SlideShare a Scribd company logo
1 of 73
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
LỜI MỞ ĐẦU
Lĩnh vực xây lắp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, quan trọng
và cũng rất phức tạp đòi hỏi phải được cung cấp nhiều thông tin. Trong số
những nguồn thông tin đó, thông tin kế toán có vai trò không nhỏ. Tuy
nhiên, những thông tin cung cấp qua các báo cáo kế toán, nhất là các báo
cáo tài chính muốn đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp
và của các đối tượng quan tâm thì cần phải được tiến hành phân tích. Chính
vì vậy, các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xây lắp đều cần tổ chức công tác phân tích để có thể đánh giá đúng đắn thực
trạng tình hình tài chính của doang nghiệp và đưa ra các quyết định hợp lý.
Do đó, kế toán ngoài việc theo dõi, thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin
thì còn có một hoạt động quan trọng nữa là phân tích tình hình tài chính tại
doanh nghiệp. Đây là cơ sở để xây dựng các chính sách và ra quyết định, là
nội dung được rất nhiều đối tượng quan tâm không chỉ trong nội bộ doanh
nghiệp.
Vì thế, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực tập tại Công ty Cổ
phần xây dựng số 1 Hà Nội, được các cô chú anh chị Phòng Tài chính kế
toán tạo điều kiện giúp đỡ cũng như được sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang, em đã chọn đề tài của
chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Hoàn thiện phân tích tình hình tài
chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội”.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề thực tập tốt
nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ
phần xây dựng số 1 Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ
phần xây dựng số 1 Hà Nội
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số
1 Hà Nội
Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Công ty”)
có bề dày lịch sử và truyền thống. Công ty được thành lập trên cơ sở tiền
thân là Công ty Kiến trúc Hà Nội.
Ngày 5/8/1958, Bộ Kiến trúc (tức Bộ Xây dựng ngày nay) ra Quyết
định 117 chính thức thành lập thêm một doanh nghiệp nhà nước với mục
đích góp phần hỗ trợ cho nền kinh tế đất nước. Doanh nghiệp mới được
thành lập lấy tên là Công ty Kiến trúc Hà Nội, trực thuộc Tổng Công ty Xây
dựng Hà Nội.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động và theo dòng lịch sử đất nước,
Công ty đã có nhiều lần đổi tên gắn với các giai đoạn khác nhau.
Giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1960, Công ty lấy tên là Công ty
Kiến trúc Hà Nội. Nhưng từ năm 1960 đến năm 1977, Công ty đổi tên là
Công ty Kiến trúc Khu Nam. Đến sau năm 1977, Công ty một lần nữa đổi
tên là Công ty xây dựng số 1, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, Bộ
Xây dựng. Nhưng trước tình hình biến động của nền kinh tế cũng như theo
định hướng chủ trương tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp của Nhà
nước nên ngày 23/9/2005, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã kí quyết định chuyển
Công ty xây dựng số 1 thành công ty cổ phần. Đến ngày 16/11/2005, Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, chính thức chuyển đổi Công ty thành công ty cổ phần. Và như vậy,
kể từ sau tháng 11/2005, Công ty tham gia các hoạt động kinh tế với tư cách
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
là công ty cổ phần và có tên gọi chính thức là: Công ty Cổ phần xây dựng số
1 Hà Nội, trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng.
Trên cơ sở đó, có thể tóm lược vài nét về Công ty như sau:
- Tên công ty: Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
- Tên giao dịch: Hanoi Construction Joint Stock Company No.1
- Tên viết tắt: HACC1
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 59, phố Quang Trung, phường Nguyễn Du, Quận
Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
- Mã số thuế: 0100105782
- Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần
Bảng 1-1
Danh sách cổ đông sáng lập
Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty
- Vốn điều lệ: 35.000.000.000 (Ba mươi lăm tỷ đồng VN)
Kể từ khi thành lập đến khi chuyển đổi thành công ty cổ phần và cho
đến nay, Công ty đã trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, có
nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và ổn định đất nước trong các giai
đoạn. Công ty đã tham gia thi công và thi công thành công nhiều dự án lớn,
nhiều công trình trọng điểm có ý nghĩa lịch sử và kinh tế. Có thể kể đến một
số công trình như: nhà máy Cao su Sao Vàng, Xà phòng, Thuốc lá Thăng
Long, nhà máy dệt 8-3, xây dựng Đại học Bách Khoa, Đại học Thuỷ lợi,
bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện nhi Thụy Điển, khách sạn Hoà Bình, Cung
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
Số TT Tên cổ đông Số cổ phần
1 TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI
Người trực tiếp quản lý vốn:
BÙI XUÂN DŨNG
TRẦN XUÂN LÂN
NGUYỄN GIA DŨNG
1.855.670
2 53 CỔ ĐÔNG KHÁC 1.746.500
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
văn hoá lao động hữu nghị Việt Xô, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Cung thể
thao Tổng hợp Quần ngựa…
Từ những nỗ lực và kết quả đạt được trong nhiều năm qua, Công ty
được Đảng và Nhà nước khen thưởng: Huân chương độc lập hạng Hai,
Huân chương độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân
chương Lao động hạng Hai, Huân chương Lao động hạng Ba.
Không những thế, khi xem xét đánh giá về sự phát triển của Công ty
trên góc độ tài chính, có thể thấy dù mới chuyển đổi hình thức sở hữu nhưng
Công ty vẫn cố gắng duy trì, ổn định và phát huy hiệu quả cũng như lành
mạnh hóa tình hình tài chính. Điều đó được thể hiện qua việc xem xét, phân
tích một số chỉ tiêu tài chính sau:
Bảng 1-2
Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
lệ
1. Vốn chủ sở hữu 59.546.724.498 60.845.760.397 +1.299.035.899 +2,2
2. Doanh thu 542.751.060.357 581.302.964.260 +38.551.903.903 +7,1
3. Lợi nhuận sau
thuế
9.549.678.506 9.806.639.799 +256.961.293 +2,7
4. Thuế nộp ngân
sách
26.987.656.274 29.222.770.965 +2.235.114.691 +8,3
5. Thu nhập bình
quân đầu người
1.800.000 1.950.000 +150.000 +8,3
Nguồn: Các báo cáo tài chính của Công ty năm 2007, năm 2008
Theo số liệu của bảng chỉ tiêu, điều đầu tiên thấy rõ nhất là các chỉ
tiêu đều có xu hướng tăng, có nghĩa là các chỉ tiêu trong năm 2008 đều lớn
hơn so với năm 2007.
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Trước hết, Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2008 so với năm 2007
tăng 2,2% chứng tỏ Công ty đang tăng dần khả năng chủ động về tài chính.
Hơn nữa, doanh thu năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 là 7,1% dẫn đến
lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 2,7%. Tuy nhiên tốc
độ tăng của lợi nhuận sau thuế không cao như tốc độ tăng của doanh thu.
Dầu vậy đây vẫn là dấu hiệu tích cực đối với tình hình tài chính của Công
ty, đặc biệt khi liên hệ với tình hình kinh tế thế giới cũng như tình hình kinh
tế Việt Nam năm 2008 thì khả năng Công ty vẫn đảm bảo duy trì được mức
lợi nhuận như vậy đã cho thấy Công ty có nhiều cố gắng và nỗ lực.
Mặt khác, thuế nộp ngân sách của Công ty năm 2008 so với năm 2007
tăng lên khá nhiều (+8,3%) cho thấy Công ty không những thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ thuế với Nhà nước mà còn gia tăng mức thuế nộp, đóng góp cho
Ngân sách. Nhưng mức tăng của chỉ tiêu này khá cao so với mức tăng của
lợi nhuận sau thuế và doanh thu nên khi tìm hiểu chi tiết thì thấy nguyên
nhân chủ yếu là do Công ty bắt đầu thực hiện thêm nghĩa vụ nộp thuế thu
nhập doanh nghiệp sau hai năm được miễn thuế kể từ khi chuyển đổi sang
hình thức công ty cổ phần.
Sau nữa, cùng với biến động tăng của doanh thu và lợi nhuận sau
thuế, mức thu nhập bình quân đầu người tại Công ty cũng có xu hướng tăng.
Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.800.000 đồng thì đến năm
2008, chỉ tiêu này đã là 1.950.000 đồng, tăng 150.000 đồng (+8,3%). Điều
này chứng tỏ Công ty không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú ý đến
chính sách nhân lực, chính sách cải thiện đời sống người lao động. Mặc dù
mức tăng của chỉ tiêu này không đáng kể so với tỷ lệ lạm phát kinh tế năm
2008 nhưng phần nào cho thấy được chiến lược phát triển dài hạn của Công
ty, đặc biệt là trong vấn đề nâng cao đời sống người lao động, một nguồn
lực chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
Qua đánh giá một số chỉ tiêu tài chính và xu hướng biến động của các
chỉ tiêu này, ta thấy Công ty đã có những tác động tích cực, nhằm lành mạnh
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
hóa tình hình tài chính so với tình trạng lúc mới đầu cổ phần hóa. Chính vì
thế, dù tình hình kinh tế trong năm qua có nhiều biến động tiêu cực nhưng
Công ty vẫn có thể đứng vững, duy trì và có những bước phát triển nhỏ
trong vấn đề tài chính.
1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà
Nội
Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội tổ chức bộ máy quản lý theo
mô hình trực tuyến - chức năng. Do đó, bộ máy hoạt động của Công ty gồm:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc,
các phòng ban và các đơn vị chi nhánh. Với mục đích quản lý hoạt động
hiệu quả nên mỗi bộ phận có nhiêm vụ, chức năng hoạt động khác nhau và
hỗ trợ nhau.
- Đại hội đồng cổ đông: cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, do
đó sẽ quyết định những định hướng phát triển Công ty, những vấn đề
liên quan đến cổ phần, thông qua các báo cáo tài chính... Bên cạnh đó
còn có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của
Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát.
- Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý cao nhất của Công ty. Các thành
viên được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm và chịu sự
kiểm soát của Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công
ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của
Công ty.
- Ban Kiểm soát: Công ty có trên 11 cổ đông nên phải thành lập Ban
Kiểm soát. Các thành viên trong Ban Kiểm soát là cổ đông của Công
ty và được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm theo dõi,
kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan trong Công ty.
- Tổng Giám đốc: điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến
hoạt động hàng ngày của Công ty, có trách nhiệm tổ chức thực hiện
các quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện các phương án đầu tư
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
kinh doanh, tổ chức cán bộ phòng ban và cũng là người đại diện về
mặt pháp lý của Công ty.
Sơ đồ 1-1
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Nguồn: Tài liệu từ Phòng Tổ chức lao động hành chính
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
7
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM
SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH KẾ
TOÁN
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT THI
CÔNG - AN
TOÀN LAO
ĐỘNG
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ DỰ ÁN
PHÒNG
TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG
KỸ THUẬT
THI CÔNG
BAN AN
TOÀN
PHÒNG
TỔ CHỨC LAO
ĐỘNG HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ
PHÒNG
KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
XNXD SỐ 101 XNXD SỐ 103
XNXD SỐ 115CÁC CHI
NHÁNH KHÁC
CÁC ĐỘI XD
TRỰC THUỘC
XNXD SỐ 108
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
- Phó Tổng Giám đốc Tài chính kế toán: tham mưu cho Tổng Giám
đốc về vấn đề tài chính kế toán của Công ty, theo dõi giám sát tình
hình tài chính cũng như công tác kế toán của Công ty.
- Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật thi công-An toàn lao động: theo dõi
giám sát thi công về kỹ thuật và về an toàn lao động từ đó hỗ trợ tham
mưu cho Tổng Giám đốc.
- Phó Tổng Giám đốc Kinh tế thị trường: theo dõi, nghiên cứu tìm
hiểu cũng như tìm kiếm thị trường để tham mưu cho các quyết định
của Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược.
- Phó Tổng Giám đốc Kế hoạch đầu tư dự án: xây dựng, hoạch định
các kế hoạch đầu tư, tham mưu giúp Tổng Giám đốc ra quyết định
đầu tư, lựa chọn phương án đầu tư đúng đắn…
- Phòng Tài chính kế toán: chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về
những vấn đề liên quan đến tài chính kế toán, phân tích đánh giá tình
hình tài chính của Công ty, ghi chép mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty để tổng hợp và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính
xác, xây dựng và tổ chức công tác kế toán tại Công ty phù hợp với
chế độ hiện hành và thực trạng Công ty.
- Phòng Kỹ thuật thi công-Ban an toàn: thiết kế, thực hiện và giám
sát theo dõi tiến độ thi công về mặt kỹ thuật, an toàn lao động, cập
nhật và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới,
phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng và độ an
toàn.
- Phòng Tổ chức lao động hành chính: xây dựng các phương án, mô
hình tổ chức sản xuất, công tác quản lý cán bộ, thiết kế các thủ tục
hành chính vận hành trong Công ty cách hợp lý, tham mưu cho Ban
Giám đốc về nhân sự và quản lý hành chính.
- Phòng Kế hoạch đầu tư: tham mưu các vấn đề liên quan đến đầu tư
cho Ban Giám đốc đồng thời xây dựng, hoạch định các kế hoạch và
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
tiến trình đầu tư, theo dõi giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch của các
bộ phận trong Công ty.
- Phòng Kinh tế thị trường: có nhiệm vụ theo dõi, tìm kiếm thị trường
cũng như tìm hiểu thị trường, nhất là thị trường xây dựng, tiếp thị giới
thiệu về Công ty với các nhà đầu tư, trên cơ sở đó hỗ trợ cho các
quyết định đầu tư của Ban Giám đốc.
- Các chi nhánh Công ty: phần lớn là các đơn vị phụ thuộc có cơ cấu
tổ chức khá đơn giản gồm: Giám đốc chi nhánh hay chủ nhiệm công
trình, cán bộ kinh tế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ kiểm tra chất lượng cùng
với tổ đội xây dựng. Các chi nhánh sẽ theo dõi, giám sát việc tổ chức
thi công phát sinh tại chi nhánh và báo cáo kịp thời tiến độ thi công
(về kỹ thuật và kinh tế) lên các phòng ban Công ty.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây
dựng số 1 Hà Nội
Theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, Công ty hoạt động kinh
doanh trên các ngành nghề lĩnh vực sau:
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu,
đường, sân bay, bến cảng), thuỷ lợi (đe, đập, kênh, mương), bưu điện,
các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường day,
trạm biến áp;
- Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (Lữ hành nội địa,
quốc tế);
- Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê
tông, cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép);
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công
nghiệp;
- Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn;
- Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao
thông, thuỷ điện;
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
- Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp
thoát nước và trạm bơm;
- Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị điện
dân dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh và gia nhiệt;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăng dầu,
vật liệu xây dựng.
Tuy nhiên, trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, Công ty chủ yếu
tham gia hoạt động xây lắp mà phần nhiều là xây dựng các công trình. Do
đó lĩnh vực xây lắp đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm sản xuất ra.
Bởi lẽ, sản phẩm của hoạt động xây lắp có đặc điểm đặc trưng cho ngành
nghề khác biệt với các ngành sản xuất khác là có quy mô và kết cấu phức
tạp, yêu cầu kỹ thuật cao nên đòi hỏi khi sản xuất phải chia nhiều giai đoạn
công việc. Hơn nữa, sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, thời gian sản
xuất và sử dụng lâu dài. Chính vì thế, sản phẩm xây lắp có quy trình công
nghệ sản xuất riêng, mang tính đặc thù của ngành nghề. Có thể tóm lược quy
trình đó qua một số bước cơ bản sau:
Sơ đồ 1-2
Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
10
Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường
Tham gia đấu thầu, ký hợp đồng
giao nhận thầu xây lắp
Tổ chức thi công công trình
nhận thầu
Nghiệm thu, bàn giao công trình
và thanh lý hợp đồng giao thầu
Thực hiện bảo hành công trình
(nếu có)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Nguồn: Tài liệu Phòng Kế hoạch đầu tư
Ban đầu, Công ty xem xét các thông báo hay giấy mời thầu nhằm tìm
hiểu, nghiên cứu thị trường. Từ đó, đánh giá thực trạng của Công ty về pháp
lý và tài chính cũng như năng lực kỹ thuật và khả năng trúng thầu để xây
dựng hồ sơ dự thầu nếu quyết định tham gia đấu thầu.
Nếu như trúng thầu thì Công ty ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây
lắp với bên giao thầu (chủ đầu tư). Sau đó, Công ty triển khai thi công công
trình, hạn mục công trình hay dự án nhận thầu từ lập kế hoạch và biện pháp
thi công trên cơ sở dự toán, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công đã được duyệt
đến khi xúc tiến thi công theo kế hoạch: sử dụng các yếu tố chi phí như vật
tư, máy móc, thiết bị, nhân công... Khi công trình, hạn mục công trình hay
dự án hoàn thành, tiến hành nghiệm thu và kiểm tra đạt các tiêu chuẩn theo
như hợp đồng đã ký thì công trình, hạn mục công trình đó được bàn giao lại
cho đơn vị giao thầu và Công ty tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, sau
khi thanh lý hợp đồng, bàn giao sản phẩm xây lắp cho chủ đầu tư, Công ty
vẫn theo dõi công trình, hạn mục công trình… trong thời gian bảo hành để
nếu có sự cố xảy ra nằm trong hợp đồng đã thoả thuận thì Công ty sẽ tiến
hành bảo hành. Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của
Công ty khá phức tạp và kéo dài thời gian.
1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Hiện nay, bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung để phù hợp với đặc điểm tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức của Công ty. Theo
hình thức này, cán bộ kế toán tại các chi nhánh công ty không tổ chức kế
toán riêng mà làm nhiệm vụ xử lý chứng từ ban đầu rồi định kỳ chuyển
chứng từ, bảng kê, tài liệu và báo cáo liên quan lên Phòng Tài chính kế toán
trên Công ty. Sau đó, Phòng Tài chính kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu,
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
xác minh, phân loại, xử lý, ghi sổ, tổng hợp số liệu để hoàn thành các báo
cáo theo chế độ hiện hành. Các báo cáo này cung cấp thông tin, đáp ứng cho
yêu cầu quản lý của Công ty, của các cơ quan quản lý Nhà nước và của các
đối tượng khác.
Phòng Tài chính kế toán của Công ty gồm 8 thành viên: 1 Kế toán
trưởng, 1 phó Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và 6 kế toán viên đảm
nhiệm những phần hành công việc khác nhau.
Sơ đồ 1-3
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
- Kế toán trưởng: tổ chức điều hành hoạt động của bộ máy kế toán
Công ty (bao gồm Phòng Tài chính kế toán và bộ phận kế toán ở các
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
Kế toán trưởng
Phó kế toán trưởng
kiêm kế toán tổng
hợp
Kế toán
thuế,
doanh
thu tiêu
thụ, tiền
mặt
Kế toán
nguyên
vật liệu,
công cụ
dụng cụ,
TSCĐ
Kế toán
lương,
thanh
toán với
nhà
cung
cấp
Kế toán
tạm
ứng,
đầu tư,
nợ phải
trả
Kế toán
tiền
ngân
hàng và
vay nợ
Kế toán
thanh
toán nội
bộ kiêm
thủ quỹ
Các cán bộ kế toán tại
chi nhánh
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
chi nhánh), tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến tài
chính kế toán, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc lập các báo cáo
tài chính, báo cáo quản trị và quá trình vận hành chính sách kế toán
tại Công ty, phân tích tình hình tài chính của Công ty.
- Phó kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: hỗ trợ kế toán trưởng
trong việc quản lý, giám sát, theo dõi công tác kế toán, tập hợp chi phí
sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng, khoản mục, phân bổ chi phí
chính xác, hợp lý và tính giá thành đầy đủ, có trách nhiệm lập các báo
cáo tài chính, báo cáo liên quan đến yêu cầu quản lý.
- Kế toán thuế, doanh thu tiêu thụ và tiền mặt: theo dõi, giám sát tình
hình thực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty đối với Nhà nước, tình hình
biến động tiền mặt, doanh thu và tình hình thanh toán với khách hàng,
với chủ đầu tư…
- Kế toán lương và các khoản trích theo lương, thanh toán với nhà cung
cấp: theo dõi tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương, tính
toán lương theo đúng chế độ, theo dõi tình hình thanh toán với các
nhà cung cấp.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tài sản cố định: theo dõi
tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định, nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ, theo dõi trích khấu hao tài sản cố định và các vấn đề khác
liên quan đến tài sản cố định và vật tư.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng và các khoản vay nợ: kiểm tra, kiểm soát,
theo dõi các nghiệp vụ phát sinh thanh toán qua ngân hàng, biến động
tiền gửi ngân hàng, tình hình và khả năng trả các khoản vay nợ của
Công ty.
- Kế toán tạm ứng, các khoản đầu tư và nợ phải trả khác: theo dõi các
nghiệp vụ liên quan đến đầu tư, tình hình thanh toán các khoản nợ
khác phát sinh, theo dõi khoản tạm ứng gồm tạm ứng và hoàn ứng.
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
- Kế toán thanh toán nội bộ kiêm thủ quỹ: theo dõi tình hình thanh toán
nội bộ cho một số chi nhánh hạch toán riêng, có trách nhiệm quản lý
quỹ tiền của Công ty cách cẩn thận, hằng ngày đều phải kiểm kê đối
chiếu số thực tế với số trên sổ quỹ.
- Cán bộ kế toán tại chi nhánh: có trách nhiệm lập, xử lý chứng từ ban
đầu, lập các bảng kê, bảng tổng hợp và các báo cáo cần thiết để
chuyển về Phòng Tài chính kế toán Công ty theo quy định.
Mỗi thành viên đều có nhiệm vụ, chức năng riêng phù hợp với công
việc được phụ trách nhưng để vận hành có hiệu quả đòi hỏi các thành viên
phải có sự phối hợp với nhau, liên kết hỗ trợ nhau.
1.4.2. Chế độ kế toán
Với quy mô Công ty và cơ cấu tổ chức quản lý cũng như tổ chức bộ
máy kế toán như hiện nay, chế độ chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
không chỉ theo đúng pháp luật mà còn có nét đặc thù riêng và có thể khái
quát qua một số nội dung sau:
Thứ nhất về chế độ chứng từ kế toán: hiện nay Công ty đang áp dụng
chế độ chứng từ theo Quyết định 15/2006 do Bộ Tài chính ban hành ngày
20/3/2006, đăng ký sử dụng hầu hết các danh mục và mẫu chứng từ theo
hướng dẫn kèm theo Quyết định. Công ty tổ chức lập, luân chuyển, kiểm tra,
lưu trữ và bảo quản theo đúng quy định của Chế độ kế toán hiện hành.
Tuy nhiên do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công ty
bổ sung thêm một số chứng từ riêng của ngành nghề như: Bảng phân tích
lương, Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành… Bên cạnh đó,
có một số chứng từ trong hệ thống chứng từ chế độ đưa ra không được sử
dụng tại Công ty như: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi hay Thẻ quầy
hàng do tính chất của sản phẩm xây lắp là hoàn thành bán ngay.
Thứ hai về chế độ tài khoản kế toán: Công ty đăng ký sử dụng hệ
thống tài khoản kế toán theo chế độ kế toán hiện hành. Như vậy, hệ thống tài
khoản mà Công ty sử dụng bao gồm hầu hết tên, mã, số hiệu các tài khoản
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
trong hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành. Do đặc thù của lĩnh vực
xây lắp nên Công ty mở thêm một số tài khoản chi tiết phục vụ cho công tác
hạch toán kế toán và phân tích tài chính. Có thể thấy rõ nhất qua việc mở chi
tiết thêm cho một số tài khoản như tài khoản tiền gửi ngân hàng, tài khoản
khấu hao TSCĐ…
Bên cạnh việc mở chi tiết thêm một số tài khoản thì có một số tài
khoản thuộc hệ thống tài khoản của Bộ Tài chính nhưng không được đưa
vào chế độ tài khoản của Công ty như TK 157, TK 158, TK 631…
Thứ ba về chế độ sổ kế toán và hình thức kế toán: chế độ sổ kế toán
tại Công ty bao gồm: hệ thống sổ kế toán chi tiết, hệ thống sổ kế toán tổng
hợp và bổ sung thêm một số sổ kế toán kết hợp: vừa cung cấp thông tin chi
tiết, vừa cung cấp thông tin tổng hợp.
Công ty chọn hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung nên trình tự
ghi sổ kế toán theo hình thức này như sau:
Sơ đồ 1-4
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi hàng ngày
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
Chứng từ gốc
Sổ kế toán chi tiếtNhật ký chung
Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Theo hình thức Nhật ký chung, Công ty mở sổ kế toán tổng hợp gồm:
Sổ Nhật ký chung, Bảng Tổng hợp chi tiết, Sổ Cái và Bảng cân đối số phát
sinh. Còn sổ kế toán chi tiết thì mở theo các mẫu sổ chi tiết quy định. Các sổ
kế toán đều tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành.
Nhưng do Công ty có quy mô lớn với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát
sinh nên Công ty đã áp dụng máy tính để hỗ trợ công tác kế toán nhằm nâng
cao hiệu quả xử lý thông tin. Phần mềm kế toán mà Công ty đang áp dụng là
phần mềm kế toán được yêu cầu thiết kế riêng nhưng vẫn đáp ứng và tuân
thủ hình thức ghi sổ Nhật ký chung.
Thứ tư về hệ thống báo cáo kế toán: niên độ kế toán áp dụng tại Công
ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm Dương lịch. Khi năm
tài chính kết thúc, Công ty lập các báo cáo cung cấp thông tin cách tổng quát
và toàn diện về thực trạng tài chính cũng như kết quả hoạt động của Công
ty. Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty gồm báo cáo tài chính và báo cáo
kế toán quản trị.
Hệ thống báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo tuân theo mẫu biểu do Bộ
Tài chính quy định gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN), Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(Mẫu số B03-DN), Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN).
Các báo cáo tài chính được lập không chỉ vào cuối năm mà còn được lập
giữa niên độ kế toán theo quý (trừ quý 4).
Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, công ty còn sử dụng nhiều báo
cáo kế toán quản trị nội bộ, phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi và tổng
hợp số liệu. Một số báo cáo kế toán quản trị mà Công ty sử dụng: Báo cáo
sản lượng, Báo cáo thu hồi vốn, Báo cáo doanh thu theo từng công trình…
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Bên cạnh các báo cáo về kế toán, Công ty còn có những báo cáo về
phân tích tài chính kết hợp thông tin kế toán với các nguồn thông tin kinh tế
khác.
Thứ năm về phương pháp kế toán: Công ty đang áp dụng các phương
pháp kế toán sau:
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp Kê khai
thường xuyên
- Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: theo phương pháp Bình quân
gia quyền
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp Khấu hao
đường thẳng
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến phân tích
tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội
Phân tích là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh để từ đó
cung cấp thông tin cho những đối tượng quan tâm. Do đó, qua phân tích tình
hình tài chính, các thông tin về thực trạng tài chính, về hiệu quả kinh doanh,
về rủi ro tài chính có thể gặp phải sẽ được cung cấp cho các nhà quản trị
doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các đối tượng quan tâm khác. Nhưng với
mỗi doanh nghiệp khác nhau thì lượng thông tin cung cấp và đòi hỏi phân
tích cũng khác nhau do chịu tác động của nhiều nhân tố.
Chính vì thế, tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, đặc điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có tác động và ảnh hưởng
đến phân tích tình hình tài chính tại Công ty.
Thứ nhất, Công ty tham gia sản xuất kinh doanh trên khá nhiều lĩnh
vực nhưng chủ yếu là lĩnh vực xây lắp với sản phẩm sản xuất chủ yếu là sản
phẩm xây lắp. Vì thế, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá phức
tạp, liên quan đến nhiều quá trình: sản xuất, thương mại… đồng thời liên
quan đến nhiều đối tượng: chủ đầu tư (bên A), ngân hàng, tổ chức tài chính,
cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp… Bởi lẽ đó, đặt ra yêu cầu đối với việc
phân tích tình hình tài chính của Công ty phải khách quan, bao quát và có sự
liên hệ, tổng hợp phân tích các lĩnh vực liên quan cũng như tình hình tài
chính của các đối tượng liên quan. Điển hình như khía cạnh nguyên vật liệu
xây dựng: đây là yếu tố quan trọng đối với sản phẩm xây lắp nhưng lại
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
thường xuyên biến động nên đòi hỏi phân tích tình hình tài chính tại Công ty
cần nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường vật liệu xây dựng. Không những thế,
còn cần liên hệ với tình hình tài chính của các nhà cung cấp nguyên vật liệu
và từ đó phân tích tác động tổng hợp của các yếu tố đó đối với tình hình tài
chính của Công ty. Mặt khác, cũng chính do đặc thù của ngành nghề kinh
doanh nên khi phân tích tình hình tài chính không thể quá cứng nhắc, máy
móc, khuôn mẫu mà cần linh hoạt. Bởi lẽ nhiều chỉ tiêu phân tích được xây
dựng chuẩn cho doanh nghiệp sản xuất bình thường nhưng khi đem áp dụng
phân tích trong doanh nghiệp xây lắp như Công ty thì cần điều chỉnh và biến
đổi linh hoạt để hướng tới mục đích chính yếu là phản ánh đúng đắn thực
trạng tài chính của Công ty.
Thứ hai, đặc điểm của sản phẩm xây lắp có ảnh hưởng đến phân tích
tình hình tài chính tại Công ty. Sở dĩ như vậy là do sản phẩm xây lắp có đặc
điểm khác biệt hơn các sản phẩm sản xuất khác: kết cấu phức tạp, thời gian
thi công và sử dụng lâu dài nên đòi hỏi người phân tích phải có hiểu biết và
nắm vững quy trình sản xuất sản phẩm. Từ đó, lựa chọn được phạm vi phân
tích cũng như xây dựng chương trình phân tích hợp lý đảm bảo kết quả phân
tích xác thực mà lại giảm thiểu được chi phí và thời gian. Hơn nữa do các
sản phẩm xây lắp của Công ty chủ yếu là các công trình xây dựng, có ý
nghĩa tạo dựng cơ sở vật chất nên khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh, hoạt động đầu tư không thể chỉ quan tâm đến kết quả kinh doanh lãi,
lỗ tại thời điểm trước mắt mà còn cần liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và
những dự báo tương lai. Đặc biệt hiệu quả của việc xây dựng hay đầu tư
công trình nếu chỉ quan tâm đem về bao nhiêu lợi nhuận khi tham gia thi
công thì chưa đầy đủ vì nhiều công trình còn có ý nghĩa lịch sử và mang lại
những giá trị phi tài chính nên khi phân tích tình hình tài chính tại Công ty
cũng cần được đề cập đến.
Thứ ba, chính từ đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh và của sản phẩm
sản xuất nên Công ty có kỳ kinh doanh, tức khoảng thời gian để thực hiện
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
hết một chu kỳ kinh doanh bình quân là khá dài. Do vậy công tác theo dõi,
tổng hợp tài liệu sẽ gặp khó khăn và ảnh hưởng đến phân tích tài chính.
Điều đó đặt ra yêu cầu muốn đạt hiệu quả khi phân tích tình hình tài chính
tại Công ty cần phải chọn được phạm vi, đối tượng phân tích cũng như nội
dung phân tích phù hợp. Bởi lẽ nếu như theo dõi hết kỳ kinh doanh mới tiến
hành phân tích thì sẽ chậm trễ và khối lượng công việc quá lớn. Hơn nữa,
thông tin cung cấp không còn kịp thời với yêu cầu quản lý. Song hành với
kỳ kinh doanh, Công ty bắt đầu kỳ kế toán từ 01/01 đến 31/12 năm Dương
lịch, lập các báo cáo tài chính theo quý và khi kết thúc năm tài chính thì lập
báo cáo tài chính năm. Chính vì thế, nếu phân tích theo kỳ kinh doanh gặp
khó khăn và hạn chế thì với kỳ kế toán như trên lại là thuận lợi cho phân tích
tình hình tài chính tại Công ty. Bởi lẽ kỳ kế toán có thời gian rõ ràng, cố
định, sau mỗi kỳ lại có các báo cáo kế toán, tổng hợp được số liệu nên Công
ty tiến hành phân tích tình hình tài chính theo các báo cáo này. Thực tế, trên
cơ sở các báo cáo, Công ty đã chọn ra một số báo cáo quan trọng phục vụ
cho phân tích để đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty.
Thứ tư, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức
năng, tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung nên đã tạo được sự
thống nhất trong quản lý. Các thông tin về quản trị, về kinh tế, về tài chính
được theo dõi, cập nhật, xử lý ban đầu từ chi nhánh rồi chuyển lên trên Công
ty. Chính vì thế, phân tích cũng có những bước phân tích từ phía chi nhánh,
đơn vị trực thuộc cho đến tổng hợp phân tích toàn Công ty.
Thứ năm, Công ty có hình thức sở hữu là công ty cổ phần với số
lượng cổ đông khá nhiều nên họ là những đối tượng hàng đầu quan tâm đến
kết quả kinh doanh, đến khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của Công
ty nên ảnh hưởng đến việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Ngoài
ra, do được cổ phần hoá chưa lâu nên Công ty chưa niêm yết cổ phiếu trên
thị trường chứng khoán, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến phân tích tài chính.
Bởi lẽ nó thúc đẩy việc phân tích không chỉ cung cấp các thông tin về quản
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
trị, về tài chính mà còn chỉ ra những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến tình
hình tài chính của Công ty. Trên cơ sở đó, hỗ trợ cho công tác xây dựng kế
hoạch, tiến trình niêm yết cổ phiếu của Công ty trên thị trường chứng khoán.
Như vậy, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có
những tác động, ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính và cho thấy
được nét đặc thù khi phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp xây lắp.
Hơn nữa, như đã trình bày, Công ty lựa chọn tài liệu phân tích trên cơ
sở là các báo kế toán. Các báo cáo kế toán này được lập thông qua quá trình
từ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để lập
chứng từ kế toán đến phân loại ghi sổ kế toán. Chính vì thế, có thể nói các
báo cáo kế toán chứa đựng toàn cảnh bức tranh tài chính sinh động của
Công ty. Thực tế, số lượng các báo cáo kế toán của Công ty là khá nhiều
gồm báo cáo kế toán quản trị và báo cáo tài chính. Các báo cáo này đều là
những tài liệu có thể được dùng để phân tích.
Tuy nhiên, mục đích của việc phân tích là cung cấp thông tin nhưng
không chỉ là thông tin cho một đối tượng mà là cho nhiều đối tượng nên khi
phân tích tình hình tài chính, Công ty chú trọng phân tích các báo cáo tài
chính gồm bốn mẫu báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính: Bảng cân đối
kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Từ đó có thể giới thiệu sơ qua các báo
cáo tài chính của Công ty.
Thứ nhất là Bảng cân đối kế toán: một báo cáo tài chính cung cấp
thông tin tổng quan về tình hình tài chính của Công ty tại một thời điểm.
Công ty lập báo cáo này sau mỗi quý (trừ quý 4) và thời điểm khi kết thúc
năm tài chính (31/12). Các số liệu trên báo cáo này được tập hợp trên cơ sở
theo dõi số dư các tài khoản từ loại 1 đến loại 4 tại thời điểm lập báo cáo.
Báo cáo này cho thấy tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như
các khoản nợ của Công ty. Từ những thông tin cơ bản đó, hỗ trợ cho việc
phân tích đánh giá khái quát và tìm hiểu ban đầu về thực trạng tài chính của
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Công ty. Có thể minh hoạ Bảng cân đối kế toán của Công ty tại Phụ lục 1-1,
trang 67.
Thứ hai là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: báo cáo này cung
cấp thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty qua một thời kỳ. Căn cứ để lập báo cáo này là trên cơ sở theo dõi số
liệu các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Việc phân tích báo cáo này giúp đánh
giá khả năng sinh lời, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực…
Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà Công ty đang sử dụng được
trình bày tại Phụ lục 1-2, trang 69.
Thứ ba là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: quá trình hoạt động của Công
ty thực chất là quá trình vận động của dòng tiền vào và dòng tiền ra, quá
trình lưu chuyển tiền tệ. Vì thế, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài
chính cung cấp thông tin về luồng tiền phát sinh và biến động trong kỳ báo
cáo của Công ty theo từng hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt
động đầu tư, hoạt động tài chính. Theo quy định hiện hành có hai phương
pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phương pháp trực tiếp và phương pháp
gián tiếp. Công ty hiện đang lập báo cáo này theo phương pháp gián tiếp.
Như vậy, báo cáo này giúp cho việc phân tích đánh giá khả năng tạo tiền và
sử dụng nguồn tiền của Công ty.
Thứ tư là Bản thuyết minh báo cáo tài chính: đây là báo cáo nhằm
thuyết minh và giải trình một số chỉ tiêu kinh tế tài chính trên Bảng cân đối
kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để làm rõ cũng như minh
chứng chi tiết cho tình hình tài chính của Công ty. Từ đó, Bản thuyết minh
báo cáo tài chính sẽ bổ sung và chi tiết thêm thông tin mà các báo cáo tài
chính khác khó có thể trình bày được, đồng thời hỗ trợ cho việc phân tích
thêm cụ thể và chi tiết hơn.
Tuy nhiên bên cạnh nguồn tài liệu phân tích là các báo cáo tài chính,
quá trình phân tích còn thu thập, kiểm tra, đối chiếu với một số sổ kế toán
liên quan. Đó có thể là các sổ kế toán chi tiết theo dõi tiền, vật tư, tài sản cố
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
định, thanh toán với người mua, người bán… mà cũng có thể là sổ tổng hợp
theo hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung.
Tóm lại, tài liệu phục vụ cho phân tích tình hình tài chính tại Công ty
là các báo cáo tài chính và các sổ kế toán. Dầu vậy trong số những tài liệu
đó, Công ty tiến hành phân tích tình hình tài chính chủ yếu trên cơ sở Bảng
cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kết hợp với các sổ
kế toán liên quan. Đây là những báo cáo tài chính cơ bản và được quan tâm
nhiều nhất cũng như phản ánh khá trọn vẹn và đầy đủ tình hình tài chính của
Công ty.
2.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây
dựng số 1 Hà Nội
Bên cạnh việc lựa chọn thu thập tài liệu phân tích còn cần phải xây
dựng và lựa chọn phương pháp phân tích cách hợp lý và mang lại hiệu quả.
Về mặt lý thuyết có khá nhiều phương pháp được áp dụng để phân tích tình
hình tài chính nhưng trên cơ sở những tài liệu phục vụ phân tích thì Công ty
Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội chọn hai phương pháp phân tích sau: phương
pháp so sánh và phương pháp loại trừ.
2.2.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được xây dựng căn cứ theo yêu cầu có thể so sánh
được của các thông tin kế toán, thông tin tài chính nhằm nghiên cứu sự biến
động và xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động cần
xác định bao gồm mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối
cùng với xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Bên cạnh đó, phân tích
tài chính theo phương pháp này có ba hình thức: so sánh theo chiều ngang,
so sánh theo chiều dọc, so sánh tỷ số xác định xu hướng và tính chất liên hệ
giữa các chỉ tiêu. Mỗi hình thức so sánh đều có cách thức và nội dung so
sánh khác nhau nhưng vẫn đảm bảo nghiên cứu được sự biến động của chỉ
tiêu.
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Do đó khi phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2007-2008, Công ty
tiến hành so sánh năm 2008 với năm 2007 theo các chỉ tiêu quan tâm, cụ thể
như so sánh ngang, so sánh dọc biến động tài sản, nguồn hình thành tài sản,
biến động kết quả kinh doanh…, so sánh tỷ số về khả năng thanh toán, về
công nợ…
2.2.2. Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng lần
lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, tức là khi xác định mức độ ảnh
hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Phương
pháp này có hai cách thực hiện. Thứ nhất là phương pháp số chênh lệch dựa
vào ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố. Thứ hai là phương pháp thay thế
liên hoàn, thay thế ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố. Cả hai phương
pháp đều cho thấy được ảnh hưởng của từng nhân tố nhưng yêu cầu đặt ra là
giữa chỉ tiêu phân tích và các chỉ tiêu nhân tố có mối quan hệ với nhau, nhất
là mối quan hệ về toán học.
Như vậy, trong quá trình phân tích tình hình tài chính, Công ty kết
hợp phương pháp này với phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu, tìm hiểu
chi tiết hơn, cụ thể hơn nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu phân tích, ví
như phân tích nhân tố ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận của Công ty trong
năm 2008, đánh giá mức ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố như chi phí,
giá vốn hàng bán…
2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây
dựng số 1 Hà Nội
2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra trên nhiều lĩnh
vực nên tình hình tài chính của công ty cũng được thể hiện trên nhiều khía
cạnh. Chính vì thế, trước khi đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh cụ thể
và chi tiết cần tìm hiểu tổng quan, nắm bắt sơ bộ thực trạng tài chính của
Công ty để có thể hình thành những nhận định ban đầu. Như vậy, ta sẽ tiến
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
hành đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua xem xét
cấu trúc tài chính và mức độc lập tài chính của Công ty.
2.3.1.1. Phân tích cấu trúc tài chính
Tài sản và nguồn hình thành tài sản (tức nguồn vốn) là những yếu tố
không thể thiếu để giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Doanh nghiệp
nào cũng đều mong muốn có được nguồn tài sản dồi dào, phong phú và có
nguồn tài trợ, nguồn hình thành tài sản ổn định, hiệu quả. Do đó hình thành
nên cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, gồm cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn
vốn. Chính vì thế, qua Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2008 có thể dễ
dàng tổng hợp số liệu như bảng số liệu sau:
Bảng 2-1
Bảng phân tích cấu trúc tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ
Tỷ
trọng
1.TSNH 945.801.894.756 92,49 905.000.850.031 92,02 -40.301.044.725 -4,26 -0,47
2.TSDH 76.794.555.130 7,51 78.499.334.224 7,98 +1.704.779.094 +2,22 +0,47
3.Tổng TS 1.022.596.49.86 100,00 984.000.184.255 100,00 -38.596.265.631 -3,77 0
4.Nợ phải trả 963.049.725.388 94,18 923.154.423.858 93,82 -39.895.301.530 -4,14 -0,36
5.VCSH 59.546.724.498 5,82 60.845.760.397 6,18 +1.299.035.899 +2,18 +0,36
6.Tổng NV
1.022.596.449.88
6 100,00 984.000.184.255 100,00 -38.596.265.631 -3,77 0
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Qua bảng số liệu ta thấy, Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn của Công
ty năm 2008 giảm so với năm 2007 (-3,77%).
Trong đó, về tài sản: Tổng tài sản giảm là do cơ cấu tài sản có những
biến động. Cơ cấu tài sản gồm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn mà Tài
sản ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 (-4,26%) còn Tài sản dài hạn
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
25
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
tăng lên (+2,22%) nên tổng hợp ảnh hưởng làm Tổng tài sản của Công ty
năm 2008 so với năm 2007 giảm 3,77%.
Không những thế, chính vì Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn có
biến động tăng, giảm nên tác động đến tỷ trọng cơ cấu tài sản của Công ty.
Khi Tài sản ngắn hạn giảm 4,26% thì tỷ trọng Tài sản ngắn hạn so với Tổng
tài sản giảm 0,47% còn tỷ trọng Tài sản dài hạn trên Tổng tài sản tăng tương
ứng là 0,47%. Tuy nhiên, tỷ trọng cơ cấu Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài
hạn của Công ty chưa hợp lý. Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn trong cả hai năm
đều rất cao: năm 2007 đạt 92,49% và năm 2008 đạt 92,02%. Còn tỷ trọng
Tài sản dài hạn lại thấp hơn rất nhiều, năm 2007: 7,51% và sang đến năm
2008: 7,89%. Mặc dù xu hướng biến động là tích cực nhằm để điều chỉnh tỷ
trọng cơ cấu tài sản nhưng chưa thực sự có tác động mạnh. Khi xem xét
nghiên cứu thì thấy: do trong cơ cấu Tài sản ngắn hạn của Công ty, hàng tồn
kho và các khoản phải thu đều có giá trị rất cao và chiếm phần lớn nên Tài
sản ngắn hạn có giá trị và chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, Tài sản dài hạn
mà phần nhiều là Tài sản cố định không thường xuyên có những biến động,
khi chuyển đổi cổ phần hóa được đánh giá lại với giá trị không cao nhưng
giá trị sử dụng vẫn đáp ứng được đến giờ nên tỷ trọng Tài sản dài hạn chiếm
không nhiều như Tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên chỉ tiêu này có xu hướng tăng
là vì trong năm qua Công ty bắt đầu có sự đầu tư thêm vào Tài sản cố định
và Bất động sản đầu tư để thay thế dần một số thiết bị lạc hậu bằng thiết bị
hiện đại hơn, bắt kịp với trình độ xây dựng của nhiều Công ty xây dựng
cùng ngành nhưng mức đầu tư này còn khá nhỏ.
Về nguồn vốn, Tổng nguồn vốn của Công ty giảm (-3,77%) sở dĩ là
do Nợ phải trả của Công ty biến động giảm lớn hơn nhiều so với biến động
tăng của Vốn chủ sở hữu. Theo bảng số liệu trên, Nợ phải trả của Công ty
năm 2008 giảm so với năm 2007 là 4,14% còn Vốn chủ sở hữu tăng 2,18%.
Điều đó đã tác động tích cực đến tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Tỷ
trọng Nợ phải trả so với Tổng nguồn vốn giảm từ 94,18% xuống còn
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
26
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
93,82%, tỷ trọng Vốn chủ sở hữu tăng từ 5,82% lên 6,18%, tức là tỷ trọng
Nợ phải trả giảm 0,36% còn tỷ trọng Vốn chủ sở hữu tăng 0,36%. Đây là
dấu hiệu tích cực đối với tình hình tài chính của Công ty: giảm Nợ phải trả
và tăng Vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, tỷ trọng Nợ phải trả của Công ty vẫn ở
mức rất cao, trong hai năm đều trên 90%. Do đó Công ty có cơ cấu nguồn
vốn chưa hợp lý và có thể thấy Công ty đang bị lệ thuộc nhiều vào các
nguồn vốn bên ngoài, nhất là nguồn vốn vay. Dầu vậy với xu hướng tăng tỷ
trọng Vốn chủ sở hữu và giảm tỷ trọng Nợ phải trả cho thấy Công ty đã có
những biện pháp tác động để giảm bớt sự phụ thuộc bên ngoài và ảnh hưởng
đến tình hình tài chính.
Như vậy có thể thấy cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty trong năm
2008 có biến động và những biến động này đều có xu hướng tích cực nhằm
tác động lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên, Công ty
chưa xây dựng được một cơ cấu tài sản và nguồn vốn hợp lý, vẫn còn chịu
nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài và khả năng chủ động trong tài chính còn hạn
chế. Trước tình hình kinh tế toàn cầu, đặc biệt là biến động của kinh tế Việt
Nam năm 2008 vừa qua, tuy có tác động làm giảm Tổng tài sản và Tổng
nguồn vốn của Công ty nhưng Công ty vẫn có những cải thiện đối với cấu
trúc tài chính như vậy đã góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của
Công ty.
2.3.1.2. Phân tích mức độc lập tài chính
Chính từ biến động tích cực của cấu trúc tài chính, nhất là biến động
của cơ cấu nguồn vốn: tăng tỷ trọng Vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng Nợ phải
trả đã chứng tỏ Công ty quan tâm đến khả năng tự chủ tài chính và muốn
nâng cao mức độc lập tài chính nội tại của bản thân.
Do đó, ta có bảng số liệu sau:
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
27
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Bảng 2-2
Bảng phân tích mức độc lập tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
1.Vốn chủ sở hữu 59.546.724.498. 60.845.760.397 +1.299.035.899
2.Tổng nguồn vốn 1.022.596.449.886 984.000.184.255 -38.596.265.631
3.Tài sản dài hạn 76.794.555.130 78.499.334.224 +1.704.779.094
4.Hệ số tài trợ VCSH
(1/2)
0,0582 0,0618 + 0,0036
5.Hệ số tự tài trợ TSDH
từ VCSH (1/3)
0,7751 0,7754 + 0,0003
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Căn cứ vào kết quả bảng tính, Hệ số tài trợ Vốn chủ sở hữu của Công
ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,0036 lần. Có thể giải thích cho sự
tăng lên này là do Công ty đã có sự điều chỉnh để tăng Vốn chủ sở hữu và
giảm Nợ phải trả. Hơn nữa, do mức giảm của Nợ phải trả lớn hơn rất nhiều
so với mức tăng Vốn chủ sở hữu nên tác động làm Tổng nguồn vốn giảm.
Chính vì thế khi Vốn chủ sở hữu tăng và Tổng nguồn vốn giảm thì chỉ tiêu
này xác định trong năm 2008 lớn hơn so với năm 2007. Tuy nhiên, chỉ tiêu
này ở cả hai năm đều thấp cho thấy mức độc lập tài chính của Công ty chưa
cao, khả năng tự chủ trong tài chính còn yếu và hạn chế. Dầu vậy, với xu
hướng tăng lên của chỉ tiêu này và dù mức độ tăng lên chưa nhiều nhưng
chứng tỏ Công ty đang bước đầu giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn bên
ngoài, cụ thể là nguồn vốn vay nợ đồng thời tác động tích cực đến việc nâng
cao năng lực tài chính, nhất là nâng cao sự độc lập về tài chính của Công ty.
Bên cạnh đó, Hệ số tự tài trợ Tài sản dài hạn từ Vốn chủ sở hữu năm
2008 và năm 2007 là gần tương đương nhau, mức độ tăng lên quá nhỏ
(+0,0003 lần) cho thấy khả năng tài trợ Tài sản dài hạn từ Vốn chủ sở hữu
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
28
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
của Công ty trong năm 2008 không giảm sút mà ít nhất là vẫn đảm bảo được
như năm 2007. Nhưng chỉ tiêu này tại hai năm đều chưa cao chứng tỏ Vốn
chủ sở hữu của Công ty chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tài trợ Tài sản dài hạn.
Điều đó có nghĩa là ngoài nguồn tài trợ là Vốn chủ sở hữu, Tài sản dài hạn
của Công ty còn được hình thành và tài trợ từ nguồn vốn vay nợ phải trả.
Chính vì thế mà Công ty chưa có được sự độc lập hoàn toàn trong vấn đề tài
chính, tức là khả năng độc lập tài chính còn hạn chế, còn phụ thuộc khá
nhiều vào bên ngoài. Điều này có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của
Công ty. Mặt khác, do chỉ tiêu này trong năm 2008 tăng lên so với năm
2007 cho thấy Công ty đã có những tác động tích cực nhằm tăng mức độc
lập tài chính nhưng chưa phát huy hiệu quả rõ rệt. Do đó, Công ty cần
nghiên cứu lại những biện pháp đã thực hiện đồng thời tìm kiếm, học hỏi và
xây dựng những biện pháp mới có tính khả thi cao hơn.
Vậy tóm lại, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2008 so
với năm 2007 có thể khái quát như sau: giảm về mặt giá trị Tổng tài sản và
Tổng nguồn vốn, còn về cơ cấu thì có xu hướng tích cực khi tăng cơ cấu
Vốn chủ sở hữu, tăng mức độ độc lập tài chính. Tuy nhiên đây mới chỉ là
những đánh giá ban đầu về tình hình tài chính của Công ty trên một khía
cạnh nên để có được những đánh giá đầy đủ và xác thực hơn cần đi sâu vào
phân tích một số góc độ tài chính như vấn đề thanh toán, vấn đề hiệu quả
kinh doanh hay khả năng gặp rủi ro tài chính.
2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
2.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ
Tình hình công nợ là một trong những góc độ tài chính được rất nhiều
đối tượng quan tâm bởi lẽ nó cho thấy khả năng chiếm dụng vốn và bị chiếm
dụng vốn của Công ty. Các khoản công nợ tồn đọng lớn quá hay nhỏ quá,
kéo dài liên tục hay đứt quãng đều có tác động không lành mạnh đến tình
hình tài chính của Công ty. Vì thế, trên cơ sở đánh giá khái quát tình hình tài
chính của Công ty trong giai đoạn 2007-2008, ta thấy tình hình công nợ của
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
29
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Công ty cần được quan tâm và xem xét cụ thể hơn. Mặt khác, do công nợ
gồm nợ phải thu và nợ phải trả nên ta sẽ phân tích tình hình công nợ theo hai
nội dung: công nợ phải thu và công nợ phải trả. Trước hết, ta có bảng số liệu
sau:
Bảng 2-3
Bảng phân tích khái quát nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty
giai đoạn 2007-2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
1. Tổng nợ phải thu 275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246
2. Tổng nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530
3. Tỷ lệ nợ phải thu so
với nợ phải trả
0,29 0,26 -0,03
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Qua bảng trên, Tổng nợ phải thu và Tổng nợ phải trả của Công ty
năm 2008 giảm so với năm 2007. Cụ thể, Tổng nợ phải thu giảm
33.754.256.246 đồng còn Tổng nợ phải trả giảm 39.895.301.530 đồng. Do
đó, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả giảm từ 0,29 lần
xuống còn 0,26 lần tức là giảm đi 0,03 lần. Hơn nữa, chỉ tiêu này của cả hai
năm đều khá thấp cho thấy số nợ phải thu nhỏ hơn rất nhiều so với số nợ
phải trả. Điều đó có nghĩa là Công ty để bị chiếm dụng vốn ít hơn số vốn đi
chiếm dụng được. Như vậy chứng tỏ Công ty có khả năng đi chiếm dụng
vốn và số vốn Công ty đi chiếm dụng là khá lớn.
Tuy nhiên chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm nên bước đầu có thể
thấy Công ty đang ở trong tình trạng chiếm dụng rất nhiều vốn từ các đối
tượng bên ngoài. Điều đó không thực sự là dấu hiệu tích cực bởi song hành
với việc chiếm dụng được càng nhiều vốn thì đòi hỏi trách nhiệm với những
khoản vốn đi chiếm dụng đó của Công ty càng cao và rất nặng nề, từ đó ảnh
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
30
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
hưởng đến uy tín và tình hình tài chính của Công ty. Vì thế, Công ty cần
xem xét lại chính sách thanh toán, chính sách vay nợ để có những điều chỉnh
hợp lý nhằm tạo sự cân bằng giữa nợ phải thu và nợ phải trả. Bên cạnh đó,
nên kết hợp với những biện pháp tác động đến cấu trúc tài chính nhất là cơ
cấu nguồn vốn để tạo sự tương hợp giữa tỷ lệ nợ phải trả và nguồn vốn, tỷ lệ
nợ phải trả với nợ phải thu.
Mặt khác do nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty có biến động
giảm nên ta tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của hai
năm từ các chỉ tiêu tổng hợp đến các chỉ tiêu chi tiết để xác định các nhân tố
tác động đến biến động này.
Về tình hình nợ phải thu, ta có bảng số liệu sau:
Bảng 2-4
Bảng phân tích tình hình các khoản phải thu
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ
1. Phải thu ngắn
hạn
275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246 -12,25
- Phải thu khách
hàng
167.683.401.109 156.603.259.788 -11.080.141.321 -6,61
- Trả trước cho
người bán
82.650.394.272 86.051.492.092 +3.401.097.820 +4,12
- Các khoản phải
thu ngắn hạn khác
34.415.569.849 9.785.492.384 -24.630.077.465 -71,57
- Dự phòng phải
thu khác
(9.184.652.303) (10.629.787.583) -1.445.135.280 +15,73
2. Phải thu dài
hạn
- - - -
Tổng nợ phải thu 275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246 -12,25
Nguồn: Tài liệu Phòng tài chính kế toán
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
31
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Qua số liệu của bảng so sánh, Công ty không có các khoản phải thu
dài hạn chứng tỏ Công ty không để bị chiếm dụng vốn dài hạn, không để
vốn bị các đối tượng chiếm dụng trong thời gian hơn một năm, tránh tình
trạng khó thu hồi kịp vốn để đầu tư. Chính vì thế, sự biến động các khoản
phải thu ngắn hạn sẽ có tác động mạnh đến biến động các khoản phải thu.
Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 (-12,25%)
nên nợ phải thu của Công ty cũng giảm tương ứng (-12,25%).
Khi xem xét cụ thể từng chỉ tiêu chi tiết thì thấy do phải thu khách
hàng và các khoản phải trả ngắn hạn khác có mức biến động giảm, tác động
làm cho nợ phải thu giảm. Cụ thể: Phải thu khách hàng giảm 6,61% còn
phải thu ngắn hạn khác giảm 71,57%. Bên cạnh đó, các khoản trả trước cho
người bán của Công ty năm 2008 lại tăng so với năm 2007 (+4,12%) nên đã
phần nào giảm bớt ảnh hưởng sụt giảm của nợ phải thu. Nhưng khi xem xét
ảnh hưởng tổng hợp thì số nợ phải thu vẫn có xu hướng giảm. Như vậy
chứng tỏ Công ty đã giảm sự chiếm dụng vốn của các đối tượng, đặc biệt là
những khoản phải thu do các đối tượng phải bồi thường, do mất mát vật chất
chờ xử lý. Sở dĩ như vậy là vì trước tình hình vật liệu xây dựng biến động
bất thường trong năm 2008 nên Công ty đã có biện pháp quán triệt và quy
định nghiêm ngặt hơn đối với việc quản lý vật tư để giảm thiểu sự hư hỏng,
mất mát trong lưu trữ, bảo quản vật tư. Công ty có nhiều chi nhánh, đơn vị
xây dựng trực thuộc nên chỉ cần các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh quy
định quản lý của Công ty thì cũng đã tiết kiệm rất nhiều những khoản chiếm
dụng vốn không cần thiết. Hơn nữa, do biến động kinh tế năm 2008 nên đã
ảnh hưởng tới một số khách hàng của Công ty làm giảm khoản phải thu
khách hàng và một số khoản phải thu khác.
Về tình hình nợ phải trả:
Các khoản phải trả của Công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm với
tốc độ 4,14%, trong đó nợ ngắn hạn giảm hơn 40 tỷ (-4,28%), nợ dài hạn
tăng nhưng với tốc độ nhỏ (+ 0,95%).
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
32
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Khi xem xét biến động giảm của nợ ngắn hạn: vay ngắn hạn, phải trả
ngắn hạn người bán và khoản người mua ứng trước có mức độ giảm nhiều
nhất còn các khoản phải trả ngắn hạn khác lại có tốc độ giảm lớn nhất
58,45%. Bên cạnh đó, các khoản thuế phải nộp, các khoản phải trả lao động
hay chi phí phải trả, dự phòng phải trả lại có xu hướng tăng dù mức biến
động nhỏ.
Bảng 2-5
Bảng phân tích tình hình các khoản phải trả
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ
1. Nợ ngắn hạn 937.933.217.569 897.799.714.837 -40.133.502.732 -4,28
- Vay nợ ngắn hạn 108.538.665.594 93.722.054.967 -14.816.610.627 -13,65
- Phải trả người bán 424.958.212.209 410.650.545.553 -14.307.666.656 -3,37
- Người mua ứng trước 232.168.038.048 219.946.357.601 -12.221.680.447 -5,26
- Thuế phải nộp 12.070.043.627 13.251.645.559 +1.181.601.932 +9,79
- Phải trả lao động 16.309.763.354 17.872.210.316 +1.562.446.962 +9,58
- Phải trả ngắn hạn khác 2.645.628.830 1.099.130.879 -1.546.497.951 -58,45
- Chi phí phải trả 127.457.313.577 126.242.724.732 -1.214.588.845 -0,95
- Dự phòng phải trả 13.785.552.330 15.015.045.230 +1.229.492.900 +8,92
2. Nợ dài hạn 25.116.507.819 25.354.709.021 +238.201.202 +0,95
- Vay nợ dài hạn 21.931.154.527 21.842.078.273 -89.076.254 -0,41
- Dự phòng trợ cấp mất
việc
3.185.353.292 3.512.630.748 +327.277.456 +10,27
Tổng nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530 -4,14
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Không những thế, trong nợ dài hạn, các khoản vay dài hạn biến động
giảm còn dự phòng trợ cấp mất việc tăng (+10,27%). Từ đó, cho thấy khả
năng Công ty đi chiếm dụng vốn từ các khoản vay nợ, các khoản phải trả
người bán… trong năm 2008 gặp khó khăn hơn so với năm 2007. Một phần
nguyên do là bởi ảnh hưởng của lãi suất vay năm 2008. Trong năm 2008, lãi
suất vay ngân hàng biến động bất thường, có những thời điểm vay ngắn hạn
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
33
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
có lãi suất còn cao xấp xỉ vay dài hạn nên Công ty có sự thận trọng trong
vấn đề vay nợ. Hơn nữa, biến động của giá cả vật liệu xây dựng, những yếu
tố đầu vào của sản xuất sản phẩm xây lắp nhất là giá thép, giá cát, giá xi
măng… đã tác động đến các nhà cung cấp và người bán. Họ thận trọng hơn
khi cho Công ty mua, thanh toán và ứng trước tiền nên khả năng mua chịu
vật tư hàng hoá của Công ty không thể như cũ mà gặp khó khăn hơn. Không
chỉ vậy mà về phía khách hàng, người mua, họ cũng tìm nhiều lí do để trì
hoãn thanh toán cũng như giảm tỉ lệ đặt cọc, ứng trước… Và trước khả năng
suy thoái của nền kinh tế, nên dù gặp những vấn đề khó khăn như trên, Công
ty vẫn chấp nhận để có được các hợp đồng xây lắp nhằm đảm bảo luôn có
sự vận hành sản xuất trong Công ty. Chính vì thế, các khoản chiếm dụng
vốn này đều giảm và làm giảm nợ phải trả.
Tóm lại, qua phân tích trên, ta thấy tình hình nợ phải thu, nợ phải trả
biến động giảm là điều không thể tránh trước tình hình biến động khủng
hoảng kinh tế năm 2008. Tuy vậy, mức biến động về công nợ của Công ty
không quá lớn cho thấy Công ty đã có sự chuẩn bị, biện pháp ứng phó kịp
thời với thị trường.
2.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán
Song hành cùng với các khoản công nợ, nhất là công nợ phải trả,
Công ty còn phải đối diện với trách nhiệm thanh toán, chi trả các khoản
công nợ đó. Chính vì thế, khi phân tích tình hình công nợ Công ty sẽ kết hợp
với phân tích tình hình và khả năng thanh toán các khoản nợ. Do vậy, ta có
bảng số liệu với một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của Công ty
như sau:
Bảng 2-6
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
34
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2007-2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
1. Tiền và tương đương
tiền
46.077.117.067 46.309.844.224 +232.727.157
2. Tài sản ngắn hạn 945.801.894.756 905.500.850.031 -40.301.044.725
3. Nợ ngắn hạn
937.933.217.569 897.799.714.837 -40.133.502.732
4. Nợ phải trả
963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530
5. Tổng tài sản
1.022.596.449.886 984.000.184.255 -38.596.265.631
6. Hệ số thanh toán
tổng quát (5/4)
1,062 1,066 +0,004
7. Hệ số thanh toán
nhanh (1/3)
0,049 0,052 +0,003
8. Hệ số khả năng thanh
toán ngắn hạn (2/3)
1,008 1,009 +0,001
9. Vốn hoạt động thuần
(2-3)
7.868.677.187 7.701.135.194 -167.541.993
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Qua bảng phân tích, Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty năm
2008 là 1,066 lần còn năm 2007 là 1,062 lần, có nghĩa là chỉ tiêu này đã
tăng lên 0,004 lần. Chỉ tiêu này ở cả hai năm đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy
Công ty có đủ tài sản và có đủ khả năng thanh toán các khoản Nợ phải trả
bằng toàn bộ tài sản hiện có.
Bên cạnh đó, Hệ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2008 so với
năm 2007 tăng 0,003 lần cho thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng theo thời
gian. Nhưng vì tại thời điểm hai năm chỉ tiêu này đều thấp nên có thể thấy
Công ty chưa đủ khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn và nợ quá
hạn, nói chung là các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy có nghĩa là nếu các đối
tượng cho vay, các chủ nợ ngắn hạn đồng loạt đòi yêu cầu thanh toán, đòi
Công ty trả nợ trực tiếp bằng tiền hay các giấy tờ có giá trị tương đương
tiền, có khả năng thanh khoản nhanh thì Công ty sẽ gặp khó khăn. Tuy
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
35
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
nhiên, điều này có thể được giải thích là do Công ty hoạt động trên lĩnh vực
xây lắp, phần nhiều tiền đã được vật hoá vào nguyên vật liệu xây dựng, hàng
tồn kho, tài sản cố định… và để rồi nhanh chóng chuyển vào giá trị của các
công trình, dự án khi tiến hành thi công. Hơn nữa, không như các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường có kỳ kinh doanh bình thường, có
thể nhanh chóng quay vòng vốn khi bán sản phẩm, nhất là những sản phẩm
có chu kì sản xuất ngắn thì Công ty lại có kỳ kinh doanh khá dài, đòi hỏi
phải mất một thời gian khá lâu có khi là hàng năm, vài năm… để kết thúc
một vòng sản xuất sản phẩm. Và chính vì vậy khả năng thu tiền về của Công
ty không thể nhanh chóng nên lượng tiền mặt Công ty để lại không nhiều.
Do đó, lượng tiền và tương đương tiền của Công ty thường thấp trong khi đó
nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn so với nguồn vốn của Công ty nên theo
cách xác định chỉ tiêu này thì chỉ tiêu này thường thấp. Tuy nhiên chỉ tiêu
này đang có xu hướng tăng lên cho thấy Công ty đang có biện pháp tác động
tích cực để nâng cao khả năng thanh toán nhanh. Năm 2008, số nợ ngắn hạn
của Công ty giảm, lượng tiền và tương đương tiền tăng so với năm 2007 nên
chỉ tiêu này tăng lên.
Mặt khác do nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nên ngoài
việc xem xét khả năng thanh toán nhanh, Công ty còn quan tâm đến khả
năng thanh toán chung các khoản nợ ngắn hạn đó thông qua chỉ tiêu Hệ số
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này của Công ty năm 2008 so với
năm 2007 cũng tăng lên (+0,001 lần) và tại thời điểm hai năm đều lớn hơn 1
(>1) cho thấy Công ty có đủ và thừa tài sản ngắn hạn để thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn.
Bên cạnh đó, Công ty có Vốn hoạt động thuần trong cả hai năm đều
đạt giá trị dương (>0) dù năm 2008 Vốn hoạt động thuần có giảm nhưng
mức độ giảm không đáng kể. Từ đó, chứng tỏ Công ty vẫn duy trì một mức
Vốn hoạt động thuần để đảm bảo khả năng thanh toán. Với mức Vốn hoạt
động thuần dương như vậy cho thấy một phần Tài sản ngắn hạn của Công ty
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
36
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn. Đây là một cơ cấu tài trợ tài sản rất phổ
biến và phù hợp theo qui luật phát triển.
Vậy tóm lại, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung.
Nhưng riêng với các khoản nợ ngắn hạn nếu yêu cầu phải thanh toán ngay,
thanh toán cùng một lúc và nhanh chóng các khoản nợ bằng tiền và tương
đương tiền thì sẽ rất khó khăn đối với tình hình hiện tại của Công ty. Điều
này kéo dài sẽ có ảnh hưởng không lành mạnh đến tình hình tài chính của
Công ty nên Công ty đang có xu hướng tăng khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn này lên dù các bước tiến còn chậm và nhỏ.
Ngoài ra, do Công ty có tỷ trọng các khoản vay nợ cao nên ngoài
quan tâm thanh toán gốc vay thì vấn đề thanh toán lãi vay các khoản nợ này
cũng được Công ty quan tâm phân tích.
Bảng 2-7
Bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay của Công ty
giai đoạn 2007-2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
1. Lợi nhuận trước thuế 9.549.678.506 11.403.069.534 +1.853.391.028
2. Chi phí lãi vay
25.060.114.889 21.949.351.702 -3.110.763.187
3. Hệ số thanh toán lãi vay
((1+2)/2)
1,38 1,52 +0,14
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Theo bảng số liệu, Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty năm 2008 là
1,52 lần còn năm 2007 là 1,38 lần. Như vậy, chỉ tiêu này đã tăng 0,14 lần
chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của Công ty có xu hướng tăng lên. Mặt
khác, ở cả hai năm, chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy Công ty có đủ
khả năng thanh toán lãi tiền vay và với xu hướng tăng lên thì khả năng này
càng rõ rệt. Tuy nhiên giá trị của chỉ tiêu này dù lớn hơn 1 nhưng chưa thực
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
37
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
sự cao nên khả năng thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư còn thấp. Dầu vậy do
chỉ tiêu này có khả năng tăng và đều không thấp hơn 1 nên vẫn tạo được
lòng tin với các đối tượng cho vay về vấn đề thanh toán mà trước hết là khả
năng thanh toán lãi vay. Chính vì thế, chỉ tiêu này có ảnh hưởng tích cực
đến tình hình tài chính của Công ty.
Tóm lại, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ gồm cả các
khoản lãi tiền vay. Mặc dù có gặp khó khăn trong thanh toán nhanh nhưng
đó là do đặc điểm của ngành nghề, của lĩnh vực kinh doanh. Hơn nữa qua xu
hướng tăng dần các chỉ tiêu, hệ số đánh giá về khả năng thanh toán cho thấy:
Công ty đã có nhiều nỗ lực trong năm 2008 để đạt được kết quả đó cũng như
đã bắt đầu thực hiện được từng bước trong chiến lược phát triển của Công
ty.
2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp để cung cấp
thông tin cho các đối tượng quan tâm, vấn đề đầu tiên thường được các đối
tượng liên quan đặt ra là doanh nghiệp đó có hoạt động kinh doanh hiệu quả
hay không, đầu tư vào doanh nghiệp có mang lại lợi ích hay không. Vì thế,
ngoài việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, Công ty còn
tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh.
Do đó, trong quá trình phân tích, trước tiên ta đánh giá khái quát tình
hình hoạt động kinh doanh để có những nhận định tổng quan về hiệu quả
hoạt động của Công ty. Sau đó, trên cơ sở những đánh giá ban đầu về hiệu
quả kinh doanh của Công ty, ta sẽ đi vào phân tích cụ thể một vài góc độ
nữa: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn
vốn và phân tích hiệu quả sử dụng chi phí. Đó đều là những yếu tố quan
trọng, liên quan đến kết quả đầu ra và yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
kinh doanh.
2.3.3.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
38
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Hiệu quả kinh doanh của Công ty được trình bày và thể hiện qua Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy với những chỉ tiêu, số liệu trên
báo cáo này khi so sánh, đối chiếu có thể khái quát tình hình hoạt động kinh
doanh của Công ty như sau:
Bảng 2-8
Bảng đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty
giai đoạn 2007-2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Số tiền Tỷ lệ
1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
542.751.060.357 581.302.964.260 +38.551.903.903 +7,10
2. Giá vốn hàng bán 504.519.285.604 542.712.025.316 +38.192.739.712 +7,57
3. Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
38.231.774.753 38.590.938.944 +359.164.191 +0,94
4. Doanh thu hoạt
động tài chính
4.560.444.495 4.850.084.119 +289.639.624 +6,35
5. Chi phí bán hàng 25.060.114.889 22.315.109.168 -3.464.615.181 -13,44
6. Chi phí QLDN 2.954.362.000 2.740.998.011 -213.363.989 -7,22
7. Lợi nhuận thuần
từ HĐKD
13.262.559.817 12.936.761.656 -325.798.161 -2,46
8. Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế
9.549.678.506 11.403.069.534 +1.853.391.028 +19,41
9. Lợi nhuận sau
thuế TNDN
9.549.678.506 9.806.639.799 +256.961.293 +2,70
Nguồn:Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Trước hết, lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2008 tăng so
với năm 2007 là 1.853.391.028 đồng tức tăng lên 19,41%. Vì thế, dù năm
2008 Công ty bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì lợi nhuận sau thuế
của Công ty vẫn tăng so với năm 2007 là 256.961.293 đồng (+2,7%). Khi so
sánh và tiến hành loại trừ ảnh hưởng của các chỉ tiêu nhân tố tác động ta
thấy:
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
39
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 38.551.903.903
đồng làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên tương ứng. Doanh thu hoạt động
tài chính cũng tăng lên làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên 289.639.624
đồng. Chi phí tài chính giảm 3.464.615.181 đồng, chi phí bán hàng giảm
213.363.989 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 325.798.161 đồng
nên làm lợi nhuận tăng thêm tương ứng. Như vậy từ biến động tăng giảm
của doanh thu và chi phí làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên
4.652.581.146 đồng. Trong đó biến động tăng lên của Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ là có tác động mạnh nhất và chiếm giá trị lớn nhất.
Bên cạnh đó, do giá vốn hàng bán tăng 38.192.739.712 đồng nên làm
giảm lợi nhuận trước thuế tương ứng. Không những thế, do thu nhập khác
giảm và chi phí khác tăng lên nên cũng tác động là giảm lợi nhuận trước
thuế. Tuy vậy khi xem tổng hợp ảnh hưởng các tác động trên thì lợi nhuận
trước thuế vẫn tăng lên.
Hơn nữa, tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế nhanh hơn tốc độ tăng
của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (19,41%>7,1%) chứng tỏ có sự
giảm chi phí trong các hoạt động của Công ty. Điển hình rõ nhất ta thấy chi
phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty
năm 2008 đều giảm so với năm 2007: Chi phí tài chính giảm 13,44%, chi
phí bán hàng giảm 7,22%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,46%. Như
vậy, Công ty đã có sự tiết kiệm trong việc sử dụng chi phí. Cũng nhờ biến
động tích cực đó mà lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty
năm 2008 so với năm 2007 tăng lên với tốc độ rất cao (+584,81%) và trong
đó, biến động giảm của chi phí tài chính là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu. Dầu
vậy, năm 2008, giá vốn hàng bán của Công ty lại tăng lên và tốc độ tăng lớn
hơn tốc độ tăng của doanh thu (7,57% > 7,1%). Dù mức chênh lệch là không
quá cao nhưng cho thấy chi phí sản xuất của Công ty chưa được tiết kiệm
nhiều. Đây có thể là do ảnh hưởng biến động của giá cả vật liệu xây dựng
trong năm 2008. Ngoài ra do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên giá trị
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
40
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
các khoản thu nhập khác và chi phí khác cũng có sự biến động không mong
muốn nên lợi nhuận của các hoạt động khác này không đạt được hiệu quả và
tác động không tốt đến lợi nhuận chung của Công ty. Vì vậy, cơ cấu lợi
nhuận kế toán trước thuế của Công ty có thay đổi và biến động. Nếu trong
năm 2007, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ
trong lợi nhuận kế toán trước thuế thì sang đến năm 2008, tỷ trọng này đã
tăng lên khá cao. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những tác động tích cực
để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao mức lợi
nhuận đem về từ ngành nghề kinh doanh chính yếu là xây lắp.
Tóm lại, nhìn chung năm 2008 Công ty hoạt động kinh doanh có lợi
nhuận và mức lợi nhuận đạt được tăng so với năm trước. Đây là dấu hiệu
lành mạnh, cho thấy xu hướng và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2.3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Tài sản là nguồn lực của doanh nghiệp, là những yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nào cũng muốn biết với nguồn
tài sản thực có thì khả năng vận hành, khả năng sinh lời, khả năng luân
chuyển là bao nhiêu, có đạt được như mong muốn và kỳ vọng không.
Do đó, bên cạnh đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, khi đi vào
phân tích hiệu quả đó ở một số góc độ tài chính, trước hết ta đánh giá hiệu
quả sử dụng tài sản của Công ty trên cơ sở bảng số liệu sau:
Qua bảng phân tích, ta thấy Tổng tài sản bình quân của Công ty năm
2008 thấp hơn so với năm 2007, trong đó, Tài sản ngắn hạn bình quân của
Công ty có biến động giảm và mức biến động giảm lớn hơn mức biến động
tăng của Tài sản dài hạn bình quân. Mặt khác, lợi nhuận sau thuế của Công
ty năm 2008 biến động tăng so với năm 2007. Chính vì thế mà sức sinh lời
của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn cũng như sức sinh lời của Tổng tài sản
năm 2008 đều cao hơn năm 2007. Cụ thể:
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
41
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
Bảng 2-9
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty
giai đoạn 2007-2008
Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
1. TSNH bình quân 953.674.796.831 925.651.372.394 -28.023.424.438
2. TSDH bình quân 76.270.785.871 77.646.944.677 +1.376.158.806
3. Lợi nhuận sau thuế 9.549.678.506 9.806.639.799 +256.961.293
4. Doanh thu thuần
HĐKD
542.751.060.357 581.302.964.260 +38.551.903.903
5. Tổng tài sản bình
quân (1+2)
1.029.945.582.70
2
1.003.298.317.07
1
-26.647.265.632
6. Sức sinh lời của
TSNH (3/1)
0,01 0,011 +0,001
7. Sức sinh lời của
TSDH (3/2) 0,0125 0,126 +0,001
8. Sức sinh lời của Tài
sản(ROA) (3/5)
0,009 0,01 +0,001
9. Số vòng quay của
TSNH (4/1)
0,57 0,63 +0,06
10. Số vòng quay của
TSDH (4/2)
7,12 7,49 +0,37
11. Số vòng quay của
Tài sản (4/5) 0,53 0,58 +0,05
Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán
Năm 2008, Công ty có sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn tăng so với
năm 2007 là 0,001 lần, tức là với 1 đồng Tài sản ngắn hạn chi ra thì trong
năm 2008 tạo ra mức lợi nhuận sau thuế lớn hơn so với năm 2007 là 0,001
đồng, tương đương tốc độ tăng là 10%. Ngoài ra dù Tài sản dài hạn bình
quân có biến động tăng nhưng do tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi
nhuận sau thuế nên sức sinh lời của Tài sản dài hạn năm 2008 vẫn cao hơn
so với năm 2007. Chỉ tiêu này năm 2008 đạt 0,126 lần còn năm 2007 đạt
0,125 lần, như vậy tăng lên 0,001 lần. Điều đó phản ánh mức lợi nhuận sau
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
42
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang
thuế mà 1 đồng Tài sản dài hạn bình quân đầu tư mang lại đang có xu hướng
tăng lên.
Và chính vì sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn có biến
động tốt, có xu hướng tăng nên đã tác động tích cực đến sức sinh lời của tài
sản (chỉ tiêu ROA). Năm 2007, sức sinh lời của tài sản mà Công ty đạt được
là 0,009 lần nhưng sang đến năm 2008 chỉ tiêu này đã đạt 0,01 lần. Như vậy
sức sinh lời của tài sản tăng lên 0,001 lần và tốc độ tăng là 11,11%. Tuy
nhiên nhìn chung sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn và của
Tổng tài sản của Công ty ở cả hai năm đều chưa cao, còn thấp và mức biến
động còn khá nhỏ cho thấy Công ty vẫn chưa khai thác được hết hiệu quả
của nguồn tài sản dồi dào và phong phú. Dầu vậy, với xu hướng tăng của
các chỉ tiêu này cho thấy đây là dấu hiệu tích cực và có tác động lành mạnh
đối với tình hình tài chính của Công ty.
Song hành cùng việc phân tích chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời, Công ty
thấy chỉ tiêu số vòng quay của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn và của
Tổng tài sản cũng có những biến động đáng quan tâm.
Số vòng quay của Tài sản ngắn hạn năm 2008 so với năm 2007 tăng
0,06 vòng trong khi đó số vòng quay của Tài sản dài hạn tăng 0,37 vòng.
Điều này chứng tỏ Công ty có Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn tham gia
hoạt động kinh doanh và đang khai thác sử dụng các tài sản đó mang lại hiệu
quả. Cụ thể: với 1 đồng Tài sản ngắn hạn mà Công ty sử dụng thì mức
doanh thu thuần đem về trong năm 2007 là 0,57 đồng còn trong năm 2008 là
0,63 đồng, tức là tăng lên 0,06 đồng. Bên cạnh đó, với 1 đồng chi ra đầu tư
vào Tài sản dài hạn thì năm 2008 doanh thu thuần mang lại lớn hơn so với
năm 2007 là 0,37 đồng. Từ đó cho thấy sức sản xuất của Tài sản ngắn hạn
và Tài sản dài hạn tại Công ty là tốt và ổn định. Tuy nhiên Công ty có số
vòng quay của Tài sản ngắn hạn lại thấp hơn nhiều so với số vòng quay của
Tài sản dài hạn. Đối với doanh nghiệp sản xuất bình thường thì đây có thể là
dấu hiệu bất thường nhưng tại Công ty thì đây là do đặc điểm hoạt động sản
Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D
43
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671
31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671

More Related Content

What's hot

Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Han Nguyen
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Luận văn Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lươngLuận văn Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Luận văn Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lươngKevin Trần
 
Luan van tot nghiep dh 2012
Luan van tot nghiep dh 2012Luan van tot nghiep dh 2012
Luan van tot nghiep dh 2012Tranhao2009
 
Phan tich cac_chi_so_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_san_xuat__14y9z_qt4v5_2013...
Phan tich cac_chi_so_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_san_xuat__14y9z_qt4v5_2013...Phan tich cac_chi_so_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_san_xuat__14y9z_qt4v5_2013...
Phan tich cac_chi_so_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_san_xuat__14y9z_qt4v5_2013...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY KHU VỰC ASEAN
BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY KHU VỰC ASEAN BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY KHU VỰC ASEAN
BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY KHU VỰC ASEAN nataliej4
 
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_656712727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty sơn cường
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty sơn cườngBáo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty sơn cường
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty sơn cườngDương Hà
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại đơn vị xây dựng nhé
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại đơn vị xây dựng nhéBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại đơn vị xây dựng nhé
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại đơn vị xây dựng nhéDương Hà
 
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty CPXDTM Tuấ...
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty CPXDTM Tuấ...kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty CPXDTM Tuấ...
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty CPXDTM Tuấ...Toni Masimochi
 
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ anh hieu
 
1 tieuluan qttc2 hoan chinh
1 tieuluan qttc2 hoan chinh1 tieuluan qttc2 hoan chinh
1 tieuluan qttc2 hoan chinhSơn Trần
 
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (19)

Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_kinh_do_i_mwy_unbct6_201307...
 
Luận văn Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Luận văn Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lươngLuận văn Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Luận văn Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Luan van tot nghiep dh 2012
Luan van tot nghiep dh 2012Luan van tot nghiep dh 2012
Luan van tot nghiep dh 2012
 
Bao cao ngọc tm
Bao cao ngọc tmBao cao ngọc tm
Bao cao ngọc tm
 
Phan tich cac_chi_so_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_san_xuat__14y9z_qt4v5_2013...
Phan tich cac_chi_so_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_san_xuat__14y9z_qt4v5_2013...Phan tich cac_chi_so_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_san_xuat__14y9z_qt4v5_2013...
Phan tich cac_chi_so_tai_chinh_cua_cong_ty_co_phan_san_xuat__14y9z_qt4v5_2013...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty thép Ánh Ngọc
Đề tài: Tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty thép Ánh NgọcĐề tài: Tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty thép Ánh Ngọc
Đề tài: Tăng cường quản trị nợ phải thu của công ty thép Ánh Ngọc
 
BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY KHU VỰC ASEAN
BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY KHU VỰC ASEAN BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY KHU VỰC ASEAN
BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY VIỆT NAM THEO THẺ ĐIỂM QUẢN TRỊ CÔNG TY KHU VỰC ASEAN
 
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_656712727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
2727891 n tc_hon_ch7881nh_vk_zocyk_nqv_20131119043104_65671
 
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_6567126136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
26136 uhi m82fuvx_20140721020248_65671
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty sơn cường
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty sơn cườngBáo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty sơn cường
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và giá thành công ty sơn cường
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại đơn vị xây dựng nhé
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại đơn vị xây dựng nhéBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại đơn vị xây dựng nhé
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại đơn vị xây dựng nhé
 
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty CPXDTM Tuấ...
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty CPXDTM Tuấ...kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty CPXDTM Tuấ...
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty CPXDTM Tuấ...
 
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Xây Dựng An Mỹ
 
Kế toán & xác định kết quả kinh doanh tại Công ty điện tử New, 9đ
Kế toán & xác định kết quả kinh doanh tại Công ty điện tử New, 9đKế toán & xác định kết quả kinh doanh tại Công ty điện tử New, 9đ
Kế toán & xác định kết quả kinh doanh tại Công ty điện tử New, 9đ
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 
12. bao cao cua hdqt
12. bao cao cua hdqt12. bao cao cua hdqt
12. bao cao cua hdqt
 
1 tieuluan qttc2 hoan chinh
1 tieuluan qttc2 hoan chinh1 tieuluan qttc2 hoan chinh
1 tieuluan qttc2 hoan chinh
 
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải phápĐề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đề tài: Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 

Viewers also liked

Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

Viewers also liked (18)

Nlcb1 cdcq
Nlcb1 cdcqNlcb1 cdcq
Nlcb1 cdcq
 
Quản trị học cđ
Quản trị học cđQuản trị học cđ
Quản trị học cđ
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
112476 oec8wo0 xva_20140328091033_65671
112476 oec8wo0 xva_20140328091033_65671112476 oec8wo0 xva_20140328091033_65671
112476 oec8wo0 xva_20140328091033_65671
 
Phap luat-kt-1
Phap luat-kt-1Phap luat-kt-1
Phap luat-kt-1
 
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_6567118055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
18055 s5088zj cv8_20140808035406_65671
 
He thong-thong-tin-quan-ly 2
He thong-thong-tin-quan-ly 2He thong-thong-tin-quan-ly 2
He thong-thong-tin-quan-ly 2
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
 
Quan tri-sx
Quan tri-sxQuan tri-sx
Quan tri-sx
 
Qt marketing 1
Qt marketing 1Qt marketing 1
Qt marketing 1
 
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
 
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
Phan tich tinh_hinh_quan_ly_va_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_hvcnbh79i7_20130...
 
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-maiDap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
Dap an-mon-quan-tri-ngan-hang-thuong-mai
 
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_6567118047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
18047 w kz2v_ojqhn_20140808034655_65671
 
K1dh
K1dhK1dh
K1dh
 
Kế toán hcsn 1
Kế toán hcsn 1Kế toán hcsn 1
Kế toán hcsn 1
 
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
Phan tich tai_chinh_va_mot_so_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh__z_mae8c_cd8l_201...
 

Similar to 31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671

Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Royal Scent
 
Nâng cao công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty đầu tư Xây lắp ...
Nâng cao công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty đầu tư Xây lắp ...Nâng cao công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty đầu tư Xây lắp ...
Nâng cao công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty đầu tư Xây lắp ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinhcông ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinhNguyen Thi Loan
 
LOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.docLOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.docNguynThBu
 
Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...
Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...
Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...Thùy Linh
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)Phụ Kiện Xinh
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà NamBáo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà NamNguyen Minh Chung Neu
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt H
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt HBáo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt H
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt HNguyen Minh Chung Neu
 

Similar to 31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671 (20)

Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
Nâng cao công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty đầu tư Xây lắp ...
Nâng cao công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty đầu tư Xây lắp ...Nâng cao công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty đầu tư Xây lắp ...
Nâng cao công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty đầu tư Xây lắp ...
 
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh BiênĐề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
Đề tài: Lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Thanh Biên
 
Phan tich hoat dong kinh doanh cong ty xay dung viet uc
Phan tich hoat dong kinh doanh cong ty xay dung viet ucPhan tich hoat dong kinh doanh cong ty xay dung viet uc
Phan tich hoat dong kinh doanh cong ty xay dung viet uc
 
De cuong (1)
De cuong (1)De cuong (1)
De cuong (1)
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
 
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinhcông ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
công ty hiếu ngọc-tay son,binh dinh
 
LOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.docLOI_NOI_DAU.doc
LOI_NOI_DAU.doc
 
Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...
Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...
Một số đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí...
 
Bao-cao-thuc-tap-ke-toan-von-bang-tien
Bao-cao-thuc-tap-ke-toan-von-bang-tienBao-cao-thuc-tap-ke-toan-von-bang-tien
Bao-cao-thuc-tap-ke-toan-von-bang-tien
 
Quy trình thông quan xuất nhập khẩu hàng gia công tại công ty TNHH Việt Thắng...
Quy trình thông quan xuất nhập khẩu hàng gia công tại công ty TNHH Việt Thắng...Quy trình thông quan xuất nhập khẩu hàng gia công tại công ty TNHH Việt Thắng...
Quy trình thông quan xuất nhập khẩu hàng gia công tại công ty TNHH Việt Thắng...
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáoChi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Quảng cáo
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
 
Đề tài thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
Đề tài  thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ íchĐề tài  thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
Đề tài thực tập công ty thương mại dịch vụ vận tải rất hay, bổ ích
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà NamBáo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà Nam
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt Hà Nam
 
3.cty dệt hà nam
3.cty dệt hà nam3.cty dệt hà nam
3.cty dệt hà nam
 
3.cty dệt hà nam
3.cty dệt hà nam3.cty dệt hà nam
3.cty dệt hà nam
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt H
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt HBáo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt H
Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác kế toán tại công ty dệt H
 
3.cty dệt hà nam
3.cty dệt hà nam3.cty dệt hà nam
3.cty dệt hà nam
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn

Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankNguyễn Ngọc Phan Văn
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

Recently uploaded

Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdfCatalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdfOrient Homes
 
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfOrient Homes
 
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdfCatalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfOrient Homes
 
Catalog Gạch Đồng Tâm TrangAn_2023.pdf
Catalog Gạch Đồng Tâm   TrangAn_2023.pdfCatalog Gạch Đồng Tâm   TrangAn_2023.pdf
Catalog Gạch Đồng Tâm TrangAn_2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfCatalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfOrient Homes
 
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdfcatalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdfOrient Homes
 
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfCatalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfOrient Homes
 
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfOrient Homes
 
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdfCatalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdfOrient Homes
 
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdfCatalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdfOrient Homes
 
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoTài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoUy Hoàng
 
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdfCatalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdfOrient Homes
 
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdfCatalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdfOrient Homes
 
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdfTừ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdfDuyHauNguyen1
 
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfCatalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfOrient Homes
 
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdfCatalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdfOrient Homes
 
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdfCatalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdfOrient Homes
 
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfCatalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (20)

Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdfCatalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
Catalog Grohe_Promotion_Leaflet_A4_CC2023.pdf
 
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
 
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdfCatalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
 
Catalog Gạch Đồng Tâm TrangAn_2023.pdf
Catalog Gạch Đồng Tâm   TrangAn_2023.pdfCatalog Gạch Đồng Tâm   TrangAn_2023.pdf
Catalog Gạch Đồng Tâm TrangAn_2023.pdf
 
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfCatalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
 
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdfcatalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
catalogue đèn chiếu sáng Rạng Đông 2024-led.pdf
 
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfCatalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁI
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁIBÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁI
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ THUỐC 60 HOÀNG VĂN THÁI
 
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
 
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdfCatalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
Catalog Karofi KTF - 888 brochure (4).pdf
 
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdfCatalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
Catalog Tiền phong Bảng giá PVC 01.07.23.pdf
 
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạoTài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
Tài liệu trắc nghiệm phong cách lãnh đạo
 
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdfCatalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
Catalogue Van vòi Novo-Viettiep Chốt.pdf
 
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdfCatalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
 
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdfTừ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
Từ ETF quốc tế đến ETF tại VN, chúng vận hành như thế nào by Nguyễn Duy Hậu.pdf
 
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfCatalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
 
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdfCatalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
Catalog Tiền Phong Bảng giá PE 01.07.23.pdf
 
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdfCatalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
 
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdfCatalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
Catalog thiết bị vệ sinh kohler(part 1-6).pdf
 

31195 k s_yeabhzdh_20140916084757_65671

  • 1. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang LỜI MỞ ĐẦU Lĩnh vực xây lắp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, quan trọng và cũng rất phức tạp đòi hỏi phải được cung cấp nhiều thông tin. Trong số những nguồn thông tin đó, thông tin kế toán có vai trò không nhỏ. Tuy nhiên, những thông tin cung cấp qua các báo cáo kế toán, nhất là các báo cáo tài chính muốn đáp ứng được yêu cầu của các nhà quản trị doanh nghiệp và của các đối tượng quan tâm thì cần phải được tiến hành phân tích. Chính vì vậy, các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đều cần tổ chức công tác phân tích để có thể đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình tài chính của doang nghiệp và đưa ra các quyết định hợp lý. Do đó, kế toán ngoài việc theo dõi, thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin thì còn có một hoạt động quan trọng nữa là phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Đây là cơ sở để xây dựng các chính sách và ra quyết định, là nội dung được rất nhiều đối tượng quan tâm không chỉ trong nội bộ doanh nghiệp. Vì thế, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, được các cô chú anh chị Phòng Tài chính kế toán tạo điều kiện giúp đỡ cũng như được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang, em đã chọn đề tài của chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội”. Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Chương 3: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 1
  • 2. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội (sau đây gọi tắt là “Công ty”) có bề dày lịch sử và truyền thống. Công ty được thành lập trên cơ sở tiền thân là Công ty Kiến trúc Hà Nội. Ngày 5/8/1958, Bộ Kiến trúc (tức Bộ Xây dựng ngày nay) ra Quyết định 117 chính thức thành lập thêm một doanh nghiệp nhà nước với mục đích góp phần hỗ trợ cho nền kinh tế đất nước. Doanh nghiệp mới được thành lập lấy tên là Công ty Kiến trúc Hà Nội, trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động và theo dòng lịch sử đất nước, Công ty đã có nhiều lần đổi tên gắn với các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn từ năm 1958 đến năm 1960, Công ty lấy tên là Công ty Kiến trúc Hà Nội. Nhưng từ năm 1960 đến năm 1977, Công ty đổi tên là Công ty Kiến trúc Khu Nam. Đến sau năm 1977, Công ty một lần nữa đổi tên là Công ty xây dựng số 1, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng. Nhưng trước tình hình biến động của nền kinh tế cũng như theo định hướng chủ trương tiến hành cổ phần hoá một số doanh nghiệp của Nhà nước nên ngày 23/9/2005, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã kí quyết định chuyển Công ty xây dựng số 1 thành công ty cổ phần. Đến ngày 16/11/2005, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chính thức chuyển đổi Công ty thành công ty cổ phần. Và như vậy, kể từ sau tháng 11/2005, Công ty tham gia các hoạt động kinh tế với tư cách Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 2
  • 3. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang là công ty cổ phần và có tên gọi chính thức là: Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, trực thuộc Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Bộ Xây dựng. Trên cơ sở đó, có thể tóm lược vài nét về Công ty như sau: - Tên công ty: Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội - Tên giao dịch: Hanoi Construction Joint Stock Company No.1 - Tên viết tắt: HACC1 - Địa chỉ trụ sở chính: Số 59, phố Quang Trung, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội - Mã số thuế: 0100105782 - Hình thức sở hữu: Công ty cổ phần Bảng 1-1 Danh sách cổ đông sáng lập Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty - Vốn điều lệ: 35.000.000.000 (Ba mươi lăm tỷ đồng VN) Kể từ khi thành lập đến khi chuyển đổi thành công ty cổ phần và cho đến nay, Công ty đã trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và ổn định đất nước trong các giai đoạn. Công ty đã tham gia thi công và thi công thành công nhiều dự án lớn, nhiều công trình trọng điểm có ý nghĩa lịch sử và kinh tế. Có thể kể đến một số công trình như: nhà máy Cao su Sao Vàng, Xà phòng, Thuốc lá Thăng Long, nhà máy dệt 8-3, xây dựng Đại học Bách Khoa, Đại học Thuỷ lợi, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện nhi Thụy Điển, khách sạn Hoà Bình, Cung Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D Số TT Tên cổ đông Số cổ phần 1 TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG HÀ NỘI Người trực tiếp quản lý vốn: BÙI XUÂN DŨNG TRẦN XUÂN LÂN NGUYỄN GIA DŨNG 1.855.670 2 53 CỔ ĐÔNG KHÁC 1.746.500 3
  • 4. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang văn hoá lao động hữu nghị Việt Xô, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Cung thể thao Tổng hợp Quần ngựa… Từ những nỗ lực và kết quả đạt được trong nhiều năm qua, Công ty được Đảng và Nhà nước khen thưởng: Huân chương độc lập hạng Hai, Huân chương độc lập hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Hai, Huân chương Lao động hạng Ba. Không những thế, khi xem xét đánh giá về sự phát triển của Công ty trên góc độ tài chính, có thể thấy dù mới chuyển đổi hình thức sở hữu nhưng Công ty vẫn cố gắng duy trì, ổn định và phát huy hiệu quả cũng như lành mạnh hóa tình hình tài chính. Điều đó được thể hiện qua việc xem xét, phân tích một số chỉ tiêu tài chính sau: Bảng 1-2 Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. Vốn chủ sở hữu 59.546.724.498 60.845.760.397 +1.299.035.899 +2,2 2. Doanh thu 542.751.060.357 581.302.964.260 +38.551.903.903 +7,1 3. Lợi nhuận sau thuế 9.549.678.506 9.806.639.799 +256.961.293 +2,7 4. Thuế nộp ngân sách 26.987.656.274 29.222.770.965 +2.235.114.691 +8,3 5. Thu nhập bình quân đầu người 1.800.000 1.950.000 +150.000 +8,3 Nguồn: Các báo cáo tài chính của Công ty năm 2007, năm 2008 Theo số liệu của bảng chỉ tiêu, điều đầu tiên thấy rõ nhất là các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng, có nghĩa là các chỉ tiêu trong năm 2008 đều lớn hơn so với năm 2007. Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 4
  • 5. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Trước hết, Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 2,2% chứng tỏ Công ty đang tăng dần khả năng chủ động về tài chính. Hơn nữa, doanh thu năm 2008 cũng tăng so với năm 2007 là 7,1% dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 2,7%. Tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế không cao như tốc độ tăng của doanh thu. Dầu vậy đây vẫn là dấu hiệu tích cực đối với tình hình tài chính của Công ty, đặc biệt khi liên hệ với tình hình kinh tế thế giới cũng như tình hình kinh tế Việt Nam năm 2008 thì khả năng Công ty vẫn đảm bảo duy trì được mức lợi nhuận như vậy đã cho thấy Công ty có nhiều cố gắng và nỗ lực. Mặt khác, thuế nộp ngân sách của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng lên khá nhiều (+8,3%) cho thấy Công ty không những thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước mà còn gia tăng mức thuế nộp, đóng góp cho Ngân sách. Nhưng mức tăng của chỉ tiêu này khá cao so với mức tăng của lợi nhuận sau thuế và doanh thu nên khi tìm hiểu chi tiết thì thấy nguyên nhân chủ yếu là do Công ty bắt đầu thực hiện thêm nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp sau hai năm được miễn thuế kể từ khi chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần. Sau nữa, cùng với biến động tăng của doanh thu và lợi nhuận sau thuế, mức thu nhập bình quân đầu người tại Công ty cũng có xu hướng tăng. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.800.000 đồng thì đến năm 2008, chỉ tiêu này đã là 1.950.000 đồng, tăng 150.000 đồng (+8,3%). Điều này chứng tỏ Công ty không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn chú ý đến chính sách nhân lực, chính sách cải thiện đời sống người lao động. Mặc dù mức tăng của chỉ tiêu này không đáng kể so với tỷ lệ lạm phát kinh tế năm 2008 nhưng phần nào cho thấy được chiến lược phát triển dài hạn của Công ty, đặc biệt là trong vấn đề nâng cao đời sống người lao động, một nguồn lực chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Qua đánh giá một số chỉ tiêu tài chính và xu hướng biến động của các chỉ tiêu này, ta thấy Công ty đã có những tác động tích cực, nhằm lành mạnh Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 5
  • 6. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang hóa tình hình tài chính so với tình trạng lúc mới đầu cổ phần hóa. Chính vì thế, dù tình hình kinh tế trong năm qua có nhiều biến động tiêu cực nhưng Công ty vẫn có thể đứng vững, duy trì và có những bước phát triển nhỏ trong vấn đề tài chính. 1.2. Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng. Do đó, bộ máy hoạt động của Công ty gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc, các phòng ban và các đơn vị chi nhánh. Với mục đích quản lý hoạt động hiệu quả nên mỗi bộ phận có nhiêm vụ, chức năng hoạt động khác nhau và hỗ trợ nhau. - Đại hội đồng cổ đông: cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, do đó sẽ quyết định những định hướng phát triển Công ty, những vấn đề liên quan đến cổ phần, thông qua các báo cáo tài chính... Bên cạnh đó còn có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát. - Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý cao nhất của Công ty. Các thành viên được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm và chịu sự kiểm soát của Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty. - Ban Kiểm soát: Công ty có trên 11 cổ đông nên phải thành lập Ban Kiểm soát. Các thành viên trong Ban Kiểm soát là cổ đông của Công ty và được Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan trong Công ty. - Tổng Giám đốc: điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, thực hiện các phương án đầu tư Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 6
  • 7. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang kinh doanh, tổ chức cán bộ phòng ban và cũng là người đại diện về mặt pháp lý của Công ty. Sơ đồ 1-1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Nguồn: Tài liệu từ Phòng Tổ chức lao động hành chính Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 7 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT THI CÔNG - AN TOÀN LAO ĐỘNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH TẾ THỊ TRƯỜNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ DỰ ÁN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KỸ THUẬT THI CÔNG BAN AN TOÀN PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÒNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XNXD SỐ 101 XNXD SỐ 103 XNXD SỐ 115CÁC CHI NHÁNH KHÁC CÁC ĐỘI XD TRỰC THUỘC XNXD SỐ 108 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
  • 8. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang - Phó Tổng Giám đốc Tài chính kế toán: tham mưu cho Tổng Giám đốc về vấn đề tài chính kế toán của Công ty, theo dõi giám sát tình hình tài chính cũng như công tác kế toán của Công ty. - Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật thi công-An toàn lao động: theo dõi giám sát thi công về kỹ thuật và về an toàn lao động từ đó hỗ trợ tham mưu cho Tổng Giám đốc. - Phó Tổng Giám đốc Kinh tế thị trường: theo dõi, nghiên cứu tìm hiểu cũng như tìm kiếm thị trường để tham mưu cho các quyết định của Tổng Giám đốc trong việc hoạch định chiến lược. - Phó Tổng Giám đốc Kế hoạch đầu tư dự án: xây dựng, hoạch định các kế hoạch đầu tư, tham mưu giúp Tổng Giám đốc ra quyết định đầu tư, lựa chọn phương án đầu tư đúng đắn… - Phòng Tài chính kế toán: chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về những vấn đề liên quan đến tài chính kế toán, phân tích đánh giá tình hình tài chính của Công ty, ghi chép mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để tổng hợp và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác, xây dựng và tổ chức công tác kế toán tại Công ty phù hợp với chế độ hiện hành và thực trạng Công ty. - Phòng Kỹ thuật thi công-Ban an toàn: thiết kế, thực hiện và giám sát theo dõi tiến độ thi công về mặt kỹ thuật, an toàn lao động, cập nhật và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng và độ an toàn. - Phòng Tổ chức lao động hành chính: xây dựng các phương án, mô hình tổ chức sản xuất, công tác quản lý cán bộ, thiết kế các thủ tục hành chính vận hành trong Công ty cách hợp lý, tham mưu cho Ban Giám đốc về nhân sự và quản lý hành chính. - Phòng Kế hoạch đầu tư: tham mưu các vấn đề liên quan đến đầu tư cho Ban Giám đốc đồng thời xây dựng, hoạch định các kế hoạch và Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 8
  • 9. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang tiến trình đầu tư, theo dõi giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch của các bộ phận trong Công ty. - Phòng Kinh tế thị trường: có nhiệm vụ theo dõi, tìm kiếm thị trường cũng như tìm hiểu thị trường, nhất là thị trường xây dựng, tiếp thị giới thiệu về Công ty với các nhà đầu tư, trên cơ sở đó hỗ trợ cho các quyết định đầu tư của Ban Giám đốc. - Các chi nhánh Công ty: phần lớn là các đơn vị phụ thuộc có cơ cấu tổ chức khá đơn giản gồm: Giám đốc chi nhánh hay chủ nhiệm công trình, cán bộ kinh tế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ kiểm tra chất lượng cùng với tổ đội xây dựng. Các chi nhánh sẽ theo dõi, giám sát việc tổ chức thi công phát sinh tại chi nhánh và báo cáo kịp thời tiến độ thi công (về kỹ thuật và kinh tế) lên các phòng ban Công ty. 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, Công ty hoạt động kinh doanh trên các ngành nghề lĩnh vực sau: - Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông (cầu, đường, sân bay, bến cảng), thuỷ lợi (đe, đập, kênh, mương), bưu điện, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường day, trạm biến áp; - Đầu tư kinh doanh phát triển nhà, thương mại du lịch (Lữ hành nội địa, quốc tế); - Sản xuất, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng (gạch, ngói, cấu kiện bê tông, cấu kiện và phụ kiện kim loại, đồ mộc, thép); - Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp; - Đầu tư kinh doanh bất động sản, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn; - Đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) các dự án giao thông, thuỷ điện; Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 9
  • 10. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang - Xây dựng và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, các công trình cấp thoát nước và trạm bơm; - Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị cơ điện nước công trình, thiết bị điện dân dụng, công nghiệp, điện máy, điện lạnh và gia nhiệt; - Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, các loại vật tư, xăng dầu, vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, Công ty chủ yếu tham gia hoạt động xây lắp mà phần nhiều là xây dựng các công trình. Do đó lĩnh vực xây lắp đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sản phẩm sản xuất ra. Bởi lẽ, sản phẩm của hoạt động xây lắp có đặc điểm đặc trưng cho ngành nghề khác biệt với các ngành sản xuất khác là có quy mô và kết cấu phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao nên đòi hỏi khi sản xuất phải chia nhiều giai đoạn công việc. Hơn nữa, sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất và sử dụng lâu dài. Chính vì thế, sản phẩm xây lắp có quy trình công nghệ sản xuất riêng, mang tính đặc thù của ngành nghề. Có thể tóm lược quy trình đó qua một số bước cơ bản sau: Sơ đồ 1-2 Quy trình sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 10 Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường Tham gia đấu thầu, ký hợp đồng giao nhận thầu xây lắp Tổ chức thi công công trình nhận thầu Nghiệm thu, bàn giao công trình và thanh lý hợp đồng giao thầu Thực hiện bảo hành công trình (nếu có)
  • 11. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Nguồn: Tài liệu Phòng Kế hoạch đầu tư Ban đầu, Công ty xem xét các thông báo hay giấy mời thầu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Từ đó, đánh giá thực trạng của Công ty về pháp lý và tài chính cũng như năng lực kỹ thuật và khả năng trúng thầu để xây dựng hồ sơ dự thầu nếu quyết định tham gia đấu thầu. Nếu như trúng thầu thì Công ty ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp với bên giao thầu (chủ đầu tư). Sau đó, Công ty triển khai thi công công trình, hạn mục công trình hay dự án nhận thầu từ lập kế hoạch và biện pháp thi công trên cơ sở dự toán, hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công đã được duyệt đến khi xúc tiến thi công theo kế hoạch: sử dụng các yếu tố chi phí như vật tư, máy móc, thiết bị, nhân công... Khi công trình, hạn mục công trình hay dự án hoàn thành, tiến hành nghiệm thu và kiểm tra đạt các tiêu chuẩn theo như hợp đồng đã ký thì công trình, hạn mục công trình đó được bàn giao lại cho đơn vị giao thầu và Công ty tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, sau khi thanh lý hợp đồng, bàn giao sản phẩm xây lắp cho chủ đầu tư, Công ty vẫn theo dõi công trình, hạn mục công trình… trong thời gian bảo hành để nếu có sự cố xảy ra nằm trong hợp đồng đã thoả thuận thì Công ty sẽ tiến hành bảo hành. Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty khá phức tạp và kéo dài thời gian. 1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Hiện nay, bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung để phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và bộ máy tổ chức của Công ty. Theo hình thức này, cán bộ kế toán tại các chi nhánh công ty không tổ chức kế toán riêng mà làm nhiệm vụ xử lý chứng từ ban đầu rồi định kỳ chuyển chứng từ, bảng kê, tài liệu và báo cáo liên quan lên Phòng Tài chính kế toán trên Công ty. Sau đó, Phòng Tài chính kế toán tiến hành kiểm tra, đối chiếu, Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 11
  • 12. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang xác minh, phân loại, xử lý, ghi sổ, tổng hợp số liệu để hoàn thành các báo cáo theo chế độ hiện hành. Các báo cáo này cung cấp thông tin, đáp ứng cho yêu cầu quản lý của Công ty, của các cơ quan quản lý Nhà nước và của các đối tượng khác. Phòng Tài chính kế toán của Công ty gồm 8 thành viên: 1 Kế toán trưởng, 1 phó Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp và 6 kế toán viên đảm nhiệm những phần hành công việc khác nhau. Sơ đồ 1-3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán - Kế toán trưởng: tổ chức điều hành hoạt động của bộ máy kế toán Công ty (bao gồm Phòng Tài chính kế toán và bộ phận kế toán ở các Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D Kế toán trưởng Phó kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp Kế toán thuế, doanh thu tiêu thụ, tiền mặt Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ Kế toán lương, thanh toán với nhà cung cấp Kế toán tạm ứng, đầu tư, nợ phải trả Kế toán tiền ngân hàng và vay nợ Kế toán thanh toán nội bộ kiêm thủ quỹ Các cán bộ kế toán tại chi nhánh 12
  • 13. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang chi nhánh), tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến tài chính kế toán, có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc lập các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và quá trình vận hành chính sách kế toán tại Công ty, phân tích tình hình tài chính của Công ty. - Phó kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: hỗ trợ kế toán trưởng trong việc quản lý, giám sát, theo dõi công tác kế toán, tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng, khoản mục, phân bổ chi phí chính xác, hợp lý và tính giá thành đầy đủ, có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính, báo cáo liên quan đến yêu cầu quản lý. - Kế toán thuế, doanh thu tiêu thụ và tiền mặt: theo dõi, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của Công ty đối với Nhà nước, tình hình biến động tiền mặt, doanh thu và tình hình thanh toán với khách hàng, với chủ đầu tư… - Kế toán lương và các khoản trích theo lương, thanh toán với nhà cung cấp: theo dõi tiền lương, tiền công và các khoản trích theo lương, tính toán lương theo đúng chế độ, theo dõi tình hình thanh toán với các nhà cung cấp. - Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và tài sản cố định: theo dõi tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, theo dõi trích khấu hao tài sản cố định và các vấn đề khác liên quan đến tài sản cố định và vật tư. - Kế toán tiền gửi ngân hàng và các khoản vay nợ: kiểm tra, kiểm soát, theo dõi các nghiệp vụ phát sinh thanh toán qua ngân hàng, biến động tiền gửi ngân hàng, tình hình và khả năng trả các khoản vay nợ của Công ty. - Kế toán tạm ứng, các khoản đầu tư và nợ phải trả khác: theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến đầu tư, tình hình thanh toán các khoản nợ khác phát sinh, theo dõi khoản tạm ứng gồm tạm ứng và hoàn ứng. Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 13
  • 14. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang - Kế toán thanh toán nội bộ kiêm thủ quỹ: theo dõi tình hình thanh toán nội bộ cho một số chi nhánh hạch toán riêng, có trách nhiệm quản lý quỹ tiền của Công ty cách cẩn thận, hằng ngày đều phải kiểm kê đối chiếu số thực tế với số trên sổ quỹ. - Cán bộ kế toán tại chi nhánh: có trách nhiệm lập, xử lý chứng từ ban đầu, lập các bảng kê, bảng tổng hợp và các báo cáo cần thiết để chuyển về Phòng Tài chính kế toán Công ty theo quy định. Mỗi thành viên đều có nhiệm vụ, chức năng riêng phù hợp với công việc được phụ trách nhưng để vận hành có hiệu quả đòi hỏi các thành viên phải có sự phối hợp với nhau, liên kết hỗ trợ nhau. 1.4.2. Chế độ kế toán Với quy mô Công ty và cơ cấu tổ chức quản lý cũng như tổ chức bộ máy kế toán như hiện nay, chế độ chính sách kế toán áp dụng tại Công ty không chỉ theo đúng pháp luật mà còn có nét đặc thù riêng và có thể khái quát qua một số nội dung sau: Thứ nhất về chế độ chứng từ kế toán: hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ chứng từ theo Quyết định 15/2006 do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006, đăng ký sử dụng hầu hết các danh mục và mẫu chứng từ theo hướng dẫn kèm theo Quyết định. Công ty tổ chức lập, luân chuyển, kiểm tra, lưu trữ và bảo quản theo đúng quy định của Chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên do đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công ty bổ sung thêm một số chứng từ riêng của ngành nghề như: Bảng phân tích lương, Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành… Bên cạnh đó, có một số chứng từ trong hệ thống chứng từ chế độ đưa ra không được sử dụng tại Công ty như: Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi hay Thẻ quầy hàng do tính chất của sản phẩm xây lắp là hoàn thành bán ngay. Thứ hai về chế độ tài khoản kế toán: Công ty đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo chế độ kế toán hiện hành. Như vậy, hệ thống tài khoản mà Công ty sử dụng bao gồm hầu hết tên, mã, số hiệu các tài khoản Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 14
  • 15. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang trong hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành. Do đặc thù của lĩnh vực xây lắp nên Công ty mở thêm một số tài khoản chi tiết phục vụ cho công tác hạch toán kế toán và phân tích tài chính. Có thể thấy rõ nhất qua việc mở chi tiết thêm cho một số tài khoản như tài khoản tiền gửi ngân hàng, tài khoản khấu hao TSCĐ… Bên cạnh việc mở chi tiết thêm một số tài khoản thì có một số tài khoản thuộc hệ thống tài khoản của Bộ Tài chính nhưng không được đưa vào chế độ tài khoản của Công ty như TK 157, TK 158, TK 631… Thứ ba về chế độ sổ kế toán và hình thức kế toán: chế độ sổ kế toán tại Công ty bao gồm: hệ thống sổ kế toán chi tiết, hệ thống sổ kế toán tổng hợp và bổ sung thêm một số sổ kế toán kết hợp: vừa cung cấp thông tin chi tiết, vừa cung cấp thông tin tổng hợp. Công ty chọn hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung nên trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức này như sau: Sơ đồ 1-4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Ghi hàng ngày Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D Chứng từ gốc Sổ kế toán chi tiếtNhật ký chung Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính 15
  • 16. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Theo hình thức Nhật ký chung, Công ty mở sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký chung, Bảng Tổng hợp chi tiết, Sổ Cái và Bảng cân đối số phát sinh. Còn sổ kế toán chi tiết thì mở theo các mẫu sổ chi tiết quy định. Các sổ kế toán đều tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành. Nhưng do Công ty có quy mô lớn với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên Công ty đã áp dụng máy tính để hỗ trợ công tác kế toán nhằm nâng cao hiệu quả xử lý thông tin. Phần mềm kế toán mà Công ty đang áp dụng là phần mềm kế toán được yêu cầu thiết kế riêng nhưng vẫn đáp ứng và tuân thủ hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Thứ tư về hệ thống báo cáo kế toán: niên độ kế toán áp dụng tại Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 năm Dương lịch. Khi năm tài chính kết thúc, Công ty lập các báo cáo cung cấp thông tin cách tổng quát và toàn diện về thực trạng tài chính cũng như kết quả hoạt động của Công ty. Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty gồm báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị. Hệ thống báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo tuân theo mẫu biểu do Bộ Tài chính quy định gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN), Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN). Các báo cáo tài chính được lập không chỉ vào cuối năm mà còn được lập giữa niên độ kế toán theo quý (trừ quý 4). Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, công ty còn sử dụng nhiều báo cáo kế toán quản trị nội bộ, phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi và tổng hợp số liệu. Một số báo cáo kế toán quản trị mà Công ty sử dụng: Báo cáo sản lượng, Báo cáo thu hồi vốn, Báo cáo doanh thu theo từng công trình… Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 16
  • 17. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Bên cạnh các báo cáo về kế toán, Công ty còn có những báo cáo về phân tích tài chính kết hợp thông tin kế toán với các nguồn thông tin kinh tế khác. Thứ năm về phương pháp kế toán: Công ty đang áp dụng các phương pháp kế toán sau: - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp Kê khai thường xuyên - Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho: theo phương pháp Bình quân gia quyền - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp Khấu hao đường thẳng - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 17
  • 18. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Phân tích là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh để từ đó cung cấp thông tin cho những đối tượng quan tâm. Do đó, qua phân tích tình hình tài chính, các thông tin về thực trạng tài chính, về hiệu quả kinh doanh, về rủi ro tài chính có thể gặp phải sẽ được cung cấp cho các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các đối tượng quan tâm khác. Nhưng với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì lượng thông tin cung cấp và đòi hỏi phân tích cũng khác nhau do chịu tác động của nhiều nhân tố. Chính vì thế, tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có tác động và ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Thứ nhất, Công ty tham gia sản xuất kinh doanh trên khá nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu là lĩnh vực xây lắp với sản phẩm sản xuất chủ yếu là sản phẩm xây lắp. Vì thế, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty khá phức tạp, liên quan đến nhiều quá trình: sản xuất, thương mại… đồng thời liên quan đến nhiều đối tượng: chủ đầu tư (bên A), ngân hàng, tổ chức tài chính, cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp… Bởi lẽ đó, đặt ra yêu cầu đối với việc phân tích tình hình tài chính của Công ty phải khách quan, bao quát và có sự liên hệ, tổng hợp phân tích các lĩnh vực liên quan cũng như tình hình tài chính của các đối tượng liên quan. Điển hình như khía cạnh nguyên vật liệu xây dựng: đây là yếu tố quan trọng đối với sản phẩm xây lắp nhưng lại Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 18
  • 19. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang thường xuyên biến động nên đòi hỏi phân tích tình hình tài chính tại Công ty cần nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường vật liệu xây dựng. Không những thế, còn cần liên hệ với tình hình tài chính của các nhà cung cấp nguyên vật liệu và từ đó phân tích tác động tổng hợp của các yếu tố đó đối với tình hình tài chính của Công ty. Mặt khác, cũng chính do đặc thù của ngành nghề kinh doanh nên khi phân tích tình hình tài chính không thể quá cứng nhắc, máy móc, khuôn mẫu mà cần linh hoạt. Bởi lẽ nhiều chỉ tiêu phân tích được xây dựng chuẩn cho doanh nghiệp sản xuất bình thường nhưng khi đem áp dụng phân tích trong doanh nghiệp xây lắp như Công ty thì cần điều chỉnh và biến đổi linh hoạt để hướng tới mục đích chính yếu là phản ánh đúng đắn thực trạng tài chính của Công ty. Thứ hai, đặc điểm của sản phẩm xây lắp có ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Sở dĩ như vậy là do sản phẩm xây lắp có đặc điểm khác biệt hơn các sản phẩm sản xuất khác: kết cấu phức tạp, thời gian thi công và sử dụng lâu dài nên đòi hỏi người phân tích phải có hiểu biết và nắm vững quy trình sản xuất sản phẩm. Từ đó, lựa chọn được phạm vi phân tích cũng như xây dựng chương trình phân tích hợp lý đảm bảo kết quả phân tích xác thực mà lại giảm thiểu được chi phí và thời gian. Hơn nữa do các sản phẩm xây lắp của Công ty chủ yếu là các công trình xây dựng, có ý nghĩa tạo dựng cơ sở vật chất nên khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư không thể chỉ quan tâm đến kết quả kinh doanh lãi, lỗ tại thời điểm trước mắt mà còn cần liên hệ giữa quá khứ, hiện tại và những dự báo tương lai. Đặc biệt hiệu quả của việc xây dựng hay đầu tư công trình nếu chỉ quan tâm đem về bao nhiêu lợi nhuận khi tham gia thi công thì chưa đầy đủ vì nhiều công trình còn có ý nghĩa lịch sử và mang lại những giá trị phi tài chính nên khi phân tích tình hình tài chính tại Công ty cũng cần được đề cập đến. Thứ ba, chính từ đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh và của sản phẩm sản xuất nên Công ty có kỳ kinh doanh, tức khoảng thời gian để thực hiện Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 19
  • 20. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang hết một chu kỳ kinh doanh bình quân là khá dài. Do vậy công tác theo dõi, tổng hợp tài liệu sẽ gặp khó khăn và ảnh hưởng đến phân tích tài chính. Điều đó đặt ra yêu cầu muốn đạt hiệu quả khi phân tích tình hình tài chính tại Công ty cần phải chọn được phạm vi, đối tượng phân tích cũng như nội dung phân tích phù hợp. Bởi lẽ nếu như theo dõi hết kỳ kinh doanh mới tiến hành phân tích thì sẽ chậm trễ và khối lượng công việc quá lớn. Hơn nữa, thông tin cung cấp không còn kịp thời với yêu cầu quản lý. Song hành với kỳ kinh doanh, Công ty bắt đầu kỳ kế toán từ 01/01 đến 31/12 năm Dương lịch, lập các báo cáo tài chính theo quý và khi kết thúc năm tài chính thì lập báo cáo tài chính năm. Chính vì thế, nếu phân tích theo kỳ kinh doanh gặp khó khăn và hạn chế thì với kỳ kế toán như trên lại là thuận lợi cho phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Bởi lẽ kỳ kế toán có thời gian rõ ràng, cố định, sau mỗi kỳ lại có các báo cáo kế toán, tổng hợp được số liệu nên Công ty tiến hành phân tích tình hình tài chính theo các báo cáo này. Thực tế, trên cơ sở các báo cáo, Công ty đã chọn ra một số báo cáo quan trọng phục vụ cho phân tích để đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty. Thứ tư, Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung nên đã tạo được sự thống nhất trong quản lý. Các thông tin về quản trị, về kinh tế, về tài chính được theo dõi, cập nhật, xử lý ban đầu từ chi nhánh rồi chuyển lên trên Công ty. Chính vì thế, phân tích cũng có những bước phân tích từ phía chi nhánh, đơn vị trực thuộc cho đến tổng hợp phân tích toàn Công ty. Thứ năm, Công ty có hình thức sở hữu là công ty cổ phần với số lượng cổ đông khá nhiều nên họ là những đối tượng hàng đầu quan tâm đến kết quả kinh doanh, đến khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của Công ty nên ảnh hưởng đến việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty. Ngoài ra, do được cổ phần hoá chưa lâu nên Công ty chưa niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến phân tích tài chính. Bởi lẽ nó thúc đẩy việc phân tích không chỉ cung cấp các thông tin về quản Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 20
  • 21. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang trị, về tài chính mà còn chỉ ra những nhân tố có tác động mạnh mẽ đến tình hình tài chính của Công ty. Trên cơ sở đó, hỗ trợ cho công tác xây dựng kế hoạch, tiến trình niêm yết cổ phiếu của Công ty trên thị trường chứng khoán. Như vậy, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã có những tác động, ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính và cho thấy được nét đặc thù khi phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp xây lắp. Hơn nữa, như đã trình bày, Công ty lựa chọn tài liệu phân tích trên cơ sở là các báo kế toán. Các báo cáo kế toán này được lập thông qua quá trình từ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để lập chứng từ kế toán đến phân loại ghi sổ kế toán. Chính vì thế, có thể nói các báo cáo kế toán chứa đựng toàn cảnh bức tranh tài chính sinh động của Công ty. Thực tế, số lượng các báo cáo kế toán của Công ty là khá nhiều gồm báo cáo kế toán quản trị và báo cáo tài chính. Các báo cáo này đều là những tài liệu có thể được dùng để phân tích. Tuy nhiên, mục đích của việc phân tích là cung cấp thông tin nhưng không chỉ là thông tin cho một đối tượng mà là cho nhiều đối tượng nên khi phân tích tình hình tài chính, Công ty chú trọng phân tích các báo cáo tài chính gồm bốn mẫu báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Từ đó có thể giới thiệu sơ qua các báo cáo tài chính của Công ty. Thứ nhất là Bảng cân đối kế toán: một báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng quan về tình hình tài chính của Công ty tại một thời điểm. Công ty lập báo cáo này sau mỗi quý (trừ quý 4) và thời điểm khi kết thúc năm tài chính (31/12). Các số liệu trên báo cáo này được tập hợp trên cơ sở theo dõi số dư các tài khoản từ loại 1 đến loại 4 tại thời điểm lập báo cáo. Báo cáo này cho thấy tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như các khoản nợ của Công ty. Từ những thông tin cơ bản đó, hỗ trợ cho việc phân tích đánh giá khái quát và tìm hiểu ban đầu về thực trạng tài chính của Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 21
  • 22. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Công ty. Có thể minh hoạ Bảng cân đối kế toán của Công ty tại Phụ lục 1-1, trang 67. Thứ hai là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: báo cáo này cung cấp thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua một thời kỳ. Căn cứ để lập báo cáo này là trên cơ sở theo dõi số liệu các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. Việc phân tích báo cáo này giúp đánh giá khả năng sinh lời, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng nguồn lực… Mẫu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà Công ty đang sử dụng được trình bày tại Phụ lục 1-2, trang 69. Thứ ba là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: quá trình hoạt động của Công ty thực chất là quá trình vận động của dòng tiền vào và dòng tiền ra, quá trình lưu chuyển tiền tệ. Vì thế, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính cung cấp thông tin về luồng tiền phát sinh và biến động trong kỳ báo cáo của Công ty theo từng hoạt động: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Theo quy định hiện hành có hai phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Công ty hiện đang lập báo cáo này theo phương pháp gián tiếp. Như vậy, báo cáo này giúp cho việc phân tích đánh giá khả năng tạo tiền và sử dụng nguồn tiền của Công ty. Thứ tư là Bản thuyết minh báo cáo tài chính: đây là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình một số chỉ tiêu kinh tế tài chính trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để làm rõ cũng như minh chứng chi tiết cho tình hình tài chính của Công ty. Từ đó, Bản thuyết minh báo cáo tài chính sẽ bổ sung và chi tiết thêm thông tin mà các báo cáo tài chính khác khó có thể trình bày được, đồng thời hỗ trợ cho việc phân tích thêm cụ thể và chi tiết hơn. Tuy nhiên bên cạnh nguồn tài liệu phân tích là các báo cáo tài chính, quá trình phân tích còn thu thập, kiểm tra, đối chiếu với một số sổ kế toán liên quan. Đó có thể là các sổ kế toán chi tiết theo dõi tiền, vật tư, tài sản cố Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 22
  • 23. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang định, thanh toán với người mua, người bán… mà cũng có thể là sổ tổng hợp theo hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung. Tóm lại, tài liệu phục vụ cho phân tích tình hình tài chính tại Công ty là các báo cáo tài chính và các sổ kế toán. Dầu vậy trong số những tài liệu đó, Công ty tiến hành phân tích tình hình tài chính chủ yếu trên cơ sở Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kết hợp với các sổ kế toán liên quan. Đây là những báo cáo tài chính cơ bản và được quan tâm nhiều nhất cũng như phản ánh khá trọn vẹn và đầy đủ tình hình tài chính của Công ty. 2.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội Bên cạnh việc lựa chọn thu thập tài liệu phân tích còn cần phải xây dựng và lựa chọn phương pháp phân tích cách hợp lý và mang lại hiệu quả. Về mặt lý thuyết có khá nhiều phương pháp được áp dụng để phân tích tình hình tài chính nhưng trên cơ sở những tài liệu phục vụ phân tích thì Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội chọn hai phương pháp phân tích sau: phương pháp so sánh và phương pháp loại trừ. 2.2.1. Phương pháp so sánh Phương pháp này được xây dựng căn cứ theo yêu cầu có thể so sánh được của các thông tin kế toán, thông tin tài chính nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động cần xác định bao gồm mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng với xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Bên cạnh đó, phân tích tài chính theo phương pháp này có ba hình thức: so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc, so sánh tỷ số xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Mỗi hình thức so sánh đều có cách thức và nội dung so sánh khác nhau nhưng vẫn đảm bảo nghiên cứu được sự biến động của chỉ tiêu. Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 23
  • 24. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Do đó khi phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2007-2008, Công ty tiến hành so sánh năm 2008 với năm 2007 theo các chỉ tiêu quan tâm, cụ thể như so sánh ngang, so sánh dọc biến động tài sản, nguồn hình thành tài sản, biến động kết quả kinh doanh…, so sánh tỷ số về khả năng thanh toán, về công nợ… 2.2.2. Phương pháp loại trừ Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, tức là khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Phương pháp này có hai cách thực hiện. Thứ nhất là phương pháp số chênh lệch dựa vào ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố. Thứ hai là phương pháp thay thế liên hoàn, thay thế ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố. Cả hai phương pháp đều cho thấy được ảnh hưởng của từng nhân tố nhưng yêu cầu đặt ra là giữa chỉ tiêu phân tích và các chỉ tiêu nhân tố có mối quan hệ với nhau, nhất là mối quan hệ về toán học. Như vậy, trong quá trình phân tích tình hình tài chính, Công ty kết hợp phương pháp này với phương pháp so sánh nhằm nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết hơn, cụ thể hơn nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu phân tích, ví như phân tích nhân tố ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận của Công ty trong năm 2008, đánh giá mức ảnh hưởng của từng chỉ tiêu nhân tố như chi phí, giá vốn hàng bán… 2.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra trên nhiều lĩnh vực nên tình hình tài chính của công ty cũng được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Chính vì thế, trước khi đi sâu vào nghiên cứu những khía cạnh cụ thể và chi tiết cần tìm hiểu tổng quan, nắm bắt sơ bộ thực trạng tài chính của Công ty để có thể hình thành những nhận định ban đầu. Như vậy, ta sẽ tiến Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 24
  • 25. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang hành đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua xem xét cấu trúc tài chính và mức độc lập tài chính của Công ty. 2.3.1.1. Phân tích cấu trúc tài chính Tài sản và nguồn hình thành tài sản (tức nguồn vốn) là những yếu tố không thể thiếu để giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn có được nguồn tài sản dồi dào, phong phú và có nguồn tài trợ, nguồn hình thành tài sản ổn định, hiệu quả. Do đó hình thành nên cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, gồm cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Chính vì thế, qua Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2008 có thể dễ dàng tổng hợp số liệu như bảng số liệu sau: Bảng 2-1 Bảng phân tích cấu trúc tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng 1.TSNH 945.801.894.756 92,49 905.000.850.031 92,02 -40.301.044.725 -4,26 -0,47 2.TSDH 76.794.555.130 7,51 78.499.334.224 7,98 +1.704.779.094 +2,22 +0,47 3.Tổng TS 1.022.596.49.86 100,00 984.000.184.255 100,00 -38.596.265.631 -3,77 0 4.Nợ phải trả 963.049.725.388 94,18 923.154.423.858 93,82 -39.895.301.530 -4,14 -0,36 5.VCSH 59.546.724.498 5,82 60.845.760.397 6,18 +1.299.035.899 +2,18 +0,36 6.Tổng NV 1.022.596.449.88 6 100,00 984.000.184.255 100,00 -38.596.265.631 -3,77 0 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Qua bảng số liệu ta thấy, Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 (-3,77%). Trong đó, về tài sản: Tổng tài sản giảm là do cơ cấu tài sản có những biến động. Cơ cấu tài sản gồm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn mà Tài sản ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 (-4,26%) còn Tài sản dài hạn Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 25
  • 26. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang tăng lên (+2,22%) nên tổng hợp ảnh hưởng làm Tổng tài sản của Công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm 3,77%. Không những thế, chính vì Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn có biến động tăng, giảm nên tác động đến tỷ trọng cơ cấu tài sản của Công ty. Khi Tài sản ngắn hạn giảm 4,26% thì tỷ trọng Tài sản ngắn hạn so với Tổng tài sản giảm 0,47% còn tỷ trọng Tài sản dài hạn trên Tổng tài sản tăng tương ứng là 0,47%. Tuy nhiên, tỷ trọng cơ cấu Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn của Công ty chưa hợp lý. Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn trong cả hai năm đều rất cao: năm 2007 đạt 92,49% và năm 2008 đạt 92,02%. Còn tỷ trọng Tài sản dài hạn lại thấp hơn rất nhiều, năm 2007: 7,51% và sang đến năm 2008: 7,89%. Mặc dù xu hướng biến động là tích cực nhằm để điều chỉnh tỷ trọng cơ cấu tài sản nhưng chưa thực sự có tác động mạnh. Khi xem xét nghiên cứu thì thấy: do trong cơ cấu Tài sản ngắn hạn của Công ty, hàng tồn kho và các khoản phải thu đều có giá trị rất cao và chiếm phần lớn nên Tài sản ngắn hạn có giá trị và chiếm tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, Tài sản dài hạn mà phần nhiều là Tài sản cố định không thường xuyên có những biến động, khi chuyển đổi cổ phần hóa được đánh giá lại với giá trị không cao nhưng giá trị sử dụng vẫn đáp ứng được đến giờ nên tỷ trọng Tài sản dài hạn chiếm không nhiều như Tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên chỉ tiêu này có xu hướng tăng là vì trong năm qua Công ty bắt đầu có sự đầu tư thêm vào Tài sản cố định và Bất động sản đầu tư để thay thế dần một số thiết bị lạc hậu bằng thiết bị hiện đại hơn, bắt kịp với trình độ xây dựng của nhiều Công ty xây dựng cùng ngành nhưng mức đầu tư này còn khá nhỏ. Về nguồn vốn, Tổng nguồn vốn của Công ty giảm (-3,77%) sở dĩ là do Nợ phải trả của Công ty biến động giảm lớn hơn nhiều so với biến động tăng của Vốn chủ sở hữu. Theo bảng số liệu trên, Nợ phải trả của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007 là 4,14% còn Vốn chủ sở hữu tăng 2,18%. Điều đó đã tác động tích cực đến tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Tỷ trọng Nợ phải trả so với Tổng nguồn vốn giảm từ 94,18% xuống còn Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 26
  • 27. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang 93,82%, tỷ trọng Vốn chủ sở hữu tăng từ 5,82% lên 6,18%, tức là tỷ trọng Nợ phải trả giảm 0,36% còn tỷ trọng Vốn chủ sở hữu tăng 0,36%. Đây là dấu hiệu tích cực đối với tình hình tài chính của Công ty: giảm Nợ phải trả và tăng Vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, tỷ trọng Nợ phải trả của Công ty vẫn ở mức rất cao, trong hai năm đều trên 90%. Do đó Công ty có cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý và có thể thấy Công ty đang bị lệ thuộc nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài, nhất là nguồn vốn vay. Dầu vậy với xu hướng tăng tỷ trọng Vốn chủ sở hữu và giảm tỷ trọng Nợ phải trả cho thấy Công ty đã có những biện pháp tác động để giảm bớt sự phụ thuộc bên ngoài và ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Như vậy có thể thấy cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty trong năm 2008 có biến động và những biến động này đều có xu hướng tích cực nhằm tác động lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên, Công ty chưa xây dựng được một cơ cấu tài sản và nguồn vốn hợp lý, vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài và khả năng chủ động trong tài chính còn hạn chế. Trước tình hình kinh tế toàn cầu, đặc biệt là biến động của kinh tế Việt Nam năm 2008 vừa qua, tuy có tác động làm giảm Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn của Công ty nhưng Công ty vẫn có những cải thiện đối với cấu trúc tài chính như vậy đã góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của Công ty. 2.3.1.2. Phân tích mức độc lập tài chính Chính từ biến động tích cực của cấu trúc tài chính, nhất là biến động của cơ cấu nguồn vốn: tăng tỷ trọng Vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng Nợ phải trả đã chứng tỏ Công ty quan tâm đến khả năng tự chủ tài chính và muốn nâng cao mức độc lập tài chính nội tại của bản thân. Do đó, ta có bảng số liệu sau: Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 27
  • 28. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Bảng 2-2 Bảng phân tích mức độc lập tài chính của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1.Vốn chủ sở hữu 59.546.724.498. 60.845.760.397 +1.299.035.899 2.Tổng nguồn vốn 1.022.596.449.886 984.000.184.255 -38.596.265.631 3.Tài sản dài hạn 76.794.555.130 78.499.334.224 +1.704.779.094 4.Hệ số tài trợ VCSH (1/2) 0,0582 0,0618 + 0,0036 5.Hệ số tự tài trợ TSDH từ VCSH (1/3) 0,7751 0,7754 + 0,0003 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Căn cứ vào kết quả bảng tính, Hệ số tài trợ Vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,0036 lần. Có thể giải thích cho sự tăng lên này là do Công ty đã có sự điều chỉnh để tăng Vốn chủ sở hữu và giảm Nợ phải trả. Hơn nữa, do mức giảm của Nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với mức tăng Vốn chủ sở hữu nên tác động làm Tổng nguồn vốn giảm. Chính vì thế khi Vốn chủ sở hữu tăng và Tổng nguồn vốn giảm thì chỉ tiêu này xác định trong năm 2008 lớn hơn so với năm 2007. Tuy nhiên, chỉ tiêu này ở cả hai năm đều thấp cho thấy mức độc lập tài chính của Công ty chưa cao, khả năng tự chủ trong tài chính còn yếu và hạn chế. Dầu vậy, với xu hướng tăng lên của chỉ tiêu này và dù mức độ tăng lên chưa nhiều nhưng chứng tỏ Công ty đang bước đầu giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài, cụ thể là nguồn vốn vay nợ đồng thời tác động tích cực đến việc nâng cao năng lực tài chính, nhất là nâng cao sự độc lập về tài chính của Công ty. Bên cạnh đó, Hệ số tự tài trợ Tài sản dài hạn từ Vốn chủ sở hữu năm 2008 và năm 2007 là gần tương đương nhau, mức độ tăng lên quá nhỏ (+0,0003 lần) cho thấy khả năng tài trợ Tài sản dài hạn từ Vốn chủ sở hữu Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 28
  • 29. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang của Công ty trong năm 2008 không giảm sút mà ít nhất là vẫn đảm bảo được như năm 2007. Nhưng chỉ tiêu này tại hai năm đều chưa cao chứng tỏ Vốn chủ sở hữu của Công ty chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tài trợ Tài sản dài hạn. Điều đó có nghĩa là ngoài nguồn tài trợ là Vốn chủ sở hữu, Tài sản dài hạn của Công ty còn được hình thành và tài trợ từ nguồn vốn vay nợ phải trả. Chính vì thế mà Công ty chưa có được sự độc lập hoàn toàn trong vấn đề tài chính, tức là khả năng độc lập tài chính còn hạn chế, còn phụ thuộc khá nhiều vào bên ngoài. Điều này có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty. Mặt khác, do chỉ tiêu này trong năm 2008 tăng lên so với năm 2007 cho thấy Công ty đã có những tác động tích cực nhằm tăng mức độc lập tài chính nhưng chưa phát huy hiệu quả rõ rệt. Do đó, Công ty cần nghiên cứu lại những biện pháp đã thực hiện đồng thời tìm kiếm, học hỏi và xây dựng những biện pháp mới có tính khả thi cao hơn. Vậy tóm lại, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2008 so với năm 2007 có thể khái quát như sau: giảm về mặt giá trị Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn, còn về cơ cấu thì có xu hướng tích cực khi tăng cơ cấu Vốn chủ sở hữu, tăng mức độ độc lập tài chính. Tuy nhiên đây mới chỉ là những đánh giá ban đầu về tình hình tài chính của Công ty trên một khía cạnh nên để có được những đánh giá đầy đủ và xác thực hơn cần đi sâu vào phân tích một số góc độ tài chính như vấn đề thanh toán, vấn đề hiệu quả kinh doanh hay khả năng gặp rủi ro tài chính. 2.3.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 2.3.2.1. Phân tích tình hình công nợ Tình hình công nợ là một trong những góc độ tài chính được rất nhiều đối tượng quan tâm bởi lẽ nó cho thấy khả năng chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của Công ty. Các khoản công nợ tồn đọng lớn quá hay nhỏ quá, kéo dài liên tục hay đứt quãng đều có tác động không lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty. Vì thế, trên cơ sở đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn 2007-2008, ta thấy tình hình công nợ của Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 29
  • 30. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Công ty cần được quan tâm và xem xét cụ thể hơn. Mặt khác, do công nợ gồm nợ phải thu và nợ phải trả nên ta sẽ phân tích tình hình công nợ theo hai nội dung: công nợ phải thu và công nợ phải trả. Trước hết, ta có bảng số liệu sau: Bảng 2-3 Bảng phân tích khái quát nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1. Tổng nợ phải thu 275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246 2. Tổng nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530 3. Tỷ lệ nợ phải thu so với nợ phải trả 0,29 0,26 -0,03 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Qua bảng trên, Tổng nợ phải thu và Tổng nợ phải trả của Công ty năm 2008 giảm so với năm 2007. Cụ thể, Tổng nợ phải thu giảm 33.754.256.246 đồng còn Tổng nợ phải trả giảm 39.895.301.530 đồng. Do đó, tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả giảm từ 0,29 lần xuống còn 0,26 lần tức là giảm đi 0,03 lần. Hơn nữa, chỉ tiêu này của cả hai năm đều khá thấp cho thấy số nợ phải thu nhỏ hơn rất nhiều so với số nợ phải trả. Điều đó có nghĩa là Công ty để bị chiếm dụng vốn ít hơn số vốn đi chiếm dụng được. Như vậy chứng tỏ Công ty có khả năng đi chiếm dụng vốn và số vốn Công ty đi chiếm dụng là khá lớn. Tuy nhiên chỉ tiêu này đang có xu hướng giảm nên bước đầu có thể thấy Công ty đang ở trong tình trạng chiếm dụng rất nhiều vốn từ các đối tượng bên ngoài. Điều đó không thực sự là dấu hiệu tích cực bởi song hành với việc chiếm dụng được càng nhiều vốn thì đòi hỏi trách nhiệm với những khoản vốn đi chiếm dụng đó của Công ty càng cao và rất nặng nề, từ đó ảnh Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 30
  • 31. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang hưởng đến uy tín và tình hình tài chính của Công ty. Vì thế, Công ty cần xem xét lại chính sách thanh toán, chính sách vay nợ để có những điều chỉnh hợp lý nhằm tạo sự cân bằng giữa nợ phải thu và nợ phải trả. Bên cạnh đó, nên kết hợp với những biện pháp tác động đến cấu trúc tài chính nhất là cơ cấu nguồn vốn để tạo sự tương hợp giữa tỷ lệ nợ phải trả và nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả với nợ phải thu. Mặt khác do nợ phải thu và nợ phải trả của Công ty có biến động giảm nên ta tiến hành so sánh các khoản nợ phải thu, nợ phải trả của hai năm từ các chỉ tiêu tổng hợp đến các chỉ tiêu chi tiết để xác định các nhân tố tác động đến biến động này. Về tình hình nợ phải thu, ta có bảng số liệu sau: Bảng 2-4 Bảng phân tích tình hình các khoản phải thu Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. Phải thu ngắn hạn 275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246 -12,25 - Phải thu khách hàng 167.683.401.109 156.603.259.788 -11.080.141.321 -6,61 - Trả trước cho người bán 82.650.394.272 86.051.492.092 +3.401.097.820 +4,12 - Các khoản phải thu ngắn hạn khác 34.415.569.849 9.785.492.384 -24.630.077.465 -71,57 - Dự phòng phải thu khác (9.184.652.303) (10.629.787.583) -1.445.135.280 +15,73 2. Phải thu dài hạn - - - - Tổng nợ phải thu 275.564.712.927 241.810.456.681 -33.754.256.246 -12,25 Nguồn: Tài liệu Phòng tài chính kế toán Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 31
  • 32. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Qua số liệu của bảng so sánh, Công ty không có các khoản phải thu dài hạn chứng tỏ Công ty không để bị chiếm dụng vốn dài hạn, không để vốn bị các đối tượng chiếm dụng trong thời gian hơn một năm, tránh tình trạng khó thu hồi kịp vốn để đầu tư. Chính vì thế, sự biến động các khoản phải thu ngắn hạn sẽ có tác động mạnh đến biến động các khoản phải thu. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 giảm so với năm 2007 (-12,25%) nên nợ phải thu của Công ty cũng giảm tương ứng (-12,25%). Khi xem xét cụ thể từng chỉ tiêu chi tiết thì thấy do phải thu khách hàng và các khoản phải trả ngắn hạn khác có mức biến động giảm, tác động làm cho nợ phải thu giảm. Cụ thể: Phải thu khách hàng giảm 6,61% còn phải thu ngắn hạn khác giảm 71,57%. Bên cạnh đó, các khoản trả trước cho người bán của Công ty năm 2008 lại tăng so với năm 2007 (+4,12%) nên đã phần nào giảm bớt ảnh hưởng sụt giảm của nợ phải thu. Nhưng khi xem xét ảnh hưởng tổng hợp thì số nợ phải thu vẫn có xu hướng giảm. Như vậy chứng tỏ Công ty đã giảm sự chiếm dụng vốn của các đối tượng, đặc biệt là những khoản phải thu do các đối tượng phải bồi thường, do mất mát vật chất chờ xử lý. Sở dĩ như vậy là vì trước tình hình vật liệu xây dựng biến động bất thường trong năm 2008 nên Công ty đã có biện pháp quán triệt và quy định nghiêm ngặt hơn đối với việc quản lý vật tư để giảm thiểu sự hư hỏng, mất mát trong lưu trữ, bảo quản vật tư. Công ty có nhiều chi nhánh, đơn vị xây dựng trực thuộc nên chỉ cần các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh quy định quản lý của Công ty thì cũng đã tiết kiệm rất nhiều những khoản chiếm dụng vốn không cần thiết. Hơn nữa, do biến động kinh tế năm 2008 nên đã ảnh hưởng tới một số khách hàng của Công ty làm giảm khoản phải thu khách hàng và một số khoản phải thu khác. Về tình hình nợ phải trả: Các khoản phải trả của Công ty năm 2008 so với năm 2007 giảm với tốc độ 4,14%, trong đó nợ ngắn hạn giảm hơn 40 tỷ (-4,28%), nợ dài hạn tăng nhưng với tốc độ nhỏ (+ 0,95%). Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 32
  • 33. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Khi xem xét biến động giảm của nợ ngắn hạn: vay ngắn hạn, phải trả ngắn hạn người bán và khoản người mua ứng trước có mức độ giảm nhiều nhất còn các khoản phải trả ngắn hạn khác lại có tốc độ giảm lớn nhất 58,45%. Bên cạnh đó, các khoản thuế phải nộp, các khoản phải trả lao động hay chi phí phải trả, dự phòng phải trả lại có xu hướng tăng dù mức biến động nhỏ. Bảng 2-5 Bảng phân tích tình hình các khoản phải trả Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. Nợ ngắn hạn 937.933.217.569 897.799.714.837 -40.133.502.732 -4,28 - Vay nợ ngắn hạn 108.538.665.594 93.722.054.967 -14.816.610.627 -13,65 - Phải trả người bán 424.958.212.209 410.650.545.553 -14.307.666.656 -3,37 - Người mua ứng trước 232.168.038.048 219.946.357.601 -12.221.680.447 -5,26 - Thuế phải nộp 12.070.043.627 13.251.645.559 +1.181.601.932 +9,79 - Phải trả lao động 16.309.763.354 17.872.210.316 +1.562.446.962 +9,58 - Phải trả ngắn hạn khác 2.645.628.830 1.099.130.879 -1.546.497.951 -58,45 - Chi phí phải trả 127.457.313.577 126.242.724.732 -1.214.588.845 -0,95 - Dự phòng phải trả 13.785.552.330 15.015.045.230 +1.229.492.900 +8,92 2. Nợ dài hạn 25.116.507.819 25.354.709.021 +238.201.202 +0,95 - Vay nợ dài hạn 21.931.154.527 21.842.078.273 -89.076.254 -0,41 - Dự phòng trợ cấp mất việc 3.185.353.292 3.512.630.748 +327.277.456 +10,27 Tổng nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530 -4,14 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Không những thế, trong nợ dài hạn, các khoản vay dài hạn biến động giảm còn dự phòng trợ cấp mất việc tăng (+10,27%). Từ đó, cho thấy khả năng Công ty đi chiếm dụng vốn từ các khoản vay nợ, các khoản phải trả người bán… trong năm 2008 gặp khó khăn hơn so với năm 2007. Một phần nguyên do là bởi ảnh hưởng của lãi suất vay năm 2008. Trong năm 2008, lãi suất vay ngân hàng biến động bất thường, có những thời điểm vay ngắn hạn Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 33
  • 34. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang có lãi suất còn cao xấp xỉ vay dài hạn nên Công ty có sự thận trọng trong vấn đề vay nợ. Hơn nữa, biến động của giá cả vật liệu xây dựng, những yếu tố đầu vào của sản xuất sản phẩm xây lắp nhất là giá thép, giá cát, giá xi măng… đã tác động đến các nhà cung cấp và người bán. Họ thận trọng hơn khi cho Công ty mua, thanh toán và ứng trước tiền nên khả năng mua chịu vật tư hàng hoá của Công ty không thể như cũ mà gặp khó khăn hơn. Không chỉ vậy mà về phía khách hàng, người mua, họ cũng tìm nhiều lí do để trì hoãn thanh toán cũng như giảm tỉ lệ đặt cọc, ứng trước… Và trước khả năng suy thoái của nền kinh tế, nên dù gặp những vấn đề khó khăn như trên, Công ty vẫn chấp nhận để có được các hợp đồng xây lắp nhằm đảm bảo luôn có sự vận hành sản xuất trong Công ty. Chính vì thế, các khoản chiếm dụng vốn này đều giảm và làm giảm nợ phải trả. Tóm lại, qua phân tích trên, ta thấy tình hình nợ phải thu, nợ phải trả biến động giảm là điều không thể tránh trước tình hình biến động khủng hoảng kinh tế năm 2008. Tuy vậy, mức biến động về công nợ của Công ty không quá lớn cho thấy Công ty đã có sự chuẩn bị, biện pháp ứng phó kịp thời với thị trường. 2.3.2.2. Phân tích khả năng thanh toán Song hành cùng với các khoản công nợ, nhất là công nợ phải trả, Công ty còn phải đối diện với trách nhiệm thanh toán, chi trả các khoản công nợ đó. Chính vì thế, khi phân tích tình hình công nợ Công ty sẽ kết hợp với phân tích tình hình và khả năng thanh toán các khoản nợ. Do vậy, ta có bảng số liệu với một số chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán của Công ty như sau: Bảng 2-6 Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 34
  • 35. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1. Tiền và tương đương tiền 46.077.117.067 46.309.844.224 +232.727.157 2. Tài sản ngắn hạn 945.801.894.756 905.500.850.031 -40.301.044.725 3. Nợ ngắn hạn 937.933.217.569 897.799.714.837 -40.133.502.732 4. Nợ phải trả 963.049.725.388 923.154.423.858 -39.895.301.530 5. Tổng tài sản 1.022.596.449.886 984.000.184.255 -38.596.265.631 6. Hệ số thanh toán tổng quát (5/4) 1,062 1,066 +0,004 7. Hệ số thanh toán nhanh (1/3) 0,049 0,052 +0,003 8. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (2/3) 1,008 1,009 +0,001 9. Vốn hoạt động thuần (2-3) 7.868.677.187 7.701.135.194 -167.541.993 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Qua bảng phân tích, Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty năm 2008 là 1,066 lần còn năm 2007 là 1,062 lần, có nghĩa là chỉ tiêu này đã tăng lên 0,004 lần. Chỉ tiêu này ở cả hai năm đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy Công ty có đủ tài sản và có đủ khả năng thanh toán các khoản Nợ phải trả bằng toàn bộ tài sản hiện có. Bên cạnh đó, Hệ số thanh toán nhanh của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,003 lần cho thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng theo thời gian. Nhưng vì tại thời điểm hai năm chỉ tiêu này đều thấp nên có thể thấy Công ty chưa đủ khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn và nợ quá hạn, nói chung là các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy có nghĩa là nếu các đối tượng cho vay, các chủ nợ ngắn hạn đồng loạt đòi yêu cầu thanh toán, đòi Công ty trả nợ trực tiếp bằng tiền hay các giấy tờ có giá trị tương đương tiền, có khả năng thanh khoản nhanh thì Công ty sẽ gặp khó khăn. Tuy Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 35
  • 36. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang nhiên, điều này có thể được giải thích là do Công ty hoạt động trên lĩnh vực xây lắp, phần nhiều tiền đã được vật hoá vào nguyên vật liệu xây dựng, hàng tồn kho, tài sản cố định… và để rồi nhanh chóng chuyển vào giá trị của các công trình, dự án khi tiến hành thi công. Hơn nữa, không như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường có kỳ kinh doanh bình thường, có thể nhanh chóng quay vòng vốn khi bán sản phẩm, nhất là những sản phẩm có chu kì sản xuất ngắn thì Công ty lại có kỳ kinh doanh khá dài, đòi hỏi phải mất một thời gian khá lâu có khi là hàng năm, vài năm… để kết thúc một vòng sản xuất sản phẩm. Và chính vì vậy khả năng thu tiền về của Công ty không thể nhanh chóng nên lượng tiền mặt Công ty để lại không nhiều. Do đó, lượng tiền và tương đương tiền của Công ty thường thấp trong khi đó nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn so với nguồn vốn của Công ty nên theo cách xác định chỉ tiêu này thì chỉ tiêu này thường thấp. Tuy nhiên chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng lên cho thấy Công ty đang có biện pháp tác động tích cực để nâng cao khả năng thanh toán nhanh. Năm 2008, số nợ ngắn hạn của Công ty giảm, lượng tiền và tương đương tiền tăng so với năm 2007 nên chỉ tiêu này tăng lên. Mặt khác do nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nên ngoài việc xem xét khả năng thanh toán nhanh, Công ty còn quan tâm đến khả năng thanh toán chung các khoản nợ ngắn hạn đó thông qua chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này của Công ty năm 2008 so với năm 2007 cũng tăng lên (+0,001 lần) và tại thời điểm hai năm đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy Công ty có đủ và thừa tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, Công ty có Vốn hoạt động thuần trong cả hai năm đều đạt giá trị dương (>0) dù năm 2008 Vốn hoạt động thuần có giảm nhưng mức độ giảm không đáng kể. Từ đó, chứng tỏ Công ty vẫn duy trì một mức Vốn hoạt động thuần để đảm bảo khả năng thanh toán. Với mức Vốn hoạt động thuần dương như vậy cho thấy một phần Tài sản ngắn hạn của Công ty Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 36
  • 37. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang được tài trợ từ nguồn vốn dài hạn. Đây là một cơ cấu tài trợ tài sản rất phổ biến và phù hợp theo qui luật phát triển. Vậy tóm lại, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ nói chung. Nhưng riêng với các khoản nợ ngắn hạn nếu yêu cầu phải thanh toán ngay, thanh toán cùng một lúc và nhanh chóng các khoản nợ bằng tiền và tương đương tiền thì sẽ rất khó khăn đối với tình hình hiện tại của Công ty. Điều này kéo dài sẽ có ảnh hưởng không lành mạnh đến tình hình tài chính của Công ty nên Công ty đang có xu hướng tăng khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn này lên dù các bước tiến còn chậm và nhỏ. Ngoài ra, do Công ty có tỷ trọng các khoản vay nợ cao nên ngoài quan tâm thanh toán gốc vay thì vấn đề thanh toán lãi vay các khoản nợ này cũng được Công ty quan tâm phân tích. Bảng 2-7 Bảng phân tích khả năng thanh toán lãi vay của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1. Lợi nhuận trước thuế 9.549.678.506 11.403.069.534 +1.853.391.028 2. Chi phí lãi vay 25.060.114.889 21.949.351.702 -3.110.763.187 3. Hệ số thanh toán lãi vay ((1+2)/2) 1,38 1,52 +0,14 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Theo bảng số liệu, Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty năm 2008 là 1,52 lần còn năm 2007 là 1,38 lần. Như vậy, chỉ tiêu này đã tăng 0,14 lần chứng tỏ khả năng thanh toán lãi vay của Công ty có xu hướng tăng lên. Mặt khác, ở cả hai năm, chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 (>1) cho thấy Công ty có đủ khả năng thanh toán lãi tiền vay và với xu hướng tăng lên thì khả năng này càng rõ rệt. Tuy nhiên giá trị của chỉ tiêu này dù lớn hơn 1 nhưng chưa thực Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 37
  • 38. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang sự cao nên khả năng thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư còn thấp. Dầu vậy do chỉ tiêu này có khả năng tăng và đều không thấp hơn 1 nên vẫn tạo được lòng tin với các đối tượng cho vay về vấn đề thanh toán mà trước hết là khả năng thanh toán lãi vay. Chính vì thế, chỉ tiêu này có ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của Công ty. Tóm lại, Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ gồm cả các khoản lãi tiền vay. Mặc dù có gặp khó khăn trong thanh toán nhanh nhưng đó là do đặc điểm của ngành nghề, của lĩnh vực kinh doanh. Hơn nữa qua xu hướng tăng dần các chỉ tiêu, hệ số đánh giá về khả năng thanh toán cho thấy: Công ty đã có nhiều nỗ lực trong năm 2008 để đạt được kết quả đó cũng như đã bắt đầu thực hiện được từng bước trong chiến lược phát triển của Công ty. 2.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh Khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, vấn đề đầu tiên thường được các đối tượng liên quan đặt ra là doanh nghiệp đó có hoạt động kinh doanh hiệu quả hay không, đầu tư vào doanh nghiệp có mang lại lợi ích hay không. Vì thế, ngoài việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, Công ty còn tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh. Do đó, trong quá trình phân tích, trước tiên ta đánh giá khái quát tình hình hoạt động kinh doanh để có những nhận định tổng quan về hiệu quả hoạt động của Công ty. Sau đó, trên cơ sở những đánh giá ban đầu về hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta sẽ đi vào phân tích cụ thể một vài góc độ nữa: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn và phân tích hiệu quả sử dụng chi phí. Đó đều là những yếu tố quan trọng, liên quan đến kết quả đầu ra và yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. 2.3.3.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 38
  • 39. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Hiệu quả kinh doanh của Công ty được trình bày và thể hiện qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy với những chỉ tiêu, số liệu trên báo cáo này khi so sánh, đối chiếu có thể khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty như sau: Bảng 2-8 Bảng đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 542.751.060.357 581.302.964.260 +38.551.903.903 +7,10 2. Giá vốn hàng bán 504.519.285.604 542.712.025.316 +38.192.739.712 +7,57 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 38.231.774.753 38.590.938.944 +359.164.191 +0,94 4. Doanh thu hoạt động tài chính 4.560.444.495 4.850.084.119 +289.639.624 +6,35 5. Chi phí bán hàng 25.060.114.889 22.315.109.168 -3.464.615.181 -13,44 6. Chi phí QLDN 2.954.362.000 2.740.998.011 -213.363.989 -7,22 7. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 13.262.559.817 12.936.761.656 -325.798.161 -2,46 8. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 9.549.678.506 11.403.069.534 +1.853.391.028 +19,41 9. Lợi nhuận sau thuế TNDN 9.549.678.506 9.806.639.799 +256.961.293 +2,70 Nguồn:Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Trước hết, lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty năm 2008 tăng so với năm 2007 là 1.853.391.028 đồng tức tăng lên 19,41%. Vì thế, dù năm 2008 Công ty bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn tăng so với năm 2007 là 256.961.293 đồng (+2,7%). Khi so sánh và tiến hành loại trừ ảnh hưởng của các chỉ tiêu nhân tố tác động ta thấy: Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 39
  • 40. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 38.551.903.903 đồng làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên tương ứng. Doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng lên làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên 289.639.624 đồng. Chi phí tài chính giảm 3.464.615.181 đồng, chi phí bán hàng giảm 213.363.989 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 325.798.161 đồng nên làm lợi nhuận tăng thêm tương ứng. Như vậy từ biến động tăng giảm của doanh thu và chi phí làm cho lợi nhuận trước thuế tăng lên 4.652.581.146 đồng. Trong đó biến động tăng lên của Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là có tác động mạnh nhất và chiếm giá trị lớn nhất. Bên cạnh đó, do giá vốn hàng bán tăng 38.192.739.712 đồng nên làm giảm lợi nhuận trước thuế tương ứng. Không những thế, do thu nhập khác giảm và chi phí khác tăng lên nên cũng tác động là giảm lợi nhuận trước thuế. Tuy vậy khi xem tổng hợp ảnh hưởng các tác động trên thì lợi nhuận trước thuế vẫn tăng lên. Hơn nữa, tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (19,41%>7,1%) chứng tỏ có sự giảm chi phí trong các hoạt động của Công ty. Điển hình rõ nhất ta thấy chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty năm 2008 đều giảm so với năm 2007: Chi phí tài chính giảm 13,44%, chi phí bán hàng giảm 7,22%, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 2,46%. Như vậy, Công ty đã có sự tiết kiệm trong việc sử dụng chi phí. Cũng nhờ biến động tích cực đó mà lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng lên với tốc độ rất cao (+584,81%) và trong đó, biến động giảm của chi phí tài chính là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu. Dầu vậy, năm 2008, giá vốn hàng bán của Công ty lại tăng lên và tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu (7,57% > 7,1%). Dù mức chênh lệch là không quá cao nhưng cho thấy chi phí sản xuất của Công ty chưa được tiết kiệm nhiều. Đây có thể là do ảnh hưởng biến động của giá cả vật liệu xây dựng trong năm 2008. Ngoài ra do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên giá trị Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 40
  • 41. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang các khoản thu nhập khác và chi phí khác cũng có sự biến động không mong muốn nên lợi nhuận của các hoạt động khác này không đạt được hiệu quả và tác động không tốt đến lợi nhuận chung của Công ty. Vì vậy, cơ cấu lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty có thay đổi và biến động. Nếu trong năm 2007, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ trong lợi nhuận kế toán trước thuế thì sang đến năm 2008, tỷ trọng này đã tăng lên khá cao. Điều này chứng tỏ Công ty đã có những tác động tích cực để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao mức lợi nhuận đem về từ ngành nghề kinh doanh chính yếu là xây lắp. Tóm lại, nhìn chung năm 2008 Công ty hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và mức lợi nhuận đạt được tăng so với năm trước. Đây là dấu hiệu lành mạnh, cho thấy xu hướng và hiệu quả kinh doanh của Công ty. 2.3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản Tài sản là nguồn lực của doanh nghiệp, là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nào cũng muốn biết với nguồn tài sản thực có thì khả năng vận hành, khả năng sinh lời, khả năng luân chuyển là bao nhiêu, có đạt được như mong muốn và kỳ vọng không. Do đó, bên cạnh đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, khi đi vào phân tích hiệu quả đó ở một số góc độ tài chính, trước hết ta đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty trên cơ sở bảng số liệu sau: Qua bảng phân tích, ta thấy Tổng tài sản bình quân của Công ty năm 2008 thấp hơn so với năm 2007, trong đó, Tài sản ngắn hạn bình quân của Công ty có biến động giảm và mức biến động giảm lớn hơn mức biến động tăng của Tài sản dài hạn bình quân. Mặt khác, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2008 biến động tăng so với năm 2007. Chính vì thế mà sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn cũng như sức sinh lời của Tổng tài sản năm 2008 đều cao hơn năm 2007. Cụ thể: Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 41
  • 42. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang Bảng 2-9 Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty giai đoạn 2007-2008 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 1. TSNH bình quân 953.674.796.831 925.651.372.394 -28.023.424.438 2. TSDH bình quân 76.270.785.871 77.646.944.677 +1.376.158.806 3. Lợi nhuận sau thuế 9.549.678.506 9.806.639.799 +256.961.293 4. Doanh thu thuần HĐKD 542.751.060.357 581.302.964.260 +38.551.903.903 5. Tổng tài sản bình quân (1+2) 1.029.945.582.70 2 1.003.298.317.07 1 -26.647.265.632 6. Sức sinh lời của TSNH (3/1) 0,01 0,011 +0,001 7. Sức sinh lời của TSDH (3/2) 0,0125 0,126 +0,001 8. Sức sinh lời của Tài sản(ROA) (3/5) 0,009 0,01 +0,001 9. Số vòng quay của TSNH (4/1) 0,57 0,63 +0,06 10. Số vòng quay của TSDH (4/2) 7,12 7,49 +0,37 11. Số vòng quay của Tài sản (4/5) 0,53 0,58 +0,05 Nguồn: Tài liệu Phòng Tài chính kế toán Năm 2008, Công ty có sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2007 là 0,001 lần, tức là với 1 đồng Tài sản ngắn hạn chi ra thì trong năm 2008 tạo ra mức lợi nhuận sau thuế lớn hơn so với năm 2007 là 0,001 đồng, tương đương tốc độ tăng là 10%. Ngoài ra dù Tài sản dài hạn bình quân có biến động tăng nhưng do tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế nên sức sinh lời của Tài sản dài hạn năm 2008 vẫn cao hơn so với năm 2007. Chỉ tiêu này năm 2008 đạt 0,126 lần còn năm 2007 đạt 0,125 lần, như vậy tăng lên 0,001 lần. Điều đó phản ánh mức lợi nhuận sau Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 42
  • 43. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang thuế mà 1 đồng Tài sản dài hạn bình quân đầu tư mang lại đang có xu hướng tăng lên. Và chính vì sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn có biến động tốt, có xu hướng tăng nên đã tác động tích cực đến sức sinh lời của tài sản (chỉ tiêu ROA). Năm 2007, sức sinh lời của tài sản mà Công ty đạt được là 0,009 lần nhưng sang đến năm 2008 chỉ tiêu này đã đạt 0,01 lần. Như vậy sức sinh lời của tài sản tăng lên 0,001 lần và tốc độ tăng là 11,11%. Tuy nhiên nhìn chung sức sinh lời của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn và của Tổng tài sản của Công ty ở cả hai năm đều chưa cao, còn thấp và mức biến động còn khá nhỏ cho thấy Công ty vẫn chưa khai thác được hết hiệu quả của nguồn tài sản dồi dào và phong phú. Dầu vậy, với xu hướng tăng của các chỉ tiêu này cho thấy đây là dấu hiệu tích cực và có tác động lành mạnh đối với tình hình tài chính của Công ty. Song hành cùng việc phân tích chỉ tiêu phản ánh sức sinh lời, Công ty thấy chỉ tiêu số vòng quay của Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn và của Tổng tài sản cũng có những biến động đáng quan tâm. Số vòng quay của Tài sản ngắn hạn năm 2008 so với năm 2007 tăng 0,06 vòng trong khi đó số vòng quay của Tài sản dài hạn tăng 0,37 vòng. Điều này chứng tỏ Công ty có Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn tham gia hoạt động kinh doanh và đang khai thác sử dụng các tài sản đó mang lại hiệu quả. Cụ thể: với 1 đồng Tài sản ngắn hạn mà Công ty sử dụng thì mức doanh thu thuần đem về trong năm 2007 là 0,57 đồng còn trong năm 2008 là 0,63 đồng, tức là tăng lên 0,06 đồng. Bên cạnh đó, với 1 đồng chi ra đầu tư vào Tài sản dài hạn thì năm 2008 doanh thu thuần mang lại lớn hơn so với năm 2007 là 0,37 đồng. Từ đó cho thấy sức sản xuất của Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn tại Công ty là tốt và ổn định. Tuy nhiên Công ty có số vòng quay của Tài sản ngắn hạn lại thấp hơn nhiều so với số vòng quay của Tài sản dài hạn. Đối với doanh nghiệp sản xuất bình thường thì đây có thể là dấu hiệu bất thường nhưng tại Công ty thì đây là do đặc điểm hoạt động sản Sinh viên: Nguyễn Hương Giang Lớp Kế toán tổng hợp 47D 43