SlideShare a Scribd company logo
1 of 97
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
DƯƠNG THỊ HƯƠNG LY
ẢNH HƯỞNG CỦA DI SẢN QUÁ KHỨ
ĐỐI VỚI QUAN HỆ HÀN QUỐC - NHẬT BẢN
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 8310601
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
0
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
DƯƠNG THỊ HƯƠNG LY
ẢNH HƯỞNG CỦA DI SẢN QUÁ KHỨ ĐỐI VỚI
QUAN HỆ HÀN QUỐC - NHẬT BẢN TỪ SAU
CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 8310601
GVHD: TS. PHAN VĂN CẢ
Người thực hiện Người hướng dẫn khoa học
Dương Thị Hương Ly Phan Văn Cả
1
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
MỤC LỤC
DẪN NHẬP .....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................6
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................13
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..............................................................13
7. Bố cục luận văn..................................................................................................14
NỘI DUNG ....................................................................................................................16
CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ TÌNH HÌNH HAI
NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ HÀN QUỐC – NHẬT BẢN TỪ SAU
CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI.....................16
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh lạnh đến
những năm đầu thế kỷ XXI.............................................................................16
1.2. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với Nhật Bản từ sau chiến tranh
lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI...............................................................20
1.3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Hàn Quốc từ sau chiến tranh
lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI...............................................................26
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................29
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA DI SẢN QUÁ KHỨ ĐẾN MỐI QUAN HỆ
HÀN QUỐC – NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI.........................................................................................31
2.1. Sự ám ảnh của di sản quá khứ và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy tác
động đến lịch sử quan hệ Hàn – Nhật trong giai đoạn trong và sau chiến tranh
lạnh...................................................................................................................31
2
2.2. Những di sản quá khứ ảnh hưởng đến quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản từ
sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI......................................35
2.3. Ảnh hưởng của di sản quan khứ đến quan hệ Hàn – Nhật từ sau chiến
tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI......................................................55
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................66
CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ HÀN QUỐC –
NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ
KỶ XXI ......................................................................................................................67
3.1 Chủ nghĩa dân tộc dân túy .........................................................................70
3.2 Tính cạnh tranh của cả hai .........................................................................73
KẾT LUẬN....................................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................86
 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt................................................................................86
 Tài liệu tham khảo Tiếng Anh................................................................................88
 Tài liệu tham khảo Tiếng Hàn................................................................................90
 Tài liệu web ............................................................................................................91
3
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Hàn Quốc và Nhật Bản đươc biết đến là hai nước có quan hệ láng giềng thân
thiết của khu vực Đông Bắc Á, hai quốc gia này cùng sẻ chia về không gian trao đổi về
các mặt giao thoa văn hóa tương đồng từ quá khứ do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho
Giáo. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hai quốc gia Nhật và Hàn Quốc đã từng là các
đồng minh uy tín của Mỹ, có vị trí quan trọng nhằm hạn chế sự lan rộng của làn sóng
chủ nghĩa cộng sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, mối quan hệ này
bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài mà dần trở nên xấu đi, thậm chí
có những giai đoạn vấn đề ngoại giao giữa hai quốc gia đi vào bế tắc. Xung đột giữa
hai nước trong suốt chiều dài lịch sử lặp đi lặp lại theo chu kỳ, và ngày càng tác động
tiêu cực đến mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Một trong những nguyên nhân
hàng đầu dẫn đến sự xung đột này được cho là những vấn đề từ trong quá khứ với sự
kiện Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn từ năm 1910 đến năm 1945.
Bên cạnh đó, hai quốc gia còn gia tăng sự xung đột về những tranh chấp, bất đồng về
văn hóa và các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ.
Trong nửa đầu thế kỷ 20, Nhật Bản là đế quốc đô hộ Hàn Quốc. Mặc dù, tại thời
điểm đó đã góp phần vào sự hiện đại hóa nền kinh tế của Hàn Quốc. Tuy nhiên, với sự
cai trị tàn bạo của đế quốc Nhật Bản với một loạt các vấn đề bị lên án chỉ trích đến tận
thời điểm hiện nay như phụ nữ giải khuây (comfort women), lao động cưỡng bức
(forced labor), xâm phạm lãnh thổ…đã gây một vết thương lớn cho người dân Hàn
Quốc. Đây được cho là một trong những nhân tố gây chia rẽ sâu sắc hai nước và là
nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại gay gắt của hai quốc gia hiện
nay.
Khi đề cập đến vấn đề này thì phản ứng của hai quốc gia hoàn toàn khác nhau.
Đối với chính phủ và người dân Hàn Quốc thì gốc rễ của vấn đề này là nằm ở sự gây
hấn của Nhật Bản thông qua những hành động được cho là đã chế giễu sự yếu kém về
4
kinh tế, quân sự của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cho rằng họ xứng đáng nhận
được lời xin lỗi từ phía Nhật Bản cho những vết thương mà đế quốc Nhật đã gây ra cho
người dân Hàn Quốc năm xưa.
Trong nhiều năm trở lại đây, với những bất đồng liên quan đến lịch sử, mối quan
hệ ngoại giao giữa hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhiều lần trở thành vấn đề
nóng tại các diễn đàn quốc tế. Chính phủ của hai quốc gia cũng đã có nhiều cuộc đàm
phán với nỗ lực giải quyết các vấn đề này. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các chính sách
ngoại giao của Hàn Quốc với Nhật Bản của chính phủ Moon Jae-In có thể dễ dàng
nhận thấy các chính sách này bị chi phối bởi ý kiến dư luận hơn là tính toán dựa trên
lợi ích kinh tế. Nói cách khác, những yếu tố xung đột mang tính lịch sử của hai quốc
gia đã tồn tại âm ỉ trong nhiều năm nay đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động chính trị
của quốc gia.
Bên cạnh đó, sự cứng rắn của Nhật Bản trong việc hòa giải và đền bù càng khiến
mâu thuẫn giữa hai quốc gia trở nên nghiêm trọng hơn. Việc chính phủ hai quốc gia
quản lý không tốt các vấn đề tồn tại trong quá khứ khiến cho mâu thuẫn mở rộng sang
cả lĩnh vực kinh tế, an ninh, ảnh hưởng tiêu cực đến nền tảng mối quan hệ đồng minh
đã được xây dựng trong nhiều thập kỷ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó thì tại các diễn đàn quốc tế quan chức Nhật Bản
vẫn đặc biệt nhấn mạnh rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn thân thiết và
phối hợp một cách hiệu quả trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và chia sẻ thông tin
tình báo. Mặc dù vậy, điều này vẫn dấy lên những nghi ngờ cho cộng đồng quốc tế về
những hệ lụy từ các cuộc xung đột. Hiện nay, Hoa Kỳ với vai trò là đồng minh chiến
lược của Hàn Quốc tuy có thể can thiệp và yêu cầu hai bên có những động thái tích cực
giảm thiểu căng thẳng trong mối quan hệ, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Chính phủ
Hoa Kỳ vẫn hạn chế can thiệp vào cuộc xung đột giữa Nhật Bản và Hòa Kỳ. Tổng
thống Moon Jae-In với những nỗ lực trong việc hòa giải với Triều Tiên chưa có nhiều
kết quả đã khiến cho vị thế của ông ở Hàn Quốc bị suy yếu. Tuy nhiên, trong việc giải
quyết xung đột với Nhật Bản ông lại ghi điểm nhiều hơn với công chúng Hàn Quốc.
5
Tương tự như ông Moon Jae-In thì Thủ tướng Nhật Bản ông Abe Shinzo cũng phải đối
mặt với thách thức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa hai quốc gia trong bối cảnh
những hiểu lầm của đại bộ phận công chúng Nhật Bản về Hàn Quốc đang ngày càng có
dấu hiệu gia tăng.
Mặc dù, tính tới thời điểm hiện tại đã trải qua hơn 70 năm kể từ khi Hàn Quốc
thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Nhật Bản, nhưng những hậu quả tinh thần của
chiến tranh đối với một bộ phận người dân Hàn Quốc vẫn hết sức sâu sắc. Tuy những
vấn đề này ít có khả năng bùng phát thành một cuộc đối đầu toàn diện giữa hai nước
láng giềng, song cuộc xung đột thương mại này vẫn có thể gây ra nhiều rạn nứt nghiêm
trọng trong quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lợi ích an
ninh và kinh tế chung từ kể sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay. Mặc dù, chính
phủ hai quốc gia đều nhận thức được những thiệt hại từ cuộc chiến thương mại này
nhưng nỗ lực để đưa ra các chính sách nhằm hạ nhiệt sự căng thẳng là không hề dễ
dàng trong bối cảnh tình hình chính trị của cả hai quốc gia đều bị chi phối khá nhiều
bởi dư luận trong nước. Bên cạnh đó, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia
có lập trường và tinh thần dân tộc ở mức cao.
Câu hỏi được đặt ra hiện nay được thảo luận nhiều trong các đề tài nghiên cứu về
sự bất hòa giữa Nhật Bản và Hàn Quốc là giải pháp nào cho hai chính phủ để có thể
giải quyết được những xung đột kéo dài từ trong quá khứ đến nay? Có ý kiến cho rằng
Hàn Quốc và Nhật Bản muốn hòa thuận và cùng nhau tiến tới, cùng nhau phát triển thì
cả hai buộc phải giải quyết triệt để những vấn đề căng thẳng giữa hai quốc gia hình
thành từ trong quá khứ. Nếu không được giải quyết tận gốc thì những mâu thuẫn này
vẫn sẽ tiếp tục khiến cho những bất đồng giữa hai quốc gia này ngày càng trở nên sâu
sắc. Đối với Hàn Quốc thì việc tách bạch hợp lý giữa quá khứ, hiện tại và tương lai là
một việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản cần cân nhắc xử lý
vấn đề quá khứ một cách toàn diện hơn.
Thông qua việc phân tích mối quan hệ ngoại giao của Nhật Bản và Hàn Quốc,
có thể dễ dàng nhận thấy rằng các di sản quá khứ sẽ còn là rào cản quan trọng cần phải
6
vượt qua những giai đoạn của quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia này.
Những xung đột trong quá khứ có thể được giải quyết thông qua việc nghiên cứu
chuyên sâu nhằm tìm ra những nguyên nhân tạo ra rào cản trong mối quan hệ giữa hai
nước. Từ những ý tưởng này, học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của di
sản quá khứ đối với quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến
những năm đầu thế kỉ XXI” để làm luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu này, học viên muốn làm rõ ảnh hưởng của di sản quá khứ đến
mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong giai đoạn từ sau chiến tranh lạnh đến
đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những đặc điểm và đánh giá tác động
của mối quan hệ này đối với từng chủ thể trong mối quan hệ cũng như với tình hình
chung của khu vực Đông Bắc Á.
Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu
sau đây:
- Sưu tầm, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả trong
và ngoài nước. Từ đó, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến
đề tài của các tác giả trong và ngoài nước.
- Hệ thống hóa và làm rõ những nhân tố quá khứ và di sản quá khứ đã tác động đến tiến
trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước trong quá khứ đến những năm gần đây.
- Phân tích những tác động của di sản quá khứ trong quan hệ Hàn Quốc – Nhật
Bản và những tác động của nó đối với cục diện chính trị khu vực từ sau chiến tranh lạnh
đến nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong nước ta từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu mang tính khái quát và
các công trình ngiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa hai quốc gia Hàn Quốc và
Nhật Bản cũng khá nhiều, đa phần những đề tài về hai quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản
7
được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và về các lĩnh vực khác
nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại, văn hóa v.v….
Tiêu biểu cho chủ đề riêng về chính sách đối ngoại, có thể nhắc đến bài viết “Một
số nét mới trong chính sách của Nhật Bản đối với khu vực Đông Á” (2006) “của tác giả
Đinh Thị Hiền Lương với nội dung trọng tâm là chính sách đối ngoại của Hàn Quốc và
Nhật Bản trong nhiều giai đoạn. Hoặc trong bài viết với tiêu đề “Tìm hiểu chính sách
đối ngoại của Nhật Bản từ sau Thế chiến thứ hai đến nay” (2005) của tác giả Trần Anh
Phương; bải viết “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại châu Á” (2007) của tác giả
Đỗ Trọng Quang; bài viết “Chính sách của Nhật Bản đối với bán đảo Triều Tiên sau
Chiến tranh lạnh” (2006) của tác giả Hà Mỹ Hương... Các công trình nghiên cứu, bài
viết trên bên cạnh việc đưa ra những thông tin về những thay đổi trong chính sách đối
ngoại của Hàn Quốc và Nhật Bản, còn cung cấp những đánh giá, phân tích riêng của
tác giả về nguyên nhân của sự thay đổi này.
Về các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ kinh tế, chính trị - ngoại giao,
chính trị - an ninh giữa Hàn Quốc và Nhật Bản thì có các công trình như sau: Thứ nhất
là công trình “Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với Đông Bắc Á (1989-2010)”
của tác giả Phan Thị Anh Thư. “Công trình nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu
quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản kể từ sau chiến tranh lạnh đến đầu những năm thế kỷ
XXI trên cơ sở phân tích chính sách đối ngoại của Hàn Quốc với Nhật Bản qua từng
đời tổng thống”. Một công trình khác đáng chú ý là Đề tài cấp Viện của Viện Nghiên
cứu Đông Bắc Á “Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc trong thập niên 90” do Hoàng Minh
Hằng làm chủ nhiệm đề tài. Đây được xem là công trình thể hiện tương đối đầy đủ và
chi tiết về quan hệ của hai quốc gia này kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc cho đến
những năm cuối thập niên 90 trên các phương diện, trong đó có kinh tế và chính trị -
ngoại giao. Tiếp đến, luận văn “Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau Chiến tranh lạnh”
của Trần Thị Duyên là công trình có sự kế thừa từ đề tài của tác giả Hoàng Minh Hằng,
phân tích mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trên mọi lĩnh vực kể từ khi Chiến
tranh lạnh kết thúc cho đến thời điểm năm 2011. Hai công trình này chủ yếu phân tích
8
mối quan hệ này dưới góc nhìn từ phía Nhật Bản. Ngoài ra có luận án sử học “Quan hệ
kinh tế, chính trị Hàn Quốc – Nhật Bản (1980-2013) (2018) của Cao Nguyễn Khánh
Huyền; luận án “Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991-
2011”(2015) của Trần Bách Hiếu cũng đã cung cấp cái nhìn cụ thể về mối quan hệ của
Hàn Quốc – Nhật Bản nhưng mới chỉ dừng lại trong một thập niên sau khi chiến tranh
lạnh kết thúc nên chưa có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về mối quan hệ hai nước cho
đến thời điểm hiện nay.
3.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài
Các học giả nước ngoài, đặc biệt là các học giả của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ
rất quan tâm đến quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc nói chung và đặc biệt là mối quan hệ
của hai quốc gia này trên hai lĩnh vực chính trị, kinh tế nói riêng. Đã có khá nhiều các
công trình, bài nghiên cứu, phân tích, đánh giá về vấn đề này được công bố trên các tạp
chí uy tín. Các công trình thường được đăng tải thường xuyên trên các tạp chí như
Korea Focus, Japan Focus, tạp chí của các viện nghiên cứu trực thuộc trường đại học
của Hàn Quốc, Nhật Bản như Asia Pacific Center (thuộc đại học Hanyang), Pacific
Focus (Đại học Inha), Institute for Advanced Studies (Đại học Tokyo), thời báo New
York Times... Do đó, lượng thông tin và tài liệu về vấn đề này khá đa dạng và phong
phú. Dựa vào những dữ kiện đó, học viên tiếp cận được các nguồn tài liệu như sau:
Thứ nhất, có thể kể đến công trình “Japan and Korean Unification: Ambivalence
and Pragmatism - Finding the Least Bad Option” (2015) (tạm dịch: Sự thống nhất giữa
Nhật Bản và Hàn Quốc: Mâu thuẫn và chủ nghĩa thực dụng – Tìm kiếm sự chọn lựa tốt
nhất) của tác giả James R.Kendall đã nghiên cứu tổng thể mối quan hệ Hàn Quốc -
Nhật Bản, công trình này được trình bày theo tiến trình lịch sử quan hệ giữa hai nước,
kể từ khi Nhật Bản xâm lược bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ thứ XVI cho đến năm
2015. Đây là công trình tập trung vào mối quan hệ giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Cộng
Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên dựa trên việc phân tích sơ lược sự điều chỉnh chính
sách đối ngoại của Nhật Bản qua từng thời kỳ. Trong đó, phương diện lịch sử và chính
9
trị - ngoại giao, chính trị - an ninh là các vấn đề được quan tâm chủ yếu. Cũng cùng
cách tiếp cận với công trình trên có bài viết “Bilateral Relationship of the Republic of
Korea and Japan” (tạm dịch: Mối quan hệ song phương của Hàn Quốc và Nhật Bản)
(2013) của Sang - Yeon Kim (Hàn Quốc).
Ngoài ra, các công trình như “Japan - Korea relations revisted” (Tạm dịch: Nối
lại quan hệ Nhật – Hàn) (2005) của Brian Bridges; hay như “Japan - Korea Past,
Present, and Future: From a Public Awareness Survey” (Tạm dịch: Nhật – Hàn: Quá
khứ, hiện tại và tương lai: Từ một cuộc khảo sát nhận thức cộng đồng) (2011) của Kei
Kono và Miwako Hara là những công trình khái quát chung về quan hệ Hàn Quốc -
Nhật Bản
Những công trình chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu quan hệ chính trị giữa Hàn
Quốc và Nhật Bản trong và sau Chiến tranh Lạnh, đáng chú ý nhất là “Japan and
Korea: The Political Dimension” (Tạm dịch: Nhật - Hàn: Chiều dài chính trị) (1985)
của tác giả Chong - Sik Lee. Đây là công trình khái quát hầu như toàn bộ các vấn đề
chính trị nổi cộm trong quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản trong giai đoạn trước năm 1985
như: 1. Di sản thời kỳ thuộc địa; 2. Sự xung đột giữa chính quyền Rhee Syngman và
Nhật Bản; 3. Quá trình bình thường hóa và cộng sinh (symbiosis) về kinh tế; 4. Sự hình
thành chính sách mới của Hàn Quốc trong xu thế hòa hoãn; 5. Những hạn chế trong
mối quan hệ an ninh Nhật Bản - Hàn Quốc; 6. Vấn đề sách giáo khoa lịch sử; 7. Triển
vọng của mối quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc. Việc giải quyết những khúc mắc về chính
trị - ngoại giao; chính trị - an ninh giữa Hàn Quốc và Nhật Bản được trình bày thông
qua việc bóc tách từng vấn đề riêng lẻ giúp cho công trình có được tính toàn diện. Một
công trình khác cũng đề cập đến quan hệ chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản là “South
Korea since 1980” (Tạm dịch: Nam Triều Tiên từ năm 1980) (2013) của hai tác giả Uk
Heo và Terence Roehrig. Công trình cũng đã cung cấp những thông tin cơ bản về
những vấn đề nổi cộm trong quan hệ chính trị - ngoại giao - an ninh giữa hai nước từ
những năm 80 của thế kỷ XX, như vấn đề phụ nữ mua vui, sách giáo khoa lịch sử, vấn
đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hoặc việc tranh chấp đảo Dokdo/ Takeshima.
10
Về di sản quá khứ, có các vấn đề liên quan như: vấn đề “phụ nữ mua vui”, “lao
động cưỡng chế”, tranh giành lãnh thổ lãnh hải, sách giáo khoa,….Liên quan đến vấn
đề phụ nữ mua vui trong mối quan hệ Nhật Hàn, có những tác phẩm tiêu biểu như:
“일본군 '위안부' 문제와 한일관계: 1990 년대 한국과 일본의 대응을 중심으로”
(Tạm dịch: Quan hệ Hàn - Nhật liên quan đến vấn đề phụ nữ mua vui, trọng tâm từ
những năm 1990) (2014) của tác giả Cho Yun- Soo được xuất bản bởi Hội Khoa học
Chính trị và Ngoại giao Hàn Quốc. Công trình nghiên cứu này làm sáng tỏ sự thật về
phụ nữ mua vui cho quân đội Nhật Bản, những hiệp định thỏa thuận của hai nước về
việc này, sự bồi thường của Nhật Bản và đi đến hồi kết để đạt được sự đồng thuận của
cả hai bên. Cũng cùng quan điểm như trên, có báo cáo khoa học: “한일역사갈등의
전후사: 위안부문제를 중심으로” ( Tạm dịch: Xung đột Hàn – Nhật về lịch sử từ
những năm sau chiến tranh” Tập trung vào vấn đề phụ nữ mua vui) (2016) của tác giả
Lee Myon Woo được xuất bản bởi Xã hội Nhật Bản hiện đại. Hay như có luận văn học
thuật “일본군 위안부 피해자 문제 합의와 한일 관계의 양면 안보 딜레마” (Tạm
dịch: Thỏa thuận về phụ nữ mua vui và sự tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ Hàn –
Nhật) (2019) của Shin Wook Hee - Đại học Quốc gia Seoul, đã đề cập đến thời chính
quyền bà Park Geun-hye tưởng chừng như đã đạt được thỏa thuận với Nhật Bản về vấn
đề lịch sử mang tính nhạy cảm nhất giữa hai nước - nạn nhân “phụ nữ mua vui” vào
tháng 12 năm 2015, nhưng sau đó mối quan hệ của hai nước càng ngày càng gặp nhiều
trở ngại hơn. Luận văn tập trung xem xét sự phát triển của quan hệ Hàn Quốc - Nhật
Bản từ năm 2013 đến 2018 bằng cách chỉ ra mối quan hệ giữa khái niệm và ảnh hưởng
của chính trị trong nước, tình hình chính trị quốc tế và cũng thông qua việc thỏa thuận
vấn đề phụ nữ mua vui.
Về vấn đề lãnh thổ, lãnh hải thì cũng có khá nhiều bài viết về sự tranh chấp đảo
Dokdo/Takeshima giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Cụ thể có công trình “독도 영유권에
11
대한 근대국제법의 적용 문제” (Tạm dịch: Vấn đề ứng dụng luật quốc tế cận đại về
chủ quyền đảo Dokto (2017) của Park Byong Seop. Ông này đã trình bày những xung
đột cũng như thỏa thuận giữa hai nước dựa trên cái nhìn đa chiều của luật quốc tế. Hay
như có sách “한국의 고유영토 독도의 영유권” (Tạm dịch: Chủ quyền đảo Dokto –
lãnh thổ vốn dĩ của Hàn Quốc) do Giáo sư Choi Jang Gun thuộc viện nghiện cứu lãnh
thổ học đảo Dokto của trường đại học DeaGu, Hàn Quốc. Cuốn này đưa ra các luận
điểm để chứng minh đảo Dokto thuộc quyền sở hữu của Hàn Quốc.
Hầu hết các công trình trên tập trung trình bày vị trí và tầm quan trọng của Hàn
Quốc trong chính sách an ninh của Nhật Bản, từ đó lý giải một phần nào đó vì sao hai
quốc gia này thường xuyên có những xung đột dai dẳng và khó hòa giải, nhưng vẫn
phải hợp tác trên nhiều phương diện.
Tóm lại, qua quá trình lược khảo tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quan
thì có thể thấy tính đến thời điểm hiện tại thì đã có khá nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trên cả hai lĩnh vực là kinh tế và
chính trị. Những thành tựu của các tác giả đi trước đã cung cấp cho học viên có cái
nhìn khái quát về sự vận động của mối quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản trên từng khía
cạnh, lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, đa số các công trình của Việt Nam về vấn đề này thường tập trung chủ
yếu vào một số lĩnh vực cụ thể như thương mại, sự tương tác về kinh tế và chính trị,
các chính sách ngoại giao nói chung chứ chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu
về ảnh hưởng của di sản quá khứ đối với mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, đặc
biệt là trong phạm vi thời gian từ sau chiến tranh lạnh đến đầu thế khỉ 21. Ngoài ra, các
bài báo về mối liên kết về mặt chính trị giữa Hàn – Nhật cho thấy sự phân cực về quan
điểm, đặc biệt khi đề cập đến các xung đột, các tác giả Hàn Quốc và Nhật Bản có xu
hướng đại diện cho lập trường và lợi ích của đất nước họ, trong khi các tác giả nước
ngoài hầu hết duy trì quan điểm trung lập, phân tích và đánh giá nguyên nhân. Trên cơ
sở đánh giá đó, đưa ra các đề xuất và cung cấp một viễn cảnh cho mối quan hệ.
12
Các tài liệu hiện có chỉ ra rằng số lượng tác phẩm của các tác giả Hàn Quốc về
các tranh cãi lịch sử và chính trị nhiều hơn của các tác giả Nhật Bản, có thể phản ánh
nhận thức rằng các vấn đề liên quan đến di sản quá khứ là một nỗi đau không nguôi đối
với Hàn Quốc và đối với sự tàn bạo của đế quốc Nhật trong thời kỳ chiến tranh. Đây
cũng là khoảng trống nghiên mà các học viên có thể tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm hiểu
mối quan hệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Có thể nói các công trình kể trên là nền tảng, góp phần quan trọng trong việc gợi
ý suy nghĩ, đồng thời thôi thúc học viên cần phải tìm hiểu một cách hệ thống và đầy đủ
hơn về mối quan hệ của hai cường quốc khu vực Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật
Bản. Mặc dù vấn đề ảnh hưởng của di sản quá khứ bao hàm nhiều sự kiện lịch sử nhạy
cảm của hai nước nhưng nó vẫn mang tính ngoại giao và cả tính nhân văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của di sản quá khứ đến mối quan
hệ giữa hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến những
năm đầu thế kỷ XXI.
- Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của di sản quá khứ
đến mối quan hệ chính trị song phương giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Về mặt thời gian: luận văn chủ yếu là đi sâu vào mối quan hệ giữa Hàn Quốc và
Nhật Bản trong khoảng thời gian từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ
XXI. Ở đây, do học viên chọn Hàn Quốc là chủ thể quan hệ, do đó, ở các mốc thời gian
sẽ nghiêng về các sự kiện tác động lớn đến quan hệ chính trị, ngoại giao của Hàn Quốc
đối với Nhật Bản. Theo đó, học viên chọn mốc mở đầu của luận văn là sau chiến tranh
lạnh kết thúc, cụ thể là vào những năm 1990.
Về mặt nội dung: đề tài sẽ tổng hợp và phân tích ảnh hưởng của “di sản quá khứ”
theo trục thời gian của sự kiện, dẫn đến ảnh hưởng và tác động của nó trong đời sống ở
13
Hàn Quốc, sau đó là những tác động trong chính sách của Hàn Quốc đối với Nhật Bản
và phát triển của mối quan hệ giữa hai nước trong vài thập kỷ gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà học viên sử dụng là
phương pháp lịch sử, tức là học viên sẽ nhìn nhận những vấn đề “di sản quá khứ” một
cách có hệ thống theo trục thời gian của sự kiện từ việc hình thành vấn đề, những ảnh
hưởng và tác động của nó trong đời sống ở Hàn Quốc cũng như những tác động đến
chính sách của Hàn Quốc đối với Nhật Bản, và hệ quả của nó trong tiến trình phát triển
của mối quan hệ giữa hai nước trong phạm vi thời gian từ khi kết thúc chiến tranh lạnh
cho đến đầu thế kỷ 21. Phương pháp lịch sử góp phần xâu chuỗi các sự kiện, những tài
liệu thu thập được để nhằm tìm ra những những số liệu, tổng hợp, so sánh... nhằm phục
dựng lại một bức tranh hoàn chỉnh về vấn đề “di sản quá khứ” và những ảnh hưởng và
tác động của nó theo tiến trình thời gian đối với quan hệ song phương giữa hai quốc gia
Hàn Quốc – Nhật Bản.
Bên cạnh đó, phương pháp lo-gic góp phần tìm hiểu quá khứ một cách có hệ
thống, hợp lý cũng như những mối quan hệ nhân quả của nó đến những vấn đề hiện tại.
Ngoài ra, học viên cũng sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp, đánh giá, phân
tích các tài liệu, các kết quả nghiên cứu điều tra đã được công bố trong và ngoài nước.
Đọc và dịch tài liệu từ nguyên bản tiếng Hàn Quốc.
b. Nguồn tài liệu
Luận văn tập trung tìm kiếm những nguồn dữ thông tin có sẵn từ sách báo chí,
tạp chí, các luận văn, báo có, chuyên đề. Các công tình nghiên cứu có thông tin liên
quan đến đề tài ở trong nước (bản dịch), Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ (nếu có).
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Về mặt khoa học
14
Từ quan điểm học thuật, nghiên cứu lịch sử về di sản quá khứ và tác động của
nó trong mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản từ sau Chiến tranh lạnh đến nay
mang ý nghĩa khoa học sâu sắc, vì giúp làm rõ một vấn đề quan trọng trong chính sách
của Nhật Bản trên Bán đảo Triều Tiên và việc sử dụng các chính sách đó trong khu vực
Thái Bình Dương. Và nó cũng giúp làm rõ hơn về những di chứng và ảnh hưởng trong
lịch sử Hàn Quốc trên nhiều phương diện trong đời sống, kể cả chính trị và mối quan
hệ Hàn Quốc đối với Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến những năm gần đây.
Về mặt thực tiễn
Qua những tài liệu đã sưu tầm, phân tích và tổng hợp, học viên hy vọng luận
văn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nảy sinh trong quá trình quan hệ song
phương giữa hai quốc gia Hàn Quốc - Nhật Bản. Và từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về
tình hình an ninh trong khu vực Đông Bắc Á nói riêng và thế giới nói chung. Bên cạnh
đó, việc nghiên cứu đề tài này cũng sẽ đóng góp thêm một kênh tham khảo các khía
cạnh khác nhau từ lịch sử, tâm lý dân tộc cũng như những thăng trầm trong những mối
quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Bắc Á.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn dự kiến chia thành 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố quốc tế, khu vực và tình hình hai nước tác động
đến mối quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến những năm
đầu thế kỷ XXI
Trong chương này, học viên tập trung trình bày và phân tích các yếu tố quốc tế và
khu vực cũng như tình hình của Hàn Quốc và Nhật Bản mối quan hệ giữa hai nước sau
Chiến tranh Lạnh đến những năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Với việc tìm hiểu bối cảnh
quốc tế và khu vực, cũng như thực trạng của mối quan hệ giữa hai nước Hàn Quốc và
Nhật Bản trong giai đoạn trong và sau chiến tranh lạnh, chúng ta có thể lý giải và tìm
ra được những “rào cản” đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước trong những
năm gần đây vốn dĩ bắt nguồn từ những di sản của quá khứ.
15
Chương 2: Ảnh hưởng của di sản quá khứ đến mối quan hệ Hàn Quốc – Nhật
Bản từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI
Trong chương này, luận văn sẽ đi sâu phân tích những di sản trong quá khứ đã
ảnh hưởng trực tiếp và hiện nay đang là rào cản đến mối quan hệ hai nước. Mặt khác,
luận văn cố gắng chỉ ra những yếu tố quốc tế và nội tại đã tác động không nhỏ đến việc
khắc phục những vấn đề trong quan hệ giữa hai nước.
Chương 3: Nhận định và đánh giá mối quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản từ sau chiến
tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI
Giải quyết câu hỏi tại sao hai nước tới hiện nay vẫn không chấp nhận nhau là vì
do chủ nghĩa dân tộc dân túy, trong thương trường lại ở vị trí cạnh tranh nhau.
16
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ TÌNH HÌNH
HAI NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ HÀN QUỐC – NHẬT BẢN
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh lạnh đến
những năm đầu thế kỷ XXI
Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, cục diện Chiến tranh lạnh bắt đầu có dấu
hiệu rạn vỡ sau gần nửa thế kỷ tồn tại. Đây là hệ quả tất yếu của cuộc chạy đua vũ
trang giữa Mỹ và Liên Xô kéo dài hơn 20 năm. Trật tự hai cực Yalta – hình thái phản
ánh thực trạng cuộc đối đầu Đông – Tây có nguy cơ sụp đổ khi các siêu cường quốc đã
nhận thức ngày càng rõ ràng những hậu quả nghiêm trọng nếu vẫn tiếp tục duy trì mối
quan hệ thù địch. Trước đó, với sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
(1949), sự xuất hiện của khối Thị trường chung châu Âu (EEC), thắng lợi của phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi – Mỹ Latinh được coi là cột mốc đánh dấu
quá trình tan rã của trật tự thế giới cũ. Tuy nhiên, gốc rễ của trật tự thế giới cũ chỉ thực
sự bị triệt tiêu khi chế độ XHCH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, CNXH hiện thực bước
vào giai đoạn thoái trào (1991). Trong bối cảnh kết thúc Chiến tranh lạnh, một trật tự
thế giới mới bắt đầu manh nha hình thành đối với các cặp liên minh cũ. Đó được gọi là
thế giới nhất siêu đa cường mang đặc trưng của một hệ thống toàn cầu đơn nhất về
thương mại và quan hệ tiền tệ [15; tr. 313] như dự báo của Ngoại trưởng Mỹ Henry
Kissinger từ đầu năm 1975.
Cùng với sự đảo lộn về cơ cấu địa – chính trị tại nhiều khu vực, tình hình quốc tế
từ sau Chiến tranh lạnh còn chứng kiến sự thay đổi đáng kể cả về nội dung và tính chất
của quá trình giao lưu toàn cầu, trong đó xu thế phụ thuộc, hợp tác và hòa nhập lẫn
nhau về kinh tế trở thành nội dung chủ đạo. Đặc điểm này đã kéo theo việc hàng loạt
quốc gia trên thế giới bước vào cuộc cạnh tranh về tài chính và công nghệ. Khi những
cân nhắc về địa – kinh tế vượt qua những toan tính về địa – chính trị, các quốc gia có
17
nguyện vọng được quy tụ trong một thị trường chung và tham gia vào xu thế toàn cầu
hóa. Trong bối cảnh có sự giằng co về việc hợp tác hay tranh chấp, tận dụng cơ hội và
đối mặt với thách thức đã làm nền tảng cho cục diện thế giới mới - an toàn hơn nhưng
lại bất ổn và khó dự báo hơn” [25; tr. 45]. Chính những diễn biến đa chiều của tình
hình thế giới kết hợp với sự ra đời của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ đã tác động mạnh mẽ, toàn diện đến việc hình thành các
quan hệ quốc tế trong thời kỳ mới. Bối cảnh này đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực trong
việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách đối ngoại của mình nhằm bảo vệ lợi ích
dân tộc, an toàn quốc gia trước xu thế phát triển và hội nhập như một điều tất yếu của
lịch sử.
Khi cục diện thế giới có sự xoay chuyển từ đối đầu sang hợp tác cùng phát triển thì
tại châu Á – Thái Bình Dương lại xuất hiện những “khoảng trống quyền lực” không dễ
lấp đầy. Tại thời điểm sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc thì khu vực này vẫn là
tâm điểm tranh giành của các cường quốc. Tuy nhiên có sự chuyển đổi hình thức từ
cạnh tranh trực diện sang hình thức cạnh tranh âm thầm thông qua các chính sách đối
ngoại. Mặc dù, tình hình quan hệ các quốc gia có những diễn biến nhưng vẫn tiềm ẩn
các nguy cơ bùng nổ chiến tranh do xung đột mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khu
vực. Chính vì vậy, việc không giải quyết triệt để những mâu thuẫn này thì đó vẫn là
một mối đe dọa lớn đến an ninh khu vực. Xét riêng trường hợp khu vực Đông Bắc Á,
tàn dư của Chiến tranh lạnh còn khá đậm nét ngay cả khi cuộc chiến này chỉ còn là di
sản quá khứ. Đây là khu vực có nội tình phức tạp bậc nhất trên thế giới bởi sự đan xen
giữa mô hình chính trị cũ với xu thế phát triển mới; trong đó, nổi bật nhất vẫn là đặc
điểm cùng tồn tại, vận hành, cùng cải cách, đấu tranh, cùng kiềm chế, phát triển giữa
các thể chế chính trị - xã hội tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa” [19; tr. 22]. Từ sau
Hội nghị Thượng đỉnh tại Moskva (5-1991), Liên Xô và Trung Quốc cam kết duy trì
một môi trường chính trị hòa bình, ổn định trong khu vực thông qua việc bãi bỏ chính
sách một Triều Tiên, từng bước triển khai các giải pháp nhằm lập lại sự cân bằng quan
hệ với Hàn Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ cũng chủ động nới lỏng chính sách cô lập, kiềm
18
chế CHDCND Triều Tiên và cắt giảm nguồn cung cho chiến lược ngăn chặn sự phát
triển của Chủ nghĩa cộng sản. Thậm chí, thủ đô Washington còn tăng cường tiếp xúc
và viện trợ lương thực có giới hạn cho thủ đô Bình Nhưỡng vì mục đích nhân đạo ngay
từ đầu năm 1989. Sự thay đổi đáng kể về lập trường chính trị của các nước cũng góp
phần thúc đẩy Nhật Bản xem xét khả năng thiết lập mối quan hệ ngoại giao với
CHDCND Triều Tiên, từ đó, đặt cơ sở cho mối quan hệ quốc gia láng giềng thân thiện.
Trên cơ sở đó, các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á bắt đầu hình thành các nhận
thức và mong muốn về một môi trường độc lập, từng bước tự chủ trong hoạt động quan
hệ quốc tế trong khu vực. Theo đó, tư tưởng dựa dẫm và ỷ lại vào thế lực nước lớn
từng bước được loại bỏ, thay thế vào đó là những nỗ lực phát triển một cách chủ động
của mỗi quốc gia. Định hướng phát triển này yêu cầu các quốc gia trong khu vực từng
bước gỡ bỏ được những vướng mắc còn tồn đọng về chính trị, tham gia tích cực vào
các vòng đàm phán nhằm tăng cường sự hợp tác và liên kết trong khu vực để góp phần
đưa khu vực Đông Bắc Á trở thành điểm sáng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế
giới.
Trước tình thế đó, những nước mạnh sẽ có những thay đổi nhất định về hoạt động
chính trị. Bán đảo Triều Tiên là một khu vực trọng yếu ở châu Á - Thái Bình Dương
với sự ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản,
Trung Quốc ... Trong cuộc Chiến tranh Lạnh, Bán đảo Triều Tiên đóng vai trò là tâm
điểm chịu ảnh hưởng của thế giới lưỡng cực của cuộc xung đột giữa các quốc gia phía
Đông và phương Tây.
Cùng với Iraq, bán đảo Triều Tiên trở thành quốc gia có vị trí quan trọng trong
chiến lược toàn cầu của Mỹ tại châu Á. Trong bối cảnh Nhật Bản đang phát triển mạnh
mẽ về kinh tế; Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng về quân sự - chính trị thì sứ
mệnh
dẫn dắt và lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ đang bị bị đe dọa hơn bao giờ hết. Nhận thức
rõ điều này, chính phủ Mỹ tại thời điểm đó coi việc giành quyền kiểm soát hai miền
Triều Tiên và chi phối hai cường quốc (Nhật Bản, Trung Quốc) là nhiệm vụ mang tính
19
sống còn của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á. Ý đồ chiến lược nói trên định hướng Mỹ cần
phải triển khai một số biện pháp cụ thể như sau: (1) Kéo dài thêm và làm sâu sắc sự
chia rẽ giữa hai miền thuộc Bán đảo Triều Tiên, tạo nên một môi trường bất ổn vừa đủ
để hợp lý hóa sự can thiệp của mình tại khu vực; (2) Ngăn chặn CHDCND Triều Tiên
phát triển vũ khí hạt nhân, hợp lý hóa cho việc hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản
nhằm kiềm chế các thế lực cạnh tranh ở khu vực Đông Á; (3) Củng cố liên minh chiến
luowck với Hàn Quốc thông qua Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Hàn (1953) và duy
trì 37.000 lính Mỹ ở miền Nam Triều Tiên; (4) Sử dụng chiêu bài “hợp tác kinh tế” để
đưa bán đảo Triều Tiên hòa nhập vào nền kinh tế thị trường, đưa Trung Quốc hội nhập
vào các thể chế khu vực và toàn cầu nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng, tự do theo chuẩn
mực của Mỹ.
Nỗ lực chuyển hóa tình hình khu vực theo hướng vừa “thúc đẩy”, vừa “kiềm chế”
đã tạo ra lý do hợp lý và an toàn cho sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á. Bên
cạnh đó, do tác động của xu hướng đối thoại và hội nhập của Chiến tranh Lạnh, Hoa
Kỳ bắt đầu cải thiện mối quan hệ với Triều Tiên. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ này còn xúc
tiến các hoạt động giao lưu văn hóa – xã hội, viện trợ nhân đạo nhằm thuyết phục Bình
Nhưỡng quay trở lại tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa. Những thay đổi trên là điều
kiện thuận lợi để Hàn Quốc từng bước điều chỉnh chính sách đối với CHDCND Triều
Tiên, khởi đầu bằng việc khuyến khích nước này mở cửa, tiến tới cải thiện quan hệ với
Mỹ và các quốc gia phương Tây.
Đối với Nhật Bản, sự gần gũi về mặt địa lý đã gắn chặt vấn đề an ninh quốc gia với
bán đảo Triều Tiên. Do vậy, ngay từ năm 1992, Chính phủ nước này đã tuyên bố:
“Duy trì hòa bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên là điều tối quan trọng đối với hòa
bình và
ổn định của Nhật Bản ở Đông Á” [20; tr. 251]. Tuy nhiên, do sự đối đầu ý giữa hai
quốc gia này trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Nhật Bản đã trung thành với chính sách
“một Triều Tiên”, chủ động gạt bỏ Bình Nhưỡng ra khỏi mối quan hệ khu vực và ngăn
cản các quan chức hai bên tiếp xúc với nhau ở trong nước và ở nước thứ ba. Với mong
20
muốn gia tăng vai trò chính trị của mình tương xứng với vị thế cường quốc kinh tế từ
sau sự sụp đổ của Liên Xô và sự tan rã trật tự hai cực, trong các chính sách đối ngoại
của Nhật Bản xác định bán đảo Triều Tiên là địa bàn trọng yếu giúp nước này nhanh
chóng trở thành một cường quốc trong khu vực. Để thực hiện được mục tiêu đó, nỗ lực
tăng cường sức ảnh hưởng lên bán đảo Triều Tiên thông qua con đường hòa giải và
hợp tác là sự lựa chọn tất yếu trong các chương trình ngoại giao của Nhật Bản. Một
yếu tố khác cũng cần nhắc đến trong sự thay đổi tư duy đối ngoại của Nhật Bản trong
thời kỳ này là sức ép từ sự điều chỉnh quan hệ của các nước lớn, đặc biệt là các quốc
gia phương Tây đối với Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên từ sau Chiến tranh.
1.2. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với Nhật Bản từ sau chiến tranh
lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI
Trước những biến động của tình hình thế giới, khu vực nói chung và bán đảo Triều
Tiên nói riêng kết hợp với những diễn biến của chính trị trong nước, ngay từ những
năm 80 của thế kỷ XX, Hàn Quốc đã tiến hành điều chỉnh chính sách đối ngoại để
thích nghi với những điều kiện mới. Trong suốt nhiệm kỳ cầm quyền của mình, chính
quyền Chun Doo Hwan (1980 - 1988) luôn thể hiện sự linh hoạt khi đa dạng hoá chính
sách đối ngoại, tận dụng mối quan hệ với Nhật Bản như một trong những đối tác kinh
tế hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, người kế nhiệm của chính quyền Chun, Tổng
thống Roh Tae Woo (1988 - 1993) lại thiên về cải thiện quan hệ với các nước trong
khối XHCN như Liên Xô, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên hơn là với Nhật Bản
khi xây dựng các Chính sách ngoại giao phương Bắc. Tuy nhiên những biến chuyển
nhanh chóng và bất ngờ của tình hình thế giới và khu vực đầu thập niên 90 của thế kỷ
XX, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc phi hạt nhân hoá CHDCND Triều Tiên
và mối lo ngại chính phủ Hoa Kỳ sẽ hạn chế bớt sự can thiệp vào khu vực Đông Á đã
buộc chính phủ của Tổng thống Roh Tae Woo phải điều chỉnh lại chính sách theo
chiều hướng cần thắt chặt mối liên minh với Nhật Bản.
21
Bên cạnh nhân tố cốt lõi là tinh thần tự lực, tự chủ của quốc gia, chính sách đối
ngoại của Hàn Quốc theo từng giai đoạn, từng thời kỳ còn thể hiện rõ tính thực dụng,
thức thời, linh hoạt nhằm phù hợp với diễn biến phức tạp không ngừng biến đổi của bối
cảnh quốc tế thời điểm đó. Từ chính sách đối ngoại cực đoan trong suốt thời kỳ Chiến
tranh lạnh, chính quyền Hàn Quốc dần mở rộng quan hệ với các quốc gia, bao gồm cả
CHDCND Triều Tiên và các nước XHCN. Về cơ bản, chiến lược ngoại giao của Hàn
Quốc tại thời điểm đó tập trung vào ba nhóm vấn đề lớn: Một là, tích cực giải quyết
vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy hòa giải dân tộc, chấm dứt tình trạng
chia cắt hai miền; hai là, tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa - xã hội nhưng vẫn cảnh
giác vấn đề an ninh - chính trị với Nhật Bản; ba là, củng cố và phát triển quan hệ hữu
nghị chiến lược với Trung Quốc. Định hướng chính sách đối ngoại mới cho thấy Hàn
Quốc đã xác định ngoài vai trò của các cường quốc bên ngoài (Mỹ và Nga) thì Nhật
Bản, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên chính là những chủ thể có khả năng quyết
định trực tiếp đến vận mệnh chính trị - an ninh của Hàn Quốc và của cả bán đảo Triều
Tiên.
Sự chuyển hướng chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, Nhật Bản mang nhiều ý
nghĩa, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế - chính trị mà còn an ninh, quốc phòng. Nếu xem
xét khía cạnh kinh tế thì sự hợp tác giữa Hàn Quốc với Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh
lạnh cho đến trước cuộc khủng hoảng Tài chính - tiền tệ châu Á 1997 – 1998 có sự hạn
chế nhất định. Nguyên nhân chủ yếu là việc chính phủ Hàn Quốc bên cạnh việc muốn
cắt giảm thâm hụt thương mại quá lớn với Nhật Bản, đồng thời muốn gia tăng sự hợp
tác kinh tế nội vùng với các quốc gia khác, thực hiện chiến lược đa dạng hóa nhập khẩu.
Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 1997 khiến nền kinh tế nội địa
chao đảo, Hàn Quốc buộc phải cân nhắc lại việc tăng cường ngoại giao kinh tế với
Nhật Bản, tiến hành tự do hóa, xúc tiến thương mại trong khu vực, trong đó Nhật Bản
được xác định là một trong các đối tác chủ yếu.
Xét về khía cạnh chính trị, an ninh - quốc phòng, tại thời điểm đó chính phủ Hàn
Quốc có nhiều lý do để tăng cường mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản, quan trọng nhất
22
trong số đó là duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. Bên cạnh đó, cả hai
quốc gia này đều là đồng minh thân cận, là hai trục chính của Mỹ ở khu vực châu Á -
Thái Bình Dương. Hàn Quốc cũng ý thức được vai trò nhất định của Nhật Bản trong
tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Mặc dù vậy, giữa Hàn Quốc và Nhật
Bản vẫn tồn tại những khoảng cách khó có thể lấp đầy, nhất là những khúc mắc trên
phương diện chính trị như ký ức thù hận trong chiến tranh, vấn đề phụ nữ mua vui
(comfort women) hay tranh chấp chủ quyền hòn đảo Dokdo/Takeshima”1
.
Trải qua nhiều giai đoạn biến đổi của bối cảnh thế giới nói trung và khu vực Đông
Bắc Á nói riêng, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản có dấu hiệu khởi sắc cả về
kinh tế lẫn chính trị nhất là trong nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Kim Dae Jung
(1998 - 2003). Với định hướng chính sách là gác lại quá khứ, hướng tới tương lai,
chính quyền Kim Dae Jung đã kêu gọi mọi người nhìn nhận lại về Nhật Bản sau hơn
50 năm nỗ lực dân chủ hoá. Thành quả của sự nhìn nhận lại này chính là sự ra đời của
Tuyên bố chung về quan hệ đối tác mới Hàn – Nhật trong thế kỷ XXI.
Trong bản Tuyên bố này, chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ sự hối lỗi sâu sắc đến nhân dân
Triều Tiên về những điều đã xảy ra trong quá khứ. Chính quyền Kim Dae Jung tỏ rõ
mục tiêu đối ngoại hoà bình và hợp tác toàn diện với Nhật Bản, đặc biệt trên hai lĩnh
vực chính trị - ngoại giao và kinh tế. Điều này xuất phát từ những diễn biến trong vòng
đàm phán sáu bên về vấn đề phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên mà Nhật Bản là một
trong những bên liên quan, góp phần thúc đẩy bầu không khí hòa bình trên bàn đàm
phán, đồng thời tác động đến Mỹ với mục đích mong muốn quốc gia này có chính sách
đối ngoại mềm dẻo hơn với CHDCND Triều Tiên thay vì trừng phạt về kinh tế và đe
doạ về chính trị.
“Tương tự, người kế nhiệm của Kim Dae Jung là Roh Moo Hyun (2003 - 2008)
cũng theo đuổi đường lối đối ngoại tích cực với Nhật Bản ở giai đoạn đầu nhiệm kỳ.
Tuy vậy, việc Nhật Bản sáp nhập Dokdo/Takeshima vào quận Shimane, lấy ngày 22/2
1
“Phan Thị Anh Thư (2016), Giải mã chính sách của Hàn Quốc đối với Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh lạnh đến
đầu thế kỷ XXI, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”.
23
là ngày Takeshima vào năm 2005, thời điểm mà hai nước đang tiến hành kỷ niệm 40
năm bình thường hoá quan hệ đối ngoại, đã khiến cho mọi thiện chí được xây dựng từ
thời Kim Dae Jung hoàn toàn sụp đổ. Kể từ đó, chính quyền Roh Moo Hyun chuyển
hướng sang một chính sách cứng rắn và không khoan nhượng với chính quyền Nhật
Bản tại thời điểm đó. Chính sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Tổng thống
Roh Moo Hyun đã cho thấy sự quay trở lại của tính dân tộc chủ nghĩa trong tư duy của
nhà lãnh đạo Hàn Quốc, thay vì tư tưởng thân Nhật được hình thành trước đó. Cùng
quan điểm lãnh đạo với Tổng thống Roh Moo Hyun, Tổng thống Lee Myung Park
cũng bắt đầu nhiệm kỳ của mình với một thái độ được đánh giá là có thiện chí với
chính quyền Nhật Bản. Với quan điểm coi hợp tác với Nhật Bản là giải pháp kép giúp
Hàn Quốc vừa nâng cao khả năng tự vệ, vừa phát triển tầm ảnh hưởng của quốc gia ở
khu vực Đông Bắc Á, Tổng thống Lee Myung Park tại thời điểm đó đã xác định chính
sách tiếp cận của Hàn quốc là kế thừa tính đúng đắn trong chính sách ngoại giao những
người tiền nhiệm tiến bộ chứ không đơn thuần là sự phủ nhận chính sách ban đầu của
Hàn Quốc. Xuất phát từ nhận thức này, Lee đã chủ động thực hiện chuyến viếng thăm
Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda vào tháng 4- 2008 kèm theo đó là cam kết tái khởi
động kế hoạch ngoại giao con thoi trên cơ sở tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau
nhằm cung cấp kênh đối thoại thường xuyên cho các nhà hoạch định chính sách của hai
quốc gia.” [14; Tr.51] “Các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung
Park và Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda tại Tokyo (21-4-2008) đánh dấu bước khởi
đầu quan trọng trong tiến trình cải thiện quan hệ hai bên. Việc thực hiện chính sách
ngoại giao thực dụng, tại thời điểm đó Hàn Quốc đã không yêu cầu bất cứ lời xin lỗi
nào từ Nhật Bản mà chỉ tập trung thảo luận về mối quan hệ hướng tới tương lai trên cơ
sở đồng minh an ninh, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa – xã hội thông qua các cuộc
họp thường xuyên giữa những người đứng đầu hai Chính phủ” [14; Tr.51].
“Tại Hội Nghị báo chí năm 2009, Hàn Quốc và Nhật Bản đứng trước cơ hội thắt
chặt thêm mối quan hệ tốt đẹp khi mà tân Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama chọn
Hàn Quốc là quốc gia nước ngoài đầu tiên để thực hiện chuyến thăm ngoại giao song
24
phương, đồng thời khẳng định: Nhật Bản và Hàn Quốc có chia sẻ với nhau nhiều lợi
ích thiết thực với tư cách là hai quốc gia láng giềng, và mối quan hệ này chính là cốt
lõi trong chính sách của Nhật Bản ở châu Á” [41].
“Đến cuối năm 2010, những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Lee Myung Park
đã mang lại thành công nhất định trong việc cải thiện mối quan hệ Hàn Quốc - Nhật
Bản. Với việc chủ động thực hiện chính sách ngoại giao thực dụng, chính quyền Lee
Myung Park đã dũng cảm vượt qua rào cản lịch sử để duy trì quan hệ đồng minh với kẻ
thù cũ. Từ chỗ gây ra cuộc chiến ngoại giao song phương do bất đồng quan điểm về
quyền sở hữu nhóm đảo Dokdo/Takeshima (từ năm 1952), về vấn đề sách giáo khoa
lịch sử và vấn nạn nô lệ lao động, nô lệ tình dục (từ sau CTTG thứ hai), hai quốc gia đã
chủ động gạt bỏ thù hận quá khứ, cùng phối hợp trên một mặt trận chung nhằm chống
lại chương trình làm giàu uranium và hành vi khiêu khích quân sự của CHDCND Triều
Tiên. Trên cơ sở đó, hai nước tiếp tục đạt được thỏa thuận về tăng cường hợp tác an
ninh thông qua trao đổi quốc phòng và các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ.
Dù trong thực tế, Hàn Quốc vẫn còn đề cao cảnh giác đối với các ý đồ chiến lược
của Nhật Bản trong khu vực và nhiều chuyên gia dự đoán vấn đề bất đồng lịch sử có
thể xuất hiện trở lại vào năm 2010 (dấu mốc ghi nhận 100 năm Nhật Bản xâm lược
Hàn Quốc). Tuy nhiên quan hệ hai bên vẫn khá êm đẹp khi chính sách thực dụng của
Lee Myung Park đã được thực hiện một cách hiệu quả, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tự
tin bước qua thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI với những tiến bộ vượt bậc trong nỗ lực
cải thiện, nâng cấp và phát triển quan hệ song phương. Những động thái trên hứa hẹn
sẽ là tiền đề quan trọng giúp Hàn Quốc tiếp tục vun đắp mối quan hệ hướng tới tương
lai với Nhật Bản theo những định hướng cơ bản sau:
Thứ nhất, Chính phủ Hàn Quốc cam kết cùng với Nhật Bản thúc đẩy hợp tác của
bộ tứ quan hệ: Mỹ - Nga - Nhật Bản - Hàn Quốc và Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn
Quốc - CHDCND Triều Tiên trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trong khu vực;
đồng thời duy trì lợi ích giữa các bên tại khu vực Đông Bắc Á. Các quốc gia nói trên đã
thống nhất tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh thường niên từ năm 2008; đồng thời thiết lập
25
cơ chế đàm phán đa phương lần thứ ba tại Hội nghị Thượng đỉnh vào năm 2010, thông
qua tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 nhằm kêu gọi sự hợp tác và trao đổi trong 10
năm tiếp theo giữa các nước lớn trong khu vực. Từ những kênh đối thoại này, Hàn
Quốc công khai ủng hộ lập trường của Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề con tin
giữa nước này với CHDCND Triều Tiên, mặt khác, bày tỏ thiện chí hợp tác cùng Nhật
Bản trong tiến trình hòa giải dân tộc, tiến tới thống nhất hai miền Triều Tiên.
Thứ hai, Hàn Quốc mong muốn tiếp tục phát triển hợp tác với Nhật Bản nhằm mục
đích mở rộng và làm sâu sắc thêm tình hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và hạn
chế sự bất hòa chính trị do nhận thức khác nhau về quan điểm lịch sử. Từ nhận thức
này, năm 2008, Thủ tướng Yasuo Fukuda và Tổng thống Lee Myung Park đã nhất trí
tạo ra một kỷ nguyên mới giữa hai nước với chủ trương đưa quan hệ song phương trở
lại quỹ đạo.
Định hướng đối ngoại nói trên đã phát huy tác dụng trong việc đưa chính sách an
ninh – chính trị Hàn Quốc ra khỏi sự lệ thuộc của quá khứ và gắn liền với lợi ích chiến
lược của quốc gia. Dù quan hệ hai nước vẫn phải đối mặt với sự thù hận kéo dài do sự
chiếm đóng của Nhật Bản (1910 - 1945) và những di sản quá khứ (sự thật lịch sử của
sách giáo khoa, sách Trắng Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tranh chấp chủ quyền nhóm đảo
Dokdo/Takeshima…), thế nhưng nỗ lực hợp tác giữa hai quốc gia vẫn cần thiết phải
được duy trì vì việc tạo dựng sự ổn định của mối quan hệ này không còn giới hạn ở vấn
đề song phương mà liên quan trực tiếp đến an ninh, hòa bình trong khu vực Đông Bắc
Á.
Thứ ba, thông qua việc xây dựng mối quan hệ đối tác ba bên Hàn Quốc - Nhật Bản
- Trung Quốc, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng mức đóng góp quốc tế của mình bằng cách
gia tăng hợp tác với nước láng giềng Nhật Bản. Mong muốn này của Hàn Quốc dựa
trên cơ sở cả hai nước đều có sự lựa chọn chính sách tương tự nhau, ví như cùng tham
gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, hỗ trợ phát triển chính thức và điều hành các cơ
quan hợp tác quốc tế, trong đó có Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại
Hàn Quốc và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Nhật Bản. Đây là nỗ lực
26
chung của cả hai bên nhằm kiến tạo mối quan hệ hợp tác vững chắc vì một chiến lược
hai bên cùng có lợi và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng các quốc gia trong khu vực.
1.3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Hàn Quốc từ sau chiến tranh
lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI
Cũng như Hàn Quốc, những thay đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới và khu vực
cũng có những tác động lớn đến các chính sách đối ngoại của Nhật Bản, đòi hỏi quốc
gia này phải có sự điều chỉnh chính sách đối với các nước láng giềng, trong đó phải kể
đến việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Hàn Quốc.
Trong suốt khoảng thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh, Nhật Bản luôn đề cao chiến
lược “thoát Á, nhập Mỹ”, tập trung vào việc duy trì mối quan hệ với các nước phương
Tây và Mỹ. Sau Chiến tranh lạnh, với tiềm lực kinh tế dồi dào, Nhật Bản dần ý thức rõ
ràng hơn về việc thoát dần khỏi sự lệ thuộc với Mỹ.
“Đó được xem là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Nhật Bản hướng trọng
tâm về châu Á nhằm giảm bớt sự phụ thuộc, giành vị trí bình đẳng với Mỹ mà vẫn
không gây tổn hại đến mối quan hệ đồng minh bền vững này. Do đó, Nhật Bản một
mặt, vẫn lấy việc phát triển mối quan hệ liên minh Mỹ - Nhật làm nền tảng, mặt khác
âm thầm bắt đầu thực hiện chiến lược thoát Mỹ, nhập Á.
Chính sách này chính thức được Thủ tướng Nhật Bản Miyazawa khẳng định vào
ngày 12/2/1992. Theo đó, ngoại giao kinh tế với các nước châu Á sẽ là trọng tâm mà
Nhật Bản bắt đầu hướng tới. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản chủ trương sử dụng
sức mạnh kinh tế làm đòn bẩy để nâng cao vị thế chính trị và tầm ảnh hưởng của quốc
gia trong khu vực, điều này được phản ánh thông qua việc thực hiện chính sách tam vị
nhất thể: Buôn bán - đầu tư - viện trợ kinh tế. Đối với Hàn Quốc, Nhật Bản xác định
việc thiết lập mối quan hệ với quốc gia này là phù hợp với lợi ích chiến lược của đôi
bên. Trên thực tế, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có rất nhiều điểm tương đồng
thích hợp cho một mối quan hệ hợp tác mang tính chiến lược trong khu vực. Cả hai bên
đều sở hữu một nền kinh tế thị trường phát triển trong khu vực và cùng là đồng minh
27
chiến lược của Mỹ. Hàn Quốc tính đến thời điểm sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đã
vươn lên trở thành một trong bốn con rồng châu Á cùng với Đài Loan, Singapore và
Hồng Kông. Còn Nhật Bản vẫn duy trì vị thế của một nền kinh tế lớn của thế giới. Nhu
cầu phát triển kinh tế cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy Nhật Bản tìm kiếm các giải
pháp nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác với Hàn Quốc. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh
không ngừng của nền kinh tế Trung Quốc cũng đòi hỏi chính phủ Nhật Bản cần thiết
thắt chặt tầm ảnh hưởng của quốc gia thông qua thiết lập mối quan hệ hòa bình, hữu
nghị và ổn định hơn với các nước láng giềng, trong đó có Hàn Quốc. Tại thời điểm này,
Nhật Bản cũng cần có sự ủng hộ của Hàn Quốc để khắc phục tình trạng thiếu hụt tầm
ảnh hưởng và chỗ đứng về chính trị - an ninh trong khu vực. Trong tiến trình phi hạt
nhân hóa bán đảo Triều Tiên, ngoài sự hiện diện của bốn quốc gia có mối liên hệ trực
tiếp là Mỹ, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, cả Nhật Bản và Nga đều
muốn thể hiện vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề liên quan nhằm khôi
phục ảnh hưởng của quốc gia ở khu vực” [20; Tr 251 – 254].
Năm 2008, khi vị Tổng thống thứ 17 của Hàn Quốc, ông Lee Myeong Park lên
nhậm chức, quan hệ Nhật - Hàn đã có những bước tiến đáng kể. Ngày 25/2/2008, trong
cuộc hội đàm cấp cao Hàn - Nhật nhân dịp tổng thống Lee Myeong Park nhậm chức,
lãnh đạo hai bên đã nhất trí cùng thực hiện chương trình Viếng thăm ngoại giao cấp
cao định kỳ, nói cách khác ngoại giao con thoi đã được khôi phục giữa hai nước. Cuộc
viếng thăm đầu tiên được thực hiện khi thủ tướng Lee Myeong Park tới Nhật Bản vào
tháng 4/2008. Hai bên cũng thống nhất quan điểm sẽ đẩy mạnh, làm khăng khít hơn
nữa mối quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản với mục tiêu hai nước cùng hợp tác cống hiến
cho sự phát triển của cộng đồng thế giới. Và trong tương lai gần, hai nước sẽ xây dựng
mối quan hệ đối tác chiến lược.
Tháng 1/2009, chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã càng
khẳng định chương trình Viếng thăm ngoại giao cấp cao định kỳ giữa hai nước đang
tiến triển hết sức tốt đẹp. Tháng 6 cùng năm, trong chuyến thăm Nhật Bản của ông Lee
28
Myeong Park, Seoul và Tokyo đã thiết lập một mặt trận chung chống lại tham vọng hạt
nhân của CHDCND Triều Tiên. Hai nước cũng kêu gọi thúc đẩy ‘Vòng đàm phán 5
bên’ mà không có Triều Tiên, với mục đích tạo ra các bước tiến đáng kể trong việc nối
lại đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tháng 12/2008, tại
Fukuoka Nhật Bản, lần đầu tiên bộ ba Đông Á: Nhật - Trung - Hàn thiết lập quan hệ
đối tác ba bên và cơ chế hội nghị thượng đỉnh thường niên không nằm trong khuôn khổ
hội nghị cấp cao ASEAN + 3 như trước đây.
“Một sự kiện quan trọng khác trong quan hệ Hàn - Nhật, khi Thủ tướng Nhật Bản
Yukio Hatoyama nhậm chức vào tháng 9/2009. Ông này đã có những nỗ lực nhằm tăng
cường sự hợp tác ngay trong khu vực lân cận. Tháng 10/2009, vị Thủ tướng này thực
hiện chuyến công du châu Á đầu tiên, sau khi thăm chính thức Hàn Quốc trong hai
ngày 9/10 ngày 10/10/2009, cuộc gặp ba bên lần thứ hai của các nhà lãnh đạo Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã được khai mạc tại Bắc Kinh. Cuộc gặp được thực
hiện nhằm đánh giá lại sự hợp tác ba bên kể từ khi được khởi đầu vào năm 1999 và
vạch ra các kế hoạch hợp tác trong tương lai. Trong đó có kế hoạch thành lập cộng
đồng Đông Á theo mô hình của Liên minh châu Âu, với sự tham gia của 3 nước Đông
Bắc Á, ASEAN, Ấn Độ, Australia và New Zealand” [20; Tr 251 – 254].
Năm 2010 diễn ra cuộc gặp Bộ trưởng thương mại 3 nước Nhật - Trung - Hàn vào
đầu tháng 5, và Hội nghị thượng đỉnh 3 nước tại đảo Jeju (Hàn Quốc) trong 02 ngày 29,
30/5. Một nội dung quan trọng được bàn đến trong các hội nghị này là việc khởi động
vòng đàm phán ở cấp chính phủ về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ba nền
kinh tế hàng đầu ở khu vực Đông Á, đây là các thị trường chiếm tới 16% GDP toàn cầu.
Đồng thời, trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên xuất phát từ vụ
tàu ngầm Hàn Quốc hồi tháng 3, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng thuận trong việc gia
tăng áp lực đối với Triều Tiêu, nhưng không đạt được sự ủng hộ của Trung Quốc trong
vấn đề này.
Về kinh tế, hiện nay Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Nhật Bản, còn
đối với Hàn Quốc, Nhật Bản là đối tác thương mại đứng thứ hai. Do ảnh hưởng của
29
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước
trong năm 2009 giảm 29,9%, tương đương mức giảm 6,5 nghìn tỷ yên so với năm 2008,
bên cạnh đó thâm hụt thương mại của Hàn Quốc đối với Nhật cũng ghi nhận mức giảm
24,2 %, tương đương 2,4 nghìn tỷ yên trong năm này. Tổng kim ngạch đầu tư giữa hai
nước cũng giảm mạnh trong năm 2009, đầu tư của Nhật Bản sang Hàn Quốc giảm tới
58,6%, tức 101,4 tỷ yên, trong khi đầu tư của Hàn Quốc vào Nhật giảm 18,4 %, tương
đương 23,9 tỷ yên so với năm 2008
“Từ năm 2008, đàm phán EPA Nhật - Hàn đã được mở lại và đạt được các bước
tiến quan trọng về chất thông qua các cuộc gặp cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và các cuộc
hội nghị cấp cao về kinh tế Nhật – Hàn” [20; Tr 251 – 254].
Tiểu kết chương 1
Thông qua việc phân tích diễn biến tình hình đối ngoại giữa Nhật Bàn và Hàn
Quốc trong suốt hơn hai mươi năm kể từ sau Chiến tranh lạnh, có thể dễ dàng nhận
thấy rằng quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản được coi là những nước có tiếng nói quan
trọng trong việc bàn về các chính sách ngoại giao châu Á của cả hai bên. Cả Hàn Quốc
và Nhật Bản đều đang trong thời kì đàm thoại để tạo ra những bước tiến quan trọng
trong hợp tác về chính trị, ngoại giao giữa hai quốc gia với mục tiêu chung đó là duy trì
sự hợp tác song phương và đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định và hòa bình trong
khu vực. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở thực tế cả hai nước đều là đồng
minh thân cận của Mỹ trong khu vực Đông Bắc Á và đều chia sẻ những lợi ích chung
về phương diện chính trị, kinh tế trên bán đảo Triều Tiên. Mặc dù vậy, những di sản
lịch sử còn tồn tại vẫn là mối đe dọa thường trực, tác động đến nỗ lực trong quá trình
bình thường hóa quan hệ của cả hai bên. Có thể thấy, trở ngại lớn nhất của mối quan hệ
song phương này vẫn là ký ức thù hận của Hàn Quốc về quá khứ cai trị của đế quốc
Nhật Bản và những hệ lụy xã hội của nó. Quá khứ Nhật Bản trước đây có xâm lược và
đô hộ bán đảo Triều Tiên với những chính sách cai trị tàn bạo. Điều này đã tạo ra
những tổn thương khó lòng gỡ bỏ trong ký ức của người dân Hàn Quốc. Quan hệ kinh
30
tế giữa hai nước đang được ổn định. Bên cạnh đó quan hệ đối ngoại giữa hai nước đã
có những tiến triển nổi bật. Những di sản quá khứ đó của hai nước đó có gì nổi bật và
liên quan, tác động gì đến mối quan hệ bang giao, đến mối quan hệ chính trị ngoại giao,
cũng như thương mại sẽ được trình bày rõ trong chương hai của luận văn này.
31
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA DI SẢN QUÁ KHỨ ĐẾN MỐI QUAN HỆ
HÀN QUỐC – NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG
NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
2.1. Sự ám ảnh của di sản quá khứ và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy tác động
đến lịch sử quan hệ Hàn – Nhật trong giai đoạn trong và sau chiến tranh lạnh
Nhật Bản và các quốc gia trên bán đảo Triều Tiên đã hình thành mối quan hệ lâu
đời và trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là khi bán đảo Triều Tiên từng là
thuộc địa của Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1910 đến năm 1945. Quan hệ giữa Hàn
Quốc và Nhật Bản trước thời điểm năm 1965 chịu sự chi phối mạnh mẽ của vấn đề
chính trị. Trong suốt khoảng thời gian diễn ra hai cuộc Chiến tranh thế giới, bán đảo
Triều Tiên đã phải chịu ách áp bức, bóc lột của đế quốc Nhật cả về vật chất lẫn tinh
thần, trên phương diện kinh tế lẫn chính trị, xã hội và đứng trước nguy cơ bị đồng hóa
về mặt văn hóa. Những “vết thương” từ quá khứ ám ảnh và trở thành rào cản lớn nhất
trong quan hệ giữa hai dân tộc. Kể từ khi nhà nước Đại Hàn Dân Quốc ra đời năm
1948 ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, mối quan hệ trên mọi phương diện giữa Hàn
Quốc và Nhật Bản vẫn ở trong tình trạng đối đầu khi mà tâm lý chống Nhật (Anti
Japanese sentiment) lên rất cao.
Những mối liên hệ từ xa xưa cho thấy sự xung đột rõ ràng về quan điểm đối ngoại
và hệ tư tưởng giữa hai dân tộc này đã có từ quá khứ chứ không phải mới chỉ hình
thành từ khi Hàn Quốc bị Nhật Bản xâm lược. Yếu tố vị trí địa lý của bán đảo Triều
Tiên đã góp phần hình thành nên tư tưởng tiểu Trung Hoa (소
중
화- Sojunghwa) trong
xã hội phong kiến Hàn Quốc. Tư tưởng này phần nào khiến dân tộc Triều Tiên có cái
nhìn thiếu thiện chí và cho rằng các nước chư hầu khác ở phía đông của Trung Quốc
(ám chỉ Nhật Bản) đều thấp kém hơn mình. So với Nhật Bản, Triều Tiên hấp thụ văn
hoá Trung Hoa một cách mạnh mẽ hơn, và do ảnh hưởng của hệ tư tưởng tiểu Trung
Hoa này, họ có cái nhìn khá bảo thủ về các quốc gia phương Tây và quá trình hiện đại
hoá đất nước của Nhật Bản
32
Điều đó đã được coi là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự bài xích trong ký
ức, tiềm thức của nhân dân Triều Tiên với Nhật Bản từ xa xưa. Thái độ tiêu cực đó còn
tăng lên gấp nhiều lần khi Nhật thực hiện việc xâm lược và đô hộ bán đảo Triều Tiên
vào năm 1910. Khuynh hướng kháng cự, chống Nhật phát triển mạnh mẽ như chưa
từng có trong giai đoạn lịch sử này. Sau khi nhà nước Đại Hàn Dân Quốc được thành
lập vào tháng 8 năm 1948, sự căng thẳng trong quan hệ giữa hai quốc gia càng được
đẩy lên đỉnh điểm. Bằng chứng là tại thời điểm đó không có bất cứ mối quan hệ ngoại
giao nào được ghi nhận giữa hai quốc gia.
Ngay sau khi Hiệp ước San Francisco được ký kết (tháng 9/1951), một chương
trình nghị sự trong cuộc đối thoại Hàn Quốc - Nhật Bản lần đầu tiên kể từ sau khi nhà
nước Hàn Quốc ra đời được tiến hành. Nội dung chủ yếu xoay quanh việc giải quyết
những di sản quá khứ giữa hai quốc gia trong suốt thời gian Hàn Quốc bị Nhật Bản
chiếm đóng, ví dụ như vấn đề bồi thường cho những tổn thất về kinh tế mà Hàn Quốc
phải chịu đựng và hoàn trả lại những sách sử cổ, các tài sản mang tính văn hóa đã bị đế
quốc Nhật Bản thu giữ. Về phía Nhật Bản, quốc gia này mong muốn thông qua cuộc
đối thoại song phương có thể đạt được những thỏa thuận như về việc đánh bắt cá bởi
những tranh chấp trước đó xuất phát từ tuyên bố Peace Line (hay còn gọi là Rhee Line)
của Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm Rhee Syngman. Tuy nhiên, cuộc đối thoại
Hàn Quốc - Nhật Bản nhanh chóng rơi vào bế tắc sau một loạt các cuộc đàm phán
trong gần nửa năm, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc chính quyền Nhật Bản từ
chối thảo luận về những yêu cầu mà chính phủ Hàn Quốc đặt ra. Thay vào đó, Nhật
Bản chỉ tập trung thỏa thuận nhằm đạt được việc ký kết ngay một hiệp định cơ bản
nhằm bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc. Điều này bị chính phủ Hàn Quốc từ chối
với lý do hai bên còn quá nhiều khúc mắc từ các di sản quá khứ ảnh hưởng trực tiếp
đến lợi ích của quốc gia, dân tộc mà chưa được xem xét giải quyết. Kể từ thời điểm đó,
thái độ ngoại giao của cả hai quốc gia đều có khuynh hướng gia tăng căng thẳng.
Những mâu thuẫn giữa Hàn Quốc và Nhật Bản càng trở nên gay gắt hơn khi xảy ra vấn
đề người Hàn Quốc hồi hương về CHDCND Triều Tiên.
33
Trong quá khứ, hai quốc gia từng nhiều lần xung đột. Như đã trình bày ở trên,
thời phong kiến, Nhật Bản đã hai lần xâm lược Triều Tiên. Rồi khi trở thành đế quốc,
Nhật Bản biến Triều Tiên thành thuộc địa và áp lên đây một chế độ cai trị hà khắc
khiến người dân Triều Tiên oán thán. Hai vấn đề bức xúc nhất tồn tại cho đến thời
điểm này trong thời kỳ đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên đó là: phụ nữ giải
khuây (comfort women) và lao động cưỡng bức (forced labor). Đây cũng là những
nhân tố gây chia rẽ sâu sắc hai nước và chân ngòi cho các cuộc chiến thương mại hiện
nay.
Vấn đề phụ nữ giải khuây liên quan đến khoảng 200.000 cô gái, phụ nữ Hàn
Quốc nằm trong độ tuổi từ 16 - 22 tuổi đã bị ép rời gia đình và chuyển tới các thuộc địa
của Nhật như Mã Lai, Singapore, Hồng Kông,… để mua vui cho lính Nhật trong thế
chiến thứ Hai. Vấn đề này tưởng chừng đã được giải quyết vào năm 2015 bởi thỏa
thuận của chính quyền Park Geun-hee và Abe Shinzo, theo đó Nhật chính thức nhận lỗi
và chịu bồi thường 1 tỷ yên cho các nạn nhân. Tuy nhiên, thọả thuận bị chính các nạn
nhân cho là một chiều vì chính quyền Hàn Quốc không có sự tham khảo ý kiến từ phía
những nạn nhân. Tính đến ngày 14/08/2019, đã có tới 1400 cuộc biểu tình liên quan
đến vấn đề phụ nữ giải khuây ở Hàn Quốc. Sau khi bà Park bị phế truất, Tổng thống
tân nhiệm Moon Jae-in đã bác bỏ hoàn toàn bản thỏa thuận trong một tuyên bố vào
ngày 28/12/2017.
Mặc dù, về vấn đề bất đồng xuất phát từ di sản quá khứ thương đau mà người dân
Triều Tiên trước đây đã phải chịu đựng dưới ách thống trị của phát xít Nhật, ông
Koizumi thời còn đương nhiệm chức Thủ tướng Nhật Bản đã có lời xin lỗi, song người
Hàn Quốc vẫn chưa thể dễ dàng bỏ qua. Điều đáng lưu ý liên quan tới vấn đề này đó là
cuối tháng 2 năm 2002, các nghị sĩ quốc hội thuộc đảng cầm quyền và các đảng đối lập
của Hàn Quốc đã cho công bố danh sách 798 người thân Nhật đã đàn áp dã man người
Triều Tiên trong thời gian chiếm đóng nước này bị buộc tội. Bản danh sách này bao
gồm tất cả 690 người được Hiệp hội giải phóng Hàn Quốc - một tổ chức chống Nhật tại
Hàn Quốc gọi là “những kẻ thân Nhật”, bao gồm cả những nhân vật nổi tiếng nhất Hàn
34
Quốc trước đây, trong đó có cả cựu Thủ tướng Lee Wan-yong - người có vai trò quan
trọng giúp Nhật Bản xâm lược Triều Tiên năm 1910. Bản danh sách này đã gây xôn
xao dư luận Hàn Quốc và Nhật Bản vì bản danh sách này do các nghị sĩ quốc hội đưa
ra và bao gồm rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong đủ các lĩnh vực văn học, nghệ thuật,
báo chí của Hàn Quốc trước đây.
Thứ hai là các phẫn nộ, phản đối của người dân Hàn Quốc với vấn đề Nhật bản cho
ra đời sách giao khoa về lịch sử, cùng những tuyên bố phủ nhận tội ác của Nhật gây ra
với người dân châu Á nói chung và người dân Hàn Quốc nói riêng. Điều này đã khiến
cho quan hệ giữa Seoul và Tokyo nhiều phen nổi sóng. Để sửa sai cho vấn đề này,
ngày 5/3/2002 chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí thành lập Ủy ban nghiên
cứu lịch sử chung Nhật - Hàn nhằm phòng ngừa những bất đồng có thể còn xảy ra từ
việc biên soạn sách giáo khoa Nhật Bản.
Thứ ba là sự phản đối của một số nước châu Á trong đó có Hàn Quốc về việc các
đời thủ tướng Nhật Bản trước đây đã đến viếng đền Yasukuni để tưởng nhớ các tội
phạm chiến tranh.
Sự ra đời của “chủ nghĩa Roh Moo Hyun” dự báo một góc nhìn hoàn toàn mới của
Hàn Quốc về vấn đề lịch sử đối với Nhật Bản bằng việc vận dụng các giải pháp “chiến
tranh ngoại giao”. Với tuyên bố: “Chính phủ sẽ phản ứng cứng rắn trước hành động
tranh chấp nhóm đảo Dokdo và âm mưu biện bạch cho cuộc xâm lược thuộc địa trong
quá khứ” [23], “Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc (NSC) đã thông qua học thuyết
mới về quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc (17/3/2005) bao gồm những quan điểm cơ bản
và phương hướng đối phó với hành vi bôi nhọ lịch sử và chiếm đoạt bán đảo Triều
Tiên lần thứ hai của Nhật Bản” [39; tr. 29]. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Hàn Quốc
đưa ra định hướng một cách rõ ràng trong chính sách đối với nước láng giềng nhằm
khẳng định lập trường cứng rắn trong các vấn đề liên quan đến lịch sử.
Về bản chất, mối quan hệ giữa hai nước luôn có sự khác biệt về mặt quan điểm và
tư tưởng. Thái độ chống đối của Hàn Quốc không chỉ xuất phát từ mối quan hệ nạn
nhân với kẻ xâm lược trong quá khứ mà còn là định kiến về hành vi hai mặt (vừa xin
35
lỗi, vừa sửa đổi lịch sử) của Chính phủ Nhật Bản. Thực tế này khiến cho mối quan hệ
do hai quốc gia ngày càng xấu đi do sự đan xen giữa mong muốn hợp tác - phát triển
với lòng thù hận nước Nhật của nhân dân Hàn Quốc. Dù hai nước đang trong giai đoạn
bình thường hóa quan hệ từ năm 1965 nhưng cho đến khi Kim Young Sam kết thúc
nhiệm kỳ (1997), tinh thần hữu nghị hay khép lại quá khứ, hướng tới tương lai với
Nhật Bản thực chất cũng chỉ là vỏ bọc.
2.2. Những di sản quá khứ ảnh hưởng đến quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản từ
sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI
2.2.1. Vấn đề “phụ nữ mua vui” trong mối quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản
Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở
mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua chính là vấn đề
về nô lệ tình dục Hàn Quốc bị ép buộc phục vụ, mua vui (tiếng Hàn gọi là 위안부 hay
là 정신대) cho quân đội Nhật Bản trong suốt thời gian bán đảo Triều Tiên bị quốc gia
này chiếm đóng và sáp nhập (1910 - 1945). Đối tượng phụ nữ Hàn Quốc bị cưỡng ép
tương đối đa dạng, từ các bé gái vị thành niên hơn 10 tuổi đến những phụ nữ đã kết hôn
gần 30 tuổi. Họ bị đưa vào nhà thổ bằng nhiều hình thức như bị bắt cóc, bị bán đi, bị
lừa khi đi xin việc, hoặc bị binh lính, cảnh sát triệu tập cưỡng chế dưới danh nghĩa của
các Chongshindae. “Các con số thống kê về tổng số phụ nữ Hàn Quốc bị quân Nhật bắt
đưa đi không hề được công khai trong bất cứ văn bản nào của Chính phủ Nhật Bản,
nhưng theo các nhà nghiên cứu ước tính có thể lên tới 200.000 người” [57], nhiều phần
tử bên phía quốc gia Triều Tiên và phía Trung Quốc. “Cho đến trước thập niên 1990,
Hàn Quốc từng nhiều lần kêu gọi Nhật Bản đưa ra lời xin lỗi công khai và bồi thường
cho các nạn nhân nhưng Tokyo vẫn giữ thái độ im lặng và khẳng định rằng những điều
này thuộc quy ước thuộc địa năm 1910 - 1945 được áp dụng trên bán đảo Triều Tiên.
Trong nội dung của Hiệp ước quan hệ cơ bản Hàn Quốc - Nhật Bản được ký kết vào
năm 1965, vấn đề này cũng không được nhắc tới. Vấn đề phụ nữ mua vui trong giai
36
đoạn Nhật Bản đô hộ Hàn Quốc bắt đầu được chú ý từ thập niên 70 của thế kỷ XX nhờ
sự ra đời của Hiệp hội Phụ nữ châu Á (Asia’s Women Association). Tuy nhiên, tại thời
điểm đó những nỗ lực của tổ chức này đã không đem lại hiệu quả như mong đợi do
thiếu các chứng cứ thuyết phục và sự thiếu quan tâm từ cả chính phủ Hàn Quốc và
Nhật Bản
Vấn đề này chỉ được biết đến rộng rãi hơn trong những năm 1990 khi hàng trăm
nạn nhân tình dục trước đây của Hàn Quốc đã mạnh dạn đứng lên tố cáo tội ác của đế
quốc Nhật Bản. Cứ mỗi ngày thứ tư hàng tuần, trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul,
diễn ra một cuộc biểu tình mang tên Biểu tình ngày thứ tư. Đây là cuộc biểu tình do các
cụ bà từng là nạn nhân nô lệ tình dục thời chiến cùng với các đoàn thể đứng ra tổ chức,
có sự tham gia của nhiều người dân trong nước và người nước ngoài. Bên cạnh đó,
những người này cũng thường xuyên liên kết với các tổ chức phi chính phủ khác trên
thế giới để tổ chức các cuộc hội họp, biểu tình khắp nơi nhân những ngày kỷ niệm đặc
biệt, ví dụ như ngày Quốc tế phụ nữ hay Quốc khánh Hàn Quốc 15 tháng 8 để kêu gọi
Tokyo giải quyết triệt để vấn đề Phụ nữ bị ép buộc mua vui trong Chiến tranh thế giới
thứ hai. Cuộc biểu tình thứ Tư bắt đầu từ ngày 8 tháng 1 năm 1992. Tiếng hô vang
trong cuộc biểu tình thứ Tư không chỉ tác động đến Chính phủ Hàn Quốc mà còn vươn
xa ra cả cộng đồng quốc tế. Chính nhờ sức ép từ các cuộc biểu tình mà năm 1993,
Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành một Luật đặc biệt nhằm hỗ trợ những nạn nhân bị ép
mua vui thời chiến và khởi công xây dựng trung tâm dưỡng lão cho các đối tượng là
nạn nhân của vấn đề này. Thông qua đó, đã chuyển tải lời xin lỗi chân thành nhất đến
với những người phụ nữ đã phải chịu nhiều ủy khuất trong cuộc chiến tranh.
“Không thể phủ nhận đây là một hành động có sự tham gia của các quan chức
trong quân đội, đã xúc phạm nặng nề đến danh dự và nhân phẩm của rất nhiều phụ nữ.
Chính phủ Nhật Bản muốn nhân cơ hội này một lần nữa đưa ra lời xin lỗi và sự hối lỗi
một cách chân thành và rộng rãi đến những người (không phân biệt xuất xứ) đã phải
chịu đựng những nỗi đau vô hạn và những vết thương về mặt vật chất, tinh thần không
thể nào bù đắp được khi bị coi là phụ nữ mua vui” [71].
37
“Vào năm 1995, trong khuôn khổ dự án xây dựng Quỹ phụ nữ châu Á, Thủ tướng
Nhật Bản Tomiichi Murayama đã nhấn mạnh rằng vấn đề phụ nữ mua vui là một vết
sẹo của quá khứ và là điều hoàn toàn không thể tha thứ, đồng thời gửi lời xin lỗi sâu
sắc đến những phụ nữ đã phải chịu những tổn thương về tinh thần và vật chất mà họ
mãi mãi không bao giờ có thể nguôi ngoai được” [73]. “Chính phủ Nhật Bản cũng đã
cam kết không tái diễn tình trạng này, đồng thời xem xét những tư liệu có liên quan
đến các phụ nữ mua vui như một bài học lịch sử quốc gia. Mặc dù chính phủ Nhật Bản
đã đưa ra lời xin lỗi chính thức vào các năm 1993 và 1995 về những hành động tàn bạo
của binh lính Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại Hàn Quốc, song đây vẫn
là vấn đề chính khiến mối quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản thêm rạn nứt. Đã có nhiều
người lớn tiếng chỉ trích Tuyên bố Kono năm 1993 và Tuyên bố Murayama năm 1995
là sự phản ánh cảm xúc cá nhân của những nhà cầm quyền (hai Thủ tướng Nhật Bản
đương nhiệm lúc đó) chứ không phải tuyên bố xin lỗi chính thức từ chính phủ Nhật
Bản. Đã có rất nhiều phụ nữ Hàn Quốc từ chối lời xin lỗi này và sự viện trợ từ quỹ Phụ
nữ châu Á của Nhật Bản. Trong số những người phụ nữ là nạn nhân của vấn đề này thì
chỉ có hơn 60 phụ nữ Hàn Quốc đồng ý nhận trợ cấp tài chính từ quỹ này” [77].
“Vấn đề phụ nữ bị ép mua vui cho lính Nhật giờ đây đã được công nhận như là
một vấn đề bạo lực tình dục đối với nữ giới, một vấn đề nữ quyền cần được giải quyết
một cách triệt để. Chủ đề này đã và đang được đề cập và thảo luận trong các diễn đàn
quốc tế của Liên Hợp Quốc và nhiều nước khác. Sau khi Hạ viện Mỹ thông qua nghị
quyết vào ngày 30 tháng 7 năm 2007, thì Hạ viện Hà Lan và Nghị viện châu Âu (EP)
cũng thông qua nghị quyết lần lượt vào ngày 8 tháng 11 năm 2007 và 12 tháng 12 năm
2007 về vấn đề phụ nữ mua vui. Ngay từ năm 1992, các nạn nhân châu Á đã liên kết lại
với nhau thông qua Hội nghị đoàn kết châu Á (Asian Solidarity Conference) để tạo sức
ép lên chính phủ Nhật Bản phải chịu trách nhiệm trước vấn đề lịch sử này” [57].
“Những người dân Nhật Bản cũng đã thể hiện sự hối lỗi sâu sắc đến những phụ nữ bị
xem là mua vui của Hàn Quốc. Vào năm 2008, những người dân sống tại đảo Miyako
thuộc tỉnh Okinawa (Nhật Bản) đã xây dựng bia Arirang để tưởng nhớ những phụ nữ
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx

More Related Content

What's hot

Tỷ giá hối đoái tcqt
Tỷ giá hối đoái tcqtTỷ giá hối đoái tcqt
Tỷ giá hối đoái tcqtHothuylinh17
 
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạpKhủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạpCe Nguyễn
 
phân tích dupont công ty thủy sản
phân tích dupont công ty thủy sảnphân tích dupont công ty thủy sản
phân tích dupont công ty thủy sảnbjqu
 
Sức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPSức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPLê Thiện Tín
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt NamBáo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt NamInfoQ - GMO Research
 
Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...
Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...
Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...nataliej4
 
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungPhong Olympia
 
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc giaBt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc giaHan Nguyen
 
Chương 3. quản trị rr hối đoái
Chương 3. quản trị rr hối đoáiChương 3. quản trị rr hối đoái
Chương 3. quản trị rr hối đoáiDoan Tran Ngocvu
 
[Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)
[Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)[Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)
[Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)Vu Huy
 
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của...
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của...Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của...
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Quan hệ chính trị - ngoại giao của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản
Quan hệ chính trị - ngoại giao của ASEAN với Trung Quốc, Nhật BảnQuan hệ chính trị - ngoại giao của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản
Quan hệ chính trị - ngoại giao của ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản
 
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
Luận văn: Tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam 2000-2012
 
Tỷ giá hối đoái tcqt
Tỷ giá hối đoái tcqtTỷ giá hối đoái tcqt
Tỷ giá hối đoái tcqt
 
Bài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tếBài tập tài chính quốc tế
Bài tập tài chính quốc tế
 
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạpKhủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
Khủng hoảng tài chính k hung hoảng nợ công hy lạp
 
phân tích dupont công ty thủy sản
phân tích dupont công ty thủy sảnphân tích dupont công ty thủy sản
phân tích dupont công ty thủy sản
 
Sức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPPSức mua ngang giá - PPP
Sức mua ngang giá - PPP
 
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
Luận văn: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bìn...
 
Báo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt NamBáo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt Nam
Báo cáo nghiên cứu nhanh về thói quen tiêu dùng bia của người dân Việt Nam
 
Silde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tếSilde tài chính quốc tế
Silde tài chính quốc tế
 
Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...
Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...
Bài thảo luận quản trị chiến lược tình huống 4 (phân tích môi trường bên tron...
 
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂNBG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ.   TS. BÙI QUANG XUÂN
BG. LUÂT HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUÔC TẾ. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-Trung
 
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc ÁChính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á
Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với các nước Đông Bắc Á
 
Chuyển biến kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868)
Chuyển biến kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868)Chuyển biến kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868)
Chuyển biến kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868)
 
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc giaBt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
Bt tài trợ ngắn hạn - Tài chính công ty đa quốc gia
 
Chương 3. quản trị rr hối đoái
Chương 3. quản trị rr hối đoáiChương 3. quản trị rr hối đoái
Chương 3. quản trị rr hối đoái
 
[Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)
[Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)[Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)
[Lý thuyết trò chơi] Trò chơi kinh doanh (Game XY)
 
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của...
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của...Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của...
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của...
 

Similar to Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx

Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay
Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay
Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay nataliej4
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA...
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA...LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA...
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA...nataliej4
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...KhoTi1
 
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến n...
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến n...Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến n...
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến n...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx (20)

BÀI MẪU Khóa luận ngành chính trị học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính trị học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành chính trị học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành chính trị học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay
Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay
Nhân tố Mỹ trong cuộc xung đột Israel-Palestine giai đoạn 2009-nay
 
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
 
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại huyện Đông Anh, Hà Nội
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại huyện Đông Anh, Hà NộiLuận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại huyện Đông Anh, Hà Nội
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại huyện Đông Anh, Hà Nội
 
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sởLuận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
Luận văn: Hòa giải tranh chấp đất đai tại cấp chính quyền cơ sở
 
Sự ủng hộ của nước Pháp đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783.doc
Sự ủng hộ của nước Pháp đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783.docSự ủng hộ của nước Pháp đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783.doc
Sự ủng hộ của nước Pháp đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783.doc
 
Vai trò của liên hợp quốc trong thế giới ngày nay và những đóng góp của Việt ...
Vai trò của liên hợp quốc trong thế giới ngày nay và những đóng góp của Việt ...Vai trò của liên hợp quốc trong thế giới ngày nay và những đóng góp của Việt ...
Vai trò của liên hợp quốc trong thế giới ngày nay và những đóng góp của Việt ...
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
 
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA...
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA...LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA...
LUẬN ÁN LUẬT HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
 
Luận án: Quản lý về an ninh trật tự đô thị tại TP Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý về an ninh trật tự đô thị tại TP Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý về an ninh trật tự đô thị tại TP Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý về an ninh trật tự đô thị tại TP Hà Nội, HAY
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ...
 
Bài Tiểu Luận Quy Luật Mâu Thuẫn Đạt Điểm Cao.Doc
Bài Tiểu Luận Quy Luật Mâu Thuẫn Đạt Điểm Cao.DocBài Tiểu Luận Quy Luật Mâu Thuẫn Đạt Điểm Cao.Doc
Bài Tiểu Luận Quy Luật Mâu Thuẫn Đạt Điểm Cao.Doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
 
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng MỹLuận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ
 
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến n...
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến n...Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến n...
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến n...
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quan hệ quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quan hệ quốc tế, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quan hệ quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành quan hệ quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.docTiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
Tiểu Luận Quy Luật Thống Nhất Và Đấu Tranh Giữa Các Mặt Đối Lập.doc
 

More from Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói

More from Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói (20)

Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docxKhóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
Khóa Luận Đánh Giá Kết Quả Khai Thác Vận Chuyển Containe.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docxBáo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Điều Dưỡng.docx
 
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.docChuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.doc
 
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.docĐề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
Đề Tài Pháp Luật Giải Quyết Khiếu Nại Trong Lĩnh Vực Đất Đai, 9 Điểm.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cảng Quốc Tế Tân Cảng Cái Mép.docx
 
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docxKhóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
Khóa Luận Chính Sách Tạo Động Lực Tại Công Ty Tnhh Nội Thất Tinh Tú.docx
 
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docxKhóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
Khóa Luận Kế Toán Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Theo TT 133.docx
 
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docxKế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
Kế Toán Tiền Mặt Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Vật Tư Thiết Bị Ánh Dương.docx
 
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docxPháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
Pháp Luật Về Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp.docx
 
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docxTiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
Tiểu Luận Nâng Cao Chất Lượng Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Nay.docx
 
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docxĐề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
Đề Tài Thực Tập Pháp Luật Về Quyền Nuôi Con Nuôi Tại Việt Nam.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docxBáo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
Báo Cáo Thực Tập Kỹ Năng Tham Tư Vấn Pháp Luật.docx
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Về Xử Lý Kỷ Luật Lao Động Sa Thải.docx
 
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docxBài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
Bài Mẫu Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp Quản Trị Marketing.docx
 
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docxBáo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
Báo Cáo Tập Sự Nghề Nghiệp Ngành Luật- Luật Kinh Tế.docx
 
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docxBài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
Bài Tập Tư Tưởng Cơ Bản Carl Gustav Jung Về Tôn Giáo.docx
 
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docxBáo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
Báo cáo thực tập dịch CURRENT NEWS (SOCIETY (LANGUAGE, POLITICS).docx
 
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
Thực Tiễn Áp Dụng Pháp Luật Về Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Tại Văn ...
 
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
The Importance Of Applying Contactless Technologies In Event Practices During...
 

Recently uploaded

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC DƯƠNG THỊ HƯƠNG LY ẢNH HƯỞNG CỦA DI SẢN QUÁ KHỨ ĐỐI VỚI QUAN HỆ HÀN QUỐC - NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC MÃ SỐ: 8310601 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 0 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC DƯƠNG THỊ HƯƠNG LY ẢNH HƯỞNG CỦA DI SẢN QUÁ KHỨ ĐỐI VỚI QUAN HỆ HÀN QUỐC - NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÂU Á HỌC MÃ SỐ: 8310601 GVHD: TS. PHAN VĂN CẢ Người thực hiện Người hướng dẫn khoa học Dương Thị Hương Ly Phan Văn Cả
  • 3. 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022 MỤC LỤC DẪN NHẬP .....................................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3 2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................6 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................13 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..............................................................13 7. Bố cục luận văn..................................................................................................14 NỘI DUNG ....................................................................................................................16 CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ TÌNH HÌNH HAI NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ HÀN QUỐC – NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI.....................16 1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI.............................................................................16 1.2. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI...............................................................20 1.3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Hàn Quốc từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI...............................................................26 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................29 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA DI SẢN QUÁ KHỨ ĐẾN MỐI QUAN HỆ HÀN QUỐC – NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI.........................................................................................31 2.1. Sự ám ảnh của di sản quá khứ và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy tác động đến lịch sử quan hệ Hàn – Nhật trong giai đoạn trong và sau chiến tranh lạnh...................................................................................................................31
  • 4. 2 2.2. Những di sản quá khứ ảnh hưởng đến quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI......................................35 2.3. Ảnh hưởng của di sản quan khứ đến quan hệ Hàn – Nhật từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI......................................................55 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................66 CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ HÀN QUỐC – NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI ......................................................................................................................67 3.1 Chủ nghĩa dân tộc dân túy .........................................................................70 3.2 Tính cạnh tranh của cả hai .........................................................................73 KẾT LUẬN....................................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................86  Tài liệu tham khảo Tiếng Việt................................................................................86  Tài liệu tham khảo Tiếng Anh................................................................................88  Tài liệu tham khảo Tiếng Hàn................................................................................90  Tài liệu web ............................................................................................................91
  • 5. 3 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Hàn Quốc và Nhật Bản đươc biết đến là hai nước có quan hệ láng giềng thân thiết của khu vực Đông Bắc Á, hai quốc gia này cùng sẻ chia về không gian trao đổi về các mặt giao thoa văn hóa tương đồng từ quá khứ do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho Giáo. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, hai quốc gia Nhật và Hàn Quốc đã từng là các đồng minh uy tín của Mỹ, có vị trí quan trọng nhằm hạn chế sự lan rộng của làn sóng chủ nghĩa cộng sản khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, mối quan hệ này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài mà dần trở nên xấu đi, thậm chí có những giai đoạn vấn đề ngoại giao giữa hai quốc gia đi vào bế tắc. Xung đột giữa hai nước trong suốt chiều dài lịch sử lặp đi lặp lại theo chu kỳ, và ngày càng tác động tiêu cực đến mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự xung đột này được cho là những vấn đề từ trong quá khứ với sự kiện Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên trong giai đoạn từ năm 1910 đến năm 1945. Bên cạnh đó, hai quốc gia còn gia tăng sự xung đột về những tranh chấp, bất đồng về văn hóa và các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ. Trong nửa đầu thế kỷ 20, Nhật Bản là đế quốc đô hộ Hàn Quốc. Mặc dù, tại thời điểm đó đã góp phần vào sự hiện đại hóa nền kinh tế của Hàn Quốc. Tuy nhiên, với sự cai trị tàn bạo của đế quốc Nhật Bản với một loạt các vấn đề bị lên án chỉ trích đến tận thời điểm hiện nay như phụ nữ giải khuây (comfort women), lao động cưỡng bức (forced labor), xâm phạm lãnh thổ…đã gây một vết thương lớn cho người dân Hàn Quốc. Đây được cho là một trong những nhân tố gây chia rẽ sâu sắc hai nước và là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại gay gắt của hai quốc gia hiện nay. Khi đề cập đến vấn đề này thì phản ứng của hai quốc gia hoàn toàn khác nhau. Đối với chính phủ và người dân Hàn Quốc thì gốc rễ của vấn đề này là nằm ở sự gây hấn của Nhật Bản thông qua những hành động được cho là đã chế giễu sự yếu kém về
  • 6. 4 kinh tế, quân sự của Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cho rằng họ xứng đáng nhận được lời xin lỗi từ phía Nhật Bản cho những vết thương mà đế quốc Nhật đã gây ra cho người dân Hàn Quốc năm xưa. Trong nhiều năm trở lại đây, với những bất đồng liên quan đến lịch sử, mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhiều lần trở thành vấn đề nóng tại các diễn đàn quốc tế. Chính phủ của hai quốc gia cũng đã có nhiều cuộc đàm phán với nỗ lực giải quyết các vấn đề này. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các chính sách ngoại giao của Hàn Quốc với Nhật Bản của chính phủ Moon Jae-In có thể dễ dàng nhận thấy các chính sách này bị chi phối bởi ý kiến dư luận hơn là tính toán dựa trên lợi ích kinh tế. Nói cách khác, những yếu tố xung đột mang tính lịch sử của hai quốc gia đã tồn tại âm ỉ trong nhiều năm nay đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động chính trị của quốc gia. Bên cạnh đó, sự cứng rắn của Nhật Bản trong việc hòa giải và đền bù càng khiến mâu thuẫn giữa hai quốc gia trở nên nghiêm trọng hơn. Việc chính phủ hai quốc gia quản lý không tốt các vấn đề tồn tại trong quá khứ khiến cho mâu thuẫn mở rộng sang cả lĩnh vực kinh tế, an ninh, ảnh hưởng tiêu cực đến nền tảng mối quan hệ đồng minh đã được xây dựng trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó thì tại các diễn đàn quốc tế quan chức Nhật Bản vẫn đặc biệt nhấn mạnh rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn thân thiết và phối hợp một cách hiệu quả trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và chia sẻ thông tin tình báo. Mặc dù vậy, điều này vẫn dấy lên những nghi ngờ cho cộng đồng quốc tế về những hệ lụy từ các cuộc xung đột. Hiện nay, Hoa Kỳ với vai trò là đồng minh chiến lược của Hàn Quốc tuy có thể can thiệp và yêu cầu hai bên có những động thái tích cực giảm thiểu căng thẳng trong mối quan hệ, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Hoa Kỳ vẫn hạn chế can thiệp vào cuộc xung đột giữa Nhật Bản và Hòa Kỳ. Tổng thống Moon Jae-In với những nỗ lực trong việc hòa giải với Triều Tiên chưa có nhiều kết quả đã khiến cho vị thế của ông ở Hàn Quốc bị suy yếu. Tuy nhiên, trong việc giải quyết xung đột với Nhật Bản ông lại ghi điểm nhiều hơn với công chúng Hàn Quốc.
  • 7. 5 Tương tự như ông Moon Jae-In thì Thủ tướng Nhật Bản ông Abe Shinzo cũng phải đối mặt với thách thức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa hai quốc gia trong bối cảnh những hiểu lầm của đại bộ phận công chúng Nhật Bản về Hàn Quốc đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Mặc dù, tính tới thời điểm hiện tại đã trải qua hơn 70 năm kể từ khi Hàn Quốc thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Nhật Bản, nhưng những hậu quả tinh thần của chiến tranh đối với một bộ phận người dân Hàn Quốc vẫn hết sức sâu sắc. Tuy những vấn đề này ít có khả năng bùng phát thành một cuộc đối đầu toàn diện giữa hai nước láng giềng, song cuộc xung đột thương mại này vẫn có thể gây ra nhiều rạn nứt nghiêm trọng trong quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lợi ích an ninh và kinh tế chung từ kể sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đến nay. Mặc dù, chính phủ hai quốc gia đều nhận thức được những thiệt hại từ cuộc chiến thương mại này nhưng nỗ lực để đưa ra các chính sách nhằm hạ nhiệt sự căng thẳng là không hề dễ dàng trong bối cảnh tình hình chính trị của cả hai quốc gia đều bị chi phối khá nhiều bởi dư luận trong nước. Bên cạnh đó, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những quốc gia có lập trường và tinh thần dân tộc ở mức cao. Câu hỏi được đặt ra hiện nay được thảo luận nhiều trong các đề tài nghiên cứu về sự bất hòa giữa Nhật Bản và Hàn Quốc là giải pháp nào cho hai chính phủ để có thể giải quyết được những xung đột kéo dài từ trong quá khứ đến nay? Có ý kiến cho rằng Hàn Quốc và Nhật Bản muốn hòa thuận và cùng nhau tiến tới, cùng nhau phát triển thì cả hai buộc phải giải quyết triệt để những vấn đề căng thẳng giữa hai quốc gia hình thành từ trong quá khứ. Nếu không được giải quyết tận gốc thì những mâu thuẫn này vẫn sẽ tiếp tục khiến cho những bất đồng giữa hai quốc gia này ngày càng trở nên sâu sắc. Đối với Hàn Quốc thì việc tách bạch hợp lý giữa quá khứ, hiện tại và tương lai là một việc làm hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản cần cân nhắc xử lý vấn đề quá khứ một cách toàn diện hơn. Thông qua việc phân tích mối quan hệ ngoại giao của Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể dễ dàng nhận thấy rằng các di sản quá khứ sẽ còn là rào cản quan trọng cần phải
  • 8. 6 vượt qua những giai đoạn của quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia này. Những xung đột trong quá khứ có thể được giải quyết thông qua việc nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm ra những nguyên nhân tạo ra rào cản trong mối quan hệ giữa hai nước. Từ những ý tưởng này, học viên quyết định lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của di sản quá khứ đối với quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỉ XXI” để làm luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Qua nghiên cứu này, học viên muốn làm rõ ảnh hưởng của di sản quá khứ đến mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong giai đoạn từ sau chiến tranh lạnh đến đầu thế kỷ XXI. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những đặc điểm và đánh giá tác động của mối quan hệ này đối với từng chủ thể trong mối quan hệ cũng như với tình hình chung của khu vực Đông Bắc Á. Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Sưu tầm, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước. Từ đó, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước. - Hệ thống hóa và làm rõ những nhân tố quá khứ và di sản quá khứ đã tác động đến tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước trong quá khứ đến những năm gần đây. - Phân tích những tác động của di sản quá khứ trong quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản và những tác động của nó đối với cục diện chính trị khu vực từ sau chiến tranh lạnh đến nay. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Trong nước ta từ trước đến nay, các công trình nghiên cứu mang tính khái quát và các công trình ngiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa hai quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản cũng khá nhiều, đa phần những đề tài về hai quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản
  • 9. 7 được các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau và về các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, chính sách đối ngoại, văn hóa v.v…. Tiêu biểu cho chủ đề riêng về chính sách đối ngoại, có thể nhắc đến bài viết “Một số nét mới trong chính sách của Nhật Bản đối với khu vực Đông Á” (2006) “của tác giả Đinh Thị Hiền Lương với nội dung trọng tâm là chính sách đối ngoại của Hàn Quốc và Nhật Bản trong nhiều giai đoạn. Hoặc trong bài viết với tiêu đề “Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Thế chiến thứ hai đến nay” (2005) của tác giả Trần Anh Phương; bải viết “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản tại châu Á” (2007) của tác giả Đỗ Trọng Quang; bài viết “Chính sách của Nhật Bản đối với bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh lạnh” (2006) của tác giả Hà Mỹ Hương... Các công trình nghiên cứu, bài viết trên bên cạnh việc đưa ra những thông tin về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc và Nhật Bản, còn cung cấp những đánh giá, phân tích riêng của tác giả về nguyên nhân của sự thay đổi này. Về các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ kinh tế, chính trị - ngoại giao, chính trị - an ninh giữa Hàn Quốc và Nhật Bản thì có các công trình như sau: Thứ nhất là công trình “Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với Đông Bắc Á (1989-2010)” của tác giả Phan Thị Anh Thư. “Công trình nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản kể từ sau chiến tranh lạnh đến đầu những năm thế kỷ XXI trên cơ sở phân tích chính sách đối ngoại của Hàn Quốc với Nhật Bản qua từng đời tổng thống”. Một công trình khác đáng chú ý là Đề tài cấp Viện của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á “Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc trong thập niên 90” do Hoàng Minh Hằng làm chủ nhiệm đề tài. Đây được xem là công trình thể hiện tương đối đầy đủ và chi tiết về quan hệ của hai quốc gia này kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc cho đến những năm cuối thập niên 90 trên các phương diện, trong đó có kinh tế và chính trị - ngoại giao. Tiếp đến, luận văn “Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc sau Chiến tranh lạnh” của Trần Thị Duyên là công trình có sự kế thừa từ đề tài của tác giả Hoàng Minh Hằng, phân tích mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc trên mọi lĩnh vực kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc cho đến thời điểm năm 2011. Hai công trình này chủ yếu phân tích
  • 10. 8 mối quan hệ này dưới góc nhìn từ phía Nhật Bản. Ngoài ra có luận án sử học “Quan hệ kinh tế, chính trị Hàn Quốc – Nhật Bản (1980-2013) (2018) của Cao Nguyễn Khánh Huyền; luận án “Quá trình vận động của cục diện chính trị Đông Á từ 1991- 2011”(2015) của Trần Bách Hiếu cũng đã cung cấp cái nhìn cụ thể về mối quan hệ của Hàn Quốc – Nhật Bản nhưng mới chỉ dừng lại trong một thập niên sau khi chiến tranh lạnh kết thúc nên chưa có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về mối quan hệ hai nước cho đến thời điểm hiện nay. 3.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài Các học giả nước ngoài, đặc biệt là các học giả của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ rất quan tâm đến quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc nói chung và đặc biệt là mối quan hệ của hai quốc gia này trên hai lĩnh vực chính trị, kinh tế nói riêng. Đã có khá nhiều các công trình, bài nghiên cứu, phân tích, đánh giá về vấn đề này được công bố trên các tạp chí uy tín. Các công trình thường được đăng tải thường xuyên trên các tạp chí như Korea Focus, Japan Focus, tạp chí của các viện nghiên cứu trực thuộc trường đại học của Hàn Quốc, Nhật Bản như Asia Pacific Center (thuộc đại học Hanyang), Pacific Focus (Đại học Inha), Institute for Advanced Studies (Đại học Tokyo), thời báo New York Times... Do đó, lượng thông tin và tài liệu về vấn đề này khá đa dạng và phong phú. Dựa vào những dữ kiện đó, học viên tiếp cận được các nguồn tài liệu như sau: Thứ nhất, có thể kể đến công trình “Japan and Korean Unification: Ambivalence and Pragmatism - Finding the Least Bad Option” (2015) (tạm dịch: Sự thống nhất giữa Nhật Bản và Hàn Quốc: Mâu thuẫn và chủ nghĩa thực dụng – Tìm kiếm sự chọn lựa tốt nhất) của tác giả James R.Kendall đã nghiên cứu tổng thể mối quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản, công trình này được trình bày theo tiến trình lịch sử quan hệ giữa hai nước, kể từ khi Nhật Bản xâm lược bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ thứ XVI cho đến năm 2015. Đây là công trình tập trung vào mối quan hệ giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên dựa trên việc phân tích sơ lược sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản qua từng thời kỳ. Trong đó, phương diện lịch sử và chính
  • 11. 9 trị - ngoại giao, chính trị - an ninh là các vấn đề được quan tâm chủ yếu. Cũng cùng cách tiếp cận với công trình trên có bài viết “Bilateral Relationship of the Republic of Korea and Japan” (tạm dịch: Mối quan hệ song phương của Hàn Quốc và Nhật Bản) (2013) của Sang - Yeon Kim (Hàn Quốc). Ngoài ra, các công trình như “Japan - Korea relations revisted” (Tạm dịch: Nối lại quan hệ Nhật – Hàn) (2005) của Brian Bridges; hay như “Japan - Korea Past, Present, and Future: From a Public Awareness Survey” (Tạm dịch: Nhật – Hàn: Quá khứ, hiện tại và tương lai: Từ một cuộc khảo sát nhận thức cộng đồng) (2011) của Kei Kono và Miwako Hara là những công trình khái quát chung về quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản Những công trình chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu quan hệ chính trị giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong và sau Chiến tranh Lạnh, đáng chú ý nhất là “Japan and Korea: The Political Dimension” (Tạm dịch: Nhật - Hàn: Chiều dài chính trị) (1985) của tác giả Chong - Sik Lee. Đây là công trình khái quát hầu như toàn bộ các vấn đề chính trị nổi cộm trong quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản trong giai đoạn trước năm 1985 như: 1. Di sản thời kỳ thuộc địa; 2. Sự xung đột giữa chính quyền Rhee Syngman và Nhật Bản; 3. Quá trình bình thường hóa và cộng sinh (symbiosis) về kinh tế; 4. Sự hình thành chính sách mới của Hàn Quốc trong xu thế hòa hoãn; 5. Những hạn chế trong mối quan hệ an ninh Nhật Bản - Hàn Quốc; 6. Vấn đề sách giáo khoa lịch sử; 7. Triển vọng của mối quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc. Việc giải quyết những khúc mắc về chính trị - ngoại giao; chính trị - an ninh giữa Hàn Quốc và Nhật Bản được trình bày thông qua việc bóc tách từng vấn đề riêng lẻ giúp cho công trình có được tính toàn diện. Một công trình khác cũng đề cập đến quan hệ chính trị Hàn Quốc - Nhật Bản là “South Korea since 1980” (Tạm dịch: Nam Triều Tiên từ năm 1980) (2013) của hai tác giả Uk Heo và Terence Roehrig. Công trình cũng đã cung cấp những thông tin cơ bản về những vấn đề nổi cộm trong quan hệ chính trị - ngoại giao - an ninh giữa hai nước từ những năm 80 của thế kỷ XX, như vấn đề phụ nữ mua vui, sách giáo khoa lịch sử, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hoặc việc tranh chấp đảo Dokdo/ Takeshima.
  • 12. 10 Về di sản quá khứ, có các vấn đề liên quan như: vấn đề “phụ nữ mua vui”, “lao động cưỡng chế”, tranh giành lãnh thổ lãnh hải, sách giáo khoa,….Liên quan đến vấn đề phụ nữ mua vui trong mối quan hệ Nhật Hàn, có những tác phẩm tiêu biểu như: “일본군 '위안부' 문제와 한일관계: 1990 년대 한국과 일본의 대응을 중심으로” (Tạm dịch: Quan hệ Hàn - Nhật liên quan đến vấn đề phụ nữ mua vui, trọng tâm từ những năm 1990) (2014) của tác giả Cho Yun- Soo được xuất bản bởi Hội Khoa học Chính trị và Ngoại giao Hàn Quốc. Công trình nghiên cứu này làm sáng tỏ sự thật về phụ nữ mua vui cho quân đội Nhật Bản, những hiệp định thỏa thuận của hai nước về việc này, sự bồi thường của Nhật Bản và đi đến hồi kết để đạt được sự đồng thuận của cả hai bên. Cũng cùng quan điểm như trên, có báo cáo khoa học: “한일역사갈등의 전후사: 위안부문제를 중심으로” ( Tạm dịch: Xung đột Hàn – Nhật về lịch sử từ những năm sau chiến tranh” Tập trung vào vấn đề phụ nữ mua vui) (2016) của tác giả Lee Myon Woo được xuất bản bởi Xã hội Nhật Bản hiện đại. Hay như có luận văn học thuật “일본군 위안부 피해자 문제 합의와 한일 관계의 양면 안보 딜레마” (Tạm dịch: Thỏa thuận về phụ nữ mua vui và sự tiến thoái lưỡng nan trong quan hệ Hàn – Nhật) (2019) của Shin Wook Hee - Đại học Quốc gia Seoul, đã đề cập đến thời chính quyền bà Park Geun-hye tưởng chừng như đã đạt được thỏa thuận với Nhật Bản về vấn đề lịch sử mang tính nhạy cảm nhất giữa hai nước - nạn nhân “phụ nữ mua vui” vào tháng 12 năm 2015, nhưng sau đó mối quan hệ của hai nước càng ngày càng gặp nhiều trở ngại hơn. Luận văn tập trung xem xét sự phát triển của quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản từ năm 2013 đến 2018 bằng cách chỉ ra mối quan hệ giữa khái niệm và ảnh hưởng của chính trị trong nước, tình hình chính trị quốc tế và cũng thông qua việc thỏa thuận vấn đề phụ nữ mua vui. Về vấn đề lãnh thổ, lãnh hải thì cũng có khá nhiều bài viết về sự tranh chấp đảo Dokdo/Takeshima giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Cụ thể có công trình “독도 영유권에
  • 13. 11 대한 근대국제법의 적용 문제” (Tạm dịch: Vấn đề ứng dụng luật quốc tế cận đại về chủ quyền đảo Dokto (2017) của Park Byong Seop. Ông này đã trình bày những xung đột cũng như thỏa thuận giữa hai nước dựa trên cái nhìn đa chiều của luật quốc tế. Hay như có sách “한국의 고유영토 독도의 영유권” (Tạm dịch: Chủ quyền đảo Dokto – lãnh thổ vốn dĩ của Hàn Quốc) do Giáo sư Choi Jang Gun thuộc viện nghiện cứu lãnh thổ học đảo Dokto của trường đại học DeaGu, Hàn Quốc. Cuốn này đưa ra các luận điểm để chứng minh đảo Dokto thuộc quyền sở hữu của Hàn Quốc. Hầu hết các công trình trên tập trung trình bày vị trí và tầm quan trọng của Hàn Quốc trong chính sách an ninh của Nhật Bản, từ đó lý giải một phần nào đó vì sao hai quốc gia này thường xuyên có những xung đột dai dẳng và khó hòa giải, nhưng vẫn phải hợp tác trên nhiều phương diện. Tóm lại, qua quá trình lược khảo tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quan thì có thể thấy tính đến thời điểm hiện tại thì đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trên cả hai lĩnh vực là kinh tế và chính trị. Những thành tựu của các tác giả đi trước đã cung cấp cho học viên có cái nhìn khái quát về sự vận động của mối quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản trên từng khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, đa số các công trình của Việt Nam về vấn đề này thường tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực cụ thể như thương mại, sự tương tác về kinh tế và chính trị, các chính sách ngoại giao nói chung chứ chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của di sản quá khứ đối với mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, đặc biệt là trong phạm vi thời gian từ sau chiến tranh lạnh đến đầu thế khỉ 21. Ngoài ra, các bài báo về mối liên kết về mặt chính trị giữa Hàn – Nhật cho thấy sự phân cực về quan điểm, đặc biệt khi đề cập đến các xung đột, các tác giả Hàn Quốc và Nhật Bản có xu hướng đại diện cho lập trường và lợi ích của đất nước họ, trong khi các tác giả nước ngoài hầu hết duy trì quan điểm trung lập, phân tích và đánh giá nguyên nhân. Trên cơ sở đánh giá đó, đưa ra các đề xuất và cung cấp một viễn cảnh cho mối quan hệ.
  • 14. 12 Các tài liệu hiện có chỉ ra rằng số lượng tác phẩm của các tác giả Hàn Quốc về các tranh cãi lịch sử và chính trị nhiều hơn của các tác giả Nhật Bản, có thể phản ánh nhận thức rằng các vấn đề liên quan đến di sản quá khứ là một nỗi đau không nguôi đối với Hàn Quốc và đối với sự tàn bạo của đế quốc Nhật trong thời kỳ chiến tranh. Đây cũng là khoảng trống nghiên mà các học viên có thể tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm hiểu mối quan hệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Có thể nói các công trình kể trên là nền tảng, góp phần quan trọng trong việc gợi ý suy nghĩ, đồng thời thôi thúc học viên cần phải tìm hiểu một cách hệ thống và đầy đủ hơn về mối quan hệ của hai cường quốc khu vực Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản. Mặc dù vấn đề ảnh hưởng của di sản quá khứ bao hàm nhiều sự kiện lịch sử nhạy cảm của hai nước nhưng nó vẫn mang tính ngoại giao và cả tính nhân văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của di sản quá khứ đến mối quan hệ giữa hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản từ khi chiến tranh lạnh kết thúc đến những năm đầu thế kỷ XXI. - Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của di sản quá khứ đến mối quan hệ chính trị song phương giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Về mặt thời gian: luận văn chủ yếu là đi sâu vào mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong khoảng thời gian từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI. Ở đây, do học viên chọn Hàn Quốc là chủ thể quan hệ, do đó, ở các mốc thời gian sẽ nghiêng về các sự kiện tác động lớn đến quan hệ chính trị, ngoại giao của Hàn Quốc đối với Nhật Bản. Theo đó, học viên chọn mốc mở đầu của luận văn là sau chiến tranh lạnh kết thúc, cụ thể là vào những năm 1990. Về mặt nội dung: đề tài sẽ tổng hợp và phân tích ảnh hưởng của “di sản quá khứ” theo trục thời gian của sự kiện, dẫn đến ảnh hưởng và tác động của nó trong đời sống ở
  • 15. 13 Hàn Quốc, sau đó là những tác động trong chính sách của Hàn Quốc đối với Nhật Bản và phát triển của mối quan hệ giữa hai nước trong vài thập kỷ gần đây. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn, phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà học viên sử dụng là phương pháp lịch sử, tức là học viên sẽ nhìn nhận những vấn đề “di sản quá khứ” một cách có hệ thống theo trục thời gian của sự kiện từ việc hình thành vấn đề, những ảnh hưởng và tác động của nó trong đời sống ở Hàn Quốc cũng như những tác động đến chính sách của Hàn Quốc đối với Nhật Bản, và hệ quả của nó trong tiến trình phát triển của mối quan hệ giữa hai nước trong phạm vi thời gian từ khi kết thúc chiến tranh lạnh cho đến đầu thế kỷ 21. Phương pháp lịch sử góp phần xâu chuỗi các sự kiện, những tài liệu thu thập được để nhằm tìm ra những những số liệu, tổng hợp, so sánh... nhằm phục dựng lại một bức tranh hoàn chỉnh về vấn đề “di sản quá khứ” và những ảnh hưởng và tác động của nó theo tiến trình thời gian đối với quan hệ song phương giữa hai quốc gia Hàn Quốc – Nhật Bản. Bên cạnh đó, phương pháp lo-gic góp phần tìm hiểu quá khứ một cách có hệ thống, hợp lý cũng như những mối quan hệ nhân quả của nó đến những vấn đề hiện tại. Ngoài ra, học viên cũng sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp, đánh giá, phân tích các tài liệu, các kết quả nghiên cứu điều tra đã được công bố trong và ngoài nước. Đọc và dịch tài liệu từ nguyên bản tiếng Hàn Quốc. b. Nguồn tài liệu Luận văn tập trung tìm kiếm những nguồn dữ thông tin có sẵn từ sách báo chí, tạp chí, các luận văn, báo có, chuyên đề. Các công tình nghiên cứu có thông tin liên quan đến đề tài ở trong nước (bản dịch), Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ (nếu có). 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Về mặt khoa học
  • 16. 14 Từ quan điểm học thuật, nghiên cứu lịch sử về di sản quá khứ và tác động của nó trong mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản từ sau Chiến tranh lạnh đến nay mang ý nghĩa khoa học sâu sắc, vì giúp làm rõ một vấn đề quan trọng trong chính sách của Nhật Bản trên Bán đảo Triều Tiên và việc sử dụng các chính sách đó trong khu vực Thái Bình Dương. Và nó cũng giúp làm rõ hơn về những di chứng và ảnh hưởng trong lịch sử Hàn Quốc trên nhiều phương diện trong đời sống, kể cả chính trị và mối quan hệ Hàn Quốc đối với Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến những năm gần đây. Về mặt thực tiễn Qua những tài liệu đã sưu tầm, phân tích và tổng hợp, học viên hy vọng luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ những vấn đề nảy sinh trong quá trình quan hệ song phương giữa hai quốc gia Hàn Quốc - Nhật Bản. Và từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình an ninh trong khu vực Đông Bắc Á nói riêng và thế giới nói chung. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này cũng sẽ đóng góp thêm một kênh tham khảo các khía cạnh khác nhau từ lịch sử, tâm lý dân tộc cũng như những thăng trầm trong những mối quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông Bắc Á. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn dự kiến chia thành 3 chương: Chương 1: Những nhân tố quốc tế, khu vực và tình hình hai nước tác động đến mối quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI Trong chương này, học viên tập trung trình bày và phân tích các yếu tố quốc tế và khu vực cũng như tình hình của Hàn Quốc và Nhật Bản mối quan hệ giữa hai nước sau Chiến tranh Lạnh đến những năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Với việc tìm hiểu bối cảnh quốc tế và khu vực, cũng như thực trạng của mối quan hệ giữa hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản trong giai đoạn trong và sau chiến tranh lạnh, chúng ta có thể lý giải và tìm ra được những “rào cản” đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước trong những năm gần đây vốn dĩ bắt nguồn từ những di sản của quá khứ.
  • 17. 15 Chương 2: Ảnh hưởng của di sản quá khứ đến mối quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI Trong chương này, luận văn sẽ đi sâu phân tích những di sản trong quá khứ đã ảnh hưởng trực tiếp và hiện nay đang là rào cản đến mối quan hệ hai nước. Mặt khác, luận văn cố gắng chỉ ra những yếu tố quốc tế và nội tại đã tác động không nhỏ đến việc khắc phục những vấn đề trong quan hệ giữa hai nước. Chương 3: Nhận định và đánh giá mối quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI Giải quyết câu hỏi tại sao hai nước tới hiện nay vẫn không chấp nhận nhau là vì do chủ nghĩa dân tộc dân túy, trong thương trường lại ở vị trí cạnh tranh nhau.
  • 18. 16 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ, KHU VỰC VÀ TÌNH HÌNH HAI NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ HÀN QUỐC – NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Bắc Á từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, cục diện Chiến tranh lạnh bắt đầu có dấu hiệu rạn vỡ sau gần nửa thế kỷ tồn tại. Đây là hệ quả tất yếu của cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô kéo dài hơn 20 năm. Trật tự hai cực Yalta – hình thái phản ánh thực trạng cuộc đối đầu Đông – Tây có nguy cơ sụp đổ khi các siêu cường quốc đã nhận thức ngày càng rõ ràng những hậu quả nghiêm trọng nếu vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ thù địch. Trước đó, với sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949), sự xuất hiện của khối Thị trường chung châu Âu (EEC), thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á – Phi – Mỹ Latinh được coi là cột mốc đánh dấu quá trình tan rã của trật tự thế giới cũ. Tuy nhiên, gốc rễ của trật tự thế giới cũ chỉ thực sự bị triệt tiêu khi chế độ XHCH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, CNXH hiện thực bước vào giai đoạn thoái trào (1991). Trong bối cảnh kết thúc Chiến tranh lạnh, một trật tự thế giới mới bắt đầu manh nha hình thành đối với các cặp liên minh cũ. Đó được gọi là thế giới nhất siêu đa cường mang đặc trưng của một hệ thống toàn cầu đơn nhất về thương mại và quan hệ tiền tệ [15; tr. 313] như dự báo của Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từ đầu năm 1975. Cùng với sự đảo lộn về cơ cấu địa – chính trị tại nhiều khu vực, tình hình quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh còn chứng kiến sự thay đổi đáng kể cả về nội dung và tính chất của quá trình giao lưu toàn cầu, trong đó xu thế phụ thuộc, hợp tác và hòa nhập lẫn nhau về kinh tế trở thành nội dung chủ đạo. Đặc điểm này đã kéo theo việc hàng loạt quốc gia trên thế giới bước vào cuộc cạnh tranh về tài chính và công nghệ. Khi những cân nhắc về địa – kinh tế vượt qua những toan tính về địa – chính trị, các quốc gia có
  • 19. 17 nguyện vọng được quy tụ trong một thị trường chung và tham gia vào xu thế toàn cầu hóa. Trong bối cảnh có sự giằng co về việc hợp tác hay tranh chấp, tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức đã làm nền tảng cho cục diện thế giới mới - an toàn hơn nhưng lại bất ổn và khó dự báo hơn” [25; tr. 45]. Chính những diễn biến đa chiều của tình hình thế giới kết hợp với sự ra đời của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tác động mạnh mẽ, toàn diện đến việc hình thành các quan hệ quốc tế trong thời kỳ mới. Bối cảnh này đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực trong việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách đối ngoại của mình nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc, an toàn quốc gia trước xu thế phát triển và hội nhập như một điều tất yếu của lịch sử. Khi cục diện thế giới có sự xoay chuyển từ đối đầu sang hợp tác cùng phát triển thì tại châu Á – Thái Bình Dương lại xuất hiện những “khoảng trống quyền lực” không dễ lấp đầy. Tại thời điểm sau khi cuộc chiến tranh lạnh kết thúc thì khu vực này vẫn là tâm điểm tranh giành của các cường quốc. Tuy nhiên có sự chuyển đổi hình thức từ cạnh tranh trực diện sang hình thức cạnh tranh âm thầm thông qua các chính sách đối ngoại. Mặc dù, tình hình quan hệ các quốc gia có những diễn biến nhưng vẫn tiềm ẩn các nguy cơ bùng nổ chiến tranh do xung đột mâu thuẫn giữa các quốc gia trong khu vực. Chính vì vậy, việc không giải quyết triệt để những mâu thuẫn này thì đó vẫn là một mối đe dọa lớn đến an ninh khu vực. Xét riêng trường hợp khu vực Đông Bắc Á, tàn dư của Chiến tranh lạnh còn khá đậm nét ngay cả khi cuộc chiến này chỉ còn là di sản quá khứ. Đây là khu vực có nội tình phức tạp bậc nhất trên thế giới bởi sự đan xen giữa mô hình chính trị cũ với xu thế phát triển mới; trong đó, nổi bật nhất vẫn là đặc điểm cùng tồn tại, vận hành, cùng cải cách, đấu tranh, cùng kiềm chế, phát triển giữa các thể chế chính trị - xã hội tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa” [19; tr. 22]. Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh tại Moskva (5-1991), Liên Xô và Trung Quốc cam kết duy trì một môi trường chính trị hòa bình, ổn định trong khu vực thông qua việc bãi bỏ chính sách một Triều Tiên, từng bước triển khai các giải pháp nhằm lập lại sự cân bằng quan hệ với Hàn Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ cũng chủ động nới lỏng chính sách cô lập, kiềm
  • 20. 18 chế CHDCND Triều Tiên và cắt giảm nguồn cung cho chiến lược ngăn chặn sự phát triển của Chủ nghĩa cộng sản. Thậm chí, thủ đô Washington còn tăng cường tiếp xúc và viện trợ lương thực có giới hạn cho thủ đô Bình Nhưỡng vì mục đích nhân đạo ngay từ đầu năm 1989. Sự thay đổi đáng kể về lập trường chính trị của các nước cũng góp phần thúc đẩy Nhật Bản xem xét khả năng thiết lập mối quan hệ ngoại giao với CHDCND Triều Tiên, từ đó, đặt cơ sở cho mối quan hệ quốc gia láng giềng thân thiện. Trên cơ sở đó, các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á bắt đầu hình thành các nhận thức và mong muốn về một môi trường độc lập, từng bước tự chủ trong hoạt động quan hệ quốc tế trong khu vực. Theo đó, tư tưởng dựa dẫm và ỷ lại vào thế lực nước lớn từng bước được loại bỏ, thay thế vào đó là những nỗ lực phát triển một cách chủ động của mỗi quốc gia. Định hướng phát triển này yêu cầu các quốc gia trong khu vực từng bước gỡ bỏ được những vướng mắc còn tồn đọng về chính trị, tham gia tích cực vào các vòng đàm phán nhằm tăng cường sự hợp tác và liên kết trong khu vực để góp phần đưa khu vực Đông Bắc Á trở thành điểm sáng đối với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trước tình thế đó, những nước mạnh sẽ có những thay đổi nhất định về hoạt động chính trị. Bán đảo Triều Tiên là một khu vực trọng yếu ở châu Á - Thái Bình Dương với sự ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc ... Trong cuộc Chiến tranh Lạnh, Bán đảo Triều Tiên đóng vai trò là tâm điểm chịu ảnh hưởng của thế giới lưỡng cực của cuộc xung đột giữa các quốc gia phía Đông và phương Tây. Cùng với Iraq, bán đảo Triều Tiên trở thành quốc gia có vị trí quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ tại châu Á. Trong bối cảnh Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế; Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng về quân sự - chính trị thì sứ mệnh dẫn dắt và lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ đang bị bị đe dọa hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ điều này, chính phủ Mỹ tại thời điểm đó coi việc giành quyền kiểm soát hai miền Triều Tiên và chi phối hai cường quốc (Nhật Bản, Trung Quốc) là nhiệm vụ mang tính
  • 21. 19 sống còn của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á. Ý đồ chiến lược nói trên định hướng Mỹ cần phải triển khai một số biện pháp cụ thể như sau: (1) Kéo dài thêm và làm sâu sắc sự chia rẽ giữa hai miền thuộc Bán đảo Triều Tiên, tạo nên một môi trường bất ổn vừa đủ để hợp lý hóa sự can thiệp của mình tại khu vực; (2) Ngăn chặn CHDCND Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, hợp lý hóa cho việc hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nhật Bản nhằm kiềm chế các thế lực cạnh tranh ở khu vực Đông Á; (3) Củng cố liên minh chiến luowck với Hàn Quốc thông qua Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Hàn (1953) và duy trì 37.000 lính Mỹ ở miền Nam Triều Tiên; (4) Sử dụng chiêu bài “hợp tác kinh tế” để đưa bán đảo Triều Tiên hòa nhập vào nền kinh tế thị trường, đưa Trung Quốc hội nhập vào các thể chế khu vực và toàn cầu nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng, tự do theo chuẩn mực của Mỹ. Nỗ lực chuyển hóa tình hình khu vực theo hướng vừa “thúc đẩy”, vừa “kiềm chế” đã tạo ra lý do hợp lý và an toàn cho sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Đông Bắc Á. Bên cạnh đó, do tác động của xu hướng đối thoại và hội nhập của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ bắt đầu cải thiện mối quan hệ với Triều Tiên. Hơn thế nữa, Hoa Kỳ này còn xúc tiến các hoạt động giao lưu văn hóa – xã hội, viện trợ nhân đạo nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng quay trở lại tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa. Những thay đổi trên là điều kiện thuận lợi để Hàn Quốc từng bước điều chỉnh chính sách đối với CHDCND Triều Tiên, khởi đầu bằng việc khuyến khích nước này mở cửa, tiến tới cải thiện quan hệ với Mỹ và các quốc gia phương Tây. Đối với Nhật Bản, sự gần gũi về mặt địa lý đã gắn chặt vấn đề an ninh quốc gia với bán đảo Triều Tiên. Do vậy, ngay từ năm 1992, Chính phủ nước này đã tuyên bố: “Duy trì hòa bình và ổn định ở bán đảo Triều Tiên là điều tối quan trọng đối với hòa bình và ổn định của Nhật Bản ở Đông Á” [20; tr. 251]. Tuy nhiên, do sự đối đầu ý giữa hai quốc gia này trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Nhật Bản đã trung thành với chính sách “một Triều Tiên”, chủ động gạt bỏ Bình Nhưỡng ra khỏi mối quan hệ khu vực và ngăn cản các quan chức hai bên tiếp xúc với nhau ở trong nước và ở nước thứ ba. Với mong
  • 22. 20 muốn gia tăng vai trò chính trị của mình tương xứng với vị thế cường quốc kinh tế từ sau sự sụp đổ của Liên Xô và sự tan rã trật tự hai cực, trong các chính sách đối ngoại của Nhật Bản xác định bán đảo Triều Tiên là địa bàn trọng yếu giúp nước này nhanh chóng trở thành một cường quốc trong khu vực. Để thực hiện được mục tiêu đó, nỗ lực tăng cường sức ảnh hưởng lên bán đảo Triều Tiên thông qua con đường hòa giải và hợp tác là sự lựa chọn tất yếu trong các chương trình ngoại giao của Nhật Bản. Một yếu tố khác cũng cần nhắc đến trong sự thay đổi tư duy đối ngoại của Nhật Bản trong thời kỳ này là sức ép từ sự điều chỉnh quan hệ của các nước lớn, đặc biệt là các quốc gia phương Tây đối với Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên từ sau Chiến tranh. 1.2. Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc đối với Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI Trước những biến động của tình hình thế giới, khu vực nói chung và bán đảo Triều Tiên nói riêng kết hợp với những diễn biến của chính trị trong nước, ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, Hàn Quốc đã tiến hành điều chỉnh chính sách đối ngoại để thích nghi với những điều kiện mới. Trong suốt nhiệm kỳ cầm quyền của mình, chính quyền Chun Doo Hwan (1980 - 1988) luôn thể hiện sự linh hoạt khi đa dạng hoá chính sách đối ngoại, tận dụng mối quan hệ với Nhật Bản như một trong những đối tác kinh tế hàng đầu trong khu vực. Tuy nhiên, người kế nhiệm của chính quyền Chun, Tổng thống Roh Tae Woo (1988 - 1993) lại thiên về cải thiện quan hệ với các nước trong khối XHCN như Liên Xô, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên hơn là với Nhật Bản khi xây dựng các Chính sách ngoại giao phương Bắc. Tuy nhiên những biến chuyển nhanh chóng và bất ngờ của tình hình thế giới và khu vực đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc phi hạt nhân hoá CHDCND Triều Tiên và mối lo ngại chính phủ Hoa Kỳ sẽ hạn chế bớt sự can thiệp vào khu vực Đông Á đã buộc chính phủ của Tổng thống Roh Tae Woo phải điều chỉnh lại chính sách theo chiều hướng cần thắt chặt mối liên minh với Nhật Bản.
  • 23. 21 Bên cạnh nhân tố cốt lõi là tinh thần tự lực, tự chủ của quốc gia, chính sách đối ngoại của Hàn Quốc theo từng giai đoạn, từng thời kỳ còn thể hiện rõ tính thực dụng, thức thời, linh hoạt nhằm phù hợp với diễn biến phức tạp không ngừng biến đổi của bối cảnh quốc tế thời điểm đó. Từ chính sách đối ngoại cực đoan trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, chính quyền Hàn Quốc dần mở rộng quan hệ với các quốc gia, bao gồm cả CHDCND Triều Tiên và các nước XHCN. Về cơ bản, chiến lược ngoại giao của Hàn Quốc tại thời điểm đó tập trung vào ba nhóm vấn đề lớn: Một là, tích cực giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, thúc đẩy hòa giải dân tộc, chấm dứt tình trạng chia cắt hai miền; hai là, tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa - xã hội nhưng vẫn cảnh giác vấn đề an ninh - chính trị với Nhật Bản; ba là, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị chiến lược với Trung Quốc. Định hướng chính sách đối ngoại mới cho thấy Hàn Quốc đã xác định ngoài vai trò của các cường quốc bên ngoài (Mỹ và Nga) thì Nhật Bản, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên chính là những chủ thể có khả năng quyết định trực tiếp đến vận mệnh chính trị - an ninh của Hàn Quốc và của cả bán đảo Triều Tiên. Sự chuyển hướng chính sách đối ngoại của Hàn Quốc, Nhật Bản mang nhiều ý nghĩa, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế - chính trị mà còn an ninh, quốc phòng. Nếu xem xét khía cạnh kinh tế thì sự hợp tác giữa Hàn Quốc với Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh lạnh cho đến trước cuộc khủng hoảng Tài chính - tiền tệ châu Á 1997 – 1998 có sự hạn chế nhất định. Nguyên nhân chủ yếu là việc chính phủ Hàn Quốc bên cạnh việc muốn cắt giảm thâm hụt thương mại quá lớn với Nhật Bản, đồng thời muốn gia tăng sự hợp tác kinh tế nội vùng với các quốc gia khác, thực hiện chiến lược đa dạng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năm 1997 khiến nền kinh tế nội địa chao đảo, Hàn Quốc buộc phải cân nhắc lại việc tăng cường ngoại giao kinh tế với Nhật Bản, tiến hành tự do hóa, xúc tiến thương mại trong khu vực, trong đó Nhật Bản được xác định là một trong các đối tác chủ yếu. Xét về khía cạnh chính trị, an ninh - quốc phòng, tại thời điểm đó chính phủ Hàn Quốc có nhiều lý do để tăng cường mối quan hệ hợp tác với Nhật Bản, quan trọng nhất
  • 24. 22 trong số đó là duy trì hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. Bên cạnh đó, cả hai quốc gia này đều là đồng minh thân cận, là hai trục chính của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hàn Quốc cũng ý thức được vai trò nhất định của Nhật Bản trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Mặc dù vậy, giữa Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tồn tại những khoảng cách khó có thể lấp đầy, nhất là những khúc mắc trên phương diện chính trị như ký ức thù hận trong chiến tranh, vấn đề phụ nữ mua vui (comfort women) hay tranh chấp chủ quyền hòn đảo Dokdo/Takeshima”1 . Trải qua nhiều giai đoạn biến đổi của bối cảnh thế giới nói trung và khu vực Đông Bắc Á nói riêng, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản có dấu hiệu khởi sắc cả về kinh tế lẫn chính trị nhất là trong nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Kim Dae Jung (1998 - 2003). Với định hướng chính sách là gác lại quá khứ, hướng tới tương lai, chính quyền Kim Dae Jung đã kêu gọi mọi người nhìn nhận lại về Nhật Bản sau hơn 50 năm nỗ lực dân chủ hoá. Thành quả của sự nhìn nhận lại này chính là sự ra đời của Tuyên bố chung về quan hệ đối tác mới Hàn – Nhật trong thế kỷ XXI. Trong bản Tuyên bố này, chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ sự hối lỗi sâu sắc đến nhân dân Triều Tiên về những điều đã xảy ra trong quá khứ. Chính quyền Kim Dae Jung tỏ rõ mục tiêu đối ngoại hoà bình và hợp tác toàn diện với Nhật Bản, đặc biệt trên hai lĩnh vực chính trị - ngoại giao và kinh tế. Điều này xuất phát từ những diễn biến trong vòng đàm phán sáu bên về vấn đề phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên mà Nhật Bản là một trong những bên liên quan, góp phần thúc đẩy bầu không khí hòa bình trên bàn đàm phán, đồng thời tác động đến Mỹ với mục đích mong muốn quốc gia này có chính sách đối ngoại mềm dẻo hơn với CHDCND Triều Tiên thay vì trừng phạt về kinh tế và đe doạ về chính trị. “Tương tự, người kế nhiệm của Kim Dae Jung là Roh Moo Hyun (2003 - 2008) cũng theo đuổi đường lối đối ngoại tích cực với Nhật Bản ở giai đoạn đầu nhiệm kỳ. Tuy vậy, việc Nhật Bản sáp nhập Dokdo/Takeshima vào quận Shimane, lấy ngày 22/2 1 “Phan Thị Anh Thư (2016), Giải mã chính sách của Hàn Quốc đối với Đông Bắc Á từ sau Chiến tranh lạnh đến đầu thế kỷ XXI, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”.
  • 25. 23 là ngày Takeshima vào năm 2005, thời điểm mà hai nước đang tiến hành kỷ niệm 40 năm bình thường hoá quan hệ đối ngoại, đã khiến cho mọi thiện chí được xây dựng từ thời Kim Dae Jung hoàn toàn sụp đổ. Kể từ đó, chính quyền Roh Moo Hyun chuyển hướng sang một chính sách cứng rắn và không khoan nhượng với chính quyền Nhật Bản tại thời điểm đó. Chính sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Roh Moo Hyun đã cho thấy sự quay trở lại của tính dân tộc chủ nghĩa trong tư duy của nhà lãnh đạo Hàn Quốc, thay vì tư tưởng thân Nhật được hình thành trước đó. Cùng quan điểm lãnh đạo với Tổng thống Roh Moo Hyun, Tổng thống Lee Myung Park cũng bắt đầu nhiệm kỳ của mình với một thái độ được đánh giá là có thiện chí với chính quyền Nhật Bản. Với quan điểm coi hợp tác với Nhật Bản là giải pháp kép giúp Hàn Quốc vừa nâng cao khả năng tự vệ, vừa phát triển tầm ảnh hưởng của quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á, Tổng thống Lee Myung Park tại thời điểm đó đã xác định chính sách tiếp cận của Hàn quốc là kế thừa tính đúng đắn trong chính sách ngoại giao những người tiền nhiệm tiến bộ chứ không đơn thuần là sự phủ nhận chính sách ban đầu của Hàn Quốc. Xuất phát từ nhận thức này, Lee đã chủ động thực hiện chuyến viếng thăm Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda vào tháng 4- 2008 kèm theo đó là cam kết tái khởi động kế hoạch ngoại giao con thoi trên cơ sở tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau nhằm cung cấp kênh đối thoại thường xuyên cho các nhà hoạch định chính sách của hai quốc gia.” [14; Tr.51] “Các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Park và Thủ tướng Nhật Bản Yasuo Fukuda tại Tokyo (21-4-2008) đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong tiến trình cải thiện quan hệ hai bên. Việc thực hiện chính sách ngoại giao thực dụng, tại thời điểm đó Hàn Quốc đã không yêu cầu bất cứ lời xin lỗi nào từ Nhật Bản mà chỉ tập trung thảo luận về mối quan hệ hướng tới tương lai trên cơ sở đồng minh an ninh, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hóa – xã hội thông qua các cuộc họp thường xuyên giữa những người đứng đầu hai Chính phủ” [14; Tr.51]. “Tại Hội Nghị báo chí năm 2009, Hàn Quốc và Nhật Bản đứng trước cơ hội thắt chặt thêm mối quan hệ tốt đẹp khi mà tân Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama chọn Hàn Quốc là quốc gia nước ngoài đầu tiên để thực hiện chuyến thăm ngoại giao song
  • 26. 24 phương, đồng thời khẳng định: Nhật Bản và Hàn Quốc có chia sẻ với nhau nhiều lợi ích thiết thực với tư cách là hai quốc gia láng giềng, và mối quan hệ này chính là cốt lõi trong chính sách của Nhật Bản ở châu Á” [41]. “Đến cuối năm 2010, những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Lee Myung Park đã mang lại thành công nhất định trong việc cải thiện mối quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản. Với việc chủ động thực hiện chính sách ngoại giao thực dụng, chính quyền Lee Myung Park đã dũng cảm vượt qua rào cản lịch sử để duy trì quan hệ đồng minh với kẻ thù cũ. Từ chỗ gây ra cuộc chiến ngoại giao song phương do bất đồng quan điểm về quyền sở hữu nhóm đảo Dokdo/Takeshima (từ năm 1952), về vấn đề sách giáo khoa lịch sử và vấn nạn nô lệ lao động, nô lệ tình dục (từ sau CTTG thứ hai), hai quốc gia đã chủ động gạt bỏ thù hận quá khứ, cùng phối hợp trên một mặt trận chung nhằm chống lại chương trình làm giàu uranium và hành vi khiêu khích quân sự của CHDCND Triều Tiên. Trên cơ sở đó, hai nước tiếp tục đạt được thỏa thuận về tăng cường hợp tác an ninh thông qua trao đổi quốc phòng và các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ. Dù trong thực tế, Hàn Quốc vẫn còn đề cao cảnh giác đối với các ý đồ chiến lược của Nhật Bản trong khu vực và nhiều chuyên gia dự đoán vấn đề bất đồng lịch sử có thể xuất hiện trở lại vào năm 2010 (dấu mốc ghi nhận 100 năm Nhật Bản xâm lược Hàn Quốc). Tuy nhiên quan hệ hai bên vẫn khá êm đẹp khi chính sách thực dụng của Lee Myung Park đã được thực hiện một cách hiệu quả, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tự tin bước qua thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI với những tiến bộ vượt bậc trong nỗ lực cải thiện, nâng cấp và phát triển quan hệ song phương. Những động thái trên hứa hẹn sẽ là tiền đề quan trọng giúp Hàn Quốc tiếp tục vun đắp mối quan hệ hướng tới tương lai với Nhật Bản theo những định hướng cơ bản sau: Thứ nhất, Chính phủ Hàn Quốc cam kết cùng với Nhật Bản thúc đẩy hợp tác của bộ tứ quan hệ: Mỹ - Nga - Nhật Bản - Hàn Quốc và Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc - CHDCND Triều Tiên trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trong khu vực; đồng thời duy trì lợi ích giữa các bên tại khu vực Đông Bắc Á. Các quốc gia nói trên đã thống nhất tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh thường niên từ năm 2008; đồng thời thiết lập
  • 27. 25 cơ chế đàm phán đa phương lần thứ ba tại Hội nghị Thượng đỉnh vào năm 2010, thông qua tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 nhằm kêu gọi sự hợp tác và trao đổi trong 10 năm tiếp theo giữa các nước lớn trong khu vực. Từ những kênh đối thoại này, Hàn Quốc công khai ủng hộ lập trường của Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề con tin giữa nước này với CHDCND Triều Tiên, mặt khác, bày tỏ thiện chí hợp tác cùng Nhật Bản trong tiến trình hòa giải dân tộc, tiến tới thống nhất hai miền Triều Tiên. Thứ hai, Hàn Quốc mong muốn tiếp tục phát triển hợp tác với Nhật Bản nhằm mục đích mở rộng và làm sâu sắc thêm tình hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và hạn chế sự bất hòa chính trị do nhận thức khác nhau về quan điểm lịch sử. Từ nhận thức này, năm 2008, Thủ tướng Yasuo Fukuda và Tổng thống Lee Myung Park đã nhất trí tạo ra một kỷ nguyên mới giữa hai nước với chủ trương đưa quan hệ song phương trở lại quỹ đạo. Định hướng đối ngoại nói trên đã phát huy tác dụng trong việc đưa chính sách an ninh – chính trị Hàn Quốc ra khỏi sự lệ thuộc của quá khứ và gắn liền với lợi ích chiến lược của quốc gia. Dù quan hệ hai nước vẫn phải đối mặt với sự thù hận kéo dài do sự chiếm đóng của Nhật Bản (1910 - 1945) và những di sản quá khứ (sự thật lịch sử của sách giáo khoa, sách Trắng Bộ Quốc phòng Nhật Bản, tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Dokdo/Takeshima…), thế nhưng nỗ lực hợp tác giữa hai quốc gia vẫn cần thiết phải được duy trì vì việc tạo dựng sự ổn định của mối quan hệ này không còn giới hạn ở vấn đề song phương mà liên quan trực tiếp đến an ninh, hòa bình trong khu vực Đông Bắc Á. Thứ ba, thông qua việc xây dựng mối quan hệ đối tác ba bên Hàn Quốc - Nhật Bản - Trung Quốc, Chính phủ Hàn Quốc đã tăng mức đóng góp quốc tế của mình bằng cách gia tăng hợp tác với nước láng giềng Nhật Bản. Mong muốn này của Hàn Quốc dựa trên cơ sở cả hai nước đều có sự lựa chọn chính sách tương tự nhau, ví như cùng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình, hỗ trợ phát triển chính thức và điều hành các cơ quan hợp tác quốc tế, trong đó có Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Hàn Quốc và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Nhật Bản. Đây là nỗ lực
  • 28. 26 chung của cả hai bên nhằm kiến tạo mối quan hệ hợp tác vững chắc vì một chiến lược hai bên cùng có lợi và đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng các quốc gia trong khu vực. 1.3. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với Hàn Quốc từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI Cũng như Hàn Quốc, những thay đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới và khu vực cũng có những tác động lớn đến các chính sách đối ngoại của Nhật Bản, đòi hỏi quốc gia này phải có sự điều chỉnh chính sách đối với các nước láng giềng, trong đó phải kể đến việc tăng cường hơn nữa mối quan hệ với Hàn Quốc. Trong suốt khoảng thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh, Nhật Bản luôn đề cao chiến lược “thoát Á, nhập Mỹ”, tập trung vào việc duy trì mối quan hệ với các nước phương Tây và Mỹ. Sau Chiến tranh lạnh, với tiềm lực kinh tế dồi dào, Nhật Bản dần ý thức rõ ràng hơn về việc thoát dần khỏi sự lệ thuộc với Mỹ. “Đó được xem là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Nhật Bản hướng trọng tâm về châu Á nhằm giảm bớt sự phụ thuộc, giành vị trí bình đẳng với Mỹ mà vẫn không gây tổn hại đến mối quan hệ đồng minh bền vững này. Do đó, Nhật Bản một mặt, vẫn lấy việc phát triển mối quan hệ liên minh Mỹ - Nhật làm nền tảng, mặt khác âm thầm bắt đầu thực hiện chiến lược thoát Mỹ, nhập Á. Chính sách này chính thức được Thủ tướng Nhật Bản Miyazawa khẳng định vào ngày 12/2/1992. Theo đó, ngoại giao kinh tế với các nước châu Á sẽ là trọng tâm mà Nhật Bản bắt đầu hướng tới. Để thực hiện mục tiêu này, Nhật Bản chủ trương sử dụng sức mạnh kinh tế làm đòn bẩy để nâng cao vị thế chính trị và tầm ảnh hưởng của quốc gia trong khu vực, điều này được phản ánh thông qua việc thực hiện chính sách tam vị nhất thể: Buôn bán - đầu tư - viện trợ kinh tế. Đối với Hàn Quốc, Nhật Bản xác định việc thiết lập mối quan hệ với quốc gia này là phù hợp với lợi ích chiến lược của đôi bên. Trên thực tế, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có rất nhiều điểm tương đồng thích hợp cho một mối quan hệ hợp tác mang tính chiến lược trong khu vực. Cả hai bên đều sở hữu một nền kinh tế thị trường phát triển trong khu vực và cùng là đồng minh
  • 29. 27 chiến lược của Mỹ. Hàn Quốc tính đến thời điểm sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc đã vươn lên trở thành một trong bốn con rồng châu Á cùng với Đài Loan, Singapore và Hồng Kông. Còn Nhật Bản vẫn duy trì vị thế của một nền kinh tế lớn của thế giới. Nhu cầu phát triển kinh tế cùng với sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã trở thành chất xúc tác thúc đẩy Nhật Bản tìm kiếm các giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác với Hàn Quốc. Bên cạnh đó, sự lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế Trung Quốc cũng đòi hỏi chính phủ Nhật Bản cần thiết thắt chặt tầm ảnh hưởng của quốc gia thông qua thiết lập mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và ổn định hơn với các nước láng giềng, trong đó có Hàn Quốc. Tại thời điểm này, Nhật Bản cũng cần có sự ủng hộ của Hàn Quốc để khắc phục tình trạng thiếu hụt tầm ảnh hưởng và chỗ đứng về chính trị - an ninh trong khu vực. Trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, ngoài sự hiện diện của bốn quốc gia có mối liên hệ trực tiếp là Mỹ, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, cả Nhật Bản và Nga đều muốn thể hiện vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề liên quan nhằm khôi phục ảnh hưởng của quốc gia ở khu vực” [20; Tr 251 – 254]. Năm 2008, khi vị Tổng thống thứ 17 của Hàn Quốc, ông Lee Myeong Park lên nhậm chức, quan hệ Nhật - Hàn đã có những bước tiến đáng kể. Ngày 25/2/2008, trong cuộc hội đàm cấp cao Hàn - Nhật nhân dịp tổng thống Lee Myeong Park nhậm chức, lãnh đạo hai bên đã nhất trí cùng thực hiện chương trình Viếng thăm ngoại giao cấp cao định kỳ, nói cách khác ngoại giao con thoi đã được khôi phục giữa hai nước. Cuộc viếng thăm đầu tiên được thực hiện khi thủ tướng Lee Myeong Park tới Nhật Bản vào tháng 4/2008. Hai bên cũng thống nhất quan điểm sẽ đẩy mạnh, làm khăng khít hơn nữa mối quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản với mục tiêu hai nước cùng hợp tác cống hiến cho sự phát triển của cộng đồng thế giới. Và trong tương lai gần, hai nước sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược. Tháng 1/2009, chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã càng khẳng định chương trình Viếng thăm ngoại giao cấp cao định kỳ giữa hai nước đang tiến triển hết sức tốt đẹp. Tháng 6 cùng năm, trong chuyến thăm Nhật Bản của ông Lee
  • 30. 28 Myeong Park, Seoul và Tokyo đã thiết lập một mặt trận chung chống lại tham vọng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Hai nước cũng kêu gọi thúc đẩy ‘Vòng đàm phán 5 bên’ mà không có Triều Tiên, với mục đích tạo ra các bước tiến đáng kể trong việc nối lại đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tháng 12/2008, tại Fukuoka Nhật Bản, lần đầu tiên bộ ba Đông Á: Nhật - Trung - Hàn thiết lập quan hệ đối tác ba bên và cơ chế hội nghị thượng đỉnh thường niên không nằm trong khuôn khổ hội nghị cấp cao ASEAN + 3 như trước đây. “Một sự kiện quan trọng khác trong quan hệ Hàn - Nhật, khi Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama nhậm chức vào tháng 9/2009. Ông này đã có những nỗ lực nhằm tăng cường sự hợp tác ngay trong khu vực lân cận. Tháng 10/2009, vị Thủ tướng này thực hiện chuyến công du châu Á đầu tiên, sau khi thăm chính thức Hàn Quốc trong hai ngày 9/10 ngày 10/10/2009, cuộc gặp ba bên lần thứ hai của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã được khai mạc tại Bắc Kinh. Cuộc gặp được thực hiện nhằm đánh giá lại sự hợp tác ba bên kể từ khi được khởi đầu vào năm 1999 và vạch ra các kế hoạch hợp tác trong tương lai. Trong đó có kế hoạch thành lập cộng đồng Đông Á theo mô hình của Liên minh châu Âu, với sự tham gia của 3 nước Đông Bắc Á, ASEAN, Ấn Độ, Australia và New Zealand” [20; Tr 251 – 254]. Năm 2010 diễn ra cuộc gặp Bộ trưởng thương mại 3 nước Nhật - Trung - Hàn vào đầu tháng 5, và Hội nghị thượng đỉnh 3 nước tại đảo Jeju (Hàn Quốc) trong 02 ngày 29, 30/5. Một nội dung quan trọng được bàn đến trong các hội nghị này là việc khởi động vòng đàm phán ở cấp chính phủ về Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ba nền kinh tế hàng đầu ở khu vực Đông Á, đây là các thị trường chiếm tới 16% GDP toàn cầu. Đồng thời, trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên xuất phát từ vụ tàu ngầm Hàn Quốc hồi tháng 3, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đồng thuận trong việc gia tăng áp lực đối với Triều Tiêu, nhưng không đạt được sự ủng hộ của Trung Quốc trong vấn đề này. Về kinh tế, hiện nay Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Nhật Bản, còn đối với Hàn Quốc, Nhật Bản là đối tác thương mại đứng thứ hai. Do ảnh hưởng của
  • 31. 29 cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước trong năm 2009 giảm 29,9%, tương đương mức giảm 6,5 nghìn tỷ yên so với năm 2008, bên cạnh đó thâm hụt thương mại của Hàn Quốc đối với Nhật cũng ghi nhận mức giảm 24,2 %, tương đương 2,4 nghìn tỷ yên trong năm này. Tổng kim ngạch đầu tư giữa hai nước cũng giảm mạnh trong năm 2009, đầu tư của Nhật Bản sang Hàn Quốc giảm tới 58,6%, tức 101,4 tỷ yên, trong khi đầu tư của Hàn Quốc vào Nhật giảm 18,4 %, tương đương 23,9 tỷ yên so với năm 2008 “Từ năm 2008, đàm phán EPA Nhật - Hàn đã được mở lại và đạt được các bước tiến quan trọng về chất thông qua các cuộc gặp cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng và các cuộc hội nghị cấp cao về kinh tế Nhật – Hàn” [20; Tr 251 – 254]. Tiểu kết chương 1 Thông qua việc phân tích diễn biến tình hình đối ngoại giữa Nhật Bàn và Hàn Quốc trong suốt hơn hai mươi năm kể từ sau Chiến tranh lạnh, có thể dễ dàng nhận thấy rằng quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản được coi là những nước có tiếng nói quan trọng trong việc bàn về các chính sách ngoại giao châu Á của cả hai bên. Cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều đang trong thời kì đàm thoại để tạo ra những bước tiến quan trọng trong hợp tác về chính trị, ngoại giao giữa hai quốc gia với mục tiêu chung đó là duy trì sự hợp tác song phương và đảm bảo sự phát triển bền vững, ổn định và hòa bình trong khu vực. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở thực tế cả hai nước đều là đồng minh thân cận của Mỹ trong khu vực Đông Bắc Á và đều chia sẻ những lợi ích chung về phương diện chính trị, kinh tế trên bán đảo Triều Tiên. Mặc dù vậy, những di sản lịch sử còn tồn tại vẫn là mối đe dọa thường trực, tác động đến nỗ lực trong quá trình bình thường hóa quan hệ của cả hai bên. Có thể thấy, trở ngại lớn nhất của mối quan hệ song phương này vẫn là ký ức thù hận của Hàn Quốc về quá khứ cai trị của đế quốc Nhật Bản và những hệ lụy xã hội của nó. Quá khứ Nhật Bản trước đây có xâm lược và đô hộ bán đảo Triều Tiên với những chính sách cai trị tàn bạo. Điều này đã tạo ra những tổn thương khó lòng gỡ bỏ trong ký ức của người dân Hàn Quốc. Quan hệ kinh
  • 32. 30 tế giữa hai nước đang được ổn định. Bên cạnh đó quan hệ đối ngoại giữa hai nước đã có những tiến triển nổi bật. Những di sản quá khứ đó của hai nước đó có gì nổi bật và liên quan, tác động gì đến mối quan hệ bang giao, đến mối quan hệ chính trị ngoại giao, cũng như thương mại sẽ được trình bày rõ trong chương hai của luận văn này.
  • 33. 31 CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA DI SẢN QUÁ KHỨ ĐẾN MỐI QUAN HỆ HÀN QUỐC – NHẬT BẢN TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 2.1. Sự ám ảnh của di sản quá khứ và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy tác động đến lịch sử quan hệ Hàn – Nhật trong giai đoạn trong và sau chiến tranh lạnh Nhật Bản và các quốc gia trên bán đảo Triều Tiên đã hình thành mối quan hệ lâu đời và trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là khi bán đảo Triều Tiên từng là thuộc địa của Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1910 đến năm 1945. Quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trước thời điểm năm 1965 chịu sự chi phối mạnh mẽ của vấn đề chính trị. Trong suốt khoảng thời gian diễn ra hai cuộc Chiến tranh thế giới, bán đảo Triều Tiên đã phải chịu ách áp bức, bóc lột của đế quốc Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần, trên phương diện kinh tế lẫn chính trị, xã hội và đứng trước nguy cơ bị đồng hóa về mặt văn hóa. Những “vết thương” từ quá khứ ám ảnh và trở thành rào cản lớn nhất trong quan hệ giữa hai dân tộc. Kể từ khi nhà nước Đại Hàn Dân Quốc ra đời năm 1948 ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, mối quan hệ trên mọi phương diện giữa Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn ở trong tình trạng đối đầu khi mà tâm lý chống Nhật (Anti Japanese sentiment) lên rất cao. Những mối liên hệ từ xa xưa cho thấy sự xung đột rõ ràng về quan điểm đối ngoại và hệ tư tưởng giữa hai dân tộc này đã có từ quá khứ chứ không phải mới chỉ hình thành từ khi Hàn Quốc bị Nhật Bản xâm lược. Yếu tố vị trí địa lý của bán đảo Triều Tiên đã góp phần hình thành nên tư tưởng tiểu Trung Hoa (소 중 화- Sojunghwa) trong xã hội phong kiến Hàn Quốc. Tư tưởng này phần nào khiến dân tộc Triều Tiên có cái nhìn thiếu thiện chí và cho rằng các nước chư hầu khác ở phía đông của Trung Quốc (ám chỉ Nhật Bản) đều thấp kém hơn mình. So với Nhật Bản, Triều Tiên hấp thụ văn hoá Trung Hoa một cách mạnh mẽ hơn, và do ảnh hưởng của hệ tư tưởng tiểu Trung Hoa này, họ có cái nhìn khá bảo thủ về các quốc gia phương Tây và quá trình hiện đại hoá đất nước của Nhật Bản
  • 34. 32 Điều đó đã được coi là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự bài xích trong ký ức, tiềm thức của nhân dân Triều Tiên với Nhật Bản từ xa xưa. Thái độ tiêu cực đó còn tăng lên gấp nhiều lần khi Nhật thực hiện việc xâm lược và đô hộ bán đảo Triều Tiên vào năm 1910. Khuynh hướng kháng cự, chống Nhật phát triển mạnh mẽ như chưa từng có trong giai đoạn lịch sử này. Sau khi nhà nước Đại Hàn Dân Quốc được thành lập vào tháng 8 năm 1948, sự căng thẳng trong quan hệ giữa hai quốc gia càng được đẩy lên đỉnh điểm. Bằng chứng là tại thời điểm đó không có bất cứ mối quan hệ ngoại giao nào được ghi nhận giữa hai quốc gia. Ngay sau khi Hiệp ước San Francisco được ký kết (tháng 9/1951), một chương trình nghị sự trong cuộc đối thoại Hàn Quốc - Nhật Bản lần đầu tiên kể từ sau khi nhà nước Hàn Quốc ra đời được tiến hành. Nội dung chủ yếu xoay quanh việc giải quyết những di sản quá khứ giữa hai quốc gia trong suốt thời gian Hàn Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng, ví dụ như vấn đề bồi thường cho những tổn thất về kinh tế mà Hàn Quốc phải chịu đựng và hoàn trả lại những sách sử cổ, các tài sản mang tính văn hóa đã bị đế quốc Nhật Bản thu giữ. Về phía Nhật Bản, quốc gia này mong muốn thông qua cuộc đối thoại song phương có thể đạt được những thỏa thuận như về việc đánh bắt cá bởi những tranh chấp trước đó xuất phát từ tuyên bố Peace Line (hay còn gọi là Rhee Line) của Tổng thống Hàn Quốc đương nhiệm Rhee Syngman. Tuy nhiên, cuộc đối thoại Hàn Quốc - Nhật Bản nhanh chóng rơi vào bế tắc sau một loạt các cuộc đàm phán trong gần nửa năm, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc chính quyền Nhật Bản từ chối thảo luận về những yêu cầu mà chính phủ Hàn Quốc đặt ra. Thay vào đó, Nhật Bản chỉ tập trung thỏa thuận nhằm đạt được việc ký kết ngay một hiệp định cơ bản nhằm bình thường hóa quan hệ với Hàn Quốc. Điều này bị chính phủ Hàn Quốc từ chối với lý do hai bên còn quá nhiều khúc mắc từ các di sản quá khứ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia, dân tộc mà chưa được xem xét giải quyết. Kể từ thời điểm đó, thái độ ngoại giao của cả hai quốc gia đều có khuynh hướng gia tăng căng thẳng. Những mâu thuẫn giữa Hàn Quốc và Nhật Bản càng trở nên gay gắt hơn khi xảy ra vấn đề người Hàn Quốc hồi hương về CHDCND Triều Tiên.
  • 35. 33 Trong quá khứ, hai quốc gia từng nhiều lần xung đột. Như đã trình bày ở trên, thời phong kiến, Nhật Bản đã hai lần xâm lược Triều Tiên. Rồi khi trở thành đế quốc, Nhật Bản biến Triều Tiên thành thuộc địa và áp lên đây một chế độ cai trị hà khắc khiến người dân Triều Tiên oán thán. Hai vấn đề bức xúc nhất tồn tại cho đến thời điểm này trong thời kỳ đế quốc Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên đó là: phụ nữ giải khuây (comfort women) và lao động cưỡng bức (forced labor). Đây cũng là những nhân tố gây chia rẽ sâu sắc hai nước và chân ngòi cho các cuộc chiến thương mại hiện nay. Vấn đề phụ nữ giải khuây liên quan đến khoảng 200.000 cô gái, phụ nữ Hàn Quốc nằm trong độ tuổi từ 16 - 22 tuổi đã bị ép rời gia đình và chuyển tới các thuộc địa của Nhật như Mã Lai, Singapore, Hồng Kông,… để mua vui cho lính Nhật trong thế chiến thứ Hai. Vấn đề này tưởng chừng đã được giải quyết vào năm 2015 bởi thỏa thuận của chính quyền Park Geun-hee và Abe Shinzo, theo đó Nhật chính thức nhận lỗi và chịu bồi thường 1 tỷ yên cho các nạn nhân. Tuy nhiên, thọả thuận bị chính các nạn nhân cho là một chiều vì chính quyền Hàn Quốc không có sự tham khảo ý kiến từ phía những nạn nhân. Tính đến ngày 14/08/2019, đã có tới 1400 cuộc biểu tình liên quan đến vấn đề phụ nữ giải khuây ở Hàn Quốc. Sau khi bà Park bị phế truất, Tổng thống tân nhiệm Moon Jae-in đã bác bỏ hoàn toàn bản thỏa thuận trong một tuyên bố vào ngày 28/12/2017. Mặc dù, về vấn đề bất đồng xuất phát từ di sản quá khứ thương đau mà người dân Triều Tiên trước đây đã phải chịu đựng dưới ách thống trị của phát xít Nhật, ông Koizumi thời còn đương nhiệm chức Thủ tướng Nhật Bản đã có lời xin lỗi, song người Hàn Quốc vẫn chưa thể dễ dàng bỏ qua. Điều đáng lưu ý liên quan tới vấn đề này đó là cuối tháng 2 năm 2002, các nghị sĩ quốc hội thuộc đảng cầm quyền và các đảng đối lập của Hàn Quốc đã cho công bố danh sách 798 người thân Nhật đã đàn áp dã man người Triều Tiên trong thời gian chiếm đóng nước này bị buộc tội. Bản danh sách này bao gồm tất cả 690 người được Hiệp hội giải phóng Hàn Quốc - một tổ chức chống Nhật tại Hàn Quốc gọi là “những kẻ thân Nhật”, bao gồm cả những nhân vật nổi tiếng nhất Hàn
  • 36. 34 Quốc trước đây, trong đó có cả cựu Thủ tướng Lee Wan-yong - người có vai trò quan trọng giúp Nhật Bản xâm lược Triều Tiên năm 1910. Bản danh sách này đã gây xôn xao dư luận Hàn Quốc và Nhật Bản vì bản danh sách này do các nghị sĩ quốc hội đưa ra và bao gồm rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong đủ các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, báo chí của Hàn Quốc trước đây. Thứ hai là các phẫn nộ, phản đối của người dân Hàn Quốc với vấn đề Nhật bản cho ra đời sách giao khoa về lịch sử, cùng những tuyên bố phủ nhận tội ác của Nhật gây ra với người dân châu Á nói chung và người dân Hàn Quốc nói riêng. Điều này đã khiến cho quan hệ giữa Seoul và Tokyo nhiều phen nổi sóng. Để sửa sai cho vấn đề này, ngày 5/3/2002 chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí thành lập Ủy ban nghiên cứu lịch sử chung Nhật - Hàn nhằm phòng ngừa những bất đồng có thể còn xảy ra từ việc biên soạn sách giáo khoa Nhật Bản. Thứ ba là sự phản đối của một số nước châu Á trong đó có Hàn Quốc về việc các đời thủ tướng Nhật Bản trước đây đã đến viếng đền Yasukuni để tưởng nhớ các tội phạm chiến tranh. Sự ra đời của “chủ nghĩa Roh Moo Hyun” dự báo một góc nhìn hoàn toàn mới của Hàn Quốc về vấn đề lịch sử đối với Nhật Bản bằng việc vận dụng các giải pháp “chiến tranh ngoại giao”. Với tuyên bố: “Chính phủ sẽ phản ứng cứng rắn trước hành động tranh chấp nhóm đảo Dokdo và âm mưu biện bạch cho cuộc xâm lược thuộc địa trong quá khứ” [23], “Hội đồng An ninh Quốc gia Hàn Quốc (NSC) đã thông qua học thuyết mới về quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc (17/3/2005) bao gồm những quan điểm cơ bản và phương hướng đối phó với hành vi bôi nhọ lịch sử và chiếm đoạt bán đảo Triều Tiên lần thứ hai của Nhật Bản” [39; tr. 29]. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Hàn Quốc đưa ra định hướng một cách rõ ràng trong chính sách đối với nước láng giềng nhằm khẳng định lập trường cứng rắn trong các vấn đề liên quan đến lịch sử. Về bản chất, mối quan hệ giữa hai nước luôn có sự khác biệt về mặt quan điểm và tư tưởng. Thái độ chống đối của Hàn Quốc không chỉ xuất phát từ mối quan hệ nạn nhân với kẻ xâm lược trong quá khứ mà còn là định kiến về hành vi hai mặt (vừa xin
  • 37. 35 lỗi, vừa sửa đổi lịch sử) của Chính phủ Nhật Bản. Thực tế này khiến cho mối quan hệ do hai quốc gia ngày càng xấu đi do sự đan xen giữa mong muốn hợp tác - phát triển với lòng thù hận nước Nhật của nhân dân Hàn Quốc. Dù hai nước đang trong giai đoạn bình thường hóa quan hệ từ năm 1965 nhưng cho đến khi Kim Young Sam kết thúc nhiệm kỳ (1997), tinh thần hữu nghị hay khép lại quá khứ, hướng tới tương lai với Nhật Bản thực chất cũng chỉ là vỏ bọc. 2.2. Những di sản quá khứ ảnh hưởng đến quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI 2.2.1. Vấn đề “phụ nữ mua vui” trong mối quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản Một trong những khúc mắc lớn nhất trên phương diện lịch sử - chính trị cản trở mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong suốt hơn nửa thế kỷ qua chính là vấn đề về nô lệ tình dục Hàn Quốc bị ép buộc phục vụ, mua vui (tiếng Hàn gọi là 위안부 hay là 정신대) cho quân đội Nhật Bản trong suốt thời gian bán đảo Triều Tiên bị quốc gia này chiếm đóng và sáp nhập (1910 - 1945). Đối tượng phụ nữ Hàn Quốc bị cưỡng ép tương đối đa dạng, từ các bé gái vị thành niên hơn 10 tuổi đến những phụ nữ đã kết hôn gần 30 tuổi. Họ bị đưa vào nhà thổ bằng nhiều hình thức như bị bắt cóc, bị bán đi, bị lừa khi đi xin việc, hoặc bị binh lính, cảnh sát triệu tập cưỡng chế dưới danh nghĩa của các Chongshindae. “Các con số thống kê về tổng số phụ nữ Hàn Quốc bị quân Nhật bắt đưa đi không hề được công khai trong bất cứ văn bản nào của Chính phủ Nhật Bản, nhưng theo các nhà nghiên cứu ước tính có thể lên tới 200.000 người” [57], nhiều phần tử bên phía quốc gia Triều Tiên và phía Trung Quốc. “Cho đến trước thập niên 1990, Hàn Quốc từng nhiều lần kêu gọi Nhật Bản đưa ra lời xin lỗi công khai và bồi thường cho các nạn nhân nhưng Tokyo vẫn giữ thái độ im lặng và khẳng định rằng những điều này thuộc quy ước thuộc địa năm 1910 - 1945 được áp dụng trên bán đảo Triều Tiên. Trong nội dung của Hiệp ước quan hệ cơ bản Hàn Quốc - Nhật Bản được ký kết vào năm 1965, vấn đề này cũng không được nhắc tới. Vấn đề phụ nữ mua vui trong giai
  • 38. 36 đoạn Nhật Bản đô hộ Hàn Quốc bắt đầu được chú ý từ thập niên 70 của thế kỷ XX nhờ sự ra đời của Hiệp hội Phụ nữ châu Á (Asia’s Women Association). Tuy nhiên, tại thời điểm đó những nỗ lực của tổ chức này đã không đem lại hiệu quả như mong đợi do thiếu các chứng cứ thuyết phục và sự thiếu quan tâm từ cả chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản Vấn đề này chỉ được biết đến rộng rãi hơn trong những năm 1990 khi hàng trăm nạn nhân tình dục trước đây của Hàn Quốc đã mạnh dạn đứng lên tố cáo tội ác của đế quốc Nhật Bản. Cứ mỗi ngày thứ tư hàng tuần, trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Seoul, diễn ra một cuộc biểu tình mang tên Biểu tình ngày thứ tư. Đây là cuộc biểu tình do các cụ bà từng là nạn nhân nô lệ tình dục thời chiến cùng với các đoàn thể đứng ra tổ chức, có sự tham gia của nhiều người dân trong nước và người nước ngoài. Bên cạnh đó, những người này cũng thường xuyên liên kết với các tổ chức phi chính phủ khác trên thế giới để tổ chức các cuộc hội họp, biểu tình khắp nơi nhân những ngày kỷ niệm đặc biệt, ví dụ như ngày Quốc tế phụ nữ hay Quốc khánh Hàn Quốc 15 tháng 8 để kêu gọi Tokyo giải quyết triệt để vấn đề Phụ nữ bị ép buộc mua vui trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc biểu tình thứ Tư bắt đầu từ ngày 8 tháng 1 năm 1992. Tiếng hô vang trong cuộc biểu tình thứ Tư không chỉ tác động đến Chính phủ Hàn Quốc mà còn vươn xa ra cả cộng đồng quốc tế. Chính nhờ sức ép từ các cuộc biểu tình mà năm 1993, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành một Luật đặc biệt nhằm hỗ trợ những nạn nhân bị ép mua vui thời chiến và khởi công xây dựng trung tâm dưỡng lão cho các đối tượng là nạn nhân của vấn đề này. Thông qua đó, đã chuyển tải lời xin lỗi chân thành nhất đến với những người phụ nữ đã phải chịu nhiều ủy khuất trong cuộc chiến tranh. “Không thể phủ nhận đây là một hành động có sự tham gia của các quan chức trong quân đội, đã xúc phạm nặng nề đến danh dự và nhân phẩm của rất nhiều phụ nữ. Chính phủ Nhật Bản muốn nhân cơ hội này một lần nữa đưa ra lời xin lỗi và sự hối lỗi một cách chân thành và rộng rãi đến những người (không phân biệt xuất xứ) đã phải chịu đựng những nỗi đau vô hạn và những vết thương về mặt vật chất, tinh thần không thể nào bù đắp được khi bị coi là phụ nữ mua vui” [71].
  • 39. 37 “Vào năm 1995, trong khuôn khổ dự án xây dựng Quỹ phụ nữ châu Á, Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi Murayama đã nhấn mạnh rằng vấn đề phụ nữ mua vui là một vết sẹo của quá khứ và là điều hoàn toàn không thể tha thứ, đồng thời gửi lời xin lỗi sâu sắc đến những phụ nữ đã phải chịu những tổn thương về tinh thần và vật chất mà họ mãi mãi không bao giờ có thể nguôi ngoai được” [73]. “Chính phủ Nhật Bản cũng đã cam kết không tái diễn tình trạng này, đồng thời xem xét những tư liệu có liên quan đến các phụ nữ mua vui như một bài học lịch sử quốc gia. Mặc dù chính phủ Nhật Bản đã đưa ra lời xin lỗi chính thức vào các năm 1993 và 1995 về những hành động tàn bạo của binh lính Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai tại Hàn Quốc, song đây vẫn là vấn đề chính khiến mối quan hệ Hàn Quốc - Nhật Bản thêm rạn nứt. Đã có nhiều người lớn tiếng chỉ trích Tuyên bố Kono năm 1993 và Tuyên bố Murayama năm 1995 là sự phản ánh cảm xúc cá nhân của những nhà cầm quyền (hai Thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm lúc đó) chứ không phải tuyên bố xin lỗi chính thức từ chính phủ Nhật Bản. Đã có rất nhiều phụ nữ Hàn Quốc từ chối lời xin lỗi này và sự viện trợ từ quỹ Phụ nữ châu Á của Nhật Bản. Trong số những người phụ nữ là nạn nhân của vấn đề này thì chỉ có hơn 60 phụ nữ Hàn Quốc đồng ý nhận trợ cấp tài chính từ quỹ này” [77]. “Vấn đề phụ nữ bị ép mua vui cho lính Nhật giờ đây đã được công nhận như là một vấn đề bạo lực tình dục đối với nữ giới, một vấn đề nữ quyền cần được giải quyết một cách triệt để. Chủ đề này đã và đang được đề cập và thảo luận trong các diễn đàn quốc tế của Liên Hợp Quốc và nhiều nước khác. Sau khi Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết vào ngày 30 tháng 7 năm 2007, thì Hạ viện Hà Lan và Nghị viện châu Âu (EP) cũng thông qua nghị quyết lần lượt vào ngày 8 tháng 11 năm 2007 và 12 tháng 12 năm 2007 về vấn đề phụ nữ mua vui. Ngay từ năm 1992, các nạn nhân châu Á đã liên kết lại với nhau thông qua Hội nghị đoàn kết châu Á (Asian Solidarity Conference) để tạo sức ép lên chính phủ Nhật Bản phải chịu trách nhiệm trước vấn đề lịch sử này” [57]. “Những người dân Nhật Bản cũng đã thể hiện sự hối lỗi sâu sắc đến những phụ nữ bị xem là mua vui của Hàn Quốc. Vào năm 2008, những người dân sống tại đảo Miyako thuộc tỉnh Okinawa (Nhật Bản) đã xây dựng bia Arirang để tưởng nhớ những phụ nữ