SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VÀ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI QUA THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN..................................................................... 3
1.1Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán. ................................... 3
1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
................................................................................................................. 3
1.1.2Bản chất của thị trường chứng khoán .................................................. 4
1.1.3Chức năng của thị trường chứng khoán ............................................... 5
1.1.4Một số chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán........................... 8
1.2Lý luận chung về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng
khoán....................................................................................................... 10
1.2.1Khái niệm và phân loại vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ..................... 10
1.2.2. Vai trò của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đốivới sự phát triển của
nền kinh tế................................................................................................ 11
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài vào thị trường chứng khoán ............................................................. 14
1.3.Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường
chứng khoán của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ... 18
1.3.1Kinh nghiệm của Thái Lan ................................................................ 20
1.3.2Kinh nghiệm của Trung Quốc............................................................ 21
1.3.3Kinh nghiệm của Malaysia ................................................................ 22
1.3.4Kinh nghiệm của Indonesia................................................................ 23
1.3.5Bài học kinh nghiệm choViệt Nam..................................................... 24
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC
NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM QUA................................................................................ 26
2
2.1Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam.................................... 26
2.1.1. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam ............................... 26
2.1.2 Thực trạng về hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong
thời gian qua............................................................................................. 28
2.1.2.1. Hoạt động thị trường chứng khoán từ năm 2000 đến năm 2007 ...... 28
2.1.2.2. Hoạt động thị trường chứng khoán từ năm 2008 đến năm 2012 ...... 33
2.1.2.3. Hoạt động thị trường chứng khoán từ năm 2013 đến nay................ 34
2.1.3. Những thành tựu và hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam... 35
2.1.3.1. Những thành tựu........................................................................... 35
2.1.3.2. Những mặt còn hạn chế ................................................................ 37
2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường
chứng khoán Việt Nam trong những năm vừa qua...................................... 40
2.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường
chứng khoán Việt Nam ............................................................................. 40
2.2.1.1. Hành lang pháp lý về đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường.... 40
2.2.1.2. Thực trạng về hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị
trường chứng khoán Việt Nam .................................................................. 46
2.2.1.2.1 Trên thị trường cổ phiếu.............................................................. 46
2.2.1.2.2:Trên thị trường trái phiếu............................................................ 53
2.2.2 Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị
trường chứng khoán Việt Nam .................................................................. 57
2.2.2.1 Những kết quả đạt được................................................................. 57
2.2.2.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .......................................... 60
2.2.2.2.1 Những tồn tại, hạn chế................................................................ 60
2.2.2.2.2. Nguyên nhân ............................................................................. 63
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ............................................................ 65
3.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và nguyên tắc thu hút vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài qua TTCK Việt Nam....................................... 65
3.1.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán.................................. 65
3
3.12. Nguyên tắc thu vốn đầu tư đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua TTCK
Việt Nam.................................................................................................. 67
3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông
qua TTCK Việt Nam trong thời gia tới ...................................................... 68
3.2.1. Những điều kiện thuận lợi................................................................ 68
3.2.1.1. Tình hình chính trị ổn định............................................................ 68
3.2.1.2. Kinh tế vĩ mô phát triển ổn định.................................................... 68
3.2.1.3. Hàng loạt chínhsáchmới, cơ hội mới đểphát triển TTCKthờigian tới
................................................................................................................ 70
3.2.2. Những khó khăn, thách thức ............................................................ 72
3.2.2.1.Quy mô TTCK Việt Nam còn nhỏ.................................................. 72
3.2.2.2.Sự yếu kém của nhiều doanh nghiệp niêm yết trên TTCK............... 72
3.2.2.3Những hạn chế về mặt thông tin...................................................... 73
3.2.2.4. Những bất cập trong cơ chế, chính sách......................................... 73
3.2.2.5. Chi phí đầu tư còn cao.................................................................. 74
3.3. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông quan
TTCK Việt Nam....................................................................................... 75
3.3.1. Hoàn thiện và phát triển TTCK Việt Nam......................................... 75
3.3.2. Nâng cao khả năng quản lý vốn đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt
Nam trong thời gian tới............................................................................. 82
3.3.3. Khuyến khích hoạt động của các tổ chức quốc tế trên thị trường chứng
khoán Việt Nam........................................................................................ 88
KẾT LUẬN.............................................................................................. 93
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài
Có thể nói Việt Nam là một thị trường khá hấp dẫn đối với người nước ngoài
do có những điều kiện thuận lợi cả về mặt kinh tế vĩ mô và cơ chế chính sách.
Trong một thời gian dài, Việt Nam được xem là quốc gia có tình hình
chính trị nội bộ rất ổn định, hứa hẹn tính nhất quán trong chính sách phát triển
quốc gia nói chung cũng như trong chính sách đối với đầu tư nước ngoài nói
riêng. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội
qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu được đánh giá cao. Đặc biệt là trong
thời gian gần đây, tình hình của nhiều nước bị chao đảo do nạn khủng bố và
nội chiến thì Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn. Đây là một
trong những điều kiện thuận lợi ở tầm vĩ mô mà Việt Nam cần phải khai thác
một cách triệt để để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư
qua thị trường chứng khoán ( TTCK).
TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7 năm 2000
nhưng việc nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ cổ phần của các doanh
nghiệp Việt Nam đã có từ trước đó thông qua chương trình cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước. Chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được
thực hiện thí điểm từ năm 1992 và việc bán cổ phần cho người nước ngoài
cũng được bắt đầu thực hiện một năm sau đó (năm 1993). Sự lệch pha về thời
điểm đã dẫn đến những quy định pháp luật không thống nhất về đầu tư của
người nước ngoài vào các doanh nghiệp hiện có của Việt Nam, cùng với việc
chậm ban hành các quy định liên quan đến việc quản lý ngoại hối, thuế, phí…
đối với đầu tư nước ngoài đã phần nào ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của
người nước ngoài qua TTCK.
Tuy nhiên, đây là thị trường mới và được đánh giá là hấp dẫn. Mối quan
tâm của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) ngày càng tăng và các giao dịch
chính thức đầu tiên của người nước ngoài qua TTCK bắt đầu được thực hiện
từ 2001. Với một khoảng thời gian chưa dài, khối lượng vốn đầu tư chưa lớn
so với nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vay thương mại hay quỹ hỗ
2
trợ phát triển chính thức (ODA) nhưng việc thu hút và quản lý vốn đầu tư của
người nước ngoài qua TTCK đã phát sinh những vấn đề cần được nghiên cứu
và phân tích để có những bước điều chỉnh thích hợp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm
Tìm hiểu những vấn đề cơ bản của TTCK, đầu tư trực tiếp và đầu tư
gián tiếp nước ngoài.
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác thu hút và quản lý vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài của nhà nước trong thời gian qua.
Nghiên cứu, đánh giá và đưa ra nhận định của các NĐTNN về TTCK
Việt Nam
Đề ra một số giải pháp giúp cho công tác thu hút và quản lý vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài trong thời gian tới đạt kết quả khả quan hơn.
3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cá nhân các NĐTNN và các quỹ đầu
tư nước ngoài đang hoạt động trên TTCK.
Phạm vi nghiên cứu: Tại Việt Nam và trong giai đoạn hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh tương quan,
khảo sát, thống kê và tổng hợp đánh giá qua các số liệu báo cáo của SGDCK
thành phố Hồ Chí Minh, SGDCK Hà Nội, Ủy ban chứng khoán nhà nước, các
số liệu do quỹ đầu tư nước ngoài cung cấp, các bài báo trên các tạp chí chứng
khoán…
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung của đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán và vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán.
Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị
trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua.
Chương 3: Giải pháp thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị
trường chứng khoán Việt Nam.
3
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ
VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN
1.1 Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán.
1.1.1 Sơ lược về lịchsử hình thành và phát triển của thị trường chứng
khoán
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ
khai, xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ từ buổi ban đầu. Giữa thế kỷ XV tại
những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ
tập lại các quán cà phê để trao đổi mua bán các vật phẩm, hàng hóa… lúc đầu
chỉ một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế
kỷ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành thị trường với
việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi hoàn
chỉnh thành những quy ước có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham
gia “thị trường”. Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một
lữ điểm của gia đình Vanber ở Bruges Bỉ gọi là “Sở giao dịch”. Giữa thế kỷ
XVI một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và thiết lập một
mậu dịch thị trường tại London (Anh), nơi mà sau này được gọi là Sở Giao
Dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được
thành lập tại Pháp, Đức, và Bắc Âu.
Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra hình thành như vậy một
cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây
Âu khác và Bắc Mỹ.
Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký
hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Cho đến năm
1921, ở Mỹ khu chợ ngoài trời được chuyển vào trong nhà, Sở giao dịch
chứng khoán chính thức thành lập.
4
Cho đến nay, các nước trên thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch
chứng khoán phân tán trên khắp các châu lục, bao gồm cả các nước phát triển
trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 1960-1970 và những nước như
Ba Lan, Hungary, Séc, Nga, Trung Quốc vào những năm 1990.
Quá trình hình thành và phát triển của TTCK thế giới cho thấy giai đoạn
đầu thị trường phát triển một cách tự phát với sự tham gia của các công chúng
đầu tư. Khi phát triển đến một mức độ nhất định thị trường bắt đầu phát sinh
những trục trặc dẫn đến phải thành lập cơ quan quản lý nhà nước và hoàn
thành hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường.
1.1.2 Bản chất của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán ra đời, tồn tại và phát triển từ thế kỷ XV ở Châu
Âu với những hàng hóa ban đầu được giao dịch là nông sản, khoáng sản, tiền
tệ và các chứng từ có giá, cùng hình thức tổ chức rất đơn giản trong một
nhóm người và thời gian giao dịch là hàng tháng xuống còn hàng tuần, rồi
hàng ngày. Trong các phiên họp chợ, các thương gia thống nhất với nhau các
quy ước cho việc thương lượng và sau này những quy ước này đã trở thành
những quy tắc bắt buộc đốivới những ai muốn tham gia vào thị trường
Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế hiện đại là nơi diễn ra các hoạt
động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán
này có thể được thực hiện ở thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Trên thị
trường sơ cấp, nhà đầu tư mua chứng khoán phát hành lần đầu tiên của nhà
phát hành. Còn trên thị trường thứ cấp nhà đầu tư mua đi bán lại các chứng
khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp.
Xét về hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua
bán, chuyển nhượng các lọai chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ
chứng khoán.
Xét về bản chất, TTCKlà nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết
kiệm và nhàn rỗi trong dân cư. Trước đây, các ngân hàng là kênh trung gian
dẫn vốn từ người thừa vốn sang người cần vốn.Tuy nhiên, do những đặc điểm
5
nhất định như nguồn vốn vay của ngân hàng thường là ngắn hạn, lãi suất vay
vốn cao, điều kiện vay vốn khó khăn… nên TTCKra đời như là một kênh
trực tiếp tập trung các nguồn vốn tiết kiệm và phân phối lại cho ai cần vốn.
Giá cả của việc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi này theo giá mà người sử dụng
sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự
án của người sử dụng. Thông qua TTCK, vốn đầu tư sẽ đi trực tiếp từ người
có vốn nhàn rỗi và có nhu cầu đầu tư đến người cần vốn để thực hiện đầu tư.
Khi đó các chủ thể đầu tư vốn có thể gắn quyền sử dụng vốn với quyền sở
hữu vốn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư.
Như vậy, TTCKthực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ. Các
chứng khoán mua bán trên TTCKcó thể đem lại thu nhập cho người nắm giữ
nó sau một thời gian nhất định và được lưu thông trên TTCK theo giá cả thị
trường, do đó bề ngoài nó được coi như là tư bản hàng hóa. Bên cạnh đó,
TTCKlà nơi người nắm giữ chứng khoán thực hiện mua bán, trao đổi các loại
chứng khoán nên các nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện việc đầu tư ngắn
hạn đốivơi các chứng khoán trung và dài hạn.
1.1.3 Chức năng của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán thế giới từ khi hình thành và phát triển đã trải
qua những giai đoạn thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm
1875 đến 1913, TTCK trong thời kỳ này đã phát triển mạnh mẽ với sự tăng
trưởng của nền kinh tế. Nhưng đến “ngày thứ 6 đen tối” vào ngày 29-10-1929
là ngày mở đầu cuộc khủng hoảng của TTCKNew York, từ đó cuộc khủng
hoảng kéo sang TTCKTây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản. Sau thế chiến thứ hai,
TTCKđã phục hồi và phát triển mạnh. Đến năm 1987, khủng hoảng tài chính
một lần nữa đã làm cho TTCK thế giới suy sụp nặng nề. Cuộc khủng hoảng
này để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Tuy nhiên,
chỉ sau hai năm, TTCKthế giới tiếp tục đi vào hoạt động ổn định, phát triển
và trở thành một kênh huy động vốn đầu tư hiệu quả.
6
Các chức năng chủ yếu của TTCK là huy động vốn cho nền kinh tế,
cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, tạo tính thanh khoản cho các
chứng khoán, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và tạo môi trường giúp
chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
Thị trường chứng khoán hình thành và phát triển đã mang đến một kênh
huy động vốn đầu tư hiệu quả cho nền kinh tế. Nếu trước đây, khi cần vốn để
mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp
thường tìm đến kênh tài chính gián tiếp thông qua các trung gian tài chính
như ngân hàng, tổ chức tín dụng để vay vốn, thì nay với sự hình thành và phát
triển của TTCK, các doanh nghiệp khi cần vốn có thể phát hành chứng khoán
thông qua TTCKđể thu hút vốn đầu tư của những cá nhân có vốn nhàn rỗi
trong xã hội. Hay nói cách khác, vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong xã hội
đã được đưa trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
mà không phải thông qua trung gian tài chính. Hoạt động của doanh nghiệp
có thể được mở rộng nhờ có vốn đầu tư đúng lúc, qua đó góp phần phát triển
nền kinh tế nói chung. Tham gia vào việc huy động vốn thông qua TTCK
không chỉ có các doanh nghiệp mà còn có cả chính phủ và chính quyền địa
phương. Vốn đầu tư huy động được qua TTCKtừ việc phát hành trái phiếu sẽ
giúp chính phủ và chính quyền địa phương đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã
hội, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội, qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển,
nâng cao đời sống người dân.
Thị trường chứng khoán là nơi cung cấp môi trường đầu tư cho công
chúng. Tham gia vào TTCK, công chúng đầu tư có thể lựa chọn rất nhiều loại
chứng khoán với các đặc điểm khác nhau, độ rủi ro khác nhau với thời hạn
khác nhau. Với nhiều loại chứng khoán đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc và
chọn cho mình loại chứng khoán phù hợp để thực hiện đầu tư. Có thể nói,
TTCKvới nhiều loại chứng khoán giao dịch trên đó đã cung cấp cho công
chúng đầu tư một môi trường đầu tư lành mạnh với nhiều lựa chọn và cơ hội
7
đầu tư phong phú. Vì thế, TTCKđã góp phần đáng kể trong việc làm tăng
mức tiết kiệm quốc gia.
Thị trường chứng khoán hoạt động góp phần tạo tính thanh khoản cho
chứng khoán. Thông qua TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổicác chứng
khoán mà họ nắm giữ thành tiền mặt hoặc loại chứng khoán khác khi có nhu
cầu. Khả năng thanh khoản hay khả năng chuyển đổi thành tiền mặt là một
trong những đặc tính tạo nên sự hấp dẫn của các loại chứng khoán đối với nhà
đầu tư. Sự chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại cho thấy sự
linh hoạt của vốn đầu tư. Các nhà đầu tư tham gia vào TTCK hoàn toàn có thể
đầu tư vốn vào doanh nghiệp, sau đó họ đổichứng khoán do doanh nghiệp
phát hành thành tiền mặt để phục vụ các nhu cầu cần thiết của mình khi có
nhu cầu. TTCKhoạt động ngày càng năng động và hiệu quả thì càng góp
phần nâng cao tính thanh khoản của các loại chứng khoán tham gia giao dịch
trên thị trường.
Thị trường chứng khoán có chức năng đánh giá hoạt động của doanh
nghiệp. Khi doanh nghiệp tham gia niêm yết chứng khoán của họ trên TTCK,
các nhà đầu tư có thể mua bán trao đổichứng khoán của các doanh nghiệp.
Mức giá chứng khoán mà các nhà đầu tư chấp nhận để mua bán xác định trên
cơ sở đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, thông qua giá cả
của chứng khoán, các nhà đầu tư có thể đánh giá được hoạt động của doanh
nghiệp cũng như so sánh giữa các doanh nghiệp một cách thuận lợi và nhanh
chóng. Nếu giá của một chứng khoán cao trên thị trường thì có nghĩa là các
nhà đầu tư đánh giá cao hoạt động của doanh nghiệp đó và ngược lại. Với
chức năng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, TTCKđã góp phần tạo ra
một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp tham gia vào thị
trường, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ
mới, cải tiến sản phẩm tại các doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán còngiúp chính phủ thực hiện các chính sách
kinh tế vĩ mô. TTCK là nơi cung và cầu vốn dài hạn gặp nhau. Bên cạnh đó,
8
TTCKcũng có mối quan hệ chặt chẽ với các thị trường khác như thị trường
tiền tệ, thị trường bất động sản cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
Các chỉ số của TTCKluôn phản ánh một cách nhạy bén và chính xác mọi
động thái của nền kinh tế cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô của chính
phủ. Khi giá chứng khoán tăng lên cho thấy hoạt động đầu tư đang được mở
rộng, nền kinh tế tăng trưởng tốt; và ngược lại, khi giá chứng khoán giảm
xuống sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Chính vì vậy, TTCK
từ lâu đã được coi là “phongvũ biểu” của nền kinh tế. Thông qua TTCK,
chính phủ có thể thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô để tác động đến nền
kinh tế. Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để huy động vốn
đầu tư, tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước và quản lý lạm
phát. Bên cạnh đó, chính phủ có thể sử dụng một số biện pháp để tác động
đến TTCKnhằm định hướng đầu tư, đảm bảo cho sự phát triển cân đốivà bền
vững của nền kinh tế. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ ràng rằng TTCK
cũng ẩn chứa những khuyết tật, đó là mang tính đầu cơ rất cao. Vì thế, nếu thị
trường không được tổ chức tốt, sự vận hành của nó không được đảm bảo bằng
một khung pháp lý đủ hiệu lực và một bộ máy điều hành năng lực thì TTCK
có thể rơi vào tình trạng trục trặc, rối loạn, từ đó gây ra những tác động tiêu
cực không nhỏ, đe dọa sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, cũng như thiệt
hại đến lợi ích của đông đảo nhà đầu tư.
1.1.4 Một số chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán
Một số chủ thể tham gia vào TTCK là nhà phát hành, nhà đầu tư và cơ
quan quản lý nhà nước
Nhà phát hành: Là các tổ chức cần vốn và thực hiện huy động vốn
thông qua TTCK. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng
hóa trên TTCK. Thông thường, nhà phát hành bao gồm:
Chính phủ và chính quyền địa phương:Là nhà phát hành các trái phiếu
chính phủ và chính quyền địa phương
Doanh nghiệp:Là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp
9
Các tổ chức tài chính:Là nhà phát hành các công cụ tài chính như trái
phiếu…phục vụ cho hoạt động của họ
Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là những người bỏ tiền đầu tư vào chứng khoán
nhằm mục đíchthu lời. Có nhiều tiêu chí để phân loại nhà đầu tư.
Theo loại hình:Nếu theo loại hình có thể phân chia nhà đầu tư trên
TTCKthành nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nhà đầu tư cá
nhân là những cá nhân tham gia mua bán chứng khoán trên TTCK với mục
đíchtìm kiếm lợi nhuận. Còn nhà đầu tư chuyên nghiệp hay còn gọi là các tổ
chức đầu tư là các tổ chức thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng
lớn trên thị trường. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên TTCK là các
quỹ đầu tư, các côngty bảo hiểm, các côngty tài chính, các quỹ hưu trí và các
quỹ bảo hiểm xã hội khác.
Theo quốc tịch: Nếu theo quốc tịch có thể chia nhà đầu tư trên TTCK
thành nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo luật đầu tư năm
2005, nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để
thực hiện đầu tư tại Việt Nam.
Cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán
Hoạt động của cơ quan này nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động trật
tự, công bằng và đúng pháp luật. Có hai loại mô hình phổ biến về cơ quan
quản lý nhà nước đối với thị trường đó là: Một số nước giao công tác quản lý
nhà nước đốivới TTCKcho một bộ của chính phủ, ví dụ như ở Hàn Quốc,
Nhật Bản, trách nhiệm này được giao cho Bộ Tài Chính; cònmột số nước lại
thành lập cơ quan quản lý độc lập trực thuộc Chính phủ, ví dụ ở Mỹ có Ủy
ban chứng khoán và giao dịch. Ở Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý
nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bộ Tài Chính chịu trách
nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị
trường chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài
chính trực tiếp quản lý và điều hành thị trường chứng khoán.
10
1.2 Lý luận chung về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường
chứng khoán
1.2.1 Khái niệm và phân loại vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn phục
vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Theo luật đầu tư năm 2005, đầu
tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để
hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư.
Cùng với sự phát triển và xu hướng toàn cầu hóa, hoạt động đầu tư
không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà đã mở rộng sang các nước
khác trên toàn thế giới, làm xuất hiện hình thức đầu tư quốc tế. Đầu tư quốc tế
là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất,
kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện những mục tiêu
kinh tế - xã hội nhất định. Đầu tư quốc tế là những hình thức xuất khẩu tư
bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa. Nhà kinh tế Samuelson
trong quyển “ kinh tế học” của mình đã viết” Nếu có quá nhiều trở ngại đối
với việc đi tìm kiếm trong nước để tạo vốn thì sao không dựa nhiều hơn vào
các nguồn vốn bên ngoài? Chẳng phải lý thuyết kinh tế đã từng nói với chúng
ta rằng, một nước giàu sau khi đã hút hết những dự án đầu tư có lợi nhuận cao
của mình, cũng có thể làm lợi cho chính nó và nước nhận đầu tư bằng cách
đầu tư những dự án lợi nhuận cao ra nước ngoài đó sao?”
Trong xu thế liên kết, hợp tác kinh tế toàn cầu, đầu tư quốc tế ngày càng
có vai trò quan trọng , không chỉ với những nước đầu tư mà với cả nước nhận
đầu tư. Đối với các nước đầu tư, thực hiện đầu tư quốc tế là nhằm tìm kiếm
lợi nhuận cao hơn, góp phần vào việc bành trướng thị trường, sức mạnh kinh
tế và thúc đẩy sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nước đó. Đối với
nước tiếp nhận đầu tư, tiếp nhận đầu tư quốc tế góp phần phát triển kinh tế,
mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước với các công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến…
11
Nếu xét theo tính chất sử dụng của tư bản, đầu tư quốc tế thường được
chia thành hai hình thức đầu tư chủ yếu là đầu tư quốc tế trực tiếp và đầu tư
quốc tế gián tiếp
Đầu tư quốc tế gián tiếp là hình thức đầu tư quốc tế quan trọng mà chủ
đầu tư nước ngoài chỉ được góp một số vốn tối đa nào đó dưới hình thức mua
chứng khoán hoặc tín dụng quốc tế để thu lợi nhuận nhưng không tham gia
điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư
Một cách tổng quát, đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể chia thành hai
hình thức chính là đầu tư chứng khoán và tín dụng quốc tế.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào chứng khoán là hình thức đầu tư quốc tế
trong đó các chủ đầu tư thực hiện đầu tư bằng hình thức mua cổ phiếu, trái
phiếu, chứngchỉ quỹvà các chứngkhoán khác củacác côngty ở nước ngoài để
thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn
đầu tư. Theo thông lệ quốc tế, số lượng chứng khoán mà họ được mua thường
hạn chế ở một mức độ nhất định theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Hình thức đầu tư gián tiếp quốc tế thông qua đầu tư chứng khoán có các
đặc điểm sau
- Phạm vi đầu tư là có giới hạn, thông thường các nhà đầu tư chỉ chấp
nhận mua cổ phần của các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, hoặc có
triển vọng phát triển trong tương lai.
-Số lượng chứng khoán nhà đầu tư nước ngoài được mua thường bị
khống chế ở một mức độ nhất định để không có quyền chi phối hoạt động của
công ty. Thông thường tỷ lệ này là 10-25% vốn pháp định tùy theo từng nước.
Ở Việt Nam, tỷ lệ hiện nay không vượt quá 49% vốn điều lệ của công ty cổ
phần ( riêng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì
tỷ lệ này là 30%)
1.2.2. Vai trò của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của
nền kinhtế
12
Cùng với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI), vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài FPI cũng có những vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
của nước tiếp nhận dòng vốn
Thứ nhất: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trực tiếp làm tăng tổng vốn
đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào một nước cùng với vốn đầu
tư gián tiếp có sẵn trong nước sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp
trên thị trường vốn trong nước. Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
gia tăng sẽ có tác động làm tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói
cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “ nhìn gương” các nhà đầu tư gián
tiếp nước ngoài và có động lực bỏ thêm vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết
quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi dòng vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ là một bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn
hơn so với các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông qua các quyết định đầu tư
trực tiếp mới của mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp
xã hội từ phía các nhà đầu tư cả trong nước cũng như nước ngoài.
Thứ hai: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài góp phần tích cực vào sự phát
triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường
nói chung. Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài sẽ làm cho thị trường tài chính trở nên đồng bộ, cân đối và sôi
động hơn. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK sẽ góp phần
làm lành mạnh hóa thị trường, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm
yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và
góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công
nghệ, quản lý…). Đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể giúp tăng vốn cho doanh
nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh
tranh, do vậy vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài rất quan trọng đối với các
doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn.
13
Cùng với sự gia tăng của dòng vốn gián tiếp nước ngoài là sự phát triển
mạnh mẽ các định chế tài chính trung gian, trước hết là các loại quỹ đầu tư,
công ty tài chính và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch
vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo
hiểm kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường. Tất cả những điều này trực
tiếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị
trường tài chính nói riêng, các thể chế và cơ chế thị trường nói chung.
Thứ ba: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài góp phần tăng cường cơ hội và
đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu
nhập của đông đảo người đầu tư. Việc phát triển thị trường vốn đầu tư gián
tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ mang lại những cơ hội mới và sự đa dạng hóa
trong lựa chọn các phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng trong
nước và nước ngoài. Đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước sẽ
có thêm điều kiện lựa chọn sử dụng vốn của mình để đầu tư dưới hình thức
trực tiếp hay thông qua các định chế tài chính trung gian để mua-bán các loại
cổ phiếu, trái phiếu và các lọai chứng khoán có giá trên thị trường tài chính
trong nước và nước ngoài. Việc đầu tư này sẽ cho phép họ thu được lợi nhuận
từ sự chênh lệch giá cả khi mua - bán chứng khoán, cũng như từ tiền lãi và cổ
tức, trái tức của các loại chứng khoán mà họ sở hữu theo thỏa thuận hoặc thực
tế từ kết quả kinh doanh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát hành chứng
khoán đó. Nhờ đó, mức sống của người đầu tư được cải thiện, cũng như các
kiến thức và kinh nghiệm đầu tư của họ được rèn luyện, nâng cao. Thị trường
chứng khoán càng phát triển, nguồn vốn đầu tư gián tiếp đổ vào thị trường
càng nhiều thì trình độ của người đầu tư cũng như nhân lực tham gia điều
hành và phục vụ thị trường ngày càng được nâng cao
Thứ tư: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài góp phần nâng cao năng lực và
hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu của nền kinh tế thị
trường và xu thế hội nhập quốc tế. Sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt ra những yêu cầu mới và cũng
14
tạo ra các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nước nói chung và quản lý,
quản trị doanh nghiệp nói riêng. Việc quản lý và quản trị doanh nghiệp phát
hành chứng khoán sẽ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về
báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bạch hóa, cập nhật hóa thông tin liên
quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp đã và sẽ phát hành. Hơn nữa, về
nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ lựa chọn đầu tư vào chứng khoán của các
doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng, phát triển tốt trong tương
lai. Chính điều này sẽ cho phép quá trình “ chọc lọc”, “bỏ phiếu” cho sự hỗ
trợ và phát triển các doanh nghiệp này trở nên khách quan hơn và phù hợp
hơn với cơ chế thị trường( còn những doanh nghiệp khác mà chứng khoán của
họ không hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh lại định hướng và chất lượng quản trị
kinh doanh, sáp nhập hoặc giải thể). Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ
quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị
trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn
thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm
của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng thời,
thông qua tác động vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hóa các
công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa
chọn thích hợp. trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với
nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiện hơn.
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước
ngoài vàothị trường chứng khoán
Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tuy không mang đến những kết
quả có thể nhìn thấy được ngay thông qua việc thành lập doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm, sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa
v…v… giống như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng có những vai
trò rất quan trọng như đã phân tích ở trên. Chính vì thế, thu hút vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài có một ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp vào sự
phát triển chung của nền kinh tế. Giống như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
15
việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, của một số quốc gia cũng chịu
ảnh hưởng bởi một số nhân tối, bao gồm cả chủ quan và khách quan:
Môi trường vĩ mô của quốc gia đó: Các yếu tố vĩ mô có thể kể đến là
chế độ chính trị, sự ổn định và khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, chủ
trương trong duy trì và phát triển các quan hệ kinh tế - chính trị đối ngoại với
các quốc gia khác. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài nói riêng đều bị tác động rất lớn từ các yếu tố vĩ mô của
một số quốc gia. Nếu một số quốc gia có chế độ chính trị không ổn định thì
những xung đột về chính sự có thể sẽ dấn đến sự thay đổi, không nhất thống
với chính sách phát triển kinh tế và quan hệ đối ngoại, từ đó ảnh hưởng đến
hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền kinh tế. Sự ổn
định chế độ chính trị tại một số quốc gia sẽ tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài
khi đầu tư vốn vào quốc gia đó, đảm bảo rằng họ có thể thu được lợi nhuận từ
quyết định đầu tư của mình. Bên cạnh đó, chính trị ổn định là điều kiện quan
trọng để phát triển kinh tế và quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác, từ đó
tác động rất lớn đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế cũng
như những nhà đầu tư đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Như vậy, khi các
yếu tố vĩ mô được ổn định, hoạt động của các thành phần trong nền kinh tế sẽ
có điều kiện mở rộng và phát triển, đồng vốn đầu tư sẽ được tăng lên.
Chính sách thu hút và quản lý vốn FII của quốc gia: Một quốc gia có
thu hút được nhiều vốn FII hay không một phần là do sự hấp dẫn của chính
sách thu hút và quản lý vốn FII của quốc gia đó. Sự hấp dẫn của chính sách
thu hút và quản lý vốn đầu tư được thể hiện ở môi trường đầu tư, mức độ ưu
đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Nếu như vốn FDI, nhà đầu tư nước ngoài
quan tâm đến môi trường đầu tư với các yếu tốt về cơ sở hạ tầng như điện,
nước, giao thông, đất đai… và mức độ ưu đãi với các chính sách về thuế thu
nhập, cho thuê đất…; thì với vốn FII, nhà đầu tư nước ngoài lại quan tâm đến
sự phát triển của thị trường chứng khoán của nước sở tại thể hiện ở quy mô
của thị trường, các loại hàng hóa giao dịch trên thị trường, chất lượng của
16
từng loại chứng khoán và tỷ lệ nắm giữ được phép đối với cổ phần của các
doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết. Do đặc điểm của vốn FII là đầu tư
thông qua việc mua cổ phần của các công ty hoặc đầu tư thông qua các trung
gian tài chính nên nếu thị trường chứng khoán của một nước ngày càng phát
triển, tính thanh khoản của chứng khoán càng cao thì càng thu hút được nhiều
sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, nói một cách khác vốn FII sẽ đổ
vào ngày càng nhiều. Khi thực hiện đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ
không trực tiếp tham gia điều hành, quản lý hoạt động của doanh nghiệp, tuy
nhiên tỷ lệ nắm giữ tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty cổ
phần khi thực hiện đầu tư gián tiếp cũng có ý nghĩa rất to lớn đối với việc thu
hút sự quan tâm và bỏ vốn đầu tư của họ. Nếu có hai doanh nghiệp tại hai
quốc gia có điều kiện hoàn toàn tương tự nhau, hiệu quả hoạt động ngang
nhau, lợi ích mang lại cho cổ đông tương đương nhau, thì quốc gia nào quy
định tỷ lê nắm giữ tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài cao hơn sẽ thu hút được
nhiều vốn FII hơn
Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài: Nhân tố này
cũng có những ảnh hưởng rất lớn, vì nó xuất phát từ chủ quan nhà đầu tư
nước ngoài. Việc tìm hiểu nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước
ngoài, để từ đó có những biện pháp điều chỉnh và thu hút vốn đầu tư phù hợp
sẽ làm tăng khả năng thu hút vốn FII vào quốc gia đó. Thông qua những buổi
làm việc, nói chuyện, tiếp xúc, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận
được với nhiều thông tin về các chính sách của nước sở tại, cũng như đưa ra
những khúc mắc, yêu cầu của mình để nước sở tại tiếp thu và có biện pháp
giải quyết phù hợp. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có cái nhìn rõ ràng
hơn về quốc gia mình định đầu tư cũng như là hoạch định ra một danh mục
đầu tư phù hợp với mục đích đầu tư.
Hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp của quốc gia: Sự gia tăng của
vốn FII tỷ lệ thuận với kết quả của hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp của
nước sở tại, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn, có vai trò quan
17
trọng trong nền kinh tế. Trong một số lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài có thể
hạn chế mua cổ phần khi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đó thực hiện cổ phần
hóa và phát hành ra bên ngoài. Tuy nhiên, đó thường là các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực quân sự, an ninh quốc phòng, hoặc những lĩnh vực có ảnh
hưởng nhiều đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Các quốc gia phần lớn
đều nhận thức được tính hiệu quả trong hoạt động của mô hình công ty cổ
phần, đặc biệt là những công ty có sự tham gia góp vốn của phía nước ngoài
với tiềm lực vốn lớn, trình độ công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến hơn.
Chính vì thế, các quốc gia đều khuyến khích việc cổ phần hóa các doanh
nghiệp trong nền kinh tế, Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ cổ phần chi phối tại một số
doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.
Sự phát triển của các định chế trung gian trên thị trường: Các định
chế trung gian trên thị trường bao gồm công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công
ty đầu tư tài chính, cũng như các lực lượng hỗ trợ thị trường, như thông tin, tư
vấn, định mức hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp và chứng khoán… sự phát
triển của các định chế trung gian trên thị trường cho thấy sự quan tâm của nền
kinh tế đến thị trường chứng khoán, cũng như sự sôi động trên thị trường. Bên
cạnh đó, sự phát triển của các định chế tài chính trung gian trên thị trường
cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cũng như cá nhân nước ngoài
trong việc tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nếu các định chế tài
chính trung gian trên thị trường chứng khoán hoạt động tốt, hiệu quả cùng với
các thông tin chứng khoán được cung cấp đầy đủ và minh bạch sẽ thu hút
được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và quyết định đầu tư vốn vào
thị trường chứng khoán của quốc gia đó. Những thông tin không minh bạch
về các chính sách, chế độ cũng như hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần
sẽ làm giảm tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư
nước ngoài. Việc ra quyết định giải ngân vốn đầu tư vào một thị trường mà
các thông tin về nó không minh bạch được coi là một việc làm không khôn
ngoan trong đầu tư chứng khoán. Trong khi đó, hoạt động của khối đầu tư
18
nước ngoài trên thị trường chứng khoán ảnh hưởng rất nhiều đến các nhà đầu
tư trong nước. Vì vậy , nếu hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài được hỗ trợ
tốt thì sẽ có tác động tốt đến các nhà đầu tư trong nước nói riêng cũng như sự
phát triển của thị trường chứng khoán nói chung.
Năng lực đội ngũ nhân sự hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán.
Yếu tố con người luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng
đến chất lượng và hiệu quả của công việc. Điều này cũng đúng với việc thu
hút vốn đầu tư FPIvào quốc gia. Đội ngũ nhân sự ở đây bao gồm nhân sự của
các định chế tài chính trung gian, cũng như những người làm trong các cơ
quan quản lý nhà nước, có chức năng hoạch định và ban hành các chính sách
quản lý. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, trình độ của đội ngũ nhân sự thể
hiện qua việc họ có thể dự đoán các vấn đề sẽ xảy ra để xây dựng nên các
chính sách quản lý và thu hút vốn FPI đúng đắn, hợp lý và hiệu quả; cũng như
chính sách quản lý đảm bảo cho hoạt động của thị trường chứng khoán ổn
định, qua đó tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài để họ xem xét
và ra quyết định đầu tư. Đối với các định chế tài chính trung gian,đội ngũ
nhân sự có trình độ cao, am hiểu về chứng khoán và thị trường chứng khoán
sẽ góp phần vào việc phát triển hoạt động của thị trường, đảm bảo thị trường
hoạt động ổn định, đồng thời phục vụ tốt các nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài, từ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư ra quyết định
đầu tư vốn vào thị trường chứng khoán hơn.
1.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị
trường chứng khoáncủa một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào các thị trường đang nổi là vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài đầu tư vào chứng khoán vốn và chứng khoán nợ
của các thị trường đang nổi. Dòng vốn này có những đặc điểm cơ bản: tính
thanh khoản cao, ngắn hạn, bất ổn, dễ bị đảo ngược cũng như tồn tại dưới
19
nhiều hình thức khác nhau và rất phức tạp. Do vậy, việc thu thập dữ liệu về
dòng vốn này rất khó khăn và thường được chỉ ra trong cán cân thanh toán.
Những đặc trưng cơ bản trên cũng chính là những khác biệt của vốn FPI
so với FDI là dòng vốn mang tính dài hạn, ổn định và khó bị đảo ngược.
Ngoài ra, hai dòng vốn này còn khác nhau ở những yêu cầu và lợi íchtiềm
tàng của chúng đốivới nước tiếp nhận đầu tư. FDI đặt ra nhiều yêu cầu hơn
đối với nền kinh tế thực, cònFPI lại đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối với thị
trường tài chính; FDI thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn thông qua việc
nâng cao tính thanh khoản của thị trường… Tuy nhiên, hai hình thức ĐTNN
này lại có một số điểm tương đồng nhất định, có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau và bổ sung cho nhau. Vốn FII có những tác động nhiều chiều đối với
nước tiếp nhận. Một mặt, FII góp phần làm tăng vốn trên thị trường vốn nội
địa và làm giảm chi phí vốn thông qua việc đa dạng hóa rủi ro, thúc đẩy sự
phát triển của hệ thống tài chính nội địa, thúc đẩy cải cách thể chế và nâng
cao kỹ thuật đốivới các chính sách của chính phủ. Mặt khác, sự gia tăng quá
mức của dòng vốn FII vào trong nước sẽ khiến cho nền kinh tế rơi vào tình
trạng phát triển quá nóng, hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và
rơi vào tình trạng phát triển quá nóng, FII còn làm giảm tính độc lập của
chính sách tiền tệ và tỷ giá.
Kể từ thập kỷ 1990, dòng vốn FII đã chảy mạnh vào các thị trường đang
nổi dưới tác động của nhiều nhân tố khác nhau, từ những nhân tố mang tính
quốc gia (triển vọng tăng trưởng, lãi suất, mức độ tự do hóa…) cho đến những
nhân tố mang tính thị trường và những xu hướng phát triển chung của tài
chính quốc tế (sự phát minh ra các công cụ mới, quá trình tự do hóa tài chính
ở các nước công nghiệp phát triển và nhiều nước đang phát triển…) dòng vốn
này có đặc điểm là bất ổn cao và nhạy cảm hơn với các dòng vốn khác, đặc
biệt là so với dòng vốn FDI. Dòng vốn FII chảy vào các nước luôn có tỷ trọng
nhỏ hơn so với dòng vốn FDI và phân bổ không đồng đều giữa các thị trường
đang nổi xét trên khía cạnh thu nhập cũng như khu vực.
20
Có hai quan điểm trái ngược nhau về sự di chuyển của dòng vốn tư nhân
nước ngoài: Quan điểm ủng hộ tự do di chuyển vốn và quan điểm ủng hộ
kiểm soát vốn. Quan điểm ủng hộ tự do di chuyển vốn thường nhấn mạnh tới
những tác động tíchcực của dòng vốn nước ngoài còn quan điểm kia lại nhấn
mạnh tới những tác động tiêu cực tiềm tàng của chúng.
Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài, trong đó có số
vốn FPI, các thị trường đang nổi có thể áp dụng một loạt các chính sách khác
nhau từ can thiệp vô hiệu, điều tiết tỷ giá hối đoái, thắt chặt tài chính và kiểm
soát vốn cho tới việc điều tiết thận trọng đối với hệ thống ngân hàng và xây
dựng hệ thống thu nhập và xử lý thông tin về sự di chuyển của dòng vốn nước
ngoài ra, vào trong nước. Những chính sách đó có thể được thực hiện dưới
dạng động hoặc tĩnh, bằng các biện pháp hành chính hoặc mang tính thị
trường hoặc kết hợp cả hai.
Thực tế điều tiết sự di chuyển của dòng đầu tư nước ngoài nói chung và
vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài nói riêng ở Trung Quốc và Thái Lan cho thấy
trong khi những chính sách điều tiết của trung quốc gặt hái đươc nhiều thành
công thì thất bại lại ở Thái Lan
1.3.1 Kinhnghiệm của Thái Lan
Trong suốt thập kỷ 1990, thậm chí ngay cả khi xảy ra khủng hoảng Tài
Chính - tiền tệ 1997-2998, Thái Lan đã kiên trì thực hiện chính sách tự do hóa
tài chính của mình và không có những chính sách điều tiết thận trọng đối với
sự di chuyển của các dòng vốn nước ngoài trong đó có dòng vốn FII. Tuy
nhiên, nói một cách chính xác, Thái Lan cũng đã thực hiện một số biện pháp
về quản lý ngoại hối và can thiệp vô hiệu đối với dòng vốn vào nhưng những
biện pháp này đã không mang lại hiệu quả vì không có sự phối hợp với các
chính sách kinh tế vĩ mô khác cũng như không thực hiện cùng với việc giám
sát và điều tiết thận trọng hệ thống tài chính nội địa.
Khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan còn cho thấy, để có được sự
độc lập trong chính sách tiền tệ và tự do hóa sự di chuyển vốn, một chế độ tỷ
21
giá hối đoái linh hoạt hơn cần được áp dụng. Ngược lại, nếu muốn duy trì chế
độ tỷ giá hối đoái cố định và sự độc lập của chính sách tiền tệ, cần thực hiện
những biện pháp điều tiết thận trọng đối với sự di chuyển vốn. Việc không
tôn trọng quy luật này đã khiến cho Thái Lan bị tác động mạnh của hiệu ứng
rủi ro tháo chạy của các nhà đầu tư và rơi vào khủng hoảng.
1.3.2 Kinhnghiệm của Trung Quốc
Theo quy định ban hành năm 2002, Trung quốc chỉ cho phép các tổ chức
đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp được tham gia vào thị trường chứng khoán,
bao gồm 4 đốitượng: Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty quản
lý quỹ và công ty chứng khoán. Các tổ chức này phải có kinh nghiệm kinh
doanh và phải có vốn kinh doanh chứng khoán từ 10 tỷ USD trở lên, sau 3
năm đầu tư chứng khoán mới được chuyển vốn gốc ra nước ngoài và mỗi lần
không quá 20% tổng hạn mức đầu tư, thời gian giữa hai lần chuyển vốn ra
nước ngoài tối thiểu là một tháng.
Trung quốc – nước có thị trường chứng khoán phát triển trước Việt Nam
10 năm - đã thực hiện phân chia thị trường thành hai loại cổ phiếu A và B, cổ
phiếu A chỉ dành riêng cho các công dân Trung Quốc giao dịch bằng nội tệ,
loại B dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài vào giao dịch bằng ngoại tệ
Theo số liệu năm 2005, Trung Quốc có 1381 công ty niêm yết, trong đó
có 1240 công ty chỉ phát hành loại cổ phiếu A, 23 công ty chỉ phát hành loại
cổ phiếu B và 86 công ty phát hành hai lọai cổ phiếu A và B. Trong chừng
mực nhất định, đây thực chất là việc gián tiếp điều tiết việc mở “room”cho
nhà đầu tư nước ngoài.
Một số nghiên cứu gần đây của Trung Quốc về tác động của tỷ lệ sở hữu
đến hiệu quả doanh nghiệp đã chỉ ra rằng nếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ
ít cổ phần thì hiệu quả tác động là không đáng kể. Nếu họ nắm giữ từ 50% trở
lên thì hiệu quả tác động là rất tích cực. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ
ra hiệu quả đạt được ở mức độ tốt nhất là 50%, tức là có sự cân bằng giữa nội
lực và ngoại lực.
22
1.3.3 Kinhnghiệm của Malaysia
Malaysia không hạn chế các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước
này, mà các giao dịch này chịu sự điều chỉnh của các hướng dẫn đầu tư do ủy
ban đầu tư nước ngoài quy định. Các quy định này nhằm quản lý sự cân bằng
về sở hữu vốn giữa các bên đối tác trong nước và nước ngoài.
Sau khủng hoảng tài chínhChâu Á vào tháng 7/2007, đầu tư gián tiếp
nước ngoài vào Malaysia giảm một cáchnghiêm trọng, dẫn đến sựsụt giảm giá
trị đồngRinggit. Đồng thời, đồngRinggit cũng bị đầu cơ tấn công, các nhà
kinh doanh tiền tệ bắt đầu đánh cược vào sự mất giá của nó. Để khống chế tình
trạng đầu cơ, vào tháng 8/1997, Malaysia đã sửdụng biện pháp giới hạn việc
đổingoại tệ trong các giao dịch phi mậu dịch với nước ngoài. Chính sáchnày
cho phép Malaysia giảm tỷ lệ lãi suất để phản ánh tình hình khả năng thanh
toán nội địa phù hợp với quy định không can thiệp vào thị trường ngoại hối
nhưng vẫn củng cố tỷ giá của đồng ringgit, chốnglại hoạt động đầu cơ.
Khi khủng hoảng châu Á kéo dài, đồng thời khủng hoảng ở Nga và ở Mỹ
la tinh góp phần gây mất ổn định đối với thị trường tài chính toàn cầu, nền
kinh tế Malaysia cũng trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước những tác
động của bên ngoài mặc dù đã có những điều chỉnh vĩ mô mạnh mẽ, như:
Không cho phép phía nước ngoài mua đồng ringgit; tăng lãi suất tiền gửi lên
trên 30% từ tháng 4/1998- tăng gần gấp 3 lần lãi suất tại thời điểm đó;áp
dụng các biện pháp quản lý ngoại hối chọn lọc nhằm bảo vệ nền kinh tế khỏi
các yếu tố tác động bên ngoài và tái lập ổn định tài chính từ tháng 9/1998;
cấm cung cấp đồng ringgit; cố định tỷ giá hối đoái của đồng ringgit đối với
đồng USD nhằm mục đíchổn định kinh tế và chủ động trong việc thực hiện
chính sách tiền tệ trong nước…
Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy rằng đốivới một nền kinh tế nhỏ, tự
do hoá tài khoản vốn có hiệu quả nhất khi đi cùng với sự tuân thủ chặt chẽ
quy định về thận trọng tài chính.
23
1.3.4 Kinhnghiệm của Indonesia
Indonesialà một quốc gia nằm trong khu vực ĐôngNam Á, Indonesiađã
đạtđược mức tăng trưởng kinh tế cao tronggiai đoạn1970-1997 trước khi
khủng hoảngtài chínhtiền tệ Châu Á bùng nổ. Trongthời gian đó tăng trưởng
GDP củaIndonesia đạttrung bình6,8%/năm. Tìnhtrạng nghèo đóigiảm, và
lạm phátđược giữ ở mức vừa phải. Hoạt độngkinh tế hiệu quảcó liên quan đến
vai trò chínhsáchkinh tế vĩ mô thận trọng và tự do hóatài chính. Năm 1978, tài
khoản vốnđược tựdo hóa, Indonesiađãáp dụngchế độ tỷ giá linh hoạt.
Khi Indonesia tự do hoá tài khoản vốn của mình thì một dòng vốn lớn đã
được thu hút trong nửa đầu những năm 90 làm tăng thêm của cải và sự phồn
vinh của quốc gia này. Tuy nhiên, thời kỳ vàng son đã chấm dứt vào giữa năm
1997, khủng hoảng tiền tệ đổ ập xuống và đưa sự phồn thịnh của đất nước này
quay lại những năm 70.
Đầu tư gián tiếp từ 0,4 tỷ USD năm 1989 lên mức 2 tỷ USD năm 1990
nhưng sau đó giảm xuống 1 tỷ USD trong 2 năm 1991-1992. Đầu tư gián tiếp
có xu hướng gia tăng nhờ những biện pháp chính sách của chính phủ đối với
thị trường vốn và nhờ có lãi suất tăng lên. Trong giai đoạn đầu, đầu tư gián
tiếp tăng lên vào 1990 chủ yếu là nhờ sự điều chỉnh các văn bản pháp quy trên
thị trường vốn. Sau năm 1990, dòng vốn gián tiếp vào Indonesia không
ngừng tăng lên đạt mức tối đa vào cuối năm 1996 trước khi đi xuống vào năm
1997. Đầu tư gián tiếp làm gia tăng các tài sản có khả năng thanh khoản trên
thị trường tài chính trong nước và giúp giảm chi phí vốn, đồng thời tạo cơ hội
cho các công ty có uy tín huy động nguồn vốn mà không cần tìm kiếm các đối
tác cụ thể. Năm 1997, sau những biến động lớn trên Sở giao dịch chứng
khoán Jakarta, dòng vốn đầu tư gián tiếp đã suy giảm hết sức nhanh chóng do
cá nhân nước ngoài đã bán tống bán tháo các tài sản của mình.
Khủng hoảng tài chính diễn ra bất ngờ trong điều kiện kinh tế Indonesia
đã mở cửa tương đối thông thoáng và ngày càng phụ thuộc vào khu vực kinh
tế đối ngoại. Tác động của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế ngày càng
24
trở nên trầm trọng khi những yếu kém về cơ cấu ngày càng bộc lộ rõ hơn, bao
gồm hệ thống ngân hàng còn nhiều lỗ hổng, công tác quản lý đánh giá rủi ro
kém, tình trạng thiếu thông tin minh bạch về hệ thống ngân hàng, quản trị
công ty kém, phụ thuộc nặng nề vào khu vực kinh tế đốingoại, dư nợ nước
ngoài lớn ở khu vực tư nhân.
1.3.5 Bài học kinhnghiệm choViệt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và tái
cấu trúc TTCK, thu hút nguồn vốn FII một mặt sẽ giúp đất nước có thêm
nguồn vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp và nền kinh tế trong quá trình tái cấu
trúc, mặt khác giúp cho TTCK Việt Nam có thêm cơ hội phát triển. Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại, dòng vốn này cũng tiềm ẩn nhiều rủi
ro cần có sự quản lý và giám sát chặt chẽ. Do vậy, đối với chính sách thu hút
vốn ĐTNN tại Việt Nam, cần đảm bảo các yếu tố sau đây:
Một là, giải pháp thu hút FII cần mang tính đồng bộ, có lộ trình cụ thể,
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ với
các mục tiêu kinh tế vĩ mô, các biện pháp phát triển kinh tế.
Hai là, cần xác định chiến lược, mục tiêu, phương hướng thu hút vốn
FII đúng đắn, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế. Trước tiên, Việt Nam phải
cải thiện môi trường nội địa, dựa vào nội lực là chính, tiếp đó không ngừng
nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK.
Ba là, cần kết hợp thu hút và kiểm soát, giám sát dòng vốn FII một
cách hiệu quả. Đồng thời với thu hút FII, cần tính toán những giải pháp quản
lý phù hợp; kết hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ,
đặc biệt là chính sách quản lý ngoại hối và tiền tệ; có những giải pháp hạn
chế tối đa những tác động tiêu cực của dòng vốn này với sự phát triển kinh
tế của đất nước.
Bốn là, các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động của nhà ĐTNN cần
được xây dựng hợp lý nhằm thực hiện hai mục tiêu: thu hút được nguồn vốn
đầu tư đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn này. Để thu hút nguồn vốn FII,
25
các quy định pháp lý cần có độ mở, hạn chế các rào cản trong hoạt động đầu
tư. Cụ thể:
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho việc đăng ký đầu tư trong
nước và các quy trình thực hiện đầu tư, tạo tính thuận tiện và linh hoạt để
các nhà ĐTNN có thể tiếp cận thị trường nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và
chi phí. Trong đó, đối với các quy trình thực hiện đầu tư, không nên có sự
phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN.
- Giảm bớt các quy định về hạn chế đầu tư như giới hạn đối với việc
đầu tư các loại chứng khoán nhất định, bao gồm cả giới hạn về loại chứng
khoán đầu tư và giới hạn về tỷ lệ đầu tư vào một loại chứng khoán (đối với
cổ phiếu, ở Việt Nam đang có khái niệm “room” dành cho nhà ĐTNN). Tuy
nhiên, điều này cần phải đi kèm với việc xây dựng một TTCK vững mạnh và
có quy củ.
- Có thể quy định một số ưu đãi đối với nhà ĐTNN đầu tư vào TTCK
trong các giai đoạn nhất định như ưu đãi về thuế, cho phép nhà đầu tư tự do
chuyển lợi nhuận, cổ tức về nước, ưu đãi về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư…
nhằm khuyến khích và “giữ chân” nhà ĐTNN.
Mặt khác, đốivớimục đíchquảnlý, cầnxây dựngcác quy định theo hướng:
- Quản lý chặt chẽ hoạt động đăng ký đầu tư, nhận diện nhà đầu tư,
thiết lập quy trình để xác định, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra
từ hoạt động đầu tư của các nhà ĐTNN, tránh xảy ra các hành vi đầu tư tiêu
cực như thao túng thị trường hoặc rửa tiền qua TTCK Việt Nam.
- Mặc dù có thể mở rộng các loại công cụ đầu tư, nhưng vẫn cần duy trì
những quy định giới hạn nhất định đối với hoạt động đầu tư. Đặc biệt là
“room” cho nhà ĐTNN trong một số lĩnh vực hoạt động có ảnh hưởng đến
nền kinh tế như ngân hàng, tài chính, tránh sự phụ thuộc quá mức vào nguồn
vốn nước ngoài và sự thao túng đối với các lĩnh vực nhạy cảm như ngân
hàng, tài chính, chứng khoán.
- Xây dựng các quyđịnh về xử phạtvi phạm cùngcác chế tài nghiêm minh,
tạo sự công bằng và bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
26
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI
QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM QUA
2.1Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1. Sựra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngay từ khi thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đảng
và Nhà nước đã có chính sách về việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Trên
cơ sở về mặt pháp lý này, đã có nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu được phát
hành trên thị trường thu hút được khà nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ dân chúng.
Đây chính là hình thức sơ khai của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy
nhiên vào thời điểm này, cổ phiếu và trái phiếu mới chỉ dừng lại ở thị trường
phát hành, hầu hết là loại chứng khoán ngắn hạn và trung hạn. Các tổ chức
môi giới và kinh doanh chứng khoán chưa tồn tại, hệ thống các văn bản pháp
lý còn thiếu, chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Thị trường vốn Việt Nam lúc này
còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu huy động vốn dài hạn cho
nền kinh tế. Vì vậy việc phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta là một
nhu cầu cần thiết.
Đến tháng 4 năm 1997 ủy ban chứng khoán nhà nước đi vào hoạt động
trên cơ sở Nghị định số 7/CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ về việc thành
lập Ủy ban chứng khoán nhà nước, chủ động thúc đẩy việc chuẩn bị các điều
kiện cần thiết để hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam và đảm bảo sự
hoạt động lành mạnh của nó ngay từ khi mới thành lập.
Sau một thời gian chuẩn bị, nghị định số 58/1998/NĐCP ngày 11/7/1998
của chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán được ban hành, làm
cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đến
tháng 7/2002, trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh khai
trương và hoạt động theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ số
27
127/1998/QĐ-ttg ngày 11/7/1998. Thị trường chứng khoán Việt Nam chính
thức mở cửa.
Việc thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đã tạo thêm một kênh dẫn
vốn mới thu hút vốn đầu tư phục vụ công cuộc phát triển đất nước, góp phần
hoàn thiện hệ thống các thị trường tài chính và tạo lập đồng bộ các yếu tố của
một nền kinh tế thị trường đinh hướng Xã hội chủ nghĩa. Thị trường chứng
khoán Việt Nam ra đời, ngoài việc phát huy nội lực tạo thêm một kênh dẫn
vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện
đại hóa đất nước; nó còn giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lực tài chính,
có điều kiện tạo vốn và sử dụng vốn thông qua kênh phát hành các loại chứng
khoán trên thị trường, tạo thói quen công khai hóa thông tin và báo cáo tài
chính, có điều kiện tạo vốn và sử dụng vốn thông qua kênh phát hành các loại
chứng khoán trên thị trường, tạo thói quen công khai hóa thông tin và báo cáo
tài chính của mình. Thị trường chứng khoán ra đời tạo cơ hội cho người đầu
tư lựa chọn hình thức đầu tư qua chứng khoán thay vì gửi tiết kiệm qua ngân
hàng, mua ngoại tệ, vàng, bất động sản. thị trường chứng khoán cũng sẽ tạo
điểu kiện thúc đẩy và hỗ trợ tích cự cho tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước ở nước ta
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và hoạt động cũng là một trong
những bước tiến trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đóng
góp tích cực cho việc cải thiện môi trường đầu tư, tăng khả năng thu hút vốn
và điều hòa nguồn vốn đầu tư cho quá trình phát triển của đất nước. Sự góp
mặt của trung tâm giao dịch chứng khoán còn là sự bổ sung hoàn chỉnh cho
một cơ cấu thị trường tài chính theo hướng phát triển nền tài chính phù hợp
với chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, và thêm một lẫn nữa khẳng định sự nhất quán đường lối đổi mới của
Đảng, phù hợp với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế và đưa nền kinh tế hội
nhập khu vực và thế giới.
28
2.1.2 Thực trạng về hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong
thời gian qua.
2.1.2.1. Hoạtđộng thị trường chứng khoán từ năm 2000 đến năm 2007
Giai đoạn 2000-2005:giai đoạn chập chững biết đi của TTCK
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng
việc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày
28/7/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ
phiếu REE và SAM với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu chính phủ
được niêm yết giao dịch
Từ đó cho đến năm 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái trầm lắng,
loại trừ cơn sốt năm 2010( chỉ số VNINDEX cao nhất đạt 571,04 điểm sau
sáu tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến
tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất tới gần 70% giá trị, chỉ số VNindex
sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào
tháng 10/ 2001. Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư
tháo chạy khỏi thị trường với lời nguyền không bao giờ quay lại thì một số
nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm
được lợi nhuận, trong 5 năm chỉ số VN-index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm,
mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là ít hàng hóa, các doanh
nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong
nước, trong khi room cũng hết.
Ngày 8/3/2005 trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ( TTGDCK
HN) chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm
2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49%
( trừ lĩnh vực ngân hàng)
Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được
sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị
29
trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận
hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sốngcủa mỗi người dân
Ta có thể nhận định rõ được điều đó thông qua bảng số liệu:
Bảng 2.1 : Hoạt động của thị trường chứng khoán giaiđoạn 2000-2005
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Số ctny/đkgd 5 5 20 22 26 32
Mức vốn hóa
TTCP(%GDP)
0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21
Số lượng CTCK 3 8 9 11 13 14
Số tài khoản khách hàng 2.908 8.774 13.520 15.735 21.616 31.316
(Nguồn:Báo cáo thường niên ủy ban chứng khoán Nhà Nước)
30
Biểu đồ 2.1 :Số tài khoản khách hàng trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2000-2005
2908
8774
13520
15735
21616
31316
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
2000 2001 2002 2003 2004 2005
số tài khoản
số tài khoản
31
Biểu đồ 2.2: Số công ty chứng khoán, số công ty ctny/đkgd giai đoạn 2000-
2005
Theo thống kê của Ủ ban chứng khoán nhà nước, tính đến hết năm 2005,
tổng giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam đạt gần 40000 tỷ đồng, chiếm
0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện
có 4500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35000 tỷ
đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28300
tài khoản giao dịch. Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng
khoán gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44600 tỷ đồng, hiện giờ giá
trị cổ phiếu so với GDP cả nước đạt gần 1%
Giai đoạn 2006: sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam
Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển :
đột phá” tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn
mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch thành phố
Hồ Chí Minh, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và thị trường OTC.
Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường
chứng khoán Việt Nam trở thành “ điểm” có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2
3
8
9
11
13
14
5 5
20
22
26
32
0
5
10
15
20
25
30
35
2000 2001 2002 2003 2004 2005
số CTCK
số ctny/đkgd
32
thế giới, chỉ sau Dim-ba-bue. Và sự bùng dậy của thị trường chứng khoán non
trẻ này đang ngày càng “ hút hồn” các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Không thể phủ nhận năm 2006 vừa qua thị trường chứng khoán việt nam
non trẻ này đã có “màn trình diễn” tuyệt vời và có thể sẽ không bao giờ gặp
lại được với khối lượng vốn hóa tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm. Năm
2006, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số VNindex tại sàn
HASTC tăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội tăng
152,4 điểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006: Vnindex cuối năm tăng
2,5 lần so với đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỷ USD cuối năm 2006(
chiếm 22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm
giữ đạt khoảng 4 tỷ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường
Năm 2006, kỷ lục mới của VNindex được xác lập ở mốc 809,86 điểm.
Với HASTC-index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm. Tính chung, so với đầu
năm, chỉ số VN-index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HASTC-index tăng
tới 170%. Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa
nhận là quá ấn tượng
Năm 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ
Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy
thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính
quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường
- VN-index đạt đình 1170.67 điểm
- HASTC-index chạm mốc 459,36 điểm.
Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong cấc
phiên giao dịch có nhiều biến động, chỉ số của cả 2 sàn giao dịch đều có biên
độ giao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VN-index đạt 927,02
điểm, HASTC-index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động
VNindex đạt được mốc tăng trưởng là 23,3%, HASTC-index tăng 33,2 % so
với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006. Nhìn nhận khách quan từ góc độ
33
thị trường, bên cạnh thành công, TTCK qua một năm hoạt động cũng ghi lại
dấu ấn.
2.1.2.2. Hoạtđộng thị trường chứng khoán từ năm 2008 đến năm 2012
Có thể nói, giai đoạn 2008-2012 là một thời kỳ đầy biến động của TTCK
Việt Nam. Sau khi tăng nóng và đạt đỉnh ở năm 2007, các chỉ số chứng khoán
đã cho thấy giá cổ phiếu có dầu hiệu bong bóng và do đó nhanh chóng sụt
giảm mạnh vào năm 2008
Chỉ số VN-index từ mức kỷ lục trên 1100 điểm vào cuối tháng 5/2007 đã
giảm mạnh chỉ còn 235 điểm vào cuối tháng 2/2009. Sau đó, thị trường vẫn
liên tục có các biến động lớn, tùy thuộc vào chính sách vĩ mô, đặc biệt là
chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá thị trường qua chỉ số chính là VN-index thì
không thể phản ánh hết được vận động của thị trường. Trong các năm tiếp
theo, Vn-index vẫn duy trì ở mức cao hơn so với đáy khủng hoảng của thị
trường là năm 2012. Nếu như trên sàn HSX, việc các mã cổ phiếu bluechips
được khối đầu tư nước ngoài quan tâm vào đã khiến cho giá các cổ phiếu này
được duy trì ổn định hơn và giúp cho chỉ số Vn-index không sụt giảm nhiều,
thì ngược lại trên sàn HNX, chỉ số HNX-index liên tục lập các mức kỷ lục
thấp trong năm qua. Bên cạnh đó, giá trị giao dịch cũng liên tục sụt giảm
xuống mức thấp, đặc biệt là tháng 2/2012 với mức giao dịch bình quân chỉ đạt
hơn 382 tỷ đồng/phiên và tháng 11/2012 là 397 tỷ đồng/phiên. Đây là các
mức giao dịch thấp nhất kể từ tháng 6/2008 mặc dù thị trường đã mở rộng
quy mô hơn nhiều nếu tính về số lượng công ty niêm yết.
Trongkhi đó, trước tình hình khó khăn chung, hoạt động của nhiều doanh
nghiệp niêm yết cũng không thuận lợi dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ.
Trong hoàn cảnh khó khăn, những sai phạm trong hoạt động kinh tế
cũng dần lộ diện và gây ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến của thị trường
chứng khoán. Cuối tháng 8/2012, sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên phó
chủ tịch hội đồng sáng lập ngân hàng ACB và sau đó một số nhân vật trong
34
Ban điều hành Ngân hàng này đã tạo nên những chấn động trên thị trường.
Mặc dù, đây chỉ là một sự kiện liên quan đến một doanh nghiệp niêm yết
nhưng nó lại gây nên những ảnh hưởng vô cùng lớn và có tính lan tỏa trên thị
trường tài chính.
2.1.2.3. Hoạtđộng thị trường chứng khoán từ năm 2013 đến nay
Trong năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn khó khăn nhưng kinh tế
vĩ mô đã có những bước ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác
dụng. Lạm phát được kiềm chế; Chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5,6% so
với cùng kỳ năm ngoái; Cán cân thanh toán được cải thiện; Mặt bằng lãi suất
có chiều hướng giảm dần; Thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định, dự trữ
ngoại tệ tăng; Vốn FDI tăng 54,2% so với cùng kỳ năm ngoái...
Trên TTCK, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứng
khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao
dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 đã được áp dụng.
Đồng thời, công tác tái cấu trúc TTCK được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắp
xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy định
mới về quỹ mở, triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn
đầu tư nước ngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài.
Do vậy, TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả khả
quan. Chỉ số VN-Indextăng gần 23%; HN-Index tăng trên 13% so với cuối năm
2012. TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước có mức độ phục
hồi mạnh nhất trên thế giới. Mức vốn hóa vào khoảng 964.000 tỷ đồng (tăng
199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP.
Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên tăng 31%. Tổng giá trị huy động
vốn kể cả phát hành riêng lẻ ước đạt 222.000 tỷ đồng, tăng 25%; trong đó cổ
phiếu là 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếu chính phủ
(TPCP) đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24%. Tổng dòng vốn nước ngoài luân
35
chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị
danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012.
Năm 2014: Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014 có diễn biến rất
khả quanxét về các phươngdiện tốc độ tăng chỉ số, mức độ ổn định, khối lượng
giao dịch và phản ánh khá rõ nét những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế.
Thị trường phát triển theo chiều hướng tăng trưởng, mặc dù xen kẽ những
khoảng điều chỉnh giảm. Chỉ số VN-Index đã lập đỉnh tại mức điểm 640,75
(ngày 3/9) sau gần 6 năm đạt được, trong khi chỉ số HNX-Index cũng đã lập
đỉnh tại mức điểm 92,99 (ngày 24/3) sau đúng 3 năm. Tính đến ngày
08/12/2014, chỉ số VN-Indexđạt 571,68 điểm tăng 13,3% so với cuốinăm 2013,
còn chỉ số HNX-Index đạt 87,17 điểm tăng 28,5% so với cuối năm 2013.
Tính đến ngày 08/12/2014, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt
1.164 nghìn tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2013; giá trị giao dịch bình quân
mỗi phiên đạt 5.448 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ
quỹ bình quân mỗi phiên đạt 2.971 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với năm 2013.
2.1.3. Những thành tựu và hạn chế của thị trường chứng khoán ViệtNam
Sau 14 năm ra đời thì chứng khoán đã trở thành một phần không thể
thiếu khi nhắc đến nền tài chính Việt Nam. Thị trường chứng khoán(TTCK)
đang cho thấy mối liên hệ ngày càng chặt chẽ với các kênh tài chính khác như
vàng, ngoại hối, trái phiếu hay tín dụng ngân hàng. Chúng ta hãy cùng nhìn
lại chặng đường phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt
13 năm qua(2000-2014)
2.1.3.1. Nhữngthành tựu
So với lịch sử phát triển hàng trăm năm của các TTCK lớn trên thế giới
thì 14 năm hoạt động của TTCK Việt Nam là khoảng thời gian không dài.
Tuy vậy, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, của Bộ Tài chính, cùng sự hợp
tác hiệu quả của các bộ, ngành và các thành viên thị trường, TTCK Việt Nam
đã đạt được những kết quả quan trọng:
36
Thứ nhất, quy mô thị trường không ngừng được mở rộng. Từ chỗ chỉ có
5 doanh nghiệp niêm yết, 6 Công ty chứng khoán (CTCK) trong năm đầu tiên
thành lập, đến nay, đã có hơn 700 doanh nghiệp niêm yết, hơn 100 CTCK
hoạt động trên thị trường, với 1,2 triệu tài khoản của nhà đầu tư.
Thứ hai, thông qua TTCK hàng trăm doanh nghiệp đã huy động được
vốn để mở rộng sản xuất - kinh doanh. Tổng lượng vốn cổ phiếu, trái phiếu
TTCK huy động được trong 13 năm qua khoảng 1.300.000 tỷ đồng. Bên cạnh
đó, TTCK đã trở thành kênh đầu tư được nhiều nhà đầu tư quan tâm, đón
nhận. Đã có trên 1,2 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó
có trên 20.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. TTCK đã thu hút được
gần 1.000 doanh nghiệp đưa cổ phiếu vào giao dịch trên các thị trường chính
thức (HOSE, HNX, UPCOM). Đồng thời chúng ta đã xây dựng được thị
trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt, góp phần điều chuyển dòng vốn hiệu
quả hơn và từng bước đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế trong
từng thời kỳ.
Thứ ba, quy định pháp lý điều tiết hoạt động của TTCK gồm Luật
Chứng khoán, các nghị định, các thông tư, quyết định, quy chế… đã được ban
hành và liên tục hoàn thiện. Trong thời gian tới, Đề án Tái cấu trúc Sở Giao
dịch chứng khoán Việt Nam sẽ được hoàn tất, dự kiến sẽ trình Chính phủ vào
cuối năm nay, với mong muốn tạo thêm một bước chuyển mới cho TTCK
Việt Nam. Bên cạnh đó, Đề án Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh
cũng đang được Ủy ban chứng khoán (UBCK) xây dựng, với sự hỗ trợ
chuyên môn của nhiều chuyên gia quốc tế. Đề án này khi được ban hành và
thực thi sẽ tăng tính đa dạng và góp phần quan trọng hoàn thiện các cấu phần
của TTCK Việt Nam.
Thứ tư, trên bình diện hợp tác quốc tế, UBCK cùng các Sở GDCK đã
thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan quản lý TTCK và các sở GDCK
lớn trên thế giới. Thông qua việc hợp tác quốc tế, chúng ta có thêm kinh
37
nghiệm quý trong xây dựng thị trường, đồng thời, hình ảnh TTCK Việt Nam
được biết đến rộng rãi hơn trong cộng đồng nhà đầu tư quốc tế.
2.1.3.2. Nhữngmặtcòn hạn chế
Thứ nhất, luật chứng khoán vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa phù hợp,
hành lang pháp lý thiếu hoàn chỉnh đảm bảo tính chặt chẽ cho thị trường. Một
phần là do luật chứng khoán vừa mới đi vào áp dụng (có hiệu lực từ ngày
01/01/2007) mặc dù đã đáp ứng yêu cầu pháp lý cao trong tình hình quản lý
TTCK hiện nay tuy nhiên TTCK lại đang phát sinh nhiều hoạt động chưa
được điều chỉnh bằng văn bản pháp lý cao nhất.
Hiện nay chưa có các quy định buộc các công ty đại chúng phải đưa
chứng khoán chào bán ra công chúng và giao dịch trên thị trường có tổ chức,
do vậy, các giao dịch chứng khoán được thực hiện ở cả thị trường có tổ chức
(đối với những công ty đại chúng niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán tại
hai Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) và cả thị
trường tự do (đối với khoán của công ty không đăng ký giao dịch tại thị
trường có tổ chức). Việc giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do sẽ thiếu
tính minh bạch do không có đủ thông tin một cách chính thống, mặt khác mọi
giao dịch này không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
chứa đựng nguy cơ rủi ro, có khả năng dẫn tới lừa đảo và gây tác động bất lợi
với thị trường chính thức.
Việc kiểm soát hoạt động mua bán, sát nhập, các quy định về quản lý,
kiểm soát thị trường còn thiếu và chưa đồng bộ. Luật hiện hành quy định các
trường hợp phải chào mua công khai bao gồm: Chào mua cổ phiếu có quyền
biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của
một công ty đại chúng; chào mua mà đối tượng được chào mua bị bắt buộc
phải bán cổ phiếu mà họ sở hữu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có những
trường hợp chào mua với khối lượng từ 10% trở lên sau khi đã đạt mức 25%
cũng có thể ảnh hưởng tới giao dịch chứng khoán, ảnh hưởng tới quyết định
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
pikachukt04
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Nguyễn Nhật Anh
 
Chien luoc tham nhap thi truong viet nam cua aeon
Chien luoc tham nhap thi truong viet nam cua aeonChien luoc tham nhap thi truong viet nam cua aeon
Chien luoc tham nhap thi truong viet nam cua aeon
Lan Láu Lỉnh
 
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Lê Tiến
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (20)

Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAYTiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
Tiểu luận Quản trị kinh doanh quốc tế Chiến lược toàn cầu của Nestlé, HAY
 
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
 
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoáiSự vận động của tỷ giá hối đoái
Sự vận động của tỷ giá hối đoái
 
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt NamLuận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
Luận văn: Nâng cao năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam
 
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
Phân tích chiến lược của vietel năm 2017_Nhan lam luan van Miss Mai 0988.377.480
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty may, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty may, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty may, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty may, HAY
 
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TNKinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
Kinh nghiệm thâm nhập thị trường mỹ của TN
 
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
Luận văn: Chiến lược kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và các...
 
Chien luoc tham nhap thi truong viet nam cua aeon
Chien luoc tham nhap thi truong viet nam cua aeonChien luoc tham nhap thi truong viet nam cua aeon
Chien luoc tham nhap thi truong viet nam cua aeon
 
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứngGiáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng
 
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
Tiểu luận quản_trị_cung_ứng_-_nhóm_1
 
Tieu luan scm chuoi cung ung vai thieu luc ngan
Tieu luan scm   chuoi cung ung vai thieu luc nganTieu luan scm   chuoi cung ung vai thieu luc ngan
Tieu luan scm chuoi cung ung vai thieu luc ngan
 
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa ThọQuản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
Quản trị Chiến lược công ty Dệt May Hòa Thọ
 
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần sữa việt nam vina...
 
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt NamQuản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
Quản trị cung ứng công ty Coca-Cola Việt Nam
 
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt NamChiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
 
Chiến lược Marketing Mix xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản cty Lê Hưng
Chiến lược Marketing Mix xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản cty Lê HưngChiến lược Marketing Mix xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản cty Lê Hưng
Chiến lược Marketing Mix xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản cty Lê Hưng
 
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a) bai gui lop
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a)   bai gui lopđề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a)   bai gui lop
đề Tài số 4 khủng hoảng tài chính đông nam á 1997 (ch16 a) bai gui lop
 

Similar to Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Nghiệp vụ option trong thị trường chứng khoán việt nam
Nghiệp vụ option trong thị trường chứng khoán việt namNghiệp vụ option trong thị trường chứng khoán việt nam
Nghiệp vụ option trong thị trường chứng khoán việt nam
Rancho Luu
 

Similar to Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
Luận văn thạc sĩ Phát triển thị trường trái phiếu việt nam_Nhận làm luận văn ...
 
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAYLuận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
Luận văn: Phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng, HAY
 
Nghiệp vụ option trong thị trường chứng khoán việt nam
Nghiệp vụ option trong thị trường chứng khoán việt namNghiệp vụ option trong thị trường chứng khoán việt nam
Nghiệp vụ option trong thị trường chứng khoán việt nam
 
La0140
La0140La0140
La0140
 
Bao ve nha dau tu.pdf
Bao ve nha dau tu.pdfBao ve nha dau tu.pdf
Bao ve nha dau tu.pdf
 
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAYĐề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên h...
Luận văn: Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên h...Luận văn: Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên h...
Luận văn: Thông tin tài chính và công bố thông tin tài chính trong mối liên h...
 
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
Luận văn: Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của nhà đầu tư trên thị trư...
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt NamQuản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam
 
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt
Phát triển hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán Rồng Việt
 
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoánĐịa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
 
12042
1204212042
12042
 
các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Nam
các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Namcác giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Nam
các giải pháp nhằm thu hút FDI của các nước Asean vào Việt Nam
 
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Công Bố Thông Tin Của Công Ty...
 
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoánĐịa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
Địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chứng khoán
 
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
Luận văn: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng đầu tư vào Nhật Bản của các doan...
 
Tailieu.vncty.com 5303 2025
Tailieu.vncty.com   5303 2025Tailieu.vncty.com   5303 2025
Tailieu.vncty.com 5303 2025
 
B0201
B0201B0201
B0201
 
Đề tài: Nghiệp vụ môi giới trong công ty chứng khoán Tân Việt, 9đ
Đề tài: Nghiệp vụ môi giới trong công ty chứng khoán Tân Việt, 9đĐề tài: Nghiệp vụ môi giới trong công ty chứng khoán Tân Việt, 9đ
Đề tài: Nghiệp vụ môi giới trong công ty chứng khoán Tân Việt, 9đ
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................ 1 LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN..................................................................... 3 1.1Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán. ................................... 3 1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán ................................................................................................................. 3 1.1.2Bản chất của thị trường chứng khoán .................................................. 4 1.1.3Chức năng của thị trường chứng khoán ............................................... 5 1.1.4Một số chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán........................... 8 1.2Lý luận chung về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán....................................................................................................... 10 1.2.1Khái niệm và phân loại vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ..................... 10 1.2.2. Vai trò của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đốivới sự phát triển của nền kinh tế................................................................................................ 11 1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán ............................................................. 14 1.3.Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ... 18 1.3.1Kinh nghiệm của Thái Lan ................................................................ 20 1.3.2Kinh nghiệm của Trung Quốc............................................................ 21 1.3.3Kinh nghiệm của Malaysia ................................................................ 22 1.3.4Kinh nghiệm của Indonesia................................................................ 23 1.3.5Bài học kinh nghiệm choViệt Nam..................................................... 24 CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA................................................................................ 26
  • 2. 2 2.1Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam.................................... 26 2.1.1. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam ............................... 26 2.1.2 Thực trạng về hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua............................................................................................. 28 2.1.2.1. Hoạt động thị trường chứng khoán từ năm 2000 đến năm 2007 ...... 28 2.1.2.2. Hoạt động thị trường chứng khoán từ năm 2008 đến năm 2012 ...... 33 2.1.2.3. Hoạt động thị trường chứng khoán từ năm 2013 đến nay................ 34 2.1.3. Những thành tựu và hạn chế của thị trường chứng khoán Việt Nam... 35 2.1.3.1. Những thành tựu........................................................................... 35 2.1.3.2. Những mặt còn hạn chế ................................................................ 37 2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm vừa qua...................................... 40 2.2.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................................. 40 2.2.1.1. Hành lang pháp lý về đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường.... 40 2.2.1.2. Thực trạng về hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................................. 46 2.2.1.2.1 Trên thị trường cổ phiếu.............................................................. 46 2.2.1.2.2:Trên thị trường trái phiếu............................................................ 53 2.2.2 Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam .................................................................. 57 2.2.2.1 Những kết quả đạt được................................................................. 57 2.2.2.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân .......................................... 60 2.2.2.2.1 Những tồn tại, hạn chế................................................................ 60 2.2.2.2.2. Nguyên nhân ............................................................................. 63 CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ............................................................ 65 3.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán và nguyên tắc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua TTCK Việt Nam....................................... 65 3.1.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán.................................. 65
  • 3. 3 3.12. Nguyên tắc thu vốn đầu tư đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua TTCK Việt Nam.................................................................................................. 67 3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua TTCK Việt Nam trong thời gia tới ...................................................... 68 3.2.1. Những điều kiện thuận lợi................................................................ 68 3.2.1.1. Tình hình chính trị ổn định............................................................ 68 3.2.1.2. Kinh tế vĩ mô phát triển ổn định.................................................... 68 3.2.1.3. Hàng loạt chínhsáchmới, cơ hội mới đểphát triển TTCKthờigian tới ................................................................................................................ 70 3.2.2. Những khó khăn, thách thức ............................................................ 72 3.2.2.1.Quy mô TTCK Việt Nam còn nhỏ.................................................. 72 3.2.2.2.Sự yếu kém của nhiều doanh nghiệp niêm yết trên TTCK............... 72 3.2.2.3Những hạn chế về mặt thông tin...................................................... 73 3.2.2.4. Những bất cập trong cơ chế, chính sách......................................... 73 3.2.2.5. Chi phí đầu tư còn cao.................................................................. 74 3.3. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông quan TTCK Việt Nam....................................................................................... 75 3.3.1. Hoàn thiện và phát triển TTCK Việt Nam......................................... 75 3.3.2. Nâng cao khả năng quản lý vốn đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam trong thời gian tới............................................................................. 82 3.3.3. Khuyến khích hoạt động của các tổ chức quốc tế trên thị trường chứng khoán Việt Nam........................................................................................ 88 KẾT LUẬN.............................................................................................. 93
  • 4. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài Có thể nói Việt Nam là một thị trường khá hấp dẫn đối với người nước ngoài do có những điều kiện thuận lợi cả về mặt kinh tế vĩ mô và cơ chế chính sách. Trong một thời gian dài, Việt Nam được xem là quốc gia có tình hình chính trị nội bộ rất ổn định, hứa hẹn tính nhất quán trong chính sách phát triển quốc gia nói chung cũng như trong chính sách đối với đầu tư nước ngoài nói riêng. Những nỗ lực của Việt Nam trong việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu được đánh giá cao. Đặc biệt là trong thời gian gần đây, tình hình của nhiều nước bị chao đảo do nạn khủng bố và nội chiến thì Việt Nam được đánh giá là một điểm đến an toàn. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi ở tầm vĩ mô mà Việt Nam cần phải khai thác một cách triệt để để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, trong đó có đầu tư qua thị trường chứng khoán ( TTCK). TTCK Việt Nam chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7 năm 2000 nhưng việc nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam đã có từ trước đó thông qua chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện thí điểm từ năm 1992 và việc bán cổ phần cho người nước ngoài cũng được bắt đầu thực hiện một năm sau đó (năm 1993). Sự lệch pha về thời điểm đã dẫn đến những quy định pháp luật không thống nhất về đầu tư của người nước ngoài vào các doanh nghiệp hiện có của Việt Nam, cùng với việc chậm ban hành các quy định liên quan đến việc quản lý ngoại hối, thuế, phí… đối với đầu tư nước ngoài đã phần nào ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của người nước ngoài qua TTCK. Tuy nhiên, đây là thị trường mới và được đánh giá là hấp dẫn. Mối quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) ngày càng tăng và các giao dịch chính thức đầu tiên của người nước ngoài qua TTCK bắt đầu được thực hiện từ 2001. Với một khoảng thời gian chưa dài, khối lượng vốn đầu tư chưa lớn so với nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vay thương mại hay quỹ hỗ
  • 5. 2 trợ phát triển chính thức (ODA) nhưng việc thu hút và quản lý vốn đầu tư của người nước ngoài qua TTCK đã phát sinh những vấn đề cần được nghiên cứu và phân tích để có những bước điều chỉnh thích hợp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm Tìm hiểu những vấn đề cơ bản của TTCK, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài. Nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài của nhà nước trong thời gian qua. Nghiên cứu, đánh giá và đưa ra nhận định của các NĐTNN về TTCK Việt Nam Đề ra một số giải pháp giúp cho công tác thu hút và quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong thời gian tới đạt kết quả khả quan hơn. 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cá nhân các NĐTNN và các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên TTCK. Phạm vi nghiên cứu: Tại Việt Nam và trong giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, so sánh tương quan, khảo sát, thống kê và tổng hợp đánh giá qua các số liệu báo cáo của SGDCK thành phố Hồ Chí Minh, SGDCK Hà Nội, Ủy ban chứng khoán nhà nước, các số liệu do quỹ đầu tư nước ngoài cung cấp, các bài báo trên các tạp chí chứng khoán… 5. Kết cấu của đề tài Nội dung của đề tài gồm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán. Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua. Chương 3: Giải pháp thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • 6. 3 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán. 1.1.1 Sơ lược về lịchsử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai, xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ từ buổi ban đầu. Giữa thế kỷ XV tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập lại các quán cà phê để trao đổi mua bán các vật phẩm, hàng hóa… lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành thị trường với việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy ước có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia “thị trường”. Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điểm của gia đình Vanber ở Bruges Bỉ gọi là “Sở giao dịch”. Giữa thế kỷ XVI một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và thiết lập một mậu dịch thị trường tại London (Anh), nơi mà sau này được gọi là Sở Giao Dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức, và Bắc Âu. Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu khác và Bắc Mỹ. Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Cho đến năm 1921, ở Mỹ khu chợ ngoài trời được chuyển vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức thành lập.
  • 7. 4 Cho đến nay, các nước trên thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán trên khắp các châu lục, bao gồm cả các nước phát triển trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 1960-1970 và những nước như Ba Lan, Hungary, Séc, Nga, Trung Quốc vào những năm 1990. Quá trình hình thành và phát triển của TTCK thế giới cho thấy giai đoạn đầu thị trường phát triển một cách tự phát với sự tham gia của các công chúng đầu tư. Khi phát triển đến một mức độ nhất định thị trường bắt đầu phát sinh những trục trặc dẫn đến phải thành lập cơ quan quản lý nhà nước và hoàn thành hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường. 1.1.2 Bản chất của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán ra đời, tồn tại và phát triển từ thế kỷ XV ở Châu Âu với những hàng hóa ban đầu được giao dịch là nông sản, khoáng sản, tiền tệ và các chứng từ có giá, cùng hình thức tổ chức rất đơn giản trong một nhóm người và thời gian giao dịch là hàng tháng xuống còn hàng tuần, rồi hàng ngày. Trong các phiên họp chợ, các thương gia thống nhất với nhau các quy ước cho việc thương lượng và sau này những quy ước này đã trở thành những quy tắc bắt buộc đốivới những ai muốn tham gia vào thị trường Thị trường chứng khoán trong nền kinh tế hiện đại là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này có thể được thực hiện ở thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Trên thị trường sơ cấp, nhà đầu tư mua chứng khoán phát hành lần đầu tiên của nhà phát hành. Còn trên thị trường thứ cấp nhà đầu tư mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Xét về hình thức, TTCK chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các lọai chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Xét về bản chất, TTCKlà nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm và nhàn rỗi trong dân cư. Trước đây, các ngân hàng là kênh trung gian dẫn vốn từ người thừa vốn sang người cần vốn.Tuy nhiên, do những đặc điểm
  • 8. 5 nhất định như nguồn vốn vay của ngân hàng thường là ngắn hạn, lãi suất vay vốn cao, điều kiện vay vốn khó khăn… nên TTCKra đời như là một kênh trực tiếp tập trung các nguồn vốn tiết kiệm và phân phối lại cho ai cần vốn. Giá cả của việc sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi này theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng. Thông qua TTCK, vốn đầu tư sẽ đi trực tiếp từ người có vốn nhàn rỗi và có nhu cầu đầu tư đến người cần vốn để thực hiện đầu tư. Khi đó các chủ thể đầu tư vốn có thể gắn quyền sử dụng vốn với quyền sở hữu vốn, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư. Như vậy, TTCKthực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ. Các chứng khoán mua bán trên TTCKcó thể đem lại thu nhập cho người nắm giữ nó sau một thời gian nhất định và được lưu thông trên TTCK theo giá cả thị trường, do đó bề ngoài nó được coi như là tư bản hàng hóa. Bên cạnh đó, TTCKlà nơi người nắm giữ chứng khoán thực hiện mua bán, trao đổi các loại chứng khoán nên các nhà đầu tư hoàn toàn có thể thực hiện việc đầu tư ngắn hạn đốivơi các chứng khoán trung và dài hạn. 1.1.3 Chức năng của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán thế giới từ khi hình thành và phát triển đã trải qua những giai đoạn thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm 1875 đến 1913, TTCK trong thời kỳ này đã phát triển mạnh mẽ với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng đến “ngày thứ 6 đen tối” vào ngày 29-10-1929 là ngày mở đầu cuộc khủng hoảng của TTCKNew York, từ đó cuộc khủng hoảng kéo sang TTCKTây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản. Sau thế chiến thứ hai, TTCKđã phục hồi và phát triển mạnh. Đến năm 1987, khủng hoảng tài chính một lần nữa đã làm cho TTCK thế giới suy sụp nặng nề. Cuộc khủng hoảng này để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Tuy nhiên, chỉ sau hai năm, TTCKthế giới tiếp tục đi vào hoạt động ổn định, phát triển và trở thành một kênh huy động vốn đầu tư hiệu quả.
  • 9. 6 Các chức năng chủ yếu của TTCK là huy động vốn cho nền kinh tế, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thị trường chứng khoán hình thành và phát triển đã mang đến một kênh huy động vốn đầu tư hiệu quả cho nền kinh tế. Nếu trước đây, khi cần vốn để mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường tìm đến kênh tài chính gián tiếp thông qua các trung gian tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng để vay vốn, thì nay với sự hình thành và phát triển của TTCK, các doanh nghiệp khi cần vốn có thể phát hành chứng khoán thông qua TTCKđể thu hút vốn đầu tư của những cá nhân có vốn nhàn rỗi trong xã hội. Hay nói cách khác, vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong xã hội đã được đưa trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà không phải thông qua trung gian tài chính. Hoạt động của doanh nghiệp có thể được mở rộng nhờ có vốn đầu tư đúng lúc, qua đó góp phần phát triển nền kinh tế nói chung. Tham gia vào việc huy động vốn thông qua TTCK không chỉ có các doanh nghiệp mà còn có cả chính phủ và chính quyền địa phương. Vốn đầu tư huy động được qua TTCKtừ việc phát hành trái phiếu sẽ giúp chính phủ và chính quyền địa phương đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội, qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống người dân. Thị trường chứng khoán là nơi cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng. Tham gia vào TTCK, công chúng đầu tư có thể lựa chọn rất nhiều loại chứng khoán với các đặc điểm khác nhau, độ rủi ro khác nhau với thời hạn khác nhau. Với nhiều loại chứng khoán đó, nhà đầu tư có thể cân nhắc và chọn cho mình loại chứng khoán phù hợp để thực hiện đầu tư. Có thể nói, TTCKvới nhiều loại chứng khoán giao dịch trên đó đã cung cấp cho công chúng đầu tư một môi trường đầu tư lành mạnh với nhiều lựa chọn và cơ hội
  • 10. 7 đầu tư phong phú. Vì thế, TTCKđã góp phần đáng kể trong việc làm tăng mức tiết kiệm quốc gia. Thị trường chứng khoán hoạt động góp phần tạo tính thanh khoản cho chứng khoán. Thông qua TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổicác chứng khoán mà họ nắm giữ thành tiền mặt hoặc loại chứng khoán khác khi có nhu cầu. Khả năng thanh khoản hay khả năng chuyển đổi thành tiền mặt là một trong những đặc tính tạo nên sự hấp dẫn của các loại chứng khoán đối với nhà đầu tư. Sự chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại cho thấy sự linh hoạt của vốn đầu tư. Các nhà đầu tư tham gia vào TTCK hoàn toàn có thể đầu tư vốn vào doanh nghiệp, sau đó họ đổichứng khoán do doanh nghiệp phát hành thành tiền mặt để phục vụ các nhu cầu cần thiết của mình khi có nhu cầu. TTCKhoạt động ngày càng năng động và hiệu quả thì càng góp phần nâng cao tính thanh khoản của các loại chứng khoán tham gia giao dịch trên thị trường. Thị trường chứng khoán có chức năng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tham gia niêm yết chứng khoán của họ trên TTCK, các nhà đầu tư có thể mua bán trao đổichứng khoán của các doanh nghiệp. Mức giá chứng khoán mà các nhà đầu tư chấp nhận để mua bán xác định trên cơ sở đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, thông qua giá cả của chứng khoán, các nhà đầu tư có thể đánh giá được hoạt động của doanh nghiệp cũng như so sánh giữa các doanh nghiệp một cách thuận lợi và nhanh chóng. Nếu giá của một chứng khoán cao trên thị trường thì có nghĩa là các nhà đầu tư đánh giá cao hoạt động của doanh nghiệp đó và ngược lại. Với chức năng đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, TTCKđã góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm tại các doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán còngiúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. TTCK là nơi cung và cầu vốn dài hạn gặp nhau. Bên cạnh đó,
  • 11. 8 TTCKcũng có mối quan hệ chặt chẽ với các thị trường khác như thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản cũng như các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Các chỉ số của TTCKluôn phản ánh một cách nhạy bén và chính xác mọi động thái của nền kinh tế cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ. Khi giá chứng khoán tăng lên cho thấy hoạt động đầu tư đang được mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng tốt; và ngược lại, khi giá chứng khoán giảm xuống sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Chính vì vậy, TTCK từ lâu đã được coi là “phongvũ biểu” của nền kinh tế. Thông qua TTCK, chính phủ có thể thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô để tác động đến nền kinh tế. Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu chính phủ để huy động vốn đầu tư, tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước và quản lý lạm phát. Bên cạnh đó, chính phủ có thể sử dụng một số biện pháp để tác động đến TTCKnhằm định hướng đầu tư, đảm bảo cho sự phát triển cân đốivà bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ ràng rằng TTCK cũng ẩn chứa những khuyết tật, đó là mang tính đầu cơ rất cao. Vì thế, nếu thị trường không được tổ chức tốt, sự vận hành của nó không được đảm bảo bằng một khung pháp lý đủ hiệu lực và một bộ máy điều hành năng lực thì TTCK có thể rơi vào tình trạng trục trặc, rối loạn, từ đó gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ, đe dọa sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, cũng như thiệt hại đến lợi ích của đông đảo nhà đầu tư. 1.1.4 Một số chủ thể tham gia vào thị trường chứng khoán Một số chủ thể tham gia vào TTCK là nhà phát hành, nhà đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước Nhà phát hành: Là các tổ chức cần vốn và thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hóa trên TTCK. Thông thường, nhà phát hành bao gồm: Chính phủ và chính quyền địa phương:Là nhà phát hành các trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương Doanh nghiệp:Là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp
  • 12. 9 Các tổ chức tài chính:Là nhà phát hành các công cụ tài chính như trái phiếu…phục vụ cho hoạt động của họ Nhà đầu tư: Nhà đầu tư là những người bỏ tiền đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đíchthu lời. Có nhiều tiêu chí để phân loại nhà đầu tư. Theo loại hình:Nếu theo loại hình có thể phân chia nhà đầu tư trên TTCKthành nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nhà đầu tư cá nhân là những cá nhân tham gia mua bán chứng khoán trên TTCK với mục đíchtìm kiếm lợi nhuận. Còn nhà đầu tư chuyên nghiệp hay còn gọi là các tổ chức đầu tư là các tổ chức thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên TTCK là các quỹ đầu tư, các côngty bảo hiểm, các côngty tài chính, các quỹ hưu trí và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Theo quốc tịch: Nếu theo quốc tịch có thể chia nhà đầu tư trên TTCK thành nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Theo luật đầu tư năm 2005, nhà đầu tư nước ngoài là các tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện đầu tư tại Việt Nam. Cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán Hoạt động của cơ quan này nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động trật tự, công bằng và đúng pháp luật. Có hai loại mô hình phổ biến về cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường đó là: Một số nước giao công tác quản lý nhà nước đốivới TTCKcho một bộ của chính phủ, ví dụ như ở Hàn Quốc, Nhật Bản, trách nhiệm này được giao cho Bộ Tài Chính; cònmột số nước lại thành lập cơ quan quản lý độc lập trực thuộc Chính phủ, ví dụ ở Mỹ có Ủy ban chứng khoán và giao dịch. Ở Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bộ Tài Chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ủy ban Chứng khoán nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài chính trực tiếp quản lý và điều hành thị trường chứng khoán.
  • 13. 10 1.2 Lý luận chung về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán 1.2.1 Khái niệm và phân loại vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng các nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Theo luật đầu tư năm 2005, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư. Cùng với sự phát triển và xu hướng toàn cầu hóa, hoạt động đầu tư không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà đã mở rộng sang các nước khác trên toàn thế giới, làm xuất hiện hình thức đầu tư quốc tế. Đầu tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất, kinh doanh với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Đầu tư quốc tế là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa. Nhà kinh tế Samuelson trong quyển “ kinh tế học” của mình đã viết” Nếu có quá nhiều trở ngại đối với việc đi tìm kiếm trong nước để tạo vốn thì sao không dựa nhiều hơn vào các nguồn vốn bên ngoài? Chẳng phải lý thuyết kinh tế đã từng nói với chúng ta rằng, một nước giàu sau khi đã hút hết những dự án đầu tư có lợi nhuận cao của mình, cũng có thể làm lợi cho chính nó và nước nhận đầu tư bằng cách đầu tư những dự án lợi nhuận cao ra nước ngoài đó sao?” Trong xu thế liên kết, hợp tác kinh tế toàn cầu, đầu tư quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng , không chỉ với những nước đầu tư mà với cả nước nhận đầu tư. Đối với các nước đầu tư, thực hiện đầu tư quốc tế là nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, góp phần vào việc bành trướng thị trường, sức mạnh kinh tế và thúc đẩy sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nước đó. Đối với nước tiếp nhận đầu tư, tiếp nhận đầu tư quốc tế góp phần phát triển kinh tế, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các công nghệ hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến…
  • 14. 11 Nếu xét theo tính chất sử dụng của tư bản, đầu tư quốc tế thường được chia thành hai hình thức đầu tư chủ yếu là đầu tư quốc tế trực tiếp và đầu tư quốc tế gián tiếp Đầu tư quốc tế gián tiếp là hình thức đầu tư quốc tế quan trọng mà chủ đầu tư nước ngoài chỉ được góp một số vốn tối đa nào đó dưới hình thức mua chứng khoán hoặc tín dụng quốc tế để thu lợi nhuận nhưng không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Một cách tổng quát, đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể chia thành hai hình thức chính là đầu tư chứng khoán và tín dụng quốc tế. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào chứng khoán là hình thức đầu tư quốc tế trong đó các chủ đầu tư thực hiện đầu tư bằng hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, chứngchỉ quỹvà các chứngkhoán khác củacác côngty ở nước ngoài để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Theo thông lệ quốc tế, số lượng chứng khoán mà họ được mua thường hạn chế ở một mức độ nhất định theo quy định của pháp luật nước sở tại. Hình thức đầu tư gián tiếp quốc tế thông qua đầu tư chứng khoán có các đặc điểm sau - Phạm vi đầu tư là có giới hạn, thông thường các nhà đầu tư chỉ chấp nhận mua cổ phần của các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, hoặc có triển vọng phát triển trong tương lai. -Số lượng chứng khoán nhà đầu tư nước ngoài được mua thường bị khống chế ở một mức độ nhất định để không có quyền chi phối hoạt động của công ty. Thông thường tỷ lệ này là 10-25% vốn pháp định tùy theo từng nước. Ở Việt Nam, tỷ lệ hiện nay không vượt quá 49% vốn điều lệ của công ty cổ phần ( riêng đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì tỷ lệ này là 30%) 1.2.2. Vai trò của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của nền kinhtế
  • 15. 12 Cùng với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FPI cũng có những vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nước tiếp nhận dòng vốn Thứ nhất: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào một nước cùng với vốn đầu tư gián tiếp có sẵn trong nước sẽ trực tiếp làm tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nước. Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ có tác động làm tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “ nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và có động lực bỏ thêm vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quả tổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên. Hơn nữa, khi dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ là một bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơn so với các nhà đầu tư khác mạnh dạn thông qua các quyết định đầu tư trực tiếp mới của mình, kết quả là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư cả trong nước cũng như nước ngoài. Thứ hai: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài góp phần tích cực vào sự phát triển thị trường tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Việc gia tăng và phát triển bộ phận thị trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ làm cho thị trường tài chính trở nên đồng bộ, cân đối và sôi động hơn. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào TTCK sẽ góp phần làm lành mạnh hóa thị trường, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý…). Đầu tư gián tiếp nước ngoài có thể giúp tăng vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn.
  • 16. 13 Cùng với sự gia tăng của dòng vốn gián tiếp nước ngoài là sự phát triển mạnh mẽ các định chế tài chính trung gian, trước hết là các loại quỹ đầu tư, công ty tài chính và các thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm kế toán, kiểm toán và thông tin thị trường. Tất cả những điều này trực tiếp và gián tiếp góp phần phát triển mạnh mẽ hơn các bộ phận và tổng thể thị trường tài chính nói riêng, các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Thứ ba: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người đầu tư. Việc phát triển thị trường vốn đầu tư gián tiếp cả về bề rộng và bề sâu sẽ mang lại những cơ hội mới và sự đa dạng hóa trong lựa chọn các phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng trong nước và nước ngoài. Đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài và cả trong nước sẽ có thêm điều kiện lựa chọn sử dụng vốn của mình để đầu tư dưới hình thức trực tiếp hay thông qua các định chế tài chính trung gian để mua-bán các loại cổ phiếu, trái phiếu và các lọai chứng khoán có giá trên thị trường tài chính trong nước và nước ngoài. Việc đầu tư này sẽ cho phép họ thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả khi mua - bán chứng khoán, cũng như từ tiền lãi và cổ tức, trái tức của các loại chứng khoán mà họ sở hữu theo thỏa thuận hoặc thực tế từ kết quả kinh doanh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát hành chứng khoán đó. Nhờ đó, mức sống của người đầu tư được cải thiện, cũng như các kiến thức và kinh nghiệm đầu tư của họ được rèn luyện, nâng cao. Thị trường chứng khoán càng phát triển, nguồn vốn đầu tư gián tiếp đổ vào thị trường càng nhiều thì trình độ của người đầu tư cũng như nhân lực tham gia điều hành và phục vụ thị trường ngày càng được nâng cao Thứ tư: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các nguyên tắc và yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế. Sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt ra những yêu cầu mới và cũng
  • 17. 14 tạo ra các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nước nói chung và quản lý, quản trị doanh nghiệp nói riêng. Việc quản lý và quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bạch hóa, cập nhật hóa thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp đã và sẽ phát hành. Hơn nữa, về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ lựa chọn đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng, phát triển tốt trong tương lai. Chính điều này sẽ cho phép quá trình “ chọc lọc”, “bỏ phiếu” cho sự hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp này trở nên khách quan hơn và phù hợp hơn với cơ chế thị trường( còn những doanh nghiệp khác mà chứng khoán của họ không hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh lại định hướng và chất lượng quản trị kinh doanh, sáp nhập hoặc giải thể). Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan, bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũng như theo các cam kết hội nhập quốc tế. Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tài chính, nhà nước sẽ đa dạng hóa các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý của mình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp. trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽ được cải thiện hơn. 1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vàothị trường chứng khoán Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tuy không mang đến những kết quả có thể nhìn thấy được ngay thông qua việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm, sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa v…v… giống như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng có những vai trò rất quan trọng như đã phân tích ở trên. Chính vì thế, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài có một ý nghĩa quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Giống như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,
  • 18. 15 việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, của một số quốc gia cũng chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tối, bao gồm cả chủ quan và khách quan: Môi trường vĩ mô của quốc gia đó: Các yếu tố vĩ mô có thể kể đến là chế độ chính trị, sự ổn định và khả năng tăng trưởng của nền kinh tế, chủ trương trong duy trì và phát triển các quan hệ kinh tế - chính trị đối ngoại với các quốc gia khác. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài nói riêng đều bị tác động rất lớn từ các yếu tố vĩ mô của một số quốc gia. Nếu một số quốc gia có chế độ chính trị không ổn định thì những xung đột về chính sự có thể sẽ dấn đến sự thay đổi, không nhất thống với chính sách phát triển kinh tế và quan hệ đối ngoại, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền kinh tế. Sự ổn định chế độ chính trị tại một số quốc gia sẽ tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vốn vào quốc gia đó, đảm bảo rằng họ có thể thu được lợi nhuận từ quyết định đầu tư của mình. Bên cạnh đó, chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế và quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác, từ đó tác động rất lớn đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế cũng như những nhà đầu tư đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Như vậy, khi các yếu tố vĩ mô được ổn định, hoạt động của các thành phần trong nền kinh tế sẽ có điều kiện mở rộng và phát triển, đồng vốn đầu tư sẽ được tăng lên. Chính sách thu hút và quản lý vốn FII của quốc gia: Một quốc gia có thu hút được nhiều vốn FII hay không một phần là do sự hấp dẫn của chính sách thu hút và quản lý vốn FII của quốc gia đó. Sự hấp dẫn của chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư được thể hiện ở môi trường đầu tư, mức độ ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Nếu như vốn FDI, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến môi trường đầu tư với các yếu tốt về cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông, đất đai… và mức độ ưu đãi với các chính sách về thuế thu nhập, cho thuê đất…; thì với vốn FII, nhà đầu tư nước ngoài lại quan tâm đến sự phát triển của thị trường chứng khoán của nước sở tại thể hiện ở quy mô của thị trường, các loại hàng hóa giao dịch trên thị trường, chất lượng của
  • 19. 16 từng loại chứng khoán và tỷ lệ nắm giữ được phép đối với cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết và chưa niêm yết. Do đặc điểm của vốn FII là đầu tư thông qua việc mua cổ phần của các công ty hoặc đầu tư thông qua các trung gian tài chính nên nếu thị trường chứng khoán của một nước ngày càng phát triển, tính thanh khoản của chứng khoán càng cao thì càng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, nói một cách khác vốn FII sẽ đổ vào ngày càng nhiều. Khi thực hiện đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không trực tiếp tham gia điều hành, quản lý hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ nắm giữ tối đa đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty cổ phần khi thực hiện đầu tư gián tiếp cũng có ý nghĩa rất to lớn đối với việc thu hút sự quan tâm và bỏ vốn đầu tư của họ. Nếu có hai doanh nghiệp tại hai quốc gia có điều kiện hoàn toàn tương tự nhau, hiệu quả hoạt động ngang nhau, lợi ích mang lại cho cổ đông tương đương nhau, thì quốc gia nào quy định tỷ lê nắm giữ tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài cao hơn sẽ thu hút được nhiều vốn FII hơn Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài: Nhân tố này cũng có những ảnh hưởng rất lớn, vì nó xuất phát từ chủ quan nhà đầu tư nước ngoài. Việc tìm hiểu nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, để từ đó có những biện pháp điều chỉnh và thu hút vốn đầu tư phù hợp sẽ làm tăng khả năng thu hút vốn FII vào quốc gia đó. Thông qua những buổi làm việc, nói chuyện, tiếp xúc, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận được với nhiều thông tin về các chính sách của nước sở tại, cũng như đưa ra những khúc mắc, yêu cầu của mình để nước sở tại tiếp thu và có biện pháp giải quyết phù hợp. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về quốc gia mình định đầu tư cũng như là hoạch định ra một danh mục đầu tư phù hợp với mục đích đầu tư. Hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp của quốc gia: Sự gia tăng của vốn FII tỷ lệ thuận với kết quả của hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp của nước sở tại, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn, có vai trò quan
  • 20. 17 trọng trong nền kinh tế. Trong một số lĩnh vực, nhà đầu tư nước ngoài có thể hạn chế mua cổ phần khi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đó thực hiện cổ phần hóa và phát hành ra bên ngoài. Tuy nhiên, đó thường là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quân sự, an ninh quốc phòng, hoặc những lĩnh vực có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Các quốc gia phần lớn đều nhận thức được tính hiệu quả trong hoạt động của mô hình công ty cổ phần, đặc biệt là những công ty có sự tham gia góp vốn của phía nước ngoài với tiềm lực vốn lớn, trình độ công nghệ sản xuất hiện đại và tiên tiến hơn. Chính vì thế, các quốc gia đều khuyến khích việc cổ phần hóa các doanh nghiệp trong nền kinh tế, Nhà nước sẽ chỉ nắm giữ cổ phần chi phối tại một số doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định. Sự phát triển của các định chế trung gian trên thị trường: Các định chế trung gian trên thị trường bao gồm công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty đầu tư tài chính, cũng như các lực lượng hỗ trợ thị trường, như thông tin, tư vấn, định mức hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp và chứng khoán… sự phát triển của các định chế trung gian trên thị trường cho thấy sự quan tâm của nền kinh tế đến thị trường chứng khoán, cũng như sự sôi động trên thị trường. Bên cạnh đó, sự phát triển của các định chế tài chính trung gian trên thị trường cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cũng như cá nhân nước ngoài trong việc tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nếu các định chế tài chính trung gian trên thị trường chứng khoán hoạt động tốt, hiệu quả cùng với các thông tin chứng khoán được cung cấp đầy đủ và minh bạch sẽ thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và quyết định đầu tư vốn vào thị trường chứng khoán của quốc gia đó. Những thông tin không minh bạch về các chính sách, chế độ cũng như hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần sẽ làm giảm tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việc ra quyết định giải ngân vốn đầu tư vào một thị trường mà các thông tin về nó không minh bạch được coi là một việc làm không khôn ngoan trong đầu tư chứng khoán. Trong khi đó, hoạt động của khối đầu tư
  • 21. 18 nước ngoài trên thị trường chứng khoán ảnh hưởng rất nhiều đến các nhà đầu tư trong nước. Vì vậy , nếu hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài được hỗ trợ tốt thì sẽ có tác động tốt đến các nhà đầu tư trong nước nói riêng cũng như sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung. Năng lực đội ngũ nhân sự hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán. Yếu tố con người luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công việc. Điều này cũng đúng với việc thu hút vốn đầu tư FPIvào quốc gia. Đội ngũ nhân sự ở đây bao gồm nhân sự của các định chế tài chính trung gian, cũng như những người làm trong các cơ quan quản lý nhà nước, có chức năng hoạch định và ban hành các chính sách quản lý. Về phía cơ quan quản lý nhà nước, trình độ của đội ngũ nhân sự thể hiện qua việc họ có thể dự đoán các vấn đề sẽ xảy ra để xây dựng nên các chính sách quản lý và thu hút vốn FPI đúng đắn, hợp lý và hiệu quả; cũng như chính sách quản lý đảm bảo cho hoạt động của thị trường chứng khoán ổn định, qua đó tạo sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài để họ xem xét và ra quyết định đầu tư. Đối với các định chế tài chính trung gian,đội ngũ nhân sự có trình độ cao, am hiểu về chứng khoán và thị trường chứng khoán sẽ góp phần vào việc phát triển hoạt động của thị trường, đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, đồng thời phục vụ tốt các nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, từ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư ra quyết định đầu tư vốn vào thị trường chứng khoán hơn. 1.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thị trường chứng khoáncủa một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào các thị trường đang nổi là vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đầu tư vào chứng khoán vốn và chứng khoán nợ của các thị trường đang nổi. Dòng vốn này có những đặc điểm cơ bản: tính thanh khoản cao, ngắn hạn, bất ổn, dễ bị đảo ngược cũng như tồn tại dưới
  • 22. 19 nhiều hình thức khác nhau và rất phức tạp. Do vậy, việc thu thập dữ liệu về dòng vốn này rất khó khăn và thường được chỉ ra trong cán cân thanh toán. Những đặc trưng cơ bản trên cũng chính là những khác biệt của vốn FPI so với FDI là dòng vốn mang tính dài hạn, ổn định và khó bị đảo ngược. Ngoài ra, hai dòng vốn này còn khác nhau ở những yêu cầu và lợi íchtiềm tàng của chúng đốivới nước tiếp nhận đầu tư. FDI đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối với nền kinh tế thực, cònFPI lại đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối với thị trường tài chính; FDI thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn thông qua việc nâng cao tính thanh khoản của thị trường… Tuy nhiên, hai hình thức ĐTNN này lại có một số điểm tương đồng nhất định, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ sung cho nhau. Vốn FII có những tác động nhiều chiều đối với nước tiếp nhận. Một mặt, FII góp phần làm tăng vốn trên thị trường vốn nội địa và làm giảm chi phí vốn thông qua việc đa dạng hóa rủi ro, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa, thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỹ thuật đốivới các chính sách của chính phủ. Mặt khác, sự gia tăng quá mức của dòng vốn FII vào trong nước sẽ khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng phát triển quá nóng, hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào tình trạng phát triển quá nóng, FII còn làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá. Kể từ thập kỷ 1990, dòng vốn FII đã chảy mạnh vào các thị trường đang nổi dưới tác động của nhiều nhân tố khác nhau, từ những nhân tố mang tính quốc gia (triển vọng tăng trưởng, lãi suất, mức độ tự do hóa…) cho đến những nhân tố mang tính thị trường và những xu hướng phát triển chung của tài chính quốc tế (sự phát minh ra các công cụ mới, quá trình tự do hóa tài chính ở các nước công nghiệp phát triển và nhiều nước đang phát triển…) dòng vốn này có đặc điểm là bất ổn cao và nhạy cảm hơn với các dòng vốn khác, đặc biệt là so với dòng vốn FDI. Dòng vốn FII chảy vào các nước luôn có tỷ trọng nhỏ hơn so với dòng vốn FDI và phân bổ không đồng đều giữa các thị trường đang nổi xét trên khía cạnh thu nhập cũng như khu vực.
  • 23. 20 Có hai quan điểm trái ngược nhau về sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài: Quan điểm ủng hộ tự do di chuyển vốn và quan điểm ủng hộ kiểm soát vốn. Quan điểm ủng hộ tự do di chuyển vốn thường nhấn mạnh tới những tác động tíchcực của dòng vốn nước ngoài còn quan điểm kia lại nhấn mạnh tới những tác động tiêu cực tiềm tàng của chúng. Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân nước ngoài, trong đó có số vốn FPI, các thị trường đang nổi có thể áp dụng một loạt các chính sách khác nhau từ can thiệp vô hiệu, điều tiết tỷ giá hối đoái, thắt chặt tài chính và kiểm soát vốn cho tới việc điều tiết thận trọng đối với hệ thống ngân hàng và xây dựng hệ thống thu nhập và xử lý thông tin về sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài ra, vào trong nước. Những chính sách đó có thể được thực hiện dưới dạng động hoặc tĩnh, bằng các biện pháp hành chính hoặc mang tính thị trường hoặc kết hợp cả hai. Thực tế điều tiết sự di chuyển của dòng đầu tư nước ngoài nói chung và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài nói riêng ở Trung Quốc và Thái Lan cho thấy trong khi những chính sách điều tiết của trung quốc gặt hái đươc nhiều thành công thì thất bại lại ở Thái Lan 1.3.1 Kinhnghiệm của Thái Lan Trong suốt thập kỷ 1990, thậm chí ngay cả khi xảy ra khủng hoảng Tài Chính - tiền tệ 1997-2998, Thái Lan đã kiên trì thực hiện chính sách tự do hóa tài chính của mình và không có những chính sách điều tiết thận trọng đối với sự di chuyển của các dòng vốn nước ngoài trong đó có dòng vốn FII. Tuy nhiên, nói một cách chính xác, Thái Lan cũng đã thực hiện một số biện pháp về quản lý ngoại hối và can thiệp vô hiệu đối với dòng vốn vào nhưng những biện pháp này đã không mang lại hiệu quả vì không có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác cũng như không thực hiện cùng với việc giám sát và điều tiết thận trọng hệ thống tài chính nội địa. Khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái Lan còn cho thấy, để có được sự độc lập trong chính sách tiền tệ và tự do hóa sự di chuyển vốn, một chế độ tỷ
  • 24. 21 giá hối đoái linh hoạt hơn cần được áp dụng. Ngược lại, nếu muốn duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định và sự độc lập của chính sách tiền tệ, cần thực hiện những biện pháp điều tiết thận trọng đối với sự di chuyển vốn. Việc không tôn trọng quy luật này đã khiến cho Thái Lan bị tác động mạnh của hiệu ứng rủi ro tháo chạy của các nhà đầu tư và rơi vào khủng hoảng. 1.3.2 Kinhnghiệm của Trung Quốc Theo quy định ban hành năm 2002, Trung quốc chỉ cho phép các tổ chức đầu tư nước ngoài chuyên nghiệp được tham gia vào thị trường chứng khoán, bao gồm 4 đốitượng: Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ và công ty chứng khoán. Các tổ chức này phải có kinh nghiệm kinh doanh và phải có vốn kinh doanh chứng khoán từ 10 tỷ USD trở lên, sau 3 năm đầu tư chứng khoán mới được chuyển vốn gốc ra nước ngoài và mỗi lần không quá 20% tổng hạn mức đầu tư, thời gian giữa hai lần chuyển vốn ra nước ngoài tối thiểu là một tháng. Trung quốc – nước có thị trường chứng khoán phát triển trước Việt Nam 10 năm - đã thực hiện phân chia thị trường thành hai loại cổ phiếu A và B, cổ phiếu A chỉ dành riêng cho các công dân Trung Quốc giao dịch bằng nội tệ, loại B dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài vào giao dịch bằng ngoại tệ Theo số liệu năm 2005, Trung Quốc có 1381 công ty niêm yết, trong đó có 1240 công ty chỉ phát hành loại cổ phiếu A, 23 công ty chỉ phát hành loại cổ phiếu B và 86 công ty phát hành hai lọai cổ phiếu A và B. Trong chừng mực nhất định, đây thực chất là việc gián tiếp điều tiết việc mở “room”cho nhà đầu tư nước ngoài. Một số nghiên cứu gần đây của Trung Quốc về tác động của tỷ lệ sở hữu đến hiệu quả doanh nghiệp đã chỉ ra rằng nếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ít cổ phần thì hiệu quả tác động là không đáng kể. Nếu họ nắm giữ từ 50% trở lên thì hiệu quả tác động là rất tích cực. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ ra hiệu quả đạt được ở mức độ tốt nhất là 50%, tức là có sự cân bằng giữa nội lực và ngoại lực.
  • 25. 22 1.3.3 Kinhnghiệm của Malaysia Malaysia không hạn chế các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước này, mà các giao dịch này chịu sự điều chỉnh của các hướng dẫn đầu tư do ủy ban đầu tư nước ngoài quy định. Các quy định này nhằm quản lý sự cân bằng về sở hữu vốn giữa các bên đối tác trong nước và nước ngoài. Sau khủng hoảng tài chínhChâu Á vào tháng 7/2007, đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Malaysia giảm một cáchnghiêm trọng, dẫn đến sựsụt giảm giá trị đồngRinggit. Đồng thời, đồngRinggit cũng bị đầu cơ tấn công, các nhà kinh doanh tiền tệ bắt đầu đánh cược vào sự mất giá của nó. Để khống chế tình trạng đầu cơ, vào tháng 8/1997, Malaysia đã sửdụng biện pháp giới hạn việc đổingoại tệ trong các giao dịch phi mậu dịch với nước ngoài. Chính sáchnày cho phép Malaysia giảm tỷ lệ lãi suất để phản ánh tình hình khả năng thanh toán nội địa phù hợp với quy định không can thiệp vào thị trường ngoại hối nhưng vẫn củng cố tỷ giá của đồng ringgit, chốnglại hoạt động đầu cơ. Khi khủng hoảng châu Á kéo dài, đồng thời khủng hoảng ở Nga và ở Mỹ la tinh góp phần gây mất ổn định đối với thị trường tài chính toàn cầu, nền kinh tế Malaysia cũng trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương trước những tác động của bên ngoài mặc dù đã có những điều chỉnh vĩ mô mạnh mẽ, như: Không cho phép phía nước ngoài mua đồng ringgit; tăng lãi suất tiền gửi lên trên 30% từ tháng 4/1998- tăng gần gấp 3 lần lãi suất tại thời điểm đó;áp dụng các biện pháp quản lý ngoại hối chọn lọc nhằm bảo vệ nền kinh tế khỏi các yếu tố tác động bên ngoài và tái lập ổn định tài chính từ tháng 9/1998; cấm cung cấp đồng ringgit; cố định tỷ giá hối đoái của đồng ringgit đối với đồng USD nhằm mục đíchổn định kinh tế và chủ động trong việc thực hiện chính sách tiền tệ trong nước… Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy rằng đốivới một nền kinh tế nhỏ, tự do hoá tài khoản vốn có hiệu quả nhất khi đi cùng với sự tuân thủ chặt chẽ quy định về thận trọng tài chính.
  • 26. 23 1.3.4 Kinhnghiệm của Indonesia Indonesialà một quốc gia nằm trong khu vực ĐôngNam Á, Indonesiađã đạtđược mức tăng trưởng kinh tế cao tronggiai đoạn1970-1997 trước khi khủng hoảngtài chínhtiền tệ Châu Á bùng nổ. Trongthời gian đó tăng trưởng GDP củaIndonesia đạttrung bình6,8%/năm. Tìnhtrạng nghèo đóigiảm, và lạm phátđược giữ ở mức vừa phải. Hoạt độngkinh tế hiệu quảcó liên quan đến vai trò chínhsáchkinh tế vĩ mô thận trọng và tự do hóatài chính. Năm 1978, tài khoản vốnđược tựdo hóa, Indonesiađãáp dụngchế độ tỷ giá linh hoạt. Khi Indonesia tự do hoá tài khoản vốn của mình thì một dòng vốn lớn đã được thu hút trong nửa đầu những năm 90 làm tăng thêm của cải và sự phồn vinh của quốc gia này. Tuy nhiên, thời kỳ vàng son đã chấm dứt vào giữa năm 1997, khủng hoảng tiền tệ đổ ập xuống và đưa sự phồn thịnh của đất nước này quay lại những năm 70. Đầu tư gián tiếp từ 0,4 tỷ USD năm 1989 lên mức 2 tỷ USD năm 1990 nhưng sau đó giảm xuống 1 tỷ USD trong 2 năm 1991-1992. Đầu tư gián tiếp có xu hướng gia tăng nhờ những biện pháp chính sách của chính phủ đối với thị trường vốn và nhờ có lãi suất tăng lên. Trong giai đoạn đầu, đầu tư gián tiếp tăng lên vào 1990 chủ yếu là nhờ sự điều chỉnh các văn bản pháp quy trên thị trường vốn. Sau năm 1990, dòng vốn gián tiếp vào Indonesia không ngừng tăng lên đạt mức tối đa vào cuối năm 1996 trước khi đi xuống vào năm 1997. Đầu tư gián tiếp làm gia tăng các tài sản có khả năng thanh khoản trên thị trường tài chính trong nước và giúp giảm chi phí vốn, đồng thời tạo cơ hội cho các công ty có uy tín huy động nguồn vốn mà không cần tìm kiếm các đối tác cụ thể. Năm 1997, sau những biến động lớn trên Sở giao dịch chứng khoán Jakarta, dòng vốn đầu tư gián tiếp đã suy giảm hết sức nhanh chóng do cá nhân nước ngoài đã bán tống bán tháo các tài sản của mình. Khủng hoảng tài chính diễn ra bất ngờ trong điều kiện kinh tế Indonesia đã mở cửa tương đối thông thoáng và ngày càng phụ thuộc vào khu vực kinh tế đối ngoại. Tác động của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế ngày càng
  • 27. 24 trở nên trầm trọng khi những yếu kém về cơ cấu ngày càng bộc lộ rõ hơn, bao gồm hệ thống ngân hàng còn nhiều lỗ hổng, công tác quản lý đánh giá rủi ro kém, tình trạng thiếu thông tin minh bạch về hệ thống ngân hàng, quản trị công ty kém, phụ thuộc nặng nề vào khu vực kinh tế đốingoại, dư nợ nước ngoài lớn ở khu vực tư nhân. 1.3.5 Bài học kinhnghiệm choViệt Nam Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và tái cấu trúc TTCK, thu hút nguồn vốn FII một mặt sẽ giúp đất nước có thêm nguồn vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp và nền kinh tế trong quá trình tái cấu trúc, mặt khác giúp cho TTCK Việt Nam có thêm cơ hội phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đem lại, dòng vốn này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cần có sự quản lý và giám sát chặt chẽ. Do vậy, đối với chính sách thu hút vốn ĐTNN tại Việt Nam, cần đảm bảo các yếu tố sau đây: Một là, giải pháp thu hút FII cần mang tính đồng bộ, có lộ trình cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, kết hợp chặt chẽ với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, các biện pháp phát triển kinh tế. Hai là, cần xác định chiến lược, mục tiêu, phương hướng thu hút vốn FII đúng đắn, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế. Trước tiên, Việt Nam phải cải thiện môi trường nội địa, dựa vào nội lực là chính, tiếp đó không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK. Ba là, cần kết hợp thu hút và kiểm soát, giám sát dòng vốn FII một cách hiệu quả. Đồng thời với thu hút FII, cần tính toán những giải pháp quản lý phù hợp; kết hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, đặc biệt là chính sách quản lý ngoại hối và tiền tệ; có những giải pháp hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của dòng vốn này với sự phát triển kinh tế của đất nước. Bốn là, các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động của nhà ĐTNN cần được xây dựng hợp lý nhằm thực hiện hai mục tiêu: thu hút được nguồn vốn đầu tư đồng thời quản lý chặt chẽ nguồn vốn này. Để thu hút nguồn vốn FII,
  • 28. 25 các quy định pháp lý cần có độ mở, hạn chế các rào cản trong hoạt động đầu tư. Cụ thể: - Đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho việc đăng ký đầu tư trong nước và các quy trình thực hiện đầu tư, tạo tính thuận tiện và linh hoạt để các nhà ĐTNN có thể tiếp cận thị trường nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Trong đó, đối với các quy trình thực hiện đầu tư, không nên có sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN. - Giảm bớt các quy định về hạn chế đầu tư như giới hạn đối với việc đầu tư các loại chứng khoán nhất định, bao gồm cả giới hạn về loại chứng khoán đầu tư và giới hạn về tỷ lệ đầu tư vào một loại chứng khoán (đối với cổ phiếu, ở Việt Nam đang có khái niệm “room” dành cho nhà ĐTNN). Tuy nhiên, điều này cần phải đi kèm với việc xây dựng một TTCK vững mạnh và có quy củ. - Có thể quy định một số ưu đãi đối với nhà ĐTNN đầu tư vào TTCK trong các giai đoạn nhất định như ưu đãi về thuế, cho phép nhà đầu tư tự do chuyển lợi nhuận, cổ tức về nước, ưu đãi về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư… nhằm khuyến khích và “giữ chân” nhà ĐTNN. Mặt khác, đốivớimục đíchquảnlý, cầnxây dựngcác quy định theo hướng: - Quản lý chặt chẽ hoạt động đăng ký đầu tư, nhận diện nhà đầu tư, thiết lập quy trình để xác định, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra từ hoạt động đầu tư của các nhà ĐTNN, tránh xảy ra các hành vi đầu tư tiêu cực như thao túng thị trường hoặc rửa tiền qua TTCK Việt Nam. - Mặc dù có thể mở rộng các loại công cụ đầu tư, nhưng vẫn cần duy trì những quy định giới hạn nhất định đối với hoạt động đầu tư. Đặc biệt là “room” cho nhà ĐTNN trong một số lĩnh vực hoạt động có ảnh hưởng đến nền kinh tế như ngân hàng, tài chính, tránh sự phụ thuộc quá mức vào nguồn vốn nước ngoài và sự thao túng đối với các lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, tài chính, chứng khoán. - Xây dựng các quyđịnh về xử phạtvi phạm cùngcác chế tài nghiêm minh, tạo sự công bằng và bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
  • 29. 26 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI QUA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1. Sựra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam Ngay từ khi thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Đảng và Nhà nước đã có chính sách về việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Trên cơ sở về mặt pháp lý này, đã có nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu được phát hành trên thị trường thu hút được khà nhiều nguồn vốn nhàn rỗi từ dân chúng. Đây chính là hình thức sơ khai của thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên vào thời điểm này, cổ phiếu và trái phiếu mới chỉ dừng lại ở thị trường phát hành, hầu hết là loại chứng khoán ngắn hạn và trung hạn. Các tổ chức môi giới và kinh doanh chứng khoán chưa tồn tại, hệ thống các văn bản pháp lý còn thiếu, chưa hoàn chỉnh và đồng bộ. Thị trường vốn Việt Nam lúc này còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế. Vì vậy việc phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta là một nhu cầu cần thiết. Đến tháng 4 năm 1997 ủy ban chứng khoán nhà nước đi vào hoạt động trên cơ sở Nghị định số 7/CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ về việc thành lập Ủy ban chứng khoán nhà nước, chủ động thúc đẩy việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam và đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của nó ngay từ khi mới thành lập. Sau một thời gian chuẩn bị, nghị định số 58/1998/NĐCP ngày 11/7/1998 của chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đến tháng 7/2002, trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh khai trương và hoạt động theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ số
  • 30. 27 127/1998/QĐ-ttg ngày 11/7/1998. Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức mở cửa. Việc thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đã tạo thêm một kênh dẫn vốn mới thu hút vốn đầu tư phục vụ công cuộc phát triển đất nước, góp phần hoàn thiện hệ thống các thị trường tài chính và tạo lập đồng bộ các yếu tố của một nền kinh tế thị trường đinh hướng Xã hội chủ nghĩa. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, ngoài việc phát huy nội lực tạo thêm một kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước; nó còn giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lực tài chính, có điều kiện tạo vốn và sử dụng vốn thông qua kênh phát hành các loại chứng khoán trên thị trường, tạo thói quen công khai hóa thông tin và báo cáo tài chính, có điều kiện tạo vốn và sử dụng vốn thông qua kênh phát hành các loại chứng khoán trên thị trường, tạo thói quen công khai hóa thông tin và báo cáo tài chính của mình. Thị trường chứng khoán ra đời tạo cơ hội cho người đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư qua chứng khoán thay vì gửi tiết kiệm qua ngân hàng, mua ngoại tệ, vàng, bất động sản. thị trường chứng khoán cũng sẽ tạo điểu kiện thúc đẩy và hỗ trợ tích cự cho tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và hoạt động cũng là một trong những bước tiến trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đóng góp tích cực cho việc cải thiện môi trường đầu tư, tăng khả năng thu hút vốn và điều hòa nguồn vốn đầu tư cho quá trình phát triển của đất nước. Sự góp mặt của trung tâm giao dịch chứng khoán còn là sự bổ sung hoàn chỉnh cho một cơ cấu thị trường tài chính theo hướng phát triển nền tài chính phù hợp với chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, và thêm một lẫn nữa khẳng định sự nhất quán đường lối đổi mới của Đảng, phù hợp với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế và đưa nền kinh tế hội nhập khu vực và thế giới.
  • 31. 28 2.1.2 Thực trạng về hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua. 2.1.2.1. Hoạtđộng thị trường chứng khoán từ năm 2000 đến năm 2007 Giai đoạn 2000-2005:giai đoạn chập chững biết đi của TTCK Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu REE và SAM với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu chính phủ được niêm yết giao dịch Từ đó cho đến năm 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái trầm lắng, loại trừ cơn sốt năm 2010( chỉ số VNINDEX cao nhất đạt 571,04 điểm sau sáu tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất tới gần 70% giá trị, chỉ số VNindex sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/ 2001. Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường với lời nguyền không bao giờ quay lại thì một số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận, trong 5 năm chỉ số VN-index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm, mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là ít hàng hóa, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước, trong khi room cũng hết. Ngày 8/3/2005 trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ( TTGDCK HN) chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% ( trừ lĩnh vực ngân hàng) Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị
  • 32. 29 trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sốngcủa mỗi người dân Ta có thể nhận định rõ được điều đó thông qua bảng số liệu: Bảng 2.1 : Hoạt động của thị trường chứng khoán giaiđoạn 2000-2005 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số ctny/đkgd 5 5 20 22 26 32 Mức vốn hóa TTCP(%GDP) 0.28 0.34 0.48 0.39 0.64 1.21 Số lượng CTCK 3 8 9 11 13 14 Số tài khoản khách hàng 2.908 8.774 13.520 15.735 21.616 31.316 (Nguồn:Báo cáo thường niên ủy ban chứng khoán Nhà Nước)
  • 33. 30 Biểu đồ 2.1 :Số tài khoản khách hàng trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2000-2005 2908 8774 13520 15735 21616 31316 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 số tài khoản số tài khoản
  • 34. 31 Biểu đồ 2.2: Số công ty chứng khoán, số công ty ctny/đkgd giai đoạn 2000- 2005 Theo thống kê của Ủ ban chứng khoán nhà nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam đạt gần 40000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 4500 tỷ đồng cổ phiếu, 300 tỷ đồng chứng chỉ quỹ đầu tư và gần 35000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, thu hút 28300 tài khoản giao dịch. Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán gấp đôi so với năm 2004, huy động được 44600 tỷ đồng, hiện giờ giá trị cổ phiếu so với GDP cả nước đạt gần 1% Giai đoạn 2006: sự phát triển đột phá của TTCK Việt Nam Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính chất phát triển : đột phá” tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội và thị trường OTC. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành “ điểm” có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 3 8 9 11 13 14 5 5 20 22 26 32 0 5 10 15 20 25 30 35 2000 2001 2002 2003 2004 2005 số CTCK số ctny/đkgd
  • 35. 32 thế giới, chỉ sau Dim-ba-bue. Và sự bùng dậy của thị trường chứng khoán non trẻ này đang ngày càng “ hút hồn” các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Không thể phủ nhận năm 2006 vừa qua thị trường chứng khoán việt nam non trẻ này đã có “màn trình diễn” tuyệt vời và có thể sẽ không bao giờ gặp lại được với khối lượng vốn hóa tăng gấp 15 lần trong vòng 1 năm. Năm 2006, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, chỉ số VNindex tại sàn HASTC tăng 144% năm 2006, tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội tăng 152,4 điểm Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2006: Vnindex cuối năm tăng 2,5 lần so với đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỷ USD cuối năm 2006( chiếm 22,7% GDP) giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỷ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường Năm 2006, kỷ lục mới của VNindex được xác lập ở mốc 809,86 điểm. Với HASTC-index là nỗ lực chạm mốc 260 điểm. Tính chung, so với đầu năm, chỉ số VN-index đã có mức tăng trưởng tới 146% và HASTC-index tăng tới 170%. Đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng Năm 2007: Giai đoạn thị trường chứng khoán bùng nổ Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường - VN-index đạt đình 1170.67 điểm - HASTC-index chạm mốc 459,36 điểm. Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong cấc phiên giao dịch có nhiều biến động, chỉ số của cả 2 sàn giao dịch đều có biên độ giao động mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VN-index đạt 927,02 điểm, HASTC-index dừng ở mức 323,55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động VNindex đạt được mốc tăng trưởng là 23,3%, HASTC-index tăng 33,2 % so với mức điểm thiết lập vào cuối năm 2006. Nhìn nhận khách quan từ góc độ
  • 36. 33 thị trường, bên cạnh thành công, TTCK qua một năm hoạt động cũng ghi lại dấu ấn. 2.1.2.2. Hoạtđộng thị trường chứng khoán từ năm 2008 đến năm 2012 Có thể nói, giai đoạn 2008-2012 là một thời kỳ đầy biến động của TTCK Việt Nam. Sau khi tăng nóng và đạt đỉnh ở năm 2007, các chỉ số chứng khoán đã cho thấy giá cổ phiếu có dầu hiệu bong bóng và do đó nhanh chóng sụt giảm mạnh vào năm 2008 Chỉ số VN-index từ mức kỷ lục trên 1100 điểm vào cuối tháng 5/2007 đã giảm mạnh chỉ còn 235 điểm vào cuối tháng 2/2009. Sau đó, thị trường vẫn liên tục có các biến động lớn, tùy thuộc vào chính sách vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, nếu chỉ đánh giá thị trường qua chỉ số chính là VN-index thì không thể phản ánh hết được vận động của thị trường. Trong các năm tiếp theo, Vn-index vẫn duy trì ở mức cao hơn so với đáy khủng hoảng của thị trường là năm 2012. Nếu như trên sàn HSX, việc các mã cổ phiếu bluechips được khối đầu tư nước ngoài quan tâm vào đã khiến cho giá các cổ phiếu này được duy trì ổn định hơn và giúp cho chỉ số Vn-index không sụt giảm nhiều, thì ngược lại trên sàn HNX, chỉ số HNX-index liên tục lập các mức kỷ lục thấp trong năm qua. Bên cạnh đó, giá trị giao dịch cũng liên tục sụt giảm xuống mức thấp, đặc biệt là tháng 2/2012 với mức giao dịch bình quân chỉ đạt hơn 382 tỷ đồng/phiên và tháng 11/2012 là 397 tỷ đồng/phiên. Đây là các mức giao dịch thấp nhất kể từ tháng 6/2008 mặc dù thị trường đã mở rộng quy mô hơn nhiều nếu tính về số lượng công ty niêm yết. Trongkhi đó, trước tình hình khó khăn chung, hoạt động của nhiều doanh nghiệp niêm yết cũng không thuận lợi dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ. Trong hoàn cảnh khó khăn, những sai phạm trong hoạt động kinh tế cũng dần lộ diện và gây ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến của thị trường chứng khoán. Cuối tháng 8/2012, sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập ngân hàng ACB và sau đó một số nhân vật trong
  • 37. 34 Ban điều hành Ngân hàng này đã tạo nên những chấn động trên thị trường. Mặc dù, đây chỉ là một sự kiện liên quan đến một doanh nghiệp niêm yết nhưng nó lại gây nên những ảnh hưởng vô cùng lớn và có tính lan tỏa trên thị trường tài chính. 2.1.2.3. Hoạtđộng thị trường chứng khoán từ năm 2013 đến nay Trong năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn khó khăn nhưng kinh tế vĩ mô đã có những bước ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng. Lạm phát được kiềm chế; Chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái; Cán cân thanh toán được cải thiện; Mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm dần; Thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng; Vốn FDI tăng 54,2% so với cùng kỳ năm ngoái... Trên TTCK, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 đã được áp dụng. Đồng thời, công tác tái cấu trúc TTCK được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy định mới về quỹ mở, triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài. Do vậy, TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả khả quan. Chỉ số VN-Indextăng gần 23%; HN-Index tăng trên 13% so với cuối năm 2012. TTCK Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Mức vốn hóa vào khoảng 964.000 tỷ đồng (tăng 199.000 tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên tăng 31%. Tổng giá trị huy động vốn kể cả phát hành riêng lẻ ước đạt 222.000 tỷ đồng, tăng 25%; trong đó cổ phiếu là 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2012; trái phiếu chính phủ (TPCP) đạt 177,5 nghìn tỷ đồng, tăng 24%. Tổng dòng vốn nước ngoài luân
  • 38. 35 chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012. Năm 2014: Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014 có diễn biến rất khả quanxét về các phươngdiện tốc độ tăng chỉ số, mức độ ổn định, khối lượng giao dịch và phản ánh khá rõ nét những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế. Thị trường phát triển theo chiều hướng tăng trưởng, mặc dù xen kẽ những khoảng điều chỉnh giảm. Chỉ số VN-Index đã lập đỉnh tại mức điểm 640,75 (ngày 3/9) sau gần 6 năm đạt được, trong khi chỉ số HNX-Index cũng đã lập đỉnh tại mức điểm 92,99 (ngày 24/3) sau đúng 3 năm. Tính đến ngày 08/12/2014, chỉ số VN-Indexđạt 571,68 điểm tăng 13,3% so với cuốinăm 2013, còn chỉ số HNX-Index đạt 87,17 điểm tăng 28,5% so với cuối năm 2013. Tính đến ngày 08/12/2014, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 1.164 nghìn tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2013; giá trị giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 5.448 tỷ đồng, trong đó giá trị giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ bình quân mỗi phiên đạt 2.971 tỷ đồng, cao gấp 2,2 lần so với năm 2013. 2.1.3. Những thành tựu và hạn chế của thị trường chứng khoán ViệtNam Sau 14 năm ra đời thì chứng khoán đã trở thành một phần không thể thiếu khi nhắc đến nền tài chính Việt Nam. Thị trường chứng khoán(TTCK) đang cho thấy mối liên hệ ngày càng chặt chẽ với các kênh tài chính khác như vàng, ngoại hối, trái phiếu hay tín dụng ngân hàng. Chúng ta hãy cùng nhìn lại chặng đường phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt 13 năm qua(2000-2014) 2.1.3.1. Nhữngthành tựu So với lịch sử phát triển hàng trăm năm của các TTCK lớn trên thế giới thì 14 năm hoạt động của TTCK Việt Nam là khoảng thời gian không dài. Tuy vậy, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, của Bộ Tài chính, cùng sự hợp tác hiệu quả của các bộ, ngành và các thành viên thị trường, TTCK Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng:
  • 39. 36 Thứ nhất, quy mô thị trường không ngừng được mở rộng. Từ chỗ chỉ có 5 doanh nghiệp niêm yết, 6 Công ty chứng khoán (CTCK) trong năm đầu tiên thành lập, đến nay, đã có hơn 700 doanh nghiệp niêm yết, hơn 100 CTCK hoạt động trên thị trường, với 1,2 triệu tài khoản của nhà đầu tư. Thứ hai, thông qua TTCK hàng trăm doanh nghiệp đã huy động được vốn để mở rộng sản xuất - kinh doanh. Tổng lượng vốn cổ phiếu, trái phiếu TTCK huy động được trong 13 năm qua khoảng 1.300.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TTCK đã trở thành kênh đầu tư được nhiều nhà đầu tư quan tâm, đón nhận. Đã có trên 1,2 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán được mở, trong đó có trên 20.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. TTCK đã thu hút được gần 1.000 doanh nghiệp đưa cổ phiếu vào giao dịch trên các thị trường chính thức (HOSE, HNX, UPCOM). Đồng thời chúng ta đã xây dựng được thị trường trái phiếu chính phủ chuyên biệt, góp phần điều chuyển dòng vốn hiệu quả hơn và từng bước đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế trong từng thời kỳ. Thứ ba, quy định pháp lý điều tiết hoạt động của TTCK gồm Luật Chứng khoán, các nghị định, các thông tư, quyết định, quy chế… đã được ban hành và liên tục hoàn thiện. Trong thời gian tới, Đề án Tái cấu trúc Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam sẽ được hoàn tất, dự kiến sẽ trình Chính phủ vào cuối năm nay, với mong muốn tạo thêm một bước chuyển mới cho TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, Đề án Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh cũng đang được Ủy ban chứng khoán (UBCK) xây dựng, với sự hỗ trợ chuyên môn của nhiều chuyên gia quốc tế. Đề án này khi được ban hành và thực thi sẽ tăng tính đa dạng và góp phần quan trọng hoàn thiện các cấu phần của TTCK Việt Nam. Thứ tư, trên bình diện hợp tác quốc tế, UBCK cùng các Sở GDCK đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhiều cơ quan quản lý TTCK và các sở GDCK lớn trên thế giới. Thông qua việc hợp tác quốc tế, chúng ta có thêm kinh
  • 40. 37 nghiệm quý trong xây dựng thị trường, đồng thời, hình ảnh TTCK Việt Nam được biết đến rộng rãi hơn trong cộng đồng nhà đầu tư quốc tế. 2.1.3.2. Nhữngmặtcòn hạn chế Thứ nhất, luật chứng khoán vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa phù hợp, hành lang pháp lý thiếu hoàn chỉnh đảm bảo tính chặt chẽ cho thị trường. Một phần là do luật chứng khoán vừa mới đi vào áp dụng (có hiệu lực từ ngày 01/01/2007) mặc dù đã đáp ứng yêu cầu pháp lý cao trong tình hình quản lý TTCK hiện nay tuy nhiên TTCK lại đang phát sinh nhiều hoạt động chưa được điều chỉnh bằng văn bản pháp lý cao nhất. Hiện nay chưa có các quy định buộc các công ty đại chúng phải đưa chứng khoán chào bán ra công chúng và giao dịch trên thị trường có tổ chức, do vậy, các giao dịch chứng khoán được thực hiện ở cả thị trường có tổ chức (đối với những công ty đại chúng niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán tại hai Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) và cả thị trường tự do (đối với khoán của công ty không đăng ký giao dịch tại thị trường có tổ chức). Việc giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do sẽ thiếu tính minh bạch do không có đủ thông tin một cách chính thống, mặt khác mọi giao dịch này không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chứa đựng nguy cơ rủi ro, có khả năng dẫn tới lừa đảo và gây tác động bất lợi với thị trường chính thức. Việc kiểm soát hoạt động mua bán, sát nhập, các quy định về quản lý, kiểm soát thị trường còn thiếu và chưa đồng bộ. Luật hiện hành quy định các trường hợp phải chào mua công khai bao gồm: Chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng; chào mua mà đối tượng được chào mua bị bắt buộc phải bán cổ phiếu mà họ sở hữu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có những trường hợp chào mua với khối lượng từ 10% trở lên sau khi đã đạt mức 25% cũng có thể ảnh hưởng tới giao dịch chứng khoán, ảnh hưởng tới quyết định