SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................. iii
TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ....................................................................4
1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài....................................................................4
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................................4
1.1.2 Đặc điểm của FDI ...............................................................................................4
1.1.3 Các hình thức FDI...............................................................................................6
1.1.4 Vai trò của FDI ...................................................................................................7
1.2 Khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài................................................................9
1.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.............................9
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài ...........................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG
LÀO.....................................................................................................................................22
2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam ...........................................22
2.1.1 Về tổng vốn đầu tư.............................................................................................22
2.1.2 Về vùng/lãnh thổ đầu tư....................................................................................23
2.1.3 Về lĩnh vực đầu tư..............................................................................................24
2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào .....................................................26
2.2.1 Môi trường đầu tư của Lào...............................................................................26
một số nước năm 2015......................................................................................................26
2.2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào..............................................33
2.2.3 Đánh giá hoạt động đầu trực tiếp từ Việt Nam sang Lào.................................39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP TỪ VIỆT NAM SANG LÀO ................................................................................50
3.1 Định hướngđầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào của hai Chính phủ .....................50
3.1.1 Chủ trương hợp tác đầu tư giữa hai nước.........................................................50
3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Lào................................................51
ii
3.1.3 Quan điểm, mục tiêuvà phương hướng đầutư FDI từ Việt Namsang Lào..........52
3.2 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động FDI từ Việt Nam sang Lào........................55
3.2.1 Cơ hội................................................................................................................55
3.2.2 Thách thức.........................................................................................................57
3.3 Một số giải pháp thúc đẩy FDI từ Việt Nam sang Lào .............................................58
3.3.1 Các giải pháp từ phía Chính phủ Việt Nam ......................................................58
3.3.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp .................................................................63
KẾT LUẬN ........................................................................................................................68
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Quy mô vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài...........................22
giai đoạn 2005 - 2015........................................................................................................22
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài theo vùng/lãnh thổ (tính
lũy kế đến 31/12/2015) .....................................................................................................24
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài theo ...................................25
lĩnh vực đầu tư (tính lũy kế đến 31/12/2015).................................................................25
Biểu đồ 2.3: Điểm tương đối về mức độ thuận lợi kinh doanh của ............................26
Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn FDI Việt Nam sang Lào giai đoạn 2005 - 2015...............34
(chỉ tính các dự án còn hiệu lực)......................................................................................34
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lĩnh vực FDI từ Việt Nam sang Lào............................................35
từ 2005 đến 2015 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)......................................................35
Bảng 2.2: Các hình thức đầu tư FDI Việt Nam sang Lào ............................................37
giai đoạn 2005 - 2015 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) ..............................................37
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu vùng FDI từ Việt Nam sang Lào giai đoạn 2005-2015.............38
(chỉ tính các dự án còn hiệu lực)......................................................................................38
iv
TỪ VIẾT TẮT
FDI Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
TRIMs Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ACIA Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN
AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN
IGA Hiệp định đảm bảo hoạt động đầu tư ASEAN
AIA Hiệp định khung về hoạt động đầu tư ASEAN
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
WIPO Tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế
VRG Tập đoàn Cao su Việt Nam
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cấp thiết của đề tài:
CHDCND Lào (Lào) - quốc gia láng giềng của Việt Nam với nhiều điểm
tương đồng về văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội luôn được coi là một điểm
đến tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, Lào đã và đang
là một trong những quốc gia đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ
có hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nói riêng của các nhà đầu tư
Việt Nam. Trong thời gian gần đây, hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư Việt
Nam tại Lào đã có nhiều bước phát triển mạnh, tăng cả về số lượng, chất
lượng và quy mô dự án đầu tư, có đóng góp nhiều mặt cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của Lào và được chính phủ Lào ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào còn bộc lộ
một số tồn tại như một số dự án đầu tư chậm tiến độ, cơ cấu ngành và cơ cấu
vùng đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả các dự án còn thấp và nhìn chung là chưa
xứng tầm với quan hệ và tiềm năng của hai nước. Ngoài ra, hoạt động đầu tư
của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào mới được nhìn nhận từ phương diện
lợi ích của từng doanh nghiệp mà chưa nhìn nhận từ phương diện lợi ích quốc
gia, chưa được định hướng và tổ chức chặt chẽ nên dẫn tới tình trạng đầu tư
manh mún, thiếu liên kết.
Việc tìm hiểu và đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh
nghiệp Việt Nam sang Lào trong thời gian qua cũng như phân tích những cơ
hội và thách thức trong giai đoạn sắp tới sẽ là những căn cứ cụ thể giúp các
doanh nghiệp và các cơ quan chức năng đưa ra những giải pháp thiết thực
nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp sang Lào. Chính vì vậy, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Đầutư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào: thực trạng và giải
pháp” làm đề tài nghiên cứu.
2
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
a. Đốitượngnghiên cứu:Thực trạngđầutưtrực tiếp từ Việt Nam sang Lào.
b. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của các
doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp của từ Việt Nam sang Lào.
c. Nhiệm vụ:
- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài.
- Nghiên cứu môi trường đầu tư tại Lào cũng như tìm hiểu thực trạng
đầu tư FDI từ Việt Nam vào Lào từ đó chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn trong
hoạt động đầu tư từ Việt Nam sang Lào thời gian qua.
- Tìm hiểu các định hướng FDI từ Việt Nam sang Lào của Chính phủ hai
nước, đánh giá cơ hội và thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam
đầu tư vào Lào làm cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt
động đầu tư từ Việt Nam sang Lào trong giai đoạn tiếp theo.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạmvi khônggian: Đề tài tập trung nghiên cứu vào hai nước: Việt Nam,
Lào.
- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu về tình hình FDI từ Việt
Nam sang Lào trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2015. Từ việc nghiên cứu
này, đề tài sẽ tập trung phân tích các kết quả đã đạt được và những hạn chế
trong hoạt động đầu tư của Việt Nam vào Lào và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả đầu tư.
3
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài dự kiến sẽ sử dụng những
phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu,
phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp từ Việt Nam
sang Lào
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ Việt
Nam sang Lào
4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) là những hoạt động nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong
doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế
nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự
doanh nghiệp.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD thì lại tiếp cận FDI theo
một hướng khác. Theo tổ chức này, đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết
lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những
khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh
nghiệp nói trên bằng cách: (1) thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc
một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (2) mua lại toàn bộ
doanh nghiệp đã có; (3) tham gia một doanh nghiệp mới; (4) cấp tín dụng dài
hạn (lớn hơn 5 năm).
Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu
tư mà chủ đầu tư của quốc gia này (thường là một công ty hay một cá nhân cụ
thể) mang nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt động
đầu tư. Chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác kết quả đầu tư và
chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn của mình theo quy định của quốc
gia nhận đầu tư.
1.1.2 Đặcđiểm của FDI
1.1.2.1 FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích lợi nhuận
5
Theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy
nhiên, luật pháp của một số nước quy định trong trường hợp đặc biệt FDI có
thể có sự tham gia góp vốn của Nhà nước. Nhưng dù chủ thể là tư nhân hay
nhà nước thì mục đích ưu tiên hàng đầu của FDI vẫn là lợi nhuận. Do vậy, các
nước tiếp nhận đầu tư cần xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh
và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ các mục tiêu
phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ
mục đích tìm kiếm lợi nhuận của chủ đầu tư.
1.1.2.2 Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu
Chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài thường phải đóng một lượng vốn tối
thiểu trong vốn pháp định/vốn điều lệ của doanh nghiệp theo quy định của
từng nước để có được quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp
mà họ tham gia đầu tư. Phần vốn tối thiểu thay đổi tuỳ theo từng nước (từ 10
đến 25%). Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư FDI phụ thuộc vào tỷ lệ vốn
góp. Tỷ lệ vốn góp càng cao thì có lợi nhuận cũng như quyền ra quyết định
càng lớn, đồng thời rủi ro cũng lớn.
1.1.2.3 FDI không làm phát sinh nợ cho nước tiếp nhận đầu tư
FDI là hình thức đầu tư, trong đó chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, sản
xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả
thi, hiệu quả kinh tế cao và không để lại gánh nặng nợ hoặc những ràng buộc
về chính trị cho nước tiếp nhận đầu tư. Lợi nhuận của nhà đầu tư thu được
phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh được chia theo tỷ lệ
góp vốn trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế thu nhập và các khoản đóng
góp khác cho nước sở tại, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không
phải lợi tức.
6
1.1.2.4FDIthườngkèm theochuyểngiaocôngnghệ cho nước tiếp nhận đầu tư
Thông qua hoạt động FDI, nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp thu khoa
học công nghệ, bí quyết kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý hiện
đại của các nước đi đầu tư. Ngược lại, các doanh nghiệp đi đầu tư cũng có thể
tiếp nhận máy móc, thiết bị, bằng phát minh sáng chế, cán bộ quản lý từ nước
nhận đầu tư, điển hình như qua hình thức mua lại và sáp nhập (M&A).
1.1.3 Cáchình thức FDI
Tuỳ theo quy định của luật pháp của nước nhận đầu tư, FDI có thể được
tiến hành dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau. Tại Việt Nam, FDI có các
hình thức pháp lý chủ yếu sau:
1.1.3.1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà,
tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
Ưu điểm: nhà đầu tư có thể chủ động trong quản lý điều hành doanh
nghiệp, triển khai nhanh dự án đầu tư, được quyền chủ động tuyển chọn và
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển chung.
Nhược điểm: Chủ đầu tư chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư, chi phí nghiên
cứu tiếp cận thị trường mới cao, không thâm nhập được những lĩnh vực có
nhiều lợi nhuận.
1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ
nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc các bên nước chủ
nhà với các bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà.
Ưu điểm: giúp nhà đầu tư tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của
nước chủ nhà, đầu tư vào lĩnh vực dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế
đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thâm nhập thị trường
7
truyền thống của nước chủ nhà, không mất thời gian, chi phí cho việc nghiên
cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ, đồng thời chia sẻ chi phí và
rủi ro đầu tư.
Nhược điểm: Có sự khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên
đối tác, cần nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu
tư, định giá tài sản góp vốn, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động
của đối tác trong nước; thiếu chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp,
sự khác biệt về văn hóa.
1.1.3.3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên
để tiến hành đầu tư kinh doanh ở một quốc gia trong đó quy định trách nhiệm
và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân
mới. Các hình thức: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT),
hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng
- chuyển giao (BT).
Ưu điểm: giúp nhà đầu tư thâm nhập vào những lĩnh vực hạn chế đầu tư,
thị trường truyền thống của nước chủ nhà: viễn thông, dầu khí,... hoặc thị
trường mới mà nhà đầu tư chưa biết rõ.
Nhược điểm: thời gian đàm phán và thực thi thường kéo dài, dễ thất bại
do mục đích thiếu nhất quán giữa các bên.
1.1.4 Vai trò của FDI
1.14.1 Đối với nước đầu tư:
- Giúp các chủ đầu tư tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đâu tư, giảm
chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn lực cung cấp nguyên vật liệu ôn định.
- Giúp các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ câu sản xuất, áp dụng
công nghệ mới và nâng cao năng lực canh tranh.
8
- Giúp các chủđầutưgia tăng sức mạnhkinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng
thị trường tiêu thụ và tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.
1.1.4.2 Đối với nước nhận đầu tư:
a. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển:
- Góp phân giải quyết các khó khăn về kinh tế - xã hội như thất nghiệp,
lạm phát, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
- Tăng nguồn thu và tạo điều kiện cải thiện tình hình ngân sách nhà
nước, tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực.
- Giúp người lao động, các nhà quản lý học hỏi và nâng cao trình độ.
b. Đối với các nước đang phát triển:
- Là nguồn vốnquan trọngđể thực hiện côngnghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
- Góp phần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạo
việc làm cho người lao động.
- Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước nhỏ bé của các nước
đang phát triền.
- Có điều kiện tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản
lý tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp.
Tuy nhiên, FDI cũng có những hạn chế nhất định: Luồng FDI chỉ đi vào
những nước có môi trường kinh tế - chính trị ổn định, môi trường đầu tư hấp
dẫn. Nếu nước nhận đầu tư không có kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể và khoa
học dễ dẫn tới tính trạng đầu tư tràn lan, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực
bị khai thác cạn kiệt, khó bố trí đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ; nếu
không thẩm định chặt chẽ còn có thể nhập khẩu thiết bị, công nghệ lạc hậu;
9
nếu chính sách, pháp luật cạnh tranh không đầy đủ còn dễ dẫn tới tình trạng
doanh nghiệp nước ngoài chèn ép các doanh nghiệp trong nước.
1.2 Khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.2.1 Cơsở pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh
toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu
để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời
trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước
ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu
hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng
lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được quy định tại Luật Đầu tư
số 67/2014/QH13 (Chương V, Điều 51 đến 66), Nghị định 83/2015/NĐ-CP
bao gồm 6 chương và 41 điều quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nước
ngoài, Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 của Thủ tướng phê duyệt
Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”, Thông tư số
09/2015/TT-BKHĐT ban hành các mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài áp dụng với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt
động đầu tư ra nước ngoài.
Một số quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài cụ thể như sau:
1.2.1.1 Điều kiện thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Các nhà đầu tư thuộc tất cả các loại hình doanh nghiệp và nhà đầu tư cá
nhân tại Việt Nam, ngoại trừ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong
lĩnh vực dầu khí và một số lĩnh vực đặc thù hoặc tại những địa bàn đầu tư đặc
10
thù thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, được đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đốivới Nhà nước Việt Nam;
- Tuânthủcác quyđịnhcủapháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước
đốivớicác trườnghợp sửdụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;
- Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra
nước ngoài.
1.2.1.2 Quản lý dòng tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài liên quan đến hoạt động
đầutư ra nước ngoàiphảiđược thực hiện thông qua một tài khoản vốn riêng mở
tại mộttổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
- Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt
động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ
trường hợp quy định.
+ Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận
đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận
đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà
đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận
đầu tư.
+ Có tài khoản vốn theo quy định.
- Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của
pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định
khác của pháp luật có liên quan.
11
- Nhà đầutư được chuyểnngoạitệhoặc hànghóa, máymóc, thiếtbị ra nước
ngoàiđểphục vụcho hoạtđộngkhảo sát, nghiêncứu, thăm dò thị trường và thực
hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
1.2.1.3 Chuyển lợi nhuận về nước
Trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài theo quy
định, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn
bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp
nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản
thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.
Trong thời hạn quy định mà chưa chuyển lợi nhuận và các khoản thu
nhập khác về Việt Nam, nhà đầu tư phải có văn bản báo cáo Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về
nước được gia hạn không quá hai lần, mỗi lần không quá 06 tháng và phải
được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận bằng văn bản.
1.2.1.4 Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài
Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước
ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủ
tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để
thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục
cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó và
phải đăng ký tài khoản vốn, tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền với Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
1.2.1.5 Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà
đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
12
nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài để thực hiện
chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
Nhà đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt
động của dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định; đồng thời quản lý tài
khoản của mình và cập nhật thông tin đầy đủ, đúng hạn và chính xác vào Hệ
thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của
Việt Nam ra nước ngoài.
Trường hợp có sự khác nhau giữa thông tin báo cáo trên Hệ thống thông
tin quốc gia về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và thông tin trong báo cáo
bằng văn bản, thì căn cứ theo thông tin trong văn bản.
1.2.1.6 Nghĩa vụ tài chính
Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát
sinh liên quan đến dự án đầu tư ra nước ngoài đối với nhà nước Việt Nam
theo quy định của pháp luật về thuế.
Việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần vốn bằng hàng
hóa, máy móc, thiết bị chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và
chuyển từ nước ngoài về Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
1.2.1.7 Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong trường hợp đưa người lao
động Việt Nam đi làm việc tại dự án đầu tư ở nước ngoài
Nhà đầu tư được tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc cho dự án
đầu tư của mình ở nước ngoài theo quy định của pháp luật lao động của Việt
Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
Nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của
pháp luật về việc đưa lao động Việt Nam làm việc cho dự án đầu tư tại nước
ngoài; đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam ở
nước ngoài; chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc đưa
13
lao động Việt Nam làm việc cho dự án đầu tư tại nước ngoài và quy định khác
của pháp luật có liên quan.
1.2.1.8 Thanh lý dự án đầu tư ra nước ngoài
Ngay sau khi kết thúc dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thanh lý dự án đầu
tư theo quy định của phápluật quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn
bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng
lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến kết thúc việc thanh lý dự án đầu tư,
nhà đầu tư phải chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý
dự án đầu tư.
Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định, chậm nhất trước ngày
hết hạn nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Bộ Kế hoạch
và Đầu tư xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá một
lần và không quá 06 tháng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn
bản đề nghị của nhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản trả lời nhà đầu
tư về việc gia hạn thời hạn chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ
việc thanh lý dự án đầu tư.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn tất việc thanh lý dự án đầu tư tại
nước ngoài và chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý
dự án đầu tư (nếu có), nhà đầu tư làm thủ tục chấm dứt dự án đầu tư ra nước
ngoài theo quy định.
1.2.1.9 Một số hiệp định đầu tư quan trọng mà Việt Nam đã thamgia.
a. Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về các biện pháp đầu
tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs)
năm 1994 của WTO là một hiệp định đầu tư đa phương nhưng không toàn
diện. Hiệp định TRIMs chỉ quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến
14
thương mại bị cấm áp dụng chứ không bao trùm tất cả các vấn đề về đầu tư
nước ngoài. Để đạt được mục đích này, một danh sách cụ thể về các biện
pháp TRIMs không phù hợp với các điều khoản trên được nhất trí bổ sung
vào hiệp định. Danh sách này bao gồm các biện pháp yêu cầu một số mức độ
nhất định về mua sắm nội địa của doanh nghiệp (yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa)
hay hạn chế về số lượng hay giá trị nhập khẩu mà một doanh nghiệp có thể
mua hoặc sử dụng tương đương với lượng hàng hóa mà doanh nghiệp xuất
khẩu (yêu cầu về cân bằng thương mại).
Hiệp định TRIMs chỉ đề cập đến nghĩa vụ của các Chính phủ không
được ban hành các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIMs (mà
không đề cập đến quyền trực tiếp của nhà đầu tư). Tuy nhiên, việc các chính
phủ tuân thủ đầy đủ các quy định tại TRIMs sẽ mang lại lợi ích các nhà đầu tư
nước ngoài. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, nếu muốn đầu tư ra nước ngoài
(đặc biệt ở các nước thành viên WTO có trình độ phát triển và các quy định
về đầu tư còn hạn chế) cần lưu ý đến các biện pháp bị cấm đã nêu hoặc minh
họa trong Hiệp định TRIMs để có thể có cách thức bảo vệ lợi ích của mình
khi bị vi phạm (ví dụ khiếu nại với chính phủ nước nhận đầu tư hoặc thông tin
cho Chính phủ Việt Nam để có thể tham vấn với nước nhận đầu tư nhằm bảo
vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư Việt Nam).
b. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) được kí kết vào ngày
26/02/2009, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29/3/2012 với mục đích thúc đẩy tiến
trình xây dựng một khu vực đầu tư tự do, mở cửa, minh bạch và hội nhập
trong ASEAN nhằm đạt được mục tiêu thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) vào năm 2015.
ACIA, theo đúng như tên gọi, là một hiệp định đầu tư toàn diện nhằm cải
thiện môi trường đầu tư sao cho cạnh tranh, minh bạch, tự do và thông thoáng hơn.
15
Hiệp định ra đời trên cơ sở 2 hiệp định đầu tư ASEAN trước đó là hiệp
định ASEAN năm 1997 về việc thúc đẩy và bảo vệ hoạt động đầu tư (hay
hiệp định đảm bảo hoạt động đầu tư ASEAN) (IGA) và hiệp định khung về
hoạt động đầu tư ASEAN (AIA). Cụ thể, hiệp định ACIA đã nhắc lại các điều
khoản trong IGA và AIA đồng thời tiến hành một số điều chỉnh căn cứ vào
thực tiễn đầu tư quốc tế. Hiệp định này tập trung vào các điều khoản định
hướng cho 4 vấn đề chính là tự do hóa, bảo vệ, lợi thế hóa và thúc đẩy hóa.
Các điều khoản toàn diện của ACIA sẽ bảo vệ hơn nữa cho các hoạt động đầu
tư và nâng cao sự tự tin của các nhà đầu tư trong khu vực. Hiệp định này cũng
bao gồm các điều khoản mới về giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan tới
nhà đầu tư trong nước, chuyển giao và đãi ngộ đầu tư. ACIA cũng đề cập tới
một danh sách các hạn chế đầu tư và các tiêu cực trong đầu tư, đồng thời cũng
gia tăng tính tự do trong khoảng thời gian định trước. Ngoài ra, ACIA còn
bao gồm các điều khoản mới về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương
mại (TRIMs), hoạt động quản lý và bộ phận lãnh đạo.
Những nỗ lực không ngừng của ASEAN nhằm tạo ra một môi trường
đầu tư rộng khắp và ưu đãi hơn sẽ thúc đẩy các dòng đầu tư và hấp dẫn các
nhà đầu tư đầu tư hơn nữa, đồng thời gia tăng hoạt động đầu tư nội khối
ASEAN. ACIA còn nâng cao sự tự tin của các nhà đầu tư trong khu vực và
khuyến khích hơn nữa hoạt động đầu tư nội khối ASEAN, đặc biệt là đầu tư
của các công ty đa quốc gia trong ASEAN và mở rộng hoạt động đầu tư của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy sự đóng góp của họ đối với tình hình
phát triển kinh tế và hội nhập trong khu vực ASEAN.
c. Các hiệp định khác
Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia ký kết các hiệp định song phương về
đầu tư quốc tế với nhiều nước trên thế giới, cụ thể như Lào, Campuchia, Áo,
16
Ba Lan, Argentina, Thuỵ Điển, Hungary, Cuba, Phần Lan, Hà Lan, Đan
Mạch, Lào, Ấn Độ, Belarus, Hoa Kỳ, …
1.2.2 Cácnhân tố ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào lợi thế của chủ đầu tư,
chính sách của nước đầu tư và môi trường đầu tư tại nước nhận đầu tư.
1.2.2.1 Chủ đầu tư
a. Lợi thế về quyền sở hữu:
Khi tiến hành đầu tư FDI, các doanh nghiệp sẽ phải trả những chi phí
phụ trội so với đối thủ cạnh tranh nội địa của nước đó do sự khác biệt về văn
hóa, thể chế, ngôn ngữ; thiếu hiểu biết về các điều kiện thị trường nội địa, chi
phí thông tin liên lạc và hoạt động cao hơn do sự cách biệt về địa lý. Vì vậy,
để có thể tồn tại, doanh nghiệp phải tìm cách có thu nhập cao hơn hoặc chi
phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm bù đắp lại các bất lợi về chi phí phụ
trội. Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp này phải sở hữu một hoặc
một số lợi thế cạnh tranh đặc biệt gọi là lợi thế quyền sở hữu hoặc lợi thế
riêng của doanh nghiệp. Các lợi thế này phải là lợi thế riêng biệt của doanh
nghiệp, sẵn sàng chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các nước.
Các doanh nghiệp sở hữu hợi thế này một cách độc quyền và có thể khai thác
chúng ở nước ngoài và sẽ có được thu nhập cận biên cao hơn hoặc chi phí cận
biên thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp khắc
phục bất lợi thế về chi phí phụ trội khi hoạt động ở nước ngoài.
b. Lợi thế nội bộ hóa:
Các hình thức mở rộng hoạt động ra nước ngoài gồm: xuất khẩu, cấp
giấy phép quản lý, nhượng quyền thương mại, liên doanh, doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài với các hình thức theo thứ tự có chi phí giao dịch giảm,
chi phí quản lý và quyền kiểm soát tăng lên. Các công ty sẽ so sánh những
điểm lợi và bất lợi của các hình thức trên và lựa chọn hình thức nào có lợi
17
nhất cho mình. Theo đó, FDI sẽ được sử dụng nhằm thay thế các giao dịch
trên thị trường bằng các giao dịch nội bộ sẽ ít tốn kém, an toàn và khả thi hơn
các giao dịch trên thị trường bên ngoài. Điều này thường xảy ra do sự không
hoàn hảo của thị trường các yếu tố đầu vào sản xuất. Sự không hoàn hảo của
thị trường có thể xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chủ yếu: yếu kém tự
nhiên và yếu kém về cơ cấu thị trường.
Những yếu kém tự nhiên của thị trường bắt nguồn từ sự yếu kém hoặc
thiếu các thị trường tư nhân. Có nhiều loại không hoàn hảo của thị trường
xuất hiện một cách tự nhiên trong các thị trường bên ngoài. Hai trong số đó là
sự không hoàn hảo hoặc thiếu một thị trường tri thức và sự tồn tại các chi phí
giao dịch cao trên các thị trường bên ngoài. Các yếu kém quan trọng khác của
thị trường xuất hiện do nguyên nhân rủi ro và tính không chắc chắc và sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa cung và cầu.
Những yếu kém về cơ cấu thị trường như: thuế quan, hạn ngạch, các
chính sách thuế và các chính sách ưu đãi khác, hạn chế khả năng tiếp cận của
đối tác nước ngoài vào thị trường vốn trong nước, các chính sách thay thế
nhập khẩu.
Như vậy, khi thị trường bên ngoài không hoàn hảo, các doanh nghiệp có
được lợi thế nội bộ hóa khi lựa chọn hình thức FDI. Lợi thế này sẽ giúp các
doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh giảm được chi phí và khắc phụ
được những rào cản, rủi ro do sự không hoàn hảo của thị trường bên ngoài
gây ra. Chính các lợi thế nội bộ hoá giúp các doanh nghiệp tiến hành hoạt
động kinh doanh đồng bộ và hoàn chỉnh, sản xuất ở nhiều nước và sử dụng
thương mại trong nội bộ doanh nghiệp để lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và
các yếu tố vô hình giữa các chi nhánh của chúng.
18
1.2.2.2 Nước chủ đầu tư
Các chính sách quản lý hoạt động đầu tư cũng như các chính sách liên
quan đến đầu tư của nước chủ đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong việc
thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp.
Các chính sách này được chia thành hai nhóm chính: các chính sách khuyến
khích đầu tư và các chính sách hạn chế đầu tư.
a. Các chính sách khuyến khích đầu tư bao gồm:
Trong các biện pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài thì việc tham gia vào
các hiệp định đa phương và song phương về đầu tư hoặc có liên quan đến đầu
tư được coi là biện pháp quan trọng nhất. Việc ký kết các hiệp định đầu tư
quốc tế giúp cho các nước chủ đầu tư thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước
ngoài. Nội dung các hiệp định này thường quy định nhiều nguyên tắc cơ bản
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận và
kinh doanh ở nước nhận đầu tư như bảo hộ đầu tư, mở cửa ngành dịch vụ cho
FDI, kể cả dịch vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng, thành lập cơ quan xúc tiến đầu
tư nhằm cung cấp thông tin và hỗ trợ các nhà đầu tư, tránh đánh thuế 2 lần.
Đây sẽ là những cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết để đảm bảo sự an toàn và
hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Ngoài ra, các biện pháp tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài
bào gồm: ưu đãi thuế và tài chính, khuyến khích chuyển giao công nghệ, xúc
tiến đầu tư hỗ trợ tiếp cận thị trường, cung cấp thông tin, ưu đãi thương mại
cho hàng hóa của các nhà đầu tư.
b. Các chính sách hạn chế đầu tư
Để hạn chế đầu tư ra nước ngoài, các chính phủ thường áp dụng các biện
pháp hạn chế về chuyển vốn ra nước ngoài, hạn chế bằng thuế, hạn chế tiếp
cận thị trường hoặc cấm đầu tư vào một số nước cụ thể.
19
1.2.2.3 Môi trường đầu tư tại nước nhận đầu tư
Theo Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển
(UNCTAD), các yếu tố quyết định FDI của nước tiếp nhận đầu tư được chia
thành 3 nhóm: khung chính sách, các yếu tố của môi trường kinh tế, các yếu
tố tạo thuận lợi trong kinh doanh.
a. Khung chính sách về FDI của nước tiếp nhận đầu tư
Khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư gồm các quy định liên
quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp đến FDI.
Các quy định và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao gồm các quy
định về việc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài (cho phép,
hạn chế, cấm đầu tưu vào một số ngành, lĩnh vực; cho phép tự do hay hạn chế
quyền sở hữu của các chủ đầu tư nước ngoài đối với các dự án; cho phép tự
do hoạt động hay áp đặt một số điều kiện hoạt động, có hay không các ưu đã
nhằm khuyến khích FDI), các tiêu chuẩn đối xử với FDI (phân biệt hay không
phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư có quốc tịch khác nhau) và cơ chế hoạt
động của thị trường trong đó có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài (ví dụ như cạnh tranh có bình đẳng hay không, có hiện
tượng độc quyền không, thông tin trên thị trường có rõ ràng, minh bạch
không). Các quy định này có ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng và kết quả
của hoạt động FDI.
Bên cạnh đó, một số các quy định, chính sách trong một số ngành, lĩnh
vực khác cũng có ảnh hưởng đến quyết định của chủ đầu tư như: chính sách
thương mại (ví dụ: chính sách thay thế nhập khẩu), chính sách tư nhân hóa (ví
dụ: chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước), chính sách tiền tệ và
chính sách thuế (ví dụ: chính sách kiềm chế lạm phát), chính sách tỷ giá hối
đoái, chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ,
20
chính sách lao động, các quy định trong hiệp định quốc tế mà nước nhận đầu
tư tham gia ký kết…
Nhìn chung, chủ đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào các nước có hành
lang pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, minh bạch và
có thể dự đoán được. Điều nay đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu tư.
b. Các yếu tố của môi trường kinh tế.
Tùy động cơ của chủ đầu tư nước ngoài mà có thể có các yếu tố của môi
trường kinh tế ảnh hưởng đến dòng vốn FDI.
Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến dung
lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng của thị
trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở thích đặc biệt
của người tiêu dùng và cơ cấu thị trường.
Các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đến
tài nguyên thiên nhiên; lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ; lao động có tay
nghề; công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản doanh nghiệp sáng tạo ra;
cơ sở hạ tầng phần cứng.
Các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua sắm các
nguồn tài nguyên; các chiphí đầuvào khác: chi phí vận chuyển và thông tin liên
lạc; chi phí mua bán thành phẩm; tham gia các hiệp định hội nhập khu vực tạo
thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các doanh nghiệp toàn khu vực.
c. Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh
Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh bao gồm các chính sách xúc
tiến đầu tư; các biện pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư; giảm các tiêu cực phí
bằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính để nâng cao
hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng các
dịch vụ tiện ích xã hội để đảm bảo cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài;
các dịch vụ hậu đầu tư.
21
Ngoài ra, các yếu tố thuộc môi trường quốc tế cũng có ảnh hưởng đến
hoạt động FDI, cụ thể hơn, đó là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu
có ổn định hay không, các yếu tố đó thuận lợi hay không thuận lợi cho nước
chủ đầu tư, nước nhận đầu tư, và chính bản thân nhà đầu tư. Tình hình cạnh
tranh giữa các nước trong thu hút FDI ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy FDI.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI, các nước sẽ phải cải tiến
môi trường đầu tư, tạo thuận lợi và đưa ra những ưu đãi cho các nhà đầu tư
nước ngoài. Nước nào xây dựng được môi trường đầu tư có sức hấp dẫn
cao hơn thì nước đó sẽ có khả năng thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn. Cùng
với sự gia tăng độ mở và độ hấp dẫn của các môi trường đầu tư, dòng vốn
FDI sẽ dễ dàng lưu chuyển hơn, làm tăng trưởng lượng vốn FDI toàn cầu.
22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM
SANG LÀO
2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoàicủa Việt Nam
2.1.1 Vềtổng vốn đầu tư
Trong giai đoạn 2005 - 2015 đã có 945 dự án được cấp phép đầu tư ra
nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký của các nhà đầu tư Việt Nam là 15,08
tỷ USD, điều chỉnh tăng vốn cho 165 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm là
5,09 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký (cả cấp mới và tăng thêm) trên 20,17
tỷ USD.
Bảng 2.1: Quy mô vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài
giai đoạn 2005 - 2015
Năm
Số dự
án
cấp
mới
Vốn đăng ký
mới của nhà đầu
tư VN (USD)
Số
lượt
tăng
vốn
Vốn tăng
thêm (USD)
Tổng vốn cấp
mới và tăng
thêm (USD)
2005 35 362.178.498 362.178.498
2006 35 127.577.121 127.577.121
2007 81 915.426.885 3 19.500.000 934.926.885
2008 116 2.219.885.760 1 285.400.000 2.505.285.760
2009 92 2.120.983.856 13 364.866.614 2.485.850.470
2010 108 2.950.631.750 8 40.002.400 2.990.634.150
2011 82 2.304.556.293 15 216.944.567 2.521.500.860
2012 82 1.405.343.754 13 75.009.017 1.480.352.771
2013 89 1.152.873.279 17 3.186.688.569 4.339.561.848
2014 109 1.047.729.897 23 605.930.198 1.653.660.095
2015 118 476.438.825 72 298.361.942 774.800.767
Tổng 947 15.083.625.918 165 5.092.703.307 20.176.329.225
Nguồn:CụcĐầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
23
Trong vòng 6 năm từ 2010 đến 2015, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới
giảm liên tục từ khoảng 2,95 tỷ USD năm 2010 xuống còn 0,47 tỷ USD năm
2015 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và tình hình kinh doanh ảm
đạm trong nước làm các nhà đầu tư thận trọng hơn trong quyết định đầu tư mới.
Tuy nhiên, năm 2013 chứng kiến sự tăng đột biến trong dòng vốn đầu tư tăng
thêm lên tới gần 3,2 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với lượng vốn đầu tư cấp mới.
Nguyên nhân được cho do sự hồi phục nhanh chóng của các nước nhận đầu tư
cũng như xu hướng đầu tư có trọng điểm của các doanh nghiệp Việt Nam.
Riêng trong năm 2015, tuy số dự án cấp mới và điều chỉnh tăng so với
năm 2014 nhưng vốn đăng ký mới và điều chỉnh giảm mạnh. Trong năm đã
cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho 118 dự án với
tổng vốn đăng ký phía Việt Nam trên 476 triệu USD và điều chỉnh giấy
chứng nhận đầu tư cho 72 dự án với tổng vốn tăng thêm đạt 298 triệu USD.
Tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài (gồm cả cấp mới và tăng vốn) đạt trên
774 triệu USD, bằng khoảng 47% so với năm 2014.
Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh
nghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về cả thị
trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư. Với nhiều quy định mới tại Nghị định
83/2015/NĐ-CP về chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, xác định địa điểm thực
hiện dự án, thực hiện chế độ báo cáo... thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài của
doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới sẽ có những bước phát triển nhanh
hơn và đa dạng hơn, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đầu tư
ra nước ngoài để nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả hơn.
2.1.2 Vềvùng/lãnhthổ đầu tư
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nhiều nhất vào Lào, Campuchia và
Liên bang Nga. Đây đều là các nước có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài
và tốt đẹp với Việt Nam, đặc biệt Lào và Campuchia. Tính lũy kế đến
24
31/12/2015, Lào vẫn là nước đứng đầu về tổng số vốn đâu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Việt Nam với 5,066 tỷ USD (chiếm khoảng 25% tổng vốn), tiếp
theo là Campuchia với 3,615 tỷ USD (chiếm 18% tổng vốn).
Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đầu tư nhiều vào một số nước ở Nam
Mỹ, châu Phi, khu vực ASEAN và một số nước khác. Như vậy, có thể
thấy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam gần đây không chỉ tăng
trưởng nhanh chóng ở các thị trường truyền thống, mà còn mở rộng sang các
quốc gia khác.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài theo
vùng/lãnh thổ (tính lũy kế đến 31/12/2015)
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.1.3 Vềlĩnh vực đầu tư
Trong các lĩnh vực mà nhà đầu tư Việt Nam tham gia, các lĩnh vực phổ
biến nhất bao gồm khai khoáng, nông ,lâm nghiệp và thủy sản; sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; thông tin
và truyền thông ; nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Trong số đó, tính lũy kế đến
hết tháng 12/2015, lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là khai khoáng, với hơn
25%
18%
12%
9%
6%
6%
6%
2%
3%
2%
11%
Lào
Campuchia
Liên bang Nga
Venezuela
Peru
An giê ri
Malaysia
Myanmar
Hoa Kỳ
Tanzania
Khác
25
9,3 tỷ USD (chiếm 45% tổng vốn đầu tư) và 148 dự án. Đứng vị trí thứ 2 là
nông nghiệp, lâm nghiệp với số vốn đầu tư là 3,19 tỷ USD (chiếm 16% tổng
vốn) và 165 dự án; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hòa không khí với số vốn đăng kí là 2,23 tỷ USD (chiếm 11% tổng
vốn). Do quy mô vốn trung bình của mỗi dự án lớn hơn nhiều lần nên lĩnh
vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí chỉ có 7 dự án được cấp phép đã có tổng
vốn đầu tư là 1,16 tỷ USD, trong khi lĩnh vực thông tin và truyền thông với
89 dự án mới được đầu tư 1,88 tỷ USD. Giáo dục và đào tạo; cung cấp nước,
hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; y tế và hoạt động trợ giúp xã
hội là các lĩnh vực ít được các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm nhất.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài theo
lĩnh vực đầu tư (tính lũy kế đến 31/12/2015)
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của CụcĐầu tư nước ngoài,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư sang nhiều lĩnh vực,
ngành nghề khác như xây dựng, vận tải, bất động sản, hoạt động tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm…Điều này cho thấy tính đa dạng trong hoạt động đầu
tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam, đồng thời cho thấy
xu hướng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng, chiến lược
45%
16%
11%
9%
6%
13%
Khai khoáng
Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản
Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hòa không khí
Thông tin và truyền thông
Nghệ thuật, vui chơi và giải
trí
26
đầu tư tập trung vào các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư thấp, khả năng quay
vòng vốn nhanh, nhanh chóng đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào
2.2.1 Môi trường đầu tư của Lào
Với mục tiêu thoát khỏi nhóm các nước chậm phát triển vào năm 2020,
Chính phủ Lào khuyến khích tất cả các khoản đầu tư từ trong và ngoài nước.
Phần lớn lượng vốn FDI vào Lào tập trung vào các dự án khai thác khoáng
sản và thuỷ điện. Tuy nhiên, những năm gần đây, một phần vốn FDI đã bắt
đầu chuyển dịch vào khối ngành sản xuất, đặc biệt là ở một số đặc khu kinh tế
ở Tây Lào, trong đó các nước đầu tư nhiều nhất vào Lào là Trung Quốc, Thái
Lan và Việt Nam.
Biểu đồ 2.3: Điểm tương đối về mức độ thuận lợi kinh doanh của
một số nước năm 2015
Nguồn:Báocáo mức độ thuận lợi trong kinh doanh của World Bank
Doing Business năm 2015
Theo các chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi trong kinh doanh của Ngân
hàng thế giới năm 2015, Lào xếp thứ 148 thế giới. Như vậy, Lào đã có bước
Lào (148) 51.45
Campuchia (135) 55.33
Indonesia (114) 59.15
Trung Quốc (90) 62.58
Khu vực châu Á - TBD (92) 63.19
Việt Nam (78) 64.42
Thái Lan (26) 75.27
Malaysia (18) 78.83
Điểm tương đối (đơn vị %)
27
tiến trong cải thiện môi trường đầu tư. Xếp hạng của Lào đã tăng tới 19 bậc
trong 5 năm từ 2010-2015 từ 167 (năm 2010) thành 148 (năm 2015) trong
tổng số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tuy nhiên, mức điểm tương đối về môi trường kinh doanh tại Lào là
51.45, vẫn thấp hơn các nước láng giềng và thấp nhiều so với trung bình của
khu vực.
2.2.1.1 Khung chính sách về FDI của Lào
Các yếu tố về chính sách đầu tư của Lào được chia thành hai nhóm: các
chính sách liên quan trực tiếp đến FDI và các chính sách liên quan gián tiếp
tới FDI.
- Các chính sách liên quan trực tiếp đến FDI:
+ Thủ tục bắt đầu kinh doanh:
Luật khuyến khích đầu tư năm 2010 của Lào đặt ra quy trình đăng ký
kinh doanh và khung ưu đãi áp dụng thống nhất và công bằng đối với tất cả
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu
tư vào mọi lĩnh vực trừ các lĩnh vực có tác động tiêu cực tới an ninh quốc gia,
sức khoẻ, truyền thống và môi trường.
Nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn về quyền sở hữu và kiểm soát
doanh nghiệp. Hình thức công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được pháp luật
công nhận. Công ty 100% vốn nước ngoài có thể là công ty mới hoặc chi
nhánh của công ty nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài
vẫn có xu hướng hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để hình thành các
công ty liên doanh. Với hình thức liên doanh, các đối tác nước ngoài phải
đóng góp ít nhất 30% vốn đăng ký. Phần vốn bằng ngoại tệ này phải được
chuyển sang Kíp Lào theo tỷ giá do ngân hàng trung ương Lào công bố tại
thời điểm góp vốn. Trong quá trình hoạt động, tất cả các công ty có vốn đầu
28
tư nước ngoài phải đảm bảo duy trì tài sản của công ty không ít hơn vốn đăng
ký ban đầu.
Quy trình bắt đầu kinh doanh tại Lào bao gồm nhiều bước, với nhiều loại
giấy phép khác nhau bao gồm giấy phép đầu tư (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cấp), giấy đăng ký kinh doanh hàng năm (do Bộ Công nghiệp và Thương mại
cấp), đăng ký thuế (Bộ Tài chính cấp), đăng ký nhãn hiệu (Bộ An ninh quốc
gia cấp), giấy phép kinh doanh đối với từng ngành cụ thể (ngành sản xuất cần
giấy phép của Bộ Công nghiệp và Thương mại, ngành năng lượng cần giấy
phép của Bộ Năng lượng và Mỏ), giấy phép xuất nhập khẩu (nếu cần) và các
loại giấy phép khác của chính quyền địa phương.
+ Bảo hộ đầu tư
Tài sản hợp pháp và các khoản đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại
Lào được bảo vệ bởi pháp luật, không bị quốc hữu hoá, tịch thu, tịch biên.
Trong trường hợp Nhà nước trưng dụng, trưng mua vì lợi ích công cộng thì
nhà đầu tư nước ngoài sẽ được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp
luật. Với trường hợp chủ đầu tư bị thu hồi giấy phép đầu tư, họ sẽ phải nhanh
chóng thoái vốn ra khỏi các dự án và không được phép kháng cáo tại các tổ
chức giải quyết tranh chấp độc lập.
+ Cạnh tranh từ doanh nghiệp nhànước.
Chính phủ Lào giữ quyền sở hữu trong một số ngành then chốt như viễn
thông, năng lượng, tài chính và khai thác khoáng sản. Khi có xung đột lợi ích
giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp nhà
nước thường có lợi thế hơn.
- Các chính sách liên quan gián tiếp đến FDI: Chính sách tài chính tiền
tệ, hệ thống pháp luật về kinh doanh, các chính sách giải quyết tranh
chấp,quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, ...
29
- Các hiệp định đầu tư mà Lào đã tham gia: Cũng giống như Việt Nam,
Lào đã tham gia Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định của
WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs).
Ngoài ra, Lào còn ký kết các hiệp định đầu tư song phương với nhiều
quốc gia như Úc, Campuchia, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Indonexia,
Nhật, Malaysia, Hà Lan, Hàn Quốc, Philippin, Nga, Singapore, Thái Lan,
Anh, Mỹ, Việt Nam...
2.2.1.2 Các yếu tố của môi trường kinh tế
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
Lào có diện tích tự nhiên là 236.800 km2, dân số là 6.770 triệu người
(năm 2015). Nước Lào nằm vào khu vực trung tâm của Tiểu vùng sông Mê
Kông mở rộng (GMS), là nước duy nhất nằm ở nội địa Đông Nam Á, có biên
giới giáp với 5 nước trong khu vực: Trung Quốc, Myanmar, Việt Nam, Thái
Lan và Campuchia. Do vị trí địa lý đặc biệt của mình, Lào được coi như một
“địa bàn trung chuyển” của Đông Nam Á lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắc
xuống Nam và ngược lại.
Địa hình của các nước Lào đa dạng, có cả đồng bằng, miền núi và cao
nguyên, thung lũng, trong đó núi và cao nguyên chiếm tới hơn ¾ diện tích
được chia thành hai vùng địa hình lớn: Bắc Lào và Trung, Nam Lào. Mạng
lưới sông suối của Lào khá lớn và phân bổ tương đối đồng đều, mang nhiều
đặc điểm của sông suối vùng miền núi, lắm thác, nhiều ghềnh, là điều kiện
thuận lợi để xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi.
Lào có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. Một số loại hình
khoáng sản như vàng, than, sắt, thiếc, muối - thạch cao, đá quý đã được thăm
dò và khai thác. Các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, các hang động caster,
các tuyến du lịch đường thuỷ và hùng vĩ trên sông Mê Kông là điều kiện
30
thuận lợi để hình thành các sản phẩm du lịch đặc sắc có sức hấp dẫn mạnh mẽ
du khách trong khu vực và thế giới.
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Lào:
Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt từ khi mở cửa, điều
chỉnh cơ cấu kinh tế từ năm 1986 đến nay. Lào từ một trong những nước
chậm phát triển đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất để tiến lên xây dựng nền
kinh tế quốc dân vững mạnh.
Trong năm 2010, GDP tính theo USD giá hiện hành đạt 7,18 tỷ USD;
GDP bình quân đầu người 1.123 USD/ năm. Trong giai đoạn 10 năm 2001-
2010, GDP bình quân đầu người của Lào đã tăng trưởng gần 3.5 lần, từ 323
USD năm 2001 lên 1.123 USD năm 2010. Trong những năm gần đây, kinh tế
Lào không ngừng tăng trưởng và phát triển ổn định, với GDP tăng bình quân
7,6%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.700 USD giai đoạn 2013-
2014. Năm 2013, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.634 USD/năm.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2013-2014, tỷ trọng khu vực
nông nghiệp giảm từ 27,8% GDP năm 2010 xuống còn 25,2%, tỷ trọng công
nghiệp không tăng, thậm chí còn giảm nhẹ từ 28,3% xuống 28%, tỷ trọng
dịch vụ tăng từ 36,8% năm 2010 lên 38,9% năm 2013-2014. Tuy nhiên, Lào
đang đương đầu với thâm hụt thương mại lớn khi kim ngạch xuất khẩu giảm
sút và nhập khẩu tăng mạnh. Bên cạnh đó, 70% lao động Lào làm trong khu
vực nông nghiệp trong khi đó lượng dân di cư từ Lào sang Thái Lan lên tới
hàng trăm nghìn người mỗi năm, kết quả là Lào bị thiếu hụt lao động trong
mọi lĩnh vực. Ngoài ra, kinh tế Lào phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động
có tay nghề, đó được coi là cản trở lâu dài với các doanh nghiệp Lào, đặc biệt
là các doanh nghiệp làm trong các lĩnh vực công nghệ cao. Chính phủ Lào đã
bắt đầu quan tâm đầu tư nguồn lực vào phát triển hệ thống giáo dục, nhưng
chủ yếu vẫn dựa nhiều vào viện trợ quốc tế.
31
2.2.1.3 Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh
- Chính sách ưu đãi đầu tư
Chính phủ Lào có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Mức độ ưu đãi phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp và mức độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương có
hoạt động đầu tư kinh doanh. Cụ thể, về lĩnh vực kinh doanh, theo khoản 49,
50, 51 của Luật khuyến khích đầu tư, Chính phủ Lào xác định nông nghiệp,
công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ là các lĩnh vực được khuyến khích
đầu tư. Ưu đãi đầu tư được chia làm 3 mức độ: mức 1- cao, mức 2 – trung
bình và mức 3 – thấp. Về mức độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, các
tỉnh, thành phố của Lào được chia thành 3 khu vực. Khu vực 1 được xác định
là khu vực thiếu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội – chủ yếu là khu vực núi và
khu vực sâu khu vực xa và được áp dụng mức khuyến khích đầu tư cao. Khu
vực 2 áp dụng với các khu vực có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã phát triển
một phần nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư và được mức khuyến
khích trung bình. Khu vực 3 bao gồm các địa phương đã có cơ sở hạ tầng đủ
khả năng hỗ trợ việc đầu tư và sẽ nhận được mức hỗ trợ ít nhất.
Tại khu vực 1, mức 1, các dự án đầu tư được miễn trừ thuế lợi nhuận 10
nằm, mức 2 được 6 năm và mức 3 được 4 năm.
Tại khu vực 2, mức 1, dự án đầu tư được miễn thuế 6 năm, mức 2 được 4
năm và mức 3 là 2 năm.
Tại khu vực 3, mức 1, dự án đầu tư được miễn thuế lợi nhuận 4 năm,
mức 2 được 2 năm và mức 1 được 1 năm.
Thời hạn miễn thuế lợi nhuận tại tất cả các khu vực được tính bắt đầu từ
ngày doanh nghiệp đi vào kinh doanh hoặc dự án bắt đầu được triển khai.
32
Các ưu đãi liên quan đến thủ tục hải quan, tiếp cận nguồn vốn và miễn
giảm các thuế và lệ phí khác được đề cập trong Mục 52, 53, 54 của Luật
khuyến khích đầu tư.
- Đơn giản hoá thủ tục hành chính
Hiện nay, Chính phủ Lào đã nhiều nỗ lực để đơn giản hoá thủ tục đăng
ký kinh doanh bằng mô hình một cửa. Theo đó, đối với các hoạt động kinh
doanh thông thường, các nhà đầu tư sẽ tới bộ phận một của của Bộ Công
nghiệp và Thương mại để làm thủ tục. Đối với các hoạt động có ưu đãi từ
chính phủ, các nhà đầu tư đến bộ phận một cửa tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư
để giải quyết. Với các đặc khu kinh tế, bộ phận một của sẽ trực thuộc Ban
thư ký Uỷ ban quốc gia về đặc khu kinh tế thuộc văn phòng Thủ tướng.
- Tạo điều kiện tiếp cận vốn
Năm 2013, Bộ tài chính Lào bắt đầu xây dựng hệ thống đăng ký giao
dịch có đảm bảo mới, với mục tiêu mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng cho
các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Hệ thống đăng ký mới này cho phép các cá
nhân, tổ chức đăng ký các động sản như xe cộ, trang thiết bị. Điều này sẽ tạo
thuận lợi cho các thể chế tài chính trong việc xác minh tài sản thế chấp, từ đó
tăng khả năng vay vốn cho các cá nhân, tổ chức.
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:
Từ năm 2011, dưới sự điều hành của Bộ Khoa học và Công nghệ, việc
nâng cao ý thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Lào đã có những bước tiến
tích cực. Năm 2011, Quốc hội Lào đã thông qua bản sửa đổi, bổ sung Luật sở
hữu trí tuệ. Luật sở hữu trí tuệ mới của Lào về cơ bản tuân thủ theo các quy
định của Tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO và Hiệp địnhvề
các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPs.
33
- Nâng cao tính minh bạch của hệ thống pháp luật, hànhchính
Năm 2013, trang web chính thức của Chính phủ Lào được giới thiệu và
đưa vào sử dụng, Bộ Tư pháp Lào đã cam kết sẽ công bố tất cả các văn bản
luật và dưới luật hiện hành của Lào trên website. Đây là một bước tiến đáng
kể trong quá trình minh bạch hoá các chính sách, pháp luật của đất nước.
Trang web sẽ tạo điều kiện cho người dân được nói lên mong muốn, nguyện
vọng cũng như những nhận xét, ý kiến đóng góp của mình.
- Chính sách với gia đình nhà đầu tư
Mục 67 của Luật khuyến khích đầu tư quy định các nhà đầu tư nước
ngoài và gia đình họ, bao gồm cả các chuyên gia, nhân viên nước ngoài của
các công ty có thể có hộ chiếu nhập cảnh nhiều lần với thời hạn tối đa 5 năm.
Chính phủ sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài cư trú lâu dài tại Lào.
- Cải thiện chính sách hảiquan
Dù các chính sách thương mại ở Lào được áp dụng thống nhất trên toàn
lãnh thổ, chính sách hải quan lại khác nhau tại các tỉnh khác nhau. Hiện nay,
Hải quan Lào đang cố gắng khắc phục tình trạng này thông qua phương án
quản lý hải quan tập trung. Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc thực hiện cơ chế
ASEAN một cửa, từ năm 2012, Lào đã bắt đầu xây dựng hệ thống dữ liệu hải
quan tự động đối với hoạt động thương mại qua biên giới.
2.2.2 Tìnhhình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào
2.2.2.1 Về tổng vốn đầu tư
Từ 2005 đến hết năm 2015, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có 195 dự án còn hiệu lực tại Lào với tổng số
vốn là 3,82 tỷ USD, đứng thứ ba trong tổng số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ
nước ngoài đầu tư vào Lào, sau Trung Quốc và Thái Lan. Lào đứng thứ nhất
trong tổng số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
34
Năm 2015, Việt Nam có 9 dự án đầu tư sang Lào với số vốn đầu tư là
108,63 triệu USD trong khi năm 2014 có 13 dự án với số vốn đầu tư là 62,74
triệu USD. Nguyên nhân là do có 1 dự án đầu tư vào ngành sản xuất và phân
phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí của công ty cổ
phần thủy điện Hoàng Anh Gia Lai với số vốn đầu tư lên tới 67,5 triệu USD.
Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn FDI Việt Nam sang Lào giai đoạn 2005 -
2015
(chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị tính: Nghìn USD
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của CụcĐầu tư nước ngoài,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.2.2.2 Về cơ cấu đầu tư theo ngành
Trong giai đoạn từ 2005 đến 2015, các lĩnh vực có tỷ trọng đầu tư lớn
nhất là lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hòa không khí; nghệ thuật, vui chơi và giải trí, nông nghiệp, lâm nghiệp
và thủy sản. Bên cạnh đó, Việt Nam còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như
khai khoáng, hoạt động kinh doanh bất động sản, vận tải kho bãi, thông tin và
truyền thông, ...
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
0.0
200,000.0
400,000.0
600,000.0
800,000.0
1,000,000.0
1,200,000.0
1,400,000.0
1,600,000.0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Vốn đầu tư Số dự án
35
Các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm khoảng 35%; nghệ thuật, vui
chơi và giải trí chiếm 26%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18%;
khai khoáng chiếm khoảng 8% tổng vốn đầu tư. Đây đều là các ngành, lĩnh
vực Lào có tiềm năng phát triển lớn và phù hợp với thế mạnh của các doanh
nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, số các dự án trong lĩnh vực khai khoáng được
dự báo sẽ giảm dần trong thời gian tới do những lo ngại của Chính phủ Lào
về ảnh hưởng của các dự án này tới môi trường Lào. Tương tự, các dự án xây
dựng nhà máy thuỷ điện tại Lào, đặc biệt là trên lưu vực sông Mekong cũng
sẽ bị Chính phủ Việt Nam hạn chế cấp phép đầu tư nhằm bảo vệ môi trường
tại khu vực hạ lưu sông Mekong chảy qua khu vực đồng bằng sông Cửu
Long, Việt Nam.
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lĩnh vực FDI từ Việt Nam sang Lào
từ 2005 đến 2015 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của CụcĐầu tư nước ngoài,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
35%
26%
18%
8%
4%
9%
Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hòa không khí
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản
Khai khoáng
Hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm
Các lĩnh vực khác
36
Tình hình đầu tư FDI từ Việt Nam sang Lào trong một số lĩnh vực cụ thể
như sau:
a. Năng lượng
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam, hiện có 15 dự án với
tổng công suất 3.357 MW được ký kết Biên bản ghi nhớ giữa các doanh
nghiệp Việt Nam với phía Lào. Trong đó, cho đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu
tư Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 7 dự án, với
tổng công suất đạt 990 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 1,27 tỷ USD; cụ thể là
dự án Xekaman 1 với công suất 322 MW; dự án thuỷ điện Xekaman 3 với
công suất 250 MW; các dự án Nậm Công 2&3, công suất thiết kế 110MW;
các dự án SeKong 2&3 với tổng công suất thiết kế 205 MW và dự án thuỷ
điện Nậm Mô với công suất thiết kế 105MW.
b. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã trồng được gần 30.000 ha
cao su, trong đó đã có khoảng 2.000 ha đã khai thác mủ từ năm 2011. Tập
đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã trồng được khoảng 13.000 ha cao su, 6.000 ha
mía và Công ty hợp tác kinh tế (Quân khu 4, Bộ Quốc phòng) được giao
10.000 ha. Các dự án trồng cây công nghiệp đang triển khai thực hiện tốt, nổi
bật nhất là các dự án của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Cao
su Đăk Lăk và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam… đang triển khai
thực hiện tốt.
c. Dịch vụ
Một số dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ quy mô lớn như Dự án tổ hợp
sân golf và khách sạn, nhà ở với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD của công ty Cổ
phần đầu tư và kinh doanh golf Long thành, dự án khách sạn Viêng Chăn
Plaza của Công ty cổ phần điện Việt – Lào, dự án khách sạn Xiêng Khoảng
của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu 4, dự án viễn thông của Tập đoàn
Viettel, các dự án xây dựng hệ thống phân phối xăng dầu của tổng công ty
dầu Việt Nam và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam được triển khai đúng tiến độ
37
và đã đi vào hoạt động đem lại hiệu quả cao. Riêng dự án mạng viễn thông tại
Lào với tổng vốn đầu tư 29 triệu USD của tập đoàn Viettel hiện là một trong
những mạng lớn nhất và hiệu quả nhất tại Lào.
d. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
Ngân hàng liên doanh Lào - Việt Nam (LVB) được thành lập từ năm
1999, hiện đứng thứ 3 về thị phần trong tổng số các ngân hàng thương mại
hiện diện tại Lào và Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI) thành lập
năm 2008, đứng thứ hai về thị phần. Đến nay đã nhiều ngân hàng Việt Nam
mở chi nhánh tại Lào như Sacombank (2008), Ngân hàng Quân đội (MB)
(2010), Vietinbank (2011), SHbank (2012). Vai trò của các ngân hàng đối với
doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào ngày càng có vai trò quan trọng, là
trung gian tài chính cung cấp các gói tín dụng đầu tư, thực hiện chức năng
thanh toán, tài trợ xuất khẩu, sản phẩm tài chính liên kết ngân hàng – bảo
hiểm và nhiều dịch vụ gia tăng khác để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh
doanh trước mắt cho các doanh nghiệp Việt Nam và sau đó là thị trường tài
chính tiền tệ tại Lào.
2.2.2.3 Về hình thức đầu tư
Bảng 2.2: Các hình thức đầu tư FDI Việt Nam sang Lào
giai đoạn 2005 - 2015 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Đơn vị: Nghìn USD
TT Hình thức
đầu tư
Số dự
án
Đầu tư
của Lào
Đầu tư của
Việt Nam
Giá trị
đầu tư
Tỷ
trọng
(%)1 100% đầu tư
nước ngoài
174 3.625.425,4 3.625.425,4 89,23
2 Liên doanh 21 203.665,3 195.249,8 398.915,1 10,77
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của CụcĐầu tư nước ngoài,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
38
Về hình thức đầu tư, trong tổng số 195 dự án còn hiệu lực từ năm 2005
đến 2015, có 174 dự án theo hình thức 100% đầu tư nước ngoài với tổng số
vốn chiếm 89,23%. Đầu tư hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam
và Lào chỉ có 21 dự án, chỉ chiếm 10,77%. Những dự án liên doanh này tập
trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, vốn phía
Lào chủ yếu góp bằng tài nguyên thiên nhiên.
2.2.2.4 Về cơ cấu đầu tư theo địa bàn
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu vùng FDI từ Việt Nam sang Lào giai đoạn 2005-
2015
(chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của CụcĐầu tư nước ngoài,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Việt Nam đầu tư vào cả ba miền Bắc, Trung và Nam của Lào, trong giai
đoạn 2005 - 2015 có 195 dự án đầu tư từ Việt Nam sang Lào còn hiệu lực, cụ
thể như sau:
- Bắc Lào có tổng vốn đầu tư 173,67 triệu USD, chủ yếu tại hai tỉnh
Xiêng Khoảng (5 dự án, vốn đầu tư 150,69 triệu USD), Hủa Phăn (9 dự án,
vốn đầu tư 10,82 triệu USD).
5%
58%
37%
Bắc Lào
Trung Lào
Nam Lào
39
- Trung Lào có tổng vốn đầu tư đạt 2,217 tỷ USD, chủ yếu tại Viêng
Chăn có 84 dự án, vốn đầu tư trên 2 tỷ USD; Savanakhet có 12 dự án, vốn
đầu tư 130,97 triệu USD; Khăm Muộn có 11 dự án, vốn đầu tư 48,17 triệu
USD.
- Nam Lào có tổng vốn đầu tư 1,425 tỷ USD, chủ yếu tại Attapeu có 15
dự án, vốn đầu tư 1,052 tỷ USD; Champasak có 22 dự án, vốn đầu tư 255,46
triệu USD; Sekong có 8 dự án, vốn đầu tư 66,12 triệu USD.
Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung đầu tư vào
Trung và Nam Lào. Trên thực tế, phíaBắc Lào có địa hình hiểm trở, giao thông
chưa phát triển nên chưa tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Tuy đây là
vùng tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện dồi dào, nhưng khó
khai thác và đòihỏivốn lớn mà các doanhnghiệp Việt Nam hiện chưa đủ nguồn
lực để đầutư. Khu vực phía Trung và Nam Lào chủ yếu là cao nguyên và đồng
bằng, giao thông phát triển, tập trung đông dân cư và có nhiều đặc khu kinh tế
nên thu hút được nhiều vốn FDI hơn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi mật độ
các dựán tại khu vực Trungvà Nam Lào tăng cao dẫn tới áp lực cạnh tranh lớn,
dòng vốn FDI vào Bắc Lào được dự đoán sẽ có xu hướng tăng lên, nhất là khi
ChínhphủLào đang xây dựng các chínhsáchưutiên cho các dự án tại Bắc Lào
nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực này.
2.2.3 Đánhgiá hoạt động đầu trực tiếp từ Việt Nam sang Lào
2.2.3.1 Những kết quả đạt được
a. Đối với Việt Nam
Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào mang lại những lợi ích kinh tế - xã
hộito lớn cho Việt Nam. Kinh tế của Việt Nam ngày càngphát triển và hội nhập
sâurộng với khu vực ASEAN, Lào là một thị trường có vị trí chiến lược, là tâm
điểm để vươn theo hướng Tây của khu vực khối ASEAN đối với Việt Nam và
đồng thời đối với các nước ASEAN hướng ra biển Đông, cho nên đầu tư sang
40
Lào là quy luật tất yếu, là nhu cầu cầnthiết để phát triển kinh tế hướng ngoại đối
với Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và giai đoạn tiếp theo.
Thông qua đầu tư trực tiếp sang Lào, sẽ bổ sung những khiếm khuyết về
nguồn lực cho việc phát triển kinh tế không những cho Việt Nam mà ngay cả
đối với Lào. Việt Nam cần được bổ sung các nguồn lực tự nhiên mà Lào có
như tài nguyên khoáng sản, năng lượng, nông - lâm nghiệp, cần một thị
trường để có thể trung chuyển và tiếp cận thông thương với các nước phía tây
qua thị trường Lào, còn Lào là nước đang rất cần nguồn lực về tài chính, về
công nghệ phù hợp, về nhân lực, về quan hệ thương mại quốc tế bằng đường
biển Đông thông qua Việt Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế của mình.
Thông qua hợp tác đầu tư, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam -
Lào tăng lên rõ rệt theo từng giai đoạn theo tốc độ tăng của đầu tư. Kim ngạch
thương mại Việt – Lào năm 2014 đạt 1.286 triệu USD, tăng 14% so với cùng
kỳ năm 2013 (1.126 triệu USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Lào đạt 477 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2013 (458
triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: xăng dầu các loại đạt 78 triệu
USD, giảm 27%; sắt thép các loại đạt 91 triệu USD, giảm 12%; phương tiện
vận tải và phụ tùng đạt 57,7 triệu USD, tăng 37%. Kim ngạch nhập khẩu đạt
808 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013 (668 triệu USD). Các mặt
hàng nhập khẩu chính gồm: quặng và các khoáng sản khác đạt 41 triệu USD,
tăng 47%; gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 601 triệu USD, tăng 31% – chiếm
gần 90% tổng hàng hóa nhập khẩu từ Lào; kim loại thường khác đạt 25 triệu
USD, giảm 48%. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2014 vẫn tiếp tục tăng
trưởng, tuy không cao, đạt mức tăng 14%. Cán cân thương mại có sự chênh
lệch lớn, cả năm 2014, Việt Nam nhập siêu từ Lào là 331 triệu USD, tăng
58% (so với mức 210 triệu USD của năm2013).
41
Hơn nữa, khi đầu tư tại Lào các doanh nghiệp Việt Nam rất dễ dàng đưa
nhân lực bổ sung sang để thực hiện dự án khi cần, tính đến nay có khoảng
trên 15 vạn nhân lực ở các trình độ khác nhau đang làm việc tại các dự án tại
Lào. Đây là vấn đề đáng quan tâm trong điều kiện nhân lực trong nước còn dư
thừa, nhất là đối với lao động phổ thông tại các khu vực các tỉnh miền Trung
Việt Nam.
Khi thị trường trongnước đã trở nên quá chậthẹp, sự cạnh tranh ngày càng
khắc nghiệt hơn, tăng trưởng và phát triển chậm và gặp nhiều khó khăn thì các
nhà đầu tư Việt Nam nghĩ đến một thị trường mới bên ngoài, trong điều kiện
năng lực cạnhtranh cònthấp, khả năng tài chínhchưa nhiều nên chọn thị trường
Lào là một thị trường có môi trường đầu tư tốt, thuận lợi về mọi mặt hơn là đầu
tư trong nước, rất phù hợp với các doanh nghiệp của Việt Nam.
Chẳng hạn, trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, đã có nhiều doanh nghiệp
thành công và tăng trưởng tốt về trồng cây công nghiệp cao su, tiêu biểu như
Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG). Năm 2005, VRG bắt đầu triển khai trồng
cao su tại Lào theo ký kết giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào. Đến nay, VRG
đã triển khai 8 dự án với tổng diện tích gần 30.000 ha trong tổng số 60.000
ha đã được phê duyệt.
Năm 2012, Công ty Việt - Lào khắc phục những khó khăn trong đào tạo
công nhân khai thác mủ là người Lào, đặc biệt là thay đổi phong tục tập quán
lao động từ tự do sang kỷ luật. Kết quả, công ty đã vượt sản lượng kế hoạch
5.676,947 tấn mủ quy khô, đạt 111,24% kế hoạch, năng suất bình quân vườn
cây nhóm 1 (cây tơ) là 1,034 tấn/ha. Năm 2012, năm đầu tiên nhà máy chế
biến mủ của Công ty Việt - Lào đi vào hoạt động, cho ra 4 sản phẩm đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu. Công ty đã chế biến và tiêu thụ 5.655,833 tấn mủ, đạt chất
lượng 100%. Sản phẩm sản xuất đến đâu công ty chủ động tìm khách hàng
tiêu thụ hết đến đó, lợi nhuận đạt 56 tỷ đồng. Năm 2013, Công ty Cao su Việt
42
- Lào đã đưa vườn cây khai thác vào năm thứ 3 với tổng diện tích 8.200 ha,
đạt 9.200 tấn/8.500 tấn mủ được giao, năng suất bình quân 1,1 tấn/ha.
Như vậy, thông qua đầu tư các doanh nghiệp sẽ có lợi ích từ nguồn thu
từ việc bán các thương phẩm do mình sản xuất được sau khi trừ các chi phí và
đóng góp cho xã hội. Lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ được chuyển về
nước chậm nhất sau 6 tháng sẽ góp phần bổ sung vào nguồn vốn của các
doanh nghiệp và đóng góp vào ngân sách quốc gia thông qua nhiều hình thức.
Cũng thông qua đầu tư tại Lào, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận một thị trường
mới, có cuộc cạnh tranh mới để đúc rút kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh
của mình ngày một vững vàng hơn.
Bên cạnh các lợi ích về kinh tế, Việt Nam và Lào là hai nước có quan hệ
truyền thống lâu đời, nhân dân hai nước có tình cảm chân thành và sâu sắc,
cùng chung lưng đấu cật trong chiến tranh, giúp nhau xây dựng kinh tế trong
hòa bình. Thông qua việc đầu tư của các nhà đầu tư vào Lào ngoài lợi ích về
kinh tế của hai nước của từng doanh nghiệp còn ngày càng củng cố chặt chẽ
hơn mối quan hệ truyền thống đó.
Ngoài ra, những dự án tại khu vực biên giới hai nước cũng đóng góp vai
trò quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy giao lưu, hợp tác về
văn hóa, thương mại, du lịch; nâng cao đời sống xã hội tại khu vực này, đồng
thời đảm bảo ổn định an ninh biên giới.
b. Đối với Lào
Các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào hoàn thành đưa
vào sử dụng đã đóng góp vào tăng trưởng và thu ngân sách của kinh tế Lào,
mang lại doanh thu cho Lào khoảng 150 triệu USD trong năm 2014, đóng
góp 1,3% tổng GDP Lào.
Trong điều kiện khó khăn song các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp tục
gia tăng vốn FDI vào Lào. Nhiều dự án lớn trọng điểm đã hoàn thành đưa vào
43
vận hành, khai thác, đạt hiệu quả khá cao như: Dự án trồng và chế biến mủ
cao sư, trồng mía và chế biến đường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai; Dự án
trồng và chế biến cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam; Dự án sân golf của
Công ty golf Long Thành… Nhiều dự án trọng điểm lớn như Dự án muối mỏ
Kali của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Dự án thuỷ điện Xekaman 1, Dự án
sân bay Attapeu, … đang được các doanh nghiệp Việt Nam triển khai đúng
tiến độ cam kết với Chính phủ Lào.
Đầu tư từ Việt Nam đã thâm nhập vào một số lĩnh vực huyết mạch theo
chốt trong nền kinh tế của nước bạn như Ngân hàng – tài chính (Ngân hàng
LVB và công ty bảo hiểm LVI); viễn thông (Unitel/Viettel); hàng không; thuỷ
điện, kinh doanh xăng dầu… Các dự án đầu tư hiện tại của Việt Nam tạo nền
tảng, cơ sở cho việc thành lập các ngành công nghiệp trong tương lai của Lào:
khai thác và chế biến cao su, sản xuất đường, phân vi sinh; thuỷ điện; khai
thác và chế biến khoáng sản.
Đầu tư FDI từ Việt Nam cũng giúp Lào khai thác được các lợi thế tự
nhiên quan trọng tại khu vực dọc theo biên giới hai nước Việt –Lào. Đây là
khu vực các nhà đầu tư khác thường không muốn lựa chọn đầu tư ở đó bởi hạ
tầng cơ sở không có, hoặc rất khó khăn cho việc triển khai dự án, dẫn tới việc
tăng các chi phí đầu vào do phải vận chuyển thiết bị và hàng hóa xa, không
thuận tiện, nhân lực tại chỗ không đáp ứng yêu cầu, và còn bị hạn chế bởi
nhiều yếu tố khác nữa. Do vậy, các dự án hoạt động sẽ có hiệu quả không
cao và chỉ có các nhà đầu tư của Việt Nam mới có thể đáp ứng được hầu hết
các điều kiện để vào đầu tư tại những khu vực đó.
Đầu tư từ Việt Nam đã mang lại những lợi ích tích cực không chỉ về
phương diện kinh tế, mà còn cả về hiệu quả xã hội thông qua công tác an sinh
xã hội. trong quá trinh triển khai đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam luôn thể hiện
trách nhiệm cao đối với cộng đồng Lào thông qua việc tích cực thực hiện
44
công tác an sinh xã hội, đóng góp vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo của
Chính phủ Lào. Điển hình là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã dành một
khoản tài trợ không hoàn lại trị giá khoảng 40 triệu USD để xây dựng các
công trình phúc lợi tại tỉnh Attapeu của Lào; Công ty cổ phần sân golf Long
Thành đến nay cũng đã cam kết tài trợ khoảng trên 6 triệu USD, Tập đoàn hoá
chất Việt Nam cam kết tài trợ trên 6 triệu USD để thực hiện các công trình an
sinh xã hội tại Lào.
Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào đã tạo ra việc làm ổn định
cho khoảng 30 vạn lao động, góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống
xã hội, đem lại hiệu quả gian tiếp qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng đã giúp phần
nâng cao đời sống cho bà con Lào, xoá đói, giảm nghèo cho Lào.
2.2.3.2 Những hạn chế trong quá trình Việt Nam đầu tư trực tiếp sang Lào
Bên cạnh các thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, các dự án FDI
của Việt Nam vào Lào vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như sau:
- Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng không hợp lý, tập trung chủ yếu ở Trung,
Nam Lào chiếm đến 95% tổng đầu tư của Việt Nam vào Lào. Đối với khu vực
Bắc Lào, đầu tư của Việt Nam chỉ chiếm 5% tổng vốn FDI vào Bắc Lào.
- Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành chưa đa dạng. Các dự án đầu tư vào khai
thác khoáng sản và thuỷ điện vẫn chiếm tới hơn 55% tổng lượng vốn đầu tư
năm 2015. Trong khi đó, đây là các dự án không được chính phủ hai nước
khuyến khích đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.
- Trung bình vốn đầu tư/dự án của Việt Nam cao hơn khá nhiều so với
các nước chủ đầu tư khác tại Lào. Trong khi đa phần các doanh nghiệp Việt
Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bị hạn chế về vốn, nhân lực, công
nghệ, việc đầu tư vào các dự án quá tầm như vậy sẽ tạo ra những rủi ro lớn
cho doanh nghiệp.
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ
Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt NamLuận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh khTham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh khLinh Heo
 
Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh
Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinhNang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh
Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinhRiêng Một Trời
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam
Đề tài Hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính ở Việt NamĐề tài Hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam
Đề tài Hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính ở Việt NamDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt NamLuận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt Nam
Luận văn: Phát triển thị trường mua bán sáp nhập hướng đi mới cho Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
Luận văn: Hoàn thiện hệ thống thẩm định niêm yết trên thị trường chứng khoán ...
 
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại...
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Sao Việt
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Sao ViệtĐề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Sao Việt
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty chứng khoán Sao Việt
 
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
đáNh giá thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán hò...
 
Đề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAY
Đề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAYĐề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAY
Đề tàihoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng, RẤT HAY
 
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái NguyênLuận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Thái Nguyên
 
Tham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh khTham dinh nang luc tai chinh kh
Tham dinh nang luc tai chinh kh
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đĐề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
Đề tài: Nâng cao hoạt động môi giới tại Công ty Chứng khoán, 9đ
 
Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh
Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinhNang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh
Nang luc canh tranh cua cac cty cho thue tai chinh
 
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp công thương việ...
 
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
Đề tài hiệu quả hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính, ...
 
Đề tài Hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam
Đề tài Hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính ở Việt NamĐề tài Hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam
Đề tài Hoạt động cho thuê tài chính của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam
 
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAYĐề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt – Nga, HAY
Đề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt – Nga, HAYĐề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt – Nga, HAY
Đề tài: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh Việt – Nga, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại hội sở ngân hàng...
 
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
Luận văn: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm ...
 
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAYLuận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
 

Similar to Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ

Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...
Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...
Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...luanvantrust
 
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...hieu anh
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Thu Hút Đầu Tƣ Trực Tiếp Nƣớc Ngoài Vào Việt Nam Thời...
Thực Trạng Và Giải Pháp Thu Hút Đầu Tƣ Trực Tiếp Nƣớc Ngoài Vào Việt Nam Thời...Thực Trạng Và Giải Pháp Thu Hút Đầu Tƣ Trực Tiếp Nƣớc Ngoài Vào Việt Nam Thời...
Thực Trạng Và Giải Pháp Thu Hút Đầu Tƣ Trực Tiếp Nƣớc Ngoài Vào Việt Nam Thời...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Tai lieu
Tai lieuTai lieu
Tai lieuTan Le
 
Đề tài phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty TNHH thương mại, HAY,...
Đề tài  phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty TNHH thương mại, HAY,...Đề tài  phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty TNHH thương mại, HAY,...
Đề tài phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty TNHH thương mại, HAY,...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ (20)

Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
 
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài tình hình tài chính công ty vận tải Thịnh Hưng, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
 
Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...
Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...
Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàn...
 
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
Đề tài  phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018Đề tài  phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
 
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
La0254
La0254La0254
La0254
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việ...
 
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAYĐề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
Đề tài: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HAY
 
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
Thực trạng và giải pháp thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam thời...
 
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt NamLuận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Luận văn: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Thu Hút Đầu Tƣ Trực Tiếp Nƣớc Ngoài Vào Việt Nam Thời...
Thực Trạng Và Giải Pháp Thu Hút Đầu Tƣ Trực Tiếp Nƣớc Ngoài Vào Việt Nam Thời...Thực Trạng Và Giải Pháp Thu Hút Đầu Tƣ Trực Tiếp Nƣớc Ngoài Vào Việt Nam Thời...
Thực Trạng Và Giải Pháp Thu Hút Đầu Tƣ Trực Tiếp Nƣớc Ngoài Vào Việt Nam Thời...
 
Tai lieu
Tai lieuTai lieu
Tai lieu
 
Đề tài phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty TNHH thương mại, HAY,...
Đề tài  phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty TNHH thương mại, HAY,...Đề tài  phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty TNHH thương mại, HAY,...
Đề tài phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty TNHH thương mại, HAY,...
 
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty tnhh thương mại quốc tế v...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào, HAY, 9đ

  • 1. i MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG BIỂU.............................................................................................. iii TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................................iv LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI ....................................................................4 1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài....................................................................4 1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................................4 1.1.2 Đặc điểm của FDI ...............................................................................................4 1.1.3 Các hình thức FDI...............................................................................................6 1.1.4 Vai trò của FDI ...................................................................................................7 1.2 Khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài................................................................9 1.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.............................9 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài ...........................................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG LÀO.....................................................................................................................................22 2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam ...........................................22 2.1.1 Về tổng vốn đầu tư.............................................................................................22 2.1.2 Về vùng/lãnh thổ đầu tư....................................................................................23 2.1.3 Về lĩnh vực đầu tư..............................................................................................24 2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào .....................................................26 2.2.1 Môi trường đầu tư của Lào...............................................................................26 một số nước năm 2015......................................................................................................26 2.2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào..............................................33 2.2.3 Đánh giá hoạt động đầu trực tiếp từ Việt Nam sang Lào.................................39 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP TỪ VIỆT NAM SANG LÀO ................................................................................50 3.1 Định hướngđầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào của hai Chính phủ .....................50 3.1.1 Chủ trương hợp tác đầu tư giữa hai nước.........................................................50 3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Lào................................................51
  • 2. ii 3.1.3 Quan điểm, mục tiêuvà phương hướng đầutư FDI từ Việt Namsang Lào..........52 3.2 Cơ hội và thách thức đối với hoạt động FDI từ Việt Nam sang Lào........................55 3.2.1 Cơ hội................................................................................................................55 3.2.2 Thách thức.........................................................................................................57 3.3 Một số giải pháp thúc đẩy FDI từ Việt Nam sang Lào .............................................58 3.3.1 Các giải pháp từ phía Chính phủ Việt Nam ......................................................58 3.3.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp .................................................................63 KẾT LUẬN ........................................................................................................................68
  • 3. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Quy mô vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài...........................22 giai đoạn 2005 - 2015........................................................................................................22 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài theo vùng/lãnh thổ (tính lũy kế đến 31/12/2015) .....................................................................................................24 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài theo ...................................25 lĩnh vực đầu tư (tính lũy kế đến 31/12/2015).................................................................25 Biểu đồ 2.3: Điểm tương đối về mức độ thuận lợi kinh doanh của ............................26 Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn FDI Việt Nam sang Lào giai đoạn 2005 - 2015...............34 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)......................................................................................34 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lĩnh vực FDI từ Việt Nam sang Lào............................................35 từ 2005 đến 2015 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)......................................................35 Bảng 2.2: Các hình thức đầu tư FDI Việt Nam sang Lào ............................................37 giai đoạn 2005 - 2015 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) ..............................................37 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu vùng FDI từ Việt Nam sang Lào giai đoạn 2005-2015.............38 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực)......................................................................................38
  • 4. iv TỪ VIẾT TẮT FDI Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài IMF Quỹ tiền tệ quốc tế OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế UNCTAD Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển WTO Tổ chức Thương mại thế giới TRIMs Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ACIA Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN IGA Hiệp định đảm bảo hoạt động đầu tư ASEAN AIA Hiệp định khung về hoạt động đầu tư ASEAN GDP Tổng sản phẩm quốc nội WIPO Tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế VRG Tập đoàn Cao su Việt Nam
  • 5. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cấp thiết của đề tài: CHDCND Lào (Lào) - quốc gia láng giềng của Việt Nam với nhiều điểm tương đồng về văn hóa, chính trị, kinh tế - xã hội luôn được coi là một điểm đến tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trên thực tế, Lào đã và đang là một trong những quốc gia đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nói riêng của các nhà đầu tư Việt Nam. Trong thời gian gần đây, hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào đã có nhiều bước phát triển mạnh, tăng cả về số lượng, chất lượng và quy mô dự án đầu tư, có đóng góp nhiều mặt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào và được chính phủ Lào ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào còn bộc lộ một số tồn tại như một số dự án đầu tư chậm tiến độ, cơ cấu ngành và cơ cấu vùng đầu tư chưa hợp lý, hiệu quả các dự án còn thấp và nhìn chung là chưa xứng tầm với quan hệ và tiềm năng của hai nước. Ngoài ra, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào mới được nhìn nhận từ phương diện lợi ích của từng doanh nghiệp mà chưa nhìn nhận từ phương diện lợi ích quốc gia, chưa được định hướng và tổ chức chặt chẽ nên dẫn tới tình trạng đầu tư manh mún, thiếu liên kết. Việc tìm hiểu và đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào trong thời gian qua cũng như phân tích những cơ hội và thách thức trong giai đoạn sắp tới sẽ là những căn cứ cụ thể giúp các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp sang Lào. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đầutư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào: thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu.
  • 6. 2 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu: a. Đốitượngnghiên cứu:Thực trạngđầutưtrực tiếp từ Việt Nam sang Lào. b. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư trực tiếp của từ Việt Nam sang Lào. c. Nhiệm vụ: - Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. - Nghiên cứu môi trường đầu tư tại Lào cũng như tìm hiểu thực trạng đầu tư FDI từ Việt Nam vào Lào từ đó chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động đầu tư từ Việt Nam sang Lào thời gian qua. - Tìm hiểu các định hướng FDI từ Việt Nam sang Lào của Chính phủ hai nước, đánh giá cơ hội và thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Lào làm cơ sở để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư từ Việt Nam sang Lào trong giai đoạn tiếp theo. 3. Phạm vi nghiên cứu: - Phạmvi khônggian: Đề tài tập trung nghiên cứu vào hai nước: Việt Nam, Lào. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu về tình hình FDI từ Việt Nam sang Lào trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2015. Từ việc nghiên cứu này, đề tài sẽ tập trung phân tích các kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động đầu tư của Việt Nam vào Lào và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư.
  • 7. 3 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài dự kiến sẽ sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê. 5. Kết cấu đề tài Đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào
  • 8. 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là những hoạt động nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD thì lại tiếp cận FDI theo một hướng khác. Theo tổ chức này, đầu tư trực tiếp được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: (1) thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (2) mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (3) tham gia một doanh nghiệp mới; (4) cấp tín dụng dài hạn (lớn hơn 5 năm). Từ những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư của quốc gia này (thường là một công ty hay một cá nhân cụ thể) mang nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư. Chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác kết quả đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn của mình theo quy định của quốc gia nhận đầu tư. 1.1.2 Đặcđiểm của FDI 1.1.2.1 FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích lợi nhuận
  • 9. 5 Theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp của một số nước quy định trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn của Nhà nước. Nhưng dù chủ thể là tư nhân hay nhà nước thì mục đích ưu tiên hàng đầu của FDI vẫn là lợi nhuận. Do vậy, các nước tiếp nhận đầu tư cần xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ mục đích tìm kiếm lợi nhuận của chủ đầu tư. 1.1.2.2 Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu Chủ đầu tư trực tiếp nước ngoài thường phải đóng một lượng vốn tối thiểu trong vốn pháp định/vốn điều lệ của doanh nghiệp theo quy định của từng nước để có được quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp mà họ tham gia đầu tư. Phần vốn tối thiểu thay đổi tuỳ theo từng nước (từ 10 đến 25%). Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư FDI phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp. Tỷ lệ vốn góp càng cao thì có lợi nhuận cũng như quyền ra quyết định càng lớn, đồng thời rủi ro cũng lớn. 1.1.2.3 FDI không làm phát sinh nợ cho nước tiếp nhận đầu tư FDI là hình thức đầu tư, trong đó chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi, hiệu quả kinh tế cao và không để lại gánh nặng nợ hoặc những ràng buộc về chính trị cho nước tiếp nhận đầu tư. Lợi nhuận của nhà đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh được chia theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi đã nộp thuế thu nhập và các khoản đóng góp khác cho nước sở tại, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
  • 10. 6 1.1.2.4FDIthườngkèm theochuyểngiaocôngnghệ cho nước tiếp nhận đầu tư Thông qua hoạt động FDI, nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp thu khoa học công nghệ, bí quyết kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm tổ chức quản lý hiện đại của các nước đi đầu tư. Ngược lại, các doanh nghiệp đi đầu tư cũng có thể tiếp nhận máy móc, thiết bị, bằng phát minh sáng chế, cán bộ quản lý từ nước nhận đầu tư, điển hình như qua hình thức mua lại và sáp nhập (M&A). 1.1.3 Cáchình thức FDI Tuỳ theo quy định của luật pháp của nước nhận đầu tư, FDI có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau. Tại Việt Nam, FDI có các hình thức pháp lý chủ yếu sau: 1.1.3.1 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Ưu điểm: nhà đầu tư có thể chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, triển khai nhanh dự án đầu tư, được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển chung. Nhược điểm: Chủ đầu tư chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư, chi phí nghiên cứu tiếp cận thị trường mới cao, không thâm nhập được những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận. 1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc các bên nước chủ nhà với các bên nước ngoài để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà. Ưu điểm: giúp nhà đầu tư tận dụng được hệ thống phân phối có sẵn của nước chủ nhà, đầu tư vào lĩnh vực dễ thu lời, lĩnh vực bị cấm hoặc hạn chế đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thâm nhập thị trường
  • 11. 7 truyền thống của nước chủ nhà, không mất thời gian, chi phí cho việc nghiên cứu thị trường mới và xây dựng các mối quan hệ, đồng thời chia sẻ chi phí và rủi ro đầu tư. Nhược điểm: Có sự khác biệt về nhìn nhận chi phí đầu tư giữa hai bên đối tác, cần nhiều thời gian thương thảo mọi vấn đề liên quan đến dự án đầu tư, định giá tài sản góp vốn, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của đối tác trong nước; thiếu chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, sự khác biệt về văn hóa. 1.1.3.3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở một quốc gia trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Các hình thức: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Ưu điểm: giúp nhà đầu tư thâm nhập vào những lĩnh vực hạn chế đầu tư, thị trường truyền thống của nước chủ nhà: viễn thông, dầu khí,... hoặc thị trường mới mà nhà đầu tư chưa biết rõ. Nhược điểm: thời gian đàm phán và thực thi thường kéo dài, dễ thất bại do mục đích thiếu nhất quán giữa các bên. 1.1.4 Vai trò của FDI 1.14.1 Đối với nước đầu tư: - Giúp các chủ đầu tư tận dụng lợi thế của nước tiếp nhận đâu tư, giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn lực cung cấp nguyên vật liệu ôn định. - Giúp các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ câu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực canh tranh.
  • 12. 8 - Giúp các chủđầutưgia tăng sức mạnhkinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ và tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước. 1.1.4.2 Đối với nước nhận đầu tư: a. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển: - Góp phân giải quyết các khó khăn về kinh tế - xã hội như thất nghiệp, lạm phát, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. - Tăng nguồn thu và tạo điều kiện cải thiện tình hình ngân sách nhà nước, tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực. - Giúp người lao động, các nhà quản lý học hỏi và nâng cao trình độ. b. Đối với các nước đang phát triển: - Là nguồn vốnquan trọngđể thực hiện côngnghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới. - Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Góp phần phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạo việc làm cho người lao động. - Là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước nhỏ bé của các nước đang phát triền. - Có điều kiện tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp. Tuy nhiên, FDI cũng có những hạn chế nhất định: Luồng FDI chỉ đi vào những nước có môi trường kinh tế - chính trị ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn. Nếu nước nhận đầu tư không có kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể và khoa học dễ dẫn tới tính trạng đầu tư tràn lan, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực bị khai thác cạn kiệt, khó bố trí đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ; nếu không thẩm định chặt chẽ còn có thể nhập khẩu thiết bị, công nghệ lạc hậu;
  • 13. 9 nếu chính sách, pháp luật cạnh tranh không đầy đủ còn dễ dẫn tới tình trạng doanh nghiệp nước ngoài chèn ép các doanh nghiệp trong nước. 1.2 Khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 1.2.1 Cơsở pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó. Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được quy định tại Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 (Chương V, Điều 51 đến 66), Nghị định 83/2015/NĐ-CP bao gồm 6 chương và 41 điều quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 của Thủ tướng phê duyệt Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”, Thông tư số 09/2015/TT-BKHĐT ban hành các mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài áp dụng với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Một số quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cụ thể như sau: 1.2.1.1 Điều kiện thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Các nhà đầu tư thuộc tất cả các loại hình doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam, ngoại trừ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí và một số lĩnh vực đặc thù hoặc tại những địa bàn đầu tư đặc
  • 14. 10 thù thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, được đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau: - Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đốivới Nhà nước Việt Nam; - Tuânthủcác quyđịnhcủapháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đốivớicác trườnghợp sửdụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; - Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. 1.2.1.2 Quản lý dòng tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài liên quan đến hoạt động đầutư ra nước ngoàiphảiđược thực hiện thông qua một tài khoản vốn riêng mở tại mộttổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam và phải đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. - Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây: + Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định. + Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư. + Có tài khoản vốn theo quy định. - Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • 15. 11 - Nhà đầutư được chuyểnngoạitệhoặc hànghóa, máymóc, thiếtbị ra nước ngoàiđểphục vụcho hoạtđộngkhảo sát, nghiêncứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ. 1.2.1.3 Chuyển lợi nhuận về nước Trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài theo quy định, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam. Trong thời hạn quy định mà chưa chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam, nhà đầu tư phải có văn bản báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được gia hạn không quá hai lần, mỗi lần không quá 06 tháng và phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận bằng văn bản. 1.2.1.4 Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó và phải đăng ký tài khoản vốn, tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 1.2.1.5 Thực hiện chế độ báo cáo đầu tư ra nước ngoài Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
  • 16. 12 nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định. Nhà đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định; đồng thời quản lý tài khoản của mình và cập nhật thông tin đầy đủ, đúng hạn và chính xác vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Trường hợp có sự khác nhau giữa thông tin báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và thông tin trong báo cáo bằng văn bản, thì căn cứ theo thông tin trong văn bản. 1.2.1.6 Nghĩa vụ tài chính Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh liên quan đến dự án đầu tư ra nước ngoài đối với nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế. Việc miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần vốn bằng hàng hóa, máy móc, thiết bị chuyển ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư và chuyển từ nước ngoài về Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 1.2.1.7 Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư trong trường hợp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại dự án đầu tư ở nước ngoài Nhà đầu tư được tuyển dụng lao động Việt Nam đi làm việc cho dự án đầu tư của mình ở nước ngoài theo quy định của pháp luật lao động của Việt Nam và của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật về việc đưa lao động Việt Nam làm việc cho dự án đầu tư tại nước ngoài; đồng thời bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động Việt Nam ở nước ngoài; chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc đưa
  • 17. 13 lao động Việt Nam làm việc cho dự án đầu tư tại nước ngoài và quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.2.1.8 Thanh lý dự án đầu tư ra nước ngoài Ngay sau khi kết thúc dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thanh lý dự án đầu tư theo quy định của phápluật quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư liên quan đến kết thúc việc thanh lý dự án đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý dự án đầu tư. Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định, chậm nhất trước ngày hết hạn nhà đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá một lần và không quá 06 tháng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của nhà đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản trả lời nhà đầu tư về việc gia hạn thời hạn chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý dự án đầu tư. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn tất việc thanh lý dự án đầu tư tại nước ngoài và chuyển về nước toàn bộ các khoản thu còn lại từ việc thanh lý dự án đầu tư (nếu có), nhà đầu tư làm thủ tục chấm dứt dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định. 1.2.1.9 Một số hiệp định đầu tư quan trọng mà Việt Nam đã thamgia. a. Hiệp định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) năm 1994 của WTO là một hiệp định đầu tư đa phương nhưng không toàn diện. Hiệp định TRIMs chỉ quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến
  • 18. 14 thương mại bị cấm áp dụng chứ không bao trùm tất cả các vấn đề về đầu tư nước ngoài. Để đạt được mục đích này, một danh sách cụ thể về các biện pháp TRIMs không phù hợp với các điều khoản trên được nhất trí bổ sung vào hiệp định. Danh sách này bao gồm các biện pháp yêu cầu một số mức độ nhất định về mua sắm nội địa của doanh nghiệp (yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa) hay hạn chế về số lượng hay giá trị nhập khẩu mà một doanh nghiệp có thể mua hoặc sử dụng tương đương với lượng hàng hóa mà doanh nghiệp xuất khẩu (yêu cầu về cân bằng thương mại). Hiệp định TRIMs chỉ đề cập đến nghĩa vụ của các Chính phủ không được ban hành các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại TRIMs (mà không đề cập đến quyền trực tiếp của nhà đầu tư). Tuy nhiên, việc các chính phủ tuân thủ đầy đủ các quy định tại TRIMs sẽ mang lại lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, nếu muốn đầu tư ra nước ngoài (đặc biệt ở các nước thành viên WTO có trình độ phát triển và các quy định về đầu tư còn hạn chế) cần lưu ý đến các biện pháp bị cấm đã nêu hoặc minh họa trong Hiệp định TRIMs để có thể có cách thức bảo vệ lợi ích của mình khi bị vi phạm (ví dụ khiếu nại với chính phủ nước nhận đầu tư hoặc thông tin cho Chính phủ Việt Nam để có thể tham vấn với nước nhận đầu tư nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư Việt Nam). b. Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) được kí kết vào ngày 26/02/2009, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29/3/2012 với mục đích thúc đẩy tiến trình xây dựng một khu vực đầu tư tự do, mở cửa, minh bạch và hội nhập trong ASEAN nhằm đạt được mục tiêu thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. ACIA, theo đúng như tên gọi, là một hiệp định đầu tư toàn diện nhằm cải thiện môi trường đầu tư sao cho cạnh tranh, minh bạch, tự do và thông thoáng hơn.
  • 19. 15 Hiệp định ra đời trên cơ sở 2 hiệp định đầu tư ASEAN trước đó là hiệp định ASEAN năm 1997 về việc thúc đẩy và bảo vệ hoạt động đầu tư (hay hiệp định đảm bảo hoạt động đầu tư ASEAN) (IGA) và hiệp định khung về hoạt động đầu tư ASEAN (AIA). Cụ thể, hiệp định ACIA đã nhắc lại các điều khoản trong IGA và AIA đồng thời tiến hành một số điều chỉnh căn cứ vào thực tiễn đầu tư quốc tế. Hiệp định này tập trung vào các điều khoản định hướng cho 4 vấn đề chính là tự do hóa, bảo vệ, lợi thế hóa và thúc đẩy hóa. Các điều khoản toàn diện của ACIA sẽ bảo vệ hơn nữa cho các hoạt động đầu tư và nâng cao sự tự tin của các nhà đầu tư trong khu vực. Hiệp định này cũng bao gồm các điều khoản mới về giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan tới nhà đầu tư trong nước, chuyển giao và đãi ngộ đầu tư. ACIA cũng đề cập tới một danh sách các hạn chế đầu tư và các tiêu cực trong đầu tư, đồng thời cũng gia tăng tính tự do trong khoảng thời gian định trước. Ngoài ra, ACIA còn bao gồm các điều khoản mới về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), hoạt động quản lý và bộ phận lãnh đạo. Những nỗ lực không ngừng của ASEAN nhằm tạo ra một môi trường đầu tư rộng khắp và ưu đãi hơn sẽ thúc đẩy các dòng đầu tư và hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư hơn nữa, đồng thời gia tăng hoạt động đầu tư nội khối ASEAN. ACIA còn nâng cao sự tự tin của các nhà đầu tư trong khu vực và khuyến khích hơn nữa hoạt động đầu tư nội khối ASEAN, đặc biệt là đầu tư của các công ty đa quốc gia trong ASEAN và mở rộng hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy sự đóng góp của họ đối với tình hình phát triển kinh tế và hội nhập trong khu vực ASEAN. c. Các hiệp định khác Ngoài ra, Việt Nam cũng tham gia ký kết các hiệp định song phương về đầu tư quốc tế với nhiều nước trên thế giới, cụ thể như Lào, Campuchia, Áo,
  • 20. 16 Ba Lan, Argentina, Thuỵ Điển, Hungary, Cuba, Phần Lan, Hà Lan, Đan Mạch, Lào, Ấn Độ, Belarus, Hoa Kỳ, … 1.2.2 Cácnhân tố ảnh hưởng đến đầu tư ra nước ngoài Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phụ thuộc vào lợi thế của chủ đầu tư, chính sách của nước đầu tư và môi trường đầu tư tại nước nhận đầu tư. 1.2.2.1 Chủ đầu tư a. Lợi thế về quyền sở hữu: Khi tiến hành đầu tư FDI, các doanh nghiệp sẽ phải trả những chi phí phụ trội so với đối thủ cạnh tranh nội địa của nước đó do sự khác biệt về văn hóa, thể chế, ngôn ngữ; thiếu hiểu biết về các điều kiện thị trường nội địa, chi phí thông tin liên lạc và hoạt động cao hơn do sự cách biệt về địa lý. Vì vậy, để có thể tồn tại, doanh nghiệp phải tìm cách có thu nhập cao hơn hoặc chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm bù đắp lại các bất lợi về chi phí phụ trội. Muốn làm được điều này, các doanh nghiệp này phải sở hữu một hoặc một số lợi thế cạnh tranh đặc biệt gọi là lợi thế quyền sở hữu hoặc lợi thế riêng của doanh nghiệp. Các lợi thế này phải là lợi thế riêng biệt của doanh nghiệp, sẵn sàng chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các nước. Các doanh nghiệp sở hữu hợi thế này một cách độc quyền và có thể khai thác chúng ở nước ngoài và sẽ có được thu nhập cận biên cao hơn hoặc chi phí cận biên thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này giúp doanh nghiệp khắc phục bất lợi thế về chi phí phụ trội khi hoạt động ở nước ngoài. b. Lợi thế nội bộ hóa: Các hình thức mở rộng hoạt động ra nước ngoài gồm: xuất khẩu, cấp giấy phép quản lý, nhượng quyền thương mại, liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với các hình thức theo thứ tự có chi phí giao dịch giảm, chi phí quản lý và quyền kiểm soát tăng lên. Các công ty sẽ so sánh những điểm lợi và bất lợi của các hình thức trên và lựa chọn hình thức nào có lợi
  • 21. 17 nhất cho mình. Theo đó, FDI sẽ được sử dụng nhằm thay thế các giao dịch trên thị trường bằng các giao dịch nội bộ sẽ ít tốn kém, an toàn và khả thi hơn các giao dịch trên thị trường bên ngoài. Điều này thường xảy ra do sự không hoàn hảo của thị trường các yếu tố đầu vào sản xuất. Sự không hoàn hảo của thị trường có thể xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chủ yếu: yếu kém tự nhiên và yếu kém về cơ cấu thị trường. Những yếu kém tự nhiên của thị trường bắt nguồn từ sự yếu kém hoặc thiếu các thị trường tư nhân. Có nhiều loại không hoàn hảo của thị trường xuất hiện một cách tự nhiên trong các thị trường bên ngoài. Hai trong số đó là sự không hoàn hảo hoặc thiếu một thị trường tri thức và sự tồn tại các chi phí giao dịch cao trên các thị trường bên ngoài. Các yếu kém quan trọng khác của thị trường xuất hiện do nguyên nhân rủi ro và tính không chắc chắc và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa cung và cầu. Những yếu kém về cơ cấu thị trường như: thuế quan, hạn ngạch, các chính sách thuế và các chính sách ưu đãi khác, hạn chế khả năng tiếp cận của đối tác nước ngoài vào thị trường vốn trong nước, các chính sách thay thế nhập khẩu. Như vậy, khi thị trường bên ngoài không hoàn hảo, các doanh nghiệp có được lợi thế nội bộ hóa khi lựa chọn hình thức FDI. Lợi thế này sẽ giúp các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh giảm được chi phí và khắc phụ được những rào cản, rủi ro do sự không hoàn hảo của thị trường bên ngoài gây ra. Chính các lợi thế nội bộ hoá giúp các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh đồng bộ và hoàn chỉnh, sản xuất ở nhiều nước và sử dụng thương mại trong nội bộ doanh nghiệp để lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố vô hình giữa các chi nhánh của chúng.
  • 22. 18 1.2.2.2 Nước chủ đầu tư Các chính sách quản lý hoạt động đầu tư cũng như các chính sách liên quan đến đầu tư của nước chủ đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc hạn chế hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp. Các chính sách này được chia thành hai nhóm chính: các chính sách khuyến khích đầu tư và các chính sách hạn chế đầu tư. a. Các chính sách khuyến khích đầu tư bao gồm: Trong các biện pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài thì việc tham gia vào các hiệp định đa phương và song phương về đầu tư hoặc có liên quan đến đầu tư được coi là biện pháp quan trọng nhất. Việc ký kết các hiệp định đầu tư quốc tế giúp cho các nước chủ đầu tư thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Nội dung các hiệp định này thường quy định nhiều nguyên tắc cơ bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận và kinh doanh ở nước nhận đầu tư như bảo hộ đầu tư, mở cửa ngành dịch vụ cho FDI, kể cả dịch vụ liên quan đến cơ sở hạ tầng, thành lập cơ quan xúc tiến đầu tư nhằm cung cấp thông tin và hỗ trợ các nhà đầu tư, tránh đánh thuế 2 lần. Đây sẽ là những cơ sở pháp lý và tiền đề cần thiết để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Ngoài ra, các biện pháp tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài bào gồm: ưu đãi thuế và tài chính, khuyến khích chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư hỗ trợ tiếp cận thị trường, cung cấp thông tin, ưu đãi thương mại cho hàng hóa của các nhà đầu tư. b. Các chính sách hạn chế đầu tư Để hạn chế đầu tư ra nước ngoài, các chính phủ thường áp dụng các biện pháp hạn chế về chuyển vốn ra nước ngoài, hạn chế bằng thuế, hạn chế tiếp cận thị trường hoặc cấm đầu tư vào một số nước cụ thể.
  • 23. 19 1.2.2.3 Môi trường đầu tư tại nước nhận đầu tư Theo Hội nghị của Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), các yếu tố quyết định FDI của nước tiếp nhận đầu tư được chia thành 3 nhóm: khung chính sách, các yếu tố của môi trường kinh tế, các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh. a. Khung chính sách về FDI của nước tiếp nhận đầu tư Khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư gồm các quy định liên quan trực tiếp đến FDI và các quy định có ảnh hưởng gián tiếp đến FDI. Các quy định và chính sách liên quan trực tiếp FDI bao gồm các quy định về việc thành lập và hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài (cho phép, hạn chế, cấm đầu tưu vào một số ngành, lĩnh vực; cho phép tự do hay hạn chế quyền sở hữu của các chủ đầu tư nước ngoài đối với các dự án; cho phép tự do hoạt động hay áp đặt một số điều kiện hoạt động, có hay không các ưu đã nhằm khuyến khích FDI), các tiêu chuẩn đối xử với FDI (phân biệt hay không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư có quốc tịch khác nhau) và cơ chế hoạt động của thị trường trong đó có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (ví dụ như cạnh tranh có bình đẳng hay không, có hiện tượng độc quyền không, thông tin trên thị trường có rõ ràng, minh bạch không). Các quy định này có ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng và kết quả của hoạt động FDI. Bên cạnh đó, một số các quy định, chính sách trong một số ngành, lĩnh vực khác cũng có ảnh hưởng đến quyết định của chủ đầu tư như: chính sách thương mại (ví dụ: chính sách thay thế nhập khẩu), chính sách tư nhân hóa (ví dụ: chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước), chính sách tiền tệ và chính sách thuế (ví dụ: chính sách kiềm chế lạm phát), chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ,
  • 24. 20 chính sách lao động, các quy định trong hiệp định quốc tế mà nước nhận đầu tư tham gia ký kết… Nhìn chung, chủ đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào các nước có hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, minh bạch và có thể dự đoán được. Điều nay đảm bảo cho sự an toàn của vốn đầu tư. b. Các yếu tố của môi trường kinh tế. Tùy động cơ của chủ đầu tư nước ngoài mà có thể có các yếu tố của môi trường kinh tế ảnh hưởng đến dòng vốn FDI. Các chủ đầu tư có động cơ tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng của thị trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở thích đặc biệt của người tiêu dùng và cơ cấu thị trường. Các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đến tài nguyên thiên nhiên; lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ; lao động có tay nghề; công nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản doanh nghiệp sáng tạo ra; cơ sở hạ tầng phần cứng. Các chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua sắm các nguồn tài nguyên; các chiphí đầuvào khác: chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc; chi phí mua bán thành phẩm; tham gia các hiệp định hội nhập khu vực tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các doanh nghiệp toàn khu vực. c. Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh bao gồm các chính sách xúc tiến đầu tư; các biện pháp ưu đãi khuyến khích đầu tư; giảm các tiêu cực phí bằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước; nâng cao chất lượng các dịch vụ tiện ích xã hội để đảm bảo cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài; các dịch vụ hậu đầu tư.
  • 25. 21 Ngoài ra, các yếu tố thuộc môi trường quốc tế cũng có ảnh hưởng đến hoạt động FDI, cụ thể hơn, đó là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội toàn cầu có ổn định hay không, các yếu tố đó thuận lợi hay không thuận lợi cho nước chủ đầu tư, nước nhận đầu tư, và chính bản thân nhà đầu tư. Tình hình cạnh tranh giữa các nước trong thu hút FDI ảnh hưởng nhiều đến dòng chảy FDI. Để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI, các nước sẽ phải cải tiến môi trường đầu tư, tạo thuận lợi và đưa ra những ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nước nào xây dựng được môi trường đầu tư có sức hấp dẫn cao hơn thì nước đó sẽ có khả năng thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn. Cùng với sự gia tăng độ mở và độ hấp dẫn của các môi trường đầu tư, dòng vốn FDI sẽ dễ dàng lưu chuyển hơn, làm tăng trưởng lượng vốn FDI toàn cầu.
  • 26. 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM SANG LÀO 2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoàicủa Việt Nam 2.1.1 Vềtổng vốn đầu tư Trong giai đoạn 2005 - 2015 đã có 945 dự án được cấp phép đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký của các nhà đầu tư Việt Nam là 15,08 tỷ USD, điều chỉnh tăng vốn cho 165 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 5,09 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký (cả cấp mới và tăng thêm) trên 20,17 tỷ USD. Bảng 2.1: Quy mô vốn đầu tư trực tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài giai đoạn 2005 - 2015 Năm Số dự án cấp mới Vốn đăng ký mới của nhà đầu tư VN (USD) Số lượt tăng vốn Vốn tăng thêm (USD) Tổng vốn cấp mới và tăng thêm (USD) 2005 35 362.178.498 362.178.498 2006 35 127.577.121 127.577.121 2007 81 915.426.885 3 19.500.000 934.926.885 2008 116 2.219.885.760 1 285.400.000 2.505.285.760 2009 92 2.120.983.856 13 364.866.614 2.485.850.470 2010 108 2.950.631.750 8 40.002.400 2.990.634.150 2011 82 2.304.556.293 15 216.944.567 2.521.500.860 2012 82 1.405.343.754 13 75.009.017 1.480.352.771 2013 89 1.152.873.279 17 3.186.688.569 4.339.561.848 2014 109 1.047.729.897 23 605.930.198 1.653.660.095 2015 118 476.438.825 72 298.361.942 774.800.767 Tổng 947 15.083.625.918 165 5.092.703.307 20.176.329.225 Nguồn:CụcĐầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • 27. 23 Trong vòng 6 năm từ 2010 đến 2015, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới giảm liên tục từ khoảng 2,95 tỷ USD năm 2010 xuống còn 0,47 tỷ USD năm 2015 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới và tình hình kinh doanh ảm đạm trong nước làm các nhà đầu tư thận trọng hơn trong quyết định đầu tư mới. Tuy nhiên, năm 2013 chứng kiến sự tăng đột biến trong dòng vốn đầu tư tăng thêm lên tới gần 3,2 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với lượng vốn đầu tư cấp mới. Nguyên nhân được cho do sự hồi phục nhanh chóng của các nước nhận đầu tư cũng như xu hướng đầu tư có trọng điểm của các doanh nghiệp Việt Nam. Riêng trong năm 2015, tuy số dự án cấp mới và điều chỉnh tăng so với năm 2014 nhưng vốn đăng ký mới và điều chỉnh giảm mạnh. Trong năm đã cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho 118 dự án với tổng vốn đăng ký phía Việt Nam trên 476 triệu USD và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 72 dự án với tổng vốn tăng thêm đạt 298 triệu USD. Tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài (gồm cả cấp mới và tăng vốn) đạt trên 774 triệu USD, bằng khoảng 47% so với năm 2014. Trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về cả thị trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư. Với nhiều quy định mới tại Nghị định 83/2015/NĐ-CP về chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, xác định địa điểm thực hiện dự án, thực hiện chế độ báo cáo... thì hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới sẽ có những bước phát triển nhanh hơn và đa dạng hơn, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý hoạt động đầu tư ra nước ngoài để nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả hơn. 2.1.2 Vềvùng/lãnhthổ đầu tư Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nhiều nhất vào Lào, Campuchia và Liên bang Nga. Đây đều là các nước có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài và tốt đẹp với Việt Nam, đặc biệt Lào và Campuchia. Tính lũy kế đến
  • 28. 24 31/12/2015, Lào vẫn là nước đứng đầu về tổng số vốn đâu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam với 5,066 tỷ USD (chiếm khoảng 25% tổng vốn), tiếp theo là Campuchia với 3,615 tỷ USD (chiếm 18% tổng vốn). Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đầu tư nhiều vào một số nước ở Nam Mỹ, châu Phi, khu vực ASEAN và một số nước khác. Như vậy, có thể thấy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam gần đây không chỉ tăng trưởng nhanh chóng ở các thị trường truyền thống, mà còn mở rộng sang các quốc gia khác. Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài theo vùng/lãnh thổ (tính lũy kế đến 31/12/2015) Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.1.3 Vềlĩnh vực đầu tư Trong các lĩnh vực mà nhà đầu tư Việt Nam tham gia, các lĩnh vực phổ biến nhất bao gồm khai khoáng, nông ,lâm nghiệp và thủy sản; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; thông tin và truyền thông ; nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Trong số đó, tính lũy kế đến hết tháng 12/2015, lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là khai khoáng, với hơn 25% 18% 12% 9% 6% 6% 6% 2% 3% 2% 11% Lào Campuchia Liên bang Nga Venezuela Peru An giê ri Malaysia Myanmar Hoa Kỳ Tanzania Khác
  • 29. 25 9,3 tỷ USD (chiếm 45% tổng vốn đầu tư) và 148 dự án. Đứng vị trí thứ 2 là nông nghiệp, lâm nghiệp với số vốn đầu tư là 3,19 tỷ USD (chiếm 16% tổng vốn) và 165 dự án; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí với số vốn đăng kí là 2,23 tỷ USD (chiếm 11% tổng vốn). Do quy mô vốn trung bình của mỗi dự án lớn hơn nhiều lần nên lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí chỉ có 7 dự án được cấp phép đã có tổng vốn đầu tư là 1,16 tỷ USD, trong khi lĩnh vực thông tin và truyền thông với 89 dự án mới được đầu tư 1,88 tỷ USD. Giáo dục và đào tạo; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội là các lĩnh vực ít được các nhà đầu tư Việt Nam quan tâm nhất. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn FDI từ Việt Nam ra nước ngoài theo lĩnh vực đầu tư (tính lũy kế đến 31/12/2015) Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của CụcĐầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư sang nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác như xây dựng, vận tải, bất động sản, hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…Điều này cho thấy tính đa dạng trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam, đồng thời cho thấy xu hướng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng, chiến lược 45% 16% 11% 9% 6% 13% Khai khoáng Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí Thông tin và truyền thông Nghệ thuật, vui chơi và giải trí
  • 30. 26 đầu tư tập trung vào các lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh, nhanh chóng đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. 2.2 Tình hình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào 2.2.1 Môi trường đầu tư của Lào Với mục tiêu thoát khỏi nhóm các nước chậm phát triển vào năm 2020, Chính phủ Lào khuyến khích tất cả các khoản đầu tư từ trong và ngoài nước. Phần lớn lượng vốn FDI vào Lào tập trung vào các dự án khai thác khoáng sản và thuỷ điện. Tuy nhiên, những năm gần đây, một phần vốn FDI đã bắt đầu chuyển dịch vào khối ngành sản xuất, đặc biệt là ở một số đặc khu kinh tế ở Tây Lào, trong đó các nước đầu tư nhiều nhất vào Lào là Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Biểu đồ 2.3: Điểm tương đối về mức độ thuận lợi kinh doanh của một số nước năm 2015 Nguồn:Báocáo mức độ thuận lợi trong kinh doanh của World Bank Doing Business năm 2015 Theo các chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi trong kinh doanh của Ngân hàng thế giới năm 2015, Lào xếp thứ 148 thế giới. Như vậy, Lào đã có bước Lào (148) 51.45 Campuchia (135) 55.33 Indonesia (114) 59.15 Trung Quốc (90) 62.58 Khu vực châu Á - TBD (92) 63.19 Việt Nam (78) 64.42 Thái Lan (26) 75.27 Malaysia (18) 78.83 Điểm tương đối (đơn vị %)
  • 31. 27 tiến trong cải thiện môi trường đầu tư. Xếp hạng của Lào đã tăng tới 19 bậc trong 5 năm từ 2010-2015 từ 167 (năm 2010) thành 148 (năm 2015) trong tổng số 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, mức điểm tương đối về môi trường kinh doanh tại Lào là 51.45, vẫn thấp hơn các nước láng giềng và thấp nhiều so với trung bình của khu vực. 2.2.1.1 Khung chính sách về FDI của Lào Các yếu tố về chính sách đầu tư của Lào được chia thành hai nhóm: các chính sách liên quan trực tiếp đến FDI và các chính sách liên quan gián tiếp tới FDI. - Các chính sách liên quan trực tiếp đến FDI: + Thủ tục bắt đầu kinh doanh: Luật khuyến khích đầu tư năm 2010 của Lào đặt ra quy trình đăng ký kinh doanh và khung ưu đãi áp dụng thống nhất và công bằng đối với tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào mọi lĩnh vực trừ các lĩnh vực có tác động tiêu cực tới an ninh quốc gia, sức khoẻ, truyền thống và môi trường. Nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn về quyền sở hữu và kiểm soát doanh nghiệp. Hình thức công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài được pháp luật công nhận. Công ty 100% vốn nước ngoài có thể là công ty mới hoặc chi nhánh của công ty nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có xu hướng hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để hình thành các công ty liên doanh. Với hình thức liên doanh, các đối tác nước ngoài phải đóng góp ít nhất 30% vốn đăng ký. Phần vốn bằng ngoại tệ này phải được chuyển sang Kíp Lào theo tỷ giá do ngân hàng trung ương Lào công bố tại thời điểm góp vốn. Trong quá trình hoạt động, tất cả các công ty có vốn đầu
  • 32. 28 tư nước ngoài phải đảm bảo duy trì tài sản của công ty không ít hơn vốn đăng ký ban đầu. Quy trình bắt đầu kinh doanh tại Lào bao gồm nhiều bước, với nhiều loại giấy phép khác nhau bao gồm giấy phép đầu tư (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp), giấy đăng ký kinh doanh hàng năm (do Bộ Công nghiệp và Thương mại cấp), đăng ký thuế (Bộ Tài chính cấp), đăng ký nhãn hiệu (Bộ An ninh quốc gia cấp), giấy phép kinh doanh đối với từng ngành cụ thể (ngành sản xuất cần giấy phép của Bộ Công nghiệp và Thương mại, ngành năng lượng cần giấy phép của Bộ Năng lượng và Mỏ), giấy phép xuất nhập khẩu (nếu cần) và các loại giấy phép khác của chính quyền địa phương. + Bảo hộ đầu tư Tài sản hợp pháp và các khoản đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại Lào được bảo vệ bởi pháp luật, không bị quốc hữu hoá, tịch thu, tịch biên. Trong trường hợp Nhà nước trưng dụng, trưng mua vì lợi ích công cộng thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ được bồi thường, thanh toán theo quy định của pháp luật. Với trường hợp chủ đầu tư bị thu hồi giấy phép đầu tư, họ sẽ phải nhanh chóng thoái vốn ra khỏi các dự án và không được phép kháng cáo tại các tổ chức giải quyết tranh chấp độc lập. + Cạnh tranh từ doanh nghiệp nhànước. Chính phủ Lào giữ quyền sở hữu trong một số ngành then chốt như viễn thông, năng lượng, tài chính và khai thác khoáng sản. Khi có xung đột lợi ích giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân thì doanh nghiệp nhà nước thường có lợi thế hơn. - Các chính sách liên quan gián tiếp đến FDI: Chính sách tài chính tiền tệ, hệ thống pháp luật về kinh doanh, các chính sách giải quyết tranh chấp,quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, ...
  • 33. 29 - Các hiệp định đầu tư mà Lào đã tham gia: Cũng giống như Việt Nam, Lào đã tham gia Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA), Hiệp định của WTO về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs). Ngoài ra, Lào còn ký kết các hiệp định đầu tư song phương với nhiều quốc gia như Úc, Campuchia, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Indonexia, Nhật, Malaysia, Hà Lan, Hàn Quốc, Philippin, Nga, Singapore, Thái Lan, Anh, Mỹ, Việt Nam... 2.2.1.2 Các yếu tố của môi trường kinh tế - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Lào có diện tích tự nhiên là 236.800 km2, dân số là 6.770 triệu người (năm 2015). Nước Lào nằm vào khu vực trung tâm của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), là nước duy nhất nằm ở nội địa Đông Nam Á, có biên giới giáp với 5 nước trong khu vực: Trung Quốc, Myanmar, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. Do vị trí địa lý đặc biệt của mình, Lào được coi như một “địa bàn trung chuyển” của Đông Nam Á lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam và ngược lại. Địa hình của các nước Lào đa dạng, có cả đồng bằng, miền núi và cao nguyên, thung lũng, trong đó núi và cao nguyên chiếm tới hơn ¾ diện tích được chia thành hai vùng địa hình lớn: Bắc Lào và Trung, Nam Lào. Mạng lưới sông suối của Lào khá lớn và phân bổ tương đối đồng đều, mang nhiều đặc điểm của sông suối vùng miền núi, lắm thác, nhiều ghềnh, là điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi. Lào có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. Một số loại hình khoáng sản như vàng, than, sắt, thiếc, muối - thạch cao, đá quý đã được thăm dò và khai thác. Các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, các hang động caster, các tuyến du lịch đường thuỷ và hùng vĩ trên sông Mê Kông là điều kiện
  • 34. 30 thuận lợi để hình thành các sản phẩm du lịch đặc sắc có sức hấp dẫn mạnh mẽ du khách trong khu vực và thế giới. - Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Lào: Lào đã đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt từ khi mở cửa, điều chỉnh cơ cấu kinh tế từ năm 1986 đến nay. Lào từ một trong những nước chậm phát triển đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất để tiến lên xây dựng nền kinh tế quốc dân vững mạnh. Trong năm 2010, GDP tính theo USD giá hiện hành đạt 7,18 tỷ USD; GDP bình quân đầu người 1.123 USD/ năm. Trong giai đoạn 10 năm 2001- 2010, GDP bình quân đầu người của Lào đã tăng trưởng gần 3.5 lần, từ 323 USD năm 2001 lên 1.123 USD năm 2010. Trong những năm gần đây, kinh tế Lào không ngừng tăng trưởng và phát triển ổn định, với GDP tăng bình quân 7,6%/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 1.700 USD giai đoạn 2013- 2014. Năm 2013, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.634 USD/năm. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2013-2014, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm từ 27,8% GDP năm 2010 xuống còn 25,2%, tỷ trọng công nghiệp không tăng, thậm chí còn giảm nhẹ từ 28,3% xuống 28%, tỷ trọng dịch vụ tăng từ 36,8% năm 2010 lên 38,9% năm 2013-2014. Tuy nhiên, Lào đang đương đầu với thâm hụt thương mại lớn khi kim ngạch xuất khẩu giảm sút và nhập khẩu tăng mạnh. Bên cạnh đó, 70% lao động Lào làm trong khu vực nông nghiệp trong khi đó lượng dân di cư từ Lào sang Thái Lan lên tới hàng trăm nghìn người mỗi năm, kết quả là Lào bị thiếu hụt lao động trong mọi lĩnh vực. Ngoài ra, kinh tế Lào phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động có tay nghề, đó được coi là cản trở lâu dài với các doanh nghiệp Lào, đặc biệt là các doanh nghiệp làm trong các lĩnh vực công nghệ cao. Chính phủ Lào đã bắt đầu quan tâm đầu tư nguồn lực vào phát triển hệ thống giáo dục, nhưng chủ yếu vẫn dựa nhiều vào viện trợ quốc tế.
  • 35. 31 2.2.1.3 Các yếu tố tạo thuận lợi trong kinh doanh - Chính sách ưu đãi đầu tư Chính phủ Lào có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Mức độ ưu đãi phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương có hoạt động đầu tư kinh doanh. Cụ thể, về lĩnh vực kinh doanh, theo khoản 49, 50, 51 của Luật khuyến khích đầu tư, Chính phủ Lào xác định nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ là các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư. Ưu đãi đầu tư được chia làm 3 mức độ: mức 1- cao, mức 2 – trung bình và mức 3 – thấp. Về mức độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, các tỉnh, thành phố của Lào được chia thành 3 khu vực. Khu vực 1 được xác định là khu vực thiếu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội – chủ yếu là khu vực núi và khu vực sâu khu vực xa và được áp dụng mức khuyến khích đầu tư cao. Khu vực 2 áp dụng với các khu vực có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã phát triển một phần nhưng chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tư và được mức khuyến khích trung bình. Khu vực 3 bao gồm các địa phương đã có cơ sở hạ tầng đủ khả năng hỗ trợ việc đầu tư và sẽ nhận được mức hỗ trợ ít nhất. Tại khu vực 1, mức 1, các dự án đầu tư được miễn trừ thuế lợi nhuận 10 nằm, mức 2 được 6 năm và mức 3 được 4 năm. Tại khu vực 2, mức 1, dự án đầu tư được miễn thuế 6 năm, mức 2 được 4 năm và mức 3 là 2 năm. Tại khu vực 3, mức 1, dự án đầu tư được miễn thuế lợi nhuận 4 năm, mức 2 được 2 năm và mức 1 được 1 năm. Thời hạn miễn thuế lợi nhuận tại tất cả các khu vực được tính bắt đầu từ ngày doanh nghiệp đi vào kinh doanh hoặc dự án bắt đầu được triển khai.
  • 36. 32 Các ưu đãi liên quan đến thủ tục hải quan, tiếp cận nguồn vốn và miễn giảm các thuế và lệ phí khác được đề cập trong Mục 52, 53, 54 của Luật khuyến khích đầu tư. - Đơn giản hoá thủ tục hành chính Hiện nay, Chính phủ Lào đã nhiều nỗ lực để đơn giản hoá thủ tục đăng ký kinh doanh bằng mô hình một cửa. Theo đó, đối với các hoạt động kinh doanh thông thường, các nhà đầu tư sẽ tới bộ phận một của của Bộ Công nghiệp và Thương mại để làm thủ tục. Đối với các hoạt động có ưu đãi từ chính phủ, các nhà đầu tư đến bộ phận một cửa tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư để giải quyết. Với các đặc khu kinh tế, bộ phận một của sẽ trực thuộc Ban thư ký Uỷ ban quốc gia về đặc khu kinh tế thuộc văn phòng Thủ tướng. - Tạo điều kiện tiếp cận vốn Năm 2013, Bộ tài chính Lào bắt đầu xây dựng hệ thống đăng ký giao dịch có đảm bảo mới, với mục tiêu mở rộng khả năng tiếp cận tín dụng cho các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Hệ thống đăng ký mới này cho phép các cá nhân, tổ chức đăng ký các động sản như xe cộ, trang thiết bị. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các thể chế tài chính trong việc xác minh tài sản thế chấp, từ đó tăng khả năng vay vốn cho các cá nhân, tổ chức. - Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Từ năm 2011, dưới sự điều hành của Bộ Khoa học và Công nghệ, việc nâng cao ý thức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Lào đã có những bước tiến tích cực. Năm 2011, Quốc hội Lào đã thông qua bản sửa đổi, bổ sung Luật sở hữu trí tuệ. Luật sở hữu trí tuệ mới của Lào về cơ bản tuân thủ theo các quy định của Tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO và Hiệp địnhvề các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ TRIPs.
  • 37. 33 - Nâng cao tính minh bạch của hệ thống pháp luật, hànhchính Năm 2013, trang web chính thức của Chính phủ Lào được giới thiệu và đưa vào sử dụng, Bộ Tư pháp Lào đã cam kết sẽ công bố tất cả các văn bản luật và dưới luật hiện hành của Lào trên website. Đây là một bước tiến đáng kể trong quá trình minh bạch hoá các chính sách, pháp luật của đất nước. Trang web sẽ tạo điều kiện cho người dân được nói lên mong muốn, nguyện vọng cũng như những nhận xét, ý kiến đóng góp của mình. - Chính sách với gia đình nhà đầu tư Mục 67 của Luật khuyến khích đầu tư quy định các nhà đầu tư nước ngoài và gia đình họ, bao gồm cả các chuyên gia, nhân viên nước ngoài của các công ty có thể có hộ chiếu nhập cảnh nhiều lần với thời hạn tối đa 5 năm. Chính phủ sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài cư trú lâu dài tại Lào. - Cải thiện chính sách hảiquan Dù các chính sách thương mại ở Lào được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ, chính sách hải quan lại khác nhau tại các tỉnh khác nhau. Hiện nay, Hải quan Lào đang cố gắng khắc phục tình trạng này thông qua phương án quản lý hải quan tập trung. Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc thực hiện cơ chế ASEAN một cửa, từ năm 2012, Lào đã bắt đầu xây dựng hệ thống dữ liệu hải quan tự động đối với hoạt động thương mại qua biên giới. 2.2.2 Tìnhhình đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào 2.2.2.1 Về tổng vốn đầu tư Từ 2005 đến hết năm 2015, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có 195 dự án còn hiệu lực tại Lào với tổng số vốn là 3,82 tỷ USD, đứng thứ ba trong tổng số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài đầu tư vào Lào, sau Trung Quốc và Thái Lan. Lào đứng thứ nhất trong tổng số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
  • 38. 34 Năm 2015, Việt Nam có 9 dự án đầu tư sang Lào với số vốn đầu tư là 108,63 triệu USD trong khi năm 2014 có 13 dự án với số vốn đầu tư là 62,74 triệu USD. Nguyên nhân là do có 1 dự án đầu tư vào ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí của công ty cổ phần thủy điện Hoàng Anh Gia Lai với số vốn đầu tư lên tới 67,5 triệu USD. Biểu đồ 2.4: Quy mô vốn FDI Việt Nam sang Lào giai đoạn 2005 - 2015 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị tính: Nghìn USD Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của CụcĐầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.2.2.2 Về cơ cấu đầu tư theo ngành Trong giai đoạn từ 2005 đến 2015, các lĩnh vực có tỷ trọng đầu tư lớn nhất là lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; nghệ thuật, vui chơi và giải trí, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Bên cạnh đó, Việt Nam còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như khai khoáng, hoạt động kinh doanh bất động sản, vận tải kho bãi, thông tin và truyền thông, ... 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 0.0 200,000.0 400,000.0 600,000.0 800,000.0 1,000,000.0 1,200,000.0 1,400,000.0 1,600,000.0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Vốn đầu tư Số dự án
  • 39. 35 Các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí chiếm khoảng 35%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí chiếm 26%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18%; khai khoáng chiếm khoảng 8% tổng vốn đầu tư. Đây đều là các ngành, lĩnh vực Lào có tiềm năng phát triển lớn và phù hợp với thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, số các dự án trong lĩnh vực khai khoáng được dự báo sẽ giảm dần trong thời gian tới do những lo ngại của Chính phủ Lào về ảnh hưởng của các dự án này tới môi trường Lào. Tương tự, các dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện tại Lào, đặc biệt là trên lưu vực sông Mekong cũng sẽ bị Chính phủ Việt Nam hạn chế cấp phép đầu tư nhằm bảo vệ môi trường tại khu vực hạ lưu sông Mekong chảy qua khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lĩnh vực FDI từ Việt Nam sang Lào từ 2005 đến 2015 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của CụcĐầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 35% 26% 18% 8% 4% 9% Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí Nghệ thuật, vui chơi và giải trí Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Khai khoáng Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Các lĩnh vực khác
  • 40. 36 Tình hình đầu tư FDI từ Việt Nam sang Lào trong một số lĩnh vực cụ thể như sau: a. Năng lượng Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam, hiện có 15 dự án với tổng công suất 3.357 MW được ký kết Biên bản ghi nhớ giữa các doanh nghiệp Việt Nam với phía Lào. Trong đó, cho đến nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 7 dự án, với tổng công suất đạt 990 MW, tổng vốn đầu tư khoảng 1,27 tỷ USD; cụ thể là dự án Xekaman 1 với công suất 322 MW; dự án thuỷ điện Xekaman 3 với công suất 250 MW; các dự án Nậm Công 2&3, công suất thiết kế 110MW; các dự án SeKong 2&3 với tổng công suất thiết kế 205 MW và dự án thuỷ điện Nậm Mô với công suất thiết kế 105MW. b. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã trồng được gần 30.000 ha cao su, trong đó đã có khoảng 2.000 ha đã khai thác mủ từ năm 2011. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã trồng được khoảng 13.000 ha cao su, 6.000 ha mía và Công ty hợp tác kinh tế (Quân khu 4, Bộ Quốc phòng) được giao 10.000 ha. Các dự án trồng cây công nghiệp đang triển khai thực hiện tốt, nổi bật nhất là các dự án của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Cao su Đăk Lăk và Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam… đang triển khai thực hiện tốt. c. Dịch vụ Một số dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ quy mô lớn như Dự án tổ hợp sân golf và khách sạn, nhà ở với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD của công ty Cổ phần đầu tư và kinh doanh golf Long thành, dự án khách sạn Viêng Chăn Plaza của Công ty cổ phần điện Việt – Lào, dự án khách sạn Xiêng Khoảng của Tổng công ty Hợp tác kinh tế Quân khu 4, dự án viễn thông của Tập đoàn Viettel, các dự án xây dựng hệ thống phân phối xăng dầu của tổng công ty dầu Việt Nam và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam được triển khai đúng tiến độ
  • 41. 37 và đã đi vào hoạt động đem lại hiệu quả cao. Riêng dự án mạng viễn thông tại Lào với tổng vốn đầu tư 29 triệu USD của tập đoàn Viettel hiện là một trong những mạng lớn nhất và hiệu quả nhất tại Lào. d. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Ngân hàng liên doanh Lào - Việt Nam (LVB) được thành lập từ năm 1999, hiện đứng thứ 3 về thị phần trong tổng số các ngân hàng thương mại hiện diện tại Lào và Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI) thành lập năm 2008, đứng thứ hai về thị phần. Đến nay đã nhiều ngân hàng Việt Nam mở chi nhánh tại Lào như Sacombank (2008), Ngân hàng Quân đội (MB) (2010), Vietinbank (2011), SHbank (2012). Vai trò của các ngân hàng đối với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Lào ngày càng có vai trò quan trọng, là trung gian tài chính cung cấp các gói tín dụng đầu tư, thực hiện chức năng thanh toán, tài trợ xuất khẩu, sản phẩm tài chính liên kết ngân hàng – bảo hiểm và nhiều dịch vụ gia tăng khác để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh trước mắt cho các doanh nghiệp Việt Nam và sau đó là thị trường tài chính tiền tệ tại Lào. 2.2.2.3 Về hình thức đầu tư Bảng 2.2: Các hình thức đầu tư FDI Việt Nam sang Lào giai đoạn 2005 - 2015 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị: Nghìn USD TT Hình thức đầu tư Số dự án Đầu tư của Lào Đầu tư của Việt Nam Giá trị đầu tư Tỷ trọng (%)1 100% đầu tư nước ngoài 174 3.625.425,4 3.625.425,4 89,23 2 Liên doanh 21 203.665,3 195.249,8 398.915,1 10,77 Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của CụcĐầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • 42. 38 Về hình thức đầu tư, trong tổng số 195 dự án còn hiệu lực từ năm 2005 đến 2015, có 174 dự án theo hình thức 100% đầu tư nước ngoài với tổng số vốn chiếm 89,23%. Đầu tư hình thức liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và Lào chỉ có 21 dự án, chỉ chiếm 10,77%. Những dự án liên doanh này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, vốn phía Lào chủ yếu góp bằng tài nguyên thiên nhiên. 2.2.2.4 Về cơ cấu đầu tư theo địa bàn Biểu đồ 2.6: Cơ cấu vùng FDI từ Việt Nam sang Lào giai đoạn 2005- 2015 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Nguồn:Tổng hợp từ số liệu của CụcĐầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đầu tư vào cả ba miền Bắc, Trung và Nam của Lào, trong giai đoạn 2005 - 2015 có 195 dự án đầu tư từ Việt Nam sang Lào còn hiệu lực, cụ thể như sau: - Bắc Lào có tổng vốn đầu tư 173,67 triệu USD, chủ yếu tại hai tỉnh Xiêng Khoảng (5 dự án, vốn đầu tư 150,69 triệu USD), Hủa Phăn (9 dự án, vốn đầu tư 10,82 triệu USD). 5% 58% 37% Bắc Lào Trung Lào Nam Lào
  • 43. 39 - Trung Lào có tổng vốn đầu tư đạt 2,217 tỷ USD, chủ yếu tại Viêng Chăn có 84 dự án, vốn đầu tư trên 2 tỷ USD; Savanakhet có 12 dự án, vốn đầu tư 130,97 triệu USD; Khăm Muộn có 11 dự án, vốn đầu tư 48,17 triệu USD. - Nam Lào có tổng vốn đầu tư 1,425 tỷ USD, chủ yếu tại Attapeu có 15 dự án, vốn đầu tư 1,052 tỷ USD; Champasak có 22 dự án, vốn đầu tư 255,46 triệu USD; Sekong có 8 dự án, vốn đầu tư 66,12 triệu USD. Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung đầu tư vào Trung và Nam Lào. Trên thực tế, phíaBắc Lào có địa hình hiểm trở, giao thông chưa phát triển nên chưa tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Tuy đây là vùng tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện dồi dào, nhưng khó khai thác và đòihỏivốn lớn mà các doanhnghiệp Việt Nam hiện chưa đủ nguồn lực để đầutư. Khu vực phía Trung và Nam Lào chủ yếu là cao nguyên và đồng bằng, giao thông phát triển, tập trung đông dân cư và có nhiều đặc khu kinh tế nên thu hút được nhiều vốn FDI hơn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi mật độ các dựán tại khu vực Trungvà Nam Lào tăng cao dẫn tới áp lực cạnh tranh lớn, dòng vốn FDI vào Bắc Lào được dự đoán sẽ có xu hướng tăng lên, nhất là khi ChínhphủLào đang xây dựng các chínhsáchưutiên cho các dự án tại Bắc Lào nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực này. 2.2.3 Đánhgiá hoạt động đầu trực tiếp từ Việt Nam sang Lào 2.2.3.1 Những kết quả đạt được a. Đối với Việt Nam Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam sang Lào mang lại những lợi ích kinh tế - xã hộito lớn cho Việt Nam. Kinh tế của Việt Nam ngày càngphát triển và hội nhập sâurộng với khu vực ASEAN, Lào là một thị trường có vị trí chiến lược, là tâm điểm để vươn theo hướng Tây của khu vực khối ASEAN đối với Việt Nam và đồng thời đối với các nước ASEAN hướng ra biển Đông, cho nên đầu tư sang
  • 44. 40 Lào là quy luật tất yếu, là nhu cầu cầnthiết để phát triển kinh tế hướng ngoại đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và giai đoạn tiếp theo. Thông qua đầu tư trực tiếp sang Lào, sẽ bổ sung những khiếm khuyết về nguồn lực cho việc phát triển kinh tế không những cho Việt Nam mà ngay cả đối với Lào. Việt Nam cần được bổ sung các nguồn lực tự nhiên mà Lào có như tài nguyên khoáng sản, năng lượng, nông - lâm nghiệp, cần một thị trường để có thể trung chuyển và tiếp cận thông thương với các nước phía tây qua thị trường Lào, còn Lào là nước đang rất cần nguồn lực về tài chính, về công nghệ phù hợp, về nhân lực, về quan hệ thương mại quốc tế bằng đường biển Đông thông qua Việt Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế của mình. Thông qua hợp tác đầu tư, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - Lào tăng lên rõ rệt theo từng giai đoạn theo tốc độ tăng của đầu tư. Kim ngạch thương mại Việt – Lào năm 2014 đạt 1.286 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013 (1.126 triệu USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt 477 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2013 (458 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: xăng dầu các loại đạt 78 triệu USD, giảm 27%; sắt thép các loại đạt 91 triệu USD, giảm 12%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 57,7 triệu USD, tăng 37%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 808 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2013 (668 triệu USD). Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: quặng và các khoáng sản khác đạt 41 triệu USD, tăng 47%; gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 601 triệu USD, tăng 31% – chiếm gần 90% tổng hàng hóa nhập khẩu từ Lào; kim loại thường khác đạt 25 triệu USD, giảm 48%. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2014 vẫn tiếp tục tăng trưởng, tuy không cao, đạt mức tăng 14%. Cán cân thương mại có sự chênh lệch lớn, cả năm 2014, Việt Nam nhập siêu từ Lào là 331 triệu USD, tăng 58% (so với mức 210 triệu USD của năm2013).
  • 45. 41 Hơn nữa, khi đầu tư tại Lào các doanh nghiệp Việt Nam rất dễ dàng đưa nhân lực bổ sung sang để thực hiện dự án khi cần, tính đến nay có khoảng trên 15 vạn nhân lực ở các trình độ khác nhau đang làm việc tại các dự án tại Lào. Đây là vấn đề đáng quan tâm trong điều kiện nhân lực trong nước còn dư thừa, nhất là đối với lao động phổ thông tại các khu vực các tỉnh miền Trung Việt Nam. Khi thị trường trongnước đã trở nên quá chậthẹp, sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt hơn, tăng trưởng và phát triển chậm và gặp nhiều khó khăn thì các nhà đầu tư Việt Nam nghĩ đến một thị trường mới bên ngoài, trong điều kiện năng lực cạnhtranh cònthấp, khả năng tài chínhchưa nhiều nên chọn thị trường Lào là một thị trường có môi trường đầu tư tốt, thuận lợi về mọi mặt hơn là đầu tư trong nước, rất phù hợp với các doanh nghiệp của Việt Nam. Chẳng hạn, trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, đã có nhiều doanh nghiệp thành công và tăng trưởng tốt về trồng cây công nghiệp cao su, tiêu biểu như Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG). Năm 2005, VRG bắt đầu triển khai trồng cao su tại Lào theo ký kết giữa hai Chính phủ Việt Nam - Lào. Đến nay, VRG đã triển khai 8 dự án với tổng diện tích gần 30.000 ha trong tổng số 60.000 ha đã được phê duyệt. Năm 2012, Công ty Việt - Lào khắc phục những khó khăn trong đào tạo công nhân khai thác mủ là người Lào, đặc biệt là thay đổi phong tục tập quán lao động từ tự do sang kỷ luật. Kết quả, công ty đã vượt sản lượng kế hoạch 5.676,947 tấn mủ quy khô, đạt 111,24% kế hoạch, năng suất bình quân vườn cây nhóm 1 (cây tơ) là 1,034 tấn/ha. Năm 2012, năm đầu tiên nhà máy chế biến mủ của Công ty Việt - Lào đi vào hoạt động, cho ra 4 sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Công ty đã chế biến và tiêu thụ 5.655,833 tấn mủ, đạt chất lượng 100%. Sản phẩm sản xuất đến đâu công ty chủ động tìm khách hàng tiêu thụ hết đến đó, lợi nhuận đạt 56 tỷ đồng. Năm 2013, Công ty Cao su Việt
  • 46. 42 - Lào đã đưa vườn cây khai thác vào năm thứ 3 với tổng diện tích 8.200 ha, đạt 9.200 tấn/8.500 tấn mủ được giao, năng suất bình quân 1,1 tấn/ha. Như vậy, thông qua đầu tư các doanh nghiệp sẽ có lợi ích từ nguồn thu từ việc bán các thương phẩm do mình sản xuất được sau khi trừ các chi phí và đóng góp cho xã hội. Lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ được chuyển về nước chậm nhất sau 6 tháng sẽ góp phần bổ sung vào nguồn vốn của các doanh nghiệp và đóng góp vào ngân sách quốc gia thông qua nhiều hình thức. Cũng thông qua đầu tư tại Lào, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận một thị trường mới, có cuộc cạnh tranh mới để đúc rút kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh của mình ngày một vững vàng hơn. Bên cạnh các lợi ích về kinh tế, Việt Nam và Lào là hai nước có quan hệ truyền thống lâu đời, nhân dân hai nước có tình cảm chân thành và sâu sắc, cùng chung lưng đấu cật trong chiến tranh, giúp nhau xây dựng kinh tế trong hòa bình. Thông qua việc đầu tư của các nhà đầu tư vào Lào ngoài lợi ích về kinh tế của hai nước của từng doanh nghiệp còn ngày càng củng cố chặt chẽ hơn mối quan hệ truyền thống đó. Ngoài ra, những dự án tại khu vực biên giới hai nước cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy giao lưu, hợp tác về văn hóa, thương mại, du lịch; nâng cao đời sống xã hội tại khu vực này, đồng thời đảm bảo ổn định an ninh biên giới. b. Đối với Lào Các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào hoàn thành đưa vào sử dụng đã đóng góp vào tăng trưởng và thu ngân sách của kinh tế Lào, mang lại doanh thu cho Lào khoảng 150 triệu USD trong năm 2014, đóng góp 1,3% tổng GDP Lào. Trong điều kiện khó khăn song các doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp tục gia tăng vốn FDI vào Lào. Nhiều dự án lớn trọng điểm đã hoàn thành đưa vào
  • 47. 43 vận hành, khai thác, đạt hiệu quả khá cao như: Dự án trồng và chế biến mủ cao sư, trồng mía và chế biến đường của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai; Dự án trồng và chế biến cao su của Tập đoàn cao su Việt Nam; Dự án sân golf của Công ty golf Long Thành… Nhiều dự án trọng điểm lớn như Dự án muối mỏ Kali của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Dự án thuỷ điện Xekaman 1, Dự án sân bay Attapeu, … đang được các doanh nghiệp Việt Nam triển khai đúng tiến độ cam kết với Chính phủ Lào. Đầu tư từ Việt Nam đã thâm nhập vào một số lĩnh vực huyết mạch theo chốt trong nền kinh tế của nước bạn như Ngân hàng – tài chính (Ngân hàng LVB và công ty bảo hiểm LVI); viễn thông (Unitel/Viettel); hàng không; thuỷ điện, kinh doanh xăng dầu… Các dự án đầu tư hiện tại của Việt Nam tạo nền tảng, cơ sở cho việc thành lập các ngành công nghiệp trong tương lai của Lào: khai thác và chế biến cao su, sản xuất đường, phân vi sinh; thuỷ điện; khai thác và chế biến khoáng sản. Đầu tư FDI từ Việt Nam cũng giúp Lào khai thác được các lợi thế tự nhiên quan trọng tại khu vực dọc theo biên giới hai nước Việt –Lào. Đây là khu vực các nhà đầu tư khác thường không muốn lựa chọn đầu tư ở đó bởi hạ tầng cơ sở không có, hoặc rất khó khăn cho việc triển khai dự án, dẫn tới việc tăng các chi phí đầu vào do phải vận chuyển thiết bị và hàng hóa xa, không thuận tiện, nhân lực tại chỗ không đáp ứng yêu cầu, và còn bị hạn chế bởi nhiều yếu tố khác nữa. Do vậy, các dự án hoạt động sẽ có hiệu quả không cao và chỉ có các nhà đầu tư của Việt Nam mới có thể đáp ứng được hầu hết các điều kiện để vào đầu tư tại những khu vực đó. Đầu tư từ Việt Nam đã mang lại những lợi ích tích cực không chỉ về phương diện kinh tế, mà còn cả về hiệu quả xã hội thông qua công tác an sinh xã hội. trong quá trinh triển khai đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam luôn thể hiện trách nhiệm cao đối với cộng đồng Lào thông qua việc tích cực thực hiện
  • 48. 44 công tác an sinh xã hội, đóng góp vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo của Chính phủ Lào. Điển hình là Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã dành một khoản tài trợ không hoàn lại trị giá khoảng 40 triệu USD để xây dựng các công trình phúc lợi tại tỉnh Attapeu của Lào; Công ty cổ phần sân golf Long Thành đến nay cũng đã cam kết tài trợ khoảng trên 6 triệu USD, Tập đoàn hoá chất Việt Nam cam kết tài trợ trên 6 triệu USD để thực hiện các công trình an sinh xã hội tại Lào. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào đã tạo ra việc làm ổn định cho khoảng 30 vạn lao động, góp phần giải quyết việc làm, ổn định đời sống xã hội, đem lại hiệu quả gian tiếp qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng đã giúp phần nâng cao đời sống cho bà con Lào, xoá đói, giảm nghèo cho Lào. 2.2.3.2 Những hạn chế trong quá trình Việt Nam đầu tư trực tiếp sang Lào Bên cạnh các thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, các dự án FDI của Việt Nam vào Lào vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như sau: - Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng không hợp lý, tập trung chủ yếu ở Trung, Nam Lào chiếm đến 95% tổng đầu tư của Việt Nam vào Lào. Đối với khu vực Bắc Lào, đầu tư của Việt Nam chỉ chiếm 5% tổng vốn FDI vào Bắc Lào. - Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành chưa đa dạng. Các dự án đầu tư vào khai thác khoáng sản và thuỷ điện vẫn chiếm tới hơn 55% tổng lượng vốn đầu tư năm 2015. Trong khi đó, đây là các dự án không được chính phủ hai nước khuyến khích đầu tư trong giai đoạn tiếp theo. - Trung bình vốn đầu tư/dự án của Việt Nam cao hơn khá nhiều so với các nước chủ đầu tư khác tại Lào. Trong khi đa phần các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bị hạn chế về vốn, nhân lực, công nghệ, việc đầu tư vào các dự án quá tầm như vậy sẽ tạo ra những rủi ro lớn cho doanh nghiệp.