SlideShare a Scribd company logo
1 of 95
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
BÙI THỊ MAI HOA
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
DỊCH VỤ THEO YÊU CẦU QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
TẠI KHÁCH SẠN KIM LIÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
DỊCH VỤ LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOTLINE (ZALO/VIBER/TELE) 0936885877
DICHVULUANVANTRITHUC@GMAIL.COM
LUANVANTRITHUC.COM
LIÊN HỆ ĐỂ TẢI TÀI LIỆU NHANH
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
BÙI THỊ MAI HOA
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
DỊCH VỤ THEO YÊU CẦU QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
TẠI KHÁCH SẠN KIM LIÊN
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số : 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGHIÊM VĂN LỢI
HÀ NỘI – 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học,
độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Thị Mai Hoa
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại trường Đại học lao động và xã hội,
được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Sau Đại học và khoa Kế toán
cùng bạn bè đồng nghiệp em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp.
Hoàn thành bài luận văn này, cho em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học và khoa Kế toán trường Đại học lao
động và xã hội. Đồng thời em gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy giáo PGS.TS
Nghiêm Văn Lợi đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em để hoàn thành được luận văn
này.
Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên phòng Kế toán
tài vụ khách sạn Kim Liên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
nghiên cứu viết luận văn.
Tuy vậy, do thời gian có hạn cùng với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế
nên trong bài luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy
em rất mong được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể
các bạn bè để em có thể bổ sung nâng cao kiến thức cho luận văn của em
được đầy đủ hơn cũng như được tích lũy thêm kiến thức cho bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn !
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ...........................................................................viii
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU.................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
1.2.1. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................2
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................3
1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu........................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3
1.4. Tổng quan nghiên cứu......................................................................................4
1.4.1. Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất phục vụ quản trị
doanh nghiệp ở Việt Nam..........................................................................................4
1.4.2 Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất trong doanh
nghiệp khách sạn........................................................................................................6
1.4.3 Kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu..........................................8
CHƯƠNG II CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT THEO YÊU CẦU QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP .............................9
2.1. Quản trị doanh nghiệp và nhu cầu thông tin cho quản trị doanh
nghiệp..........................................................................................................................9
2.1.1. Các chức năng quản trị doanh nghiệp.........................................................9
2.1.2. Nhu cầu thông tin chi phí và giá thành cho quản trị doanh nghiệp......11
2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp............13
iv
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất........................................................................15
2.2.2 Đối tượng hạch toán chi phí và kỳ hạch toán chi phí...............................22
2.2.3 Các phương pháp kế toán chi phí................................................................24
2.3 Dự toán chi phí kinh doanh...........................................................................27
2.3.1 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..................................................27
2.3.2 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp ...........................................................27
2.3.3 Dự toán chi phí sản xuất chung ...................................................................27
2.3.4 Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ..................28
2.4 Báo cáo bộ phận ...............................................................................................28
CHƯƠNG III THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN KIM LIÊN.................30
3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại Khách sạn Kim
Liên có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm ..........................................................................................................................30
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................30
3.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn ..........................32
3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Khách sạn Kim Liên
..................................................................................................................... 33
3.1.4 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Khách sạn .................36
3.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại
Khách sạn Kim Liên .............................................................................................37
3.2.1 Đặc điểm chi phí và phân loại chi phí sản xuất tại Khách sạn Kim Liên
..................................................................................................................... 37
3.2.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất..............................................................39
3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất ...............................................................................40
3.2.4 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.............................................................44
3.3 Tính giá thành sản phẩm................................................................................44
v
3.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm.............................................................44
3.3.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm..........................................................................44
3.3.3 Tính giá thành dịch vụ...................................................................................44
3.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ quản
trị doanh nghiệp .....................................................................................................45
3.5 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch
vụ tại Khách sạn Kim Liên..................................................................................45
3.5.1. Ưu điểm ..........................................................................................................45
3.5.2 Những tồn tại..................................................................................................46
CHƯƠNG IV HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI KHÁCH SẠN KIM LIÊN.............50
4.1 Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành dịch vụ theo yêu cầu quản trị tại Khách sạn Kim
Liên............................................................................................................................50
4.2 Các yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện .......................................................51
4.2.1 Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại
Khách sạn Kim Liên.................................................................................................51
4.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ
theo yêu cầu quản trị tại Khách sạn Kim Liên ....................................................52
4.2.3 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ
tại Khách sạn Kim Liên...........................................................................................52
4.3. Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành dich
vụ trong Khách sạn Kim Liên.............................................................................55
4.3.1 Xây dựng mô hình kế toán quản trị tại Khách sạn Kim Liên...................55
4.3.2. Xây dựng định mức chi phí..........................................................................57
4.3.3. Hoàn thiện phương pháp xây dựng dự toán chi phí sản xuất ................57
4.3.4 Hoàn thiện hệ thống báo cáo quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành
vi
sản phẩm....................................................................................................................61
4.4 Điều kiện để thực hiện các giải pháp...........................................................64
4.4.1 Điều kiện của nhà nước ...............................................................................64
4.4.2 Đối với Khách sạn Kim Liên.........................................................................65
KẾT LUẬN..............................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................68
PHỤ LỤC.................................................................................................................69
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
CPCĐ : Chi phí công đoàn
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
DN : Doanh nghiệp
GTSP : Giá thành sản phẩm
TSCĐ : Tài sản cố định
SP : Sản phẩm
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1. Nhu cầu thông tin cho từng tình huống ra quyết định.........................12
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng trong chu kỳ lập kế hoạch và
kiểm soát (Garrison, 2012)......................................................................................11
Sơ Đồ 3.1 Bộ Máy Quản Lý Của Công................................................................34
Sơ đồ 3.2 Trình tự kế toán ......................................................................................37
Sơ đồ 3.3 Quy trình luân chuyển chứng từ............................................................41
Đồ thị 2.1. Tổng chi phí biến đổi ...........................................................................18
Đồ thị 2.2. Tổng chi phí cố định và chi phí cố định đơn vị................................19
Đồ thị 2.3. Tổng chi phí hỗn hợp...........................................................................20
1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Kinh doanh khách sạn là một trong những ngành cung cấp dịch vụ phục
vụ nhu cầu sinh hoạt và thoả mãn nhu cầu đời sống văn hoá, tinh thần của con
người. Nước ta, trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh khách sạn đã
phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng.
Để hoạt động kinh doanh khách sạn có hiệu quả hơn, đòi hỏi phải sử
dụng đồng bộ các công cụ quản lý kinh tế, tài chính, trong đó kế toán được
xem là công cụ quản lý quan trọng nhất. Tuy nhiên, muốn kế toán phát huy
một cách tốt nhất chức năng thông tin và kiểm tra của mình, cần phải xây
dựng một hệ thống kế toán hoàn chỉnh. Với hệ thống kế toán này, thông tin
được cung cấp không chỉ hướng vào các quá trình, các sự kiện kinh tế đã xảy
ra mà còn phải hướng đến những diễn biến trong tương lai, nhằm giúp các
nhà quản lý doanh nghiệp hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm soát và đưa ra
những quyết định đúng đắn, phù hợp với các mục tiêu đã xác lập. Một hệ
thống đáp ứng được nhu cầu thông tin như vậy phải là một hệ thống bao gồm
hai phân hệ: kế toán tài chính và kế toán quản trị.
Dù kinh doanh ở lỉnh vực nào, mặt hàng gì thì “ lợi nhuận” luôn là mục
tiêu mà các Doanh nghiệp theo đuổi. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này, kế
toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong kế
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Thông tin chi phí và giá thành có vai trò quan trọng trong việc cung cấp
thông tin phục vụ cho việc ra các quyết định quản trị. Thông qua các thông tin
chi phí và giá thành do kế toán cung cấp, người sử dụng có thể đưa ra các
quyết định hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, trong thực tế hiện nay, kế toán chi phí và giá thành sản phẩm ở nhiều
2
doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Các thông tin chi phí và giá thành do kế toán
cung cấp mới chỉ đáp ứng được thông tin để lập báo cáo tài chính, các thông
tin phục vụ quản trị doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Sự bất cập này đã ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản trị và hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói riêng. Trước
thực tế này, đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ theo
yêu cầu quản trị doanh nghiệp tại Khách Sạn Kim Liên” được chọn làm đề tài
nghiên cứu với mong muốn góp phần bổ sung, tăng cường tính ứng dụng của
kế toán quản trị trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, góp phần phát
triển công tác kế toán quản trị và nâng cao trình độ quản lý, sức cạnh tranh
của khách sạn Kim Liên.
1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu:
- Về lý luận
Hệ thống những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành phục vụ quản trị kinh doanh khách sạn.
- Về thực tiễn
Vận dụng lý luận vào thực tiễn để tìm hiểu và đánh giá thực trạng kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Khách sạn Kim Liên từ
đó tìm ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện hơn nữa kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành dịch vụ theo yêu cầu quản trị của khách sạn Kim Liên.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản trị tại
khách sạn Kim Liên
Về thời gian: Số liệu thực hiện năm 2015 của khách sạn
3
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận văn đặt ra
các câu hỏi nghiên cứu sau:
+ Để phục vụ quản trị doanh nghiệp, kế toán cần phải cung cấp được
thông tin chi phí và giá thành như thế nào?
+ Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Khách
sạn Kim Liên đã đáp ứng được nhu cầu quản trị như thế nào?
+ Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Khách sạn Kim
Liên cần được hoàn thiện như thế nào để đáp ứng được nhu cầu thông tin cho
quản trị doanh nghiệp?
1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành dịch vụ tại khách sạn
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận thông tin
Luận văn vận dụng cơ sở lý thuyết về kế toán chi phí và tính giá
thành sản phầm để đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác kế toán
chi phí và tính giá thành sản phẩm tại khách sạn Kim Liên. Đồng thời, luận
văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thu thập
và xử lý thông tin.
+ Nghiên cứu định tính: Thực hiện thông qua việc quan sát, phỏng vấn
các đối tượng cung cấp thu thập thông tin như các nhân viên Phòng Kế toán -
Tài vụ, Phòng Kế hoạch, bộ phận kinh doanh, bộ phận thu mua, bộ phận
kiểm tra chất lượng giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan về công tác kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
+ Nghiên cứu định lượng: Tác giả lượng hóa các khái niệm, đo
4
lường mối quan hệ giữa các yếu tố thông qua việc áp dụng các công cụ phân
tích, thống kê, so sánh.
- Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu củađề tài nghiên cứu được thu thập thông qua các nguồn sau:
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp: Có được qua điều tra thu thập thông tin từ các
phòng ban, b ộ phậ n ph ụ c v ụ tại Công ty. Cụ thể: phỏng vấn các nhân
viên kế toán, quan sát trực tiếp.
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: các tài liệu về kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm; Các tài liệu sẵn có tại Khách sạn Kim Liên: Tài liệu
giới thiệu về khách sạn, quy chế tài chính, mục tiêu, chiến lược hoạt động
của Công ty; Các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị của khách sạn trong
vòng 3 năm: 2012 - 2015; Các chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán có liên
quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm…
- Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
Các dữ liệu thu thập được sẽ được phân loại, sàng lọc, sắp xếp phân tích,
tổng hợp qua công cụ hỗ trợ bằng phần mềm: Microsoft office Word,
Microsoft office Excel để đưa ra các đánh giá tổng hợp và các ý kiến đề xuất
về công kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại khách sạn.
1.4. Tổng quan nghiên cứu
1.4.1. Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất phục vụ quản
trị doanh nghiệp ở Việt Nam
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là đề tài nghiên cứu
của rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Có thể nói đây
là đề tài được nhiều người lựa chọn nhất cho nghiên cứu của mình.Tuy nhiên,
mỗi người lại có cách nhìn nhận, suy nghĩ khác nhau làm đa dạng hơn những
vấn đề cần làm sáng tỏ.
Qua tìm hiểu thực tế, có nhiều đề tài nghiên cứu về kế toán chi phí sản
5
xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất như:
- Nguyễn Thị Hải Vân (2012), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm theo yêu cầu quản trị tại Công ty Cổ phần đá ốp lát cao
cấp Vinaconex, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại.
Về lý luận tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản
xuất như khái niệm, vai trò, mối quan hệ cũng như phân loại chi phí sản xuất
và các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất… Về thực tế, qua phân tích chi
phí và tính giá thành sản phẩm đá ốp lát tại các doanh nghiệp trong các khu
công nghiệp và khu chế xuất, tác giả đã thấy được những ưu điểm, nhược
điểm như bộ máy kế toán của các doanh nghiệp được xây dựng tương đối
hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh
nghiệp, trình bày được thực trạng nội dung chi phí, phân loại chi phí, đối
tượng tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty. Chương 2 tác giả đã trình
bày rõ đặc điểm, phương pháp kế toán từng khoản mục chi phi nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và cách tính
giá thành sản phẩm. Qua đó, tác giả đã đưa ra được những ưu điểm, hạn
chế cần phải khắc phục. Chương 3 tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty như hoàn
thiện tổ chức bộ máy kế toán, hoàn thiện việc phân loại chi phí, hoàn thiện kế
toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị của
công ty.
- Nguyễn Thị Ngọc (2013), Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản trị tại Công ty Cổ phần SSV,
luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung và thực trạng về kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản
6
xuất công nghiệp như khái niệm, phân loại, phương pháp, kế toán chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung,... kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
chuyên sản xuất với những sản phẩm như quần áo các loại, xuất khẩu sang
các thị trường Mỹ, Châu Âu và các nước trong khu vực.Công ty may xuất
khẩu SSV thực hiện việc sản xuất theo đơn đặt hàng nhưng lại không hạch toán
theo đơn đặt hàng mà toàn bộ sản phẩm hoàn thành cuối kỳ đều được xác định
giá thành dù đơn hàng chưa sản xuất xong. Công ty có lập báo cáo quản trị chi
phí và giá thành sản phẩm bên cạnh việc lập các báo cáo tài chính cung cấp
thông tin cho các đối tượng liên quan. Qua nghiên cứu tác giả đã chỉ ra các ưu
điểm mà Công ty đã đạt được đồng thời đưa ra một số giải pháp dưới góc độ
kế toán tài chính và kế toán quản trị như hoàn thiện về kế toán chi phí
1.4.2 Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất trong doanh
nghiệp khách sạn
- Trần Thị Thanh Loan (2015), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại khách sạn Hà Nội Rose, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân
Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung và thực trạng về kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kinh
doanh về khách sạn như khái niệm, nội dung, phân loại chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm cũng như phương pháp tính giá thành sản phẩm
dưới góc độ kế toán tài chính. Từ đó đưa ra được những ưu điểm đã đạt
được, những vấn đề còn tồn tại và tìm ra nguyên nhân để giải quyết. Từ
những nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch
vụ tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm trong Khách sạn Hà Nội Rose như: giải
pháp về chế độ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi cho người lao động,
7
hình thức kế toán, tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, công tác lập dự
toán chi phí sản xuất….
Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung và thực trạng về kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp như khái niệm, phân loại, phương pháp, kế toán chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung,... kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ cuối kỳ . Khách
sạn chưa quan tâm nhiều đến phân loại, tính giá thành dưới góc độ kế toán quản
trị, vì vậy chưa có lập báo cáo quản trị chi phí và giá thành sản phẩm mà chỉ
lập các báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan. Qua
nghiên cứu tác giả đã chỉ ra các ưu điểm mà Khách sạn đạt được đồng thời
đưa ra một số giải pháp dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị như
hoàn thiện về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp…
- Trần Thị Thanh Loan (2015), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành dịch vụ tại khách sạn Nikko Hà Nội, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân
Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung và thực trạng về kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ trong khách sạn như khái
niệm, nội dung, phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng
như phương pháp tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính.
Từ đó đưa ra được những ưu điểm đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại
và tìm ra nguyên nhân để giải quyết. Từ những nghiên cứu thực trạng kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tác giả đã đưa ra một số giải
pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong khách sạn Nikko Hà Nội như: giải pháp về chế độ tiền lương,
tiền thưởng và phúc lợi cho người lao động, hình thức kế toán, tiền lương
8
1.4.3 Kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu
Qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy các đề tài đã đưa ra các nội
dung cơ bản về mặt lý luận dưới hai góc độ là kế toán tài chính và kế toán
quản trị, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của từng đề tài.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành dịch vụ trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cung
cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu của nhà quản trị. Vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài này có giá trị cả về mặt lý luận, đặc biệt là có ý nghĩa thực tiễn cao vì
đề tài không trùng lặp với bất cứ một đề tài nghiên cứu nào.
9
CHƯƠNG II
CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO
YÊU CẦU QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
2.1. Quản trị doanh nghiệp và nhu cầu thông tin cho quản trị doanh
nghiệp
2.1.1. Các chức năng quản trị doanh nghiệp
Quản trị là sự tác động liên tục có mục đích của nhà quản trị lên đối
tượng bị quản trị nhằm mục đích đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Để đạt được
mục tiêu xác định trong kinh doanh, các nhà quản trị phải thực hiện các chức
năng cơ bản: lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định.
Lập kế hoạch: là chức năng đầu tiên của nhà quản trị. Để thực hiện được
mục tiêu đã định trong kinh doanh, nhà quản trị phải xây dựng và lựa chọn
phương án tối ưu và khả thi để đạt được mục tiêu. Sau khi phương án kinh
doanh được lựa chọn, bản dự toán được lập phản ánh mô tả chi tiết việc các
nguồn lực sẽ được sử dụng để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong
kinh doanh.
Kiểm soát: là chức năng để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp
không bị chệch hướng theo mục tiêu và phương án kinh doanh đã lựa chọn.
Chức năng kiểm soát còn bao hàm cả chức năng định hướng và thúc đẩy để
động viên, khuyến khích mọi bộ phận của doanh nghiệp hoạt động theo cách
tốt nhất để đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Thực hiện chức năng này không có
nghĩa là mọi hoạt động của doanh nghiệp nhất định phải theo phương án như
đã lựa chọn mà có thể cần có những điều chỉnh phù hợp nếu điều kiện hoạt
động có những thay đổi đáng kể so với ban đầu. Do vậy, trong quá trình thực
hiện chức năng kiểm soát nhà quản trị cần có những quyết định điều chỉnh kịp
thời để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã xác định.
Đánh giá: Đánh giá hiệu quả kinh doanh có vai trò quan trọng trong
10
quản trị doanh nghiệp. Đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh doanh không chỉ
giúp cho doanh nghiệp có những quyết định phù hợp mà còn tạo động lực
thúc đẩy các hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngược lại, đánh giá hiệu quả kinh doanh không đúng cùng với động viên,
khen thưởng sai không chỉ làm mất đi động lực phấn đấu nâng cao hiệu quả
kinh doanh làm phát sinh những tiêu cực trong hoạt động của doanh nghiệp.
Thông qua chức năng đánh giá, nhà quản trị rút ra được những điểm mạnh
yếu trong hoạt động của doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời cho
các hoạt động kế tiếp.
Ra quyết định không phải là chức năng độc lập của nhà quản trị mà gắn
liền với các chức năng lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá. Trong quá trình
lập kế hoạch, nhà quản trị phải ra quyết định lựa chọn mục tiêu, quyết định về
phương án sẽ thực hiện và các nguồn lực sẽ được huy động để thực hiện kế
hoạch. Thực hiện chức năng kiểm soát nhà quản trị phải ra các quyết định để
đám bảo các hoạt động được thực hiện theo mục tiêu đã định và có các quyết
định kịp thời để điều chỉnh kế hoạch, động viên khuyến khích thúc đẩy thực
hiện kế hoạch. Các quyết định khen thưởng, điều chỉnh kế hoạch và định mức
cũng được các nhà quản trị đưa ra trong quá trình thực hiện chức năng đánh
giá. Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị với quá trình ra quyết định được
Garrison và các cộng sự minh họa bằng sơ đồ 2.1. như sau:
11
Lập các kế hoạch ngắn hạn
và dài hạn
RA QUYẾT
ĐỊNH
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng trong chu kỳ lập kế hoạch và
kiểm soát (Garrison, 2012)
2.1.2. Nhu cầu thông tin chi phí và giá thành cho quản trị doanh nghiệp
Thực hiện các chức năng quản trị, các nhà quản trị cần phải có các thông
tin cần thiết và phù hợp. Các thông tin chi phí cần thiết để thực hiện các chức
năng quản trị của các nhà quản trị như sau:
- Nhu cầu thông tin cho chức năng lập kế hoạch: để thực hiện chức năng
này nhà quản trị cần các thông tin để xác định các chi phí phát sinh liên quan
đến các phương án kinh doanh và những vấn đề phát sinh hoặc những rủi ro
có thể gặp phải trong mỗi phương án để lựa chọn phương án kinh doanh tốt
nhất. Các thông tin nhà quản trị cần sử dụng để lựa chọn phương án kinh
doanh là những chi phí sẽ phát sinh liên quan đến mỗi phương án, chi phí cố
định và chi phí biến đổi để xác định điểm hòa vốn phục vụ cho lựa chọn
phương án, v.v….
Khi một phương án được lựa chọn, một loạt các dự toán sẽ được lập cho
biết các khoản doanh thu, chi phí nào sẽ phát sinh cũng như chi tiết các nguồn
Đo lường kết quả hoạt động
(Kiểm soát)
Thực hiện kế hoạch (Chỉ
đạo và Thúc đẩy)
So sánh kết quả thực tế
với kế hoạch (Đánh giá)
12
lực được huy động để thực hiện phương án. Để lập dự toán, cần phải có các
thông tin về chi phí định mức, thông tin về chi phí cố định và chi phí biến đổi
liên quan đến các mức hoạt động của doanh nghiệp.
- Nhu cầu thông tin cho kiểm soát: trong quá trình thực hiện kế hoạch,
các thông tin chi phí phát sinh sẽ được nhà quản trị sử dụng so sánh với dự
toán để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện theo đúng
hướng. Các thông tin chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch sẽ
cung cấp cho nhà quản trị biết các quyết định quản trị được thực thi như thế
nào để họ có các quyết định điều chỉnh kịp thời. Ngoài các thông tin chi phí
thực tế, các nhà quản trị cũng cần các thông tin về chi phí tiêu chuẩn để thực
hiện phân tích chênh lệch nhằm tìm ra nguyên nhân tăng/giảm chi phí so với
dự toán để có các điều chỉnh thích hợp và kịp thời.
Bảng 2.1. Nhu cầu thông tin cho từng tình huống ra quyết định
TT Loại quyết định Thông tin sử dụng
1 Tự sản xuất hay mua
ngoài
Chi phí tránh được Chi phí không tránh
được
2 Chấp nhận đơn đặt hàng
đặc biệt
2.1 Dư thừa năng lực sản
xuất
Giá thành đơn vị theo chi phí biến đổi Chi
phí bán hàng và QLDN biến đổi
2.1 Không dư thừa năng lực
sản xuất
Giá thành đơn vị theo chi phí biến đổi , Chi
phí bán hàng và QLDN biến đổi, Chi phí
cơ hội
3 Quyết định bán hay chế
biến tiếp
Chi phí gia tăng; doanh thu gia tăng
4 Quyết định tiếp tục hay
dừng sản xuất một loại
sản phẩm hoặc dừng hoạt
động của một bộ phận
Doanh thu của sản phẩm/bộ phận Chi phí
biến đổi của sản phẩm/bộ phận Chi phí cố
định tránh được Chi phí cố định không
tránh được
5 Xây dựng cơ cấu sản
phẩm
Giá bán; chi phí biến đổi của mỗi loại sản
phẩm Chi phí cố định
6 Xác định cơ cấu chi phí Chi phí biến đổi đơn vị Chi phí cố định
v.v… v.v…
13
Để ra các quyết định quản trị như tự sản xuất hay mua ngoài; chấp nhận
đơn đặt hàng đặc biệt; quyết định bán hay tiếp tục chế biến, chấm dứt hay tiếp
tục sản xuất một loại sản phẩm, v.v… các nhà quản trị cần được cũng cấp các
thông tin phù hợp. Các thông tin phù hợp cho mỗi tình huống ra quyết định được
trình bày trong bảng 2.1.
- Nhu cầu thông tin chi phí phục vụ đánh giá: để đánh giá hiệu quả hoạt
động của từng bộ phận, các nhà quản trị cần được cung cấp thông tin về kết
quả kinh doanh của từng bộ phận. Thông thường báo cáo bộ phận sẽ được lập
cho mỗi bộ phận để phản ánh lợi nhuận của bộ phận. Để lập báo cáo này cần
có các thông tin về doanh thu, chi phí biến đổi, chi phí cố định trực tiếp của
mỗi bộ phận.
2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp
Trên góc độ của KTTC, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí
tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các chi phí
phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của
doanh nghiệp và các chi phí khác. Những chi phí này phát sinh dưới dạng
tiền, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị,
được kế toán ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chứng minh
việc phát sinh của chúng. Ví dụ, khi xuất kho vật liệu dùng vào sản xuất kinh
doanh, tạo ra chi phí gây ra sự giảm đi của giá trị hàng tồn kho, gắn liền với
sản xuất, kinh doanh và được chứng minh bằng các chứng từ là phiếu xuất
kho vật tư.
Sự vận động của quá trình kinh doanh dịch vụ trong doanh nghiệp dịch
vụ du lịch bao gồm 2 mặt đối lập nhau, nhưng có liên quan mật thiết hữu cơ
với nhau. Trong đó, một mặt là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, còn
mặt khác là kết quả kinh doanh thu được từ những sản phẩm dịch vụ đã hoàn
thành. Vậy giá thành sản phẩm dịch vụ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi
14
phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên
quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ dịch vụ đã hoàn thành.
Mặc dù giữa chi phí và giá thành có mối quan hệ với nhau nhưng giữa
chúng còn có điểm khác nhau về phạm vi và nội dung. Vì vậy, cần phân biệt
phạm vi và giới hạn của chúng để ứng dụng tốt hơn trong việc tính giá thành
sản phẩm dịch vụ.
Chi phí kinh doanh dịch vụ chỉ tính những chi phí phát sinh trong một kỳ
nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến nó liên quan đến khối lượng sản
phẩm dịch vụ đã hoàn thành. Từ đó chi phí kinh doanh dịch vụ du lịch tính
cho một kỳ, còn giá thành liên quan đến cả chi phí của thời kỳ trước chuyển
sang (chi phí dở dang đầu kỳ) và chi phí của kỳ này chuyển sang kỳ sau (chi
phí dở dang cuối kỳ).
Giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh
kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình kinh doanh
cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công
nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất
lượng phục vụ, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành
là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp
Trên góc độ của KTQT: Mục đích của KTQT chi phí là cung cấp thông
tin thích hợp về chi phí, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản trị
doanh nghiệp. Vì vậy, đối với KTQT chi phí không đơn thuần nhận thức chi
phí như KTTC, mà chi phí còn được nhận thức theo cả khía cạnh nhận diện
thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Vì vậy, chi phí có thể
là phí tổn thực tế đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; và cũng có thể là chi phí
ước tính khi thực hiện dự án hay giá trị lợi ích mất đi khi lựa chọn phương án,
15
hoạt động này mà bỏ qua cơ hội kinh doanh khác. Do đó, KTQT chi phí lại
cần chú ý đến việc nhận diện chi phí phục vụ cho việc so sánh, lựa chọn
phương án tối ưu trong từng tình huống ra quyết định kinh doanh cụ thể, mà ít
chú ý hơn vào chứng minh chi phí phát sinh bằng các chứng từ kế toán. Trong
kế toán quản trị, thuật ngữ chi phí bao hàm cả tính giá thành tức là tính chi
phí cho một đơn vị sản phẩm, do vậy hai thuật ngữ chi phí và giá thành trong
kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí có thể sử dụng thay thế
cho nhau.
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất
2.2.1.1. Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí cho đối tượng hạch
toán chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2
loại: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có thể hạch toán trực tiếp và hiệu
quả về mặt kinh tế cho từng đối tượng kế toán chịu chi phí (từng loại sản
phẩm, công việc, hoạt động, đơn đặt hàng...); chúng ta có thể được quy nạp
trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Trong quản trị doanh nghiệp nói
chung và quản trị chi phí nói riêng, nếu loại chi phí này chiếm đa số trong
tổng chi phí thì sẽ thuận lợi cho việc hạch toán chi phí để có được kết quả
hạch toán chi phí tin cậy.
Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế
toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối
tượng hạch toán chi phí được, mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí
khi chúng phát sinh, sau đó phân bổ cho từng đối tượng dựa trên tiêu thức
phân bổ chi phí.
Khi thực hiện phân bổ chi phí cho từng đối tượng, doanh nghiệp cần phải
lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp. Mức độ hợp lý của chi phí phân bổ cho
16
từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ
được lựa chọn. Vì vậy, nếu muốn có những thông tin đúng đắn, chân thực về chi
phí, kết quả lợi nhuận của từng loại sản phẩm, dịch vụ, từng loại hoạt động của
doanh nghiệp thì các nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm đến việc lựa chọn
tiêu chuẩn phân bổ chi phí.
Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật qui nạp chi phí
vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Tuy nhiên, thông qua cách phân loại
chi phí này, các nhân viên KTQT có thể tư vấn để các nhà quản trị doanh
nghiệp đưa ra và thực hiện một cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp lý để
đa số các khoản chi phí có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng hạch toán
chi phí. Từ đó giúp cho việc kiểm soát chi phí được thuận lợi hơn.
2.2.1.2 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí
sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất
sản phẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất
chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Thực chất, chi phí sản phẩm trong doanh
nghiệp sản xuất là chi phí ở khâu sản xuất tính cho sản phẩm của doanh
nghiệp, đó là giá trị sản phẩm dở dang (khi sản phẩm chưa hoàn thành), là giá
thành sản xuất của sản phẩm đã hoàn thành và trở thành giá vốn hàng bán khi
sản phẩm đã được bán. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì chi
phí sản phẩm là giá vốn của hàng mua, bao gồm giá mua hàng hóa và chi phí
khâu thu mua hàng hóa (khi hàng mua chưa bán) và trở thành giá vốn hàng
bán khi hàng hóa đã được bán.
Khi sản phẩm, hàng hóa chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm là giá
17
vốn hàng tồn kho - một bộ phận tài sản hiện có của doanh nghiệp nên được kế
toán ghi nhận ở các chỉ tiêu hàng tồn kho (“Sản phẩm dở dang”, “Thành phẩm
tồn kho”, “Hàng hóa tồn kho”) trên Phụ lục cân đối kế toán. Khi sản phẩm,
hàng hóa đã được bán ra, chi phí sản phẩm là Giá vốn hàng đã bán, vì vậy
được ghi nhận ở chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” trong Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh.
Chi phí thời kỳ
Chi phí thời kỳ là các chi phí cho hoạt động kinh doanh trong kỳ, không
tạo nên giá trị hàng tồn kho - tài sản, nên chúng không được ghi nhận trên
Phụ lục cân đối kế toán, mà được tham gia xác định kết quả kinh doanh ngay
trong kỳ chúng phát sinh, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ mà
chúng phát sinh. Vì vậy, chi phí thời kỳ được ghi nhận ở các chỉ tiêu trên Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp. Các chi phí này được ghi nhận ở hai chỉ tiêu “Chi phí bán hàng” và
“Chi phí quản lý doanh nghiệp” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Việc phát sinh và bù đắp các chi phí này chỉ xảy ra trong cùng một kỳ, vì vậy
loại chi phí này được gọi là Chi phí thời kỳ.
Cách phân loại này cung cấp thông tin phục vụ cho việc xác định kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ những chi phí tham gia vào quá trình tạo
doanh thu mới được ghi nhận là chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. Các
chi phí sản phẩm chưa tạo ra doanh thu vẫn được ghi nhận là chi phí sản
phẩm trên BCÐKT.
2.2.1.3 Các cách phân loại chi phí cho lập kế hoạch và ra quyết định
2.2.1.3.1 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động
Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, chi phí được chia
thành: Chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp.
18
Chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi là những chi phí có tổng thay đổi khi mức hoạt động của
doanh nghiệp thay đổi. Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản
xuất; số lượng sản phẩm tiêu thụ; số giờ máy hoạt động; doanh thu bán hàng
thực hiện... Tuy vậy, nếu khảo sát tỷ mỷ hơn về chi phí biến đổi, chúng ta
nhận thấy có thể xảy ra các trường hợp, đó là:
Chi phí biến đổi tỷ lệ: là loại chi phí biến đổi mà tổng chi phí quan hệ tỷ
lệ thuận trực tiếp với mức độ hoạt động, còn chi phí của một đơn vị hoạt động
thì không thay đổi. Thuộc loại chi phí biến đổi này thường có chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng trả cho đại lý
v.v...
Có thể hình dung chi phí biến đổi tỷ lệ trực tiếp qua hai đồ thị sau (bp =
a là chi phí biến đổi đơn vị).
Tổng biến phí
Mức độ hoạt động (x)
Đồ thị 2.1. Tổng chi phí biến đổi
Chi phí biến đổi bậc thang .
Đó là những chi phí chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi đến một mức
nào đó.
2. Chi phí cố định (Định phí )
Chi phí cố định là những chi phí mà về tổng chi phí không thay đổi khi có sự
(Bp)
Bp = ax
19
đp = C/x
Tổng ĐP tuyệt đối (Đp)
Đp = C
Định phí đơn vị (đp)
thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị trong phạm vi phù hợp. Nếu xét
tổng chi phí thì chi phí cố định không thay đổi, ngược lại, nếu xét chi phí cố
định trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt
động. Như vậy, dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn tồn tại chi
phí cố định; ngược lại, khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì chi
phí cố định trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm dần. Điều này được minh họa
qua các đồ thị sau (trong đó Đp là tổng chi phí cố định, đp là chi phí cố định
đơn vị).
Mức độ hoạt động (x) Mức độ hoạt động (x)
Đồ thị 2.2. Tổng chi phí cố định và chi phí cố định đơn vị
Chi phí cố định cũng tồn tại dưới nhiều hình thức.
Chi phí cố định tuyệt đối: là những chi phí mà xét tổng số thì không thay
đổi khi có sự thay đổi của khối lượng hoạt động khi đó chi phí cho một đơn vị
khối lượng hoạt động thay đổi tỷ lệ nghịch trực tiếp với khối lượng hoạt động.
Chi phí cố định cấp bậc là những chi phí chỉ có tính chất cố định tương
đối, nó chỉ cố định trong một giới hạn mức độ hoạt động nhất định, sau đó
nếu khối lượng hoạt động tăng lên thì chi phí này sẽ tăng lên một mức nào đó
Chi phí cố định bắt buộc là những chi phí cố định không thể thay đổi
một cách nhanh chóng, chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu
trúc tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những khoản chi phí này
20
tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
không thể cắt giảm hết trong một thời gian ngắn. Vì vậy, khi quyết định đầu
tư vào tài sản cố định các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ
lưỡng, một khi đã quyết định thì doanh nghiệp sẽ buộc phải gắn chặt với
quyết định đó trong một thời gian dài. Mặc khác, chi phí cố định bắt buộc
không thể tuỳ tiện cắt giảm trong một thời gian ngắn.
Chi phí cố định không bắt buộc là các chi phí cố định có thể được thay
đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Chi
phí cố định không bắt buộc thường liên quan tới kế hoạch ngắn hạn và ảnh
hưởng đến chi phí của doanh nghiệp hàng năm, có thể cắt bỏ khi cần thiết.
2. Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của chi
phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí hỗn hợp tồn tại rất nhiều trong thực tế của doanh nghiệp như chi
phí thuê phương tiện vận tải hàng hóa, chi phí điện thoại, điện năng v.v...
Tổng chi phí (C)
Yếu tố biến đổi
Yếu tố cố định
Mức độ hoạt động
Đồ thị 2.3. Tổng chi phí hỗn hợp
Quan sát đồ thị cũng như phân tích thực tế, chúng ta thấy chi phí hỗn
21
hợp tồn tại theo hai vùng: vùng chi phí cố định và vùng chi phí biến đổi. Để
có thể sử dụng được thông tin chi phí phục vụ cho lập kế hoạch, kiểm soát và
ra quyết định các chi phí hỗn hợp phải được phân tách thành chi phí cố định
và chi phí biến đổi. Việc phân biệt chi phí cố định, chi phí biến đổi có ý nghĩa
quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ
giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn cũng như ra các
quyết định kinh doanh quan trọng. Mặt khác, việc phân biệt chi phí cố định,
chi phí biến đổi là cơ sở để xây dựng dự toán chi phí hợp lý, ứng với mọi mức
hoạt động theo dự kiến.
2.2.1.3.2 Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định
Theo cách phân loại này, nếu gắn quyền kiểm soát chi phí với một cấp
quản lý nào đó thì phân biệt chi phí thành hai loại, đó là Chi phí kiểm soát
được và Chi phí không kiểm soát được.
* Chi phí kiểm soát được là những chi phí mà các nhà quản trị ở một cấp
quản lý có thẩm quyết quyết định được sự phát sinh và lượng phát sinh của
những chi phí này.
* Chi phí không kiểm soát được là những chi phí mà nhà quản trị ở một
cấp quản lý không có thẩm quyền quyết định đối với sự phát sinh và lượng
phát sinh của chi phí đó.
Việc xác định chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được
có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị thuộc từng cấp quản lý trong
doanh nghiệp, là cơ sở để xác định chi phí phù hợp cho việc ra quyết định.
* Các loại chi phí phục vụ cho lựa chọn các phương án kinh doanh
- Chi phí chênh lệch là những khoản chi phí có ở phương án sản xuất
kinh doanh này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án sản xuất
kinh doanh khác. Đây là một khái niệm rộng về chi phí được dùng để so sánh
chi phí khi lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Nói cách khác, chi phí
22
chênh lệch là thông tin thích hợp cho việc xem xét, lựa chọn phương án tối
ưu.
- Chi phí cơ hội: Trong kinh doanh, một khoản chi phí phát sinh đều
được phản ánh và theo dõi trong sổ kế toán, cũng như báo cáo kế toán, tuy
nhiên có một loại chi phí hoàn toàn không được phản ánh trên sổ kế toán,
nhưng lại rất quan trọng, phải được xem xét, cân nhắc mỗi khi doanh nghiệp
cần lựa chọn phương án kinh doanh, đó là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là lợi
ích bị mất đi do chọn phương án kinh doanh này thay vì chọn phương án kinh
doanh khác.
Chi phí cơ hội luôn luôn là thông tin thích hợp cho việc xem xét, lựa chọn
phương án tối ưu.
- Chi phí chìm: là những chi phí đã phát sinh và không thay đổi được.
Trong việc ra quyết định những chi phí chìm là chi phí không phù hợp cho việc
ra quyết định.
2.2.2 Đối tượng hạch toán chi phí và kỳ hạch toán chi phí
2.2.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều
địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao
vụ khác nhau. Để phục vụ cho tính giá thành và xác định chi phí phục vụ cho
việc ra quyết định cần phải xác định được đối tượng hạch toán chi phí. Khác
với kế toán tài chính, mục đích chính của hạch toán chi phí trong kế toán tài
chính là để xác định giá thành sản phẩm từ đó xác định giá trị thành phẩm
nhập kho và giá vốn hàng bán để lập BCÐKT và báo cáo kết quả kinh doanh.
Trong kế toán quản trị, để phục vụ quản trị doanh nghiệp, ngoài xác định giá
thành sản phẩm hoàn thành, người ta cần phải xác định được chi phí cho một
công việc, một quy trình hoặc cho bất cứ những gì cần phải tính chi phí cho
nó. Như vậy khái niệm tính giá thành trong kế toán quản trị có nghĩa rộng
23
hơn. Trong kế toán quản trị, đối tượng hạch toán chi phí là những gì cần phải
xác định chi phí. Như vậy, những gì cần phải tính giá thành sẽ trở thành đối
tượng hạch toán chi phí. Ở đây có sự đồng nhất về đối tượng hạch toán chi
phí và đối tượng tính giá thành.
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong
việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Khi xác định đối tượng hạch toán chi phí
sản xuất, trước hết các nhà quản trị phải căn cứ vào nhu cầu thông tin của doanh
nghiệp. Nhu cầu thông tin bao gồm thông tin để lập báo cáo tài chính và thông
tin phục vụ quản trị doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và nhu
cầu thông tin của doanh nghiệp mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong
các doanh nghiệp có thể là:
- Từng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.
- Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ sản xuất.
- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp, v.v...
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất một cách khoa học hợp lý
là cơ sở để tổ chức KTCP sản xuất ngay từ việc tổ chức hạch toán ban đầu
đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết chi phí sản
xuất...
Các chi phí phát sinh, sau khi đã được tập hợp theo từng đối tượng hạch
toán chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
theo đối tượng tính giá thành đã xác định.
2.2.2.2 Kỳ hạch toán chi phí
Kỳ hạch toán chi phí phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh và
nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Để phục vụ lập báo cáo tài chính
kỳ tính giá thành thường được thực hiện phù hợp với kỳ lập báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn hơn kỳ lập báo
cáo tài chính thì kỳ tính giá thành phụ thuộc chu kỳ sản xuất. Nhà quản trị
24
doanh nghiệp có thể có nhu cầu đối với thông tin chi phí tại bất cứ thời điểm
nào để ra quyết định. Tuy nhiên, để có các thông tin chi phí cung cấp cho nhà
quản trị không nhất thiết phải dựa vào kỳ tính giá thành mà có thể sử dụng các
nguồn thông tin khác như thông tin về chi phí, giá thành trong quá khứ, thông
tin định mức, thông tin dự báo, v.v...
2.2.3 Các phương pháp kế toán chi phí
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong kế toán chi phí
sản xuất để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán chi phí.
Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng
phương pháp tập hợp chi phí sản xuất cho thích hợp.
2.2.3.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có
liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất riêng
biệt. Do đó, ngay từ khâu hạch toán ban đầu, chi phí sản xuất phát sinh được
phản ánh riêng cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trên chứng từ
ban đầu để căn cứ vào chứng từ thực hiện hạch toán trực tiếp, chi phí sản xuất
cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát
sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo mức độ
chính xác cao. Vì vậy, cần sử dụng tối đa phương pháp tập hợp trực tiếp trong
điều kiện có thể cho phép.
2.2.3.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên
quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép
ban đầu chi phí sản xuất phát sinh riêng cho từng đối tượng được. Trong trường
hợp này, phải tập hợp chi phí sản xuất phát sinh chung cho nhiều đối tượng
theo từng nơi phát sinh chi phí. Sau đó phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu
chi phí liên quan.
25
Các phân bổ chi phí truyền thống gồm:
Phân bổ theo một tiêu thức duy nhất: theo phương pháp này, các chi phí chung
sẽ được phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo một tiêu thức phân bổ chi
phí duy nhất được lựa chọn. Để phân bổ chi phí sản xuất chung, người ta
thường lựa chọn tiêu thức phân bổ là tiền lương công nhân sản xuất, thời gian
làm việc của công nhân sản xuất, chi phí vật liệu chính, số giờ máy chạy, v.v...
Việc phân bổ dược tiến hành theo trình tự:
- Xác định hệ số phân bổ:
Tổng chi phí cần phân bổ
Hệ số phân bổ =
Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ
-Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng:
Ci = Ti x H Trong đó: - Ci là chi phí phân bổ cho đối tượng
- Ti là tiêu chuẩn phân bổ của đối
tượng i
- H là hệ số phân bố
Ở Việt Nam, việc phân bổ CPSX chung thường được thực hiện vào cuối
kỳ sản xuất, kế toán phân bổ CPSX chung để tính giá thành sản phẩm. Ưu
điểm của phương pháp phân bổ này là đơn giản, phù hợp với những doanh
nghiệp có CPSX chung chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng CPSX. Đối với những
doanh nghiệp có CPSX chung chiếm lớn tỷ trọng lớn trong tổng CPSX thì
cách phân bổ này không phù hợp. Do CPSX chung gồm nhiều loại chi phí
khác nhau, không phải chi phí nào cũng có sự biến đổi tỷ lệ thuận và cùng
mức biến đổi với tiêu thức phân bổ được lựa chọn.
Để khắc phục hạn chế của phương pháp phân bổ theo một tiêu thức,
người ta sử dụng phương pháp phân bổ theo nhiều tiêu thức.
b. Phương pháp phân bổ theo nhiều tiêu thức: Theo phương pháp này, mỗi
26
loại chi phí được phân bổ theo một tiêu thức khác nhau phù hợp với mức độ
biến động của chi phí với tiêu thức phân bổ được lựa chọn. phương pháp tuy
đã khắc phục được hạn chế của phương pháp phân bổ theo một tiêu thức
nhưng vẫn bỏ qua ảnh hưởng của sự đa dạng và tính phức tạp của hoạt động
trong qúa trình sản xuất các loại sản phẩm khác nhau ở doanh nghiệp.
c. Phương pháp phân bổ chi phí theo hoạt động : là phương pháp phân bổ chi
phí này do Kaplan đề xuất vào khoảng những năm đầu của thập kỷ 80 (thế kỷ
XX). Theo Kaplan: "Hệ thống chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC) được phát triển
để cung cấp thông tin chi phí chính xác hơn về các quy trình và hoạt động kinh
doanh, về sản phẩm, dịch vụ và khách hàng mà các quy trình này phục vụ. Theo
Kaplan, để khắc phục sự không sử dụng phương pháp ABC đem lại nhiều lợi
ích như kết quả phân bổ chính xác hơn, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn các
hoạt động phục vụ cho kiểm soát chi phí theo hoạt động, v.v... Tuy nhiên,
việc áp dụng phương pháp ABC rất phức tạp và tốn kém nên chỉ phù hợp với
những doanh nghiệp có CPSX chung lớn, tính cạnh tranh cao, phải trả giá đắt
do phân bổ chi phí không chính xác.
2.2.3.3 Các mô hình hạch toán chi phí sản xuất
Theo Garrison, kế toán CPSX được thực hiện theo một trong hai mô
hình là kế toán chi phí theo đơn và kế toán chi phí theo giai đoạn .
Trong mô hình kế toán chi phí theo đơn hàng, các chi phí được tập hợp
theo từng đơn hàng. Mỗi đơn hàng là một đối tượng hạch toán chi phí. Mô
hình này phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách
hàng.
Trong mô hình kế toán chi phí theo giai đoạn, đối tượng hạch toán chi
phí ban đầu theo từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Các CPSX phát sinh
được hạch toán theo từng giai đoạn và tính cho bán thành phẩm hoàn thành.
CPSX của giai đoạn cuối được tính cho thành phẩm.
27
Mô hình này thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất
sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sản xuất ra một loại bán
thành phẩm, giai đoạn cuối cùng sản phẩm ra thành phẩm.
2.3 Dự toán chi phí kinh doanh
Để phục vụ cho chức năng lập kế hoạch, kế toán quản trị phải lập các dự
toán chi phí kinh doanh. Dự toán chi phí kinh doanh là kế hoạch chi tiết về
các nguồn lực và chi phí được sử dụng để đạt được mục tiêu kinh doanh trong
kỳ dự toán.
Các dự toán chi phí kinh doanh chủ yếu được lập ở doanh nghiệp gồm:
2.3.1 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh chi phí vật liệu sẽ
được sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các căn cứ được sử
dụng để lập dự toán chi phí vật liệu trực tiếp gồm:
Định mức về lượng vật liệu sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm
Định mức về giá cho một đơn vị vật liệu
Căn cứ vào sản lượng sản xuất dự toán, doanh nghiệp tính toán số vật
liệu cần sử dụng để lập dự toán chi phí vật liệu trực tiếp. Lập dự toán chi phí
vật liệu trực tiếp, doanh nghiệp thường đồng thời với lập dự toán mua vật liệu
trực tiếp.
2.3.2 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Dự toán chi phí nhân công trực tiếp phản ánh chi phí nhân công trực tiếp
liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất dự kiến của doanh nghiệp trong
kỳ lập dự toán. Căn cứ để lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp gồm:
Định mức thời gian lao động/1 sản phẩm
Đơn giá tiền lương/giờ lao động
Số lượng sản phẩm sản xuất dự toán
2.3.3 Dự toán chi phí sản xuất chung
28
Dự toán chi phí sản xuất chung phản ánh chi tiết các chi phí sản xuất
gián tiếp phát sinh ở phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung gồm hai bộ
phận: chi phí biến đổi và chi phí cố định. Việc lập dự toán chi phí sản xuất
chung cố định căn cứ vào số liệu thống kê của doanh nghiệp về loại chi phí từ
các kỳ trước. Phần chi phí sản xuất chung biến đổi được xác định căn cứ vào
đính mức chi phí sản xuất chung một đơn vị sản phẩm tương tự như các chi
phí vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp.
2.3.4 Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tương tự như chi phí
sản xuất chung, có thể phân chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định.
Việc lập dự toán các khoản chi phí này được thực hiện như đối với lập dự
toán chi phí sản xuất chung.
2.4 Báo cáo bộ phận
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp,
người ta phải lập các báo cáo bộ phận. Các báo cáo bộ phận thường được lập
theo các trung tâm trách nhiệm để đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu quả
quản lý của người đứng đầu trung tâm. Báo cáo bộ phận có ý nghĩa quan
trọng trong các doanh nghiệp tổ chức theo mô hình phân quyền. Báo cáo bộ
phận chính là một hình thức thể hiện của trung tâm trách nhiệm, đặc biệt là
các trung tâm trách nhiệm đầu tư là trung tâm mà nhà quản trị phải chịu trách
nhiệm cả về lợi nhuận và vốn đầu tư sử dụng trong bộ phận đó. Báo cáo bộ
phận giúp cho các nhà quản trị bộ phận đánh giá được kết quả hoạt động của
các bộ phận mà mình quản lý thông qua chỉ tiêu lợi nhuận bộ phận và lợi
nhuận thuần, từ đó có các biện pháp quản lý nhằm đem lại hiệu quả cao hơn
cho bộ phận và cho toàn DN. Báo cáo bộ phận cũng là nguồn cung cấp thông
tin để phân tích chênh lệch nhằm phát hiện các nguyên nhân làm phát sinh
chênh lệch chi phí giưa thực tế và dự toán.
Khi lập báo cáo bộ phận, kế toán phải sử dụng mẫu báo cáo thu nhập
29
theo lãi góp trong đó trình bày các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí biến đổi, lãi
góp, chi phí cố định trực tiếp và lợi nhuận hoạt động của mỗi bộ phận. sai lầm
khi phân bổ chi phí cố định chung cho các bộ phận có thể làm sai lệch hiệu
quả kinh doanh của các bộ phận từ đó dẫn đến đánh giá và quyết định sai.
30
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN KIM LIÊN
3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại Khách sạn Kim
Liên có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty du lịch và khách sạn Kim Liên được thành lập theo quy định
49/TC - CCG ngày 12/05/1962 của cục chuyên gia trên cơ sở hợp nhất hai
khách sạn: khách sạn Bạch Đằng và khách sạn Bạch Mai. Ban đầu khách sạn
lấy tên là Bạch Mai trực thuộc cục chuyên gia.
Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển công ty đã 6 lần đổi tên cho
phù hợp với thực tế hoạt động của công ty.
- Ngày 12 tháng 05 năm 1961: khách sạn Bạch Mai
- Năm 1971: khách sạn chuyển gia Kim Liên
- Ngày 29 tháng 08 năm 1992: khách sạn chuyên gia và du lịch Kim Liên.
- Ngày 19 tháng 7 năm 1993, công ty du lịch Bông Sen Vàng.
- Ngày 25 tháng 11 năm 1994: công ty khách sạn du lịch Kim Liên.
Cơ sở vật chất ban đầu gần 8 dãy nhà 4 tầng tại làng Kim Liên nằm ở
phía Nam Thành phố. Nhiệm vụ chính của khách sạn là phục vụ các chuyên
gia các nước xã hội chủ nghĩa sang Việt Nam làm việc. Đó là cơ sở phục vụ
chuyên gia lớn miền Bắc, có thể phục vụ hàng ngàn chuyên gia. Trong những
năm 1981 và 1985 số lượng chuyên gia sang Việt Nam làm việc tăng lên do
vậy nhu cầu về phòng ở cho chuyên gia cũng tăng lên, khách sạn buộc phải
mở rộng qui mô và xây dựng thêm dãy nhà có 72 phòng.
Tháng 03 năm 1986 khách sạn chuyên gia được chuyển từ Cục chuyên
gia sang tổng cục du lịch Việt Nam cuối năm 1990 đầu năm 1991 hàng năm
chuyên gia sang ở khách sạn đã rút về nước làm việc kinh doanh của khách
31
sạn bị giảm sút. Đứng trước tình hình khó khăn trước mắt. Khách sạn buộc
phải xin ý kiến cấp trên để giải quyết tình hình khó khăn, để định hướng đầu
tư nâng cấp khách sạn và nâng cấp chất lượng sản phẩm để thu hút khách
không phải là chuyên gia. Trong giai đoạn này, khách sạn hướng mục tiêu vào
khách trong nước là chủ yếu chuẩn bị từng bước để đón khách nước ngoài
cũng trong giai đoạn này khách sạn cũng được nâng cấp một dãy nhà và đưa
các trang thiết bị vào bộ phận buồng, bar, bàn, bếp tạo thành một khu khép
kín phục vụ khách sạn và có khả năng thanh toán cao. Ngoài ra khách sạn còn
lắp đặt tổng đài điện thoại 200 số liên lạc nội bộ và phục vụ khách sạn đàm
thoại, quốc tế, sửa chữa đường điện, nước đầu năm 1992 cục chuyên gia
chính thức giao vốn cho khách sạn. Kể từ đó khách sạn bước vào thời kỳ mới
thời kỳ hoạt động theo cơ chế thị trường, thời kỳ hạch toán độc lập khách sạn
cũng cải tạo nâng cấp buồng ngủ, nhà hàng và các dịch vụ bổ sung nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ kèm theo như masage, thương mại, tennis,
karaoke và các kiốt bán hàng phục vụ khách trong nước và quốc tế.
Năm 1993 cục chuyên gia được sáp nhập vào tổng cục du lịch khách sạn
chuyên gia và du lịch Kim Liên. Sau 32 năm phục vụ các chuyên gia nay
chuyển sang hoạt động trong ngành du lịch trực thuộc tổng cục du lịch.
Năm 1994 khách sạn tiếp tục nâng cấp, cải tạo và được tổng cục du lịch
đánh giá đạt tiêu chuẩn 3 sao khách sạn có cầu thang máy có hệ thống báo
cháy tự động, tổng đài điện thoại 1000 số hệ thống thông tin liên lạc quốc tế,
kênh tivi thu từ vệ tinh và có nhiều kênh nước ngoài và khách sạn đổi tên
thành khách sạn Bông Sen Vàng.
Tháng 10 năm 1996: Công ty đã đổi tên thành công ty khách sạn du lịch
Kim Liên như hiện nay.
Năm 1997 đến nay khách sạn đã không ngừng nâng cấp, cải tạo xây
dựng khu nhà ở, nhà hàng, quang cảnh môi trường, cải tạo điện nước, bể bơi,
32
sân tennis, massage.
Công ty đã trải qua 6 lần đổi tên và có bề dày hoạt động hơn 40 năm
công ty đã trải qua thời kỳ bao cấp và đang từng bước vào hoạt động theo cơ
chế thị trường những thời kỳ biến động và thử thách. Nhờ có sự xác định
đúng hướng, đúng mục tiêu kinh doanh từ đó khách sạn đã có kế hoạch và
biện pháp đầu tư đúng trọng điểm không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh luôn bảo toàn vốn đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo ổn định và nâng cao
sức sống, khả năng sáng tạo cho công nhân viên là do công suất sử dụng
phòng luôn ở mức cao đem lại doanh thu cho khách sạn.
3.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn
Khách sạn là ngành kinh tế tổng hợp phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi
giải trí của khách hàng
Việc mở rộng và phát triển kinh doanh và phát triển dịch vụ dulịch, có ý
nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống xã hội. ở
nước ta, trong những năm gần đây, kinh doanh dịch vụ du lịch đã trở thành
ngàng kinh tế quan trọng, nó phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất
lượng.
Quá trình sản xuất kinh doanh của Khách sạn Kim Liên
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn vừa mang tính chất sản xuất,
kinh doanh vừa mang tính chất phục vụ văn hoá xã hội. Hoạt động kinh doanh
của công ty đa dạng và phong phú, bao gồm: Kinh doanh hướng dẫn du lịch,
kinh doanh vận chuyển khách du lịch trong nước và ngoài nước, kinh doanh
buồn ngủ, kinh doanh hàng ăn uống, kinh doanh các dịch vụ khác như: Tắm
hơi, massege, giặt là, bán hàng lưu niệm…
+ Sản phẩm của ngành dịch vụ du lịch nói chung và của khách sạn Kim Liên
nói riêng thường không mang hình thái vật chất cụ thể. Quá trình sản xuất
33
kinh doanh gắn liền với quá trình tiêu thụ. Khách hàng mua sản phẩm du lịch
trước khi họ nhìn thấy sản phẩm đó.
+ Hoạt động kinh doanh mang tính chất thời vụ và phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên, môi trường và điều kiện văn hóa xã hội.
Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách sạn cũng là đặc điểm
chung của ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn và nó chi phối trực công tác
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ.
Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên của khách sạn; không ngừng
hoàn thiện và nâng cao vị thế của mình trên lĩnh vực trong nước và quốc tế.
3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Khách sạn Kim
Liên
Khách sạn Kim Liên được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp
số 68/2015/QH13 ngày 26/11/2015. Mô hình tổ chức quản lý trong khách sạn
bao gồm bộ máy quản lý cơ chế hoạt động của từng bộ phận trong bộ máy
được khái quát theo sơ đồ sau:
34
Bar
Đội giặt là
Đội tu sửa
Đội bảo vệ
Trung tâm lữ
hành quốc tế
Khách sạn
Kim Liên
II
Trung tâm
thương mại
BAN
GIÁM
ĐỐC
Trung tâm
công nghệ thông
tin
Khách sạn
Kim Liên I
Phòng kế toán
thu ngân
Tổ chức hành
chính
Phòng kinh
doanh
Tổ
phòng
Tổ lễ
tân
Ban
giám
đốc điều
hành
Sơ Đồ 3.1 Bộ máy q Khách sạn
Nhà hàng số 1
Nhà hàng số 2
Nhà hàng số 3
Nhà hàng số 5
Nhà hàng số 6
Nhà hàng số 7
Nhà hàng số 9
Nhà hàng
Tổ
phòng
Tổ lễ
tân
Ban
giám
đốc điều
hành
35
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
1. Ban giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh
doanh của khách sạn
2. Phòng kinh doanh: có trách nhiệm thu hút khách mở rộng và củng cố khách
cho khách sạn, xúc tiến các hoạt động kinh doanh.
3. Phòng tổ chức hành chính: có chức năng quản lý các hoạt động về mặt
nhân sự, tuyển dụng bố trí đào tạo cán bộ nhân viên
4. Phòng kế toán, thu ngân: chịu trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động tài
chính.
5. Trung tâm công nghệ thông tin: có chức năng quản lý, bảo dưỡng các trang
thiết bị điện tử hướng dẫn sử dụng vi tính.
6. Trung tâm thương mại: tổ chức hoạt động mang tính thương mại
7. Trung tâm lữ hành quốc tế: có chức năng tổ chức các Tour du lịch cho
khách hàng trong và ngoài nước.
8. Đội tu sửa: chịu trách nhiệm về chất lượng họat động của các trang thiết bị
kỹ năng.
9. Đội bảo vệ: có trách nhiệm bảo vệ toàn bộ khu vực trong và ngoài khách
sạn
10. Tổ lễ tân: có trách nhiệm đăng ký phòng cho khách giúp đỡ khách lựa
chọn phòng và dịch vụ khác.
11. Tổ phòng; đây là khâu then chốt nhất của khách sạn chiếm tỷ lệ trong
doanh thu, chi phối, chi phối quy mô hoạt động của bộ phận khác.
12. Nhà hàng: phục vụ ăn uống
13. Đội giặt là: chịu trách nhiệm giặt là
Nhiệm vụ: Liên kết chặt chẽ với bộ phận đón tiếp nắm vững kế hoạch
chuẩn bị phòng sao cho tốt nhất.
Làm vệ sinh phòng theo đúng qui định và tiêu chuẩn
36
* Nhận xét: Khách sạn Kim Liên là một trong những khách sạn có quy mô
lớn có cơ cấu tổ chức và quản lý rất chặt chẽ các bộ phận phối hợp rất nhịp
nhàng nên doanh thu của khách sạn rất lớn.
3.1.4 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Khách sạn
Khách sạn Kim Liên tổ chức thực hiện công tác kế toán theo Luật Kế
toán, các chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán đã ban hành
- Chế độ kế toán áp dụng:
+ Giai đoạn trước năm tài chính 2015 khách sạn thực hiện theo QĐ 15/2006 -
BTC ngày 20/03/2006
+ Từ năm tài chính 2015: Khách sạn thực hiện theo thông tư 200/2014/TT-
BTC
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N
- Đơn vị tính: Việt Nam đồng
- Khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường
xuyên
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp tính giá trị hàng xuất kho: Phương pháp nhập trước xuất trước
- Hình thức kế toán công ty áp dụng: Theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
37
Chứng từ ghi sổ
Báo cáo tài chính
Phụ lục cân đối số
phát sinh
Phụ lục tổng hợp
chi tiết
Sổ cái TK
Sơ đồ 3.2 Trình tự kế toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
3.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại
Khách sạn Kim Liên
3.2.1 Đặc điểm chi phí và phân loại chi phí sản xuất tại Khách sạn Kim
Liên
3.2.1.1 Đặc điểm chi phí tại Khách sạn Kim Liên
Khách sạn Kim Liên là một Khách sạn chuyên hoạt động kinh doanh các
ngành kinh tế tổng hợp phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của khách
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
các TK
Chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Phụ lục tổng
hợp chứng từ
Sổ quỹ
38
hàng. Khách sạn Kim Liên kinh doanh một ngành đặc biệt vừa mang tính chất
sản xuất - kinh doanh, vừa mang tính chất phục vụ văn hoá, xã hội. Hoạt động
kinh doanh của Khách sạn Kim Liên rất đa dạng, phong phú, nó bao gồm các
hoạt động: kinh doanh vận chuyển, kinh doanh buồng ngủ, kinh doanh hàng
ăn uống, kinh doanh các dịch vụ khác như tắm hơi, masage, chụp ảnh, giặt
là....
Mỗi hoạt động kinh doanh Khách sạn Kim Liên có tính chất khác nhau
do có nội dung chi phí của từng hoạt động cụ thể cũng khác nhau. Hơn nữa do
điều kiện có hạn nên trong đề tài này em chỉ đề cập đến hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành của hoạt động kinh doanh buồng ngủ.
3.2.1.2 Phân loại chi phí
Chi phí sản xuất ở Khách sạn Kim Liên gồm nhiều khoản mục, mỗi khoản
mục lại gồm nhiều loại chi phí cụ thể khác nhau. Việc hạch toán chi phí sản
xuất theo từng loại chi phí nhằm cung cấp thông tin phù hợp cho người sử
dụng, phục vụ cho công tác quản lý nói chung đồng thời tạo điều kiện cho
việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm buồng.
a. Phân loại theo yếu tố chi phí
Khách sạn Kim Liên phân loại chi phí, sản xuất theo nội dung tính chất
kinh tế của chi phí (phân loại chi phí theo yếu tố chi phí ) gồm:
Chi phí nguyên vật liệu:
Bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu cần thiết để chi phí cho buồng
như; chè, xà phòng, dầu gội đầu, thuốc đánh răng...
Chi phí công cụ dụng cụ:
Bao gồm toàn bộ các loại công cụ, dụng cụ cần thiết để tạo thành buồng
như: chăn màn, ga gối, ti vi...
Chi phí nhân viên phục vụ:
Bao gồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất
39
lương của nhân viên phục vụ: lễ tân, buồng...
Chi phí khấu hao TSCĐ:
Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm những chi phí dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho buồng như: điện nước, điện thoại, sữa chữa TSCĐ thuê ngoài....
Các chi phí khác: Quảng cáo…
b. Phân loại theo khoản mục chi phí
Để phục vụ tính giá thành dịch vụ, Khách sạn Kim Liên phân loại chi phí
theo khoản mục gồm:
Chi phí vật liệu trực tiếp:
Gồm các vật liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động buồng như; chè, xà
phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng...
Chi phí nhân công trực tiếp
Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên trực
tiếp của bộ phận buồng trong khách sạn.
Chi phí sản xuất chung
Bao gồm các chi phí khác phát sinh phục vụ cho hoạt động của bộ phận
buồng như tiền lương và các khoản trích theo ương của nhân viên quản lý, chi
phí dụng cụ dùng chung, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho buồng như: điện nước, điện thoại, sữa chữa TSCĐ thuê ngoài....
3.2.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Do tính chất đa dạng về loại hình dịch vụ và phương thức thực hiện dịch
vụ gắn với từng ngành dịch vụ cụ thể nên việc xác định đối tượng kế toán chi
phí sản xuất kinh doanh là khá phức tạp. Khách sạn Kim Liên phải căn cứ vào
đặc thù về tổ chức quản lý, loại hình và phương thức thực hiện dịch vụ để xác
định đối tượng tập hợp chi phí, làm cơ sở tổ chức kế toán chi phí, đáp ứng yêu
cầu tính giá thành, kiểm soát và quản lý chi phí một cách có hiệu quả. Đối
tượng kế toán của hoạt động buồng là bộ phận buồng.
40
3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất
3.2.3.1 Hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ
Để hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ Khách sạn Kim Liên sử dụng
TK6273.
Chi phí công cụ, dụng cụ cho một buồng ngủ thường chiếm tỷ trọng lớn
cho tất cả các chi phí bỏ vào buồng, công cụ dụng cụ thường là có giá trị lớn
và sử dụng lâu. Do vậy để tập hợp được chi phí công cụ, dụng cụ thì phải tính
toán phân bổ hợp lý giá trị công cụ, dụng cụ đó ở Khách sạn Kim Liên. Công
cụ dụng cụ dùng cho buồng có giá trị tương đối lớn không xác định được thời
gian sử dụng như: chăn, màn, ga, gối, lọ hoa...Khách sạn Kim Liên áp dụng
tính toán phân bổ theo phương pháp phân bổ 2 lần (phân bổ 50%).
Theo phương pháp này khi xuất dùng công cụ, dụng cụ, kế toán tính toán
phân bổ ngay 50% trị giá vốn thực tế của công cụ, dụng cụ xuất dùng (phân
bổ 1 lần) tính vào chi phí sản xuất kinh doanh buồng, khi báo hỏng (mất)
công cụ, dụng cụ đang dùng thì kế toán tiến hành tính toán và phân bổ nốt giá
trị còn lại của công cụ, dụng cụ (phân bổ lần 2) vào chi phí sản xuất kinh
doanh buồng: giá trị còn lại phân bổ lần 2 được tính theo công thức:
Giá trị còn 50% trị giá vốn giá trị phế liệu
lại Phân = tế của công cụ - thu hồi (số tiền bồi
bổ lần 2 dụng cụ báo hỏng thường nếu có)
- Khi xuất công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần trong năm căn cứ vào
phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ: Kế toán tính ra trị giá vốn thực tế công cụ,
dụng cụ xuất kho.( Phụ lục 3.1)
41
Dịch vụ
Phân xưởng
Kế toán chi tiết
Kế toán tổng hợp
Chứng từ chi phí
Sơ đồ 3.3 Quy trình luân chuyển chứng từ
Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho: Kế toán tính ra trị giá vốn thực tế
công cụ dụng cụ xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyềnvà ghi vào
sổ chi tiết. (Phụ lục 3.2)
Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổ chi tiết,kế toán ghi vào sổ
Nhật biên Nợ, Nhật biên Có TK1531. (Phụ lục 3.3; Phụ lục 3.4)
3.2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán Khách sạn Kim Liên
dùng TK62711 “Chi phí nhân công”
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản: tiền lương, tiền công,
BHXH...của công nhân sản xuất.
Tại Khách sạn Kim Liên tiền lương của công nhân được tính theo
lương năng suất và lương.
Khách sạn Kim Liên trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ quy
định
42
Tiêu thức Tổng trích Tính vào chi phí Công nhân
phải nộp
BHXH 26% 18% 8%
BHYT 4.5% 3% 1.5%
KPCĐ 2% 2%
Tổng cộng 32.5% 23% 9.5%
Căn cứ vào Phụ lục thanh toán lương của cán bộ công nhân toàn Khách
sạn, kế toán lập Phụ lục tổng hợp tiền lương. ( Phụ lục 3.5; 3.6; 3.7;3.8;3.9)
3.2.3.3 Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định
Tại Khách sạn Kim Liên, TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu là một trong
những yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và
hạ giá thành sản phẩm. Để hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ, kế toán sử dụng
TK6274.
TSCĐ tăng giảm đều được kế toán quản lý chặt chẽ và hạch toán đúng
quy định hiện hành. Vì Khách sạn Kim Liên trích khấu hao TSCĐ theo tháng
nên số khấu hao phải trích trong tháng là.
Mức khấu hao tháng =
Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ khấu hao
12 tháng
Do TSCĐ biến động (tăng) trong tháng nên số khấu hao của tháng này
được tính như sau:
Mức khấu hao Khấu hao Khấu hao Khấu hao
Tháng này = tháng trước + tăng trong tháng - Giảm tháng trước
Hiện nay Khách sạn Kim Liên tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo
thông tư 45/2013/TT -BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính về ban hành
43
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao cuối tháng căn cứ vào tình hình
tăng giảm tháng trước để tính số khấu hao vào chi phí sản xuất trong kỳ, kế
toán tiến hành lập Phụ lục phân bổ khấu hao TSCĐ.
Như vậy chi phí khấu hao TSCĐ thuộc chi phí sản xuất chung là tổng
mức khấu hao của các loại TSCĐ dùng Trong Khách sạn Kim Liên sử dụng
phương pháp tính khấu hao theo thời gian.
Trong tháng kế toán theo dõi tình hình tăng giảm của Tài sản cố định,Và
đến cuối mỗi quý kế toán chi tiết lập sổ theo dõi phí khấu hao tài sản cố định
để trình lên Giám đốc giải quyết (Phụ lục 3.10;3.11;3.12)
3.2.3.4 Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài
Ở khách sạn Kim Liên thì chi phí dịch vụ mua ngoài là những khoản chi
phí về điện, điện thoại, văn phòng phẩm phục vụ cho sản xất chung. Để hạch
toán chi phí này, Khách sạn sử dụng sử dụng TK6277.
Hàng tháng khách sạn Kim Liên thanh toán các khoản chi phí này bằng
tiền, sau đó kế toán phân bổ chi phí này cho từng loại sản phẩm theo tỷ lệ.
hàng tháng căn cứ vào các loại hoá đơn của người bán và các khoản dịch vụ,
kế toán ghi vào sổ theo dõi phí, sổ cái. Trong quý 04/2015 kế toán tập hợp
được tổng số chi phí dịch vụ mua ngoài đã trả bằng tiền mặt là:
4.260.585.671đ
3.2.3.5 Chi phí sửa chữa
Các khoản chi phí sửa chữa như: bảo dưỡng-kính trắng, tổng đài- IC
nguồn bảo dưỡng vỏ máy tính được kế toán hạch toán trên TK 6275.
Quý 04/2015 kế toán tập hợp được tổng số chi phí sửa chữa là
233.244.300đ (Phụ lục 3.13; 3.14)
3.2.3.6 Hạch toán chi phí bằng tiền khác:
Các chi phí khác bằng tiền là các khoản: mua hoa đặt buồng, bút bi,
diêm, v.v… được kế toán hạch toán trên TK 6278.
44
Trong quý 4/2015 tổng chi phí khác bằng tiền phục vụ cho buồng đã trả
bằng tiền mặt là: 5.306.792đ ( Phụ lục 3.15; Phụ lục 3.16)
3.2.4 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
Để tính giá thành sản phẩm thực tế hoạt động kinh doanh trong kỳ, phải
tính ra chi phí của sản phẩm làm dở cuối kỳ. Do đặc thù hoạt động kinh doanh
dịch vụ tại Khách sạn Kim Liên cuối kỳ không có sản phẩm dở dang nên
không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
3.3 Tính giá thành sản phẩm
3.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Phục vụ cho tính giá thành dịch vụ, mỗi hoạt động của Khách sạn được
xác định đối tượng tính giá thành khác nhau:
+ Đối với hoạt động hướng dẫn du lịch, đối tượng tính gia thành là tour
du lịch, chuyến thăm quan.
+ Đối với hoạt động vận chuyển du lịch là lượt hành khách đã vận
chuyển.
+ Đối với hoạt động kinh doanh buồng ngủ là lượt phòng thuê trên một
ngày đêm của từng loại phòng. (Loại I, Loại II, loại đặc biệt)
Ở Khách sạn Kim Liên thì đối tượng tính giá thành là ngày/phòng cho
thuê và giá thành được tính bình quân cho các loại phòng. Khách sạn có tất cả
178 phòng và công suất hoạt động của nó là 55%.
3.3.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm
Kỳ tính giá thành dịch vụ của Khách sạn Kim Liên theo tháng
3.3.3 Tính giá thành dịch vụ
Do quá trình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Kim Liên tương đối
đơn giản và ổn định, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, đối tượng tính
giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí nên Khách sạn Kim Liên áp
dụng phương pháp tính giá thành đơn giản.
45
CT:
Z = Dđk + C - Dck
Z
Zđv =
Q
Cuối năm Khách sạn Kim Liên căn cứ vào các sổ theo dõi chi phí theo
từng quý trên các tài khoản để tổng hợp lại và lập bảng tổng hợp chi phí kinh
doanh cả năm toàn Khách sạn (Phụ lục 3.17)
3.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ quản
trị doanh nghiệp
Để kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp phải lập
dự toán. Tuy nhiên, hiện tại Khách sạn Kim Liên mới chỉ có định mức chi phí
vật liệu cho từng phòng theo số lượng khách đến thuê phòng, chưa lập dự
toán và chưa phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động.
Thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ quản trị doanh
nghiệp hầu như chưa có.
3.5 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch
vụ tại Khách sạn Kim Liên
Qua tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành dịch vụ tại Khách sạn Kim Liên, tác giả thấy một số ưu điểm
và hạn chế sau:
3.5.1. Ưu điểm
Xét dưới hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cơ bản được thực
hiện theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước. Chi phí sản xuất và tính giá
thành dịch vụ được hạch toán theo đúng chế độ quy định, đáp ứng được yêu
cầu lập báo cáo tài chính.
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ
Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ

More Related Content

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ

Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại ...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa Luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may mặc
Khóa Luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may mặcKhóa Luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may mặc
Khóa Luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may mặcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn O...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn O...Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn O...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn O...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính g...
Đề Tài Khóa luận 2024  Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính g...Đề Tài Khóa luận 2024  Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính g...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính g...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...NOT
 
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn nam cường...
Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn nam cường...Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn nam cường...
Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn nam cường...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...
Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...
Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...Thư viện Tài liệu mẫu
 

Similar to Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ (20)

Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại ...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại ...
 
Khóa Luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may mặc
Khóa Luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may mặcKhóa Luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may mặc
Khóa Luận kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may mặc
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán Tiền lương và các khoản trích theo lương ...
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty CPTP Cholimex Foods đến năm ...
 
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn O...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn O...Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn O...
Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn O...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính g...
Đề Tài Khóa luận 2024  Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính g...Đề Tài Khóa luận 2024  Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính g...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính g...
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
 
Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
 Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
Đề tài nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng, RẤT HAY
 
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
Một số giải pháp nâng cao năng suất dịch vụ nhà hàng tại công ty tnhh thương ...
 
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần dệ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...
Đề Tài Khóa luận 2024 Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết q...
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAYBáo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty FPT, 9Đ, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả ki...
 
Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn nam cường...
Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn nam cường...Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn nam cường...
Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại khách sạn nam cường...
 
Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tư vấn Đầu tư
Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tư vấn Đầu tưDoanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tư vấn Đầu tư
Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty Tư vấn Đầu tư
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công tyĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại Công ty
 
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...Đề tài Khóa luận 2024  Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
Đề tài Khóa luận 2024 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán...
 
Đề tài: Giải pháp quản trị nhân lực tại công ty than Quang Hanh, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị nhân lực tại công ty than Quang Hanh, 9đĐề tài: Giải pháp quản trị nhân lực tại công ty than Quang Hanh, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị nhân lực tại công ty than Quang Hanh, 9đ
 
Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...
Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...
Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công...
 
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nồi hơi, 9đ
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nồi hơi, 9đChi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nồi hơi, 9đ
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nồi hơi, 9đ
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

More from Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877 (20)

Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win HomeBáo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
Báo cáo thực tập quản trị nhân sự tại công ty Bất Động Sản Win Home
 
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa VinamilkBáo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
Báo cáo thực tập Văn hóa doanh nghiệp tại công ty sữa Vinamilk
 
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
Luận văn thạc sĩ Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu với đời ...
 
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
Luận văn văn hóa học ảnh hưởng của truyền thông đối với việc chọn nghề của họ...
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương ĐạiLuận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
Luận văn thạc sĩ văn hóa học Di sản khảo cổ học trong bối cảnh Đương Đại
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt NamLuận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
Luận văn thạc sĩ ứng dụng thương mại điện tử trong bán lẻ Việt Nam
 
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyếnLuận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
Luận văn thạc sĩ thương mại điện tử ý định mua sách trực tuyến
 
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ SởLuận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
Luận văn thạc sĩ chính trị học giáo dục Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Cấp Cơ Sở
 
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn MớiLuận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
Luận văn Phát triển nông thôn Trong Xây Dựng Nông Thôn Mới
 
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang TrạiLuận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
Luận văn thạc sĩ phát triển nông thôn Kinh Tế Trang Trại
 
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báoLuận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
Luận văn thạc sĩ ngành xã hội học về người có uy tín trên báo
 
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thịLuận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
Luận văn thạc sĩ xã hội học Giao tiếp trong gia đình đô thị
 
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọtTiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
Tiểu luận Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư_ Dự án đầu tư cửa hàng bánh ngọt
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafeTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán cafe
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt FastfoodTiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư quán ăn vặt Fastfood
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanhTiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư cửa hàng thức ăn nhanh
 
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn THTiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
Tiểu luận văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn TH
 
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPTTiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
Tiểu luận biểu hiện văn hóa doanh nghiệp của Tập Đoàn FPT
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

Luận Văn Thạc Sĩ Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Dịch Vụ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI BÙI THỊ MAI HOA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ THEO YÊU CẦU QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI KHÁCH SẠN KIM LIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ DỊCH VỤ LÀM LUẬN VĂN THẠC SĨ HOTLINE (ZALO/VIBER/TELE) 0936885877 DICHVULUANVANTRITHUC@GMAIL.COM LUANVANTRITHUC.COM LIÊN HỆ ĐỂ TẢI TÀI LIỆU NHANH HÀ NỘI - 2016
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI BÙI THỊ MAI HOA KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ THEO YÊU CẦU QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TẠI KHÁCH SẠN KIM LIÊN Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGHIÊM VĂN LỢI HÀ NỘI – 2016
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Thị Mai Hoa
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại trường Đại học lao động và xã hội, được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Sau Đại học và khoa Kế toán cùng bạn bè đồng nghiệp em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp. Hoàn thành bài luận văn này, cho em được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Sau đại học và khoa Kế toán trường Đại học lao động và xã hội. Đồng thời em gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy giáo PGS.TS Nghiêm Văn Lợi đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em để hoàn thành được luận văn này. Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ, nhân viên phòng Kế toán tài vụ khách sạn Kim Liên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu viết luận văn. Tuy vậy, do thời gian có hạn cùng với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong bài luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cô cùng toàn thể các bạn bè để em có thể bổ sung nâng cao kiến thức cho luận văn của em được đầy đủ hơn cũng như được tích lũy thêm kiến thức cho bản thân. Em xin chân thành cảm ơn !
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ...........................................................................viii CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU.................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu..................................................................2 1.2.1. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................2 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................3 1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu........................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3 1.3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................3 1.4. Tổng quan nghiên cứu......................................................................................4 1.4.1. Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất phục vụ quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam..........................................................................................4 1.4.2 Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp khách sạn........................................................................................................6 1.4.3 Kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu..........................................8 CHƯƠNG II CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO YÊU CẦU QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP .............................9 2.1. Quản trị doanh nghiệp và nhu cầu thông tin cho quản trị doanh nghiệp..........................................................................................................................9 2.1.1. Các chức năng quản trị doanh nghiệp.........................................................9 2.1.2. Nhu cầu thông tin chi phí và giá thành cho quản trị doanh nghiệp......11 2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp............13
  • 6. iv 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất........................................................................15 2.2.2 Đối tượng hạch toán chi phí và kỳ hạch toán chi phí...............................22 2.2.3 Các phương pháp kế toán chi phí................................................................24 2.3 Dự toán chi phí kinh doanh...........................................................................27 2.3.1 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..................................................27 2.3.2 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp ...........................................................27 2.3.3 Dự toán chi phí sản xuất chung ...................................................................27 2.3.4 Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ..................28 2.4 Báo cáo bộ phận ...............................................................................................28 CHƯƠNG III THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN KIM LIÊN.................30 3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại Khách sạn Kim Liên có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ..........................................................................................................................30 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................30 3.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn ..........................32 3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Khách sạn Kim Liên ..................................................................................................................... 33 3.1.4 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Khách sạn .................36 3.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách sạn Kim Liên .............................................................................................37 3.2.1 Đặc điểm chi phí và phân loại chi phí sản xuất tại Khách sạn Kim Liên ..................................................................................................................... 37 3.2.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất..............................................................39 3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất ...............................................................................40 3.2.4 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.............................................................44 3.3 Tính giá thành sản phẩm................................................................................44
  • 7. v 3.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm.............................................................44 3.3.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm..........................................................................44 3.3.3 Tính giá thành dịch vụ...................................................................................44 3.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị doanh nghiệp .....................................................................................................45 3.5 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách sạn Kim Liên..................................................................................45 3.5.1. Ưu điểm ..........................................................................................................45 3.5.2 Những tồn tại..................................................................................................46 CHƯƠNG IV HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI KHÁCH SẠN KIM LIÊN.............50 4.1 Sự cần thiết, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ theo yêu cầu quản trị tại Khách sạn Kim Liên............................................................................................................................50 4.2 Các yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện .......................................................51 4.2.1 Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách sạn Kim Liên.................................................................................................51 4.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ theo yêu cầu quản trị tại Khách sạn Kim Liên ....................................................52 4.2.3 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách sạn Kim Liên...........................................................................................52 4.3. Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành dich vụ trong Khách sạn Kim Liên.............................................................................55 4.3.1 Xây dựng mô hình kế toán quản trị tại Khách sạn Kim Liên...................55 4.3.2. Xây dựng định mức chi phí..........................................................................57 4.3.3. Hoàn thiện phương pháp xây dựng dự toán chi phí sản xuất ................57 4.3.4 Hoàn thiện hệ thống báo cáo quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành
  • 8. vi sản phẩm....................................................................................................................61 4.4 Điều kiện để thực hiện các giải pháp...........................................................64 4.4.1 Điều kiện của nhà nước ...............................................................................64 4.4.2 Đối với Khách sạn Kim Liên.........................................................................65 KẾT LUẬN..............................................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................68 PHỤ LỤC.................................................................................................................69
  • 9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CPCĐ : Chi phí công đoàn CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC : Chi phí sản xuất chung DN : Doanh nghiệp GTSP : Giá thành sản phẩm TSCĐ : Tài sản cố định SP : Sản phẩm
  • 10. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Bảng 2.1. Nhu cầu thông tin cho từng tình huống ra quyết định.........................12 Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng trong chu kỳ lập kế hoạch và kiểm soát (Garrison, 2012)......................................................................................11 Sơ Đồ 3.1 Bộ Máy Quản Lý Của Công................................................................34 Sơ đồ 3.2 Trình tự kế toán ......................................................................................37 Sơ đồ 3.3 Quy trình luân chuyển chứng từ............................................................41 Đồ thị 2.1. Tổng chi phí biến đổi ...........................................................................18 Đồ thị 2.2. Tổng chi phí cố định và chi phí cố định đơn vị................................19 Đồ thị 2.3. Tổng chi phí hỗn hợp...........................................................................20
  • 11. 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Kinh doanh khách sạn là một trong những ngành cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt và thoả mãn nhu cầu đời sống văn hoá, tinh thần của con người. Nước ta, trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh khách sạn đã phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng. Để hoạt động kinh doanh khách sạn có hiệu quả hơn, đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ các công cụ quản lý kinh tế, tài chính, trong đó kế toán được xem là công cụ quản lý quan trọng nhất. Tuy nhiên, muốn kế toán phát huy một cách tốt nhất chức năng thông tin và kiểm tra của mình, cần phải xây dựng một hệ thống kế toán hoàn chỉnh. Với hệ thống kế toán này, thông tin được cung cấp không chỉ hướng vào các quá trình, các sự kiện kinh tế đã xảy ra mà còn phải hướng đến những diễn biến trong tương lai, nhằm giúp các nhà quản lý doanh nghiệp hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm soát và đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với các mục tiêu đã xác lập. Một hệ thống đáp ứng được nhu cầu thông tin như vậy phải là một hệ thống bao gồm hai phân hệ: kế toán tài chính và kế toán quản trị. Dù kinh doanh ở lỉnh vực nào, mặt hàng gì thì “ lợi nhuận” luôn là mục tiêu mà các Doanh nghiệp theo đuổi. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này, kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thông tin chi phí và giá thành có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra các quyết định quản trị. Thông qua các thông tin chi phí và giá thành do kế toán cung cấp, người sử dụng có thể đưa ra các quyết định hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, kế toán chi phí và giá thành sản phẩm ở nhiều
  • 12. 2 doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Các thông tin chi phí và giá thành do kế toán cung cấp mới chỉ đáp ứng được thông tin để lập báo cáo tài chính, các thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Sự bất cập này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản trị và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh khách sạn nói riêng. Trước thực tế này, đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp tại Khách Sạn Kim Liên” được chọn làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần bổ sung, tăng cường tính ứng dụng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, góp phần phát triển công tác kế toán quản trị và nâng cao trình độ quản lý, sức cạnh tranh của khách sạn Kim Liên. 1.2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu: - Về lý luận Hệ thống những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phục vụ quản trị kinh doanh khách sạn. - Về thực tiễn Vận dụng lý luận vào thực tiễn để tìm hiểu và đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Khách sạn Kim Liên từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp để hoàn thiện hơn nữa kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ theo yêu cầu quản trị của khách sạn Kim Liên. 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản trị tại khách sạn Kim Liên Về thời gian: Số liệu thực hiện năm 2015 của khách sạn
  • 13. 3 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận văn đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: + Để phục vụ quản trị doanh nghiệp, kế toán cần phải cung cấp được thông tin chi phí và giá thành như thế nào? + Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Khách sạn Kim Liên đã đáp ứng được nhu cầu quản trị như thế nào? + Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Khách sạn Kim Liên cần được hoàn thiện như thế nào để đáp ứng được nhu cầu thông tin cho quản trị doanh nghiệp? 1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại khách sạn 1.3.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận thông tin Luận văn vận dụng cơ sở lý thuyết về kế toán chi phí và tính giá thành sản phầm để đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại khách sạn Kim Liên. Đồng thời, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thu thập và xử lý thông tin. + Nghiên cứu định tính: Thực hiện thông qua việc quan sát, phỏng vấn các đối tượng cung cấp thu thập thông tin như các nhân viên Phòng Kế toán - Tài vụ, Phòng Kế hoạch, bộ phận kinh doanh, bộ phận thu mua, bộ phận kiểm tra chất lượng giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. + Nghiên cứu định lượng: Tác giả lượng hóa các khái niệm, đo
  • 14. 4 lường mối quan hệ giữa các yếu tố thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích, thống kê, so sánh. - Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu củađề tài nghiên cứu được thu thập thông qua các nguồn sau: + Nguồn dữ liệu sơ cấp: Có được qua điều tra thu thập thông tin từ các phòng ban, b ộ phậ n ph ụ c v ụ tại Công ty. Cụ thể: phỏng vấn các nhân viên kế toán, quan sát trực tiếp. + Nguồn dữ liệu thứ cấp: các tài liệu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; Các tài liệu sẵn có tại Khách sạn Kim Liên: Tài liệu giới thiệu về khách sạn, quy chế tài chính, mục tiêu, chiến lược hoạt động của Công ty; Các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị của khách sạn trong vòng 3 năm: 2012 - 2015; Các chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán có liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm… - Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu Các dữ liệu thu thập được sẽ được phân loại, sàng lọc, sắp xếp phân tích, tổng hợp qua công cụ hỗ trợ bằng phần mềm: Microsoft office Word, Microsoft office Excel để đưa ra các đánh giá tổng hợp và các ý kiến đề xuất về công kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại khách sạn. 1.4. Tổng quan nghiên cứu 1.4.1. Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất phục vụ quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là đề tài nghiên cứu của rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Có thể nói đây là đề tài được nhiều người lựa chọn nhất cho nghiên cứu của mình.Tuy nhiên, mỗi người lại có cách nhìn nhận, suy nghĩ khác nhau làm đa dạng hơn những vấn đề cần làm sáng tỏ. Qua tìm hiểu thực tế, có nhiều đề tài nghiên cứu về kế toán chi phí sản
  • 15. 5 xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất như: - Nguyễn Thị Hải Vân (2012), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản trị tại Công ty Cổ phần đá ốp lát cao cấp Vinaconex, luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương mại. Về lý luận tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất như khái niệm, vai trò, mối quan hệ cũng như phân loại chi phí sản xuất và các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất… Về thực tế, qua phân tích chi phí và tính giá thành sản phẩm đá ốp lát tại các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và khu chế xuất, tác giả đã thấy được những ưu điểm, nhược điểm như bộ máy kế toán của các doanh nghiệp được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, trình bày được thực trạng nội dung chi phí, phân loại chi phí, đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty. Chương 2 tác giả đã trình bày rõ đặc điểm, phương pháp kế toán từng khoản mục chi phi nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và cách tính giá thành sản phẩm. Qua đó, tác giả đã đưa ra được những ưu điểm, hạn chế cần phải khắc phục. Chương 3 tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty như hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán, hoàn thiện việc phân loại chi phí, hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị của công ty. - Nguyễn Thị Ngọc (2013), Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản trị tại Công ty Cổ phần SSV, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung và thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản
  • 16. 6 xuất công nghiệp như khái niệm, phân loại, phương pháp, kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,... kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty chuyên sản xuất với những sản phẩm như quần áo các loại, xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Châu Âu và các nước trong khu vực.Công ty may xuất khẩu SSV thực hiện việc sản xuất theo đơn đặt hàng nhưng lại không hạch toán theo đơn đặt hàng mà toàn bộ sản phẩm hoàn thành cuối kỳ đều được xác định giá thành dù đơn hàng chưa sản xuất xong. Công ty có lập báo cáo quản trị chi phí và giá thành sản phẩm bên cạnh việc lập các báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan. Qua nghiên cứu tác giả đã chỉ ra các ưu điểm mà Công ty đã đạt được đồng thời đưa ra một số giải pháp dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị như hoàn thiện về kế toán chi phí 1.4.2 Các công trình nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp khách sạn - Trần Thị Thanh Loan (2015), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại khách sạn Hà Nội Rose, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung và thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp kinh doanh về khách sạn như khái niệm, nội dung, phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như phương pháp tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính. Từ đó đưa ra được những ưu điểm đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại và tìm ra nguyên nhân để giải quyết. Từ những nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Khách sạn Hà Nội Rose như: giải pháp về chế độ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi cho người lao động,
  • 17. 7 hình thức kế toán, tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất, công tác lập dự toán chi phí sản xuất…. Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung và thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như khái niệm, phân loại, phương pháp, kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,... kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ cuối kỳ . Khách sạn chưa quan tâm nhiều đến phân loại, tính giá thành dưới góc độ kế toán quản trị, vì vậy chưa có lập báo cáo quản trị chi phí và giá thành sản phẩm mà chỉ lập các báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan. Qua nghiên cứu tác giả đã chỉ ra các ưu điểm mà Khách sạn đạt được đồng thời đưa ra một số giải pháp dưới góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị như hoàn thiện về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp… - Trần Thị Thanh Loan (2015), Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại khách sạn Nikko Hà Nội, luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung và thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ trong khách sạn như khái niệm, nội dung, phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng như phương pháp tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính. Từ đó đưa ra được những ưu điểm đã đạt được, những vấn đề còn tồn tại và tìm ra nguyên nhân để giải quyết. Từ những nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong khách sạn Nikko Hà Nội như: giải pháp về chế độ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi cho người lao động, hình thức kế toán, tiền lương
  • 18. 8 1.4.3 Kết luận rút ra từ các công trình đã nghiên cứu Qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy các đề tài đã đưa ra các nội dung cơ bản về mặt lý luận dưới hai góc độ là kế toán tài chính và kế toán quản trị, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của từng đề tài. Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu của nhà quản trị. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này có giá trị cả về mặt lý luận, đặc biệt là có ý nghĩa thực tiễn cao vì đề tài không trùng lặp với bất cứ một đề tài nghiên cứu nào.
  • 19. 9 CHƯƠNG II CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO YÊU CẦU QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP 2.1. Quản trị doanh nghiệp và nhu cầu thông tin cho quản trị doanh nghiệp 2.1.1. Các chức năng quản trị doanh nghiệp Quản trị là sự tác động liên tục có mục đích của nhà quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm mục đích đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Để đạt được mục tiêu xác định trong kinh doanh, các nhà quản trị phải thực hiện các chức năng cơ bản: lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định. Lập kế hoạch: là chức năng đầu tiên của nhà quản trị. Để thực hiện được mục tiêu đã định trong kinh doanh, nhà quản trị phải xây dựng và lựa chọn phương án tối ưu và khả thi để đạt được mục tiêu. Sau khi phương án kinh doanh được lựa chọn, bản dự toán được lập phản ánh mô tả chi tiết việc các nguồn lực sẽ được sử dụng để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong kinh doanh. Kiểm soát: là chức năng để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp không bị chệch hướng theo mục tiêu và phương án kinh doanh đã lựa chọn. Chức năng kiểm soát còn bao hàm cả chức năng định hướng và thúc đẩy để động viên, khuyến khích mọi bộ phận của doanh nghiệp hoạt động theo cách tốt nhất để đạt mục tiêu của doanh nghiệp. Thực hiện chức năng này không có nghĩa là mọi hoạt động của doanh nghiệp nhất định phải theo phương án như đã lựa chọn mà có thể cần có những điều chỉnh phù hợp nếu điều kiện hoạt động có những thay đổi đáng kể so với ban đầu. Do vậy, trong quá trình thực hiện chức năng kiểm soát nhà quản trị cần có những quyết định điều chỉnh kịp thời để giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã xác định. Đánh giá: Đánh giá hiệu quả kinh doanh có vai trò quan trọng trong
  • 20. 10 quản trị doanh nghiệp. Đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh doanh không chỉ giúp cho doanh nghiệp có những quyết định phù hợp mà còn tạo động lực thúc đẩy các hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, đánh giá hiệu quả kinh doanh không đúng cùng với động viên, khen thưởng sai không chỉ làm mất đi động lực phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh làm phát sinh những tiêu cực trong hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua chức năng đánh giá, nhà quản trị rút ra được những điểm mạnh yếu trong hoạt động của doanh nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời cho các hoạt động kế tiếp. Ra quyết định không phải là chức năng độc lập của nhà quản trị mà gắn liền với các chức năng lập kế hoạch, kiểm soát và đánh giá. Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị phải ra quyết định lựa chọn mục tiêu, quyết định về phương án sẽ thực hiện và các nguồn lực sẽ được huy động để thực hiện kế hoạch. Thực hiện chức năng kiểm soát nhà quản trị phải ra các quyết định để đám bảo các hoạt động được thực hiện theo mục tiêu đã định và có các quyết định kịp thời để điều chỉnh kế hoạch, động viên khuyến khích thúc đẩy thực hiện kế hoạch. Các quyết định khen thưởng, điều chỉnh kế hoạch và định mức cũng được các nhà quản trị đưa ra trong quá trình thực hiện chức năng đánh giá. Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị với quá trình ra quyết định được Garrison và các cộng sự minh họa bằng sơ đồ 2.1. như sau:
  • 21. 11 Lập các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn RA QUYẾT ĐỊNH Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng trong chu kỳ lập kế hoạch và kiểm soát (Garrison, 2012) 2.1.2. Nhu cầu thông tin chi phí và giá thành cho quản trị doanh nghiệp Thực hiện các chức năng quản trị, các nhà quản trị cần phải có các thông tin cần thiết và phù hợp. Các thông tin chi phí cần thiết để thực hiện các chức năng quản trị của các nhà quản trị như sau: - Nhu cầu thông tin cho chức năng lập kế hoạch: để thực hiện chức năng này nhà quản trị cần các thông tin để xác định các chi phí phát sinh liên quan đến các phương án kinh doanh và những vấn đề phát sinh hoặc những rủi ro có thể gặp phải trong mỗi phương án để lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất. Các thông tin nhà quản trị cần sử dụng để lựa chọn phương án kinh doanh là những chi phí sẽ phát sinh liên quan đến mỗi phương án, chi phí cố định và chi phí biến đổi để xác định điểm hòa vốn phục vụ cho lựa chọn phương án, v.v…. Khi một phương án được lựa chọn, một loạt các dự toán sẽ được lập cho biết các khoản doanh thu, chi phí nào sẽ phát sinh cũng như chi tiết các nguồn Đo lường kết quả hoạt động (Kiểm soát) Thực hiện kế hoạch (Chỉ đạo và Thúc đẩy) So sánh kết quả thực tế với kế hoạch (Đánh giá)
  • 22. 12 lực được huy động để thực hiện phương án. Để lập dự toán, cần phải có các thông tin về chi phí định mức, thông tin về chi phí cố định và chi phí biến đổi liên quan đến các mức hoạt động của doanh nghiệp. - Nhu cầu thông tin cho kiểm soát: trong quá trình thực hiện kế hoạch, các thông tin chi phí phát sinh sẽ được nhà quản trị sử dụng so sánh với dự toán để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện theo đúng hướng. Các thông tin chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch sẽ cung cấp cho nhà quản trị biết các quyết định quản trị được thực thi như thế nào để họ có các quyết định điều chỉnh kịp thời. Ngoài các thông tin chi phí thực tế, các nhà quản trị cũng cần các thông tin về chi phí tiêu chuẩn để thực hiện phân tích chênh lệch nhằm tìm ra nguyên nhân tăng/giảm chi phí so với dự toán để có các điều chỉnh thích hợp và kịp thời. Bảng 2.1. Nhu cầu thông tin cho từng tình huống ra quyết định TT Loại quyết định Thông tin sử dụng 1 Tự sản xuất hay mua ngoài Chi phí tránh được Chi phí không tránh được 2 Chấp nhận đơn đặt hàng đặc biệt 2.1 Dư thừa năng lực sản xuất Giá thành đơn vị theo chi phí biến đổi Chi phí bán hàng và QLDN biến đổi 2.1 Không dư thừa năng lực sản xuất Giá thành đơn vị theo chi phí biến đổi , Chi phí bán hàng và QLDN biến đổi, Chi phí cơ hội 3 Quyết định bán hay chế biến tiếp Chi phí gia tăng; doanh thu gia tăng 4 Quyết định tiếp tục hay dừng sản xuất một loại sản phẩm hoặc dừng hoạt động của một bộ phận Doanh thu của sản phẩm/bộ phận Chi phí biến đổi của sản phẩm/bộ phận Chi phí cố định tránh được Chi phí cố định không tránh được 5 Xây dựng cơ cấu sản phẩm Giá bán; chi phí biến đổi của mỗi loại sản phẩm Chi phí cố định 6 Xác định cơ cấu chi phí Chi phí biến đổi đơn vị Chi phí cố định v.v… v.v…
  • 23. 13 Để ra các quyết định quản trị như tự sản xuất hay mua ngoài; chấp nhận đơn đặt hàng đặc biệt; quyết định bán hay tiếp tục chế biến, chấm dứt hay tiếp tục sản xuất một loại sản phẩm, v.v… các nhà quản trị cần được cũng cấp các thông tin phù hợp. Các thông tin phù hợp cho mỗi tình huống ra quyết định được trình bày trong bảng 2.1. - Nhu cầu thông tin chi phí phục vụ đánh giá: để đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, các nhà quản trị cần được cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh của từng bộ phận. Thông thường báo cáo bộ phận sẽ được lập cho mỗi bộ phận để phản ánh lợi nhuận của bộ phận. Để lập báo cáo này cần có các thông tin về doanh thu, chi phí biến đổi, chi phí cố định trực tiếp của mỗi bộ phận. 2.2. Kế toán chi phí sản xuất theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp Trên góc độ của KTTC, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác. Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền, các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị, được kế toán ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu bằng chứng chứng minh việc phát sinh của chúng. Ví dụ, khi xuất kho vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh, tạo ra chi phí gây ra sự giảm đi của giá trị hàng tồn kho, gắn liền với sản xuất, kinh doanh và được chứng minh bằng các chứng từ là phiếu xuất kho vật tư. Sự vận động của quá trình kinh doanh dịch vụ trong doanh nghiệp dịch vụ du lịch bao gồm 2 mặt đối lập nhau, nhưng có liên quan mật thiết hữu cơ với nhau. Trong đó, một mặt là các chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra, còn mặt khác là kết quả kinh doanh thu được từ những sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành. Vậy giá thành sản phẩm dịch vụ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi
  • 24. 14 phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ dịch vụ đã hoàn thành. Mặc dù giữa chi phí và giá thành có mối quan hệ với nhau nhưng giữa chúng còn có điểm khác nhau về phạm vi và nội dung. Vì vậy, cần phân biệt phạm vi và giới hạn của chúng để ứng dụng tốt hơn trong việc tính giá thành sản phẩm dịch vụ. Chi phí kinh doanh dịch vụ chỉ tính những chi phí phát sinh trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến nó liên quan đến khối lượng sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành. Từ đó chi phí kinh doanh dịch vụ du lịch tính cho một kỳ, còn giá thành liên quan đến cả chi phí của thời kỳ trước chuyển sang (chi phí dở dang đầu kỳ) và chi phí của kỳ này chuyển sang kỳ sau (chi phí dở dang cuối kỳ). Giá thành sản phẩm lao vụ, dịch vụ là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình kinh doanh cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng phục vụ, hạ thấp chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá thành là một căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trên góc độ của KTQT: Mục đích của KTQT chi phí là cung cấp thông tin thích hợp về chi phí, kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, đối với KTQT chi phí không đơn thuần nhận thức chi phí như KTTC, mà chi phí còn được nhận thức theo cả khía cạnh nhận diện thông tin để phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Vì vậy, chi phí có thể là phí tổn thực tế đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày khi tổ chức thực hiện, kiểm tra, ra quyết định; và cũng có thể là chi phí ước tính khi thực hiện dự án hay giá trị lợi ích mất đi khi lựa chọn phương án,
  • 25. 15 hoạt động này mà bỏ qua cơ hội kinh doanh khác. Do đó, KTQT chi phí lại cần chú ý đến việc nhận diện chi phí phục vụ cho việc so sánh, lựa chọn phương án tối ưu trong từng tình huống ra quyết định kinh doanh cụ thể, mà ít chú ý hơn vào chứng minh chi phí phát sinh bằng các chứng từ kế toán. Trong kế toán quản trị, thuật ngữ chi phí bao hàm cả tính giá thành tức là tính chi phí cho một đơn vị sản phẩm, do vậy hai thuật ngữ chi phí và giá thành trong kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí có thể sử dụng thay thế cho nhau. 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất 2.2.1.1. Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí cho đối tượng hạch toán chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2 loại: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp: Là những chi phí có thể hạch toán trực tiếp và hiệu quả về mặt kinh tế cho từng đối tượng kế toán chịu chi phí (từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đơn đặt hàng...); chúng ta có thể được quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị chi phí nói riêng, nếu loại chi phí này chiếm đa số trong tổng chi phí thì sẽ thuận lợi cho việc hạch toán chi phí để có được kết quả hạch toán chi phí tin cậy. Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng hạch toán chi phí được, mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh, sau đó phân bổ cho từng đối tượng dựa trên tiêu thức phân bổ chi phí. Khi thực hiện phân bổ chi phí cho từng đối tượng, doanh nghiệp cần phải lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp. Mức độ hợp lý của chi phí phân bổ cho
  • 26. 16 từng đối tượng phụ thuộc vào tính hợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn. Vì vậy, nếu muốn có những thông tin đúng đắn, chân thực về chi phí, kết quả lợi nhuận của từng loại sản phẩm, dịch vụ, từng loại hoạt động của doanh nghiệp thì các nhà quản trị doanh nghiệp cần quan tâm đến việc lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ chi phí. Cách phân loại chi phí này có ý nghĩa về mặt kỹ thuật qui nạp chi phí vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Tuy nhiên, thông qua cách phân loại chi phí này, các nhân viên KTQT có thể tư vấn để các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra và thực hiện một cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp lý để đa số các khoản chi phí có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng hạch toán chi phí. Từ đó giúp cho việc kiểm soát chi phí được thuận lợi hơn. 2.2.1.2 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với báo cáo tài chính Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Chi phí sản phẩm Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Thực chất, chi phí sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là chi phí ở khâu sản xuất tính cho sản phẩm của doanh nghiệp, đó là giá trị sản phẩm dở dang (khi sản phẩm chưa hoàn thành), là giá thành sản xuất của sản phẩm đã hoàn thành và trở thành giá vốn hàng bán khi sản phẩm đã được bán. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì chi phí sản phẩm là giá vốn của hàng mua, bao gồm giá mua hàng hóa và chi phí khâu thu mua hàng hóa (khi hàng mua chưa bán) và trở thành giá vốn hàng bán khi hàng hóa đã được bán. Khi sản phẩm, hàng hóa chưa được bán ra thì chi phí sản phẩm là giá
  • 27. 17 vốn hàng tồn kho - một bộ phận tài sản hiện có của doanh nghiệp nên được kế toán ghi nhận ở các chỉ tiêu hàng tồn kho (“Sản phẩm dở dang”, “Thành phẩm tồn kho”, “Hàng hóa tồn kho”) trên Phụ lục cân đối kế toán. Khi sản phẩm, hàng hóa đã được bán ra, chi phí sản phẩm là Giá vốn hàng đã bán, vì vậy được ghi nhận ở chỉ tiêu “Giá vốn hàng bán” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chi phí thời kỳ Chi phí thời kỳ là các chi phí cho hoạt động kinh doanh trong kỳ, không tạo nên giá trị hàng tồn kho - tài sản, nên chúng không được ghi nhận trên Phụ lục cân đối kế toán, mà được tham gia xác định kết quả kinh doanh ngay trong kỳ chúng phát sinh, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ mà chúng phát sinh. Vì vậy, chi phí thời kỳ được ghi nhận ở các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này được ghi nhận ở hai chỉ tiêu “Chi phí bán hàng” và “Chi phí quản lý doanh nghiệp” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc phát sinh và bù đắp các chi phí này chỉ xảy ra trong cùng một kỳ, vì vậy loại chi phí này được gọi là Chi phí thời kỳ. Cách phân loại này cung cấp thông tin phục vụ cho việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ những chi phí tham gia vào quá trình tạo doanh thu mới được ghi nhận là chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. Các chi phí sản phẩm chưa tạo ra doanh thu vẫn được ghi nhận là chi phí sản phẩm trên BCÐKT. 2.2.1.3 Các cách phân loại chi phí cho lập kế hoạch và ra quyết định 2.2.1.3.1 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, chi phí được chia thành: Chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp.
  • 28. 18 Chi phí biến đổi Chi phí biến đổi là những chi phí có tổng thay đổi khi mức hoạt động của doanh nghiệp thay đổi. Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất; số lượng sản phẩm tiêu thụ; số giờ máy hoạt động; doanh thu bán hàng thực hiện... Tuy vậy, nếu khảo sát tỷ mỷ hơn về chi phí biến đổi, chúng ta nhận thấy có thể xảy ra các trường hợp, đó là: Chi phí biến đổi tỷ lệ: là loại chi phí biến đổi mà tổng chi phí quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với mức độ hoạt động, còn chi phí của một đơn vị hoạt động thì không thay đổi. Thuộc loại chi phí biến đổi này thường có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng trả cho đại lý v.v... Có thể hình dung chi phí biến đổi tỷ lệ trực tiếp qua hai đồ thị sau (bp = a là chi phí biến đổi đơn vị). Tổng biến phí Mức độ hoạt động (x) Đồ thị 2.1. Tổng chi phí biến đổi Chi phí biến đổi bậc thang . Đó là những chi phí chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi đến một mức nào đó. 2. Chi phí cố định (Định phí ) Chi phí cố định là những chi phí mà về tổng chi phí không thay đổi khi có sự (Bp) Bp = ax
  • 29. 19 đp = C/x Tổng ĐP tuyệt đối (Đp) Đp = C Định phí đơn vị (đp) thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị trong phạm vi phù hợp. Nếu xét tổng chi phí thì chi phí cố định không thay đổi, ngược lại, nếu xét chi phí cố định trên một đơn vị khối lượng hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Như vậy, dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn tồn tại chi phí cố định; ngược lại, khi doanh nghiệp gia tăng mức độ hoạt động thì chi phí cố định trên một đơn vị hoạt động sẽ giảm dần. Điều này được minh họa qua các đồ thị sau (trong đó Đp là tổng chi phí cố định, đp là chi phí cố định đơn vị). Mức độ hoạt động (x) Mức độ hoạt động (x) Đồ thị 2.2. Tổng chi phí cố định và chi phí cố định đơn vị Chi phí cố định cũng tồn tại dưới nhiều hình thức. Chi phí cố định tuyệt đối: là những chi phí mà xét tổng số thì không thay đổi khi có sự thay đổi của khối lượng hoạt động khi đó chi phí cho một đơn vị khối lượng hoạt động thay đổi tỷ lệ nghịch trực tiếp với khối lượng hoạt động. Chi phí cố định cấp bậc là những chi phí chỉ có tính chất cố định tương đối, nó chỉ cố định trong một giới hạn mức độ hoạt động nhất định, sau đó nếu khối lượng hoạt động tăng lên thì chi phí này sẽ tăng lên một mức nào đó Chi phí cố định bắt buộc là những chi phí cố định không thể thay đổi một cách nhanh chóng, chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những khoản chi phí này
  • 30. 20 tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không thể cắt giảm hết trong một thời gian ngắn. Vì vậy, khi quyết định đầu tư vào tài sản cố định các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, một khi đã quyết định thì doanh nghiệp sẽ buộc phải gắn chặt với quyết định đó trong một thời gian dài. Mặc khác, chi phí cố định bắt buộc không thể tuỳ tiện cắt giảm trong một thời gian ngắn. Chi phí cố định không bắt buộc là các chi phí cố định có thể được thay đổi nhanh chóng bằng các quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. Chi phí cố định không bắt buộc thường liên quan tới kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp hàng năm, có thể cắt bỏ khi cần thiết. 2. Chi phí hỗn hợp Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí hỗn hợp tồn tại rất nhiều trong thực tế của doanh nghiệp như chi phí thuê phương tiện vận tải hàng hóa, chi phí điện thoại, điện năng v.v... Tổng chi phí (C) Yếu tố biến đổi Yếu tố cố định Mức độ hoạt động Đồ thị 2.3. Tổng chi phí hỗn hợp Quan sát đồ thị cũng như phân tích thực tế, chúng ta thấy chi phí hỗn
  • 31. 21 hợp tồn tại theo hai vùng: vùng chi phí cố định và vùng chi phí biến đổi. Để có thể sử dụng được thông tin chi phí phục vụ cho lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định các chi phí hỗn hợp phải được phân tách thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Việc phân biệt chi phí cố định, chi phí biến đổi có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn cũng như ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Mặt khác, việc phân biệt chi phí cố định, chi phí biến đổi là cơ sở để xây dựng dự toán chi phí hợp lý, ứng với mọi mức hoạt động theo dự kiến. 2.2.1.3.2 Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định Theo cách phân loại này, nếu gắn quyền kiểm soát chi phí với một cấp quản lý nào đó thì phân biệt chi phí thành hai loại, đó là Chi phí kiểm soát được và Chi phí không kiểm soát được. * Chi phí kiểm soát được là những chi phí mà các nhà quản trị ở một cấp quản lý có thẩm quyết quyết định được sự phát sinh và lượng phát sinh của những chi phí này. * Chi phí không kiểm soát được là những chi phí mà nhà quản trị ở một cấp quản lý không có thẩm quyền quyết định đối với sự phát sinh và lượng phát sinh của chi phí đó. Việc xác định chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị thuộc từng cấp quản lý trong doanh nghiệp, là cơ sở để xác định chi phí phù hợp cho việc ra quyết định. * Các loại chi phí phục vụ cho lựa chọn các phương án kinh doanh - Chi phí chênh lệch là những khoản chi phí có ở phương án sản xuất kinh doanh này nhưng không có hoặc chỉ có một phần ở phương án sản xuất kinh doanh khác. Đây là một khái niệm rộng về chi phí được dùng để so sánh chi phí khi lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Nói cách khác, chi phí
  • 32. 22 chênh lệch là thông tin thích hợp cho việc xem xét, lựa chọn phương án tối ưu. - Chi phí cơ hội: Trong kinh doanh, một khoản chi phí phát sinh đều được phản ánh và theo dõi trong sổ kế toán, cũng như báo cáo kế toán, tuy nhiên có một loại chi phí hoàn toàn không được phản ánh trên sổ kế toán, nhưng lại rất quan trọng, phải được xem xét, cân nhắc mỗi khi doanh nghiệp cần lựa chọn phương án kinh doanh, đó là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là lợi ích bị mất đi do chọn phương án kinh doanh này thay vì chọn phương án kinh doanh khác. Chi phí cơ hội luôn luôn là thông tin thích hợp cho việc xem xét, lựa chọn phương án tối ưu. - Chi phí chìm: là những chi phí đã phát sinh và không thay đổi được. Trong việc ra quyết định những chi phí chìm là chi phí không phù hợp cho việc ra quyết định. 2.2.2 Đối tượng hạch toán chi phí và kỳ hạch toán chi phí 2.2.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác nhau. Để phục vụ cho tính giá thành và xác định chi phí phục vụ cho việc ra quyết định cần phải xác định được đối tượng hạch toán chi phí. Khác với kế toán tài chính, mục đích chính của hạch toán chi phí trong kế toán tài chính là để xác định giá thành sản phẩm từ đó xác định giá trị thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán để lập BCÐKT và báo cáo kết quả kinh doanh. Trong kế toán quản trị, để phục vụ quản trị doanh nghiệp, ngoài xác định giá thành sản phẩm hoàn thành, người ta cần phải xác định được chi phí cho một công việc, một quy trình hoặc cho bất cứ những gì cần phải tính chi phí cho nó. Như vậy khái niệm tính giá thành trong kế toán quản trị có nghĩa rộng
  • 33. 23 hơn. Trong kế toán quản trị, đối tượng hạch toán chi phí là những gì cần phải xác định chi phí. Như vậy, những gì cần phải tính giá thành sẽ trở thành đối tượng hạch toán chi phí. Ở đây có sự đồng nhất về đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Khi xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, trước hết các nhà quản trị phải căn cứ vào nhu cầu thông tin của doanh nghiệp. Nhu cầu thông tin bao gồm thông tin để lập báo cáo tài chính và thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh và nhu cầu thông tin của doanh nghiệp mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là: - Từng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. - Từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, từng giai đoạn công nghệ sản xuất. - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp, v.v... Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tổ chức KTCP sản xuất ngay từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết chi phí sản xuất... Các chi phí phát sinh, sau khi đã được tập hợp theo từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối tượng tính giá thành đã xác định. 2.2.2.2 Kỳ hạch toán chi phí Kỳ hạch toán chi phí phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh và nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Để phục vụ lập báo cáo tài chính kỳ tính giá thành thường được thực hiện phù hợp với kỳ lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn hơn kỳ lập báo cáo tài chính thì kỳ tính giá thành phụ thuộc chu kỳ sản xuất. Nhà quản trị
  • 34. 24 doanh nghiệp có thể có nhu cầu đối với thông tin chi phí tại bất cứ thời điểm nào để ra quyết định. Tuy nhiên, để có các thông tin chi phí cung cấp cho nhà quản trị không nhất thiết phải dựa vào kỳ tính giá thành mà có thể sử dụng các nguồn thông tin khác như thông tin về chi phí, giá thành trong quá khứ, thông tin định mức, thông tin dự báo, v.v... 2.2.3 Các phương pháp kế toán chi phí Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán chi phí. Tuỳ theo từng loại chi phí và điều kiện cụ thể, kế toán có thể vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất cho thích hợp. 2.2.3.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất riêng biệt. Do đó, ngay từ khâu hạch toán ban đầu, chi phí sản xuất phát sinh được phản ánh riêng cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trên chứng từ ban đầu để căn cứ vào chứng từ thực hiện hạch toán trực tiếp, chi phí sản xuất cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo mức độ chính xác cao. Vì vậy, cần sử dụng tối đa phương pháp tập hợp trực tiếp trong điều kiện có thể cho phép. 2.2.3.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp Phương pháp này áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, không tổ chức ghi chép ban đầu chi phí sản xuất phát sinh riêng cho từng đối tượng được. Trong trường hợp này, phải tập hợp chi phí sản xuất phát sinh chung cho nhiều đối tượng theo từng nơi phát sinh chi phí. Sau đó phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí liên quan.
  • 35. 25 Các phân bổ chi phí truyền thống gồm: Phân bổ theo một tiêu thức duy nhất: theo phương pháp này, các chi phí chung sẽ được phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo một tiêu thức phân bổ chi phí duy nhất được lựa chọn. Để phân bổ chi phí sản xuất chung, người ta thường lựa chọn tiêu thức phân bổ là tiền lương công nhân sản xuất, thời gian làm việc của công nhân sản xuất, chi phí vật liệu chính, số giờ máy chạy, v.v... Việc phân bổ dược tiến hành theo trình tự: - Xác định hệ số phân bổ: Tổng chi phí cần phân bổ Hệ số phân bổ = Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ -Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng: Ci = Ti x H Trong đó: - Ci là chi phí phân bổ cho đối tượng - Ti là tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng i - H là hệ số phân bố Ở Việt Nam, việc phân bổ CPSX chung thường được thực hiện vào cuối kỳ sản xuất, kế toán phân bổ CPSX chung để tính giá thành sản phẩm. Ưu điểm của phương pháp phân bổ này là đơn giản, phù hợp với những doanh nghiệp có CPSX chung chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng CPSX. Đối với những doanh nghiệp có CPSX chung chiếm lớn tỷ trọng lớn trong tổng CPSX thì cách phân bổ này không phù hợp. Do CPSX chung gồm nhiều loại chi phí khác nhau, không phải chi phí nào cũng có sự biến đổi tỷ lệ thuận và cùng mức biến đổi với tiêu thức phân bổ được lựa chọn. Để khắc phục hạn chế của phương pháp phân bổ theo một tiêu thức, người ta sử dụng phương pháp phân bổ theo nhiều tiêu thức. b. Phương pháp phân bổ theo nhiều tiêu thức: Theo phương pháp này, mỗi
  • 36. 26 loại chi phí được phân bổ theo một tiêu thức khác nhau phù hợp với mức độ biến động của chi phí với tiêu thức phân bổ được lựa chọn. phương pháp tuy đã khắc phục được hạn chế của phương pháp phân bổ theo một tiêu thức nhưng vẫn bỏ qua ảnh hưởng của sự đa dạng và tính phức tạp của hoạt động trong qúa trình sản xuất các loại sản phẩm khác nhau ở doanh nghiệp. c. Phương pháp phân bổ chi phí theo hoạt động : là phương pháp phân bổ chi phí này do Kaplan đề xuất vào khoảng những năm đầu của thập kỷ 80 (thế kỷ XX). Theo Kaplan: "Hệ thống chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC) được phát triển để cung cấp thông tin chi phí chính xác hơn về các quy trình và hoạt động kinh doanh, về sản phẩm, dịch vụ và khách hàng mà các quy trình này phục vụ. Theo Kaplan, để khắc phục sự không sử dụng phương pháp ABC đem lại nhiều lợi ích như kết quả phân bổ chính xác hơn, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn các hoạt động phục vụ cho kiểm soát chi phí theo hoạt động, v.v... Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp ABC rất phức tạp và tốn kém nên chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có CPSX chung lớn, tính cạnh tranh cao, phải trả giá đắt do phân bổ chi phí không chính xác. 2.2.3.3 Các mô hình hạch toán chi phí sản xuất Theo Garrison, kế toán CPSX được thực hiện theo một trong hai mô hình là kế toán chi phí theo đơn và kế toán chi phí theo giai đoạn . Trong mô hình kế toán chi phí theo đơn hàng, các chi phí được tập hợp theo từng đơn hàng. Mỗi đơn hàng là một đối tượng hạch toán chi phí. Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Trong mô hình kế toán chi phí theo giai đoạn, đối tượng hạch toán chi phí ban đầu theo từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Các CPSX phát sinh được hạch toán theo từng giai đoạn và tính cho bán thành phẩm hoàn thành. CPSX của giai đoạn cuối được tính cho thành phẩm.
  • 37. 27 Mô hình này thích hợp với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sản xuất ra một loại bán thành phẩm, giai đoạn cuối cùng sản phẩm ra thành phẩm. 2.3 Dự toán chi phí kinh doanh Để phục vụ cho chức năng lập kế hoạch, kế toán quản trị phải lập các dự toán chi phí kinh doanh. Dự toán chi phí kinh doanh là kế hoạch chi tiết về các nguồn lực và chi phí được sử dụng để đạt được mục tiêu kinh doanh trong kỳ dự toán. Các dự toán chi phí kinh doanh chủ yếu được lập ở doanh nghiệp gồm: 2.3.1 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh chi phí vật liệu sẽ được sử dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các căn cứ được sử dụng để lập dự toán chi phí vật liệu trực tiếp gồm: Định mức về lượng vật liệu sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm Định mức về giá cho một đơn vị vật liệu Căn cứ vào sản lượng sản xuất dự toán, doanh nghiệp tính toán số vật liệu cần sử dụng để lập dự toán chi phí vật liệu trực tiếp. Lập dự toán chi phí vật liệu trực tiếp, doanh nghiệp thường đồng thời với lập dự toán mua vật liệu trực tiếp. 2.3.2 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Dự toán chi phí nhân công trực tiếp phản ánh chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất dự kiến của doanh nghiệp trong kỳ lập dự toán. Căn cứ để lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp gồm: Định mức thời gian lao động/1 sản phẩm Đơn giá tiền lương/giờ lao động Số lượng sản phẩm sản xuất dự toán 2.3.3 Dự toán chi phí sản xuất chung
  • 38. 28 Dự toán chi phí sản xuất chung phản ánh chi tiết các chi phí sản xuất gián tiếp phát sinh ở phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung gồm hai bộ phận: chi phí biến đổi và chi phí cố định. Việc lập dự toán chi phí sản xuất chung cố định căn cứ vào số liệu thống kê của doanh nghiệp về loại chi phí từ các kỳ trước. Phần chi phí sản xuất chung biến đổi được xác định căn cứ vào đính mức chi phí sản xuất chung một đơn vị sản phẩm tương tự như các chi phí vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân công trực tiếp. 2.3.4 Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tương tự như chi phí sản xuất chung, có thể phân chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Việc lập dự toán các khoản chi phí này được thực hiện như đối với lập dự toán chi phí sản xuất chung. 2.4 Báo cáo bộ phận Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp, người ta phải lập các báo cáo bộ phận. Các báo cáo bộ phận thường được lập theo các trung tâm trách nhiệm để đánh giá hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý của người đứng đầu trung tâm. Báo cáo bộ phận có ý nghĩa quan trọng trong các doanh nghiệp tổ chức theo mô hình phân quyền. Báo cáo bộ phận chính là một hình thức thể hiện của trung tâm trách nhiệm, đặc biệt là các trung tâm trách nhiệm đầu tư là trung tâm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm cả về lợi nhuận và vốn đầu tư sử dụng trong bộ phận đó. Báo cáo bộ phận giúp cho các nhà quản trị bộ phận đánh giá được kết quả hoạt động của các bộ phận mà mình quản lý thông qua chỉ tiêu lợi nhuận bộ phận và lợi nhuận thuần, từ đó có các biện pháp quản lý nhằm đem lại hiệu quả cao hơn cho bộ phận và cho toàn DN. Báo cáo bộ phận cũng là nguồn cung cấp thông tin để phân tích chênh lệch nhằm phát hiện các nguyên nhân làm phát sinh chênh lệch chi phí giưa thực tế và dự toán. Khi lập báo cáo bộ phận, kế toán phải sử dụng mẫu báo cáo thu nhập
  • 39. 29 theo lãi góp trong đó trình bày các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí biến đổi, lãi góp, chi phí cố định trực tiếp và lợi nhuận hoạt động của mỗi bộ phận. sai lầm khi phân bổ chi phí cố định chung cho các bộ phận có thể làm sai lệch hiệu quả kinh doanh của các bộ phận từ đó dẫn đến đánh giá và quyết định sai.
  • 40. 30 CHƯƠNG III THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH DỊCH VỤ TẠI KHÁCH SẠN KIM LIÊN 3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh tại Khách sạn Kim Liên có ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty du lịch và khách sạn Kim Liên được thành lập theo quy định 49/TC - CCG ngày 12/05/1962 của cục chuyên gia trên cơ sở hợp nhất hai khách sạn: khách sạn Bạch Đằng và khách sạn Bạch Mai. Ban đầu khách sạn lấy tên là Bạch Mai trực thuộc cục chuyên gia. Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển công ty đã 6 lần đổi tên cho phù hợp với thực tế hoạt động của công ty. - Ngày 12 tháng 05 năm 1961: khách sạn Bạch Mai - Năm 1971: khách sạn chuyển gia Kim Liên - Ngày 29 tháng 08 năm 1992: khách sạn chuyên gia và du lịch Kim Liên. - Ngày 19 tháng 7 năm 1993, công ty du lịch Bông Sen Vàng. - Ngày 25 tháng 11 năm 1994: công ty khách sạn du lịch Kim Liên. Cơ sở vật chất ban đầu gần 8 dãy nhà 4 tầng tại làng Kim Liên nằm ở phía Nam Thành phố. Nhiệm vụ chính của khách sạn là phục vụ các chuyên gia các nước xã hội chủ nghĩa sang Việt Nam làm việc. Đó là cơ sở phục vụ chuyên gia lớn miền Bắc, có thể phục vụ hàng ngàn chuyên gia. Trong những năm 1981 và 1985 số lượng chuyên gia sang Việt Nam làm việc tăng lên do vậy nhu cầu về phòng ở cho chuyên gia cũng tăng lên, khách sạn buộc phải mở rộng qui mô và xây dựng thêm dãy nhà có 72 phòng. Tháng 03 năm 1986 khách sạn chuyên gia được chuyển từ Cục chuyên gia sang tổng cục du lịch Việt Nam cuối năm 1990 đầu năm 1991 hàng năm chuyên gia sang ở khách sạn đã rút về nước làm việc kinh doanh của khách
  • 41. 31 sạn bị giảm sút. Đứng trước tình hình khó khăn trước mắt. Khách sạn buộc phải xin ý kiến cấp trên để giải quyết tình hình khó khăn, để định hướng đầu tư nâng cấp khách sạn và nâng cấp chất lượng sản phẩm để thu hút khách không phải là chuyên gia. Trong giai đoạn này, khách sạn hướng mục tiêu vào khách trong nước là chủ yếu chuẩn bị từng bước để đón khách nước ngoài cũng trong giai đoạn này khách sạn cũng được nâng cấp một dãy nhà và đưa các trang thiết bị vào bộ phận buồng, bar, bàn, bếp tạo thành một khu khép kín phục vụ khách sạn và có khả năng thanh toán cao. Ngoài ra khách sạn còn lắp đặt tổng đài điện thoại 200 số liên lạc nội bộ và phục vụ khách sạn đàm thoại, quốc tế, sửa chữa đường điện, nước đầu năm 1992 cục chuyên gia chính thức giao vốn cho khách sạn. Kể từ đó khách sạn bước vào thời kỳ mới thời kỳ hoạt động theo cơ chế thị trường, thời kỳ hạch toán độc lập khách sạn cũng cải tạo nâng cấp buồng ngủ, nhà hàng và các dịch vụ bổ sung nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ kèm theo như masage, thương mại, tennis, karaoke và các kiốt bán hàng phục vụ khách trong nước và quốc tế. Năm 1993 cục chuyên gia được sáp nhập vào tổng cục du lịch khách sạn chuyên gia và du lịch Kim Liên. Sau 32 năm phục vụ các chuyên gia nay chuyển sang hoạt động trong ngành du lịch trực thuộc tổng cục du lịch. Năm 1994 khách sạn tiếp tục nâng cấp, cải tạo và được tổng cục du lịch đánh giá đạt tiêu chuẩn 3 sao khách sạn có cầu thang máy có hệ thống báo cháy tự động, tổng đài điện thoại 1000 số hệ thống thông tin liên lạc quốc tế, kênh tivi thu từ vệ tinh và có nhiều kênh nước ngoài và khách sạn đổi tên thành khách sạn Bông Sen Vàng. Tháng 10 năm 1996: Công ty đã đổi tên thành công ty khách sạn du lịch Kim Liên như hiện nay. Năm 1997 đến nay khách sạn đã không ngừng nâng cấp, cải tạo xây dựng khu nhà ở, nhà hàng, quang cảnh môi trường, cải tạo điện nước, bể bơi,
  • 42. 32 sân tennis, massage. Công ty đã trải qua 6 lần đổi tên và có bề dày hoạt động hơn 40 năm công ty đã trải qua thời kỳ bao cấp và đang từng bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường những thời kỳ biến động và thử thách. Nhờ có sự xác định đúng hướng, đúng mục tiêu kinh doanh từ đó khách sạn đã có kế hoạch và biện pháp đầu tư đúng trọng điểm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh luôn bảo toàn vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo ổn định và nâng cao sức sống, khả năng sáng tạo cho công nhân viên là do công suất sử dụng phòng luôn ở mức cao đem lại doanh thu cho khách sạn. 3.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn Khách sạn là ngành kinh tế tổng hợp phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi vui chơi giải trí của khách hàng Việc mở rộng và phát triển kinh doanh và phát triển dịch vụ dulịch, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống xã hội. ở nước ta, trong những năm gần đây, kinh doanh dịch vụ du lịch đã trở thành ngàng kinh tế quan trọng, nó phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Quá trình sản xuất kinh doanh của Khách sạn Kim Liên + Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn vừa mang tính chất sản xuất, kinh doanh vừa mang tính chất phục vụ văn hoá xã hội. Hoạt động kinh doanh của công ty đa dạng và phong phú, bao gồm: Kinh doanh hướng dẫn du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch trong nước và ngoài nước, kinh doanh buồn ngủ, kinh doanh hàng ăn uống, kinh doanh các dịch vụ khác như: Tắm hơi, massege, giặt là, bán hàng lưu niệm… + Sản phẩm của ngành dịch vụ du lịch nói chung và của khách sạn Kim Liên nói riêng thường không mang hình thái vật chất cụ thể. Quá trình sản xuất
  • 43. 33 kinh doanh gắn liền với quá trình tiêu thụ. Khách hàng mua sản phẩm du lịch trước khi họ nhìn thấy sản phẩm đó. + Hoạt động kinh doanh mang tính chất thời vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, môi trường và điều kiện văn hóa xã hội. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách sạn cũng là đặc điểm chung của ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn và nó chi phối trực công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ. Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên của khách sạn; không ngừng hoàn thiện và nâng cao vị thế của mình trên lĩnh vực trong nước và quốc tế. 3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Khách sạn Kim Liên Khách sạn Kim Liên được tổ chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp số 68/2015/QH13 ngày 26/11/2015. Mô hình tổ chức quản lý trong khách sạn bao gồm bộ máy quản lý cơ chế hoạt động của từng bộ phận trong bộ máy được khái quát theo sơ đồ sau:
  • 44. 34 Bar Đội giặt là Đội tu sửa Đội bảo vệ Trung tâm lữ hành quốc tế Khách sạn Kim Liên II Trung tâm thương mại BAN GIÁM ĐỐC Trung tâm công nghệ thông tin Khách sạn Kim Liên I Phòng kế toán thu ngân Tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Tổ phòng Tổ lễ tân Ban giám đốc điều hành Sơ Đồ 3.1 Bộ máy q Khách sạn Nhà hàng số 1 Nhà hàng số 2 Nhà hàng số 3 Nhà hàng số 5 Nhà hàng số 6 Nhà hàng số 7 Nhà hàng số 9 Nhà hàng Tổ phòng Tổ lễ tân Ban giám đốc điều hành
  • 45. 35 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 1. Ban giám đốc: chịu trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn 2. Phòng kinh doanh: có trách nhiệm thu hút khách mở rộng và củng cố khách cho khách sạn, xúc tiến các hoạt động kinh doanh. 3. Phòng tổ chức hành chính: có chức năng quản lý các hoạt động về mặt nhân sự, tuyển dụng bố trí đào tạo cán bộ nhân viên 4. Phòng kế toán, thu ngân: chịu trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động tài chính. 5. Trung tâm công nghệ thông tin: có chức năng quản lý, bảo dưỡng các trang thiết bị điện tử hướng dẫn sử dụng vi tính. 6. Trung tâm thương mại: tổ chức hoạt động mang tính thương mại 7. Trung tâm lữ hành quốc tế: có chức năng tổ chức các Tour du lịch cho khách hàng trong và ngoài nước. 8. Đội tu sửa: chịu trách nhiệm về chất lượng họat động của các trang thiết bị kỹ năng. 9. Đội bảo vệ: có trách nhiệm bảo vệ toàn bộ khu vực trong và ngoài khách sạn 10. Tổ lễ tân: có trách nhiệm đăng ký phòng cho khách giúp đỡ khách lựa chọn phòng và dịch vụ khác. 11. Tổ phòng; đây là khâu then chốt nhất của khách sạn chiếm tỷ lệ trong doanh thu, chi phối, chi phối quy mô hoạt động của bộ phận khác. 12. Nhà hàng: phục vụ ăn uống 13. Đội giặt là: chịu trách nhiệm giặt là Nhiệm vụ: Liên kết chặt chẽ với bộ phận đón tiếp nắm vững kế hoạch chuẩn bị phòng sao cho tốt nhất. Làm vệ sinh phòng theo đúng qui định và tiêu chuẩn
  • 46. 36 * Nhận xét: Khách sạn Kim Liên là một trong những khách sạn có quy mô lớn có cơ cấu tổ chức và quản lý rất chặt chẽ các bộ phận phối hợp rất nhịp nhàng nên doanh thu của khách sạn rất lớn. 3.1.4 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại Khách sạn Khách sạn Kim Liên tổ chức thực hiện công tác kế toán theo Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán đã ban hành - Chế độ kế toán áp dụng: + Giai đoạn trước năm tài chính 2015 khách sạn thực hiện theo QĐ 15/2006 - BTC ngày 20/03/2006 + Từ năm tài chính 2015: Khách sạn thực hiện theo thông tư 200/2014/TT- BTC - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N - Đơn vị tính: Việt Nam đồng - Khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ - Phương pháp tính giá trị hàng xuất kho: Phương pháp nhập trước xuất trước - Hình thức kế toán công ty áp dụng: Theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
  • 47. 37 Chứng từ ghi sổ Báo cáo tài chính Phụ lục cân đối số phát sinh Phụ lục tổng hợp chi tiết Sổ cái TK Sơ đồ 3.2 Trình tự kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 3.2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách sạn Kim Liên 3.2.1 Đặc điểm chi phí và phân loại chi phí sản xuất tại Khách sạn Kim Liên 3.2.1.1 Đặc điểm chi phí tại Khách sạn Kim Liên Khách sạn Kim Liên là một Khách sạn chuyên hoạt động kinh doanh các ngành kinh tế tổng hợp phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của khách Sổ (thẻ) kế toán chi tiết các TK Chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Phụ lục tổng hợp chứng từ Sổ quỹ
  • 48. 38 hàng. Khách sạn Kim Liên kinh doanh một ngành đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất - kinh doanh, vừa mang tính chất phục vụ văn hoá, xã hội. Hoạt động kinh doanh của Khách sạn Kim Liên rất đa dạng, phong phú, nó bao gồm các hoạt động: kinh doanh vận chuyển, kinh doanh buồng ngủ, kinh doanh hàng ăn uống, kinh doanh các dịch vụ khác như tắm hơi, masage, chụp ảnh, giặt là.... Mỗi hoạt động kinh doanh Khách sạn Kim Liên có tính chất khác nhau do có nội dung chi phí của từng hoạt động cụ thể cũng khác nhau. Hơn nữa do điều kiện có hạn nên trong đề tài này em chỉ đề cập đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của hoạt động kinh doanh buồng ngủ. 3.2.1.2 Phân loại chi phí Chi phí sản xuất ở Khách sạn Kim Liên gồm nhiều khoản mục, mỗi khoản mục lại gồm nhiều loại chi phí cụ thể khác nhau. Việc hạch toán chi phí sản xuất theo từng loại chi phí nhằm cung cấp thông tin phù hợp cho người sử dụng, phục vụ cho công tác quản lý nói chung đồng thời tạo điều kiện cho việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm buồng. a. Phân loại theo yếu tố chi phí Khách sạn Kim Liên phân loại chi phí, sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí (phân loại chi phí theo yếu tố chi phí ) gồm: Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu cần thiết để chi phí cho buồng như; chè, xà phòng, dầu gội đầu, thuốc đánh răng... Chi phí công cụ dụng cụ: Bao gồm toàn bộ các loại công cụ, dụng cụ cần thiết để tạo thành buồng như: chăn màn, ga gối, ti vi... Chi phí nhân viên phục vụ: Bao gồm tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất
  • 49. 39 lương của nhân viên phục vụ: lễ tân, buồng... Chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm những chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho buồng như: điện nước, điện thoại, sữa chữa TSCĐ thuê ngoài.... Các chi phí khác: Quảng cáo… b. Phân loại theo khoản mục chi phí Để phục vụ tính giá thành dịch vụ, Khách sạn Kim Liên phân loại chi phí theo khoản mục gồm: Chi phí vật liệu trực tiếp: Gồm các vật liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động buồng như; chè, xà phòng, dầu gội đầu, kem đánh răng... Chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp của bộ phận buồng trong khách sạn. Chi phí sản xuất chung Bao gồm các chi phí khác phát sinh phục vụ cho hoạt động của bộ phận buồng như tiền lương và các khoản trích theo ương của nhân viên quản lý, chi phí dụng cụ dùng chung, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho buồng như: điện nước, điện thoại, sữa chữa TSCĐ thuê ngoài.... 3.2.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất Do tính chất đa dạng về loại hình dịch vụ và phương thức thực hiện dịch vụ gắn với từng ngành dịch vụ cụ thể nên việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất kinh doanh là khá phức tạp. Khách sạn Kim Liên phải căn cứ vào đặc thù về tổ chức quản lý, loại hình và phương thức thực hiện dịch vụ để xác định đối tượng tập hợp chi phí, làm cơ sở tổ chức kế toán chi phí, đáp ứng yêu cầu tính giá thành, kiểm soát và quản lý chi phí một cách có hiệu quả. Đối tượng kế toán của hoạt động buồng là bộ phận buồng.
  • 50. 40 3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất 3.2.3.1 Hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ Để hạch toán chi phí công cụ, dụng cụ Khách sạn Kim Liên sử dụng TK6273. Chi phí công cụ, dụng cụ cho một buồng ngủ thường chiếm tỷ trọng lớn cho tất cả các chi phí bỏ vào buồng, công cụ dụng cụ thường là có giá trị lớn và sử dụng lâu. Do vậy để tập hợp được chi phí công cụ, dụng cụ thì phải tính toán phân bổ hợp lý giá trị công cụ, dụng cụ đó ở Khách sạn Kim Liên. Công cụ dụng cụ dùng cho buồng có giá trị tương đối lớn không xác định được thời gian sử dụng như: chăn, màn, ga, gối, lọ hoa...Khách sạn Kim Liên áp dụng tính toán phân bổ theo phương pháp phân bổ 2 lần (phân bổ 50%). Theo phương pháp này khi xuất dùng công cụ, dụng cụ, kế toán tính toán phân bổ ngay 50% trị giá vốn thực tế của công cụ, dụng cụ xuất dùng (phân bổ 1 lần) tính vào chi phí sản xuất kinh doanh buồng, khi báo hỏng (mất) công cụ, dụng cụ đang dùng thì kế toán tiến hành tính toán và phân bổ nốt giá trị còn lại của công cụ, dụng cụ (phân bổ lần 2) vào chi phí sản xuất kinh doanh buồng: giá trị còn lại phân bổ lần 2 được tính theo công thức: Giá trị còn 50% trị giá vốn giá trị phế liệu lại Phân = tế của công cụ - thu hồi (số tiền bồi bổ lần 2 dụng cụ báo hỏng thường nếu có) - Khi xuất công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần trong năm căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ: Kế toán tính ra trị giá vốn thực tế công cụ, dụng cụ xuất kho.( Phụ lục 3.1)
  • 51. 41 Dịch vụ Phân xưởng Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp Chứng từ chi phí Sơ đồ 3.3 Quy trình luân chuyển chứng từ Cuối tháng căn cứ vào phiếu xuất kho: Kế toán tính ra trị giá vốn thực tế công cụ dụng cụ xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyềnvà ghi vào sổ chi tiết. (Phụ lục 3.2) Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổ chi tiết,kế toán ghi vào sổ Nhật biên Nợ, Nhật biên Có TK1531. (Phụ lục 3.3; Phụ lục 3.4) 3.2.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán Khách sạn Kim Liên dùng TK62711 “Chi phí nhân công” Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản: tiền lương, tiền công, BHXH...của công nhân sản xuất. Tại Khách sạn Kim Liên tiền lương của công nhân được tính theo lương năng suất và lương. Khách sạn Kim Liên trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng chế độ quy định
  • 52. 42 Tiêu thức Tổng trích Tính vào chi phí Công nhân phải nộp BHXH 26% 18% 8% BHYT 4.5% 3% 1.5% KPCĐ 2% 2% Tổng cộng 32.5% 23% 9.5% Căn cứ vào Phụ lục thanh toán lương của cán bộ công nhân toàn Khách sạn, kế toán lập Phụ lục tổng hợp tiền lương. ( Phụ lục 3.5; 3.6; 3.7;3.8;3.9) 3.2.3.3 Hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định Tại Khách sạn Kim Liên, TSCĐ là cơ sở vật chất chủ yếu là một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Để hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ, kế toán sử dụng TK6274. TSCĐ tăng giảm đều được kế toán quản lý chặt chẽ và hạch toán đúng quy định hiện hành. Vì Khách sạn Kim Liên trích khấu hao TSCĐ theo tháng nên số khấu hao phải trích trong tháng là. Mức khấu hao tháng = Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ khấu hao 12 tháng Do TSCĐ biến động (tăng) trong tháng nên số khấu hao của tháng này được tính như sau: Mức khấu hao Khấu hao Khấu hao Khấu hao Tháng này = tháng trước + tăng trong tháng - Giảm tháng trước Hiện nay Khách sạn Kim Liên tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo thông tư 45/2013/TT -BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài Chính về ban hành
  • 53. 43 chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao cuối tháng căn cứ vào tình hình tăng giảm tháng trước để tính số khấu hao vào chi phí sản xuất trong kỳ, kế toán tiến hành lập Phụ lục phân bổ khấu hao TSCĐ. Như vậy chi phí khấu hao TSCĐ thuộc chi phí sản xuất chung là tổng mức khấu hao của các loại TSCĐ dùng Trong Khách sạn Kim Liên sử dụng phương pháp tính khấu hao theo thời gian. Trong tháng kế toán theo dõi tình hình tăng giảm của Tài sản cố định,Và đến cuối mỗi quý kế toán chi tiết lập sổ theo dõi phí khấu hao tài sản cố định để trình lên Giám đốc giải quyết (Phụ lục 3.10;3.11;3.12) 3.2.3.4 Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài Ở khách sạn Kim Liên thì chi phí dịch vụ mua ngoài là những khoản chi phí về điện, điện thoại, văn phòng phẩm phục vụ cho sản xất chung. Để hạch toán chi phí này, Khách sạn sử dụng sử dụng TK6277. Hàng tháng khách sạn Kim Liên thanh toán các khoản chi phí này bằng tiền, sau đó kế toán phân bổ chi phí này cho từng loại sản phẩm theo tỷ lệ. hàng tháng căn cứ vào các loại hoá đơn của người bán và các khoản dịch vụ, kế toán ghi vào sổ theo dõi phí, sổ cái. Trong quý 04/2015 kế toán tập hợp được tổng số chi phí dịch vụ mua ngoài đã trả bằng tiền mặt là: 4.260.585.671đ 3.2.3.5 Chi phí sửa chữa Các khoản chi phí sửa chữa như: bảo dưỡng-kính trắng, tổng đài- IC nguồn bảo dưỡng vỏ máy tính được kế toán hạch toán trên TK 6275. Quý 04/2015 kế toán tập hợp được tổng số chi phí sửa chữa là 233.244.300đ (Phụ lục 3.13; 3.14) 3.2.3.6 Hạch toán chi phí bằng tiền khác: Các chi phí khác bằng tiền là các khoản: mua hoa đặt buồng, bút bi, diêm, v.v… được kế toán hạch toán trên TK 6278.
  • 54. 44 Trong quý 4/2015 tổng chi phí khác bằng tiền phục vụ cho buồng đã trả bằng tiền mặt là: 5.306.792đ ( Phụ lục 3.15; Phụ lục 3.16) 3.2.4 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ Để tính giá thành sản phẩm thực tế hoạt động kinh doanh trong kỳ, phải tính ra chi phí của sản phẩm làm dở cuối kỳ. Do đặc thù hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Khách sạn Kim Liên cuối kỳ không có sản phẩm dở dang nên không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 3.3 Tính giá thành sản phẩm 3.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Phục vụ cho tính giá thành dịch vụ, mỗi hoạt động của Khách sạn được xác định đối tượng tính giá thành khác nhau: + Đối với hoạt động hướng dẫn du lịch, đối tượng tính gia thành là tour du lịch, chuyến thăm quan. + Đối với hoạt động vận chuyển du lịch là lượt hành khách đã vận chuyển. + Đối với hoạt động kinh doanh buồng ngủ là lượt phòng thuê trên một ngày đêm của từng loại phòng. (Loại I, Loại II, loại đặc biệt) Ở Khách sạn Kim Liên thì đối tượng tính giá thành là ngày/phòng cho thuê và giá thành được tính bình quân cho các loại phòng. Khách sạn có tất cả 178 phòng và công suất hoạt động của nó là 55%. 3.3.2 Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành dịch vụ của Khách sạn Kim Liên theo tháng 3.3.3 Tính giá thành dịch vụ Do quá trình hoạt động kinh doanh của Khách sạn Kim Liên tương đối đơn giản và ổn định, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí nên Khách sạn Kim Liên áp dụng phương pháp tính giá thành đơn giản.
  • 55. 45 CT: Z = Dđk + C - Dck Z Zđv = Q Cuối năm Khách sạn Kim Liên căn cứ vào các sổ theo dõi chi phí theo từng quý trên các tài khoản để tổng hợp lại và lập bảng tổng hợp chi phí kinh doanh cả năm toàn Khách sạn (Phụ lục 3.17) 3.4. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị doanh nghiệp Để kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp phải lập dự toán. Tuy nhiên, hiện tại Khách sạn Kim Liên mới chỉ có định mức chi phí vật liệu cho từng phòng theo số lượng khách đến thuê phòng, chưa lập dự toán và chưa phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động. Thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục vụ quản trị doanh nghiệp hầu như chưa có. 3.5 Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách sạn Kim Liên Qua tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ tại Khách sạn Kim Liên, tác giả thấy một số ưu điểm và hạn chế sau: 3.5.1. Ưu điểm Xét dưới hai góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cơ bản được thực hiện theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước. Chi phí sản xuất và tính giá thành dịch vụ được hạch toán theo đúng chế độ quy định, đáp ứng được yêu cầu lập báo cáo tài chính.