SlideShare a Scribd company logo
1 of 69
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BÃO
LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NN& PT NÔNG THÔN
HÀ NỘI- PHÒNG GIAO DỊCH CHỢ HÔM
NHẬN LÀM THUÊ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149
WEBSITE: VIETBAOCAOTHUCTAP.NET
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi Việt Nam ra nhập WTO, việc mở rộng thị trường tài chính ngân
hàng ngày càng được mở rộng, các ngân hàng trong nước, các ngân hàng trên
thế giới và các tổ chức phi ngân hàng được tạo điều kiện để thành lập tại Việt
Nam. Xu hướng này đặt các ngân hàng trước một áp lực cạnh tranh gay gắt
hơn. Một trong các biện pháp cần thiết để các ngân hàng thương mại nâng cao
hiệu quả hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh là đầu tư phát triển các loại
hình dịch vụ.
Trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ
Hôm, tôi nhận thấy tại NHNo&PTNT Hà Nội nói chung và tại phòng giao dịch
chợ Hôm nói riêng các loại hình dịch vụ đóng góp một phần doanh thu khá lớn,
đặc biệt là hoạt động bão lãnh. Tuy nhiên, so với nhiều hoạt động khác tại ngân
hàng thì hoạt động bão lãnh còn chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều
mặt hạn chế. Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế, các giao dịch kinh tế
trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng. Đi cùng với mỗi một hợp đồng
kinh tế luôn tồn tại các rủi ro trong đó có rủi ro thực hiện hợp đồng. Vì vậy, hơn
lúc nào hết hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao
dịch chợ Hôm cần được phải được nâng cao chất lượng để không ngừng nâng
cao hiệu quả hoạt động và tăng sức cạnh tranh của ngân hàng mà còn hỗ trợ cho
các hoạt động kinh tế nói chung.
Với lý do đó, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động bão lãnh
tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm” làm đề tài cho
chuyên đề thực tập.
Trên cơ sở phân tích lý thuyết và đánh giá thực trạng hoạt động bão
lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm, mục đích
cuối cùng của đề tài là đưa ra các giải pháp để nâng cao dịch vụ bảo lãnh đối
tại ngân hàng.
Chuyên đề của tôi được gồm ba chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bão lãnh ngân hàng
- Chương 2: Thực trạng hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT
Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hoạt động bão lãnh tại Ngân
hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH
NGÂN HÀNG
1.1 Khái quát chung về bảo lãnh
1.1.1 Sự hình thành và phát triển chung của bảo lãnh
Bảo lãnh là một khái niệm xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Mặc
dù không thể xác định chính xác thời gian ra đời của bảo lãnh cũng như xuất xứ
của bão lãnh nhưng có thể khẳng định rằng bảo lãnh đã có từ thời trung cổ Hy
Lạp với hình thức rất sơ khai bằng những giao dịch giữa cá nhân trong quan hệ
thường.
Vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước, công nghiệp dầu mỏ lớn mạnh
làm gia tăng quan hệ giao dịch giữa các nước Trung Đông và Tây Âu. Những
hợp đồng khai thác, mua bán dầu khí, khí đốt, xây dựng cơ sở hạ tầng có giá trị
lớn đòi hỏi sự đảm bảo của ngân hàng trong tài trợ và thực hiện nghĩa vụ các
bên. Đồng thời, nền mậu dịch phát triển trong những năm 70 giữa thế giới thứ 3
với khối các nước giàu như Tây Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông… làm tăng thêm nhu
cầu đa dạng hóa và hợp pháp hóa các công cụ tài trợ và đảm bảo quốc tế ngoài
phương thức tín dụng chứng từ truyền thống. Các phải thể hiện tính linh hoạt,
tiện lợi, phù hợp với tập quán quốc tế nhưng không trái với hệ thống pháp luật
quốc gia.
Bão lãnh phát triển trong bối cảnh như vậy và đáp ứng được những yêu
cầu đó. Đến nay, bảo lãnh ngày càng phát triển và trở thành một công cụ hữu
hiệu đảm bảo thực thi nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính trong các giao dịch
quốc tế cũng như các giao dịch ở thị trường nội địa của hầu hết các quốc gia trên
thế giới.
1.1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
Theo luật Việt nam, điều 366 định nghĩa: “Bảo lãnh là người thứ 3 (gọi là
người bảo lãnh) cam kết với người có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (thường là người được bảo lãnh)
nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ”.
Như vậy có thể thấy rằng bản chất của bảo lãnh là sự cam kết của người
bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh trong trường hợp người
này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong mỗi giao dịch
bão lãnh thường có ba bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo
lãnh. Người bảo lãnh có thể là các doanh nghiệp, các cá nhân hay các tổ chức tài
chính, tín dụng. Hiện nay, do uy tín của các và khả năng tài chính cũng như vai
trò trong việc cung cấp các dịch vụ cho nền kinh tế, người bảo lãnh chủ yếu là
các tổ chức tín dụng. Bão lãnh do các tổ chức tín dụng phát hành gọi là bảo lãnh
ngân hàng.
Để điều chỉnh hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng với khách
hàng, trong quy chế “bảo lãnh ngân hàng” ban hành kèm theo Quyết định số
26/2006/QĐ- NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam, bảo
lãnh ngân hàng được định nghĩa: “ Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản
của tổ chức tín dụng( Bên bảo lãnh) với bên có quyền ( Bên nhận bảo lãnh) về
việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( Bên được bảo lãnh) khi
khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với
bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng
số tiền đã được trả thay”.
1.1.3 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng
a) Cam kết bảo lãnh là sự thỏa thuận của ba bên:
Theo định nghĩa của bảo lãnh, giao dịch bảo lãnh ngân hàng thường có ba
bên: Người được bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh (ngân hàng phát hành cam kết
bảo lãnh) và người nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) với ba mối quan hệ của ba
hợp đồng:
- Hợp đồng cơ sở: Quan hệ người được bảo lãnh- người nhận bảo lãnh.
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc tài trợ giữa khách hàng và ngân hàng:
Quan hệ người được bảo lãnh- người nhận bảo lãnh (người phát hành bảo lãnh).
- Cam kết bão lãnh của ngân hàng đối với khách hàng: Quan hệ người
nhận bảo lãnh (người hưởng) - người phát hành bảo lãnh.
Ba mối quan hệ trên được hình thành theo trình tự: người được bảo lãnh
và người nhận bảo lãnh ký hợp đồng cơ sở; người được bảo lãnh dựa trên hợp
đồng cơ sở làm thủ tục và yêu cầu phát hành bảo lãnh, đề nghị ngân hàng phát
hành cam kết bảo lãnh; ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố đảm bảo thanh toán của
doanh nghiệp, các yếu tố về nghiệp vụ kỹ thuật và nội dung yêu cầu trước khi
phát hành cam kết bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh hưởng.
Khi cam kết bảo lãnh có hiệu lực có nghĩa là cả ba bên liên quan đã thỏa
mãn với bảo lãnh ấy. Ngược lại, nếu có bất đồng về cam kết bảo lãnh thì ngân
hàng không chấp nhận yêu cầu phát hành bảo lãnh của người được bảo lãnh
hoặc người hưởng sẽ không yêu cầu sửa đổi cam kết bảo lãnh. Để tránh những
trở ngại trong việc phát hành cam kết bảo lãnh, người nhận bảo lãnh cũng như
người hưởng bảo lãnh cần quan tâm đến vai trò ngân hàng khi ký kết hợp đồng
cơ sở.
b) Tính độc lập về quan hệ, tính quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
Sở dĩ bảo lãnh được coi là công cụ vạn năng sử dụng trong tất cả các giao
dịch vì nó có đặc điểm nổi bật là tính độc lập về quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên tham gia.
Các hợp đồng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau. Hợp đồng
thứ nhất là gốc để hợp đồng thứ hai và thứ ba hình thành, và các hợp đồng
sau ra đời cũng nhằm phục vụ cho hợp đồng thứ nhất. Một hợp đồng sẽ không
được thực hiện đầy đủ nếu các hợp đồng còn lại không có hiệu lực. Tuy
nhiên, quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng này lại không ràng buộc hay
phụ thuộc lẫn nhau.
Ngân hàng, người cung cấp dịch vụ và cam kết thanh toán có hai mối
quan hệ với hai đối tượng khác nhau và phải hành động mang tính độc lập
trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của từng hợp đồng: ngân hàng có nghĩa vụ thực
hiện cam kết của mình khi bị người hưởng đòi tiền nếu người hưởng đã thỏa
thuận đầy đủ những quy định của cam kết bảo lãnh cho dù ngưởi ủy nhiệm
phá sản, mất khả năng thanh toán hay đang có tranh chấp giữa người được
bảo lãnh và người hưởng. Sau đó ngân hàng có quyền đòi thanh toán từ người
được bảo lãnh.
Người được bảo lãnh thực hiện nguyên tắc: “thanh toán trước, khiếu kiện
sau” tức là họ có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng bảo lãnh (trong trường hợp
bị người bảo lãnh đòi tiền) và sau đó có quyền khiếu nại người hưởng bếu bị
người hưởng lạm dụng.
Người hưởng có quyền đòi tiền ngân hàng bảo lãnh dựa vào các điều kiện
của bảo lãnh nhưng họ cũng có nghĩa vụ trả lời khiếu nại của đối tác nếu có
tranh chấp phát sinh trong mối quan hệ của hợp đồng cơ sở.
Tuy nhiên, mức độ độc lập của bảo lãnh chỉ là tương đối, nó phụ thuộc
vào chính các điều khoản của cam kết bảo lãnh, đặc biệt là điều khoản quy định
các chứng từ mà người hưởng phải xuất trình cho ngân hàng bảo lãnh khi đòi
tiền. Nếu bảo lãnh quy định xuất trình chứng từ của phía thứ 3 như văn bản
chứng thực của cơ quan độc lập về sự vi phạm của người được bảo lãnh, phán
quyết của tòa án hay quyết định của trọng tài… thì tính độc lập của bảo lãnh sẽ
giảm đi.
c) Giao dịch bằng chứng từ và trên cơ sở chứng từ
Trong giao dịch bảo lãnh, chứng từ cơ bản và không thể thiếu được mà
người hưởng xuất trình để đòi tiền ngân hàng bảo lãnh là “yêu cầu trả tiền
(Demand for payment)” và “tuyên bố vi phạm (Statement for default)”. Đây là
bằng chứng để ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả tiền và yêu cầu người được bảo
lãnh hoàn trả. Ngoài ra, với bảo lãnh có điều kiện còn có thể có các loại chứng
từ khác như hối phiếu, hóa đơn, biên bản nghiệm thu… tùy theo từng giao dịch
bảo lãnh cụ thể.
Có một số quan niệm cho rằng, đặc điểm này của bảo lãnh là không rõ
ràng hoặc giao dịch bảo lãnh hoàn toàn không phải là giao dịch chứng từ vì biên
bản đòi tiền chỉ là thủ tục, là văn bản cần thiết của người hưởng để thực hiện
việc đòi tiền ngân hàng. Tuy nhiên, nếu xét rộng hơn thì bảo lãnh là một cam kết
bằng văn bản, việc thực hiện quyền của người hưởng cũng bằng văn bản và ngân
hàng đòi người được bảo lãnh hoàn trả cũng căn cứ vào văn bản. Ngân hàng
mặc dù không kiểm tra nội dung chi tiết văn bản đòi tiền của người hưởng
nhưng chỉ thanh toán khi bề mặt chứng từ do người hưởng xuất trình thỏa mãn
những yêu cầu của bảo lãnh.
d) Ngân hàng là người đảm bảo trong bảo lãnh ngân hàng
Về nguyên tắc, bảo lãnh có thể được phát hành bởi bất cứ pháp nhân hay
thể nhân nào. Tuy nhiên, những người nhận bảo lãnh hay người thụ hưởng bảo
lãnh nhận thấy việc chấp nhận bảo lãnh được phát hành bởi các cá nhân hay các
doanh nghiệp là vô cùng rủi ro do khó xác định được năng lực tài chính, năng
lực pháp lý của người phát hành bảo lãnh, đặc biệt là trong giao dịch quốc tế.
Trên thực tế, hầu hết các bảo lãnh là do các ngân hàng thương mại phát hành.
Chức năng của ngân hàng trong giao dịch bảo lãnh trước hết là tài trợ.
Phát hành bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng nhằm đảm bảo sự chi
trả phát sinh giữa các đối tác theo hợp đồng cơ sở. Ngân hàng coi việc phát hành
bảo lãnh như một hình thức cấp tín dụng cho người được bảo lãnh và người
được bảo lãnh phải có tài sản thế chấp cho khoản tín dụng này. Điều này tạo ra
sự tin tưởng cao cho người thụ hưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng.
Ngân hàng còn là nơi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy, ngân
hàng phải có một bộ máy tổ chức tốt, phù hợp đảm bảo chất lượng dịch vụ về
nhân sự, về kỹ thuật chuyên môn. Quan trọng hơn, các NHTM luôn phải đề cao
uy tín của mình nên khả năng ngân hàng từ chối nghĩa vụ trả nợ theo bảo lãnh là
rất thấp. Đây là ưu thế vượt trội của NHTM so với các doanh nghiệp.
Ngân hàng không phải là người trung gian hòa giải hoặc là người xem xét
giao dịch thực tế của hợp đồng cơ sở. Ngân hàng chỉ làm dịch vụ theo yêu cầu
của hai phía và thể hiện bằng những cam kết độc lập trong bảo lãnh.
e) Tính tương đối của cam kết vô điều kiện trong bảo lãnh độc lập
Bảo lãnh ngân hàng thường là bảo lãnh vô điều kiện. Trong thư bảo lãnh,
ngân hàng phát hành cam kết thanh toán vô điều kiện khi nhận được thư đòi tiền
và tuyên bố vi phạm của người hưởng và không thể viện dẫn bất kỳ lý do nào
ngoài nội dung thư bảo lãnh để từ chối thanh toán trừ khi ngân hàng phát hiện
được người hưởng lạm dụng, gian lận hay lừa đảo. Tuy nhiên, cam kết thanh
toán vô điều kiện của ngân hàng chỉ là tương đối.
Trước hết, người hưởng chỉ được thanh toán vô điều kiện với điều kiện
nếu họ thực hiện đúng các điều khiển trong bảo lãnh: xuất trình từ hoàn hảo,
trong thời kỳ hiệu lực của bảo lãnh, số tiền không vượt giá trị bảo lãnh… Nếu
không đáp ứng đúng các yêu cầu của bảo lãnh thì người hưởng không thể được
thanh toán ngay cả khi thực tế người được bảo lãnh có vi phạm hợp đồng cơ sở.
Tính tương đối của cam kết vô điều kiện của ngân hàng phát hành bảo
lãnh còn được thể hiện bằng sự can thiệp của Luật quốc gia. Bảo lãnh giao dịch
trên thị trường quốc tế tuân thủ theo các điều luật, các thông lệ quốc tế của
Phòng thương mại quốc tế, Liên hiệp quốc… nhưng khi phát sinh tranh chấp,
Luật quốc gia của nước được dẫn đến kết quả xét xử khác nhau và làm ảnh
hưởng đến bản chất của cam kết vô điều kiện trong bảo lãnh.
1.1.4 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng
1.1.4.1 Đối với nền kinh tế
Sự tồn tại của bảo lãnh ngân hàng là một khách quan đối với nền kinh tế,
đáp ứng nhu cầu làm cho nền kinh tế ngày một phát triển. Đây chính là chất xúc
tác làm điều hòa, xúc tiến hàng loạt các quan hệ trong hợp đồng kinh tế. Nhờ có
bảo lãnh mà các bên có thể tin tưởng yên tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh
tế và có trách nhiệm với hợp đồng mà mình đã ký kết. Bảo lãnh ngân hàng đem
lại lợi ích cho các bên tham gia và là công cụ thúc đẩy trao đổi buôn bán giữa
các bên do đó có tác dụng thúc đẩy kinh tế.
Bảo lãnh ngân hàng có vai trò rất quan trọng với việc đáp ứng nhu cầu
vốn cho các chủ thể nền kinh tế. Các đơn vị kinh tế có thể dễ dàng tìm kiếm
những nguồn vốn rẻ trong và ngoài nước khi có sự bảo lãnh của ngân hàng. Điều
này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, đang phát triển
theo hướng kinh tế thị trường mở, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thúc đẩy quá
trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Bảo lãnh ngân hàng tạo dựng uy tín của
các Doanh nghiệp Việt Nam, giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường ra nước
ngoài, tăng vị thế của hàng Việt Nam, đồng thời tạo được nguồn thu ngoại tệ,
giúp cân bằng cán cân thanh toán, ổn định đồng tiền nội tệ.
Bảo lãnh ngân hàng cũng là một trong những giải pháp để phòng chống
rủi ro có hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong các hoạt động tín dụng, xây
dựng và thương mại. Do đó với bảo lãnh ngân hàng, nền kinh tế có điều kiện để
phát triển một cách ổn định và an toàn hơn.
1.1.4.2 Đối với ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cấp.
Nhờ thế ngân hàng có khả năng mở rộng thêm khách hàng, một mặt là đáp ứng
nhu cầu, gắn bó hơn với khách hàng truyền thống và một mặt là thu hút được
các khách hàng mới.
Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh. Phí
bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản tiền không nhỏ, chiếm
một tỷ trọng lớn trong lợi nhuận từ các loại hình dịch vụ, nhất là trong điều kiện
nền kinh tế hiện nay, các chủ thể kinh tế ngày càng sử dụng nhiều hơn các hình
thức của bảo lãnh ngân hàng.
Phí bảo lãnh được tính như sau:
Phí bảo lãnh = tỷ lệ phí(%) * số tiền bảo lãnh * Thời gian bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng còn góp phần hỗ trợ các hình thức thanh toán của
ngân hàng như thanh toán quốc tế (Bảo lãnh hối phiếu, Bảo lãnh L/C trả chậm).
1.1.4.3 Đối với doanh nghiệp
Trong các quan hệ kinh tế không phải khi nào cũng có thể tin tưởng nhau
do rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là đối với 2 khách hàng mới làm ăn với nhau
hay do làm ăn chưa lâu dài. Vì thế, để đảm bảo quan hệ làm ăn và để giảm thiểu
rủi ro, bên cung cấp thường yêu cầu bên đối tác phải có bảo lãnh ngân hàng thì
mới thực hiện giao dịch. Do đó, bảo lãnh ngân hàng đôi khi là yêu cầu bắt buộc,
là chìa khóa để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng kinh doanh. Ngoài
ra, bảo lãnh ngân hàng còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn
đáng kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và doanh nghiệp chỉ
phải trả một khoản phí tương đối thấp.
- Với bên hưởng bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng giúp doanh nghiệp yên
tâm hơn khi ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng mà không tốn nhiều thời gian
và chi phí. Giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội làm ăn ngay cả khi còn
chưa tin tưởng vào đối tác lắm, nhờ đó mà tăng cường năng lực cạnh tranh. Giúp
doanh nghiệp chọn được bạn hàng tốt nhất, giảm thiểu được rủi ro và khi có rủi
ro xảy ra thì vẫn được bảo đảm bù đắp mọi thiệt hại, do đó sẽ không bị ảnh
hưởng nhiều đến công việc kinh doanh.
- Với bên được bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng giúp doanh nghiệp có thể
ký kết được hợp đồng làm ăn và nắm bắt được cơ hội tốt nhất ngay cả khi chưa
xây dựng được lòng tin của đối tác. Bảo lãnh ngân hàng còn giúp doanh nghiệp
nhận được nguồn tài trợ từ đối tác (đối với bảo lãnh tiền ứng trước) hoặc từ các
tổ chức tín dụng khác (bảo lãnh cho vay vốn), lúc đó có thể giúp doanh nghiệp
thực hiện hợp đồng, tham gia giao dịch và ký kết được hợp đồng.
1.1.5 Các hình thức của bảo lãnh ngân hàng
1.1.5.1 Phân loại bảo lãnh theo tính chất và điều kiện thanh toán
Bão lãnh vô điều kiện
Bão lãnh vô điều kiện là cam kết bão lãnh của ngân hàng bảo lãnh trả
ngay một số tiền bồi thường cho người hưởng khi nhận được văn bản khiếu nại
đầu tiên tuyên bố bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ được bảo lãnh trong trường hợp mà không kèm theo bất cứ một loại
chứng từ chứng minh nào. Loại bảo lãnh này còn được gọi là bảo lãnh theo yêu
cầu đầu tiên (Bank first demand guarantee) hay bảo lãnh độc lập (independent
guarantee). Người được bảo lãnh trong loại bảo lãnh này luôn phải tuân thủ theo
nguyên tắc: “trả tiền trước, khiếu nại sau”. Trường hợp người được bảo lãnh
không vi phạm hợp đồng thì họ có quyền kiện người hưởng để đòi lại số tiền
ngân hàng đã thanh toán cho người hưởng. Tuy nhiên, việc đòi thanh toán qua
xét xử tạo tòa án lại mất thời gian và chi phí. Loại bảo lãnh này được sử dụng
phổ biến trong thương mại quốc tế.
Bảo lãnh có điều kiện
Là loại bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh chỉ thực hiện việc thanh toán khi
người thụ hưởng bảo lãnh xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của cam kết
bảo lãnh chứng minh sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh hoặc phải
có phán quyết của tòa án hay quyết định của trọng tài về việc vi phạm của người
được bảo lãnh. Bảo lãnh này còn được gọi là bảo lãnh dự phòng (accessory
guarantee), bảo lãnh có tính chất bảo hiểm (suretyship guarantee) hoặc bảo
chứng (bond). Việc trả tiền trong bảo lãnh này gắn liền với những điều kiện
chứng minh sự vi phạm của người được bảo lãnh do vậy đảm bảo được quyền
lợi cho người được bảo lãnh những phức tạp và chậm trong việc đòi tiền nên
người thụ hưởng ít chấp nhận.
1.1.5.2 Phân loại bảo lãnh theo mối quan hệ giao dịch
Bão lãnh trực tiếp
Sơ đồ 1.1 Bảo lãnh trực tiếp:
(2) (3)
(1)
(1)Hợp đồng chính được ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ
hưởng bảo lãnh
(2)Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh
(3)Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ
hưởng (sau khi xét duyệt và chấp nhận)
Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh mà ngân hàng phục vụ người được bảo
lãnh cam kết trực tiếp trả tiền cho người hưởng. Nếu phát sinh thanh toán, người
hưởng lập chứng từ đòi tiền theo quy định và xuất trình cho ngân hàng bảo lãnh.
Ngân hàng
phát hành
Người được
bảo lãnh
Người thụ hưởng
bảo lãnh
(Việc thông báo thư bảo lãnh va xuất trình chứng từ đòi tiền có thể thông qua
ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng phục vụ người hưởng- việc thông báo và
làm dịch vụ đòi tiền không ảnh hưởng đến cam kết trực tiếp của ngân hàng bảo
lãnh). Thông thường loại bảo lãnh này chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật nước nơi
phát hành. Khi sử dụng bảo lãnh trực tiếp, ngân hàng phát hành dễ gặp rủi ro do
khó kiểm tra tư cách pháp lý của người hưởng cũng như chứng từ đòi tiền.
Người hưởng có thể gặp rủi ro trong việc đòi tiền do không xác định được năng
lực tài chính của ngân hàng bảo lãnh và sự khác biệt về phát luật mỗi nước.
Bão lãnh gián tiếp
Sơ đồ 1.2 : Bảo lãnh gián tiếp
(3)
(4) (2)
(1)
(1)Hợp đồng chính được ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ
hưởng bảo lãnh
(2)Khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình ra chỉ thị cho ngân
hàng chính phát hành bảo lãnh.
(3)Ngân hàng thứ nhất chỉ thị cho ngân hàng thứ 2 phát hành bảo lãnh,
đồng thời cam kết bồi hoàn bảo lãnh đối ứng.
(4)Ngân hàng thứ 2 phát hành bảo lãnh: có thể chuyển trực tiếp cho người
thụ hưởng
Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh mà theo yêu cầu của người được bảo
lãnh, ngân hàng trong nước ủy nhiệm cho một ngân hàng đại lý ở nước ngoài
NH phát hành
(NH thứ 2)
NH chỉ thị (NH
thứ 1)
Người được
hưởng bảo lãnh
Người thụ hưởng
bảo lãnh
hưởng phát hành bảo lãnh với cam kết sẽ hoàn trả số tiền ngân hàng phát hành
thanh toán cho người hưởng.
Trong loại hình này, ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh gửi chỉ thị
gồm yêu cầu phát hành, cam kết thanh toán cùng nguyên văn thư bảo lãnh cho
ngân hàng đại lý tại nước ngoài. Chỉ thị này gọi là bảo lãnh đối ứng (counter
guarantee) hay bảo lãnh thứ yếu (secondary guarantee).
Ngân hàng phát hành bảo lãnh trực tiếp (bảo lãnh chính yếu- primary
guarantee) cho người hưởng được gọi là ngân hàng phát hành. Người hưởng sẽ
đòi tiền tại ngân hàng phát hành nếu người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.
Sau đó ngân hàng phát hành sẽ đòi thanh toán từ ngân hàng yêu cầu bảo lãnh
theo cam kết trong bảo lãnh đối ứng.
Bảo lãnh gián tiếp đảm bảo cho quyền lợi của người thụ hưởng do ngân
hàng phát hành ở cùng nước người hưởng, giao dịch giữa các ngân hàng sẽ
thuận tiện và nhanh chóng hơn. Người hưởng thường chọn bảo lãnh gián tiếp
khi không tin tưởng khả năng tài chính của ngân hàng phục vụ người được bảo
lãnh, khi giao dịch với khách hàng mới hoặc đối tượng được bảo lãnh có giá trị
lớn, có nhiều rủi ro.
1.1.5.3 Phân loại bảo lãnh theo đối tượng bảo lãnh
Bảo lãnh hoàn trả
Là cam kết sẽ thanh toán của ngân hàng bảo lãnh với bên cho vay hoặc
bên ứng trước số tiền mà người đi vay hoặc người nhận ứng trước phải trả (số
tiền đi vay và lãi phát sinh, số tiền ứng trước có hoặc không cộng thêm lãi) nếu
người đi vay không trả nợ đầy đủ, đúng thời hạn hoặc người nhận ứng trước
không giao hàng hoặc thực hiện hợp đồng.
Đối tượng được đảm bảo trong bảo lãnh hoàn trả là các hợp đồng tín
dụng, hợp đồng tài trợ hoặc các thư tín dụng có điều khoản ứng trước. Loại bảo
lãnh này được sử dụng khi khoản ứng trước hoặc cho vay bằng tiền. Bảo lãnh sẽ
hết hạn sau khi người đi vay trả xong nợ/ người bán giao đủ hàng hoặc sau ngày
đáo hạn trả nợ/ ngày giao hàng cuối cùng một thời gian đủ để người mua hoặc
người cho vay lập thủ tục đòi tiền nếu người đi vay không trả nợ hoặc người bán
không giao hàng.
Theo hợp đồng cơ sở, việc trả nợ hoặc giao hàng có thể được thực hiện
làm nhiều lần, do vậy giá trị thư bảo lãnh sẽ tự động giảm thiểu tương ứng với
từng lần trả nợ hay từng lần giao hàng và nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh sẽ
kết thúc khi giá trị của bảo lãnh bằng 0.
Theo nhiều quan điểm, có thể phân loại chi tiết bảo lãnh hoàn trả thành
bảo lãnh tín dụng (letter of guarantee for loan) và bảo lãnh tiền ứng trước
(advance payment gurantee). Bảo lãnh tín dụng thường bảo lãnh cho toàn bộ giá
trị hợp đồng tín dụng còn bảo lãnh tiền ứng trước thường bảo lãnh cho số tiền
ứng trước bằng khoảng 5% đến 20% giá trị hợp đồng.
Bảo lãnh thanh toán
Là cam kết sẽ thanh toán của ngân hàng bảo lãnh với người bán mà người
mua phải trả (tiền thi công công trình, tiền thuê máy móc, tiền bán hàng hóa…)
nếu người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
Đối tượng trong bảo lãnh này là các hợp đồng xây dựng, hợp đồng thương
mại. Đặc biệt nó thường được sử dụng khi các tổ chức, doanh nghiệp phát
hành các loại chứng từ có giá như thương phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, trái
phiếu… Sự đảm bảo mua lại các NHTM có uy tín sẽ khiến người mua yên
tâm và tin tưởng hơn.
Ngoài yêu cầu đòi tiền và tuyên bố vi phạm như các bảo lãnh vô điều kiện
khác, bảo lãnh thanh toán thường yêu cầu người hưởng phải xuất trình chứng từ
chứng minh người bán đã giao hàng như hóa đơn thương mại (có hoặc không có
xác thực của hải quan) hoặc biên bản nghiệm thu công trình nếu đối tượng bảo
lãnh là hợp đồng xây dựng.
Bảo lãnh dự thầu
Là cam kết của ngân hàng phát hành sẽ thanh toán một số tiền nhất
định cho chủ thầu khi người dự thầu có những vi phạm quy chế đấu thầu hoặc
không ký hợp đồng hay không cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi trúng
thầu. Giá trị bảo lãnh dự thầu thường bằng 1-5% giá trị gói thầu.
Mục đích của bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo người dự thầu tham gia dự
thầu một cách nghiêm túc, không bỏ dở dự thầu, không sửa đổi hồ sơ trong thời
gian dự thầu. Bảo lãnh dự thầu còn là hình thức đảm bảo với chủ thầu người bán
sẽ thực hiện hợp đồng nếu trúng thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ được
phát hành. Nhờ việc ràng buộc trách nhiệm người dự thầu khi dự thầu và trúng
thầu, hình thức này giúp chủ thầu hạn chế những người dự thầu không nghiêm
túc, không có khả năng thực hiện hợp đồng.
Nếu người dự thầu trúng thầu, thời hạn bảo lãnh dự thầu thường kết thúc
khi hợp đồng được ký kết và bảo lãnh thực hiện hợp đồng có hiệu lực. Trường
hợp người dự thầu không trúng thầu, cam kết bảo lãnh tự động hết hiệu lực và
thường được quy định trả lại bản gốc cho ngân hàng phát hành.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Là bảo lãnh của ngân hàng đối với người thụ hưởng về việc thực hiện hợp
đồng của người nhận bảo lãnh. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là đảm bảo cho
người nhập khẩu trong trường hợp người bán không giao hàng hoặc giao hàng
không đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng hay thời hạn… Là đảm bảo cho
người xuất khẩu trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không
đầy đủ.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực
như bảo lãnh nghĩa vụ giao hàng trong thương mại quốc tế, bảo lãnh hoàn thành
công trình trong xây dựng, lặp đặt thiết bị, bảo hành máy. Thông thường giá trị
thư bảo lãnh thường bằng 5% đến 10% giá trị hợp đồng và số tiền có thể giảm
thiểu theo tiến độ thực hiện hợp đồng.
Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh kết thúc khi người được bảo lãnh thực
hiện xong nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cơ sở.
Bảo lãnh bảo hành
Bảo lãnh bảo hành là cam kết của ngân hàng bảo lãnh sẽ thanh toán cho
người được thụ hưởng nếu người nhận bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo
hành máy móc thiết bị hoặc công trình đã được quy định trong hợp đồng.
Trị giá thư bảo lãnh thường bằng 5% đến 10% giá trị hợp đồng. Thời hạn
của bảo lãnh thường chấm dứt sau khi nghĩa vụ bảo hành chấm dứt một thời
gian ngắn.
Hình thức bảo lãnh này đòi hỏi người bán quan tâm đến chất lượng hàng
hóa đã cung cấp vì họ còn có trách nhiệm trong khoản thời gian vận hành, chạy
thử máy móc thiết bị, kiểm nghiệm công trình xây lắp. Bảo lãnh này thường
được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu thiết bị toàn bộ.
1.1.5.4 Các loại bảo lãnh khác
Thư tín dụng dự phòng
Theo định nghĩa của ICC, thư tín dụng dự phòng là cam kết của ngân
hàng phát hành đối với người thụ hưởng sẽ thanh toán cho họ một khoản tiền nợ
hoặc ứng trước của người mở L/C hoặc bồi hoàn những thiệt hại do người mở
không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Giống như bảo lãnh độc lập, thư tín dụng dự phòng là một công cụ đa
năng, sử dụng trong mọi lĩnh vực tài chính và phi tài chính như đảm bảo thanh
toán cho các khoản vay, ứng trước, đền bù tổn thất do vi phạm cam kết, không
thực hiện nghĩa vụ hợp đồng…
Bảo lãnh nhận hàng
Bảo lãnh nhận hàng là đề nghị giao hàng cho người được bảo lãnh khi
không có vận đơn gốc và cam kết bồi thường mọi tổn thất của ngân hàng phát
hành (thường là ngân hàng phát hành L/C hoặc thông báo nhờ thu) đối với đại lý
giao nhận hàng, hãng tàu hoặc đơn vị hải quan… do việc nhận hàng không có
vận đơn gây ra đồng thời cam kết trả lại vận đơn gốc khi nhận được.
Trường hợp lô hàng nhận được thanh toán bằng L/C thì ngân hàng khi
phát hành bảo lãnh nhận hàng sẽ không còn quyền từ chối bộ chứng từ sai sót
được xuất trình theo L/C. Vì vậy, trong yêu cầu bảo lãnh nhận hàng, người nhập
khẩu cần có cam kết sẽ thanh toán L/C ngay cả khi bộ chứng từ có sai sót.
Bảo lãnh thuế quan
Là cam kết của ngân hàng phát hành với cơ quan thuế vụ sẽ thực hiện
trách nhiệm của người nộp thuế đến hạn mà người nộp thuế không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Loại bảo lãnh này được sử dụng
khi doanh nghiệp chưa có tiền nộp hoặc chưa muốn tạm nộp vì khoản thuế đang
có khiếu nại; doanh nghiệp tạm nhập tái xuất không muốn tạm nộp khoản thuế
nhập khẩu.
1.2 Chất lượng bảo lãnh ngân hàng
1.2.1 Khái niệm chất lượng bảo lãnh
Trong bất kỳ một nghiệp vụ nào của ng ân hàng nói chung hay của
hoạt động bảo lãnh nói riêng đều phát sinh từ yêu cầu của chủ thể tham gia, tùy
vào từng nghiệp vụ thì các chủ thể tham gia nhiều hay ít. Trong nghiệp vụ bảo
lãnh có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể,đó là người yêu cầu bảo lãnh, ngân
hàng bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh
Để nâng cao chất lượng của hoạt động bảo lãnh thì cần đảm bảo lợi
ích tốt nhất của các chủ thể tham gia. Vậy chất lượng của bảo lãnh là việc ngân
hàng bảo lãnh đáp ứng được yêu cầu bảo lãn h, làm thỏa mãn được lợi ích của
khách hàng ( bao gồm bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ), đồng thời vẫn
đảm bảo được sự h oạt động hiệu quả của Ngân hàng và phù hợp với sự phát
triển kinh tế.
1.2.1 Các tiêu chí phản ánh chất lượng bảo lãnh
Như trên ta thấy chất lượng bảo lãnh là một chỉ tiêu tổn g hợp được
nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Ta sẽ xem xét chất lượng của hoạt
động bảo lãnh dưới giác độ của Ngân hàng, của khách hàng cũng như dưới giác
độ của nền kinh tế.
1.2.1.1 Xét trên góc độ của khách hàng:
Ngân h àng là loại hình doanh nghiệp mà hoạt động của nó cần phải
dựa trên mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Ngân hàng cần phải hiểu rõ nhu
cầu của khách hàng, đảm bảo thỏa mãn một cách tối ưu những nhu cầu đó.
Trong nền kinh tế thị trường, nhất là khi Việt Nam ra nhập WTO, sự cạnh tranh
của các Ngân hàng hơn bao giờ hết càng trở nên mạnh mẽ hơn, thì chất lượng
của các nghiệp vụ là yêu cầu hàng đầu. Hoạt động bảo lãnh xét trên góc độ của
khách hàng được đánh giá cao khi:
- Với người được bảo lãnh:
Ngân hàng phải tạo cho khách hàng nhiều cơ hội kinh doanh hơn, có
khả năng được ký nhiều hợp đồng lớn, thu hút được nhiều nguồn vốn lớn, tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng bảo lãnh phụ thuộc vào:
+ Thời gian và thủ tục tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh (có đơn giản, gọn
nhẹ và thuận tiện cho khách hàng hay không?).
+ Mức phí, mức kỹ quỹ, tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp
+ Hạn mức bảo lãnh
+ Các dịch vụ đi kèm, có hấp dẫn khách hàng không, có thiết thực cho
những hoạt động của khách hàng hay không?
- Với người nhận bảo lãnh:
Với người nhận bảo lãnh, chất lượng hoạt động bảo lãnh là phải tạo dựng được
niềm tin về sự an toàn khi ký kết các hợp đồng đối với đối tác. Chất lượng đó
được đánh giá trên cơ sở:
+ Bảo lãnh phải đảm bảo khả năng thanh toán chắc chắn cho bên được hưởng
bảo lãnh trong trường hợp có xảy ra rủi ro theo quy định của hợp đồng bảo lãnh
+ Đảm bảo thủ tục nhanh gọn, thuận tiện chính xác khi thanh toán bảo lãnh.
+ Tạo được niềm tin cho người nhận bảo lãnh khi trao các hợp đồng hay rót vốn
đầu tư cho đối tác.
1.2.1.2 Xét trên giác độ của nền kinh tế:
Nghiệp vụ bảo lãnh ra đời xuất p hát từ những đòi hỏi khách quan của
nền kinh tế. Xét trên giác độ của nền kinh tế, thì chất lượng bảo lãnh được đánh
giá cao khi:
- Thông qua bảo lãnh theo ngành nghề kinh tế phù hợp với cơ cấu khinh
tế của đất nước, phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, thay đổi
chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ- công- nông nghiệp.
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn và công nghệ của nền kinh tế,tạo
thêm công ăn việc làm, thúc đẩy ph át triển và mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân…
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hình ảnh, vị thế và uy tín của
quốc gia trên thương trường quốc tế.
1.2.1.2 Xét trên giác độ của Ngân hàng:
Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh:
Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong
năm.
Dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại
một thời điểm nhất định.
Doanh số bảo lãnh (dư nợ bảo lãnh) tăng lên qua các năm cho thấy
hoạt động bảo lãnh của N gân hàng được mở rộng, phát triển, chứng tỏ sự ổn
định trong hoạt động của Ngân hàng, điều này cũng có nghĩa là chất lượng hoạt
động bảo lãnh của Ngân hàng ngày càng được nâng cao . Đây cũng là nhân tố
quan trọng để tạo dựng được niềm tin của khách hàng và thu hút khách hàng đến
với dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng cũng như các dịch vụ khác của Ngân hàng.
Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, nếu dư nợ bảo lãnh cao không phù hợp
với cơ cấu tài sản của Ngân hàng cũng có thể đặt Ngân hàng đứng trước nguy cơ
rủi ro nhất là khi danh mục bảo lãnh của Ngân hàng tập trung quá lớn vào một
loại hình bảo lãnh, cũng có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu
như các biện pháp phòng ngừa rủi ro được thực hiện không tốt. Như vậy, chất
lượng bảo lãnh được đánh giá cao khi doanh số bảo lãnh tăng trưởng đều qua
các năm, phát triển phù hợp với xu hướng phát triển của Ngân hàng và điều đặc
biệt quan trọng là phù hợp với khả năng cân đối Nguồn vốn của Ngân hàng.
Đây là một chỉ tiêu quan trọng để phản ánh chất lượng bảo lãnh, tuy
nhiện không phải là chỉ tiêu duy nhất, Ngân hàng cần phải kết hợp phân tích
nhiều chỉ tiêu khác để đưa ra được kết luận chính xác hơn, ví dụ như các chỉ tiêu
về doanh thu từ hoạt động bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh quá hạn…
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh:
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh là một chỉ tiêu quan trọng và có tính
chất bao trùm hơn cả trong các chỉ tiêu định lượng. Doanh thu từ hoạt động bảo
lãnh phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời từ hoạt động bảo lãnh. Một hoạt động
được đánh giá là chất lượng cao khi đem lại thu nhập cao cho Ngân hàng.
Nguồn thu bảo lãnh được tính từ tổng số phí thu được mà khách hàng tham gia
bảo lãnh trả và các khoản tiền thu được thông qua khoản tiền ký quỹ của khách
hàng. Doanh thu bảo lãnh lớn và tăng trưởng đều qua các năm sẽ phản ánh chất
lượng của hoạt động bảo lãnh ngày một tốt hơn.
Ngoài ra, Ngân hàng còn phải xem xét doanh thu bảo lãnh trong mối
quan hệ tương quan với doanh thu từ các hoạt động khác của Ngân hàng. Đó là
các tiêu chí sau:
Tỷ trọng doanh thu từ
hoạt động bảo lãnh
trong thu dịch vụ
=
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Tổng doanh thu từ dịch vụ
x100%
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời và vị trí của hoạt động bảo
lãnh trong toàn bộ các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn,
càng chứng tỏ tầm quan trọng của bảo lãnh trong hoạt động dịch vụ của Ngân
hàng.
Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo
lãnh trong tổng doanh thu
=
Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
x100%
Tổng doanh thu
Chỉ tiêu này thể hiện vị trí của hoạt động bảo lãnh trong hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ vị trí của hoạt
động bảo lãnh ngày càng quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng và điều đó cũng chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng được đa
dạng hóa hơn.
Dư nợ bảo lãnh quá hạn:
Đây là khoản vốn Ngân hàng trả thay bảo lãnh đã đến hạn thanh toán,
không được gia hạn nợ mà khách hàng vẫn chưa bồi hoàn lại cho Ngân hàng.
Dư nợ bảo lãnh lớn thể hiện Ngân hàng đang đứng trước nguy cơ mất vốn, chất
lượng bảo lãnh không tốt, đặc biệt là chất lượng công tác thẩm định của Ngân
hàng là không tốt. Ngược lại, nếu dư nợ bảo lãnh quá hạn nhỏ chứng tỏ Ngân
hàng đã quản lý rất tốt nguồn vốn của mình.
Khi xem xét đến dư nợ bảo lãnh, ta cũng cần xem xét trong mối quan
hệ với doanh số bảo lãnh trong năm, thông qua chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ bảo lãnh quá
hạn
=
Dư nợ bảo lãnh quá hạn
x100%
Dư nợ bảo lãnh
Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số bảo lãnh quá hạn trong tổng
doanh số bảo lãnh, phần trăm doanh số bảo lãnh đã phát sinh rủi ro. Khi dư nợ
bảo lãnh lớn thì điều này chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng chưa thực
sự an toàn và hiệu quả. Ngược lại, một tỷ lệ dư nợ bảo lãnh thấp là biểu hiện của
một hoạt động bảo lãnh có chất lượng tốt. Vì vậy, Ngân hàng nên duy trì tỷ lệ
này càng thấp càng tốt, tuy nhiên không nên chỉ chú trọng vào việc đó vì nếu
như thế sẽ hạn chế đến việc mở rộng hoạt động bảo lãnh.
Sau khi Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán bảo lãnh của mình,
Ngân hàng sẽ ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, có quyền truy đòi số
tiền đã thanh toán. Nếu đến hạn gia nợ mà khách hàng vẫn chưa trả hết hay trả
đủ số tiền thì Ngân hàng sẽ đưa khoản tiền đó vào nợ quá hạn và áp dụng lãi
phạt cho khách hàng. Nếu khoản nợ quá hạn phát sinh từ một khoản bảo lãnh cs
thời hạn trên một năm thì tính chính xác của hai chỉ tiêu trên không còn cao nữa.
Do đó, cần phải xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác, xem xét thêm chỉ tiêu tỷ
lệ nợ quá hạn khê đọng và tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi. Cụ thể:
Tỷ lệ nợ quá hạn khê
đọng
=
Dư nợ bảo lãnh quá hạn từ 6
tháng đến dưới 1 năm
x100%
Tổng dư nợ bảo lãnh
Tỷ lệ nợ quá hạn
khó đòi
=
Dư nợ bảo lãnh quá hạn trên 1
năm
x100%
Tổng dư nợ bảo lãnh
Việc phân loại nợ như thế sẽ giúp cho Ngân hàng trong việc trích lập quỹ dự
phòng rủi ro.
Các chỉ tiêu khác:
- Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh: Ngân hàng càng đa dạng hóa
các loại hình bảo lãnh thì càng thu hút được khách hàng và làm giảm rủi ro cho
Ngân hàng, điều đó thể hiện chất lượng bảo lãnh tốt.
- Tài sản đảm bảo: phải phù hợp, vừa cân đối được lợi ích của khách
hàng, vừa cân đối được sự an toàn cho Ngân hàng.
- Biểu phí: để thu hút được khách hàng thì biểu phí phải mang tính
cạnh tranh.
- Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh: phải đơn giản, thuận tiện cho khách
hàng và vẫn đảm bảo tuân theo đúng các quy định của pháp luật cũng như của
NHNN.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh ngân hàng
1.3.1 Trình độ quản lý của NHTM
Trình độ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố chủ quan khác
trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Trình độ quản lý tốt sẽ giúp ngân hàng có
chiến lược khách hàng đúng đắn, có chiến lược phát triển phù hợp, hình thành
bộ máy tổ chức có cơ chế vận hành nhịp nhàng; giúp cho việc phân công chức
năng nhiệm vụ giữa các phòng một cách hợp lý, đảm bảo sự phối hợp ăn khớp
và hiệu quả giữa các bộ phận nghiệp vụ; giúp tuyển dụng và lựa chọn được đội
ngũ nhân sự có năng lực, trình độ phù hợp. Trình độ quản lý tốt sẽ giúp cho việc
hình thành một hệ thống các văn bản, chế độ phù hợp với quy định pháp luật,
với thực tiễn hoạt động của ngân hàng, thuận tiện và dễ dàng cho các cán bộ tác
nghiệp cho việc vận dụng… Tất cả những vấn đề này sẽ có tác động thúc đẩy sự
phát triển của các hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động bảo lãnh nói riêng.
Ngược lại, nếu trình độ quản lý yếu kém sẽ dẫn đến sự tác động tiêu cực đến
toàn bộ các hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh.
1.3.2 Trình độ, năng lực và ý thức của cán bộ nghiệp vụ:
Hoạt động bảo lãnh chịu sự điểu chỉnh của các quy chế ban hành của
NHNN, các cán bộ nghiệp vụ cần nắm rõ các thông lệ, các văn bản cũng như
quy trình về bảo lãnh để tránh nguy cơ phát sinh các tranh chấp, các rủi ro và là
cơ hội cho các đối tác gian lận trong hoạt động bảo lãnh. Ngoài ra, ý thức của
cán bộ trong công việc như nhiệt tình, chu đáo trong quan hệ với khách hàng, tác
nghiệp chính xác và tháo vát, nhanh nhẹn sẽ góp phần thu hút khách hàng.
1.3.3 Khoa học và công nghệ áp dụng
Ngày nay khi sự canh tranh của các ngân hàng ngày một quyết liệt, trình
độ khoa học công nghệ chính là chìa khóa để các ngân hàng có thể nắm bắt để
nâng cao năng lực cạnh tranh. Không chỉ trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng
mà còn ở các hoạt động khác, nếu có một trình độ khoa học công nghệ tiên tiến,
có thế sử lý chính xác, nhanh chóng các giao dịch sẽ giúp cho khách hàng tin
tưởng hơn, an tâm và hài lòng hơn. Chính vì thế mà có thể thu hút được nhiều
khách hàng hơn. Hơn nữa, nếu khoa học và công nghệ của ngân hàng hiện đại sẽ
giúp cho ngân hàng quản lý dễ dàng hơn và giảm thiểu được rủi ro có thể xảy ra.
1.3.4 Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng
Bản chất của bảo lãnh là cam kết trả thay của ngân hàng đối với người
được thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hoặc
không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đã được ký kết. Do
vậy, ngân hàng bảo lãnh phải là những ngân hàng có uy tín lớn, co năng lực tài
chính để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ trả thay. Một ngân hàng càng có
uy tín thì càng có nhiều khách hàng đến xin bảo lãnh. Như vậy uy tín và năng
lực tài chính của ngân hàng ảnh hưởng lớn đến quy mô và hiệu quả hoạt động
bảo lãnh.
1.3.5 Hệ thống văn bản nghiệp vụ, pháp luật có liên quan
Cũng như mọi hoạt động ngân hàng khác, hoạt động bảo lãnh ngân hàng
được điểu chỉnh bởi một hệ thống các văn bản pháp lý như các quy định của luật
pháp, các quy định dưới luật của chính phủ, của NHNN Việt Nam. Các quy định
này nếu phù hợp, thống nhất với nhau với thực tiễn sẽ có tác động thúc đẩy sự
phát triển của hoạt động bảo lãnh. Ngược lại, nếu các quy định này không rõ
ràng, không hợp lý, không nhất quán mà mâu thuẫn với nhau sẽ kìm hãm sự
phát triển của hoạt động bảo lãnh, làm phát sinh các tranh chấp trong hoạt động
bảo lãnh mà không có cơ sở giải quyết thỏa đáng.
1.3.6 Ý thức kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của các doanh
nghiệp
Các giao dịch bảo lãnh đều phát sinh từ các hợp đồng thương mại. Nếu
doanh nghiệp có trình độ sẽ đàm phán và ký kết hợp đồng chặt chẽ, đảm bảo an
toàn và hiệu quả cho hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, ý thức của doanh nghiệp
trong việc lựa chọn đối tác tốt, đáng tin cậy cùng sự phối hợp chặt chẽ với ngân
hàng có ý nghĩa quyết định. Nếu ý thức kinh doanh của doanh nghiệp kém,
không phân biệt được đối tác gian lận, lừa đảo, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với
ngân hàng thì cho dù ngân hàng có cố gắng đến mức nào khi phát hành bảo lãnh
thì cũng rất khó để hạn chế các nguy cơ gian lận, lừa đảo.
1.3.7 Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cơ
cấu cũng như chất lượng khách hàng, ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng dịch
vụ của các NHTM. Môi trường cạnh tranh càng ngày càng gay gắt thì khả năng
lôi kéo cũng như giữ chân các khách hàng có chất lượng, có nhu cầu lớn về dịch
vụ ngân hàng càng khó khăn hơn. Do vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các
dịch vụ mà NHTM cung cấp trong đó có hoạt động bảo lãnh. Ngược lại, môi
trường cạnh tranh gay gắt sẽ là sức ép, là động lực để các NHTM nâng cao chất
lượng dịch vụ, tăng cường sự tác động tích cực từ các nhân tố khác.
Ngoài cá các nhân tố kể trên, hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn chịu ảnh
hưởng từ nhiều yếu tố khác. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng như tình hình kinh tế, chính trị, xã
hội, các chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế…
Các vấn đề đã trình bày ở trên cho thấy sự cần thiết phải phát triển hoạt
động bảo lãnh ngân hàng. Căn cứ lý luận về bản chất bảo lãnh, các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động bảo lãnh là cơ sở để thực hiện việc phân tích thực trạng và
tìm giải pháp phát triển cho hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà
Nội- phòng giao dịch chợ Hôm trong các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI
NHNo&PTNT HÀ NỘI- PHÒNG GIAO DỊCH CHỢ HÔM
2.1 Khái quát về NH No&PTNT chi nhánh Hà Nội- phòng giao dịch
chợ Hôm
2.1.1 Lịch sử hình thành
NHNo&PTNT là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh tiền tệ, tín dụng và
dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong
và ngoài nước, làm ủy thác các nguồn vốn trung và dài hạn, ngắn hạn của Chính
phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong và ngoài nước, thực hiện tín dụng
tài trợ chủ yếu cho nông nghiệp và nông thôn.
Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những NHTM lớn nhất
trong nước. Kể từ khi thành lập đến nay NHNo&PTNT Việt Nam đã không
ngừng trưởng thành vươn lên trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu
của toàn hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam.
NHNo&PTNT Hà Nội-phòng giao dịch chợ Hôm là đơn vị trực thuộc
NHNo&PTNT Hà Nội. NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập theo quyết định
số 51QĐ/NH/QĐ ngày 27/06/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam nay là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Do nhu cầu về sử dụng vốn và các dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế
ngày càng tăng, đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín
và hiệu quả hoạt động của mình nên NHNo&PTNT Hà Nội tiếp tục mở rộng
mạng lưới của mình bằng cách thành lập các phòng giao dịch mới để đáp ứng
nhu cầu của nền kinh tế, một trong những phòng giao dịch đó là ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn- phòng giao dịch Chợ Hôm. Khi mới thành lập
với tên gọi là NHNo&PTNT chi nhánh chợ Hôm và là ngân hàng cấp 2 trực
thuộc NHNo&PTNT Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 170 ngày
12/10/2003 do NHNN cấp. Sau 7 năm đi vào hoạt động, phòng giao dịch đã đi
những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện các mặt: Huy động vốn, tăng
trưởng đầu tư và phát nâng cao chất lượng tín dụng, các loại hình dịch vụ, mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các loại hình khác. Các chức năng và nhiệm
vụ của ngân hàng là:
Thứ nhất: thực hiện khai thác và nhận các loại tiền gửi của mọi thành
phần kinh tế trong và ngoài nước. Thực hiện các hình thức huy động vốn theo
quy định.
Thứ hai: Tiến hành cho vay đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế đối với
mọi thành phần kinh tế.
Thứ ba : Thực hiện các nhiệm vụ khác như: Thanh toán trong nước và
ngoài nước, tài trợ ngoại thương, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và tái bảo lãnh,
chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi cả nước và quan hệ mạng
swift trên toàn thế giới…
2.1.2 Bộ máy tổ chức
Bộ máy tổ chức của ngân hàng được sắp xếp theo mô hình sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình bộ máy tổ chức Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng
giao dịch chợ Hôm
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Hà
Nội- phòng giao dịch chợ Hôm
Gần 6 năm đi vào hoạt động, NHNo&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ
Hôm đã đóng góp đáng kể vào việc mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân
hàng, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quận
Hai Bà Trưng. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám đốc, các khối
phòng ban của NHNo&PTNT Hà Nội cùng với sự đồng lòng quyết tâm, tinh
thần trách nhiệm làm việc của CBCNV chi nhánh, trong những năm qua
NHNo&PTNT phòng giao dịch chợ Hôm luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ
được giao: về huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác…
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, các hình thức
huy động vốn cũng ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vốn của
ngân hàng. Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm cố gắng
đa dạng hóa hình thức huy động vốn của mình như: huy động tiền gửi của các tổ
chức kinh tế, huy động từ dân cư… Huy động từ dân cư được tổ chức với nhiều
Ban giám đốc
Bộ phận ngân
quỹ
Phòng kế toán
Phòng kinh
doanh
hình thức như gửi tiết kiệm thông thường, các loại tiền gửi với nhiều phương
thức trả lãi, nhiều thời hạn.
Trong những năm qua, nhiệm vụ của chi nhánh là khai thác và nhận tiền
gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng VND và ngoại tệ. Phát
hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình
thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Hà Nội. Vì thế, nguồn
vốn huy động của chi nhánh tăng đều qua các năm từ 2006 đến 2008 như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội
phòng giao dịch chợ Hôm
Đơn vị : triệu đồng
STT Chỉ tiêu
31/12/
2006
31/12/
2007
Tăng giảm
so với năm
2006
31/12/
2008
Tăng giảm so
với năm 2007
I Nguồn vốn 156,747 277,820 121,073 257,986 (19,924)
1 Nội tệ 122,229 216,087 93,855 212,839 (3,248)
TG tổ chức kinh tế 28,012 31,600 3,588 29,110 (2,490)
TG dân cư 94,094 184,195 90,101 183,350 (845)
Ký quỹ 127 292 165 379 87
2 Ngoại tệ 34,518 61,733 27,215 45,147 (16,596)
TG tổ chức kinh tế 309 97 (212) 127 30
TG dân cư 33,896 61,043 27,157 44,753 (16,290)
Ký quỹ 323 593 270 267 (326)
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Từ trên ta có được biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Sự gia tăng huy động vốn những năm 2006, 2007, 2008
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, tổng nguồn qua ba năm có sự chuyển biển
mạnh mẽ, tăng rất nhanh từ năm 2006 đến năm 2007 và đến năm 2008 thì giảm,
chủ yếu là do sự thay đổi từ huy động đồng nội tệ, huy động từ đồng ngoại tệ có
thay đổi nhưng không nhiều. Cụ thể: tổng huy động vốn tăng năm 2007 tăng
121,073 (tương đương với 77.24%), trong đó huy động từ đồng nội tệ đóng góp
77.52% còn huy động từ đồng ngoại tệ chỉ đóng góp 22.48% với con số cụ thể là
huy động từ nội tệ tăng 93,855 (tương đương với 76.786%) và huy động từ
ngoại tệ tăng 27,215 (tương đương với 78.84%), một con số tăng rất đáng kể.
Nhưng đến năm 2008, do những khó khăn chung của nền kinh tế trong cuộc
khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ mà những con số đó đã quay đầu
ngược lại. Tổng huy động vốn năm 2008 giảm so với năm 2007 là 19,924
(tương đương với 7.17%), trong đó huy động từ nội tệ giảm 3,248 (tương đương
1.5%) và huy động từ ngoại tệ giảm 16,596 (tương đương 26.88%), giảm về huy
động ngoại tệ mạnh hơn giảm về huy động nội tệ.
Từ trên ta có thể rút ra được
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn
Như vậy, trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT Hà
Nội- phòng giao dịch chợ Hôm chủ yếu là từ tiền gửi dân cư (tiết kiệm), chiếm
81.65%, 88.27%, 88.45% trong tổng nguồn huy động qua các năm 2006, 2007,
2008, trung bình ba năm tiền gửi tiết kiệm chiếm 86.123% trong tổng huy động
vốn. Còn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và ký quỹ chiếm phần rất nhỏ, đặc biệt
là ký quỹ. Tuy nhiên, có một điểm chung là các nguồn huy động vốn này đều
biến động tăng trong năm 2007 và giảm trong năm 2008. Điều đó cũng do
nguyên nhân chung của nền kinh tế, các ngân hàng đều làm ăn phát đạt trong
2007 và năm 2008 được đánh dấu là một năm có rất nhiều khó khăn phải đương
đầu do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
2.2.2 Về hoạt động sử dụng vốn (cho vay)
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, quy mô tín dụng và đầu tư quyết
định quy mô hoạt động của NHTM, hoạt động tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến
mức độ an toàn vốn đầu tư và là nhân tố quyết định thu nhập của ngân hàng, tạo
vị thế và mối quan hệ với khách hàng. Đứng trước điều này, ngân hàng luôn chú
trọng đến nghiệp vụ tín dụng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng lành mạnh
vững chắc, cung cấp khoản mục tín dụng có chất lượng cao, lựa chọn khách
hàng có khả năng và dự án khả thi để cho vay, hạn chế nợ quá hạn, khoản nợ
khó đòi tới mức thấp nhất có thể đạt được, tăng thu nhập cho ngân hàng từ
nghiệp vụ tín dụng.
Trong những năm qua, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch
chợ Hôm đã luôn chú trọng và đạt được kết quả tốt trong hoạt động tín dụng. Cụ
thể như sau:
Bảng 2.3: Dư nợ năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2006 2007
Tăng giảm
so với năm
2006
2008
Tăng giảm
so với năm
2007
I Dư nợ 55,694 103,761 48,067 113,611 9,850
Ngắn hạn 52,245 101,343 49,098 112,063 10,720
Trung hạn 3,449 2,418 -1,031 1,548 -870
Trong đó
- DNNN 1,663 0 -1,663 1,895 1,895
- DN ngoài quốc doanh 48,194 97,347 49,153 96,001 -1,346
- Hộ cá thể, cầm cố, đời sống 5,837 6,414 577 15,715 9,301
II Nợ quá hạn - 226 - 13 -213
(Nguồn: báo cáo tổng hợp năm 2006, 2007, 2008)
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
Biểu đồ 2.3: Dư nợ năm 2006, 2007, 2008
Trên cơ sở tăng trưởng vốn huy động, hoạt động cho vay và đầu tư của
ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Như ta đã thấy, năm 2007 tăng gần gấp đôi
so với năm 2006 (48,067 triệu đồng, tương đương 86.3%) và đến năm 2008,
mặc dù nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn phát triển
được hoạt động cho vay và đầu tư, doanh số có tăng lên nhưng chững lại, tăng
9,850 triệu đồng và tổng dư nợ ngày 31/12/2008 là 113,611 triệu đồng. Trong đó
cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, trung bình ba năm cho vay ngắn hạn
chiếm tỷ trọng là 96.7%, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng ít và ngân hàng
không có cho vay dài hạn.
Ngân hàng cũng thực hiện cho vay phần lớn cho doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng tỷ trọng 86.53%, 93.82%
và 84.5% qua các năm 2006, 2007, 2008. Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng
giao dịch chợ Hôm có một số khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh
quen thuộc như: công ty cổ phần xây dựng Vinashin, công ty Việt Tuấn, công ty
Đại Đoàn Kết, công ty TNHH hóa chất Việt Hồng, công ty thương mại và dịch
vụ kỹ thuật, công ty TNHH Hoa Hoa, công ty TNHH Sao Nam…
Ngân hàng ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng tín dụng, luôn cố
gắng đảm bảo thu lãi róc, hầu hết các khách hàng vay tại ngâ hàng đều sử dụng
tiền vay đúng mục đích, trả gốc và trả lãi như đúng trong hợp đồng tín dụng.
Năm 2008 nợ nhóm 1 chiếm 99% trên tổng dư nợ, nợ nhóm 2 là 13 triệu đồng,
giảm so với năm 2007 là 214 triệu đồng, tương đương với 94.27% một con số
nợ xấu lý tưởng của một NHTM.
2.3 Thực trạng hoạt động bão lãnh tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà
Nội- phòng giao dịch chợ Hôm
2.3.1 Quy trình bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng
giao dịch chợ Hôm
Sơ đồ 2.1: Quy trình bảo lãnh
Hồ sơ đề nghị
bảo lãnh
Gửi đến
Tổ thẩm định
phòng kinh doanh
Trình
Trưởng phòng
kinh doanh
Trình
Giám đốc
NHNo&PTNT Chợ
Hôm
Đồng ý nếu thuộc thẩm quyền
Giám đốc
NHNo&PTNT Hà Nội
Thư bảo lãnh
Từ chối bằng
văn bản
Phòng kinh
doanh
Nếu không thuộc thẩm quyền
Không đồng ý
Không đồng ý
Không đồng ý
Đồng ý
Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm thực hiện quy
trình bảo lãnh những quy định của NHNN Việt Nam và theo những định hướng
chung của NHNo&PTNT Hà Nội.Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng
bao gồm các bước như sau:
Bước 1: tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh
Khi khách hàng có nhu cầu về bảo lãnh thì khách hàng phải gửi cho ngân
hàng các tài liệu:
- Tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng,
thẩm quyền của người đại diện khách hàng gồm:
+ Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân: quyết định thành lập, giấy
đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có), giấy phép kinh doanh đối
với dự án, phương án sản xuất kinh doanh liên quan đến nghĩa vụ của bảo lãnh
(nếu có), điều lệ hoạt động (nếu có), quyết định bổ nhiệm người điều hành.
+ Đối với hộ kinh doanh cá thể: Đăng ký kinh doanh (trong trường hợp
pháp luật có quy định đăng ký kinh doanh); giấy phép hành nghề (nếu có),
CMTND, sổ hộ khẩu.
+ Đối với công ty cổ phần, công ty liên doanh, HTX gồm biên bản hội
đồng quản trị về việc ủy quyền cho người ủy đại diện khách hàng ký các hợp
đồng liên quan đến việc đề nghị bảo lãnh, thực hiện biện pháp bảo đảm nghĩa vụ
của bảo lãnh.
- Các tài liệu liên quan đến các nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh, bàn giải trình
về tính khả thi, năng lực thực hiện nghĩa vụ của bên đề nghị được bảo lãnh. Đối
với bảo lãnh vay vốn nước ngoài thì cần có thêm các văn bản chấp nhận thep
quy định của pháp luật về quản lý và trả nợ nước ngoài (nếu có), trong trường
hợp cần thiết thì ngân hàng có thể yêu cầu thêm các tài liệu thông tin về bên
nhận bảo lãnh.
- Tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính
của khách hàng và người được nhận bảo lãnh (nếu có) gồm: Bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính của ít nhất hai
năm gần nhất (đối với pháp nhân có thể yêu cầu kèm theo cả bảng dự toán lưu
chuyển tiền tệ).
- Hồ sơ về tài sản đảm bảo nghĩa vụ được bảo lãnh kèm theo các tài liệu
chứng minh tính hợp pháp và giá trị kịp thời của tài sản đảm bảo đó.
Khi hồ sơ được gửi tới phòng kinh doanh, nếu tổ thẩm định mà thấy thiếu
những thứ cần thiết thì sẽ từ chối mở bảo lãnh bằng văn bản tới khách hàng do
không đủ yêu cầu.
Bước 2: thẩm định và ra quyết định bảo lãnh
Tổ thẩm định phòng kinh doanh sẽ:
+ Thu thập thông tin của khách hàng đề nghị bảo lãnh và nghĩa vụ đề nghị
bảo lãnh
+ Thẩm định tính hợp lệ các tài liệu mà khách hàng cung cấp.
+ Phân tích tính khả thi của nghĩa vụ được bảo lãnh, khả năng trả nợ của
phương án vay vốn trong trường hợp bảo lãnh vay vốn.
+ Thẩm định năng lực tài chính qua các báo cáo tài chính.
+ Kiểm tra và phân tích các biện pháp bảo đảm cho khoản bảo lãnh, giá trị
và khả năng xử lý tài sản bảo đảm.
-> Sau khi thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định
có ý kiến đề nghị bảo lãnh hay không cấp bảo lãnh và chịu trách nhiệm về kết
quả phân tích trên tờ trình. Sau đó trình lên trưởng phòng kinh doanh.
Sau khi thẩm định lại toàn bộ hồ sơ đề nghị và tờ trình của nhân viên, ghi
rõ ý kiến của mình trên tờ trình và thực hiện cấp hay không cấp bảo lãnh đệ trình
lên ban giám đốc ngân hàng quyết định.
Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của ngân hàng xem xét tờ
trình thẩm định và đề nghị giải quyết bảo lãnh của phòng kinh doanh rồi đưa ra
quyết định. Đối với những món vượt quá phạm vi được uỷ quyền, giám đốc
hoặc người được uỷ quyền lập tờ trình kèm theo biên bản họp Hội đồng tín dụng
(nếu có) ghi rõ ý kiến của ngân hàng, ký tên đóng dấu và chuyển toàn bộ hồ sơ
trình NHNo&PTNT Hà Nội xem xét và giải quyết. Nếu không đồng ý thì từ chối
bằng văn bản. Còn nếu đồng ý thì chuyển xuống phòng kinh doanh của ngân
hàng, cán bộ tín dụng phòng kinh doanh sẽ thông báo cho khách hàng biết về
quyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh
Nếu đồng ý thì phòng kinh doanh sẽ mở thư bảo lãnh.
Bước 3: Thực hiện bảo lãnh
+ Khi có quyết định thực hiện bảo lãnh, cán bộ tín dụng phòng kinh doanh
soạn thảo cam kết bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đảm bảo cho bảo lãnh.
+ Yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện những biện pháp đảm bảo cho
nghĩa vụ được bảo lãnh như thế chấp, cầm cố, ký quỹ...
+ Chuyển một bản cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh hoặc cho
khách hàng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh, giao một bộ hồ sơ bảo
lãnh cho bộ phận kế toán sau khi cam kết bảo lãnh được ký kết.
Bước 4: Xử lý sau bảo lãnh
+ Cán bộ tín dụng theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ được
bảo lãnh theo đúng hợp đồng liên quan và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết.
+ Thu phí bảo lãnh:
 Mở sổ theo dõi thu phí bảo lãnh theo thời hạn được quy định trong hợp
đồng.
 Kế toán tự động lập chứng từ trích tài khoản tiền gửi của đơn vị để thu
phí nếu đơn vị không tự động trả và không được gia hạn. Trường hợp đơn vị có
TKTG tại Ngân hàng khác, chi nhánh lập UNT gửi Ngân hàng ấy để thu phí.
+ Hạch toán giảm số chi bảo lãnh.
+ Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên được bảo lãnh:
Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sẽ thông báo cho khách hàng kèm theo các
tài liệu có liên quan yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà Ngân hàng đã trả
thay. Sau 15 ngày từ ngày thông báo, nếu khách hàng chưa trả hoặc chưa có văn
bản xác nhận nợ thì Ngân hàng hạch toán ghi nợ cho khách hàng. Khách hàng
phải chịu lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao
dịch chợ Hôm đang áp dụng nhưng không vượt quá 100% lãi suất của khoản vay
được bảo lãnh (bảo lãnh vay vốn) hoặc không quá 150% lãi suất cho vay ngắn
hạn kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Ngân hàng có quyền trích tài khoản của khách hàng (nếu thoả thuận); phát
mại tài sản...
Bước 5: Kết thúc bảo lãnh
Khi mà hợp đồng bảo lãnh hết hiệu lực thì:
+ Cán bộ tín dụng lưu hồ sơ bảo lãnh, các biên bản kiểm tra việc thực
hiện nghĩa vụ được bảo lãnh và các tài liệu khác có liên quan.
+ Kế toán lưu bản chính hợp đồng bảo lãnh, cam kết bảo lãnh hoặc xác
nhận bảo lãnh...
+ Hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh... được lưu giữ tại kho theo qui định
lưu giữ chứng từ có giá.
2.3.2 Tình hình hoạt động bão lãnh tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà
Nội- phòng giao dịch chợ Hôm
Hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch
chợ Hôm những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định và đóng góp cho
ngân hàng không ít những thành quả. Mặc dù vậy nhưng ngân hàng vẫn chưa
khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mình để biến hoạt động bảo lãnh trở thành
một công cụ linh hoạt trong việc đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Chúng
ta sẽ xem xét hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng qua các số liệu sau:
2.3.2.1 Cơ cấu theo đối tượng bảo lãnh
Bảng 2.4 Doanh số bảo lãnh theo đối tượng bảo lãnh
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu
2006 2007 2008
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
1 Doanh số 7,277 100% 10,179 100% 11,618 100%
2 Bảo lãnh THHĐ 2,595 36.66% 4,235 41.60% 4,834 41.61%
3 Bảo lãnh dự thầu 3,640 50.02% 3,890 38.22% 4,265 36.71%
4 Bảo lãnh khác 1,042 13.32% 2,054 20.18% 2,519 21.68%
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Chú thích: Bảo lãnh THHĐ: bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Biểu đồ 2.4: Doanh số bảo lãnh theo đối tượng bảo lãnh
Như vậy ta có thể thấy rằng doanh số của bảo lãnh liên tục tăng qua ba
năm với mức tăng tương đối lớn: Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2,902 triệu
đồng (sắp sỉ 40%), và năm 2008 doanh số đã đạt 11,618 triệu đồng, tăng so với
năm 2007 là 1,439 (tương đương 14.14%). Năm 2007 là một năm phát triển khá
rực rỡ của hoạt động bão lãnh tại NHNo&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ
Hôm. Đến năm 2008 mặc dù tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nhưng ngân
hàng vẫn tiếp tục tăng được doanh thu bão lãnh, đặc biệt là bão lãnh thực hiện
hợp đồng.
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy rằng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng là những loại bảo lãnh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh
số hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Do khách hàng
chủ yếu của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm là các
công ty, tổng công ty xây lắp nên loại bảo lãnh này thường xuyên được sử dụng.
Trong đó:
- Bảo lãnh dự thầu: Năm 2006 bảo lãnh dự thầu đạt doanh số là 3.640
triệu đồng thì năm 2007 doanh số là 3,890 triệu đồng tăng 250 triệu đồng
(6.68%) so với năm 2006. Doanh số năm 2008 là 4,265 triệu đồng tăng 375 triệu
đồng (tăng 9.65%) so với năm 2007. Điều này cho thấy khách hàng sử dụng loại
hình bảo lãnh này ngày càng nhiều, ngày càng tin tưởng vào chất lượng dịch vụ
mà ngân hàng cung cấp.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Thời gian để thực hiện hợp đồng thường
dài nên độ rủi ro của loại hình bảo lãnh này thường lớn hơn. Đối với Ngân hàng
No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm loại hình này khá thông dụng và
chiếm doanh số lớn nhất trong tổng doanh số bảo lãnh tại ngân hàng. Cụ thể
năm 2006 doanh số là 2,595 triệu đồng (chiếm tỷ 36.66%), đến năm 2007
doanh số là 4,235 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 41.60% trong tổng doanh số
bảo lãnh, tăng 1,640 triệu đồng (tương ứng 63.20%) so với năm 2006. Năm
2008, doanh số này tăng so với năm 2007 là 599 triệu đồng (tương ứng tăng
14.14%). Có thể nói đây là loại bảo lãnh phát sinh thường xuyên và có rất
nhiều tiềm năng phát triển. Do vây ngân hàng cần chú trọng khai thác và phát
triển loại hình này hơn nữa.
2.3.2.2 Cơ cấu theo đối tượng thụ hưởng
Bảng 2.5: doanh số hoạt động bảo lãnh theo đối tượng bảo lãnh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Bảo lãnh trong nước Bảo lãnh nước ngoài
Tổng
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
2006 6,102 83.85% 1,175 16.15% 7,277
2007 7,650 75.16% 2529 24.84% 10,179
2008 9,240 79.53% 2,378 20.47% 11,618
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động bảo lãnh của ngân hàng chủ yếu
là phát triển trong nước. Trong ba năm qua khi nền kinh tế mở thì hoạt động
bảo lãnh nước ngoài cũng phát triển nhưng chưa đáng kể, những con số tăng
hàng năm còn nhỏ giọt, chủ yếu là từ phát hành L/C và thanh toán L/C. Bảo
lãnh trong nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số bảo lãnh, trung
bình ba năm bảo lãnh trong nước chiếm 79.51%, còn bảo lãnh nước ngoài chỉ
chiếm 20.48%.
2.3.2.3 Cơ cấu theo đối tượng được bảo lãnh
Bảng 2.6: Doanh số hoạt động bảo lãnh theo đối tượng được bảo lãnh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ
tiêu
Doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng
2006 7,123 97.89% 154 2.11%
2007 9,734 95.63% 445 4.37%
2008 11,399 98.12% 219 1.88%
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Khách hàng của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ
Hôm chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài ra còn có một số doanh
nghiệp ngoài quốc doanh. Số lượng khách hàng, số món bảo lãnh và doanh số
bảo lãnh của doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã
liên tục tăng trong ba năm qua. Điều này chứng tỏ Ngân hàng No&PTNT Hà
Nội- phòng giao dịch chợ Hôm đã thu hút được ngày càng nhiều khách hàng và
tin tưởng vào hoạt động của Ngân hàng.
Doanh số bảo lãnh qua các năm đối với doanh nghiệp quốc doanh luôn
chiếm tỷ lệ cao. Đây là một tình trạng chung của hầu hết các NHTM Việt Nam.
Tuy nhiên, doanh số bảo lãnh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đã tăng
nhanh trong năm 2007, và chiếm tỷ trọng là 4.37%. Đến năm 2008, do điều kiện
khách quan là nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến những doanh nghiệp tư nhân
vừa và nhỏ, đã không ít những doanh nghiệp này đứng trước bờ vực phá sản hay
thiếu thốn về vốn để hoạt động kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực XNK. Điều đó
khiến cho doanh số bảo lãnh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại giảm mạnh.
Tỷ trọng bảo lãnh doanh nghiệp quốc doanh lớn hơn doanh nghiệp ngoài quốc
doanh không phải là do doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có nhu cầu mà là
do họ sẽ thoả mãn đủ các điều kiện cho nghĩa vụ được bảo lãnh (ký quỹ, các
giấy tờ cần thiết cho tài sản thế chấp...). Hơn nữa các điều kiện để bảo lãnh cho
doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng khắt khe hơn so doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy vậy trong thời gian gần đây, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng
giao dịch chợ Hôm vẫn tiếp tục xác định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp quốc
doanh nhưng sẵn sàng hỗ trợ cho mọi thành phần kinh tế phát triển, bằng việc
mở rộng bảo lãnh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với các điều kiện
bảo lãnh thông thoáng hơn góp phần thúc đẩy sự phát triển đồng bộ, cân đối của
nền kinh tế.
2.4 Đánh giá kết quả
2.4.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân
a) Kết quả đạt được
- Hoạt động bảo lãnh không ngừng tăng trưởng, an toàn và hiệu quả
Từ những năm đi vào hoạt động, mặc dù còn khiêm tốn so với tổng doanh
số của ngân hàng nhưng hoạt động bảo lãnh đã có sự phát triển liên tục trong ba
năm gần đây. Bảo lãnh thực hiện dự án, bảo lãnh dự thầu và các loại hình bảo
lãnh khác đều tăng trưởng cả về số món lẫn doanh số.
Trong ba năm gần đây, hoạt động bảo lãnh không có trường hợp xảy ra
rủi ro, không phát sinh những tranh chấp giữa ngân hàng và người đề nghị phát
hành hay với người thụ hưởng. Chính vì vậy, trong ba năm gần đây tại Ngân
hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm cũng không phát sinh dư nợ
trả thay bảo lãnh.
- Gia tăng thu nhập cho ngân hàng
Bảng 2.7: Thu phí từ dịch vụ năm 2006, 2007, 2008
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2006 2007
Tăng giảm so
với năm 2006
Năm
2008
Tăng giảm so
với năm 2007
1 Thu từ dịch vụ khác 986 3,127 2,141 5,627 2500
2 Thu từ bảo lãnh 54 539 485 1,112 180
3 Tổng thu dịch vụ 1040 3666 2626 5,739 2680
(Nguồn: phòng kinh doanh)
Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động bảo lãnh, số phí bảo lãnh thu được
cũng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu từ các loại hình
dịch vụ. Trung bình qua ba năm, thu phí từ hoạt động bảo lãnh chiếm 14.84%
trong tổng thu từ dịch vụ.
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng thu phí bảo lãnh năm 2006, 2007, 2008
Như trên ta thấy tỷ trọng thu phí từ hoạt động bảo lãnh trong tổng thu từ
dịch vụ liên tục tăng trong ba năm qua và nó đóp góp một phần không nhỏ vào
thu nhập của ngân hàng.
- Hoạt động bảo lãnh góp phần đa dạng hóa các dịch vụ của ngân hàng
và thúc đẩy sự phát triển của những dịch vụ khác
Hoạt động bảo lãnh cần rất nhiều đến dịch vụ khác của ngân hàng như
hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán XNK trong bảo lãnh L/C… Việc cung
cấp hiệu quả dịch vụ bảo lãnh tạo sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng
dịch vụ của ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ có liên quan.
- Hoạt động đang góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách
hàng cũng như với các ngân hàng đối tác.
Việc đảm bảo trong công tác phát hành, xác thực bảo lãnh, thái độ phục
vụ tận tình và nhanh chóng đã tạo niềm tin của khách hàng đối với chất lượng
dịch vụ của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm nói chung
và chất lượng của hoạt động bảo lãnh nói riêng. Điều này được thể hiện rõ bằng
số lượng bảo lãnh tăng trưởng qua các năm liên tục.
Đối với các ngân hàng đối tác như ngân hàng thông báo bảo lãnh, ngân
hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng cũng có sự cộng tác tích cực. Trong vai
trò thông báo bảo lãnh, ngân hàng luôn có thông báo kịp thời cho ngân hàng
phát hành trong trường hợp không tìm được hay khó xác định người thụ
hưởng. Khi là ngân hàng phát hành, ngân hàng luôn tích cực phối hợp với
ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để
điều chỉnh bảo lãnh phù hợp với thỏa thuận của khách hàng trong giới hạn
đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
- Hoạt động bảo lãnh đã từng bước được hiện đại hóa về mặt kỹ thuật
công nghệ
Những năm trước đây, toàn bộ các bảo lãnh do ngân hàng phát hành được
theo dõi thủ công bằng hồ sơ giấy tờ và hạch toán tay vào hệ thống kế toán.
Nhưng hiện nay, cùng với việc triển khai dự án hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng, toàn bộ các giao dịch bảo lãnh được thực hiện và lưu giữ trên máy tính.
Hệ thống này được kết nối với các hệ thống quản lý tín dụng, kế toán. Vì vậy
việc hạch toán được thực hiện tự động, hạn mức đã sử dụng của khách hàng
được cập nhật theo từng giao dịch, đảm bảo chính xác trong việc hạch toán số
liệu, cung cấp chính xác hơn số liệu báo cáo cũng như dễ dàng trong việc kiểm
tra mức ký quỹ bảo lãnh và hạn mức tín dụng khách hàng.
b) Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do chủ trương thực hiện đường lối chính sách kinh tế mở của Đảng và
Nhà nước đã tạo điều kiện thúc đẩy thương mại và tín dụng phát triển mà khi đó
việc không thể trảnh khỏi là các rủi ro cũng tăng cao hơn do đó nhu cầu bảo lãnh
của các chủ thể trong nền kinh tế nhiều hơn. Do chủ trương hội nhập, nên hoạt
động xuất nhập khẩu tăng mạnh mẽ, vì vậy hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng
No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm cũng có nhiều điều kiện thuận lợi
để mở rộng và phát triển.
- Bên cạnh đó, những thành qua bảo lãnh mà ngân hàng đạt được là do
được sự quan tâm chủ đạo giúp đỡ của ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam,
Ban lãnh đạo và các phòng ban của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã tạo ra
hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động nói chung và hoạt động bảo lãnh nói
riêng của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm
* Nguyên nhân chủ quan:
- Do sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân viên ngân hàng nói chung cũng
như của các nhân viên trong phòng kinh doanh nói riêng.
- Ngân hàng đã luôn quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của
NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội, vận
dụng chính xác những quy chế về bảo lãnh. Đồng thời ngân hàng đã luôn biết
cách khai thác triệt để các khách hàng trên địa bàn hoạt động của mình.
- Do những sự cố gắng nỗ lực của cán bộ tín dụng mà khách hàng ngày
một tin tưởng ở ngân hàng, chính vì vậy mà doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
liên tục tăng qua các năm.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì hoạt động bão lãnh tại Ngân
hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm còn một số hạn chế cần
phải khắc phục để nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động bảo lãnh tại ngân
hàng. Cụ thể như sau:
a) Hạn chế:
- Quy trình bảo lãnh còn rườm rà
Ngân hàng còn chưa có quy trình bảo lãnh phù hợp thực tế. Việc thực
hiện bảo lãnh chưa nhất quán đặc biệt giữa chi nhánh cấp trên và ngân hàng.
Tuy rằng quy chế được ban hành theo toàn ngành, các chi nhánh phải tuân
theo những áp dụng nhu thế nào cho linh hoạt hiệu quả lại là vấn đề khó
khăn. Thực tế hiện nay do những vướng mắc trong quy định khiến bảo lãnh
phải qua nhiều khâu trình ký, quá trình xét duyệt kéo dài làm lỡ hợp đồng làm
ăn của khách hàng.
- Các loại hình bảo lãnh còn mất cân đối, chưa được đa dạng
Trong ngân hàng thực hiện chủ yếu là bảo lãnh THHĐ và bảo lãnh dự
thầu. Còn các loại hình bảo lãnh khác như bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh
toán… còn chưa phổ biến trong khi đó những hình thức bảo lãnh này có thể
đặt ngân hàng vào tình trạng rủi ro nhiều hơn do giá trị hợp đồng lớn và hợp
đồng này thường kéo dài. Các hình thức như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh
chất lượng sản phẩm... mặc dù đã được ngân hàng chú ý phát triển nhưng vẫn
còn chưa nhiều (tỷ trọng các loại bảo lãnh khác chỉ chiếm trung bình 18.40%
trong 3 năm qua).
Số lượng khách hàng xin mở bảo lãnh có tăng nhưng không đồng đều
giữa doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (bảo lãnh
doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm trung bình 2.89% trong ba năm vừa
qua). Nếu có thể đơn giản hoá thủ tục, điều kiện bảo lãnh đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, đánh giá được khả năng phát triển hiện tại cũng như
tương lai của doanh nghiệp thông qua việc thẩm định chính xác về các nguồn
lực và xu hướng phát triển của họ thì ngân hàng có thể thực hiện được các hợp
đồng bảo lãnh đối với các ngân hàng này để có được thu nhập cao hơn hoạt
động bảo lãnh.
Hay ngay cả tỷ trọng bảo lãnh trong nước và bảo lãnh nước ngoài vẫn còn
chênh lệch khá lớn (bảo lãnh trong nước chiếm tỷ trọng trung bình trong ba năm
gần đây là 79.51%, trong khi đó bảo lãnh nước ngoài chỉ chiếm trung bình
20.49% trong ba năm qua). Ngày nay, trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu
hiện nay, ngân hàng cần chú trọng nhiều hơn nữa đến bảo lãnh nước ngoài.
- Mạng lưới kinh doanh và quy mô hoạt động của Ngân hàng còn hẹp
Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm thường chỉ
thực hiện bảo lãnh đối với những đơn vị nằm trên địa bàn của khu vực mình,
mặc dù có mở rộng ra bên ngoài nhưng chưa sâu sát và còn ít, chưa tương xứng
với nhu cầu phát triển kinh tế của NHNo&PTNT Việt Nam giao, đặc biệt địa
bàn như quận Hoàn Kiếm.
b) Nguyên nhân:
* Nguyên nhân khách quan:
- Là một ngân hàng nhỏ, nằm trong khu vực có rất nhiều ngân hàng có
vốn đầu tư nước ngoài, có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực bảo
lãnh nên ngân hàng phải cạnh tranh rất khắc nghiệt.
- Mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng
đều phải tuân thủ nghiêm ngặt và chịu sự điều chỉnh của NHNo&PTNT Chi
nhánh Hà Nội nên đôi khi các quy chế, các thủ tục có phần cứng nhắc, kém linh
hoạt và còn rườm rà.
- Trong năm 2008 vừa qua là năm đánh dấu có nhiều khó khăn cho các
NHTM ở Việt Nam. Và hoạt động bảo lãnh cũng chịu sự ảnh hưởng không kém
cho nên doanh thu và số khách hàng có tăng nhưng không bằng năm 2007.
- Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp không
đủ vốn để sản xuất kinh doanh mà kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay ngân
hàng, vốn chiếm dụng, vốn đi vay khác. Thậm chí một số dự án mới được duyệt,
doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn vay và vốn bảo lãnh của ngân hàng
chiếm gần như 100%. Số các doanh nghiệp muốn xin bảo lãnh thì lớn, nhưng số
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khả thi thì ít, đó là một áp lực lớn đối với
ngân hàng khi thẩm định để bảo lãnh không có hoặc không đủ các điều kiện đảm
bảo an toàn bảo lãnh, không có tài sản thế chấp.
- Có rất nhiều các văn bản do NHNN và các NHNo&PTNT Việt Nam quy
định về nghiệp vụ bảo lãnh nhưng mà vẫn không đầy đủ, đồng bộ và hay thay
đổi làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu mà ngân hàng
thực hiện đúng quy trình và quy định đó thì hầu hết các doanh nghiệp đều không
có đủ điều kiện để được hưởng dịch vụ bảo lãnh hay có đủ điều kiện rồi thì thủ
tục còn nhiều phức tạp, nhiều trường hợp dẫn đến chậm chễ làm mất cơ hội làm
ăn của khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó mà
mặc dù nhu cầu của các doanh nghiệp thì nhiều mà Ngân hàng No&PTNT Hà
Nội- phòng giao dịch chợ Hôm vẫn khó có thể thoả mãn đầy đủ nhu cầu đó.
- Trình độ khoa học công nghệ còn đáp ứng yêu cầu của hoạt động bảo
lãnh. Mặc dù đã cải tiến công nghệ ngân hàng, tuy nhiên công nghệ áp cho hoạt
động bảo lãnh ngân hàng cần phải phát triển cao hơn nữa. Các phần mềm sử
dụng nên đưa tiếng Việt vào để dễ sử dụng cho những khách hàng trong nước
cũng như những cán bộ đã có tuổi, trình độ ngoại ngữ còn chưa cao.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Vốn tự có của ngân hàng còn nhỏ, trong khi đó thì điều kiện bảo lãnh
đối với một khách hàng không vượt quá 10% vốn tư có. Do đó mà khi các tổng
công ty lớn có nhu cầu đầu tư cho những công trình trọng điểm của nền kinh tế
thì ngân hàng không thể một mình đáp ứng nhu cầu bảo lãnh.
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm
Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm

More Related Content

Similar to Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm

Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...luanvantrust
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...luanvantrust
 
Lai suat trong hop dong vay tien
Lai suat trong hop dong vay tienLai suat trong hop dong vay tien
Lai suat trong hop dong vay tienHung Nguyen
 
Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng đầu tư và phát triể...
Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng đầu tư và phát triể...Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng đầu tư và phát triể...
Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng đầu tư và phát triể...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
112564144 thư-tin-dụng-ppt
112564144 thư-tin-dụng-ppt112564144 thư-tin-dụng-ppt
112564144 thư-tin-dụng-pptmaianhbao_6519
 

Similar to Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm (20)

Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại đối với h...
Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại đối với h...Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại đối với h...
Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại đối với h...
 
Cơ sở lý luận về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng thương ...
Cơ sở lý luận về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng thương ...Cơ sở lý luận về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng thương ...
Cơ sở lý luận về xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng thương ...
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khóa Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
 
Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân ...
Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân ...Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân ...
Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân ...
 
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại hội sở Ngân hàng thương mạ...
 
Luận Văn Pháp Luật Về Cho Vay Có Bảo Đảm Bằng Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá Tại Các ...
Luận Văn Pháp Luật Về Cho Vay Có Bảo Đảm Bằng Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá Tại Các ...Luận Văn Pháp Luật Về Cho Vay Có Bảo Đảm Bằng Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá Tại Các ...
Luận Văn Pháp Luật Về Cho Vay Có Bảo Đảm Bằng Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá Tại Các ...
 
Lai suat trong hop dong vay tien
Lai suat trong hop dong vay tienLai suat trong hop dong vay tien
Lai suat trong hop dong vay tien
 
Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng đầu tư và phát triể...
Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng đầu tư và phát triể...Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng đầu tư và phát triể...
Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng đầu tư và phát triể...
 
Slide standby lc
Slide standby lcSlide standby lc
Slide standby lc
 
Cơ Sở Lý Luận Bảo Lãnh Để Bảo Đảm Tiền Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Theo P...
Cơ Sở Lý Luận Bảo Lãnh Để Bảo Đảm Tiền Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Theo P...Cơ Sở Lý Luận Bảo Lãnh Để Bảo Đảm Tiền Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Theo P...
Cơ Sở Lý Luận Bảo Lãnh Để Bảo Đảm Tiền Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Theo P...
 
Cơ Sở Lý Luận Bảo Lãnh Để Bảo Đảm Tiền Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Theo P...
Cơ Sở Lý Luận Bảo Lãnh Để Bảo Đảm Tiền Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Theo P...Cơ Sở Lý Luận Bảo Lãnh Để Bảo Đảm Tiền Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Theo P...
Cơ Sở Lý Luận Bảo Lãnh Để Bảo Đảm Tiền Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Theo P...
 
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
Những Lý Luận Chung Về Rủi Ro Tín Dụng Trong Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hà...
 
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.docxCơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Tín Dụng Tại Ngân Hàng.docx
 
Cơ sở lý luận về người gửi tiền và pháp luật về bảo vệ người gửi tiền.docx
Cơ sở lý luận về người gửi tiền và pháp luật về bảo vệ người gửi tiền.docxCơ sở lý luận về người gửi tiền và pháp luật về bảo vệ người gửi tiền.docx
Cơ sở lý luận về người gửi tiền và pháp luật về bảo vệ người gửi tiền.docx
 
112564144 thư-tin-dụng-ppt
112564144 thư-tin-dụng-ppt112564144 thư-tin-dụng-ppt
112564144 thư-tin-dụng-ppt
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 

Chuyên Đề Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Bão Lãnh Tại Ngân Hàng Nn& Pt Nông Thôn Hà Nội- Phòng Giao Dịch Chợ Hôm

  • 1. CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BÃO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NN& PT NÔNG THÔN HÀ NỘI- PHÒNG GIAO DỊCH CHỢ HÔM NHẬN LÀM THUÊ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0934.573.149 WEBSITE: VIETBAOCAOTHUCTAP.NET
  • 2. LỜI MỞ ĐẦU Sau khi Việt Nam ra nhập WTO, việc mở rộng thị trường tài chính ngân hàng ngày càng được mở rộng, các ngân hàng trong nước, các ngân hàng trên thế giới và các tổ chức phi ngân hàng được tạo điều kiện để thành lập tại Việt Nam. Xu hướng này đặt các ngân hàng trước một áp lực cạnh tranh gay gắt hơn. Một trong các biện pháp cần thiết để các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường sức cạnh tranh là đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ. Trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm, tôi nhận thấy tại NHNo&PTNT Hà Nội nói chung và tại phòng giao dịch chợ Hôm nói riêng các loại hình dịch vụ đóng góp một phần doanh thu khá lớn, đặc biệt là hoạt động bão lãnh. Tuy nhiên, so với nhiều hoạt động khác tại ngân hàng thì hoạt động bão lãnh còn chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều mặt hạn chế. Trong điều kiện hội nhập của nền kinh tế, các giao dịch kinh tế trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng. Đi cùng với mỗi một hợp đồng kinh tế luôn tồn tại các rủi ro trong đó có rủi ro thực hiện hợp đồng. Vì vậy, hơn lúc nào hết hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm cần được phải được nâng cao chất lượng để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng sức cạnh tranh của ngân hàng mà còn hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế nói chung. Với lý do đó, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm” làm đề tài cho chuyên đề thực tập. Trên cơ sở phân tích lý thuyết và đánh giá thực trạng hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm, mục đích
  • 3. cuối cùng của đề tài là đưa ra các giải pháp để nâng cao dịch vụ bảo lãnh đối tại ngân hàng.
  • 4. Chuyên đề của tôi được gồm ba chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về bão lãnh ngân hàng - Chương 2: Thực trạng hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1 Khái quát chung về bảo lãnh 1.1.1 Sự hình thành và phát triển chung của bảo lãnh Bảo lãnh là một khái niệm xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Mặc dù không thể xác định chính xác thời gian ra đời của bảo lãnh cũng như xuất xứ của bão lãnh nhưng có thể khẳng định rằng bảo lãnh đã có từ thời trung cổ Hy Lạp với hình thức rất sơ khai bằng những giao dịch giữa cá nhân trong quan hệ thường. Vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước, công nghiệp dầu mỏ lớn mạnh làm gia tăng quan hệ giao dịch giữa các nước Trung Đông và Tây Âu. Những hợp đồng khai thác, mua bán dầu khí, khí đốt, xây dựng cơ sở hạ tầng có giá trị lớn đòi hỏi sự đảm bảo của ngân hàng trong tài trợ và thực hiện nghĩa vụ các bên. Đồng thời, nền mậu dịch phát triển trong những năm 70 giữa thế giới thứ 3 với khối các nước giàu như Tây Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông… làm tăng thêm nhu cầu đa dạng hóa và hợp pháp hóa các công cụ tài trợ và đảm bảo quốc tế ngoài phương thức tín dụng chứng từ truyền thống. Các phải thể hiện tính linh hoạt,
  • 5. tiện lợi, phù hợp với tập quán quốc tế nhưng không trái với hệ thống pháp luật quốc gia. Bão lãnh phát triển trong bối cảnh như vậy và đáp ứng được những yêu cầu đó. Đến nay, bảo lãnh ngày càng phát triển và trở thành một công cụ hữu hiệu đảm bảo thực thi nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính trong các giao dịch quốc tế cũng như các giao dịch ở thị trường nội địa của hầu hết các quốc gia trên thế giới. 1.1.2 Khái niệm bảo lãnh ngân hàng Theo luật Việt nam, điều 366 định nghĩa: “Bảo lãnh là người thứ 3 (gọi là người bảo lãnh) cam kết với người có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (thường là người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. Như vậy có thể thấy rằng bản chất của bảo lãnh là sự cam kết của người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ của người được bảo lãnh trong trường hợp người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong mỗi giao dịch bão lãnh thường có ba bên: bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Người bảo lãnh có thể là các doanh nghiệp, các cá nhân hay các tổ chức tài chính, tín dụng. Hiện nay, do uy tín của các và khả năng tài chính cũng như vai trò trong việc cung cấp các dịch vụ cho nền kinh tế, người bảo lãnh chủ yếu là các tổ chức tín dụng. Bão lãnh do các tổ chức tín dụng phát hành gọi là bảo lãnh ngân hàng. Để điều chỉnh hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng với khách hàng, trong quy chế “bảo lãnh ngân hàng” ban hành kèm theo Quyết định số 26/2006/QĐ- NHNN ngày 26/06/2006 của Thống đốc NHNN Việt Nam, bảo lãnh ngân hàng được định nghĩa: “ Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng( Bên bảo lãnh) với bên có quyền ( Bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( Bên được bảo lãnh) khi
  • 6. khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”. 1.1.3 Đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng a) Cam kết bảo lãnh là sự thỏa thuận của ba bên: Theo định nghĩa của bảo lãnh, giao dịch bảo lãnh ngân hàng thường có ba bên: Người được bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh (ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh) và người nhận bảo lãnh (người thụ hưởng) với ba mối quan hệ của ba hợp đồng: - Hợp đồng cơ sở: Quan hệ người được bảo lãnh- người nhận bảo lãnh. - Hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc tài trợ giữa khách hàng và ngân hàng: Quan hệ người được bảo lãnh- người nhận bảo lãnh (người phát hành bảo lãnh). - Cam kết bão lãnh của ngân hàng đối với khách hàng: Quan hệ người nhận bảo lãnh (người hưởng) - người phát hành bảo lãnh. Ba mối quan hệ trên được hình thành theo trình tự: người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh ký hợp đồng cơ sở; người được bảo lãnh dựa trên hợp đồng cơ sở làm thủ tục và yêu cầu phát hành bảo lãnh, đề nghị ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh; ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố đảm bảo thanh toán của doanh nghiệp, các yếu tố về nghiệp vụ kỹ thuật và nội dung yêu cầu trước khi phát hành cam kết bảo lãnh cho người nhận bảo lãnh hưởng. Khi cam kết bảo lãnh có hiệu lực có nghĩa là cả ba bên liên quan đã thỏa mãn với bảo lãnh ấy. Ngược lại, nếu có bất đồng về cam kết bảo lãnh thì ngân hàng không chấp nhận yêu cầu phát hành bảo lãnh của người được bảo lãnh hoặc người hưởng sẽ không yêu cầu sửa đổi cam kết bảo lãnh. Để tránh những trở ngại trong việc phát hành cam kết bảo lãnh, người nhận bảo lãnh cũng như người hưởng bảo lãnh cần quan tâm đến vai trò ngân hàng khi ký kết hợp đồng cơ sở. b) Tính độc lập về quan hệ, tính quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
  • 7. Sở dĩ bảo lãnh được coi là công cụ vạn năng sử dụng trong tất cả các giao dịch vì nó có đặc điểm nổi bật là tính độc lập về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia. Các hợp đồng vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau. Hợp đồng thứ nhất là gốc để hợp đồng thứ hai và thứ ba hình thành, và các hợp đồng sau ra đời cũng nhằm phục vụ cho hợp đồng thứ nhất. Một hợp đồng sẽ không được thực hiện đầy đủ nếu các hợp đồng còn lại không có hiệu lực. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng này lại không ràng buộc hay phụ thuộc lẫn nhau. Ngân hàng, người cung cấp dịch vụ và cam kết thanh toán có hai mối quan hệ với hai đối tượng khác nhau và phải hành động mang tính độc lập trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của từng hợp đồng: ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện cam kết của mình khi bị người hưởng đòi tiền nếu người hưởng đã thỏa thuận đầy đủ những quy định của cam kết bảo lãnh cho dù ngưởi ủy nhiệm phá sản, mất khả năng thanh toán hay đang có tranh chấp giữa người được bảo lãnh và người hưởng. Sau đó ngân hàng có quyền đòi thanh toán từ người được bảo lãnh. Người được bảo lãnh thực hiện nguyên tắc: “thanh toán trước, khiếu kiện sau” tức là họ có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng bảo lãnh (trong trường hợp bị người bảo lãnh đòi tiền) và sau đó có quyền khiếu nại người hưởng bếu bị người hưởng lạm dụng. Người hưởng có quyền đòi tiền ngân hàng bảo lãnh dựa vào các điều kiện của bảo lãnh nhưng họ cũng có nghĩa vụ trả lời khiếu nại của đối tác nếu có tranh chấp phát sinh trong mối quan hệ của hợp đồng cơ sở. Tuy nhiên, mức độ độc lập của bảo lãnh chỉ là tương đối, nó phụ thuộc vào chính các điều khoản của cam kết bảo lãnh, đặc biệt là điều khoản quy định các chứng từ mà người hưởng phải xuất trình cho ngân hàng bảo lãnh khi đòi tiền. Nếu bảo lãnh quy định xuất trình chứng từ của phía thứ 3 như văn bản
  • 8. chứng thực của cơ quan độc lập về sự vi phạm của người được bảo lãnh, phán quyết của tòa án hay quyết định của trọng tài… thì tính độc lập của bảo lãnh sẽ giảm đi. c) Giao dịch bằng chứng từ và trên cơ sở chứng từ Trong giao dịch bảo lãnh, chứng từ cơ bản và không thể thiếu được mà người hưởng xuất trình để đòi tiền ngân hàng bảo lãnh là “yêu cầu trả tiền (Demand for payment)” và “tuyên bố vi phạm (Statement for default)”. Đây là bằng chứng để ngân hàng thực hiện nghĩa vụ trả tiền và yêu cầu người được bảo lãnh hoàn trả. Ngoài ra, với bảo lãnh có điều kiện còn có thể có các loại chứng từ khác như hối phiếu, hóa đơn, biên bản nghiệm thu… tùy theo từng giao dịch bảo lãnh cụ thể. Có một số quan niệm cho rằng, đặc điểm này của bảo lãnh là không rõ ràng hoặc giao dịch bảo lãnh hoàn toàn không phải là giao dịch chứng từ vì biên bản đòi tiền chỉ là thủ tục, là văn bản cần thiết của người hưởng để thực hiện việc đòi tiền ngân hàng. Tuy nhiên, nếu xét rộng hơn thì bảo lãnh là một cam kết bằng văn bản, việc thực hiện quyền của người hưởng cũng bằng văn bản và ngân hàng đòi người được bảo lãnh hoàn trả cũng căn cứ vào văn bản. Ngân hàng mặc dù không kiểm tra nội dung chi tiết văn bản đòi tiền của người hưởng nhưng chỉ thanh toán khi bề mặt chứng từ do người hưởng xuất trình thỏa mãn những yêu cầu của bảo lãnh. d) Ngân hàng là người đảm bảo trong bảo lãnh ngân hàng Về nguyên tắc, bảo lãnh có thể được phát hành bởi bất cứ pháp nhân hay thể nhân nào. Tuy nhiên, những người nhận bảo lãnh hay người thụ hưởng bảo lãnh nhận thấy việc chấp nhận bảo lãnh được phát hành bởi các cá nhân hay các doanh nghiệp là vô cùng rủi ro do khó xác định được năng lực tài chính, năng lực pháp lý của người phát hành bảo lãnh, đặc biệt là trong giao dịch quốc tế. Trên thực tế, hầu hết các bảo lãnh là do các ngân hàng thương mại phát hành.
  • 9. Chức năng của ngân hàng trong giao dịch bảo lãnh trước hết là tài trợ. Phát hành bảo lãnh là một hình thức tài trợ của ngân hàng nhằm đảm bảo sự chi trả phát sinh giữa các đối tác theo hợp đồng cơ sở. Ngân hàng coi việc phát hành bảo lãnh như một hình thức cấp tín dụng cho người được bảo lãnh và người được bảo lãnh phải có tài sản thế chấp cho khoản tín dụng này. Điều này tạo ra sự tin tưởng cao cho người thụ hưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng còn là nơi cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy, ngân hàng phải có một bộ máy tổ chức tốt, phù hợp đảm bảo chất lượng dịch vụ về nhân sự, về kỹ thuật chuyên môn. Quan trọng hơn, các NHTM luôn phải đề cao uy tín của mình nên khả năng ngân hàng từ chối nghĩa vụ trả nợ theo bảo lãnh là rất thấp. Đây là ưu thế vượt trội của NHTM so với các doanh nghiệp. Ngân hàng không phải là người trung gian hòa giải hoặc là người xem xét giao dịch thực tế của hợp đồng cơ sở. Ngân hàng chỉ làm dịch vụ theo yêu cầu của hai phía và thể hiện bằng những cam kết độc lập trong bảo lãnh. e) Tính tương đối của cam kết vô điều kiện trong bảo lãnh độc lập Bảo lãnh ngân hàng thường là bảo lãnh vô điều kiện. Trong thư bảo lãnh, ngân hàng phát hành cam kết thanh toán vô điều kiện khi nhận được thư đòi tiền và tuyên bố vi phạm của người hưởng và không thể viện dẫn bất kỳ lý do nào ngoài nội dung thư bảo lãnh để từ chối thanh toán trừ khi ngân hàng phát hiện được người hưởng lạm dụng, gian lận hay lừa đảo. Tuy nhiên, cam kết thanh toán vô điều kiện của ngân hàng chỉ là tương đối. Trước hết, người hưởng chỉ được thanh toán vô điều kiện với điều kiện nếu họ thực hiện đúng các điều khiển trong bảo lãnh: xuất trình từ hoàn hảo, trong thời kỳ hiệu lực của bảo lãnh, số tiền không vượt giá trị bảo lãnh… Nếu không đáp ứng đúng các yêu cầu của bảo lãnh thì người hưởng không thể được thanh toán ngay cả khi thực tế người được bảo lãnh có vi phạm hợp đồng cơ sở. Tính tương đối của cam kết vô điều kiện của ngân hàng phát hành bảo lãnh còn được thể hiện bằng sự can thiệp của Luật quốc gia. Bảo lãnh giao dịch
  • 10. trên thị trường quốc tế tuân thủ theo các điều luật, các thông lệ quốc tế của Phòng thương mại quốc tế, Liên hiệp quốc… nhưng khi phát sinh tranh chấp, Luật quốc gia của nước được dẫn đến kết quả xét xử khác nhau và làm ảnh hưởng đến bản chất của cam kết vô điều kiện trong bảo lãnh. 1.1.4 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 1.1.4.1 Đối với nền kinh tế Sự tồn tại của bảo lãnh ngân hàng là một khách quan đối với nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu làm cho nền kinh tế ngày một phát triển. Đây chính là chất xúc tác làm điều hòa, xúc tiến hàng loạt các quan hệ trong hợp đồng kinh tế. Nhờ có bảo lãnh mà các bên có thể tin tưởng yên tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế và có trách nhiệm với hợp đồng mà mình đã ký kết. Bảo lãnh ngân hàng đem lại lợi ích cho các bên tham gia và là công cụ thúc đẩy trao đổi buôn bán giữa các bên do đó có tác dụng thúc đẩy kinh tế. Bảo lãnh ngân hàng có vai trò rất quan trọng với việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các chủ thể nền kinh tế. Các đơn vị kinh tế có thể dễ dàng tìm kiếm những nguồn vốn rẻ trong và ngoài nước khi có sự bảo lãnh của ngân hàng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường mở, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng thúc đẩy quá trình chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Bảo lãnh ngân hàng tạo dựng uy tín của các Doanh nghiệp Việt Nam, giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường ra nước ngoài, tăng vị thế của hàng Việt Nam, đồng thời tạo được nguồn thu ngoại tệ, giúp cân bằng cán cân thanh toán, ổn định đồng tiền nội tệ. Bảo lãnh ngân hàng cũng là một trong những giải pháp để phòng chống rủi ro có hiệu quả và được sử dụng phổ biến trong các hoạt động tín dụng, xây dựng và thương mại. Do đó với bảo lãnh ngân hàng, nền kinh tế có điều kiện để phát triển một cách ổn định và an toàn hơn. 1.1.4.2 Đối với ngân hàng
  • 11. Bảo lãnh ngân hàng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cấp. Nhờ thế ngân hàng có khả năng mở rộng thêm khách hàng, một mặt là đáp ứng nhu cầu, gắn bó hơn với khách hàng truyền thống và một mặt là thu hút được các khách hàng mới. Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản tiền không nhỏ, chiếm một tỷ trọng lớn trong lợi nhuận từ các loại hình dịch vụ, nhất là trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các chủ thể kinh tế ngày càng sử dụng nhiều hơn các hình thức của bảo lãnh ngân hàng. Phí bảo lãnh được tính như sau: Phí bảo lãnh = tỷ lệ phí(%) * số tiền bảo lãnh * Thời gian bảo lãnh. Bảo lãnh ngân hàng còn góp phần hỗ trợ các hình thức thanh toán của ngân hàng như thanh toán quốc tế (Bảo lãnh hối phiếu, Bảo lãnh L/C trả chậm). 1.1.4.3 Đối với doanh nghiệp Trong các quan hệ kinh tế không phải khi nào cũng có thể tin tưởng nhau do rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là đối với 2 khách hàng mới làm ăn với nhau hay do làm ăn chưa lâu dài. Vì thế, để đảm bảo quan hệ làm ăn và để giảm thiểu rủi ro, bên cung cấp thường yêu cầu bên đối tác phải có bảo lãnh ngân hàng thì mới thực hiện giao dịch. Do đó, bảo lãnh ngân hàng đôi khi là yêu cầu bắt buộc, là chìa khóa để doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng kinh doanh. Ngoài ra, bảo lãnh ngân hàng còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn đáng kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí tương đối thấp. - Với bên hưởng bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng giúp doanh nghiệp yên tâm hơn khi ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng mà không tốn nhiều thời gian và chi phí. Giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội làm ăn ngay cả khi còn chưa tin tưởng vào đối tác lắm, nhờ đó mà tăng cường năng lực cạnh tranh. Giúp doanh nghiệp chọn được bạn hàng tốt nhất, giảm thiểu được rủi ro và khi có rủi
  • 12. ro xảy ra thì vẫn được bảo đảm bù đắp mọi thiệt hại, do đó sẽ không bị ảnh hưởng nhiều đến công việc kinh doanh. - Với bên được bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng giúp doanh nghiệp có thể ký kết được hợp đồng làm ăn và nắm bắt được cơ hội tốt nhất ngay cả khi chưa xây dựng được lòng tin của đối tác. Bảo lãnh ngân hàng còn giúp doanh nghiệp nhận được nguồn tài trợ từ đối tác (đối với bảo lãnh tiền ứng trước) hoặc từ các tổ chức tín dụng khác (bảo lãnh cho vay vốn), lúc đó có thể giúp doanh nghiệp thực hiện hợp đồng, tham gia giao dịch và ký kết được hợp đồng. 1.1.5 Các hình thức của bảo lãnh ngân hàng 1.1.5.1 Phân loại bảo lãnh theo tính chất và điều kiện thanh toán Bão lãnh vô điều kiện Bão lãnh vô điều kiện là cam kết bão lãnh của ngân hàng bảo lãnh trả ngay một số tiền bồi thường cho người hưởng khi nhận được văn bản khiếu nại đầu tiên tuyên bố bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ được bảo lãnh trong trường hợp mà không kèm theo bất cứ một loại chứng từ chứng minh nào. Loại bảo lãnh này còn được gọi là bảo lãnh theo yêu cầu đầu tiên (Bank first demand guarantee) hay bảo lãnh độc lập (independent guarantee). Người được bảo lãnh trong loại bảo lãnh này luôn phải tuân thủ theo nguyên tắc: “trả tiền trước, khiếu nại sau”. Trường hợp người được bảo lãnh không vi phạm hợp đồng thì họ có quyền kiện người hưởng để đòi lại số tiền ngân hàng đã thanh toán cho người hưởng. Tuy nhiên, việc đòi thanh toán qua xét xử tạo tòa án lại mất thời gian và chi phí. Loại bảo lãnh này được sử dụng phổ biến trong thương mại quốc tế. Bảo lãnh có điều kiện Là loại bảo lãnh mà ngân hàng bảo lãnh chỉ thực hiện việc thanh toán khi người thụ hưởng bảo lãnh xuất trình đầy đủ các giấy tờ theo yêu cầu của cam kết bảo lãnh chứng minh sự vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh hoặc phải có phán quyết của tòa án hay quyết định của trọng tài về việc vi phạm của người
  • 13. được bảo lãnh. Bảo lãnh này còn được gọi là bảo lãnh dự phòng (accessory guarantee), bảo lãnh có tính chất bảo hiểm (suretyship guarantee) hoặc bảo chứng (bond). Việc trả tiền trong bảo lãnh này gắn liền với những điều kiện chứng minh sự vi phạm của người được bảo lãnh do vậy đảm bảo được quyền lợi cho người được bảo lãnh những phức tạp và chậm trong việc đòi tiền nên người thụ hưởng ít chấp nhận. 1.1.5.2 Phân loại bảo lãnh theo mối quan hệ giao dịch Bão lãnh trực tiếp Sơ đồ 1.1 Bảo lãnh trực tiếp: (2) (3) (1) (1)Hợp đồng chính được ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh (2)Khách hàng yêu cầu phát hành bảo lãnh (3)Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng (sau khi xét duyệt và chấp nhận) Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh mà ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh cam kết trực tiếp trả tiền cho người hưởng. Nếu phát sinh thanh toán, người hưởng lập chứng từ đòi tiền theo quy định và xuất trình cho ngân hàng bảo lãnh. Ngân hàng phát hành Người được bảo lãnh Người thụ hưởng bảo lãnh
  • 14. (Việc thông báo thư bảo lãnh va xuất trình chứng từ đòi tiền có thể thông qua ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng phục vụ người hưởng- việc thông báo và làm dịch vụ đòi tiền không ảnh hưởng đến cam kết trực tiếp của ngân hàng bảo lãnh). Thông thường loại bảo lãnh này chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật nước nơi phát hành. Khi sử dụng bảo lãnh trực tiếp, ngân hàng phát hành dễ gặp rủi ro do khó kiểm tra tư cách pháp lý của người hưởng cũng như chứng từ đòi tiền. Người hưởng có thể gặp rủi ro trong việc đòi tiền do không xác định được năng lực tài chính của ngân hàng bảo lãnh và sự khác biệt về phát luật mỗi nước. Bão lãnh gián tiếp Sơ đồ 1.2 : Bảo lãnh gián tiếp (3) (4) (2) (1) (1)Hợp đồng chính được ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh (2)Khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình ra chỉ thị cho ngân hàng chính phát hành bảo lãnh. (3)Ngân hàng thứ nhất chỉ thị cho ngân hàng thứ 2 phát hành bảo lãnh, đồng thời cam kết bồi hoàn bảo lãnh đối ứng. (4)Ngân hàng thứ 2 phát hành bảo lãnh: có thể chuyển trực tiếp cho người thụ hưởng Bảo lãnh gián tiếp là loại bảo lãnh mà theo yêu cầu của người được bảo lãnh, ngân hàng trong nước ủy nhiệm cho một ngân hàng đại lý ở nước ngoài NH phát hành (NH thứ 2) NH chỉ thị (NH thứ 1) Người được hưởng bảo lãnh Người thụ hưởng bảo lãnh
  • 15. hưởng phát hành bảo lãnh với cam kết sẽ hoàn trả số tiền ngân hàng phát hành thanh toán cho người hưởng. Trong loại hình này, ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh gửi chỉ thị gồm yêu cầu phát hành, cam kết thanh toán cùng nguyên văn thư bảo lãnh cho ngân hàng đại lý tại nước ngoài. Chỉ thị này gọi là bảo lãnh đối ứng (counter guarantee) hay bảo lãnh thứ yếu (secondary guarantee). Ngân hàng phát hành bảo lãnh trực tiếp (bảo lãnh chính yếu- primary guarantee) cho người hưởng được gọi là ngân hàng phát hành. Người hưởng sẽ đòi tiền tại ngân hàng phát hành nếu người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Sau đó ngân hàng phát hành sẽ đòi thanh toán từ ngân hàng yêu cầu bảo lãnh theo cam kết trong bảo lãnh đối ứng. Bảo lãnh gián tiếp đảm bảo cho quyền lợi của người thụ hưởng do ngân hàng phát hành ở cùng nước người hưởng, giao dịch giữa các ngân hàng sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn. Người hưởng thường chọn bảo lãnh gián tiếp khi không tin tưởng khả năng tài chính của ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh, khi giao dịch với khách hàng mới hoặc đối tượng được bảo lãnh có giá trị lớn, có nhiều rủi ro. 1.1.5.3 Phân loại bảo lãnh theo đối tượng bảo lãnh Bảo lãnh hoàn trả Là cam kết sẽ thanh toán của ngân hàng bảo lãnh với bên cho vay hoặc bên ứng trước số tiền mà người đi vay hoặc người nhận ứng trước phải trả (số tiền đi vay và lãi phát sinh, số tiền ứng trước có hoặc không cộng thêm lãi) nếu người đi vay không trả nợ đầy đủ, đúng thời hạn hoặc người nhận ứng trước không giao hàng hoặc thực hiện hợp đồng. Đối tượng được đảm bảo trong bảo lãnh hoàn trả là các hợp đồng tín dụng, hợp đồng tài trợ hoặc các thư tín dụng có điều khoản ứng trước. Loại bảo lãnh này được sử dụng khi khoản ứng trước hoặc cho vay bằng tiền. Bảo lãnh sẽ hết hạn sau khi người đi vay trả xong nợ/ người bán giao đủ hàng hoặc sau ngày
  • 16. đáo hạn trả nợ/ ngày giao hàng cuối cùng một thời gian đủ để người mua hoặc người cho vay lập thủ tục đòi tiền nếu người đi vay không trả nợ hoặc người bán không giao hàng. Theo hợp đồng cơ sở, việc trả nợ hoặc giao hàng có thể được thực hiện làm nhiều lần, do vậy giá trị thư bảo lãnh sẽ tự động giảm thiểu tương ứng với từng lần trả nợ hay từng lần giao hàng và nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh sẽ kết thúc khi giá trị của bảo lãnh bằng 0. Theo nhiều quan điểm, có thể phân loại chi tiết bảo lãnh hoàn trả thành bảo lãnh tín dụng (letter of guarantee for loan) và bảo lãnh tiền ứng trước (advance payment gurantee). Bảo lãnh tín dụng thường bảo lãnh cho toàn bộ giá trị hợp đồng tín dụng còn bảo lãnh tiền ứng trước thường bảo lãnh cho số tiền ứng trước bằng khoảng 5% đến 20% giá trị hợp đồng. Bảo lãnh thanh toán Là cam kết sẽ thanh toán của ngân hàng bảo lãnh với người bán mà người mua phải trả (tiền thi công công trình, tiền thuê máy móc, tiền bán hàng hóa…) nếu người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Đối tượng trong bảo lãnh này là các hợp đồng xây dựng, hợp đồng thương mại. Đặc biệt nó thường được sử dụng khi các tổ chức, doanh nghiệp phát hành các loại chứng từ có giá như thương phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu… Sự đảm bảo mua lại các NHTM có uy tín sẽ khiến người mua yên tâm và tin tưởng hơn. Ngoài yêu cầu đòi tiền và tuyên bố vi phạm như các bảo lãnh vô điều kiện khác, bảo lãnh thanh toán thường yêu cầu người hưởng phải xuất trình chứng từ chứng minh người bán đã giao hàng như hóa đơn thương mại (có hoặc không có xác thực của hải quan) hoặc biên bản nghiệm thu công trình nếu đối tượng bảo lãnh là hợp đồng xây dựng. Bảo lãnh dự thầu
  • 17. Là cam kết của ngân hàng phát hành sẽ thanh toán một số tiền nhất định cho chủ thầu khi người dự thầu có những vi phạm quy chế đấu thầu hoặc không ký hợp đồng hay không cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi trúng thầu. Giá trị bảo lãnh dự thầu thường bằng 1-5% giá trị gói thầu. Mục đích của bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo người dự thầu tham gia dự thầu một cách nghiêm túc, không bỏ dở dự thầu, không sửa đổi hồ sơ trong thời gian dự thầu. Bảo lãnh dự thầu còn là hình thức đảm bảo với chủ thầu người bán sẽ thực hiện hợp đồng nếu trúng thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ được phát hành. Nhờ việc ràng buộc trách nhiệm người dự thầu khi dự thầu và trúng thầu, hình thức này giúp chủ thầu hạn chế những người dự thầu không nghiêm túc, không có khả năng thực hiện hợp đồng. Nếu người dự thầu trúng thầu, thời hạn bảo lãnh dự thầu thường kết thúc khi hợp đồng được ký kết và bảo lãnh thực hiện hợp đồng có hiệu lực. Trường hợp người dự thầu không trúng thầu, cam kết bảo lãnh tự động hết hiệu lực và thường được quy định trả lại bản gốc cho ngân hàng phát hành. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Là bảo lãnh của ngân hàng đối với người thụ hưởng về việc thực hiện hợp đồng của người nhận bảo lãnh. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là đảm bảo cho người nhập khẩu trong trường hợp người bán không giao hàng hoặc giao hàng không đúng hợp đồng về số lượng, chất lượng hay thời hạn… Là đảm bảo cho người xuất khẩu trường hợp người mua không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như bảo lãnh nghĩa vụ giao hàng trong thương mại quốc tế, bảo lãnh hoàn thành công trình trong xây dựng, lặp đặt thiết bị, bảo hành máy. Thông thường giá trị thư bảo lãnh thường bằng 5% đến 10% giá trị hợp đồng và số tiền có thể giảm thiểu theo tiến độ thực hiện hợp đồng.
  • 18. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh kết thúc khi người được bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ của mình trong hợp đồng cơ sở. Bảo lãnh bảo hành Bảo lãnh bảo hành là cam kết của ngân hàng bảo lãnh sẽ thanh toán cho người được thụ hưởng nếu người nhận bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo hành máy móc thiết bị hoặc công trình đã được quy định trong hợp đồng. Trị giá thư bảo lãnh thường bằng 5% đến 10% giá trị hợp đồng. Thời hạn của bảo lãnh thường chấm dứt sau khi nghĩa vụ bảo hành chấm dứt một thời gian ngắn. Hình thức bảo lãnh này đòi hỏi người bán quan tâm đến chất lượng hàng hóa đã cung cấp vì họ còn có trách nhiệm trong khoản thời gian vận hành, chạy thử máy móc thiết bị, kiểm nghiệm công trình xây lắp. Bảo lãnh này thường được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu thiết bị toàn bộ. 1.1.5.4 Các loại bảo lãnh khác Thư tín dụng dự phòng Theo định nghĩa của ICC, thư tín dụng dự phòng là cam kết của ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng sẽ thanh toán cho họ một khoản tiền nợ hoặc ứng trước của người mở L/C hoặc bồi hoàn những thiệt hại do người mở không thực hiện nghĩa vụ của mình. Giống như bảo lãnh độc lập, thư tín dụng dự phòng là một công cụ đa năng, sử dụng trong mọi lĩnh vực tài chính và phi tài chính như đảm bảo thanh toán cho các khoản vay, ứng trước, đền bù tổn thất do vi phạm cam kết, không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng… Bảo lãnh nhận hàng Bảo lãnh nhận hàng là đề nghị giao hàng cho người được bảo lãnh khi không có vận đơn gốc và cam kết bồi thường mọi tổn thất của ngân hàng phát hành (thường là ngân hàng phát hành L/C hoặc thông báo nhờ thu) đối với đại lý
  • 19. giao nhận hàng, hãng tàu hoặc đơn vị hải quan… do việc nhận hàng không có vận đơn gây ra đồng thời cam kết trả lại vận đơn gốc khi nhận được. Trường hợp lô hàng nhận được thanh toán bằng L/C thì ngân hàng khi phát hành bảo lãnh nhận hàng sẽ không còn quyền từ chối bộ chứng từ sai sót được xuất trình theo L/C. Vì vậy, trong yêu cầu bảo lãnh nhận hàng, người nhập khẩu cần có cam kết sẽ thanh toán L/C ngay cả khi bộ chứng từ có sai sót. Bảo lãnh thuế quan Là cam kết của ngân hàng phát hành với cơ quan thuế vụ sẽ thực hiện trách nhiệm của người nộp thuế đến hạn mà người nộp thuế không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế. Loại bảo lãnh này được sử dụng khi doanh nghiệp chưa có tiền nộp hoặc chưa muốn tạm nộp vì khoản thuế đang có khiếu nại; doanh nghiệp tạm nhập tái xuất không muốn tạm nộp khoản thuế nhập khẩu. 1.2 Chất lượng bảo lãnh ngân hàng 1.2.1 Khái niệm chất lượng bảo lãnh Trong bất kỳ một nghiệp vụ nào của ng ân hàng nói chung hay của hoạt động bảo lãnh nói riêng đều phát sinh từ yêu cầu của chủ thể tham gia, tùy vào từng nghiệp vụ thì các chủ thể tham gia nhiều hay ít. Trong nghiệp vụ bảo lãnh có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể,đó là người yêu cầu bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh Để nâng cao chất lượng của hoạt động bảo lãnh thì cần đảm bảo lợi ích tốt nhất của các chủ thể tham gia. Vậy chất lượng của bảo lãnh là việc ngân hàng bảo lãnh đáp ứng được yêu cầu bảo lãn h, làm thỏa mãn được lợi ích của khách hàng ( bao gồm bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh ), đồng thời vẫn đảm bảo được sự h oạt động hiệu quả của Ngân hàng và phù hợp với sự phát triển kinh tế. 1.2.1 Các tiêu chí phản ánh chất lượng bảo lãnh
  • 20. Như trên ta thấy chất lượng bảo lãnh là một chỉ tiêu tổn g hợp được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Ta sẽ xem xét chất lượng của hoạt động bảo lãnh dưới giác độ của Ngân hàng, của khách hàng cũng như dưới giác độ của nền kinh tế. 1.2.1.1 Xét trên góc độ của khách hàng: Ngân h àng là loại hình doanh nghiệp mà hoạt động của nó cần phải dựa trên mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Ngân hàng cần phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, đảm bảo thỏa mãn một cách tối ưu những nhu cầu đó. Trong nền kinh tế thị trường, nhất là khi Việt Nam ra nhập WTO, sự cạnh tranh của các Ngân hàng hơn bao giờ hết càng trở nên mạnh mẽ hơn, thì chất lượng của các nghiệp vụ là yêu cầu hàng đầu. Hoạt động bảo lãnh xét trên góc độ của khách hàng được đánh giá cao khi: - Với người được bảo lãnh: Ngân hàng phải tạo cho khách hàng nhiều cơ hội kinh doanh hơn, có khả năng được ký nhiều hợp đồng lớn, thu hút được nhiều nguồn vốn lớn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chất lượng bảo lãnh phụ thuộc vào: + Thời gian và thủ tục tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh (có đơn giản, gọn nhẹ và thuận tiện cho khách hàng hay không?). + Mức phí, mức kỹ quỹ, tỷ lệ tài sản đảm bảo thấp + Hạn mức bảo lãnh + Các dịch vụ đi kèm, có hấp dẫn khách hàng không, có thiết thực cho những hoạt động của khách hàng hay không? - Với người nhận bảo lãnh: Với người nhận bảo lãnh, chất lượng hoạt động bảo lãnh là phải tạo dựng được niềm tin về sự an toàn khi ký kết các hợp đồng đối với đối tác. Chất lượng đó được đánh giá trên cơ sở: + Bảo lãnh phải đảm bảo khả năng thanh toán chắc chắn cho bên được hưởng bảo lãnh trong trường hợp có xảy ra rủi ro theo quy định của hợp đồng bảo lãnh
  • 21. + Đảm bảo thủ tục nhanh gọn, thuận tiện chính xác khi thanh toán bảo lãnh. + Tạo được niềm tin cho người nhận bảo lãnh khi trao các hợp đồng hay rót vốn đầu tư cho đối tác. 1.2.1.2 Xét trên giác độ của nền kinh tế: Nghiệp vụ bảo lãnh ra đời xuất p hát từ những đòi hỏi khách quan của nền kinh tế. Xét trên giác độ của nền kinh tế, thì chất lượng bảo lãnh được đánh giá cao khi: - Thông qua bảo lãnh theo ngành nghề kinh tế phù hợp với cơ cấu khinh tế của đất nước, phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, thay đổi chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ- công- nông nghiệp. - Đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn và công nghệ của nền kinh tế,tạo thêm công ăn việc làm, thúc đẩy ph át triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân… - Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hình ảnh, vị thế và uy tín của quốc gia trên thương trường quốc tế. 1.2.1.2 Xét trên giác độ của Ngân hàng: Doanh số bảo lãnh và dư nợ bảo lãnh: Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong năm. Dư nợ bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Doanh số bảo lãnh (dư nợ bảo lãnh) tăng lên qua các năm cho thấy hoạt động bảo lãnh của N gân hàng được mở rộng, phát triển, chứng tỏ sự ổn định trong hoạt động của Ngân hàng, điều này cũng có nghĩa là chất lượng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng ngày càng được nâng cao . Đây cũng là nhân tố quan trọng để tạo dựng được niềm tin của khách hàng và thu hút khách hàng đến với dịch vụ bảo lãnh của Ngân hàng cũng như các dịch vụ khác của Ngân hàng.
  • 22. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, nếu dư nợ bảo lãnh cao không phù hợp với cơ cấu tài sản của Ngân hàng cũng có thể đặt Ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro nhất là khi danh mục bảo lãnh của Ngân hàng tập trung quá lớn vào một loại hình bảo lãnh, cũng có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu như các biện pháp phòng ngừa rủi ro được thực hiện không tốt. Như vậy, chất lượng bảo lãnh được đánh giá cao khi doanh số bảo lãnh tăng trưởng đều qua các năm, phát triển phù hợp với xu hướng phát triển của Ngân hàng và điều đặc biệt quan trọng là phù hợp với khả năng cân đối Nguồn vốn của Ngân hàng. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để phản ánh chất lượng bảo lãnh, tuy nhiện không phải là chỉ tiêu duy nhất, Ngân hàng cần phải kết hợp phân tích nhiều chỉ tiêu khác để đưa ra được kết luận chính xác hơn, ví dụ như các chỉ tiêu về doanh thu từ hoạt động bảo lãnh, dư nợ bảo lãnh quá hạn… Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh là một chỉ tiêu quan trọng và có tính chất bao trùm hơn cả trong các chỉ tiêu định lượng. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời từ hoạt động bảo lãnh. Một hoạt động được đánh giá là chất lượng cao khi đem lại thu nhập cao cho Ngân hàng. Nguồn thu bảo lãnh được tính từ tổng số phí thu được mà khách hàng tham gia bảo lãnh trả và các khoản tiền thu được thông qua khoản tiền ký quỹ của khách hàng. Doanh thu bảo lãnh lớn và tăng trưởng đều qua các năm sẽ phản ánh chất lượng của hoạt động bảo lãnh ngày một tốt hơn. Ngoài ra, Ngân hàng còn phải xem xét doanh thu bảo lãnh trong mối quan hệ tương quan với doanh thu từ các hoạt động khác của Ngân hàng. Đó là các tiêu chí sau: Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong thu dịch vụ = Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh Tổng doanh thu từ dịch vụ x100%
  • 23. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời và vị trí của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn, càng chứng tỏ tầm quan trọng của bảo lãnh trong hoạt động dịch vụ của Ngân hàng. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu = Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh x100% Tổng doanh thu Chỉ tiêu này thể hiện vị trí của hoạt động bảo lãnh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ vị trí của hoạt động bảo lãnh ngày càng quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và điều đó cũng chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng được đa dạng hóa hơn. Dư nợ bảo lãnh quá hạn: Đây là khoản vốn Ngân hàng trả thay bảo lãnh đã đến hạn thanh toán, không được gia hạn nợ mà khách hàng vẫn chưa bồi hoàn lại cho Ngân hàng. Dư nợ bảo lãnh lớn thể hiện Ngân hàng đang đứng trước nguy cơ mất vốn, chất lượng bảo lãnh không tốt, đặc biệt là chất lượng công tác thẩm định của Ngân hàng là không tốt. Ngược lại, nếu dư nợ bảo lãnh quá hạn nhỏ chứng tỏ Ngân hàng đã quản lý rất tốt nguồn vốn của mình. Khi xem xét đến dư nợ bảo lãnh, ta cũng cần xem xét trong mối quan hệ với doanh số bảo lãnh trong năm, thông qua chỉ tiêu sau: Tỷ lệ bảo lãnh quá hạn = Dư nợ bảo lãnh quá hạn x100% Dư nợ bảo lãnh Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh số bảo lãnh quá hạn trong tổng doanh số bảo lãnh, phần trăm doanh số bảo lãnh đã phát sinh rủi ro. Khi dư nợ
  • 24. bảo lãnh lớn thì điều này chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng chưa thực sự an toàn và hiệu quả. Ngược lại, một tỷ lệ dư nợ bảo lãnh thấp là biểu hiện của một hoạt động bảo lãnh có chất lượng tốt. Vì vậy, Ngân hàng nên duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt, tuy nhiên không nên chỉ chú trọng vào việc đó vì nếu như thế sẽ hạn chế đến việc mở rộng hoạt động bảo lãnh. Sau khi Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán bảo lãnh của mình, Ngân hàng sẽ ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, có quyền truy đòi số tiền đã thanh toán. Nếu đến hạn gia nợ mà khách hàng vẫn chưa trả hết hay trả đủ số tiền thì Ngân hàng sẽ đưa khoản tiền đó vào nợ quá hạn và áp dụng lãi phạt cho khách hàng. Nếu khoản nợ quá hạn phát sinh từ một khoản bảo lãnh cs thời hạn trên một năm thì tính chính xác của hai chỉ tiêu trên không còn cao nữa. Do đó, cần phải xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác, xem xét thêm chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng và tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi. Cụ thể: Tỷ lệ nợ quá hạn khê đọng = Dư nợ bảo lãnh quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm x100% Tổng dư nợ bảo lãnh Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi = Dư nợ bảo lãnh quá hạn trên 1 năm x100% Tổng dư nợ bảo lãnh Việc phân loại nợ như thế sẽ giúp cho Ngân hàng trong việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Các chỉ tiêu khác: - Đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh: Ngân hàng càng đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh thì càng thu hút được khách hàng và làm giảm rủi ro cho Ngân hàng, điều đó thể hiện chất lượng bảo lãnh tốt.
  • 25. - Tài sản đảm bảo: phải phù hợp, vừa cân đối được lợi ích của khách hàng, vừa cân đối được sự an toàn cho Ngân hàng. - Biểu phí: để thu hút được khách hàng thì biểu phí phải mang tính cạnh tranh. - Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh: phải đơn giản, thuận tiện cho khách hàng và vẫn đảm bảo tuân theo đúng các quy định của pháp luật cũng như của NHNN. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh ngân hàng 1.3.1 Trình độ quản lý của NHTM Trình độ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố chủ quan khác trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Trình độ quản lý tốt sẽ giúp ngân hàng có chiến lược khách hàng đúng đắn, có chiến lược phát triển phù hợp, hình thành bộ máy tổ chức có cơ chế vận hành nhịp nhàng; giúp cho việc phân công chức năng nhiệm vụ giữa các phòng một cách hợp lý, đảm bảo sự phối hợp ăn khớp và hiệu quả giữa các bộ phận nghiệp vụ; giúp tuyển dụng và lựa chọn được đội ngũ nhân sự có năng lực, trình độ phù hợp. Trình độ quản lý tốt sẽ giúp cho việc hình thành một hệ thống các văn bản, chế độ phù hợp với quy định pháp luật, với thực tiễn hoạt động của ngân hàng, thuận tiện và dễ dàng cho các cán bộ tác nghiệp cho việc vận dụng… Tất cả những vấn đề này sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động bảo lãnh nói riêng. Ngược lại, nếu trình độ quản lý yếu kém sẽ dẫn đến sự tác động tiêu cực đến toàn bộ các hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động bảo lãnh. 1.3.2 Trình độ, năng lực và ý thức của cán bộ nghiệp vụ: Hoạt động bảo lãnh chịu sự điểu chỉnh của các quy chế ban hành của NHNN, các cán bộ nghiệp vụ cần nắm rõ các thông lệ, các văn bản cũng như quy trình về bảo lãnh để tránh nguy cơ phát sinh các tranh chấp, các rủi ro và là cơ hội cho các đối tác gian lận trong hoạt động bảo lãnh. Ngoài ra, ý thức của
  • 26. cán bộ trong công việc như nhiệt tình, chu đáo trong quan hệ với khách hàng, tác nghiệp chính xác và tháo vát, nhanh nhẹn sẽ góp phần thu hút khách hàng. 1.3.3 Khoa học và công nghệ áp dụng Ngày nay khi sự canh tranh của các ngân hàng ngày một quyết liệt, trình độ khoa học công nghệ chính là chìa khóa để các ngân hàng có thể nắm bắt để nâng cao năng lực cạnh tranh. Không chỉ trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng mà còn ở các hoạt động khác, nếu có một trình độ khoa học công nghệ tiên tiến, có thế sử lý chính xác, nhanh chóng các giao dịch sẽ giúp cho khách hàng tin tưởng hơn, an tâm và hài lòng hơn. Chính vì thế mà có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn. Hơn nữa, nếu khoa học và công nghệ của ngân hàng hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng quản lý dễ dàng hơn và giảm thiểu được rủi ro có thể xảy ra. 1.3.4 Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng Bản chất của bảo lãnh là cam kết trả thay của ngân hàng đối với người được thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong hợp đồng đã được ký kết. Do vậy, ngân hàng bảo lãnh phải là những ngân hàng có uy tín lớn, co năng lực tài chính để đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ trả thay. Một ngân hàng càng có uy tín thì càng có nhiều khách hàng đến xin bảo lãnh. Như vậy uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng ảnh hưởng lớn đến quy mô và hiệu quả hoạt động bảo lãnh. 1.3.5 Hệ thống văn bản nghiệp vụ, pháp luật có liên quan Cũng như mọi hoạt động ngân hàng khác, hoạt động bảo lãnh ngân hàng được điểu chỉnh bởi một hệ thống các văn bản pháp lý như các quy định của luật pháp, các quy định dưới luật của chính phủ, của NHNN Việt Nam. Các quy định này nếu phù hợp, thống nhất với nhau với thực tiễn sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển của hoạt động bảo lãnh. Ngược lại, nếu các quy định này không rõ ràng, không hợp lý, không nhất quán mà mâu thuẫn với nhau sẽ kìm hãm sự
  • 27. phát triển của hoạt động bảo lãnh, làm phát sinh các tranh chấp trong hoạt động bảo lãnh mà không có cơ sở giải quyết thỏa đáng. 1.3.6 Ý thức kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp Các giao dịch bảo lãnh đều phát sinh từ các hợp đồng thương mại. Nếu doanh nghiệp có trình độ sẽ đàm phán và ký kết hợp đồng chặt chẽ, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động bảo lãnh. Bên cạnh đó, ý thức của doanh nghiệp trong việc lựa chọn đối tác tốt, đáng tin cậy cùng sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng có ý nghĩa quyết định. Nếu ý thức kinh doanh của doanh nghiệp kém, không phân biệt được đối tác gian lận, lừa đảo, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng thì cho dù ngân hàng có cố gắng đến mức nào khi phát hành bảo lãnh thì cũng rất khó để hạn chế các nguy cơ gian lận, lừa đảo. 1.3.7 Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, cơ cấu cũng như chất lượng khách hàng, ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng dịch vụ của các NHTM. Môi trường cạnh tranh càng ngày càng gay gắt thì khả năng lôi kéo cũng như giữ chân các khách hàng có chất lượng, có nhu cầu lớn về dịch vụ ngân hàng càng khó khăn hơn. Do vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ mà NHTM cung cấp trong đó có hoạt động bảo lãnh. Ngược lại, môi trường cạnh tranh gay gắt sẽ là sức ép, là động lực để các NHTM nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường sự tác động tích cực từ các nhân tố khác. Ngoài cá các nhân tố kể trên, hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, các chính sách tiền tệ, chính sách kinh tế… Các vấn đề đã trình bày ở trên cho thấy sự cần thiết phải phát triển hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Căn cứ lý luận về bản chất bảo lãnh, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh là cơ sở để thực hiện việc phân tích thực trạng và
  • 28. tìm giải pháp phát triển cho hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm trong các chương tiếp theo.
  • 29. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NHNo&PTNT HÀ NỘI- PHÒNG GIAO DỊCH CHỢ HÔM 2.1 Khái quát về NH No&PTNT chi nhánh Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm 2.1.1 Lịch sử hình thành NHNo&PTNT là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, làm ủy thác các nguồn vốn trung và dài hạn, ngắn hạn của Chính phủ, các tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân trong và ngoài nước, thực hiện tín dụng tài trợ chủ yếu cho nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam là một trong những NHTM lớn nhất trong nước. Kể từ khi thành lập đến nay NHNo&PTNT Việt Nam đã không ngừng trưởng thành vươn lên trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu của toàn hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam. NHNo&PTNT Hà Nội-phòng giao dịch chợ Hôm là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT Hà Nội. NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập theo quyết định số 51QĐ/NH/QĐ ngày 27/06/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nay là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do nhu cầu về sử dụng vốn và các dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế ngày càng tăng, đồng thời nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của mình nên NHNo&PTNT Hà Nội tiếp tục mở rộng mạng lưới của mình bằng cách thành lập các phòng giao dịch mới để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, một trong những phòng giao dịch đó là ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn- phòng giao dịch Chợ Hôm. Khi mới thành lập với tên gọi là NHNo&PTNT chi nhánh chợ Hôm và là ngân hàng cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 170 ngày 12/10/2003 do NHNN cấp. Sau 7 năm đi vào hoạt động, phòng giao dịch đã đi
  • 30. những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện các mặt: Huy động vốn, tăng trưởng đầu tư và phát nâng cao chất lượng tín dụng, các loại hình dịch vụ, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các loại hình khác. Các chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng là: Thứ nhất: thực hiện khai thác và nhận các loại tiền gửi của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Thực hiện các hình thức huy động vốn theo quy định. Thứ hai: Tiến hành cho vay đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế đối với mọi thành phần kinh tế. Thứ ba : Thực hiện các nhiệm vụ khác như: Thanh toán trong nước và ngoài nước, tài trợ ngoại thương, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và tái bảo lãnh, chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính trong phạm vi cả nước và quan hệ mạng swift trên toàn thế giới… 2.1.2 Bộ máy tổ chức Bộ máy tổ chức của ngân hàng được sắp xếp theo mô hình sau: Sơ đồ 2.1: Mô hình bộ máy tổ chức Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm
  • 31. 2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm Gần 6 năm đi vào hoạt động, NHNo&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm đã đóng góp đáng kể vào việc mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng, đồng thời đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quận Hai Bà Trưng. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám đốc, các khối phòng ban của NHNo&PTNT Hà Nội cùng với sự đồng lòng quyết tâm, tinh thần trách nhiệm làm việc của CBCNV chi nhánh, trong những năm qua NHNo&PTNT phòng giao dịch chợ Hôm luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao: về huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác… 2.2.1 Hoạt động huy động vốn Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng, các hình thức huy động vốn cũng ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vốn của ngân hàng. Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm cố gắng đa dạng hóa hình thức huy động vốn của mình như: huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế, huy động từ dân cư… Huy động từ dân cư được tổ chức với nhiều Ban giám đốc Bộ phận ngân quỹ Phòng kế toán Phòng kinh doanh
  • 32. hình thức như gửi tiết kiệm thông thường, các loại tiền gửi với nhiều phương thức trả lãi, nhiều thời hạn. Trong những năm qua, nhiệm vụ của chi nhánh là khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng VND và ngoại tệ. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Hà Nội. Vì thế, nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng đều qua các năm từ 2006 đến 2008 như sau: Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội phòng giao dịch chợ Hôm Đơn vị : triệu đồng STT Chỉ tiêu 31/12/ 2006 31/12/ 2007 Tăng giảm so với năm 2006 31/12/ 2008 Tăng giảm so với năm 2007 I Nguồn vốn 156,747 277,820 121,073 257,986 (19,924) 1 Nội tệ 122,229 216,087 93,855 212,839 (3,248) TG tổ chức kinh tế 28,012 31,600 3,588 29,110 (2,490) TG dân cư 94,094 184,195 90,101 183,350 (845) Ký quỹ 127 292 165 379 87 2 Ngoại tệ 34,518 61,733 27,215 45,147 (16,596) TG tổ chức kinh tế 309 97 (212) 127 30 TG dân cư 33,896 61,043 27,157 44,753 (16,290) Ký quỹ 323 593 270 267 (326)
  • 33. (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008) Từ trên ta có được biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1: Sự gia tăng huy động vốn những năm 2006, 2007, 2008 Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, tổng nguồn qua ba năm có sự chuyển biển mạnh mẽ, tăng rất nhanh từ năm 2006 đến năm 2007 và đến năm 2008 thì giảm, chủ yếu là do sự thay đổi từ huy động đồng nội tệ, huy động từ đồng ngoại tệ có thay đổi nhưng không nhiều. Cụ thể: tổng huy động vốn tăng năm 2007 tăng 121,073 (tương đương với 77.24%), trong đó huy động từ đồng nội tệ đóng góp 77.52% còn huy động từ đồng ngoại tệ chỉ đóng góp 22.48% với con số cụ thể là huy động từ nội tệ tăng 93,855 (tương đương với 76.786%) và huy động từ ngoại tệ tăng 27,215 (tương đương với 78.84%), một con số tăng rất đáng kể. Nhưng đến năm 2008, do những khó khăn chung của nền kinh tế trong cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ mà những con số đó đã quay đầu ngược lại. Tổng huy động vốn năm 2008 giảm so với năm 2007 là 19,924 (tương đương với 7.17%), trong đó huy động từ nội tệ giảm 3,248 (tương đương 1.5%) và huy động từ ngoại tệ giảm 16,596 (tương đương 26.88%), giảm về huy động ngoại tệ mạnh hơn giảm về huy động nội tệ.
  • 34. Từ trên ta có thể rút ra được Biểu đồ 2.2: Cơ cấu huy động vốn Như vậy, trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm chủ yếu là từ tiền gửi dân cư (tiết kiệm), chiếm 81.65%, 88.27%, 88.45% trong tổng nguồn huy động qua các năm 2006, 2007, 2008, trung bình ba năm tiền gửi tiết kiệm chiếm 86.123% trong tổng huy động vốn. Còn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và ký quỹ chiếm phần rất nhỏ, đặc biệt là ký quỹ. Tuy nhiên, có một điểm chung là các nguồn huy động vốn này đều biến động tăng trong năm 2007 và giảm trong năm 2008. Điều đó cũng do nguyên nhân chung của nền kinh tế, các ngân hàng đều làm ăn phát đạt trong 2007 và năm 2008 được đánh dấu là một năm có rất nhiều khó khăn phải đương đầu do những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. 2.2.2 Về hoạt động sử dụng vốn (cho vay) Trong điều kiện của nước ta hiện nay, quy mô tín dụng và đầu tư quyết định quy mô hoạt động của NHTM, hoạt động tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ an toàn vốn đầu tư và là nhân tố quyết định thu nhập của ngân hàng, tạo vị thế và mối quan hệ với khách hàng. Đứng trước điều này, ngân hàng luôn chú trọng đến nghiệp vụ tín dụng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng lành mạnh
  • 35. vững chắc, cung cấp khoản mục tín dụng có chất lượng cao, lựa chọn khách hàng có khả năng và dự án khả thi để cho vay, hạn chế nợ quá hạn, khoản nợ khó đòi tới mức thấp nhất có thể đạt được, tăng thu nhập cho ngân hàng từ nghiệp vụ tín dụng. Trong những năm qua, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm đã luôn chú trọng và đạt được kết quả tốt trong hoạt động tín dụng. Cụ thể như sau:
  • 36. Bảng 2.3: Dư nợ năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 Tăng giảm so với năm 2006 2008 Tăng giảm so với năm 2007 I Dư nợ 55,694 103,761 48,067 113,611 9,850 Ngắn hạn 52,245 101,343 49,098 112,063 10,720 Trung hạn 3,449 2,418 -1,031 1,548 -870 Trong đó - DNNN 1,663 0 -1,663 1,895 1,895 - DN ngoài quốc doanh 48,194 97,347 49,153 96,001 -1,346 - Hộ cá thể, cầm cố, đời sống 5,837 6,414 577 15,715 9,301 II Nợ quá hạn - 226 - 13 -213 (Nguồn: báo cáo tổng hợp năm 2006, 2007, 2008) Từ bảng trên ta có biểu đồ: Biểu đồ 2.3: Dư nợ năm 2006, 2007, 2008 Trên cơ sở tăng trưởng vốn huy động, hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Như ta đã thấy, năm 2007 tăng gần gấp đôi so với năm 2006 (48,067 triệu đồng, tương đương 86.3%) và đến năm 2008, mặc dù nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn phát triển
  • 37. được hoạt động cho vay và đầu tư, doanh số có tăng lên nhưng chững lại, tăng 9,850 triệu đồng và tổng dư nợ ngày 31/12/2008 là 113,611 triệu đồng. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, trung bình ba năm cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 96.7%, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng ít và ngân hàng không có cho vay dài hạn. Ngân hàng cũng thực hiện cho vay phần lớn cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đóng tỷ trọng 86.53%, 93.82% và 84.5% qua các năm 2006, 2007, 2008. Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm có một số khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh quen thuộc như: công ty cổ phần xây dựng Vinashin, công ty Việt Tuấn, công ty Đại Đoàn Kết, công ty TNHH hóa chất Việt Hồng, công ty thương mại và dịch vụ kỹ thuật, công ty TNHH Hoa Hoa, công ty TNHH Sao Nam… Ngân hàng ngày càng chú trọng hơn đến chất lượng tín dụng, luôn cố gắng đảm bảo thu lãi róc, hầu hết các khách hàng vay tại ngâ hàng đều sử dụng tiền vay đúng mục đích, trả gốc và trả lãi như đúng trong hợp đồng tín dụng. Năm 2008 nợ nhóm 1 chiếm 99% trên tổng dư nợ, nợ nhóm 2 là 13 triệu đồng, giảm so với năm 2007 là 214 triệu đồng, tương đương với 94.27% một con số nợ xấu lý tưởng của một NHTM.
  • 38. 2.3 Thực trạng hoạt động bão lãnh tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm 2.3.1 Quy trình bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm Sơ đồ 2.1: Quy trình bảo lãnh Hồ sơ đề nghị bảo lãnh Gửi đến Tổ thẩm định phòng kinh doanh Trình Trưởng phòng kinh doanh Trình Giám đốc NHNo&PTNT Chợ Hôm Đồng ý nếu thuộc thẩm quyền Giám đốc NHNo&PTNT Hà Nội Thư bảo lãnh Từ chối bằng văn bản Phòng kinh doanh Nếu không thuộc thẩm quyền Không đồng ý Không đồng ý Không đồng ý Đồng ý
  • 39. Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm thực hiện quy trình bảo lãnh những quy định của NHNN Việt Nam và theo những định hướng chung của NHNo&PTNT Hà Nội.Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng bao gồm các bước như sau: Bước 1: tiếp nhận hồ sơ đề nghị bảo lãnh Khi khách hàng có nhu cầu về bảo lãnh thì khách hàng phải gửi cho ngân hàng các tài liệu: - Tài liệu về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, thẩm quyền của người đại diện khách hàng gồm: + Đối với pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân: quyết định thành lập, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề (nếu có), giấy phép kinh doanh đối với dự án, phương án sản xuất kinh doanh liên quan đến nghĩa vụ của bảo lãnh (nếu có), điều lệ hoạt động (nếu có), quyết định bổ nhiệm người điều hành. + Đối với hộ kinh doanh cá thể: Đăng ký kinh doanh (trong trường hợp pháp luật có quy định đăng ký kinh doanh); giấy phép hành nghề (nếu có), CMTND, sổ hộ khẩu. + Đối với công ty cổ phần, công ty liên doanh, HTX gồm biên bản hội đồng quản trị về việc ủy quyền cho người ủy đại diện khách hàng ký các hợp đồng liên quan đến việc đề nghị bảo lãnh, thực hiện biện pháp bảo đảm nghĩa vụ của bảo lãnh. - Các tài liệu liên quan đến các nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh, bàn giải trình về tính khả thi, năng lực thực hiện nghĩa vụ của bên đề nghị được bảo lãnh. Đối với bảo lãnh vay vốn nước ngoài thì cần có thêm các văn bản chấp nhận thep quy định của pháp luật về quản lý và trả nợ nước ngoài (nếu có), trong trường hợp cần thiết thì ngân hàng có thể yêu cầu thêm các tài liệu thông tin về bên nhận bảo lãnh. - Tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng và người được nhận bảo lãnh (nếu có) gồm: Bảng cân đối kế
  • 40. toán, báo cáo kết quả kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính của ít nhất hai năm gần nhất (đối với pháp nhân có thể yêu cầu kèm theo cả bảng dự toán lưu chuyển tiền tệ). - Hồ sơ về tài sản đảm bảo nghĩa vụ được bảo lãnh kèm theo các tài liệu chứng minh tính hợp pháp và giá trị kịp thời của tài sản đảm bảo đó. Khi hồ sơ được gửi tới phòng kinh doanh, nếu tổ thẩm định mà thấy thiếu những thứ cần thiết thì sẽ từ chối mở bảo lãnh bằng văn bản tới khách hàng do không đủ yêu cầu. Bước 2: thẩm định và ra quyết định bảo lãnh Tổ thẩm định phòng kinh doanh sẽ: + Thu thập thông tin của khách hàng đề nghị bảo lãnh và nghĩa vụ đề nghị bảo lãnh + Thẩm định tính hợp lệ các tài liệu mà khách hàng cung cấp. + Phân tích tính khả thi của nghĩa vụ được bảo lãnh, khả năng trả nợ của phương án vay vốn trong trường hợp bảo lãnh vay vốn. + Thẩm định năng lực tài chính qua các báo cáo tài chính. + Kiểm tra và phân tích các biện pháp bảo đảm cho khoản bảo lãnh, giá trị và khả năng xử lý tài sản bảo đảm. -> Sau khi thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định có ý kiến đề nghị bảo lãnh hay không cấp bảo lãnh và chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trên tờ trình. Sau đó trình lên trưởng phòng kinh doanh. Sau khi thẩm định lại toàn bộ hồ sơ đề nghị và tờ trình của nhân viên, ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình và thực hiện cấp hay không cấp bảo lãnh đệ trình lên ban giám đốc ngân hàng quyết định. Giám đốc hoặc người được uỷ quyền hợp pháp của ngân hàng xem xét tờ trình thẩm định và đề nghị giải quyết bảo lãnh của phòng kinh doanh rồi đưa ra quyết định. Đối với những món vượt quá phạm vi được uỷ quyền, giám đốc hoặc người được uỷ quyền lập tờ trình kèm theo biên bản họp Hội đồng tín dụng
  • 41. (nếu có) ghi rõ ý kiến của ngân hàng, ký tên đóng dấu và chuyển toàn bộ hồ sơ trình NHNo&PTNT Hà Nội xem xét và giải quyết. Nếu không đồng ý thì từ chối bằng văn bản. Còn nếu đồng ý thì chuyển xuống phòng kinh doanh của ngân hàng, cán bộ tín dụng phòng kinh doanh sẽ thông báo cho khách hàng biết về quyết định bảo lãnh hay không bảo lãnh Nếu đồng ý thì phòng kinh doanh sẽ mở thư bảo lãnh. Bước 3: Thực hiện bảo lãnh + Khi có quyết định thực hiện bảo lãnh, cán bộ tín dụng phòng kinh doanh soạn thảo cam kết bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng đảm bảo cho bảo lãnh. + Yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện những biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh như thế chấp, cầm cố, ký quỹ... + Chuyển một bản cam kết bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh hoặc cho khách hàng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo lãnh, giao một bộ hồ sơ bảo lãnh cho bộ phận kế toán sau khi cam kết bảo lãnh được ký kết. Bước 4: Xử lý sau bảo lãnh + Cán bộ tín dụng theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh theo đúng hợp đồng liên quan và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết. + Thu phí bảo lãnh:  Mở sổ theo dõi thu phí bảo lãnh theo thời hạn được quy định trong hợp đồng.  Kế toán tự động lập chứng từ trích tài khoản tiền gửi của đơn vị để thu phí nếu đơn vị không tự động trả và không được gia hạn. Trường hợp đơn vị có TKTG tại Ngân hàng khác, chi nhánh lập UNT gửi Ngân hàng ấy để thu phí. + Hạch toán giảm số chi bảo lãnh. + Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bên được bảo lãnh: Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh sẽ thông báo cho khách hàng kèm theo các tài liệu có liên quan yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà Ngân hàng đã trả thay. Sau 15 ngày từ ngày thông báo, nếu khách hàng chưa trả hoặc chưa có văn
  • 42. bản xác nhận nợ thì Ngân hàng hạch toán ghi nợ cho khách hàng. Khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm đang áp dụng nhưng không vượt quá 100% lãi suất của khoản vay được bảo lãnh (bảo lãnh vay vốn) hoặc không quá 150% lãi suất cho vay ngắn hạn kể từ ngày thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Ngân hàng có quyền trích tài khoản của khách hàng (nếu thoả thuận); phát mại tài sản... Bước 5: Kết thúc bảo lãnh Khi mà hợp đồng bảo lãnh hết hiệu lực thì: + Cán bộ tín dụng lưu hồ sơ bảo lãnh, các biên bản kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh và các tài liệu khác có liên quan. + Kế toán lưu bản chính hợp đồng bảo lãnh, cam kết bảo lãnh hoặc xác nhận bảo lãnh... + Hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh... được lưu giữ tại kho theo qui định lưu giữ chứng từ có giá. 2.3.2 Tình hình hoạt động bão lãnh tại NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm Hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định và đóng góp cho ngân hàng không ít những thành quả. Mặc dù vậy nhưng ngân hàng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của mình để biến hoạt động bảo lãnh trở thành một công cụ linh hoạt trong việc đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Chúng ta sẽ xem xét hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng qua các số liệu sau:
  • 43. 2.3.2.1 Cơ cấu theo đối tượng bảo lãnh Bảng 2.4 Doanh số bảo lãnh theo đối tượng bảo lãnh Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Doanh số 7,277 100% 10,179 100% 11,618 100% 2 Bảo lãnh THHĐ 2,595 36.66% 4,235 41.60% 4,834 41.61% 3 Bảo lãnh dự thầu 3,640 50.02% 3,890 38.22% 4,265 36.71% 4 Bảo lãnh khác 1,042 13.32% 2,054 20.18% 2,519 21.68% (Nguồn: phòng kinh doanh) Chú thích: Bảo lãnh THHĐ: bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Biểu đồ 2.4: Doanh số bảo lãnh theo đối tượng bảo lãnh Như vậy ta có thể thấy rằng doanh số của bảo lãnh liên tục tăng qua ba năm với mức tăng tương đối lớn: Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2,902 triệu đồng (sắp sỉ 40%), và năm 2008 doanh số đã đạt 11,618 triệu đồng, tăng so với năm 2007 là 1,439 (tương đương 14.14%). Năm 2007 là một năm phát triển khá rực rỡ của hoạt động bão lãnh tại NHNo&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ
  • 44. Hôm. Đến năm 2008 mặc dù tình hình kinh tế có nhiều khó khăn nhưng ngân hàng vẫn tiếp tục tăng được doanh thu bão lãnh, đặc biệt là bão lãnh thực hiện hợp đồng. Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy rằng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng là những loại bảo lãnh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số hoạt động bảo lãnh, đặc biệt là bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Do khách hàng chủ yếu của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm là các công ty, tổng công ty xây lắp nên loại bảo lãnh này thường xuyên được sử dụng. Trong đó: - Bảo lãnh dự thầu: Năm 2006 bảo lãnh dự thầu đạt doanh số là 3.640 triệu đồng thì năm 2007 doanh số là 3,890 triệu đồng tăng 250 triệu đồng (6.68%) so với năm 2006. Doanh số năm 2008 là 4,265 triệu đồng tăng 375 triệu đồng (tăng 9.65%) so với năm 2007. Điều này cho thấy khách hàng sử dụng loại hình bảo lãnh này ngày càng nhiều, ngày càng tin tưởng vào chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Thời gian để thực hiện hợp đồng thường dài nên độ rủi ro của loại hình bảo lãnh này thường lớn hơn. Đối với Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm loại hình này khá thông dụng và chiếm doanh số lớn nhất trong tổng doanh số bảo lãnh tại ngân hàng. Cụ thể năm 2006 doanh số là 2,595 triệu đồng (chiếm tỷ 36.66%), đến năm 2007 doanh số là 4,235 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 41.60% trong tổng doanh số bảo lãnh, tăng 1,640 triệu đồng (tương ứng 63.20%) so với năm 2006. Năm 2008, doanh số này tăng so với năm 2007 là 599 triệu đồng (tương ứng tăng 14.14%). Có thể nói đây là loại bảo lãnh phát sinh thường xuyên và có rất nhiều tiềm năng phát triển. Do vây ngân hàng cần chú trọng khai thác và phát triển loại hình này hơn nữa.
  • 45. 2.3.2.2 Cơ cấu theo đối tượng thụ hưởng Bảng 2.5: doanh số hoạt động bảo lãnh theo đối tượng bảo lãnh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Bảo lãnh trong nước Bảo lãnh nước ngoài Tổng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 2006 6,102 83.85% 1,175 16.15% 7,277 2007 7,650 75.16% 2529 24.84% 10,179 2008 9,240 79.53% 2,378 20.47% 11,618 (Nguồn: phòng kinh doanh) Qua bảng số liệu trên ta thấy hoạt động bảo lãnh của ngân hàng chủ yếu là phát triển trong nước. Trong ba năm qua khi nền kinh tế mở thì hoạt động bảo lãnh nước ngoài cũng phát triển nhưng chưa đáng kể, những con số tăng hàng năm còn nhỏ giọt, chủ yếu là từ phát hành L/C và thanh toán L/C. Bảo lãnh trong nước vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số bảo lãnh, trung bình ba năm bảo lãnh trong nước chiếm 79.51%, còn bảo lãnh nước ngoài chỉ chiếm 20.48%. 2.3.2.3 Cơ cấu theo đối tượng được bảo lãnh Bảng 2.6: Doanh số hoạt động bảo lãnh theo đối tượng được bảo lãnh Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh nghiệp quốc doanh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng 2006 7,123 97.89% 154 2.11% 2007 9,734 95.63% 445 4.37% 2008 11,399 98.12% 219 1.88% (Nguồn: phòng kinh doanh) Khách hàng của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, ngoài ra còn có một số doanh
  • 46. nghiệp ngoài quốc doanh. Số lượng khách hàng, số món bảo lãnh và doanh số bảo lãnh của doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã liên tục tăng trong ba năm qua. Điều này chứng tỏ Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm đã thu hút được ngày càng nhiều khách hàng và tin tưởng vào hoạt động của Ngân hàng. Doanh số bảo lãnh qua các năm đối với doanh nghiệp quốc doanh luôn chiếm tỷ lệ cao. Đây là một tình trạng chung của hầu hết các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, doanh số bảo lãnh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đã tăng nhanh trong năm 2007, và chiếm tỷ trọng là 4.37%. Đến năm 2008, do điều kiện khách quan là nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt ảnh hưởng đến những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, đã không ít những doanh nghiệp này đứng trước bờ vực phá sản hay thiếu thốn về vốn để hoạt động kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực XNK. Điều đó khiến cho doanh số bảo lãnh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại giảm mạnh. Tỷ trọng bảo lãnh doanh nghiệp quốc doanh lớn hơn doanh nghiệp ngoài quốc doanh không phải là do doanh nghiệp ngoài quốc doanh không có nhu cầu mà là do họ sẽ thoả mãn đủ các điều kiện cho nghĩa vụ được bảo lãnh (ký quỹ, các giấy tờ cần thiết cho tài sản thế chấp...). Hơn nữa các điều kiện để bảo lãnh cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng khắt khe hơn so doanh nghiệp Nhà nước. Tuy vậy trong thời gian gần đây, Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm vẫn tiếp tục xác định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp quốc doanh nhưng sẵn sàng hỗ trợ cho mọi thành phần kinh tế phát triển, bằng việc mở rộng bảo lãnh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với các điều kiện bảo lãnh thông thoáng hơn góp phần thúc đẩy sự phát triển đồng bộ, cân đối của nền kinh tế. 2.4 Đánh giá kết quả 2.4.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân a) Kết quả đạt được
  • 47. - Hoạt động bảo lãnh không ngừng tăng trưởng, an toàn và hiệu quả Từ những năm đi vào hoạt động, mặc dù còn khiêm tốn so với tổng doanh số của ngân hàng nhưng hoạt động bảo lãnh đã có sự phát triển liên tục trong ba năm gần đây. Bảo lãnh thực hiện dự án, bảo lãnh dự thầu và các loại hình bảo lãnh khác đều tăng trưởng cả về số món lẫn doanh số. Trong ba năm gần đây, hoạt động bảo lãnh không có trường hợp xảy ra rủi ro, không phát sinh những tranh chấp giữa ngân hàng và người đề nghị phát hành hay với người thụ hưởng. Chính vì vậy, trong ba năm gần đây tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm cũng không phát sinh dư nợ trả thay bảo lãnh. - Gia tăng thu nhập cho ngân hàng Bảng 2.7: Thu phí từ dịch vụ năm 2006, 2007, 2008 Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2006 2007 Tăng giảm so với năm 2006 Năm 2008 Tăng giảm so với năm 2007 1 Thu từ dịch vụ khác 986 3,127 2,141 5,627 2500 2 Thu từ bảo lãnh 54 539 485 1,112 180 3 Tổng thu dịch vụ 1040 3666 2626 5,739 2680 (Nguồn: phòng kinh doanh) Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động bảo lãnh, số phí bảo lãnh thu được cũng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu từ các loại hình dịch vụ. Trung bình qua ba năm, thu phí từ hoạt động bảo lãnh chiếm 14.84% trong tổng thu từ dịch vụ. Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng thu phí bảo lãnh năm 2006, 2007, 2008
  • 48. Như trên ta thấy tỷ trọng thu phí từ hoạt động bảo lãnh trong tổng thu từ dịch vụ liên tục tăng trong ba năm qua và nó đóp góp một phần không nhỏ vào thu nhập của ngân hàng. - Hoạt động bảo lãnh góp phần đa dạng hóa các dịch vụ của ngân hàng và thúc đẩy sự phát triển của những dịch vụ khác Hoạt động bảo lãnh cần rất nhiều đến dịch vụ khác của ngân hàng như hoạt động tín dụng, hoạt động thanh toán XNK trong bảo lãnh L/C… Việc cung cấp hiệu quả dịch vụ bảo lãnh tạo sự tin tưởng của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ có liên quan. - Hoạt động đang góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng cũng như với các ngân hàng đối tác. Việc đảm bảo trong công tác phát hành, xác thực bảo lãnh, thái độ phục vụ tận tình và nhanh chóng đã tạo niềm tin của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm nói chung và chất lượng của hoạt động bảo lãnh nói riêng. Điều này được thể hiện rõ bằng số lượng bảo lãnh tăng trưởng qua các năm liên tục. Đối với các ngân hàng đối tác như ngân hàng thông báo bảo lãnh, ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng cũng có sự cộng tác tích cực. Trong vai trò thông báo bảo lãnh, ngân hàng luôn có thông báo kịp thời cho ngân hàng phát hành trong trường hợp không tìm được hay khó xác định người thụ hưởng. Khi là ngân hàng phát hành, ngân hàng luôn tích cực phối hợp với ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để điều chỉnh bảo lãnh phù hợp với thỏa thuận của khách hàng trong giới hạn đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
  • 49. - Hoạt động bảo lãnh đã từng bước được hiện đại hóa về mặt kỹ thuật công nghệ Những năm trước đây, toàn bộ các bảo lãnh do ngân hàng phát hành được theo dõi thủ công bằng hồ sơ giấy tờ và hạch toán tay vào hệ thống kế toán. Nhưng hiện nay, cùng với việc triển khai dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, toàn bộ các giao dịch bảo lãnh được thực hiện và lưu giữ trên máy tính. Hệ thống này được kết nối với các hệ thống quản lý tín dụng, kế toán. Vì vậy việc hạch toán được thực hiện tự động, hạn mức đã sử dụng của khách hàng được cập nhật theo từng giao dịch, đảm bảo chính xác trong việc hạch toán số liệu, cung cấp chính xác hơn số liệu báo cáo cũng như dễ dàng trong việc kiểm tra mức ký quỹ bảo lãnh và hạn mức tín dụng khách hàng. b) Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan: - Do chủ trương thực hiện đường lối chính sách kinh tế mở của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thúc đẩy thương mại và tín dụng phát triển mà khi đó việc không thể trảnh khỏi là các rủi ro cũng tăng cao hơn do đó nhu cầu bảo lãnh của các chủ thể trong nền kinh tế nhiều hơn. Do chủ trương hội nhập, nên hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh mẽ, vì vậy hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng và phát triển. - Bên cạnh đó, những thành qua bảo lãnh mà ngân hàng đạt được là do được sự quan tâm chủ đạo giúp đỡ của ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam, Ban lãnh đạo và các phòng ban của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng của Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm * Nguyên nhân chủ quan: - Do sự cố gắng nỗ lực của toàn thể nhân viên ngân hàng nói chung cũng như của các nhân viên trong phòng kinh doanh nói riêng. - Ngân hàng đã luôn quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của
  • 50. NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT chi nhánh Hà Nội, vận dụng chính xác những quy chế về bảo lãnh. Đồng thời ngân hàng đã luôn biết cách khai thác triệt để các khách hàng trên địa bàn hoạt động của mình. - Do những sự cố gắng nỗ lực của cán bộ tín dụng mà khách hàng ngày một tin tưởng ở ngân hàng, chính vì vậy mà doanh thu từ hoạt động bảo lãnh liên tục tăng qua các năm. 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thành công đã đạt được thì hoạt động bão lãnh tại Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm còn một số hạn chế cần phải khắc phục để nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Cụ thể như sau: a) Hạn chế: - Quy trình bảo lãnh còn rườm rà Ngân hàng còn chưa có quy trình bảo lãnh phù hợp thực tế. Việc thực hiện bảo lãnh chưa nhất quán đặc biệt giữa chi nhánh cấp trên và ngân hàng. Tuy rằng quy chế được ban hành theo toàn ngành, các chi nhánh phải tuân theo những áp dụng nhu thế nào cho linh hoạt hiệu quả lại là vấn đề khó khăn. Thực tế hiện nay do những vướng mắc trong quy định khiến bảo lãnh phải qua nhiều khâu trình ký, quá trình xét duyệt kéo dài làm lỡ hợp đồng làm ăn của khách hàng. - Các loại hình bảo lãnh còn mất cân đối, chưa được đa dạng Trong ngân hàng thực hiện chủ yếu là bảo lãnh THHĐ và bảo lãnh dự thầu. Còn các loại hình bảo lãnh khác như bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán… còn chưa phổ biến trong khi đó những hình thức bảo lãnh này có thể đặt ngân hàng vào tình trạng rủi ro nhiều hơn do giá trị hợp đồng lớn và hợp đồng này thường kéo dài. Các hình thức như bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh chất lượng sản phẩm... mặc dù đã được ngân hàng chú ý phát triển nhưng vẫn còn chưa nhiều (tỷ trọng các loại bảo lãnh khác chỉ chiếm trung bình 18.40% trong 3 năm qua).
  • 51. Số lượng khách hàng xin mở bảo lãnh có tăng nhưng không đồng đều giữa doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (bảo lãnh doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chiếm trung bình 2.89% trong ba năm vừa qua). Nếu có thể đơn giản hoá thủ tục, điều kiện bảo lãnh đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đánh giá được khả năng phát triển hiện tại cũng như tương lai của doanh nghiệp thông qua việc thẩm định chính xác về các nguồn lực và xu hướng phát triển của họ thì ngân hàng có thể thực hiện được các hợp đồng bảo lãnh đối với các ngân hàng này để có được thu nhập cao hơn hoạt động bảo lãnh. Hay ngay cả tỷ trọng bảo lãnh trong nước và bảo lãnh nước ngoài vẫn còn chênh lệch khá lớn (bảo lãnh trong nước chiếm tỷ trọng trung bình trong ba năm gần đây là 79.51%, trong khi đó bảo lãnh nước ngoài chỉ chiếm trung bình 20.49% trong ba năm qua). Ngày nay, trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, ngân hàng cần chú trọng nhiều hơn nữa đến bảo lãnh nước ngoài. - Mạng lưới kinh doanh và quy mô hoạt động của Ngân hàng còn hẹp Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm thường chỉ thực hiện bảo lãnh đối với những đơn vị nằm trên địa bàn của khu vực mình, mặc dù có mở rộng ra bên ngoài nhưng chưa sâu sát và còn ít, chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của NHNo&PTNT Việt Nam giao, đặc biệt địa bàn như quận Hoàn Kiếm. b) Nguyên nhân: * Nguyên nhân khách quan: - Là một ngân hàng nhỏ, nằm trong khu vực có rất nhiều ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, có nhiều kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực bảo lãnh nên ngân hàng phải cạnh tranh rất khắc nghiệt. - Mọi hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt và chịu sự điều chỉnh của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội nên đôi khi các quy chế, các thủ tục có phần cứng nhắc, kém linh hoạt và còn rườm rà.
  • 52. - Trong năm 2008 vừa qua là năm đánh dấu có nhiều khó khăn cho các NHTM ở Việt Nam. Và hoạt động bảo lãnh cũng chịu sự ảnh hưởng không kém cho nên doanh thu và số khách hàng có tăng nhưng không bằng năm 2007. - Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp không đủ vốn để sản xuất kinh doanh mà kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chiếm dụng, vốn đi vay khác. Thậm chí một số dự án mới được duyệt, doanh nghiệp mới được thành lập thì vốn vay và vốn bảo lãnh của ngân hàng chiếm gần như 100%. Số các doanh nghiệp muốn xin bảo lãnh thì lớn, nhưng số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khả thi thì ít, đó là một áp lực lớn đối với ngân hàng khi thẩm định để bảo lãnh không có hoặc không đủ các điều kiện đảm bảo an toàn bảo lãnh, không có tài sản thế chấp. - Có rất nhiều các văn bản do NHNN và các NHNo&PTNT Việt Nam quy định về nghiệp vụ bảo lãnh nhưng mà vẫn không đầy đủ, đồng bộ và hay thay đổi làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nếu mà ngân hàng thực hiện đúng quy trình và quy định đó thì hầu hết các doanh nghiệp đều không có đủ điều kiện để được hưởng dịch vụ bảo lãnh hay có đủ điều kiện rồi thì thủ tục còn nhiều phức tạp, nhiều trường hợp dẫn đến chậm chễ làm mất cơ hội làm ăn của khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó mà mặc dù nhu cầu của các doanh nghiệp thì nhiều mà Ngân hàng No&PTNT Hà Nội- phòng giao dịch chợ Hôm vẫn khó có thể thoả mãn đầy đủ nhu cầu đó. - Trình độ khoa học công nghệ còn đáp ứng yêu cầu của hoạt động bảo lãnh. Mặc dù đã cải tiến công nghệ ngân hàng, tuy nhiên công nghệ áp cho hoạt động bảo lãnh ngân hàng cần phải phát triển cao hơn nữa. Các phần mềm sử dụng nên đưa tiếng Việt vào để dễ sử dụng cho những khách hàng trong nước cũng như những cán bộ đã có tuổi, trình độ ngoại ngữ còn chưa cao. b) Nguyên nhân chủ quan: - Vốn tự có của ngân hàng còn nhỏ, trong khi đó thì điều kiện bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 10% vốn tư có. Do đó mà khi các tổng công ty lớn có nhu cầu đầu tư cho những công trình trọng điểm của nền kinh tế thì ngân hàng không thể một mình đáp ứng nhu cầu bảo lãnh.