SlideShare a Scribd company logo
1 of 113
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.10i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trên luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn
vị thực tập.
Tác giả luận văn
Đào Thị Bích Ngọc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.10ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................I
MỤC LỤC .................................................................................................II
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU........................................................... V
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................... 4
1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động ................................ 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động............................................ 4
1.1.2.Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp......................................... 5
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp......................... 7
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................................... 9
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động................................... 9
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ......................... 10
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động..................... 23
1.2.4. Những nhântố ảnh hưởngđếnquản trị vốn lưuđộngcủadoanhnghiệp:... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP DẦU KHÍ DUYÊN HẢI ............. 34
2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm kinh doanh của công ty
PVC- DH ................................................................................................. 34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty............................... 34
2.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:.................................. 35
2.1.3: Tình hình tài chính chủ yếu của công ty ........................................ 40
2.1.4.Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công ty ........................... 51
2.2. Thực trạngquản trịvốn lưuđộng tạicông tyPVC-DH .............................. 52
2.2.1. Thực trạng vốn lưu động và phân bổ VLĐ:................................... 52
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.10iii
2.2.2.Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ ................ 54
2.2.3. Thực trạng về xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty:............. 56
2.2.4. Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền. ............................................ 58
2.2.5. Quản trị vốn tồn kho:.................................................................... 65
2.2.6. Quản trị nợ phải thu:..................................................................... 70
2.2.7.Thực trạng về hiệu suất và hiệu quả vốn lưu động:.......................... 76
2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần
đầu tư xây lắp dầu khí Duyên Hải.............................................................. 79
2.3.1. Những kết quả đạt được:.................................................................. 79
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục:............................. 80
CHƯƠNG 3............................................................................................. 82
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN
LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP DẦU KHÍ
DUYÊN HẢI............................................................................................ 82
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: ......................... 82
3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội:.............................................................. 82
3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty:............................. 85
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu
động tại công ty:....................................................................................... 86
3.2.1: Xác định nhu cầu vốn lưu động..................................................... 86
3.2.2. Tăng cường quản lý vốn bằng tiền và cải thiện khả năng thanh toán
của công ty............................................................................................ 89
3.2.3: Giám sát chặt chẽ các khoản nợ phải thu, tổ chức tốt công tác thu hồi
nợ của Công ty. ..................................................................................... 90
3.2.4: Tăng cường quản lý hàng tồn kho ................................................. 93
3.2.5: Nâng cao chất lượng sản phẩm- dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm..... 96
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.10iv
3.2.6. Chú trọng đầu tư nâng cao trình độ tay nghề của công nhân viên trong
Công ty. ................................................................................................ 97
3.2.7. Tăngcườngđầu tư mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.... 98
3.2.8. Hiện đại hóa thông tin nội bộ........................................................ 99
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp .......................................................... 99
3.3.1. Điều kiện thực hiện giải pháp........................................................ 99
3.3.2. Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp.........................................100
KẾT LUẬN.............................................................................................102
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.10v
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Sơ đồbộ máy quản lý của công ty.............................................. 36
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính- kế toán.................................... 38
Bảng 2.1: Bảng cán bộ, công nhân viên của công ty. .................................. 40
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động Tài sản........................... 44
Bảng 2.3: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động Nguồn vốn..................... 45
Bảng 2.4: Bảng phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận .............................. 47
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu................................................ 49
Bảng 2.6.Hệ số hiệu quả hoạt động............................................................ 50
Bảng 2.7: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của các bộ phận trong VLĐ
................................................................................................................ 53
Bảng 2.8: Bảng xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên ...................... 55
Bảng 2.9. Bảng xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty năm 2014, 2015
................................................................................................................ 57
Bảng 2.11: Các hệ số về khả năng thanh toáncủa công ty PVC- DH.............. 61
Bảng 2.12. Các hệ số về khả năng tạo tiền của công ty................................. 64
Bảng 2.13. Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của các bộ phận trong vốn
tồn kho dự trữ........................................................................................... 66
Bảng 2.14. Bảng các hệ số đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho dự trữ... 68
Bảng 2.16.Bảng hệsố đánh giá tình hình quản trịcác khoản phải thu............. 73
Bảng 2. 17: Bảng so sánh khoản chiếm dụng và bị chiếm dụng của Công ty
PVC- DH ................................................................................................. 75
Bảng 2.18: Bảng hệ số phản ánh hiệu suất và hiệu quả quản trị VLĐ .......... 77
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.101
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vận hành
theo cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đối với các
doanh nghiệp Việt Nam, một mặt nó đem lại những cơ hội mới trong việc mở
rộng và tiếp cận thị trường nhưng mặt khác nó là những thách thức không nhỏ
trong quá trình cạnh tranh để thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế
toàn cầu. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng như giai đoạn hiện
nay thì việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả luôn là yếu
tố quyết định đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh nói chung nên cũng
không nằm ngoài yêu cầu đó. VLĐ có khả năng quyết định tới quy mô kinh
doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ tác động trực tiếp tới quá
trình tái sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh từng
kỳ của doanh nghiệp.
Nhận thức rõ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh và
qua thực tế tìm hiểu tại Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải,
em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên
Hải”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các vấn đề về vốn
lưu động, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp như lý luận chung về vốn lưu đông, về tài chính
doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.102
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu:
Ngành nghề kinh doanh của Công ty rất đa dạng như: kinh doanh khách
sạn; xây dựng các công trình kĩ thuật xây dựng, giao thông thủy lợi.... Tuy
nhiên việc phân tích, nghiên cứu chỉ đi vào phân tích các chỉ số tài chính
chung của Công ty chứ không phân tích kỹ từng bộ phận kinh doanh.
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề về vốn lưu động của Công ty như:
tình hình biến động vốn, vấn đề phân bổ, tài trợ, huy động vốn, khả năng
thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn. Số liệu thu thập được trong 2 năm 2014
và 2015.
 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập số liệu quá khứ và hiện tại của
Công ty thông qua các báo cáo tài chính, các sổ sách, chứng từ khác tại Công
ty; phỏng vấn các nhân viên trong Phòng Tài chính – kế toán, tiến hành ghi
chép, thống kê.
Phương pháp xử lý số liệu: từ các số liệu thu thập được từ Công ty, áp
dụng các công thức tính, các chỉ số có sẵn để tính ra được các chỉ số tài chính
của Công ty. Sau đó liên hệ với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
qua các năm để đánh giá.
Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, dự báo: tổng hợp các báo
cáo, thiết lập các hệ số tài chính cần thiết để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn;
phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính. Từ đó đưa ra các
nhận xét.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung đề tài của em gồm 3 chương:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.103
Chương I : Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn
lưu động của Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải.
Chương II : Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần đầu tư
và xây lắp dầu khí Duyên Hải trong thời gian qua.
Chương III : Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu
động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS Đoàn Hương
Quỳnh, Ban lãnh đạo công ty cùng tập thể cán bộ công nhân viên phòng Tài
chính - Kế toán, các phòng ban liên quan của Công ty PVC- DH đã tạo điều
kiện cho em hoàn thành tốt đề tài này.
Mặc dù đã cố gắng hết sức xong do điều kiện nghiên cứu và kiến thức
còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được
sự đóng góp của thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đào Thị Bích Ngọc
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.104
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN
TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động
1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động:
Vốn lưu động là số vốn ứng trước để hình thành nên tài sản lưu động
nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến
hành một cách thường xuyên liên tục. VLĐ chuyển hết toàn bộ giá trị một lần
và cũng được thu hồi toàn bộ giá trị sau khi kết thúc quy trình tiêu thụ sản
phẩm, đồng thời hoàn thành một vòng chu chuyển sau một chu kì kinh doanh.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 02 bộ phận: Tài sản lưu động
sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
- Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để
đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu v.v… và một bộ phận sản phẩm đang trong quá trình sản
xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm v.v…
- Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá
trình lưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ,
vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán v.v…
Trong quá trình kinh doanh, tài sản lưu độngsản xuất và tài sản lưu động
lưu thông không ngừng vận động, thay thế đổichỗ cho nhau, đảm bảo cho quá
trình này diễn ra nhịp nhàng liên tục.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường
xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất
định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.105
một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn
lưu động của doanh nghiệp.
“Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để
đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
1.1.1.2: Đặc điểm của vốn lưu động:
Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái
sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có
đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến cho
các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo
điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được
thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu suất sử
dụng vốn lưu động và ngược lại.
Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của
vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của
vật tư. Số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự
trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay
chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian
nằm ở khâu sản xuất hay lưu thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy,
thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá một
cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
dịch vụ của doanh nghiệp.
1.1.2.Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp
Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Dựa
vào các tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác
nhau. Thông thường có một số cách phân chia chủ yếu sau đây:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.106
1.1.2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động
Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động, vốn lưu động được
chia thành : Vốn lưu động bằng tiền và vốn về hàng tồn kho.
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền
đang chuyển.
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản thu từ khách hàng thể hiện
ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán
hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau hay tạm ứng cho
khách hàng.
- Vốn về hàng tồn kho:
+ Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn về vật tư
dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm .v.v…
+ Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá
trị các loại hàng hóa dự trữ.
Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá
mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ đó, có thể
tìm các biện pháp phát huy chức năng thành phần vốn và biết được kết cấu
vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có
hiệu quả.
1.1.2.2. Phân loại theo vai trò của vốn lưu động
Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh,
vốn lưu động có thể được chia làm ba loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất kinh doanh: đây là bộ phận
vốn lưu động cần thiết nhằm thiết lập nên các khoản dự trữ về vật tư hàng hóa
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành một
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.107
cách thường xuyên, liên tục, bao gồm: giá trị của các loại nguyên, nhiên, vật
liệu, phụ tùng thay thế, các công cụ dụng cụ nhỏ,..
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: là số vốn lưu động dự trữ
kể từ khi xuất vật tư dùng vào sản xuất đến khi tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Thuộc vốn lưu động sản xuất có các bộ phận: các khoản giá trị sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm tự chế, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông : Là số vốn lưu động chiếm dụng
kể từ khi Sản phẩm nhập kho tới khi tiêu thụ được Sản phẩm và thu được tiền
bán hàng về. Bao gồm các bộ phận : các khoản vốn bằng tiền; các khoản giá
trị của thành phẩm chờ tiêu thụ; các khoản vốn trong thanh toán; các khoản
vốn đầu tư ngắn hạn; các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
Phương pháp này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò.
Từ đó, giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu
của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần đối với
quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích
hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân
chuyển vốn lưu động.
1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động VLĐ một cách thích hợp và
hiệu quả cần phải có sự phân loại nguồn VLĐ. Dựa vào tiêu thức nhất định có
thể chia nguồn VLĐ của DN thành nhiều loại khác nhau. Thông thường vốn
lưu đông trong doanh nghiệp thường được phân loại theo thời gian huy động
và sử dụng vốn.
Theo tiêu thức này có thể chia nguồn VLĐ của DN ra làm hai loại:
Nguồn VLĐ thường xuyên và Nguồn VLĐ tạm thời.
 Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn ổn định có
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.108
tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết
trong hoạt động kinh doanh của DN. Để đảm bảo quá trình sản xuất - kinh
doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô
kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm
trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản
phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ khách
hàng. Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh
nghiệp, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảm cho vốn lưu
động thường xuyên còn nguồn vốn lưu động tạm thời sẽ đảm bảo cho nhu cầu
vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy, để tạo
điềm kiện cho việc sử dụng vốn linh hoạt thì các doanh nghiệp sẽ áp dụng các
mô hình tài trợ vốn khác nhau. Nguồn VLĐ thường xuyên của DN tại một
thời điểm được xác định theo công thức :
Nguồn VLĐ
thường xuyên
=
Tổng nguồn vốn thường
xuyên của doanh nghiệp
- TSDH
Hoặc có thể xác định bằng công thức:
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSNH - Nợ ngắn hạn
 Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn
hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có
tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động SXKD của DN.
Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín
dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác.
Mỗi DN có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn vốn lưu động
thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời trong việc đảm bảo nhu cầu
chung về vốn lưu động của DN. Theo cách phân loại này giúp nhà quản lí
xem xét huy động vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.109
nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vồn lưu động.
1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động
1.2.1.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động:
Quản trị là hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý. Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định
và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu
hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy:
“Quản trị vốn lưu động là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn,
ra các quyết định, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều
chỉnh một cách hợp lý các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan trực
tiếp tới vốn lưu động trong doanh nghiệp đểqua đó nâng caohiệu quả hoạt
động sản xuấtkinhdoanhcũng như thực hiện được mụctiêu tối đa hóa giá
trị cho doanh nghiệp”.
1.2.1.2. Mục tiêu quản trị VLĐ:
- Xác định đúng nhu cầu VLĐ, sao cho phù hợp với quy mô và điều kiện
kinh doanh của doanh nghiệp, có biện pháp quản lý và sử dụng VLĐ một
cách tiết kiệm, hiệu quả, đủ để đáp ứng các nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù
đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp và khách hàng,
không xác định lượng VLĐ cao hơn quá nhiều so với nhu cầu thực tế.
- Xác định quy mô vốn tồn kho dự trữ, các nhân tố ảnh hưởng đến vốn
tồn kho dự trữ để có biện pháp quản lý phù hợp vì việc quản lý vốn tồn kho
dự trữ tốt giúp doanh nghiệp tránh tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm
luân chuyển, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn
ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1010
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền măt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng
những nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp, vừa phải đảm bảo sự
an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải
đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp.
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng dựa trên
uy tín của từng khách hàng, phù hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp, đảm bảo khả năng sinh lời và hạn chế rủi ro, để có những biện
pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp.
Để đạt được những mục tiêu đó, doanh nghiệp cần thực hiện quản trị vốn
lưu động với những nội dung sau.
1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1.Xác định nhu cầu vốn lưu động và tổ chức nguồn vốn lưu động
1.2.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động
Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên
tục. Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu
động cần thiết để đáp ứng được nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh
lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo
cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục.
Đó là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiêt của doanh nghiệp.
“Nhu cầu vốn lưu động của doanhnghiệp là số vốn tối thiểu cần thiết
để đảm bảocho doanhnghiệp hoạt động sản xuấtkinhdoanh được thường
xuyên, liên tục”.
 Phân loại nhu cầu vốn lưu động:
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết: Đảm bảo cho quá
trình tái sản xuất được tiến hành liên tục.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1011
- Nhu cầu vốn lưu động tạm thời: Dùng để ứng phó với những nhu cầu
về tăng thêm dự trữ vật tư hàng hóa hoặc sản phẩm... do tính chất thời vụ, do
nhận thêm đơn đặt hàng.
Xác định nhu cầu vốn lưu động giúp doanh nghiệp tránh được tình
trạng ứ đọng vốn, sử dụng hợp lý và tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động. Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến
hành thường xuyên, liên tục và giảm rủi ro của doanh nghiệp trong thanh
toán, nâng cao uy tín với bạn hàng; giúp doanh nghiệp không bị căng thẳng
giả tạo về nhu cầu vốn lưu động và là căn cứ quan trọng cho việc xác định các
nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ . Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp nhiều hay ít phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có một số yếu tố chủ yếu bao gồm:
+ Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp
+ Đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh (chu kỳ sản xuất, tính
chất thời vụ)
+ Sự biến động giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường
+ Trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất.
+ Các chính sách của DN trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm
 Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp như sau:
a. Phương pháp trực tiếp: xác định trực tiếp nhu cầu cho HTK, các
khoản phải thu, phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu
VLĐ.
 Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho:
- Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu
vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế…
Công thức tổng quát như sau:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1012
Nhu cầu vốn HTK = ∑ ∑ (Mij x Nij)n
i=1
m
j=1
Trong đó:
Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của HTK i
Nij: Số ngày dự trữ của HTK i
n: Số loại HTK cần dự trữ
m: Số khâu cần dự trữ HTK
- Nhu cầu VLĐ dự trữtrong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để
hình thành các SP dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước. Nhu
cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ
dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành các SP dở, bán thành phẩm.
Công thức như sau:
Nhu cầu VLĐ sản xuất = Pn x CKsx x Hsd
Trong đó :
Pn: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày
CKsx: Độ dài chu kỳ sản xuất (ngày)
Hsd: hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%)
- Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn dự
trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả.
+ Nhu cầu vốn thành phẩm = Zsx x Ntp
Trong đó:
Zsx: giá thành sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kỳ kế hoạch
Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm
+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu:
Vốn nợ phải thu = Dtn x Npt
Trong đó:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1013
Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày
Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày)
+ Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp
Nợ phải trả kỳ kế hoạch = Dmc x Nmc
Trong đó:
Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch
Nmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp
Như vậy :
Nhu cầu
VLĐ
=
Mức dự trữ
HTK
+
Các khoản phải
thu từ KH
-
Khoản phải trả
nhà cung cấp
Ưu điểm phương pháp: phản ánh rõ nhu cầu VLĐ từng loại vật tư hàng
hóa; từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu của DN.
 Nhược điểm của phương pháp: tính toán phức tạp, mất nhiều thời
gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
b.Phương pháp gián tiếp:
Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động so với
năm báo cáo: dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu
cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch.
VKH =VBC x
MKH
MBC
x(1 +t%)
Trong đó:
VKH: VLĐ năm kế hoạch
Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1014
t% =
Kkh-Kbc
Kbc
× 100%
Trong đó:
t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển
Kkh: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Kbc: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo
Phương pháp dựa vàotổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển
vốn năm kế hoạch.Theo phương pháp này, nhu cầu vLĐ xác đinh căn cứ theo
doanh thu thuần và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch. Công
thức như sau:
VKH =
Mkh
Lkh
Trong đó:
Mkh: Tổng mức luân chuyển vốnnăm kế hoạch(doanh thu thuần)
Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: dựa vào sự biến
động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành vốn lưu động năm báo
cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu năm kế hoạch.
- Bước1:Tínhsố dưbìnhquâncáckhoảnmục trongBCĐKT kỳ thực hiện.
- Bước 2: Lựa chọn các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng
trong BCĐKT chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu
và tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.
- Bước3:Sửdụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên DT để ước tính
nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạchtrêncơ sở DT dự kiến năm kế hoạch.
Nhu cầu
VLĐ tăng
=
Doanh thu
tăng thêm
X
Tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu
động so với doanh thu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1015
thêm
Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo
Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ
so với doanh thu
=
Tỷ lệ % khoản mục
TSLĐ so với DT
-
Tỷ lệ % nguồn vốn
chiếm dụng so với
DT
Bước 4: Tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho doanh nghiệp.
1.2.2.1.2. Tổ chức nguồn vốn lưu động
 Nội dung:
NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn
NWC = Tài sản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn
Hình 1.1: Vị trí của nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tương quan
giữa tài sản và nguồn vốn
Các mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1016
 Mô hình tài trợ thứ nhất:Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động
thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản
lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời.
- Ưu điểm: mô hình này giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong
thanh toán, mức độ an toàn tài chính cao hơn, giảm chi phí sử dụng vốn cho
doanh nghiệp.
- Nhược điểm: chưa tạo ra sự linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn,
thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh
hoạt hơn.
Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp
 Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên và
một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một
phầnTSLĐ tạm thsời, còn lại được đảm bảo bằng nguồn VLĐ tạm thời.
Tiền
Thời gian
TSLĐ TX
TSCĐ
TSLĐ tạm
thời
Nguồnvốntạm
thời
Nguồn vốn
thường xuyên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1017
Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp
- Ưu điểm: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao.
- Nhược điểm: việc sử dụng nhiều khoản vay trung và dài hạn làm chi
phí sử dụng vốn cao hơn.
 Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ
thường xuyên và TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn VLĐ tạm thời.
Tiền
Thời gian
TSLĐ TX
TSCĐ
TSLĐ tạm
thời
Nguồnvốntạm
thời
Nguồn vốn
thường xuyên
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1018
Hình 1.4: Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp
- Ưu điểm: Việc sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì
có thể sử dụng nhiều hơn vốn tín dụng ngắn hạn.
- Nhược điểm: mang lại rủi ro cao hơn cho doanh nghiệp nếu có những
biến động bất thường trong sản xuất kinh doanh.
Trên thực tế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều
hơn vì nguồn tín dụng ngắn hạn cũng được xem như dài hạn vì khoản này có
tính chất chu kỳ.
1.2.2.2. Tổ chức phân bổ vốn lưu động:
 Vai trò của phân bổ vốn lưu động: Giúp doanh nghiệp sử dụng vốn
một cách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn
lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và bình thường.
Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân
loại để hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang
quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng đắn các trọng điểm và biện pháp
Tiền
Thời gian
TSCĐ
TSLĐ tạm
thời
Nguồnvốntạm
thời
Nguồn vốn
thường xuyên
TSLĐ TX
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1019
quản trị vốn lưu động có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của
doanh nghiệp.
 Nội dung của phân bổ vốn lưu động: Bên cạnh công tác quản trị
nguồn vốn lưu động thì công tác phân bổ, sử dụng nguồn vốn làm sao cho
hợp lý, hiệu quả nhất cũng là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản trị
vốn lưu động tại các doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cần có công tác quản trị phù hợp để tạo ra một cơ
cấu tài sản lưu động hợp lý, cân đối. Một mặt đảm bảo đủ lượng tài sản lưu
động cho từng bộ phận để phục vụ cho quá trính sản xuất kinh doanh, mặt
khác cần duy trì các tài sản ở một lượng vừa đủ, hợp lý để tránh tình trạng dư
thừa, lãng phí gây ra tình trạng ứ đọng nguồn vốn, đẩy chi phí sử dụng vốn
lên cao. Tài sản lưu động này bao gồm:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên, vật liệu chính;
vốn vật liệu phụ; vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế; vốn vật đóng gói; vốn
công cụ dụng cụ nhỏ.
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn sản phẩm đang chế
tạo; vốn về chi phí trả trước.
- Vốn lưu động khâu lưu thông: vốn thành phẩm; vốn bằng tiền; vốn
trong thanh toán; các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và cho vay
ngắn hạn.
1.2.2.3. Quản trị vốn bằng tiền:
- Xác định mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý, giúp doanh nghiệp đảm
bảo khả năng thanh toán tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được các rủi ro
không có khả năng thanh toán. Giữ được uy tín với các nhà cung cấp và tạo
điều kiện cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạo khả năng
thu được lợi nhuận cao. Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt
hợp lý của doanh nghiệp như: căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi tiêu
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1020
dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dữ trữ họp lý; hoặc dùng mô
hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ.
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền doanh nghiệp cần phải
xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản thu, chi, đặc biệt là các
khoản thu chi tiền mặt để tránh mất mát, lạm dụng tiền của doanh nghiệp mưu
lợi cho cá nhân. Thực hiện mọi khoản thu chi phải qua quỹ, theo dõi chặt chẽ
các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình chuyển…
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có
biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả
nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi.
1.2.2.4. Quản trị các khoản phải thu:
Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng
hóa hoặc dịch vụ. Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi
nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu, doanh
nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, mất cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu
bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới tăng chi phí quản trị các khoản phải
thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu được nợ. Do
đó nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng bán
chịu. Ngược lại, khi khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro thì doanh nghiệp phải
thu hẹp việc bán chịu hàng hóa dịch vụ. Nội dung quản trị các khoản phải thu:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng:
Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn hay giới hạn về mặt uy tín của
khách hàng mà DN áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho
phù hợp. Ngoài ra cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng
hóa dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu, tỷ lệ chiết khấu thanh
toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng.
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1021
Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu
cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Do đó doanh
nghiệp cầnthu thập thông tin về kháchhàng (báo cáo tài chính, các kết quả xếp
hạng tínnhiệm...); đánhgiá uy tín kháchhàng theo các thông tin thu nhận được;
lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu.
- Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Sử
dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp; xác định trọng tâm quản lý và thu hồi
nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp; thực hiện các
biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu
khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính.
1.2.2.5. Quản trị hàng tồn kho:
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản
xuất hoặc bán ra sau này. Tùy theo mỗi căn cứ và mục đích khác nhau mà vốn
tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được phân thành những loại khác nhau. Việc
quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nó thường chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp
doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân
chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra
bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ
 Cách phân loại tồn kho dự trữ:
- Căn cứ vào vai trò của chúng: tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sản
phẩm sở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm.
- Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn: tồn kho có suất đầu tư vốn cao;tồn kho
có suất đầu tư vốn thấp; tồn kho có suất đầu tư vốn trung bình.
 Mô hình quản lý tồn kho EOQ:
Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí như chi phí lưu giữ, bảo quản và
chi phí thực hiện các hợp đồng. Do đó cần quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1022
sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí
tối thiểu (EOQ).
Nếu gọi:
C: Tổng chi phí tồn kho
C1: Tổng chi phí lưu trữ tồn kho
C2: Tổng chi phí đặt hàng
c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho
c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng
Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm
Q: Mức hàng hóa đặt mỗi lần
Qg: Mức đặt hàng kinh tế
Ta có: C = C1 + C2
C = (
Q
2
×c1)+(
Qn
Q
×c2)
Tìm đạo hàm của hàm số trên theo biến Q, cho đạo hàm bằng 0, ta có:
Q= √
2×c2×Qn
c1
Từ đó xác định số lần cung ứng trong năm (Lc):
Lc =
Qn
QE
Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc) là:
Nc =
360
Lc
=
360×QE
Qn
Mức tồn kho trung bình: Q̅=
QE
2
+Qbh
Thời điểm tái đặt hàng: Qdh = n×
Qn
360
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1023
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động
1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động:
Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn
VLĐ lànguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC).
 Cách xác định NWC:
NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN – Tài sản dài hạn
NWC= Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động của
doanh nghiệp và thường được kết hợp với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng
thanh toán để phân tích mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động
của doanh nghiệp.
 Các trường hợp diễn biến của NWC:
- Trường hợp 1: NWC > 0  Tài sản ngắn hạn > Nợ ngắn hạn
=> DN sử dụng một phần nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ.
Điều này tạo ra một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của DN.
- Trường hợp 2: NWC < 0  Tài sản ngắn hạn < Nợ ngắn hạn
=> Toàn bộ TSLĐ và một phần tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn
vốn ngắn hạn. Đây là dấu hiệu của việc doanh nghiệp sử dụng vốn sai, tạo ra
sự mạo hiểm trong kinh doanh khi cán cân thanh toán mất thăng bằng, hệ số
thanh toán nợ ngắn hạn <1.
- Trường hợp 3: NWC = 0  Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn
=> Toàn bộ tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và toàn
bộ tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Không tạo ra được
tính ổn định trong kinh doanh, vẫn ẩn chứa một sự mạo hiểm nhất định.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1024
1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết cấu vốn lưu động:
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng thành phần vốn lưu động trong tổng số
vốn lưu động tại 1 thời điểm nhất định.
Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động sẽ giúp chúng ta thấy được tình
hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai
đoạn luân chuyển để xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động và tìm mọi
biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong từng điều
kiện cụ thể.
Để xác định kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp tại một thời điểm ta
đi xác đinh các chỉ tiêu sau:
- Tỷ trọng đầu tư tài sản ngắn hạn :
Tỷ trọng đầu tư TSNH =
TSNH
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra thì
doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản ngắn hạn là bao nhiêu.
- Tỷ trọng tiền và tương đương tiền:
Tỷ trọng tiền và tương
đương tiền
=
Tiền và tương đương tiền
TSNH
Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm hiện tại thì tiền và tương đường tiền
chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tài sản ngắn hạn.
- Tỷ trọng các khoản đầu tư ngắn hạn
Tỷ trọng các khoản đầu
tư ngắn hạn
=
Các khoản đầu tư ngắn hạn
TSNH
Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm hiện tại thì các khoản đầu tư ngắn
hạn chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tài sản ngắn hạn.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1025
- Tỷ trọng các khoản phải thu ngăn hạn:
Tỷ trọng các khoản phải
thu ngắn hạn
=
Các khoản phải thu ngắn hạn
TSNH
Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm hiện tại thì các khoản phải thu ngắn
hạn chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tài sản ngắn hạn.
- Tỷ trọng hàng tồn kho:
Tỷ trọng HTK =
HTK
TSNH
Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm hiện tại thì hàng tồn kho của doanh
nghiệp chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tài sản ngắn hạn.
- Tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác:
Tỷ trọng tài sản
ngắn hạn khác
=
Tài sản ngắn hạn khác
TSNH
Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm hiện tại thì tài sản ngắn hạn khác của
doanh nghiệp chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tài sản ngắn hạn
1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn bằng tiền:
 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán
hiện thời
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải
các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán
các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông thường khi hệ số này nhỏ
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1026
hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, cho thấy những khó
khăn doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Khi hệ số này cao cho
thấy doanh nghiệp có khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số KNTT nhanh =
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho. Hàng tồn kho bị
loại ra do được coi là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp. Do đó,
chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp .
 Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng thanh
toán tức thời
=
Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương
đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư
ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và
không gặp rủi ro lớn. Hệ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của
một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng khi hàng tồn kho
không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn, khó thu hồi
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay
=
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế
Số lãi tiền vay phải trả trong kì
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và
cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Lãi tiền vay
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1027
là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng
hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nhiều nhưng kinh doanh không
tốt, mức sinh lời vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh
toán tiền lãi vay đúng hạn. Đây là một chỉ tiêu được các ngân hàng rất quan
tâm khi tiến hành thẩm định cho vay vốn. Chỉ tiêu này còn ảnh hưởng đến xếp
hạng tín nhiệm và đến lãi suất vay vốn của doanh nghiệp.
Ngoài các chỉ tiêu trên, để quản lý một cụ thể hơn tình hình quản lý vốn
bằng tiền người ta còn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tình hình dòng tiền của
doanh nghiệp như: Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh, hệ số doanh thu
bằng tiền so với doanh thu bán hàng, hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ
dòng tiền thuần hoạt động, hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần
hoạt động.
Quản trị dòng tiền là hoạt động hoạch định và tổ chức điều khiển để cân
đối dòng tiền ra, vào theo yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp nhằm tối đa
hoá giá trị doanh nghiệp.
 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo tiền:
 Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh
Hệ số tạo tiền từ
HĐKD
=
Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh
Doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này nhằm giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ
hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được.
 Hệ số doanh thu bằng tiền so với doanh thu bán hàng
Hệ số doanhthu bằng
tiền so với doanh thu
=
Dòng tiền bằng tiền
Doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ.
Qua đây đánh giá khả năng thu hồi tiền từ doanh thu.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1028
Hệ số đảmbảo khả năng thanhtoánlãi vaytừ dòng tiền thuần hoạtđộng
Hệ số này sử dụng để đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động sản
xuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không.
Hệ số đánh giá khả năng chi trả nợ của dòng tiền thuần hoạt động
Hệ số đảm bảo thanh toán
nợ từ dòng tiền thuần hoạt
động
=
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn
của doanh nghiệp thông qua dòng tiền hoạt động. thông qua đó, đánh giá khả
năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả nợ hay
không.
1.2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ:
- Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay HTK =
Giá vốn hàng bán
Giá trị HTK bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu
vòng trong một kỳ.
- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
Số ngày một vòng quay HTK =
360
Số vòng quay HTK
Hệ số đảm bảo thanh
toán lãi vay từ dòng tiền
thuần hoạt động
=
Dòng tiền thuần từ HĐKD+ Lãi vay phải trả
Doanh thu bán hàng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1029
1.2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ phải thu:
- Số vòng quay nợ phải thu:
Số vòng quay nợ phải thu =
Doanh thu bán hàng
Số nợ phải thu bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao
nhiêu vòng. Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của DN như thế nào.
- Kỳ thu tiền trung bình:
Kỳ thu tiền trung bình =
360
Vòng quay nợ phải thu
1.2.3.6. Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả vốn lưu động:
- Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động):
Số vòng quay
Vốn lưu động
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Số vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ
nhất định, thường là một năm.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ (360 ngày)
Số lần luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu
ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1030
- Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Mức tiết kiệm
vốn lưu động =
Mức luân chuyển vốn
BQ 1 ngày kỳ kế hoạch
x
Số ngày rút ngắn kỳ
luân chuyển VLĐ
Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên
doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác.
- Hàm lượng vốn lưu động:
Hàm lượng VLĐ =
VLĐ bình quân
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao
nhiêu đồng VLĐ. Hàm lượng VLĐ càng thấp thì VLĐ sử dụng càng hiệu quả
và ngược lại.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động:
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ =
LN trước (sau) thuế
x 100%
VLĐ bình quân
Chỉtiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá
hiệu quả sử dụng VLĐ của DN.
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp:
1.2.4.1. Nhân tố khách quan:
Là những nhân tố bên ngoài tác động đến việc sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp. Gồm có:
+ Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh
và bình đẳng trước pháp luật, nhưng nhà nước vẫn quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1031
Nếu chính sách kinh tế nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông suốt, có hiệu quả và ngược lại.
Do vậy, để nâng cao quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp cần xem xét
đến các chính sách kinh tế của nhà nước
+ Trạng thái nền kinh tế: Thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động
ảnh hưởng rất lớn đến đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Đặc biệt nền kinh
tế vừa chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới tạo
ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp, như vậy nó ảnh hưởng gián tiếp đến nhu cầu vốn lưu động cũng như
tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp.
+ Sự cạnh tranh: Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra áp lực cạnh tranh rất
lớn cho các doanh nghiệp trong tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhất là khâu huy động vốn, là khâu tiên quyết trong sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Việc huy động vốn lưu động và nâng cao tốc độ vốn
lưu động gián tiếp bị ảnh hưởng bởi yếu tố cạnh tranh.
+ Rủi ro trong kinh doanh: Nền kinh tế thị trường với biến động rất lớn
hiện nay luôn tiềm ẩn trong mình những nguy cơ rủi ro cao. Việc những thay
đổi nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp như khủng hoảng kinh tế, thay đổi
chính sách nhà nước… hay sự lên xuống thất thường của lãi suất tỉ giá…. Sẽ
mang tới rủi ro. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp những rủi ro khác như thiên
tai, hỏa hoạn, chiến chanh, dịch bệnh mang tính bất khả kháng. Các rủi ro này
ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan:
Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doạnh nghiệp:
Trình độ quản lý chuyên nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ,
linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng
vốn đạt hiệu quả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị buông lỏng
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1032
sẽ không những hạn chế tính hiệu quả mà còn gây suy giảm khả năng bảo
toàn phát triển vốn của doanh nghiệp.
Hiệu quả huy động vốn:
Hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay hình thành nên tài sản của
doanh nghiệp. Cả hai nguồn này đều có chi phí sử dụng vốn, vì vậy đòi hỏi
nhà quản trị phải có những quyết định chiến lược trong việc phân bổ và sử
dụng có hiệu quả để có nguồn bù đắp cho phần chi phí đó.
Ngành nghề kinh doanh:
Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản ở các doanh nghiệp
thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau. Để công tác quản trị vốn lưu
động phát huy hiệu quả nhà quản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng
đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuất của DN mình nói riêng và toàn ngành nói
chung để có kế hoạch thực hiện các chính sách và giải pháp phù hợp.
Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nhân tố này có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. Do đó, để có được những biện pháp
quản trị vốn lưu động phù hợp và hiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát những
chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình độ lao động:
Trình độ lao động qyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của
nhà quản lý. Tuy nhiên các quyết định này lại cụ thể hóa thông qua công nhân
viên trong doanh nghiệp. Ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng
người lao động không có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và thực hiện thì
đồng vốn không tạo ra hiệu quả cao.
Uy tín của doanh nghiệp:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1033
Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các
đối tác có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản
xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.
Các nhân tố khác
Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đối mặt
với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như: thiên tai, hỏa hoạn,
hoặc trong kinh doanh như: sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quan
trong quan hệ cung cầu trên thị trường…Đây được xem là nhân tố bất khả
kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác quản trị và sự dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1034
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP DẦU KHÍ DUYÊN HẢI
2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm kinh doanh của công ty
PVC- DH
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY LẮP DẦU KHÍ
DUYÊN HẢI (PVC-DH)
Tên tiếng anh: Duyen Hai Petrovietnam Investment and Construction
JSC
Địa điểm trụ sở chính: 441 đường Đà Nẵng, Đông Hải 1, Hải An, Hải
Phòng
Mã số thuế: 0201093188
Điện thoại:031-376667 ; Fax: 031-376668
Ngày cấp giấy phép: 02/07/2010
Ngày hoạt động : 10/07/2010
Quá trình thành lập:
Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải thuộc Tổng Công
ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam trước đây là Xí nghiệp Liên hợp Xây
lắp Dầu khí, được thành lập theo quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục
Dầu khí số 1069/DK-TC ngày 14/09/1983 trên cơ sở lực lượng cán bộ chiến
sĩ binh đoàn 318 quân đội làm nhiệm vụ xây dựng chuyên ngành dầu khí tại
Vũng Tàu.
Ngày 19/09/1995,Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải
thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam có Quyết định số 1254/DK-TCNS đổi
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1035
tên Xí nghiệp Liên hợp Xây lắp Dầu khí thành Công ty Thiết kế và Xây dựng
dầu khí (PVECC).
Năm 2004, Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thực hiện cổ phần hóa
theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà
nước thành công ty cổ phần. Tháng 3 năm 2005, Bộ Công nghiệp đã phê
duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu
khí thành Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí với vốn điều lệ 150 tỷ đồng.
Căn cứ chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đã được Thủ
Tướng Chính Phủ phê duyệt, để thống nhất trong việc quản lý và điều hành
các đơn vị thành viên, ngày 26/10/2007, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam đã có Nghị quyết số 3604/NQDKVN về việc Thông qua Đề án
chuyển đổi Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu Khí thành Tổng Công ty Cổ phần
Xây lắp Dầu Khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó:
Công ty mẹ là Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu Khí (PVC) được hình
thành trên cơ sở chuyển đổi và sắp xếp lại các công ty cổ phần có vốn góp của
Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam.
Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí
ngày 21/11/2007, Đại hội đã thông qua Đề án chuyển đổi Công ty Cổ phần
Xây lắp Dầu khí thành Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội đã cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103021423 cho Tổng Công ty Cổ phần
Xây lắp Dầu khí Việt Nam.
2.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:
 Chức năng, nhiệm vụ
- Phát triển nhanh, mạnh bền vững, lấy hiệu quả và năng lực cạnh tranh
làm cơ sở đánh giá mọi hoạt động.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1036
- Tập trung trọng tâm vào xây lắp các công trình chuyên ngành dầu khí,
đặc biệt hướng tới các công trình dầu khí trên biển. Tăng nhanh tỷ trọng các
công việc có hàm lượng chất xám và công nghệ cao; phát huy năng lực sẵn
có, mở rộng và phát triển lĩnh vực xây nhà cao tầng để khai thác tối đa nguồn
lực nhằm mang lại hiệu quả cao cho Tổng Công ty.
- Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng
yêu cầu xây lắp các công trình dầu khí theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên
cơ sở đáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Xây dựng thương hiệu PVC thành một thương hiệu mạnh trong nước, trong
khu vực và trên thế giới.
 Ngành nghề kinh doanh
-Đầu tư khu đô thị, kinh doanh khách sạn, Trung tâm thương mại
- Đầu tư phát triển khu công nghiệp, Cảng dịch vụ Dầu khí
- Kinh doanh kho xăng dầu, hóa chất, vật liệu xây dựng
 Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1: Sơ đồbộ máy quản lý của công ty.
GIÁMĐỐC
PGĐ PGĐ xây
dựng
PGĐ kinh tế PGĐ khách
sạn
HĐQT
Phòng TC-
KT
Phòng
TCHC
Phòng
KTXD
Phòng
KTKH
Khách sạn
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1037
Trong đó:
-Hội đồng quản trị (HĐQT):
+ Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền thay mặt công ty quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.
+ Chủ tịch HĐQT theo dõi quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT
và các hoạt động của công ty; lập chương trình kế hoạch hoạt động và tổ chức
việc thông qua quyết định của HĐQT.
- Giám đốc Công ty: là người đại diện cho Công ty, do Tổng giám đốc
Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm (hay bãi nhiệm),
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả hoạt động SXKD của Công ty
trước pháp luật và cấp trên. Giám đốc có quyền quyết định mọi vấn đề trong
công ty.
- Phó giám đốc công ty: là người giúp việc Giám đốc, thay mặt Giám
đốc giải quyết công việc khi Giám đốc vắng.
- Phòng tài chính-kế toán:
+ Tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp toàn bộ thông tin về
hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng kinh phí ở công ty nhằm phục vụ cho
công tác quản lý kinh tế tài chính ở công ty sao cho hiệu quả;
+ Theo dõi tình hình thực hiện các biến động các loại tài sản, hàng tồn
kho, tình hình tài chính, công nợ, phải thu phải trả của công ty.
+ Báo cáo các kết quả kinh doanh và một số báo cáo tài chính khác với
ban Giám đốc và cơ quan thuế...
- Phòng Hành chính:
+ Soạn thảo các văn bản liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng;
+ Lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân đang công tác tại doanh
nghiệp theo quy định;
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1038
+ Quản lý công tác hành chính quản lý trong toàn đơn vị: bảo dưỡng hệ
thống điện, nước, thiết bị nhà cửa, bảo đảm sự vận hành hệ thống máy móc
một cách thường xuyên, đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty;
+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Phòng kỹ thuật xây dựng
+ Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng dịch vụ tại các công
trường, dự án.
+ Quản lý đội ngũ công nhân thời vụ và an toàn lao động tại các công
trường, dự án.
+ Xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
 Tổ chức bộ máy quản lý tài chính- kế toán
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính- kế toán
Trong đó:
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động
thuộc nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong Công ty. Các kế toán viên có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau giúp cho kế toán trưởng nắm tình hình hoạt
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán kiêm kế
toán tổng hợp, tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành SP
Kế toán
Tiền lương
Kế toán
tiền mặt,
thanh toán
nội bộ
Kế toán
thanh toán,
ngân hàng
Thủ
quỹ
Kế
toán
kế
hoạch
Kế
toán
công
trình
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1039
động kinh tế tài chính của Công ty. Đồng thời kế toán trưởng chịu trách
nhiệm trước giám đốc về việc phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh,
chuyên môn nghiệp vụ, chế độ sổ sách báo cáo, quyết toán của Công ty.
- Phó phòng kế toán: là người giúp việc cho kế toán trưởng kiêm kế
toán tổng hợp. Vào cuối kỳ báo cáo dựa vào cơ sở sổ liệu của kế toán các bộ
phận, kế toán tổng hợp tiến hành kiểm tra và ghi sổ kế toán gồm sổ cái, sổ
tổng hợp chi tiết giá thành theo khoản mục và theo đối tượng sản phẩm. Cộng
sổ tổng hợp, đối chiếu sổ chi tiết với sổ cái, lên các báo cáo kế toán theo biểu
mẫu kế toán hiện hành.
- Kế toán Vậttư, TSCĐ, nợ phải trả: theo dõi tình hình biến động nhập
xuất vật tư, tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định phân bổ chính xác
cho các đối tượng chịu khấu hao theo mức độ sử dụng. Mặt khác theo dõi nợ
phải trả cho các nhà cung cấp vật tư.
- Kế toán tiền mặt, thanh toán nội bộ: theo dõi thu chi tiền mặt đồng
thời theo dõi công nợ, thanh toán nội bộ chi tiết theo từng công trình theo các
khoản mục chi phí. Cuối tháng căn cứ vào chứng từ lương tính lương cho bộ
phận văn phòng Công ty.
- Kế toán thanh toán, Ngân hàng: theo dõicác khoản thu từ khách hàng,
tiền vay, tiền gửi tại Ngân hàng.
- Thủ quỹ: trực tiếp quản lý tiền mặt của Công ty, thực hiện thu chi tiền
mặt khi có chứng từ hợp lệ, lập bảng kê thu chi tiền mặt để đối chiếu với kế
toán tiền mặt.
- Kế toán công trình: theo dõi, tập hợp chứng từ vào sổ chi tiết nội bộ
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình chi tiết theo từng công trình
- Kế toán kế hoạch: theo dõi và đánh giá các dự án của công ty
 Cơ sở vật chất kỹ thuật: Các máy móc thiết bị công ty đang quản trị
đều chưa khấu hao hết và còn giá trị sử dụng, đảm bảo chất lượng và tiến độ .
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1040
 Tình hình cung cấp vật tư: Yếu tố đầu vào chủ yếu là các loại ống,
thép ... được sản xuất trong nước.
 Thị trường tiêu thụ
Công ty chủ yếu có thị trường tiêu thụ các sản phẩm tại Hải Phòng và
trên cả nước, ngoài ra có một số hạng mục công trình khác như kinh doanh
khách sạn, trung tâm thương mại...
 Các công trình của công ty một phần thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xây
lắp Dầu khí Việt Nam phân bổ, một phần do tự đấu thầu.
 Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều doanh nghiệp xây
lắp mới hình thành tuy nhiên công ty vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh ở
mức cao do công ty có thâm niên về lâu năm trong ngành.
 Lực lượng lao động
Bảng 2.1: Bảng cán bộ, công nhân viên của công ty.
STT Cán bộ chuyên môn kỹ thuật Số lượng Ghi chú
1 Cán bộ lãnh đạo và quản lý 05 Có HĐ
2 Hành chính nhân sự 12 Có HĐ
3 Tài chính- kế toán 06 Có HĐ
4 Kỹ thuật xây dựng 05 Có HĐ
5 Kinh tế thương mại 06 Có HĐ
6 Lao động trực tiếp 55 Có HĐ
2.1.3: Tình hình tài chính chủ yếu của công ty
2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty
 Thuận lợi:
Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải là 1 doanh nghiệp
tuy còn non trẻ nhưng với sự linh hoạt và mạnh dạn trong kinh doanh, công ty
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1041
đã đạt được những thành công nhất định và tạo dựng được uy tín trong lĩnh
vực thương mại xây lắp. Công ty đã tham gia thực hiện nhiều công trình, dự
án an sinh phúc lợi.
Bộ máy quản trị và lãnh đạo của công ty giàu kinh nghiệm và có nhiều
mối quan hệ trong ngành đã giúp đem lại cho công ty những hợp đồng quan
trọng.
Công ty đa dạng hóa loại hình kinh doanh, do đó đáp ứng được những
yêu cầu về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nước ta là một quốc gia đang phát triển với mục tiêu công nghiệp hóa-
hiện đại hóa, do đó nhu cầu xây lắp dầu khí cao, lĩnh vực xây lắp dầu khí là
lĩnh vực luôn tiềm năng, khai thác được trong thời gian dài.
 Khó khăn:
Hiện nay các công ty đầu tư và xây lắp cùng loại hình kinh doanh với
công ty PVC được thành lập rất nhiều, kéo theo sự cạnh tranh gay gắt trong
đấu thầu. Điều này khiến công ty phải đối mặt với những khó khăn nhất định.
Giá các mặt hàng nguyên vật liệu có nhiều biến động phức tạp, lại phải cạnh
tranh gay gắt với hàng nhập khẩu có giá thành rẻ hơn,đặc biệt là từ Trung
Quốc.
Trong những năm gần đây, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn có
nhiều diễn biến phức tạp, phục hồi chậm hơn dự báo; nền kinh tế trong nước
vẫn đang trong giai đoạn khó khăn; thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng; SXKD
của các DN vẫn trong tình trạng khó khăn; xử lý hàng tồn kho và nợ xấu còn
là 1 vấn đề nan giải. Lạm phát cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thị trường
chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất cao…cũng
đã tạo nên những chướng ngại vật mà công ty cần tìm cách vượt qua.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1042
Do biến động của nên kinh tế nên những năm gần đây công ty hoạt
động không hiệu quả lắm. Vì vậy công ty cần có nhiều biện pháp hơn để nâng
cao lợi nhuận.
2.1.3.2. Tình hình quản trị tài chính của công ty trong thời gian qua
2.1.3.2.1. Tình hình quản trị tài chính của công ty
 Tình hình đầu tư
Trong những năm qua, công ty luôn chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống
máy móc trang thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất và quan tâm xây dựng
mở rộng mạng lưới kinh doanh. Song song với việc nâng cấp khách sạn, lắp
đặt máy móc thiết bị sản xuất, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong
quy trình sản xuất ở các công trình.
 Tình hình vay nợ:
Công ty có nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả. Việc
sử dụng nợ ngắn hạn giúp công ty có thể thực hiện dễ dàng hơn so với sử
dụng tín dụng dài hạn, bên cạnh đó chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thấp
hơn sử dụng tín dụng dài hạn giúp doanh nghiệp giảm áp lực về chi phí sử
dụng vốn vay, ngoài ra sử dụng nợ ngắn hạn giúp doanh nghiệp có thể dễ
dàng linh hoạt trong điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên điều này cũng
làm tăng rủi ro, giảm khả năng đảm bảo an toàn tài chính của công ty.
 Tình hình vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm các khoản mục vốn đầu tư của
chủ sở hữu, quỹ đâu tư phát triển.... Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu
chiếm tỷ trọng chủ yếu.
 Chính sách sử dụng vốn:
Chính sách dự trữ vốn tồn kho
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1043
Công ty có xu hướng tăng hàng tồn kho trong đó chủ yếu tăng nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. (Chi tiết
thuyết minh báo cáo tài chính năm 2015).
Chính sách bán chịu:
Các khoản phải thu NH của công ty tại thời điểm cuối năm tăng nhẹ so
với thời điểm đầu năm 2015 (tăng 16.94%). Cho thấy công ty đang thực hiện
chính sách tín dụng thương mại nới lỏng nhằm tăng cường cạnh tranh tiêu thụ
sản phẩm trong thị trường cạnh tranh cao như hiện nay.
Chính sách quản lý vốn bằng tiền:
Công ty đang có chính sách giảm lượng vốn bằng tiền chủ yếu là giảm
tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Trong đó tăng tiền gửi ngân hàng.
Chính sách khấu hao tài sản cố định: Công ty lựa chọn phương pháp
khấu hao đường thẳng.
 Tình hình phân phối lợi nhuận:
Trong hai năm 2015 và 2014, công ty đều làm ăn lỗ nên đã không tiến
hành phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ.
 Các biện pháp tài chính để quản trị doanh nghiệp:
Công ty sử dụng hệ thống hạch toán kế toán, các kế hoạch tài chính, dự
báo nhu cầu vốn, quản trị rủi ro tài chính (rủi ro về lãi suất, tín dụng, thanh
khoản….)
2.1.3.2.2. Khái quát tình hình tài chính của công ty
 Tình hình biến động tài sản của công ty
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1044
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động Tài sản
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệch
Số tiền (đồng) TT(%) Số tiền (đồng) TT(%) Số tiền (đồng) Tỉ lệ TT(%)
A.Tài sản ngắn hạn
25,069,731,055 14.81% 20,362,210,376 13.00% -4,707,520,679 -18.78% -1.81%
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền 19,937,194,337 79.53% 11,564,134,322 56.79% -8,373,060,015 -42.00% -22.73%
II.Các khoản đầu tư
tài chính ngắn hạn 972,000,000 3.88% 237,844,444 1.17% -734,155,556 -75.53% -2.71%
III.Các khoản phải
thu NH 535,638,971 2.14% 3,883,866,264 19.07% 3,348,227,293 625.09% 16.94%
IV. Hàng tồn kho
827,688,843 3.30% 1,980,039,092 9.72% 1,152,350,249 139.23% 6.42%
V.Tài sản ngắn hạn
khác 2,797,208,904 11.16% 2,696,326,254 13.24% -100,882,650 -3.61% 2.08%
B. Tài sản dài hạn
144,228,046,579 85.19% 136,303,494,771 87.00% -7,924,551,808 -5.49% 1.81%
I. Các khoản phải
thu dài hạn 2,078,990,460 1.44% 197,212,600 0.14% -1,881,777,860 -90.51% -1.30%
II. Tài sản cố định
49,489,047,894 34.31% 11,303,016,023 8.29% -38,186,031,871 -77.16% -26.02%
III. Bất động sản đầu
tư 75,109,260,393 52.08% 109,207,773,800 80.12% 34,098,513,407 45.40% 28.04%
IV. Tài sản dở dang
dài hạn 4,213,713,515 2.92% - 0.00% -4,213,713,515 -100.00% -2.92%
V. Tài sản dài hạn
khác 13,337,034,317 9.25% 15,595,492,348 11.44% 2,258,458,031 16.93% 2.19%
Tổng cộng tài sản
169,297,777,634 100.00% 156,665,705,147 100.00% -12,632,072,487 -7.46% 0.00%
(Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2014, 2015)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1045
 Tình hình biến động nguồn vốn của công ty:
Bảng 2.3: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động Nguồn vốn
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệch
Tỷ lệ
(%)
A. Nợ phải
trả
3,087,890,387 5,669,796,249 2,581,905,862 83.61%
I. Nợ ngắn
hạn
1,320,777,312 4,167,582,267 2,846,804,955 215.54%
II. Nợ dài
hạn
1767113075 1,502,213,982 -264,899,093 -14.99%
B. Vốn chủ
sở hữu
166,209,887,247 150,995,908,898 -15,213,978,349 -9.15%
I.Vốn chủ
sở hữu
166,209,887,247 150,995,908,898 -15,213,978,349 -9.15%
Tổng
nguồn vốn
169,297,777,634 156,665,705,147 -12,632,072,487 -7.46%
(Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2014, 2015)
Dựa vào 2 bảng trên ta thấy:
Tổng tài sản của công ty cuối năm 2015 giảm nhẹ so với đầu năm, cụ thể
giảm 12,632,072,487 đồng, tương ứng giảm 7.46% . Trong đó chủ yếu là
giảm tài sản ngắn hạn, cụ thể cuối năm 2015, giảm hơn 4 tỷ đồng, tương ứng
giảm 18.78%.Tài sản dài hạn có xu hướng giảm , cụ thể cuối năm 2015 giảm
5.49%.Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi theo hướng chú trọng đầu tư vào tài
sản dài hạn. Tỷ trọng tài sản dài hạn cuối năm 2015 đạt 87% , tăng 1.81% so
với đầu năm. Tài sản ngắn hạn giảm là do vốn bằng tiền và các khoản đầu tư
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1046
tài chính giảm tương ứng lần lượt là 8 tỷ và 0,73 tỷ. Ngược lại hàng tồn kho
và các khoản phải thu có xu hướng tăng lần lượt là 1 tỷ và 3 tỷ. Vốn bằng
tiền của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn, trong khi tỷ trọng
hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng thấp. Điều này cho thấy
công tác quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp tương đối hiệu quả. Mặt
khác, yếu tố Bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản dài hạn ( BĐ chiếm
80.12% về tỷ trọng TSDH năm 2015).
Mặc dù tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm về giá trị, tuy nhiên
sự biến động tăng giảm ngược chiều nhau của hai tiêu chí tài sản ngắn hạn và
tài sản dài hạn về tỷ trọng đã phản ánh một cách khái quát sự thay đổi chiến
lược hoạt động của doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn:
Cuối năm 2015, nguồn vốn của doanh nghiệp giảm so với cuối năm
2014 là 12,632 triệu đồng tương ứng với giảm 7.46%. Nguồn vốn giảm là do
sự giảm mạnh của vốn chủ sở hữu gần 15,214 tỷ đồng.
Tình hình diễn biến nguồn vốn hiện nay phản ánh mức độ an toàn tài
chính đang giảm khi nợ phải trả tăng từ 3 tỷ lên hơn 5 tỷ. Tuy vốn chủ sở hữu
của doanh nghiệp giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Điều đó cho thấy khả
năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao, mức độ an toàn về tài chính
tương đối tốt. Tuy nhiên việc sử dụng vốn chủ cao sẽ làm cho chi phí sử dụng
vốn cao
 Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1047
Bảng 2.4: Bảng phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu 2014 2015 Chênh lệch %
Doanh thu về bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
14,634,005,833 13,019,002,895 -1,615,002,938 -11.04%
Các khoản giảm trừ
DT
- - - -
Doanh thu thuần về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
14,634,005,833 13,091,002,895 -1,543,002,938 -10.54%
Giá vốn hàng bán 17,069,047,073 14,194,493,360 -2,874,553,713 -16.84%
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
-2,435,041,240 -1,175,490,465 1,259,550,775 -51.73%
Doanh thu từ hoạt
động tài chính
1,283,119,159 787,312,094 -495,807,065 -38.64%
Chi phí quản lý DN 5,796,187,534 9,982,917,428 4,186,729,894 72.23%
Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh
doanh
-6,948,109,615 -10,371,095,799 -3,422,986,184 49.26%
Thu nhập khác 447,000 20,056 - 426,944 -95.51%
Chi phí khác 797,004,135 4,842,902,606 4,045,898,471 507.64%
Lợi nhuận khác -796,557,135 -4,842,882,550 -4,046,325,415 507.98%
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
-7,744,666,750 -15,213,978,349 -7,469,311,599 96.44%
Chi phí thuế thu
nhập DN
- - - -
Lợi nhuận sau thuế -7,744,666,750 -15,213,978,349 -7,469,311,599 96.44%
(Nguồn: BCKQHĐKD của công ty năm 2014, 2015)
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1048
Dựa vào bảng trên ta thấy:
Tổng lợi nhuận năm 2015 giảm so với năm 2014, cụ thể giảm hơn 2.8 tỷ
đồng, tương ứng giảm 96.44%. Sự giảm vượt bậc này chủ yếu là do doanh thu
từ hoạt động tài chính giảm gần 500 triệu đồng và doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ giảm hơn 1 tỷ đồng.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ giảm là do trong nắm 2015 giá dầu giảm so với năm 2014.
Giá vốn hàng bán năm 2015 giảm so với năm 2014, cụ thể giảm hơn 47
tỷ đồng, tương ứng giảm 16.84%.
Các loại chi phí cuối năm 2015 đều tăng so với năm 2014, cụ thể chi phí
quản lý doanh nghiệp tăng hơn 4 tỷ đồng tương ứng tăng 72.23%, chi phí
khác tăng hơn 4 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 507.64%.
Tốc độ giảm của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán
và tổng chi phí gộp lại nên cả 2 năm 2014 và 2015 đều có lợi nhuận kế toán
trước thuế âm, từ đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp âm.
Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp đạt hiệu quả
không tốt.
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1049
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu.
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015
chênh lệch
Tuyệt đối Tỉ lệ
1. Hệ số KNTT
tổng quát
54.83 60.68 5.85 10.67%
Tài sản 169,297,777,634 156,665,705,147 -12,632,072,487.00 -7.46%
Nợ phải trả 3,087,890,387 2,581,905,862 -505,984,525.00 -16.39%
2. Hệ số KNTT
ngắn hạn
18.98 7.15 -11.83 -62.32%
Tài sản ngắn hạn 25,069,731,055 20,362,210,376 -4,707,520,679.00 -18.78%
Nợ phải trả ngắn
hạn
1,320,777,312 2,846,804,955 1,526,027,643.00 115.54%
3. Hệ số KNTT
nhanh 18.35 6.46 -11.90 -64.82%
Hàng tồn kho 827,688,843 1,980,039,092 1,152,350,249.00 139.23%
4. Hệ số KNTT
tức thời
15.10 4.06 -11.03 -73.09%
Tiền và tương
đương tiền
19,937,194,337 11,564,134,322 -8,373,060,015.00 -42.00%
5. Hệ số KNTT
lãi vay
- - - -
EBIT -7,744,666,750 -7,469,311,599 275,355,151.00 -3.56%
Lãi vay phải trả
trong kỳ
- - - -
6. Hệ số khả
năng chi trả nợ
NH
-1.03 -3.05 -2.03 197.36%
Lưu chuyển tiền
thuần trong kỳ
-4,009,527,797 -8,373,060,015 -4,363,532,218.00 108.83%
Nợ ngắn hạn
bình quân
3,907,578,611 2,744,179,790 -1,163,398,821.00 -29.77%
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1050
II. Hệ số cơ cấu
nguồn vốn
31/12/2014 31/12/2015 So sánh
1. Hệ số nợ 0.0182 0.0362 0.018
2. Hệ số vốn chủ sở
hữu
0.9818 0.9638 - 0.018
III. Hệ số cơ cấu tài
sản
31/12/2014 31/12/2015 So sánh
1. Tỷ lệ đầu tư vào
TSNH
0.1481 0.1300 - 0.0181
2.Tỷ lệ đầu tư vào
TSDH
0.8519 0.8700 0.0181
Bảng 2.6.Hệ số hiệu quả hoạt động
Năm 2014 Năm 2015 So sánh
1. Tỷ suất LNST trên
doanh thu (ROS)(%)
- 0.5292 - 1.1686 - 0.6394
2. Tỷ suất LNST trên
VKD (ROA) (%)
- 0.0457 - 0.0971 - 0.0514
3. Tỷ suất lợi nhuận
VCSH ( ROE) (%).
- 0.0466 - 0.1008 - 0.0542
 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty:
Qua phân tích bảng 2.5 (một số chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2014
và năm 2015) ta thấy, so với năm 2014 tình hình tài chính năm 2015 của công
ty nhìn chung biến động theo hướng xấu đi. Cụ thể:
Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính
SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1051
- Về cơ cấu nguồn vốn, tài sản: Trong năm 2015, hệ số nợ của công ty
là 0.0362 đã tăng so với năm 2014. Công ty tăng hệ số VCSH từ 0.9818
xuống 0.9638 đồng nghĩa với việc giảm sự tự chủ về tài chính cho công ty.
Vào thời điểm cuối năm 2015, công ty gia tăng tỷ trọng đầu tư vào TSDH (từ
85,19% lên 87%) và giảm tỷ trọng đầu tư vào TSNH (từ 14.81%xuống 13%)
- Về hiệu quả hoạt động: Hầu hết khả năng sinh lời năm 2015 của công
ty đều giảm . Nhìn chung sự biến động theo chiều hướng giảm như vậy cho
thấy tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
trong bối cảnh phát triển chững lại của nền kinh tế cũng như sự gia tăng về nợ
xấu của lĩnh vực bất động sản – một lĩnh vực liên quan mật thiết đối với tình
hình tài chính của các doanh nghiệp xây dựng, xây lắp trong đó có công ty cổ
phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải. Điều này đã đặt ra thử thách
không nhỏ đối với công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty trong thời gian tới.
2.1.4.Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công ty
Những kết quả đạt được:
Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp. Điều này cho thấy công ty có khả năng tự chủ về tài chính cao. Qua
đó ta thấy công ty sẽ đảm bảo được các khoản thanh toán đến hạn.
Những hạn chế, tồn tại:
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2015 giảm nhẹ so với đầu
năm, cụ thể giảm hơn 12 tỷ đồng, tương ứng giảm 7.46%.
Doanh thu năm 2015 giảm gần 1.6 tỷ đồng, tương ứng giảm 11.04% cho
thấy công ty đang hoạt động chưa hiệu quả lắm.
Lợi nhuận sau thuế giảm gần 7.5 tỷ đồng, tương ứng giảm 96.44% cho
thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự chuyển biến không tốt.
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Nguyễn Công Huy
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa pháthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...Đề tài  quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
Đề tài quản trị vốn lưu động và một số giải pháp nâng cao hiệu quả, RẤT HAY,...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơLuận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty điện cơ
 
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAYĐề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty, 9 Điểm.docx
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà ThépĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Nhà Thép
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩmĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty công nghệ phẩm
 
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
Phân tích thực trạng tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của ...
 
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
Luận văn: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại công ty TNHH thương m...
 
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOTThực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
Thực trạng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, HOT
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phátPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tập đoàn hòa phát
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
 
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựngLuận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
Luận văn: Các giải pháp tăng cường quản trị vốn lưu động của công ty xây dựng
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ

Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Dương Hà
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ (20)

Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đQuản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
Quản trị sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bạch Đằng, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty Thương mại Lam Giang - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà NộiĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty SILKROAD Hà Nội
 
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đĐề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
Đề tài: Quản trị Vốn cố định tại Công ty xây dựng Thành Đô, 9đ
 
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần thép hùng cườn...
 
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
Nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại công ty cổ phần xây dựng 565
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn công ty cổ phần xây dựng 565, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủyĐề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
Đề tài: Quản lý vốn tồn kho tại Công ty Xây dựng công trình thủy
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty thương mại Chi Lăng, HOT
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty thương mại Chi Lăng, HOTĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty thương mại Chi Lăng, HOT
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại công ty thương mại Chi Lăng, HOT
 
Đề tài: Công tác hàng hóa tại công ty thương mại Đức Huy, HOT
Đề tài: Công tác hàng hóa tại công ty thương mại Đức Huy, HOTĐề tài: Công tác hàng hóa tại công ty thương mại Đức Huy, HOT
Đề tài: Công tác hàng hóa tại công ty thương mại Đức Huy, HOT
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty điện cơ Hải Phòng, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty điện cơ Hải Phòng, HAYĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty điện cơ Hải Phòng, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty điện cơ Hải Phòng, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 

Recently uploaded (20)

Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 

Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ

  • 1. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.10i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trên luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Đào Thị Bích Ngọc
  • 2. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.10ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................I MỤC LỤC .................................................................................................II DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU........................................................... V LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP....................... 4 1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động ................................ 4 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động............................................ 4 1.1.2.Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp......................................... 5 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp......................... 7 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ............................................... 9 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động................................... 9 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp ......................... 10 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động..................... 23 1.2.4. Những nhântố ảnh hưởngđếnquản trị vốn lưuđộngcủadoanhnghiệp:... 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP DẦU KHÍ DUYÊN HẢI ............. 34 2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm kinh doanh của công ty PVC- DH ................................................................................................. 34 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty............................... 34 2.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:.................................. 35 2.1.3: Tình hình tài chính chủ yếu của công ty ........................................ 40 2.1.4.Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công ty ........................... 51 2.2. Thực trạngquản trịvốn lưuđộng tạicông tyPVC-DH .............................. 52 2.2.1. Thực trạng vốn lưu động và phân bổ VLĐ:................................... 52
  • 3. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.10iii 2.2.2.Thực trạng nguồn VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ ................ 54 2.2.3. Thực trạng về xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty:............. 56 2.2.4. Thực trạng về quản trị vốn bằng tiền. ............................................ 58 2.2.5. Quản trị vốn tồn kho:.................................................................... 65 2.2.6. Quản trị nợ phải thu:..................................................................... 70 2.2.7.Thực trạng về hiệu suất và hiệu quả vốn lưu động:.......................... 76 2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của công ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí Duyên Hải.............................................................. 79 2.3.1. Những kết quả đạt được:.................................................................. 79 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục:............................. 80 CHƯƠNG 3............................................................................................. 82 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP DẦU KHÍ DUYÊN HẢI............................................................................................ 82 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới: ......................... 82 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội:.............................................................. 82 3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty:............................. 85 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản trị vốn lưu động tại công ty:....................................................................................... 86 3.2.1: Xác định nhu cầu vốn lưu động..................................................... 86 3.2.2. Tăng cường quản lý vốn bằng tiền và cải thiện khả năng thanh toán của công ty............................................................................................ 89 3.2.3: Giám sát chặt chẽ các khoản nợ phải thu, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ của Công ty. ..................................................................................... 90 3.2.4: Tăng cường quản lý hàng tồn kho ................................................. 93 3.2.5: Nâng cao chất lượng sản phẩm- dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm..... 96
  • 4. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.10iv 3.2.6. Chú trọng đầu tư nâng cao trình độ tay nghề của công nhân viên trong Công ty. ................................................................................................ 97 3.2.7. Tăngcườngđầu tư mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.... 98 3.2.8. Hiện đại hóa thông tin nội bộ........................................................ 99 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp .......................................................... 99 3.3.1. Điều kiện thực hiện giải pháp........................................................ 99 3.3.2. Một số kiến nghị đối với doanh nghiệp.........................................100 KẾT LUẬN.............................................................................................102
  • 5. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.10v DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Sơ đồbộ máy quản lý của công ty.............................................. 36 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính- kế toán.................................... 38 Bảng 2.1: Bảng cán bộ, công nhân viên của công ty. .................................. 40 Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động Tài sản........................... 44 Bảng 2.3: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động Nguồn vốn..................... 45 Bảng 2.4: Bảng phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận .............................. 47 Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu................................................ 49 Bảng 2.6.Hệ số hiệu quả hoạt động............................................................ 50 Bảng 2.7: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của các bộ phận trong VLĐ ................................................................................................................ 53 Bảng 2.8: Bảng xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên ...................... 55 Bảng 2.9. Bảng xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty năm 2014, 2015 ................................................................................................................ 57 Bảng 2.11: Các hệ số về khả năng thanh toáncủa công ty PVC- DH.............. 61 Bảng 2.12. Các hệ số về khả năng tạo tiền của công ty................................. 64 Bảng 2.13. Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của các bộ phận trong vốn tồn kho dự trữ........................................................................................... 66 Bảng 2.14. Bảng các hệ số đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho dự trữ... 68 Bảng 2.16.Bảng hệsố đánh giá tình hình quản trịcác khoản phải thu............. 73 Bảng 2. 17: Bảng so sánh khoản chiếm dụng và bị chiếm dụng của Công ty PVC- DH ................................................................................................. 75 Bảng 2.18: Bảng hệ số phản ánh hiệu suất và hiệu quả quản trị VLĐ .......... 77
  • 6. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.101 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, một mặt nó đem lại những cơ hội mới trong việc mở rộng và tiếp cận thị trường nhưng mặt khác nó là những thách thức không nhỏ trong quá trình cạnh tranh để thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng như giai đoạn hiện nay thì việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả luôn là yếu tố quyết định đến lợi nhuận doanh nghiệp. Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh nói chung nên cũng không nằm ngoài yêu cầu đó. VLĐ có khả năng quyết định tới quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng VLĐ sẽ tác động trực tiếp tới quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh từng kỳ của doanh nghiệp. Nhận thức rõ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh và qua thực tế tìm hiểu tại Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải, em đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các vấn đề về vốn lưu động, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp như lý luận chung về vốn lưu đông, về tài chính doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải.
  • 7. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.102 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu: Ngành nghề kinh doanh của Công ty rất đa dạng như: kinh doanh khách sạn; xây dựng các công trình kĩ thuật xây dựng, giao thông thủy lợi.... Tuy nhiên việc phân tích, nghiên cứu chỉ đi vào phân tích các chỉ số tài chính chung của Công ty chứ không phân tích kỹ từng bộ phận kinh doanh. Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề về vốn lưu động của Công ty như: tình hình biến động vốn, vấn đề phân bổ, tài trợ, huy động vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng vốn. Số liệu thu thập được trong 2 năm 2014 và 2015.  Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập số liệu quá khứ và hiện tại của Công ty thông qua các báo cáo tài chính, các sổ sách, chứng từ khác tại Công ty; phỏng vấn các nhân viên trong Phòng Tài chính – kế toán, tiến hành ghi chép, thống kê. Phương pháp xử lý số liệu: từ các số liệu thu thập được từ Công ty, áp dụng các công thức tính, các chỉ số có sẵn để tính ra được các chỉ số tài chính của Công ty. Sau đó liên hệ với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm để đánh giá. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, dự báo: tổng hợp các báo cáo, thiết lập các hệ số tài chính cần thiết để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn; phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính. Từ đó đưa ra các nhận xét. Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung đề tài của em gồm 3 chương:
  • 8. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.103 Chương I : Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải. Chương II : Thực trạng quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải trong thời gian qua. Chương III : Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS Đoàn Hương Quỳnh, Ban lãnh đạo công ty cùng tập thể cán bộ công nhân viên phòng Tài chính - Kế toán, các phòng ban liên quan của Công ty PVC- DH đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt đề tài này. Mặc dù đã cố gắng hết sức xong do điều kiện nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Đào Thị Bích Ngọc
  • 9. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.104 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động 1.1.1.1. Khái niệm vốn lưu động: Vốn lưu động là số vốn ứng trước để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. VLĐ chuyển hết toàn bộ giá trị một lần và cũng được thu hồi toàn bộ giá trị sau khi kết thúc quy trình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời hoàn thành một vòng chu chuyển sau một chu kì kinh doanh. Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 02 bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. - Tài sản lưu động sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu v.v… và một bộ phận sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm v.v… - Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán v.v… Trong quá trình kinh doanh, tài sản lưu độngsản xuất và tài sản lưu động lưu thông không ngừng vận động, thay thế đổichỗ cho nhau, đảm bảo cho quá trình này diễn ra nhịp nhàng liên tục. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra
  • 10. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.105 một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào tài sản đó. Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. “Vốn lưu động là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. 1.1.1.2: Đặc điểm của vốn lưu động: Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thái khác nhau của vốn lưu động, khiến cho các hình thái có được mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi, góp phần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu động và ngược lại. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Số vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ sử dụng ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian nằm ở khâu sản xuất hay lưu thông có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. 1.1.2.Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp Để quản lý vốn lưu động được tốt cần phải phân loại vốn lưu động. Dựa vào các tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau. Thông thường có một số cách phân chia chủ yếu sau đây:
  • 11. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.106 1.1.2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn lưu động Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động, vốn lưu động được chia thành : Vốn lưu động bằng tiền và vốn về hàng tồn kho. - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: + Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi Ngân hàng và tiền đang chuyển. + Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản thu từ khách hàng thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau hay tạm ứng cho khách hàng. - Vốn về hàng tồn kho: + Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hóa gồm: Vốn về vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm .v.v… + Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ. Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ đó, có thể tìm các biện pháp phát huy chức năng thành phần vốn và biết được kết cấu vốn lưu động theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả. 1.1.2.2. Phân loại theo vai trò của vốn lưu động Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động có thể được chia làm ba loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất kinh doanh: đây là bộ phận vốn lưu động cần thiết nhằm thiết lập nên các khoản dự trữ về vật tư hàng hóa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành một
  • 12. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.107 cách thường xuyên, liên tục, bao gồm: giá trị của các loại nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, các công cụ dụng cụ nhỏ,.. - Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: là số vốn lưu động dự trữ kể từ khi xuất vật tư dùng vào sản xuất đến khi tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Thuộc vốn lưu động sản xuất có các bộ phận: các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế, các khoản chi phí trả trước ngắn hạn. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông : Là số vốn lưu động chiếm dụng kể từ khi Sản phẩm nhập kho tới khi tiêu thụ được Sản phẩm và thu được tiền bán hàng về. Bao gồm các bộ phận : các khoản vốn bằng tiền; các khoản giá trị của thành phẩm chờ tiêu thụ; các khoản vốn trong thanh toán; các khoản vốn đầu tư ngắn hạn; các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn. Phương pháp này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò. Từ đó, giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 1.1.3. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động VLĐ một cách thích hợp và hiệu quả cần phải có sự phân loại nguồn VLĐ. Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn VLĐ của DN thành nhiều loại khác nhau. Thông thường vốn lưu đông trong doanh nghiệp thường được phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn. Theo tiêu thức này có thể chia nguồn VLĐ của DN ra làm hai loại: Nguồn VLĐ thường xuyên và Nguồn VLĐ tạm thời.  Nguồn vốn lưu động thường xuyên: là nguồn vốn ổn định có
  • 13. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.108 tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của DN. Để đảm bảo quá trình sản xuất - kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, thường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạn luân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanh nghiệp, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảm cho vốn lưu động thường xuyên còn nguồn vốn lưu động tạm thời sẽ đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàn toàn như vậy, để tạo điềm kiện cho việc sử dụng vốn linh hoạt thì các doanh nghiệp sẽ áp dụng các mô hình tài trợ vốn khác nhau. Nguồn VLĐ thường xuyên của DN tại một thời điểm được xác định theo công thức : Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp - TSDH Hoặc có thể xác định bằng công thức: Nguồn VLĐ thường xuyên = TSNH - Nợ ngắn hạn  Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong hoạt động SXKD của DN. Nguồn vốn này thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác. Mỗi DN có cách thức phối hợp khác nhau giữa nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời trong việc đảm bảo nhu cầu chung về vốn lưu động của DN. Theo cách phân loại này giúp nhà quản lí xem xét huy động vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để
  • 14. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.109 nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vồn lưu động. 1.2. Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn lưu động 1.2.1.1. Khái niệm quản trị vốn lưu động: Quản trị là hoạt động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy: “Quản trị vốn lưu động là quá trình phân tích, hoạch định, lựa chọn, ra các quyết định, tổ chức thực hiện song song với việc kiểm soát, điều chỉnh một cách hợp lý các quyết định tài chính ngắn hạn liên quan trực tiếp tới vốn lưu động trong doanh nghiệp đểqua đó nâng caohiệu quả hoạt động sản xuấtkinhdoanhcũng như thực hiện được mụctiêu tối đa hóa giá trị cho doanh nghiệp”. 1.2.1.2. Mục tiêu quản trị VLĐ: - Xác định đúng nhu cầu VLĐ, sao cho phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, có biện pháp quản lý và sử dụng VLĐ một cách tiết kiệm, hiệu quả, đủ để đáp ứng các nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp và khách hàng, không xác định lượng VLĐ cao hơn quá nhiều so với nhu cầu thực tế. - Xác định quy mô vốn tồn kho dự trữ, các nhân tố ảnh hưởng đến vốn tồn kho dự trữ để có biện pháp quản lý phù hợp vì việc quản lý vốn tồn kho dự trữ tốt giúp doanh nghiệp tránh tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ.
  • 15. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1010 - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền măt hợp lý, tối thiểu để đáp ứng những nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp, vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, đem lại khả năng sinh lời cao nhưng đồng thời cũng phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. - Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng dựa trên uy tín của từng khách hàng, phù hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng sinh lời và hạn chế rủi ro, để có những biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp. Để đạt được những mục tiêu đó, doanh nghiệp cần thực hiện quản trị vốn lưu động với những nội dung sau. 1.2.2. Nội dung quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.2.1.Xác định nhu cầu vốn lưu động và tổ chức nguồn vốn lưu động 1.2.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong quá trình đó luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng được nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Đó là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiêt của doanh nghiệp. “Nhu cầu vốn lưu động của doanhnghiệp là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảocho doanhnghiệp hoạt động sản xuấtkinhdoanh được thường xuyên, liên tục”.  Phân loại nhu cầu vốn lưu động: - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết: Đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục.
  • 16. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1011 - Nhu cầu vốn lưu động tạm thời: Dùng để ứng phó với những nhu cầu về tăng thêm dự trữ vật tư hàng hóa hoặc sản phẩm... do tính chất thời vụ, do nhận thêm đơn đặt hàng. Xác định nhu cầu vốn lưu động giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng vốn, sử dụng hợp lý và tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục và giảm rủi ro của doanh nghiệp trong thanh toán, nâng cao uy tín với bạn hàng; giúp doanh nghiệp không bị căng thẳng giả tạo về nhu cầu vốn lưu động và là căn cứ quan trọng cho việc xác định các nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ . Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có một số yếu tố chủ yếu bao gồm: + Quy mô kinh doanh của doanh nghiệp + Đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh (chu kỳ sản xuất, tính chất thời vụ) + Sự biến động giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường + Trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. + Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất. + Các chính sách của DN trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm  Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp như sau: a. Phương pháp trực tiếp: xác định trực tiếp nhu cầu cho HTK, các khoản phải thu, phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ.  Xác định nhu cầu vốn hàng tồn kho: - Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế… Công thức tổng quát như sau:
  • 17. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1012 Nhu cầu vốn HTK = ∑ ∑ (Mij x Nij)n i=1 m j=1 Trong đó: Mij: Chi phí sử dụng bình quân một ngày của HTK i Nij: Số ngày dự trữ của HTK i n: Số loại HTK cần dự trữ m: Số khâu cần dự trữ HTK - Nhu cầu VLĐ dự trữtrong khâu sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn để hình thành các SP dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước. Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm, mức độ hoàn thành các SP dở, bán thành phẩm. Công thức như sau: Nhu cầu VLĐ sản xuất = Pn x CKsx x Hsd Trong đó : Pn: Chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày CKsx: Độ dài chu kỳ sản xuất (ngày) Hsd: hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%) - Nhu cầu vốn lưu động dự trữ trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả. + Nhu cầu vốn thành phẩm = Zsx x Ntp Trong đó: Zsx: giá thành sản xuất sản phẩm bình quân một ngày kỳ kế hoạch Ntp: Số ngày dự trữ thành phẩm + Xác định nhu cầu vốn nợ phải thu: Vốn nợ phải thu = Dtn x Npt Trong đó:
  • 18. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1013 Dtn: Doanh thu bán hàng bình quân một ngày Npt: Kỳ thu tiền trung bình (ngày) + Xác định nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp Nợ phải trả kỳ kế hoạch = Dmc x Nmc Trong đó: Dmc: Doanh số mua chịu bình quân ngày kỳ kế hoạch Nmc: Kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp Như vậy : Nhu cầu VLĐ = Mức dự trữ HTK + Các khoản phải thu từ KH - Khoản phải trả nhà cung cấp Ưu điểm phương pháp: phản ánh rõ nhu cầu VLĐ từng loại vật tư hàng hóa; từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu của DN.  Nhược điểm của phương pháp: tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. b.Phương pháp gián tiếp: Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ phần trăm nhu cầu vốn lưu động so với năm báo cáo: dựa vào thực tế nhu cầu VLĐ năm báo cáo và điều chỉnh nhu cầu theo quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch. VKH =VBC x MKH MBC x(1 +t%) Trong đó: VKH: VLĐ năm kế hoạch Mkh: Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Mbc: Mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
  • 19. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1014 t% = Kkh-Kbc Kbc × 100% Trong đó: t%: Tỷ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển Kkh: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch Kbc: Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo Phương pháp dựa vàotổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch.Theo phương pháp này, nhu cầu vLĐ xác đinh căn cứ theo doanh thu thuần và tốc độ luân chuyển VLĐ dự tính của năm kế hoạch. Công thức như sau: VKH = Mkh Lkh Trong đó: Mkh: Tổng mức luân chuyển vốnnăm kế hoạch(doanh thu thuần) Lkh: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu: dựa vào sự biến động theo tỷ lệ trên doanh thu của các yếu tố cấu thành vốn lưu động năm báo cáo để xác định nhu cầu vốn lưu động theo doanh thu năm kế hoạch. - Bước1:Tínhsố dưbìnhquâncáckhoảnmục trongBCĐKT kỳ thực hiện. - Bước 2: Lựa chọn các khoản mục TSNH và nguồn vốn chiếm dụng trong BCĐKT chịu sự tác động trực tiếp và có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ. - Bước3:Sửdụng tỷ lệ phần trăm của các khoản mục trên DT để ước tính nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạchtrêncơ sở DT dự kiến năm kế hoạch. Nhu cầu VLĐ tăng = Doanh thu tăng thêm X Tỷ lệ % nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu.
  • 20. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1015 thêm Doanh thu tăng thêm = Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo Tỷ lệ % nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỷ lệ % khoản mục TSLĐ so với DT - Tỷ lệ % nguồn vốn chiếm dụng so với DT Bước 4: Tiến hành xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho doanh nghiệp. 1.2.2.1.2. Tổ chức nguồn vốn lưu động  Nội dung: NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn NWC = Tài sản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn Hình 1.1: Vị trí của nguồn vốn lưu động thường xuyên trong tương quan giữa tài sản và nguồn vốn Các mô hình tài trợ vốn của doanh nghiệp:
  • 21. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1016  Mô hình tài trợ thứ nhất:Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. - Ưu điểm: mô hình này giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn tài chính cao hơn, giảm chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. - Nhược điểm: chưa tạo ra sự linh hoạt trong tổ chức sử dụng vốn, thường vốn nào nguồn ấy, tính chắc chắn được đảm bảo hơn song kém linh hoạt hơn. Hình 1.2: Mô hình tài trợ thứ nhất của doanh nghiệp  Mô hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, một phầnTSLĐ tạm thsời, còn lại được đảm bảo bằng nguồn VLĐ tạm thời. Tiền Thời gian TSLĐ TX TSCĐ TSLĐ tạm thời Nguồnvốntạm thời Nguồn vốn thường xuyên
  • 22. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1017 Hình 1.3: Mô hình tài trợ thứ hai của doanh nghiệp - Ưu điểm: Khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao. - Nhược điểm: việc sử dụng nhiều khoản vay trung và dài hạn làm chi phí sử dụng vốn cao hơn.  Mô hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn VLĐ tạm thời. Tiền Thời gian TSLĐ TX TSCĐ TSLĐ tạm thời Nguồnvốntạm thời Nguồn vốn thường xuyên
  • 23. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1018 Hình 1.4: Mô hình tài trợ thứ ba của doanh nghiệp - Ưu điểm: Việc sử dụng vốn linh hoạt, chi phí sử dụng vốn thấp hơn vì có thể sử dụng nhiều hơn vốn tín dụng ngắn hạn. - Nhược điểm: mang lại rủi ro cao hơn cho doanh nghiệp nếu có những biến động bất thường trong sản xuất kinh doanh. Trên thực tế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều hơn vì nguồn tín dụng ngắn hạn cũng được xem như dài hạn vì khoản này có tính chất chu kỳ. 1.2.2.2. Tổ chức phân bổ vốn lưu động:  Vai trò của phân bổ vốn lưu động: Giúp doanh nghiệp sử dụng vốn một cách tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và bình thường. Việc phân tích kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại để hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng đắn các trọng điểm và biện pháp Tiền Thời gian TSCĐ TSLĐ tạm thời Nguồnvốntạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSLĐ TX
  • 24. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1019 quản trị vốn lưu động có hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.  Nội dung của phân bổ vốn lưu động: Bên cạnh công tác quản trị nguồn vốn lưu động thì công tác phân bổ, sử dụng nguồn vốn làm sao cho hợp lý, hiệu quả nhất cũng là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản trị vốn lưu động tại các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có công tác quản trị phù hợp để tạo ra một cơ cấu tài sản lưu động hợp lý, cân đối. Một mặt đảm bảo đủ lượng tài sản lưu động cho từng bộ phận để phục vụ cho quá trính sản xuất kinh doanh, mặt khác cần duy trì các tài sản ở một lượng vừa đủ, hợp lý để tránh tình trạng dư thừa, lãng phí gây ra tình trạng ứ đọng nguồn vốn, đẩy chi phí sử dụng vốn lên cao. Tài sản lưu động này bao gồm: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên, vật liệu chính; vốn vật liệu phụ; vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế; vốn vật đóng gói; vốn công cụ dụng cụ nhỏ. - Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo; vốn về chi phí trả trước. - Vốn lưu động khâu lưu thông: vốn thành phẩm; vốn bằng tiền; vốn trong thanh toán; các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và cho vay ngắn hạn. 1.2.2.3. Quản trị vốn bằng tiền: - Xác định mức dự trữ tiền mặt một cách hợp lý, giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh được các rủi ro không có khả năng thanh toán. Giữ được uy tín với các nhà cung cấp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh tốt, tạo khả năng thu được lợi nhuận cao. Có nhiều phương pháp xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý của doanh nghiệp như: căn cứ vào số liệu thống kê nhu cầu chi tiêu
  • 25. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1020 dùng tiền mặt bình quân một ngày và số ngày dữ trữ họp lý; hoặc dùng mô hình tổng chi phí tối thiểu trong quản trị vốn tồn kho dự trữ. - Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền doanh nghiệp cần phải xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản thu, chi, đặc biệt là các khoản thu chi tiền mặt để tránh mất mát, lạm dụng tiền của doanh nghiệp mưu lợi cho cá nhân. Thực hiện mọi khoản thu chi phải qua quỹ, theo dõi chặt chẽ các khoản tiền tạm ứng, tiền đang trong quá trình chuyển… - Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi. 1.2.2.4. Quản trị các khoản phải thu: Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Quản trị khoản phải thu liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tiêu thụ sản phẩm, mất cơ hội thu lợi nhuận. Song nếu bán chịu hay bán chịu quá mức sẽ dẫn tới tăng chi phí quản trị các khoản phải thu, làm tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc rủi ro không thu được nợ. Do đó nếu khả năng sinh lời lớn hơn rủi ro thì doanh nghiệp có thể mở rộng bán chịu. Ngược lại, khi khả năng sinh lời nhỏ hơn rủi ro thì doanh nghiệp phải thu hẹp việc bán chịu hàng hóa dịch vụ. Nội dung quản trị các khoản phải thu: - Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng: Tùy theo mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn hay giới hạn về mặt uy tín của khách hàng mà DN áp dụng chính sách bán chịu nới lỏng hay thắt chặt cho phù hợp. Ngoài ra cũng cần xác định đúng đắn các điều khoản bán chịu hàng hóa dịch vụ, bao gồm việc xác định thời hạn bán chịu, tỷ lệ chiết khấu thanh toán nếu khách hàng thanh toán sớm hơn thời hạn bán chịu theo hợp đồng. - Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu:
  • 26. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1021 Nội dung chủ yếu là đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán của khách hàng khi khoản nợ đến hạn thanh toán. Do đó doanh nghiệp cầnthu thập thông tin về kháchhàng (báo cáo tài chính, các kết quả xếp hạng tínnhiệm...); đánhgiá uy tín kháchhàng theo các thông tin thu nhận được; lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu. - Áp dụng các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ: Sử dụng kế toán thu hồi nợ chuyên nghiệp; xác định trọng tâm quản lý và thu hồi nợ trong từng thời kỳ để có chính sách thu hồi nợ thích hợp; thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro bán chịu như trích trước dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập quỹ dự phòng tài chính. 1.2.2.5. Quản trị hàng tồn kho: Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Tùy theo mỗi căn cứ và mục đích khác nhau mà vốn tồn kho dự trữ của doanh nghiệp được phân thành những loại khác nhau. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất quan trọng, không phải vì nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số VLĐ của doanh nghiệp mà quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư hàng hóa ứ đọng, chậm luân chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ  Cách phân loại tồn kho dự trữ: - Căn cứ vào vai trò của chúng: tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sản phẩm sở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm. - Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn: tồn kho có suất đầu tư vốn cao;tồn kho có suất đầu tư vốn thấp; tồn kho có suất đầu tư vốn trung bình.  Mô hình quản lý tồn kho EOQ: Tồn kho dự trữ làm phát sinh chi phí như chi phí lưu giữ, bảo quản và chi phí thực hiện các hợp đồng. Do đó cần quản lý hàng tồn kho dự trữ trên cơ
  • 27. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1022 sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mô hình tổng chi phí tối thiểu (EOQ). Nếu gọi: C: Tổng chi phí tồn kho C1: Tổng chi phí lưu trữ tồn kho C2: Tổng chi phí đặt hàng c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm Q: Mức hàng hóa đặt mỗi lần Qg: Mức đặt hàng kinh tế Ta có: C = C1 + C2 C = ( Q 2 ×c1)+( Qn Q ×c2) Tìm đạo hàm của hàm số trên theo biến Q, cho đạo hàm bằng 0, ta có: Q= √ 2×c2×Qn c1 Từ đó xác định số lần cung ứng trong năm (Lc): Lc = Qn QE Số ngày cung ứng cách nhau giữa 2 lần cung ứng (Nc) là: Nc = 360 Lc = 360×QE Qn Mức tồn kho trung bình: Q̅= QE 2 +Qbh Thời điểm tái đặt hàng: Qdh = n× Qn 360
  • 28. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1023 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn lưu động 1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động: Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá tình hình tổ chức đảm bảo nguồn VLĐ lànguồn vốn lưu động thường xuyên (NWC).  Cách xác định NWC: NWC = Tổng nguồn vốn thường xuyên của DN – Tài sản dài hạn NWC= Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này dùng để đánh giá phương thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp và thường được kết hợp với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán để phân tích mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp.  Các trường hợp diễn biến của NWC: - Trường hợp 1: NWC > 0  Tài sản ngắn hạn > Nợ ngắn hạn => DN sử dụng một phần nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ. Điều này tạo ra một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của DN. - Trường hợp 2: NWC < 0  Tài sản ngắn hạn < Nợ ngắn hạn => Toàn bộ TSLĐ và một phần tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Đây là dấu hiệu của việc doanh nghiệp sử dụng vốn sai, tạo ra sự mạo hiểm trong kinh doanh khi cán cân thanh toán mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn <1. - Trường hợp 3: NWC = 0  Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn => Toàn bộ tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và toàn bộ tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Không tạo ra được tính ổn định trong kinh doanh, vẫn ẩn chứa một sự mạo hiểm nhất định.
  • 29. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1024 1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết cấu vốn lưu động: Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng thành phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động tại 1 thời điểm nhất định. Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động sẽ giúp chúng ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển để xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong từng điều kiện cụ thể. Để xác định kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp tại một thời điểm ta đi xác đinh các chỉ tiêu sau: - Tỷ trọng đầu tư tài sản ngắn hạn : Tỷ trọng đầu tư TSNH = TSNH Tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra thì doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản ngắn hạn là bao nhiêu. - Tỷ trọng tiền và tương đương tiền: Tỷ trọng tiền và tương đương tiền = Tiền và tương đương tiền TSNH Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm hiện tại thì tiền và tương đường tiền chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tài sản ngắn hạn. - Tỷ trọng các khoản đầu tư ngắn hạn Tỷ trọng các khoản đầu tư ngắn hạn = Các khoản đầu tư ngắn hạn TSNH Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm hiện tại thì các khoản đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tài sản ngắn hạn.
  • 30. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1025 - Tỷ trọng các khoản phải thu ngăn hạn: Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn = Các khoản phải thu ngắn hạn TSNH Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm hiện tại thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tài sản ngắn hạn. - Tỷ trọng hàng tồn kho: Tỷ trọng HTK = HTK TSNH Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm hiện tại thì hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tài sản ngắn hạn. - Tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác = Tài sản ngắn hạn khác TSNH Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm hiện tại thì tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tài sản ngắn hạn 1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn bằng tiền:  Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán  Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông thường khi hệ số này nhỏ
  • 31. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1026 hơn 1 thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, cho thấy những khó khăn doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Khi hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.  Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số KNTT nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải thực hiện thanh lý khẩn cấp hàng tồn kho. Hàng tồn kho bị loại ra do được coi là loại tài sản lưu động có tính thanh khoản thấp. Do đó, chỉ tiêu này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp .  Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn. Hệ số này dùng để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng khi hàng tồn kho không tiêu thụ được và nhiều khoản nợ phải thu gặp khó khăn, khó thu hồi Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số lãi tiền vay phải trả trong kì Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Lãi tiền vay
  • 32. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1027 là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn. Đây là một chỉ tiêu được các ngân hàng rất quan tâm khi tiến hành thẩm định cho vay vốn. Chỉ tiêu này còn ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm và đến lãi suất vay vốn của doanh nghiệp. Ngoài các chỉ tiêu trên, để quản lý một cụ thể hơn tình hình quản lý vốn bằng tiền người ta còn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tình hình dòng tiền của doanh nghiệp như: Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh, hệ số doanh thu bằng tiền so với doanh thu bán hàng, hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động, hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động. Quản trị dòng tiền là hoạt động hoạch định và tổ chức điều khiển để cân đối dòng tiền ra, vào theo yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp nhằm tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.  Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo tiền:  Hệ số tạo tiền từ hoạt động kinh doanh Hệ số tạo tiền từ HĐKD = Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này nhằm giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu đạt được.  Hệ số doanh thu bằng tiền so với doanh thu bán hàng Hệ số doanhthu bằng tiền so với doanh thu = Dòng tiền bằng tiền Doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu tiền từ doanh thu bán hàng trong kỳ. Qua đây đánh giá khả năng thu hồi tiền từ doanh thu.
  • 33. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1028 Hệ số đảmbảo khả năng thanhtoánlãi vaytừ dòng tiền thuần hoạtđộng Hệ số này sử dụng để đánh giá được khả năng tạo tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh có đáp ứng được yêu cầu thanh toán lãi vay hay không. Hệ số đánh giá khả năng chi trả nợ của dòng tiền thuần hoạt động Hệ số đảm bảo thanh toán nợ từ dòng tiền thuần hoạt động = Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này sử dụng để xem xét khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thông qua dòng tiền hoạt động. thông qua đó, đánh giá khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đủ chi trả nợ hay không. 1.2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn tồn kho dự trữ: - Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán Giá trị HTK bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ. - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay HTK = 360 Số vòng quay HTK Hệ số đảm bảo thanh toán lãi vay từ dòng tiền thuần hoạt động = Dòng tiền thuần từ HĐKD+ Lãi vay phải trả Doanh thu bán hàng
  • 34. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1029 1.2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh tình hình nợ phải thu: - Số vòng quay nợ phải thu: Số vòng quay nợ phải thu = Doanh thu bán hàng Số nợ phải thu bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng. Nó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của DN như thế nào. - Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình = 360 Vòng quay nợ phải thu 1.2.3.6. Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả vốn lưu động: - Số lần luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động): Số vòng quay Vốn lưu động = Doanh thu thuần trong kỳ Số vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. - Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Số lần luân chuyển VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một vòng quay VLĐ cần bao nhiêu ngày. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại.
  • 35. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1030 - Mức tiết kiệm vốn lưu động: Mức tiết kiệm vốn lưu động = Mức luân chuyển vốn BQ 1 ngày kỳ kế hoạch x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Nhờ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ nên doanh nghiệp có thể rút ra khỏi một số VLĐ để dùng cho các hoạt động khác. - Hàm lượng vốn lưu động: Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hàm lượng VLĐ càng thấp thì VLĐ sử dụng càng hiệu quả và ngược lại. - Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: Tỷ suất lợi nhuận VLĐ = LN trước (sau) thuế x 100% VLĐ bình quân Chỉtiêu này phản ánh một đồng VLĐ bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của DN. 1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp: 1.2.4.1. Nhân tố khách quan: Là những nhân tố bên ngoài tác động đến việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Gồm có: + Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật, nhưng nhà nước vẫn quản lý vĩ mô nền kinh tế.
  • 36. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1031 Nếu chính sách kinh tế nhà nước ổn định sẽ giúp cho việc tiến hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông suốt, có hiệu quả và ngược lại. Do vậy, để nâng cao quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp cần xem xét đến các chính sách kinh tế của nhà nước + Trạng thái nền kinh tế: Thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Đặc biệt nền kinh tế vừa chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới tạo ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, như vậy nó ảnh hưởng gián tiếp đến nhu cầu vốn lưu động cũng như tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. + Sự cạnh tranh: Nền kinh tế thị trường luôn tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp trong tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là khâu huy động vốn, là khâu tiên quyết trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc huy động vốn lưu động và nâng cao tốc độ vốn lưu động gián tiếp bị ảnh hưởng bởi yếu tố cạnh tranh. + Rủi ro trong kinh doanh: Nền kinh tế thị trường với biến động rất lớn hiện nay luôn tiềm ẩn trong mình những nguy cơ rủi ro cao. Việc những thay đổi nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp như khủng hoảng kinh tế, thay đổi chính sách nhà nước… hay sự lên xuống thất thường của lãi suất tỉ giá…. Sẽ mang tới rủi ro. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp những rủi ro khác như thiên tai, hỏa hoạn, chiến chanh, dịch bệnh mang tính bất khả kháng. Các rủi ro này ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp 1.2.4.2. Nhân tố chủ quan: Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doạnh nghiệp: Trình độ quản lý chuyên nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị buông lỏng
  • 37. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1032 sẽ không những hạn chế tính hiệu quả mà còn gây suy giảm khả năng bảo toàn phát triển vốn của doanh nghiệp. Hiệu quả huy động vốn: Hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Cả hai nguồn này đều có chi phí sử dụng vốn, vì vậy đòi hỏi nhà quản trị phải có những quyết định chiến lược trong việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả để có nguồn bù đắp cho phần chi phí đó. Ngành nghề kinh doanh: Việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau. Để công tác quản trị vốn lưu động phát huy hiệu quả nhà quản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kỹ lưỡng đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuất của DN mình nói riêng và toàn ngành nói chung để có kế hoạch thực hiện các chính sách và giải pháp phù hợp. Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh: Nhân tố này có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. Do đó, để có được những biện pháp quản trị vốn lưu động phù hợp và hiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát những chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ lao động: Trình độ lao động qyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nhà quản lý. Tuy nhiên các quyết định này lại cụ thể hóa thông qua công nhân viên trong doanh nghiệp. Ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng người lao động không có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và thực hiện thì đồng vốn không tạo ra hiệu quả cao. Uy tín của doanh nghiệp:
  • 38. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1033 Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Các nhân tố khác Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đối mặt với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như: thiên tai, hỏa hoạn, hoặc trong kinh doanh như: sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quan trong quan hệ cung cầu trên thị trường…Đây được xem là nhân tố bất khả kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản trị và sự dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • 39. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1034 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP DẦU KHÍ DUYÊN HẢI 2.1. Quá trình hình thành phát triển và đặc điểm kinh doanh của công ty PVC- DH 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY LẮP DẦU KHÍ DUYÊN HẢI (PVC-DH) Tên tiếng anh: Duyen Hai Petrovietnam Investment and Construction JSC Địa điểm trụ sở chính: 441 đường Đà Nẵng, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng Mã số thuế: 0201093188 Điện thoại:031-376667 ; Fax: 031-376668 Ngày cấp giấy phép: 02/07/2010 Ngày hoạt động : 10/07/2010 Quá trình thành lập: Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam trước đây là Xí nghiệp Liên hợp Xây lắp Dầu khí, được thành lập theo quyết định của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dầu khí số 1069/DK-TC ngày 14/09/1983 trên cơ sở lực lượng cán bộ chiến sĩ binh đoàn 318 quân đội làm nhiệm vụ xây dựng chuyên ngành dầu khí tại Vũng Tàu. Ngày 19/09/1995,Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam có Quyết định số 1254/DK-TCNS đổi
  • 40. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1035 tên Xí nghiệp Liên hợp Xây lắp Dầu khí thành Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí (PVECC). Năm 2004, Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển Công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Tháng 3 năm 2005, Bộ Công nghiệp đã phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí thành Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Căn cứ chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt, để thống nhất trong việc quản lý và điều hành các đơn vị thành viên, ngày 26/10/2007, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có Nghị quyết số 3604/NQDKVN về việc Thông qua Đề án chuyển đổi Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu Khí thành Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu Khí hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó: Công ty mẹ là Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu Khí (PVC) được hình thành trên cơ sở chuyển đổi và sắp xếp lại các công ty cổ phần có vốn góp của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam. Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí ngày 21/11/2007, Đại hội đã thông qua Đề án chuyển đổi Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí thành Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Ngày 20 tháng 12 năm 2007, Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103021423 cho Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. 2.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:  Chức năng, nhiệm vụ - Phát triển nhanh, mạnh bền vững, lấy hiệu quả và năng lực cạnh tranh làm cơ sở đánh giá mọi hoạt động.
  • 41. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1036 - Tập trung trọng tâm vào xây lắp các công trình chuyên ngành dầu khí, đặc biệt hướng tới các công trình dầu khí trên biển. Tăng nhanh tỷ trọng các công việc có hàm lượng chất xám và công nghệ cao; phát huy năng lực sẵn có, mở rộng và phát triển lĩnh vực xây nhà cao tầng để khai thác tối đa nguồn lực nhằm mang lại hiệu quả cao cho Tổng Công ty. - Tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu xây lắp các công trình dầu khí theo tiêu chuẩn quốc tế. - Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và khu vực trên cơ sở đáp ứng một cách năng động nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Xây dựng thương hiệu PVC thành một thương hiệu mạnh trong nước, trong khu vực và trên thế giới.  Ngành nghề kinh doanh -Đầu tư khu đô thị, kinh doanh khách sạn, Trung tâm thương mại - Đầu tư phát triển khu công nghiệp, Cảng dịch vụ Dầu khí - Kinh doanh kho xăng dầu, hóa chất, vật liệu xây dựng  Tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 2.1: Sơ đồbộ máy quản lý của công ty. GIÁMĐỐC PGĐ PGĐ xây dựng PGĐ kinh tế PGĐ khách sạn HĐQT Phòng TC- KT Phòng TCHC Phòng KTXD Phòng KTKH Khách sạn
  • 42. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1037 Trong đó: -Hội đồng quản trị (HĐQT): + Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền thay mặt công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. + Chủ tịch HĐQT theo dõi quá trình thực hiện các quyết định của HĐQT và các hoạt động của công ty; lập chương trình kế hoạch hoạt động và tổ chức việc thông qua quyết định của HĐQT. - Giám đốc Công ty: là người đại diện cho Công ty, do Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm (hay bãi nhiệm), chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả hoạt động SXKD của Công ty trước pháp luật và cấp trên. Giám đốc có quyền quyết định mọi vấn đề trong công ty. - Phó giám đốc công ty: là người giúp việc Giám đốc, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc vắng. - Phòng tài chính-kế toán: + Tổ chức việc thu nhận, hệ thống hóa và cung cấp toàn bộ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng kinh phí ở công ty nhằm phục vụ cho công tác quản lý kinh tế tài chính ở công ty sao cho hiệu quả; + Theo dõi tình hình thực hiện các biến động các loại tài sản, hàng tồn kho, tình hình tài chính, công nợ, phải thu phải trả của công ty. + Báo cáo các kết quả kinh doanh và một số báo cáo tài chính khác với ban Giám đốc và cơ quan thuế... - Phòng Hành chính: + Soạn thảo các văn bản liên quan đến chức năng nhiệm vụ của phòng; + Lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ, công nhân đang công tác tại doanh nghiệp theo quy định;
  • 43. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1038 + Quản lý công tác hành chính quản lý trong toàn đơn vị: bảo dưỡng hệ thống điện, nước, thiết bị nhà cửa, bảo đảm sự vận hành hệ thống máy móc một cách thường xuyên, đáp ứng yêu cầu hoạt động của công ty; + Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. - Phòng kỹ thuật xây dựng + Công tác quản lý và giám sát kỹ thuật, chất lượng dịch vụ tại các công trường, dự án. + Quản lý đội ngũ công nhân thời vụ và an toàn lao động tại các công trường, dự án. + Xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.  Tổ chức bộ máy quản lý tài chính- kế toán Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính- kế toán Trong đó: - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động thuộc nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong Công ty. Các kế toán viên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau giúp cho kế toán trưởng nắm tình hình hoạt Kế toán trưởng Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP Kế toán Tiền lương Kế toán tiền mặt, thanh toán nội bộ Kế toán thanh toán, ngân hàng Thủ quỹ Kế toán kế hoạch Kế toán công trình
  • 44. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1039 động kinh tế tài chính của Công ty. Đồng thời kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, chuyên môn nghiệp vụ, chế độ sổ sách báo cáo, quyết toán của Công ty. - Phó phòng kế toán: là người giúp việc cho kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp. Vào cuối kỳ báo cáo dựa vào cơ sở sổ liệu của kế toán các bộ phận, kế toán tổng hợp tiến hành kiểm tra và ghi sổ kế toán gồm sổ cái, sổ tổng hợp chi tiết giá thành theo khoản mục và theo đối tượng sản phẩm. Cộng sổ tổng hợp, đối chiếu sổ chi tiết với sổ cái, lên các báo cáo kế toán theo biểu mẫu kế toán hiện hành. - Kế toán Vậttư, TSCĐ, nợ phải trả: theo dõi tình hình biến động nhập xuất vật tư, tài sản cố định, trích khấu hao tài sản cố định phân bổ chính xác cho các đối tượng chịu khấu hao theo mức độ sử dụng. Mặt khác theo dõi nợ phải trả cho các nhà cung cấp vật tư. - Kế toán tiền mặt, thanh toán nội bộ: theo dõi thu chi tiền mặt đồng thời theo dõi công nợ, thanh toán nội bộ chi tiết theo từng công trình theo các khoản mục chi phí. Cuối tháng căn cứ vào chứng từ lương tính lương cho bộ phận văn phòng Công ty. - Kế toán thanh toán, Ngân hàng: theo dõicác khoản thu từ khách hàng, tiền vay, tiền gửi tại Ngân hàng. - Thủ quỹ: trực tiếp quản lý tiền mặt của Công ty, thực hiện thu chi tiền mặt khi có chứng từ hợp lệ, lập bảng kê thu chi tiền mặt để đối chiếu với kế toán tiền mặt. - Kế toán công trình: theo dõi, tập hợp chứng từ vào sổ chi tiết nội bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị mình chi tiết theo từng công trình - Kế toán kế hoạch: theo dõi và đánh giá các dự án của công ty  Cơ sở vật chất kỹ thuật: Các máy móc thiết bị công ty đang quản trị đều chưa khấu hao hết và còn giá trị sử dụng, đảm bảo chất lượng và tiến độ .
  • 45. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1040  Tình hình cung cấp vật tư: Yếu tố đầu vào chủ yếu là các loại ống, thép ... được sản xuất trong nước.  Thị trường tiêu thụ Công ty chủ yếu có thị trường tiêu thụ các sản phẩm tại Hải Phòng và trên cả nước, ngoài ra có một số hạng mục công trình khác như kinh doanh khách sạn, trung tâm thương mại...  Các công trình của công ty một phần thuộc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam phân bổ, một phần do tự đấu thầu.  Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều doanh nghiệp xây lắp mới hình thành tuy nhiên công ty vẫn duy trì được khả năng cạnh tranh ở mức cao do công ty có thâm niên về lâu năm trong ngành.  Lực lượng lao động Bảng 2.1: Bảng cán bộ, công nhân viên của công ty. STT Cán bộ chuyên môn kỹ thuật Số lượng Ghi chú 1 Cán bộ lãnh đạo và quản lý 05 Có HĐ 2 Hành chính nhân sự 12 Có HĐ 3 Tài chính- kế toán 06 Có HĐ 4 Kỹ thuật xây dựng 05 Có HĐ 5 Kinh tế thương mại 06 Có HĐ 6 Lao động trực tiếp 55 Có HĐ 2.1.3: Tình hình tài chính chủ yếu của công ty 2.1.3.1. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hoạt động của công ty  Thuận lợi: Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải là 1 doanh nghiệp tuy còn non trẻ nhưng với sự linh hoạt và mạnh dạn trong kinh doanh, công ty
  • 46. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1041 đã đạt được những thành công nhất định và tạo dựng được uy tín trong lĩnh vực thương mại xây lắp. Công ty đã tham gia thực hiện nhiều công trình, dự án an sinh phúc lợi. Bộ máy quản trị và lãnh đạo của công ty giàu kinh nghiệm và có nhiều mối quan hệ trong ngành đã giúp đem lại cho công ty những hợp đồng quan trọng. Công ty đa dạng hóa loại hình kinh doanh, do đó đáp ứng được những yêu cầu về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nước ta là một quốc gia đang phát triển với mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa, do đó nhu cầu xây lắp dầu khí cao, lĩnh vực xây lắp dầu khí là lĩnh vực luôn tiềm năng, khai thác được trong thời gian dài.  Khó khăn: Hiện nay các công ty đầu tư và xây lắp cùng loại hình kinh doanh với công ty PVC được thành lập rất nhiều, kéo theo sự cạnh tranh gay gắt trong đấu thầu. Điều này khiến công ty phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Giá các mặt hàng nguyên vật liệu có nhiều biến động phức tạp, lại phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu có giá thành rẻ hơn,đặc biệt là từ Trung Quốc. Trong những năm gần đây, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, phục hồi chậm hơn dự báo; nền kinh tế trong nước vẫn đang trong giai đoạn khó khăn; thị trường BĐS vẫn còn trầm lắng; SXKD của các DN vẫn trong tình trạng khó khăn; xử lý hàng tồn kho và nợ xấu còn là 1 vấn đề nan giải. Lạm phát cao, giá cả nguyên vật liệu tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, thị trường bất động sản trầm lắng, lãi suất cao…cũng đã tạo nên những chướng ngại vật mà công ty cần tìm cách vượt qua.
  • 47. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1042 Do biến động của nên kinh tế nên những năm gần đây công ty hoạt động không hiệu quả lắm. Vì vậy công ty cần có nhiều biện pháp hơn để nâng cao lợi nhuận. 2.1.3.2. Tình hình quản trị tài chính của công ty trong thời gian qua 2.1.3.2.1. Tình hình quản trị tài chính của công ty  Tình hình đầu tư Trong những năm qua, công ty luôn chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc trang thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất và quan tâm xây dựng mở rộng mạng lưới kinh doanh. Song song với việc nâng cấp khách sạn, lắp đặt máy móc thiết bị sản xuất, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong quy trình sản xuất ở các công trình.  Tình hình vay nợ: Công ty có nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả. Việc sử dụng nợ ngắn hạn giúp công ty có thể thực hiện dễ dàng hơn so với sử dụng tín dụng dài hạn, bên cạnh đó chi phí sử dụng tín dụng ngắn hạn thấp hơn sử dụng tín dụng dài hạn giúp doanh nghiệp giảm áp lực về chi phí sử dụng vốn vay, ngoài ra sử dụng nợ ngắn hạn giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng linh hoạt trong điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên điều này cũng làm tăng rủi ro, giảm khả năng đảm bảo an toàn tài chính của công ty.  Tình hình vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp gồm các khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu, quỹ đâu tư phát triển.... Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng chủ yếu.  Chính sách sử dụng vốn: Chính sách dự trữ vốn tồn kho
  • 48. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1043 Công ty có xu hướng tăng hàng tồn kho trong đó chủ yếu tăng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. (Chi tiết thuyết minh báo cáo tài chính năm 2015). Chính sách bán chịu: Các khoản phải thu NH của công ty tại thời điểm cuối năm tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm 2015 (tăng 16.94%). Cho thấy công ty đang thực hiện chính sách tín dụng thương mại nới lỏng nhằm tăng cường cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm trong thị trường cạnh tranh cao như hiện nay. Chính sách quản lý vốn bằng tiền: Công ty đang có chính sách giảm lượng vốn bằng tiền chủ yếu là giảm tiền mặt và các khoản tương đương tiền. Trong đó tăng tiền gửi ngân hàng. Chính sách khấu hao tài sản cố định: Công ty lựa chọn phương pháp khấu hao đường thẳng.  Tình hình phân phối lợi nhuận: Trong hai năm 2015 và 2014, công ty đều làm ăn lỗ nên đã không tiến hành phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ.  Các biện pháp tài chính để quản trị doanh nghiệp: Công ty sử dụng hệ thống hạch toán kế toán, các kế hoạch tài chính, dự báo nhu cầu vốn, quản trị rủi ro tài chính (rủi ro về lãi suất, tín dụng, thanh khoản….) 2.1.3.2.2. Khái quát tình hình tài chính của công ty  Tình hình biến động tài sản của công ty
  • 49. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1044 Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động Tài sản Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệch Số tiền (đồng) TT(%) Số tiền (đồng) TT(%) Số tiền (đồng) Tỉ lệ TT(%) A.Tài sản ngắn hạn 25,069,731,055 14.81% 20,362,210,376 13.00% -4,707,520,679 -18.78% -1.81% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 19,937,194,337 79.53% 11,564,134,322 56.79% -8,373,060,015 -42.00% -22.73% II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 972,000,000 3.88% 237,844,444 1.17% -734,155,556 -75.53% -2.71% III.Các khoản phải thu NH 535,638,971 2.14% 3,883,866,264 19.07% 3,348,227,293 625.09% 16.94% IV. Hàng tồn kho 827,688,843 3.30% 1,980,039,092 9.72% 1,152,350,249 139.23% 6.42% V.Tài sản ngắn hạn khác 2,797,208,904 11.16% 2,696,326,254 13.24% -100,882,650 -3.61% 2.08% B. Tài sản dài hạn 144,228,046,579 85.19% 136,303,494,771 87.00% -7,924,551,808 -5.49% 1.81% I. Các khoản phải thu dài hạn 2,078,990,460 1.44% 197,212,600 0.14% -1,881,777,860 -90.51% -1.30% II. Tài sản cố định 49,489,047,894 34.31% 11,303,016,023 8.29% -38,186,031,871 -77.16% -26.02% III. Bất động sản đầu tư 75,109,260,393 52.08% 109,207,773,800 80.12% 34,098,513,407 45.40% 28.04% IV. Tài sản dở dang dài hạn 4,213,713,515 2.92% - 0.00% -4,213,713,515 -100.00% -2.92% V. Tài sản dài hạn khác 13,337,034,317 9.25% 15,595,492,348 11.44% 2,258,458,031 16.93% 2.19% Tổng cộng tài sản 169,297,777,634 100.00% 156,665,705,147 100.00% -12,632,072,487 -7.46% 0.00% (Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2014, 2015)
  • 50. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1045  Tình hình biến động nguồn vốn của công ty: Bảng 2.3: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động Nguồn vốn Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 Chênh lệch Tỷ lệ (%) A. Nợ phải trả 3,087,890,387 5,669,796,249 2,581,905,862 83.61% I. Nợ ngắn hạn 1,320,777,312 4,167,582,267 2,846,804,955 215.54% II. Nợ dài hạn 1767113075 1,502,213,982 -264,899,093 -14.99% B. Vốn chủ sở hữu 166,209,887,247 150,995,908,898 -15,213,978,349 -9.15% I.Vốn chủ sở hữu 166,209,887,247 150,995,908,898 -15,213,978,349 -9.15% Tổng nguồn vốn 169,297,777,634 156,665,705,147 -12,632,072,487 -7.46% (Nguồn: Bảng CĐKT của công ty năm 2014, 2015) Dựa vào 2 bảng trên ta thấy: Tổng tài sản của công ty cuối năm 2015 giảm nhẹ so với đầu năm, cụ thể giảm 12,632,072,487 đồng, tương ứng giảm 7.46% . Trong đó chủ yếu là giảm tài sản ngắn hạn, cụ thể cuối năm 2015, giảm hơn 4 tỷ đồng, tương ứng giảm 18.78%.Tài sản dài hạn có xu hướng giảm , cụ thể cuối năm 2015 giảm 5.49%.Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi theo hướng chú trọng đầu tư vào tài sản dài hạn. Tỷ trọng tài sản dài hạn cuối năm 2015 đạt 87% , tăng 1.81% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn giảm là do vốn bằng tiền và các khoản đầu tư
  • 51. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1046 tài chính giảm tương ứng lần lượt là 8 tỷ và 0,73 tỷ. Ngược lại hàng tồn kho và các khoản phải thu có xu hướng tăng lần lượt là 1 tỷ và 3 tỷ. Vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn, trong khi tỷ trọng hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng thấp. Điều này cho thấy công tác quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp tương đối hiệu quả. Mặt khác, yếu tố Bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản dài hạn ( BĐ chiếm 80.12% về tỷ trọng TSDH năm 2015). Mặc dù tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm về giá trị, tuy nhiên sự biến động tăng giảm ngược chiều nhau của hai tiêu chí tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn về tỷ trọng đã phản ánh một cách khái quát sự thay đổi chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn: Cuối năm 2015, nguồn vốn của doanh nghiệp giảm so với cuối năm 2014 là 12,632 triệu đồng tương ứng với giảm 7.46%. Nguồn vốn giảm là do sự giảm mạnh của vốn chủ sở hữu gần 15,214 tỷ đồng. Tình hình diễn biến nguồn vốn hiện nay phản ánh mức độ an toàn tài chính đang giảm khi nợ phải trả tăng từ 3 tỷ lên hơn 5 tỷ. Tuy vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Điều đó cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp cao, mức độ an toàn về tài chính tương đối tốt. Tuy nhiên việc sử dụng vốn chủ cao sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn cao  Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận:
  • 52. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1047 Bảng 2.4: Bảng phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu 2014 2015 Chênh lệch % Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 14,634,005,833 13,019,002,895 -1,615,002,938 -11.04% Các khoản giảm trừ DT - - - - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 14,634,005,833 13,091,002,895 -1,543,002,938 -10.54% Giá vốn hàng bán 17,069,047,073 14,194,493,360 -2,874,553,713 -16.84% Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ -2,435,041,240 -1,175,490,465 1,259,550,775 -51.73% Doanh thu từ hoạt động tài chính 1,283,119,159 787,312,094 -495,807,065 -38.64% Chi phí quản lý DN 5,796,187,534 9,982,917,428 4,186,729,894 72.23% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -6,948,109,615 -10,371,095,799 -3,422,986,184 49.26% Thu nhập khác 447,000 20,056 - 426,944 -95.51% Chi phí khác 797,004,135 4,842,902,606 4,045,898,471 507.64% Lợi nhuận khác -796,557,135 -4,842,882,550 -4,046,325,415 507.98% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -7,744,666,750 -15,213,978,349 -7,469,311,599 96.44% Chi phí thuế thu nhập DN - - - - Lợi nhuận sau thuế -7,744,666,750 -15,213,978,349 -7,469,311,599 96.44% (Nguồn: BCKQHĐKD của công ty năm 2014, 2015)
  • 53. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1048 Dựa vào bảng trên ta thấy: Tổng lợi nhuận năm 2015 giảm so với năm 2014, cụ thể giảm hơn 2.8 tỷ đồng, tương ứng giảm 96.44%. Sự giảm vượt bậc này chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động tài chính giảm gần 500 triệu đồng và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm hơn 1 tỷ đồng.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm là do trong nắm 2015 giá dầu giảm so với năm 2014. Giá vốn hàng bán năm 2015 giảm so với năm 2014, cụ thể giảm hơn 47 tỷ đồng, tương ứng giảm 16.84%. Các loại chi phí cuối năm 2015 đều tăng so với năm 2014, cụ thể chi phí quản lý doanh nghiệp tăng hơn 4 tỷ đồng tương ứng tăng 72.23%, chi phí khác tăng hơn 4 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 507.64%. Tốc độ giảm của doanh thu nhanh hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán và tổng chi phí gộp lại nên cả 2 năm 2014 và 2015 đều có lợi nhuận kế toán trước thuế âm, từ đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp âm. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp đạt hiệu quả không tốt.
  • 54. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1049 Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu. Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2015 chênh lệch Tuyệt đối Tỉ lệ 1. Hệ số KNTT tổng quát 54.83 60.68 5.85 10.67% Tài sản 169,297,777,634 156,665,705,147 -12,632,072,487.00 -7.46% Nợ phải trả 3,087,890,387 2,581,905,862 -505,984,525.00 -16.39% 2. Hệ số KNTT ngắn hạn 18.98 7.15 -11.83 -62.32% Tài sản ngắn hạn 25,069,731,055 20,362,210,376 -4,707,520,679.00 -18.78% Nợ phải trả ngắn hạn 1,320,777,312 2,846,804,955 1,526,027,643.00 115.54% 3. Hệ số KNTT nhanh 18.35 6.46 -11.90 -64.82% Hàng tồn kho 827,688,843 1,980,039,092 1,152,350,249.00 139.23% 4. Hệ số KNTT tức thời 15.10 4.06 -11.03 -73.09% Tiền và tương đương tiền 19,937,194,337 11,564,134,322 -8,373,060,015.00 -42.00% 5. Hệ số KNTT lãi vay - - - - EBIT -7,744,666,750 -7,469,311,599 275,355,151.00 -3.56% Lãi vay phải trả trong kỳ - - - - 6. Hệ số khả năng chi trả nợ NH -1.03 -3.05 -2.03 197.36% Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -4,009,527,797 -8,373,060,015 -4,363,532,218.00 108.83% Nợ ngắn hạn bình quân 3,907,578,611 2,744,179,790 -1,163,398,821.00 -29.77%
  • 55. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1050 II. Hệ số cơ cấu nguồn vốn 31/12/2014 31/12/2015 So sánh 1. Hệ số nợ 0.0182 0.0362 0.018 2. Hệ số vốn chủ sở hữu 0.9818 0.9638 - 0.018 III. Hệ số cơ cấu tài sản 31/12/2014 31/12/2015 So sánh 1. Tỷ lệ đầu tư vào TSNH 0.1481 0.1300 - 0.0181 2.Tỷ lệ đầu tư vào TSDH 0.8519 0.8700 0.0181 Bảng 2.6.Hệ số hiệu quả hoạt động Năm 2014 Năm 2015 So sánh 1. Tỷ suất LNST trên doanh thu (ROS)(%) - 0.5292 - 1.1686 - 0.6394 2. Tỷ suất LNST trên VKD (ROA) (%) - 0.0457 - 0.0971 - 0.0514 3. Tỷ suất lợi nhuận VCSH ( ROE) (%). - 0.0466 - 0.1008 - 0.0542  Tình hình tài chính chủ yếu của công ty: Qua phân tích bảng 2.5 (một số chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2014 và năm 2015) ta thấy, so với năm 2014 tình hình tài chính năm 2015 của công ty nhìn chung biến động theo hướng xấu đi. Cụ thể:
  • 56. Luận văn tốt nghiệp Học viện Tài chính SV: Đào Thị Bích Ngọc Lớp: CQ50/11.1051 - Về cơ cấu nguồn vốn, tài sản: Trong năm 2015, hệ số nợ của công ty là 0.0362 đã tăng so với năm 2014. Công ty tăng hệ số VCSH từ 0.9818 xuống 0.9638 đồng nghĩa với việc giảm sự tự chủ về tài chính cho công ty. Vào thời điểm cuối năm 2015, công ty gia tăng tỷ trọng đầu tư vào TSDH (từ 85,19% lên 87%) và giảm tỷ trọng đầu tư vào TSNH (từ 14.81%xuống 13%) - Về hiệu quả hoạt động: Hầu hết khả năng sinh lời năm 2015 của công ty đều giảm . Nhìn chung sự biến động theo chiều hướng giảm như vậy cho thấy tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong bối cảnh phát triển chững lại của nền kinh tế cũng như sự gia tăng về nợ xấu của lĩnh vực bất động sản – một lĩnh vực liên quan mật thiết đối với tình hình tài chính của các doanh nghiệp xây dựng, xây lắp trong đó có công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Duyên Hải. Điều này đã đặt ra thử thách không nhỏ đối với công tác tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 2.1.4.Nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công ty Những kết quả đạt được: Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Điều này cho thấy công ty có khả năng tự chủ về tài chính cao. Qua đó ta thấy công ty sẽ đảm bảo được các khoản thanh toán đến hạn. Những hạn chế, tồn tại: Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2015 giảm nhẹ so với đầu năm, cụ thể giảm hơn 12 tỷ đồng, tương ứng giảm 7.46%. Doanh thu năm 2015 giảm gần 1.6 tỷ đồng, tương ứng giảm 11.04% cho thấy công ty đang hoạt động chưa hiệu quả lắm. Lợi nhuận sau thuế giảm gần 7.5 tỷ đồng, tương ứng giảm 96.44% cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự chuyển biến không tốt.