự nhầm lẫn giữa tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện (như trường hợp Những ngày thơ ấu , Sống nhờ, Mực mài nước mắt...) Có thể đối chiếu mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu thông qua bảng so sánh tác phẩm cụ thể sau: Tác phẩm Mực mài nước mắt Tác giả Lan Khai Nhân vật chính trong tác phẩm - Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình - Nhân vật chính: văn sỹ Khải Khải - Quê quán: Vĩnh Lộc, Chiêm Hóa, - Quê quán: Vùng cao Tuyên Quang Tuyên Quang - Xuất thân trong một gia đình Nho - Có bố là một nhà Nho kiêm lương y học kiêm lương y - Vợ tên là Hà Thị Minh Kim - Lan Khai khởi nghiệp văn chương - Khải khởi nghiệp văn chương tại tại quê nhà, nhưng sau đó ông quyết mảnh đất quê nhà sau đó chuyển xuống định đưa vợ con rời quê đến Hà Nội để Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Trong sinh sống bằng nghề viết văn, viết báo. khoảng thời gian sống ở Hà Nội, dù rằng Ở Hà Nội một thời gian, ông lại đưa vợ anh được nổi danh, tác phẩm được công con về lại quê nhà. Theo như lời kể của chúng đón nhận nồng nhiệt nhưng cuộc Lan Phương (con nhà văn Lan Khai) thì: sống vẫn chật vật, nghèo đói. Phần vì do “Gia đình tôi đã sống tại căn nhà nhỏ lao khổ bút nghiên nặng nhọc nên anh phố Châu Long ấy mãi cho đến đầu năm đổ bệnh hen suyễn, sức khỏe suy giảm, 32
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tác giả Lan Khai Nhân vật chính trong tác phẩm 1943 thì cha tôi trả lại chủ nhân nó rồi từ gia đình lâm cảnh khốn khó, túng bấn biệt cái nơi ngàn năm văn hiến để trở lại nên văn sĩ Khải quyết định đưa cả gia rừng núi Tuyên Quang, nơi ông nội tôi đình quay trở lại quê nhà ở Tuyên đang ngày đêm mong đợi gia đình sum Quang. Về trên này anh vẫn dành thời họp. Lúc này, đất nước sắp có sự biến gian viết và duy trì cộng tác cũng như động lớn, cha tôi cũng rất lo cho sự an các mối quan hệ với bạn văn gạo cội ở toàn của ông nội tôi vì cụ đã nhiều tuổi, Hà Nội dưới sự trợ bút đắc lực của lại luôn đau ốm, không có người thân bên người vợ. cạnh, nếu có mệnh hệ gì, cha tôi sẽ ân hận suốt đời. Như vậy là, thời gian gia đình tôi về sống ở Hà Nội được tất cả chừng mười năm (từ 1933 - 1943)” [110]. 2- Hư cấu hóa một vài chi tiết về tiểu sử đời mình thành tiểu thuyết: Bốc đồng, Sống mòn, Bếp lửa, Hoa bươm bướm, Như cánh chim bay, Tôi nhìn tôi trên vách, Vòng tay học trò, Tuổi thơ dữ dội, Thời xa vắng, Nỗi buồn chiến tranh… Ở những tác phẩm này, mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật chính trong tác phẩm được “ngụy trang” khá kín đáo nên người đọc nếu không tinh ý sẽ khó có thể nhận ra được bóng dáng con người tác giả qua nhân vật chính trong tác phẩm. Vì, các tác phẩm này thường không trần thuật ở ngôi thứ nhất, và nếu có trần thuật ở ngôi thứ nhất thì tên nhân vật cũng được tác giả đặt lại (Tôi nhìn tôi trên vách). Ngay cả những sự việc từng diễn ra trong đời tác giả cũng được sắp xếp rời rạc, thậm chí có sự xáo trộn đáng kể (như trường hợp của Nỗi buồn chiến tranh). Có thể đối chiếu mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật chính trong tác phẩm cụ thể qua bảng so sánh sau: 33
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hoa bươm bướm của Võ Hồng Tác giả Võ Hồng Nhân vật chính trong tác phẩm - Tên thật: Võ Hồng - Sinh ngày 5 - Cuộc đời Luân “Bắt đầu từ một tháng 5 năm 1921 tại làng Ngân Sơn - thôn xóm hiền lành có con sông, có bãi một làng quê nghèo thuộc xã An cát, có những người dân quanh năm đổ Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. mồ hôi… Tôi thương yêu cái xóm nhỏ - Thuở nhỏ, Võ Hồng theo học của tôi, con đò bằng nan tre chèo qua trường làng Ngân Sơn, trường phủ Tuy lại trên dòng sông, những người láng An, trường huyện Sông Cầu, sau đó giềng nghèo nàn. Tôi thương yêu học trường trung học Quy Nhơn. những đứa trẻ chăn bò vốn là bạn chơi - Năm 1940, ông đậu bằng thành- đáo chơi bi” [47, tr. 175 - 200] chung, ra Hà Nội học tú tài. Năm 1943, - Luân là “học sinh miền Nam ra Hà chiến tranh diễn ra ác liệt, ông đành Nội trọ học” từ năm 1940. gác lại chuyện học, rời Hà Nội về lại - Những ngày Nhật khởi đánh Đông quê nhà. Năm 1945, ông lên Ðà Lạt giữ Dương, Luân lên tàu về lại quê nhà, chức bí thư tòa Tổng Ðốc bốn tỉnh cực sau đó lên Đà Lạt làm ở Tòa Tổng đốc. Nam Trung Việt thời nội các Trần - Trong những ngày Nhật - Pháp Trọng Kim, sau đó ông trở lại Tuy Hòa đánh nhau, Chính phủ Trần Trọng Kim dạy học. Ông làm hiệu trưởng một thất thủ, Luân cùng với người yêu của trường trung học thời kháng chiến. mình rời Đà Lạt, chạy về vùng Phan Năm 1954, ông vào định cư hẳn ở Nha Rang, sau đó nhờ sự giúp đỡ của Mai Trang và dạy học tại các trường trung Trang, Luân và người yêu mới được học Lê Quý Ðôn và Bồ Ðề. Ðầu thập trở lại quê nhà một cách an toàn. niên 1970, ông được cử làm hội viên Hội đồng Văn hóa giáo dục. Trên cơ sở những cách thức mà nhà văn chọn lựa để hư cấu hóa cuộc đời mình thành tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy để nhận diện được đâu là một tiểu thuyết có tính chất tự truyện cần dựa trên những tiêu chí sau: - Người kể chuyện - nhân vật chính - tác giả có mối tương quan chặt chẽ (mặc dù trong tác phẩm có thể trần thuật ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba). 34
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Trong tác phẩm, tiểu sử cuộc đời và những trải nghiệm của cá nhân nhà văn hiện lên rõ nét. - Tính hồi thuật thể hiện khá rõ thông qua cái nhìn hồi cố. Cho nên, trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện thường khai thác triệt để cốt truyện tâm lý và dòng ý thức. 2.1.2. Quan niệm về tự truyện Theo một số tài liệu nghiên cứu về tự truyện của các nhà khoa học, tác phẩm tự truyện đầu tiên bắt đầu xuất hiện từ thời cận đại ở Âu Tây. Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ XVIII danh từ tự truyện (autobiography) mới chính thức được sử dụng. Theo một số định nghĩa đầu tiên về tự truyện, đó là “câu chuyện cuộc đời của chính cá nhân đó kể lại” hoặc “là tiểu sử của một người do chính người đó chép lại” (Authony Trollope (1968), An autobiography, Oxford University, London). Theo Gusdorf, “Hành động viết tự truyện là chứng thực một cách thức tồn tại mới của con người giữa đồng loại, trong thế giới và trước Thượng Đế. Đó không chỉ là tự kể lại theo phong cách truyền kỳ, mà là thấu hiểu và thậm chí xây dựng mình. Cuộc khám phá một địa hạt nội tâm mới, là cái tôi và những khía cạnh khác nhau của nó, không chỉ thể hiện một thực tế tiềm ẩn, đã hiện tồn, đang trong tình trạng chờ đợi” [113 tr.108]. Tuy nhiên, để có được một định nghĩa khá đầy đặn về tự truyện phải đợi đến khi Hiệp ước tự thuật (1975) của Philippe Lejeune ra đời. Trong hiệp ước này, Philippe Lejeune định nghĩa: “Tự truyện là một thể loại tự sự tái hiện dĩ vãng, trong đó một con người có thật kể lại cuộc đời của chính mình, nhấn mạnh về đời sống riêng tư, đặc biệt là về mặt lịch sử hình thành nhân cách” [162]. Hiệp ước tự thuật của Philippe Lejeune đã tìm ra được những nét khu biệt của thể tự truyện với những thể loại khác. Philippe Lejeune cho rằng trong một tác phẩm tự truyện có sự đồng nhất giữa tác giả - người kể chuyện và nhân vật, vì thế mà trong tự truyện thường chọn ngôi thứ nhất “tôi” để trần thuật lại cuộc đời của chính “tôi” chứ không phải của ai khác ngoài “tôi”. Chính vì vậy, việc lần dò để tìm ra dấu vết tự truyện cần phải dựa vào những qui ước của nó: 1. Hình thức: chuyện được kể bằng văn xuôi. 2. Trong một tác phẩm tự truyện: kể lại cuộc đời của một cá nhân hay lịch sử hình thành nhân cách. 35
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3. Mối quan hệ giữa tác giả và người kể chuyện: duy chỉ là một. Hay nói cách khác, người kể chuyện và tác giả là đồng nhất, người kể chuyện = nhân vật = nguyên mẫu cuộc đời tác giả. 4. Trong tự truyện, thường diễn ra một “hợp đồng ngầm” giữa tác giả - người kể chuyện và công chúng độc giả: Tôi chính là nhân vật trong tác phẩm - Tôi cam đoan đây hoàn toàn là kể lại sự thật của chính đời tôi - Tôi chịu trách nhiệm về sự thật ấy. Dần về sau, khi tự truyện được phát triển rộng rãi và trở thành một thể loại không thể thiếu trong đời sống văn học, Hiệp ước tự thuật của Philippe Lejeune mang tính qui phạm gần như không còn đủ sức dung chứa, lí giải hết sự đa dạng và phong phú của thể loại, vì thể tự truyện có đời sống riêng và vận động, biến đổi theo từng giai đoạn phát triển của văn học, nên định nghĩa về tự truyện cũng được “nới rộng biên độ” cách hiểu. Theo Jerome Hamilton Buckley trong Chiếc chìa khóa đang xoay: tự truyện và động lực chủ thể tính từ 1800 (1984) thì: một tự truyện “lý tưởng” là “tác phẩm mang cái nhìn hồi cố về một đoạn đời và nhân cách của tác giả, mà trong đó những sự kiện không đậm nét bằng tính thành thực và tính sâu sắc của những trải nghiệm đó. Nó mô tả cuộc hành trình tự khám phá lại mình, một hành trình suốt đời, bị xáo trộn bởi những lầm đường lạc hướng liên tục và thậm chí là những khủng hoảng về bản sắc cá nhân, nhưng ít nhất cũng đạt đến một cảm thức về góc nhìn (perspective) và sự hội nhập (integration) [...]. Nó thể hiện tính chất đơn nhất và bí ẩn của cái tôi hay của linh hồn, như là một thực thể riêng rẽ và như là một thực thể giữa nhân loại. Và với tư cách là một tác phẩm văn học thì nó đạt đến tính chất toàn thể (wholeness). Song nó không bao giờ hoàn thành bởi lẽ chính cuộc đời tác giả vẫn cần phải tiếp tục tiến triển” [161]. Từ điển Văn học Pháp từ A đến Z định nghĩa: “Tự truyện là một thể loại văn học mà ở đó tác giả viết lại một câu chuyện về chính cuộc đời mình” [98, tr.35]. Từ điển văn học của Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng chủ biên) định nghĩa tự truyện là “một thể loại văn học trong đó tác giả kể chuyện về cuộc đời mình. Nhân vật chính của truyện chính là tác giả” [93, tr.35]. Còn Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán (đồng chủ biên) định nghĩa: “tự 36
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 truyện là một tác phẩm văn học thuộc loại tự sự do tác giả tự viết về cuộc đời mình” [34, tr.389]. Và nếu như bản tự thuật về lịch sử, lí lịch của nhà văn yêu cầu trình bày một cách súc tích những sự kiện xảy ra trong cuộc đời nhà văn thì tự truyện lại yêu cầu nhà văn tái hiện đoạn đời đã qua của mình trong tính toàn vẹn. Từ những định nghĩa trên có thể thấy điểm đáng lưu ý trong quan điểm của các tác giả là: đều công nhận tự truyện là một thể loại văn học, trong đó, chất liệu làm nên tác phẩm chính là từ cuộc đời tác giả. Trong tự truyện, yêu cầu nhà văn tái hiện đoạn đời đã qua của mình trong tính “toàn vẹn, cụ thể”. Nhà văn viết tự truyện như là sự tự thú thành thật về những quãng đời đã qua của chính bản thân mình trước công chúng độc giả. Vì thế, câu chuyện đời tư nhà văn chính là chất liệu cơ bản để làm nên thế giới nghệ thuật trong tác phẩm tự truyện. Mỗi trang viết tự truyện phải chăng là hành trình đi tìm cái “tôi” trong tôi của từng nhà văn? 2.1.3. Quan niệm về tiểu thuyết tự truyện Trong cuộc Hội thảo về tiểu thuyết, tại trường Đại học Strasbourg (1970), đã có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề vai trò và con đường phát triển của tiểu thuyết tự truyện trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết. Rất nhiều tham luận cho rằng sự dung hợp và xâm nhập giữa tiểu thuyết và tự truyện đã mở ra một hướng phát triển đầy hứa hẹn ở tương lai cho thể loại tiểu thuyết. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều, có nhiều tác giả không đồng tình với việc đưa yếu tố tự truyện vào trong một tác phẩm tiểu thuyết và không thể đổi mới tiểu thuyết bằng con đường tự thuật (tự truyện): “Nhà tiểu thuyết làm sao tránh khỏi lúng túng khi kể về bản thân mình, vì nếu kể trung thực thì không phải là tiểu thuyết, chừng nào không xây dựng lại thì không có tiểu thuyết thực sự, mà nếu xây dựng lại thì còn đâu là tính trung thực của tự thuật” [154, tr.130]. Đồng quan điểm này, Raymond thẳng thắn trình bày: “Đối với tôi, những biến cố của đời tôi một khi đã đi vào ngôn ngữ, chúng trở thành sản phẩm tiểu thuyết. Mallarmé đã nói rõ điều này: Tất cả những gì ta viết ra đều là tiểu thuyết. Vậy nên câu trả lời của tôi thật đơn giản: tôi viết tiểu thuyết, ngay cả khi cái tiểu thuyết ấy có vẻ như kể lại đời tô i - có thật hay tưởng tượng” [98, tr.40]. Trong hội thảo Autofiction & Cie (tiểu 37
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thuyết tự truyện và đồng loại) tổ chức tại Đại học Nanterre (1992), trong bài tham luận Tiểu thuyết tự truyện: một thể loại tồi? (L‟Autofiction: un mauvais genre?), Jacques Lecarme khẳng định: tiểu thuyết tự truyện (tự truyện hư cấu) là “truyện trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì chứng tỏ đó là tiểu thuyết” [20, tr.35]. Thomas Stearns Eliot lại cho rằng: “Sự tiến bộ của nghệ sĩ là sự từ bỏ không ngừng bản thân mình, là sự giảm thiểu không ngừng yếu tố cá nhân” [98, tr.40]. Tuy nhiên, lao động nghệ thuật là cả một quá trình sáng tạo. Đặc biệt với thể loại tiểu thuyết, do được xây dựng trong một khu vực tiếp xúc với những sự kiện đang diễn biến trong hiện tại nên nó có thể “bước qua mọi ranh giới” (chữ dùng của M. Bakhtin) của văn học nghệ thuật để thâm nhập vào thể loại tự truyện là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và chuyện một tiểu thuyết nào đấy in hình “cái tôi” của chính tác giả cũng không hẳn là điều quá xa lạ, người đọc vẫn có thể bắt gặp đâu đó trong tiểu thuyết ở mức độ đậm nhạt khác nhau dấu ấn con người cá nhân tác giả, mặc dù nhà văn hoàn toàn không có ý định đưa mình vào tác phẩm, nhưng họ vẫn để lại dấu ấn đời mình thông qua tác phẩm và đấy chính là nét riêng, độc đáo trong phong cách sáng tác của từng nhà văn. Vì “Mọi tác phẩm nghiêm túc suy đến cùng đều là có tính chất tự truyện, một người nếu muốn sáng tạo một cái gì chân thực và có giá trị thì phải sử dụng kinh nghiệm và tài liệu trong cuộc sống của mình” [82]. Trong tiểu loại tiểu thuyết này một mặt nó sử dụng kỹ thuật hư cấu, mặt khác nó cũng kết hợp với yếu tố tự thuật để tạo nên thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết. Theo như Pierre Alexandre, tiểu thuyết tự truyện (tự sự hư cấu) là chuyện riêng tư, trong đó tác giả vừa là người kể vừa là nhân vật, còn văn bản và/ hay chung quanh văn bản thì chứng tỏ đó là hư cấu” [20, tr.35]. Có thể nói, tiểu thuyết tự truyện là những hư cấu nghệ thuật dựa trên phần nền tiểu sử của chính cuộc đời tác giả. Những chi tiết từ cuộc đời tác giả đều trở thành chất liệu để làm nên tác phẩm tiểu thuyết. Tuy nhiên, những chi tiết từ cuộc đời tác giả hoàn toàn được hư cấu hóa, sắp xếp trở lại theo một dụng ý sáng tạo của tác giả nhằm tạo nên độ gián cách nhất định trong tác phẩm. 38
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.4. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong mối quan hệ với các thể loại tương cận 2.1.4.1. Mối quan hệ với hồi ký và nhật ký Đều là những thể loại gắn với câu chuyện đời tư, đều là những thể loại lý tưởng có khả năng “cấp chứng chỉ” để tả lại chân thật nhất những kinh nghiệm của thời đại, nhưng nếu như thể nhật kí thường gắn liền với thời gian mang tính thời sự, được thực hiện dưới dạng ghi chép những diễn biến sự việc diễn ra hàng ngày, có đánh số ngày tháng cụ thể thì tiểu thuyết có tính chất tự truyện và hồi kí thường tác giả ngược dòng thời gian, tìm về quá khứ - kể lại những biến cố đã xảy ra trong đời mình. Nhật kí thường mang tính độc thoại, viết cho riêng mình, còn hồi kí và tiểu thuyết có tính chất tự truyện, người viết nhằm hướng đến giãi bày, trao gửi với người khác. Tuy nhiên, giữa tiểu thuyết có tính chất tự truyện và hồi kí lại có địa hạt phân định tương đối rõ rệt. Bởi, xét trên trục hệ thống thể loại văn học, bản chất của kí là ghi chép, đòi hỏi có sự chính xác về các sự kiện và đánh giá một cách khách quan của người viết. Những yếu tố hư cấu, nếu có, chỉ mang chức năng tựa như chất phụ gia để hỗ trợ cho những sự kiện khách quan. Còn bản chất của tiểu thuyết mang tính hư cấu để tạo nên những hình tượng văn học hoàn chỉnh. Hơn nữa, hồi kí thường cần có độ lùi thời gian “đủ để đong đầy” miền kí ức nên thường không tồn tại một cái tôi trong hiện tại. Ngược lại, trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện thường tồn tại một cái tôi trong hiện tại ngoái nhìn về quá khứ như một hành trình tìm lại chính mình. Theo Đỗ Đức Hiểu, “Hồi ký có thể chỉ ghi lại những sự kiện về một thời kì lịch sử, mà tác giả không phải là nhân vật chính” [93, tr.196]. Còn tiểu thuyết có tính chất tự truyện kể chuyện của cái “tôi” tác giả và nó không phải một tập hợp những kỷ niệm tản mạn, mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết. Như vậy có thể thấy, là câu chuyện về cuộc đời một cá nhân, nên tâm điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện là cái tôi người kể chuyện trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, nó chịu sự tác động của thế giới bên ngoài. Đấy là một cái tôi trong trạng thái động, trạng thái của sự hình thành, biến đổi, tiến triển về tâm lý, tính cách không ngừng và không hoàn kết. Trong khi đó, tâm điểm của hồi ký là thế giới bên ngoài, là cuộc sống và con người trong một thời kỳ lịch sử nào đấy (đặc biệt là khi lịch sử có những biến động lớn), và cái tôi nói chung chỉ đóng vai trò nhân chứng, nên đó chỉ là một 39
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cái tôi tương đối tĩnh trong trạng thái quan sát, ghi nhận, phân tích thực tại dưới góc nhìn khách quan, trung thực của người trong cuộc. Nếu như mối quan tâm đầu tiên của tác giả tiểu thuyết có tính chất tự truyện là khám phá gương mặt của chính mình qua hồi ức để rồi từ đó lần dò ra quá trình hình thành nhân cách, thì mối quan tâm đầu tiên của tác giả hồi ký là khám phá gương mặt thời đại qua những sự kiện mà mình chứng kiến. Và trọng lượng của tác phẩm nằm ở chính sức thuyết phục, lay động của những sự kiện ấy. Nếu cái tôi trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện là con người với tất cả chiều kích tâm hồn, bề sâu tư tưởng và tình cảm của nó thì cái tôi trong hồi ký chủ yếu đại diện cho một phương diện nào đó của ý thức xã hội, hay một xu hướng tiếp nhận và phản ứng đối với những biến cố và những nhân vật của lịch sử. Bản chất thể loại đòi hỏi sự trung thực, chính xác và khách quan trong việc bao quát toàn bộ hiện thực cuộc sống trong quan hệ với con người. Hồi ký là thể loại “đắc dụng” trong việc tái hiện lại không khí, những khoảnh khắc lớn lao của thời đại, hay bức chân dung của những con người có vị trí nhất định trong lịch sử (nhất là lịch sử văn học), khúc xạ qua những trải nghiệm, những suy ngẫm của một cá nhân nào đó đã sống qua và chứng kiến như: Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng, Ta đã làm chi đời ta của Vũ Hoàng Chương, Văn thi sĩ tiền chiến của Nguyễn Vỹ, Những năm tháng không thể nào quên của Võ Nguyên Giáp, Nhớ lại của Đào Xuân Quý, Rừng xưa xanh lá của Bùi Ngọc Tấn, Đời viết văn của tôi, Cát bụi chân ai, Chiều chiều của Tô Hoài, Nhớ lại một thời của Tố Hữu, Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương của Ma Văn Kháng ... thuộc thể loại này. Như vậy, ngay trong cái chung về “câu chuyện đời tư” tự kể giữa tiểu thuyết có tính chất tự truyện, hồi ký, nhật ký cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, lằn ranh để xác định giữa tiểu thuyết có tính chất tự truyện, hồi ký và nhật ký trong thực tế thường chỉ mang tính chất tương đối. Và để phân định được từng loại thể, vấn đề sự thật và hư cấu, thời gian cũng như chủ thể trần thuật luôn là những tiêu chí cơ bản để kiểm định đâu là một tiểu thuyết có tính chất tự truyện, đâu là hồi ký, nhật ký. 2.1.4.2. Mối tương quan với tự truyện Tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện đều tập trung vào số phận cá nhân trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách. Cả hai đều sử dụng chất liệu 40
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 từ nguyên mẫu cuộc đời thực cùng những tình cảm, khát vọng, những biến cố trong đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của tác giả, nhưng mục đích, phương thức sáng tạo của tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện có những điểm khác nhau. Ở tự truyện, cuộc đời và chân dung tinh thần tác giả là đối tượng khám phá chủ yếu và được tái hiện một cách trọn vẹn, như thật. Trong tự truyện luôn có một “hợp đồng ngầm” giữa tác giả và người đọc: “tôi sẽ kể lại cuộc đời thực của tôi”, hoàn toàn trung thực, không hư cấu. Mục đích của tự truyện là nhằm hướng đến “tìm hiểu con người có thật với lịch sử hình thành nhân cách. Điều này cũng đồng nghĩa với một điều rằng: tự truyện không phải là một sáng tạo nghệ thuật của tác giả mà là tư liệu báo cáo về cuộc đời và nhân cách của anh ta” [98, tr.41]. Những hư cấu, nếu có, đều tập trung vào việc tạo ra đường nét mạch lạc cho những trải nghiệm trong cuộc đời tác giả. Cảm thức tự thuật, ý thức tìm kiếm khám phá chính mình, những tình cảm, suy nghĩ của chính tác giả luôn luôn nổi rõ trong mạch tự sự của tác phẩm. Còn tiểu thuyết có tính chất tự truyện là dạng tiểu thuyết sử dụng kỹ thuật hư cấu, hay sự kết hợp giữa tự thuật và những yếu tố hư cấu. Trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện, cuộc đời thực tác giả đã được nhào nặn lại, hư cấu hóa để trở thành chất liệu cho tiểu thuyết. Trong khi, tự truyện, nếu truy nguyên lai lịch từ tiểu sử cuộc đời đến từng diễn biến sự việc của nhân vật trong tự truyện thì có sự song trùng rất rõ rệt với cuộc đời tác giả, hay nói cách khác, nó tựa như bức truyền thần của tác giả. Ở tự truyện, khoảng cách giữa nhân vật tự thuật, người kể chuyện và tác giả là một và điểm nhìn trần thuật trùng khít với điểm nhìn nhân vật xưng tôi. Còn trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện, nhân vật xưng tôi (hoặc một hóa thân của tác giả vào nhân vật tự thuật ở ngôi thứ ba) luôn giữ khoảng cách nhất định. Với một tác phẩm tự truyện, tác giả gần như trung thành tuyệt đối “bản lí lịch đời mình” và thuật lại một cách tự nhiên, trung thực. Tuy nhiên, nhờ vào qui luật giao thoa và sự xâm nhập thể loại cùng với những cách tân nghệ thuật đã giúp cho tự truyện và tiểu thuyết có điều kiện để dung hợp vào trong nhau, tạo thành tiểu loại tiểu thuyết có tính chất tự truyện. Đấy là trường hợp của Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Sống mòn (Nam Cao), Như cánh chim bay (Võ Hồng), Trường cũ (Duyên Anh), Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Tôi nhìn tôi 41
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trên vách (Túy Hồng), Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Tấm ván phóng dao (Mạc Can)… Ở các tác phẩm này, cùng một lúc nó dung chứa những nét đặc trưng của cả hai thể loại (tự truyện và tiểu thuyết). Sự giống và khác nhau từ tính chất và đặc điểm của tiểu thuyết có tính chất tự truyện và tự truyện có thể được cụ thể hóa qua bảng tóm tắt sau: Đặc điểm Mối quan hệ giữa tác Sự thật đời tƣ Ngôi trần thuật giả - nhân vật - ngƣời ThểTiểu loại kể chuyện Đóng vai trò chủ Trần thuật ở ngôi Tác giả - nhân vật - Tự truyện yếu. thứ nhất, xưng tôi. người kể chuyện là một, đồng nhất. - Nghiêng về chất Có thể trần thuật ở Có thể tương đồng, Tiểu thuyết có tính tiểu thuyết. ngôi thứ nhất hoặc trùng khít nhưng hoàn chất tự truyện - Sự thật đời tư + ngôi thứ ba. toàn không đồng nhất. Hư cấu. Việc phân biệt các thể loại như chúng tôi đã trình bày chỉ có tính chất tương đối. Vì, tự truyện là thể loại có tính giáp ranh, nó nằm ở giao điểm giữa tiểu thuyết và hồi ký, tự sự và trữ tình; và trong quá trình hình thành, phát triển của các thể loại văn học luôn có hiện tượng thẩm thấu, xâm nhập lẫn nhau. Một tác phẩm có thể nghiêng về chất tự truyện, chất hồi ký hay chất tiểu thuyết tùy trường hợp cụ thể. Khảo sát một số thể loại có đường biên gần nhau, từ tự truyện, nhật kí, hồi kí, đến tiểu thuyết có tính chất tự truyện, chúng tôi nhận thấy ngay trong nét chung về câu chuyện cuộc đời tự kể giữa những thể loại này cũng có những khác biệt đáng kể được qui định bởi đặc trưng của từng thể loại. Tuy nhiên, tự truyện, hồi ký, nhật ký, tiểu thuyết có tính chất tự truyện được biết đến là những câu chuyện cuộc đời có thật của chính tác giả đã từng trải qua hoặc chứng kiến. Mỗi câu chuyện là một cảnh đời, một số phận mang một sắc thái, bối cảnh sống khác nhau nhưng tựu chung lại đều gửi gắm những thông điệp giàu ý nghĩa về cuộc sống đến bạn đọc. 42
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Trong quá trình vận động, phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, ranh giới của tiểu loại rất khó xác định. Đường biên giữa tiểu thuyết có tính chất tự truyện với tự truyện, nhật ký, hồi ký… thường có tính giáp ranh rất cao. Vì đây là một tiểu loại luôn có sự giao thoa, xâm nhập, dung hợp các thể loại khác nhau. Chính yếu tố này làm cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện dung chứa được nhiều phẩm tính ưu việt của các thể loại khác trong việc tái hiện lại hiện thực đời sống muôn mặt hằng thường như nó vốn có. Đồng thời, đây cũng là tiểu loại thể hiện rõ nét nhất tính năng động, linh hoạt và sự thay đổi quan niệm về nghệ thuật của tiểu thuyết theo hướng hiện đại. Dù cho việc xác định đường biên tiểu loại gặp không ít những khó khăn nhất định, nhưng chúng tôi thiết nghĩ, đây là vấn đề cần phải xác định một cách khoa học. Từ những gì khảo sát và nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, chúng tôi giới thuyết khái niệm về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, xem đây là cơ sở lý thuyết cho luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện là một tiểu loại tiểu thuyết mà tác giả đã sử dụng chất liệu đời tư của chính bản thân mình để hư cấu hóa thành thế giới nghệ thuật tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện, bức chân dung tự họa của tác giả được cấu trúc lại thành một sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy, mối quan hệ giữa tác giả - người kể chuyện - nhân vật trung tâm của tác phẩm khá gần nhau. 2.1.5. Cơ sở hình thành tiểu thuyết có tính chất tự truyện Cho đến nay, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam đã đi qua một chặng đường khá dài, gắn liền cùng với sự vận động của lịch sử văn học dân tộc. Trong văn học hôm nay, cùng với sự thay đổi hệ hình tư duy, tiểu thuyết có tính chất tự truyện đang ngày một hiện diện nhiều trong đời sống văn học đã giúp cho tiểu thuyết Việt Nam có những bước chuyển động đầy hứa hẹn. 2.1.5.1. Sự ra đời và phát triển của những thể loại mới Trước khi xuất hiện hệ thống thể loại nghệ thuật tự sự có nguồn gốc từ phương Tây như: tiểu thuyết, tự truyện, tiểu thuyết tự truyện, truyện ngắn… thì văn học Việt Nam cũng đã có cả một hệ thống loại hình tự sự được định hình trong suốt chiều dài của nền văn học trung đại. Trong khoảng thời gian ấy, các loại hình thơ gần như chiếm thế đứng thượng phong, còn các loại văn tự sự ít có điều kiện để phát triển. Dường như chưa bao giờ loại hình tự sự được xếp đứng ở vị trí ngang hàng với thơ, 43
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đôi khi nó tồn tại trong tình trạng “nguyên hợp đặc thù”, mang tính “hỗn dung” lẫn xen giữa tự sự và thơ, giữa tự sự và kí hay lịch sử… Có lẽ vì thế nên loại hình tự sự trong văn học trung đại đã nhanh chóng tách mình ra khỏi sự chi phối của dòng văn học chính thống, khuôn trong hệ thống thi pháp trung đại. Cho nên, trong bối cảnh chung, khi mà thể văn tự sự vẫn còn mang đậm tính “ghi việc”, “chép sử” thì hình bóng tác giả chỉ tồn tại như một kiểu vô nhân xưng, với vai trò thấu suốt tất cả. Tuy vậy, vẫn có một số tác phẩm được hình thành từ kinh nghiệm hay chính bản thân tác giả mà Nam ông mộng lục, Trần Khiêm đường niên phả lục và Thượng kinh kí sự là những minh chứng điển hình. Nhưng do đặc thù của văn học trung đại, cái tôi tác giả trong các tác phẩm này vẫn chỉ là “một thực thể ẩn”, mang tiếng nói của người ghi việc, chép sự. Sự tự biểu hiện của tác giả vẫn còn bị giới hạn bởi những đặc tính khách quan của thể ký lục, ghi chép, chưa thể vượt thoát nổi để trở thành một cái tôi cá nhân. Đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu, vì trong bầu không khí chung của thời đại, phần lớn con người cá nhân gần như bị mờ nhòe trước con người chức năng, phận vị. Vì vậy, để thực hiện được chức năng “tải đạo”, tác giả chỉ còn có thể khẳng định mình qua việc “đồ chiếu” vào các chuẩn mực luân lý xã hội để phát ngôn. Nhưng kể từ khi xã hội Việt Nam bắt đầu xuất hiện những yếu tố của một nền kinh tế đô thị cùng với sự hình thành mẫu hình nhà nho tài tử (thế kỷ XVII - XVIII) thì thực tế ấy bắt đầu có những thay đổi đáng kể. Cái tôi cá nhân bắt đầu hiện diện ngày một rõ nét qua các tác phẩm của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ… Đặc biệt là Sơ kính tân trang của Phạm Thái. Tác phẩm ra đời mang theo bóng dáng cái tôi tự thuật đã đánh dấu bước tiến đáng kể cho loại hình tự sự trung đại. Tuy chỉ là tác phẩm mang tính tự truyện buổi sơ kỳ, nhưng sự hiện diện của Sơ kính tân trang cũng đủ để minh chứng cho sự phát triển của tinh thần tự ý thức trong đời sống văn học thời trung đại. Và cái đích mà tác phẩm hướng đến không phải để “tải đạo” mà là câu chuyện tình buồn, bi kịch lứa đôi có thật trong cuộc đời. Sự hiện diện của Sơ kính tân trang đã đem đến cho loại hình tự sự Việt Nam bóng dáng một cái tôi tự thuật. Có thể nói, đây chính là bước khởi động ban đầu, đánh dấu sự xuất hiện dạng tự thuật, mở ra một hướng đi mới, góp phần hình thành nên những tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam. 44
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Với tư cách là một loại hình nghệ thuật, một hình thái ý thức xã hội mang tính đặc thù, văn học có tiến trình vận động luôn gắn liền với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội. Văn học Việt Nam cũng không nằm ngoài qui luật vận động ấy. Mỗi một thời kì lịch sử khác nhau, các nhà văn luôn có sự thay đổi trong quan điểm thẩm mỹ và quan niệm nghệ thuật về con người cho phù hợp với thời đại. Bởi, tất cả sự đổi mới trong văn học nghệ thuật chỉ có giá trị khi và chỉ khi tạo ra được những giá trị thẩm mỹ cũng như những nguyên tắc cắt nghĩa về con người. Trên cơ sở những thay đổi về văn hóa - xã hội trong thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới trong quan niệm nghệ thuật về con người. Một biểu hiện đặc biệt quan trọng trong bước chuyển mới của văn học là sự phát triển của hệ thống thể loại. Chỉ trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ (1900 -1945), nhưng văn học Việt Nam đã sớm có được cả một hệ thống thể loại tương đối hoàn chỉnh như: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tùy bút, phê bình văn học, thơ mới, kịch… Các thể loại này đã nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí trung tâm, thay thế cho hệ thống thể loại cũ, vốn tồn tại từ lâu trong văn học trung đại. Điều đáng nói là, gần như tất cả các thể loại được hình thành và phát triển trong quá trình hiện đại hóa đều tồn tại “trong trạng thái động”, có sự dung hợp, xâm nhập lẫn nhau. Đây là một trong những yếu tố kích thích sự phát triển của văn học, đồng thời nó cũng làm cho mỗi thể loại càng trở nên phong phú và đa dạng thêm. Cùng với sự vận động của hệ thống thể loại, một trong những hiện tượng đáng để lưu tâm nhất là quá trình hiện đại hóa văn học trên phương diện thể loại được khởi động từ thể tài văn xuôi mà trước hết là tiểu thuyết, một thể loại mặc dù đã có mặt trong đời sống văn học trung đại nhưng thành tựu không nhiều. Tiểu thuyết, một thể loại mang đậm “cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư... có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác” [34, tr.330], cùng với tính năng “chưa hề chịu ngưng kết”, nó đã “lấn át thể loại này, thu hút thể loại kia vào trong cấu trúc của mình… nó làm chúng lây nhiễm tính biến đổi và tính không hoàn thành. Nó lôi cuốn chúng một cách đầy quyền lực vào quỹ đạo của mình” [82, tr.27 - 30]. Chính nhờ những đặc tính ấy của tiểu thuyết đã tạo điều kiện cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại nằm trung gian giữa tiểu thuyết và tự truyện ra đời. 45
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.1.5.2. Sự xuất hiện con người cá nhân trong văn học Được thổ lộ, giãi bày, điều cứ ngỡ rằng là lẽ thường tình của mỗi con người khi cần chia sẻ những nỗi niềm suy tư, trăn trở. Nhưng trong suốt một thời gian dài, xã hội Việt Nam chỉ tiếp xúc với các nền văn hóa phương Đông và chủ yếu là tiếp xúc với nền văn hóa Trung Hoa, hầu như những gì thuộc về thế giới tình cảm riêng tư đều bị xếp vào hàng thứ yếu. Từ trong thực tiễn đời sống, với một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, con người sống trong tình bao bọc của cộng đồng làng xã dưới lũy tre làng, thường xuyên đối mặt với thiên tai địch họa, nên từ lâu tính cộng đồng đã trở thành một hằng số gần như bất biến trong đời sống của người Việt. Trong tâm thức mỗi con người Việt Nam hay e ngại khi bị tách rời khỏi môi trường sống tập thể, họ gần như không muốn thay đổi môi trường sống của bản thân mình. Cho nên, chuyện rời bỏ quê hương, đến xứ khác sinh sống thường qui gắn với cụm từ “tha hương”, chia lìa. Và cá nhân con người thường hay gắn với gia đình, dòng tộc, cộng đồng. Hơn nữa, trong xã hội phong kiến, không gian văn hóa con người Việt Nam bị chi phối bởi những tư tưởng của tam giáo, trong đó tư tưởng Nho giáo luôn đóng vai trò chủ đạo, chi phối đời sống tinh thần con người Việt. Trong bối cảnh “văn hóa cổ - trung đại vốn nặng tính chất quan phương, khép kín, khả năng con người tự ý thức về mình và hướng tới khám phá, thể hiện từng số phận con người thật không dễ” [94, tr.31]. Vì vậy, những nhu cầu tình cảm mang tính riêng tư ít được đề cao. Đầu thế kỷ XX, Pháp đẩy nhanh công cuộc khai thác thuộc địa, khiến cho cơ cấu xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi: từ một xã hội phong kiến trở thành một xã hội thực dân nửa phong kiến với nhiều nhà máy, trung tâm thương nghiệp, các đô thị mới dần được hình thành khắp cả nước dẫn đến sự ra đời tầng lớp thị dân mới. Chính hiện thực đời sống ấy đã hình thành nên “nền văn hóa phi cổ truyền” (Phan Ngọc) mang đậm dấu ấn của văn học phương Tây mà chủ yếu là văn học Pháp đã tác động sâu sắc đến thị hiếu thẩm mỹ của cư dân thành thị. Họ cảm thấy ngột ngạt trong bầu không khí ngập tràn những định chế tư tưởng luân lý, họ muốn sống thực, muốn đời hơn trong nếp sống, nếp cảm, nếp nghĩ, muốn hướng đến con người tự do trong suy nghĩ, hành động. Trong họ, giờ đây dấy lên tư tưởng muốn tháo bỏ tất cả những hệ 46
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lụy, ràng buộc của tư tưởng cũ để khoác lên mình bộ cánh cách tân. Và khi ý thức cá nhân bắt đầu trỗi dậy, thì một trong những nhu cầu thiết yếu nhất đang đặt ra cho văn học thời kỳ này đó là đấu tranh giải phóng tình cảm, giải phóng con người cá nhân. Chính hiện thực này đã tạo điều kiện cho con người cá nhân có dịp được bừng thức, nảy nở để rồi nó nhanh chóng trở thành yếu tố trung tâm, làm thay đổi văn học Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Có thể nói, sự bùng nổ về ý thức cá nhân này được thai nghén trong suốt chiều dài của văn học trung đại và đến đầu thế kỷ XX, nhờ sự du nhập của văn hóa phương Tây đã tiếp sức cho nó để thoát thai, trở thành cái tôi tự thuật đầy tươi trẻ. Và nhân vật đi đầu trong việc “thử bút”, đưa cái tôi tự thuật trình làng giữa đời sống văn học Việt Nam vào những ngày cách tân đầu tiên ấy không ai khác hơn chính là lớp nhà nho cuối mùa mang tư tưởng cấp tiến. Ra đời cùng thời với Ngục trung thư và Phan Bội Châu niên biểu (Phan Bội Châu), Giấc mộng lớn của Tản Đà bước đầu đã xác lập được tiếng nói cá nhân qua hình hài của cái tôi tự thuật. Trong lời tựa, Tản Đà viết: “Giấc mộng lớn chép để làm gì? Giấc mộng con chép, thời sao Giấc mộng lớn lại không chép. Nghĩ như người ta sinh ra đời, không ai dễ mấy thân nên mình yêu mình là cái tình chung của nhân loại. Một cái tình yêu đó, không cứ đẹp hay xấu, hay hay dở mà yêu thời cứ yêu. Bởi thế cho nên phóng truyền thần, đời càng văn minh thời cái cách yêu mình càng tiến bộ” [92, tr.602]. Theo Tản Đà, mục đích viết tác phẩm không gì khác hơn đó chính là “cái cách yêu mình”, cách tự khẳng định tiếng nói cá nhân của mình theo kiểu riêng, “tùy ý chép ra, không có mạch lạc, không có quy tắc, không kể việc khinh việc trọng, không hiềm cái dở cái hay, muốn lược thời lược, muốn tường trình thời tường, chẳng qua là một cuốn văn chơi…” [92, tr.602]. Điều này hoàn toàn khác hẳn với quan niệm văn chương trong quá khứ. Nếu như trước đây, những tác giả trong văn học trung đại thường khẳng định cái tôi của mình trong mối quan hệ với chức năng, phận vị, hay đó là cái tôi thị tài, bất đắc chí, đầy ngông nghênh, muốn phá bỏ những định chế của xã hội phong kiến thì các tác giả của tiểu thuyết có tính chất tự truyện giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX khẳng định cái tôi “với cái nghĩa tuyệt đối của nó” dưới ánh sáng sự thật từ chính cuộc đời tác giả. Trong văn học trung đại, người đọc khó có thể tìm thấy khát vọng tự khẳng định mình một cách 47
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đầy mạnh mẽ như thế này: “ta phải tạo ra tương lai, chính thế! Bằng cách nào? Bằng cách phá hoại cho bằng hết những ảnh hưởng còn sót lại ở ta. Của cái thế giới cũ và tự biến đổi ta thành con người mới, khả dĩ ứng dụng cho sự xây dựng một tân văn hóa” [52, tr.125]. Và càng không thể bắt gặp được những dòng văn tự thú về lai lịch cuộc đời của chính tác giả như: “Thầy tôi làm cai ngục, mẹ tôi là con nhà buôn bán. Tuổi thầy tôi hơn ba mươi, gấp đôi tuổi mẹ tôi. Hai thân tôi lấy nhau không phải vì quen biết nhau lâu và thương yêu nhau… Tôi đẻ ra, được biết bao nhiêu anh em cha mẹ những tội nhân có máu mặt đến chúc mừng, biết bao nhiêu kẻ quen thuộc thường nhờ vả ông bà tôi lại thăm nom ” [43, tr.5]. Sự thức nhận có ý thức này nhìn ở góc độ nào đó nó chính là sản phẩm của văn hóa phương Tây nhưng nếu như không có sự tiếp nối dòng chảy của con người cá nhân trong văn học truyền thống có lẽ, nó cũng sẽ chẳng bao giờ hình thành nên được một cái tôi tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam chặng đường nửa đầu thế kỷ XX. 2.2. Diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện thế kỷ XX 2.2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945 Đầu thế kỷ XX, cùng với sự thay đổi trong hệ hình tư duy theo hướng hiện đại, với quan niệm hiện thực là thế giới khách quan, tồn tại độc lập đã đưa đến quan niệm xem văn chương là hình thức “mô phỏng” hay “bắt chước” hiện thực - là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống. Sáng tạo văn chương đi theo trình tự: từ ý tưởng đến cách thức thể hiện. Có ý tưởng, xây dựng ý tưởng xong mới tiến hành chọn lựa cách thức thể hiện sao cho dung chứa đầy đủ ý tưởng và đạt được hiệu quả cao nhất. Nhằm truyền tải, thực hiện nhiệm vụ phản ánh thực tại, văn chương chú trọng nguyên tắc trình bày, miêu tả, mô phỏng hiện thực nhằm hướng đến xây dựng một thế giới giống như thật. Tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945 bắt đầu “đoạn tuyệt” hẳn lối tiểu thuyết chương hồi với kiểu nhân vật hành động cùng những tình tiết, sự kiện, xung đột đầy kịch tính để hướng đến xây dựng tiểu thuyết theo kết cấu tâm lý. Nói cách khác, trung tâm điểm của kết cấu truyện bắt đầu có sự chuyển đổi từ không gian rộng lớn cùng với những biến cố, sự kiện sang chiều sâu tâm lý con người, và cốt truyện truyền thống dần được thay thế bằng cốt truyện tâm lý. Nhân vật trong tiểu thuyết cũng bắt đầu rời khỏi kiểu nhân vật hành động cùng 48
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 những đại diện cho những phạm trù đạo đức để hướng đến xây dựng nhân vật như con người của đời sống thường nhật với những rung cảm tinh tế bên trong nội tâm cùng các mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội như nó vốn có. Chính vì thế, khi đi vào lý giải tính cách nhân vật, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này bước đầu đã có những thể nghiệm về việc lý giải tính cách con người như là một sản phẩm của hoàn cảnh, được hình thành và phát triển gắn liền cùng môi trường sống, nó luôn luôn ở trong trạng thái vận động tự thân chứ không còn là sản phẩm “vốn sẵn tính trời”, nguyên phiến, bất biến, không hề chịu sự tác động của hoàn cảnh. Đây cũng là một trong những yếu tố đánh dấu sự chuyển mình của nền văn học trung đại, mang đậm dấu ấn đặc trưng văn hóa phương Đông sang tư duy văn học phương Tây, gắn liền với trào lưu văn học lãng mạn và hiện thực. Trên nền của đời sống văn học đang làm cuộc cách tân rầm rộ, những tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng định hình được gương mặt tiểu loại của mình trên văn đàn. Những ngày đầu khi Phan Bội Châu niên biểu hay Giấc mộng lớn của Tản Đà ra đời, người đọc còn thấy bỡ ngỡ với tiểu thuyết có tính chất tự truyện nhưng chỉ một thời gian ngắn, có đến hàng loạt tiểu thuyết như Bốc đồng, Mực mài nước mắt, Chiếc cáng xanh, Sống nhờ, Dã tràng, Ngậm miệng, Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội, Sống mòn ra đời mang theo câu chuyện đời tư tự kể đã nhanh chóng trở nên quen thuộc và neo vào lòng người đọc niềm trăn trở, xót xa. Dẫu thế nhưng, đại từ nhân xưng “tôi” mang nghĩa tuyệt đối của cá nhân nhà văn trong tiểu thuyết vẫn còn có những giới hạn nhất định, trong khi, Thơ Mới cùng với sự hiện diện của cái tôi cá nhân tác giả đã đủ sức lớn mạnh để chiến thắng cả một thời đại chữ Ta từng tồn tại hàng nghìn năm trong loại hình văn học trung đại dân tộc. Tuy nhiên, sự hiện diện của cái tôi tự thuật trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng đã tạo nên được những thành tựu đáng kể cho văn học Việt Nam trên bước đường hiện đại hóa. Đặc trưng của tự thuật nói chung và tiểu thuyết tự truyện nói riêng thường là do một người thật ngược dòng thời gian kể lại đời mình, nhấn mạnh tới cuộc sống cá nhân, đặc biệt là lịch sử hình thành nhân cách. Phần lớn các tiểu thuyết tự truyện trên thế giới được viết ra khi tuổi đời của tác giả đã khá lớn, bởi thể loại tiểu thuyết này 49
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cần phải có một độ lùi nhất định về thời gian để “ngẫm về đời” từ những trải nghiệm chính bản thân mình mới viết nên được những dòng “tự thú thành thật”. Khi người cầm bút có nhu cầu đào xới chiều sâu bản thể, lẽ đương nhiên họ sẽ ngược dòng thời gian, hồi tưởng lại quá khứ để nhìn nhận lại quá trình hình thành nhân cách. Vì vậy, trong tiểu thuyết tự truyện, người kể chuyện thường đứng ở một thời điểm hiện tại để nhìn lại quá khứ của mình tựa như một lối tìm về để hiểu rõ mình hơn. Văn học thế giới cũng đã có rất nhiều tự truyện mà ở đó quãng đời trong quá khứ của mình được nhà văn lưu tâm khám phá như: Đi tìm thời gian đã mất của M. Proust, Tuổi thơ của N. Sarraute, Sống để kể lại của G.G. Marquez, Thời thơ ấu, Thời niên thiếu của L. Tolstoy, hay Thời thơ ấu và Những trường đại học của tôi của M. Gorky… Ở Việt Nam, mặc dù khi bàn về tiểu thuyết tự truyện, giới nghiên cứu còn thận trọng trong việc xác định danh tính thể loại, tuy nhiên, qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy cùng với sự lớn mạnh của thể loại tiểu thuyết chặng đường nửa đầu XX, trong tiểu thuyết đã có sự xâm nhập của tự truyện. Mặc dù số lượng tác phẩm chưa nhiều, nhưng nó cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Phần lớn trong số các tác giả này đều là những trí thức nghèo thành thị. Họ “tự thú” về cuộc đời mình khi tuổi đời còn khá trẻ: Nguyên Hồng viết Những ngày thơ ấu năm 18 tuổi, Đỗ Đức Thu viết Bốc đồng năm 32 tuổi; Lan Khai viết Mực mài nước mắt năm 35 tuổi; Lưu Trọng Lư viết Chiếc cáng xanh năm 30 tuổi; Mạnh Phú Tư viết Sống nhờ năm 28 tuổi; Nam Cao viết Sống mòn năm 27 tuổi. Chính vì những tiểu thuyết có tính chất tự truyện này được viết ra khi tuổi đời của tác giả còn khá trẻ cho nên nó cũng mang một sắc thái rất riêng. Những ký ức tuổi thơ luôn thường trực trong hầu hết các tác phẩm ra đời trong chặng đường này. Và điều đáng nói ở đây là, gần như những mảng đời bất hạnh trong quãng thời thơ ấu của mình đều được nhà văn kể một cách thành thật. Nếu như con người cá nhân trong Thơ Mới từng đôi lần cảm thấy cô độc khi tìm về với “đường về thu trước” xa lắm, hay sợ nỗi cô đơn khi gặp lại và đối diện với chính mình “Chớ để riêng em phải gặp lòng em” (Xuân Diệu), thì ở tiểu thuyết có tính chất tự truyện điều này gần như hoàn toàn ngược lại. Các nhà văn lật xới lại quá khứ đời mình như một sự tìm về để gặp lại chính mình. Vì vậy, nhiều tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường nửa đầu thế kỷ XX viết về thời thơ ấu thường đi vào khai thác 50
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 những nỗi đau, những thua thiệt trong đời như phần nào đó để tác giả lý giải về quá trình hình thành nhân cách của mình. Nhờ thế, khi đến với những trang tiểu thuyết này, người đọc mới có dịp sống trong miền hiện thực vốn từ lâu đã phong kín trong thẳm sâu tâm hồn từng nhà văn và góc khuất về lai lịch cuộc đời tác giả cũng được hé mở dưới lớp ngôn từ tiểu thuyết. Với nhịp chuyển mau lẹ của văn học Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa, sự xuất hiện của tiểu thuyết có tính chất tự truyện nửa đầu thế kỷ XX đã đánh dấu bước tiến mới trong quan niệm về con người. Con người xuất hiện trong các tác phẩm từ nhân vật cậu bé Hồng (Những ngày thơ ấu), Dần (Sống nhờ), đến nhân vật Tôi (Chiếc cáng xanh), Điệp (Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội), Tôi (Ngậm miệng), Khải (Mực mài nước mắt), Thứ (Sống mòn)… đều tồn tại như một thực thể đơn nhất, có cả một quá trình hình thành nhân cách chịu sự chi phối và tác động từ hoàn cảnh thực tại. Kiểu tính cách này chính là sản phẩm của thời hiện đại, nó gần như hoàn toàn đối lập với cách xây dựng tính cách con người trong văn học trung đại. Văn học trung đại thường quan niệm nhân cách con người như một sản phẩm “nguyên phiến” của tự nhiên, gần như là một “thứ tính trời”, nên dù cho hiện thực đời sống luôn vận động không ngừng thì tính cách ấy vẫn không hề thay đổi. Ở chặng đường đầu thế kỷ XX đến 1945, tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã có những thể nghiệm đầu tiên trong việc lý giải tính cách con người bằng hoàn cảnh. Tính cách của Dần trong Sống nhờ là cả những đan xen giữa tình yêu thương, dễ xúc cảm, và sự ngang ngạnh, ương bướng. Tất cả những tính cách ấy đều có nguồn mạch của nó: tình yêu thương, và xúc cảm được hình thành nên từ những ngày sống trong vòng tay che chở của bà và những khoảnh khắc ngọt ngào của tình mẫu tử. Và tính ngang ngược, ương bướng nảy sinh từ những phản ứng tất yếu trước sự đối xử tàn tệ của người dì và hai người chú. Chính điều này đã làm nên cách cư xử, phản ứng đôi khi đầy mâu thuẫn của Dần trong cuộc sống. Nhân vật Thứ trong Sống mòn luôn ẩn chứa những tính cách đầy mâu thuẫn giữa một con người có nhân cách, có khát khao, hoài bão cao đẹp và sự ti tiện, nhỏ nhen, ích kỷ khiến cho Thứ trượt dài trong cảnh sống vô nghĩa. Những nét tính cách ấy của Thứ nảy sinh từ hoàn cảnh sống thực tại, một thực tại của người trí thức luôn đối mặt với những chật vật của nạn cơm áo đời thường. 51
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Một trong những điểm đáng lưu ý nữa của những tiểu thuyết này đó chính là ở phương diện kết cấu chuyện. Các tiểu thuyết có tính chất tự truyện chặng đường nửa đầu thế kỷ XX thường có xu hướng lội ngược dòng ký ức để tìm lại quá khứ đời mình, nên kiểu kết cấu câu chuyện thường được triển khai theo chuỗi thời gian tuyến tính với trình tự biên niên. Nhà văn hay bắt đầu dòng hồi tưởng theo trình tự dòng chảy thời gian nhất định cùng những diễn biến, sự kiện từng xảy ra trong đời mình. Điều này cũng tạo nên không ít những hạn chế cho các tác phẩm ra đời ở chặng đường đầu này. Trong Sống nhờ, tuổi thơ của Mạnh Phú Tư dần hiện lên theo trình tự thời gian từ thuở “Tôi sinh vào giờ dần” đến khi “tôi lên tỉnh thi”… rồi xuống Hải Phòng học cho đến khi “tôi thi vào lớp Sư phạm. Và kết quả cuối cùng cả năm là: trượt” [152, tr.141], gắn liền với những biến cố dồn dập trong đời sớm đẩy tác giả vào cảnh sống “ăn nhờ ở đậu” hết bên nội rồi đến bên ngoại trong sự tệ bạc của những người chú, người cậu. Trong Chiếc cáng xanh, Mực mài nước mắt, Sống mòn… các câu chuyện cũng được hồi thuật lại theo chuỗi thời gian biên niên. Tuy nhiên, chuỗi thời gian ấy được tái dựng lại theo dòng hoài niệm. Cho nên, trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện thường ít sự kiện, ít xung đột, kịch tính, thường chỉ là những mẩu chuyện đời thường nhưng lại được lưu giữ trong miền ký ức tác giả. Từ chuyện đứa trẻ thèm được yêu thương “trong lòng mẹ”, thèm được ăn quà (Sống nhờ), đến những suy nghĩ đầy nhỏ nhen của ông giáo dạy học trường tư (Sống mòn), hay cảnh sống khốn khó của một văn sĩ nghèo hàng ngày luôn đối mặt với cảnh “hết tiền nhà đến tiền gạo… và còn tám nhăm thứ tiền khác nữa” (Mực mài nước mắt). Sự xuất hiện của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945, mặc dù còn có những giới hạn nhất định, tuy nhiên, đây cũng là bước chuyển động ban đầu để tạo đà cho sự phát triển của tiểu loại tiểu thuyết này trong những năm về sau. 2.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 Từ bước chuyển ban đầu ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết có tính chất tự truyện lưu lại những dấu ấn đậm nét qua hàng loạt tác phẩm ra đời ngay giữa lòng đô thị miền Nam trong những năm mà cả nước đang ngập tràn lửa đạn của chiến 52
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 tranh. Trong khi, cả một thời gian dài ở giai đoạn này, tiểu thuyết có tính chất tự truyện không xuất hiện trong văn học cách mạng thì mảnh đất phương Nam cùng với những điều kiện văn hóa tương đối khác, mặc dù đời sống xã hội bất ổn về chính trị nhưng người nghệ sĩ lại mạnh dạn hơn trong sáng tạo nghệ thuật. Nhờ sự mở rộng, giao lưu với những tư tưởng hiện đại đến từ khắp nơi trên thế giới mà các trào lưu, lý thuyết văn học, các luồng tư tưởng được giới thiệu một cách rộng rãi, đa dạng. Từ thuyết hiện sinh với S.Kiekegaard, F.Nietzsche, K.Jaspers, J. P. Sartre… đến hiện tượng luận với Husserl, Merleau-Ponty, Gabriel Marcel…; từ thuyết cấu trúc đi từ lĩnh vực ngôn ngữ học của F.de Saussure đến nhân chủng học và văn học với Claude- Levi Strauss, Roland Barthes và cả phân tâm học của Freud… đã “tạo cho con người những cái nhìn, những viễn tượng mới, đưa tâm hồn con người đi xa vào nhiều thế giới bên ngoài, cũng như đi sâu hơn vào nội giới bên trong nó, để nhận biết được chính con người mình và cuộc đời hơn.” [85, tr. 68]. Nhờ thế mà văn học miền Nam mới có cơ hội tiếp nối được cuộc hành trình khám phá cái tôi cá nhân của văn học Việt Nam ở những năm về trước trên nhiều bình diện khác nhau. Đây cũng là bước tạo đà cho văn học có dịp đi vào thâm nhập đời sống hiện thực, dần khai mở từng mảng sáng - tối, đen - trắng vô cùng phức tạp của những năm tháng đất nước chìm ngập trong đau thương chiến tranh. Từ Nửa đêm trăng sụp, đến Trăm nhớ ngàn thương của Bình Nguyên Lộc, hay Thương hoài ngàn năm của Võ Phiến, Đêm tóc rối, Con sâu của Dương Nghiễm Mậu, Như thiên đường lạnh, Khung rêu của Nguyễn Thị Thụy Vũ… đều là những cảm nhận sâu sắc về thân phận con người trong thế giới đầy phi lý. Đời sống luôn được miêu tả trong các tác phẩm này như thảm kịch, là hư vô, kiếp người mong manh, chới với trong ngập tràn đau khổ, cô đơn, chia lìa… Trong thế giới ấy, các nhân vật tiểu thuyết cũng đã vẫy vùng, nổi loạn để chống trả cho dù là chống trả trong tuyệt vọng. Họ muốn chống lại sự phi lý, muốn tìm ý nghĩa tuyệt đích giữa cuộc đời để đừng “buồn nôn”, đừng bị đắm chìm trong vũng lầy kinh khủng của thực tại, nhưng họ lại rơi vào bi kịch tuyệt vọng trước hiện thực cuộc đời đầy những phi lý đang hiển hiện. Những tác phẩm: Một mình (Võ Phiến), Cát lầy (Thanh Tâm Tuyền), Điệu ru nước mắt (Duyên Anh), Bóng tối thời con gái (Nhã 53
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ca), và hàng loạt các tiểu thuyết của Thế Uyên, Y Uyên, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Hoàng Anh Tuấn… đều thể hiện góc nhìn chân thật về thân phận con người trong thời đại giông bão. Có thể nói, những chiêm nghiệm đa chiều về thân phận con người là một trong những nét nổi trội trong tiểu thuyết ở chặng đường này. Giữa hiện thực đời sống đầy sôi động của văn học đô thị miền Nam trong những năm tháng đất nước chia cắt hai miền Nam Bắc ấy, tiểu thuyết có tính chất tự truyện vẫn tiếp tục dòng chuyển lưu của mình. Điều này được đánh dấu bằng sự trình làng của một số tác phẩm ngay giữa lòng đô thị miền Nam. Khi Mười đêm ngà ngọc của Mai Thảo ra đời, dư luận công chúng độc giả thời bấy giờ đã thoáng thấy bóng dáng câu chuyện tình vượt ra ngoài khung nền văn hóa phương Đông ẩn trong tâm tình “chuyện ba người” tựa như chuyện tình một thời từng xôn xao giữa Mai Thảo và ca sĩ Thái Thanh. Cho đến Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng cũng đã làm dấy lên làn sóng trong dư luận những ngờ vực rằng: liệu chăng đây là câu chuyện tình của chính nữ sĩ? Bởi hình ảnh cô giáo Tôn Nữ Quỳnh Trâm có nhiều điểm tương đồng với lai lịch tác giả: sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Huế, sau đó chuyển vào sinh sống ở Nha Trang, từng học Đại học Văn khoa và Luật ở Sài Gòn, nhưng rồi bỏ ngang, lên Đà Lạt dạy học… Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một vài ba nét chấm phá về cuộc đời tác giả qua tác phẩm. Tính chất tự truyện trong tiểu thuyết ở đô thị miền Nam chỉ thực sự in đậm dấu ấn của mình qua Hoa bươm bướm và Như cánh chim bay của Võ Hồng, Tôi nhìn tôi trên vách của Túy Hồng, Bếp lửa của Thanh Tâm Tuyền... Ở những tác phẩm này, mức độ nhận biết về sự thật trong tác phẩm có phần khó hơn so với các tác phẩm ra đời ở giai đoạn trước, đa phần sự thật trong tác phẩm đã được “làm mới” lại qua nghệ thuật hư cấu, chất tiểu thuyết trong các tác phẩm này có phần đậm hơn và chất tự truyện khá mờ nhạt. Người đọc nếu như không có một vốn hiểu biết nhất định về tác giả sẽ khó mà nhận diện ra được đâu là cuộc đời, con người thật của tác giả, đâu là nhân vật hư cấu trong tác phẩm. Nhân vật Luân (Hoa bươm bướm), Trâm (Vòng tay học trò), Khanh (Tôi nhìn tôi trên vách) đã không còn “mang tấm thẻ căn cước” cuộc đời tương khớp với nhà văn nữa mà họ chỉ còn là “cái bóng”, “hao hao” giống tác giả. 54
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Mặc dù con số tác phẩm chưa nhiều nhưng phần nào đó cũng cho thấy ngay giữa những ngày tháng đau thương của dân tộc, dòng tiểu thuyết có tính chất tự truyện vẫn có được sức sống riêng, tiến trình vận động của nó gần như không hề đứt quãng, vẫn có sự tiếp nối, kế thừa và bồi đắp theo thời gian. 2.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX Sau 1975, khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, con người trở về với cuộc sống đời thường cùng bao bộn bề vốn có của nó, sự muôn mặt của đời sống như tiếp thêm sức mạnh, thổi bùng lên sức hồi sinh của lối viết tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam. Sau 1986, có đến hàng loạt những tác phẩm tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời như: Thời xa vắng của Lê Lựu, Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh… Từ sau thời kỳ đổi mới, cùng với những thay đổi quan niệm hiện thực và con người đã tạo điều kiện cho nhà văn “tự tìm lại chính mình”, để một lần được trung thực với mình, chân thành bộc bạch, giãi bày những niềm suy tư, trăn trở ẩn sâu trong bể tâm hồn. Người nghệ sĩ cũng đã có dịp để “tự thú” một cách thành thật: “Đọc lại những trang viết của tôi một thời mà tiếc cho những năm tháng đã sống vất vả, sống nguy hiểm, sống hào hùng rút lại chỉ còn là những bài báo nhạt nhẽo, không có một chi tiết nào là thật, không có một khung cảnh nào day dứt, gợi nhớ, không có một gương mặt nào cám dỗ, ám ảnh” [10, tr.53]. Có lẽ vì thế mà công chúng độc giả hôm nay ít nhiều được bắt gặp bóng dáng cuộc đời thực của nhà văn đổ bóng xuống trang tiểu thuyết. Và hiện tượng này còn kéo dài cho đến những năm đầu thế kỷ XXI qua các tác phẩm: Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Một mình một ngựa (Ma Văn Kháng), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Tấm ván phóng dao (Mạc Can)… Ở các tác phẩm này, gần như phần tiểu sử đời tư tác giả đã được “viết lại” bằng thủ pháp nghệ thuật theo dụng ý của tác giả. Như trường hợp Chuyện kể năm 2000, truyện được hư cấu hóa từ chính một quãng đời mà Bùi Ngọc Tấn từng trải qua trong những năm tháng tù đày. Nhưng điểm khác ở đây là giữa nhân vật chính trong tác phẩm và nhà văn khá tương khớp: vẫn là năm sinh ấy (1934), vẫn số hiệu tù CR880, vẫn là hoàn cảnh, sự kiện diễn ra 55
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trong suốt quãng thời gian nếm trải cảnh lao tù nhưng nhà văn đã “đánh tráo”, nhân vật được trần thuật từ ngôi thứ ba, làm cho câu chuyện hiện thực từ chính cuộc đời tác giả bị nhòe đi. Chuyện được kể từ điểm nhìn của nhân vật “hắn”, nhà văn đã tạo cho mình một khoảng cách với nhân vật. Vì thế, nhân vật “hắn” dẫu có là bản sao của cuộc đời tác giả đi chăng nữa thì giữa nhân vật và tác giả cũng không hoàn toàn là một, dù rằng tác giả của tiểu thuyết này đã từng thú nhận: “Chuyện kể năm 2000 là một quyển tiểu thuyết mang đậm chất tự sự. Nó in dấu ấn cuộc đời tác giả tức là tôi, gần như không thêm bớt…” [59]. Thực ra, đây không phải là vấn đề mới của tiểu thuyết, vì trong đời sống văn học trên thế giới và cả ở Việt Nam những năm về trước cũng đã có hiện tượng này. Tuy nhiên, mỗi một nền văn hóa và mỗi một thời đại lịch sử khác nhau thì khả năng sáng tạo từ nguyên mẫu cũng như năng lực hư cấu/ tự hư cấu của từng nhà văn mang những nét khác nhau mà không hề có bất cứ sự trùng lắp nào. 56
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TIỂU KẾT Tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời gắn liền với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Nó chính là sản phẩm của sự cộng sinh giữa nội lực truyền thống văn hóa dân tộc kết hợp với sự tiếp biến một cách có chọn lọc văn hóa phương Tây cùng những khát vọng tự do, ý thức cá nhân của người nghệ sĩ. Đặc biệt, sự ra đời của tiểu loại này là kết quả của quá trình vận động và phát triển trong trạng thái dung hợp giữa tiểu thuyết và tự truyện - giữa tự truyện và tiểu thuyết. Chính sự lai ghép này giúp cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện mang chứa một số đặc điểm của hai thể loại gốc là tiểu thuyết và tự truyện. So với các thể loại khác, tiểu thuyết có tính chất tự truyện có tuổi đời còn khá trẻ. Nó là sản phẩm mang dấu ấn của thời kỳ hiện đại, nhưng tiểu loại này đã được ấp ủ và thai nghén trong suốt cả quãng dài thời kỳ trung đại. Nhờ công cuộc hiện đại hóa văn học những năm đầu thế kỷ XX tạo nên chất xúc tác, giúp cho tiểu thuyết có tính chất tự truyện hình thành ngày một rõ nét, góp phần làm phong phú và đa dạng cho tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX. Nhìn từ diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong vòng một thế kỷ, có thể thấy, tiểu loại này đã đi qua một hành trình dài, đầy phức tạp, chịu sự va đập của những thay đổi quan niệm nghệ thuật khác nhau qua các giai đoạn văn học. Hơn nữa, tiểu loại này thể hiện rất rõ hành trình của cái tôi - tác giả đi vào tác phẩm như một đối tượng văn học, nhưng đồng thời chính nó cũng là con đường dẫn tác giả về để gặp lại chính mình. Trong dòng văn học Việt Nam, sự phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự truyện phản ánh rất rõ nét những bước thay đổi trong quan niệm của nhà văn về cái tôi cá nhân, về cuộc sống và cả trong hoạt động sáng tạo. Qua mỗi giai đoạn phát triển, tiểu thuyết có tính chất tự truyện lại mang một diện mạo mới, một hướng đi mới, dự phần vào con đường phát triển văn học dân tộc.