SlideShare a Scribd company logo
1 of 140
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------
CAO HỮU LỘC
GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH
ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN
VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính- ngân hàng
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS: NGUYỂN THỊ UYÊN UYÊN
TP.Hồ Chí Minh- Năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Quý thầy cô, Quý bạn đọc!
Tác giả luận văn: Tôi, Cao Hữu Lộc, học viên cao học khóa 16, Khoa
Kinh tế Tài chính- Ngân hàng, xin cam đoan: Đề tài này là do tôi tự nghiên
cứu, không sao chép. Mọi số liệu, bản biểu được trích dẫn trong luận văn,
các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc
rõ ràng. Mọi sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm 2011
Người cam đoan
CAO HỮU LỘC
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU: ……………………………………………………………………………. 12
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI
RO TÀI CHÍNH …………………………………………………………………….. 16
1.1. RỦI RO TÀI CHÍNH- NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI
CHÍNH ………………………………………………….………..……………………16
1.1.1. Rủi ro tài chính là gì, các loại rủi ro tài chính…………..…………………... 16
1.1.1.1. Định nghĩa rủi ro tài chính, rủi ro kiệt giá tài chính ..………………….16
1.1.1.2. Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp….…….………………..16
1.1.1.2.1. Rủi ro tỷ giá …………………………….….…………………..…17
1.1.1.2.2. Rủi ro lãi suất …………………………………………….………..17
1.1.1.2.3. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa …………….………………….17
1.1.2. Nguyên nhân và tác động của rủi ro tài chính: ………………….…………..17
1.1.2.1. Nguyên nhân của rủi ro tài chính………………….……….……….. ..17
1.1.2.1.1. Nguyên nhân từ sự bất ổn của tỷ giá ………… .……….……… .18
1.1.2.1.2. Nguyên nhân từ sự bất ổn của lãi suất ………...…………………18
1.1.2.1.3. Nguyên nhân từ sự bất ổn của giá cả hàng hóa .………………....18
1.1.2.2. Tác động của rủi ro tài chính:……………………………….................19
1.1.2.2.1. Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.…………..19
2
1.1.2.2.2. Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính và tái đầu tư của doanh
nghiệp ….…………………………………………. ………...….…………..20
1.1.2.2.3. Tác động đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp …..……………..20
1.1.2.2.4. Tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp ………..………...........20
1.2. SẢN PHẨM PHÁI SINH CÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH HIỆU
QUẢ ……………………………………….……………………………………..……. 21
1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forwards) …………………………………….….……….. 22
1.2.2. Hợp đồng giao sau (future) ……………………………………….………… 24
1.2.3. Hợp đồng quyền chọn (options) ……………………………….……..…….25
1.2.4. Hợp đồng hoán đổi (swaps) …………………………………….…….…… 26
1.3. TÍNH HAI MẶT CỦA SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO
TÀI CHÍNH ……………………………………………...……………..…….............29
1.3.1. Vai trò, lợi ích của các sản phẩm phái sinh …….……….……………...…..29
1.3.1.1 Quản trị rủi ro ……………………………………….………….….......29
1.3.1.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá …………………..………….…. . 29
1.3.1.3. Các lợi thế hoạt động …………….…………………..………….…......30
1.3.1.4. Thị trường hiệu quả ……..……….…………………..……….….…....30
1.3.1.5. Lợi ích của công cụ phái sinh……………………..………….….…......30
1.3.2. Sản phẩm phái sinh chứa đựng nhiều rủi ro…….……….……………...…..31
1.3.2.1. Rủi ro từ việc đầu cơ quá mức để tìm kiếm lợi nhuận ………………..31
1.3.2.2. Từ “phòng ngừa rủi ro” chuyển sang “đầu cơ” và sử dụng sản phẩm phái
sinh không phù hợp …………………..………………….……..………….…..32
1.3.3. Sự cần thiết sử dụng sản phẩm phái sinh …..…………….……….…....….. 32
1.4 NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH MILLAR WESTERN FOREST
PRODUCTS GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ QUYỀN CHỌN TRÊN
SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHICAGO (CME)- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT
NAM ………………………………………………………………..…………………33
3
1.4.1. Nghiên cứu trường hợp điển hình: Millar Western Forest Products giao dịch
hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago (CME) …………. .33
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ
Việt Nam …………………..……………………………………....………………38
1.4.2.1. Tối ưu hóa chi phí dự trữ gỗ nguyên liệu để bán hoặc để chế biến thành
sản phẩm đồ gỗ…………..……………………....…………………………..…38
1.4.2.2. Các dự báo về biến động giá cả và tỷ giá chỉ làm “sắc nét” cho kế hoạch
phòng ngừa, chứ không phải là căn cứ cho quyết định phòng ngừa rủi ro …... 39
1.4.2.3. Quy mô hợp đồng giao sau, thời điểm đáo hạn. ………………….…...39
1.4.2.4. Các bước tiến hành khi thực hiện phòng ngừa rủi ro giá gỗ nguyên
liệu:………..........................................................................................................39
1.4.2.5. Tiến hành nhận diện, đo lường độ nhạy cảm và am hiểu các loại rủi ro
công ty đang gánh chịu: ……………………………………………….……....41
1.5. NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SÀN GIAO DỊCH CÀ PHÊ
TẠI VIỆT NAM. BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHÁI
SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM…....…………………42
1.5.1. Kinh nghiệm hoạt động sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam ………….……..42
1.5.1.1. Giới thiệu về trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC)……42
1.5.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BCEC……………………………44
1.5.1.3. Nguyên nhân BCEC chưa triển khai thành công giao dịch giao sau ….44
1.5.1.4. Giao dịch bằng hợp đồng tương lai trên thị trường Luân Đôn, thông qua
môi giới là ngân hàng Techcombank…………………………………………….47
1.5.2. Bài học phát triển sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính cho các
doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam....…………………….47
1.5.2.1. Thành lập trung tâm giao dịch, cung ứng gỗ cho 3 miền Bắc, Trung,
Nam……………………………………………………………………………….49
1.5.2.2.Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro qua thực hiện hợp đồng
giao sau và quyền chọn gỗ xẻ trên sàn giao dịch Chicago................................50
4
1.5.2.3. Đặc thù rủi ro tài chính, phái sinh ngành gỗ có gì khác với cà phê hoặc các
nông sản khác:………………………………………………………………….51
Kết luận chương 1: ……………………………………………..……………………52
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG
QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA........53
2.1. ĐẶC THÙ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM ………………………………..….53
2.1.1. Khó khăn về biến động tỷ giá trong xuất khẩu sản phẩm gỗ và nhập khẩu gỗ
nguyên liệu từ nước ngoài………………………….……………………………...53
2.1.2. Khó khăn do biến động lãi suất từ các khoản vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ
các tổ chức tài chính và ngân hàng………………………………………………...56
2.1.3. Khó khăn về biến động giá cả gỗ nguyên liệu, thu mua gỗ nguyên liệu trong
nước và nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài.………………………..……….57
2.2. NHẬN DIỆN RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG CỦA
RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM.....……….59
2.2.1. Rủi ro tỷ giá: .……………………….……….…………………………..…59
2.2.2. Rủi ro lãi suất: …………………….………….…………………………..…60
2.2.3. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa- nguyên vật liệu: …………….…….....…62
2.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI
RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỔ VÀ XUẤT KHẨU GỖ
VIỆT NAM …………………………………………………………………………….64
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu điều tra và xử lý số liệu ………………………....64
2.3.2. Một số giá trị thống kê về cuộc điều tra………………………………………65
2.3.2.1. Số lượng doanh nghiệp trả lời phỏng vấn cuộc điều tra…………..…...65
2.3.2.2. Nhận diện những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp sản xuất chế biến và
xuất khẩu gỗ thường gặp và mức độ quan trọng của mỗi rủi ro ……………….65
5
2.3.2.3. Đánh giá mức độ quan ngại của doanh nghiệp đối với các loại rủi ro phổ
biến ở doanh nghiệp: ……………………………………………………………. 68
2.3.2.4. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh ………………………………..69
2.3.2.5. Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh tài
chính (kỳ hạn, giao sau, quyền chọn và hoán đổi)……………………………….70
2.3.3. Nguyên nhân các Doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn xem nhẹ việc sử dụng sản
phẩm phái sinh ……………………………………………………………………...71
2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía thị trường ………………………………………...71
2.3.3.2.Nguyên nhân từ điều tiết tỷ giá của Nhà nước,biên độ giao dịch USD…..72
2.3.3.3.Nguyên nhân từ hạch toán kế toán và chi phí …………………………72
2.3.3.4.Nguyên nhân từ trình độ nhận thức của các doanh nghiệp ……………... 73
2.3.4. Đo lường độ nhạy cảm của các doanh nghiệp đối với rủi ro tài chính thông qua
Báo cáo thường niên, Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo thu nhập hợp nhất,
bảng lưu chuyển tiền tệ (báo cáo dòng tiền)……………………..……………….. 74
2.3.4.1. Các chỉ số về tính thanh khoản của công ty: ……………………..…..75
2.3.4.2. Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính:…………………………………...75
2.3.4.3. Độ nhạy cảm về giao dịch đối với tỷ giá ……………………… .…... 76
2.3.4.4. Độ nhạy cảm với lãi suất …………………………………………….… 77
2.3.4.5. Độ nhạy cảm với biến động giá hàng hóa……………………..…….…..79
2.3.5. Tác động của việc xem nhẹ trong việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng
ngừa rủi ro tài chính của các DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam……..80
2.3.5.1. Rủi ro về cân đối dòng tiền……..……………………………………..80
2.3.5.2. Rủi ro về lãi suất tiền vay………………………………………………82
2.3.5.3. Rủi ro về tỷ giá hối đoái …………………….………………………...82
2.3.5.4. Rủi ro về khả năng tái đầu tư………………….………………….…...83
2.3.5.5. Khó khăn nhập khẩu nguyên vật liệu……………….…………….…..83
2.4. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM..84
6
2.4.1. Chưa nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp
đang gặp phải. …………………………………………..………………………. 84
2.4.2. Doanh nghiệp hiện nay “Phòng” hơn là “Chống” các biến động tỷ giá, lãi suất,
giá cả hàng hóa (những biến động đã xảy ra) ………….………………………....85
2.4.3. Doanh nghiệp còn xem nhẹ công tác kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tài
chính…………………….…………………….………..…………………………….86
2.4.4. Chưa am hiểu và quan tâm việc sử dụng công cụ phái sinh tài chính trong
phòng chống rủi ro. …………………….……….……….……………….………. 86
2.4.5. Chưa xây dựng chính sách và chương trình quản trị rủi ro tài chính…….... 87
2.4.6. Doanh nghiệp có hoặc chưa có giám đốc tài chính: ….….…………….….. 87
2.4.7. Những nhà quản trị cấp cao chưa quan tâm đúng mức công tác quản trị rủi ro tài
chính…………………………………………………………………..……………. 88
Kết luận chương 2: …………………….………………….…………………………88
Chương 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA
RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ
XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM …………………………..…………………………89
3.1. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP .............…..……………………........90
3.1.1. Doanh nghiệp cần nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính đang gặp
phải...........................................................................……..……………………… 90
3.1.2. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro, về tầm quan trọng của quản trị
rủi ro, đào tạo kỹ năng thực tế sử dụng sản phẩm phái sinh....... .......……….……91
3.1.3. Phổ biến, tuyên truyền chính sách quản trị rủi ro, thuyết phục hội đồng quản trị
và cổ đông chấp thuận việc phòng ngừa rủi ro.........….…………….......……… ..92
3.1.4. Nâng cao nhận thức, chất lượng của ban quản trị cấp cao và tăng cường vai trò
của hội đồng quản trị:. ....………...........................................................................93
3.1.5. Doanh nghiệp xây dựng các kịch bản và hành động phòng ngừa rủi ro thích
hợp........................................………......................................................................95
3.1.6. Doanh nghiệp cần phân biệt giữa quản trị rủi ro và đầu cơ, công cụ phái sinh tài
chính phải được sử dụng phù hợp..........................................................................96
7
3.1.7. Đánh giá đúng đắn hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro mang lại.............96
3.1.8. Nâng cao vai trò kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tài chính:......................97
3.1.9. Tạo sự minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh và sử dụng công cụ
phái sinh để phòng ngừa rủi ro..............................................................................98
3.1.10. Xây dựng tổ chức bộ máy nhân sự và quy trình cho công tác phòng ngừa rủi
ro. ..................................………............................................................................99
3.1.11. Xây dựng chính sách và chương trình quản trị rủi ro tài chính phù hợp cho
từng doanh nghiệp....………...................................................................................102
3.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC.......................................................................................................................... 107
3.2.1.Ngân hàng hỗ trợ tư vấn, tuyên truyền, quảng bá giao dịch phái sinh đến doanh
nghiệp ...................................................................................................................107
3.2.2. Ngân hàng cần cải tiến chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm phái sinh, đào tạo đội
ngũ tư vấn có chất lượng..................................................................................…..108
3.2.3. Xác định phí quyền chọn hợp lý hơn......................................................….109
3.2.4. Sử dụng các loại option không phí.........................................................….109
3.2.5. Rút ngắn thời hạn tối thiểu của option.........................................................110
3.2.6. Thực hiện việc ký quỹ cho hợp đồng kỳ hạn: .........................................…110
3.3. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ, BỘ CÔNG THƯƠNG, HIỆP HỘI GỖ VÀ
LÂM SẢN VIỆT NAM.....……………………………………………………………111
3.3.1. Giảm rủi ro trong giao dịch hợp đồng kỳ hạn gỗ nguyên liệu thông qua các hiệp
định song phương giữa Việt Nam và các nước có rừng ………..…………...…….111
3.3.2. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro qua thực hiện hợp đồng giao
sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago, bên cạnh sàn giao dịch điện tử và chợ
giao ngay tại 3 miền Bắc Trung Nam…………..…..……………………….……... 112
3.3.3. Tạo văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, thu hút khách hàng tham gia giao
dịch phái sinh..................................................……………….…………………....113
8
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỖ TRỢ SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI
SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM..................................114
3.4.1. Nhà nước cần điều hành hợp lý kinh tế vĩ mô, minh bạch hóa các chỉ số vĩ mô,
xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường chứng khoán phái sinh …….114
3.4.2. Nhà nước cần tạo điều kiện phát triển công nghiệp quản trị rủi ro nhằm phát
triển thị trường phái sinh, đưa công cụ phái sinh tiếp cận đến doanh nghiệp..…....116
3.4.3. Từ phía Ngân hàng Nhà nước: nới lỏng vai trò điều hành của nhà nước vào thị
trường........................................... ….……………………………………..............117
3.4.4. Kiến nghị đối với Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam.............................…. 119
3.4.5. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính……………………………………………...120
Kết luận chương 3: …………………………………………………………………....121
KẾT LUẬN: ……………. ……………………………………………………….......122
Tài liệu tham khảo: ………………………………………………………..……….....124
Phụ lục 1: Phiếu điều tra………………………………………………………….…….126
Phụ lục 2: Danh sách các công ty điều tra ……………………………………….…….130
Phụ lục 3: Đơn vị đo lường gỗ ở thị trường hàng hóa Mỹ và đặc điểm giao dịch gỗ xẻ trên
sàn CME…………………………………………………..………….……….…….......134
Phụ lục 4: Bảng cân đối KT hợp nhất của Công ty CP kỹ nghệ gỗ Trường Thành…..137
9
DANH MỤC BẢNG KÊ
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gỗ (2000-2010).
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (10 nước có kim ngạch xuất
khẩu cao).
Bảng 2.3: Số liệu thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho Việt Nam (đến
tháng 6/2008).
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn vay của một số doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu
gỗ niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2010.
Bảng 2.5: Số lượng doanh nghiệp trả lời phỏng vấn phiếu điều tra.
Bảng 2.6 : Thống kê thăm dò loại rủi ro DN thường gặp .
Bảng 2.7: Thống kê thăm dò mức độ quan ngại rủi ro.
Bảng 2.8: Kết quả điều tra loại rủi ro DN quan ngại nhất.
Bảng 2.9: Thống kê thăm dò thực trạng sử dụng các sản phẩm phái sinh phòng ngừa
rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp.
`Bảng 2.10: Số liệu các khoản vay và chi phí lãi vay.
Bảng 3.1: Tóm lược các tình huống phòng ngừa trong hợp đồng giao sau.
Bảng 3.2: Các tình huống phòng ngừa rủi ro.
10
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- DN: doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp CBG: doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ.
- HĐGS: hợp đồng giao sau.
- HĐQC: hợp đồng quyền chọn.
- HĐQT: hội đồng quản trị.
- QTRR: quản trị rủi ro.
- RR: rủi ro.
- SPPS: sản phẩm phái sinh.
- “Thiên nga đen”: là một thuật ngữ được khai sinh bởi Giáo sư Nassim N. Taleb,
một học giả uyên bác nổi tiếng với nhiều nghiên cứu về tính ngẫu nhiên và tri
thức của con người, về môn khoa học thống kê, về những quyển sách bán chạy
nhất thế giới của ông và về những cảnh báo trước khủng hoảng mà về sau đều
ứng nghiệm. Trước khi người ta tìm ra nước Úc, cư dân ở Lục Địa Già đều tin
rằng tất cả thiên nga đều có màu trắng. Nhưng vào đầu thập niên 1790, phát hiện
của một nhà tự nhiên học người Anh, John Latham, về loài thiên nga đen ở vùng
Tây Nam nước Úc đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Do đó, theo cách diễn giải của
Giáo sư Taleb, "những sự kiện mà ai cũng tin rằng hầu như không thể nào xảy
ra nhưng lại tác động rất lớn được xem là Thiên Nga Đen" và "khả năng xảy ra
của những sự kiện tưởng chừng như không thể cũng tương đương với khả năng
không xảy ra của những sự kiện tưởng chừng như vô cùng chắc chắn".
11
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 2.1: Thống kê thăm dò các loại rủi ro doanh nghiệp thường gặp.
Hình 2.2: Mức quan ngại các loại rủi ro của doanh nghiệp.
Hình 2.3: Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh.
Hình 2.4: Các nguyên nhân ngăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh.
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự công tác quản trị rủi ro tài chính cho các
doanh nghiệp vừa và lớn.
12
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ giai đoạn hiện nay là trầm trọng nhất trong
100 năm trở lại đây và sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp Việt Nam
là điều không thể tránh khỏi. So với các nước tư bản có nền kinh tế thị trường hàng trăm
năm nay, các doanh nghiệp của Việt Nam nhìn chung còn thiếu kinh nghiệm trong kinh
tế thị trường. Mặt khác, do có sự bảo hộ của nhà nước quá lâu nên gây ra tâm lý ỷ lại, chủ
quan từ phía các doanh nghiệp. Nên một khi khủng hoảng tài chính xảy ra hoặc bị ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giới như hiện nay làm cho các doanh
nghiệp Việt Nam vô cùng bị động, cứ loay xoay để tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp
trong thời kỳ khủng hoảng.
Người ta hầu như không thể dự đoán được những biến cố kiểu ''Thiên Nga Đen''.
Do vậy, thay vì duy trì ảo tưởng rằng có thể lường trước tương lai, các nhà quản trị doanh
nghiệp nên tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng từ những nguy cơ khó nhận biết. Không một
mô hình dự báo nào dự đoán được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, những
tác động vẫn đang tiếp tục khiến các nhà kinh tế học và giáo sư các trường kinh doanh
sửng sốt.
Những biến cố xác suất thấp, tác động lớn và gần như không thể dự đoán “Thiên
Nga Đen” - đang ngày càng thống trị thế giới. Nhờ internet và quá trình toàn cầu hóa, thế
giới đã trở thành một hệ thống phức tạp với mạng lưới các mối quan hệ rối rắm và những
nhân tố có mối quan hệ chằng chịt. Sự phức tạp không chỉ gia tăng phạm vi ảnh hưởng
của các biến cố “Thiên Nga Đen” mà còn khiến người ta không thể dự báo các biến cố dù
rất bình thường khác.
Thay vì cố gắng dự báo cho bằng được các biến cố xác suất thấp, tác động lớn,
các doanh nghiệp nên tìm cách hạn chế "khả năng phơi nhiễm" trước những biến cố này.
Quản trị rủi ro tài chính nên phát huy vai trò giảm thiểu tác động của những điều không
biết, thay vì làm một công việc phù phiếm là sáng tạo những kỹ thuật công phu và những
minh họa tinh vi để kéo dài ảo tưởng về khả năng hiểu biết và dự đoán môi trường kinh
tế, xã hội quanh mình.
Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta, rủi ro và
phòng ngừa, quản trị rủi ro tài chính ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu
tư cũng như các nhà kinh tế học. Các dịch vụ phái sinh như: Hợp đồng kỳ hạn (forwards),
13
Hợp đồng tương lai (future), Hợp đồng quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi
(swaps)… đang được giới thiệu như là những công cụ phòng ngừa rủi ro có hiệu quả cao
cho các doanh nghiệp.
Lý do chọn đề tài:
Cả nước hiện có khoảng 2.526 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ,
sử dụng đến 170.000 lao động, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, tăng
32,26% so với cùng kỳ năm trước và vượt mức kế hoạch năm 2010. Mặt hàng gỗ và sản
phẩm gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ 5 của Việt Nam.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và
xuất khẩu gỗ (doanh nghiệp CBG) chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường quốc
tế. Với doanh thu xuất khẩu chiếm hơn 80% trong tổng doanh số và cũng nhập khẩu
nguyên vật liệu chiếm đến hơn 50% doanh số cũng bằng ngoại tệ là đô la Mỹ (80%
nguyên vật liệu doanh nghiệp CBG phải nhập khẩu). Trong báo cáo tài chính các công ty
kinh doanh ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ, tỷ lệ vay vốn ngắn hạn và dài hạn
khá lớn từ các tổ chức tài chính và ngân hàng. Điều này cho thấy các công ty đã vận dụng
mạnh đòn bẩy tài chính từ công cụ nợ. Dự kiến năm 2011 và năm 2012 giá cả nguyên vật
liệu ngành gỗ, tỷ giá, lãi vay luôn biến động hàm chứa rất nhiều rủi ro.
Do vậy những rủi ro, tổn thất của khu vực doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất
khẩu gỗ nếu diễn ra trên diện rộng, sẽ gây tổn thất lớn cho quốc gia cả về kinh tế và xã
hội. Việc nhận diện các loại rủi ro tài chính thường gặp đối với doanh nghiệp để có biện
pháp phòng ngừa thích hợp là hết sức cần thiết.
Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ 5. Thế
nhưng hiện nay ngành gỗ Việt Nam vẫn tồn tại những phương thức kinh doanh mua bán
cũ, không phù hợp để có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới, nền sản xuất trong
nước phụ thuộc vào biến động giá gỗ nguyên liệu thế giới. Để có thể khắc phục điểm yếu
và nâng cao khả năng chủ động trong sản xuất, ổn định lợi nhuận không chỉ của các
doanh nghiệp kinh doanh gỗ mà còn của người trồng rừng, doanh nghiệp trồng rừng thì
việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản
xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam là một trong những giải pháp khả thi và hữu
hiệu.
14
2. Mục đích, ý nghĩa và đối tượng nghiên cứu.
Mục đích: Luận văn tập trung vào trả lời 03 câu hỏi lớn sau:
- Bên cạnh các rủi ro về kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu
gỗ ở Việt Nam thường phải đối diện với những rủi ro tài chính nào?
- Doanh nghiệp có thể quản trị rủi ro tài chính như thế nào để phòng ngừa, né
tránh, loại trừ hoặc giảm thiểu những thiệt hại tài chính mà rủi ro có thể gây ra?
- Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các
doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam như thế nào?
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về các mối nguy
cơ rủi ro tài chính, hiểu được lợi ích của quản trị rủi ro tài chính, sử dụng công cụ phái
sinh tài chính để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu là các nguy cơ rủi ro tài chính có khả năng gây tác động đến
khu vực doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam.
3. Giới hạn đề tài nghiên cứu.
Đặc thù doanh nghiệp thường phải đối diện với rất nhiều loại rủi ro trong quá trình
hoạt động, các rủi ro này hầu hết đều có mối liên hệ với nhau và hậu quả của nó đều dẫn
đến các khoản thiệt hại tài chính. Do vậy đề tài nghiên cứu tổng thể các yếu tố rủi ro tài
chính đối với khu vực doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam và
đề xuất giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh
nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở các lý thuyết tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài
chính và mục tiêu nghiên cứu được xác định, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân
tích nhằm làm rõ các loại rủi ro tài chính và giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để
phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp; lợi ích của việc quản trị rủi ro tài chính
đối với doanh nghiệp. Tác giả cũng sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp 141 doanh nghiệp
đang hoạt động để đánh giá mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến rủi ro và quản trị rủi
ro tài chính, nhằm minh họa cụ thể hơn nữa về thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tài
chính trong hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt
Nam hiện nay và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tài chính thích hợp.
15
5. Kết cấu luận văn.
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính.
Chương 2. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính
của doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3. Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của
các doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt Nam.
16
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN
TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH.
1.1. RỦI RO TÀI CHÍNH- NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI
CHÍNH.
1.1.1. Rủi ro tài chính, các loại rủi ro tài chính.
1.1.1.1. Rủi ro tài chính- rủi ro kiệt giá tài chính.
Rủi ro tài chính: là những rủi ro liên quan đến các thiệt hại có thể xảy ra đối với
thị trường tài chính do sự thay đổi của các biến số tài chính: giá cả, lãi suất, tỷ giá hối
đoái, chứng khoán và những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính - sử dụng
nguồn vốn vay - trong kinh doanh.
Các doanh nghiệp ngày nay thường xuyên phải đối mặt với những thay đổi từ các
nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán. Độ nhạy cảm từ
các nhân tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán tác
động lên thu nhập của doanh nghiệp được gọi là rủi ro kiệt giá tài chính.
Khái niệm rủi ro tài chính và rủi ro kiệt giá tài chính gần như nhau nhưng rủi ro tài
chính có ý nghĩa rộng hơn. Rủi ro tài chính vừa hàm ý các trạng thái kiệt giá tài chính và
còn nói lên những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính- sử dụng vốn vay
trong kinh doanh.
Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ tập trung vào giới thiệu những vấn đề liên
quan đến rủi ro kiệt giá tài chính và chỉ xem xét 3 biến số tài chính là lãi suất, tỷ giá và
giá cả hàng hóa. Như vậy khái niệm liên quan đến rủi ro tài chính trong đề tài này chỉ
hàm ý đến rủi ro kiệt giá tài chính.
1.1.1.2. Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp.
Trước khi ban quản trị đưa ra bất kỳ một quyết định nào về phòng ngừa rủi ro, họ
cần phải nhận diện được tất cả những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Hầu hết
các tổ chức phi tài chính đều phải đối mặt với rủi ro kinh doanh, là những rủi ro có liên
quan đến bản chất của các hoạt động sản xuất và kinh doanh và các rủi ro này là không
thể phòng ngừa do “không thể mua đi bán lại được”. Tuy nhiên độ nhạy cảm của giá cả
có tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp thì có thể phòng ngừa được.
Các loại rủi ro tài chính bao gồm:
17
1.1.1.2.1. Rủi ro tỷ giá.
Rủi ro tỷ giá là sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ mà doanh nghiệp không thể dự báo
trước. Trong trường hợp các giao dịch của doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở tỷ giá ngoại
tệ mà hàng hóa đã được định giá trước, khi tỷ giá có sự biến động có thể tạo ra rủi ro dẫn
đến thua lỗ. Tùy theo quy mô sử dụng ngoại tệ, doanh nghiệp có thể chịu số lỗ do rủi ro
về tỷ giá nhiều hay ít.
1.1.1.2.2. Rủi ro lãi suất.
Trong hoạt động kinh doanh, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng
vốn vay. Khi lập kế hoạch kinh doanh, tuy lãi suất tiền vay đã được dự tính, song có rất
nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay.
Chẳng hạn khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến, những tính toán, dự kiến
trong kế hoạch kinh doanh ban đầu bị đảo lộn. Tùy thuộc vào lượng tiền vay của doanh
nghiệp và sự biến động của lãi suất mà mức độ tiêu cực của rủi ro lãi suất cũng sẽ khác
nhau.
1.1.1.2.3. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa.
Đối với các doanh nghiệp có các giao dịch mua, bán hàng hóa theo hợp đồng cố
định giá trong một thời gian dài, rủi ro biến động giá cả hàng hóa có thể sẽ là một rủi ro
lớn. Đặc biệt trong trường hợp nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, giá cả hàng hóa thay đổi
hàng ngày. Đối với đa số doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm đầu ra thường được ký hợp
đồng theo đơn hàng trước khi sản xuất, khi giá cả biến động, nguyên vật liệu đầu vào
tăng, nhưng giá bán sản phẩm đã cố định từ trước, nguy cơ thua lỗ là rất lớn.
1.1.2. Nguyên nhân và tác động của rủi ro tài chính.
1.1.2.1. Nguyên nhân của rủi ro tài chính.
Những biến động không thể dự đoán trước của tỷ giá, lãi suất và giá cả hàng hóa
không những ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận được báo cáo hàng quý của một công
ty mà còn có thể định đoạt liệu công ty đó có thể tồn tại hay không. Môt công ty không
chỉ cần có các công nghệ sản xuất tiên tiến nhất, nguồn cung lao động rẻ nhất hoặc là
chiến lược tiếp thị tốt nhất; những biến động giá cả đột ngột có thể đẩy những công ty
được điều hành tốt rơi vào tình trạng phá sản.
Rủi ro tài chính bắt nguồn từ vô số các giao dịch liên quan trực tiếp đến tài chính
như mua bán, đầu tư, vay nợ và một số hoạt động kinh doanh khác hoặc là hệ quả gián
18
tiếp của các chính sách thay đổi trong quản lý, trong cạnh tranh, trong các quan hệ quốc
tế và thậm chí có thể chỉ do sự thay đổi của thời tiết hay khí hậu.
1.1.2.1.1. Nguyên nhân từ sự bất ổn của tỷ giá.
Dưới hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods, các nhà nhập khẩu biết được họ sẽ
trả bao nhiêu đồng nội tệ để mua hàng hóa và nhà xuất khẩu biết họ sẽ nhận về bao nhiêu
đồng tiền nước mình. Nếu nhà nhập khẩu có thể bán cho người tiêu dùng ở một mức giá
đem lại lợi nhuận và chi phí của nhà xuất khẩu thấp hơn mức giá xuất khẩu thì tất đều có
lợi trong hoạt động thương mại.
Với việc hệ thống Bretton Woods sụp đỗ, các qui luật đã thay đổi. Cả hai bên tham
gia giao dịch hiện nay đều phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Mỗi công ty đều muốn tiến hành
giao dịch bằng đồng tiền của quốc gia mình. Mức lợi nhuận biên của các nhà nhập khẩu
có thể bị giảm hoặc bị lỗ nếu đồng tiền của họ giảm giá mạnh và hàng hóa nhập khẩu
được định giá bằng đồng tiền của quốc giá xuất khẩu.
1.1.2.1.2 Nguyên nhân từ sự bất ổn của lãi suất.
Diễn biến trên thị trường tài chính Mỹ. Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đỗ,
những bất ổn lãi suất đã giảm đi trong suốt cuối giai đoạn thập kỷ 1970 (mặc dù lãi suất
đã tăng để đói phó với lạm phát). Những bất ổn trong lãi suất của đồng USD trong giai
đoạn thập kỷ 1980 đã lên đỉnh điểm. Khi mà Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Mỹ Ông Paul
Volcker đã bãi bỏ thông lệ hướng về mục tiêu lãi suất và thay vào đó là bắt đầu hướng về
mục tiêu mức tăng cung tiền. Hậu quả lãi suất biến động thất thường.
1.1.2.1.3. Nguyên nhân từ sự bất ổn của giá cả hàng hóa.
Do xăng dầu là nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất kinh
doanh, việc tăng giá sẽ có những ảnh hưởng nhất định (tăng chi phí) đến các DN và nền
kinh tế. Dù tăng hay giảm giá, mỗi cuộc khủng hoảng dầu lửa trong 40 năm qua đều gắn
liền với xung đột chính trị và suy thoái kinh tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình
tài chính toàn cầu.
Tính bất ổn của giá dầu bắt đầu gia tăng trong giai đoạn thập kỷ 1980 xảy ra cùng
lúc với việc bãi bỏ quy định quản lý xăng dầu ở Mỹ. Giá tăng cao năm 1980 phản ánh tác
động của việc Iraq xâm lược Kuwait. Kể từ khi Mỹ phát động chiến tranh với Iraq lần thứ
hai, giá dầu đã liên tục phá vỡ các mức kỷ lục và đã vượt qua giá đỉnh năm 1990. Đợt
khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng năm 2007-2008 cùng với cuộc khủng hoảng tài chính
19
năm 2008 (cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 –
1933) đã có lúc giá dầu lên tới 145USD/ thùng. Cả thế giới rơi vào tình trạng lạm phát
tăng tốc khó có thể kiểm soát lại được nữa.
Sự bất ổn của giá cả hàng hóa nói chung đã tăng dần kể từ thập kỷ 1970 và 1980.
Cho đến nay cùng với tình trạng lạm phát giá cả hàng hóa đã biến động rất khó lường.
Tính bất ổn trong chi phí của các nhập lượng dùng để sản xuất của doanh nghiệp càng
cao, rủi ro tài chính của doanh nghiệp đó càng lớn. Chẳng hạn doanh nghiệp ngành gỗ đã
chịu tác động đáng kể do sự biến động của giá nguyên vật liệu gỗ, chi phí vận chuyển do
giá nhiên liệu biến động mạnh.
Tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế mang lại không ít lợi ích. Tuy nhiên quá
trình này lại tạo ra một môi trường cạnh tranh gây gắt và điều đó khiến hầu hết các doanh
nghiệp đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường.
Những tác động bất ổn của thị trường thế giới về giá cả hàng hóa, tỷ giá, lãi suất đã tác
động trực tiếp sâu rộng đến doanh nghiệp trong nước.
Sự tiếp cận các yếu tố, nguyên nhân gây ra rủi ro tài chính trên đây giúp chúng ta
có nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn, từ đó sẽ đưa ra được những đề
xuất phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tài chính trong kinh doanh của các doanh nghiệp một
cách hữu ích và thiết thực hơn.
1.1.2.2. Tác động của rủi ro tài chính.
1.1.2.2.1. Tác động đến năng lực cạnh tranh cuả doanh nghiệp.
Rủi ro tỷ giá làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cuả doanh nghiệp so với các
đối thủ ở yếu tố "giá của sản phẩm" trên thị trường. Nếu doanh nghiệp chịu sự tác động
của rủi ro tỷ giá dẫn đến tổn thất ngoại hối thì doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nâng giá
bán sản phẩm để trang trãi tổn thất. Khi đồng nội tệ tăng giá, một công ty thuần túy kinh
doanh trong nước vẫn bị tác động bởi tỷ giá do sự xuất hiện của các công ty cạnh tranh
nước ngoài có chi nhánh trong nước nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về tiêu thụ trong
nước. Như vậy giá cả hàng hóa cùng loại ở nước ngoài bây giờ rẻ tương đối so với hàng
hóa trong nước. Do đó giá sản phẩm cuả DN sẽ không hấp dẫn so với các đối thủ cạnh
tranh, khả năng cạnh tranh cuả DN sẽ bị giảm sút.
20
1.1.2.2.2. Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính và tái đầu tư cuả doanh
nghiệp.
Rủi ro tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa tác động đến việc hoạch định tài chính cuả
doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư dài hạn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp phải diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó
chính là quá trình tái đầu tư. Nguồn vốn để tái đầu tư là quỹ khấu hao, lợi nhuận thu được
từ quá trình sản xuất kia doanh trước đó. Khi rủi ro tài chính tăng cao không kiểm soát
được, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm đi, thậm chí là một số âm. Do đó, khả năng tái đầu
tư bị triệt tiêu, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động liên tục, quy mô kinh doanh bị thu
hẹp. Nếu điều đó xảy ra trong một thời gian dài, doanh nghiệp có thể sẽ "biến mất” trên
thị trường. Với những doanh nghiệp đang thực hiện các dự án đầu tư rủi ro tài chính có
thể làm cho dự án đầu tư phải dừng lại thậm chí là "nằm chờ vĩnh viễn" do tổng mức đầu
tư tăng đột biến, lãi suất tiền vay tăng cao, việc vay vốn bị chặn lại...
1.2.2.2.3. Tác động đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.
Khi có những thay đổi trong giá hàng hóa, lãi suất và tỷ giá sẽ làm thay đổi giá trị
một khoản tiền thu được hoặc các khoản chi phí.
Biến động trong tỷ giá đã làm cho doanh thu và chi phí không tương thích khi
nhập khẩu hàng nước ngoài bán hàng trong nước hoặc ngược lại. Ngoài ra, biến động tỷ
giá làm thay đổi giá trị công ty khi tài sản ở nước ngoài được chuyển đổi sang đồng nội
tệ. Tác động của thay đổi tỷ giá có thể ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến lợi nhuận ròng
của công ty.
Thay đổi trong lãi suất cũng có thể tác động đến báo cáo kết quả kinh doanh, tác
động đến các khoản thu hoặc các khoản chi phí. Đa số các công ty đều tập trung quan tâm
vào chi phí lãi vay, thay đổi lãi suất tác động đến chi phí của công ty, có thể làm thay đổi
số lượng hàng hóa do công ty bán ra.
Tác động biến động của giá cả hàng hóa ảnh hưởng đến các khoản thu hoặc các
khoản chi phí. Tác động này phản ảnh trong báo cáo thu nhập của các công ty theo hướng
làm tăng giảm khoản thu hoặc tăng giảm khoản chi phí của một công ty. Việc tăng giá
dầu trong các năm qua, độ nhạy cảm giao dịch đối với giá dầu xuất hiện trong báo cáo
21
thu nhập của các công ty theo hướng tăng các khoản thu của các công ty sản xuất dầu,
tăng chi phí với các công ty sử dụng dầu.
1.2.2.2.4. Tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp.
Các luồng tiền vào doanh nghiệp (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanh
nghiệp (dòng chi) diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những thời
điểm nhất định có thể xảy ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn
lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng
tiền đã xảy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh.
Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối dài
hạn. Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp và
hậu quả thường không lớn. Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan trọng
như: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá lớn; vốn lưu động tự có quá
ít; nợ khó đòi tăng lên; doanh thu chưa bù đắp đủ các khoản chi phí thường xuyên, v.v…
Khi rủi ro tài chính tăng cao do các biến động về giá cả hàng hóa, tỷ giá và lãi
suất. Đã tác động lớn làm mất cân đối dòng tiền trong doanh nghiệp và do tác động dây
chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó đòi tăng lên,
mất cân đối tạm thời rất dễ chuyển thành mất cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn về
dòng tiền có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản.
1.2. SẢN PHẨM PHÁI SINH CÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH HIỆU
QUẢ.
Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin, thế giới ngày càng trở nên "phẳng hơn", sự lưu thông và dịch chuyển các
nguồn tài chính cùng như các loại hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn, nhưng cũng vì
thế mà sự bất ổn cũng cao hơn và rủi ro cũng nhiều hơn và ngày càng trở nên khó dự báo
hơn.
Trước tình hình đó, thị trường xuất hiện nhu cầu về các phương thức quản trị rủi
ro một cách năng động và chủ động hơn. Đó là nguyên nhân ra đời của các công cụ
phòng ngừa rủi ro. Các công cụ này cho phép các doanh nghiệp có thể chuyển giao trực
tiếp các rủi ro tài chính cho bên thứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó. Tùy theo đặc điểm
ngành nghề hoạt động của mình, các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quản trị
22
rủi ro khác nhau với mục tiêu khác nhau, nhưng chủ yếu là để quản trị các rủi ro liên
quan đến độ bất ổn của lãi suất, của giá cả hàng hóa và của tỷ giá.
Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ và hàng hóa:
1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forwards).
- Hợp đồng kỳ hạn (forwards), là loại công cụ quản trị rủi ro ra đời sớm nhất, đơn
giản nhất trong các sản phẩm phái sinh, xuất phát từ nhu cầu quản trị rủi ro những bất ổn
liên quan đến giá cả hàng hóa. Đây là loại hợp đồng giữa hai bên - người mua và người
bán - để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày
hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá thực hiện, người sở hữu hợp
đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn, người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một
khoản lỗ.
- Hợp đồng kỳ hạn gần giống với một quyền chọn, nhưng quyền chọn cho quyền
nhưng không bắt buộc phải thực hiện giao dịch, trong khi người sở hữu hợp đồng kỳ hạn
bắt buộc phải thực hiện. Nếu giá trị tài sản cơ sở thay đổi, người nắm giữ quyền chọn có
thể quyết định mua hoặc bán với giá cố định. Mặt khác, hai bên trong hợp đồng kỳ hạn có
nghĩa vụ phải mua và bán hàng hóa.
- Mặc dù thị trường kỳ hạn tồn tại đã lâu đời nhưng xem ra chúng cũng chưa được
quen thuộc với mọi người cho lắm. Không giống như thị trường quyền chọn, chúng
không có các phương tiện thực sự phục vụ cho giao dịch và không có một nơi nào hoặc
một công ty nào được tổ chức riêng như một thị trường. Các hợp đồng kỳ hạn hoàn toàn
được giao dịch trên thị trường OTC bao gồm các liên lạc trực tiếp giữa các định chế tài
chính là chủ yếu.
Hợp đồng kỳ hạn thị trường hàng hóa: là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá kỳ
hạn, nghĩa là việc giao hàng và thanh toán sẽ là một ngày nào đó được chỉ ra trong tương
lai, kể từ khi bản hợp đồng được ký kết (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,…).
Giá kỳ hạn được tính dựa trên mức giá giao ngay và một số thông số khác phỏng
đoán về mức tăng giảm của giá cả hàng hóa này tính cho đến thời điểm hàng sẽ thực sự
được giao nhận. Với phương thức giao dịch này, người mua hàng phải có đặt cọc (ký
quỹ) hoặc thế chấp một khoản tài sản nhất định để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng.
Tiền ký quỹ trong phạm vi tối thiểu theo thỏa thuận và không được hưởng lãi nhưng
người mua có thể được hưởng phần lợi tức (trong trường hợp thế chấp tài sản tài chính)
23
phát sinh từ tài sản thế chấp. Với tư cách là công cụ phòng chống rủi ro, Hợp đồng kỳ
hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một mức giá cố định đã biết
trước, bất chấp sự biến động của giá trên thị trường.
Hợp đồng kỳ hạn thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ: Là một thỏa thuận
giữa một doanh nghiệp và một ngân hàng hay giữa hai ngân hàng với nhau để trao đổi
một số lượng tiền nhất định với một tỷ giá xác định gọi là tỷ giá kỳ hạn vào một ngày nào
đó trong tương lai. Khi doanh nghiệp (hay ngân hàng thứ 2) có nhu cầu chi trả hoặc các
khoản phải thu trong tương lai, có thể thiết lập hợp đồng kỳ hạn để cố định tỷ giá mà tại
mức tỷ giá này có thể mua hoặc bán một ngoại tệ nào đó.
Tỷ giá có kỳ hạn thường được yết theo hai cách: yết giá theo kiểu outright và yết
giá theo kiểu swap. Tỷ giá có kỳ hạn theo kiểu outright đơn giản là giá cả của một đồng
tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. Nó cũng được niêm yết tương tự như tỷ
giá giao ngay chỉ khác một điều là tỷ giá được hai bên xác định và thỏa thuận ở hiện tại
nhưng sẽ được áp dụng trong tương lai. Tỷ giá theo kiểu swap chỉ yết phần chênh lệch
theo số điểm căn bản (basic points) giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng.
Yết giá theo kiểu swap thường được sử dụng trên thị trường liên ngân hàng, tức là trong
giao dịch giữa một ngân hàng này với một ngân hàng khác.
Tỷ giá có kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác
định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được
xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ.
Trên thị trường quốc tế, hợp đồng kỳ hạn tỏ ra thích hợp hơn đối với các công ty
lớn vì vậy các giao dịch thường có giá trị ít nhất là một triệu đôla trở lên.
Các khách hàng và công ty nhỏ thường rất ít sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Trong một
vài trường hợp, ngân hàng có thể yêu cầu các khách hàng ký quỹ ban đầu để thực hiện
nghĩa vụ của mình. Trong một số trường hợp khác, ngân hàng có niềm tin hoàn toàn vào
khách hàng và họ không yêu cầu ký quỹ ban đầu.
Các hợp đồng kỳ hạn có ưu điểm là được thiết kế thích hợp để đáp ứng yêu cầu
của cả hai bên cả về qui mô giao dịch và ngày giao kỳ hạn. Một số các hợp đồng kỳ hạn
có các thời gian đáo hạn không đạt tiêu chuẩn như 37 ngày hoặc 81 ngày nhưng chi phí
giao dịch của hợp đồng kỳ hạn dạng này thì đắt hơn bình thường.
24
Tuy nhiên, một bất lợi của hợp đồng kỳ hạn là nó không thể hủy bỏ đơn phương
mà không có sự thỏa thuận của hai đối tác; nghĩa vụ của mỗi bên không được chuyển
giao cho bên thứ ba. Hợp đồng kỳ do đó không phải là một dạng hợp đồng có tính thanh
khoản cao. Một bất lợi nữa là không có gì bảo đảm rằng sẽ không có một bên vỡ nợ và
hủy bỏ các nghĩa vụ hợp đồng. Điều này dễ xảy ra khi tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay
có sự chênh lệch lớn vào thời điểm đến hạn.
1.2.2. Hợp đồng giao sau (future).
Hợp đồng giao sau (future) cũng là một loại công cụ quản trị rủi ro do bất ổn về
giá cả hàng hóa, lãi suất và ngoại tệ, là hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán -
để mua hoặc bán tài sản vào một ngày tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Hợp
đồng giao sau là sự phát triển của hợp đồng kỳ hạn và có nhiều đặc điểm giống hợp đồng
kỳ hạn, nhưng loại hợp đồng này được giao dịch trên thị trường có tổ chức, gọi là sàn
giao dịch giao sau.
Hợp đồng giao sau thị trường hàng hóa: là loại hợp đồng có sẵn những tiêu
chuẩn về số lượng, phẩm cấp hàng, chủng loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao
nhận hàng,… tất cả đều được sở giao dịch tiêu chuẩn hóa, vấn đề duy nhất phải thỏa
thuận là giá cả.
Giá cả sau khi được quyết định tại phiên giao dịch, gọi là giá giao sau. Đó là mức
giá được tính toán gần giống như giá giao trong tương lai. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù
của loại hợp đồng này, hai bên mua bán không hề có thêm bất kỳ thỏa thuận nào khác trừ
giá cả. Nên hàng hóa mua bán theo loại hợp đồng thường được qui định giao nhận hàng ở
một vài thời điểm nhất định trong năm mà thôi, khi đó giá giao sau sẽ là giá giao kỳ hạn
với thời điểm kỳ hạn chính là mốc đã định sẵn ở trên.
Thể thức này mới được sử dụng phổ biến từ những năm 60 – 70 thế kỷ XIX trên
thị trường hàng hóa và những năm 70 – 80 của thế kỷ XX trên thị trường tiền tệ. Từ năm
2001, hầu hết các sàn giao dịch điện tử quốc tế đều thống nhất các qui chuẩn chung của
hợp đồng này, tuỳ theo hàng hóa cơ sở mua bán (gạo, café, cao su, … vàng, bạc, platin,…
USD, …) mà sẽ có những đặc tả chi tiết hàng hóa riêng. Đây là công cụ chính cung cấp
cho những nhà đầu cơ (speculator) một phương tiện kinh doanh và những người ngại rủi
ro (hedger) một phương tiện phòng chống rủi ro.
Hợp đồng giao sau thị trường tiền tệ: là một thỏa thuận mua bán một số lượng
ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển
25
giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao
dịch. Tuy nhiên, khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng giao sau chỉ sẵn sàng cung cấp
đối với một vài loại ngoại tệ mà thôi. Chẳng hạn, thị trường Chicago chỉ cung cấp hợp
đồng với sáu loại ngoại tệ mạnh đó là GBP, CAD, EUR, JPY, CHF và AUD. Thị trường
giao sau thực chất chính là thị trường có kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao
dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ.
Tất cả các hợp đồng giao sau đều thực hiện giao dịch ở Sở giao dịch có tổ chức.
Sở giao dịch là người đề ra quy chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên. Hội viên
của Sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các công ty, ngân hàng thương mại
hay cá nhân có tài khoản riêng.
Bên cạnh đó thị trường giao sau phòng ngừa rủi ro về lãi suất dài hạn và ngắn hạn
thông qua phòng ngừa vị thế mua và bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty.
1.2.3. Hợp đồng quyền chọn (options).
Mặc dù hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau có thể sử dụng để phòng ngừa rủi
ro, nhưng vì tất cả những hợp đồng bắt buộc thực hiện khi đến hạn nên nó cũng đánh mất
đi cơ hội kinh doanh, nếu như sự biến động giá thuận lợi. Đây là nhược điểm lớn nhất của
hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau. Để khắc phục nhược điểm này phát sinh một
dạng hợp đồng mới là hợp đồng quyền lựa chọn mua hay bán hàng hóa hay không khi
đến hạn hợp đồng (gọi tắt là hợp đồng quyền chọn – HĐQC).
- Quyền chọn (options) là một hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán,
trong đó cho người mua quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản
nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Quyền chọn
được chia làm quyền chọn mua và quyền chọn bán. Quyền chọn có thể được sử dụng làm
công cụ quản trị rủi ro các bất ổn về lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa.
- Quyền chọn trên hợp đồng giao sau là một kết hợp của thị trường giao sau và thị
trường quyền chọn. Quyền chọn trên thị trường giao sau cho người mua quyền được mua
hoặc bán một hợp đồng giao sau vào một ngày trong tương lai với giá cố định vào ngày
hôm nay.
HĐQC được đưa sử dụng vào những năm cuối của thập niên 70 thế kỷ XIX. Tuy
nhiên thị trường này phát triển nhanh chóng và được vận dụng vào các giao dịch trên thị
trường tài chánh, ngày một phổ biến hơn vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ
26
XX. Bước sang thế kỷ XXI, thị trường các HĐQC (options market) là một trong những
phân khúc thị trường có tốc độ phát triển nhanh và chiếm doanh số giao dịch hàng ngày
lớn nhất trên thế giới. Nói chung, quyền chọn (options) là một hoạt động giao dịch mà
cho phép người mua nó có quyền mua (call option) hay quyền bán (put option) ở một
mức giá và thời hạn được xác định trước, nhưng không bắt buộc thực hiện quyền này.
Hợp đồng lựa chọn kiểu 1 (American Options): cho phép người mua nó có quyền
thực hiện hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn.
Hợp đồng lựa chọn kiểu 2 (European Options): chỉ cho phép người mua nó có
quyền thực hiện hợp đồng khi đến hạn hợp đồng.
Giá trị của quyền chọn tùy thuộc vào giá cả thực hiện (exercise or strike price) và
sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường. Giá cả biến động có thể làm cho quyền
chọn trở nên sinh lợi (in-the-money), hòa vốn (at-the-money) hoặc lỗ vốn (out-of-the-
money).
1.2.4. Hợp đồng Hoán đổi (swaps).
Mặc dù các hợp đồng quyền chọn, kỳ hạn và giao sau kết hợp lại thành một tập
hợp các công cụ cơ bản trong thị trường các công cụ phái sinh, nhưng cũng có nhiều kết
hợp và biến thể khác. Một trong số đó hoán đổi- swaps là công cụ phổ biến nhất. Hoán
đổi là một giao dịch mà trong đó cả hai bên đồng ý thanh toán cho các bên còn lại một
chuỗi các dòng tiền trong khoản thời gian xác định. Có 4 loại hoán đổi là hoán đổi tiền tệ,
hoán đổi lãi suất, hoán đổi hàng hóa và hoán đổi chứng khoán.
Hóan đổi tiền tệ: Là việc mua và bán đồng thời tài sản gốc tương tự hoặc nghĩa
vụ tương đương với số tiền vốn mà việc hoán đổi các giao dịch tài chính cho phép cả hai
bên tham gia các điều kiện thuận lợi hơn mong muốn. Thực chất của hợp đồng này là hai
bên thoả thuận trao đổi dòng tiền trong tương lai.
Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi là giao dịch trên thị trường OTC và không có qui
định chuẩn. Cụ thể, ở thị trường hoán đổi Mỹ, hầu như chưa có qui định nào ràng buộc.
Hiện nay, hiệp hội hoán đổi và phái sinh quốc tế mới chỉ đưa ra tài liệu chuẩn về quy
trình giao dịch và thủ tục pháp lý (chỉ áp dụng ở Mỹ). Ở Châu Âu, thị trường hoán đổi
chủ yếu do các ngân hàng vận hành, được điều chỉnh bởi một số quy định của Luật Ngân
hàng.
27
Nhìn chung, cho đến nay chỉ có quy định đối với người môi giới về việc tổ chức
các giao dịch hoán đổi, không quy định về trách nhiệm của các đối tác trên thị trường đối
với việc thực hiện hợp đồng.
Hạn chế của thị trường này là khi muốn giao dịch, một bên đối tác phải tìm được
đối tác bên kia đang sẵn sàng làm đối tác giao dịch với mình (phải có sự trùng hợp về nhu
cầu đối với thời gian đáo hạn, cấu trúc các dòng tiền và khối lượng vốn).
Hợp đồng hoán đổi được thiết kế riêng theo nhu cầu của hai bên đối tác, chính vì
vậy các điều kiện của hợp đồng mang tính cứng nhắc và thiếu linh hoạt.
Hợp đồng gồm có hai loại cơ bản: hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ:
Hoán đổi lãi suất: Hoán đổi lãi suất là một chuỗi các thanh toán lãi suất giữa hai
phía. Mỗi tập hợp thanh toán được dựa trên lãi suất cố định hoặc thả nổi. Nếu lãi suất thả
nổi và hoán đổi thực hiện trên đồng đôla thì lãi suất sử dụng thường là LIBOR. Hoán đổi
trên các đồng tiền khác sử dụng lãi suất tương ứng với đồng tiền đó. Hai bên đồng ý
thanh toán một chuỗi các thanh toán tiền lãi trên cùng một đồng tiền vào nhiều ngày
thanh toán khác nhau. Kết quả thanh toán được dựa vào một số vốn khái toán cụ thể,
nhưng các bên tham gia không thanh toán số vốn khái toán này vì thực ra nó chỉ là việc
mỗi bên thanh toán cho nhau trên cùng một số tiền.
Hình thức phổ biến nhất của các loại hoán đổi lãi suất mà thực ra là phổ biến nhất
trong tất cả các loại hoán đổi là hình thức mà một phía chi trả theo lãi suất cố định và
phía còn lại chi trả theo lãi suất thả nổi. Công cụ này được gọi là hoán đổi vanilla thuần
nhất (plain vanilla swap) và thỉnh thoảng chỉ gọi là hoán đổi vanilla.
Hợp đồng hoán đổi lãi suất là một dạng khá phổ biến trong các công cụ tài chính
phái sinh. Trong hợp đồng này, một bên sẽ hoán đổi một dòng lãi suất của mình lấy dòng
lãi suất của đối phương.
Hóan đổi hàng hóa: Hoán đổi hàng hóa là giao dịch đàm phán trực tiếp giữa hai
phía đối tác hay thông qua trung gian, đồng ý trao đổi một loạt những thanh toán được
tính trên những cơ sở khác: thanh toán giá cả hàng hóa với mức cố định (fixed) được
hóan đổi cho mức giá trôi nổi (floating), thanh toán dựa tên chỉ số giá hàng hóa A thay
bằng chỉ số giá hàng hóa B, mua hoặc bán hàng hóa A thay bằng mua hoặc bán hàng hóa
B và ngược lại, mua hàng ở mức giá cơ bản giao ngay và bán lại hàng với mức giá kỳ
hạn,… Những giao tác hóan đổi đã được xây dựng theo những thể thức rất phong phú và
28
khác biệt. Hai bên đối tác dàn xếp một cuộc trao đổi với những nhu cầu bổ sung, và
những kỳ hạn thanh toán được đặt định.
Sử dụng hóan đổi như một công cụ ngừa rủi ro. Thông qua hợp đồng hóan đổi, các
bên tham gia có được hàng hóa hoặc mức giá mình mong muốn mà không cần phải thông
qua nhiều giao dịch trung gian nên tránh được sự biến động giá và chênh lệch giữ giá bán
và giá mua.
Sự khác biệt giữa các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau là sử dụng trong
ngắn hạn, trong khi hợp đồng hóan đổi sử dụng trong dài hạn. Nhưng ngày càng nhiều,
hợp đồng hóan đổi cũng được sử dụng trong ngắn hạn, bổ sung những hạn chế của các
dạng hợp đồng với nhau, tạo ra sự cạnh tranh giữa chúng. Các yếu tố cạnh tranh bao gồm
sự năng động, chi phí và sự quen thuộc. Hợp đồng hóan đổi hơn hợp đồng kỳ hạn và hợp
đồng giao sau ở yếu tố năng động nhưng thua ở yếu tố quen thuộc sử dụng. Còn về chi
phí, nhìn chung hợp đồng có kỳ hạn và hợp đồng giao sau có ưu thế hơn, nhưng không
lớn lắm.
Sử dụng hợp đồng hóan đổi để hạ thấp chi phí vốn thông qua phòng ngừa rủi ro,
do tận dụng những ưu thế tương đối, chênh lệch thuế khóa, việc phát triển thị trường mới.
Hoán đổi có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài trợ và phòng ngừa rủi ro, nó cho
phép các công ty đột phá vào thị trường mới và tận dụng những ưu thế của nó để gia tăng
kinh doanh mà không phải gia tăng rủi ro kèm theo. Thông qua hóan đổi, có thể chuyển
rủi ro ở một thị trường hay ở một loại hàng hóa nào đó sang thị trường khác, ở quốc gia
khác mà hoạt động của chúng có liên quan đến thị trường hàng hóa quốc tế.
Tất cả những hình thức giao dịch trên được sử dụng như những công cụ trợ giúp
hữu hiệu cho việc phòng chống những rủi ro trong kinh doanh trên thị trường hàng hóa,
rủi ro thanh toán ngoại tệ và cũng có thể coi là những công cụ giúp giảm thiểu chi phí
vốn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một giải pháp được đánh giá là có ưu thế nhất trong công
tác hỗ trợ vốn cho những nhà kinh doanh nói chung là việc phát hành trái phiếu. Thông
thường, sự biến động của giá cả một loại hàng hóa nào đó trên thị trường sẽ luôn gây
những bất ổn khác cho những kế hoạch kinh doanh đã được đặt định. Song, đối với một
số những sản phẩm hay phẩm vật có tính chất ưu thế hơn tại mỗi địa phương nhất định,
giá cả của chúng lại có thể được sử dụng như một yếu tố cốt yếu trợ giúp nguồn lực tài
chính cho nhà sản xuất – kinh doanh.
29
Trong thị trường tài chính, các sản phẩm phái sinh là hàng hoá, tỷ giá, lãi suất
được giao dịch, bản thân các sản phẩm này cũng mang lại lợi nhuận hoặc thua lỗ cho
người mua và bán (với ý nghĩa là nhà đầu cơ). Tuy nhiên luận văn này chỉ đề cập đến vai
trò công cụ quản trị rủi ro của các sản phẩm này và các doanh nghiệp sử dụng các sản
phẩm phái sinh để quản trị rủi ro chứ không phải cho mục đích đầu cơ. Bằng việc sử
dụng các công cụ phái sinh, doanh nghiệp có thể chuyển rủi ro mà họ không mong muốn
cho các đối tác khác.
1.3. TÍNH HAI MẶT CỦA SẢN PHẨM PHÁI SINH TÀI CHÍNH TRONG QUẢN
TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH.
1.3.1. Vai trò, lợi ích của các sản phẩm phái sinh.
1.3.1.1. Quản trị rủi ro.
Vì sản phẩm phái sinh có quan hệ với giá của hàng hóa cơ sở trên thị trường giao
ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm giảm hay tăng rủi ro của việc
sở hữu tài sản giao ngay.
Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của
mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu
cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu
tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và
cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo
điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử
dụng vốn.
1.3.1.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá.
Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả.
Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay
của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch
trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên
rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tương lai của
những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao
sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy
cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián
30
tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà
những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình.
1.3.1.3. Các lợi thế về hoạt động.
Chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch
giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn.
Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu
cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời và
rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn.
Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có
thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất.
Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận.
1.3.1.4. Thị trường hiệu quả.
Có các mối liên hệ quan trọng giữa giá giao ngay và giá sản phẩm phái sinh. Việc
giao dịch dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn trên thị trường này tạo điều kiện cho giao dịch
kinh doanh chênh lệch giá và những điều chỉnh nhanh chóng về giá cả loại trừ ngay lập
tức những cơ hội lợi nhuận này. Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị
bóp méo. Vì thế, các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn
nhất định. Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường
phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó. Như vậy công cụ tài chính phái
sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại.Nền kinh tế sẽ hưởng lợi nhiều vì giá của tài
sản cơ sở phản ánh chính xác hơn giá trị kinh tế thật sự của hàng hóa.
1.3.1.5. Lợi ích của công cụ phái sinh.
Là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia, việc hoàn thiện các công cụ tài
chính phái sinh và phát triển thị trường này hiệu quả là thể hiện mức độ cao và chiều sâu
của phát triển. Hệ thống tài chính, sẽ là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở tốc độ cao
hơn.
Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế: Thị trường công cụ phái sinh đóng góp cho
tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó
là: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao, và phân tán rủi ro; Giám sát
doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính (vận hành hệ thống thanh
toán thông suốt).
31
Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phòng ngừa rủi ro tài
chính về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa: Trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải
đối mặt với nhiều rủi ro. Các biến động trên thị trường có thể làm cho một khoản lỗ
thương mại trở thành một khoản lợi nhuận, và một khoản lợi nhuận có thể trở thành một
khoản lỗ lớn. Trong 2 nguy cơ trên thì nguy cơ thứ hai có khả năng xảy ra nhiều hơn. Do
vậy, phòng ngừa rủi ro là biện pháp tốt nhất để bảo toàn thu nhập và chi phí. Với một chi
phí chấp nhận được, các giao dịch phái sinh (forward, swap, future, option) giúp các
doanh nghiệp có hoạt động cố định chi phí và bảo toàn lợi nhuận, tránh ảnh hưởng bởi sự
biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa.
1.3.2. Sản phẩm phái sinh chứa đựng nhiều rủi ro.
1.3.2.1. Rủi ro từ việc đầu cơ quá mức để tìm kiếm lợi nhuận.
- Các sản phẩm phái sinh cho phép chuyển giao rủi ro từ những người muốn loại
trừ rủi ro hay giảm thiểu rủi ro sang những người muốn chấp nhận hay gia tăng rủi ro.
Thị trường này đòi hỏi sự tồn tại các nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo điều
kiện cho những nhà phòng ngừa rủi ro mong muốn giảm thiểu những bất ổn phải gánh
chịu. Hầu hết các nhà đầu cơ thật sự không kinh doanh các tài sản cơ sở và đôi khi không
biết gì về chúng. Vì vậy, những nhà đầu cơ có một số đặc tính giống những tay cờ bạc.
- Mặc dù sản phẩm phái sinh đầu tiên xuất hiện với tư cách là một công cụ phòng
ngừa rủi ro nhưng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài
chính phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các
hoạt động đầu cơ. Chính sự biến thái như trên mà việc sử dụng công cụ tài chính phái
sinh không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Các công cụ phái sinh tài chính ngày càng tinh
vi và mang theo một số rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường. Sự sụp đổ
của thị trường tài chính kinh tế Mỹ năm 1987 chính được đẩy nhanh nhờ sử dụng rộng rãi
kỹ thuật tự bảo hiểm Delta, được mua bán các hợp đồng bảo hiểm danh mục đầu tư.
Những người bảo hiểm này đã đầu tư mạnh hơn vào thị trường mà nếu như không có kỹ
thuật này thì có thể họ đã không làm như vậy. Khi thị trường sụp giảm đã kích hoạt bảo
hiểm, khối lượng bán đột ngột gây ra gián đoạn và thị trường sụp đổ.
Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho
hoạt động đầu cơ. Thay vì giao dịch cổ phiếu hoặc trái phiếu cơ sở, nhà đầu cơ có thể
giao dịch sản phẩm phái sinh. Nhiều nhà đầu cơ thích đầu cơ với công cụ phái sinh hơn là
32
bằng chứng khoán cơ sở. Việc đầu cơ dễ dàng hơn bằng hơn sản phẩm phái sinh lại tạo
điều kiện cho việc phòng ngừa rủi ro ít tốn kém hơn.
1.3.2.2. Từ “phòng ngừa rủi ro” chuyển sang “đầu cơ” và sử dụng sản phẩm
phái sinh không thích hợp.
Các sản phẩm phái sinh đôi khi là nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ lớn cho các
công ty lớn, quỹ đầu tư, chính phủ, nhà đầu tư phi lợi nhuận và các cá nhân.
Sản phẩm phái sinh chứa đựng đòn bẩy khá cao, nghĩa là những thay đổi nhỏ trong
giá cả có thể dẫn đến những khoản lợi nhuận hoặc mức lỗ rất lớn. Sử dụng sản phẩm phái
sinh trong những trường hợp không phù hợp là rất nguy hiểm. Tiến hành đầu cơ trong khi
phải tiến hành phòng ngừa rủi ro là một sai lầm mà ngay cả những người thông thái nhất
cũng thường mắc phải. Quá tự tin vào năng lực dự báo giá cả hay lãi suất của bản thân và
sau đó hành động dựa trên những dự báo đó bằng cách sử dụng sản phẩm phái sinh có thể
là cực kỳ rủi ro.
1.3.3. Sự cần thiết của sản phẩm phái sinh.
Người muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập
hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ
bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ
ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại?
Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng
khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở
một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển
giao một phần rủi ro của mình cho đối tác. Và cũng không giống như người ta thường
nghĩ, thị trường phái sinh không dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ
khủng khiếp. Những nhà đầu cơ không phải là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì
giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản phẩm phái sinh và chính việc đầu tư vào công cụ
tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu
quả hơn. Bởi cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà
cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro
trên thị trường, những rủi ro sẵn có của thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó
từ những người không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận
nó, chính là những nhà đầu cơ.
33
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nhà quản trị đưa công ty đến bờ vực nguy
hiểm và phá sản do sử dụng sản phẩm phái sinh không thích hợp. Và hậu quả là sản phẩm
phái sinh- chứ không phải con người- bị phê phán rất nhiều. Tuy vậy, các công cụ tài
chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi ở các thị trường tài
chính lớn của thế giới. Nguyên nhân không nằm ngoài việc đó là phương thức duy nhất
để các chủ thể trên thị trường phòng chống rủi ro. Việc thực hiện quản trị rủi ro tài chính
và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng công cụ phái sinh tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp
và thị trường tài chính có một công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính một cách hiệu quả.
1.4. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH MILLAR WESTERN FOREST
PRODUCTS GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ QUYỀN CHỌN TRÊN
SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHICAGO (CME)- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT
NAM.
Năm 1969, Sở giao dịch Chicago đã trở thành sàn giao dịch đầu tiên tiến hành trao
đổi cung cấp bảo vệ giá cho ngành công nghiệp lâm sản với việc niêm yết của CME hợp
đồng giao sau chiều dài và rộng ngẫu nhiên của bản gỗ xẻ. Các công ty tham gia vào sản
xuất, tiếp thị, gia công chế biến, sử dụng gỗ và các sản phẩm gỗ đã có thể tự bảo hiểm
phòng ngừa rủi ro, làm giảm nguy cơ đang nắm giữ hoặc mua hàng để tồn kho thông qua
việc có một vị thế mua hoặc bán trong hợp đồng giao sau gỗ xẻ.
1.4.1. Nghiên cứu trường hợp điển hình: Millar Western Forest Products giao
dịch hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago (CME).
Millar Western Forest Products là một công ty sản xuất và cung cấp gỗ xẻ ở
bang Alberta, Canada. Mỗi năm công ty sản xuất 375 triệu BF gỗ. Cung cấp cho thị
trường Canada, Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Do giá sản phẩm gỗ tại Canada hình thành
dựa trên giá tại Mỹ và định danh bằng bằng đồng đôla Mỹ. Công ty thường xuyên thực
hiện phòng ngừa rủi ro biến động của giá gỗ và tỷ giá bằng các công cụ tài chính phái
sinh hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch CME.
Mục tiêu của phòng ngừa rủi ro: Phòng ngừa chống lại giảm giá gỗ xẻ và biến
động của tỷ giá.
Dự tính việc phòng ngừa rủi ro trước khi thực hiện phòng ngừa rủi ro:
34
Xem xét phòng ngừa vị thế bán gỗ của công ty và biến động của tỷ giá giữa đôla
Canada và đôla Mỹ:
Vào tháng 15/5/2009, công ty quyết định phòng ngừa rủi ro cho sự giảm giá của
sản phẩm gỗ xẻ để bán vào tháng 9/2009 bằng cách bán giao sau hợp đồng gỗ SPF 2x4
(gỗ thông linh sam loại có kích cở 2x4) sản phẩm gỗ xẻ tháng 9/2009. Vào thời điểm
phòng ngừa 15/5/2009 được giao dịch ở mức Can$304,20/MBF (US$260,00) trong khi tỷ
giá đôla Canada ở mức 1 USD = 1,17 CAD (1 US Dollar = 1,17 Canadian Dollar). Basic
có điều chỉnh của năm năm trước trung bình ở mức Can$17,55 thấp hơn giá giao sau
tháng 9/2009. Điều này có nghĩa là công ty kỳ vọng phòng ngừa ở mức giá mục tiêu (giá
kỳ vọng) của gỗ xẻ SPF Can$286,65/MBF. (Đơn vị đo lường theo phụ lục 3)
Giá kỳ vọng được tính toán như sau, ngày 15 tháng 5, bán giao sau tháng 9 với
giá US$260/MBF. Với tỷ giá dự tính là Can$1,17 thì mức giá kỳ vọng (mục tiêu) được
xác định như sau:
Basic có điều chỉnh trung bình - (US$15,00/MBF)
Giá kỳ vọng = US$245,00/MBF
Tính theo đôla Canada
US$260 x Can$1,17/US$ = Can$304,20/MBF
Basic có điều chỉnh trung bình - (Can$17,55/MBF)
Giá kỳ vọng = Can$286,65/MBF
Dự kiến vào ngày 15 tháng 9, công ty bán gỗ trên thị trường giao ngay trong nước
và mua lại hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch CME.
Phòng ngừa vị thế bán gỗ xẻ SPF 2x4 giao sau tháng 9/2009 tại mức giá giao sau
US$260,00/MBF (Can$304,20/MBF) với tỷ giá Can$1,17.
Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Giá tăng Giá giảm
a. Vị thế mua hợp đồng giao sau tháng 9 US$275,00/MBF US$250,00/MBF
b. Basic = c –a -(US$15,00/MBF) -(US$15,00/MBF)
c. Giá giao ngay US$260,00/MBF US$235,00/MBF
d. Lợi nhuận (lỗ) giao sau -(US$15,00/MBF) US$10,00/MBF
e. Giá thuần = c+d US$245,00/MBF US$245,00/MBF
Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Giá tăng Giá giảm
a. Vị thế mua hợp đồng giao sau tháng 9 Can$321,75/MBF Can$292,50/MBF
b. Basic = c –a -(Can$17,55/MBF) -(Can$17,55/MBF)
c. Giá giao ngay Can$304,20/MBF Can$274,95/MBF
d. Lợi nhuận (lỗ) giao sau - (Can$17,55)/MBF Can$11,70/MBF
e. Giá thuần = c+d Can$286,65/MBF Can$286,65/MBF
35
+ Trường hợp giá tăng, lỗ trên vị thế giao sau = (US$260- US$275,00) x 1,17=
(304,2- 321,75)= - Can$17,55. Khoản lỗ trên vị thế giao sau Can$17,55 sẽ được bù trừ
bằng khoản lãi trên vị thế mua giao ngay Can$304,20 – Can$286,65= Can$17,55
+ Trường hợp giảm giá, lãi trên vị thế giao sau =(US$260- US$250,00) x 1,17
=(304,2- 292,50)= Can$11,70 Khoản lãi trên vị thế giao sau Can$11,70 sẽ được bù trừ
bằng khoản lỗ trên vị thế mua giao ngay Can$274,95 –Can$286,65= -Can$11,70
* Trường hợp không phòng ngừa rủi ro. Giá tăng là một thuận lợi với công ty,
nhưng giá giảm là một rủi ro rất lớn. Công ty phải tốn chi phí lưu kho lớn khi giá bán
không thuận lợi.
* Trường hợp Đôla Canada tăng giá, basic có điều chỉnh không đổi: Công ty gặp
phải rủi ro với tỷ giá. Do đôla Canada tăng giá nên giờ đây giá gỗ tính bằng đôla Mỹ quy
sang đôla Canada đã giảm đi (cần ít đôla Canada hơn để mua 1 đôla Mỹ).
Giả sử tỷ giá ngày 15/9/2009 đôla Canada sẽ tăng giá như sau :
1 USD = 1.08 CAD (giá dự tính theo tổ chức tư vấn về tỷ giá)
1 US Dollar = 1.08 Canadian Dollar
Vào ngày 15 tháng 9, công ty bán gỗ trên thị trường giao ngay trong nước và mua
lại hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch CME.
Phòng ngừa vị thế bán gỗ xẻ SPF 2x4 giao sau tháng 9/2009 tại mức giá giao sau
US$260/MBF (Can$304,2/MBF) với tỷ giá Can$1,08.
Do đôla Canada tăng giá từ tỷ giá Can$1,17 đến Can$1,08. Nên giá gỗ xẻ SPF 2x4
tính bằng đôla Mỹ sang giá tính bằng đôla Canada đã giảm đi (cần ít đôla Canada hơn để
mua 1 đôla Mỹ). Trường hợp đầu tiên giá giao sau tăng lên là Can$297/MBF (US$275 x
1,08), so với trước đây là Can$321,75/MBF. Trường hợp thứ hai giá giao sau giảm đi là
Can$270/MBF, so với trước đây là Can$292,5/MBF.
Với tỷ giá là 1,08 giá kỳ vọng được tính toán như sau, ngày 15 tháng 5, bán giao
sau tháng 9 với giá US$260/MBF. Với tỷ giá dự tính là Can$1,08 thì mức giá kỳ vọng
(mục tiêu) được xác định như sau:
US$260 x Can$1,08/US$ = Can$280,80/MBF
Basic có điều chỉnh trung bình - (Can$17,55/MBF)
Giá kỳ vọng = Can$263,25/MBF
36
Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Giá tăng Giá giảm
a. Vị thế mua hợp đồng giao sau tháng 9 Can$297,00/MBF Can$270,00/MBF
b. Basic = c –a -(Can$17,55/MBF) -(Can$17,55/MBF)
c. Giá giao ngay Can$279,45/MBF Can$252,45/MBF
d. Lợi nhuận (lỗ) giao sau - (Can$16,20)/MBF Can$10,80/MBF
e. Giá thuần = c+d Can$263,25/MBF Can$263,25/MBF
+ Trường hợp giá tăng, lỗ trên vị thế giao sau (US$260- US$275,00) x 1,08=
(297,00- 280,80)= - Can$16,20. Khoản lỗ trên vị thế giao sau Can$16,20 sẽ được bù trừ
bằng khoản lãi trên vị thế mua giao ngay Can$279,45 – Can$263,25= Can$16,20
+ Trường hợp giảm giá, lãi trên vị thế giao sau = (US$260,00- US$250,00)x 1,08=
(280,80- 270,00)= Can$10,80. Khoản lãi trên vị thế giao sau Can$10,80 sẽ được bù trừ
bằng khoản lỗ trên vị thế mua giao ngay Can$252,45 – Can$263,25= -Can$10,80
Những biến động trong vị thế giao sau trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9
không đủ để cân bằng lại những hậu quả do đôla Canada tăng giá. Đồng đôla Canada
tăng giá nên giá gỗ giao ngay quy từ giá định danh bằng đôla Mỹ về giá tính bằng đôla
Canada giảm đi. Cụ thể, trước đây giá giao ngay ngày 15/9/2009 là Can$286,65/MBF
thời điểm nhà sản xuất kết thúc hợp đồng –mua giao sau và bán giao ngay- nay do đồng
đôla tăng giá nên giá giao ngay chỉ còn là Can$263,25/MBF lỗ Can$23,40/MBF.
Bằng cách xem xét các tác động của tỷ giá hối đoái bằng cách so sánh các mức giá
và basic khi giá giao sau tăng lên và giảm xuống. Trong các trường hợp trên công ty đã
giả định basic có điều chỉnh giữ nguyên ở mức Can$17,55/MBF. Trong thực tế basic có
điều chỉnh của giá gỗ có những biến động không đáng kể, nhà sản xuất, nhà phân phối,
người mua gỗ làm nguyên vật liệu có khả năng gặp phải rủi ro basic nhưng dạng rủi ro
này không đáng kể bằng rủi ro biến động về giá cả gỗ và biến động tỷ giá.
Thực hiện phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá và giá sản phẩm gỗ xẻ.
Công ty đã gặp rủi ro do đôla Canada tăng giá, giá bán của nhà sản xuất chỉ còn là
Can$263,25/MBF thay vì Can$286,65/MBF như dự kiến. Khoản lỗ do tỷ giá mang lại là
Can$23,40/MBF. Bằng cách mua giao sau đôla Canada với tỷ giá hối đoái, công ty sẽ lãi
khi đôla Canada tăng giá và lỗ nếu như đôla Canada giảm giá. Các khoản lãi (lỗ) ở vị thế
giao sau được bù trừ tương ứng bằng các khoản lỗ và lời trên thị trường giao ngay.
Vào ngày 15 tháng 9, công ty bán gỗ trên thị trường giao ngay trong nước và mua
lại hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch CME. Bằng việc phòng ngừa cho cả đồng đôla
Canada và cho giá gỗ, kết quả việc phòng ngừa của công ty bắt đầu vào ngày 15/5 và kết
thúc vào ngày 15/9 được tóm tắt trong bảng sau:
37
HĐGS Can$ tháng 9 HĐGS gỗ tháng 9
Tháng 5: mua Can$ US$1= Can$1,17 US$260,00/MBF=Can$304,20/MBF
Tháng 5: bán gỗ SPF 2x4 (US$0,855/Can$) (=260 x 1,17)
Gỗ SPF 2x4:
Basic có điều chỉnh (Can$17,55/MBF)
Giá kỳ vọng Can$286,65/MBF
Tháng 9: Bán Can$ (Can$
tăng hơn so với dự tính) US$1= Can$1,0861
Tháng 9: Mua gỗ SPF 2x4
(giảm nhiều hơn so với dự
tính) (US$0,921/Can$) US$251,45/MBF=Can$273,10/MBF
Gỗ SPF 2x4:
Giá giao sau Can$273,10/MBF
Basic có điều chỉnh(giảm
Can$0,53 so với dự tính) (Can$17,02/MBF)
Giá giao ngay cuối cùng Can$256,08/MBF
Kết quả phòng ngừa(*) Can$9,29/MBF
Giá thuần cuối cùng Can$265,37/MBF
Lời/lỗ US$0,066/Can$
(Can$21,28/MBF)
=(265,37-286,65)
Quy mô hợp đồng
(làm tròn: 2.200 x Can$
286,65=Can$630.630)
Can$600.000(6 hợp
đồng) 2.200 MBF (20 hợp đồng)
Lợi nhuận/lỗ US$39.600=
Can$43.010 (Can$46.816)
(*) Kết quả phòng ngừa= (US$260/MBF- US$251,45/MBF) x 1 Can$1,0861
Đánh giá kết quả của việc phòng ngừa rủi ro của công ty.
Tỷ giá đôla Canada/ đôla Mỹ đã được các nhà xuất khẩu Canada quan tâm hơn
trong những năm gần đây khi có những biến động lớn trong giá trị của đồng đôla Canada.
Điều này có tầm quan trọng đặc biệt bởi giá cả của nhiều loại hàng hóa nông nghiệp được
xác định trên thị trường Mỹ, cũng gần giống như những gì mà những ngư dân nuôi cá
Basa của Việt Nam phải đối mặt với thực tế này. Giá hàng hóa tuy sản xuất tại một quốc
gia nhưng lại thay đổi phụ thuộc vào những diễn biến của quốc gia khác. Đôi khi, giá trị
cao của đôla Canada sẽ có tác động tiêu cực đáng kể lên giá cả hàng hóa được sản xuất
tại Canada. Ngược lại là nhà nhập khẩu các yếu tố đầu vào phải đối phó với rủi ro đôla
Canada giảm giá sẽ làm giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên.
Nhà sản xuất tại Canada khi bán hàng hóa có giá được tính bằng đôla Mỹ, họ sẽ
phải gặp rủi ro do giá bán mặt hàng này giảm đi do đôla Canada tăng giá. Như vậy khi
công ty dự định bán hàng hóa trong tương lai, sẽ gặp rủi ro khi đồng nội tệ tăng giá.
Trong trường hợp này công ty tiến hành rủi ro tỷ giá bằng cách mua giao sau đôla
Canada.
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam
Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam

More Related Content

What's hot

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBngocmylk
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưmaianhbang
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty chứng khoán, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-maiDap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
 
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACBquản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ACB
 
Lý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tưLý thuyết danh mục đầu tư
Lý thuyết danh mục đầu tư
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDVLuận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
Luận văn: Quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng BIDV
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích tình hình thanh khoản của nhóm các ngân hàng t...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại MB bank, HAY
 

Similar to Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...vietlod.com
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thươ...
Luận văn: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thươ...Luận văn: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thươ...
Luận văn: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thươ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCHDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn Quyền chọn và khả năng áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn Quyền chọn và khả năng áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn Quyền chọn và khả năng áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn Quyền chọn và khả năng áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt NamMorton Greenholt
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...
Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...
Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet Nam
Phuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet NamPhuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet Nam
Phuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet NamPhuong Nguyen
 
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầ...
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầ...Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầ...
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...nataliej4
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauCac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauMan_Ebook
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầ...
Luận văn: Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầ...Luận văn: Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầ...
Luận văn: Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam nataliej4
 

Similar to Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam (20)

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KHI VIỆT N...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam ...
 
Luận văn: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thươ...
Luận văn: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thươ...Luận văn: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thươ...
Luận văn: Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thươ...
 
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCHĐề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
Đề tài quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp, RẤT HAY, BỔ ÍCH
 
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
Quản lý rủi ro tín dụng tại sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển ...
 
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
Luận văn: Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính để hoàn thi...
 
Luận văn Quyền chọn và khả năng áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn Quyền chọn và khả năng áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt NamLuận văn Quyền chọn và khả năng áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận văn Quyền chọn và khả năng áp dụng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
 
Tailieu.vncty.com 5311 7772
Tailieu.vncty.com   5311 7772Tailieu.vncty.com   5311 7772
Tailieu.vncty.com 5311 7772
 
Luận văn: Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hà...
Luận văn: Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hà...Luận văn: Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hà...
Luận văn: Chứng khoán hóa các khoản vay thế chấp bất động sản góp phần tạo hà...
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
Luận văn: Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập đoàn Công n...
 
Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...
Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...
Luận văn: Phát triển giao dịch quyền chọn vàng tại các Ngân hàng Thương Mại V...
 
Phuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet Nam
Phuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet NamPhuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet Nam
Phuong Nguyen - Tin dung va quan ly rui ro gia nganh ca phe Viet Nam
 
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầ...
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầ...Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầ...
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầ...
 
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
Luận văn: Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - Thực trạng...
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh bì...
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
 
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chauCac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
Cac yeu to tac dong den rui ro tin dung tai ngan hang tmcp a chau
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầ...
Luận văn: Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầ...Luận văn: Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầ...
Luận văn: Phát triển dịch vụ chứng khoán của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầ...
 
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- CAO HỮU LỘC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính- ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS: NGUYỂN THỊ UYÊN UYÊN TP.Hồ Chí Minh- Năm 2011
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Kính thưa Quý thầy cô, Quý bạn đọc! Tác giả luận văn: Tôi, Cao Hữu Lộc, học viên cao học khóa 16, Khoa Kinh tế Tài chính- Ngân hàng, xin cam đoan: Đề tài này là do tôi tự nghiên cứu, không sao chép. Mọi số liệu, bản biểu được trích dẫn trong luận văn, các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Mọi sai trái tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, ngày ___ tháng ___ năm 2011 Người cam đoan CAO HỮU LỘC
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU: ……………………………………………………………………………. 12 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH …………………………………………………………………….. 16 1.1. RỦI RO TÀI CHÍNH- NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI CHÍNH ………………………………………………….………..……………………16 1.1.1. Rủi ro tài chính là gì, các loại rủi ro tài chính…………..…………………... 16 1.1.1.1. Định nghĩa rủi ro tài chính, rủi ro kiệt giá tài chính ..………………….16 1.1.1.2. Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp….…….………………..16 1.1.1.2.1. Rủi ro tỷ giá …………………………….….…………………..…17 1.1.1.2.2. Rủi ro lãi suất …………………………………………….………..17 1.1.1.2.3. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa …………….………………….17 1.1.2. Nguyên nhân và tác động của rủi ro tài chính: ………………….…………..17 1.1.2.1. Nguyên nhân của rủi ro tài chính………………….……….……….. ..17 1.1.2.1.1. Nguyên nhân từ sự bất ổn của tỷ giá ………… .……….……… .18 1.1.2.1.2. Nguyên nhân từ sự bất ổn của lãi suất ………...…………………18 1.1.2.1.3. Nguyên nhân từ sự bất ổn của giá cả hàng hóa .………………....18 1.1.2.2. Tác động của rủi ro tài chính:……………………………….................19 1.1.2.2.1. Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.…………..19
  • 4. 2 1.1.2.2.2. Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính và tái đầu tư của doanh nghiệp ….…………………………………………. ………...….…………..20 1.1.2.2.3. Tác động đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp …..……………..20 1.1.2.2.4. Tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp ………..………...........20 1.2. SẢN PHẨM PHÁI SINH CÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ ……………………………………….……………………………………..……. 21 1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forwards) …………………………………….….……….. 22 1.2.2. Hợp đồng giao sau (future) ……………………………………….………… 24 1.2.3. Hợp đồng quyền chọn (options) ……………………………….……..…….25 1.2.4. Hợp đồng hoán đổi (swaps) …………………………………….…….…… 26 1.3. TÍNH HAI MẶT CỦA SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH ……………………………………………...……………..…….............29 1.3.1. Vai trò, lợi ích của các sản phẩm phái sinh …….……….……………...…..29 1.3.1.1 Quản trị rủi ro ……………………………………….………….….......29 1.3.1.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá …………………..………….…. . 29 1.3.1.3. Các lợi thế hoạt động …………….…………………..………….…......30 1.3.1.4. Thị trường hiệu quả ……..……….…………………..……….….…....30 1.3.1.5. Lợi ích của công cụ phái sinh……………………..………….….…......30 1.3.2. Sản phẩm phái sinh chứa đựng nhiều rủi ro…….……….……………...…..31 1.3.2.1. Rủi ro từ việc đầu cơ quá mức để tìm kiếm lợi nhuận ………………..31 1.3.2.2. Từ “phòng ngừa rủi ro” chuyển sang “đầu cơ” và sử dụng sản phẩm phái sinh không phù hợp …………………..………………….……..………….…..32 1.3.3. Sự cần thiết sử dụng sản phẩm phái sinh …..…………….……….…....….. 32 1.4 NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH MILLAR WESTERN FOREST PRODUCTS GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ QUYỀN CHỌN TRÊN SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHICAGO (CME)- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM ………………………………………………………………..…………………33
  • 5. 3 1.4.1. Nghiên cứu trường hợp điển hình: Millar Western Forest Products giao dịch hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago (CME) …………. .33 1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam …………………..……………………………………....………………38 1.4.2.1. Tối ưu hóa chi phí dự trữ gỗ nguyên liệu để bán hoặc để chế biến thành sản phẩm đồ gỗ…………..……………………....…………………………..…38 1.4.2.2. Các dự báo về biến động giá cả và tỷ giá chỉ làm “sắc nét” cho kế hoạch phòng ngừa, chứ không phải là căn cứ cho quyết định phòng ngừa rủi ro …... 39 1.4.2.3. Quy mô hợp đồng giao sau, thời điểm đáo hạn. ………………….…...39 1.4.2.4. Các bước tiến hành khi thực hiện phòng ngừa rủi ro giá gỗ nguyên liệu:………..........................................................................................................39 1.4.2.5. Tiến hành nhận diện, đo lường độ nhạy cảm và am hiểu các loại rủi ro công ty đang gánh chịu: ……………………………………………….……....41 1.5. NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG SÀN GIAO DỊCH CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM. BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM…....…………………42 1.5.1. Kinh nghiệm hoạt động sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam ………….……..42 1.5.1.1. Giới thiệu về trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC)……42 1.5.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của BCEC……………………………44 1.5.1.3. Nguyên nhân BCEC chưa triển khai thành công giao dịch giao sau ….44 1.5.1.4. Giao dịch bằng hợp đồng tương lai trên thị trường Luân Đôn, thông qua môi giới là ngân hàng Techcombank…………………………………………….47 1.5.2. Bài học phát triển sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam....…………………….47 1.5.2.1. Thành lập trung tâm giao dịch, cung ứng gỗ cho 3 miền Bắc, Trung, Nam……………………………………………………………………………….49 1.5.2.2.Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro qua thực hiện hợp đồng giao sau và quyền chọn gỗ xẻ trên sàn giao dịch Chicago................................50
  • 6. 4 1.5.2.3. Đặc thù rủi ro tài chính, phái sinh ngành gỗ có gì khác với cà phê hoặc các nông sản khác:………………………………………………………………….51 Kết luận chương 1: ……………………………………………..……………………52 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA........53 2.1. ĐẶC THÙ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM ………………………………..….53 2.1.1. Khó khăn về biến động tỷ giá trong xuất khẩu sản phẩm gỗ và nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài………………………….……………………………...53 2.1.2. Khó khăn do biến động lãi suất từ các khoản vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ các tổ chức tài chính và ngân hàng………………………………………………...56 2.1.3. Khó khăn về biến động giá cả gỗ nguyên liệu, thu mua gỗ nguyên liệu trong nước và nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ nước ngoài.………………………..……….57 2.2. NHẬN DIỆN RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM.....……….59 2.2.1. Rủi ro tỷ giá: .……………………….……….…………………………..…59 2.2.2. Rủi ro lãi suất: …………………….………….…………………………..…60 2.2.3. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa- nguyên vật liệu: …………….…….....…62 2.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỔ VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM …………………………………………………………………………….64 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu điều tra và xử lý số liệu ………………………....64 2.3.2. Một số giá trị thống kê về cuộc điều tra………………………………………65 2.3.2.1. Số lượng doanh nghiệp trả lời phỏng vấn cuộc điều tra…………..…...65 2.3.2.2. Nhận diện những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ thường gặp và mức độ quan trọng của mỗi rủi ro ……………….65
  • 7. 5 2.3.2.3. Đánh giá mức độ quan ngại của doanh nghiệp đối với các loại rủi ro phổ biến ở doanh nghiệp: ……………………………………………………………. 68 2.3.2.4. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh ………………………………..69 2.3.2.5. Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh tài chính (kỳ hạn, giao sau, quyền chọn và hoán đổi)……………………………….70 2.3.3. Nguyên nhân các Doanh nghiệp gỗ Việt Nam còn xem nhẹ việc sử dụng sản phẩm phái sinh ……………………………………………………………………...71 2.3.3.1.Nguyên nhân từ phía thị trường ………………………………………...71 2.3.3.2.Nguyên nhân từ điều tiết tỷ giá của Nhà nước,biên độ giao dịch USD…..72 2.3.3.3.Nguyên nhân từ hạch toán kế toán và chi phí …………………………72 2.3.3.4.Nguyên nhân từ trình độ nhận thức của các doanh nghiệp ……………... 73 2.3.4. Đo lường độ nhạy cảm của các doanh nghiệp đối với rủi ro tài chính thông qua Báo cáo thường niên, Bảng cân đối kế toán hợp nhất và Báo cáo thu nhập hợp nhất, bảng lưu chuyển tiền tệ (báo cáo dòng tiền)……………………..……………….. 74 2.3.4.1. Các chỉ số về tính thanh khoản của công ty: ……………………..…..75 2.3.4.2. Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính:…………………………………...75 2.3.4.3. Độ nhạy cảm về giao dịch đối với tỷ giá ……………………… .…... 76 2.3.4.4. Độ nhạy cảm với lãi suất …………………………………………….… 77 2.3.4.5. Độ nhạy cảm với biến động giá hàng hóa……………………..…….…..79 2.3.5. Tác động của việc xem nhẹ trong việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các DN sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam……..80 2.3.5.1. Rủi ro về cân đối dòng tiền……..……………………………………..80 2.3.5.2. Rủi ro về lãi suất tiền vay………………………………………………82 2.3.5.3. Rủi ro về tỷ giá hối đoái …………………….………………………...82 2.3.5.4. Rủi ro về khả năng tái đầu tư………………….………………….…...83 2.3.5.5. Khó khăn nhập khẩu nguyên vật liệu……………….…………….…..83 2.4. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM..84
  • 8. 6 2.4.1. Chưa nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang gặp phải. …………………………………………..………………………. 84 2.4.2. Doanh nghiệp hiện nay “Phòng” hơn là “Chống” các biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa (những biến động đã xảy ra) ………….………………………....85 2.4.3. Doanh nghiệp còn xem nhẹ công tác kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tài chính…………………….…………………….………..…………………………….86 2.4.4. Chưa am hiểu và quan tâm việc sử dụng công cụ phái sinh tài chính trong phòng chống rủi ro. …………………….……….……….……………….………. 86 2.4.5. Chưa xây dựng chính sách và chương trình quản trị rủi ro tài chính…….... 87 2.4.6. Doanh nghiệp có hoặc chưa có giám đốc tài chính: ….….…………….….. 87 2.4.7. Những nhà quản trị cấp cao chưa quan tâm đúng mức công tác quản trị rủi ro tài chính…………………………………………………………………..……………. 88 Kết luận chương 2: …………………….………………….…………………………88 Chương 3. GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM …………………………..…………………………89 3.1. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP .............…..……………………........90 3.1.1. Doanh nghiệp cần nhận diện và am hiểu đầy đủ những rủi ro tài chính đang gặp phải...........................................................................……..……………………… 90 3.1.2. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro, về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, đào tạo kỹ năng thực tế sử dụng sản phẩm phái sinh....... .......……….……91 3.1.3. Phổ biến, tuyên truyền chính sách quản trị rủi ro, thuyết phục hội đồng quản trị và cổ đông chấp thuận việc phòng ngừa rủi ro.........….…………….......……… ..92 3.1.4. Nâng cao nhận thức, chất lượng của ban quản trị cấp cao và tăng cường vai trò của hội đồng quản trị:. ....………...........................................................................93 3.1.5. Doanh nghiệp xây dựng các kịch bản và hành động phòng ngừa rủi ro thích hợp........................................………......................................................................95 3.1.6. Doanh nghiệp cần phân biệt giữa quản trị rủi ro và đầu cơ, công cụ phái sinh tài chính phải được sử dụng phù hợp..........................................................................96
  • 9. 7 3.1.7. Đánh giá đúng đắn hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro mang lại.............96 3.1.8. Nâng cao vai trò kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro tài chính:......................97 3.1.9. Tạo sự minh bạch, công khai trong hoạt động kinh doanh và sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro..............................................................................98 3.1.10. Xây dựng tổ chức bộ máy nhân sự và quy trình cho công tác phòng ngừa rủi ro. ..................................………............................................................................99 3.1.11. Xây dựng chính sách và chương trình quản trị rủi ro tài chính phù hợp cho từng doanh nghiệp....………...................................................................................102 3.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.......................................................................................................................... 107 3.2.1.Ngân hàng hỗ trợ tư vấn, tuyên truyền, quảng bá giao dịch phái sinh đến doanh nghiệp ...................................................................................................................107 3.2.2. Ngân hàng cần cải tiến chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm phái sinh, đào tạo đội ngũ tư vấn có chất lượng..................................................................................…..108 3.2.3. Xác định phí quyền chọn hợp lý hơn......................................................….109 3.2.4. Sử dụng các loại option không phí.........................................................….109 3.2.5. Rút ngắn thời hạn tối thiểu của option.........................................................110 3.2.6. Thực hiện việc ký quỹ cho hợp đồng kỳ hạn: .........................................…110 3.3. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ, BỘ CÔNG THƯƠNG, HIỆP HỘI GỖ VÀ LÂM SẢN VIỆT NAM.....……………………………………………………………111 3.3.1. Giảm rủi ro trong giao dịch hợp đồng kỳ hạn gỗ nguyên liệu thông qua các hiệp định song phương giữa Việt Nam và các nước có rừng ………..…………...…….111 3.3.2. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro qua thực hiện hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago, bên cạnh sàn giao dịch điện tử và chợ giao ngay tại 3 miền Bắc Trung Nam…………..…..……………………….……... 112 3.3.3. Tạo văn hóa quản trị rủi ro cho toàn xã hội, thu hút khách hàng tham gia giao dịch phái sinh..................................................……………….…………………....113
  • 10. 8 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HỖ TRỢ SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM..................................114 3.4.1. Nhà nước cần điều hành hợp lý kinh tế vĩ mô, minh bạch hóa các chỉ số vĩ mô, xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường chứng khoán phái sinh …….114 3.4.2. Nhà nước cần tạo điều kiện phát triển công nghiệp quản trị rủi ro nhằm phát triển thị trường phái sinh, đưa công cụ phái sinh tiếp cận đến doanh nghiệp..…....116 3.4.3. Từ phía Ngân hàng Nhà nước: nới lỏng vai trò điều hành của nhà nước vào thị trường........................................... ….……………………………………..............117 3.4.4. Kiến nghị đối với Hiệp Hội gỗ và Lâm sản Việt Nam.............................…. 119 3.4.5. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính……………………………………………...120 Kết luận chương 3: …………………………………………………………………....121 KẾT LUẬN: ……………. ……………………………………………………….......122 Tài liệu tham khảo: ………………………………………………………..……….....124 Phụ lục 1: Phiếu điều tra………………………………………………………….…….126 Phụ lục 2: Danh sách các công ty điều tra ……………………………………….…….130 Phụ lục 3: Đơn vị đo lường gỗ ở thị trường hàng hóa Mỹ và đặc điểm giao dịch gỗ xẻ trên sàn CME…………………………………………………..………….……….…….......134 Phụ lục 4: Bảng cân đối KT hợp nhất của Công ty CP kỹ nghệ gỗ Trường Thành…..137
  • 11. 9 DANH MỤC BẢNG KÊ Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gỗ (2000-2010). Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (10 nước có kim ngạch xuất khẩu cao). Bảng 2.3: Số liệu thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu chính cho Việt Nam (đến tháng 6/2008). Bảng 2.4: Cơ cấu vốn vay của một số doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2010. Bảng 2.5: Số lượng doanh nghiệp trả lời phỏng vấn phiếu điều tra. Bảng 2.6 : Thống kê thăm dò loại rủi ro DN thường gặp . Bảng 2.7: Thống kê thăm dò mức độ quan ngại rủi ro. Bảng 2.8: Kết quả điều tra loại rủi ro DN quan ngại nhất. Bảng 2.9: Thống kê thăm dò thực trạng sử dụng các sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp. `Bảng 2.10: Số liệu các khoản vay và chi phí lãi vay. Bảng 3.1: Tóm lược các tình huống phòng ngừa trong hợp đồng giao sau. Bảng 3.2: Các tình huống phòng ngừa rủi ro.
  • 12. 10 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT - DN: doanh nghiệp. - Doanh nghiệp CBG: doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ. - HĐGS: hợp đồng giao sau. - HĐQC: hợp đồng quyền chọn. - HĐQT: hội đồng quản trị. - QTRR: quản trị rủi ro. - RR: rủi ro. - SPPS: sản phẩm phái sinh. - “Thiên nga đen”: là một thuật ngữ được khai sinh bởi Giáo sư Nassim N. Taleb, một học giả uyên bác nổi tiếng với nhiều nghiên cứu về tính ngẫu nhiên và tri thức của con người, về môn khoa học thống kê, về những quyển sách bán chạy nhất thế giới của ông và về những cảnh báo trước khủng hoảng mà về sau đều ứng nghiệm. Trước khi người ta tìm ra nước Úc, cư dân ở Lục Địa Già đều tin rằng tất cả thiên nga đều có màu trắng. Nhưng vào đầu thập niên 1790, phát hiện của một nhà tự nhiên học người Anh, John Latham, về loài thiên nga đen ở vùng Tây Nam nước Úc đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Do đó, theo cách diễn giải của Giáo sư Taleb, "những sự kiện mà ai cũng tin rằng hầu như không thể nào xảy ra nhưng lại tác động rất lớn được xem là Thiên Nga Đen" và "khả năng xảy ra của những sự kiện tưởng chừng như không thể cũng tương đương với khả năng không xảy ra của những sự kiện tưởng chừng như vô cùng chắc chắn".
  • 13. 11 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ Hình 2.1: Thống kê thăm dò các loại rủi ro doanh nghiệp thường gặp. Hình 2.2: Mức quan ngại các loại rủi ro của doanh nghiệp. Hình 2.3: Mức độ am hiểu của các doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh. Hình 2.4: Các nguyên nhân ngăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh. Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự công tác quản trị rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp vừa và lớn.
  • 14. 12 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ giai đoạn hiện nay là trầm trọng nhất trong 100 năm trở lại đây và sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới doanh nghiệp Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. So với các nước tư bản có nền kinh tế thị trường hàng trăm năm nay, các doanh nghiệp của Việt Nam nhìn chung còn thiếu kinh nghiệm trong kinh tế thị trường. Mặt khác, do có sự bảo hộ của nhà nước quá lâu nên gây ra tâm lý ỷ lại, chủ quan từ phía các doanh nghiệp. Nên một khi khủng hoảng tài chính xảy ra hoặc bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính – tiền tệ thế giới như hiện nay làm cho các doanh nghiệp Việt Nam vô cùng bị động, cứ loay xoay để tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng. Người ta hầu như không thể dự đoán được những biến cố kiểu ''Thiên Nga Đen''. Do vậy, thay vì duy trì ảo tưởng rằng có thể lường trước tương lai, các nhà quản trị doanh nghiệp nên tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng từ những nguy cơ khó nhận biết. Không một mô hình dự báo nào dự đoán được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại, những tác động vẫn đang tiếp tục khiến các nhà kinh tế học và giáo sư các trường kinh doanh sửng sốt. Những biến cố xác suất thấp, tác động lớn và gần như không thể dự đoán “Thiên Nga Đen” - đang ngày càng thống trị thế giới. Nhờ internet và quá trình toàn cầu hóa, thế giới đã trở thành một hệ thống phức tạp với mạng lưới các mối quan hệ rối rắm và những nhân tố có mối quan hệ chằng chịt. Sự phức tạp không chỉ gia tăng phạm vi ảnh hưởng của các biến cố “Thiên Nga Đen” mà còn khiến người ta không thể dự báo các biến cố dù rất bình thường khác. Thay vì cố gắng dự báo cho bằng được các biến cố xác suất thấp, tác động lớn, các doanh nghiệp nên tìm cách hạn chế "khả năng phơi nhiễm" trước những biến cố này. Quản trị rủi ro tài chính nên phát huy vai trò giảm thiểu tác động của những điều không biết, thay vì làm một công việc phù phiếm là sáng tạo những kỹ thuật công phu và những minh họa tinh vi để kéo dài ảo tưởng về khả năng hiểu biết và dự đoán môi trường kinh tế, xã hội quanh mình. Cùng với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta, rủi ro và phòng ngừa, quản trị rủi ro tài chính ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như các nhà kinh tế học. Các dịch vụ phái sinh như: Hợp đồng kỳ hạn (forwards),
  • 15. 13 Hợp đồng tương lai (future), Hợp đồng quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps)… đang được giới thiệu như là những công cụ phòng ngừa rủi ro có hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Lý do chọn đề tài: Cả nước hiện có khoảng 2.526 doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ, sử dụng đến 170.000 lao động, năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,4 tỷ USD, tăng 32,26% so với cùng kỳ năm trước và vượt mức kế hoạch năm 2010. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ 5 của Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ (doanh nghiệp CBG) chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường quốc tế. Với doanh thu xuất khẩu chiếm hơn 80% trong tổng doanh số và cũng nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm đến hơn 50% doanh số cũng bằng ngoại tệ là đô la Mỹ (80% nguyên vật liệu doanh nghiệp CBG phải nhập khẩu). Trong báo cáo tài chính các công ty kinh doanh ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ, tỷ lệ vay vốn ngắn hạn và dài hạn khá lớn từ các tổ chức tài chính và ngân hàng. Điều này cho thấy các công ty đã vận dụng mạnh đòn bẩy tài chính từ công cụ nợ. Dự kiến năm 2011 và năm 2012 giá cả nguyên vật liệu ngành gỗ, tỷ giá, lãi vay luôn biến động hàm chứa rất nhiều rủi ro. Do vậy những rủi ro, tổn thất của khu vực doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ nếu diễn ra trên diện rộng, sẽ gây tổn thất lớn cho quốc gia cả về kinh tế và xã hội. Việc nhận diện các loại rủi ro tài chính thường gặp đối với doanh nghiệp để có biện pháp phòng ngừa thích hợp là hết sức cần thiết. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị thứ 5. Thế nhưng hiện nay ngành gỗ Việt Nam vẫn tồn tại những phương thức kinh doanh mua bán cũ, không phù hợp để có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới, nền sản xuất trong nước phụ thuộc vào biến động giá gỗ nguyên liệu thế giới. Để có thể khắc phục điểm yếu và nâng cao khả năng chủ động trong sản xuất, ổn định lợi nhuận không chỉ của các doanh nghiệp kinh doanh gỗ mà còn của người trồng rừng, doanh nghiệp trồng rừng thì việc sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam là một trong những giải pháp khả thi và hữu hiệu.
  • 16. 14 2. Mục đích, ý nghĩa và đối tượng nghiên cứu. Mục đích: Luận văn tập trung vào trả lời 03 câu hỏi lớn sau: - Bên cạnh các rủi ro về kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam thường phải đối diện với những rủi ro tài chính nào? - Doanh nghiệp có thể quản trị rủi ro tài chính như thế nào để phòng ngừa, né tránh, loại trừ hoặc giảm thiểu những thiệt hại tài chính mà rủi ro có thể gây ra? - Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam như thế nào? Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về các mối nguy cơ rủi ro tài chính, hiểu được lợi ích của quản trị rủi ro tài chính, sử dụng công cụ phái sinh tài chính để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu là các nguy cơ rủi ro tài chính có khả năng gây tác động đến khu vực doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ ở Việt Nam. 3. Giới hạn đề tài nghiên cứu. Đặc thù doanh nghiệp thường phải đối diện với rất nhiều loại rủi ro trong quá trình hoạt động, các rủi ro này hầu hết đều có mối liên hệ với nhau và hậu quả của nó đều dẫn đến các khoản thiệt hại tài chính. Do vậy đề tài nghiên cứu tổng thể các yếu tố rủi ro tài chính đối với khu vực doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam và đề xuất giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến và xuất khẩu gỗ Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở các lý thuyết tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính và mục tiêu nghiên cứu được xác định, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích nhằm làm rõ các loại rủi ro tài chính và giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp; lợi ích của việc quản trị rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp. Tác giả cũng sẽ tiến hành phỏng vấn trực tiếp 141 doanh nghiệp đang hoạt động để đánh giá mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến rủi ro và quản trị rủi ro tài chính, nhằm minh họa cụ thể hơn nữa về thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tài chính thích hợp.
  • 17. 15 5. Kết cấu luận văn. Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan về sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính. Chương 2. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh trong quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3. Giải pháp sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu gỗ ở Việt Nam.
  • 18. 16 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH. 1.1. RỦI RO TÀI CHÍNH- NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÀI CHÍNH. 1.1.1. Rủi ro tài chính, các loại rủi ro tài chính. 1.1.1.1. Rủi ro tài chính- rủi ro kiệt giá tài chính. Rủi ro tài chính: là những rủi ro liên quan đến các thiệt hại có thể xảy ra đối với thị trường tài chính do sự thay đổi của các biến số tài chính: giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, chứng khoán và những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính - sử dụng nguồn vốn vay - trong kinh doanh. Các doanh nghiệp ngày nay thường xuyên phải đối mặt với những thay đổi từ các nhân tố thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán. Độ nhạy cảm từ các nhân tố giá cả thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa và chứng khoán tác động lên thu nhập của doanh nghiệp được gọi là rủi ro kiệt giá tài chính. Khái niệm rủi ro tài chính và rủi ro kiệt giá tài chính gần như nhau nhưng rủi ro tài chính có ý nghĩa rộng hơn. Rủi ro tài chính vừa hàm ý các trạng thái kiệt giá tài chính và còn nói lên những rủi ro do doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính- sử dụng vốn vay trong kinh doanh. Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ tập trung vào giới thiệu những vấn đề liên quan đến rủi ro kiệt giá tài chính và chỉ xem xét 3 biến số tài chính là lãi suất, tỷ giá và giá cả hàng hóa. Như vậy khái niệm liên quan đến rủi ro tài chính trong đề tài này chỉ hàm ý đến rủi ro kiệt giá tài chính. 1.1.1.2. Các loại rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp. Trước khi ban quản trị đưa ra bất kỳ một quyết định nào về phòng ngừa rủi ro, họ cần phải nhận diện được tất cả những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Hầu hết các tổ chức phi tài chính đều phải đối mặt với rủi ro kinh doanh, là những rủi ro có liên quan đến bản chất của các hoạt động sản xuất và kinh doanh và các rủi ro này là không thể phòng ngừa do “không thể mua đi bán lại được”. Tuy nhiên độ nhạy cảm của giá cả có tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp thì có thể phòng ngừa được. Các loại rủi ro tài chính bao gồm:
  • 19. 17 1.1.1.2.1. Rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá là sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ mà doanh nghiệp không thể dự báo trước. Trong trường hợp các giao dịch của doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở tỷ giá ngoại tệ mà hàng hóa đã được định giá trước, khi tỷ giá có sự biến động có thể tạo ra rủi ro dẫn đến thua lỗ. Tùy theo quy mô sử dụng ngoại tệ, doanh nghiệp có thể chịu số lỗ do rủi ro về tỷ giá nhiều hay ít. 1.1.1.2.2. Rủi ro lãi suất. Trong hoạt động kinh doanh, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng vốn vay. Khi lập kế hoạch kinh doanh, tuy lãi suất tiền vay đã được dự tính, song có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Chẳng hạn khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh ban đầu bị đảo lộn. Tùy thuộc vào lượng tiền vay của doanh nghiệp và sự biến động của lãi suất mà mức độ tiêu cực của rủi ro lãi suất cũng sẽ khác nhau. 1.1.1.2.3. Rủi ro biến động giá cả hàng hóa. Đối với các doanh nghiệp có các giao dịch mua, bán hàng hóa theo hợp đồng cố định giá trong một thời gian dài, rủi ro biến động giá cả hàng hóa có thể sẽ là một rủi ro lớn. Đặc biệt trong trường hợp nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, giá cả hàng hóa thay đổi hàng ngày. Đối với đa số doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm đầu ra thường được ký hợp đồng theo đơn hàng trước khi sản xuất, khi giá cả biến động, nguyên vật liệu đầu vào tăng, nhưng giá bán sản phẩm đã cố định từ trước, nguy cơ thua lỗ là rất lớn. 1.1.2. Nguyên nhân và tác động của rủi ro tài chính. 1.1.2.1. Nguyên nhân của rủi ro tài chính. Những biến động không thể dự đoán trước của tỷ giá, lãi suất và giá cả hàng hóa không những ảnh hưởng đến các khoản lợi nhuận được báo cáo hàng quý của một công ty mà còn có thể định đoạt liệu công ty đó có thể tồn tại hay không. Môt công ty không chỉ cần có các công nghệ sản xuất tiên tiến nhất, nguồn cung lao động rẻ nhất hoặc là chiến lược tiếp thị tốt nhất; những biến động giá cả đột ngột có thể đẩy những công ty được điều hành tốt rơi vào tình trạng phá sản. Rủi ro tài chính bắt nguồn từ vô số các giao dịch liên quan trực tiếp đến tài chính như mua bán, đầu tư, vay nợ và một số hoạt động kinh doanh khác hoặc là hệ quả gián
  • 20. 18 tiếp của các chính sách thay đổi trong quản lý, trong cạnh tranh, trong các quan hệ quốc tế và thậm chí có thể chỉ do sự thay đổi của thời tiết hay khí hậu. 1.1.2.1.1. Nguyên nhân từ sự bất ổn của tỷ giá. Dưới hệ thống tỷ giá cố định Bretton Woods, các nhà nhập khẩu biết được họ sẽ trả bao nhiêu đồng nội tệ để mua hàng hóa và nhà xuất khẩu biết họ sẽ nhận về bao nhiêu đồng tiền nước mình. Nếu nhà nhập khẩu có thể bán cho người tiêu dùng ở một mức giá đem lại lợi nhuận và chi phí của nhà xuất khẩu thấp hơn mức giá xuất khẩu thì tất đều có lợi trong hoạt động thương mại. Với việc hệ thống Bretton Woods sụp đỗ, các qui luật đã thay đổi. Cả hai bên tham gia giao dịch hiện nay đều phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Mỗi công ty đều muốn tiến hành giao dịch bằng đồng tiền của quốc gia mình. Mức lợi nhuận biên của các nhà nhập khẩu có thể bị giảm hoặc bị lỗ nếu đồng tiền của họ giảm giá mạnh và hàng hóa nhập khẩu được định giá bằng đồng tiền của quốc giá xuất khẩu. 1.1.2.1.2 Nguyên nhân từ sự bất ổn của lãi suất. Diễn biến trên thị trường tài chính Mỹ. Sau khi hệ thống Bretton Woods sụp đỗ, những bất ổn lãi suất đã giảm đi trong suốt cuối giai đoạn thập kỷ 1970 (mặc dù lãi suất đã tăng để đói phó với lạm phát). Những bất ổn trong lãi suất của đồng USD trong giai đoạn thập kỷ 1980 đã lên đỉnh điểm. Khi mà Chủ tịch Quỹ dự trữ liên bang Mỹ Ông Paul Volcker đã bãi bỏ thông lệ hướng về mục tiêu lãi suất và thay vào đó là bắt đầu hướng về mục tiêu mức tăng cung tiền. Hậu quả lãi suất biến động thất thường. 1.1.2.1.3. Nguyên nhân từ sự bất ổn của giá cả hàng hóa. Do xăng dầu là nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất kinh doanh, việc tăng giá sẽ có những ảnh hưởng nhất định (tăng chi phí) đến các DN và nền kinh tế. Dù tăng hay giảm giá, mỗi cuộc khủng hoảng dầu lửa trong 40 năm qua đều gắn liền với xung đột chính trị và suy thoái kinh tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính toàn cầu. Tính bất ổn của giá dầu bắt đầu gia tăng trong giai đoạn thập kỷ 1980 xảy ra cùng lúc với việc bãi bỏ quy định quản lý xăng dầu ở Mỹ. Giá tăng cao năm 1980 phản ánh tác động của việc Iraq xâm lược Kuwait. Kể từ khi Mỹ phát động chiến tranh với Iraq lần thứ hai, giá dầu đã liên tục phá vỡ các mức kỷ lục và đã vượt qua giá đỉnh năm 1990. Đợt khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng năm 2007-2008 cùng với cuộc khủng hoảng tài chính
  • 21. 19 năm 2008 (cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933) đã có lúc giá dầu lên tới 145USD/ thùng. Cả thế giới rơi vào tình trạng lạm phát tăng tốc khó có thể kiểm soát lại được nữa. Sự bất ổn của giá cả hàng hóa nói chung đã tăng dần kể từ thập kỷ 1970 và 1980. Cho đến nay cùng với tình trạng lạm phát giá cả hàng hóa đã biến động rất khó lường. Tính bất ổn trong chi phí của các nhập lượng dùng để sản xuất của doanh nghiệp càng cao, rủi ro tài chính của doanh nghiệp đó càng lớn. Chẳng hạn doanh nghiệp ngành gỗ đã chịu tác động đáng kể do sự biến động của giá nguyên vật liệu gỗ, chi phí vận chuyển do giá nhiên liệu biến động mạnh. Tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế mang lại không ít lợi ích. Tuy nhiên quá trình này lại tạo ra một môi trường cạnh tranh gây gắt và điều đó khiến hầu hết các doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Những tác động bất ổn của thị trường thế giới về giá cả hàng hóa, tỷ giá, lãi suất đã tác động trực tiếp sâu rộng đến doanh nghiệp trong nước. Sự tiếp cận các yếu tố, nguyên nhân gây ra rủi ro tài chính trên đây giúp chúng ta có nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn, từ đó sẽ đưa ra được những đề xuất phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tài chính trong kinh doanh của các doanh nghiệp một cách hữu ích và thiết thực hơn. 1.1.2.2. Tác động của rủi ro tài chính. 1.1.2.2.1. Tác động đến năng lực cạnh tranh cuả doanh nghiệp. Rủi ro tỷ giá làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh cuả doanh nghiệp so với các đối thủ ở yếu tố "giá của sản phẩm" trên thị trường. Nếu doanh nghiệp chịu sự tác động của rủi ro tỷ giá dẫn đến tổn thất ngoại hối thì doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nâng giá bán sản phẩm để trang trãi tổn thất. Khi đồng nội tệ tăng giá, một công ty thuần túy kinh doanh trong nước vẫn bị tác động bởi tỷ giá do sự xuất hiện của các công ty cạnh tranh nước ngoài có chi nhánh trong nước nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về tiêu thụ trong nước. Như vậy giá cả hàng hóa cùng loại ở nước ngoài bây giờ rẻ tương đối so với hàng hóa trong nước. Do đó giá sản phẩm cuả DN sẽ không hấp dẫn so với các đối thủ cạnh tranh, khả năng cạnh tranh cuả DN sẽ bị giảm sút.
  • 22. 20 1.1.2.2.2. Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính và tái đầu tư cuả doanh nghiệp. Rủi ro tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa tác động đến việc hoạch định tài chính cuả doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững, quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phải diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước. Đó chính là quá trình tái đầu tư. Nguồn vốn để tái đầu tư là quỹ khấu hao, lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kia doanh trước đó. Khi rủi ro tài chính tăng cao không kiểm soát được, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm đi, thậm chí là một số âm. Do đó, khả năng tái đầu tư bị triệt tiêu, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động liên tục, quy mô kinh doanh bị thu hẹp. Nếu điều đó xảy ra trong một thời gian dài, doanh nghiệp có thể sẽ "biến mất” trên thị trường. Với những doanh nghiệp đang thực hiện các dự án đầu tư rủi ro tài chính có thể làm cho dự án đầu tư phải dừng lại thậm chí là "nằm chờ vĩnh viễn" do tổng mức đầu tư tăng đột biến, lãi suất tiền vay tăng cao, việc vay vốn bị chặn lại... 1.2.2.2.3. Tác động đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Khi có những thay đổi trong giá hàng hóa, lãi suất và tỷ giá sẽ làm thay đổi giá trị một khoản tiền thu được hoặc các khoản chi phí. Biến động trong tỷ giá đã làm cho doanh thu và chi phí không tương thích khi nhập khẩu hàng nước ngoài bán hàng trong nước hoặc ngược lại. Ngoài ra, biến động tỷ giá làm thay đổi giá trị công ty khi tài sản ở nước ngoài được chuyển đổi sang đồng nội tệ. Tác động của thay đổi tỷ giá có thể ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến lợi nhuận ròng của công ty. Thay đổi trong lãi suất cũng có thể tác động đến báo cáo kết quả kinh doanh, tác động đến các khoản thu hoặc các khoản chi phí. Đa số các công ty đều tập trung quan tâm vào chi phí lãi vay, thay đổi lãi suất tác động đến chi phí của công ty, có thể làm thay đổi số lượng hàng hóa do công ty bán ra. Tác động biến động của giá cả hàng hóa ảnh hưởng đến các khoản thu hoặc các khoản chi phí. Tác động này phản ảnh trong báo cáo thu nhập của các công ty theo hướng làm tăng giảm khoản thu hoặc tăng giảm khoản chi phí của một công ty. Việc tăng giá dầu trong các năm qua, độ nhạy cảm giao dịch đối với giá dầu xuất hiện trong báo cáo
  • 23. 21 thu nhập của các công ty theo hướng tăng các khoản thu của các công ty sản xuất dầu, tăng chi phí với các công ty sử dụng dầu. 1.2.2.2.4. Tác động đến dòng tiền của doanh nghiệp. Các luồng tiền vào doanh nghiệp (dòng thu) và các luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp (dòng chi) diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có thể xảy ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp (số thu) nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp (số chi) đến hạn. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xảy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối dài hạn. Mất cân đối tạm thời về dòng tiền có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp và hậu quả thường không lớn. Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan trọng như: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá lớn; vốn lưu động tự có quá ít; nợ khó đòi tăng lên; doanh thu chưa bù đắp đủ các khoản chi phí thường xuyên, v.v… Khi rủi ro tài chính tăng cao do các biến động về giá cả hàng hóa, tỷ giá và lãi suất. Đã tác động lớn làm mất cân đối dòng tiền trong doanh nghiệp và do tác động dây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó đòi tăng lên, mất cân đối tạm thời rất dễ chuyển thành mất cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn về dòng tiền có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản. 1.2. SẢN PHẨM PHÁI SINH CÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH HIỆU QUẢ. Trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, thế giới ngày càng trở nên "phẳng hơn", sự lưu thông và dịch chuyển các nguồn tài chính cùng như các loại hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn, nhưng cũng vì thế mà sự bất ổn cũng cao hơn và rủi ro cũng nhiều hơn và ngày càng trở nên khó dự báo hơn. Trước tình hình đó, thị trường xuất hiện nhu cầu về các phương thức quản trị rủi ro một cách năng động và chủ động hơn. Đó là nguyên nhân ra đời của các công cụ phòng ngừa rủi ro. Các công cụ này cho phép các doanh nghiệp có thể chuyển giao trực tiếp các rủi ro tài chính cho bên thứ ba sẵn sàng chấp nhận rủi ro đó. Tùy theo đặc điểm ngành nghề hoạt động của mình, các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ quản trị
  • 24. 22 rủi ro khác nhau với mục tiêu khác nhau, nhưng chủ yếu là để quản trị các rủi ro liên quan đến độ bất ổn của lãi suất, của giá cả hàng hóa và của tỷ giá. Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ và hàng hóa: 1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (forwards). - Hợp đồng kỳ hạn (forwards), là loại công cụ quản trị rủi ro ra đời sớm nhất, đơn giản nhất trong các sản phẩm phái sinh, xuất phát từ nhu cầu quản trị rủi ro những bất ổn liên quan đến giá cả hàng hóa. Đây là loại hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán - để mua hoặc bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá thực hiện, người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu giá thấp hơn, người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ. - Hợp đồng kỳ hạn gần giống với một quyền chọn, nhưng quyền chọn cho quyền nhưng không bắt buộc phải thực hiện giao dịch, trong khi người sở hữu hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải thực hiện. Nếu giá trị tài sản cơ sở thay đổi, người nắm giữ quyền chọn có thể quyết định mua hoặc bán với giá cố định. Mặt khác, hai bên trong hợp đồng kỳ hạn có nghĩa vụ phải mua và bán hàng hóa. - Mặc dù thị trường kỳ hạn tồn tại đã lâu đời nhưng xem ra chúng cũng chưa được quen thuộc với mọi người cho lắm. Không giống như thị trường quyền chọn, chúng không có các phương tiện thực sự phục vụ cho giao dịch và không có một nơi nào hoặc một công ty nào được tổ chức riêng như một thị trường. Các hợp đồng kỳ hạn hoàn toàn được giao dịch trên thị trường OTC bao gồm các liên lạc trực tiếp giữa các định chế tài chính là chủ yếu. Hợp đồng kỳ hạn thị trường hàng hóa: là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá kỳ hạn, nghĩa là việc giao hàng và thanh toán sẽ là một ngày nào đó được chỉ ra trong tương lai, kể từ khi bản hợp đồng được ký kết (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,…). Giá kỳ hạn được tính dựa trên mức giá giao ngay và một số thông số khác phỏng đoán về mức tăng giảm của giá cả hàng hóa này tính cho đến thời điểm hàng sẽ thực sự được giao nhận. Với phương thức giao dịch này, người mua hàng phải có đặt cọc (ký quỹ) hoặc thế chấp một khoản tài sản nhất định để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký quỹ trong phạm vi tối thiểu theo thỏa thuận và không được hưởng lãi nhưng người mua có thể được hưởng phần lợi tức (trong trường hợp thế chấp tài sản tài chính)
  • 25. 23 phát sinh từ tài sản thế chấp. Với tư cách là công cụ phòng chống rủi ro, Hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một mức giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động của giá trên thị trường. Hợp đồng kỳ hạn thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ: Là một thỏa thuận giữa một doanh nghiệp và một ngân hàng hay giữa hai ngân hàng với nhau để trao đổi một số lượng tiền nhất định với một tỷ giá xác định gọi là tỷ giá kỳ hạn vào một ngày nào đó trong tương lai. Khi doanh nghiệp (hay ngân hàng thứ 2) có nhu cầu chi trả hoặc các khoản phải thu trong tương lai, có thể thiết lập hợp đồng kỳ hạn để cố định tỷ giá mà tại mức tỷ giá này có thể mua hoặc bán một ngoại tệ nào đó. Tỷ giá có kỳ hạn thường được yết theo hai cách: yết giá theo kiểu outright và yết giá theo kiểu swap. Tỷ giá có kỳ hạn theo kiểu outright đơn giản là giá cả của một đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. Nó cũng được niêm yết tương tự như tỷ giá giao ngay chỉ khác một điều là tỷ giá được hai bên xác định và thỏa thuận ở hiện tại nhưng sẽ được áp dụng trong tương lai. Tỷ giá theo kiểu swap chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản (basic points) giữa tỷ giá có kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng. Yết giá theo kiểu swap thường được sử dụng trên thị trường liên ngân hàng, tức là trong giao dịch giữa một ngân hàng này với một ngân hàng khác. Tỷ giá có kỳ hạn (forward rate) là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xác định dựa trên cơ sở tỷ giá giao ngay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Trên thị trường quốc tế, hợp đồng kỳ hạn tỏ ra thích hợp hơn đối với các công ty lớn vì vậy các giao dịch thường có giá trị ít nhất là một triệu đôla trở lên. Các khách hàng và công ty nhỏ thường rất ít sử dụng hợp đồng kỳ hạn. Trong một vài trường hợp, ngân hàng có thể yêu cầu các khách hàng ký quỹ ban đầu để thực hiện nghĩa vụ của mình. Trong một số trường hợp khác, ngân hàng có niềm tin hoàn toàn vào khách hàng và họ không yêu cầu ký quỹ ban đầu. Các hợp đồng kỳ hạn có ưu điểm là được thiết kế thích hợp để đáp ứng yêu cầu của cả hai bên cả về qui mô giao dịch và ngày giao kỳ hạn. Một số các hợp đồng kỳ hạn có các thời gian đáo hạn không đạt tiêu chuẩn như 37 ngày hoặc 81 ngày nhưng chi phí giao dịch của hợp đồng kỳ hạn dạng này thì đắt hơn bình thường.
  • 26. 24 Tuy nhiên, một bất lợi của hợp đồng kỳ hạn là nó không thể hủy bỏ đơn phương mà không có sự thỏa thuận của hai đối tác; nghĩa vụ của mỗi bên không được chuyển giao cho bên thứ ba. Hợp đồng kỳ do đó không phải là một dạng hợp đồng có tính thanh khoản cao. Một bất lợi nữa là không có gì bảo đảm rằng sẽ không có một bên vỡ nợ và hủy bỏ các nghĩa vụ hợp đồng. Điều này dễ xảy ra khi tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay có sự chênh lệch lớn vào thời điểm đến hạn. 1.2.2. Hợp đồng giao sau (future). Hợp đồng giao sau (future) cũng là một loại công cụ quản trị rủi ro do bất ổn về giá cả hàng hóa, lãi suất và ngoại tệ, là hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán - để mua hoặc bán tài sản vào một ngày tương lai với giá đã thỏa thuận ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau là sự phát triển của hợp đồng kỳ hạn và có nhiều đặc điểm giống hợp đồng kỳ hạn, nhưng loại hợp đồng này được giao dịch trên thị trường có tổ chức, gọi là sàn giao dịch giao sau. Hợp đồng giao sau thị trường hàng hóa: là loại hợp đồng có sẵn những tiêu chuẩn về số lượng, phẩm cấp hàng, chủng loại mặt hàng, điều kiện vận chuyển và giao nhận hàng,… tất cả đều được sở giao dịch tiêu chuẩn hóa, vấn đề duy nhất phải thỏa thuận là giá cả. Giá cả sau khi được quyết định tại phiên giao dịch, gọi là giá giao sau. Đó là mức giá được tính toán gần giống như giá giao trong tương lai. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của loại hợp đồng này, hai bên mua bán không hề có thêm bất kỳ thỏa thuận nào khác trừ giá cả. Nên hàng hóa mua bán theo loại hợp đồng thường được qui định giao nhận hàng ở một vài thời điểm nhất định trong năm mà thôi, khi đó giá giao sau sẽ là giá giao kỳ hạn với thời điểm kỳ hạn chính là mốc đã định sẵn ở trên. Thể thức này mới được sử dụng phổ biến từ những năm 60 – 70 thế kỷ XIX trên thị trường hàng hóa và những năm 70 – 80 của thế kỷ XX trên thị trường tiền tệ. Từ năm 2001, hầu hết các sàn giao dịch điện tử quốc tế đều thống nhất các qui chuẩn chung của hợp đồng này, tuỳ theo hàng hóa cơ sở mua bán (gạo, café, cao su, … vàng, bạc, platin,… USD, …) mà sẽ có những đặc tả chi tiết hàng hóa riêng. Đây là công cụ chính cung cấp cho những nhà đầu cơ (speculator) một phương tiện kinh doanh và những người ngại rủi ro (hedger) một phương tiện phòng chống rủi ro. Hợp đồng giao sau thị trường tiền tệ: là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển
  • 27. 25 giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở giao dịch. Tuy nhiên, khác với hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng giao sau chỉ sẵn sàng cung cấp đối với một vài loại ngoại tệ mà thôi. Chẳng hạn, thị trường Chicago chỉ cung cấp hợp đồng với sáu loại ngoại tệ mạnh đó là GBP, CAD, EUR, JPY, CHF và AUD. Thị trường giao sau thực chất chính là thị trường có kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa về loại ngoại tệ giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ. Tất cả các hợp đồng giao sau đều thực hiện giao dịch ở Sở giao dịch có tổ chức. Sở giao dịch là người đề ra quy chế và kiểm soát hoạt động của các hội viên. Hội viên của Sở giao dịch là các cá nhân, có thể là đại diện của các công ty, ngân hàng thương mại hay cá nhân có tài khoản riêng. Bên cạnh đó thị trường giao sau phòng ngừa rủi ro về lãi suất dài hạn và ngắn hạn thông qua phòng ngừa vị thế mua và bán trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty. 1.2.3. Hợp đồng quyền chọn (options). Mặc dù hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro, nhưng vì tất cả những hợp đồng bắt buộc thực hiện khi đến hạn nên nó cũng đánh mất đi cơ hội kinh doanh, nếu như sự biến động giá thuận lợi. Đây là nhược điểm lớn nhất của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau. Để khắc phục nhược điểm này phát sinh một dạng hợp đồng mới là hợp đồng quyền lựa chọn mua hay bán hàng hóa hay không khi đến hạn hợp đồng (gọi tắt là hợp đồng quyền chọn – HĐQC). - Quyền chọn (options) là một hợp đồng giữa hai bên - người mua và người bán, trong đó cho người mua quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Quyền chọn được chia làm quyền chọn mua và quyền chọn bán. Quyền chọn có thể được sử dụng làm công cụ quản trị rủi ro các bất ổn về lãi suất, tỷ giá, giá cả hàng hóa. - Quyền chọn trên hợp đồng giao sau là một kết hợp của thị trường giao sau và thị trường quyền chọn. Quyền chọn trên thị trường giao sau cho người mua quyền được mua hoặc bán một hợp đồng giao sau vào một ngày trong tương lai với giá cố định vào ngày hôm nay. HĐQC được đưa sử dụng vào những năm cuối của thập niên 70 thế kỷ XIX. Tuy nhiên thị trường này phát triển nhanh chóng và được vận dụng vào các giao dịch trên thị trường tài chánh, ngày một phổ biến hơn vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ
  • 28. 26 XX. Bước sang thế kỷ XXI, thị trường các HĐQC (options market) là một trong những phân khúc thị trường có tốc độ phát triển nhanh và chiếm doanh số giao dịch hàng ngày lớn nhất trên thế giới. Nói chung, quyền chọn (options) là một hoạt động giao dịch mà cho phép người mua nó có quyền mua (call option) hay quyền bán (put option) ở một mức giá và thời hạn được xác định trước, nhưng không bắt buộc thực hiện quyền này. Hợp đồng lựa chọn kiểu 1 (American Options): cho phép người mua nó có quyền thực hiện hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn. Hợp đồng lựa chọn kiểu 2 (European Options): chỉ cho phép người mua nó có quyền thực hiện hợp đồng khi đến hạn hợp đồng. Giá trị của quyền chọn tùy thuộc vào giá cả thực hiện (exercise or strike price) và sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường. Giá cả biến động có thể làm cho quyền chọn trở nên sinh lợi (in-the-money), hòa vốn (at-the-money) hoặc lỗ vốn (out-of-the- money). 1.2.4. Hợp đồng Hoán đổi (swaps). Mặc dù các hợp đồng quyền chọn, kỳ hạn và giao sau kết hợp lại thành một tập hợp các công cụ cơ bản trong thị trường các công cụ phái sinh, nhưng cũng có nhiều kết hợp và biến thể khác. Một trong số đó hoán đổi- swaps là công cụ phổ biến nhất. Hoán đổi là một giao dịch mà trong đó cả hai bên đồng ý thanh toán cho các bên còn lại một chuỗi các dòng tiền trong khoản thời gian xác định. Có 4 loại hoán đổi là hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi hàng hóa và hoán đổi chứng khoán. Hóan đổi tiền tệ: Là việc mua và bán đồng thời tài sản gốc tương tự hoặc nghĩa vụ tương đương với số tiền vốn mà việc hoán đổi các giao dịch tài chính cho phép cả hai bên tham gia các điều kiện thuận lợi hơn mong muốn. Thực chất của hợp đồng này là hai bên thoả thuận trao đổi dòng tiền trong tương lai. Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi là giao dịch trên thị trường OTC và không có qui định chuẩn. Cụ thể, ở thị trường hoán đổi Mỹ, hầu như chưa có qui định nào ràng buộc. Hiện nay, hiệp hội hoán đổi và phái sinh quốc tế mới chỉ đưa ra tài liệu chuẩn về quy trình giao dịch và thủ tục pháp lý (chỉ áp dụng ở Mỹ). Ở Châu Âu, thị trường hoán đổi chủ yếu do các ngân hàng vận hành, được điều chỉnh bởi một số quy định của Luật Ngân hàng.
  • 29. 27 Nhìn chung, cho đến nay chỉ có quy định đối với người môi giới về việc tổ chức các giao dịch hoán đổi, không quy định về trách nhiệm của các đối tác trên thị trường đối với việc thực hiện hợp đồng. Hạn chế của thị trường này là khi muốn giao dịch, một bên đối tác phải tìm được đối tác bên kia đang sẵn sàng làm đối tác giao dịch với mình (phải có sự trùng hợp về nhu cầu đối với thời gian đáo hạn, cấu trúc các dòng tiền và khối lượng vốn). Hợp đồng hoán đổi được thiết kế riêng theo nhu cầu của hai bên đối tác, chính vì vậy các điều kiện của hợp đồng mang tính cứng nhắc và thiếu linh hoạt. Hợp đồng gồm có hai loại cơ bản: hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ: Hoán đổi lãi suất: Hoán đổi lãi suất là một chuỗi các thanh toán lãi suất giữa hai phía. Mỗi tập hợp thanh toán được dựa trên lãi suất cố định hoặc thả nổi. Nếu lãi suất thả nổi và hoán đổi thực hiện trên đồng đôla thì lãi suất sử dụng thường là LIBOR. Hoán đổi trên các đồng tiền khác sử dụng lãi suất tương ứng với đồng tiền đó. Hai bên đồng ý thanh toán một chuỗi các thanh toán tiền lãi trên cùng một đồng tiền vào nhiều ngày thanh toán khác nhau. Kết quả thanh toán được dựa vào một số vốn khái toán cụ thể, nhưng các bên tham gia không thanh toán số vốn khái toán này vì thực ra nó chỉ là việc mỗi bên thanh toán cho nhau trên cùng một số tiền. Hình thức phổ biến nhất của các loại hoán đổi lãi suất mà thực ra là phổ biến nhất trong tất cả các loại hoán đổi là hình thức mà một phía chi trả theo lãi suất cố định và phía còn lại chi trả theo lãi suất thả nổi. Công cụ này được gọi là hoán đổi vanilla thuần nhất (plain vanilla swap) và thỉnh thoảng chỉ gọi là hoán đổi vanilla. Hợp đồng hoán đổi lãi suất là một dạng khá phổ biến trong các công cụ tài chính phái sinh. Trong hợp đồng này, một bên sẽ hoán đổi một dòng lãi suất của mình lấy dòng lãi suất của đối phương. Hóan đổi hàng hóa: Hoán đổi hàng hóa là giao dịch đàm phán trực tiếp giữa hai phía đối tác hay thông qua trung gian, đồng ý trao đổi một loạt những thanh toán được tính trên những cơ sở khác: thanh toán giá cả hàng hóa với mức cố định (fixed) được hóan đổi cho mức giá trôi nổi (floating), thanh toán dựa tên chỉ số giá hàng hóa A thay bằng chỉ số giá hàng hóa B, mua hoặc bán hàng hóa A thay bằng mua hoặc bán hàng hóa B và ngược lại, mua hàng ở mức giá cơ bản giao ngay và bán lại hàng với mức giá kỳ hạn,… Những giao tác hóan đổi đã được xây dựng theo những thể thức rất phong phú và
  • 30. 28 khác biệt. Hai bên đối tác dàn xếp một cuộc trao đổi với những nhu cầu bổ sung, và những kỳ hạn thanh toán được đặt định. Sử dụng hóan đổi như một công cụ ngừa rủi ro. Thông qua hợp đồng hóan đổi, các bên tham gia có được hàng hóa hoặc mức giá mình mong muốn mà không cần phải thông qua nhiều giao dịch trung gian nên tránh được sự biến động giá và chênh lệch giữ giá bán và giá mua. Sự khác biệt giữa các hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau là sử dụng trong ngắn hạn, trong khi hợp đồng hóan đổi sử dụng trong dài hạn. Nhưng ngày càng nhiều, hợp đồng hóan đổi cũng được sử dụng trong ngắn hạn, bổ sung những hạn chế của các dạng hợp đồng với nhau, tạo ra sự cạnh tranh giữa chúng. Các yếu tố cạnh tranh bao gồm sự năng động, chi phí và sự quen thuộc. Hợp đồng hóan đổi hơn hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau ở yếu tố năng động nhưng thua ở yếu tố quen thuộc sử dụng. Còn về chi phí, nhìn chung hợp đồng có kỳ hạn và hợp đồng giao sau có ưu thế hơn, nhưng không lớn lắm. Sử dụng hợp đồng hóan đổi để hạ thấp chi phí vốn thông qua phòng ngừa rủi ro, do tận dụng những ưu thế tương đối, chênh lệch thuế khóa, việc phát triển thị trường mới. Hoán đổi có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài trợ và phòng ngừa rủi ro, nó cho phép các công ty đột phá vào thị trường mới và tận dụng những ưu thế của nó để gia tăng kinh doanh mà không phải gia tăng rủi ro kèm theo. Thông qua hóan đổi, có thể chuyển rủi ro ở một thị trường hay ở một loại hàng hóa nào đó sang thị trường khác, ở quốc gia khác mà hoạt động của chúng có liên quan đến thị trường hàng hóa quốc tế. Tất cả những hình thức giao dịch trên được sử dụng như những công cụ trợ giúp hữu hiệu cho việc phòng chống những rủi ro trong kinh doanh trên thị trường hàng hóa, rủi ro thanh toán ngoại tệ và cũng có thể coi là những công cụ giúp giảm thiểu chi phí vốn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một giải pháp được đánh giá là có ưu thế nhất trong công tác hỗ trợ vốn cho những nhà kinh doanh nói chung là việc phát hành trái phiếu. Thông thường, sự biến động của giá cả một loại hàng hóa nào đó trên thị trường sẽ luôn gây những bất ổn khác cho những kế hoạch kinh doanh đã được đặt định. Song, đối với một số những sản phẩm hay phẩm vật có tính chất ưu thế hơn tại mỗi địa phương nhất định, giá cả của chúng lại có thể được sử dụng như một yếu tố cốt yếu trợ giúp nguồn lực tài chính cho nhà sản xuất – kinh doanh.
  • 31. 29 Trong thị trường tài chính, các sản phẩm phái sinh là hàng hoá, tỷ giá, lãi suất được giao dịch, bản thân các sản phẩm này cũng mang lại lợi nhuận hoặc thua lỗ cho người mua và bán (với ý nghĩa là nhà đầu cơ). Tuy nhiên luận văn này chỉ đề cập đến vai trò công cụ quản trị rủi ro của các sản phẩm này và các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm phái sinh để quản trị rủi ro chứ không phải cho mục đích đầu cơ. Bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh, doanh nghiệp có thể chuyển rủi ro mà họ không mong muốn cho các đối tác khác. 1.3. TÍNH HAI MẶT CỦA SẢN PHẨM PHÁI SINH TÀI CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH. 1.3.1. Vai trò, lợi ích của các sản phẩm phái sinh. 1.3.1.1. Quản trị rủi ro. Vì sản phẩm phái sinh có quan hệ với giá của hàng hóa cơ sở trên thị trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm giảm hay tăng rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay. Thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn. 1.3.1.2. Thông tin hiệu quả hình thành giá. Các thị trường kỳ hạn và tương lai là nguồn thông tin quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường tương lai được xem là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Điều này không hề bất bình thường, bởi có rất nhiều hàng hoá được giao dịch trên thị trường tương lai nhưng thị trường giao ngay của nó rất rộng lớn và phân tán nên rất khó có thể xác định được giá giao ngay của chúng. Ở đây, thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác định là giá giao ngay. Thêm nữa, thị trường giao sau, trên thế giới thường nhộn nhịp hơn nên các thông tin do nó cung cấp có tính tin cậy cao hơn. Những thông tin được cung cấp trên thị trường phái sinh dù trực tiếp hay gián
  • 32. 30 tiếp đều góp phần hình thành giá giao ngay trong tương lai một cách có hiệu quả mà những người tham gia thị trường có thể chốt lại trong giới hạn chấp nhận của mình. 1.3.1.3. Các lợi thế về hoạt động. Chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc chuyển hướng từ các giao dịch giao ngay sang phái sinh ngày càng dễ dàng và hấp dẫn hơn. Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay. Trước hết đó là yêu cầu một mức vốn để tham gia thị trường là tương đối thấp. Thêm nữa, tỷ suất sinh lời và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn. Các giao dịch bán khống được thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh lệch giá, chênh lệch lãi suất. Tất cả các chủ thể tham gia thị trường đều có thể tìm thấy lợi nhuận. 1.3.1.4. Thị trường hiệu quả. Có các mối liên hệ quan trọng giữa giá giao ngay và giá sản phẩm phái sinh. Việc giao dịch dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn trên thị trường này tạo điều kiện cho giao dịch kinh doanh chênh lệch giá và những điều chỉnh nhanh chóng về giá cả loại trừ ngay lập tức những cơ hội lợi nhuận này. Thị trường phái sinh giúp các tín hiệu thị trường khó bị bóp méo. Vì thế, các nhà đầu cơ với ý định thao túng thị trường cũng có những khó khăn nhất định. Chính vì thế, đặt bên cạnh thị trường giao ngay, sự hiệu quả của thị trường phái sinh giúp nâng cao tính lành mạnh cho thị trường đó. Như vậy công cụ tài chính phái sinh là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại.Nền kinh tế sẽ hưởng lợi nhiều vì giá của tài sản cơ sở phản ánh chính xác hơn giá trị kinh tế thật sự của hàng hóa. 1.3.1.5. Lợi ích của công cụ phái sinh. Là một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia, việc hoàn thiện các công cụ tài chính phái sinh và phát triển thị trường này hiệu quả là thể hiện mức độ cao và chiều sâu của phát triển. Hệ thống tài chính, sẽ là điều kiện cần để phát triển kinh tế ở tốc độ cao hơn. Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế: Thị trường công cụ phái sinh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy tốt các chức năng của hệ thống tài chính, đó là: Cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư; Sàng lọc, chuyển giao, và phân tán rủi ro; Giám sát doanh nghiệp; tăng tính thanh khoản của các công cụ tài chính (vận hành hệ thống thanh toán thông suốt).
  • 33. 31 Xét ở góc độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phòng ngừa rủi ro tài chính về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa: Trong kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Các biến động trên thị trường có thể làm cho một khoản lỗ thương mại trở thành một khoản lợi nhuận, và một khoản lợi nhuận có thể trở thành một khoản lỗ lớn. Trong 2 nguy cơ trên thì nguy cơ thứ hai có khả năng xảy ra nhiều hơn. Do vậy, phòng ngừa rủi ro là biện pháp tốt nhất để bảo toàn thu nhập và chi phí. Với một chi phí chấp nhận được, các giao dịch phái sinh (forward, swap, future, option) giúp các doanh nghiệp có hoạt động cố định chi phí và bảo toàn lợi nhuận, tránh ảnh hưởng bởi sự biến động tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa. 1.3.2. Sản phẩm phái sinh chứa đựng nhiều rủi ro. 1.3.2.1. Rủi ro từ việc đầu cơ quá mức để tìm kiếm lợi nhuận. - Các sản phẩm phái sinh cho phép chuyển giao rủi ro từ những người muốn loại trừ rủi ro hay giảm thiểu rủi ro sang những người muốn chấp nhận hay gia tăng rủi ro. Thị trường này đòi hỏi sự tồn tại các nhà đầu cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo điều kiện cho những nhà phòng ngừa rủi ro mong muốn giảm thiểu những bất ổn phải gánh chịu. Hầu hết các nhà đầu cơ thật sự không kinh doanh các tài sản cơ sở và đôi khi không biết gì về chúng. Vì vậy, những nhà đầu cơ có một số đặc tính giống những tay cờ bạc. - Mặc dù sản phẩm phái sinh đầu tiên xuất hiện với tư cách là một công cụ phòng ngừa rủi ro nhưng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Chính sự biến thái như trên mà việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Các công cụ phái sinh tài chính ngày càng tinh vi và mang theo một số rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường. Sự sụp đổ của thị trường tài chính kinh tế Mỹ năm 1987 chính được đẩy nhanh nhờ sử dụng rộng rãi kỹ thuật tự bảo hiểm Delta, được mua bán các hợp đồng bảo hiểm danh mục đầu tư. Những người bảo hiểm này đã đầu tư mạnh hơn vào thị trường mà nếu như không có kỹ thuật này thì có thể họ đã không làm như vậy. Khi thị trường sụp giảm đã kích hoạt bảo hiểm, khối lượng bán đột ngột gây ra gián đoạn và thị trường sụp đổ. Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Thay vì giao dịch cổ phiếu hoặc trái phiếu cơ sở, nhà đầu cơ có thể giao dịch sản phẩm phái sinh. Nhiều nhà đầu cơ thích đầu cơ với công cụ phái sinh hơn là
  • 34. 32 bằng chứng khoán cơ sở. Việc đầu cơ dễ dàng hơn bằng hơn sản phẩm phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa rủi ro ít tốn kém hơn. 1.3.2.2. Từ “phòng ngừa rủi ro” chuyển sang “đầu cơ” và sử dụng sản phẩm phái sinh không thích hợp. Các sản phẩm phái sinh đôi khi là nguyên nhân dẫn đến các khoản lỗ lớn cho các công ty lớn, quỹ đầu tư, chính phủ, nhà đầu tư phi lợi nhuận và các cá nhân. Sản phẩm phái sinh chứa đựng đòn bẩy khá cao, nghĩa là những thay đổi nhỏ trong giá cả có thể dẫn đến những khoản lợi nhuận hoặc mức lỗ rất lớn. Sử dụng sản phẩm phái sinh trong những trường hợp không phù hợp là rất nguy hiểm. Tiến hành đầu cơ trong khi phải tiến hành phòng ngừa rủi ro là một sai lầm mà ngay cả những người thông thái nhất cũng thường mắc phải. Quá tự tin vào năng lực dự báo giá cả hay lãi suất của bản thân và sau đó hành động dựa trên những dự báo đó bằng cách sử dụng sản phẩm phái sinh có thể là cực kỳ rủi ro. 1.3.3. Sự cần thiết của sản phẩm phái sinh. Người muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác. Và cũng không giống như người ta thường nghĩ, thị trường phái sinh không dẫn vốn trong nền kinh tế vào những âm mưu đầu cơ khủng khiếp. Những nhà đầu cơ không phải là những tay cờ bạc. Chỉ đơn giản là thay vì giao dịch cổ phiếu, họ giao dịch các sản phẩm phái sinh và chính việc đầu tư vào công cụ tài chính phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa các rủi ro ít tốn kém hơn và hiệu quả hơn. Bởi cần khẳng định chắc chắn rằng, thị trường phái sinh không hề tạo ra mà cũng chẳng thể phá huỷ được tài sản, chúng chỉ là những phương tiện chuyển giao rủi ro trên thị trường, những rủi ro sẵn có của thị trường tài sản, chuyển những khoản rủi ro đó từ những người không đủ khả năng chấp nhận nó sang những người sẵn sàng tiếp nhận nó, chính là những nhà đầu cơ.
  • 35. 33 Trong những năm gần đây, đã có nhiều nhà quản trị đưa công ty đến bờ vực nguy hiểm và phá sản do sử dụng sản phẩm phái sinh không thích hợp. Và hậu quả là sản phẩm phái sinh- chứ không phải con người- bị phê phán rất nhiều. Tuy vậy, các công cụ tài chính phái sinh vẫn phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi ở các thị trường tài chính lớn của thế giới. Nguyên nhân không nằm ngoài việc đó là phương thức duy nhất để các chủ thể trên thị trường phòng chống rủi ro. Việc thực hiện quản trị rủi ro tài chính và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng công cụ phái sinh tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp và thị trường tài chính có một công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính một cách hiệu quả. 1.4. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH MILLAR WESTERN FOREST PRODUCTS GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG GIAO SAU VÀ QUYỀN CHỌN TRÊN SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA CHICAGO (CME)- BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM. Năm 1969, Sở giao dịch Chicago đã trở thành sàn giao dịch đầu tiên tiến hành trao đổi cung cấp bảo vệ giá cho ngành công nghiệp lâm sản với việc niêm yết của CME hợp đồng giao sau chiều dài và rộng ngẫu nhiên của bản gỗ xẻ. Các công ty tham gia vào sản xuất, tiếp thị, gia công chế biến, sử dụng gỗ và các sản phẩm gỗ đã có thể tự bảo hiểm phòng ngừa rủi ro, làm giảm nguy cơ đang nắm giữ hoặc mua hàng để tồn kho thông qua việc có một vị thế mua hoặc bán trong hợp đồng giao sau gỗ xẻ. 1.4.1. Nghiên cứu trường hợp điển hình: Millar Western Forest Products giao dịch hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch Chicago (CME). Millar Western Forest Products là một công ty sản xuất và cung cấp gỗ xẻ ở bang Alberta, Canada. Mỗi năm công ty sản xuất 375 triệu BF gỗ. Cung cấp cho thị trường Canada, Hoa Kỳ và các quốc gia khác. Do giá sản phẩm gỗ tại Canada hình thành dựa trên giá tại Mỹ và định danh bằng bằng đồng đôla Mỹ. Công ty thường xuyên thực hiện phòng ngừa rủi ro biến động của giá gỗ và tỷ giá bằng các công cụ tài chính phái sinh hợp đồng giao sau và quyền chọn trên sàn giao dịch CME. Mục tiêu của phòng ngừa rủi ro: Phòng ngừa chống lại giảm giá gỗ xẻ và biến động của tỷ giá. Dự tính việc phòng ngừa rủi ro trước khi thực hiện phòng ngừa rủi ro:
  • 36. 34 Xem xét phòng ngừa vị thế bán gỗ của công ty và biến động của tỷ giá giữa đôla Canada và đôla Mỹ: Vào tháng 15/5/2009, công ty quyết định phòng ngừa rủi ro cho sự giảm giá của sản phẩm gỗ xẻ để bán vào tháng 9/2009 bằng cách bán giao sau hợp đồng gỗ SPF 2x4 (gỗ thông linh sam loại có kích cở 2x4) sản phẩm gỗ xẻ tháng 9/2009. Vào thời điểm phòng ngừa 15/5/2009 được giao dịch ở mức Can$304,20/MBF (US$260,00) trong khi tỷ giá đôla Canada ở mức 1 USD = 1,17 CAD (1 US Dollar = 1,17 Canadian Dollar). Basic có điều chỉnh của năm năm trước trung bình ở mức Can$17,55 thấp hơn giá giao sau tháng 9/2009. Điều này có nghĩa là công ty kỳ vọng phòng ngừa ở mức giá mục tiêu (giá kỳ vọng) của gỗ xẻ SPF Can$286,65/MBF. (Đơn vị đo lường theo phụ lục 3) Giá kỳ vọng được tính toán như sau, ngày 15 tháng 5, bán giao sau tháng 9 với giá US$260/MBF. Với tỷ giá dự tính là Can$1,17 thì mức giá kỳ vọng (mục tiêu) được xác định như sau: Basic có điều chỉnh trung bình - (US$15,00/MBF) Giá kỳ vọng = US$245,00/MBF Tính theo đôla Canada US$260 x Can$1,17/US$ = Can$304,20/MBF Basic có điều chỉnh trung bình - (Can$17,55/MBF) Giá kỳ vọng = Can$286,65/MBF Dự kiến vào ngày 15 tháng 9, công ty bán gỗ trên thị trường giao ngay trong nước và mua lại hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch CME. Phòng ngừa vị thế bán gỗ xẻ SPF 2x4 giao sau tháng 9/2009 tại mức giá giao sau US$260,00/MBF (Can$304,20/MBF) với tỷ giá Can$1,17. Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Giá tăng Giá giảm a. Vị thế mua hợp đồng giao sau tháng 9 US$275,00/MBF US$250,00/MBF b. Basic = c –a -(US$15,00/MBF) -(US$15,00/MBF) c. Giá giao ngay US$260,00/MBF US$235,00/MBF d. Lợi nhuận (lỗ) giao sau -(US$15,00/MBF) US$10,00/MBF e. Giá thuần = c+d US$245,00/MBF US$245,00/MBF Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Giá tăng Giá giảm a. Vị thế mua hợp đồng giao sau tháng 9 Can$321,75/MBF Can$292,50/MBF b. Basic = c –a -(Can$17,55/MBF) -(Can$17,55/MBF) c. Giá giao ngay Can$304,20/MBF Can$274,95/MBF d. Lợi nhuận (lỗ) giao sau - (Can$17,55)/MBF Can$11,70/MBF e. Giá thuần = c+d Can$286,65/MBF Can$286,65/MBF
  • 37. 35 + Trường hợp giá tăng, lỗ trên vị thế giao sau = (US$260- US$275,00) x 1,17= (304,2- 321,75)= - Can$17,55. Khoản lỗ trên vị thế giao sau Can$17,55 sẽ được bù trừ bằng khoản lãi trên vị thế mua giao ngay Can$304,20 – Can$286,65= Can$17,55 + Trường hợp giảm giá, lãi trên vị thế giao sau =(US$260- US$250,00) x 1,17 =(304,2- 292,50)= Can$11,70 Khoản lãi trên vị thế giao sau Can$11,70 sẽ được bù trừ bằng khoản lỗ trên vị thế mua giao ngay Can$274,95 –Can$286,65= -Can$11,70 * Trường hợp không phòng ngừa rủi ro. Giá tăng là một thuận lợi với công ty, nhưng giá giảm là một rủi ro rất lớn. Công ty phải tốn chi phí lưu kho lớn khi giá bán không thuận lợi. * Trường hợp Đôla Canada tăng giá, basic có điều chỉnh không đổi: Công ty gặp phải rủi ro với tỷ giá. Do đôla Canada tăng giá nên giờ đây giá gỗ tính bằng đôla Mỹ quy sang đôla Canada đã giảm đi (cần ít đôla Canada hơn để mua 1 đôla Mỹ). Giả sử tỷ giá ngày 15/9/2009 đôla Canada sẽ tăng giá như sau : 1 USD = 1.08 CAD (giá dự tính theo tổ chức tư vấn về tỷ giá) 1 US Dollar = 1.08 Canadian Dollar Vào ngày 15 tháng 9, công ty bán gỗ trên thị trường giao ngay trong nước và mua lại hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch CME. Phòng ngừa vị thế bán gỗ xẻ SPF 2x4 giao sau tháng 9/2009 tại mức giá giao sau US$260/MBF (Can$304,2/MBF) với tỷ giá Can$1,08. Do đôla Canada tăng giá từ tỷ giá Can$1,17 đến Can$1,08. Nên giá gỗ xẻ SPF 2x4 tính bằng đôla Mỹ sang giá tính bằng đôla Canada đã giảm đi (cần ít đôla Canada hơn để mua 1 đôla Mỹ). Trường hợp đầu tiên giá giao sau tăng lên là Can$297/MBF (US$275 x 1,08), so với trước đây là Can$321,75/MBF. Trường hợp thứ hai giá giao sau giảm đi là Can$270/MBF, so với trước đây là Can$292,5/MBF. Với tỷ giá là 1,08 giá kỳ vọng được tính toán như sau, ngày 15 tháng 5, bán giao sau tháng 9 với giá US$260/MBF. Với tỷ giá dự tính là Can$1,08 thì mức giá kỳ vọng (mục tiêu) được xác định như sau: US$260 x Can$1,08/US$ = Can$280,80/MBF Basic có điều chỉnh trung bình - (Can$17,55/MBF) Giá kỳ vọng = Can$263,25/MBF
  • 38. 36 Ngày 15 tháng 9 năm 2009 Giá tăng Giá giảm a. Vị thế mua hợp đồng giao sau tháng 9 Can$297,00/MBF Can$270,00/MBF b. Basic = c –a -(Can$17,55/MBF) -(Can$17,55/MBF) c. Giá giao ngay Can$279,45/MBF Can$252,45/MBF d. Lợi nhuận (lỗ) giao sau - (Can$16,20)/MBF Can$10,80/MBF e. Giá thuần = c+d Can$263,25/MBF Can$263,25/MBF + Trường hợp giá tăng, lỗ trên vị thế giao sau (US$260- US$275,00) x 1,08= (297,00- 280,80)= - Can$16,20. Khoản lỗ trên vị thế giao sau Can$16,20 sẽ được bù trừ bằng khoản lãi trên vị thế mua giao ngay Can$279,45 – Can$263,25= Can$16,20 + Trường hợp giảm giá, lãi trên vị thế giao sau = (US$260,00- US$250,00)x 1,08= (280,80- 270,00)= Can$10,80. Khoản lãi trên vị thế giao sau Can$10,80 sẽ được bù trừ bằng khoản lỗ trên vị thế mua giao ngay Can$252,45 – Can$263,25= -Can$10,80 Những biến động trong vị thế giao sau trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 không đủ để cân bằng lại những hậu quả do đôla Canada tăng giá. Đồng đôla Canada tăng giá nên giá gỗ giao ngay quy từ giá định danh bằng đôla Mỹ về giá tính bằng đôla Canada giảm đi. Cụ thể, trước đây giá giao ngay ngày 15/9/2009 là Can$286,65/MBF thời điểm nhà sản xuất kết thúc hợp đồng –mua giao sau và bán giao ngay- nay do đồng đôla tăng giá nên giá giao ngay chỉ còn là Can$263,25/MBF lỗ Can$23,40/MBF. Bằng cách xem xét các tác động của tỷ giá hối đoái bằng cách so sánh các mức giá và basic khi giá giao sau tăng lên và giảm xuống. Trong các trường hợp trên công ty đã giả định basic có điều chỉnh giữ nguyên ở mức Can$17,55/MBF. Trong thực tế basic có điều chỉnh của giá gỗ có những biến động không đáng kể, nhà sản xuất, nhà phân phối, người mua gỗ làm nguyên vật liệu có khả năng gặp phải rủi ro basic nhưng dạng rủi ro này không đáng kể bằng rủi ro biến động về giá cả gỗ và biến động tỷ giá. Thực hiện phòng ngừa rủi ro về biến động tỷ giá và giá sản phẩm gỗ xẻ. Công ty đã gặp rủi ro do đôla Canada tăng giá, giá bán của nhà sản xuất chỉ còn là Can$263,25/MBF thay vì Can$286,65/MBF như dự kiến. Khoản lỗ do tỷ giá mang lại là Can$23,40/MBF. Bằng cách mua giao sau đôla Canada với tỷ giá hối đoái, công ty sẽ lãi khi đôla Canada tăng giá và lỗ nếu như đôla Canada giảm giá. Các khoản lãi (lỗ) ở vị thế giao sau được bù trừ tương ứng bằng các khoản lỗ và lời trên thị trường giao ngay. Vào ngày 15 tháng 9, công ty bán gỗ trên thị trường giao ngay trong nước và mua lại hợp đồng giao sau trên sàn giao dịch CME. Bằng việc phòng ngừa cho cả đồng đôla Canada và cho giá gỗ, kết quả việc phòng ngừa của công ty bắt đầu vào ngày 15/5 và kết thúc vào ngày 15/9 được tóm tắt trong bảng sau:
  • 39. 37 HĐGS Can$ tháng 9 HĐGS gỗ tháng 9 Tháng 5: mua Can$ US$1= Can$1,17 US$260,00/MBF=Can$304,20/MBF Tháng 5: bán gỗ SPF 2x4 (US$0,855/Can$) (=260 x 1,17) Gỗ SPF 2x4: Basic có điều chỉnh (Can$17,55/MBF) Giá kỳ vọng Can$286,65/MBF Tháng 9: Bán Can$ (Can$ tăng hơn so với dự tính) US$1= Can$1,0861 Tháng 9: Mua gỗ SPF 2x4 (giảm nhiều hơn so với dự tính) (US$0,921/Can$) US$251,45/MBF=Can$273,10/MBF Gỗ SPF 2x4: Giá giao sau Can$273,10/MBF Basic có điều chỉnh(giảm Can$0,53 so với dự tính) (Can$17,02/MBF) Giá giao ngay cuối cùng Can$256,08/MBF Kết quả phòng ngừa(*) Can$9,29/MBF Giá thuần cuối cùng Can$265,37/MBF Lời/lỗ US$0,066/Can$ (Can$21,28/MBF) =(265,37-286,65) Quy mô hợp đồng (làm tròn: 2.200 x Can$ 286,65=Can$630.630) Can$600.000(6 hợp đồng) 2.200 MBF (20 hợp đồng) Lợi nhuận/lỗ US$39.600= Can$43.010 (Can$46.816) (*) Kết quả phòng ngừa= (US$260/MBF- US$251,45/MBF) x 1 Can$1,0861 Đánh giá kết quả của việc phòng ngừa rủi ro của công ty. Tỷ giá đôla Canada/ đôla Mỹ đã được các nhà xuất khẩu Canada quan tâm hơn trong những năm gần đây khi có những biến động lớn trong giá trị của đồng đôla Canada. Điều này có tầm quan trọng đặc biệt bởi giá cả của nhiều loại hàng hóa nông nghiệp được xác định trên thị trường Mỹ, cũng gần giống như những gì mà những ngư dân nuôi cá Basa của Việt Nam phải đối mặt với thực tế này. Giá hàng hóa tuy sản xuất tại một quốc gia nhưng lại thay đổi phụ thuộc vào những diễn biến của quốc gia khác. Đôi khi, giá trị cao của đôla Canada sẽ có tác động tiêu cực đáng kể lên giá cả hàng hóa được sản xuất tại Canada. Ngược lại là nhà nhập khẩu các yếu tố đầu vào phải đối phó với rủi ro đôla Canada giảm giá sẽ làm giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên. Nhà sản xuất tại Canada khi bán hàng hóa có giá được tính bằng đôla Mỹ, họ sẽ phải gặp rủi ro do giá bán mặt hàng này giảm đi do đôla Canada tăng giá. Như vậy khi công ty dự định bán hàng hóa trong tương lai, sẽ gặp rủi ro khi đồng nội tệ tăng giá. Trong trường hợp này công ty tiến hành rủi ro tỷ giá bằng cách mua giao sau đôla Canada.