SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------
LÊ THỊ ÁI PHƢƠNG
SỰ HẬU THUẪN CỦA TÂY BAN NHA
ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG MỸ TỪ NĂM 1776
ĐẾN NĂM 1783
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số : 60 22 03 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THÀNH NAM
Thừa Thiên Huế, năm 2018
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các
số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.
Họ tên tác giả
LÊ THỊ ÁI PHƢƠNG
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, phòng
Đào tạo Sau Đại học; Quý Thầy cô trong khoa Lịch sử, tổ Lịch sử Thế giới,
trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi hoàn thành khóa học.
Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy
giáo: PGS.TS. Lê Thành Nam, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, khích
lệ và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học.
Mặc dù đã rất cố gắng song do năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm
nghiên cứu chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết,
rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô, bạn bè.
Tác giả luận văn
Lê Thị Ái Phƣơng
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan ..............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC .................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................3
NỘI DUNG ..............................................................................................................14
Chƣơng 1. NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY TÂY BAN NHA
CAN DỰ CÁCH MẠNG MỸ TỪ NĂM 1776 ĐẾN NĂM 1783 .........................14
1.1. Những xung đột giữa Tây Ban Nha với Anh trong quan hệ quốc tế ........14
1.2. Cuộc chiến tranh giành độc lập của cư dân thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ .....21
1.3. Sự tìm kiếm ủng hộ quốc tế của cách mạng Mỹ .......................................28
Chƣơng 2. SỰ HẬU THUẪN CỦA TÂY BAN NHA ĐỐI VỚI
CÁCH MẠNG MỸ TỪ NĂM 1776 ĐẾN NĂM 1783 ..........................................36
2.1. Hoạt động hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với
cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1779 .....................................................36
2.1.1. Thái độ của triều đình Madrid đối với tình hình cách mạng Mỹ ......36
2.1.2. Những hoạt động của Tây Ban Nha trợ giúp cho cách mạng Mỹ ....41
2.2. Hoạt động hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ
từ năm 1779 đến năm 1783 ..............................................................................50
2.2.1. Con đường dẫn Tây Ban Nha tới chiến tranh với nước Anh ............50
2.2.2. Hoạt động hỗ trợ vật chất và quân sự
trong chiến tranh cách mạng Mỹ .................................................................56
2.2.3. Quá trình thương lượng chấm dứt chiến tranh
giữa Tây Ban Nha và Anh ...........................................................................63
Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ HẬU THUẪN CỦA
TÂY BAN NHA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG MỸ
2
TỪ NĂM 1776 ĐẾN NĂM 1783 ............................................................................66
3.1. Sự dính líu của Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh Bắc Mỹ:
từ bí mật đến công khai ...................................................................................66
3.2. Nhân tố nước Pháp dẫn dắt triều đình Madird
tham gia vào cách mạng Mỹ ............................................................................68
3.3. Thái độ lấp lững của người Tây Ban Nha trong tiến trình hậu thuẫn
cho những người Mỹ da trắng .........................................................................71
3.4. Sự huy động tối đa nguồn lực của đế Tây Ban Nha trong
các hoạt động cho cách mạng Mỹ ....................................................................73
3.5. Hiệu ứng trong nội bộ đế chế Tây Ban Nha và quan hệ quốc tế
khi cách mạng Mỹ kết thúc ..............................................................................76
KẾT LUẬN .............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84
PHỤ LỤC ................................................................................................................90
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhận định “Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh
viễn chỉ có lợi ích mới là vĩnh viễn” (Thủ tướng Anh Lord Palmerston, 1784-1865)
hoàn toàn đúng khi nói về quan hệ quốc tế ở châu Âu thời cận đại, Bởi mỗi chủ thể
khi tham gia vào ván bài cạnh tranh quyền lực luôn đặt quyền lợi quốc gia lên hàng
đầu và áp đặt sức mạnh, ý chí lên bên còn lại. Châu Âu thế kỉ XVIII trở thành trung
tâm của những mối quan hệ đan xen, chằng chéo tạo nên những liên minh phức tạp,
những hợp tác và cạnh tranh được che đậy bằng ngoại giao khéo léo. Trong sự vận
động của những quan hệ đó, nổi lên 3 cường quốc hàng đầu là Anh, Pháp và Tây
Ban Nha. Đó là cuộc tranh đấu giữa Pháp và Anh trên lục địa châu Âu, sự ganh đua
giữa Anh và Tây Ban Nha giành thống trị trên biển, tất cả đều đẩy mạnh bành
trướng thuộc địa, gồng mình vươn lên vị trí minh chủ châu Âu, bá chủ thế giới.
Trong hơn nửa đầu thế kỷ XVIII, châu Âu trở thành bãi chiến trường chính cho các
bên phô diễn tiềm lực, sức mạnh của bản thân. Kết quả là Anh luôn là người chiến
thẳng, kẻ cầm cờ trắng, chấp nhận thua thiệt luôn là Pháp và Tây Ban Nha. Do vậy,
sau khi mất trắng ở hai cuộc chiến tranh Thừa kế Tây Ban Nha (1701-1714) và
chiến tranh Bảy năm (1756-1763), nổi uất hận tràn ngập trong lòng chính giới hai
nước, tạo nên chất xúc tác giúp hai cường quốc xích lại gần nhau và cùng nuôi ý chí
phục thù Anh.
Tình hình quốc tế diễn ra theo hướng có lợi cho cả Pháp và Tây Ban Nha khi
cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nổ ra. Nắm bắt
được sự rạn nứt trong quan hệ giữa Anh và các thuộc địa ở Bắc Mỹ, Pháp và Tây
Ban Nha xem đây là cơ hội “trả đũa ngọt ngào” không thể bỏ qua. Từ sự dẫn dắt tư
duy đó, Pháp từng bước lôi kéo Tây Ban Nha tham gia vào cuộc chiến chống kẻ thù
chung – Anh. Tuy nhiên, khác với Pháp, Tây Ban Nha vô cùng quan ngại trước
những cuộc nổi dậy của người dân thuộc địa Bắc Mỹ, bởi những thành quả cách
mạng mà thuộc địa có được sẽ là mối nguy hiểm khôn lường, ảnh hưởng và làm phá
vỡ hệ thống thuộc địa của Tây Ban Nha ở Trung Nam Mỹ. Song trước những
4
thương thượng ngoại giao với lợi ích béo bở đầy hứa hẹn từ Pháp, Tây Ban Nha
quyết định không là đồng minh của Mỹ mà tham gia vào cuộc chiến chống Anh với
tư cách là đồng minh của Pháp, gián tiếp hậu thuẫn cuộc nổi dậy của người Mỹ da
trắng với một phong thái ngoại giao đầy toan tính và thận trọng. Chính vì thế, mỗi
bước tiến của sự nghiệp tiến bộ của nhân dân Mỹ đều mang dấu ấn hết sức đậm nét
của nước Pháp, ngược lại, vai trò và những đóng góp không thể thiếu của Tây Ban
Nha cho sự thắng lợi của cách mạng Mỹ lại ít được sử sách đề cập.
Cho tới nay việc làm rõ sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha trong cuộc cách mạng
Mỹ vẫn còn là khoảng trống nhận thức của giới nghiên cứu sử học Việt Nam. Sự
tìm hiểu một cách thấu triệt vấn đề đặt ra vẫn còn là khoảng mở cần thiết để tác giả
luận văn có cơ hội thực hiện. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu chủ đề “Sự hậu thuẫn
của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783” vừa có ý
nghĩa cả về mặt khoa học lẫn ý nghĩa thực tiễn:
Về ý nghĩa khoa học, thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp hiểu rõ những
mâu thuẫn giữa Anh và Tây Ban Nha trong quan hệ quốc tế cận đại; hiểu rõ những
cuộc vận động ngoại giao của nước Pháp nhằm lôi kéo Tây Ban Nha trở thành
đồng minh, đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến chống Anh; hiểu được những hoạt
động hỗ trợ bí mật về tài chính và quân sự cũng như quá trình tham chiến của Tây
Ban Nha đối với sự nghiệp tiến bộ của cư dân Mỹ; hiểu rõ những đặc điểm của mối
quan hệ Tây Ban Nha – Mỹ trong cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ;
hiểu rõ những tác động đối với hai chủ thể khi tham gia cùng một chiến tuyến cũng
như trên bình diện quốc tế.
Về ý nghĩa thực tiễn, ngày nay đất nước ta đang trong quá trình hội nhập
quốc tế, trong đó có việc đẩy mạnh quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới. Tây
Ban Nha và Mỹ là hai quốc gia mà Đảng và Nhà nước ta đang tăng cường quan hệ,
hợp tác với nhau trên nhiều nhiều lĩnh vực. Do đó, những dữ kiện lịch sử của hai
quốc gia này cùng mối quan hệ giữa họ trở thành nguồn tham khảo quý giá cho mọi
cơ quan nhà nước trong việc hoạch định, thực thi quan hệ với hai đối tác. Hơn nữa,
những vấn đề trình bày trong luận văn sẽ trở thành bài học cho việc phân biệt đối
tác/đối tượng (tùy theo hoàn cảnh) để từ đó giúp cho đất nước chúng ta có thể chọn
5
lựa đúng đắn trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập sâu
rộng trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Bởi đó là xu thế
tất yếu hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một trong những mối quan hệ đặc biệt của lịch sử quan hệ quốc tế thời cận
đại, quan hệ Tây Ban Nha – Mỹ trong cuộc chiến tranh giành độc lập của người Mỹ
da trắng đã thu hút sự quan tâm, chú ý không ít của các nhà nghiên cứu, học giả với
nhiều công trình được xuất bản, nhiều ấn phẩm khác nhau được ra đời.
2.1. Ở trong nước, tức Việt Nam, vấn đề này ít nhiều được đề cập trong các
nhóm công trình sau:
Nhóm thứ nhất là những công trình mang tính chất giáo trình, như: “Lịch sử
thế giới cận đại” và “Lịch sử quan hệ quốc tế, Tập 1” do Vũ Dương Ninh chủ biên
(Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002 & 2005); “Lịch sử thế giới cận đại, Tập 1” do Phan
Ngọc Liên chủ biên (Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008). Trong các công trình
này khi trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ vào
cuối thế kỷ XVIII, các tác giả đề cập tới liên minh Tây Ban Nha – Pháp năm 1779.
Sự kiện này được các tác giả xâu chuỗi trong tiến trình của cách mạng Mỹ.
Trên phương diện rộng lớn hơn, Tây Ban Nha tham gia vào cách mạng Mỹ
với tư cách là đồng minh của Pháp được đề cập trong các công trình thông sử nước
Mỹ, như: “Lịch sử Hoa Kỳ từ độc lập đến chiến tranh Nam Bắc” của Nguyễn Thế
Anh (Lửa Thiêng xuất bản, Sài Gòn, 1969);
Nhìn chung, trong nhóm công trình này mới chỉ dừng lại trong việc trình bày
các sự kiện tiêu biểu liên quan tới vấn đề mà tác giả quan tâm, nghiên cứu.
Nhóm thứ hai là những công trình dưới dạng chuyên khảo. Tiêu biểu cho thể
loại này là: “Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội và văn hóa” của Nguyễn Thái Yên
Hương (Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005); “Nước Mỹ với
quá trình Tây tiến: Chính sách ngoại giao mở rộng lãnh thổ (1787-1861)” của Lê
Thành Nam (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016) đã trình bày quan hệ
ngoại giao của các thuộc địa Bắc Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập và chính
sách đối ngoại của nhà nước cộng hòa non trẻ trong buổi đầu vừa mới ra đời. Là
6
một quốc gia đối trọng với nước Anh trong sự kiện cuộc chiến tranh do các thuộc
địa Bắc Mỹ tiến hành, vương quốc Tây Ban Nha nhận được mối lưu tâm từ phía cư
dân ở đây.
Bên cạnh các các công trình chuyên khảo là các luận văn Thạc sĩ được hoàn
thành và bảo vệ trong gần một thập kỷ trở lại đây, trong đó đáng chú ý: “Chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ khi lập quốc (1776) đến trước cuộc Nội chiến (1861-
1865)” của Lê Thành Nam (Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm –
Đại học Huế, 2007). Ở công trình này, tác dành hẳn một mục nhỏ trong chương thứ
nhất: “Ngoại giao vì mục tiêu độc lập” để phân tích sự vận động ngoại giao của
những đại diện các thuộc địa Bắc Mỹ tại Tây Ban Nha nhằm thuyết phục chính giới
và dư luận quốc gia này ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của họ. Một luận văn Thạc sĩ
khác cũng đề cập ít nhiều tới chủ đề mà tác giả nghiên cứu là: “Sự tham gia của các
cường quốc châu Âu trong cách mạng Mỹ từ năm 1775 đến năm 1783)” của Trịnh
Nam Giang (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008). Trong công trình này, tác giả
trình bày sự tham gia, góp mặt và ủng hộ của các cường quốc châu Âu cho cả từ hai
phía trong cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ. Điều này có nghĩa là, các cường
quốc châu Âu có sự phân định rõ nét thành hai chiến tuyến. Một bên ủng hộ cư dân
thuộc địa Bắc Mỹ đấu tranh thoát khỏi ách áp bức của thực dân Anh, bao gồm:
Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch. Bên còn lại ủng hộ chính
quyền London theo đuổi chính sách đàn áp cuộc nổi dậy của cư dân Bắc Mỹ, trong
đó nhiệt tình nhất là các tiểu quốc Đức và vương quốc Phổ. Bên cạnh đó, luận văn
còn đề cập đến thái độ trung lập của một số cường quốc châu Âu trước sự kiện cách
mạng diễn ra ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương. Sa hoàng Nga và Áo hoàng là
những nhân vật thể hiện quan điểm này rõ rệt nhất. Dĩ nhiên, sự trung lập của hai
thế lực phong kiến này có tác động theo chiều hướng thuận nghịch cho cả Anh và
cư dân Bắc Mỹ. Do trình bày dàn trải thái độ của từng cường quốc châu Âu trong
cách mạng Mỹ nên khi đề cập tới nước Pháp, luận văn chỉ dành dung lượng số trang
vừa phải.
Cùng với Luận văn Thạc sĩ, những năm gần trở lại đây, các công trình Luận án
Tiến sĩ về chủ thể Tây Ban Nha trong lịch sử được một số học giả lưu tâm. Điều cần
7
chú ý rằng, các công trình này tập trung làm rõ sự chi phối của Tây Ban Nha tới
những khu vực, các quốc gia khác nhau trên khắp thế giới, dưới góc độ thương mại,
chính trị và xã hội v.v… Có thể tìm thấy thông tin này trong các công trình: “Quá
trình hoạt động thương mại của Tây Ban Nha ở các thuộc địa Mỹ latinh (thế kỷ XVI
– đầu thế kỷ XIX)” của Phạm Thị Thanh Huyền (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, 2016); “Chính sách đóng cửa và mở cửa của Tây Ban
Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX” của Trần Thị
Quế Châu (Luận án Tiến sĩ Lịch sử Thế giới, Trường Đại học Khoa học, Đại học
Huế, 2018).
Nói tóm lại, trong chừng mực nhất định, các chuyên khảo trong nhóm công trình
này đề cập khá cụ thể thái độ của vương quốc Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ.
Nhóm thứ ba là các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí khoa học
chuyên ngành của Viện Nghiên cứu châu Mỹ, chẳng hạn như: “Ngoại giao Hoa Kỳ
trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1773-1783)” và “Nước Pháp với cuộc chiến
tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1775-1783)” của Lê Thành
Nam (Châu Mỹ ngày nay, số 3(108)2007 và số 8(137)2009). Trong bài viết đầu
tiên, tác giả trình bày nghệ thuật ngoại giao của phái đoàn ngoại giao do Đại hội lục
địa gửi sang các triều đình phong kiến châu Âu (Pháp, Nga, Phổ) để lôi cuốn chính
giới ở đây lưu tâm tới sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Bắc Mỹ. Mục đích của
những phái đoàn này nhằm cô lập kẻ thù, tức nước Anh, đồng thời mở rộng sự liên
kết với các quốc gia ở Cựu lục địa. Bài viết còn lại phân tích nỗ lực của triều đình
nước Pháp trong việc ủng hộ nhân dân Bắc Mỹ chiến đấu chống lại thực dân Anh.
Sự chiến đấu đó không chỉ dừng lại trên chiến trường mà còn biểu hiện thông quan
sự vận động ngoại giao của triều đình Pháp đối với một số triều đình phong kiến các
nước châu Âu. Có thể nói, hai bài viết này chỉ lướt qua việc chính giới Pháp lôi kéo
Tây Ban Nha, một nước vốn mâu thuẫn với Anh về sở hữu vùng Gibrantar và
Minorque, tạo thành liên minh chống Anh.
2.1. Ở nước ngoài, các công trình liên quan tới chủ đề nghiên cứu khá phong
phú. Có thể phân chia thành những nhóm sau:
8
Nhóm thứ nhất là các công trình liên quan trực tiếp tới đề tài, như: “Spain
and the independence of the United States: An Intrinsic gift” (Tây Ban Nha và nền
độc lập của nước Mỹ: món quà nội tại) của Thomas E. Chavez (Albuquerque:
University of New Mexico Press, 2002) đã trình bày rõ vai trò của Tây Ban Nha đối
với sự ra đời của nước Mỹ, một khía cạnh ít được nhắc đến về quá trình giành độc
lập của nước Mỹ non trẻ. Thông qua chiến đấu thực tế, Tây Ban Nha đã hậu thuẫn,
cung cấp tài chính và quân sự, những người lính được tuyển mộ từ khắp đế chế Tây
Ban Nha, từ Tây Ban Nha và thuộc địa Tây Ban Nha ở Trung và Nam Mỹ, tất cả
những nổ lực đó của Tây Ban Nha đã giúp các thuộc địa non trẻ giành thắng lợi
trong cuộc chiến chống lại mẫu quốc Anh. Một công trình khác: “The role of Spain
in the American Revolution: An Unavoidable Strategic Mistake” (Vai trò của Tây
Ban Nha trong cách mạng Mỹ: một chiến lược sai lầm không tránh khỏi) của Major
Jose I. Yaniz (spain) (Master of military studies, Marine Corps University, Virginia,
2009). Đây là công trình bàn về quá trình Tây Ban Nha trở thành đồng minh của
Pháp tham gia vào cách mạng Mỹ với mục đích trã đũa nước Anh sau thất bại trong
chiến tranh Bảy năm (1756-1763). Song, bất ngờ thay, “hạt giống” thuộc địa Bắc
Mỹ đã nảy mầm và đe dọa đến hệ thống thuộc địa khu vực Trung và Nam Mỹ. Đây
là chiến lược sai lầm không tránh khỏi. Hay “The Spanish Army in North America
1700–1793 (Men-at-Arms)” (Quân đội Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ 1700-1793) của
René Chartrand (2011); “From Across the Spanish Empire: Spanish Soldiers Who
Helped Win the American Revolutionary War, 1776-1783. Arizona, California,
Louisiana, New Mexico, and Texas Military Rosters” (Từ khắp Đế chế Tây Ban
Nha: Những người lính Tây Ban Nha đã giúp Chiến thắng Cách mạng Hoa Kỳ,
1776-1783. Arizona, California, Louisiana, New Mexico và Texas Paper Rosters)
của Leroy Matinez (2015); “Galvez / Spain - Our Forgotten Ally In The American
Revolutionary War: A Concise Summary of Spain's Assistance” (Galvez / Tây Ban
Nha – đồng minh bị lãng quên trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ: Bản tóm tắt
ngắn gọn sự trợ giúp của Tây Ban Nha) của Sr. Judge Edward F. Butler (2015), hầu hết
các công trình này đã nêu rõ vai trò và đóng góp về mặt quân sự của Tây ban Nha trong
cách mạng Mỹ.
9
Nhóm thứ hai, là công trình liên quan tới lịch sử ngoại giao nước Mỹ từ khi
quốc gia này còn là một phần của đế chế Anh cho tới thời hiện đại. Mặc dù các tác
phẩm này trình bày ngoại giao của nước Mỹ theo tiến trình lịch sử nhưng trong nội
dung ngoại giao thời kỳ cách mạng, các tác giả chú ý tới việc làm rõ những toan
tính, hoạt động của Tây Ban Nha can thiệp gián tiếp vào cách mạng Mỹ. Có thể tìm
thấy nội dung này trong các tác phẩm như: “A Diplomatic History of the United
States” (Lịch sử ngoại giao của nước Mỹ) của Samuel Bemiss (Henry Holt and
Company, New York, 1951); "A Diplomatic History of the American People” (Lịch
sử ngoại giao của nhân dân Mỹ) của Thomas A. Bailey (Appleton-Century-Crofts,
Inc, New York, 1958); “American Diplomacy A History” (Lịch sử ngoại giao Mỹ)
của Robert H. Ferrell (W.W Norton & Company Inc, New York 1975); “A History
of American Foreign Policy, Vol 1 (Growth to World Power 1700-1914)” (Lịch sử
chính sách đối ngoại Mỹ, Tập 1 (Sự phát triển tới cường quốc thế giới 1700 – 1914)
của Alexander DeConde (Charles Scribner’s Sons, New York, 1978); “A
Companion to American Foreign Relations” (Sự đồng hành quan hệ đối ngoại Mỹ)
của Robert D. Schulzinger (Blackwell Publishing Ltd).v.v…
Nhóm thứ ba là các công trình liên quan tới lịch sử nước Mỹ, như: “The
Reinterpretation of the American Revolution 1763-1789” (Diễn giải lại cách mạng
Mỹ 1763-1789) của Jack P. Greene (Harper & Row Publisher, 1968); “The
American Republic to 1865, Vol 1” (Cộng hòa Mỹ tới năm 1865) của Richard
Hofstadter (Prentice-Hall Inc, Englewood Cliffs, New Jersey, 1959); “The
American Reconstruction through the 20th
century” (Tái xây dựng nước Mỹ trong
suốt thế kỷ XX) của Gerald A. Danzer… (McDouglas Little Inc, A Houghton
Miffin Company, 1999); “American History: A Survey” (Khái quát lịch sử Mỹ) của
Alan Brinkley (McGraw-Hill Higher Education, 2003) v.v… Đây là những công
trình thông sử nước Mỹ trình bày tất cả các lĩnh vực của quốc gia này từ khi còn là
thuộc địa của thực dân Anh cho tới hiện nay. Vấn đề ngoại giao trong thời kỳ cuộc
chiến tranh độc lập được đề cập tương đối chừng mực với những sự kiện tiêu biểu,
song chưa lý giải được bản chất hiện tượng của vấn đề đối ngoại của nước Mỹ thời
cận đại.
10
Nhóm thứ tư là các công trình của tác giả nước ngoài được dịch sang tiếng
Việt bàn về lịch sử nước Mỹ, như: “Lịch sử Hoa Kỳ những vấn đề quá khứ” của
Irwin Unger (Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2009); “Lịch sử dân tộc Mỹ” của
Howard Zinn (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2010) đã trình bày các sự kiện liên quan tới
nước Mỹ. Vấn đề của tác giả đang tìm hiểu chỉ được nêu một cách sơ lược.
Tóm lại, qua việc điểm qua những công trình mà chúng tôi tiếp cận được có
thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, tại Việt Nam, chủ đề của luận văn được xâu chuỗi trong các công
trình mang tính giáo trình hoặc phần nào được trình bày trong các chuyên khảo. Các
công trình này bước đầu đề cập đến việc Tây Ban Nha trở thành đồng minh của
Pháp, đứng về phía thuộc địa chống mẫu quốc trong cách mạng Mỹ. Một công trình
với tên gọi như đề tài luận văn hầu như vắng bóng trong các tác phẩm chuyên biệt.
Thứ hai, tại nước ngoài, nhất là Mỹ, chủ đề này được thể hiện hết sức phong
phú với các nguồn sử liệu hết sức có giá trị. Có tác phẩm đề cập một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp tới vấn đề đặt ra. Do tiếp cận cả hai chiều hướng, tức khuynh hướng
ủng hộ và khuynh hướng phản đối Tây Ban Nha can dự vào cuộc chiến tranh giành
độc lập của cư dân Bắc Mỹ nên có sự chằng chéo nhau trong cách trình bày cũng
như cách giải thích các sự kiện. Mặt khác, nhiều sự kiện do cách nhìn nhận chưa
thực sự khách quan nên đánh giá cao về ngoại giao của nước Mỹ.
Mặc dù vậy, các công trình nêu trên đã cung cấp cho tác giả luận văn nhiều
tư liệu có giá trị, giúp người viết có thể hoàn thành công việc đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là khôi phục một cách hệ thống về sự hậu thuẫn của
Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783. Trên cơ sở đó,
luận văn làm rõ các hoạt động nổi bật: giai đoạn Tây Ban Nha với tư cách là đồng
minh của Pháp gián tiếp viện trợ bí mật về tài chính và quân sự cho thuộc địa
(1776-1778) và giai đoạn Tây Ban Nha tham chiến trực tiếp (1779-1783), góp phần
giúp đỡ các thuộc địa Bắc Mỹ trong cuộc chiến chống lại mẫu quốc – nước Anh.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, đề tài luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ như sau:
11
Thứ nhất, hệ thống hóa quá trình Tây Ban Nha trở thành đồng minh của
Pháp, ủng hộ cuộc chiến tranh giành độc lập của cư dân Bắc Mỹ trên cơ sở tư liệu
hiện có.
Thứ hai, phân tích những nhân tố bên trong và bên ngoài thúc đẩy Tây Ban
Nha can dự vào cách mạng Mỹ.
Thứ ba, phân tích và tổng hợp những hoạt động hỗ trợ về tài chính và quân sự
của Tây Ban Nha đối với các thuộc địa Bắc Mỹ (1776-1783).
Thứ tư, rút ra nhận xét, đánh giá về sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với
cách mạng Mỹ trong khung thời gian đặt ra.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ của Tây Ban Nha
đối với cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, được thể
hiện trên các lĩnh vực: tài chính và quân sự.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian, địa bàn trọng tâm mà luận văn tập trung chủ yếu là
châu Mỹ và châu Âu – những nơi thể hiện sự tương tác, kết quả của Tây Ban Nha
trong việc tham gia ủng hộ cách mạng Mỹ.
Về phạm vi thời gian, mốc mở đầu là năm 1776, cụ thể là ngày 27-6-1776,
khi hoàng đế Tây Ban Nha – Carlos III bí mật chuyển cho công ty Roderique
Hortalez et Compagnie (công ty của Pháp) số tiền 270.000 pesos (1.000.000 france)
để hỗ trợ cho cách mạng Mỹ. Mốc kết thúc là năm 1783, cụ thể là, 3-9-1783, nước
Mỹ kí kết hòa ước Paris chấm dứt chiến tranh với Anh. Sự kiện này đồng thời cũng
chấm dứt luôn sự hậu thuẫn của vương quốc Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ.
Hai mốc thời gian nêu trên cố nhiên không phải là sự phân định máy móc, tùy tiện
mà không cho phép luận văn đẩy về phía trước hoặc lùi dần về phía sau khi làm rõ
chủ đề nghiên cứu.
5. Các nguồn tƣ liệu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, luận văn tập trung khai thác
và sử dụng của nguồn tư liệu chủ yếu sau đây:
12
- Các hiệp ước, công hàm ngoại giao, thư từ trao đổi, hồi ký của Bộ trưởng
Ngoại giao, công sứ của Tây Ban Nha, các đại diện ngoại giao Mỹ ở châu Âu, nhất
là tại Madrid. Đây là những tư liệu gốc được in trong các công trình, như: “Spanish
Correspondence Concerning the American Revolution” của James A. Robertson –
1918; “Spanish Observers and the American Revolution, 1775-1783” của Light
Townsend Cummins – 1991; ,…
- Các công trình có phản ánh trực tiếp tới việc ủng hộ của Tây Ban Nha đối
với cách mạng Mỹ, như: “Spain and the independence of the United States: An
Intrinsic gift” của Thomas E. Chavez - 2002; “Galvez/ Spain - Our Forgotten Ally
In The American Revolutionary War: A Concise Summary of Spain's Assistance”
của Sr. Judge Edward F. Butler – 2015 ,…
- Các công trình có nội dung phản ánh trực tiếp đến lịch sử ngoại giao của
Mỹ, như: “A Diplomatic History of The United States” của Samuel Bemis – 1951;
“A History of American Foreign Policy, Vol 1 (Growth to World Power 1700 –
1914)” của Alexander DeConde – 1979; “The History of American Foreign Policy”
của Jerald Combs và Athur Combs – 1986 và “The Cambridge History of
American Foreign Relations, Vol 1: The Creation of a Republican Empire 1776 –
1865” của Bradford Perkins – 1993 .v.v...
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các công trình chuyên khảo về lịch sử thế
giới, lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử ngoại giao và các bài nghiên cứu liên quan đến
nội dung đề tài được công bố trên các tạp chí chuyên ngành.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Luận văn quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
nghiên cứu khoa học lịch sử. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam trong
quá trình xử lý, hệ thống tư liệu và hình thành luận văn.
- Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương
pháp cơ bản để thực hiện đề tài. Theo đó, luận văn vận dụng linh hoạt các phương
pháp nghiên cứu chuyên ngành: Sưu tầm, chọn lọc, phân loại, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu,… Bên cạnh đó, phương pháp logic cũng được vận dụng. Là đề tài thuộc
13
chuyên ngành Lịch sử Thế giới nên tác giả còn chú ý tới phương pháp nghiên cứu
quốc tế khi phân tích và khái quát những vấn đề đặt ra.
7. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, luận văn là công trình đầu tiên ở Việt Nam hệ thống hóa các tài
liệu liên quan tới sự hậu thuẫn của triều đình phong kiến Mardid cho cuộc đấu tranh
giành độc lập của cư dân Bắc Mỹ.
Thứ hai, luận văn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên ngành lịch
sử, quốc tế học và học viên cao học chuyên ngành lịch sử thế giới, đồng thời đối với
những ai quan tâm tới vấn đề này.
Cuối cùng, luận văn trong chừng mực nhất định góp thêm dữ liệu, khuyến
nghị cho các cơ quan ban ngành trong việc hoạch định, thực thi đường lối đối ngoại
trong quá trình hội nhập một cách sâu rộng quan hệ quốc tế đương đại.
8. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu (11 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (5 trang)
và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu trong 3 chương:
Chương 1. Những nhân tố thúc đẩy Tây Ban Nha can dự cách mạng Mỹ từ
năm 1776 đến năm 1783 (21 trang)
Chương 2. Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm
1776 đến năm 1783 ( 30 trang)
Chương 3. Một số nhận xét về sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách
mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783 ( 14 trang)
14
Chƣơng 1
NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY
TÂY BAN NHA CAN DỰ CÁCH MẠNG MỸ
TỪ NĂM 1776 ĐẾN NĂM 1783
1.1. Những xung đột giữa Tây Ban Nha với Anh trong quan hệ quốc tế
Các cuộc phát kiến địa lý vào cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI đã mở ra quá
trình di dân ồ ạt và thuộc địa hóa những vùng đất châu Mỹ của các cường quốc châu
Âu. Dưới nhãn quan của giới cầm quyền ở Cựu lục địa đều xem “Tân thế giới là
đấu trường chinh phục để tích tụ của cải và quyền lực” [12, tr. 309]. Bị ám ảnh to
lớn bởi tư tưởng đó, quá trình thuộc địa hóa lại càng được đẩy nhanh hơn.
Trong số các cường quốc châu Âu, chiếm giữ vị trí tiên phong trong quá
trình này là Tây Ban Nha. Lúc đầu, khi mới đặt chân tới Tân thế giới vào cuối thế
kỷ XV, người Tây Ban Nha chiếm hữu những hòn đảo nằm trong vùng biển
Caribbean, các vùng đất thuộc: Cuba, Jamaica và Puerto Rico. Từ những địa điểm
đứng chân ngoài khơi Đại Tây Dương, Tây Ban Nha tiến sâu vào những lãnh thổ
giàu có lục địa châu Mỹ nằm ở Trung và Nam Mỹ. Sau khi chinh phục xong và xây
dựng nên những thuộc địa thịnh vượng tại đây, trong nửa đầu thế kỷ XVI, người
Tây Ban Nha bắt đầu tiến hành ngày một nhiều hơn các chuyến thám hiểm ngược
lên phía Bắc đến miền Nam nước Mỹ ngày nay với mục đích chủ yếu là tìm kiếm
của cải (là những kho báu, vàng và các kim loại quý khác). Cuối cùng, vì không tìm
thấy của cải và xuất phát từ nhu cầu buôn bán dọc hải lưu Gulf Stream, người Tây
Ban Nha đã thiết lập thị trấn St. Augustine ở phía Bắc của Floridas thành một khu
vực định cư lâu dài và sau đó phát triển nơi đây thành thuộc địa của Tây Ban Nha ở
Bắc Mỹ. Đây được xem là “khu vực định cư lâu dài đầu tiên của người châu Âu ở
vùng đất là nước Mỹ ngày nay” [7, tr. 15]. Cũng trong thời gian này, từ địa bàn
đứng chân ở Floridas, bằng các chuyến thám hiểm, người Tây Ban Nha còn gây
dựng “uy thế” của mình tại những vùng đất phía Tây nước Mỹ ngày nay thuộc các
15
tiểu bang Texas, Kansas, New Mexico, Arizona và California. Kết quả của việc
chinh phục, Tây Ban Nha đã thu về nguồn của cải vô tận từ Tân thế giới, trong đó
vàng và bạc là hai mặt hàng đáng kể. Theo thống kê, trong thời gian từ năm 1521
đến năm 1660, mười tám nghìn tấn bạc và hai trăm tấn vàng được chuyển từ châu
Mỹ về Tây Ban Nha [2, tr. 44].
Bị hấp dẫn với nguồn của cải vô tận cướp đoạt từ Tân thế giới của Tây Ban
Nha, đồng thời không mãn nguyện với kết quả tuyên bố đơn phương của Giáo
hoàng La Mã dành cho hai quốc gia nằm trên bán đảo Iberia những đặc quyền về lợi
ích trong việc khám phá những vùng đất mới và đại dương mới (1493)1
, các quốc
gia Tây Âu khác (Anh, Pháp) từng bước tham gia vào việc ganh đua, cạnh tranh và
thách thức đế chế Tây Ban Nha ở phía bên kia Đại Tây Dương.
Chậm chân hơn so với người Tây Ban Nha gần một thế kỷ trong việc thuộc
địa hóa châu Mỹ, năm 1578, Nữ hoàng Anh - Elizabeth, cho phép công dân của
mình được quyền lập thuộc địa ở “những miền đất ngoại đạo và dã man ở Tân thế
giới mà các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo khác vẫn chưa tuyên bố quyền sở hữu”
[54, tr. 101]. Đến đầu thế kỷ XVII, cụ thể là vào năm 1607, người Anh thiết lập khu
định cư đầu tiên tại Jamestown, thuộc Virginia. Từ địa điểm này, các khu định cư của
người Anh nhanh chóng lan tỏa dọc theo miền duyên hải Đại Tây Dương với gốc rễ
ngày càng vững chắc, với 13 thuộc địa được thành lập vào giữa thế kỷ XVIII. Giống
như người Anh, cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, nước Pháp cũng thiết lập cho
mình những cứ điểm rộng lớn ở Bắc Mỹ, bao gồm Canada và Louisiana. Với chính
giới cầm quyền của nhiều quốc gia châu Âu, thông lệ vốn ngự trị trong tư tưởng của
họ vào các thế kỷ XVII – XVIII, việc sở hữu “các thuộc địa rộng lớn và sự kiểm
soát thương mại của chúng trở thành tiêu chuẩn của sự thịnh vượng quốc gia, niềm
kiêu hãnh và quyền lực” [31, tr.3].
1
Để tránh sự tranh giành lợi ích thực dân cũng như ngăn chặn nguy cơ một cuộc xung đột giữa hai
thành viên trong Giáo hội Thiên Chúa giáo Roma - Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, về phạm vi
truyền giáo ra bên ngoài Cựu lục địa, ngày 3-5-1493, Giáo hoàng Alexander VI ban hành Sắc chỉ
Inter Cetera. Theo đó, một đường phân giới nằm ở kinh tuyến 100 leagues phía Tây của Azores
được thiết lập. Phần phía Đông của đường phân giới này thuộc quyền của Bồ Đào Nha; phần phía
Tây thuộc phạm vi kiểm soát của Tây Ban Nha. Dựa trên sắc chỉ của Giáo hoàng, điều này có
nghĩa là, toàn bộ lục địa châu Mỹ được giao Tây Ban Nha; châu Phi và Ấn Độ được dành cho Bồ
Đào Nha [3, tr. 22].
16
Có một thực tế lịch sử là trong khi các quốc gia Tây Âu đang tiến hành mở
rộng phạm vi thế lực ra các khu vực khác, trong đó có châu Mỹ thì tại châu Âu một
sự kiện quốc tế diễn ra mà có thể làm đảo lộn trật tự cũng như vị thế của mỗi cường
quốc trên Cựu lục địa. Tháng 11-1700, Charles II, hoàng đế Tây Ban Nha cuối cùng
thuộc dòng họ Habsburgs băng hà. Vì không có con nối dõi nên trước lúc lâm chung,
nhà vua để lại bản di chúc chỉ định cháu nội của vua nước Pháp - Louis XIV, thuộc
dòng họ Bourbons là công tước Philippe d’ Anjou kế vị ngai vàng. Công tước d’
Anjou lên ngôi với niên hiệu Philip V (cầm quyền 1700 – 1746), mở đầu thời kỳ nắm
quyền của dòng họ Bourbons tại Tây Ban Nha. Điều đáng nói rằng Philip V cũng
được ông nội của mình chỉ định làm người kế nhiệm ngôi báu nước Pháp. Việc một
người thuộc dòng họ Bourbons lên ngôi vua Tây Ban Nha đồng thời cũng là hoàng đế
nước Pháp trong tương lai dẫn tới khả năng kịch bản nước Pháp sẽ sáp nhập lãnh thổ
Tây Ban Nha cũng như các thuộc địa của nó nằm trong biên giới của Pháp [26, tr.14].
Dưới nhãn quan của các quốc gia châu Âu phong kiến, một khi kịch bản nêu
trên trở thành hiện thực sẽ phá vỡ thế cân bằng quyền lực – một luận thuyết vốn ra
đời từ sau hiệp ước Westphalia (1648), cho rằng bất cứ một sự thay đổi nào tại vùng
đất châu Âu cũng đe dọa đến sự ổn định của toàn bộ Cựu lục địa cũng như các vùng
đất khác đang phụ thuộc vào nó. Đối với nước Anh, sau khi trở thành một quốc gia tư
sản, nguy cơ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thương mại, xuất khẩu hàng hóa
sang các nước khác trong lục địa do vấp phải hàng rào thuế quan của người Pháp đặt
ra. Xa hơn, nước Anh sẽ mất dần việc kiểm soát các đại dương, từ đó các thuộc địa
của Anh dễ dàng rơi vào thế cô lập.
Để ngăn chặn ý đồ của nước Pháp, liên minh các nước châu Âu trong có nước
Anh đã lôi kéo nước Pháp vào cuộc chiến mà lịch sử gọi là Chiến tranh giành quyền
Thừa kế Tây Ban Nha (1701-1713). Đây là “cuộc chiến lớn nhất mà châu Âu chứng
kiến, kể từ thời Thập tự chinh” [15, tr. 291].
Với tư cách thành viên của dòng họ Bourbons, Tây Ban Nha cũng phải chia sẻ
gánh nặng một phần chiến tranh với nước Pháp. Nói cách khác, liên minh Pháp – Tây
Ban Nha phải đương đầu với gần như toàn bộ thế lực phong kiến châu Âu do nước
Anh cầm đầu. Nhờ sự cơ động linh hoạt của quân đội cộng với việc “mượn tay kẻ
17
khác” để làm suy yếu đối phương, nước Anh chiếm ưu thế trên mọi mặt trận. Trong
khi đó, Tây Ban Nha bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Lợi dụng sự yếu của đối
phương, nước Anh chiếm giữ những vị trí chiến lược của Tây Ban Nha ở Địa Trung
Hải, như: Gibraltar (1704), Minorca v.v… Trong số các vị trí này, Gibraltar đóng vai
trò quan trọng bậc nhất đối với triều đình Madrid, là cửa sau (backdoor), “chiếc chìa
khóa”, điểm yết hầu kiểm soát hoạt động lưu thông của mọi thuyền bè từ Địa Trung
Hải ra Đại Tây Dương và ngược lại.
Năm 1713, chiến tranh kết thúc với sự thất bại của liên minh Pháp – Tây Ban
Nha. Với tư cách một bên tham chiến, triều đình Madrid buộc phải chấp ký kết các
hiệp ước do bên thắng trận đưa ra. Trong các hiệp ước Utrecht (1713) và hiệp ước
Rasotat (1714), Tây Ban Nha phải thừa nhận một cách pháp lý về quyền sở hữu của
nước Anh đối với Gibraltar, Minorca; đồng thời chuyển giao cho nước Anh các
asiento de negros (hợp đồng buôn bán nô lệ) từ châu Phi sang châu Mỹ, đảm bảo cho
Anh đặc quyền cung cấp nô lệ thuộc vùng châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha [8, tr. 80].
Với điều khoản này, “Tây Ban Nha đã buộc phải chấp nhận cho đối thủ truyền thống
là Anh được tham gia chính thức vào thương mại quốc tế từ năm 1713” [8, tr.80].
Ngoài ra, Tây Ban Nha bị tước đi những vùng đất ở châu Âu mà trước đây họ nắm
quyền chi phối, cụ thể là chuyển giao cho Áo vùng đất phía Nam Netherland, các tiểu
quốc thuộc lãnh thổ Italy, như: Napoli, Milano, Sardinia. Những tổn thất này khiến
cho triều đình Madrid bị suy giảm vị thế, cô lập trên trường quốc tế. Rõ ràng, “Tây
Ban Nha đã bị hạ hẳn xuống vị trí cường quốc thứ yếu ở Tây Âu, địa vị mà Tây Ban
Nha đi vào lịch sử các thế kỷ XVIII – XIX” [25, tr. 530]. Chính từ đây, “Anh trở
thành kẻ thù chính của Tây Ban Nha” [15, tr. 313].
Tiếp sau cuộc Chiến tranh giành quyền Thừa kế Tây Ban Nha, sự xung đột
giữa triều đình Madrid với London không chỉ dừng lại tại Cựu lục địa mà còn biểu
hiện ở vùng “ngoại vi”, tức vùng thuộc địa do chính quyền hai bên quản lý. Năm
1739, Anh phát động cuộc chiến tranh chống Tây Ban Nha. Cuộc chiến này trong lịch
sử gọi là Chiến tranh vì cái tai của Jenkin (The war of Jenkin’s ear) hay chiến tranh
Anh – Tây Ban Nha. Sự thật là xung đột giữa Anh và Tây Ban Nha nảy sinh vào thập
niên đầu tiên của thế kỷ XVIII và chiếc tai bị cắt của Jenkin chỉ là cái cớ cho cuộc
18
chiến nổ ra. Chiến tranh bắt nguồn từ tranh chấp lãnh thổ biên giới giữa Floridas
thuộc Tây Ban Nha và Georgia thuộc Anh. Chiến tranh kéo dài trong hai năm, tới
năm 1741, mà không đưa đến sự phân thắng bại rõ ràng. Mặc dù tiếng súng chấm dứt
nhưng các phần tử có tư tưởng hiếu chiến tại thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ vốn tin
rằng “định mệnh giao cho họ bành trướng sang phía bên kia dãy Allegheny” [42, tr.
19] nên thường xuyên tiến hành các hoạt động quấy phá, tấn công các khu định cư
của người Tây Ban Nha ở Florida, Texas .v.v… Điều này gây ra sự thù hằn, hiềm
khích giữa cư dân Tây Ban Nha với người Anh đang sinh sống tại Bắc Mỹ.
Cần phải thấy rằng, sự vận động của những xung đột giữa Tây Ban Nha và
Anh trong quan hệ quốc tế nửa đầu thế kỷ XVIII luôn có tác nhân từ phía Pháp, mà
quốc gia này lại đang đầy rẫy mâu thuẫn với nước Anh. Mâu thuẫn quán xuyến giữa
Anh và Pháp xoay quanh việc tranh chấp thuộc địa ở Bắc Mỹ và Ấn Độ. Do không
dung được hòa lợi ích nên cả hai bên lao vào cuộc chiến tranh Bảy năm (1756-1763).
Cuộc chiến mà lần đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới chứng kiến sự tác chiến
linh hoạt của quân đội các quốc gia châu Âu, nhất là Anh, nằm ngoài chiến trường
châu Âu (Bắc Mỹ) với những ứng dụng nguyên tắc chiến lược mang tầm nghệ thuật
của một cuộc chiến tranh hiện đại.
Để tiến hành cuộc chiến chống lại Anh, ngày 15-8-1761, Pháp và Tây Ban
Nha đã xác nhận lại tính hiệu lực của “Bản Thỏa ước gia đình” Bourbons (Family
Compact) mà hai bên đã ký trước đó 2
. Bản thỏa ước lần này nói rõ thêm, bất cứ đối
phương nào tấn công một ông vua trong khối đồng minh thì đồng nghĩa tấn công
người còn lại. Nhiệm vụ bắt buộc của thành viên trong khối đồng minh là phải hỗ trợ
và tấn công đối phương [31, tr. 6]. Nhằm cột chặt Tây Ban Nha đi theo mình đến
cùng trong cuộc chiến, triều đình Versailles hứa sẽ chiến đấu cho tới khi nào vương
triều Madrid lấy lại được Minorca và Gibraltar. Nói một cách khác, Tây Ban Nha
cùng tham chiến với Pháp chống lại Anh.
2
Trong thế kỷ XVIII, có 3 bản hiệp ước với tên gọi Thỏa ước gia đình liên minh, mà hoàng đế
Pháp và Tây Ban Nha tuyên bố thiết lập một mặt trận thống nhất trong chiến tranh lẫn hòa bình
nhằm chống lại kẻ thù. Hai bản hiệp ước đầu tiên được ký vào ngày 7-10-1733 và 3-10-1743,
hướng trực diện vào dòng họ Hapsburgs ở Italy cũng như chống lại tham vọng thuộc địa và hàng
hải của Anh [31, tr. 6].
19
Một điều cần chú ý, trong cuộc chiến tranh Bảy năm, mặc dù là một bên tham
chiến nhưng nước Anh không trực tiếp dính líu, không tham gia chiến sự chống lại
đối phương, tức Pháp và Tây Ban Nha, mà để các quốc gia khác chiến đấu hộ mình.
Thực chất, chính quyền London muốn mượn tay kẻ khác để hạ gục đối thủ. Nhờ vậy,
nước Anh một mặt đỡ tốn kém tài chính; mặt khác thoải mái hoành hoành trên đại
dương để chiếm những thuộc địa quan trọng của Tây Ban Nha. Kết quả, nước Anh
chiếm Cuba và Philippines (1762). Chứng kiến người Anh chiếm đóng hai địa điểm
này khiến cho người đứng đầu vương triều Madrid, Carlos III (cầm quyền 1759 -
1788) cảm thấy nhục nhã, như nhận xét của một học giả: “Khi người Anh tiến vào
Havana vào ngày 14 tháng Tám năm 1762, điểm yếu của đế quốc rộng lớn Tây Ban
Nha đã bị phơi bày ra toàn thế giới… từ đó dẫn đến sự thay đổi trong giấc ngủ ở đế
chế châu Mỹ của Carlos III” [8, tr. 81].
Với ưu thế về hạm đội, sự tác chiến linh hoạt, nước Anh giành phần thắng
trong cuộc đối đầu liên minh Pháp – Tây Ban Nha. Chiến tranh kết thúc mà Gibraltar
và Minorca vẫn còn nằm trong tay người Anh. Nói cách khác, những kỳ vọng của
Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh Bảy năm hoàn toàn tan vỡ. Hiệp ước Paris
(1763) ghi rõ những tổn thất mà Tây Ban Nha phải gánh chịu, bồi thường cho nước
Anh. Theo đó, Tây Ban Nha nhượng cho Anh lãnh thổ Florida và toàn bộ phần lãnh
thổ nằm phía đông dòng sông Mississippi, đổi lại nước Anh rút khỏi Cuba và
Philippines; công nhận quyền khai thác gỗ của người Anh ở vịnh Honduras (thuộc
Trung Mỹ) và các địa điểm khác thuộc sở hữu của Tây Ban Nha trong khu vực này
[31, tr.8]. Để bù đắp cho đồng minh thân cận của mình trong việc mất Florida, nước
Pháp nhượng vùng đất Louisiana cho Tây Ban Nha bao gồm “không chỉ New
Orleans và vùng cửa sông Mississippi mà cả một yêu sách mập mờ đối với các vùng
lãnh thổ mà bấy giờ bao gồm nhiều dân cư và giàu có hơn so với vương quốc Tây
Ban Nha” [56, tr. 500]. Với Louisiana và một số lượng lớn các thuộc địa ở Trung và
Nam Mỹ, khi Cách mạng Mỹ nổ ra, Tây Ban Nha là quốc gia có nhiều ưu thế nổi bật
hơn cả để đóng vai trò trực tiếp hỗ trợ cho người Mỹ, nếu họ sẵn lòng.
Có thể nói rằng, bước ra khỏi chiến tranh Bảy năm, người Tây Ban Nha ngậm
đắng, nuốt cay, bởi chẳng những không tái khôi phục lại Gibraltar, Minorca như kỳ
20
vọng mà còn phải chấp nhận sự hiện diện của Anh ở Floridas. “Sự công nhận sở hữu
của Anh ở Đông và Tây Florida, do đó củng cố sự hiện diện của kẻ thù truyền thống
của Tây Ban Nha ở vịnh Mexico” [8, tr. 82]. Việc kiểm soát của Anh ở vịnh Mexico
góp phần chia cắt hoạt động thương mại của các thuộc địa Tây Ban Nha trong vùng
biển Caribbean (Cuba, Dominique) với những vùng đất thuộc quyền quản lý của triều
đình Madrid tại lục địa Bắc Mỹ (Texas, Louisiana, California). Có thể nói rằng, sau
chiến tranh Bảy năm “lợi ích mà nước Anh thu được là cực kỳ to lớn, đấy không chỉ
là sự mở rộng lãnh thổ, cũng không chỉ là quyền bá chủ trên biển mà còn là uy tín và
địa vị trong mắt các dân tộc đã nhận thức được nguồn lực vĩ đại và sức mạnh to lớn
của nước này” [15, tr. 408].
Cần nhấn mạnh rằng, những cuộc chiến tranh Anh – Pháp – Tây Ban Nha
trong hơn nửa đầu thế kỷ XVIII, kết thúc với “những thủ đắc lãnh thổ được xem như
những thẻ nhựa dùng thay tiền trong các sòng bạc mà các nhà lãnh đạo phải thu
hoặc gom được tùy theo may rủi của chiến tranh, không chút quan tâm đến lợi ích
của người dân” [4, tr. 569]. Hay nói theo cách của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Tây
Ban Nha, Alberoni: “Họ cắt và tỉa các quốc gia giống như miếng phomat Hà Lan”
[31, tr. 14].
Bên cạnh những xung đột lợi ích về mặt lãnh thổ thì giữa Tây Ban Nha với
Anh còn hiện hữu cạnh tranh về mặt thương mại. Đó là việc người Anh hậu thuẫn
những băng cướp biển người Moor đang đồn trú, ẩn nấp dọc theo bờ biển Bắc Phi.
Chúng thường xuyên tấn công vào các tàu chở hàng của Tây Ban Nha đang lưu
thông trong biển Địa Trung Hải hay các thương thuyền trở về từ Tân thế giới. Hệ
quả, nền thương mại của Tây Ban Nha tại vùng biển này suy giảm đáng kể so với
những địa bàn khác.
Một thực tế lịch sử khác, trong quan hệ giữa Tây Ban Nha và Anh còn nảy
sinh xung đột liên quan tới Bồ Đào Nha. Trong thập niên 30 của thế kỷ XVII, giữa
hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Iberia thường xảy ra chiến sự. Hệ quả, năm
1640, Bồ Đào Nha tách ra khỏi lãnh thổ Tây Ban Nha. Trước hành động của Bồ
Đào Nha, vương triều Madrid tìm mọi cách sáp nhập, thôn tính trở lại. Để ngăn cản
ý định này, chính quyền Bồ Đào Nha tìm kiếm sự liên minh với Anh (1654) hòng
21
dựa vào quốc gia này để bảo vệ nền độc lập, chống lại những cuộc tấn công thường
xuyên của quốc gia láng giềng. Bắt đầu từ thời điểm này cho tới giữa thế kỷ XVIII,
liên minh Anh – Bồ quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều cần chú ý, để nhận được sự
che chở của nước Anh, chính quyền Lisbon cho phép thương thuyền của nước Anh
tham gia vào việc buôn bán trực tiếp với Brazil, một thuộc địa của Bồ Đào Nha ở
Tây bán cầu. Đối với thương nhân và nhà sản xuất người Anh, sự hấp dẫn không chỉ
là thị trường Brazil mà từ đây họ có thể qua ngã đường Rio de la Plata tiến vào
vùng giàu có kim loại bạc ở Potosí (Thượng Peru), thuộc địa của Tây Ban Nha ở
Nam Mỹ [8, tr. 76-77]. Để bảo vệ hoạt động buôn bán tại Nam Mỹ, Anh hỗ trợ Bồ
Đào Nha tấn công các thương thuyền của Tây Ban Nha. Điều này gây ra nhiều thiệt
hại cho Tây Ban Nha, làm xói mòn chính sách độc quyền thương mại của vương
triều Madrid đang thực hiện tại châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha. Do vậy, một cơ hội để
phục thù, đẩy nước Anh ra khỏi Tây bán cầu luôn thường trực trong mọi tính toán
của triều đình Madrid.
Tóm lại, giống như nước Pháp, trong hơn nửa thế kỷ XVIII, mối quan hệ
giữa Anh với Tây Ban Nha đầy rẫy mâu thuẫn. Trong mối quan hệ này, Tây Ban
Nha là quốc gia luôn thiệt thòi, tổn hại về quyền lợi, nhường lại phần hơn cho nước
Anh. Bị uất hận trước việc mất Gibraltar, Minorca, đồng thời thường xuyên chịu sự
tấn công vào các thuộc địa của mình ở châu Mỹ bởi người Anh, vương triều Madrid
tìm mọi cơ hội có thể để thanh toán, phục thù. Dưới con mắt của Tây Ban Nha, Anh
là kẻ trù thù truyền kiếp, không chỉ gây ra cho họ những tổn thất thuộc địa mà còn
đóng vai trò làm suy giảm vị thế của triều đình Madrid trên trường quốc tế.
Sự phục thù đối với người Anh luôn thường trực trong tính toán ngoại giao
của Tây Ban Nha từ sau thập niên 60 của thế kỷ XVIII trở đi !
1.2. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của cƣ dân thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ
Là quốc gia khởi động quá trình thuộc địa hóa ở Tân thế giới chậm hơn so
với các cường quốc châu Âu khác nhưng các thuộc địa của nước Anh tại vùng đất
Bắc Mỹ tỏ ra ưu thế, vượt trội hơn và ngày càng có gốc rễ vững chắc. Cho tới giữa
22
thế kỷ XVIII, người Anh đã thiết lập tại Bắc Mỹ 13 thuộc địa 3
. Điểm chung của các
thuộc địa nơi đây là tiếp giáp với đại dương – Đại Tây Dương. Với vị trí địa lý
thuận lợi cùng với cơ chế quản lý thông thoáng của mẫu quốc, các thuộc địa của
Anh đã nhanh chóng trở thành những vùng dân cư trù mật, giàu có.
Một đặc điểm nổi bật của 13 thuộc địa Anh chính là sự phát triển nhộn nhịp
của nền thương mại. Hầu hết các hoạt động sản xuất khác, như: nông nghiệp, thủ
công nghiệp ở đây đều phát triển theo xu hướng thương mại hóa. Do nằm dọc theo
miền duyên hải đại dương nên hầu như thuộc địa nào cũng có hải cảng và phát triển
với bên ngoài. Vào thập niên 50 của thế kỷ XVIII, nhiều trung tâm thương mại và
hải cảng lớn mang tầm cỡ khu vực đã xuất hiện, tiêu biểu như: Boston (thuộc địa
Massachusett), Philadelphia (thuộc địa Pennsylvania), Charleston (thuộc địa South
Carolina) .v.v… Không chỉ dừng lại ở việc trao đổi trong phạm vi nội tuyến, tức
trong nội bộ đế chế Anh, các thương nhân thuộc địa còn mạnh dạn, chủ động tham
gia buôn bán ngoại tuyến. “Tam giác thương mại” Bắc Mỹ - Châu Phi – Tây Ấn
(Trung và Nam Mỹ) mang lại cho thương nhân Bắc Mỹ lợi nhuận kếch xù. Hoạt
động giao thương của thương nhân Bắc Mỹ đã đóng góp một phần rất đáng kể trong
thương mại của đế chế Anh. Sự lớn mạnh của các thuộc địa khiến cho cư dân Bắc
Mỹ nhận thức rằng: “Sức mạnh và sự thịnh vượng của đế chế Anh phụ thuộc đáng
kể vào việc nước Anh sở hữu vùng đất ở Bắc Mỹ và ngày càng to lớn hơn trong
tương lai” [26, tr. 20].
Điều cần phải nhận thấy, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại vừa là điều
kiện vừa là biểu hiện rõ rệt nhất cho sự vận động theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa của
nền kinh tế 13 thuộc địa. Nền kinh tế này lúc đầu còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của
kinh tế chính quốc nhưng càng về sau, khi tính chất tư bản chủ nghĩa ngày càng
đậm nét thì cũng là lúc nó có xu hướng thoát li dần khỏi quyền kiểm soát thực dân.
Việc các thương gia thuộc địa tham gia vào các tuyến buôn bán bên ngoài như đã đề
cập ở trên là minh chứng cho nhận định vừa mới nêu ra. Điều tất yếu của sự thịnh
3
Bao gồm các thuộc địa: Connecticut, Delaware, Georgia, Maryland, Massachusetts, New Jersey,
New York, New Hamphsire, North Carolina, Pennsylvania, Rhode Island, South Carolina,
Virginia.
23
vượng về kinh tế dần dần nảy sinh tư tưởng dân tộc và hướng tới sự thoát ly về mặt
chính trị một khi có điều kiện chín muồi.
Cho tới thời điểm trước cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756-1763), mối quan
hệ giữa mẫu quốc với các thuộc địa Bắc Mỹ diễn ra khá êm đềm. Chỉ từ khi cuộc
chiến tranh vừa nêu kết thúc, quan hệ giữa hai bên bắt đầu có thay đổi, rạn nứt.
Bằng chứng là chính quyền London từ bỏ chính sách “sao lãng” đối với các thuộc
địa Bắc Mỹ, đồng thời thắt chặt cơ chế thông thoáng vốn dành cho các thuộc địa
trước đây. Sự thay đổi này trong chính sách cai trị thuộc địa này của người Anh ở
Bắc Mỹ lúc bấy giờ xuất phát từ hai nhu cầu thực tế đặt ra:
Thứ nhất, với Hiệp ước Paris (1763), diện tích thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã
mở rộng lên rất nhiều và điều đó đòi hỏi chính phủ cần phải hoạch định một chính
sách thuộc địa cẩn thận, rõ ràng hơn để đảm bảo những vùng đất mới sáp nhập có
thể nhanh chóng ổn định về mặt quản lí và phát triển theo đúng quỹ đạo của đế quốc
Anh;
Thứ hai, dù cho với tư cách là người thắng trận trong cuộc chiến tranh Bảy
năm, nhưng Anh vẫn gặp phải nhiều khó khăn, nhất là về mặt kinh tế. Các khoản
tiền vay nợ của chính phủ đối với người dân trong nước để có kinh phí tham chiến
ngày càng chồng chất, đè nặng lên vai họ. Theo thống kê, một năm trước lúc chiến
tranh nổ ra (1755), số tiền nợ là 72.289.673 bảng Anh; năm 1764, một năm sau khi
chiến tranh kết thúc, số tiền nợ đã lên tới 129.586.789 bảng Anh [62, tr. 31]. Nhằm
có một khoản tiền thanh toán nợ sau chiến tranh cũng như san sẽ bớt gánh nặng cho
chính quốc, giới cầm quyền London hướng tới các thuộc địa Bắc Mỹ như một giải
pháp đặt ra, bởi dưới con mắt của quan chức mẫu quốc, đây là vùng đất giàu có và
thịnh vượng.
Xuất phát từ hai nhu cầu thực tế nêu trên, từ năm 1764, chính phủ Anh đã
ban hành và thực thi hàng loạt các đạo luật, tuyên bố có tính chất áp đặt, trong đó,
đáng chú ý nhất là các đạo luật về thuế. Lần đầu tiên trong lịch sử các thuộc địa Bắc
Mỹ, một loạt các loại thuế (mỗi loại được ban hành bởi một đạo luật riêng, ví dụ
như: đạo luật đường – 1764; đạo luật Binh bị - 1765; đạo luật thuế Tem – 1765;
.v.v…) đã được triển khai ở các thuộc địa trong những năm 1764-1765 mà không hề
24
có sự tham khảo, bàn bạc với đại diện các thuộc địa hoặc đại diện các thuộc địa. Rõ
ràng, người Anh đã phớt lờ sự tồn tại và vai trò của các cơ quan lập pháp ở 13 thuộc
địa – các cơ quan mà từ lâu được những Thống sứ thuộc địa công nhận là có quyền
bỏ phiếu về thuế và chi tiêu cũng như quyền đề xuất các dự luật. Và từ đây, cư dân
các thuộc địa Bắc Mỹ gọi các thứ thuế vô lí ban hành trong thời kỳ 1764-1765 với
cái tên “Thuế không cần đại diện”. Nhờ việc thực thi các đạo luật thuế trên, nước
Anh đã “nhanh chóng thu được một khoản thu nhập gấp 10 lần từ các thuộc địa so
với trước thời kỳ 1763” [9, tr. 135]. Chính phủ Anh cũng kỳ vọng với các đạo luật
này, các thuộc địa phải đóng góp một khoản tiền lớn hàng năm cho việc duy trì một
lực lượng quân đội cần thiết nhằm mục đích bảo vệ và duy trì an ninh ở các thuộc
địa. Nói chính xác hơn là để răn đe người Mỹ bản địa và đề phòng ý định trả thù của
nước Pháp vừa mới thua trận.
Phương pháp “đánh thuế không cần đại diện” của giới cầm quyền London
đã vấp phải làn sóng đấu tranh mạnh mẽ từ phía các thuộc địa. Năm 1766, Nghị
viện Anh buộc phải bãi bỏ Thuế tem và sửa đổi Đạo luật đường. Song cũng ngay
sau đó, một đạo luật tuyên bố quyền lập pháp cũng được ban hành, trong đó khẳng
định Nghị viện có quyền ban hành pháp luật và pháp luật này cũng có hiệu lực đối
với tất các thuộc địa trong bất kể trường hợp nào. Năm 1767, Charles Townshend –
Bộ trưởng Tài chính Anh, đã chủ trương xây dựng một chương trình tài khóa mới
nhằm giảm gánh nặng thuế ở trong nước bằng việc phát triển thu thuế từ ngành
thương mại của các thuộc địa Bắc Mỹ. Theo đó, các đạo luật Townshend đã được
ban hành với nội dung áp đặt lên các thuộc địa những thứ thuế nhập khẩu đối với
các mặt hàng của Anh, như: giấy, thủy tính, chì và chè. Phong trào tẩy chay (sử
dụng các sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm nhập khẩu) rộng rãi và hiệu quả
cùng những vụ phản đối bằng bạo lực thường xuyên diễn ra ở các thuộc địa khiến
cho Nghị viện Anh năm 1770 buộc phải lùi bước và quyết định hủy bỏ các đạo luật
Townshend, trừ thuế đánh vào mặt hàng chè. Phong trào phản đối ở Bắc Mỹ nhìn bề
ngoài có vẽ tạm thời lắng xuống nhưng thực chất sự bất bình không vì thế mà suy
giảm, trái lại tình trạng này ngày càng leo thang bởi sự bất mãn không chỉ diễn ra
trong hoạt động thương mại mà còn trong vấn đề khác.
25
Cùng với đạo luật Thuế, chính sách thực dân của nước Anh đã đẩy sự bất
mãn của cư dân thuộc địa lên thêm một bước trong vấn đề mở rộng vùng khai
hoang phía Tây dãy Appalachian. Rõ ràng khi tham gia chiến tranh chống Pháp
cùng với chính quốc, các thuộc địa Bắc Mỹ kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều quyền lợi
nhất, trong đó quyền mở rộng các khu định cư về phía Tây được hết sức quan tâm
bởi dân số gia tăng với tốc độ cao khiến cho nhu cầu về đất đai tăng theo tỉ lệ thuận
4
. Thế nhưng ngay sau khi giành thắng lợi, năm 1763, người Anh lại ban hành đạo
luật cấm dân thuộc địa không được tự do di dân và chiếm đất đai ở phía Tây dãy
Appalachian. Điều này có nghĩa, chính phủ Anh đã đi ngược lại hoàn toàn lợi ích
không gian sinh tồn của cư dân thuộc địa Bắc Mỹ ở vùng phía Tây.
Những biện pháp nêu trên đã khơi sâu mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mỹ với
nhà nước thực dân Anh, đồng thời phản ánh nguyện vọng của nhân dân ở đây muốn
thoát khỏi chế độ cai trị thực dân Anh để tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập.
Tâm lý muốn cắt đứt hoàn toàn mọi ràng buộc về mặt chính trị với mẫu quốc của
nhân dân Bắc Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trào lưu tư tưởng Khai sáng vốn có gốc rễ
từ châu Âu, đang lan truyền trong dân chúng một cách mạnh mẽ. Tư tưởng Khai
sáng được chấp nhận rộng rãi nhất là học thuyết của John Locke, thể hiện rõ trong
“Hai chuyên luận về Chính phủ” (Two treaties of government). Các chuyên luận
này “thừa nhận con người ngay từ khi sinh ra đã được tự nhiên ban cho quyền
sống, quyền tự do và quyền sở hữu, do đó cũng có quyền nổi loạn khi chính phủ vi
phạm quyền của họ” [7, tr. 26]. Tư tưởng này được cư dân thuộc địa tiếp thu và
biến nó trở thành vũ khí lý luận chống lại vua Anh.
Sự kiện “Bữa tiệc chè Boston” (Boston tea party) diễn ra đêm 16-12-1773
được coi là ngòi nổ của Cách mạng Mỹ bởi nó đã thể hiện công khai thái độ thách
thức của cư dân thuộc địa đối với mẫu quốc. Ngay lập tức, để đáp trả lại, chính phủ
Anh ban hành một loạt các đạo luật mang tính cưỡng bức, trong đó có việc đóng
cửa hải cảng Boston (cư dân Mỹ gọi các đạo luật này là “các đạo luật Bất khoan
4
Trong thập niên 60 của thế kỷ XVIII, tổng dân số các thuộc địa khoảng 1.594.000 người, gấp hơn
6 lần so với năm 1700 [32, tr. 67].
26
dung” (Intolerable Acts)). Việc các đạo luật này có hiệu lực trong thực tế đã nhanh
chóng đẩy xung đột chính quốc – thuộc địa lên tới đỉnh điểm.
Trên cơ sở nhận thức chung việc bị chính phủ Anh áp bức và mong muốn
tìm một lối thoát cho hoàn cảnh này, Đại hội lục địa lần thứ nhất đã được triệu tập
tại Philadelphia từ ngày 5-9 đến 26-10-1774, với sự tham gia của đại diện của hầu
hết các thuộc địa (trừ Georgia). Các đại biểu tham dự đại hội đều nhất trí thông qua
những tuyên bố phản đối các đạo luật cưỡng bức và khẳng định các quyền tự do cơ
bản của cư dân thuộc địa cũng như quyền tự trị của các cơ quan lập pháp thuộc địa
đối với vấn đề đánh thuế và những vấn đề chính trị nội bộ khác. Có thể nói rằng,
mặc dù Đại hội lục địa lần thứ nhất chưa đưa ra bất cứ một quyết định mang tính
cách mạng nào cả nhưng chính việc triệu tập đại hội đã là một bước đột phá vô cùng
quan trọng, có ý nghĩa chuẩn bị trực tiếp cho cuộc chiến tranh sắp tới. Đại hội thực
sự là một diễn đàn dân tộc của những cư dân Bắc Mỹ có tư tưởng cấp tiến, là biểu
tượng cho sự thống nhất của tất cả các thuộc địa trong một cuộc đấu tranh chung.
Trong khi chính quyền London chưa đáp ứng bất cứ yêu cầu nào cho cư dân
thuộc địa, ngày 19-4-1775, cuộc xung đột vũ trang đầu tiên giữa quân đội Anh và
dân quân thuộc địa xảy ra tại làng Lexington (Massachussetts). Tại đây, quân Anh
xả súng bắn vào dân quân thuộc địa. Sự kiện Lexington báo hiệu cuộc chiến tranh
giải phóng của các thuộc địa Bắc Mỹ bắt đầu. Trong vòng 20 ngày, một tinh thần ái
quốc và đoàn kết của các thuộc địa trỗi dậy mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, ngày 10-
5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập tại Philadelphia. Tham dự đại hội
có một số nhân vật nổi tiếng, như: John Hancok, Thomas Jefferson, Benjamin
Franklin .v.v… Đại hội quyết định thành lập quân đội Liên hiệp lục địa do Đại tá
George Washington làm Tổng tư lệnh.
Để phong tỏa, cô lập cuộc đấu tranh của cư dân thuộc địa Bắc Mỹ, ngày 22-
12-1775, Nghị viện Anh quyết định đóng cửa hoàn toàn hoạt động buôn bán của các
thuộc địa. Mục đích sâu xa của hành động này là “ngăn chặn các thuộc địa nổi loạn
tiếp nhận vũ khí chiến tranh từ thế giới bên ngoài” [31, tr. 29]. Điều này đã gây khó
khăn cho cuộc đấu tranh của cư dân các thuộc địa, khiến họ đứng trước lựa chọn:
hoặc phải đầu hàng chính quốc hoặc phải kêu gọi sự giúp đỡ từ các chính phủ bên
27
ngoài. Đối với các thuộc địa, đầu hàng chính quốc có nghĩa sẽ giết chết tự do của
mình vĩnh viễn. Trong hoàn cảnh như vậy, một cuốn sách nhỏ mang tựa đề “Lương
tri” (Common Sense) của Thomas Paine công bố vào tháng 1-1776, với nội dung
tấn công vào tư tưởng quân chủ, cổ động cho việc thành lập nền cộng hòa, tự chủ
trong tự do và hạnh phúc, đã tiếp lửa cho cuộc đấu tranh.
Tình thế khẩn cấp do chính sách không khoan nhượng của chính quốc đã đẩy
Đại hội lục địa đi đến một bước ngoặt quyết định. Ngày 7-6-1776, Richard Henry
Lee (đại biểu của Virginia) đã trình bày một nghị quyết tại Đại hội lục địa lần thứ
hai tuyên bố rằng các thuộc địa đã thống nhất này có quyền được trở thành những
quốc gia tự do và độc lập. Ngay lập tức, Đại hội bỏ phiếu thông qua việc thành lập
một ủy ban gồm 5 người do Thomas Jefferson đứng đầu nhằm soạn thảo một Tuyên
ngôn độc lập. Ngày 4-7-1776, trong lúc chiến sự đang diễn ra ác liệt, Đại hội lục địa
lần thứ hai đã công bố bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Mỹ. Sự ra đời của
nước Mỹ cũng đồng nghĩa với việc một chính phủ mới của một quốc gia có chủ
quyền được hình thành. Chính phủ này có thể tiến hành chiến tranh và hòa bình và
duy trì quan hệ ngoại giao, cũng như ký kết các hiệp ước và liên minh với các quốc
gia bên ngoài.
Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ là một văn kiện tiến bộ không chỉ có ý
nghĩa khai sinh một quốc gia mới mà còn bày tỏ những triết lý sâu sắc về quyền tự
do của con người. Bản Tuyên ngôn đã củng cố cho mỗi người dân Mỹ một niềm tin
mãnh liệt rằng sự đấu tranh vì nền độc lập của nước Mỹ cũng là sự tranh đấu vì
quyền tự nhiên của mỗi con người. Mặt khác, với Tuyên ngôn độc lập, người Mỹ đã
có một cơ sở rõ ràng hơn để tìm kiếm nguồn viện trợ cũng như đồng minh chiến đấu
từ bên ngoài mà chủ yếu là các quốc gia châu Âu lục địa, bởi dưới nhãn quan của
nhà cách mạng Mỹ thì “không một nước nào ở châu Âu sẽ chịu ký hiệp ước hay
buôn bán với chúng ta (nước Mỹ - TG chú thích) chừng nào chúng ta còn nhận
mình là thần dân của nước Anh” [55, tr. 19].
Sau khi tuyên bố độc lập, nhân dân Mỹ tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội
Anh nhằm bảo vệ những thành quả cách mạng. Buổi đầu do phải kháng cự trong
vòng vây của đối phương nên quân đội của một nhà nước non trẻ còn gặp phải
28
nhiều khó khăn. Sau trận Saratoga (10-1777), tình hình chiến sự trở nên sảng sủa
hơn đối với nhân dân Mỹ. Với việc phả vỡ sự cô lập trong chiến đấu, nhân dân Mỹ
từng bước đi tới thắng lợi. Ngày 3-9-1783, chính quyền London buộc phải thừa
nhận nền độc của quốc gia cộng hòa này.
1.3. Sự tìm kiếm ủng hộ quốc tế của cách mạng Mỹ
Một thực tế cần bàn, thời điểm chiến sự nổ ra giữa cư dân Bắc Mỹ với quân
đội Anh (4-1775), phần lớn các thuộc địa ở đây vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho
cuộc đối đầu với mẫu quốc. Tâm trạng dè dặt, chưa muốn ly khai khỏi chính quốc
vẫn lưu hành khá rộng rãi trong cư dân cũng như đối với các đại biểu tham gia Đại
hội lục địa. Mặt khác, một bộ phận dân cư vẫn còn nặng tư tưởng bi quan về cuộc
chiến với nước Anh, bởi họ nhận thức rằng việc đối đầu với thế lực có tiềm lực
quân sự hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ chẳng khác nào đẩy các thuộc địa lâm
vào tình thế “trứng chọi với đá”. Điều tất yếu, sự thất bại nằm trong dự báo của họ.
Chính vì những quan điểm như vậy khiến cho các đại biểu tham gia Đại hội lục địa
lần thứ hai chưa tính đến việc kêu gọi sự giúp đỡ, viện trợ bên ngoài cho cuộc chiến
tranh chính nghĩa của họ, bởi điều này sẽ dẫn tới khả năng phá vỡ mọi nỗ lực đàm
phán, thương lượng với chính quyền London.
Mặt khác, những đại biểu tham dự Đại hội lục địa lần thứ hai vốn có gốc gác,
tổ tiên từ Cựu lục địa nên chính họ cũng thấu hiểu phần nào tâm lý nghi ngại, khéo
léo che dấu bằng hành động một cách lạnh lùng của các triều đình phong kiến châu
Âu trước thực tế cuộc đấu tranh diễn ra trong nội bộ đế chế Anh. Đó là chưa kể tới
những nhà ngoại giao châu Âu có tư tưởng giảo hoạt, dễ dàng thay đổi trong mọi
tình huống. Do đó, Đại hội lục địa không mấy hào hứng trong việc tìm kiếm viện
trợ đến từ phía bên kia Đại Tây Dương. Không một ai trong Đại hội lục địa có thể
khẳng định chắc chắn rằng những quốc gia phong kiến châu Âu trước kia vốn thù
địch với cư dân Bắc Mỹ (với tư cách thuộc địa của đế chế Anh) lại giúp đỡ các
thuộc địa của Anh ở Tây bán cầu một cách vô tư, không vị lợi, tính toán thiệt hơn
cho bản thân họ. Tâm trạng này của Đại hội lục địa được thể hiện qua quan điểm
của John Adams khi nói về sự khác biệt giữa cư dân Bắc Mỹ và châu Âu: “Sự xảo
quyệt, tài sáng chế bịa đặt, tính cách hết sức kín đáo và sự yên lặng tuyệt đối của
29
những triều đình châu Âu này sẽ là quá nhiều cho những công sứ hấp tấp, nóng nảy
và những người lơ đễnh, lười biếng của chúng ta mặc dù cũng yên lặng như họ”
[55, tr. 23].
Thế nhưng, trước những chính sách hết sức hà khắc cùng với sự phong tỏa
thuộc địa Bắc Mỹ từ chính quốc đã đẩy nền kinh tế - chính trị của 13 thuộc địa rơi
vào tình trạng hỗn loạn, vô cùng bi đát. Tình cảnh đó tác động tới những người
tham gia quân đội cách mạng. Đồng tiền do các thuộc địa phát hành bị mất giá
nghiêm trọng: “Một xe ngựa chở đầy tiền khó mua nổi một xe ngựa chở đầy lương
thực, thực phẩm” [56, tr. 7]. Tình hình này kéo dài sẽ biến cuộc chiến tranh cư dân
Bắc Mỹ “trở thành thước đo chiều dài chiếc ví của chúng ta, thay vì bằng những
thanh kiếm của chúng ta”. Do đó, “không có gì lạ khi những người lính ở thung
lũng Forge đã đi bộ bằng chân không trong tuyết và những trung đoàn của New
Jersey và Pennsylvannia trốn khỏi hàng ngũ mà ở đó họ đang chết đói” [56, tr. 7].
Tháng 7-1775, Ủy ban An toàn New York (The New York Committee of Safety) đã
phàn nàn rằng: “Chúng tôi (cư dân Bắc Mỹ - TG chú thích) không có vũ khí, chúng
tôi không có thuốc súng, chúng tôi không có quân trang; Ơn Chúa, hãy gửi cho
chúng tôi tiền, khí giới và đạn dược” [42, tr. 23]. Hay như vị Tổng tư lệnh quân đội
thuộc địa, G. Washington thừa nhận trong dịp lễ Nôen (12-1775): “Sự túng thiếu
thuốc súng là không thể tưởng tượng được, sự lãng phí một ngày và không có
nguồn cung cấp là viễn cảnh ảm đạm” [46, tr. 33]. Hiện tượng đào ngũ không chỉ
diễn trong quân đội do G. Washington chỉ huy mà ngay cả đối với dân quân địa
phương. Đây được xem là tình trạng phổ biến khắp nơi ở thuộc địa Bắc Mỹ.
Giống như bất cứ cuộc chiến tranh nào, những người Mỹ cách mạng cũng
không thể chiến đấu mãi và đi tới chiến thắng chỉ bằng mỗi lòng nhiệt tình, yêu tự
do mà không có thuốc súng, không trang bị quân sự… Trải qua một mùa đông
1777-1778 khắc nghiệt ở thung lũng Forge trong tình trạng thiếu thốn mọi thứ,
chính G. Washington cũng phải thừa nhận rằng: “Sự nghiệp của chúng ta đang ở
trong một điều kiện kiệt quệ, đổ nát và tệ hại hơn nhiều so với lúc bắt đầu cuộc
chiến tranh… Những lợi ích chung của nước Mỹ đang tan dần và đắm chìm dần vào
sự tan vỡ không thể cứu vãn nổi nếu như không có một phương thuốc nào được áp
30
dụng sớm” [56, tr. 8]. Phương thuốc mà G. Washington và các nhà cách mạng nghĩ
tới chính là tìm kiếm sự ủng hộ, viện trợ từ phía bên ngoài.
Sự cần kíp trong việc tìm kiếm ủng hộ, viện trợ từ bên ngoài cần phải được
đẩy nhanh hơn trong bối cảnh ở Bắc Mỹ đang tràn ngập tin đồn về việc nước Anh
đang đề nghị với Pháp và Tây Ban Nha tiến hành phân chia lục địa Bắc Mỹ, đổi lại
các quốc gia này hỗ trợ nước Anh đàn áp cuộc nổi dậy của cư dân ở đây. Và chắc
chắn, nước Pháp sẽ bị hấp dẫn bởi đề nghị của nước Anh nhằm phân chia các vùng
đất Bắc Mỹ tại Paris [28, tr. 66-67]. Tin tức này nhanh chóng lan tới Đại hội lục địa
lần thứ hai khiến cho các đại biểu lo lắng. Bóng ma của một hiệp ước phân chia Bắc
Mỹ do nước Anh khởi xướng khiến những nhà ái quốc cách mạng nhận thức rằng,
“trong khi chúng ta đang lưỡng lự về sự thiết lập liên minh [nước ngoài], nước Anh
có lẽ ký ấn triện phá vỡ chúng ta bằng cách ký hiệp ước phân chia Bắc Mỹ với hai
hoặc ba cường quốc giàu tham vọng” [28, tr. 66]. Vấn đề đặt ra, Đại hội lục địa cần
có quan điểm dứt khoát hơn về con đường đi tới độc lập, tách khỏi đế chế Anh cũng
như sự cần thiết trong việc thiết lập một liên minh với một quốc gia bên ngoài nhằm
đấu tranh chống lại quân đội Anh. Trong bản “Tuyên ngôn về những nguyên nhân
khởi nghĩa vũ trang” (Declaration of the causes of taking up arms), Đại hội lục địa
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ủng hộ quốc tế với sự nghiệp cách mạng: “Sự
nghiệp của chúng ta là chính đáng, liên minh của chúng ta là hoàn hảo. Nguồn lực
của chúng ta là to lớn và trong trường hợp cần thiết, sự ủng hộ quốc tế sẽ đạt được
một cách chắc chắn” [28, tr. 64].
Với quan điểm như vậy, ngày 29-11-1775, tức bảy tháng sau sự kiện
Lexington, Đại hội lục địa lần thứ hai quyết định thành lập “Ủy ban liên lạc bí mật”
(Committee of Secret Correspondence) 5
nhằm “mục đích duy nhất là kết thân
những người bạn của chúng ta ở Anh, Ai Len và các quốc gia khác trên thế giới”
[31, tr. 22]. Cơ quan này nhanh chóng cử Arthur Lee, một người Virginia đang sinh
sống ở London, cải trang thành phóng viên với mục đích thăm dò thái độ dư luận
của Anh cũng như các vị đại sứ của các nước châu Âu đang có mặt tại đây.
5
Đây là cơ quan tiền thân của Bộ Ngoại giao Mỹ. Những thành viên đầu tiên của cơ quan này gồm
John Dickson, Benjamin Franklin, Benjamin Harrison, John Jay và Thomas Johnson.
31
Lúc đầu, “Ủy ban liên lạc bí mật” tỏ ra khá thận trọng, chủ yếu tập trung
nhiều hơn vào khả năng tiếp cận trong phạm vi đế quốc Anh: “Những người bạn
của chúng ta ở nước Anh, Ai len và những nơi khác trên thế giới” [32, tr. 19].
Những người Mỹ yêu nước mong đợi “tình huynh đệ trong nội bộ đế chế Anh mà
chia sẽ một di sản chính trị chung sẽ kề vai sát cánh với sự nghiệp của cư dân Bắc
Mỹ” [28, tr. 70]. Di sản chính trị bao gồm quyền được sống, tự do và tài sản. Họ kỳ
vọng dư luận tiến bộ ở nước Anh sẽ gây áp lực để lật đổ nội các có tư tưởng thù
địch với sự nghiệp của nhân dân Bắc Mỹ. Thế nhưng, sự trông chờ này nhanh
chóng trở nên ảo tưởng, vô vọng. Trong bối cảnh đó, Đại hội lục địa lần thứ hai
quyết định tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài từ những cường quốc có thái độ đồng cảm
với sự nghiệp chính nghĩa của họ để tiến hành cách mạng.
Bên cạnh việc tranh luận nhằm hướng tới việc quốc tế hóa cuộc chiến tranh
diễn ra ở Bắc Mỹ, các đại biểu trong Đại hội lục địa còn nhấn mạnh tầm quan trọng,
sự cần thiết của hoạt động buôn bán với bên ngoài, bởi đây là một trong những
phương tiện giúp Cách mạng Mỹ phá vỡ thế cô lập, tạo thế phòng thủ cho cuộc
chiến chống lại nước Anh. Một đại biểu của thuộc địa North Carolina tham dự Đại
hội lục địa vào tháng 2-1776 đã cho rằng: “Chúng ta có thể tiến hành chiến tranh
mà không buôn bán và thương mại với bất kỳ ai ? Hệ lụy của việc liên minh là có lẽ
cắt đứt hoàn toàn với nước Anh và không có thứ gì mà chúng ta không thể cung cấp
những thứ cần thiết cho việc phòng thủ của chúng ta” [31, tr. 30]. Bất chấp lệnh
phong tỏa của mẫu quốc, ngày 26-2-1776, Đại hội lục địa đưa ra chủ trương mở cửa
cho vấn đề thương mại và cho phép thương thuyền của mọi quốc gia trên thế giới
vào hải cảng Bắc Mỹ buôn bán với thời hạn tối thiểu hai năm, bắt đầu từ ngày 20-7-
1776 trở đi [31, tr. 30].
Một vấn đề đáng lưu ý trong Đại hội lục địa lần thứ hai là các đại biểu luôn
đặt sự xung đột của Anh với các thuộc địa Bắc Mỹ trong mối tương quan quyền lực
của quan hệ quốc tế ở châu Âu, bởi họ cho rằng, mẫu quốc - nước Anh tạo ra không
ít sự hiềm khích, thù địch với nhiều quốc gia khác. Là một người từng sinh sống,
làm việc nhiều năm ở nước Anh và các triều đình phong kiến châu Âu, Benjamin
Franklin – thành viên của Đại hội lục địa, đã viết rằng: “Tất cả các quốc gia châu
32
Âu (ngoại trừ Anh) luôn đứng bên cạnh vấn đề của chúng ta. Song châu Âu có lý do
riêng của nó. Các quốc gia đó tự cho rằng đang đối mặt với tình trạng nguy hiểm
trước sự lớn mạnh của nước Anh và sẽ thú vị chứng kiến đế chế Anh bị tan rã” [28,
tr. 63]. Hàng loạt vấn đề liên quan đến thái độ của các quốc gia ở Cựu lục địa được
các đại biểu đưa ra: “Nước Pháp ở đâu, Tây Ban Nha ở đâu ? Hà Lan ở đâu ?
những kẻ thù tự nhiên của nước Anh – họ đang ở đâu trong thời điểm này ? Bạn có
nghĩ rằng, các quốc gia này sẽ ủng hộ chúng ta với sự thờ ơ và vô ích hay không ?
Có phải Louis XVI (vua nước Pháp – TG chú thích) ngủ quên trong thời điểm này
hay không ? Hãy tin tôi, Câu trả lời là Không?” [28, tr. 63]. “Hãy tin tôi, câu trả
lời là Không”, có nghĩa rằng, các cường quốc châu Âu sẽ không đứng ngoài cuộc
đấu tranh của cư dân Bắc Mỹ. Với nhận thức như vậy đã giúp các nhà cách mạng
Mỹ chuẩn bị trước cho một tâm lý ít nghi ngại hơn trong việc vận động sự giúp đỡ
từ phía châu Âu lục địa.
Để mở đường cho việc tiếp cận các triều đình châu Âu một cách dễ dàng
hơn, B. Franklin bằng mối quan hệ cá nhân đã viết thư cho người bạn đang sinh
sống tại The Hague (Hà Lan) – Charles William Frederick Dumas, trong đó chỉ rõ,
“Ủy ban liên lạc bí mật” yêu cầu ông với tư cách công dân The Hague – địa điểm
có sự hiện diện của nhiều vị đại sứ của các triều đình châu Âu, tận dụng bất cứ cơ
hội nào để phát hiện “nếu có thể, thái độ của các triều đình về việc hỗ trợ hoặc liên
minh, trong trường hợp chúng ta (nước Mỹ - TG chú thích) áp dụng một hoặc nhiều
đề nghị cho những điều khác nhau” [31, tr. 33]. Theo dòng thời gian, C.W.F.
Dumas trở thành kênh liên lạc, trao đổi thư từ với Đại hội lục địa và ngược lại.
Trong số các triều đình phong kiến châu Âu có khả năng giúp đỡ sự nghiệp
cách mạng Mỹ, bên cạnh nước Pháp, Tây Ban Nha là quốc gia mà các đại biểu tham
dự Đại hội lục địa muốn hướng tới. Bởi họ cho rằng quốc gia này có ít nhiều mối
thâm thù với nước Anh. Với mục đích như vậy, tháng 9-1776, Đại hội lục địa lựa
chọn Silas Deane, Benjamin Franklin và Arthur Lee làm đại diện ngoại giao ở châu
Âu. Trong cùng thời gian, để tạo cơ sở pháp lý cho các đại diện Mỹ trong cuộc vận
động ngoại giao tại Cựu lục địa, Đại hội lục địa phê chuẩn bản “Kế hoạch năm
1776” (Plan of 1776). Bản kế hoạch này không đề cập tới bất cứ điều khoản nhân
33
nhượng về chính trị, chủ yếu tập trung vào các lợi ích thương mại, trong đó đáng
chú ý nhất có việc đề xuất nước Mỹ tập trung hoạt động buôn bán, phá thế độc
quyền thương mại của nước Anh ở Bắc Mỹ, cam kết đối xử bình đẳng với các nền
thương mại trung lập (cho phép tàu bè các nước trung lập được buôn bán với các
bên tham chiến). Có thể nói rằng, “Kế hoạch năm 1776 đã được thiết kế như là một
mẫu hình cho quan hệ của nước Mỹ với tất cả các thế lực bên ngoài” [55, tr. 24].
Trước lúc B. Franklin đặt chân tới Pháp, Silas Deane đã có động thái thăm
dò thái độ triều đình Madrid qua những đại diện của Tây Ban Nha đang làm việc tại
Paris. Với tư cách đại diện ngoại giao của Đại hội lục địa, Silas Deane hứa hẹn với
đối tác rằng, nước Mỹ “đảm bảo tôn trọng những lãnh thổ của Tây Ban Nha ở Tân
thế giới, chia sẽ quyền đánh ở Newfoundland và trục xuất các thương thuyền quốc
tịch Anh ra khỏi bờ biển nước Mỹ” [31, tr. 34]. Những lời hứa hẹn đó chẳng khác
nào lôi kéo Tây Ban Nha vào cuộc chơi mà nước Mỹ đang tiến hành.
Không lâu sau khi đặt chân tới thủ đô nước Pháp (4-12-1776), B. Franklin
đã tiếp xúc bí mật với đại diện triều đình Versailles. Nhờ nắm bắt mối quan hệ gần
gũi trong dòng họ Bourbons, B. Franklin muốn triều đình nước Pháp có thể thuyết
phục Tây Ban Nha hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc Mỹ. Mặt khác, B.
Franklin cùng với hai đồng sự của mình, tiến hành gặp gỡ trực tiếp với de Aranda,
đại sứ Tây Ban Nha tại Paris. Trong các cuộc hội đàm diễn ra ngày 29-12-1776 và
4-1-1777, B. Franklin đề nghị với d’ Aranda thiết lập liên minh tay ba, bao gồm Mỹ
- Pháp – Tây Ban Nha, để chống lại nước Anh [50, tr. 129]. Lời đề nghị này vấp
phải thái độ do dự của de Aranda.
Để đánh tan tâm trạng do dự của giới ngoại Tây Ban Nha, đồng thời tạo ra sự
quyến rũ đối với triều đình Madrid một khi họ tham gia ủng hộ sự nghiệp của
những người Mỹ da trắng ở phía bên kia Đại Tây Dương, ngày 7-2-1777, bộ ba
ngoại giao Mỹ nhất trí cử Arthur Lee tới Tây Ban Nha để thương lượng với giới
cầm quyền sở tại. Song song với hoạt động đó, ngày 7-4-1777, tại Paris, B. Franklin
tái hội đàm với bá tước de Aranda. Trong cuộc thương lượng này, đại diện ngoại
giao Mỹ cam kết, trong trường hợp Tây Ban Nha đứng cùng chiến tuyến trong cuộc
chiến tranh hiện tại với nước Anh thì nước Mỹ sẽ hỗ trợ vương triều Madrid tái
34
chinh phục thị trấn và hải cảng Pensacola nằm ở lãnh thổ Florida, một địa điểm mà
Tây Ban Nha mất quyền sở hữu vào tay nước Anh sau cuộc chiến tranh Bảy năm.
Đồng thời, nước Mỹ sẽ tiến hành chiến tranh với Bồ Đào Nha – đồng minh của
nước Anh, tại địa bàn châu Mỹ với lý do quốc gia này từ chối tiếp nhận các thương
thuyền mang quốc tịch Mỹ trong phạm vi lãnh hải cũng như tại các thuộc địa của nó
ở Tân thế giới (Brazil). Chiến tranh sẽ tiếp diễn cho tới thời điểm Bồ Đào Nha được
chinh phục và là một phần lãnh thổ nằm trong biên giới Tây Ban Nha [53, tr. 54].
Những động thái nêu trên của phái đoàn Mỹ vẫn nhận sự im lặng bề ngoài của triều
đình Madrid 6
.
Không chỉ tiến hành vận động ngoại giao tại chính quốc, Đại hội lục địa còn
cử một thương gia Mỹ, Oliver Pollock, đang làm ăn tại New Orleans, tiếp cận với
Thống đốc lãnh thổ Louisiana, Luis de Unzaga y Amézaga (cầm quyền 1770 –
1776) – vùng đất thuộc quyền kiểm soát của Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ, nhờ vị này
thuyết phục triều đình Madrid lưu tâm cũng như có những hoạt động hậu thuẫn cho
sự nghiệp cách mạng Mỹ.
Có thể nói rằng, trong buổi đầu tiến hành cách mạng, các nhà ái quốc Mỹ đã
nỗ lực trong việc hướng tới quốc tế hóa cuộc đấu tranh đang diễn ra ở Tân thế giới.
Việc tiếp cận các triều đình phong kiến châu Âu, trong đó có Tây Ban Nha, đã giúp
cho sự nghiệp chính nghĩa của những người Mỹ da trắng tránh khỏi rơi vào tình
trạng cô lập do nước Anh triển khai. Nó mở ra hướng đi mới trong việc giải quyết
xung đột đang ngày càng tăng giữa cư dân Bắc Mỹ với đế chế Anh. Thành quả của
hoạt động ngoại giao ban đầu của nước Mỹ vẫn còn phụ thuộc vào từng thời điểm
của cuộc chiến tranh.
* Tiểu kết chƣơng 1
Bước vào thế kỷ XVIII, sân khấu chính trị châu Âu nổi lên nhiều thế lực
ganh đua một cách quyết liệt trong việc cạnh tranh quyền lợi ở thuộc địa cũng như
phô diễn sức mạnh, tầm ảnh hưởng tại châu Âu. Anh và Tây Ban Nha là hai thế lực
muốn khẳng định ưu thế trên chính trường. Thế nhưng, Tây Ban Nha luôn là người
6
Vấn đề này sẽ được tác giả làm rõ trong chương 2.
35
thất thế trong cuộc đua này, mà bằng chứng họ để mất những vùng đất thuộc châu
Mỹ và châu Âu. Hệ quả, Tây Ban Nha muốn phục hồi lại những thứ họ bị đánh mất.
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là một sự kiện trong nội
bộ đế chế Anh được chính giới Tây Ban Nha xem như cơ hội đạt được mong muốn.
Cơ hội này nhanh chóng trở thành hiện thực khi những người Mỹ cách mạng mở
một cuộc vận động ngoại giao tại Cựu lục địa, trong đó có vương triều Madrid.
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783
Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783

More Related Content

Similar to Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783

Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.ssuser499fca
 
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tạp chí Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tạp chí Việt NamTư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tạp chí Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tạp chí Việt Namdoankhanhvy091
 
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa (monique chemillier - gendreau
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa (monique chemillier - gendreauChu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa (monique chemillier - gendreau
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa (monique chemillier - gendreauHung Nguyen
 
Sach chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa - gendreau
Sach chu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa - gendreauSach chu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa - gendreau
Sach chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa - gendreauHung Nguyen
 
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
5 duong mon ho chi minh
5 duong mon ho chi minh5 duong mon ho chi minh
5 duong mon ho chi minhvnu_du
 
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783 (20)

Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
Luận văn: Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng ch...
 
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống MỹPhong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phong trào sinh viên, học sinh ở các đô thị miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
 
Luận văn: Thương nghiệp vùng Thuận Quảng thời chúa Nguyễn (1558 - 1774)
Luận văn: Thương nghiệp vùng Thuận Quảng thời chúa Nguyễn (1558 - 1774)Luận văn: Thương nghiệp vùng Thuận Quảng thời chúa Nguyễn (1558 - 1774)
Luận văn: Thương nghiệp vùng Thuận Quảng thời chúa Nguyễn (1558 - 1774)
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
Cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh...
 
Luận án: Chính sách đóng cửa và mở cửa của Tây Ban Nha, HAY
Luận án: Chính sách đóng cửa và mở cửa của Tây Ban Nha, HAYLuận án: Chính sách đóng cửa và mở cửa của Tây Ban Nha, HAY
Luận án: Chính sách đóng cửa và mở cửa của Tây Ban Nha, HAY
 
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
Quan Hệ Nhật Bản – Đông Nam Á Thời Cận Đại Từ Cuối Thế Kỷ XIX Đến 1945
 
THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ X...
THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ X...THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ X...
THANH HÓA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG NGUYÊN - MÔNG VÀ CHỐNG CHIÊM THÀNH (THẾ KỶ X...
 
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - MôngLuận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông
 
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Thanh Hóa trong cuộc chống Nguyên - Mông, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tạp chí Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tạp chí Việt NamTư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tạp chí Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh - Tạp chí Việt Nam
 
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa (monique chemillier - gendreau
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa (monique chemillier - gendreauChu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa (monique chemillier - gendreau
Chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa (monique chemillier - gendreau
 
Sach chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa - gendreau
Sach chu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa - gendreauSach chu quyen tren hai quan dao hoang sa   truong sa - gendreau
Sach chu quyen tren hai quan dao hoang sa truong sa - gendreau
 
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docxẢnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ  Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
Ảnh Hưởng Của Di Sản Quá Khứ Đối Với Quan Hệ Hàn Quốc - Nhật Bản.docx
 
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đLuận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
Luận văn: Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời Cận đại, 9đ
 
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
Luận văn : Quan hệ Nhật Bản – Đông Nam Á thời cận đại từ cuối thế kỷ XIX đến ...
 
5 duong mon ho chi minh
5 duong mon ho chi minh5 duong mon ho chi minh
5 duong mon ho chi minh
 
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới (Thừa T...
 
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A LướiLuận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới
Luận văn: Đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ ở huyện A Lưới
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783

  • 1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------ LÊ THỊ ÁI PHƢƠNG SỰ HẬU THUẪN CỦA TÂY BAN NHA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG MỸ TỪ NĂM 1776 ĐẾN NĂM 1783 Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Mã số : 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THÀNH NAM Thừa Thiên Huế, năm 2018
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Họ tên tác giả LÊ THỊ ÁI PHƢƠNG
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học; Quý Thầy cô trong khoa Lịch sử, tổ Lịch sử Thế giới, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học. Đặc biệt, tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo: PGS.TS. Lê Thành Nam, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học. Mặc dù đã rất cố gắng song do năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô, bạn bè. Tác giả luận văn Lê Thị Ái Phƣơng
  • 4. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan ..............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC .................................................................................................................1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................................3 NỘI DUNG ..............................................................................................................14 Chƣơng 1. NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY TÂY BAN NHA CAN DỰ CÁCH MẠNG MỸ TỪ NĂM 1776 ĐẾN NĂM 1783 .........................14 1.1. Những xung đột giữa Tây Ban Nha với Anh trong quan hệ quốc tế ........14 1.2. Cuộc chiến tranh giành độc lập của cư dân thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ .....21 1.3. Sự tìm kiếm ủng hộ quốc tế của cách mạng Mỹ .......................................28 Chƣơng 2. SỰ HẬU THUẪN CỦA TÂY BAN NHA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG MỸ TỪ NĂM 1776 ĐẾN NĂM 1783 ..........................................36 2.1. Hoạt động hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1779 .....................................................36 2.1.1. Thái độ của triều đình Madrid đối với tình hình cách mạng Mỹ ......36 2.1.2. Những hoạt động của Tây Ban Nha trợ giúp cho cách mạng Mỹ ....41 2.2. Hoạt động hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1779 đến năm 1783 ..............................................................................50 2.2.1. Con đường dẫn Tây Ban Nha tới chiến tranh với nước Anh ............50 2.2.2. Hoạt động hỗ trợ vật chất và quân sự trong chiến tranh cách mạng Mỹ .................................................................56 2.2.3. Quá trình thương lượng chấm dứt chiến tranh giữa Tây Ban Nha và Anh ...........................................................................63 Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ HẬU THUẪN CỦA TÂY BAN NHA ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG MỸ
  • 5. 2 TỪ NĂM 1776 ĐẾN NĂM 1783 ............................................................................66 3.1. Sự dính líu của Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh Bắc Mỹ: từ bí mật đến công khai ...................................................................................66 3.2. Nhân tố nước Pháp dẫn dắt triều đình Madird tham gia vào cách mạng Mỹ ............................................................................68 3.3. Thái độ lấp lững của người Tây Ban Nha trong tiến trình hậu thuẫn cho những người Mỹ da trắng .........................................................................71 3.4. Sự huy động tối đa nguồn lực của đế Tây Ban Nha trong các hoạt động cho cách mạng Mỹ ....................................................................73 3.5. Hiệu ứng trong nội bộ đế chế Tây Ban Nha và quan hệ quốc tế khi cách mạng Mỹ kết thúc ..............................................................................76 KẾT LUẬN .............................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84 PHỤ LỤC ................................................................................................................90
  • 6. 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhận định “Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích mới là vĩnh viễn” (Thủ tướng Anh Lord Palmerston, 1784-1865) hoàn toàn đúng khi nói về quan hệ quốc tế ở châu Âu thời cận đại, Bởi mỗi chủ thể khi tham gia vào ván bài cạnh tranh quyền lực luôn đặt quyền lợi quốc gia lên hàng đầu và áp đặt sức mạnh, ý chí lên bên còn lại. Châu Âu thế kỉ XVIII trở thành trung tâm của những mối quan hệ đan xen, chằng chéo tạo nên những liên minh phức tạp, những hợp tác và cạnh tranh được che đậy bằng ngoại giao khéo léo. Trong sự vận động của những quan hệ đó, nổi lên 3 cường quốc hàng đầu là Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Đó là cuộc tranh đấu giữa Pháp và Anh trên lục địa châu Âu, sự ganh đua giữa Anh và Tây Ban Nha giành thống trị trên biển, tất cả đều đẩy mạnh bành trướng thuộc địa, gồng mình vươn lên vị trí minh chủ châu Âu, bá chủ thế giới. Trong hơn nửa đầu thế kỷ XVIII, châu Âu trở thành bãi chiến trường chính cho các bên phô diễn tiềm lực, sức mạnh của bản thân. Kết quả là Anh luôn là người chiến thẳng, kẻ cầm cờ trắng, chấp nhận thua thiệt luôn là Pháp và Tây Ban Nha. Do vậy, sau khi mất trắng ở hai cuộc chiến tranh Thừa kế Tây Ban Nha (1701-1714) và chiến tranh Bảy năm (1756-1763), nổi uất hận tràn ngập trong lòng chính giới hai nước, tạo nên chất xúc tác giúp hai cường quốc xích lại gần nhau và cùng nuôi ý chí phục thù Anh. Tình hình quốc tế diễn ra theo hướng có lợi cho cả Pháp và Tây Ban Nha khi cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nổ ra. Nắm bắt được sự rạn nứt trong quan hệ giữa Anh và các thuộc địa ở Bắc Mỹ, Pháp và Tây Ban Nha xem đây là cơ hội “trả đũa ngọt ngào” không thể bỏ qua. Từ sự dẫn dắt tư duy đó, Pháp từng bước lôi kéo Tây Ban Nha tham gia vào cuộc chiến chống kẻ thù chung – Anh. Tuy nhiên, khác với Pháp, Tây Ban Nha vô cùng quan ngại trước những cuộc nổi dậy của người dân thuộc địa Bắc Mỹ, bởi những thành quả cách mạng mà thuộc địa có được sẽ là mối nguy hiểm khôn lường, ảnh hưởng và làm phá vỡ hệ thống thuộc địa của Tây Ban Nha ở Trung Nam Mỹ. Song trước những
  • 7. 4 thương thượng ngoại giao với lợi ích béo bở đầy hứa hẹn từ Pháp, Tây Ban Nha quyết định không là đồng minh của Mỹ mà tham gia vào cuộc chiến chống Anh với tư cách là đồng minh của Pháp, gián tiếp hậu thuẫn cuộc nổi dậy của người Mỹ da trắng với một phong thái ngoại giao đầy toan tính và thận trọng. Chính vì thế, mỗi bước tiến của sự nghiệp tiến bộ của nhân dân Mỹ đều mang dấu ấn hết sức đậm nét của nước Pháp, ngược lại, vai trò và những đóng góp không thể thiếu của Tây Ban Nha cho sự thắng lợi của cách mạng Mỹ lại ít được sử sách đề cập. Cho tới nay việc làm rõ sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha trong cuộc cách mạng Mỹ vẫn còn là khoảng trống nhận thức của giới nghiên cứu sử học Việt Nam. Sự tìm hiểu một cách thấu triệt vấn đề đặt ra vẫn còn là khoảng mở cần thiết để tác giả luận văn có cơ hội thực hiện. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu chủ đề “Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783” vừa có ý nghĩa cả về mặt khoa học lẫn ý nghĩa thực tiễn: Về ý nghĩa khoa học, thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp hiểu rõ những mâu thuẫn giữa Anh và Tây Ban Nha trong quan hệ quốc tế cận đại; hiểu rõ những cuộc vận động ngoại giao của nước Pháp nhằm lôi kéo Tây Ban Nha trở thành đồng minh, đứng về phía Mỹ trong cuộc chiến chống Anh; hiểu được những hoạt động hỗ trợ bí mật về tài chính và quân sự cũng như quá trình tham chiến của Tây Ban Nha đối với sự nghiệp tiến bộ của cư dân Mỹ; hiểu rõ những đặc điểm của mối quan hệ Tây Ban Nha – Mỹ trong cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ; hiểu rõ những tác động đối với hai chủ thể khi tham gia cùng một chiến tuyến cũng như trên bình diện quốc tế. Về ý nghĩa thực tiễn, ngày nay đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có việc đẩy mạnh quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới. Tây Ban Nha và Mỹ là hai quốc gia mà Đảng và Nhà nước ta đang tăng cường quan hệ, hợp tác với nhau trên nhiều nhiều lĩnh vực. Do đó, những dữ kiện lịch sử của hai quốc gia này cùng mối quan hệ giữa họ trở thành nguồn tham khảo quý giá cho mọi cơ quan nhà nước trong việc hoạch định, thực thi quan hệ với hai đối tác. Hơn nữa, những vấn đề trình bày trong luận văn sẽ trở thành bài học cho việc phân biệt đối tác/đối tượng (tùy theo hoàn cảnh) để từ đó giúp cho đất nước chúng ta có thể chọn
  • 8. 5 lựa đúng đắn trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập sâu rộng trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Bởi đó là xu thế tất yếu hiện nay. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Là một trong những mối quan hệ đặc biệt của lịch sử quan hệ quốc tế thời cận đại, quan hệ Tây Ban Nha – Mỹ trong cuộc chiến tranh giành độc lập của người Mỹ da trắng đã thu hút sự quan tâm, chú ý không ít của các nhà nghiên cứu, học giả với nhiều công trình được xuất bản, nhiều ấn phẩm khác nhau được ra đời. 2.1. Ở trong nước, tức Việt Nam, vấn đề này ít nhiều được đề cập trong các nhóm công trình sau: Nhóm thứ nhất là những công trình mang tính chất giáo trình, như: “Lịch sử thế giới cận đại” và “Lịch sử quan hệ quốc tế, Tập 1” do Vũ Dương Ninh chủ biên (Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002 & 2005); “Lịch sử thế giới cận đại, Tập 1” do Phan Ngọc Liên chủ biên (Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008). Trong các công trình này khi trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ vào cuối thế kỷ XVIII, các tác giả đề cập tới liên minh Tây Ban Nha – Pháp năm 1779. Sự kiện này được các tác giả xâu chuỗi trong tiến trình của cách mạng Mỹ. Trên phương diện rộng lớn hơn, Tây Ban Nha tham gia vào cách mạng Mỹ với tư cách là đồng minh của Pháp được đề cập trong các công trình thông sử nước Mỹ, như: “Lịch sử Hoa Kỳ từ độc lập đến chiến tranh Nam Bắc” của Nguyễn Thế Anh (Lửa Thiêng xuất bản, Sài Gòn, 1969); Nhìn chung, trong nhóm công trình này mới chỉ dừng lại trong việc trình bày các sự kiện tiêu biểu liên quan tới vấn đề mà tác giả quan tâm, nghiên cứu. Nhóm thứ hai là những công trình dưới dạng chuyên khảo. Tiêu biểu cho thể loại này là: “Liên bang Mỹ - đặc điểm xã hội và văn hóa” của Nguyễn Thái Yên Hương (Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005); “Nước Mỹ với quá trình Tây tiến: Chính sách ngoại giao mở rộng lãnh thổ (1787-1861)” của Lê Thành Nam (Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016) đã trình bày quan hệ ngoại giao của các thuộc địa Bắc Mỹ trong cuộc đấu tranh giành độc lập và chính sách đối ngoại của nhà nước cộng hòa non trẻ trong buổi đầu vừa mới ra đời. Là
  • 9. 6 một quốc gia đối trọng với nước Anh trong sự kiện cuộc chiến tranh do các thuộc địa Bắc Mỹ tiến hành, vương quốc Tây Ban Nha nhận được mối lưu tâm từ phía cư dân ở đây. Bên cạnh các các công trình chuyên khảo là các luận văn Thạc sĩ được hoàn thành và bảo vệ trong gần một thập kỷ trở lại đây, trong đó đáng chú ý: “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ khi lập quốc (1776) đến trước cuộc Nội chiến (1861- 1865)” của Lê Thành Nam (Luận văn Thạc sĩ Sử học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, 2007). Ở công trình này, tác dành hẳn một mục nhỏ trong chương thứ nhất: “Ngoại giao vì mục tiêu độc lập” để phân tích sự vận động ngoại giao của những đại diện các thuộc địa Bắc Mỹ tại Tây Ban Nha nhằm thuyết phục chính giới và dư luận quốc gia này ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của họ. Một luận văn Thạc sĩ khác cũng đề cập ít nhiều tới chủ đề mà tác giả nghiên cứu là: “Sự tham gia của các cường quốc châu Âu trong cách mạng Mỹ từ năm 1775 đến năm 1783)” của Trịnh Nam Giang (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008). Trong công trình này, tác giả trình bày sự tham gia, góp mặt và ủng hộ của các cường quốc châu Âu cho cả từ hai phía trong cuộc chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ. Điều này có nghĩa là, các cường quốc châu Âu có sự phân định rõ nét thành hai chiến tuyến. Một bên ủng hộ cư dân thuộc địa Bắc Mỹ đấu tranh thoát khỏi ách áp bức của thực dân Anh, bao gồm: Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Điển và Đan Mạch. Bên còn lại ủng hộ chính quyền London theo đuổi chính sách đàn áp cuộc nổi dậy của cư dân Bắc Mỹ, trong đó nhiệt tình nhất là các tiểu quốc Đức và vương quốc Phổ. Bên cạnh đó, luận văn còn đề cập đến thái độ trung lập của một số cường quốc châu Âu trước sự kiện cách mạng diễn ra ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương. Sa hoàng Nga và Áo hoàng là những nhân vật thể hiện quan điểm này rõ rệt nhất. Dĩ nhiên, sự trung lập của hai thế lực phong kiến này có tác động theo chiều hướng thuận nghịch cho cả Anh và cư dân Bắc Mỹ. Do trình bày dàn trải thái độ của từng cường quốc châu Âu trong cách mạng Mỹ nên khi đề cập tới nước Pháp, luận văn chỉ dành dung lượng số trang vừa phải. Cùng với Luận văn Thạc sĩ, những năm gần trở lại đây, các công trình Luận án Tiến sĩ về chủ thể Tây Ban Nha trong lịch sử được một số học giả lưu tâm. Điều cần
  • 10. 7 chú ý rằng, các công trình này tập trung làm rõ sự chi phối của Tây Ban Nha tới những khu vực, các quốc gia khác nhau trên khắp thế giới, dưới góc độ thương mại, chính trị và xã hội v.v… Có thể tìm thấy thông tin này trong các công trình: “Quá trình hoạt động thương mại của Tây Ban Nha ở các thuộc địa Mỹ latinh (thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XIX)” của Phạm Thị Thanh Huyền (Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2016); “Chính sách đóng cửa và mở cửa của Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippines từ cuối thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX” của Trần Thị Quế Châu (Luận án Tiến sĩ Lịch sử Thế giới, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 2018). Nói tóm lại, trong chừng mực nhất định, các chuyên khảo trong nhóm công trình này đề cập khá cụ thể thái độ của vương quốc Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ. Nhóm thứ ba là các bài báo khoa học đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành của Viện Nghiên cứu châu Mỹ, chẳng hạn như: “Ngoại giao Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1773-1783)” và “Nước Pháp với cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ (1775-1783)” của Lê Thành Nam (Châu Mỹ ngày nay, số 3(108)2007 và số 8(137)2009). Trong bài viết đầu tiên, tác giả trình bày nghệ thuật ngoại giao của phái đoàn ngoại giao do Đại hội lục địa gửi sang các triều đình phong kiến châu Âu (Pháp, Nga, Phổ) để lôi cuốn chính giới ở đây lưu tâm tới sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Bắc Mỹ. Mục đích của những phái đoàn này nhằm cô lập kẻ thù, tức nước Anh, đồng thời mở rộng sự liên kết với các quốc gia ở Cựu lục địa. Bài viết còn lại phân tích nỗ lực của triều đình nước Pháp trong việc ủng hộ nhân dân Bắc Mỹ chiến đấu chống lại thực dân Anh. Sự chiến đấu đó không chỉ dừng lại trên chiến trường mà còn biểu hiện thông quan sự vận động ngoại giao của triều đình Pháp đối với một số triều đình phong kiến các nước châu Âu. Có thể nói, hai bài viết này chỉ lướt qua việc chính giới Pháp lôi kéo Tây Ban Nha, một nước vốn mâu thuẫn với Anh về sở hữu vùng Gibrantar và Minorque, tạo thành liên minh chống Anh. 2.1. Ở nước ngoài, các công trình liên quan tới chủ đề nghiên cứu khá phong phú. Có thể phân chia thành những nhóm sau:
  • 11. 8 Nhóm thứ nhất là các công trình liên quan trực tiếp tới đề tài, như: “Spain and the independence of the United States: An Intrinsic gift” (Tây Ban Nha và nền độc lập của nước Mỹ: món quà nội tại) của Thomas E. Chavez (Albuquerque: University of New Mexico Press, 2002) đã trình bày rõ vai trò của Tây Ban Nha đối với sự ra đời của nước Mỹ, một khía cạnh ít được nhắc đến về quá trình giành độc lập của nước Mỹ non trẻ. Thông qua chiến đấu thực tế, Tây Ban Nha đã hậu thuẫn, cung cấp tài chính và quân sự, những người lính được tuyển mộ từ khắp đế chế Tây Ban Nha, từ Tây Ban Nha và thuộc địa Tây Ban Nha ở Trung và Nam Mỹ, tất cả những nổ lực đó của Tây Ban Nha đã giúp các thuộc địa non trẻ giành thắng lợi trong cuộc chiến chống lại mẫu quốc Anh. Một công trình khác: “The role of Spain in the American Revolution: An Unavoidable Strategic Mistake” (Vai trò của Tây Ban Nha trong cách mạng Mỹ: một chiến lược sai lầm không tránh khỏi) của Major Jose I. Yaniz (spain) (Master of military studies, Marine Corps University, Virginia, 2009). Đây là công trình bàn về quá trình Tây Ban Nha trở thành đồng minh của Pháp tham gia vào cách mạng Mỹ với mục đích trã đũa nước Anh sau thất bại trong chiến tranh Bảy năm (1756-1763). Song, bất ngờ thay, “hạt giống” thuộc địa Bắc Mỹ đã nảy mầm và đe dọa đến hệ thống thuộc địa khu vực Trung và Nam Mỹ. Đây là chiến lược sai lầm không tránh khỏi. Hay “The Spanish Army in North America 1700–1793 (Men-at-Arms)” (Quân đội Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ 1700-1793) của René Chartrand (2011); “From Across the Spanish Empire: Spanish Soldiers Who Helped Win the American Revolutionary War, 1776-1783. Arizona, California, Louisiana, New Mexico, and Texas Military Rosters” (Từ khắp Đế chế Tây Ban Nha: Những người lính Tây Ban Nha đã giúp Chiến thắng Cách mạng Hoa Kỳ, 1776-1783. Arizona, California, Louisiana, New Mexico và Texas Paper Rosters) của Leroy Matinez (2015); “Galvez / Spain - Our Forgotten Ally In The American Revolutionary War: A Concise Summary of Spain's Assistance” (Galvez / Tây Ban Nha – đồng minh bị lãng quên trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ: Bản tóm tắt ngắn gọn sự trợ giúp của Tây Ban Nha) của Sr. Judge Edward F. Butler (2015), hầu hết các công trình này đã nêu rõ vai trò và đóng góp về mặt quân sự của Tây ban Nha trong cách mạng Mỹ.
  • 12. 9 Nhóm thứ hai, là công trình liên quan tới lịch sử ngoại giao nước Mỹ từ khi quốc gia này còn là một phần của đế chế Anh cho tới thời hiện đại. Mặc dù các tác phẩm này trình bày ngoại giao của nước Mỹ theo tiến trình lịch sử nhưng trong nội dung ngoại giao thời kỳ cách mạng, các tác giả chú ý tới việc làm rõ những toan tính, hoạt động của Tây Ban Nha can thiệp gián tiếp vào cách mạng Mỹ. Có thể tìm thấy nội dung này trong các tác phẩm như: “A Diplomatic History of the United States” (Lịch sử ngoại giao của nước Mỹ) của Samuel Bemiss (Henry Holt and Company, New York, 1951); "A Diplomatic History of the American People” (Lịch sử ngoại giao của nhân dân Mỹ) của Thomas A. Bailey (Appleton-Century-Crofts, Inc, New York, 1958); “American Diplomacy A History” (Lịch sử ngoại giao Mỹ) của Robert H. Ferrell (W.W Norton & Company Inc, New York 1975); “A History of American Foreign Policy, Vol 1 (Growth to World Power 1700-1914)” (Lịch sử chính sách đối ngoại Mỹ, Tập 1 (Sự phát triển tới cường quốc thế giới 1700 – 1914) của Alexander DeConde (Charles Scribner’s Sons, New York, 1978); “A Companion to American Foreign Relations” (Sự đồng hành quan hệ đối ngoại Mỹ) của Robert D. Schulzinger (Blackwell Publishing Ltd).v.v… Nhóm thứ ba là các công trình liên quan tới lịch sử nước Mỹ, như: “The Reinterpretation of the American Revolution 1763-1789” (Diễn giải lại cách mạng Mỹ 1763-1789) của Jack P. Greene (Harper & Row Publisher, 1968); “The American Republic to 1865, Vol 1” (Cộng hòa Mỹ tới năm 1865) của Richard Hofstadter (Prentice-Hall Inc, Englewood Cliffs, New Jersey, 1959); “The American Reconstruction through the 20th century” (Tái xây dựng nước Mỹ trong suốt thế kỷ XX) của Gerald A. Danzer… (McDouglas Little Inc, A Houghton Miffin Company, 1999); “American History: A Survey” (Khái quát lịch sử Mỹ) của Alan Brinkley (McGraw-Hill Higher Education, 2003) v.v… Đây là những công trình thông sử nước Mỹ trình bày tất cả các lĩnh vực của quốc gia này từ khi còn là thuộc địa của thực dân Anh cho tới hiện nay. Vấn đề ngoại giao trong thời kỳ cuộc chiến tranh độc lập được đề cập tương đối chừng mực với những sự kiện tiêu biểu, song chưa lý giải được bản chất hiện tượng của vấn đề đối ngoại của nước Mỹ thời cận đại.
  • 13. 10 Nhóm thứ tư là các công trình của tác giả nước ngoài được dịch sang tiếng Việt bàn về lịch sử nước Mỹ, như: “Lịch sử Hoa Kỳ những vấn đề quá khứ” của Irwin Unger (Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2009); “Lịch sử dân tộc Mỹ” của Howard Zinn (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2010) đã trình bày các sự kiện liên quan tới nước Mỹ. Vấn đề của tác giả đang tìm hiểu chỉ được nêu một cách sơ lược. Tóm lại, qua việc điểm qua những công trình mà chúng tôi tiếp cận được có thể rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, tại Việt Nam, chủ đề của luận văn được xâu chuỗi trong các công trình mang tính giáo trình hoặc phần nào được trình bày trong các chuyên khảo. Các công trình này bước đầu đề cập đến việc Tây Ban Nha trở thành đồng minh của Pháp, đứng về phía thuộc địa chống mẫu quốc trong cách mạng Mỹ. Một công trình với tên gọi như đề tài luận văn hầu như vắng bóng trong các tác phẩm chuyên biệt. Thứ hai, tại nước ngoài, nhất là Mỹ, chủ đề này được thể hiện hết sức phong phú với các nguồn sử liệu hết sức có giá trị. Có tác phẩm đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới vấn đề đặt ra. Do tiếp cận cả hai chiều hướng, tức khuynh hướng ủng hộ và khuynh hướng phản đối Tây Ban Nha can dự vào cuộc chiến tranh giành độc lập của cư dân Bắc Mỹ nên có sự chằng chéo nhau trong cách trình bày cũng như cách giải thích các sự kiện. Mặt khác, nhiều sự kiện do cách nhìn nhận chưa thực sự khách quan nên đánh giá cao về ngoại giao của nước Mỹ. Mặc dù vậy, các công trình nêu trên đã cung cấp cho tác giả luận văn nhiều tư liệu có giá trị, giúp người viết có thể hoàn thành công việc đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là khôi phục một cách hệ thống về sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783. Trên cơ sở đó, luận văn làm rõ các hoạt động nổi bật: giai đoạn Tây Ban Nha với tư cách là đồng minh của Pháp gián tiếp viện trợ bí mật về tài chính và quân sự cho thuộc địa (1776-1778) và giai đoạn Tây Ban Nha tham chiến trực tiếp (1779-1783), góp phần giúp đỡ các thuộc địa Bắc Mỹ trong cuộc chiến chống lại mẫu quốc – nước Anh. Để thực hiện mục tiêu nêu trên, đề tài luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ như sau:
  • 14. 11 Thứ nhất, hệ thống hóa quá trình Tây Ban Nha trở thành đồng minh của Pháp, ủng hộ cuộc chiến tranh giành độc lập của cư dân Bắc Mỹ trên cơ sở tư liệu hiện có. Thứ hai, phân tích những nhân tố bên trong và bên ngoài thúc đẩy Tây Ban Nha can dự vào cách mạng Mỹ. Thứ ba, phân tích và tổng hợp những hoạt động hỗ trợ về tài chính và quân sự của Tây Ban Nha đối với các thuộc địa Bắc Mỹ (1776-1783). Thứ tư, rút ra nhận xét, đánh giá về sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ trong khung thời gian đặt ra. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ của Tây Ban Nha đối với cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, được thể hiện trên các lĩnh vực: tài chính và quân sự. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi không gian, địa bàn trọng tâm mà luận văn tập trung chủ yếu là châu Mỹ và châu Âu – những nơi thể hiện sự tương tác, kết quả của Tây Ban Nha trong việc tham gia ủng hộ cách mạng Mỹ. Về phạm vi thời gian, mốc mở đầu là năm 1776, cụ thể là ngày 27-6-1776, khi hoàng đế Tây Ban Nha – Carlos III bí mật chuyển cho công ty Roderique Hortalez et Compagnie (công ty của Pháp) số tiền 270.000 pesos (1.000.000 france) để hỗ trợ cho cách mạng Mỹ. Mốc kết thúc là năm 1783, cụ thể là, 3-9-1783, nước Mỹ kí kết hòa ước Paris chấm dứt chiến tranh với Anh. Sự kiện này đồng thời cũng chấm dứt luôn sự hậu thuẫn của vương quốc Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ. Hai mốc thời gian nêu trên cố nhiên không phải là sự phân định máy móc, tùy tiện mà không cho phép luận văn đẩy về phía trước hoặc lùi dần về phía sau khi làm rõ chủ đề nghiên cứu. 5. Các nguồn tƣ liệu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, luận văn tập trung khai thác và sử dụng của nguồn tư liệu chủ yếu sau đây:
  • 15. 12 - Các hiệp ước, công hàm ngoại giao, thư từ trao đổi, hồi ký của Bộ trưởng Ngoại giao, công sứ của Tây Ban Nha, các đại diện ngoại giao Mỹ ở châu Âu, nhất là tại Madrid. Đây là những tư liệu gốc được in trong các công trình, như: “Spanish Correspondence Concerning the American Revolution” của James A. Robertson – 1918; “Spanish Observers and the American Revolution, 1775-1783” của Light Townsend Cummins – 1991; ,… - Các công trình có phản ánh trực tiếp tới việc ủng hộ của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ, như: “Spain and the independence of the United States: An Intrinsic gift” của Thomas E. Chavez - 2002; “Galvez/ Spain - Our Forgotten Ally In The American Revolutionary War: A Concise Summary of Spain's Assistance” của Sr. Judge Edward F. Butler – 2015 ,… - Các công trình có nội dung phản ánh trực tiếp đến lịch sử ngoại giao của Mỹ, như: “A Diplomatic History of The United States” của Samuel Bemis – 1951; “A History of American Foreign Policy, Vol 1 (Growth to World Power 1700 – 1914)” của Alexander DeConde – 1979; “The History of American Foreign Policy” của Jerald Combs và Athur Combs – 1986 và “The Cambridge History of American Foreign Relations, Vol 1: The Creation of a Republican Empire 1776 – 1865” của Bradford Perkins – 1993 .v.v... - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các công trình chuyên khảo về lịch sử thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử ngoại giao và các bài nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài được công bố trên các tạp chí chuyên ngành. 6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Về phương pháp luận: Luận văn quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghiên cứu khoa học lịch sử. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam trong quá trình xử lý, hệ thống tư liệu và hình thành luận văn. - Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương pháp cơ bản để thực hiện đề tài. Theo đó, luận văn vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: Sưu tầm, chọn lọc, phân loại, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,… Bên cạnh đó, phương pháp logic cũng được vận dụng. Là đề tài thuộc
  • 16. 13 chuyên ngành Lịch sử Thế giới nên tác giả còn chú ý tới phương pháp nghiên cứu quốc tế khi phân tích và khái quát những vấn đề đặt ra. 7. Đóng góp của luận văn Thứ nhất, luận văn là công trình đầu tiên ở Việt Nam hệ thống hóa các tài liệu liên quan tới sự hậu thuẫn của triều đình phong kiến Mardid cho cuộc đấu tranh giành độc lập của cư dân Bắc Mỹ. Thứ hai, luận văn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên ngành lịch sử, quốc tế học và học viên cao học chuyên ngành lịch sử thế giới, đồng thời đối với những ai quan tâm tới vấn đề này. Cuối cùng, luận văn trong chừng mực nhất định góp thêm dữ liệu, khuyến nghị cho các cơ quan ban ngành trong việc hoạch định, thực thi đường lối đối ngoại trong quá trình hội nhập một cách sâu rộng quan hệ quốc tế đương đại. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu (11 trang), kết luận (4 trang), tài liệu tham khảo (5 trang) và phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu trong 3 chương: Chương 1. Những nhân tố thúc đẩy Tây Ban Nha can dự cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783 (21 trang) Chương 2. Sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783 ( 30 trang) Chương 3. Một số nhận xét về sự hậu thuẫn của Tây Ban Nha đối với cách mạng Mỹ từ năm 1776 đến năm 1783 ( 14 trang)
  • 17. 14 Chƣơng 1 NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY TÂY BAN NHA CAN DỰ CÁCH MẠNG MỸ TỪ NĂM 1776 ĐẾN NĂM 1783 1.1. Những xung đột giữa Tây Ban Nha với Anh trong quan hệ quốc tế Các cuộc phát kiến địa lý vào cuối thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI đã mở ra quá trình di dân ồ ạt và thuộc địa hóa những vùng đất châu Mỹ của các cường quốc châu Âu. Dưới nhãn quan của giới cầm quyền ở Cựu lục địa đều xem “Tân thế giới là đấu trường chinh phục để tích tụ của cải và quyền lực” [12, tr. 309]. Bị ám ảnh to lớn bởi tư tưởng đó, quá trình thuộc địa hóa lại càng được đẩy nhanh hơn. Trong số các cường quốc châu Âu, chiếm giữ vị trí tiên phong trong quá trình này là Tây Ban Nha. Lúc đầu, khi mới đặt chân tới Tân thế giới vào cuối thế kỷ XV, người Tây Ban Nha chiếm hữu những hòn đảo nằm trong vùng biển Caribbean, các vùng đất thuộc: Cuba, Jamaica và Puerto Rico. Từ những địa điểm đứng chân ngoài khơi Đại Tây Dương, Tây Ban Nha tiến sâu vào những lãnh thổ giàu có lục địa châu Mỹ nằm ở Trung và Nam Mỹ. Sau khi chinh phục xong và xây dựng nên những thuộc địa thịnh vượng tại đây, trong nửa đầu thế kỷ XVI, người Tây Ban Nha bắt đầu tiến hành ngày một nhiều hơn các chuyến thám hiểm ngược lên phía Bắc đến miền Nam nước Mỹ ngày nay với mục đích chủ yếu là tìm kiếm của cải (là những kho báu, vàng và các kim loại quý khác). Cuối cùng, vì không tìm thấy của cải và xuất phát từ nhu cầu buôn bán dọc hải lưu Gulf Stream, người Tây Ban Nha đã thiết lập thị trấn St. Augustine ở phía Bắc của Floridas thành một khu vực định cư lâu dài và sau đó phát triển nơi đây thành thuộc địa của Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ. Đây được xem là “khu vực định cư lâu dài đầu tiên của người châu Âu ở vùng đất là nước Mỹ ngày nay” [7, tr. 15]. Cũng trong thời gian này, từ địa bàn đứng chân ở Floridas, bằng các chuyến thám hiểm, người Tây Ban Nha còn gây dựng “uy thế” của mình tại những vùng đất phía Tây nước Mỹ ngày nay thuộc các
  • 18. 15 tiểu bang Texas, Kansas, New Mexico, Arizona và California. Kết quả của việc chinh phục, Tây Ban Nha đã thu về nguồn của cải vô tận từ Tân thế giới, trong đó vàng và bạc là hai mặt hàng đáng kể. Theo thống kê, trong thời gian từ năm 1521 đến năm 1660, mười tám nghìn tấn bạc và hai trăm tấn vàng được chuyển từ châu Mỹ về Tây Ban Nha [2, tr. 44]. Bị hấp dẫn với nguồn của cải vô tận cướp đoạt từ Tân thế giới của Tây Ban Nha, đồng thời không mãn nguyện với kết quả tuyên bố đơn phương của Giáo hoàng La Mã dành cho hai quốc gia nằm trên bán đảo Iberia những đặc quyền về lợi ích trong việc khám phá những vùng đất mới và đại dương mới (1493)1 , các quốc gia Tây Âu khác (Anh, Pháp) từng bước tham gia vào việc ganh đua, cạnh tranh và thách thức đế chế Tây Ban Nha ở phía bên kia Đại Tây Dương. Chậm chân hơn so với người Tây Ban Nha gần một thế kỷ trong việc thuộc địa hóa châu Mỹ, năm 1578, Nữ hoàng Anh - Elizabeth, cho phép công dân của mình được quyền lập thuộc địa ở “những miền đất ngoại đạo và dã man ở Tân thế giới mà các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo khác vẫn chưa tuyên bố quyền sở hữu” [54, tr. 101]. Đến đầu thế kỷ XVII, cụ thể là vào năm 1607, người Anh thiết lập khu định cư đầu tiên tại Jamestown, thuộc Virginia. Từ địa điểm này, các khu định cư của người Anh nhanh chóng lan tỏa dọc theo miền duyên hải Đại Tây Dương với gốc rễ ngày càng vững chắc, với 13 thuộc địa được thành lập vào giữa thế kỷ XVIII. Giống như người Anh, cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, nước Pháp cũng thiết lập cho mình những cứ điểm rộng lớn ở Bắc Mỹ, bao gồm Canada và Louisiana. Với chính giới cầm quyền của nhiều quốc gia châu Âu, thông lệ vốn ngự trị trong tư tưởng của họ vào các thế kỷ XVII – XVIII, việc sở hữu “các thuộc địa rộng lớn và sự kiểm soát thương mại của chúng trở thành tiêu chuẩn của sự thịnh vượng quốc gia, niềm kiêu hãnh và quyền lực” [31, tr.3]. 1 Để tránh sự tranh giành lợi ích thực dân cũng như ngăn chặn nguy cơ một cuộc xung đột giữa hai thành viên trong Giáo hội Thiên Chúa giáo Roma - Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, về phạm vi truyền giáo ra bên ngoài Cựu lục địa, ngày 3-5-1493, Giáo hoàng Alexander VI ban hành Sắc chỉ Inter Cetera. Theo đó, một đường phân giới nằm ở kinh tuyến 100 leagues phía Tây của Azores được thiết lập. Phần phía Đông của đường phân giới này thuộc quyền của Bồ Đào Nha; phần phía Tây thuộc phạm vi kiểm soát của Tây Ban Nha. Dựa trên sắc chỉ của Giáo hoàng, điều này có nghĩa là, toàn bộ lục địa châu Mỹ được giao Tây Ban Nha; châu Phi và Ấn Độ được dành cho Bồ Đào Nha [3, tr. 22].
  • 19. 16 Có một thực tế lịch sử là trong khi các quốc gia Tây Âu đang tiến hành mở rộng phạm vi thế lực ra các khu vực khác, trong đó có châu Mỹ thì tại châu Âu một sự kiện quốc tế diễn ra mà có thể làm đảo lộn trật tự cũng như vị thế của mỗi cường quốc trên Cựu lục địa. Tháng 11-1700, Charles II, hoàng đế Tây Ban Nha cuối cùng thuộc dòng họ Habsburgs băng hà. Vì không có con nối dõi nên trước lúc lâm chung, nhà vua để lại bản di chúc chỉ định cháu nội của vua nước Pháp - Louis XIV, thuộc dòng họ Bourbons là công tước Philippe d’ Anjou kế vị ngai vàng. Công tước d’ Anjou lên ngôi với niên hiệu Philip V (cầm quyền 1700 – 1746), mở đầu thời kỳ nắm quyền của dòng họ Bourbons tại Tây Ban Nha. Điều đáng nói rằng Philip V cũng được ông nội của mình chỉ định làm người kế nhiệm ngôi báu nước Pháp. Việc một người thuộc dòng họ Bourbons lên ngôi vua Tây Ban Nha đồng thời cũng là hoàng đế nước Pháp trong tương lai dẫn tới khả năng kịch bản nước Pháp sẽ sáp nhập lãnh thổ Tây Ban Nha cũng như các thuộc địa của nó nằm trong biên giới của Pháp [26, tr.14]. Dưới nhãn quan của các quốc gia châu Âu phong kiến, một khi kịch bản nêu trên trở thành hiện thực sẽ phá vỡ thế cân bằng quyền lực – một luận thuyết vốn ra đời từ sau hiệp ước Westphalia (1648), cho rằng bất cứ một sự thay đổi nào tại vùng đất châu Âu cũng đe dọa đến sự ổn định của toàn bộ Cựu lục địa cũng như các vùng đất khác đang phụ thuộc vào nó. Đối với nước Anh, sau khi trở thành một quốc gia tư sản, nguy cơ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thương mại, xuất khẩu hàng hóa sang các nước khác trong lục địa do vấp phải hàng rào thuế quan của người Pháp đặt ra. Xa hơn, nước Anh sẽ mất dần việc kiểm soát các đại dương, từ đó các thuộc địa của Anh dễ dàng rơi vào thế cô lập. Để ngăn chặn ý đồ của nước Pháp, liên minh các nước châu Âu trong có nước Anh đã lôi kéo nước Pháp vào cuộc chiến mà lịch sử gọi là Chiến tranh giành quyền Thừa kế Tây Ban Nha (1701-1713). Đây là “cuộc chiến lớn nhất mà châu Âu chứng kiến, kể từ thời Thập tự chinh” [15, tr. 291]. Với tư cách thành viên của dòng họ Bourbons, Tây Ban Nha cũng phải chia sẻ gánh nặng một phần chiến tranh với nước Pháp. Nói cách khác, liên minh Pháp – Tây Ban Nha phải đương đầu với gần như toàn bộ thế lực phong kiến châu Âu do nước Anh cầm đầu. Nhờ sự cơ động linh hoạt của quân đội cộng với việc “mượn tay kẻ
  • 20. 17 khác” để làm suy yếu đối phương, nước Anh chiếm ưu thế trên mọi mặt trận. Trong khi đó, Tây Ban Nha bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Lợi dụng sự yếu của đối phương, nước Anh chiếm giữ những vị trí chiến lược của Tây Ban Nha ở Địa Trung Hải, như: Gibraltar (1704), Minorca v.v… Trong số các vị trí này, Gibraltar đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối với triều đình Madrid, là cửa sau (backdoor), “chiếc chìa khóa”, điểm yết hầu kiểm soát hoạt động lưu thông của mọi thuyền bè từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương và ngược lại. Năm 1713, chiến tranh kết thúc với sự thất bại của liên minh Pháp – Tây Ban Nha. Với tư cách một bên tham chiến, triều đình Madrid buộc phải chấp ký kết các hiệp ước do bên thắng trận đưa ra. Trong các hiệp ước Utrecht (1713) và hiệp ước Rasotat (1714), Tây Ban Nha phải thừa nhận một cách pháp lý về quyền sở hữu của nước Anh đối với Gibraltar, Minorca; đồng thời chuyển giao cho nước Anh các asiento de negros (hợp đồng buôn bán nô lệ) từ châu Phi sang châu Mỹ, đảm bảo cho Anh đặc quyền cung cấp nô lệ thuộc vùng châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha [8, tr. 80]. Với điều khoản này, “Tây Ban Nha đã buộc phải chấp nhận cho đối thủ truyền thống là Anh được tham gia chính thức vào thương mại quốc tế từ năm 1713” [8, tr.80]. Ngoài ra, Tây Ban Nha bị tước đi những vùng đất ở châu Âu mà trước đây họ nắm quyền chi phối, cụ thể là chuyển giao cho Áo vùng đất phía Nam Netherland, các tiểu quốc thuộc lãnh thổ Italy, như: Napoli, Milano, Sardinia. Những tổn thất này khiến cho triều đình Madrid bị suy giảm vị thế, cô lập trên trường quốc tế. Rõ ràng, “Tây Ban Nha đã bị hạ hẳn xuống vị trí cường quốc thứ yếu ở Tây Âu, địa vị mà Tây Ban Nha đi vào lịch sử các thế kỷ XVIII – XIX” [25, tr. 530]. Chính từ đây, “Anh trở thành kẻ thù chính của Tây Ban Nha” [15, tr. 313]. Tiếp sau cuộc Chiến tranh giành quyền Thừa kế Tây Ban Nha, sự xung đột giữa triều đình Madrid với London không chỉ dừng lại tại Cựu lục địa mà còn biểu hiện ở vùng “ngoại vi”, tức vùng thuộc địa do chính quyền hai bên quản lý. Năm 1739, Anh phát động cuộc chiến tranh chống Tây Ban Nha. Cuộc chiến này trong lịch sử gọi là Chiến tranh vì cái tai của Jenkin (The war of Jenkin’s ear) hay chiến tranh Anh – Tây Ban Nha. Sự thật là xung đột giữa Anh và Tây Ban Nha nảy sinh vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XVIII và chiếc tai bị cắt của Jenkin chỉ là cái cớ cho cuộc
  • 21. 18 chiến nổ ra. Chiến tranh bắt nguồn từ tranh chấp lãnh thổ biên giới giữa Floridas thuộc Tây Ban Nha và Georgia thuộc Anh. Chiến tranh kéo dài trong hai năm, tới năm 1741, mà không đưa đến sự phân thắng bại rõ ràng. Mặc dù tiếng súng chấm dứt nhưng các phần tử có tư tưởng hiếu chiến tại thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ vốn tin rằng “định mệnh giao cho họ bành trướng sang phía bên kia dãy Allegheny” [42, tr. 19] nên thường xuyên tiến hành các hoạt động quấy phá, tấn công các khu định cư của người Tây Ban Nha ở Florida, Texas .v.v… Điều này gây ra sự thù hằn, hiềm khích giữa cư dân Tây Ban Nha với người Anh đang sinh sống tại Bắc Mỹ. Cần phải thấy rằng, sự vận động của những xung đột giữa Tây Ban Nha và Anh trong quan hệ quốc tế nửa đầu thế kỷ XVIII luôn có tác nhân từ phía Pháp, mà quốc gia này lại đang đầy rẫy mâu thuẫn với nước Anh. Mâu thuẫn quán xuyến giữa Anh và Pháp xoay quanh việc tranh chấp thuộc địa ở Bắc Mỹ và Ấn Độ. Do không dung được hòa lợi ích nên cả hai bên lao vào cuộc chiến tranh Bảy năm (1756-1763). Cuộc chiến mà lần đầu tiên trong lịch sử quân sự thế giới chứng kiến sự tác chiến linh hoạt của quân đội các quốc gia châu Âu, nhất là Anh, nằm ngoài chiến trường châu Âu (Bắc Mỹ) với những ứng dụng nguyên tắc chiến lược mang tầm nghệ thuật của một cuộc chiến tranh hiện đại. Để tiến hành cuộc chiến chống lại Anh, ngày 15-8-1761, Pháp và Tây Ban Nha đã xác nhận lại tính hiệu lực của “Bản Thỏa ước gia đình” Bourbons (Family Compact) mà hai bên đã ký trước đó 2 . Bản thỏa ước lần này nói rõ thêm, bất cứ đối phương nào tấn công một ông vua trong khối đồng minh thì đồng nghĩa tấn công người còn lại. Nhiệm vụ bắt buộc của thành viên trong khối đồng minh là phải hỗ trợ và tấn công đối phương [31, tr. 6]. Nhằm cột chặt Tây Ban Nha đi theo mình đến cùng trong cuộc chiến, triều đình Versailles hứa sẽ chiến đấu cho tới khi nào vương triều Madrid lấy lại được Minorca và Gibraltar. Nói một cách khác, Tây Ban Nha cùng tham chiến với Pháp chống lại Anh. 2 Trong thế kỷ XVIII, có 3 bản hiệp ước với tên gọi Thỏa ước gia đình liên minh, mà hoàng đế Pháp và Tây Ban Nha tuyên bố thiết lập một mặt trận thống nhất trong chiến tranh lẫn hòa bình nhằm chống lại kẻ thù. Hai bản hiệp ước đầu tiên được ký vào ngày 7-10-1733 và 3-10-1743, hướng trực diện vào dòng họ Hapsburgs ở Italy cũng như chống lại tham vọng thuộc địa và hàng hải của Anh [31, tr. 6].
  • 22. 19 Một điều cần chú ý, trong cuộc chiến tranh Bảy năm, mặc dù là một bên tham chiến nhưng nước Anh không trực tiếp dính líu, không tham gia chiến sự chống lại đối phương, tức Pháp và Tây Ban Nha, mà để các quốc gia khác chiến đấu hộ mình. Thực chất, chính quyền London muốn mượn tay kẻ khác để hạ gục đối thủ. Nhờ vậy, nước Anh một mặt đỡ tốn kém tài chính; mặt khác thoải mái hoành hoành trên đại dương để chiếm những thuộc địa quan trọng của Tây Ban Nha. Kết quả, nước Anh chiếm Cuba và Philippines (1762). Chứng kiến người Anh chiếm đóng hai địa điểm này khiến cho người đứng đầu vương triều Madrid, Carlos III (cầm quyền 1759 - 1788) cảm thấy nhục nhã, như nhận xét của một học giả: “Khi người Anh tiến vào Havana vào ngày 14 tháng Tám năm 1762, điểm yếu của đế quốc rộng lớn Tây Ban Nha đã bị phơi bày ra toàn thế giới… từ đó dẫn đến sự thay đổi trong giấc ngủ ở đế chế châu Mỹ của Carlos III” [8, tr. 81]. Với ưu thế về hạm đội, sự tác chiến linh hoạt, nước Anh giành phần thắng trong cuộc đối đầu liên minh Pháp – Tây Ban Nha. Chiến tranh kết thúc mà Gibraltar và Minorca vẫn còn nằm trong tay người Anh. Nói cách khác, những kỳ vọng của Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh Bảy năm hoàn toàn tan vỡ. Hiệp ước Paris (1763) ghi rõ những tổn thất mà Tây Ban Nha phải gánh chịu, bồi thường cho nước Anh. Theo đó, Tây Ban Nha nhượng cho Anh lãnh thổ Florida và toàn bộ phần lãnh thổ nằm phía đông dòng sông Mississippi, đổi lại nước Anh rút khỏi Cuba và Philippines; công nhận quyền khai thác gỗ của người Anh ở vịnh Honduras (thuộc Trung Mỹ) và các địa điểm khác thuộc sở hữu của Tây Ban Nha trong khu vực này [31, tr.8]. Để bù đắp cho đồng minh thân cận của mình trong việc mất Florida, nước Pháp nhượng vùng đất Louisiana cho Tây Ban Nha bao gồm “không chỉ New Orleans và vùng cửa sông Mississippi mà cả một yêu sách mập mờ đối với các vùng lãnh thổ mà bấy giờ bao gồm nhiều dân cư và giàu có hơn so với vương quốc Tây Ban Nha” [56, tr. 500]. Với Louisiana và một số lượng lớn các thuộc địa ở Trung và Nam Mỹ, khi Cách mạng Mỹ nổ ra, Tây Ban Nha là quốc gia có nhiều ưu thế nổi bật hơn cả để đóng vai trò trực tiếp hỗ trợ cho người Mỹ, nếu họ sẵn lòng. Có thể nói rằng, bước ra khỏi chiến tranh Bảy năm, người Tây Ban Nha ngậm đắng, nuốt cay, bởi chẳng những không tái khôi phục lại Gibraltar, Minorca như kỳ
  • 23. 20 vọng mà còn phải chấp nhận sự hiện diện của Anh ở Floridas. “Sự công nhận sở hữu của Anh ở Đông và Tây Florida, do đó củng cố sự hiện diện của kẻ thù truyền thống của Tây Ban Nha ở vịnh Mexico” [8, tr. 82]. Việc kiểm soát của Anh ở vịnh Mexico góp phần chia cắt hoạt động thương mại của các thuộc địa Tây Ban Nha trong vùng biển Caribbean (Cuba, Dominique) với những vùng đất thuộc quyền quản lý của triều đình Madrid tại lục địa Bắc Mỹ (Texas, Louisiana, California). Có thể nói rằng, sau chiến tranh Bảy năm “lợi ích mà nước Anh thu được là cực kỳ to lớn, đấy không chỉ là sự mở rộng lãnh thổ, cũng không chỉ là quyền bá chủ trên biển mà còn là uy tín và địa vị trong mắt các dân tộc đã nhận thức được nguồn lực vĩ đại và sức mạnh to lớn của nước này” [15, tr. 408]. Cần nhấn mạnh rằng, những cuộc chiến tranh Anh – Pháp – Tây Ban Nha trong hơn nửa đầu thế kỷ XVIII, kết thúc với “những thủ đắc lãnh thổ được xem như những thẻ nhựa dùng thay tiền trong các sòng bạc mà các nhà lãnh đạo phải thu hoặc gom được tùy theo may rủi của chiến tranh, không chút quan tâm đến lợi ích của người dân” [4, tr. 569]. Hay nói theo cách của cựu Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha, Alberoni: “Họ cắt và tỉa các quốc gia giống như miếng phomat Hà Lan” [31, tr. 14]. Bên cạnh những xung đột lợi ích về mặt lãnh thổ thì giữa Tây Ban Nha với Anh còn hiện hữu cạnh tranh về mặt thương mại. Đó là việc người Anh hậu thuẫn những băng cướp biển người Moor đang đồn trú, ẩn nấp dọc theo bờ biển Bắc Phi. Chúng thường xuyên tấn công vào các tàu chở hàng của Tây Ban Nha đang lưu thông trong biển Địa Trung Hải hay các thương thuyền trở về từ Tân thế giới. Hệ quả, nền thương mại của Tây Ban Nha tại vùng biển này suy giảm đáng kể so với những địa bàn khác. Một thực tế lịch sử khác, trong quan hệ giữa Tây Ban Nha và Anh còn nảy sinh xung đột liên quan tới Bồ Đào Nha. Trong thập niên 30 của thế kỷ XVII, giữa hai quốc gia láng giềng trên bán đảo Iberia thường xảy ra chiến sự. Hệ quả, năm 1640, Bồ Đào Nha tách ra khỏi lãnh thổ Tây Ban Nha. Trước hành động của Bồ Đào Nha, vương triều Madrid tìm mọi cách sáp nhập, thôn tính trở lại. Để ngăn cản ý định này, chính quyền Bồ Đào Nha tìm kiếm sự liên minh với Anh (1654) hòng
  • 24. 21 dựa vào quốc gia này để bảo vệ nền độc lập, chống lại những cuộc tấn công thường xuyên của quốc gia láng giềng. Bắt đầu từ thời điểm này cho tới giữa thế kỷ XVIII, liên minh Anh – Bồ quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều cần chú ý, để nhận được sự che chở của nước Anh, chính quyền Lisbon cho phép thương thuyền của nước Anh tham gia vào việc buôn bán trực tiếp với Brazil, một thuộc địa của Bồ Đào Nha ở Tây bán cầu. Đối với thương nhân và nhà sản xuất người Anh, sự hấp dẫn không chỉ là thị trường Brazil mà từ đây họ có thể qua ngã đường Rio de la Plata tiến vào vùng giàu có kim loại bạc ở Potosí (Thượng Peru), thuộc địa của Tây Ban Nha ở Nam Mỹ [8, tr. 76-77]. Để bảo vệ hoạt động buôn bán tại Nam Mỹ, Anh hỗ trợ Bồ Đào Nha tấn công các thương thuyền của Tây Ban Nha. Điều này gây ra nhiều thiệt hại cho Tây Ban Nha, làm xói mòn chính sách độc quyền thương mại của vương triều Madrid đang thực hiện tại châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha. Do vậy, một cơ hội để phục thù, đẩy nước Anh ra khỏi Tây bán cầu luôn thường trực trong mọi tính toán của triều đình Madrid. Tóm lại, giống như nước Pháp, trong hơn nửa thế kỷ XVIII, mối quan hệ giữa Anh với Tây Ban Nha đầy rẫy mâu thuẫn. Trong mối quan hệ này, Tây Ban Nha là quốc gia luôn thiệt thòi, tổn hại về quyền lợi, nhường lại phần hơn cho nước Anh. Bị uất hận trước việc mất Gibraltar, Minorca, đồng thời thường xuyên chịu sự tấn công vào các thuộc địa của mình ở châu Mỹ bởi người Anh, vương triều Madrid tìm mọi cơ hội có thể để thanh toán, phục thù. Dưới con mắt của Tây Ban Nha, Anh là kẻ trù thù truyền kiếp, không chỉ gây ra cho họ những tổn thất thuộc địa mà còn đóng vai trò làm suy giảm vị thế của triều đình Madrid trên trường quốc tế. Sự phục thù đối với người Anh luôn thường trực trong tính toán ngoại giao của Tây Ban Nha từ sau thập niên 60 của thế kỷ XVIII trở đi ! 1.2. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của cƣ dân thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ Là quốc gia khởi động quá trình thuộc địa hóa ở Tân thế giới chậm hơn so với các cường quốc châu Âu khác nhưng các thuộc địa của nước Anh tại vùng đất Bắc Mỹ tỏ ra ưu thế, vượt trội hơn và ngày càng có gốc rễ vững chắc. Cho tới giữa
  • 25. 22 thế kỷ XVIII, người Anh đã thiết lập tại Bắc Mỹ 13 thuộc địa 3 . Điểm chung của các thuộc địa nơi đây là tiếp giáp với đại dương – Đại Tây Dương. Với vị trí địa lý thuận lợi cùng với cơ chế quản lý thông thoáng của mẫu quốc, các thuộc địa của Anh đã nhanh chóng trở thành những vùng dân cư trù mật, giàu có. Một đặc điểm nổi bật của 13 thuộc địa Anh chính là sự phát triển nhộn nhịp của nền thương mại. Hầu hết các hoạt động sản xuất khác, như: nông nghiệp, thủ công nghiệp ở đây đều phát triển theo xu hướng thương mại hóa. Do nằm dọc theo miền duyên hải đại dương nên hầu như thuộc địa nào cũng có hải cảng và phát triển với bên ngoài. Vào thập niên 50 của thế kỷ XVIII, nhiều trung tâm thương mại và hải cảng lớn mang tầm cỡ khu vực đã xuất hiện, tiêu biểu như: Boston (thuộc địa Massachusett), Philadelphia (thuộc địa Pennsylvania), Charleston (thuộc địa South Carolina) .v.v… Không chỉ dừng lại ở việc trao đổi trong phạm vi nội tuyến, tức trong nội bộ đế chế Anh, các thương nhân thuộc địa còn mạnh dạn, chủ động tham gia buôn bán ngoại tuyến. “Tam giác thương mại” Bắc Mỹ - Châu Phi – Tây Ấn (Trung và Nam Mỹ) mang lại cho thương nhân Bắc Mỹ lợi nhuận kếch xù. Hoạt động giao thương của thương nhân Bắc Mỹ đã đóng góp một phần rất đáng kể trong thương mại của đế chế Anh. Sự lớn mạnh của các thuộc địa khiến cho cư dân Bắc Mỹ nhận thức rằng: “Sức mạnh và sự thịnh vượng của đế chế Anh phụ thuộc đáng kể vào việc nước Anh sở hữu vùng đất ở Bắc Mỹ và ngày càng to lớn hơn trong tương lai” [26, tr. 20]. Điều cần phải nhận thấy, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại vừa là điều kiện vừa là biểu hiện rõ rệt nhất cho sự vận động theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa của nền kinh tế 13 thuộc địa. Nền kinh tế này lúc đầu còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của kinh tế chính quốc nhưng càng về sau, khi tính chất tư bản chủ nghĩa ngày càng đậm nét thì cũng là lúc nó có xu hướng thoát li dần khỏi quyền kiểm soát thực dân. Việc các thương gia thuộc địa tham gia vào các tuyến buôn bán bên ngoài như đã đề cập ở trên là minh chứng cho nhận định vừa mới nêu ra. Điều tất yếu của sự thịnh 3 Bao gồm các thuộc địa: Connecticut, Delaware, Georgia, Maryland, Massachusetts, New Jersey, New York, New Hamphsire, North Carolina, Pennsylvania, Rhode Island, South Carolina, Virginia.
  • 26. 23 vượng về kinh tế dần dần nảy sinh tư tưởng dân tộc và hướng tới sự thoát ly về mặt chính trị một khi có điều kiện chín muồi. Cho tới thời điểm trước cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756-1763), mối quan hệ giữa mẫu quốc với các thuộc địa Bắc Mỹ diễn ra khá êm đềm. Chỉ từ khi cuộc chiến tranh vừa nêu kết thúc, quan hệ giữa hai bên bắt đầu có thay đổi, rạn nứt. Bằng chứng là chính quyền London từ bỏ chính sách “sao lãng” đối với các thuộc địa Bắc Mỹ, đồng thời thắt chặt cơ chế thông thoáng vốn dành cho các thuộc địa trước đây. Sự thay đổi này trong chính sách cai trị thuộc địa này của người Anh ở Bắc Mỹ lúc bấy giờ xuất phát từ hai nhu cầu thực tế đặt ra: Thứ nhất, với Hiệp ước Paris (1763), diện tích thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ đã mở rộng lên rất nhiều và điều đó đòi hỏi chính phủ cần phải hoạch định một chính sách thuộc địa cẩn thận, rõ ràng hơn để đảm bảo những vùng đất mới sáp nhập có thể nhanh chóng ổn định về mặt quản lí và phát triển theo đúng quỹ đạo của đế quốc Anh; Thứ hai, dù cho với tư cách là người thắng trận trong cuộc chiến tranh Bảy năm, nhưng Anh vẫn gặp phải nhiều khó khăn, nhất là về mặt kinh tế. Các khoản tiền vay nợ của chính phủ đối với người dân trong nước để có kinh phí tham chiến ngày càng chồng chất, đè nặng lên vai họ. Theo thống kê, một năm trước lúc chiến tranh nổ ra (1755), số tiền nợ là 72.289.673 bảng Anh; năm 1764, một năm sau khi chiến tranh kết thúc, số tiền nợ đã lên tới 129.586.789 bảng Anh [62, tr. 31]. Nhằm có một khoản tiền thanh toán nợ sau chiến tranh cũng như san sẽ bớt gánh nặng cho chính quốc, giới cầm quyền London hướng tới các thuộc địa Bắc Mỹ như một giải pháp đặt ra, bởi dưới con mắt của quan chức mẫu quốc, đây là vùng đất giàu có và thịnh vượng. Xuất phát từ hai nhu cầu thực tế nêu trên, từ năm 1764, chính phủ Anh đã ban hành và thực thi hàng loạt các đạo luật, tuyên bố có tính chất áp đặt, trong đó, đáng chú ý nhất là các đạo luật về thuế. Lần đầu tiên trong lịch sử các thuộc địa Bắc Mỹ, một loạt các loại thuế (mỗi loại được ban hành bởi một đạo luật riêng, ví dụ như: đạo luật đường – 1764; đạo luật Binh bị - 1765; đạo luật thuế Tem – 1765; .v.v…) đã được triển khai ở các thuộc địa trong những năm 1764-1765 mà không hề
  • 27. 24 có sự tham khảo, bàn bạc với đại diện các thuộc địa hoặc đại diện các thuộc địa. Rõ ràng, người Anh đã phớt lờ sự tồn tại và vai trò của các cơ quan lập pháp ở 13 thuộc địa – các cơ quan mà từ lâu được những Thống sứ thuộc địa công nhận là có quyền bỏ phiếu về thuế và chi tiêu cũng như quyền đề xuất các dự luật. Và từ đây, cư dân các thuộc địa Bắc Mỹ gọi các thứ thuế vô lí ban hành trong thời kỳ 1764-1765 với cái tên “Thuế không cần đại diện”. Nhờ việc thực thi các đạo luật thuế trên, nước Anh đã “nhanh chóng thu được một khoản thu nhập gấp 10 lần từ các thuộc địa so với trước thời kỳ 1763” [9, tr. 135]. Chính phủ Anh cũng kỳ vọng với các đạo luật này, các thuộc địa phải đóng góp một khoản tiền lớn hàng năm cho việc duy trì một lực lượng quân đội cần thiết nhằm mục đích bảo vệ và duy trì an ninh ở các thuộc địa. Nói chính xác hơn là để răn đe người Mỹ bản địa và đề phòng ý định trả thù của nước Pháp vừa mới thua trận. Phương pháp “đánh thuế không cần đại diện” của giới cầm quyền London đã vấp phải làn sóng đấu tranh mạnh mẽ từ phía các thuộc địa. Năm 1766, Nghị viện Anh buộc phải bãi bỏ Thuế tem và sửa đổi Đạo luật đường. Song cũng ngay sau đó, một đạo luật tuyên bố quyền lập pháp cũng được ban hành, trong đó khẳng định Nghị viện có quyền ban hành pháp luật và pháp luật này cũng có hiệu lực đối với tất các thuộc địa trong bất kể trường hợp nào. Năm 1767, Charles Townshend – Bộ trưởng Tài chính Anh, đã chủ trương xây dựng một chương trình tài khóa mới nhằm giảm gánh nặng thuế ở trong nước bằng việc phát triển thu thuế từ ngành thương mại của các thuộc địa Bắc Mỹ. Theo đó, các đạo luật Townshend đã được ban hành với nội dung áp đặt lên các thuộc địa những thứ thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng của Anh, như: giấy, thủy tính, chì và chè. Phong trào tẩy chay (sử dụng các sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm nhập khẩu) rộng rãi và hiệu quả cùng những vụ phản đối bằng bạo lực thường xuyên diễn ra ở các thuộc địa khiến cho Nghị viện Anh năm 1770 buộc phải lùi bước và quyết định hủy bỏ các đạo luật Townshend, trừ thuế đánh vào mặt hàng chè. Phong trào phản đối ở Bắc Mỹ nhìn bề ngoài có vẽ tạm thời lắng xuống nhưng thực chất sự bất bình không vì thế mà suy giảm, trái lại tình trạng này ngày càng leo thang bởi sự bất mãn không chỉ diễn ra trong hoạt động thương mại mà còn trong vấn đề khác.
  • 28. 25 Cùng với đạo luật Thuế, chính sách thực dân của nước Anh đã đẩy sự bất mãn của cư dân thuộc địa lên thêm một bước trong vấn đề mở rộng vùng khai hoang phía Tây dãy Appalachian. Rõ ràng khi tham gia chiến tranh chống Pháp cùng với chính quốc, các thuộc địa Bắc Mỹ kỳ vọng sẽ gặt hái được nhiều quyền lợi nhất, trong đó quyền mở rộng các khu định cư về phía Tây được hết sức quan tâm bởi dân số gia tăng với tốc độ cao khiến cho nhu cầu về đất đai tăng theo tỉ lệ thuận 4 . Thế nhưng ngay sau khi giành thắng lợi, năm 1763, người Anh lại ban hành đạo luật cấm dân thuộc địa không được tự do di dân và chiếm đất đai ở phía Tây dãy Appalachian. Điều này có nghĩa, chính phủ Anh đã đi ngược lại hoàn toàn lợi ích không gian sinh tồn của cư dân thuộc địa Bắc Mỹ ở vùng phía Tây. Những biện pháp nêu trên đã khơi sâu mâu thuẫn giữa nhân dân Bắc Mỹ với nhà nước thực dân Anh, đồng thời phản ánh nguyện vọng của nhân dân ở đây muốn thoát khỏi chế độ cai trị thực dân Anh để tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập. Tâm lý muốn cắt đứt hoàn toàn mọi ràng buộc về mặt chính trị với mẫu quốc của nhân dân Bắc Mỹ diễn ra trong bối cảnh Trào lưu tư tưởng Khai sáng vốn có gốc rễ từ châu Âu, đang lan truyền trong dân chúng một cách mạnh mẽ. Tư tưởng Khai sáng được chấp nhận rộng rãi nhất là học thuyết của John Locke, thể hiện rõ trong “Hai chuyên luận về Chính phủ” (Two treaties of government). Các chuyên luận này “thừa nhận con người ngay từ khi sinh ra đã được tự nhiên ban cho quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu, do đó cũng có quyền nổi loạn khi chính phủ vi phạm quyền của họ” [7, tr. 26]. Tư tưởng này được cư dân thuộc địa tiếp thu và biến nó trở thành vũ khí lý luận chống lại vua Anh. Sự kiện “Bữa tiệc chè Boston” (Boston tea party) diễn ra đêm 16-12-1773 được coi là ngòi nổ của Cách mạng Mỹ bởi nó đã thể hiện công khai thái độ thách thức của cư dân thuộc địa đối với mẫu quốc. Ngay lập tức, để đáp trả lại, chính phủ Anh ban hành một loạt các đạo luật mang tính cưỡng bức, trong đó có việc đóng cửa hải cảng Boston (cư dân Mỹ gọi các đạo luật này là “các đạo luật Bất khoan 4 Trong thập niên 60 của thế kỷ XVIII, tổng dân số các thuộc địa khoảng 1.594.000 người, gấp hơn 6 lần so với năm 1700 [32, tr. 67].
  • 29. 26 dung” (Intolerable Acts)). Việc các đạo luật này có hiệu lực trong thực tế đã nhanh chóng đẩy xung đột chính quốc – thuộc địa lên tới đỉnh điểm. Trên cơ sở nhận thức chung việc bị chính phủ Anh áp bức và mong muốn tìm một lối thoát cho hoàn cảnh này, Đại hội lục địa lần thứ nhất đã được triệu tập tại Philadelphia từ ngày 5-9 đến 26-10-1774, với sự tham gia của đại diện của hầu hết các thuộc địa (trừ Georgia). Các đại biểu tham dự đại hội đều nhất trí thông qua những tuyên bố phản đối các đạo luật cưỡng bức và khẳng định các quyền tự do cơ bản của cư dân thuộc địa cũng như quyền tự trị của các cơ quan lập pháp thuộc địa đối với vấn đề đánh thuế và những vấn đề chính trị nội bộ khác. Có thể nói rằng, mặc dù Đại hội lục địa lần thứ nhất chưa đưa ra bất cứ một quyết định mang tính cách mạng nào cả nhưng chính việc triệu tập đại hội đã là một bước đột phá vô cùng quan trọng, có ý nghĩa chuẩn bị trực tiếp cho cuộc chiến tranh sắp tới. Đại hội thực sự là một diễn đàn dân tộc của những cư dân Bắc Mỹ có tư tưởng cấp tiến, là biểu tượng cho sự thống nhất của tất cả các thuộc địa trong một cuộc đấu tranh chung. Trong khi chính quyền London chưa đáp ứng bất cứ yêu cầu nào cho cư dân thuộc địa, ngày 19-4-1775, cuộc xung đột vũ trang đầu tiên giữa quân đội Anh và dân quân thuộc địa xảy ra tại làng Lexington (Massachussetts). Tại đây, quân Anh xả súng bắn vào dân quân thuộc địa. Sự kiện Lexington báo hiệu cuộc chiến tranh giải phóng của các thuộc địa Bắc Mỹ bắt đầu. Trong vòng 20 ngày, một tinh thần ái quốc và đoàn kết của các thuộc địa trỗi dậy mạnh mẽ. Trong bối cảnh đó, ngày 10- 5-1775, Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập tại Philadelphia. Tham dự đại hội có một số nhân vật nổi tiếng, như: John Hancok, Thomas Jefferson, Benjamin Franklin .v.v… Đại hội quyết định thành lập quân đội Liên hiệp lục địa do Đại tá George Washington làm Tổng tư lệnh. Để phong tỏa, cô lập cuộc đấu tranh của cư dân thuộc địa Bắc Mỹ, ngày 22- 12-1775, Nghị viện Anh quyết định đóng cửa hoàn toàn hoạt động buôn bán của các thuộc địa. Mục đích sâu xa của hành động này là “ngăn chặn các thuộc địa nổi loạn tiếp nhận vũ khí chiến tranh từ thế giới bên ngoài” [31, tr. 29]. Điều này đã gây khó khăn cho cuộc đấu tranh của cư dân các thuộc địa, khiến họ đứng trước lựa chọn: hoặc phải đầu hàng chính quốc hoặc phải kêu gọi sự giúp đỡ từ các chính phủ bên
  • 30. 27 ngoài. Đối với các thuộc địa, đầu hàng chính quốc có nghĩa sẽ giết chết tự do của mình vĩnh viễn. Trong hoàn cảnh như vậy, một cuốn sách nhỏ mang tựa đề “Lương tri” (Common Sense) của Thomas Paine công bố vào tháng 1-1776, với nội dung tấn công vào tư tưởng quân chủ, cổ động cho việc thành lập nền cộng hòa, tự chủ trong tự do và hạnh phúc, đã tiếp lửa cho cuộc đấu tranh. Tình thế khẩn cấp do chính sách không khoan nhượng của chính quốc đã đẩy Đại hội lục địa đi đến một bước ngoặt quyết định. Ngày 7-6-1776, Richard Henry Lee (đại biểu của Virginia) đã trình bày một nghị quyết tại Đại hội lục địa lần thứ hai tuyên bố rằng các thuộc địa đã thống nhất này có quyền được trở thành những quốc gia tự do và độc lập. Ngay lập tức, Đại hội bỏ phiếu thông qua việc thành lập một ủy ban gồm 5 người do Thomas Jefferson đứng đầu nhằm soạn thảo một Tuyên ngôn độc lập. Ngày 4-7-1776, trong lúc chiến sự đang diễn ra ác liệt, Đại hội lục địa lần thứ hai đã công bố bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Mỹ. Sự ra đời của nước Mỹ cũng đồng nghĩa với việc một chính phủ mới của một quốc gia có chủ quyền được hình thành. Chính phủ này có thể tiến hành chiến tranh và hòa bình và duy trì quan hệ ngoại giao, cũng như ký kết các hiệp ước và liên minh với các quốc gia bên ngoài. Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ là một văn kiện tiến bộ không chỉ có ý nghĩa khai sinh một quốc gia mới mà còn bày tỏ những triết lý sâu sắc về quyền tự do của con người. Bản Tuyên ngôn đã củng cố cho mỗi người dân Mỹ một niềm tin mãnh liệt rằng sự đấu tranh vì nền độc lập của nước Mỹ cũng là sự tranh đấu vì quyền tự nhiên của mỗi con người. Mặt khác, với Tuyên ngôn độc lập, người Mỹ đã có một cơ sở rõ ràng hơn để tìm kiếm nguồn viện trợ cũng như đồng minh chiến đấu từ bên ngoài mà chủ yếu là các quốc gia châu Âu lục địa, bởi dưới nhãn quan của nhà cách mạng Mỹ thì “không một nước nào ở châu Âu sẽ chịu ký hiệp ước hay buôn bán với chúng ta (nước Mỹ - TG chú thích) chừng nào chúng ta còn nhận mình là thần dân của nước Anh” [55, tr. 19]. Sau khi tuyên bố độc lập, nhân dân Mỹ tiếp tục chiến đấu chống lại quân đội Anh nhằm bảo vệ những thành quả cách mạng. Buổi đầu do phải kháng cự trong vòng vây của đối phương nên quân đội của một nhà nước non trẻ còn gặp phải
  • 31. 28 nhiều khó khăn. Sau trận Saratoga (10-1777), tình hình chiến sự trở nên sảng sủa hơn đối với nhân dân Mỹ. Với việc phả vỡ sự cô lập trong chiến đấu, nhân dân Mỹ từng bước đi tới thắng lợi. Ngày 3-9-1783, chính quyền London buộc phải thừa nhận nền độc của quốc gia cộng hòa này. 1.3. Sự tìm kiếm ủng hộ quốc tế của cách mạng Mỹ Một thực tế cần bàn, thời điểm chiến sự nổ ra giữa cư dân Bắc Mỹ với quân đội Anh (4-1775), phần lớn các thuộc địa ở đây vẫn chưa chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu với mẫu quốc. Tâm trạng dè dặt, chưa muốn ly khai khỏi chính quốc vẫn lưu hành khá rộng rãi trong cư dân cũng như đối với các đại biểu tham gia Đại hội lục địa. Mặt khác, một bộ phận dân cư vẫn còn nặng tư tưởng bi quan về cuộc chiến với nước Anh, bởi họ nhận thức rằng việc đối đầu với thế lực có tiềm lực quân sự hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ chẳng khác nào đẩy các thuộc địa lâm vào tình thế “trứng chọi với đá”. Điều tất yếu, sự thất bại nằm trong dự báo của họ. Chính vì những quan điểm như vậy khiến cho các đại biểu tham gia Đại hội lục địa lần thứ hai chưa tính đến việc kêu gọi sự giúp đỡ, viện trợ bên ngoài cho cuộc chiến tranh chính nghĩa của họ, bởi điều này sẽ dẫn tới khả năng phá vỡ mọi nỗ lực đàm phán, thương lượng với chính quyền London. Mặt khác, những đại biểu tham dự Đại hội lục địa lần thứ hai vốn có gốc gác, tổ tiên từ Cựu lục địa nên chính họ cũng thấu hiểu phần nào tâm lý nghi ngại, khéo léo che dấu bằng hành động một cách lạnh lùng của các triều đình phong kiến châu Âu trước thực tế cuộc đấu tranh diễn ra trong nội bộ đế chế Anh. Đó là chưa kể tới những nhà ngoại giao châu Âu có tư tưởng giảo hoạt, dễ dàng thay đổi trong mọi tình huống. Do đó, Đại hội lục địa không mấy hào hứng trong việc tìm kiếm viện trợ đến từ phía bên kia Đại Tây Dương. Không một ai trong Đại hội lục địa có thể khẳng định chắc chắn rằng những quốc gia phong kiến châu Âu trước kia vốn thù địch với cư dân Bắc Mỹ (với tư cách thuộc địa của đế chế Anh) lại giúp đỡ các thuộc địa của Anh ở Tây bán cầu một cách vô tư, không vị lợi, tính toán thiệt hơn cho bản thân họ. Tâm trạng này của Đại hội lục địa được thể hiện qua quan điểm của John Adams khi nói về sự khác biệt giữa cư dân Bắc Mỹ và châu Âu: “Sự xảo quyệt, tài sáng chế bịa đặt, tính cách hết sức kín đáo và sự yên lặng tuyệt đối của
  • 32. 29 những triều đình châu Âu này sẽ là quá nhiều cho những công sứ hấp tấp, nóng nảy và những người lơ đễnh, lười biếng của chúng ta mặc dù cũng yên lặng như họ” [55, tr. 23]. Thế nhưng, trước những chính sách hết sức hà khắc cùng với sự phong tỏa thuộc địa Bắc Mỹ từ chính quốc đã đẩy nền kinh tế - chính trị của 13 thuộc địa rơi vào tình trạng hỗn loạn, vô cùng bi đát. Tình cảnh đó tác động tới những người tham gia quân đội cách mạng. Đồng tiền do các thuộc địa phát hành bị mất giá nghiêm trọng: “Một xe ngựa chở đầy tiền khó mua nổi một xe ngựa chở đầy lương thực, thực phẩm” [56, tr. 7]. Tình hình này kéo dài sẽ biến cuộc chiến tranh cư dân Bắc Mỹ “trở thành thước đo chiều dài chiếc ví của chúng ta, thay vì bằng những thanh kiếm của chúng ta”. Do đó, “không có gì lạ khi những người lính ở thung lũng Forge đã đi bộ bằng chân không trong tuyết và những trung đoàn của New Jersey và Pennsylvannia trốn khỏi hàng ngũ mà ở đó họ đang chết đói” [56, tr. 7]. Tháng 7-1775, Ủy ban An toàn New York (The New York Committee of Safety) đã phàn nàn rằng: “Chúng tôi (cư dân Bắc Mỹ - TG chú thích) không có vũ khí, chúng tôi không có thuốc súng, chúng tôi không có quân trang; Ơn Chúa, hãy gửi cho chúng tôi tiền, khí giới và đạn dược” [42, tr. 23]. Hay như vị Tổng tư lệnh quân đội thuộc địa, G. Washington thừa nhận trong dịp lễ Nôen (12-1775): “Sự túng thiếu thuốc súng là không thể tưởng tượng được, sự lãng phí một ngày và không có nguồn cung cấp là viễn cảnh ảm đạm” [46, tr. 33]. Hiện tượng đào ngũ không chỉ diễn trong quân đội do G. Washington chỉ huy mà ngay cả đối với dân quân địa phương. Đây được xem là tình trạng phổ biến khắp nơi ở thuộc địa Bắc Mỹ. Giống như bất cứ cuộc chiến tranh nào, những người Mỹ cách mạng cũng không thể chiến đấu mãi và đi tới chiến thắng chỉ bằng mỗi lòng nhiệt tình, yêu tự do mà không có thuốc súng, không trang bị quân sự… Trải qua một mùa đông 1777-1778 khắc nghiệt ở thung lũng Forge trong tình trạng thiếu thốn mọi thứ, chính G. Washington cũng phải thừa nhận rằng: “Sự nghiệp của chúng ta đang ở trong một điều kiện kiệt quệ, đổ nát và tệ hại hơn nhiều so với lúc bắt đầu cuộc chiến tranh… Những lợi ích chung của nước Mỹ đang tan dần và đắm chìm dần vào sự tan vỡ không thể cứu vãn nổi nếu như không có một phương thuốc nào được áp
  • 33. 30 dụng sớm” [56, tr. 8]. Phương thuốc mà G. Washington và các nhà cách mạng nghĩ tới chính là tìm kiếm sự ủng hộ, viện trợ từ phía bên ngoài. Sự cần kíp trong việc tìm kiếm ủng hộ, viện trợ từ bên ngoài cần phải được đẩy nhanh hơn trong bối cảnh ở Bắc Mỹ đang tràn ngập tin đồn về việc nước Anh đang đề nghị với Pháp và Tây Ban Nha tiến hành phân chia lục địa Bắc Mỹ, đổi lại các quốc gia này hỗ trợ nước Anh đàn áp cuộc nổi dậy của cư dân ở đây. Và chắc chắn, nước Pháp sẽ bị hấp dẫn bởi đề nghị của nước Anh nhằm phân chia các vùng đất Bắc Mỹ tại Paris [28, tr. 66-67]. Tin tức này nhanh chóng lan tới Đại hội lục địa lần thứ hai khiến cho các đại biểu lo lắng. Bóng ma của một hiệp ước phân chia Bắc Mỹ do nước Anh khởi xướng khiến những nhà ái quốc cách mạng nhận thức rằng, “trong khi chúng ta đang lưỡng lự về sự thiết lập liên minh [nước ngoài], nước Anh có lẽ ký ấn triện phá vỡ chúng ta bằng cách ký hiệp ước phân chia Bắc Mỹ với hai hoặc ba cường quốc giàu tham vọng” [28, tr. 66]. Vấn đề đặt ra, Đại hội lục địa cần có quan điểm dứt khoát hơn về con đường đi tới độc lập, tách khỏi đế chế Anh cũng như sự cần thiết trong việc thiết lập một liên minh với một quốc gia bên ngoài nhằm đấu tranh chống lại quân đội Anh. Trong bản “Tuyên ngôn về những nguyên nhân khởi nghĩa vũ trang” (Declaration of the causes of taking up arms), Đại hội lục địa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ủng hộ quốc tế với sự nghiệp cách mạng: “Sự nghiệp của chúng ta là chính đáng, liên minh của chúng ta là hoàn hảo. Nguồn lực của chúng ta là to lớn và trong trường hợp cần thiết, sự ủng hộ quốc tế sẽ đạt được một cách chắc chắn” [28, tr. 64]. Với quan điểm như vậy, ngày 29-11-1775, tức bảy tháng sau sự kiện Lexington, Đại hội lục địa lần thứ hai quyết định thành lập “Ủy ban liên lạc bí mật” (Committee of Secret Correspondence) 5 nhằm “mục đích duy nhất là kết thân những người bạn của chúng ta ở Anh, Ai Len và các quốc gia khác trên thế giới” [31, tr. 22]. Cơ quan này nhanh chóng cử Arthur Lee, một người Virginia đang sinh sống ở London, cải trang thành phóng viên với mục đích thăm dò thái độ dư luận của Anh cũng như các vị đại sứ của các nước châu Âu đang có mặt tại đây. 5 Đây là cơ quan tiền thân của Bộ Ngoại giao Mỹ. Những thành viên đầu tiên của cơ quan này gồm John Dickson, Benjamin Franklin, Benjamin Harrison, John Jay và Thomas Johnson.
  • 34. 31 Lúc đầu, “Ủy ban liên lạc bí mật” tỏ ra khá thận trọng, chủ yếu tập trung nhiều hơn vào khả năng tiếp cận trong phạm vi đế quốc Anh: “Những người bạn của chúng ta ở nước Anh, Ai len và những nơi khác trên thế giới” [32, tr. 19]. Những người Mỹ yêu nước mong đợi “tình huynh đệ trong nội bộ đế chế Anh mà chia sẽ một di sản chính trị chung sẽ kề vai sát cánh với sự nghiệp của cư dân Bắc Mỹ” [28, tr. 70]. Di sản chính trị bao gồm quyền được sống, tự do và tài sản. Họ kỳ vọng dư luận tiến bộ ở nước Anh sẽ gây áp lực để lật đổ nội các có tư tưởng thù địch với sự nghiệp của nhân dân Bắc Mỹ. Thế nhưng, sự trông chờ này nhanh chóng trở nên ảo tưởng, vô vọng. Trong bối cảnh đó, Đại hội lục địa lần thứ hai quyết định tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài từ những cường quốc có thái độ đồng cảm với sự nghiệp chính nghĩa của họ để tiến hành cách mạng. Bên cạnh việc tranh luận nhằm hướng tới việc quốc tế hóa cuộc chiến tranh diễn ra ở Bắc Mỹ, các đại biểu trong Đại hội lục địa còn nhấn mạnh tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động buôn bán với bên ngoài, bởi đây là một trong những phương tiện giúp Cách mạng Mỹ phá vỡ thế cô lập, tạo thế phòng thủ cho cuộc chiến chống lại nước Anh. Một đại biểu của thuộc địa North Carolina tham dự Đại hội lục địa vào tháng 2-1776 đã cho rằng: “Chúng ta có thể tiến hành chiến tranh mà không buôn bán và thương mại với bất kỳ ai ? Hệ lụy của việc liên minh là có lẽ cắt đứt hoàn toàn với nước Anh và không có thứ gì mà chúng ta không thể cung cấp những thứ cần thiết cho việc phòng thủ của chúng ta” [31, tr. 30]. Bất chấp lệnh phong tỏa của mẫu quốc, ngày 26-2-1776, Đại hội lục địa đưa ra chủ trương mở cửa cho vấn đề thương mại và cho phép thương thuyền của mọi quốc gia trên thế giới vào hải cảng Bắc Mỹ buôn bán với thời hạn tối thiểu hai năm, bắt đầu từ ngày 20-7- 1776 trở đi [31, tr. 30]. Một vấn đề đáng lưu ý trong Đại hội lục địa lần thứ hai là các đại biểu luôn đặt sự xung đột của Anh với các thuộc địa Bắc Mỹ trong mối tương quan quyền lực của quan hệ quốc tế ở châu Âu, bởi họ cho rằng, mẫu quốc - nước Anh tạo ra không ít sự hiềm khích, thù địch với nhiều quốc gia khác. Là một người từng sinh sống, làm việc nhiều năm ở nước Anh và các triều đình phong kiến châu Âu, Benjamin Franklin – thành viên của Đại hội lục địa, đã viết rằng: “Tất cả các quốc gia châu
  • 35. 32 Âu (ngoại trừ Anh) luôn đứng bên cạnh vấn đề của chúng ta. Song châu Âu có lý do riêng của nó. Các quốc gia đó tự cho rằng đang đối mặt với tình trạng nguy hiểm trước sự lớn mạnh của nước Anh và sẽ thú vị chứng kiến đế chế Anh bị tan rã” [28, tr. 63]. Hàng loạt vấn đề liên quan đến thái độ của các quốc gia ở Cựu lục địa được các đại biểu đưa ra: “Nước Pháp ở đâu, Tây Ban Nha ở đâu ? Hà Lan ở đâu ? những kẻ thù tự nhiên của nước Anh – họ đang ở đâu trong thời điểm này ? Bạn có nghĩ rằng, các quốc gia này sẽ ủng hộ chúng ta với sự thờ ơ và vô ích hay không ? Có phải Louis XVI (vua nước Pháp – TG chú thích) ngủ quên trong thời điểm này hay không ? Hãy tin tôi, Câu trả lời là Không?” [28, tr. 63]. “Hãy tin tôi, câu trả lời là Không”, có nghĩa rằng, các cường quốc châu Âu sẽ không đứng ngoài cuộc đấu tranh của cư dân Bắc Mỹ. Với nhận thức như vậy đã giúp các nhà cách mạng Mỹ chuẩn bị trước cho một tâm lý ít nghi ngại hơn trong việc vận động sự giúp đỡ từ phía châu Âu lục địa. Để mở đường cho việc tiếp cận các triều đình châu Âu một cách dễ dàng hơn, B. Franklin bằng mối quan hệ cá nhân đã viết thư cho người bạn đang sinh sống tại The Hague (Hà Lan) – Charles William Frederick Dumas, trong đó chỉ rõ, “Ủy ban liên lạc bí mật” yêu cầu ông với tư cách công dân The Hague – địa điểm có sự hiện diện của nhiều vị đại sứ của các triều đình châu Âu, tận dụng bất cứ cơ hội nào để phát hiện “nếu có thể, thái độ của các triều đình về việc hỗ trợ hoặc liên minh, trong trường hợp chúng ta (nước Mỹ - TG chú thích) áp dụng một hoặc nhiều đề nghị cho những điều khác nhau” [31, tr. 33]. Theo dòng thời gian, C.W.F. Dumas trở thành kênh liên lạc, trao đổi thư từ với Đại hội lục địa và ngược lại. Trong số các triều đình phong kiến châu Âu có khả năng giúp đỡ sự nghiệp cách mạng Mỹ, bên cạnh nước Pháp, Tây Ban Nha là quốc gia mà các đại biểu tham dự Đại hội lục địa muốn hướng tới. Bởi họ cho rằng quốc gia này có ít nhiều mối thâm thù với nước Anh. Với mục đích như vậy, tháng 9-1776, Đại hội lục địa lựa chọn Silas Deane, Benjamin Franklin và Arthur Lee làm đại diện ngoại giao ở châu Âu. Trong cùng thời gian, để tạo cơ sở pháp lý cho các đại diện Mỹ trong cuộc vận động ngoại giao tại Cựu lục địa, Đại hội lục địa phê chuẩn bản “Kế hoạch năm 1776” (Plan of 1776). Bản kế hoạch này không đề cập tới bất cứ điều khoản nhân
  • 36. 33 nhượng về chính trị, chủ yếu tập trung vào các lợi ích thương mại, trong đó đáng chú ý nhất có việc đề xuất nước Mỹ tập trung hoạt động buôn bán, phá thế độc quyền thương mại của nước Anh ở Bắc Mỹ, cam kết đối xử bình đẳng với các nền thương mại trung lập (cho phép tàu bè các nước trung lập được buôn bán với các bên tham chiến). Có thể nói rằng, “Kế hoạch năm 1776 đã được thiết kế như là một mẫu hình cho quan hệ của nước Mỹ với tất cả các thế lực bên ngoài” [55, tr. 24]. Trước lúc B. Franklin đặt chân tới Pháp, Silas Deane đã có động thái thăm dò thái độ triều đình Madrid qua những đại diện của Tây Ban Nha đang làm việc tại Paris. Với tư cách đại diện ngoại giao của Đại hội lục địa, Silas Deane hứa hẹn với đối tác rằng, nước Mỹ “đảm bảo tôn trọng những lãnh thổ của Tây Ban Nha ở Tân thế giới, chia sẽ quyền đánh ở Newfoundland và trục xuất các thương thuyền quốc tịch Anh ra khỏi bờ biển nước Mỹ” [31, tr. 34]. Những lời hứa hẹn đó chẳng khác nào lôi kéo Tây Ban Nha vào cuộc chơi mà nước Mỹ đang tiến hành. Không lâu sau khi đặt chân tới thủ đô nước Pháp (4-12-1776), B. Franklin đã tiếp xúc bí mật với đại diện triều đình Versailles. Nhờ nắm bắt mối quan hệ gần gũi trong dòng họ Bourbons, B. Franklin muốn triều đình nước Pháp có thể thuyết phục Tây Ban Nha hỗ trợ cho cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc Mỹ. Mặt khác, B. Franklin cùng với hai đồng sự của mình, tiến hành gặp gỡ trực tiếp với de Aranda, đại sứ Tây Ban Nha tại Paris. Trong các cuộc hội đàm diễn ra ngày 29-12-1776 và 4-1-1777, B. Franklin đề nghị với d’ Aranda thiết lập liên minh tay ba, bao gồm Mỹ - Pháp – Tây Ban Nha, để chống lại nước Anh [50, tr. 129]. Lời đề nghị này vấp phải thái độ do dự của de Aranda. Để đánh tan tâm trạng do dự của giới ngoại Tây Ban Nha, đồng thời tạo ra sự quyến rũ đối với triều đình Madrid một khi họ tham gia ủng hộ sự nghiệp của những người Mỹ da trắng ở phía bên kia Đại Tây Dương, ngày 7-2-1777, bộ ba ngoại giao Mỹ nhất trí cử Arthur Lee tới Tây Ban Nha để thương lượng với giới cầm quyền sở tại. Song song với hoạt động đó, ngày 7-4-1777, tại Paris, B. Franklin tái hội đàm với bá tước de Aranda. Trong cuộc thương lượng này, đại diện ngoại giao Mỹ cam kết, trong trường hợp Tây Ban Nha đứng cùng chiến tuyến trong cuộc chiến tranh hiện tại với nước Anh thì nước Mỹ sẽ hỗ trợ vương triều Madrid tái
  • 37. 34 chinh phục thị trấn và hải cảng Pensacola nằm ở lãnh thổ Florida, một địa điểm mà Tây Ban Nha mất quyền sở hữu vào tay nước Anh sau cuộc chiến tranh Bảy năm. Đồng thời, nước Mỹ sẽ tiến hành chiến tranh với Bồ Đào Nha – đồng minh của nước Anh, tại địa bàn châu Mỹ với lý do quốc gia này từ chối tiếp nhận các thương thuyền mang quốc tịch Mỹ trong phạm vi lãnh hải cũng như tại các thuộc địa của nó ở Tân thế giới (Brazil). Chiến tranh sẽ tiếp diễn cho tới thời điểm Bồ Đào Nha được chinh phục và là một phần lãnh thổ nằm trong biên giới Tây Ban Nha [53, tr. 54]. Những động thái nêu trên của phái đoàn Mỹ vẫn nhận sự im lặng bề ngoài của triều đình Madrid 6 . Không chỉ tiến hành vận động ngoại giao tại chính quốc, Đại hội lục địa còn cử một thương gia Mỹ, Oliver Pollock, đang làm ăn tại New Orleans, tiếp cận với Thống đốc lãnh thổ Louisiana, Luis de Unzaga y Amézaga (cầm quyền 1770 – 1776) – vùng đất thuộc quyền kiểm soát của Tây Ban Nha ở Bắc Mỹ, nhờ vị này thuyết phục triều đình Madrid lưu tâm cũng như có những hoạt động hậu thuẫn cho sự nghiệp cách mạng Mỹ. Có thể nói rằng, trong buổi đầu tiến hành cách mạng, các nhà ái quốc Mỹ đã nỗ lực trong việc hướng tới quốc tế hóa cuộc đấu tranh đang diễn ra ở Tân thế giới. Việc tiếp cận các triều đình phong kiến châu Âu, trong đó có Tây Ban Nha, đã giúp cho sự nghiệp chính nghĩa của những người Mỹ da trắng tránh khỏi rơi vào tình trạng cô lập do nước Anh triển khai. Nó mở ra hướng đi mới trong việc giải quyết xung đột đang ngày càng tăng giữa cư dân Bắc Mỹ với đế chế Anh. Thành quả của hoạt động ngoại giao ban đầu của nước Mỹ vẫn còn phụ thuộc vào từng thời điểm của cuộc chiến tranh. * Tiểu kết chƣơng 1 Bước vào thế kỷ XVIII, sân khấu chính trị châu Âu nổi lên nhiều thế lực ganh đua một cách quyết liệt trong việc cạnh tranh quyền lợi ở thuộc địa cũng như phô diễn sức mạnh, tầm ảnh hưởng tại châu Âu. Anh và Tây Ban Nha là hai thế lực muốn khẳng định ưu thế trên chính trường. Thế nhưng, Tây Ban Nha luôn là người 6 Vấn đề này sẽ được tác giả làm rõ trong chương 2.
  • 38. 35 thất thế trong cuộc đua này, mà bằng chứng họ để mất những vùng đất thuộc châu Mỹ và châu Âu. Hệ quả, Tây Ban Nha muốn phục hồi lại những thứ họ bị đánh mất. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là một sự kiện trong nội bộ đế chế Anh được chính giới Tây Ban Nha xem như cơ hội đạt được mong muốn. Cơ hội này nhanh chóng trở thành hiện thực khi những người Mỹ cách mạng mở một cuộc vận động ngoại giao tại Cựu lục địa, trong đó có vương triều Madrid.